CÁNH CÒ * TẬP CẬN BÌNH
Tập Cận Bình, chúng tôi cám ơn ông.
Mon, 11/02/2015 - 14:42 — canhco
Việc ông Tập Cận Bình sang Việt Nam có lẽ sẽ không ầm ĩ như thế nếu
không có vụ khu trục hạm Lassen tuần tra trong vùng biển mà Trung Quốc
bồi đắp trái phép. Tập sang Việt Nam trước đại hội Đảng cũng là điều lập
lại như từ hơn hai mươi năm qua Bắc Kinh vẫn làm: xác định vị thế chiến
lược của Trung Quốc ngay tại tâm điểm quyền lực: Ban chấp hành Trung
ương đảng Việt Nam.
Nhưng lần này thì khác, ông sang Hà Nội để mang thông điệp tới cho Việt Nam: Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc. Và thông điệp ấy sẽ được đọc trước Quốc hội Việt Nam như báo chí Việt Nam loan tin hai ngày trước đây.
Ông Tập Cận Bình đã từng tuyên bố điều này trước mặt Tổng thống Barak Obama của Mỹ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại. Ông Obama ngẩn ngơ vì nó đâu phải chuyện của nước Mỹ mà phải biết ngày nào Trung Quốc nó chiếm Biển Đông? Rất lịch sự, Tổng thống Mỹ nhắc nhở ông Tập: Hoa Kỳ không can thiệp vào các tranh chấp và không đứng về nước nào, Hoa Kỳ quan tâm vấn đề tự do hàng hải và đường hàng không (vì vậy Bắc Kinh không nên tự cho mình là có quyền khống chế toàn bộ khu vực).
Nhưng khác với Mỹ, Việt Nam biết rõ ông Tập nói láo. Hà Nội luôn tuyên bố Việt Nam có đầy đủ minh chứng về chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa. Không những có giấy tờ mà còn có máu nữa. Những giọt máu đổ ra đỏ thẫm cả một vùng biển rộng lớn. Đổ ra từ trước Hội nghị Thành Đô đã đành, bây giờ vẫn tiếp tục đổ. Không phải máu lính, máu bộ đội mà là máu ngư dân, những tấm lưng trần vấy máu Hoàng Sa vẫn sờ sờ ra đó và Bộ Ngoại giao đâu cần phải tìm kiếm gì xa xôi.
Hà Nội cho mình là khôn ngoan hơn khi công khai mời người cướp phá đất nước Việt Nam ra trước Quốc Hội để trả lời những điều mà Bắc Kinh đã làm trong bao nhiêu năm qua trên chủ quyền “không thể tranh cãi” của Việt Nam. Hà Nội tin rằng mối tình hữu nghị giữa hai Đảng sẽ khiến Tập Cận Bình nói tốt hơn ở những nơi khác. Trước gần 500 cái đầu “sành sõi” của các đại biểu không lẽ họ Tập dám vọng động hay sao?
Giấc mơ này sắp thành hiện thực vì chỉ còn vài ngày nữa thôi thì Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cho nhân dân Việt Nam thấy sự thông minh, vĩ đại của Đảng ta. Lúc đó từ trên chiếc bục của Quốc Hội, Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu đậm tình hai nước anh em vả thế lực phản động sẽ không còn cơ hội chống phá nữa.
Trên lý thuyết thì như vậy nhưng thực tế e rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã tính sai một nước cờ, từ một nước cờ thôi, cả bàn cờ có thể sẽ bị xóa trắng.
Nếu các nhà hoạch định chính sách của Đảng kỳ vọng vào lịch sự tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia thì có thể Việt Nam sẽ trả giá rất đắt. Tập Cận Bình không có thói quen nhã nhặn và lịch thiệp. Mỗi khi tới đâu ông ta và đoàn tùy tùng mang theo hàng bó tiền để lấp miệng những tập đoàn cá mập của nước ấy. Chính phủ nước nào cũng cần tiền và vì vậy chính sách “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” của Trung Quốc luôn hiệu quả ở khắp nơi, ngoại trừ nước Mỹ.
Không phải vì giàu mà Mỹ không thể mua chuộc được mà bởi Mỹ có một quốc hội dân chủ thật sự nên không ai có thể khống chế ý muốn của người dân.
Tập Cận Bình sang Mỹ và biết người Mỹ đối phó với ông ta như thế nào, trong khi đó không cần sang Việt Nam ông ta cũng biết người anh em của Bắc Kinh cần gì và do đó không cần phải đối phó.
Cái mà Tập cần đối phó là nhân dân Việt Nam, những kẻ cứng đầu truyền kiếp.
Nhân dân được Quốc Hội đại diện và lần này ông Tập sẽ có cơ hội cho nhân dân biết một cách chính thức quan điểm và chủ trương của nước ông, cho dù trong lời lẽ đôi khi có làm cho người nghe phật ý.
Ông nói gì? Không cần thông minh mới suy đoán được, cả nước Việt Nam sẽ được nghe nội dung như sau:
“Hai nước chúng ta từng có nhiều thời kỳ nồng ấm và Trung Quốc đã làm hết sức chứng tỏ sự quan tâm đối với cách mạng Việt Nam. Những cuộc cách mạng ấy đều có sự đóng góp của Trung Quốc và mặc dù từng có thời kỳ va chạm nhưng Trung Quốc chủ trương sống chung hòa bình với Việt Nam như tấm gương Hồ Chủ tịch từng theo đuổi.
Chúng ta có những va chạm về chủ quyền thì đó cũng là điều bình thường, vấn đề là phải giải quyết như thế nào thì hai đảng anh em vẫn tiếp tục thương thảo. Ngoại trừ những nơi mà Trung Quốc đã có chủ quyền từ thời xa xưa, còn lại những nơi đang có tranh chấp chúng ta sẽ nói chuyện với nhau trong tinh thần tương kính. Chúng ta sẽ có những cuộc đàm phán song phương bình đẳng và hữu nghị. Trung Quốc luôn luôn trợ giúp cho Việt Nam từ thời chiến tranh và bây giờ cũng không ngoại lệ, sự phát triển kinh tế của Việt Nam là ưu tư hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc.”
Sau bài phát biểu này thì Quốc hội Việt Nam sẽ làm gì?
Vỗ tay trời ạ!
Nhưng lần này thì khác, ông sang Hà Nội để mang thông điệp tới cho Việt Nam: Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc. Và thông điệp ấy sẽ được đọc trước Quốc hội Việt Nam như báo chí Việt Nam loan tin hai ngày trước đây.
Ông Tập Cận Bình đã từng tuyên bố điều này trước mặt Tổng thống Barak Obama của Mỹ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại. Ông Obama ngẩn ngơ vì nó đâu phải chuyện của nước Mỹ mà phải biết ngày nào Trung Quốc nó chiếm Biển Đông? Rất lịch sự, Tổng thống Mỹ nhắc nhở ông Tập: Hoa Kỳ không can thiệp vào các tranh chấp và không đứng về nước nào, Hoa Kỳ quan tâm vấn đề tự do hàng hải và đường hàng không (vì vậy Bắc Kinh không nên tự cho mình là có quyền khống chế toàn bộ khu vực).
Nhưng khác với Mỹ, Việt Nam biết rõ ông Tập nói láo. Hà Nội luôn tuyên bố Việt Nam có đầy đủ minh chứng về chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa. Không những có giấy tờ mà còn có máu nữa. Những giọt máu đổ ra đỏ thẫm cả một vùng biển rộng lớn. Đổ ra từ trước Hội nghị Thành Đô đã đành, bây giờ vẫn tiếp tục đổ. Không phải máu lính, máu bộ đội mà là máu ngư dân, những tấm lưng trần vấy máu Hoàng Sa vẫn sờ sờ ra đó và Bộ Ngoại giao đâu cần phải tìm kiếm gì xa xôi.
Hà Nội cho mình là khôn ngoan hơn khi công khai mời người cướp phá đất nước Việt Nam ra trước Quốc Hội để trả lời những điều mà Bắc Kinh đã làm trong bao nhiêu năm qua trên chủ quyền “không thể tranh cãi” của Việt Nam. Hà Nội tin rằng mối tình hữu nghị giữa hai Đảng sẽ khiến Tập Cận Bình nói tốt hơn ở những nơi khác. Trước gần 500 cái đầu “sành sõi” của các đại biểu không lẽ họ Tập dám vọng động hay sao?
Giấc mơ này sắp thành hiện thực vì chỉ còn vài ngày nữa thôi thì Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cho nhân dân Việt Nam thấy sự thông minh, vĩ đại của Đảng ta. Lúc đó từ trên chiếc bục của Quốc Hội, Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu đậm tình hai nước anh em vả thế lực phản động sẽ không còn cơ hội chống phá nữa.
Trên lý thuyết thì như vậy nhưng thực tế e rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã tính sai một nước cờ, từ một nước cờ thôi, cả bàn cờ có thể sẽ bị xóa trắng.
Nếu các nhà hoạch định chính sách của Đảng kỳ vọng vào lịch sự tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia thì có thể Việt Nam sẽ trả giá rất đắt. Tập Cận Bình không có thói quen nhã nhặn và lịch thiệp. Mỗi khi tới đâu ông ta và đoàn tùy tùng mang theo hàng bó tiền để lấp miệng những tập đoàn cá mập của nước ấy. Chính phủ nước nào cũng cần tiền và vì vậy chính sách “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” của Trung Quốc luôn hiệu quả ở khắp nơi, ngoại trừ nước Mỹ.
Không phải vì giàu mà Mỹ không thể mua chuộc được mà bởi Mỹ có một quốc hội dân chủ thật sự nên không ai có thể khống chế ý muốn của người dân.
Tập Cận Bình sang Mỹ và biết người Mỹ đối phó với ông ta như thế nào, trong khi đó không cần sang Việt Nam ông ta cũng biết người anh em của Bắc Kinh cần gì và do đó không cần phải đối phó.
Cái mà Tập cần đối phó là nhân dân Việt Nam, những kẻ cứng đầu truyền kiếp.
Nhân dân được Quốc Hội đại diện và lần này ông Tập sẽ có cơ hội cho nhân dân biết một cách chính thức quan điểm và chủ trương của nước ông, cho dù trong lời lẽ đôi khi có làm cho người nghe phật ý.
Ông nói gì? Không cần thông minh mới suy đoán được, cả nước Việt Nam sẽ được nghe nội dung như sau:
“Hai nước chúng ta từng có nhiều thời kỳ nồng ấm và Trung Quốc đã làm hết sức chứng tỏ sự quan tâm đối với cách mạng Việt Nam. Những cuộc cách mạng ấy đều có sự đóng góp của Trung Quốc và mặc dù từng có thời kỳ va chạm nhưng Trung Quốc chủ trương sống chung hòa bình với Việt Nam như tấm gương Hồ Chủ tịch từng theo đuổi.
