Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

VỢ XUÂN DIỆU * HÀ NÔI XƯA * THƠ

 VỢ XUÂN DIỆU * HÀ NÔI XƯA * THƠ
NGƯỜI VỢ CỦA XUÂN DIỆU

NgườI Vợ MộT đêM CủA XuâN DiệU
XUÂN ANH
Anh có nhà có cửa/ nhưng không vợ không con”. Ấy là lời tự bạch của Xuân Diệu về tình trạng cô đơn của mình trong bài “Khung cửa sổ”.

                                          Xuân Diệu và Bạch Diệp

Đúng là không có con, nhưng Xuân Diệu đã từng có vợ. Nhà thơ Xuân Diệu và vợ - NSND Bạch Diệp Nhà thơ Xuân Diệu và vợ - NSND Bạch Diệp Người phụ nữ đó không ai khác chính là nữ đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân - Bạch Diệp. Hai người đã chung sống trong một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay. Bạch Diệp nay đã bước sang tuổi cổ lai hy. Gần đây, bà yếu đi nhiều, chân run run do bệnh viêm khớp của tuổi già. Trong căn nhà rộng mà hiu quạnh, bà ngồi lọt thỏm trong bộ ghế sa-lông cứng nhắc, khuôn mặt đăm chiêu nhăn nhúm vết thăng trầm thời gian. Sau một tiếng thở dài, những câu chuyện từ cõi lòng cứ thế mà bật ra. Đôi mắt sắc sảo của bà chợt ầng ậc nước, chợt ráo hoảnh…
Những ngày cuối đông năm 1957, trời Hà Nội rét căm căm. Ngày hôm đó, Tổng biên tập báo Nhân Dân - ông Hoàng Tùng gọi Bạch Diệp ở lại, giọng nửa đùa nửa thật: “Bạch Diệp ế đến nơi rồi, có muốn anh giới thiệu chồng không?”. Bạch Diệp giãy nảy: “Gớm, có già cũng không cần anh giới thiệu đâu. Em quen đầy người, việc gì phải nhờ anh”. Nói rồi, Bạch Diệp nhét tập tài liệu dầy cộp vào túi sách, toan về. “Nhưng… nếu đó là “một ông hoàng"?”, “Em không cần tiền!”. Bạch Diêp ngúng nguẩy, tự ái ra mặt. Hoàng Tùng xua tay cười: “Em bình tĩnh nghe anh nói đã…”. Hoàng Tùng lôi điếu thuốc ra. Châm lửa.
 Chậm rãi rít một hơi dài: “Người này anh ngắm kỹ cho em rồi, không ai xứng đáng hơn đâu. Không phải ông hoàng dầu lửa, mà là ông hoàng thi ca - Xuân Diệu đấy!”. Hoá ra, người mà tổng biên tập muốn giới thiệu cho cô phóng viên trẻ chính là Xuân Diệu. Bạch Diệp lúc này đã 27 tuổi, đẹp sắc sảo, mặn mà. Biết bao chàng trai ngưỡng mộ sự thông minh của nàng, nhưng không dám tiến gần, vì sợ nàng “chê”. Bạch Diệp thường vẽ một “bánh vẽ” về người chồng lý tưởng của mình, rồi “gặm nhấm”: “Chồng Diệp phải là người đàn ông tài hoa, lãng mạn. Người đó phải khiến Diệp kính phục. Nếu không, Diệp thà ở vậy còn hơn!”. Bởi thế, khi được “gán” với “ông hoàng của thi ca”, Bạch Diệp bỡ ngỡ lắm.
Nàng lao về nhà, đọc đi đọc lại những bài thơ tình của ông: “Em bước điềm nhiên không vướng chân/Anh đi lững thững chẳng theo gần/Vô tâm - Nhưng giữa bài thơ dịu/ Anh với em như một cặp vần… Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy/Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Chắn hẳn, người phụ nữ nào được Xuân Diệu yêu sẽ hạnh phúc vô cùng! Sao không hạnh phúc khi được Xuân Diệu đối xử như một nữ hoàng, và được chàng yêu như trong thơ: “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ?/Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều. Anh biết rồi, em đã nói em yêu/Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ?”. Nghĩ vậy, mấy ngày sau, Bạch Diệp nhận lời “mai mối” của Hoàng Tùng.
Xuân Diệu tuy đã 41 tuổi, nhưng trông “rất thơ”. Vầng trán anh nở nang, cao vời vợi, che phủ một phần bởi những mớ tóc loăn xoăn, dấu ấn của con người Bình Định. Bạch Diệp vốn là người mạnh mẽ, nhưng bị “đắm chìm” ngay bởi cặp mắt nhìn đời và thiên nhiên sâu thăm thẳm, tựa như một nhà hiền triết. Thế nhưng, buổi nói chuyện đầu tiên tẻ nhạt hơn nàng tưởng. Những câu làm quen rời rạc, những mạch chuyện chệch hướng.
Xuân Diệu không phải là người đàn ông biết đưa đẩy, rào đón phụ nữ. Hoá ra, người thơ và người thực chẳng thể là một. Bạch Diệp thoáng thất vọng. Những buổi hẹn hò sau, hai người thường đèo nhau trên chiếc xe đạp cà tàng ra ngoại thành chơi. Trên những con đường trải đầy nắng và gió đông, Xuân Diệu khẽ khàng ngâm thơ. Bạch Diệp ngồi phía sau, lòng lâng lâng. Có lần, trời đổ cơn giông, Bạch Diệp nằng nặc đòi đội mưa về nhà, bất kể đang ốm. Xuân Diệu liền kéo nàng trú dưới hàng hiên nhà cổ. Anh rút khăn mùi soa, lau từng giọt mưa lấm tấm trên mặt nàng.
 Sau khi đưa nàng về, Xuân Diệu tặng nàng bài thơ: “Tôi cầm mùi dạ lan hương/Trong tay đi đến người thương cách trùng/Dạ lan thơm nức lạ lùng/Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương”. Xuân Diệu rất yêu hoa và là người kỹ tính trong nghệ thuật này. Bất cứ lúc nào, trong nhà ông cũng có hoa tươi để bàn. Thuở đó, ông rất hay mua hoa hồng tặng Bạch Diệp. Những bông hồng tươi thắm, cánh hoa dầy ụ khiến đôi mắt Bạch Diệp thêm long lanh, má Bạch Diệp thêm nồng ấm. Xuân Diệu không có sự quyến rũ mạnh mẽ từ vẻ ngoài, cũng không có những câu nói đưa đẩy làm xiêu lòng phụ nữ.
Bù lại, sự chu đáo của anh khiến Bạch Diệp tuy chưa hoàn toàn ưng ý, nhưng cũng “mủi lòng”. Đến gần ngày cưới, Xuân Diệu có qua nhà Bạch Diệp ăn cơm tối. Ba mẹ Bạch Diệp đón tiếp “chàng rể tương lai” rất nồng hậu. Mắt long lanh, anh tự ru mình và mềm mại khi đọc những bài thơ tình. Bạch Diệp nhìn anh say đắm, nhưng anh lại đưa mắt ra ngoài khung cửa sổ, lảng tránh. Dường như bài thơ tình đó không dành cho nàng. Giữa họ, một khoảng cách vô hình le lói hình thành.
Có lần, cô bạn đồng nghiệp kéo Bạch Diệp lại, hỏi: “Tao nghe người ta nói anh Xuân Diệu có vấn đề đấy! Mày phải xem lại đi, không nhỡ dở đời con gái”. Bạch Diệp gắt lên: “Vớ vẩn! Người ta ghen ghét, nói xấu anh Diệu thôi. Tao không hiểu anh Diệu thì ai hiểu đây?”. Nói thế nhưng Bạch Diệp không khỏi nghi hồ. Hai người sắp nên vợ nên chồng mà vẫn chẳng thể là một. Xuân Diệu lúc nào cũng “bâng khuâng”, “lãng đãng”. Hay vì nhà thơ thường như thế? Trước đám cưới vài ngày, Bạch Diệp giục Xuân Diệu đăng ký kết hôn nhưng anh lại ậm ừ cho qua, kêu bận sáng tác. Mấy hôm đó, nàng cũng thao thức không ngủ được. Chỉ mấy ngày nữa thôi, nàng sẽ trở thành “bà Xuân Diệu”, là “nữ hoàng” của thơ ông, thay thế tất cả những “người tình thơ” trước đó. Sau này, người yêu thơ sẽ nhắc đến nàng như nguyên mẫu, là nguồn cảm hứng duy nhất trong thơ Xuân Diệu. Rồi hạnh phúc vợ chồng, nàng chưa biết gì ngoài những lời thủ thỉ của bạn bè đồng trang lứa. Nghe hứa hẹn, sẽ “ngọt ngào” lắm…
Đám cưới diễn ra vào cuối tháng 4 năm 1958, do báo Nhân Dân đứng ra tổ chức. Có rất nhiều bạn bè của Xuân Diệu tới chúc mừng. Họ toàn là những nhà thơ, nghệ sĩ tên tuổi. Bạch Diệp trong bộ áo dài đội voan trắng muốt, hạnh phúc vô cùng. Trước sự chứng kiến của mọi người, chàng và nàng nguyện "kề vai sát cánh đến suốt cuộc đời". Đêm tân hôn của… thi ca Đôi vợ chồng trẻ được thu xếp trong một căn phòng nhỏ, nhưng ấm cúng. Phía đầu giường là dòng chữ “Hỉ” đỏ chót dán lên tường. Chú rể vẫn chu đáo vậy, đun nước sôi, trút xuống chậu men, nhúng tay thử độ ấm và bảo nàng đi tắm. Rũ sạch mọi mệt mỏi, mùi xà phòng hương lài quận quanh người khiến nàng thêm khoan khoái.
Nàng đã tưởng tượng ra khung cảnh như thế này, từ lâu lắm rồi: một căn phòng nhỏ leo lắt nến và hoa hồng. Cô dâu mới phải e lệ, ngượng ngùng ngồi đợi chồng bên mép giường. Chú rể vén rèm, bước vào. Hai người uống chung một ly rượu, cho men tình thêm say! Luồng sáng trong phòng phải mờ mờ ảo ảo. Bóng tối sẽ khiến hai người thêm tự nhiên và gần gụi. Sau một đụng chạm khẽ khàng, hai người yêu nhau như tự nhiên nó thế… Một bàn tay mềm mại đặt lên vai. Tim nàng đập thịch. Má đỏ bừng. “Em này, có thấy bút đâu không?”. Giật mình, nàng ngơ ngác: “Để làm gì hả anh?”. Xuân Diệu không trả lời, lục tung bàn, cúi xuống gầm giường tìm bút. Rồi anh thắp thêm nến. Ánh sáng khiến căn phòng như rộng ra, rộng mãi. Xuân Diệu ngồi bên bàn, cầm bút, giấy loay hoay, hì hụi. Đầu anh gục xuống, mái tóc bồng bềnh rối tung.
Bạch Diệp ngỡ ngàng: “Chẳng nhẽ anh ấy muốn làm thơ trong lúc này?”. Sau một hồi, Xuân Diệu hí hửng, đọc thơ cho nàng nghe. Bạch Diệp cố nhẫn nhịn. Đọc xong, chàng lại hì hụi viết tiếp, mắt nhìn ra cửa sổ bâng khuâng. Nàng bàng hoàng: chẳng nhẽ đêm tân hôn là như vậy? Đêm đó, Bạch Diệp thêm một lần mất ngủ. Vị ngọt rượu vang nơi đầu lưỡi hồi chiều đã nhanh chóng biến thành vị đắng. Đến sáng, hai người rẽ sang hai ngả đường. Đêm đêm, chàng vẫn miệt mài làm thơ. Nàng thở dài, kéo chăn đi ngủ trước. Mọi người tò mò hỏi chuyện đôi vợ chồng trẻ, nàng chỉ mỉm cười, mắt biêng biếc buồn. Nàng đang phải cắn-quả-sấu-của đời mình.
Ba tháng sau ngày cưới, Bạch Diệp trò chuyện cùng mẹ. Bà mẹ hạnh phúc nhìn con gái, hỏi nhỏ: “Thế mày đã có gì chưa? - Có gì là có gì ạ? Bọn con đã có chuyện gì đâu?”. Mẹ Bạch Diệp tái mặt. Bà cứ ngỡ, con gái lấy chồng sẽ nhanh chóng sinh cho bà đứa cháu kháu khỉnh, ngờ đâu… Tức giận, bố Bạch Diệp gọi chàng rể đến. Lúc đó, mọi người mới té ngửa: Xuân Diệu bị bệnh “tiên thiên”, không thể chữa trị. Mẹ Bạch Diệp thương con gái, khóc cạn nước mắt. Bà bắt hai người phải chia tay ngay, để Bạch Diệp khỏi lâu ngày mang tiếng xấu. Bố Bạch Diệp can ngăn: “Khuyết tật này chẳng ai muốn có. Hơn nữa con mình là người tri thức có tiếng, nên giữ thể diện cho nó. Bây giờ tìm mọi cách chữa trị trong ba tháng. Sau ba tháng nếu Xuân Diệu không tròn nghĩa vụ làm chồng, hai đứa phải chia tay”.
Bạch Diệp giờ biết chuyện của chồng, thương xót vô cùng. Suốt ba tháng đó, ngày ngày nàng đun thuốc nam cho chồng uống, tuyệt nhiên không một lời than phiền, trách móc. Mẹ Bạch Diệp đôn đáo xuống Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng xem bói. Nào là, “thằng chồng nó bị ma ám, phải đem lá bùa này về đốt, lấy tro phá với nước lã, bắt nó uống”. Rồi “xoay giường ra hướng khác, hướng này khí độc”… bachdiep3.jpg Bạch Diệp hiện đang sống một mình, trong nhà chỉ có thêm một chú mèo Xuân Diệu thương vợ nhiều, nhưng không thể làm cho vợ hạnh phúc. Hơn nữa, Xuân Diệu càng biết lòng mình, qua cuộc hôn nhân với Bạch Diệp. Thời gian này, những bài thơ tình vẫn được tuôn rào rạt. Vẫn cuồng nhiệt vô bờ: “Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt/Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng/Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng/Gần hơn nữa thế vẫn còn xa lắm”. (Xa Cách)
Một đêm nọ, Xuân Diệu không làm thơ. Chàng ôm vợ mình, siết chặt, nhẹ nhàng hôn lên môi, mắt và trán nàng. Rồi những nụ hôn cuống quýt, nồng ấm. Nàng lâng lâng. Dòng máu nóng chạy dọc suốt cơ thể. Nàng không còn bẽn lẽn, rụt rè. Nàng sẵn sàng đón nhận sự khát khao bị dồn nén bấy lâu. Nàng sắp bùng nổ…Nhưng chàng dừng lại. Bỏ ra ngoài phòng. Để lại sau lưng giọt nước mắt mặn chát của người vợ trẻ. Sau này, khi hai người chia tay, họ vẫn coi nhau là bạn. Một lần vô tình gặp trên phố, khi Xuân Diệu đương mua hoa.
Họ chào nhau, hỏi chuyện như những người bạn lâu ngày gặp mặt. Đến khi ra về, Bạch Diệp nhìn dáng Xuân Diệu mãi, cho đến lúc anh nhạt nhoà vào đám đông, chợt đắng đọt: “Sao anh ấy cháy bỏng và nồng nhiệt trong thơ dường vậy, lại không thể nồng nhiệt trong đời thực?”. Gần năm mươi năm sau, không một lời oán trách, Bạch Diệp khẽ khàng: “Có lẽ ông ý chưa hiểu hết mình nên mới lấy tôi. Đừng viết gì về ông ấy, có viết, viết về những bộ phim của tôi đây này”. Dù không nói ra, nhưng những tiếng thở dài đau đáu đã nói lên tất cả. Không muốn chạm sâu thêm vào nỗi đau đó, tôi từ bỏ ý định muốn xem tấm ảnh cưới của bà và Xuân Diệu. Bởi với bà, “Xuân Diệu là những gì hư ảo trong cuộc đời, những kỷ niệm vô cùng đẹp nhưng không có thật”. Nên chăng, hãy để chúng nằm yên như nỗi đau được chôn giấu tự thuở nào.


NSDN Bạch Diệp
Mãi đến năm 40 tuổi, Bạch Diệp mới đi bước nữa, với ông Nguyễn Đức Tường, người thực sự thắp ngọn lửa yêu thương trong cuộc đời bà. Ngày 18 tháng 12 năm 1985, Xuân Diệu qua đời, sau một cơn đau tim đột ngột tại Hà Nội. Bạch Diệp đến, đặt một bó hoa trắng lớn (chứ không phải vòng hoa) lên nắp quan tài. Lần này, bà “tặng” ông bó hoa cuối cùng. Trong tiết trời đông lạnh cóng, bà đã đứng “bên ông”, đưa ông về nghĩa trang Mai Dịch. Một cách trọn vẹn, Bạch Diệp là người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời Xuân Diệu.
Xuân Anh (VieTimes)
Và tiết lộ của Tô Hoài     http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=75
Posted by sontrung at 11:54 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
NGUYỆT QUỲNH * VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC

Lòng tin chết lặngNguyệt Quỳnh
Ôi xã tắc
Con đường nào cũng dẫn đến pháp trường
Bàn tay chỉ đường nào cũng bàn tay đao phủ
(Nguyễn Trãi trước giờ tru di – Trần Mạnh Hảo)
Chẳng hiểu do đâu những câu thơ Trần Mạnh Hảo viết vào năm 1993 lại có thể tiên tri như câu sấm Trạng Trình. Làm sao ông biết được rằng cái mảnh đất mà tiền nhân quý như xương thịt này tuy chưa chính thức mất vào tay giặc nhưng đã mất rồi trong tay của đám nịnh thần. Cả nước ngẩn ngơ trước hàng tá những văn kiện bán nước mà Trung Cộng đã thu thập từ thế kỷ trước và nay trưng ra trước Liên Hiệp Quốc. Cả nước đắng cay trước chính sách hành xử nhu nhược hèn kém với giặc nhưng lại rất hung bạo với dân của lãnh đạo CSVN. Một đất nước thấm nhuần đạo lý nhân nghĩa giờ đây luân thường đem bỏ ở gác bếp. Và số phận dân tộc như Ức Trai ngày xưa, nhìn ra chỉ thấy con đường nào rồi cũng dẫn ba họ đến pháp trường, bàn tay chỉ đường nào cũng là bàn tay đao phủ.
Thế mà bài phát biểu của lãnh đạo tại Shangri-La lại nói đến “Xây dựng lòng tin chiến lược”!? Ngài Thủ Tướng còn nhấn mạnh với thế giới rằng: “… nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ ‘mất lòng tin là mất tất cả’…”
Hiển nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng đang muốn nói đến “lòng tin chiến lược” giữa các nước trong vùng, nhưng còn một “lòng tin chiến lược” còn quan trọng hơn nữa. Đó là Lòng Tin Chiến Lược giữa đảng Cộng Sản và dân tộc Việt Nam. Vì muốn xây dựng được lòng tin nơi xóm giềng thì chính gia đình mình phải tin được nhau trước đã. Ở cấp quốc gia cũng vậy, một quốc gia mà chính người dân trong nước còn không tin vào chính phủ thì khó mà các quốc gia khác có thể tin vào chính phủ đó được.
Thật vậy, giữa lúc cái lòng tin chiến lược quốc tế chưa thành hình nổi vì các nước khác cứ thấy Hà Nội tiến 1 bước lại lùi 2 bước trong cách đối phó với Trung Cộng, thì lòng tin chiến lược với dân tộc đang trên đà phá sản nhanh chóng.
Tục ngữ dân gian có câu mà ông Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo CSVN biết rõ: Một lần thất tín, vạn sự không tin. Huống chi sự thất tín của đảng đã lặp lại hàng trăm hàng ngàn lần từ chuyện lớn như công hàm Phạm Văn Đồng, Bôxít Tây Nguyên, Vinashin, Vinalines, … đến các trò gạt gẫm của các quan chức hàng ngày đối với dân và ngay trước mắt dân chứ chẳng cần che giấu gì nữa. Lòng tin của dân đối với đảng quả thật đã cạn kiệt, khô héo tận cốt lõi!
Lòng tin đó khô héo, vì các đòn ngày càng hung bạo và ngày càng hèn kém của công an, bất kể uy tín và bộ mặt của một nhà nước, từ những trò “bao cao su đã qua xử dụng”, đến các cảnh ban đêm ném lén đồ dơ nước bẩn vào chỗ ở của các nhà tranh đấu cho nhân quyền, đến những chuyện dân tự treo cổ trong tư thế “ngồi” tại đồn công an, … Nỗi bức xúc và sự khinh bỉ của người dân đối với giới lãnh đạo đang sống nhờ công cụ bạo lực công an đã tràn lan trên mạng Internet. Một đảng viên về hưu thấy chị Trần thị Nga, người tranh đấu bền bỉ cho dân oan, bị côn an (công an giả dạng côn đồ) đánh đến gãy chân đã chua chát lắc đầu: “Đối với Tàu Cộng xâm lược thì các nhà quân sự ta nhũn như con chi chi. Đối với dân thì thẳng tay đàn áp, đánh cả đàn bà con trẻ. Hèn nhát nhục nhã thì lại bảo tại ta yêu chuộng hoà bình, thế đánh dân thì yêu cái “con tự do” gì?”.
Lòng tin đó khô héo, vì thái độ trịch thượng tự xem mình là cha mẹ và coi toàn dân như một lũ trẻ con. Chỉ cần đọc thử vài hàng trong một bài viết tiêu biểu Những kẻ ‘ấu trĩ tả khuynh trong chính trị’ đang lợi dụng tình hình nóng bỏng trên Biển Đông, đăng trên báo Pháp Luật Thành Phố, là đủ thấy rất rõ. Và sau kiểu lý luận vừa dạy vừa phán trong cả bài thì Ban Tuyên Giáo kết luôn “… nhân dân luôn cần có Đảng để soi đường chỉ lối, …”. Thái độ xem dân như con nít đó không chỉ nằm trên mặt báo mà hiện ra bằng xương bằng thịt hàng ngày qua từng bộ mặt công an cau có, hống hách, la mắng, và chỉ chực đánh “con nít” ngay trên đường phố.
Lòng tin đó khô héo, vì đầu óc lãnh đạo đã xơ cứng với những giáo điều của thế kỷ trước. Thế giới cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đã nằm trong đống rác lịch sử gần 25 năm rồi nhưng lãnh đạo vẫn phân tích, vẫn nhìn vạn vật dưới lăng kính “giai cấp”, dưới sự phân chia “tả khuynh, hữu khuynh”, và vẫn dè bỉu ước vọng chính đáng của người dân về một xã hội công bằng dân chủ văn minh mà cả thế giới đang theo đuổi.
Xin tạm dùng tiếp bài báo tiêu biểu bên trên để dẫn chứng về lập luận mà lãnh đạo đảng đã nói ở nhiều nơi: “…họ tự cho rằng chủ nghĩa cộng sản sắp sụp đổ và là thời cơ để thay đổi, đổi mới. Họ mong muốn xây dựng ‘một quốc gia cường thịnh’, điều này hoàn toàn chính xác và cũng là mong ước của 90 triệu người Việt Nam. Nhưng tiếc thay, cái ‘quốc gia dân chủ’ là ‘dân chủ nhập khẩu, rập khuôn từ các nước Phương Tây…”. Trong khi thực tế trước mắt, cái gọi là “dân chủ tập trung” đã hiện nguyên hình là trò lừa bịp, và các quốc gia dân chủ Tây Phương đã bỏ chúng ta lại với “thiên đường xã hội chủ nghĩa” cách xa họ hàng thế kỷ về mọi mặt từ dân sinh đến khoa học, văn hóa và kinh tế.
Lòng tin đó khô héo, vì các khuôn mặt đại diện Đảng nói dối quá trắng trợn. Và có lẽ vì nói dối quá nhiều, quá thản nhiên nên cũng quên lời mình nói rất nhanh. Nhưng trong thời đại Internet ngày nay, người dân có nhiều phương tiện để kiểm chứng đâu là sự thật, và các dữ kiện, các câu phán đang nằm vĩnh viễn trong kho dữ kiện kỹ thuật số (digital database) của nhân loại. Đơn cử như chuyện nói dối rất gần đây của ông Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ. Ngày 4/6 vừa qua, nhiều trang mạng báo chí của nhà nước ta đã đăng tải hình ảnh về cuộc biểu tình của nhân dân Trung Quốc và cuộc tàn sát đẫm máu đêm ngày 3 rạng ngày 4 tại quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước.
Tuy nhiên đến cuối ngày, loạt bài này đã đồng loạt bị kéo xuống và không còn truy cập được nữa. Sáng ngày 5/6 trả lời phỏng vấn của BBC về sự kiện trên, ông Nguyễn Thế Kỷ nói tỉnh bơ: “hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt tin tức trong nước về sự việc này”. Hay như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong thông điệp đầu năm 2014 tuyên bố rất hùng hồn rằng “Dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm” nhưng khi dân dự tính xuống đường biểu tình phản đối giàn khoan 981 của Trung Cộng vào tháng 6/2014 thì cũng chính “ngài” len lén gởi tin nhắn riêng đến điện thoại của dân để cấm trong khi tại Việt Nam vẫn chưa có luật biểu tình, nghĩa là “pháp luật không cấm”.
Lòng tin đó khô héo, vì thái độ quá hèn kém của toàn giàn lãnh đạo đảng CSVN. Sau khi im lặng không dám nói một lời hoặc len lén nói với vài tổ dân phố, nay các lãnh đạo đảng lại bên ngoài khẳng định thái độ “không làm gì cả” là cách hành xử khôn ngoan, và bên trong gấp rút giáo dục tư tưởng đảng viên phải biết sợ Bắc Kinh để giữ ghế cai trị. Có lẽ tiêu biểu nhất cho thái độ “Hèn với Giặc là vinh quang” này là tuyên bố của ông Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á.
Trước mắt cả thế giới và khu vực ông Phùng Quang Thanh không ngần ngại luồn cúi trước Trung Cộng bằng phát biểu xem việc khiêu khích trắng trợn của Bắc Kinh, việc mất dần chủ quyền đất nước, việc ngư dân Việt mất mạng hàng tuần trên Biển Đông, việc tàu cảnh sát biển Việt Nam bị đâm hàng ngày quanh giàn khoan, tất cả chỉ là chuyện nhỏ, chuyện lục đục trong gia đình. Và tuyên bố kiểu đó hàm ý lời hứa hải quân Việt Nam sẽ không có phản ứng gì trước các “chuyện nhỏ trong gia đình” đó, Bắc Kinh muốn làm gì thì làm.
Và lòng tin đó khô héo, vì những lạm dụng từ ngữ của giới lãnh đạo đảng và guồng máy tuyên truyền của họ, đến độ tưởng như người Việt không còn hiểu được tiếng Việt nữa. Chẳng hạn như cứ mỗi lần tàu Trung Cộng chạy từ giàn khoan ra thì tàu cảnh sát biển Việt Nam lại bỏ chạy; Và mỗi lần chạy không kịp lại bị đụng nát hông tàu, thành tàu. Nhưng báo chí cứ thoải mái ca ngợi đó là hành động “dũng cảm, mưu trí, linh hoạt”. Nó khôi hài đến độ người đọc chảy cả nước mắt không hiểu vì cười quá hay vì đau lòng quá.
Một thí dụ khác là câu mà Ban Tuyên Giáo Trung Ương tung ra nhiều trong những ngày gần đây, đó là “kiên quyết thảo luận với Trung Quốc”. Kiên quyết thảo luận nghĩa là sao? Nghĩa là đối phương không chịu nghe thì ta vẫn nói, nói một mình? Có phải cái điện thoại không cắm dây trong hình Ngoại trưởng Phạm Bình Minh gọi sang Trung Cộng phản đối là một dẫn chứng cho sự kiên quyết này? Rồi sau kiên quyết thảo luận sẽ là gì? Là kiên quyết dũng cảm bỏ chạy mỗi khi thấy hải quân Trung Cộng? Kiên quyết không chấp chuyện nhỏ nhặt trong gia đình? Kiên quyết nhường cho Bắc Kinh những gì chúng muốn lấy? Và Kiên quyết tạ tội với Bắc Kinh để được tiếp tục đóng vai chư hầu?
Tóm lại, có thể nói lòng tin chiến lược đã trở thành lòng tin chết lặng, chính yếu là vì người dân Việt nhục quá, nhục đủ mọi mặt, nhục không chịu được nữa! Dân tộc Việt Nam không có khả năng chịu nhục như hàng ngũ quan chức đang nắm quyền, và lại càng không có khả năng chịu nhục như giàn lãnh đạo thượng tầng đảng CSVN.
Và chính nhờ khí phách không chấp nhận quốc nhục đó mà đất nước và dân tộc Việt Nam còn tồn tại đến ngày hôm nay, sau biết bao triều đại xâm lăng và bán nước.
Posted by sontrung at 11:44 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
LÊ NGUYỄN * VIỆT CỘNG THAM & NGU

Tham, Dốt, Ngu Không Lối Thoát Của Cộng SảnLe Nguyen

Tham, dốt, ngu... là ba trong số nhiều thuộc tính tiêu cực, xấu đáng sợ của đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt ngu mà ngu lâu nữa là đặc tính của những tên mê cuồng cộng sản tồn tại, lưu truyền qua nhiều thế hệ cộng sản. Thế cho nên những ai nói đến đặc tính ngu lâu nổi trội này thường được nghe cộng sản lý luận rằng “...Nếu lãnh đạo đảng cộng sản ngu thì không thể đánh thắng thực dân, đế quốc, phát xít Pháp, Nhật, Mỹ...” và chúng cứ nhắm mắt, bịt tai không cần biết, không cần tìm hiểu sự thật về cái gọi là “đánh thắng” của đảng cộng sản!
Trong thời thông tin toàn cầu này không ai còn lạ với các sự kiện “đánh thắng” của đảng cộng sản Việt Nam và các tên tay sai của cộng sản cứ bám vào cớ đánh thắng để phản bác lại bất cứ ai thiếu thông tin về sự thật lịch sử “...Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc..” cũng như “đánh thắng” thật sự chỉ là đảng cộng sản qua Hồ Chí Minh làm theo lệnh Mao Trạch Đông “... Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng!...”
Thật ra theo lẽ thường của số đông người dân bị bưng bít thông tin cũng khó phản biện lập luận lãnh đạo cộng sản ngu thì không thể đánh thắng các đế quốc sừng sỏ Pháp, Nhật, Mỹ. Để tránh cãi chày cãi cối của những tên cộng sản cuồng tín ngu lâu, chúng ta sẽ không bàn về sự kiện ngu lâu nhiều tranh cãi của cộng sản mà chỉ sẽ nói đến cái được gọi là khôn của đảng cộng sản xem chúng có thật sự khôn không và khôn như thế nào?

Mọi người ai cũng biết khôn có hai loại rõ rệt khôn ngoan và khôn quỷ. Khôn ngoan thuộc tính tốt tích cực có lợi cho phát triển xã hội bền vững và khôn quỷ thuộc tính xấu, tiêu cực có hại cho phát triển xã hội, chỉ có tính chụp giật, thiếu bền vững. Khôn ngoan hình thành tư tưởng của những bậc vĩ nhân phụng sự xã hội, đề cao tính người. Khôn quỷ hình thành tư tưởng quái đản của những tên ác nhân phá hoại xã hội, chống lại con người.
Xét đến quá trình hình thành, phát triển của đảng cộng sản Việt Nam nếu chúng ngoan cố phủ nhận ngu lâu, giành phần khôn thì cái khôn của chúng thuộc loại khôn quỷ, loại khôn quỷ quyệt của băng đảng xã hội đen, cướp của giết người chỉ biết có mỗi bạo lực cơ bắp, vắng bóng cái đầu tư duy của người khôn ngoan. khốn nỗi đảng cộng sản không biết là chúng ngu lâu, ngu di truyền, cứ hiu hiu tự đắc cho ta đây là đỉnh cao trí tuệ và không biết là chúng ngu “lì lợm”nên phạm phải sai lầm này sang sai lầm khác, gây lúng túng trong vòng tròn tham, dốt, ngu không lối thoát.

Điển hình cho loại khôn qủy của đảng cộng sản Việt Nam là chúng sử dụng bộ phận tuyên giáo trung ương đảng tổ chức tầng tầng lớp lớp hệ thống tuyên truyền loa đài các kiểu, chỉ phục vụ công tác tư tưởng với mỗi một việc duy nhất là bóp méo sự thật, ca ngợi mọi chủ trương chính sách ngu xuẩn làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân của đảng, nhà nước cộng sản.

Có thể nói chỉ người mù mới không thấy, với một lực lượng hùng hậu báo nô, văn nô bồi bút, tuyên truyền viên, dư luận viên...có đầu óc lẫn không có đầu óc tư duy chỉ biết nói theo lời đảng dạy rất vô bổ ngớ ngẩn, phí phạm biết bao nhiêu tài nguyên vật lực lẫn nguồn ngân sách quốc gia là sự thật lịch sử không thể chối bỏ.

Bên cạnh lực lượng tuyên giáo ăn hại chuyên nghề sử dụng “nước bọt” lãnh lương từ tiền thuế của người dân là lực lượng thanh gươm lá chắn, bọn mật vụ an ninh, công an còn đảng còn mình, sử dụng sức mạnh cơ bắp, hung hăng trấn áp mọi tiếng nói đấu tranh, phản kháng, chống lại bất công, vô đạo từ các chủ trương chính sách của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam.

Hẳn mọi người đều biết, đảng cộng sản sử dụng tiền thuế, tài nguyên quốc gia trả lương cho bọn “nước bọt” tuyên giáo và bọn “cơ bắp” công an, không ích lợi gì cho nền tảng xây dựng đất nước bền vững, phát triển đất nước về hướng dân chủ văn minh, nước mạnh dân giàu, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Có lẽ ngày nay không mấy người không biết, tổ chức lực lượng tuyên giáo chuyên nghề nói láo và tổ chức lực lượng phi nhân tính công an chuyên nghề đàn áp, bắt giết nhân dân bằng chính tiền của nhân dân để bảo vệ chế độ, bảo vệ băng đảng giết người cướp của tàn ác, là một trong những cái khôn quỷ, nếu không nói là ngu lâu của đảng cộng sản Việt Nam.
Nếu chịu khó làm bản nghiên cứu khoa học thì con số chi trả lương bổng riêng cho hai lực lượng này lên đến hàng chục vạn người là không phải ít. Thử hỏi với nguồn lực, tài nguyên quốc gia chi trả cho con số hàng trăm ngàn tên suốt ngày theo dõi, rình rập người dân can đảm đứng lên vạch trần bộ mặt xấu xa độc ác, tàn dân hại nước thì còn đâu thời gian, tâm trí, chất xám để hình thành chiến lược xây dựng, phát triển quốc gia bắt kịp các nước văn minh tiên tiến?
Chắc chắn chính vì tham, dốt, ngu của đảng cộng sản là một trong nhiều nguyên nhân làm cho Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực và Việt Nam có nguy cơ bị đất nước nhỏ bé Kampuchea bỏ lại phía sau về nhiều mặt trong thập niên tới.
Cụ thể của tham lam cộng sản là tham quyền, tham tiền đến mức ích kỷ bẩn thỉu tới độ chỉ biết mưu toan đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực, thu tóm quyền lợi tài nguyên quốc gia về cho cá nhân, gia đình, giòng tộc, phe đảng chứ chúng không hề quan tâm đến đời sống khốn khó tội nghiệp của những người đồng bào.
Cụ thể của dốt nát cộng sản là chúng không có nổi một cơ sở lý luận hợp lý khả tín, chỉ biết phát huy dối trá, nhắm mắt bịt tai nghe theo, làm theo lý luận chỉ đạo phản khoa học, phi nhân tính của một số tên lãnh đạo ma đầu cộng sản nhưng cứ đinh ninh, cứ tin tưởng là dúng đắn, là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Cụ thể của ngu lâu cộng sản là những tên lãnh đạo đảng cộng sản tưởng rằng việc xây dựng lực lượng sử dụng nước bọt đi rao giảng những điều vô bổ, láo khoét cùng với lực lượng cơ bắp độc ác mù quáng, có tính thú lấn át tính người để chúng xúi dục họ đi lừa gạt đồng chí, đi trấn áp đồng bào như chúng đã từng thực hiện trong quá khứ, ngay cả trong thời hiện tại, với bản chất ngu lâu là chúng có thể muôn năm trường trị, là được nhân dân tung hô đảng cộng sản quang vinh muôn năm!
Tội nghiệp những người cộng sản không được giáo dục tử tế trong môi trường đạo đức lành mạnh để hiểu rằng lòng tham không bị kềm chế dễ biến con người trở nên ích kỷ xấu xa, mất đạo lý làm người. Cũng như dốt nát cộng với tính tham lam không đạo đức lành mạnh làm chuẩn mực dễ đưa đẩy con người phạm tội ác ngoài sức tưởng tượng của những con người được giáo dục tương đối trong môi trường giáo dục nhân bản. Điều đó khiến cho không ít người sinh ra lớn lên được giáo dục tử tế trong các nước dân chủ tiên tiến văn minh không thể tưởng tượng ra được sự dã man tàn bạo của cộng sản đối với con người, đối với đồng chí, đồng bào, đồng loại của chúng, làm họ không dám tin đó là sự thật và cứ ngỡ nó chỉ tồn tại trong chuyện phim, chuyện tiểu thuyết!
Tham lam, dốt nát đã trở thành thảm họa cho con người, thế mà cộng sản, nhất là cộng sản Việt Nam không chỉ có tham lam, dốt nát mà còn ngu lâu nữa khiến cho thảm họa nhân lên gấp bội để trở thành thảm họa vô đối cho loài người qua mọi thời đại.
Điển hình là mọi chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam từ xưa đến nay đều được hình thành trên cơ sở tham lam, dốt nát, ngu lâu làm cho đất nước tàn mạt, gây ra biết bao đau thương tang tóc, gieo rắc thảm họa cho dân, cho nước dai dẳng không có dấu hiệu lạc quan hơn trong quá khứ, hiện tại, tương lai gần lẫn xa của Việt Nam.
Điều đáng báo động là tham lam, tham quyền cố vị, tham sinh úy tử thì băng đảng cộng sản hiểu biết thấu đáo nhưng dốt nát, ngu lâu thì chúng lại không hề hay biết chúng dốt nát, ngu lâu nên những việc làm dốt nát, ngu lâu có thứ xảy ra liền, có thứ gặp bế tắc gây hậu quả nghiêm trọng trong năm mười năm sau đó và những hậu quả nghiêm trọng do dốt nát, ngu lâu của cộng sản Việt Nam thường là khó khắc phục lẫn không thể khắc phục.
Chẳng hạn các việc liên quan đến yếu tố nước ngoài như Hồ Chí Minh theo lệnh Nga – Tàu giết hàng chục vạn dân trong cải cách ruộng đất hay việc nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện đảng cộng sản dưới danh nghĩa nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký công hàm công nhận, chính xác là “giao nộp” Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng hoặc dự án khai thác Bauxite giao cho Trung Cộng xây dựng nhà máy tuyển quặng, thực chất là giao an ninh quốc gia cho trung Cộng nắm giữ...và sự dốt nát, ngu lâu của đương kim thủ tướng Nguyễn tấn Dũng bịt miệng, trấn áp người dân chống đối dự án Bauxite với “tuyên bố” chủ trương lớn của đảng cộng sản. Vài vụ việc dốt nát, ngu lâu có cả tham lam điển hình của đảng cộng sản đã để lại hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục không thể chối cãi!

