Saturday, August 2, 2014
MINH VĂN * CỘNG SẢN VÔ SẢN
Giai cấp Vô Sản và lời hứa suông của Đảng
Filed Under Minh Văn
Minh Văn
Các bản Hiến Pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay đều đề cập đến vai trò
chính yếu của đảng Cộng Sản là đại diện cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Khởi thủy của họ là làm cách mạng vô sản, có nghĩa là giải
phóng giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi của người nghèo. Một đảng
phái thì bao giờ cũng đại diện cho một tầng lớp nhất định, và phải trung
thành với cương lĩnh đó. Vậy thì Đảng Cộng Sản đại diện cho giai cấp vô
sản. Có lẽ điều này đã quá rõ ràng, không cần phải bàn cãi thêm nữa.
Nhưng họ có thực sự đấu tranh và bảo vệ cho giai cấp vô sản hay không
lại là một chuyện khác.
“Công nhân và nông dân là giai cấp tiên phong cách mạng”. Đó là những
gì mà người ta hứa trên hình thức và trước khi cướp chính quyền. Nhưng
khi đã nắm quyền cai trị, mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng ngược
lại. Giai cấp vô sản không những không được hưởng tự do, quyền lợi mà
còn bị bần cùng hóa và siết chặt nhân quyền hơn trước. Người Công Nhân
bị cấm thành lập Công đoàn độc lập, vốn là quyền căn bản thiết thân. Họ
còn bị kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống công đoàn nhà nước, mọi hành động
phản đối bất công đều bị coi là chống lại chế độ. Người nông dân cũng
bị bóc lột và đẩy đến đường cùng, họ phải bỏ ruộng nương ra thành phố để
kiếm sống bằng mọi cách trong một xã hội đầy rẫy hiểm nguy. Phần đa
trong số họ đã chọn con đường xuất khẩu lao động như một lối thoát duy
nhất chobản thân và gia đình.
Nhà nước hiện thời là một tập đoàn lợi ích, coi trọng kẻ giàu, khinh
rẻ người nghèo. Đảng liên kết với những tầng lớp giàu có để cai trị và
bóc lột nhân dân. Đâu còn là “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động” như họ đã từng nói. Thành ra giai cấp vô sản giờ đây lại khổ
gấp trăm gấp ngàn lần xưa. Vì vậy mà trong mắt họ, không có bất kỳ vị
trí nào cho đảng, ngoài nỗi sợ hãi và phục tùng miễn cưỡng.
Vậy thì đảng Cộng Sản bây giờ là của ai? Khi mà họ không thực hiện
đúng vai trò như cương lĩnh đã ghi? Nếu không đại diện cho giai cấp vô
sản, thì họ còn có lý do gì để mà tồn tại nữa? Rõ ràng là đảng không hề
đại diện cho những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội (vô sản), và
thực tế họ cũng không xứng đáng với điều đó.
Từ lâu người dân lao động đã nhận ra rằng, đảng đã dối lừa và phản
bội họ. Nhưng với một hệ thống nhà nước toàn trị như vậy, việc đoàn kết
được với nhau để đưa ra ra yêu sách là điều hết sức khó khăn. Đàn áp và
trù dập là câu trả lời của nhà nước đối với người dân khi họ đấu tranh
đòi quyền lợi và công bằng. Hình ảnh một chế độ nhà nước đại diện cho
giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã thực sự biến mất, không hề để
lại dấu vết nào.
Trong các khu công nghiệp hiện nay, người công nhân sống khổ sở với
đồng lương chật hẹp, phải đối mặt với nạn bạo hành của chủ lao động. Họ
bị bóc lột thậm tệ, bị sa thải một cách vô lý nhưng không hề có sự bảo
vệ của tổ chức Công đoàn. Hệ thống này vốn là một bộ phận trong bộ máy
nhà nước, được lập ra với mục đích giám sát và kìm kẹp người lao động.
Giờ đây người công nhân đã hiểu được rằng, họ phải tự đứng lên để bảo vệ
quyền lợi của mình, không thể tin vào lời hứa suông từ phía nhà nước
được. Và nhiều vụ đình công tự phát đã nổ ra nhưng bị nhà nước dập tắt
và ém nhẹm. Giai cấp Công Nhân vốn được coi là “Tiên phong cách mạng”,
giờ đây thực sự trở thành những nô lệ mới của thời đại. Mọi tiếng nói
quyền lợi bị chìm khuất trong đêm đen và những mĩ từ như “Hiện đại hóa,
công nghiệp hóa”, “Mái ấm Công Đoàn”…
Vốn là tầng lớp thấp cổ bé họng, những người lao động thực sự là đối
tượng dễ bị bóc lột và tổn thương nhất trong xã hội. Nhà nước đã không
giữ lời hứa và bỏ rơi họ, sự hy vọng cho một cuộc sống ấm no công bằng
giờ đây trở nên xa vời. Hằng ngày hằng giờ, vòng xoáy đàn áp và bóc lột
cứ đeo bám người dân vô tội như một định mệnh oan nghiệt.
Giờ đây đảng đã thực sự trở thành một guồng máy siêu bóc lột. Thay vì
phục vụ và bảo vệ nhân dân, quân đội và cảnh sát trở thành những công
cụ đàn áp công khai. Với một chế độ nhà nước đã mất hoàn toàn tín nghĩa
như vậy, liệu họ còn có lý do gì để tồn tại? Có thể nói rằng, đó chỉ là
một tập đoàn lợi ích, tồn tại dựa trên sự đàn áp và bóc lột nhân dân,
một nhà nước phi pháp và phi nghĩa.
Thiết nghĩ rằng, người dân không còn hy vọng gì vào một chế độ nhà
nước như vậy trong việc phục vụ nhân dân. Họ không thể nào mang lại hạnh
phúc, cũng như sự an toàn cho người dân, càng không thể vì sự lớn mạnh
của quốc gia dân tộc.
Người ta không thể xây dựng và phát triển đất nước bằng đàn áp và bóc
lột. Các giá trị tự do, ấm no và tiến bộ không thể có được bằng những
lời hứa suông của đảng.
(01/8/2014)
(Tác giả gửi cho Chuyển Hóa)
THIỆN Ý * PHẢN TỈNH GIẢ THẬT NỬA VỜI?
Từ thư của Huỳnh Tấn Mẫm đến thư ngỏ của 61 Ðảng viên CS, chỉ là sự phản tỉnh nửa vời
VOA – 30.07.2014
Công luận trong và ngoài Việt Nam đang quan tâm
bàn tán về một Thư ngỏ của 61 đảng viên Cộng sản từng giữ các chức vụ
cao cấp trong bộ máy Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam, tiêu
biểu là những đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng như Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Tương Lai, Nguyễn Trung, Huỳnh Kim Báu,
Nguyên Ngọc, Hạ Đình Nguyên, Kha Lương Ngãi, Tô Nhuận Vỹ, Lữ Phương,
Nguyễn Thị Kim Chi, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Phạm Chi Lan…
Đọc qua nội dung Thư ngỏ này, ai cũng thấy nó tương tự như Thư tâm
tình của cá nhân đảng viên Cộng sản Huỳnh Tấn Mẫm, có khác chăng là Thư
ngỏ của tập thể thì gửi cho các nhà lãnh đảo hàng đầu của đảng Cộng sản
Việt Nam (CSVN) yêu cầu thay đổi chế độ chính trị và toàn diện đất
nước, còn Thư tâm tình của Huỳnh Tấn Mẫm thì gửi cho các thanh niên sinh
viên học sinh để thúc đẩy thế hệ trẻ dấn thân làm thay đổi đất nước.
Nội dung Thư ngỏ của 61 đảng viên Cộng sản cũng như Thư tâm tình của
Huỳnh Tấn Mẫm đều đưa ra những định chung chung về thực trạng đất nước
trước hai hiểm họa nội xâm và ngoại xâm, rồi quy trách nhiệm tất cả do
sự lãnh đạo sai lầm của đảng CSVN. Những hiểm họa ấy ai cũng biết đã thể
hiện trên thực tế qua sự yếu kém của “guồng máy công quyền”, tệ trạng
tham nhũng, xã hội suy đồi, bất công trong chế độ hiện tại, sự hèn yếu
của tầng lớp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước hiểm họa Trung quốc xâm
lăng từng bước lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Việt Nam.v.v…
Chẳng hạn, thư ngỏ mở đầu viết “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa
Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm
về đường lối kinh tế
nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị
kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy
cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các
nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng
hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.”
Thế nhưng, tất cả đều dừng lại ở mức độ phê phán, rồi kêu gọi các
lãnh đạo hàng đầu tự nguyện tự giác thay đổi chế độ chính trị và đường
lối cai trị theo chiều hướng dân chủ đa nguyên, đa đảng. Thư ngỏ của 61
đảng viên cũng viết“Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với
trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương
lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn
sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính
trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”
Đây là điều mà nhiều cá nhân và tập thể đảng viên Cộng sản đã làm
trong quá khứ, không có gì mới và chắc chắn cũng không có hiệu quả thực
tế.
Thực tế muốn những lời kêu gọi có hiệu quả thì cần đi kèm nhiều động tác khác nữa, trong đó có hành động cụ thể, cương quyết và triệt
để hơn của chính những cá nhân và tập thể đảng viên Cộng sản đã đưa ra
được những nhận thức đúng đắn về thực trạng suy đồi toàn diện của đất
nước, nếu không thì những lời kêu gọi suông đó mới chỉ chứng tỏ được sự
“phản tỉnh” của chính họ, một sự “phản tỉnh nửa vời”, không có tác dụng
gì làm chuyển biến được tình hình đất nước.
Từ Thư tâm tình với giới trẻ của Huỳnh Tấn Mẫm ngày 4-7-2014, đến Thư
ngỏ của 61 đảng viên ngày 28-7 mới đây gửi cho Đảng CSVN, tất cả mới
chỉ là phản tỉnh về mặt nhận thức, trong khi chính những người lên tiếng
kêu gọi đã không dám làm một cuộc đổi thay cá nhân để tỏ rõ lập trường
dứt khoát đứng vế phía dân chủ, chống lại độc tài toàn trị: đó là họ
phải cùng lúc công khai tách ra khỏi đảng CSVN. Tất nhiên hành động này
vẫn chưa đủ để chứng tỏ một sự “phản tỉnh hoàn toàn” mà còn cần nhiều
động tác quyết liệt tiếp theo, như là cùng nhau thành lập một bộ tham
mưu lãnh đạo quần chúng đấu tranh, dưới mọi hình thức, từ ôn hòa bất bạo
động đến bạo động, tạo áp lực cần thiết buộc đảng CSVN phải “tự nguyện
tự giác” thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp cho dân cho nước, nếu không
sẽ bị chính sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân buộc đảng CSVN
phải đổi. Đây là điều thực sự không người Việt Nam yêu nước nào mong
muốn, vì nó sẽ có hậu quả tàn hại cho dân, cho nước, và sẽ mang lại một
số phận bi thảm khó tránh khỏi cho chính những người lãnh đạo hàng đầu
cũng như cho toàn đảng CSVN.
Bởi vì, hơn ai hết những người CSVN biết rõ luận điểm Mác-Lê về đấu tranh giai cấp, đó là“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” và “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”.
Chúng tôi thành tâm mong muốn cá nhân đảng viên Huỳnh Tấn Mẫm và tập
thể 61 đảng viên nói trên không chỉ dừng lại ở sự “phản tỉnh nửa với” mà
cần có những hành động tiế theo để chứng tỏ sự “phản tỉnh hoàn toàn”.
Chúng tôi cũng thành tâm mong muốn toàn thể các đảng viên đảng CSVN
“phản tỉnh tập thể” nhằm tạo áp lực cần thiết làm chuyển biến “não trạng
xơ cứng” của một nhóm lãnh đạo hàng đầu, theo chiều hướng có lợi cho
dân cho nước.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
********
Nguồn:
MARIANNE BROWN * CỘNG SẢN THỨC TỈNH
Một số lãnh đạo Đảng CSVN chỉ trích mối quan hệ Việt-Trung
31.07.2014
Bộ Ngoại giao Việt Nam bênh vực chính sách ngoại giao của Hà Nội tiếp theo một câu hỏi liên quan đến một bức thư ngỏ của những đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản kêu gọi chấm dứt mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường lệ ở thủ đô, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói chính sách hiện nay của Việt Nam nhắm mục đích “bảo vệ sự độc lập, hỗ trợ và đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế.
Ông Bình nói:
“Việc thực hiện chủ trương nhất quán này đã mang lại một vị thế quốc
tế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế cũng như đóng góp tích
cực vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.”
Trước đây trong tuần, khoảng 60 đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã gởi một bức thư ngỏ lên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nói
rằng Hà Nội đã trả một giá quá cao vì đã nhượng bộ quá nhiều những đòi
hỏi của Trung Quốc.
Bức thư này được đưa ra vài tuần lễ sau cuộc khủng hoảng ngoại giao,
châm ngòi hồi tháng 5 năm nay khi Trung Quốc điều động một giàn khoan
dầu đến vùng biển Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã di dời
giàn khoan này trước đây trong tháng để tránh bão đến.
Giáo sư Tương Lai, cố vấn cho hai Thủ tướng, là một trong những người ký tên vào lá thư gửi các nhà lãnh đạo cao cấp. Ông nói:
“Lá thư này khác những lá thư trước, những kiến nghị, những tuyên bố
trước vì lá thư này nhân danh những đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam
gửi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam.”
Ngoại giao giữa hai nước căng thẳng trong vài tháng qua, đặc biệt sau
khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây ra bạo động tại những Khu
công nghiệp Việt Nam vào tháng 5 làm cho một số công nhân Trung Quốc
thiệt mạng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Bức thư cũng gồm một đề nghị là Hà Nội kiện Trung Quốc ra Tòa án Luật Biển Quốc tế.
Giáo sư Tương Lai nói tiếp:
“Việc cúi đầu lệ thuộc Trung Quốc ấy nó đánh mất lý do mà đảng có thể
tập họp được nhân dân, tức là đảng đánh mất ngọn cờ độc lập và dân
chủ.”
Một người ký tên khác là bà Phạm Chi lan, 69 tuổi, cựu phó chủ tịch
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và là cựu thành viên của ủy
ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Bà vẫn còn làm việc trong tư cách cố vấn
cho một vài bộ.
Bà Chi Lan nói:
“Tôi nghĩ nếu Việt Nam hội nhập tốt hơn vào những nền kinh tế khác,
ví dụ như phát triển đồng đều hơn ngoài Trung Quốc cùng với một nền kinh
tế trong khu vực như Ấn Độ chẳng hạn hoặc các nền kinh tế khác như Hàn
Quốc, Nhật Bản, các nền kinh tế ASEAN thì sẽ đỡ hơn là lệ thuộc vào
Trung Quốc.”
Bà Chi Lan nói thêm Việt Nam cũng cần thực hiện những cải cách định
chế chẳng hạn như nếu đảng vẫn còn muốn phát triển “một nền kinh tế thị
trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” như hiện nay thì sẽ rất khó khăn
vì định nghĩa thuật ngữ này không rõ rệt.
Giáo sư Tương Lai nói khái niệm không phải là lật đổ Đảng Cộng sản mà
là xây dựng đảng. Nhưng xây dựng có nghĩa là cải cách. Ông nói:
“Nếu đảng không thay đổi, đảng sẽ sụp đổ vì sự tin tưởng của người dân rất thấp.”
http://www.voatiengviet.com/content/mot-so-lanh-dao-dang-csvn-chi-trich-moi-quan-he-viet-trung/1969017.html
http://www.voatiengviet.com/content/mot-so-lanh-dao-dang-csvn-chi-trich-moi-quan-he-viet-trung/1969017.html
TRUNG QUỐC TIẾN RA BIỂN ĐÔNG
Trung Quốc dùng tàu cá xâm lược biển Đông
(Dân trí) - Nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở, và chính
Trung Quốc cũng muốn công khai cho cả thế giới biết về điều này.
>> Trung Quốc “xua” gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông
>> Báo Anh vạch trần âm mưu dùng tàu cá chiếm Biển Đông của Trung Quốc
>> Trung Quốc “xua” gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông
>> Báo Anh vạch trần âm mưu dùng tàu cá chiếm Biển Đông của Trung Quốc
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Trưa 1.8, hàng vạn tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra biển Đông. Đây không phải là lần đầu
Trung Quốc xua cả một “biển” tàu ra biển. Họ từng cậy có đoàn tàu đông đúc để
áp đảo tàu của ngư dân các nước khác trong khu vực.
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 - năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Tính chất đại bá chủ của Trung Quốc được thể hiện kiểu áp đặt như vậy. Tự họ ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông với 80% diện tích họ tự cho là của riêng. Rồi họ tự tháo bỏ lệnh cấm để xua tàu cá của mình ra khơi. Lệnh của họ ban ra bắt buộc các nước phải chấp hành, nếu không thì họ bắt giữ, cho tàu húc chìm.
Trung Quốc coi biển Đông là cái ao cá của họ. Muốn xúc thì xúc, muốn nghỉ thì nghỉ. Cấm không ai được phép vào bắt. Thế giới có trật tự không thể chấp nhận một Trung Quốc “mất trật tự” như vậy. Thế nhưng, họ bất chấp trật tự của thế giới, chà đạp lẽ phải, đứng trên sự thật và pháp lý.
Sự thâm hiểm của Trung Quốc là trang bị thêm cho ngư dân nước họ đầy đủ thiết bị để đi đánh bắt ở ngư trường của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Với mục đích lâu dần, biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp. Để cuối cùng là độc chiếm biển Đông.
Trung Quốc thực hiện chiến lược này rất bài bản, ngoài hỗ trợ thiết bị, họ còn hỗ trợ tài chính, xăng dầu cho ngư dân. Trung Quốc khuyến khích tối đa cho ngư dân đi đánh bắt ở các ngư trường ngoài ngư trường thuộc chủ quyền của họ. Cùng với tàu cá, Trung Quốc thành lập biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” gồm đội tàu chế biến, tàu tiếp dầu, tàu đông lạnh… Biên đội này hỗ trợ đoàn tàu cá hàng vạn chiếc để hoạt động dài ngày nhằm khai thác triệt để hải sản trên biển Đông.
Với hàng vạn tàu cá hoạt động ngày đêm, với biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” và lực lượng kiểm ngư, hải giám hùng hậu, Trung Quốc xâm lược biển Đông là chuyện không có gì phải nghi ngờ. Nếu như đội tàu cá vừa ít, vừa nhỏ của Việt Nam ra đương đầu với tàu cá và lực lượng hỗ trợ của Trung Quốc, thì kết cục như thế nào đã quá rõ.
Không thể giữ biển Đông bằng kêu gọi ngư dân bám biển bằng ý chí.
Không thể xem thường bước xâm lược này của Trung Quốc.