Chúng ta có những va chạm về chủ quyền thì đó cũng là điều bình thường, vấn đề là phải giải quyết như thế nào thì hai đảng anh em vẫn tiếp tục thương thảo. Ngoại trừ những nơi mà Trung Quốc đã có chủ quyền từ thời xa xưa, còn lại những nơi đang có tranh chấp chúng ta sẽ nói chuyện với nhau trong tinh thần tương kính. Chúng ta sẽ có những cuộc đàm phán song phương bình đẳng và hữu nghị. Trung Quốc luôn luôn trợ giúp cho Việt Nam từ thời chiến tranh và bây giờ cũng không ngoại lệ, sự phát triển kinh tế của Việt Nam là ưu tư hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc.”
Sau bài phát biểu này thì Quốc hội Việt Nam sẽ làm gì?
Vỗ tay trời ạ!
Ông Tập nói những gì Trung Quốc từng nói hàng chục năm qua mà có thấy ai
chống đối đâu? Ngay cả Quốc hội, nơi được xem là diễn đàn cao nhất của
người dân cũng nói theo lời của Đảng, mà Đảng Cộng sản Việt Nam là con
ngựa mang cái hàm thiết chỉ chạy theo sợi dây do Đảng Cộng sản Trung
Quốc điều khiển. Con ngựa ấy thuần thục và dễ mến đến độ thằng nài cũng
khinh bỉ vì không dám một chút bất kham cho nài có cơ hội trổ tài huấn
luyện.
Người dân chỉ còn hy vọng bài bản “cúp điện” sẽ được mang ra sử dụng như
công an từng sử dụng trong đêm sinh nhật của No U tại Hà Nội.
Nhưng cũng không chắc vì trợ lý ông Tập nào phải tay mơ, một cái loa cầm
tay sẽ được mang theo để cho ông nói hết những điều muốn nói.
Chỉ tội nghiệp cho vài ông đại biểu bất kham trong cái nhà lồng ấy là
bực tức vì không hỏi được câu mình muốn hỏi. Các ông cũng tự biết sẽ
không có cơ hội nói năng gì đâu khi ông chủ tịch ngồi lom lom với cây
búa trên tay cùng với cái nút bấm re re mỗi lần “cấm nói”.
Mà hỏi cái gì khi cả nước đã có sẵn câu trả lời rồi: Chúng đang diễn và
diễn rất tốt bởi người dân là một đám khán giả được trang bị thứ kiến
thức của lá cải và lá gan sợ hãi của loài sứa.
Cám ơn ông Tập đã cho nhân dân chúng tôi bừng tỉnh trước chính sách hai
mang “đưa người cửa trước, rước người của sau”của Đảng. Chỉ thiệt hại
cho nhân dân khi những đám người được đưa được rước ấy ra về thì cả cái
khố nhỏ xíu của chúng tôi cũng bay đâu mất nói chi tới biển đảo ngoài
kia?
VIETTUSAIGON * BÁN NƯỚC
Cái giá của bán nước
Fri, 11/06/2015 - 15:08 — VietTuSaiGon
Chế Mân mang hai châu Ô và Lý dâng cho nhà Trần để được lấy Huyền Trân
Công chúa, ông được gì? Cái mà ông được là gái đẹp (nhưng chưa chắc gái
đẹp đã xem ông là trai khôn!) và đất nước còn lại nhỏ hẹp, cuối cùng là
một quốc gia bị diệt vong. Chuyện lịch sử, dài dòng, xin miễn bàn đúng
sai. Nhưng ở đây, vấn đề cái giá phải trả là vấn đề cần bàn. Việt Nam
hiện tại, nói theo cách gì thì đảng cầm quyền cũng đã dâng cho Trung
Cộng cả Hoàng Sa và Trường Sa. Cái giá của việc này sẽ đến đâu?
Xét về địa hình thì có khác, Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý là đất liền, còn Hoàng Sa, Trường Sa là hải đảo, biển khơi. Nhưng đó là chuyện địa hình. Trong thực tế, hiện tại, biển đảo lại quan trọng hơn đất liền rất nhiều, thời đại kĩ thuật đã tiến bộ đến độ tối tân thì đất liền không còn là tài sản quí nhất mà người ta tiến ra biển, chủ quyền trên biển thể hiện sức mạnh của một quốc gia (trừ những quốc gia không có bờ biển). Việc dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng còn nguy hiểm hơn cả Chế Mân dâng hai châu Ô Lý.
Vì sao lại nói là nguy hiểm hơn? Và vì sao lại nói rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã dâng Hoàng Sa và Trường Sa?
Ở câu hỏi thứ nhất, thời xưa, kĩ thuật còn chưa phát triển, vấn đề khai thác tài nguyên biển và quản lý cửa ngõ quốc gia trên biển chưa phải là vấn đề quan trọng. Ranh giới giữa các quốc gia là những con sông. Chế Mân đã dâng hai châu, ranh giới nằm từ phía Nam sông Gianh, Quảng Bình vào đến phía Bắc sông Câu Lâu, Quảng Nam. Và biên giới giữa quân đội nhà Trần với kinh đô Shimhapura Trà Kiệu chỉ cách nhau một con sông Thu Bồn. Với địa hình một bên là đầu não quốc gia, bên kia là những đồn trú bí mật, thật khó để lường thử bao giờ thì các đồn trú đối phương nổi lửa xua quân chiếm kinh đô.
Và bài học bằng máu này đã đổi cả tự do, độc lập và chủ quyền của một quốc gia hùng cường như Chăm Pa thuở bấy giờ để đi đến diệt vong. Tên của vương quốc Chăm Pa bị mất dấu trên bản đồ thế giới. Cái giá mà Chế Mân phải trả chính là tiếng dơ muôn thuở, tội đồ đã hiến đất của tổ tổng vì một người đàn bà và ông đã cẩu thả khi làm việc này bởi vì không ai được phép mang giang sơn đi đổi bất kì thứ gì. Chính chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã cho Chế Mân cái quyền vớ vẩn đó và kết quả là dân tộc Chăm phải trả giá cho việc này bằng máu chảy đầu rơi, tuyệt vong.
Trong khi đó, hiện tại, khi mà mọi vấn đề trên đất liền không phải là chuyện cần bàn cãi theo kiểu sau một lần mang quân đi chinh phạt thì thành của mình nữa, chuyện này rất khó, bởi hệ thống luật quốc tế hiện tại cũng như một số liên kết quân sự không cho phép điều đó. Vấn đề biển đảo, lãnh hải cũng chẳng có gì khác đất liền, người ta căn cứ trên các dữ kiện lịch sử và các công ước quốc tế về biển để hành xử, xác định lãnh hải, lãnh thổ.
Các dữ kiện lịch sử của Việt Nam đang có đều chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tòa án quốc tế cũng lên tiếng tuyên bố nếu Việt Nam khởi kiện vụ Trường Sa, Hoàng Sa thì họ sẽ thụ lý hồ sơ. Nhìn chung, mọi vấn đề về tranh chấp biển Đông đều có vẻ thuận tiện cho Việt Nam. Đặc biệt, người dân Việt Nam mong mỏi lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa, nơi mà ông cha đã thấm máu để có được. Nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã làm gì? Họ tuyên bố đây là vấn đề cần thương thuyết đôi bên nhằm ổn định hòa bình!
Thương thuyết gì? Hoàn toàn không có gì để thương thuyết mà vấn đề là cần phải đấu tranh, bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa, phải đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Bởi không có bất kì lý do nào để thương thuyết với kẻ đã gây hấn, đã bắn giết chiến sĩ giữ đảo, đã cướp đảo, đã hành hạ, giết hại ngư dân Việt Nam trên mọi nghĩa và chưa bao giờ tỏ ra nhượng bộ, chưa bao giờ thấy họ sai. Vậy thì thương thuyết kiểu gì?
Thuơng thuyết là để hàng hóa Trung Quốc tràn ngập đất nước? Thương thuyết là để người Trung Quốc thỏa sức khai thác tài nguyên Việt Nam? Thương thuyết là chấp nhận để các tiểu khu, đặc khu của Trung Quốc ngày càng dày đặc trên đất nước Việt Nam? Thương thuyết là nhận viên trợ, nhận vay để rồi Trung Quốc đưa nhà thầu sang lừa bịp giống như đường Cát Linh – Hà Nội? Thương thuyết gì mà không hề nghe nhắc đến Trường Sa, Hoàng Sa trong cuộc gặp mặt với Tập Cận Bình, chỉ nghe nói toàn chuyện Trung Quốc hứa viện trợ cho Việt Nam khoản tiền tương đương một tỉ nhân dân tệ để “thiết chặt tình anh em…”?
Mọi vấn đề căng thẳng biển Đông bị dẹp ngang một bên để nói chuyện vay tiền, nói chuyện viện trợ. Thế giới lên tiếng ủng hộ, Mỹ đưa USS Lassen sang khu vực đảo nhân tạo của Trung Quốc để tuần tra thì tuyên bố hãy để cho mọi chuyện được thu xếp trong hòa bình, ổn định… Như vậy thì quá rõ âm mưu thỏa hiệp, bán đứng lãnh thổ, lãnh hải quốc gia cho giặc và rước giặc vào ngồi ghế trên rồi chứ còn gì nữa?
Đó là chưa muốn nói đến chuyện hàng loạt đài phát thanh, truyền hình địa phương đã đọc câu chào theo kiểu Trung Quốc với địa bàn đứng trước, đơn vị hành chính đứng sau. Chuyện này chỉ mới xảy ra đúng đêm ngày 4 tháng 11 chứ trước đây luôn đọc đơn vị hành chính trước, tên địa phương sau theo kiểu Việt Nam. Ví dụ như “Đây là đài phát thanh truyền hình A, B, C thị xã” thay vì “Đây là đài phát thanh truyền hình thị xã A., B, C…” như trước đây. Và đài VTV, thay vì đọc “Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói…” thì chỉ đọc “Chủ tịch nước, Tổng bí thư đã nói…” khi truyền lại những lời phát biểu của Tập Cận Bình. Người nghe cứ ngỡ Tập Cận Bình là chủ tịch nước, tổng bí thư của Việt Nam chứ không phải của Trung Quốc.
Dường như đã có một sự thông đồng từ trên xuống dưới và đã có sự nhất quán giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong vấn đề mặc nhiên thừa nhận Trung Cộng là đàn anh, là kẻ bề trên và chuyện họ Tập sang thăm Việt Nam là một sự kiện chính trị quan trọng nhằm mang lại một cơ hội nào đó cho hệ thống đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuyện này cũng dễ hiểu thôi. Bởi hơn ai hết, Tập Cận Bình và bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thừa hiểu là họ đã quá lạc hậu, những thứ chủ trương, đường lối của họ chỉ nhân rộng tham nhũng, nhân rộng dốt nát và bạo lực, nhân rộng mọi tệ nạn và nghèo đói, nhân rộng tài sản của những đảng viên gộc và nhân rộng cả những cuộc thanh trừng nội bộ. Chính vì vậy, muốn tồn tại, đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận sáp nhập trở thành một bộ phận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hay nói cách khác, muốn giữ được độc tài, chỉ còn cách duy nhất là quì gối vong nô cho Trung Cộng và để Việt Nam thành một tỉnh nhỏ của Trung Quốc. Ngược lại, Cộng sản Trung Quốc muốn tồn tại thì phải bằng mọi giá biến Việt nam thành một tỉnh nằm tiền đồn của Cộng sản Trung Quốc.