Hiện tại tham lam, dốt nát, ngu lâu gây hậu quả nghiêm trọng, lộ diện ở mọi mặt đời sống trong nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: nạn tham nhũng hoành hành bất trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên ở mọi cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, luật pháp, tài chánh... trong đảng chính trị độc quyền lãnh đạo nhà nước –xã hội; nạn ùn tắc, tai nạn giao thông không chỉ ở đô thị, tỉnh thành với mật độ dân số cao mà ngay cả ở vùng sâu, vùng xa vẫn có những tai nạn chết người gây phẫn nộ, bức xúc trong lòng người dân; nạn vòi tiền để được chữa trị đàng hoàng trong các bệnh viện nhà nước quản lý, chưa kể bệnh viện thiếu giường nằm, bệnh nhân phải nằm tràn ra hành lang, thiếu nhân viên ngành y trầm trọng lẫn kém tay nghề gây chết người không còn là chuyện hiếm ở Việt nam; nạn mua bán bằng cấp, bằng giả tràn lan với hệ thống giáo dục, đào tạo yếu kém, tồi tệ đến đổi không có nước nào công nhận bằng cấp Việt Nam kể cả hai nước láng giềng lạc hậu Miên, Lào là một sỉ nhục khó tẩy xóa...
Tất cả những hậu quả do đảng cộng sản gây ra đều có nguồn gốc từ tham lam, dốt nát, ngu lâu và hậu quả ngu lâu gây ra nghiêm trọng hơn cả là tổ chức lực lượng hùng hậu tuyên giáo sử dụng “nước bọt” được đảng lấy tiền thuế của dân chi trả để nói sai sự thật, nói láo với dân, nói tốt cho đảng, nhà nước. Cũng như đảng cộng sản ngu lâu trong công việc thuê mướn lực lượng “cơ bắp” côn an, côn đồ đánh đập, bắt bớ, trấn áp, bịt miệng các tiếng nói đối lập, phản biện với đảng, nhà nước là ngu lâu, không có cái ngu nào ngu lâu hơn cái ngu này. Bởi ảo tưởng với lực lượng “nước bọt” “cơ bắp”mù đảng ngu trung là đảng cộng sản Việt nam có thể muôn năm trường trị?.
Những ai sống trong các nước có chính thể dân chủ đa đảng, văn minh tiên tiến đều nhận ra phản biện là động lực phát triển xã hội – không phản biện là xã hội chết lâm sàng. Giống như phản biện, tiếng nói đối lập góp phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách nhằm hoàn thiện xã hội giúp cho đảng cầm quyền phải động não để hữu hiệu hơn trong cai trị và tiếng nói đối lập hữu hiệu hơn hẳn tiếng nói chính thống của đảng, nhà nước cầm quyền. Không phản biện, không có tiếng nói đối lập thực chất nên đảng cộng sản cứ mãi loay hoay trong vòng tròn tham lam, dốt nát, ngu lâu gây hâu quả nghiêm trọng qua nhiều thế hệ cộng sản và tham, dốt, ngu không có hy vọng chấm dứt hay tháo gỡ ra khỏi đầu những tên cộng sản Việt nam ở tương lai gần.
Posted by sontrung at 11:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
TIN KHOA HỌC

Nhật đã tìm ra thuốc trị dứt hẳn bệnh tiểu đường
Thân Chuyển Đến Bạn Đọc HNPD Mắc Căn Bệnh Này : Nhật Bản thí nghiệm thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường
Đường gluco được lọc qua cầu thận sẽ lại được tái hấp thu trở lại máu nhờ các protein vận chuyển đường-muối (SGLT2). Nếu khống chế được SGLT2, gluco sẽ được bài xuất hoàn toàn ra nước tiểu và lượng đường trong máu sẽ không tăng
Nhật Bản đang thí nghiệm loại thuốc ức chế SGLT2 có thể điều trị triệt để căn bệnh tiểu đường nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh.
Đường gluco được lọc qua cầu thận sẽ lại được tái hấp thu trở lại máu nhờ các protein vận chuyển đường-muối (SGLT2). Nếu khống chế được SGLT2, gluco sẽ được bài xuất hoàn toàn ra nước tiểu và lượng đường trong máu sẽ không tăng. Mật độ đường máu cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với thần kinh, võng mạc và thận.
Loại thuốc mới nói trên có cơ chế điều trị bất hoạt hóa và ngăn chặn protein SGLT2 có chức năng hấp thu đường trong thận.
Cho đến nay, các loại thuộc có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của hoóc-môn và insulin vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, loại thuốc mới sẽ dựa trên cơ chế chống tái hấp thu đường dư thừa của thận và giúp bài tiết hoàn toàn qua đường nước tiểu cũng góp phần làm giảm trọng lượng ở những người béo phì.
Sáu loại thuốc có cùng cơ chế như trên đang được thí nghiệm ở Nhật Bản và bắt đầu được thừa nhận ở các nước Âu-Mỹ và Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, ngày càng nhiều người trong số 9,5 triệu bệnh nhân chuyển sang lựa chọn hướng điều trị mới này.
Giảm lượng đường trong máu
Về cơ bản, thận có chức năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định và dưới tác dụng của protein SGLT2 nằm trong các ống vi niệu, 90% lượng đường được bài xuất từ máu vào nước tiểu được hấp thu trở lại.
Trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường có nhiều đường bài tiết qua nước tiểu, thuốc làm giảm chức năng của SGLT2 khiến đường dư thừa sẽ không được hấp thu trở lại máu và bài xuất toàn bộ qua nước tiểu. Do đó, mặc dù lượng đường trong nước tiểu tăng nhưng lượng đường trong máu sẽ giảm và tình trạng đường huyết cao sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, thuốc làm giảm đường máu khiến lượng đường thâm nhập vào tế bào giảm theo đó cũng giúp giảm trọng lượng cơ thể. Nhờ tác dụng này mà hiệu quả hoạt động của insulin cũng được cải thiện gánh nặng cho các tế bào cụm đảo Langerhans của tuyến tụy, tạo hy vọng phục hồi chức năng tiết insulin của tụy.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tác dụng phụ của loại thuộc mới có thể là gia tăng vi khuẩn trong niệu đạo và sinh dục do lượng đường trong nước tiểu tăng.
Quy mô điều trị tăng mạnh
Giám đốc Phòng mạch Ueda, bác sỹ Nobuyuki Ueda, thuộc Hội nghiên cứu bệnh tiểu đường Nhật Bản đã tham gia chương trình thử nghiệm thuốc cho biết: “Thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay chủ yếu là tăng insulin để giảm lượng đường trong máu, cải thiện thị lực và tăng khả năng tiết insulin. Tuy nhiên, thuốc mới lại đi theo cơ chế thúc đẩy việc bài tiết đường dư thừa qua nước tiểu nên tác dụng của thuốc hoàn toàn khác và có thể nói là quy mô điều trị đã mở rộng”.
Trong khoảng một năm tham gia thử nghiệm, chỉ số HbA1c trung bình trong 1-2 tháng của bệnh nhân cải thiện xuống gần 1% trong khi giá trị chuẩn là chưa tới 7%. Trong lượng cơ thể giảm 2-3kg, lượng mỡ trong gan giảm và chỉ số γGTP có xu hướng tốt lên.
Ông Ueda nhấn mạnh: “Thuốc mới về cơ bản dùng cho người có hàm lượng đường máu cao sau ăn mà các phương pháp vận động và kiêng khem không giúp cải thiện được chứng béo phì."
Đánh giá về thuốc mới, bác sỹ Ueda cho biết: “Tôi cũng muốn bàn thêm về các tác dụng phụ khác của loại thuốc mới như có làm bệnh nhân gầy, có bài xuất nhiều canxi gây loãng sương hay không, gây mất điện giải hay không?”
Thử nghiệm được tiến hành từ năm 2010
Thuộc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay có ba dạng gồm thúc đẩy tiết insulin; cải thiện tình trạng kháng insulin; chống hấp thu đường từ ruột.
Thời gian gần đây, những thuốc làm tăng hiệu quả của hoócmôn incretin làm tăng sản sinh insulin của tuỵ đang được bán rộng rãi.
Thuốc ức chế SGLT2 là hợp chất có tên Phlorhizin được chiết xuất từ rễ cây táo và được cho là có liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường.
Thuốc này chia ra làm sáu loại dựa trên cấu tạo hoá học và bắt đầu tiến hành thử nghiệm tại nhiều nước trên thến giới từ năm 2010.
Tháng 1/2014, bên cạnh một loại thuốc được thừa nhận tại Nhật Bản, hai loại thuốc khác đã được chấp nhận sử dụng tại Mỹ./.
          http://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-thi-nghiem-thuoc-dieu-tri-dut-diem-benh-tieu-duong/246491.vn
Cây cho 40 loại quả.
.The tree of 40 different types of fruit.
***
This tree produces 40 different types of fruit.
Image: Sam Van Aken
Sam Van Aken
Một khoa học gia người Mỹ, giáo sư Van Aken thuộc trường  đại học Syracuse University, US, vừa thành công trong việc ghép trồng một loại cây ăn trái  cho ra 40 loại trái khác nhau.
Sam Van Aken xuất thân hồi xưa là …dân quê,  gia đình hồi trước sống về ngành làm nông trại trồng tỉa. Được biết cây giống mới này cho ra 40 loại trái cây khác nhau trên cùng một cây , đa số những trái cây này đều thuộc giống có hột cứng (stone fruit), ví dụ như peach, nectarine, apricot, apple, và các loại trái lấy hột như walnut, chestnut,… Ngoài số lương trái cây khác nhau trên cùng một cây, cây giống này cũng cho ra nhiều màu sắc là technicolor vàng, xanh, đỏ, tím trên cùng một cây.
Trong tương lai gần , cây giống loại này phát triển trên tầm cở rất … bự, chắc bà con sẻ có dịp thưởng ngoạn các vườn trái cây xanh, đỏ,nâu,  vàng, xanh lè và tím ngắt…trên cùng một farm.
 o0o
Award-winning artist Sam Van Aken has grown a hybridised fruit tree that produces 40 different varieties of stone fruit each year.
An art professor from Syracuse University in the US, Van Aken grew up on a family farm before pursuing a career as an artist, and has combined his knowledge of the two to develop his incredible Tree of 40 Fruit.
In 2008, Van Aken learned that an orchard at the New York State Agricultural Experiment Station was about to be shut down due to a lack of funding. This single orchard grew a great number of heirloom, antique, and native varieties of stone fruit, and some of these were 150 to 200 years old. To lose this orchard would render many of these rare and old varieties of fruit extinct, so to preserve them, Van Aken bought the orchard, and spent the following years figuring out how to graft parts of the trees onto a single fruit tree.
Working with a pool of over 250 varieties of stone fruit, Van Aken developed a timeline of when each of them blossom in relationship to each other and started grafting a few onto a working tree’s root structure. Once the working tree was about two years old, Van Aken used a technique called chip grafting to add more varieties on as separate branches. This technique involves taking a sliver off a fruit tree that includes the bud, and inserting that into an incision in the working tree. It’s then taped into place, and left to sit and heal over winter. If all goes well, the branch will be pruned back to encourage it to grow as a normal branch on the working tree.
After about five years and several grafted branches, Van Aken’s first Tree of 40 Fruit was complete.
Aken’s Tree of 40 Fruit looks like a normal tree for most of the year, but in spring it reveals a stunning patchwork of pink, white, red and purple blossoms, which turn into an array of plums, peaches, apricots, nectarines, cherries and almonds during the summer months, all of which are rare and unique varieties.
Not only is it a beautiful specimen, but it’s also helping to preserve the diversity of the world’s stone fruit. Stone fruits are selected for commercial growing based first and foremost on how long they keep, then how large they grow, then how they look, and lastly how they taste. This means that there are thousands of stone fruit varieties in the world, but only a very select few are considered commercially viable, even if they aren’t the best tasting, or most nutritious ones.
Van Aken has grown 16 Trees of 40 Fruit so far, and they’ve been planted in museums, community centres, and private art collections around the US. He now plans to grow a small orchard of these trees in a city setting.
Of course, the obvious question that remains is what happens to all the fruit that gets harvested from these trees? Van Aken told Lauren Salkeld at Epicurious:
“I’ve been told by people that have [a tree] at their home that it provides the perfect amount and perfect variety of fruit. So rather than having one variety that produces more than you know what to do with, it provides good amounts of each of the 40 varieties. Since all of these fruit ripen at different times, from July through October, you also aren’t inundated.”
Read the rest of the interview here.
Dưa hấu : Ăn nhiều chỉ có lợi cho sức khoẻ
Giáo viên ẩm thực cùng học trò khắc hình danh thủ người Arhentina Lionel Messi và Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha trên dưa hấu, trước khi World Cup 2014 tại Brazil, tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 11/06/2014.
Giáo viên ẩm thực cùng học trò khắc hình danh thủ người Arhentina Lionel Messi và Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha trên dưa hấu, trước khi World Cup 2014 tại Brazil, tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 11/06/2014.
REUTERS/Stringer
Thanh Phương
Trong số các loại trái cây của mùa hè, có lẽ không có thứ nào mà hấp dẫn như dưa hấu. Những lúc nóng nực mà ăn được một miếng dưa hấu đỏ tươi, mát lạnh thì có lẽ không có gì thú bằng. Nhất là lại trái cây này chứa đựng nhiều ưu điểm về dinh dưỡng, mà rất tốt cho những người ăn kiêng, cho nên có thể được tiêu thụ vô giới hạn.
Điểm đầu tiên đó là dưa hấu chứa rất nhiều nước. Chắc điều này ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai biết rằng trong dưa hấu có đến 95% là nước, mà cơ thể của chúng ta rất cần có nước, nhất là khi tiết trời nóng nực, lại cần phải được tiếp tế nước liên tục, để máu huyết lưu thông tốt, tiêu hóa tốt, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp cho da không bị khô, bảo tồn hoạt động của não ....
Những người kiêng cữ để giảm cân cũng nên ăn thật nhiều dưa hấu vì loại trái cây này chứa rất ít đường ( 7g/100g ) mặc dù khi ăn ta cảm thấy dưa hấu rất ngọt. Mà dưa hấu lại mang lại ít calori, tức là chỉ 30Kcl cho mỗi 100 g. Nhưng dĩ nhiên là cũng không nên ăn dưa hấu giữa hai bửa ăn, vì như vậy tỷ lệ đường trong máu có thể tăng vọt đối với một số người. Tốt nhất là nên ăn dưa hấu ngay sau mỗi bửa ăn.
Dưa hấu cũng là một nguồn cung cấp tự nhiên sodium và potassium, hai khoáng chất mà cơ thể chúng ta mất đi khi chảy mồ hôi. Cho nên, đây là loại trái cây rất thích hợp cho những tháng nóng bức của mùa hè, vì nó giúp « trẻ hóa » cơ thể chúng ta, đặc biệt chất potassium giúp ổn định huyết áp.
Dưa hấu cũng chứa nhiều lycopène, một chất bảo vệ cơ thể chúng ta chống nhiều bệnh tật. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn nhiều dưa hấu sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và cũng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ huyết áp cao. Là loại trái cây chứa nhiều vitamin, dưa hấy cũng giúp bảo vệ đôi mắt của chúng ta.
Ngay cả hạt dưa hấu cũng là nguồn cung cấp vitamin C, cho nên khi ăn dưa hấu thì cứ việc nhai hạt thoải mái, vì ai cũng biết vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cho các vết thương chóng lành, bảo vệ răng và lợi.
Chúng ta có thể ăn dưa hấu như trái cây tráng miệng, nhưng cũng có thể dùng dưa hấu để chế biến thành salade riêng một mình hoặc với các loại rau quả khác. Salade dưa hấu là một trong những món ăn thường xuyên của công nương Kate, nhờ vậy mà cô vẫn giữ được vóc dáng thon thả, cho dù đã là gái một con.
Cách đây vài năm, một nghiên cứu của Mỹ còn đi đến kết luận rằng dưa hấu có thể có tác dụng không thua gì ... thuốc viagra, vì dưa hấu có chứa chất citrulline, một chất có thể kích thích sự giãn nở của các mạch máu và như vậy có tác dụng như một thuốc cường dương, mà lại không có những tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, đó chỉ mới là giả định thôi, chứ hiện không ai có thể khẳng định 100% là dưa hấu có thể thay thế hoàn toàn thuốc viagra.
tags: Cuộc sống muôn màu - Khoa học
 http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20140619-dua-hau-an-nhieu-chi-co-loi-cho-suc-khoe
Posted by sontrung at 11:31 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
CAO HUY HUÂN * GIÁ TRỊ ẢO

Blog / Cao Huy Huân
Lệ Rơi, Lê Văn Tám & Những suy ngẫm về giá trị ảo
Cao Huy Hân
VOA – 18.07.2014
Lệ Rơi, cái tên xuất hiện dày đặc mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam. Sự thật cho thấy, Lệ Rơi, nghệ danh của một chàng trai chân chất người Hải Dương hay hát ngô nghê với giọng hát bị lỗi nhịp sai tone, là một trường hợp đặc biệt đến mức khó hiểu. Lệ Rơi hát không hay nếu không muốn nói là thảm họa. Và những ai nghe Lệ Rơi hát chắc chắn sẽ bật cười hoặc nhăn mặt nhíu mày. Ấy vậy mà dư luận lại quan tâm quá mức. Tôi đi cà phê với bạn cũng nghe họ nhắc đến Lệ Rơi. Tôi đi vào một trường đại học quốc tế cũng nghe các bạn trẻ bàn luận về Lệ Rơi. Đã thế, Lệ Rơi đang nổi tiếng lại thêm nổi tiếng. Các bầu show ở Hà Nội đua nhau mời Lệ Rơi tham gia biểu diễn,cat-xê ngang tầm ca sĩ hạng trung ở Việt Nam.
Vậy vì sao Lệ Rơi lại nhanh chóng trở thành hiện tượng như vậy? Một chàng trai với ngoại hình bình thường, phát âm khi nói còn chưa tròn vành rõ chữ, giọng hát lại càng phải xem xét lại. Vậy mà dư luận lại quan tâm. Và chính vì dư luận quan tâm quá mức như vậy, kéo theo truyền thông phải vào cuộc và truy lùng gốc tích chàng trai nông dân chăm sóc vườn ổi Lệ Rơi. Theo tôi nghĩ, tất cả họ đang hiếu kỳ và xem Lệ Rơi như một trò giải trí. Thật trớ trêu!
Dư luận rõ ràng đang tung hô một giá trị ảo. Một anh chàng không có tài năng bỗng dưng vụt nổi tiếng. Truyền thông giật tin hàng ngày. Không còn một thể thống gì. Một nghệ sĩ trẻ và nổi tiếng cũng đã lên tiếng về vụ việc, anh cho rằng dư luận quá “ác” khi cười cợt và tung hô quá lố về một chàng trai như vậy. Liệu “tài năng” đó rồi sẽ đi về đâu? Không thể có sự tồn tại lâu dài được. Giá trị ảo rồi sẽ biến mất, nhưng hệ lụy là sẽ còn xuất hiện bao nhiêu Lệ Rơi, Lệ Rớt, Lệ Nhỏ Giọt đây?
Lại nhớ đến chuyện Lê Văn Tám. Thuở nhỏ đi học, sách giáo khoa tiểu học đã dạy câu chuyện của anh Lê Văn Tám. Vậy mà cách đây không lâu, chính cơ quan ngôn luận của chính phủ Việt Nam đã lên tiếng rằng nhân vật Lê Văn Tám là không có thật. Câu chuyện về nhân vật lịch sử Lê Văn Tám thường được biết đến là một cậu bé bán đậu phộng có tinh thần quả cảm đã dũng cảm tự thiêu để đốt kho xăng của Pháp ở Thị Nghè, Sài Gòn. Lê Văn Tám tẩm dầu lên người, tự thiêu và chạy vào kho xăng vào năm 1945. Hình tượng Lê Văn Tám luôn được ca ngợi là biểu tượng của sự anh dũng, quả cảm của tuổi trẻ. Câu chuyện “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám lan truyền theo những chính sách phổ cập giáo dục. Nhiều địa phương của Việt Nam cũng dùng tên Lê Văn Tám để đặt cho nhiều tuyến đường, công viên, quỹ học bổng, rạp phim,…
Theo một bài viết trên tạp chí Xưa và Nay số tháng 10 năm 2009, giáo sư sử học Phan Huy Lê đã công bố rằng nhân vật Lê Văn Tám là một nhân vật hư cấu. Theo đó, vụ cháy kho xăng là có thật, nhưng nhân vật Lê Văn Tám là do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Xã hội lúc bấy giờ là ông Trần Huy Liệu dựng lên. Chính ông Trần Huy Liệu cũng đã thú nhận điều đó với Gs. Phan Huy Lê. Câu chuyện kho xăng bị cháy được đăng tải rộng rãi, thậm chí trên những tờ báo và tạp chí nước ngoài. Tuy nhiên, những bài báo ở nước ngoài đã nghi ngờ tính xác thật của câu chuyện về nhân vật Lê Văn Tám. Những bài báo ấy phân tích và đưa ra nhận định: khi một người tự thiêu cháy mình như “ngọn đuốc sống”, rõ ràng chỉ cần bước vài bước là đã gục xuống, không có chuyện chạy cả quãng dài để lao vào kho xăng. Ông Trần Huy Liệu sau đó cũng đã tự trách bản thân vì quá bất cẩn trong việc tham khảo khoa học mà dẫn đến tình huống trớ trêu thiếu hợp lý như vậy.
Ông Trần Huy Liệu cho biết  “vì nhiệm vụ tuyên truyền” nên phải dựng nên một câu chuyện về một thiếu niên anh dũng, quả cảm. Rõ ràng ông đã tiên liệu được sau này, sẽ có người đi tìm tung tích của nhân vật Lê Văn Tám. Đến giờ, khi mọi chuyện đã sáng tỏ, nhân vật Lê Văn Tám là không có thật, và cũng chẳng có thiếu niên nào anh dũng, quả cảm như câu chuyện hư cấu kia, liệu những con đường, những trường học, những quỹ học bổng mang tên Lê Văn Tám có còn ý nghĩa với công chúng? Và liệu rồi sau này, chúng ta có còn hoài nghi về tính trung thực của lịch sử? Sẽ có bao nhiêu câu chuyện được dựng nên? Bao nhiêu nhân vật chỉ là hư cấu? Giá trị lịch sử liệu có đáng để bao nhiêu thế hệ học sinh, sinh viên miệt mài tìm hiểu? Dẫu biết lịch sử chưa bao giờ phản ánh đúng 100% sự thật, nhưng rõ ràng câu chuyện về Lê Văn Tám đã là trò cười cho không chỉ dân Việt mà cả những nước khác.
Lệ Rơi, một tài năng ảo, bị những người rãnh rỗi mang ra làm trò cười. Lê Văn Tám, một anh hùng ảo, cũng trở thành trò cười về cách miêu tả lịch sử. Điểm chung của họ là đều mang giá trị ảo. Những giá trị ảo sẽ kéo theo những hệ lụy rất nguy hiểm. Giá trị lịch sử ảo làm cho con người mất lòng tin vào lịch sử, nghi ngờ những anh hùng mà họ tung hô, băn khoăn về tính xác thực của những sự kiện diễn ra trong quá khứ, được ghi chép và tuyên truyền cho đến hôm nay. Tài năng ảo dẫn đến sự xuống cấp về thẩm mỹ thưởng thức, tạo ra những sản phẩm nhảm nhí và được tung hô, khen thưởng, trả công một cách vô trách nhiệm. Hy vọng sau này, những giá trị, tài năng ảo như trên không còn xuất hiện nữa.
  Cao Huy Huân
Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
********
http://www.voatiengviet.com/content/le-roi-le-van-tam-va-nhung-suy-ngam-ve-gia-tri-ao/1960887.html
Posted by sontrung at 10:50 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
LÊ ANH HÙNG * HỒ TẬP CHƯƠNG
Vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại im lặng trước tin đồn Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương?
Lê Anh Hùng - Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước khá bàn tán về tin đồn Hồ Chí Minh thực chất là một người Trung Quốc, tên là Hồ Tập Chương, sinh năm 1901 ở Đài Loan.
Theo một bài viết của ông Bùi Tín trên VOA Tiếng Việt: “Nguồn gốc của sự ngộ nhận hay hoài nghi trên đây là do một cuốn sách dày hơn 200 trang, nguyên văn chữ Hán có đầu đề ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’, tác giả là giáo sư chính trị Trường Đại học Quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc, tên là Hồ Tuấn Hùng, do nhà Xuất bản Bạch Tượng in và phát hành. Cuốn sách ra mắt độc giả tháng 11 năm 2008, ngay sau đó được dịch ra tiếng Việt và các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Bản dịch tiếng Việt do Thái Văn thực hiện, hiện được lưu trên mạng Thông Luận cũng như trên mạng Google. Trong cuốn sách tác giả Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhận định với khá nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng người mang tên Nguyễn Tất Thành sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam, sau này mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã bị thực dân bắt ở Hồng Kông và đã chết sau đó ở trong tù vào năm 1932; xác ông đã được đưa sang chôn cất ở Moscow, Liên bang Xô viết cũ. Còn người ít lâu sau đó đội tên Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, từ những năm 1938 đến năm 1945 mang tên Hồ Chí Minh và trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi chết ngày 3/9/1969 ở Hà Nội thật ra là một người Trung Quốc, sinh năm 1901 ở Đài Loan, tên gốc là Hồ Tập Chương.”
Tháng 9 năm ngoái, bài “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan?” của nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương đã được nhiều trang mạng đăng tải. Ngày 25.9.2013, BBC Tiếng Việt đăng bài viết của nhà văn Vũ Thư Hiên nhan đề “‘Tác phẩm giả tưởng’ về Hồ Chí Minh” để phản bác lại giả thuyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương.
Trong bài “Lại thêm tài liệu viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Trung Quốc”, đăng trên trang Thông Luận ngày 30.6.2014, ông Phạm Quế Dương viết:
Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng.
Ngày 15.7 vừa qua, trang mạng của Đài RFI lại đăng cuộc phỏng vấn cựu Đại tá Phạm Quế Dương với nhan đề “Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh” về câu chuyện này.
Một câu chuyện mà các cơ quan truyền thông quốc tế quan trọng như VOA, BBC, RFI (chưa kể hàng loạt trang mạng phi chính thống khác) đều đưa tin thì vụ việc không còn là câu chuyện tầm phào ở vỉa hè nữa, đặc biệt là nó lại liên quan đến vị lãnh tụ tối cao, người khai lập ra chế độ cộng sản hiện hành ở Việt Nam. Ấy vậy mà cho đến nay nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng; phải chăng có điều gì khuất tất ở đây?
Mới quý độc giả đọc những bình luận dưới một bài đăng trên Facebook mà blog Lê Anh Hùng đăng lại ở đây để hiểu được lý do đích thực đằng sau sự im lặng tưởng như khó hiểu kia qua thái độ của các dư luận viên trá hình.
Lê Anh Hùng
http://www.leanhhung.com/2014/07/vi-sao-nha-cam-quyen-viet-nam-lai-im_21.html
| 7/21/2014 62 Comments
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/07/vi-sao-nha-cam-quyen-viet-nam-lai-im.html
Posted by sontrung at 10:32 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI

Hình Ảnh 3D của Hà Nội Xưa
Dựa trên các công nghệ hiện đại, nhóm thực hiện dự án đã có sự khảo cứu nghiêm túc các tư liệu lịch sử về Hà Nội để có thể tái hiện một cách chân thực và sinh động nhất không gian văn hoá của thủ đô cách đây 1 thế kỷ.



Khu phố cổ đón Tết


Gánh hoa sen



Tết Trung thu ở khu phố cổ.


Phở gánh


Khuê Văn Các


Gánh cốm rong


Nhà hát Lớn Hà Nội


Chơ Đồng Xuân



Ô Quan Chưởng


Văn Miếu - Quốc Tử Giám


Phố Hàng Bạc


Phố Hàng Buồm



Nhà hát Lớn Hà Nội


HUẾ


Công viên bờ sông Trần Hưng Đạo. Vườn hoa trải dài từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên.
Một bạn từ phương xa lần đầu đến Huế nhìn vườn hoa này đã thốt lên, “Ồ, Huế rất xanh!”


Xa xa là Nghinh Lương Đình và một chiếc thuyền cổ phục chế.” Nghinh Lương” là đón
gió mát từ sông Hương. Đây cũng là bến cho các thuyền ngự – thuyền vua và các bà phi tần.
Và những con thuyền có hai tầng gọi là”lâu thuyền”.


Cầu Dã Viên mới (chưa đặt tên chính thức và đang trong giai đoạn hoàn thiện). Cầu có các nhà thủy tạ để khách du ngắm cảnh núi sông.


Cồn Dã Viên là một trong những yếu tố phong thủy quan trọng khi vua Gia Long chọn địa điểm xây dựng kinh đô. Cồn Dã Viên đóng vai trò”hữu bạch hổ” trong khi cồn Hến đóng vai trò “tả thanh long” tượng trưng cho quần thần, dân chúng phò trợ cho triều đình. Trước đây trên cồn có vườn ngự, với đình, tạ, miếu, v.v. Ngày nay vườn xưa không còn dấu vết nhưng còn đó bài thơ Dữ Dã Viên ký của vua Tự Đức, ca ngợi thú điền viên. Năm 1908 cây cầu bắc qua đây được đặt tên là cầu Dã Viên, nhưng dân gian thì căn cứ trên thuật phong thủy, gọi là cầu Bạch Hổ, mặc dầu tên Bạch Hổ được đặt cho cây cầu gần đó, bắc qua sông đào Kẻ Vạn, mà ngày nay được gọi là cầu Kim Long. Năm 1909 một nhà máy nước với tháp nước được xây dựng trên cồn Dã Viên. Có điều lạ là đoạn cầu phía bên phải tháp nước, thông ra quốc lộ 1 có biển ghi là cầu Bạch Hổ. Còn phần cầu bên trái tháp nước đổ xuống đường Bùi Thị Xuân thì một biển khác ghi là cầu Giã Viên

!

Cầu Kim Long bắc qua sông Kẻ Vạn, tức là Tây Hộ Thành Hà


Kim Long, nơi có Đại Chủng Viện Huế, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đan viện Carmel Huế, v.v.


Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất ở Huế, được xây vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa nằm trên đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương. Tháp Phước Duyên 7 tầng, 21m, được xây vào năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị. Chùa còn có các công trình như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm xây song song theo hình chữ NHẤT. Về sau các công trình trong đại nội như cửa Ngọ Môn, điện Thái Hòa cũng xây cùng một hướng với cá công trình chùa Thiên Mụ. Chùa được vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng là một trong 20 thắng cảnh của đất kinh kỳ. Ngày nay tháp Phước Duyên được xem là biểu tượng của xứ Huế.


Ít người biết đây là dấu tích còn lại của Võ Thánh Miếu ở làng An Ninh Thượng, phía bắc của chùa Thiên Mụ, do vua Minh Mạng xây dựng năm 1835 để thờ các danh tướng nhưTrần Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Trương. Ngoài ra còn thờ các danh tướng của Trung Quốc như Quản Trọng, Trương Lương, Hàn Tín, Khổng Minh, Quách Tử Nghi. Miếu bao gồm Chính Điện, hai nhà Tả Vu và Hữu Vu. Năm 1836 vua cho dựng 3 tấm bia võ công, ghi chức tước, hành trạng của 10 võ tướng dưới triều Gia Long và Minh Mạng như Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Nguyễn Xuân, v.v. Sau đó, vua Tự Đức cho dựng 2 tấm bia khắc tên những người đậu tiến sĩ võ các khoa thi năm 1865, 1868 và 1869. Văn Thánh Miếu, gọi tắt là Văn Thánh, được xây trước Võ Thánh Miếu, cũng tại thôn An Bình, làng An Ninh Thượng, vào năm 1808, dưới thời vua Gia Long để thờ Khổng Tử và các học trò là những bậc thánh hiền của Nho giáo.


Linh Tinh Môn là phường môn hay cổng chào ở trước mặt Văn Thánh Miếu. Đây là một công trình vừa được tôn tạo vào năm 2011, với nghệ thuật pháp lam độc đáo được phục hồi. Có hai câu đối, một mặt ghi Đạo Tại Lưỡng Gian và mặt kia ghi Trác Việt Thiên Cổ, ca tụng đạo Nho.

Văn Miếu Môn, cổng vào Văn Miếu

Đại Thành Môn, cổng vào Đại Thành Điện là điện thờ nhưng ngày nay không còn.


Hai dãy bia tiến sĩ, tổng cọng có 32 bia ghi tên 293 vị đỗ tiến sĩ trong các khoa thi từ năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng cho đến năm 1919 dưới thời vua Khải Định.

Linh Tinh Môn, Văn Miếu Môn và Đại thành Môn nhìn từ sông Hương


Đến địa phận làng Lương Quán, sông Hương “ôm cua” gần như 90 độ, khiến bên Lương Quán bờ sông được bồi một đoạn gần cả 100m – tha hồ để trồng trọt, nhất là bắp. Còn bên kia sông là làng Long Hồ thì bị lở.


Bãi bồi Lương Quán


Bờ sông làng Long Hồ

Kế đến là làng Ngọc Hồ. Qua một khúc quanh nữa thuộc làng Hải Cát, thuyền bắt đầu đi vào vùng linh địa của xứ Huế (theo thuật phong thủy). Cũng phía bên phải bắt đầu xuất hiện núi Ngọc Trản với Ngọc Trản Sơn Tự mà sau này vua Đồng Khánh đổi tên thành Huệ Nam điện, còn dân gian thì gọi là điện Hòn Chén. Đây là nơi người Chàm đã dựng đền thờ nữ thần Po Nagar (mẹ xứ sở), là vị thần đã sinh ra đất cho chúng ta ở.Người Việt sau khi tiếp nhận đất đai cũng tiếp tục thờ cúng thần của người Chàm. Đồng thời họ cũng lập miếu thờ hàng trăm vị thần khác, mà người ta tin tưởng là những vị cai quản rừng, núi, sông, đất đai, và rồi cả “quan binh” hầu cận các vị thần ấy. Họ xin triều đình “công nhận” và sắc phong cho nữ thần có tên là Thiên Y A Na Ngọc Diễn Tôn Thần, gọi tắt là bà chúa Ngọc. Cả vua Đồng Khánh cũng tin tưởng và nhận làm em bà chúa. Sau khi vua băng hà, nhà vua cũng được thờ ở đây. Năm 1954, người ta mang mẫu Liễu Hạnh còn gọi là Vân Hương thánh mẫu ngoài Bắc vào thờ, cùng với các mẫu thượng ngàn, mẫu thủy phủ, v.v. và hình thành một tín ngưỡng mới gọi là Thiên Tiên Thánh Giáo. Hằng năm dân chúng, nhất là những người sinh sống, làm nghề trên sông nước và trong rừng, tụ hội về đây cúng tế. Lễ hội được tiến hành trên sông lẫn cả trên bộ
(đưa ngài đến đình làng Hải Cát rồi rước về) vào tháng ba và tháng bảy âm lịch.



Điện Hòn Chén ở lưng chừng ngọn núi Ngọc Trản (tức là chén ngọc)

Một miếu thờ ở điện Hòn Chén


Minh Kính Đài


Minh Kinh Đài thờ nhiều vị thần thánh theo tín ngưỡng dân gian, Đức Phật và cả Quan Công,vị thần của người Hoa. Bờ bên trái là đồi Vọng Cảnh. Cách đồi Vọng Cảnh không xa là lăng vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thiệu Trị, lăng các bà hoàng hậu như lăng Hiếu Đông (Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, vợ vua Minh Mạng), lăng bà Từ Dụ (chính cung của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức), lăng Khải Định.



Đồi vọng Cảnh nhìn từ sông Hương


Đồi Vọng Cảnh

Cả khu vực này được gọi là Vạn Niên Cát Cục, nghĩa là khu đất tốt lành trong cả vạn năm. Đây là vùng đất để an táng các bậc vua chúa, quan lại hay dân thường không được phép chôn ở đây. Nhưng trên thực tế thì “cát cục” cũng không hề tốt lắm hay tốt tới vạn năm. Lăng Tự Đức do vậy được gọi là Vạn Niên Cơ, nhưng do thực dân Pháp ở đành sau xui khiến Đoàn Hữu Trưng để gây nội loạn cho họ dễ bề can thiệp và xâm chiếm. , Đoàn Hữu Trực đã đột nhập cung điện toan giết vua. Trong sách sử, vụ nổi dậy này được gọi là “giặc chày vôi” Vua Tự Đức sau à đổi tên lăng thành Khiêm Cung hay Khiêm Lăng.


Nhà máy bơm nước Vạn Niên do người Pháp đã xây vào năm 1909 dưới chân đồi Vọng Cảnh. Kiến trúc sư Bossard đã tham khảo các công trình xung quanh để thiết kế nhà máy giống như một lăng tẩm để hài hòa với vạn niên cát địa. Từ trên sông có thể nhìn thấy lăng Cơ Thánh thuộc làng Cư Chánh, phường Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Lăng này còn gọi là lăng Cao Hoàng hay lăng Sọ, là lăng của Nguyễn Phúc Luân (còn gọi là Nguyễn Phúc Côn, cha của Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia Long). Ngài là con của chúa Nguyễn Phúc Khoát, được chọn để nối ngôi chúa, nhưng ông cậu là Trương Phúc Loan âm mưu giả chiếu chỉ để đưa Nguyễn Phúc Thuần, lúc ấy mới 12 tuổi lên làm chúa. Nguyễn Phúc Côn buồn rầu sinh bệnh mất vào năm 1765. Năm 1790 lăng mộ của Nguyễn Phúc Côn bị nhà Tây Sơn (Quang Trung) đào lên và vứt hài cốt xuống sông Hương. Có một người địa phương lén vớt được sọ và chôn lại. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, người này trình báo và vua đã cho vớt cát sỏi một đoạn sông đắp lên bờ và lập lăng cho ngôi mộ sọ ấy. Đoạn bờ sông này ngày trước không ai trồng trọt, nhưng vài năm gần đây đã có trồng hoa màu.



Lăng Cơ Thánh


Nhà thờ giáo xứ Ngọc Hồ ở bờ sông bên phải


Đình làng Hải Cát.


Cầu Tuần.
Đò đi dưới cầu Tuần và rẽ phải sẽ gặp bến đò lăng Minh Mạng


Hiển Đức Môn, cổng vào Sùng Ân Điện là ngôi điện thờ vua

Bi đình, nơi có tấm bia Thánh Đức Thần Công ghi hành trạng, công lao của vua Minh Mạng


Minh Lâu, nơi nhà vua ngắm trời đất để chiêm nghiệm lẽ đời

B
Bửu Thành, mộ phần của vua Minh Mạng


Ngã ba Bằng Lãng, còn gọi là ngã ba Tuần, nơi hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lại để thành dòng sông Hương. Vùng đất giữa hai dòng dòng sông đó cũng là đất thiêng thuộc làng La Khê Trẹm, Kim Ngọc, Định Môn thuộc thị xã Hương Thủy. Nơi đây có lăng mộ của tất cả chín chúa Nguyễn và các bà hậu. Nhưng vào năm 1790 tất cả các lăng mộ ấy đều bị nhà Tây Sơn đào lên và vứt xác. Sau này vua Gia Long phải dùng gỗ dâu đẽo thành hình người và chôn thay cho thi thể (về sau các vua Tây Sơn cũng bị đối xử tàn nhẫn tương tự) .Nhưng tính chất thiêng liêng của vùng đất có lẽ được thể hiện trong sự nghiệp của các chúa trong vòng 200 năm đã mở mang bờ cõi từ Qui Nhơn ở miền Trung cho đến trọn miền đất Nam bộ. Ngày nay, ngoài lăng Trường Cơ của chúa Nguyễn Hoàng, các lăng còn lại đã bị lãng quên và ở trong tình trạng hoang phế. Lăng vua Gia Long cũng ở làng Kim Ngọc, nơi đó còn có mộ của hai bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu và nhiều bà hậu của các chúa. Triều Nguyễn truyền ngôi được cho 13 vua trong vòng gần 150 năm (1802-1945). Cho dù được chôn nơi cát địa và sống trong sự chúc tụng vạn tuế hoặc muôn năm, các vua cũng không sống lâu và đạt được mọi điều ước mong. Vùng đất linh địa này biểu hiện rõ tính chất vô thường và khổ đau của cuộc đời – ai aicũng chịu nhiều đổi thay, đau khổ mặc cho những nỗ lực coi ngày giờ để kết hôn, an táng, chọn đất đai để xây dựng lăng tẩm nguy nga tráng lệ, mặc cho tài sản lớn lao, mặc cho bao lời cầu nguyện, chúc tụng, lễ bái thánh thần. Vô thường và khổ đau mới thật là những điều linh thiêng, ứng nghiệm đối với tất cả mọi người.


Cận cảnh người Sài Gòn uống cà phê… trên cây cổ thụ
Đăng Bởi Một Thế Giới - 11:21 13-07-2014




Tận dụng những cây cổ thụ lớn, chủ quán cà phê Du Miên trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP.HCM đã thiết kế thành những ngôi nhà gỗ độc đáo để khách đến thưởng thức cảm giác mới lạ bên những ly cà phê... trên cây. Những ngôi nhà gỗ được thế kế nằm ngay trên những thân cây để tận dụng các cột chống đỡ. Ngoài những ngôi nhà trên cây đặc biệt, quán cà phê còn được biết đến với diện tích gần 6.000 m2- được xem là một trong những quán lớn nhất tại TP.HCM, với nhiều không gian được thiết kế khác nhau, tạo cảm giác độc đáo, mới lạ cho khách đến uống cà phê.
Anh Chu Văn Tứ, quản lí tại quán cho biết: “Do quán có diện tích rộng phải đi lại nhiều nên đa phần phục vụ là nam, quán mở cửa từ 7 giờ đến 23 giờ. Vào những ngày thứ 7, chủ nhật quán không còn bàn trống, số lượng nhân viên cũng tăng lên 80 người (gấp 2 lần ngày thường) để đáp ứng phục vụ”.
Vì quán được thiết kế mới lạ, độc đáo nên khách rất thích thú với không gian đặc biệt và hoài lòng với giá đồ uống ở đây chỉ từ 30.000 - 60.000 đồng/ly. Anh Phương Nam nói: “Từ khi biết quán, tôi rất hay lui đến uống cà phê cùng bạn bè. Không gian ở đây rất đẹp, tạo cho khách một cảm giác thư giản sau những ngày làm việc căng thẳng”.





Những ngôi nhà được thiết kế ngay giữa thân cây lớn


Khách ngồi dưới những tán cây tận hưởng những ly cà phê bên không gian độc đáo, thoáng mát.




Mọi thứ hài hòa gần với tự nhiên.


Bậc thang để lên những ngôi nhà trên cây.



Khách ngồi thưởng thức bên trong ngồi nhà gỗ trên cây.




Những ngôi nhà trên đặc biệt có các nhánh cây đâm mọc ra bên ngoài.


Bàn ghế được bố trí ngay bên thân cây.


Nhiều người còn khắc tên lưu niệm lên thân cây.


Quán cà phê còn có cả khu vục vui chơi dành riêng cho trẻ em.


HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975
Cám ơn tác giả cho đăng lại những tấm hình quý giá này

Phi cảng Tân Sơn Nhất vào năm 1965.

Ngày xưa khi chưa có máy bay phản lực, thì Air VNCH dùng máy bay nhiều động cơ, từ DC3 hai động cơ cho tới các máy bay chong chóng lớn hơn. Hình trên là một phái đoàn thể thao VNCH đi tranh đấu quốc tế, chụp hình kỷ niệm trước khi lên đường. Hình trước 1960. Nếu du hành ra khỏi nước VNCH thì cần phải có một Sổ Thông Hành, tức là Passport. Thông Hành mầu Xanh lá cây là dành cho dân sự, nhân viên chính quyền, dùng thông hành công vụ, bìa mầu nâu đỏ.


Bảng giá biểu một chiều bằng usd, có đường bay chỉ có 3, 4 usd, lúc đó tiền còn có giá trị lớn. Có những đường bay đến Phước Long, Quảng Đức, là những nới hẻo lánh, hay xa xôi như Phú Quốc cũng có. Đây là khoảng thời gian trước 1960.











Cánh bay của Tiếp Viên Hàng Không VNCH.

Quầy làm việc ở Phi cảng TSN



Hình trên là miếng bìa giấy lót ly uống nước trên máy bay của Hàng Không VNCH



Phi Trường Ban mê Thuật.



Vì an toàn trong chiến tranh, chống đặt mìm bom, phá hoại, Phi Cảng TSN giới hạn không mở cửa cho công cộng vào, chỉ có những trường hợp xin giấy phép vào đưa tiễn thân nhân từ trước. Hành khách sẽ được xe bus của HKVN, đưa đón từ trụ sở vào phi trường. Các hãng hàng không quốc tế khác tự lo việc đưa đón hành khách của họ riêng từ trụ sở vào TSN và ngược lại. Ngoài ra, hành khách có thể xin giấy phép riêng để tự di chuyển vào ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Tân Sơn Nhất cũng như các phi trường lớn khác của miền Nam thường là các căn cứ quân sự quan trọng, nên chuyện được chụp hình rất là bị giới hạn, nhất là các hính ảnh có thể làm lộ các chi tiết của sự phòng thủ quân sự, có lợi cho những cuộc tấn công của đối phương. Cho nên sưu tầm được những hình ảnh của Hàng Không VNCH, và các phi trường của Miền Nam trước 1975 rất là khó khăn. Xin cám ơn tất cả những nguồn đã đưa ra những hình ảnh hiếm có này.

Ngoài ra, Hàng Không VNCH còn có những máy bay nhỏ dành cho việc thuê bao bay riêng giống như Air Taxi. Bên trên là chuyến bay riêng đến An Lộc, Bình Long, trước trận chiến Hè đỏ lửa 1972.





Từ những năm sau 1954 cho tới tháng 4, 1975, Hàng Không VNCH đã duy trì một hoạt động không hành suốt trên 20 năm, trong những hoàn cảnh ác liệt nhất của chiến tranh VN, phục vụ biết bao nhiêu chuyến bay quốc nội, quốc ngoại, đã gia nhập vào Hàng Không Quốc Tế của thế giới. Cho đến nay, dấu hiệu của Phi Cảng Tân Sơn Nhất hiện tại vẫn mang ký hiệu quốc tế của Air Con Rồng, SGN. Từ các máy bay chong chóng cánh quạt, cho tới những phản lực cơ tối tân nhất của thế giới. Hàng Không VNCH đã đưa tên tuổi của VN gia nhập gia đình Hàng Không Quốc Tế trên thế gìới.

Thân mời các bạn, dừng một giây phút, lắng đọng trở về qúa khứ, lên một chuyến bay của Hàng Không Việt Nam, Air Con Rồng Lộn, vùng vẫy, quậy mây trắng trên không trung xanh mát.









Túi kỷ niệm.

Tập vở kỷ niệm





Hãng hàng không Mỹ như Pan Am, Northwest hoạt động thường trực ở TSN, ngoài ra còn có Air France, các hãng bay Á Châu và quốc tế khác đề có đường bay đến TSN, ký hiệu là SGN.




Tôi (Tác giả) vẽ lại dấu hiệu, logo của Hàng Không Việt Nam của Miền Nam trước 1975, để giữ lại lịch sử, mời các bạn tự nhiên xử dụng và phổ biến, tấm hình này (high resolution). Kỷ niệm Air Con Rồng Lộn trên không ... sẽ có ngày .. Rồng lại bay lộn.

Tấm hình tác giả và đứa cháu, anh Hai (chụp tấm này phía trước đường đổ xe vào Phi Trường TSN. Ngày anh Hai tôi đi du học Mỹ, tháng 1 năm 1975. Đây là lần sau cùng, trước 75, tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất.)Cám ơn tác giả cho đăng lại những tấm hình quý giá này


Posted by sontrung at 11:58 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
Monday, July 21, 2014
THẾ GIỚI QUANH TA

Đinh Tấn Khương :
CUỘC SỐNG TẠI AUSTRALIA
Author : Khương Đinh




Nếu bạn chọn Mỹ để định cư thì có nghĩa là bạn đang đi tìm một “cơ hội”. Bởi vì nước Mỹ được gọi là vùng đất của cơ hội .
Sống và làm việc tại Mỹ , bạn có thể đạt được những địa vị cao trong xã hội . Nhưng để đạt được giấc mơ đó thì bạn cần phải luôn học hỏi , tư duy và phấn đấu liên tục.
Nếu bạn đứng yên thì có nghĩa là bạn đang bị thụt lùi. Chính vì vậy mà bạn phải “đấu tranh” cho đến khi mà bạn không còn sức lực nữa .
Nếu bạn chọn Úc để định cư thì có nghĩa là bạn đang đi tìm một sự “an nhàn”.
Sống và làm việc tại Úc không phải bon chen nhiều . Vì cho dù bạn có muốn bon chen đi nữa thì cũng không có cơ hội để đạt được những chức vị cao .
Nước Úc bảo thủ hơn nước Mỹ nhiều . Nước Mỹ không cần biết bạn đến từ đâu và thuộc thành phần giai cấp nào cũng như không quan tâm đến màu da của bạn .. miễn là bạn phục vụ cho nước Mỹ . Chính vì thế mà nước Mỹ biết quí trọng và sẵn sàng cất nhắc những người có thực tài .
Nói như thế không có nghĩa là ở Úc bạn sẽ không đạt được học vị cao !
Người Việt tại Úc có tỷ lệ tốt nghiệp đại học khá cao . Trong số đó có rất nhiều bác sĩ , nha sĩ , dược sĩ , luật sư , kinh tế , kế toán , kỷ sư … Nhiều gia đình Việt Nam tại Úc có một vài bác sĩ , nha sĩ , dược sĩ .. thì không phải là hiếm .
Tại Úc bạn vẩn có nhiều cơ hội thành công . Nhưng so với nước Mỹ thì người Việt tại Úc ít có điều kiện tiến xa và nổi danh hơn .
Người dân Úc bản xứ chuộng cuộc sống an nhàn (đồng nghĩa với lè phè) .
Nước Úc đất rộng người thưa (nguyên một châu lớn mà chỉ có chừng 22 triệu dân) . Nước Úc được đãi ngộ với nhiều tài nguyên thiên nhiên và khí hậu không mấy khắc nghiệt .
Úc được đánh giá là một trong những quốc gia có cuộc sống “hạnh phúc” nhất so với những quốc gia khác trên toàn thế giới .
Giáo dục , y tế và an sinh xã hội là những điểm nổi bật của nước Úc .
GIÁO DỤC:

Giáo dục tại Úc , từ mẫu giáo đến hết bậc trung học đều được miễn phí (ngoại trừ trường tư , nhưng chính phủ cũng phải phụ cấp cho các trường tư thục ) .
Riêng đại học thì phải vay một phần tiền học phí (chừng vài ngàn dollars mỗi năm, nhiều ít là tùy theo nghành học) . Số tiền vay mượn nầy sẽ bị đòi lại một khi đã đi làm có mức lương quy định .
Sau khi ra trường mà không tìm được việc làm hay là làm việc với một mức lương thấp thì sẽ không bị đòi lại một xu nào cả.



