NGUYỄN HỮU BA * VƯỢT BIỂN BẰNG BÈ
Chuyện vượt biên: VƯỢT BIÊN BẰNG BÈ (Nguyễn Hữu Ba)
Quê tôi thuộc xã Bình Phú
– Huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định (nay là Huyện Tây Sơn, nơi xuất phát
của 3 anh em Tây Sơn – Nguyễn Huệ). Mẹ tôi họ Bùi thuộc dòng dõi Bùi Đắc
Tuyên, Bùi Thị Xuân. Trong khoảng từ 1945 – 1954 gia đình tôi sống
trong vùng Việt Minh, bị chúng ghép vào thành phần địa chủ. Cha mẹ tôi
bị chúng đấu tố rất khổ nhục, cho nên trước năm 1975 thỉnh thoảng tôi về
thăm nhà, mẹ tôi thường dặn “nếu VC mà vào thì con ở đâu được cứ ở,
đừng về đây. Nếu con về đây thấy tụi nó làm nhiều điều chướng tai gai
mắt, con nhịn không được, cãi lại nó thì nó sẽ giết con chết”.
Cho nên sau 30-4 bằng mọi
giá tôi phải bám trụ lại Sài Gòn, không về quê và khi ra phường xin
giấy tạm trú tôi khai sụt cấp bậc. Vì vậy tôi chỉ “học tập” ở rạp Đại
Lợi (gần chợ Ông Tạ) 3 ngày. Sau đó tôi buôn bán qua quít sống qua ngày.
Cực khổ thì đã đành, nhưng ngày nào cũng phải nhìn những khẩu hiệu
chướng mắt, không thật và tai thì phải nghe mấy cái loa tuyên truyền láo
khoét tôi không chịu được. Tôi thường nói với những người thân “giả sử VC cho tôi một tòa biệt thự, xe cộ tiền bạc xài thả cửa suốt đời, tôi cũng không thèm sống với VC”
vì nó nói láo qúa. Chẳng hạn, nhà máy hay ruộng đất của người ta nó bắt
ép người ta phải “hiến” cho nó mà nó cứ nói là người ta tự nguyện hiến
cho Nhà nước. Trên đời này có ai mà tự nguyện đưa hết của cải mình cho
nó bao giờ. Cho nên tôi tìm mọi cách để vượt biên. Từ 1976 đến cuối năm
1978, tôi tổ chức rất nhiều lần đều thất bại. Lý do là tôi không tin
tưởng mấy ông chủ ghe. Thứ hai, tôi là Hải Quân nên rất khó lân la tới
các xóm chài lưới để móc nối. Đến đầu năm 1979, có người biết tôi là Sĩ
quan Hải Quân và giới thiệu tôi về Qui Nhơn để lái chiếc tàu đăng ký bán
chính thức. Tôi về ở đó 3 tháng để coi sửa chữa 2 chiếc tàu. Tôi lái
một chiếc và một ông Trung Úy ở Sài Gòn ra lái một chiếc. Tất cả mọi
việc chuẩn bị đã xong thì thình lình ngày 20-7-1979, sáu mươi nước trên
thế giới họp ở Geneve về vấn đề người tỵ nạn Việt Nam ra đi qúa nhiều
làm cho các nước Đông Nam Á khốn đốn. VC đi dự họp, chúng hứa là từ nay
sẽ không cho một người Việt Nam nào rời khỏi nước, thế là từ đó VC ngưng
chương trình bán chính thức. Ngày 5-9-1979 tôi phải dẫn các con trở vào
Sài Gòn để đi học lại.
Hàng ngày, sau khi sắp
nhỏ đi học tôi nằm nhà một mình như muốn điên. Tôi chịu không nổi nữa.
Một hôm tôi bàn với vợ tôi là tôi sẽ đi tìm mua 1 chiếc xuồng cao su mà
trước đây người nhái thường dùng để đi phục kích (loại này ở Úc cũng
thường thấy). Thế là tôi đi dạo các chợ trời để tìm mua, nhưng không có
ai bán. Về nhà tôi suy nghĩ “nếu người ta có, người ta cũng không bán
cho mình. Và nếu họ bán tôi cũng không đủ tiền mua”, (vì lúc đó tôi chỉ
còn vỏn vẹn 1 cây vàng). Thế là từ hình ảnh chiếc xuồng cao su, tôi mới
phác họa ra chiếc bè. Mình không có xuồng thì tại sao mình không lấy
nhiều cái ruột xe ráp lại thành cái bè? Tôi đem ý nghĩ này bàn với vợ
tôi và trấn an vợ tôi rằng “nếu mình đi bằng ghe, thì có thể bị chìm và chết, còn cái bè, tuy lạnh lẽo khổ cực nhưng không bao giờ chìm”. Vợ tôi cũng tin tưởng vào tôi, nói “vậy được đó, làm đi”.
Đó chỉ là cái ý đại cương
vậy thôi. Tôi bảo để tôi tính chi tiết lại đã. Ngày hôm sau, tôi ra chỗ
vá xe đạp ở lề đường, tôi đo đường kính trong và ngoài của cái ruột xe
tải 900-20. Tính ra, một cái ruột xe tải bơm cứng có thể chở được 150kg.
Tất cả gia đình tôi, 2 vợ chồng 4 đứa con, 2 đứa em và 1 đứa cháu +
lương thực + nước uống + khung sườn, tất cả độ 750kg (tôi cần 2 đứa em
và đứa cháu để phụ tôi bơm ruột xe và để bơi ra khỏi bờ, vì sóng ở gần
bờ cứ dập vào rất khó bơi ra). Như vậy nếu tôi ráp được 9 cái ruột xe
(1350kg) thì tốt hơn. Nhưng nếu ráp 9 cái ruột xe thì khung sườn bằng gỗ
dài qúa (5,3m) dễ bị gẫy. Nên cuối cùng tôi quyết định ráp 7 cái
(1050kg). Khi bỏ bè xuống nước phần nổi độ 10cm. Thế là tôi lấy giấy bút
ra vẽ chi tiết cái bè (tôi đậu tú tài Kỹ Thuật, nên biết vẽ Kỹ Nghệ
Họa). Xong tôi ghi ra 2 tờ giấy, vợ tôi giữ 1 tờ và đạp xe đi mua cốm
dẹp, đường, dây nylon, can nhựa, poncho v.v… Còn tôi đi mua gỗ và tìm
thợ mộc để làm cái khung sườn + ruột xe. Tôi nhớ hoài nét mặt của ông
thợ mộc khi tôi đưa tấm sơ đồ, ổng cứ nhìn ngang nhìn dọc, ổng không
hiểu cái đó là cái gì?
Riêng 4 cái mái chèo tôi
chỉ nhờ ổng làm phần A. Còn phần B tôi mua một tấm ván mỏng dày 1 phân
rồi lấy dao tự đẽo. Khi ra tới bãi tôi chỉ việc lấy phần A và B ráp với
nhau rồi đóng 2 cây đinh là xong. Chứ nếu để cho ông thợ mộc làm cả phần
A và B thì ổng sẽ biết đó là cái mái chèo. Riêng hai cái khung sườn tôi
đánh số bằng sơn trắng từ A1, A2 đến A11 và B1, B2 đến B11 và bó lại
thành 2 bó. Công an lên xét xe, tụi nó chẳng biết đó là cái gì?
Trước khi đi, tôi dự kiến
là bè có thể bị lật, nên ngoài tôi và 3 đứa em (14, 16 và 19 tuổi) biết
bơi, vợ và 4 con tôi phải mang phao và tất cả đều có dây dù cột dính
vào bè (dây dài 2m để di chuyển trên bè). Nhưng làm sao có phao để mang?
Tôi phải dùng can nhựa, 4 đứa nhỏ thì một cái 5 lít ngay trước ngực và
một cái 5 lít ngay sau ót, còn vợ tôi thì can 10 lít. Đó là dự kiến như
vậy, nhưng thực tế tôi đi trong cơn bão 2 ngày 2 đêm không lật một lần
nào. Lý do là bè rất thấp (1 tấc) cho nên trọng tâm của bè không thể lọt
ra ngoài chân đế, nên không bị lật.
Tất cả những sự chuẩn bị
này, đối với tôi không có gì là khó khăn cả. Chỉ có một điều khó khăn
nhất cho tôi là làm sao di chuyển số đồ đạc này ra bãi biển Cà Ná (gần
Phan Rang). Chỉ riêng điều này không thôi cũng làm tôi tính toán nát óc.
Chuyện là như thế này:
Đúng ra tôi phải chọn bãi
Bạc Liêu, Cà Mau hay Vũng Tàu là tốt nhất vì tháng 10 là mùa gió Bấc,
bè sẽ trôi vào hướng Nam, cho nên nếu chọn bãi càng vào phía Nam càng
tốt. Nhưng ngặt nỗi những nơi vừa kể tôi không quen ai gần bờ biển cả.
Cho nên cuối cùng tôi phải chọn bãi Cà Ná, vì bãi Cà Ná có đường Quốc Lộ
1 chạy sát mé biển. Nhưng cái khó khăn là tại bãi biển này không có nhà
dân, không có suối, nghĩa là không có nước ngọt, mà nước ngọt thì không
thể chở từ Sài Gòn ra được. Hồi đó, công an lên xét xe, thấy nước ngọt
là chắc chắn mình sẽ bị “tó” đầu. Bây giờ chỉ còn một cách là đi xe từ
Sài Gòn ra, mang theo can không, tới Phan Rí (cách Cà Ná độ 50 cây số)
hoặc Long Hương (cách Cà Ná độ 30 cây số) hoặc Vĩnh Hảo (cách Cà Ná độ
14 cây số) dừng xe lại lấy nước. Rồi tới Cà Ná xuống xe. Nói thì nghe dễ
vậy, nhưng chủ xe nào chịu dừng xe lấy nước ngọt cho mình, rồi bỏ xuống
Cà Ná. Bởi nếu rủi ro bị bắt thì tài sản xe cộ của họ cũng mất luôn. Ai
dám giúp cho mình chuyện này, ngoại trừ mình có thật nhiều tiền, nhưng
tôi thì không. Trước khi đóng bè tôi chỉ còn 1 cây vàng độ 2,200 đồng
tiền VC. Sau khi làm xong bè tôi còn lại 800 đồng. Chủ xe nào lại chịu
lấy số tiền này cho một kế hoạch vượt biên. Cuối cùng tôi vạch kế hoạch
“liều” gồm 2 bước như sau:
Tôi ra bến xe Điện Biên
(ở đường Phan Thanh Giản, gần ngã tư Hàng Xanh) xe vận tải Qui Nhơn
thường đậu ở đây. Mục đích là gợi chút tình đồng hương để dể năn nỉ. Tôi
không đi xe đò, vì xe đò đông khách, bãi Cà Ná lại vắng vẻ, không có
nhà ở, khi mình xuống xe ở đó thì hành khách trên xe (có thể có cán bộ
VC) họ sẽ nghi mình vượt biên. Nên tôi chọn xe tải chỉ có 1 tài xế và 1
lơ xe.
Khi trả giá xong xuôi như
một hành khách bình thường đi từ Sài Gòn đến Phan Rang độ 300 đồng. Tôi
sẽ là người ngồi đằng trước với tài xế và cố gắng lấy cảm tình của ông
ta. Khi xe tới Phan Thiết (200 cây số). Đãi ông ta và lơ xe bữa cơm trưa
để gây cảm tình. Sau khi ăn cơm xong, xe bắt đầu chạy tôi sẽ thố lộ cho
tài xế biết là mình đi vượt biên và nhờ ổng giúp giùm, bằng cách tới
Phan Rí (cách Phan Thiết 70km) dừng lại lấy nước cho mình. Trong túi
mình còn lại 500 đồng đưa hết cho ổng. Tuy nhiên, đối với giới xe tải
500đ này rất nhỏ, không có tác dụng gì mấy, chỉ hy vọng vào tấm lòng
nhân đạo của ổng giúp mình mà thôi. Nhưng đây là một điều nguy hiểm, rủi
ro có thể mất hết tài sản dễ gì ổng giúp mình. Cho nên trước khi thuê
xe phải xem xét kỹ lưỡng ông tài xế để “chọn mặt gởi vàng”
– Thứ nhất ông này phải là người chống cộng (có chống cộng mới giúp mình vượt biên chứ)
– Thứ hai là có lòng nhân hậu. Không coi trọng vật chất mấy, nghĩa là không ham tiền quá.
– Thứ hai là có lòng nhân hậu. Không coi trọng vật chất mấy, nghĩa là không ham tiền quá.
Cả hai tiêu chuẩn này đều
do trực giác của mình phán xét vì ông ta với mình có quen nhau trước
đâu mà biết được. Vậy mà may mắn sao tôi lại chọn đúng người.
Bước thứ hai, nếu tới
Phan Rí mà ông tài xế vẫn khăng khăng không dám giúp mình thì sao? Tới
đây bắt buộc cả gia đình tôi phải xuống xe và phân tán mỏng. Gia đình
tôi giữ 2 cái can, 2 đứa em và cháu tôi mỗi đứa hai cái (tất cả 8 cái)
trà trộn vào mấy quán cơm dọc hai bên đường ăn cơm và tìm cách lấy nước.
Độ 1 giờ 30 phút sau, tôi thuê một chiếc xe lam từ Phan Rí đi Phan Rang
(độ 70km), lần lượt đón hết mấy đứa em lên xe. Khi lên xe, tôi ngồi
băng ghế trước với tài xế, thủ một con dao. Đứa em 19 tuổi cũng ngồi
phái bên kia thủ một con dao. Khi xe đến Cà Ná, đợi đến khúc đường vắng
vẻ, hai anh em tôi sẽ chĩa hai mũi dao vào hông ông tài xế bắt phải lái
xe vào bụi rậm. Xong đem tài xế ra băng sau trói chặt vào đó. Còn bao
nhiêu tiền nhét hết vô túi ổng. Sau khi mình đi khỏi, ngày hôm sau đám
trẻ chăn bò sẽ mở trói cho ổng. Kế hoạch thì như vậy, nhưng rất may
chúng tôi chưa phải xài đến giải pháp này.
Ông tài xế xe tải, sau
khi nghe tôi thố lộ đã “hồn phi phách tán”, chỉ lái xe theo phản xạ như
không hồn. Nhưng vì thương gia đình tôi, ổng đã giúp chúng tôi đến nơi
đến chốn và hiện giờ ổng nhận tôi là con nuôi của ổng (tôi chỉ kể vắn
tắt vậy thôi, chứ nếu kể hết những gì tôi thuyết phục bác tài xế thì dài
dòng lắm).
Theo kế hoạch tôi muốn
xuống Cà Ná vào lúc sẩm tối để tránh lũ trẻ chăn bò. Nhưng vì Bác Tư nói
xe ổng phải về sớm không thể chần chừ lâu được cuối cùng tôi phải xuống
Cà Ná lúc 2 giờ chiều. Rất may là không có ai thấy. Chúng tôi vào bụi
rậm và bắt đầu bơm hơi vào ruột xe. Công tác này thật nặng nhọc. Chúng
tôi mang theo 9 cái ruột xe tải, 7 cái ráp vào bè và 2 cái xơ-cua. Mỗi
cái chúng tôi phải bơm 4 lần mới đầy. Nghĩa là cứ bơm cho đuối sức rồi
nghỉ độ 5, 10 phút rồi bơm lại, 4 lần như vậy. Đến 7 giờ tối chúng tôi
mang tất cả xuống mé biển và ráp bè. Ráp xong ngồi chờ đến 9 giờ tối,
gió đất bắt đầu thổi ra, chúng tôi thả bè xuống nước và khởi hành.
Tôi xin giải thích thêm
về hiện tượng gió ở các vùng ven biển. Ở các vùng gần bờ biển, ban ngày
đất liền nóng hơn mặt biển, không khí bốc lên nên gió ở ngoài thổi vào.
Khi mặt trời lặn, mặt đất toả nhiệt nhanh hơn nên lạnh trước, trong khi
nước tỏa nhiệt chậm hơn nên mặt biển vẫn còn ấm. Cho nên khoảng 8:30 – 9
giờ (giờ VN), gió từ bờ thổi ra, chúng tôi lợi dụng cơn gió này để căng
buồm ra khơi (vì không đủ tiền để mua máy đuôi tôm).
Tôi thả bè xuống nước lúc
9 giờ đêm, đi được 6 tiếng đồng hồ. Đến 3 giờ sáng thì bão bắt đầu nổi
lên. Gió đổi hướng liên tục, tôi phải hạ buồm xuống chỉ để bè trôi theo
dòng nước. Thấy sóng thật lớn, nhưng bè vẫn an toàn không lật. Chúng tôi
yên tâm tiếp tục đi 2 ngày và 2 đêm trong bão (tôi thả bè xuống nước
ngày 21-10-1979 đến chiều 23-10-1979 tôi đã đến ngoài khơi Vũng Tàu cách
bờ độ 60km. Như vậy tôi đã đi được khoảng 200 cây số đường dài). Buổi
trưa ngày 22-10, tôi đi ngang qua Phan Thiết, chỉ cách bờ độ 12-15km,
nhìn vào bờ thấy thành phố rất rõ. Nếu trời êm gió lặng, có lẽ tụi nó đã
phát giác bè của tôi tại đây. Nhưng vì bão lớn quá, nên mặt biển vắng
teo không có một chiếc thuyền nào qua lại. Đến chiều ngày 23-10, khoảng 4
giờ, tất cả chúng tôi đều quá mệt nên trùm poncho để ngủ, không ai lái
cả. Tuy nhiên bè vẫn trôi về hướng Nam và càng ngày càng ra xa bờ (xin
nói thêm là bè không lật nhưng mỗi khi bè lên đến đỉnh sóng thì thường
bị cái ngọn sóng bạc đầu phủ lên bè, không nguy hiểm, nhưng ướt và lạnh
suốt ngày đêm). Bốn đứa con tôi lúc đó chỉ có 4, 5, 7 và 9 tuổi). Lúc 4
giờ tôi đang ngủ chợt nghe có tiếng gọi “trên bè có ai còn sống không?”
Tôi giật mình thức giấc thì thấy một chiếc ghe khá lớn, trên đó có độ 10
ngư phủ. Họ tưởng chúng tôi vượt biển bằng ghe, ghe bị chìm mới lên
chiếc bè cấp cứu này và thấy nằm im, sắp lớp, nên họ tưởng chúng tôi đã
chết hết rồi. Họ cho biết là mấy ngày trước, họ đánh cá ở đảo Trường Sa,
gặp gió lớn qúa họ núp bão ở các đảo ngoài đó. Hôm nay gió dịu bớt họ
trở về, đi ngang qua đây gặp chúng tôi và họ khuyên chúng tôi nên trở
vào. Nếu cứ tiếp tục đi không sống nổi đâu. Chúng tôi hội ý bàn bạc với
nhau, thằng em họ lớn nhất (19 tuổi) bàn: “anh Ba à, trật keo này mình
bày keo khác, nếu mình tiếp tục đi, em sợ mấy đứa nhỏ không sống nổi”.
Trước lúc ra đi tôi đã
quyết tâm, nhưng khi đứng trước cảnh này, nhìn các con tôi không đành
lòng để chúng chết trên biển, nên đồng ý quay về. Chủ ghe bắt thanh niên
chúng tôi bơi qua tàu họ (vì họ sợ chúng tôi có súng, cướp ghe của họ
nên không dám lại gần). Tôi còn lại 800 đồng (vì ông chủ xe tải không
lấy tiền), một sợi giây chuyền và chiếc nhẫn độ vài chỉ vàng 18. Tôi đưa
hết cho chủ ghe và nhờ ổng chở vào bờ, bỏ tôi ở một bãi biển vắng để về
Sài Gòn, nhưng ổng không chịu, mặc dù rất thông cảm và thương chúng
tôi. Nhưng vì trên ghe có rất nhiều ngư phủ, khi về họ sẽ xầm xì, bàn
tán. Thế nào công an cũng nghe được và nguy hiểm đến tài sản và gia đình
ông ta. Ông chỉ có thể chở chúng tôi đến đồn công an. Anh em chúng tôi
bàn tán thêm một lúc và thằng em cũng chỉ khuyên tôi trở về chấp nhận
vào tù, khi hết tù sẽ làm chuyến khác. Vì lúc đó bè chúng tôi không thể
tự trở về bờ được vì gió bấc thổi về Nam và nước cũng chảy về Nam. Thôi
thì chịu cảnh tù tội từ đây.
Ghe đánh cá chở chúng tôi
về đến đồn 36 Công An Biên Phòng thuộc xã Hưng Long – Phan Thiết khoảng
nửa đêm 23 rạng 24 tháng 10. Chúng tôi bị nhốt ở đây một ngày, đến
chiều 24 chúng chở về trại I Phan Thiết và tống tôi vào phòng biệt giam.
Vợ con tôi ở nhà nữ, còn mấy đứa em thì nhốt ở các nhà tập thể khác.
Sáng ngày 26-10-1979 chúng vào bảo tôi đem hết đồ đạc ra chỗ văn phòng.
Tới nơi tôi thấy vợ con và mấy đứa em đầy đủ. Tôi phân vân tự nghĩ
“không lẽ chúng thả mình về sớm vậy?” Nhìn vợ con, tôi không cầm được
nước mắt. Chỉ qua hai đêm mà mặt mày vợ con tôi như miếng gừng xâm kim
để làm mứt. Muỗi cắn nát không có khoảng hở nào cách nhau được 5 ly. Chờ
một lát, có tên công an ra bảo “chúng tôi cần một số hình ảnh về
chiếc bè của anh. Hôm nay chúng tôi sẽ chở anh trở lại đồn 36. Trên
đường đi nếu anh có hành động gì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm”.
Ý nó nói, nếu tôi chạy trốn nó sẽ bắn bỏ. Khi xuống tới đồn, chúng bắt
chúng tôi đem tất cả đồ đạc ra gần mé nước ráp bè và thả xuống nước (vì
chúng đã tháo ra hết). Nghĩa là diễn lại y như lúc tôi đi để chúng quay
phim, chụp hình làm tài liệu. Xong, chúng chở tôi về trại I vào phòng
biệt giam và bắt đầu cuộc đời tù tội từ đây.
Chúng nhốt vợ con tôi 13
ngày, mấy đứa em 3 tháng và tôi 39 tháng. Khi vợ con tôi từ nhà tù ra
bến xe, dân chúng hai bên đuờng đều biết mặt, vì họ có đi xem “đóng
phim”. Họ thăm hỏi và giúp đỡ rất tận tình. Khi đến bến xe, chủ quán mời
vào cho ăn cơm không lấy tiền. Khi lên xe, chủ xe không lấy tiền xe mà
còn bao cho ăn trưa. Và khi đến Sài Gòn chủ xe gọi hai chiếc xích-lô chở
vợ con tôi về nhà và họ trả tiền trước.
Vợ tôi dẫn 4 đứa con về
được Sài Gòn mặc dù trong túi không có xu nào. Vì tôi đã dặn vợ tôi bằng
mọi giá phải bám lại Sài Gòn. Sau khi mượn tiền của bạn bè và bà con
mua một ít gạo muối để lại cho 2 đứa con, lớn nhất (Vi) và nhỏ nhất
(Luân) ở lại Sài Gòn. Vợ tôi dẫn đứa thứ ba (Thủy) ra Nha Trang ở với
dì, và Thảo (đứa thứ hai) về Bình Định ở với ngoại. Cha mẹ và các chị em
hai bên góp vốn để giúp vợ tôi buôn bán nuôi con.
Những người đàn ông khác
thì sao tôi không biết. Chứ tôi có một cái tật xấu là đối với người
ngoài, khi ai giúp cho tôi một điều gì, tôi cũng thường nói thank you
hay cảm ơn xoèn xoẹt y như… Tây, nghĩa là cũng biết galant, cũng …lịch
sự như mọi người. Nhưng đối với vợ con trong nhà thì hình như tôi mang
cái ý nghĩ là… “của riêng mình ta, ván đã đóng hòm, không ai thèm vào
đây rước ba cái của nợ này”. Nên không bao giờ tôi nói được hai tiếng
cảm ơn, ngoại trừ trường hợp nói cảm ơn để …móc họng, trong những lần vợ
chồng gấu ó nhau.
Nhân đây tôi xin nói vài
hàng về vợ tôi , để nếu “chẳng may” vợ tôi đọc được thì những dòng này
sẽ thay tôi nói lời tạ tội và cảm ơn công lao của “Bà”, đã nuôi nấng cha
con tôi. Con cá sống nhờ nước, cha con tôi sống cũng nhờ vợ tôi.
Lúc đó vợ tôi là một phụ
nữ tương đối coi cũng được, không đến nỗi “ma chê, quỷ hờn”. Nên cũng có
những kẻ muốn “xắn tay bẻ nụ… hoa tàn”. Vốn liếng lại không có bao
nhiêu, nếu là một người đàn bà yếu lòng, không đủ trung kiên, chung thủy
với chồng thì cũng dễ tìm một nơi nương tựa lắm.
Sau khi tôi ở tù về, nghe
mấy đứa con kể lại cuộc sống đã qua mà ứa nước mắt. Trong năm đầu tiên,
vợ con tôi không dám ăn nước mắm, chỉ mua mắm ruốc kho lỏng thành nước
để chấm rau lang và rau muống. Có dư ra đồng nào vợ tôi đều để dành, lúc
thì mua 1kg đường, lúc thì mua 1kg chuối khô, để trên đầu tủ, các con
tôi thèm nhỏ dãi, nhưng vợ tôi bảo “để dành đi thăm Ba”. Cứ hai tháng vợ
tôi đi thăm nuôi tôi một lần, còn tháng ở giữa hai lần thăm thì gởi 5
kg bưu phẩm, đều đặn như thế suốt 3 năm 3 tháng. Sau khi ở tù về, tôi
rất đau lòng khi biết rằng suốt thời gian ở tù tôi ăn uống còn đầy đủ
hơn vợ con tôi ở nhà. Lý do là vợ tôi sợ tôi ở tù phải lao động cực
nhọc. Bắt đầu từ năm thứ hai trở đi, vợ tôi buôn bán thuốc tây có thu
nhập khá hơn nên gia đình đỡ khổ hơn năm đầu. Thật tội nghiệp cho vợ con
tôi. Lòng trung trinh, chung thủy của vợ tôi, có thể ví như… chì đã
được thử lửa.
Có một điều đáng nói là
cộng sản kêu án tôi 3 năm tập trung cải tạo, nhưng đến 39 tháng họ mới
thả tôi ra. Khi họ thả, nhìn vào lệnh tha, tôi thấy họ đã ký thả trước
đó một tháng rưỡi. Nghĩa là ký thả đã trễ mà khi đã ký rồi còn nhốt thêm
một tháng rưỡi nữa vì công việc đồng án đang cần tù. Đúng là luật pháp
của CS.
Sau khi tôi về được hai
tháng, được người bạn cùng khóa giới thiệu tôi lái một chiếc tàu dài
12.5m, chở theo 83 người. (Trong chuyến vượt biển thành công này, có một
cái chết thật lạ lùng của một thanh niên, tôi sẽ thuật lại trong một
bài khác). Tôi trực chỉ đảo Natuna – Indonesia. Sau 77 giờ vượt biển,
tôi cập vào bờ Natuna (ngày 12-4-1983) để xin nước và bản đồ để tiếp tục
đi Úc. Nhưng chính quyền ở đây không cho đi. Họ đưa tôi qua đảo Kuku
rồi trại tỵ nạn Galang. Gần 6 tháng sau (13-10-1983), gia đình tôi đến
Úc, bỏ lại Việt Nam một đứa con, vì khi đi gấp quá tôi không về kịp Qui
nhơn để mang theo được.
Gia đình tôi tới Adelaide
ngày 13-10-1983. Sau hai tháng ở Pennington Hostel, tôi thuê được một
căn flat ở Woodville, và vợ tôi làm ở hãng may, còn tôi thì đi làm farm.
Đầu năm 1985, tôi thuê được một farm nhà kiếng ở Virginia. Vợ tôi vẫn
tiếp tục làm ở hãng may để sinh sống, vì thời gian đầu làm farm chưa có
thu hoạch. Dần dần công việc làm farm bề bộn hơn, vợ tôi đành phải nghỉ
hãng may để phụ tôi. Nhiều đêm, vợ chồng tôi và 3 đứa con (một đứa còn
kẹt ở VN) phải chong đèn làm ngoài nhà kiếng đến 11-12 giờ đêm. Hai năm
đầu làm farm cũng may mắn được mùa, nên cuối năm 1986 tôi mua được một
trại nuôi heo. Tôi tiếp tục làm cả hai farm, nhà kiếng và trại chăn
nuôi. Thêm gần được 3 năm nữa thì tôi trả lại nhà kiếng và chỉ giữ lại
trại chăn nuôi heo. Đến năm 1990, tôi mở thêm một tiệm Take-Away và làm
được 6 năm.
Các con tôi nay đã trưởng
thành. Tất cả 4 đứa đều đã tốt nghiệp đại học. Chúng tôi rất mừng có
được gia đình hạnh phúc. Tôi xin cảm ơn vợ tôi, Và biết ơn nước Úc đã
đón nhận chúng tôi định cư tại Úc, một xã hội tự do, dân chủ, công bằng
và bác ái.
Nguyễn Hữu Ba
TRẦN VĂN & CHUYỆN TÙ CẢI TẠO
LỜI NÓI ĐẦU CỦA NGƯỜI VIẾT:
Hơn 38 năm đối với đời người quả thật dài. Những vui buồn của ngày tháng cũ trong ký ức theo thời gian dài phải bị xóa nhòa, nhưng, đối với những người chiến sĩ QLVNCH bị gác súng tức tưởi mà kẻ thù chụp cho cái mũ có nhiều “nợ máu với nhân dân và cách mạng”, chúng trả thù và hành hạ thật ác độc, đê hèn, làm sao quên được?
Tháng 6 năm 1976, Ban Quân Quản Sài Gòn ra lệnh gom hết những người gọi là có nhiều nợ máu vào đợt “học tập cải tạo” đầu tiên, sĩ quan cao cấp từ tá đến tướng. Bên chính quyền với những vị công cử đầu não cùng với các vị dân cử trong Quốc Hội, Hội Đồng Tỉnh; các giới chức lãnh đạo các đảng phái chính trị và các tu sĩ có thành tích chống cộng…Sau đó chúng lùa hết quân cán chính VNCH vào rọ. Trại tù cải tạo được thiết lập trên khắp lãnh thổ từ miền cuối Việt Cà Mau đến tận vùng cực bắc Lào Cai, Sơn La..., và cả nước là một nhà tù khổng lồ. Đây quả là một giai đọan lịch sử bi thảm nhất trong hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.
Chuyện Tù Cải Tạo Nhiều Người Muốn Biết mà tôi đang viết sẽ phát hành vào năm tới, nhằm phơi bày và vạch trần tội ác của chế độc cộng sản Việt Nam đối với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị “ngã ngựa” kể từ ngày 30.4.1975. Dưới đây, tóm lược bối cảnh các trại tù mà Trần Văn đã từng trải qua: Thành Ông Năm (Hóc Môn), Suối Máu (Biên Hòa), Sơn La (Bắc Việt), Hồng Ca - Yên Bái (Bắc Việt), Tân Lập - Vĩnh Phú (các trại gọi là K - 2 - 1 - 4 - 3 - Bắc Việt), Z30D - Hàm Tân (Bình Tuy - Rừng Lá - Miền Nam VN)).
Nhân Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức ở Dallas – Texas từ 3 đến 5 tháng 10 năm 2008. Cá nhân tôi và trên 4 - 5000 người ở khắp nơi Hoa Kỳ & Canada hội tụ vê đây cùng tham dự 3 ngày đại hội do Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ tổ chức. Đây là đại hội cựu tù nhân quy tụ đông đảo nhất cựu tù ở hải ngoại, đánh dấu sự thành công to lớn dù có người hô hào chống đối tẩy chay.
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
Hơn 38 năm đối với đời người quả thật dài. Những vui buồn của ngày tháng cũ trong ký ức theo thời gian dài phải bị xóa nhòa, nhưng, đối với những người chiến sĩ QLVNCH bị gác súng tức tưởi mà kẻ thù chụp cho cái mũ có nhiều “nợ máu với nhân dân và cách mạng”, chúng trả thù và hành hạ thật ác độc, đê hèn, làm sao quên được?
Tháng 6 năm 1976, Ban Quân Quản Sài Gòn ra lệnh gom hết những người gọi là có nhiều nợ máu vào đợt “học tập cải tạo” đầu tiên, sĩ quan cao cấp từ tá đến tướng. Bên chính quyền với những vị công cử đầu não cùng với các vị dân cử trong Quốc Hội, Hội Đồng Tỉnh; các giới chức lãnh đạo các đảng phái chính trị và các tu sĩ có thành tích chống cộng…Sau đó chúng lùa hết quân cán chính VNCH vào rọ. Trại tù cải tạo được thiết lập trên khắp lãnh thổ từ miền cuối Việt Cà Mau đến tận vùng cực bắc Lào Cai, Sơn La..., và cả nước là một nhà tù khổng lồ. Đây quả là một giai đọan lịch sử bi thảm nhất trong hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.