Rõ ràng họ Tập sang Việt Nam với hai mục đích rất cụ thể: Nhắc nợ để làm cho đối phương mất hết nhuệ khí mà không dám nhắc chuyện biển Đông nhằm giảm căng thằng trong quá trình xây dựng các đảo nhân tạo, khi các đảo nhân tạo xây xong, có đầy đủ lực lượng trên đó thì có nhắc cũng bằng không; Tiếp tục cho đối phương ăn bả bằng cách viện trợ để đứng bề trên điều khiển hệ thống chính trị của đối phương, đặt để một số chức danh trong bộ sậu trung ương đảng nhằm cắm tình báo vào đó để dễ bề ra tay. Vì hiện tại là thời điểm nhạy cảm để đi đến đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam, họ Tập đã chọn đúng điểm rơi. Và thăm Việt Nam cũng đồng nghĩa với kế hoạch hoãn binh trên biển Đông để khi hệ thống quân sự đủ mạnh, đủ đe dọa từ biển Đông, Việt Nam nghiễm nhiên thành một tỉnh của Trung Quốc nếu Trung Quốc dàn cảnh, nã vài phát pháo vào bờ.
Mặc nhiên để Hoàng Sa và Trường Sa rơi vào tay Trung Quốc là một bước khởi sự cho chiêu bài sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Bởi hiện tại, ngư dân trên biển Đông muốn đánh bắt phải mua phiếu thông hành của Trung Cộng, và tiếng kêu trực tiếp từ biển Đông chính là tiếng kêu của ngư dân. Với chiêu bài đang sử dụng, với thứ lý luận khi Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc sẽ hưởng được những đặc ân của chính phủ Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị, văn hóa… Được du lịch sang Trung Quốc miễn thị thực, được đánh bắt mà không cần phiếu thông hành, được nhận phúc lợi xã hội từ chính phủ Trung Quốc… Bởi đã sống trong hỗn độn quá lâu, người dân sẽ tin vào thứ lý luận này để được sống yên thân.
Và người dân mãi mãi không bao giờ hiểu được rằng chẳng bao lâu sau cái sự yên thân giả dối đó sẽ là những cuộc diệt chủng âm thầm, giết dần giết mòn người Việt, nước Việt sẽ mất dấu trên bản đồ thế giới như Chăm Pa đã từng. Thật là khó lường được thủ đoạn của những người Cộng sản! Và đó là cái giá của bán nước, cái giá của diệt vong và tuyệt chủng!
Xét về địa hình thì có khác, Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý là đất liền, còn Hoàng Sa, Trường Sa là hải đảo, biển khơi. Nhưng đó là chuyện địa hình. Trong thực tế, hiện tại, biển đảo lại quan trọng hơn đất liền rất nhiều, thời đại kĩ thuật đã tiến bộ đến độ tối tân thì đất liền không còn là tài sản quí nhất mà người ta tiến ra biển, chủ quyền trên biển thể hiện sức mạnh của một quốc gia (trừ những quốc gia không có bờ biển). Việc dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng còn nguy hiểm hơn cả Chế Mân dâng hai châu Ô Lý.
Vì sao lại nói là nguy hiểm hơn? Và vì sao lại nói rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã dâng Hoàng Sa và Trường Sa?
Ở câu hỏi thứ nhất, thời xưa, kĩ thuật còn chưa phát triển, vấn đề khai thác tài nguyên biển và quản lý cửa ngõ quốc gia trên biển chưa phải là vấn đề quan trọng. Ranh giới giữa các quốc gia là những con sông. Chế Mân đã dâng hai châu, ranh giới nằm từ phía Nam sông Gianh, Quảng Bình vào đến phía Bắc sông Câu Lâu, Quảng Nam. Và biên giới giữa quân đội nhà Trần với kinh đô Shimhapura Trà Kiệu chỉ cách nhau một con sông Thu Bồn. Với địa hình một bên là đầu não quốc gia, bên kia là những đồn trú bí mật, thật khó để lường thử bao giờ thì các đồn trú đối phương nổi lửa xua quân chiếm kinh đô.
Và bài học bằng máu này đã đổi cả tự do, độc lập và chủ quyền của một quốc gia hùng cường như Chăm Pa thuở bấy giờ để đi đến diệt vong. Tên của vương quốc Chăm Pa bị mất dấu trên bản đồ thế giới. Cái giá mà Chế Mân phải trả chính là tiếng dơ muôn thuở, tội đồ đã hiến đất của tổ tổng vì một người đàn bà và ông đã cẩu thả khi làm việc này bởi vì không ai được phép mang giang sơn đi đổi bất kì thứ gì. Chính chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã cho Chế Mân cái quyền vớ vẩn đó và kết quả là dân tộc Chăm phải trả giá cho việc này bằng máu chảy đầu rơi, tuyệt vong.
Trong khi đó, hiện tại, khi mà mọi vấn đề trên đất liền không phải là chuyện cần bàn cãi theo kiểu sau một lần mang quân đi chinh phạt thì thành của mình nữa, chuyện này rất khó, bởi hệ thống luật quốc tế hiện tại cũng như một số liên kết quân sự không cho phép điều đó. Vấn đề biển đảo, lãnh hải cũng chẳng có gì khác đất liền, người ta căn cứ trên các dữ kiện lịch sử và các công ước quốc tế về biển để hành xử, xác định lãnh hải, lãnh thổ.
Các dữ kiện lịch sử của Việt Nam đang có đều chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tòa án quốc tế cũng lên tiếng tuyên bố nếu Việt Nam khởi kiện vụ Trường Sa, Hoàng Sa thì họ sẽ thụ lý hồ sơ. Nhìn chung, mọi vấn đề về tranh chấp biển Đông đều có vẻ thuận tiện cho Việt Nam. Đặc biệt, người dân Việt Nam mong mỏi lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa, nơi mà ông cha đã thấm máu để có được. Nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã làm gì? Họ tuyên bố đây là vấn đề cần thương thuyết đôi bên nhằm ổn định hòa bình!
Thương thuyết gì? Hoàn toàn không có gì để thương thuyết mà vấn đề là cần phải đấu tranh, bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa, phải đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Bởi không có bất kì lý do nào để thương thuyết với kẻ đã gây hấn, đã bắn giết chiến sĩ giữ đảo, đã cướp đảo, đã hành hạ, giết hại ngư dân Việt Nam trên mọi nghĩa và chưa bao giờ tỏ ra nhượng bộ, chưa bao giờ thấy họ sai. Vậy thì thương thuyết kiểu gì?
Thuơng thuyết là để hàng hóa Trung Quốc tràn ngập đất nước? Thương thuyết là để người Trung Quốc thỏa sức khai thác tài nguyên Việt Nam? Thương thuyết là chấp nhận để các tiểu khu, đặc khu của Trung Quốc ngày càng dày đặc trên đất nước Việt Nam? Thương thuyết là nhận viên trợ, nhận vay để rồi Trung Quốc đưa nhà thầu sang lừa bịp giống như đường Cát Linh – Hà Nội? Thương thuyết gì mà không hề nghe nhắc đến Trường Sa, Hoàng Sa trong cuộc gặp mặt với Tập Cận Bình, chỉ nghe nói toàn chuyện Trung Quốc hứa viện trợ cho Việt Nam khoản tiền tương đương một tỉ nhân dân tệ để “thiết chặt tình anh em…”?
Mọi vấn đề căng thẳng biển Đông bị dẹp ngang một bên để nói chuyện vay tiền, nói chuyện viện trợ. Thế giới lên tiếng ủng hộ, Mỹ đưa USS Lassen sang khu vực đảo nhân tạo của Trung Quốc để tuần tra thì tuyên bố hãy để cho mọi chuyện được thu xếp trong hòa bình, ổn định… Như vậy thì quá rõ âm mưu thỏa hiệp, bán đứng lãnh thổ, lãnh hải quốc gia cho giặc và rước giặc vào ngồi ghế trên rồi chứ còn gì nữa?
Đó là chưa muốn nói đến chuyện hàng loạt đài phát thanh, truyền hình địa phương đã đọc câu chào theo kiểu Trung Quốc với địa bàn đứng trước, đơn vị hành chính đứng sau. Chuyện này chỉ mới xảy ra đúng đêm ngày 4 tháng 11 chứ trước đây luôn đọc đơn vị hành chính trước, tên địa phương sau theo kiểu Việt Nam. Ví dụ như “Đây là đài phát thanh truyền hình A, B, C thị xã” thay vì “Đây là đài phát thanh truyền hình thị xã A., B, C…” như trước đây. Và đài VTV, thay vì đọc “Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói…” thì chỉ đọc “Chủ tịch nước, Tổng bí thư đã nói…” khi truyền lại những lời phát biểu của Tập Cận Bình. Người nghe cứ ngỡ Tập Cận Bình là chủ tịch nước, tổng bí thư của Việt Nam chứ không phải của Trung Quốc.
Dường như đã có một sự thông đồng từ trên xuống dưới và đã có sự nhất quán giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong vấn đề mặc nhiên thừa nhận Trung Cộng là đàn anh, là kẻ bề trên và chuyện họ Tập sang thăm Việt Nam là một sự kiện chính trị quan trọng nhằm mang lại một cơ hội nào đó cho hệ thống đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuyện này cũng dễ hiểu thôi. Bởi hơn ai hết, Tập Cận Bình và bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thừa hiểu là họ đã quá lạc hậu, những thứ chủ trương, đường lối của họ chỉ nhân rộng tham nhũng, nhân rộng dốt nát và bạo lực, nhân rộng mọi tệ nạn và nghèo đói, nhân rộng tài sản của những đảng viên gộc và nhân rộng cả những cuộc thanh trừng nội bộ. Chính vì vậy, muốn tồn tại, đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận sáp nhập trở thành một bộ phận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hay nói cách khác, muốn giữ được độc tài, chỉ còn cách duy nhất là quì gối vong nô cho Trung Cộng và để Việt Nam thành một tỉnh nhỏ của Trung Quốc. Ngược lại, Cộng sản Trung Quốc muốn tồn tại thì phải bằng mọi giá biến Việt nam thành một tỉnh nằm tiền đồn của Cộng sản Trung Quốc.
