Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

TIUỂ TỬ * PUTIN * BIỂN ĐÔNG *

Thursday, July 31, 2014


TIỂU TỬ * CÁI MẶT




CÁI MẶT

TIỂU TỬ

Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “ tiêu tùng ” !

Trước khi “ đào sâu ” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “ vinh danh ” tiếng Việt : phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ ‘’ m ”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết ! Đây, nhìn coi : trên mặt có mắt, mũi, miệng ( mồm ) , má. Ở “ mắt ” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù… Qua tới “ mũi ”, ngoài “ mùi ” ra không thấy chữ “ m ” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không….linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “ chân mày ” ( cũng kém linh hoạt như cái mũi ! ) lại được đi kèm với cái mặt để… hổ trợ cho tiếng “ mặt ‘’, trong từ ngữ thông thường : “ mặt mũi ” , “ mặt mày ” , làm như nếu nói “ mặt ” không, phát âm nghe…. trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai ! Cho nên người ta nói “ mặt mũi bơ phờ ” , “ mặt mày hốc hác ” , chớ ít nghe “ mặt bơ phờ, mặt hốc hác ” . Bây giờ tới “ miệng ”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, bú mớm, mút mấp…. Đến “ má ” thì ngoài “ mụt mụn ” chỉ có “ mi một cái ” là còn thấy chữ “ m ” nhè nhẹ phất phơ…. Tiếng Việt hay quá !

Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù v.v…. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau ? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt ! Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm.


Có người còn nói : “ Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt ” ! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he : “ Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả ? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao ”. Rồi, bởi vì cái mặt nó…. nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói. Nếu ghét thì gọi “ cái bảng mặt ” ( Cái mặt mà như tấm bảng thì thiệt tình thấy chán quá ! Thường nghe nói : “ Cái bảng mặt thằng đó tao coi hổng vô ! ” ) Nếu hơi khinh miệt thì gọi “ cái bộ mặt ” ( “ Thằng này có bộ mặt ăn cướp ! ” ) Còn khi thương thì cái mặt trở thành “ cái gương mặt ” ( “ Em có gương mặt đẹp như trăng rằm ! ” )

Chưa hết ! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “ dộng một đạp ” hay “ cho một dao ” hay “ phơ một phát ” hay…“ tạt một lon ác-xít ” ! Bởi vậy, xưa nay những người có ‘’ nợ máu ‘’ lúc nào cũng sợ bị ‘’ nhìn mặt trả thù ‘’, và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nhìn mặt ‘’ quân phản loạn ‘’ đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt !

Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt ( Chỉ có người không…bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng ! ) Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “ cái mặt bên trong ” của con người. Các nhà văn gọi là “ nét mặt ”, nghe … trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là…..vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “ Xem mặt mà bắt hình dong ” ( hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người ) Cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “ bắt gân mặt ” nhau để đoán nước bài của đối thủ. Cho nên mấy “ giáo sư chiêm tinh gia ” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để….định mức coi “ thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói ” ! Thì ra, đời người không nằm trong lòng bàn tay như mấy ‘’ thầy ‘’ đó nói, mà nó nằm ngay trên nét mặt !

Cũng bởi vì cái mặt nó….phản động như vậy cho nên các “ đỉnh cao trí tuê của ta ” đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt một cách….an toàn suốt giai đoạn đấu tranh “ chìm ” và chỉ “ xuất đầu lộ diện ” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “ đồng chí vĩ đại của ta ”….thay tên đổi mặt lia chia để đánh lạc hướng kẻ địch, nay để râu mai thay tóc mốt cạo đầu v v ….Họ ôm khư khư cái mặt để….quản lý nó từng giây từng phút, chỉ sợ nó để lòi ra cái mặt thật nhét giấu ở bên trong, riết rồi nó xơ cứng như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “ bắt gân mặt ” để “ đi ” một nước bài cho ngoạn mục !

Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ ta ” và “ ta ” - cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “ bản năng ” từ khuya ! Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị, mới ôm “ hôn nhau thắm thiết tình đồng chí ” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “ bùm ” hay bị “ cho xe rơi xuống hố ” một cách rất….bài bản, để lại niềm “ vô cùng thương tiếc ” nằm trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ ! Có khi, chính ‘’ đồng chí ‘’ này là người thay mặt tập thể, đứng ra….rớt nước mắt đọc điếu văn ! Ở đây, ông bà mình nói : ‘’ Phải muối mặt mới làm được như vậy ‘’. Thật là chí lý ! Cái mặt đã muối rồi thì đâu còn sợ….bị thúi hay bị sình ! Ta cứ tỉnh bơ thôi !

Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “ dặm mặt ” sao cho đúng với cái “ vai ”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “ thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ ”…v v. Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “ nhận diện ” là : thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt…mo …. v v. Sau tháng tư 1975, người dân miền Nam đã được Nhà Nước ‘’ vẽ lọ bôi hề ‘’ thành những khuôn mặt….không giống ai, để đóng vai ‘’ nhân dân làm chủ ‘’ trên sân khấu cách mạng, trong vở trường kịch ‘’ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ ‘’….

Trên sân khấu chánh trị Việt Nam bây giờ, trong cũng như ngoài nườc, “ đào kép ” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “ lận lưng ” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “ thấy mình là ai ” ( dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình ) Rồi cũng “ phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi ” một cách rất…tròn vai, làm “ bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương ” cứ thấy như thiệt ! Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “ cái mặt của mình ” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải rán bơm cho cái mặt của mình to bằng….cái nia, để thấy họ mới đúng là….“ đại diện ” ! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái ….đít của họ một cái… ghế ! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “ gà nhà bôi mặt đá nhau ” ….Cái mặt đã trở thành “ một vấn đề ” !

Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “ vác cái mặt của tôi đi chỗ khác ” Tiểu Tử

CHÂN THÀNH CẢM TẠ



CHÂN THÀNH CẢM TẠ
Nam mô Bổn sư Thich ca Mâu ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật




Thân nhân của chúng tôi là

Bà Nguyễn Thiên Thụ,
nhũ danh Nguyễn thị Tuyết Hồng,
pháp danh Diệu Tịnh,

tạ thế ngày 26 tháng 7 năm 2014 tại thủ đô Ottawa,
hưởng thọ 76 tuổi.
an táng ngày 30-7-2014 tại Ottawa,

TANG GIA XIN CHÂN THÀNH CẢM TẠ

- Đại sư Srilanka
- Hội Người Việt cao niên Ottawa
- Ban Trị sự Chùa Từ Ân, Ottawa
- Gia đình Trưng Vương 1953-1960
- Ban Hộ Niệm Tinh Tông Ngoc Hoi Ottawa
- Gia dinh Phật tử chùa Hiếu Giang, Ottawa
-Công ty Intel, San Zose, Hoa Kỳ
- Loblaw Pharmacy, Carlingwood, Ottawa
- Công ty Classic Dental Lab, Ottawa, Ontario
- Các anh chị ca sĩ Ottawa.
Và các thân bằng quyến thuộc đã thăm viếng, gửi vòng hoa, điện thư, và tiễn đưa

HƯƠNG LINH DIỆU TỊNH
về cõi Tịnh Độ 


TANG GIA ĐỒNG CẢM TẠ

Chồng: Nguyễn Thiên Thụ
Trưởng nam: Nguyễn Thiên Lộc
Thứ nữ: Nguyễn Thị Tuyết Phượng, chồng Mã Văn Khiêm và các con:Ngoai tôn: Mã Đinh Phong, Mã Đình Toàn
Thứ nam: Nguyễn Thiên Chương, vợ Nguyễn thi Nguyệt, và các con: Nội tôn: Nguyễn Thiên Trường, Nguyễn Thiên Kim
Thứ nam: Nguyễn Thiên Bằng

Và các em : gia đình Nguyễn Tuấn (Hoa Ky), gia đình Nguyễn Thị Ngự (Canada), gia đình Nguyễn thi Kỳ ( Vietnam), gia đình Nguyễn Thị Thanh (Canada), Gia đình Nguyễn Thụy ( Vietnam), gia đình Nguyễn Quát (Hoa Ky), Nguyễn Điền (Canada), gia đình Nguyễn Cường(Canada), gia đình Nguyễn Khoa (Canada)

Trong lúc bối rối, nếu có điều sơ suất, xin quý vị niệm tình thứ lỗi.

Nam mô Bổn sư Thich ca Mâu ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
 

 

Wednesday, July 30, 2014


PUTIN VÀ MÁY BAY MH17

Putin: Sự thèm khát quyền lực của nước Nga.


Ngay khi chiếc máy bay dân dụng MH-17 rơi trên phần đất Ukraine do bị hỏa tiển Buk bắn, cả thế giới chỉa mũi dùi vào Nga nơi được xem là dung dưỡng, huấn luyện và cung cấp vũ khí cho phiến quân thân Nga do Igor Strelkov dẫn đầu chống lại chính phủ Ukraine.
Putin vốn là người bình tĩnh đến lạnh lùng cũng không khỏi chới với. Phản ứng mạnh mẽ, đồng bộ từ các lãnh đạo thế giới khiến một tổng thống dù có KGB đến mức nào cũng không khỏi rối trí. Đứa con nuôi thời vụ Igor Strelkov chẳng những không biết che chắn cho Putin mà còn huênh hoang khoe nhặng lên trên trang mạng xã hội rằng: “Chúng tôi đã cảnh cáo các người đừng bay trên vùng trời của chúng tôi”.
Putin không còn cách nào khác là tạm im lặng. Không những ông ta chọn giải pháp im lặng mà còn buộc tất cả truyền thông Nga phải im lặng theo ông ta.
Thói quen “chỉ đạo truyền thông” của Putin từ khi lên cầm quyền đến nay đã như bát nước đầy, giọt nước cuối ấy đã lên tiếng tẩy chay kênh truyền hình Russia Today vì Putin buộc nói theo cung cách của Liên xô chứ không phải của nước Nga dân chủ. Người phóng viên phản kháng ấy là cô Sara Firth, nhân viên làm việc tại Anh của kênh truyển hình này.
Sara Firth không phải là người đầu tiên, trước cô là ban nhạc nữ Pussy Riot, từng chế giễu châm chọc Putin nơi công cộng khiến ông tổng thống thích cởi trần này điên tiết gô cổ cho biết mặt anh hùng!
Nước Nga sau một thời gian dài phân hóa, tan tác và tưởng chừng như không vực dậy nổi đã vươn vai trong tám năm Putin cầm quyền. Người dân từ đói, tới đủ ăn và dần dà vượt qua ngưỡng cửa mà trong suốt thời gian cộng sản họ không ngớt mơ mộng tới: sống sung túc và dư giả.
Nga xem Putin là thần tượng, là cứu rỗi và ông ta nhanh chóng thay thế Lenin đứng trên các tượng đài trong nhiều gia đình người Nga. Nhân dân Nga thừa nhận công trạng của tổng thống Putin vì đã đưa nước Nga ra khỏi bờ vực của đói nghèo, tự kỷ, và bị khinh thị bởi thế giới chung quanh. Nước Nga với lịch sử huy hoàng không cho phép nó thua kém bất cứ nước nào tại Châu Âu. Dù sao thì Nga cũng từng dẫn dắt phân nửa thế giới dưới màu cờ đỏ.
Putin nhìn thấy và ông đã làm được điều đó.
Hai năm liền là người của năm do tạp chí Times bình chọn. Hai lần thủ tướng và hai lần trong cương vị tổng thống, Putin đã chiếm trọn cảm tình của người dân Nga dành cho ông. Tuy nhiên chính cái niềm tự hào, khuynh hướng dân tộc cực đoan của người dân Nga cộng với giải pháp bạo lực của Putin trong chính sách đối với các vùng đòi tự trị đã đẩy ông ta vào con đường không lối thoát.
Năm 2008 Putin nhúng tay vào cái gọi là yểm trợ người dân miền Nam Ossetia để cưỡng chiếm Gruzia. Tháng Ba năm 2014 một lần nữa quân đội Nga lại mang quân vào lãnh thổ Crimea để bảo vệ kiều dân Nga và cuộc lật đổ chính quyền Ukriane êm ái đã diễn ra. Putin lấy đất đai của người khác cho dân Nga cai trị bên ngoài lãnh thổ của Nga đã khiến thế giới tự hỏi khi nào thì Putin ngừng lại vai trò chính phục những nơi nào có người Nga sinh sống khi chế độ ấy không đồng thuận với gấu Nga trong chính trị cũng như kinh tế.
Putin không chần chừ khi dùng chính sách mạnh bạo với những ai không đồng ý với cách mà Putin bẻ cong luật pháp, cưỡng bức tự do báo chí, đàn áp đối lập và bỏ tù bất cứ ai chống lại ông ta. Cách mà ông xử sự vào những năm đầu thế kỷ 21 khiến người ta nhớ lại thời vàng son của Xô viết khi tất cả đều ngẩng cao đầu tung hô thần tượng Lenin mặc cho bụng đói mắt hoa và tem phiếu dẫn đường phía trước.
Dân chúng Nga thiếu ăn nên mơ ngày mà đất nước của họ chinh phục thế giới bằng bất cứ phương tiện gì. Putin đã làm điều đó, và dân Nga vỗ tay tán thưởng.
Người dân nào sản sinh ra chính phủ ấy là một câu đáng suy nghĩ, ít nhất trong trường hợp này.
Putin lấy dầu hỏa của đất nước làm vũ khí và nguồn tài nguyên trời cho ấy đã dần kiệt quệ khi bị khai thác tận cùng giới hạn. Người Nga cảm thấy điều đó đang tiến tới dần với nền kinh tế "tự ăn lấy mình" và giải pháp mà họ trông chờ vẫn là thụ động dựa vào cơn hứng khởi của Putin. Putin làm gì dân cũng tán thành. Putin sai thì toàn dân im lặng như không biết. Putin thắng thì cả nước mừng như chính mình chiến thắng. Hội chứng dựa dẫm và tôn sùng lãnh tụ ấy đã đẩy Putin vào vụ máy bay MH-17 vì kẻ chiến thắng nào cũng có thói quen xem sức mạnh là cứu cánh của mọi giải pháp.
Sức mạnh của Putin lần này xem ra khó được dân Nga hưởng ứng bởi cả thế giới lên án và đang cùng nhau vây quanh con gấu Nga nay đang lẻ loi trong khu rừng Bạch dương trắng toát cô đơn.
Dân sẽ không đứng về kẻ yếu. Putin đã tự làm yếu mình khi dùng con cờ Igor Strelkov phá hoại Ukraine. Putin tính sai nước cờ và người dân Nga đã bắt đầu tỉnh ngộ.
Putin có lỗi với dân tộc Nga khi tán dương và song hành với chủ nghĩa dân tộc cực đoan của một bộ phận dân chúng. Putin xem thường đối lập vì đã đưa ra những ý kiến khác biệt. Putin giam giữ niềm tin vào luật pháp của người bất đồng chính kiến qua sự hò hét của dân chúng đòi đưa ông lên làm vua vĩnh viễn, miễn là Nga trở thành một đế chế như xưa kể cả một đế chế được xây bằng máu xương đồng loại.
Hai trăm chín mươi tám con người với máu thịt tung tóe trên bầu trời là tiếng chuông nguyện cuối cùng cho Putin và cho nước Nga, với những thần dân tin vào lãnh tụ một cách mù quáng và rồ dại.
Thế giới đã thấy rõ hơn sức mạnh của vũ khí Nga cũng như tác hại của nó nếu qua tay một nhà độc tài máu lạnh. Nó còn nguy hiểm hơn vạn lần nếu được sử dụng bởi cả một dân tộc khi chỉ cần máu và ánh sáng lóe lên từ gươm bén mở đường cho sự phồn vinh mà họ ao ước.
Putin đang sống trong sự may rủi ấy. Liệu thế giới có để cho ông ta thử thời vận thêm một lần nữa hay không?
canhco's blog

Nhà Trắng : Trong vụ bắn hạ máy bay MH17, Putin là "thủ phạm"

Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Josh Earnest - AP
Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Josh Earnest - AP

Thanh Hà
Trả lời báo chí vào ngày hôm qua 25/07/2014, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Josh Earnest tuyên bố Tổng thống Nga, Putin là « thủ phạm » trong vụ máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở miền Đông Ukraina. Washington làm việc chặt chẽ với Liên Hiệp Châu Âu để tăng cường trừng phạt Matxcơva.

« Chúng tôi đã trông thấy vũ khí hạng nặng được chuyển từ Nga đến Ukraina, để đưa đến tay lãnh đạo phe nổi dậy. Chúng tôi cũng đã trông thấy chính những thành phần nổi dậy đó được Nga hỗ trợ, huấn kuyện để sử dụng những loại vũ khí đó. Có những hệ thống vũ khí bao gồm cả tên lửa địa đối không và theo một số nguồn tin thì đó dường như là loại tên lửa SA11.
Ngoài ra, điều mà chúng tôi biết được là chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị một tên lửa địa đối không bắn hạ. Tên lửa đó được bắn đi từ mặt đất trong một khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, và đó cũng là một vùng mà Ukraina đã không sử dụng hệ thống phòng không vào thời điểm chiếc máy bay Malaysia bay ngang. Đó là những lý do vì sao chúng tôi kết luận rằng, Vladimir Putin và Nga là thủ phạm trong thảm họa này ». 
Vừa rồi là phát biểu của phát ngôn viên Nhà Trắng, Josh Earnest trong cuộc họp báo hôm qua về trách nhiệm của Matxcơva trong vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ hôm 17/07/2014. Trên chuyến may MH17 nối liền Amsterdam với Kuala Lumpur có 298 hành khách và nhân viên phi hành đoàn. 
Hôm qua, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với Tổng thống Ukraina Petro Porochenko, để thảo luận về tiến trình công việc điều tra và nhất là về tình hình chính trị Ukraina. Vẫn theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng, Tổng thống Ukraina khẳng định với ông Joe Biden là Nga tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở miền đông.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140726-nha-trang-trong-vu-ban-ha-may-bay-mh17-putin-la-thu-pham

Châu Âu đồng thuận trừng phạt kinh tế Nga

Châu Âu quyết định trừng phạt lĩnh vực dầu lửa của Nga
Châu Âu quyết định trừng phạt lĩnh vực dầu lửa của Nga
REUTERS

RFI
Hôm qua, 29/07/2014, lần đầu tiên, các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đạt được thỏa thuận chính trị cho phép tiến hành các trừng phạt kinh tế Nga. Cho đến nay, Châu Âu vẫn bị chia rẽ trong hồ sơ này. Vụ bắn rơi chiếc máy bay của hàng không Malaysia tại miền đông Ukraina đã làm cho lập trường của các nước xích lại gần nhau hơn.

