VIỆN DƯỠNG LÃO
Cha Mẹ già và Viện dưỡng lão
Hình ảnh tiêu biểu trong suy nghĩ của nhiều người Việt cho những viện dưỡng lão là các ông bà cụ lớn tuổi, đi lại với sự trợ giúp của các cây gậy, walkers hay xe lăn, trí nhớ yếu kém và bị gia đình bỏ rơi hay chỉ vào thăm viếng vào những ngày cuối tuần hiếm hoi hoặc các ngày lễ lớn trong năm. Thêm vào đó là những phòng ốc tối tăm, không sạch sẽ, quần áo các cụ đầy những nếp nhăn, một bức tranh khá ảm đạm và lạnh lẽo.
Tuy nhiên, khi đến thăm một viện dưỡng lão, khung cảnh một khuôn viên tiếp tân sạch sẽ, không thua kém gì những khách sạn hạng sang và các nhân viên tiếp tân thật niềm nở với nụ cười luôn nở trên môi là một sự bất ngờ khá lớn.
Phòng ốc được trang bị tân tiến với những chiếc tivi màn hình mỏng, phòng tắm riêng biệt, tủ quần áo rộng rãi, mỗi phòng đều có cửa sổ nhìn ra công viên xinh xắn. Thêm vào đó phòng ăn chung được thiết kế như một nhà hàng cao cấp với mỗi bàn đều có hoa tươi, khăn trải bàn và thức ăn được chế biến từ các đầu bếp danh tiếng trong vùng, theo thực đơn riêng cho từng người. Phòng tập thể dục, y tá riêng, các chương trình vật lý trị liệu, những buổi giao lưu và các trò chơi tập thể cũng được thiết kế nhằm đem đếm cảm giác cộng đồng cho các cụ trong thời gian ở lại đây.
Nhìn chung thì thực tế và sự tưởng tượng khác nhau khá xa, thế thì tại sao những người Việt lớn tuổi lại vẫn lo ngại trước ý tưởng vào các viện dưỡng lão khi tuổi về chiều? Phải chăng văn hóa Việt Nam đã phần nào cản trở tư tưởng hòa nhập cuộc sống như người bản xứ vẫn chấp nhận hàng chục năm nay?
Mặc cảm tội lỗi
Anh Dan Đào, hiện đang sinh sống tại thành phố Dallas, chia sẽ suy nghĩ của mình khi đã đưa mẹ anh vào viện dưỡng lão vào những ngày tháng cuối đời của bà.Anh nói:
Trên phương diện là một đứa con, anh nghĩ anh là một người con bất hiếu …“Trên phương diện là một đứa con, anh nghĩ anh là một người con bất hiếu …”
Anh Dan Đào
Lời anh Dan nói là ví dụ cho một sự thật không thể phủ nhận được là cuộc sống tại Hoa Kỳ rất bận rộn cho giới trẻ nói riêng và cho mọi người nói chung, đặc biệt là những người sống xa gia đình từ khi rời ghế nhà trường, theo công việc và ít khi có dịp thăm viếng cha mẹ.
Buồn, muốn về nhà
Con cái có lý do của con cái, không biết những vị cao niên hiện đang sống tại các viện dưỡng lão nghĩ như thế nào.Bà Mai, hiện đang ở tại Founders Plaza, một nursing home, cũng là một trung tâm hồi phục sức khỏe, đã được hai tuần. Bà Mai không phải ở đây luôn, bác sĩ cho biết khi nào sức khỏe khá hơn bà sẽ được về nhà.
Vừa trải qua một cuộc tiểu phẩu thuật xương cột sống cộng với bệnh suyển hoành hành triền miên, hơi thở của bà hay bị ngắt khoản nên sau lần cuối cùng vào bệnh viện bằng xe cấp cứu vì khó thở, bác sĩ đã khuyên bà Mai đến trung tâm phục hồi sức khỏe gần nhà một thời gian để luyện tập cách thở, điều chỉnh chế độ ăn uống hầu cơ thể bà có sức và trở lại cuộc sống bình thường như trước khi ngã bệnh.
Ngoài các bệnh nói trên, bà Mai còn những bệnh khác của người có tuổi như cao máu, tiểu đường, mỡ trong máu và hàng số những bệnh khác nên số lượng thuốc bà phải uống mỗi ngày nhiều đến nổi con cháu trong nhà không thể nhớ hết.
Từ ngày vào Founders Plaza, bà Mai được chăm sóc từ miếng ăn đến giấc ngủ, tập thể dục, vận động nhiều hơn bao giờ hết nên da dẻ hồng hào, ngủ ngon giấc, cơn suyển cũng không thường xuyên hành hạ bà nhưng nét buồn trên khuôn mặt và trong đôi mắt không còn trong veo như ngày nào của bà hình như ngày một nhiều hơn.
Khi hỏi thăm, bà Mai cho biết bà rất buồn.
Bà nói:
“Buồn, muốn về nhà. Vô đây vì bị bệnh đau lưng với bệnh suyển …”
Buồn, muốn về nhà. Vô đây vì bị bệnh đau lưng với bệnh suyển …Nỗi buồn của bà Mai, ai cũng có thể hiểu được vì khi chỉ vì lý do sức khỏe mà bà gần như bị cách ly với thế giới bên ngoài. Dù có người chồng luôn thương yêu bà, mỗi ngày vào trò chuyện cùng bà từ sáng đến chiều, con cái thay phiên nhau vào ngủ cùng bà hàng đêm, vẫn ngày ngày những bữa cơm với món ăn Việt Nam đem đến từ nhà nhưng căn phòng đó không phải là căn phòng trong ngôi nhà bà Mai đã sống cùng chồng và con cái mấy mươi năm qua, ngôn ngữ bà nói không ai hiểu dù các nhân viên y tế rất tận tâm chăm sóc bà.
Bà Mai
Vậy những người con Việt, trưởng thành tại Hoa Kỳ phải làm gì để thăng bằng được cuộc sống của mình khi trách nhiệm cá nhân cho tiểu gia đình và chữ hiếu bị đặt lên bàn cân? Không ai muốn sống trong cảm giác tội lỗi khi phải nhờ cậy vào trung tâm xã hội nào đó, điển hình là những viện dưỡng lão nhưng họ cũng không cáng đáng nổi một công việc toàn thời gian và chăm sóc cho cha mẹ từng viên thuốc, mỗi lần đi bác sĩ.
Hy vọng các bậc cha mẹ cảm thông cho con cái vì viện dưỡng lão chỉ là sự chọn lựa cuối cùng khi họ không còn cách nào khác và từ đó cố gắng giữ gìn sức khỏe để thời gian vui sống được lâu dài cùng con cháu
.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-vietnamese-fear-nursing-home-kdiem-03272011110114.html
Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home
Quyên Ca
Theo một thống kê của Cơ quan an sinh xã hội bang
California, Mỹ, trong tổng số 400 nghìn người Việt hiện đang sinh sống ở
miền Nam California, có khoảng 15 nghìn người trên 65 tuổi. 1/3 ở chung
với con cháu. Số còn lại, ở trong các viện dưỡng lão (nursing home).
Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa
vào nursing home!
1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến Viện Dưỡng lão thành phố Westminster, Orange County. Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện. Bãi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.
Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một bà ngồi im lìm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi: "Bà có con cháu vào thăm chưa?". Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.
Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của đứa con trai. Bà kể: "Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ vì lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực mình quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây".
Ở một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào: "Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, còn hộp đó là quà tặng của nhà chùa".
Theo tập quán người Việt, một gia đình mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau thì được xem như gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế thì họ lại không nghĩ vậy bởi lẽ ngay từ khi còn trẻ, họ đã được học tính tự lập - và điều này đã tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 - là những người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ - ngay cả khi về nhà.
Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ: 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đã khiến họ chẳng còn quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn - dù ngồi một cách miễn cưỡng - thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những gì cha mẹ mình đang nói, dẫn đến xung đột... Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.
Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại phòng số 3, nói: "Có những điều ở Việt Nam coi là bình thường thì qua đây lại trở thành bất bình thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh thì thằng con rể tôi trợn mắt nhìn tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa!".
Vì vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ "viện dưỡng lão" từ lâu đã là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hãi, đến độ đã có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: "Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây". Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không thì ông bực bội: "Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à?".
Ông Lê Cẩm, ở phòng số 9 trong viện dưỡng lão, kể: "Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ lòng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ: Già rồi thì vô viện dưỡng lão chứ làm vậy là làm sao!". Hỏi ông có biết mai là tết âm lịch cổ truyền không? Ông nói biết vì ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên gò má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt: "Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…".
2. Công bằng mà nói, sự sợ hãi viện dưỡng lão của các cụ cao niên người Việt - ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đình quen thuộc - mà hầu hết các cụ đều nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị con cháu hắt hủi, thì còn một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đã cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão.
Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đã ở viện dưỡng lão, nói: "Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. Còn nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi thì tôi không đủ tiền".
Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp: "Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người".
Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lão tâm sự: "Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đòi ra khỏi nhà vì "nhà này toàn quân ăn cắp". Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện".
Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lão còn có một lý do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lão thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đãi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ còn bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.
Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, nói: "Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại việc điều hành".
Theo tìm hiểu của tôi, Viện Dưỡng lão thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số còn lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County, các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại vì viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ, lúc bình phục họ sẽ về nhà.
Thường thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v... Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lý, đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.
Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đã làm những phóng sự về vấn đề ngược đãi người già ở các viện dưỡng lão cho biết: "Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…".
3. Đã đến bữa cơm chiều. Những cụ còn khỏe thì chậm chạp lê bước, hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết: "Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ gì khu người Việt". Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.
Jenny Pham nói tiếp: "Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lão thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…". Tôi hỏi: "Mấy hôm nay, gia đình các cụ vào thăm có nhiều không?". Jenny Pham đáp: "Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện, các tổ chức tôn giáo. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào".
Tôi hỏi: "Đêm giao thừa có tổ chức gì không?". Jenny Pham lắc đầu: "Dạ không, mấy cụ còn khỏe, còn minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. Còn hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết".
Tôi ra về và lúc bước ngang phòng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói: "Chào ông nội đi rồi về con". Ông cụ miệng méo xệch: "Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà". Anh con trai đỡ lời: "Con đưa các cháu vào chúc tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…".
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
Quyên Ca
1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến Viện Dưỡng lão thành phố Westminster, Orange County. Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện. Bãi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.
Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một bà ngồi im lìm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi: "Bà có con cháu vào thăm chưa?". Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.
Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của đứa con trai. Bà kể: "Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ vì lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực mình quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây".
Ở một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào: "Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, còn hộp đó là quà tặng của nhà chùa".
Theo tập quán người Việt, một gia đình mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau thì được xem như gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế thì họ lại không nghĩ vậy bởi lẽ ngay từ khi còn trẻ, họ đã được học tính tự lập - và điều này đã tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 - là những người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ - ngay cả khi về nhà.
Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ: 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đã khiến họ chẳng còn quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn - dù ngồi một cách miễn cưỡng - thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những gì cha mẹ mình đang nói, dẫn đến xung đột... Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.
Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại phòng số 3, nói: "Có những điều ở Việt Nam coi là bình thường thì qua đây lại trở thành bất bình thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh thì thằng con rể tôi trợn mắt nhìn tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa!".
Vì vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ "viện dưỡng lão" từ lâu đã là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hãi, đến độ đã có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: "Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây". Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không thì ông bực bội: "Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à?".
Ông Lê Cẩm, ở phòng số 9 trong viện dưỡng lão, kể: "Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ lòng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ: Già rồi thì vô viện dưỡng lão chứ làm vậy là làm sao!". Hỏi ông có biết mai là tết âm lịch cổ truyền không? Ông nói biết vì ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên gò má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt: "Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…".