Chuyện Tù Cải Tạo Nhiều Người Muốn Biết mà tôi đang viết sẽ phát hành vào năm tới, nhằm phơi bày và vạch trần tội ác của chế độc cộng sản Việt Nam đối với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị “ngã ngựa” kể từ ngày 30.4.1975. Dưới đây, tóm lược bối cảnh các trại tù mà Trần Văn đã từng trải qua: Thành Ông Năm (Hóc Môn), Suối Máu (Biên Hòa), Sơn La (Bắc Việt), Hồng Ca - Yên Bái (Bắc Việt), Tân Lập - Vĩnh Phú (các trại gọi là K - 2 - 1 - 4 - 3 - Bắc Việt), Z30D - Hàm Tân (Bình Tuy - Rừng Lá - Miền Nam VN)).
Nhân Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức ở Dallas – Texas từ 3 đến 5 tháng 10 năm 2008. Cá nhân tôi và trên 4 - 5000 người ở khắp nơi Hoa Kỳ & Canada hội tụ vê đây cùng tham dự 3 ngày đại hội do Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ tổ chức. Đây là đại hội cựu tù nhân quy tụ đông đảo nhất cựu tù ở hải ngoại, đánh dấu sự thành công to lớn dù có người hô hào chống đối tẩy chay.
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
-------------
NHỮNG NGÀY ĐẦU VÀO TÙ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ
Theo thông báo của kẻ cưỡng chiếm miền Nam từ ngày 30.4.75, theo lời cộng sản nói, những thành phần "có nhiều nợ máu" phải trình diện 3 ngày 13, 14, 15 tháng 6 năm 1975 (tôi có thể nhớ sai ngày dương lịch), nhưng, chắc chắn là trong 3 ngày trình diện đó có ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch năm Ất Mão, vợ chồng chúng tôi trình diện vào buổi chiều ngày này.
Cư ngụ ở quận 8 nên chúng tôi trình diện một lúc với các anh em khác cùng cấp bậc Thiếu tá ở các quận 6, 7 (hình như có thêm quận 9 mới thành lập không lâu ở bên kia sông Sài Gòn - Thủ Thiêm) tại trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký ở đại lộ Cộng Hòa (VC gọi trường này là Lê Hồng Phong). Còn những qúy vị khác tùy theo cấp chức trình diện ở các địa điểm khác, hầu hết là các trường học. Thông cáo của kẻ cưỡng chiếm miền Nam nói rõ là chúng tôi phải mang theo tư trang (đồ dùng cả nhân) và đóng đủ tiền ăn 1 tháng, khoảng trên 13 ngàn mấy trăm (bằng 1/3 lương của một Thiếu tá. Sau đó, trình diện đi tù đợt 2: sĩ quan từ Đại úy trở xuống đóng tiền ăn 10 ngày…).
Sĩ quan cấp Thiếu tá trình diện ở trường Trung học Pétrus Ký ít hơn các nơi khác, trên dưới 100 người, vì các quận 6,7,8… nằm ở ven đô - Thủ Đô Sài Gòn. Người nữ quân nhân duy nhất tại điểm tập trung này, Thiếu tá Trần Thị Bích Nga, Chỉ Huy Trưởng Trường Xã Hội Quân Đội (trường nằm trong Trại Lê Văn Duyệt của Biệt Khu Thủ Đô). Thật đúng là hoa lạc giữa rừng gươm tua tủa của hai phía ta và địch.
Ngày đầu tiên trình diện, chúng tôi được “cách mạng” cho thưởng thức cách trị bệnh thần sầu quỷ khốc, nằm dài trên ghế học trò, được nhỏ nước tỏi tươi nồng nặc vào hai lỗ mũi. Ngày sau, truớc khi có “lệnh hành quân” chuyển đến trại tù chính , chúng tôi được nhà hàng sang trọng Ngọc Lan Đình ở Chợ Lớn đưa bàn ghế tới, cứ 10 người một bàn như “nhập đại tiệc”, có đến 7 món ăn mà chúng ta thường gặp trong các tiệc cưới… Khi nhân viên nhà hàng thân quen Ngọc Lan Đình đến “thết đải”, tự dưng tôi chảy nước mắt vì tháng 2 năm 1962, khi tôi được các giáo sư và nhà trường Phước Kiến (266 Đại lộ Khổng Tử, sau đổi tên là trường Phước Đức.Vụ Tết Mậu Thân, trực thăng xạ kích lầm nơi này làm chết và bị thương nhiều sĩ quan cấp tá) tổ chức một bữa tiệc linh đình để tiển đưa tôi nhập ngũ khoá 13 Thủ Đức tại nhà hàng Ngọc Lan Đình. Lúc bấy giờ tôi là Giám học trường trung học này [kể cả học sinh trung tiểu học có (3000 hay 5000 em?), học 2 thứ tiếng Việt và Tàu mà tôi làm Giám học đặc trách về các môn học Việt ngữ, Tiến sĩ Tăng Kim Đông làm Hiệu trưởng, sau TS Đông làm Tổng Trưởng Giáo dục thời Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc]. Tôi được TS Tăng Kim Đông mời phát biểu lời từ giã, sau vài lời cám ơn giáo sư và nhà trường, tôi sực nhớ đến 4 câu thơ xưa của Tàu và lên giọng to:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngọa sa trường quân mạc vấn
Cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi.
Tự nhiên tôi chảy nước mắt và khi đó có một giáo sư người Hoa rất qúy mến tôi, anh cảm kích đọc lại bài thơ này bằng tiếng Hoa (Quan Thoại), cả thực khách đến mấy trăm người dự tiệc như lắng đọng, cảm kích chia xẻ với tôi “cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi”. Đó cũng là dấu ấn khó quên trong đời đi dạy học của tôi từ tiểu học đến trung học. Sau hơn 13 năm đi lính, nay cũng chính nhà hàng Ngọc Lan Đình đãi tiển chúng tôi vào một ngày mai mờ mịt…nên tôi xúc động thật sự. Bài thơ tứ tuyệt ấy lại đến với tôi và câu cuối cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi, 13 năm trước cho đến ngày vào tù, tôi vẫn sống và thăng quan tiến chức. Tôi như thầy bói suy luận, biết đâu câu thơ này sẽ vận vào cuộc đời ở tù của tôi từ đây…
Trình diện “học tập cải tạo”, một danh xưng bịp của bọn CSBV mà chúng tôi tự ý đưa thân nạp mạng cho loài quỷ dữ, đúng ngày Tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5 năm Ất Mão (1975).
Hai vợ chồng đèo trên 1 chiếc xe đạp, người tài xế trung thành của bà xã tôi, từ Hóc Môn đạp xe xuống để tiển đưa. Khi chúng tôi mang ba lô vào cổng trường Pétrus Ký, chú Nhuận tên người tài xế thân thương trung thành đó, một tay lái xe, một tay cố kềm đưa chiếc xe đạp thứ hai về nhà. Chúng tôi ở khu lao động, dốc cẫu Chữ Y, đường Hưng Phú - đường đi đến lò heo Chánh Hưng,. Bốn đứa con nhỏ của chúng tôi, từ 3 đến 9 tuổi, được cha mẹ chúng để lại chiếc xe đạp làm phương tiện và là một tài sản sau cuộc đổi đời này.
Viết đến đây, ký ức của tôi bỗng nhiên như thấy cảnh tượng hoang mang, lo sợ, giao động của hơn 38 năm trước như hiện rõ.
Khi Thủ Đô Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, thời mạt vận của chánh thể VNCH đã ập đến nhanh quá. Nỗi nhục nhã ê chề của những người lính từng cầm súng chống quân xâm lược cộng sản Bắc Việt, nay đến thời điểm lâm vào cảnh cá chậu chim lồng. Tất cả chiến sĩ anh hùng của QLVNCH phải buông súng và sống trong cảnh phập phồng. Chúng tôi chờ đợi kẻ thù công bố chính sách đối xử với tù hàng binh mà CSBV rêu rao ra rả hàng ngày trên các hệ thống truyền thông suốt 2 tháng 5 và 6.1975. Sự phập phồng, lo âu như cảnh tượng quân Khơ Me đỏ sau những ngày tiến chiếm Thủ Đô Pnom Penh (Nam Vang) nhốt và giết sạch kẻ thù của chúng. Ý nghĩ này đã xâm nhập vào tâm tư tình cảm của mọi người, một tương lai mờ mịt u buồn, thê lương tràn ngập trong suy nghĩ của từng người từng gia đình mà gia đình chúng tôi cả hai vợ chồng đều là lính, bốn đứa con nhỏ dại sẽ nương tựa vào đâu để sống?.
THÀNH ÔNG NĂM – LIÊN ĐOÀN 5 CÔNG BINH KIẾN TẠO
Một trăm thiếu tá trình diện ở trường Pétrus Ký, khi chuyển đến thành Ông Năm ở Hóc Môn (bản doanh của Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo) được chia thành 2 đội 34 và 35. Tôi ở đội 34, đội 35 có 5 Y sĩ Thiếu tá. Bà Thiếu tá Bích Nga nhập cùng với quý chị cấp tá khác ở đội nữ, cách đội 34, 35 chỉ một con đường và gần sát hàng rào kẽm gai. Hàng ngày, chúng tôi có thể trông thấy nhau dùng ánh mắt chia xẻ sự lo âu sâu xa về tương lai của 4 đứa con nhỏ dại…
Những ngày đầu, nhiều chuyện quan trọng đã xảy ra tại lán của đội 34 và 35 ở trại tù Thành Ông Năm – Hóc Môn:
Chuyện khó tin, nhưng có thật, một tên cán bộ y tá, mặt rỗ khá rõ đến lán đội 34 và 35, tập hợp 5 ông thiếu tá bác sĩ Quân Y, dẫn ra khỏi lán bảo đứng nghiêm, 5 ông là bậc thầy của chúng, nghe tên cán ngố này giảng về vệ sinh phòng bệnh… Hắn dẫn 5 ông bác sĩ tội nghiệp của chúng ta phải đi xem “thanh sát” các đường mương, nhà cầu, cách làm sạch các chỗ này. Chưa hết cán ngố còn chỉ bảo cách chửa bệnh nữa cơ làm 5 ông bác sĩ phe ta cứ ngẫng mặt mà nhìn chịu trận, nín thở qua sông. Về lán, anh bác sĩ Tôn Thất Thận (lớn tuổi nhất trong 5 ông BS) nằm gần tôi, kể lại cho chúng tôi nghe mà cùng nhau cười ngất.
Chuyện mà tôi cũng khó quên, anh Hoàng Xuân Định (hiện ở San Jose), Thiếu tá Quân Cụ, anh em thúc bá với Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, nguyên Tư Lệnh QĐ1 & QK1, đứng ra nhận lãnh chức Trưởng Ban Văn Nghệ của trại tù Thành Ông Năm (Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo do Đại tá Dương Công Liêm làm Liên Đoàn Trưởng). Không biết ai giới thiệu với anh Định, chọn tôi vào ban văn nghệ, xung vào thành phần đóng kịch vì hát xướng, giọng vịt đực của tôi bù trất. Sở dĩ, tôi chấp nhận sự chọn lựa này vì hoàn cảnh bi đát của tôi, vợ chồng đều bị đi tù, ở gần nhau mà chẳng nói được lời nào với nhau. Tôi luôn bị ám ảnh tình cảnh 4 đứa con nhỏ dại làm sao mà sống với bà mẹ vợ già cả và thường bị nhiều thứ bệnh. Hơn nữa, trước khi đi tù, có tin, nhà đang ở của gia đình sẽ có một tiểu đội bộ đội CSBV “xin” được đến đóng chốt, làm sao mẹ vợ của tôi từ chối, các con chúng tôi sẽ chịu cảnh ở chật chội, mất tự do. Tôi cần phải làm cái gì để tạm quên sự lo âu dằn vặt đang ăn sâu vào tâm trí, tôi vào đội văn nghệ để giết thì giờ.
Suýt chút nữa, ban văn nghệ của anh Hoàng Xuân Định được cách mạng “chiếu cố” cho vào cùm. Với vỡ hài kịch mà anh Định viết nói về những ngô nghê, ngu dốt của đám khỉ từ rừng mới về Sài Gòn hoa lệ làm cuộc đổi đời, dân chúng từ sung túc xuống bần cùng. Dù anh Định viết rất khéo, nhưng đến buổi phúc khảo, có người trong phe ta làm ăng-ten lập công (nghe anh em kể lại) phân tích tỉ mỉ cái ý nghĩa của vỡ hài kịch “trình” với cán bộ “răng đen mã tấu” ngu dốt “đì” chúng tôi. Nhưng, lúc đó cán bộ cộng sản còn “nới tay” vì mới chiếm Sài Gòn, lòng dân còn nhiều hoang mang và người “tù cải tạo” vừa đóng tiền nhập trại tù chưa lâu nên toán văn nghệ chúng tôi thoát hiểm “trong đường tơ kẽ tóc” chỉ bị cảnh cáo dằn mặt và đuổi về đội.
Chính đội 35 “nổi tiếng” vì có hai chiến sĩ can đảm anh hùng nhất của chúng ta lúc bấy giờ. Ai bị nhốt ở Thành Ông Năm thời điểm đó đều nghe danh 2 Thiếu tá của QLVNCH là anh Quách Hồng Quang, cư ngụ ở vùng cầu Nhị Thiên Đường, Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân ( tôi không nhớ rõ: TĐ 42 hay TĐ 44, có tên là Cọp Xám hay Cọp Ba Đầu Rằn, 2 tiểu đoàn vang danh anh dũng của vùng đồng bằng sông Cửu Long-V4CT, cộng quân khiếp sợ). Người thứ hai là Thiếu tá Phạm Hữu Thịnh, đơn vi cuối thuộc Ban Liên Hợp 4 Bên ở Sài Gòn, anh gốc là An Ninh Quân Đội, cư ngụ ở Dạ Nam Cầu Chữ Y. Cả hai chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã can đảm “trốn trại” đầu tiên, tìm đường vượt thoát khỏi cảnh tù đày nhục nhã vào một đêm có gần nửa vành trăng trên bầu trời. Đây là vụ trốn trại đầu tiên khi CSBV lùa quân cán chính VNCH vào rọ tù của chúng, có thể nói là vô tiền khoáng hậu mà tôi chứng kiến.
Tôi chơi rất thân với hai anh Quang, Thịnh, vốn tôi quen biết anh Quang từ miền Tây, lúc ấy tôi là sĩ quan báo chí của QĐ4 từng theo ông Tướng Tư Lệnh QĐ4 đến thăm viếng đơn vị khi anh Quang còn là Trung đội trưởng. Anh Thịnh ở phía bên kia cầu Chữ Y, gia đình tôi ở phía bên này cầu Chữ Y, cả hai anh đều nhỏ hơn tôi 5-6 tuổi và tốt nghiệp trường Sĩ Quan Thủ Đức sau tôi nhiều khóa. Hai anh Thiếu tá trẻ này xem tôi là niên trưởng, năm 1975, tôi đã qua tuổi 40.
Trước khi thực hiện chuyện phi thường, liều lĩnh, anh Quang bị đau liên tiếp nhiều ngày, tôi có tặng nhiều viên thuốc cảm và trị sốt rét mà anh Quang cần. Còn anh Thịnh, hàng ngày mải mê tập thể dục, anh Thịnh còn tự chế một cái tạ để tập, hai tay của anh cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Một lần, tôi hỏi, anh Thịnh nói tôi tập tạ nhằm luyện cho thật khỏe 2 tay để có ngày sử dụng và ngày ấy là ngày N, giờ G, giờ định mạng của cả hai anh Quang và Thịnh?.
Khoảng từ 12 giờ khuya đến 2 giờ sáng của một đêm có mưa lất phất, trên nền trời và cảnh vật, ánh trăng sáng lờ mờ, hai anh Thịnh và Quang đi ra hướng cầu tiêu ở gần hàng rào kẽm gai, chọn thời điểm thích hợp này thực hiện cuộc vượt thoát. Nhiều tiếng súng nổ vang trong đêm khuya vắng lặng và tiếng kẻng báo động vang dội khắp nơi xa gần, đánh thức mọi người. Tôi choàng ngồi dậy bước ra cửa coi xem có chuyện gì xảy ra, lính tráng đơn vị canh gác trại tù này, rầm rập chạy với súng cầm tay la hét om sòm, bảo phải tắt đèn và mọi người ở trong lán không được đi ra ngoài…
Sáng hôm sau, cán bộ quản giáo cho biết có 2 anh trốn trại thuộc đội 35, một anh bị bắn chết tại vòng rào trại, một anh bị thương và bị bắt đang nằm ở y xá. Trong những ngày kế tiếp, chuyện trốn trại của 2 anh Quang, Thịnh đã được sáng rõ thêm. Khi quản giáo hỏi đội 34 và 35 có anh nào đem thức ăn cho anh Thịnh đang bị thương, không ai lên tiếng. Tôi tình nguyện mang thức ăn chánh thức của trại đến tiếp tế cho anh Phạm Hữu Thịnh. Sau khi mỗ lấy viên đạn còn ghim trong người ra, nay hồi tĩnh, anh Thịnh lại bị nhốt trong 1 connex, để gần chòi gác, còn bi thảm hơn, ngày thì nóng như thiêu như đốt, đêm khuya lạnh lẽo đến tận xương tủy. Mỗi lần đưa thức ăn đến anh Thịnh, trong đầu, tôi xếp sẵn những câu hỏi, phải thật nhanh và ngắn gọn vì lính gác trên chòi canh lúc nào cũng nhìn theo dõi tôi khi mang thức ăn đến connex. Nhờ vậy, tôi biết được khá nhiều về gia cảnh Thịnh, anh còn bà mẹ già, vợ anh gốc người Hoa. Anh Thịnh còn cho biết sở dĩ anh bị bắn trọng thương vì anh quay lại cứu bạn mình, anh Quang, quần áo đang bị vướng dây kẽm gai mà anh gỡ ra còn nhùng nhằng. Lính gác trên chòi canh phát hiện bắn anh Quang nhiều phát đạn, anh bị thương và nằm dán chặt vào hàng rào. Trong khi anh Thịnh đã chạy đến cây mít (chúng tôi thường thấy các chị ở Sài Gòn lên kiếm thăm chồng? đứng lấp ló ở khu cây mít này), cách hàng rào trại chừng trăm mét. Vừa tới hàng rào dây kẽm gai, anh Thịnh nghe tiếng súng nổ liên hồi vội quay lưng chạy và một viên đạn cấm vào lưng anh, té qụy. Theo lời anh Thịnh kể vắn tắt, anh Quang chỉ bị thương còn sống và cái áo của anh còn dính với mấy móc kẽm gai, đám cán độ trại đến nả bồi thêm vài tràng đạn nữa, kết liễu đời oanh liệt của một chiến sĩ BĐQ ưu tú can trường QLVNCH, Quách Hồng Quang, lúc nào 2 chữ sát cộng cũng đến với binh chủng anh dũng này.
Nếu gia đình chị Thịnh may mắn được sang định cư ở Hoa Kỳ, xin liên lạc, tôi kể lại những ngày cuối cùng của anh Thịnh từ Thành Ông Năm ở Hóc Môn cho đến trước 1 ngày anh Thịnh bị xử bắn tại trại Suối Máu - Biên Hòa mà tôi “làm gan” trò chuyện với anh đang ngồi hớt tóc. Anh Thịnh linh cảm sẽ khó sống vì đám cán bộ chấp cung thường tỏ vẽ muốn giết anh để dằn mặt đám tù còn lại. Anh Thịnh còn nhân mạnh với tôi, CSBV tàn ác lắm, chúng muốn giết anh, khi mỗ lấy đạn không có thuốc tê, thuốc mê gì cả. Anh đau đớn quá chết ngất không còn biết gì nữa, chúng muốn làm gì thì làm, may mà anh còn sống đến ngày bị xử bắn.
Thành Ông Năm ở quận Hóc Môn, trại tù đầu tiên đã nhốt chúng tôi, nhưng trại này chỉ là trại trung chuyển, sau mấy tháng lại chuyển tất cả bò tứ, bò ngũ (thiếu tá, trung tá) về Suối Máu. Đây là doanh trại của Trung tâm giam giữ tù phiến cộng của Quân Khu 3 để trao trả với phía bên kia.
Cũng chính trại tù Thành Ông Năm, sau ngày ra tù, một bác sĩ Quân Y/QLVNCH, Y sĩ thiếu tá Trần Đông A, đã làm cho nhà cầm quyền cộng sản khiếp phục vì tài mổ 1 cặp song sinh dính lại mà nhiều nước, lúc bây giờ, thập niên 80 không dám mỗ tách ra. BS Trần Đông A nhờ đào tạo dưới chánh thể VNCH đã tiến hành ca mỗ thành công và đến nay BS Trần Đông A vẫn là một trong những bác sĩ giỏi và nổi tiếng nhất của Việt Nam.
TRẠI TÙ SUỐI MÁU
Từ Thành Ông Năm ở Hóc Môn chuyển về Suối Máu, con đường dài 40 -50 cây số, với đoàn xe quân sự có hộ tống nghiêm chỉnh, theo lẽ di chuyển một tiếng hay tối đa 2 tiếng đồng hồ là đến nơi rồi. Đàng này, chúng tôi phải “khẩn trương” tập hợp hành quân từ 6-7 giờ tối mãi đến hơn 7 giờ sáng hôm sau mới trại Suối Máu – Biên Hòa. Mỗi lần di chuyển là mỗi lần chúng tôi bị ”bầm vập” thể xác và tinh thần. Chúng dồn nén đám tù này như con vật, một chiếc xe tải Molotova nhét cả 1 đội 50 người cùng với đồ đoàng lỉnh kỉnh, chen chúc ngồi bó rọ, dẫm trên chân trên người nhau. Các xe đều bỏ bạt phủ kín, không đủ không khí để thở, chỉ một cái đánh rấm của một anh nào đó kể như mọi người lãnh đủ cái mùi khó chịu không ai thích.
Lần chuyển trại đầu tiên, từ trường Trung học Pétrus Ký chuyển đến Thành Ông Năm ở Hóc Môn, chúng tôi đã lãnh đủ cái cơ cực khổ sở của cái vụ chuyển trại bi thảm này. Được lệnh hành quân khẩn trương, từ 9 giờ tối đã có tiếng tu-hít (còi) thổi gọi tập họp mọi người. Từ trường Pétrus Ký đến Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo, mười mấy hai chục cây số. Cái dễ sợ nhất là mỗi đội chúng tôi bị nhốt trong một chiếc xe bít bùng, tiểu tiện phải đi trong quần vì từ 9 giờ tối đã lên xe, hành quân kiểu gì không biết của đám khỉ học làm người, mãi đến 6 giờ sáng mới tới Thành Ông Năm ở Hóc Môn.
Tại Suối Máu, tưởng tôi đã “bỏ mạng sa trường” vì cái bệnh kiết lỵ.
Xin nhắc lại, tôi từ giã ông Yamoto “đi cải tạo”, khoảng giữa tháng 5.1975, ông là Trưởng văn phòng nhật báo Asahi (Asahi Shimbun) tại Sài Gòn, một tờ báo lớn của người Nhật, có số phát hành các ấn bản sáng chiều và chữ Anh, trên dưới 10 triệu số mỗi ngày. Tôi đã cộng tác với ông Yamoto trên 3 năm, qua tài liệu, ông đã hiểu hơn tôi về chế độ “tù cải tạo” của cộng sản, ông biếu tôi vài trăm đô và đặc biệt tặng 2 “túi cứu thương” để tôi dấn thân vào cõi chết mà ông chỉ nói úp mở. Lúc bấy giờ, thời chiến cực kỳ khốc liệt, mỗi ký giả ngoại quốc ở Sài Gòn, gọi là ký giả chiến trường, đều kè kè bên mình một túi cứu thương, gồm đủ các thứ thuốc, trong đó có nhiều thuốc trị bệnh sốt rét, kiết lỵ, tiêu chảy…May mắn cho tôi, ông Yamoto và người phụ tá của ông có 2 túi cứu thương, ông tặng hết. Nhờ có nhiều thuốc nên ở trong trại tù, nhiều bác sĩ phe ta khám bệnh cho anh em, biết tôi có thuốc tốt, phụ nhĩ với bệnh nhân, đến tìm anh Ngà xin thuốc, tôi trở thành dược sĩ bất đắc dĩ mà chẳng cần học trường Dược ngày nào.
Khi tôi bị bệnh kiết lỵ ngặt nghèo, từ cầu lê lết về đến lán, tôi bước lên thềm không nổi phải bò mới vào được chỗ nằm và vận dụng hết sức lực còn lại mở túí balô lấy thuốc trụ sinh trị kiết lỵ uống 2 lần từ tối đến khuya, tôi không đi cầu nữa.
Tại trại Suối Máu, tôi gặp anh Phạm Đăng Có, Thiếu tá Quân Cảnh, Chỉ huy trưởng trại giam tù phiến cộng này. Anh Có là em ruột của Đại tá Phạm Đăng Tấn (đã từ trần cách nay chừng 8 năm ở Virginia, vợ chồng tôi có đến phúng viếng, tiển đưa), nguyên là Tham Mưu Trưởng QĐ4 & V4CT thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh, đó là hai ông sếp lớn của tôi. Người anh kế của anh Có là Trung tá An Ninh Quân Đội Phạm Đăng Năng, có vợ là bạn học với tôi ở Châu Đốc (anh Năng hiện còn ở VN). Anh Có rù rì với tôi, tụi VC này ác quá, hồi tôi làm sếp ở đây, đám cán binh của chúng được nằm giường sắt 2 tầng đàng hoàng, nay chúng cho bọn mình ăn chay nằm đất.
Tại trại Suối Máu, trước ngày lên đường đi ra miền Bắc “xã hội chủ nghĩa” chúng tôi gồm bò tứ và bò ngũ, được học tập chính sách “khoan hồng nhân đạo” 12 điểm của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để thông suốt mà hồ hởi phấn khởi ra miền Bắc nghèo mạt rệp. Cũng chính lúc này, một tòa án quân sự của quân khu 7 VC được thiết đặt, gần cổng ra vào trại. Cán bộ trại bắt loa gọi anh em “trại viên” lắng nghe theo dõi buổi xử án 2 người trốn trại, có trực tiếp truyền thanh. Mỗi đội phải cắt cử 2 người (thường là đội trưởng và đội phó) đi tham dự phiên xử anh Phạm Hữu Thịnh và một anh Thiếu tá nữa là Nguyễn Văn Đương thuộc ngành Tình Báo Quân Đội (tôi vừa mới bìết tên anh Thiếu tá này do một chiến hữu ở Úc Châu gọi điện thoại cho biết) cũng trốn trại tại Suối Máu. Anh này trốn được ra khỏi trại Suối Máu, đi xe đò bị chận bắt ở một chốt kiểm soát nào đó, chưa về tới Sài Gòn. Chúng tôi đang ngồi nghe ngóng, phiên xử khai mạc, nghe rất rõ, khi gọi tên anh Thiếu tá Đương ra xử. Sau khi luận tội và kêu án tử hình, vẫn trong tư thế bị còng 2 tay, anh chiến sĩ anh hùng của chúng ta hô lớn đả đảo cộng sản trước tòa, anh vừa mới nói đả đảo tiếp theo chắc là đả đảo hồ chí minh. Hai tên bộ đội dùng tay bịt miệng và sau đó anh bị nhét giẻ vào miệng, kéo sền sệt ra khỏi phòng. Chừng 2 phút sau nghe tiếng súng AK nổ một loạt mà anh em có tham dự chứng kiến từ đầu. Trong lúc đó, bất ngờ, dù còn nắng trời đổ mưa như sụt sùi khóc cho một chiến sĩ anh hùng của QLVNCH bị giết dã man trước họng súng của quân xâm lược. Được biết, đám cán binh VC không lôi anh chiến sĩ anh hùng này đến pháp trường cát đã thiết đặt trước mà chúng bắn anh khi ra khỏi nơi xét xử trước một ụ đất . Buổi chiều, bọn xét xử, rút kinh nghiệm buổi sáng, khi chúng luận tội, anh Phạm Hữu Thịnh bị nhét giẽ đầy miệng không cho nói lời nào và đưa đến pháp trường cát kết liễu đời anh, tội nghiệp anh Thịnh bị hành hạ đày đọa mấy tháng trong connex, thân hình tiều tuỵ, da bọc xương tái méc, nhưng sắc mặt anh vẫn bình thản, lạnh lùng và vui vẻ khi tôi hỏi chuyện.
Cộng quân đã đem xử bắn 2 anh em của chúng ta để dằn mặt đám tù còn lại, trốn trại bắt được là xử bắn, không có khoan hồng nhân đạo gì ráo trọi.
CHUYẾN TÀU THỦY RA BẮC
Qua 2 lần chuyển trại trước đây, nay lại chuyển trại lần nữa vào đêm 10 tháng 6 năm 1976, nghĩa là sau 1 năm chúng tôi nằm tù cộng sản ở miền Nam. Nay lại ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa nghèo khổ mạt rệp, cũng tập họp từ 7 giờ tối, bị kiểm tra "tư trang", chúng tịch thu vô số đồ dùng cũng như thuốc men của anh em chúng tôi. Khoảng 10 giờ tối, chúng tôi được dồn lên xe chật ních cũng như 2 lần chuyển trại trước, mãi đến 6 giờ sáng mới bị dẫn xuống tàu nhỏ, cũ kỹ bẩn thỉu, loại tàu chở vật dụng, heo, trâu, bò…đậu tại tân cảng Sài Gòn, gần cầu Sài Gòn, trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa.
Mỗi chiếc tàu loại nhỏ đó chỉ chở 5-7 chục người là nhiều, đàng này chúng dồn hình như xấp xỉ 3 trăm người vì chúng tôi chỉ nhìn thấy đầu đen và người nào người nấy, ở trần trùn trục, mặc vỏn vẹn chiếc quần đùi mà ngồi chen chúc chịu trận vì không có đủ chỗ nằm. Tôi mạo hiểm lấy ra một cái võng tự chế khi còn ở Hóc Môn, leo lên thành tàu cao hơn 2 mét mới có chỗ buộc dây 2 đầu căng võng nằm, còn ở sàn tàu, không ai có thể đặt lưng nằm được. Bắt chước làm theo tôi có đến cả chục người nữa mà đám bộ đội áp tải không nói năng gì.
Cái khổ nhất trần gian lúc bấy giờ là đi tiểu tiện trong 2 cái thùng thiếc miệng tròn dành cho mấy trăm người. Mỗi ngày, từ trên boong tàu mở nắp ra, thòng dây xuống để chúng tôi buộc vào thùng phân và nước tiểu lần lượt kéo lên. Vì ở trên cao, cách hơn 5-6 mét, cái thùng lại nặng, 2 tên bộ độ ì ạch kéo lên khơi khơi, làm chiếc thùng đầy lượn đảo qua lại bắn nước dơ tung toé, rơi xuống trúng người nào người đó chỉ biết kêu trời, lãnh đủ, nước không đủ uống làm sao mà có nước rữa nên phải “khắc phục”. Mỗi lần xếp hàng chờ “lấy tài” để tống hai cái của nợ, mất vài tiếng như chơi. Rủi hơn nữa tới phiên mình được phép trút cái nợ đời ra là lúc chiếc thùng đầy ắp, còn chỗ đâu mà chứa, đành gọi khan cổ xin kéo thùng lên. Chờ “bề trên” trông xuống hỏi lý do gì mà kêu cứu, họ mới thòng dây xuống kéo thùng lên, đồ phế thải dơ bẩn đó phải đổ xuống biển, còn rữa nữa mới thòng thùng xuống lại, thêm một lần nữa, thùng mới rữa lại văng nước tung toé. Anh em có dịp la lên chí choé, nhưng nước văng lần này tương đối “ thơm tho” hơn lần trước từ dưới kéo lên. Trong 4 ngày ở dưới hầm tàu này, có nhiều lần vì đợi tới phiên lâu quá, tôi lại không đi cầu được, đành rút lui để cho người khác làm “nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa”.
Sau 4 ngày ngất ngư con tàu đi, nhiều người bị say sóng ói mữa tới mật xanh, may cho tôi, thể trạng tốt không bị ói mữa nên đở tiều tụy hơn nhiều anh em khác. Cũng vì cái còn khỏe đó mà tôi lãnh cái búa tạ, khi tàu cặp bến Vĩnh Linh - Đồng Hới, tôi được một thằng bạn mắc dịch lớn giọng đề cử tôi làm Đội trưởng để “quản lý” anh em trên toa xe lửa khi có 1 tên bộ đội bảo anh em đề cử đội trưởng.