Rõ ràng họ Tập sang Việt Nam với hai mục đích rất cụ thể: Nhắc nợ để làm cho đối phương mất hết nhuệ khí mà không dám nhắc chuyện biển Đông nhằm giảm căng thằng trong quá trình xây dựng các đảo nhân tạo, khi các đảo nhân tạo xây xong, có đầy đủ lực lượng trên đó thì có nhắc cũng bằng không; Tiếp tục cho đối phương ăn bả bằng cách viện trợ để đứng bề trên điều khiển hệ thống chính trị của đối phương, đặt để một số chức danh trong bộ sậu trung ương đảng nhằm cắm tình báo vào đó để dễ bề ra tay. Vì hiện tại là thời điểm nhạy cảm để đi đến đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam, họ Tập đã chọn đúng điểm rơi. Và thăm Việt Nam cũng đồng nghĩa với kế hoạch hoãn binh trên biển Đông để khi hệ thống quân sự đủ mạnh, đủ đe dọa từ biển Đông, Việt Nam nghiễm nhiên thành một tỉnh của Trung Quốc nếu Trung Quốc dàn cảnh, nã vài phát pháo vào bờ.
Mặc nhiên để Hoàng Sa và Trường Sa rơi vào tay Trung Quốc là một bước khởi sự cho chiêu bài sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Bởi hiện tại, ngư dân trên biển Đông muốn đánh bắt phải mua phiếu thông hành của Trung Cộng, và tiếng kêu trực tiếp từ biển Đông chính là tiếng kêu của ngư dân. Với chiêu bài đang sử dụng, với thứ lý luận khi Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc sẽ hưởng được những đặc ân của chính phủ Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị, văn hóa… Được du lịch sang Trung Quốc miễn thị thực, được đánh bắt mà không cần phiếu thông hành, được nhận phúc lợi xã hội từ chính phủ Trung Quốc… Bởi đã sống trong hỗn độn quá lâu, người dân sẽ tin vào thứ lý luận này để được sống yên thân.
Và người dân mãi mãi không bao giờ hiểu được rằng chẳng bao lâu sau cái sự yên thân giả dối đó sẽ là những cuộc diệt chủng âm thầm, giết dần giết mòn người Việt, nước Việt sẽ mất dấu trên bản đồ thế giới như Chăm Pa đã từng. Thật là khó lường được thủ đoạn của những người Cộng sản! Và đó là cái giá của bán nước, cái giá của diệt vong và tuyệt chủng!
- VietTuSaiGon's blog
- http://www.rfavietnam.com/node/2890
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * ĐỘC LÂP VÀ DÂN CHỦ
Việt Nam : độc lập gắn liền với dân chủ hóa
Fri, 11/06/2015 - 16:55 — nguyenthituhuy
Đa số người dân Việt Nam hiện nay chưa hiểu được điều này, và không thể trách họ, khi toàn bộ nền truyền thông với tất cả mọi phương tiện đều chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền toàn trị. Chúng ta không thể trách nhân dân Việt Nam.
Phân tích chính trị Việt Nam hiện thời là một việc rất khó,
khó ngay cả đối với những người có kiến thức về chính trị.
Bởi vì, sân khấu chính trị Việt Nam diễn ra ở hai lớp, khi tấm
màn nhung đỏ kéo lên và các hoạt cảnh diễn ra cho công chúng
thì đó là màn kịch tương ứng với cái mà Hannah Arendt gọi
là «façade » ( mặt tiền), đó chỉ là thứ để trình diễn mà
thôi, để che dấu những thứ khác ; vở kịch thực sự diễn ra sau
tấm màn sắt đen và dày, mà ngày nay có khi được ngôn ngữ hóa
bằng cụm từ « bí mật quốc gia ».
Mặc dù như vậy, đôi khi ta cũng phải cố xuyên qua phông màn, ánh
sáng, trang phục, phấn son, đạo cụ, lời thoại… những thứ được
dùng làm « mặt tiền » trên sân khấu để cố hiểu ý nghĩa thực
sự của vở kịch chính trị.
Hai ngày vừa qua sân khấu Việt Nam tưng bừng ngập tràn cờ hoa
trong màn tiếp đón trọng thể Tập Cận Bình. Sân khấu Quốc Hội
được bao bọc trong tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết. Và
cùng lúc trên đường phố máu của người dân Việt phải đổ ra như
là bằng chứng không thể thiếu cho tình hữu nghị ấy của hai
đảng, về phía Việt Nam. Còn về phía Trung Quốc, ông Chủ tịch
nước Trung Hoa mang theo sau ông ta oan hồn của bao ngư dân Việt bị
ông ta ra lệnh giết chết, và những hòn đảo, những tài nguyên,
khoáng sản mà Trung Hoa đã lấy từ Việt Nam, như là bằng chứng
cho tình hữu nghị Việt-Trung.
Đến đây xin chấm dứt ngôn ngữ văn chương để chuyển sang phân tích
một yếu tố chính trị được bày ra ở mặt tiền sân khấu.
Tôi tập trung phân tích ở đây một văn kiện đã được ký kết và
được công bố rộng rãi cùng với bản Tuyên bố chung Việt
Nam-Trung Quốc (nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-630762.html). Tôi trích nguyên văn điểm số 10 trong Bản tuyên bố chung :
10. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký các văn kiện
hợp tác: “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”.
Trong một thể chế dân chủ, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa
hai đảng có lẽ không phải là một vấn đề quá quan trọng. Trong
một đất nước có nhiều chính đảng cùng hoạt động và người dân
có quyền chọn lãnh đạo của mình, thì việc một đảng này hay
đảng kia cử người đi học ở đâu, điều đó không mang tính quyết
định.
Tuy nhiên, trong một thể chế độc tài như thể chế Việt Nam hiện
nay, khi đảng cộng sản hiến định quyền lãnh đạo tuyệt đối và
vĩnh viễn của mình trong Hiến pháp, khi nhân sự lãnh đạo hoàn
toàn do đảng quyết định, thì việc ký kết văn kiện trên đây có
thể bao hàm những nguy cơ to lớn và thậm chí có thể ảnh hưởng
tới sự tồn vong của cả dân tộc.
Tại sao có thể nói như vậy ?
Bởi vì lô-gic là : cán bộ đảng của Việt Nam do Trung Quốc đào
tạo, và lãnh đạo của Việt Nam là do đảng chọn, và phải là
cán bộ đảng thì mới được chọn. Như vậy, bộ máy lãnh đạo
Việt Nam có thể đi trọn vào quỹ đạo Trung Quốc.
Nếu những cán bộ đảng được đào tạo ở Trung Quốc chịu ơn huệ
của Trung Quốc dẫn tới hậu quả là chịu sự chi phối của Trung
Quốc, thì có thể sẽ xảy ra việc : Trung Quốc sẽ điều khiển
Việt Nam thông qua bộ máy lãnh đạo.
Dĩ nhiên, tất cả những phân tích ở đây đều mang tính giả định.
Nhưng những giả định này hoàn toàn cũng có thể xảy ra trên
thực tế.
Người Trung Quốc, với tầm nhìn chiến lược của họ, từ lâu đã
hiểu rằng, nhân sự quyết định tất cả. Ký kết về kế hoạch
đào tạo cán bộ đảng trên đây cho thấy người Trung Quốc biết rõ
muốn kiểm soát Việt Nam thì đi bằng con đường nhân sự là nhanh
nhất và hiệu quả nhất, chắc chắn nhất và họ đã đi thẳng
trên con đường đó.
Người Trung Quốc cũng hiểu rằng một kế hoạch kiểm soát thông
qua hệ thống nhân sự lãnh đạo như vậy chỉ có thể thực hiện
khi Việt Nam bị duy trì trong thế chế chính trị độc đảng hiện
nay. Một thể chế chính trị dân chủ và đa đảng, trong đó người
dân có quyền chọn lãnh đạo, không cho phép Trung Quốc thực hiện
kế sách này. Vì thế, có thể thấy mọi nỗ lực của Trung Quốc
đều nhằm vào việc duy trì thể chế hiện tại của Việt Nam.
Vấn đề của chúng ta là : bao nhiêu người Việt Nam hiểu được điều đó ?Đa số người dân Việt Nam hiện nay chưa hiểu được điều này, và không thể trách họ, khi toàn bộ nền truyền thông với tất cả mọi phương tiện đều chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền toàn trị. Chúng ta không thể trách nhân dân Việt Nam.
Rất nhiều người thuộc tầng lớp có học, thậm chí được đào
tạo ở nước ngoài, dù có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã
hội, có lương tri, nhưng cũng không hiểu được điều này, cũng
không nhìn thấy điều mà người Trung Quốc đã nhìn thấy từ lâu
và đang thực hiện để đưa Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Có thể
lấy một dẫn chứng là nhóm « Cùng viết hiến pháp », khi nhóm
này đưa ra đề nghị giữ nguyên điều 4 của Hiến Pháp sửa đổi.
Và tầm quan trọng của nhân sự, điều mà người Trung Quốc hiểu
rõ, thì ngay cả những người đang đấu tranh cho dân chủ ở Việt
Nam hiện nay dường như cũng chưa hiểu rõ. Những nhược điểm của
giới dân chủ hiện nay : tình trạng manh mún, thiếu tổ chức,
thiếu hiệu quả, chưa có tác động rộng rãi trong dân chúng… tất
cả đều có cùng một nguyên nhân : những người đấu tranh chưa
hiểu được tầm quan trọng của nhân sự. Vì thế các nhóm và các
tổ chức không hướng tới việc chuẩn bị nhân sự. Nghĩa là phải
đào tạo những người có khả năng hoạt động dân chủ một cách
chuyên nghiệp, hiểu rõ công việc của mình, hiểu rõ thế nào là
dân chủ.
Việt Nam muốn dân chủ hóa cần có nhiều người được đào tạo ở
các lĩnh vực : khoa học chính trị, luật, hành chính công, quản
trị… tất nhiên được đào tạo trong một nền giáo dục dân chủ,
và được đào tạo với ý thức là để phục vụ cho quá trình dân
chủ hóa ở Việt Nam.
Việt Nam, nếu không dân chủ hóa, thì việc lệ thuộc hoàn toàn
vào Trung Quốc có thể sẽ xảy ra ở một tương lai không xa.
Paris, 6/11/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
TUẤN KHANH *TẬP CẬN BÌNH
Tập Cận Bình đến Việt Nam để gặp ai?
Tue, 11/03/2015 - 18:32 — tuankhanh
Cuộc viếng thăm 2 ngày của ngài Chủ tịch Trung Quốc đang tạo nên một bối cảnh khá lạ lùng ở Việt Nam. Bên ngoài những cái bắt tay và nụ cười ngoại giao giả tạo của các nhà lãnh đạo hai bên, là hừng hực chuyện biển đảo của người Việt Nam đang mất dần, lãnh hải, lãnh thổ thu hẹp dần. Và hơn nữa là nhân dân thì sôi sục với trái tim yêu nước, dõi nhìn xem kẻ cướp đang được đón vào quê hương, mang theo những âm mưu gì.