2. Công bằng mà nói, sự sợ hãi viện dưỡng lão của các cụ cao niên người Việt - ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đình quen thuộc - mà hầu hết các cụ đều nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị con cháu hắt hủi, thì còn một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đã cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão.
Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đã ở viện dưỡng lão, nói: "Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. Còn nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi thì tôi không đủ tiền".
Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp: "Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người".
Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lão tâm sự: "Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đòi ra khỏi nhà vì "nhà này toàn quân ăn cắp". Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện".
Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lão còn có một lý do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lão thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đãi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ còn bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.
Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, nói: "Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại việc điều hành".
Theo tìm hiểu của tôi, Viện Dưỡng lão thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số còn lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County, các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại vì viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ, lúc bình phục họ sẽ về nhà.
Thường thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v... Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lý, đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.
Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đã làm những phóng sự về vấn đề ngược đãi người già ở các viện dưỡng lão cho biết: "Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…".
3. Đã đến bữa cơm chiều. Những cụ còn khỏe thì chậm chạp lê bước, hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết: "Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ gì khu người Việt". Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.
Jenny Pham nói tiếp: "Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lão thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…". Tôi hỏi: "Mấy hôm nay, gia đình các cụ vào thăm có nhiều không?". Jenny Pham đáp: "Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện, các tổ chức tôn giáo. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào".
Tôi hỏi: "Đêm giao thừa có tổ chức gì không?". Jenny Pham lắc đầu: "Dạ không, mấy cụ còn khỏe, còn minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. Còn hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết".
Tôi ra về và lúc bước ngang phòng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói: "Chào ông nội đi rồi về con". Ông cụ miệng méo xệch: "Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà". Anh con trai đỡ lời: "Con đưa các cháu vào chúc tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…".
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
Quyên Ca
NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI Chu Thụy Nguyên.
Mỗi lần mang cùng bè bạn mang massage chairs vào Nursing Home để làm massage free cho những người già long tôi luôn trĩu nặng.Mặc dù đang sống ở Mỹ và biết rõ rằng những người già ở Nursing Home ( Việt Nam gọi là Viện Dưỡng Lão ) luôn được chăm sóc chu đáo, tôi vẫn không khỏi xốn xang mỗi khi bước vào những nơi ấy. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra một mùi đặc trưng kết hợp bởi mùi thuốc men và mùi thức ăn của Mỹ khi tiến vào khu ở của những người già tại đây. Tôi không khỏi chạnh lòng khi trước mắt mình những người già, tóc bạc phơ ngồi đây đó, hoặc trên những chiếc xe lăn.Họ ngồi như bất động, cũng có người nói thì thầm, lảm nhảm trong miệng điều gì đó.
Có người lặng lẽ rơi nước mắt, cũng có người òa lên khóc như chợt nhớ đến điều gì bất hạnh trong đời. Đa phần là người Mỹ, thỉnh thoảng cũng có vài người Châu Á trong số đó có người Việt Nam. Mỗi lần nhìn thấy họ, tôi cứ tưởng trước mặt mình là những pho tượng bất động ở những kho chứa ma-nơ-canh nào đó. Đôi mắt họ sâu hút, buồn xa xăm. Cũng có lúc tôi có ý nghỉ họ là những chiến binh đã chiến đấu trường kỳ trên đường đời nghiệt ngã, cuối cùng đều đã thất trận, bàng hoàng cùng kéo nhau về ngồi lại chốn nầy. Có một điểm rất chung của họ là mọi con mắt đều đổ dồn nhìn về hướng cửa thang máy mỗi khi nó bật mở.Ngày qua ngày , họ luôn ngồi miệt mài nhìn về hướng đó với mong ước bất chợt sẽ có một ai đó, bè bạn hay người thân đến thăm.
Họ rất thích thú mỗi khi đến lượt được gọi tên lên ghế để được massage. Một phần là họ được xoa bóp những nơi mà lâu nay họ cảm thấy đau nhức, phần khác là họ có dịp để giải tỏa tâm sự với những người xa lạ, không phải là những gương mặt quá quen thuộc của các y tá. Họ thường nói rất nhiều về họ, về gia đình, con cái họ. Họ thường khoe những tấm ảnh chụp lúc cả gia đình họ đang hạnh phúc. Họ khoe hình ảnh từng đứa con với thành tích học hành hoặc nghề nghiệp của chúng.
Mỗi lần mang cùng bè bạn mang massage chairs vào Nursing Home để làm massage free cho những người già long tôi luôn trĩu nặng.Mặc dù đang sống ở Mỹ và biết rõ rằng những người già ở Nursing Home ( Việt Nam gọi là Viện Dưỡng Lão ) luôn được chăm sóc chu đáo, tôi vẫn không khỏi xốn xang mỗi khi bước vào những nơi ấy. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra một mùi đặc trưng kết hợp bởi mùi thuốc men và mùi thức ăn của Mỹ khi tiến vào khu ở của những người già tại đây. Tôi không khỏi chạnh lòng khi trước mắt mình những người già, tóc bạc phơ ngồi đây đó, hoặc trên những chiếc xe lăn.Họ ngồi như bất động, cũng có người nói thì thầm, lảm nhảm trong miệng điều gì đó.
Có người lặng lẽ rơi nước mắt, cũng có người òa lên khóc như chợt nhớ đến điều gì bất hạnh trong đời. Đa phần là người Mỹ, thỉnh thoảng cũng có vài người Châu Á trong số đó có người Việt Nam. Mỗi lần nhìn thấy họ, tôi cứ tưởng trước mặt mình là những pho tượng bất động ở những kho chứa ma-nơ-canh nào đó. Đôi mắt họ sâu hút, buồn xa xăm. Cũng có lúc tôi có ý nghỉ họ là những chiến binh đã chiến đấu trường kỳ trên đường đời nghiệt ngã, cuối cùng đều đã thất trận, bàng hoàng cùng kéo nhau về ngồi lại chốn nầy. Có một điểm rất chung của họ là mọi con mắt đều đổ dồn nhìn về hướng cửa thang máy mỗi khi nó bật mở.Ngày qua ngày , họ luôn ngồi miệt mài nhìn về hướng đó với mong ước bất chợt sẽ có một ai đó, bè bạn hay người thân đến thăm.
Họ rất thích thú mỗi khi đến lượt được gọi tên lên ghế để được massage. Một phần là họ được xoa bóp những nơi mà lâu nay họ cảm thấy đau nhức, phần khác là họ có dịp để giải tỏa tâm sự với những người xa lạ, không phải là những gương mặt quá quen thuộc của các y tá. Họ thường nói rất nhiều về họ, về gia đình, con cái họ. Họ thường khoe những tấm ảnh chụp lúc cả gia đình họ đang hạnh phúc. Họ khoe hình ảnh từng đứa con với thành tích học hành hoặc nghề nghiệp của chúng.
Mỗi
một ngày làm việc ở Nursing Home chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện
và cũng học được rất nhiều điều từ họ. Trong số rất hiếm những người
Việt Nam ở Viện Dưỡng Lão nầy chúng tôi đã gặp được dì Năm. Lần đầu tiên
gặp được đồng hương tôi rất mừng, và dì Năm cũng đã mừng đến rơi lệ khi
biết trong nhóm làm việc có tôi là người Việt Nam. Dì đã nắm tay tôi
thật chặt, từ trên chiếc xe lăn dì ngước lên nhìn tôi mà mắt ướt đỏ
hoe.Thoạt nhìn dì Năm, đầu óc tôi tự dưng hiện về những câu ví von mà
tôi đã được học lúc còn ở Việt Nam :
-Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau.
Lại cũng có câu hát nghe được như sau :
-Mẹ già như chuối chin cây
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Mỗi lần tôi mời dì đến để massage, dì Năm luôn xem tôi như một đứa con hay đứa cháu của dì. Dì đã tâm sự rất nhiều, tâm sự hết về cuộc đời của dì. Dì Năm là người gốc ở đồng ruộng miền tây Việt Nam. Do cuộc sống quá khó nhọc, dì lên Sài gòn tìm phương lập nghiệp rồi sau đó lập gia đình ở Sài gòn luôn. Chồng dì cũng là một người dân lao động tay chân từ miền quê Hậu Giang lên Sài gòn kiếm sống.Cuộc sống của hai vợ chồng thoạt đầu khá vất vả nhưng họ rất yêu thương nhau.Hai người đã cho ra đời hai đứa con bụ bẫm.
-Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau.
Lại cũng có câu hát nghe được như sau :
-Mẹ già như chuối chin cây
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Mỗi lần tôi mời dì đến để massage, dì Năm luôn xem tôi như một đứa con hay đứa cháu của dì. Dì đã tâm sự rất nhiều, tâm sự hết về cuộc đời của dì. Dì Năm là người gốc ở đồng ruộng miền tây Việt Nam. Do cuộc sống quá khó nhọc, dì lên Sài gòn tìm phương lập nghiệp rồi sau đó lập gia đình ở Sài gòn luôn. Chồng dì cũng là một người dân lao động tay chân từ miền quê Hậu Giang lên Sài gòn kiếm sống.Cuộc sống của hai vợ chồng thoạt đầu khá vất vả nhưng họ rất yêu thương nhau.Hai người đã cho ra đời hai đứa con bụ bẫm.
Đứa
con trai được đặt tên Quân, người con gái mang tên Thảo. Có hai đứa con
gia đình có vui hơn thật, nhưng cuộc sống gia đình ngày càng chật vật
hơn.Chồng của dì Năm sau nầy lại sinh tật nghiện rượu nặng và tật cờ
bạc.Ông đã khiến cho gia đình vốn nghèo khó lại càng chật vật hơn. Tệ
hại hơn nữa là càng ngày khi rượu vào thì lời ra, ông lại sinh tật về
nhà đập đồ đạc và đánh đập vợ con. Dì Năm tuy buồn nhưng luôn cố gắng
làm việc quần quật để có thể có đủ tiền nuôi cho hai con ăn học nên
người. Dì đã không nề hà bất cứ việc gì từ gánh nước mướn, giặt đồ mướn,
thậm chí ở đợ cho người ta. Năm 1978 chồng dì qua đời vì nghiện rượu,
sau đó Dì vô Chợ lớn ở đợ cho một gia đình Hoa Kiều. Họ rất thương cho
hoàn cảnh của dì nên khi đóng ghe đi vượt biên họ đã cho dì và hai đứa
nhỏ đi theo.
Đến Mỹ, do không biết tiếng Anh, cuộc sống của dì tiếp tục tay làm hàm nhai. Tuy nhiên, dù sao đi nữa cuộc sống ở Mỹ của dì vẫn đở khổ hơn những ngày lầm than thê thãm ở Việt Nam. Dì luôn tất bật trên xứ người, làm đủ mọi việc từ lặt rau, phụ bếp nhà hang Việt Nam cho đến làm cá, chặt thịt ở chợ, miễn sao dì có thể kiếm đủ tiền lo cho hai đứa con ăn học trên xứ người. Con của dì cả hai đều không học lên cao, đứa nào cũng cố cho xong lớp 12 rồi đi tìm việc làm. Đứa con gái học và đi làm nails, đứa con trai học và theo một số người Việt Nam làm nghề lót sàn nhà. Năm năm sau, con gái của dì mua nhà, dì và đứa con trai về ở chung với nó. Ngày trước lúc mới qua Mỹ, dì thuê nhà cho con cái có chổ ở với dì. Hai đứa con dì ăn ở bày bừa ra đầy nhà mỗi ngày. Dì vừa lo đi làm kiếm cơm tất bật, về đến nhà vừa lo thu vén ,dọn dẹp ngăn nắp. Từ khi con dì mua nhà , dì ở chung với chúng, mỗi ngày chúng luôn nhắc nhở, nặng nhẹ dì đủ điều, nào là phải quét nhà, lau nhà, phải đổi dép đi trong nhà….Mỗi cuối tuần khi chúng ở nhà, chúng luôn cằn nhằn dì mỗi khi chúng lau dọn:
-Má ! Ở đây là Mỹ, không phải là những ổ chuột như ở Việt Nam, má phải ăn ở cho sạch sẻ, ngăn nắp.
