Hiếu Tân
Khi đọc (trên mạng) những trích đoạn TĐT nói
(chuyện với Lê Tiến) được ghi âm lại, tôi thấy khả nghi: lẽ nào một nhà triết học,
nói về một lí thuyết triết học, mà không có lập luận gì cả, chỉ nhắc đi nhắc lại
Marx sai, chính Marx đã sai, rồi Hegel sai, và Marx theo Hegel Marx cũng sai! Rồi
đập bàn, nóng này, giận dữ. Không có vẻ một nhà triết học, nhà nghiên cứu.
Nhưng
sau khi đọc cả tài liệu, đến đoạn cuối này như một bằng chứng, thì tôi thấy có
thể là thật. Thì ra trước đó tôi đánh giá TĐT cao hơn, hay nói cách khác, kì vọng
hơn. Và tôi buồn cho ông.
Cuốn
sách mỏng cho thấy một đoạn đời TĐT, đoạn cuối cùng, từ khi ông sang Pháp đến
khi chết. Người thuật lại có một tình cảm
quý trọng chân thành đối với TĐT, và tôi cảm ơn ông về điều đó. Nhờ có cuốn
sách mà chúng ta hiểu TĐT rõ hơn.
Cầm
trên tay “Những lời trăng trối” của
TĐT, người đọc nghĩ gì? Chúng ta mong được thấy những suy tư triết học của một
người được coi là nhà triết học gần như duy nhất của đất nước, người do một sự
lắt léo của số phận mà thành “người quan sát trong cuộc” của cách mạng cộng sản
ở VN, và người cuối cùng đã phản tỉnh, đã nhìn thấy “mặt thật” và từ bỏ nó. Con
đường ‘le chemin de tourment’ đã qua và những suy tư của một đầu óc tầm cỡ
triết gia như ông sẽ giúp cho nhiều người đi sau thoát khỏi lầm lạc chăng? Bây
giờ, cái gì là đúng cái gì là sai đã rõ ràng, nhưng là nhà triết học, ông có thể
giúp cho ta nhìn lại cái phương pháp, để trong muôn vàn rối rắm, biết tách ra
khỏi cái sai mà tìm về gần với chân lí. Kì vọng của chúng ta đặt vào nhà triết
học là vậy, chứ không phải những kiến thức rối mù trong suy tư trừu tượng rút
ra từ núi sách vở mà ông đã đọc.
Ta
gặp trong sách chuyện kể về những đoạn đời chủ yếu của TĐT từ khi về nước
(1951) đến khi trở lại Pháp (1992) những nỗi niềm, cay đắng, bức xúc, những băn
khoăn , trăn trở, qua trải nghiệm thực tế của nhà triết học. Lời thuật nói
chung là khả tín. Một điều đáng tiếc nhỏ, là đôi khi người thuật có xu hướng
“tiểu thuyết hóa”, dường như là do muốn bổ sung cho câu chuyện bớt sơ sài. Chẳng
hạn chuyện kể CCRĐ: bắt rễ - xâu chuỗi
– họp đội – xử án địa chủ, quá tỉ mi – là
cách kể của
nhà văn cho người đọc – không phải giọng
trò chuyện riêng, và thiếu
những nhận định khái quát.
Có những chi tiết đã nhiều người biết, như vụ xử bà Năm, nhưng vụ cố vấn
TQ nêu tấm gương ‘cụ Hồ xử bắn bà Năm’, tôi cho là không thực. Về
CCRĐ, điều mà tôi muốn biết là khi đó TĐT đã viết gì về CCRĐ, ý kiến
có tính triết học?
(Được biết TĐT có bài viết về CCRĐ, nhưng hình như ngoài những hệ lụy tồi tệ đối
với tác giả, bài viết không có tiếng vang đáng kể nào.)
Ngoài
ra trong sách có một số chi tiết không đúng thời điểm: Điện hạt nhân – xe lửa
cao tốc – khách sạn 5 sao, những vấn đề chỉ gần đây mới có: (Thảo ra đi 1993!).
Có những ý như “lãnh đạo tuyên bố hi sinh
đến người dân cuối cùng để chiến thắng,” “hi sinh đến giọt máu cuối cùng của người dân cuối cùng”[1]..dường như là những suy diễn quá trớn. (Nghe như câu
‘Mao muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’.)
Rất nhiều
chuyện “thời sự xã hội” mọi người đều biết, nêu ra không mang lại một giá trị
nào cả, vì nhà triết học cũng chỉ “ca cẩm” như những người khác, không có một
kiến giải độc đáo nào.
Những nhận
định về hiện tình xã hội và con người thời “cách mạng”: Sùng bái. Gian dối. Dân chủ giả hiệu. Công an mật vụ. Bon chen, giành
giật, cướp đoạt, phân biệt đối xử, chia rẽ, bức hại thanh toán, bòn mót vơ vét,
lạm dụng quyền lực chính trị, trả thù, tận dụng bạo lực cách mạng, không tin
dân: canh chừng, thống trị.
Xoay sở, chui luồn, thích nghi, Ham chơi ham ăn, dâm ô, háo danh háo
quyền,
Dân số tăng, nạo phá thai vô tội vạ..
Xã hội tranh ăn như muông thú. Luật rừng rú.
Khủng bố tinh thần. Đe dọa. Đấu
tranh giai cấp. Đạo lí và chân lí bị chôn vùi.
Vấn đề đặt ra với TĐT là, trong
cái “hiện tại sống động ấy”, suy tư và phản biện trực diện là dấn thân, còn suy lí tư biện
trừu tượng là tránh né. Vậy thật ra TĐT đã
thế nào?
Trong một rừng những điều tiêu cực ấy, TĐT đã
không tìm thấy cái gốc ở đâu. Cách nhìn của
ông là mặc nhiên chấp nhận hiện tại, rồi phê phán những xấu xa ngang trái lẻ tẻ của nó.
Những
quan điểm của TĐT về chiến tranh và hòa bình giống với của nhóm xét lại,
vậy thời gian ấy TĐT ở đâu, làm gì, đã viết gì? Ông được HCM mời nói về đề tài này, và kết quả là
HCM nghe với thái độ khó chịu. Nhưng những lập luận của ông cho thấy dường như
ông không hiểu lập trường của “phe cách mạng” về chiến tranh, và nói chung, bạo
lực. Đối với họ, chiến tranh đâu phải chỉ là tàn phá, chết chóc, đau khổ, tụt hậu..?
đối với họ, chiến tranh còn là (hay chính là) phương thức, là cơ hội để đạt những
mục tiêu “cách mạng” của họ. Bài nói đó có lẽ chỉ thích hợp với một chính phủ
dân tộc không cộng sản.
Những suy
tư sau báo cáo
của Khrouschev: đúng ra TĐT
phải theo xét lại: nhưng có
lẽ (do hoàn
cảnh) không có sự liên hệ cá nhân,
nên điều đó đã không xảy ra.
Những đoạn
thuật lại trải nghiệm riêng của TĐT có lẽ là những đoạn chân thực, thuyết phục
nhất. (Ba lần gặp HCM, cuộc tranh luận giữa bố và con ở HN sau “giải phóng thủ
đô”, quan hệ và tiếp xúc với những nhân vật cụ thể…Đặng Thai
Mai – Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng –“Sông
Trường” [Hà Xuân Trường - tại sao phải
giấu tên?] Phạm Huy Thông.
Qua
những trải nghiệm ấy, ta thấy được bước đường tư tưởng của Trần Đức Thảo – “nhà
triết học”. Đang là một nhà triết học thuần túy tư biện, (hay đúng hơn là người
“học rất giỏi” triết học, vì chưa thấy Thảo có gì sáng tạo hay phát triển)
trong trường biện chứng Hegel và hiện tượng luận Husserl, nghiên cứu Marx và
liên hệ với ĐCS Pháp, sau khi Việt Nam độc lập, năm 1946 TĐT muốn xin về “giúp
cụ Hồ dựng nước”. Tham vọng tưởng sánh ngang nhưng mưu cơ hơn kém nhau một trời
một vực, Thảo thất bại cú đầu tiên. Năm 1951 về nước, cũng với tham vọng là nhà
lí luận (tất nhiên là hàng đầu, nếu không nói số một) của Đảng, trong cách mạng
Việt Nam. Và từ đó đến cuối đời, là thất bại cay đắng. Thất bại toàn diện. Và
trong nhiều khía cạnh: đầu hàng. Một người như Thảo có cơ may thành công không,
trong tham vọng của mình? Có đấy, nhưng với một điều kiện mà Thảo không có: cơ
hội. Không phải cơ hội bên ngoài, mà là bên trong: tính cơ hội. Thảo không có,
đó là nguyên nhân không thành công, và là ưu điểm lớn nhất của Thảo.
Về
tư tưởng, Thảo nổi danh ở trong nước nhờ giai thoại về một cuộc “tranh luận” với
J-P Sartre. Nội dung tranh luận được hé lộ trong cuốn “Vấn đề con người và chủ
nghĩa lí luận không có con người[2]”
(Lời nhà xuất bản): té ra Thảo bảo vệ chủ nghĩa Marx chống luận điểm của Sartre
“chủ nghĩa Marx không nhân bản, chủ nghĩa hiện sinh vô thần xin ứng làm nhân bản
học của chủ nghĩa Marx”. Ý tứ trong sách thì dường như Thảo thắng, phe Sartre
thua. Nhưng làm gì có thắng thua trong lí luận, bằng lập luận! Chính thực tiễn
mới là người phân xử. Và trong những ngày cuối đời, khi Thảo cứ một mực: “Marx sai, chính Marx đã sai”, tôi ước gì
lúc đó TĐT có thời gian để xem lại cuộc tranh luận ấy.
Ngoài
tham vọng làm nhà lí luận của cách mạng, sau này Thảo thổ lộ, ông muốn về nước
để được đắm mình trong hiện thực cách mạng, đem lí luận gắn với thực tiễn.
Nhưng cái thực tiễn ấy không chỉ khiến Thảo thất vọng não nề, mà còn đầy đọa
thân xác Thảo, dằn vặt tâm hồn Thảo. Tuy nhiên, những đau khổ của Thảo, cái vị
thế không có gì đáng nể của Thảo dù nhìn dưới góc độ nào, có nguồn gốc từ ngay
trong tư tưởng của “Thảo-nhà tư tưởng”. Ông thấy cán bộ “ấu trĩ - vụng
về - ngu dốt – tùy tiện – thô bạo”. Và ông cho là “do
nóng vội, thiếu kinh nghiệm” (dù
mục tiêu tốt/ đúng?), động
cơ là mong tiến nhanh đến mục tiêu. Thế còn bản thân “mục tiêu”? Vì đấy mới là vấn đề! Ông có thể
nhìn thực tế với lương tri
lành mạnh để thấy những tồi tệ của nó, những cái gọi là sai lầm (sai với cái
gì?) của nó. Nhưng một nhà triết
học mà chỉ nhìn
và suy nghĩ theo chủ quan, không thấy tính qui luật, không đi sâu đến
tận cùng bản chất của vấn đề,
không có khả năng đào
sâu vấn đề đến những gốc gác cùng kiệt của nó, thì không mong cống hiến được gì
mới cho nhận thức. Ông nhiều lần bực bội về sự “sùng bái” “ngu tín”, “cuồng tín”, nhưng ông cũng lại thường nghĩ “Marx có nói thế đâu” (ý
rằng sai lầm chỉ
trong thực hiện,
đã không làm theo Marx!), nghĩa là Marx vẫn là chỗ dựa bất di bất dịch,
một sự sùng bái không phải trong lời nói, mà trong suy nghĩ và hành động.
Tên
tuổi TĐT được gắn với “nhóm Nhân Văn Giai Phẩm” bị đảng lên án và bị đẩy ra
ngoài lề suốt phần đời còn lại, nhưng khi đọc những ý kiến của ông tôi hoàn
toàn thất vọng. Nếu tên tuổi của ông còn lại với lịch sử, thì chính là “còn lại
chút này”. Người ngoài cuộc đã có ý kiến đánh giá cả nửa thế kỉ rồi, nhưng không
hề thấy một nhận định khái quát, sâu sắc nào của nhà triết học, trong cuộc.
Về
thái độ sống, ông sống co ro trong sợ hãi (nhờ sợ hãi mà còn tồn tại), thu
mình, (bị bắt phải) tuân phục; cố tỏ ra sùng bái cụ Hồ (không thành tâm). Ông
đã không sống đích thực (mà làm sao đích thực được, trong một thân phận như thế),
và không thoát khỏi chữ “ngụy tín” (mauvais foi) của Sartre. Về mặt này so với
những Nguyễn Văn Cừ, Minh Khai.. ông không thể bằng, vì, dù sao, họ đã sống và
chết cho niềm tin của mình. Ông đã tin vào “chuyên chính vô sản” và hăng hái
nhiệt thành chứng minh, biện hộ cho nó (không ư?), có khi nào ông thấy mình
đang là một nạn nhân “đích thực” của cái CCVS ấy không?
Trong
truyện Tây Du Kí có chuyện Tôn Ngộ Không vẽ một cái vòng trên mặt đất, để bảo vệ
thày trò Đường Tăng nếu đứng trong đó và không ra khỏi vòng. Cuộc đời TĐT cũng
có một cái vòng như thế, mà ông chưa bao giờ có ý định bước ra khỏi: hệ tư tưởng
Marx Lenin! Nguồn gốc mọi bi kịch mang tên Trần Đức Thảo là ở đó.
Ông
có đọc những tác phẩm hiện đại về tư tưởng bác bỏ CN Marx không? Có, nhưng ông
đọc với tâm thế phê phán, như ngày nào ông phê phán Sartre, trên lập trường
Marx Lenin. Điều đáng buồn là ông đã đọc Giai cấp mới của Djilas, nhưng trong
tư tưởng ông lúc đó không thấy gì tương đồng cả. Trong cuộc “đấu tranh tư tưởng”
một người bình thường cũng có thể nhận ra những luận điểm “đấu tranh giai cấp”,
“giai cấp lãnh đạo”.. chỉ là những chiêu bài, nhưng với TĐT thì nó vẫn là một
thứ chân lí. Đơn giản: ông không bước ra khỏi vòng. Ông cũng nhận thấy giai cấp
thống trị, đặc quyền đặc lợi đang hình thành, nhưng vẫn “kiên trì lập trường
cách mạng”, không dinh tê, không vào Nam. Ông thấy các nghệ sĩ “nhân văn” đòi tự
do sáng tác, tự quản văn nghệ là đúng, nhưng vẫn say sưa suy tư biện luận, bảo
vệ, cải tiến “chủ nghĩa”.
Vào
cuối thập kỉ 70, TĐT có viết bài phê phán chủ nghĩa Mao (chắc theo đặt hàng của
đảng). Cuối thập kỉ 80, (hình như ?) ông có viết bài bác bỏ Hà Sĩ Phu. Và trong
những năm đầu thời kì đổi mới kinh tế, ông có bài trên báo Nhân Dân, chứng minh
“chủ nghĩa tư bản,” Mỹ, Nhật vẫn là bóc lột. Những bài viết đóng góp cho Trung
ương, cho Sài gòn, chỉ là góp ý sửa chữa, điều chỉnh chính sách (không biết có
được nghe không?). Cuốn “Vấn đề Con người và Chủ nghĩa Lý luận Không có Con Người”:
chống giáo điều, chống chủ nghĩa cá nhân!
Đang ở trong môi trường tự do tư tưởng, TĐT tự
nguyện quay về chui đầu vào “bức màn sắt” không biết lối ra, rồi
“intellectually mastubate”. Bị tách rời khỏi sự phát triển tư duy của thế giới.
Thảo và Tụ đều xuất phát từ sự hình thành của con người. Nhưng tư duy Tụ là
phương pháp, còn Thảo là sùng bái, nên vẫn lẩn quẩn trong vòng Tôn Ngộ Không:
biện chứng! Duy vật sử quan!
TĐT phê phán quan điểm “Đảng không bao giờ sai lầm” là
“biện chứng duy tâm”? Nói đảng “duy nhất đúng” là gian dối về lý luận! Nhưng “không bao giờ sai lầm/duy nhất đúng”
sao lại là biện chứng, nó là siêu hình chứ! Và duy tâm chỗ nào? Tôi nghi ngờ ý
tưởng này của nhà triết học.
Thảo
và Đảng:
Thảo sợ Đảng: Rõ!
Đảng có sợ Thảo không: No! Never!
Những
phân tích của Thảo không hơn những người khác. Sức mạnh lí luận trong những cái
Thảo viết không đáng sợ, vì né tránh trực diện, né vấn đề cơ bản. Và vì vẫn
“trong vòng”.
Tôi cho
rằng những trí thức cũ, người Kháng chiến cũ không thể nghe Thảo: vì nhận thức
của họ cao hơn Thảo, đi trước Thảo. Vì họ không bị vướng.
Trong thời
kì đổi mới kinh tế, Thảo thể hiện thái độ ghét tư bản nói chung: CNTB man rợ ở
phương Tây đem lại? Đau lòng vì đô la Mỹ tung hoành? Độc lập về kinh tế? Ông buồn
vì đất nước ngả sang kinh tế thị trường
“của khối tư sản” [vẫn “phe ta/phe địch”]
CNXH theo định hướng thị trường!
vẫn cai trị theo kiểu cũ (CNXH) nhưng theo một thứ CNTB mới rất tàn nhẫn
Nếu Marx
đúng khi phê phán TB thì phải lấy Marx để
phê phán chế độ TB “rừng rú” này chứ (mói mọc lên ở VN). Ai phân tích
hay hơn Marx về KT hàng hóa?
Những nhận
thức đơn giản ban đầu, chưa đào sâu. Ông đứng ở hàng đầu về lí luận Marx. Đằng
sau quay: ông ở cuối!
Mấy cơ sở
mà TĐT hay dựa vào: biện chứng/ duy vật sử quan. Phép biện chứng Hegel đã bị
Karl Pope phê phán đáo để. Duy vật sử quan đã tỏ ra sự bất lực và thiếu căn cứ
của nó. Phải tìm một sử quan mới! Đâu? TĐT đã bao giờ nghĩ đến điều này chưa?
Khi nhận
ra cần thay đổi thì đã muộn! Đáng buồn! Ông luôn mồm Marx sai, cả Marx cũng sai! Nhận ra Marx sai từ
bao giờ? Cuối 1992! Cái nóng nảy của ông
chứng tỏ đó là cơn bức xúc khi vừa mới ngộ ra, nóng lòng muốn thổ lộ.
“Marx
đã bị bỏ lâu rồi,nhưng ở ta vẫn dùng làm bình phong”
Lần
đầu tiên phát biểu về vấn đề dân chủ tự do, là sau đổi mới kinh tế (1985) Ông dẫn
tấm gương Singapore “độc tài, toàn trị sáng suốt”. Singapore và VN khác nhau gi? Nhà nước Pháp quyền. Các quyền của người dân vẫn được
tôn trọng, TĐT có nghĩ đến không?
Thời
kì ông sống là thời kì chế độ toàn trị đang trên đường hình thành,
chưa hoàn thiện, vẫn mang cái vỏ dân chủ (hay thân dân) dễ lừa dối những người
đứng ngoài. TĐT là người đứng trong, có phản tỉnh, có tri thức, đứng bên lề - không được dùng. Liệu TĐT có thấy được rằng: CS, “thiểu số cầm quyền tham lam - ôm đồm - kiêu ngạo - chủ quan -
tùy tiện”, (như ông nói): là
vì họ thấy mình toàn quyền,
không có bất cứ sự giám sát hay ngăn chặn nào từ bên ngoài. Sống trong một xã hội toàn trị, một
nhà triết học như ông đã bỏ lỡ cơ hội phê phán nó một cách sâu sắc và quán xuyến,
góp phần vào lí luận cua loài người hiểu chủ nghĩa toàn trị. Ông đã hiểu chủ
nghĩa toàn trị một cách mơ hồ, vụn vặt. Không biết ông có đọc Brezinski? Ông
nghĩ gì trước những sự kiện: Bức tường Berlin sụp đổ, Thiên An Môn 1989?
“Trên thân phận của Mao còn cái bóng vĩ đại rất
ám ảnh của Marx” (sic) !? Làm gì có! Với Mao, Marx là gì? Chỉ là dụng cụ
thôi!
Chê Đặng
Tiểubình vẫn giữ “Hồng và Chuyên” “Hồng
mà dốt và gian thì hỏng hết”: hóa ra “hồng” (mà giỏi) là tốt, chỉ có dốt (tức
không “chuyên”) là hỏng. Nhưng người ta nói “hồng và chuyên” cơ mà.
Gấp
quyển sách lại, tôi buồn. Thương ông, một cuộc đời bị đày đọa, một bộ óc thông
minh nhưng cả cuộc đời chẳng biết có ích cho ai. Cái bi kịch trí thức của ông
là điển hình của những trí thức ấu trĩ ngây thơ trước thực tiễn đầy hung hiểm,
bị rơi vào một cái bẫy vùng vẫy không thoát ra được, hay tự lấy dây quấn chặt lấy
thân mình nên càng dẫy dụa càng bị thắt chặt, và đến khi thoát ra thì đã muộn,
quá muộn rồi.
Nhãn: Triết
TRẦN ĐỨC THẢO –
Version 2: Bi kịch của một nhà triết học.
HIẾU TÂN
Cái
tên Trần Đức Thảo từ lâu có nhiều hấp dẫn với tôi. Người ta gọi ông là Triết
gia – Nhà triết học duy nhất hay số một của Việt Nam. Nhiều người thống nhất nhận
định Việt Nam ta xưa nay không có triết học, vậy thì với Trần Đức Thảo: Có một
nền triết học Việt Nam chăng? Trong đời thường, ông có dáng dấp một triết gia
theo quan niệm dân dã, (ngày trước người ta thường gọi những cái đầu bù tóc rối
như tổ quạ là đầu “phi lô dôp”) Theo những người được gần ông (Phùng Quán, Cao
Xuân Hạo..) kể lại, ta thấy ông sống chìm đắm trong suy tư, không màng đến những
gì xảy ra ngay xung quanh mình. Nhiều tác giả tên tuổi ở tây Âu, nhiều tạp chí
chuyên ngành gọi ông là philosopher –
nhà triết học. Người ta không chỉ gọi ông đơn giản là triết gia, mà còn là triết
gia chân chính, nhà triết học chiến đấu.. Ở Việt Nam, nhiều người hâm mộ ông,
nhưng tôi nghĩ họ chưa chắc đã đọc ông, mà phần nhiều hâm mộ danh tiếng của ông
và những giai thoại về ông. Một anh bạn nhà văn kể với tôi rằng ở Paris,
Jean-Paul Sartre có một căn phòng trên quảng trường, bốn mặt lắp kính để công
chúng “chiêm ngưỡng” Sartre, và trên bàn làm việc trước mặt Sartre, là bức ảnh chân
dung Trần Đức Thảo! Nhiều người thích thú với câu chuyện Trần Đức Thảo đã “dám”
tranh luận cả với Sartre, và đã thắng! Chuyện này ta sẽ nói sau, nhưng đọc những
thư từ trao đổi với A. Kojève (1902-1968), [một nhà triết học có ảnh hưởng lớn ở
Pháp vào những năm 1930, người chủ yếu đưa triết học Hegel vào Pháp] khi Trần Đức
Thảo mới ba mươi tuổi (1948), ta thấy một tư thế tranh luận chững chạc của một
tư duy triết học [tương đối] độc lập. Một điều chắc chắn là ở Việt Nam chưa có
ai đi xa đến như Trần Đức Thảo vào những miền cô tịch của tư duy trừu tượng, và
sử dụng một cách thuần thục như vậy các thao tác tư duy triết học. Trong một số
khu vực hẹp của tư tưởng Hegel, Marx, Husserl, đã có thời, Trần Đức Thảo có một
thẩm quyền nhất định.
Bởi
vậy khi biết có một cuốn sách viết về những năm tháng cuối đời của Trần Đức Thảo,
và nhất là nghe trong đó hình như Trần Đức Thảo “có để lại một cái gì”.. tôi
hào hứng tìm đọc. Mặc ai tò mò muốn tìm điều gì giật gân theo sở thích của
riêng họ, còn tôi, tôi chi muốn theo dõi bước đường tư tưởng của Trần Đức Thảo.
Ban đầu, khi đọc (trên mạng) những trích đoạn của cuốn sách Trần Đức Thảo- những lời trăng trối của
Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo nói
(chuyện với Lê Tiến) được ghi âm lại, tôi thấy khả nghi: lẽ nào một nhà triết học,
nói về một lí thuyết triết học, mà không có lập luận gì cả, chỉ nhắc đi nhắc lại
Marx sai, chính Marx đã sai, rồi Hegel sai, và Marx theo Hegel Marx cũng sai! Rồi
đập bàn, nóng này, giận dữ. Không có vẻ một nhà triết học, nhà nghiên cứu.
Nhưng
sau khi đọc cả tài liệu, đến đoạn cuối này như một bằng chứng, thì tôi thấy có
thể là thật. Thì ra trước đó tôi đánh giá Trần Đức Thảo cao hơn, hay nói cách
khác, kì vọng hơn. Và tôi buồn cho ông.
Cuốn
sách mỏng cho thấy một đoạn đời Trần Đức Thảo, đoạn cuối cùng, từ khi ông sang
Pháp đến khi chết. Người thuật lại có một
tình cảm quý trọng chân thành đối với Trần Đức Thảo, và tôi cảm ơn ông về điều
đó. Nhờ có cuốn sách mà chúng ta hiểu Trần Đức Thảo rõ hơn.
Cầm
trên tay cuốn Trần Đức Thảo- những lời
trăng trối, người đọc nghĩ gì? Chúng ta mong được thấy những suy tư triết học
của một người được coi là nhà triết học gần như duy nhất của đất nước, người do
một sự lắt léo của số phận mà thành “người quan sát trong cuộc” của cách mạng cộng
sản ở VN, và người cuối cùng đã phản tỉnh, đã nhìn thấy “mặt thật” và từ bỏ nó.
Con đường đau khổ, vật vã của tinh thần (‘le
chemin de tourment’ – tên một tiểu thuyết của Alexi Tolstoy) đã qua và những
suy tư của một đầu óc tầm cỡ triết gia như ông sẽ giúp cho nhiều người đi sau
thoát khỏi lầm lạc chăng? Bây giờ, cái gì là đúng cái gì là sai đã rõ ràng, nhưng
là nhà triết học, ông có thể giúp cho ta nhìn lại cái phương pháp, để trong
muôn vàn rối rắm, biết tách ra khỏi cái sai mà tìm về gần với chân lí. Kì vọng
của chúng ta đặt vào nhà triết học là vậy, chứ không phải những kiến thức rối
mù trong suy tư trừu tượng rút ra từ núi sách vở mà ông đã đọc.
Ta
gặp trong sách chuyện kể về những đoạn đời chủ yếu của Trần Đức Thảo từ khi về nước (1951) đến khi trở lại Pháp
(1992) những nỗi niềm, cay đắng, bức xúc, những băn khoăn, trăn trở, qua trải
nghiệm thực tế của nhà triết học. Lời thuật nói chung là khả tín. Một điều đáng
tiếc nhỏ, là đôi khi người thuật có xu hướng “tiểu thuyết hóa”, dường như là do
muốn bổ sung cho câu chuyện bớt sơ sài. Chẳng hạn chuyện kể CCRĐ: bắt rễ -
xâu chuỗi – họp đội
– xử án địa chủ, quá tỉ mi – là
cách kể của
nhà văn cho người đọc – không phải giọng
trò chuyện riêng, và thiếu
những nhận định khái quát.
Có những chi tiết đã nhiều người biết, như vụ xử bà Năm, nhưng vụ cố vấn
TQ nêu tấm gương ‘cụ Hồ xử bắn bà Năm’, tôi cho là không thực. Về
CCRĐ, điều mà tôi muốn biết là khi đó TĐT đã viết gì về CCRĐ, ý kiến
có tính triết học?
(Được biết TĐT có bài viết về CCRĐ, nhưng hình như ngoài những hệ lụy tồi tệ đối
với tác giả, bài viết không có tiếng vang đáng kể nào.)
Ngoài
ra trong sách có một số chi tiết không đúng thời điểm: Điện hạt nhân – xe lửa
cao tốc – khách sạn 5 sao, những vấn đề chỉ gần đây mới có: (Thảo ra đi 1993!).
Có những ý như “lãnh đạo tuyên bố hi sinh
đến người dân cuối cùng để chiến thắng,” “hi sinh đến giọt máu cuối cùng của người dân cuối cùng”[1]..dường như là những suy diễn quá trớn. (Nghe như câu
mà ta thường nghe ‘Mao muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’.)