Bất kỳ ai có chút quan tâm thời sự, cũng đều nhận ra việc họ Tập đến Việt Nam lúc này, cũng chỉ nhằm tạo hòa hoãn, với mục đích cuối cùng là làm chủ vùng biển có nhiều thương thuyền mang hàng hóa qua lại, trị giá đến 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Và với tương lai của một quốc gia đói khát năng lượng như Trung Quốc, trữ lượng tiềm năng ở biển Đông đến khoảng 11 tỷ thùng dầu và hơn 100 ngàn tỷ mét khối khí đốt, đủ sức làm bừng cháy tham vọng sở hữu của Bắc Kinh.
Thường thì một nhà lãnh đạo công du, họ đến để bắt tay với chính quyền sở tại, đồng thời bắt tay với người dân ở đất nước mà họ đến. Trong trường hợp Tập Cận Bình, lúc này, ông ta chỉ có được những cái bắt tay từ chính quyền, còn với người dân tích cực với đất nước Việt Nam, ông đang chỉ nhận được những lời chất vấn và xua đuổi, ghẻ lạnh.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, từ sau 1975 đến nay, không có một lãnh đạo nào của Bắc Kinh đến Việt Nam được thật sự chào đón, ngoài những sự xếp đặt mang tính mị nhau, qua lại, cấp Bộ, cấp chính phủ. Rất khác với các lãnh tụ từ các nước phương Tây, luôn được người dân chờ đón, xin được bắt tay đầy thân thiện. Thậm chí tháng 11/2000, khi đương kim tổng thống Mỹ Bill Clinton đến, người Sài Gòn tự mình từng xếp hàng dài nhiều cây số để vẫy chào. Ở Hà Nội, người dân vây quanh ông, náo nhiệt, với sự hâm mộ không khác dành cho những nghệ sĩ nổi tiếng nhất.
Lịch sử hơn 400 năm của Trung Hoa, qua sách Đông Chu Liệt Quốc, cũng cho thấy âm mưu xâm chiếm nhau, hãm hại nhau của các tay lãnh đạo từ đời nhà Chu đến nhà Tần là vô số kể, đặc biệt luôn được che lấp bằng nụ cười hữu nghị và những món lợi tức thì trước mắt. Hầu hết mưu kế đều nhắm vào việc bắt tay với những kẻ lãnh đạo ươn hèn, sẳn sàng vị lợi phụ quốc, sẳn sàng bán nước cầu vinh.
Sách lược truyền đời từ thời nhà Tần thống nhất đất nước, đối với bên ngoài là viễn giao cận công, vẫn được nhiều đời của các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc nối tiếp. Trung Quốc có thể hòa hoãn với Mỹ, hòa hoãn với Úc, với Anh… trong bối cảnh chưa thuận lợi, nhưng họ sẽ không bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính các quốc gia lân cận. Thống trị Việt Nam làm bàn đạp, và có được toàn bộ biển Đông là điều mà Tập Cận Bình không bao giờ từ bỏ. Chỉ khác rằng đối sách hôm nay của Tập Cận Bình rất mới mẻ, là tiến công bằng 16 chữ vàng hữu nghị. Tiến công bằng tình huynh đệ cộng sản được xây lên từ những nấm mồ Việt Nam, của các liệt sĩ chống xâm lược từ phương Bắc và ngư dân vô tội.
Nhiều ngày nay, tin tức cho thấy nhân dân Việt Nam không chào đón Tập. Hàng triệu người chắc vẫn còn y nguyên nỗi đau Hoàng Sa, cuộc chiến 1979, xâm lược đảo Gạc Ma, cắm dàn khoan vào lãnh hải, bắt cóc và đâm giết ngư dân... Theo tổng kết của báo Lao Động, mỗi tháng có 4 tàu cá và hơn 50 ngư dân bị tàu Trung Quốc cố ý tấn công. Thật khó mà đưa tay chào đón họ Tập lúc này mà không cảm thấy hổ thẹn vì là con dân Việt.
Rõ ràng, Tập Cận Bình không đến để gặp nhân dân Việt Nam - người chủ đất nước - như đảng cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố. Lời mời của đảng cộng sản Việt Nam với Tập Cận Bình lúc này, trở thành riêng tư và mới thật cô đơn làm sao. Quả là đang có rất nhiều khác biệt về “ý đảng – lòng dân” trong việc đối diện với kẻ xâm lược vào lúc này.
Sự xuất hiện của họ Tập chỉ có một giá trị: khiến cho những người Việt yêu nước mình tập hợp lại, gần nhau hơn, lớn mạnh hơn, và khác biệt hơn.
Năm 1998, khi Đức giáo hoàng John Paul II đến Cuba và hội đàm trực tiếp trên truyền hình với Fidel Castro, ngài đã trao cho nhà lãnh đạo độc tài này một danh sách hơn 200 tù nhân chính trị, và nói rằng mình mong mỏi được nhìn thấy họ sớm được tự do. Nhưng đến tận tháng 12/2014, Cuba mới thả hết đợt tù nhân chính trị cuối cùng của mình. Quả là một thời gian rất dài cho mục đích vì con người.
Cuộc viếng thăm 2 ngày của ngài Chủ tịch Trung Quốc đang tạo nên một bối cảnh khá lạ lùng ở Việt Nam. Bên ngoài những cái bắt tay và nụ cười ngoại giao giả tạo của các nhà lãnh đạo hai bên, là hừng hực chuyện biển đảo của người Việt Nam đang mất dần, lãnh hải, lãnh thổ thu hẹp dần. Và hơn nữa là nhân dân thì sôi sục với trái tim yêu nước, dõi nhìn xem kẻ cướp đang được đón vào quê hương, mang theo những âm mưu gì.
Bất kỳ ai có chút quan tâm thời sự, cũng đều nhận ra việc họ Tập đến Việt Nam lúc này, cũng chỉ nhằm tạo hòa hoãn, với mục đích cuối cùng là làm chủ vùng biển có nhiều thương thuyền mang hàng hóa qua lại, trị giá đến 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Và với tương lai của một quốc gia đói khát năng lượng như Trung Quốc, trữ lượng tiềm năng ở biển Đông đến khoảng 11 tỷ thùng dầu và hơn 100 ngàn tỷ mét khối khí đốt, đủ sức làm bừng cháy tham vọng sở hữu của Bắc Kinh.
Thường thì một nhà lãnh đạo công du, họ đến để bắt tay với chính quyền sở tại, đồng thời bắt tay với người dân ở đất nước mà họ đến. Trong trường hợp Tập Cận Bình, lúc này, ông ta chỉ có được những cái bắt tay từ chính quyền, còn với người dân tích cực với đất nước Việt Nam, ông đang chỉ nhận được những lời chất vấn và xua đuổi, ghẻ lạnh.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, từ sau 1975 đến nay, không có một lãnh đạo nào của Bắc Kinh đến Việt Nam được thật sự chào đón, ngoài những sự xếp đặt mang tính mị nhau, qua lại, cấp Bộ, cấp chính phủ. Rất khác với các lãnh tụ từ các nước phương Tây, luôn được người dân chờ đón, xin được bắt tay đầy thân thiện. Thậm chí tháng 11/2000, khi đương kim tổng thống Mỹ Bill Clinton đến, người Sài Gòn tự mình từng xếp hàng dài nhiều cây số để vẫy chào. Ở Hà Nội, người dân vây quanh ông, náo nhiệt, với sự hâm mộ không khác dành cho những nghệ sĩ nổi tiếng nhất.
Lịch sử hơn 400 năm của Trung Hoa, qua sách Đông Chu Liệt Quốc, cũng cho thấy âm mưu xâm chiếm nhau, hãm hại nhau của các tay lãnh đạo từ đời nhà Chu đến nhà Tần là vô số kể, đặc biệt luôn được che lấp bằng nụ cười hữu nghị và những món lợi tức thì trước mắt. Hầu hết mưu kế đều nhắm vào việc bắt tay với những kẻ lãnh đạo ươn hèn, sẳn sàng vị lợi phụ quốc, sẳn sàng bán nước cầu vinh.
Sách lược truyền đời từ thời nhà Tần thống nhất đất nước, đối với bên ngoài là viễn giao cận công, vẫn được nhiều đời của các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc nối tiếp. Trung Quốc có thể hòa hoãn với Mỹ, hòa hoãn với Úc, với Anh… trong bối cảnh chưa thuận lợi, nhưng họ sẽ không bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính các quốc gia lân cận. Thống trị Việt Nam làm bàn đạp, và có được toàn bộ biển Đông là điều mà Tập Cận Bình không bao giờ từ bỏ. Chỉ khác rằng đối sách hôm nay của Tập Cận Bình rất mới mẻ, là tiến công bằng 16 chữ vàng hữu nghị. Tiến công bằng tình huynh đệ cộng sản được xây lên từ những nấm mồ Việt Nam, của các liệt sĩ chống xâm lược từ phương Bắc và ngư dân vô tội.
Nhiều ngày nay, tin tức cho thấy nhân dân Việt Nam không chào đón Tập. Hàng triệu người chắc vẫn còn y nguyên nỗi đau Hoàng Sa, cuộc chiến 1979, xâm lược đảo Gạc Ma, cắm dàn khoan vào lãnh hải, bắt cóc và đâm giết ngư dân... Theo tổng kết của báo Lao Động, mỗi tháng có 4 tàu cá và hơn 50 ngư dân bị tàu Trung Quốc cố ý tấn công. Thật khó mà đưa tay chào đón họ Tập lúc này mà không cảm thấy hổ thẹn vì là con dân Việt.
Rõ ràng, Tập Cận Bình không đến để gặp nhân dân Việt Nam - người chủ đất nước - như đảng cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố. Lời mời của đảng cộng sản Việt Nam với Tập Cận Bình lúc này, trở thành riêng tư và mới thật cô đơn làm sao. Quả là đang có rất nhiều khác biệt về “ý đảng – lòng dân” trong việc đối diện với kẻ xâm lược vào lúc này.
Sự xuất hiện của họ Tập chỉ có một giá trị: khiến cho những người Việt yêu nước mình tập hợp lại, gần nhau hơn, lớn mạnh hơn, và khác biệt hơn.
Năm 1998, khi Đức giáo hoàng John Paul II đến Cuba và hội đàm trực tiếp trên truyền hình với Fidel Castro, ngài đã trao cho nhà lãnh đạo độc tài này một danh sách hơn 200 tù nhân chính trị, và nói rằng mình mong mỏi được nhìn thấy họ sớm được tự do. Nhưng đến tận tháng 12/2014, Cuba mới thả hết đợt tù nhân chính trị cuối cùng của mình. Quả là một thời gian rất dài cho mục đích vì con người.