Mỗi năm gia đình có hai ngày giỗ, một ngày giỗ bà ngoại và một ngày giỗ ba của sắp nhỏ.Hồi trước dì thuê nhà cho con ở, mỗi khi làm đám giỗ dì đều đốt đèn cầy, đốt nhang để tưởng nhớ đến người quá cố mà chẳng có đứa nào nói gì. Nay ở nhà của chúng, nghe đầy lỗ tai, buộc dì phải biết kiêng, biết dè chừng. Thay vì đốt 3 cây nhang cho người quá cố, dì chỉ đốt một cây thôi. Tuy vậy, con gái dì vẫn chưa thấy hài lòng, nó đề nghị dì ra chợ tìm mua nhang bằng điện về cúng, còn đèn cầy thì dứt khoát không được đốt. Đứa con gái cằn nhằn khói nhang sẽ bám trần nhà , còn đứa con trai thì lén mẹ đem vứt bó nhang thơm ngắn vào túi rác.
Đến Mỹ, do không biết tiếng Anh, cuộc sống của dì tiếp tục tay làm hàm nhai. Tuy nhiên, dù sao đi nữa cuộc sống ở Mỹ của dì vẫn đở khổ hơn những ngày lầm than thê thãm ở Việt Nam. Dì luôn tất bật trên xứ người, làm đủ mọi việc từ lặt rau, phụ bếp nhà hang Việt Nam cho đến làm cá, chặt thịt ở chợ, miễn sao dì có thể kiếm đủ tiền lo cho hai đứa con ăn học trên xứ người. Con của dì cả hai đều không học lên cao, đứa nào cũng cố cho xong lớp 12 rồi đi tìm việc làm. Đứa con gái học và đi làm nails, đứa con trai học và theo một số người Việt Nam làm nghề lót sàn nhà. Năm năm sau, con gái của dì mua nhà, dì và đứa con trai về ở chung với nó. Ngày trước lúc mới qua Mỹ, dì thuê nhà cho con cái có chổ ở với dì. Hai đứa con dì ăn ở bày bừa ra đầy nhà mỗi ngày. Dì vừa lo đi làm kiếm cơm tất bật, về đến nhà vừa lo thu vén ,dọn dẹp ngăn nắp. Từ khi con dì mua nhà , dì ở chung với chúng, mỗi ngày chúng luôn nhắc nhở, nặng nhẹ dì đủ điều, nào là phải quét nhà, lau nhà, phải đổi dép đi trong nhà….Mỗi cuối tuần khi chúng ở nhà, chúng luôn cằn nhằn dì mỗi khi chúng lau dọn:
-Má ! Ở đây là Mỹ, không phải là những ổ chuột như ở Việt Nam, má phải ăn ở cho sạch sẻ, ngăn nắp.
Mỗi năm gia đình có hai ngày giỗ, một ngày giỗ bà ngoại và một ngày giỗ ba của sắp nhỏ.Hồi trước dì thuê nhà cho con ở, mỗi khi làm đám giỗ dì đều đốt đèn cầy, đốt nhang để tưởng nhớ đến người quá cố mà chẳng có đứa nào nói gì. Nay ở nhà của chúng, nghe đầy lỗ tai, buộc dì phải biết kiêng, biết dè chừng. Thay vì đốt 3 cây nhang cho người quá cố, dì chỉ đốt một cây thôi. Tuy vậy, con gái dì vẫn chưa thấy hài lòng, nó đề nghị dì ra chợ tìm mua nhang bằng điện về cúng, còn đèn cầy thì dứt khoát không được đốt. Đứa con gái cằn nhằn khói nhang sẽ bám trần nhà , còn đứa con trai thì lén mẹ đem vứt bó nhang thơm ngắn vào túi rác.
Dì
Năm cho biết dì có tài nấu ăn ngon , các con dì từ bé đến khi lớn khôn
đều mê những món ăn ngon của mẹ.Rồi bỗng một hôm, chúng yêu cầu dì không
được nấu ăn trong nhà nữa, mọi thứ cứ để chúng lo. Chúng bắt đầu chê
món ăn Việt Nam là hôi thúi. Chúng bắt đầu tập cho dì Năm làm quen với
món Spaghetti, Marcaroni, Hamburger, Hot dog….Chúng yêu cầu dì phải tập
xa lìa với nồi cá kho, nồi thịt kho hột vịt, món bún bò, món bánh canh
cua…Cũng kể từ hôm đó nước mắm trong nhà đã đội nón ra đi, thay vào đó
là chai xì dầu hiệu Maggi. Những món ăn Mỹ bỗng trở nên xa lạ, nhạt nhẽo
thế nào đó đối với dì. Cuộc sống bất ngờ phải lìa xa mọi thứ quen thuộc
đã từng ăn sâu vào máu, vào xương tủy của mình.
Rồi một ngày nọ, trong bữa ăn chiều của gia đình, hai đứa con của dì đã cho dì biết là dì phải chuẩn bị tìm phòng để thuê, chúng sẽ lấy nhà lại để bán, vì được giá. Dì Năm đã chạy đôn chạy đáo để tìm cho ra một chổ cho share phòng. Cuối cùng dì cũng được một bà cụ Việt Nam thương tình cho hoàn cảnh của dì, đã đồng ý cho dì về sống chung. Kể từ hôm dì dọn ra, chỉ vỏn vẹn quần áo và giấy tờ trong một chiếc vali cở trung và hai bức ảnh của hai người thân đã quá cố. Hai đứa con của dì cũng chẳng màng đến việc đi tìm xem mẹ mình ở đâu và sống ra sao. Ngày qua ngày mòn mỏi, dì Năm buồn lắm, nhưng trong lòng dì cảm giác buồn các con thì ít mà lo cho các con thì nhiều. Nằm đêm dì trằn trọc không sao ngủ được, cứ lo không biết hai đứa nó bán nhà rồi ở đâu, hai đứa nó biết ăn uống ra sao?
Rồi một ngày nọ, trong bữa ăn chiều của gia đình, hai đứa con của dì đã cho dì biết là dì phải chuẩn bị tìm phòng để thuê, chúng sẽ lấy nhà lại để bán, vì được giá. Dì Năm đã chạy đôn chạy đáo để tìm cho ra một chổ cho share phòng. Cuối cùng dì cũng được một bà cụ Việt Nam thương tình cho hoàn cảnh của dì, đã đồng ý cho dì về sống chung. Kể từ hôm dì dọn ra, chỉ vỏn vẹn quần áo và giấy tờ trong một chiếc vali cở trung và hai bức ảnh của hai người thân đã quá cố. Hai đứa con của dì cũng chẳng màng đến việc đi tìm xem mẹ mình ở đâu và sống ra sao. Ngày qua ngày mòn mỏi, dì Năm buồn lắm, nhưng trong lòng dì cảm giác buồn các con thì ít mà lo cho các con thì nhiều. Nằm đêm dì trằn trọc không sao ngủ được, cứ lo không biết hai đứa nó bán nhà rồi ở đâu, hai đứa nó biết ăn uống ra sao?
Ngày
xưa lúc chúng còn bé, hễ hôm nào kiếm được khá tiền một chút là dì vội
chạy ra chợ mua món ngon vật lạ về nấu những món ngon cho con. Bây giờ
chúng bán nhà rồi đi đâu? Ai có thể nấu cho chúng những món ăn ngon mà
chúng vừa miệng nhất? Thức ăn Mỹ tuy lạ nhưng nhạt nhẻo, lạ kỳ, rồi đây
chúng sẽ chán cho coi! tiếng thở dài của dì vẫn hằng thườn thượt trong
đêm. Cả tháng sau đó trôi đi, Dì chẳng còn hy vọng trông thấy bóng dáng
hai đứa con dì hằng yêu thương xiết bao. Mỗi khi ra chợ gặp những người
đồng hương dì thường hỏi xem có ai đã thấy hay biết hai đứa con của mình
ở đâu không? Không ai có thể giúp dì giải đáp thắc mắc đáng thương nầy.
Cho đến một hôm, do quá lao lực và lo rầu thương nhớ con không ngủ
được, dì đã bất ngờ ngã bệnh và bị stroke. Dì đã được những người đồng
hương gọi 911 chở đi cấp cứu, dì đã bị liệt nhẹ một chi. Sau thời gian ở
bệnh viện, người ta đã không tìm ra thân nhân của dì nên cuối cùng dì
đã được chở vào Nursing Home nầy để chăm sóc. Từ ngày ấy đến nay dì đã ở
đây, hằng ngày vẫn ngồi trên chiếc xe lăn, mắt luôn hướng nhìn về phía
cửa thang máy. Đôi mắt dì ngày như càng sâu hơn, hun hút , vô vọng khi
bóng dáng các con dì ngày càng biền biệt xa hơn. Lần nào thấy tôi vào dì
cũng rất mừng, níu chặt tay tôi hỏi dồn dập :
-Con có thấy thằng Quân, con Thảo con của dì không con ? Chắc con gặp tụi nó rồi phải không con ? Tụi nó có nói chừng nào vô thăm dì không con? Tội nghiệp ! Hai đứa nó ngoan lắm con ! Nếu con gặp tụi nó ở đâu nhớ cho dì biết để dì xin về , đi chợ nấu ăn cho tụi nó nghe con? Tội nghiệp cái thằng Quân nó thích ăn bún bò dì làm lắm con. Còn con Thảo, cái con nầy hổng biết sao mà nó mê món bún riêu dì Năm nấu lắm con!...
Lần khác, trước khi tôi chia tay dì ra về, dì níu chặt tay tôi nói trong nước mắt:
-Con ơi ! Làm ơn có gặp thằng Quân, con Thảo nhớ nói dùm là dì nhớ tụi nó nhiều lắm nhe con! Nói với tụi nó cho dì gặp tụi nó một lần thôi cũng được nhe con! Hổm rày không có dì lo cho tụi nó ăn uống chắc tụi nó ốm yếu ,tội nghiệp lắm con ơi! Sao dì lo cho tụi nó quá con ơi!...
Một lần khác dì đã tâm sự với tôi, lúc các con dì bán nhà, dì có ý định:- thôi con mình nó không thích mình ở làm phiền nó thì mình trở về Việt Nam, quê hương chôn nhau cắt rún của mình vậy! Lúc đó dì chưa có đủ tiền để trở về, dì định làm thêm một thời gian nữa, dành dụm rồi về sau cũng được. Nào ngờ, bây giờ trong hoàn cảnh nầy, dì biết rõ mọi thứ đã trở nên xa vời, thật xa vời, vuột khỏi tầm tay dì rồi. Chiếc xe lăn bây giờ ngày càng nặng nề hơn cùng với nỗi nhớ mong hai con ngày càng trì nặng trong lòng dì.
Tôi vội chia tay dì quay bước nhanh vào thang máy trước khi kịp nhìn thấy nước mắt đầm đìa trên gương mặt xương xẩu của một người mẹ Việt Nam trên xứ người. Một ngày nữa lại sắp qua đi…..
Chu Thụy Nguyên
-Con có thấy thằng Quân, con Thảo con của dì không con ? Chắc con gặp tụi nó rồi phải không con ? Tụi nó có nói chừng nào vô thăm dì không con? Tội nghiệp ! Hai đứa nó ngoan lắm con ! Nếu con gặp tụi nó ở đâu nhớ cho dì biết để dì xin về , đi chợ nấu ăn cho tụi nó nghe con? Tội nghiệp cái thằng Quân nó thích ăn bún bò dì làm lắm con. Còn con Thảo, cái con nầy hổng biết sao mà nó mê món bún riêu dì Năm nấu lắm con!...