CHUYẾN TÀU HỎA ĐỊNH MỆNH TRÊN ĐẤT BẮC
Trời đã bắt đầu tối, từng chiếc tàu cặp bến cầu, đổ người lên đông nghẹt, xếp hàng đôi “2 hàng dọc, đàng trước thẳng” lần lượt tiến bước có 4-5 con chó trận vừa sủa vừa dẫn đầu. Đèn dầu, đuốc được các người dân nghèo khổ cầm đứng 2 bên đường với các tên du kích cầm súng trường CKC có gắn lưỡi lê sáng loáng như hù dọa đám tù đói khổ đang lê lết từng bước nặng nề, sau 4 ngày nổi trôi lênh đênh trên sóng biển. Không biết dân chúng bị bắt buộc đứng trên con đường này bao lâu để “chào đón” chúng tôi. Họ nói chuyện râm rang, bàn tán, chữi đổng… rất ồn ào, bọn tù chúng tôi uể oải, mệt lã, lầm lũi bước đi như kẻ không hồn. Đến ga xe lửa, cứ 50 người lên 1 wagon (toa), hàng mấy chục cái toa, loại toa tàu lửa để chở súc vật, đồ đạc, không có ghế ngồi và hoàn toàn kín mít, không có một cái cửa sổ nhỏ nào cả, 50 người ngồi bó gối chen chúc nhau. Tôi nhận chân được cái văn minh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đường rầy xe lửa quá cũ kỹ từ thời Pháp thuộc để lại, những thanh sắt ngang, nay biến đâu mất tiêu, chắc cán bộ hỏa xa gỡ đem đi bán sắt vụn để “cải thiện’ đời sống. Thay những thanh sắt ngang bằng những thanh gỗ, khi bánh xe cán lên nghe âm thanh phập phình, khập khểnh, chúng tôi có cảm tưởng đường rầy sẽ “banh xà rông” và tàu hỏa sẽ trật bánh, đưa bao nhiêu con người cùng khổ xuống sông, xuống ruộng… Tàu hỏa chạy suốt đêm, đến gần trưa tới Nam Định, ngôi giáo đường Công Giáo giữa thị xã Nam Định loang lổ phong sương như các tín hữu của tôn giáo này đã từng bị chế độ cộng sản vùi dập không thương tiếc từ năm 1954 khi đất nước VN bị chia đôi.
Vì tôi là “xếp” toa này, nên được ngồi ngay cửa lên xuống mở hé, có 2 tên bộ đội ngồi chỉa súng ra ngoài, đó là ân huệ và cũng cái khổ cho tôi. Đến trưa, trời tháng 5 âm lịch, miền Bắc nóng khủng khiếp, hôm ấy có thể đến 100 độ F hay cao hơn, toa tàu đóng kín, qua khỏi Nam Định 2 tên bộ đội biến đâu mất và cửa này hoàn toàn bị đóng khóa chặt ở ngoài. 50 anh em chúng tôi mồ hôi mồ kê vã ra như tắm, có người ngất xỉu vì thiếu oxy. Tôi nảy ra sang kiến kêu gọi anh em nào có vật gì bén nhọn như cọng dây kẽm… ngồi xuống nạy các khe gỗ ở sàn tàu, may ra có kẻ hở để gió lọt vào mà thở.
May quá, trong balô của tôi còn sót một cái lưỡi cưa nhỏ xíu và cọng thép dài hơn 1 tấc mà khi còn ở Hóc Môn, tôi dùng trong việc chạm trỗ trên các cái lược bằng nhôm, đám cán binh xét tới xét lui, tịch thu biết bao cái “của quý” loại này rồi, nay còn sót 2 món bảo bối quý hiếm đó. Tôi miệt mài khơi cạy chừng 10 phút , tàu lửa ngừng lại một ga xép để nhận tiếp tế và tù được nhận 1 thùng nước để uống mà đội trưởng nhảy xuống toa tàu, khi 1 tên bộ đội đến mở cửa, phải chạy thật nhanh mang thùng nước về. Khi tôi ra khỏi toa, tên bộ đội lại khóa cửa, anh em luân phiên cạy, nạy, móc ra từng mảnh rác nhỏ, đất cát… và may mắn có luồng gió mát thổi vào khi tôi mang thùng nước nặng 20 lít đưa lên tàu vừa lúc tiếng còi tàu ré lên, từ từ lăn bánh. Anh em mừng quá vừa có nước uống đở khát vừa có luồng gió mát thổi vào một cái khe nhỏ bằng đầu chiếc đủa và dài hơn 1 tấc, gặp thanh gỗ bắt ngang nên tắt tị không “khựi” thêm được nữa. Bây giờ là cái khổ của người đội trưởng, ai cũng cần khí trời để thở cho khỏe nên anh em khó nhường nhau mà người đau yếu, nhất là các anh bị suyễn kinh niên ốm yếu chỉ nằm chờ chết, làm sao chen giành lại với các anh khỏe hơn?. Tôi bèn có quyết định, lựa 4 anh to con như tôi hoặc to khỏe hơn tôi, ngồi chung quanh cái lỗ thông hơi cứu tinh này. Ai ngất xỉu được ưu tiên chuyển tới lỗ thông hơi hít thở vài phút, nhường chỗ cho anh khác tới thay. Nhờ anh em toàn là cấp chỉ huy cũ nên dễ thông cảm và tự thấy mỗi người có trách nhiệm giúp đở nhau trong cảnh cùng cực này. Dù vậy, càng về trưa, càng oi bức mà trời lại đứng gió nên có nhiều anh em ngất xỉu, tôi phải vỗ cửa bình bịch kêu cứu khi xe ngừng lại tại một ga nào đó. Nhiệm vụ của đội trưởng là phải dìu hay phải cõng anh bị xỉu chạy nhanh đến toa cấp cứu. Toa này chỉ là toa có nhiều cửa mở toang 2 tên bộ đội ngồi ghìm súng trên đó, anh nào may mắn được đưa đến đây đều được thoát chết vì được thở không khí ở ngoài tràn vào. Tôi gặp một anh bò ngũ thân quen đang nằm tại đây và anh cho biết Trung tá Ngô Văn Hùng, Trưởng Khối Kế Hoạch Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã tắt thở, không đưa kịp đến toa cấp cứu này và xác anh ấy bộ đội áp tải cho khiên xuống rồi, cách đây 1 trạm. Tôi vốn quen biết Trung tá Hùng, vì khi ông đi làm đều phải đi ngang qua Khối Thông Tin Giao Tế mà tôi đang phục vụ, ở số 2 ter Đại lộ Thống Nhất – Sài Gòn. Sau này, tôi nghe còn có thêm vài bò tứ hay bò ngũ cũng qua đời trong chuyến tàu lửa định mệnh này. Nhờ những cái chết oan khiên của các anh ấy mà từ đó về sau khi chạy ngang Hà Nội cho tới ga cuối cùng Yên Bái, các cửa lên xuống đều được mở toang để có không khí lùa vào toa. Nhiệm vụ đội trưởng quá vất vả của tôi cũng chấm dứt tại bến phà Âu Lâu của tỉnh Yên Bái, sau đúng 1 ngày 2 đêm “nhậm chức”.
ĐƯỜNG LÊN SƠN LA GIAN KHỔ
Đến nhà ga Yên Bái gần sáng, ngày 16.6.76, bên nây bến phà Âu Lâu, chúng tôi được lùa đi cũng 2 hàng dọc đàng trước bước. Cán bộ giữ tù thông báo: Các anh được nhân dân địa phương đón tiếp và mời các anh uống nước vối cho mát để tiếp tục cuộc hành quân đến các trại. Hai bên vệ đường, có nhiều thùng nước vối đang còn lửa cháy phừng phực. Trong đời, lần đầu tiên tôi được thưởng thức nước vối có mùi khói phảng phất của đất Bắc, uống vào chả ra làm sao và tôi ao uớc nếu có một chén nước trà nóng trong đêm buồn thảm này uống chắc đả, phê lắm. Đi bộ xuống phà, nghe nhiều tiếng gà gáy sáng xa xa, báo hiệu một ngày mới nhục nhã và gian khổ đang chờ đón.
Lên bến bên kia thuộc địa phận khác, có nhiều đoàn xe molotova chờ sẵn, những người lính áp giải không phân biệt đội nào, cứ lùa tù lên đầy xe là được, hàng trăm xe lăn bánh đưa chúng tôi người về Hoàng Liên Sơn, người lên Sơn La, mãi đến chiều, tôi đến Sơn La, rừng núi ngút ngàn bất tận, đúng ngày 16.6.1976. Sau gần 6 ngày hành quân kỳ cục và khổ nhọc nhất, tôi đã nhận rõ tương lai mờ mịt của những người tù bị lưu đày lên xứ “nước Sơn La ma Hòa Bình”, đã đến đây chắc khó trở về sum họp với vợ con?.
Đoàn xe tù chúng tôi chừng vài chục chiếc, ước đoán cả 5-6 trăm người được đưa đến tận chân núi, nơi có 2 nhà tù lớn do Pháp khoét sâu vào vách núi, xây mấy chục năm trước để nhốt tù chánh trị. Sau này CSBV nhốt tù binh Mỹ và Đại Hàn mà vết tích còn ghi trên vách đá, nay nhốt chúng tôi. Trong đoàn tù này gồm toàn bò tứ, bò ngũ bên Quân Đội, bổng dưng có một xe toàn bò tam cũng đổ xuống , ngành cảnh sát đặc biệt, làm thành một đội riêng.
Chừng 2 tuần sau nhiều đợt tù kế tiếp được chuyển tới và tiếp tục chuyển tới nữa mà đa số là những anh em thuộc quân khu 9 của cộng sản, ở miền Tây. Chuyển từ Cần Thơ ra đây và nhiều anh em cấp đại úy trở xuống trình diện đợt 2 ở Sài Gòn cũng được chuyển đến xã Mường Cơi này, nơi mà không có đủ nước sinh hoạt hàng ngày cho cả chục ngàn tù binh mà CSBV gọi chúng tôi khi mới đặt chân lên xứ này.
Đợt tù đầu tiên đến đây lại gặp gần 100 anh em tù bị bắt từ mùa hè đỏ lửa 1972, ở trận Hạ Lào và đặc biệt có Trung tá Khương, Chỉ Huy Trưởng BCH Tiếp Vận V1CT bị bắt hồi Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Tình cờ, trong khi tôi đi lao động cất nhà mới để đón tiếp các anh em chuyển ra sau, gặp lại anh Nguyễn Văn Thuế, Thiếu tá Pháo Binh cùng học với tôi tại trường Sinh Ngữ Quân Đội ở đường Nguyễn Văn Tráng Sài Gòn, cuối thập niên 60 để chuẩn bị đi du học Hoa Kỳ, khi đó chúng tôi còn đeo lon Đại úy. Anh Nguyễn Văn Thuế bị bắt lọai hàng binh trong mùa hè đỏ lửa 1972 được CSBV cho ăn bánh vẽ, nghe nói cũng “le lói” trong hàng ngũ bộ đội CSBV cũng đeo “quân hàm” thiếu tá… Sau xin đổi qua diện tù binh để được trao trả theo Hiệp Định Ba Lê nên bị cộng sản đì, không những không trao trả mà còn bị nhốt tù để cùng với những anh em khác cất thêm trại chờ đón chúng tôi.
Một chuyện hi hữu và thương tâm làm nhiều anh em chúng tôi không cầm được nước mắt. Một anh Trung tá (quên tên) cùng ở một nhà với nhà thơ Hoàng Ngọc Liên, Tô Kiều Ngân, Văn Quang ở bên kia hàng rào, nhà bên này, nằm cạnh tôi có nhà báo Phan Lạc Phúc (đang ở Úc), chúng tôi chứng kiến một cuộc trùng phùng hi hữu giũa hai bố con truớc cỗng trại. Khi chúng tôi xếp hàng ra ngoài lao động “đốn tre đẵn gỗ trên rừng”, anh Trung tá gặp lại đứa con trai yêu quý của anh, cấp bậc Thiếu úy đã bị ghi nhận là mất tích trong một trận chiến mùa hè đỏ lửa 72, nay lù lù xuất hiện nhận diện được cha mình cùng đang ở tù chung trại.
Cũng tại trại Sơn La này, người tù chết đầu tiên là nhạc sĩ Thục Vũ, tôi lại quên tên, anh là Trung Tá làm Trưởng khối Chiến Tranh Chính Trị ở Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ hay là Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, anh chết vì đau và sau khi hút được 1 “bi” thuốc lào thoải mái, anh thanh thản ra đi. Người chết kế tiếp cũng tại K1 có 2 nhà tù đá kiên cố này là anh Trung tá Tường, nguyên Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ mà tôi gặp anh hàng ngày khi chúng tôi cùng làm việc tại đây. Anh Tường chết vì uống thuốc tự tử, anh chán đời, chán cảnh tù khổ sai không biết ngày nào được thả ra…
Trại tù Sơn La, khi chúng tôi đến “tạm trú” đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 2 nhà đá có từ trước. Với chừng 100 anh em tù cũ gồm có Biệt Kích nhảy ra Bắc bị bắt hàng chục năm trước còn sống sót cùng với anh em bị bắt vào mùa hè đỏ 1972, cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào, cấp bậc từ hạ sĩ quan đến Trung úy, cấp cao nhứt là Trung tá Khương bị bắt 1968 tại Huế. Chính toán tiền đạo tù cũ hướng dẫn anh em chúng tôi cách “lao động xã hội chủ nghĩa” cất thêm doanh trại mới để nhốt tù lần lượt sẽ được chuyển tới từ trong Nam ra tiếp, trong phạm vi chừng 10 cây số vuông. Liên trại 2 Sơn La lúc cao điểm có đến 6 trại được phân định nhốt tù rõ rệt từng cấp bậc. Khu nhà đá gọi là K1, ở sâu trong núi “chuyên trị” nhốt tù có cấp bậc cao nhất ở đây là Trung Tá, K5 ở đồi chè Mường Cơi, gần đường lộ chính lên hướng huyện Phù Yên, gồm toàn bò tam và K6 nhốt toàn bò tứ trong đó có tôi, K6 cũng nằm gần trục lộ chính huyết mạch của tỉnh Sơn La. Còn K2, 3, 4 mới cất vội vã sau này nhốt các anh em ở các trại giam từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tập trung tại các trại giam Cần Thơ và từ đó chuyển đến Sơn La. Tội nghiệp cho các anh em này đến Sơn La cũng là nơi trung chuyển để Liên trại ở Hoàng Liên Sơn cất thêm đủ chỗ, các trại K 2,3,4 của Sơn La sẽ chuyển về đó.
Ở tù cộng sản, trại nào cũng khổ, nhưng mỗi trại tù có cái khổ nhiều ít khác nhau. Các anh ở miền Tây chuyển trại liên tục và đường lại xa hơn chắc chắn mệt khổ hơn chúng tôi từ Sài Gòn lên thẳng Sơn La.
TRẠI TÙ HỒNG CA - YÊN BÁI
Chuyện ở tù cộng sản, chúng ta viết hoài viết mãi cho đến chết cũng chưa có thể chấm hết được. Có đến 1001 chuyện khổ nhục về sự đối xử dã man tàn bạo của chế độ lao tù CS, cùng hung cực ác dành cho những người ngã ngựa của chính thể VNCH.
Đến năm 1978, có tin Trung cộng sẽ dạy cho CSBV một bài học, như chúng ta biết hồng quân TC đã xua hàng chục sư đoàn bộ chiến cùng với không yễm và pháo yễm đã tấn công vào các tỉnh cực bắc VN, giáp biên giới TC vào năm 1979. Ba trại 1, 5 và 6 ở Sơn La đã có lệnh “di tản chiến thuật” trước từ gần cuối năm 1978. Một nửa trại 6 chúng tôi được chuyển về trại Hồng Ca-Yên Bái do công an quản lý. Đó cũng là thời điểm, chúng tôi được chuyển sang diện tù thường không còn là diện tù binh như chúng tôi đến Sơn La được học tập chính sách 8 điểm của bộ đội cộng sản đối với tù hàng binh.
Chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt. Bộ đội quản lý trại tù có phần dễ dãi đôi chút hơn là đám công an dùng kỹ luật sắt đối với chúng tôi, mỗi lần di chuyển bằng xe thì 2 người bị chúng khóa chung 1 cái còng số 8, còn bên bộ đội khi chuyển từ Nam ra Bắc không bị còng, ngoài trừ quý vị đi bằng máy bay. Tiêu chuẩn ăn uống hàng tháng bị công an xén bớt, ăn sắn quanh năm thay cơm. Chính sắn tươi quy ra gạo cũng bị công an tính gian lận. Thí dụ 1 ký gạo ở bên bộ đội quy ra thành 4 ký sắn tươi hoặc 2 ký sắn lát khô. Còn bên công an cứ 3 ký sắn tươi quy ra 1 ký gạo, có nơi công an chỉ tính có 2 hoặc 2 ký rưỡi sắn tươi thành 1 ký gạo, còn sắn lát khô, cứ 1 cân (ký) quy ra thành 1 cân gạo. Tiêu chuẩn về cung cấp đường, thuốc lá, thuốc lào bên công an cũng rút bớt của tù để chúng bồi dưỡng hoặc mua bán đổi chác với các hợp tác xã trong vùng.
Tóm lại, tại các trại tù do công an quản lý bắt người tù lao động cật lực chết bỏ, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm và có thể lao động cả ngày chủ nhật nữa mà bên bộ đội ít có xảy ra.
Chúng tôi ở trại 6 Sơn La, hơn một nửa chuyển về trại Hồng Ca-Yên Bái, số còn lại được chuyển về Nghệ Tĩnh. Còn trại 1 bò ngũ và trại 5 bò tam cũng vậy một số lớn chuyển lên trại Phù Yên gần quận lỵ Phù Yên-Sơn La, cách chỗ cũ chừng 20 cây số và một số chuyển về đâu đó, hình như cũng ở Nghệ Tĩnh.
TRẠI TÂN LẬP – VĨNH PHÚ KHÓ QUÊN
Bi đát nhất của cuộc đời ở tù cộng sản của tôi, gần đúng 10 năm, là K1 và K4 liên trại Tân Lập ở Vĩnh Phú. Vì vậy tôi không thể viết qua loa đại khái giai đoạn này, xin dành cho 1 bài khác vậy. Ở đây, chúng tôi chỉ tóm gọn, ở tù trại nào cũng khổ mà ai từng ở tù trại Tân Lập so sánh với các trại tù khác, quả trại này là địa ngục trần gian.
Từ Sơn La về Hồng Ca-Yên Bái, đây cũng là trạm trung chuyển, ở được vài tháng, ăn được một cái Tết tại Hồng Ca, tất cả “trại viên” được cho ăn 1 bữa khá no còn được tặng thêm gần 2 ký sắn luộc lại có kèm thêm đường cát trắng của Cuba.
Ôi! hạnh phúc biết bao! vì bao năm tháng ở tù cải tạo, lần đầu tiên tôi được ăn một bữa no và còn có sắn và đường để mang theo bồi dưỡng cho cuộc hành trình mới, chưa biết lành dữ thế nào?. Ngoài cổng trại Hồng Ca có nhiều chiếc xe đò loại nhỏ chừng 20-30 chục chỗ ngồi đậu sẵn để chở chúng tôi về trại Tân Lập Vĩnh Phú. Cứ 2 người đeo chung 1 cái đồng hồ số 8, tôi cùng đeo chung đồng hồ với Linh mục Trần Quý Thiện, ngài cùng ở chung với tôi tổ, đội 8 ở trại 6 Sơn La. Nay tôi được ngồi ghế gần ngài có dịp tâm sự nhỏ to suốt lộ trình dài nên cũng đở lo nghĩ, sốt ruột. Khi xe đến bến phà Âu Lâu, chúng tôi xuống xe và đi bộ hai người dung dăng dung dẻ có cặp song hành, lần lượt xe qua hết thì chúng tôi lại lên xe. Trên đường đi ngang qua khu chợ đang họp vào buổi sáng gần bến phà, bỗng nhiên tôi bị đau bụng quặn thắt dữ đội. Báo cáo cán bộ áp giải xin đi ngoài, tên này không cho, tôi làm liều lôi Cha Thiện vào cái nhà nhỏ bỏ hoang cạnh đường, xin Cha thông cảm giúp tôi cởi quần cho nhanh và chưa kịp ngồi xuống là cái của nợ của một bữa ăn no và cộng thêm sắn bồi dưỡng cùng với đường cát trắng biểu tình lần lượt dzọt ra tới tắp. Tội nghiệp Cha Thiện chỉ biết nhìn trời hiu quạnh mà hít phải mùi chua lòm của tôi vừa phóng ra. Quả Cha Thiện rất gentleman ngài xé 1 mảnh báo Nhân dân có sẵn trong túi đưa tôi làm nhiệm vụ sạch sẽ cuối cùng.
Lên xe, tôi cứ tiếc mãi được một bữa ăn no lại có thêm bồi dưỡng, nay của thiên trả cho địa mà thân xác tiều tụy của tôi chắng có hấp thụ được chút chất bổ dưỡng nào.
Về trại Tân Lập với các đồi sắn chập chùng vô tận do các người tù đến trước trồng trọt, đám tù sau tiếp tục sự nghiệp đào hóc trồng sắn mệt nghỉ và ăn sắn quanh năm. Một năm chỉ có 5 lần được ăn 1 chén cơm vào các ngày chiều 30 Tết, trưa Mồng Một Tết, lễ Lao Động 1.5, ngày 2.9 cái gọi là quốc khánh của CSBV và ngày 1 tháng giêng dương lịch (Tết Tây).
Cái khó quên của tôi, đội 16 rau xanh sau qua đội 5 trồng sắn mà tôi là thành viên, có 2 anh cùng đội chết vì trời nắng gắt, Trung tá Nguyễn Văn Lạc, Trưởng phòng An Ninh QĐ2, Thiếu tá Lê Xuân Hường Trưởng khối CTCT Liên Đoàn 1 BĐQ. Một ngày nắng cực gắt ấy làm cho các cây sắn như muốn rũ lá, chúng tôi mắt nổ đom đóm như bị ngộp thở. Ai cũng đội nón đàng hoàng thế mà anh Lạc, anh Hường và 1 anh Trung tá nữa lăn quay ra chết và còn một anh cũng bị say nắng được chuyển về trạm xá, đến tối mới chết. Chỉ một ngày bị say nắng đã 4 con người vô tội đáng thương từ giã cõi đời. Chính nhờ có 4 cái chết oan nghiệt của các anh ấy đã giúp chúng tôi từ đó về sau, không còn cảnh lao động trong lúc trời đổ nắng đom đóm nữa. Đây là cảnh trại K1 vừa kể ở trên, tôi ở Tân Lập từ K2 qua K1 rồi bị chuyển sang K4 và sau cùng là K3 . Từ K3, tôi được chuyển về Nam từ tháng tư năm 1982, trại Z 30D, thuộc huyện Hàm Tân-Thuận Hải, trại này ở khu vực có tên là Rừng Lá. Đến cuối năm 1984, tôi được thả ra cùng với một số đông gần 200 người gồm nhiều cấp tá mà trước đó cấp tá thả ra rất hiếm hoi.
TRẠI TÙ CHÓT: Z 30D – HÀM TÂN (RỪNG LÁ)
Đến năm 1982, khi tôi được quy hồi miền Nam, đóng chốt ở trại Z 30D – Hàm Tân (Rừng Lá), gặp lại nhiều anh em bò tứ bò ngũ trong lần chuyển ra đất Bắc đầu tiên ngày 10.6.1976. Khi tàu hỏa đến ga chót là Yên Bái, ai đi toa nào phải sang sông qua phà Âu Lâu sẽ trực chỉ Hoàng Liên Sơn và Sơn La, toa nào ở lại Yên Bái thì có xe tải đến đón đưa về các trại ở Yên Bái.
Đợt đi đầu tiên ra đất Bắc, gồm toàn những người mà cộng sản đã xếp loại nợ máu nhiều, khó mà được thả ra trong vòng 5 - 6 năm như tin đồn đoán, hầu hết là cấp tá đến cấp tướng bên Quân Đội và bên hành chánh là những công chức cao cấp đến hàng Tổng Trưởng, các lãnh tụ đảng phái, tôn giáo, dân cử…
Bên Quân Đội, những vị từ cấp Đại tá đến Tướng được đi bằng máy bay C130 của ta “bỏ của chạy lấy người”, cứ 2 người đeo chung 1 cái đồng hồ số 8. Bên công chức cao cấp cũng vậy được đi bằng máy bay và cũng đeo đồng hồ như bên quân sự. Còn cấp thiếu tá, trung tá, hàng Giám đốc nha sở trở xuống, các đại úy thuộc Cảnh sát đặc biệt hay nhiều người cấp chức nhỏ nhưng lọt mắt xanh xếp loại nợ máu nhiều của chúng cũng được ra Bắc đợt đầu.
Cái bịp của CSBV, không những chúng bịp các người tù mà chúng còn bịp đối với mọi người dân lương thiện trong nước và ngay cả nhiều thành phần cán bộ của chúng, quốc tế cũng bị chúng cho ăn quả lừa bịp.
Trưóc khi chuyển tù ra Bắc, tại trại Suối Máu-Biên Hòa, CSBV thiết lập tòa án quân sự bắn 2 anh Thiếu tá trốn trại. Tiếp theo, chúng cho tù học tập chính sách 12 điểm của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để mọi người tù an tâm hồ hởi phấn khởi sợ mà ở yên “học tập tốt, lao động tốt”.
Sau này, CSBV dùng tàu lớn như tàu Sông Hương chở 1 lần mấy ngàn người tù đổ xuống bến ở gần cảng Hải Phòng để có xe lửa hoặc xe tải đưa đến các trại tù khắp đất Bắc.
Tại Z 30D có 2 K1 và K2 mà tôi được “biên chế” về K2 ở trong sâu, còn K1 là nơi có BCH trại làm việc nữa. Z 30D là khu rừng lá buông bạt ngàn, người ta lấy lá làm đủ thứ chuyện. Đường vào K1 và K2 có trồng thật nhiều sua đũa tha hồ mà ăn bông, nếu ăn bông sua đũa nhiều quá dể bị “tào tháo” đuổi chạy trối chết.
Được chuyển trại về tới miền Nam, dù ở trại nào, tôi cũng vững tin là mình sẽ còn sống, lúc ấy quả thật chúng tôi rất vui mừng (hồ hởi phấn khởi) thấy được đoạn cuối của con đường hầm tối tăm bắt đầu có ánh sáng hé lộ. Khí hậu thời tiết không còn khắc nghiệt như các tỉnh ở vùng rừng núi miền Bắc, gần gia đình dễ thăm nuôi và được thông báo những tin tức hấp dẫn, tù cải tạo sẽ được thả hết qua sự vận động của Bà Khúc Minh Thơ với chánh quyền Hoa Kỳ. Tất cả tù cải tạo sẽ được qua Mỹ… Nghe vậy chỉ biết vậy và chúng tôi vẫn bán tín bán nghi, chắc gì Mỹ chịu rước của nợ các ông tù cải tạo bệnh tật đem qua nuôi báo cô. Chuyện gì đến đã xảy đến tốt đẹp cho mọi gia đình tù cải tạo từ 3 năm trở lên hoặc ở tù 1 năm và nếu có tu nghiệp ở Mỹ bất luận bao lâu, cũng được xếp vào diện HO ra đi đàng hoàng, ngẫng đầu mà đi dưới con mắt khó chịu của cộng sản.
KÉT LUẬN
Ai đã vào tù cộng trên đất Bắc từ Lào Cai, Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Sơn Tây… ở tận cùng miền Bắc xuôi vào Nam qua Nam Đình, Nghệ Tĩnh, về miền Trung Bình Trị Thiên, Cao Nguyên, miền Đông Nam Bộ cho đến miền Tây đến vùng cuối Việt Cà Mau, CSBV đã thiết đặt hàng trăm trại tù lớn, khắc nghiệt, lao động khổ sai, thiếu ăn thiếu mặc, hàng ngàn tù lần lượt ra đi về bên kia thế giới. Chưa muốn nói là chánh sách nhân đạo của CSBV xuyên suốt nhằm trả thù cái vụ chúng sinh Bắc tử Nam trong thời chiến vì chúng đi xâm lược miền Nam nên chúng phải trả giá.
Nay miền Nam sụp đổ, CSBV trả thù một cách hèn hạ, tinh vi để cho những người ngã ngựa chết lần chết mòn trong các trại tù đói khổ, lao động khổ sai và bị hành hạ bỏ đói, đau không thuốc chửa trị…
Chuyện tù cộng sản không có bút mực nào mà viết hết và vì vậy mà tội ác của chúng tạo nên căn nghiệp mà luật quả báo của nhà Phật chỉ rõ “chủng quả đắc quả, chủng đậu đắc đậu” và tội nghiệp cho người dân lương thiện Việt Nam ở quê nhà cũng bị vạ lây vì luật nhân quả này./.
Trần Văn
DAIVID THIÊN NGỌC* BIỂN ĐÔNG I
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 1)
David Thiên Ngọc (Danlambao)
- Kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc đến nay thế giới chưa có lúc nào
gọi là hòa bình thật sự. Ngoài chiến tranh lạnh giữa hai cực ý thức hệ
ra thì rải rác đó đây những cuộc chiến tuy cục bộ nhưng cũng có những
chiến trường đầy máu lửa, với sự hiện diện của những đoàn quân viễn
chinh mang yếu tố nước ngoài như cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, ngoài
lực lượng của hai miền Nam-Bắc Hàn còn có sự hiện diện của quân đội Tàu
cộng và Hoa Kỳ tham chiến. Rồi chiến trường Campuchia, Việt-Tàu, Irac,
Afghanistan, Trung Đông, Bắc Phi, Ukraina... Tuy có những cuộc chiến kéo
dài nhiều năm nhưng hầu hết cũng sớm lắng dịu và kết thúc. Có một điều
đáng nói là những cuộc chiến đó tuy cũng đầy máu lửa, tổn thất về nhân
mạng cũng không vừa nhưng hầu như nó không bị lan rộng trên bình diện
lãnh thổ nhiều quốc gia để rồi lôi kéo nhiều nước, nhiều dân tộc lâm vào
vòng binh đao khói lửa. Phải chăng con người hiện đại đã đạt được độ
chín của sự khôn ngoan, biết chọn ra cửa sinh để loại trừ cửa tử mà
tránh khỏi sa chân vào hố tử thần như hai thế chiến đã thiêu rụi hàng
chục triệu nhân mạng một cách cuồng điên.
Riêng về tình hình Biển Đông hiện nay với một viễn cảnh nếu có chiến
tranh xảy ra thì cụm từ “Quốc Tế hóa” tôi e rằng không tránh khỏi mặc dù
tất cả các bên luôn dè dặt kiềm chế... nhưng khổ thay: “Thế Chiến Quốc,
thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!” chứ biết phải sao! Bởi
một điều đơn giản rằng Biển Đông không là của riêng ai... ngoài những
nước có lãnh thổ, lãnh hải hiện hữu ra còn lại là bao la cả vùng biển,
trời quốc tế thế thì những nước ở tận bên kia nửa vòng trái đất cũng đều
có quyền lợi liên quan mà không thể nào không can thiệp để bảo vệ quyền
lợi của mình một khi chiến sự nổ ra vì vấn đề tranh chấp chủ quyền,
quyền kiểm soát trên biển trên không và mọi hoạt động từ khai thác tài
nguyên cho đến giao thương hàng hải, hàng không và mọi thứ lệ thuộc đi
theo. Và rằng con đường hàng hải đi qua Biển Đông là tối hệ trọng vì hết
thảy ¾ lượng hàng hóa lưu thông trên thế giới là bằng con đường hàng
hải mà hơn ½ số lượng kể tên đều đi qua Biển Đông. Hơn nữa nó (hải
trình) nối liền từ Ấn Độ Dương ra Bắc Thái Bình Dương.
Một khi những quyền lợi đi trước nằm ngoài tầm tay với thì xem như kẻ
ngoài cuộc ngồi xem những con sóng bạc đầu để rồi biến thành những cánh
hoa chùm gởi bám vào thân những cây đa cây đề đang điều khiển canh bạc
cuộc cờ. Do đó “Đông Hải trận” sẽ là một “cuộc chơi cân não” nhưng đầy
thú vị, lắm ranh ma, nhiều mưu chước và muôn vẻ muôn màu. Đồng thời tôi
tin rằng những “miếng hiểm”, chước “đà đao”, vô chiêu, hữu chiêu của
“Độc cô cầu bại” sẽ được tung ra và tất nhiên là “tiên hạ thủ vi cường”!
Thất bại sẽ thuộc về kẻ đến sau cho dù trên chính, chiến lẫn tình
trường cũng thế. Ngoại trừ đó là kỷ, chiến thuật đã được lập trình từ
trước.
Kính thưa quý độc giả. Chuyện Biển Đông sóng dậy đâu phải một sớm một
chiều và chiến, sách lược cũng đâu thể nhất định mà nó luôn biến ảo khôn
lường, tùy theo tình hình đặc thù của thời điểm xảy ra. Do đó mọi nhận
định và lý luận phân tích trong loạt bài này (khoảng 5 bài) cũng chỉ ở
tầm có thể và mọi diễn biến đôi khi trái ngược chỉ trong một đêm mà
“...Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?...” (Nguyễn Khoa Điềm)
Thì đó cũng là chuyện thường tình ngoài chủ ý lẫn tầm soát của người viết.
Để đi vào từng phần của chuỗi nhận định xin mời quý độc giả từng bước đi vào loạt bài nhận định, phân tích này.
Như trên tôi đã nói, bất cứ một sự kiện chính trị, quân sự nào có tính
chất “Quốc Tế” khi nó hình thành thì không thể một sớm một chiều đồng
thời nó không thể đến một cách đơn thuần, tự nhiên mà nó luôn có sự sắp
đặt chuẩn bị công phu. Do vậy tôi mạn phép lật lại những trang sử và
những đoạn phim 5 năm về trước để khai màn cho bức tranh Đông Hải ngày
hôm nay. Kính mong quý độc giả lượng thứ và nhìn lại.
