Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 20 October 2016

BIỂN ĐÔNG

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ



 Mỹ -Trung xung đột sau phán quyết vụ kiện Biển Đông ?


media 
Liệu có đụng độ Mỹ- Trung tại Biển Đông ? Ảnh minh họa.CNN.com
Đúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận cho rằng nước này phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự.
Tuy Hoàn Cầu Thời Báo không nói rõ là đối đầu quân sự với ai, nhưng chắc là tờ báo này ám chỉ Hoa Kỳ. Vào lúc hải quân và không quân Trung Quốc huy động nhiều chiến hạm và phi cơ tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, một lực lượng của hải quân Mỹ, trong đó có cả hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã di chuyển đến khu vực Biển Đông. Theo lời một tư lệnh của Mỹ, nhiệm vụ của lực lượng này là bảo đảm quyền tự do hàng hải cho mọi người trong vùng Biển Đông.
Vào tuần trước, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho rằng việc Hoa Kỳ huy động lực lượng nói trên là một « hành động quân sự hóa Biển Đông và gây nguy hại cho hòa bình và ổn định khu vực ». Phát ngôn viên này cho rằng phía Mỹ đang tính toán sai lầm và khẳng định quân đội Trung Quốc không bao giờ lùi bước trước các lực lượng bên ngoài. Ngày 01/07/2016, trong bài diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố : Trung Quốc « sẽ không bao giờ thỏa hiệp trên vấn đề chủ quyền ». 
Nếu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ngày 12/07/2016 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự Mỹ-Trung sẽ gia tăng. Quân đội Hoa Kỳ sợ rằng Bắc Kinh sẽ đáp trả phán quyết của tòa bằng cách tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, tương tự như vùng mà họ tuyên bố thiết lập năm 2013 ở vùng biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản.
Cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều đã không công nhận vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông và đã đưa phi cơ quân sự bay vào vùng này. Washington được dự đoán là sẽ có phản ứng như vậy với vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Tháng 2/2016, Bắc Kinh
đã đặt hai dàn tên lửa phòng không với tầm bắn 200 km trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

Phải chăng là để cảnh cáo trước Hoa Kỳ đừng xâm phạm vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông ?
Thật ra thì kịch bản nói trên có thể không xảy ra, vì trước hết Bắc Kinh sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực và phán quyết đó sẽ không có tác dụng gì trên thực tế. Hơn nữa tòa án La Haye cũng không có cơ chế để bắt buộc Bắc Kinh phải thi hành phán quyết. Như vậy, Trung Quốc có thể sẽ không cần sử dụng đến lực lượng quân sự để bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền của họ, mà Hoa Kỳ cũng không cần dùng đến sức mạnh ở Biển Đông.
Cho tới nay, tuy thỉnh thoảng có những lời lẽ rất hiếu chiến, Bắc Kinh vẫn chủ trương tránh mọi đối đầu quân sự với các cường quốc, cho đến khi nào nước này đủ mạnh về kinh tế để nắm chắc phần thắng trong tay.
Vấn đề là hiện nay kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nguy cơ rối loạn xã hội trong nước gia tăng. Tình hình này có thể sẽ khiến chế độ Bắc Kinh nghĩ đến chuyện kéo dư luận trong nước sang hướng khác, bằng một hành động ở bên ngoài. Một cuộc đối đầu quân sự có giới hạn với Hoa Kỳ và các đồng minh có thể sẽ là một giải pháp vừa đáp ứng tinh thần dân tộc, vừa tạo sự ủng hộ mới cho chế độ.
Có điều tại một vùng đang là một trong những điểm nóng nhất thế giới, xung đột quân sự dù ở quy mô nhỏ cũng có thể leo thang thành xung đột lớn hơn. Tuy không phải là một trong những quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ đã tỏ cho thấy là họ sẽ không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, gây phương hại đến những lợi ích cốt lõi của Mỹ ở vùng này. Phán quyết mà Tòa sẽ đưa ra ngày 12/07/2016 sẽ đánh dấu một bước mới đến gần nguy cơ xung đột Mỹ-Trung ở vùng này.  
MỸ VÀ ĐỒNG MINH CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH CƯỠNG ÉP TRUNG QUỐC TUÂN HÀNH PHÁN QUYẾT NGÀY 12/7/2016 CỦA TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ PCA
Wednesday, June 29, 2016:
Quang cảnh một phiên xử của Tòa Trọng tài Thường trực The Hayes tại Hà Lan
Các vị Quan Tòa của Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý vụ Trung Quốc lấn chiến Biển Đông
Cờ của Tòa án Quốc tế CPA tại La Haye Hà Làn
VietPress USA (29/6/2016): Hôm nay Thứ Tư 29/6/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực (CPA - Cour Permanante d'Arbitrage; tiếng Anh gọi là PCA - Permanent Court of Arbitration) tại La Haye đã vừa thông báo cho BBC và một số các cơ quan báo chí quốc tế biết rằng Phán Quyết chính thức về vụ Philippines kiện Trung Quốc đã vi phạm luật lệ quốc tế độc chiếm Biển Đông và chiếm các đảo của Philippines sẽ được công bố chính thức vào khoảng 11:00 giờ sáng theo giờ CEST (Central European Summer Time - giờ Mùa Hè ở Miền Trung Âu châu) tức khoảng 16:00 giờ chiều Hà Nội ngày Thứ Ba 12/7/2016 sắp tới. 
Bãi cạn Scarborough c3a Phi bị Trung Quốc chiếm
Trung Quốc đã lập đường Lưỡi Bò 9 đoạn công bố toàn bộ trên 80% Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Hoa Nam (South China Sea) bao gồm các đảo trong phạm vi đường Lưỡi Bò là của Trung Quốc. Công bố nầy bao gồm cả vùng Biển phía Tây của Philippines và vùng Bãi Cạn của Phillipines nằm trong vùng Biển phía Tây nầy thuộc Biển Đông.

Theo Wikipedia, Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; tiếng Tàu lược giản: 黄岩; bính âm: Huángyán dǎo, Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và cách đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây.
Bãi Scarborough mang tên một thương thuyền buôn trà bị đắm ở bãi đá này vào ngày 12/9/1784. Mọi người trên tàu đều thiệt mạng và chuyện truyền khẩu Philippines kể về sự xuất hiện của nhiều hồn ma trên vùng Bãi Cạn nầy khi mùa giông gió biển động.

Đường Lưỡi Bò và bãi cạn Scarborough
Hiện nay, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn này là một phần của quần đảo Trung Sa. Philippines thì cho rằng họ đã thực thi chủ quyền của mình với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng bằng sắt tại đây. Philippines cũng cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận. Kể từ năm 1997, Philippines đòi chủ quyền hoàn toàn đối với bãi cạn Scarborough nầy. Nhưng vào tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đã cho Hải quân đổ bộ chiếm đoạt thành công bãi cạn Scarborough từ tay Phillipnes.

Bãi cạn được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km2. Phá nước nông có diện tích 130 km2 và độ sâu 15 m. Bãi cạn nhô lên từ đáy biển thẳm sâu 3.500 m. Một vài hòn đá, trong đó có hòn mà Trung Quốc gọi là Nam nham, cao từ 0,5 đến 3 m; nhiều rạn đá ngầm chìm dưới nước khi thuỷ triều lên. Gần cửa vào của phá nước có một phế tích của tháp sắt cao 8,3 m do Hải quân Philippines dựng lên vào năm 1965 vẫn còn là một chứng tích lịch sử về chủ quyền của Philippines.


Trụ sở Tòa án Quốc tế tại La Haye Hà-Lan
Ngày 22/1/2013, Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Quốc trước Tòa Trọng tài PCA về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”.

Trung Quốc công bố Tòa Trọng tài Quốc tế PCA không có thẩm quyền phân xử; nhưng Liên Hiệp Quốc và các định chế pháp luật quốc tế khẳng định rằng Tòa Trọng tài Quốc tế PCA của Tòa án Quốc tế The Hayes hoàn toàn có thẩm quyền phân xử và ra phán quyết buộc Trung Quốc phải thi hành.

Hội nghị Khối G-7 tổ chức ngày 26/5/2016 tại Nhật Bản, các cường quốc gồm Mỷ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật, Canada cùng với Chủ tịch Liên hiệp Âu châu đã cảnh cáo Trung Quốc mở rộng quân sự, gây rối Biển Đông nên chấm dứt và tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài PCA ( http://www.vietpressusa.com/2016/05/hoi-nghi-thuong-inh-g-7-tai-nhat-canh.html ).

Tiếp đến Đại hội Siêu Quyền Lực Bilderberg lần thứ 64 họp từ ngày 09/6 đến 12/6/2016 tại Khách sạn tráng lệ Kempinski Taschenberg Palais hotel nằm giữa trung tâm thành phố Dresden của nước Đức đã quyết định nếu Trung Quốc không rút lui thì sẽ thi hành các biện pháp cần thiết trong sách lược "Trật tự Thế Giới Mới" (New World Order) (http://www.vietpressusa.com/2016/06/sieu-quyen-luc-bilderberg-khai-mac-hoi.html).


Ngày 13/6 đến 17/6/2016, Trung Quốc đã đưa Hạm đội Nam Hải ra tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông gần đảo Phú Lâm và khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế và Trung quốc sẽ rút tên khỏi Công ước Quốc tế về luật Biển. Một số tàu cá của Việt Nam mà thực chất là tàu Biên phòng của CsVN xuất hiện đã bị Trung Quốc rượt đuổi nên ngày 14/6/2016 Bộ Quốc phòng CsVN đã cho chiến đấu cơ Su-30MK2 bay ra vùng Đảo Mắt để xem xét thì bị Hỏa tiễn của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc bắn hạ (http://www.vietpressusa.com/2016/06/chien-au-co-su-30mk2-cua-csvn-bi-hoa.html).
 
Hạm Đội Nam Hải tập trận 13/6 đến 17/6/2016 bắn đạn thật đã bắn hạ chiếc Su-30MK2 của CsVN
Một phi công sau đó được dân chài cứu sống tại điểm cách xa bờ biển Nghệ An 60Km như Vie65tPress USA loan tin. Phi công nầy xác nhận còn bay cách mục tiêu 15Km thì phòng lái bị nổ nên cả hai phi công cùng bung dù nhảy ra.
Phi đạn Trung Quốc từ đảo Phú Lâm
Ngày 16/6/2016, Bộ Quốc phòng CsVN cho máy bay thám sát CASA 212 loại mới mua của Airbus Pháp sản xuất tại Tây Ban Nha chở 9 thành viên phi hành đoàn đi tìm chiếc Su-30MK2 tại vùng gần đảo Bạch Long Vỹ sát hải giới Vịnh Bắc Bộ mà CsVN đã nhượng chủ quyền cho Trung Quốc. Điều đáng tiếc là chiếc CASA 212 cũng đã bị hỏa lực của hạm đội Nam Hải của Trung Quốc bắn hạ mà CsVN vẫn dối quanh và còn loan tin láo nói rằng Trung Quốc đã cho nhiều tàu đi tìm kiếm giúp (http://www.vietpressusa.com/2016/06/sau-vu-chien-au-co-su-30mk2-bi-ban-mat.html).
Cho đến hôm qua, CsVN mới tìm vớt được 6 thi thể tìm thấy rải rác trong những ngày qua. Còn lại 3 thi thể của phi hành đoàn 9 người của chiếc CASA 212 vẫn chưa tìm được. Toán tìm kiếm cũng đã tìm được Hộp Đen của chiếc CASA 212 và Airbus của Pháp đề nghị họ giúp giải mã dữ liệu để biết lý do tại sao máy bay CASA 212 bị nổ tung và biết được tình trạng máy móc của chuyến bay trong thời điểm đó. Thế nhưng CsVN từ chối nói rằng Hàng Không VN có đủ kinh nghiệm kỹ thuật giải mã Hộp Đen. CsVN sợ phải công bố người đồng chí cao cả Trung Quốc đã bắn hạ máy bay của đàn em "Môi hở răng lạnh, 4 tốt, 16 chữ vàng"!