Y TẾ:
1- Thẻ Medicare:
Tất cả mọi người dân Úc đều được cấp một tấm thẻ, gọi là Medicare. Thẻ này được cấp cho mỗi gia đình hay là cho từng cá nhân riêng lẻ.
Khi bị bệnh thì chỉ cần đưa thẻ Medicare là được bác sĩ gia đình khám bệnh miễn phí .
Có một vài nơi và một số bác sĩ gia đình tính tiền khám bệnh cao hơn số tiền qui định được trả bằng thẻ Medicare . Trong trường hợp nầy thì người bệnh phải trả số tiền sai biệt . Vùng có nhiều người Việt sinh sống thì bác sĩ thường chỉ thu khám phí qua thẻ Medicare mà thôi .
Nếu cần gặp bác sĩ chuyên khoa thì phần lớn người bệnh phải trả một lệ phí sai biệt .
Thường thì những người nghỉ hưu sẽ không phải trả số tiền sai biệt đó hoặc là được trả ít hơn so với những bệnh nhân thuộc các diện khác .
Tuy nhiên chính phủ có chương trình giúp đỡ qua “mạng lưới an toàn” :
Nếu tất cả mọi thành viên trong gia đình đã trả đủ 500 dollars cho số tiền sai biệt , thì kể từ đó Medicare sẽ bồi hoàn toàn bộ số tiền mà mình sẽ trả cho bác sĩ chuyên khoa trong những lần gặp sau đó .
Sự bồi hoàn nầy chỉ kéo dài cho đến ngày cuối của năm đó mà thôi . Qua năm sau thì được lập lại như cũ .
2. Thẻ mua thuốc giảm giá (Health Care Card, Pension Card) :



Những người thất nghiệp hay nghỉ hưu hoặc là những người có nguồn thu nhập thấp thì sẽ được cấp một thẻ mua thuốc giảm giá .
Người có thẻ mua thuốc giảm giá nầy, sau khi gặp bác sĩ và được ghi toa thuốc . Người nầy sẽ đến tiệm thuốc tây (tùy mình chọn) để mua thuốc .
Những món thuốc được trợ giá thì người có thẻ giảm giá chỉ phải trả có $5.90 cho mỗi món thuốc , cho dù giá thực của nó có thể lên đến từ vài chục hay vài trăm dollars (cũng có những món thuốc với giá bán vài ngàn dollars , chẳng hạn như những món thuốc trị bệnh ung thư) . Số tiền chênh lệch sẽ được chính phủ bồi hoàn cho tiệm thuốc sau .

Những người không có thẻ giảm giá thì chỉ phải trả tối đa cho mỗi món thuốc là $30.00 (có nghĩa là những người nầy vẫn được trợ giá nhưng phải trả nhiều hơn so với những người có thẻ giảm giá ) .
Chính vì vậy mà có một số than phiền là tại Úc , những người có thu nhập thấp thì được ưu đãi hơn là những người có thu nhập cao !?



3. Mạng lưới an toàn (Safty Net):
Khi mua thuốc người bệnh yêu cầu pharmacy lập thẻ “mạng lưới an toàn” cho gia đình mình. Mỗi món thuốc trợ giá có toa bác sĩ thì được lưu giữ trong thẻ “Safty Net”.
Một khi tổng số tiền mua thuốc có trợ giá của tất cả mọi thành viên trong gia đình đã vượt quá 52 món cho những gia đình có thẻ giảm giá (Health Care Card , Pension Card) .
Hoặc là vượt quá $500.00 đối với những gia đình có lợi tức cao , thì kể từ đó những người trong cùng gia đình này sẽ không phải trả một xu nào nữa cho những món thuốc có trợ giá mà được bác sĩ ghi toa .
Chương trình miễn giá nầy (khi đạt đỉnh mạng lưới an toàn) sẽ chấm dứt vào ngày cuối của năm đó . Năm sau thì lại bắt đầu như cũ .
Nếu phải nhập bệnh viên (công lập) thì tất cả mọi chi phí khám bệnh , xét nghiệm, điều trị…đều được miễn cho tất cả mọi người dân Úc .
AN SINH XÃ HỘI :
Những người không kiếm được việc làm hay là đang có việc làm mà bị cho nghỉ việc thì sẽ được lãnh tiền phụ cấp an sinh (chừng 300.00 dollars mỗi tuần cho mỗi người lớn cùng gia đình , con nít thì ít hơn ) .
Tiền phụ cấp nầy sẽ bị cắt một khi đã tìm được việc làm . Nếu chưa có việc làm thì vẫn được lãnh tiếp cho đến tuổi về hưu (chừng đó sẽ chuyển qua lĩnh tiền hưu, tiền hưu sẽ cao hơn tiền thất nghiệp) .
Những người bị bệnh kinh niên mà không làm việc được hay là đang đi làm mà bị bệnh phải nghỉ việc thì sẽ được phụ cấp tiền bệnh . Tiền phụ cấp nầy cao hơn là tiền thất nghiệp và được lãnh suốt đời .


Nếu đến tuổi già mà không có quỹ hưu trí cao theo quy định thì được lãnh tiền hưu trí của bộ An Sinh Xã Hội
( khoảng 350 dollars mỗi tuần cho một người ) và nhiều thứ tiền phụ cấp về điện , nước , phụ phí di chuyển ... khác nữa .
Những người thất nghiệp còn được trợ giúp thêm tiền để thuê nhà ở . Cũng còn được xét cấp nhà chính phủ với giá thuê rất thấp .
Có nhiều thứ phụ cấp khác dành cho người khuyết tật , bệnh kinh niên , người già …
Phụ cấp chăm sóc người bệnh , người khuyết tật .. khá cao .
Bạn sẽ nhận được 5 ngàn dollars cho mỗi đứa con mà bạn mới sanh ra . Nếu bạn thất nghiệp thì sẽ được lãnh tiền phụ cấp an sinh xã hội cho đứa con ngay sau khi sanh , cùng với nhiều phụ cấp khác dành cho cha mẹ nuôi con .
Người ta thường nói, ở Úc khó có cơ hội làm giàu nhưng cũng khó bị đói khổ .
Đinh Tấn Khương (Australia )


Bên trong lò lột da rắn ở Indonesia.
Kim Nguyen



Trong ngôi làng nhỏ Kapetakan thuộc tỉnh Java, Indonesia có một lò mổ - lột da rắn lớn, chuyên cung cấp da và thịt rắn cho thị trường nội địa lẫn nước ngoài với những cảnh tượng dễ khiến nhiều người xem rùng mình.


Da rắn tươi được lột tại lò mổ - lột da rắn ở Indonesia.
Được biết đến với tên gọi là Boss Cobra, lò mổ - lột da rắn thuộc sở hữu của ông Wakira, công ty cung cấp hàng trăm mét da rắn cho các nhà máy sản xuất túi xách, giày dép, ví hoặc thắt lưng ở khắp các tỉnh của Indonesia và thậm chí, xuất khẩu sang cả châu Âu.


Thịt rắn đương nhiên cũng không bị lãng phí. Lò mổ này bán thịt rắn cho các cơ sở chuyên sản xuất thuốc trị các bệnh ngoài da, hen suyễn cũng như hàng loạt sản phẩm tráng dương, tăng cường sinh lực.

Hai công nhân làm việc trong lò mổ - lột da rắn của ông Wakira.
Lò của Wakira thu mua rắn từ dân địa phương. Những đội quân chuyên bắt rắn thường làm việc theo nhóm trong các khu rừng hoặc đồng cỏ rộng lớn, đặt bẫy bắt từ các loài rắn lớn nhỏ cho đến trăn.
Rắn bắt được thường được cất trữ trong túi vải và bán cho các lò lột da rắn như lò của ông Wakira.
Tại đây, rắn bị đánh mạnh vào đầu bằng cán dao rựa rồi bị móc vào một cái móc sau đó nhanh chóng bị lột da. Những tấm da rắn tươi sau đó được đặt lên trên một tấm ván cho vào lò nóng để sấy khô.
Chúng cũng được nhuộm màu và sau đó lại được đặt lên trên một tấm ván và được phơi khô ngoài trời nắng trước khi được bán cho các xưởng chế biến đồ da rắn.



Lò mổ - lột da rắn của ông Wakira chỉ là một trong hàng loạt cơ sở hoạt động bất hợp pháp tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Trung Cộng và cả Việt Nam. Riêng ở Indonesia, ngành công nghiệp này sử dụng tới 175.000 lao động, trong đó có 150.000 người bắt rắn. Liên minh châu Âu (EU) là nhà nhập khẩu da rắn lớn nhất thế giới.



Từ năm 2000 đến 2005 theo ước tính, có 3,4 triệu da rắn được xuất sang thị trường này. Trong đó, Italy là nước tiêu thụ các sản phẩm làm từ da rắn (cũng như da các loài bò sát khác) như giày dép, túi xách, thắt lưng và ví lớn nhất thế giới. Ngoài ra, riêng Mỹ mỗi năm nhập khẩu các thành phẩm từ da rắn (và các loài bò sát khác) với giá trị lên tới khoảng 257 triệu USD.


Chi phí để sản xuất một chiếc túi xách làm từ da rắn vào khoảng từ 150.000 rupiah (15 USD) đến 300.000 rupiah (31 USD), tùy thuộc vào kích thước và mẫu mã. Tuy nhiên, khi những chiếc túi da rắn trên được bày bán tại các cửa hàng thời trang ở châu Âu, giá của chúng đã bị đội lên gấp nghìn lần, trung bình cũng phải vào khoảng 4.000 USD/ một sản phẩm.
Xem thêm các hình ảnh ớn lạnh bên trong lò mổ - lột da rắn ở Indonesia bên dưới:


Các lao động làm việc trong lò mổ - lột da rắn.


2 công nhân bốc những vốc da rắn lớn.


Một công nhân đứng trên một đống da rắn tươi mới được lột.


Các lao động ngồi lột da rắn.


Da rắn sau khi lột được đem vào lò sấy khô.




Da rắn được phơi khô dưới trời nắng.


Một nam công nhân đang chế biến da rắn thành phẩm.







Da rắn được may thành túi xách tại xưởng may.




Luận Do
Những ngôi nhà mơ mộng trên cây

Bạn hãy tưởng tượng đang sống trong những ngôi nhà nhỏ xinh xắn dựng trên thân cây giữa khu rừng xanh ngắt hay băng giá, cảm giác thật tuyệt vời.
Những ngôi nhà đẹp có cây mọc xuyên mái


Ngôi nhà bằng kính ẩn hiện trong rừng cây ở Thụy Điển.


Tổ hợp nhà gỗ nằm giữa rừng cây xanh gồm ba mái nhà nối với nhau qua cầu thang gỗ xoắn.


Giữa rừng cây băng giá ở Canada, căn nhà bằng gỗ sáng bừng, gợi cảm giác ấm áp.


Sống trong ngôi nhà gỗ xinh xắn này, bạn sẽ được ngắm khung cảnh hồ nước lãng mạn mỗi ngày.


Chiếc cầu treo lung linh dẫn bạn vào không gian riêng tư của ngôi nhà giữa rừng cây.


Nhà gỗ độc đáo ở xứ Wale nằm giữa rừng cây xanh và thảm hoa tím. Chiếc cầu thang bằng gỗ xoắn duyên dáng dẫn vào nhà.


Ngôi nhà nhỏ như chạm vào mây núi bồng bềnh. Chiếc xích đu màu xanh bên cạnh nhà càng tăng thêm vẻ bình yên nơi núi rừng.


Không gian sống thú vị này đủ cho cả một gia đình.



Lâu đài nhỏ màu gạch "mọc" lên giữa một thân cây. Chiếc cầu treo thanh mảnh nổi bật dẫn vào tòa lâu đài.


Một lâu đài xanh trong thân cây cổ thụ.


Căn nhà nhỏ như chìm đắm giữa cảnh thiên nhiên châu Âu vào thu vàng.


Ngôi nhà làm bằng đất sét trên một thân cây cao, có ống khói và một khung cửa nhỏ là nơi sinh sống của một người đàn ông Nhật.

Khánh Ly (Theo Boredpanda)

Posted by sontrung at 11:33 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
TRUNG CỘNG VÀ BIỂN ĐÔNG
 TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa?
Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 12:50 GMT - thứ bảy, 25 tháng 1, 2014
    Facebook
    Twitter
    Google+
    chia sẻ
    Gửi cho bạn bè
    In trang này
Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa quản lý ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa
Chủ nghĩa Đại Hán (cùng với nó là Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán) bắt rễ sâu xa trong lòng xã hội Trung Quốc (TQ), cũng chưa bao giờ mất tầm quan trọng then chốt trong chiến lược đối ngoại của TQ.
Thống nhất thiên hạ, mở mang bờ cõi, vì vậy, luôn được coi là sứ mệnh thiêng liêng, mục tiêu quan trọng hàng đầu của tất cả các triều đại phong kiến TQ. Với những nước chưa thể, không thể thống nhất vào mình được, TQ luôn tự coi và bằng mọi cách biến các nước này thành chư hầu (thuộc quốc) của Thiên triều (Tông chủ). Thiên hạ chỉ có thể được coi là thái bình nếu được Thiên triều lãnh đạo. Thiên hạ ở đây không chỉ là các tiểu quốc trong biên giới đương thời mỗi vương triều, mà được mở rộng tùy theo sức mạnh, khả năng và tầm nhìn của Thiên triều. Thiên triều TQ hiện tại cũng không là ngoại lệ. Chỉ có điều, Thiên hạ ngày nay đã là Thế giới.
Các bài liên quan
    TQ ‘đưa tàu tuần tra ra Hoàng Sa’
    Philippines đòi TQ ra trọng tài quốc tế
    Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Chủ đề liên quan
    Diễn đàn,
    Tranh chấp lãnh thổ
Điều đặc biệt nguy hiểm là: Do nhiều nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa, Chủ nghĩa Đại Hán (CNĐH) ngày nay không chỉ là của tầng lớp thống trị, của tầng lớp trung lưu và người có học, mà còn được sự đồng tình của đa số dân chúng Trung Hoa lục địa. Thiên chức của Thiên triều là nhất thống thiên hạ, mở mang bờ cõi; thần dân tất phải bảo vệ thiên đức mà ủng hộ thiên chức của Thiên triều. Cho đến khi TQ vẫn chưa có dân chủ thật sự, chừng đó thế giới vẫn phải đối mặt với CNĐH.
Là một sứ mệnh thiêng liêng của Chủ nghĩa ĐH, Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán (Chủ nghĩa BTĐH), về bản chất không phải là để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, mà là bảo vệ, tôn vinh uy danh Thiên triều. Nghĩa là ngay cả khi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển bằng cách khác mà không cần phải xâm chiếm, mở rộng lãnh thồ, TQ vẫn ngay lập tức thực hiện sứ mệnh này một khi thấy mình đủ khả năng, có cơ hội.
Nhờ Toàn cầu hóa,TQ trở thành thị trường lớn nhất thế giới hấp dẫn hầu hết nhà đầu tư quốc tế, trở thành công xưởng của thế giới. Nhờ cách đánh giá sức mạnh kinh tế quốc gia vẫn còn bằng các chỉ số lạc hậu vốn chỉ thích hợp cho một nền kinh tế quốc gia đóng (GDP chẳng hạn), TQ được coi như một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Điều đó không chỉ khiến Thiên triều càng ngạo mạn, dân chúng thêm tự hào, mà còn làm họ tự tin hơn vào khả năng thực hiện CNBTĐH.
Cơ hội thành công của CNBTĐH không hề thấp. TQ hiện là cường quốc khu vực có ảnh hưởng quyết định đến thị trường các nước Đông Nam Á, là thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng nhất của các nước đang có tranh chấp biển với TQ; là đối tác quan trọng hàng đầu của tất cả các nước công nghiệp phát triển. Nhu cầu bức thiết về nguyên vật liệu, năng lượng cho một nền kinh tế không lồ như TQ là một nhu cầu có thật. Nó dễ dàng là lý do kinh tế biện minh cho những yêu sách lãnh thổ, che đậy bản chất của vấn đề là CNBTĐH.
Do là nhu cầu bức thiết để ổn định và phát triển một nền kinh tế mà cả thế giới ít nhiều đều phụ thuộc, việc TQ tranh giành, chiếm giữ, thậm chí xâm chiếm lãnh thổ cũng sẽ được cộng đồng quốc tế nghiêng theo hướng gây sức ép giải quyết theo hướng thỏa hiệp “dĩ hòa vi quí“ có lợi cho TQ. Ngoài ra, TQ cũng nổi tiếng về sự phối hợp không đồng bộ, ít hiệu quả giữa chính quyền địa phương với trung ương. Trong vấn đề biên giới, TQ sẽ lợi dụng nó để đổ lỗi cho chính quyền địa phương, mở đường thoát cho chính quyền trung ương khi cần thiết.

Liệu Trung Quốc có dùng hải quân chiếm một số đảo ở Trường Sa?
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng; bất công ngày càng lớn, càng nhiều; mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng gay gắt; xung đột không thể giải quyết giữa tự do kinh tế với trói buộc tinh thần, chế độ chính trị; sự chính danh Thiên tử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những vấn nạn ai cũng biết của TQ. Chủ nghĩa BTĐH lúc này là một giá trị chung, là cơ hội có thể dễ dàng thống nhất người dân, khiến họ tạm gác qua một bên những vấn nạn ấy.
Biển Đông hay quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật quan trọng hơn? Một nửa số tàu biển đang lưu thông của thế giới chạy qua Biển Đông. Đây cũng là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Kiểm soát được Biển Đông, đồng nghĩa với kiểm soát thương mại quốc tế. Biển Đông còn được đánh giá có trữ lượng tài nguyên, khoáng sản rất lớn có khả năng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của TQ. Đảo Điếu Ngư không có những yếu tố này.
Biển Đông hay Điếu Ngư dễ giành được hơn? Điếu ngư có dân sinh sống, hiện do Nhật chiếm hữu và thực thi chủ quyền (Quản lý) liên tục từ lâu. Như vậy, căn cứ vào Công pháp quốc tế, nó là lãnh thổ của Nhật. Về cơ bản, TQ chỉ dựa vào lý do là người phát hiện đầu tiên - với chứng cứ là các tấm bản đồ của TQ - để đòi chủ quyền đối với Điếu ngư.
Nhưng một mặt, „Phát hiện“ - dù được một quốc gia tuyên bố chính thức – cũng không đồng nghĩa với „Chiếm hữu“. Lập luận này của TQ dựa vào lý luận chủ quyền biển cổ lỗ vốn chỉ phổ biến và được công nhận ở Châu Âu cũ: sở hữu lãnh thổ chỉ cần qua một hành động quản lý tượng trưng. Mặt khác, theo Công pháp quốc tế hiện hành, các tấm bản đồ không thể được coi là chứng cứ pháp lý chứng tỏ một hiện trạng quản lý - chính trị trong thực tế, mà thường chỉ thể hiện thế giới quan, thậm chí là ước muốn của người lập ra chúng mà thôi.
Nhật là cường quốc kinh tế thế giới; các công ty Nhật hoạt động tại Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế TQ. Căn cứ vào Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật khi Điếu Ngư bị TQ tấn công. Như vậy, đối với TQ, tranh chấp Điếu Ngư chỉ có tính chất tượng trưng chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Thiên triều; là màn kịch đánh lạc hướng quan tâm của các nước quanh Biển Đông; và - quan trọng nhất - là con bài ngã giá để Nhật và Mỹ có lý do không can thiệp khi TQ mạnh tay ở Biển Đông. Tranh chấp Điếu Ngư, vì vậy, chắc chắn sẽ được giải quyết bằng các thỏa thuận ngầm.
    "Việt Nam chưa khởi kiện TQ ra một tổ chức quốc tế; cũng không có Hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh, sự giúp đỡ quân sự truyền thống của Nga với Việt Nam (như trong cuộc chiến biên giới 1979) cũng không đáng ngại, do TQ có thể gây áp lực tại biên giới đất liền với Nga làm đối trọng."
Các đảo hiện đang tranh chấp tại Biển Đông vốn đều không có dân sinh sống từ trước. Việc chứng minh thủ đắc lãnh thổ, có chủ quyền theo nguyên tắc “Chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục“ là hầu như không thể. Chứng minh chủ quyền mang tính lịch sử là một việc hết sức khó khăn, luôn gây tranh cãi. Không nước nào đang liên quan đến tranh chấp tại đây có đủ bằng chứng chắc chắn, không thể tranh cãi, về chủ quyền mang tính lịch sử của mình.
Bộ Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC) tôn trọng và bảo vệ lợi ích các bên một cách bình đẳng, công bằng sẽ là cách giải quyết tốt nhất. Nhưng Thiên triều không thể chấp nhận bình đẳng với thuộc quốc. TQ sẽ trì hoãn tối đa việc ký kết một Bộ qui tắc như vậy. Sự không chắc chắn về chứng cứ, mập mờ về cơ sở pháp lý, chưa có nguyên tắc giải quyết chung của các bên chính là lợi thế của TQ. Sự khác biệt rõ ràng về lợi ích, quan điểm, và mức độ phụ thuộc vào TQ của từng nước trong khối ASEAN, cũng là một thuận lợi không nhỏ đối với TQ.
Mỹ xoay trục chiến lược về Châu Á-Thái Bình Dương khiến các nước đang có tranh chấp với TQ an tâm, cứng rắn hơn; nhưng thể diện Thiên triều cũng bị thách thức. TQ sẽ phải có hành động đáp trả mạnh mẽ hơn. Tranh chấp mới đây tại Biển Đông đã diễn ra dưới mọi hình thức, trừ tấn công chiếm đảo. Nay TQ đã tự đặt mình vào thế “Cung đã giương, tên không thể không bắn“.
Tấn công chiếm đảo trong bất kỳ tình huống nào cũng không được khơi mào một cuộc chiến tranh giữa TQ và một nước trong vùng. Càng không được phép trở thành lý do cho phép Mỹ hoặc cộng đồng quốc tế can thiệp bằng vũ lực. Vì vậy, nó sẽ phải là cuộc tấn công tổng lực thần tốc, bảo đảm chiếm được đảo chỉ trong nửa ngày, chậm nhất là một ngày. Ngay sau đó, TQ sẽ ra tuyên bố vẫn bảo đảm tự do lưu thông hàng hải quốc tế qua Biển Đông; có thể lấy làm tiếc về hành động quân sự của chính quyền địa phương. Đồng thời sử dụng toàn bộ các quan hệ, sức mạnh kinh tế đối với nước mất đảo, thuyết phục Mỹ, LHQ, EU gây sức ép, buộc nước mất đảo nhân nhượng, chấp nhận không phản công quân sự và phải thương lượng với TQ vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.
Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất?
Các đảo thuộc Philippines hay Việt Nam trong quần đảo Trường Sa sẽ bị tấn công? Một mặt, do Philippines đã khởi kiện TQ ra Hội đồng Trọng tài quốc tế, nên TQ có nghĩa vụ tuân thủ khoản 03 điều 2 Hiến chương LHQ và Điều 279 UNCLOS không thể dùng vũ lực đối với Philippines nữa.
Mặt khác, Philippines cũng có Hiệp ước liên minh quân sự với Mỹ. Dù đảo tranh chấp có thể chưa được chính thức xem là lãnh thổ của Philippines để được Mỹ bảo vệ, nhưng theo Hiệp ước này, Mỹ phải can thiệp khi lợi ích quốc gia của Philippines bị đe dọa và được Philippines chính thức yêu cầu. Trong bất cứ trường hợp nào, cũng không thể chắc chắn được Mỹ sẽ không can thiệp. Đây là một rủi ro lớn mà TQ không muốn.
Việt Nam chưa khởi kiện TQ ra một tổ chức quốc tế; cũng không có Hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh, sự giúp đỡ quân sự truyền thống của Nga với Việt Nam (như trong cuộc chiến biên giới 1979) cũng không đáng ngại, do TQ có thể gây áp lực tại biên giới đất liền với Nga làm đối trọng.
Việt Nam còn là nước phụ thuộc về kinh tế vào TQ hết sức nặng nề, đặc biệt là vào giao thương tiểu ngạch qua biên giới đất liền với TQ. Đóng cửa biên giới đất liền sẽ là đòn chí mạng đối với nền kinh tế Việt Nam cho trường hợp VN phản công chiếm lại đảo. Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc hiện là một quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất, quan trọng và đặc biệt nhất trong các quan hệ của Việt Nam với các đảng phái chính trị nước ngoài. Thiên triều biết cách sử dụng quan hệ này một cách hiệu quả nhất để buộc VN phải chấp nhận thương lượng sau khi mất đảo.
Như vậy, trong tương lai gần, một “chính quyền địa phương” của TQ sẽ ra lệnh tấn công thần tốc chiếm một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam không thể phản công chiếm lại, mà sẽ buộc phải thương lượng lâu dài với TQ để chấp nhận hiện trạng mới này.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc tại Sài Gòn.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140125_trung_quoc_chiem_truong_sa_haykhong.shtml

Trung Quốc rút giàn khoan, căng thẳng có chấm dứt?
    In
    Ý kiến (1)
    Chia sẻ:
Hành động rút giàn khoan tuy có thể giúp tránh các nguy cơ xung đột quân sự, nhưng không đủ để hàn gắn mối quan hệ giữa Việt-Trung.
Hành động rút giàn khoan tuy có thể giúp tránh các nguy cơ xung đột quân sự, nhưng không đủ để hàn gắn mối quan hệ giữa Việt-Trung.

    [Pin It]
Tin liên hệ
    Trung Quốc muốn xây nhà máy khí hóa lỏng nổi trên Biển Đông
    Ra mắt 2 tàu pháo tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng
Trà Mi-VOA
Cập nhật: 21.07.2014 09:40
Trung Quốc loan báo rút giàn khoan Hải Dương ra khỏi địa điểm Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hôm 15/7, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu trước khi trận bão Rammasun quét qua Biển Đông.
Hai tháng thăm dò của giàn khoan mà Bắc Kinh mô tả là ‘suôn sẻ’ đã gây ra phản ứng giận dữ cho người dân Việt Nam và các chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế đối với hành động ‘gây hấn’ ‘bất chấp luật pháp quốc tế’ của Trung Quốc.
Hành động rút giàn khoan ra khỏi quần đảo Hoàng Sa tuy có thể giúp tránh các nguy cơ xung đột quân sự, nhưng không đủ để hàn gắn các mối quan hệ giữa Việt-Trung và nhân dân hai nước láng giềng. 
Trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi Ban Việt ngữ tối ngày 21/7, phóng viên đài VOA Poch Reasey đang có mặt tại Hà Nội cho biết người dân Việt nói không với hàng Trung Quốc, truyền thông nhà nước cổ xúy tinh thần dân tộc, chính phủ mở chiến dịch quảng bá du lịch trong lúc du khách Trung Quốc ồ ạt tẩy chay đích đến Việt Nam.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
    Danh mục
    Tải
Trà Mi: Sau 2 ngày có mặt tại Hà Nội, anh ghi nhận tình hình thế nào? Mọi chuyện đã thật sự lắng dịu hay chưa sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương ra khỏi vùng Việt Nam nhận chủ quyền ở Biển Đông?
Poch Reasey: Khi tôi tới sân bay Nội Bài, trên taxi về khách sạn, tôi có cơ hội hỏi thăm người lái taxi về tình hình ở Hà Nội ra sao sau khi Trung Quốc rút giàn khoan. Anh ta nói khách du lịch Trung Quốc giảm rất nhiều, không còn như hồi trước khi căng thẳng xảy ra. Khi tới khách sạn, tôi có gặp mấy người khách nói tiếng Hoa, tôi hỏi họ từ đâu đến. Họ nói họ là người Đài Loan chứ không phải Trung Quốc. Ra đường tôi cũng không thấy khách du lịch Trung Quốc. Ở Campuchia, ra đường thấy khách du lịch Trung Quốc rất nhiều, nhưng ở Hà Nội tôi không thấy gì cả.
Trà Mi: Anh có hỏi chuyện người dân Việt về phản ứng của họ trước việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi khu vực Việt Nam nhận chủ quyền hay không?
Phóng viên VOA Reasey Poch.Phóng viên VOA Reasey Poch.
Poch Reasey: Tôi có cơ hội gặp và nói chuyện với sinh viên Việt Nam. Họ nói họ rất ngạc nhiên khi Trung Quốc làm việc đó, nhưng họ không muốn chiến tranh với Trung Quốc vì họ cũng lo, cũng sợ. Họ nói Việt Nam đã qua nhiều chiến tranh trước nay rồi, bây giờ không muốn chiến tranh nữa, chỉ muốn hòa bình với Trung Quốc.
Trà Mi: Khi giàn khoan hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, người dân Việt phản ứng rất phẫn nộ với những cuộc xuống đường dẫn tới bạo động. Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan đi, tình cảm của người dân Việt thế nào?
Poch Reasey: Đọc báo và xem TV, tôi nhận thấy nhân dân Việt Nam cảm thấy đỡ hơn. Họ thấy căng thẳng bớt rồi. Chính phủ Việt Nam cũng có tổ chức một tour du lịch quảng bá du lịch Việt Nam Thân thiết và An toàn. Trong tour có 20-30 nhà báo từ các nước tham gia. Họ đi Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng, TPHCM…v..v..
Trà Mi: Tour du lịch đó được tổ chức vào thời điểm nào?
Poch Reasey: Tour đó khoảng 1 tuần hay 10 ngày trước và giờ đã xong.
Trà Mi: Anh nói người dân Việt thấy căng thẳng giảm bớt sau khi giàn khoan rút đi, nhưng lòng tin của họ thì như thế nào?
Poch Reasey: Điều đó tôi chưa có dịp hỏi thăm.
Trà Mi: Anh thấy suy nghĩ của người dân Việt đối với Trung Quốc hiện giờ ra sao trên thang điểm từ 1-10?
Poch Reasey: Tôi nói chuyện với sinh viên, có hỏi cảm nhận của họ. Họ nói khi mua đồ thấy hàng của Trung Quốc, họ không muốn mua. Họ mua đồ của nước khác hoặc đồ sản xuất nội địa, không muốn mua hàng Trung Quốc. Một số người nói chuyện này là một điểm tốt.
Trà Mi: Ra đường anh có thấy những hình ảnh nào liên hệ tới Trung Quốc hay không?
Poch Reasey: Sáng nay tôi ra đường, ngay trên xe taxi tôi thấy tấm decal đề cao chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam. Lúc trước nghe nói còn có nhiều hơn nữa, bây giờ thì ít.
Trà Mi: Ngoài ra, anh có thấy hình ảnh nào về Trung Quốc trên đường phố không?
Poch Reasey: Không, tôi không thấy gì.
Trà Mi: Hình ảnh Trung Quốc trong lòng người dân Việt hiện nay thế nào, anh có thăm dò điều đó?
Poch Reasey: Chuyện đó, tôi hy vọng mấy ngày sau sẽ có cơ hội hỏi và tìm hiểu thêm ở người dân Việt Nam.
Trà Mi: Thế còn tình hình về Biển Đông?
Poch Reasey: Coi TV Việt Nam không thấy họ nói gì nữa nhưng các phương tiện phát thanh-phát hình Việt Nam có phát sóng bài hát mới nói về Biển Đông và chủ nghĩa dân tộc. Chính phủ thì không có nói nhiều nữa, nhưng trên báo chí thì vẫn còn đăng về chuyện đó.
Trà Mi: Cảm ơn anh Reasey rất nhiều về những ghi nhận vừa rồi từ Việt Nam.
Trà Mi-VOA
 http://www.voatiengviet.com/content/cang-thang-co-cham-dut-sau-khi-trung-quoc-rut-gian-khoan/1961821.html

22-07-2014
Quan hệ chiến lược Việt-Mỹ lớn hơn sẽ làm đảo lộn tham vọng Trung Quốc
PV/ GDVN
Giáo sư Carl Thayer, ảnh: Talk Vietnam
Một tái lập quan hệ chiến lược rộng lớn hơn giữa Mỹ với Việt Nam chắc chắn sẽ làm đảo lộn (tham vọng của) Trung Quốc thiết lập trật tự an ninh mới ở châu Á.
The Diplomat ngày 22/7 dẫn phân tích của giáo sư Carl Thayer cho rằng có thể Trung Quốc đã "đánh đòn phủ đầu" về mặt ngoại giao khi dịch chuyển giàn khoan 981 khỏi "vùng biển tranh chấp" với Việt Nam, mà thực tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và hoàn toàn không có tranh chấp - PV.
Cuộc khủng hoảng 981 đã tạo ra khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc, đối với Việt Nam việc Bắc Kinh dịch chuyển giàn khoan 981 sớm hơn thời hạn tuyên bố 1 tháng vào thời điểm này là động thái xuống thang của Bắc Kinh để sửa chữa quan hệ đang xấu đi với láng giềng.
Theo truyền thống, quan hệ Việt - Trung được giữ tương đối ổn định bởi mối quan hệ giữa 2 đảng cầm quyền, còn quan hệ Việt - Mỹ đã dần dần được mở rộng sau 19 năm thiết lập. Cuộc khủng hoảng 981 là khúc dạo đầu quan trọng đối với Washington trong khu vực Đông Nam Á mà nếu biết tận dụng, Hoa Kỳ sẽ có thêm nhiều bạn bè ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Carl Thayer nhấn mạnh, dư luận Việt Nam vừa qua sau khủng hoảng giàn khoan 981 ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ hơn là với Trung Quốc. Dù hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài đã được khôi phục như thương lệ khi Bắc Kinh có thành công nhất định trong các hoạt động chắp vá ngoại giao với láng giềng, sẽ khong dễ dàng xóa bỏ mối ngoài nghi chiến lược đối với Trung Quốc từ phía người Việt Nam.
Giáo sư người Úc cho rằng, nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng xem lợi ích quốc gia, dân tộc quan trọng hơn tất cả. Họ coi hệ thống các mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc đang trong trạng thái bị (Bắc Kinh) phá hủy. Trong khi đó một đối tác toàn diện như Hoa Kỳ đã làm nhiều hơn để hỗ trợ Việt Nam bảo vệ chủ quyền so với Nga vốn được liệt kê ở vị trí số 2 trong hệ thống phân cấp là một đối tác chiến lược toàn diện.
Tất cả điều này cho thấy khúc dạo vào thời điểm này nên đến từ phía Việt Nam. Không lâu trước khi xảy ra khủng hoảng giàn khoan 981, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng đối thoại an ninh Shangri-la tại Singapore để kêu gọi một vai trò lớn hơn của Mỹ trong khu vực và điều hòa căng thẳng ở Biển Đông.
"Sẽ không có quốc gia nào trong khu vực phản đối sự tham gia chiến lược của các cường quốc ngoài khu vực nếu sự tham gia như vậy nhằm mục đích tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến vai trò của một Trung Quốc đang mạnh lên và Hoa Kỳ, một sức mạnh ở Thái Bình Dương", phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-la được The Diplomat trích dẫn, nhấn mạnh tính hợp pháp ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Thực trạng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đang dần phát triển. Tàu Mỹ đã ghé thăm các căn cứ quân sự Việt Nam, trong đó có cảng Đà Nẵng và Cam Ranh. Mặc dù vẫn còn những rào cản trong quan hệ quân sự Việt - Mỹ như việc Hoa Kỳ duy trì lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng bên ngoài vấn đề quân sự vẫn còn rất nhiều lĩnh vực hợp tác.
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một ví dụ, được xem như con đường rất hứa hẹn mà Việt Nam có thể giảm thiểu nguy cơ bị bỏ rơi bởi nền kinh tế Trung Quốc. TPP sẽ cung cấp cho Việt Nam cơ hội tiếp cận thương mại ưu đãi với 11 quốc gia khác dọc theo bờ Thái Bình Dương, đó là một lợi ích kinh tế có tiềm năng rất lớn.
Theo The Diplomat, Hoa Kỳ không nên chỉ đơn thuần nhằm vào việc chiếm được cảm tình của Việt Nam trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc, thay vào đó cần phải chứng minh giá trị của họ đối với Việt Nam. Cách tốt nhất để làm điều này là giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. TPP là một cách tuyệt vời để làm điều này.
Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt-Mỹ năm 2012 đạt mức trên 20 tỉ USD vào năm 2012, tăng 13 lần kể từ khi Hoa Kỳ mở rộng quy chế bình thường hóa thương mại với Việt nam vào năm 2001.
Một tái lập quan hệ chiến lược rộng lớn hơn giữa Mỹ với Việt Nam chắc chắn sẽ làm đảo lộn (tham vọng của) Trung Quốc thiết lập trật tự an ninh mới ở châu Á gạt Hoa Kỳ ra khỏi khu vực như ông Tập Cận Bình kêu gọi.
Ngoại trưởng John Kerry đã nói với Dương Khiết Trì trong cuộc Đối thoại Kinh tế chiến lược Mỹ-Trung gần đây rằng, Mỹ có kế hoạch duy trì quan hệ với một số đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp mối nghi ngại từ Trung Quốc.
Trong khi đó tờ Thời báo Hoàn Cầu đã bôi nhọ Việt Nam đang "nhảy múa giữa khả năng liên minh với Mỹ và (cái gọi là) tình huynh đệ với Trung Quốc". Thời báo Hoàn Cầu cao giọng lên lớp rằng, sẽ không phải khôn ngoan nếu Việt Nam tham gia 1 liên minh với Hoa Kỳ với một sự "nhiệt tình bẩm sinh để thúc đẩy nền dân chủ phương Tây, ủng hộ các giá trị phương Tây như nhân quyền và tự do".
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, đối với Việt Nam 1 năm trước đây việc lựa chọn không hề dễ dàng so với sau khi xảy ra khủng hoảng giàn khoan 981 với Trung Quốc. Tờ báo này thậm chí tuyên truyền xuyên tạc rằng, câu nói "quá gần Trung Quốc thì mất nước, quá thân Mỹ thì mất Đảng" để dọa dẫm, lừa phỉnh Việt Nam rằng sẽ "mất nhiều hơn được" khi "ngả theo" Hoa Kỳ.
Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa các mối quan hệ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Do đó dù có là nước láng giềng lớn bên cạnh, nhưng một khi Trung Quốc nhăm nhe xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì người Việt quyết đứng dậy để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế chứ không phải "ngả" hay "theo" bên nào chống lại bên nào-PV
  Theo GDVN
  http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/07/quan-he-chien-luoc-viet-my-lon-hon-se.html#more
22/07/2014
Nhật vạch trần kế hoãn binh của Trung Quốc khi rút giàn khoan
Anh Tú (theo Yomiuri Shimbun)
clip_image001
Ông Abe liên tục chỉ trích hành vi của Trung Quốc trên biển Đông
Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan phi pháp trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam ở biển Đông được báo Nhật theo dõi sát sao. Khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan, dư luận Nhật cũng quan tâm đặc biệt. Tờ Yomiuri Shimbun vừa có bài phân tích quanh việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan. Một Thế Giới xin trích đăng lại bài viết này.
Khi đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có lẽ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nỗ lực "thay đổi hiện trạng bằng vũ lực" bằng cách kết thúc hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) tại Biển Đông.
Các hoạt động ban đầu được dự kiến ​​sẽ tiến hành cho đến giữa tháng 8 nhưng đã kết thúc sớm vì Trung Quốc nói "công việc tiến hành thuận lợi". Nhưng chắc chắn Trung Quốc đã cúi đầu trước áp lực quốc tế và giảm bớt các hoạt động (khiêu khích).
Tính toán sai lầm của Trung Quốc
Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Tàu của Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam liên tục, đánh chìm một thuyền cá Việt Nam khiến căng thẳng leo thang đến mức độ nguy hiểm.
Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Có lẽ Trung Quốc không ngờ rằng Việt Nam - vốn ràng buộc nhiều với Trung Quốc về mặt kinh tế - lại phản ứng mãnh liệt như vậy.
Một tính toán sai lầm lớn nữa của Trung Quốc là họ không ngờ Nhật Bản, Mỹ và các thành viên của ASEAN nhanh chóng  tăng cường hợp tác với Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe chỉ trích Trung Quốc đe dọa hòa bình tại các hội nghị quốc tế  bằng cách liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế cũng như đòi Trung Quốc làm sáng tỏ các yêu sách lãnh thổ vốn không dựa theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Thủ tướng Abe đã được cộng đồng quốc tế tán thành ủng hộ.
Với chính sách tập trung vào châu Á, Mỹ đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia tích cực trong vấn đề Biển Đông. Vào thời điểm khi Bắc Kinh đang cố gắng để loại trừ Mỹ ra khỏi châu Á, hành động của Mỹ cho thấy họ sẵn sàng thách thức các toan tính của Trung Quốc
Tại cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hồi tháng 5, các thành viên ASEAN vốn có quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề Trung Quốc - đã thống nhất thể hiện "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình nguy hiểm ở Biển Đông.
Trung Quốc vẫn còn dã tâm
Một loạt các cuộc họp quốc tế đang chờ đợi Trung Quốc. Diễn đàn khu vực ASEAN, với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tới, trong khi Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11. Trung Quốc dường như muốn tránh là mục tiêu của các chỉ trích trong các diễn đàn kể trên. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước này sẽ thực hiện tự kiềm chế trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi chiến lược bành trướng lãnh thổ của mình ở biển Đông và Hoa Đông. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác trước các toan tính của Trung Quốc.
Nhưng dù sao, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã mang lại tác dụng tích cực trong khoảng thời gian này. Với kinh nghiệm vừa trải qua, các quốc gia có liên quan phải cố gắng thuyết phục Trung Quốc tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng một trật tự mới ở châu Á.
Nguồn: motthegioi.vn