Lần khác, trước khi tôi chia tay dì ra về, dì níu chặt tay tôi nói trong nước mắt:
-Con ơi ! Làm ơn có gặp thằng Quân, con Thảo nhớ nói dùm là dì nhớ tụi nó nhiều lắm nhe con! Nói với tụi nó cho dì gặp tụi nó một lần thôi cũng được nhe con! Hổm rày không có dì lo cho tụi nó ăn uống chắc tụi nó ốm yếu ,tội nghiệp lắm con ơi! Sao dì lo cho tụi nó quá con ơi!...
Một lần khác dì đã tâm sự với tôi, lúc các con dì bán nhà, dì có ý định:- thôi con mình nó không thích mình ở làm phiền nó thì mình trở về Việt Nam, quê hương chôn nhau cắt rún của mình vậy! Lúc đó dì chưa có đủ tiền để trở về, dì định làm thêm một thời gian nữa, dành dụm rồi về sau cũng được. Nào ngờ, bây giờ trong hoàn cảnh nầy, dì biết rõ mọi thứ đã trở nên xa vời, thật xa vời, vuột khỏi tầm tay dì rồi. Chiếc xe lăn bây giờ ngày càng nặng nề hơn cùng với nỗi nhớ mong hai con ngày càng trì nặng trong lòng dì.
Tôi vội chia tay dì quay bước nhanh vào thang máy trước khi kịp nhìn thấy nước mắt đầm đìa trên gương mặt xương xẩu của một người mẹ Việt Nam trên xứ người. Một ngày nữa lại sắp qua đi…..
Chu Thụy Nguyên
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
Người Sài Gòn nhớ Sài Gòn xưa
Đường phố Sài Gòn ngày nay.
RFA
Với những cư dân lâu năm của Sài Gòn, thành phố này ngoài ý nghĩa là
nơi cư trú, đây còn là kỉ niệm và chiếc nôi văn hóa phía Nam đất nước,
nơi lưu giữ những dấu vết cổ xưa để người Sài Gòn có thể ra đường, đi
vài chục bước đã gặp những con phố sầm uất, phồn thịnh và trầm mặc, bắt
gặp mùi hương lưu cửu của Sài Gòn ba trăm năm trước, và cách đó không
xa, một Sài Gòn khác nhộn nhịp ngựa xe, ồn ào phố thị với nhịp điệu
cuống cuồng, hối hả… Đó là đặc trưng của Sài Gòn. Tuy nhiên, thời gian
gần đây, bóng dáng của Sài Gòn xưa đang dần mất đi, thay vào đó là một
chuỗi những công trình bê tông hóa khiến cho thành phố ngày càng trở nên
xa lạ với những ai từng gắn bó và sống với Sài Gòn.
Những dấu xưa mất dần
Một vị trí thức Sài Gòn, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Thực ra thì
Sài Gòn cũng chỉ là một thành phố trẻ thôi, 300 năm không phải là nhiều
so với những thành phố khác trên thế giới nhưng so với trong khu vực
Đông Nam Á thì Sài Gòn được biết đến không phải do bề dày lịch sử lâu
dài của nó mà do nó được thiết kế, được dựng nên mang rất nhiều yếu tố
lịch sử, cho nên nếu đập bỏ một di sản ngay giữa trung tâm Sài Gòn, mà
thật ra là nó rất đẹp, không kịch cỡm, xấu xí nếu kịch cỡm, xấu xí thì
nó đã không đứng vững được hơn 100 năm như thế này, nếu lưu giữ được nó
thì Sài Gòn mới là Sài Gòn. Bây giờ người ta đang chứng kiến rất nhiều
cảnh cưa đổ những hàng cây cổ thụ xanh, rồi phá chỗ này đập chỗ kia, thì
nó đã mang lại nhiều vết thương trong lòng người yêu Sài Gòn lắm rồi,
có lẽ đừng xoáy thêm vào vết thương đó trong lòng người Sài Gòn nữa!”
Bây giờ người ta đang chứng kiến rất nhiều cảnh cưa đổ những hàng cây cổ thụ xanh, rồi phá chỗ này đập chỗ kia, thì nó đã mang lại nhiều vết thương trong lòng người yêu Sài Gòn lắm rồi.
-Một cư dân Sài Gòn
Theo vị này, Sài Gòn hiện tại đang mất dần vẻ đẹp của một thành phố
mệnh danh hòn ngọc viễn đông một thời, hay nói cách khác là thành phố
trung tâm của phía Nam, đồng thời cũng là thủ đô của một nhà nước dân
chủ ngắn ngủi này đang mất dần dáng vẻ riêng của nó và đi đến chỗ nó
cũng giống y hệt mọi thành phố mới xây dựng, cũng bê tông và thiếu vắng
những hàng cây trăm tuổi, cũng nhộn nhịp ngựa xe nhưng thiếu vắng sự bồi
hồi của những khu phố yên tĩnh, cổ xưa, cũng thiếu vắng hẳn một triết
lý trong xây dựng.
Sở dĩ nói rằng thành phố Sài Gòn hiện tại thiếu hẳn triết lý xây dựng
bởi vì thông qua các dự án đập phá và xây dựng, chẳng bao lâu nữa, độ
tuổi của thành phố này chỉ còn vài chục năm, không còn là thành phố ba
trăm năm như trước đây người ta thường nói. Bởi vì mỗi thành phố có
những nét riêng để phân biệt nó với thành phố khác, những nét riêng mang
tính lịch sử, thương mại, văn hóa và cư dân cùng với nhịp điệu sống rất
riêng của họ. Và khi qui hoạch thành phố, dù muốn hay không, người ta
buộc lòng phải nghĩ đến những giá trị đó.
Nói về triết lý xây dựng thành phố, vị này chia sẻ thêm rằng trong
xây dựng, nếu có triết lý xây dựng, người ta sẽ chú ý đến những chi tiết
gắn với lịch sử, thời gian và có thể qui hoạch mở rộng thành phố để
bằng mọi giá giữ lại những nét thuộc về văn hóa, lịch sử. Trường hợp
hàng cây xanh trên trăm tuổi bị chặt bỏ để xây dựng đường tàu điện ngầm
và phá bỏ thương xá Tax để xây dựng một trung tâm thương mại lớn hơn và
nhiều trường hợp qui hoạch vô tội vạ khác cho thấy hiện tại, Sài Gòn
không có triết lý xây dựng. Và điều này sẽ dẫn đến hậu quả là một thành
phố lai căn ra đời.
Nghĩa là trên danh nghĩa, người ta nói rằng đây là thành phố có độ
tuổi lâu đời, nhưng mọi bằng chứng về tuổi đời của thành phố thì tìm
không thấy. Và với đà xây dựng này, cái điều người ta tìm thấy được ở
thành phố Sài Gòn sẽ chẳng có gì ngoài những dãy nhà tầng tầng lớp lớp
bê tông nhưng lại thiếu vắng cây xanh và những con đường luôn đông nghẹt
người, tấp nập, đua chen nhưng trống rỗng, vô hồn.
Lấy đi dấu vân tay của một con người
Một cư dân Sài Gòn tên Thi, chia sẻ, sự mất đi của rất nhiều công
trình cổ ở thành phố Sài Gòn cũng như hàng cây xanh trăm tuổi và thương
xá Tax gần đây đã khiến cho ông thấy hụt hẫng một cách khó hiểu. Vì với
ông, mỗi sáng, chừng 5h, đạp xe đi dạo qua những con phố còn vắng bóng
người, chỉ có cây xanh và những căn nhà còn ngái ngủ, chỉ có thương xá
Tax, dinh Độc Lập, chùa Giác Lâm, cầu chữ Y, phố Lê Công Kiều… lướt qua
tầm mắt, ông luôn có cảm giác Sài Gòn rất bình yên, thân thiện và đáng
yêu hơn bất kì thành phố nào.
Bởi cái nơi ông sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, lấy vợ, sinh con rồi làm ông ngoại, cái nơi mà ông chứng kiến nhiều bận dâu bể, chứng kiến hai chế độ chính trị đi qua, cái nơi mà mới ngày hôm qua, ông còn là một cậu sinh viên trên ghế nhà trường, hôm nay phải hốt hoảng không biết tương lai sẽ ra sao, mọi sự đổi thay trong chốc lát đối với ông kể từ sau 30 tháng Tư năm 1975 đến nay… Sài Gòn đã thành máu thịt của ông, mỗi một góc phố cũ kĩ giống như một nét vân tay để nhận dạng một con người, và thành phố này là một con người hiện hữu trong ông.
Bởi cái nơi ông sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, lấy vợ, sinh con rồi làm ông ngoại, cái nơi mà ông chứng kiến nhiều bận dâu bể, chứng kiến hai chế độ chính trị đi qua, cái nơi mà mới ngày hôm qua, ông còn là một cậu sinh viên trên ghế nhà trường, hôm nay phải hốt hoảng không biết tương lai sẽ ra sao, mọi sự đổi thay trong chốc lát đối với ông kể từ sau 30 tháng Tư năm 1975 đến nay… Sài Gòn đã thành máu thịt của ông, mỗi một góc phố cũ kĩ giống như một nét vân tay để nhận dạng một con người, và thành phố này là một con người hiện hữu trong ông.
Việc xóa dần những dấu vết cũ trên thành phố, với ông Thi chẳng khác
nào người ta cố tình lấy đi mọi dấu vân tay của một con người, và sau đó
lại tiếp tục phẫu thuật thay hình đổi dạng, thay cả máu và cuối cùng là
thay họ đổi tên, biến con người này thành một con người khác nhưng
nghiệt ngã là con người khác đấy vẫn mang căn cốt của con người xưa mà
lại không thể giống được chính họ. Đó là bi kịch của một thành phố, cũng
là bi kịch lịch sử, nó phản ánh sự thiếu vắng những giá trị tinh thần.
Theo ông Thi, có lẽ không riêng gì ông mà sẽ có rất nhiều trí thức
nói riêng và cư dân Sài Gòn nói chung tiếc nuối những giá trị đã gắn kết
vào tâm thức của họ, những nét xưa cũ của một Sài Gòn hoa lệ, sầm uất,
phồn thịnh và lịch lãm đang dần mất đi, thay vào đó là một thành phố mới
mẽ với tên tuổi mới mẽ và lộn xộn trên mọi nghĩa, từ dân cư cho đến
nhịp sống, Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông
một thuở.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Tin, bài liên quan
- Điều động 600 cảnh sát cơ động vào TPHCM chống cướp
- Người Việt tỵ nạn tìm lại mình trong Báo Xuân
- Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!
- TPHCM dành 2.000 tỉ đồng ứng phó biến đổi khí hậu
- Những vấn đề của đô thị Việt Nam
- Sài Gòn: Đầu tư kém hiệu quả gây lãng phí ngân sách quốc gia
- Sài Gòn bị ảnh hưởng nặng của hiện tượng biến đổi khí hậu
- Di dời hệ thống cảng Sài Gòn
- Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Sài Gòn
- http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/reminiscence-of-former-saigon-09052014130940.html
Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu 'dễ sống' hơn?
Cập nhật: 10:38 GMT - thứ năm, 11 tháng 9, 2014
'Tôi cho Sài Gòn 2 điểm và Hà Nội 1 điểm', đó là
phần cho điểm của một khách mời tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC
với các khách mời hôm 11/9/2014 với chủ đề "Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu
dễ sống hơn?".