Rất nhiều
chuyện “thời sự xã hội” mọi người đều biết, nêu ra không mang lại một giá trị
nào cả, vì nhà triết học cũng chỉ “ca cẩm” như những người khác, không có một
kiến giải độc đáo nào. Trong một rừng những điều tiêu cực ấy, Trần Đức Thảo đã
không tìm thấy cái gốc ở đâu. Cách nhìn của
ông là mặc nhiên chấp nhận hiện tại, rồi phê phán những xấu xa ngang trái lẻ tẻ của nó.
Ngay
trong những năm “Nhân văn Giai phẩm”, ông đã bị chụp mũ “xét lại”. Những quan
điểm của Trần Đức Thảo về chiến tranh và hòa bình trong những năm 1960 gần giống
với của nhóm
xét lại, nhưng trong
vụ án ấy, ông đã không bị liên can, vậy thời gian ấy Trần Đức Thảo ở
đâu, làm gì, đã viết gì?
Ông được mời nói
chuyện trước “trung ương” về đề tài này, nhưng những lập luận của ông cho thấy
dường như ông không hiểu lập trường của “phe cách mạng” về chiến tranh, và nói
chung, bạo lực. Đối với họ, chiến tranh đâu phải chỉ là tàn phá, chết chóc, đau
khổ, tụt hậu..? đối với họ, chiến tranh còn là (hay chính là) phương thức, là
cơ hội để đạt những mục tiêu “cách mạng” của họ. Là một nhà marxist, ông không
thể không nhớ câu nói của Marx, được Stalin nhắc lại: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi
xã hội đang giở dạ đẻ”. Bài nói đó có lẽ chỉ thích hợp với một chính phủ dân tộc
không cộng sản.
Qua những trải nghiệm ấy, ta thấy được bước
đường tư tưởng của Trần Đức Thảo – “nhà triết học”. Đang là một nhà triết học
thuần túy tư biện, (hay đúng hơn là người “học rất giỏi” sau là giáo sư triết học,
nhưng chưa thấy Thảo có gì sáng tạo hay phát triển) trong trường biện chứng
Hegel và hiện tượng luận Husserl, nghiên cứu Marx và liên hệ với ĐCS Pháp, sau
khi Việt Nam độc lập, năm 1946 Trần Đức Thảo muốn xin về “giúp cụ Hồ xây dựng đất
nước”, nhưng không được, lần đầu tiên Thảo nếm mùi thất bại. Năm 1951 về nước,
cũng với tham vọng là nhà lí luận (tất nhiên là hàng đầu, nếu không nói số một)
của Đảng, trong cách mạng Việt Nam. Nghe nói ông muốn giảng dạy chủ nghĩa Marx
cho lãnh đạo, nhưng đó là một lầm lẫn ngây thơ và tai hại. Và từ đó đến cuối đời,
là thất bại cay đắng. Thất bại toàn diện. Và trong nhiều khía cạnh: đầu hàng. Một
người như Thảo có cơ may thành công không, trong tham vọng của mình? Có đấy,
nhưng với một điều kiện mà Thảo không có: cơ hội. Không phải cơ hội bên ngoài,
mà là bên trong: tính cơ hội. Thảo không có, đó là nguyên nhân không thành công;
về phương diện con người, đó là ưu điểm lớn nhất của Thảo.
Về
tư tưởng, Thảo nổi danh ở trong nước nhờ giai thoại về một cuộc “tranh luận” với
J-P Sartre. Nội dung tranh luận được hé lộ trong cuốn “Vấn đề con người và chủ nghĩa lí luận không có con người[2]”
(Lời nhà xuất bản): té ra Thảo bảo vệ chủ nghĩa Marx chống luận điểm của Sartre
“chủ nghĩa Marx không nhân bản, chủ nghĩa hiện sinh vô thần xin ứng làm nhân bản
học của chủ nghĩa Marx”. Đại khái Sartre coi chủ nghĩa Marx chỉ có ý nghĩa về
chính trị xã hội, còn chủ nghĩa hiện sinh mới là triết học. Lúc này Thảo chứng
tỏ mình đứng vững trên lập trường marxist, sự đứng vững này gần đến cuối đời
ông còn khẳng định. Ý tứ trong sách thì dường như Thảo thắng, phe Sartre thua.
Nhưng làm gì có thắng thua trong lí luận, bằng lập luận! Chính thực tiễn mới là
người phân xử. Và trong những ngày cuối đời, khi Thảo cứ một mực: “Marx sai, chính Marx đã sai”, tôi ước gì
lúc đó Trần Đức Thảo có thời gian để xem lại cuộc tranh luận ấy.
Ngoài
tham vọng làm nhà lí luận của cách mạng, sau này Thảo thổ lộ, ông muốn về nước
để được đắm mình trong hiện thực cách mạng, đem lí luận gắn với thực tiễn.
Nhưng cái thực tiễn ấy không chỉ khiến Thảo thất vọng não nề, mà còn đầy đọa
thân xác Thảo, dằn vặt tâm hồn Thảo. Tuy nhiên, những đau khổ của Thảo, cái vị
thế không có gì đáng nể của Thảo dù nhìn dưới góc độ nào, có nguồn gốc từ ngay
trong tư tưởng của “Thảo-nhà tư tưởng”. Ông thấy cán bộ “ấu trĩ - vụng
về - ngu dốt – tùy tiện – thô bạo”. Và ông cho là “do
nóng vội, thiếu kinh nghiệm” (dù
mục tiêu tốt/ đúng?), động
cơ là mong tiến nhanh đến mục tiêu. Thế còn bản thân “mục tiêu”? Vì đấy mới là vấn đề! Ông có thể
nhìn thực tế với lương tri
lành mạnh để thấy những tồi tệ của nó, những cái gọi là sai lầm (sai với cái
gì?) của nó. Nhưng một nhà triết
học mà chỉ nhìn
và suy nghĩ theo chủ quan, không thấy tính qui luật, không đi sâu đến
tận cùng bản chất của vấn đề,
không có khả năng đào
sâu vấn đề đến những gốc gác cùng kiệt của nó, thì không mong cống hiến được gì
mới cho nhận thức. Ông nhiều lần bực bội về sự “sùng bái” “ngu tín”,(obscurantisme) “cuồng tín” (fanatisme), nhưng ông cũng lại thường nghĩ “Marx có nói thế đâu” (ý
rằng sai lầm chỉ
trong thực hiện,
đã không làm theo Marx!),
nghĩa là Marx vẫn là chỗ dựa bất di bất dịch, một sự sùng bái không phải trong
lời nói, mà trong suy nghĩ và hành động. Trần
Đức Thảo là một người marxist nguyên chất, thất bại của Trần Đức Thảo trước hiện
thực cách mạng, theo một nghĩa nào đó, là thất bại của chủ nghĩa Marx.
Tên
tuổi Trần Đức Thảo được gắn với “nhóm Nhân Văn Giai Phẩm” bị đảng lên án và bị
đẩy ra ngoài lề suốt phần đời còn lại, nhưng khi đọc những ý kiến của ông tôi
hoàn toàn thất vọng. Nếu tên tuổi của ông còn lại với lịch sử, thì chính là
“còn lại chút này”. Người ngoài cuộc đã có ý kiến đánh giá cả nửa thế kỉ rồi,
nhưng không hề thấy một nhận định khái quát, sâu sắc nào của nhà triết học,
trong cuộc.
Về
thái độ sống, ông sống co ro trong sợ hãi (nhờ sợ hãi mà còn tồn tại), thu
mình, (bị bắt phải) tuân phục; cố tỏ ra sùng bái cụ Hồ (không thành tâm). Ông
đã không sống đích thực (mà làm sao đích thực được, trong một thân phận như thế),
và không thoát khỏi chữ “ngụy tín” (mauvais foi) của Sartre: không dám nhìn thẳng
vào sự thật, vào thân phận mình, và biện hộ cho thất bại của mình bằng nhiều
cách khác nhau. Ông có một niềm tin – học thuyết Marx, ông tin rằng ông nắm vững
nó hơn mọi người, nhưng rồi ông đã bị đánh bởi chính những con người nhân danh
kiên định với lòng tin ấy. Ông đã tin vào “chuyên chính vô sản” và hăng hái nhiệt
thành chứng minh, biện hộ cho nó (không ư?), có khi nào ông thấy mình đang là một
nạn nhân “đích thực” của cái CCVS ấy không?
Trong
truyện Tây Du Kí có chuyện Tôn Ngộ Không vẽ một cái vòng trên mặt đất, để bảo vệ
thày trò Đường Tăng nếu đứng trong đó và không ra khỏi vòng. Cuộc đời Trần Đức
Thảo cũng có một cái vòng như thế, mà ông chưa bao giờ có ý định bước ra khỏi:
hệ tư tưởng Marx Lenin! Nguồn gốc mọi bi kịch mang tên Trần Đức Thảo là ở đó.
Ông
đọc những tác phẩm hiện đại về tư tưởng bác bỏ Marx, với tâm thế phê phán, như
ngày nào ông phê phán Sartre, trên lập trường Marx Lenin. Đơn giản: ông không
bước ra khỏi vòng. Ông cũng nhận thấy giai cấp thống trị, đặc quyền đặc lợi
đang hình thành, nhưng vẫn “kiên trì lập trường cách mạng”. Ông thấy các nghệ
sĩ “nhân văn” đòi tự do sáng tác, tự quản văn nghệ là đúng, nhưng vẫn say sưa
suy tư biện luận, bảo vệ, cải tiến “chủ nghĩa”.
Vào
cuối thập kỉ 70, Trần Đức Thảo có viết bài phê phán chủ nghĩa Mao (chắc theo đặt
hàng của đảng). Cuối thập kỉ 80, (hình như ?) ông có viết bài bác bỏ Hà Sĩ Phu.
Và trong những năm đầu thời kì đổi mới kinh tế, ông có bài trên báo Nhân Dân,
chứng minh “chủ nghĩa tư bản,” Mỹ, Nhật vẫn là bóc lột. Những bài viết đóng góp
cho Trung ương, cho Sài gòn, chỉ là góp ý sửa chữa, điều chỉnh chính sách
(không biết có được nghe không?). Cuốn “Vấn đề Con người và Chủ nghĩa Lý luận
Không có Con Người”: chống giáo điều, chống chủ nghĩa cá nhân!
Khi còn ở Pháp, Trần Đức Thảo tự do tranh luận
với các nhà triết học thuộc các trường phái khác nhau, trong đó có cả các bậc
thầy của Thảo. Họ cư xử với Thảo bằng sự kính trọng của trí thức. Về nước,
không ai tranh luận, thảo luận với Thảo cả. Chỉ có những bài báo chửi mắng xỉ
nhục Thảo, gọi Thảo là phản động. Ông hầu
như bị tách rời khỏi sự phát triển tư duy của thế giới. Thảo và Tụ đều xuất
phát từ sự hình thành của con người. Nhưng tư duy Tụ là phương pháp, còn Thảo
là sùng bái, nên vẫn lẩn quẩn trong vòng Tôn Ngộ Không: biện chứng! Duy vật sử
quan!
Trần Đức Thảo phê phán quan điểm “Đảng không bao giờ sai lầm” là “biện chứng duy tâm”? Nói đảng “duy nhất
đúng” là gian dối về lý luận! Nhưng
“không bao giờ sai lầm/duy nhất đúng” sao lại là biện chứng, nó là siêu hình chứ!
Bởi vì nếu có một cái gì duy nhất đúng, tuyệt đối đúng, thì nó mâu thuẫn ngay với
qui luật biện chứng: phủ định của phủ định. Cái tuyệt đối đúng là chấm hết của
mọi sự phát triển! Nếu Newton tuyệt đối đúng thì sẽ không bao giờ có Einstein. Và
khoa học ngày nay đã đi đến nhận thức này: nếu một lý thuyết có tính khoa học,
thì nó phải có đặc điểm này: là nó có thể sai! Tính “có thể sai” là một dấu
chỉ của tính khoa học! Một cái gì không thể sai có thể là cái gì khác, như tôn
giáo chẳng hạn, nhưng nhất thiết không thể là khoa học. Còn “duy tâm” ư, duy tâm chỗ nào? Tôi nghi ngờ
ý tưởng này của nhà triết học.
Những
phân tích của Thảo không hơn những người khác. Sức mạnh lí luận trong những cái
Thảo viết không đáng sợ, vì né tránh trực diện, né vấn đề cơ bản. Và vì vẫn
“trong vòng”.
Tôi cho
rằng những trí thức cũ, người Kháng chiến cũ không thể nghe Thảo: vì nhận thức
của họ cao hơn Thảo, đi trước Thảo. Vì họ không bị vướng.
Trong
thời kì đổi mới kinh tế, Thảo thể hiện thái độ ghét tư bản nói chung: CNTB man
rợ ở phương Tây đem lại? Đau lòng vì đô la Mỹ tung hoành? Độc lập về kinh tế?
Ông buồn vì đất nước ngả sang kinh tế thị
trường “của khối tư sản” [vẫn “phe ta/phe địch”]
CNXH theo định hướng thị trường!
vẫn cai trị theo kiểu cũ (CNXH) nhưng theo một thứ CNTB mới rất tàn nhẫn
Nếu Marx
đúng khi phê phán tư bản thì phải lấy Marx để
phê phán chế độ tư bản “rừng rú” (mói mọc lên ở VN) này chứ. Ai phân
tích hay hơn Marx về kinh tế hàng hóa?
Những nhận
thức đơn giản ban đầu, chưa đào sâu. Ông đứng ở hàng đầu về lí luận Marx. Đằng
sau quay: ông ở cuối! Đứng trong vòng nhận thức luận marxist, tầm nhìn của Trần
Đức Thảo rất hạn hẹp.
Mấy
cơ sở mà Trần Đức Thảo hay dựa vào: biện chứng, duy vật sử quan. Phép biện chứng
Hegel đã bị Karl Popper phê phán đáo để, điều quan trọng nhất mà Popper vạch
ra, là nó dành đất cho ngụy biện, và từ ngụy biện mới đi đến kết luận “không
bao giờ sai”. Duy vật sử quan đã tỏ ra sự bất lực và thiếu căn cứ của nó. Phải
tìm một sử quan mới! Đâu? Trần Đức Thảo đã bao giờ nghĩ đến điều này chưa?
Khi nhận
ra cần thay đổi thì đã muộn! Đáng buồn! Ông luôn mồm Marx sai, cả Marx cũng sai! Nhận ra Marx sai từ
bao giờ? Cuối 1992! Cái nóng nảy của ông
chứng tỏ đó là cơn bức xúc khi vừa mới ngộ ra, nóng lòng muốn thổ lộ.
“Marx
đã bị bỏ lâu rồi,nhưng ở ta vẫn dùng làm bình phong”
Người
ta bỏ Marx không phải vì người ta không yêu Marx nữa, mà vì nếu cứ tiếp tục
theo các định đề cũ, thì người ta sẽ đi vào ngõ cụt. Chính thực tiễn mở mắt cho
người ta, bắt người ta phải nhìn lại lý thuyết. Một nhà triết học thì không bức
xúc vì cái trước mắt, nhà triết học là phải có viễn kiến, phải có khả năng dự
báo. Tôi cho rằng Trần Đức Thảo bị trễ so với thời đại là do ông cứ bám chặt
vào những định đề cũ, và, quan trọng hơn, phương pháp suy tư của ông đã không
còn thích hợp, nó làm ông thất bại không đi đến được những kết luận khái quát
hơn có tầm thời đại.
“Trên thân phận của Mao còn cái bóng vĩ đại rất
ám ảnh của Marx” (sic) !? Làm gì có! Với Mao, Marx là gì? Chỉ là dụng cụ
thôi! Nhưng trong câu này, nếu thay chữ Mao bằng chữ Trần Đức Thảo, thì lại
đúng!
Chê Đặng
Tiểubình vẫn giữ “Hồng và Chuyên” “Hồng
mà dốt và gian thì hỏng hết”: hóa ra “hồng” (mà giỏi) là tốt, chỉ có dốt (tức
không “chuyên”) là hỏng. Nhưng người ta nói “hồng và chuyên” cơ mà.
Cuốn
sách kết thúc bằng cái chết buồn thảm của nhà triết học và những chuyện trớ
trêu xung quanh nó. Nghe nói Trần Đức Thảo có để lại nhiều di cảo, chắc mọi người
sẽ háo hức muốn biết ông đã để lại di sản nào cho dân tộc và cho nhân loại.
Nhưng khi đọc đến đoạn cuối sách, đoạn Trần Đức Thảo nói về tham vọng của ông
xây dựng một tòa lâu đài cho toàn nhân loại, công bằng, nghiêm minh, trong đó
ai cũng sống hạnh phúc, thì tôi ngậm ngùi cay đắng. Cái mà ông để lại cho đời là
một giấc mơ, lần đầu tiên Trần Đức Thảo là người mơ tưởng! Và ông tin nó khả
thi, và ông tin nó không thể sai! Ôi!
Gấp
quyển sách lại, tôi buồn. Thương ông, một cuộc đời bị đày đọa, một bộ óc thông
minh nhưng cả cuộc đời chẳng biết có ích cho ai. Cái bi kịch trí thức của ông
là điển hình của những trí thức ấu trĩ ngây thơ trước thực tiễn đầy hung hiểm,
bị rơi vào một cái bẫy vùng vẫy không thoát ra được, hay tự lấy dây quấn chặt lấy
thân mình nên càng dẫy dụa càng bị thắt chặt, và đến khi thoát ra thì đã muộn,
quá muộn rồi.
10 March – 20 April, 2005
(Phenomenology
in Vietnam)
2.
Hiện Tượng Học và Chủ Thuyết Mác-Xít
Lẽ
dĩ nhiên, theo cái kết luận tất yếu của lối lý luận (logic)
tức quy luật của lịch sử duy vật, thì nền tư tưởng tư
sản sẽ tự đào thải. Marx từng chủ trương, thế giới tư
bản sẽ băng rã vì bản chất tự mâu thuẫn của nó. Với
một lý luận như vậy, ta không lấy làm lạ thấy Giáo sư
Trần Ðức Thảo đi tới kết luận tương tự: hiện tượng
học đã bị chủ thuyết duy vật biện chứng vượt qua (dépassée);
[10]
nó đã lỗi thời, và chỉ có chủ nghĩa Mác-Xít mới giúp
nó nhìn ra cái thế giới bị khống trị của mình. [11] Kết luận
như vậy hoàn toàn đúng theo cái luận lý (logic) của Marx.
Ðiều mà chính những nhà Mác-xít nhận ra và đặt câu hỏi
là, có phải định luật của thế giới, của lịch sử chỉ có
đi một chiều, hướng về một hướng duy nhất, và theo một
quy luật cố định hay không? Ðiều mà ngay từ đầu thập niên
1950s, khi mà bộ máy sắt của con người thép Stalin đương
bắt đầu han rỉ, thì Nikita Krutchev với chủ trương xét lại
(revisionism) đã từng đặt nghi vấn, đó là tư bản có đồng
nhất với tư sản, và tư sản đồng nhất với đế quốc
thực dân hay không?
Ðây
là những câu hỏi then chốt. Những lối giải đáp khác nhau
thực ra đã làm giầu cho chủ thuyết của Marx. Gyorgy Lukác,
nhà lý luận Hung Gia Lợi, từng chủ trương là chỉ có
phương pháp biện chứng mới là cái tinh hoa của chủ thuyết
Mác-xít. [12] Tuy vậy, phương pháp biện chứng mà ông chủ
trương lại gần Hegel hơn là Marx. Dù theo Hegel hay theo Marx, một
biện chứng như vậy đòi hỏi lịch sử luôn trong một qúa
trình tiến bộ không ngừng, và không thể có một cái gọi
là điểm cuối cùng trong lịch sử. Khi chối bỏ cái Tinh thần
tuyệt đối (absolute Geist) khoác một bộ mặt hay một tổ chức
tuyệt đối, Lukács chỉ chấp nhận cái Ý niệm tuyệt đối
làm động lực cho lịch sử. Những người theo Lukács không
phải là ít (ông ảnh hưởng sâu xa tới chủ thuyết Tân
Mác-xít (Neo-Marxism), và cả Mác-xít Tây Âu (Western Marxism).
[13]
Theo thiển kiến của tôi, những nhà Mác-xít Pháp như Roger
Garaudy, Louis Althusser (và cả những người đồng thời với
Giáo sư Thảo như Merleau-Ponty, Jean Hyppolite, Jean Paul Sartre...)
không ít thì nhiều đi theo chiều hướng này. [14] Và nếu nhìn
từ quan điểm phương pháp biện chứng, tập sách của Giáo
sư Thảo có lẽ gần với đường lối của Lenin (và theo một
số phê bình, đúng hơn với lối nhìn của Stalin) hơn là của
chính Marx.
Một
điểm khác mà ngay lý thuyết gia Mác-Xít như Roger Garaudy (mà
Giáo sư Thảo từng dịch một tập sách của ông) đã từng
phải xét lại, đó là ta thường không phân biệt cái thế
giới ta đương sống, và tư tưởng. Theo lý thuyết của Marx,
hạ tầng kiến trúc (basic structure, hay infra-structure, tức nền
căn bản kinh tế của xã hội) làm điều kiện cho sự hiện
hữu và là hình thức của quốc gia cũng như "ý thức xã
hội," mà Marx và Engels gọi là thượng tầng kiến trúc
(super-structure). Trong phần thứ nhất tập Ý Thức Hệ Ðức
(Deutsche Ideologie), ta thấy một câu viết: "những tổ chức
xã hội liên quan trực tiếp với sự sản xuất và hoạt
động thương mãi, mà ở vào mọi thời đã cấu thành nền
tảng của quốc gia và của (tất cả) phần còn lại trong (của)
thượng tầng kiến trúc duy ý." Ðoạn này đã được giải
thích như là thượng tầng kiến trúc chỉ là quan niệm phản
ánh một cách trung thực hạ tầng kiến trúc mà thôi. Thực
ra, ta biết khái niệm thượng tầng kiến trúc được Marx và
Engels không chỉ áp dụng để chỉ ra hai cấp bậc xã hội tương
quan (tức quốc gia và ý thức xã hội). Ta cũng còn thấy
Marx hiểu thượng tầng kiến trúc như thể là ý thức của
một giai cấp về cái thế giới sống của họ. Marx viết trong
18th Brumaire III: "Dựa trên những hình thái khác biệt của
tư hữu, dựa trên những điều kiện xã hội của sự sống
(hiện hữu), một thượng tầng kiến trúc toàn diện xuất
hiện, bao gồm những cảm tình, những ảo tưởng, những
phương cách suy tư và những lối nhìn về cuộc sống được
cấu tạo một cách khác biệt và đặc thù. Toàn giai cấp
tạo ra chúng, và đưa cho chúng những hình thái từ những
sự tương quan xã hội tương xứng." [15]
Nếu
nhìn như vậy thì thượng tầng kiến trúc xã hội không thể
phản ánh một cách trung thực hạ tầng kiến trúc, kiểu ta
nhìn thấy chính chúng ta trong tấm gương khi soi mặt. Thượng
tầng kiến trúc là một tổng hợp từ chính thế giới sống,
từ những tương quan, từ những khát vọng, vân vân, của
con người. Như vậy, nó phức tạp chứ không có đơn giản
kiểu hình ảnh trong gương; đôi khi mâu thuẫn chứ không
thẳng tuột hay đơn thuần (thí dụ như thấy trong tôn giáo
với đầy những mâu thuẫn); và thường thì nó mang ý nghĩa
phong phú hơn chính cuộc sống. Nói rõ hơn, tư tưởng phát
xuất từ chính thế giới ta sống, nhưng nó đi qua một qúa
trình cấu tạo, kiến cấu theo lối sống, theo điều kiện xã
hội, theo những tương quan xã hội của chúng ta. Mà những
điều kiện này, những tương quan này không hẳn đồng dạng,
đồng nghĩa và đồng cách thế với chính những tác độnc
kinh tế của xã hội. Nói cách khác, vì phong phú hơn, vì nó
bao gồm cả thế giới cũ, lẫn dự phóng tương lai, thượng
tầng kiến trúc khó có thể tương xứng với thế giới
sống, và tư tưởng. Như là một dự phóng, nó có thể
vượt lên trên, và đi xa hơn chính cái thế giới đó. Như
là một ảo tưởng, nó có thể trốn tránh thực tại, nhưng
nó cũng có thể là một động lực sống, một kiểu giải
thoát (giống như những giấc mơ trong lý thuyết của Sigmund
Freud, 1856-1939). Nói tóm lại, nó không chỉ là tấm gương
phản ánh cái thế giới sống mà thôi. Ðiểm quan trọng là
nó chính là cái động lực có thể làm thay đổi chính thế
giới ta đương sống. Ðây không phải là luận thuyết duy tâm, mà là sự thực chứng của điều mà Socrates từng tin
tưởng, và được Francis Bacon tuyên bố thẳng thừng: Tri
thức là sức mạnh (hay quyền lực) (Knowledge is power - le savoir
c'est le pouvoir) [16] có thể làm thay đổi thế giới. Thời
Phục Hưng, thời Cải Cách, thời Hiện Ðại hay Tân Ðại
(Modern Age), tư tưởng của Rousseau, tư tưởng của Marx... đã
thay đổi bộ mặt của thế giới, của xã hội một cách rõ
ràng không ai có thể chối được. [17]
Cùng
theo lý luận của những nhà Mác-xít như Garaudy và cả Louis
Althusser (1918-1990), không có gì có thể ngăn chặn giai cấp tư
sản trở thành người cộng sản. Giáo sư Thảo sinh ra trong
một gia đình tiểu tư sản, rồi được đào tạo trong một
thế giới tư bản, nhưng vẫn có thể trở thành người cộng
sản; y hệt như Marx, Lenin đều thuộc thế giới tư sản và là
con đẻ của giai cấp tư sản, nhưng đã là những nhân vật
quan trọng nhất trong công cuộc phát triển chủ nghĩa xã hội
và cộng sản. Vậy thì, chính tư tưởng của Marx đã góp
công vào việc làm biến đổi thế giới. Chính cái nhiệt
huyết muốn tạo ra một xã hội công bằng đã khiến Marx và
Engels nhận lời mời của đảng Cộng Sản soạn thảo một bản
Tuyên Ngôn cho họ. Chính quan niệm công bằng, con người chân
thật, tức nội dung chính yếu của bản Tuyên Ngôn của Ðảng
Cộng Sản (1848) đã gây ra một tác dụng vô song thúc đẩy
giới vô sản đoàn kết tạo thành một mặt trận tranh đấu
cho những mục đích trên. Chính cái thao thức xây dựng một
thế giới công bằng, đầy tình người, không còn bất công
bóc lột đã thúc đẩy một Lenin nhân bản làm cách mạng,
chứ không phải, ngược lại, cuộc cách mạng Bolshevik đầy
máu và nước mắt có thể đẻ ra ý thức công bằng, huynh
đệ. [18] Chỉ như vậy ta mới hiểu được sự hiện hữu của
tôn giáo, của đạo đức, văn hóa và những tổ chức từ
thiện.
Ðiểm
chính liên quan tới hiện tượng học mà chúng tôi muốn
nhấn mạnh. Ðó là, Giáo sư Trần Ðức Thảo chưa phát triển
phương pháp quan sát hiện tượng cho tới tận cùng khi ông
ít để ý tới sự khác biệt giữa cuộc sống và thế
giới sống, cuộc sống và chủ thuyết sống... Phương pháp quan
sát hiện tượng đòi ta không chỉ nhìn ra những điểm tương
đồng (tức bản chất chung, general essences), mà còn phải nhận
ra những tính chất cá biệt (particular essences), cũng như sự
tương quan của chúng. Qua sự khác biệt này, ta nhận ra cuộc
sống (và chủ nghĩa duy sinh) không đồng nhất với tri thức
(hay chủ thuyết duy trí) về sự sống, và chủ thuyết càng
không đồng nhất với phương pháp. Hiện tượng học là một
chủ thuyết chủ trương tri thức chân thực, trong khi phương
pháp hiện tượng nhắm tìm ra được tính chất chân thực
này. Do đó, chủ thuyết hiện tượng học khác với chủ
nghĩa hiện sinh của Sartre (chủ trương một lối sống), hay chủ
nghĩa cộng sản (chủ trương xây dựng một thế giới lý
tưởng); nó càng không thể bị đồng nhất với phương pháp
hiện tượng học. [19]
Phương
pháp hiện tượng học, như bất cứ phương pháp khoa học
khác, không thuộc chủ thuyết nào cả, bởi lẽ chúng chỉ là
những công cụ, phương tiện mà thôi. Cho dù theo chủ nghĩa
nào đi nữa, thí dụ chủ nghĩa cộng sản chẳng hạn, thì cũng
phải dùng toán học, phân tích, vân vân, trong khi tư duy, và
áp dụng chúng vào trong cuộc sống. Chúng ta không thể nói,
chính vì toán học phát xuất từ giới tư sản nên nó phi
khoa học hay phản khoa học, hay đã bị "vượt qua." Y hệt, ta
cũng thấy những người trí thức thuộc giới tư sản đã
áp dụng biện chứng pháp, và cả biện chứng duy vật một
cách rất nghiêm chỉnh. Thử hỏi, chỉ vì thuộc xã hội chủ
nghĩa, nên ta không được phép xử dụng những phương pháp
khoa học do những nhà khoa học tư bản khám phá ra chăng?
Hoặc tương tự, chỉ vì là Phật tử mà chúng ta từ chối
những phát minh của những nhà khoa học Công giáo chăng? Chỉ
vì là một tín hữu Hồi giáo mà ta phải gạt bỏ lý thuyết
từ bi hỉ xả của Phật giáo? Một lối nhìn như vậy đẩy
chúng ta vào con đường cực đoan, giáo điều; điều mà Marx
đã cực lực phản đối .
Ai
cũng biết, với trí óc hơn người, Trần Ðức Thảo không
qúa đơn sơ để không nhận ra những vấn nạn trên. Nhưng,
để phù hợp với chủ nghĩa Stalin, Giáo sư Thảo mới xác
tín là, chỉ có phép biện chứng duy vật mới là một phương
pháp khoa học lịch sử, mang tính chất ưu việt, vượt xa hiện
tượng học. [20] Phải nói là, một chủ trương như vậy là
một chủ trương chung vào thời ông (và nếu chúng ta sống
vào thời đó, trong một hoàn cảnh tương tự, có lẽ cũng
sẽ có lối nhìn như thế). Nếu còn sống vào ngày nay, Giáo
sư Thảo có lẽ sẽ nhận ra một chủ trương như vậy mang tính
chất giáo điều nhiều hơn khoa học, và phản biện chứng hơn
là hợp với biện chứng. [21] Ðây có lẽ là điểm mà
Giáo sư Nguyễn Văn Trung có lẽ không hẳn sai (tuy có qúa
đáng) khi "nhìn ra" con người Trần Ðức Thảo đầy "mâu
thuẫn", "con người viết tiếng Pháp khác với con người
viết tiếng Việt." [22] Thực ra, Trần Ðức Thảo chỉ là một
con người, một con người muốn đi tới tận cùng (đúng như
hiện tượng học chủ trương) nhưng "thời thế, thế thời
phải thế!" Ngay vào thời ông, một số triết gia theo Marx như
Giáo sư Althusser và Giáo sư Garaudy, và người bạn thân của
ông, Tiến sỹ Jean-Francois Revel, [23] những người chủ trương
lịch sử luôn không ngừng biến đổi theo quy luật biện
chứng, đã cảm thấy không an tâm với lối giải thích biện
chứng lịch sử theo lăng kính của chủ nghĩa Stalin (hay chủ
nghĩa khoác cái vỏ và mang cái tên rất kêu là chủ nghĩa
Mác-Lênin (Marxism-Leninism). [24] Ðối với họ, hiện tượng học
nhắm tới thông hiểu, trong khi chủ nghĩa duy vật biện chứng
nhắm tới thay đổi thế giới. Chủ trương hiện tượng học
cho rằng thực tại luôn trong qúa trình xuất hiện, và luôn
gắn liền với thế giới và lịch sử (như thấy trong triết
học của Merleau-Ponty) không có khác với chủ trương của Marx
là thế giới, lịch sử luôn trong qúa trình được kiến cấu
không ngừng. Nói chung, cả hai có thể bổ túc cho nhau: Phương
pháp hiện tượng giúp chủ thuyết Mác-xít nhận ra được
thực tại, trong khi chủ thuyết Mác-xít hoàn tất dự phóng
của hiện tượng học. [25] Jean-Paul Sartre viết trong trang giấy
đầu tiên của tác phẩm Critique de la raison dialectique (1963) như
sau: "Tôi xác nhận chủ nghĩa Mác-xít là một nền triết
học không thể vượt qua được trong thời đại chúng ta,
bởi lẽ tôi coi cái ý thức hệ về hiện sinh và phương
pháp hiểu biết (của nó) là một hồi (giai đoạn) nằm trong
chính chủ nghĩa Mác-xít. Chủ nghĩa này cùng một lúc sinh ra (chủ nghĩa hiện
sinh) và chối bỏ nó." [26]
Tương
tự, hiện tượng học cũng có thể bổ túc cho nền triết
học Kitô giáo -- trường hợp Gabriel Marcel (1889-1976), Karl
Jaspers (1883-1969), Paul Ricoeur (1913-), Emmanuel Lévinas (1906-) và Mikel
Dufrenne (1910-), [27] -- hay ngay cả nền triết học hiện sinh vô
thần (trường hợp Sartre). [28] Mà quả thế, trừ Soren Kiekegaard
(1813-1855), Friedrich Nietzsche (1844-1900), và trước đó Thánh Âu
Cơ Tinh (St. Augustine, 354-430), hầu như phong trào triết học hiện
sinh, dù vô thần hay hữu thần, đều áp dụng phương pháp
diễn tả hay phân tích hiện tượng. [29] Lý do họ chọn hiện
tượng học, vì trên thực chất, nó chỉ là một chủ trương
tri thức, chứ chưa phải là một chủ thuyết, càng không
phải là một chủ nghĩa. Phương pháp hiện tượng học trên
thực tế cũng chỉ là một loại phân tích chiều sâu, có tham
vọng biến thành một phương pháp khoa học nhân văn, bổ túc
hay sửa đổi các phương pháp duy nghiệm, thực nghiệm và duy
tâm. Việc hiện tượng học phê phán các chủ thuyết duy tâm
lý (psychologism), duy khoa học (scientism), duy ý thuần nhất (pure
idealism) nói lên mục đích của nó không phải là tự phong
mình thành một chủ thuyết hay xa hơn, một chủ nghĩa mà muốn
chỉ là một phương pháp khoa học nghiêm túc. Chính vì vậy mà
hiện tượng học không phục vụ bất cứ chủ nghĩa hay chủ
thuyết nào.
Ðúng
hay sai, đây không phải là điểm mà chúng tôi muốn tranh
luận, và nó cũng không thuộc phạm vi bài viết này. Chỉ
cần nhắc lại một điểm mà Giáo sư Thảo có lẽ cũng đã
nhận ra, đó là ông đã hy sinh chính cái chủ trương ban đầu
của ông, từng coi hiện tượng học như là một cố gắng đi
tìm tính chất nguyên thủy, tinh sơ, chưa bị bóp méo... của
sự vật (sự kiện). Ðây là một điểm mà giới học giả
Pháp nhận ra và tiếc cho cái tài năng của con người Việt
họ Trần. Họ phải công nhận là vào thời đó, ít có
người (trừ Merleau-Ponty) có đủ tài để nắm vững và
diễn tả hiện tượng học một cách rõ ràng minh bạch như
người thanh niên họ Trần tên Thảo. Thực vậy, Giáo sư
Thảo đã diễn tả rất chính xác về bản chất của hiện
tượng học như sau:
"Hiện tượng học khởi đầu bằng một
nền hữu thể học. Vượt khỏi lối giải thích tâm lý biến
đổi thực thể thành một sự liên kết những trạng thái
của ý thức, hiện tượng học trở lại với chính sự vật
tự thân và tìm lại được cái ý nghĩa của hữu thể." [30]
Nhưng
khác với giới triết học Pháp, khi nhận ra rằng, hiện
tượng học là một lối suy tư của giới tư sản hay của
những người đồng học thuộc giới tư sản Pháp của ông
[31] - hay đúng hơn, sự kiện hiện tượng học đã bị
một số trí thức tư sản áp dụng - Giáo sư Thảo, để
chứng minh tính chất vô sản của mình, đã ngừng lại không
tiếp tục đào sâu nó. Và đây chính là cái đáng tiếc
của ông. Bởi lẽ, nếu nghiên cứu sâu hơn, rất có thể
ông sẽ tìm ra những điểm chung giữa nền triết học của Marx
thời thanh niên (trong tác phẩm Pariser Manuscripts hay Bản Thảo
Kinh Tế và Chính Trị, 1844), [32] tức tìm ra điều mà hiện
tượng học đeo đuổi (trở về tình trạng nguyên sơ, chưa bị
bóp méo) cũng chẳng khác gì sự tìm kiếm cái tình trạng
chưa bị dị hóa (hay tha hóa, hay vong thân) của con người. [33]
Vì không tìm ra được cái chung giữa hiện tượng học và
chủ thuyết duy vật biện chứng, ông đã gượng gạo xếp
hiện tượng học vào giai đoạn của tiền đề trong qúa trình
biện chứng, tức lối suy tư của giai cấp trưởng gỉa, mà ta
cần phải vượt qua (phản đề), mà chủ thuyết duy vật biện
chứng đã thực sự vượt qua.
Lối
lý giải này chứng tỏ tính chất sáng tạo của người thanh
niên họ Trần, và đã gây được một tiếng vang không nhỏ.
Song le, lối giải thích như trên không tránh khỏi cái bản
chất "bạo lực" của lối thông diễn học mà Giáo sư
Thảo đã ý thức được sau này. Nơi đây, chúng tôi hiểu
"bạo lực" theo nghĩa, người chú giải, hay người trình
bày tư tưởng thường uốn nắn lý thuyết họ đương trình
bày, hay đương lí giải theo quan điểm, hay ý hệ, hay niềm tin,
dự phóng của họ, để phù hợp với hay phục vụ mục đích
của mình. Một lối thông diễ�n như vậy (từng thấy nơi
Heidegger, và có lẽ nơi những triết gia đầy sáng tạo như
Hegel, Nietzsche), đi ngược lại với chủ trương của hiện
tượng học, tức làm cho sự vật xuất hiện một cách trung
thực như chính nó phải xuất hiện. [34] Nhưng cũng rất có
thể, nó giúp ta tìm ra những tia sáng mới mà một sự diễn
tả trung thực không thể làm được. [35] Ðối với chúng
tôi, ngay cả một lối giải thích một chiều như vậy tự nó
cũng là một lối thông diễn mang tính cách sáng tạo nhiều
hơn là một sự diễn tả trung thực thuần túy (pure
description). Ðây là lý do tập sách Phénoménologie et
matérialisme dialectique được nhiều người nhắc tới, nhưng
chỉ một cách qua loa sơ sài. Nó rất ít được sử dụng, và
không được trọng dụng, [36] đặc biệt trong các nghiên cứu
về hiện tượng học. Dù sao đi nữa, chúng tôi vẫn trân
trọng tác phẩm của Giáo sư Thảo, một phần vì ông là một
triết gia Việt (đầu tiên) được thế giới chú ý (qua chính
môn hiện tượng học mà ông cho là lỗi thời), nhưng một
phần khác, bản chất của ông chính là bản chất một nhà
hiện tượng, ngay khi ông tự chối bỏ nó. [37]
Trở
lại phương pháp hiện tượng tại Việt Nam. Chúng ta biết,
tại miền Bắc Việt Nam, ngoại trừ Giáo sư Trần Ðức Thảo,
ta còn thấy một khuôn mặt rất đặc biệt: Giáo sư Cao Xuân
Huy (1900-1983) của Ðại Học Hà Nội. Cụ Cao cũng từng bị ảnh
hưởng của Husserl một phần nào đó (qua việc thảo luận và
đọc tập sách Phénoménologie et matérialisme dialectique của
Giáo sư Thảo). Cái đặc biệt của cụ Cao, đó là cụ muốn
tìm ra một tổng hợp giữa hiện tượng học và nền tư
tưởng phương đông. Trong tập Tư Tưởng Phương Ðông Gợi
Những Ðiểm Nhìn Tham Chiếu, cụ đã đưa ra quan điểm chủ
toàn, [38] một lối nhìn mà cụ cho là thuần túy đông phương
như thấy trong Chu Dịch, Lão Tử, Trang Tử, vân vân. [39] Thực
ra, tuy quan niệm chủ toàn là một đặc tính của triết Ðông (nhưng cũng là một đặc tính của nhiều nền triết học
khác,
gồm cả Hy lạp với quan niệm holism tức chủ toàn, [40] nhưng
chúng tôi thiết nghĩ, chính qua ánh sáng của hiện tượng
học, chủ trương một lối nhìn trọn vẹn, toàn thể, nguyên sơ
mà Cao tiên sinh mới có thể tìm lại được cái đặc tính
này trong triết Ðông, hay khiến lối nhìn phương Ðông dễ
được chấp nhận hơn. Về điểm này, tuy Cao tiên sinh không
viết trên "giấy trắng mực đen" nhưng hiển nhiên khó có
thể chối bỏ.
Ðiểm
đáng lưu ý khác, đó là tuy hoàn toàn dựa theo Giáo sư
Thảo [41] (vì ông không có những tài liệu nào khác. Những
tác phẩm của Husserl ông cũng chỉ biết qua tác phẩm của
Giáo sư Thảo), nhưng Giáo sư Huy đã áp dụng hiện tượng
học một cách rất linh động để thông diễn triết học Ðông
phương. Thí dụ khi bàn về Thái cực, cụ Huy đã áp dụng
quan niệm bản thể, và về ngộ đạo, cụ hiểu theo tri giác
(percevoir). Cụ viết:
"Thái
cực còn chứa đựng trong mình nó những mâu thuẫn xem ra
không thể điều hòa được như: Nó là chí nhất mà đồng
thời lại là chí đa...
Vì
bản thể là cái gì rất phổ biến, rất rõ rệt mà đồng
thời lại là cái gì rất cô quạnh, rất sâu thẳm, rất bí
mật, cho nên nó là đối tượng nghiên cứu đầu tiên mà
cũng là đối tượng nghiên cứu cơ bản của triết học chủ
toàn. Chu dịch, Lão Tử, Trang Tử, Mã-minh, Long-thụ... đều tư
tưởng trong qũy đạo của bản thể (Thái cực, Ðạo, Chân
như)... Họ cống hiến tinh lực cả một đời để nhận thức
và tri giác (percevoir) cái Bản thể và để làm cho người
học "đạo" thể nghiệm được, xúc mô được, mó xát
được cái bản thể." [42]
Ngoài
hai Giáo sư Thảo và Huy, theo sự hiểu biết rất hạn hẹp của
chúng tôi, tuyệt đại đa số giới triết học miền Bắc
không để ý lắm đến hiện tượng học. Có lẽ bởi vì họ
nghĩ, hiện tượng học chỉ là một chủ thuyết vô giá trị
của giới trí thức tư sản trong xã hội tư bản, còn mang
đầy những tính chất phong kiến, phản động. [43] Và nhất là,
phần bị ảnh hưởng của Giáo sư Thảo, họ đồng hóa hiện
tượng học với chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, mà rồi họ
đi xa hơn, phán quyết cho là đồi trụy, hoặc, nguy hiểm hơn,
là một công cụ của đế quốc Mỹ. [44]
Chú
Thích:
[10]
Trần Ðức Thảo, Préface, tr. 19: "Cependant nous avons cru utile de
donner dans la première partie de cette ouvrage des études purement
phénoménologiques et largement dépassées..."
[11]
Bắt chước ngôn ngữ và cách diễn tả một cách châm biếm
của Karl Marx (trong Die Heilige Familie) Trần Ðức Thảo viết, tr.
19: "Dans le marxisme la philosophie bourgeoise trouve la forme de sa
suppression: mais la suppression enveloppe le mouvement même de ce dont elle
est supression, en tant qu'elle le réalise en le supprimant." (Chính
trong chủ thuyết Mác-Xít mà nền triết học tư sản mới nhận
ra cái hình dạng của sự tự áp bức: tuy nhiên sự áp
bức (này) bao gồm qúa trình sinh hoạt, ngay cả của chính cái
qúa trình mà sự áp bức thuộc về chính nó, (và như vậy
nó) tự tạo ra mình bằng cách đàn áp mình). (Bản dịch của
chúng tôi)
[12]
Georg Lukács, Geschichte und Klassenbewusstsein (1922). Bản Anh ngữ của
Livingstone: History and Class-Consciousness (Cambridge: MIT Press, 1971),
phần 2 "What is Orthodox Marxism?".
[13]
Xin tkh. Leslek Kolakowski, The Main Currents of Marxism (Oxford: Oxford
University Press, 1978), Tập 3, chương 7, ctr. 253 vtth. Ảnh hưởng
của Lukács trên trường phái Frankfurt và những triết gia như
Ernst Bloch, vân vân. Các chương sau, đặc biệt chương thứ
năm.
[14]
Ta biết, lối giải thích Marx theo hệ thống của Hegel, hay ngược
lại, từng là một trào lưu bắt nguồn từ nhà triết học
Pháp-Nga Alexandre Kojève (Kojeninov) (1902-1968) với những bài
giảng về Hegel tại Học Viện Cao Ðẳng (École des Hautes Études)
vào những năm 1933-1939. Xin tkh. Alexandre Kojève, Introduction à la
Lecture de Hégel (Paris: Gallimard, 1947). Bản dịch Anh ngữ của James
H. Nichols, Jr.: Introduction to the Reading of Hegel (New York: Cornell
University Press, 1980). Kojève là người đầu tiên đã đọc
Hegel theo lối nhìn của Heidegger, cũng như đọc Marx theo lối nhìn
của Hegel. Ông gây được một ảnh hưởng sâu rộng trên
những người chủ trương hai tập san nghiên cứu Les Temps
modernes (Merleau-Ponty, Sartre, Trần Ðức Thảo), và L'Esprit
(Emmanuel Mounier, Maurice Nédoncelle, và cả Paul Ricoeur). Trần Ðức
Thảo, theo lời yêu cầu của Merleau-Ponty, đã viết một bài
điểm sách của Kojève đăng trên Les temps modernes (1948). Với
bài này, theo lời tự thuật của mình (1983),Trần Ðức Thảo
đã nhìn ra sự thiếu sót của hiện tượng học, và định cho
ông chiều hướng theo Marx.
[15]
Hai câu dẫn trên trích lại từ Tập Tự Ðiển Phê Phán về
Chủ Nghĩa Mác Xít (Kritisches Woerterbuch des Marxismus, chb. bản
Ðức ngữ: Wolfgang Fritz Haug, Berlin: Argument Verlag, 1986), thuật
ngữ "Thượng Tầng Kiến Trúc," Tập 4.
[16]
Jean-Francois Lyotard, một nhà hiện tượng học và phần nào bị
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-xít, đã nhận ra điều này
trong Postmodernisme - Un rapport du savoir (Paris, 1978).
[17]
Cuộc tranh luận về vai trò của trí thức trong đảng Cộng Sản
vào đầu thế kỷ thứ 20 tại Ðức đã khiến đảng Cộng
Sản Ðức phân lìa... Xin tkh. Kolakowski, sđd.; và Predrag Vranicki,
Geschichte des Marxismus, 2 Tập (Frankfurt a. M.: Suhrkamp, 1972 / 1974), ctr.
251-276. Bản dịch của Stanislava Rummel và Vjekoslava Wiedmann từ
tiếng Nam Tư Historija marksizma (Zagreb 1961 / 1971).
[18]
Trong lịch sử chủ nghĩa Cộng Sản, cuộc tranh luận về vai trò
của giới trí thức đã từng xẩy ra ở Ðức (chú thích
trên), Pháp và Hung Gia Lợi. Kết qủa là những người chủ
trương vai trò của giới trí thức đã từng hoặc bị ám
sát (Rosa Luxemburg), hoặc bi trục xuất khỏi đảng (Karl Kautsky,
Roger Garaudy, Gyory Lukács, vân vân). Tại Ðông Âu vào thập
niên 1960s, đa số bị trục xuất khỏi Ðảng như Leslev Kolakowski,
Predrag Vranicki, Adam Schaff, Pedro Gazovic, vân vân.
[19]
Trớ trêu thay, với (vụ án) Nhân Văn Giai Phẩm, Giáo sư
Thảo lai bị cáo buộc vào chính cái tội mà ông từng đả
phá trong tập Hiện Tượng Học và Chủ Thuyết Duy Vật Biện
Chứng này. Khắc Thành (tức Lê Khắc Thành, một cán bộ
trong Tổ Triết Học) từng đả kích Trần Ðức Thảo trong Tạp
chí Học Tập (Hà Nội, 6.1958) tựa đề "Quét sạch những
nọc độc của Trần Ðức Thảo trong việc giảng dậy triết
học". Tác giả viết, tr. 5: "Trái lại, Trần-Ðức-Thảo
muốn một cách "thiết tha" và y đã cùng bè lũ phá hoại
Nhân văn-Giai phẩm "say mê" hành động bắt buộc Ðảng ta
phải "cải tạo" chuyên chính vô sản và thừa nhận nền
dân chủ tư sản, phải "điều chỉnh" cái gọi là "quan hệ
sản xuất" (!) để mở đường cho cái gọi là "sức sản
xuất dân tộc" (!) tự do phát triển theo hướng tư bản chủ
nghĩa, phải "giữ lại và phát triển" mọi "giá trị tinh
thần" của giai cấp tư sản, không được "thủ tiêu" văn
hóa tư tưởng tư sản, phải "trả chuyên môn cho ngành
chuyên môn", "trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ"; tóm
lại, Trần-Ðức-Thảo buộc chúng ta phải "cải tạo" chế
độ miền Bắc! Lối lập luận nhập nhằng của y khi giảng dạy
chính là nhằm đưa sinh viên đến những kết luận ấy."
Trích lại từ Mạng Lộ (Website) Talawas www.talawas.org (01.06.2004).
[20]
Trần Ðức Thảo, Sđd. Hiện Tượng Học và Chủ Thuyết Duy
Vật Biện Chứng, Phần thứ nhất. Bản Việt ngữ, tr. 179: "Cho
nên toàn bộ công trình cấu tạo thế giới (Weltkonstitution)
sụp đổ trong sự nhận thấy một sự ngẫu nhiên triệt để...
Cùng với nó truyền thống vĩ đại của chủ nghĩa duy tâm
đã kết thúc, vì nó tự xóa bỏ mình trong khi thực hiện
chính mình." Cũng xin tkh. chú thích số 5 ở trên.
[21]
Theo một số bạn hữu của Giáo sư Thảo tại Paris như Tiến
sỹ Ngô Mạnh Lan, Tiến sỹ Jean-Francois Revel (Mémoires - Le voleur
dans la maison vide. Paris: Plon, 1997, tr. 124), Giáo sư Thảo vào
những năm cuối đời đã "trở lại với hiện tượng
học và chủ thuyết nhân bản thấy trong (tác phẩm) Krisis, và
vội vã phát triển quan niệm về cái Hiện tại sống động
của Husserl." (Lá thư của Ngô Mạnh Lan gửi Revel: "It était
revenu à la phénoménologie et à l'humanisme de la Krisis et
travaillait d'arrache-pied à développer le concept husserlien de Présent
vivant.") Chú thích, trước khi qua đời, Gs Thảo đã gửi cho
ông Vincent von Wroblewsky 3 chương đầu của tập sách ông đang
soạn dở dang La Logique du présent vivant (viết vào năm 1993 tại
Paris). Xtkh. Les temps modernes, số 568 (11.1993), bài của Michel Kail.
Bản dịch của Cao Việt Dũng: "Tưởng niệm Trần Ðức Thảo,"
trong Talawas www.talawas.org (24.04.2004).
[22]
Nguyễn Văn Trung, trong Ðối Thoại, (Houston, 1996). Tựa đề bài
viết tôi không nhớ chính xác.
[23]
Trong tập hồi ký Mémoires - Le Voleur dans la maison vide, sđd. tr.
124, Revel viết: "Bị ép phải mang trên đôi vai cái gánh nặng
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Thảo biến thành một
người (mâu thuẫn), cùng lúc vừa có giá trị nhưng lại
nhạt phèo, vừa phức tạp nhưng lại vưa qúa mộc mạc, vừa
nặng ký mà lại vừa phật phờ, vừa rất chi tiết nhưng
lại vừa không chính xác." (Constraint de charger sur ses épaules
le poids accablant du matérialisme dialectique, Thao était devenu à la
fois précieux et flat, compliqué et simpliste, pesant et superficiel,
pointilleux et inexact).
[24]
Chủ nghĩa Mác-Lênin do Joseph Stalin "khai sinh" vào năm 1927,
khi ông đã hoàn toàn nắm vững quyền hành như là người
kế vị Lenin (qua đời năm 1924). Theo chủ nghĩa Mác-Lênin này,
giới vô sản là một giai cấp cách mạng mang tính chất sinh
động và bản chất thực hành (Praxis), có mục đích chiếm
quyền và xây dựng một xã hội dân xã (socialist society), và
đảng Cộng sản như là một vũ khí của họ giúp đạt tới
mục đích trên. Trên thực tế, Stalin coi chủ nghĩa Mác-Lênin
như là "lý thuyết và chiến lược đặc biệt cho vô sản
chuyên chế" (trong Foundations of Leninism), và biến thành một ý
thức hệ để hợp pháp hóa vai trò của giới vô sản,
dưới sự lãnh đạo của Liên Sô. Dưới bàn tay khắc
nghiệt của con người thép Stalin, chủ nghĩa Mác-Lênin đã
biến thành một lý thuyết khống trị đảng Cộng sản của các
nước khác, nhắm phục vụ lợi ích cho đảng Cộng sản Liên
Sô. Ðây là lý do chính tại sao Josif Tito (Nam Tư) và Mao Trạch
Ðông (Trung Quốc) tuy trung thành với chủ thuyết Mác-Lênin,
nhưng lại chống lại sự độc tôn của đảng Cộng sản Liên
Sô. Xin tkh. J. Stalin, "Foundations of Leninism" (1934), và "Problems
of Leninism", trong B. Franklin, ed. The Essential Stalin; D. Lane, Leninism:
A Sociological Interpretation (1981).
[25]
Ðây là chủ trương của những triết gia như Merleau-Ponty.
Spiegelberg nhận xét rất đúng về thái độ của Merleau-Ponty:
"'Dialectical' formulations may help to keep us from premature decisions
but they cannot save us from facing the phenomena directly..." (Những
phương thức biện chứng có thể giúp chúng ta tránh được
những xác quyết chưa chín chắn, nhưng không thể làm ta tránh
được việc phải trực diện với hiện tượng) (Spiegelberg,
ctr. 573-74). Jean-Paul Sartre trong tác phẩm Critique de la raison
dialectique (Paris: Gallimard, bản 1969) đã áp dụng hiện tượng
học để tìm lại nền tảng cho chủ thuyết Mác-Xít. Kết qủa
một phân tích hiện tượng như vậy khiến Sartre kết luận là
chỉ có một chủ nghĩa Mác-Xít chân thật của Marx chứ không
thể có chủ nghĩa duy vật biện chứng (như thấy trong Friedrich
Engels và những người theo ông ấy).
[26]
Jean-Paul Sartre, Critique de la raison dialectique, sđd., Lời nói đầu,
tr. i
[27]
Xin tkh. Emmanuel Mounier, Introduction à l'Existentialisme (Paris: PUF,
1947)
[28]
Ðặc biệt với các tác phẩm của Heidegger (Sein und Zeit, 1927),
của Sartre (L'être et le néant, 1943). Ðối với Sartre, thì
thuật từ "chủ nghĩa hiện sinh" (existentialism) có nghĩa là
một sự hoà hợp giữa Hiện tượng học và chủ thuyết
hiện sinh mà ông còn gọi là "một nền hữu thể hiện
tượng" (essai d'une ontologie phénoménologique).
[29]
Xin tkh. Trần Thái Ðỉnh, Triết Học Hiện Sinh (Sài Gòn, 1967).
Ðây là một tập sách giới thiệu và phê bình nền triết
học hiện sinh khá nghiêm túc, có tinh chất khoa học, khách
quan và tương đối đầy đủ. Khác với các tác phẩm của
Giáo sư Nguyễn Văn Trung, sặc mùi hiện sinh của Sartre, sách
của Giáo sư Trần Thái Ðỉnh thuần túy hàn lâm, không có
mùi vị tuyên truyền như nhiều người (vì không đọc) lầm
tưởng. Trong tập sách này, tác giả đặc biệt trình bày tư
tưởng của Soren Aabye Kierkegaard (1813-1855, đại biểu cho nền
triết học hiện sinh hữu thần), Friedrich Nietzsche (1844-1900,
đại biểu cho nền triết học hiện sinh vô thần) và những
người bị ảnh hưởng của hai ông, như Heidegger, Karl Jaspers
(Ðức, 1883-1969), Sartre, Gabriel Marcel (Pháp, 1889-1973), vân vân.
[30]
Trần Ðức Thảo, Phénoménologie et matérialisme dialectique, tr. 23.
(Bản dịch của chúng tôi).
[31]
Sartre từng cao hãnh� gắn liền chủ nghĩa hiện sinh của mình
với hiện tượng học, mặc dù người bạn cũ ông, Giáo sư
Raymond Aron, một nhà xã hội học thời danh của Pháp, đã
từng tiết lộ là Sartre chẳng hiểu hiện tượng học là gì,
và cái mà Sartre tự xưng là hiện tượng học, thực ra là
hiện tượng học theo kiểu của Sartre (Xem Raymond Aron, History and
The Dialectic of Violence - An Analysis of Sartre's Critique de la Raison
Dialectique, bản dịch Anh ngữ của Barry Cooper, New York: Harper &
Row, 1976, Preface, tr. xii: "What remains true is that Sartre, who in my view
is the most Germanic of French philosophers, owes his experiences and his vision
of the world only to himself"). Khoảng giữa cuối thập niên 1940s
và đầu thập niên 1950s ta thấy có một sự thù nghịch giữa
chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa hiện sinh. Giới trí thức
cộng sản trẻ tuổi coi hiện sinh như là một hình thức của
chủ thuyết duy tâm (subjective idealisme, duy ý chủ quan) và là
tột điểm của sự tha hóa tư sản (décadence bourgoise). Giáo
sư Thảo được coi như là một trong những người chủ trương
lối nhìn của những nhà trí thức cộng sản trẻ tuổi tại
Pháp. Cũng xin tkh. Herman L. Van Breda, "Merleau-Ponty et Louvain"
trong Revue de métaphysique et de morale, số LVII (1962), ctr. 422 vtth.
[32]
Trong Fruehe Schriften, Tập. 1 (Stuttgart, 1962). Ba bản dịch Anh ngữ
khác nhau của T.B. Bottomore, Economic and Philosophic Manuscrips of 1844
(New York, 1963), của Martin Milligan (Moscow, 1959), và của Ria Stone
(1949). Về nền triết học của "Marx trẻ" xin tham khảo: Trần
Văn Toàn, Triết Học Karl Marx (Sài Gòn: Nam Sơn, 1965). Ðây là
một tập sách về Marx rất nghiêm túc xuất bản tại miền Nam
trước năm 1975.
[33]
Ðối với những nhà Mác-xít hiện tượng học như Maurice
Merleau-Ponty, Roger Garaudy, và cả Jean-Francois Lyotard và có lẽ,
một phần nào đó Louis Althusser, thì nhà triết học Marx khác
với người cộng sản Marx của Tuyên Ngôn của Ðảng Cộng
Sản và của Tư Bản Luận. Riêng Althusser coi Marx như là nhà
khoa học trong tác phẩm Tư Bản Luận. Nói chung, những triết
gia trên chủ trương, cái tinh hoa của Marx nằm trong những tác
phẩm của người thanh niên Marx, mà trong đó Marx chủ trương
là "con người là nguồn gốc của tất cả mọi sự" (man is
the root of everything). Giáo sư Spiegelberg nhận xét, tr. 445: "Chính
cái loại chủ thuyết nhân bản Mác-xít này làm họ phát
hiện một lối thông diễn, và sát hợp hiện sinh với
Mác-Xít, như đặc biệt thấy trong các tác phẩm đầu tay của
Merleau-Ponty. Nó giúp ta nhận ra một tình huống lịch sử hiện
sinh của con người trong cuộc đấu tranh giai cấp."
[34]
Trung hực hơn, Giáo sư Trần Thái Ðỉnh (trong tập Hiện Tượng
Học Là Gì?, Sài Gòn: Hướng Mới, 1968) viết về Hiện
tượng học như sau, tr. 16: "Hiện tượng học là khoa nghiên
cứu về những bản chất, và đối với khoa học này thì
tất cả mọi vấn đề đều quy về việc xác định những bản
chất..."; tr. 19: "Vậy mục đích của Hiện tượng học là
đạt được những bản chất cụ thể, tức hình ảnh trung
thực của những kinh nghiệm sống"; tr. 22: "Ðiều can hệ là: Hiện tượng học đề cao ý thức chưa phản
tỉnh, coi đó
là sự gặp gỡ đầu tiên giữa ta và thế giới."
[35]
Lối thông diễn sáng tạo này, như Heidegger chủ trương, nhắm
tìm ra điều mà tác giả đã nghĩ mà không diễn tả được,
hay chưa nghĩ tới, nhưng giúp độc giả nghĩ ra.
[36]
Xin tham khảo Phần Giới Thiệu của chúng tôi cho Tập Hiện
Tương Học và Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng của Trần Ðức
Thảo, đương sửa soạn cho bản tái bản.
[37]
Jean-Francois Revel, Mémoires - Le Voleur dans la maison vide, tr. 121.
[38]
Cao Xuân Huy, sđd., Thiên VII: "Do Lai của Ý Thức", ctr.
147-174.
[39]
Một số học giả hoàn toàn nhầm lẫn khi gán cho cụ Huy cái
vinh dự là tác giả của lý thuyết chủ toàn, và có cái
nhìn sáng suốt nhận ra sự sai lầm của chủ biệt trong nền
triết học Tây Phương. Tiến sỹ Nguyễn Hùng Hậu viết: "Nhiều
nhà khoa học cho rằng có lẽ ở Việt Nam trong vài thập kỷ
lại đây chưa có một tác phẩm nào về triết học hay, lý
thú, phong phú như tác phẩm này..." và "Nói đến tư
tưởng Cao Xuân Huy, người ta không thể không đề cập đến
tư tưởng chủ toàn và chủ biệt của ông." Trích từ
Nguyễn Hùng Hậu, "Chủ Toàn và Chủ Biệt trong Tư Tưởng Cao
Xuân Huy" trong Giáo Sư Cao Xuân Huy - Người Thầy - Nhà Tư
Tưởng (Hà Nội: Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2001), ctr. 184, 185.
Tương tự, ta cũng thấy trong bài của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
"Cao Xuân Huy trong Thế Giới Người Hiền," sđd trên, ctr.
267-170, và trong Tư Tưởng Phương Ðông Gợi Những Ðiểm Nhìn
Tham Chiếu, sđd, ctr. 31-35. Các nhà nghiên cứu trên quên đi
rằng, trong lịch sử triết học Tây phương vào thời nào đi
nữa vẫn có nhiều trường phái, hoặc chủ trương chủ toàn,
hoặc chủ trương chủ biệt.
Có
lẽ vì qúa ái mộ thầy Huy, mà Nguyễn Huệ Chi và nhiều học
giả đã gán cho cụ Huy những điều mà ông vốn không có.
Thí dụ, ctr. 20-21 (Tư Tưởng Phương Ðông Gợi Những Ðiểm
Nhìn Tham Chiếu), ctr. 258-259 (Giáo Sư Cao Xuân Huy), Nguyễn Huệ
Chi viết là vào năm 1925 (chữ nghiêng của chúng tôi), cụ
Huy ra trường, về dậy ở trường Quốc Học Huế và bắt
đầu nghiên cứu Phật giáo. Năm 1927 ông bị bắt và đày đi
Lao Bảo. Trong thời gian (2 năm, 1925-27) này ông đã đọc rất
nhiều sách của Przyluski, Maspéro, Coulet, Giran, Lương Khải Siêu,
Hồ Thích, Thang Dụng Hình... Nhưng ta biết tập Le Bhoudisme của
Przyluski xuất bản năm 1932 tại Paris, tập Cultes et Religions de l'Indochine
Annamite xuất bản năm 1929 tại Sài Gòn, tập sách Hán Ngụy
Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử của Thang Dụng Hình
xuất bản năm 1938 tại Thượng Hải, và nhiều sách tương
tự trong hai trang sau. Thử hỏi, cụ Huy vào thời gian 1925-7
làm sao đọc được những sách chưa xuất bản hay xuất bản
cả chục năm sau?!
[40]
Chú ý, thuật ngữ holism từ olo và olo-kleros, có nghĩa là
toàn thể, toàn phần, hoàn mỹ.
[41]
Chú ý là có lẽ vì không muốn bị cáo tội liên quan với
nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (mà Giáo sư Thảo vốn là một thành
viên quan trọng), trong tất cả tập sách, và các chương về
hiện tượng học học, cụ Huy không hề nhắc tới tên, hay
tác phẩm của Giáo sư Thảo. Chú thích số 10 trong Thiên VII,
tr. 173-4, nói về việc cụ Huy bàn về hiện tượng học từ
tập sách Phénoménologie et matérialisme dialectique là của
người chủ biên, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Thực tâm mà nói,
Giáo sư Chi đã giúp cụ Huy rất lớn. Bởi lẽ, một lối sao
chép như vậy của cụ Huy rất có thể bị cáo tội đạo văn,
một điều ô nhục trong giới trí thức mà cụ Huy chắc chắn
không bao giờ làm. Một điểm khác là, tuy theo Giáo sư Thảo,
nhưng cụ Huy không hoàn toàn nắm vững được hiện tượng
học, nên có những lối giải thích rất sai lầm, thí dụ về
những quan niệm như réduction (mà cụ hiểu là thoái hóa), hay
về cả lịch sử triết học Tây phương mà cụ cáo tội là
"chủ biệt." Những chú thích của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
còn sai lầm nhiều hơn nữa. Ông giải thích nhiều quan niệm
triết học gần như ngược lại với cái ý nghĩa vốn có
của chúng, thí dụ các thuật ngữ réduction = dẫn thoái (đúng ra là giản
hóa, giản lược, truy nguyên), hậu nghiệm =
a posteriori (đúng ra là hậu thiên), tiên nghiệm = a priori (đúng ra là tiên
thiên), nội chấp = intentionnel (đúng ra là
ý hướng), tĩnh nọa = lười biếng, bất động (đúng ra là
trạng thái tĩnh, inertia), vân vân.
[42]
Cao Xuân Huy, ctr. 102-103.
[43]
Xin tkh. Nguyễn Hào Hải, "Tình Hình Nghiên Cứu Triết Học
Ngoài Mácxít (Triết Học Tư Sản Phương Tây Hiện Ðại) ở
Việt Nam 55 Năm Qua" trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chb., Nửa Thế
Kỷ Nghiên Cứu và Giảng Dậy Triết Học ở Việt Nam (Hà
Nội: Viện Triết Học, 2001), ctr. 566-583. Chuyên gia về Triết
Học Tây Phương Nguyễn Hào Hải tóm lại lối nhìn của nhà
nước đối với nền triết học tư sản Tây phương hiện
đại như sau (tr. 575): "Riêng về triết học tư sản phương
Tây hiện đại, ngay từ đầu đã được coi là kẻ thù của
chủ nghĩa Mác-Lênin, nên nhiệm vụ được đặt ra là cần
phải phê phán và quét sạch những tàn dư, những ảnh
hưởng của các thứ triết học đó ở Việt Nam."
[44]
Xin tkh.: Phong Hiền, Chủ Nghĩa Thực Dân Mới kiểu Mỹ ở
Miền Nam Việt Nam - Khía Cạnh Tư Tưởng và Văn Hóa 1954-1975
(1984); Trần Trọng Ðăng Ðàn, Văn Hóa Văn Nghệ Phục Vụ
Chủ Nghĩa Thực Dân Mới của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam
1954-1975 (Long An: Nxb Thông Tin, 1990). Ngay Giáo sư Nguyễn Văn Trung, người được công nhận là tương đối "cấp tiến"
(Tiến sỹ Vũ Ðình Trác từng nhận định về Giáo sư Trung
trong Công Giáo Việt Nam với Văn Hóa Dân Tộc, Garden Grove:
Thời Ðiểm, 1996), cũng đã phải viết một bản "tự giác"
nhận tội đã dùng chủ nghĩa hiện sinh phục vụ đế quốc Mỹ. Ông cũng đổ tội cho một số đồng nghiệp như các Giáo
sư Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Ðỉnh, Thân Văn Tường, vân
vân (những người hoàn toàn vộ tội), đã dùng chủ nghĩa
hiện sinh làm chuyện tương tự.
Trần
Văn Ðoàn
Ðại
Học Oxford, Anh Quốc
Dịp
Hội Nghị Quốc Tế về Hiện Tượng Học 07.2004
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 368
ALBERT CAMUS
ALBERT CAMUS, TƯ TƯỞNG PHI LÝ
VÀ VĂN CHƯƠNG VƯỢT LÊN PHI LÝ
Bài viết này cố gắng trình bày hai vấn đề:
- Dựng lại khuôn mặt Albert Camus trong sinh
hoạt văn chương miền Nam trước năm 1975 qua các công trình dịch thuật,
xuất bản và nghiên cứu các tác phẩm của ông.
- Đi sâu tìm hiểu ông như một nhà tư tưởng, và một nhà văn thông qua hai tác phẩm quan trọng: Kẻ xa lạ và Huyền thoại Sisyphe.
I.
Một gương mặt lớn
Albert Camus (7/11/1913 – 4/1/1960) là tiểu thuyết gia,
kịch tác gia, tiểu luận gia, nhà tư tưởng, nhà báo Pháp, sinh ra ở
Mondovi, Algérie, trong một gia đình nghèo. Cha là người Pháp, mẹ là
người Tây Ban Nha. Sau khi cha mất năm ông một tuổi, Camus được bà ngoại
và người mẹ mù chữ nuôi dạy trong cảnh nghèo khó. Trong nhà không có
một cuốn sách hay tờ báo nào. Sau này lớn lên, Camus giải thích sự lặng
lẽ của mẹ anh là dấu hiệu của phẩm cách và danh dự. Camus học trung học
rồi đại học ở Algérie nơi ông khởi sự như một nhà báo và làm kịch nghệ.
Ông học triết và văn chương, làm báo và chơi thể thao, và có vẻ như ông
sống một cuộc đời tích cực, hạnh phúc.
Năm 1934, ông cưới Simone Hie, một người phụ nữ nghiện
moocphin, nhưng hôn nhân của hai người kết thúc sớm vì Simone không
chung thủy.
Trong thời gian chiến tranh ông dùng ngòi bút ủng hộ phong trào kháng chiến và làm chủ bút tờ báo bí mật Le Combat (Tranh đấu) của
Pháp. Sau chiến tranh, cũng như Sartre, ông vẫn tích cực hoạt động
chính trị. Nhưng rồi tình bạn giữa Albert Camus và Jean-Paul Sartre đổ
vỡ hoàn toàn khi Camus xuất bản cuốn L’homme révolté (Con người phản kháng) (1951), trong đó ông công kích chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Stalin mà lúc bấy giờ Sartre còn đang ủng hộ.
Ông chết trong một tai nạn xe hơi, ba năm sau khi nhận
được giải thưởng Nobel văn học, có lẽ là người trẻ nhất đoạt giải thưởng
này cho đến hôm nay.
Phong cách văn chương của Camus, cũng như Gustave
Flaubert, là phong cách cổ điển Hy-La. Trong hầu hết tiểu thuyết của
ông, ông viết như thể ông cân nhắc hiệu quả từng chữ. Và ông là một
trong những nhà văn kêu gọi người đọc tham dự vào hành vi sáng tạo.
Tại miền Nam, trong gần 20 năm (từ 1954 – 1974) du nhập
tư tưởng văn hóa văn nghệ của thế giới, Albert Camus là một trong những
khuôn mặt trí thức văn chương mà gia tài tinh thần được tiếp nhận gần
như trọn vẹn, một phần vì danh tiếng và sự thu hút của nhà văn sau khi
ông lĩnh giải Nobel văn chương năm 1957, phần vì cuộc sống ngắn ngủi và
do đó sự nghiệp của ông sớm được tổng kết, và quan trọng hơn cả, vì cách
nào đó hành trình trí thức của ông tiệm cận với sự thao thức của xã hội
miền Nam lúc bấy giờ. Nhờ gần như toàn bộ tác phẩm chính của Albert
Camus đều được dịch và xuất bản tại miền Nam trước năm 1975, gồm: tiểu
thuyết, kịch, khảo luận triết học, tùy bút, Albert Camus đã hiện diện ở
đây như một nhà tư tưởng với những luận thuyết riêng của mình, một nhà
văn có phong cách độc đáo và một con người hành động say mê đến phút
cuối cuộc đời.
Năm 1914 cha của Camus nhập ngũ chiến đấu cho nước Pháp
trong Thế chiến thứ Nhất và chết ngay trong trận đánh đầu tiên. Dĩ nhiên
Camus không có mảy may ký ức trực tiếp nào về cha mình, nhưng mẹ ông có
lần kể cha ông từng tham dự một cuộc hành quyết nơi công cộng. Khi về
đến nhà, ông ngã vật ra giường, bật khóc. Ông không bao giờ nói với ai
vì sao ông bị sốc khi chứng kiến cảnh tượng hành quyết đó, nhưng câu
chuyện vẫn cứ ám ảnh Camus và nó xuất hiện trong Chương 5 phần II cuốn
tiểu thuyết L’Etranger (Kẻ xa lạ), như một ký ức của Meursault khi y chờ đợi mình bị hành quyết.
Năm mười bảy tuổi, Albert Camus mắc bệnh lao. (Dù rất
hiếm gặp ở thời nay, bệnh lao rất phổ biến ở thế kỷ 20.) Cho đến lúc đó
niềm vui của Albert Camus là lang thang trên những đường phố của khu
người nghèo ở quận Algiers (thủ đô Algérie, một thuộc địa của Pháp) nơi
ông sống với mẹ, bơi ở những bãi biển bên ngoài thành phố, và làm thủ
môn một đội bóng đá. Căn bệnh nghiêm trọng khiến ông phải nằm liệt
giường một thời gian dài, và ông phải ở lại lớp một năm ở trường trung
học. Trên hết, sự trải nghiệm bệnh tật đã làm sâu sắc thêm ý thức của
ông về cái chết, và về khả năng cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Sự tất yếu của cái chết trở thành mối quan tâm chính của Camus và thấm
đẫm trong những sáng tác về sau của ông.
Tương phản với hình ảnh về cái chết là nắng ấm mặt trời,
niềm vui thích bơi lội, và những buổi chiều Địa Trung Hải mát mẻ, và đó
là những lý do tích cực để Camus sống và viết. Camus viết một cách hào
hứng trong lời tựa cuốn L’Envers et L’Endroit (Bề trái và bề mặt, Trần Thiện Đạo dịch): “Ở châu Phi, biển cả và mặt trời là của thiên nhiên ban tặng, không phải mất tiền.”
Cùng với việc Phát-xít Đức chiếm đóng nước Pháp, nơi ông
đến sinh sống, làm báo và viết văn, biến cố bệnh tật nói trên có ý nghĩa
sâu sắc đối với sự khai triển ý niệm phi lý của ông. Đột ngột ông thấy
mình bị ném vào một thế giới mà chỉ có cái chết là chắc chắn và rõ ràng.
Hiện hữu chỉ là ngẫu nhiên, và những gì người ta khám phá trong khảo
luận và tiểu thuyết của ông là khát vọng nâng đỡ con người chống lại mối
đe dọa ngấm ngầm trong sự nhìn nhận cuộc hiện hữu chỉ là ngẫu nhiên đó.
Tiểu thuyết Kẻ xa lạ và La Peste (Dịch hạch) (1947) thể hiện rõ cái nhìn này của Camus.
Camus được coi là pied-noir, chân đen, một từ chỉ người
Pháp hoặc người châu Âu sinh ra ở Algérie (Algérie chịu sự cai trị của
Pháp từ năm 1830). Vào tiền bán thế kỷ hai mươi, dân số Algérie tăng
nhanh đáng kể, và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1930 đã dẫn đến
nạn đói cho thế giới Ả rập. Ở thời điểm Camus miệt mài viết Kẻ xa lạ,
những người Ả rập ở Algérie đang tìm cách xây dựng bản sắc chính trị-xã
hội của mình trong một đất nước mà họ bị coi là những công dân hạng
hai. Sự có mặt của quá nhiều người Ả rập và châu Âu, sống sát cánh bên
nhau, tạo ra bầu không khí căng thẳng khắp quốc gia này. Trong Kẻ xa lạ,
sự bùng nổ bạo lực của Meursault là nhằm vào một người Ả rập, và những
diễn biến sau đó trên bãi biển dẫn đến án mạng là dựa trên bối cảnh sự
thù nghịch giữa người Ả Rập và người châu Âu lúc bấy giờ.
Càng biết về cuộc đời ông, chúng ta sẽ càng hiểu rõ nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ, tác phẩm quan trọng nhất của ông.
II.
Tư tưởng phi lý và hành động vượt lên phi lý
“Là nhà văn hơn là triết gia”, đó là nhận xét của giáo sư
hướng dẫn ghi trên luận án thạc sĩ của Albert Camus. Bản thân Camus
cũng nói rõ: “Tôi không phải triết gia, thật thế, tôi chỉ có thể nói đến
những điều tôi đã từng trải, kinh nghiệm thực sự.” (Actuelles II).
Như thế không hàm ý rằng Camus thiếu tư tưởng hay nói rằng tư duy của
ông không thể được xem là một triết học riêng biệt. Đơn giản chỉ để nói
rằng, ông không phải là một triết gia có hệ thống, và ông tỏ ra ít quan
tâm đến siêu hình học và bản thể luận (đây hình như là một trong những
lý do mà trước sau ông vẫn từ chối không nhận mình là nhà hiện sinh). Tư
tưởng của ông, thay vì vậy, gần như luôn gắn với những biến cố đang xảy
ra (ví dụ, nội chiến Tây Ban Nha, cuộc nổi dậy ở Algérie) và một cách
nhất quán, nó được đặt trên cơ sở đạo đức và chính trị thực tế.
Trong tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, kịch, Camus
luôn dành chỗ ưu tiên cho tư tưởng. Dịch giả-nhà phê bình Trần Thiện Đạo
nhận định: “[…phần lớn sự nghiệp văn nghệ Albert Camus đều bị chi phối
bởi ý hướng tiên định trình bày tư tưởng triết lý. Nói cách khác, ở bất
luận tác phẩm nào, tùy bút, truyện kể, luận thuyết hay kịch, ý hướng
sáng tác loại văn phẩm có luận đề cũng chừng như là động cơ nguyên khởi
thúc đẩy ông bước chân vào con đường cầm bút. Chính vì vậy mà chúng ta
nhận thấy ông luôn dành chỗ ưu tiên cho tư tưởng, để rồi theo dõi nó cho
đến tận cùng, ngõ hầu vạch ra cho bằng được mọi hậu quả liên hệ với tư
tưởng đó.”[1]
Và thật ra, Albert Camus luôn quan tâm đến những câu hỏi
tương tự như các triết gia. Giống như Voltaire, Albert Camus cho rằng lý
trí sẽ không bao giờ đi đến cuối đường trong lãnh địa siêu hình học hay
những vấn đề của cái ác và số phận con người, nhưng cả hai ông đều
không viện đến cái vô thể và cái siêu việt để giải quyết vấn đề tri thức
đó, trái ngược với Pascal, Rousseau, Kierkegaard, Jaspers và nhiều
người khác. Các triết gia này đã thực hiện một bước nhảy vọt về niềm
tin. Hoặc nói như Saint Augustine: “Niềm tin là tin những gì ta không
nhìn thấy; phần thưởng của niềm tin đó là thấy được những gì ta tin.” (Xem
Brainy Quotes
) Voltaire và Camus không như vậy. Đối với
ông, hoặc là lý trí, dựa trên kinh nghiệm nhân sinh, trả lời được những
câu đố của số phận con người, hoặc là không có gì cả. Và Camus đã nói
rõ: “La raison est vaine et il n’y a rien au-de là de la raison.” (Xem
Le Mythe de Sisyphe
, p. 38) – Lý trí là vô ích và không có cái
gì ở bên ngoài lý trí cả. Với Camus, lý tính chỉ có giá trị hiệu lực khi
nó được kết nối với kinh nghiệm con người.
Trước tình thế siêu hình nghịch lý này, Camus đã đề ra lý thuyết về sự phi lý trong khảo luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe) và được tiểu thuyết hóa trong Kẻ xa lạ.
Camus định nghĩa phi lý là vực thẳm không thể vượt qua
nằm giữa con người và thế giới, giữa những khát vọng của con người và sự
dửng dưng của thế giới. Phi lý không ở nơi con người cũng không ở trong
sự vật, mà ở trong sự vắng bóng hoàn toàn một tương quan tốt đẹp giữa
hai phía ngoại trừ sự xa lạ.
Con người không thể cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình bởi
vì nó khao khát trật tự, sự sáng tỏ, ý nghĩa và cuộc sống đời đời, trong
khi thế giới là hỗn loạn, tối tăm, dửng dưng và chỉ đem tới khổ đau và
chết chóc. Albert Camus nói: “Cái phi lý sinh ra từ sự mâu thuẫn của nhu
cầu con người và sự im lặng khôn dò của thế giới” (Ibid). Nhưng
sự chính trực và phẩm giá đòi hỏi con người phải đối mặt và chấp nhận
thân phận con người như vốn có và tìm những giải pháp thuần túy nhân văn
cho tình cảnh của mình. Con người phi lý là kẻ mà sự thờ ơ của hắn sánh
với sự thờ ơ của vũ trụ; là kẻ có bản năng hiểu được cái vô lý ở sâu xa
vạn vật; kẻ nhìn thấy, mà không có cảm giác đau đớn hay mất mát, không
có liên hệ “máu thịt” gì giữa hắn ta và trần gian mà hắn cư ngụ.
Ý niệm phi lý và sự cô đơn của con người trong thế giới
xa lạ này không chỉ được trình bày trong các tác phẩm lớn, mà hiện diện ở
hầu khắp hành trình sáng tạo của Camus. Trong truyện La Femme adultère (Người đàn bà ngoại tình), một truyện ngắn nằm trong tập L’Exil et le royaume (Lưu đày và quê nhà)
(1957), ông sáng tạo ra khoảnh khắc khủng hoảng và tự khám phá của con
người bị tước hết những ảo tưởng an toàn, và khi đó nhân vật bị bỏ mặc
đối diện với chính bản thân mình.
Điều may mắn cho Albert Camus và cho tất cả chúng ta là
ông không đầu hàng những hoàn cảnh phi lý đang như bóng đêm không ngừng
bò tới vây quanh con người. Mối quan tâm hàng đầu của Albert Camus là
câu hỏi làm thế nào có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc đời trong một vũ
trụ “phi lý”, nơi mà con người ý thức được rằng cuộc sống không có ý
nghĩa và giá trị khách quan. (Cũng cần nói thêm rằng, chính khái niệm
phi lý là nền tảng để Camus phân tích về bản chất của sự nổi loạn chính
trị, vì ông cho rằng nổi loạn chính trị là một trong những chiều kích
bản chất của con người. Nhưng đó là một đề tài khác, cần được bàn ở một
chỗ khác.) Và Camus trả lời ngắn gọn cho chính ông, như một niềm xác
tín: “Chỉ có một điều đáng nỗ lực, đó là một đường lối giản dị, trung
bình, thẳng thắn, trung thực, không ảo tưởng.”
Có lẽ tìm thấy cảm hứng nơi viễn tượng đạo đức luận hành
động của Albert Camus mà dịch giả - nhà nghiên cứu Vũ Đình Lưu đã viết
nên một tiểu luận công phu nhan đề “Nền tảng đạo đức luận của Sartre và
Camus”[2] đăng trên Tạp chí Văn, tháng 1 năm 1965, số tưởng niệm Albert Camus.
Sau khi trình bày thảm kịch trí tuệ và thảm kịch nội tâm ở
châu Âu sau hai cuộc Thế chiến, Vũ Đình Lưu đưa lên sân khấu và rọi
sáng tập trung vào hai nhân vật chính là hai khuôn mặt văn nghệ lớn:
Jean-Paul Sartre và Albert Camus, để đối chiếu. Giới thiệu Albert Camus,
tác giả phân tích “trực giác đạo đức” của ông, cho rằng “tư tưởng đạo
đức của Albert Camus hướng về sự thể hiện những yếu tố có sinh lực rút
từ kinh nghiệm cuộc sống của mình; đó là kết quả của một kinh nghiệm
sống sáng suốt, trong đó tác giả vận dụng trực giác để thông suốt và đem
trình bày một cách “mộc mạc”, không muốn đóng khung vào một hệ thống, e
rằng, biện chứng pháp đem phục vụ một tham vọng hệ thống hóa sẽ làm mất
sinh khí của sự thật. Trong các tác phẩm của Camus, cuộc đối thoại xoáy
vào một vài chủ điểm: công bình, hạnh phúc, phi lý, chống đối v.v… mà
ông dùng làm chủ đề suy tưởng.”
Theo Vũ Đình Lưu, Camus không làm triết lý như Sartre,
tức là không phân tích các hành vi đạo đức, tâm lý như xấu hổ, sợ sệt,
khắc khoải rồi cố gắng đặt những liên hệ với một cái nhìn toàn diện về
con người. Camus đứng ở ngoài quan niệm hệ thống và triết lý, ông chỉ
bám vào một vài nét rời rạc tượng trưng cho sự thật và dùng cái nhận xét
tinh tường để thể hiện nó qua những hình ảnh cuộc đời. Khác Sartre,
Camus cho rằng “đợi hoàn thành lịch sử mới xét định giá trị của hành
động tức là hy sinh con người cho lịch sử”. Và cũng không bán bản ngã
mình cho một thứ tự do có tính chất bản thể luận trừu tượng. Mà bản ngã
của Camus thì đầy ắp mặt trời và biển và mùi hương của miền Địa Trung
Hải.
Tác phẩm của Camus không muốn nói cái gì khác ngoài việc
lý giải rằng phạm trù hành động phải chứa đựng những khái niệm yêu đời,
hạnh phúc, cởi mở, tham dự. Theo ông, sống là dốc cạn, là sống hết mình,
tận hưởng mọi niềm vui, nỗi đau trên trần thế.
Trong chiều hướng này, nhà phê bình – dịch giả Trần Thiện
Đạo viết: “Càng đi sâu vào tác phẩm của Albert Camus, càng tìm hiểu
thân thế của ông, người ta càng cảm thấy rõ ràng rằng sự nghiệp văn
chương và hành động ngoài đời của ông lúc nào cũng giữ được tính cách
mực thước của con người đã từng hiểu được rằng đau khổ và cái đẹp, ánh
sáng và bóng tối, hay chối từ và chấp nhận chỉ là bề trái và bề mặt của
cuộc đời duy nhất mà thôi.”[3]
Trần Thiện Đạo còn cho rằng thái độ của Albert Camus trước cuộc đời đã
dung hòa hai thái độ xuất – xử nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Công Trứ
của Việt Nam.[4]
Tóm lại, trước tiên Camus cho rằng cuộc đời không có ý nghĩa gì, rồi ông mới chọn sự sống, chọn hành động.
Nhà phê bình R.M. Albérès, trong tiểu luận “Albert Camus, người đánh cuộc với đời” (Vũ Đình Lưu dịch, tạp chí Văn, 1/1/1965), đã viết những dòng đẹp nhất để nói lên điều đó:
“Từ năm 1942 đến 1944 Camus đã nổi danh là
nhà văn của sự phi lý, nhưng những bản văn sôi nổi và thúc giục đều ngát
tình yêu trời, biển và người. Bốn nhân vật bị giam hãm trong tội phạm
và số mệnh (Ngộ nhận); một tiểu viên chức không biết làm sao lại giao du với một đứa vô lại, cầm súng bắn chết một người rồi bị xử tử (Kẻ xa lạ); một thiên suy tưởng triết lý khởi điểm từ sự tự vẫn (Huyền thoại Sisyphe).
Ông là con người khắc kỷ, nhưng không buồn
rầu, không dạy đời, một mẫu người khắc kỷ hiếm hoi, trẻ trung, đa cảm,
đa tình, rộng lượng… Nhưng khi người ta quyết định sống vì tình yêu và
can đảm, khi biết rõ giới hạn, khó khăn và bất công của đời sống con
người, thì màu sắc cuộc đời và hơi ấm lòng người lại xuất hiện, lại bừng
lên… Camus rất dễ xúc cảm trước vẻ đẹp tàn nhẫn mà dịu hiền của sự vật:
“Hương đêm, mùi đất, mùi muối làm dịu mát thái
dương tôi… Dưới trời đêm vằng vặc, lòng trống rỗng không còn hy vọng gì,
lần thứ nhất tôi mở lòng ra đón sự dửng dưng êm dịu trước cuộc đời. Cảm
thấy nó giống tôi đến thế, thân thiết với tôi đến thế, tôi nhận thấy
tôi đã sung sướng và bây giờ còn sung sướng.”
Với Camus, hạnh phúc là yêu đời mà đừng đợi gì ở cuộc đời cả. Nhân vật trong vở kịch Les Justes (Những người trung thực) các y sĩ anh hùng một cách giản dị trong Dịch hạch,
tuy họ tin rằng đời bất công, nhưng trong lúc thất vọng, họ cũng đối
lại bằng tấm lòng nhiệt thành tiêu biểu cho tinh thần thân hữu giữa
người với người, giữa người với số phận hẩm hiu của con người… Một nhân
vật trong Dịch hạch nói: “Nếu có một điều mà bao giờ người ta cũng mong muốn, và có khi được thỏa mãn, thì đó là tình thương yêu nhân loại.”
Và Albérès kết luận, như gắn một tấm huân chương lên ngực nhà văn: “Lời văn của Camus làm tăng giá trị con người của chúng ta.”
Nhà văn của lương tri nhân loại
Giản dị và cô đọng, như thể cấp cho chúng ta chiếc chìa
khóa đi vào thế giới văn chương của Albert Camus, tuyên bố của Viện Hàn
Lâm Thụy Điển, nhân trao tặng giải văn chương Nobel cho Albert Camus
ngày 17 tháng 10 năm 1957 nêu rõ: “Tác phẩm của Albert Camus đã đưa ra
ánh sáng những vấn đề đặt để trước lương tri nhân loại ngày nay”
(L’Oeuvre d’Albert Camus met en lumière les problèmes se posant de nos
jours à la conscience des hommes).
Chắc chắn một số vấn đề mà
Camus muốn đưa ra ánh sáng đó đã hiện diện ở miền Nam Việt Nam hai thập
niên 1950 và 1960. Chẳng hạn, tâm trạng chung của thanh niên miền Nam
lúc bấy giờ là thấy mình bị ném vào một chiến tranh vô nghĩa, không rõ
nguyên nhân. Họ không thấy có lối thoát nào cho chính mình và cho đất
nước. Trong đầu của đa số họ là ý thức khốn khổ thấy mình cô đơn trong
một thế giới phi lý. Cái chết lúc nào cũng như lưỡi gươm Damoclès lơ
lửng treo trên đầu họ. Và mặc dù tự tử chưa phải là “chọn lựa” phổ biến
để giải quyết vấn đề, thì tôn giáo, đúng như Camus nhận định, đã trở
thành giải pháp cho số đông dân chúng miền Nam khi họ tìm thấy ở đó ý
nghĩa và nguồn an ủi.
Albert Camus là một người con độc đáo của châu Âu thế kỷ
20 đến mức gần như không thể tưởng tượng được các tác phẩm của ông được
viết ra ở bất cứ thời kỳ nào khác trong lịch sử. Không chỉ vì Camus cho
rằng chức năng của nhà văn là làm theo lương tri của con người và tự
mình nói lên điều đó trong mỗi tác phẩm của ông. Bản thân ông và sáng
tác của ông dường như là một phần của thời đại ông sống. Ông là một phần
của di sản trí thức và tinh thần của châu Âu. Trong bài viết tưởng niệm
Albert Camus, Jean-Paul Sartre khẳng định: “Tư tưởng ông chính là cuộc
tìm kiếm cá nhân của nền văn hóa chúng ta. Camus vẫn sẽ không bao giờ
thôi là một trong những lực lượng chủ yếu của môi trường văn hóa của
chúng ta, và theo thể cách riêng biệt của mình, tiêu biểu cho lịch sử
nước Pháp và thế kỷ này.”[5]
Ở Việt Nam, nhà thơ – dịch giả trứ danh Bùi Giáng đã vẽ
chân dung văn học của Albert Camus bằng những nét đại khái theo ngôn ngữ
của riêng ông như sau:
“Một người bản chất rất gần Lão Trang, mà
phải làm văn nghệ, viết văn gần theo điệu Nietzsche để nêu lên một vấn
đề tư tưởng với xã hội châu Âu…Văn Camus chứa chất nhiều dư vang u ẩn.
Mỗi lời, mỗi câu, là mỗi tiếng kêu của thế kỷ bị tử thương. Và cơ sở của
hồi sinh chỉ có thể tìm thấy được, là sau khi siêu hình học và hư vô
chủ nghĩa đã đi hết chu kỳ lăn lóc đá chán chê.”[6]
Nói cách khác, những cuốn sách của Albert Camus bắc một
chiếc cầu nối văn học và hiện thực, xử lý những mối bận tâm của chúng ta
về ý nghĩa cuộc đời trong một thế giới đầy xao xuyến.
Hãy thử nhìn lại một lần nữa hai tác phẩm tiêu biểu của ông: tiểu thuyết Kẻ xa lạ và khảo luận Huyền thoại Sisyphe.
*Kẻ xa lạ:
Nghĩa vụ của con người là đạt đến tự do, và con người
không thể thoái thác nghĩa vụ này ngay cả khi nó chấp nhận sống tạm bợ
như kẻ lưu đày trên trần gian này. Đó chính xác là tình trạng mà Camus
muốn trình bày trong tiểu thuyết đầu tiên và nổi tiếng nhất của ông: Kẻ xa lạ (1942), trong đó nhân vật chính Meursault tự kể chuyện mình, và qua đó nhận thức tình cảnh phi lý của mình.
Aujourd’hui, maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas.
Mother died today. Or, maybe, yesterday; I can’t be sure
Mẹ chết hôm nay. Hoặc có thể hôm qua. Tôi không biết.
Và đoạn dịch gây tranh cãi của Dương Tường
(trong bản dịch Người dưng năm 1995):
“Mẹ tôi tịch hôm nay.
Hoặc có thể là hôm qua cũng nên, tôi chả biết nữa”
{Về vấn đề này, Trần Thiện Đạo (2003) nhận
định: “Khi Dương Tường chuyển chữ maman thành mẹ tôi thì ngay từ đầu đã
trật đường và sai hướng rồi. Chữ tôi kèm theo chữ mẹ ở đây tự dưng không
còn là suy nghĩ trong đầu nhơn vật nữa. Xóa mất tánh cách độc thoại nội
tâm cốt yếu. Như vậy là bóp méo văn pháp của tác giả.”}
Những câu văn khô lạnh, ngắn, vô sắc mở đầu cuốn thuyết này đã nổi tiếng trong thế giới văn chương từ hơn 70 năm nay.
Tính chất staccato (kỹ thuật thể hiện các nốt nhạc một
cách rời rạc) của các câu văn này và toàn bộ cú pháp được tác giả vận
dụng ở đây đã bộc lộ một trong những nguyên tắc ngầm của cuốn tiểu
thuyết: các sự vật và con người thờ ơ, dửng dưng với nhau. Ý niệm
trước-sau về thời gian mà Kant cho rằng vốn có trong cấu trúc của tâm
trí đã biến mất; và tất cả điều này là dấu chỉ cho thấy phong cách trần
thuật của cuốn tiểu thuyết.
Camus, trong khi tranh luận với Sartre trên Les Temps Modernes, cho rằng mặc dù Kẻ xa lạ
được viết ở ngôi thứ nhất, nó vẫn toát lên vẻ khách quan và hờ hững.
Giọng kể chuyện buồn tẻ, staccato, bộc lộ nhưng không giải thích gì cả
khiến câu chuyện trở nên rất khó chịu.
Thờ ơ, bàng quan, vắng mặt những quan hệ nhân quả, một
hiện tại không gắn gì với dĩ vãng để nhớ về hoặc tương lai để hy vọng:
tất cả tạo nên “bộ mặt” của sự phi lý; và tất cả điều đó làm nên văn
phong của Kẻ xa lạ.
Nhằm tạo ra ấn tượng đó, Albert Camus từ bỏ thì passé
simple truyền thống để thay bằng passé composé để kể chuyện; ông đã phá
vỡ phong cách trần thuật quen thuộc trong văn chương Pháp với thì passé
composé mang đến sự hàm hồ về thời tính.
Trần Thiện Đạo viết:
“Meursault, con người xa lạ, là con người
lạnh lùng thờ ơ (…), (…) là con người không nhận thức được tính chất phi
lý của thân phận làm người, và không hiểu ất giáp gì về mọi việc liên
hệ tới cuộc đời, tới lẽ sống của mình, y vừa ở ngoài cuộc đời vừa ở
ngoài chính mình.” [7]
Nhân vật Meursault trong tiểu thuyết có hai cấp độ phi
lý: cấp độ siêu hình và cấp độ xã hội, và anh ta, trên nhiều mặt, giống
với Sisyphus trong Huyền thoại Sisyphe, nghĩa
là, anh ta là kẻ xa lạ giữa mọi người vì anh ta ưa thích tự nhiên hơn
là qui ước, và trong phần hai của cuốn tiểu thuyết anh ta hoàn toàn nhận
thức được tình trạng xa cách đó.
Trong khi rất nhiều người nhất trí cho rằng Kẻ xa lạ là
thành tựu lớn nhất của Camus, thì Jean-Paul Sartre lại không nghĩ vậy;
ông không dành cho nó, với tư cách một tác phẩm văn chương, bất kỳ lời
khen rõ rệt nào. Ngược lại, ông có vẻ mỉa mai khi nói, đại ý: “Nó chỉ là
tiểu thuyết nếu chúng ta gọi Zadig và Candid của Voltaire là tiểu thuyết”[8]. Sartre bàn về Kẻ xa lạ
như thể bàn về một khảo luận của một nhà đạo đức được tiểu thuyết hóa:
“Kẻ xa lạ của Camus là kẻ gây sốc cho xã hội bằng cách từ chối các luật
chơi của xã hội mà hắn ta đang sống. Hắn sống giữa những người xa lạ
khác, mà với họ hắn cũng là một kẻ xa lạ.”[9]
*Huyền thoại Sisyphe:
Huyền thoại Sisyphe (1942), một trong những
tác phẩm quan trọng nhất của Albert Camus, kể chuyện một vị thần Hy Lạp
tên là Sisyphe, bị thần linh kết án suốt đời phải đẩy một tảng đá lên
đỉnh núi, để rồi thấy nó lăn xuống, và rồi lại phải đi xuống đẩy nó lên
lại, cứ thế ngày này qua ngày khác. Camus cho rằng cuộc hiện hữu của
chúng ta cũng tương tự như vậy: vô nghĩa và phi lý. Nhưng ông không tin
là tôn giáo có thể đưa ra giải pháp. Tự tử cũng không phải là câu trả
lời cuối cùng. Camus cho rằng có một giải pháp thứ ba: chúng ta có thể
nhận thức rằng, cuộc sống là vô nghĩa và tuy vậy chúng ta vẫn phải tiếp
tục sống. Những người chọn giải pháp thứ ba là “những anh hùng phi lý”
mà Sisyphe là điển hình. Tính chất anh hùng của Sisyphe nằm ở sự tận tâm
với nhiệm vụ, mặc dù luôn hiểu rõ rằng không bao giờ có thể hoàn thành.
Bất chấp sự phi lý của cuộc hiện hữu, Sisyphe từ chối sức cám dỗ tự tử
để nhìn nhận cuộc đời như nó vốn có. Đối với Camus, tự tử không thể là
lối thoát đích thực ra khỏi sự phi lý của hiện hữu. Với tư cách cá nhân,
chúng ta có trách nhiệm sẵn sàng giáp mặt với sự phi lý, chứ không tìm
cách lẩn tránh.
Huyền thoại Sisyphe được viết và xuất bản
trong những năm Phát-xít Đức chiếm đóng nước Pháp, một trong những tình
cảnh khó chấp nhận với người trí thức, và Camus nỗ lực trình bày cái
nhìn triết lý của mình về điều mà ông gọi là “phi lý”, nhằm diễn tả cảm
trạng “đột nhiên ta thấy vũ trụ ta đang sống bị tước hết mọi ánh sáng và
ảo tưởng, con người cảm thấy mình là kẻ xa lạ. Sự lưu đày là tất yếu,
bởi vì ta không còn ký ức gì về quê nhà đã mất và không còn hy vọng gì
về một miền đất hứa”.
Nhà phê bình Trần Thiện Đạo viết:
“Thần Sisyphe, trong Huyền thoại Sisyphus,
điển hình cho bản chất cao cả của con người không hoảng sợ trước tình
cảnh phi lý của mình mà hiên ngang vạch tìm một ngõ thoát trong chính sự
nhận thức được tính chất phi lý cuối cùng của mọi hành động ở đời.”
Và đó có lẽ là lý do Albert Camus lấy hai câu thơ của Pindar làm đề từ cho tập luận thuyết này:
Ôi tâm hồn ta, đừng mong mỏi cuộc đời bất tử,
Mà hãy đi hết giới hạn của cái khả hữu
Camus biết đặt hạnh phúc vào trong thân phận hữu hạn của kiếp người:
“Il faut s’imaginer Sisyphe heureux”
“Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc” ngay cả khi đang
nhìn thấy vị thần dường như đang làm một việc khổ ải nhất, vô ích nhất
trên đời này.
*
Albert Camus qua đời đột ngột ở tuổi 47 trong một tai nạn
xe hơi, để lại một cái tang chung cho văn học Pháp và một niềm luyến
tiếc sâu xa cho toàn thể văn giới quốc tế. Ba ngày sau, Jean-Paul Sartre
đã cho đăng bài tưởng niệm người bạn mà tám năm trước ông đã tuyệt
giao. Ông viết:
“Tai nạn đã giết chết Camus, tôi gọi là điều
vô lối, vì nó khiến cho chúng ta trông thấy rõ tính chất phi lý của
những yêu cầu sâu sắc nhứt của chúng ta (…) Tôi không tin như vậy (…)
Một cuộc đời ngưng đọng – cả cuộc đời của một con người trẻ trung ngần
ấy – vừa là một đĩa hát sứt mẻ vừa là một cuộc đời trọn vẹn (…) Nhưng
chúng ta buộc phải tập xem sự nghiệp đứt quãng này như một sự nghiệp vẹn
toàn.”[10]
Vậy mà mới hai năm trước đó, khi trả lời câu hỏi: “Ông có
nghĩ rằng sự nghiệp của ông đại khái đã hoàn tất?”, Albert Camus còn
vui vẻ đáp: “Tôi mới bốn mươi lăm tuổi và sức sống còn thật dồi dào.”
Hơn 50 năm qua người ta vẫn tìm đọc các tác phẩm của ông, riêng cuốn Kẻ xa lạ
luôn có mặt hàng đầu trên các bảng xếp hạng văn chương danh giá. Điều
đó có nghĩa là những vấn đề của lương tâm nhân loại vẫn còn trong hiện
thực và trên những trang sách của Albert Camus, những trang sách nuôi
dưỡng niềm hy vọng và nỗ lực vượt lên của con người giữa một thế giới
dẫy đầy phi lý.
------------------------
Tài liệu tham khảo:
1/
Trần, Phong Giao. 1963.
Sứ mệnh Văn nghệ Hiện đại
. Sài-Gòn: Giao Điểm.
2/ Camus, Albert. 2004.
Giao cảm. Trần Thiện Đạo dịch. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
3/
Tạp chí Văn số tưởng niệm Albert Camus (năm thứ hai, số 25) ra ngày 1 tháng 1 năm 1965
4)
Camus, Albert. 1972. Le Malentendu
. Bùi Giáng dịch, nhan đề là Ngộ nhận
. Sài-Gòn: An Tiêm.
5) Bloom, Harold (ed.). 2008. Albert Camus’s The Stranger
. Infobase Publishing.
6/ Mai Sơn. 2007. 101 triết gia
. Hà Nội: NXB Tri Thức.
Phụ lục 1:
Danh mục tác phẩm của Albert Camus đã được dịch và xuất bản tại Sài Gòn:
1/ “La Femme adultère” (truyện ngắn), Nguyễn Văn Trung dịch, nhan đề “Người đàn bà ngoại tình”, đăng trên tuần báo Sáng Tạo, số tháng 12/1960.
2/ La Chute, Trần Thiện Đạo dịch, nhan đề Sa Đọa, (không rõ nhà xuất bản) 1962; một bản dịch khác nhan đề Đổ vỡ không rõ ai dịch, nhà xuất bản nào.
3/ Discourse de Suède, Trần Phong Giao dịch, nhan đề Sứ mệnh văn nghệ hiện đại, Giao điểm, 1963.
4/ Noces, Trần Thiện Đạo dịch, nhan đề Giao Cảm, Giao điểm xuất bản, 1964.
5/ L’Exil et le royaume, Trần Phong Giao và Vũ Đình Lưu dịch, nhan đề Lưu Đầy và Quê Nhà, Giao Điểm xuất bản, 1965
6/ L’Etranger, có các bản dịch, nhan đề Người Xa Lạ của Dương Kiền – Bùi Ngọc Dung, NXB Đời Nay, 1965; Người xa lạ (tiểu thuyết), Võ Lang dịch, NXB Thời Mới, 1965; Người xa lạ (tiểu thuyết), Tuấn Minh dịch, NXB Sống Mới, 1970; Kẻ xa lạ (tiểu thuyết), Lê Thanh Hoàng Dân - Mai Vi Phúc dịch và giới thiệu, NXB Trẻ, 1973.
7/ Les Justes, Trần Phong Giao dịch, bán nguyệt san Văn số 25 (1-1965), tủ sách Giao điểm, nhan đề Những Người Trung Thực; Vương Trân Nam dịch, nhan đề Bàn tay của tình thương, đăng trên tập san Văn học.
8/ Caligula, Nguyễn-Thức dịch, đăng trên tập san Gió Mới. Bản dịch 2: Bạo chúa Caligula, Bùi Giáng dịch, NXB Võ Tánh, 1967.
9/ La Peste, Hoàng Văn Đức dịch, nhan đề Dịch Hạch, NXB Thời Mới, 1966; Dịch hạch, Võ Văn Dung dịch, NXB Dịch Giả, 1971.
10/ L’Envers et L’Endroit, Trần Thiện Đạo dịch, nhan đề Bề Trái và Bề Mặt, Giao Điểm, 1967
11/ L’Homme Révolté, Bùi Giáng dịch, nhan đề Con Người Phản Kháng, NXB Võ Tánh, 1968.
12/ L’Été, Bùi Giáng dịch, nhan đề Mùa hè. Con người phản kháng (tiểu luận, tùy bút), Bùi Giáng dịch, in trong Sương tỳ hải, NXB Phú Vang, 1966; NXB An Tiêm, 1972.
13/ Carnets, Bùi Giáng dịch, nhan đề Sổ ghi, An Tiêm, 1972.
14/ L’Été – Le Désert – Noces, Bùi Giáng dịch, nhan đề Mùa hè sa mạc, NXB Võ Tánh, 1968.
15/ Le Mythe de Sisyphe, Bùi Giáng dịch, nhan đề Biển đông xe cát, NXB An Tiêm, 1969.
16/ Le Malentendu, Bùi Giáng dịch, nhan đề Ngộ Nhận, đăng trên Bách Khoa; An Tiêm xuất bản lần thứ 2, Sài Gòn, 1973.
Phụ lục 2:
Những cột mốc chính về cuộc đời và sự nghiệp của Albert Camus:
1913 – Sinh ở Mondovi (Algérie).
1918 – 1923 – Học trường làng.
1930 – Nhuốm bệnh lao.
1932 – Học Đại học Văn khoa Alger. Tìm kế sinh nhai.
1933 – Lấy vợ. Năm sau ly dị.
1934 – Vào đảng cộng sản. Ba năm sau ly khai.
1936 – Luận án cao học: Métaphysique chrétienne et Néoplatonisme (Siêu hình học cơ đốc giáo và thuyết Platon mới). Du lịch Trung Âu và ở Ý.
1937 – Không được phép thi Thạc sĩ vì bị lao. Qua Pháp một thời gian. Xuất bản L’Envers et L’Endroit.
1938 – Xuất bản Noces. Làm báo Alger-Républicain.
1939 – Bị từ chối cho nhập ngũ vì thiếu sức khỏe.
1940 – Hoàn tất L’Etranger.
Bắt đầu viết Le Mythe de Sisyphe
. Lấy vợ lần hai.
1942 – Xuất bản L’Etranger và
Le Mythe de Sisyphe.
1943 – Gia nhập phong trào kháng chiến.
1944 – Chủ bút báo Le Combat.
1945 – Vợ sinh đôi, một trai một gái.
1947 – Rút khỏi báo Le Combat.
1949 – Du lịch Nam Mỹ.
1951 – Xuất bản L’Homme révolté
. Bút chiến với Jean-Paul Sartre.
1952 – Tuyệt giao với Jean-Paul Sartre.
1955 – Du lịch Hy Lạp.
1956 – Xuất bản La Chute.
1959 – Xuất bản Actuelles 3,
gồm những bài viết về vấn đề Algérie từ 1939 đến 1958.
1960 – Mất ngày 4 tháng 1 vì tai nạn xe hơi.
(Theo Trần Thiện Đạo trong Giao cảm, Albert Camus, Trần Thiện Đạo dịch, (Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin, 2004)
Phụ lục 3:
Các dịch giả đã dịch tác phẩm của Albert Camus:
Nguyễn Văn Trung, Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi
Phúc, Vũ Đình Lưu, Trần Phong Giao, Trần Thiện Đạo, Bùi Giáng, Võ Lang,
Dương Kiền, Tuấn Minh, Bùi Ngọc Dung, Võ Văn Dung, Hoàng Văn Đức, Vương
Trân Nam, Nguyễn Thức.
ALEXANDRE FERON * TRẦN ĐỨC THẢO
Trần Đức Thảo là ai ?
Cuộc đời và sự nghiệp một triết gia Việt Nam
Alexandre FERON
Trở lại dự phóng trí thức đầy cao vọng và hành trình gian truân của
nhà triết học mác-xít Việt Nam, quá « chiến sĩ » trong con mắt các triết
gia, quá triết gia đối với các chiến sĩ, bươn chải trong những mâu
thuẫn của thế kỷ.
Tác giả bài này là Alexandre Féron đang làm luận án tiến sĩ triết
học. A. Féron nghiên cứu các mối quan hệ giữa chủ nghĩa Marx và hiện
tượng luận trong triết học Pháp, đặc biệt ở Sartre, Merleau-Ponty và
Trần Đức Thảo.
Ít ai nghe nói tới triết gia người Việt Trần Đức Thảo (1917-1993). Vài
người có thể đã nghe thấy tên ông : những ai quan tâm tới hiện tượng
luận có thể đã biết tới bài dẫn nhập xuất sắc về tác phẩm của Husserl mà
Trần Đức Thảo đã trình bày trong phần thứ nhất cuốn Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng
(Minh Tân, 1951) ; những người say mê theo dõi cuộc chiến tranh Đông
Dương có thể đã thấy tên ông trong danh sách những người tranh đấu cho
nên độc lập của Việt Nam ; với một số khác, Trần Đức Thảo được biết tới
như biểu tượng của một triết gia đã khước từ một sự nghiệp đại học đầy
hứa hẹn tại Pháp để về chiến khu Việt Bắc năm 1952, tham gia công cuộc
giải phóng đất nước. Còn đối với số đông, Trần Đức Thảo là một tên tuổi
xa lạ.
Điều đó không phải không có nguyên do. Trần Đức Thảo là giao điểm của
quá nhiều lập trường khác nhau và đối nghịch nhau, để người ta có thể
« đứng về phía » ông, để có thế ước muốn « phát hiện lại », hay « khôi
phục » danh tiếng cho ông. Ông quá « mác-xít » đối với những người theo
trường phái hiện tượng luận, và ngược lại, quá « hiện tượng luận » đối
với người mác-xít ; đối với những người « phi Stalin » thì ông lại quá
chính thống và « stalinien ». Quá « chiến sĩ tranh đấu » đối với giới
triết gia đại học, quá « triết gia » đối với những « chiến sĩ tranh
đấu ».
Điều lý thú chính là ở chỗ đó. Trần Đức Thảo đứng ở ngã tư của phần lớn
các mối mâu thuẫn xuyên suốt thế kỷ XX : chủ nghĩa thực dân, chỗ đứng
của người trí thức trong xã hội tư bản chủ nghĩa, các cuộc tranh luận về
chủ nghĩa Marx và đóng góp của nó đối với các trào lưu tư tưởng khác,
các cuộc đâu tranh giành độc lập dân tộc, rồi cuộc chiến tranh lạnh, vai
trò của trí thức trong một nước xã hội chủ nghĩa, quá trình diễn biến
của chủ nghĩa Marx tại những nước mênh danh « cộng sản », chủ nghĩa cộng
sản châu Á, vân vân. Toàn bộ cuộc đời của Trần Đức Thảo là một nỗ lực
đối mặt với những mâu thuẫn ấy, tìm cách vượt qua những mâu thuẫn của
chính mình đồng thời cũng là những mâu thuẫn của thời đại. Cuộc đời ấy
đậm chất bi kịch, bởi vì ông luôn luôn phải đụng độ với chúng, và cuối
cùng, người ta chỉ có thể đau buồn ghi nhận sự thất bại của ông : thất
bại chính trị và thất bại triết lý.
Mục đích của bài viết này là trình bày « cuộc đời và sự nghiệp » của
Trần Đức Thảo. Chính xác hơn, bài này có mục đích phân tích thao tác
giữa sự dấn thân vào thế kỷ của Trần Đức Thảo và sản phẩm lý luận của
ông. Chúng tôi muốn vạch ra rằng, sự nghiệp của Trần Đức Thảo là sản
phẩm cuộc đời ông như thế nào, với tư cách là cuộc đời ấy đã dấn thân
vào một thế giới cụ thể trong đó ông phải đối mặt với các mâu thuẫn của
nó.
Từ đứa con của một đất nước thuộc địa
tới sự tổng hợp chủ nghĩa Marx và hiện tượng luận (1917-1947)
Khởi đầu hành trình1
của Trần Đức Thảo có thể xem như chất liệu lý tưởng để biện minh cho
« thành quả tích cực » của công cuộc thuộc địa Pháp. Con một viên chức
bưu điện, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1917, Trần Đức Thảo là học sinh xuất
sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội) : giải nhì cuộc
thi triết học các trường trung học toàn quốc Pháp, đỗ tú tài Pháp năm
1935. Nhờ đó, năm 1936 được cấp học bổng của Phủ toàn quyền Đông Dương
sang Pháp học, chuẩn bị thi tuyển vào Ecole Normale Supérieure (Trường
cao đẳng sư phạm, phố Ulm, Paris, dưới đây sẽ viết tắt là ENS). Sau khi
theo học hai năm chuẩn bị tại trường trung học Louis-le-Grand và Henri
IV, Trần Đức Thảo trúng tuyển vào ENS năm 19392.
Nước Pháp đại bại năm 1940, sinh viên ENS sơ tán xuống thành phố
Clermont-Ferrand, tại đây Trần Đức Thảo (TĐT) gặp Jean Cavaillès. Nhờ
Cavaillès, TĐT khám phá tác phẩm của Edmund Husserl, người sáng lập học
thuyết hiện tượng luận. TĐT biên soạn một luận văn xuất sắc về « phương
pháp hiện tượng luận ở Edmund Husserl »3
và đậu thứ nhất đồng hạng trong cuộc thi tuyển thạc sĩ triết học năm
1943. Ông bắt đầu làm luận án tiến sĩ về Husserl, được vào biên chế
nghiên cứu viên ở CNRS (Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học), và sang
Louvain (Bỉ) làm việc một thời gian ở « Kho lưu trữ Husserl ». Con
đường giáo chức đại học và triết học xán lạn mở rộng trước mặt TĐT.
Nhưng dưới danh lộ ấy, người ta có thể đoán ra những giằng xé. Trước
tiên, phải nhắc lại một sự thật : đối với một người Việt Nam, vào được
giáo giới Pháp là một biệt lệ. Và ở mỗi đoạn đường, người ta không quên
nhắc nhở anh ta thân phận người dân thuộc địa của mình. Trong cuộc thi
tuyển vào ENS, TĐT đứng hàng thứ nhì, như với tư cách một người « dân
bảo hộ », nên mang số « 1 bis »4
trên danh sách, nghĩa là giữa số 1 và số 2 « thực thụ ». Đến khi ông
trở thành người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học,
thì Trần Đức Thảo « không được xếp hạng » -- nghĩa là không được tuyển
vào đội ngũ giáo sư. Đó là những cảnh ngộ góp phần tạo ra những « quái
vật » (chữ của TĐT) trong « giới ưu tú trí thức » các nước thuộc địa.
Đúng thế, họ sẽ bị giằng xé theo hai hướng khác nhau : trung thành với
nước Pháp do đã được đào tạo trong trường học và nền văn hoá Pháp5 và mặt khác, trung thành với tổ quốc của mình6.
Sự lựa
chọn ấy trở thành cần thiết vào những năm 1930, khi tình hình thuộc địa
trở nên gay go, sau những biến cố được gọi là « cuộc bùng nổ 1930 ».
Phải chọn, hoặc là nước Pháp7,
hoặc là tranh đấu cho một nước Việt Nam độc lập. Có lẽ trong thời kỳ
chiến tranh (thế giới lần thứ hai) TĐT đã chọn con đường đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân. Trong thập niên 1930, chống Pháp có hai hình thái :
quốc gia hay cộng sản. Khá nhanh chóng, Trần Đức Thảo chọn « chủ nghĩa
cộng sản, nghĩa là học thuyết định nghĩa sự bóc lột của chế độ thực dân
một cách chính xác, thanh lọc ra khỏi tình tự dân tộc mọi yếu tố bài
ngoại »8.
Khi bắt đầu hoạt động đấu tranh9 Trần Đức Thảo gần gũi nhóm trốt-kít GBL (Nhóm Bôn-sê-vic – Lê-nin-nít Đông Dương)10.
TĐT tham gia hoạt động của nhóm này trong giới lính thợ Việt Nam năm
1939 bị đưa sang Pháp để phục vụ chiến tranh, và năm sau, khi nước Pháp
chiến bại, được đưa vào các trại ONS (Ouvriers Non Spécialisés / Công
nhân không có nghiệp vụ chuyên môn). TĐT đóng vai trò quan trọng trong
nỗ lực tổ chức phong trào Việt kiều tại Pháp : tháng 12 năm 1944, tại
Đại hội Việt kiều tổ chức tại Avignon, TĐT được cử vào « ban tổng đại
diện » (40 người) và « uỷ ban trung ương » (15 người) và dường như đã
được bầu làm tống thư ký uỷ ban này. Ông tham gia tích cực vào việc soạn
thảo chương trình hành động và bản yêu sách. Trong một cuộc họp báo
tháng 9 năm 1945 – khi ấy, Hồ Chí Minh vừa tuyên bố Việt Nam độc lập –
có người hỏi quân đội viễn chinh Pháp sẽ được tiếp đón ra sao, TĐT trả
lời : « bằng súng ! ». Vốn đã bị mật thám theo dõi, sau cuộc họp báo
này, ngày 21 tháng 9, TĐT bị bắt và giam giữ tại nhà tù La Santé cho đến
tháng 12.1945. Được trả tự do, ông tiếp tục hoạt động. Người ta tình
nghi ông đã tổ chức việc công nhân bốc vác ở cảng Marseille không chịu
khuân vác vật tư chiến tranh sang Đông Dương.
Ở thời điểm này, Trần Đức Thảo đứng trên lập trường triết học nào ?
Trong thời kỳ nước Pháp vừa được giải phóng, những ai muốn kết hợp sự
dấn thân chính trị với tư duy triết học thường chọn lựa giữa hai phương
hướng chính : một bên là chủ nghĩa Marx « chính thống » (cộng sản hay
trốt-kít), một bên là chủ nghĩa hiện sinh đang tìm cách xích lại gần chủ
nghĩa Marx. Phương hướng thứ hai, tiêu biểu nhất là Maurice
Merleau-Ponty11,
một trong những ông thầy đầu tiên của Trần Đức Thảo. TĐT kể lại trong
thời kỳ thế chiến, khi làm « caïman » (hướng dẫn viên) ở trường ENS,
Merleau-Ponty thường trích đọc cho sinh viên nghe những đoạn trong luận
án của mình, và « thường nói rồi tất cả những điều này sẽ là sự tổng hợp
Husserl, Hegel và Marx »12.
Như vậy, có thể xác định cương lĩnh triết học đầu tiên của Trần Đức
Thảo là một nỗ lực tổng hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh13, điều này khá đặc thù của khuynh hướng thường được gọi là « chủ nghĩa Marx tây phương »14. Ở Trần Đức Thảo, nó bao hàm một hành vi kép. Trước tiên, là « xem lại một cách triệt để » chủ nghĩa Marx15.
Theo quan điểm này, chủ nghĩa Marx quá « máy móc », không quan tâm đầy
đủ tới các cấu trúc thượng tầng (bị coi là những ảo tưởng thuần tuý) và
thiếu một nền tảng nhận thức luận vững chắc. Những thiếu sót ấy có thể
được khắc phục nhờ phương pháp hiện tượng luận – và ngược lại, nhờ chủ
nghĩa Marx, hiện tượng luận sẽ tích hợp vào thực tiễn của nó các vấn đề
giai cấp, lịch sử và viễn tượng cách mạng. Tuy nhiên, và đây là hành vi
thứ nhì, sự « xem lại » thực ra là « trở về nguồn cảm hứng nguyên khôi »
của Marx – trở về nguồn cảm hứng nguyên khôi có nghĩa là « trở về
Marx », chống lại truyền thống mệnh danh là Marx. Có lẽ cũng là trở về
cảm hứng nguyên khôi của chính Marx : người ta muốn đối lập Marx
« già », « khoa học chủ nghĩa » của bộ Tư bản, với Marx « thời trẻ »,
rất « Hegel » -- mà những phân tích không những tương thích với sự diễn
giải hiện tượng luận, mà có hẳn một « chiều kích » hiện tượng luận.
Định hướng triết học này rất rõ trong những bài viết đầu tiên mà TĐT
công bố năm 1946 : « Marxisme et phénoménologie » (Chủ nghĩa Marx và
hiện tượng luận)16 (trong Revue internationale) và « Sur l’Indochine » (« Về Đông Dương », đăng trên tạp chí Les Temps Modernes).
Phải đọc chung cả hai bài, bài thứ nhất hiển thị khung cảnh khái niệm
và triết lý được huy động một cách mặc nhiên trong bài thứ nhì. Trong
hai bài viết, TĐT triển khai cái mà chúng ta có gọi là « lý luận cơ sở
hạ tầng của sự tồn tại » của ông. Ý tưởng chính là, trong chủ nghĩa
Marx, thiếu vắng sự trung gian giữa cơ sở hạ tầng kinh tế và các
cấu trức thượng tầng. TĐT cho rằng mình đã tìm thấy sự trung gian đó
trong cái mà Husserl gọi là « trải nghiệm tiền xác quyết », nghĩa là
trải nghiệm của ta về thế giới khi nó chưa được ý thức đầy đủ và được
phát biểu bằng ngôn ngữ. Mọi ý nghĩa hiển ngôn hay « thượng tầng kiến
trúc » (ở cấp độ ý thức, trong ngôn ngữ ; từ đó trong nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật, tôn giáo vân vân) đều phái sinh và bắt nguồn từ trải
nghiệm tiền xác quyết đó. Phân tích này liên quan tới điều mà Marx nói
về nghệ thuật Hy Lạp ở cuối bài Dẫn nhập 1857 :
« Nghệ thuật Hy Lạp có tiền đề là thần thoại Hy Lạp, nghĩa là thiên
nhiên và ngay cả các hình thái xã hội như chúng đã được hình thành một
cách nghệ thuật mà vô thức trong trí tưởng tượng của dân gian »17.
Như thế là nghệ thuật Hy Lạp (nghĩa là một ý nghĩa thượng tầng kiến
trúc) đã lấy nghĩa lý của nó (đối với người Hy Lạp) từ trải nghiệm tiền
xác quyết về thế giới của họ, nghĩa là từ « tưởng tượng dân gian », phần
lớn là ẩn ngôn hay vô thức, mà biểu hiện đầu tiên là thần thoại.
Nhưng Trần Đức Thảo cũng cẩn trọng nói rõ rằng phải hiểu cái trải nghiệm tiền xác quyết đó như là một thực tiễn (praxis)
tiền xác quyết : chính hành động của chúng ta trong cõi đời mới là nền
tảng cho mọi biểu hiện có ý thức của chúng ta. Và chính bởi vì thực tiễn
của chúng ta khác nhau, tuỳ theo các hình thái xã hội và phương thức
sản xuất mà thực tiễn đó diễn ra, nên có thể cho rằng chúng liên quan
tới những cấu trúc đó18.
Muốn hiểu các cấu trúc kinh tế của xã hội phản ánh như thế nào vào các
biểu hiện, thì phải đặt vào giữa hai yếu tố ấy một yếu tố trung gian :
đó là thực tiễn của các cá nhân, « hạ tầng kiến trúc hiện tồn ». Như
thế, chúng ta thấy rõ sự « xem xét lại » ấy muốn được coi là sự trở về
Marx thời trẻ, vì Trần Đức Thảo đưa ra hai điều : một là khái niệm thực tiễn, hai là sự phái sinh ra ý thức và các biểu hiện xuất phát từ hoạt động hiện thực của các cá nhân.
Chính trong khuôn khổ lý luận « hiện sinh chủ nghĩa » đó mà, trong xà
lim nhà tù La Santé, TĐT viết bài báo đầu tiên của ông về tình hình Đông
Dương19. Bài viết – sẽ được công bố tháng hai 1946 trên tạp chí Les Temps Modernes – được
viết ra vào lúc chiến tranh Đông Dương chưa thực sự bắt đầu : nhiều
cuộc đụng độ đã xảy ra giữa quân đội Pháp vừa đổ bộ và người Việt Nam,
nhưng tình hình chưa tới điểm không thể đảo ngược, mà còn ở trong quá
trình « thương lượng ». Trong phân tích của mình, TĐT muốn giải thích
tại sao người Pháp và người Việt Nam không « hiểu nhau » được. Họ sống
trong những « thế giới » khác nhau, bởi vì họ trải qua những nghiệm sinh
« tiền xác quyết » khác nhau : « Mỗi người có một cộng đồng nguồn gốc,
sinh ra trong đó, được giáo dục tuổi thơ trong đó. Người ta không thể từ
bỏ nó, bởi vì, thông qua cộng đồng ấy mà mỗi người chúng ta tắm mình trong cỗi rễ của cuộc sống »20. Vì thế, cùng một tình thế, một tuyên bố, một câu chữ, mỗi bên hiểu theo những ý nghĩa khác nhau.
« Đó là sự đối lập từ cốt lõi, xuất phát từ phương thức tồn tại, từ hai
cách sống và hiểu thế giới. Vấn đề không phải là thảo luận về một sự
kiện cụ thể nào đó nữa. Bản thân cuộc thảo luận là vô bổ, bởi vì mỗi sự
kiện đều được lí giải, được cảm nhận một cách khác nhau. Những
luận cứ mà người An Nam đưa ra để đòi độc lập, vào tới « chân trời » của
người Pháp, thì ngay lập tức, chúng mang một ý nghĩa khác, mâu thuẫn
với ý niệm độc lập ấy. Đó là một sự ngộ nhận cốt lõi, không có cách nào
giải thích để đánh tan nó được, bởi vì mỗi câu chữ đều bị hiểu theo
chiều hướng trái ngược với ý nghĩa mà nó được phát biểu. […] Cuộc đối
thoại diễn ra trong sự ngộ nhận vĩnh viễn, sự hiểu lầm hoàn toàn và vô
phương cứu chữa. Sự đối lập có trước sự diễn ngôn, nó ở bắt nguồn ở ngay
sự tồn tại, là nơi quy định ý nghĩa khả dĩ của ngôn từ »21.
Tuy nhiên, cần tránh hiểu sai điều mà Trần Đức Thảo muốn nói. Sự bất khả cảm thông không phải là điều bất khả về mặt pháp quyền. Nó chỉ liên quan tới tình hình thực tế :
trải nghiệm về thế giới của người dân thuộc địa khác người đi thực dân,
tức là liên quan tới cấu trúc của chế độ thực dân. Ở Trần Đức Thảo,
không có sự phủ nhận tính phổ quát. Ngược lại, điều ông mong ước, là
« người ta hãy vượt cao hơn chân trời riêng tư, hãy đứng ở quan điểm
nhân bản »22. Lập trường ấy của TĐT, chúng ta gặp lại trong giai thoại mà Louis Althusser kể lại :
« Ở Trường [ENS] tôi giao du với Trần Đức Thảo […]. Trong những bài
giảng riêng, Thảo giải thích cho chúng tôi : « Tất thẩy các bạn đều là
những người bình đẳng trên bình diện siêu việt. Là những bản ngã bình
đẳng »23.
Như thế là năm 1946, những mâu thuẫn mà Trần Đức Thảo mang nặng với tư
cách là thành viên của « giới trí thức thượng lưu » thuộc địa dường như
đã tìm thấy một vị trí cân bằng nhất định. Cuộc đấu tranh chống chế độ
thực dân Pháp được ông trải nghiệm như là sống trung thành với quê hương
và trung thành với nền giáo dục (« phổ quát chủ nghĩa » của Pháp).
Tương tự, lập trường triết học của TĐT cố gắng tổng hoà những quan niệm
triết học mà ông đã được học hỏi (hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh)
và những quan niệm của phong trào cách mạng quốc tế (chủ nghĩa Marx).
Tuy nhiên, tình hình chính trị diễn biến chẳng mấy lúc sẽ làm gián đoạn
thế cân bằng mỏng manh và đòi hỏi Trần Đức Thảo phải chọn lựa triệt để
hơn.
Vượt qua những mâu thuẫn của mình : Việt Minh và « chủ nghĩa duy vật biện chứng » (1947-1951)
Biến cố cơ bản trong cuộc đời TĐT diễn ra trong thời gian 1946-47. Đó là
sự dấn thân của TĐT vào lập trường của Việt Minh. Gặp Hồ Chí Minh trong
thời gian Hội nghị Fontainebleau (tháng bảy 1946) và chiến lược đoàn
kết dân tộc rộng rãi (của Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh) dường như
đã đóng vai trò quyết định trong sự lựa chọn này. Trần Đức Thảo đã lấy
khoảng cách đối với phong trào trốt-kít vào tháng bảy 1947 khi ông công
bố bài phê bình lập trường của Claude Lefort24 trên tạp chí Les Temps Modernes : « Về cách lý giải trốt-kít (sic) đối với các biến cố ở Đông Dương »25.
Mà ở Trần Đức Thảo, tiến trình chính trị và tiến trình triết học gắn
kết mật thiết với nhau : cũng trong thời gian này, ông lấy khoảng cách
với chủ nghĩa hiện sinh26
và tán thành cương lĩnh triết học cộng sản dưới ngọn cờ của « chủ nghĩa
duy vật biện chứng ». Hai động tác đó, chúng ta có thể hiểu là một nỗ
lực của Trần Đức Thảo nhằm giải quyết những mâu thuẫn phát xuất từ quá
trình đào tạo của mình, để tiến tới sự nhất quán đối với bản thân. Nỗ
lực thanh toán này diễn ra dưới hai hình thái kế tiếp nhau. Hình thái
đầu tiên mang « tính chất Pháp » (1947-1951) : gia nhập lập trường chính
trị và triết học của phong trào cộng sản. Tiếp theo đó, năm 1951, TĐT
quyết định trở về Việt Nam để tham gia công cuộc giải phóng dân tộc – sự
trở về ấy được ông trình bày hẳn hoi là để giải quyết những mâu thuẫn
trong bản thân27.
Một điều rất có ý nghĩa để hiểu sự chuyển hướng của TĐT về mặt triết học
là ông đã thay thế danh từ « chủ nghĩa Marx » bằng cụm từ « chủ nghĩa
duy vật biện chứng ». Cụm từ này vắng bóng trong tác phẩm của Marx, chỉ
nở rộ từ những năm 1930 trở đi khi triết học ở Liên Xô bị Stalin-hoá28. Công
thức này hàm ý tách biệt với quan niệm máy móc và phi biện chứng về chủ
nghĩa Marx của Đệ nhị Quốc tế. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là khẩu hiệu
của chương trình nghiên cứu khoa học mà Liên Xô đã khởi xướng nhằm tập
hợp toàn bộ tri thức dưới ngọn cờ của « chủ nghĩa duy vật biện chứng »29.
Sử dụng công thức ấy, TĐT chỉ rõ sự hướng ứng chương trình nghiên cứu
này về mặt triết học – dù cho ông vẫn không chấp nhận sự « đóng khung »
mà học thuật chính thống của Liên Xô muốn áp đặt.
Năm 1948, Trần Đức Thảo hoạch định một dự án triết học mà ông sẽ đeo
đuổi cho đến tận cuối đời : đi tới sự thông hiểu con người một cách
mác-xít ; nói khác đi, kiến lập một nền tâm lý học và nhân học mác-xít.
Sự hiểu thấu con người đòi hỏi cùng một lúc hai điều thoạt trông mâu
thuẫn với nhau. Trước tiên là một đòi hỏi « bản thể luận » : nó phải
tiến hành trong khuôn khổ duy vật chủ nghĩa – nghĩa là đoạn tuyệt với
mọi hình thái nhị nguyên luận. Sau đó, một đòi hỏi có thể gọi là « hiện
tượng luận » : thừa nhận tính khu biệt của ý thức con người. Một mặt
phải cho thấy con người là một sản phẩm của tiến hoá tự nhiên –
theo ý nghĩa đó, phải « tự nhiên hoá » con người với chứng minh rằng
giữa con người và sự sống nói chung có một sự liên tục. Nhưng mặt khác,
không thể bỏ qua sự khác biệt đặc thù của con người, nghĩa là phải chứng
minh rằng sự tiến hoá không đơn thuần là sự liên tục, mà là sự sản sinh
những cấu trúc mới, theo cái mà đôi khi người ta gọi là « lôgic của sự
xuất hiện ». Tóm lại, tiến hoá không tuyến tính và máy móc, mà biện chứng. Năm 1948, TĐT đã tóm tắt như sau cái « dự án » mà ông nói « đã thai nghén từ năm 1948 » :
« nắm bắt từ sâu thẳm sự tạo sinh và phát triển của ý thức khởi đầu từ sản xuất vật chất »30
Và như thế, công thức « chủ nghĩa duy vật biện chứng » tương ứng hoàn toàn với chương trình nghiên cứu mà ông triển khai.
Bước thực hiện đầu tiên là bài báo công bố năm 1948 trên Les Temps Modernes : « Hiện tượng học Tinh thần trong nội dung hiện thực của nó »31. Bài này kiểm điểm lại tác phẩm của Alexandre Kojève Introduction à la lecture de Hegel (Dẫn nhập đọc Hegel)
ghi chép các bài giảng nổi tiếng của ông cho sinh viên trong thời gian
1933-1939. Các bài giảng này giữ một vai trò cơ bản đối với thế hệ hiện
sinh chủ nghĩa sau thế chiến32
(Sartre, Merleau-Ponty, Simone de Beauvoir) trong chừng mực là Kojève
đã đề ra một phương thức hiện sinh chủ nghĩa và nhân học để « đọc »
Hegel mà ông đã « mác-xít hoá » (chẳng hạn bằng cách nhấn mạnh tới
« thời điểm » đấu tranh một mất một còn giữa chủ nô lệ và người nô lệ),
và mặt khác, Kojève cũng đề ra một cách « đọc » Marx theo hơi hướm Hegel
thông qua những trước tác thời trẻ của Marx. Trần Đức Thảo cho rằng,
thông qua sự phê phán cách đọc Hegel một cách hiện sinh chủ nghĩa của
Kojève, ông đã đoạn tuyệt về mặt triết học với chủ nghĩa hiện sinh và
khẳng định dự án triết học của chính mình33.
Điểm chủ yếu mà Trần Đức Thảo nêu ra trong khi phê phán Kojève là nhắm
vào « chủ nghĩa nhị nguyên » : Kojève phân biệt sự ngự trị của con người
với sự ngự trị của tự nhiên, để khằng định chỉ có biện chứng là biện
chứng nhân tính, nghĩa là biện chứng trong quan hệ giữa con người và thế
giới, giữa con người và tha nhân. Kojève phủ nhận mọi khả năng « biện
chứng của tự nhiên ». Đối với Trần Đức Thảo thì ngược lại, cho dù cần
thừa nhận có sự khác biệt giữa ý thức và vật chất, cũng không thể nâng sự khác biệt ấy thành một dị biệt bản thể học
giữa hai thể loại hiện hữu. Cần phải coi ý thức là một cấu trúc mới, do
biện chứng tự nhiên tạo sinh ra ; từ đó vượt qua sự nhị nguyên phi biện
chứng bằng một thứ « chủ nghĩa nhất nguyên duy vật ».
Đây là một đổi thay quan trọng trong cách đặt vấn đề triết học của Trần
Đức Thảo. Khi ông tìm cách tổng hợp hiện tượng luận và chủ nghĩa Marx,
thì chủ yếu có thể nói là tiếp cận vấn đề đặt nền tảng. Tức là tìm hiểu nền tảng của mối quan hệ giữa hạ tầng và thượng tầng cấu trúc. Còn từ nay trở đi, cái phải tìm hiểu là sự tạo sinh, sự hình thành. Phải tìm lại sự sinh thành hiện thực đi từ tính vật thể phi ý thức tới tính vật thể ý thức.
Sự sinh thành ấy được TĐT trình bày trong phần thứ nhì của tác phẩm Phénoménologie et matérialisme dialectique34.
Trong phần này, nhan đề « Biện chứng của vận động hiện thực », khoảng
một trăm trang, TĐT vẽ lại toàn bộ quá trình tiến hoá, từ những vi sinh
vật đơn bào đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Có thể nói một
trong những nội dung chính của phần này là làm sáng tỏ hai điều mà Marx
đã khẳng định trong Hệ tư tưởng Đức. Đầu tiên là thử tìm hiểu quá
trình tạo sinh hiện thực của « cái tiền giả định số một cho mọi lịch sử
nhân loại », tức là « cơ sở tự nhiên » của mọi lịch sử nhân loại, nghĩa
là « sự tồn tại của những con người sinh sống […], thể chất thân xác
của những cá nhân ấy, quan hệ mà thể chất ấy tạo ra đối với cõi tự nhiên
còn lại […], sự cấu tạo thân thể của chính con người »35.
Và như thế, Trần Đức Thảo đã chỉ rõ, trong quá trình tiến hoá, mối
tương quan với ngoại giới (đặc trưng của sự sống) luôn luôn vượt quá
những hạn chế của bản thân, để đạt tới – trong trường hợp con người –
« ý thức về đối tượng » và khả năng sản sinh ra những phương tiện sản
xuất của chính mình. Có cả một biện chứng trong quá trình tiến hoá : các
sinh vật cấp cao tích hợp được những cấu trúc đặc trưng của những sinh
vập cấp thấp, song đồng thời mang lại cho chúng một ý nghĩa mới (tức là
có sự vượt qua các cấu trúc cấp thấp một cách biện chứng).
Tiếp theo là tìm hiểu mối tương quan giữa ý thức và tồn tại. Nghĩa là
thiết lập, trên bình diện vật thể và sinh học, điều mà Marx chỉ đơn
thuần khẳng định trong Hệ tư tưởng Đức : « không phải là ý thức quy định cuộc sống, mà chính là cuộc sống quy định ý thức »36.
Và Trần Đức Thảo tìm cách chỉ rõ, ngay từ cấp độ của sự sống, hay cái
mà ông gọi là « tâm lý giác quan – động cơ » (psychisme sensori-moteur),
cấu trúc của các sinh vật (« hạ tầng cơ sở » sinh học) quy định như thế
nào các hành xử của chúng (« thực tiễn » (praxis) của chúng, nghĩa là
những điều chúng biết làm), và quy định cái cách mà « thế giới » hiện ra
đối với chúng (« thượng tầng cấu trúc ») : « ý thức »37 động vật chỉ là một cách diễn ý một loại hình ứng xử hiện thực. Điều mà TĐT chỉ rõ là sự ý tưởng hoá này là sản phẩm của một sự cấm đoán hay trấn áp
các ứng xử : mỗi loại hình sinh vật chỉ « ý thức » được những loại hình
ứng xử mà nó có thể trấn áp được. Như thế có nghĩa là có một độ vênh
giữa cái gì mà sinh vật có thể làm và cái mà nó « có ý thức », giữa
« hành vi hiện thực » và « ý nghĩa nghiệm sinh » : hành động bao giờ
cũng vượt qua sự biểu hiện của hành động. Ở cấp độ sự sống, như thế TĐT
đã xác lập được tính thứ yếu của ý thức đối với tồn tại (cuộc sống), và
đồng thời, độ vênh giữa ý thức và hành động – hai nguyên lý nền tảng của
phương pháp duy vật mà Marx trình bày trong Hệ tư tưởng Đức.
Cuối cùng, khi chuyển sang cấp độ ý thức con người, TĐT xác lập hai hiện
tượng. Trước hết, liên quan tới sự vênh giữa cấu trúc ứng xử và sự biểu
hiện, TĐT cho thấy, đứng về mặt khách quan, đặc điểm của sinh hoạt con
người là sinh hoạt sản xuất, là lao động sản xuất ra giá trị sử dụng. Mà
giá trị sử dụng tự nó là giá trị sử dụng đối với mọi người ; hoạt động sản xuất do đó là một hoạt động trực tiếp có tính chất xã hội.
Nhưng con người chưa ý thức được tính xã hội của lao động mà mình làm
ra, và mới chỉ coi nó gắn liền với hình thái sở hữu. Quyền sở hữu là sự
chối bỏ chiều kích xã hội của mọi lao động, dưới dạng thức loại trừ và
chiếm đoạt. Đối với Trần Đức Thảo, chủ nghĩa cộng sản là thời điểm mà
con người ý thức được hoạt động của mình như một hoạt động phổ quát.
Điều thứ hai mà TĐT xác lập, ở cấp độ ý thức con người, là cách thức mà sự ý tưởng hoá (idéalisation) – đặc điểm của mọi hình thái « ý thức » -- trở thành chủ nghĩa duy tâm (idéalisme),
nghĩa là biểu hiện sự dị biệt và sự tự lập giữa ý thức và vật chất. Đặc
trưng của ý thức con người là « quên nguồn gốc » vật chất của mình
trong thực tiễn : sự ức chế gắn liền với mọi « ý thức » do đó trở nên
« chối bỏ » (dé-négation)38. Con người tự biểu diễn một cách xuyên tạc như là một ý thức thuần tuý, tách biệt khỏi vật chất.
Như thế là trong thời gian từ 1947 đến 1951, lập trường chính trị và
triết học của Trần Đức Thảo đã đảo lộn. Chúng tôi đã thử tìm thấy ở đó
một nỗ lực nhằm vượt qua những mâu thuẫn trong lập trường trước đó của
ông. Nhưng chẳng mấy lúc, TĐT phải đối mặt với một mâu thuẫn quan trọng
hơn nữa : mâu thuẫn giữa vị thế trí thức ở Pháp và việc ông ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Ông đã đề cập tới điều này khi nói về việc viết Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng :
« Chỉ riêng lập trường nguyên tắc, được khẳng định dứt khoát, cũng đủ để
khiến tôi quyết tâm trở về nước. Tôi phải làm cho cuộc sống hài hoà với
triết lý, phải hành động thực sự, đáp ứng những kết luận về lý thuyết
của tác phẩm này »39.
Thế là năm 1951, Trần Đức Thảo quyết định trở về Việt Nam, rời bỏ môi
trường trí thức Pháp mà ông đã sống trong đó suốt mười lăm năm.
Trở về Việt Nam : sự tổng hợp bất khả (1952-85)
Cách mạng Việt Nam như là « con đường giải đáp »40 (1952-58)
Có thể hình dung bầu không khí phấn khởi bao trùm cuộc hồi hương. Nhưng
khó biết sau đó, trong những năm đầu, TĐT đã sống như thế nào, vì ngay
từ đầu, cuộc trở về ấy mang dấu ấn của ngộ nhận. Từ đó đến năm 1958, có
thể thấy rõ ba thời điểm41.
Trần Đức Thảo về tới Việt Bắc42
năm 1952 vào lúc chiến tranh Đông Dương đang diễn ra. Ông được cử vào
những công tác phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đầu tiên là soạn hai bản báo
cáo (về các xí nghiệp và về hệ thống giáo dục), sau đó làm việc ở văn
phòng Tổng bí thư Đảng Trường Chinh để dịch các tác phẩm của nhà lãnh
đạo. Một vài chứng nhân (như Tô Hoài) mô tả TĐT « ngây thơ và hăng
hái » : không mặc Âu phục, ngủ không dùng màn (do đó bị sốt rét). Chứng
tỏ TĐT quyết chí biến cải quan hệ của mình với thế giới, đoạn tuyệt với
quá trình đào tạo ở phương Tây, để « trở (lại) thành » con người mà lẽ
ra ông đã trở thành nếu không trải qua nhà trường thực dân.
Nhưng đến năm 1953 mới xảy ra « chấn thương khởi đầu »43 :
ông được cử vào một đội cải cách ruộng đất. Sự thật là Trần Đức Thảo về
nước vào lúc mà chủ nghĩa Mao, sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc
tháng 10 năm 1949, chiếm một vị trí quan trọng. Đã qua rồi thời kỳ của
khẩu hiệu đoàn kết toàn dân chống Pháp. Mục tiêu mà Trường Chinh (người
chủ trì bước ngoặt mao-ít) nói trắng ra là « vạch ra một đường ranh, tạo
ra một chấn động tập thể ». Chúng ta không có một chứng từ nào về những
gì Trần Đức Thảo đã làm, đã thấy hay đã chịu đựng trong thời gian này.
Chỉ biết, theo Philippe Papin, ông đã « ở địa điểm xấu nhất trong thời
điểm xấu nhất ».
Rồi, khi chiến tranh Đông Dương kết thúc năm 1954, dường như mở ra một
thời kỳ yên ả hơn trước. TĐT trở lại công tác đại học. Đầu tiên là giảng
viên lịch sử cổ đại ở Trường đại học Hà Nội (1954-1955), sau đó là giáo
sư lịch sử triết học (năm 1955). Năm 1956, ông lại được cử làm chủ
nhiệm khoa Sử. Trần Đức Thảo mặc áo trấn thủ, giảng giáo trình « lịch sử
tư tưởng trước Marx »44.
Những bài giảng này rất đáng chú ý, một mặt vì cách diễn giải lịch sử
triết học của tác giả, mặt khác vì nỗ lực biên dịch và tân tạo những
khái niệm triết học tây phương sang tiếng Việt.
Thay đổi lớn trong thao tác trí tuệ nằm ở chỗ tác giả từ bỏ sử dụng
tiếng Pháp. Trong một ý nghĩa nhất định, ông lặp lại về mặt lý thuyết
cái gì mà đợt chỉnh huấn đã tiến hành về mặt thực tiễn. Các bài ông viết
trong giai đoạn này đều bằng tiếng Việt45.
Đại để có thể xếp thành hai loại : năm bài viết về lịch sử và văn học
Việt Nam, và hai bài tiếp nối những trước tác duy vật chủ nghĩa về ý
thức, « Nguồn gốc ý thức trong tiến hoá của hệ thần kinh » (1955).
Năm 1956, tình hình trí thức Việt Nam sẽ đảo lộn lớn. Toàn bộ thế giới
« xã hội chủ nghĩa » có phong trào « cởi mở » : « tan băng » và « giải
Stalin hoá » ở Liên Xô, « trăm hoa đua nở » ở Trung Quốc. Ở Việt Nam,
giới trí thức càng phấn khởi hơn nữa vì từ khi chiến tranh chấm dứt, họ
cảm thấy không cần phải đi theo đường lối chỉ đạo chính trị nữa. Hai tạp
chí ra đời trong bối cảnh đó, « Nhân văn » và « Giai phẩm », đi tiền
phong trong phong trào phê phán. Trần Đức Thảo tham gia phong trào này.
Ông đã tìm ra một người để dịch sang tiếng Việt văn kiện (của Trung
Quốc) về « Trăm hoa đua nở ». Ông công bố hai bài viết. Bài đầu, « Nội
dung xã hội và hình thức tự do » (tháng 10.1956), bàn về mối tương quan
giữa tự do cá nhân và tập thể trong chủ nghĩa xã hội : chủ nghĩa cộng
sản không phải là sự phủ nhận, mà ngược lại, sự thực hiện tự do.
Bài thứ nhì, « Phát triển tự do và dân chủ » (tháng 12.1956), mạnh dạn
hơn, phê phán sự quan liêu hoá của chế độ và những « sai lầm » trong cải
cách ruộng đất.
Hai bài viết này sẽ quy định số phận của Trần Đức Thảo từ đó cho đến
cuối đời. Tuy chỉ đóng một vai trò hạn chế trong phong trào, Trần Đức
Thảo bị biến thành vật tế thần trong đợt đấu tranh mà Đảng phát động
chống lại « chủ nghĩa xét lại ». Tháng 12.1956, ông bị cách chức ở
trường đại học và bị đem ra đấu tố ở trường trong tháng ba và tháng tư
1957. Đồng thời, báo chí đăng một loạt bài chỉ trích ông. TĐT bị lên án
là « trốt-kít » do quá khứ trước đó. Tháng sáu 1957, ông bị Ban tư tưởng
và văn hoá trung ương quy là « phần tử phản quốc, chống chủ nghĩa xã
hội ». Người ta kết án ông là « mất gốc », xa rời « nhân dân ». Tháng
năm 1958, TĐT đọc bản tự kiểm thảo, nhưng bị coi là chưa đủ. Từ đây bắt
đầu một cuộc lưu đầy dài hạn « trên quê hương ».
Lưu đày trên quê hương (1958-85)
Chúng ta có rất ít thông tin về cuộc sống của ông trong giai đoạn này.
Từ 1958 đến 1961, Trần Đức Thảo được gửi đi cải tạo tại một nông trường.
Trở về Hà Nội năm 1961, ông không còn biên chế cán bộ đại học, không có
chỗ ở. Chỉ được một chỗ làm tạm bợ là « cộng tác viên ngoài biên chế »
của nhà xuất bản Sự Thật, dịch văn kiện. Cuộc sống càng khó khăn hơn nữa
khi cuộc chiến tranh chống Mỹ (1964-1975) làm cho tình hình vật chất
miền Bắc Việt Nam chật vật hơn. Trước kia mơ ước đem trí tuệ phục vụ
cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nay ông bị
gạt ra ngoài lề và trở nên vô dụng. Song ông không bao giờ li khai.
Ngược lại, dường như ông vẫn mong chờ được « khôi phục ».
TĐT làm việc trong những điều kiện khó khăn, cô độc. Song người ta cũng
còn cho phép ông được đọc một số ấn bản nước ngoài, nhưng không đủ để có
thể theo dõi sinh hoạt trí thức ở Châu Âu. Dường như khi đi Việt Nam,
Olivier Todd được Sartre nhờ tìm cách liên hệ với Trần Đức Thảo. Todd có
thử, nhưng không thành. Tuy nhiên, rõ ràng là TĐT tìm người đối thoại,
như ta thấy rõ trong một lá thư đi kèm bài viết gửi cho tạp chí La Pensée :
« Các bạn biết rằng bên này chúng tôi hầu như không nhận được gì xuất
bản ở Pháp. Có thể nào các bạn cho tôi biết có bài nào phê bình tôi
không ? Điều này sẽ giúp tôi nhiều để tiếp tục nghiên cứu »46.
Không có bài nào của Trần Đức Thảo công bố ở Việt Nam trong thời kỳ này,
nhưng người ta để cho ông gửi sang Pháp một số bài viết cho các tạp chí
cộng sản La Pensée (Tư duy) et Nouvelle critique (Phê bình mới).
Tuy khó khăn như vậy, thập niên 1960 đối với Trần Đức Thảo là thời ký
tái khởi động hoạt động triết học sáng tạo. Dự án triết học của ông vẫn
là dự án 1948 : nắm bắt sự tạo sinh hiện thực của ý thức khởi đi từ vật
chất. Tuy nhiên, ông cho rằng Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng
không thực hiện được dự phóng này một cách thoả đáng. Thật vậy, như ông
giải thích trong một bài viết 1974, những phân tích trong tác phẩm này
chỉ mang lại « những kết quả thực thụ cho việc hiểu biết ứng xử của động
vật »47.
Ngược lại, tất cả những gì liên quan tới « phân tích hiện thực con
người » đều phải làm lại. Vì trong cuốn này, ông bị quá tù túng trong
chủ nghĩa duy tâm của Husserl và Hegel. Tóm lại, « Chỉ còn một cách là
làm lại từ đầu »48.
Cho đến những năm 1980, công trình nghiên cứu phân bố theo hai hướng.
Hướng thứ nhất là phân tích phép biện chứng, cụ thể là quan hệ giữa
Hegel và Marx. Ông đọc lại những trước tác của Marx và Hegel để tìm hiểu
tính chất thực sự của sự đảo ngược mà Marx đã thực hiện trên phép biện
chứng của Hegel. Ông nghĩ rằng nhờ đó ông sẽ tìm ra cách mà chính ông
phải làm để thoát ra khỏi ảnh hưởng của hiện tượng luận. Nghiên cứu này
dẫn tới kết quả là bài « Noyau rationnel de la dialectique de Hegel »
(Hạt nhân lý tính trong biện chứng của Hegel)49
(1965), và cách đặt vấn đề được xem xét trong bài viết năm 1974 « De la
phénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience (I) » (Từ
hiện tượng luận đến biện chứng duy vật của ý thức (I)).
Nhưng hướng nghiên cứu chủ yếu của TĐT là hoạch định trở lại sự phân
tích ý thức theo phương pháp duy vật chủ nghĩa. Thay đổi quan trọng nhất
là ông đánh giá lại chỗ đứng của ngôn ngữ đối với ý thức. Trong Phénoménologie et matérialisme dialectique, ngôn ngữ chỉ đóng vai trò thứ yếu trong sự kiến tạo ý thức con người, còn từ nay ngôn ngữ được coi là « hiện thực trực tiếp »50
của ý thức. Để hiểu được sự quá độ từ « tâm lý cảm quan – động cơ » của
động vật tới ý thức con người, do đó phải phân tích quá trình làm chủ
ngôn ngữ. Vì vậy mà ông đặt tên tác phẩm thứ nhì là : Nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức51.
Ông lặp lại cách tiếp cận sự tạo sinh, nhưng từ nay trở đi, muốn hiểu
sự tạo sinh của ý thức, phải hiểu sự tạo sinh của ngôn ngữ.
Trước tiên, tác phẩm này là một đóng góp quan trọng vào quan niệm « duy
vật » hay « mác-xít » về ngôn ngữ. Phê phán các quan niệm cấu trúc luận
(de Saussure, Jakobson) theo đó ngôn ngữ chỉ có hệ quy chiếu là chính
nó, Trần Đức Thảo khẳng định cần phải hiểu ngôn ngữ từ chức năng quy
chiếu của nó52.
Đối với ông, yếu tố nguyên khởi của ngôn ngữ là sự thủ đắc cái mà ông
gọi là « động tác chỉ trỏ », nghĩa là khả năng của con người chỉ định
một vật thể như là ngoại giới. Sự thủ đắc cái « hình thái nguyên khởi
của ý thức » này mở đầu cho sự thoát ra khỏi tính động vật với sự xuất
hiện của những « người vượn » (préhominien, australopithèque, người hoá
thạch phát hiện ở Nam Phi). Sau đó, sự phát triển của công cụ và của
ngôn ngữ đánh dấu những giai đoạn tiếp nối trong dây chuyền tiến hoá,
cho tới sự xuất hiện của con người hiện đại. Để thử tìm hiểu các giai
đoạn khác nhau của quá trình tạo sinh này, Trần Đức Thảo xây dựng một
ngôn ngữ hình thức, bắt đầu từ ba yếu tố cơ bản : « cái này » (đọng tác
chỉ trỏ, ceci « C »), « hình dạng » (forme « F ») và « vận động » (mouvement
« M »). Thông qua các sự kết hợp ba yếu tố cơ bản ấy, ngôn ngữ của con
người hiện đại từng bước được hình thành. Và như thế, công trình nghiên
cứu của Trần Đức Thảo vừa đóng góp vào một lý thuyết duy vật về ngôn
ngữ, vừa đóng góp vào một quan niệm duy vật của « nhân – tạo sinh học »
hay là sự « nhân hoá ».
Trong tác phẩm này, TĐT dẫn nhập một khái niệm mác-xít, là « ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực »53.
Đó là tập hợp những ý nghĩa khách quan cấu thành ý thức một cách độc
lập, trong hoạt động vật chất của con người. Khái niệm này thay thế khái
niệm « trải nghiệm tiền xác quyết » : trong khi trải nghiệm này có tính
chất cá thể và « câm lặng » (có trước mọi phát biểu), thì khái niệm
« ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực » cho phép ta chỉ định kích thước xã
hội trực tiếp của đời người, vốn đã ngụp lặn trong tổng thể những ý
nghĩa mà xã hội đã tạo thành.
Những cuộc đấu tranh cuối cùng của Trần Đức Thảo (1985-1993)
Tình hình Trần Đức Thảo đã được cải thiện trong những năm 1980. Một lần
nữa, đó là hậu quả của thời thế quốc tế, với cuộc perestroika bắt đầu ở
Liên Xô. Vào cuối thập niên, Trần Đức Thảo lại trở lại thành một nhân
vật ít nhiều quan trọng về mặt chính trị. Cũng nhờ đó mà ông hoạt động
trở lại về mặt triết học.
Ông dành một phần công trình nghiên cứu vào việc tổng kết có tình chất phê phán chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao. Trong La philosophie de Staline (Triết học Stalin), viết năm 1986, Trần Đức Thảo phân tích tác phẩm Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
của Stalin để chứng minh rằng thế giới quan của Stalin dựa trên một
quan niệm phi biện chứng. Nói một cách tổng quát, chủ nghĩa Stalin sa
vào chủ nghĩa nhị nguyên, và không hiểu thế nào là biện chứng : nó không
thấy rằng mọi sự xoá bỏ biện chứng đồng thời cũng là duy trì – đây là
nhân tố quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bởi vì vấn
đề không phải là đơn thuần phủ nhận sạch trơn xã hội tư bản chủ nghĩa,
mà là « vượt qua » nó một cách biện chứng. Đấu tranh chống lại chủ nghĩa
Stalin và chủ nghĩa Mao, đặc biệt trong cuốn Vấn đề con người và « lý luận không có con người »54 (1988), Trần Đức Thảo đồng thời bảo vệ một « chủ nghĩa nhân bản mác-xít ».
Song song với công việc này, Trần Đức Thảo trở lại, lần thứ ba, dự án 1948. Ông biên soạn cuốn La Formation de l’homme (Sự hình thành của con người) và viết hai bài công bố trên tạp chí La Pensée : một bài về « Sự phát sinh con người đầu tiên »55 và bài kia « Biện chứng lôgic trong sự tạo tác bộ Tư Bản »56.
Vẫn là tìm hiểu một cách biện chứng sự quá độ từ một hình thái này sang
hình thái khác (từ động vật đến con người ; từ chủ nghĩa phong kiến đến
chủ nghĩa tư bản ; từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa cộng sản).
Liên Xô sụp đổ năm 1991, tình hình chính trị Việt Nam lại bịt siết chặt.
Những người ủng hộ perestroika như Trần Đức Thảo lại bị khó khăn. Chính
trong bối cảnh này mà ông sang Pháp – trở lại nước Pháp sau bốn mươi
năm trời xa cách. Lý do đi Pháp lần này có nhiều « phiên bản » giải
thích : hình như chính Trần Đức Thảo nói rằng người ta gửi ông sang Pháp
để cho Đảng cộng sản Pháp « xét xử »57
trong một vụ án chính trị. Nhưng cũng nên biết rằng vào cuối đời, mặc
cảm bị truy bức của ông đã thật sự trở thành paranoïa. Thật vậy,
Philippe Papin đã tìm ra một văn bản chính thức của Văn phòng Trung ương
ĐCS cử Trần Đức Thảo sang Pháp làm « công tác chính trị chính thức »,
chi phí « do Đảng đài thọ ». Ông được xếp ở chiêu đãi sở của đại sứ quán
Việt Nam. Dường như « công tác » ông được giao phó là biện hộ cho lập
trường của chính quyền về vụ « Nhân văn – Giai phẩm ». Đến Paris, TĐT
bắt liên lạc lại với những bạn cũ trong giới triết học (Jean-Toussaint
Desanti, Paul Ricoeur, Maurice de Gandillac), nhưng lánh xa các môn đệ
của Althusser. Ông đã thuyết trình một số buổi (ở Đại học Paris VII về
triết lý Stalin, ở ENS về Husserl ; một buổi khác về cuốn Recherches sur l’origine du langage et de la conscience),
và bắt đầu viết tác phẩm triết học thứ ba của mình. Trong cuốn này, TĐT
nối tiếp Husserl và Hegel khi trở lại đề tài ông đã viết trong Phénoménologie et matérialisme dialectique về thời gian hoá và về cái mà ông gọi là « Hiện tại sinh động »58.
Ông còn muốn cập nhật hoá những phát hiện mới nhất trong sinh học và
nhân học, chắc vẫn theo đuổi mục tiêu dự án 1948. Nhưng, tình hình sức
khoẻ thể chất và tâm lý của ông đã xấu đi. Sau khi bị ngã, ông được đưa
vào bệnh viện Broussais và tạ thế ngày 24 tháng tư năm 1993.
Số phận của Trần Đức Thảo có một chiều kích bi thảm không thể chối cãi.
Bi thảm trước hết là sự thất bại về chính trị : như biết bao người khác,
TĐT đã dấn thân hết mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản để
rồi vấp phải sự cứng nhắc của chủ nghĩa Stalin và những chế độ quan
liêu. Sự hy sinh của ông rốt cuộc không mang lại thành quả chính trị
nào. Còn sự nghiệp triết học thì khó đánh giá hơn. Tuy một phần sự
nghiệp của ông đã được tiến hành dưới chế độ kiểm duyệt hay tự kiểm
duyệt chính trị, TĐT đã cố gắng tiến hành những nghiên cứu độc đáo trong
những lãnh vực mà chủ nghĩa Marx ít quan tâm (tìm hiểu ngôn ngữ, nhân –
tạo sinh học, tiến hoá…). Trong lãnh vực triết học, thất bại chủ yếu
nằm ở chỗ sinh thời ông không có người đối thoại (do đó mà các nghiên
cứu thường lặp đi lặp lại) và ở chỗ hầu như công trình của ông không
được đọc và nghiên cứu.
Nhưng không thể biết trước số phận sau này sẽ ra sao. Ở Việt Nam, dường
như ông đã được khôi phục ở mức độ nhất định : năm 2001, « giải thưởng
Hồ Chí Minh » được trao cho tên ông. Cần nói thêm là đại bộ phận những
trước tác lý luận của ông từ thập niên 1960 chưa hề được công bố. Người
ta ước tính hình như có hơn 8 000 trang bản thảo chưa công bố, bản nháp,
ghi chép… của ông trong một kho lưu trữ ở Việt Nam. Biết đâu một bộ
phận quan trọng trong tư tưởng của Trần Đức Thảo còn chưa được phát
hiện ?
Alexandre FERON
Bản dịch của Nguyễn Ngọc Giao
Bài viết này được công bố theo quy ước Creative Commons, tự do phát
tán, và Copyleft. Có thể tự do xuất bản và chia sẻ trong mục đích phi
thương mại, với điều kiện không thay đổi văn bản và phải nêu rõ tên tác
giả, và ghi rõ địa chỉ URL nguồn của văn bản này :
ngày : 05/02/2014 - 22:11
Alexandre Féron [6]
Nối kết :
[1] http://www.contretemps.eu/interventions [2] http://www.contretemps.eu/interventions/qui-est-tr%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BB%A9c-th%E1%BA%A3o%C2%A0-vie-%C5%93uvre-dun-philosophe-vietnamien [3] http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=832; [4] http://books.openedition.org/editionsulm/673 [5] http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=830 [6] http://www.contretemps.eu/auteurs/alexandre-f%C3%A9ron |
1
Những thông tin về tiểu sử Trần Đức Thảo, chúng tôi dựa theo hai bản tự
truyện (« Note biographique », năm 1984, công bố trên tạp chí Les Temps Modernes, 1993 ; lời tựa cuốn La Formation de l’homme, 1986) và bài viết của Daniel Hémery « Trần Đức Thảo. Itinéraire I. Premier exil » (đọc tại Hội thảo về Trần Đức Thảo : http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=832; [3] bản viết của bài này được đăng trong cuốn BENOIST, Jocelyn et Espagne, Michel (chủ biên), L’itinéraire de Trần Đức Thảo. Phénoménologie et transferts culturels, Armand Colin, 2013) và TRỊNH Văn Thảo, Les Compagnons de route de Ho Chi Minh. Histoire d’un engagement intellectuel au Vietnam, Karthala, 2004.
2 Cùng khoá với Louis Althusser.
3
Đây là lời bình của Jean Cavaillès : « Ô. Thảo đã đọc toàn bộ tác phẩm
được công bố của Husserl, một số tác phẩm chưa công bố, và những bài
bình luận chủ yếu. Luận văn của TĐT là một trong những công trình nghiên
cứu xuất sắc nhất ở Pháp về Husserl và vượt xa trình độ luận văn tốt
nghiệp bình thường. Nó phản ánh những kiến thức phong phú và một tư duy
triết học sâu sắc » (dẫn bởi ISRAËL, Stéphane. Les Études et la guerre : Les Normaliens dans la tourmente (1939-1945), tái bản (trực tuyến). Paris : Éditions Rue d’Ulm, 2005. Xem trên Internet : http://books.openedition.org/editionsulm/673
[4]). Luận văn này đã được phổ biến rộng rãi trong giới sinh viên ENS
thời ấy và đã có ảnh hưởng lớn tới sự tiếp thu hiện tượng luận tại Pháp.
Trong giới ấy, có thể đơn cử Jacques Derrida, Jean-François Lyotard,
Pierre Bourdieu, và Louis Althusser nữa.
4 ISRAËL, Stéphane, sách đã dẫn, chương 2.
5
Trong bài « Về vấn đề Đông Dương », TĐT nói tới cảnh ngộ của « giới ưu
tú » trí thức : « Từ vị trí một thành viên cấp dưới (của cộng đồng người
Pháp), nhờ đặc ân, anh ta được đối xử như là một thành viên cấp trên,
do đó phải biết ơn sâu sắc đối với chính quyền quản lý cộng đồng […],
thay vì bóc lột anh ta, người ta lại cho anh ta được hưởng thành quả của
sự bóc lột. Nhờ ân sủng của chính quyền, từ giai cấp bị trị anh ta đã
leo lên giai cấp thống trị ; từ nay anh ta thuộc thành phần thống trị,
mà lại muốn đứng về phía những người bị bóc lột thì quả là một sự phản
bội » (« Sur l’Indochine, tạp chí Les Temps Modernes, số 5, février 1946, tr.
6
Ở dưới đoạn vừa được trích dẫn ở chú thích trên, TĐT khẳng định :
« Nhưng sống trong chân trời của mình, người dân An Nam chỉ có thể tự
coi mình là công dân Việt Nam […]. Từ bỏ đồng bào vì lợi ích cá nhân của
mình, đó mới là phản bội theo đúng nghĩa của khái niệm ấy » (sách đã dẫn, tr. 897).
7
Đó là sự lựa chọn của một người như Phạm Duy Khiêm (trúng tuyển vào ENS
năm 1931, thạc sĩ ngữ pháp, bị động viên năm 1939, làm đại sứ cho chính
quyễn Ngô Đình Diệm trong thời gian 1955-1857). Về sự đối sánh Phạm Duy
Khiêm và Trần Đức Thảo : đọc bài của Daniel Hémery và cuốn sách của
Trịnh Văn Thảo.
8 sđd, tr. 890.
9 Theo Daniel Hémery (bài đã dẫn).
10 Trong dịp này, TĐT làm quen với Daniel Guérin và de Pierre Naville.
11 Có thể đọc những bài viết đã được in lại trong hai tác phẩm Sens et non sens và Humanisme et terreur.
12 La Formation de l’homme, lời tựa, tr. 6
13 La Formation de l’homme, lời tựa, tr. 6
14 Perry Anderson, Sur le Marxisme occidental, Maspéro, 1977
15 Xem bài « Marxisme et phénoménologie », trong tạp chí Revue internationale ; bài này, cũng như một số bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, đã được đăng lại trên mạng : http://www.viet-studies.info/TDThao/
16 Bài đầu tiên này nằm trong cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh do tạp chí Revue internationale tổ chức. Tham gia cuộc tranh luận này, có Jean Domarchi, Pierre Naville và Maurice Merleau-Ponty.
17 Góp phần phê phán kinh tế học chính trị, « Bài dẫn nhập 1857 », tr. 175.
18
“ Ưu thế của yếu tố kinh tế không triệt tiêu chân lý của thượng tầng
kiến trúc, nhưng nó chỉ ra nguồn gốc chân thực của tồn tại nghiệm sinh.
Những kiến tạo ý thức hệ gắn liền với phương thức sản xuất, không phải
vì những kiến tạo ấu phản ánh phương thức sản xuất – một điều thậm vô lý
– mà đơn giản bởi vì chúng rút ra toàn bộ ý nghĩa từ trải nghiệm tương
ứng, trong đó các giá trị “tinh thần” không phải được biểu hiện, mà được
nghiệm sinh và cảm nhận, và tất các các nghiệm sinh cụ thể nằm trong
tổng thể nghiệm sinh của con người trong cõi đời. Với tư cách nghiệm
sinh tổng thể tự xác định ở mỗi thời điểm theo những đường hướng tổng
quát nhất, bởi những quan hệ kinh tế hiện tồn, và mỗi thay đổi trong
quan hệ kinh tế kéo theo sự tái tổ chức toàn bộ, có thể nói chính xác
rằng sự vận động của lịch sử, xét cho cùng, được quy chiếu vào hoàn cảnh
của cuộc sống vật chất. Mỗi giai đoạn kỹ thuật mới kéo theo một “văn
hoá” mới, không phải vì văn hoá “phản ánh” kỹ thuật, mà bởi vì nó chỉ
thật sự là “văn hoá” nếu nó thể hiện được những trực giác nguyên khởi mà
hoàn cảnh sống mới đã làm hiện ra” (“Chủ nghĩa Marx và hiện tượng luận,
tr. 4)
19
« Bài ‘Về Đông Dương’ của tôi được viết trong xà lim La Santé, nơi tôi
bị giam cầm. Tôi đã dùng thời giờ nhàn rỗi bó buộc đó để tự vấn lương
tri theo phương pháp hiện tượng luận. Bài viết do đó là một văn bản
‘hiện sinh chủ nghĩa’ » (TĐT, « Ghi chú tiểu sử » trong tạp chí Les Temps Modernes, tr. 148).
20
« Về Đông Dương », sđ d, tr. 898 (chỗ in nghiêng là do chúng tôi muốn
nhấn mạnh). Trước đó một chút, TĐT nhận xét : « Ý nghĩa cuộc sống có
trước những luận điểm mà người ta có thể sử dụng để biện minh cho nó.
Khái niệm bổn phận hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả ở bên ngoài cộng
đồng mà mình là thành viên. Không thể nào thuyết phục một người nào đó
gia nhập một cộng đồng bởi vì tất cả những lý do mà người ta có thể nêu
ra đều giả định là người ấy vốn đã là thành viên của cộng đồng đó rồi.
Dự phóng vạch ra trước mặt anh ta, có nghĩa lý đối với anh ta, chỉ có
thể là một dự phóng hướng tới cộng đồng trong đó anh ta cảm thấy mình
tồn tại. Chính cái tình tự ấy quy định bản thể sự tồn tại của anh ta. Nó
quy định anh ta là ai đối với chính mình. Không có tình tự ấy, anh ta
không tồn tại » (tr. 897).
21 sđd, tr. 885-886.
22 sđd, tr. 900
23 Les faits (Sự kiện), tr. 362. Giai thoại này, Althusser còn kể lại trong L’avenir dure longtemps (Tương lai còn kéo dài lâu)
: « Trong cuộc trò chuyện riêng, Thảo nói với chúng tôi : « Tất cả các
bạn đều là những egos-égaux siêu việt ! » égaux (Chú thích của người
dịch : có sự chơi chữ : ego (bản ngã) và égaux (bình đẳng) là hai từ đồng âm trong tiếng Pháp : ê-gô). Anh cười cười, nhưng chân lý đó sâu sắc biết bao ! » [L’Avenir dure longtemps, tr. 201]
24
Xem hồ sơ về Đông Dương trong số tháng ba 1947 của Les Temps Modernes.
Trong đó có bài của Merleau-Ponty (« SOS Đông Dương »), Trần Đức Thảo
(« Quan hệ Pháp-Việt ») và Claude Lefort (« Các nước thuộc địa : phân
tích cấu trúc và chiến lược cách mạng ».
25 Tạp chí Les Temps Modernes, số 21, juin 1947, tr. 1697-1705. Đây cũng là bài viết cuối cùng về Đông Dương của TĐT gửi Les Temps Modernes ; bài viết sau đó về đề tài này sẽ đăng trên tạp chí La Pensée.
26 Cần nhắc lại : lúc đó nhóm Temps Modernes,
đặc biệt là Sartre và Merleau-Ponty, ra sức xây dựng đảng RDR (Tập hợp
dân chủ cách mạng), có sự tham gia của một số người trốt-kít. Đảng này
muốn mở ra « con đường thứ ba », cách mạng, giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.
27 « Phần thứ nhì của Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biên chứng) (1951) dẫn tới một sự bế tắc, mà tôi hy vọng tìm thấy cách giải quyết trong cách mạng Việt Nam » (La formation de l’homme, tựa, tr. 1)
28
Cuộc « chính thống hoá » triết học xô-viết bắt đầu với tập sách ngắn
của Stalin, La formulation de l’orthodoxie philosophique se fait dans
l’opuscule de Staline, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử (1937). Về chủ đề này, có thể tham khảo LABICA, Georges, Le Marxisme-léninisme, Nxb Bruno Huisman, 1984.
29 GOUARNÉ, Isabelle, L’introduction du marxisme en France. Philosoviétisme et sciences humaines (1920-39) [Sự du nhập vào Pháp của chủ nghĩa Marx, Trào lưu thân Liên Xô và các ngành khoa học xã hội], Nxb Presses Universitaires de Rennes, 2013.
30 La formation de l’homme, tựa, tr. 1
31 Les Temps Modernes, số 36, 1948, tr. 492-519
32 Điều này được Vincent Descombes chỉ rõ trong Le Même et l’autre. Quarante-cinq ans de philosophie française (1933-1978) (Chính hắn và tha nhân, Bốn mươi lăm năm triết học Pháp (1933-1978)), Nxb. Éditions de Minuit, 1979.
33
Trong quá trình « đoạn tuyệt » này, có lẽ cũng cần nêu lên vai trò một
dự án không thành : trong thời gian 1949-50, Trần Đức Thảo đã có với
Jean-Paul Sartre năm cuộc đối thoại (có ghi tốc ký) về quan hệ giữa chủ
nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh.
34
Phần thứ nhất của tác phẩm này là một trong những bài trình bày sáng
láng nhất về triết học của Husserl, trong đó TĐT phân tích sự phát triển
biện chứng của tư tưởng Husserl, và chỉ ra sự cần thiết phải vượt qua
lập trường hiện tượng luận để đi tới chủ nghĩa duy vật biện chứng.
35 Marx, Hệ tư tưởng Đức, tr. 42-43.
36 sđd, tr. 51.
37
Tôi dùng danh từ « ý thức », nhưng cần chú ý tới điểm này : ý nghĩa của
nó còn tuỳ thuộc từng thể loại sinh vật. Con cá không « ý thức » về thế
giới như động vật có vú, và càng không như con người.
38
Về điểm này, tham khảo bài viết của Jocelyn Benoist : « Une première
naturalisation de la phénoménologie ? » (Một cuộc tự nhiên hoá đầu tiên
của hiện tượng luận ? »), trong cuốn L’itinéraire de Trần Đức Thảo. Phénoménologie et transferts culturels, tr 25-46. (có thể xem và nghe bài phát biểu miệng tại đây : http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=830 [5])
39 « Ghi chú tiểu sử », Les Temps Modernes, tr. 150.
40 La Formation de l’homme (Sự hình thành con người), tựa, tr. 1
41
Chúng tôi chỉ có những thông tin lõm bõm về giai đoạn nàytrong cuộc đời
TĐT. Chúng tôi đã sử dụng những bản tự truyện của Trần Đức Thảo (đã
dẫn), tham luận của Philippe Papin trong cuộc Hội thảo về TĐT (http://savoirs.ens.fr/expose.php?id=832; [3] bản thành văn « Itinéraire II. Les exils intérieurs » được in trong L’itinéraire de Trần Đức Thảo),
tác phẩm của Trịnh Văn Thảo (đã dẫn) và bài báo của McHale « Vietnamese
Marxism, Dissent, and the Politics of Postcolonial Memory : Trần Đức
Thảo, 1946-1993 ».
42 Căn cứ địa của Hồ Chí Minh, ở phía bắc Hà Nội.
43 Chữ dùng của Philippe Papin (sđd).
44
Về sau, năm 1995, một cuốn sách đã được xuất bản, biên tập các bài
giảng của Trần Đức Thảo, theo những ghi chép của sinh viên. Cuốn này
triển khai những nét lớn một tập sách của Trần Đức Thảo bằng tiếng Việt,
xuất bản tại Paris năm 1950 « Triết lý đã đi về đâu ? ». Xem công trình
của Trịnh Văn Thảo.
45 Hiện nay chưa có bản dịch nào.
46 La Pensée, n°128, juillet-août 1966, tr. 4
47
« De la phénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience
(I) » (Từ hiện tượng luận đến biện chứng duy vật của ý thức (I) », tạp
chí La Nouvelle Critique, n°79-80, 1974 tr. 37.
48 sđd, tr. 38.
49 La Pensée.
50 Recherches sur l’origine du langage et de la conscience (Nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức), nxb Éditions sociales, 1973, tr. 13
51 Nhà xuất bản Éditions sociales, 1973. Ngoài những bài viết đã công bố trên tạp chí Il La Pensée (trong thời gian từ 1966 đến 1970), là một nghiên cứu chưa công bố về quan hệ giữa tâm phân học và chủ nghĩa Marx.
52 Có lẽ vì thế mà khi đọc các bài viết của Trần Đức Thảo trên tạp chí La Pensée, Louis Althusser nhận định rằng Trần Đức Thảo vẫn mang tính « Husserl » vì ông chú tâm tới vấn đề nguồn gốc và tạo sinh (L’avenir dure longtemps, tr. 362).
53 Marx, Hệ tư tưởng Đức, tr. 50
54 Tập sách này lên án Althusser, và, thông qua Althusser, công kích Trung Quốc mao-ít và Khơ me Đỏ.
55 La Pensée, n°254, novembre-décembre, 1986, tr. 24-35.
56 La Pensée, n°240, juillet-août 1984, tr. 77-91.
57
Về « giải thích » này, có thể đọc chứng từ của Thierry Marchaisse trong
bài viết « Tombeau sur la mort de Trần Đức Thảo » (Nhà mồ trên cái chết
của Trần Đức Thảo) (in lại trong cuốn L’itinéraire de Trần Đức Thảo, tr. 254-257)
58 « La logique du présent vivant » (Lô-gic của hiện tại sinh động), tạp chí Les Temps Modernes, n°568, novembre 1993, tr. 154-168.
TẢN ĐÀ (1889-1939) , TIỂU THUYẾT GIA ĐẦU TIÊN
CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
NGUYỄN THIÊN THỤ
Tản Đà là một nho sĩ thuộc lớp nho sĩ cuối cùng của nền Hán học Việt Nam. Sau lần hỏng thi khoa Nhâm Tý (1912), ông mới thôi nghề khoa cử. Lúc này, ông có dịp được đọc các tân thư Trung Quốc dịch của người Thái Tây và rất ham đọc báo chí Trung Quốc. Sự nghiệp làm báo của Tản Đà bắt đầu được khơi gợi từ đây. Chính trong "Giấc mộng lớn", ông đã viết: "Ngoài sự làm văn thơ, chỉ mê thiết xem các thứ nhật trình Tàu. Cảnh ngộ vô tình mà cái cơ duyên báo chí sau này cũng phát đoan từ đấy".
Tư tưởng của Tản Đà phát xuất từ đây. Ông cũng như các bậc nho sĩ thời ấy như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Lê Đại...đã say mê đọc Tân Thư Trung Hoa mà hiểu Cách mạng Pháp 1789, tư tưởng dân chủ của Lư Thoa, Mạnh Đưc Tư Cưu và cách mạng Tháng Mười Nga.
Tản Đà cũng là người đầu tiên viết du ký giả tưởng. Giấc Mộng Con I và Giấc Mộng con II đều là những chuyến viễn du trong trí tưởng.
1. GIẤC MỘNG CON I
Giấc Mộng Con I viết năm 1916, in năm 1917, quyển 2 in năm 1932. Năm 1941, nhà in Hương Sơn Hà Nội in hai quyển làm một, khổ nhỏ, dày 147 trang. Giấc Mộng Con là một tập du ký tưởng tượng qua các nước Âu Mỹ. Trong Giấc Mộng Con I, Tản Đà du lịch trên trái đất, sang Giấc Mộng Con II, Tản Đà du lịch ở cõi trời. Ông gặp Ngọc hoàng, than thở về cảnh ngộ của ông khi làm An Nam tạp chí. Câu chuyện này, Tản Đà cũng đã trình bày trong bài thơ Hầu trời.. Trong mộng, Tản Đà đi từ Sài Sơn vào Sài Gòn, từ Sài Gòn xuống tàu thủy sang Marseille, đến Saint-Étienne làm thư ký cho một tiệm bán đồ vàng bạc, rồi quen biết một thiếu nữ tên Chu Kiều Oanh, vì sơ ý để mất hàng, phải trốn sang Mỹ, nhờ một thiếu nữ Mỹ là Woallak giúp kế trốn sang New York, rồi đi Nam Mỹ, Brésil. Sau nhà chức trách điều tra tìm ra thủ phạm, tác giả trở về làm việc ở chỗ cũ. Sau tác giả lại qua nhiều nước Anh, Thụy Sĩ, Nga, Trung quốc, Ấn Độ, Phi rồi về cố hương sau tám năm phiêu bạt. Về đến nhà, tác giả nhận được thư Chu Kiều Oanh.
Có lẽ Giấc Mộng Con là tác phẩm đầu tiên của Việt Nam về tiểu thuyết viễn du. Trước đó, như đã trình bày, Trần Chánh Chiếu với Hương Cảng Nhân Vật là tác phẩm du lịch đầu tiên, nhưng tác phẩm của Trần Chánh Chiếu là sự thực, là một thiên hồi ký ngắn, còn Giấc Mộng Con của Tản Đà là một truyện vừa, có tính cách sáng tạo.
Tản Đà là một thi sĩ, và là một văn nhân ôm nhiều mộng tưởng. Giấc Mộng Con là một sự thoát ly khỏi thực tại để mơ đến một chân trời xa xôi. Nguyễn Tiến Lãng trong lời Tựa viết năm 1941 cho Giấc Mộng Con do nhà Hương Sơn xuất bản, đã nói lên nguồn gốc quyển này: ''Giấc Mộng Con'' là một cuộc thử thách thoát ly ( une tentative d'évasion) của một nhà thiếu niên nho sĩ, mơ được những sự viễn du, mà chỉ được du lịch bằng trí tưởng tượng sau khi đọc những sách tân thư của người Tàu xuất bản để mô tả những cảnh vật, phong thổ, chủng loại, văn minh của các nước trong hoàn cầu'' (iv)
Giấc Mộng Con của Tản Đà đã bộc lộ '' cái tôi'' của mình. Trước tiên, Tản Đà là con người có nhiều cao vọng vươn lên, không muốn làm những kẻ tầm thường. Nhìn con diều hâu bay trên trời cao, Tản Đà suy nghĩ: Nghĩ cho con người ta có cái thân ở đời mà không làm được nên sự nghiệp gì [. ..] mà nếu chỉ lờ lững ở dưới bóng tà đuơng, hay chen vai nhau ở trong cái xe điện, thời chẳng thà được như con diều hâu đó đem cái thân mà làm bạn với trời xanh (95).
Tản Đà cũng như một số người cho rằng mình xuống cõi trần là mang một sứ mạng thiêng liêng. Trong bài thơ Hầu trời, Tản Đà viết:
Trời rằng:'' không phải là trời đày,
Trời định sai con một việc này,
Là việc thiên lương của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay. . .
Trong Giấc Mộng Con II, Thượng Đế cũng khuyên Tản Đà:
Vậy từ nay con phải để thì giờ mà làm dần việc ''thiên lương'' đó đi thời con sớm được trở về thiên giới (114).
Giấc Mộng Con I còn bộc lộ lý tưởng và sự tự hào của ông về mục đích ''làm một nhà văn học kiêm triết học'' ở Đông Dương (89). Giấc Mộng Con II cũng vậy. Các tác phẩm của Tản Đà được chư tiên khen ngợi ( 100-101). Trên Thiên Đình, sách của Việt Nam rất ít, chỉ có mấy tác phẩm của Tản Đà là được kén chọn và bày bán (107-108).
Nguyễn Tiến Lãng nhận định về nội tâm của Tản Đà:
Giấc Mộng Con lại còn là một tiếng gọi của một nhà thiếu niên văn sĩ muốn đem cái văn tài ra mà làm những việc vì dân vì nước, nhưng luống nặng một khối tình thi sĩ, cho nên luống ước ao gặp người tri kỷ,vì có gặp tri kỷ thì mới có can đảm mà đem cái chương trình của mình ra mà thực hành. Vì một sự khiêm nhượng và e lệ (purdeur), cái chương trình hành động về văn chương và xã hội của Tản Đà, Tản Đà không dám trắng trợn mà phô bày ra. Phải mượn chuyện mộng mị và tự vẽ ra một hình ảnh cô Chu Kiều Oanh, người ý trung nhân rất thông minh và rất đa cảm, để nhờ ý trung nhân ấy thổ lộ giúp cho cái mộng muốn làm '' nhà văn học kiêm triết học ở Đông Dương'' (v).
Giấc Mộng Con I là một giấc mơ về một xã hội đại đồng, một xã hội theo kiểu Utopia. Xã hội này nằm ở vùng Washington của Mỹ, như một cõi Thiên Thai mà Tản Đà gọi là " Cõi Đời Mới". Cõi Đời Mới này có những đặc điểm như sau:
-Khoa học, kỹ thuật tiến bộ (51-52, 57)
-Không có bò lợn, gà, dê (56)
-Súc vật hiểu tiếng người (61)
-Bầu cử dân chủ (62)
-Lao động tập thể tùy sức (62-63)
-Nhà ăn tập thể (63)
-Không có của riêng (63)
-Không có tiền bạc, mua bán (64)
-Xã hội an ninh, hạnh phúc: không có thiên tai, trộm cắp, không tù tội, kiện cáo, không buôn danh bán lợi... (64)
-Tài nguyên, vật dụng không thiếu (65)
-Xã hội tiến hóa (66)
2. GIẤC MỘNG CON II
Giấc Mộng Con II là một tiểu thuyết giả tưởng mà cũng là một tiểu thuyết luận đề. Cũng như tác phẩm Utopia của Thomas More, Giấc Mộng Con II là một giấc mơ, một kế hoạch cho một xã hội công bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Giấc Mộng Con I là nói về Thiên Đường tại thế. Giấc Mộng Con II là cõi Thiên Thai trên thượng giới. Hai cõi trên trời dưới đất khác nhau nhưng cũng là giấc mơ Thế giới Đại Đồng, giấc mở của Utopia lý tưởng. Tản Đà mơ một thế giới của những vị tiên. Trong đó cò ba hạng người: đạo đức, nghĩa liệt và tài hoa (102). Trên Thiên Đình, không tổ chức theo các bộ như ngoại giao, nội vu, quốc phòng và kinh tế như ở cõi trần, mà được tổ chức theo các ban triết học, đạo đức, khoa học, văn chương và nhiều ban khác (113). Trong Utopia, con người bị bắt buộc làm việc tập thể, trong cảnh tiên, cũng là sống chung nhưng cuộc sống thanh nhàn và đầy đủ.
Nguyên sự thể ở Thiên Đình mỗi người một việc- cũng có phần ít , người không có việc thời đối với chư tiên có phần kém giá trị- mà các vật cần dùng thời chỗ chợ đó là của chung cho khắp cả ai ai. Rượu ai muốn uống, tha hồ uống; hoa, ai muốn lấy, tha hồ lấy; quả, ai muốn ăn, tha hồ ăn; sách, ai muốn coi, tha hồ coi (107).
Tản Đà cũng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Đại Đồng khi ông viết Giấc Mộng Con II. Ông ca tụng cảnh tiên mà ông đã mô tả:
Trời như thế mới là trời! Thật là ''thủ chi bất cấm, dụng chi bất kiệt''! Thật là ''chí công vô tư''! Nghĩ cho cài tư tưởng đại đồng ở hạ giới mà có ngày được thực hiện như thế chăng, thời thật là hạnh phúc chonhân loại biết bao! (108).
Giấc Mộng Con II của Tản Đà là giấc mơ cộng sản. Năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam vừa tập họp, tất cả còn trong vòng bí mật, nhưng từ 1932 Tản Đà đã tuyên bố một đường lối cộng sản lý tưởng. Tản Đà là người độc lập. Tư tưởng ông là do đọc Tân thư Trung Hoa. Có lẽ ông đã đọc bản dịch Utopia, và đã đọc về chủ nghĩa Marx với khẩu hiệu “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” –các tận sở năng-các thủ sở nhu-各盡所能各取所嚅-From each according to his ability, to each according to his needs!).
Nhưng Tản Đà không theo Marx, không theo đảng Cộng sản. Trong khi Marx lấy công nhân, lấy giai cấp vô sản làm giai cấp lãnh đạo thì Tản Đà lấy văn nhân, triết gia đạo đức làm căn bản. Trong khi Marx chủ trương cưỡng bách lao động thì Tản Đà chủ trương một thế giới thần tiên nhàn hạ, suốt ngày tháng ngao du hoặc vui với văn học, nghệ thuật. Ông theo chủ nghĩa Đại Đồng, theo đường lối cao hơn Utopia, chống đối Marx và Cộng sản. Khi Giấc Mộng Con I mới ra đời, Phạm Quỳnh đã có bài phê bình trên Nam Phong số 7, tháng1-1918. Phạm Quỳnh đã phân chia mộng với mị: mộng là cảnh đời tươi đẹp hoặc bi thảm thấy trong lúc ngủ say, còn mị là cảnh đời không đầu không đuôi thấy lúc gần sáng. Ông viết: Nhân đọc sách Giấc Mộng Con của ông Hiếu mà biện biệt được mộng mị là thế, và tự hỏi giấc mộng của ông là mộng hay mị? Có nhẽ cũng mới là một giấc mị mà thôi. . . . Lãy cái bụng liên tài, ái tài mà tự hỏi vì cớ sao ông khởi ra cái mộng như thế, thì biết rằng vì cái cảnh ngộ, nó đã khiến cho thân chẳng bằng mộng, nên mộng cho cam thân.
Phạm Quỳnh rõ là độc ác bất nhân, mai mỉa cái " cảnh ngộ" đắng cay của Tản Đà trên báo chí. Báo chí là công đạo sao lại lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chửi bới, mạ lỵ cá nhân.Phạm Quỳnh, Thế Lữ, Nhất Linh là những kẻ bất nhân và tiểu tâm khi cười cợt, chế nhạo Tản Đà. Ôi, thế sự thăng trầm, cuộc đời có vinh có nhục, có thành có bại, ai công hầu, ai khanh tướng, ai dám cười cợt ai?
Những tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Bá Trác thuộc loại phiêu lưu, và cũng thuộc loại hồi ký, nhưng là hồi ký về một vấn đề giới hạn trong một thời gian ngắn. Còn Giấc Mộng Lớn thực sự là hồi ký vì ông viết về cuộc đời của ông từ khi lên năm (1893) cho đến khi làm báo thất bại ( kỷ tị 1929), tổng cộng 36 năm. Tuy vậy, ngoài bìa đề là tiểu thuyết. Ông cho rằng đời là giấc mộng. Giấc Mộng Con là tiểu thuyết thì Giấc Mộng Lớn cũng là tiểu thuyết. Tiểu thuyết hay là sự thực là tùy ở độc giả. Trong lời Tựa, ông viết:
Thôi thời kỷ thực hay tiểu thuyết, tự độc giả cho sao thì sao. Tác giả chỉ cứ theo sự chiêm bao mà tùy ý chép ra, không có mạch lạc, không có quy tắc, không kể việc khinh trọng. . . chẳng qua là một cuốn văn chơi, tưởng cũng không quan hệ đến những phẩm bình của các bậc đại nhã cao nhân .
Khoảng 1940, thi ca , tiểu thuyết cộng sản mới xuất hiện (2). nhưng chỉ là tiểu thuyết xã hội, chỉ có Tản Đà vươn lên tiểu thuyết chủ đề, viết về căn bản của cách mạng xã hội nhân bản.
Nhưng chủ nghĩa xã hội của Tản Đà là chủ nghĩa xã hội nhân bản, theo lý tưởng bác ái, bình đẳng toàn dân hạnh phúc của Thich Ca, Khổng Tử, khác với chủ nghĩa cộng sản gian ác của Marx với đảng Cộng sản, giai cấp vô sản, vô sản chuyên chính, cưỡng bách lao động, xóa bỏ tư hữu, tiêu diệt văn hóa cổ. Xã hội chủ nghĩa hay Cộng sản chủ nghĩa theo Tản Đà là một loại lý tưởng, gần giống chủ nghĩa cộng sản trong tiểu thuyết Utopia của Thomas More.(3)
Người cộng sản lạnh lùng với Tản Đà vị họ theo Marx cực lực chỉ trích Utopia là đường lối cộng sản không tưởng, cũng như xã hội chủ nghĩa của Phật, Khổng Tử là nói suông, không thực hành, cải cách triệt để, không bắn giết, bỏ tù, cướp tài sản nhà nước và nhân dân, không thành triệu phú tỷ phú dola, không bán nước cầu vinh thật là không hào hứng bằng chủ nghĩa búa liềm giết hàng trăm triệu người mà hàng tỷ người theo, trong đó có những trí tuệ đê nhất hành tinh như J.Paul Sarte, Albet Camus, Bertrand Russell, Althusser , Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường! Than ôi! Chân lý là gì?
CHÚ THÍCH
______
(1).Lịch trình đảng Cộng sản Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
-Năm 1929, Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Trotskyist tại Pháp. Năm 1930, Tạ Thu Thâu và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng tham gia khởi nghĩa Yên Bái.Báo Phụ nữ tân văn 3 Tháng Bảy 1930 có bình luận sự kiện này: "Ngày 22 Mai, hồi ba giờ chiều, độ một trăm người thanh niên Annam biểu tình ở trước điện Elyése, lúc ấy chính là lúc quan Giám quấc đương nghị sự về cái án xử tử 39 nhà cách mạng Bắc kỳ...Truyền đơn của cộng sản Annam, đảng Trotsky...
-Năm 1931, Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Trotskyist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Trotskyist nhanh chóng lan rộng
- Tại đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội vào đầu tháng 5 năm 1929 đã xảy ra sự bất đồng giữa các đoàn đại biểu xung quanh việc xúc tiến thành lập đảng cộng sản. Sau khi đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, thành lập đảng cộng sản bị bác bỏ, đoàn đại biểu Bắc kỳ (gồm Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự và Nguyễn Tuân) rút khỏi đại hội, bỏ về nước.Ngày 17 tháng 6 năm 1929 tại số nhà 312 Khâm Thiên, Hà Nội đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền bắc họp đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của đảng, quyết định xuất bản báo Búa Liềm, cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời của đảng gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân (Kim Tôn). Tổ chức này phát triển ở Bắc kỳ và cử người vào Trung kỳ, Nam kỳ vận động thành lập đảng trong toàn thể Việt Nam.
-Khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương họp tại Sài Gòn ngày 12-3-1931, có lẽ Hồ Chió Minh giả mạo klênh Quốc tế thống nhất các đảng đêề cướp công sau đó thủ tiêu các lãnh tụ cộng sản để ông độc tôn, độc chiếm.
(2). Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) , thi ca cộng sản xuất hiện . Có thật hay bịa?
-Thơ Tố Hữu cũng xuất hiện khoảng 1938 (Từ Ấy).
-Tiểu thuyết xã hội của Trương Tửu ra đời:: Thanh niên S.O.S (1937), Một chiến sĩ (1938), Khi chiếc yếm rơi xuống (1939), Khi người ta đói (1940), Một cổ đôi ba tròng (1940), Trái tim nổi loạn (1940), Đục nước béo cò (1940), Một kiếp đọa đày (1941),
-Tiểu thutyết xã hội của Nguyễn Đức Quỳnh:Thằng cu So (1941)Thằng Kình (1942)Thằng Phượng (1941)
(3). Utopia: tiểu thuyết của Thomas More (1478 - 1535), ông sinh tại Luân Đôn (Anh quốc), là một luật sư, nhà triết học xã hội, tác giả, chính khách và nhà nhân văn Phục hưng nổi tiếng người Anh. Ông là một cố vấn quan trọng cho Henry VIII của Anh và đảm nhận chức vụ Đại Chưởng ấn trong ba năm. Ông là người chống đối cuộc Cải cách Tin Lành, đặc biệt là Martin Luther và William Tyndale. Ông được tôn kính là một vị thánh trong Giáo hội Công giáo và trong Cộng đồng Anh giáo. Ông cũng được Liên Xô đề cao do quan điểm về tư hữu trong sách Utopia.
Ông tự rèn luyện trở thành một nhà trí thức xuất sắc. Ông làm tới chức tể tướng. Ông hi vọng sẽ tác động vào những chính sách lớn của nhà vua theo hướng nhân đạo. Nhưng ước muốn của ông do chế độ phong kiến độc tài đã trở thành đối lập với nhà vua .Ông bị quy tội phản quốc và bị bắt giam. Ông bị xử tử ngày 06/07/1535
Tác phẩm này mô tả là một hòn đảo biệt lập và không tưởng ở vùng biển Đại Tây Dương, trên hòn đảo này có một cuộc sống biệt lập với thế giới mà tồn tại một xã hội mơ ước, một nơi không có tư hữu, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc. Tư tưởng cơ bản nổi bật và có tính chất chủ đạo của More thông qua tác phẩm này là tư tưởng cho rằng, nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội, của áp bức và bất công trong lòng xã hội tư bản là chế độ tư hữu. Ông cũng chỉ ra rằng, muốn xoá bỏ bất công, áp bức, xoá bỏ tình trạng phân hoá giàu nghèo, cần xoá bỏ chế độ tư hữu. Với quan điểm có tính chất căn bản này, ông đã được xếp vào một trong số các nhà tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của thế kỷ XVI.
Utopia là một giấc mơ về một xã hội tương lai mà tác giả cho là hoàn hảo. Utopia là kết hợp tư tưởng xã hội của Plato, Aristote. Utopia đã mở đường cho một số tiểu thuyết và tư tưởng xã hội như sau:
+ Edward Bellamy's Looking Backward.
+ William Morris' News from Nowhere
+ Eric Frank Russell's book The Great Explosion (1963)
+ Robert A. Heinlein's The Moon Is a Harsh Mistress . . .
+John Donne (1572 – 1631) – nhà thơ Anh.
Tại Việt Nam, sau Tản Đà, Hoàng Cộng Khanh (1922-2010) viết Trại Tân Bồi (1953) cũng theo đường lối Utopia.
No comments:
Post a Comment