Posted by sontrung at 11:10 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
LÊ THÀNH QUANG * THẾ NƯỚC, LÒNG DÂN
THẾ NƯỚC, LÒNG DÂN
LÊ THÀNH QUANG
Cuối thập niên 1980, quan hệ Trung Cộng - Việt Cộng được nối lại, phát triển mạnh từ năm 1991 qua các cuộc thăm viếng giữa những giới chức cao cấp hai bên với nhiều hiệp định, thỏa thuận trên nhiều lãnh vực kinh tế chính trị văn hóa xã hội quân sự.
Cụm từ 16 chữ vàng “Ổn định lâu dài - Hướng tới tương lai - Hữu nghị láng giềng - Hợp tác toàn diện “ được nhà nước CSVN giãi thích trên tinh thần 4 Tốt gồm “Láng giềng Tốt - Bạn bè Tốt - Đồng chí Tốt - Đối tác Tốt” và 4 Tương “Sơn thủy Tương liên - Lý tưởng Tương thông - Văn hóa Tương đồng - Vận mệnh Tương quan” đã như ngậm ngùi trên thân phận của một chư hầu tay sai:
“Rằng hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”
Giải thích với đồng bào, đảng CS và nhà nước đưa ra hàng loạt những Hiệp định Thương mại, Hiệp định vùng biên giới, Hiệp định về Thành lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và Thương mại, Hiệp định Hợp tác kinh tế, các Hiệp định về Giao thông... với những con số biểu thị kết quả, lấp liếm ngụy biện, chạy tội đang ngày càng lấn sâu vào tội ác “bán nước”, “bị gài game”, chìm sâu vào “hoàn toàn bị khống chế”  không phương cứu chữa.
Ngày 02 tháng 5/2014, Trung Cộng lộ mặt Đạo Chích, ngang ngược công khai huy động máy bay, chiến hạm hộ tống giàn khoan HD 981 đặt ngay Hoàng Sa thuộc lãnh hải ngàn đời của Việt Nam và bắt đầu hàng loạt hành vi khiêu khích: tấn công tàu đánh cá, tàu bảo vệ Việt Nam, bắt cóc ngư phủ Việt Nam... mang một thông điệp quan trọng đối với nền an ninh khu vực và cả thế giới “thể hiện ý chí của chính phủ Trung Cộng và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á, thể hiện mục tiêu chính trị về vai trò và chủ quyền của bọn chúng trên biển Đông”.
Cả nước phẩn nộ với những cuộc biểu tình mà đảng CS cùng nhà nước phải im lặng đồng tình trong thế chẳng đặng đừng. Các giới chức chóp bu đã phản ứng khá quyết liệt, kiên cường nhưng xem ra chỉ bằng miệng theo lệnh của quan thầy trên phép thắng lợi tinh thần “nằm gai nếm mật - chờ cơ hội” của Câu Tiển, che dấu sự lúng túng bất lực của mình.
Quá trình “nhân nhượng” của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ việc khai thác Bô xit, lá cờ sáu ngôi sao, các gói thầu kinh tế, những China Town ngay tại Việt Nam, qua hiện tượng Vũng Áng... cùng thái độ hung hăng phách lối của đám người Trung Cộng đã khiến người dân phải bâng khuâng Việt Nam Còn Hay Đã Mất”
Sống bên cạnh một láng giềng khổng lồ mà nguồn gốc lập quốc khởi từ những mưu mô, sức mạnh tranh đoạt, qua từng thời kỳ bị đô hộ - bốn lần Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta đã có kinh nghiệm khoan hòa, bao dung, hiểu sâu sắc “thế nước lòng dân”, phát huy tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc tính vốn có trong nền văn hóa cổ truyền, để không bị Hán hóa, tồn tại cho đến ngày nay.
Kể từ thời Hồng Bàng, cho đến năm 1974, chúng ta đã có 14 cuộc chiến khốc liệt giữ nước với kè thù truyền kiếp Tàu khựa Trung Cộng :
1. Chiến tranh Ân-Văn Lang, 2. Chiến tranh Tần-Âu Lạc, 3. Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam, 4. Chiến tranh Đông Ngô-Việt, 5. Chiến tranh Lương-Vạn Xuân, 6. Chiến tranh Đường-Việt, 7. Chiến tranh Nam Hán-Việt, 8. Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981, 9. Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077, 10. Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt, 11. Chiến tranh Minh-Đại Ngu, 12. Chiến tranh Minh-Đại Việt, 13. Chiến tranh Thanh-Đại Việt, 14. Hải chiến Hoàng Sa, 1974
và bao giờ cũng vậy, sau một chiến thắng tổ tiên ta đều lấy “chí nhân thay cường bạo”, thả tù binh, cấp lương thực... để kẻ thù trở về cố quốc, trình diện và triều cống thiên triều hầu mua đường dài an bình, không bao giờ trở thành chư hầu bán nước như ước muốn của bọn Tàu.
Phải chăng lịch sử đã chứng minh “người khổng lồ Trung Cộng luôn là kẻ bại trận trước một Việt Nam bé nhỏ chúng ta”.
Trong thời đại ngày nay, thế giới đang nhìn Trung Cộng là cường quốc số 2 về quân sự và kinh tế. Việc hành sử vị thế của mình như thế nào để xứng đáng là điều mà họ phải đặt ra. Hơn nữa, Trung Cộng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như nội loạn ở Tân Cương và vết nhơ Thiên An Môn cũng đang làm họ nhức nhối trước công luận thế giới. Thêm vào đó, trật tự thế giới chỉ phải giải quyết trong hòa bình, quốc gia nào phát động một cuộc chiến, bất cứ vì lý do gì sẽ bị cô lập và trừng phạt nặng nề.
Mặt khác, văn hóa Trung Cộng đặt nặng tính cách Quân Tử và Tiểu Nhân. Hai chữ Sĩ - Diện đã trở thành phương châm cho mọi hành động nên họ thường dùng mưu lược, thủ đoạn để che dấu.  So với Hoa Kỳ, Trung Cộng tự biết thua xa nhưng cũng vẫn hùng hổ ra điều để trấn an người dân của mình mà dư luận thế giới biết được qua những tin tức Hoa Kỳ tố cáo Trung Cộng về sản phẩm độc hại, Cyberspy, truy tố người Trung Cộng ăn cắp những kỹ thuật quân sự, kinh tế. Trung Cộng đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt - nín thở qua sông” khi phải cúi đầu nghe “phân tích” của Hoa Kỳ. Hung hăng tự thị gây rối biển đông, dù kèm theo một thông điệp chính trị, xét cho cùng, chỉ là việc để giải quyết nội bộ kinh tế, nạn nhân mãn, thiếu lao động của họ mà thôi.
Đối với nhà cầm quyền Việt Nam trước ảnh hưởng và áp lực ngày càng thô bạo của Trung Cộng, phương thức nào để thoát khỏi khi chủ trương “Còn Đảng Là Còn Tất Cả” “Cương Quyết Giữ Đảng, Củng Cố Đảng” không hề có bóng dáng hai chữ TỔ QUỐC, đang tồn tại trong Hiến Pháp, trong sinh hoạt đảng, trong chinh quyền?
Hãy quên đi một trận chiến Trung Việt có thể xảy ra vì cho vàng Trung Cộng cũng không dám phát động, để tập trung vào việc phát triển kinh tế tránh bớt ảnh hưởng của Tàu khựa một cách có khoa học, có nghiên cứu bằng sách lược sâu sát kỹ thuật và thông minh, song song với việc cởi mở dân chủ, lắng nghe ỳ kiến của người dân, giảm bớt độc tài. Tuổi trẻ Việt có học vị tại khắp nơi trên thế giới đang luận bàn trên các diễn đàn với đường lối khách quan, phù hợp với xu hướng an ninh, phát triển kinh tế bảo vệ hòa bình chung cho thế giới.
Lòng dân là sức mạnh của chế độ, của nhà nước đã được chứng nghiệm qua 4000 năm lịch sử và sẽ trở thành phong ba bảo táp nhận chìm một chế độ “hèn với giặc, ác với dân” như hiện tại.
Lê Thành Quang
Posted by sontrung at 10:33 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
Sunday, July 20, 2014
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY
Cách làm tiền của những tổ chức đội lốt từ thiện

Tôi mới từ VN về cách nay vài hôm, tôi có đôi điều để chia sẻ cùng các bạn.
Tôi là người có chủ trương làm từ thiện ở VN bằng moị giá, bất chấp thành kiến về chính trị …, nhưng nay tôi có lời khuyên mọi người nên suy nghĩ, lựa chọn đối tượng được giúp đỡ một cách cẩn thận trước khi ra tay trợ giúp.
Tôi cũng xin thưa cùng các Bạn, tôi là một Phật tử thuần tuý, mặc dù tôi chưa là một con người hòan thiện gì …, nhưng tôi xin thề những điều tôi nói ra đây đều là sự thật, lương tri cuả một con người không cho phép tôi nói sai về người khác, nhất là người đó lại là một tu sĩ Phật Giáo đã xuất gia…!.
Tôi xin kể ra đây một kinh nghiệm thực tế vừa rồi mà tôi gặp phải. Trước khi về VN tôi có nghe vài câu chuyện cảm động về môt địa danh tên:
” Làng Tre ” thuộc xã ông “Quế”, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai:
Nào là nơi đây nuôi nhiều trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già neo đơn ..v.v.. , tất cả đều sống trong hòan cảnh hết sức thiếu thốn và khó khăn, nào là nhà ở rách nát, mưa dột, nắng táp, gió lùa …., thực phẩm và thuốc men đều thiếu thốn nghiêm trọng …!!…
Trại nầy do một Thầy chùa có pháp danh “T.T.B”
Tôi đã trực tiếp vào thăm, nhưng may mắn cho tôi, tôi đã dừng kịp lúc khi tôi nghe được nhiều tin tức hết sức “động trời ” về tên Thầy chùa độc ác nầy…
Tên Thầy chùa nầy có nguồn gốc là dân địa phương, bản chất lưu manh, nhậu nhẹt say sưa, bài bạc, trộm cắp, lêu lỏng, không lo làm ăn, bị gia đình đuổi đi …!.,
Sau khi đi khỏi điạ phương một thời gian thì người ta thấy tên nầy khoác áo thầy tu, không biết tu ở đâu ..?, tu ở chùa nào ?.., tốt nghiệp khóa Phật học nào? v v.,
Sau đó người ta lại thấy tên nầy điều hành quán cơm chay “Thiện duyên” ở Sàigòn, quán cơm rất thành công, tên nầy lấy tiền từ quán cơm để lén lút ăn chơi, cờ bạc, thua cá độ bóng đá rất nhiều tiền …, sau đó tên nầy rời khỏi quán cơm đi về Huyện Củ chi, gom một số trẻ em khuyết tật, mồ côi và người gìa neo đơn để mượn hình thức hầu kinh doanh bằng lòng hảo tâm của Bá tánh..!.,
Kinh doanh nầy đem đến cho hắn tiền vô như nước, hắn tha hồ ăn chơi, đem tiền đi đầu tư vào nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, cờ bạc , ăn chơi trác táng …sau đó bị chính quyền Củ chi đuổi đi, buộc phải giao những người hắn đang nuôi giao cho sở Thương Binh và Xã Hội Củ Chi, nhưng hắn không giao mà mang hết về miếng đất nhà để tiếp tục “kinh doanh” tiếp … và lần nầy hắn khôn ngoan hơn mướn đài VTV2 của nhà nước lên quay phim và chiếu nhiều lần, và hắn ta cũng đưa lên internet nên số người bị lừa lên rất đông …, số tiền uỷ lạo có ngày lên đến vài tỉ đồng (hàng chục ngàn cho đến hàng trăm ngàn Dollar).
Dĩ nhiên số người Việt ở hải ngoại bị lừa cũng rất đông, trong đó có ca sỉ Hải ngoại là Hà Phương cũng về VN đến tận nơi chụp hình và quay phim quảng cáo cho hắn, tôi không biết làm sao liên lạc với ca sỉ Hà Phương, do đó trong các Bạn, ai có khả năng liên lạc được với Hà Phương thì nên nói với cô ấy đừng để cho tên ác tăng ấy lừa nữa …, (nếu cần thì tôi sẽ cho số phone cuả tôi), cũng như các bạn có thể Forward bài viết nầy lên các website khác để cho mọi người đều biết hầu tránh bị lừa gạt.
Tên nầy đã gây lộn và chửi thề kinh khủng khi hắn gây lộn với một người hàng xóm (người thân cuả tôi đã chứng kiến việc nầy), tên nầy đã cung tay đấm vào màng tang của một cụ bà neo đơn tóc bạc phơ, tuổi đáng mẹ cuả nó, nó đấm bà trong lúc bà đang bế một em bé trên tay, lý do bà bị đánh là tại sao bà dám thả em bé lên Chánh điện chơi..!!..
(người tôi quen đã chứng kiến tận mắt cảnh nầy), tên nầy hay “kí đầu” các em bé khi các bé vô tình hay cố ý đến gần nó, tất cả những người lớn trong đó đều sợ nó như sợ cọp, không ai dám nói lên sự thật vì sợ nó đuổi đi thì không có nơi để sống .!..
Hiện nay có ngày có đến gần 40, 50 xe tải, xe con nườm nượp đến uỷ lạo, có khi bị nghẽn giao thông luôn …, nghe đâu hắn sắm cho mình vài chiếc xe riêng rất đắt tiền, trên xe hắn lúc nào cũng sẵn vài bộ đồ dân sự để hắn thay hình đổi dạng để đi chơi …, trước đây người thủ quỹ cuả hắn là người tốt, người nầy không chịu sự phung phí cuả hắn nên bị hắn đuổi đi… và người thủ quỹ mới chính là anh ruột cuả hắn nên hắn tha hồ vung vít …
Ở Việt Nam hiện nay số “Thầy chùa lửa” như vầy cũng khá đông, nên anh em chúng ta nên khá cẩn thận bằng cách thăm dò kỹ lưỡng trước khi quyết định!…Ta không nên vì thế mà không làm từ thiện ở VN nơi còn quá nhiều đồng bào đau khổ…!
Tôi cũng được biết tên giả tăng nầy được vài “mẹ nuôi”, chị “đỡ đầu” rất có thế lực ở tỉnh Đồng nai, ở Trung ương và nghe đâu có cả bà Phó Chủ Tịch Nước.!.
Đúng là có tiền thì mua đứt tất cả ..!.
Mong tất cả các bạn và quí vị nào đọc được tin tức nầy xin vui lòng phổ biến cho người khác biết, rất cám ơn…
Hàn Quang Tự
Gái miền Tây lưu lạc xứ người
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-07-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Prostitution_2-305.jpg
 Ảnh chỉ mang tính minh họa chụp tại Sài Gòn năm 2011.
RFA
Nỗi buồn cho gái miền Tây
Những cô gái miền tây trôi dạt từ Lục Tỉnh lên Sài Gòn rồi lại theo thời gian, theo tuổi đời, trôi dạt ra Trung, ra Bắc với thân phận của gái giang hồ rày đây mai đó, đời không biết sẽ trôi về đâu. Cũng có nhiều cô sinh con đẻ cái trên đường lưu lạc, cũng có cô sống mãi độc thân với nghề gái gọi, cave, cho đến lúc tuổi già bóng xế, không còn đủ nhan sắc để nương náu qua ngày, lại phải đi ăn xin qua ngày đoạn tháng nơi xứ người. Thiên hình vạn trạng nỗi buồn cho gái miền Tây.

Hiền, tên tục là Bé Hiền, năm nay 27 tuổi, theo giới nhà nghề chân dài miền Tây thì tuổi này đã bắt đầu ngấp nghé bước vào tuổi xế chiều của nghề buôn hương bán phấn, chia sẻ:“Mùa này hết mùa rồi, đi làm này làm khác sống chứ đâu có làm cái nghề đó nữa. Thu nhập bèo quá, ở nhà nhiều hơn đi làm, thì cứ làm chực này kia để sống chứ có làm gì đó đâu…”
Theo Hiền nói thì cô quê ở Bến Tre, tuy mới 27 tuổi đời nhưng đã có mười hai năm làm nghề buôn hương bán phấn ở khắp ba miền đất nước. Năm cô mười lăm tuổi, bị cha dượng chiếm mất phần trong trắng của cuộc đời và đánh đập, xua đuổi ra đường. Buồn bã lên Giồng Trôm, cô gặp một đàn chị mười sáu tuổi, đã có hai năm thâm niên bán dâm, đàn chị này nhận Hiền làm em kết nghĩa và chỉ dạy cho cách tồn tại cũng như các chiêu thức mời khách của một cô gái bán dâm thứ thiệt.
    Mùa này hết mùa rồi, đi làm này làm khác sống chứ đâu có làm cái nghề đó nữa. Thu nhập bèo quá, ở nhà nhiều hơn đi làm, thì cứ làm chực này kia để sống chứ có làm gì đó đâu…
    -Cô Hiền
Hiền theo đàn chị này vào bưng cà phê ở một quán phố huyện với mức lương 300 ngàn đồng mỗi tháng, nhờ vào việc bưng cà phê và dựa vào chỗ trọ dành cho nhân viên phục vụ quán, Hiền và đàn chị đã tìm được khá nhiều khách để hẹn hò và hành lạc theo kiểu ăn bánh trả tiền. Nhưng chẳng bao lâu, các nhóm bảo kê bắt đầu chú ý hai cô gái này và đòi trả tiền bảo kê. Hai cô lại tiếp tục lên thành phố Sài Gòn để phục vụ trong một tiệm massage ở quận Gò Vấp.
Và khi lên đến Sài Gòn, cuộc đời của Hiền giống như con cá được ra đến biển lớn, có muôn vàn thứ hấp dẫn để Hiền mãi mê bán dâm kiếm tiền mua sắm, khách làng chơi ở Sài Gòn cũng chơi sộp hơn so với khách ở Bến Tre. Các cô gái ở đây phải cạnh tranh, phải có tôn chỉ và đóng thuế cho các má mì, bảo kê. Nhưng bù vào đó, khoản tiền kiếm được đủ để khám phá mọi thứ, kể cả việc hút chích tốn kém và đắt đỏ.
MG_2355-250.jpg
Ảnh minh họa chụp tại TPHCM năm 2011. RFA PHOTO.
Và cũng ở Sài Gòn, Hiền biết được thế nào là luật chơi cũng như cách phân loại khách làng chơi. Đương nhiên là trong năm loại khách làng chơi, từ hạng long, hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng đều đã qua tay Hiền, nghĩa là từ hạng thanh niên loi choi cho đến quan chức cấp tỉnh đều đã từng qua đêm với Hiền.
Nhưng ở những hạng siêu nặng và ngoại hạng, nghĩa là quan chức cấp bộ và cỡ trên bộ thì Hiền không dám mơ sẽ được phục vụ vì ngoài yếu tố nhan sắc, còn phải đòi hỏi sự ngây thơ, trong trắng và có lý lịch tương đối đỏ. Những thứ này Hiền không có được nên cơ hội đổi đời của một cô gái làm tiền như Hiền là hoàn toàn không có giữa đất Sài Gòn. Nhưng dẫu sao, cô vẫn tự hào với nguyên tắc không bao giờ phục vụ Tàu khựa của mình cho dù phải lưu lạc về tận miền Trung khỉ ho cò gáy như hiện tại.
Quyết không bán dâm cho TQ
Một cô gái miền Tây khác, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Nếu mà có chút trình độ hoặc chút khôn khéo thì khi còn chút nhan sắc thì vớ lấy anh nào đấy rồi về vườn, bỏ nghề chứ nếu không thì cứ theo nghiệp này luôn thì cũng sẽ có những hoàn cảnh nào đó, như họ nuôi con, hoặc hoàn cảnh họ đặt vào như vậy hoặc họ bị lừa, làm má mì, cáo già thì làm má mì, hoặc người họ kiếm ít vốn rồi họ về quê họ lấy chồng, lập nghiệp hoặc họ nuôi con… Cái nghề đó mà nếu nhiễm bệnh thì do họ thiếu kiến thức, cũng như cái xui rủi, tai nạn nghề nghiệp.
Tại ở Việt Nam chưa có công nhận mại dâm nên người ta nhìn họ với góc độ là làm công việc bẩn thỉu, không có tốt nhưng đó là quy luật cung cầu, nó phải có. Thì họ làm cái nghề đó có gì đâu mà xấu, vì có người mua mới có người bán. Tại vì hiện tại so với hệ thống pháp luật, chiếu theo đó thì họ làm công việc phạm pháp, không có được bảo vệ về sức khỏe, danh dự và nhiều thứ khác. Em mong rằng đến một lúc nào đó nước mình nhìn nhận vấn đề này là một sự thật và nếu không ngăn chặn được thì phải quản lý nó.”
    Tại ở Việt Nam chưa có công nhận mại dâm nên người ta nhìn họ với góc độ là làm công việc bẩn thỉu, không có tốt nhưng đó là quy luật cung cầu, nó phải có.
    -Một cô gái miền Tây
Theo cô gái này cho biết, thời gian gần đây, giống như một thông điệp ngầm nhằm chống bành trướng Trung Quốc, tất cả các cô gái làng chơi đều quyết tâm không phục vụ khách Trung Quốc cho dù giá thành có đắt cỡ nào. Và bất kì cô gái nào chấp nhận phục vụ cho khách Trung Quốc, mà theo cách gọi của giới giang hồ là bọn Tàu khựa thì xem như kẻ phản động và trong chốc lát sẽ bị tống khứ ra khỏi làng chơi và có thể bị rút thẻ đỏ vĩnh viễn ở các làng chơi Sài Gòn.
Nhưng đáng tiếc là vẫn không thiếu những cô gái làng chơi thuộc nhóm sắp hết hạng vẫn lén lút bắt khách Trung Quốc rồi tìm ra những nhà trọ vùng ngoại ô hoặc các bụi rậm ở gần cư xá Thanh Đa hoặc làng đại học Thủ Đức để hành lạc. Và hành vi này nằm ngoài khả năng quản lý của giới giang hồ yêu nước.
Nhưng nói đi thì như vậy, nếu đặt ngược vấn đề để thẩm định giá trị giữa một cô gái giang hồ chấp nhận bán thân cho Tàu khựa vì chén cơm manh áo lúc tuổi đã mãn hạn nhan sắc với một quan chức với đầy đủ quyền lực và tiền bạc trên tay vẫn chấp nhận làm thân trâu ngựa cho kẻ ngoại bang Trung Quốc để thêm phần vinh thân phì gia… Thì cô gái giang hồ vẫn còn một chút giá trị để so sánh và vẫn có nhiều thứ để thông cảm, thấy đáng thương hơn kẻ làm quan theo kiểu Lê Chiêu Thống kia.
Và, đó cũng là nỗi niềm, là dấu hiệu của sự tàn tạ đang đến gần ở những cô gái miền Tây trôi dạt xứ người, có cô về Sài Gòn, có cô ra Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Nha Trang, thậm chí có cô trôi dạt sang tận Trung Quốc với thân phận nô lệ tình dục và đường về nhà quá ư xa lắc xa lơ. Ngày về dường như không tìm thấy. Tất cả họ là nỗi đau của một bộ phận người bị đẩy xuống tầng lớp đáy của xã hội bởi nghèo khổ và không được ăn học đến nơi đến chốn.
Trong câu chuyện về các cô gái miền Tây trôi dạt, ở bài tường trình này, chúng tôi chưa nhắc đến một số cô bị mắc phải HIV/AISD và những cô bị mắc bệnh nan y, họ gặp những thảm cảnh lúc tuổi xuân đã tàn có thể nói là quá thê thảm và không còn gì đau khổ hơn. Nhưng, nhìn chung, hình như cuộc đời các cô gái miền Tây trôi dạt đều có một mẫu số chung là nghèo khổ, không có học vấn và ước mơ thoát thân để cứu gia đình.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mk-delta-girls-drifted-away-from-native-land-07182014083225.html
Nấm Trung Quốc tràn lan Sài Gòn
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-07-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
TTVN07152014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
nam-tq-305.jpg
Nấm Trung Quốc căng mẩy, để được cả tuần...
RFA

Với người trồng nấm ở Sài Gòn, việc xuất hiện hàng loạt nấm Trung Quốc ở các chợ Sài Gòn giống như một sự sỉ nhục và là nỗi đau của những ai còn có lòng tự trọng, lòng yêu nước và còn biết nghĩ đến tương lai của dân tộc, quốc gia. Thời gian gần đây, hàng loạt các loại nấm từ linh chi cao cấp cho đến nấm lim xanh, nấm tai bèo, nấm rơm, nấm sò, nấm đùi gà… xuất hiện ở các chợ Sài Gòn đã tạo ra một sự hoảng loạn đối với người trồng nấm cũng như người nội trợ.
Giới nội trợ tức giận
Một bà nội trợ tên Hà, ở Gò Vấp, Sài Gòn, nói về an toàn thực phẩm:“Nấm Trung Quốc thì nó quá độc hại, nó dùng hóa chất 5 – 7 ngày cũng chưa hư, như vậy thì sao mà mình chơi với nó được, ăn vào trước sau gì cũng hư ruột, hỏng hết hệ nội tạng của mình, trước sau gì mình cũng chết với nó. Như tỏi Trung Quốc nghe là bạn hàng cũng cạch không mua, nghe nấm Trung Quốc người ta cũng cạch không mua, nhưng bây giờ nó đổ bộ qua thế thì làm sao phân biệt nấm Việt Nam hay nấm Trung Quốc, vậy chỉ còn niềm tin với nhau nhưng ở chợ thì làm sao kiếm niềm tin đó được, người ta bán lời lãi này khác nên khó lắm! Nói chung là phải do quản lý, quản lý không tốt thì thua, quản lý không tốt thì có giữ đằng trời…!”
Theo bà Hà, sự xuất hiện của các loại nấm Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng bất an trong giới nội trợ và giới buôn bán rau củ quả. Vì ban đầu, không ai biết đó là nấm Trung Quốc, cứ nghĩ rằng nấm do các làng nấm ở Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp sản xuất và số lượng vượt trội nên bán ra thị trường có giá rẻ hơn. Nhưng xài vài ngày thì có những dấu hiệu lạ như chướng bụng, sình bụng ở trẻ em, hơi nhợn và có cảm giác muốn nôn ói ở người lớn.
    Nấm Trung Quốc thì nó quá độc hại, nó dùng hóa chất 5 – 7 ngày cũng chưa hư, như vậy thì sao mà mình chơi với nó được, ăn vào trước sau gì cũng hư ruột.
    -Chị Hà
Đặc biệt, nếu bỏ tủ lạnh, loại nấm bình thường do nông dân Việt Nam sản xuất chỉ duy trì được cao lắm là một tuần, sau đó sẽ tự phân hủy. Nhưng nấm Trung Quốc có thể bỏ cả tháng trời trong tủ lạnh mà vẫn không hề hấn gì, trời nắng nóng có lúc lên đến 40 độ C, lấy từ tủ lạnh để ra bếp cả hai ngày mà nấm vẫn tươi rói. Ban đầu, bà Hà nghĩ rằng do kỹ thuật trồng nấm của nông dân Việt nam đã phát triển tốt hơn nên nấm giữ được độ tươi lâu dài. Nhưng khi nghe các đài, báo trong nước nói về nấm Trung Quốc thì bà tá hỏa.
Và theo bà Hà cho biết thì hiện tại, có thể nói rằng nấm Trung Quốc đã chui được vào bụng ít nhất là 30% cư dân Sài Gòn, nếu như loại nấm này có độc tố hoặc có cấy trứng ấu trùng giống như người Trung Quốc từng cấy tế bào của đỉa vào áo quần rồi bán cho dân Việt Nam thì không bao lâu nữa, mọi tai họa sẽ bùng phát ở sài Gòn, lúc đó các bệnh viện Sài Gòn sẽ nổ tung vì quá tải do ngộ độc nấm.
Nhưng nói thì nói vậy, bà Hà vẫn tin là không đến nỗi kinh khủng như bà nghĩ, vì dù sao chăng nữa, điều tốt vẫn thắng cái xấu. Bà tin là vậy. Và cũng trong tình trạng giống như bà hà, nhưng bà Thúy, một cư dân Sài Gòn gốc Quảng lại nói rằng không có thứ gì của Trung Quốc là không độc hại, và một khi đã đưa bất kì thứ thức ăn nào của Trung Quốc vào bụng, thì việc duy nhất còn lại có thể làm là hãy đợi đấy, xem bao giờ chất độc phát tác và tìm cách chống chọi với nó.
nam-vn-250.jpg
Một số ít nấm Việt Nam hiếm hoi được bày bán ở chợ. RFA PHOTO.
Không riêng gì bà Hà và bà Thúy, hầu hết giới nội trợ Sài Gòn đều khước từ những sản phẩm của Trung Quốc cho dù nó có rẻ đến cỡ nào. Vì theo bà Thúy cho biết, trong mắt giới nội trợ Sài Gòn, Trung Quốc là kẻ ác ôn, đến thịt người chúng cũng có thể ăn được. Một kẻ dám moi móc nội tạng đồng loại, đồng tộc và ăn cả thịt đồng loại thì không có việc gì mà hắn không thể làm nếu như việc ấy có lợi cho hắn. Chính vì thế, đã từ lâu, người Trung Quốc trong mắt giới nội trợ Sài Gòn là kẻ ác ôn hoặc là kẻ man rợ, không thể thân thiện mà cũng không thể chơi chung được.
Có lẽ chính vì thế mà phần lớn các lời bình luận và những buổi thảo luận về biển Đông, về giàn khoan HD 981 lại diễn ra ở các buổi chợ chứ không phải ở bàn nghị sự của giới lãnh đạo thành phố. Và giới nội trợ cũng chua chát nhận ra rằng nguyên nhân dân đến hàng độc hại của Trung Quốc tràn lan ở Việt Nam là do chính sách bất minh của nhà nước.
Chính sách nhà nước lủng củng
Một người nội trợ tên Hằng, ở quận 6 Sài Gòn, chia sẻ: "Nó tuôn qua Việt Nam đóng hàng, Việt Nam nó đóng bao bì Việt Nam rồi nó nói hàng Việt Nam nó bán, thế thôi! Nó có thể để lạnh, nó dùng chất bảo quản nó để cho lâu mà đương nhiên là có chất bảo quản nào tốt đâu, nó cũng ảnh hưởng đường ruột thôi. Nó qua nhiều lắm, giá thành nó hạ chứ! Nấm kim chi, linh chi, đùi gà… nhiều, nó qua nhiều mà đóng bao bì Việt Nam nên cứ nhầm là nấm của mình nhưng thực chất là của Trung Quốc không à!”
    Nó qua nhiều mà đóng bao bì Việt Nam nên cứ nhầm là nấm của mình nhưng thực chất là của Trung Quốc không à!
    -Chị Hằng
Theo bà Hằng, vấn đề nấm Trung Quốc tràn lan ở các chợ Sài Gòn là do chính sách thả lỏng thị trường, thả lỏng cửa khẩu và tiếp tay cho nhà buôn Trung Quốc mà nhà nước đã thực hiện nhiều năm nay. Tuy không khẳng định những người trong bộ máy cầm quyền được lợi trong vấn đề hàng hóa Trung Quốc nhưng bà hằng đưa ra khẳng định là người lãnh đạo Việt Nam có tố chất rất giống người lãnh đạo Trung Quốc, mà tính cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là miễn bàn, họ không cần biết nhân dân của họ sống chết ra sao, họ chỉ cần biết họ được lợi gì từ những cú áp phe, chỉ cần vậy là đủ.
Giống như bà Hằng nhận xét, một giáo sư đại học nông lâm Thủ Đức, Sài Gòn cho rằng sở dĩ cho đến thời điểm hiện nay, khi mà mối quan hệ Việt – Trung đã chuyển sang giai đoạn lạnh nhạt, cơm không lành canh không ngọt nữa nhưng hàng hóa Trung Quốc vẫn có cơ hội tuồn sang Việt nam, trong khi đó hàng hóa Việt Nam không còn xuất khẩu sang Trung Quốc nữa là vì chính sách quản lý yếu kém của nhà nước.
Ngay cả những gói kích thích nông nghiệp với ưu thế mũi nhọn và số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng, hầu như nhà nước chưa bao giờ có chiến lược quản lý hợp lý, khoa học. Những gói kích thích nông nghiệp chỉ được rót về theo kiểu nhỏ giọt, bánh ít trao đi bánh qui trao lại, muốn được rót kinh phí thì phải biết ăn chia tỉ lệ phần trăm và chạy đua nhận kinh phí bằng tỉ lệ. Đến khi có kinh phí rồi thì lập những dự án khống để tùng xẻo, tư túi.
Và kết quả của lối quản lý một mặt thì đi đêm với Trung Quốc, mặt khác lại lủng củng, bệ rạc và thiểu năng trong quản lý nguồn vốn kích thích nông nghiệp bấy lâu nay đã mang đến hậu quả như hiện tại, chất độc của người Trung Quốc đã ngấm vào tận chân tơ kẽ tóc của người Việt và cả dân tộc này thụ động nhận những thứ độc hại từ Trung Quốc!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-mushroom-rampant-in-sg-07152014084959.html
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-mushroom-rampant-in-sg-07152014084959.html
Thất nghiệp, sinh viên trường y xin nuôi bệnh thuê
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-07-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
07142014-medc-stu-ask-patien-care.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Ngồi vật vạ cùng người nhà bệnh nhân để chờ các khoa mở cửa vào chăm sóc bệnh nhân....
Ngồi vật vạ cùng người nhà bệnh nhân để chờ các khoa mở cửa vào chăm sóc bệnh nhân....
RFA
Mùa hè đến, đa phần sinh viên về quê nghỉ ngơi để chuẩn bị cho năm học mới. Thế nhưng ở các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện vip, nơi có các quan chức và giới nhà giàu nằm dưỡng bệnh, một số sinh viên trường y đã chọn việc ở lại chăm sóc bệnh nhân để kiếm tiền phụ giúp gia đình, tích lũy cho năm học mới và dành dụm cho đến lúc ra trường có cái để bôi trơn những bộ hồ sơ xin việc. Ở bệnh viện C Đà Nẵng, nhóm các sinh viên trường Trung cấp Y Đà Nẵng đi chăm bệnh thuê có lúc lên đến vài chục người. Những ngày cao điểm, có thể con số này ngót nghét trăm người.
Nhờ vào những quan chức thiên tài
Một sinh viên tên Nguyên, đã tốt nghiệp hệ trung cấp y, nghĩa là trở thành một y tá điều dưỡng khi vào nghề nhưng cô đã thất nghiệp ba năm nay, chia sẻ:“Phòng em ở có 5 đứa cũng học ngành y giống em  nhưng chưa có đứa nào có việc cả. Ngày xưa em đi học thì đi làm thêm, em trông bà mẹ của một cô làm bên sở nhà đất, hai năm sau thì mẹ của cô này mất, cô có mấy người bạn nhờ trông nên nhờ trông vậy đó, xong rồi cứ thế biết biết rồi trông miết luôn. Tụi em cũng mong có một chỗ làm ổn định lắm chứ nhưng nộp hồ sơ miết mà họ không gọi.”
Theo Nguyên, vấn đề sinh viên tốt nghiệp, ra trường bị thất nghiệp là một vấn đề hết sức thời sự tại Việt Nam và đây cũng là căn bệnh vô phương cứu chữa. Muốn có việc làm, việc đầu tiên là tự hỏi tiền đâu. Khi trả lời được câu hỏi tiền đâu xong, lúc ấy hẳn vác đơn đi xin việc. Bởi vì các tấm bằng đại học còn thất nghiệp đầy rẫy ra đấy thì nghĩa lý gì tấm bằng trung cấp như Nguyên.
Nguyên lắc đầu chua chát nói thêm rằng tấm bằng đại học, cao đẳng và trung cấp ở Việt Nam chỉ có giá trị ngang với cái vé vào cổng bất kì cơ quan nào. Mà đã là vé thì ai có tiền nhiều, có quyền nhiều sẽ tự biết sẽ trang bị cho họ loại vé nào, vé gì. Và chỉ có ở Việt Nam mới có những cán bộ thiên tài, không có xứ nào có được những cán bộ thiên tài giống như Việt Nam.
    Phòng em ở có 5 đứa cũng học ngành y giống em nhưng chưa có đứa nào có việc cả. Ngày xưa em đi học thì đi làm thêm, em trông bà mẹ của một cô làm bên sở nhà đất, hai năm sau thì mẹ của cô này mất, cô có mấy người bạn nhờ trông nên nhờ trông vậy đó, xong rồi cứ thế biết biết rồi trông miết luôn
    Một sinh viên tên Nguyên
Để chứng mình thêm cho luận điểm về cán bộ thiên tài của mình, Nguyên đưa ra hàng loạt cái tên cán bộ cao cấp trong bộ máy cầm quyền từ cấp huyện đến cấp trung ương mà khi còn làm những chức vụ lẻ tẻ, có người chỉ mới học xong lớp sáu, lớp bảy, nhưng đùng một cái, khi lên làm quan cấp cao, họ học băng từ lớp bảy sang đại học và tốt nghiệp đại học chỉ trong vòng bốn hoặc năm năm. Trong khi đó, một người bình thường, không phải là thiên tài thì có thông minh cỡ nào cũng tốn trên mười năm để hoàn thành quá trình học tập này.
Bởi chính yếu tố thiên tài của các cán bộ, các quan chức quá nhiều, hay nói cách khác là cán bộ thiên tài quá đông trong bộ máy nhà nước, chiếm hầu hết các cơ quan sự nghiệp hành chính Việt Nam mà đáng sợ hơn là các quan chức thiên tài này lại sống lâu sống khỏe, có người tuy mặt mày già khụ nhưng lý lịch chỉ chưa đầy 50 tuổi nên còn lâu họ mới nghỉ hưu. Mà khi họ trụ quá lâu như thế thì cơ hội làm việc cho các trí thức trẻ, các sinh viên có bằng cấp e rằng nhỏ lắm, chẳng khác nào lạc đà chui qua lổ kim.
Đó là chưa muốn nhắc đến chuyện thế vị ở các cơ quan nhà nước, cứ theo đà cha truyền con nối, cha làm giám đốc, con có học dốt chăng nữa vẫn có vé vào ngồi ghế hội đồng quản trị hoặc đoàn chủ tịch, bàn giám hiệu gì đó trong các cơ quan. Mà một khi các quan chức thiên tài giữ vững truyền thống cha truyền con nối thì cơ hội cho Nguyên đi chăm sóc bệnh nhân kiếm tiền đắp đổi qua ngày là dài dài, mút mùa lệ thủy!
Kiếm cơm chật vật và những cuộc cạnh tranh đầy nước mắt
Một sinh viên tên Cẩm Tú, đang học năm thứ hai trường trung cấp y tế Đà Nẵng, thường tranh thủ những ngày cuối tuần đi chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện C Đà Nẵng, tâm sự: “Thì lúc đầu cũng hơi mặc cảm vì bạn mình có ai đi chăm đâu nhưng sau này cũng bình thường thôi! Ra trường thì khả năng xin việc khó.”
Cẩm Tú tiết lộ với chúng tôi rằng hiện tại, có một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm và nhiều nước mắt giữa các thế hệ chăm sóc bệnh nhân thuê trong các bệnh viện Đà Nẵng. Đó là cuộc cạnh tranh giữa các sinh viên trường y với đầy đủ chuyên môn của một y tá trong tay, cộng thêm sức trẻ với những người nuôi bệnh thuê vốn không có nghề nghiệp, xuất thân nghèo khổ.
    Một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm và nhiều nước mắt...Đó là cuộc cạnh tranh giữa các sinh viên trường y với đầy đủ chuyên môn của một y tá trong tay, cộng thêm sức trẻ với những người nuôi bệnh thuê vốn không có nghề nghiệp, xuất thân nghèo khổ
Nếu như các sinh viên chăm sóc với giá 300 ngàn đồng mỗi ngày và liên tục được người nhà bệnh nhân yêu cầu chăm sóc thì những người chăm sóc bệnh nhân cao tuổi, không có nghề lại rất vất vả, chật vật đi tìm người để chăm sóc với giá từ 200 đến 250 ngàn đồng, đời sống trở nên bấp bênh, không ổn định trong lúc bản thân họ còn gánh nặng gia đình, con cái ăn học.
Theo nhận xét của Cẩm Tú thì tình trạng này đang ngày càng khốc liệt hơn, chính Cẩm Tú đôi khi cũng phải rơi nước mắt khi chịu khó suy nghĩ về cuộc cạnh tranh ngấm ngầm giữa các sinh viên với những người nghèo khổ mà câu chuyện cũng chỉ xoay quanh chén cơm manh áo. Nếu như Cẩm Tú và các bạn của cô phải chật vật kiếm tiền để lo lót công việc lâu dài thì những người mẹ, người chị làm công việc chăm sóc bệnh nhân thuê kia cũng chật vật kiếm tiền để lo cho con em của họ đến trường. Suy cho cùng, đều kiếm tiền để chung chi, nộp và tồn tại, chẳng có gì khác!
Trong lúc Cẩm Tú và những sinh viên trẻ trung, nhanh nhẹn khác được người nhà chú ý và chấp nhận bỏ ra ba trăm ngàn đồng trên mỗi ngày đêm để chăm sóc người thân bị bệnh, và nhóm của Tú phải đạp lên những ray rứt khi cạnh tranh để làm việc, đương nhiên là không phải hoàn toàn không trả giá cho cơ hội này.
Có những mức chung chi ngầm bằng cách này hoặc cách khác với một số y tá trong bệnh viện để họ chấp nhận cho nhóm vào chăm sóc bệnh nhân mà không làm khó. Và cũng không hiếm những bệnh nhân quờ quạng, có dấu hiệu dê sòm với các cô sinh viên trẻ. Hầu như công việc nào của các sinh viên sau khi ra trường đều phải trả giá không nhỏ về cả tiền bạc, lòng tự trọng và danh dự.
Hiện tượng thất nghiệp tràn lan của các sinh viên sau khi ra trường đang là căn bệnh của xã hội Việt Nam. Và không riêng gì bất kì ngành nghề nào, hầu như tất cả mọi ngành nghề đều vướng phải nạn thất nghiệp. Đặc biệt, trong lúc giàn khoan HD 981 trở thành đề tài nóng của thời sự, nạn thất nghiệp càng tăng dữ dội. Với đà này, chỉ một thời gian ngắn, người lao động Việt Nam sẽ gặp nhiều khốn đốn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/medc-stu-ask-patien-care-07142014094133.html
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-mushroom-rampant-in-sg-07152014084959.html
  Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
thanhquang10252013.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
benh-vien-bach-mai-305.jpg
Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
Courtesy yduoc365

Trong mấy ngày nay, vụ một bác sĩ thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, làm chết bệnh nhân tại thẩm mỹ viện tư của ông ta rồi vứt xác nạn nhân xuống sông khiến chấn động dư luận. Vấn đề cần được nêu lên là y đức, và cả đạo đức toàn xã hội Việt Nam, hiện ra sao?
Kiểu“độc nhất vô nhị”
Hôm 19 tháng 10 vừa rồi, BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, giải phẩu thẩm mỹ làm chết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền rồi vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.
Giữa lúc công luận phản ứng mạnh mẽ, có ý kiến tin rằng vụ này chỉ là trường hợp ngoại lệ, kiểu“độc nhất vô nhị” mà thôi.
    Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
    -MS Nguyễn Trung Tôn
Nhưng vấn đề là trong thời gian gần đây, người dân trong nước ngày càng báo động về nhiều sai phạm, tiêu cực trong ngành y – diễn ra trong chiều hướng vô cảm, tắc trách, kỳ thị, thậm chí xem thường nhân mạng. Nhiều bệnh nhân than phiền y đức trong nước hiện giờ xuống cấp trầm trọng, y giới, ngoài “sai sót về chuyên môn”, thường không thể hiện tinh thần “lương y như từ mẫu”, đó là chưa kể “văn hóa phong bì” nhan nhản trong các bệnh viện vì nếu thân nhân nuôi bệnh thiếu sự “bôi trơn” đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là họ lo cho tính mạng người thân đang trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”.
Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, từng được thế giới trao giải thưởng “Liêm chính” và vinh danh chống tham nhũng, báo động:

bac_si_vut_xac_benh_nhan_250.jpg
BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị công an bắt hôm 22 tháng 10. Courtesy 24h.
“Tôi vô cùng bức xúc. Bây giờ đạo đức, y đức  xuống cấp quá rồi. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức của ngành y nó thế nào rồi? Cái ngành y đang xuống cấp một cách kinh khủng. Và phải nói lỗi một phần lớn là ở Bộ trưởng Bộ Y tế, chẳng có trình độ, không có giáo dục y đức gì cả.”
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lưu ý rằng lâu nay, câu “Lương y như từ mẫu” gắn liền với ngành y. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề y đức gần như liên tục xảy ra:
“Đặc biệt chỉ trong vòng tháng 10 này thôi, cả sản phụ chết ở Thanh Hóa. Rồi tới chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường dù không có giấy phép hành nghề thẩm mỹ nhưng vẫn hành nghề lén lút – mà thực ra là giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng nếu không có sự kiện bệnh nhân của ông ta chết và bị vứt xác xuống sông và sự kiện này không được khui ra thì phòng thẩm mỹ của ông ta vẫn còn tồn tại. Và vụ này là dấu hiệu cho thấy y đức ở Việt Nam ngày nay đã xuống cấp đến mức báo động – chẳng còn có thể gọi là y đức được nữa! Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.”
Tất cả được tính bằng tiền
Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện đi vào chi tiết hơn, nhắc đến trường hợp 3 cháu nhỏ ở Quảng Trị tim vaccine, nhưng “rút mũi kim ra chết luôn”; còn ở bệnh viện Hoài Đức thì “nhân bản”: khi bệnh viện lấy máu để xét nghiệm cho bệnh nhân thì không làm xét nghiệm mà lại dùng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác – “hàng mấy nghìn ca nhân bản như thế”; rồi cũng trong hàng mấy nghìn ca,Viện Mắt Hà Nội đã tráo đổi thủy tinh thể có giá rẻ hơn.
    Khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”.
    - Cụ Lê Hiền Đức
Vẫn theo cụ Lê Hiền Đức, dịch nhầy dùng để thay thủy tinh thể, đáng lẽ ra của Mỹ và một người được dùng 2 ống dịch nhầy, thì lại sử dụng một ống dịch nhầy của Ấn Độ cho 4 bệnh nhân cùng chung một lọ và chung kim tiêm, không thử HIV, không thử viêm gan B. Rồi mẹ con sản phủ ở Thanh Hóa như vừa nói đã tới ngày sinh nở, cần thiết mổ, nhưng bệnh nhân kêu cứu thì không được đáp ứng, không được mổ kịp thời. Hậu quả là hai mẹ con này chết vì bác sĩ, y tá không có tinh thần trách nhiệm. Và cách đây mấy ngày xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống dòng sông như vừa nói. Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện kể lại chính trường hợp của cụ:

“Tôi đã 82 tuổi rồi. Hôm ấy đang đêm thứ Bảy, tôi bị đau khắp người, không cựa nỗi nữa. Con tôi bế lên ô tô rồi bế xuống đặt tôi vào xe lăn và đưa vào phòng cấp cứu. Mà trước khi đến bệnh viện tôi đã nhờ gọi điện cho giám đốc bệnh viện, hỏi rồi. Nhưng khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”!