Đợt viếng thăm này của họ Tập, ai trong hàng ngũ lãnh đạo Hà Nội sẽ dám
lên tiếng khước từ các gói quà kinh tế, các chính sách hữu nghị riêng
cho chế độ, và nói thẳng rằng Bắc Kinh nên dừng xâm lấn, âm mưu và giết
hại ngư dân Việt trên biển? Một gợi ý nhỏ của Đức Giáo Hoàng John Paul
II đã mất gần 20 năm mới thành hiện thực, nếu hôm nay các nhà lãnh đạo ở
Hà Nội không trực diện tuyên bố, nhân danh tổ quốc, nhân dân, danh dự,
trách nhiệm… thì bao lâu nữa, người Việt mới hết bỏ xác trên biển?
Họ Tập sẽ gặp và nói trước Quốc hội Việt Nam, chắc chắn là bằng giọng
điệu của tên nhà giàu nhiều vũ khí, để trấn áp và thuyết phục một cuộc
quy hàng không văn bản. Quy hàng nhân danh hòa bình, ổn định, hữu nghị,
kể cả tặng kèm theo vị ươn hèn và nhục nhã trên đầu lưỡi của những kẻ
cúi đầu. Liệu Quốc hội Việt Nam, vốn hay ngủ gật và giải tán vể sớm vì
thờ ơ trước tình hình đất nước, có thật sự bừng tình vì vai trò là người
đại diện cho nhân dân, để nói lên sự thật, sự tức giận trước kẻ xâm
lược không? Xin hãy để lịch sử ghi lại và phán xét.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đi Lào & Đi Thái
Wed, 11/04/2015 - 20:51 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Among the roughly 2 million Myanmar workers, 300,000 Cambodians and 50,000 Vietnamese in Thailand, many are working illegally…
THE NATION July 3, 2014
Nghe vậy, ông nhạc sĩ (nghe) dám giận lắm à nha. Thì tui cũng nói (cho vui) vậy thôi, chớ chuyện “cột đèn có chân” nay đã xưa rồi. Ghi nhận của Tuấn Khanh về cung cách “lặng lẽ gói ghém ra đi thật xa” của dân Việt (e) cũng không hoàn toàn đúng nữa, ít nhất thì cũng không đúng đối với người dân ở Hoà Vang/Đà Nẵng – theo tường thuật của hai ông Lê Minh & Hữu Trung, trên tờ Vietnamnet, vào hôm 4 tháng 10 năm 2015:
“Trong số hàng chục nhà tầng, biệt thự được xây gần đây, to lớn và lộng lẫy nhất huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải kể đến ngôi biệt thự của ông Nguyễn Bảy – ông chủ thầu xây dựng nổi tiếng của làng trên đất Lào. Đó là một khối nhà 3 tầng, đồ sộ giữa không gian làng quê yên bình. Nơi cổng vào được ông Bảy cho xây dựng hàng rào cách điệu rất quy mô.
Biệt thự ở Hoà Vang. Ảnh: Vietnamnet
Câu chuyện về làng giàu và những nông dân đi chân đất, cưỡi ô tô sang lấy vợ ngoại về làng xây biệt thự như ông Bảy không hiếm. Bí thư chi bộ thôn 5, ông Trương Văn Phẩm, nhẩm tính trong thôn có cả chục người như ông Bảy. Phần lớn họ đi lên từ đôi bàn tay trắng, vài người qua Lào làm ăn rồi cưới luôn vợ Lào và chung sống khá hạnh phúc.
Nhờ đó, bộ mặt làng quê thay đổi hẳn. Đường bê tông được xây dựng. Nhiều người đi Lào đứng ra đóng góp tiền làm đường, kéo điện thắp sáng, góp sức đưa thôn 5 đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2014 vừa qua.”
Sao xứ Lào giàu có và làm ăn dễ dàng (dữ) vậy cà? Bên Miên, bên Miến (chắc) cũng như vậy luôn quá. Chỉ riêng ở đất Thái là chuyện mưu sinh, xem chừng, hơi bị khó khăn chút xíu – theo như tiểu luận (Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD:
Lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan có những đặc điểm chung sau đây. Thứ nhất, hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết xuất thân từ những gia đình nông thôn. Tuy nhiên với vùng đất hẹp hòi ở khu vực miền trung cộng thêm khí hậu khắc nghiệt nên việc mưu sinh trên mảnh đất quê hương không dễ dàng đối với họ...
Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê, bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ. Ngoài ra những công việc như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia.
Nếu bước sâu vào trong bếp của một quán ăn Việt Nam ở California, bạn có thể nhìn thấy một người đàn ông Mễ (to béo, nhễ nhại mồ hôi) đang rửa chén, lau chùi, hay quét dọn gì đó ... Ông ta là người phải làm những công việc nặng nhọc nhất nơi đây, và cũng là kẻ nhận đồng lương thấp nhất – thấp dưới mức qui định (tối thiểu) của nhà nước Mỹ. Lý do, giản dị, chỉ vì đương sự nhập cư bất hợp pháp và không có quyền làm việc tại Hoa Kỳ nên phải chịu thiệt thòi.
Tương tự, bạn cũng rất dễ tìm thấy một bà Việt Nam (nhỏ thó, gầy gò, và cũng nhễ nhại mồ hôi) đang tất bật lau chùi, dọn dẹp chén đĩa ... trong một quán ăn đông khách ở Bangkok. Hoàn cảnh của người phụ nữ này, ở Thái Lan, cũng giống y như ông bạn đồng nghiệp Mexican ở U.S.A vậy.
Và bởi vậy, cả hai đều phải làm chui. Chỉ khác có điều là ông Mễ có thể lãnh cả 100 dollar tiền tươi mỗi ngày, còn bà Việt thì chỉ được trả độ 2/10 khoản đó là hết mức.
Tôi biết rõ mấy chuyện này vì ba mươi năm qua tôi sống tại California, và ba tuần qua thì tôi ở thủ đô Bangkok. Nói cho chính xác hơn là tôi đang trọ trong một cái “guest house,” gần khu Đèn Đỏ Nana (Nana Red Light District, trên đường Sukhumvit 4). Viết và đọc theo âm tiếng Việt là “Nana Soi Xì” thì ông tài xế taxi, hay xe ôm nào cũng biết.
Từ ban công của cái nhà trọ rẻ tiền này, mỗi sáng, tôi đều nhìn thấy những người đồng hương của mình lặng lẽ đi qua. Thường thì bà bán cà rem đến trước, cùng với tiếng chuông leng keng khe khẽ (nghe) hơi có vẻ rụt rè và xen lẫn một chút ý tứ. Cứ y như thể là ngay chính cái chuông bé nhỏ này đã mang sẵn chút mặc cảm là nó đang làm phiền thiên hạ vậy.
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015
Bán kem thì có thể lân la, chậm rãi, và dừng lại ở bất cứ nơi đâu (vào bao lâu) cũng được. Chả ai phiền hà gì ráo vì người dân địa phương không ai làm cái nghề này. Đây gần như là “thương trường” độc quyền của “thương nhân” Việt Nam ở Thái Lan.
Những người bán trái cây hay bán nước dừa thì khác. Họ luôn luôn giáo giác, và gấp gáp. Ngay cả khi có khách gọi mua hàng thì bán xong họ cũng quầy quả đi ngay, nếu trên vỉa hè đã có một cái xe trái cây của một công dân Thái đậu sẵn gần đâu đó.
Đây là luật hè phố của Bangkok. Chỉ có người Thái mới được đặt xe ở một nơi cố định, còn đám dân bán chui thì chỉ được phép đi lướt qua thôi. Dừng lại quá lâu để chia bớt khách hàng tuy không phạm luật nhưng chạm lệ.
Va chạm kiểu này tuy không lôi thôi lớn nhưng cũng lôi thôi lắm. Nhẹ ra thì đôi lời chửi rủa, cảnh cáo. Nặng hơn, không chừng, dám một trận đòn.
Đời vẫn vốn không nương người thất thế mà!
Đến tầm 8/9 giờ khuya trở đi thì chỉ còn xe kem hay xe nước dừa, hết xe trái cây rồi. Cái nghề này bắt buộc người ta phải về sớm vì phải thức dậy rất sớm để mua hàng, và chuẩn bị làm hàng để đủ bán cả ngày.
Bán kem thì khoẻ hơn nhiều. Khỏi phải làm gì ráo. Cũng chả lỗ lã chi cả. Bán ít lời ít, bán nhiều lời nhiều nên cũng cái xe kem đó, vợ đẩy ban ngày, chồng đẩy ban đêm (hay ngược lại) cho tới khi ... gần sáng!
May là ở những khu đèn đỏ, và những khu phố Tây Ba Lô những cô gái ăn sương lấy ngày làm đêm nên khách lúc nào cũng có – chỉ tội là rất ít người thích ăn kem tối.
Tôi về hưu (non) từ năm ngoái, ở nhà hoài cũng ớn chè đậu nên hay đi giang hồ (vặt) cho nó qua ngày. Bỗng dưng trở thành một ông “tỉ phú thời gian” nên tôi sốt sắn “tháp tùng” những xe trái cây, và những xe kem của đồng bào mình đi quanh Bangkok – bất kể đêm ngày.
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015
Nếu là một nhà văn hay nhà báo thì chắc chắn tôi sẽ viết được vài bài phóng sự ngăn ngắn – kiểu như tôi đi bán kem, bán nước dừa, hay bán trái cây... gì đó. Tiếc thay, tôi lại là một thường dân nên chỉ có thể ghi lại được vài mẩu tâm sự (vụn) của những người đồng hương đang tha phương cầu thực thôi:
Bộ có thiệt vậy sao, mấy cha?
Among the roughly 2 million Myanmar workers, 300,000 Cambodians and 50,000 Vietnamese in Thailand, many are working illegally…
THE NATION July 3, 2014
Bữa trước, Tuấn Khanh đặt ra một câu hỏi khá bất ngờ và ngỗ nghĩnh: “Người Việt cố giàu lên, để làm gì?” Tiếc có điều là câu trả lời (cũng của chính ông) lại không được bất ngờ hay thú vị gì cho lắm: họ cần có nhiều tiền chỉ để tìm cách cho mình hay con em rời xa quê hương!
Coi: ở một xứ sở mà tới cái cột đèn cũng chịu không nổi, và còn nhấp nhổm muốn đi thì ai mà không lo kiếm đường để chạy – hả Trời?Nghe vậy, ông nhạc sĩ (nghe) dám giận lắm à nha. Thì tui cũng nói (cho vui) vậy thôi, chớ chuyện “cột đèn có chân” nay đã xưa rồi. Ghi nhận của Tuấn Khanh về cung cách “lặng lẽ gói ghém ra đi thật xa” của dân Việt (e) cũng không hoàn toàn đúng nữa, ít nhất thì cũng không đúng đối với người dân ở Hoà Vang/Đà Nẵng – theo tường thuật của hai ông Lê Minh & Hữu Trung, trên tờ Vietnamnet, vào hôm 4 tháng 10 năm 2015:
“Trong số hàng chục nhà tầng, biệt thự được xây gần đây, to lớn và lộng lẫy nhất huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải kể đến ngôi biệt thự của ông Nguyễn Bảy – ông chủ thầu xây dựng nổi tiếng của làng trên đất Lào. Đó là một khối nhà 3 tầng, đồ sộ giữa không gian làng quê yên bình. Nơi cổng vào được ông Bảy cho xây dựng hàng rào cách điệu rất quy mô.
