LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI * VIỆT CỘNG HẾT TIỀN
Cạn kiệt nguồn ngân sách: Chính phủ bán cổ phiếu ở các công ty cổ phần.
Thu, 10/15/2015 - 09:37 — nguyenvandai
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Gần đây, thông tin báo chí cho biết, Bộ tài chính đã phải vay nhiều tỷ đô la từ Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank. Rồi việc các đại biểu Quốc hội lo lắng, băn khoăn trong các cuộc thảo luận về ngân sách. Nợ công ngày càng tăng; Số tiền phải trả lãi vay cho chính phủ các nước, các thể chế tài chính quốc tế ngày càng tăng, chiếm tới gần 30% chi tiêu quốc qia. Mất cân bằng thu chi ngân sách, tức là nguồn thu từ thuế và các nguồn thu khác không đủ chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Các dấu hiệu trên cho thấy ngân sách của chính quyền đang gặp nguy. Không tìm đâu ra nguồn thu để chi tiêu, không dám tiếp tục vay nợ nước ngoài vì sợ nợ công tăng cao sẽ vi phạm luật ngân sách và những cam kết với các thể chế tài chính quốc tế.
Giải pháp cuối cùng để chính phủ có tiền chi tiêu là bán phần vốn góp tại các doanh nghiệp cổ phần. Thời gian trước chính phủ đã giao bán khá nhiều các doanh nghiệp nhà nước, nhưng phần lớn các doanh nghiệp này đều đang trong giai đoạn khó khăn, nên việc giao bán thất bại vì cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều không mặn mà.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Gần đây, thông tin báo chí cho biết, Bộ tài chính đã phải vay nhiều tỷ đô la từ Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank. Rồi việc các đại biểu Quốc hội lo lắng, băn khoăn trong các cuộc thảo luận về ngân sách. Nợ công ngày càng tăng; Số tiền phải trả lãi vay cho chính phủ các nước, các thể chế tài chính quốc tế ngày càng tăng, chiếm tới gần 30% chi tiêu quốc qia. Mất cân bằng thu chi ngân sách, tức là nguồn thu từ thuế và các nguồn thu khác không đủ chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Các dấu hiệu trên cho thấy ngân sách của chính quyền đang gặp nguy. Không tìm đâu ra nguồn thu để chi tiêu, không dám tiếp tục vay nợ nước ngoài vì sợ nợ công tăng cao sẽ vi phạm luật ngân sách và những cam kết với các thể chế tài chính quốc tế.
Giải pháp cuối cùng để chính phủ có tiền chi tiêu là bán phần vốn góp tại các doanh nghiệp cổ phần. Thời gian trước chính phủ đã giao bán khá nhiều các doanh nghiệp nhà nước, nhưng phần lớn các doanh nghiệp này đều đang trong giai đoạn khó khăn, nên việc giao bán thất bại vì cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều không mặn mà.
Nay chính phủ chọn thoái vốn, tức bán cổ phần ở các công ty cổ phần đang
làm ăn có lãi. Mặc dù cổ tức mà chính phủ nhận được hàng năm từ các
công ty này là rất lớn. Cụ thể đầu tháng 7 vừa qua, Vinamilk đã chi tạm
ứng cổ tức 2015 khoảng 4.000 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% và
cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%, người sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu
mới. Chỉ riêng tiền mặt, chính phủ đã thu về 2.164 tỷ đồng trong đợt
này. Năm 2013, số tiền cổ tức thậm chí còn lớn hơn khi đạt 2.597 tỷ
đồng.
Mặc dù số tiền cổ tức nhận được lớn như vậy, nhưng chắc vẫn không đủ cho
nhu cầu chi tiêu và trả nợ của chính phủ. Nên buộc chính phủ phải bán
hết cổ phiếu đang nắm giữ ở Vinamilk là 41,1% để thu về số tiền khoảng
2,5 tỷ đô la.
Việc chính phủ chọn những công ty đang làm ăn có lãi, cổ phiếu hot để
bán nhằm không gây ra xáo trộn trên thị trường chứng khoán. Đồng thời
cũng thu về một nguồn tiền lớn. Sau khi bán cổ phiếu ở Công ty Vinamilk,
chính phủ Việt Nam có kế hoạch bán cổ phiếu ở một loạt các công ty
khác.