Từ Bruxelles, thông tín viên Gregoire Lory gửi về bài tường trình :
« Thỏa thuận chính trị giữa các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đánh dấu sự thay đổi quan trọng về lập trường của khối này đối với Nga. Từ nay, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu thực hiện giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch trả đũa, trừng phạt Nga. Gói biện pháp này bao gồm các trừng phạt trong lĩnh vực tài chính, thương mại và năng lượng.

Liên Hiệp Châu Âu quyết định đóng cửa thị trường của mình đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Nga. Các đối tác Châu Âu không được phép sử dụng, tiến hành các giao dịch về cổ phần hoặc công trái do các cơ sở này của Nga phát hành.

Châu Âu cũng cấm bán vũ khí cho Nga, thậm chí, ngừng mọi trợ giúp, kể cả trợ giúp kỹ thuật. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các hợp đồng sẽ ký với Nga. Sự tách bạch này, do vậy, sẽ cho phép Pháp tiếp tục thực hiện hợp đồng giao hai chiếc tàu chiến loại Mistral cho Nga.

Châu Âu cũng ra tay trừng phạt Nga trong lĩnh vực năng lượng, nhưng chỉ giới hạn trong ngành dầu lửa, bởi vì một số thành viên Liên Hiệp Châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn khí đốt của Nga.

Với thỏa thuận chính trị này, các nước Châu Âu hy vọng sẽ thực hiện được các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhanh chóng tác động đến nền kinh tế Nga. Các biện pháp trừng phạt này sẽ được Châu Âu thông qua vào thứ Năm, 31/07 và có hiệu lực từ ngày 01/08 ».
tags: Liên Hiệp Châu Âu - Nga - Ukraina - Trừng phạt - Kinh tế - Khủng hoảng
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140730-chau-au-dat-dong-thuan-trung-phat-kinh-te-nga  

Phương Tây mở rộng chế tài với Nga

Cập nhật: 04:11 GMT - thứ tư, 30 tháng 7, 2014

Chính quyền của ông Vladimir Putin đối mặt với các chế tài mới
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa loan báo các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga, nói rằng chúng sẽ làm kinh tế Nga "đã yếu càng yếu hơn".
Ông nói hành động có phối hợp của Mỹ và Liên hiệp châu Âu sẽ còn ảnh hưởng lớn hơn tới nền kinh tế Nga.
Trong số các chế tài mới có việc cấm công dân Mỹ hoặc người làm ăn ở Mỹ sử dụng dịch vụ của ba ngân hàng Nga.
Mục tiêu là trừng phạt Nga về việc tiếp tục hỗ trợ cho phiến quân ở miền Đông Ukraine.
Moscow bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ và EU, rằng Nga cung cấp vũ khí hạng nặng cho quân ly khai.
Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Obama nói Hoa Kỳ đang mở rộng trừng phạt nhắm vào các lĩnh vực chính của kinh tế Nga là năng lượng, vũ khí và tài chính.
Ông tuyên bố: "Nếu Nga tiếp tục con đường hiện nay thì thiệt hại cho nước này sẽ còn tiếp tục tăng".
Bộ Tài chính Mỹ nói ba ngân hàng bị trừng phạt lần này là VTB, Ngân hàng Moscow, và Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank).
Trước đó, EU đã đưa ra một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga trong các lĩnh vực dầu lửa, thiết bị quân sự và các công nghệ nhạy cảm.
Chi tiết của lệnh trừng phạt mới sẽ được công bố vào thứ Tư 30/7, và EU cũng sẽ công khai danh tính các quan chức Nga bị phong tỏa tài sản và cấm đi lại ở châu Âu.

'Không thể tránh khỏi'

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vốn không mặn mà với việc mở rộng chế tài vì sợ ảnh hưởng quan hệ làm ăn với Nga, thừa nhận rằng các biện pháp mới đưa ra là "không thể tránh khỏi".
Vladimir Chizhov, Đại sứ Nga tại EU, nói với BBC: "Tôi thất vọng vì EU đang trượt theo con đường không dẫn đến đâu cả".

Một số ngân hàng Nga đang bị phương Tây trừng phạt
"Tôi có thể hiểu rằng họ đang quan ngại về tình hình hiện nay; chúng tôi cũng quan ngại, nhưng không bắt buộc phải đưa ra chế tài."
Ông Chizhov nói thêm rằng ông tin là Ukraine phải bị trừng phạt vì cuộc khủng hoảng ở miền Đông.
Vụ máy bay Malaysia Airlines, chuyến bay số hiệu MH17, bị rơi ở khu vực này làm tăng thêm kêu gọi EU phải hành động.
Nhóm điều tra viên quốc tế vẫn không thể tiếp cận hiện trường vụ rớt máy bay vì chiến sự quá ác liệt giữa quân ly khai và các lực lượng của chính phủ.
Phương Tây cho rằng phiến quân thân Nga đã bắn rơi máy bay hôm 17/7 bằng hỏa tiễn do Nga cung cấp vì tưởng lầm đây là máy bay quân sự của Ukraine.
Tuy nhiên phe ly khai và Moscow bác bỏ cáo buộc này và đổ lỗi cho quân đội Ukraine.
Phát biểu tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi Nga và phiến quân tạo điều kiện cho các điều tra viên tiếp cận hiện trường.


Ông nói: "Họ còn không biết chắc liệu tất cả các tử thi đã được chuyển đi chưa, và đây là gánh nặng khủng khiếp cho bất cứ gia đình nào, và là thái độ không thể chấp nhận nổi".
"Hiện trường máy bay rơi cần được cách ly, các bầng chứng cần được giữ gìn và Nga cần sử dụng ảnh hưởng của mình đối với phiến quân nhằm bảo đảm một cách xử lý đàng hoàng."
Quân đội Ukraine hiện đang tiếp tục chiến dịch tấn công phiến quân tại vùng Donetsk.
Cuối tuần trước, EU đã đặt thêm 15 cá nhân và 18 tổ chức của Nga vào danh sách phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh châu Âu vì vai trò của họ trong cuộc xung đột Ukraine.
Trong danh sách gồm 87 mục tiêu bị EU trừng phạt có người đứng đầu cơ quan an ninh Nga FSB, Tổng thống Chechnya, và hai công ty năng lượng ở Crimea.
Tuy nhiên tập đoàn dầu khí Anh BP, hiện đang nắm giữ 20% cổ phầ̉n của tập đoàn dầu lửa nhà nước Nga Rosneft, cảnh báo là nếu Nga bị trừng phạt thêm thì việc kinh doanh của họ sẽ bị ảnh hưởng.
  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140730_russia_more_sanction.shtml

THẾ GIỚI VÀ BIỄN ĐÔNG

Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Reuters
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Reuters

Thanh Hà
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.

Theo bản tin trên mạng của địa chỉ Fortune.com, dự hội nghị được Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, tại Quảng Châu, hôm 25/07/2014, cựu tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc về cách cư xử với các nước láng giềng trên hồ sơ Biển Đông.
Cựu lãnh đạo Hoa Kỳ không đồng ý với việc « Trung Quốc chủ trương giải quyết song phương với những quốc gia bất đồng (…) cho dù đó là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều », như là Việt Nam hay Philippines.
Cựu tổng thống Clinton nhấn mạnh : nước Mỹ « không quan tâm đến giải pháp mà Bắc Kinh chọn lựa để giải quyết tranh chấp (chủ quyền tại Biển Đông). Nhưng Bắc Kinh phải lựa chọn một giải pháp mà các quốc gia nhỏ như Việt Nam hay Philippines không bị lấn át » do Trung Quốc là một nước lớn.
Trước đó, trả lời đài truyền hình CNN, Bill Clinton đã tuyên bố ông chủ trương, giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở vùng Biển Đông và Hoa Đông trong khuôn khổ đa phương. Có như vậy các nước nhỏ mới không khỏi bị uy hiếp.
Theo giới quan sát, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã gián tiếp chỉ trích Trung Quốc "ỷ lớn ăn hiếp bé", khi biết rằng, trong thời kỳ giữ chức Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton cựu đệ nhất phu nhân Mỹ không được Bắc Kinh ưa thích.
Trung Quốc cấm phát hành cuốn hồi ký của bà Clinton. Hai chương trong cuốn sách này đề cập đến chính sách xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra trong quyển hồi ký, bà Hillary còn thường xuyên chỉ trích chính quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140726-cuu-tong-thong-clinton-chi-trich-trung-quoc-ve-chinh-sach-bien-dong

 Báo mạng Trung Quốc: Gây sự trên Biển Đông là sai lầm chiến lược


BienDong.Net: Mới đây, cổng thông tin điện tử Hexun của Trung Quốc có bài viết nêu ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.


Hexun.com được thành lập năm 1996 là một trong những cổng thông tin tài chính điện tử lớn nhất của Trung Quốc, thuộc hãng ChinaWeb. Tháng 3/2008, hãng tin Reuters (Anh) đã mua lại một lượng cổ phần nhỏ của Hexun.


Bài báo của Hexun ngày 9/7 nhắc nhở giới lãnh đạo Trung Quốc không được phép đánh giá thấp khả năng huy động sức mạnh tổng lực của Việt Nam nếu chủ quyền quốc gia bị đe dọa và bài báo đã khẳng định rằng việc gây sự trên Biển Đông của Trung Quốc là nước cờ sai lầm chiến lược.


Mở đầu, tờ Hexun đã điểm qua những phát ngôn và hành động mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và còn “cẩn thận” trích dẫn những phát ngôn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri hôm 1/7 vừa qua. “Điều này cho thấy lập trường của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề chủ quyền đối với Biển Đông và đặc biệt là với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là rất cứng rắn”, tờ Hexun bình luận.