Theo MS Nguyễn Trung Tôn, dù dưới khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”, nhưng ở Việt Nam hiện giờ, thực chất, tất cả phải được tính bằng tiền; đồng tiền đang hạ thấp lương tâm con người Việt Nam, đặc biệt trong ngành y. Mà không phải đạo đức trong ngành y đang là vấn đề, mà đạo đức nói chung trong toàn xã hội cũng trên đà sa sút đáng ngại. MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:

“Tình trạng đạo đức ở Việt Nam hiện nay không riêng gì ở ngành y, mà trong toàn xã hội, hiện ở mức đáng báo động! Có hai nguyên nhân có thể khiến tình trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam xuống cấp như vậy, đó là nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền giáo dục Việt Nam, và bởi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nửa vời khiến người ta bước đi những “bước chân khập khiễng”. Nó đẩy con người ta đến tham vọng và đánh mất đi lương tâm đạo đức, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của đảng CS, các cuộc phát động “học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh”. Dưới sự cai trị của đảng CS, người ta có thể làm bất cứ điều gì chỉ vì tiền, vì quyền, vì địa vị, hầu kiếm thật nhiều tiền để cùng một mục đích là xây dựng “thiên đàng XHCN” cho chính đảng của họ mà thôi.”

Nếu ngày xưa, tiên sinh Trần Tế Xương than cho đạo đức xã hội suy đồi, rằng “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố, mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”, thì xã hội Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện, “Những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết người
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/honest-physician-as-devoted-mother-nowadays-tq-10252013140849.html
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-mushroom-rampant-in-sg-07152014084959.html
Bệnh viện quá tải vì cá độ bóng đá
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-07-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
07092014-VTTVN-dot-quy.mp3 Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Phóng cấp cứu nới đón nhận các fan bóng đá bị đột quị vì thức khuya
Phóng cấp cứu nới đón nhận các fan bóng đá bị đột quị vì thức khuya
RFA
Vào mùa bóng đá, số người bị đột quị vì thức khuya tăng nhanh, đặc biệt là giới trẻ, với liên tục nửa tháng trời thức đêm coi đá bóng, nhậu và ăn chơi sa đọa vào ban ngày đã khiến cho không ít thanh niên bị đột quị, phải vào bệnh viên cấp cứu. Số lượng bệnh nhân ở các bệnh viên tăng đột ngột, những bệnh nhân cao tuổi phải chịu chung cảnh chật chội, ngột ngạt ở các phòng bệnh.

Bệnh vì bóng đá
Một bệnh nhân tên Khái, đang điều trị bệnh ở bệnh viên đa khoa Đà Nẵng, chia sẻ:“Thì rối loạn về những chức năng thần kinh, đột quỵ, những bệnh lý về suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Yếu tố đó quan trọng chứ, thức đêm,  thức khuya, mất ngủ. Chà chà, chắc cú chứ làm sao tránh, tỷ lệ bị tình trạng này mình gặp cũng nhiều, như những thứ rối loạn chức năng… vì không ngủ được, lo lắng.”
Theo ông Khái, chỉ chưa đầy hai tuần kể từ ngày khai mạc mùa Wolrd Cup, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng đã tăng số lượng bệnh nhân đông lên gấp đôi hoặc hơn thế, chỉ riêng khoa hồi sức, cấp cứu hầu như lúc nào cũng đông nghẹt người, đặc biệt là số lượng bệnh nhân nam tăng đột ngột. Theo ông Khái, điều này cho thấy một phần không nhỏ họ là những fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt đến độ không còn quan tâm đến sức khỏe và bị đột quị trong lúc theo dõi những trận cầu lúc 3h, 4h sáng.
    Chưa đầy hai tuần kể từ ngày khai mạc mùa Wolrd Cup, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng đã tăng số lượng bệnh nhân đông lên gấp đôi hoặc hơn thế, chỉ riêng khoa hồi sức, cấp cứu hầu như lúc nào cũng đông nghẹt người, đặc biệt là số lượng bệnh nhân nam tăng đột ngột
Và không dừng đam mê bóng đá, những bệnh nhân này khi nằm viện, chỉ cần hơi khỏe ra một chút lại tiếp tục trốn viện, ra trước cổng bệnh viện với nguyên ống kim, bông băng còn dính trên tay để theo dõi bóng đá, lại gọi điện thoại í ới đến những lò cá độ để bắt kèo. Kể xong, ông Khái lắc đầu nói rằng rất tiếc là bản thân ông cũng là một người ham mê bóng đá cuồng nhiệt, mặc dù đang nằm bệnh viện, không thể trực tiếp ra đường cùng ngồi xem bóng đá ở quán cà phê như những bệnh nhân khác nhưng ông vẫn theo dõi bằng radio và đeo headphone để khỏi ảnh hưởng đến người khác.

Đương nhiên là mỗi lần bóng sút vào hoặc sắp sút vào, cảm xúc của ông Khái cũng nhảy cóc theo cảm xúc của bình luận viên trong đài. Chính vì thế, có nhiều đêm ông hét toán lên vô, vô, vô khiến cho cả phòng bệnh giật mình thức dậy và phàn nàn. Ông buộc lòng phải giả vờ mớ ngủ và tiếp tục ngáy khò khò, ú ớ vô vô vô…
    Bóng đá đối với ông là một sự giải thoát, ông nói rằng ông rất thông cảm với hàng hàng lớp lớp thanh niên VN cũng như nhiều độ tuổi khác nhau của VN phải vùi đầu vào bóng đá và cá độ (Ông Lũy)
Cùng cảnh ngộ với ông Khái, ông Lũy, cũng là fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt đã nằm viện gần một tuần nay vì tai biến não, chia sẻ với chúng tôi rằng bóng đá đối với ông là một sự giải thoát, ông nói rằng ông rất thông cảm với hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt Nam cũng như nhiều độ tuổi khác nhau của Việt Nam phải vùi đầu vào bóng đá và cá độ.
Hàng tuần thức đêm coi đá bóng, nhậu và ăn chơi sa đọa vào ban ngày đã khiến cho không ít thanh niên bị đột quị
Hàng tuần thức đêm coi đá bóng, nhậu và ăn chơi sa đọa vào ban ngày đã khiến cho không ít thanh niên bị đột quị
Giải thích thêm về ý nghĩa giải thoát trong bóng đá, ông Lũy nói rằng ông để ý thấy ở những nước tư bản có tự do, có dân chủ, người dân vẫn đam mê bóng đá nhưng không cuồng nhiệt và điên loạn như các fan hâm mộ bóng đá ở những nước độc tài hoặc từng trải qua nạn độc tài. Ví dụ như giữa Mỹ và Colombia, dân Mỹ vẫn thích bóng đá nhưng lại ít thích hơn so với dân Colombia, nơi mà chế độ độc tài và nhà nước Mafia trải qua rất dài.

Chính vì mất tự do, thiếu những hướng nhìn cho tâm hồn và tư tưởng, con người chỉ biết ký thác tâm tư, tình cảm của mình vào bóng đá, xem bóng đá như một loại tôn giáo mà ở đó, độ an toàn và khỏi phải lo ai đó soi mói là rất cao. Ngưởi ta có thể hò hét, chửi thề một ai đó và nguyền rủa một ai đó thông qua màn hình để xả mọi bực dọc trong lòng. Đặc biệt, vấn đề cá độ bóng đá giúp cho người ta hy vọng mình làm giàu được theo kiểu trúng số độc đắc để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa một phó thường dân với một quan chức ngồi mát ăn bát vàng.

Bệnh vì thua độ
Một bệnh nhân khác tên Chí trong bệnh viện Trung ương Huế, chia sẻ:“Chuyện cá độ thì nó đầy trời, cả thế giới, nói chung bình thường mà, có gì đâu. Con người có tham mới sinh ra hằng trăm thứ, lòng tham nó kinh khủng, có tham mới có phát sinh. Còn chuyện thức khuya bây giờ nhắm mắt cũng biết nó hại sức khỏe vì nó đi trái với quy luật sinh hoạt mà, nó gây ra ba cái vụ tim mạch, gan suy, giảm tuổi thọ… Đã thức khuya, rồi còn ăn nhậu. Nói chung là tất cả mọi thứ đó nó thuộc về sức khỏe, nó có hai góc độ, cá độ đá banh thì nó thuộc về lòng tham và kinh tế, trong cái vui chơi thì nó dừng ở mức tối thiểu thôi thì không chịu dừng, đi quá xa thì đương nhiên… Mức độ nó cộng trừ thôi chứ có gì đâu!”
    Theo chỗ ông tìm hiểu, trò chuyện và chia sẻ tâm tư, tình cảm với một số bệnh nhân bị đột quị vì bóng đá thì họ hoặc là có bệnh mãn tính, vì theo dõi liên tục các trận đấu nên đột quị, hoặc là bị thua độ, suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng và đột quị, phải nhập viện (ông Chí)
Ông Chí nói thêm, theo chỗ ông tìm hiểu, trò chuyện và chia sẻ tâm tư, tình cảm với một số bệnh nhân bị đột quị vì bóng đá thì họ hoặc là có bệnh mãn tính, vì theo dõi liên tục các trận đấu nên đột quị, hoặc là bị thua độ, suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng và đột quị, phải nhập viện.

Ông Chí buồn bã nói rằng bản thân ông cũng đã bị thua độ trong mùa bóng đá này hết gần nửa tỉ đồng. Nhưng cho đến lúc thua 470 triệu, ông vẫn còn khỏe mạnh và tiếp tục xem bóng đá, sáng ra lại đến cơ quan làm việc. Với chức danh là chủ tịch một huyện ở miền núi, chuyện mất đi 470 triệu đối với ông rất đơn giản, không có gì phải lo ngại, hoặc là tiếp tục độ để gở vốn, hoặc là ngừng chơi, không đến nỗi nào phải đi nhập viện.

Nhưng sự việc trở nên trầm trọng khi ông phát hiện vợ ông cũng nợ cá độ gần một tỉ đồng và đứa con trai đang là sinh viên đại học năm thứ ba ở một trường dân lập đã bỏ trường, về nhà trốn chui trốn nhủi vì thua độ gần ba tỉ đồng nhưng không có tiền mặt để trả, bị giang hồ tìm kiếm khắp nơi để đòi nợ. Khi biết được tin này, ông bàng hoàng nhận ra là cả gia đình ông đã bị lún sâu vào nạn cá độ bóng đá và uy tín của một cán bộ nhà nước, đặc biệt là tư cách đảng viên của ông hầu như không còn gì. Mà một khi mất tư cách đảng, rất có thể ông sẽ bị phanh phui, thọc gậy nhiều thứ.

Vừa buồn lại vừa lo lắng, ông Chí suy sụp tinh thần và bị tai biến não, may mà cô nữ nhân viên vốn hay đi công tác cùng ông phát hiện, đưa ông đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên không dẫn đến những tổn thương nặng nề. Lúc nói chuyện với chúng tôi, ông Chí vẫn nói năng khó khăn nhưng cũng cố gắng hỏi thăm tình hình trận đấu đêm qua như thế nào, dân cá độ ăn ở kèo nào và dự đoán trận ngày mai sẽ diễn biến ra sao.

Có thể nói là bóng đá đã trở thành một thứ tôn giáo mà đa phần dân hâm mộ bóng đá Việt Nam đã đạt đến ngưỡng đam mê cuồng nhiệt, phó thác tâm hồn cho bóng đá và phát triển niềm đam mê này từ cấp độ tín đồ đến cấp độ bệnh nhân!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/so-mch-soc-resul-07092014070149.html
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-mushroom-rampant-in-sg-07152014084959.html
Mùa thi đại học, mùa gian khổ
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-07-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
07072014-hard-tim-of-univ-ent-exm.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Quảng cáo giới thiệu phòng trọ cho thí sinh ở xa đến thành phố dự thi đại học
Quảng cáo giới thiệu phòng trọ cho thí sinh ở xa đến thành phố dự thi đại học
RFA files photos

Mùa thi đại học, những thí sinh khăn gói lên đường cùng phụ huynh. Từ Nam chí Bắc, hầu như mọi miền, mọi thí sinh đều có phụ huynh đi kèm để tìm phòng trọ, tìm khách sạn, nhà nghỉ cho con em mình tạm trú để dự thi. Có những thí sinh điều kiện đầy đủ, có cả cha lẫn mẹ cùng đi theo trong mùa thi, cũng có những thí sinh nhà nghèo, cơm đùm cơm gói đi thi. Không khí phòng thi nếu nhìn bên ngoài sẽ thấy đầy vẻ uy nghiêm, cẩn mật. Nhưng chính những thí sinh và phụ huynh của các em lại có nhiều nhận xét trái chiều.

Thí sinh thiếu khả năng tự đi thi
Một phụ huynh tên Nhật, đưa con mình đi thi ở đại học Huế, chia sẻ: “Cơ hội dành cho thí sinh vùng sâu vùng xa nhiều. Nó làm cũng còn khoảng 2 – 3 câu không làm được, làm đại vậy, câu 8 và câu 9 thì làm không được.”

Theo ông Nhật, bài thi khối A năm nay có vẻ khó hơn mà cũng dễ hơn so với mọi năm. Sở dĩ nói khó hơn là do ở các môn đều có câu hỏi khó để phân loại thí sinh. Đặc biệt là môn toán với đề thi tự luận, hai câu hỏi 8 và 9 nhằm phân loại khiến cho nhiều thí sinh bỏ hai câu này. Ngoài ra, những câu hỏi khác đều rất dễ.

Chính vì thế, ông Nhật nói rằng khó mà dễ là có lý do của nó. Đề thi năm nay sẽ là cơ hội cho các thí sinh vùng sâu, vùng xa và gia đình thuộc diện chính sách. Vì theo kinh nghiệm của mùa thi năm 2013, các thí sinh diện chính sách được hưởng điểm ưu tiên, điểm cộng, nếu như diện chính sách ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số nữa thì mọi chuyện hoàn toàn khác bởi vì vừa cộng điểm ưu tiên vùng sâu vùng xa 1,5 điểm lại vừa có điểm ưu tiên diện chính sách từ 1 đến 2 điểm tùy vào diện gia đình thương binh hay liệt sĩ, các thí sinh chỉ cần giải những câu hỏi dễ cộng với điểm ưu tiên là đủ đậu vào đại học.
Một hội đồng thi ở thành phố Đà Nẵng - Miền Trung. RFA
Một hội đồng thi ở thành phố Đà Nẵng - Miền Trung. RFA
    Bài thi khối A năm nay có vẻ khó hơn mà cũng dễ hơn so với mọi năm. Sở dĩ nói khó hơn là do ở các môn đều có câu hỏi khó để phân loại thí sinh. Đặc biệt là môn toán với đề thi tự luận, hai câu hỏi 8 và 9 nhằm phân loại khiến cho nhiều thí sinh bỏ hai câu này. Ngoài ra, những câu hỏi khác đều rất dễ
Nhưng vấn đề ông Nhật quan tâm nhất vẫn là điều kiện phòng ốc cho các thí sinh tạm trú và khả năng tự lập của các thí sinh quá thấp. Ngay cả con của ông, nếu như không có ông cùng đi, sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì bỡ ngỡ và không đủ khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài. Và không riêng gì con của ông Nhật, hầu hết các thí sinh đều phải đi học chật vật trong quá trình học phổ thông trung học, vừa đến lớp, vừa đi học thêm lại không có điều kiện hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
Đặc biệt là các hoạt động nhằm giúp các em học sinh phổ thông trung học được hòa nhập với xã hội rất ít mà thay vào đó là những môn học vô bổ như giáo dục công dân, nói là môn dạy đạo đức nhưng trên thực tế là đốt thời gian bằng thứ triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chính Minh vừa siêu hình, vừa thiếu tính thực tiễn và lạc hậu. Chính vì thế, khi khăn gói, bước chân lên đường dự thi đại học, các em hoàn toàn không có lòng tự tin và thiếu bản lĩnh để đi một mình, luôn cần phải có cha mẹ hoặc anh chị đi kèm. Đây là điều hết sức đáng buồn cho các thí sinh Việt Nam.
Kẻ giàu người nghèo
Một người mẹ tên Nguyệt, từ Khánh Hòa đưa con ra Huế thi đại học, chia sẻ: “Đi thì hai mẹ con tốn khoảng 1 triệu vé tàu. Tới nơi thì có tiếp sức mùa thi. Chỗ ở tiếp sức mùa thi nơi cô ở cũng hơi nóng nực, nhưng mà chủ nhà vui tính nên cũng không sao hết. Thì bây giờ điều kiện thế nào thì mình ở thế đó chứ mình muốn hơn cũng đâu được, giá cả thế cũng hợp lý, một ngày một người ba mươi lăm nghìn.”
    Các hoạt động nhằm giúp các em học sinh phổ thông trung học được hòa nhập với xã hội rất ít mà thay vào đó là những môn học vô bổ như giáo dục công dân, nói là môn dạy đạo đức nhưng trên thực tế là đốt thời gian bằng thứ triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chính Minh vừa siêu hình, vừa thiếu tính thực tiễn và lạc hậu
Theo bà Nguyệt, vấn đề chỗ ở đối với thí sinh con nhà nghèo là vấn đề hết sức khó khăn. Mặc dù năm nay, các hội, đoàn sinh viên đã tổ chức chương trình “tiếp sức mùa thi”, có các sinh viên ra tận bến xe để đón thí sinh và phụ huynh về trung tâm tiếp sức, sau đó tùy vào điều kiện và nơi thi mà bố trí chỗ ở cho hợp lý. Nhưng rất tiếc là mặc dù các sinh viên tiếp sức mùa thi có làm việc hết công năng vẫn không thể giúp gì được nhiều cho các thí sinh.
Thấp thỏm chờ con em làm bài thi
Thấp thỏm chờ con em làm bài thi. RFA
Vì lẽ, miền Trung, đặc biệt là ở Huế đang vào mùa nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C, trong khi đó, những phòng tạm trú của chương trình tiếp sức mùa thi luôn là những phòng từ thiện hoặc phòng cho thuê ở mức giá rất thấp, thậm chí quạt máy cũng có khi hư hỏng hoặc không có, chỉ cần bước vào phòng là mồ hôi toát liên hồi. Chính điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những thí sinh nhà nghèo đáng kể.
Bà Nguyệt chép miệng và nói thêm rằng cũng may là thí sinh nhà nghèo vốn làm lụng vấn vả, chịu đựng mưa nắng cũng nhiều nên chưa thấy em nào bị đột quị hoặc suy kiệt vì nắng nóng. Nhưng đó chỉ mới là một phần, vấn đề chia sẻ của xã hội đối với mùa thi, bà Nguyệt cho rằng điều này cũng rất thấp, thấp đến độ đáng buồn và đáng xấu hổ. Chuyện ngộ độc thức ăn, thí sinh phải bỏ thi vì đi cấp cứu cũng đã xãy ra tại hội đồng thi sư phạm Huế.
Phong, một sinh viên ở Phước Sơn, Quảng Nam cũng đưa em trai đi thi đại học ở Huế, than thở: “Môn toán thì nó làm khoảng 60%. Môn lý, môn hóa cũng rứa, nói chung thì ba môn đều như nhau. Khi ôn mấy thầy cô cũng có ôn mấy câu như rứa nhưng mà đi học thì nhiều thầy cô cũng bỏ qua mấy câu đó, mấy thầy cô bảo là nó khó thì nó khó chỉ có học sinh giỏi mới giải được nên thầy cô không giải mấy câu đó.”
    Huế đang vào mùa nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C, trong khi đó, những phòng tạm trú của chương trình tiếp sức mùa thi luôn là những phòng từ thiện hoặc phòng cho thuê ở mức giá rất thấp, thậm chí quạt máy cũng có khi hư hỏng hoặc không có, chỉ cần bước vào phòng là mồ hôi toát liên hồi
Theo Phong nhận xét, hầu hết giá thành phòng trọ và khách sạn đều nâng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi trong mùa thi với lý do “cháy phòng”. Trên thực tế, hiếm có thí sinh nào được ở khách sạn máy lạnh. Chỉ có một nhóm nhỏ thí sinh con nhà khá giả, nhà quan chức được cha mẹ cho ở khách sạn 3 sao, 4 sao với giá từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng mỗi đêm và các khách sạn này cũng nâng giá trong mùa thi nhưng sự nâng giá này không làm ảnh hưởng đến gia đình các thí sinh nhà giàu.
Với thí sinh nhà nghèo, việc phòng trọ nâng giá mà không thuê thì không có chỗ ở vì đi hơi muộn so với các bạn khác, chỗ ở của chương trình “tiếp sức mùa thi” không còn, đành phải thuê phòng trọ. Và việc phòng trọ, xe ôm tăng giá luôn là nỗi ám ảnh khó phai cho mùa thi của những thí sinh nghèo bởi vì mỗi đồng họ trả cho phòng trọ, xe ôm là không ít mồ hôi của cha mẹ họ đã lao động cật lực, chắt chiu dành cho họ ăn học.
Đợt I của mùa thi đại học năm nay đã kết thúc, đợt II với các khối B, C, D và các khối năng khiếu sẽ diễn ra vào ngày 9 và ngày 10 tháng 7, đợt III vào ngày 15 và 16 tháng 7, thí sinh sẽ dự thi cao đẳng. Vẫn còn nhiều hy vọng và trắc ẩn cho mỗi thí sinh cùng gia đình.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/hard-tim-of-univ-ent-exm-07072014075328.html
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-mushroom-rampant-in-sg-07152014084959.html
Những người bán nước ở Hà Nội
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-10-25
Email
TTVN10252013.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
ban-nuoc-sau-truoc-chua-Tran-Quoc-305.jpg
Một người bán nước sấu, nước trà ở Chùa Trấn Quốc Hà Nội, ảnh chụp trước đây.
RFA
Giữ một Hà Nội xưa
Họ là những người bán nước được hiểu theo nghĩa đen cùng đời sống chật vật, vất vả, đội mưa chịu rét để bán mươi ly nước sấu, vài quả cóc dầm hay vài ngao thuốc lào, vài bát chè xanh để sống qua ngày. Trong hương vị ly nước của họ thấp thoáng bóng dáng của một Hà Nội xưa và tiếng leng keng tàu điện cùng năm cửa ô của một thời xa vắng. Cuộc đời lao động vất vả của họ chứa đầy thi vị của một người Hà Nội lịch lãm, chịu thương chịu khó và giàu lòng tự trọng. Điều ấy bây giờ tưởng như đã quá hiếm ở xứ sở này.
Bà Hương, một người bán nước sấu lâu năm bên bờ hồ Tây kể với chúng tôi rằng trước 1980, bà là một công chức nhà nước, nhưng sau đó không lâu, bà cảm thấy mệt mỏi với kiểu làm việc lương ba đồng ba cọc mà phải đội trên đạp dưới, người có chữ, trí thức phải chịu nhẫn nhục để làm những việc lặt vặt trong văn phòng, còn kẻ học hành chưa vỡ chữ thì lại làm quan to, sai khiến lung tung, kệnh cỡm, hợm hĩnh… Bà thấy mất niềm tin, hết muốn làm việc, bỏ ngang việc, cũng chẳng cần xin xỏ gì và cũng chẳng cần cầm lấy một đồng chế độ nào, nghĩa là bà trắng tay khi thôi việc. Sau đó, bà nghĩ đến chuyện hái những quả sấu trên các con phố Hà Nội để ngâm nước, bỏ mối cho nhiều người cùng bán với bà.
    Hôm nào đắt hàng thì bán hết lọ này, hôm nào ế ẩm, vắng khách thì 3 ngày mới hết. Hết một lọ thì lãi được khoảng 70 ngàn đồng, khoảng 15-16 ly.
    -Bà An
Vài năm sau, mối nước sấu của bà Hương càng lúc càng đắt khách, nước sấu trở lại thời thịnh vượng của nó. Vì khi nói về Hà Nội, không thể không nói về những bờ hồ cùng ly nước sấu chua ngọt, dịu và mát lạnh. Cuối cùng, người ta kéo nhau ra bán nước sấu, kéo nhau đi hái sấu về ngâm và phong trào bán nước sấu nổi lên, cái thời nhẹ nhàng, đằm thắm của ly nước sấu ven hồ bị mất dấu, thay vào đó là sự chộn rộn, chợ búa của nước sấu Hà Nội bây giờ. Tuy vậy, bà Hương và một số người bạn từng bán nước sấu lâu năm của bà vẫn cố gắng giữ riêng cho mình một phong cách riêng, giữ nét Hà Thành một thuở.
Cái nét Hà Thành một thuở được bà An, năm nay 60 tuổi, bạn của bà Hương giải thích đó là không chém khách, dù là khách thập phương hay là khách đồng hương thì vẫn phải làm sao cho khách thấy yêu Hà Nội mà tìm đến, mặc dù bà An không làm việc trong ngành văn hóa Hà Nội, nhưng bà vẫn ý thức được rằng trách nhiệm giữ một Hà Nội đẹp, thanh lịch và đáng yêu thuộc về bà, nó không phải của riêng ai, đó là chưa nói đến các quan chức, có lẽ họ bận bịu với hối lộ, tham nhũng, gái gú gì đó nên họ không bận tâm đến Hà Nội xưa, còn với những người bán nước sấu như bà, Hà Nội xưa là một thiên đường.
Thiên đường và địa ngục
nguoi-ba-nnuoc-sau-o-Ha-Noi-250.jpg
Quán nước sấu, nước trà ở Chùa Trấn Quốc Hà Nội, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
Cái thiên đường Hà Nội xưa mà bà An muồn nói đó là nét vui hiện ra trên gương mặt của khách mỗi khi họ ngồi uống nước sấu, ăn kẹo vừng, ngắm phố và vui vẻ vì giá nước rẻ, ngon, cảm giác vui giúp họ thấy người Hà Nội thân thiện và đáng yêu, sẽ còn quay trở lại thăm Hà Nội. Nhưng, cái thiên đường đáng yêu đó đôi khi thoáng qua trong chốc lát rồi vụt tắt bởi âm thanh chát chúa của còi hụ xe công an và những tiếng quát tháo, những gương mặt dữ dằn. Đã nhiều lần bà An gạt nước mặt lội xuống hồ để sục sạo tìm vớt mấy chiếc hủ, chiếc mẹt bán hàng vì nó bị công an vứt tất cả xuống đó.
Bà An buồn rầu nói: “Hôm nào đắt hàng thì bán hết lọ này, hôm nào ế ẩm, vắng khách thì 3 ngày mới hết. Hết một lọ thì lãi được khoảng 70 ngàn đồng, khoảng 15-16 ly. Thế thôi, vì những ai chụp ảnh thì họ mới ra đây còn họ ngồi hết ở hai bên cửa chùa. Bác ngồi xa ở đằng này thì bán rẻ hơn một chút, để người ta nhớ nhiều lần người ta sẽ tới. Kể cả học sinh hoặc những người đi du lịch, một năm họ đi du lịch một lần, hoặc hai, ba năm người ta đi một lần, người ta nhớ mình người ta về thôi. Có cái đặc điểm là như thế. Mình bớt đi một miếng thì người ta nhớ tới mình thôi. Năm nay bán khó khăn lắm! Nói chung thì bên hàng kia họ bán cũng được, họ có người nhà làm công an, nó không bị bắt mấy, nó có bị bắt cũng chỉ là bắt cho người chung quanh không nói gì còn về thì nó lại lấy được đồ về, không như mình…!”
    Bên hàng kia họ bán cũng được, họ có người nhà làm công an, nó không bị bắt mấy, nó có bị bắt cũng chỉ là bắt cho người chung quanh không nói gì còn về thì nó lại lấy được đồ về.
    -Bà An
Bà An nói thêm rằng với cái nghề bán nước sấu, kẹo vừng mỗi ngày chỉ kiếm được từ 50 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng của bà, đôi khi cũng cần có thế lực. Như bà, chẳng có thế lực nào giúp đỡ nên vất vả vô cùng, phải ngồi ở góc khuất, không dám mời chào khách, bán với giá bằng nửa người ta, nước sấu cũng ngon và chất lượng, sạch sẽ hơn nhưng chẳng kiếm đủ sống. Vì những người ngồi ngay trước cổng chùa Trấn Quốc, cách bà không bao xa đều có công an che chở, chỉ cần bà mời chào một tiếng thì bị công an dẹp ngay, bởi bà làm chướng tai gai mắt những người kia, mà họ đều có người nhà làm công an.
Không những thế, có lần, bà An cảm thấy không thể sống nổi vì bị rượt đuổi thường xuyên, phải chuyển sang bán chè đậu, gánh đi dọc các con phố mà bán, nhưng cũng không yên, hễ đã bị công an chiếu rồi thì đằng nào cũng không thoát. Riết rồi thành mệt mỏi, chán chường và liều lĩnh, bây giờ, bà An cảm thấy không sợ công an nữa, nếu cần, họ cứ ném, cứ đổ của bà đi rồi bà sẽ sắm gánh hàng khác mà bán. Vì bà luôn tin rằng người Hà Nội lịch lãm một thời vẫn còn rất nhiều ở Hà Nội, họ sẽ lên tiếng bảo vệ những người lao động nghèo khổ như bà.
Bà An kể thêm: “Có lần bỏ nghề thì đi bán rau, bán rau không có chỗ ngồi đâu. Sau công an đuổi quá thì bỏ không bán rau, thế là về mới nấu chè đỗ đen gánh rong. Mới đầu cũng không có chỗ ngồi đâu. Gánh rong đi bán chè, một nồi đỗ đen, một ngồi đỗ xanh một gánh. Sau đó có mấy bà đi tập thể dục buổi sáng họ nhìn thấy họ bảo mai bà ra đây mà ngồi, chứ gánh rong không gánh nổi đâu. Đó là chưa kể lâu lâu nó đổ nguyên gánh chè của mình xuống hồ, nó bảo thế xem mai có gánh nữa không? Mấy đứa này (những người ngồi bán được công an bảo kê) nó biếu tiền công an để bắt mình.”
Hà Nội vào Đông, những người đàn bà ngồi thu lu ở một góc phố nào đó hay ở bờ hồ lạnh lẽo bán nước kiếm sống qua ngày, cuộc sống chật vật, được chăng hay chớ của họ lại mang âm hưởng gì đó rất Hà Nội. Những tiếng rao, những tiếng mời chào của họ như khảm vào Hà Nội một thanh âm khác cất lên từ những bi thảm kiếp người. Một kiếp người cần lao giữa lòng thủ đô!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Những người bán hàng rong ở Sài Gòn
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-09-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
09182013-peddlers-in-saigon.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Một loai xe đẩy để bán trái cây trên đường phố
Một loai xe đẩy để bán trái cây trên đường phố
RFA
Nghe bài này'

Họ là những người tá túc và lấy thành phố làm một trú xứ trong những ngày rày đây mai đó kiếm cơm. Họ là những người nghèo giữa thành phố hơn 6 triệu dân, xe ngựa tấp nập nhưng riêng họ vẫn mang dáng điệu của kẻ bộ hành hom hem với linh hồn chứa đầy nỗi tủi khổ của kiếp người lầm than.
Họ đến thành phố với giấc mơ đổi đời nhưng Sài Gòn đất chật người đông đã dần đẩy họ về phía không nhà. Họ là những người bán hàng rong xa xứ với chiếc mẹt bên hông, chiếc giỏ cần xé trên xe đạp cọc cạch hoặc với chiếc xe ba gác đẩy ngược xuôi phố phường. Cuộc đời muôn màu và nỗi khổ của họ cũng muôn vẻ.
Thu nhập thấp, sợ bão giá
Nếu nói về bán các loại hàng rong như trái cây, gương, lược, ví, hộp quẹt, xăng thơm châm zipo, bấm móng tay, nhíp, ví thậm chí thuốc tăng cường sinh lý thì phải nhắc đến những người Quảng Ngãi, phần lớn họ đến từ huyện Mộ Đức của tỉnh này. Họ đi có hội có thuyền, tổ chức thành từng nhóm đồng hương theo xóm, thôn, làng, xã ở quê. Họ thuê nhà trọ giá rẻ, năm, sáu người ở chung vào một phòng và chia nhau phần gánh nặng tiền thuê nhà. Họ sống cơ cực, khốn khổ và luôn nỗ lực, cố gắng để cùng nhau vượt qua mọi cơn bĩ cực của cuộc đời.
Nếu nhắc đến người bán hủ tiếu gõ, có lẽ phải nhắc đến những đồng hương Đức Phổ, Quảng Ngãi. Tiếng gõ lóc cóc quen thuộc, có khi đầm đìa mưa phố, có lúc nắng cháy lưng trưa, tiếng gõ lang thang từ hẻm này sang hẻm khác, từ ngày này sang tháng nọ, từ mùa xuân sang mùa đông, từ thế kỷ trước sang thế kỉ sau… Những tiếng gõ như một ấn chứng bằng thanh âm ghi dấu một kiếp người đã đến và đã sống giữa chốn thị thành xa hoa này bằng giấc mơ hè phố, giấc mơ cần lao. Và tiếng gõ trở nên quen thuộc đến mức khi nói về Sài Gòn, người ta không thể không nhắc đến âm thanh của hủ tiếu gõ.
Chị bán nước dừa trên đường phố. AFP
Chị bán nước dừa trên đường phố. AFP
    Họ đi có hội có thuyền, tổ chức thành từng nhóm đồng hương theo xóm, thôn, làng, xã ở quê. Họ thuê nhà trọ giá rẻ, năm, sáu người ở chung vào một phòng và chia nhau phần gánh nặng tiền thuê nhà
Và nói cho cùng, Sài Gòn sẽ chẳng còn là Sài Gòn nếu như chỉ cần nửa giờ đồng hồ thiếu vắng những âm thanh quen thuộc của một thế giới rất gần gũi với người thị thành nhưng lại rất xa điệu sống xa hoa này. Và có lẽ, nỗi khổ của những người bán hàng rong cũng mang một chút gì đó rất đặc trưng ở chốn này.
Cô Lê Thị Lài, người Mộ Đức, Quảng Ngãi, đã có thâm niên bán gương lược và các thứ nữ trang trên đất Sài Thành gần hai mươi năm nay kể với chúng tôi rằng những người bạn đồng hương của cô phần lớn có hoàn cảnh rất khó khăn, không có đất đai để canh tác, hoặc đã bị tịch thu, gọi là giải tỏa đến bù với giá rẻ bèo, số tiền cầm trên tay không đủ mua gạo và thức ăn nửa năm, khi hết tiền, không còn đất canh tác, phải xuôi vào Nam để kiếm cơm rày đây mai đó bằng công việc bán hàng rong.
Cô cho biết thêm là trong thời gian gần đây, vật giá leo thang đến chóng mặt, mọi thứ chi tiêu trở nên khó khăn hết sức, nhưng phải thắt lưng buộc bụng mà trụ lại ở thành phố, cắn răng gánh tiền thuê nhà, gồng lưng mà đi bán tới 9h, 10h đêm với hy vọng kiếm thêm đồng nào mừng đồng đó, có chút dư gửi về quê cho con cái học hành. Trung bình, giá phòng trọ hạng bình dân ở các quận ven Sài Gòn có thấp gì cũng phải 700 ngàn đồng trên mỗi tháng, chưa kể điện, nước, và mọi chi phí sinh hoạt khác. Mà mức thu nhập của cô và các bạn cô đều có chừng rồi, từ 20 ngàn đồng đến 60 ngàn đồng thu được mỗi ngày, vị chi mỗi tháng thu được một triệu tám trăm ngàn đồng. Với khoản tiền này, có tiết kiệm kiểu gì cũng phải mất hết gần hai phần ba cho mọi chi phí.
Đã nghèo còn hay gặp công an
Cô Nguyễn Thị Hằng, 55 tuổi, người Bồng Sơn, Quảng Ngãi, kể với chúng tôi rằng khu nhà trọ của cô đang ở tại quận Gò Vấp đã bị xuống cấp rất nặng, những ngày trời mưa lớn phải che áo mưa lên trần mùng để ngủ cho khỏi bị nước rơi vào mặt. Nhưng cô và hơn hai mươi người đồng hương Quảng Ngãi, Quảng Nam vẫn luôn cầu nguyện chủ nhà trọ đừng sửa chữa, cứ để y như vậy cho thuê. Vì mọi người đều lo sợ sau khi sửa chữa, nhà trọ trở nên khang trang và mức giá phòng trọ cũng cao hơn, lúc đó mọi người phải vất vả vì khoản tiền thuê phòng.
    Ở lần phạt thứ hai, Hoa mất hết vốn liếng, bỏ về quê. Bị người chồng say xỉn chì chiết, đánh đập, Hoa buồn quá, tự kết liễu cuộc đời bằng chai thuốc trừ sâu
Mùa mưa năm nào cũng là mùa buồn nhất của những người đi bán hàng rong trong thành phố. Trước đây, vật giá chưa leo thang thì nếu như trời mưa lớn quá, đường phố bị ngập, cô Hằng và những người bạn rủ nhau ở nhà mua nếp về nấu xôi ăn cho đỡ buồn. Còn bây giờ, đụng thứ gì cũng tốn tiền, không ai dám ngồi nhà, dù trời có mưa to cỡ nào, nước có ngập đến đâu cũng phải đội mưa mà đi bán kiếm tiền trang trải qua ngày, dành dụm gởi về quê. Với người bán hàng rong xa xứ, nỗi ám ảnh lớn nhất của họ là công an và trời mưa.
Người bán hàng rong ở Sài Gòn
Người bán hàng rong ở Sài Gòn. RFA
Nếu như trời mưa, người bán hàng rong bị ế ẩm, hủ tiếu hiếm người ăn, trái cây dễ bị hỏng, các thứ đồ nữ trang bán không chạy… Nhưng dẫu sao, biết giữ khéo léo, hàng hóa cũng có thể bảo toàn được ít nhiều, chứ còn gặp công an thì mọi chuyện trở nên khó mà lường được.
Cô Lê Thị Hải, bán trái cây dạo, quê ở Bồng Sơn, Quảng Ngãi, buồn bã kể với chúng tôi rằng cô vừa mất một người bạn đồng hương, cô vĩnh viễn không được gặp người bạn ấy nữa cũng chỉ vì công an. Trước đây, cô và người bạn tên Hoa vốn là công nhân hãng giày da trong khu công nghiệp Tân Bình, nhưng vì làm việc tăng ca liên tục mà mức lương quá thấp, lại bị công đoàn, giám đốc ép đủ thứ,  hai người nghỉ việc, rủ nhau mua xe ba gác đạp đi buôn trái cây.
    ở Việt Nam thời bây giờ khổ quá, làm gì cũng khổ, đi làm công nhân thì bị ép đủ thứ, đi bán hàng rong, bán trái cây để kiếm vài đồng từ mồ hôi, nước mắt thì lại bị công an rượt đuổi chẳng kém gì người ta lùa súc vật vào lò mổ
Mới bán được ba ngày ở khu công viên Hoàng Văn Thụ thì Hoa bị công an bắt, tịch thu xe trái cây, phải xin xỏ đủ thứ suốt cả tuần mới được nộp phạt năm trăm ngàn đồng mà mang xe trái cây về. Đẩy xe về đến phòng trọ thì chỉ còn nước mang trái cây đi đổ, xem như mất trắng chuyến hàng đầu tiên gần ba triệu đồng cộng với năm trăm ngàn tiền nộp phạt. Hoa đi mua tiếp chuyến hàng khác, lại bị bắt, bị nộp phạt vì tính tình thật thà, chậm chạp, không biết vừa bán vừa chạy tránh công an theo cách của những người quen nghề. Ở lần phạt thứ hai, Hoa mất hết vốn liếng, bỏ về quê. Bị người chồng say xỉn chì chiết, đánh đập, Hoa buồn quá, tự kết liễu cuộc đời bằng chai thuốc trừ sâu.
Cuộc đời bôn ba của cô khép lại vĩnh viễn.
Kể đến đây, Hằng bật khóc, cô nói rằng nếu như có kiếp sau, cô nguyện làm bất kì con vật gì, miễn đừng làm người bán hàng rong. Mà nếu như trời vẫn bắt cô đi bán hàng rong thì xin ông hãy thương mà cho cô sang nước khác để bán, nước nào cũng được, miễn đừng có công an hung dữ là cô cám ơn. Chứ như ở Việt Nam thời bây giờ khổ quá, làm gì cũng khổ, đi làm công nhân thì bị ép đủ thứ, đi bán hàng rong, bán trái cây để kiếm vài đồng từ mồ hôi, nước mắt thì lại bị công an rượt đuổi chẳng kém gì người ta lùa súc vật vào lò mổ. Giá như họ dành thời gian rượt đuổi lao động nghèo như cô để mà truy bắt tội phạm thì có lẽ bây giờ, Sài Gòn ít bị cướp giật, ít có cảnh giết người cướp của rợn người.
Bão vật giá vẫn đang ngày càng leo thang, cuộc sống đầy bấp bênh và bất an của người lao động nghèo nói chung và người bán hàng rong nói riêng ở Sài Gòn đang đối diện với một cơn bão khác giữa tương lai mịt mùng.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peddlers-in-saigon-09182013064947.html

Posted by sontrung at 7:20 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
VƯỜN THƠ
BÙI MINH QUỐC
 VƯƠNG TÂN
Cùng vợ là nhà báo Dương Xuân Qúy đi B
Dương xuân Qúy thành nhà văn liệt sĩ ở Gò Nổi Quảng Nam
Sau 30 tháng 4 năm 1975 ,Bùi minh Quôc  làm chủ tich Hội Văn Nghệ Lâm Đồng
Khi ngọn gió đổi mới nổi lên chủ tịch phất cờ đi theo, bị bỏ tù
Ra tù mất Đảng làm thơ hay hơn
Bị quản chế nhưng không rời cây bút
Càng  bị đàn áp thơ càng gần dân
Bùi Minh Quốc thành nhà thơ bất khuất
Vương Tân

KHOA HỮU
  VƯƠNG TÂN
Có vợ là nhà thơ thiên tài Nguyễn Thùy Song Thanh
Bắt buộc Khoa Hữu phải làm thơ hay hơn vợ
Chiến tranh Khoa Hữu bị bắt lính
Thơ Khoa Hữu bổng cất cánh bay cao
Vì người lính nhập cuộc thấy rõ phận người
Nhờ thờ Chúa trong chế độ Cộng Sản
Khoa Hữu đã có những vần thơ luc bát bắt được của trời
Những vần thơ lục bát để đời
Vương Tân

THẾ VIÊN
  VƯƠNG TÂN
Làm thơ từ thủa còn đi học
Có thơ đăng trên Đời Mới cùng Ta Ký,Diên Nghị, Huy Phương, Huy Trâm
Sau 30 tháng 4 năm 1975 chỉ vì thăm Doãn Quốc Sỹ bị phát vãng lên trại Gia Trung
Biệt xứ 10 năm trở về chờ đi đinh cư
Nhậu một trận tới bến
Sang luôn thế giới bên kia không một lời giã bạn
Vương Tân

-- Ngày Thứ 5, 17/07/14,
MAI TÔI ĐI
NQH 07/31/2013.
Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...
Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...

MAI TÔI ĐI..

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
- See more at: http://lienhoasanh.blogspot.ca/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html#sthash.Do3nmiTO.dpuf
MAI TÔI ĐI..

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
- See more at: http://lienhoasanh.blogspot.ca/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html#sthash.Do3nmiTO.dpuf
MAI TÔI ĐI..