Những bước đi ban đầu để hình thành ngọn “Đông Phong”.
Từ những ngày tháng của năm 2010-2011 đã hiu hiu hơi gió và bảng giao
hưởng đã trổi khúc dạo đầu bằng những chuyến công du của bộ trưởng Ngoại
Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton và bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert
Gates. Và sau đó là ông Leon Panetta người kế nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng
Hoa Kỳ đã đến VN, cùng các cuộc họp thượng đỉnh ở Mỹ, Indonesia,
Singapore... mà các nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo cấp cao của Mỹ
lẫn VN đều có cơ hội gặp gỡ. Thông qua đó cả hai bên đã cùng tô đậm cho
gam màu của bầu trời Châu Á Thái Bình Dương đổi sắc.
Đúng như vậy. Đường lối của chính quyền TT Obama đã chuyển hướng tầm
nhìn trọng tâm về Châu Á TBD. Cụ thể rõ ràng khi Hoa Kỳ tăng cường triển
khai lực lượng quân đội thường trực ở Hàn Quốc, Nhật, Philippines và
đưa Thủy quân lục chiến đến Úc. Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc tập trận
chung giữa Mỹ và các nước trong khu vực này. Các cuộc tập trận trên được
xem là lớn nhất từ trước đến nay với các nước Hàn Quốc, Nhật, Úc, Ấn Độ
và Phi. Điều đó chứng tỏ Hoa Kỳ đã thực sự trở lại Châu Á Thái Bình
Dương bằng hành động cụ thể trong chương trình chuyển 60% tiềm lực hải
quân về khu vực này. Đặc biệt là lúc đó, khi thực hiện các cuộc tập trận
chung Mỹ đã huy động lực lượng tàu chiến và các siêu hàng không mẫu hạm
(HKMH) như HKMH USS Carl Vinson cập cảng Úc ngày 23/11/2012 sau khi tập
trận chung với Ấn Độ. Trong chuyến này còn có tàu tuần dương hạm mang
tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill cùng đi. Siêu HKMH USS George
Washington cũng đã đến Hàn Quốc và tập trận chung với nước sở tại, rồi
Indonesia, Philippines... Đồng thời các cuộc tập trận đó hướng thẳng vào
lực lượng tàu ngầm của TQ. Hoa Kỳ cũng đang xây dựng hệ thống phòng thủ
tên lửa ở Hàn Quốc, Nhật và Úc.
Tàu chiến của Mỹ cũng đã cập cảng Đà Nẵng và hoạt động Hải Quân Mỹ-Việt
hàng năm đều diễn ra định kỳ. Tháng 2,3 năm 2010 tàu tìm kiếm cứu hộ
USNS Safegard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E-Byrd (T-AKE 4) được vào
"sửa chữa" ở Cam Ranh và sau đó các tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ra vào
"sửa chữa".
Cũng thời gian đó bộ trưởng QP Mỹ Leon Panetta đã đến thăm các chiến sĩ
trên tàu và đã tận mắt quan sát vùng trọng yếu của biển Đông. Đặc biệt
Mỹ đã chỉ huy một cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới tại Hawaii
mang tên "Vành Đai TBD"(RIMPAC-2012)" với sự tham gia của 22 nước có Nga
được mời tham gia, nhưng Trung Quốc bị phớt lờ???
Đứng trước tình hình Mỹ chuyển thế trận về Châu Á TBD rõ ràng là để cân
bằng đối trọng với TQ trong khi TQ ngang ngược, thể hiện bản chất tham
lam bành trướng bá quyền trong thời gian qua đối với các nước trong vùng
Đông Hải-Asean, trong đó có VN.
Về mặt quân sự, Mỹ mở ra một thế trận gọng kềm hình cung bao gồm cả một
vành đai rộng lớn Ấn-Úc-Hàn-Nhật-Phi -Thái và điểm cuối là VN với lực
lượng Hải quân tài khí dồi dào chưa từng thấy.
Về chính trị, ngoại giao thì từ khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
H.Clinton thực hiện chuyến công du TQ-Ấn Độ đạt nhiều thắng lợi thì
chương trình hướng tầm nhìn về Châu Á TBD đã hình thành và bắt đầu thực
hiện chủ trương chính sách của Nhà Trắng sau chuyến công du 4 nước Châu Á
của TT Obama. Các bước đệm tiếp theo là những chuyến công du tiếp tục
của Bộ trưởng H.Clinton và Bộ trưởng Q.P Mỹ Robert Gates và sau đó là
người kế nhiệm Leon Panetta. Những hành động này rõ ràng là để bảo vệ
quyền lợi của Mỹ ở Châu Á TBD trên lĩnh vực hàng hải, khai thác tài
nguyên... vị thế chính trị và in đậm tầm ảnh hưởng trong chiều hướng
lãnh đạo khu vực này và trên toàn thế giới trong tư thế siêu cường. Do
đó Mỹ quyết tâm cân bằng đối trọng với TQ ở Biển Đông, Thái Bình Dương
đã quá rõ ràng. Chính các nhà bình luận và chính khách TQ cũng đã thấy
rõ và cũng đã đưa ra lời nhận định trong thời gian qua. Tất cả các
chuyến công du của các bộ trưởng nói trên đều có điểm đến là VN.
Lúc bấy giờ chính sách chuyển tầm nhìn về Châu Á TBD của Mỹ đã không còn
gì để bàn thêm nữa và các trang, bài tiếp theo là các nhà ngoại giao,
chính khách tiếp tục thực hiện mà thôi. Ngày 19-20/6/2012 Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ - ông Andrew Shapiro đã có chuyến công cán đến VN và đã
bàn thảo với chính quyền CSVN về các mặt an ninh, quân sự, chính trị...
trong đó có đạt được cam kết Mỹ-Việt về an ninh khu vực và đã đồng thuận
khẳng định rằng "an toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng
đồng quốc tế". Nơi đây vấn đề nhân quyền vẫn được nêu ra trong chương
trình nghị sự. Cũng như trước đây trong chuyến công du VN của bộ trưởng
QP Hoa Kỳ Leon Panetta, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại tướng Phùng
Quang Thanh cũng đã nêu
DAIVID THIÊN NGỌC* BIỂN ĐÔNG II
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 2)
Động cơ nào khiến Tàu cộng (Tc) quyết chiếm cho bằng được Biển Đông?
Ông bà xưa có nói “thuồng luồng không chịu ở cạn”, con cá kình,
cá voi phải vùng vẫy ở đại dương, con đại bàng không bay trong hẻm núi.
Nếu lỡ dạt vào bờ, rơi vào thung lũng thì chỉ là loài chim săn sắc cũng
đủ mổ rỉa thịt loài thuồng luồng.
Với dân số trên 1,3 tỉ người, Tc phải vươn vòi ra thế giới, con đường để
phát triển đồng thời nuôi mộng bá quyền thực hiện giấc mơ... lối hướng
tới duy nhất và đầy tiềm lực chỉ là “Biển”. Trên bộ thì rừng núi chập
chùng, muôn trùng hiểm trở mà Bắc, Đông Bắc vướng phải Nga. Tây, Tây Nam
có Ấn Độ án ngữ. Đường giao thông thì khó khăn chỉ cục bộ một số nơi
vậy con đường Đông Hải là bao la, là đường lên thiên đàng được lưỡi bò
dẫn lối.
Như chúng ta đã biết trong bài 1 tôi đã có nói, Đông Hải phủ ngang qua
lộ trình của tuyến hàng hải huyết mạch gần như là cho cả thế giới, nó
nối liền từ Ấn Độ Dương ra Bắc Thái Bình Dương. Con đường hàng hải này
cho dù một nước xa xôi tận bên trời Âu-Mỹ cũng phải quan tâm. Do đó bằng
mọi giá Tc phải tự do vẫy vùng ngang dọc và tiến tới tham vọng làm chủ
con đường này nếu muốn tranh ngôi siêu cường hàng đầu thế giới của Mỹ và
cũng là sự sống còn của nhân dân đại lục.
Trong hơn 30 năm mở cửa ra 5 Châu với thuyết “mèo trắng-Mèo đen” của
Đặng quân sư, với con đường biển đã đưa Tc bước một bước khá dài qua mặt
kẻ cựu thù ở xứ Phù Tang mà đứng sau lưng lá cờ Hoa nhìn ra thế giới.
Tc muốn khống chế Đông Hải, trước hết phải thu phục VN về dưới trướng và
dùng “sinh tử phù” khiến CSVN phải tuân mệnh một cách ngoan ngoãn vô
điều kiện hầu dễ bề sai khiến trên hành trình cuồng vọng vì CSVN là một
quân hầu đứng đầu trong “bầy tốt” trên ván cờ Đông Hải. Một khía cạnh
không kém phần quan trọng trong cuộc cờ này là bởi mênh mông trời biển
bao la… mà từ Hải nam cho tới cuối vùng Đông Hải thì mịt mùng diệu vợi…
cần lắm những quán bên đường (tiền đồn) để cho những con kình ngư lẫn
bầy chim sắt (xe, pháo, mã) có trạm dừng chân nạp thêm năng lượng và
cũng là bàn đạp chiến lược để vẫy vùng hơn nữa về cuối nẻo trời xa… thế
thì Hoàng Sa, Trường Sa của VN là những chiếc phao cứu sinh, là những
trạm dừng chân tuyệt vời đầy triển vọng. Hơn thế nữa nỗi lo âu trăn trở
của Bắc Kinh là Mỹ và các nước đồng minh đã có ký hiệp ước phòng thủ như
Philippines, Nhật Bản... cùng nhau lập nên một hàng rào trên biển như
hàng rào Mc Namara thì tối nguy cho Tc. Lúc đó con đường ra biển của Tc
còn bị khép kín và gian nan hơn cả qua cửa quan Hàm Cốc nếu một khi CSVN
quay lưng với đ/c lớn mà vói tay nắm cây sào gắn 50 ngôi sao mà núp
dưới bóng Cờ Hoa… và hai quần đảo Hoàng-Trường chỉ còn là hoài niệm
trong giấc ngủ, trong chiêm bao…
Một điều nữa để cho những lập luận trên thêm phần thuyết phục là Tc biết
rõ tâm địa của thằng em ở động Ba Đình luôn tráo trở và vô cùng “láu
cá” do đó tập đoàn Trung Nam Hải đem ra thực thi từng phần các mật chiếu
(sinh tử phù), công hàm từ thời Mao-Hồ đến chiếu chỉ Thành Đô I với
Giang, Lý và CSVN là Đồng, Linh, Mười. Sau khi thỏa mãn ý đồ, cáo Giang
xoa dịu bầy gà bằng câu thơ của Lỗ Tấn rằng:
度尽劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
Dịch nghĩa: Sau kiếp nạn anh em còn đó, Trông nhau cười, thù oán sạch không!
Kiếp ba: (Thuật ngữ Phật giáo), phiên âm Phạn ngữ Kapla có nghĩa là một thời kỳ rất dài (x. Từ điển Phật học Hán Việt.)
Rồi chiếu chỉ Thành Đô II (tuy diễn ra ở Bắc Kinh), “Tư Sâu” cúi gập đầu
tuân mệnh và xin với thiên triều cùng nhau khai thác ở vịnh Bắc Bộ. Đến
ngày nay là cả Biển Đông.
Nếu Tc không đem ra sử dụng những “sinh tử phù” cùng với cây thiết bảng
của “Tập Ngộ Không” lăm le trên đầu lũ yêu quái “Ba Đình động” thì việc
trở trái làm mặt là điều không thể không xảy ra ở thế trận Biển Đông với
chiêu trò đu dây có từ thời vàng son của điện Kremlin mà bầy “Hồ ly
tinh” ở Ba Đình cốc thường ngâm nga khi hoàng hôn buông xuống mà rằng:
Ngoảnh mặt qua Tề e Sở giận.
Quay đầu về Sở ngại Tề ghen…???
Nếu Tc để cho VN quay lưng và ngã về phía Mỹ cùng đồng minh chận đứng
con đường ra biển thì khác nào “thuyền nằm trên cạn”! Con đường tơ lụa
huyết mạch nuôi sống đại lục trên 1,3 tỉ người sẽ lao về đáy vực và giấc
mơ kia... chỉ là giấc mơ thôi!
Do đó điều kiện Tc cần để thống lĩnh Biển Đông trước hết là làm thế nào
cho VN phải thần phục thiên triều vô điều kiện để “Giấc mơ Trung Hoa” từ
từ trở thành hiện thực trước khi nguyệt gát đầu non.
Đốt giai đoạn-Chớp thời cơ.
Thời gian bước vào năm 2014
Bàn cờ chính trị Thế Giới với trận thế Đông Hải thật ra Tc đã sắp sẵn từ
lâu. Ta chỉ nói từ mật chỉ Thành Đô 1990 mà tội đồ CSVN đã tuân mệnh
sáp nhập VN vào Hoa lục để trở thành khu tự trị sau 30 năm. Thế thì thời
gian 6 năm cuối này là lúc mà các công đoạn cho màn kết của vở trường
kịch xuyên thế kỷ phải hoàn tất và đương nhiên những bước đi của từng
quân cờ mà cả 2 bên CSVN và Tàu cộng (Tc) đều thuộc nằm lòng.
Tại sao Tc không chờ đến năm 2020 để CSVN bàn giao lãnh thổ mà nước cờ
kết thúc có vẻ vội vã trước thời gian? Hỏi là trả lời vì các lẽ sau:
- Mỹ sau khi rút hết quân ra khỏi Irac, có phần nào rảnh tay ở Trung
Đông và Châu Âu mà xoay trục về Châu Á TBD, chuyển 60% tiềm lực hải quân
về nơi này với mục đích hết sức rõ ràng từ lưỡng viện QH là tạo thế
quân bình, không để cho Tc múa gậy vườn hoang đang trong cơn trỗi dậy.
Đây là nước đi đột phá và làm cản đường tiến bước của Đại Hán thực hiện
“giấc mơ Trung Hoa”.
- Mỹ tuyên bố cứng rắn bảo vệ đồng minh qua các hiệp ước song phương,
phòng thủ chung trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines…ở vùng Đông
Bắc Á và Đông Nam Á mà những nước này đang trực tiếp đối đầu với Tc trên
Biển Đông và biển Hoa Đông.
- Các sự kiện trên được xác định lại một lần nữa sau chuyến công du của
Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đến 4 nước Á Châu là Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia và Philippines bắt đầu ngày 23.4 đến 29.4.2014.
Thế là nước cờ mới được Tc đưa ra. Ngày 1.5.2014 Tc đưa con bạch tuộc HD
981 cùng đoàn tùy tùng hộ tống hùng hậu 80 chiếc tàu gồm cả tàu chiến,
tuần dương, ngư chính, hải giám…vào sâu trong hải phận, thềm lục địa VN
và an vị. Sau đó con số tàu hiện diện là 134 chiếc có cả tàu hải quân
mang tên lửa và máy bay quân sự quần đảo đe dọa trên không. Ở đây việc
khoan thăm dò dầu khí nằm ngoài toan tính mà nó chỉ là động tác giả, một
hư chiêu nhưng nếu CSVN sập bẩy mà manh động thì hư chiêu sẽ thành hữu
chiêu và thế trận được triển khai toàn diện. Từ xưa Tc là bậc thầy của
sự tráo trở thực hư, “lộng giả thành chân”. Vậy cái hữu chiêu ở Biển
Đông nằm chỗ nào? Chính là Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của VN là một
trong số đó. Dồn sự chú ý của dư luận thế giới về chỗ giàn khoan HD 981
để việc xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma được tiến hành suông sẻ và
cuối cùng sẽ là sự đã rồi như các hạng mục trên đảo Phú Lâm được hình
thành với tên gọi Tp Tam Sa.
Sự kiện giàn khoan HD 981 cùng đường băng trên đảo Gạc Ma cũng nằm trong
nước đi thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ trong chương trình xoay trục. Truy
nhiên đường băng Gạc Ma nó có tầm chiến lược là nút chặn kiểm soát một
hải trình QT quan trọng vào bậc nhất thế giới, nối liền từ Đông sang Tây
và chiếm một lưu lượng tàu bè hàng hóa cực kỳ lớn mà đối với Tc là
đường sinh tử.
Một điều cần chú ý là tại sao Tc lại chọn nơi đặt quân cờ cho nước đi
mới lại là VN? Điều đơn giản CSVN về mặt hình thức là anh em với Tc
trong căn nhà CS. Về nội dung VN là một thuộc quốc của Tc trong tương
lai gần. Đối với thế giới thì VN không đồng minh với ai cả ngoài đồng
chí với Tc, không liên minh quân sự với một nước nào do đó trong những
động thái trên được tạm xem là chuyện nội bộ, chuyện song phương VN-Tc
nếu CSVN không chạy đi cầu cứu than khóc với ai hay dũng khí hơn là đưa
sự kiện ra tòa án Quốc Tế như Philippines đã làm. Những việc đó là vô
vọng như viên sỏi ném ao bèo vì không lúc nào CSVN cô đơn như lúc này,
“đồng minh không có mà đồng chó cũng vắng tanh”. Hơn nữa Nga đối với
Ukraine, Tc với các khu tự trị không khác nào CSVN đối xử với dân oan
“tao là luật-luật là tao” mà giờ này CSVN lại kêu gào với “luật pháp
Quốc Tế” thật khôi hài. Rồi đây khi màn đêm buông xuống thì cái cảnh
thiên triều đối xử với “tân chư hầu” như thế nào lúc ấy bầy nô bộc Ba
Đình phải ngậm bồ hòn làm ngọt cho nên thân.
- Một mặt không kém phần quan trọng là nước cờ Tc thăm dò phản ứng của
Hoa Kỳ không có yếu tố manh động, nếu như Tc đem áp dụng cho Nhật Bản
hay Philippines thì cục diện sẽ hoàn toàn khác hẵn và điều đó Tc chưa
dám uống “thuốc liều”.
- Tháng 2.2014 và những ngày tháng kế tiếp Nga nhanh chóng thực hiện
kịch bản Crimea và trượt dài trên lãnh thổ Ukraine tạo nên một vùng
“sóng động” ở Baltic, Biển Đen mà mọi con tàu chính trị phải quan tâm
nhất là EU và Tòa Bạch Ốc.
- Ngoại giao con thoi giữa Bắc Kinh-Moscow được diễn ra nửa tối nửa sáng
và một phòng tuyến liên minh Nga-Tàu được lập ra, đồng thời cuộc tập
trận hải quân chung ở cửa sông Dương Tử và bắc biển Hoa Đông từ ngày
20.5 đến 26.5.2014 đã được diễn ra với sự tham gia của các chiến hạm
hiện đại cùng nhiều vũ khí tối tân được tung ra của cả 2 nước. Đây là
cuộc tập trân chung Nga-Tàu lớn nhất kể từ năm 2005. Lễ khai mạc được tổ
chức tại Thượng Hải và TT Nga Putin chính thức thăm Bắc Kinh và cùng
với Chủ Tịch Tc Tập cận Bình quan lãm cuộc tập trân này sau khi 2 ông đã
hội đàm bí mật bên trong bức màn liên minh ma quỉ.
Cái phòng tuyến Nga-Tàu được lập ra cũng là một nước cờ hiểm làm cho Nhà
Trắng phần nào “long thể bất an” bởi 2 cường quốc xóa bỏ thù xưa mà
cùng nhau chia phần cát cứ. Phần nào làm vướng chân cho đoàn tàu chuyển
trục của TT Obama. Tuy nhiên, suy cho cùng với bản lĩnh của kẻ cầm chịch
sắp xếp trật tự Thế Giới thì chỉ với những con sóng trên sông Dương Tử
cũng chỉ là “gợn biếc trên mặt hồ thu”.
Theo tầm soát và nhận định của Trung Nam Hải thì thời điểm nào thuận lợi
cho bằng lúc này? Nếu đợi vài ba năm nữa mọi việc đã yên bình một khi
đệ thất hạm đội cùng các tàu sân bay, chiến hạm tối tân hiện đại của Mỹ
đã vào vị trí chiến thuật và sóng Thái Bình Dương chỉ còn là “Sóng biếc
theo làn hơi gợn tí…” thì giấc mơ làm chủ Biển Đông cũng tan theo tiếng
vỗ cánh của đàn hải âu. Đồng thời chương trình tiếp nhận “Ba Đình phủ”
cũng khó bề thực hiện.
Còn tiếp…
Ngày 30.6.2015
DAVID THIEN NGỌC * BIỂN ĐÔNG III
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 3)
Vị thế địa chính trị lẫn quân sự của Việt Nam ở Biển Đông.
Tôi xin nhắc lại là tháng 1.2014, Moscow thông báo được chính quyền
CSVN cho phép và sẽ dùng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay
chiến lược tầm xa TU 95 có thể mang bom nguyên tử để thuận tiện dọc
ngang mà do thám, kiểm soát cả vùng biển Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa
Đông. Ngay sau đó ngày 11.3.2014 Đại tướng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại
Thái Bình Dương Vincent K. Brooks yêu cầu CSVN chấm dứt sự kiện trên.
Đáp trả lại yêu cầu của Hoa Kỳ đối với CSVN, ngày 15.3.2014 Bộ Quốc
Phòng Nga nêu lên sự khó hiểu và tỏ ra rất khó chịu về việc Hoa Kỳ yêu
cầu CSVN không cho máy bay chiến lược TU 95 dùng cảng Cam Ranh để tiếp
nhiên liệu.
Cũng trong thời gian này sau khi Nga manh động cưỡng chiếm và sáp nhập
bán đảo Crimea vào Nga và trượt dài trên đất nước Ukraine. Tức thì Nga
bị Hoa Kỳ, Liên Âu và NATO bao vây gây áp lực, trừng phạt và buộc Nga
phải ngồi vào bàn hội nhị 4 bên tại Geneve-Thụy Sĩ. Thế là trong màn đêm
bí mật ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cấp kỳ bay qua Bắc Kinh gặp
chủ tịch Tập Cận Bình thống nhất lập nên một phương án chống lại Hoa Kỳ
trong chương trình chuyển trục về Châu Á-TBD mà cụ thể trước mắt là Biển
Đông và biển Hoa Đông rồi sau đó diễn ra cuộc tập trận hải quân chung
Nga-Tàu với qui mô lớn, vũ khí hiện đại, khí tài dồi dào dưới sự quang
lãm của Putin-Tập cận Bình tại Thượng Hải như đã nêu rõ trong bài trước.
Trong những ngày tháng này ngoại trưởng Nga đóng vai trò là một con thoi
năng động. Một sự kiện đáng lưu ý là cả Nga và Trung cộng đều quan ngại
là CSVN sẽ bị sức ép mạnh mẽ của Hoa Kỳ mà ngã về phía Cờ Hoa thì sẽ vô
cùng khó khăn cho liên minh ma quỷ Tập-Pu thực hiện tham vọng ở Biển
Đông. Do đó sau khi hội đàm với Tập cận Bình ở Bắc Kinh, ngay trong đêm
15.4.2014 S.Lavrov cấp tốc bay sang Hà Nội gặp Tổng Trọng và sáng ngày
16.4 là họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, Bộ
trưởng QP Phùng quang Thanh và Bộ trưởng ngoại giao Phạm bình Minh. Cũng
ngay trong đêm 15.4.2014 đường dây nóng Hà Nội-Bắc kinh được nối. Trong
thời gian chớp nhoáng này cả Moscow và Bắc Kinh đã lôi kéo Hà Nội vào
trục “Ác” để đối kháng lại Hoa Kỳ trong mặt trận Biển Đông và cũng trong
buổi đi đêm này Nga được phép dùng hải cảng Cam Ranh để tiếp tế nhiên
liệu cho đàn chim sắt chiến lược tầm xa TU 95 có thể mang bom nguyên tử
như đã nói ở phần trên. Hoàn thành sứ mệnh S.Lavrov bay ngay về Thụy Sĩ
để kịp vào bàn hội nghị 4 bên cùng với các ngoại trưởng Hoa Kỳ-Liên Âu
và Ukraine ngày 17.5.2014 để thống nhất về thỏa thuận ngừng bắn ở
Ukraine mà sau đó Nga nuốt lời. Cũng chính vì thái độ, hành vi này mà
Nga bị Quốc Tế trừng phạt, tẩy chay trên nhiều phương diện và cô lập mà
các nguyên thủ Quốc Gia trên thế giới từ chối, lánh mặt không tham dự lễ
kỷ niêm 70 năm chiến thắng phát xít ngày 9.5 và diễu binh ở Quảng
Trường Đỏ vừa qua mà Moscow đã mời là một minh chứng. Từ sự cô đơn này
mà hai bàn tay Nga-Tàu càng siết chặc hơn và cũng chính từ đó áng mây
phủ trên đầu cộng sản Ba Đình mỗi ngày thêm u ám nặng nề. Nhưng cũng từ
sự kiện trên cho ta thấy tầm quan trọng của VN trong lĩnh vực địa chính
trị lẫn quân sự trong bàn cờ Đông Hải.
Tình thế bước vào những tháng ngày sôi động.
Cộng sản với bản chất thay lòng và tráo trở… kể cả điện Kremli thời hậu
CS nhưng cái “màu đỏ” vẫn tồn tại ở thịt da và hình ảnh “bình mới, rượu
cũ” vẫn hiện diện ở xứ sở Bạch Dương. Riêng về Tàu cộng và Việt cộng thì
mỗi ngày cái “chất thải” trong đầu của hai đảng càng nhân lên. Tệ hại
hơn là giữa 2 đảng cùng chung ý thức hệ, tuy bề mặt thì luôn nêu cao
tình hữu nghị khắng khít láng giềng đệ huynh, kiên định lập trường vì
CNXH… tô đậm mối tình hữu hảo… nhưng cái mộng bá quyền, tham lam của Đại
Hán luôn chực chờ nuốt chửng bề tôi bất cứ lúc nào có thể. Ngược lại
tập đoàn cộng sản Ba Đình cũng gian manh không kém, với máu hai lòng
trong thân thể “gái đĩ” “gió lá cành chim” mà trong lịch sử đã chứng
minh bằng cú tát của Đặng tiểu Bình năm 1979 và những trận đòn tiếp theo
sau. Ngay chính trong nội tình đảng CS Ba Đình cũng đôi dòng nước
ngược, phe cánh bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng và những cuộc thanh
trừng, đâm lén, chém lút hèn hạ tiểu nhân luôn xảy ra không dứt. Chính
vì thế mà chỉ sau không tới một tuần trăng thì:
Ngày 2.5.2014 Tàu cộng bất ngờ vươn vòi bạch tuột HD 981 cắm vào lãnh
hải của VN một cách ngang ngược, hung hăng với đội ngũ, lực lượng sẵn
sàng cho một trận hải chiến quy mô và trên thực tế qua hơn 2 tháng xâm
lược Tàu cộng cũng đã gây ra cho CSVN nhiều tổn thất về tài sản, tinh
thần lẫn danh dự trên chính trường Quốc Tế hết sức trầm trọng mặc dù
chính Nguyễn phú Trọng và một số lớn trong BCT lẫn T.Ư đảng CSVN luôn
nghiêng về Trung Nam Hải. Tuy động thái đưa giàn khoan HD 981 vào tác
nghiệp ngay trên lãnh hải, thềm lục địa VN chỉ là một bài test phản ứng
của Hoa Kỳ đồng thời lái tầm nhìn mọi người về hướng đó mà vô tình quên
đi những hành động manh nha của Tc ở Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của
VN mà Tc đã cưỡng chiếm mà tôi đã nói rõ ở bài trước đồng thời nó cũng
là một cú tát vào mặt cộng sản Ba Đình bởi không ai rõ bằng Tc về thái
độ đu dây của CS Hà Nội khi nhận ra vị thế ở Biển Đông, Tc chưa phải là
bá chủ cho nên CS VN có ý đem lòng nọ kia… dựa vào Mỹ hòng cứu vãn cho
tình thế mai sau. Thế là Trung Nam Hải ra lệnh cho Nguyễn phú Trọng “Bắc
Phương lĩnh chỉ”.
Bắc Kinh phó hội.
Không phải ngẫu nhiên mà tổng Trọng phó hội Bắc Kinh trong những ngày cuối của thượng tuần tháng 4/2015 này. Vì rằng:
Trước hết là độ nhiệt của nồi nước Biển Đông mà người “chủ hỏa” là Tập
cận Bình đã thổi lửa quá tầm soát khiến cho độ sôi đi trước thời gian
hợp lý đã làm phá vỡ chính sách “luộc ếch” mà từ trước Trung Nam Hải đã
thực hiện với các nước láng giềng và cả 4 chư hầu trên nền cờ Đại Hán.
Và rằng lời dạy “thao quang dưỡng hối 韜 光 養 晦” của Đặng quân sư đã không
còn hữu dụng mà Bắc Kinh không còn phải ẩn mình chờ thời mà cần phải
“tỏa sáng” vươn tới đích nắm cờ đầu trên chính trường lẫn thương trường
thế giới với ý thức Biển Đông là “lợi ích cốt lõi Quốc Gia” (điểm này
tôi sẽ nói rõ hơn ở phần phụ lục) và rằng khống chế được Biển Đông là
nắm được “kim lệnh bài” sắp xếp trật tư thế giới cho nên Bắc Kinh ra sức
bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của VN
đồng thời xây dựng phi pháp các phi trường, các căn cứ quân sự và nhiều
cơ sở vật chất phục vụ cho quân sự lẫn dân sự trá hình ngõ hầu đáp ứng
cho cuộc vạn lý trường chinh trên biển trong thời gian sắp đến. Bởi lẽ
Biển Đông có vị thế tối quan trong trong bức tranh địa chính trị toàn
cầu cũng giống như ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Mỹ đã thống trị, khống
chế được vùng Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) và trở thành siêu
cường số 1 thế giới. Tuy nhiên bối cảnh hiện tại thì các hàng không mẫu
hạm cùng đoàn chiến hạm, soái hạm kình ngư của Mỹ đã an vị theo hải đồ
chiến thuật từ những năm đầu thế kỷ 20 trải dài từ Đại Tây Dương qua bắc
Thái Bình Dương xuyên suốt Ấn Độ Dương giáp mũi Hảo Vọng. Đồng thời
đàn… đàn chim sắt tàng hình, chiến đấu tối tân xuất phát từ các hàng
không mẫu hạm mà đảo lượn ngày đêm trên các đại dương như những đàn ó
biển, những đàn dơi thần săn mồi trong đêm tối… Nếu ngày nay mà Bắc Kinh
ví mình ở Biển Đông như Mỹ ở vùng Greater Caribbean của những năm trong
thế kỷ 19-20 là một ảo tưởng và “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập cận Bình đã
bị phá sản bởi hàng rào Mc Namara trên biển do Mỹ và các đồng minh đã
giăng ra từ sau thế chiến thứ 2. Nếu trong trận thế Biển Đông mà cán cờ
Đại Hán bị cuồng phong cuốn gãy thì ở cõi ngàn xanh linh hồn của Đặng
tiểu Bình khó mà siêu thoát!
Thứ hai là đại hội lần thứ 12 của đảng CSVN đã cận kề, vấn đề nhân sự
cho khóa mới cùng các chính sách quyết định cho sự tồn vong của đảng
CSVN từ trước giờ đều được đưa ra từ Trung Nam Hải. Với nội tình của CS
Ba Đình trong thời gian mấy năm gần đây rối như canh hẹ. Chưa bao giờ
trong BCT T.Ư đảng có cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như những lúc
này. Chưa bao giờ trong lịch sử đảng CSVN mà BCT đưa ra một đề nghị mà
BCH T.Ư bác bỏ như vụ xin kỷ luật Đ/C X ở hội nghị T.Ư 6! Hay vụ Nguyễn
bá Thanh, Vương đình Huệ bị gạt ra khỏi danh sách bổ sung vào BCT trong
khi 2 vị này được sự đề cử, chống lưng trực tiếp của đương kiêm TBT???
Và vừa qua là TBT Nguyễn phú Trọng rơi xuống hạng thứ 8 trong bảng đánh
giá tín nhiệm? cùng những pha đột tử một cách khó hiểu, đáng ngờ của các
vị lãnh đạo cấp cao ở trung ương cùng nhiều tướng lĩnh công an và quân
đội liên tiếp xảy ra. Và nhất là những đại án tham nhũng, những hình
ảnh, tài liệu “đen” của chính bản thân và gia đình của các UVBCT được
khui ra một cách công khai và rõ ràng trên báo chí cùng các trang mạng
xã hội. Cái viễn cảnh cáo chung của đảng CSVN hiện rõ hơn bao giờ hết!
Thảo nào cựu TBT đảng CSVN Lê khả Phiêu (gốc chỉ là tên lính chân chì)
đã chân thành một lần nói thật rằng “đảng đang tồn tại trong suy
thoái…”!