Hexun nêu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra căng thẳng và gây rối ở Biển Đông hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Bên cạnh các “đối thủ của Trung Quốc” như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác thì các nước Đông Nam Á cũng đã có nhiều hành động biểu thị sự đoàn kết và ủng hộ Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 2/5 (Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Thậm chí, ngay cả Campuchia - quốc gia thường thể hiện lập trường “trung lập”, gần đây cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam.


Bài báo đã nêu ra 7 luận điểm để chứng minh rằng hành động gây sự trên Biển Đông sẽ chỉ mang lại sự thiệt hại to lớn đối với Trung Quốc.


Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng, chủ quyền của Việt Nam không có chỗ cho sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với một số phần trên Biển Đông, còn Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Thứ hai, Việt Nam thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với Nga và các nước phương Tây để nỗ lực thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Sản lượng khai thác dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam khoảng 18 triệu tấn mỗi năm, một số lượng lớn khí đốt cũng như việc phát triển và sử dụng các sản phẩm từ dầu khí cùng với việc trong những thập kỷ gần đây Việt Nam có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, điều đó đã cho phép Việt Nam có khả năng mua một số lượng lớn các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến từ Nga và Pháp, liệu Trung Quốc có thể còn coi thường Việt Nam?


Thứ ba, trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với các nước khác, Việt Nam đã biến tình hình Biển Đông thành một khối vững chắc cùng chung lợi ích - "cộng đồng kinh tế". Các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, khối các nước Châu Âu, Nhật Bản, Australia và thậm chí cả Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, cùng với Việt Nam đã hình thành nên một cộng đồng cùng chung lợi ích và khi có bất ổn sẽ cũng mất đi lợi ích. Như vậy, Việt Nam đã tạo nên một luật chơi, do đó đối với tình hình Biển Đông, Việt Nam không có gì phải lo sợ cả.


Thứ tư, Hoa Kỳ đang thực hiện những nỗ lực một cách mạnh mẽ của chính sách tái cân bằng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây cũng là lúc mà vai trò và vị trí của Việt Nam được coi là hết sức quan trọng và Việt Nam sẽ hết sức khéo léo tận dụng thời cơ này.


Thứ năm, trên Biển Đông, Việt Nam là nước có sự kiểm soát quần đảo Trường Sa một cách lâu đời và gần như đầy đủ nhất, Việt Nam đã tích cực khẳng định chủ quyền đối với không chỉ quần đảo Hoàng Sa mà ở Trường Sa, Việt Nam đã đề phòng sự tấn công của Trung Quốc và gia cố các hệ thống phòng thủ đảo, nhằm củng cố một cách vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam. Thậm chí trong tương lai Việt Nam sẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ những tuyên bố của họ tại đây.


Thứ sáu, trong nhiều năm qua Việt Nam còn nhập khẩu từ Nga và Pháp một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến, như việc đặt mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo 636, nhờ Ấn Độ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm. Ngay sau khi có tàu ngầm, Việt Nam có thể hình thành ngay một lực lượng chiến đấu. Đây là một quyết định sáng suốt của các lãnh đạo Việt Nam vì họ đã nhận định được điểm yếu hiện nay của hải quân Trung Quốc là khả năng chống ngầm yếu. Khả năng chẩn đoán chính xác giúp Hà Nội đưa ra được những kế hoạch chiến lược phù hợp.


Thứ bảy, Việt Nam là một quốc gia có khả năng huy động được một cách triệt để nguồn lực sức mạnh của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân một khi đất nước có chiến tranh. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có một lịch sử hùng tráng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, gần đây nhất là đánh Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc.


Đó là những yếu tố mà Trung Quốc không thể đánh giá thấp.


Bài báo viết tiếp: Điều đáng chú ý, trong tranh chấp Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì Trung Quốc không có được "thiên thời" khi tình hình quốc tế không có lợi cho các hành động của Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác phản đối, có một số báo nước ngoài đã cho rằng Nga đang đứng cạnh Việt Nam và điều đó là không thể nhầm lẫn.


Không những thế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước Châu Á khác đang chuẩn bị có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, không chỉ Myanmar và ngay cả Campuchia, một đồng minh lâu đời của Trung Quốc, cũng đã lên tiếng thể hiện lập trường phản đối Trung Quốc và hỗ trợ Việt Nam.


Tóm lại, nếu Trung Quốc tập trung cuộc chơi chiến lược trên Biển Đông với Việt Nam thì sẽ không chỉ không được gì mà còn thiệt hại nặng nề.


BDN (theo Chinhphu.vn)

 

GS. NGUYỄN VĂN TUẦN * CHỦ QUYỀN

Chủ quyền không thể tranh cãi

Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Cứ mỗi lần họp báo hay phát biểu liên quan đến Biển Đông, viên phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN đều nói câu “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”


Rồi hết. Mới nghe lần đầu thì cũng tàm tạm. Nghe đến lần thứ hai, thứ ba, và sau đó, tôi không thèm để ý đến câu đó nữa, vì nghĩ nó đã trở thành loại “thần chú” của giới ngoại giao VN. Tôi tự hỏi chẳng lẽ VN không có cách nào nói khác đi, không sáng tạo được thêm câu chữ nào cho cái ý đó, mà phải lặp đi lặp lại cứ như là thần chú? 

Thật ra, tôi cũng không chắc câu đó là một sáng kiến của VN hay là copy từ Tàu cộng. Tôi nói vậy là vì Tàu cộng mỗi lần họp báo họ cũng nói như thế. Chẳng hạn như viên phát ngôn Bộ Ngoại giao Tàu cộng nói “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Nam Sa”. Chú ý “Nam Sa” ở đây có nghĩa là “Trường Sa”. Hai câu nói gần như y chang nhau. Cũng “chủ quyền”, cũng “không thể tranh cãi”. Nhưng câu của Tàu cộng mạnh mẽ hơn. Tôi không rõ là VN bắt chước câu này của Tàu cộng, hay Tàu cộng ăn cắp từ VN. Vì trong chính trị, VN chỉ là một phiên bản của Tàu và hay học theo ý tưởng của Tàu, nên tôi nghiêng về giả thuyết VN bắt chước câu nói của Tàu.

Nếu giả thuyết đó đúng thì người Việt nên cảm thấy nhục nhã. Nhục là vì bắt chước kẻ thù. Đến nỗi một câu tuyên bố về chủ quyền mà còn bắt chước kẻ thù thì còn gì để nói. Nếu giả thuyết đó đúng thì phía VN chỉ như con két lặp lại những gì con két lớn kia nó đã nói.

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Nếu đúng như câu tuyên bố đó thì tại sao cho đến bây giờ VN vẫn chưa có hành động gì thiết thực để đòi lại Hoàng Sa, tại sao không kiện Tàu cộng ra toà án quốc tế? Tại sao không cung cấp tài liệu cho các học giả VN viết bài công bố trên các tạp chí học thuật quốc tế. Nói tóm lại, chỉ tuyên bố một câu chung chung như thế mà không có hành động gì thiết thực thì chỉ là một kiểu nói cho có, nói cho xong, rồi thôi. Đó là một kiểu làm thiếu trách nhiệm.

Thời gian gần đây, chúng ta thấy có khá nhiều quan chức từ nhiều viện và trung tâm nghiên cứu về hải đảo và biên giới phát biểu. Hồi nào đến giờ tôi đâu biết VN có Uỷ ban biên giới, Ban biên giới quốc gia, Tổng cục biển và hải đảo, Quĩ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông, Viện Biển Đông, v.v. nói chung là khá nhiều. Một số những người này xuất hiện dưới danh hiệu tiến sĩ, giáo sư, v.v. Nhưng xem qua những phát biểu của họ tôi chẳng thấy có ý gì mới, vì trước đó có khá nhiều nhà nghiên cứu ngoài luồng Nhà nước (chủ yếu là nước ngoài) đã nói đến khá đầy đủ. Một điểm khác tôi để ý là các chuyên gia quốc doanh này thường phát biểu rất chung chung, hời hợt, cứ như là người ngoại đạo như tôi đang đọc tin tức! Điều làm tôi hơi phiền là thỉnh thoảng họ lại “tụng niệm” câu tuyên bố của Bộ Ngoại giao!