Biệt thự ở Hoà Vang. Ảnh: Vietnamnet
Câu chuyện về làng giàu và những nông dân đi chân đất, cưỡi ô tô sang lấy vợ ngoại về làng xây biệt thự như ông Bảy không hiếm. Bí thư chi bộ thôn 5, ông Trương Văn Phẩm, nhẩm tính trong thôn có cả chục người như ông Bảy. Phần lớn họ đi lên từ đôi bàn tay trắng, vài người qua Lào làm ăn rồi cưới luôn vợ Lào và chung sống khá hạnh phúc.
Nhờ đó, bộ mặt làng quê thay đổi hẳn. Đường bê tông được xây dựng. Nhiều người đi Lào đứng ra đóng góp tiền làm đường, kéo điện thắp sáng, góp sức đưa thôn 5 đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2014 vừa qua.”
Xe sang ở Hoà Vang. Ảnh: Vietnamnet
Té ra đâu có cần phải bôn ba, xa xôi làm chi (cho má nó khi) chỉ cần nhích chân qua Lào là đủ mát trời ông Địa rồi. Thiệt là một tin vui (“giữa giờ tuyệt vọng”) cho vô số người dân Việt, trừ cái ông Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải. Ai đi về cũng sắm vài cái “xe sang” thì sớm muộn gì Hoà Vang (nói riêng) và Quảng Nam/Đà Nẵng (nói chung) cũng sẽ bị … nạn kẹt xe thôi!Sao xứ Lào giàu có và làm ăn dễ dàng (dữ) vậy cà? Bên Miên, bên Miến (chắc) cũng như vậy luôn quá. Chỉ riêng ở đất Thái là chuyện mưu sinh, xem chừng, hơi bị khó khăn chút xíu – theo như tiểu luận (Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD:
Lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan có những đặc điểm chung sau đây. Thứ nhất, hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết xuất thân từ những gia đình nông thôn. Tuy nhiên với vùng đất hẹp hòi ở khu vực miền trung cộng thêm khí hậu khắc nghiệt nên việc mưu sinh trên mảnh đất quê hương không dễ dàng đối với họ...
Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê, bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ. Ngoài ra những công việc như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia.
Nếu bước sâu vào trong bếp của một quán ăn Việt Nam ở California, bạn có thể nhìn thấy một người đàn ông Mễ (to béo, nhễ nhại mồ hôi) đang rửa chén, lau chùi, hay quét dọn gì đó ... Ông ta là người phải làm những công việc nặng nhọc nhất nơi đây, và cũng là kẻ nhận đồng lương thấp nhất – thấp dưới mức qui định (tối thiểu) của nhà nước Mỹ. Lý do, giản dị, chỉ vì đương sự nhập cư bất hợp pháp và không có quyền làm việc tại Hoa Kỳ nên phải chịu thiệt thòi.
Tương tự, bạn cũng rất dễ tìm thấy một bà Việt Nam (nhỏ thó, gầy gò, và cũng nhễ nhại mồ hôi) đang tất bật lau chùi, dọn dẹp chén đĩa ... trong một quán ăn đông khách ở Bangkok. Hoàn cảnh của người phụ nữ này, ở Thái Lan, cũng giống y như ông bạn đồng nghiệp Mexican ở U.S.A vậy.
Và bởi vậy, cả hai đều phải làm chui. Chỉ khác có điều là ông Mễ có thể lãnh cả 100 dollar tiền tươi mỗi ngày, còn bà Việt thì chỉ được trả độ 2/10 khoản đó là hết mức.
Tôi biết rõ mấy chuyện này vì ba mươi năm qua tôi sống tại California, và ba tuần qua thì tôi ở thủ đô Bangkok. Nói cho chính xác hơn là tôi đang trọ trong một cái “guest house,” gần khu Đèn Đỏ Nana (Nana Red Light District, trên đường Sukhumvit 4). Viết và đọc theo âm tiếng Việt là “Nana Soi Xì” thì ông tài xế taxi, hay xe ôm nào cũng biết.
Từ ban công của cái nhà trọ rẻ tiền này, mỗi sáng, tôi đều nhìn thấy những người đồng hương của mình lặng lẽ đi qua. Thường thì bà bán cà rem đến trước, cùng với tiếng chuông leng keng khe khẽ (nghe) hơi có vẻ rụt rè và xen lẫn một chút ý tứ. Cứ y như thể là ngay chính cái chuông bé nhỏ này đã mang sẵn chút mặc cảm là nó đang làm phiền thiên hạ vậy.
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015
Bán kem thì có thể lân la, chậm rãi, và dừng lại ở bất cứ nơi đâu (vào bao lâu) cũng được. Chả ai phiền hà gì ráo vì người dân địa phương không ai làm cái nghề này. Đây gần như là “thương trường” độc quyền của “thương nhân” Việt Nam ở Thái Lan.
Những người bán trái cây hay bán nước dừa thì khác. Họ luôn luôn giáo giác, và gấp gáp. Ngay cả khi có khách gọi mua hàng thì bán xong họ cũng quầy quả đi ngay, nếu trên vỉa hè đã có một cái xe trái cây của một công dân Thái đậu sẵn gần đâu đó.
Đây là luật hè phố của Bangkok. Chỉ có người Thái mới được đặt xe ở một nơi cố định, còn đám dân bán chui thì chỉ được phép đi lướt qua thôi. Dừng lại quá lâu để chia bớt khách hàng tuy không phạm luật nhưng chạm lệ.
Va chạm kiểu này tuy không lôi thôi lớn nhưng cũng lôi thôi lắm. Nhẹ ra thì đôi lời chửi rủa, cảnh cáo. Nặng hơn, không chừng, dám một trận đòn.
Đời vẫn vốn không nương người thất thế mà!
Đến tầm 8/9 giờ khuya trở đi thì chỉ còn xe kem hay xe nước dừa, hết xe trái cây rồi. Cái nghề này bắt buộc người ta phải về sớm vì phải thức dậy rất sớm để mua hàng, và chuẩn bị làm hàng để đủ bán cả ngày.
Bán kem thì khoẻ hơn nhiều. Khỏi phải làm gì ráo. Cũng chả lỗ lã chi cả. Bán ít lời ít, bán nhiều lời nhiều nên cũng cái xe kem đó, vợ đẩy ban ngày, chồng đẩy ban đêm (hay ngược lại) cho tới khi ... gần sáng!
May là ở những khu đèn đỏ, và những khu phố Tây Ba Lô những cô gái ăn sương lấy ngày làm đêm nên khách lúc nào cũng có – chỉ tội là rất ít người thích ăn kem tối.
Tôi về hưu (non) từ năm ngoái, ở nhà hoài cũng ớn chè đậu nên hay đi giang hồ (vặt) cho nó qua ngày. Bỗng dưng trở thành một ông “tỉ phú thời gian” nên tôi sốt sắn “tháp tùng” những xe trái cây, và những xe kem của đồng bào mình đi quanh Bangkok – bất kể đêm ngày.
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015
Nếu là một nhà văn hay nhà báo thì chắc chắn tôi sẽ viết được vài bài phóng sự ngăn ngắn – kiểu như tôi đi bán kem, bán nước dừa, hay bán trái cây... gì đó. Tiếc thay, tôi lại là một thường dân nên chỉ có thể ghi lại được vài mẩu tâm sự (vụn) của những người đồng hương đang tha phương cầu thực thôi:
- Cháu đi cả đêm như rứa mà không buồn ngủ sao?
- Dạ, ban ngày khi vợ đẩy xe cháu đã ngủ rồi.
- Từ đây tới gần sáng thì cháu kiếm được bao nhiêu tiền lời?
- Ba hay bốn trăm baht, tùy bữa, nếu trời không mưa.
- Vậy thì cũng chỉ chừng hơn 10 đô la chứ mấy. Vợ cháu cũng kiếm cỡ đó, phải không?
- Dạ hơn chớ, ngày dễ bán hơn đêm. Nó lại chịu khó nài khách nên cũng nhiều người mua hơn.
- Sao cháu không “nài” như nó?
- Có nói được tiếng Thái mô mà nài!
- Dù cháu không “nài” thì hai vợ chồng cũng kiếm được cỡ bẩy/ tám trăm baht mỗi ngày, cộng lại ít nhất cũng 600/700 Mỹ Kim mỗi tháng, đúng không?
- Dạ, đúng?
- Sống đủ không?
- Dạ, đủ và còn dư được chút xíu nữa.
- Sao mà dư được?
- Tiền “lo” cho cảnh sát của hai đứa mỗi tháng 100 đô. Tiền “lo” visa và tiền phòng 150 nữa. Ăn chừng 150 đổ lại thôi.
- Sao ăn ít rứa?
- Mỗi tháng phải gửi về Nghệ An cho ông bà ngoại và ông bà nội mỗi nhà 100.
- Để dành à?
- Dạ không, ông bà nuôi dùm mấy đứa con nhỏ mà.
- Như rứa là hết gần sạch rồi thì tội chi mà phải qua tuốt bên nây, ngó cơ cực quá?
- Chớ ở nhà thì vợ chồng cháu biết làm chi ra vài trăm để nuôi con và nuôi cha mẹ.
- !!!
- Bán trái cây chắc lời hơn?
- Hơn chớ nhưng tụi cháu chưa có vốn, đang để dành?
- Vốn làm chi?
- Để mua xe. Xe kem ni của chủ, còn xe trái cây mình phải sắm. Xe cũ cũng cả chục ngàn baht chớ đâu phải ít, bác.
- Mấy trăm đô lận sao.
- Dạ.
- Rứa thì để dành tới khi mô mới đủ tiền?
- Cũng chưa biết nữa. Bấc tới đâu dầu tới đó thôi...
Dự tính sắm xe, ngó bộ, cũng còn xa vời dữ. Và “ước mơ xa vời” này của người đồng hương đang đi bên cạnh khiến tôi chợt nhớ đến bài báo thượng dẫn (“Làng Tỷ phú: Xuất Ngoại Sắm Xe Sang, Lấy Vợ Nước Ngoài”) trên Vietnamnet:
“Hơn chục năm trước thôn 5, xã Hòa Khương là một trong những làng khó nghèo nhất nhì xã. Bây giờ, làng nghèo đã thay da đổi thịt. Nhà lầu, biệt thự, xe sang lũ lượt kéo nhau về làng mỗi khi Tết đến.”Bộ có thiệt vậy sao, mấy cha?
LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
LÃO HỦ
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”lờ” chủ nghĩa xã hội
Theo
Thông Tấn Xã Vàng Anh thì diễn văn khai mạc cũng như bế mạc Hội Nghị 12
của ban chấp hành trung ương Đảng CSVNTổng bí thư Đảng CSVN ông Nguyễn
Phú Trọng đã”lờ” đi không nhắc một chữ nào tới chủ nghĩa xã hội
nữa.TTXVA cho rằng sau hội nghị 12 có khả năng Đảng CSVN quên luôn chủ
nghĩa xã hội.Ôi TTXVA thật nhiều chuyện,lãnh tụ cộng sản VN ông nào cũng
tỷ tỷ phú nói chủ nghĩa xã hội cho vui miệng thôi chứ các ông ấy chỉ
biết có tiền ,làm sao có thật nhiều tiền gửi ở nước ngoài.Hiện ở Mỹ đã
có một khu vưc toàn những nhà cửa lộng lẫy,do con cái các lãnh tụ cộng
sản VN đang định cư đấy,toàn những nhà trị giá trên triệu usd cả.
Tương lai Đảng CSVN
Theo
tin tức Lão Hủ nhận đươc thì tới nay phe Ba Dũng trong Đảng CSVN gần
như toàn thắng dù còn hai hội nghị13 và 14 họp vào đầu và cuối tháng 12
quyết định dứt khoát vấn đề nhân sự,nhưng tứ trụ chỉ xê xích chút
đỉnh,ông Ba Dũng Tổng bí thư,thủ tướng sẽ là ông Vũ Văn Ninh hay
ông Trần Đai Quang chứ không phải ông Phạm Bình Minh,dù ông Minh vô được
bộ chánh trị nhưng bị Bắc Kinh chống quyết liệt quá nên phải thay bằng
ông Vũ văn Ninh và nếu ông Ninh Bắc Kinh vẫn chống thì đành để ông Trần
Đại Quang,người Bắc Kinh ủng hộ.Vấn đề thứ hai là đổi mới chánh trị,hai
hội nghị 13,14 sẽ chốt phương án đổi mới của ông Ba Dũng là chấp nhận xã
hội dân sự,để mở rộng dân chủ hay phương án của tổng bí thư Nguyễn phú
Trọng là chưa chấp nhận xã hội dân sự,từ từ mở rộng dân chủ.Vì còn những
lấn cấn nên có thể đai hội 12 sẽ diễn ra đầu quí 2 năm 2016 chứ không
phải trong quí 1 và ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ lên ngôi chủ tịch nước bà
Kim Ngân sẽ làm chủ tich quốc hội
NhậtTuấn kể chuyện nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ăn vụng cá kho đổ thừa cho mèo
Trang
Văn Việt của Văn Đoàn ĐộcLập vừa đăng lại bài viết của cố nhà văn Nhật
Tuấn viết chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho biết lúc bé Nguyễn Khoa
Điềm ăn vụng cá kho lập hiện trường giả “đổ thừa “cho mèo, lớn lên vô
Bộ Chánh Trị Đảng CSVN làm trưởng ban Vănhóa Tư Tưởng đã tịch
thu cuốn tiểu thuyết của cố nhà văn Bùi NgọcTấn đó là cuốn Chuện kể năm
2000 và cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đỗ Ban đó là cuốn Những đứa con của
đất.Theo Nhật Tuấn thời kỳ Nguyễn Khoa Điềm lãnh đao văn hóa văn nghệ
là thời kỳ nghẹt thở nhất.
Con ông cháu cha
Ông Nguyễn
Thanh Nghị con trai ông ủy viên bộ chánh trị thủ tướng chánh phủ Nguyễn
Tấn Dũng vừa đươc bầu làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang,quê hương ông
Nguyễn Tấn Dũng
Ông Nguyễn Xuân Anh con ông Nguyễn Văn Chi nguyên
ủy viên bộ chính trị Đảng CSVN vừa đươc bầu làm bí thư Thành phố Đà
Nẵng ly kỳ là cả hai ông Nghị và Anh đều 39 tuổi là những bí thư thành
ủy tỉnh ủy trẻ nhất từ trước tới giờ,đúng là con ông cháu cha thì quan
lộ phải thong dong
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn có cậu con út
mới 25 tuổi tên Nguyễn Minh Triết vừa được bầu làm bí thư tỉnh đoàn
Thanh Niên Cộng Sản H CM tỉnh Bình Định và cũng đắc cử vào ban chấp hành
tỉnh ủy Bình Định.
Phan Huyền Thư bị tố cáo cầm nhầm thơ Du Tử Lê thơ Phan Ngọc Thường Đoan, văn Đăng Tiến Bùi Bảo Trúc
Trang
Thằng phải gió của nhà văn Thế Phong đăng bài cho biết nhà thơ Phan
Huyền Thư hội viện Hội Nhà văn cầm các bị tố cáo cầm nhầm thơ Du Tử
Lê,Phan Ngọc Thường Đoan sau khi bị tố cáo cầm nhầm văn Đặng Tiến và Bùi
Bảo Trúc.Hội viên Hội nhà văn cầm các có ông chủ tịch Hữu Thỉnh từng bị
tố cáo cầm nhầm thơ dịch của nhà thơ Đức thì Phan Huyền Thư bị tố cáo
cầm nhầm thơ văn âu cũng là truyền thống của hội ta có gì đáng quan tâm
đâu nhỉ
Cuối cùng thì Hội Nhà Văn Hà nội do nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch đã phải ra thông cáo thu hồi giải thưởng
vừa trao cho tập thơSẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư tập thơ có
những bài thơ cần nhầm.
Hun sen học sách VN
Ông Hun Sen thủ
tướng nước Cao Mên nhân vật nổi tiếng thân Hà nội có hai con trai là
Hun Manet sinh năm 1977 và Hun Manith sinh năm 1982
Con lớn của Hun Sen đươc bố cho sang Mỹ học trường quân sự danh tiếng West point về nước làm tới tướng ba sao
Con
nhỏ của Hun Sen,Hun Manith cũng đươc bố cho ra nước ngoài hết học ở Mỹ
lại Úc về phụ trách thanh niên rồi thành nghị sĩ quốc hội lại vừa đươc
bố cho phụ trách ngành tình báo của quân đội nữa.Các con của Hun Sen đều
nói nước Cao Mên là nước đa nguyên chính trị quốc hội có nhiều dân biểu
đối lập,không phải ai muốn làm gì cũng được, họ làm việc nước trong
khuôn khổ luật pháp.
Trái bom Bùi QuangVinh
Quốc hội VN họp
ở Hà nội đang khí thế thì ông Bùi Quang Vinh tác giả câu nói”làm quái
gì có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà đi tìm vừa bỏ
một trái bom tuyên bố trước quốc hội ,nợ công nước ta đang ở mức báo
động ngân sách cạn kiệt phải đi vay ngân hàng nhà nước ngân hàng ngoại
thương để tiêu,không mau thay đổi thể chế sẽ vỡ nợ đến nơi.
Lời vàng ngọc
Bà Nguyễn Thị QuyếtTâm tân phó bí thư Thành ủy Đảng CSVNTPHCM vừa tuyên
bố mộ câu xanh rờn mà báo chí lề phải gọi là lời vàng ngọc”con lãnh đạo
làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc không có gì phải nghi ngại cả”.
Tướng công an về hưu Võ Viết Thanh lên tiếng
Tướng
công an về hưu Võ Viết Thanh người từng từ chối không làm tay sai phe
Lê Đức Thọ đi bôi nhọ Võ Nguyên Giáp vừa lên tiếng trên báo Tuổi Trẻ
rằng thì là Đảng CSVN chỉ còn một lối thoát duy nhất là đổi mới chánh
tri,làm dân chủ từ trong Đảng ra tới dân không thì “đi đoong”
Thiền sư Nhất Hạnh đươc giải Pacem in terries award 2015
Thiền
sư Nhất Hạnh người đứng đầu tăng thân Làng Mai và Phật giáo tiếp hiện ở
Pháp vừa được giải thưởng Pacem in terries award 2015 của giáo hội
thiên chúa giáo La Mã.Giải này đươc lập năm 1964 bởi giáo hòang John
XXIII với mục tiêu vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về
Hòa Bình+công lý không chỉ riêng cho đất nước họ mà còn cho toàn thế
giới”
Mục sư Luther King và mẹ Theresa từng được giải nàyTin mới nhất Thiền sư Nhất Hạnh đang hôn mêvì xuất huyết não
Đảng Công An coi bộ lên đời
Đại hội
12 chưa diễn ra Đảng Công An đã họp khá là khí thế, đảng trưởng Nguyễn
Tấn Dũng các đảng phó Lê Hồng Anh ,Trần Đại Quang,với râu ria Nguyễn Hòa
Bình,Trương Hòa Bình,múa may quay cuồng.Thế là một lô tướng công an đăc
cử bí thư tỉnh ủy ngon lành.
Ông Ban Ki Moon tổng thư ký LHQ nhận là hậu duệ họ Phan ở VN
Cả
thế giới kinh ngạc khi truyền thông VN loan tin ôngBan Ki Moon đương
kim tổng thư ký Liên Hiệp,công dân Hàn Quốc từng là ngoại trưởng Hàn
Quốc bỗng nhiên tới nhà thờ danh nhân văn hóa Phan Huy Chú ở xã Sài Sơn
huyện Quốc Oai Hà nội thắp nhang nhận là hậu duệ của Phan huy Chú tên
Phan Cơ Văn và viết lưu bút nguyên văn bằng tiếng Anh kèm chữ Hán đươc
dịch ra tiếng Việt như sau:”cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi
nhà thờ này.Là một người con của dòng họ Phan giờ giữ chức Tổng thư ký
của Liên Hiệp Quốc.Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lới
dạy củatổ tiên”
Đúng là áo gấm về làng,uống nước nhớ nguồn chứ không ăn cháo đá bát như nhiều đấng bậc ở VN.
Thỏa ước Thành Đô
Nhân
dịp ông Tập Cận Bình vua Tầu tới Hà nội,thông tấn xã vỉa hè TTXVAcho
công bố lại cái thỏa ước nhục nhã mà Đảng CSVN ký với Đảng Cộng Sản Tầu ở
Thành Đô thế kỷ trước hẹn năm 2022 thì VN trở thành một khu tự trị của
Tầu,để Tầu cho rút khỏi Miên và bang giao lại với Hà nội.Báo Tầu nhất
là báo Hoàn Cầu hàng ngày nhai đi nhai lại cái thỏa ươc bán nước này,
nay TTXVA nhắc lại chắc các ông lớn Ba Đình nhột lắm đây
No comments:
Post a Comment