Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 1 November 2016

MỸ & TRUNG CỘNG =CÁNH CÒ = TUẤN KHANH =TƯỞNG NĂNG TIẾN

ĐẠI DƯƠNG * MỸ & TRUNG CỘNG



BIỂN ĐÔNG HẦM HẬP về PHÁP LÝ VÀ THỰC TẾ
Đại-Dương


Hoa Kỳ quyết định sẽ phái chiến hạm và phi cơ hải hành xuyên qua vùng biển có các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây tại Spartly Islands, tức Trường Sa, tức Nam Sa làm dấy lên một cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề pháp lý và thực tế trên Biển Nam Trung Hoa.
Một luồng dư luận cho rằng Hoa Kỳ chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nên thiếu tư cách pháp lý để thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không.
Luật quốc tế không lập ra để dành riêng cho các hội viên nên dù đã ký kết mà chưa phê chuẩn mà nếu tuân hành đúng đắn vẫn được hoan nghênh, cổ vũ.
Đêm 2 tháng 9 năm 2015, một Hải đội gồm 3 khu trục hạm, 1 thuỷ bộ hạm, 1 tiếp tế hạm của Trung Cộng đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của Quần đảo Aleutian thuộc Tiểu bang Alaska khi Tổng thống Barack Obama đang có mặt.
Hoa Kỳ coi đó là quyền tự do hàng hải thông qua “không phương hại” đã được UNCLOS quy định rõ ràng.
Như thế, Bắc Kinh không có quyền phản đối các chuyến hải hành của các chiến hạm Mỹ cách các đảo nhân tạo 12 hải lý.
Bắc Kinh cảnh cáo sẽ không đứng nhìn vùng nước chủ quyền bị vi phạm và sẽ phản ứng thích đáng nếu Hoa Thịnh Đốn lấy quyết định “thiếu cân nhắc” mà xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng. Đồng thời, tờ Nhân Dân Nhật báo ở Bắc Kinh viết “Nếu Mỹ và
 