Nếu cứ mỗi lần họp báo mà quan chức ngoại giao phải lải nhải câu đó thì người nghe cảm thấy đó là sự tra tấn. Chẳng lẽ quan chức ngoại giao VN sáng dạ và thông minh mà không còn gì để nói? Nếu muốn nói câu đó thì nên suy nghĩ một câu nào mạnh mẽ hơn và mới hơn, chẳng hạn như “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, và điều đó là một sự thật,” hay “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một sự thật lịch sử. Việt Nam không bao giờ chấp nhận tuyên bố chủ quyền của China trên hai quần đảo đó.”
 http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/07/chu-quyen-khong-tranh-cai.html#more

VIETTUSAIGON * MỘT XÃ HỘI KHÔI HÀI

Một xã hội khôi hài


Thỉnh thoảng, trên các phương tiện thông tin trong nước lại đưa những “hình ảnh đẹp” chẳng hạn như một quan chức nhường chỗ ngồi cho cụ già trên xe bus, một cảnh sát giao thông đỡ một cụ già lên xe gắn máy, một nhóm cảnh sát giao thông đưa một sĩ tử về phòng và đãi cơm trưa, một cảnh sát giao thông quét dọn đường phố… Nôm na là thế, và điều này được xem là hành vi đẹp, hành động mẫu mực. Mới đọc thấy cảm động thực sự, đọc lâu, ngẫm lại cũng thấy cảm động. Nhưng nếu ngẫm kĩ, không khỏi thất vọng tràn trề về cái xã hội mình đang sống, thất vọng là điều đương nhiên!
Thử nghĩ, tất cả những hành động trên đây có gì là cao đẹp hoặc mẫu mực? Đó chỉ là hành vi rất thường nhật và đã là con người có suy nghĩ, có lương tri, không có ai là không hành động như thế cả. Điều này, trong một xã hội không cần phải tiến bộ cho mấy, người ta vẫn có thể xem là chuyện thường ngày, chẳng có gì phải đáng bàn luận mà cũng chẳng có gì để tôn vinh cả!
Thế nhưng với Việt Nam, đó là hành động cao cả, cao quí, mẫu mực gì gì đó. Vì sao người ta lại đi tôn vinh những thứ rất thường tình như thế? Có hai câu trả lời: Khi xã hội quá hiếm sự tử tế thì một sự tử tế rất nhỏ cũng trở thành điểm sáng và; Xã hội đang ở vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về nhân tính, báo chí trở thành trò hề.
Ở vấn đề xã hội quá hiếm sự tử tế, có lẽ không cần bàn nhiều, khi mà người ta có quá nhiều bất an và nỗi lo mỗi khi đối diện với nhân viên công lực, và con người cảm thấy rắc rối, căm phẫn mỗi khi đến cơ quan nhà nước. Bù vào, khi nói về nhân viên nhà nước, dù sao chăng nữa cũng là cán bộ, cũng là chuẩn mực, đặc biệt là các ngành nhà giáo, công an, tòa án và y tế, người ta lại nói về những nơi không tử tế, thiếu hẳn tình người và lương tri.
Nói đến nhà giáo, người ta hay nghĩ đến những ông thầy la cà quán nhậu, ăn bẩn của học sinh, ép học sinh vào con đường trụy lạc, nô lệ tình dục cho các quan, nói đến công an, người ta nghĩ đến một đội ngũ bạo lực và tàn nhẫn, vô tâm, nói đến bác sĩ, người ta nghĩ ngay đến những cái máy chém, nói đến tòa án, người ta nghĩ ngay đến những con bù nhìn bị giật dây… Chính vì thế, xã hội trở nên thiếu hụt sự tử tế hơn bao giờ hết, mỗi một hành vi nhỏ, tưởng chừng chẳng có gì để bàn lại trở thành hành vi mẫu mực, đáng kính trong cái xã hội này.
Ở khía cạnh báo chí trong nước trở thành trò hề, có thể nói rằng không có một cách nhìn nào chính xác hơn cho báo chí trong nước một khi mọi tổng biên tập của mọi tờ báo đều là kẻ quì lụy và bưng bô cho ông tổng biên tập lớn nhất là đảng Cộng sản Việt Nam. Chính bởi sự quản lý, giám sát quá chặt chẽ, những phóng viên, nhà báo trực thuộc nhà nước bắt buộc phải là một kẻ bồi bút tung hô chế độ để kiếm sống, nhân phẩm và lòng tự trọng của giới cầm bút nhà nước trở thành thứ hàng xa xỉ, không hợp mốt và đi ngược cơ chế. Mỗi nhà báo chỉ còn một con đường duy nhất là ca ngợi, nịnh bợ chế độ. Những ai không làm thế sẽ là một Phạm Chí Dũng hoặc một Trương Duy Nhất, Huy Đức thứ hai…
Và một khi phải sống và làm việc trong môi trường ngợi ca, tung hê như thế, những cây bút nhà nước không có, tuyệt nhiên không có cơ hội phản biện với cái xấu, hoàn toàn không được phép lên án cái xấu nếu như cái xấu ấy có gốc rễ từ đảng Cộng sản. Họ phải bằng mọi giá tìm tòi, vạch từng chân tơ kẽ tóc của chế độ để tìm nốt ruồi son. Và mỗi hành động, dù rất bình thường (nếu không nói là tầm thường, thường tình) cũng có thể được thổi phồng thành hiện tượng tiêu biểu và được ca ngợi tít tận mây xanh. Thậm chí, kẻ cầm bút ca ngợi cảm thấy tự hào vì mình đã nêu được một gương tiêu biểu cho xã hội, ngành nghề.
Thử hỏi, một cái xã hội mà mọi nơi, mọi chỗ đều có tham nhũng, mãi lộ và rút ruột thì một vài người tốt ấy có thật tình là tốt hay không? Cái hình ảnh anh công an gaiao thông quét gương vỡ tại thành phố Hà Nội, người ta quên bình luận rằng trước đó, một vụi va chạm xe đáng kể đã xãy ra bởi chiếc xe chạy trước phanh quá gấp khi bị cảnh sát giao thông thổi, khiến chiếc xe chạy sau đâm sầm vào và vỡ tan tành mặt kính. Lúc đó, cảnh sát giao thông đã xử lý nhanh cho hai xe tiếp tục chạy và đứng ra quét gương vỡ.
Vậy, nếu xét về bản chất của hành vi quét gương kia, đã thật sự tốt hay không mà báo chí cứ ca ngợi như thế? Và phóng viên chụp hình, đưa tin kia có quá vội vàng khi đưa tin? Câu trả lời là phóng viên kia có thể biết mọi chuyện, có thể nhìn thấy nguyên nhân, nhưng anh/chị ta đã xuất sắc trong việc tự biên tập sự việc theo hướng đảng, anh đã bỏ khác đoạn trước, lấy một đoạn duy nhất có hình ảnh cảnh sát giao thông quét đường để làm gương tiêu biểu. Trong trạng huống này, anh cảnh sát giao thông là kẻ giảo hoạt còn tay phóng viên chỉ là kẻ xu phụ, léo hánh. Nhưng dẫu sao, vẫn cám ơn anh/chị ta vì đã đưa ra một hình ảnh không đến nỗi tệ. Chỉ có điều đưa xong rồi lại tung hê thì quá ư sống sượng và tầm thường!
Và đến đây, gương mặt thật của sự tử tế nhà nước đã quá rõ, tìm đỏ con mắt cũng chỉ thấy những trò tung hứng, trò hề của một nền báo chí phục vụ chế độ. Kẻ diễn kịch, kẻ ghi hình và tung hê. Mọi trò hề cứ như thế diễn ra mỗi ngày và nhân dân lúc nào cũng bị bọn họ làm cho há hốc, kinh ngạc. Một xã hội như thế gọi là gì?!

PHẠM HỒNG SƠN * LỜI KẺ VẮNG MẶT

Lời của kẻ vắng mặt – A speech from an absent invited

 Phạm Hồng Sơn/blog PHS 
Bs  Phạm Hồng Sơn
Như quí vị đã biết Sứ quán Úc phối hợp với Đại diện Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam và năm Sứ quán khác (Hoa Kỳ, Canada, Na-uy, New Zealand và Thụy-sỹ) tổ chức hội thảo tại Sứ quán Úc: “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” vào lúc 8:30 hôm nay 30/7/2014. Những người tổ chức đã có sáng kiến rất dân chủ và mạnh mẽ: chính thức mời nhiều người Việt Nam thuộc nhiều thành phần và quan điểm chính trị khác nhau tham gia Hội thảo, từ đại diện của chính quyền, của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức tự lập và cả các cá nhân độc lập, bất đồng chính kiến. 

Tôi là một trong những người được mời nhưng không thể tới dự, như nhiều anh chị em khác, do chính quyền lại cắt người tới chặn ngay tại nhà từ sáng sớm.

Sau đây là nội dung chính trong bày tỏ tôi gửi tới ban tổ chức Hội thảo thay cho sự vắng mặt ngoài ý muốn của mình.
Phạm Hồng Sơn

 Tôi tin tất cả chúng ta sẽ lúng túng với câu hỏi này: Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam trong một thập niên qua đã diễn tiến như thế nào? 

Còn đây là cố gắng trả lời ngắn gọn của tôi:

Một: chúng ta có thể khẳng định ngay mà không sợ sai rằng Việt Nam hoàn toàn không có những tự do đó hoặc tình trạng còn trở nên tồi hơn nếu nhìn vào cấu trúc căn bản của nền chính trị Việt Nam hoặc xem lại những khung pháp lý như Điều 4 Hiến pháp mới sửa 2013 hoặc Nghị định 72/CP năm 2013 của Chính phủ Việt Nam.

Hai: chúng ta có thể phải rơi nước mắt nếu nhìn vào danh sách những người đang bị cầm tù hoặc đang bị quản chế tại gia trên khắp ba miền đất nước chỉ vì họ đã dám viết, dám bày tỏ theo tiếng nói lương tâm của chính họ một cách ôn hòa nhưng trái với quan điểm của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam.

Ba: nhưng chúng ta cũng có thể khẳng định các quyền trên tại Việt Nam trong một thập niên qua đã có tiến bộ đáng kể nếu nhìn vào thực tế của sự đa dạng về tính chất và số lượng đang nở rộ của những tiếng nói bất đồng hoặc nếu đọc những trang mạng đăng những quan điểm chính trị ngược với chính quyền do chính người dân đang sống ở trong nước khởi sự và duy trì. Cách đây 10 năm những điều vừa kể không thể có.

Ba cách nhìn vừa nói, dù rất thiếu sót, có thể giúp chúng ta tránh sa vào hai thái cực: bi quan cùng cực hay lạc quan liều lĩnh về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam– những yếu tố cơ bản của một hệ thống truyền thông tư nhân – phi nhà nước.

Thực trạng nhân quyền thu nhỏ vừa nêu cũng làm lộ ra một nghịch lý oái ăm của đất nước Việt Nam chúng tôi: nhu cầu tự do của toàn xã hội Việt Nam đang bị ngáng trở bởi ý chí chính trị của một nhóm người.

Tuy nhiên, không có con người nào sinh ra đã biết nói, không một xã hội toàn trị nào lại có hệ thống truyền thông tư nhân. Muốn lớn khôn, con người không thể không học nói. Để tự do, xã hội không thể không tạo lập truyền thông tư nhân.

Vì vậy, hội thảo “Truyền thông phi nhà nước tại Việt Nam hiện nay” do Sứ quán Úc phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu, Sứ quán Hoa Kỳ, Sứ quán Canada, Sứ quán Na-uy, Sứ quán Thụy-sỹ tổ chức, là một biểu hiện cụ thể của sự ủng hộ giá trị cho tiến bộ của Việt Nam chúng tôi. Một cách thẳng thắn, tôi muốn ví hành động đó giống như một thiện nhân khích lệ một tù nhân bị cấm nói lâu ngày: Hãy nói lên đi!

Dĩ nhiên, “học nói” trong một chế độ toàn trị không thể chỉ gặp những tiếng cười hân hoan hay sự dịu dàng như trẻ thơ học nói. Song, nhiều người Việt Nam, tôi đoan chắc, đã thấu hiểu điều này.○


A speech from an absent invited

The Australian Ambassador to Vietnam, H.E. Mr Hugh Borrowman, in conjunction with his H.E. counterparts from the EU Delegation, the United States of America, Canada, New Zealand, Norway and Switzerland, took a bold and democratic initiative to invite a variety of Vietnamese, who hold different political opinions and come from different social strata, to attend the Seminar “Non-State Media in Contemporary Vietnam”, to be held at the Australian Embassy at 8:30 AM July 30, 2014. I was one of these invited but failed to attend the Seminar due to a repeated prevention made by the authorities.

The following is a written statement I sent to the Seminar in place of my absence.

Pham Hong Son

___

We may be confused with this question: How have the rights to freedom of speech and expression in Vietnam evolved in the last decade? Here is my brief attempt:

Firstly, we can affirm that there has been absolutely no freedom or the situation has even worsened, regarding the fundamental pillars of Vietnamese political system or the legal frameworks such as Article 4 of the newly amended Constitution or the Decree 72/CP-2013 of Vietnamese Government.

Secondly, it’s depressing to have a look at the list of those who are in prison or under house arrest for they just dared to write, to express their non-violent beliefs opposing the political will of the communist party and the government of Vietnam.

Thirdly, however we cannot deny that over the last decade the rights to freedom of speech and expression in Vietnam have progressed considerably in terms of number and diversity of dissidents and the non-state online pages which hold political dissent and are run by Vietnamese living inside the country. Ten years ago, those things could not be found.

These three points of view, although flawed, could stop us from falling into two extremes: bleak pessimism or reckless optimism about the freedoms of speech and expression in Vietnam – two essentials for private media.

The aforementioned simplified status of human rights in Vietnam unveils an awkward paradox in our country: the aspiration to freedom of the whole society has been barred by a small group of our own people.

However no man is born speaking, no totalitarian regime accepts private media. To mature, a person must learn to speak. To be free, a society must establish private media.

For that, the seminar “Non-state media in contemporary Vietnam”, organized by the Australian Embassy in conjunction with the foreign missions of the EU Delegation, the United States of America, Canada, Norway, New Zealand and Switzerland, is a concrete and valuable support for our country. To be honest, I would imagine the seminar like an action of a good man encouraging a long-silent prisoner: Speak up again, please!

Naturally, “learning to speak” under a totalitarian regime is not always welcome and lauded like a child learns to speak. But many Vietnamese, I am sure, have understood that.○

HỦY BỎ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN


  Đảng viên không còn tha thiết CNXH’

Cập nhật: 09:23 GMT - thứ tư, 30 tháng 7, 2014
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội?
Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
Trao đổi với BBC từ Huế, ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa có hơn 40 năm tuổi Đảng, còn nói việc ông ký vào thư ngỏ là ‘thể hiện trách nhiệm của một đảng viên trước Đảng’.
Ông Xuân là một trong số 61 đảng viên lão thành ký tên vào bức thư ngỏ mới đây yêu cầu Đảng ‘từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và ‘từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng’ trong quan hệ với Trung Quốc’.

‘Trách nhiệm của đảng viên’

Ông Xuân nói rằng những kiến nghị nêu trong thư ngỏ là những vấn đề mà ‘ông đã suy nghĩ nhiều năm rồi’.
“Khi có một tập thể với những đảng viên tử tế mà tôi rất quý trọng thảo ra một bức thư ngỏ thì tôi rất vui được ký chung với họ,” ông nói.
"Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả."
Nguyễn Đắc Xuân, đảng viên lão thành ở Huế
Ông cho biết thư ngỏ được đưa ra vào thời điểm Đảng đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 (vào đầu năm 2016) để ‘đóng góp ý kiến cho Trung ương tham khảo để họ hoạch định chính sách sắp tới của Đảng’.
Với lại, tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông, theo ông Xuân, ‘đã bộc lộ ra hết âm mưu trước mắt và lâu dài của Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam’.
“Trách nhiệm của đảng viên là tham gia với Trung ương để làm sao khắc phục những khuyết điểm để có tương lai tốt hơn,” ông nói và cho biết với tư cách đảng viên ông sẽ nói lên ý kiến của ông trong các sinh hoạt chi bộ từ nay đến Đại hộ 12 và sẽ có những bài viết ‘cụ thể hóa’ những kiến nghị trong thư ngỏ trên trang blog riêng của ông.
“Đôi khi Trung ương không thấy hết trong khi tôi về hưu ở cùng quần chúng tôi có thể thấy được những nhược điểm trong sự lãnh đạo của Đảng.”
“Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả,” ông cho biết.

‘Đảng viên biết Đảng sai’

Liệu Đảng Cộng sản có chấp nhận từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin?
Ông nói những sai lầm của Đảng nêu trong thư ngỏ các đảng viên ‘đều thấy cả’.
“Nhưng với sự lãnh đạo toàn trị thì việc đảng viên đưa ý kiến lên Bộ Chính trị, lên Trung ương không phải dễ. Họ nghĩ rằng có tới nơi đi nữa thì cũng không được quan tâm nên họ lặng lẽ chờ thời,” ông giải thích.
Ông Nguyễn Đắc Xuân nói rằng dù Đảng có chấp nhận thư ngỏ của các ông hay không thì ‘xu thế là phải dân chủ hóa’ vì ‘không dân chủ thì không có sức mạnh và không đoàn kết được dân tộc’.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nói ông vào Đảng 'không phải vì chủ nghĩa xã hội'
Ông cũng nói là việc ông yêu cầu từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội ‘không đi ngược lại niềm tin lúc đầu của ông khi vào Đảng’.
“Tôi vào Đảng trong rừng – là Đảng Nhân dân Cách mạng – để đóng góp vào công cuộc thống nhất đất nước,” ông nói, “Hầu như trong miền Nam những người hoạt động chống Mỹ hết 99% là vì thống nhất đất nước chứ không vì chủ nghĩa xã hội.”
Tuy nhiên, sau năm 1975, mặc dù ông nói ông vẫn tiếp tục ở trong Đảng Cộng sản nhưng đến bây giờ ông thấy chủ nghĩa cộng sản ‘không còn hợp thời nữa’.
“Cái gì trở ngại thì phải bỏ để xây dựng đất nước,” ông nói.

Nhà NC Nguyễn Đắc Xuân : Nhân danh chủ nghĩa xã hội là « bất chính »

Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn Chủ tịch Đại hội Đảng 11 ngày 12/01/2011
Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn Chủ tịch Đại hội Đảng 11 ngày 12/01/2011
Ảnh: REUTERS/Kham

Thanh Phương
Trong một bức thư gởi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đề ngày 28/07/2014, nhiều đảng viên kỳ cựu, đứng đầu là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam từ bỏ « đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội » để chuyển sang « đường lối dân tộc và dân chủ ».