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
- See more at: http://lienhoasanh.blogspot.ca/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html#sthash.Do3nmiTO.dpuf
            Tomorrow When I'm Gone
FRIday - 04/10/2013 17:55
Translated by Roberto Wissai/NKBa.
 Tomorrow when I'm gone...It's no big a deal,
It happens all the time, like fallen leaves in the park
Like flowers driven by winds onto the sidewalk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...
Death is hovering over my deathbed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.
These last dying moments...I wouldn't care less..
The hot and cold months on this planet.
No matter I'm rich or full of glory,
At the end I still return to dust and ashes ...
My finite existence decisively comes to an end
And enters the yin and yang borderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate
I only wish my soul always at peace,
Traveling lightly, I quicken my pace
Leaving behind those who push and pull,
While I finish my journey on earth's face...
My eyes are already closed....please don't shed tears of sympathy
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,
No videotaping, no picture taking for memories.
That would only bring stresses and strains to the surviving...
A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands
Many ups and downs, happy and sad moments piled high,
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...
If you miss me...Please silently pray,
And consider a life has been liberated,
Be calm, relaxed, and pray,
I go first, you follow behind, we'll meet again...
Translated by
Wissai
August 14, 2013
Trước khi chết …và sau khi đã mấtĐặng Quang Chính
Khi chưa chết tôi muốn cùng bè bạn
Dù sức tàn tôi cũng quyết đấu tranh
Trời Âu Mỹ đâu cần gươm với súng
Chỉ cần lòng chung thủy với non sông
Khi chưa chết tôi cất cao tiếng nói
Sự thật kia trải rộng khắp muôn nơi
Đất nước ta cả ngàn năm gầy dựng.
Bao công lao khó nhọc của cha ông
Khi chưa chết trúc rừng tôi làm giấy
Ngòi bút cong dùng dao khắc trên cây
Để lại cháu con bài học muôn đời.
Đừng bán nước để làm thân Thái thú
Khi chưa chết tôi sẽ về đất tổ
Thăm bạn bè chiến hữu đã phơi thây
Gặp gỡ lại thương phế binh thuở trước.
Nối lại tình người tình chiến hữu khi xưa
Trên quê hương tôi cùng bao lớp trẻ
Hòa nhập dòng sinh mệnh của quốc gia
Đứng vươn vai diệt thù trong giặc ngoại
Khi chết rồi làm chiến sĩ vô danh
Đặng Quang Chính


CẢM ƠN TẠO HÓA
VI KHUÊ
Cảm ơn tạo hóa đã sinh tôi
Bản chất ngàn năm không mất nổi
Sinh ra tay trắng giữa cuộc đời
Tư sản tôi còn nguyên một khối
Tôi biết đường tôi đi hôm nay
Bản tay khối óc và gân máu
Tất cả đều không giống cỏ cây
Tất cả đều không giống một ai
Tôi chẳng sinh ra như giọt nước
Đúc khuôn dài ngắn đổ từng hột
Thành anh lính nhỏ mặc đồng phục
Vô thủy vô chung về đại dương
Tạo hóa sinh tôi rất riêng biệt
Cá tính vươn dài theo thức thao
Tôi xin từ chối mặc đồng phục
Để lớn khôn vừa với rộng cao
VI KHUÊ
THANK YOU MY CREATOR
Thank You, my Creator, for creating me
with a personal nature that never wanes.
Although born empty-handed in life to be
my private property intact a bloc remains.
I know my trip to moor at which quays;
My hands, my brain, and my nerves
are neither the same as plants and trees
nor as anyone else that formally serves.

I was not born as a mere drop of water
that was cast long or short unable to flee
as a small uniformed soldier in his quarter
with no roots nor tops to blend in the sea.

Nature created me so original there:
My personality to grow to my mind's reach.
Let me refuse any uniform to wear,
Grow up and wise to fit my height and width.
Translation by THANH-THANH
Bảy Mươi Năm Làm Thơ
Cảnh-Sát-Hóa
Biến-Loạn Miền Trung
Vietnamese Choice Poems

Posted by sontrung at 5:10 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
PHAN * TỜ KHAI SANH
Tờ Khai Sanh Oan Nghiệt - Phan

Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là hồi kết bài viết mới của ông, với lời ghi: “Gởi chút niềm riêng...”
*
1.
…Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đã linh cảm được đại sự xảy Ra! Thay vì chạy trốn đòn như mọi lần cha về thì tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đòn kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà kia đứng khoanh tay nhìn cha tôi đá cái lò củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân vì cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn bình thường và đã trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đòn kinh khủng. Ong đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi dòng máu đỏ chảy dài xuống mặt thì người đàn bà kia can Ra, không cho đánh nữa. Bà at mở bóp đầm, lấy Ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.

Mẹ nắm tay tôi, lom khom vì đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi Ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nhìn theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.

Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương vì máu chảy đầm đìa. Nội xua đuổi chúng tôi làm om xòm cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ong Ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và Ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu thì đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa. Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào lòng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi còn tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… Tôi không còn khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng Ra nhìn. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng Ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dõng dạc chỉ mặt chú Tư! "Đụ má mày chú Tư." Ông cho nó một đá văng Ra ngõ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi bò Ra ngõ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…

Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông bãi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ Leo lét đèn bão và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi thì thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi Ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.

Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đã yên giấc. Họ bắt chúng tôi Chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả Ra chứ không đưa đi trại giam.

Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đòi phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô còn đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…

Từ đó, chúng sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đình tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ong bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng thì để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều vì công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.

Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả giò thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn dò, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn vì thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả giò dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! "Đụ má mày bà nội". Người dưng cười hả hê bao nhiêu thì mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận còn thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "Đụ má". Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng Đụ má".
Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. Dì Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng dì, là người làm côn việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). Dì mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những gì tôi còn nhớ được tới hôm nay.
Ông ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đã bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ông ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi. Ông ngoại nói với chị em tôi như thế. Chúng tôi được ở nhà ngoại với dì Hai, (dì bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lãng đãng). Nhưng dì biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, dì biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu thì mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng vì đã có mẹ tôi lo.

Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đã đem may mắn đến gia đình có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi thì gia đình ông bà ngoại đã đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ dì Hai bị tâm thần nên không lập gia đình, còn lại các dì kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên. Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ý chuyện cưới hỏi thì chú Tư đã xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ông bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động vì tội đưa người; chứa người vượt biên thì còn gì để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.

Dì dượng ba của tôi đã âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài gòn trong ngày. Nhưng dì dượng đón chúng tôi khi xe đò rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong gò mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.
2.
Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba vì hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đình vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lãnh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được vì gia đình chú đã sang Mỹ từ lâu.
Ngày tháng, những gia đình vượt biên cùng chuyến đã đi định cư, chỉ còn gia đình tôi ở miết vì không người bảo lãnh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lãnh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đình tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng.
Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đình chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn aparterment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.
Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới vì hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang vì tới Mỹ mấy ngày thôi đã lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.
Cuộc sống chúng tôi ổn định dần thì bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu vì giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai thì ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng thì gọi vợ Ut Thành! (Tôi đã bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của mình và hoàn cảnh của mẹ vì tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đã sắp 13).
Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đã cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc vì nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê aparterment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đã ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả aparterment, năm tôi 13 tuổi.
Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đã có thể tự túc một mình, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và trình ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đã ký sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo.
Tôi với thằng em, phản đối vì chúng tôi đã thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần vì mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lý do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.
Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó thì sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đình. Nếu cháu nhận thêm ý nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác thì bác cảm ơn cháu thật nhiều."
Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.
Chúng tôi trở về aparterment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về tình cảm của người lớn! Tôi ước gì chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi vì nhẫn đính hôn thì bà đã trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của mình hôn?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan tình cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé aparterment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên aparterment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…
Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành vì chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất (loại người ta đã bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50% off, vì tiền chúng tôi có tới đó thôi!) Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nhìn chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn ra cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…
Ba mẹ tôi đã ôm nhau thật lâu - trước mặt chị em tôi - để vài năm sau - tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Ngày chủ nhật đầu tiên trong đời chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói vì đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.
3.
Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thơ viết tay có dấu Bưu điện Sài gòn chứ không phải Vĩnh Long. Tôi bình tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…
…Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đình tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các dì; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một mình trong lần thứ tư để chôn cất dì Hai đã mãn phần vì chứng tâm thần từ nhỏ của dì nên dì kém thọ. Không biết lần về một mình, mẹ tôi có ghé thăm bên nội?!
Tôi không nghĩ mẹ tôi còn ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm gì! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ? Tôi không hỏi, cũng không đọc thơ dù phong bì đã xé. Tôi ngồi lặng thinh, ký ức trở về năm lên 6 tuổi của mình với lòng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: "Vì lá thơ có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con." Tôi ngước lên nhìn mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ còn vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đã sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa! Không biết mẹ có biết vết thương trong lòng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng!
Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn vì tò mò muốn đọc lá thơ nhưng lại tự lòng không cho mình đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo còn mưng mủ trong lòng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may! Vì ở vai trò người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi thì đã sao? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đình và xuất xứ bản thân. Chú khổ sở với tánh tình hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời… của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suýt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. (Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó.) Nó quên tiếng Việt đến 99%! Phần trăm còn lại là câu "Đụ má". Mỗi lần nhìn mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời. Nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại - bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt, "Lau mòn da cũng không hết cái đau bên trong! Tụi con ngoan ngoãn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong lòng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…"
Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đã thu xếp trước với anh rể vì chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt mình trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một mình và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế thì ba tôi đến - chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa - nay đã già, qua hai tròng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa - người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đình vì chồng tôi giống chú đến 90%, mười phần trăm còn lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.
Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đã gần cạn. Chú Thành hỏi tôi:
- "Con đã đọc lá thơ của ba con chưa?"
Tôi trả lời:
- "Dạ chưa"!
Chú nói:
- "Không cần đọc nữa! Vì mẹ con đã đưa chú đọc.
Chính chú nói:
- Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: Con bảo lãnh ông ấy sang Mỹ vì thằng Thắng (em tôi) không có giấy khai sanh. Con thì có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ mình con có tư cách bảo lãnh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp vì bà không lường được hậu quả chuyện này. Với lòng tin mà mẹ các con đã gởi gắm nơi chú! Chú tin mình có thể vượt qua những khó khăn của gia đình chú. Nhưng, hai con đã trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đình riêng của các con…"
Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu thì tới nếu tôi bảo lãnh ông ấy sang đây.
Tôi biết không bàn tính được gì với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đã gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng vì mỗi mình tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.
4.
Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lãnh cha tôi hay không? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lõng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn dạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho… rồi tiếc! Nên ông ấy ganh tỵ với mẹ tôi hoài. Lâu lắm rồi, tôi mới nhìn kỹ mẹ mình bằng con mắt khách quan để hiểu thêm vì sao mẹ khổ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ mình. Mẹ tôi dở lại từng trang đời cho đứa con nghe như nước đã qua cầu! Cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu…
Mẹ tôi nói:
"…mẹ không trả lời những câu hỏi của con, khi con còn quá nhỏ. Đến khi nói được với con thì tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa! Cảm ơn con đã xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đã không buông tha mình…

Biến cố 1975 đã liệng mẹ ra khỏi Viện mồ côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm gì để sống?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở trình độ biết đọc, biết viết mà các dì Phước đã dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện mồ côi. Mẹ với người bạn thân trong Viện đã đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đình mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc gì nhiều
 Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đình họ đi chơi Đà lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đã vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời. Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm gì! Cả hai đứa bị hãm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai (chị em) mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát vì bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất gì đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu thì mẹ không biết! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại thì họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.

Chú, đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đình vì nhỏ lớn ở trong Viện mồ côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đình bà nội với gia đình tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. (Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của mình thì mẹ khờ gấp đôi con vì mẹ ở trong Viện mồ côi nhỏ lớn. Không biết gì về đời sống bên ngoài). Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi vì bà nội là người hành nghề chứa chấp mãi dâm, đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội vì mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là mình không bị có thai với đám công an.
Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy dì Phước chỉ dạy mẹ phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ, hàng tháng thôi. Các dì không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đã hãm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hãm hiếp mẹ thì chú Tư đột ngột về nhà, vô phòng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường vì đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu thì mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt vì khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết? Khi biết thì đã thành kẻ giết người vì thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đã ném cái thai xuống dòng nước… trôi đi.

Sau đó, mẹ lại có thai vì chú Tư hãm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ vì chú là người đâm thuê chém mướn. Tới bác Hai ra tù, (anh em họ vào tù ra khám như đi chợ). Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hãm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết mình đã có thai với chú Tư nhưng không nói ra vì sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi thì bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đã biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy mình. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó!"

(Tôi điếng người khi hình dung ra gương mặt chú Tư… lờ mờ trong trí nhớ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ khò trên sofa… tôi nhìn mặt nó rồi nổi da gà vì vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được vì sao? Tôi giải thích cho mình không thoả đáng khi nghĩ thương vì là chị em; giận vì nó gieo tai họa cho gia đình nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết! Tôi giận nó để rồi thương trong vòng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư! Cha tôi là chú Tư. Còn gì cay đắng hơn trong đời tôi?!)
Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đình bên nội tôi nữa! Nhưng tôi nghe vì thương mẹ tôi. Tôi hiểu lòng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm! Nên mẹ tôi nói tiếp:
"Bác Hai thích mẹ thì đúng hơn thương. Những người nhà nội mà biết thương ai! Mẹ cũng không hiểu vì sao họ thích khi trong tay họ biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để phòng khi chú Tư ra tù thì không tranh chấp nữa vì mẹ đã như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà mình đã từ đó ra đi…
Khi chú Tư ra tù (vượt ngục hay được thả thì mẹ không biết). Chú Tư lầm lì tới đáng sợ! Lui tới nhà mình khi bác Hai vắng nhà và hãm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có vì chỉ thiệt thân với những trận đòn không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính tình của nó thì mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, xì-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh mình là gian ngoa, nói dối… với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng vì mẹ không muốn giết người - dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa!
Chú Tư đánh bác Hai suýt chết vì bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư , bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ong có gia đình và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngãi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đã che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ vì bị ông bỏ rơi.
"Trong tình thế gia đình tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy! Mẹ hiểu chú Tư có tình cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai vì mình - dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để mình mang tội. Người ta có tàn nhẫn với mình thì để bề trên xét xử.
Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó vì nghe lời người ngoài, bà nội… rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích xì-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích. Giai đoạn này thì mẹ đã học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó thì mẹ biết! Nhưng chú bị người ta đâm lòi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú. Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng. Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử vì tủi nhục. Nhưng hai con mình ai nuôi? Mẹ rối trí dữ lắm! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lý đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc vì họ dư biết số tiền trả cho ông/ bà tú thì bản thân người gái đĩ đâu có bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.
Mẹ chắt chiu tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác, sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải vì tình cảm của mẹ với chú mà đơn giản - chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.
Khi chú bình phục lại thì nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… thì trốn đi làm chi? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đòn tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đã trút lên mẹ.
Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà mình để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con mình, mẹ vẫn tin là Ơn trên đã cho mình một lối thoát.
Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu? những chiếc lá tụ ở một góc parking thì mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một mình trên parking mênh mông - vô định! Không còn tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không còn cách nào dừng lại được!
Từ khi ngủ chợ thì con biết rồi. Những lần về Việt Nam thì con cũng đã có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một mình. Sau khi xây mộ cho dì Hai, (là các dì muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ.) Lần đó, chú Thành đã chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đô la, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc còn nguyên vì không dì nào cho mẹ chi trả gì hết. Mẹ lên Sài gòn với tâm nguyện thực hiện những điều mình đã nghĩ trước đó. Mẹ tìm lại xóm xưa để thăm dì Hường, (Dì bây giờ khổ lắm! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được gì. Người chồng thì y như bác Hai - xì-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho dì. Mẹ cho dì mười ngàn đô la để sửa sang lại ngôi nhà đã mục nát tới hết cỡ. Bỏ nhà bank cho dì mười ngàn đô la để dì có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của dì thì chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh/ chị của con, mẹ đã bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông - dù mới là phôi thai nhưng nó đã có linh hồn.

Không ngờ dì Hường là người chị em mà Ơn trên đã ban cho mẹ. Dì nghèo vậy mà cũng đã xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của dì. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà dì đã mua cho tụi con - hôm tụi con theo ngoại về quê - là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe (sợ gia đình nội biết được thì không biết điều gì xảy ra cho mẹ). Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, dì Hường có mặt kịp thời. Dì đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, dì xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đã đi rồi, mẹ mới biết được dì đã lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, dì bị đòn cũng tan xương nát thịt vì tội ăn cắp số tiền đó.) Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ còn thiếu người chị em một trận đòn, thiếu dì Hường cái tình nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.

Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, vì chẳng có gì cho mẹ thăm. Nhưng dì Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù vì vận chuyển xì-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: "Ong đã cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đã mãn nguyện". Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả thì mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: "Tôi, không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những gì ông đã gây ra cho tôi thì tôi bỏ qua! Những gì gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ thì tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đã nên người…" Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.

Vì mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của dì Hường nên đã để lại địa chỉ cho dì Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ. Theo dì Hường cho biết qua thơ thì người chồng của dì đã ăn cướp hết tiền sửa nhà (nên nhà cũng chưa sửa được gì mà tiền thì đã hết). Phần tiền trong nhà bank thì ông không lấy ra được nhưng đánh đập dì mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được dì sướng hơn mà làm cho dì còn khổ hơn không có tiền. Thật là đau khổ.

Dì cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù thì ông đã tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận gì về việc đó! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đã để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha - như thế cũng tốt!
Chuyện ông chồng của dì Hường đã đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận gì giữa họ thì mẹ không biết. Mẹ chỉ trình bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lãnh bác Hai sang đây hay không? Cho con hiểu rõ hết những điều mà bao năm qua mẹ đã không nói! Con thương hay oán trách mẹ thì mẹ cam chịu khi không thể làm gì hơn được…"

Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đã được vén lên rõ ràng. Xét về mọi mặt… thì tôi không nên bảo lãnh bác Hai sang đây làm gì! Nhưng lòng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đã gieo cho người vô tội thì về sau: Người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết mòn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.

Những thù oán xưa cũ đã cho tôi nghị lực để hoàn thành ý nguyện từ mỗi miếng giấp khai sanh - xét ra chẳng có giá trị gì! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng lòng riêng đã quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những gì mẹ con tôi đã chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng! Tánh tình em tôi có dịu lại từ khi Ơn trên đã sai phái người vợ hiền ngoan của nó đến giúp nó làm lại cuộc đời. Nhưng tôi biết trong lòng nó chẳng bao giờ có bình an - nhất là những lúc mẹ tôi đau đớn với nội tạng hư hao vì bị hành hạ xưa kia…
Ngày, vợ chồng tôi ra phi trường đón bác Hai - với danh nghĩa cha tôi. Tôi thề không khoan nhượng trong cuộc trả thù này. Nhưng bề trên không muốn cho tôi trở thành một người độc ác. Người đàn ông răng hô, da trắng xanh đến bệnh hoạn, nói giọng Bắc đặc… thì chắc chắn không phải bác Hai tôi vì gia đình nội tôi người miền Nam. Tôi chưng hửng, không biết đối phó ra làm sao trong trường hợp mà mình không lường trước được. May là chồng tôi tỉnh táo, anh nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh và dùng toàn tiếng lóng vì không biết ông Bắc này có biết tiếng Anh không? Chồng tôi đã bình tĩnh để suy xét:
- "… Ba em (bác Hai) đã khôn hơn em tưởng! Ông qua đây làm gì cho em trả thù? Ông đã nhường chuyến xuất ngoại này cho một tội phạm trong nước hay cán bộ bị truy nã vì lý do gì đó?... thì anh không cần biết! Bác Hai ôm một đống tiền, tha hồ ăn hút ở Việt Nam, không sướng hơn sang đây cho em trả thù! Ông này đủ tiền mua một chuyến xuất ngoại và qua mặt chính quyền thì ông ấy là tay ghê gớm bên Việt Nam. Anh nghĩ, ra khỏi phi trường, ông ta sẽ bỏ trốn mình. Chuyện còn lại là chúng ta đối mặt với luật pháp ở đây là không khai báo khi đón nhận thân nhân giả mạo…"
- "…. Em hết biết tính sao rồi! Anh tính toán giùm em."
Chồng tôi cho biết:
- "Nếu mình tố cáo ông ấy ngay trong phi trường thì mình vô tội. Ông ấy, không phải người tốt cho mình áy náy hay hối hận gì đâu! Phần bác Hai của em bên Việt Nam cũng không yên nếu ông này không trót lọt bên đây! Có thể tay chân ông này sẽ đòi lại tiền bằng máu của bác Hai. Nhưng những người không đáng giúp này thì rất cần trừng trị…"
Tôi đồng ý với chồng tôi nên anh giả đi vô toilet để gọi cảnh sát. Ong Bắc đúng như chồng tôi tiên đoán, ông cũng giả đi toilet nhưng trốn chạy! Ong ta là tội phạm cỡ nào bên Việt Nam thì tôi thật thà không biết!
Chồng tôi đã giúp tôi qua được những rắc rối điên đầu với cảnh sát cho tới khi họ tóm được thủ phạm của một vụ lừa đảo sở Di Trú Hoa kỳ.
Nhiều lần ngồi nhớ lại chuyện ân oán này. Tôi hiểu biết hơn về lòng mình với những ân oán của con người. Tôi nghĩ… Hãy để bề trên phán quyết thay ta.
Phan
------------------------------------------------------

* Lời người viết.
Cảm ơn nhân vật "tôi" trong bài ghi chép của Phan. Cảm ơn bạn đã cho nhiều người suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong những hoàn cảnh tương tự với bạn. Lớn hơn là suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong thời đại chúng ta.
Cảm ơn nhân vật "mẹ" đã đồng ý cho phổ biến trên trang báo về cuộc đời không may nhưng kết thúc khá có hậu của bà. - Như một thông điệp chia sẻ cùng bạn đọc: Ở hiền gặp lành không bị ảnh hưởng gì từ văn minh và khoa học kỹ thuật. Con người muôn đời - gieo gió gặt bão - ở hiền gặp lành.
Chân thành cảm ơn qúy vị
Người ghi chép
Phan
Posted by sontrung at 2:10 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
TRẦN CẨM TÚ * MÁ VỢ Ở RỂ
Hôm nay xếp va ly đi thăm con tuần tới, tui vui khi nghĩ đến lúc gặp mặt hai thằng cháu ngoại nhưng lòng lại vương vấn buồn, nỗi buồn thời đại có mình trong đó. Không biết gọi ai để ngỏ lòng. Thôi đành ngồi gõ máy để than thở với tất cả mọi người, với hy vọng tìm được người cùng cảnh ngộ kết bạn tri kỷ trong quãng đời còn lại.
Tui kể chuyện thật đấy, tui mà nói xạo thì sẽ bị trời đầy phạt sống hoài không chết.
Nói cho cùng tui có nỗi buồn ngày hôm nay là vì “ Trăm đường là lỗi của tui “ tui đã tài khôn dại dột làm cách mạng chống lại má tui. Đối với hai đứa con gái tui, tui đã làm ngược lại hết những điều má tui đã làm với tui.
Ba cái chuyện lặt vặt là chuyện nhỏ, tui chỉ kể ra đây ba mục tiêu tranh đấu căn bản của tui thôi.
Điều lệ thứ nhất : Nam nữ bình đẳng. Má tui sanh ra một lô bẩy thị mẹt mà vẫn không ngừng sản xuất nhi đồng vì muốn có một đấng con trai nối dõi tông đường. Thời gian đầu từ Bắc vô Nam, làm gì có tiền mà mướn vú em với lương công chức của ba tui. Má tui phải xông pha buôn bán để kiếm tiền phụ mà cuộc sống cũng vẫn phải tằn tiện, đầu tháng ăn ngon cuối tháng ăn sẻn.
Mỗi lần thấy mình sắp có em tui chẳng vui chút nào, phải bế em oằn cả lưng vui nỗi gì. Trời thương má tui đến lần thứ tám thì má tui có cục cưng chào đời. Nhưng để chắc ăn, má tui vẫn tiếp tục cho thêm hai thằng em nữa góp mặt với đời.
May quá sau đó má tui ngưng việc sản xuất vì thêm một thằng nữa có Tứ Quý nhưng lại bị lẻ không được tròn một tá. Muốn có một tá tròn thì lại sợ có Ngũ Quỷ. Xin cám ơn Trời Phật đã cho sự khôn ngoan sáng suốt đến với má tui.
Ba má tui vui, nhưng tui là người lãnh đủ. Tụi nó ba thằng, vai em nhưng là cha, là ông nội của tui. Thua tui cả hơn chục tuổi, nhưng tui phải chiều chuông nịnh nọt tụi nó để tụi nó không óe cái miệng lên làm má tui lại cao giọng la tui “ Không biết thương em “.
Theo thời gian ba má tui có thể mướn người giúp việc nhưng kiếm được người đâu có dễ. Nhưng may quá các thị mẹt em cũng từ từ lớn lên, tui hân hoan bàn giao việc lo ba thằng ông nội cho các nàng. Phái yếu nhưng số đông, và các thị mẹt em khôn lỏi hơn tui nhiều, nên việc nhà trước sau êm đềm.
Thỉnh thoảng tui cũng thấy ba thằng bị các thị mẹt cho ăn cốc vào đầu, bị kéo lỗ tai xệ xuống, hay bị vài cái tát vào miệng, nhưng tui không can thiệp, vì cùng là người nhà cả mà, biết bênh ai bỏ ai cho đành. Cảnh bạo động này chỉ xẩy trong bóng tối, xa đôi mắt sáng chói của má tui. Các thị mẹt đủ khôn không để lại dấu tích và luôn luôn có lời hăm dọa ba thằng đi kèm nên các nàng không bị má tui cao giọng trách móc “Không biết thương em“
Chỉ khi nào ba thằng bị người ngoài ăn hiếp tui mới can thiệp, ra mặt đấu võ mồm, hăm dọa, cùng lắm mới ra vài chiêu quyền cước… các đấng mày râu người ngoài loi choi này đều xếp ve, vỗ tay hứa hẹn với tui sẽ sống chung hòa bình với ba thằng ông nội của tui.
Điều lệ thứ hai : Áp dụng luật lao động cho con nít dưới 18 tuổi.
Hãng xưởng của nước văn minh mà mướn con nít dưới 18 tuổi làm việc là bị tố cáo rất nghiêm trọng, bị phạt bị đóng cửa. Má tui đã phạm luật  lạm dụng tui. Tui mới 5 tuổi ranh vừa chơi vừa phải dòm chừng em. Thời gian má tui làm sai pháp luật kéo dài mười mấy năm mà chung quanh không một ai đứng ra tố cáo vì nhà nào cũng coi luật pháp như pha, đồng lòng coi đó là chuyện kinh thiên địa nghĩa. Chính phủ của nước nghèo lạc hậu cũng vậy, coi là chuyện nhỏ, không can thiệp.
Với lý do con gái phải vào khuôn phép công dung ngôn hạnh má tui đã tận tình hành hạ bẩy thị mẹt tui đến nới đến chốn, trong khi ba đấng mày râu chỉ có ăn ngủ chơi, việc nhà không hề đụng đến chân tay.
Sau này khi đến nhà con trai chơi thấy các chàng vui vẻ rửa chén, còng lưng đẩy máy hút bụi, nghe con dâu luôn miệng kêu “ Anh ơi làm cho em cái này “ má tui miệng thì khen các chàng giỏi, không bị huấn luyện từ thủa còn thơ, mà  việc nhà sao khéo đảm đang thế. Nhưng về nhà thì cứ than ngắn thở dài cho các thằng con bị đì của mình “ Đúng là trời đất đảo lộn tùng phèo, văn minh nước Mỹ có khác, có đàn ông làm công việc nhà, ngộ thật ta “.  Tui nhìn má tui buồn mà cười thầm “ Mấy đấng mày râu của má bị quả báo nhãn tiền rồi, má cũng có góp phần tội lỗi trong đó “.
Điều lệ thứ ba : Tự do tranh luận với cha mẹ
Suốt cả cuộc đời tui, tui luôn luôn phải nghe lời má tui. Má tui sai rành rành mà tui vẫn không bao giờ dám cãi, luôn luôn  phải làm theo ý của má tui. Bây giờ má tui tuyên bố bà là người thức thời theo kịp tiến hóa của thời đại, nhưng má tui chỉ văn minh với con dâu thôi, với con gái thì vẫn nệ cổ như xưa, người xưa đã nói giang sơn dễ đổi bản tính không rời mà. Tui vẫn tiếp tục không cãi lại không phải vì sợ má tui như ngày xưa còn bé mà vì tội nghiệp má tui… sợ má tui buồn bị mất Power.
Tai hại nhất là có những bà mẹ độc đoán ép duyên con lấy nhầm thằng chồng vũ phu, bị đục lên đục xuống, con chỉ biết than cho số phận mình hẩm hiu, nếu dại dột trách mẹ có khi còn bị mẹ chửi tại vì mình làm sao mới bị chồng đánh chứ bộ.
Phải diệt hết cái xấu của chế độ phong kiến, đời con cháu mới khá lên được, tui đã trào sôi máu huyết nghĩ như thế đấy.
Kết quả cuộc cách mạng của tui, được vài điều tốt…
Về nam nữ bình đẳng, nhờ nguyên tắc này tui không để ông xã tui ngồi lên đầu tui, tui không chịu cảnh chồng chúa vợ tôi. Xã không được như ba tui, tức là việc nhà không đụng đến. Cái bếp cũng của xã chút chút, đời thêm hương hoa tươi lên một chút cho phái chân yếu tay mềm của tui.
Tui và xã thuộc loại không chịu cực, nên sau khi cho ra đời 2 đứa con gái tụi tui đều một lòng nhất quyết ca  “Thôi… thôi … xin thôi”,  cần gì thằng đực rựa cho mệt “Ta chẳng cần ai nhang khói đâu”.  Xã còn hăng hái đứng dậy nghiêm trọng nhịp chân hát “Thôi… thôi… vợ anh hừng đông không cầy bừa … chồng em hừng đông không cầy bừa… chúng ta cùng nhau không cầy bừa …”.
Kinh nghiệm từ đông qua tây con gái sau này đều gần với mẹ nhiều hơn con dâu. Má tui đó quanh năm nói với con dâu được mấy câu ? Nói ít để tránh tiếng mẹ chồng nàng dâu và cũng vì sợ thằng con trai mình giận, phá hạnh phúc gia đình nó.
Và nhờ chỉ có hai đứa con nên tui  ít tốn tiền nuôi con, sống ở xứ Mỹ tiền nuôi một đứa con là cả một gia tài. Ngoài ra tui không phải có con dâu của thời đại này, khỏi mất công lấy lòng nó để xin nuôi cháu nội. Vừa làm mẹ vợ lại làm mẹ chồng nữa thì đời có gì vui!
Về không lạm dụng sức lao động của trẻ em, nhờ điều này các con tui được hưởng một thời gian dài ở nhà với mẹ sống như công chúa. Kẻ hầu người hạ là mẹ đây cung cúc nhiệt tình chăm sóc, không một câu phàn nàn oán than. Tui cứ nghĩ đời là bể khổ, con mình được sướng ngày nào thì cứ để cho tụi nó hưởng ngày đó. Nên tui rất sung sướng hầu con, không để con cắt cả quả chanh, tui làm tuốt luôn.
Về tự do được cãi lại, nhờ đó các con tui coi cha mẹ như bạn bè, chuyện lớn chuyện nhỏ đều kể hết. Không bị mang nỗi ấm ức trong lòng như tui hồi nhỏ. Không nhút nhát trong việc bộc lộ ý nghĩ của mình và không sợ làm mất lòng người ta. Đó là nguồn gốc của tâm lý nô lệ ! Các con tui luôn luôn yêu đời, mạnh dạn tự tin.
Nhưng than ôi những đìều xấu hại thật là không ít, cứ như chủ nghĩa cộng sản lộ bộ mặt thật.
Không có con trai thì con rể như con trai được không nhỉ ? Coi bộ ít người có đủ phước đó. Rể VN thì nói tiếng VN ngọng, rể ngoại quốc thì phải nói tiếng Anh… không đủ điều kiện ắt có và đủ để tâm tình hiểu nhau mà thương nhau.
Con rể khác máu tanh lòng, rể xứ Mỹ lại có tập quán không thích mẹ vợ nữa mới chết chứ. Mỹ lúc nào cũng đem mẹ vợ ra riễu đấy thôi.
Không có con trai nên xã của tôi phải hùng hục cắt cỏ, thay nhớt xe cho xã và hai cô con gái, không có thằng bé con đứng gần để xã sai vặt …mọi việc nặng trong nhà… xã phải cáng đáng mình ên.
Để con sống sướng như công chúa nên các nàng không biết và không  thích việc bếp nước, cũng khổ cho các anh con rể. Nghiệp của các rể tui quá nặng. Các chàng trai xứ Mỹ nhờ văn minh hay cũng vì Nghiệp nặng mà ôm ông bà Táo vào người ?
Cả nhà tụi nó trong tuần ăn uống qua loa, ăn để sống mà. Cuối tuần cơm hàng cháo chợ chẳng sợ bệnh tật, sống lâu trái đất thiếu chỗ ở thì sao!
Con cái coi bố mẹ như bạn bè nên thoải mái cãi lại, dù là có hỏi ý kiến đấy. Lâu lâu làm theo lời cố vấn của tui, kết quả tốt thì không ghi công, kết quả xấu thì đổ thừa tại con nghe lời mẹ xúi dại mới ra nông nỗi này.
Nhờ vậy theo thời gian tui tu theo lời Phật dạy được tiến bộ… càng ngày càng ít nói, ít ý kiến ý cọ. …buồn trong lòng tự an ủi mọi sự cứ để tự nhiên theo Nghiệp Số con người.
Ôi buồn làm gì nhỉ, ngày xưa các bà nội, mẹ chồng có uy quyền nay bị mất quyền mới than trời oán đất chứ. … Có ai nói đến quyền uy của mẹ vợ hay bà ngoại đâu nhỉ ? Có đâu mà mất để buồn.
Nhưng, đời luôn thử thách, lâu lâu tui phải qua giúp con gái trông cháu ngoại, ít thì vài tuần, lâu thì một hai tháng, nên mới có chuyện tui, má vợ đi ở rể.
Ngày xưa các cụ hay nói về tình trạng các chàng ở rể như chó nằm gầm giuờng. Còn tui cũng chẳng khác gì lắm. Muốn cho vui vẻ cả nhà, nguyên tắc số một tui học được qua kinh nghiệm là dù thích hay không phải theo ý chàng rể. Rể là thượng đế, có ngoa không đây ?
Rể không thích người lạ vào nhà nên không chịu mướn người dọn dẹp. Bước chân vào nhà, mọi thứ lộn xộn lung tung. Vào bếp thì sờ đâu nhớp đó. Cái bếp của đàn ông làm sao mà ngăn nắp sạch sẽ được bằng của đàn bà.
Hì hục lau chùi, nhưng đồ để đâu thì phải để đó, không được thay đổi vị trí hay vứt đi nếu không muốn bị rể sau đó hỏi “Mẹ ơi, cái chảo mẹ để đâu rồi“ hay là “Ly sữa của con đâu rồi“. Thiệt tình cái thằng ông nội này, lười quá đi, sao không chịu tìm, cái ngăn tủ chình ình ngay đó mà còn hỏi, ngăn  kia hết chỗ để rồi mới cất qua ngăn này thôi mà, ly sữa chua lè vậy còn giữ để làm mắm à ?
Thùng rác có đầy tràn cũng mặc kệ ngó lơ nếu không muốn tự mình đi đổ. Thùng rác đầy nặng thế mồ khiêng trặc xương sống nằm liệt luôn thì tan nát đời ta, ai mà ngu vậy?
Nghe con tui  kể chuyện rể không thích gọi mẹ rể, nhờ đến giúp vì rể không thích mẹ rể hơi một tí sai làm điều này điều nọ “ Đi đổ rác đi, rác đầy rồi đó “ hay “ Hết nước uống rồi đi mua đi “
Một bà sui thông cảm chia xẻ nỗi niềm của tui “ Tui là má của thẳng, lúc bực thì la nó, khi giận thì bỏ nhà nó ra đi, nhưng muốn dìa là dìa ngay được, còn chị sui... ừm ừm...thì coi bộ  khó đấy “
Bà khác thì thật thà tâm sự “ Tui thương thằng con và cháu tui lắm, nên không dám làm mất lòng con gái chị đâu, lôi thôi là tui mất con mất cháu “
Ôi thương thay các bà mẹ của thời đại này, bông hồng tặng mẹ là bông hồng héo rụi tàn phai sắc màu.
Tội nghiệp con, muốn cho con được “ Sống để mà ăn “ tui cũng chịu khó nấu ăn. Lâu lâu mới được rể khen ngon, còn phần nhiều rể thật thà tuyên bố không thích cái này cái nọ, như giò ốc thì rể không thích mùi xả. Rể làm như rể mới là đầu bếp thứ thiệt chánh hiệu con nai vàng có cầu chứng không bằng. Tui bực nghĩ thầm “ Chê, không ăn thì thôi, ta đâu cần mi ăn, chồng, con, cháu ta thích là được rồi  “.
Con gái tui khen rể nấu ăn ngon, tui chẳng trách gì, nhưng tức nhất là xã cũng nhiệt tình giơ tay xin thêm tô nữa để rể vui lòng. Thì thầm hỏi xã “ Ngon thật à, sao ăn nhiều thế !” Xã cười gượng “ Ăn ít, đói sớm thì sao ? Thế đấy “
Rể chỉ rửa chén chứ không thích rửa nồi nhất là nồi lớn, có tui là rể thoải mái để dành nồi cho tui, cho tui đánh vật với nồi chơi.
Rể thương con đấy nhưng muốn con tự lập tự làm lấy mọi thứ. Có lẽ rể thấy hậu quả tai hại của lối sống công chúa của vợ rể do tui gây ra. Cũng lỗi tại rể trước khi cưới đã khoe tài nấu ăn khi con tui thỏ thẻ không rành việc bếp nước. Rể không bằng lòng cho tui đút ăn thằng cháu ba tuổi. Muốn thằng bé ăn nhiều, tui phải đưa thằng bé vào phòng để lén lút đút cho nó ăn. Tui tức tui ghê, sao mình phải hèn với thằng con rể quá vậy.
Lại gặp thằng bé hay hỏi Why, nó nói sao hôm qua bà đút con, hôm nay sao bà bắt con ăn một mình. Why, Why cái gì, tại thằng bố mày đang dòm bà kìa.
Thằng bé gắt ngủ cứ khóc kêu “ Muốn bế “  thằng bé khóc lạc cả giọng, tui sốt ruột cũng không dám chạy lên lầu bế nó xuống. Rể không la, không hét cứ từ từ nói “ Xuống đây “ cũng không chạy lên bế con. Cuối cùng thằng bé phải chịu thua, rể nhìn tui cười đắc thắng. Tưởng hay lắm à, thứ vô lương tâm, tội nghiệp cháu quá.
Nói với rể những thứ đồ ăn của China độc hại như hột chân trâu… rể nhìn tui ánh mắt riễu cợt ra cái điều “ Mẹ ngây thơ cụ quá, cái gì Internet nói mẹ cũng tin hết “  Đi phố rể thoải mái mua mấy ly trà sữa chân trâu cho mọi người. Vợ chàng, con chàng ngay cả xã tui cũng tận tình ăn hết. Chỉ có tui không uống, trơ mắt nhìn mọi người thưởng thức món ngon độc hại vào người. Con gái còn trêu chọc “ Coi chừng mọi người chết hết mẹ sống có một mình“
Tui càu nhàu với xã, xã chẳng an ủi lại còn lên giọng cải tạo “Ai kêu bà lau chùi rồi than mệt, bà lau chùi sạch được bao lâu. Ở nhà nó thì phải theo nó là đúng rồi. Bà có muốn khách đến nhà bà bắt bà phải theo ý họ không?  không thích thì không đến nữa. Con nó ăn ít kệ nó, bộ nó thương con nó ít hơn bà sao “.
Chán không, chồng con sao chẳng hiểu tấm lòng của tui hết nè, tui có ăn trầu đâu mà cứ làm như tui là bà già trầu vậy.
Hỡi ôi thương hai thằng cháu quá, nghe tụi nó kêu, chưa bao giờ tui biết nói chữ “No”, hớn hở xếp va ly đi ngay dù biết là chân tay sẽ rã rời. Ôi, cái tâm lẩn quẩn!
Trần Cẩm Tú
Posted by sontrung at 2:07 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
CHUYỆN VUI VẺ


Cướp ngân hàng   

image

Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng...... mày!"
Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
* Ðiều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"
* Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"
* Ðiều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"



Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Ðại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Ðợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"
* Ðiều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở"
Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Ðợi đã, hay để 80 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"
* Ðiều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"
* Ðiều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"
Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Ðúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"


* Ðiều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng"
Trải nghiệm cực "nóng" của một cô gái làm dâu phố cổ HN 
- VietNamNet
Trải nghiệm cực "nóng" của một cô gái làm dâu phố cổ HN
Cập nhật: 04:00 | 14/07/2014
Những ngày vừa qua, mội câu chuyện ngắn với nội dung kể về những trải nghiệm cực “mới” của một cô gái Hà Nội yêu “trai phố cổ” đang gây chú ý trong cộng đồng mạng.
Bằng lối viết cực hài hước pha chút cường điệu hoá nhưng lại rất chân thật, câu chuyện Làm dâu phố cổ đã mang đến cho nhiều người cái nhìn mới, thật đến “từng cen-ti-mét” về cuộc sống của những con người đang ngày ngày sống giữa Hà Nội, khu phố cổ kính, tấc đất tấc vàng của thủ đô.: Từ chuyện căn phòng chưa đầy 20m2 có cả thảy 7 người sinh sống, chuyện đêm tân hôn mọi người trong nhà chia nhau gói bông bịt tai để đôi trẻ “hành sự”, chuyện đi toilet chung không biết nên che mặt hay che “bên dưới” cho đến chuyện đau ốm phải chạy vào viện ngay vì sợ…chết ở nhà quan tài không đưa vào được….
Tác giả của câu chuyện, một nickname có tên Võ Tòng đánh mèo cho biết “Có thể nhiều người nghĩ đây là chuyện bịa nhưng đây là thực trạng hoàn toàn có thật ở Phố Cổ. Việc di dân khỏi Phố Cổ đã và đang được thực hiện nhưng vẫn phải gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn bởi nhiều hộ kiên quyết không đi, vì nếu đi họ chẳng biết kiếm sống bằng cách nào. Có những hộ đồng ý chuyển đi nhưng thủ tục đền bù chưa thoả đáng nên họ lại thôi. Dân Phố Cổ cũng không được phép tùy tiện cơi nới, sửa chữa bởi sẽ làm mất nét kiến trục đặc trưng của Phố Cổ. Thành ra, chỉ những người ở mặt đường là ngày càng giàu, càng béo bở, còn những người trong ngõ thì ngày càng khốn khổ”.
Câu chuyện của tác giả Võ Tòng đánh mèo đã nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng mạng. Tính từ khi được đăng tải trên facebook của chính tác giả đến này, bài viết đã thu hút được 1,8 nghìn lượt like và gần 500 bình luận
Dưới đây là bài viết:
"Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.
Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến Phố Cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gày gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.
Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:
- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!
Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng…
- Sao nhà bé thế anh?
Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:
- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!
Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:
- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?
- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!
- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?
- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!
- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?
- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính!
Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:
- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!
- Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!
Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:
- Gì đây anh?
- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!
- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?
- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!
- Che cái gì ạ?
- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!
Chỉ đến khi về ra mắt gia đình, em mới hiểu phần nào về cuộc sống ở phố cổ
Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:
- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?
- Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!
Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm! Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ?! Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi! Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai! Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…
- Sao ông lại nhét bông vào tai con?
- Để ngủ cho ngon con ạ! Đêm nay có biến!
- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông? – Nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.
- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con!
Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật! Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.
Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy! Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:
- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…
- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được! Để chú nói với bố mẹ con giúp cho!
- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể!
- Ừ! Cũng không sao! Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa! Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ!
Nguồn FB Vo_tong_danh_meo

NGÔN NGỮ VI TÍNH
vi tính = computer. - Phần cứng = hardware. - phần mềm= software
- Ổ cứng=hard dish . - Cài đặt =install, setup - có vấn đề = troubleshooting
- cổng vào = entry . - cấu hình = structure,design. - Tương thích = fit,interrelate.
- tăng kích : enhance. -tăng lực = strengthen -xử lý : settle,process,treating.
- nghẽn mạch = blocked circuit. - tăng tốc = increase speeding. - vixử lý = micro processing. - xung nhịp = rate of force,speed. - chức năng = function . - tiếp thu = accept. Tiếp thụ = receive. - Bộ Xử lý trung ương = central processing system.
Và đây là bài văn kể câu chuyện 1 ông khách mua hàng tại cửa hàng vi tính, đem về không chạy sao đó, trở lại khiếu nại. Gặp cô bán hàng dẫn giải cho.
Đây câu chuyện như sau :
-Cô ơi ! Mua hàng về, sau khi lắp đặt, tôi thấy hình như phần mềm của cô không tương thích với cấu hình phần cứng của tôi. Khi vừa đặt phần mềm của cô vào ổ cứng của tôi thì có sự cố xảy ra, đó là bộ xử lý trung ưong của tôi đột nhiên yếu hẳn đi rồi tắt lịm luôn ! tôi đoán nghĩ là trong phần mềm của cô đã có sẵn mầm bệnh nội trú âm thầm rồi ?