o vùng 12 hải lý và không phận một cách công khai và lập lại thì cần phải trả đũa quyết liệt”.
Theo yêu cầu của Uỷ ban Ranh giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc mà năm 2009, Bắc Kinh đã gửi tuyên bố chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, tức Biển Đông Nam Á có kèm theo tấm bản đồ Đường 9 Vạch (Đường Chữ U, Lưỡi Bò).
Nhưng, từ bấy đến nay, Bắc Kinh vẫn phớt lờ đòi hỏi của Uỷ ban và dư luận quốc tế về giải thích ý nghĩa và toạ độ chính xác của tấm bản đồ Đường Chữ U. Ngược lại, Bắc Kinh buộc cộng đồng quốc tế phải chấp nhận vô-điều-kiện quyết định của Trung Cộng.
Luật Biển 1982 quy định đá hoặc bãi ngầm chỉ nổi lên mặt nước khi thuỷ triều thấp nhất thì được quyền có giới hạn an toàn dưới 500 mét mà không đề cập tới đảo nhân tạo.
Mặc nhiên, đảo nhân tạo xây trên đá chìm không được quyền có lãnh hải 12 hải lý cũng như Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa. Tổng quát, UNCLOS quy định lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ biển quốc gia duyên hải mà Trường Sa cách bờ biển Trung Cộng hơn 500 hải lý.
Như thế, tàu bè của Hoa Kỳ cũng như bất cứ quốc gia nào dù lớn/nhỏ, mạnh/yếu đều có quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng được luật pháp quốc tế bảo vệ.
Bắc Kinh chỉ có quyền tài phán nếu chứng minh được chủ quyền theo đúng quy định của UNCLOS. Nhưng, giới chính trị gia, học giả Trung Cộng biết rõ chuyện này chẳng khác nào “mò kim đáy biển, hái sao trên trời”.
Trong bài viết hôm 14-10-2015, Mark J. Valencia thuộc Viện NISCSS tuy thừa nhận “Quan điểm của Trung Cộng không phù hợp với UNCLOS, nhưng, nếu chiến hạm Mỹ vào vùng biển chủ quyền của Trung Cộng mà không được phép có thể vi phạm luật của Trung Cộng và gây phiền hà cho giới lãnh đạo Bắc Kinh”.
Kiểu bênh vực này đã chạm phải 3 điều bất-hợp-lý: (1) Trung Cộng chưa có chủ quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên Biển Nam Trung Hoa. (2) Luật pháp quốc gia không thể đứng trên luật quốc tế ở ngoài phạm vi chủ quyền được công nhận. (3) Quyền hạn trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của quốc gia duyên hải được quy định rõ ràng trong UNCLOS cần phải thi hành nghiêm chỉnh, không có ngoại lệ.
Do đó, Chủ tịch Tập Cận Bình ra sức tạo chứng cứ qua lịch sử, bản đồ và thực tế trên Biển Nam Trung Hoa để yểm trợ cho tuyên bố chủ quyền bất chấp sự phản đối của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cũng như cộng đồng quốc tế có hàng hoá lưu thông trên Biển Đông.
Thái độ ngang tàng, hành động hung hãn, ngôn ngữ xấc láo của Bắc Kinh thể hiện trên Biển Nam Trung Hoa buộc cộng đồng quốc tế phải tỏ rõ thái độ phản đối bằng ngôn từ lẫn hành động.
Bắc Kinh cảnh cáo sẽ không đứng yên nhìn sự vi phạm chủ quyền biển của Trung Quốc nhân danh tự do hàng hải.
Trái lại, Hoa Thịnh Đốn cho biết luật quốc tế cấm tuyên bố chủ quyền quanh các đảo nhân tạo xây trên hòn đá chìm dưới nước”.
Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson tuyên bố với báo chí tại Tokyo “Chẳng ai ngạc nhiên khi Mỹ thực thi quyền tự do hàng hải ở bất cứ đâu mà luật quốc tế cho phép”.
Thông cáo chung sau cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Úc hôm 13-10-2015 kêu gọi “tất cả quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông hãy ngưng cải tạo, xây cất và quân sự hoá”.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đang công khai giúp các quốc gia Đông Nam Á xây dựng lực lượng phòng vệ duyên hải theo nhịp độ khẩn cấp.
Hạm đội 3 của Mỹ đang mở rộng hoạt động tới Tây Thái Bình Dương.
Trên Biển Đông, thường xuyên có một Hải đội Hàng không mẫu hạm Xung kích luân phiên. Sau một thời gian dài ở ngoài khơi Cam Ranh, Hải đội HKMH Xung kích Ronald Reagan đã đến Yokosuka thay thế cho HKMH George Washington. HKMH George Bush đã có mặt tại Biển Đông khi HKMH Ronald Reagan (CVN-76), lớn nhất thế giới với trọng tải 140,000 tấn, về nghỉ bến.
Hải đội HKMH Xung kích Ronald Reagan gồm có 15 chiến hạm, 2 HKMH trực thăng, 1 HKMH thuỷ bộ.

Hoa Kỳ cũng đã tăng thêm quân vào vùng Đông Á cùng các loại vũ khí và chiến cụ tối tân nhất.
Dù cho bị Bắc Kinh đe doạ, Hải quân Ấn Độ vẫn tiến vào Biển Đông vừa bảo vệ việc khai thác dầu khí với Việt Nam vừa chuẩn bị cho việc tuần tiễu chung cùng Mỹ, Nhật, Úc.
Phe quân sự Mỹ đang thắng thế so với nhóm chính trị gia trong Toà Bạch Ốc vì nguy cơ của Trung Cộng đã thực sự đe doạ tới an ninh của các đồng minh, thân hữu lẫn bản thân của Hoa Kỳ nên áp lực ngoại giao khó thuyết phục Tập Cận Bình và giới nón sắt ở Hoa Lục chùn bước.
Trò chơi cân não này sẽ kết thúc khi một bên lùi bước. Ai sẽ nhượng bộ?
Đại-Dương
17/10/2015

No comments:

Post a Comment