Hơn thế nữa trong những tháng ngày sắp giã từ gác trọ (về hưu) tổng
Trọng cũng muốn xin được hưởng đặc ân từ Bắc Kinh mà xây dựng đội ngũ
tay chân kế thừa hòng tạo cơ ngơi cho cõi đi về một hậu cứ nguy nga bền
chắc… không như Lê đức Thọ thì ít ra cũng như đứa con hoang vô đạo họ
Nông. Và Tổng Lú vô cùng lo âu rằng: "thời thế hôm nay không là vàng
son như thuở các vị tiền nhiệm, mặc dù các vị chỉ là những tay hoạn lợn,
cạo mủ cao su hay chỉ là tên lính chân chì… chứ không như mình dù hèn
cũng thể… trong lưng có lận tấm bằng TS xây dựng đảng…" mà mỉa mai thay đảng đang ở buổi hoàng hôn, như cảnh chợ chiều chạng vạng…
Một lý do cốt lõi cho chuyến về chầu Thiên triều lần này là:
Chuyến Mỹ du sắp tới của Nguyễn phú Trọng đã được Washington và Hà Nội
lên kế hoạch. Cũng giống như hai năm về trước Trương tấn Sang trước khi
diện kiến TT Hoa Kỳ. B.Obama là phải qua nhận chỉ của Bắc Kinh để những
lời ăn tiếng nói phát ra phải được Trung Nam Hải lập trình từ trước. Tuy
nhiên chuyến Mỹ du lần này của “Lú đại nhân” mang nhiều nỗi niềm gấp
bội Trương tấn Sang. Ngã về Tây mịt mùng khói tỏa, Nghiêng về Đông mây
trắng phủ lưng đồi… giữa ngã ba đường Tổng Lú biết về đâu? Như cảnh ngày
xưa xuôi Nam rẽ Bắc 61 năm về trước, đứng giữa giang đầu giới tuyến mà
nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã cất lên rằng: "…Chiều mưa biên giới anh đi
về đâu??? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu! Kìa rừng chiều âm u rét
mướt, chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ…"
Nhận định diễn biến về chuyến chầu Nhà Trắng của Nguyễn Phú Trọng tôi sẽ dành riêng cho bài 4 tiếp sau. Kính.
Còn tiếp…
Ngày 2.7.2015
DAIVID THIÊN NGỌC* BIỂN ĐÔNG IV
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 5)
Quốc Tế hóa sự kiện Biển Đông
Mộng bành trướng, bá quyền tham lam cuồng vọng của Đại Hán nó có từ xa
xưa không biết từ lúc nào? Riêng đối với Biển Đông cũng trong tầm ngắm
nhưng rõ nét nhất là từ khi chúng tự vẽ ra đường lưỡi bò trong những năm
40s của thế kỷ trước và từ đó mỗi ngày càng thể hiện sự quyết tâm và áp
đặt (đường lưỡi bò) lên các nước có lãnh thổ gắn liền với Đông Hải và
đồng thời khẳng định những nơi đó là “quyền lợi cốt lõi của Quốc Gia”
với thái độ hung hăng, cường quyền ngang ngược như Thành Cát Tư Hãn
(1162-1227) và cháu nội là Hốt Tất Liệt nhà Nguyên (1271-1368), một mặt
trong thời gian dài qua Tàu cộng (Tc) thực hiện chính sách “Phần Lan
hóa” (Finlandize) * đối với cả vùng Đông Nam Á bằng “quyền lực cứng lẫn
mềm” (Hard Power, Soft Power).
Riêng với Biển Đông là khởi đầu của giấc mơ vỹ cuồng vươn ra thế giới
của Tc. Do đó trước chính sách xoay trục về Châu Á-TBD của Hoa Kỳ là một
mối nguy sẽ xóa tan “giấc mơ Trung Hoa” và nếu con cá Đại Hán không thể
vượt Vũ Môn để hóa Rồng thì ngàn thu vẫn là “con Chạch” trong đáy bùn
chật hẹp mà khốn thay chúng sinh sôi nảy nở mỗi ngày một đông hơn rồi
cảnh cá mẹ ăn cá con là thuộc tính của chúng và cũng đã xảy ra ở Hoa lục
dưới thời Mao.
Đường lưỡi bò chiếm hơn 80% Biển Đông, những đường cắt ấy ăn sâu vào
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước trong vùng Đông Nam Á và
những cơn sóng động ở Biển Đông do đoàn tàu của hậu duệ Hốt Tất Liệt
gây ra cũng sẽ lan tỏa và gây bất an cho các nước ở vùng biển Hoa Đông
và Đông Bắc Á.
Như chúng ta đã biết, khi Washington chuyển trục về Châu Á-TBD để cân
bằng với thế lực đang trổi dậy của Bắc Kinh là Hoa Kỳ đã có sẵn các
phòng tuyến như hàng rào McNamara trên biển, kéo dài từ bán đảo Triều
Tiên, Nhật Bản, Đài Loan và giáp với Philippines cùng trục eo biển
Malacca với Indonesia, Malaysia, Singapore... đồng qui với hàng rào
McNamara tại Philippines. Nói như VC thường nói “cẩn tắc vô áy náy” nên
Washington cũng thả các miếng mồi ngon “ tung đòn quyến rủ” (Charm
Offensive) bằng “vũ khí sát thương, TPP, hổ trợ quốc phòng cùng cả núi
Dollars với màu xanh quyến rủ...” để nhứ cho “con cá tra ăn tạp CSVN”
vào vòng xoáy và dùng mái nhà Tây Nguyên, Trường Sơn một dãi... làm
“vọng gác đêm xuân” cùng hơn 3000km bờ biển với 2 ngọn hải đăng Hoàng
Sa, Trường Sa soi rọi lối đi về cho hải trình Quốc Tế “Ấn Độ Dương-Bắc
Thái Bình Dương” làm tiền đồn quan trọng cho chương trình chuyển trục
của Uncle Sam. Nếu Hoa Thịnh Đốn lôi được Hà Nội vào vòng xoáy như đã
nói trên và trong bài 4 cũng đã phân tích thì rõ ràng đây là mũi giáo
thọc vào sườn gây nhiều khó chịu cho trục ác “Tập-Pu” chẳng khác nào
Cu-Ba với sự kiện “vịnh con heo” đối với Hoa Kỳ ở đầu thập kỷ 60 thế kỷ
trước. Do đó mới có sự kiện Sergey Lavrov bộ trưởng ngoại giao Nga làm
con thoi trong 2 ngày đêm 15-16/4/2014 nối liền Bắc Kinh-Hà Nội rồi bay
về Geneve với nội dung lập nên hàng rào trục ác Moscow-Bắc Kinh-Hà Nội
sợ e chậm trễ sẽ làm “con trâu đến sau uống nước đục” trong ao đầm Đông
Hải và ý đồ ngăn chặn con đường chuyển trục của Chú Sam sẽ thành mây
khói và riêng Tc con đường tơ lụa trên biển, giấc mơ Trung Hoa sẽ như
“Gió cuốn cho mây ngàn bay”. Và cũng chính vì thân “gái đĩ “ của CS Ba
Đình nên có sự lôi kéo đôi bên mà có hai chuyến “Bắc Kinh lãnh chỉ” và
“Mỹ Du” của Nguyễn phú Trọng mà tôi đã nói tương đối rõ ở bài 4.
Đông Hải trận chắc chắn sẽ xảy ra
Vì sao tôi lại khẳng định như vậy? Vì rằng thế giới từ xưa nay luôn có
hai cực rõ rệt. Ngày xưa là Cộng Sản và Tư Bản cả hai lực lượng tương
đối ngang ngửa. Nhưng ngày nay phe CS, XHCN hầu như đã tan đàn xẻ nghé
chỉ còn lại vài ba bóng ma vật vờ trên nghĩa trang Mác mà thôi mà kẻ đầu
mục là Tc và ba nô thần ốm đói trong đó có CSVN. Phe này biến thái
thành “trục ác” có sự tiếp tay của Nga với chủ nghĩa độc tài hậu CS
“bình mới rượu cũ”. Sở dĩ có trục ác với thành phần Tàu-Nga này là thời
điểm hiện tại cả Nga lẫn Tàu đều chung một hoàn cảnh “cô đơn” hơn bao
giờ hết. Nga sau khi xâm lược Ukraine sáp nhập bán đảo Crimea bị thế
giới lên án, Liên Âu, NATO, Mỹ trừng phạt và tẩy chay. Tc hung hăng độc
chiếm Biển Đông, ngang ngược xâm chiếm bằng mọi hình thức biển đảo của
các nước trong vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Á biển Hoa Đông…trên đại lục
thì gây hấn biên cương với Ấn Độ, Myanmar, A phú Hãn... thế thì sân nhà
Bắc Kinh vắng khách cũng là điều dễ hiểu cho dù Tc có vung ra cả núi
Dollars cũng đành vô nghĩa... đến nỗi thằng đồ đệ “ủn ỉn củ sâm” cũng
đâm ra nghi nghờ thiện chí của quan thầy. Còn lại trên dọc đường gió bụi
chỉ có hai kẻ ác đồng hành nên cái siết tay “Pu-Tập” càng chặc hơn là
phải. Và rằng trong cái siết tay này là mục đích của cả hai. Về phần Nga
thì bị Quốc Tế dồn vào chân tường của sự kiện Ukraine nên nếu được Tc,
đương là một cường quốc yểm trợ thì còn gì hơn nên “bánh ít trao đi thì
bánh qui trao lại” do vậy Nga ủng hộ Tc trên mặt trận Biển Đông. Điều mà
Tc mong muốn hơn bao giờ hết đồng thời những thù hận, bất hòa cũ xưa cả
hai cùng cho trôi theo dòng sông Dương Tử.
Khối Tư Bản ngày nay vẫn là Mỹ đứng đầu nhưng phía sau là cả một đội ngũ
“Đồng Minh” với nhiều hiệp ước phòng thủ, bảo vệ cho nhau khi một nước
nào trong khối bị kẻ thù chung đe dọa, uy hiếp…như Nhật Bản, Nam Hàn,
Philippines... đặc biệt là vừa qua chính phủ của Thủ Tướng Nhật Bản
Shinzo Abe đã thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1947. Qua đó cho
phép quân đội Nhật được phép tham chiến ở nước ngoài với ý nghĩa sử dụng
quyền “tự vệ tập thể”. Với sự kiện này và tình hình mấy năm qua trên
biển Hoa Đông với Đảo Senkaku thì mặc nhiên Nhật Bản đã trở thành “Phó
Tướng” của Mỹ trong chương trình chuyển trục về Châu Á-TBD kềm hãm Tc
đang vươn vai trổi dậy làm nổi sóng Biển Đông, đồng thời quân đội Mỹ
trên căn cứ Okinawa và nhiều nơi khác trên lãnh thổ Nhật cũng thường
xuyên tập trân và luôn trong tư thế sẵn sàng cho tình hình mới... Nhìn
vào chiều sâu hơn nữa thì ta thấy thêm một ý cũng không kém phần sâu sắc
là Nhật đóng vai trò “Phó Tướng” trong mặt trận Đông Hải là đã dùng sức
mạnh của cả các trục sẵn có của Đồng Minh vỗ yên Đông Hải chính là “cứu
hỏa từ xa” cho căn nhà Senkaku trên Biển Hoa Đông. Thành công ở Biển
Đông thì trận chiến nếu có ở Biển Hoa Đông với Tc mà tâm điểm là Senkaku
về phía Nhật “bất chiến tự nhiên thành”. Một bước đi hữu hiệu và là một
nước cờ cao trên bàn cờ thế giới hiện nay.
Với Philippines cũng thế-Hiệp ước phòng thủ năm 1951 là lá bùa hộ mệnh
và là cây sào chống lưng hữu hiệu. Chứng minh qua việc bãi cạn
Scarborough và hồ sơ kiện Tc ra tòa án Quốc Tế về sự kiện Biển Đông-Song
song với các bước đi trên là sắp tới Philippines bổ sung thêm những
chứng cứ, sử liệu về Biển Đông cho hồ sơ khởi kiện của mình và hiên
ngang bước vào pháp đình La Haye (International court of justice).
CSVN vào trục ác
Như trong bài 4 tôi có nói nội tình của đảng CSVN đang bị phân hóa và
chia rẽ sâu sắc đến độ không tưởng mà không còn con đường nào cứu vãn.
Mọi thủ đoạn thâm độc nhất, đê hèn nhất đều được tung ra bất cứ lúc nào,
vào ai…đều có thể nhưng mọi hành vi đều có sự nhúng tay vẽ lối của Bắc
Kinh từ hậu trường bóng tối. Và vị thế VN trên bàn cờ Biển Đông đối với
Mỹ tuy cũng có phần quan trọng nhưng không là tất cả nhưng đối với Tc
thì ngược lại. VN không thể thiếu cho những bước đi chính trị, quân sự
của Nga-Tàu trong thế trận Biển Đông. Do đó hai quan thầy bằng mọi giá
lôi quân cờ Hà Nội vào cuộc chơi mà Hà Nội với vai trò “con chốt”. Thế
là trục ác Moscow-Bắc Kinh-Hà Nội đã được hình thành từ đêm 15.4.2014
một cách dễ dàng và dứt khoát trong thời gian chớp nhoáng không quá 24
tiếng đồng hồ tuy ý thức hệ và lập trường đôi bên đã có từ trước.
Trong thẳm sâu của một số lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn thấy rõ âm
mưu của Tc và biết số phận của mình khi chưa thoát được lưỡi hái tử thần
của Trung Nam Hải và rằng họ cũng muốn núp dưới bóng Cờ Hoa để mong đổi
thay cho vận mệnh được sáng sủa hơn nhưng lực bất tòng tâm. Cho dù Mỹ
cũng có thể đạt được những mục đích của mình cho vấn đề Biển Đông hay
chính trị VN qua các cuộc Mỹ du của các lãnh đạo chóp bu CSVN nhưng Hoa
Kỳ vẫn biết rằng với bản chất của CSVN là sau khi có những thỏa thuận
nào đó với Nhà Trắng hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rồi khi về đến Ba Đình nó
lại thành con số không như đã từng. Vì lẽ chiếc “vòng kim cô” của Trung
Nam Hải siết trên đầu CS Ba Đình khó mà thoát ra được. Chiếc thòng lọng
mà Bắc Kinh tròng vào cổ Hà Nội mỗi ngày càng thắc chặc hơn. Do đó
chuyến Mỹ du lần này của Nguyễn phú Trọng theo tôi đã nói cũng chỉ là
biểu tượng, là hình thức mà thôi chứ không đem lại một kết quả nào khả
quan hơn cho con đường tương lai dân tộc, đất nước VN hay lợi ích nào
cho Mỹ. Có ai đó cho rằng chuyến Mỹ Du lần này của Nguyễn phú Trọng có
tích cách “Lịch Sử” thì theo tôi là chưa xác đáng hay là họ muốn trao
cho Nguyễn phú Trọng một cành hoa giấy để làm quà trước buổi hoàng hôn
về với ruộng vườn?
Một lý do quan trọng là tại sao với độ chin của sự khôn ngoan của con
người hiện tại mà chiến tranh lại có thể diễn ra mà lại là cuộc chiến
tranh được Quốc Tế hóa hay đúng hơn là Thế Chiến?
Nguyên nhân chính là từ ngọn lửa Tc. Nếu Tc không có máu vỹ cuồng tham
lam quá độ, ngang ngược vô biên muốn độc bá toàn diện đất trời biển cả
thì làm gì có chuyện Mỹ phải chuyển trục về Châu Á-TBD để cân bằng thế
lực Tc và ổn định an ninh trật tư thế giới? trong lúc các nước nhỏ bé đã
và đang bị Tc ức hiếp, xâm lăng? để rồi khó tránh khỏi can qua! và rằng
tuy văn minh, yêu chuộng hòa bình nhưng trong chừng mực nào đó con
người cũng không thoát khỏi chữ tham mà điều kiện của Tc là cận kề với
tội ác hơn ai hết.
Một nguyên nhân nữa là trong thời gian qua Tc châm ngòi cho trận chiến
Biển Đông là cũng muốn giải tỏa những bất ổn trong nước và sự bất tín
của người dân đối với đảng và nhà nước cộng sản trước tình hình kinh tế
đang trên đà suy thoái và chính trị tồi tệ với gam màu ảm đạm trong đấu
đá thanh trừng tóm thâu quyền lực là chính chứ không phải là làm trong
sạch xã hội đem lại sự tươi sáng, công bằng cho cuộc sống của người dân
bằng cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nhân dân. Càng tỏ ra manh
động, hung hăng ra bên ngoài bấy nhiêu thì lãnh đạo đảng và nhà nước hy
vọng rằng càng được lòng dân, được dân ủng hộ hơn mà quên đi cái yếu kém
nêu trên. Nhưng một khi lửa bên ngoài đa bùng lên thì khó mà dập tắc.
(Còn tiếp...)
Ngày 5.7.2015
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 4)
Về chuyến Mỹ du của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
Thực ra chuyến Mỹ du của Tổng Trọng chỉ mang tính biểu tượng và hình
thức chứ nó không có cái tầm của một chính khách với ý nghĩa yếu nhân
bước vào Nhà Trắng trước sự nghinh đón trọng thị của chủ nhân tòa Bạch
Ốc để đem lại những thành tựu về chính trị, kinh tế xã hội trong tương
lai cho cả hai nước. Bởi các lẽ sau:
- Với tình hình chính trường lẫn chiến trường (có thể xảy ra) trên thế
giới hiện nay thì VN trong trận thế Biển Đông chỉ được xem là quan trọng
đối với Tàu cộng (Tc) còn đối với Hoa Kỳ thì chỉ ở “tầm trung”. Trong
tầm nhìn của Tc, Biển Đông là chìa khóa để bước lên thế thượng phong ở
chính trường lẫn thương trường thế giới và từ đó sẽ có cơ hội thực hiện
“giấc mơ Trung Hoa” và tranh ngôi siêu cường số 1 của Mỹ. Muốn đạt được
ước mơ này thì trước hết Tc phải thu phục VN vì rằng VN có vị thế chiến
lược quan trọng trên bàn cờ Đông Hải với các tiền đồn Hoàng Sa, Trường
Sa là những nút chặn kiểm soát lộ trình hàng hải quốc tế, đồng thời nó
là tiền đồn ở vị trí chiến lược quân sự mà không thể thiếu nếu Tc muốn
vươn ra xa hơn trên bước đường chinh phục thế giới, thực hiện mộng bá
quyền. Chính vì những điểm trên mà Tc lẫn Nga mới vội vã lôi kéo Hà Nội
vào trục ác hầu cản trở bước chuyển trục của Mỹ về Châu Á-TBD. Nhưng
trong thẳm sâu thì Hà Nội cũng chỉ là quân cờ trong tay Nga-Tàu như từ
tiền bán thế kỷ 20.
Đối với Hoa Kỳ, VN cũng là một trong những tiền đồn quan trọng để ngăn
chặn bước tiến của Tc nhưng nó không là tất cả, không ở tầm “huyết mạch”
vì rằng Mỹ đã có phòng tuyến trục eo biển malasca với Malaysia,
Singapore, Indonesia... nhưng dầu sao cái tiền đồn VN cũng cần có vì lẽ
nó có đường biên giáp ranh với Tc cả trên bộ lẫn trên biển. Quan trọng
hơn VN là cánh tay nối dài của Tc về ý thức hệ. Chính vì yếu điểm này
nếu Mỹ tác động để VN ngã về phía mình thì đây chính là cú “chọt sườn”
vô cùng khó chịu cho Trung Nam Hải và cũng làm giảm đi rất nhiều uy thế
của Bắc Kinh trên trường Quốc Tế. Lo xa về tình huống này nên Bắc Kinh
đã nghinh tiếp Nguyễn Phú Trọng với nghi thức nguyên thủ quốc gia bằng
thảm đỏ trong chuyến “Bắc du” tháng 4 vừa qua và Tập Cận Bình cũng không
quên trao cho Tổng Trọng “cẩm nan yếu lược” cho chuyến Mỹ du sắp đến.
Nhưng trong tay Mỹ, VN cũng chỉ là quân cờ không hơn không kém. Nếu VN
là quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ thì trong 20 năm bình thường hóa quan hệ
ngoại giao, thương mại... là thời gian cũng đủ để Hoa Kỳ thực hiện
những gì cho lợi ích quốc gia mà đối với Mỹ không có kẻ thù truyền kiếp
và rằng ý thức hệ khác biệt cũng chưa phải là rào cản không thể vượt qua
nếu bên kia là quyền lợi. Bằng chứng là trên thế giới Mỹ vẫn ủng hộ
những chính phủ độc tài nếu trong quan hệ có quyền lợi của Mỹ đi theo,
từ đó vấn đề dân chủ và hồ sơ “nhân Quyền” đã trở thành thứ yếu. Có đặt
lên trên bàn hội nghị chăng nữa thì nó cũng chỉ thể hiện tính nhân đạo
mà thôi. Đối với VN cũng không là ngoại lệ. Nhưng mỉa mai thay chính
quyền CSVN lại đem vấn đề “Tù nhân lương tâm” ra mặc cả và trao đổi (!?)
Thêm một gam màu không được tươi sáng trong bức tranh Mỹ du của Tổng
Trọng là ông đang bước những bước đi cuối cùng trên chính trường VN. Và
rằng Tổng Trọng không phải là con người bản lĩnh, quyết đoán, ông không
có năng lực và tầm ảnh hưởng lớn trong hàng ngũ chóp bu của tập đoàn
CSVN để có tiếng nói chi phối hoạt động của đảng cho dù không tại vị. Do
đó không là nơi để Mỹ ký gởi những gì cần gởi để tạo ra sắc màu cần có
cho đại hôi lần thứ 12 của đảng CSVN vào đầu năm 2016. Tuy nhiên TT B.
Obama cũng phá lệ nguyên tắc ngoại giao mà tiếp ở Nhà Trắng một người
đứng đầu đảng phái chính trị mà từ xưa giờ chưa có tiền lệ. Góc nhỏ này
tôi sẽ đề cập ở phần sau trong bài này.
Chuyến đi trên đe dưới búa và là yếu tố phân hóa nội bộ đảng CSVN
Tổng Trọng sau khi lãnh chỉ ở Bắc Kinh về và được Tâp Cận Bình trao “cẩm
nang yếu lược” cho chuyến Mỹ du cùng nhiều điều răn cho lời ăn tiếng
nói khi diện kiến TT Obama. Tuy thế Trung Nam Hải cũng vẫn không tin hẵn
vào CS Ba Đình vì Hà Nội có truyền thống tráo trở, xảo trá và bản chất
“hai lòng, đu dây chính trị” nên Bắc Kinh có bước đi táo bạo nham hiểm
hơn là vươn vòi bạch tuộc HD 981 cắm sâu vào vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền
của VN đồng thời đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc bồi đắp các đảo
nhân tạo trái phép trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Cùng
lúc, các đường băng cùng các cơ sở quân sự lẫn dân sự (trá hình) cũng
đồng bộ song hành cùng các trang thiết bị quân sự sẵn sàng cho việc thao
túng Biển Đông một cách ngạo mạng đầy thách thức. Trong mảng tối sáng
này Bắc Kinh một mặt “đe” bè lũ Ba Đình cùng Tổng Trọng trong lúc chầu
Nhà Trắng chớ “lơ đễnh lời răn” một mặt cũng bắn tiếng cho Washington
biết rằng không ai có thể xen vào giữa mối quan hệ của hai đảng cộng sản
anh em Tàu-Việt như trước đây tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã khẳng định.
Bước đi này có hai đích đến: Một là cho Tổng Trọng biết trước nếu có
sanh lòng nọ kia... đi sai lề đã vẽ sẵn thì chuyến đi này của “Lú đại
nhân” mà lối về là đường hầm tăm tối và tiền đồ lẫn hậu cứ cho mai sau
đành nằm dưới chân núi Lão Sơn sum họp với hơn bốn ngàn binh sĩ. Hai là
gởi đến cho Nhà Trắng một thông điệp rằng Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa
lẫn Ba Đình phủ đã thuộc về Đại Hán, do đó trước những động thái trên
(Giàn khoan HD 981 cắm sâu vào vịnh Bắc Bộ, bồi đắp đảo nhân tạo trên
các quần đảo của VN) mà Hà Nội câm miệng hến một cách ngoan ngoãn.
Về phía Hoa Kỳ - không phải CSVN quá quan trọng trên chính trường thế
giới hay Nguyễn Phú Trọng là yếu nhân có tầm ảnh hưởng đến mọi quyền lợi
của Hoa Kỳ mà TT. Obama phải phá lệ nguyên tắc ngoại giao mời một vị
chủ tịch của một đảng phái chính trị vào tiếp ở Nhà Trắng! mà nó có lý
do riêng của nó. Mọi trận chiến trên toàn cầu dù lớn nhỏ xưa nay chưa
bao giờ Hoa Kỳ chủ động châm ngòi, phát pháo lệnh khai hỏa chiến tranh
nếu không ở trong thế chẳng đặng đừng, không còn sự lựa chọn mà luôn
hiện diện tham chiến vào những giờ phút quyết định và ra đòn kết thúc.
Còn lại đa phần là nắm vai trò kiến trúc sư và đạo diễn.
Thế thì trong trận thế sắp diễn ra ở Biển Đông có liên quan gì đến
chuyến Mỹ du của Nguyễn Phú Trọng? Thưa có! Chiến trận Biển Đông khó
thoát khỏi xảy ra mà thế giới cho là cuộc chiến Mỹ-Trung. Thế nhưng hiện
tại hai nhân tố trên bàn cờ trước mắt là Tàu cộng và Việt cộng còn Mỹ
vẫn giữ vai trò đạo diễn đồng thời là kiến trúc sư. Với bề dày kinh
nghiệm lẫn sự giàu có cùng đội ngũ tình báo quốc tế năng động (CIA),
thông minh có nững pha xuất quỷ nhập thần khiến cho đối phương khó lường
trước được. Lúc này Mỹ đã có những bước đi sinh động và thú vị theo tôi
nhận định như sau:
Phân hóa nội bộ CSVN:
Trước khi đi vào phần này tôi xin mời độc giả xả stress đôi chút với câu
chuyện mà ai cũng biết nhưng nhắc lại cũng thấy vui vui...
Năm 2007, Nguyễn Minh Triết trong chuyến chầu Nhà Trắng vào những ngày
cuối cùng trên đất Mỹ, Triết gặp mặt cộng đồng "khúc ruột ngàn dặm" ở
Cali được các tên VC nằm vùng thực hiện nghị quyết 36 tổ chức. Sau những
lời sáo rổng vô thưởng vô phạt tuy nhiên cũng chứa đựng nội dung “đạo
đức giả” của tập đoàn CSVN nhưng không đến nỗi “lưu manh” như 4 tên tứ
trụ Trọng, Sang, Hùng, Dũng hiện nay mà N. M. T đậm nét “thằng Cuội ngồi
gốc cây đa” hay “Thằng Bờm có cái quạt mo” mà phát biểu ngu ngơ của kẻ
bại não, đại loại rằng:
- Việt Nam-Cu Ba thay nhau thức ngủ canh giữ hòa bình thế giới (trời sinh ra như thế).
- Phù Đỗng Thiên Vương sau khi dẹp giặc không màng danh lợi mà bay thẳng
về trời vui thú điền viên…(ngụ ý chỉ mình sau khi mãn nhiệm về Sông
Bé-Bình Dương vui thú điền viên mà không màn đến bạc vàng tham nhũng...)
- Các anh cứ vào nước chúng tôi mà đầu tư làm ăn... vì nước chúng tôi có
nhiều gái đẹp (!?) Trời ơi! Sao không đem cái tính cần cù học hỏi, hiền
hòa hiếu khách đậm nét nhân văn của người VN, đất nước giàu tài
nguyên…được thiên nhiên ưu đãi ra mời gọi mà lại đem cái vốn tự có của
gái Việt ra chào hàng với ý thức và hình ảnh “lầu xanh”? Trong lịch sử
loài người chưa có một vị nào gọi là lãnh tụ mà ngu si như vậy! “Muốn
làm nhục Quốc Thể cũng không ai làm hơn mấy ông bà này” (Ngô Bảo Châu)
- Và cuối cùng là ông ta nói qua cuộc Mỹ du lần này ông ta đã “phân hóa nội bộ Nhà Trắng” (!?). Ô lala...
Xin đi vào bài viết.
Như ai cũng rõ nội tình đảng CSVN từ nhiều năm qua đã phân ra hai cánh
rõ rệt mà nhất là trong mấy năm trở lại đây còn công khai đấu đá, quần
thảo nhau không khoan nhượng đến độ đâm chém nhau lôi ra khỏi cửa động
Ba Đình và đã có cảnh thủ tiêu, ám hại nhau gây ra những cái chết bất
ngờ của các vị lãnh đạo cao cấp ở T. Ư và các vị tướng lãnh công an và
quân đội, đầy bí hiểm và sặc mùi tử khí! Đó là cánh “đảng” còn gọi là
“cung vua” đứng đầu là TBT Nguyễn phú Trọng nghiêng hẵn về thần phục Bắc
Kinh và cánh “Lợi ích nhóm” còn gọi là “phủ chúa” đứng đầu là Thủ Tướng
Nguyễn tấn Dũng với hình thức là cải cách và ngã về thân Mỹ. Nhưng thật
ra cả 2 đều là cộng sản như nhau chỉ tranh quyền đoạt chức để lũng đoạn
Quốc Gia, bóc lột nhân dân mà thôi. Để khoét sâu cái hố tử thần này với
tầm nhìn của CIA và chính phủ Mỹ làm sao mà bỏ qua cơ hội để đưa CSVN
gần hơn đến bờ vực cáo chung.
Thế là TT. Obama phá lệ cho mời TBT Nguyễn phú Trọng và tiếp ở Nhà
Trắng. Cánh “phủ chúa” Nguyễn Tấn Dũng mặc dù kết sui gia với cựu quan
chức VNCH, có con gái “Phượng yêu” làm dâu công dân nước Mỹ và còn rất
nhiều tài sản bất minh cùng những điều bí mật ở xứ Cờ Hoa bị hụt hẫn mất
phương hướng và đinh ninh rằng Mỹ đã bắt tay với Tc mà bỏ rơi mình như
hơn 40 năm về trước Nixon-Kissinger-Mao Trạch Đông-Chu ân Lai đã đi đêm
đưa đến cáo chung chính thể VNCH. Với cái tầm của lớp 3 y tá rừng mới
nghĩ vậy chứ đem mình ra ví với VNCH thập niên 70s thế kỷ trước thì thật
là dốt nát. Do vậy theo tôi thì bài “giễu văn” mà N. T. Dũng đọc vào
sáng ngày 30. 4 vừa qua không phải là không có chủ đích! Với chiêu này
cái hố tử thần ắt hẵn bị khoét sâu và kết quả chắc không xa. Đến đây tôi
thấy lời của Nguyễn Minh Triết quá đúng theo chiều ngược lại.
Phân hóa Việt-Tàu
Cái mầm móng, bản chất điêu ngoa tráo trở một mặt hai lòng của CS Ba
Đình luôn ở trong mắt của thiên triều. Do đó với việc phá lệ của TT.
Obama tiếp Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng làm cho Bắc Kinh vốn ngờ vực Hà
Nội lại càng ngờ vực hơn. Do đó mới có cảnh trước khi Tổng Trọng lên
đường Mỹ du là nào giàn khoan HD 981 tái xuất giang hồ cắm sâu vào vịnh
Bắc Bộ lãnh hải của VN và các hạng mục quân sự trên các đảo nhân tạo mới
bồi đắp ở Hoàng Sa, Trường Sa được cấp tốc hoàn thành. Đây là việc làm
“lộng giả thành chân” biến hư thành thật, biến ảo thành chân... đưa mọi
việc trở thành sự đã rồi. Nếu Hà Nội vẫn câm miệng thì tránh sao khỏi
cuồng phong của hơn 80 triệu nhân dân VN. Nếu ra mặt chống lại thì Bắc
Kinh giương oai cơ bắp. Nói như tên thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn - Phó
chủ tịch cuốc hội CSVN: “...Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không?...” đây là lời báo trước của hành động kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện của CSVN trước đội quân xâm lăng Phương Bắc.
Với thế mạnh về mọi mặt so với VN và tính hung hăng có sẵn cùng cái đầu
“Tào Tháo” thì chiêu bài phá lệ của TT. Obama là cái bẩy hữu hiệu khiến
CS Bắc Kinh phải ra chiêu xóa sổ CS Ba Đình là không tránh khỏi. Lúc này
đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương có đủ lý do để “Động Thủ”
mà chưa cần đến Uncle Sam phải ra tay mà chỉ chờ giờ “G” để kết thúc.
Còn tiếp... bài 5 “Quốc Tế hóa Biển Đông”. Kính mời quý độc giả.
Bài đã đăng:
04.07.2015
NGUYỄN PHÚ TRỌNG MỸ DU
Những chủ đề 'nóng' trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Tòa Bạch Ốc
04.07.2015
Tổng thống Barack Obama sẽ gặp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Tòa
Bạch Ốc vào thứ Ba tới cho các cuộc đàm phán về thương mại và các vấn đề
khác, các giới chức Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.
Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ vị trí trong chính phủ. Một thông báo của Tòa Bạch Ôc cho biết tổng thống Obama mong muốn thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng “các phương cách để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ”.
Ông Nguyễn Phú Trọng, là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ, sẽ đến Mỹ ngay sau dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước đây và đã tiến gần với nhau hơn trong năm vừa qua, khi những căng thẳng khu vực có liên quan đến Trung Quốc ngày càng tăng lên trong khu vực xung quanh Biển Đông.