- Ấy chết, anh đừng nói thế. Phần mềm của em tốt lắm anh ơi ! Em đã kiểm tra kỹ, bảo đảm sạch sẽ. Ai dùng qua cũng sẽ hài lòng.
- Không đâu cô à ! thật sự là có vấn đề ,
- Thế thì khi cài đặt, anh đã kích hoạt đúng mức chưa? Anh có điều chỉnh cổng và cho cân đối không ?
- Có chứ ! tôi đã làm theo trình tự bài bản như mọi người vẫn làm đó mà !
Thôi thì tôi đưa cho cô xem cái ổ cứng của tôi cho cô xem nhá ?
-Ông khách liền đưa cái phần cứng của ông ta cho cô bán hàng, để nhờ cô đặt lại vào phần mềm của cô ta vô thử. Cô hàng loay hoay thử một lúc, cầm cái ổ cứng của ông khách lên và nói ;

- Em thấy cái công cụ phần cứng của anh nó cũ và yếu lắm rồi ! Thế hệ phần cứng của anh cũ như thế này thì làm sao xử lý nổi thế hệ phần mềm đời mới của chúng em.? Anh có muốn xử dụng công cụ tăng kích để tăng lực không ? hàng đặc biệt Trung Quốc mới về không anh ?
- thế có tăng kíck tốt không ? nó có thể phục hồi và tăng cường chức năng cho công cụ của tôi à ?
- có chứ anh ! Nó gíup tái hồi bộ vi xử lý, tăng kíck thước bộ mạch chính, còn làm tăng tốc xung nhịp của anh nữa.

- Được rồi , cô cho tôi cái ấy ngay đi !
- Vâng, xin anh đặt phần cứng của anh lên đây ngay, để em truyền vào nhá ! Tiếc rằng băng thông của em quá hẹp nên anh chịu khó dẩn truyền chậm từng tí một. Đừng tham mà tiếp thu nhanh, kẻo chúng em nghẽn cả mạch.
Anh xem còn bao nhiêu khách còn chờ chúng em đây này !Câu chuyện kết thúc và máy đời cũ yếu xìu thua cái phần mềm đời mới.

 Sunday, July 20, 2014
Bún Ốc Hà Nội Việt Nam

Năm 90, tôi có dịp về Hà nội, tội nghiệp cậu em họ cứ hỏi chị muốn ăn gì em dẫn đi ăn. Lúc đó sao thèm bún ốc, từ nhỏ tới lớn vẫn nghe người ta ca tụng chưa bao giờ được ăn bún ốc Hà nội, nhất là ở Úc về lại thèm món này dữ dội. Thế là một hôm, mới 6g sáng, đã thấy cậu em xuất hiện.

Cậu ta mượn xe gắn máy của người bạn, năm giờ sáng chạy từ nhà ở ga Hàng Cỏ lên tận khách sạn Thắng Lợi tuốt trên hồ Tây để đón bà chị đi ăn bún ốc. Trời hôm đó lạnh, mưa lắc rắc. Cậu ta chở ra một góc đường đâu đó gần hồ Hoàn kiếm. Chỉ ngay một bà bán bún đang ngồi ở góc đường, chung quanh thiên hạ đứng ngồi lố nhố Cậu em nói: Đây là hàng bún ngon nhất Hà nội đó chị ạ. Bán trong chợ Đồng xuân nhưng chợ vừa bị cháy phải sửa lại nên bán ngoài này. Chị ăn đi.

Nhìn quanh thấy người thì đứng người thì ngồi ... xổm, không thấy chỗ nào có thể gọi là an toàn để bưng tô bún mà ăn. Mặt đất thì rải rác bún, cà chua, hành và ớt. Dưới lề đường thì nước mưa, bùn, rác cứ thong thả chảy loanh quanh. Bà bán hàng chắc nhìn bộ mã lớ nga lớ ngớ, tử tế rút ngay cái ghế nhỏ của bà đưa cho tôi, thuận tay kéo cái khăn vắt trên vai để mà chùi ghế.

Sau đó cũng chính cái khăn đó bà ta lau cái tô và lấy tay bốc bún bỏ vào, còn tử tế múc tặng thêm cho 2 muỗng café bột ngọt. Cầm cái tô mà rợn cả người, chưa kịp ăn, thì thấy một người khác trả tô. Bà ta hắt luôn chỗ nước còn lại trong tô ra đường, bắn tung tóe lên cả khách hàng, mà ai nấy đều thản nhiên như không. Bà ta nhúng cái tô vào một xô nước nhỏ khoảng chừng 3 lít để rửa. Nước trong xô và nước trong nồi nước lèo gần như cùng một màu, cũng nổi lều bều những miếng cà chua và hành ngò như vậy. Rồi chẳng tráng nước sạch gì cả, cứ thế, với cái khăn trên vai bà ấy lấy xuống lau tô và lại bỏ bún vào cho người khác.
Trời vẫn mưa lâm râm, những hạt nước mưa từ trên trời, những hạt nước bắn lên từ quang gánh, từ nón, rớt hết vào tô bún. Cậu em họ lại ân cần, chị ăn đi không nguội hết. Những người xung quanh chăm chăm nhìn cái cô Vịt kìu. Không ăn thì sợ cậu em buồn, công lao mượn xe dậy sớm, lội mưa gió đi đón bà chị để giới thiệu món ngon Hà nội. Mà ăn thì, bao nhiêu đôi mắt chĩa vào chằm chặp, giá có cái nón lá vừa che mưa, vừa che mặt không có mấy đứa Úc cùng sở và đám ngoại quốc khác cùng về đi ngang thấy đang ngồi lê la ngoài lề đường ...ăn bún. Rồi lại nhìn thấy cái khăn của bà lau tô thoăn thoắt và cái xô nước rửa hết tô nọ đến tô kia ... eo ơi, đúng là tiến thoái lưỡng nan.
Bà hàng lại còn tử tế, thò tay bốc thêm vài con ốc cho thêm vào tô bún của cô Vịt kìu. Cơ khổ, thật là cơ khổ. Thấy để cậu em dục mãi cũng kỳ, nhắm mắt cắn răng nuốt đại, chẳng biết nó ngọt nhạt mặn cay chua thế nào, cứ nghẹn ngào nuốt; lại còn phải gật đầu lia lịa và toét miệng cười mỗi khi cậu em hỏi: ngon không chị.... Cậu em mặt mày tươi hơn hớn, đấy em đã bảo đây là hàng bún ngon nhất Hà nội mà. Bà hàng cũng hỉ hả, những người xung quanh cũng hể hả, còn người ăn thì.... trong héo ngoài tươi...
Bây giờ vẫn nhớ câu nói của cậu em, ngon phải không chị. Ừ, ngon thật, ngon quá nên tới bây giờ, đã bao nhiêu năm, vẫn nghĩ tới tô bún hôm đó, nghĩ đến mà rùng rợn, rởn cả tóc gáy, nổi cả da gà và vẫn còn cảm giác nhờn nhợn.

Các bạn tôi nếu có dịp qua Úc, ghé nhà tôi sẽ nấu mời một tô bún ốc, không biết có ngon được bằng tô bún Hà nội lúc đó không nhưng phần rùng rợn bảo đảm sẽ thua xa.

Posted by sontrung at 2:01 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
HUỲNH NGỌC CHÊNH * TỪ TÀI HẬU
Thứ Hai, ngày 21 tháng 7 năm 2014
Tiết lộ kinh hoàng về cựu phó Chủ tịch quân ủy trung ương Tàu cộng
HNC: Thật ra đồng chí nào bị lộ thì cũng kinh hoàng như vậy cả, nhưng nếu chưa bị lộ thì các vị đều là thánh... tướng, mở miệng ra là vạn lời đạo đức, vạn điều nhân nghĩa khuyên dạy dân đen. Nhìn vào các đồng chí bị hạ và bị lộ để biết được các đồng chí còn đang trên đỉnh cao quyền lực của cái thể chế độc tài dối trá ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, không riêng gì bọn Tàu cộng.
Cựu phó Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu
Báo chí Trung Quốc và Hongkong đã tiết lộ thêm nhiều thông tin chi tiết quanh việc cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu bị điều tra.
Theo đó, tổng số tiền và hiện vật thu được khi khám nhà Từ Tài Hậu tới hơn 1,6 tỷ NDT; nhưng nghiêm trọng hơn là ông ta bị nghi 4 lần thuê người ám sát Chính ủy Tổng bộ Hậu cần Lưu Nguyên để trả thù việc Lưu chủ trương và thẳng tay trừng trị Phó Chủ nhiệm TBHC Cốc Tuấn Sơn, đệ tử ruột của Từ.

Thu giữ tài sản hơn 1,6 tỷ Nhân dân tệ
Theo Tạp chí “Động Hướng” số tháng 7/2014, chiều ngày 27/6/2014, ông Đỗ Kim Tài, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật (UBKTKL) Trung ương kiêm Bí thư UBKTKL Quân ủy đã cùng Viện phó Viện KSQSTW và 4 quân cảnh đến Viện Điều dưỡng BTL Cảnh vệ Bắc Kinh thực hiện việc bắt giữ Từ Tài Hậu.
Cơ quan kiểm sát đã thực hiện lệnh khám xét 5 căn nhà của Từ Tài Hậu và các con, gồm 2 căn ở Bắc Kinh, 1 ở Đại Liên, 1 ở Tế Nam, 1 ở Chu Hải. Tổng số tiền và vật chất thu được trị giá trên 1,6 tỷ NDT.
Tiết lộ kinh hoàng về cựu phó Chủ tịch quân ủy trung ương TQ
Cựu phó Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu
Cụ thể: có 17 tài khoản mở tại 5 ngân hàng thương mại quốc doanh (14 tài khoản dùng tên giả trị giá 335 triệu NDT); 12 tài khoản mở tại 6 ngân hàng phát triển địa phương tổng số tiền 430 triệu tệ, đều dùng tên giả; 10 tài khoản mở tại 5 ngân hàng vốn nước ngoài, 8 dùng tên giả, tổng trị giá 222 triệu tệ; tìm thấy dưới đáy giếng trong biệt thự ở Tế Nam 4,8 triệu USD, 4 triệu euro và 800 ngàn Bảng Anh tiền mặt; tìm thấy dưới nệm giường trong biệt thự nghỉ mát ở Chu Hải 8,650 kg vàng 24K; vợ Từ Tài Hậu có hơn 20 căn nhà, con gái có 15 căn và một chung cư cho thuê cao 10 tầng ở Bắc Kinh.
4 lần mưu sát Thượng tướng Lưu Nguyên
Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy TBHC (con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ) là người đầu tiên đứng ra khởi xướng việc chống tham nhũng trong quân đội.
Đầu tiên, ông viết thư cho Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào, nêu rõ tình trạng tham nhũng nghiêm trọng và các vấn đề tiêu cực khác trong TBHC và Tổng bộ chính trị (TBCT).
Sau đó, tại Hội nghị Quân ủy mở rộng ngày 25/12/2011, ông đã đăng đàn phát biểu, bất ngờ nói về vấn đề tham nhũng nghiêm trọng trong quân đội mà không theo nội dung đã đăng ký, công khai chĩa mũi nhọn vào 3 người thuộc hàng đứng đầu quân đội khi đó là Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lương Quang Liệt.
Trong bài phát biểu ứng khẩu, Lưu Nguyên đã đề cập đến sự tồn tại của bức ảnh “Phủ tướng quân” của Cốc Tuấn Sơn đang lan truyền trên mạng, lớn tiếng kết luận số tiền dùng xây dựng dinh thự xa hoa đó là lấy từ tiền tham ô qua buôn bán vũ khí và mua quan bán tước, rằng những vụ như thế không phải là hiếm trong quân đội. Phát biểu của Lưu Nguyên khiến phòng họp chết lặng.
Chưa hết, hướng về chủ tịch đoàn, nơi 3 vị lãnh đạo cao nhất đang ngồi, Lưu Nguyên nói: “Ba đồng chí đã ở cương vị lãnh đạo nhiều năm, có trách nhiệm không thể thoái thác đối với những vấn đề tham nhũng nghiêm trọng trong quân đội!”.
Hội trường lặng đi hồi lâu, rồi mới có tiếng rì rầm bàn tán, rồi tiếng bàn tán to dần và trở nên ầm ĩ. Trong tình hình đó, cả Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đều im lặng, rõ ràng đã biết trước chuyện gì sẽ xảy ra...
Theo “Động Hướng”, sau hội nghị đó, Từ Tài Hậu rất hoảng sợ, hoang mang. Ông ta định dùng tiền bạc, mỹ nữ giăng bẫy Lưu Nguyên nhưng không thành công, bèn quyết định ra tay sát hại. Theo tiết lộ, hiện cơ quan chức năng đã lập hồ sơ điều tra. Bước đầu cho thấy, cả 4 vụ âm mưu thuê người giết hại lưu Nguyên đều xảy ra trước Đại hội đảng lần thứ 18. Bốn vụ đó cụ thể như sau:
Cuối tháng 3/2012, khi đang trên đường về Thiên Tân kiểm tra công tác hậu cần, xe của Lưu Nguyên đột nhiên phát cháy trên đường cao tốc, tài xế bị chết, người cảnh vệ bị thương khi bảo vệ Lưu Nguyên.
Cuối tháng 7/2012, Lưu Nguyên về Thanh Đảo nghỉ dưỡng, một đêm, căn hộ số 206 ông ở bị thiêu rụi do đạn cháy bắn vào, nhưng Lưu Nguyên thoát chết do đã kết thúc chuyến nghỉ dưỡng trước thời hạn để kiểm tra quân khu Tế Nam.
Đầu tháng 9/2012, Lưu Nguyên đến kiểm tra quân khu Lan Châu, khi đang kiểm tra kho quân dụng ở Tây An thì bị bắn lén, cảnh vệ đã nổ súng bắn chết hung thủ. Vụ này sau đó được kết luận: hung thủ vốn là đại đội phó, bị kỷ luật loại ngũ, biết thủ trưởng đến kiểm tra nên manh động trả thù (!?).
Đến cuối tháng 9, Lưu Nguyên đến kiểm tra công tác hậu cần của quân khu Tế Nam. Tại hội nghị, ông thẳng thắn phê bình công tác hậu cần của quân khu quá loạn, quá phân tán, quá bất cập, yêu cầu phải chỉnh đốn ngay. Đêm đó, đường ống dẫn ga trong nhà tắm căn phòng 402 nơi Lưu Nguyên nghỉ bị nổ vào lúc 12 giờ khuya, nhưng Lưu Nguyên và trợ lý đang trao đổi ngoài vườn nên thoát chết.
Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Tổng TMT Trần Bỉnh Đức đều yêu cầu phải điều tra làm rõ ngọn ngành. Tập hợp một loạt các sự cố lại, nay cơ quan chức năng cho rằng đó không phải là sự cố bất thường, mà là hoạt động ám sát được lên kế hoạch từ trước.
Ai là người nâng đỡ Từ Tài Hậu?
Trong các ngày 16, 17/7 vừa qua, hầu hết các báo điện tử lớn của Trung Quốc như Sina, 163.net, Sohu... đều đăng tải lại nguyên văn bài viết nhan đề “Giải mật chuyện cũ của Từ Tài Hậu: mãi không vào được đảng, suýt bị cho chuyển ngành về quê” đăng trên “Tuần san Phượng Hoàng” trực thuộc THX.
Tác giả bài báo đã phỏng vấn một số bạn cũ của Từ Tài Hậu. Họ kể lại chuyện Từ Tài Hậu khi thi vào Học viện Công trình Cáp Nhĩ Tân, do chưa phải đoàn viên nên mãi không vào được đảng, phải cầu cứu các bạn giúp đỡ. Năm 1982 do trình độ, năng lực yếu nên suýt nữa Từ Tài Hậu bị loại ngũ, cho chuyển ngành, nhưng may có 1 lá thư tay từ Bắc Kinh gửi về, ông ta được gửi về thủ đô học.
Chỉ sau 2 năm học ở Học viện Chính trị quân đội, Từ Tài Hậu đột nhiên lên như diều gặp gió: từ quân khu tỉnh Cát Lâm, về quân khu Thẩm Dương, Tập đoàn quân 16, TBCT, quân khu Tế Nam, quay lại TBCT rồi ngồi lên ghế Phó chủ tịch Quân ủy.
Bài báo viết: “đoạn đời lên như diều gặp gió này liệu có nguyên nhân nào khác? có phải có quý nhân giúp đỡ? Mặc dù có đủ loại tin đồn, nhưng chưa có thông tin nào đáng tin cậy được tiết lộ”.
Dư luận cho rằng, mọi người đều rõ người đỡ đầu Từ Tài Hậu là ông Giang Trạch Dân, việc báo chí chính thống đăng tải bài này rõ ràng có ý đánh vào uy tín của ông Giang, hoặc giả cho thấy có thể ông Giang cũng sẽ bị liên đới khi Từ Tài Hậu bị đưa ra xét xử.
Đáng chú ý, trước đó, hôm 2/7, trang mạng Tân Hoa xã cũng đăng bài “Vì sao cơ quan tư pháp nước Pháp dám điều tra cựu tổng thống?”, trong đó viết: Trung Quốc xưa nay chống quan tham “chỉ đánh Tể tướng, không đánh Hoàng đế”...
Dư luận cho rằng: Việc Tân Hoa xã bạo miệng như thế không phải là chuyện ngẫu nhiên, nó báo hiệu ông Tập Cận Bình có thể sẽ tiếp tục việc “đánh Hổ” không có vùng cấm.
Theo Tiền Phong Được đăng bởi Chênh Huỳnh Ngọc vào lúc 00:10
 http://huynhngocchenh.blogspot.ca/2014/07/tiet-lo-kinh-hoang-ve-cuu-pho-chu-tich.html#more
Posted by sontrung at 1:52 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
BÙI TRỊNH * DÂN NUÔI CỘNG SẢN ĂN HẠI
20-07-2014
Người dân đang đóng thuế để nuôi những 'ông Vua' không ngai
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh/ Đất Việt
Ảnh bên:Rất nhiều sản phẩm đang được độc quyền mà hầu hết người dân không biết và không hiểu mình đã bỏ tiền ra trước đó thông qua thuế để”mua” các sản phẩm dịch vụ này
 Điện, nước, xăng, dầu là những mặt hàng thiết yếu nên dường như giá cả thế nào người sử dụng cũng phải chịu.
Độc quyền - đôi đũa thần
Theo định nghĩa trong Wikipedia, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Đối với nền kinh tế Việt Nam nhiều ngành không hoạt động dựa trên nguyên tắc này. Một số ngành như điện, xăng dầu, hàng không... của Việt Nam dường như không hoạt động theo nguyên tắc này nhưng lại luôn muốn đòi xác định giá bán cho người tiêu dùng (người dân và doanh nghiệp) theo giá thị trường.
Điện, nước, xăng, dầu là những mặt hàng thiết yếu nên dường như giá cả thế nào người sử dụng cũng phải chịu. Các doanh nghiệp kiểu này luôn kêu lỗ trong khi không hề minh bạch về hạch toán một cách tường minh cho người sử dụng và lương của những ông/bà giám đốc thường là lương khủng so với mặt bằng chung của xã hội, không ai phàn nàn gì nếu những người này quản lý tốt, minh bạch và cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị.
Cách làm kinh tế kiểu lương cao cứ nhận, lỗ đã có dân chịu thì ai làm cũng được. Những doanh nghiệp kiểu này không cần xác định quan hệ giữa cung và cầu, không cần mối quan hệ giữa giá trị và giá cả; dù sản phẩm của họ có tốt hay không người sử dụng vẫn phải mua nếu không muốn “chết”.
Những doanh nghiệp kiểu này độc quyền cả về mua và bán, việc chuyển giá khai gian giá của sản phẩm đầu vào thường xảy ra trong các doanh nghiệp kiểu này, từ đó dẫn đến hạch toán lỗ, chất lượng sản phẩm của những doanh nghiệp độc quyền ra sao người dân và doanh nghiệp đều phải chịu. Việc độc quyền này không chỉ xẩy ra với các ngành như điện, xăng dầu... mà ai cũng có thể thấy mà còn rất nhiều các hoạt động độc quyền khác. 
Theo Hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA) của LHQ mà Việt Nam đã áp dụng từ năm 1993 với quyết định số 183/TTg của Thủ tướng Chính phủ, phạm trù sản xuất bao gồm cả các hoạt động quản lý Nhà nước, theo định nghĩa này thì các sản phẩm dịch vụ của hoạt động quản lý Nhà nước cũng mang tính độc quyền, thậm chí là cửa quyền.
Hoạt động của các cơ quan này do tiền thuế của người dân (thuế trực thu và gián thu) và nghĩa vụ của các cơ quan này là cung cấp những dịch vụ tương xứng với tiền của dân bỏ ra “mua” sản phẩm của họ; quan hệ này thực chất đã trở thành quan hệ giữa “xin” và “cho”’ hầu hết người dân không biết và không hiểu mình đã bỏ tiền ra trước đó thông qua thuế để”mua” các sản phẩm dịch vụ này.
Doanh nghiệp kêu lỗ - tiền đâu ông chủ sống như đế vương?
Một nền kinh tế sẽ khó phát triển vô cùng khi vẫn tồn tại các hoạt động độc quyền, giá cả không được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu và giá trị sản phẩm. 
Tính toán tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các loại hình doanh nghiệp trong những năm gần đây cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thấp nhất và có xu hướng ngày càng thấp.
Điều này lý giải tại sao trong 2 năm gần đây khi tỷ lệ để dành/GDP và đầu tư/GDP tương đương nhau nhưng nền kinh tế vẫn rất khan hiếm vốn? Và tại sao các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nếu không là sân sau của các doanh nghiệp Quốc doanh chết hàng loạt trong mấy năm gần đây?
Với tỷ suất lợi nhuận như vậy không một doanh nghiệp ngoài Nhà nước nào làm ăn ngay ngắn chịu được mức lãi suất trên 20% những năm trước đây và khoảng 10% trong hiện tại.
Như vậy khi lượng kiều hối và lượng tiền trong dân thực chất chỉ là “tiền tệ” không thành vốn để đi vào sản xuất do các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không có động cơ đầu tư. Họ đầu tư mở rộng sản xuất để làm gì khi lãi suất huy động 7-8% và lãi suất phải trả ngân hàng trên 10% trong khi tỷ suất lợi nhuân trên vốn của họ chỉ là 1-2%?
Tỷ suất lợi nhuận sụt giảm chính là do các loại chính sách đều mang tính “giật cục” đặc biệt chính sách tiền tệ và chi phí vận chuyển tăng cao do giá bán năng lượng của các doanh nghiệp độc quyền liên tục tăng do các doanh nghiệp độc quyền về năng lượng luôn luôn kêu lỗ trong khi những ông/bà giám đốc của những doanh nghiệp loại này có cuộc xa hoa như đế vương.
Như vậy, người dân và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ngoài việc đóng thuế để nuôi các ông “vua” không ngai lại còn phải chịu mua những sản phẩm độc quyền với giá cao và giá trị sản phẩm thế nào cũng phải chịu. Người dân và doanh nghiệp tư nhân phải oằn lưng gánh chịu hậu quả của doanh nghiệp độc quyền do quản lý kém cỏi, dốt nát và tham nhũng mang lại.
Theo Đất Việt
 http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/07/nguoi-dan-ang-ong-thue-e-nuoi-nhung-ong.html#more
Posted by sontrung at 1:49 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
THẾ GIỚI & BIỂN ĐÔNG

Cựu TT Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam
RFA 18.07.2014
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
000_Hkg10068483.jpg
Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang tiếp cựu Tổng thống Bill Clinton tại Hà Nội hôm 18/7/2014.
AFP
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa có chuyến thăm đến Việt Nam vào ngày hôm nay. Mục đích của chuyến đi lần này tới Việt Nam của Tổng thống Clinton là để thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton về chăm sóc điều trị HIV do gia đình ông sáng lập, giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên toàn thế giới.
Từ năm 2006, Quỹ Clinton đã hỗ trợ và vận động các nhà tài trợ khác hỗ trợ cho Việt Nam trên 40 triệu đô la.
Tổng Thống Bill Clinton đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngay hôm nay.
Trong cuộc gặp với các lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Clinton  khẳng định ông và phu nhân luôn ủng hộ việc tăng cường quan hệ giữa hai nước. Vấn đề căng thẳng trong khu vực liên quan đến tranh chấp biển Đông cũng được đề cập trong cuộc gặp giữa Tổng thống Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tổng thống Clinton khẳng định luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị  Tổng thống Clinton ủng hộ việc Hoa Kỳ dở bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Cựu Tổng thống Clinton cho biết ông rất mong muốn được trở lại Việt Nam vào năm 2015 để kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-bill-clinton-visits-vietnam-07182014103146.html
 Việt Nam muốn được Hoa Kỳ viện trợ vũ khí

RFA
2013-07-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam ngay trước khi có chuyến viếng thăm tới Hoa Kỳ trong tuần này.
Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn AP về vấn đề cấm vận vũ khí, chủ tịch Việt Nam cho biết “giờ là lúc để bình thường hóa đầy đủ quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực”.
Ngoài ra, ông Trương Tân Sang cũng cho rằng vẫn còn những khác biệt giữa Washington và Hà Nội về nhân quyền, nhưng điều này “hoàn toàn bình thường”.
Hoa Kỳ hiện đang nỗ lực để xích lại gần Việt Nam hơn trên cả 2 phương diện an ninh lẫn kinh tế, tuy nhiên, Washington vẫn muốn Hà Nội phải thả các nhà bất đồng chính kiến cũng như cho phép tự do bày tỏ chính kiến chính trị và tôn giáo.
Trong những ngày này, cộng đồng người Việt ở Mỹ đang vận động yêu cầu Tổng thống Obama đề cập đến vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam khi gặp ông Sang lần này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vietnam-to-seek-end-to-arms-embargo-on-u-s-visit-07232013090537.html
Phần Lan chặn lô vũ khí đi Ukraine
Cập nhật: 13:04 GMT - chủ nhật, 20 tháng 7, 2014

Hải quan Phần Lan nói lô vũ khí gửi tới Ukraine đã bị chặn hồi cuối tháng Sáu
Hải quan Phần Lan nói họ đã chặn một lô vũ khí đang trên đường tới Ukraine, theo hãng tin Reuters.
Lô hàng gồm "các vật liệu quân sự" đã bị chặn tại sân bay Helsinki hồi cuối tháng Sáu, hải quan Phần Lan nói hôm thứ Sáu 18/7.
Nhật báo Helsingin Sanomat, có đông thuê bao nhất tại Phần Lan và khối các nước Bắc Âu, nói rằng lô hàng vận chuyển qua đường hàng không này gồm số lượng lớn các thiết bị dùng để điều khiển tên lửa, tuy tin này không được hải quan Phần Lan xác nhận.
Hãng tin DPA của Đức trích lời ông Sami Rakshit, người đứng đầu lực lượng kiểm tra của hải quan Phần Lan nói: "Thông tin sơ bộ cho thấy đó là hàng quân sự."
    "Thông tin sơ bộ cho thấy đó là hàng quân sự. Không phải là vũ khí, đạn dược mà hầu như chắc chắn là thuộc về những loại vũ khí nhất định nào đó."
Sami Rakshit, Trưởng Lực lượng Kiểm tra, Hải quan Phần Lan
"Không phải là vũ khí, đạn dược mà hầu như chắc chắn là thuộc về những loại vũ khí nhất định nào đó."
"Đó là các vật liệu quân sự đang trên đường tới Ukraine," ông Rakshit nói với Reuters. "Chúng không có các giấy phép cần thiết kèm theo."
Lô hàng xuất xứ từ vùng Viễn Đông, nhưng "không phải Nga, Trung Quốc hay Bắc Hàn", ông Rakshit xác nhận với DPA.
Ông Rakshit cho biết cơ quan hải quan Phần Lan đang điều tra xem ai là người sẽ nhận lô hàng tại Ukraine, mà theo Helsingin Sanomat là ở vùng viễn đông của Ukraine.
Miền đông Ukraine là khu vực đang trong cuộc khủng hoảng, với những người ly khai thân Nga đối đầu ác liệt với các lực lượng chính phủ.
Hôm thứ Năm 17/7, chiếc phi cơ dân sự MH17 của hãng hàng không Malaysia khi bay ngang qua vùng trời này đã bị bắn hạ, nhiều khả năng là do tên lửa, khiến toàn bộ 298 người trên khoang tử nạn.
Chính phủ Ukraine và phe phiến quân thân Nga ở nước này đổ lỗi cho nhau về thảm kịch, trong lúc chính phủ đưa ra điều mà họ cho là chứng cứ cho thấy phe phiến quân đã nhận trách nhiệm.
Phi cơ MH17 được cho là bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa tầm trung đất đối không Buk do Nga sản xuất
'Lô hàng lớn'
Quân đội Phần Lan đang hỗ trợ hải quan điều tra chính xác về chức năng sử dụng của các phụ tùng thiết bị thuộc hệ thống tên lửa, Reuters nói.
Theo Helsingin Sanomat, lô hàng này xuất phát từ Việt Nam, và cơ quan hải quan Phần Lan đang điều tra xem liệu có phải các phụ tùng đã được bảo dưỡng tại Việt Nam hay không, cũng như lý do khiến Phần Lan được chọn làm điểm trung chuyển trong vận đơn.
Tuy nhiên, BBC chưa có điều kiện kiểm chứng với phía Việt Nam về tin này.
Cơ quan hải quan cũng sẽ chú ý tới hãng hàng không đã vận chuyển lô hàng nhằm xác định vai trò của hãng trong toàn bộ vụ việc. Tuy nhiên, tới thời điểm này hãng hàng không chưa bị nghi vấn về việc vi phạm quy định xuất khẩu.
Hải quan Phần Lan nói lô hàng là một trong những lô vũ khí lớn nhất mà họ từng chặn được. Trong nhiều năm qua, họ đã chặn được khoảng mười vụ nghi là thiết bị quân sự, trong đó có một số vụ nhằm gửi tới các nước đang đối diện lệnh cấm vận vũ khí.
Năm ngoái, hải quan nước này tham gia vào một vụ điều tra xuyên biên giới liên quan tới nỗ lực đưa lậu các phụ tùng xe tăng vào Syria đang có chiến sự, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí quốc tế, thông qua ngả Phần Lan.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140720_ukraine_missile_cargo_vietnam_link.shtml
Vụ MH17: Băng ghi âm 'tố cáo phe ly khai'
Cập nhật: 10:04 GMT - thứ sáu, 18 tháng 7, 2014

Máy bay MH17 đang bay từ Amsterdam để đến Kuala Lumpur
Chính phủ Ukraine công bố cái mà họ gọi là những đoạn hội thoại qua phone giữa phe ly khai thân Nga và sĩ quan Nga. Nội dung nói rằng phe ly khai đã bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia Airlines.
An ninh Ukraine đưa cuộc đàm thoại bằng tiếng Nga lên YouTube chỉ vài giờ sau vụ việc.
BBC chưa thể xác nhận tính chân thực của các đoạn băng.
Đoạn băng thứ nhất
[Giọng nam, được nói là lãnh đạo ly khai Igor Bezler]: Nhóm Thợ mỏ [bí danh] đã bắn hạ một máy bay, rơi ngay đằng sau Yenakiyevo.
[Đại tá Geranin] Phi công. Phi công đâu?
[Bezler] Đã đi để tìm và chụp hình máy bay. Nó đang bốc khói.
[Giọng nam thứ hai, được cho là đại tá tình báo quân đội Nga Vasily Geranin] Mấy phút trước?
[Bezler] Chừng 30 phút trước.
Đoạn băng thứ hai
[Giọng nam, được chú thích là ‘Người Hy Lạp’] Vâng, Thiếu tá.
[Thiếu tá] Bọn Chernukhino đã bắn hạ máy bay.
[Hy Lạp] Ai bắn vậy?
[Thiếu tá] Từ chốt chặn Chernukhino. Dân Cossack ở Chernukhino.
[Hy Lạp] Vâng, Thiếu tá.
[Thiếu tá] Máy bay tan xác trên bầu trời, gần mỏ than Pertropavlovskaya. Thi thể ban đầu đã được tìm thấy. Một thường dân.
[Hy Lạp] Anh biết gì ở đó?
[Thiếu tá] 100% là máy bay dân sự.
[Hy Lạp] Có nhiều người không?
[Thiếu tá] Tro tàn rơi ngay xuống sân sau.
[Hy Lạp] Máy bay loại gì?
[Thiếu tá] Tôi chưa biết vì chưa đến gần xác máy bay. Tôi chỉ nhìn ở chỗ những thi thể ban đầu rơi xuống. Ở đó có tàn tro của giá đỡ, ghế ngồi, thi thể.
[Hy Lạp] Hiểu rồi. Có vũ khí không?
[Thiếu tá] Không có. Đồ dân thường, y tế, khăn, giấy vệ sinh.
[Hy Lạp] Có giấy tờ không?
[Thiếu tá] Có. Một sinh viên Indonesia. Đại học Thompson.
Đoạn băng thứ ba
[Giọng nam, được nói là của một tay súng] Về máy bay bị bắn ở khu vực Snezhnoye-Torez. Đó là máy bay dân sự. Rơi gần Grabovo. Nhiều thi thể phụ nữ, trẻ em. Dân Cossack đang có mặt ở đó.
Họ nói trên tivi đó là máy bay vận tải AN-26 của Ukraine, nhưng họ cũng nói có chữ Malaysia Airlines viết trên máy bay. Nó làm gì trên lãnh thổ Ukraine?
[Giọng nam, được cho là lãnh đạo Cossack Nikolai Kozitsyn] Có nghĩa là họ mang theo điệp viên. Bọn chúng không nên bay. Đang có chiến tranh mà.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140718_mh17_recordings_allegations.shtml
Posted by sontrung at 1:32 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CSVN «HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN«
CSVN «HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN«
KHÔNG PHẢI LÀ LỜI MẠ LỴ,
MÀ LÀ THỰC TẾ ĐAU ĐỚN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.07.2014
Web : http://VietTUDAN.net
Tôi viết bài CÁC «CỤ« LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CSVN HÈN NHỤC VÀ ĐÊ TIỆN, được phổ biến trên hệ thống Facebook và hệ thống Điện Thư Yahoo Groups. Mục đích viết bài này không phải là nhằm mạ lỵ ai hết, nhưng là nhằm tác động việc Dân Tộc NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi Cơ chế CSVN để Dân Tộc thăng tiến Xã hội và Đất Nước phát triển Kinh tế. Cuộc NỔI DẬY CÁCH MẠNG này phải được xẩy ra càng sớm càng hay.
Lực lượng Dân nghèo, nhất là DÂN OAN sẵn sàng và đã hành động, nhưng đã bị Nhà nước CSVN thẳng tay đàn áp. Sánh với Lực lượng DÂN OAN này, một số những giới khác chưa tích cực vì nhát sợ, thậm chí có những giới còn trở thành «cản mũi kỳ đà« cho những thành phần sẵn sàng NỔI DẬY CÁCH MẠNG.
Sánh với Lực lượng DÂN OAN, chúng tôi thấy giới các «CỤ« lão thành cách mạng hèn nhát. Nếu các «CỤ« tích cực, thì chính các «CỤ« có khả năng ngăn chặn việc đàn áp của công an. Các «CỤ«  đã tự xưng là Lão thành cách mạng, thì hãy tiếp tục tinh thần mình cho trót cuộc đời chỉ còn ít năm nữa. Với tinh thần tác động các giới cho việc tích cực đẩy mạnh công cuộc NỔI DẬY CÁCH MẠNG của Toàn Dân, chúng tôi đã viết bài CÁC «CỤ« LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CSVN HÈN NHỤC VÀ ĐÊ TIỆN và sẽ còn viết tiếp tục về từng giới khác trong tinh thần tác động ấy.
Tuy nhiên, khi bài viết CÁC «CỤ« LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CSVN HÈN NHỤC VÀ ĐÊ TIỆN được phổ biến trên hệ thống Facebook và hệ thống Điện Thư Yahoo Groups, thì có một vài công kích cho rằng chúng tôi có ý mạ lỵ CSVN. Khi phổ biến, chúng tôi không phân biệt độc giả ấy là ai, là cộng sản hay không cộng sản. Một vài công kích mà chúng tôi đọc được là dưới những NICKNAMES, không biết người đó là cộng sản hay không cộng sản. Điều quan trọng khi viết là chúng tôi nói lên SỰ THẬT, chứ không bịa đặt sự việc như «mạ lỵ« . SỰ THẬT vẫn là sự thật, nhưng nếu sự thật ấy có đau lòng thì chúng ta phải cố gắng sửa đổi để cùng nhau nắm tay NỔI DẬY CÁCH MẠNG bởi vì Đất Nước chúng ta đang bị Tầu Hán xâm lăng do chính đảng CSVN bán nước rước vào. Đó là SỰ THẬT đang làm ĐAU LÒNG mọi con dân Việt Nam.
Những SỰ THẬT sau đây đang làm mọi người Việt đau đớn :
1)         Ngày 28.11.2013, đảng CSVN ra lệnh cho Quốc Hội quyết định giữ Hiến Pháp cũ với 99.6% sau gần một năm rêu rao xin ý kiến sửa đổi Hiến Pháp từ Dân. Đây là việc phản bội, lật lọng của đảng CSVN. Một số những Lãnh đạo cao cấp của đảng như GsTsKH Nguyễn Ngọc Trân, Đại biểu Quốc Hội Khóa IX, X, XI, như Giáo sư Trần Phương, Chủ tịch Uûy Ban Khoa học XH và nguyên Phó Thủ tướng, lên tiếng công kích CSVN.  Đặc biệt Giáo sư Trần Phương đi thẳng vào cái căn nguyên gây tha hóa Xã hội và Phá sản Kinh tế, đó là cái Cơ chế phải phế bỏ đi chứ không thể cải cách hay dùng gian xảo lừa đảo nữa. Giáo sư đã cắt nghĩa ba điều kết luận căn bản sau đây: 
-           Chũ Nghĩa Xã Hội được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
http://www.youtube.com/watch?v=MaZIjlOLWKo&feature=youtu.be
-           Chủ nghĩa Cộng sản đã thất bại ! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng !
http://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU
-           Chúng ta lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác
http://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c
Những Lãnh đạo cao cấp này nói lên SỰ THẬ ĐAU LÒNG chứ không phải là những lời bịa đặt để mạ lỵ đảng CSVN.
2)         Khi người Dân chuyền miệng nhau nói lên câu « HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN« , đó là họ nói lên một SỰ THẬT ĐAU LÒNG xẩy ra trên hè phố khi công an thẳng tay đánh đập người dân can đảm bầy tỏ lòng yêu nước trước nạn xâm lăng của Tầu Hán, xẩy ra trên biển cả khi ngư dân bị Tầu Hán tịch thu thuyền bè và bị đánh đập ngay trên biển Việt Nam. Câu nói chuyền miệng  này không phải do Dân bịa đặt ra để mạ lỵ CSVN.
3)         Khi Tầu Hán xâm lăng, điển hình là tự tiện mang Giàn Khoan HD-981 vào vùng biển thuộc Việt Nam, thì cả Bộ Chính trị, cả những Lãnh đạo chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh… đã run sợ trước kẻ xâm lăng, làm mất thể diện cả một quốc gia. Đây là SỰ THẬT ĐAU LÒNG mà Toàn Dân và Quốc tế đều nhìn thấy, chứ không phải là sự bịa đặt để mạ lỵ đảng CSVN đê hèn.
3)         Những kêu gọi của chúng tôi về việc Dân Tộc phải NỔI DẬY CÁCH MẠNG không phải là điều chúng tôi mới viết ra như tuyên truyền bịa đặt trong bài mới đây viết về CÁC «CỤ« LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CSVN HÈN NHỤC VÀ ĐÊ TIỆN. Chúng tôi đã viết cả một cuốn sách kêu gọi từ nhiều năm nay rằng Dân Tộc phải NỔI DẬY CÁCH MẠNG dứt bỏ CSVN để có thể phát triển. Thực vậy, chúng tôi đã viết về Lý thuyết cũng như trưng dẫn những việc làm cụ thể của CSVN để đi đến kết luận rằng «DỨT BỎ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN« . Đó là đầu đề cuốn sách với 216 trang mà chúng tôi đã công khai xuất bản năm 2009.  Quý Vị có thể vào các Links dưới đây để đọc và thấy rằng nội dung cuốn sách không phải là những bịa đặt mới đây trong một bài viết ngắn gọn để mạ lỵ cái đảng CSVN đê hén này :
Các Links :
*VietTUDAN DIEN DAN CHINH TRI VIET NAM => http://VietTUDAN.net
*TỦ SÁCH ĐẤU TRANH VietTUDAN => http://www.viettudan.net/731756.html
*DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN  => http://www.viettudan.net/732877/index.html
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.07.2014
Web : http://VietTUDAN.net
Posted by sontrung at 3:49 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
VI ANH * MỸ PHẢN CÔNG TRUNG CỘNG
Mỹ Ba Mặt Phản Công TC