Không biết việc bán các tài sản của quốc gia có đủ tiền chi tiêu và trả
nợ của chính phủ trong những tháng năm tới hay không? Nhưng gánh nợ trên
90 triệu người dân sẽ càng ngày nặng thêm.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
VIÊTTUSAIGON * MƯA
Mưa, lại mưa!
Thu, 10/15/2015 - 14:03 — VietTuSaiGon
Có lẽ, hình ảnh mà em thấy và ám ảnh em nhiều nhất chính là những kẻ đã giết hại em, những gương mặt ấy lượn lờ, ẩn hiện, ám vây lấy linh hồn nhỏ bé, tội nghiệp của em. Và lúc đó, linh hồn em chỉ loay hoay tìm mẹ, mẹ của em đâu? Tại sao không đến với em trong lúc em rất lạnh, rất cô đơn? May chăng thì có một y tá hay bác sĩ nào đó thương xót, đắp thêm cho em tấp drap khi em lạnh. Nhưng hình ảnh ấy mờ nhòa, không thể kéo linh hồn em ra khỏi vũng lầy cô đơn, tuyệt vọng và đau khổ, thậm chí căm phẫn và thù hận. Đương nhiên, em sẽ thù hận và có quyền thù hận những kẻ đã làm cho em chia lìa với cha mẹ, người thân và tương lai còn dang dở!
Và, tiền là thứ gì? Hai triệu đồng là thứ gì mà em phải đánh đổi cả sự sống? Đương nhiên, Dư chưa bao giờ hiểu hay nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ để người ta cướp đi mạng sống của em. Và em cũng không thể nhìn thấy do đâu người ta đã cướp đi mạng sống của em. Bởi lẽ, nếu có công lý, thì em đã không phải đánh đổi mạng sống bằng hai triệu đồng nhưng sau đó vẫn phải trả lại.
Và em cũng không bao giờ biết được rằng chỉ có ở những đất nước độc tài, tàn bạo, lấy nắm đấm thép công an để điều khiển xã hội như đất nước mà em đã sinh ra và chết đi một cách oan khiên. Em cũng không bao giờ hiểu được rằng đất nước đã giết chết em là đất nước không có dân chủ, không có nhân quyền nhưng lại rất thừa những kẻ tàn bạo, tham lam và máu lạnh.
Và, nói không may, những linh hồn chết oan như em sẽ thành quỉ trong tiến trình chuyển kiếp theo quan niệm của một số tôn giáo. Và nếu lỡ thành quỉ, chắc em sẽ là một con quỉ nhỏ lạnh lẽo và cô đơn, tiếng khóc của loài quỉ đêm như em sẽ rất yếu ớt, đau khổ và thảm thiết. Tiếng khóc của loài quỉ đêm không thể nào lấn át được tiếng cười của loài quỉ ngày, những con quỉ hình người đã cướp đi sinh mạng của em!
Mấy ngày nay, trời mưa từ Bắc chí Nam, tự dưng, tôi lại thấy buồn và
nghĩ về mưa! Nghe có vẻ lảng nhách. Nhưng hy vọng không đến nỗi lảng vì
tôi nghĩ về mưa và những người nằm dưới cơn mưa, những nấm mộ, những
kiếp người và những linh hồn sướt mướt đâu đó nơi mặt đất này. Tôi lại
nghĩ đến Đỗ Đăng Dư, một linh hồn nhỏ, chưa từng trải trong cuộc đời,
linh hồn của em sẽ vui buồn ra sao trong những chiều mưa Hà Nội?
Tôi còn nhớ, bà tôi vẫn thường nói là con người nằm dưới mộ và con người
nằm trong bào thai có điểm rất giống nhau và cũng có điểm rất khác
nhau. Điểm giống nhau là được tự do, tung tăng bơi lội trong bào thai và
được tự do, tung tăng linh hồn nơi thế giới nào đó mà mới nhìn thì chỉ
là nấm mồ nhưng không phải vậy.
Nhưng cũng có một điểm khác nhau căn bản, nếu như lúc còn trong bụng,
được sống trong cõi vô nhiễm, chưa hề tích hợp mọi vui buồn của cuộc đời
và khi ra đời chính là khi đón nhận điều đó thì, người nằm dưới mộ đang
rũ bỏ dần mọi thứ tai ương trong cuộc đời mà quá trình sống đã chịu
đựng, đeo mang.