Các giới chức Mỹ cho biết các cuộc họp của ông Obama với ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ tập trung vào vấn đề Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/story-of-the-week-07022015-ml-07022015114818.html
Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ vị trí trong chính phủ. Một thông báo của Tòa Bạch Ôc cho biết tổng thống Obama mong muốn thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng “các phương cách để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ”.
Ông Nguyễn Phú Trọng, là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ, sẽ đến Mỹ ngay sau dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước đây và đã tiến gần với nhau hơn trong năm vừa qua, khi những căng thẳng khu vực có liên quan đến Trung Quốc ngày càng tăng lên trong khu vực xung quanh Biển Đông.
Các giới chức Mỹ cho biết các cuộc họp của ông Obama với ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ tập trung vào vấn đề Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/story-of-the-week-07022015-ml-07022015114818.html
VIẾT TỪ SAIGON * NGU DỐT& BẢO THỦ
Ngu dốt luôn đi đôi với bảo thủ
Tue, 06/23/2015 - 01:51 — VietTuSaiGon
Năm ngoái, chuyện này cũng đã rùm beng, thậm chí được báo chí
trong nước đẩy lên thành sự kiện chính trị, nhiều tờ báo loan tin, đại
khái: “ngành an ninh đã bắt được một số lượng lớn nón cối, quần áo, giày
dép nhà binh Mỹ. Có thể đây là nguồn hàng có liên quan đến những nhân
vật ‘anh hùng rừng lá thấp’ đã âm thầm hoạt động chống phá nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và bản tin kiểu đó xuất hiện khá nhiều.
Sau đó bặt đi gần một năm, mãi đến khi chuyện hợp đồng may quân phục Mỹ
của một doanh nghiệp Việt Nam bị hủy, doanh nghiệp Việt Nam mất đứt hợp
đồng trị giá hai tỉ USD, chuyện mới vỡ xòa.
Mà buồn cười nhất là vấn đề cái dốt, sự ngu muội luôn đi đôi với tính
bảo thủ thành một chân lý. Cái chân lý buồn cười này không phải quốc
gia nào cũng vinh hạnh có được giống như Việt Nam. Cũng xin nói thêm, vụ
tịch thu hàng mẫu trong hợp đồng quân phục Mỹ này do an ninh một sân
bay quốc tế Việt Nam lập công. Cũng giống như bao cảng hàng không quốc
tế tại Việt Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hệ thống an ninh sân bay
rất gắt gao, soi từng cọng lông nhưng hành lý của khách mất vẫn cứ mất,
Việt Kiều thì mất càng bạo tay hơn.
Đó chỉ là chuyện mất vặt, nhưng mất hợp đồng hai tỉ đô la Mỹ thì
chuyện chẳng phải đùa nữa. thế nhưng mất hợp đồng thì doanh nghiệp tự
chịu lấy, chẳng có ông an ninh nào, bà hải quan nào đứng ra chịu trách
nhiệm hay xin lỗi “khổ chủ”. Và trong trường hợp này, cũng khó mà kiện
được bởi bị đơn là một hệ thống đang được nhà cầm quyền trung ương ưu ái
nhất – hệ thống công an.
Không phải đơn giản muốn cấm thì cấm, muốn thu thì ngang nhiên tịch
thu hay muốn khoắn thì tha hồ khoắn mà đây là vấn đề hệ trọng, liên quan
đến danh dự nghề nghiệp, danh dự quốc gia. Một khi phạm tội, sai phạm
nhiều lần mà hệ thống này vẫn cứ hoạt động nhịp nhàng, vẫn cứ khoắn của
hành khách đều đều và gây tổn thất hợp đồng hai tỉ USD cứ như chuyện đùa
thì chắc chắn bên trên hệ thống đó phải có cái dù to lớn đến mức che cả
mặt trời, che cả công lý và che cả lòng dân rồi.
Thiết nghĩ cũng không cần bàn thêm về cái dù mà thử đặt câu hỏi tại
sao có những cái dù hết sức kì cục như vậy, vừa bao che cho cái xấu, đỡ
đầu cho tội ác lại vừa gián tiếp bán rẻ danh dự quốc gia, bôi tro trét
trấu lên gương mặt dân tộc?
Vì gì? Câu trả lời không thể xoay vào đâu được ngoài cái vì độc tài,
độc đoán và bảo thủ. Vì độc tài, người ta tôn vinh tính độc đoán và để
đảm bảo độc đoán, người ta hành xử bảo thủ. Bởi vì chỉ có bảo thủ mới
đảm bảo được những yêu cầu của độc đoán và độc tài. Và để đảm bảo sự bảo
thủ của mình được thông suốt, không bị lực cản, người ta buộc phải dùng
đến hệ thống khát máu, gian xảo, bất chấp thủ đoạn. Hiện tại, để có hệ
thống theo chiều dọc nhằm đảm bảo tính bảo thủ của chế độ cầm quyền để
bảo vệ nền độc tài, người ta đã sử dụng lực lượng mang tính chất vừa
nêu.
Và an ninh sân bay là một trong những nhóm tay chân, bộ hạ nhằm bảo
vệ nền độc tài. Đặc biệt, an ninh sân bay có công việc tương đối phức
tạp, vừa liên quan đến nghiệp vụ an ninh thuần túy lại vừa liên quan đến
chức năng bảo vệ đảng, bảo vệ nền độc tài. Chính vì kiểu làm việc kiêm
nhiệm, đôi khi phải chịu khổ nhục về thể diện trước con mắt quốc tế như
vậy mà an ninh sân bay được ưu ái nhiều thứ. Trong đó có ưu ái để ăn cắp
vặt, ưu ái để phá hoại.
Sự việc an ninh sân bay phá hoại hay ăn cắp không còn xa lạ gì trong
con mắt hành khách quốc tế cũng như hành khách trong nước. Nó vẫn diễn
ra ngày càng mạnh bạo hơn và ngang nhiên không coi ai ra gì. Bởi vì nó
được bảo kê bởi một hệ thống quyền lực bên trên. Nhưng vì sao người ta
lại chọn phương thức tồn tại nhục nhã như thế? Bởi suy cho cùng, bất kỳ
phương tiện nào đi đến mục đích có tính chất gian manh đều cho thấy mục
đích chẳng tốt đẹp của nó.
Trong trường hợp này, lực lượng công an cùng với hệ thống hành vi hết
sức vô văn hóa, gian manh và giảo hoạt của họ đều là phương tiện nhằm
bảo vệ chế độ. Và một khi phương tiện ưu tú cỡ đó thì chắc không mấy khó
khăn đoán ra mục đích cũng như bản chất tồn tại của nó. Bởi chỉ có sự
ngu dốt mới đảm bảo cho tính bảo thủ đi cạnh nó lâu dài. Và bao giờ còn
bảo thủ, còn nhũng nhiễu, còn độc tài thì sự ngu dốt còn hiện hữu, còn
hoành hành mảnh đất Việt Nam này.
Rất tiếc là câu chuyện ngu dốt và bảo thủ, độc đoán, độc tài vẫn là
câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết thúc trong chế độ công an trị tại
Việt Nam hiện tại! Và một khi nó còn hiện hữu thì cơ hội để tiến bộ cũng
như cơ hội làm giàu, góp tay xây dựng đất nước của mọi doanh nghiệp, cá
nhân đều bị con mắt soi mói của nó chiếu cố. Đợi cho nó đồng thuận sau
một chu kì soi mói để được tiến bộ, làm giàu, chắc người ta đã già đi
hoặc người ta đã phá sản vì nó. Đó là cái giá của một công dân sống dưới
bóng mây độc tài, bảo thủ!
CÁNH CÒ * VƯƠNG NGHỊ
Ai phải “xấu hỗ với tổ tiên”?
Sat, 06/27/2015 - 14:55 — canhco
Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói với các học giả, cán
bộ nếu chính phủ không cương quyết giữ các quần đảo trên biển Nam Trung
Hoa thì tổ tiên của họ lúc trước và con cháu sau này sẽ không để yên cho
họ.
Cả nước Việt Nam và một phần thế giới biết đây là hành động vừa ăn
cướp vừa tỏ ra hiền từ đạo đức. Kẻ cướp đủ bản lĩnh để nói lời càn quấy
có thể bị dư luận bỉu môi khinh bỉ, thế nhưng kẻ bị cướp lại câm như hến
thậm chí còn nghĩ trăm phương ngàn kế nói lời phôi phai thì còn đáng
…khinh hơn gấp vạn lần.
Chính phù Tàu vừa cướp vừa hiếp chính phủ đàn em Việt Nam. Cướp được
thực hiện qua hành vi trắng trợn tấn công cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974
và rồi Gạc Ma cùng một nhóm đảo khác vào năm 1988 để rồi bây giờ vẫn
tiếp tục bồi đắp những đảo này thành các pháo đài nhắm thẳng vào Việt
Nam chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh sau này.
Hiếp ở đây được thực hiện qua nhiều cách. Với ngư dân Việt Nam Tàu
cộng không hề có chút lòng nhân đạo, chúng lấy tàu lớn đâm tàu bé lấy số
nhiểu đè số ít và quan trọng hơn cả: lấy tàu chiến áp đảo ghe thuyền
đánh cá. Ngư dân than khóc, nhà nước lên tiếng trong các cuộc họp báo và
nhanh chóng xúi giục ngư dân tiếp tục bám biển còn lãnh đạo thì tiếp
tục bám ghế.
Bám chưa thấy chắc nên lại thay nhau lò mò sang tận Bắc kinh hòng
được nghe chỉ thị từ trên, hy vọng một đặc ân nào đó có thể được thiên
triều ban cho để khi trở lại có cái mà hù dọa bọn đồng sàn nhưng rấp
ranh dị mộng.
Bị hiếp đau đến nỗi không dám thốt lên tiếng rên mà lại lòng vòng cố
chứng minh ta bị hiếp nhưng không…đau! Chẳng qua là anh cả dạy ta bài
học về xử thế giữa anh em đồng chí. Ta cũng không dại gì mà theo thằng
khác vì hòa bình không thể xảy ra giữa một nước có ý đồ liên minh với kẻ
bên ngoài. Những luận điệu như thế diễn ra gần như vô tận mỗi khi Trung
quốc có một động thái mới làm người dân Việt Nam bức xúc.
Giàn khoan kéo vào lần này cũng vậy, Bộ ngoại giao mở báo cũ ra đọc
lại những gì mình đã nói vào năm ngoái, sợ nói khác sẽ rơi vào khu vực
nhạy cảm gây khó khăn thêm cho sự nghiệp hữu nghị hai bên.
Sáng ngày 25 tháng 6, chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn dầu khí
Việt Nam thăm và làm việc với Tổng công ty dầu Hải Dương quốc gia Trung
Quốc. Theo bản tin của cổng thông tin Petrovietnam thì hai tập đoàn dầu
khí của hai quốc gia cùng chia sẻ học hỏi kinh nghiệm của nhau, tăng
cường sự tin tưởng và hiểu biết giữa hai tập đoàn trên quan hệ đối tác
toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây cũng là một bước đi thực tiễn
nhằm hiện thực hóa thỏa thuận giữa hai Đảng hai Chính phủ về việc tăng
cường hợp tác kinh tế, chính trị giữa hai bên.
Cũng cùng ngày 25 tháng 6, bản tin của Reuters cho biết giàn khoan HD
981 của tập đoàn Hải Dương (CNOOC) đã quay trở lại sát với vùng biển
thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam.
Bản tin nhắc lại những điều mà Việt Nam chống đối trước đây và cho
rằng việc kéo giàn khoan trở lại Biển Đông là một động thái nhằm tạo cho
dư luận quốc tế thấy vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Petro Việt Nam trong trường hợp này trở thành kẻ phản quốc hay chí ít
cũng là một tập đoàn bán nước thông qua cái gọi là đối tác kinh tế.
Cao hơn Petro Việt Nam là Bộ chính trị, các Ủy viên Trung ương và TBT
Nguyễn Phú Trọng cùng Ban chấp hành Trung ương phải trả lời trước nhân
dân về hành động nối giáo cho giặc này.
Dầu ngoài khơi kia là của ông cha, tổ tiên Việt Nam ngàn đời vun
trồng trên dải đất này chứ không phải từ công trình cướp giật của Đảng
Cộng sản. Nếu Vương Nghị xấu hỗ với tổ tiên Trung Hoa của ông ta một thì
các ông trong Đảng Cộng sản Việt Nam phải xấu hỗ đến mười. Các ông
không thấy nhục thì cũng được vì chữ nhục theo hán tự có hai nghĩa một
là nhục nhã và hai là thịt thà. “Nhục thịt” làm cho bản thân và gia đình
các ông giàu có nhưng đồng thời cũng gắn lên trước nhà từ đường các ông
tấm phù điêu “cõng rắn cắn gà nhà” thì con cháu các ông liệu có yên
thân vinh hưởng chút phú quý nhơ nhớp ấy hay không?
Các ông và vợ con các ông rồi cũng sẽ chết, sẽ về với cát bụi. Các
ông không còn cơ hội để phân bua với hậu thế rằng sở dĩ các ông không
dám nói lời thẳng thắn chống việc xâm lược của Trung Quốc vì đại cuộc.
Cái “đại cuộc” vô hình mà các ông ỡm ờ ấy không khác gì thứ “chủ nghĩa
xã hội” của các ông cốt làm mù mắt nhân dân và câm mồm sĩ phu khắp nước.
Bởi ngay từ bây giờ các ông còn không nói được thì muôn đời người dân
sẽ vững một lòng tin rằng các ông chỉ là hậu duệ của Lê Chiêu Thống. Dù
có khăn gói sang Mỹ đọc bài diễn văn viết sẵn theo ý Bắc Kinh hay rụt
rè nói lời chống đối gì đi nữa thì khuôn mặt phản diện của các ông đã
không còn ăn khách trên sân khấu Biển Đông nữa rồi.
Dân đã biết. Người người đều biết. Vé vào cửa không còn giá trị thì
sân khấu chính trị của Đảng liệu đến chừng nào mới chịu đóng cửa?
- canhco's blog
- http://www.rfavietnam.com/node/2668
LÊ DIỄN ĐỨC * VIỆT CỘNG GIAN ÁC
Giông tố làm lộ mặt chuột
Wed, 06/17/2015 - 18:34 — ledienduc
Lê Diễn Đức
Tác hại do thiên gây ra thì con người thường khó chống đỡ. Trên thế giới khắp nơi đều có những trận cuồng phong, lụt lội, sóng thần, động đất... và gây tổn thất nặng nề về người và vật chất.
Trận động đất năm 2011 tại Nhật Bản là một ví dụ về sự bất lực của con người trước thiên nhiên.
Tuy nhiên trong thảm cảnh ấy, cần phải rút ra bài học, cái gì có thể ngăn ngừa được sức tàn phá của thiên nhiên.
Tác hại do thiên gây ra thì con người thường khó chống đỡ. Trên thế giới khắp nơi đều có những trận cuồng phong, lụt lội, sóng thần, động đất... và gây tổn thất nặng nề về người và vật chất.
Trận động đất năm 2011 tại Nhật Bản là một ví dụ về sự bất lực của con người trước thiên nhiên.
Tuy nhiên trong thảm cảnh ấy, cần phải rút ra bài học, cái gì có thể ngăn ngừa được sức tàn phá của thiên nhiên.
Sau cơn gió lốc tràn qua càn quét khoảng 20 phút trong tối ngày 12
tháng 6, Hà Nội tan hoang, ngơ ngác vì bất ngờ. Khoảng 1400 cây bị bật
gốc, cột điện gãy, mái nhà bị tốc, hai người chết, một số bị thương,
nhiều xe ô tô và xe máy bị đè bẹp, hư hỏng nặng.
Cơn gió lốc ào đến đúng vào lúc mà người Hà Nội vừa trải qua nhiều
ngày nóng nực cao độ, cảm thấy cây xanh như người bạn không thể thiếu,
ngay sau cuộc thảm sát cây xanh được Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội thực hiện.
Trong những ngày sống trong chảo lửa, họ oán trách chính quyền sao có
thể vô tâm như thế. Trước đó dân chúng đã phẫn nộ xuống đường tuần hành
đòi bảo vệ cây xanh, giữ lấy lá phổi của thành phố. Báo chí trong nước
cũng không ngừng phân tích, mổ xẻ việc làm tắc trách này. Thành phố kiểm
tra, họp kiểm điểm, nhìn nhận sai trái trong thực hiện, nhưng vẫn cho
rằng chủ trương chặt cây xanh là đúng đắn.
Đúng như thế, từ xưa đến nay người ta vẫn trung thành với câu nói
"chủ trương đúng, thực hiện sai" và trách nhiệm đổ hết cho cấp dưới.
Chủ trương Cải cách Ruộng đất đúng hay sai mà hàng trăm ngàn người bị
đấu tố, giết chết oan uổng? Và rốt cuộc sau mấy chục năm đất đai thuộc
sỡ hữu của một thiểu số cầm quyền và người nông dân trắng tay, cố nông,
bần nông, trung nông không có ruộng cày mà chỉ được quyền thuê lại có
thời hạn và có thể bị tước đoạt, thu hồi bất cứ lúc nào, thậm chí để
giao cho doanh nghiệp tư nhân như ở Văn Giang, Hưng Yên.
Nếu không có chủ trương ấn định trước tỷ lệ địa chủ là 5,68% dân số
nông thôn, từ đó các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ
địa chủ lên 5% theo quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần", thì làm
sao có thực hiện sai?
Rõ ràng, chủ trương là một quyết định cẩu thả, dáng xuống một cách
vội vã, quan liêu! Trách nhiệm cuối cùng không phải chỉ là của cấp dưới
thừa hành mà của những người đưa ra chủ trương đó.
Ở quốc gia nào mỗi thành phố cũng có công ty chịu trách nhiệm chăm
sóc và bảo vệ cây xanh. Tỉa cành, cắt tán, thay thế những cây bị sâu,
mục là công việc thường ngày, thường niên của họ, chằng cần đến chủ
trương nào, trừ trường hợp đặc biệt phải phá cây xanh đi để thực hiện dự
án xây dựng. Không ai bất bình, phản đối nếu như thành phố Hà Nội đốn
chặt một số cây không bảo đảm an toàn và trồng cây mới thay thế.
Đàng này là cuộc thảm sát màu xanh đã xảy ra. Cùng một lúc, với tốc
độ nhanh khó tin, hàng loạt cây cổ thụ còn rất tốt, chẳng hề bị sâu mọt,
đã bị chặt phá dã man.
Chưa nói có lợi ích phe nhóm nào đứng sau việc làm này hay không,
nhưng rõ ràng, chủ trương đốn cây xanh đưa ra là hết sức sai trái. Sở
xây dựng Hà Nội sẽ không thực hiện nhanh chóng như thế nếu như cái chủ
trương đáng ngờ kia không "rộng cửa" cho phép.
Trong trận gió lốc tối 13/6, cây bị đổ là chuyện bình thường, giống
như mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, quan sát thì thấy, trong số lượng
cây bị đổ tỷ lệ cây xà cừ chiếm ít hơn và là đa phần những cây bị sâu
mọt, nhưng rất nhiều cây mới trồng bị bật gốc lộ ra nguyên vỏ bọc gốc
bằng nilon.
Tốc độ tàn sát cây, trồng cây mỡ nói dối là vàng tâm và trồng để
nguyên bọc nilon, một thứ không thể tự huỷ trong lòng đất, nói lên điều
gì, nếu như không phải đâu đó có mùi hắc ám của đồng tiền?
Sở Xây dựng Hà Nội trong phiên họp ngày 17 tháng 6 nói
rằng sẽ kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm? Sở Xây dựng giao cho công ty nào
đảm nhiệm việc trồng cây thì biết quá rõ, như một cộng một bằng hai, cần
gì phải mất thời gian và "sẽ quyết tìm ra người trồng cây để nguyên bọc
bầu"?
Người ta nói "cháy nhà lòi ra mặt chuột", nhưng giông tố cũng làm lộ
mặt chuột. Những kẻ dính đến lợi ích này trở thành bị lộ diện và phát
ngôn những câu vô cùng ngớ ngẩn!
© Lê Diễn Đức
- ledienduc's blog
- http://www.rfavietnam.com/node/2650
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CON SEN THẰNG Ở
Chuyện Của Đám Con Sen & Thằng Ở
Wed, 07/01/2015 - 09:33 — tuongnangtien
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….
Bùi Bích Hà
Qua đến mùa mưa thứ hai ở Cambodia thì tôi đủ tự tín để
nghĩ rằng: chỉ cần vài ba trăm đô la là mình có thể sống “ung
dung” cả tháng ở cái xứ sở (dễ thương) này.
Ăn sáng rẻ rề hà. Cà phê pha vợt thêm một cái bánh tiêu hay
bánh quẩy chỉ 60 xu, nếu tính theo Mỹ Kim bản vị. Cháo lòng
và hủ tíu thì mắc hơn chút xíu, giá cả “dao động” từ 80 xu
đến 90 xu thôi.
Cơm trưa hoặc chiều [canh chua cá (đủ loại) canh khổ qua nhồi
thịt, giá xào đậu hũ, sườn ram, cá lóc nướng (cỡ cườm tay),
trứng chiên, thịt heo kho tầu, mắm chưng, bò xào khóm ...] đồng
gía 4.000 riel, tương đương với một dollar. Thêm phần cơm trắng
một quarter nữa là xong bữa.
Nhớ thử canh chua nấu theo kiểu Khmer nha, mấy cha. Bất cứ
loại cá, hay loại rau nào mà lọt vô tay người dân xứ này là
họ đều bỏ vô nồi canh chua tuốt luốt. Bởi vậy, thực khách có
thể thưởng thức mười bốn tô canh chua liên tiếp trong một tuần,
với mùi vị hoàn toàn khác nhau, và tô nào cũng ngon hết biết
luôn.
Chỉ có điều phải phàn nàn là khứa cá thường nhỏ xíu, và
mỏng tanh hà, nhứt là cá lóc. Nói là mỏng như tờ giấy thì
hơi quá đáng nhưng nói khác đi thì thiệt tình là tôi không biết
nói làm sao cho đúng. Nhưng nói tóm lại thì chỉ cần một đồng
rưỡi, và đừng bầy đặt bia bốc hay rượu chè gì ráo, là sẽ
được một bữa ăn bảo đảm là no bụng tuy hơi có phần đạm bạc.
Muốn cho tươm tất và bảnh bao thì phải ra khỏi những con hẻm
nhỏ (“hắt hiu vàng ánh điện câu”) ở ngoại ô Phnom Penh, rồi
"giả dạng" làm du khách, hiên ngang kêu Taxi ra trung tâm thủ đô
cho nó ngon lành.
Trên đại lộ Shihanouk có Ngon Restaurant. Không phải món nào ở
đây cũng “ngon” nhưng phần lớn đều ăn được. Thử kêu một ơ cá rô
kho tiêu với một tô cơm trắng coi, chắc chắn là sẽ quên đường
về luôn – nhứt là khi mình (lại) chưa biết là sẽ về đâu.
Còn muốn đổi không khí cho nó có vẻ Tây chút xíu thì ghé
quán Cái Muỗm (The Spoon Restaurant) nằm trên Tchecoslovaquie Blvd.
Thực khách chỗ này, ngó bộ, đều hơi snobbish. Nghe nói
phần lớn họ đều là giới chức hành chánh hay quân sự cao cấp
của xứ Chùa Tháp. Cả hai loại người này tôi đều rất ghét (vì
cái hối lộ hay thói tham nhũng vô độ của họ) nên ghét luôn
…cái quán, dù các em tiếp viên nam/nữ đều rất dễ thương và
nước mắm (để ăn với cơm gà Hải Nam) ở đây ngon tuyệt̉.
Có bữa, tôi và cả đám cộng tác viên – tân cũng như cựu –
của RFA (ở Nam Vang) được ông Mặc Lâm mời ăn trưa tại Khmer Surin
Restaurant, trên đường 57. Tiệm ăn nhiều tầng, có luôn khách sạn,
rất sạch sẽ, rất đẹp đẽ và giá cả – tất nhiên – không nhân
nhượng xíu nào ráo trọi. Bù lại là thức ăn không dở, với
khung cảnh thiên nhiên và tình tứ.
Từ trái: Quốc Việt, Danh Hồng, Mặc Lâm. Ảnh: Sơn Trung
Tui uống rất tiết độ, nếu uống một mình. Còn khi được
“mời” (nghĩa là uống free) thì khác. Tôi uống tì tì. Đang săm
soi tìm rượu, tính kiếm một chai gì đó thiệt mắc cho có cha
đứt ruột chơi thì chợt nghe tiếng đám đông lào xào trong quán.
Tôi ngẩng nhìn và thấy hàng trăm thực khách, phần lớn đều là phụ nữ, mặc đồng phục, có in đậm ba chữ ILO (International Labour Organization) đang xếp hàng đi qua trước mặt.
- Ủa, chuyện gì vậy cà?
Sơn Trung, thổ công của Phom Penh, đáp liền:
- Ồ, bữa nay là ngày hội của “domestic worker” mà anh. Hội của những người giúp việc. Chắc họ họp ở tầng trên bây giờ xuống ăn trưa đó.
- Trời, ô sin mà cũng họp hành ở khách sạn nữa sao? Em nói thiệt không vậy?
- Dạ, thiệt chớ. Đây là Phnom Penh, chớ đâu phải Sài Gòn hay Hà Nội.
Những người giúp việc nhà ở Phnom Penh đang dùng cơm trưa tại Khmer Surin Restaurant. Ảnh: Quốc Việt.
Tôi bán tin bán nghi cho đến khi đọc được bản tin (“Domestic
Workers Push for Protections”) của ký giả Pech Sotheary trên The Phnom Penh Post:
“Những Người Giúp Việc Nội Trợ Thúc Đẩy Việc Bảo Vệ Quyền Lợi”
Ngày hôm qua, bốn mươi tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đã kêu gọi Chính phủ Căm Bốt phê chuẩn Hiệp định năm 2011 về NNGVNT của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của NNGVNT Căm Bốt, cả ở bên trong lẫn bên ngoài đất nước.
Bức thư, trong đó nói rõ NNGVNT của Vương quốc hiện nay không được luật pháp bảo vệ, đã được các nhóm đấu tranh cho nhân quyền đồng ký tên, như “Licadho”, “Trung tâm hướng dẫn luật pháp Căm Bốt”, “Mạng lưới NNGVNT Căm Bốt” (CDWN), cùng nhiều nhóm khác.
Theo Hiệp định của ILO, NNGVNT phải được hưởng những điều kiện sống và làm việc xứng đáng, có ngày nghỉ, có quyền thương lượng tập thể và “được bảo vệ chống lại mọi hình thức hành hạ, sách nhiễu và bạo lực.
Phó Giám đốc CDWN, bà Yem Sothy cho biết, 240000 NNGVNT trong nước và nhiều nghìn người ở nước ngoài sẽ được hưởng lợi nhờ sự tham gia của Căm Bốt vào Hiệp định. “Nếu có được sự đồng thuận, những công nhân này sẽ được trả lương đúng mức... và được hưởng những ngày lễ để họ về thăm nhà”, bà nói.
Hai Somaly, 20 tuổi, quê ở Kandal, đã đến Phnom Penh làm người giúp việc, khi cô mới chỉ có mười tuổi. Theo cô, những người giúp việc phải đứng ở một địa vị thấp kém trong xã hội Căm Bốt, và thường bị bóc lột.
“Tôi muốn luật pháp bảo vệ chúng tôi và tôi cũng muốn được hưởng mức lương tối thiểu như những công nhân ngành khác”.
(“Domestic Workers Push for Protections, The Phnom Penh Post, 11 Dec. 2014. Trans. Bùi Xuân Bách”).
Cái thứ con sen và thằng ở (ở) Việt Nam mà cũng ăn nói
kiểu đó thì có mà bỏ mẹ, hay ... bỏ mạng. Tất cả có bao giờ
dám nói năng gì đâu mà vẫn cứ bị roi vọt đều đều:
- VNEXPRESS :
“Sau khi bị tra tấn bằng kìm, chọc que sắt nóng vào vùng kín đến ngất
xỉu, một nữ nhân viên nhà hàng đặc sản thú rừng Thanh Loan (huyện Lương
Sơn, Hòa Bình) đã bị vứt ra đường.”
- Tiền Phong:
“Nguyễn Thị Bình quê ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) được mẹ đưa ra Hà
Nội làm tại quán phở của ông Chu Minh Đức và vợ là Trịnh Hạnh Phương
... từ năm em 10 tuổi.
Suốt hơn 10 năm qua, Bình phải làm việc quần quật suốt từ 3 giờ sáng
đến tận đêm khuya. Sau khi làm xong việc trong nhà, em phải ra quán phở
xách nước, thu dọn bát đũa, chuyên chở nước dùng, bánh phở, đưa thịt đi
thái, quét dọn... nhưng vẫn bị hành hạ, đối xử như một nô lệ.
Theo lời Bình kể, em bị đánh thường xuyên, lúc thì do làm mất lòng
chủ, lúc thì do sơ suất để vỡ một cái bát hoặc làm đổ nước ra nhà. Ông,
bà chủ dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp
vào mạng sườn; bắt em quỳ ngoài sân giữa đêm khuya, trời lạnh nhiều
tiếng đồng hồ...”
Trong khi Nguyễn Thị Bình bị hành hạ ở Việt Nam thì “đồng
nghiệp” của cô cũng đồng loạt bị ngược đãi ở xứ người – theo
tin tức được phổ biến bởi Ban Điều Hợp VNSN (Những Cuộc Đời Bất
Hạnh) vào hôm 15 tháng 5 năm 2015: 1. Lấy Chồng Nước Ngoài: 1 Phụ Nữ Việt Nam Chết sau một ngày làm dâu http://www.youtube.com/watch?v=OCk8YlOORTw 2. Lời cầu cứu của nô lệ xứ người ! http://www.youtube.com/watch?v=8FN3QRcJ6Ac 3. Tiếng kêu than của công nhân Xuất Khẩu Lao Động http://www.youtube.com/watch?v=SvRnaD_1YA8 4. Nạn Buôn Người Ở Việt Nam 2 - Nữ công nhân Việt xuất khẩu qua Malaysia https://www.youtube.com/watch?v=vEo9tXIFxpM 5. Nạn Buôn Người Ở Việt Nam 1 - Những Nữ công nhân Việt Ở Jordan Bị Bóc Lột https://www.youtube.com/watch?v=7we6ZMhH84k 6. Nạn Buôn Người Ở Việt Nam 3 - Nữ Osin Việt Nam ở Malaysia bị bóc lột https://www.youtube.com/watch?v=jN5jQRpjqvE 7. Tệ Nạn Buôn Bán Phụ Nữ và Trẻ Em tại Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=L8jyWiq2lWQ |
Ngoài ra, trên tạp chí Bốn Phương
(phát hành tại Đài Loan) người ta đọc được một lá thư – song ngữ,
Việt/Hoa – của linh mục Nguyễn Văn Hùng, kêu gọi giúp đỡ cho một nam
công nhân vừa bị tai nạn. Xin chỉ ghi lại nguyên văn (phần tiếng Việt)
để rộng đường dư luận: “Kính thưa anh chị em công nhân, cô dâu Việt Nam tại Đài Loan! Tôi xin quý anh chị em công nhân và cô dâu người Việt hãy rộng tay giúp đỡ cho trường hợp của chị Dương Thị Toàn.” “Sau khi người thân của anh Hùng, chồng chị Toàn, liên lạc với Văn Phòng nhờ giúp đỡ, Văn phòng đã cho nhân viên xã hội lên bệnh viện thăm anh Hùng. Nếu anh Hùng không phải trả một số tiền khổng lồ cho môi giới Việt Nam, thì có lẽ anh đã không phải trốn ra ngoài để đi làm kiếm tiền trả nợ mà đã về đoàn tụ với vợ con gia đình. Vì số tiền môi giới quá lớn đã trói chặt anh vào số phận lao động nô lệ, biến anh thành nạn nhân của tệ nạn bóc lôt và buôn bán con người.” “Chính phủ Việt Nam vẫn làm ngơ trước những hành vi bóc lột công nhân qua số tiền môi giới phải trả trước khi rời Việt Nam! Bao lâu chính phủ Việt Nam chưa có luật pháp chế tài đối với các trung tâm môi giới hút máu người qua việc thu tiền lệ phí quá cao thì những trường hợp thương tâm như anh Hùng vẫn còn xảy ra hàng ngày.” Mười năm sau, “Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục làm ngơ,” cứ y như chưa bao giờ có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra – theo tường thuật của ký giả Anh Tuấn, báo Lao Động, số ra ngày 18 tháng 4 năm 2015: “Hơn tháng qua, hai lao động do chi nhánh Cty CP Việt Hà - Hà Tĩnh (VIHATICO, ngõ Anh Sơn, đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đưa đi làm việc tại Qatar đang sống vật vờ do không được bố trí việc làm, phải đi xin ăn từng bữa nơi đất khách.” Những Người Giúp Việc Nhà biểu dương lực lượng trước Bộ Lao Động, ở thủ đô Phnom Penh. Ảnh: Sen David. Nguồn: The Phnom Penh Post Bao giờ thì ở cái nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc của chúng ta sẽ có Trung Tâm Hướng Dẫn Luật Pháp (Legal Education Center) và Mạng Lưới Người Nội Trợ (Domestic Worker Network) để bảo vệ quyên lợi của những người giúp việc nhà trong, cũng như ngoài nước – để họ “phải đi xin ăn từng bữa nơi đất khách”? Khi nào thì giới ô sin Việt Nam được quyền đòi hỏi nhận tiền lương tối thiểu, ngày nghỉ cuối tuần, và những ngày nghỉ lễ được về thăm nhà – như đồng nghiệp của họ ở bên Cambodia? |
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * NHÀ VĂN
Nhà văn ở đâu giữa quyền lực và công cụ ?
