Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

HỒ CHÍ MINH * SAÌ GÒN * PHẠM QUỲNH *

 

Saturday, August 23, 2014

TRẦN HỒNG TÂM * TAY CHƠI HỒ CHÍ MINH




Tay chơi Hồ Chí Minh Đem chuyện cô Xuân trở lại bàn
© Trần Hồng Tâm 



Nghi án Nông Thị Xuân xảy ra cách đây đã 57 năm, nhưng nó vẫn là một bóng ma, im lìm trong bóng tối. Mọi ngả tìm kiếm đều bị chặn, mọi cách nhận thực bị bóp chết. Linh hồn oan khuất của cô Xuân dường như đã tàn phai trong ký ức người đời, trong khi “đạo đức của Bác” vẫn được rao giảng mỗi ngày.


Gần đây tôi được đọc tài liệu phân tích đặc điểm và tính cách của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những tài liệu này là cuốn “Trần Đức Thảo-Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê. Tôi giận mình vì những nhận thức trước đây của mình phiến diện quá. Vậy, thử vận dụng những gợi ý của triết gia Trần Đức Thảo để phẫu tích, hy vọng có một góc nhìn khác về nghi án này.
HCM hĐây là vụ đại hình sự mà Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có liên quan trực tiếp. Bạn đọc đã biết rõ nội dung nghi án, nhưng để có cái nhìn khái quát về nó, xin nhắc lại những sự kiện chính theo trật tự thời gian.
Trước 1954, khi còn trên chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh nhận cô Nông Thị Xuân làm con nuôi. Đến đầu năm 1955, cô Xuân, 22 tuổi, được đưa về Hà Nội để gần Bác. Cô Xuân cùng nguời em Nông Thị Vàng tạm trú tại căn nhà 66 phố Hàng Bông, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn.
Mỗi tuần đôi ba lần ông Hoàn đưa cô Xuân vào Phủ Chủ tịch ngủ qua đêm với Bác. Ông Hoàn cũng nhiều lần cưỡng dâm cô Xuân. Cuối năm 1956, cô Xuân sinh con trai. Bác đặt tên con là Nguyễn Tất Trung. Khoảng thời gian này cô Xuân ngỏ lời với Bác là muốn công khai mối quan hệ, và dọn vào Phủ Chủ tịch ở hẳn với Bác như vợ chồng. Bác bảo để Bác hỏi ý kiến Bộ Chính trị.
Vài tháng sau, rạng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta thấy cô Xuân chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội, hiện trường là một tai nạn giao thông.

HCM
Giám định tử thi được làm tại bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội gợi ý: Nạn nhân chết do búa đập vào sọ não, dịch não tủy và nhu mô não đã mất hết. Âm đạo không có tinh trùng, tinh dịch, nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng dâm. Dạ dày không có thức ăn, không có độc tố. Lục phủ ngũ tạng bình thường. Toàn thân không có dấu hiệu của một tai nạn giao thông.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra. Đây có thực sự là một tai nạn giao thông không? Không quá khó để trả lời câu hỏi này.


Một phụ nữ trẻ mới sinh con, đang thời kiêng cữ, không phương tiện đi lại, giữa đêm khuya, một mình đi bộ ra vùng ngoại thành xa vắng là rất khó để thuyết phục dư luận về địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tai nạn.
Hơn nữa, nếu là tai nạn giao thông, thủ phạm cán chết người rồi lái xe trốn thoát, vết bánh xe còn in lại ở hiện trường. Đây là trọng án. Tại sao không công khai điều tra đến nơi đến chốn? Tại sao phải dấu đút, lén lút, khuất tất, dìm thông tin vào trong bóng tối?
Hơn 20 năm sau, thân nhân của cô Xuân dấn thân đi tìm công lý, vẫn tiếp tục bị ém. Cùng với những gợi ý của pháp y, chúng ta tin rằng đây là một một tai nạn giao thông dàn dựng.


Vậy thủ phạm là ai?

Cho đến nay, dư luận hướng tới ba giả thuyết.
1. Trần Quốc Hoàn bí mật thủ tiêu cô Xuân để bịt đầu mối hiếp dâm. Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không biết.
2. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân có sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
3. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị không biết.
Giả thuyết thứ nhất được nhiều người ủng hộ hơn cả. Song những bằng chứng để bảo vệ giả thuyết này thì rất yếu.
Vào thời điểm 1957, Hồ Chí Minh đang ở đỉnh cao của quyền bính. Các Ủy viên Bộ Chính trị đều rất sợ ông. Trần Quốc Hoàn lúc đó ở cuối trong bậc thang quyền lực, càng sợ Hồ Chí Minh hơn ai hết. Hoàn không dám lộng hành đến mức cưỡng dâm vợ chưa cưới của Hồ Chí Minh và càng không thể một mình tự ý thủ tiêu cô. Vì những hành vi trên là đồng nghĩa với vuốt mặt không nể mũi, sỉ nhục Hồ Chí Minh, nếu không nói đó mầm mống của phản loạn, phản bội, hay khiêu binh. Sớm muộn gì Bộ Chính trị và Hồ Chí Minh cũng biết.


Những năm sau đó, Hồ Chí Minh không những không quan tâm mà còn trục xuất đứa con trai sơ sinh Nguyễn Tất Trung ra khỏi Hà Nội.
Như vậy Hồ Chí Minh có ý định xóa bỏ mọi dấu vết của mối quan hệ lạm dụng tình dục núp duới danh nghĩa con nuôi. Không có chuyện Hoàn hành động độc lập.
Giả thuyết thứ hai: Hồ Chí Minh có mang chuyện cô Xuân để hỏi Bộ Chính trị không?
Ở vào thời điểm 1957, một đảng viên bình thường mà có quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể bị kỷ luật nặng đến mức khai trừ ra khỏi đảng. Hồ Chí Minh hiểu rõ điều luật, không dại gì ông mang chuyện này ra trước tập thể.


Hồ Chí Minh không bao giờ muốn lấy cô Xuân làm vợ. Nếu ông muốn thì ông đã có kế hoạch từ khi cô Xuân có thai ở những tháng đầu. Cách ông trả lời cô Xuân để “xin ý kiến Bộ Chính trị” chỉ là kế hoãn binh, hay nói trắng ra là một sự sự quanh co, một lời từ chối.
Bộ Chính trị cũng không muốn Hồ Chí Minh lấy vợ. Bởi vì, nếu Hồ Chí Minh lấy vợ là tất cả những gì mà Đảng và Bác cùng đầu tư để dựng lên những “huyền thoại” có nguy cơ mất cả vốn lẫn lời.
Trần Đức Thảo gợi ý. Vì không được học hành bài bản như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, hay Trường Chinh, nên Hồ Chí Minh đã dựng lên ngọn cờ “Giản dị”, “Đạo đức”, dùng ngọn cờ này như một thứ vũ khí hạ gục mọi đấu thủ, chỉ có Trường Chinh sống sót, Nếu mang vụ cô Xuân ra Bộ Chính trị, thì huyền thoại “Giản dị ” và “Đạo đức”của ông bỗng chốc tan thành mây khói. Đó là điều không bao giờ ông muốn.
Thêm nữa, Hồ Chí Minh nhiều tuổi hơn cô Xuân, hơn đến trên 40 tuổi. Điều này rất khó chấp nhận trong một xã hội bảo thủ miền Bắc ở thời điểm đó. Ông đủ thông minh để tránh, không trở thành tấn trò cười cho thiên hạ.
Tóm lại, giả thuyết Hồ Chí Minh mang chuyện lấy cô Xuân làm vợ ra bàn thảo ở Bộ Chính trị là không thuyết phục.
Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là: Hồ Chí Minh có xin ý kiến Bộ Chính trị để thủ tiêu cô Xuân không?
Hồ Chí Minh thừa thông minh để ý thức rằng nếu ông đồng ý thủ tiêu cô Xuân nghĩa là ông đang tham gia vào một tội phạm mà ông là chủ mưu. Càng ít người biết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu mang ra bàn bạc trong Bộ Chính trị, lỡ có một hay vài ủy viên không đồng ý, thì có khác gì vạch áo cho người xem lưng. Bởi vì, nếu Bộ Chính trị biết thì Ban Chấp hành Trung ương sẽ biết. Từ đó có nguy cơ lan rộng ra toàn Đảng và toàn dân.
Như vậy, chỉ còn lại giải thuyết thứ ba: Hồ Chí Minh đồng ý cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân, vừa giữ được thanh danh, lại vừa trút bỏ được của nợ, một gánh nặng mà ông chẳng tha thiết gì với nó nữa, vừa tiện lợi vừa kín đáo.


Trần Đức Thảo nhận xét rằng: Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, muôn mặt với trăm phương, ngàn kế, mưu trí, sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, không cần tình bạn, tình yêu, gia đình hay con cái, khi nào cũng hun đúc một cuồng vọng là phải leo lên đến tột đỉnh của quyền lực.
Hồ Chí Minh không chấp nhận bất cứ một thứ gì cản trở ông nắm giữ quyền lực tối cao, mà thứ đó lại là đàn bà thì càng không thể.


Chỉ cần ở ông một cái gật đầu, thâm chí im lặng bộc lộ sự đồng ý, thì mọi việc sẽ êm thắm. Ông không phải vung tay nện búa vào đầu người đàn bà mà ông từng ăn nằm. Ông không phải nghe những lời van xin, lạy lục của cô con nuôi trong phút lâm chung. Ông không phải tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, máu lênh láng, dịch não tủy và óc vọt ra sau mỗi nhát búa. Ông không phải đối diện với cảnh cô Xuân vùng vẫy, giãy giụa bản năng trong cơn hấp hối. Ông cũng không phải vất vả, vác thi thể nạn nhân lên xe, lần mò trong đêm tối, tìm một hiện trường để ngụy trang.
Danh dự và danh vọng của ông vẫn nguyên vẹn, tiện lợi vô cùng, kết quả thì vô tận. Đó là cách mà Hô Chí Minh thường lựa chọn.
Triết gia Trần Đức Thảo sau nhiều năm quan sát, nghiền ngẫm đã nhận xét: Cụ Hồ quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới đỉnh cao, để củng cố quyền lực, bằng mọi giá, dùng mọi phương tiện, không trừ, không tránh một thứ gì, bất chấp mọi chuẩn mực về lương tri, lương thiện, về đạo lý, hay pháp lý, miễn là đạt được ý đồ.


Trong đầu Hồ Chí Minh đầy ắp những tham vọng, cuồng vọng về quyền lực tối cao, là bề trên, là đấng thiêng liêng, là huyền thoại, là thần thoại. Ông là mẫu mực, là hiện thân của mọi giá trị tuyệt đối, tuyệt đối trong sáng, tuyệt đối giản dị, tuyệt đối cao thượng, tuyệt đối thanh bạch, tuyệt đối sáng suốt, tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối chí thánh… Chí Minh…Để những người xung quanh tuyệt đối kính nể, sợ hãi, tụng ca, tuân lệnh, sùng bái, tung hô.
Để củng cố những giá trị tuyệt đối này thì việc thủ tiêu cô Xuân là chuyện dễ hiểu. Ông không thể là người bình thường, không thể tầm thường, và càng không thể có những cám dỗ dục vọng thấp hèn. Ông phải ở tầm tuyệt đối cao thượng, nhân ái hơn cả Đấng Bồ tát, nhân bản hơn cả Chúa Giê-su, tâm hồn ông cao muôn trượng, quyền năng của ông ở muôn nơi, nhân loại chỉ là “loài dơi hốt hoảng, đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”. Như vậy ông mới thỏa lòng, thỏa chí.
Ngoài cô Xuân còn hai nạn nhân nữa là Nông Thị Vàng, em gái, và Nguyễn Tất Trung, con trai sơ sinh của cô Xuân.
Cô Vàng ở cùng căn nhà 66 Hàng Bông, chứng kiến những gì đã xảy ra. Vàng còn quá trẻ, người dân tộc thiểu số, lớn lên ở vùng núi Cao Bằng, lại phải đối diện với một thảm kịch bất ngờ, bị bủa vây bởi những trùm mật thám lành nghề, máu lạnh. Vài tháng sau ngày cô Xuân chết, người ta cũng tìm thấy xác Vàng nổi lên ở cầu Hoàng Bồ, sông Bằng Giang, và cũng bị đập vỡ sọ như người chị xấu số của mình.