Và người chết càng trẻ thì những đeo mang càng nhẹ… ! Chuyện này bà tôi
nói, e rằng chỉ đúng với một nơi nào đó và đúng với chuyện đứa trẻ trong
bụng chứ không hề đúng với người nằm dưới nấm mộ. Bởi lẽ, với Đỗ Đăng
Dư, liệu em có thanh thản và tự do trong nấm mồ của em? Và những đau khổ
trần thế của em có nhẹ hơn so với những người lớn tuổi?
Tôi nghĩ là không. Bởi ngay cái chết đầy mờ ám, vô lý và người ta đã
hành hạ thân thể, linh hồn em đến mức không còn là con người như đã có,
từ việc đánh đập, liên tục hỏi cung mà không có người thân bên cạnh (mà
lẽ ra với tuổi vị thành niên, em phải có cha mẹ bên cạnh khi cán bộ điều
tra hỏi cung) và sự quát tháo, vu khống đến mức em không thể nhận tội,
rồi bỏ đói, rồi đánh đập, rồi bất tỉnh, rồi để nằm đến chảy máu, chảy
mủ, thân thể bị tiết ra dịch vàng mới đưa đến bệnh viện để “hồi sức”
trong vài ngày, thậm chí có khi em đã chết lâm sàng nhưng người ta hợp
thức hóa tội lỗi bằng cách đưa em vào phòng hồi sức cấp cứu… trong tình
trạng không có người thân, không có cha mẹ bên cạnh…
Hãy tưởng tượng, nếu thực sự có linh hồn và linh hồn quấn bên thân xác
sau 49 ngày mới biết là mình đã chết và tùy vào duyên nghiệp để tu tập
hay đầu thai ngay tức thì… Thì liệu trong suốt thời gian sống đi chết
lại ấy, linh hồn của Đỗ Đăng Dư thấy được những gì?Có lẽ, hình ảnh mà em thấy và ám ảnh em nhiều nhất chính là những kẻ đã giết hại em, những gương mặt ấy lượn lờ, ẩn hiện, ám vây lấy linh hồn nhỏ bé, tội nghiệp của em. Và lúc đó, linh hồn em chỉ loay hoay tìm mẹ, mẹ của em đâu? Tại sao không đến với em trong lúc em rất lạnh, rất cô đơn? May chăng thì có một y tá hay bác sĩ nào đó thương xót, đắp thêm cho em tấp drap khi em lạnh. Nhưng hình ảnh ấy mờ nhòa, không thể kéo linh hồn em ra khỏi vũng lầy cô đơn, tuyệt vọng và đau khổ, thậm chí căm phẫn và thù hận. Đương nhiên, em sẽ thù hận và có quyền thù hận những kẻ đã làm cho em chia lìa với cha mẹ, người thân và tương lai còn dang dở!
Và, tiền là thứ gì? Hai triệu đồng là thứ gì mà em phải đánh đổi cả sự sống? Đương nhiên, Dư chưa bao giờ hiểu hay nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ để người ta cướp đi mạng sống của em. Và em cũng không thể nhìn thấy do đâu người ta đã cướp đi mạng sống của em. Bởi lẽ, nếu có công lý, thì em đã không phải đánh đổi mạng sống bằng hai triệu đồng nhưng sau đó vẫn phải trả lại.
Và em cũng không bao giờ biết được rằng chỉ có ở những đất nước độc tài, tàn bạo, lấy nắm đấm thép công an để điều khiển xã hội như đất nước mà em đã sinh ra và chết đi một cách oan khiên. Em cũng không bao giờ hiểu được rằng đất nước đã giết chết em là đất nước không có dân chủ, không có nhân quyền nhưng lại rất thừa những kẻ tàn bạo, tham lam và máu lạnh.
Và, nói không may, những linh hồn chết oan như em sẽ thành quỉ trong tiến trình chuyển kiếp theo quan niệm của một số tôn giáo. Và nếu lỡ thành quỉ, chắc em sẽ là một con quỉ nhỏ lạnh lẽo và cô đơn, tiếng khóc của loài quỉ đêm như em sẽ rất yếu ớt, đau khổ và thảm thiết. Tiếng khóc của loài quỉ đêm không thể nào lấn át được tiếng cười của loài quỉ ngày, những con quỉ hình người đã cướp đi sinh mạng của em!