Trung Quốc tập trận 13/6 đến 17/6/2017 đã bắn
hạ máy bay CASA 212 của CsVN ngày 16/6/2016
Trước màn thị uy mãi võ của Trung Quốc, ngày 18/6/2016 Hoa Kỳ đã cho điều động một lúc 2 chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử gồm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagon đến Biển Đông với nhiều tàu chiến, tàu ngầm, nhiều máy bay tiêm kích loại mới và quân số lên tới 140.000 Thủy quân Lục chiến, Hải quân, Không quân và Kỹ thuật khác.

Ngày Thứ Hai 20/6/2016, tư lệnh Hải quân Mỹ tuyên bố việc triển khai các Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử là dấu hiệu cho thấy sự cam kết của Hoa Kỳ về an ninh khu vực, và hy vọng sẽ ngăn cản được mọi âm mưu gây bất ổn tại Biển Đông. Hai hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bắt đầu các hoạt động chung với Philippines từ cuối tuần trước, trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA sắp ra phán quyết liên quan đến yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Mỹ lập tức điều 2 HKMH USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đến Biển Đông ngày 18/6/2016
Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương (PACOM) nói rằng các hàng không mẫu hạm bắt đầu vào chiến dịch hôm thứ Bảy 18/6/2016, trong đó có cả tập trận phòng không, giám sát trên biển, không chiến và tấn công tầm xa. Cũng theo PACOM, cuộc tập trận gần đây nhất có sự tham gia của hai tàu sân bay Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là vào năm 2014, và trước đó năm 2012 hai tàu sân bay Mỹ cũng từng phối hợp hoạt động tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trước đó, khi Trung Quốc tập trận bắn đạn thật và bắn hạ 2 máy bay của CsVN, Hoa Kỳ đã gấp rút đưa 4 máy bay EA-18 Growler chuyên tác chiến điện tử đáp xuống Phi trường Clark của Philippines ngày 15/6/2016. Hoa Kỳ cũng đưa đến Phillippines 120 quân nhân thuộc Phi đội tấn công điện tử VAQ 138 đặc biệt chuyên về tác chiến điện tử, phá sóng, xâm nhập sóng điện tử và điều khiển các hệ thống có thể làm các máy móc điện tử bị ngưng hoạt động từ sóng điều khiển từ xa.

Và mới hôm qua, 28/6/2016, Hoa Kỳ đã cùng 25 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương mở cuộc tập trận lớn gọi là Tập trận Hải Quân RIMPAC cứ hai năm tổ chức một lần. Năm nay cuộc tập trận tổ chức ngoài khơi đảo du lịch Hawaii của Mỹ từ ngày hôm qua và kéo dài đến ngày 04/8/2016 với 45 chiến hạm, 200 máy bay các loại, 5 tàu ngầm và 25.000 binh sĩ thuộc 26 quốc gia.
Hình ảnh thao dượt Các chiếm hạm RIMPAC 2014
Phát ngôn viên của Hải quân là Rochelle Rieger cho báo Huffington biết rằng cuộc tập trận RIMPAC 2016 lần đầu tiên có sự tham dự của Hải quân Đan-Mạch (Danmark), Hải quân Đức (Germany) và Ý (Italy). Brazil có dự tính tham dự RIMPAC nhưng phút chót vì tình hình trong nước nên đã hoãn.

Trực thăng Mexico thực tập bắn chìm tàu cũ USS Thach
Hai chiến hạm cũ của Hoa Kỳ là USS Thach và chiếc USS Crommelin đã được kéo ra khơi để tập tấn công bằng hỏa tiễn không-hải bắn chìm xuống đáy biển. Lần đầu tiên cũng có thực tập về tàu ngầm cứu nạn và các kỹ thuật khác về chiến tranh trên Biển.

Cuộc tập trận hải quân quy mô nầy tại vùng ngoài khơi đảo Hawaii trong vùng Biển Đông cũng sẽ cùng một mục đích chung với cuộc tập trận của 2 Hàng Không Mẫu Hạm đang cùng 140.000 lính thiện chiến Hoa Kỳ phối hợp triễn khai chiến lược trên Biển Đông cùng với Philippines.

Ngày 22/6/2016, báo chí Trung Quốc lên tiếng cực lực phản đối Mỹ là đang sai lầm trên Biển Đông. Trung Quốc hiện nay đang âm mưu với Tổng thống Vladimir Putin lập riêng một "Trật tự Thế giới mới" theo kiểu tìm cách đánh bại Hoa kỳ để Nga-Trung chia đôi thế giới. 
Hạnh Dương dịch và tổng hợp
 

  Tin nóng: Giang Trạch Dân đã bị bắt tại nhà riêng


Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bị đưa đi khỏi nhà riêng và giam giữ tại một trại quân đội ở Bắc Kinh, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết.

Tap Can Binh, Giang Trạch Dân,
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, người từng phạm tội ác diệt chủng khi ra lệnh đàn áp và thu hoạch nội tạng các học viên Phát Luân Công từ năm 1999 đên nay. Ông Giang đã bị khởi kiện khắp nơi trên thế giới trong đó có cả Trung Quốc và các tội danh đàn áp tín ngưỡng, tra tấn và diệt chủng
Thông tin này đã được một người giấu tên chia sẻ với chuyên mục “Theo dòng sự kiện của tờ Epoch Times phiên bản tiếng Trung”. Hiện trang báo đang xác minh lại thông tin.

Theo đó: “4h sáng 10/6, Giang Trạch Dân đã bị bắt tại nhà riêng và được một đội cảnh sát vũ trang đưa đi. Lệnh bắt này do một chỉ huy cấp cao trong ngành an ninh đưa ra và giao cho một cán bộ về hưu trực tiếp thực hiện“, tên người đưa tin được giữ bí mật vì lý do an toàn.
Lực lượng cảnh sát, với sự chỉ huy của tham mưu trưởng ngành an ninh, đã đưa Giang Trạch Dân đến một khu phức hợp quân đội tai Bắc Kinh và bàn giao người cho trung tướng cùng một đại tá quân đội.
Trong suốt quá trình bắt giữ Giang Trạch Dân, người ta còn thấy sự xuất hiện một cá nhân mặc thường phục, có thể là nhân viên an ninh thuộc bộ phận khác.
Nguồn tin cho biết lệnh bắt Giang được đưa ra trực tiếp từ Quân ủy Trung ương, lực lượng vũ trang lớn nhất của chính quyền và được thực thi một cách tuyệt mật.
Trang Epoch Times đang xác định thông tin trên, chỗ Giang Trạch Dân bị giam giữ hiện vẫn chưa được rõ, cũng chưa có báo cáo chính thức nào về vấn đề này.
Hai người con của Giang Trạch Dân cũng đang bị quản thúc chặt chẽ
Trịnh Ân Sủng, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Thượng Hải hiện đang bị quản thúc tại gia sau những va chạm với các quan chức liên hệ mật thiết với phe cánh họ Giang, vào tháng 3 đã tiết lộ với Epoch Times: “Giang Trạch Dân và con trai của ông đã bị giới hạn nhiều hoạt động“.
Ông Trịnh khẳng định nguồn tin của mình cực kỳ đáng tin cậy. Thực tế việc ông Giang và người thân không còn đến những nơi thư giãn quen thuộc của họ đã chứng minh cho nguồn tin này.
Trao đổi với Đài Phát thanh Hy Vọng vào ngày 14/6, ông Trịnh cho biết ông đã nhận được 1 lá thư mời họp mặt các bạn cùng lớp, trong đó có 1 lãnh đạo cấp cao trong chính phủ: “Họ nói với tôi anh phải đến, bởi vì chúng ta sẽ ăn mừng sự kiện Giang Trạch Dân sắp sửa kết thúc”.
Ông Trịnh cho biết các nhân viên cảnh sát phụ trách việc giám sát, đã bắt đầu công khai nó về việc giam lỏng của ông Giang và các con trai của ông.
Một nguồn tin thân cận từ Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Đảng Thượng Hải nói với Epoch Times hồi đầu tháng này rằng Giang Miên Hằng, con trai lớn của Giang Trạch Dân hiện đang bị quản thúc tại một cơ sở bí mật bên ngoài Thượng Hải.
Giang Trạch Dân được biết đến là thủ phạm của cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng đã có hàng trăm ngàn đến hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị chết do tra tấn và mổ cắp nội tạng trong cuộc đàn áp do Giang khởi xướng.
Nếu tin bắt giữ này có thật, thì đây sẽ là đỉnh điểm cho cuộc tranh đấu quyền lực lớn nhất giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình, từ khi ông Tập lên nắm quyền.