Còn Nguyễn Tất Trung mới vài tháng tuổi đã bắt đầu lưu lạc cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời vào tháng 9 năm 1969, Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác, đón Trung về Hà Nội. Trung lập gia đình với cô Lưu Thị Duyên vào năm 1988. Hai người có một con trai sinh năm 1992, đặt tên là Vũ Thanh, lấy họ của ông Vũ Kỳ, nhưng sau thì đổi là Nguyễn Thanh Trung.
Nếu giả thuyết trên đây là đúng và nếu Việt Nam là một quốc gia pháp quyền, thì Hồ Chí Minh phải đối mặt với ít nhất bốn tội danh: Dùng quyền lực để sách nhiễu tình dục; giết chết hai người có chủ ý; vô trách nhiệm với con.
Còn muôn vàn những câu hỏi xung quanh nghi án này.
Cô Xuân sinh Nguyễn Tất Trung ở đâu? Nhà hộ sinh hay ở bệnh viện? Ai là người đỡ đẻ cho cô Xuân? Thi thể cô Xuân mai táng ở đâu? Ai là người chôn cất cô? v.v
Tại sao ông Vũ Kỳ lại đưa Nguyễn Tất Trung về Hà Nội sau khi Hồ Chí Minh qua đời? Vũ Kỳ có liêm sỉ, ông hiểu rằng lịch sử sẽ phán xét rất nghiêm khắc. Lẽ nào, ông lại im lặng? Bởi, im lặng trước tội phạm sẽ trở thành tòng phạm.
Thực ra, sự kham khổ, chịu đựng, chay tịnh, thanh bạch, giản dị như một đấng chân tu của Hồ Chí Minh chỉ là những huyền thoại được thêu dệt, đánh bóng, sơn son thếp vàng khá công phu. Những tài liệu gần đây hé lộ, Bác có một đời sống tình dục rất phóng túng ngay khi còn ở chiến khu, nói gì đến việc đã dọn vào Phủ Toàn quyền ở Hà Nội. Vậy, sau cô Xuân, Hồ Chí Minh còn quan hệ tình dục với bao nhiêu phụ nữ nữa, họ là ai và số phận của họ ra sao vẫn là những ẩn số của lịch sử.
Tại sao Nguyễn Tất Trung lại không âm thầm đi tìm mộ mẹ để hương khói hay giỗ chạp, để an ủi cầu siêu cho linh hồn người mẹ và người dì bạc phận, hay thăm lại gia đình ông bà ngoại trên Cao Bằng? Đó là chưa nói đến việc dấn thân đi tìm công lý cho mẹ cho dì, và đòi lại căn cước cho chính mình.
Cả hai dòng họ Nguyễn Sinh và dòng họ Hồ ở Nghệ An đang túa ra bốn phương tìm kiếm, kêu gọi những người con đã làm rạng danh cho tổ tiên. Vậy, Nguyễn Tất Trung, và Nguyễn Thanh Trung (Vũ Thanh) có được nhìn nhận là những người con trai của dòng họ này không?
Muôn vàn những nghi vấn, và muôn vàn giả thuyết, chập chờn như những hồn ma của cô Xuân cô Vàng khi ẩn khi hiện, khi ở miền rừng núi Cao Bằng, khi giữa phố phường Hà Nội.
Đêm đã khuya. Tôi không thể viết tiếp, mà cũng không thể ngủ, thao thức miên man nghĩ suy về nhân tình thế thái, về bể khổ trầm luân, về thời cuộc, về thân phận, về kiếp người, về lòng trắc ẩn, về tình bạn, tình yêu, về nỗi xót xa của một đời người.
Xót xa cho cô Xuân cô Vàng, cho cả chúng tôi đã dành trọn tuổi thơ để học, và ngợi ca lòng yêu thương tha nhân của Bác. Chúng tôi đã đọc, đã viết, đã nghe và đã kể cho nhau nghe bao nhiêu những câu chuyện hấp dẫn và đẹp như huyền thoại về đời hoạt động của Bác. Song có một chuyện chúng tôi chẳng bao giờ được biết: Nỗi đắng cay và tủi nhục của cô Xuân cô Vàng.
Tháng 8 năm 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

PHAN CHÂU THÀNH * TRẦN ĐĂNG NINH

Trần Dân Tiên và cái chết bí hiểm của Trần Đăng Ninh

Trần Đăng Ninh là ai?
Trần Dân Tiên thì ai cũng biết là ai rồi, mặc dù Tiên chỉ như ma, chả là ai cả, chỉ là cái tên mà tình báo Hoa Nam gán cho là tác “giả” của tác “phẩm” nhào trộn cám heo tiểu sử Cuông + Hồ thành lãnh tụ cách mạng “chính danh” của CSVN. Nhưng Trần Đăng Ninh là ai thì ít ai biết rõ, và tại sao ông ta lại liên quan đến Tiên “ma” thì càng ít ai nghĩ đến hơn, cần phải nói ra cho rõ hơn. Và đó là chủ đích của tôi trong bài viết này.

Trần Đăng Ninh sinh 1910 tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, tham gia đảng CSĐD từ những năm 1930 trong phong trào công nhân ngành in. Tháng 11/1940 ông dự Hội nghị TW7 cùng cùng Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu... Đến tháng 5/1941 là ông ủy viên dự khuyết BCH TƯ, và tháng 7/1941 là bí thư Xứ ủy Bắc kỳ (sau HN TW8 ở hang Pắc bó do Hồ chủ trì vào tháng 5/1941)...
Năm 1945 Trần Đăng Ninh tham gia Tổng bộ Việt Minh, năm 1947 là Trưởng ban Kiểm tra BCH TƯ kiêm phó Tổng thanh tra Chính phủ. Cuối năm 1950, sau chuyến đi Trung Quốc đầu năm 1950 theo Hồ cầu viện, là Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (tiền thân Tổng cục Hậu cần), là phó bí thư Quân ủy TW (chỉ sau Giáp là bí thư Quân Ủy TƯ, và trên Nguyễn Chí Thanh là ủy viên Quân ủy TƯ) từ 1950 đến khi chết bất ngờ bí hiểm ở tuổi 45 vào năm 1955.
Trần Đăng Ninh khi chết năm 1955 là nhân vật quyền lực và uy tín thứ hai trong quân đội VN lúc đó, chỉ sau Giáp. Về đảng ông Ninh là ủy viên Trung ương từ Đại hội II năm 1951, bí thư Xứ ủy Bắc kỳ - ngang chức với Lê Duẩn lúc đó là bí thư Xứ ủy Nam kỳ, chỉ sau Hồ và Trường Chinh.
Ông Ninh có nhiều công trạng lớn với CSVN mà công trạng lớn nhất là tổ chức Hậu cần thành công cho các chiến dịch từ Biên giới cuối 1950 đến Điện biên phủ 1954 – tức là tổ chức nhận và đưa vũ khí, lương thực, quân trang quân dụng từ Tàu sang Bắc Việt nam để CSVN đánh Pháp. Ngày nay chúng ta biết, chính vũ khí, quân trang, lương thực của Tàu (cộng cố vấn quân sự Tàu) - chứ không phải “tài ba” của Giáp, là yếu tố quyết định thắng lợi cuộc chiến Đông dương chống Pháp của VN... Đấy cũng là những khoản vay nợ Trung cộng đầu tiên và rất khủng của CSVN, góp phần trong khoản nợ 870 tỷ đô la (cả gốc và lãi?) mà Trung cộng đang đòi CSVN trả hôm nay?

Trần Đăng Ninh trong Chiến dịch Biên Giới (từ trái sang: Ủy viên Quân ủy Trung Ương Bùi Quang Tạo, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (hàng sau).
Nói cách khác, vai trò của Ninh quan trọng hơn vai trò của Giáp, công của Ninh to hơn công của Giáp trong chiến tranh Đông Dương giai đoạn 1950-1954, dù cả hai đều “ăn theo” Tầu cộng (cố vấn và vũ khí...), uy tín trong đảng của Ninh cao hơn và thâm niên hơn Giáp nhiều... nhưng Giáp được Hồ ưu ái hơn vì năm 1940 đã sang Tàu cõng Hồ về...?
Tại sao Trần Đăng Ninh phải bắt ngờ chết trẻ trên đỉnh vinh quang?
Theo thông báo chính thức của CSVN thì Trần Đăng Ninh chết do bệnh hiểm nghèo tại nhà riêng. Có nhiều điều mờ ám trong cái chết bất ngờ của ông Ninh, nhưng dường như chưa ai nêu ra. Dù không giống những cái chết bất ngờ của “những đồng chí từng cùng công tác” với Hồ như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ... vì mãi sau 1941 ông Ninh mới gặp/biết Hồ, nhưng... đích thân Hồ đã đến viếng đám tang Ninh (kiểm tra xem Ninh chết thật chưa?).
Nghiên cứu lại tiểu sử sự nghiệp của Trần Đăng Ninh và những sự kiện trước và sau cái chết của ông ta, thì ta thấy đúng là Ninh phải chết khi đó (1955) thì các sự kiện sau của cách mạng cộng sản VN sau đó mới có thể diễn ra được như nó đã diễn ra. Ví dụ, nếu ông Ninh không chết năm 1955, khi mà Hồ vẫn chỉ tự nhận là Hồ, chưa dám tự nhận là Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành (ở đây ta tạm coi tên Nguyễn Ái Quốc là “của” Thành, đã ăn cắp từ tên chung của nhóm Ngũ Long - Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn Tất Thành), thì làm sao Trần Dân Tiên có thể chính thức xuất hiện và được Hồ/T.Lan chép lại để nghiễm nhiên nhận mình là Quốc?
Tại sao tôi nói vậy? Bời vì, qua nghiên cứu tiểu sử của Trần Đăng Ninh, chúng ta sẽ thấy rõ ràng ông Ninh đã biết rõ hơn bất cứ cán bộ CSVN nào khác - trừ bộ ba Đồng-Chinh-Giáp và có lẽ cả Nguyễn Lương Bằng - rằng Hồ không phải là Quốc. Nhưng khác với Hồ Tùng Mậu hay Lâm Đức Thụ - những người biết rõ Quốc là ai nên không phải/không thể là Hồ, thì Trần Đăng Ninh có lẽ là người Việt Nam duy nhất biết rõ Hồ là ai nên không phải/không thể là Quốc.
Đó chính là một lý do quyết định Ninh phải chết để Hồ nhận mình là Quốc.
Ba lý do để Trần Đăng Ninh phải chết sớm
Lý do đầu tiên quyết định là do Ninh không phải người thuộc nhóm Đồng-Chinh-Giáp, tức nhóm biết Hồ là Tàu mà vẫn chấp nhận đó là lãnh tụ cách mạng VN rồi đi rước về Pắc bó đầu năm 1941, theo sự sắp xếp của Tình báo Trung cộng (Hoa Nam cục). Ninh chỉ biết và thỉnh thoảng làm việc với Hồ sau khi được cử là bí thư Xứ ủy Bắc kỷ từ tháng 7/1941, nhưng Ninh có tài làm công tác an ninh (điều tra, ám sát…) nên thường được Hồ cử làm đặc phái viên cho các vụ việc khó và ở xa… Ninh nắm cả Thanh tra chính phủ và thanh tra đảng, chỉ huy bộ Công an và bộ Nội vụ, các cơ quan Hành chính…
Lý do thứ hai là ông Ninh đặc biệt có tài điều tra và làm công tác an ninh, tình báo, phản gián. Đối với Trung cộng thì thắng lợi cách mạng của chúng ở Việt Nam không phải là giúp CSVN làm cách mạng mà là dùng đội ngũ an ninh, tình báo để thao túng CSVN. Cho nên những người CSVN mà giỏi về tình báo, an ninh, phản gián như Trần Đăng Ninh chính là đối thủ của chúng, là cản trở đáng gờm cho công việc ngầm của chúng. Thế mà, từ 1948 Ninh đã nổi lên như Bao Công của VN sau vụ án H122 đã giải oan cho hàng trăm người bị công an CSVN bắt giam và tra tấn để tìm ra gián điệp của Pháp mang bí danh H122 trong khu căn cứ địa Việt Bắc (ông Ninh đã kết luận là không có H122, chỉ là tin đồn nhảm (của Hoa Nam?)).
Vì lý do thứ nhất và thứ hai dẫn đến lý do thứ ba.
Đầu năm 1950 Hồ đã chọn Ninh là người đi theo Hồ về Tàu với lý do chính thức là sang Tàu đề nghị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa của Mao công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đặt quan hệ ngoại giao. Thực chất là Hồ về Tàu xin Mao cứu viện đánh Pháp, vì từ 1945 đến 1950 Hồ và CSVN (với sự hỗ trợ của Hoa Nam cục) chỉ tập trung tàn sát hàng vạn người Việt không theo cộng sản và cạnh tranh với cộng sản trong việc giải phóng đất nước. Trong chuyến đi này, Hồ và Ninh đã được trung tướng tình báo Hoa Nam trưởng cụm tình báo gián điệp Hoa Nam ở Chợ lớn đưa đón về Bắc Kinh. (Về chuyến đi này của Hồ và Ninh, xin đọc bài của tác giả Huỳnh Tâm trên Dân Làm Báo:

 “Hồ Chí Minh – một gián điệp hoàn hảo” - Kỳ 7).
Tại sao Hồ lại chọn Ninh cho chuyến đi này mà không phải là ai khác trong bộ ba Đồng-Chinh-Giáp hay Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Hoan? Có lẽ Hồ muốn qua chuyến đi sẽ lựa dịp/tạo dịp kết nạp Ninh vào nhóm tay chân thân cận trên chăng? Và có lẽ ông Ninh đã không cho Hồ và tình báo Hoa Nam Cục cơ hội đó? Kết quả là, vì ông Ninh là người tài trong chính chuyên môn sở trường của Hoa Nam, nên ông Ninh đã có thể nhận ra Hồ là người Tàu nên mới có quan hệ đặc biệt cá nhân với nhiều lãnh tụ Tàu như thế. Nhưng điều đó rất có lợi trước mắt cho cách mạng Việt Nam, nên ông Ninh cũng đã chấp nhận lãnh tụ CSVN là người Tàu, như đại đa số CSVN khi đó và đến cả hiện nay - “tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước, vì độc lập dân tộc”.
Tất nhiên, ông Ninh cũng như tất cả CSVN đã không nghĩ đến phần sau, sau khi gây hỗn loạn để cướp chiếm danh vị rồi, Hồ và Trung cộng còn muốn có “chính danh lãnh tụ” để thao túng cả dân tộc Việt để chiếm dần cả đất nước Việt Nam cho Tàu, nên chúng có nhu cầu tạo chính danh cho Hồ, bằng cách biến Hồ thành Quốc, và chúng đã bắt đầu từ 1948 qua tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trân Dân Tiên…
Vậy là, sau 1954, những kẻ như Ninh đã xong nhiệm vụ trong tay Hồ và Trung cộng, phải chết để chúng còn diễn tiếp các màn sau.
Màn sau, như chúng ta biết, mà ông Ninh không biết, là Hồ/T.Lan nhận mình chính là Quốc, là thằng Công, y như Trần Dân Tiên đã “kể chuyện”, năm 1961... (Về màn kịch này của Hồ - chỉ có thể diễn được sau khi Ninh chết, xin đọc bài “Sứ mệnh đích thực của “đồng chí” Trần Dân Tiên” của tôi, cũng trên Dân Làm Báo).