Dư ạ, đất nước này có quá nhiều oan hồn, và nếu thực sự có ma quỉ, thì
tôi nghĩ rằng không có đất nước nào có nhiều ma quỉ hơn cái đất nước mà
em đã từng sống bởi những oan hồn vẫn đang ngày đêm kêu gào thảm thiết
đâu đó. Nhưng, có một điều là đất nước này nhiều quỉ bao nhiêu chăng nữa
thì cũng không đáng sợ bằng những con quỉ đang đội lốt xác người, đang
ngày đêm bức hại, giết tróc con người và đang đẩy con người đến cửa quỉ!
Dư ạ, giả sử như em thành quỉ vì linh hồn em chứa quá nhiều thù hận và
oan khiên, thì mong em hãy tin rằng trong cuộc đời lúc sinh thời, mặc dù
quỉ dữ đã vây lấy em, cắn xé em nhưng vẫn còn ba mẹ em đang ngày đêm
mong ngóng, lo lắng đợi bước chân em về. Và mặc dù em phải ra đi cô đơn
giữa bốn bề trùng vây mặt quỉ thì đâu đó giữa cuộc đời, trong đất nước
này và trên mặt đất này, nhiều linh hồn, nhiều trái tim đã rướm máu đau
buồn, đã không ngừng cầu nguyện cho em được bình an.
Nhưng lời cầu nguyện của bao người đã lọt thỏm giữa tiếng cười của quỉ
dữ em ạ. Cầu mong linh hồn em được thanh thản, mau chóng siêu thoát và
em hãy tin chắc một điều là gieo nhân nào thì gặt quả đó. Nhất định
những kẻ đã hại em cũng như hại bao linh hồn khác sẽ trả giá cho điều
này. Trời lại mưa và lạnh, xin cầu nguyện linh hồn em bớt lạnh, bớt cô
đơn. Vì trong cuộc đời này vẫn còn những trái tim yêu thương!
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
TUẤN KHANH * GIẢI NOBEL
Văn chương về nỗi đau con người giành Nobel 2015
Trong bối cảnh Nga đang căng thẳng với Mỹ, cùng nhiều nước Châu Âu, không ít người tin rằng việc trao giải Nobel Văn Chương 2015 cho bà Svetlana Alexievich là có động cơ chính trị. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người được biết về bà Svetlana Alexievich, đã hiểu rằng cuối cùng là Nobel cũng đã chọn đúng được một con người đã âm thầm cống hiến cho các số phận và biên niên sử về đổ nát và cai trị trên thế giới này.
Và có lẽ để tránh gây ra những tranh cãi không cần thiết, tên của bà Svetlana Alexievich chỉ bất ngờ được xướng lên vào giờ chót, vượt qua các tên tuổi được đề cử năm nay là Haruki Murakami (Nhật), Ngugi Wa Thiong'o (Kenya), Jon Fosse (Na Uy), Joyce Carol Oates (Mỹ). Trong số những cái tên đề cử của Nobel Văn chương 2015, tỉ lệ cá cược phần thắng giành cho bà Svetlana Alexievich là rất ít ỏi. Thậm chí, bà Alexievich chỉ nhận được tin mình đoạt giải Nobel trước bản tin chính thức loan ra, cách đó 15 phút.
Đoạt giải Nobel Văn chương, nhưng nhiều tờ báo vẫn quen gọi bà Svetlana Alexievich là nhà báo, bởi việc bà đã bỏ ra nhiều năm để đi, tìm hiểu và ghi chép về những số phận con người trãi qua chiến tranh và sự cai trị chế độ Sô Viết cũ. Khi có người hỏi rằng bà có phải chỉ đang làm công việc chép lại lịch sử như một nhà báo hay không, bà Svetlana Alexievich dã lập tức trả lời rằng "tôi ghi lại lịch sử, nhưng bằng cảm xúc với những con người đã sống sót qua lịch sử".