Và blogger này đưa ra lời giải thích:
Là người duy nhất trong số các khách mời cho điểm Hà Nội cao hơn Sài Gòn, nhà nghiên cứu từ Thái Lan bình luận:
"Hà Nội với những sự cực đoan như là nhà báo Tường Vân nói, với quyền lực chính trị nhiều hơn Sài Gòn rất là nhiều.
"Nhưng nếu con người Hà Nội không có được một cái nhìn thoáng, không du nhập được những cái hay, cái lạ ở những vùng khác đến, thì tôi nghĩ rằng Sài Gòn lúc nào cũng đi trước Hà Nội, nhất là về vấn đề kinh tế.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Từ Sài Gòn, hôm thứ Năm, khi được
hỏi ở đâu dễ sống hơn, dễ làm ăn và dễ thở hơn giữa hai đô thị này, Tiến
sỹ Alan Phan, blogger và nhà phân tích kinh tế, tài chính, nhận xét với
BBC rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến trúc, đến cơ sở
hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống.
"Thực tình mà nói về văn hóa hay về bất cứ điều
gì khác của hai thành phố này, tôi thấy nó rất là xấu xí, từ vấn đề kiến
trúc, cho tới vấn đề con người, cho đến vấn đề hạ tầng cơ sở.
"Nghĩa là môi trường sống có thể nói rất là tệ
hại," người cho điểm khá thấp cả Hà Nội và Sài Gòn trên thang điểm từ
một tới mười nói.
"Một trong những nơi tệ hại so sánh như những
quốc gia mà tôi đã từng đi qua, mà tệ nhất là Nigeria hay là Bangladesh,
còn tất cả những nơi khác đều có môi trường sống tốt hơn là Sài Gòn và
Hà Nội."
Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định chung và so sánh hai thành phố, mở đầu, Tiến sỹ Alan Phan nói:
"Hiện nay Sài Gòn tương đối cởi mở hơn, có nhiều
cơ hội làm ăn hơn. Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố rất năng động và đang
cố gắng bắt kịp Sài Gòn, nhất là họ (Hà Nội) đang được dành cho những
ưu đãi rất tốt.
"Xây dựng hạ tầng cơ sở, họ đã đầu tư rất nhiều.
Tôi nghĩ trong vòng 10 năm nữa thì Hà Nội có thể bắt kịp Sài Gòn về môi
trường sống."
Bản sắc
"Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản sắc gần giống nhau. Lý do tại sao? Là bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông"
Tiến sỹ Alan Phan
Khi nói về phương diện giữ gìn, phát huy 'bản
sắc' cũng như về môi trường sống mà cả hai thành phố được cho là đang
chịu sự cạnh tranh với một số thành phố, đô thị khác ở Việt Nam, blogger
này nhận xét:
"Khi tôi nói về văn hóa, tôi vẫn thích thành phố Huế, hay là thành phố Hội An hơn là Sài Gòn với Hà Nội.
"Về môi trường sống, tôi nghĩ thành phố Đà Nẵng tương đối được hơn, đây là so giữa Việt Nam với nhau.
"Hay là về sống trong một cộng đồng, thì những
nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long là những nơi khá là hấp dẫn. Và nói thêm nữa
là những thành phố trên vùng Tây Nguyên, là những thành phố mà tôi rất
thích.
"Bởi vì nó gần với thiên nhiên rất nhiều, dù rằng việc phá rừng gần như đã làm suy kiệt vấn đề này."
So sánh về 'bản sắc' giữa Sài Gòn và Hà Nội, ông Alan Phan nói thêm:
"Vấn đề mỗi bản sắc, phải có một bản sắc riêng,
đây là so sánh giữa Sài Gòn và Hà Nội. Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản
sắc gần giống nhau."
'Đồng hóa'?
"Bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông. Và sự
đồng hóa, từ hồi di cư năm 1954, là đã có một sự thay đổi lớn về văn
hóa, nhưng mà sau đó đến thời 1975, có thể nói văn hóa Sài Gòn bị biến
đổi hàng ngày, hàng giờ.
"Và cho đến ngày hôm nay, như tôi nói chừng 10
năm nữa, có lẽ không phân biệt được giữa Sài Gòn với Hà Nội. Sài Gòn lúc
nào cũng ảnh hưởng Âu - Mỹ nhiều. Hà Nội rất ảnh hưởng từ Trung Quốc,
nhưng hai cái đấy đang trở thành một hỗn hợp."
Hôm thứ Năm, một khách mời khác của tọa đàm trực tuyến, nhà báo Phạm Tường Vân cho điểm Hà Nội 7/10 và Sài Gòn 8/10.
Bình luận với BBC về một bài báo gần đây trên tờ
Bloomberg vốn gợi ý rằng Sài Gòn vượt xa Hà Nội trên nhiều lĩnh vực từ
kinh tế, văn hóa, du lịch tới môi trường sống v.v..., nhà báo Tường Vân
nói:
"Bài báo đó thích hợp với những người nước ngoài
muốn dành thời gian khoảng 5 tới 10 phút để biết về một đất nước mà
không phải trong mối quan tâm thường xuyên.
"Tôi nghĩ đó là concept (quan niệm) của tờ
Bloomberg. Còn dưới góc độc của người trong cuộc thì tôi nghĩ có một cái
nhìn rất là khác..."
'Thiếu cân bằng'
"Tôi nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây giờ luôn luôn thiếu một sự cân bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự phản biện, loại trừ"
Nhà báo Phạm Tường Vân
Về sự khác biệt của Hà Nội với Sài Gòn, cũng như căn nguyên của nó, nhà báo nữ nêu quan điểm:
"Ở một đất nước tưởng vậy mà không phải vậy thì
sự khác biệt rất là dài về văn hóa. Một cuộc giao thoa văn hóa giữa đông
và tây, một lộ trình lịch sử có nhiều biến động, chiến tranh, tác động
của chính sách quản lý những cuộc di dân...
"Hà Nội sau năm 1954 và Sài Gòn sau năm 1975... có một sự khác biệt rất lớn, trước và sau giai đoạn lịch sử này."
"Trong cái nhìn của tôi, tôi thấy Hà Nội có một
cái gì đó giống nước Pháp, còn Sài Gòn giống với nước Mỹ. Nhưng Hà Nội
sau năm 1954, có một sự thay đổi về xã hội, văn hóa.
"Tôi nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây
giờ luôn luôn thiếu một sự cân bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố
văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự phản biện, loại trừ.
"Và bản thân mỗi thành tố khi sinh ra nó đã chứa
đựng một sự cực đoan nhất định. Và điều đó làm cho bản thân thành tố đó
phải đối diện với một sự cực đoan mới, khởi sinh sau nó, giống như một
phản ứng cân bằng."
"Nhưng mà cái sinh sau nó cũng bị quá, nó cũng
cực đoan, cho nên nó cũng cần có những mảng đối lập mới khác với nó, cho
nên luôn tôi thấy Hà Nội là một sự thiếu cân bằng, nhưng nó cũng thú
vị, sự thiếu cân bằng đó cũng thú vị."
'Tan biến'
Từ Bangkok, khách mời Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Montira Rato, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa Việt Nam tại
Đại học Chulalongkorn, nêu nhận xét về hai thành phố mà chị từng biết ở
Việt Nam và so sánh với Bangkok.
"Nói thật lòng cả hai thành phố, kể cả
Bangkok nữa, đều không phải là thành phố lý tưởng để làm ăn
và sinh sống. Nhưng giữa hai thành phố này thì mình hơi nghiêng
về Hà Nội dù nhiều người cho là không khí làm việc ở Sài Gòn
thoáng hơn," nhà nghiên cứu người Thái Lan chia sẻ với BBC sau cuộc tọa
đàm trong một email viết bằng tiếng Việt.
"Nhưng tôi cũng biết rõ là Hà Nội không thể là mãi mãi như vậy được. Với quá trình đô thị hóa, tòa nhà cao tầng mới mọc lên và cả toàn cầu hóa nữa, Hà Nội của tôi cũng có thể tan biến theo thời gian"
PGS. TS. Montira Rato, Bangkok
"Với tư cách là một người nước ngoài từ
một thành phố nóng và nắng, tôi thấy Hà Nội thu hút và quyến
rũ hơn, nhất là về mặt thời tiết, ẩm thực và văn hóa.
"Trong bài thơ "Nghe rét đến nhớ về Hà
Nội", nhà thơ Xuân Quỳnh kết thúc với câu thơ này "Em muốn mang
một chút nắng về quê nhà". Nhưng tôi lại ước Bangkok sẽ có
những ngày mát lạnh như Hà Nội.
"Tôi cũng rất thích nét cổ kính bên cạnh
những sắc màu hiện đại của thủ đô này. Hình ảnh của Hà Nội
mà tôi nhìn thấy qua văn học, nhạc và họa là Hà Nội của trí
tuệ và văn minh với phong cách riêng cả nếp sống và nếp nghĩ.
"Nhưng tôi cũng biết rõ là Hà Nội không
thể là mãi mãi như vậy được. Với quá trình đô thị hóa, tòa
nhà cao tầng mới mọc lên và cả toàn cầu hóa nữa, Hà Nội của
tôi cũng có thể tan biến theo thời gian."
'Quyến rũ hơn'
"Đối với tôi, một người nước ngoài nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tôi cho Sài Sòn 7 điểm và Hà Nội 9 điểm.
"Sài Gòn hơn Hà Nội về mặt vật chất như hạ tầng cơ sở, môi trường quốc tế, nhiều quán cà phê đẹp hơn.
"Còn Hà Nội hơn Sài Gòn về mặt an ninh, tôi cảm
thấy an toàn hơn, văn hoá đặc sắc hơn như không khí Tết vui và mang tính
truyền thống hơn,
"Khí hậu (Hà Nội) có 4 mùa nên các cô gái được
mặc áo ấm quàng khăn lung linh và xinh xắn, ẩm thực đa dạng và đại diện
Việt Nam hơn, trung tâm của khoa học nên rất tiện cho việc học tập của
tôi.
"Tôi thấy Hà Nội quyến rũ hơn vì màu sắc riêng
với nét văn hoá Việt, nhưng vẫn thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc
và văn hoá Pháp.
"Hà Nội chắc còn lâu lắm mới bắt kịp Sài Gòn, nếu như con người Hà Nội vẫn giữ, vẫn ôm lấy cái cực đoan, và dựa vào cái quyền lực chính trị của mình để mà cứ thế mà đi"
Doanh nhân Nam Phạm, Boston, Hoa Kỳ
"Sài Gòn nhìn chung cũng như các thành phố khác trong ASEAN như Bangkok, Manila," Phó Giáo sư Montira Rato nêu quan điểm.
'Cái nhìn thoáng hơn'
Cho điểm Sài Gòn 8/10 và Hà Nội 6/10 là doanh nhân Nam Phạm, khách mời tham gia chương trình từ Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Khi được hỏi thành phố nào có đóng góp nhiều hơn
cho sự phát triển của Việt Nam sau hàng thập niên chấm dứt chiến tranh,
kể từ diễn biến 30/4/1975, ông Nam nói:
"Con người Sài Gòn cởi mở, có những cái nhìn
thoáng hơn con người Hà Nội. Vì vậy Sài Gòn từ xưa đến giờ vẫn là động
cơ chính để thúc đẩy đất nước Việt Nam mình từ Bắc chí Nam đi lên.
"Nhưng nếu con người Hà Nội không có được một cái nhìn thoáng, không du nhập được những cái hay, cái lạ ở những vùng khác đến, thì tôi nghĩ rằng Sài Gòn lúc nào cũng đi trước Hà Nội, nhất là về vấn đề kinh tế.