“Khóc” ông Trần Đăng Ninh...
Ông Ninh ơi, ông có ba tội lớn. 
Tội thứ nhất vì ông quá GIỎI nghiệp vụ mà lẽ ra chỉ dành cho Hồ và Hoa Nam tung hoành ở VN thôi. Chính vì thế ông phải đi sứ “về tàu” với Hồ để ông được Hoa Nam kiểm tra kỹ lại. Chính vì thế nên ông đã nhận ra Hồ là người Tàu sau mấy tháng về Tàu với Hồ đầu năm 1950 ấy. Tội này, cả đảng CSVN chắc chỉ có một mình ông có điều kiện và khả năng mắc được.

Tội thứ hai là ông đã tin Cộng sản TQ và/qua Hồ có thể giúp CSVN vì nghĩa vụ cộng sản quốc tế, mà quên lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt chỉ luôn bị Tàu cố thôn tính bằng mọi cách – tức là ông mắc tội NGU. Tội này, cả đảng CSVN của ông mấy triệu kẻ đến nay vẫn cùng mắc như ông...
Và tội thứ ba là, sao ông không bắt chước những kẻ ngu si như Đồng, như Giáp, như Chinh... không ngu cũng giả ngu ngậm miệng làm... vua, như chúng nó! Đấy là ông mắc tội NHẦM. Ông đã nhầm to vì cứ tưởng là cộng sản thì cũng là người, thậm chí là người chính trực, được! Không, ông ơi. Là cộng sản ở VN thì phải bán nước Việt cho Tàu - mà đã là kẻ bán nước thì có ở đâu dân tộc nào coi là người nữa đâu?!

May mà ông nhầm, nên ông phải chết sớm, nên ông không mắc tội bán nước như các đồng chí cộng sản của ông. Vì một điều nhầm đó, tôi tha oán giận ông, như oán giận cả bè lũ CSVN các ông đã đưa dân tộc Việt vào con đương hèn khốn theo gót Tàu khựa như hiện nay.
Cuối cùng, ông Ninh ơi, ông có biết tại sao ông phải chết ngay, và ông có biết ông đã chết dưới tay ai không? Ông chết vì Hoa Nam và Hồ còn phải “sinh ra” Trần Dân Tiên và T.Lan, mà nếu để ông sống thì lũ đó khó “rặn ra” được... tiểu sử Hồ/Quốc. Còn ai giết ông chắc ông đã biết ngay khi ông chết năm 1955 ấy rồi, chỉ là không ai muốn nghe điều ông nói từ sau bát hương thôi? Tên nó là... Trần Dân Tiên!

TS. PHẠM CHÍ DŨNG * VIÊT NAM ĐẢ HỔ DIỆT RUỒI ?

Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam?

Cập nhật: 07:29 GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
Petrolimex - một đại diện của 'phe lợi ích'?
“Phe lợi ích” - một khái niệm mới chu toàn từ năm 2013 lồng trong hiện tình chính trị và các phe phái bằng mặt không bằng lòng ở Việt Nam, vừa bất chợt xuất hiện những dấu hiệu bị suy giảm quyền lực từ giữa tháng 7/2014.

Tín hiệu từ Petrolimex

Không phải vô cớ mà Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) chấp nhận đến ba lần giảm giá xăng chỉ trong vòng hai chục ngày, tạo nên một kỷ lục hiếm thấy hoặc chưa từng thấy trong lịch sử kinh doanh độc quyền của tập đoàn đầy tính “thân hữu” này.
Dù với tổng mức giảm khiêm tốn 1.430 đồng/lít cho đến ngày 18/8/2014, giá xăng đã trở về gần mức đầu năm 2014. Một tín hiệu “hồi tâm” của Petrolimex? Hay có thể hiểu khác hơn - một dấu hiệu suy giảm quyền lực của “Phe lợi ích” mà Petrolimex luôn là một đại diện tiêu biểu và xứng đáng?
Nhưng đã chưa từng diễn ra một trải nghiệm xứng đáng nào từ Petrolimex suốt từ năm 2007 - lúc kinh tế được coi là “hoàng kim” cho đến thời suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2008 và tiếp dẫn đến cuối quý 2/2014. Đặc biệt trong bối cảnh hàng trăm ngàn doanh nghiệp “chết” vào năm 2012 và tiếp tục ít nhất 60.00 doanh nghiệp khác “tử vong” vào năm 2013, trong đó có không ít doanh nghiệp vận tải, giá xăng dầu vẫn tăng tiến đều đặn.
"Điểm ngoặt có vẻ khá kỳ lạ khởi nguồn từ khoảng trung tuần tháng 7/2014 khi một số vụ việc vốn chìm sâu trong lẩn khuất của giới ngân hàng - nhóm lợi ích được xem là thao túng mặc tình và ghê gớm nhất Việt Nam - “bỗng dưng” phát lộ. "
Có chăng, giá chỉ tạm “giải lao” vào lúc Quốc hội Việt Nam không giải lao. Mặt bằng giá xăng dầu cũng bởi thế luôn tiến chiếm hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, khiến bầu không khí tiêu dùng tại đất nước “Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S” luôn quằn quại trong vô vàn bức bối và phẫn nộ.
Đó cũng là bối cảnh mà các chuyên gia phản biện, báo giới và người dân than vãn và kêu gào không ngớt trên tất cả các diễn đàn công luận và trong dư luận. Nhiều bài viết đã phân tích tường tận, cặn kẽ về các cơ sở có thể để kéo giảm giá xăng dầu. Rất nhiều trường hợp giá dầu quốc tế giảm nhưng Petrolimex vẫn kiên định tư tưởng giá xăng Việt Nam chỉ có tiến chứ không lùi. Thảng hoặc phải nhận lãnh phản ứng trực tiếp từ đại biểu quốc hội, Petrolimex lại thực thi chiến thuật “lùi một tiến hai”.
Trong suốt thời gian những năm nền kinh tế chìm vào tồi tệ, các kiến nghị của hội đoàn tới tấp bay về tổng hành dinh bộ ngành liên quan. Thái độ phẫn nộ của những người tiêu dùng nghèo khó nhất như xe ôm cũng cũng đã phải bật lên… Tuy nhiên, mọi tiếng kêu la đều như vấp phải một bức tường đặc sệt não bộ và cực kỳ vô cảm.
Thậm chí một số quan chức của Bộ Công thương và Bộ Tài chính - hai cơ quan liên đới trực tiếp và gián tiếp đến việc tăng giá xăng dầu - còn biểu lộ phát ngôn rằng xăng dầu tăng giá hoàn toàn không làm ảnh hưởng lớn đến chỉ số tiêu dùng và đời sống người dân (!?).
Trong bối cảnh u ám đầy bất nhẫn như thế, điểm ngoặt có vẻ khá kỳ lạ lại khởi nguồn từ khoảng trung tuần tháng 7/2014. Một số vụ việc vốn chìm sâu trong lẩn khuất của giới ngân hàng - nhóm lợi ích được xem là thao túng mặc tình và ghê gớm nhất Việt Nam - “bỗng dưng” phát lộ.
Vụ bắt một hơi ba quan chức cao cấp của Ngân hàng Xây dựng - tổ chức tín dụng được một số dư luận xem là “ruột rà” với Ngân hàng nhà nước - đã khơi dậy một tín hiệu về đòn tấn công của một lực lượng chính trị nào đó nhắm vào “Phe lợi ích”.
Quy luật song hành và bổ trợ giữa kinh tế và chính trị không bao giờ là lạc hậu, đặc biệt trong những điều kiện hết sức “đặc thù” ở Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà sau quá nhiều năm tháng nhóm ngân hàng hầu như không bị suy xuyển, mà chỉ đến bây giờ mới lộ diện những Agribank ngập ngụa nợ xấu và nợ rất có thể không cánh mà bay, về ít nhất 8 ngân hàng khác thuộc loại “top ten” cũng bất chợt bị tung hê nợ xấu, về những quan chức ngân hàng dắt dây với nhau và có thể cả với một số chính khách nào đó, về khối tài sản đồ sộ của nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền như được ai đó “bật đèn xanh” để báo chí làm công tác “thống kê”…
Thành thật mà nói, chưa bao giờ Petrolimex tỏ ra “thâm tình” như lúc này trong việc kéo giá xăng dầu xuống “cùng với đà giảm giá dầu quốc tế”.


Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng chiến dịch Đả hổ diệt ruồi ở Trung Quốc

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam?

Cùng với chuyển động “hồi tâm” của Petrolimex và hàng loạt vụ việc đang được khơi gợi trong ngành ngân hàng, một liên tưởng êm dịu cũng dẫn tới việc so sánh về tính thời điểm và sự kiện, khi có vẻ như chiến dịch “diệt ruồi” trong các ngân hàng Việt Nam tiếp liền sau chuyến đi của Dương Khiết Trì - ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa - đến Việt Nam, một hành động được coi là mang hàm ý “lên dây cót” cho những quan chức có quan điểm gần gũi với Bắc Kinh.
Cùng thời gian này, đất nước Trung Hoa như lên cơn sốt với chiến dịch “Diệt cả hổ lẫn ruồi” của Tập Cận Bình.
Dường như sau lần chịu việt vị bởi giàn khoan HD981 ở Biển Đông, Tập Cận Bình đã chấp nhận chừa ra một khoảng dung sai nào đó cho những “đồng chí tốt” ở Hà Nội, thay vì gia tăng siết bức mà có thể khiến Trung Quốc bị ảnh hưởng lợi ích giao thương Trung - Việt và còn phải đối phó với một hình ảnh liên minh quân sự “phản Trung” đang hình thành gấp rút tại vòng cung châu Á - Thái Bình Dương.
"dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12."
Thời gian cuối tháng 7/2014 lại chứng kiến một sự kiện, tuy âm thầm nhưng dường như không sút kém tính quan trọng so với chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng Bảy năm ngoái: đại biểu Quốc hội Phạm Quang Nghị hiện diện cũng tại Hoa Thịnh Đốn.
Những gì diễn ra tiếp sau chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị thì hầu hết mọi người đều biết. Đó là chuyến công du đột ngột không kém đến Việt Nam của Thượng nghị sĩ John McCain và sau đó là chuyến “giao lưu hải quân” của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ.
Thậm chí còn diễn ra cuộc gặp giữa John McCain với Nguyễn Phú Trọng, để sau đó khi người đứng đầu đảng tuyên bố “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam”, thì Martin Dempsey cũng không kém cạnh: “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ”.
Chỉ trong khoảng ba tuần lễ, dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12. Ưu thế về chính trị đối ngoại lại dẫn đến ưu điểm về công tác đối nội và tạo ra hiệu ứng toàn diện tới từng từng tế bào của các nhóm lợi ích, trong đó đương nhiên có cả các tế bào doanh nghiệp và những nhân vật “trung kiên” với lợi ích nhóm.
Bất chấp dân tình khổ sở vì thu nhập eo hẹp nhưng vẫn phải oằn vai gánh số lỗ hơn 10.000 tỷ đồng cho mình, Petrolimex chẳng có lý do nào để “hồi tâm” bằng ba lần giảm giá xăng liên tiếp.
Chỉ có thể một mệnh lệnh thầm kín và khẩn cấp nào đó được truyền xuống từ “Thủ trưởng” mới có thể làm cho con tim tê liệt của tập đoàn xăng dầu độc tôn và độc quyền này phải rung động, khiến họ bắt đầu phải tính đến “hậu sự”, nhằm tránh thoát những đòn roi hiểm hóc có thể phát ra bởi một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” - ngộ nhỡ sẽ xảy ra đến mức xáo trộn đời sống chính trị ở Việt Nam ngay trong thời gian tới.
Lại nhớ về thời điểm sau trung tuần tháng 7/2014 một chút, Carl Thayer - một trong số ít chuyên gia quốc tế được coi là thạo tin về nội tình triều chính Việt Nam - đã bật ra một Bấm nhận định mà có lẽ khiến nhiều người sửng sốt: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt sang một bên”…
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo độc lập ở TP HCM.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/08/140821_interest_groups.shtml

TS. NGUYỄN ĐÌNH THẮNG * VIỆT NAM TTP

24-08-2014

Việt Nam: CPC, không TPP

Ts. Nguyễn Đình Thắng/ Mạch Sống
 Áp dụng các điều khoản chế tài có sẵn trong luật Hoa Kỳ lên Việt Nam là một trong 4 mục tiêu của kế hoạch 2013-2014 mà BPSOS đề ra từ đầu năm ngoái và sẽ là trọng tâm của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ trong thời gian sắp đến. Cụ thể, Liên Minh sẽ vận động đưa Việt Nam vào danh sách các “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, tức CPC (Country of Particular Concern), vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng. Cuộc vận động này sẽ theo công thức “trong ngoài phối hợp”.

Tiêu chuẩn CPC

Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, chính phủ Hoa Kỳ phải đưa vào danh sách CPC các chính quyền nào nhúng tay vào hoặc dung túng cho các vi phạm tự do tôn giáo.  Theo định nghĩa trong luật Hoa Kỳ, vi phạm tự do tôn giáo là các hành vi cấm đoán, hạn chế hay trừng phạt việc tụ tập ôn hoà để sinh hoạt tôn giáo, kể cả việc tuỳ tiện bắt “đăng ký” sinh hoạt tôn giáo; việc tự do phát biểu về tôn giáo của mình; quyền đổi tôn giáo hay tín ngưỡng; quyền dưỡng dục con theo niềm tin tôn giáo riêng. Hiện nay đang có dự thảo tu chính để cộng thêm hành động phá hay xúc phạm các nghĩa trang tôn giáo.

Theo định nghĩa của luật, vi phạm “đặc biệt trầm trọng” có nghĩa là “mang tính hệ thống, đang tiếp diễn, và nghiêm trọng” và bao gồm các hành động như bỏ tù, giam giữ dài hạn mà không quy tội, bắt đi mất tích, đánh đập, tra tấn, hãm hiếp, cưỡng bức tái định cư số đông, hoặc “khước từ trắng trợn quyền được sống, được tự do, hoặc được an toàn bản thân.” 
Các biện pháp chế tài
Theo luật Hoa Kỳ, quốc gia trong danh sách CPC phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt leo thang: phản đối; cảnh cáo; hoãn hay đình chỉ các trao đổi văn hoá hay khoa học; hoãn, đình chỉ hay huỷ bỏ các chuyến công du; chấm dứt, hạn chế hay đình chỉ các khoản viện trợ; yêu cầu các định chế tài chánh tư và quốc tế hạn chế tiền cho vay và không tài trợ; cấm bán hay chuyển vũ khí và kỹ thuật cho quốc gia đó; cấm các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ không ký các hiệp ước xuất nhập cảng với quốc gia đó.
Đồng thời luật cũng trừng phạt các giới chức chính quyền chịu trách nhiệm về sự đàn áp tôn giáo bằng cách không cấp visa vào Hoa Kỳ cho đương sự và các người trong gia đình.
Nói cách khác, các biện pháp chế tài trong dự thảo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam thực ra đều có sẵn, ở mức độ nhiều hay ít, trong Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Ảnh hưởng của CPC
Nếu bị chỉ định CPC, Việt Nam sẽ hoàn toàn mất triển vọng mua hoặc nhận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Triển vọng tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương về mậu dịch cũng sẽ khép lại. Đó là chưa kể những khoản viện trợ đang nhận sẽ bị cắt giảm hay chấm dứt, và triển vọng vay vốn từ các định chế tài chánh quốc tế sẽ trở nên khó khăn.
Đó là lý do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tránh không đưa Việt Nam vào danh sách CPC mặc dù Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do Quốc Hội thiết lập liên tục đề nghị CPC cho Việt Nam trong suốt 7 năm qua. Hành Pháp Hoa Kỳ không muốn làm “trật đường rầy” chính sách đối ngoại của họ không những đối với Việt Nam mà còn là đối với toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

Và đó cũng là lý do Bộ Ngoại Giao đã giảm nhẹ khi báo cáo vi phạm trong bản phúc trình gửi Quốc Hội hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nếu báo cáo đúng mức thì Bộ Ngoại Giao khó tránh né việc chỉ định Việt Nam là CPC.
 
Tình hình thay đổi
Oái oăm cho Bộ Ngoại Giao là vừa gửi bản phúc trình cho Quốc Hội được 3 hôm thì Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, họp báo ở Hà Nội trong ngày cuối của chuyến thị sát Việt Nam. Ông Bielefeldt đã vạch trần thực trạng khống chế tôn giáo và đàn áp những người hoạt động tôn giáo độc lập. Các hành động theo dõi, nghe lén, thu băng nhắm vào phái đoàn LHQ của Ông Bielefeldt, và sự cản chặn, sách nhiễu, hăm doạ nhắm vào các nhân chứng lại càng thể hiện rõ ràng hơn nữa bản chất của chế độ và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
 
Không chỉ chính quyền Việt Nam lúng túng -- các nhân chứng đã liên lạc trực tiếp với quốc tế và các tổ chức tôn giáo quốc doanh đã rớt mặt nạ -- mà cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đang lúng túng vì biết giải thích làm sao những khác biệt căn bản giữa bản phúc trình mà họ vừa nộp cho Quốc Hội và tuyên bố báo chí của người có thẩm quyền nhất của LHQ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Không thể phủ nhận các khám phá của Ông Bielefeldt, Bộ Ngoại Giao chỉ có một trong 2 cách giải thích: Biết nhưng không báo cáo, hoặc không biết nên đã không báo cáo. Giải thích cách nào cũng không ổn với Quốc Hội. Chỉ còn mỗi một cách để giúp Việt Nam tránh CPC và các hệ luỵ của nó là ép chính quyền Việt Nam phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, và phải chứng tỏ điều này trước cuối năm nay.
 
Có thể nói, chuyến thị sát của Ông Bielefeldt mở ra cơ hội rất lớn để áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải báo cáo trung thực và đầy đủ các vi phạm tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam. Khi ấy, đưa Việt Nam vào danh sách CPC là điều không thể tránh thoát.
Kế sách thực hiện
Chúng ta đang có cơ hội hơn lúc nào hết để đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, và triệt tiêu hoàn toàn triển vọng tham gia TPP trừ khi chính quyền Việt Nam thực tâm tôn trọng tự do tôn giáo. Muốn vậy thì phải có kế hoạch hành động cụ thể. Dưới đây là những giai đoạn và công tác chính của kế hoạch này.
Tháng 9 – 12, 2014:

* Tạo cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở trong nước tiếp xúc toà đại sứ Hoa Kỳ và các toà đại sứ khác để trực tiếp báo cáo vi phạm; đồng thời sắp xếp cho các đại diện ở Hoa Kỳ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
 
* Vận động Quốc Hội yêu cầu Bộ Ngoại Giao giải thích các khác biệt bản chất giữa bản phúc trình của họ với tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt.
 
* Vận động sự yểm trợ của các tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế về tự do tôn giáo nhắm vào Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao.

Tháng 1 - 6, 2015
 
* Vận động Quốc Hội triệu tập buổi điều trần về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
 
* Thực hiện cuộc tổng vận động Quốc Hội với trọng tâm là đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.
 
* Hoàn tất hồ sơ về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt  Nam để dùng cho cuộc tổng vận động.
Phối hợp trong ngoài 
Việc soạn hồ sơ vi phạm này sẽ được khởi sự tức thì, với những đóng góp trực tiếp của người ở trong nước. Chúng tôi sẽ phổ biến sườn bài và những tiêu chí để hướng dẫn việc đóng góp thông tin. Các bản thảo cập nhật sẽ được phổ biến rộng rãi từng đợt để người trong nước theo dõi và góp ý -- dĩ nhiên những thông tin cá nhân sẽ được xoá đi. Công việc này sẽ kéo dài từ giờ đến tháng 3 sang năm.
Để giúp cho việc thực hiện công việc này, chúng tôi sẽ:
*  Huấn luyện và hỗ trợ cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam báo cáo vi phạm theo đúng thủ tục và tiêu chuẩn của LHQ. 

*  Phát triển Ban Nghiên Cứu và Dịch Thuật của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ để biên soạn và dịch sang tiếng Anh các báo cáo dựa trên thông tin nhận được từ trong nước.
Mũi nhọn quyền lao động, mở ra vào đầu năm nay, đã vận động thành công sự quan tâm và lên tiếng của các công đoàn Hoa Kỳ. Mũi nhọn tự do tôn giáo hứa hẹn sẽ có tác dụng rộng lớn và mãnh liệt hơn nhiều vì đất nước Hoa Kỳ được khởi lập bởi những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo. Tự do tôn giáo là một trong những quy ền thiêng liêng nhất của quốc gia Hoa Kỳ.  
.........................................
Bài liên quan:

GS.HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * LỐI XƯA XE NGỰA

MỘT SỰ LẦM LẨN CỦA LỊCH SỬ KHI KẺ MAN RỢ, KHÁT MÁU 
                            LẠI LÀ "BÊN THẮNG CUỘC"

 
 

Một tài liệu rất đáng xem để hoài niệm & thấy được sự sai lầm của lịch sử là quá ư oái ăm và tai hại cho dan toc VN.


LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU THẢO

Xin mời đọc bài viết của nhà văn Dương Thu Hương bà vào Saigon bước đầu tiên năm 1975 cùng với bộ đội CS để tiếp thu miền Nam. Người ta vui cười trong chiến thắng thì chính Bà đã khóc òa lên. Saigon văn minh, gìau sang thanh lịch như thế này mà lại để thua một đứa ngu dốt lạc hậu chậm tiến bần cố nông.


LỐI XƯA XE NGỰA để hoài niệm & thấy được sự sai lầm của lịch sử là quá ư oái ăm, là tai hại THU THẢO…
*
Huỳnh Chiếu Đẳng


  
“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con ngườibịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Dương Thu Hương.
“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” -Trương Tấn Sang
.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường
(Bà Huyện Thanh Quan)
.
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” - Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm sự….
.
Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ.   
       Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi li khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế đ man r vì nó chọc mù mắt con ngườibịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. 
(Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
 
Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn):
“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” thì những dòng của viết bài này ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?…” thưa ông!?…
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi – Sài Gòn
 
Nhưng vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65) Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có kịp, và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.
 
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 769×513.

 
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 766×490.
 
–Sài Gòn những năm 1960-1970 (trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai! Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là không có thật… mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á. Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ… một chiếc xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”…
  • Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960 – 1970:
Sài Gòn miền Nam – những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) – một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN miền Bắc còn rất xa lạ – không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí ngoại tệ…
Sài Gòn -1966 – Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966 – Các Phu nhân Tổng Thống – bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á. 
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc Kinh.
 
Cách nhau gần nửa thế kỷ – hai nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần nhắc lại bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây…
.
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác…

 
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1246×442.
 
 
Phương tiện xe gắn máy cá nhân phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet của Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường phố Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua – (cô gái có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967 – Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia và so với các nước láng giềng trong khu vực.
 
Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
  • Hà Nội 1960-70:
 
Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc… bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.
Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói) là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại mục).
 
So với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội – CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó… mà buồn nản đến nao lòng.
 
 

 
Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”? (Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực không thấy tương lai).
 
  • Thượng tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn)
Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh). Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ – CSVN gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?
 

 
Sài Gòn miền Nam – người dân luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo (Kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ đức Trần Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).
·         Ngược lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền Vua Quang Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc, tổ chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô Hà Nội!? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng…
* * *
 
Hai hình ảnh trên, dưới – cách nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho biểu tình.
Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế độ CSVN tại Hà Nội – Sài Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!
 
1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý. Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng. Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.
 
27-1-1973, CSVN ký hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
 
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris.
1975 – Sinh viên VN tại Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.
 
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.
Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris – Phá bỏ điều khoản 5: (Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và “tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán “tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này.
Chính họ – CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần 5 triệu người – một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN, đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!
“… Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…”

TRẦN GIA PHỤNG * PHẠM QUỲNH


Tại sao Cộng Sản giết Phạm Quỳnh?
GS. Trần Gia Phụng
Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh (1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh, nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:
Thứ nhất
Từ khi đến Trung Hoa hoạt động năm 1924, Hồ Chí Minh, điệp viên của Đê Tam Quốc tế Cộng sản, lúc đó có tên Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, đã chủ trương “giết tiềm lực”. Giết tiềm lực là tiêu diệt tất cả những cá nhân có khả năng tiềm tàng mà không chịu theo chủ nghĩa cộng sản hay đảng Cộng Sản, có thể sẽ có hại cho đảng Cộng sản trong tương lai. Những người nầy về sau có thể sẽ hoạt động chính trị và có thể sẽ gây trở ngại, gây nguy hiểm cho sự phát triển của cộng sản. Nạn nhân danh tiếng đầu tiên của chủ trương giết tiềm lực của Hồ Chí Minh là Phan Bội Châu (1867-1940). Theo hồi ký của Trần Huy Liệu, sau khi Nhật đầu hàng, người Pháp nhảy dù xuống Huế, liền hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh và những người cộng tác với Pháp trước đó.
Nhiều người cho rằng việc người Pháp muốn kiếm cách liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và Phạm Quỳnh (vì lý do gì không được rõ) vô tình đã làm cho VM lo ngại, sợ rằng một khi người Pháp trở lui, Pháp sẽ nhờ Phạm Quỳnh và những người đã từng làm việc với Pháp như Ngô Đình Khôi giúp Pháp lật ngược thế cờ, đưa cựu hoàng trở lại cầm quyền.
Do đó VM vội vàng “mời” cựu hoàng Bảo Đại rời Huế ngày 4-9-1945, ra Hà Nội làm cố vấn chính phủ, để cách ly cựu hoàng với cố đô, chiếc nôi của nhà Nguyễn, đồng thời cách ly cựu hoàng với những cận thần cũ. Vì vậy VM giết ngay các ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi ngày 6-9 để trừ hậu hoạn. 
Thứ hai
Khi cướp chính quyền, VM đã chủ ý giết một số người trong đó có Phạm Quỳnh. Việt Minh chủ ý giết Phạm Quỳnh vì:
1. Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quân chủ lập hiến tại nước ta, và cho rằng cộng sản là “nạn dịch” gây bất ổn xã hội. (...)  Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quốc học trong khi Việt Minh muốn phổ biến chủ nghĩa cộng sản.
2. Ở trong nước, Phạm Quỳnh tiêu biểu cho giới trí thức làm văn hóa, theo chủ nghĩa dân tộc, lập trường quốc gia, bất bạo động, dấn thân hoạt động chính trị. Việt Minh giết Phạm Quỳnh để đe dọa, uy hiếp và khủng bố tinh thần giới trí thức hoạt động văn hóa trên toàn quốc. Đây là lối mà người xưa gọi là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một người, mười ngàn người sợ).
3. Đối với nước ngoài, Phạm Quỳnh là người được Pháp ủng hộ và rất có uy tín trên chính trường Pháp. Với đường lối ôn hòa, ông còn có thể được cả Nhật, Trung Hoa (lúc bấy giờ do Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cầm quyền), Anh, Hoa Kỳ chấp nhận hơn là đường lối cực đoan theo Liên Xô của Hồ Chí Minh.
4. Hồ Chí Minh muốn chụp lấy ngay thời cơ tạo ra do khoảng trống chính trị sau tối hậu thư Potsdam vào cuối tháng 7-1945, nên chủ trương tiêu diệt tất cả những người nào có khả năng tranh quyền với Hồ Chí Minh, để cho ở trong cũng như ngoài nước thấy rằng chỉ có một mình Hồ Chí Minh mới xứng đáng lãnh đạo đất nước. Phạm Quỳnh đã từng là thượng thư bộ Lại, đứng đầu triều đình Huế. Đặc biệt những điều ông viết về tương lai thế giới mà ông đưa ra từ 1930 trong bài “Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?" đều đã diễn ra đúng theo ông tiên liệu, như mối đe dọa của Nhật Bản, nạn dịch cộng sản, xung đột Thái Bình Dương, đại hỏa hoạn ở châu Âu [thế chiến 2]. Nhờ thế mà uy tín Phạm Quỳnh lên rất cao.
Phạm Quỳnh có uy tín và tư thế lớn đối với dư luận trong và ngoài nước, là một trong những người có thể trở thành đối thủ đáng ngại của Hồ Chí Minh, nên Hồ Chí Minh quyết tiêu diệt Phạm Quỳnh để tránh trở ngại về sau.
5. Phạm Quỳnh bị giết ngày 6-9-1945. Hồ Chí Minh cướp chính quyền ngày 2-9-1945, ra lệnh “mời” Bảo Đại ra Hà Nội, và Bảo Đại rời Huế ngày 4-9-1945. Như thế có nghĩa là Hồ Chí Minh đã về Việt Nam, đã cướp được chính quyền, đã nghĩ đến cựu triều đình Huế, đến việc đưa Bảo Đại ra Hà Nội, vậy chắc chắn Hồ Chí Minh không thể quên hay không biết chuyện Phạm Quỳnh. (...) Giết xong Phạm Quỳnh, cộng sản tính việc hủy diệt luôn hình ảnh sáng chói của nhà văn hóa Phạm Quỳnh, tức giết Phạm Quỳnh lần thứ hai. (...)
Sau năm 1954, rồi 1975, chính đảng Cộng sản Việt Nam đã nhập cảng và áp dụng một cách máy móc chính sách văn hóa Mác, Mao và kinh tế chỉ huy rập theo khuôn Liên Xô và Trung Cộng, đã làm cho Bắc Việt rồi cả Việt Nam suy kiệt về mọi mặt cho đến ngày nay mà chưa tìm ra lối thoát.
Nếu nói rằng: Phạm Quỳnh hợp tác với Pháp để mưu cầu chủ quyền cho Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là làm tay sai cho ngoại bang, còn Hồ Chí Minh và đảng cộng sản theo Nga Hoa, bán đứng quyền lợi đất nước, thì không phải là tay sai ngoại bang? Nếu nói rằng Phạm Quỳnh hợp tác công khai với Pháp, viết bài trình thuật rõ ràng các hoạt động của ông là phản quốc, trong khi Hồ Chí Minh làm gián điệp cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản, cầu viện Trung Quốc và Liên Xô là không phản quốc?
Nếu nói rằng Phạm Quỳnh viết bài quảng bá học thuật Âu tây, đề cao tư tưởng dân quyền của Voltaire, Montesquieu, Rousseau là không có tinh thần dân tộc, còn cộng sản phổ biến tư tưởng Marx, Lenin, và nhất là chủ nghĩa Stalin thì gọi là gì? Phạm Quỳnh dịch thơ Corneille, Racine là bồi bút, còn Tố Hữu làm thơ gọi Stalin là ông nội, “thương cha thương mẹ thương chồng / thương mình thương một thương ông thương mười”, thì không bồi bút?
Nói cho cùng, nếu Phạm Quỳnh chỉ là người học trò bình thường của Voltaire, Montesquieu hoặc Rousseau thì cũng đáng mừng cho dân tộc Việt Nam, vì tư tưởng của các nhà học giả Pháp nầy là ánh sáng soi đường cho nhân dân toàn thế giới xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị.
Trong khi đó Hồ Chí Minh là “một người học trò trung thành của Các Mác và V. I. Lê-nin” (...), và nhất là người học trò xuất sắc của Stalin, thì thực tế lịch sử đã chứng minh rằng đó là hiểm họa độc tài đen tối khốc liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam.
Ngày nay, sau những biến động đảo điên của thời cuộc, mọi người nên công tâm tìm hiểu Phạm Quỳnh và nhìn lại sự nghiệp của ông. Trước ngã ba đường vào đầu thế kỷ 20, giữa cựu học, Tây học, và tân học, Phạm Quỳnh chọn con đường tân học, cải tiến và hoàn chỉnh văn học Quốc ngữ để làm phương tiện xây dựng quốc học, vừa bảo vệ quốc hồn quốc túy, vừa bồi đắp thêm bằng cách du nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài.
Chủ trương hòa nhập văn hóa (acculturation) của Phạm Quỳnh xét cho cùng rất quý báu và cần thiết cho đất nước, vì nếu chỉ mải mê tranh đấu chính trị và quân sự, mà không xây dựng nền văn hóa dân tộc dựa trên quốc hồn, quốc học và quốc văn, thì người Việt vẫn bị trì trệ trong sự nô lệ tinh thần. Những đóng góp của ông trong việc phát triển nền văn chương Quốc ngữ thật lớn lao. Những vấn đề văn chương, triết lý tổng hợp đông tây ông đã viết, những ý kiến do ông đưa ra trong các bài báo, kể cả những ý kiến ông tranh luận về truyện Kiều, về Nho giáo, vẫn còn có giá trị. Giấc mơ của Phạm Quỳnh về quốc học, quốc hồn lại càng cần được cổ xúy làm nền tảng giáo dục tinh thần cho mọi người Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước. Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.
Về chính trị, Phạm Quỳnh viết nhiều tiểu luận bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp để tranh đấu thực hiện lý tưởng chính trị của ông. Nhiều người thường đồng nghĩa nền quân chủ với phong kiến hoặc thực dân, nên cho rằng quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh là thủ cựu. Cần phải chú ý là Phạm Quỳnh chủ trương bất bạo động. Ông chọn thể chế quân chủ lập hiến với hy vọng thúc đẩy Việt Nam chuyển biến một cách ôn hòa trong trật tự.
Phải tránh vơ đũa cả nắm, và phải rõ ràng như thế mới hiểu được tâm trạng cùng sự can đảm của những nhà trí thức, trong hoàn cảnh éo le của đất nước, dấn thân hoạt động chính trị, phụng sự dân tộc, nhất thời đã bị hiểu lầm sau những cơn lốc tranh chấp chính trị kéo dài trên quê hương yêu dấu, trong đó Phạm Quỳnh là trường hợp điển hình nhất.
Trần Gia Phụng

CAO ĐẮC TUẤN * HỒ CHÍ MINH

Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao)

Tóm lược: Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam, có tiếng về tài đóng kịch và những xảo thuật lừa đảo. Nhiều học giả Tây phương viết về chuyện đó từ hơn 40 năm nay. Jean Lacouture mô tả Hồ là một người tự đạo diễn và đóng kịch. Mieczyslaw Maneli coi chuyện Hồ khóc lóc là một thủ thuật rẻ tiền. Màn trình diễn điển hình là cách Hồ hành xử trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950. Hồ kết tội bà Năm Cát Hanh Long tội giết người trong một bài báo viết dưới bút hiệu, nhưng sau đó đóng kịch như thể ông ta không biết gì về bà khi được biết là bà bị xử tử chết. Năm 1956, Hồ công khai thừa nhận sai lầm trong cuộc cải cách điền địa. William Duiker tin rằng sự nhìn nhận này được thúc đẩy bởi chỉ thị về thực hành tự phê bình của Khrushchev trong bài diễn văn tố cáo Stalin. Trong lúc đọc diễn văn, Hồ có dịp trổ tài đóng kịch bằng cách tuôn nước mắt cá sấu.
***
Nhiều học giả Tây phương biết rõ khả năng đóng kịch với ý định lừa dối của Hồ. "Gian dối là nền tảng trong sự nghiệp Hồ Chí Minh và đảng ông ta" (Blum 1982, 218). Hồ có khả năng hèn nhát (Brocheux 2007, 159); ông ta có tài cải trang và nói láo (sđd., 137). "Hồ Chí Minh là một tên lừa đảo xuất chúng, suốt đời giả bộ là một người hoàn toàn ngược lại con người thực sự của ông ta" (Nixon 1986, 32). Hơn 40 năm trước đây, Jean Lacouture, một học giả Pháp, phóng viên, sử gia, và tác giả nhiều sách tiểu sử về các lãnh tụ thế giới, viết một sách về Hồ năm 1968 với những lời phê bình sắc bén về cá tính Hồ. Mieczyslaw Maneli, đại biểu cộng sản Ba Lan trong Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế (UBGSQT) tại Việt Nam, cố vấn luật và chính trị trong năm 1954-1955, và trưởng phái đoàn trong năm 1963-1964, xuất bản một sách vào năm 1971 về kinh nghiệm của ông tại Việt Nam với nhiều đoạn văn về Hồ.
Jean Lacouture là cảm tình viên cộng sản trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Là nhà báo, Lacouture có nhiều dịp gặp gỡ Hồ, phỏng vấn ông ta, và tương tác với những người khác có kiến thức riêng tư về Hồ. Là người quan sát tinh tế, Lacouture (1968, 217) mô tả Hồ là một nhà sản xuất phim kịch chuyên nghiệp. "Ông ta lúc nào cũng dàn dựng sân khấu cho chính ông ta, lúc nào cũng nhìn mọi tình trạng với mắt người sản xuất phim kịch." Lacouture kể một chuyện tiêu biểu cho tài đóng kịch của Hồ. Khi Hồ tới Pháp năm 1946, ông ta được mời tới tòa Đô chính. "Ban đầu ông ta từ chối mọi thức ăn thức uống, nhưng sau đó ông ta đổi ý, lựa một trái táo đẹp, bỏ vào túi và, trước tia nhìn kinh ngạc của Chủ tịch [Hội đồng Thành phố Paris, Henri Vergnolle], bước ra khỏi tòa nhà; kế tiếp ông ta bước vội xuống mấy bậc và, trước đám đông reo hò, đưa trái táo cho một bé gái" (sđd.) Đối với những người ái mộ Hồ, hành động đó phản ảnh bản chất hòa nhã lịch sự và lòng yêu thương trẻ em của ông ta. Tuy nhiên, đối với đa số, đó chỉ là một thủ thuật rẻ tiền để lấy lòng thiên hạ. 
Hồ luôn luôn cố tạo dựng mối liên hệ nồng hậu với thường dân. "Ông ta lúc nào cũng nói chuyện với thường dân với giọng dễ dãi hoặc như cha ch́ú, lúc nào cũng phân phát mấy trái cam hoặc mấy miếng thức ăn ngon cho trẻ em" (sđd.). Tuy nhiên, kiểu của ông ta không theo lối đích thực Việt Nam. "Sự phối hợp của đóng kịch, lôi cuốn và hòa nhã đưa đến một cá tính có vẻ Tàu hơn là Việt" (sđd.). Người Việt, như Lacouture tinh tế quan sát, "theo nguyên tắc thì thẳng thắn hơn, tình cảm hơn, ít bộc lộ." (sđd.). Cho dù lối đóng kịch của Hồ là Tàu hay Việt, "trong cả sự xảo quyệt của ông ta, có cái gì nồng ấm, thân thiện và dối trá về cách Hồ nói chuyện với đồng bào ông ta" (sđd., 217-218).
Một bậc thầy về nhỏ nước mắt cá sấu, Hồ từng nói với thư ký riêng, Vũ Đình Huỳnh, "Đôi khi những giọt nước mắt giả tạo cũng hữu ích trong việc cho người ta hiểu một điểm trong bài diễn văn" (Duiker 2000, 572). Hồ được biết "oà khóc đóng kịch bất cứ lúc nào và chỗ nào" (Nguyễn 2012, 577 ghi chú 9), nhất là khi có đám đông như trong một nghi lễ (Xem, thí dụ như, Huỳnh 2014). Tuy nhiên, tài đóng kịch của Hồ không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Lacouture (1968, 217) nhận xét về tài đóng kịch của Hồ như sau: "Vai trò ông ta đóng thì quá phát triển đầy đủ không thể nào mà hoàn toàn tự phát được, và chiếc khăn tay lớn của ông ta thường quệt trên cặp mắt khô queo." 
Mieczyslaw Maneli biết rõ Hồ qua công việc là đại biểu trong UBGSQT năm 1954-1955 và những lần thương lượng ngoại giao kín cho một giải pháp hòa bình cho Việt Nam vào năm 1963. Maneli có nhiều phiên họp với Hồ và Phạm Văn Đồng (Maneli 1975). Có lần khi Hồ bày tỏ nỗi buồn khi kể lại cái chết của Lenin, "nước mắt tuôn ra mắt ông ta và ông ta lau má mình" (Maneli 1971, 154). Theo Maneli, một phóng viên Ba Lan nổi tiếng cũng chứng kiến Hồ làm y hệt chuyện đó trước mặt bà ta trước đó (sđd.). Hành động đó biểu hiện đạo đức giả đến độ Maneli phải thốt lên, "Thật là khó tin rằng một người đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử đương thời lại dùng một thủ thuật rẻ tiền để nhấn mạnh lòng trung thành của mình với chế độ Cộng Sản" (sđđ.). 
Tuy nhiên, Bùi Tín, cựu đại tá trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, "hoàn toàn chống đối bất kỳ ý kiến nào nói [Hồ] là một người đóng kịch tài ba" (Bui 1999, 17). Cũng nên ghi nhận rằng Bùi Tín viết câu đó trong sách in năm 1999, khi có thể ông chưa biết được những sự thật bây giờ được biết về Hồ Chí Minh. Gần đây, sau khi biết về vụ bà Cát Hanh Long (dưới đây), Bùi Tín nói là mọi chuyện về Hồ là chính trị gia, nhà ngoại giao, thi sĩ, và nhà báo giỏi nhất đều là thêu dệt (Bùi 2014).
Tài đóng kịch và dàn dựng sân khấu của Hồ có thể được diễn giải hay nhất qua vai trò ông ta trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950. 
Ngày 21 tháng 7 năm 1953, một bài báo xuất hiện trên tờ báo Nhân Dân với nhan đề: "Địa chủ ác ghê." Bài báo lên án một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Năm, chủ sở hữu của Cát Hanh Long, và các con bà vì tội giết chết 260 người nông dân vô tội (Nguyễn 2010). 
Địa chủ ác ghê 
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: 

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã: 

Giết chết 14 nông dân. 

Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. 

Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. 

Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang. 

Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. 

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào! 

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ: 

Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột. 

Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống. 

Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra. 

Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên. 

Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt. 

Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là: 

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, 

Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể! 

(21-7-1953)
Những lời buộc tội khắt khe bà Cát Hanh Long và các con bà thật là tác hại. Họ coi như có tội trước khi xử. Bài viết này được viết bởi một người bí ẩn, ký tắt C.B. Lúc ấy không ai biết C.B. là ai. Tuy nhiên, C.B. đã được khám phá là một bút danh của Hồ Chí Minh (Viện 1986, 56). Hồ viết rất nhiều bài báo dưới bút danh C.B. (Xem, thí dụ, Viện 1986, 55-56, 66-68, 78-84, 90-92; Viện 1995, 414-415, 412-413). Bút danh C.B. thực sự được dùng trên 147 tài liệu bằng văn bản từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 năm 1957 trên báo Nhân dân (Tin 2014; Trần 2014; Wikipedia 2014).
Tuy nhiên, bài "Địa chủ ác ghê" ở trên không được chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) in trong các ấn phẩm chính thức về các bài viết của Hồ. Sự cố tình giấu giếm bài này rõ ràng cho thấy sự nhận tội về phẩm cách Hồ hèn hạ ném đá giấu tay. Một hậu quả trong việc không in bài này là nhiều học giả Tây phương, thường dựa vào các ấn phẩm chính thức của chính quyền, không biết đến cái bằng chứng tác hại tiêu hủy hình ảnh thánh thiện của Hồ. Bài "Địa chủ ác ghê," tuy nhiên, được phổ biến rộng rãi trên Internet (Bùi 2014; Nguyễn 2010; Tin 2014; Trần 2014). Với bằng chứng không thể chối cãi này, các sách sử, nhất là những sách về tiểu sử Hồ như sách của Quinn-Judge (Quinn-Judge 2002), Duike (Duike 2000), và Brocheux (Brocheux 2007), sẽ phải được viết lại.
Ngoài ra, dùng bút danh Đ.X. (Xem, thí dụ, Viện 1995, 368, 415, 417, 419; Wikipedia 2014), Hồ viết một bài nhan đề "Địa chủ phản động ác ghê" đăng trong tờ báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2 tháng 11 năm 1953) (Viện 1995, 413). Qua việc bao gồm bài "Địa chủ phản động ác ghê" của Đ.X. là một trong những bài viết của Hồ trong một ấn phẩm chính quyền chính thức, chính phủ CHXHCNVN công khai thừa nhận bài này là do Hồ viết. Tuy lời lẽ trong bài này không ác độc và rõ rệt như bài "Địa chủ ác ghê" của C.B., nội dung của hai bài như nhau, nhất là cách dùng chữ đặc thù "địa chủ... ác ghê." Điều này cho thấy cả hai bài đều do cùng một người viết. Những bài viết này mô tả những tội ác của chủ đất và buộc tội họ hợp tác với Pháp để phản bội đất nước và nhân dân.
Hồ ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, bắt đầu chương trình từ tỉnh Thái Nguyên để bắt giữ và truy tố bà Năm Cát Hanh Long là nạn nhân đầu tiên. Mặc dù đã đóng góp đáng kể cho Đảng Cộng sản, cung cấp nơi trú ẩn và dụng cụ vật liệu cho các lãnh tụ Đảng trong những năm đầu của cuộc cách mạng, bà Năm Cát Hanh Long bị kết án tử hình và xử tử (Nguyễn 2010). Hồ được thông báo về cuộc xử tử, nhưng không làm gì để ngăn chặn thảm kịch đó (Brocheux 2007, 158; Bui 1999, 29). Thay vì vậy, ông ta tuyên bố: "Người Pháp nói rằng không bao giờ nên đánh phụ nữ, ngay cả với một bông hoa, mà mấy người, mấy người để cho bà ta bị bắn!" (trích trong Brocheux 2007, 158; Logevall 2012, 633). Hồ làm như không biết gì về bà Năm Cát Hanh Long trong khi chính ông ta là người đã viết một bài báo kết tội bà với những lời buộc tội nặng nề nhất. Một kẻ lật lọng, ông ta bây giờ la mắng thuộc hạ là đã giết bà. Thí dụ này không những cho thấy tài đóng kịch mà còn sự gian ác kinh khủng, hiểm độc, hèn nhát, và đạo đức giả của Hồ. Tệ hơn nữa, ông ta núp sau cây bút và lạm dụng sức mạnh báo chí để thúc đẩy mục tiêu mình. Cuối cùng nhưng không kém, ông ta dùng sức mạnh báo chí lúc ông ta đang là lãnh tụ miền Bắc Việt Nam.
Sau đó, vào tháng 8 năm 1956, Hồ và các lãnh tụ Đảng cùng nhau thừa nhận những sai lầm (Duiker 2000, 485; Logevall 2012, 633). Sự nhìn nhận sai lầm được coi là một hành động tự phê bình. Lúc ấy, và ngay cả bây giờ, nhiều người tin rằng Hồ thành thật nhận lỗi và xin lỗi.
Tuy nhiên, hành động tự phê bình của Hồ không thể thoát được cặp mắt tinh tế của sử gia. William Duiker, sử gia Hoa Kỳ chuyên về Việt Nam và Hồ Chí Minh, tin rằng sự nhìn nhận này thực ra được thúc đẩy vì chính trị. Duiker quan sát rằng trước khi Hồ công khai nhận lỗi, một biến cố long trời lở đất xảy ra trong thế giới cộng sản. Vào ngày 25 tháng 2, 1956, Khrushchev đọc bài diễn văn kinh hoàng tại Hội Nghị Đảng cộng sản Liên Xô thứ 20 (Khrushchev 1956). Ngoài chuyện tấn công Stalin và sự sùng bái cá nhân, Khrushchev lên án sự đàn áp đại chúng và hủy diệt vật chất. Một cách rõ rệt, Khrushchev (1956) thúc giục các đồng chí cộng sản đẩy mạnh "sự thực hành rộng rãi về phê bình và tự phê bình."
Duiker tin rằng bài diễn văn tháng 2 năm 1956 của Khrushchev lên án Stalin và khuyến khích "tự phê bình" có thể là lý do cho các lãnh tụ cộng sản Việt Nam thừa nhận sai lầm của họ trong chiến dịch cải cách ruộng đất (Duiker 2000, 481-482). Phản ứng của Hồ và các lãnh tụ đảng sau bài diễn văn của Krushchev hỗ trợ cho sự khẳng định này. Vào tháng ba 1956, bộ chính trị của Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN), tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam hiện tại, họp và cho phát thanh thông cáo, đề cập đến "sự đề cao cá nhân" và "tinh thần tự phê bình" (sđd., 481). Sau đó vào tháng tư 1956, Ủy ban Trung ương ĐLĐVN tổ chức một phiên họp mở rộng và thảo luận về vấn đề tự phê bình. Lúc hội nghị kết thúc, Ủy ban Trung ương công bố nghị quyết ca ngợi Đảng cộng sản Liên Xô về "lòng can đảm nhìn nhận lỗi lầm" và ghi chú rằng ĐLĐVN "chưa tham gia đủ trong việc xem xét những thực hành của chính mình tại Việt Nam" (sđd., 482). Đặc biệt, Hồ tuyên bố rằng "bằng cách tham gia trong tự phê bình, Đảng cộng sản Liên Xô đã thể hiện một mức độ can đảm cần được bắt chước bởi tất cả các Đảng anh em" (sđd., 482). Câu tuyên bố đó của Hồ cho thấy lời ông ta nhận lỗi về cuộc cải cách ruộng đất chỉ là giả tạo và chỉ dùng để chứng tỏ cho Liên Xô biết là ông ta và các đồng chí đang đi theo chỉ thị mà lãnh tụ Liên Xô đưa ra. 
Trong hội nghị trung ương thứ 10 vào tháng 10 năm 1956, Hồ lần nữa nhấn mạnh tự phê bình và chống lại sùng bái cá nhân, phản ảnh đúng chỉ thị của Khrushschev. "Từ Trung ương đến chi bộ xã đều phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đều phải chống các tệ sùng bái cá nhân và quan liêu, mệnh lệnh; đều phải thật thà tự phê bình và phê bình thẳng thắn; đều phải thực sự dân chủ" (Hồ 1956b). Hồ chẳng lạ gì với tự phê bình, một kỹ thuật cộng sản dùng để vạch ra và hành hạ những phần tử phản động (Xem, thí dụ như, Beng 2013); ông ta viết một bài về tự phê bình vào năm 1947. Tuy nhiên, cái thời điểm (sau bài diễn văn long trời lở đất của Khrushchev), sự kéo dài (ba năm sau khởi đầu chương trình), nội dung các lời tuyên bố và diễn văn (sùng bái cá nhân và tự phê bình), và sự trừng phạt chính thức nặng nề (Trường Chinh bị bãi nhiệm), tất cả đều chỉ vào màn kịch dàn dựng của Hồ.
Trong lúc đọc bài diễn văn nhìn nhận sai lầm về sự tàn bạo trong cuộc cải cách ruộng đất, Hồ được dịp trổ tài đóng kịch như thổ lộ với Vũ Đình Huỳnh. Ông ta móc khăn tay, lau mắt bên phải rồi mắt bên trái (Hồ 1956a; Hình 1). Theo như Lacouture (1968, 217), ắt là cặp mắt ông ta bấy giờ ráo hoảnh. Tuy tài đóng kịch đó không thuộc cỡ đoạt giải Oscar, nó cũng ắt là thành công trong việc thuyết phục nhiều dân Việt Nam tin là ông ta thành thật. 
Hình 1: Hồ Chí Minh chậm mắt trong diễn văn nhận lỗi về cải cách ruộng đất.
Ronald Reagan là một tài tử điện ảnh trước khi nhiệm chức Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ. Hồ Chí Minh là lãnh tụ ĐCSVN trước khi biến thành một kẻ đóng kịch trước công chúng.
Thật là một sự tương phản!
______________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
Beng, Kor Kian. 2013. Communist Party's self-criticism COULD BACKFIRE. 3-10-2013.
Blum, Robert M. 1982. Drawing the Line: The Origin of the American Containment Policy in East Asia. W.W. Norton and Company, New York, U.S.A.
Brocheux, Pierre. 2007. Ho Chi Minh: A Biography. Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, U.S.A.
Bui Tin. 1999. Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel, Translated and adapted by Judy Stowe and Do Van, University of Hawaii Press, Honolulu, U.S.A.
Bùi, Tín. 2014. Món nợ 62 năm. 11-4-2014. 
Duiker, William J. 2000. Ho Chi Minh - A Life, Hyperion, New York, U.S.A.
Hồ Chí Minh. 1956a. Hồ Chí Minh tự phê bình sau cuộc cải cách ruộng đất (1956). http://www.youtube.com/watch?v=rVQlwTke01A (truy cập 27-7-2014).
_____. 1956b. Kết luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đợt 1 của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 mở rộng. 17-2-2006. 
Huỳnh Tâm. 2014. Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 5. 9-8-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/ho-chi-minh-mot-gian-iep-hoan-hao-ky-5.html (truy cập 9-8-2014).
Khrushchev, Nikita S. 1956. Modern History Sourcebook: Nikita S. Khrushchev: The Secret Speech - On the Cult of Personality, 1956. 
Lacouture, Jean. 1968. Ho Chi Minh: A Political Biography. Translated from the French by Peter Wiles. Translation edited by Jane Clark Seitz. Random House, New York, U.S.A.
Logevall, Fredrik. 2012. Embers of War. Random House, New York, U.S.A.
Maneli, Mieczyslaw. 1971. War of the Vanquished. Translated from the Polish by Maria de Gorgey. Harper and Row, New York, U.S.A.
_____. 1975. Vietnam, ’63 and Now. http://jfk.hood.edu/Collection/White%20Materials/Peace%20Negotiations-POWs/POWs%203873.pdf (truy cập 8-8-2014).
Nguyễn Công Luận. 2012. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, Indiana, U.S.A.
Nguyễn Quang Duy. 2010. Bà Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh (Madame Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm and Mr. Hồ chí Minh). Đăng 10-7-2010. http://8406vic.blogspot.com/2010/07/ba-cat-hanh-long-nguyen-thi-nam-va-ong.html (truy cập 30-7-2014).
Nixon, Richard. 1986. No More Vietnams. Avon Books, New York, U.S.A.
Quinn-Judge, Sophie. 2002. Ho Chi Minh: the Missing Years, 1919 - 1941. University of California Press, California, U.S.A.
Tin Không Lề. 2014. Bút danh C.B. là của ông Hồ? 3-4-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/but-danh-cb-la-cua-ong-ho.html (truy cập 30-7-2014).
Trần An Lộc. 2014. Chân dung của một tên bồi bút. 31-3-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/chan-dung-cua-mot-ten-boi-but.html (truy cập 30-7-2014).
Viện Mác – Lênin. 1986. Hồ Chí Minh Toàn Tập - Tập 6 (1-1951 – 7-1954). Sự Thật, Hà Nội, Vietnam.
Viện Hồ Chí Minh. 1995. Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử - Tập V (1951 – 1954). Đặng Xuân Kỳ (Chief Ed.), Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Vietnam.
Wikipedia. 2014. Bút hiệu của Hồ Chí Minh. Thay đổi cuối cùng: 20-6-2014. http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh (truy cập 30-7-2014).
© 2014 Cao-Đắc Tuấn

SƠN TRUNG * TRƯƠNG TẤN SANG NÓI LÁO

  

TRƯƠNG TẤN SANG NÓI LÁO

Bộ ba Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng cuối năm 2014  sẽ có những số phận khác nhau. Đến đại hội Ruồi kỳ tới, Trọng Lú phải lui bước nhường cho Phạm Quang Nghị, còn hai anh Dũng Sang giành giựt nhau. Nhưng hai anh này chưa chắc đã quang vinh vì cả hai anh  mặt mày đã bị bôi tro trát trấu vì vụ in tiền Polymer của Úc. Và cả hai anh có thể đã dính vào vụ buôn bán hoả tiễn cho phe Ukraine thân Nga. Vậy sẽ có nhân vật nào  trong đảng hay trong nhân dân sẽ xuất hiện hay một trong hai anh Sang, Dũng vẫn tồn tại và chiến đấu vì chủ nhân vẫn thích con ngựa què?

Nguyễn Tấn Dũng kỳ này có vẻ im lặng, trong khi vài người ra sức tô lục chuốt hồng cho Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Phạm Quang Nghị. . Que sera sera?  Cầu các ông ấy công thành danh toại.  Nếu Nguyễn Tấn Dũng làm được cái gì đó đẹp mắt thì cũng đáng mừng. Chỉ sợ  chúng nó toàn là con cháu ông cuội mà  người nâng đại pháo uổng công!  Kỳ này   Trương Tấn Sang nhoi lên biểu diễn vài thành công lực gọi là, nhưng võ công của anh yếu xìu, và cũ rich. Bài viết của  Trương Tấn Sang nhằm chỉ trích đồng chí X,  và nhóm lợi ich, và  nói  về dân chủ, nhân dân. Ôi cái đề tài này thì xưa lắm, mà nói ra thiên hạ phì cười, vì thiên hạ thấy rõ tim gan anh rồi,  ai cũng biết  các anh nói xạo, nói bá láp chứ chẳng có ý nghĩa gì. Trong một thông điệp đăng trên tờTạp chí Cộng sản mới đây nhân dịp ngày 19/8 và 2/9, Trương Tấn Sang viết:


Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước. Đây là “giặc nội xâm”, là những “khối u” trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ.... "Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta."

Trong câu trên, ông nói  nhiều điều vô  nghĩa, và nói  sai. Thông thường thông điệp của Tổng Thống hay Chủ tịch nước là nói với toàn dân, nhưng chữ " chúng ta  " mà Trương Tấn Sang  dùng ở đây là không nói với nhân dân mà chỉ nói với đảng viên của y,  cho nên  từ ngữ  " chúng ta " của  y là vô nghĩa, vì  không bao gồm nhân dân, chứng tỏ rằng bọn chúng chẳng quan tâm gì đến nhân dân.

Đoạn  đó cũng là lời nói láo. Chúng nó  chỉ trích ai đó  miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước nhưng bọn chúng có ai trong sạch? Trọng, Sang, Dũng, Hùng và cả ngàn vạn tên cộng sản đều là bọn cướp của giết người, tham ô nhũng lạm chứ chẳng phải riêng nhóm lợi ich của đồng chí X đâu! Tất cả bọn chúng nhất là mấy trăm tên trong trung ương đảng cướp  đều là một bọn sâu mọt, phản quốc hại dân chứ có hay ho gì?


 Câu tiếp theo lại rõ mặt gian dối, lưu manh  vì vừa qua  bọn chúng sợ Trung cộng không dám hé môi, cấm nhân dân biểu tình, trừng phạt các blogger yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Đoạn tiếp  cũng nói láo vì  bọn chúng phản quốc, hại dân, khủng bố nhân dân, cướp nhà đất nhân dân nghĩa là  bọn chúng không coi trọng nhân dân, không sợ nhân dân vì  bọn chúng cậy có công an, quân đội và mẫu quốc Trung Cộng bảo vệ  .


Nói   " dĩ bất biến ứng vạn biến "phải chăng  bọn chúng muốn đảng và dân cứ ngồi yên, đừng biểu tình, đừng chống đối , đừng liên minh với Mỹ, với Nhật, đừng tố cáo, kiện cáo Trung quốc vĩ đại., vi phạm lời dạy 16 chữ vàng và bốn tốt của Đặng Tiểu Bình cho dù Trung cộng chiếm một phần hay toàn thể Việt nam?   Lời của y là dối trá và ngụy biện để che đậy thái độ  khiếp nhược, hèn hạ , bán nước, đầu hàng Trung cộng của chúng từ trước cho đến sau vu HD 981. Ngày nay, Lê Hồng Anh được Trọng Lú sai sứ  Trung quốc vào ngày 26, 27-8-2014 để báo cáo và nhận chỉ thị. Tinh thần nô lệ, tinh thần bán nước vẫn trụ mãi trong đấu óc bọn đầu gấu Việt cộng. Đừng mong chúng đổi tư duy và thay đổi chế độ.
Ngày xưa Hồ Chí Minh khéo che đậy nên dễ lừa bịp nhân dân. Ông Hồ kêu gọi toàn dân đoàn kết, Tố Hữu ra rả ca ngợi tình quân dân cá nước:

Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền đi
Thuyền ra khơi xa
Gió căng buồm lộng
Thuyền là lao động
Gió là Đảng t
a..

Nhưng khi nhờ Trung quốc mà thắng Điện Biên Phủ thì cộng sản trở mặt sát hại, khủng bố nhân dân và bắt nhân dân làm nô lệ.Và bây giờ chính bọn Trọng Sang Dũng Hùng và 16 con cọp trong chuồng Bách thú Hà nội đang gặm nhai xương thịt nhân dân, thế mà chúng vẫn nói đến nhân dân. Nghe tức cười hết sức. Nếu biết sợ dân, yêu dân, họ đã không sai công an đánh dân, giết dân và cướp nhà cửa, ruộng đất của nhân dân, cùng nhau công khai cướp bóc tiền và vàng bạc ngân hàng khiến cho ngân hàng trống rỗng, nợ công, nợ xấu tràn đầy, kinh tế quốc dân suy sụp.  

Nếu sợ dân, chúng đã không ngang nhiên đưa vợ con, anh em, họ hàng chiếm giữ các vị trí kinh tế, chính trị quốc gia.Lãnh tụ các quốc gia sợ dân không tín nhiệm nhưng cộng sản đâu cần dân bỏ phiếu bầu cử. Việc lên xuống, vào ra là do tương quan lực lượng giữa bọn chúng gồm mấy trăm tên đầu trộm đuôi cướp trong trung ương cộng đảng với nhau mà cái trò  "đảng cử dân bầu " là một trò đại bịp! Cộng sản từ trước cho đến bây giờ chỉ nghĩ đến chúng, không bao giờ nghĩ đến quốc gia, dân tộc, cho nên nghe Trương Tấn Sang nói mà người ta bật cười!

Quyền trong tay các anh tại sao anh không ra lệnh công an đừng hành hung nhân dân, trả tư do cho tù nhân lương tâm, trả tài sản cho nhân dân, thẳng tay trừng trị tham nhũng. Nếu các anh thấy bất lực thì  sao các anh không từ bỏ đảng, chôn  sống  cái đảng phản quốc hại dân ấy đi? Và nếu thấy bất lực nhưng muốn bám víu quyền lợi, tại sao các anh không im miệng lại chẳng hơn  nói ra những lời lẽ thối hoắc?

Trong khi từ đảng viên cho đến nhân dân đều đòi hỏi cộng sản từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, trả lại tự do dân chủ cho nhân dân thì Nguyễn Tấn Dũng quát thét công an mạnh tay đàn áp nhân dân, chống lại nhân dân và quan điểm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc:
Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội. (Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam)

Rõ ràng là bọn cộng sản dối trá bịp bợm, chúng dùng  bạo lực để thống trị đất nước, ra sức kìm kẹp, khủng bố nhân dân. .Muốn tự do, dân chủ, nhân dân ta hãy đứng lên.

 

PHỤ LỤC I
Nỗi sợ của Chủ tịch Sang 'là có căn cứ'

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
Chủ tịch VN Trương Tấn Sang
Chủ tịch Trương Tấn Sang lo lắng về việc người dân mất lòng tin vào Đảng.
'Nỗi sợ' của Chủ tịch Nước Việt Nam về việc người dân đang 'mất lòng tin' ở Đảng là có cơ sở, theo bình luận của một quan chức thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Trong một thông điệp đăng trên tờ Bấm Tạp chí Cộng sản mới đây nhân dịp ngày 19/8 và 2/9, Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang viết: "Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta."
Bình luận với BBC hôm 21/8 từ Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, nói:
"Điều Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói là có căn cứ, bởi vì quy luật của muôn đời là có dân thì có tất, mà mất dân thì cũng mất hết...
"Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân"
Giáo sư Hoàng Chí Bảo
"Thế còn nói không sợ bất kỳ thế lực xâm lăng nào, chỉ sợ nhất là mất lòng dân, thì muốn vậy phải chống được giặc nội xâm, chủ nghĩa cá nhân,
"Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân.
"Dù bộ phận này không phải là tất cả, nhưng cũng là một bộ phận đáng kể, đáng phải lưu ý trong việc xử lý.
Trong một đoạn khác, thông điệp của ông Sang viết: 'Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm" mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước.
"Đây là giặc nội xâm, là những khối u trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ."

'Dũng cảm, nghiêm khắc'

Trước đây, Chủ tịch Sang từng ví tham nhũng trong Đảng như những "con sâu", "đàn sâu", khi được hỏi lần này ông Sang có hàm ý gì hay không khi lại ví tệ nạn này với 'nội xâm' và 'các khối u' cần cắt bỏ, Giáo sư Bảo nói tiếp:
"Những cách diễn đạt ấy của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một ý nghĩa, bản chất, tức là nhấn mạnh nỗi lo lắng của chúng tôi (VN) hiện nay trước tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn...
"Và nói rõ điều là trong một số người có chức, có quyền hiện nay mà thoái hóa, hư hỏng, thì người ta có thể 'miệng nói vì dân', nhưng mà hành động của họ lại 'không phải vì dân', cái gọi là 'lợi ích nhóm' đấy, thì đó là một cách nói rất dũng cảm, thẳng thắn và nghiêm khắc."
Hôm thứ Năm, một cựu Quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội nói với BBC cho rằng bài viết của Chủ tịch Việt Nam trong thời điểm hiện nay là một thông điệp có tính 'nhắc nhở' và 'thức tỉnh'.
Lãnh đạo Việt Nam
Thông điệp của Chủ tịch Sang kêu gọi tiếp tục chỉnh đốn trong Đảng.
Từ Sài Gòn, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Bài đó cũng là một bài đánh động để mọi người phải nhìn thấy ra nên đặt lợi ích của dân tộc này, đất nước này, với độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước, lãnh thổ là trên hết."