Số phận của bà Alexievich chứng kiến nhiều nghịch cảnh. Bà người Belarus, nhưng sinh ra tại Ukraine vào năm 1948. (mẹ bà là người Ukraine.) Khi cha của bà đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình, gia đình chuyển lại cho Belarus, nơi Alexievich học báo chí tại Đại học Minks. Nhưng nhờ vậy mà bà lại có cơ hội nhìn và cảm nhận được toàn bộ về chiến tranh, xung đột, thảm kịch ở Liên Xô cũ, cũng như các nước chịu ách thống trị của cộng sản Nga. Giới nghiên cứu và sinh viên vẫn luôn coi các tác phẩm của bà Alexievich là nguồn cảm hứng quanh các đề tài Chiến tranh thế giới II, Chiến tranh Xô-Afghanistan và các thảm họa Chernobyl.
Công việc của bà Alexievich được giới thiệu ở giải Nobel như một điều mới mẻ. Chưa bao giờ Nobel Văn chương lại nhìn thấy công việc của một nhà văn nào như bà. Bà không sáng tác, bà vẽ lại thế giới, làm đầy những phần bị mất hoặc sẽ lãng quên cùng nỗi đau và tội ác. Trong thông cáo của mình, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nói về nhà văn 67 tuổi này "Giải thưởng xin dành cho cho các tác phẩm đầy âm điệu của bà, một tượng đài ẩn nhẫn và quả cảm trong thời đại chúng ta".
Thư ký thường trực mới của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Sara Danius nói rằng 40 năm nghiên cứu con người của Liên Xô, mà nhà báo Belarus Svetlana Alexievich làm nên là "một cái gì đó vĩnh cửu, một cái nhìn thoáng qua để thấu đạt cõi đời đời."
Nhà bình luận văn học Sarah Begley viết trên tờ Time rằng bà Alexievich là một bậc thầy về lịch sử truyền miệng. Khi phỏng vấn những người lính, phụ nữ và người dân về những cuộc đời của họ, bà Alexievich đã viết lại một cách tài tình, khiến cho câu chuyện của họ sống động trong một hình thức văn chương quyến rũ nhất.
"Tôi đã tìm kiếm một thể loại mà sẽ là thích hợp nhất để chuyển tải được cái nhìn của tôi về thế giới, để truyền đạt được cách tai tôi nghe, mắt tôi thấy về cuộc sống này", bà Alexievich viết trên website của mình như vậy, "Tôi đã cố gắng tìm kiếm và cuối cùng chọn một thể loại là để con người cất lên tiếng nói của chính họ."
Alexievich trở thành người phụ nữ thứ 14 giành được giải Nobel về văn học, nhà báo đầu tiên và những nhà văn đầu tiên của dòng văn chương phi hư cấu, trong nửa thế kỷ qua. Lúc này bà Alexievich đang viết diễn từ của mình, để đọc tại lễ trao giải Nobel vào 10 tháng 12 tới đây trong sự lo ngại của chính quyền Belarus và Nga, bởi bà là người luôn viết và nói về những thứ mà cả hai chính quyền này đều muốn dân chúng phải lãng quên.
Bà Alexievich cũng là một trong những trí thức đấu tranh ôn hoà, chán ghét độc tài và cộng sản. Khi báo chí Nga bình luận, tỏ vẻ muốn "giành" giải Nobel của bà cho dòng văn học Nga, bà Alexievich đã tuyên bố với báo giới rằng "Tôi mang trong mình một phần đời của Belarus, một phần của văn hoá Nga và còn lại thuộc về thế giới. Tôi yêu điều tốt đẹp, sự nhân ái của đời sống Nga, gồm cả văn chương, ballet, âm nhạc... Nhưng tôi không thể yêu nổi phần của Satlin, Beria, Putin và Shoigu" (chú thích: Sergei Shoigu là Bộ trưởng Quốc phòng Nga hiện nay). Vì không chấp nhận được xu hướng độc tài ở Belarus, bà Alexievich rời đi và định cư ở Tây Âu từ nhiều năm nay, viết sách bằng tiếng Nga. Alexievich đã dành nhiều năm sống bên ngoài Belarus, sau khi chỉ trích rằng Tổng thống Alexander Lukashenko cũng đang học đòi phong cách độc tài không khác gì Putin.
----------------------
(AP Photo/Sergei Grits)