Cánh tay mặt của Hồ Cẩm Đào bị Tập Cận Bình «đả hổ»


media 
Ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) nguyên phó chủ tịch Toàn quốc Chính hiệp Trung Quốc trong một hội nghị tại Bắc Kinh ngày 11/03/2013.REUTERS/Jason Lee/File Photo
Bài viết « Án chung thân cho một người thân tín của Hồ Cẩm Đào » trên báo Le Monde chú ý đến sự kiện ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cố vấn của cựu chủ tịch Trung Quốc từ 2007 đến 2012, bị kết tội tham nhũng. Theo tờ báo, điểm yếu của Lệnh Kế Hoạch là gắn liền sự nghiệp chính trị với sự thăng tiến của một người duy nhất.
Lệnh Kế Hoạch vốn là khuôn mặt quen thuộc với khán giả truyền hình Trung Quốc, vì là cánh tay mặt của chủ tịch nước nên thường xuyên xuất hiện bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Nhưng hôm 04/07/2016, đứng giữa hai công an viên để nghe tuyên án : ông đã xuất hiện trong một phiên tòa « đả hổ » đình đám mới.
Cựu chánh văn phòng Trung ương Đảng bị tòa án thành phố Thiên Tân (Tianjin) kết tội đã nhận 77 triệu nhân dân tệ (10 triệu euro) và thu thập bất hợp pháp bí mật nhà nước. Những bí mật đó là gì thì không ai biết cả. Phiên tòa mở ra từ ngày 07/06, và bản án mang tính chính trị loại này cũng tương tự như với Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu bộ trưởng Công an đã bị Tập Cận Bình tống vào nhà đá.
Lệnh Kế Hoạch thậm chí còn nói lời cảm ơn tòa án vì đã tôn trọng pháp luật và đối xử nhân đạo, ca ngợi một nền tư pháp « trang trọng, chu đáo, hợp lý và văn minh ». Ông ta nói : « Tôi chấp nhận mọi cáo buộc đối với mình, không khiếu nại gì về bản án », và không kháng cáo. Theo Le Monde, những phát biểu loại này là có được là nhờ bị cáo bị đe dọa rằng thân nhân của họ sẽ gặp rắc rối.
Vụ việc bắt đầu từ tháng 3/2012, khi con trai của Lệnh Kế Hoạch là Lệnh Cốc (Ling Gu) bị tử nạn khi cầm lái một chiếc Ferrari trên xa lộ ngoại vi Bắc Kinh, hai thiếu nữ hở hang bên cạnh một chết, một bị thương nặng. Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc là đã cố che giấu cái chết của con trai, để không ảnh hưởng đến phe mình vào thời điểm chỉ còn sáu tháng nữa là đến Đại hội Đảng (tháng 11/2012).
Nạn tham nhũng của các quan chức cao cấp vốn là chủ đề chính gây bất bình trong dân chúng, và Lệnh Kế Hoạch trở thành mồi ngon cho Tập Cận Bình. Kerry Brown, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc King’s College ở Luân Đôn nhận xét : « Ông ta đã vi phạm một trong những nguyên tắc của ông Tập đặt ra : phải cảnh giác và kiểm soát những người thân của mình ».
Cuộc điều tra chuyển hướng ra quốc tế, khi người em trai của Lệnh Kế Hoạch là Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng) năm 2013 đã mua một biệt thự tại Loomis, gần Sacramento, California. Có những lời đồn về những thông tin nhạy cảm mà ông này đã khai báo cho tình báo Mỹ để đổi lấy sự bảo vệ. Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc yêu cầu cho dẫn độ Lệnh Hoàn Thành.
Trong một nỗ lực muộn màng đầy tuyệt vọng nhằm cứu vãn địa vị, Lệnh Kế Hoạch hồi tháng 12/2014 đã cho đăng trên tạp chí lý luận Cầu Thị (Qiushi) của đảng Cộng sản Trung Quốc một bài viết, trong đó dẫn tên Tập Cận Bình đến 16 lần. Nhưng chỉ hoài công.
Tập Cận Bình có tự hài lòng với một thập kỷ trị vì ?
Tháng 10/2015, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã phê phán bán nguyệt san trên là dễ dàng đăng bài của bạn bè các lãnh đạo tờ báo, « sơ hở về kiểm duyệt chính trị trước khi đăng một số bài ». Phó tổng biên tập tờ Cầu Thị đã thắt cổ tự tử tại nhà giữ xe của tờ báo hôm 26/6. Theo tạp chí Tài Tân (Caixin), nguyên nhân là do bị trầm cảm trước những đấu đá trong nội bộ đảng, và những người bảo thủ nhất ngày càng nhiều quyền lực hơn.
Le Monde nhận định, điểm yếu nhất về chính trị của Lệnh Kế Hoạch là đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào sự thăng tiến của một chính khách, và khi người đỡ đầu đã kết thúc hai nhiệm kỳ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thì ông ta trở nên bơ vơ. Vào thời đó, Bạc Hy Lai (Bo Xilai), bí thư thành ủy đầy tham vọng của Trùng Khánh và là người thân tín của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), đã bị thất sủng sau vụ vợ ông đầu độc một doanh nhân Anh, người đã giúp chuyển tiền ra nước ngoài để chi phí cho con trai ông Bạc đang du học.
Vận rủi của gia đình ông Lệnh Kế Hoạch là cơ hội bằng vàng để tấn công vào một phe nhóm rất mạnh : phe Đoàn thanh niên Cộng sản, xuất thân của cả ông Lệnh và ông Hồ Cẩm Đào. Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) cũng đi lên từ phe này, hiện đang ở thế yếu do kinh tế tăng trưởng chậm lại, và cũng do ông Tập đã nắm hết mọi quyền hành.
Từ khi quyền lực chỉ nằm trong tay một người, việc đấu tranh giữa nhiều nhóm lợi ích không còn là thời sự trên chính trường Trung Quốc. Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc đương đại của trường đại học Nottingham kết luận : « Tập Cận Bình không chống lại phe này hay phe khác, ông ta muốn thâu tóm tất cả mọi quyền hành có được ».
Mục tiêu là Đại hội Đảng lần thứ 19 sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2017. Đây là dịp để nhận ra những khuôn mặt thế hệ lãnh đạo thứ sáu, sẽ kế tục nhiệm kỳ 5 năm sau đó, kể từ 2020. Tất nhiên là với điều kiện Tập Cận Bình tự bằng lòng với một thập kỷ trị vì, như những người tiền nhiệm.
Dân oan Trung Quốc bám đất
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Les Echos có bài điều tra về « Sự kháng cự mãnh liệt của các gia đình không muốn di dời ở Quảng Châu ». Năm 2002, ủy ban thành phố hạn định 10 năm để xóa sổ 138 ngôi làng cũ bị lọt thỏm giữa những đô thị chung quanh đang phát triển đến chóng mặt. Nhưng gần 15 năm sau, chỉ có bốn thành phố mới mọc lên, do một ít gia đình nhất định bám trụ để « quyết chiến ».
Tại Yangji, có khoảng hai chục gia đình cứng đầu loại này, được gọi là « ding zi » tức « đinh tử hộ » - những người bám chặt vào mảnh đất và ngôi nhà đầy kỷ niệm, như những cây đinh đóng dính vào tường.
Bài báo tố cáo bọn mafia làm theo lệnh các đại gia địa ốc, vốn gắn bó với các quan chức địa phương – tệ nạn hoành hành tại Trung Quốc suốt ba chục năm qua. Chẳng hạn trường hợp phó chủ tịch Quảng Châu Cao Jianliao, bị nghi ngờ nhận hối lộ 77 triệu nhân dân tệ, đang chờ trả lời trước pháp luật cùng với 7 quan chức khác, trong đó có Lu Suigeng đã trốn ra nước ngoài. Trước khi ông ta trốn đi, có 84 dân làng bị bắt vì không chịu di dời, một người còn bị giam giữ suốt 15 tháng.
Chen Kailai, một dân làng cho biết : « Ngay từ đầu tôi đã không muốn thương lượng. Đây là vấn đề nguyên tắc : tôi không thể sử dụng tài sản do ông cha để lại để làm giàu cho đảng ». Ông vẫn còn chưa hồi phục được sau những gì đã trải qua. Một ngày tháng Sáu, sau 500 ngày cố thủ, bọn côn đồ đã tấn công vào nhà láng giềng. Ông biết sắp đến lượt mình. Ném đá, phóng hỏa, nhảy từ lầu 4 xuống, bị thương, một người hàng xóm cho ẩn trốn…Công an đến tìm, và ông đành phải hạ vũ khí, nhưng tin rằng tên mình đã bị ghi vào danh sách đen.
Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi trước bi kịch người Rohingya
Cũng tại châu Á, La Croix nói về « Bà Aung San Suu Kyi và bi kịch của người Rohingya ở Miến Điện ». Lên cầm quyền đã 100 ngày, tân chính phủ vẫn chưa cho biết làm thế nào chấm dứt tình trạng người Rohingya bị bức hiếp. Trong khi đó một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc đã nêu ra khả năng đã xảy ra tội ác chống nhân loại đối với thiểu số người Hồi giáo này.
Bà Yanghee Lee, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Miến Điện vừa từ bang Arakan trở về, nhận định : « Điều kiện sống tại các trại tị nạn rất tệ hại…Nhân viên bộ Nội vụ cũng là những người trong chính phủ trước, vì vậy mà không có gì thay đổi. Thói quen cũ hết sức dai dẳng ».
Báo cáo Liên Hiệp Quốc kể ra những gì mà người Rohingya đang phải chịu đựng : « hành quyết, bắt bớ tùy tiện, cưỡng bức lao động, tra tấn », cho rằng đây có thể là tội ác chống nhân loại và đòi phải tiến hành điều tra độc lập.
Từ năm 2012, trên 100.000 người Rohingya phải sống trong các trại tị nạn trên dải đất chạy dọc ven biển gần Sittwe, thủ phủ bang Arakan. Họ không có quyền ra khỏi trại, trừ phi xin được giấy phép đặc biệt. Vì vậy một số người bệnh đã không đến được bệnh viện, « nhiều trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai đã chết ».
Tân chính phủ bắt đầu cấp giấy tờ tạm cho người Rohingya, nhưng không có gì bảo đảm sau này sẽ cấp quốc tịch cho họ. Chỉ có áp lực quốc tế mới buộc được bà Aung San Suu Kyi hành động trên hồ sơ gai góc này. Nhưng nếu cộng đồng quốc tế sử dụng tên gọi « Rohingya », thì giải Nobel hòa bình lại gọi là « cộng đồng Hồi giáo ở Arakan », một cụm từ không làm cả người thiểu số Rohingya lẫn dân địa phương Arakan hài lòng.
Luật chống khủng bố của Nga siết chặt tự do công dân
Nhìn sang châu Âu, thông tín viên Libération tại Matxcơva báo động « Các quyền tự do lại bị vi phạm tại Nga ». Trừng phạt người không tố cáo, buộc các mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu trong sáu tháng…một loạt các luật chống khủng bố vừa được Hạ viện Nga thông qua sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân thường.
Các dự luật được thông qua vào cuối tháng Sáu và sẽ có hiệu lực từ ngày 20/7 nếu tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn, sửa đổi hơn một chục đạo luật hiện có và như vậy không chỉ nhắm vào bọn khủng bố mà là mọi công dân.
Tố cáo người khác, một trong những vết thương thời xô-viết cũ, lại sống dậy. Từ nay, những ai có được thông tin liên quan đến một dự định khủng bố, đảo chính hay khoảng 15 khinh tội khác mà không báo cho chính quyền kịp thời, có nguy cơ lãnh đến một năm tù giam.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải lưu giữ các cuộc gọi và tin nhắn của người sử dụng trong sáu tháng. Tất cả những dịch vụ tin nhắn, thư điện tử, mạng xã hội dùng đến công nghệ mã hóa, phải cung cấp cho cơ quan tình báo FSB chìa khóa giải mã, không cần có lệnh của tòa án. Nếu từ chối, sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1 triệu rúp (11 đến 14.000 euro).
Chống khủng bố, luật lao động, hậu Brexit : Tựa chính báo Pháp
Le Monde hôm nay 06/07/2016 quan tâm đến việc « Thượng viện đòi hỏi cải tổ lại công tác chống khủng bố ». Ủy ban điều tra của Thượng viện về hành động của chính phủ trong các vụ khủng bố tháng Giêng và tháng 11 năm 2015 đã công bố bản báo cáo hôm 05/07/2016. Chỉ rõ « những thiếu sót của cơ quan tình báo » và sự thiếu phối hợp, ủy ban đưa ra 39 đề nghị cải cách. Chủ yếu là thành lập cơ quan tình báo Pháp gộp từ các đơn vị của cảnh sát và hiến binh hiện nay, một cơ quan chống khủng bố, một cơ sở dữ liệu chung.

Libération nêu ra kết quả một cuộc thăm dò ý kiến sau vụ Brexit, cho thấy 62% người Pháp không đồng tình với các quyết định của Liên Hiệp Châu Âu (EU), 54% cho rằng EU quá hào hiệp với người nhập cư. Tuy nhiên đa số lại không muốn nước Pháp ra khỏi EU.
Le Figaro chạy tựa « Luật lao động, năm tháng trời để rồi không đi đến đâu ». Sau nhiều tuần lễ biểu tình và bạo động, thủ tướng Pháp Manuel Valls phải dùng đến điều 49-3 trong Hiến pháp để ban hành một đạo luật mà không thông qua bỏ phiếu tại Quốc hội.

Trên lãnh vực văn hóa, nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất cho « Festival kịch nghệ Avignon » lần thứ 70. Về kinh tế, Les Echos nói về « Kinh tế thế giới trong chiếc bẫy lãi suất bằng 0 ». Brexit đã kéo lãi suất chung xuống, và bất định chính trị đang đe dọa quá trình phục hồi ; nên các ngân hàng trung ương chuẩn bị linh hoạt hóa chính sách tiền tệ.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160706-canh-tay-mat-cua-ho-cam-dao-bi-tap-can-binh-%C2%AB-da-ho-%C2%BB

DLV. * HÒN NGỌC CHIẾU SÁNG

"Chiếu sáng biển Đông"?

D.L.V. (Danlambao) - Lãnh đạo có trình độ và tầm nhìn thường thốt ra những câu nói xứng đáng danh ngôn. Những các cán bộ CSVN do thiếu học nên thường thốt lên những phát ngôn làm cho thiên hạ cười ồ. Nghe viên thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc nói về Sài Gòn "tỏa sáng" làm chúng ta không khỏi cười lăn. Cười cho sự ngu ngốc của một cán bộ cộng sản học đòi làm trưởng giả trí thức.
Tuần vừa qua dân Sài Gòn bàn tán về câu nói nổi hứng của viên thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Nhân dịp kỷ niệm ngày Sài Gòn bị cưỡng ép thành "Hồ Chí Minh, ông nói:
"TP. HCM là hòn ngọc chiếu sáng Biển Đông, chứ không phải là hòn ngọc viễn đông theo cách gọi thông thường".
Thốt ra câu nói đó chứng tỏ viên cán bộ cấp cao Nguyễn Xuân Phúc cực kỳ dốt nát và ngu xuẩn. Tưởng toả sáng ra đâu, ai ngờ toả sáng ra... biển Đông! Thế nào là hòn ngọc Viễn Đông theo "cách gọi thông thường"? Tôi dám chắc rằng ông cán bộ Nguyễn Xuân Phúc không biết xuất xứ của "Hòn ngọc Viễn Đông".
Ngày xưa, năm 1862, khi người Pháp xây dựng thành phố Sài Gòn, họ đã muốn thành phố này là Ba Lê phương đông (Paris de l'Orient). Theo nhiều sách sử, người Pháp đã xây dựng một Sài Gòn tối tân, theo mô hình Paris. Một thành phố phương Đông mà có được một thánh đường hoành tráng, và những tòa nhà hành chánh nguy nga thời đó. Trong vùng đất kỳ bí và còn hoang sơ mà có một thành phố như vậy, nên chính người Pháp ví von thành phố như là một Hòn Ngọc Viễn Đông (la Perle de l'Extrême-Orient). Chữ "Hòn Ngọc Viễn Đông" không phải do người Việt đặt ra. Sau này, nghe nói có lần ông Lý Quang Diệu muốn phấn đấu để Singapore được như Sài Gòn. Có thể nói rằng Sài Gòn thời trước 1975 tuy không phải là thành phố loại số 1, nhưng ít ra cũng có cái trang nhã và mức hiện đại mà các nước trong vùng ít nhiều ngưỡng mộ.
Nhưng đó là Sài Gòn thời xa xưa, chứ ngày nay thành Hồ có gì để gọi là "toả sáng" như viên thủ tướng CSVN nói. Bất cứ lãnh vực chánh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến hạ tầng, cái thành phố bị cưỡng ép mang tên Hồ Chí Minh không có một cái gì để tự hào hay để toả sáng. Hầu như bất cứ một lãnh vực nào cái thành Hồ đều làm cho Việt Nam thêm xấu hổ.
Trong thời đại dân chủ, sự hiện diện của hệ thống chánh trị độc quyền và độc tài là một nỗi nhục. Với cái hệ thống chánh trị đó thì thành Hồ vẫn hoàn Hồ thành, không thể nào khá hơn được. Đó là một sự thật. Một thành phố bị cai trị bởi những con người từ trong rừng ra hay được tiến hóa từ cuộc sống rừng rú thì làm sao có thể nói chuyện văn minh. Ai còn nhớ những năm tháng người miền bắc vào chiếm nhà, chiếm đất và họ đem theo cái "văn minh rau muống" vào Sài Gòn, họ trồng rau trên sân thượng villa, họ nuôi heo trong villa, họ ăn ngủ trong phòng làm việc... Ngày nay họ đã tiến hóa khá hơn nhưng bản chất rừng rú thì vẫn còn. Vậy mà dám mơ tưởng đến "chiếu sáng"!
Sài Gòn ngày xưa là "hòn ngọc Viễn Đông", thành Hồ là một nỗi nhục của Việt Nam. Thành phố người ta chỉnh chu, văn minh, hiện đại bao nhiêu thì thành Hồ dơ dáy, lạc hậu, bán khai bấy nhiêu. Hãy nhìn những khu "đô thị" do cộng sản xây dựng thì sẽ thấy cái bản chất tủn mủn, chấp vá, tù túng như thế nào. Người Pháp xây dựng Sài Gòn có quy hoạch đâu ra đó, VNCH phát huy thêm, nhưng những cán bộ cộng sản bắc Việt thì chỉ giỏi phá hoại và chia chác riêng tư chứ chẳng quan tâm đến mỹ quang chung. Nói "toả sáng" mà không biết nhục thì quả là đáng xấu hổ.
Kinh tế thì lẹt đẹt, toàn theo sau đuôi thiên hạ. Hạ tầng cơ sở nghèo nàn và tồi tệ. Có thành phố nào mà cứ mưa xuống là đường thành sông? Càng sửa là càng phá. Càng phá lại thêm sửa chữa. Cái vòng sửa - phá - sửa cứ luân phiên nhau làm tan nát Sài Gòn. Chắc sẽ có dư luận viên phản đối rằng thành Hồ đã xây được những cây cầu, nhưng họ đâu biết rằng đó là những món nợ do nước ngoài cho vay hoặc bố thí. Một nhà nước suốt ngày chỉ giơ tay xin tiền thiên hạ và bị thiên hạ mắng vào mặt mà chưa biết nhục, lại còn đòi "tỏa sáng". Đúng là một lũ nằm mơ giữa ban ngày.
Thành phố đáng lý ra phải là một trung tâm văn hoá, nhưng hãy nhìn vào thành Hồ xem, cái chất văn hoá ở đâu? Thành Hồ ngày nay là một sự pha trộn hỗn tạp của văn hoá cộng sản được du nhập từ Trung Cộng, văn hoá hiphop Nam Hàn và cặn bã của phương Tây. Người Sài Gòn ngày xưa lịch thiệp bao nhiêu thì người thành Hồ ngày nay thô lỗ bấy nhiêu. Nhìn ra đường là những dòng xe gắn máy chạy như điên và những phụ nữ thanh niên trùm khăn, bịt mặt cứ như là ở một nước Trung Đông Ả Rập. Một loại văn hoá như thế thì toả sáng ra đâu?
Nói "toả sáng" mà không nhìn thấy cuộc sống cùng cực của người dân thì viên thủ tướng CSVN hoặc là không có mắt hoặc là có mắt mà không biết nhìn. Nhìn vào thực tế thành Hồ chẳng đâu xa mà ngay tại trung tâm quận I ông sẽ thấy người bán dạo đầy đường. Họ đi trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, mặc quần áo rách tả tơi, rao bán vài trái cây không bằng một phần trăm tiền lẻ của một cái túi xách LV đang được bày bán cách đó vài mươi mét. Đó chỉ là một hình ảnh tương phản rõ rệt nhất của một thành phố với sự cách biệt lớn giữa người nghèo và kẻ giàu. Kẻ nghèo là con em thân nhân của dân quân cán chánh VNCH miền nam, kẻ giàu là con em thân nhân của cán bộ CSVN đa phần là người từ miền bắc. Sự hiện diện của những người nghèo ngay tại trung tâm thành Hồ còn là một chỉ dấu rõ rệt nhất về một nền kinh tế bất ổn. Thành Hồ ngày nay chỉ có thể ví như một cô gái quê miền bắc đang vội vã tô son trét phấn để che giấu cái gốc của mình.
Kể ra thì cũng có thể hiểu cho trình độ của những người cán bộ như Nguyễn Xuân Phúc. Suốt đời chỉ sống trong giáo huấn của đảng cộng sản thì làm sao có được một tư duy độc lập để suy xét thấu đáo. Suốt đời chỉ loanh quanh trong cái tỉnh Quảng Nam nghèo đói thì làm sao có thể thấy được những Singapore, Hồng Công, Đài Bắc, Kuala Lumpur, Bangkok để mà so sánh và đối chiếu. Những Singapore, Hồng Công, Đài Bắc, Kuala Lumpur, Bangkok chẳng ai dám vỗ ngực đòi "toả sáng" cả vì sự thật nói lên tất cả. Chỉ có những kẻ có tư duy trẻ con, ham hố làm người lớn mới đòi toả sáng. Tưởng rằng toả sáng sang các thành phố lân cận, ai ngờ cán bộ Xuân Phúc đòi toả sáng ra... biển Đông. Quả là một tư duy trẻ con học làm người lớn.
Một thành phố mà sau khi chiếm được thay vì làm cho tốt hơn thì lại trở nên tồi tệ hơn, để rồi sau 40 năm người CSVN lại mơ "toả sáng", mơ làm "Hòn Ngọc Viễn Đông" của thế kỷ 19. Cái giấc mơ "toả sáng" của Nguyễn Xuân Phúc là một lời tố cáo hùng hồn cho sự bất tài của CSVN, một minh chứng hùng hồn cho một quá trình phá tan hoang Sài Gòn suốt 40 năm.
07.07.2016


ÂU DƯƠNG THỆ * HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XIII

Hội nghị Trung Ương 3: Phải đưa ngay vụ Formosa gây ra thảm trạng môi trường lên bàn nghị sự!

Nguyễn Phú Trọng là cái gương rất xấu, đụng đâu hỏng đó!
Âu Dương Thệ (Danlambao) - ...Khi nói tới trách nhiệm trong việc xử lý thảm trạng môi trường do Formosa gây ra thì đúng ra trước hết phải kể tới trách nhiệm của người đứng đầu chế độ, tức là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau thắng lợi tại Đại hội 12 vừa qua quyền lực của ông Trọng còn bao trùm hơn nữa. Cho nên chính cuộc thăm công ty và Ban giám đốc Formosa ngày 22.4, gần ba tuần sau xảy ra thảm trạng môi trường, của người cầm đầu chế độ đã cản trở trực tiếp nghiêm trọng công việc điều tra. Vì trong chế độ toàn trị như ở VN hiện nay, sau khi Nguyễn Phú Trọng niềm nở gặp Ban giám đốc Formosa thì ai còn dám động vào công ty này! Cũng vào thời gian này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (17.4) và Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh (23.4) - được coi là người sẽ kế vị ông Trọng- cũng đã tới Quảng trị, nhưng cũng không thèm tới thăm các nạn nhân trong thảm trạng cá chết. Mặc dù khi ấy ngay báo chí lề đảng cũng đã báo động "cá chết trắng biển miền Trung". Nhưng khi ấy các vua tập thể vẫn điếc và mù!...
*
Sáng 4.7 Hội nghị trung ương (HNTU) 3 đã họp để bàn về qui chế làm việc toàn Khóa 12 (2016-21) của Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương, Ủy ban kiểm tra trung ương và qui định các công tác giám sát và kỷ luật của đảng. Người đứng đầu chế độ đã chọn đúng thời điểm cho HNTU 3, để nó chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc Họp báo ngày 30.6 công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt với lời hứa của Ban giám đốc công ty Formosa bồi thường 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD. Trong dịp này các cơ quan của đảng và nhà nước đã coi như là một thành công lớn. Nhờ thế Nguyễn Phú Trọng hẳn sẽ hồ hởi trước HNTU coi thắng lợi này là sự lãnh đạo của chính mình!
Chính vì thế trong chương trình làm việc 5 ngày của HNTU 3 đã không có một điểm nào nói tới thảm họa môi trường từ đầu tháng 4.16, mặc dầu đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở VN, gây thiệt hại sức khỏe, tài sản và môi trường sống trực tiếp cho hàng triệu người dân bốn tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị và Thừa thiên-Huế; đồng thời còn tạo những nguy hại về lâu dài về nhiều mặt cho nhân dân cả nước. Như thế rõ ràng đối với người cầm đầu chế độ, thảm họa môi trường trước sau vẫn không phải là vấn đề bận tâm lớn. Thái độ bàng quang, ngang ngược và vô cảm lần này của Nguyễn Phú Trọng giống hệt thái độ ngông nghênh và lấp liếm của ông về tình hình biển Đông. Mặc dầu Bắc kinh ngày càng công khai xâm lấn biển Đông nhưng bẩy năm trước ông Trọng vẫn hô lớn "Tình hình biển Đông không có gì mới!".
Chính thái độ coi thường sức khỏe, sinh mạng của hàng triệu nhân dân, nên sau khi thảm trạng môi trường làm cá chết trắng biển nhiều tỉnh miền Trung đã diễn ra gần 3 tuần, nhưng khi tới thăm Hà Tĩnh ngày 22. 4 Nguyễn Phú Trọng đã vô cảm không thăm hỏi hàng vạn ngư dân nạn nhân do Formosa xả thải độc hại đang mất công ăn việc làm phải sống đói rách. Trong khi ấy ông Trọng lại đủng đỉnh cầm đầu phái đoàn cao cấp đảng và nhà nước đích thân thăm nhà máy Formosa ngày 22.4. Tại đây ông còn gặp Ban giám đốc của công ty Formosa (Đài loan) và khen sự làm ăn của họ và không có lần nào ông Trọng đặt vấn đề với Ban giám đốc Formosa về việc đã gây ra thảm họa môi trường! Rõ ràng Nguyễn Phú Trọng quí Dollar của tư bản Formosa hơn mạng sống của nhân dân!
Mặc cho những tuyên bố tự khoe, tự bốc nào là "làm khoa học, khách quan, bài cản, chính xác", trong cuộc Họp báo ngày 30.6 của các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Thông tin & tuyên truyền Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Khoa học & công nghệ Chu Ngọc Anh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, và lời cúi đầu xin lỗi của Ban giám đốc Formosa, nhưng nhiều chuyên viên và nhân sĩ, kể cả một số cán bộ trung cấp đã công khai phê bình nghiêm khắc việc làm chậm trễ và thiếu trách nhiệm của các cơ quan đảng và chính phủ trong suốt gần 3 tháng qua về nhiều mặt. Vì đúng ra sau khi thảm họa môi trường xẩy ra các cơ quan có thẩm quyền phải bắt tay điều tra ngay để tìm ra 1. Nguyên nhân. 2. Thủ phạm. 3. Mức độ thiệt hại. 4. Trách nhiệm dân sự và hình sự. 5. Bồi thường... Tuy họ vẫn nhắc đi nhắc lại là "ngay từ đầu, các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo, tổ chức hàng chục cuộc họp, yêu cầu điều tra nhanh chóng", nhưng phải đợi tới gần ba tháng sau mới xác nhận được là, thủ phạm chính là công ty Formosa. Mặc dù ngay trong vài ngày đầu nếu điều tra nghiêm túc thì đã biết thủ phạm là ai và từ đó khắc phục được những thiệt hại nhanh chóng hơn. Chẳng những thế lời tuyên bố sau đây của Phát ngôn viên Formosa khi đó là Chu Xuân Phàm đã gián tiếp xác nhận chính họ là thủ phạm: "Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây", "Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ", "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi!". Ông ta còn hách dịch thách đố: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được..."
Nhưng ở đây Formosa không chỉ là thủ phạm duy nhất, vì nhiều cơ quan đảng và nhà nước đã cấp giấy phép đầu tư, hoạt động và kiểm soát công ty Formosa cũng đều là thủ phạm. Vì chính các cơ quan này đã lơ là và vô trách nhiệm trong các lãnh vực phụ trách, nên đã để cho Formosa làm ăn như một vua con trong vùng. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 các Bộ trưởng đã cố tình tránh né không làm rõ cơ quan và người phải chịu trách nhiệm để xẩy ra thảm trạng môi trường làm cá chết hàng loạt trong nhiều tuần lễ.
Tại cuộc họp báo trên, tuy Bộ trưởng tài nguyên-môi trường Trần Hồng Hà có nêu ra một số chất độc cực hại do Formosa đã thải ra biển như "phenol, xyanua". Nếu so với con số của báo Tuổi trẻ đưa ra khoảng 45 độc tố mà Formosa đã dùng thì số này quá ít, không có tính khả tin. Không những thế, ông Hà tuyệt nhiên không nói tới số lượng chất độc đã thải ra biển là bao nhiêu; số lượng đã dùng và mức độc hại trước mắt và lâu dài của từng độc tố cho con người, môi trường sinh thái trước mắt, trung hạn và dài hạn như thế nào. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể thẩm định mức độc hại, thiệt hại sức khỏe và việc làm cho ngư dân trong vùng và nhân dân cả nước, cũng như tác hại về lâu dài cho môi trường biển VN. Trái lại các bộ trưởng chủ trì và tham gia họp báo lại đã cố tình đề cao đưa 500 triệu USD bồi thường của Formosa như là một chiến thắng lớn! Nhưng mức bồi thường có xứng đáng không hay chỉ như hạt cát trên biển, điều này tùy thuộc hoàn toàn vào những câu hỏi nồng cốt trên. Đấy là chưa kể, số tiền bồi thường này trong các năm tới Formosa sẽ khai vào phần chi để trừ thuế, vì trong các hoạt động của các công ty các chi phí bồi thường được xếp loại là những chi phí được khai trừ thuế. Ngoài ra mới đây công ty Formosa đã bị ghi trên danh sách "sổ đen", vì trong nhiều năm đã cố tình gian lận sổ sách để trốn thuế, có năm lên tới 4.000 tỉ đồng.
Khi nói tới trách nhiệm trong việc xử lý thảm trạng môi trường do Formosa gây ra thì đúng ra trước hết phải kể tới trách nhiệm của người đứng đầu chế độ, tức là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau thắng lợi tại Đại hội 12 vừa qua quyền lực của ông Trọng còn bao trùm hơn nữa. Cho nên chính cuộc thăm công ty và Ban giám đốc Formosa ngày 22.4, gần ba tuần sau xẩy ra thảm trạng môi trường, của người cầm đầu chế độ đã cản trở trực tiếp nghiêm trọng công việc điều tra. Vì trong chế độ toàn trị như ở VN hiện nay, sau khi Nguyễn Phú Trọng niềm nở gặp Ban giám đốc Formosa thì ai còn dám động vào công ty này! Cũng vào thời gian này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (17.4) và Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh (23.4) - được coi là người sẽ kế vị ông Trọng- cũng đã tới Quảng trị, nhưng cũng không thèm tới thăm các nạn nhân trong thảm trạng cá chết. Mặc dù khi ấy ngay báo chí lề đảng cũng đã báo động "cá chết trắng biển miền Trung". Nhưng khi ấy các vua tập thể vẫn điếc và mù!
Chính vì thế suốt nhiều tuần lễ các cơ quan đã đổ lỗi lẫn cho nhau, ông nói gà bà nói vịt, công việc tiến hành điều tra bị tê liệt trong nhiều tuần. Trong cuộc họp báo ngày 27.4 "chỉ diễn ra trong 6 phút" dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà, trên 200 nhà báo đã phải chờ đợi suốt nửa ngày. Nhưng cuối cùng Thứ trưởng Tài nguyên-môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định "Formosa vô can".
Chẳng những thế Ban bí thư, Ban tuyên giáo trung ương và Bộ thông tin tuyên truyền còn ra lệnh cho các báo và đài không được đưa tin và tường thuật tình hình cá chết. Trong thời gian ấy các cơ quan đảng và nhà nước lại còn tổ chức rùm beng cho các tuyên truyền viên và một số cán bộ ở trung ương và địa phương xuống tắm ở các vùng biển vừa xẩy ra thảm trạng môi trường và ăn cá biển. Thật là vô trách nhiệm và vô lương tâm đến thế là cùng!
Tệ hại nữa là khi nhân dân, đi đầu là thanh niên, trí thức và nhiều đảng viên tiến bộ, ý thức trách nhiệm nên đã tham gia ý kiến, xuống đường lên tiếng và đòi kiểm tra (theo tiêu chí của đảng "để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra") qua các cuộc biểu tình vào ba cuối tuần từ đầu tháng 5.16 với các khẩu hiệu "Cá cần nước sạch", "Nước cần minh bạch" đã bị công an mật vụ chế độ toàn trị ngăn cấm, đàn áp và chụp mũ. Trong cuộc họp báo ngày 30.6, các quan chức hiện diện xác nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm trạng môi trường ở miền Trung, nhưng cùng lúc ấy họ lại vẫn kết án gay gắt những cuộc biểu tình của nhân dân đòi Formosa phải sớm công khai minh bạch về nguyên nhân dẫn tới thảm trạng môi trường. Điều này vừa mâu thuẫn vừa sai trái của các bộ trưởng chủ trì cuộc họp báo! Trương Minh Tuấn, Bộ tưởng 4 T vẫn chụp mũ lếu láo:
"Tôi cũng nói thẳng rằng, có thể lực thù địch đã lợi dụng tình trạng cá chết này để công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân."
Các phản ứng và hành động của các người đứng đầu và các cơ quan của chế độ toàn trị sau biến cố thảm trạng môi trường ở các tỉnh miền Trung đã cho thấy rõ thái độ từ bị động, lơ là tới tìm cách lấp liếm và bao che cho các thủ phạm (từ Formosa tới các nhân vật và cơ quan có liên đới trách nhiệm trong vụ để xẩy ra thảm họa môi trường). Sau đó chuyển sang bịt miệng báo giới, rồi đàn áp, chụp mũ thanh niên và trí thức lên tiếng đòi phải điều tra nhanh, nghiêm túc và minh bạch vụ này. Điều này cho thấy họ vẫn coi dân là thù, coi Formosa là bạn!
***
Như thế cho thấy, sau khi Nguyễn Phú Trọng đụng vào vụ Formosa đã càng làm rối bầy, vì thế niềm tin vào nhóm cầm đầu chế độ toàn trị càng sa sút trong nhân dân và trong đảng. Ở đây xét 2 trường hợp: Thứ nhất, Nguyễn Phú Trọng không được thông tin gì về thảm trạng môi trường do Formosa xảy ra trước đó gần ba tuần, nên ông đã đích thân tới thăm và khen ngợi Ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này Nguyễn Phú Trọng chỉ đứng làm bù nhìn. Thứ hai, nếu ông Trọng biết rõ vụ thảm trạng môi trường lớn nhất từ trước tới nay ở VN, nhưng vẫn cầm đầu phái đoàn cao cấp đảng và nhà nước ân cần tới thăm và khen Ban giám đốc Formosa. Như thế Nguyễn Phú Trọng đã vô cảm trước hàng triệu nạn nhân, đồng thời vô trách nhiệm cùng cực trước nhân dân và đất nước. Xét cả hai trường hợp thì Nguyễn Phú Trọng hoặc chỉ làm bù nhìn, hay bất lực và vô trách nhiệm, coi đồng Dollar của tư bản hơn mạng sống của người dân! Vì vậy Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng cầm đầu chế độ. HNTU 3 đang họp phải làm cho rõ đầu đuôi vụ này từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh và nhiều người đứng đầu các cơ quan đảng và nhà nước, phải xử lý thích đáng và phải công khai minh bạch. Nếu bỏ qua hay im lặng là đồng lõa và vô cảm với hàng triệu ngư dân và nhân dân cả nước!
Can thiệp và đụng vào vụ Formosa nên Nguyễn Phú Trọng đã gây ra sai lầm tai hại và nguy hiểm. Nếu theo dõi kỹ, người ta còn thấy từ khi làm Chủ tịch Quốc hội và nhất là từ khi làm Tổng bí thư, ông Trọng đụng vào đâu là hỏng đó. Cho rằng mình chống tham nhũng giỏi, nên Nguyễn Phú Trọng đã giựt Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng sau trên 5 năm làm Tổng bí thư tình hình tham nhũng càng trở nên bất trị. Suốt trong nhiệm kỳ đầu làm Tổng bí thư ông Trọng không dám đánh chuột vì sợ vỡ bình, như lời than của chính ông. Thấy đánh hổ không xong, nên sang nhiệm kỳ thứ hai Nguyễn Phú Trọng đang đổi chiến thuật tìm cách đập ruồi. Mới đây ông đang làm đình đám tố vài vụ xe công biến thành xe ông. Nhưng ông Trọng hẳn còn chưa quên, nhân vật gần ông nhất khi ông làm Bí thư thành ủy Hà nội, là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, sau khi về hưu đã biến nhà công thành nhà ông, chiếm biệt thự công ở số 12 Nguyễn Chế Nghĩa biết bao nhiêu năm, chính ông Trọng cũng lơ là và bất lực!
Vấn đề cực kỳ quan trọng khác nằm trong thẩm quyền Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng không chỉ đụng vào nó mà còn trực tiếp chỉ đạo thực hiện, nhưng nay vấn đề này không chỉ hỏng mà còn trở nên cực kỳ nguy hiểm cho an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Đó là hậu quả trong chính sách bang giao với Bắc Kinh. Khi làm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cấm không cho Quốc hội thảo luận về việc Bắc kinh chủ trương xâm lấn và làm tình hình biển Đông căng thẳng. Không ai quên tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng khi đó "Tình hình biển Đông không có gì mới!" Nguyễn Phú Trọng còn cho nhiều tướng lãnh sang Bắc kinh ca tụng là Trung quốc không có ý định thôn tính biển đảo của VN! Tiếp đó trong những lần thăm Bắc kinh Nguyễn Phú Trọng đã thỏa thuận là các tranh chấp biển đảo giữa hai nước chỉ đàm phán song phương giữa lãnh đạo hai bên!
Hậu quả của chính sách vừa nhu nhược vừa sai lầm của Nguyễn Phú Trọng ai cũng thấy rõ: Nay Bắc kinh đã xây dựng và mở rộng nhiều đảo chiếm của VN thành các căn cứ quân sự uy hiếp an ninh và chủ quyền của VN, đồng thời đe dọa an ninh hàng hải quốc tế. Bắc kinh đang biến biển Đông thành cái hồ của họ, tự do thao diễn quân sự, cấm tầu quốc tế, giết hại ngư dân và phá hủy các tầu đánh cá của VN!
Đụng đâu hỏng đó. Đụng vào vụ Formosa đã làm tê liệt cuộc điều tra, không làm minh bạch đối với các quan chức và cơ quan chịu trách nhiệm, bao che người có tội, đàn áp người có công! Đụng vào tham nhũng nhưng Nguyễn Phú Trọng chỉ sờ bên ngoài cho nên tham nhũng mọc ra như rươi ở trong các cơ quan đảng và nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Đụng vào bang giao với Bắc Kinh với thái độ cúi đầu, tự ti mặc cảm là nhược quốc, nên đế quốc mới Bắc Kinh đã được đằng chân lân đằng đầu chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển, bòn rút tài nguyên và uy hiếp an ninh và chủ quyền VN. Các sự kiện này chứng minh rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đụng vào đâu thì hỏng đó, càng lâu càng nguy hiểm!
Tại sao như vậy? Theo dõi đường quan lộ của Nguyễn Phú Trọng trong một phần tư thế kỷ qua cho thấy, ông là người có tham vọng quyền lực cực kỳ lớn, nhưng khả năng rất giới hạn và tư cách lại rất tồi. Chính vì thế từ khi có quyền lực lớn Nguyễn Phú Trọng đã trở thành người tham nhũng quyền lực. Từ đó thỏa hiệp với bọn quan tham nhũng tiền bạc, tới thờ Dollar hơn sinh mạng của dân, hay cúi đầu thỏa hiệp với Bắc kinh để củng cố quyền hành chỉ là một bước ngắn, một biện chứng tất yếu! Đỉnh cao mới nhất của sự tham quyền và lạm quyền của Nguyễn Phú Trọng là Đại hội 12 cuối tháng 1.2016. Mặc dù là người cao tuổi nhất trong số các Ủy viên trung ương, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn nằng nặc đòi được xếp vào "Trường hợp đặc biệt" để nắm ghế Tổng bí thư tiếp tục!
ĐCSVN tự nhận là đảng cầm quyền độc tôn, cho nên Ban chấp hành trung ương của đảng phải đưa vụ Formosa gây ra thảm trạng môi trường lớn nhất từ trước tới nay ở VN lên bàn nghị sự ngay trong HNTU 3 đang họp. Phải nêu rõ và làm minh bạch các quan chức và cơ quan nào của đảng từ Tổng bí thư, Bộ chính trị tới các địa phương đã toa rập ngăn cản điều tra. Nếu bỏ qua và im lặng là tự làm mất tư cách cầm quyền!
5.7.2016

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM

 

Khát tiền, Thủ tướng Phúc chỉ đạo cướp có tổ chức

Người Quan Sát (Danlambao) - Kinh tế Việt Nam hiện đang trong tình trạng bi đát. Nợ công vượt ngưỡng, ngân sách cạn kiệt, tham nhũng tràn lan. Trước tình hình ngập mặn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiền cứu trợ từ các nơi gửi đến giống như muối bỏ bể. Chính vì vậy, giữa lúc đất nước khó khăn, thiệt hại do thảm họa môi trường, các lãnh đạo đảng CSVN đã lập tức bàn cách bắt giữ con tin là hai lãnh đạo tập đoàn Formosa Đài Loan để thương lượng tiền chuộc.
Cơn khát tiền của các chóp bu Cộng sản ngày càng lộ rõ trên thông tin lề đảng.
Điển hình một ngày sau khi công bố tin nhà máy thép Formosa là thủ phạm xả thải độc hại ra biển khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập tức đăng đàn chỉ đạo cách xài tiền hỗ trợ. Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 1/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo lên kế hoạch sử dụng 11.500 tỷ (500 triệu USD) đền bù của Formosa sau vụ cá chết. (1)
Chưa dừng lại ở đó, sau hàng chục bản tin thăm dò về việc “huy động vốn trong dân”, nay cũng chính Thủ tướng Phúc giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghĩ cách để “huy động được nguồn lực trong dân (gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng tưởng kinh tế”. (2)
Hàng loạt chuyên gia, tiến sĩ kinh tế thời XHCN được tăng cường để cân đo đong đếm và dự toán lượng tiền và vàng trong dân để cho ra con số 500 tấn là tiêu điểm của nhiều báo đảng trong thời gian gần đây.
Tờ Công an Nhân dân thậm chí còn truy tìm nguyên nhân 500 tấn vàng “ngủ” trong dân bằng cách nào? (3)
Các lý do “hợp pháp” được đưa ra để dọn đường cho kịch bản cướp có bảo chứng lần này của đảng CSVN là: kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh thiếu vốn, nguy cơ nguồn viện trợ ODA sẽ sớm chấm dứt, thị trường vàng ảm đạm…
Từ trước đến nay, đảng CSVN đã có rất nhiều lần tổ chức cướp tiền của dân bằng nhiều cách. “Cải cách ruộng đất”, “Tuần lễ vàng”... là các chiêu thức sử dụng lời hay ý đẹp và nạn nhân điển hình của màn kịch này chính là bà Nguyễn Thị Năm. Bà Năm, còn được biết đến với tên Cát Hanh Long đã bị đảng CSVN xử bắn, mở màn cho cuộc đấu tố ‘cải cách ruộng đất’ khiến hàng trăm ngàn thường dân bị giết hại. Và người mở màn phong trào đấu tố bà Nguyễn Thị Năm chính là ông Hồ Chí Minh lừng lẫy với bút hiệu C.B.
“Vàng của Việt kiều hồi hương”, “16 tấn vàng của chính quyền VNCH”, “vàng của người Hoa vượt biên”, “vàng là tang vật trong các vụ án”... Tất cả được huy động, gom góp, biển thủ, và cướp trắng trợn trước mắt người dân từ xưa đến nay.
Quay trở lại thời điểm hiện tại, Thủ tướng Phúc mới lên với gánh nặng do tập đoàn sâu tham nhũng đồng đảng để lại, đã khai mạc màn kịch cướp có bảo chứng sắp tới đây bằng chiến dịch truyền thông huy động vàng trong dân.
Nguyễn Xuân Phúc và đồng đảng sẽ không dừng lại, bởi khi tuyên bố giao cho Ngân hàng NNVN nghĩ cách “huy động” là Phúc đã bắn phát súng đầu tiên mở đường cho đồng bọn mình.
Người dân Việt Nam sau hơn 80 năm bị cai trị dưới ách đảng CSVN hy vọng sẽ khôn ngoan và tỉnh táo hơn trong quá khứ.

danlambaovn.blogspot.com

Lộ diện thủ phạm bảo kê cho Formosa xả thải gây chết cá

Bạn đọc Danlambao - Hôm 27/4/2016 trong cuộc họp báo công bố nguyên nhân cá chết, thứ trưởng bộ tài nguyên - môi trường, ông Võ Tuấn Nhân đã tuyên bố: “Chưa có bằng chứng về sự liên quan của Formosa đến vấn đề cá chết hàng loạt”.

Theo vị quan chức này, hiện tượng cá chết được xác định là do  2 nhóm nguyên nhân chính:

- Thứ nhất là do hiện tượng tảo nở hoa, hay còn gọi là thuỷ triều đỏ;

- Nguyên nhân thứ hai là do độc tố thải ra từ các hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.
Ông Võ Tuấn Nhân khi ấy đã bao che cho Formosa khi nói rằng nhà máy thép này không liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt, đồng thời nhấn mạnh sẽ cho “tổ chức nghiên cứu, tập trung vào 2 nhóm nguyên nhân nói trên.
Thậm chí, vị thứ trưởng này còn tỏ thái độ tức giận khi bị một phóng viên chất vất về tình trạng biển bị nhiễm độc, lý do được đưa ra là câu hỏi này đã “gây tổn hại cho đất nước”.
Tuy nhiên, đến ngày 2/7/2016 - tức hơn 2 tháng sau, sau khi Formosa nhận tội gây cá chết, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân liền lên tiếng khẳng định ông không hề nói rằng: "Cá chết do thuỷ triều đỏ, không phải do Formosa". (**)

* Nguồn Video: VNExpress
** http://vnn777.com/w/?soha.vn

Phẫn nộ với clip du khách Tàu bắt nạt chị bán hàng rong Đà Nẵng

Bạn đọc Danlambao - Đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm du khách Tàu hành xử thô bạo và bắt nạt một chị bán hàng rong Đà Nẵng đang khiến dư luận tỏ ra hết sức phẫn nộ.
Theo facebook nhạc sỹ Nguyễn Duy Khoái, vụ việc xảy ra vài lúc 8:30’, sáng ngày 4/7/2016 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng.

Một chị bán chuối đang gánh hàng đi bán thì bị đám du khách Tàu chặn lại, rồi họ tự tiện xông vào bẻ chuối ra ăn mà không hề hỏi giá. Ăn xong, nhóm khách này còn ném vỏ chuối bừa bãi vào giỏ của chị.
Đến khi tính tiền, chị bán chuối nói giá 40.000 VNĐ thì một người đàn ông Tàu đưa ra tiền nhân dân tệ và yêu cầu thanh toán bằng loại tiền này.
Chị bán chuối từ chối không lấy tiền nhân dân tệ thì đám du khách Tàu này tỏ ra tức giận và giằng co khá lâu.
Sau một lúc tranh cãi, gã này đã đưa tờ tiền 50.000VNĐ và được chị bán chuối trả lại đủ 10.000 VNĐ tiền thừa. 
Tuy nhiên, không hiểu sao đám du khách Tàu này lại tiếp tục kiếm cớ gây sự, bọn chúng ngang ngược giữ gánh chuối lại và không chị đi.
Trong video clip được phổ biến trên facebook cá nhân nhạc sỹ Nguyễn Duy Khoái, có thể thấy cảnh một người đàn bà cố tình giựt chiếc nón lá đang đội trên đầu chị bán chuối. 
Trong lúc bắt nạt chị, bọn chúng nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu rồi phá lên cười. Khi chị cúi xuống chuẩn bị gánh hàng lên vai, một gã đàn ông liền đưa tay chặn lại không cho đi.
Thấy vậy, nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái và nhiều người dân gần đó đã can thiệp thì đám khách Tàu này mới chịu ngưng.
Khi chị bán hàng rong đang đi, gã đàn ông này còn ngang ngược giựt nón của chị, một mụ đàn bà khác thì cúi xuống cố tình bẻ trộm thêm một trái chuối còn nguyên trong nải.
Chứng kiến vụ việc, nhạc sỹ Nguyễn Duy Khoái đã nhận định trên facebook: “Nghe về văn hoá của tụi này đã lâu, chừ trực tiếp chứng kiến, giận sôi lên. Đúng là đồ ăn cướp! Ăn cướp một cách rất mất dạy ! Một cách rất Tàu!
* Video: Facebook nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái
Bạn đọc Danlambao

Nạn buôn người và bắt cóc trẻ em ở tỉnh Nghệ An

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-04

620.jpg
Phụ nữ miền núi là đối tượng có thể bị bắt cóc.
RFA photo
Những huyện miền núi tỉnh Nghệ An đang lên cơn sốt bởi nạn buôn người và bắt cóc trẻ em. Hầu hết những người bị lừa bán sang Trung Quốc đều là phụ nữ lao động và trẻ em độ tuổi mẫu giáo. Bởi cái nghèo, sự thiếu hiểu biết và luôn tin vào những hội, đoàn một cách không có cơ sở, bên cạnh đó, các trang mạng xã hội đến với người miền núi theo hướng kết bạn, trò chuyện, hẹn hò đã nhanh chóng biến thành mảnh đất tốt để kẻ lừa đảo buôn người hoạt động.

Nạn nhân lừa nạn nhân
Một nữ cựu cán bộ an ninh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Miền núi biên giới, với ở Nghệ An thì ở những vùng sát Lào, nạn bắt cóc và buôn người nhiều. Dạo này ở quê cũng có người về bắt cóc trẻ, có đường dây bắt cóc trẻ rồi. Như hôm trước ở đây có hai trẻ bị bắt nhưng may giải thoát được, kẻ bắt có trốn được. Như những huyện Quỳ Châu, Tương Dương thuộc Nghệ An hoặc ngoài Bắc thì Lào Cai, Yên Bái… Không biết nó bắt cóc làm gì nhưng do nhà nước quản lý lỏng lẻo quá. Nó bắt tùm lum! Nó đợi trẻ đi học về một mình thì nó bắt, cha mẹ chưa kịp đón thì nó bắt à…”

Theo bà này, nạn buôn người đã diễn ra ở hầu hết các huyện miền núi tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Bởi những nhóm buôn người hoạt động có tính chất liên lục địa thông qua các trang mạng và mượn danh các đoàn thể của nhà nước. Và không riêng gì chuyện buôn người mà còn chuyện các nhóm lừa bịp chuyên lừa tiền dân nghèo.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Nghệ An, trong vòng một năm trở lại đây, họ đã khởi tố 15 vụ buôn bán người, 29 bị can, giải cứu 28 nạn nhân trở về nhà.
Miền núi biên giới, với ở Nghệ An thì ở những vùng sát Lào, nạn bắt cóc và buôn người nhiều. Dạo này ở quê cũng có người về bắt cóc trẻ, có đường dây bắt cóc trẻ rồi.
- Cựu cán bộ an ninh, Nghệ An
Mới đây nhất, ngày 2 tháng 10 năm 2014, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang Lô Thị Hợi, trú ở bản Canh Khịt, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An và Vi Thị Pồn, trú ở bản Đình Tài, xã Xiềng My, huyện Tương Dương khi hai người này đang đón xe đưa 4 cô gái sang Trung Quốc để bán.


Hợi và Pồn vốn là hai nạn nhân từng bị lừa bán sang làm vợ cho đàn ông Trung Quốc. Sau đó, cả hai trở thành những kẻ buôn người chuyên nghiệp, về quê dụ dỗ các cô gái nhẹ dạ cả tin. Để đánh lừa các nạn nhân, Hợi và Pồn luôn ăn mặc sang trọng, sử dụng nhiều đồ đắt tiền. Khi tiếp cận “con mồi”, họ tỏ ra hào phóng mua quà tặng rồi khoe mình đang làm những công việc hái ra tiền ở Trung Quốc. Nếu thấy nạn nhân “cắn câu”, chúng sẽ dụ dỗ đưa sang đó kiếm việc làm với mức lương cao.


Ngoài nhóm của Hợi và Pồn ra còn một số nhóm buôn người chưa sa lưới pháp luật, họ vẫn đang hoạt động dưới nhiều lớp vỏ khác nhau khá tinh vi và cơ quan an ninh vẫn chưa đủ bằng chứng để bắt họ. Nhưng, cũng theo bà này, đâu đó có cả những bàn tay bề trên của bà nhúng vào nên mọi việc rất khó để phân định, rất khó nói. Kiểu làm việc mới nhất của các nhóm buôn người, bắt cóc trẻ em này là kết nối và mượn uy tín của cán bộ, biến cán bộ thành những con mồi chài.


Trong đó, không hiếm những cán bộ địa phương cùng đồng lõa trong việc kết nối “con mồi” với các nhóm buôn người. Cách kết nối của họ khá tinh vi. Nghĩa là mời đi uống cà phê, nước chè xanh hay ăn chè chẳng hạn, rồi làm như ngẫu nhiên gặp kẻ buôn người, kẻ buôn người được giới thiệu là bạn của cán bộ nhà nước và hai bên trò chuyện, sau đó kẻ buôn người xin số điện thoại của nạn nhân, riêng cán bộ thì rút hẳn, xem như mình vô can, chỉ ngẫu nhiên gặp nhau.


400.jpg
Một phụ nữ đang làm rẫy ở phía Tây Nghệ An. RFA photo
Về phía nạn nhân, khi nghĩ rằng đây là bạn của cán bộ nên chắc hẳn là người có uy tín và tin tưởng. Kẻ buôn người thả mồi dần dần và câu nạn nhân đến cửa tử.
Bà đưa ra nhận định về nạn bắt cóc trẻ em là hầu hết nạn nhân là trẻ em miền núi, nghèo khổ, kẻ bắt cóc lợi dụng lúc người lớn đi làm, đến dụ dỗ trẻ em bằng những cây kẹo hoặc vào thẳng nhà để bắt cóc. Nhiều trường hợp trẻ em bị dắt đi ngay trước mặt hàng xóm một cách vui vẻ, hàng xóm cứ nghĩ người thân dắt bé đi chơi, đến khi gia đình đi tìm thì mới vỡ lẽ.

Hiện nay, tình trạng bắt cóc trẻ em không những dừng ở các huyện miền núi mà đã lan mạnh xuống đồng bằng tỉnh Nghệ An và một số tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Lào Cai, Lạng Sơn. Nữ cựu cán bộ an ninh này cho biết thêm: “Tôi nói thật chứ bộ máy nhà nước nhiều khi những thứ đáng quan tâm thì không quan tâm, còn những thứ không đáng thì… Như vụ cá chết vừa rồi ở biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… đấy! Do bộ máy nhà nước mình quản lý lỏng lẻo làm thiệt hại đến dân.”

Cái nghèo làm mất phương hướng
Một người cha tên Quyền ở Quì Châu, Nghệ An, chia sẻ: "Bữa nay thì tụi Trung Quốc nó bắt cóc trẻ em, nó đợi cha mẹ đi vắng, hoặc trên đường đi học về, chưa có cha mẹ đi đón, nó dắt đi luôn, mất tích. Còn phụ nữ thì nó lừa, nó bảo làm việc lương cao nhưng qua rồi nó bán đứng cho mấy ông mua về làm vợ, rồi mấy ông lại bán lại cho nhau. Thường thì mấy ông ở trong vùng sâu mua về…”
Theo ông, hiện nay người cháu họ của ông có khả năng đã bị bán sang Trung Quốc bởi suốt nửa tháng nay gia đình người anh trai của ông mặc dù tìm mọi cách liên lạc vẫn không được. Ông cho biết thêm, trước đây nửa tháng, có người đàn ông tên Miền đến nhà chơi, sau đó hẹn hò và dắt cô cháu gái của ông đi ra Hà Nội tìm việc. Ông đã có linh tính không tốt về việc này nhưng do người anh của ông quá nghèo, cần công việc cho cô con gái nên đã để cho con đi theo ông Miền tìm việc.
Bữa nay thì tụi Trung Quốc nó bắt cóc trẻ em, nó đợi cha mẹ đi vắng, hoặc trên đường đi học về, chưa có cha mẹ đi đón, nó dắt đi luôn, mất tích.
- Ông Quyền, Nghệ An
Khi đi người cháu có mang theo điện thoại nhưng sau đó hai ngày thì không thể liên lạc được nữa. Người cha vẫn khăng khăng rằng cô con gái của mình đã đổi số điện thoại vì cô dùng sim khuyến mãi nên thường mua sim mới. Câu chuyện cô cháu gái đi tìm việc làm, có thể chưa hẳn đã bị bắt cóc nhưng nó khiến ông nghĩ ngay đến chuyện này bởi vì trong thời gian qua nạn buôn người ở các khu vực miền núi Tây Bắc ngày càng gia tăng và tiến dần vào miền Nam.

Cũng theo ông Quyền, có nhiều trường hợp bị bán sang Trung Quốc bởi những ông chủ hờ chuyên đi gạ gẫm các cô gái ra Hà Nội tìm việc để rồi sau đó bán đứng. Và một khi đã bị bán đi thì tương lai chẳng biết sẽ ra sao. Nếu may mắn lắm thì sống sót, được một ai đó mua về làm vợ. Nhưng chuyện này rất hiếm.
Có thể nói rằng nạn buôn người qua biên giới, kẻ buôn người đã len lỏi vào các vùng quê ghèo để lừa các cô gái theo kiểu tuyển lao động hoặc gạ gẫm qua các trang mạng xã hội đang ngày càng hoành hành tại các huyện nghèo khổ phía Tây các tỉnh miền Trung. Nó đã thành một vấn nạn gây nhức nhối đối với đồng bào thiểu số và người nông dân nghèo khổ, thiếu thông tin. Và đây cũng là vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam hiện tại.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/human-traffick-n-children-kidnap-in-nghe-an-ttvn-07042016083159.html

Clip hài của học sinh bị 'điều tra'

  • 6 tháng 7 2016


 
Image caption Nội dung clip phỏng vấn các học sinh sau giờ thi ra khỏi cổng trường

Một clip hài của một nhóm bạn trẻ tại Huế nói về kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia đã bị "công an Huế điều tra" theo báo Vietnamnet.
Clip hài được một nhóm tự nhận PooTV thực hiện theo kiểu phỏng vấn ngắn trước cổng trường và học sinh nói những câu hài hước.
Một vài câu trả lời trong clip có thể thấy như: "Môn em lo lắng nhất thì em làm bài rất tốt. Còn những môn còn lại em không lo lắng lắm thì không làm được gì hết".
"Em thấy đề thi năm nay vừa sức với các bạn, nhưng quá sức với em."
“Em vào phòng thi cho có lệ thôi, vì điểm thi đã có ông già em cơ cấu hết rồi," một diễn viên trong nhóm nói khi diễn clip.

Clip đã được cộng đồng mạng tại Việt Nam chia sẻ ở nhiều kênh ngay sau đó.
Báo Sài Gòn Giải Phóng nói công an Thừa Thiên Huế đang "điều tra một nhóm tự ý dàn dựng clip dài 3 phút 27 giây chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia 2016 tại Huế".
Ban giám hiệu và giáo viên tất cả các trường đều "đề nghị phía Công an khẩn cấp điều tra để có hình thức xử lý thích đáng", tờ Sài Gòn Giải Phóng trích lời từ Công an Thừa Thiên Huế.
"Sở đã gửi công văn đến các trường THPT và Trung tâm GDTX trên địa bàn để yêu cầu nhà trường xác minh, nhận dạng các học sinh trong đoạn clip. Đồng thời sẽ tìm hiểu động cơ, mục đích của clip này là gì," báo Vietnamnet dẫn lời của Giám đốc sở Giáo dục Thừa Thiên Huế.

'Phục vụ điều tra'

Chiều thứ Ba 5/7, báo Tuổi Trẻ tại Việt Nam tường thuật nói công an Thừa Thiên – Huế đã “xác minh danh tính của một người trong clip và đã mời người này lên cơ quan công an để phục vụ điều tra”.
BBC liên lạc với ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc sở Giáo dục và Đào Tạo Thừa Thiên Huế, để hỏi về nội dung mà ông cho là chế giễu trong clip, nhưng ông Hùng nói "đang bận" và nhanh chóng dập máy.

 



Image copyright FB Do Viet Khoa
Image caption Nhà giáo Đỗ Việt Khoa nói vụ việc này không phải 'sự việc đầu tiên' trong ngành giáo dục
Trao đổi với BBC Tiếng Việt, nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một người nhiều năm chống tiêu cực trong giáo dục nhận định đây không phải “sự việc đầu tiên”.

"Không một phản ứng nào bênh vực được văn bản đó của Sở giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là sự việc “hết sức nghiêm trọng về nhận thức pháp luật của các cơ quan chức năng đó là họ cho rằng mình là người có quyền ban phát pháp luật, cho người dân," thầy giáo Việt Khoa cho biết.
"Đây chỉ là một clip hài, không có gì vi phạm pháp luật ở đây cả, chuyển sang công an điều tra là bất thường, không đúng quy định pháp luật. Nếu nhìn rộng ra thì năm 2015 một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội cũng quay clip tương tự như thế, tên là muôn kiểu ra khỏi cổng trường thi cũng có ý hài hước về các vấn đề thi cử của học sinh"

Việc mời công an điều tra, theo nhà giáo Đỗ Việt Khoa là "đòn dọa dẫm các em học sinh. Các em trẻ này sẽ bị một cú sốc rất lớn. Chúng đã vội vàng đăng đàn xin lỗi về clip đó, đúng ra các em không có gì phải xin lỗi cả. Vì những gì các em nêu không có gì vi phạm pháp luật cả. Công dân chưa cần biết đúng sai vẫn phải xin xỏ, vẫn cần lép vế trước. Tôi sợ điều đó gợi cho học sinh, lớp trẻ một lối sống khuất phục, không dám phản biện việc làm sai trái nào."

"Đặc biệt trong ngành giáo dục đào tạo là các thầy cô giáo cần tôn trọng triệt để quyền con người, quyền này không ảnh hưởng đến ai, không làm lộ bí mật nhà nước, cũng không ảnh hưởng đến người nào, chỉ là dựng một clip hài hước,” nhà giáo thường xuyên có các hoạt động chống tiêu cực trong giáo dục tại Việt Nam nhận định.
Tối ngày 5/7, nhóm thanh niên thực hiện clip đã xuất hiện trên một clip trên mạng xã hội nhận mình thực hiện clip trên và nói nhận được sự quan tâm "nhiều ý kiến trái chiều".
Năm thành viên của nhóm nói"cảm thấy rất có lỗi vì hành động bồng bột" và "xin lỗi".

'Phật lòng'

Tại Việt Nam, MC Phan Anh, một người dẫn chương trình nổi tiếng, bình luận về sự việc trên trang cá nhân: "Quan điểm của mình là xem cho vui nhưng chắc chắn sẽ làm phật lòng các bác trung niên nghiêm túc.”
“Thực ra nếu các bác thấy nghiêm trọng thì có thể xử lý nội bộ, gặp gỡ nhắc nhở các em là được rồi, chứ truyền thông rộng rãi, nhờ công an vào cuộc điều tra thì thật là kiểu mang dao giết trâu để mổ gà," MC có hơn 700 ngàn người theo dõi này nhận định.





Image copyright Facebook Hue
Image caption Hình ảnh cắt ra từ clip xin lỗi của nhóm học sinh này
"Tôi thấy các cháu bây giờ thông minh hóm hỉnh, các cháu chẳng có gì sai khi hồn nhiên nhu thế, cần cho các cháu phát triển tư duy mở mới hy vọng có một lớp trẻ hội nhập với thế giới," một độc giả tên Trong Tan Ngo trên Facebook của BBC nói.

Trước đó, ngày 23/6, cô giáo Trần Thị Mỹ Hà, người có ý kiến không đồng tình việc tuyển dụng đặc cách vợ liệt sỹ phi công Trần Quang Khải đăng trên Facebook. Cô giáo sau đó đã bị chi bộ nhà trường 'cảnh cáo'
Năm 2015 cô giáo Lê Thị Thùy Trang ở Cà Mau bấm “thích” một bình luận chủ tịch tỉnh "nhìn cái mặt kênh kiệu" trên Facebook và bị đòi xử phạt 5 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó quyết định xử phạt này bị rút lại.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160706_hue_clip_student_exam
 

LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI 

 
 

No comments:

Post a Comment