19/07/2014
Vi Anh
Ngày 16/07/2014, Tân Hoa Xã của Trung Cộng loan tin Bắc Kinh đã quyết định rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, về bờ biển gần đảo Hải Nam. Hơn một tuần trước đó, những ngày sau lễ Độc Lập Mỹ, 2014 là thời gian Mỹ phản công Trung Cộng về vấn đề Biển Đông, trên ba mặt lập pháp, ngoại giao, và quân sự.
Một, về lập pháp, Thượng Viện tấn công TC trực tiếp và tổng thể với Nghị Quyết S.Res 412 ngày 10/07/2014. Về hình thức, khoáng đại Thượng Viện với hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đồng tâm nhất trí biểu quyết với đa số áp đảo lên án TC đe dọa, gây hấn gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đòi TC phải rút giàn khoan Hải Dương 981, ngay lập tức trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 01/05/2014.
Dù chỉ là Nghị Quyết không có hiệu lực pháp lý cưỡng hành, Nghị Quyết S.Res 412 là của Thượng Viện, một cơ quan lập pháp, quyền lực tối cao về chính sách và ngoại giao của Mỹ, tín lực và giá trị của nó rất cao đối với Hành Pháp Mỹ và là một tuyên bố rất quan trọng của ngành lập pháp Mỹ trên trường quốc tế. Về nội dung, Nghị Quyết này là tiếng nói của chánh quyền lưỡng đảng Cộng Hoà và Dân Chủ của Mỹ, chuyên về chính sách và ngoại giao. Bất cứ bộ trưởng, tướng lãnh và đại sứ muốn được chánh thức cử nhiệm phải qua sự chuẩn thuận của Thượng Viện. Chủ Tịch Thượng Viện đương nhiên là Phó Tổng Thống, nhân vật số 2 lên thay Tổng Thống khi vị này bị “ngăn trở”.
Phương chi, Nghị Quyết S.Res 412 công khai, minh thị, chỉ mặt đặt tên lên án TC đe dọa, sử dụng vũ lực để cản trở quyền tự do hoạt động tại không phận quốc tế để thay đổi nguyên trạng hay làm mất ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và thẳng thắn đòi hỏi yêu cầu Trung Quốc kiềm chế không áp dụng vùng nhận dạng phòng không, cũng như không có những hành động khiêu khích khác trong khu vực.
Nghị quyết nói rõ TC phải rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 và các lực lượng hàng hải hộ tống khỏi vị trí hiện nay, không tiến hành các hoạt động đi ngược lại COLREGs (Quy định quốc tế phòng ngừa các vụ va chạm trên biển), và ngay lập tức trả lại nguyên trạng như trước ngày 01/05/2014.
Thượng Viện minh thị bày tỏ lập trường của Mỹ, khẳng định các chính sách: ủng hộ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngay sau đó Việt Nam mừng như lượm được vàng, vì lâu nay Mỹ chỉ bày tỏ ủng hộ Nhựt, Phi luật tân là đồng minh của Mỹ bị TC xâm lấn biển đảo. Bây giờ Thượng Viện tuyên xung lập trường ủng hộ cả đối tác, rõ ràng là sẵn sàng ủng hộ VN là một đối tác bang giao và giao thương mà Mỹ đang phát triễn thành đối tác họp tác toàn diện mà TT Obama đã công bố khi Chủ Tich Trương tấn Sang đi Mỹ gặp TT Obama. Ngay ngày hôm sau 11/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố: "Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ.”
Và tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers, Chủ Tịch Uỷ Ban Tình báo Hạ Viện, cáo buộc Trung Quốc "gây hấn tham lam, trắng trợn" trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông.
Hai, về ngoại giao, trong cuộc Đối Thoại Mỹ-Trung về Chiến Lược và Kinh tế lần thứ Sáu, tại Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Kerry và phái đoàn Mỹ thẳng thừng đấu đá với những người đồng nhiệm của TC về tình hình TQ gây căng thẳng tại Biển Đông và tấn công tin tặc vào Mỹ.
Phái đoàn Mỹ cảnh cáo Trung Quốc có thể làm xung đột bùng nổ, nếu đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền trên những vùng lãnh thổ tranh chấp. Washington «không thể chấp nhận» các mưu toan tạo ra một hiện trạng mới ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Còn phái đoàn TC trong hội nghị kêu gọi Hoa Kỳ có «một quan điểm công bằng, khách quan và tôn trọng cam kết không đứng về bên nào». Bắc Kinh coi Hoa Kỳ là đang khuyến khích Việt Nam và Philippines trở nên quyết đoán hơn trong cuộc tranh chấp, đồng thời đang hậu thuẫn cho đồng minh an ninh Nhật Bản trong cuộc tranh cãi với Bắc Kinh về vùng quần đảo không có người ở thuộc biển Hoa Đông, nơi phía Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Ba, trên phương diện quân sự, tình hình mới, nhiệm vụ mới, Bộ Quốc Phòng Mỹ thực hiện chiến thuật mới đối với TC. Chiến thuật mới này dùng để đối phó với các hành động TC mà Mỹ đánh giá là «khiêu khích», «gây bất ổn định» trong vùng Đông Bắc và Đông Nam Á châu. Báo Anh Financial Times, ngày 10/07/2014 cho biết Mỹ thường cho các loại phi cơ trinh sát, cũng như tàu hải quân hiện diện ngay tại khu vực mà TC tranh chấp với một số nước trong vùng. Như vào tháng Ba năm nay phi cơ trinh sát P-8A bay qua tàu Trung Quốc đang phong tỏa đường tiếp tế cho một toán thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên bãi mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp. Phi cơ Mỹ cố ý bay rất thấp, sao cho phía Trung Quốc có thể nhìn thấy được.
Vào ngày 30/06 vừa qua Cảnh sát Biển của VN đang theo dõi giàn khoan HD 981 công khai cho biết thấy hai phi cơ trinh sát loại tối tân của Mỹ, một chiếc máy bay EP3 của Mỹ cũng đã bay qua khu vực có giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, và ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 200m. Sau đó, chiếc thứ hai loại trinh sát cơ RC135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m. Đây là một khu vực dầy đặc tàu Trung Quốc được phái tới để bảo vệ giàn khoan của họ.
Phân tích sự kiện này, một cựu giới chức của Ngũ Giác Đài Mỹ, nói trên báo Financial Times đó là một chiến thuật mới của Hải quân Mỹ: «Thông điệp là chúng tôi biết những gì quý vị đang làm, hành động của quý vị sẽ có hậu quả, chúng tôi vừa có khả năng vừa có quyết tâm và chúng tôi đang hiện diện ở đây.»
Bên cạnh việc cho phi cơ và tàu trinh sát hành động của TC, Bộ Quốc Phong Mỹ còn tích cực sử dụng máy bay do thám và đưa tàu đến hoạt động gần khu vực có tranh chấp, Mỹ còn giúp các nước trong vùng có thông tin nhanh chóng và kịp thời về vị trí các con tàu trong khu vực. Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật Bản và một số nước khác trong khu vực các thiết bị radar và hệ thống giám sát, và hiện đang tìm cách để tích hợp thông tin thu thập được vào một mạng lưới khu vực rộng lớn hơn, có chức năng chia sẻ dữ liệu.
Thêm vào dó Mỹ còn nghĩ đến khả năng công bố rộng rãi hình ảnh hoặc video về các hành vi thái quá của Trung Quốc trên biển. Một số quan chức Mỹ cho rằng nếu hình ảnh tàu Trung Quốc xách nhiễu ngư dân Việt Nam hay Philippines được loan truyền rộng rãi, điều đó có thể khiến Bắc Kinh chùn tay.
Bốn và sau cùng, nhiều người thấy Mỹ tuyên bố chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương trong khi TC quậy đục nước lở đảo của các nước trong vùng, trong đó có Nhựt và Phi là đồng minh của Mỹ, mà không thấy Mỹ hành dộng gì đối với TC. Nhìn sâu và xa một chút, thói quên chiến lược, chiến thuật của Mỹ là nghiên cứu, đánh giá rất lâu và tham chiến chót. Nhưng khi tham chiến rồi, Mỹ như chiếc xe tăng trên bờ, hàng không mẫu hạm dưới biển, lù lù tiến tới, có thắng chớ chưa thua một dại chiến nào trong lịch sử chiến tranh thế giới vừa qua./.(Vi Anh)
Posted by sontrung at 3:43 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Dai Phat giao Viet Nam
Xin qúy thính giả vui lòng chú ý Đài Phật giáo Việt Nam thay đổi giờ và làn sóng phát về Việt Nam. Xin quý vị tìm nghe tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Chương trình thứ Sáu 18.7.2014 tuần này xin mời Phóng dự buổi Hội luận về 10 văn kiện Chống xâm lược Trung Cộng của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và “Người Việt hải ngoại làm gì trước hiểm hoạ xâm lăng” qua những phát biểu của Hoà thượng Thích Trí Hoà, Chủ tịch Cộng đồng Nguyễn Khắc Vinh, Cư sĩ Võ Văn Ái và Thượng toạ Thích Giác Đẳng & Quyết nghị cho Dân chủ Việt Nam và Chống xâm lược Trung Cộng, xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không có cơ hội nghe trực tiếp trên Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh về trong nước vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) trên làn sóng sóng ngắn 31 mét 9930 kilô Hertz :

Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :
http://pttpgqt.net/2014/07/18/dai-phat-giao-viet-nam-ngay-18-7-2014
http://www..queme.net/vie/radio_detail.php?numb=2320
http://www.daiphatgiao.org/radio/index_detail.php?numb=188

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :
(Go To) http://kiwi6.com/file/98azu583vq
hay (Go To) http://youtu.be/s9ssIOsi-cE
hay (Save Target As) http://www.queme.net/radio/2014-07-18.mp3

Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.
PTTPGQT

Để theo dõi các chương trình trong quá khứ, xin mời quý thính giả vào nghe qua địa chỉ :

Hay http://pttpgqt.net/category/dai-phat-giao-viet-nam
hay http://www.queme.net/radio
hay http://www.daiphatgiao.org
để chọn các Chương trình

Đài Phật giáo Việt Nam là tiếng nói của những Phật tử phải sống xa quê vì nhiều lý do, nhưng trái tim chưa ngừng đập với tiếng đập quê hương làm xanh rừng biếc sóng tự bao đời. Một tiếng nói vọng từ nghìn xưa ưu ái, và hôm nay, vang động những ưu tư an lạc, nhân quyền và tự do tôn giáo. Cầu mong đến tai quý thính giả trong và ngoài nước, làm nhịp cầu dân tộc, để cùng nhau trao đổi cho tương lai đất nước thanh bình và phát triển trong tình nghĩa đồng bào bị thiếu vắng 60 năm qua - do chinh chiến và tranh chấp ý thức hệ gây ra. Mong mỏi nhận được những ý kiến và tham gia của quý thính giả trong, ngoài nước. Thư từ xin gửi về :

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tếBP. 60063
94472 Boissy Saint Léger cedex – France
Địa chỉ E-mail : daiphatgiao@daiphatgiao.org

Quý thính giả cũng có thể theo dõi tin tức trên Trang nhà Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế : http://www.queme.net & http://pttpgqt.net
Posted by sontrung at 3:36 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
VI ANH * TRUNG CỘNG ĐẠI BẠI
Biển Đông: Mỹ Thắng, TC Bại
18/07/201400:00:00(Xem: 4263)
    Vi Anh

Share on facebook
Tân Hoa Xã của TC ngày 16/07/2014 loan tin TC rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng trăm tàu, máy bay yểm trợ từ ngày 2 tháng Năm về đảo Hải Nam, trước kế hoạch dự trù rút vào 15 tháng 8.
Không ai nghĩ TC rút giàn khoan vì sợ cơn bão Rammasun hay do phản ứng hoặc sự tiêu lòn của Đảng CSVN. Đảng CS thì câm như hến, Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng xin thương thảo, Dương khiết Trì không đáp ứng. Bên Nhà Nước, Nguyễn tấn Dũng la lối phản đối nhưng chuyện nhỏ nhứt dễ làm nhứt là khiếu kiện TC, cũng nói chờ ý kiến Bộ Chánh Trị. Mỹ, đích thân Ngoại Trưởng Kerry điện thoại với Ngoại Trưởng Phạm bình Minh qua bàn tổng thể, hơn một tháng mà Đảng Nhà Nước chưa cho đi. Vậy chắc chắn nguyên do TC rút giàn khoan là do phản ứng của quốc tế, chánh yếu là Mỹ và do sự tính toán thiệt hơn của TC. Trong kỳ trước, mục này có đưa ra bài phân tích “Mỹ Ba Mặt Phản Công Trung Cộng”, về vấn đề Biển Đông, trên ba mặt lập pháp, ngoại giao, và quân sự. Trong kỳ này sẽ phân tích TC chẳng những thua Mỹ ở Biển Đông mà trên toàn cầu trên phương diện uy tín so với Mỹ.
Nếu tính tốn kém công của, TC tốn kém hơn Mỹ quá nhiều. Nào phải đưa đủ loại tàu, máy bay, giàn khoan, liên tục ra chứng tỏ sự hiện diện trên các vùng biển, đảo mà TC giành giựt của các nước, nhưng chưa chiếm được một đảo mới nào. Trừ Hoàng sa và Trường sa của VN, TC đã lấy vào thời Chiến Tranh Lạnh. Nếu tính tổn thất ngoại giao trong vùng Á châu Thái bình dương và trên thế giới nữa, thì TC tổn thất vô số kể. VNCS kia là một đồng minh, đồng chí của TC mà vẫn không chịu nổi TC, đang tìm đủ mọi cách để phát triển hợp tác toàn diện với Mỹ. Nói theo kiểu bình dân của phó thường dân Nam bộ, thì TC làm ‘mọi’ cho Mỹ hưởng. Nói theo lẽ được thua, lợi hại của chánh trị ngoại giao thì TC làm hùm, làm hổ vô tình lùa các nước Á châu Thái bình dương vào vòng ảnh hưởng của Mỹ, tạo thêm uy thế của Mỹ như lá chắn che chở các nước, tạo thời cơ thuận lợi cho Mỹ chuyển trực quân sự sang Á châu Thái bình dương, được Nhựt, Úc phần nào chia xẻ công tác và quân phí.
Mới đây Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center, một trung tâm điều tra có uy tín, đã thăm dò dư luận ở 44 nước trên thế giới, làm trên 1000 người tuổi từ 18 trở lên trong thời gian từ 18/4 đến 8/5, công bố kết quả ngày 14/07/2014, cho thấy tổn hại của TC và lợi lộc của Mỹ, liên quan đến hành động của TC dùng sức mạnh, ngang ngược giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương. Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia dân chúng coi TC là mối đe dọa lớn nhất, và Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất. 74% người Việt ở VN, 68% người Nhựt và 58% Phi luật tân coi TC là chế độ nguy hiểm nhứt. Trái lại, chẳng những 3 nước có hiệp ước an ninh hỗ tương với Mỹ, Philippines có 83% người, Hàn Quốc 68%, Nhựt 62% coi là đồng minh khả tín nhất mà còn 5 nước khác nhận định Mỹ như ba nước này. Trong đó có VNCS, có 30% dân chúng tin rằng đồng minh đáng tin cậy trong tương lai.
Tất cả các nước được hỏi đều có một mối lo chung, đó là lo ngại về nguy cơ tranh chấp biến thành xung đột quân sự ở mọi nước, kể cả tại Trung Quốc có tới 62% người lo ngại, so với 34% dửng dưng.
Chẳng những ba nước bị TC giành giựt, chiếm biển đảo, Phi 93%, Nhựt 84%, VN 84% lo ngại, mà Hàn Quốc 83%, và Ấn Độ 72% cũng lo ngại TC. Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận lo ngại về nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra vì TC. Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%. Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước. Chỉ có 7% tại Nhật, 16% ở Việt Nam, và 38% ở Philippines có cảm tình với TC.
Thăm dò của PEW cho thấy người dân VN rất lo trước mối đe doạ xâm lấn của TC và muốn nước mình đồng minh với Mỹ và các chế độ tự do dân chủ. Chỉ có 16% người được hỏi có thiện cảm với TC, 69% người Việt cho rằng TC sẽ không bao giờ thay Mỹ làm siêu cường, trong khi chỉ có 17% tin điều này đã hay sẽ xảy ra. Nhưng 67% có thiện cảm với Ấn Độ, 76% cho Mỹ và 77% cho Nhật.
Tưởng cũng nên nhắc để rộng đường dư luận và đối chiếu. Mấy tháng trước đây, tổ chức PEW chuyên nghiên cứu dư luận trên toàn cầu có tổ chức một cuộc thăm dò, kết quả cho thấy đại đa số cho TC là một siêu cường, nhưng bị ghét nhứt thế giới. Ghét TC nhứt là dân Mỹ, kế là Đức, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bổn..
Còn ở Á châu, các nước Á châu Thái Bình Dương nhứt là Nhựt, Phi luật Tân, Nam Hàn thì quá ghét TC. Ghét TC nhứt là Nhựt, chỉ có 5% người dân Nhựt tỏ ra thông cảm với TC. VN không nằm trong danh sách được thăm dò, nhưng thời sự VN cho thấy người dân Việt ghét cay ghét đắng TC, coi TC như là “tiền cừu hậu hận”, như quân Tàu xâm lăng và thống trị hà khắc VN 1.000 năm trong 4.000 năm lịch sử của VN.
Còn Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới thì coi TC là kẻ thù số 1. Thăm dò của Viện Gallup, một tổ chức độc lập có uy tín lâu đời ở Mỹ mới đây cho biết đa số dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ. Viện này tổ chức thăm dò bằng điện thoại với hơn 1.000 người trưởng thành ở khắp nước Mỹ, tuổi từ 18 trở lên, từ ngày 6 đến 9 tháng 2, 2014 vừa qua. Kết quả cho thấy, TC là nước đứng đầu danh sách “kẻ thù của nước Mỹ”, kế đó là Iran và Bắc Hàn. Người Mỹ coi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng, hơn cả mối đe dọa từ chương trình nguyên tử của Iran và CS Bắc Hàn.
Thành ra không phải TC thua Mỹ ở Biển Đông mà thua trên toàn cầu. TC càng quậy nữa thì càng lún, càng chìm./.(Vi Anh).
Posted by sontrung at 3:31 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
CLINT RICHARDS * RÚT DÀN KHOAN
20-07-2014
Việc Trung Quốc rút giàn khoan không chứng minh điều gì cả
Clint Richards/ The Diplomat
Phạm Nguyên Trường dịch/VNTB
Sáng thứ Tư vừa qua TQ đã đưa ra một tuyên bố giật mình, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi (Hong Lei) thông báo trên Tân Hoa Xã rằng giàn khoan dầu ngoài khơi mang tên HYSY 981 của Công ty dầu khí quốc gia TQ (CNPC) đang di chuyển khỏi vùng biển tranh chấp với VN tại quần đảo Hoàng Sa, nơi nó đã được hạ đặt từ ngày 2/5 đến nay.
 Từ hôm ấy đến nay, giàn khoan đã trở thành mối xung đột giữa VN và TQ, với những đụng độ trên biển diễn ra hầu như mỗi ngày giữa lực lượng cảnh sát biển và các tàu đánh cá của hai bên, kèm theo những cuộc biểu tình bạo động chống TQ tại VN.
 Mặc dù sự di chuyển giàn khoan đột ngột này thật đáng ngạc nhiên và đáng quan tâm vì nhiều lý do khác nhau, nhưng ông Hồng Lỗi đã nhấn mạnh rằng Tây Sa, tức Hoàng Sa theo cách gọi của VN, hiển nhiên là lãnh thổ của TQ, rằng “TQ cực lực lên án những hành động phá rối thiếu sáng suốt của VN đồng thời thực hiện những biện pháp an ninh cần thiết để đảm bảo cho giàn khoan hoạt động”.
Quyết định di chuyển giàn khoan đến đảo Hải Nam một tháng trước kế hoạch đã đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau. Trước đây, CNPC đã từng tuyên bố giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động tại vị trí hạ đặt đến ngày 15/8, nhưng đến thứ ba vừa qua lại tuyên bố rằng việc thăm dò và khoan dầu đã hoàn tất. Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách của CNPC, ông Vương Chấn (Wang Zhen), cho biết những phân tích ban đầu cho thấy khu vực này “có những điều kiện và tiềm năng để thăm dò dầu khí, nhưng việc thử nghiệm hút dầu chưa thể bắt đầu cho đến khi các số liệu được đánh giá một cách toàn diện“.
Như vậy TQ đã tự tạo cho mình một lý do để rút giàn khoan khi họ muốn, nhưng lại nêu ra một cách mơ hồ rằng cần phải đánh giá thêm các số liệu trước khi quay lại khoan dầu, và điều này có nghĩa là TQ hoàn toàn có thể quyết định trở lại khu vực tranh chấp với VN nếu họ muốn và khi họ muốn.
Việc TQ đột ngột rút giàn khoan trước thời hạn mà không báo trước và hầu như không kèn không trống, dễ làm cho người ta suy luận một cách logic rằng TQ đang muốn làm giảm căng thẳng với VN, và có lẽ đang phải thuận theo những áp lực của quốc tế đối với những yêu sách ngày càng tăng trên một diện tích chiếm đến 90% Biển Đông, gây ra những tranh cãi ngày càng căng thẳng với cả Việt Nam lẫn Philippines. Rất có thể là như thế, nhưng TQ đã tạo ra cho mình cái cớ để có thể trở lại nếu như họ muốn.
Mặc dù không đưa ra một lý do chính thức cho việc rút giàn khoan sớm hơn dự định, nhưng Tân Hoa Xã đã cho biết những hoạt động thử nghiệm không thể tiến hành được ngay vì mùa bão đã đến. Một viên chức của ngành công nghiệp dầu khí vốn có nhiều hiểu biết về hoạt động của giàn khoan, khi phát biểu với hãng Reuters, cũng ghi nhận rằng việc rút về sớm sẽ giúp cho giàn khoan có thể thực hiện các hợp đồng công việc khác.
Với tư cách là giàn khoan dầu ngoài khơi mới nhất và tân tiến nhất của TQ, với khả năng thực hiện mũi khoan ở độ sâu gấp đôi các giàn khoan nước sâu khác, hai lý do vừa nêu có lẽ cũng hơi có lý. TQ đã rút tất cả các con tàu mà nó đã đưa đến để bảo vệ giàn khoan và đồng thời bảo vệ yêu sách của nó trên vùng biển tranh chấp. Theo phát biểu của ông Lê Hà, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư, Việt Nam cũng đã rút 30 tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của mình về để tránh cơn bão Rammasun sắp đến.
Thật là một điều ngạc nhiên khi TQ đã gần như đã quyết định từ bỏ yêu sách của mình trên quần đảo Hoàng Sa ngay vào lúc này, khi việc đâm tàu và bắn súng phun nước của TQ đối với VN đã khiến cho cuộc tranh chấp hầu như chỉ còn từ một phía, với phía VN có 27 chiếc tàu bị hư hại và 15 kiểm ngư viên bị thương. Ngay cả những cuộc biểu tình phản đối TQ tại VN vốn đã lên đến đỉnh vào tháng Năm vừa qua cũng đã hạ nhiệt sau khi bị chính phủ dập tắt, có thể là do sự phụ thuộc của VN vào những quan hệ kinh tế với TQ và cũng do họ hiểu được rằng hải quân của mình không thể nào sánh được với hải quân của TQ.
Do VN hầu như đã bị khống chế trong thời gian trước mắt, việc quyết định rút giàn khoan sớm rõ ràng chỉ có thể do những căng thẳng ở phạm vi rộng hơn trong toàn khu vực. Việc TQ khẳng định đường chín đoạn tại Biển Đông mới đây với cả VN lẫn Philippines đã là chất xúc tác thúc đẩy sự hợp tác an ninh trong khu vực. Đối thủ lớn nhất của TQ trong khu vực là Nhật đã tận dụng cơ hội này để hứa cung cấp tàu cảnh sát biển và tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với các nước có liên quan. TQ cũng là đích nhắm trong Đối thoại Shangri-la vào cuối tháng Năm vừa qua, nơi cả Mỹ lẫn Nhật đều nêu rõ ý đồ thay đổi hiện trạng tại Biển Đông đang là một xu hướng đáng quan tâm nhất trong khu vực hiện nay.
Cho dù nhìn bên ngoài TQ có vẻ như đang rút lui, nhưng hẳn là họ đang chơi một ván cờ dài. TQ đã không hề nhượng bộ bất kỳ yêu sách nào, mà ngược lại còn tỏ ra rằng nhọ có thể khẳng định ý chí (ít nhất là khẳng định với VN, quốc gia yếu hơn họ rất nhiều), và hoàn tất các mục tiêu của mình bất chấp những lời phản đối trong khu vực cũng như những cuộc va chạm gần như hàng ngày. TQ có lẽ sẽ xem đây là một tiền lệ  của sự thành công, khi họ có thể áp đặt những diễn giải của mình lên các đường ranh giới trong khu vực mà không bị ai phản đối.
Thay vì làm giảm nhẹ sự quyết đoán của mình, rất có thể các nhà lãnh đạo của TQ cảm thấy rằng trong tương lai họ có thể trở lại những vấn đề tương tự vào bất cứ lúc nào và nơi nào họ muốn, và sự cân bằng về an ninh trong khu vực vẫn sẽ không thay đổi hoặc được củng cố gì nhiều trong khoảng thời gian ấy. Nếu điều này là đúng, có nghĩa là một giàn khoan đã an toàn trở về vùng biển của mình, và TQ đã chứng tỏ họ có đủ sức để vượt qua những áp lực kéo dài trong khu vực.
Theo VNTB
 http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/07/viec-trung-quoc-rut-gian-khoan-khong.html#more
Posted by sontrung at 2:55 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
SƠN TRUNG * BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG VII

BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG VII
SƠN TRUNG

Ngày 15-7-2014, Trung Cộng đã rút dàn khoan HD 918 về căn cứ Hải Nam Việc này làm cho Việt nam và thế giới xôn xao bàn tán. Về phía Trung Quốc họ tuyên bố hai lý do cho việc rút dàn khoan là do cơn bão Rammasun Thần Sấm sắp đi qua vùng biển Hoàng Sa, và việc khảo sát của họ đã thành công sớm hơn dự liệu một tháng.
Tối hôm 15 tháng 7 Trung quốc tuyên bố chính thức rút giàn khoan HD 981 ra khỏi đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hồng Lỗi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết việc rút giàn khoan do đã “hoàn thành tác nghiệp” sau khi đã thu một số dữ liệu về địa chất. Giàn khoan được rút về đảo Hải Nam.Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng việc rút giàn khoan hòan toàn nằm trong kế hoạch và không bị bất cứ một yếu tố nào từ bên ngoài....Theo nhiều chuyên gia quốc tế cùng cho rằng Trung Quốc đem giàn khoan vào trong lúc biển lặng và mang nó ra lúc bão tố nhằm thực hiện kế hoạch chứng tỏ sự hiện diện thường xuyên của họ tại các vùng biển tranh chấp. Việc rút giàn khoan đã được Trung Quốc công bố từ khi bắt đầu và hôm nay họ rút ra chỉ vì bão tới sớm hơn dự kiến [1].
Thế giới và Việt Nam quốc nội, hải ngoại đều có suy nghĩ khác.Trước hết ta thử duyệt lại tình hình trước đó. Nói chung, thế giới tự do đã có những phản ứng tích cực tuy rằng chưa phải là cứng rắn đối với Trung quốc:
-Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 được tổ chức tại Singapore từ ngày 30/5 đến ngày 1/6, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Thủ Tướng Nhật đã thẳng thừng chỉ trích Trung Cộng xâm lược.
-Tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 6 diễn ra trong hai ngày 9-10/7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel thảo luận cùng Tập Cận Bình nhưng quan điểm hai bên khác nhau. Mỹ thẳng thắn tố cáo yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc [2].
Cũng tại hội nghị này, Mỹ xác định « không thể chấp nhận » việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông [3].
-Trong tháng 7-2014, Ngũ Giác Ðài tuyên bố có chiến thuật mới để ngăn chặn TQ ở Biển Đông [4].
-Ngày 11-7, Trưởng ban tình báo Hạ viện kêu gọi Mỹ quyết liệt đẩy lùi Trung Quốc [5].
-Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ hôm thứ Năm kêu gọi Mỹ quyết liệt đẩy lùi Trung Quốc, và cáo buộc Trung Quốc "gây hấn tham lam, trắng trợn" trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông [6].
-Ngày 10-7-2014, Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết kêu gọi TQ rút giàn khoan Hải Dương[7].
-Ngày 14-7-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 14-7 đã điện đàm với Tập Cận Bình
-Ngày 15-7-2014, Trung cộng rút dàn khoan.
Và  xung quanh đó có những sự kiện rất đáng lưu ý:
-Sáng ngày 14/7/2014 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ Evan Medeiros đang thăm làm việc tại Việt Nam.[8]
-Cựu tổng thống Clinton đến Việt Nam ngày 18-7-2014 [9]
Móc nối các sự kiện trên cho thấy chúng có một tương quan nhân quả trong việc Trung Cộng rút giàn khoan. Nam Nguyên phóng viên RFA nhận định:
Sự kiện Trung Quốc loan báo rút giàn khoan Hải Dương 981 sớm một tháng khỏi vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, cho dù vì bất cứ lý do nào thì cũng làm giảm bớt căng thẳng do chính Trung Quốc gây ra trên biển Đông. Tuy vậy đã có một sự trùng hợp nhiều ý nghĩa, trận bão Rammasun Thần Sấm dự báo đi qua vùng biển Hoàng Sa và việc ngày 10/7/ 2014 Thương Viện Hoa Kỳ ra Nghị quyết 412 về Biển Đông, trong đó có việc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi Biển Đông khôi phục nguyên trạng.[10]
*Bản tin của Saigonhdradio nói thẳng thừng rằng
Trung Cộng sợ Mỹ nên phải rút dàn khoan ra khỏi hải phận Việt nam. Họ cho rằng TT Barack Obama đã điện đàm với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để nói thẳng thừng rằng mặc dù Hoa Kỳ muốn có những hợp tac tốt đẹp với TQ, nhưng nếu TQ không rút Giàn Khoan ra khỏi Biển Đông và chấm dứt các hành động hung hăng xâm lược, thì TQ sẽ gánh chịu mọi thiệt hại về các trừng phạt kinh tế, tài chánh và ngoại giao của Hoa Kỳ và thế giới. Và họ còn nói rằng Khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết đòi TQ rút Giàn Khoan thì có nghĩa là lệnh thông báo chiến tranh [11]
*Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/7 bình luận, việc Trung Quốc hôm 15/7 tuyên bố di dời giàn khoan 981 khỏi vị trí hạ đặt (trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) khi Hạ viện Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan khiến dư luận đặc biệt chú ý và cho rằng Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 là do áp lực của Mỹ [12].
* TS Phạm chí Dũng cho là do áp lực quốc tế mà mạnh nhất là áp lực của Mỹ, áp lực của cây roi và củ cà rốt: “Lý do chính ở đây, theo tôi đó là áp lực từ cộng đồng quốc tế. Tại sao áp lực về cộng đồng quốc tế trong thời điểm này lớn đến thế đối với Trung Quốc, trong khi tôi cho là Việt Nam không còn nằm ở giao diện chính trên bản đồ chính trị của thế giới. Tại vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của Hoa Kỳ và của người Úc. Chính vì vậy mới có chuyện thượng viện Hoa Kỳ thông qua một Nghị quyết về Biển Đông và đặt quyền lợi Hoa Kỳ lên cao nhất. Vì nếu như Trung Quốc có thể gây hấn với Việt Nam thì Trung Quốc cũng có thể gây hấn với hàng loạt Quốc gia trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á như Philippines; sau đó có thể là Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn nữa đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể lè lưỡi liếm luôn cả nước Úc. Chính vì vậy người Mỹ cần phải lên tiếng và có lẽ là sự lên tiếng bức thiết không thể chậm trễ hơn. Trung Quốc để đổi lấy quan hệ thương mại 600 tỷ đô la hàng năm với người Mỹ, họ không dám mạo hiểm leo thang gây thêm xung đột ở Biển Đông nữa.”[13]
* GS Thayer ngày 15-7 -2014 đưa ra ba lý do:
Giáo sư Thayer : Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì ba lý do. Trước hết : Giàn khoan HD-981 được cho là đã hoàn thành nhiệm vụ thương mại là tìm kiếm dầu khí. Thứ hai : Trung Quốc đã cho rút giàn khoan và đội tàu hộ tống đi để giảm thiểu nguy cơ đến từ bão Rammasun.
Thứ ba : Trung Quốc di chuyển giàn khoan để tác động đến Việt Nam trước lúc mở ra Hội nghị đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có mục tiêu cân nhắc một hành động pháp lý chống lại Trung Quốc (tức là kiện Trung Quốc).
Lý do thứ ba nêu trên quan trọng nhất bởi vì nó mở ra cánh cửa cho các cuộc thảo luận song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Điều này có thể thúc đẩy Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có một cách tiếp cận thận trọng và gạt bỏ khả năng hành động pháp lý.
Ngoài ra, việc rút giàn khoan sớm hơn dự định diễn ra một tháng trước Hội nghị Ngoại trưởng thường niên của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF). Điều này cho phép Trung Quốc chuyển dời trọng tâm chú ý của Diễn đàn, từ hành động khiêu khích của Trung Quốc qua việc tập trung vào hợp tác. Tóm lại, Trung Quốc đang tìm cách chuyển từ việc đối đầu trên biển qua đối thoại chính trị.[14]
*Tạp chí The Diplomat ngày 17/7 đăng bài của cây bút Shannon Tiezzi trong đó cho rằng nguyên nhân chính của quyết định này là do Bắc Kinh nhận thấy "không có nhiều lợi ích trong việc giữ giàn khoan ở vị trí hiện tại".
"Từ một góc nhìn chiến lược, giàn khoan đã đạt được mục đích của mình," theo tác giả.
"Trung Quốc đã chứng minh rằng nước này có khả năng đưa giàn khoan vào hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa dưới sự yểm trợ của lực lượng hải quân để bảo vệ giàn khoan trước các tàu Việt Nam."[13]
*Tạp chí The Economist
Quyết định di chuyển giàn khoan của Bắc Kinh đã khiến cư dân mạng Trung Quốc phản ứng giận dữ và cho rằng điều này là do áp lực từ Hoa Kỳ, tờ Washington Post trong bài ngày 16/7 cho biết.
Một người được Washington Post dẫn lời nói quyết định này là "đáng xấu hổ", trong khi một người khác nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc yếu ớt như loài 'sứa biển' [15].
*Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là ‘nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới’...Về việc Trung Quốc tuyên bố họ rút giàn khoan ‘vì mưa bão’, bà cho rằng chính quyền Trung Quốc ‘muốn giải thích với dư luận trong nước’ và ‘giữ thể diện một nước lớn’.Tuy nhiên, Tiến sỹ Lan Anh đánh giá cao động thái này của Trung Quốc.“Quan trọng là kết quả và tác động với tình hình hiện nay,” bà nói và cho rằng việc rút giàn khoan đã làm ‘giảm bớt căng thẳng và giữ thể diện cho tất cả các bên’.
“Cả hai bên được coi là đã thắng lợi,” bà nói...
“Nếu mục tiêu như Trung Quốc tuyên bố là thăm dò khảo sát thì coi như là đã đạt được. Còn nếu mục tiêu lớn hơn là áp đặt đường lưỡi bò thì có thể nói là thất bại. Trung Quốc đã nhận được phản ánh rất mạnh mẽ từ các quốc gia ven biển. Trung Quốc đã mất đi hình ảnh thân thiện và trỗi dậy hòa bình mà họ gầy dựng bấy lâu nay và thế giới đã biết rõ hơn về tham vọng của Trung Quốc”[16].
* Trọng Nghĩa đài RFI trong bài " Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ ở Hà Nội" phỏng vấn GS Thayer và được trả lời rằng chính phủ Việt cộng chia thành hai phe là phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ đấu đá nhau. phe thân trung quốc tránh làm mất lòng Trung Quốc, chống việc liên minh với Mỹ cho nên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể xúc tiến việc kiện Trung cộng, và Phạm Bình Minh không thể lên đường đi Mỹ. Họ theo Trung Cộng vì lợi ich của phe nhóm (Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được gs Thayer mệnh danh là «accommodationist»). Ông cho rằng hai phe đấu đá nhau thì Việt Nam sẽ không thể đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, và kinh tế.
GS. Thayer cho rằng Việc Trung Quốc rút giàn khoan không liên quan trực tiếp đến nghị quyết của Thượng viện Mỹ và các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vì các quyết định loại này không thể được thực hiện dưới sự thúc ép của tình hình.
Trung Quốc có thể là đã quyết định dời giàn khoan, vì dữ liệu thương mại đầy đủ đã được thu thập và họ không có gì để mất khi kết thúc sớm hoạt động thăm dò dầu khí. Chắc chắn là bão Rammasun sắp đến cũng tác động đến quyết định rút sớm[17].
Thực ra GS quốc tế Thayer này không có tư tưởng vững vàng, ăn nói linh tinh, lộn xộn, câu trước đá câu sau chẳng ra cái "thống chế" gì cả vì theo VOA, ngày 16-7, ông tuyên bố trận bão đã ‘đem lại cơ hội để Trung Quốc lùi bước’, tránh bị mất thể diện [18].
* Hoàng Trần cho rằngTQ di dời giàn khoan sau khi đảng CSVN chấp nhận đầu hàng [19].
Sau khi chuyển dàn khoan về Hải Nam, tương lai sẽ ra sao? Ông Dương Danh Dy nói:
Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đã có chính ý định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đã yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới.
Tiến sỹ Jonathan London viết: "Tôi đã đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng là họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồn tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc còn nói rõ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu"[20].
Nói tóm lại có hai khuynh hướng giải thích: Một là xong việc khảo sát và vì bão nên Trung cộng rút. Đó là ý kiến của GS. Thayer và Shannon Tiezzi nhưng buồn thay sau đó GS. Thayer lại thay đổí nhận định ban đầu. Hai là Trung cộng bị Mỹ hăm dọa. Ý kiến này đa số trong đó có báo Đa Chiều của người Hoa hải ngoại và dân mạng Trung quốc cùng dân Việt nam chống Trung Quốc xâm lược. Nếu quả như vậy thì phe thân Trung Cộng sẽ tiêu điều, Việt Nam có thể hy vọng thoát Trung Quốc xâm lược. Nếu không, cuộc chiến sẽ còn dài..
Nói đông nói tây sao bằng đem quan điểm của Trung quốc mà xét thì có lẽ rõ hơn. Như đã trình bày, Đa Chiều và mạng Trung quốc nổi giận là vì họ biết rõ Trung quốc phải rút lui vì Tập Cận Bình bị Mỹ khủng bố, đe dọa. Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chiều 16/7 cho biết, việc chuyển giàn khoan là sự sắp xếp từ trước của các doanh nghiệp trên biển, chẳng liên quan gì tới bất cứ một nhân tố bên ngoài nào.
TS. Đinh Hoàng Thắng nói rằng Hồng Lỗi “cãi cối cãi chầy”: Chúng tôi (tức Trung Quốc) rút trước một tháng so với dự kiến không phải vì tính toán sai lầm và do áp lực quốc tế đâu nhé! Trung Quốc rút giàn khoan càng không phải vì Tổng thống Obama đã có cuộc điện đàm (nóng) với Chủ tịch Tập Cận Bình một ngày trước khi chúng tôi ra tuyên bố đâu nhé!?
Đúng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tiết lộ một phần của bí mật…
Phần của bí mật đó là ông Obama đã nói gì với ông Tập sau hơn hai tháng Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” khiêu khích, thách thức, hiếp đáp đối với một nước nhỏ (đang bị họ quở trách là “đứa con hoang đàng”)?
Liệu Trung Quốc đã thật sự hoàn thành sứ mệnh “nắn gân dư luận”?[21]
Không phải Hồng Lỗi cãi cối cãi chày mà ngụy biện, che đậy. Ngày 15 rút dàn khoan mà ngày 16 ông đã nghe làm sao mà phải cải chính? Rõ là  "'không khảo mà xưng", là " lạy ông tôi ở bụi này". Hồng Lổi càng bào chữa quanh co thì người ta càng tin rằng chính Obama đã hù dọa Tập Cận Bình khiến cho ông này phát run cầy sấy và ra lệnh lui binh cấp tốc cho nên chỉ một đêm mà bể lặng sóng yên. Chắc phe thân Trung Cộng hoan hỉ khoe khoang rằng nhờ tao khéo lạy mà dàn khoan rút luí.  Nhưng vấn đề không phải là ở Việt Nam. Việt Nam là chuyện nhỏ. Cái quan trọng là chiếm biển đông rồi chiếm thế giới. Không lẽ tốn hàng tỷ đóng mấy dàn khoan nay phải tồn kho?

Trước tình hình như vây mà một số người Việt làm sao lại đưa ra những tin tức ngược đời.
Họ loan tin rằng Trung Quốc  di chuyển dàn khoan HD 981 vào vịnh Bắc bộ. Bản tin trên báo Tuổi Trẻ lúc 10:58 sáng nay, ngày 17/7/2014 cho biết: Không như thông báo trước đó của phía TQ, từ hôm qua đến nay, giàn khoan HD 981 chỉ di chuyển 'loanh quanh' theo hướng Tây Bắc, tiếp tục tiến sâu hơn vào vùng biển Việt Nam.  Hiện giàn khoan HD 981 đã ngưng di chuyển và đang đóng tại vị trích chỉ cách đảo Lý Sơn 112 hải lý. So với vị trí trước khi di chuyển, Trung Quốc đã đưa giàn khoan 981 cùng đội tàu chiến vào sâu hơn 30 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam [22]
Ngày 16-7,  Hoa Kỳ  đã lên  tiếng hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam [23],
Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết giàn khoan sẽ được triển khai cho hoạt động của dự án Hải Nam Lăng Thủy nhưng không cho biết ngày giờ và vị trí mới của giàn khoan này.
Lăng Thủy là một khu vực ven biển trên đảo Hải Nam.[24], và chính Việt Nam cùng các đài quốc tế cũng loan tin như vậy  thì không phải là tin tức sai lầm. Không hiểu sao báo Tuổi trẻ đăng tin rồi lại rút đi?

Họ cũng loan tin theo tin Uc Nhật , Trung Cộng sẽ  đem 50 chục dàn khoan vào biển Đông. Thực ra tin này có từ lâu sao nay họ vẫn xào lại sau ngày 15-7. Họ còn hô hào chống Mỹ vì Mỹ-TQ Cưa Đôi Biển Đông? [25 ].Sự thực khi Mỹ Hoa hội nghị tại Bắc Kinh, GS Thayer lo ngại việc hai bên móc ngoặc mà bán đứng Việt Nam. Nhưng đó chỉ là suy luận, lo lắng vô căn cứ, không thể đem ra để đề cao Trung Quốc.
Họ còn xuyên tạc Nghị quyết của Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung cộng rút dàn khoan. Họ viết như sau:
 Theo lời văn Nghị quyết  S Res. 412  khu vực Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Cộng chiếm đoạt của Việt Nam vĩnh viễn là của Trung Quốc. Nghị quyết này hoàn toàn phù hợp với việc giao Hoàng Sa cho Trung Cộng từ năm 1974 của Kissinger/Hoa Kỳ/ Thiệu.
Xin mời đọc:
"(4) calls on the Government of the People's Republic of China to withdraw its Hai Yang Shi You 981 (HD–981) drilling rig and associated maritime forces from their current positions, to refrain from maritime maneuvers contrary to COLREGS, and to return immediately to the status quo as it existed before May 1, 2014.

(4) ……..,và lập tức trở lại nguyên trạng như hiện hữu trước ngày 01 tháng 5- 2014."
Status quo (nguyên trạng hiện hữu) trước May 01.2014 là gì nếu không phải là Trung Cộng làm chủ toàn bộ Quần Đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa và đang tiến hành xây dựng trên một số đảo mà chúng chiếm giữ trái phép của Việt Nam?
Kim Âu  Kim Âu Gia Cat giacat54@yahoo.com [chinhnghia]
18/07/2014.
 Tại sao vậy? Tại sao? Mong độc giả thấy rõ những con rắn  đang bò  trên mạng .
______
[1]. http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-oil-rig-move-07162014072107.html
[2].http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140708-bien-dong-my-to-cao-yeu-sach-chu-quyen-qua-dang-cua-trung-quoc
[3].http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140710-my-xac-dinh-%C2%AB-khong-the-chap-nhan-%C2%BB-viec-trung-quoc-thay-doi-nguyen-trang-tai-bien-d
[4]. http://www.voatiengviet.com/content/ngu-giac-dai-co-chien-thuat-moi-de-ngan-chan-trung-quoc-o-bien-dong/1955013.html
[5]. http://www.voatiengviet.com/content/truong-ban-tinh-bao-ha-vien-keu-goi-my-quyet-liet-day-lui-trung-quoc/1955764.html
[6].http://www.voatiengviet.com/content/truong-ban-tinh-bao-ha-vien-keu-goi-my-quyet-liet-day-lui-trung-quoc/1955764.html
[7]..http://www.voatiengviet.com/content/thuong-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-keu-goi-tq-rut-gian-khoan-hai-duong/1955576.html
[8] .http://dantri.com.vn/the-gioi/dai-dien-cua-tong-thong-obama-tham-lam-viec-tai-viet-nam-900870.htm
[9].http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-bill-clinton-visits-vietnam-07182014103146.html
[10] http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/hs-981-go-away-and-never-return-nn-07182014074830.html
[11]. http://saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1437
[12].http://nguyentandung.org/da-chieu-trung-quoc-di-chuyen-gian-khoan-981-la-do-ap-luc-cua-my.htm
[13]. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/hs-981-go-away-and-never-return-nn-07182014074830.html
[14]. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140719-viet-nam-van-phai-canh-giac-truoc-am-muu-cua-trung-quoc-sau-vu-hd-981
[15]. Báo chí quốc tế nói về vụ dời giàn khoan.
. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140717_oil_rig_reaction.shtml
[16]. Giải mã việc TQ di dời giàn khoan.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140716_oilrig_removal_interpreted.shtml
[17]. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140718-gian-khoan-trung-quoc-ngoai-bien-dong-va-dau-tranh-chinh-tri-noi-bo-tai-ha-noi
[18]. http://www.voatiengviet.com/content/sau-khi-rut-gian-khoan-trung-quoc-se-lam-gi-o-bien- dong/1958782.html
[19] Hoàng Trần danlambaovn.blogspot.com
[20].http://www.voatiengviet.com/content/sau-khi-rut-gian-khoan-trung-quoc-se-lam-gi-o-bien-
dong/1958782.html
[21]. TS. Đinh Hoằng Thắng. Thế lưỡng nan hậu giàn khoan TQ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/07/140718_dinhhoangthang_981_dilemma.shtml
[22]. http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/07/tin-nong-trung-quoc-ang-ua-gian-khoan.html
[23].  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140716_china_relocates_oil_rig.shtml
[24]. Trần Khải.Mỹ-TQ Cưa Đôi Biển Đông?
http://vietbao.com/a224288/my-tq-cua-doi-bien-dong
Posted by sontrung at 12:10 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
Posted by vanhoa at 2:10 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 321
No comments:
Post a Comment

No comments:

Post a Comment