"Và Hà Nội chắc còn lâu lắm mới bắt kịp Sài Gòn,
nếu như con người Hà Nội vẫn giữ, vẫn ôm lấy cái cực đoan, và dựa vào
cái quyền lực chính trị của mình để mà cứ thế mà đi."
'Cơ hội cho người trẻ'
Từ Sài Gòn, một nhà báo tự do đang làm cố vấn
quảng cáo cho một công ty, người cho Hà Nội 6/10 điểm và Sài Gòn 9/10
điểm, so sánh hai thành phố từ góc độ cơ hội phát triển cho thanh niên.
"Bản thân tôi, tôi thích sống ở Sài Gòn, bởi vì Sài Gòn đơn giản là chúng tôi rất thờ ơ với chính trị..."
Nhà báo Hoài Nam, Sài Gòn
Nhà báo Hoài Nam nói với BBC:
"Bản thân tôi, tôi thích sống ở Sài Gòn, bởi vì
Sài Gòn đơn giản là chúng tôi rất thờ ơ với chính trị... Con người Sài
Gòn đơn giản và khoáng đạt, con người Sài Gòn muôn mặt và đa dạng.
"Vì thế cơ hội đến với những người trẻ như chúng
tôi ngay tại đất Sài Gòn rất là cao. Nếu như bạn giỏi, bạn có cơ hội để
tồn tại và điều đó là lý do tôi thích ở Sài Gòn."
Từ Hà Nội, kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn trước hết bình luận về ý kiến của các vị khách mời khác.
Anh Tuấn nói với BBC:
"Trước hết tôi đồng ý với ý kiến của anh Nam
Phạm đó là nếu như người Hà Nội cứ tiếp tục khư khư giữ chặt cái lối của
mình mà cứ thế mà đi, thì quả thật chắc chắn là Hà Nội sẽ không bao giờ
bắt kịp Sài Gòn...
"Chị Hoài Nam có nói ở Sài Gòn mọi người sống
thoải mái hơn, vui vẻ hơn, cởi mở hơn, nhất là trong giới trẻ, thanh
niên, bởi vì người Sài Gòn chỉ làm những gì mà họ muốn và họ ít quan tâm
chính trị."
'Mùi của chính trị'
Theo kiến trúc sư trẻ này, có một sự khác biệt
rõ rệt giữa Hà Nội và Sài Gòn, với một bên 'thiên về 'chính trị' còn bên
kia thiên về 'thú vui, vô tư' nhiều hơn.
Anh Tuấn nói với BBC: "Cũng phải nói luôn là ở Hà Nội, đấy chính là điều khác.
"Để có thể quan sát những hoạt động về mặt chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm thấy ở Hà Nội, tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn. Và nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn ở Hà Nội"
Kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh, Hà Nội
"Đấy là cái mật độ và tỷ lệ những người quan tâm
đến chính trị và có một thái độ giống như chị Tường Vân có nói, đó là
sự cực đoan về chính trị theo mặt này hay mặt khác thì nhiều hơn ở Sài
Gòn, theo quan sát của tôi.
"Sự khác biệt đó có thể nói lên là giữa một bên
chúng ta để ý đến những cái diễn ra hàng ngày về mặt chính trị, và một
bên là chúng ta để ý đến những cái chỉ thuần túy là cho niềm vui cho
cuộc sống của mình, thì nó làm nên sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn.
"Nếu như chỉ để tìm một niềm vui hàng ngày trong
cuộc sống, thì tôi, bản thân tôi là người sống ở Hà Nội, tôi cũng rất
thích sống ở Sài Gòn, tôi cũng chọn Sài Gòn.
"Nhưng để phục vụ cho những mong muốn khác của
bản thân, đúng như chị Tường Vân có nói, đó là về mục đích, hay như chị
Nam có nói là trong cơ quan nhà nước, hay vị trí chính trị, thì không
hẳn, nhưng để có thể quan sát những hoạt động về mặt chính trị, các tổ
chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm thấy ở Hà Nội,
tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn.
"Và nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà
chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn ở Hà Nội," kiến trúc sư Nguyễn Anh
Tuấn, người cho Sài Gòn 8 điểm và Hà Nội 6 điểm, nói với cuộc tọa đàm
trực tuyến của BBC từ Hà Nội.
Mùa thu miền Tây Nam Bộ
Người ta hay nói về vẻ thơ mộng của mùa thu Hà Nội, vẻ quyến rũ của
núi rừng Tây Bắc mùa thu hoặc vẻ bồn chồn, ngập ngừng vào thu của thành
phố vốn dĩ nhộn nhịp và hối hả như Sài Gòn, nhưng ít ai nói về mùa thu
miền Tây Nam Bộ, cách Sài Gòn không xa cho lắm, nhưng xứ sở này lại có
một mùa thu miên man sông nước và có những cuộc đời cũng vàng vọt như lá
thu trôi giữa dòng. Có lẽ, không có mùa thu ở đâu lại cho cảm giác hết
sức lạ lẫm và tạo ra cảm giác mơ hồ, thương cảm cuộc đời như mùa thu ở
Tây Nam Bộ, và cái Tết Trung Thu của các bé thơ ở đây tạo ra cảm giác
buồn khó tả.
Ít cơ hội cảm nhận mùa thu
Một người mẹ tên Thu của bốn đứa trẻ ở Năm Căn, Cà Mau nói về quê chị: “Rất
là khó khăn, ví dụ như trường gần thì có thể 6 giờ nó đi, nhưng xa hơn
chút thì từ 3 giờ nó đã thức dậy nó đi rồi. Đó là học trung học đó, còn
học cấp 3 thì người ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho tụi nó ra ngoài
mướn nhà ở lại chứ làm sao đi thế đâu. Đi bằng đò nhỏ đó, nguy hiểm lắm,
sông sâu nước chảy. Giông gió cỡ nào cháu cũng đi học, 3 – 4 giờ sáng
thì cũng có mưa, nhưng mưa thì cháu cũng đi, người ta có điều kiện người
ta che đò lại để đi nhưng mà cũng cực khổ.”
Theo chị Thu, trẻ em miệt Tây Nam Bộ ít có cơ hội cảm nhận mùa thu
cũng như ít có điều kiện để được hưởng một cái Tết Trung Thu đúng nghĩa.
Ngoại trừ một số trẻ em con nhà khá giả, cha mẹ có đủ tiền bạc thì
chúng được hưởng Tết Trung Thu ấm áp, vui vẻ, còn những em bé nhà nghèo
chiếm số đông hiện tại không có Tết Trung Thu vì nhiều lý do khác nhau,
nhưng lý do lớn nhất vẫn là bởi thiếu thốn mọi bề.
Trung thu thấy cũng bình thường thôi, người ta không tổ chức gì lớn, trong này người ta thấy trung thu cũng bình thường, không có gì quan trọng.
-Bé Duyên
Chị Thu cho biết thêm là phần đông trẻ em ở Tây Nam Bộ nói chung và ở
Năm Căn nói riêng đều có cuộc sống hết sức vất vả, khó khăn. Chỉ riêng
việc đến trường, có nhiều em mỗi sáng phải thức dậy lúc 4 giờ và sau đó
ăn qua quýt lưng chén cơm với khô sặc nướng hoặc cá kho quẹt để lên
xuồng ba lá, cha mẹ sẽ chở chúng đi mất hết gần hai giờ đồng hồ để đến
lớp bởi tuy đoạn sông không dài nhưng phải bơi luồn lách để tránh sóng
và tránh những luồng nước dữ. Việc đến lớp của trẻ em ở đây hết sức khó
khăn, chính vì thế, ít có em theo đuổi việc học.
Đó là chưa nói đến trường hợp học phổ thông trung học, các em phải
lên thị trấn hoặc thị xã thuê nhà trọ để ở lại học chứ tại các xã không
có trường cấp ba. Chính vì việc học cấp ba quá tốn kém và khó khăn nên
đa phần học sinh tốt nghiệp xong trung học cơ sở, tức cấp 2 thì bỏ học,
lên thành phố đi làm thuê hoặc quanh quẩn ở nhà học nghề đan lưới, phụ
giúp cha mẹ… Chỉ riêng việc học không thôi cũng đã quá vất vả như vậy
thì lấy đâu ra tiền để vui Trung Thu.
Chị Thu đã lắc đầu, buồn bã đưa ra kết luận như vậy về Tết Trung Thu
và còn cho chúng tôi biết thêm là mùa thu lục tỉnh rất buồn, cảm giác
miên man, ảm đạm, sầu rớt thường kéo về theo gió mùa và mây trời u uẩn.
Sự u uẩn này còn nhân lên gấp bội mỗi khi nghe giữa xóm vắng, một cô nào
đó cất lên bài vọng cổ ru con với giọng buồn ai oán và có chút gì đó
hụt hẫng, tiếc nuối một thời xuân sắc đã vuột bay.
Xa lạ Tết Trung Thu
Bé Duyên, ở Đất Mũi, chia sẻ: “Khi mình đi trường học, ăn trung
thu ở lớp cũng vui nhưng mà về nhà không vui, tại vì trung thu thấy cũng
bình thường thôi, người ta không tổ chức gì lớn, trong này người ta
thấy trung thu cũng bình thường, không có gì quan trọng, còn trẻ em thì ở
lớp thôi.”
Theo em, Tết Trung Thu là một thứ gì đó quá xa lạ đối với trẻ con ở
Đất Mũi mặc dù mỗi khi nghe tiếng trống múa lân vang vọng đâu đó, em vẫn
náo nức muốn đi xem. Nhưng hoàn cảnh gia đình em cũng như nhiều bạn
trong xóm chài của em không cho phép những đứa bé được vui chơi. Vì mỗi
ngày, em cùng các bạn trong xóm phải đi bắt ốc cùng với cha mẹ, đa phần
các bạn đều nghỉ học hồi còn lớp một, lớp hai, riêng em may mắn vẫn đang
đi học nhưng thời gian đi học và phụ giúp gia đình không cho phép em
vui chơi bất kể lúc nào, kể cả việc xem truyền hình mỗi tối.
Và mỗi ngày, tiêu chuẩn phải đạt được của Duyên cũng như nhiều bạn
trẻ trong xóm Lò phải là từ ba cho đến bốn ký lô ốc len. Với mùa nước
cạn, việc bắt ốc len có phần thuận tiện hơn, em cùng các bạn trẻ trong
xóm chỉ việc mang giỏ, mang thùng lội vào rừng đước và dán mắt xuống
bùn, thấy ốc nổi trên mặt sình thì lượm bỏ vào giỏ, giỏ đầy thì trút vào
thùng, mỗi giỏ nặng chừng hai ký, bữa nào trúng đậm cũng được ba đến
bốn giỏ, bán được từ bốn chục ngàn đồng đến sáu chục ngàn đồng tùy phiên
chợ. Nhưng đó là chuyện trúng đậm, năm thì mười họa, còn hằng ngày, chỉ
cần bắt được hai ký, bán được từ mười lăm đến hai lăm ngàn đồng là đã
quá đủ với Duyên cùng các bạn trong xóm.
Theo chân Duyên về nhà, chúng tôi bắt gặp một khu xóm trên Đất Mũi
hiện ra trước mắt làm ngỡ ngàng rằng mình đang lọt vào tiền sử, nhà cửa
xiêu vẹo, tạm bợ trên những thân cột bằng gỗ đước cắm xuống lòng sông,
xuyên qua lớp sình đen đúa và cho cảm giác những ngôi nhà xụp xệ này có
thể bị nhấn chìm xuống sình và nước đen bất kì giờ nào. Dường như trong
xóm không thấy bóng dáng đàn ông, chỉ toàn phụ nữ và trẻ con, hỏi ra mới
biết là đàn ông đã ra khơi hoặc đi làm thuê ở xa, ít có người đàn ông
nào trụ nổi ở nhà bởi cái đói và sự khó khăn thôi thúc đôi chân họ phải
đi càng xa càng tốt.
Quang cảnh xóm Lò ở Đất Mũi và những khu xóm nghèo ở huyện Năm Căn,
Cà Mau khiến chúng tôi chỉ biết lắc đầu thở dài và thầm thán phục những
cuộc đời nghèo khổ vĩ đại. Cái nghèo, sự khốn cùng đã đạt đến tầm mức vĩ
đại và không thể bình luận gì thêm. Tự dưng, tiếng trống thu đâu đó
vọng lại nghe rưng rức nỗi buồn và đầm đìa tiếng khóc của những người mẹ
trẻ, của những đứa bé trót sinh ra nơi vùng đất nghèo khổ, u uẩn này.
Đã có nhiều mùa thu như thế đi qua miệt Tây Nam Bộ.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Tin, bài liên quan
- Tết Trung thu đến với các em khiếm thị
- Khả năng sản xuất của Việt Nam?
- Người mang TrungThu đến với trẻ em nghèo miền núi
- Du lịch nhà vườn miền Tây, một kiểu lừa bịp mới
Thanh niên ngày nay đặt niềm tin vào bói toán thần linh
Nguyên
nhân nào mà sinh viên học sinh, những mầm non đất nước không còn niềm tin như
cha ông họ cách đây chỉ vài chục năm? Mặc Lâm tìm hiểu vấn đề sau đây:
Một
trong những thói quen của người Việt trong ba ngày xuân là gieo quẻ đầu năm,
hái lộc hay xin xâm cầu may cho gia đình.
Trong
thâm tâm rất nhiều người thì việc làm này có tính truyền thống hơn là mê tín dị
đoan vì suy cho cùng chưa có ai đạt được những gì cụ thể từ lời xin do thần
linh ban xuống cả.
Không tin vào bản thân
Điều
lạ là mặc dù ngày Tết đã qua nhưng những cuộc xin xâm triền miên vẫn tiếp tục
nơi những người trẻ.
Họ
là các học sinh cấp ba sắp bước chân vào giảng đường đại học qua các cuộc thi
tuyển khá gian nan.
Họ
cũng là các sinh viên sắp ra trường với những việc làm còn tù mủ trước mặt…Họ
có một điểm giống nhau là khi đến những đền chùa thì đều cùng xin cho được toại
nguyện những điều mà họ cho là khó vượt qua bằng sức người.
Cũng
có nhiều người trẻ đến xin cho tình duyên được toàn vẹn hay ít ra sẽ gặp được ý
trung nhân….tất cả những ước nguyện đó được họ tâm tình với thần linh, với người
khuất mặt bằng tất cả lòng thành.
Họ
hình như quên mất rằng vừa bước ra khỏi thế giới vi tính, thế giới của khoa học
kỹ thuật chỉ vài giờ trước đây
Có
phải thời đại ngày nay không mang đủ niềm tin đến cho thanh niên để đến nỗi họ
phải tìm vào nơi khác để lấp đầy ý thức tín ngưỡng hay không?
Tác động của xã hội
Một sĩ quan cao cấp đã về hưu hiện sống tại Hà Nội cho rằng, tình hình hiện nay phản ảnh lại tâm lý khủng hoảng niềm tin của xã hội.
Nhà
phê bình văn học Lại Nguyên Ân chia sẻ những nhận định của ông về câu hỏi này
khi cho rằng những việc vừa nói đều do không khí của xã hội tác động lên đời sống
của sinh viên học sinh.
Đối
với nhà thơ Ý Nhi thì cho rằng đây là chuyện chung của cả thế giới. Tuy nhiên với
niềm tin mà người ta xin vào ngày nay thật khác xưa rất nhiều, nó chứa đầy chất
thực dụng.
Người
lớn trong gia đình cũng là tác nhân chính gây cho thanh niên ý tưởng tin vào những
chuyện mê tín dị đoan.
Sự
thiếu thốn vật chất cũng như hụt hẫng niềm tin nơi lãnh đạo của các công chức
cũng phần nào làm gương cho con em mình tại nhà.
Một
sĩ quan cao cấp đã về hưu hiện sống tại Hà Nội cho rằng, tình hình hiện nay phản
ảnh lại tâm lý khủng hoảng niềm tin của xã hội.
Người
lớn mất niềm tin vào cuộc sống trong xã hội ngày nay đã trở nên phổ biến gây hiệu
ứng dây chuyền cho thanh niên mất niềm tin theo, vì họ cảm thấy mất phương hướng
ngay từ chính gia đình mình.
Báo chí nói đến việc nhiều thanh niên thiếu nữ tìm tới những nơi tôn nghiêm cốt để cầu sự thành đạt cho bản thân mà lại lơ là ngay chính việc tôi luyện cho mình một bản lãnh thật sự để thành đạt.
Báo
chí nói đến việc nhiều thanh niên thiếu nữ tìm tới những nơi tôn nghiêm cốt để
cầu sự thành đạt cho bản thân mà lại lơ là ngay chính việc tôi luyện cho mình một
bản lãnh thật sự để thành đạt.
Đây
có phải là hiệu quả của hệ thống giáo dục hay không thì vẫn còn là một dấu hỏi
lớn cho xã hội, nhưng vận động cho thanh niên tránh khỏi những ỷ lại vào thần
linh như đang xảy ra tràn lan hiện nay chính là một trong những nhiệm vụ mà nền
giáo dục nước nhà chưa chú ý triệt để.
Vấn nạn trong tương lai
Dư
luận lo lắng về những lễ hội ngày càng nhiều núp dưới những hình thái tôn giáo
để làm tiền giới trẻ, mai này sẽ trở thành một vấn nạn khó tránh khỏi.
Bởi
chính các em cũng chờ đợi những ngày lễ hội như thế để trút bớt gánh nặng mà
nhà trường cùng với các cơ chế vô lý đang đè lên đôi vai chưa cứng cáp của
mình.
Quý
vị vừa nghe bài viết thanh niên ngày nay đặt quá nhiều niềm tin vào thần linh
hơn là nổ lực tự gầy dựng niềm tin nơi chính mình. Trong bài tới Mặc Lâm sẽ viết
về sự mê tín dị đoan đang xảy ra tràn lan trong các cơ quan nhà nước cùng với
những hệ lụy của nó, mời quý vị đón theo dõi.
Trung Thu sớm ở miền Trung
Khác với mọi năm, dường như năm nay, Tết Trung Thu ở miền Trung về sớm hơn, các hãng bánh Trung Thu đã có mặt ở đây từ những ngày đầu tháng Bảy âm lịch, đây cũng là chuyện khá lạ ở miền Trung mưa chang và nắng cháy, kinh tế chưa bao giờ được xếp vào vùng đất thịnh vượng nhưng lại có cái Tết thiếu nhi sớm hơn mọi nơi.
Như vậy có phải do kinh tế miền Trung phát triển và nhu cầu hưởng thụ
cao hay là vì một lý do nào khác? Có lẽ chính những câu chuyện của
người bán bánh Trung Thu và những em thiếu nhi sẽ nói lên đầy đủ hơn.
Sợ thiên tai nên bán bánh Trung Thu sớm
Một người bán hàng cho hãng bánh Kinh Đô, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:
“Hiện giờ bánh xuất hiện sau ngày Vu Lan rồi người ta chuẩn bị trung thu
tại vì bao giờ người ta cũng mua trước hết. Một cái bánh gần hai trăm
ngàn họ mua làm quà, đi biếu chứ không bao giờ họ ăn đâu. Họ ăn không
bao gờ họ mua bánh đó đâu, họ mua làm quà cho con nhỏ trong nhà, hoặc
biếu sếp là chủ yếu.”
Theo người này, sở dĩ năm nay mọi hãng bánh Trung Thu xuất phát sớm
hơn so với mọi năm vì họ đã rút được kinh nghiệm từ mọi năm trước. Miền
Trung thường có thiên tai, lụt lội vào những ngày đầu tháng Tám âm lịch,
chính vì thế, nếu xuất phát trễ, mọi hãng bánh có thể bị thua lỗ đậm ở
miền Trung. Hơn nữa, với các tỉnh ở miền Trung, chủng loại bánh Trung
Thu thuộc hàng thứ cấp, hàng chất lượng cao với giá thành đắt đỏ không
thể bán được ở miền Trung.
Và hơn hết là lượng tiêu thụ ở miền Trung rất thấp nhưng lại vượt
trội về vấn đề cho, tặng, biếu. Nghĩa là đa phần các phần bánh Trung Thu
đều được bán cho các nhân viên ở các cơ quan nhà nước mang biếu sếp. Mà
với các nhân viên muốn lấy lòng cấp trên thì việc biểu diễn ra càng sớm
càng tạo được ấn tượng với sếp. Chính vì thế mà đa phần bánh bán được ở
thị trường miền Trung đều chốt hàng vào độ mồng Mười tháng Tám âm lịch.
Những ngày chính thức Trung Thu, rất hiếm chuyện cha mẹ chở con đi mua
bánh vì với điều kiện thu nhập ở nơi này, ít gia đình nào đủ khả năng
chở con đi mua bánh Trung Thu mặc dù ai cũng muốn con mình có một Trung
Thu ấm áp, vui vẻ. Nhưng túi tiền của người bình dân không cho phép họ
nghĩ đến điều này!
Và điểm đáng quan tâm nhiều nhất ở bánh Trung Thu trên thị trường
miền Trung là nguyên liệu không thuộc dạng đặc biệt, khả năng kéo dài
hạn sử dụng rất hạn chế, chính vì vậy, nếu không tiêu thụ sớm, e rằng
vào dịp Trung Thu, thời tiết thất thường ở nơi này sẽ làm cho chất lượng
bánh bị kém. Chính vì thế, thay vì sản xuất bánh, ém hàng, thăm dò thị
trường, sau đó đóng gói và tung sản phẩm thì năm nay, riêng thị trường
miền Trung, các hãng bánh Trung Thu đều chọn phương án vừa đóng gói vừa
tung sản phẩm, bán càng sớm càng tốt và bằng mọi giá không để lượng bánh
tồn kho quá nhiều như mọi năm.
Chính vì lượng bánh tồn kho quá nhiều ở những năm trước vì lý do thời
tiết, đặc biệt là Trung Thu năm 2010, các hãng bánh lỗ trắng tay ở miền
Trung bởi mưa lớn và lũ lụt không kịp trở tay đã làm một lượng lớn bánh
trong các kho hàng bị hỏng nặng. Mà với các loại thực phẩm, một khi đã
ngấm nước, mốc meo nổi lên thì việc tìm chỗ để tiêu hủy nó là cả một vấn
đề khó khăn và đau đầu. Nói về kinh nghiệm thị trường, có lẽ đó là một
Tết Trung Thu ảm đạm nhất ở miền Trung mà theo các hãng bánh dự đoán,
khả năng Trung Thu năm nay, miền Trung sẽ mưa gió bão bùng và không
ngoại trừ lụt lội.
Người bán bánh này nói rằng mỗi hãng bánh uy tín đều có một người
chuyên tư vấn và dự đoán thời tiết, họ sẽ căn cứ theo dự đoán của người
này để lập kết hoạch, lên phương án tiếp cận và khai thác thị trường.
Năm nay, thị trường miền Trung được khai thác sớm để đề phòng lũ lụt,
thời tiết bất thường.
Cạnh tranh mặt bằng khốc liệt
Ông Một, nhân viên thị trường của một hãng bánh khá nổi tiếng tại
Việt Nam nói về thị trường miền Trung: “Trung thu năm nay ế, bày ra có
ai mua đâu! Chắc là xã hội cũng không quan tâm nhiều, người ta không chú
ý nhiều đến nó nữa, người ta cũng thờ ơ lắm! Nó đến rồi nó qua đi,
người ta không chú ý nhiều. Năm nay số lượng quầy bán cũng ít hơn mọi
năm.”
Theo ông Một, vấn đề mặt bằng ở các tỉnh miền Trung mới nghe có vẻ
đơn giản nhưng trên thực tế, giữa các hãng bánh luôn có cuộc cạnh tranh
ngấm ngầm với nhau về điểm bày bán. Ngoài yếu tố uy tín thương hiệu, yếu
tố mặt bằng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng luôn là yếu tố quyết định thắng
thua trong cạnh tranh tại miền Trung.
Giải thích thêm về mặt bằng nghĩa bóng và nghĩa đen, ông Một nói rằng
mặt bằng nghĩa đen là những điểm thuận lợi cho việc mua bán, những vị
trí trung tâm, còn mặt bằng nghĩa bóng là mặt bằng trong vấn đề giao
tiếp, chung chi và phong bì những nơi cần bỏ. Ví dụ như một người giỏi
làm thị trường thì phải biết nghiên cứu và nắm rõ các ngóc ngách, các
thành phần nhân sự trong bất kì cơ quan nhà nước nào nằm trên thị trường
của mình. Những cơ quan này sẽ là thị phần béo bở nếu người làm thị
trường biết lót tay cho các sếp cơ quan, chắc chắn rằng khi các nhân
viên thuộc cấp đi mua bánh biếu tặng cấp trên, ông hay bà ta sẽ nhắc nhỡ
nhân viên đến mua ở nơi đã lót tay cho ông hay bà sếp này.
Và có một đặc điểm nữa khá tế nhị là đa phần các phần bánh Trung Thu
của các sếp đều được mang ra bán giá rẻ lại cho các cửa hàng bánh vì họ
dùng không hết và tặng cho người thân cũng có chừng, không thể giải
quyết hết số bánh biếu tặng kia, mà để lâu thì hết hạn sử dụng.
Nắm được tâm lý và thói quen này nên đa phần các công ty sản xuất
bánh Trung Thu đều đưa sản phẩm về miền Trung sớm và có hạn, để còn phải
giải quyết số bánh mua đi bán lại từ các sếp. Chuyện chiếc bánh Trung
Thu một khi đã qua tay các sếp nghe ra khá buồn.
Nhưng dẫu sao, với trẻ con, Trung Thu vẫn luôn là khoảng thời gian
đẹp và thánh thiện, như lời của bé Hưởng: “Thích đi coi múa lân, thích
coi mấy đứa nhỏ hơn chơi lồng đèn, chơi vui lắm! Nhưng bánh trung thu
thì ít ăn vì bây giờ bánh chi chi ấy, không ghiền! Cũng có nhưng bánh
giờ họ bán chỗ ngon chỗ dở nên em không ham ăn nữa. Bánh nhiều tiền thì
dễ gì ăn được, em ít ăn, mẹ ít mua lắm, mẹ cứ định mua rồi thôi, mẹ bảo
thôi ăn gì mấy thứ đó…!”
Mùa Trung Thu sớm ở miền Trung nghe ra có lắm nỗi niềm, không phải
bởi kinh tế thịnh vượng mà bởi vì nhiều vấn đề trắc ẩn của người lớn
trong dịp tết thiếu nhi này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nghề ốp đồng ở miền Bắc
Với Việt Nam hiện tại, hoạt động ốp đồng phải được xem là một cái
nghề ăn nên làm ra hơn bao giờ hết. Nó tạo ra được một thị trường siêu
lợi nhuận mà ở đó, mọi thứ hàng hóa tưởng như bỏ đi cũng không ai thèm
lượm thì chỉ cần qua tay ông đồng bà cốt, mọi chuyện hoàn toàn thay đổi,
một chai nước lọc có thể bán với giá vài trăm ngàn đồng, một nải chuối
hoặc một mâm trái cây được mua với giá vài triệu bởi đó là lộc bề trên,
chuyện này vốn là chuyện rất bình thường. Và đặc biệt, chuyện chữa bệnh ở
các điện được sùng bái hết cỡ bởi những kẻ có tiền, có quyền.
Giàu nghèo lẫn lộn…
Một xác đồng yêu cầu giấu tên, ở Hàng Thiếc, Hà Nội, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Có
lộc lúc hầu hạ, đó là tình duyên mà. Chữa bệnh cũng có, tùy theo bệnh
âm hay bệnh dương, bệnh âm thì chữa theo đường âm, bệnh dương thì thuốc
thang, vừa kết hợp âm dương.”
Chữa bệnh cũng có, tùy theo bệnh âm hay bệnh dương, bệnh âm thì chữa theo đường âm, bệnh dương thì thuốc thang, vừa kết hợp âm dương.-Một xác đồng
Theo người này, mỗi ngày ở điện của ông có trung bình trên trăm người
đến cúng kính, xin lộc, chữa bệnh. Đa phần những người đến cúng kính,
xin lộc đều là vợ các quan chức, thậm chí có một số bà vợ các quan cỡ
trung ương. Chính những bà vợ quan cấp trung ương này đã mang lại mối
lợi cho điện của ông mỗi tháng không dưới một trăm triệu đồng. Và ông
cảm thấy hoàn toàn hợp lý về khoản tiền này, ông không cho rằng đó là
lộc do ơn trên ban cho ông mà là số tiền các quan cấp cao này nhờ vợ
mang đến để trả nợ, thậm chí đút lót bề trên sau quá trình tham nhũng và
làm những việc đen tối.
Về phần chữa bệnh, điện của ông không có những bệnh nhân nhà giàu, có
thể nói bước vào điện là hai thế giới hiện ra rõ rệt, một cõi âm, một
cõi dương, một giàu sụ đi xin lộc, một nghèo rớt mùng tơi đi chữa bệnh.
Những người đến điện chữa bệnh chủ yếu bằng nước lá, nước suối. Những ai
khó khăn quá thì mang một chai nước lọc ở nhà đến điện, ông nhập vào,
niệm chú mấy câu vào chai nước để mang về nhà uống sẽ lành bệnh. Và hầu
như đa phần đến chữa bệnh chừng hai tuần thì không đến nữa. Theo ông
đoán là có lẽ họ đã lành hẳn bệnh hoặc đã chết vì bệnh nan y.
Ông nói rằng đến điện của ông chữa cũng có cái hay, hoặc là lành bệnh
do niềm tin, do tâm linh được trấn an và do bề trên phù hộ, hoặc chết
đi một cách nhẹ nhàng, khỏi bị kim chích, dao kéo mổ vào người. Cả chết
và sống sau khi chữa bệnh ở điện đều rất lành tính bởi nó chứa niềm tin
và sự an tâm. Những thứ này không có được khi đến bệnh viện.
Và có một điểm mà ông luôn cảm thấy an tâm mỗi khi nhập đồng, cho
thuốc, cho dù chính ông cũng không hiểu phép màu trong chai nước hoặc
gói bánh, nải chuối kia có thật hay không. Đó là đa phần người đến điện
chữa bệnh là người nghèo, nghèo đến mức không còn gì để bàn, số còn lại
đến chữa bệnh là những người quá giàu có nhưng mắc bệnh nan y, bệnh viện
bó tay, lại đến tìm ông, đương nhiên ông không dại gì tuyên bố mình bó
tay giống như bệnh viện. Sự im lặng của ông không phải vì tiền bạc, lợi
lộc ở những mối này mà là vì những bệnh nhân nghèo, họ luôn nuôi hy vọng
ở bề trên, chính vì vậy, dù thế nào ông cũng giữ im lặng.
Xã hội càng bất an, đồng bóng càng lên ngôi
Một giảng viên dạy môn tâm lý ở một trường đại học y, yêu cầu không nêu tên, chia sẻ: “Bây
giờ điện này ở đây thì đầy, thiếu gì. Ở đây thầy hầu thì nhiều, nhiều
thầy lắm, mình hầu thánh, chứ không phải hầu Phật. Mình hầu chúa, hầu
quan ấy, đó là một nét tâm linh thôi, chứ không phải xin gì được đó, đó
là tâm linh thôi!”
Ở đây thầy hầu thì nhiều, nhiều thầy lắm, mình hầu thánh, chứ không phải hầu Phật. Mình hầu chúa, hầu quan ấy, đó là một nét tâm linh thôi, chứ không phải xin gì được đó.
-Một giảng viên tâm lý
Theo giảng viên này, vấn để ốp đồng ở Việt Nam vốn dĩ không còn xa lạ
gì trong hoạt động hằng ngày của xã hội. Vấn đề là khi xã hội càng trở
nên bất an thì hoạt đồng đồng bóng càng phát triển, điều đó giống như
một qui luật. Trong đó, không ngoại trừ vấn đề tham quyền đoạt vị của
nhiều cán bộ nhà nước, bởi không có bất cứ thế lực thần linh nghiêm túc
nào chấp nhận giúp họ thực hiện những thủ đoạn đen tối để khai trừ hay
thanh trừng đồng nghiệp. Chính vì thế, họ chuyển sang nhờ cậy những nơi
đồng bóng, những nơi xưng vương xưng bá cõi âm và sẵn sàng giúp họ hạ
người này, phá người kia.
Đương nhiên là không thể có ông đồng bà cốt nào đủ công lực hay phép
thuật để hại người, làm ảnh hưởng đến sinh mệnh của người khác cả, vì
theo lý thuyết cân bằng âm dương thì mỗi một sinh mệnh luôn có những thế
lực siêu nhiên đối trọng nhau ở quanh họ để hộ mệnh, hay nói cách khác
là những nguồn năng lượng chung quanh một con người, đảm bảo mọi hoạt
động của người đó giữ cân bằng. Chính vì lẽ này, bất cứ ông đồng bà cốt
nào tuyên bố sẽ giúp ai đó hại một người khác chỉ là những trò lừa bịp.
Nhưng trong trường hợp lừa bịp như thế cũng hợp lý, kẻ lừa bịp quyền lực
siêu nhiên gặp kẻ muốn ám hại người khác, điều này chẳng khác nào giai
thoại mạt cưa mướp đắng.
Nhưng, giảng viên đại học này cũng cho biết thêm là tỉ lệ cán bộ đến
điện ông đồng bà cốt ngày càng cao, nhất là những dịp đầu năm, thậm chí
có những lúc họ chiếm số đông và dùng cả những tiểu xảo đút lót với đám
đệ tử để đám này xếp lịch vào xin lộc trước. Cuối cùng, những người
nghèo đi chữa bệnh phải ngồi ngoài chờ hết ngày này sang ngày khác mà
vẫn không được chữa bệnh. Càng lúc, sự lố lăng cũng như văn hóa hối lộ,
đút lót càng phát triển mạnh ở những nơi được xem là chốn tâm linh.
Điều đáng buồn là một khi những nơi như chùa chiền, đền miếu và đồng
bóng đều ảnh hưởng chung một thói quen văn hóa hối lộ và đút lót, kẻ
mạnh đạp kẻ yếu và kẻ có tiền được tung hô thì vấn đề đạp giẫm lên sinh
mệnh và số phận của nhau trong xã hội sẽ mỗi ngày thêm gia tăng. Điều đó
chỉ cho thấy xã hội đang ngày một bất an, con người sẽ bị mất phương
hướng.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
- Dịch vụ "Chim phóng sanh"
- Đá thì lạ, tàn phá di sản thì quen*
- Đá thì lạ, tàn phá di sản thì quen*
- Ngày tận thế đã qua...
- Có nên không việc cấm đốt vàng mã?
- Cấm lên đồng: xâm phạm tự do tín ngưỡng?
No comments:
Post a Comment