Mon, 06/29/2015 - 23:19 — nguyenthituhuy
Hôm nay tình cờ đọc được văn bản tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) của Ý Nhi, tự nhiên muốn viết truyện ngắn.
Vậy là có truyện này mua vui cho độc giả. Chắc cũng mua vui được vài phút.
Một truyện ngắn, như các « nhà nghiên cứu hàn lâm » ở Việt Nam thường nói, phá vỡ ranh giới thể loại : pha trộn hư cấu, huyễn tưởng, và nghị luận, đồng thời mang màu sắc hiện thực huyền ảo trần trụi.
Đấy là lý do vì sao tôi hãi hùng khi nghĩ rằng có thể vài người viết mà tôi quen đã làm cái thao tác gạch tên ấy. Đấy là lý do vì sao đối với tôi họ không phải là nhà văn.
Có ai trong số các dũng sĩ gạch tên ấy, vào cái giây phút đối diện với tờ danh sách, nẩy sinh trong đầu câu hỏi « gạch hay không gạch ? ».
Tôi cho rằng cái câu hỏi « gạch hay không gạch ? » ấy, nó cũng tương đương với câu hỏi « To be or not to be » của Hamlet cơ đấy. Không đùa đâu. Đại hội các cấp nghiêm túc như vậy, hoành tráng như vậy, ý nghĩa như vậy, tốn kém như vậy, tôi nào đâu dám đùa. Lẽ nào ý thức nhà văn, ý thức làm người đã bị triệt tiêu đến mức một câu hỏi như thế không thể nào được đặt ra trong đầu các công cụ của Hữu Thỉnh ?
Tôi chờ đợi đại hội khóa IX với một sự tò mò kinh khủng.
Dĩ nhiên, nếu theo những gì đã thành quy luật, chẳng khó để hình dung rằng, như mọi đại hội ở Việt Nam, đại hội khóa IX này sẽ thành công rực rỡ trên các mặt báo chính thống, ít nhất là các báo của Hội.
Dĩ nhiên, cũng theo quy luật, Hữu Thỉnh sẽ chọn người kế nhiệm xứng đáng với ông ta, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của bộ máy công cụ khổng lồ của ông ta. Nhưng không chừng cái con Biến hình trùng ấy sẽ lại tiếp tục được đặt lên ghế chủ tịch, nhờ có đảng kéo từ bên trên và hội viên đẩy từ bên dưới.
Trừ phi, đến một ngày, người ta không muốn hạ mình xuống hàng công cụ nữa.
Trừ phi, đến một ngày, đột nhiên ý thức lương tâm tỉnh khỏi giấc hôn mê sâu của nó… và hội viên HNVVN cảm thấy hãi hùng cho cái vị thế thê thảm của mình.
Chỉ cần có tí chút lương tâm thì sẽ thấy, chẳng có lý do nào cho HNVVN tồn tại. Chẳng hề có lý do nào để tiêu tiền thuế của nhân dân cho các hoạt động không những vô bổ mà còn có hại của Hội.
Có bao giờ hội viên HNVVN đặt ra câu hỏi này : lý do nào cho phép sử dụng tiền thuế của người dân cho các đại hội được tổ chức khắp nơi của HNVVN ? Lý do nào cho phép sử dụng tiền thuế của người dân để trả tiền vé máy bay cho chủ tịch Hội và các hội viên bay ra bay vào, để trả tiền khách sạn và tiệc tùng các kiểu cho chủ tịch Hội, cho bộ máy của Hội và các hội viên ?
Nếu tự đặt ra câu hỏi ấy thì chắc chắn câu trả lời sẽ là : không có lý do nào cả.
Nhưng chính phủ thì có lý do để chi tiền thuế của người dân cho bộ máy cồng kềnh và tốn kém của HNVVN. Lý do đó là : sử dụng các nhà văn như công cụ để bảo vệ chế độ, hoặc nếu không thì ít nhất cũng để quản lý, tức là kiểm soát nhà văn.
Vì thế mà sau khi Liên Xô tan rã, Hội nhà văn Nga trở thành một Hội phi chính phủ, và dĩ nhiên không còn hoạt động bằng ngân sách của nhà nước nữa.
HNVVN lẽ ra phải là một hội độc lập, hoạt động bằng kinh phí do Hội tạo ra, và phải làm nhiệm vụ của một Hội trí thức : chống quyền lực.
HNVVN hiện nay không hề thực hiện nhiệm vụ chống quyền lực. Trái lại, nó đã và đang là công cụ đắc lực phục vụ cho quyền lực chính trị thống trị tại Việt Nam, bằng cách đàn áp tự do sáng tạo, tự do học thuật, đàn áp nhân dân.
Bằng chứng ư ? Khỏi cần nhắc lại vụ Nhân văn Giai phẩm. Khỏi cần nhắc lại những câu thơ rợn người của Tố Hữu : « Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ ».
Vậy là có truyện này mua vui cho độc giả. Chắc cũng mua vui được vài phút.
Một truyện ngắn, như các « nhà nghiên cứu hàn lâm » ở Việt Nam thường nói, phá vỡ ranh giới thể loại : pha trộn hư cấu, huyễn tưởng, và nghị luận, đồng thời mang màu sắc hiện thực huyền ảo trần trụi.
Cái đơn của Ý Nhi thật tuyệt. Trong số gần cả ngàn hội viên của HNVVN, cũng có vài nhà văn.
Hãy đọc lý do ra khỏi Hội của Ý Nhi :
Kính gửi Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam
Thưa quý ban,
Tôi tên là Hoàng Thị Ý Nhi, cán bộ Nhà xuất bản Hội Nhà văn, hội
viên Hội Nhà văn, kính trình bày quý ban việc sau : Tôi đề nghị được ra
khỏi Hội Nhà văn vì không tín nhiệm Tổng Thư ký. Một nhà thơ ở Hà Nội
nói với tôi : Hữu Thỉnh là một con Biến hình trùng. Tôi
thấy nhận xét này rất thâm thúy, vừa chính xác vừa có tính gây cười.
Tôi không thể ở trong một tổ chức có lãnh đạo như vậy.
Nhà văn là như vậy đấy.
Ý Nhi là nhà văn.
Ý Nhi ra khỏi Hội từ năm 2002, từ đó đến nay đã mấy mùa đại hội, Hữu
Thỉnh không thể không biết, đặc biệt với một cái đơn như vậy, Hữu Thỉnh
không thể không nhớ.
Vậy tại sao Hữu Thỉnh cho tên Ý Nhi vào danh sách những người bị gạch tên ?
Tại sao ư ?
Lãnh đạo HNVVN đã muốn « tuyệt đối cấm chỉ sự suy diễn » thì một người làm văn chương lại càng cần phải thực hiện cái công việc diễn giải ấy mà Hội muốn cấm chỉ tuyệt đối.
Tôi chẳng phải là hội viên của HNVVN nên Hội có muốn cấm cũng không được.
Tôi đưa ra ở đây một lý giải mang tính văn học, và hơn cả văn học. Dù
sao tôi cũng đã báo trước cho độc giả rằng có thể đọc bài này như một
truyện ngắn.
Hữu Thỉnh đưa tên Ý Nhi vào danh sách để thông qua bàn tay các hội
viên mà hạ bệ Ý Nhi. Để có được cái cảm giác thỏa mãn nhìn tên Ý Nhi bị
gạch.
Như đã nói, Hữu Thỉnh có thể chỉ đạo loại bỏ chín nhà văn đó ra khỏi
danh sách bầu. Nhưng Hữu Thỉnh cần nhìn thấy một cách rõ ràng mấy cái
tên ấy bị gạch bỏ, để cảm nhận quyền lực của mình, và để thỏa mãn khao
khát trả thù tên tuổi của họ. Và để cảm nhận được lòng trung thành vô bờ
bến của đám hội viên cấp dưới. Quyền lực của ông ta được thiết lập nhờ
sự phục tùng ấy. Đó là nguyên tắc chung của quyền lực trong hệ thống
toàn trị. Hữu Thỉnh là một bộ phận của hệ thống ấy, Hữu Thỉnh tạo thành
hệ thống ấy. Qua trường hợp Hữu Thỉnh ta có thể thấy hệ thống toàn trị
vận hành như thế nào, và có thể thấy được nguyên lý thực thi của quyền
lực toàn trị.
Sau khi bị phản ứng mạnh mẽ của một số nhà văn và công luận vì vụ chỉ
đạo gạch tên tại Tp HCM, Hữu Thỉnh quay ra chỉ đạo « khoanh tên » ở đại hội Nhà văn Khu vực cơ quan Trung ương Hội
tại Hà Nội, và các đại hội sau đó. Dĩ nhiên, dù gạch hay khoanh thì
cũng phải theo chỉ đạo của Hữu Thỉnh.Và việc đưa tên Nguyên Ngọc vào
danh sách « khoanh » có cùng một logic với việc đưa tên Ý Nhi vào danh
sách « gạch ».
Nguyên Ngọc đã công khai tuyên bố ra khỏi HNVVN, cả nước biết (hơn
thế, cả thế giới biết) ; dư luận viên đã kịp chào đón nồng nhiệt bằng
những chỉ trích đặc thù, đặc thù đến mức người ta không thể không nhận
thấy rằng chỉ trích kiểu đó thì chỉ có thể thuộc về thẩm quyền của dư
luận viên mà thôi.
Một người có lòng tự trọng tối thiếu thì hẳn đã phải bỏ tên Nguyên
Ngọc ra ngoài. Nhưng Hữu Thỉnh vẫn đưa Nguyên Ngọc vào danh sách « khoanh ».
Vì sao ? Bằng việc thông qua bàn tay hội viên, bắt hội viên « khoanh »
tên Nguyên Ngọc, Hữu Thỉnh muốn tuyên bố rằng : « Ông muốn ra ư ? Tôi
không cho ông ra. Tôi bắt ông phải ở trong cái sọt của tôi đấy. Tôi cho
quân của tôi khoanh ông lại đấy ». Nhưng cái "tuyên bố" ngầm ấy nó thảm
hại tột đỉnh, bởi nó chẳng tác động gì tới Nguyên Ngọc hay bất kỳ ai.
Ông ta mượn bàn tay của hội viên để đánh những người dám tham gia Văn
đoàn độc lập. Hội viên của ông ta mới ngoan ngoãn làm sao, mới tận tụy
với ông ta làm sao.Trong khi, nếu không tuân lệnh họ cũng chẳng mất gì.
Bằng chứng là ở Tp HCM các hội viên phải gạch tên những người tham gia
Văn đoàn Độc lập, nhưng ở Hà Nội, các hội viên lại phải khoanh tên người
sáng lập Văn đoàn Độc lập. Chẳng có logic nào, hoàn toàn tùy tiện, đúng
như bản chất tùy tiện của chế độ. Và cũng chẳng có nguy hiểm nào nếu
không gạch, hoặc không khoanh.
Vậy, vì sao hội viên phải phục tùng Hữu Thỉnh ? Thế thì mức độ thê
thảm nó mới thật là ghê gớm thay. Những hội viên thuộc diện « bảo gạch
thì gạch mà bảo khoanh thì khoanh » ấy, trên thực tế, đã đánh mất khả
năng suy nghĩ, khả năng phân định, khả năng phán xét và khả năng tự
quyết định, đánh mất lương tâm và trách nhiệm. Hoàn toàn đúng như nhận
định của Václav Havel : «Giá phải trả là từ bỏ tư duy duy lí, từ bỏ lương tâm và trách nhiệm, […] giao phó toàn bộ suy nghĩ và lương tâm cho cấp trên » (Trích « Quyền lực của kẻ không quyền lực », bản dịch của Phạm Nguyên Trường).
Chao ôi, nhà văn Việt Nam đấy ! Nhà văn mà như vậy thì hỏi làm sao mà
đạo đức xã hội không suy đồi, văn hóa không suy vong ??? Đi tìm căn
nguyên ở đâu xa xôi làm chi cho mệt !Đấy là lý do vì sao tôi hãi hùng khi nghĩ rằng có thể vài người viết mà tôi quen đã làm cái thao tác gạch tên ấy. Đấy là lý do vì sao đối với tôi họ không phải là nhà văn.
Có ai trong số các dũng sĩ gạch tên ấy, vào cái giây phút đối diện với tờ danh sách, nẩy sinh trong đầu câu hỏi « gạch hay không gạch ? ».
Tôi cho rằng cái câu hỏi « gạch hay không gạch ? » ấy, nó cũng tương đương với câu hỏi « To be or not to be » của Hamlet cơ đấy. Không đùa đâu. Đại hội các cấp nghiêm túc như vậy, hoành tráng như vậy, ý nghĩa như vậy, tốn kém như vậy, tôi nào đâu dám đùa. Lẽ nào ý thức nhà văn, ý thức làm người đã bị triệt tiêu đến mức một câu hỏi như thế không thể nào được đặt ra trong đầu các công cụ của Hữu Thỉnh ?
Tôi chờ đợi đại hội khóa IX với một sự tò mò kinh khủng.
Dĩ nhiên, nếu theo những gì đã thành quy luật, chẳng khó để hình dung rằng, như mọi đại hội ở Việt Nam, đại hội khóa IX này sẽ thành công rực rỡ trên các mặt báo chính thống, ít nhất là các báo của Hội.
Dĩ nhiên, cũng theo quy luật, Hữu Thỉnh sẽ chọn người kế nhiệm xứng đáng với ông ta, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của bộ máy công cụ khổng lồ của ông ta. Nhưng không chừng cái con Biến hình trùng ấy sẽ lại tiếp tục được đặt lên ghế chủ tịch, nhờ có đảng kéo từ bên trên và hội viên đẩy từ bên dưới.
Trừ phi, đến một ngày, người ta không muốn hạ mình xuống hàng công cụ nữa.
Trừ phi, đến một ngày, đột nhiên ý thức lương tâm tỉnh khỏi giấc hôn mê sâu của nó… và hội viên HNVVN cảm thấy hãi hùng cho cái vị thế thê thảm của mình.
Chỉ cần có tí chút lương tâm thì sẽ thấy, chẳng có lý do nào cho HNVVN tồn tại. Chẳng hề có lý do nào để tiêu tiền thuế của nhân dân cho các hoạt động không những vô bổ mà còn có hại của Hội.
Có bao giờ hội viên HNVVN đặt ra câu hỏi này : lý do nào cho phép sử dụng tiền thuế của người dân cho các đại hội được tổ chức khắp nơi của HNVVN ? Lý do nào cho phép sử dụng tiền thuế của người dân để trả tiền vé máy bay cho chủ tịch Hội và các hội viên bay ra bay vào, để trả tiền khách sạn và tiệc tùng các kiểu cho chủ tịch Hội, cho bộ máy của Hội và các hội viên ?
Nếu tự đặt ra câu hỏi ấy thì chắc chắn câu trả lời sẽ là : không có lý do nào cả.
Nhưng chính phủ thì có lý do để chi tiền thuế của người dân cho bộ máy cồng kềnh và tốn kém của HNVVN. Lý do đó là : sử dụng các nhà văn như công cụ để bảo vệ chế độ, hoặc nếu không thì ít nhất cũng để quản lý, tức là kiểm soát nhà văn.
Vì thế mà sau khi Liên Xô tan rã, Hội nhà văn Nga trở thành một Hội phi chính phủ, và dĩ nhiên không còn hoạt động bằng ngân sách của nhà nước nữa.
HNVVN lẽ ra phải là một hội độc lập, hoạt động bằng kinh phí do Hội tạo ra, và phải làm nhiệm vụ của một Hội trí thức : chống quyền lực.
HNVVN hiện nay không hề thực hiện nhiệm vụ chống quyền lực. Trái lại, nó đã và đang là công cụ đắc lực phục vụ cho quyền lực chính trị thống trị tại Việt Nam, bằng cách đàn áp tự do sáng tạo, tự do học thuật, đàn áp nhân dân.
Bằng chứng ư ? Khỏi cần nhắc lại vụ Nhân văn Giai phẩm. Khỏi cần nhắc lại những câu thơ rợn người của Tố Hữu : « Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ ».
Chỉ cần nhìn vào hiện tại thôi cũng đã có thể thấy rõ HNVVN đang phục
vụ quyền lực ra sao. Trong vụ Nhã Thuyên, HNVVN đã trở thành công cụ
đắc lực cho Phan Trọng Thưởng và Ban Tuyên giáo. Chưa ai quên Phan Trọng
Thưởng, trong vai đao phủ, đã triệt hạ tự do học thuật, tự do sáng tạo
như thế nào. Các cơ quan ngôn luận của HNVVN (báo Văn nghệ, Văn nghệ Tp
HCM, tạp chí online của HNV…), trong vai trò nô dịch của mình, đã tổ
chức đánh Nhã Thuyên và không hề cho phép những người bênh vực Nhã
Thuyên được công bố. HNVVN, qua vụ việc Nhã Thuyên, đã bộc lộ đầy đủ
thân phận bảo kê cho quyền lực, sát hại nhà văn, sát hại văn học và
nghiên cứu văn học. Tiền thuế của nhân dân không thể được dùng để nuôi
bộ máy đao phủ ấy. Dĩ nhiên, thành viên của một cái hội như thế không
thể nào được gọi là nhà văn, theo định nghĩa riêng của tôi.
Hy vọng vào ý thức lương tâm của hội viên HNVVN lẽ nào là một hy vọng viển vông ?
Thử hỏi làm sao mà văn hóa không suy, đạo đức không tàn, khi nhà văn,
vốn là tiếng nói lương tâm của xã hội, giờ đây đã thành ra như vậy ?
Xin kết thúc bài này bằng một đoạn trích của một nhà văn Nga, Alexander Solzhenitsyn (trích « Sống không dối trá », bản dịch của Phạm Nguyên Trường) :
« Chúng ta đã bị mất nhân tính đến mức chỉ vì một bữa ăn đạm bạc
của ngày hôm nay mà chúng ta vất bỏ tất cả các nguyên tắc của mình, vất
bỏ tâm hồn của mình, vất bỏ tất cả những cố gắng của tiền nhân và những
cơ hội dành cho hậu thế ».
Paris, 29/6/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
NGUYỄN PHÚ TRỌNG MỸ DU
Biển Đông và chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng
Chuyên mục Câu chuyện trong tuần với chủ đề tuần này: Biển Đông
và chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng. Xin trân trọng giới thiệu GS
Nguyễn Mạnh Hùng, từng giảng dạy bộ môn Quan hệ quốc tế của đại học
George Mason là khách mời của chương trình hôm nay. Câu hỏi đầu tiên
được Mặc Lâm đặt ra cho GS:
Mặc Lâm: Trung Quốc tỏ ra không ngán ngại việc Mỹ mạnh mẽ
lên tiếng trước chuyện họ bồi đắp các đảo một cách bất hợp pháp và mới
đây lại mang giàn khoan HD 981 trở lại biển Đông. Theo ông thì những
động thái này nói lên điều gì?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nó nói lên chính sách lấn biển uyển
chuyển, thiên hình vạn trạng của TQ. Năm ngoái vụ dàn khoan HD 981 tạo
phản ứng rất mạnh từ nhiều nước, nhất là từ Việt Nam và Mỹ. Một phần vì
thế, TQ rút dàn khoan đi. Chỉ sau đó vài tháng họ bắt đầu đào cát đắp
đảo, biến các đá ngầm thành đảo nổi, lúc đầu chậm, rồi tăng rất nhanh.
Khi người ta phát hiện ra các đảo nhân tạo và phản ứng mạnh thì nó đã
thành “sự đã rồi,” không đảo ngược được. Động thái này gây ra phản ứng
rất mạnh của Mỹ. Do đó, ngày 16/6. TQ tuyên bố đã làm xong việc và sẽ
chấm dứt việc xây cất trong vài ngày tới, để xoa dịu dư luận. Mỗi lần
như thế TQ lại tiến thêm một bước nhỏ nhưng vững chắc cho đến khi họ
kiểm soát trên thực tế (de facto) được toàn thể vùng biển trong khu vực
đường lưỡi bò mà họ vạch ra.
Mặc Lâm: Trong tuần lễ vừa qua Hoa Kỳ không có phản ứng gì
chính thức trước các tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị cũng như giàn
khoan HD 981. Phải chăng đã có một biến chuyển nào đó khiến tình hình
trở nên im ắng một cách bất thường?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có 2 lý do: thứ nhất Mỹ chú trọng nhất
đên việc TQ lấy cát xây đảo vì nó vừa tạo ra “sự đã rồi,” vừa làm thay
đổi thế cân bằng chiên lược có lợi cho TQ ở Biển Đông. Sau khi gặp sự
phản đối của Mỹ và trước cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-TQ,
ngày 16 tháng 6, TQ tuyên bố gần hoàn tất việc xây cất và sẽ chấm dứt
việc xây cất trong vài ngày tới.
Thứ hai Lần trước giàn khoan HD 981 được đặt trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam và gần bờ biển VN. Lần này, nó cũng được đặt trong
vùng chồng lấn giữa khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và khu vực
đặc quyền kinh tế của TQ, nhưng nó chỉ cách đảo Hải Nam của TQ 75 dặm
trong khi cách bờ biển Việt Nam 104 dặm, nghĩa là gần TQ hơn.
Mặc Lâm: Thưa GS việc TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào đầu
tháng 7 này được xem là một diễn tiến có tính lịch sử, tuy nhiên đối với
nước Mỹ, giới quan sát chính trị không đánh giá cao việc này. Giáo sư
có nghĩ rằng ông Trọng sẽ mở đầu một tư thế mới cho Việt Nam trước vấn
đề Biển Đông đối với Mỹ hay không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Lúc đầu người ta nghi ngờ sự thành công
của chuyến đi và sự khó khăn trong việc sắp xếp thủ tục tiếp đón một nhà
lãnh đạo đảng chứ không phải một nhà lãnh đạo nước.
Bây giờ hai bên đã thương lượng kỹ trước, và đã đạt được những thỏa
thuận căn bản về kết quả của chuyến thăm Mỹ của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú
Trọng, giúp tăng cường rõ rệt quan hệ quốc phòng giữa hai nước, cho nên
mơi trù liệu có cuộc gặp gỡ “lịch sử” giữa TT Obama và TBT Trọng tại Nhà
Trắng và ra “Tuyên bố chung về Tầm nhìn của quan hệ Đối tác toàn diện
và sâu rộng giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ” cùng với “Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ
quốc phòng, định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới.”
Nếu hai bên đồng ý thêm về việc gia tăng các chuyến thăm viếng Việt
Nam của hải quân Mỹ, nhất là cảng Cam Ranh, thì cuộc công du của ông
Trọng sẽ đánh dấu một thỏa thuận quan trọng về phương diện chiến lược
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Quan trọng hơn vì người ta thường cho rằng Đảng
CSVN mà ông Trọng là người lãnh đạo tối cao có khuynh hương thân TQ,
chống đi với Mỹ. Nếu ông Trọng làm được việc này, nó là chỉ dấu cho thấy
có sự đồng thuận quan trọng trong nội bộ Việt Nam giữa Đảng và Nhà nươc
về chính sách đối với Mỹ trong thế cân bằng quyền lực với TQ. Sự đồng
thuận này sẽ làm căn bản cho chính sách của các nhà lãnh đạo VN tương
lai, sau Đại Hội Đảng năm 2016.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/story-of-the-week-07022015-ml-07022015114818.html
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, vào tuần tới sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên của một người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam đến Hoa Kỳ.
Chuyến đi này được giới chuyên gia đánh giá ra sao?
Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, có bình luận về tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được gặp người đứng đầu chính phủ Mỹ tại chính nơi làm việc của nguyên thủ Hoa Kỳ như sau:
“Tôi nghĩ rằng vì chiến lược chuyển trục sang Á Châu-Thái Bình Dương của tổng thống Hoa Kỳ Obama, cho nên Nhà Trắng sẽ làm một ngoại lệ là tiếp ông tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Thật sự ra có nhiều người từng vào Nhà Trắng, trong đó có những nhà lãnh đạo cộng đồng như Đức Dalai Lama, hoặc gần đây chúng ta có thấy tổng thống Obama tiếp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong Nhà Trắng. Vì vậy vấn đề ông Trọng vào Nhà Trắng cũng không phải là vấn đề gì quá to tát. “
Luật sư Vũ Đức Khanh nói về điều này:
“Việt Nam không phải là một trục quan trọng trong chiến lược chuyển trục sang Á châu- Thái Binh Dương của Hoa Kỳ; tuy nhiên Việt Nam sẽ là một trong những tiền đồn quan trọng cua liên minh Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vì Việt Nam có đường biên giới sát với Trung Quốc và có cùng ý thức hệ với Trung Quốc. Nếu như Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc thì bắt buộc Hoa Kỳ phải mở một vòng tuyến Đông Nam Á, phải sử dụng trục của Eo biển Malacca, trong đó có Singapore, Mả Lai và Indo. Vì không muốn trục Đông Nam Á đó phải dời xuống tận cùng của khu vực Biển Đông, bằng mọi giá Hoa Kỳ muốn giữ được một thế cân bằng ở Việt Nam. Mục đích của Hoa Kỳ là muốn sử dụng Việt Nam như một vùng ‘trái độn’ nếu như Hà Nội ngả về phía Trung Quốc thì ít nhất Hoa Kỳ còn kiểm soát được một vùng nào đó. Tôi không muốn trở lại cuộc chiến tranh trước đây ở vùng vĩ tuyến thứ 17; nhưng Hoa Kỳ phải bằng mọi giá với cách nào đó giữ được vùng nào đó ở phía nam Việt Nam, dùng Việt Nam như vùng ‘trái độn’.
Nếu Việt Nam không ngả hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì Mỹ thành công ở mức độ vô hiệu hóa Việt Nam và Trung Quốc.”
“Tôi có kỳ vọng ngay trong ngắn hạn là sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington gặp tổng thống Obama phía Việt Nam có thể chấp nhận một số cam kết, thực hiện một số cam kết về nhân quyền: thả tù nhân lương tâm, chấp nhận hoạt động đương nhiên của các tổ chức xã hội dân sự.
Về dài hạn thì còn tùy thuộc vào Trung Quốc mà Trung Quốc thì đang muốn chiếm lấy Biển Đông. Trong những ngày này chúng ta thấy xuất hiện giàn khoan Hải Dương 981 như những gì mà nó đã ‘vươn vòi’ vào tháng 5, tháng 6 năm 2014. Nếu như Trung Quốc vẫn cố tình gây hấn với Việt Nam; điều đó sẽ trở thành sức cản đáng ngại đối với vấn đề thay đổi thể chế và sự phát triển dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.”
“Tôi nghĩ trong vài ngày tới giàn khoan này có thể di dịch về phía bờ biển Việt Nam, ở một vị trí gây tranh cãi như hồi năm ngoái để làm áp lực với ông Trọng nếu ông này biểu lộ những ý tưởng thân Mỹ.”
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng có ý kiến về chuyến công du Mỹ của ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau:
“Việc người Mỹ có mời ban lãnh đạo Việt Nam mà năm ngoái có ông Phạm Quang Nghị sang thăm với tư cách thành viên Bộ Chính Trị và bí thư thành ủy Hà Nội, và năm nay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vì chắc chắn Đại hội 12 ông Trọng cũng sẽ nghỉ. Thứ hai theo tôi nghĩ ông Trọng không phải là con người quyết đoán, có tư duy táo bạo, không có năng lực thực sự. Do đó tôi không hy vọng lắm về chuyến đi của ông Trọng.
Mặc dù các diễn biến ở khu vực với tình hình như ở Myanmar, tôi biết người Mỹ có vai trò rất lớn trong việc thuyết phục chế độ độc tài quân sự của thống chế Thein Sein theo xu hướng dân chủ hóa ở mức độ nào đó. Myanmar có thể được như thế nhưng còn Việt Nam tôi cho rằng khả năng đó rất hiếm có. Ai cũng muốn nó xảy ra, nhưng theo tôi nghĩ khó, rất khó, mà tôi cho tỷ lệ hầu như chỉ là 1 hoặc 2% thôi.”
Trong tuần qua, có tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn án tù 30 tháng và được trả về nhà. Trường hợp này khác hẳn trước đây người khởi xướng CLB Nhà báo Tự Do và chống Trung Quốc Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, sau khi mãn án tù với lý do trốn thuế bị giam lại ngay với cáo buộc chính trị.
Một tù nhân chính trị khác là ông Lê Thanh Tùng ở Sóc Sơn Hà Nội được tha về sớm 5 tháng. Điều này được một số người cho rằng đó là món quà mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang theo sang Mỹ lần này.
Tuy nhiên, luật sư Vũ Đức Khanh trích dẫn phát biểu của đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Ted Osius, rằng Hà Nội không thể dùng tù chính trị để đổi chác, mà mối quan hệ song phương Việt- Mỹ phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị mà hai phía cùng chia xẻ. Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, trong đó có tôn trọng những quyền cơ bản của người Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/n-p-trong-to-be-received-by-usa-president-gm-07022015071309.html
Nhà Trắng gặp gỡ các nhà hoạt động người Việt trước chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng
Thể theo lời mời của NSC tức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, một nhóm các nhà hoạt động Mỹ gốc Việt đã vào Nhà Trắng chiều thứ Tư 1 tháng Bảy để thảo luận về quan hệ Mỹ Việt với các viên chức cấp cao trong NSC.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi nhận được lời mời của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cách đây hai ngày, họ có nói khoảng 2 giờ chiều họ muốn mời mình đến họp tại Eisenhower Executive Office Building thuộc White House để bàn về vấn đề liên hệ chủ yếu là bang giao Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Xin ông cho biết những người được mời, ngoài ông ra thì còn ai nữa?
Thanh Trúc: Theo nội dung cuộc nói chuyện hôm nay thì điều gì bác sĩ có thể trình bày?
BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi trình bày cái chính là những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và những biện pháp làm sao có thể cải thiện vấn đề một cách gốc rễ chứ không phải chỉ trong một giai đoạn ngắn rồi sau đó khi nhà cầm quyền cộng sản đã được vào TPP lại thay đổi.
Cái thứ hai, chúng tôi nhấn mạnh đến nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam để Mỹ có một đồng minh thực sự ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nổi tiếng hay nuốt lời, không thi hành các lời hứa, vì thế cần phải có những biện pháp bảo đảm rằng thỏa hiệp kinh tế đó sẽ phải được thi hành một cách đàng hoàng, phải có những biện pháp trừng phạt nếu nhà cầm quyền cộng sản vi phạm.
Đó là những điểm chính, sau đó thì chúng tôi cũng nói đây là một dịp tốt, một cơ hội bằng vàng để chính phủ Mỹ có thể một mặt thực hiện được một chính sách ở Á Châu thành công, đồng thời cũng giúp đỡ nhân dân Việt Nam có một đời sống tự do hơn, dân chủ hơn.
Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông có nhận thấy ông giám đốc Á Châu Sự Vụ Dan Kritebrink và cả ông Stephen Pomper giám đốc quan hệ đa phương và nhân quyền trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có xoáy vào vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ hoặc là cải tổ chính trị ở Việt Nam hay không?
BS Nguyễn Quốc Quân: Hiện diện thì tôi cũng nói thêm là có bà Elizabeth Phú cũng thuộc hàng giám đốc về Á Châu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Chúng tôi thấy tất cả 3 người đều ghi nhận và nói rằng những điều trình bày của chúng tôi sẽ được nêu lên trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự trù sắp sang đấy tuần tới.
Thanh Trúc: Những người được mời vào White House hôm nay kỳ vọng kết quả như thế nào?
BS Nguyễn Quốc Quân: Tất cả mọi người đều trình bày những khía cạnh khác nhau như vi phạm về tôn giáo, vi phạm về quyền tự do thành lập nghiệp đoàn của người lao động rồi những quyền tự do khác. Chúng tôi cũng nói những khó khăn trong vấn đề cải thiện tình hình bang giao Việt Mỹ đi kèm với nhân quyền, nhấn mạnh nước Mỹ chỉ có thể tìm được một đồng minh thực sự và trung thành và có thể giúp cho kế hoạch trở lại Á Châu của Mỹ ở một nước Việt Nam tự do dân chủ mà thôi. Dân chủ hóa Việt Nam là yếu tố cần thiết trong vấn đề thành công của Mỹ.
Nói tóm lại chúng tôi xoay quanh nhiều vấn đề, đi sâu vào nhiều vấn đề làm sao cải thiện nhân quyền ở Việt Nam một cách lâu dài, đặt nền tảng bền vững cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nhấn mạnh đó là nhu cầu cần thiết mà nước Mỹ cần phải thực hiện tại nó là phần lớn sự thành công hay thất bại của chính phủ Mỹ.
Thanh Trúc: Sau cùng họ có đưa ra một lời cam kết gì không hay chỉ ghi nhận mà thôi?