Bức thư kêu gọi lãnh đạo Đảng và Nhà nước « thống nhất nhận định » về mưu đồ và hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, từ bỏ những nhận thức « mơ hồ, ảo tưởng », có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. 
Đặc biệt, những người ký tên vào bức thư yêu cầu Đảng phải công bố những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v… 
Những người ký tên cũng kêu gọi gọi các lãnh đạo Việt Nam phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế « nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa » của Việt Nam, đồng thời củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven Biển Đông, trong cuộc đấu tranh chống « mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình ». 
Trong số 61 đảng viên kỳ cựu ký tên vào bản tuyên bố này có nhà văn và nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân tại thành phố Huế, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Ông Nguyễn Đắc Xuân đã vào Đảng từ năm 1973, tức là có hơn 40 năm tuổi Đảng, thế nhưng bây giờ, đối với ông , đảng Cộng Sản Việt Nam không thể tiếp tục nhân danh chủ nghĩa xã hội để nắm độc quyền nữa, vì làm như thế là « bất chính ».
Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân : 


LÊ DIỄN ĐỨC* KIẾN NGHỊ


Kiến nghị tích cực nhưng không thực tế


Lê Diễn Đức

Bức thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được loan tải trên Internet của 61 nhân sĩ, trí thức, đa phần là lão thành cách mạng, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Tất cả đều là đảng viên ĐCSVN. Nguời vào Đảng sớm nhấ, năm 1939, là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Người có ít thâm niên trong đảng nhất, từ năm 1991, là Đào Tiến Thi, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
Thực ra viết thư "kiến nghị" một băng đảng cướp hãy nhân đạo, ngưng tay cuớp bóc thì thật là khó, nếu không nói là ảo tưởng.
Từ trước tới nay, ký "kiến nghị" kiểu này, đông đảo nhất là lần góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong năm 2013, đều chẳng được nhà cầm quyền lắng nghe, thậm chí còn bị xuyên tạc, chỉ trích. Những "kiến nghị" tâm huyết bị quẳng vào thùng rác một cách không thương tiếc.
Tuy nhiên, kiến nghị lần này có một số điểm cần chú ý.
Thứ nhất kiến nghị xuất hiện trong lúc nhiều tổ chức dân sự được thành lập và ra đời có vẻ trước sự làm ngơ của nhà cầm quyền. Mặc dù các tổ chức này hoạt động còn manh mún, chưa có tổ chức sâu rộng, quy mô, đa phần nằm ở các hoạt động giao lưu, hỗ trợ mang tính từ thiện, nhưng dù sao cũng đã nảy nở manh nha một khuynh hướng dân sự. Khuynh hướng này rất cần thiết, như là tiền đề cho một cuộc thay đổi thể chế chính trị qua các phong trào xã hội bất bạo động.
Kiến nghị được ký kết bởi các đảng viên, bằng tên tuổi thật, những người đã và đang gắn bó với bộ máy cầm quyền, có tác dụng củng cố thêm niềm tin, giúp các tổ chức dân sự vượt qua sợ hãi, đối diện với chế độ, để dám nói thật và nói thẳng.
Kiến nghị xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có nhiều diễn biến phức tạp. Khiêu khích, gây hấn, mang giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một buớc leo thang, tạo tiền lệ, thách thức vai trò bá chủ biển Đông của Bắc Kinh. Sự kiện này cũng dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ ĐCSVN, tuy nhiên, phe thân Trung Quốc vẫn chiếm thế thượng phong và tương lai một Việt Nam bị Hán thuộc duờng như cầm chắc.
Khác với hàng loạt kiến nghị truớc đó, kiến nghị này thể hiện sự can đảm, dám nói chính xác vào sự thật, đụng trực diện vào nền tảng cốt lõi của chế độ.
Bản kiến nghị viết:
Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
Nói ĐCSVN "đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin" là khẳng định sự sai lầm của toàn bộ cương lĩnh hoạt động và cầm quyền của ĐCSVN, kể từ khi thành lập.
Ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc, lợi dụng lòng yêu nuớc và dân tộc của dân chúng trong khi tiêu diệt các tổ chức, đảng phái yêu nước khác, ĐCSVN đã cướp chính quyền và sau chiến thắng thực dân Pháp, áp đặt trên miền Bắc một nhà nước chuyên chính vô sản mà thực chất là hệ thống độc tài toàn trị. Hệ thống này tiếp tục được thực hiện trên cả nước sau cuộc xâm chiếm miền Nam, sau ngày 30/0/1975. Xây dựng một mô hình xã hội chủ nghĩa là lý tưởng xuyên suốt và nhất quán của ĐCSVN.
Mô hình xã hội chủ nghĩa về bản chất đã thực sự phá sản sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, thành trì của cách mạng, sụp đổ vào đầu thập niên 90.
Để tự cứu mình và tồn tại, ĐCSVN đã phải "đổi mới", "cởi trói", đưa nền kinh tế đi theo thị trường tự do, từ bỏ nền kinh tế kế hoạch của xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, vì duy trì hệ thống chính trị một đảng cầm quyền, nên cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" dành cho "thị trường" đã không thể dung hoà. Kinh tế quốc doanh nắm vai trò chỉ đạo đã chứng minh sự trì trệ, thua lỗ và là nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng. Các nhóm lợi ích tận dụng cơ chế độc quyền và đặc quyền đặc lợi móc ngoặc với các quan chức làm giàu bằng mọi giá, đẩy đất nước vào nợ nần, suy kiệt sinh lực.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN, nói rằng, chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hết thế kỷ này chưa biết đã tới chưa. Điều này cho thấy một niềm tin mong manh vào những giá trị mà chính ĐCSVN đưa ra. Con đường xã hội chủ nghĩa là một bãi sình lầy bế tắc mà 21 năm ở miền Bắc và 40 năm trên cả nước ĐCSVN đã nỗ lực trong cuồng vọng nhưng không bao giờ về tới đích.
Cho dù thành thật hay mị dân, giả vờ, thì "xã hội chủ nghĩa" bằng thực tế của lịch sử và bằng con đường mà ĐCSVN đang lãnh đạo, đã chứng minh là không tưởng.
Từ bỏ chủ thuyết xây dựng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là từ bỏ sự lừa mị, dối trá, từ bỏ bản chất của chính mình. Từ bỏ nó là từ bỏ các cơ hội vơ vét, tham nhũng, vinh thân phì gia, những vấn nạn đã trở thành đại dịch, thành bệnh ung thư mãn tính của cả guồng máy cầm quyền.
Trong thực tế "xã hội chủ nghĩa" chỉ còn là tấm mặt nạ bao che cho chế độ độc quyền. ĐCSVN dư sức biết điều đó.
Những người tham gia ký kiến nghị đều là những đảng viên cộng sản, họ đã một thời gắn bó, đi chung với những sai lầm của ĐCSVN. Tuy giờ đây nhận ra nhưng họ vẫn ràng buộc bởi quyền lợi, chí ít là "sổ hưu". Họ có can đảm nhận ra sai lầm nhưng không đủ can đảm đồng loạt rời bỏ đảng, rời bỏ một tổ chức đã gây ra bao nhiêu tội ác, làm đất nước tụt hậu, nghèo đói.
Họ vẫn mong muốn ĐCSVN cầm quyền, nhưng "tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa, (....) xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ".
Làm sao ĐCSVN lại có thể "xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ"? Như thế tức là loại bỏ độc quyền lãnh đạo của họ ư? Họ đang một mình một sân, vừa đá bóng vừa thổi còi, làm sao họ có thể tự khép vào kỷ cương, luật lệ?
Điều này chỉ có thể xảy ra khi có sức ép lớn và mãnh liệt của toàn xã hội. Trong khi đó người Việt trong nước đã bị thuần phục, liệt kháng vì văn hoá sợ hãi và cam phận với miếng ăn. Đại đa số chỉ biết so sánh đời sống khổ sở, thiếu thốn của thời chiến tranh với ngày hôm nay, nhiều kẻ ngộ vẫn nhận có được như vậy là ơn huệ của ĐCSVN.
Sự chán ghét chế độ và nhìn nhận ra sự thật chỉ nằm trong số ít, giới trí thức thì nửa vời, cơ hội. Cho nên, kiến nghị tuy về nội dung có nhiều tích cực, nhưng thiếu sức mạnh và thực tế. Nó khó có thể tạo ra ảnh hưởng lên một nhà cầm quyền độc đoán, tham lam, ích kỷ và bảo thủ.
© Lê Diễn Đức



NGƯỜI BUÔN GIÓ * GỈỎI NHẤT HAY VỚ VẨN NHẤT

Giỏi nhất hay vớ vẩn nhất thế giới?



Đây là thời hiệu điều tra vụ án trong luật tố tụng hình sự.
Điều 119. Thời hạn điều tra

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.




Và đây là bản kết luận điều tra sau 5 tháng với tội Gây rối trật tự công cộng.


Còn đây là hung hình phạt của tội Gây rối công cộng.
Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245, Bộ luật hình sự. Theo đó:
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; Có tổ chức; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.
Tham khảo kết quả của một phiên toà xét xử tội Gây rối công cộng lớn nhất và gây nhiều thiệt hại nhất từ trước đến nay ở Bình Dương.


Đối chiếu những tư liệu tham khảo, có thể thấy vụ việc trong bản kết luận điều tra của công an tỉnh Đồng Tháp là lạm dụng luật tố tụng hình sự. Một tội danh đơn giản mà trong cáo trạng nói có đến 700 người dân hiếu kỳ đứng xem, tức có 700 nhân chứng. Thế nhưng phải đến 5 tháng sau khi bắt người, công an tỉnh Đồng Tháp mới đưa được ra kết luận điều tra.


Việc giam giữ kéo dài hơn cả thời gian trong khung hình phạt bộ luật, cho thấy công an đã quá lạm quyền của toà án. Đáng lẽ thời hạn điều tra không thể vượt quá khung hình phạt tù thấp nhất. Nếu thời hạn giam giữ điều tra quá khung hình phạt tù thấp nhất thì rõ ràng cơ quan công an đã xác định mức án thay cho toà một phần nào đó. Như vụ án này mức án xử tù giam thấp nhất là 3 tháng ( chưa kể phạt hành chính, án treo) mà việc giam giữ đưa ra kết luận đến 5 tháng. Rồi thời gian đưa ra cáo trạng và xét xử nhanh cũng mất một tháng. Nếu vậy toà án phải chạy theo công an và đưa mức án trên 6 tháng để hợp thức hoá việc bắt giam của công an.