Cám ơn các bạn!
http://dantri.com.vn/blog/trung-quoc-dung-tau-ca-xam-luoc-bien-dong-924991.htm
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 - năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Tính chất đại bá chủ của Trung Quốc được thể hiện kiểu áp đặt như vậy. Tự họ ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông với 80% diện tích họ tự cho là của riêng. Rồi họ tự tháo bỏ lệnh cấm để xua tàu cá của mình ra khơi. Lệnh của họ ban ra bắt buộc các nước phải chấp hành, nếu không thì họ bắt giữ, cho tàu húc chìm.
Trung Quốc coi biển Đông là cái ao cá của họ. Muốn xúc thì xúc, muốn nghỉ thì nghỉ. Cấm không ai được phép vào bắt. Thế giới có trật tự không thể chấp nhận một Trung Quốc “mất trật tự” như vậy. Thế nhưng, họ bất chấp trật tự của thế giới, chà đạp lẽ phải, đứng trên sự thật và pháp lý.
Sự thâm hiểm của Trung Quốc là trang bị thêm cho ngư dân nước họ đầy đủ thiết bị để đi đánh bắt ở ngư trường của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Với mục đích lâu dần, biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp. Để cuối cùng là độc chiếm biển Đông.
Trung Quốc thực hiện chiến lược này rất bài bản, ngoài hỗ trợ thiết bị, họ còn hỗ trợ tài chính, xăng dầu cho ngư dân. Trung Quốc khuyến khích tối đa cho ngư dân đi đánh bắt ở các ngư trường ngoài ngư trường thuộc chủ quyền của họ. Cùng với tàu cá, Trung Quốc thành lập biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” gồm đội tàu chế biến, tàu tiếp dầu, tàu đông lạnh… Biên đội này hỗ trợ đoàn tàu cá hàng vạn chiếc để hoạt động dài ngày nhằm khai thác triệt để hải sản trên biển Đông.
Với hàng vạn tàu cá hoạt động ngày đêm, với biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” và lực lượng kiểm ngư, hải giám hùng hậu, Trung Quốc xâm lược biển Đông là chuyện không có gì phải nghi ngờ. Nếu như đội tàu cá vừa ít, vừa nhỏ của Việt Nam ra đương đầu với tàu cá và lực lượng hỗ trợ của Trung Quốc, thì kết cục như thế nào đã quá rõ.
Không thể giữ biển Đông bằng kêu gọi ngư dân bám biển bằng ý chí.
Không thể xem thường bước xâm lược này của Trung Quốc.
Lê Chân Nhân
BLOG rất mong
nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan
tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình,
rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ
thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.Cám ơn các bạn!
http://dantri.com.vn/blog/trung-quoc-dung-tau-ca-xam-luoc-bien-dong-924991.htm
GS. NGUYỄN VĂN TUẤN * VỤ MAXDDOX
02-08-2014
Sự kiện USS Maddox
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 2-8-1964
Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
Ảnh vietlandnews.net |
Tóm
tắt câu chuyện: Ngày 2/8/1964, đúng 50 năm trước, tàu khu trục USS
Maddox của Mĩ đang làm nhiệm vụ tại một vùng biển gần lãnh hải của Bắc
VN. Chính phủ Bắc VN cho 3 tàu phóng ngư lôi tấn công Maddox. Tàu Maddox
bắn trả đũa và gọi máy bay đến oanh kích.
Kết quả cả 3 tàu VN đều bị hư
hỏng, 4 người chết, 6 bị thương; còn phía Mĩ thì tàu Maddox bị một vết
đạn, chẳng ai bị thương, nhưng một máy bay bị hư hỏng. Tuy nhiên, báo chí VN mô tả đó là một ... chiến thắng của hải quân VN!
Cảm thấy bị thách thức, Đô đốc Thomas H. Moorer, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, ra lệnh điều thêm USS Turner Joy, một tàu khu trục lớn hơn và hiện đại hơn Maddox, đến vùng biển ngoài Bắc VN. Sứ mệnh của hai tàu là thu thập thông tin.
Đêm 4/8/1964, cả hai tàu Maddox và Joy Turner báo cáo rằng họ bị nhiều tàu tấn công. Mặc dù báo cáo không nói rõ các tàu tấn công, và cũng chẳng nhìn rõ, nhưng các sĩ quan hải quân Mĩ cho rằng các tàu tấn công là của Bắc VN. Vì tin như thế nên phía Mĩ trả đũa. Máy bay từ Hạm Đội 7 oanh tạc tiêu huỷ kho dầu ở Vinh, và bắn chìm các tàu của Bắc VN.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lại nhiều câu hỏi, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Thứ nhất, ai ra lệnh bắn thuỷ lôi vào tàu Maddox? Như trình bày trên, ngày 2/8/1964 có 3 tàu VN tấn công tàu Maddox của Mĩ. Câu hỏi đặt ra là ai là ra lệnh tấn công? Trong cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức có đề cập đến sự kiện này qua lời kể của Đại tá Lê Trọng Nghĩa: “Khi ‘sự kiện Vịnh Bắc Bộ’ xảy ra, cả Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đều đi vắng. Trung Quốc và Liên Xô cùng làm ầm lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải chủ trì họp kiểm điểm. Vào họp Hồ Chí Minh đặt vấn đề rất nghiêm: Ai ra lệnh? Hôm xảy ra vụ tàu Maddox, trực Quân uỷ Trung ương là tướng Trần Quý Hai, tôi là trực ban tác chiến chịu trách nhiệm nắm tình hình địch. Trần Quý Hai nói là đã báo cáo Bộ Chính trị trước khi ra lệnh nhưng kiên quyết không nói cụ thể báo cáo ai. Võ Nguyên Giáp yêu cầu phải kỷ luật. Trong khi, Văn Tiến Dũng nói, ‘mình không đánh nó thì nó cũng sẽ đánh mình, bản chất đế quốc là thế’. Cuối cùng Trần Quý Hai nhận kỷ luật cho dù ai cũng biết phía sau lệnh này là ai”.
Còn sự thật tấn công thì có thể nói là khá khiêm tốn. Ðại Tá Quách Hải Lượng là người có tham gia trận “hải chiến” với Maddox. Ông kể với báo Người Việt như sau (1): “Thật ra ba tàu chiến của ta chỉ là những tàu rất kém được điều từ Thanh Hóa ra, ba cái tàu phóng lôi này nếu so với tàu Ma Ðốc của Mỹ thì làm sao so được. Tuy thế khi nghe tin tàu Ma Ðốc vào hải phận của mình thì do tinh thần hăng hái chứ bên trên không chỉ đạo cụ thể là đánh thế này hay đánh thế kia một cách gì cả. Trên chỉ cho biết nếu có lệnh mà địch đến thì mình đánh. Với tinh thần đấy thì hải quân thuộc vùng Thanh Hóa là nơi gần sự xuất hiện của tàu Mỹ cho ba tàu này ra chống trả. Thế nhưng chưa đến nơi thì tàu Mỹ nó đánh phủ đầu bằng những loạt đạn kinh lắm nhưng không biết sao anh em vẫn xông tới. Thử bắn mấy quả đều trượt cả.”
“Tôi muốn vẽ ra một cảnh như thế này cho anh hiểu thêm. Thường thì trong các cuộc hải chiến, tàu bị tấn công cố gắng thu mình lại bằng cách đối điện trực tiếp với tàu địch càng thẳng bao nhiêu thì cơ thể của chiếc tàu mình càng nhỏ bấy nhiêu vì nếu nằm ngang với nó thì toàn thân tàu xuất hiện nguyên vẹn và làm bia tốt cho họ bắn, vì thế phải cố mũi đối mũi với tàu địch khi bị tấn công.”
“Trong lần này thì tàu của ta xoay xở thế nào đấy mà bắn thẳng vào sườn nó nhưng vẫn cứ trượt!,” vị cựu đại tá nói. “Cuối cùng thì một chiếc bị trúng ở mũi, đầu tàu của nó chúc xuống. Lúc ấy thì tàu của mình tiến gần khoảng mấy trăm mét thôi, hai bên binh lính nhìn nhau, buồn cười lắm... đánh nhau nó có cái lạ như thế. Hai bên bắn bừa vào nhau, mình bắn nó, nó bắn mình... cuối cùng thì mình rút về và có một cái tàu hỏng nằm gần đấy... lúc quay trở về thì máy bay nó đuổi ghê quá nhưng cũng may là thoát hiểm.”
Đọc qua những mô tả này chúng ta thấy VN không hề thắng trong trận chiến ngắn ngày 2/8/1964.
Thứ hai, tàu Maddox ở đâu khi sự việc xảy ra? Khi sự kiện xảy ra, tàu Maddox nói họ đang ở lãnh hải Bắc VN 28 hải lí. Thế nhưng phía Bắc VN thì nói Maddox đã vào sâu lãnh hải VN 6 hải lí. Không biết ai nói thật và ai nói dối.
Thứ ba, sự kiện này 4/8/1964. Ai dựng chuyện hay chỉ là hiểu lầm? Cho đến nay, chúng ta biết rõ ràng là không có tàu nào tấn công tàu Maddox và Joy Turner vào đêm 4/8/1964 cả. Nói rằng tàu VN tấn công là một sự vu cáo và bịa đặt trắng trợn. Trong lần ghé thăm VN, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ là Robert McNamarra có đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và ông có hỏi ông Giáp về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, ông Giáp thừa nhận có sự kiện ngày 2/8, nhưng 4/8 thì hải quân VN hoàn toàn không có dính dáng.
Sự kiện ngày 2/8 và 4/8 rất quan trọng. Mĩ xem đó là một tấn công vào Mĩ, và họ phải có hành động. Ngày 7/8, Thượng viện Mĩ bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống Lyndon Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kì và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt Nam”. Đầu năm 1965, Johnson có lí do gửi quân lính đến miền Nam VN, và bắt đầu một cuộc chiến tranh lâu dài, đẩm máu, và tốn kém.
Chẳng lẽ một cuộc chiến đẩm máu bắt đầu bằng một sự hiểu lầm hay dựng chuyện? Sự kiện tàu Maddox đáng lí ra phải là một đề tài nghiên cứu về sử rất quan trọng, nhưng có lẽ vì thông tin chưa được giải mật (phía VN) nên cho đến nay, chúng ta chỉ biết một chiều.
Cảm thấy bị thách thức, Đô đốc Thomas H. Moorer, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, ra lệnh điều thêm USS Turner Joy, một tàu khu trục lớn hơn và hiện đại hơn Maddox, đến vùng biển ngoài Bắc VN. Sứ mệnh của hai tàu là thu thập thông tin.
Đêm 4/8/1964, cả hai tàu Maddox và Joy Turner báo cáo rằng họ bị nhiều tàu tấn công. Mặc dù báo cáo không nói rõ các tàu tấn công, và cũng chẳng nhìn rõ, nhưng các sĩ quan hải quân Mĩ cho rằng các tàu tấn công là của Bắc VN. Vì tin như thế nên phía Mĩ trả đũa. Máy bay từ Hạm Đội 7 oanh tạc tiêu huỷ kho dầu ở Vinh, và bắn chìm các tàu của Bắc VN.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lại nhiều câu hỏi, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Thứ nhất, ai ra lệnh bắn thuỷ lôi vào tàu Maddox? Như trình bày trên, ngày 2/8/1964 có 3 tàu VN tấn công tàu Maddox của Mĩ. Câu hỏi đặt ra là ai là ra lệnh tấn công? Trong cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức có đề cập đến sự kiện này qua lời kể của Đại tá Lê Trọng Nghĩa: “Khi ‘sự kiện Vịnh Bắc Bộ’ xảy ra, cả Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đều đi vắng. Trung Quốc và Liên Xô cùng làm ầm lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải chủ trì họp kiểm điểm. Vào họp Hồ Chí Minh đặt vấn đề rất nghiêm: Ai ra lệnh? Hôm xảy ra vụ tàu Maddox, trực Quân uỷ Trung ương là tướng Trần Quý Hai, tôi là trực ban tác chiến chịu trách nhiệm nắm tình hình địch. Trần Quý Hai nói là đã báo cáo Bộ Chính trị trước khi ra lệnh nhưng kiên quyết không nói cụ thể báo cáo ai. Võ Nguyên Giáp yêu cầu phải kỷ luật. Trong khi, Văn Tiến Dũng nói, ‘mình không đánh nó thì nó cũng sẽ đánh mình, bản chất đế quốc là thế’. Cuối cùng Trần Quý Hai nhận kỷ luật cho dù ai cũng biết phía sau lệnh này là ai”.
Còn sự thật tấn công thì có thể nói là khá khiêm tốn. Ðại Tá Quách Hải Lượng là người có tham gia trận “hải chiến” với Maddox. Ông kể với báo Người Việt như sau (1): “Thật ra ba tàu chiến của ta chỉ là những tàu rất kém được điều từ Thanh Hóa ra, ba cái tàu phóng lôi này nếu so với tàu Ma Ðốc của Mỹ thì làm sao so được. Tuy thế khi nghe tin tàu Ma Ðốc vào hải phận của mình thì do tinh thần hăng hái chứ bên trên không chỉ đạo cụ thể là đánh thế này hay đánh thế kia một cách gì cả. Trên chỉ cho biết nếu có lệnh mà địch đến thì mình đánh. Với tinh thần đấy thì hải quân thuộc vùng Thanh Hóa là nơi gần sự xuất hiện của tàu Mỹ cho ba tàu này ra chống trả. Thế nhưng chưa đến nơi thì tàu Mỹ nó đánh phủ đầu bằng những loạt đạn kinh lắm nhưng không biết sao anh em vẫn xông tới. Thử bắn mấy quả đều trượt cả.”
“Tôi muốn vẽ ra một cảnh như thế này cho anh hiểu thêm. Thường thì trong các cuộc hải chiến, tàu bị tấn công cố gắng thu mình lại bằng cách đối điện trực tiếp với tàu địch càng thẳng bao nhiêu thì cơ thể của chiếc tàu mình càng nhỏ bấy nhiêu vì nếu nằm ngang với nó thì toàn thân tàu xuất hiện nguyên vẹn và làm bia tốt cho họ bắn, vì thế phải cố mũi đối mũi với tàu địch khi bị tấn công.”
“Trong lần này thì tàu của ta xoay xở thế nào đấy mà bắn thẳng vào sườn nó nhưng vẫn cứ trượt!,” vị cựu đại tá nói. “Cuối cùng thì một chiếc bị trúng ở mũi, đầu tàu của nó chúc xuống. Lúc ấy thì tàu của mình tiến gần khoảng mấy trăm mét thôi, hai bên binh lính nhìn nhau, buồn cười lắm... đánh nhau nó có cái lạ như thế. Hai bên bắn bừa vào nhau, mình bắn nó, nó bắn mình... cuối cùng thì mình rút về và có một cái tàu hỏng nằm gần đấy... lúc quay trở về thì máy bay nó đuổi ghê quá nhưng cũng may là thoát hiểm.”
Đọc qua những mô tả này chúng ta thấy VN không hề thắng trong trận chiến ngắn ngày 2/8/1964.
Thứ hai, tàu Maddox ở đâu khi sự việc xảy ra? Khi sự kiện xảy ra, tàu Maddox nói họ đang ở lãnh hải Bắc VN 28 hải lí. Thế nhưng phía Bắc VN thì nói Maddox đã vào sâu lãnh hải VN 6 hải lí. Không biết ai nói thật và ai nói dối.
Thứ ba, sự kiện này 4/8/1964. Ai dựng chuyện hay chỉ là hiểu lầm? Cho đến nay, chúng ta biết rõ ràng là không có tàu nào tấn công tàu Maddox và Joy Turner vào đêm 4/8/1964 cả. Nói rằng tàu VN tấn công là một sự vu cáo và bịa đặt trắng trợn. Trong lần ghé thăm VN, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ là Robert McNamarra có đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và ông có hỏi ông Giáp về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, ông Giáp thừa nhận có sự kiện ngày 2/8, nhưng 4/8 thì hải quân VN hoàn toàn không có dính dáng.
Sự kiện ngày 2/8 và 4/8 rất quan trọng. Mĩ xem đó là một tấn công vào Mĩ, và họ phải có hành động. Ngày 7/8, Thượng viện Mĩ bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống Lyndon Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kì và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt Nam”. Đầu năm 1965, Johnson có lí do gửi quân lính đến miền Nam VN, và bắt đầu một cuộc chiến tranh lâu dài, đẩm máu, và tốn kém.
Chẳng lẽ một cuộc chiến đẩm máu bắt đầu bằng một sự hiểu lầm hay dựng chuyện? Sự kiện tàu Maddox đáng lí ra phải là một đề tài nghiên cứu về sử rất quan trọng, nhưng có lẽ vì thông tin chưa được giải mật (phía VN) nên cho đến nay, chúng ta chỉ biết một chiều.
VŨ QUANG VIỆT * TRUNG CỘNG THAM NHŨNG
02-08-2014
‘TQ tham nhũng hiệu quả hơn VN’
Vũ Quang Việt& BBC/ BBC
Ts Vũ Quang Việt |
Một trong những chuyên gia thống kê kinh tế nói dù
có nhiều điểm giống nhau nhưng Việt Nam thua kém Trung Quốc đáng kể về
hiệu quả quản lý kinh tế và trọng dụng nhân tài.
Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC,
ông Vũ Quang Việt, người từng làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, nói
với rằng Trung Quốc "tham nhũng hiệu quả" hơn Việt Nam vì họ "làm được
việc" và họ cũng có những lãnh đạo được đào tạo bài bản tại các trường
hàng đầu của Trung Quốc.
BBC: Khi so sánh Việt Nam Trung Quốc, ông cho
rằng cả hai bên đều giống nhau ở chỗ “xã hội hóa rủi ro nhưng “tư nhân
hóa lợi ích”. Ông cũng nói hai bên đều có vấn nạn tham nhũng nhưng ở
Trung Quốc thì tham nhũng “hiệu quả hơn”. Ông có thể nói rõ hơn.
TS. Vũ Quang Việt:Nhiều
người nói và báo chí cũng đã đưa lên là con cái của các quan chức Trung
Quốc đều giàu có cả, gia đình họ cũng giàu có và Việt Nam cũng hệt như
vậy. Và những người liên quan tới các hoạt động đầu tư của các công ty
nhà nước thì cũng vậy cả. Tham nhũng trong đầu tư công là 20%-30%. Khi
hỏi những người trong ngành thống kê hoặc những người liên quan tới việc
làm ăn thì họ cũng đều nói như vậy cả. Họ trả lời là họ phải bôi trơn
30%. Thì 20%-30% là chuyện bình thường.
Mà tại sao lại có thể bôi trơn dễ dàng như vậy là vì đầu tư của
Trung Quốc và của Việt Nam là rất lớn, khoảng 40%-50% GDP, trong khi các
nước Tây phương thì nhiều lắm cũng chỉ 20%, ở Hoa Kỳ đầu tư cũng chỉ
khoảng mười mấy phần trăm GDP. Trung Quốc và Việt Nam muốn phát triển
cho thật nhanh nên họ đầu tư rất nhiều. Mà đầu tư ở đây là chủ yếu là
quốc doanh, công ty nhà nước đầu tư. Do đó tham nhũng là dễ dàng.
Nhưng tại sao Trung Quốc tham nhũng hiệu quả
hơn? Ta cứ nhìn GDP của Trung Quốc thì thấy phát triển rất cao, trong
khi từ 2006 trở lại đây GDP của Việt Nam tiếp tục xuống. Lạm phát Trung
Quốc chỉ 2-3% là cùng trong lúc ở Việt Nam có lúc lạm phát lên tới
20-30% mặc dù bây giờ giảm xuống còn 6-7% nhưng trong kinh tế mà lạm
phát như vậy là ở mức rất lớn và là ở mức không chấp nhận được. Do đó rõ
ràng là hiệu quả của Việt Nam là không có.
Một trong những cái để so sánh về hiệu quả là
Trung Quốc càng ngày càng nắm được công nghệ của thế giới. Trung Quốc để
Nhật đầu tư vào công nghệ tàu hỏa cao tốc, sau đó họ học được công
nghệ, nay họ không những tự làm được mà không cần tới Nhật mà còn xuất
khẩu tàu này sang các nước khác kể cả tại Calirfornia, Hoa Kỳ.
Họ xây dựng đường xá cầu, nhà máy điện. Trong
khi đó 60-70% các dự án trong lĩnh vực này của Việt Nam là để Trung Quốc
trúng thầu. Trong mấy chục năm phát triển Việt Nam không xây nổi đường,
tại sao phải cần tới nhà thầu Trung Quốc? Tại sao nhà thầu Việt Nam
không thắng nổi?
BBC: Câu hỏi đặt ra là tại
sao Việt Nam không tập trung vào phát triển công nghệ. Có phải do thiếu
hiểu biết về chính sách hay do lợi ích nhóm?
TS. Vũ Quang Việt:Có
lợi ích nhóm. Nhưng ở Trung Quốc thì những người lãnh đạo của họ là
thành phần có đầu óc. Theo tôi hiểu thì những người lãnh đạo cao cấp
nhất của Trung Quốc như Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân đều học ở những
trường lớn nhất, những trường khó vào. Chẳng hạn như Đại học Bắc Kinh,
Đại học Thanh Hoa, Đại học Phúc Kiến….là các trường có thể mang so sánh
với Harvard hay MIT của Hoa Kỳ. Tức là họ chọn lựa từ sớm những người có
khả năng lãnh đạo. Còn những người lãnh đạo Việt Nam thì rất hãnh diện
là ngày xưa mình chỉ biết cầm súng, bây giờ mình là lãnh đạo.
Bản thân những người lãnh đạo đó lại không biết
sử dụng những người có tài. Chỉ biết sử dụng đám bộ sậu của mình, người
của mình, sẵn sàng đi với mình và làm theo lệch của mình và hai bên cùng
chia lợi trong các dự án đầu tư phát triển. Do đó Việt Nam chả có cái
chất lượng gì cả
Do đó tôi nói là tham nhũng ở Trung Quốc nó vẫn tạo ra sự phát triển
và tạo ra chất lượng. Tham nhũng tại Việt Nam chả tạo ra được hiệu quả
gì.
Tôi có thể lấy ví dụ là cán bộ làm thống kê ở
Trung Quốc thì có thể sống được bằng đồng lương chứ không cần đi làm
thêm công việc khác còn cán bộ cũng trong ngành này ở Việt Nam thì luôn
phải chạy làm việc khác. Ở Trung Quốc khi họ làm gì thì họ đặt ra mục
tiêu và cố gắng để thực hiện mục tiêu đó. Còn những cán bộ Việt Nam nếu
lấy được tiền làm dự án thì cố làm sao để tăng thu nhập cho mình chứ
chẳng có tinh thần cố gắng và học hỏi gì cả.
BBC: Được biết Việt Nam có
tới cả trăm người tốt nghiệp tại các trường lớn như Harvard ở Hoa Kỳ,
nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những người này có được trọng dụng hay
không?
TS. Vũ Quang Việt:Giai
đoạn trước thì giới lãnh đạo họ biết rằng họ không đủ hiểu biết về khoa
học nhưng họ còn sẵn lòng họ nghe. Sau này thì không có chuyện đó nữa.
Do đó tôi không nghĩ rằng họ biết sử dụng nhân tài.
BBC: Việt Nam gần như gắn
kết với Trung Quốc về ý thức hệ và quan hệ giữa hai đảng, vậy sao họ
chia sẻ nhiều như vậy mà không chia sẻ được thành quả của nhau?
TS. Vũ Quang Việt:Trung
Quốc thì tổng bí thư cũng là chủ tịch nước và chỉ có một người lãnh đạo
toàn diện và họ sử dụng các biện pháp độc tài và kiểm soát thì ít tự do
hơn Việt Nam.
Còn Việt Nam thì thực ra gọi là ba phe: Chủ tịch
nước, Tổng bí thư và Thủ tướng. Việt Nam chưa bao giờ thực sự là một
phe cả và đánh nhau suốt ngày. Mà đánh ở đây là đánh ở dưới gầm bàn chứ
không phải tranh luận nhau trên báo chí hay trước công chúng hay tranh
luận trong đảng.
Và như vậy không ai kiểm soát được ai cả. Thì
mỗi phe dĩ nhiên là phải có nhóm lợi ích riêng của mình. Và đã gọi là
nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích kinh tế là mạnh nhất.
Friday, August 1, 2014
NGUYỄN LÂN THẮNG * THƯ GỬI BÉ ĐẬU
PHAN VĂN SONG * CHỐNG TRUNG CÔNG XÂM LƯỢC
Suốt tuần qua dư luận thế giới gần như ngột thở với những tin tức nóng bỏng : nào các tai nạn máy bay, nào cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine, nhưng đối với chúng tôi, với chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại, tin làm chúng ta lo ngại nhứt là tình hình chiến sự giữa quân ly khai người Ukraine thân Nga, do Nga xúi dục, đòi Độc lập, đòi tách miền Đông ra khỏi quốc gia Ukraine, có thể tạo một tiền lệ cho Trung Cộng bắt chước Nga, có thể đưa đến một hiện tượng tương tự tại Việt Nam. Trong chiến sự ở Ukraine đang bùng nổ giữa quân đội Ukraine và quân ly khai được Nga xúi dục và viện trợ vũ khí.
Trong lúc để tránh tình hình hổn loạn ở ngay Âu châu ấy, các quốc gia Tây phương thuộc Liên Âu, đang dùng đòn ngoại giao (trừng phạt kinh tế ?) thúc ép Tổng thống Nga Poutine không được viện trợ quân ly khai nữa và buộc phe ly khai Đông Ukraine phải nói chuyện, hòa giải và tìm giải pháp ôn hòa với phe chánh phủ Kiev, thì xảy ra tai nạn chiếc máy bay của Malaysian Airlines bị rơi vì bị quân ly khai dùng hỏa tiển tối tân do Nga viện trợ bắn lầm.. Trong cái rủi cũng có cái may, vì là đây cũng có thể, là một dịp để phe Tây phương buộc Poutine không được che chở phe Ukraine ly khai nữa, và buộc phe ly khai phải thương thuyết làm hòa với chánh phủ Ukraine Kiev. Nhưng giả thuyết, nếu thương thuyết có thể đi đến một giải pháp là cắt đất nước Ukraine ra làm đôi, phe thân Tây phương và phe thân Nga ?
Và nếu giải pháp ấy thành hiện thực, thì có thể biến thành một tiền lệ ? Vì mới ngày hôm qua bán đảo Crimée, qua trưng cầu dân ý nhập vào khối thân Nga, để Nga quản trị hành chánh, quốc tế ngậm tăm, tức chấp nhận. Và hôm nay, một Ukraine thân Nga sẽ thành hình, và kết cuộc là thế giới cũng chấp nhận vì tiếng súng sẽ yên. Dỉ nhiên năm kia đã có một tiền lệ với hiện tượng Géorgie, bị cắt làm ba xứ khác nhau rồi Chỉ có Biélorussie, thủ đô Tbilissi độc lập thôi, thân Tây phương, còn hai tỉnh sát biên giới Nga, Abkhazie và Nam Ossétie biến thành thuộc địa Nga. Và vì nếu ngày nay người dân trong một chế độ Dân chủ, ai ai cũng có quyền đòi quyền Tự quyết. Nếu đa số dân Ukraine miền Đông đòi tỉnh mình nhập Liên Bang Nga, thì nếu ta là người Dân chủ ta phải chấp nhận thôi.
Tiền lệ ấy có thể xảy ra ở Việt Nam không ? Trước mắt, Trung Cộng, người Tàu để giải quyết vấn đề Quần đảo Hoàng Sa, nay có dân cư trú người Hoa nói tiếng Tàu. Dân cư ấy, chỉ cần làm một cuộc trưng cầu dân ý đòi nhập vào đất Trung Hoa Cộng sản ? Ai có quyền phủ quyết quyền tự quyết của nhân dân ấy ? Quốc tế ? Vì không lên tiếng vụ Crimée, tức nhìn nhận sự việc Nga tiếp thu Crimée làm của riêng, thì không lý do gì phản đối dân Hoàng Sa nhập đất Hoàng sa vào đất Tà., Mà một khi Hoàng Sa thành đất Tàu hải phận Tàu trở về thế lưỡi bò một cách đương nhiên khỏi phải tranh chấp gì cả ! Đó là chỉ nói riêng Hoàng Sa, nhưng nếu giả dụ một vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, nằm sát biên giới ? Dân chúng những vùng ấy, ngày nay trà trộn giữa người Việt Nam thiểu số Nùng nói tiếng Quảng đông và người Hoa di dân, qua lại biên giới sống chung, sanh hoạt, buôn bán trà trộn, nếu tất cả số đông nói tiếng Hoa ấy đòi ly khai, đòi cắt đất, biến làng xã họ, làng mạc họ về Tàu ?
Hán hóa, cũng như Nga hóa, dùng dân xâm chiếm dần dần là một chánh sách. Bài tuần trước, chúng tôi kể chuyện Tàu đang cưởng chiếm Tân Cương bằng chánh sách di dân để đồng hóa, Hán hóa. Số dân Tân Cương gốc Hán ngày nay xấp xỉ bằng số dân bản xứ bằng chánh sách di dân người Hán xâm nhập Tân Cương. Với Tây Tạng cũng vậy, không phải thương yêu gì người Tây Tạng mà Trung Cộng xây dựng đường xe lữa cao tốc tối tân nhứt xứ Tàu nối Beijing, Thủ đô Trung Hoa Cộng sản với Lhassa, thủ đô Tây Tạng, để người Hán dễ thông thương đi lại dễ dàng và di dân vào sống ở Tây Tạng. Kết cuộc Lhassa, ngày nay đầy khu pghố Tàu sanh hoạt buôn bán sầm uấtồn ào nháo nhiệt, trái với người bản xứ Tây Tạng bổn tánh hiền hòa sanh hoạt trầm lặng, nên từ từ đâu có người Hoa là người Tạng lánh xa bỏ đi.
Thế là mất đất !
Những Chinatowns đã đang và sẽ là những vũ khí xâm lược của Tàu. Ở Mỹ các khu phố của các cộng đồng, nếu Ý thì gọi Little Italy ( New York), Việt thì gọi Little Saigon (Nam Californie), Nga thì gọi Little Odessa (New York), Hy lạp thi Little Athena,… nhưng phố Tàu thì gọi đồng nhứt Chinatown. Mà ở mọi nơi, từ New York, qua San Francisco, đến Los Angeles, và ngay cả Paris, hồi xưa còn gọi quartier chinois, nay đã dùng từ quốc tế Chinatown !…Thử hỏi tại sao ? Hỏi tức trả lời. Paris, ở quận 13 ngày trước phần đông có những tiệm Việt Nam gốc dân di tản sau 1975, ngày nay tất cả các cửa hiệu hấu như của người Tàu cả. Ngày nay người Tàu tràn qua khu Belleville, tràn qua khu chung quanh Gare de l’Est. Ở các tỉnh lẽ xưa có tiệm Việt Nam, nay toàn tiệm Tàu. Đông dương thuộc Pháp đáng lý đem di dân qua đông hơn người Tàu chứ, nhưng nay người Tàu, mà Tàu mới đến từ lục địa, công dân Trung Cộng đang di dân tràn đầy xứ Pháp, đông hơn người gốc Đông dương thuộc Pháp. Tàu nay là một TradeMark sáng giá.
Cá nhơn chúng tôi năm 1984 có mở một tiệm « trà-cà phê-quán ăn » ở Château Thierry. Quán Á đông duy nhứt trong trung tâm thành phố, khách toàn người Pháp bản xứ hay du lịch. Château Thierry là quê hương của văn hào La Fontaine, ở cạnh hai thành phố Épernay và Reims thủ phủ của vùng Champagne nổi tiếng với chai rượu bọt được tu sĩ và nghệ nhơn sáng tạo Dom Pérignon biến thành món hàng cao cấp không thể thiếu trong bất cứ một buổi tiệc nào. Cửa hàng chúng tuy nhỏ, sức chứa tối đa là 50 khách, nhưng rấtdân khách, tấp nập vì mở cửa từ sáng 10giờ đến tối khuya.. Sáng, sanh hoạt chủ yếu là tiệm tạp hóa bán trà lẽ ; trà đủ loại, từ trà đen ấn độ, hiệu Anh, đến trà tàu cũng đủ loại, đủ hiệu. Mở cửa bắt đầu 10 giờ là đã có khách vào mua trà lẽ rồi. Trưa là nhà hàng bán cơm. Xế bắt đầu 4/5 giờ là quán trà, cà-phê bánh ngọt, là nơi tập tụ của đám học trò trung học lớn thoạt đầu đến uống trà, chơi cờ đam (Dames), cờ vua (Échec-Chess), cờ Tướng Việt Nam hay cờ Gô Nhựt bổn. Hélène, bà vợ chúng tôi- lúc ấy chúng tôi chưa có con, đứng ra tổ chức lớp dạy các cậu bé.
Tiệm chúng tôi chẳng chốc, buổi chiều từ 4 giờ trở đi là câu lạc bộ các loại cờ chỉ tan lúc 7 giờ để 7 :30 mở quán ăn. Hélène tổ chức các lớp dạy cờ, từ cờ Âu châu, đến cờ tướng Việt hay cờ Gô Nhựt đều miễn phí ! Và chẳng chốc chiều nào cũng tấp nập dân chơi cờ, từng nhóm chuyên môn theo ý thích được thành hình, người biết trước giảng dạy chỉ mách nước người biết sau, những sách chuyên môn được bày bán. Chiều nào cũng đầy người đánh cờ, chầu rìa, trà, cà phê, bánh ngọt đầy những bàn, và nhờ vậy thượng vụ chúng tôi cứ thế mỗi ngày mỗi cao. Thoạt đầu là nhóm trẻ, nhưng sau đó có cả những người lớn cũng đến. Công việc làm ăn gia đình nhờ vậy thành công, cá nhơn chúng tôi lại có thêm công việc thứ hai là Giám đốc thương mại xuất cảng trách nhiệm Nam âu châu cho một xí nghiệp sản xuất Nhựa cán mỏng.
Mỗi tuần chúng tôi phải ở ba ngày đầu tuần, tuần tự Ý, Tây Ba Nha hai vùng - Cataluna với Barcelone và Thủ đô là Madrid, tuần thứ tư mà Lisboa của Bồ đào Nha. Vi phải đi xa, nên ngày thứ sáu chỉ làm buổi sáng. Nhờ vậy cuối tuần, tối thứ sáu, thứ bảy Chủ Nhựt có thể hoặc phụ hoặc thay bà vợ xuống tiệm tiếp khách. Giàu có dư dã thật, cũng thấm mệt vi suốt năm không nghỉ ngày nào. Năm 86, hy vọng vợ chồng người em tỵ nạn qua có người phụ. Nhưng hai em, từ Việt Nam qua chỉ muốn ở Paris, mặc dù Château Thierry chỉ cách Paris 90 cây số trên một giờ lái xe thôi, nhưng hai em chỉ thích và cần ở chung với những Việt. Ở với chúng tôi không gặpngười Việt, và giới trẻ Pháp ồn ào và sanh hoạt hoàn toàn khác lạ với các em.
Một hôm có hai cặp vợ chồng người Hoa đến ăn tối thứ sáu, hôm sau trở lại ăn trưa thứ bảy, tối thử bảy, và trưa Chúa Nhựt xin được nói chuyện với chúng tôi để mua lại cửa hiệu. Họ đã theo dõi chúng tôi từ lâu. Nhưng câu đầu tiên họ chê mầu sắc trang hoàng của chúng tôi. Chúng tôi, vì ở Pháp lâu nên không trang hoàng lè loẹt, vàng đỏ, chúng tôi sử dụng mầu xanh đậm và trắng, chúng tôi treo tranh mặc thủy trắng đen, treo sơn mài đen trắng, hoặc bảng gỗ xa cừ, bảng hiệu chúng tôi dùng hai mầu trắng xanh đậm. Kiểu trang hoàng chúng tôi Á đông nhưng Nhựt bổn hơn Á đông Trung Hoa hay Việt Nam. Tóm lại họ chê quán chúng tôi mầu tang tóc nhứt là tên quán là GinSeng ( Nhơn Sâm) nghe rất Đại Hà – chúng tôi gọi để bán trà Nhơn Sâm. Về món ăn họ cũng chê chúng tôi trình bày và nấu ăn không giống Tàu – vì anh đầu bếp là một cậu bé 20 tuổi cá nhơn chúng tôi huấn luyện đứng bếp. Cuối tuần khách đông, cá nhơn chúng tôi cũng phải đội Toque-mũ bếp, đứng bếp chánh và cùng nấu với hắn, và đội toque, mang tablier lớn, xuống nhà hàng chào khách.
Chúng tôi để bếp trên lầu một để khách vào tiệm ăn không bị hôi quần áo. Dàn nhơn viên chúng tôi là đám trẻ cả, nên lên xuống thang dễ dàng. Chúng tôi lựa các em apprenti nghề bếp hay nghề nhà hàng, muốn học nghề, hoặc nấu ăn hoạc chạy bàn, chúng tôi vừa làm vừa huấn huyện học trò – cách nấu ăn Ta hay Tây gì cũng chỉ một phương pháp, chỉ có recipe-recette là khác thôi ! Ngày nay đám ấy thành tài cả ! Có đứa đã làm chủ cửa hiệu. Trong đám có cả cậu con cả, nay là nghệ sĩ nổi tiếng Kongo con chúng tôi, lúc ấy vừa đi học Beaux Arts Paris, vừa chạy bàn với chúng tôi. Trở về hai đình Tàu, họ tự hỏi sao cái gì của chúng tôi cũng amateur cả - họ chê chúng tôi là amateur, họ mới nhà nghể - mà sao khách đông vậy, như vậy có một thị trường « thèm món ăn Tàu ». Thế là họ hỏi mua. Tôi nói tôi không bán vì hằng năm thương vụ tôi là như vậy đủ chúng tôi sống ngon lành ! Và họ ra giá ! Quý vị có thể tưởng tượng, họ ra giá đầu tiên là trên sức tôi tưởng tượng là trong một tiếng nói, giá đề nghị là trên hai lần vốn liếng chúng tôi bỏ ra. Tôi không bằng lòng, họ thêm 50% nữa. Bà vợ tôi nháy tôi bảo tôi nhận. OK, thỏa thuận nhưng với điều kiện, sau khi ký tên, họ chồng tiền ngay tại văn phòng chưởng khế, họ trả trọn không crédit và phần chúng tôi sau 15 ngày chúng tôi phải dọn nhà. Bán nhà chớp mắt. ông chưởng khế nói với chúng tôi chưa bao giờ ông có một affaires như vậy !
Chúng tôi làm ăn, mở cửa hiệu mùa đông 1984, bán cửa hiệu hè 1987. Hai năm rưởi, chúng tôi nhơn 3 vốn liếng. Kể chuyện dài dòng như vậy để kể với quý vị rằng khi người Tàu muốn xâm nhập thị trường họ sẳn sàng lấy thịt đè người… Chuyện kể về sau, họ không thành công vì họ không biết giao thiệp. Không còn bán trà lẽ, không còn tiệm trà, hay cờ kiết gì cả…chỉ một tiệm ăn Tàu thuần túy, tầm thường, vàng đỏ, ở đâu cũng thấy, với cái tên rất Tàu tầm thường là Village de Chine -Làng Tàu…cũng những món Tàu bình thường…Họ không thành công, nhưng ngày nay họ mở đường cho ba quán ăn Tàu khác đến, và giữa đường đến Reims có một tiệm Buffet.
Tàu tràn ngập thế giới bằng di dân, đây là một chánh sách, dành đất sống bằng xuất cảng dân, xuất cảng hai từng, từng thấp là xuất cảng dân nghèo bỏ xứ Tàu đi làm ăn xứ người. Thế gìới Tây phương không chống di dân Tàu vì cho rằng dân cần cù, chịu khó làm ăn, chỉ nhìn thấy cái bề ngoài tốt quên hẳng cái thằng Tàu xấu xí đi ! Ngày nay song song với các nạn di dân Tàu nghèo, các quốc gia Tây phương đang lãnh thêm các nạn chánh sách di dân từng cao của Tàu là xuất cảng Tàu giàu, Tây phương đang bị thằng Tàu giàu đô hộ. Đô hộ Tây phương loại cao cấp bởi tài phiệt Tàu gốc tư bản đỏ, Con Ông Cháu Cha, tham nhũng, Tàu giàu đến Âu châu, đến Pháp bằng đầu tư, mua địa ốc, hôtels, khách sạn, lớn bé, mua vườn nho làm rượu, mua cửa hàng thuốc lá, cà phê, và chưa kể nghề của các chàng là tiệm ăn, kiểu buffet, all you can eat tràn đầy,…Tàu cũng đến với tệ nạn, ma cô, động mãi dâm, nghề cô điếm, ở động cũng có, đứng đường cũng đầy, xông vào nghề làm tóc, làm neo, và luôn cả đấm bóp, tẩm quất, massage chưn và bằng chưn. . . Và cuối cùng dân Pháp đang gặp nạn dân du lịch Tàu ! Nước Pháp chúng tôi ngày nay sẽ khổ sở vì chỉ thấy cái lợi trước mắt quên cái hại về sau. Ngày nay, nhà nước Pháp đang trải thảm đỏ cho dân du lịch Tàu. Cả một chương trình :
Làm sao rước và phục vụ anh du lịch Tàu :
Báo Nouvel Observateur, số tuần nầy làm một bài phóng sự dài do hai phóng viên Cécile Desfontaine và Nathalie Bensahel diễn tả cái chánh sách của Chánh phủ Pháp đang trải thảm đỏ rước khách du lịch Tàu. Thông kê du lịch Pháp cho biết Năm 2013 có 1 Triệu 500 du khách Tàu, con số ấy tăng 20% mỗi năm. 60% các du khách ấy sẽ trở lại Pháp trong 2 hay 3 năm nữa. (Nguồn Atout France).
« Ở đây, trong thực đơn-menu có cháo trắng, có mì xào, có trứng « luộc thật chín ». Ở đây tức là Hôtel du Collectionneur, khách sạn 5 sao, cách Arc de Triomphe-Đài Chiến Thắng, nằm cuối đại lộ Champs-Élysée mười phút. Ở đấy người ta hiểu thế nào là phục vụ anh du khách Tàu, nhơn viên được huấn luyện để chiều chuộng khách Tàu, bằng chứng menu nói trên đề nghị cho phần ăn điểm tâm. Một tấm ván cứng cũng sẳn sàng để lót những chiếc giường nệm quá mềm với các cái lưng Tàu. Và dỉ nhiên, nước trà uống thả giàn, sẳn sàng, lúc nào cũng có và miễn phí.
Từ mùa Thu qua, một nhơn viên trẻ đẹp trai, chuyên viên tiếp khách Tàu với câu mở đầu « Nị hảo » dòn dả. Paris đang sống giờ Tàu ? Paris thôi sao ? Sai ! Cả Xứ Pháp đang sống giờ Tàu, trong Văn hóa Tàu. Tổng trưởng Ngoại Giao Pháp Laurent Fabius nhắc tới nhắc lui : « Hãy trải thảm đỏ rước các khách quý nầy và bằng mọi giá xoá ấn tượng xấu xí năm ngoái khi một đoàn khách Tàu ngơ ngơ, ngẩn ngẩn bị bọn lưu manh nhanh nhẩu tước tất cả từ ví bóp đến nữ trang đồng hố »
…Ông Tổng trưởng còn chơi ngon, bỏ một buổi, đến tận phi trường Roissy biểu diễn rước khách bắt tay mấy anh du khách Tàu vừa đáp xuống. Ngành Du lịch là ngành không có khủng hoảng kinh tế, nên phải bằng mọi giá lợi dụng để hái tiền, và du khách Tàu là khách xộp nhứt ngày nay. Bà Bộ trưởng Bộ Du lịch, gốc Á châu (Đại hàn) Fleur Pellerin còn thêm một đề nghị nữa là các khách sạn từ nay nên chào khách Tàu bằng mời khách một « Tô cháo chào hàng-une soupe de riz de bienvenue ». (người viết hỏi thêm tô cháo trắng hay cháo cá nấm đông cô ? ). Từ hôm đấu năm nay, tháng giêng 2014, khi có quyết định cấp visa cho dân Tàu nhập cảng trong 48 tiếng đồng hồ, đon xin vào Pháp tăng 40%, và khách nhập cảng trên 20%, và chỉ tính đến đầu hè nấy thôi !
Vào Pháp, chặng đầu tiên, dỉ nhiên là Paris, Người Hoa viếng Paris vì « thơ mộng-Romantisme ». Nào là Tháp Eiffel, Bảo tàng Viện Louvres, Arc de Triomphe, Nhà thờ Notre Damẹ (và thằng Gù), Nhà thờ Sac
Sacré Cœur (và những anh họa sĩ ngoài đường) và …Lâu đài Versailles. Và chung quanh .. . nào là bãi biển Normandie, nào là Núi Saint Michel… Xưa rồi những hình ảnh nhà quê với các xe car, xe bus đầy khách Tàu quê mùa thợ thuyền công nhơn, xí xô xí xào sắp hàng chụp hình. Du khách Tàu ngày nay, ngon lành hơn, tử tế bảnh bao, đi du lịch một mình, hay từng cặp sánh đôi, tình nhơn, hay vợ chồng, hay một nhóm bạn như ba cô Fen, Huan Yue và Qiao. Ba nàng, trẻ đẹp trong tuổi hai mươi, quần short, tóc cột đuôi ngựa, trẻ trung, mạnh mẻ, thể thao, đang chụp hình trước Tháp Pyramide của Điện Louvres sau khi đã viếng Nhà Bảo tàng Louvres.
Khen rằng Điện Louvres rất « Chinese friendly », nhờ các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Hoa, nhờ máy nghe cắt nghĩa bằng tiếng Hoa, các cô không bở ngỡ gì cả. Bảo tàng Viện còn có đầy đủ nhơn viên hướng dẫn nói tiếng Hoa, thông dịch khi các cô cần đối thoại với người bản xứ. Với các nàng (và với đa số các du khách Tàu) viếng Paris là « half visiting, half shopping », các nàng có thể, ráng lắm, ghé Café Marly thưởng thức cốc cà phê sữa hay cappuccino, trước khi đến Đại lộ Champs-Élysée để phải (bắt buộc) ghé vào tiệm Vuitton nổi tiếng với những các túi xách-it-bags. Sổ mủi, nhức đầu, say nóng, cảm ho, hãy ghé vào Nhà thuốc-Pharmacie La Boétie, ở đấy sẽ gặp Bình, anh bán thuốc nói tiếng Hoa. Ba cô nương ( cú nường) Fen, Huan Yue và Qiao thuộc thế hệ người Hoa mới, chịu chơi, sẳn sàng tung nguyên tệ-Yuan bì để đi chơi. Mua hàng chiếm 40% tiêu dùng của du khách Tàu : trung bình 1200 euros.
Thiếu nữ Tàu vào tuổi cập kế, thích được làm đám cưới theo tục lễ của Pháp, les noces à la française, ngày nay là số một của thời đại, nói theo kiểu trong nước thời thượng ( nhưng đấy là theo mode Tàu). Nhờ vậy ngành Du lịch để làm đám cưới-Tourisme matrimonial ở Pháp, ngày nay lên như diều gặp gió ! Những agencies chuyên nghiệp mọc như nấm sau cơn mưa, với những quảng cáo kiểu « những lời thề tình yêu – muôn đời ad vitam aeternam bằng tiếng la tinh trong những giáo đường xưa được dựng lại : « Bên xứ họ, bên Tàu, họ làm lễ cưới như họ đi chợ, từng cặp dắt nhau vào nhà Tỉnh, lãnh một cái phiếu, nhận một cái giấy có đóng mộc thế là xong. Ở đây chúng tôi đề nghị với họ một buổi lễ thật sự với tinh yêu và một chút tâm linh » HenrietteVersteeg nhơn viên Cửa Hàng Eternal Provence, chuyên môn tổ chức đám cưới cho người Hoa nói. Năm vừa qua, cô tổ chức 20 buổi lễ, giá trung bình 4000 đến 5000 euros cho một lễ cưới.
Khách thường là những người đã từng biết Âu châu rồi, nay trở lại làm lễ cưới theo kiểu Thiên Chúa Giáo nhưng không Thánh thiện-catholique déconsacré. (Thật là Đạo nhưng không phải đạo. Đúng là thời thượng ! uống Cà-phê không có chất cà phê, uống Bia không có chất rượu, uống đường không có chất đường, cả lấy vợ củng không phải vợ vi lấy người đồng giới ! người viết xin được góp lời bàn). Buổi lễ được cử hành trước một ông Linh mục « giả », đôi hôn phối rung rẩy cảm động trao nhau những lời hẹn ước tình tứ, yêu nhau đến tóc rụng răng long, đất trời nghiên ngã, trong tiếng nhạc Marche Nuptiale của Mendelssohn hay Lohengrin của Wagner. Lầu đài Barben (tỉnh Bouches-du-Rhône, gần Marseille, miền Tây Nam Pháp), một lâu đài cổ kính là nơi được lựa chọn đễ diễn tuồng đám cưới. Giá thuê 500 euros cho một buổi chụp hình, hay một buổi lễ cưới. « Có những cặp đến với rương hòm quần áo, họ thay y phục độ 10 lần, đem theo cả thợ chụp hình và người trang điểm riêng » Bernard Pillivuyt, anh cai quản lâu đài kể.
Mỗi tháng Bảy, Michèle Angelvin bắt gặp cả chục cặp người Tàu ăn diện bảnh bao đứng chụp hình trên cánh đồng lavandes, vùng Valensole của bà (hoa lavandes mầu tím, thángJuillet trổ hoa tím cả những cánh đồng đến tận chơn trời-hoa lavandes dùng làm dầu thơm) họ đạp càn xéo hoa mà không xin phép bà. « Có khi có cả những cặp diện áo quần đám cưới, nở những nụ cười trên khung trời tím. Nhiều hôm gặp mưa, đất lầy lội, họ mặc áo cưới nhưng dưới mang dép hay giày bottes đi mưa, và chụp bán thân. Tôi miễn ý kiến, nhưng phải lắt đầu chán nãn, vì họ dẩm nát những luống hoa của tôi ! ». Những album đám cưới là những kỷ niệm rất quý giá đố với những người Tàu. Ad vitam aeternbam-muôn đời mà. Họ không ngần ngại vào sân nhà bà chụp hình trước những giàn hoa của bà, « Họ rất vô phép, và họ không biết tư hữu là gì, đi ngang qua vườn nhà mình không có rào là họ vào ngồi chụp hình, trên ghế, trên bực nhà (tự nhiên như người Hà lội vậy !) .
Mấy anh nhà giàu mới nầy, nhiều khi có những đòi hỏi lạ đời ( người viết nghĩ « lạ đời vì các cô phóng viên không biết tập tục của dân nhà giàu mới Á châu của chúng ta, thích show off lắm, nhứt là Cộng sản Việt Nam hay Tàu, xêm xêm một lứa cả đó thôi). Henriette Versteeg kể « Có người đòi muốn được lái xe đua Formule1, hay thử lái phản lực Rafale của Pháp. Tôi đành chịu mất khách, không giải quyết được» Hiện nay Henriette đang tổ chức một WineTour, đi viếng một vòng các hầm rượu ở vùng Bordeaux, và « Có người muốn tôi mời nữ diễn viên Sophie Marceau cùng đi với phái đoàn, tôi có liên lạc với agent của Cô Marceau, nhưng không trả lời. Người Tàu không hiểu rằng tuy có tiền nhưng nhiều khi có tiền cũng có cái khó mua lắm ! » Ngành Du lịch cũng đem đến vài chuyện thú vị. « Người Tàu thích uống nóng ». Khỏi mắc công đề nghị họ nước hay rượu lạnh. « Ở những khách sạn họ sợ các trần nhà có cột gỗ để lộ – poutres apparentes, họ sợ cột rơi xuống. Họ không ở phòng số 66, hay ở lầu 5 ». « Và nếu chẳng may – có những khách khạc nhỏ trong phòng của khách sạn ( và đã từng có rồi) - bảo nhơn viên không được cằn nhằn và …im lặng lau nhà ! » Cô Versteeg quan sát.
Để kết luận
Chống Tàu là làm nghĩa vụ quốc tế :
Họa Mã Viện với Trụ đồng. Họa Nhà Minh đốt Sách, diệt Văn Hóa Đại Việt, chúng ta quên sao ? Ngày nay nếu còn được tý Tự Hào Đại Việt Không Nên Để Việt Cộng Bán Nốt.
Hẹn ngày mai Gặp nhau tại Sài gòn.
Hồi Nhơn Sơn, cuối tháng Bảy 2014
Phan Văn Song
Đọc phóng sự trên để chúng ta, người Việt Nam, chúng ta cảm rất cô đơn khi muốn chống Tàu. Chúng ta tẩy chay hàng hóa Tàu, có người bản xứ hưởng ứng đấy, nhưng người bản xứ nào ? Rất ít người có ý thức, nhưng nhiều khi không có phương tiện, hàng bản xứ, hay âu châu quá mắc và hiếm.
Ở Pháp anh em công đồng Việt Nam đang tổ chức một phong trào tuyên truyền dùng bích chương Pháp Việt tung dán ở khắp các tường phố các quân 13, các khu phố Tàu … tẩy chay Bánh Trung Thu cho Mùa Trung Thu sắp đến, tiếp sau sau đó hàng ắn Tết, mứt kẹo. …Được chừng nào hay chừng đó.
Người Pháp bạn bè chúng tôi đang cố gắng mua hàng thực phẩm hay sử dụng Made in France nhưng rất khó khăn. Cạnh nhà chúng tôi ở làng Hồi Nhơn Sơn-Montmorillon, anh em nhà vườn, nhà nông chung vùng thành lập một tiệm tạp hóa nhỏ ngay trong làng, bán sản xuất của vườn, đồng nhà. Chúng tôi khuyến khích ăn uống hàng tươi, rau cỏ, hoa quả, thịt heo, bò gà, vịt, bồ câu… sản xuất gần nhà (đường kính 50 cây số) . Nhưng cá ? hải sản ? - đành phải mua từ xa chở đến. Cả cà phê, trà hay bột mì, gạo, đậu… cũng vậy.
Nhưng chúng ta phải làm. Hàng Tàu đang tràn đầy thế giới. Người Tàu đang tràn đầy thế giới. Hồi xưa Việt Cộng đánh miền Nam Ta là đánh dùm cho Liên Sô và Tàu.
Ngày Nay, người Việt ta ở Hải ngoại phải chống Tàu tẩy chay một phần hàng hóa Tàu, không ăn tiệm Tàu, không ăn món ăn Tàu, không mặc quần áo Tàu là chúng ta làm nghĩa vụ quốc tế.
Tàu bớt thu nhập, bớt giàư bớt du lịch, bớt hống hách và … May ra Tây Mỹ bớt nịnh bợ Tàu.
Chống Tàu nhưng cũng không quên thằng đầy tớ Tàu, là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn Cộng sản Việt Nam, là còn Tàu Cộng, Còn Tàu Cộng là mất Nước.
Tue, 07/29/2014
Con thương yêu của bố,
Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ, bố chấp nhận những khó khăn không thể tránh khỏi khi mai này con lớn lên trong cảnh cha già con cọc. Chính vì thế bố muốn viết thư này cho con để mai sau, khi nhỡ ra con còn chưa hiểu việc đời mà bố đã đi xa thì đây là những dòng tâm tư để con hiểu được lòng bố.
Con được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rất rối ren, lòng người ly tán, đất nước bị xâm lăng. Gia đình mình vốn thuộc loại công thần trong xã hội miền Bắc, được nhiều người quyền cao chức trọng cũng như người dân nể trọng. Nếu xã hội vẫn bình bình như trước đây thì đó là một lợi thế mà chắc chắn con sinh ra sẽ được đủ đầy hơn mọi người. Nhưng than ôi, cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.
Tất cả những điều đó là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối để có nhiều người ủng hộ cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn. Người ta nói dối để giữ vững quyền lực sinh sát điều khiển xã hội muôn đời. Người ta nói dối để người dân tự hào trong vũng lầy nghèo đói. Kẻ nào dám thốt lên sự thật ngược ý họ thì không những bản thân mà gia đình sẽ khốn nạn. Thế rồi khi sống trong sự dối trá hơn nửa thế kỷ, cả xã hội dần quên đi những gì thuộc về quy luật của tự nhiên, đó là sự thật. Không có sự thật thì vĩnh viễn không cái gì có thể tồn tại và phát triển được. Cái cây muốn tồn tại được thì cái rễ phải lần tìm đến chỗ có nước, cái lá phải vươn đến ánh mặt trời. Sẽ ra sao nếu nó bị đánh lừa đến chỗ không có nước, không có nắng… con người cũng như vậy thôi con ơi.
Sự thật là điều kiện sống còn để mọi cơ thể sống trong tự nhiên hay cấu trúc xã hội phát triển. Mọi cơ thể sống thì phải có sự trao đổi chất, nếu thông tin phản hồi méo mó thì mọi cấu trúc sống sẽ không thể tự hấp thu hay loại bỏ những gì cần thiết trong quá trình tồn tại và phát triển. Xã hội loài người cũng vậy, và vì thế sự thật mới quan trọng đến nhường nào. Thế mà vì sự thật, đã bao người thức tỉnh vùng lên đấu tranh trong xã hội để rồi nhận lấy kết cục bi thảm khôn lường. Cũng có những người vì mạng sống của họ, vì gia đình của họ, họ phải chấp nhận sống chung với sự giả dối. Bố không trách họ vì quyền được sống của mỗi con người là tối cao, nhưng nếu cứ chấp nhận mãi như vậy thì hậu quả đã rõ ràng. Đó chỉ là cách sống mòn và thế hệ sau đã lãnh đủ.
Bố có thể có nhiều lựa chọn. Nếu chấp nhận cuộc sống giả dối, tung hô những điều dối trá, tận dụng những quan hệ và lợi thế sẵn có thì sẽ chả thiếu thứ gì. Rồi khi mai này đất nước tan hoang, ta có thể ra nước ngoài sinh sống không cần biết nước Việt ra sao. Rồi con sẽ được sống trong môi trường bình yên với những điều kiện giáo dục, y tế, văn hóa tốt nhất. Nhưng con ơi, không ai chọn được tổ quốc, không ai lựa được gia đình. Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.
Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố.
Bố yêu con rất nhiều, bé Đậu tuyệt vời của bố!
http://www.rfavietnam.com/node/2138
Chống Tàu Là Làm Nghĩa Vụ Quốc Tế
Phan Văn Song
Phan Văn Song
Suốt tuần qua dư luận thế giới gần như ngột thở với những tin tức nóng bỏng : nào các tai nạn máy bay, nào cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine, nhưng đối với chúng tôi, với chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại, tin làm chúng ta lo ngại nhứt là tình hình chiến sự giữa quân ly khai người Ukraine thân Nga, do Nga xúi dục, đòi Độc lập, đòi tách miền Đông ra khỏi quốc gia Ukraine, có thể tạo một tiền lệ cho Trung Cộng bắt chước Nga, có thể đưa đến một hiện tượng tương tự tại Việt Nam. Trong chiến sự ở Ukraine đang bùng nổ giữa quân đội Ukraine và quân ly khai được Nga xúi dục và viện trợ vũ khí.
Trong lúc để tránh tình hình hổn loạn ở ngay Âu châu ấy, các quốc gia Tây phương thuộc Liên Âu, đang dùng đòn ngoại giao (trừng phạt kinh tế ?) thúc ép Tổng thống Nga Poutine không được viện trợ quân ly khai nữa và buộc phe ly khai Đông Ukraine phải nói chuyện, hòa giải và tìm giải pháp ôn hòa với phe chánh phủ Kiev, thì xảy ra tai nạn chiếc máy bay của Malaysian Airlines bị rơi vì bị quân ly khai dùng hỏa tiển tối tân do Nga viện trợ bắn lầm.. Trong cái rủi cũng có cái may, vì là đây cũng có thể, là một dịp để phe Tây phương buộc Poutine không được che chở phe Ukraine ly khai nữa, và buộc phe ly khai phải thương thuyết làm hòa với chánh phủ Ukraine Kiev. Nhưng giả thuyết, nếu thương thuyết có thể đi đến một giải pháp là cắt đất nước Ukraine ra làm đôi, phe thân Tây phương và phe thân Nga ?
Và nếu giải pháp ấy thành hiện thực, thì có thể biến thành một tiền lệ ? Vì mới ngày hôm qua bán đảo Crimée, qua trưng cầu dân ý nhập vào khối thân Nga, để Nga quản trị hành chánh, quốc tế ngậm tăm, tức chấp nhận. Và hôm nay, một Ukraine thân Nga sẽ thành hình, và kết cuộc là thế giới cũng chấp nhận vì tiếng súng sẽ yên. Dỉ nhiên năm kia đã có một tiền lệ với hiện tượng Géorgie, bị cắt làm ba xứ khác nhau rồi Chỉ có Biélorussie, thủ đô Tbilissi độc lập thôi, thân Tây phương, còn hai tỉnh sát biên giới Nga, Abkhazie và Nam Ossétie biến thành thuộc địa Nga. Và vì nếu ngày nay người dân trong một chế độ Dân chủ, ai ai cũng có quyền đòi quyền Tự quyết. Nếu đa số dân Ukraine miền Đông đòi tỉnh mình nhập Liên Bang Nga, thì nếu ta là người Dân chủ ta phải chấp nhận thôi.
Tiền lệ ấy có thể xảy ra ở Việt Nam không ? Trước mắt, Trung Cộng, người Tàu để giải quyết vấn đề Quần đảo Hoàng Sa, nay có dân cư trú người Hoa nói tiếng Tàu. Dân cư ấy, chỉ cần làm một cuộc trưng cầu dân ý đòi nhập vào đất Trung Hoa Cộng sản ? Ai có quyền phủ quyết quyền tự quyết của nhân dân ấy ? Quốc tế ? Vì không lên tiếng vụ Crimée, tức nhìn nhận sự việc Nga tiếp thu Crimée làm của riêng, thì không lý do gì phản đối dân Hoàng Sa nhập đất Hoàng sa vào đất Tà., Mà một khi Hoàng Sa thành đất Tàu hải phận Tàu trở về thế lưỡi bò một cách đương nhiên khỏi phải tranh chấp gì cả ! Đó là chỉ nói riêng Hoàng Sa, nhưng nếu giả dụ một vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, nằm sát biên giới ? Dân chúng những vùng ấy, ngày nay trà trộn giữa người Việt Nam thiểu số Nùng nói tiếng Quảng đông và người Hoa di dân, qua lại biên giới sống chung, sanh hoạt, buôn bán trà trộn, nếu tất cả số đông nói tiếng Hoa ấy đòi ly khai, đòi cắt đất, biến làng xã họ, làng mạc họ về Tàu ?
Hán hóa, cũng như Nga hóa, dùng dân xâm chiếm dần dần là một chánh sách. Bài tuần trước, chúng tôi kể chuyện Tàu đang cưởng chiếm Tân Cương bằng chánh sách di dân để đồng hóa, Hán hóa. Số dân Tân Cương gốc Hán ngày nay xấp xỉ bằng số dân bản xứ bằng chánh sách di dân người Hán xâm nhập Tân Cương. Với Tây Tạng cũng vậy, không phải thương yêu gì người Tây Tạng mà Trung Cộng xây dựng đường xe lữa cao tốc tối tân nhứt xứ Tàu nối Beijing, Thủ đô Trung Hoa Cộng sản với Lhassa, thủ đô Tây Tạng, để người Hán dễ thông thương đi lại dễ dàng và di dân vào sống ở Tây Tạng. Kết cuộc Lhassa, ngày nay đầy khu pghố Tàu sanh hoạt buôn bán sầm uấtồn ào nháo nhiệt, trái với người bản xứ Tây Tạng bổn tánh hiền hòa sanh hoạt trầm lặng, nên từ từ đâu có người Hoa là người Tạng lánh xa bỏ đi.
Thế là mất đất !
Những Chinatowns đã đang và sẽ là những vũ khí xâm lược của Tàu. Ở Mỹ các khu phố của các cộng đồng, nếu Ý thì gọi Little Italy ( New York), Việt thì gọi Little Saigon (Nam Californie), Nga thì gọi Little Odessa (New York), Hy lạp thi Little Athena,… nhưng phố Tàu thì gọi đồng nhứt Chinatown. Mà ở mọi nơi, từ New York, qua San Francisco, đến Los Angeles, và ngay cả Paris, hồi xưa còn gọi quartier chinois, nay đã dùng từ quốc tế Chinatown !…Thử hỏi tại sao ? Hỏi tức trả lời. Paris, ở quận 13 ngày trước phần đông có những tiệm Việt Nam gốc dân di tản sau 1975, ngày nay tất cả các cửa hiệu hấu như của người Tàu cả. Ngày nay người Tàu tràn qua khu Belleville, tràn qua khu chung quanh Gare de l’Est. Ở các tỉnh lẽ xưa có tiệm Việt Nam, nay toàn tiệm Tàu. Đông dương thuộc Pháp đáng lý đem di dân qua đông hơn người Tàu chứ, nhưng nay người Tàu, mà Tàu mới đến từ lục địa, công dân Trung Cộng đang di dân tràn đầy xứ Pháp, đông hơn người gốc Đông dương thuộc Pháp. Tàu nay là một TradeMark sáng giá.
Cá nhơn chúng tôi năm 1984 có mở một tiệm « trà-cà phê-quán ăn » ở Château Thierry. Quán Á đông duy nhứt trong trung tâm thành phố, khách toàn người Pháp bản xứ hay du lịch. Château Thierry là quê hương của văn hào La Fontaine, ở cạnh hai thành phố Épernay và Reims thủ phủ của vùng Champagne nổi tiếng với chai rượu bọt được tu sĩ và nghệ nhơn sáng tạo Dom Pérignon biến thành món hàng cao cấp không thể thiếu trong bất cứ một buổi tiệc nào. Cửa hàng chúng tuy nhỏ, sức chứa tối đa là 50 khách, nhưng rấtdân khách, tấp nập vì mở cửa từ sáng 10giờ đến tối khuya.. Sáng, sanh hoạt chủ yếu là tiệm tạp hóa bán trà lẽ ; trà đủ loại, từ trà đen ấn độ, hiệu Anh, đến trà tàu cũng đủ loại, đủ hiệu. Mở cửa bắt đầu 10 giờ là đã có khách vào mua trà lẽ rồi. Trưa là nhà hàng bán cơm. Xế bắt đầu 4/5 giờ là quán trà, cà-phê bánh ngọt, là nơi tập tụ của đám học trò trung học lớn thoạt đầu đến uống trà, chơi cờ đam (Dames), cờ vua (Échec-Chess), cờ Tướng Việt Nam hay cờ Gô Nhựt bổn. Hélène, bà vợ chúng tôi- lúc ấy chúng tôi chưa có con, đứng ra tổ chức lớp dạy các cậu bé.
Tiệm chúng tôi chẳng chốc, buổi chiều từ 4 giờ trở đi là câu lạc bộ các loại cờ chỉ tan lúc 7 giờ để 7 :30 mở quán ăn. Hélène tổ chức các lớp dạy cờ, từ cờ Âu châu, đến cờ tướng Việt hay cờ Gô Nhựt đều miễn phí ! Và chẳng chốc chiều nào cũng tấp nập dân chơi cờ, từng nhóm chuyên môn theo ý thích được thành hình, người biết trước giảng dạy chỉ mách nước người biết sau, những sách chuyên môn được bày bán. Chiều nào cũng đầy người đánh cờ, chầu rìa, trà, cà phê, bánh ngọt đầy những bàn, và nhờ vậy thượng vụ chúng tôi cứ thế mỗi ngày mỗi cao. Thoạt đầu là nhóm trẻ, nhưng sau đó có cả những người lớn cũng đến. Công việc làm ăn gia đình nhờ vậy thành công, cá nhơn chúng tôi lại có thêm công việc thứ hai là Giám đốc thương mại xuất cảng trách nhiệm Nam âu châu cho một xí nghiệp sản xuất Nhựa cán mỏng.
Mỗi tuần chúng tôi phải ở ba ngày đầu tuần, tuần tự Ý, Tây Ba Nha hai vùng - Cataluna với Barcelone và Thủ đô là Madrid, tuần thứ tư mà Lisboa của Bồ đào Nha. Vi phải đi xa, nên ngày thứ sáu chỉ làm buổi sáng. Nhờ vậy cuối tuần, tối thứ sáu, thứ bảy Chủ Nhựt có thể hoặc phụ hoặc thay bà vợ xuống tiệm tiếp khách. Giàu có dư dã thật, cũng thấm mệt vi suốt năm không nghỉ ngày nào. Năm 86, hy vọng vợ chồng người em tỵ nạn qua có người phụ. Nhưng hai em, từ Việt Nam qua chỉ muốn ở Paris, mặc dù Château Thierry chỉ cách Paris 90 cây số trên một giờ lái xe thôi, nhưng hai em chỉ thích và cần ở chung với những Việt. Ở với chúng tôi không gặpngười Việt, và giới trẻ Pháp ồn ào và sanh hoạt hoàn toàn khác lạ với các em.
Một hôm có hai cặp vợ chồng người Hoa đến ăn tối thứ sáu, hôm sau trở lại ăn trưa thứ bảy, tối thử bảy, và trưa Chúa Nhựt xin được nói chuyện với chúng tôi để mua lại cửa hiệu. Họ đã theo dõi chúng tôi từ lâu. Nhưng câu đầu tiên họ chê mầu sắc trang hoàng của chúng tôi. Chúng tôi, vì ở Pháp lâu nên không trang hoàng lè loẹt, vàng đỏ, chúng tôi sử dụng mầu xanh đậm và trắng, chúng tôi treo tranh mặc thủy trắng đen, treo sơn mài đen trắng, hoặc bảng gỗ xa cừ, bảng hiệu chúng tôi dùng hai mầu trắng xanh đậm. Kiểu trang hoàng chúng tôi Á đông nhưng Nhựt bổn hơn Á đông Trung Hoa hay Việt Nam. Tóm lại họ chê quán chúng tôi mầu tang tóc nhứt là tên quán là GinSeng ( Nhơn Sâm) nghe rất Đại Hà – chúng tôi gọi để bán trà Nhơn Sâm. Về món ăn họ cũng chê chúng tôi trình bày và nấu ăn không giống Tàu – vì anh đầu bếp là một cậu bé 20 tuổi cá nhơn chúng tôi huấn luyện đứng bếp. Cuối tuần khách đông, cá nhơn chúng tôi cũng phải đội Toque-mũ bếp, đứng bếp chánh và cùng nấu với hắn, và đội toque, mang tablier lớn, xuống nhà hàng chào khách.
Chúng tôi để bếp trên lầu một để khách vào tiệm ăn không bị hôi quần áo. Dàn nhơn viên chúng tôi là đám trẻ cả, nên lên xuống thang dễ dàng. Chúng tôi lựa các em apprenti nghề bếp hay nghề nhà hàng, muốn học nghề, hoặc nấu ăn hoạc chạy bàn, chúng tôi vừa làm vừa huấn huyện học trò – cách nấu ăn Ta hay Tây gì cũng chỉ một phương pháp, chỉ có recipe-recette là khác thôi ! Ngày nay đám ấy thành tài cả ! Có đứa đã làm chủ cửa hiệu. Trong đám có cả cậu con cả, nay là nghệ sĩ nổi tiếng Kongo con chúng tôi, lúc ấy vừa đi học Beaux Arts Paris, vừa chạy bàn với chúng tôi. Trở về hai đình Tàu, họ tự hỏi sao cái gì của chúng tôi cũng amateur cả - họ chê chúng tôi là amateur, họ mới nhà nghể - mà sao khách đông vậy, như vậy có một thị trường « thèm món ăn Tàu ». Thế là họ hỏi mua. Tôi nói tôi không bán vì hằng năm thương vụ tôi là như vậy đủ chúng tôi sống ngon lành ! Và họ ra giá ! Quý vị có thể tưởng tượng, họ ra giá đầu tiên là trên sức tôi tưởng tượng là trong một tiếng nói, giá đề nghị là trên hai lần vốn liếng chúng tôi bỏ ra. Tôi không bằng lòng, họ thêm 50% nữa. Bà vợ tôi nháy tôi bảo tôi nhận. OK, thỏa thuận nhưng với điều kiện, sau khi ký tên, họ chồng tiền ngay tại văn phòng chưởng khế, họ trả trọn không crédit và phần chúng tôi sau 15 ngày chúng tôi phải dọn nhà. Bán nhà chớp mắt. ông chưởng khế nói với chúng tôi chưa bao giờ ông có một affaires như vậy !
Chúng tôi làm ăn, mở cửa hiệu mùa đông 1984, bán cửa hiệu hè 1987. Hai năm rưởi, chúng tôi nhơn 3 vốn liếng. Kể chuyện dài dòng như vậy để kể với quý vị rằng khi người Tàu muốn xâm nhập thị trường họ sẳn sàng lấy thịt đè người… Chuyện kể về sau, họ không thành công vì họ không biết giao thiệp. Không còn bán trà lẽ, không còn tiệm trà, hay cờ kiết gì cả…chỉ một tiệm ăn Tàu thuần túy, tầm thường, vàng đỏ, ở đâu cũng thấy, với cái tên rất Tàu tầm thường là Village de Chine -Làng Tàu…cũng những món Tàu bình thường…Họ không thành công, nhưng ngày nay họ mở đường cho ba quán ăn Tàu khác đến, và giữa đường đến Reims có một tiệm Buffet.
Tàu tràn ngập thế giới bằng di dân, đây là một chánh sách, dành đất sống bằng xuất cảng dân, xuất cảng hai từng, từng thấp là xuất cảng dân nghèo bỏ xứ Tàu đi làm ăn xứ người. Thế gìới Tây phương không chống di dân Tàu vì cho rằng dân cần cù, chịu khó làm ăn, chỉ nhìn thấy cái bề ngoài tốt quên hẳng cái thằng Tàu xấu xí đi ! Ngày nay song song với các nạn di dân Tàu nghèo, các quốc gia Tây phương đang lãnh thêm các nạn chánh sách di dân từng cao của Tàu là xuất cảng Tàu giàu, Tây phương đang bị thằng Tàu giàu đô hộ. Đô hộ Tây phương loại cao cấp bởi tài phiệt Tàu gốc tư bản đỏ, Con Ông Cháu Cha, tham nhũng, Tàu giàu đến Âu châu, đến Pháp bằng đầu tư, mua địa ốc, hôtels, khách sạn, lớn bé, mua vườn nho làm rượu, mua cửa hàng thuốc lá, cà phê, và chưa kể nghề của các chàng là tiệm ăn, kiểu buffet, all you can eat tràn đầy,…Tàu cũng đến với tệ nạn, ma cô, động mãi dâm, nghề cô điếm, ở động cũng có, đứng đường cũng đầy, xông vào nghề làm tóc, làm neo, và luôn cả đấm bóp, tẩm quất, massage chưn và bằng chưn. . . Và cuối cùng dân Pháp đang gặp nạn dân du lịch Tàu ! Nước Pháp chúng tôi ngày nay sẽ khổ sở vì chỉ thấy cái lợi trước mắt quên cái hại về sau. Ngày nay, nhà nước Pháp đang trải thảm đỏ cho dân du lịch Tàu. Cả một chương trình :
Làm sao rước và phục vụ anh du lịch Tàu :
Báo Nouvel Observateur, số tuần nầy làm một bài phóng sự dài do hai phóng viên Cécile Desfontaine và Nathalie Bensahel diễn tả cái chánh sách của Chánh phủ Pháp đang trải thảm đỏ rước khách du lịch Tàu. Thông kê du lịch Pháp cho biết Năm 2013 có 1 Triệu 500 du khách Tàu, con số ấy tăng 20% mỗi năm. 60% các du khách ấy sẽ trở lại Pháp trong 2 hay 3 năm nữa. (Nguồn Atout France).
« Ở đây, trong thực đơn-menu có cháo trắng, có mì xào, có trứng « luộc thật chín ». Ở đây tức là Hôtel du Collectionneur, khách sạn 5 sao, cách Arc de Triomphe-Đài Chiến Thắng, nằm cuối đại lộ Champs-Élysée mười phút. Ở đấy người ta hiểu thế nào là phục vụ anh du khách Tàu, nhơn viên được huấn luyện để chiều chuộng khách Tàu, bằng chứng menu nói trên đề nghị cho phần ăn điểm tâm. Một tấm ván cứng cũng sẳn sàng để lót những chiếc giường nệm quá mềm với các cái lưng Tàu. Và dỉ nhiên, nước trà uống thả giàn, sẳn sàng, lúc nào cũng có và miễn phí.
Từ mùa Thu qua, một nhơn viên trẻ đẹp trai, chuyên viên tiếp khách Tàu với câu mở đầu « Nị hảo » dòn dả. Paris đang sống giờ Tàu ? Paris thôi sao ? Sai ! Cả Xứ Pháp đang sống giờ Tàu, trong Văn hóa Tàu. Tổng trưởng Ngoại Giao Pháp Laurent Fabius nhắc tới nhắc lui : « Hãy trải thảm đỏ rước các khách quý nầy và bằng mọi giá xoá ấn tượng xấu xí năm ngoái khi một đoàn khách Tàu ngơ ngơ, ngẩn ngẩn bị bọn lưu manh nhanh nhẩu tước tất cả từ ví bóp đến nữ trang đồng hố »
…Ông Tổng trưởng còn chơi ngon, bỏ một buổi, đến tận phi trường Roissy biểu diễn rước khách bắt tay mấy anh du khách Tàu vừa đáp xuống. Ngành Du lịch là ngành không có khủng hoảng kinh tế, nên phải bằng mọi giá lợi dụng để hái tiền, và du khách Tàu là khách xộp nhứt ngày nay. Bà Bộ trưởng Bộ Du lịch, gốc Á châu (Đại hàn) Fleur Pellerin còn thêm một đề nghị nữa là các khách sạn từ nay nên chào khách Tàu bằng mời khách một « Tô cháo chào hàng-une soupe de riz de bienvenue ». (người viết hỏi thêm tô cháo trắng hay cháo cá nấm đông cô ? ). Từ hôm đấu năm nay, tháng giêng 2014, khi có quyết định cấp visa cho dân Tàu nhập cảng trong 48 tiếng đồng hồ, đon xin vào Pháp tăng 40%, và khách nhập cảng trên 20%, và chỉ tính đến đầu hè nấy thôi !
Vào Pháp, chặng đầu tiên, dỉ nhiên là Paris, Người Hoa viếng Paris vì « thơ mộng-Romantisme ». Nào là Tháp Eiffel, Bảo tàng Viện Louvres, Arc de Triomphe, Nhà thờ Notre Damẹ (và thằng Gù), Nhà thờ Sac
Sacré Cœur (và những anh họa sĩ ngoài đường) và …Lâu đài Versailles. Và chung quanh .. . nào là bãi biển Normandie, nào là Núi Saint Michel… Xưa rồi những hình ảnh nhà quê với các xe car, xe bus đầy khách Tàu quê mùa thợ thuyền công nhơn, xí xô xí xào sắp hàng chụp hình. Du khách Tàu ngày nay, ngon lành hơn, tử tế bảnh bao, đi du lịch một mình, hay từng cặp sánh đôi, tình nhơn, hay vợ chồng, hay một nhóm bạn như ba cô Fen, Huan Yue và Qiao. Ba nàng, trẻ đẹp trong tuổi hai mươi, quần short, tóc cột đuôi ngựa, trẻ trung, mạnh mẻ, thể thao, đang chụp hình trước Tháp Pyramide của Điện Louvres sau khi đã viếng Nhà Bảo tàng Louvres.
Khen rằng Điện Louvres rất « Chinese friendly », nhờ các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Hoa, nhờ máy nghe cắt nghĩa bằng tiếng Hoa, các cô không bở ngỡ gì cả. Bảo tàng Viện còn có đầy đủ nhơn viên hướng dẫn nói tiếng Hoa, thông dịch khi các cô cần đối thoại với người bản xứ. Với các nàng (và với đa số các du khách Tàu) viếng Paris là « half visiting, half shopping », các nàng có thể, ráng lắm, ghé Café Marly thưởng thức cốc cà phê sữa hay cappuccino, trước khi đến Đại lộ Champs-Élysée để phải (bắt buộc) ghé vào tiệm Vuitton nổi tiếng với những các túi xách-it-bags. Sổ mủi, nhức đầu, say nóng, cảm ho, hãy ghé vào Nhà thuốc-Pharmacie La Boétie, ở đấy sẽ gặp Bình, anh bán thuốc nói tiếng Hoa. Ba cô nương ( cú nường) Fen, Huan Yue và Qiao thuộc thế hệ người Hoa mới, chịu chơi, sẳn sàng tung nguyên tệ-Yuan bì để đi chơi. Mua hàng chiếm 40% tiêu dùng của du khách Tàu : trung bình 1200 euros.
Thiếu nữ Tàu vào tuổi cập kế, thích được làm đám cưới theo tục lễ của Pháp, les noces à la française, ngày nay là số một của thời đại, nói theo kiểu trong nước thời thượng ( nhưng đấy là theo mode Tàu). Nhờ vậy ngành Du lịch để làm đám cưới-Tourisme matrimonial ở Pháp, ngày nay lên như diều gặp gió ! Những agencies chuyên nghiệp mọc như nấm sau cơn mưa, với những quảng cáo kiểu « những lời thề tình yêu – muôn đời ad vitam aeternam bằng tiếng la tinh trong những giáo đường xưa được dựng lại : « Bên xứ họ, bên Tàu, họ làm lễ cưới như họ đi chợ, từng cặp dắt nhau vào nhà Tỉnh, lãnh một cái phiếu, nhận một cái giấy có đóng mộc thế là xong. Ở đây chúng tôi đề nghị với họ một buổi lễ thật sự với tinh yêu và một chút tâm linh » HenrietteVersteeg nhơn viên Cửa Hàng Eternal Provence, chuyên môn tổ chức đám cưới cho người Hoa nói. Năm vừa qua, cô tổ chức 20 buổi lễ, giá trung bình 4000 đến 5000 euros cho một lễ cưới.
Khách thường là những người đã từng biết Âu châu rồi, nay trở lại làm lễ cưới theo kiểu Thiên Chúa Giáo nhưng không Thánh thiện-catholique déconsacré. (Thật là Đạo nhưng không phải đạo. Đúng là thời thượng ! uống Cà-phê không có chất cà phê, uống Bia không có chất rượu, uống đường không có chất đường, cả lấy vợ củng không phải vợ vi lấy người đồng giới ! người viết xin được góp lời bàn). Buổi lễ được cử hành trước một ông Linh mục « giả », đôi hôn phối rung rẩy cảm động trao nhau những lời hẹn ước tình tứ, yêu nhau đến tóc rụng răng long, đất trời nghiên ngã, trong tiếng nhạc Marche Nuptiale của Mendelssohn hay Lohengrin của Wagner. Lầu đài Barben (tỉnh Bouches-du-Rhône, gần Marseille, miền Tây Nam Pháp), một lâu đài cổ kính là nơi được lựa chọn đễ diễn tuồng đám cưới. Giá thuê 500 euros cho một buổi chụp hình, hay một buổi lễ cưới. « Có những cặp đến với rương hòm quần áo, họ thay y phục độ 10 lần, đem theo cả thợ chụp hình và người trang điểm riêng » Bernard Pillivuyt, anh cai quản lâu đài kể.
Mỗi tháng Bảy, Michèle Angelvin bắt gặp cả chục cặp người Tàu ăn diện bảnh bao đứng chụp hình trên cánh đồng lavandes, vùng Valensole của bà (hoa lavandes mầu tím, thángJuillet trổ hoa tím cả những cánh đồng đến tận chơn trời-hoa lavandes dùng làm dầu thơm) họ đạp càn xéo hoa mà không xin phép bà. « Có khi có cả những cặp diện áo quần đám cưới, nở những nụ cười trên khung trời tím. Nhiều hôm gặp mưa, đất lầy lội, họ mặc áo cưới nhưng dưới mang dép hay giày bottes đi mưa, và chụp bán thân. Tôi miễn ý kiến, nhưng phải lắt đầu chán nãn, vì họ dẩm nát những luống hoa của tôi ! ». Những album đám cưới là những kỷ niệm rất quý giá đố với những người Tàu. Ad vitam aeternbam-muôn đời mà. Họ không ngần ngại vào sân nhà bà chụp hình trước những giàn hoa của bà, « Họ rất vô phép, và họ không biết tư hữu là gì, đi ngang qua vườn nhà mình không có rào là họ vào ngồi chụp hình, trên ghế, trên bực nhà (tự nhiên như người Hà lội vậy !) .
Mấy anh nhà giàu mới nầy, nhiều khi có những đòi hỏi lạ đời ( người viết nghĩ « lạ đời vì các cô phóng viên không biết tập tục của dân nhà giàu mới Á châu của chúng ta, thích show off lắm, nhứt là Cộng sản Việt Nam hay Tàu, xêm xêm một lứa cả đó thôi). Henriette Versteeg kể « Có người đòi muốn được lái xe đua Formule1, hay thử lái phản lực Rafale của Pháp. Tôi đành chịu mất khách, không giải quyết được» Hiện nay Henriette đang tổ chức một WineTour, đi viếng một vòng các hầm rượu ở vùng Bordeaux, và « Có người muốn tôi mời nữ diễn viên Sophie Marceau cùng đi với phái đoàn, tôi có liên lạc với agent của Cô Marceau, nhưng không trả lời. Người Tàu không hiểu rằng tuy có tiền nhưng nhiều khi có tiền cũng có cái khó mua lắm ! » Ngành Du lịch cũng đem đến vài chuyện thú vị. « Người Tàu thích uống nóng ». Khỏi mắc công đề nghị họ nước hay rượu lạnh. « Ở những khách sạn họ sợ các trần nhà có cột gỗ để lộ – poutres apparentes, họ sợ cột rơi xuống. Họ không ở phòng số 66, hay ở lầu 5 ». « Và nếu chẳng may – có những khách khạc nhỏ trong phòng của khách sạn ( và đã từng có rồi) - bảo nhơn viên không được cằn nhằn và …im lặng lau nhà ! » Cô Versteeg quan sát.
Để kết luận
Chống Tàu là làm nghĩa vụ quốc tế :
Họa Mã Viện với Trụ đồng. Họa Nhà Minh đốt Sách, diệt Văn Hóa Đại Việt, chúng ta quên sao ? Ngày nay nếu còn được tý Tự Hào Đại Việt Không Nên Để Việt Cộng Bán Nốt.
Hẹn ngày mai Gặp nhau tại Sài gòn.
Hồi Nhơn Sơn, cuối tháng Bảy 2014
Phan Văn Song
Đọc phóng sự trên để chúng ta, người Việt Nam, chúng ta cảm rất cô đơn khi muốn chống Tàu. Chúng ta tẩy chay hàng hóa Tàu, có người bản xứ hưởng ứng đấy, nhưng người bản xứ nào ? Rất ít người có ý thức, nhưng nhiều khi không có phương tiện, hàng bản xứ, hay âu châu quá mắc và hiếm.
Ở Pháp anh em công đồng Việt Nam đang tổ chức một phong trào tuyên truyền dùng bích chương Pháp Việt tung dán ở khắp các tường phố các quân 13, các khu phố Tàu … tẩy chay Bánh Trung Thu cho Mùa Trung Thu sắp đến, tiếp sau sau đó hàng ắn Tết, mứt kẹo. …Được chừng nào hay chừng đó.
Người Pháp bạn bè chúng tôi đang cố gắng mua hàng thực phẩm hay sử dụng Made in France nhưng rất khó khăn. Cạnh nhà chúng tôi ở làng Hồi Nhơn Sơn-Montmorillon, anh em nhà vườn, nhà nông chung vùng thành lập một tiệm tạp hóa nhỏ ngay trong làng, bán sản xuất của vườn, đồng nhà. Chúng tôi khuyến khích ăn uống hàng tươi, rau cỏ, hoa quả, thịt heo, bò gà, vịt, bồ câu… sản xuất gần nhà (đường kính 50 cây số) . Nhưng cá ? hải sản ? - đành phải mua từ xa chở đến. Cả cà phê, trà hay bột mì, gạo, đậu… cũng vậy.
Nhưng chúng ta phải làm. Hàng Tàu đang tràn đầy thế giới. Người Tàu đang tràn đầy thế giới. Hồi xưa Việt Cộng đánh miền Nam Ta là đánh dùm cho Liên Sô và Tàu.
Ngày Nay, người Việt ta ở Hải ngoại phải chống Tàu tẩy chay một phần hàng hóa Tàu, không ăn tiệm Tàu, không ăn món ăn Tàu, không mặc quần áo Tàu là chúng ta làm nghĩa vụ quốc tế.
Tàu bớt thu nhập, bớt giàư bớt du lịch, bớt hống hách và … May ra Tây Mỹ bớt nịnh bợ Tàu.
Chống Tàu nhưng cũng không quên thằng đầy tớ Tàu, là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn Cộng sản Việt Nam, là còn Tàu Cộng, Còn Tàu Cộng là mất Nước.
Thư gửi bé Đậu
Filed Under Nguyễn Lân Thắng
Nguyễn Lân ThắngTue, 07/29/2014
Con thương yêu của bố,
Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ, bố chấp nhận những khó khăn không thể tránh khỏi khi mai này con lớn lên trong cảnh cha già con cọc. Chính vì thế bố muốn viết thư này cho con để mai sau, khi nhỡ ra con còn chưa hiểu việc đời mà bố đã đi xa thì đây là những dòng tâm tư để con hiểu được lòng bố.
Con được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rất rối ren, lòng người ly tán, đất nước bị xâm lăng. Gia đình mình vốn thuộc loại công thần trong xã hội miền Bắc, được nhiều người quyền cao chức trọng cũng như người dân nể trọng. Nếu xã hội vẫn bình bình như trước đây thì đó là một lợi thế mà chắc chắn con sinh ra sẽ được đủ đầy hơn mọi người. Nhưng than ôi, cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.
Tất cả những điều đó là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối để có nhiều người ủng hộ cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn. Người ta nói dối để giữ vững quyền lực sinh sát điều khiển xã hội muôn đời. Người ta nói dối để người dân tự hào trong vũng lầy nghèo đói. Kẻ nào dám thốt lên sự thật ngược ý họ thì không những bản thân mà gia đình sẽ khốn nạn. Thế rồi khi sống trong sự dối trá hơn nửa thế kỷ, cả xã hội dần quên đi những gì thuộc về quy luật của tự nhiên, đó là sự thật. Không có sự thật thì vĩnh viễn không cái gì có thể tồn tại và phát triển được. Cái cây muốn tồn tại được thì cái rễ phải lần tìm đến chỗ có nước, cái lá phải vươn đến ánh mặt trời. Sẽ ra sao nếu nó bị đánh lừa đến chỗ không có nước, không có nắng… con người cũng như vậy thôi con ơi.
Sự thật là điều kiện sống còn để mọi cơ thể sống trong tự nhiên hay cấu trúc xã hội phát triển. Mọi cơ thể sống thì phải có sự trao đổi chất, nếu thông tin phản hồi méo mó thì mọi cấu trúc sống sẽ không thể tự hấp thu hay loại bỏ những gì cần thiết trong quá trình tồn tại và phát triển. Xã hội loài người cũng vậy, và vì thế sự thật mới quan trọng đến nhường nào. Thế mà vì sự thật, đã bao người thức tỉnh vùng lên đấu tranh trong xã hội để rồi nhận lấy kết cục bi thảm khôn lường. Cũng có những người vì mạng sống của họ, vì gia đình của họ, họ phải chấp nhận sống chung với sự giả dối. Bố không trách họ vì quyền được sống của mỗi con người là tối cao, nhưng nếu cứ chấp nhận mãi như vậy thì hậu quả đã rõ ràng. Đó chỉ là cách sống mòn và thế hệ sau đã lãnh đủ.
Bố có thể có nhiều lựa chọn. Nếu chấp nhận cuộc sống giả dối, tung hô những điều dối trá, tận dụng những quan hệ và lợi thế sẵn có thì sẽ chả thiếu thứ gì. Rồi khi mai này đất nước tan hoang, ta có thể ra nước ngoài sinh sống không cần biết nước Việt ra sao. Rồi con sẽ được sống trong môi trường bình yên với những điều kiện giáo dục, y tế, văn hóa tốt nhất. Nhưng con ơi, không ai chọn được tổ quốc, không ai lựa được gia đình. Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.
Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố.
Bố yêu con rất nhiều, bé Đậu tuyệt vời của bố!
http://www.rfavietnam.com/node/2138
Thursday, July 31, 2014
PHAN THANH TÂM * TRẦN ĐỨC THẢO
12:12:pm 16/06/14 | Tác giả: Phan Thanh Tâm http://www.danchimviet.info/archives/88099/tran-duc-thao-nhung-loi-trang-troi/2014/06
Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối
Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng
cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất ðặc biệt vì sách ðã
“phân tích sư thật về những hành ðộng khủng khiếp” của họ Hồ bởi một
triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Nãm 1951 ông bỏ Paris về
bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; ðã từng
“trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 nãm.
Nhà triết học họ Trần trước khi mất ðã khẳng ðịnh, Marx ðã gây ra mọi
sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” ðã khiến “ông
cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương
tri, của ðạo lý”. Theo ông, ðây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn ðời”
và “là một con khủng long ba ðầu, chin ðuôi”.
Lời trối trãng của nhà triết học Trần Ðức Thảo cho biết, “nếu không
dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám ðưa ra ánh
sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra ðược tình trạng bế tắc
chính trị ðộc hại như hiện nay ở nước ta”. Theo ông, quá khứ cách mạng
của Viêt Nam ðã tích tụ quá nặng ðầy những di sản xấu. Quyển sách dày
427 trang là những lời tâm sự sống ðộng của một nhà tư tưởng giúp ðộc
giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch ðang bao phủ lên thân phận dân tộc,
lên ðất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “ðang bị ung thối bởi cãn
bệnh xảo trá, cãn bệnh thủ ðoạn của ðảng”. Ông bị tống ði ra khỏi quê
hương vĩnh viễn với cái vé ði một chiều, bị ðuổi khỏi Saigon, buộc phải
ði Pháp, không ðược trở về Hà nôi.
Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Ðức Thảo (1917-1993) ðã vạch ra
rằng, về lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử
với ðất nước và dân tộc, ðã ðể lại di sản vô cùng trầm trọng: “chọn chủ
nghĩa xã hội của Marx ðể xây dưng chế ðộ, chọn chiến tranh xoá hiệp
ðịnh hòa bình ðể bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất ðất nước,
chọn Mao và ðảng Cộng sản Trung Quốc làm ðồng minh, ðồng chí”. Sách có
16 chương, một chương chỉ ðể giải mã lãnh tụ; nhưng ở chương nào HCM
cũng ðược ðề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch VN thì “không
thể không nhãc tới ông cụ”. Cố giáo sư quả quyết, ‘phải nói thẳng ra là
Mao ðã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Quốc muốn nhuộm ðỏ Việt Nam
theo ðúng màu ðỏ ðậm của Trung Quốc”.
Đãi ngộ hay bạc đãi
Triết gia Trần Ðức Thảo (TÐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng
tranh cãi với Jean-Paul Sartre ðược ðảng Cọng Sản Pháp vận ðộng ðể ðược
cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cưú sâu rộng
cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của
Karl Marx”. Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là
“siêu gián ðiệp trí thức”. Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu
chìm hẳn. Nãm 1991 ông “bị ðẩy trở lại Paris”. Thế nhưng, sau khi qua
ðời ngày 24/4/1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chưong
Ðộc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng
“”tư tưởng HCM” ðã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc
sinh thời ðảng, nhả nước rất mực trọng ðãi ông.
Có thật thế không? Trong chương Ðãi ngộ hay bạc ðãi, ông nói, những
chức vị mà người ta ban cho, “che dấu một ðối xử nghiệt ngã và tồi tệ”.
Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn
ðứng giữa ruộng dưa”. Sự thật “họ chỉ ðể cho sống; cho tôi khỏi chết
ðói; chỉ toàn là bạc ðãi”. Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải
gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi ðầu tuyệt ðối vâng, nghe lời
ðảng”. Ông tiết lộ, tuy có chức phó giám ðốc trường Ðại Học Vãn Khoa Sư
Phạm nhưng “chưa hề ðược tham dự bàn bạc gì vào việc tổ chức, ðiều
khiển, ngay cả ý kiến giảng dạy cũng không hề có”. Sự có mặt của ông
trong các buổi họp hay ði theo các phái ðoàn thanh tra là chỉ ðể “giới
thiệu có thạc sĩ triết bên tây về ủng hộ cách mạng”.
Những ðiều nói ðó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán Chuyện
vui về triết gia Trần Ðức Thảo ðãng trên báo Tiền phong ngày 11/5/1993:
nhờ cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người
trong nước ðược biết rằng ðất nước chúng ta ðã từng sinh ra một triết
gia tầm cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong
nước thì lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét
thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống
thấp, chân dép cao su ðứt quai, ðầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe ðạp
“Pơ-giô con vịt” mà mấy bà ðồng nát cũng chê. Thật ðúng như anh hề làm
xiếc! Mặt cứ vác lên trời, ðạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một
mình, một anh dở người”.
Mưu thần chước quỷ
Nhiều người tự hỏi bị ðối xử cay ðắng như vậy sao “bác Thảo lại hay
có lúc bật cười như ðiên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là
người khùng”? TÐT cho hay, ông bắt ðầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi
tham gia ðợt thì hành cải cách ruộng ðất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên
Quang nãm 1953. Lương tri trỗi dậy khi thấy lãnh ðạo “chọn con ðường
hành ðộng nặng tính cuồng tín, dã man”. Ông nói, “chẳng thà là thằng
khùng hơn làm thằng ðểu, thằng ác, thằng lưu manh”. Về giai thoại TÐT ði
chãn bò, theo ông, ðó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một trí
thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Quốc,
buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.
Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung
Quốc, ‘cứ như là con ðẻ của ðảng Cộng sản Trung Quốc”. Là một nhà triết
học, có thói quen tìm hiểu, ðánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư
tưởng của Marx, cho tới nay cây ðó chỉ cho toàn quả ðắng”. Chính “cái
thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự ðau khổ của con người bị kềm kẹp bởi
ý thức hệ” khiến ông muốn “ðặt lại vấn ðề từ học thuyết”. Triết gia TÐT
nói, nhiều lãnh tụ “từ lầu ðài tư tưởng Marx bước ra ðã trở thành những
ác quỉ”. Theo ông, “quỉ ấy là ý thức ðấu tranh giai cấp”; là thứ “vi
rut” tư tưởng ðộc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc ðẩy con người
ðam mê tìm thắng lợi, bằng ðủ thứ quỉ kế, ðể mưu ðồ củng cố cho chế ðộ
ðộc tài, ðộc ðảng.
Theo nhà triết học số một của Việt Nam, “ông cụ” là một nhà ảo thuật
chính trị ðại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành
có”. Ðúng là “mưu thần chước quỉ” chuyên hành ðộng muôn hướng, muôn
mặt, “trí trá còn hơn huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” Bác
Hồ ðánh lừa dư luận Âu Mỹ, khi chép lời nói ðầu bản tuyên bố ðộc lập của
Mỹ; ðánh lừa các ðảng trong nước khi thành lập chính phủ ðại ðoàn kết
và mời cựu hoàng Bảo Ðại làm cố vấn. Vài tháng sau, Võ Nguyên Giáp dẹp
bỏ; coi họ là phản ðộng; ðẩy Bảo Ðại sang Côn Minh. “Ông cụ” còn ðược
triết gia TÐT gọi là một nhà chính trị “thần sầu quỉ khốc” khi “ông cụ”
khôn khéo mưu tìm sự tiến cử của Mao ðể ðược ðưa về xứ làm lãnh ðạo duy
nhất phong trào cách mạng Việt Nam.
Cố Giáo sư TÐT kể lại rằng, biết mình bị Ðệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại ðuổi khéo về Viễn Ðông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập ðảng Cộng sản Trung Quốc; ðược Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước loại bỏ tất cả ðối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn vãn Cừ… ðể rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước nãm 1945. Dù sự tấn phong “ông cụ” ở các ðại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các khu uỷ, xử uỷ và của “Ðê Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên ðã qua mặt những sự phản ðối này vì họ là những kẻ ðã từng nhận ðược sự nâng ðỡ của cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là người biết chụp bắt cơ hội”.
Huyền thoại “bác Hồ”
Vẫn theo nhà tư tưởng TÐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ xử dụng sản phẩm chính thống của ðảng thì làm sao họ hiểu hết ðược mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Ðó là những tên giả chính “cụ Hồ” ðã tự ðặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẻ, phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua từng giai ðoạn ðổi tên, ðổi họ; từ những cái tên “Tất Thành”, rồi “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”. Ðấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không ðược cho vào học Trường Thuộc Ðịa ðể ra là quan.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách ðề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc ðời hoạt ðộng của Hồ chủ tịch” và “Vừa ði ðường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân ðược. “Ông cụ” ðã tạo ra một thời chính trị ðiên ðảo. Ngoài ra, ðám quần thần chung quanh “ông cụ”, không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người”. Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi”. TÐT cho biết, nãm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu ðãi ở Paris, ông ðã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú ðâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt ðẹp tại quê hương”.
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông ðược vể nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Saigon ðang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới ðang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TÐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hoá trang cao ðộ”. Cái gì có giá trị là của bác, của ðảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TÐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành ðạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt ðạo ðức”; vì cách sống muôn mặt của bác ðâu phải là gương sáng.
Nhà triết học bị kết tội “cầm ðầu âm mưu chống ðảng” vì hai bài viết trên Nhân Vãn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em vãn nghệ trẻ chủ xướng. Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp ðứng ðầu là Sartre “tận tình quan tâm, chãm sóc” ðến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác nãm 1946 ðòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai lý lịch; muốn ðấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm ðội viên cải cách ruông ðất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết`như chơi”. Nãm 1952 triết gia ðược dẫn ði chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn ðiều cần nhớ: phải ðứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không ðược nói leo, chỉ trả lời câu hỏi; không ðược chào trước; không ðược nói tôi phải xưng bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.
Chư hầu ngoan ngoãn
Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TÐT thì HCM chưa ðọc kỹ học thuyết sách vở của Marx, “tư duy sổi nên chưa tiêu hóa ðược”; nhưng lại “ðọc thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel”, cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ ðể người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí ðến vô cảm; không thiết tha với gia ðình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học ðược ”ông cụ” ðào tạo ðể phục tùng; rồi sau ðề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị”, là ðể “ca ngợi mình” và “hô hào quyết chiến”. Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó ðè. Ðó là “ bóng ma ðế quốc bành trướng vô cùng ðộc ðoán, lấn át của Mao.”
Vẫn theo TÐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên ðẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một ðế quốc ðỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Ðó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”..“Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không ðược nên ðã lấy học thuyết “giai cấp ðấu tranh” làm kim chỉ nam ðể tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, ðể nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất ði tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao ðã cài chung quanh “ông cụ” một ðám cực kỳ cuồng tín.
Trong chương “Hai chuyến di chuyển ðổi ðời” của cuốn sách, nhà triết học họ Trần cho biết, ông ðược rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” ðể vào Saigon ở là nhờ sự vận ðộng của một số ðồng chí trí thức Nam Bộ. “Saigon ðã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện ðại; ðâu có ðói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam ðã có một mức ðộ dân chủ rõ rệt. Miền bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nẩy sinh những chính sách ðầy sai lầm. Sĩ quan của “bộ ðội cụ Hồ” ðã có “thái ðộ thô bạo, ứng xử thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương vãn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải ðứng cúi ðầu.” Ðấy là những lời thố lộ của TDT mà nhà vãn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê ðã viết lại qua các cuốn bãng thu những ðiều ông tâm sự với một số bạn trong sáu tháng cuối ðời ông ở Paris.
Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người ðã thúc ðẩy ông phải thoát khỏi thái ðộ hèn nhát ðã ngự trị trong ðầu óc trí thức và vãn nghệ sĩ Hà nội; giới này ðã ứng xử ðồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Saigon sau 1975, nếu ðọc chương “Vẫn chưa ðược giải phóng” ðều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội nãm 1954 rất giống Saigon sau 30/4/75: “cả con người và xã hội ở ðây ðã không hề ðược giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế ðộ cũ. Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có ðược; tư hữu kiểu mới do chiếm ðoạt bằng chữ ký và quyền lực.
Cố Giáo sư TÐT kể lại rằng, biết mình bị Ðệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại ðuổi khéo về Viễn Ðông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập ðảng Cộng sản Trung Quốc; ðược Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước loại bỏ tất cả ðối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn vãn Cừ… ðể rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước nãm 1945. Dù sự tấn phong “ông cụ” ở các ðại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các khu uỷ, xử uỷ và của “Ðê Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên ðã qua mặt những sự phản ðối này vì họ là những kẻ ðã từng nhận ðược sự nâng ðỡ của cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là người biết chụp bắt cơ hội”.
Huyền thoại “bác Hồ”
Vẫn theo nhà tư tưởng TÐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ xử dụng sản phẩm chính thống của ðảng thì làm sao họ hiểu hết ðược mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Ðó là những tên giả chính “cụ Hồ” ðã tự ðặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẻ, phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua từng giai ðoạn ðổi tên, ðổi họ; từ những cái tên “Tất Thành”, rồi “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”. Ðấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không ðược cho vào học Trường Thuộc Ðịa ðể ra là quan.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách ðề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc ðời hoạt ðộng của Hồ chủ tịch” và “Vừa ði ðường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân ðược. “Ông cụ” ðã tạo ra một thời chính trị ðiên ðảo. Ngoài ra, ðám quần thần chung quanh “ông cụ”, không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người”. Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi”. TÐT cho biết, nãm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu ðãi ở Paris, ông ðã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú ðâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt ðẹp tại quê hương”.
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông ðược vể nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Saigon ðang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới ðang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TÐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hoá trang cao ðộ”. Cái gì có giá trị là của bác, của ðảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TÐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành ðạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt ðạo ðức”; vì cách sống muôn mặt của bác ðâu phải là gương sáng.
Nhà triết học bị kết tội “cầm ðầu âm mưu chống ðảng” vì hai bài viết trên Nhân Vãn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em vãn nghệ trẻ chủ xướng. Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp ðứng ðầu là Sartre “tận tình quan tâm, chãm sóc” ðến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác nãm 1946 ðòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai lý lịch; muốn ðấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm ðội viên cải cách ruông ðất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết`như chơi”. Nãm 1952 triết gia ðược dẫn ði chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn ðiều cần nhớ: phải ðứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không ðược nói leo, chỉ trả lời câu hỏi; không ðược chào trước; không ðược nói tôi phải xưng bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.
Chư hầu ngoan ngoãn
Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TÐT thì HCM chưa ðọc kỹ học thuyết sách vở của Marx, “tư duy sổi nên chưa tiêu hóa ðược”; nhưng lại “ðọc thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel”, cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ ðể người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí ðến vô cảm; không thiết tha với gia ðình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học ðược ”ông cụ” ðào tạo ðể phục tùng; rồi sau ðề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị”, là ðể “ca ngợi mình” và “hô hào quyết chiến”. Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó ðè. Ðó là “ bóng ma ðế quốc bành trướng vô cùng ðộc ðoán, lấn át của Mao.”
Vẫn theo TÐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên ðẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một ðế quốc ðỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Ðó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”..“Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không ðược nên ðã lấy học thuyết “giai cấp ðấu tranh” làm kim chỉ nam ðể tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, ðể nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất ði tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao ðã cài chung quanh “ông cụ” một ðám cực kỳ cuồng tín.
Trong chương “Hai chuyến di chuyển ðổi ðời” của cuốn sách, nhà triết học họ Trần cho biết, ông ðược rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” ðể vào Saigon ở là nhờ sự vận ðộng của một số ðồng chí trí thức Nam Bộ. “Saigon ðã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện ðại; ðâu có ðói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam ðã có một mức ðộ dân chủ rõ rệt. Miền bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nẩy sinh những chính sách ðầy sai lầm. Sĩ quan của “bộ ðội cụ Hồ” ðã có “thái ðộ thô bạo, ứng xử thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương vãn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải ðứng cúi ðầu.” Ðấy là những lời thố lộ của TDT mà nhà vãn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê ðã viết lại qua các cuốn bãng thu những ðiều ông tâm sự với một số bạn trong sáu tháng cuối ðời ông ở Paris.
Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người ðã thúc ðẩy ông phải thoát khỏi thái ðộ hèn nhát ðã ngự trị trong ðầu óc trí thức và vãn nghệ sĩ Hà nội; giới này ðã ứng xử ðồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Saigon sau 1975, nếu ðọc chương “Vẫn chưa ðược giải phóng” ðều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội nãm 1954 rất giống Saigon sau 30/4/75: “cả con người và xã hội ở ðây ðã không hề ðược giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế ðộ cũ. Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có ðược; tư hữu kiểu mới do chiếm ðoạt bằng chữ ký và quyền lực.
Trong cài xui có cái may. Nhà vãn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc
nhà triết học bán chữ ðể kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh ðô
ánh sáng mà ðã làm quen thân với ông, ðược nghe ông tâm sự. Quyển sách
ghi lại nỗi hối hận ðã thiêu ðốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc ðời. Nhà
vãn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn bãng cho những ai muốn nghiên
cứu về TÐT”. Trong sách nhà triết học có lần ðã khẳng ðịnh: “tôi có tham
vọng cao hơn của “bác Hồ” nhiều lắm”. Ðấy là xây dựng “một lâu ðài tư
tưởng trong ðó toàn thể nhân loại ðều thể hiện rõ quyền sống của mình,
quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình”. Nhưng mộng ðó không thành, triết
gia lừng danh một thời trời Âu bị ðột tử. Chúng ta mất ði “một kho tàng
trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng”.
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là ðể phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc ðời TÐT xem như cuộc ðời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào nãm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở. Cuộc ðời ðó có thể xem như một bài học –“an object lesson”- với những ai ðể cho tình cảm, lý tưởng che mờ ði lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có ðời sống gia ðình, không có tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương ðất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở.” Sách ðược xuất bản lần ðầu với số lượng ít; tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn chỉ ðể thãm dò ý kiến thân hữu.
Những ai yêu “bác Hồ”, những ai coi HCM là tên tội ðồ hay các nhà khoa bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ ðến nước Việt nên ðọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới – ngoại trừ triết gia TÐT- nêu ra ðược, thật sáng tỏ, những ðiều vô cùng bi thảm trong thời cách mạng; vì ông ðã trải nghiệm 40 nãm trong cuộc. Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế giới biết thêm về HCM, kẻ ðã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư tưởng số một Việt Nam TÐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có tâm thức tự cao tự ðại nhưng “không gian trá ðến mức tinh quái” ðể có những “hành ðộng muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”.
Phan Thanh Tâm
Saint Paul, 6/2014
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là ðể phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc ðời TÐT xem như cuộc ðời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào nãm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở. Cuộc ðời ðó có thể xem như một bài học –“an object lesson”- với những ai ðể cho tình cảm, lý tưởng che mờ ði lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có ðời sống gia ðình, không có tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương ðất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở.” Sách ðược xuất bản lần ðầu với số lượng ít; tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn chỉ ðể thãm dò ý kiến thân hữu.
Những ai yêu “bác Hồ”, những ai coi HCM là tên tội ðồ hay các nhà khoa bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ ðến nước Việt nên ðọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới – ngoại trừ triết gia TÐT- nêu ra ðược, thật sáng tỏ, những ðiều vô cùng bi thảm trong thời cách mạng; vì ông ðã trải nghiệm 40 nãm trong cuộc. Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế giới biết thêm về HCM, kẻ ðã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư tưởng số một Việt Nam TÐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có tâm thức tự cao tự ðại nhưng “không gian trá ðến mức tinh quái” ðể có những “hành ðộng muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”.
Phan Thanh Tâm
Saint Paul, 6/2014
VĂN QUANG * THUẾ NUÔI VỊT
Thuế nuôi vịt
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Đã cực khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân còn chóng mặt với các khoản phí. Người dân ở vùng nông thôn đang phải gánh trên lưng quá nhiều loại phí, bên cạnh các loại thuế. Nhiều khoản thu do chính quyền địa phương tùy tiện đặt ra và gọi là vận động tự nguyện nhưng thật ra là ép đóng, ai không đóng thì khó... sống!
Gọi là “phí” nhưng trên thực tế đó cũng chỉ là một thứ thuế. Có những thứ thuế kỳ lạ như kiểu thuế nuôi vịt. Nghe qua tưởng là chuyện tiếu lâm nhưng nó đã từng xảy ra. Cụ thể đó là chuyện ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn phải đóng cho quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia, quỹ phụ cấp cán bộ...
Một số địa phương còn thông qua Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã ấn định mức thu đối với từng hộ, từng khẩu, từng sào ruộng, từng vật nuôi... khiến người dân méo mặt. “Thông qua Hội Đồng Nhân Dân” xã có nghĩa là đưa ra cuộc họp của HĐND xã để các cụ giơ tay đồng ý cho hợp lệ rồi vin vào đó thi hành, coi như ý kiến của dân. Nhưng người dân có đồng tình hay không lại là chuyện khác. Thông thường người dân không dám “có ý kiến” sợ bị trù dập nên cứ ngoan ngoãn nghe theo lời cán bộ cho nó yên thân. Bạn đọc đoạn sau sẽ hiểu rõ hơn về những biện pháp “trù dập” đó độc như thế nào.
- Hộ và khẩu chỉ vì cái miệng ăn
Trước hết phải nói rõ những từ ngữ ở đây để bạn đọc cùng hiểu. Bây giờ người ta không dùng tiếng nhà hay gia đình nữa mà thay vào đó là “hộ”. Chắc là ảnh hưởng bởi cái “hộ khẩu”. Và cũng căn cứ vào cái miệng ăn nên gọi người trong nhà là “khẩu”. Thí dụ “một hộ có 5 khẩu” tức là một gia đình có 5 người. Nghe qua mọi người cũng hiểu tất cả chỉ vì cái miếng ăn là trên hết, từ thời còn “bao cấp” chứ thời nay đô la mới là trên hết, song đã quen dùng danh từ cũ nên từ quan đến dân dùng luôn cho tiện.
Tại xóm Trà Dương, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, rất đông người dân hội họp ở hội quán để nghe lãnh đạo xóm (tức là ông trưởng xóm) phổ biến những khoản thu của năm nay. Danh sách những gia đình dân phải đóng “phí” được dán lên tường nhà hội quán. Ông bí thư xóm giới thiệu các khoản thu năm 2014 của xã, có quỹ xây dựng cơ bản thu “đầu khẩu” 150.000 đồng là cao nhất. (Tức là người chủ gia đình phải đóng tiền).
Còn những khoản thu khác như đóng quỹ an ninh quốc phòng 40.000 đồng/hộ, quỹ đền ơn đáp nghĩa 15.000 đồng/lao động, quỹ chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em 5.500 đồng/lao động, quỹ thiên tai 5.500 đồng/lao động, quỹ khuyến học 5.500 đồng/khẩu, quỹ tiêm phòng thu mỗi con trâu, bò, bê, nghé 25.000 đồng, mỗi con heo 10.000 đồng. Riêng quỹ hỗ trợ phụ cấp cán bộ đoàn thể xã, xóm, ngoài thu đầu khẩu 15.000 đồng còn thu thuế ruộng cứ 15.000 đồng 1 sào.
- Nhà không có hạt thóc để ăn
Gia đình bà T. là “hộ nghèo” ở xóm Trà Dương. Bà T. kể nhà bà có bốn khẩu, làm 4 sào ruộng, năm nào cũng đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, tiền quỹ. Bà T. nhẩm sơ sơ đợt này phải nộp 750.000 đồng cho xã, hơn 200.000 đồng cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, hơn 400.000 đồng cho xóm. Đến đợt hai, hết vụ hè thu, xã không thu nhưng xóm và hợp tác xã lại “đè” vào khẩu và sào ruộng mà thu. Bà T. nói như khóc. “Chồng tôi bị bệnh não, hai đứa con đang đi học, để có tiền đóng các loại phí ngoài bán lúa tôi còn phải đi vay mượn. Đến tháng chạp trong nhà không có hạt thóc để ăn”.
Người dân ở đây cho biết hộ nào đóng phí chậm sẽ bị xóm trưởng đọc lên loa phóng thanh nhắc nhở, hộ nào không chịu đóng thì lúc đi làm giấy tờ sẽ bị cán bộ gây khó. Ông V., ở xóm Trà Dương, cho rằng có một số quỹ xã thu khó hiểu. Như quỹ tiêm phòng, nhà ông nuôi hai con heo thịt chuẩn bị xuất chuồng, không tiêm phòng nhưng vẫn bị liệt kê vào để thu mỗi con 15.000 đồng. Hay chuyện đóng phí rải cát sỏi đường nội đồng, xóm thu 25.000 đồng/khẩu và 52.000 đồng/sào...
- Nợ 750.000 đồng phí nuôi vịt
Anh Nguyễn Danh Thịnh, xóm Phúc Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, cho biết năm nay xã có giảm thu một số quỹ so với mấy năm trước nhưng gia đình anh vẫn phải đóng đến 1,5 triệu đồng! Trong đó có những khoản thu hết sức vô lý. Chẳng hạn như quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm ngoài thu 10.000 đồng/con còn thu 17.000 đồng/hộ, quỹ xây dựng trường chuẩn quốc gia năm nào cũng thu nhưng trường vẫn chưa đạt chuẩn, quỹ phụ cấp cán bộ xóm thu 36.000 đồng/khẩu, quỹ tang tế 4.000 đồng/khẩu...
Anh Thịnh nói. “Mấy năm trước chúng tôi đóng nhiều lắm như phí máy cày, máy tuốt lúa, phí nuôi vịt. Năm nay quỹ bảo vệ gia súc, gia cầm thu cả những hộ không chăn nuôi.”
Xem danh sách đóng phí năm 2014, chị Đặng Thị Thảo ở xóm Phúc Sơn thấy khoản nợ phí nuôi vịt 750.000 đồng của gia đình chị vẫn còn đó, chị nói với cán bộ xóm rằng khi nào xã xóa khoản nợ này thì chị mới đóng đầy đủ các khoản khác.
Chị Thảo kể cách đây hai năm, người dân chăn nuôi vịt con phải nộp phí 1.000 đồng/con, vịt đẻ trứng nộp phí 2.000 đồng/con. Ban đầu gia đình chị nuôi đàn vịt sáu, bảy chục con thì còn cố đóng phí, nhưng khi nhân đàn vịt lên 600 con, khoản phí phải nộp lên đến 750.000 đồng/năm là quá lớn.
Biện pháp... cấm vận
Không nộp tiền thì không được chứng giấy, bị chặn bắt, làm khó dễ khiến tuyệt kế sinh nhai... Có người phải bán đất đóng thuế cho xã. Đau lòng hơn, gả bán được con mới có đồng tiền trả nợ chính quyền...
Trong giấy báo yêu cầu nộp tiền, nhiều xã ở huyện Phú Tân (An Giang) ghi kèm câu đe dọa “nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo pháp luật”. Và tại xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới (An Giang) có lần cán bộ cấp xã đã xử theo “luật”, nhưng là luật của địa phương tự làm ra.
Gia đình nào chưa nộp bất cứ loại thuế phí nào thường liên tục bị “mời lên mời xuống”. Mời hoài mà chưa hiệu quả thì xã, ấp tổ chức đoàn đến từng nhà... thu gom. Có lần đoàn đi thu phí đê bao của xã đi thu thuế này của dân, nhưng dân chịu nộp, cả đoàn bèn lao vào nhà xúc lúa của dân rồi xảy ra chuyện giành giật, xô xát khiến một phụ nữ có thai bị té ngã phải đi cấp cứu.
Nhưng cách hiệu quả nhất mà hầu như chính quyền xã mọi nơi đang áp dụng là biện pháp... “cấm vận”: không ký xác nhận vào bất kỳ giấy tờ nào mà người dân cần khi họ còn thiếu thứ quĩ, phí nào. “Muốn ký giấy tờ gì phải nộp đủ phí”, đó là luật bất thành văn gần như ở nhiều địa phương! Thường trước khi ký xác nhận cho ai, xã cho rà soát xem gia đình đương sự đã đóng đủ các khoản chưa. Cảnh khổ này nhan nhản khắp nơi.
Đầu tiên là ấp, xã không xác nhận những giấy tờ liên quan đến đất đai, thậm chí sổ đỏ (tức là sổ chứng nhận chủ quyền nhà đất) cũng bị giam lại, chỉ khi nào dân đóng đủ tiền mới giao.
Anh Lê Văn Bỉnh, tổ 21, Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, kể khổ: “Tôi thiếu phí làm điện chiếu sáng, phí giao thông nông thôn 470.000 đồng. Phải vay nóng nộp đủ mới nhận được cái giấy chủ quyền đất. Làm giấy ủy quyền, làm hồ sơ đi xin việc, thi đại học, thi bằng lái, đi học đại học, trường nghề..., tất tất đều thế”.
- Xóm “nhiều cái không”
Tại Núi Sập (An Giang), đất đai cằn cỗi, từ khi cấm khai thác đá tại đây hàng trăm người bỏ đi nơi khác làm thuê. Ông Lâm Ngọc Trân, ấp Đông Sơn 1, than thở: “Mỗi lần về quê lại bị mời lên mời xuống bắt nộp các khoản phí riết bà con không dám về”.
Tại bãi đá dưới chân núi Bà Đội, nơi có cả trăm gia đình dân ra đi từ Núi Sập xúm xít với những túp lều lụp xụp, rách nát được gọi là xóm... “nhiều cái không”: không giấy tạm vắng tạm trú, con sinh ra không có giấy khai sinh và nhiều gia đình không có hộ khẩu... Việc cấm vận này đã nảy sinh tham nhũng.
Người dân nói trong nỗi nhẫn nhục cam chịu: “Không thể nào làm được các loại giấy tờ, không xin được con mộc, chữ ký của ấp, xã, người dân phải nhờ qua trung gian, từ đó cũng hình thành “cò” ký các loại giấy tờ. “Mỗi lần cần chúng tôi bỏ ít tiền nhờ người ta làm giùm”. Có gia đình bán đất rồi bán nhà trôi dạt tha phương.
Nhiều gia đính đi tha phương thì gặp nhiều cảnh khốn đốn khác. Kiếm được cái xe cà tàng bán hàng rong cũng bị mấy anh dân phòng túm bắt tả tơi như vụ 6 anh dân phòng dằng xe của một người phụ nữ bán hàng rong xảy ra tại Quảng Ninh ngày 9-7 vừa qua hoặc vụ anh Tình bán hàng rong bị đè đầu bóp cổ tại tại khu chợ nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TP Sài Gòn.
Ốm đau vào bệnh viện thì nằm vật vờ ngoài hè hoặc ngay trên lối đi vệ sinh mà không ai thèm hỏi tới. Tóm lại người dân ở xóm ba bốn cái không này đi đâu ở đâu cũng chẳng bao giờ qua được nỗi khổ.
Thuế xe ôm sống được 3 tháng
Anh Tăng Văn Thắng, chạy xe ôm ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), phân trần: “Nghề xe ôm nghèo rớt mồng tơi nhưng ấp cũng bắt đóng 150.000 đồng tiền... thuế xe ôm và 50.000 đồng tiền đền ơn đáp nghĩa.”. Cầm hai tờ biên lai trong tay, anh Thắng cho biết với số tiền ấy gia đình anh có thể mua gạo sống đến ba tháng, nhưng nếu không đóng thì sẽ không được chở khách đi đâu bởi bị cán bộ ấp, xã làm khó dễ.
Nếu như ở các huyện khác, phí xe ôm chỉ có một vài xã áp dụng thì ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) có trên 400 người chạy xe ôm phải đóng 20.000 đồng/tháng. Anh T.V.N., một lái xe ôm ở xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, cho biết: “Ruộng đất ở nhà quá ít nên tụi tôi mới đi chạy xe ôm kiếm chút rau cháo sống qua ngày nhưng cũng phải đóng tiền phí bến bãi và phí... đoàn viên xe ôm. Nếu không đóng khi đưa khách ra đến huyện sẽ bị lực lượng pháp chế (thanh tra giao thông) giữ xe lại”.
Phải gả con gái cho Đài Loan mới trả hết nợ thuế
Chị Huỳnh Thị Nga nhà ở cặp mé sông thuộc ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, nói như khóc: “Tôi chỉ kê hai chiếc bàn bán trà đá cho mấy chú xe ôm ngồi tránh nắng buổi trưa nhưng trong thông báo nộp thuế do UBND xã gửi, mục thuế môn bài ghi đến 300.000 đồng/năm”.
Có 4,7 công đất, không đủ sống, cả nhà phải đi làm mướn, mò cua bắt cá kiếm gạo đắp đổi qua ngày, vậy mà từ năm 2000-2004 hộ ông Phan Văn Thành, tổ 6, ấp Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, phải đóng ít nhất từ 2 triệu đồng/năm. Năm 2003, tổng cộng gia đình ông phải nộp 4.538.000 đồng; năm 2004 là 2.156.000 đồng... Ngồi lật từng xấp biên lai, ông ngậm ngùi:
“Năm trước đóng chưa xong, còn nợ thì lại tới các khoản phí năm mới. Cứ chất chồng, triền miên. Bao năm vẫn không sửa nổi căn nhà lá rệu rã!”. Mỗi đợt đóng tiền như thế gia đình ông lại đi vay nóng, để rồi lâm nợ riết đành phải bán đất. Đã bán bớt đất trả nợ, năm 2006 gia đình ông Trần Văn Thanh vẫn còn nợ các khoản thu của xã hơn 3 triệu đồng.
“Tôi bị bệnh tai biến ngồi một chỗ thế này, vợ làm mướn, không biết bao giờ mới trả dứt!”. Khá nhiều gia đình đã phải bán bớt đất để trả nợ và để... giảm khoản phí nộp hằng năm, nhưng rồi vẫn còn nợ như ông Thành!. Có gia đình đến khi gả bán con cho người Đài Loan mới hết nợ...
- Ngoài ra lực lượng xã ấp còn lập chốt chặn, tuần tra xét giấy nộp phí “giao thông nông thôn” đối với các phương tiện người dân dùng để kiếm ăn. Trên những con đường nông thôn chật hẹp ở Thoại Sơn, Phú Tân thỉnh thoảng xảy ra cảnh rượt truy đuổi bắt xe gắn máy khiến người dân rất bất bình mà đành trơ mắt đứng nhìn bà con mình bị hành hạ.
- Dân chán ruộng, 'tấc đất tấc vàng' bị bỏ hoang
Đầu vụ không có nước, khi gieo cấy được lại bị mưa lũ làm ngập úng. Mọi công sức lại đổ xuống sông xuống biển đã khiến người nông dân ở nhiều xã của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không còn mặn mà với việc đồng áng. Tình trạng bỏ ruộng diễn ra tràn lan.
Trong thời gian này, khi về các An Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc, Bình Lộc của huyện Lộc Hà, cả trăm ha đất ruộng vẫn chưa được người dân gieo cấy, dù mùa vụ hè - thu năm 2014 đã bắt đầu được khá lâu.
Trên cánh đồng rộng lớn của xã Tân Lộc chỉ lác đác vài người làm đất, nhổ cỏ để chuẩn bị gieo cấy, còn lại nhiều thửa ruộng cỏ mọc um tùm. Không chỉ ở xã Tân Lộc, các xã kế cận như Bình Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc cũng chung tình trạng. Theo những người dân nơi đây, khoảng 4-5 năm trở lại, dù đã cố gắng bám lại với nghề nông nhưng không có ăn mà chỉ có thua.
Đầu mùa thì không có nước gieo cấy, còn năm nào may mắn gieo cấy được ít sào thì một trận lũ cuốn phăng đi tất cả công sức.
Cũng chung tình trạng này, trong số diện tích 276 ha đất trồng lúa của xã Bình Lộc cũng đã có tới 40 ha bị bỏ hoang.
Ông Lê Văn Vượng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết: “Cách đây khoảng 2-3 năm, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng này. Và huyện đã nhiều lần “đề xuất” với tỉnh về việc nạo vét kênh Hồng Tân cũng như hệ thống cống Cầu Trù, nhưng tỉnh chỉ mới tiếp thu chứ chưa có kế hoạch gì”. Chắc các quan tỉnh… mắc bệnh hay quên!
- Thuế giao thông nông thôn
Trong số những lệ phí mà người nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện phải đóng góp, nặng nhất có lẽ vẫn là phí giao thông nông thôn. Tùy theo từng địa phương mà loại phí này cũng được tính toán hết sức linh hoạt. Ông Tân, trưởng thôn An Tân (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), cho biết:
“Ở đây phí giao thông nông thôn được tính theo diện tích ruộng. Cứ một sào ruộng qui ra 10kg thóc, tương đương 15.000 đồng. Nhà tôi làm 4 sào thì lệ phí giao thông là 60.000 đồng/năm. Đất nhiều thì đóng nhiều.” Cộng tất thảy các khoản phí, lệ phí khác, năm 2007 gia đình ông Tân phải đóng cho xã 106.000 đồng. Số tiền đó, theo ông Tân, dùng để trang trải cho việc sửa chữa và làm đường mới liên thôn. Nhưng không phải năm nào người ta cũng làm đường, ngược lại tiền lúc nào cũng thu đủ.
Tại nhiều xã của huyện Hòa Vang và Đại Lộc (Quảng Nam), người ta lại thu phí giao thông dựa trên số đầu xe gắn máy hiện có của mỗi gia đình. Cứ một xe gắn máy mỗi năm nộp 30.000 đồng. Ông Huỳnh Vinh, thôn Đông Phú, xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam), tâm sự:
“Như nhà tôi cứ mỗi năm đóng hết 60.000 đồng cho cả hai xe. Vừa rồi giấy gửi về thông báo số tiền phải đóng trong năm 2006 lên đến 330.000 đồng. Hôm rồi lên xã xin ký giấy cho đứa con đi học nhưng không được chấp thuận vì cán bộ xã phát hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ. Tôi phải chạy về bán tháo số lúa còn lại mới ký được giấy. Kiểu gì thì trong năm cũng phải lên xã một đôi lần: lúc thì ký, chứng giấy tờ vay vốn, lúc thì làm đơn xin tạm vắng cho con cái đi làm ăn xa... Vậy nên phải đóng đủ tiền mới chứng giấy”. Không có giấy thì chỉ khỏi đi đâu được.
Nhiều địa phương có gia đình phải nộp tới 11 thứ thuế.
Chẳng hạn gia đình bà Nguyễn Thị Hà ở ấp Hiệp Trung, có 12 công đất, “mỗi năm phải đóng đủ thứ phí, tổng cộng thường từ 2 triệu đồng”. Bà cúi mặt than trời: “Khổ lắm! Lúa ngoài đồng vừa trổ thì xã đã gửi giấy bắt đóng trong vòng năm ngày sau khi thu hoạch. Vừa gặt xong lo bán lúa ngay tại ruộng để có tiền nộp. Bằng không xã cứ mời lên mời xuống.
- Không biết những vị “lãnh đạo” dân có nghe, có hiểu thấu nỗi khổ này của dân không? Nếu các quan lớn quan nhỏ từ địa phương đến trung ương chịu khó bắt chước các quan ngày xưa thỉnh thoảng đi “vi hành, thăm dân cho biết sự tình” chắc không xảy ra những cảnh này kéo dài từ mấy chục năm qua.
Các quan có xe hơi bóng lộn, có tài xế lái, đi đến đâu cũng được tiếp đón long trọng từ ngoài cổng làng vào đến hội trường. Không lẽ vào đọc một bài diễn văn dài thoòng rồi lại hớn hở ra xe về báo cáo thành tích thôi sao? Mong rằng lề lối làm việc khoa trương gần như vô bổ này sẽ được chấn chỉnh để may ra tiếng kêu của dân thấu được đến bàn giấy “hoành tráng” chạm rồng trổ phương của các quan ở tất cả mọi cấp.
Kỳ sau tôi sẽ tiếp tục tường thuật về những chuyện rắc rối về vấn đề thuế ở những cơ quan lớn hơn tại VN.
Văn Quang
No comments:
Post a Comment