'Sai phạm đồng chí X'

"Cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá"
Luật sư Trần Quốc Thuận
Theo luật sư Thuận, thông điệp của Chủ tịch Sang trong thời điểm này không nhất thiết liên quan điều được cho là một "chiến dịch PR" chuẩn bị cho cuộc vận động tái tranh cử của cá nhân ông cho Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.
Ông nói: "Cái đó không có ai có thể đoán được, nhưng rõ ràng cái nguyên tắc của nó là những người nào đã làm công việc của mình không hoàn thành một cách xuất sắc, chưa nói rằng hư hại, thì không thể được đưa lên chức vụ cao hơn.
"Cho nên những người nào ở trên cương vị đó mà làm thành công, tốt, thì xứng đáng được tín nhiệm trong nước và quốc tế, được đề cao, thì người đó xứng đáng được đưa lên, thì tôi cho rằng như vậy thì Đại hội Đảng chọn người như thế mới là sáng suốt, chứ không phải cứ là tuần tự như tiến.
"Ông này đi, ông kia ở, còn nếu những người đang làm được việc mà để nghỉ thì đó cũng là một việc hoang phí, mà Đảng và dân tộc Việt Nam người ta cũng không thể để một người hoang phí như thế được."
Liên hệ việc một lần Chủ tịch Trương Tấn Sang đề cập sai phạm của "đồng chí X" với thông điệp nhân dịp 19/8 và 2/9 năm nay vốn nhấn mạnh chỉnh đốn trong Đảng, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Những sai phạm của những người, mà tạm gọi như sai phạm của đồng chí X, thì sai phạm đó ở trên các cơ quan trung ương, thủ trưởng cơ quan Trung ương, cũng như những người ở địa phương, là 'sai phạm đồng dạng'...
"Hiện bây giờ những người đó họ cũng phải nghĩ ra rằng nếu họ cứ tiếp tục như thế này, họ không tỉnh ra, thì thử hỏi cái đảng này, dân tộc này sẽ đi đâu, cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá."

'Toát lên nỗi sợ'

"Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng"
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
Cũng hôm thứ Năm, bình luận với BBC về điều mà Chủ tịch Việt Nam đang quan ngại như một 'nỗi sợ' trong thông điệp tháng Tám của ông, một nhà hoạt động trên mạng xã hội của Việt Nam từ trong nước nói.
"Bài viết này toát lên một nỗi sợ, đó là điều mà tôi thấy rõ nét nhất..." kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nêu quan điểm từ Hà Nội.
"Ông Trương Tấn Sang viết "chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất".
"Tôi tự hỏi là cái chữ 'chúng ta' này là ai? Chúng ta này là nhân dân ta, hay đảng ta hay chính quyền ta?"
Khi được hỏi về khả năng và phạm vi có thể tác động đến công chúng, đặc biệt là giới trẻ, của thông điệp này, nhà hoạt động bình luận thêm:
"Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống như một chục năm trước đây,
"Nó là những câu từ rất sáo rỗng, cuối cùng thực hiện những điều ấy, thì các ông làm được những cái gì?
"Đất nước này ngày càng tan hoang, cứ theo dõi truyền thông báo chí thì bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu thứ và bức xúc của người dân, mà cuối cùng thì ngày càng tệ hại hơn, không giải quyết được cái gì cả," kỹ sư Lân Thắng nói với BBC

  • PHỤ LỤC II
    'Một bài viết toát lên nỗi sợ'
    Cập nhật: 10:10 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
    Thông điệp trên tờ 'Tạp chí cộng sản' nhân dịp các sự kiện 19/8 và 2/9 của Chủ tịch Nước Việt Nam mới đây là 'không rõ ràng' và 'toát lên một nỗ sợ ', theo một nhà hoạt động mạng xã hội từ trong nước.
    Trao đổi với BBC hôm 21/8/2014, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đặt dấu hỏi không rõ ông Chủ tịch Trương Tấn Sang ngụ ý gì khi dùng cụm từ 'chúng ta'.
    "Ông Trương Tấn Sang viết 'chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất.' Tôi tự hỏi là cái chữ 'chúng ta' này là ai? Chúng ta này là nhân dân ta, hay đảng ta hay chính quyền ta?
    "Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng"
    Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
    "Câu thứ hai ông viết là 'Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta...', hai câu trong bài diễn văn này của ông Trương Tấn Sang toát lên một uẩn khúc trong câu văn này...
    "Đối tượng của bài viết này ông định nói cho ai, ông định nói cho những đảng viên hay cho tất cả quần chúng nhân dân?", ông Thắng nói với BBC.

    'Thông điệp sáo rỗng'

    Cây viết trên mạng xã hội cũng cho rằng các thông điệp chính trị 'sáo rỗng' được hiểu là 'thiếu thực chất' này sẽ không gây tác động được với người dân vốn đã 'quá chán ghét' chế độ và 'mất lòng tin' vào giới lãnh đạo, đặc biệt là giới trẻ.
    "Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng, cuối cùng thực hiện những điều ấy, thì các ông làm được những cái gì?
    "Đất nước này ngày càng tan hoang, cứ theo dõi truyền thông báo chí thì bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu thứ và bức xúc của người dân, mà cuối cùng thì ngày càng tệ hại hơn, không giải quyết được cái gì cả," kỹ sư Lân Thắng nói với BBC.

     

     


    PHỤ LỤC III
    Chủ tịch Sang thực sự muốn nói gì?
    Cập nhật: 16:12 GMT - thứ năm, 21 tháng 8, 2014
    Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Ủy viên thư ký thường trực Hội đồng Lý luận (trực thuộc BCH Trung ương ĐCS Việt Nam), bình luận bài viết Bấm đa thông điệp nhân dịp ngày 19/8 và 2/9 của Chủ tịch Nước của Việt Nam, ông Trương Tấn Sang mới đây đăng trên Tạp chí Cộng sản.
    Theo nhà nghiên cứu này, bài viết của ông Sang về cơ bản nhắm nhiều tới đối nội hơn là đối ngoại và cũng có liên quan công việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 tới đây của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có nội dung 'chỉnh đảng'.
    Ông Bảo cũng phân tích ý mà ông Sang nói về nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong liên hệ về đối sách của Việt Nam trước Trung Quốc, không chỉ sau vụ Giàn khoan HD-981 trên Biển Đông.
    Giáo sư Hoàng Chí Bảo cho rằng việc Chủ tịch nước có bài viết nhân dịp này trên Tạp chí Cộng sản kêu gọi 'chỉnh đảng' mà không phải là người lãnh đạo Đảng, cụ thể là Tổng bí thư, không có gì là 'lạ' và không nên 'đặt ra thành vấn đề' gì lớn.


    PHỤ LỤC IV
    Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2014-08-18
    Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này
    Công an trên đường phố.
    Công an trên đường phố.
    AFP

    Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội.
    Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do dâu mà ra?
    Kêu gọi cũ trong tình hình mới!
    Ngày 19 tháng 8 hằng năm tại Việt Nam là ngày truyền thống của lực lượng công an Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm ngày 16 tháng 8 đã đến và phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Bộ Công an tại Hà Nội.
    Trong phát biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an không thể để tội phạm tràn lan, không để cho các băng nhóm tội phạm xuất hiện và hoạt động ngang nhiên. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng ‘các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’
    Theo ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ‘một đất nước mất ổn định chính trị không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống của nhân dân’. Ông chỉ thị công an ‘phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhem nhóm hình thành tổ chức chống đối, phá hoại đất nước’.
    Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm vì công khai lên tiếng và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, một trong những người khởi xướng Hội Anh em Dân chủ tại Việt Nam, đưa ra nhận định về những phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành công an vừa qua như sau:
    ‘Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’
    NTD
    Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của ngành công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu ở đó. Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên lập lại thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong tình hình; nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.
    Còn đối với chúng tôi, quan điểm của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước, hay đấu tranh để dân chủ hóa đất nước không phải là những hành động hay hành vi phá hoại đất nước hay làm rối loạn tình hình, chính trị xã hội.

    Chúng ta biết tiến trình dân chủ hóa là một quá trình để ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay; những ngày sau đó sẽ tốt đẹp hơn cho người dân. Nhân quyền của ngày hôm nay phải được cải thiện hơn ngày hôm qua, ngày mai phải tốt hơn này hôm qua. Đó không phải là quá trình chung của cả nhân loại trên khắp thế giới này chứ không phải của chỉ Việt Nam. Cho nên việc ông ta phát biểu như vậy là quyền của ông ta, còn việc của chúng tôi đấu tranh, chúng tôi không quan tâm đến điều đó. Việc chúng tôi vẫn làm là cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, quyền con người của người dân Việt Nam được tôn trọng hơn và quyền làm chủ đất nước của người dân phải được thực thi trong thực tiễn. Đó là những điều mà chúng tôi đang nổ lực để làm chứ chúng tôi không bao giờ phá hoại đất nước, không bao giờ gây ra rối loạn chính trị để cuộc sống của người dân xấu đi.

    Thực tế hoạt động công an
    Truyền thông trong nước lâu nay loan tin những vụ việc công an ăn tiền của người dân, lạm quyền, gây ra những cái chết cho người dân ngay tại đồn; trong khi đó tình hình trật tự tại nhiều địa phương lại không được bảo đảm.
    Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước.
    Luật sư Nguyễn Văn Đài
    Rất nhiều người dân cho biết khi gặp biến kêu cứu đến công an không được giúp đỡ, đáp ứng. Đặc biệt những thành phần bị cho là ‘chống đối Nhà Nước’ còn tố cáo chính công an để mặc, bảo kê cho những thành phần bất hảo tấn công họ.
    Bà Lê thị Thanh Hương, một dân oan khiếu kiện hơn chục năm qua và nay đang bệnh hoạn vì bị trả thù do tố cáo tham nhũng, từng kêu cứu đến công an nhưng lại bị trả thù tàn bạo hơn. Bà kể lại trường hợp của bản thân như sau:
    Tôi trực tiếp báo cáo với Tổng Cục Cảnh sát về vụ án tham nhũng; thế nhưng Tổng Cục giao cho C37 là cục thống tham nhũng. Họ về điều tra nhưng không hiểu họ điều tra thế nào, rồi lại đi, và không được giải quyết. Lúc đó họ bố trí đánh tôi gãy hết răng, máu me be bét. Báo cáo với Công an phường Hoàng Văn Thụ, Công an quận Hoàng Mai nhưng không được sự giúp đỡ. Vì vậy cuối cùng tôi phải bỏ đi chỗ khác ở để lánh nạn.
    Một số báo trong nước từng có nhiều bài viết nói đến tình trạng bất an trong xã hội. Nạn cướp giật, chém giết … xảy ra tràn lan mà công an không thể trấn dẹp.
    Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày về tình trạng này:
    Nếu xét những vụ việc xảy ra như vừa qua, thì an ninh chính trị hay an ninh xã hội hoàn toàn không được như những gì họ cam kết hay những gì họ nói. Ví dụ rất nhiều người dân đã bị chết một cách oan ức, bị trộm cướp…
    Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời
    Nếu để ý trên rất nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh có những biển đề là khu vực nguy hiểm, thường xảy ra trộm cướp, giết người… Thế thì một đất nước ‘hòa bình’ với lực lượng công an đông đảo hằng trăm ngàn người như vậy, chi phí lớn như vậy mà để xảy ra tình trạng không thể kiểm soát nổi, phải cắm biển để người dân tự bảo vệ mình; như thế là điều không tốt. Thứ hai những sự việc xảy ra như ở Bình Dương, Đồng Nai, một số quận ở Sài Gòn trong tháng năm vừa rồi như bạo loạn, thì họ thể hiện sự rất yếu kém; để xảy ra tình trạng như thế rồi cuối cùng lại đổ lỗi cho người dân. Đáng lẽ ra chính quyền phải có can thiệp, phải có dự phòng trước những tình huống như vậy; nhưng theo tôi họ không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà còn không xứng đáng với những đồng tiền thuế của người dân đóng góp mà để xảy ra những chuyện lớn như vậy.
    Tình trạng đó cũng được bà Lê thị Thanh Hương thừa nhận xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội:
    Tại khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu gấu, bán thuốc phiện, mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật.
    Chuyện thứ hai là công an phường Hoàng Văn Thụ, dân trồng rau thì ban đêm lại đổ đất lên rau của dân để cướp ( đất).
    Công an tại Việt Nam được gọi là công an nhân dân, mỗi khu vực đều có một viên công an phụ trách. Ngoài ra lực lượng này còn được hổ trợ bởi mạng lưới an ninh và những nhóm khác như dân phòng, trật tự… Từ khi chính quyền cộng sản nắm quyền cho đến nay, nhất cử- nhất động của người dân đều không thể qua mắt các lực lượng đó. Dân chúng hiểu rằng chỉ có công an, an ninh bỏ lơ thôi chứ tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.
    Ngoài ra những biểu lộ tư tưởng bất đồng với Nhà nước cũng không thoát khỏi sự theo dõi của lực lượng công an nhân dân. Đây là lực lượng được gọi là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.
    Bà Lê thị Thanh Hương lập luận rằng bao lâu nay trong xã hội Việt Nam tình trạng vi phạm pháp luật của giới chức chính quyền vẫn diễn ra vì có sự thông đồng từ trên xuống dưới, chứ đa phần người dân đều tuân phủ luật pháp do Nhà nước đề ra.

  • Hướng đi cần thiết
    Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời.
    Những tiếng nói bất đồng chính kiến luôn bị qui kết tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, tay sai của thế lực thù địch, phản động từ nước ngoài… Công an tập trung trấn áp những đối tượng đó.

  • Vào cuối tháng bảy vừa qua, 61 đảng viên gồm những vị có tiếng trong đảng, gửi thư ngỏ đến cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể các đảng viên khác, thừa nhận sai lầm, yếu kém về trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của tổ chức này suốt mấy mươi năm qua. Những vị này kêu gọi phải thay đổi.
    Tuy nhiên dường như mọi lời kêu gọi đều bị đảng và Nhà nước bỏ ngoài tai. Những vị như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không thay đổi tư duy mà họ đã được ‘lập trình’ là đổ lỗi mọi bất ổn xã hội ở Việt Nam do thế lực thù địch, phản động gây ra.
     http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-realy-harm-country-08182014060529.html

No comments:

Post a Comment