Với một tội danh như tội gây rối trật tự công cộng, thời hiệu điều tra không thể quá 2 tháng. Tuy nhiên đến tháng thứ 3, công an Đồng Tháp vẫn còn phải diễn màn đối chất nhân chứng với đương sự.
Ở vu viêc Bình Dương gây chấn động xã hội, phức tạp, thiệt hại lớn, nhiều người tham gia. Quá trình bắt giữ và xét xử vỏn vẹn chỉ hơn một tháng. Bị cáo lãnh án cao nhất trong bài báo bị kết án 7 tháng tù giam.


Chỉ riêng với thời hiệu điều tra của vụ việc Đồng Tháp này, đã cho thấy công an Đồng Tháp là vớ vẩn, tuỳ tiện.
Sự tuỳ tiện của công an sẽ kéo theo sự tuỳ tiện của VKS. Chúng ta sẽ chờ thấy một bản cáo trạng mà VKS sắp tơi đưa ra chứa đầy những áp đặt , suy diễn cho những người bị giam giữ. và toàn án sẽ làm phần việc kết thúc chuỗi tuỳ tiện pháp luật của cơ quan hành pháp theo hướng bảo vệ cho các cơ quan này.


Một vụ án đã bất công ngay trong quá trình điều tra mà vẫn được VKS và toà án chấp nhận. Phải chăng đó là điều đặc trưng của hệ thống hành pháp ở nước ta.


Đáng buồn là kiểu điều tra vớ vẩn này lại được tung hô là giỏi nhất thế giới.
Theo Facebook Người Buôn Gió

BANH CROISSANT

AI THICH AN BANH CROISSANT MOI XEM TIEU SU CUA CHIEC BANH, RAT THU VI.


Tôi thì nghe chuyện khác, có dính líu tới bánh croissant chút đỉnh như sau:
**************************
Một du khách Mỹ đến quán ở gần chân tháp Eiffel ăn bánh croissant quệt mứt táo và uống cà phê. Một anh Pháp ngồi nhai chóp chép chewing gum, dòm qua bàn, mặt khinh khỉnh coi bộ khi dể. Lát sau anh ta hỏi:
-Ở bên Mỹ, mấy người có ăn ruột bánh mì không?
-Ăn chứ.
-Bên này tụi tao chỉ ăn phần vỏ, còn ruột thì để lại làm bánh croissant bán cho người Mỹ ăn.
Thấy anh Mỹ điềm nhiên ngồi ăn không nói gì, anh ta hỏi tiếp:
-Người Mỹ khi ăn táo ăn cả vỏ hả?
-Đúng rồi, ăn cả vỏ rất tốt.
-Tụi tao thì gọt vỏ, chỉ ăn ruột. Vỏ táo vứt ra đó xay nhuyễn làm mứt bán cho Mỹ.
Ăn xong, hớp ngụm cà phê, anh Mỹ hỏi:
-Bên Pháp khi làm tình họ có dùng bao cao su không?
-Có chứ.
-Xài xong họ vứt đi chứ nhỉ.
Nghênh mặt lên, anh Pháp đáp:
-Vứt đi chứ còn gì nữa. Bộ tụi bay giữ lại xài tiếp hả?
-Không, chúng tôi gom lại, xay ra làm kẹo cao su bán cho người Pháp.

Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant

Chiếc bánh Croissant (bánh sừng bò) nhỏ nhắn của nước Pháp lại mang trong mình một câu chuyện cực kỳ thú vị.

Nhắc đến chiếc bánh Croissant (hay còn gọi là bánh sừng bò), chúng ta sẽ nghĩ ngay đến thủ đô Paris hoa lệ. Nhưng ít ai biết rằng, nước Áo mới là vùng đất khai sinh ra món bánh nổi tiếng này, và hành trình từ nước Áo sang đất Pháp của Croissant cũng thú vị và li kì không kém bất kì câu chuyện lịch sử nào.

Croissant - Phần thưởng cho người anh hùng

Câu chuyện về chiếc bánh sừng bò đã thú vị ngay từ nguồn gốc ra đời. Chuyện kể rằng, vào những năm 1683, khi cuộc chiến giữa Áo và Thổ Nhĩ Kì đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, vào đêm nọ, có một người thợ làm bánh đã nghe thấy những tiếng khoan đục kì lạ ở dưới mặt đất. Không ngần ngại, anh đã thông báo việc này cho quân đội nước Áo, từ đó kịp thời ngăn chặn hành động đào đường hầm tiến vào thủ đô Vienna của Thổ Nhĩ Kì, tạo tiền đề cho chiến thắng của nước Áo sau đó. 
Người thợ làm bánh được ban thưởng, nhưng điều duy nhất anh muốn lại chỉ là được nướng một mẻ bánh thật ngon để ăn mừng chiến thắng nước nhà. Vậy là Kipferl - tiền thân của bánh Croissant đã ra đời.


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 1
Kipferl có thành phần và cách chế biến rất giống Croissant, nhưng hình dáng lại đơn giản hơn.

Kipferl mô phỏng hình trăng lưỡi liềm, đồng thời cũng là quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kì, nhằm nhắc nhở người Áo về kẻ thù đáng gờm một thời. Bánh Kipferl là món bánh truyền thống ưa thích của người Áo, đến năm 1770 khi Công chúa nước Áo Marie Antoinette kết hôn với Thái tử nước Pháp, chiếc bánh mặt trăng mới du nhập tới kinh đô Paris phồn hoa và chuyển mình thành chiếc bánh Croissant. 

Năm 1920, Croissant chính thức trở thành bánh của người Pháp.


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 2
Bánh Croissant Pháp ngày nay đã được đa dạng và cầu kì hóa

Đến câu chuyện về nàng Thái tử phi kiêu hãnh

Marie Antoinette chắc chắn là người có công đem chiếc bánh lưỡi liềm ra khỏi khuôn khổ nước Áo và phổ biến nó khắp Châu Âu, nhưng những giai thoại về mĩ nhân người Áo cùng món bánh ưa thích của nàng lại có vô vàn dị bản, muôn màu muôn vẻ.


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 3
Marie Antoinette có công đem chiếc bánh Croissant đến với nước Pháp

Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng Thái tử phi nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình lưỡi liềm. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp  nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kì bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy Croissant ra đời.


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 4
Một câu chuyện khác, hấp dẫn và được mọi người tin hơn cả chính là: Marie Antoinette, với tính cách phóng khoáng đến ngang ngạnh của mình, đã từ chối dùng bữa với các thành viên của hoàng tộc Pháp. Nàng thường ngồi yên trên bàn ăn chung, không chịu cởi bỏ găng tay, và khi về phòng riêng mới yêu cầu dọn ra những món ăn từ quê hương mình - trong đó luôn có bánh Kipferl, dần dần nàng chấp nhận cả phiên bản cầu kì hóa của nó là Croissant.


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 5
Tương truyền rằng, "bữa ăn bí mật" của Thái tử phi chỉ bao gồm bánh sừng bò và cà phê.

Dù là giai thoại nào đi chăng nữa, cũng không thể không nhắc đến Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công chúa, Thái tử phi, và sau này là Hoàng hậu.

Croissant - Giá trị của sự giản dị

Về cơ bản, Croissant chỉ là món bánh ăn sáng rất một mạc được làm từ pâte feuilletée (bột xốp tạo bởi bột mì, men, bơ, sữa và muối). Bánh đơn giản, không có nhân, nhưng chính sự không đặc ruột đó lại chứng tỏ chất lượng men bánh tuyệt hảo. Hiện nay ở Áo và Ý, Croissant vẫn giữ nguyên tính chất  truyền thống này, bởi họ cho rằng sự nhẹ nhàng giản dị của bánh Croissant cực kì phù hợp cho bữa sáng.


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 6
Croissant truyền thống không có nhân, không đặc ruột, được dùng như bánh mì

Khi du nhập sang Pháp, Croissant ít nhiều mang ảnh hưởng tính cầu kì của ẩm thực đất nước này. Croissant Pháp có thể có nhân chocolate, mứt, nho khô hoặc kem bơ mềm óng như bánh su kem. Thậm chí ở một số vùng, người ta còn làm nhân trái cây hoặc nhân mặn cho bánh sừng bò


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 7
Croissant nhân chocolate cho người hảo ngọt


Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant 8
Bánh Croissant phủ hạnh nhân


Song dù mang phong cách truyền thống hay hiện đại, tối giản hay cầu kì hóa, chiếc bánh sừng bò cũng không mất đi hương vị thanh nhã, ngọt dịu đặc trưng của mình. Chính sự đơn giản trong hình thức lẫn hương vị ấy mà chiếc bánh Croissant vẫn luôn được yêu thích trong bữa sáng của người Châu Âu, như một cách đón chào ngày mới thật thanh đạm, nhẹ nhàng mà vẫn đầy hứng khởi.

Hiếm có chiếc bánh nào mang trong mình một câu chuyện li kì như Croissant - ra đời bởi một chiến công vệ quốc, du hành khắp Châu Âu theo nàng công chúa xinh đẹp và cá tính Marie Antoinette, rồi phát triển và biến hóa thành món tráng miệng tuyệt hảo ở ngay thủ đô Paris tráng lệ. 

Đọc lại câu chuyện về Croissant, ta thích thú nhận ra rằng món ăn nói riêng và ẩm thực nói chung có mối liên hệ sâu sắc với tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, với các thăng trầm trong lịch sự. Ẩm thực không chỉ gói gọn trong nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của con người, mà còn phản ánh một cách tinh tế và khéo léo một xã hội trong từng thời điểm lịch sử khác nhau.
 

No comments:

Post a Comment