BS Nguyễn Quốc Quân: Họ có nói tất cả những gì quí vị trình bày hôm nay đề được ghi nhận và chúng tôi sẽ cố gắng trình bày và xin cam đoan với quí vị là vấn đề nhân quyền sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc gặp gỡ đó.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activists-to-wh-w-us-vn-relation-issues-tt-07012015214008.html
Dư luận trước chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, vào tuần tới sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên của một người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam đến Hoa Kỳ.
Chuyến đi này được giới chuyên gia đánh giá ra sao?
Mỹ chìa tay cho VN?
Nhiều chuyên gia về Việt Nam, nhất là mối quan hệ Hà Nội- Washington, trong những ngày qua lên tiếng cho rằng chuyến công du của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ lần này mang tính ‘biểu tượng’. Chính phủ Mỹ hiểu rõ hệ thống chính trị của Việt Nam là đảng cộng sản nắm toàn quyền cai trị, dù rằng Việt Nam cũng có chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.Tôi có kỳ vọng ngay trong ngắn hạn là sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington gặp tổng thống Obama phía VN có thể chấp nhận một số cam kết, thực hiện một số cam kết về nhân quyền: thả tù nhân lương tâm, chấp nhận hoạt động đương nhiên của các tổ chức xã hội dân sự.Hoa kỳ từng tiếp thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, chủ tịch Nguyển Minh Triết năm 2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008 và chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 tại Nhà Trắng. Tuy nhiên lần này thông tin nói ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ được tổng thống Barack Obama tiếp tại Nhà Trắng khiến nhiều người quan tâm.
-Phạm Chí Dũng
Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, có bình luận về tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được gặp người đứng đầu chính phủ Mỹ tại chính nơi làm việc của nguyên thủ Hoa Kỳ như sau:
“Tôi nghĩ rằng vì chiến lược chuyển trục sang Á Châu-Thái Bình Dương của tổng thống Hoa Kỳ Obama, cho nên Nhà Trắng sẽ làm một ngoại lệ là tiếp ông tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Thật sự ra có nhiều người từng vào Nhà Trắng, trong đó có những nhà lãnh đạo cộng đồng như Đức Dalai Lama, hoặc gần đây chúng ta có thấy tổng thống Obama tiếp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trong Nhà Trắng. Vì vậy vấn đề ông Trọng vào Nhà Trắng cũng không phải là vấn đề gì quá to tát. “
Vai trò cá nhân lãnh đạo
Đối với những người trong nước thì vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng không giống những vị nguyên thủ quốc gia khác có thể có những quyết định cá nhân. Trong trường hợp Việt Nam với cơ chế tập thể làm chủ, Bộ Chính Trị đưa qua quyết định và ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là người được chọn để mgang đi thông điệp đã được thống nhất.Luật sư Vũ Đức Khanh nói về điều này:
“Việt Nam không phải là một trục quan trọng trong chiến lược chuyển trục sang Á châu- Thái Binh Dương của Hoa Kỳ; tuy nhiên Việt Nam sẽ là một trong những tiền đồn quan trọng cua liên minh Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vì Việt Nam có đường biên giới sát với Trung Quốc và có cùng ý thức hệ với Trung Quốc. Nếu như Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc thì bắt buộc Hoa Kỳ phải mở một vòng tuyến Đông Nam Á, phải sử dụng trục của Eo biển Malacca, trong đó có Singapore, Mả Lai và Indo. Vì không muốn trục Đông Nam Á đó phải dời xuống tận cùng của khu vực Biển Đông, bằng mọi giá Hoa Kỳ muốn giữ được một thế cân bằng ở Việt Nam. Mục đích của Hoa Kỳ là muốn sử dụng Việt Nam như một vùng ‘trái độn’ nếu như Hà Nội ngả về phía Trung Quốc thì ít nhất Hoa Kỳ còn kiểm soát được một vùng nào đó. Tôi không muốn trở lại cuộc chiến tranh trước đây ở vùng vĩ tuyến thứ 17; nhưng Hoa Kỳ phải bằng mọi giá với cách nào đó giữ được vùng nào đó ở phía nam Việt Nam, dùng Việt Nam như vùng ‘trái độn’.
Nếu Việt Nam không ngả hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì Mỹ thành công ở mức độ vô hiệu hóa Việt Nam và Trung Quốc.”
Kỳ vọng giới hạn và lực cản Trung Quốc!
Một người theo dõi sát tình hình Việt Nam hiện nay, nhà báo Phạm Chí Dũng, từ Sài Gòn thừa nhận quyết định cử ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong thời điểm hiện nay cũng khiến những người như ông có một số kỳ vọng. Nhà báo Phạm Chí Dũng phát biểu:“Tôi có kỳ vọng ngay trong ngắn hạn là sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington gặp tổng thống Obama phía Việt Nam có thể chấp nhận một số cam kết, thực hiện một số cam kết về nhân quyền: thả tù nhân lương tâm, chấp nhận hoạt động đương nhiên của các tổ chức xã hội dân sự.
Về dài hạn thì còn tùy thuộc vào Trung Quốc mà Trung Quốc thì đang muốn chiếm lấy Biển Đông. Trong những ngày này chúng ta thấy xuất hiện giàn khoan Hải Dương 981 như những gì mà nó đã ‘vươn vòi’ vào tháng 5, tháng 6 năm 2014. Nếu như Trung Quốc vẫn cố tình gây hấn với Việt Nam; điều đó sẽ trở thành sức cản đáng ngại đối với vấn đề thay đổi thể chế và sự phát triển dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.”
Tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vì chắc chắn Đại hội 12 ông Trọng cũng sẽ nghỉ. Thứ hai theo tôi nghĩ ông Trọng không phải là con người quyết đoán, có tư duy táo bạo, không có năng lực thực sự.Về sức cản của Trung Quốc, thì nhà nghiên cứu Biển Đông Trương Nhân Tuấn từ Pháp nêu ra việc Bắc Kinh vừa cho di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng chồng lấn tại Vịnh Bắc Bộ như hiện nay là có tính toán đối với chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam. Ông này nhận định:
-Võ Văn Tạo
“Tôi nghĩ trong vài ngày tới giàn khoan này có thể di dịch về phía bờ biển Việt Nam, ở một vị trí gây tranh cãi như hồi năm ngoái để làm áp lực với ông Trọng nếu ông này biểu lộ những ý tưởng thân Mỹ.”
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng có ý kiến về chuyến công du Mỹ của ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau:
“Việc người Mỹ có mời ban lãnh đạo Việt Nam mà năm ngoái có ông Phạm Quang Nghị sang thăm với tư cách thành viên Bộ Chính Trị và bí thư thành ủy Hà Nội, và năm nay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vì chắc chắn Đại hội 12 ông Trọng cũng sẽ nghỉ. Thứ hai theo tôi nghĩ ông Trọng không phải là con người quyết đoán, có tư duy táo bạo, không có năng lực thực sự. Do đó tôi không hy vọng lắm về chuyến đi của ông Trọng.
Mặc dù các diễn biến ở khu vực với tình hình như ở Myanmar, tôi biết người Mỹ có vai trò rất lớn trong việc thuyết phục chế độ độc tài quân sự của thống chế Thein Sein theo xu hướng dân chủ hóa ở mức độ nào đó. Myanmar có thể được như thế nhưng còn Việt Nam tôi cho rằng khả năng đó rất hiếm có. Ai cũng muốn nó xảy ra, nhưng theo tôi nghĩ khó, rất khó, mà tôi cho tỷ lệ hầu như chỉ là 1 hoặc 2% thôi.”
Trong tuần qua, có tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn án tù 30 tháng và được trả về nhà. Trường hợp này khác hẳn trước đây người khởi xướng CLB Nhà báo Tự Do và chống Trung Quốc Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, sau khi mãn án tù với lý do trốn thuế bị giam lại ngay với cáo buộc chính trị.
Một tù nhân chính trị khác là ông Lê Thanh Tùng ở Sóc Sơn Hà Nội được tha về sớm 5 tháng. Điều này được một số người cho rằng đó là món quà mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang theo sang Mỹ lần này.
Tuy nhiên, luật sư Vũ Đức Khanh trích dẫn phát biểu của đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Ted Osius, rằng Hà Nội không thể dùng tù chính trị để đổi chác, mà mối quan hệ song phương Việt- Mỹ phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị mà hai phía cùng chia xẻ. Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, trong đó có tôn trọng những quyền cơ bản của người Việt Nam.
Nhà Trắng gặp gỡ các nhà hoạt động người Việt trước chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng
Thể theo lời mời của NSC tức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, một nhóm các nhà hoạt động Mỹ gốc Việt đã vào Nhà Trắng chiều thứ Tư 1 tháng Bảy để thảo luận về quan hệ Mỹ Việt với các viên chức cấp cao trong NSC.
Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Sau buổi gặp gỡ, một trong những người được mời là bác sĩ Nguyễn Quốc Quân thuộc tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ Việt Nam, đã dành cho Thanh Trúc bài phỏng vấn sau đây:Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi nhận được lời mời của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cách đây hai ngày, họ có nói khoảng 2 giờ chiều họ muốn mời mình đến họp tại Eisenhower Executive Office Building thuộc White House để bàn về vấn đề liên hệ chủ yếu là bang giao Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Xin ông cho biết những người được mời, ngoài ông ra thì còn ai nữa?
Chúng tôi trình bày cái chính là những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và những biện pháp làm sao có thể cải thiện vấn đề một cách gốc rễ chứ không phải chỉ trong một giai đoạn ngắn rồi sau đó khi nhà cầm quyền cộng sản đã được vào TPP lại thay đổi.BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi thấy có sự hiện diện của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, ông tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cựu tù nhân chính trị, anh Hoàng Tứ Duy và cô Huỳnh Trang thuộc Việt Tân, tôi và bác sĩ Nguyễn Thể Bình và một thanh niên trẻ nữa là anh Đức thuộc đảng Dân Chủ ở trên Boston, Massachusetts.
-BS Nguyễn Quốc Quân
Thanh Trúc: Theo nội dung cuộc nói chuyện hôm nay thì điều gì bác sĩ có thể trình bày?
BS Nguyễn Quốc Quân: Chúng tôi trình bày cái chính là những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và những biện pháp làm sao có thể cải thiện vấn đề một cách gốc rễ chứ không phải chỉ trong một giai đoạn ngắn rồi sau đó khi nhà cầm quyền cộng sản đã được vào TPP lại thay đổi.
Cái thứ hai, chúng tôi nhấn mạnh đến nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam để Mỹ có một đồng minh thực sự ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nổi tiếng hay nuốt lời, không thi hành các lời hứa, vì thế cần phải có những biện pháp bảo đảm rằng thỏa hiệp kinh tế đó sẽ phải được thi hành một cách đàng hoàng, phải có những biện pháp trừng phạt nếu nhà cầm quyền cộng sản vi phạm.
Đó là những điểm chính, sau đó thì chúng tôi cũng nói đây là một dịp tốt, một cơ hội bằng vàng để chính phủ Mỹ có thể một mặt thực hiện được một chính sách ở Á Châu thành công, đồng thời cũng giúp đỡ nhân dân Việt Nam có một đời sống tự do hơn, dân chủ hơn.
Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông có nhận thấy ông giám đốc Á Châu Sự Vụ Dan Kritebrink và cả ông Stephen Pomper giám đốc quan hệ đa phương và nhân quyền trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có xoáy vào vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ hoặc là cải tổ chính trị ở Việt Nam hay không?
BS Nguyễn Quốc Quân: Hiện diện thì tôi cũng nói thêm là có bà Elizabeth Phú cũng thuộc hàng giám đốc về Á Châu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Chúng tôi thấy tất cả 3 người đều ghi nhận và nói rằng những điều trình bày của chúng tôi sẽ được nêu lên trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự trù sắp sang đấy tuần tới.
Dân chủ hóa Việt Nam
Thanh Trúc: Theo như ông nói thì có phải cuộc gặp gỡ hôm nay với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có mục đích tìm hiểu sâu hơn, có mục đích vận động dư luận thế nào đó trước chuyến viếng thăm của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam?Tất cả mọi người đều trình bày những khía cạnh khác nhau như vi phạm về tôn giáo, vi phạm về quyền tự do thành lập nghiệp đoàn của người lao động rồi những quyền tự do khác.BS Nguyễn Quốc Quân: Cũng rất là khó nói, nhưng họ có nêu vấn đề ông Nguyễn Phu Trọng sang đây, và họ có nói rằng thường xuyên chúng tôi có những cuộc thảo luận với Bộ Ngoại Giao, với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, hoặc các nhân vật ở Quốc Hội vẫn có những ý kiến hoặc điều trần. Thành ra nói rằng vì chuyện ông Nguyễn Phú Trọng không thôi thì tôi không dám quả quyết nhưng tôi nghĩ đó cũng là một phần .
-BS Nguyễn Quốc Quân
Thanh Trúc: Những người được mời vào White House hôm nay kỳ vọng kết quả như thế nào?
BS Nguyễn Quốc Quân: Tất cả mọi người đều trình bày những khía cạnh khác nhau như vi phạm về tôn giáo, vi phạm về quyền tự do thành lập nghiệp đoàn của người lao động rồi những quyền tự do khác. Chúng tôi cũng nói những khó khăn trong vấn đề cải thiện tình hình bang giao Việt Mỹ đi kèm với nhân quyền, nhấn mạnh nước Mỹ chỉ có thể tìm được một đồng minh thực sự và trung thành và có thể giúp cho kế hoạch trở lại Á Châu của Mỹ ở một nước Việt Nam tự do dân chủ mà thôi. Dân chủ hóa Việt Nam là yếu tố cần thiết trong vấn đề thành công của Mỹ.
Nói tóm lại chúng tôi xoay quanh nhiều vấn đề, đi sâu vào nhiều vấn đề làm sao cải thiện nhân quyền ở Việt Nam một cách lâu dài, đặt nền tảng bền vững cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Chúng tôi cũng nhấn mạnh đó là nhu cầu cần thiết mà nước Mỹ cần phải thực hiện tại nó là phần lớn sự thành công hay thất bại của chính phủ Mỹ.
Thanh Trúc: Sau cùng họ có đưa ra một lời cam kết gì không hay chỉ ghi nhận mà thôi?
BS Nguyễn Quốc Quân: Họ có nói tất cả những gì quí vị trình bày hôm nay đề được ghi nhận và chúng tôi sẽ cố gắng trình bày và xin cam đoan với quí vị là vấn đề nhân quyền sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc gặp gỡ đó.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activists-to-wh-w-us-vn-relation-issues-tt-07012015214008.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 370
TRUNG CỘNG CHỈ TRICH MỸ
rang Chính
| Tin Quốc tế
Bằng những lời lẽ giận dữ, Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì
những tư tưởng còn sót lại từ thời chiến tranh lạnh, khi Washington lên
án Bắc Kinh có những hành động hung hăng và không theo đúng luật pháp
quốc tế ở biển Đông.
TQ chỉ trích văn bản Chiến lược Quân sự Quốc gia của Hoa Kỳ
Những lời chỉ trích này được Bộ Quốc Phòng đưa ra trong
văn bản mang tên Chiến Lược Quân Sự Quốc Gia mới được phổ biến ngày hôm
qua, trong đó viết rằng những hành động mà Trung Quốc đang làm đã tạo
thêm căng thẳng ở Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là những hành động
gây hấn, tự ý xác định chủ quyền các vùng đảo ở biển Đông.
Trong cuộc họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên
Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng các cáo buộc mà Hoa
Kỳ đưa ra đều không đúng sự thật, nhắc lại Bắc Kinh đã nhiều lần nõi rõ
là tất cả những công trình xây dựng, cải tạo biển đảo đều được thực
hiện ở những khu vực mà chủ quyền thuộc về Hoa Lục.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng nói rằng
Bắc Kinh không hài lòng và phản đối những điều được ghi trong văn bản
của Bộ Quốc phòng Mỹ, đồng thời còn chỉ trích Washington cố tình đưa ra
những luận cứ không xác đáng để bảo vệ lập luận mà phía Mỹ đã có sẵn về
điểm thường được phía Mỹ gọi là hiểm họa Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng nói với báo chí là đã đến lúc Hoa Kỳ cần phải bỏ hẳn những tư tưởng còn sót lại từ thời chiến tranh lạnh.
Xin được nói thêm là trong cuộc họp báo ngày hôm qua,
phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng nhắc lại
là Bắc Kinh sẽ không tham dự vụ kiện của Philippines về đường lưỡi bò,
vá còn cảnh báo Manila đừng có ảo tưởng đối đầu với Trung Quốc.
Phát biểu này được đưa ra sau khi tin tức cho biết tuần
tối chính phủ Phi sẽ gửi đoàn đại diện đến tóa án quốc tế The Hague để
giải trình về vụ Phi kiện Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền những hòn đảo
thuộc Phi ở biển Đông.
Bà phát ngôn viên của Trung Quốc gọi điều Phi đang làm
là chuyện phi thực tế, chẳng giải quyết được điều gì, và gọi đó là trò
khiêu khích chính trị của Manila.
Trong những cuộc họp báo trước đây, Bắc Kinh đã đưa ra
những lời phát biểu với ngụ ý nói rằng chính thái độ của Hoa Kỳ đã tạo
thêm căng thẳng ở Biển Đông, vì nhiều quốc gia nghĩ rằng sẽ được Mỹ hỗ
trợ nên những nước này có các hành động mang tính đối đầu với Trung
Quốc.
Theo tin chúng tôi ghi nhận được từ Manila cho hay phái đoàn đại diện
chính phủ Phi sẽ có mặt tại tòa quốc tế The Hague từ ngày mùng 7 đến
ngày 13 tháng Bảy.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-angered-by-new-us-mil-strategy-report-07032015084815.html
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-angered-by-new-us-mil-strategy-report-07032015084815.html
Thursday, July 2, 2015
THUYỀN NHÂN
THUYỀN NHÂN: Kinh hoàng trên đảo Kokra
Đảo Koh Kra, Địa Ngục của trần gian, nổi ám ảnh của Thuyền Nhân Việt Nam tại Vịnh Thailand. Các nạn nhân vừa được giài cứu . Hình ảnh của nhóm ông Ted Schweitzer chụp khi đến Đảo Koh Kra để cứu các Thuyền Nhân Việt Nam.
Phụ Lục: Kinh hoàng trên đảo Kokra
(Trích báo Đất Mới – Tin tỵ nạn):
Những thảm cảnh trên biển Thái lan vẫn tiếp tục xảy ra hãi hùng cho
đồng bào tị nan. Một trong những thảm cảnh này vừa được phanh phui do
những nhân chứng đã được cứu thoát qua những cơn kinh hoàng trong 21
ngày tại đảo Kokra do bọn hải tặc Thái lan gây ra. Trong
số nhân chứng có nhà văn Nhật Tiến và hai vơ chồng nhà báo, ông bà
Dương Phục, đã được đưa ra ánh sáng cho dư luận thế giới được biết vì
những thảm cảnh hải tặc thường được các nhà chức trách Thái lan làm ngơ
vì bất lực và bọn cảnh sát Thái lan thì đồng lõa để ăn có với bọn cướp
nên chúng tự do hoành hành.Đảo Kokra, một đảo hoang trong vịnh Thái lan
đã trở nên sào huyệt không che giấu của bọn hung thần ác quỷ.Có 157 đồng
bào bị bọn hải tặc giam giữ trên đảo là do nhiều toán khác nhau mà
chúng đưa đến để bóc lột. hãm hiếp, hành hạ… cực kì dã man không bút nào
tả xiết, và ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau đây là một vài
thảm cảnh hãi hùng.
Bà
Nguyễn Thị Thương 36 tuổi, đã tốt nghiệp tại Hoa kì, cựu giáo sư trường
Bách khoa Thủ đức cho biết: chiếc thuyền của bà chở 107 người khởi hành
ở Rạch giá ngày 1-12-1979. Gia đình bà gồm chồng bà là giáo sư đại học
Trần Quang Huy, bà cụ thân sinh, hai em trai, hai em dâu và 7 đứa cháu.
Sau ba ngày, sau khi thuyền tới hải phận Thái lan thì bọn cướp xuất
hiện. Chúng ra lệnh cho 27 người bước qua tàu của chúng rồi lục soát và
cướp bóc, chúng rất hung hãn với đàn ông và hãm hiếp đàn bà. Hành động
xong, chúng buộc thuyền của chúng ta vào tàu của chúng và kéo đi. Chúng
mở tốc lực thật nhanh và quẹo thật gắt để cố tình làm cho thuyền đắm… và
thuyền đã chìm mang theo 80 sinh mạng xuống đáy biển. Số 27 người mình
trên tàu của chúng bị chúng mang đến sào huyệt là đảo Kokra, nhưng trước
khi tàu tới, chúng đã ép 7 người đàn ông phải nhảy xuống biển bơi vào
bờ. Cả 7 ông này đều không ai đủ sức bơi nên đã chết đuối trong đó có
ông Trần Quang Huy, chồng bà Thương. Mục đích của chúng là giết hết các
người đàn ông có mặt. Còn lại 20 người đàn bà chúng đưa lên đảo để làm
mồi cho thú tính dã man của chúng.
Ông
Dương Phục và bà vợ là Vũ Thanh Thủy thuộc toán khác cho biết: ông bà
đã mục kích bọn cướp bắt ông Ngô Văn Liên 54 tuổi há mồm để bẻ gãy 3
chiếc răng vàng. Chúng đè ông xuống lấy búa đập, nhưng không được, chúng
lấy tournevis nạy cũng không ra, sau chúng kiếm được một cây kìm rỉ sét
để vặn chéo 3 chiếc răng. ông Liên ôm mồm rên la, máu chảy xối xả suốt
một ngày; chúng bỏ 3 chiếc răng vàng vào túi và bắt đứa con gái ông 16
tuổi mang đi mất.
Các
nạn nhân khi lên tới đảo, nhất là phụ nữ thì tản mát đi tìm các khe
núi, hốc đá để trốn tránh bọn chúng. Chúng hành hạ các đàn ông và bắt đi
tìm thân nhân phụ nữ; nhiều người không chịu, bị chúng hành hạ tàn
nhẫn: ông Trần Minh Đức không nghe lời chúng, bị chúng dùng dây xiết cổ
họng đến chết. Ông Nguyễn Minh Hoàng bị chúng treo lên cành cây, ông
giãy giụa làm gẫy cành, chúng liền đá ông lăn xuống dốc núi, người em
trai ông lại đỡ anh liền bị chúng dùng búa chém vào đầu, máu ra có vòi.
Hai tên cướp cắp nách ông này dí đầu vào đống lửa, máu chảy xuống xèo
xèo cho đến khi ông ta bất tỉnh.
Một
cô bé 15 tuổi đã phải trốn tránh, chui rúc một mình trong một hốc đá
với bao nỗi sợ hãi. Sợ từng tiếng lá xào xạc, từng tiếng động nhẹ, sợ
từng đàn chuột chạy qua chân, từng con ốc xên bò trên người và sợ luôn
cả ma… Nỗi sợ mỗi ngày một gia tăng, sau nhiều ngày chịu dựng không nổi,
em đã phải bò ra và bị 4 tên hải tặc thay phiên hãm hiếp.
Một
thiếu nữ 20 tuổi sau đêm đầu tiên bị hãm hiếp quá nhiều đă trốn trong
các bụi rậm. Bọn cướp biết vậy nên đã nổi lửa đốt các bụi cây, cô bị
cháy nát cả sau lưng nhưng cũng không chịu bò ra. Với tấm lưng nát bấy,
thịt da nứt nẻ. cô còn tiếp tục trốn chui rúc cho đến lúc quá đau đớn vì
sự cọ sát của các cánh cây, cô mới phải bò ra ngoài, nhưng luôn luôn
nằm úp mặt xuống đất đưa tấm lưng nứt nẻ hôi thối vào mặt bọn hải tặc để
được chúng buông tha, bọn cướp còn lấy gậy đánh vào vết thương của cô
để đùa giỡn.
Một cô
bạn khác đã phải lấy phân bôi đầy người, đầy mặt để hi vọng bảo vệ tấm
thân, mùi hôi thối đã làm chính cô nôn oẹ nhưng bọn cướp vẫn không tha,
thay nhau hãm hiếp và còn đánh đập cô tàn nhẫn vì tội trát nhơ bẩn lên
người.
Cô C. 23 tuổi,
kĩ sư hóa học, sau khi bị hải tặc hãm hiếp, đã trần truồng nhảy từ mỏm
đá cao xuống biển với tiếng rú thê thảm. Ai cũng tưởng cô sẽ nát thây vì
bờ đá nhọn hoắt, nào ngờ một ngọn sóng to đã đỡ cô lên và hất cô vào
một hang đá ngầm trong núi và tại đó cô đã sống sót trong nhiều ngày cho
đến lúc nhân viên Cao ủy Liên hiệp quốc đón ra.
Bà
Vũ Thanh Thủy còn cho biết: Khi bọn chúng đốt tất cả các bụi rậm, bà và
một người bạn gái đã phải lui sâu vào trong rừng, leo lên sườn núi
chênh vênh, bên bờ vực thẳm. Các bà ngồi ép bên sườn núi, dầm nắng dãi
mưa, qua những đêm lạnh lẽo rét run lẩy bẩy, phải ôm chặt lấy nhau để có
chút hơi ấm. Mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua các bà phải bíu chặt lấy
nhau để khỏi bị thổi bay xuống vực. Các bà đã chọn những nơi nguy hiểm
như thế và có ý định nếu gặp khi có tên cướp nào đi tới một mình thì các
bà sẽ hất nó xuống biển.
Các
nạn nhân đã sống trong kinh hoàng đói khát cho đến ngày thứ 21, khi có
một chiếc trực thăng bay ngang qua. May thay trên đó có ông Schweitzer,
một nhân viên của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc, ông đã trông thấy các
nạn nhân và ông đã trở lại đảo Kokra trên một chiếc tàu cảnh sát Thái
lan để cứu nạn nhân đưa vào trại Songkla. Tại sở cảnh sát, chính ông đã
đảm bảo an ninh cho các nhân chứng để khuyên họ khai hết sự thật ra ánh
sáng. Có tin vài tên hải tặc đã bị nhận diện và bị bắt để điều tra,
nhưng lạ thay, sau ít ngày chúng đã được thả ra và còn đi dọa nạt các
nạn nhân khác nữa.
Người
ta rất ngạc nhiên về thái độ của các nhà đương cuộc Thái lan trong
những vụ này, nhất là bọn cảnh sát Thái lan đã vào hùa với chúng một
cách rõ rệt. Điều này rất dễ hiểu vì các nhà đương cuộc Thái lan rất nổi
tiếng về tham nhũng, rất dễ bị bọn cướp mua chuộc để lộng hành.
Số
157 đồng bào được cứu thoát khỏi địa ngục trần gian Kokra đang được
định cư tại trại Songkla để đợi ngày đi nước khác. Sào huyệt Kokra đã
được ông Schweitzer ghi vào hồ sơ để chuyển về Liên hiệp quốc
TRUYỆN HÀI
Một dấu phẩy
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.
Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.
Có
người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm
chiêu. Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong
một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm
Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”. Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả). Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
Một
phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc
xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?” Anh chồng lập tức trả
lời “No, price too high” (không, giá quá cao). Nhưng nhân viên điện tín
mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành: “No price too
high” (không giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua
ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng
choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng
kiện. Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần dấu câu
trong bức điện chứ không dùng ký hiệu. Nghĩa là phải viết “No comma
price too high” (không phẩy giá cao quá).Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”. Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả). Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
Dấu phẩy đôi khi có giá đến nửa triệu đô. Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, thành “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!Được yêu, được sống nhờ dấu phẩy
Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule, tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp. Rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.
– Tôi muốn gửi một bức điện – cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule, nhân viên bưu điện.
– Cô vui lòng đọc nội dung – Virgule cầm bút cảm động lắp bắp nói.
Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình: Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule… Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo: “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…” Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và họ đến với nhau.
Còn đây là giai thoại về hoàng đế Alexandre Đệ Tam (Nga) (qua tiếng Anh): từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không thể ân xá, đày đi Siberia ). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia ). Thế là người tù này thoát tội.
Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra!
Chấm phẩy thật quan trọng !
Hài Hước Có Thật Tại Đức - Ly hôn - Divorce !!!!!!!!!
Từ điện thoại, tivi, đến chiếc xe đạp, ô tô anh đều cưa đôi để đảm bảo công bằng. Một câu chuyện hài hước hoàn toàn có thật.
Đây
là câu chuyện ly hôn của một cặp vợ chồng người Đức. Khi làm thủ tục ly
hôn, anh chồng quyết định chia đôi tất cả tài sản của hai người.
Nói là làm, anh hì hụi cưa đôi chiếc laptop, ô tô, xe đạp... đến cả những chú gấu bông, giường ngủ.
Anh ta đã gửi lại toàn bộ một nửa số đồ đạc này cho người vợ ly dị, nửa còn lại đem ra bán trên eBay
Chiếc giường "chung đôi" ngày nào giờ chỉ còn lại một nửa.
Đến chiếc điện thoại để bàn cũng "em ơi để lại anh đi nhé".
Hình ảnh những chiếc ghế ngồi bị cưa đôi khiến người xem không thể nhịn cười.
Chú gấu bông cũng chịu chung số phận.
Giờ không cần phải tranh giành kênh truyền hình yêu thích nữa, ai muốn xem gì tùy ý.
Chiếc điện thoại iPhone bị cắt đôi không thương tiếc.
Muốn ly hôn thì ly hôn, anh "đếch" cần!
Những lỗi tiếng Anh ở Việt Nam khiến du khách giật mình
Từ biển báo ngoài đường đến thực đơn trong nhà hàng, có nhiều kiểu lỗi sai chính tả khiến du khách buồn cười lẫn ngại ngùng.
Sẽ không có người nước ngoài nào hiểu được rằng dòng chữ "Plant Rice
University Acceptance" được in trên tấm bia đá chú thích kia đang muốn
giới thiệu về Cây gạo đại thụ ở tỉnh Hải Dương. Người làm bia đã sáng
tạo ra cách dịch từng từ một gồm Cây = Plant, Gạo = Rice, Đại =
University, Thụ = Acceptance. Chưa hết, năm Giáp Thân (1924) được dịch
theo cách tương tự thành Body (thân thể) Armor (áo giáp).
Trên một diễn đàn, khách du lịch nước ngoài cho biết họ thấy buồn cười
khi có cửa hàng quần áo tên là "Fartshion". Đây có thể là cách chơi chữ
của chủ cửa hàng khi lồng chữ "art" (nghệ thuật) vào "Fashion" thành
"nghệ thuật thời trang". Nhưng sự lồng ghép đã tạo ra một nghĩa khác hẳn
với từ "fart" (đánh rắm).
Khi đến phố cổ Hà Nội, nhóm du khách nước ngoài "sốc" vì thấy biển hiệu
quảng cáo ghi "Try cock today please". Trong tiếng Anh, từ "cock" ngoài
nghĩa con chim trống, con gà trống còn mang nghĩa lóng khác.
Họ quyết định vào hỏi chủ cửa hàng tại sao đặt tên "lạ" như vậy, thì
được biết COCK là viết tắt của Creative Oriental Crafts Kingdom - Vương
quốc đồ thủ công phương Đông sáng tạo.
Hòm tiền từ thiện dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mang dòng chữ
"For Especially Difficult Children". Khi đọc dòng này, một du khách đã
thốt lên "Đây hẳn là vấn đề của hàng triệu bậc cha mẹ trên toàn thế
giới". Từ "difficult" không mang nghĩa "khó khăn về mặt hoàn cảnh" khi
đặt cạnh danh từ "trẻ em". "Difficult children" được hiểu là những đứa
trẻ khó tính hoặc khó bảo.
Du khách nước ngoài có thể "tá hỏa" khi họ đang chờ đợi một bữa ăn ngon
lại nhìn thấy trong thực đơn có món "crap" (nghĩa là phân). Một chữ cái
sai (b thành p) dẫn một từ khác hẳn về mặt ngữ nghĩa.
Còn du khách nước ngoài vào nhà hàng này băn khoăn không hiểu tại sao ở
Việt Nam, mực viết (ink) lại chế biến được thành món ăn.
"Missing Beef", người chỉ biết tiếng Anh sẽ tự hỏi liệu đây là món "nhớ về thịt bò" hay "thiếu thịt bò".
Nhà hàng này không viết nhầm món cua, nhưng giới thiệu món ăn "cái gối" (pillow) và bia dành cho trẻ em (kids).
Các loại biển báo trên đường cũng không thoát lỗi tiếng Anh. Bức ảnh
này cũng được du khách nước ngoài chụp lại và chia sẻ trên một diễn đàn.
Nhìn hình minh họa, người không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu rằng
biển báo chỉ độ dốc của đường ở mức 5,8%. Tuy nhiên, từ "sloppy road"
lại có nghĩa là đường có nhiều vũng nước, đường lầy lội.
"Chúc bạn con đường cao hơn về sự bình yên", dường như đây là cách dịch
gần gũi nhất về nghĩa dành cho câu "Wish you the upper road of peace".
Bên cạnh lỗi sai chính tả, đây cũng không phải là cách dịch đúng dành cho "Tòa án nhân dân huyện Quế Phong".
Người nước ngoài không hiểu là họ đang được chào đón khi đến với khu du lịch này vì "Wellcom tu" không phải là tiếng Anh.
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment