Thursday, 13 October 2016
(Tặng : -Nhà văn Thế Phong,
- Tưởng nhớ Nhà thơ Lê Đạt)
---
Lời dẫn : Bố tối bảo "Yên Bái là đất dữ, không có hậu : dòng sông Thao chảy đến đây 60 năm bồi/ 60 năm lở..ai thất cơ lỡ vận, dạt lên đây lập nghiệp, lúc đầu làm ăn rất phát đạt...rồi cuối đời lại sa sút mạt vận". Xưa, ông bà ngoại tôi từ Đình Bảng - Bắc Ninh theo đường xe lửa Việt - Điền lên Thị xã Yên Bái mở cửa hiệu buôn bán Thuốc lào, vải vóc tơ lụa vào vùng Nghĩa Lộ- Sơn la, lên tới Vân Nam.
Năm 1930, VNQDĐ khởi nghĩa thất bại , Lãnh tụ Nguyễn Thái Học và mấy Đ/c phải lên máy chém. Năm 1944-46 nơi đây là điểm huyết chiến của VM/ QDĐ, thời 1965-1975 bị bom Mỹ hủy diệt, thời nay :18/8/2016 là "Đồng chí bắn Đồng chí"...
NK tôi sinh 26/12/1938 tại Nhà thương Thị xã Yên Bái (phố Yên Thái) , đây cũng chính là nơi sinh Nhà văn Thế Phong (Đỗ Mạnh Tường) 1932, nhà thơ Lê Đạt (Đào Công Đạt -1929..).NK có bài thơ tặng anh Thế Phong (13/1/2012) như một "dự báo"...nay thấy còn nguyên tính thời sự, xin đăng để cùng các Bạn thơ chia sẻ :
"Nơi mẹ sinh tôi đầu nguồn nước lũ Đi biệt tăm chẳng có ngày về"
* Ơi Yên Bái, người đi không ngoái lại
bỏ lại vầng trăng câu hát lưng đèo
Về Hà Nội giữa dòng đời ngang trái
đi tìm hoài một dáng thương yêu.
* Đâu hương Quế, hương Hồi chiều xanh ngát
Giữa phố phường chật chội sặc hơi Tiền
Giữa chen chúc lòng ngắc ngư câu hát
Thèm một khoảng rừng ở góc Công viên.
* Ta là người điên - kẻ quên quá khứ
Trong cơn mê lảnh một tiếng còi tàu
Cứ ngỡ đêm rừng qua ga Phú Thọ
Lửa lập lòe ai đợi bến Âu Lâu ?
Nơi con sông Thao đổ vào đầu phố
Cây Đa mé chợ, nơi "đoạn đầu đài" (1)
Phố là Phố của người đi chẳng nhớ
Tiếng súng đùng đoàng chạng vạng hôm mai.(2) *
Ai đi xa có ngày về Yên Bái
Tôi đi xa là trốn biệt nơi này
Là kẻ phụ tình, đứa quên xứ sở
Để cõi lòng rỉ máu, buốt đôi tay.
---- (1)Nơi xử tử Nguyễn Thái Học và các Đ/c VNQDĐ (2) nơi quyết chiến khốc liệt giữa Việt Minh & Quốc Dân Đảng (1946)
Hà Nội 13-1-2012
NGUYỄN KHÔI
Lễ khai giảng tại điểm trường Liên Sơn, Trường tiểu học Số 1 Lang Thíp, Văn Yên, Yên Bái
Ngày tựu trường, ở đâu đó trên dải đất hình chữ S vẫn còn những cảnh lam lũ - nơi hành trình tìm đến cái chữ của các em học sinh bị ngăn trở bởi muôn vàn gian khó. Tuy nhiên vượt lên tất cả, các giáo viên và học sinh vẫn có được một buổi lễ đầy ý nghĩa.
Sáng 5.9, tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng là hình ảnh các em học sinh thành thị xúng xính trong bộ quần áo mới, tay cầm cờ hoa rực rỡ, mặt rạng ngời nhân ngày tựu trường.
Thế nhưng, trong hơn 22 triệu học sinh trên cả nước hôm nay cùng hòa chung niềm vui năm học mới, không phải em nào cũng được may mắn như vậy. Trong một phút lắng lòng, hãy cùng Báo Lao Động đến với những hình ảnh ít được biết hơn, về hành trình gian nan tìm 'cái chữ', về những lễ khai giảng đơn sơ đến nhói lòng nơi vùng núi cao.
Dưới đây là những hình ảnh 'hơn vạn lời nói' về những gian nan, vất vả của các giáo viên cũng như học sinh khu vực Tây Bắc đã được chúng tôi ghi lại trước và trong lễ khai giảng năm học 2016 - 2017:
Bàn ghế đã bị mưa lũ cuốn trôi, các thầy cô giáo ở huyện Mộc Châu (Sơn La) đã phải tự bê vác, vận chuyển những bộ bàn ghế mới cho các em học sinh có chỗ ngồi học.
Sau đó, chính những đôi tay, đôi vai này lại tiếp tục xắp xếp chúng lại thật ngay ngắn trong trong một gian phòng học lụp xụp.
Ở những nơi xa xôi này, việc đưa con em của bà con đồng bào dân tộc đến trường đã khó, nhưng việc “cõng” con chữ đến với các em của các thầy cô giáo, còn gian nan, vất vả hơn.
Thậm chí là nguy hiểm bởi không ít trong số thầy cô giáo là người miền xuôi lên, vốn không quen với địa hình đồi núi.
Các cô giáo mầm non Chiềng Khừa (Mộc Châu, Sơn La) phải cõng nhau qua con suối chảy xiết tới trường.
Để vượt dốc đá A Mái, nữ giáo viên phải lắp gạt bùn và quấn xích vào bánh xe để đi cho khỏi bùn và chống trơn trượt.
Con đường vô cùng nguy hiểm để đến được điểm trường Căng Ty, Chiềng Khừa.
Một cô giáo trẻ ở Bắc Hà, Lào Cai trên đường đến trường. Mặc dù xe bị đổ nhưng cô giáo vẫn luôn lạc quan tươi cười.
Có những nơi, do đường đi quá khó khăn, bản thân thầy cô giáo cũng phải nhờ đến sự trợ giúp từ chính các em học sinh.
Vất vả vượt hàng chục cây số đường đồi núi, với thời tiết đẹp thì việc đi lại cũng đã khó khăn nhưng với những ngày mưa gió, việc di chuyển quanh những đoạn đường đến trường là cả một chặng đường gian nan và nhiều nguy hiểm.
Thầy và trò phải nương tựa vào nhau để đi qua vũng bùn lầy
Các em học sinh ở xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cũng phải cuốc bộ qua những con đường vô cùng hiểm trở để đến trường.
Hành trình của các em vượt qua không ít con suối dữ .
Sau chặng đường gian nan thì đây chính là ngôi trường mà các em học hàng ngày. Cánh cổng được cho là khang trang nhất của cả trường nhìn kỹ thấy có then cài nhưng điều nghịch lý là nó chẳng dùng để bảo vệ bất cứ tài sản nào ở đây hết.
Còn đây là hình ảnh của các em học sinh xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trên hành trình dự lễ khai giảng.
Nhưng cuối cùng, vượt qua mọi gian khó, các em cũng tới được lễ khai giảng của mình. Trong ảnh là buổi lễ của điểm trường Liên Sơn, Trường tiểu học Số 1 Lang Thíp, Văn Yên, Yên Bái. Các em học sinh nơi đây không có ghế ngồi, buộc phải ngồi xổm lên mặt đất.
Những em học sinh nghèo hiếu học ở Trường Phổ thông Dân tộc An Lương, Văn Chấn, Yên Bái được tuyên dương trước tập thể
Các em sau đó được chơi những trò chơi tập thể đầy vui nhộn, trong không khí yêu thương.
Ngày tựu trường, ở đâu đó trên dải đất hình chữ S vẫn còn những cảnh lam lũ - nơi hành trình tìm đến cái chữ của các em học sinh bị ngăn trở bởi muôn vàn gian khó. Tuy nhiên vượt lên tất cả, các giáo viên và học sinh vẫn có được một buổi lễ đầy ý nghĩa.
Sáng 5.9, tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng là hình ảnh các em học sinh thành thị xúng xính trong bộ quần áo mới, tay cầm cờ hoa rực rỡ, mặt rạng ngời nhân ngày tựu trường.
Thế nhưng, trong hơn 22 triệu học sinh trên cả nước hôm nay cùng hòa chung niềm vui năm học mới, không phải em nào cũng được may mắn như vậy. Trong một phút lắng lòng, hãy cùng Báo Lao Động đến với những hình ảnh ít được biết hơn, về hành trình gian nan tìm 'cái chữ', về những lễ khai giảng đơn sơ đến nhói lòng nơi vùng núi cao.
Dưới đây là những hình ảnh 'hơn vạn lời nói' về những gian nan, vất vả của các giáo viên cũng như học sinh khu vực Tây Bắc đã được chúng tôi ghi lại trước và trong lễ khai giảng năm học 2016 - 2017:
Bàn ghế đã bị mưa lũ cuốn trôi, các thầy cô giáo ở huyện Mộc Châu (Sơn La) đã phải tự bê vác, vận chuyển những bộ bàn ghế mới cho các em học sinh có chỗ ngồi học.
Sau đó, chính những đôi tay, đôi vai này lại tiếp tục xắp xếp chúng lại thật ngay ngắn trong trong một gian phòng học lụp xụp.
Ở những nơi xa xôi này, việc đưa con em của bà con đồng bào dân tộc đến trường đã khó, nhưng việc “cõng” con chữ đến với các em của các thầy cô giáo, còn gian nan, vất vả hơn.
Thậm chí là nguy hiểm bởi không ít trong số thầy cô giáo là người miền xuôi lên, vốn không quen với địa hình đồi núi.
Các cô giáo mầm non Chiềng Khừa (Mộc Châu, Sơn La) phải cõng nhau qua con suối chảy xiết tới trường.
Để vượt dốc đá A Mái, nữ giáo viên phải lắp gạt bùn và quấn xích vào bánh xe để đi cho khỏi bùn và chống trơn trượt.
Con đường vô cùng nguy hiểm để đến được điểm trường Căng Ty, Chiềng Khừa.
Một cô giáo trẻ ở Bắc Hà, Lào Cai trên đường đến trường. Mặc dù xe bị đổ nhưng cô giáo vẫn luôn lạc quan tươi cười.
Có những nơi, do đường đi quá khó khăn, bản thân thầy cô giáo cũng phải nhờ đến sự trợ giúp từ chính các em học sinh.
Vất vả vượt hàng chục cây số đường đồi núi, với thời tiết đẹp thì việc đi lại cũng đã khó khăn nhưng với những ngày mưa gió, việc di chuyển quanh những đoạn đường đến trường là cả một chặng đường gian nan và nhiều nguy hiểm.
Thầy và trò phải nương tựa vào nhau để đi qua vũng bùn lầy
Các em học sinh ở xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cũng phải cuốc bộ qua những con đường vô cùng hiểm trở để đến trường.
Hành trình của các em vượt qua không ít con suối dữ .
Sau chặng đường gian nan thì đây chính là ngôi trường mà các em học hàng ngày. Cánh cổng được cho là khang trang nhất của cả trường nhìn kỹ thấy có then cài nhưng điều nghịch lý là nó chẳng dùng để bảo vệ bất cứ tài sản nào ở đây hết.
Còn đây là hình ảnh của các em học sinh xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trên hành trình dự lễ khai giảng.
Nhưng cuối cùng, vượt qua mọi gian khó, các em cũng tới được lễ khai giảng của mình. Trong ảnh là buổi lễ của điểm trường Liên Sơn, Trường tiểu học Số 1 Lang Thíp, Văn Yên, Yên Bái. Các em học sinh nơi đây không có ghế ngồi, buộc phải ngồi xổm lên mặt đất.
Những em học sinh nghèo hiếu học ở Trường Phổ thông Dân tộc An Lương, Văn Chấn, Yên Bái được tuyên dương trước tập thể
Các em sau đó được chơi những trò chơi tập thể đầy vui nhộn, trong không khí yêu thương.
Trước đó, bức ảnh này được cho là chụp tại một trường mầm non ở Sơn La, cũng lan truyền trên mạng xã hội và gây xúc động mạnh trong cộng đồng.
TRẦN ĐẠI * VIỆT CÔNG LÁO TOÉT
Truyền thống láo toét của cộng sản
Trần Đại (Danlambao) - Láo lếu thô bỉ nhất, trơ trẻn nhất được dùng làm cục gạch xây nền cho căn nhà láo lếu bắt đầu từ chưởng môn phái láo lếu Hồ Chí Minh. Cục gạch ấy có tên gọi là Trần Dân Tiên. Năm tháng trôi qua, truyền thống Hồ Láo Lếu đã được con cháu của Hồ học tập, thực hành, ăn sâu vào máu, ngấm sâu vào tủy và trở thành đồ văn hóa láo toét.
Thể hiện mới nhất của đồ văn hóa láo toét Ba Đình được chứng kiến qua việc bổ nhiệm người nhà vào các ghế quyền lực của các quan chức cộng sản.
Trước những phản ứng của dư luận, những tên cộng sản thâu góp quyền lực vào tay người thân, tên nào cũng đóng bộ mặt buồn rầu, bất ngờ như vợ bỏ theo trai, đăng đàn đóng vai láo toét rất kịch tính chỉ thiếu các khăn mù soa lau nước mắt là ngang tầm với Hồ Láo Lếu.
Tại Hà Giang, sau khi bị dư luận tố cáo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, kẻ đã bổ nhiệm 8 vợ-anh-em vào các vị trí chủ chốt của tỉnh sụt sùi với báo chí rằng:
"Tôi không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo". (1)
Chỉ thiếu cái khăn mù xoa chấm nước mắt là giống Hồ Chí Minh sau vụ CCRĐ, tên bí thư UVTƯĐ này đã buồn rầu đem bàn thờ tổ tiên ra láo toét rằng:
"Trước bàn thờ tổ tiên của mình, tôi luôn tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân và cho đến giờ, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm điều đó.
Nhưng đúng thực sự có những vấn đề, việc mà mình không tránh được. Đối với việc này cũng vậy, cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.
Tuy nhiên, ở đây, hình ảnh bên ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất là khác nhau và nhiều người có thể chỉ nhìn thấy như thế còn không biết chất lượng làm việc của những người này ra sao và nguyên tắc cũng như quy trình công tác cán bộ ở Hà Giang chất lượng được duy trì như thế nào..."
Trước sự việc có đến 8 người nhà nắm hết các vị trí chủ chốt của tỉnh, Triệu Tài Vinh còn láo lếu rằng:
"Không những tôi không ưu ái người nhà mà nhiều lần khi Ban thường vụ tỉnh ủy đưa người thân của tôi ra để bàn bố trí cán bộ tôi còn là người phản đối."
"Năm 2006, vợ tôi được được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng tôi là người phản đối. Đến năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ tôi làm phó giám đốc sở nhưng tôi tiếp tục phản đối và hai vợ chồng xin không nhận chức vụ này vì lúc đó tôi đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên vợ tôi khó hoàn thành nhiệm vụ đó được."
Kết quả của sự phản đối: vợ của ông ta là Phạm Thị Hà đoạt chức Phó GĐ sở NN tỉnh Hà Giang.
"Trong những lần đầu em trai được đề xuất làm lãnh đạo huyện Quang Bình, em rể được đề xuất làm lãnh đạo Công an TP Hà Giang thì cũng chính tôi là người phản đối."
Kết quả của sự phản đối: em ruột Triệu Tài Phong nắm chức BT huyện ủy Quảng Bình; em ruột Triệu Sơn An là phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; em ruột Triệu Tài Tân trở thành Phó GĐ Viễn thông Hà Giang; em gái Triệu Thị Giang là Phó GĐ sở KH-ĐT Hà Giang; em rể Mặc Văn Cường nắm giữ chức vụ Phó GĐ Công an Hà Giang; anh họ Triệu Là Pham ngồi vào ghế Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; em họ Triệu Thị Tình là phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.
Một bí thư tỉnh ủy, quyền hạn cao nhất tỉnh, phản đối thì có ai dám cãi? Kết quả của "phản đối" này là 8 người nhà chiếm ghế chủ chốt tỉnh. (2)
Phụ họa cho sự láo toét của Triệu Tài Vinh, em trai của Vinh là Triệu Tài Phong tuyên bố: "Khi Bí thư được điều về tỉnh, có ý kiến đề nghị bầu tôi làm Bí thư nhưng chính anh Triệu Tài Vinh không đồng ý, gạt tôi ra và tìm người thay thế" (3)
Đương nhiên người được "thay thế" đó vẫn là Triệu Tài Phong Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Quang Bình (Hà Giang).
Từ Hà Giang chuyển sang Yên Bái thì có bà Phạm Thị Thanh Trà. Sau vụ án mạng Yên Bái - quan chức thanh toán nhau - Bà này được thăng chức trở thành Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND Yên Bái. Thành tích mới nhất của bà ta là bổ nhiệm em ruột Phạm Sỹ Quý vào chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường.
Cả Triệu Tài Vinh lẫn Phạm Thị Thanh Trà đều khẳng định việc bổ nhiệm là đúng quy trình.
Dĩ nhiên nó đúng quy trình hoạn lợn của Triệu Tài Vinh là con của Triệu Đức Thanh - nguyên CT UBND Hà Giang; như Nông Đức Tuấn con Nông Đức Mạnh, như Nông Đức Mạnh con rơi Hồ Chí Minh, như Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Truyết con Nguyễn Tấn Dũng, như Nguyễn Xuân Anh con Nguyễn Văn Chi, như Vũ Quang Hải con Vũ Huy Hoàng, Trần Anh Tuấn con Trần Đức Lương, như Lê Mạnh Hà, Lê Thị Hồng là con Lê Đức Anh, như Tô Linh Hương con Tô Huy Rức, như Lê Trương Hải Hiếu con Lê Thanh Hải, như Nguyễn Chí Vịnh con Nguyễn Chí Thanh, như Phạm Bình Minh con Nguyễn Cơ Thạch, như Nguyễn Bá Cảnh con Nguyễn Bá Thanh, như Lê Trung Kiên con Lê Duẫn, như Trần Bình Minh con Trần Lâm...
Tất cả đều đúng quy trình. Từ quy trình đảng cử đảng bầu cho đến quy trình chồng cử chồng bầu, cha cử cha bầu, chị cử em bầu... Tất cả đều là quy trình "dân chủ đến thế là cùng" của Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, 1 đứa đẻ ra 8 đứa lãnh đạo thì phải nói là một "thành quả" vượt bực của thể chế "dân chủ đến thế là cùng" của cái đảng láo toét này. Trong "thành quả" vượt bực này, trình độ láo toét Trần Dân Tiên của đám học trò đã lên ngang tầm với Hồ sư phụ: "Tôi không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo."
21.09.2016
_____________________________________
NGUYỄN TẤN DŨNG
Nguyễn Tấn Dũng từng bước thầm trở lại sân khấu
CTV Danlambao - Sau khi buộc phải từ giã chính trường sau đại hội 12 để tập làm người tử tế, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu có những xuất hiện trở lại sân khấu đang náo nhiệt và rầm rộ bởi chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày rời ghế Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố "Tôi rất thanh thản. Sau gần 55 năm chiến đấu, công tác, được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chính sách, được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu...".
Trong việc "trở về sống với đời thường" và "làm người tử tế", người ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đi thăm chùa Thiên Hưng tại Bình Định với những hình ảnh rất... tử tế bên cạnh nhiều người mặc áo thầy tu.
Tuy nhiên, chiêu trò hạ cánh an toàn với sống đời thường và tử tế không thể xuôi chèo mát mái dưới sự lãnh đạo của ông vua Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Tấn Dũng không thể và không bao giờ có cuộc sống của một thường dân với "số vốn" quyền và tiền vẫn còn là một cái núi mà phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng phải vào vơ vét về.
Do đó, khó cho đàn anh Nguyễn Tấn Dũng có thể vào chùa chụp hình để PR làm người tử tế trong khi đàn em đang bị Nguyễn Phú Trọng bủa vây.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một bước khởi đầu cho sự tái xuất giang hồ của Nguyễn Tấn Dũng. (1)
Tại đây, bộ ba quyền lực ngày nào thao túng và cầm chịch Bộ Công an được tái ngộ: Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang và Tô Lâm. Hình ảnh của nguyên Bộ trưởng Công an và hiện là Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định phân công cho BT BCA Tô Lâm và trao tặng kỷ niệm chương cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một thông điệp liên minh chính trị.
Để đối đầu với liên minh Dũng-Quang-Lâm, tìm cách không để cho "sự cố" Trịnh Xuân Thanh thứ 2 đào tẩu xảy ra, Nguyễn Phú Trọng chui vào Đảng ủy Công an Trung ương để giám sát Tô Lâm và tìm cách kiểm soát hoạt động của Bộ Công an (2).
Tại Sài Gòn, khi dư luận bắt đầu nóng với những phân tích về số phận của Đinh La Thăng trong chiến dịch thanh trừng thì Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu xuất hiện. Đó là việc Nguyễn Tấn Dũng đảm nhận vai trò giảng viên cho lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lãnh đạo tại thành Hồ. (3)
Khóa học này do Học viện Cán bộ TP. HCM tổ chức. Dĩ nhiên học viện này nằm trong địa bàn cai quản của Bí thư Đinh La Thăng - đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.
Cho dù đây là một việc rất nhỏ nhưng là thông điệp chính trị khởi đầu để cho dư luận, nhất là thành phần cán bộ, đảng viên biết về quan hệ của cặp bài trùng Dũng-Thăng, như thông điệp tương tự về liên minh Dũng-Quang-Lâm tại Tây Nguyên vào tháng trước đó.
Trong cuộc đấu đá nội bộ, thông điệp chính trị gửi đến các đảng viên để tranh thủ sự ủng hộ - dù rất nhỏ nhưng là quan trọng. Mục tiêu của nó là tạo gió để có sự ngả theo chiều gió trong đảng. Dũng, Quang, Thăng đang từng bước thực hiện việc đó với những bước chân từng bước từng bước thầm trở lại sân khấu của Nguyễn Tấn Dũng.
23.09.2016
________________________________
QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG TRUMP VÀ BÀ CLINTON
Quan điểm của bà Clinton về châu Á
Khi đánh giá thời kỳ còn làm Ngoại trưởng Mỹ cũng như các tuyên bố lúc vận động tranh cử, bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi phần lớn chính sách của Mỹ ở châu Á. Tuy nhiên, ông Donald Trump đã đưa ra một loạt các bình luận cho thấy ông sẽ thay đổi đáng kể chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực.
Khi còn là đệ nhất phu nhân năm 1995, tôi đã có bài phát biểu mạnh mẽ về nhân quyền, với tuyên bố: “Các quyền của phụ nữ cũng là nhân quyền.”
- Nhất quán nêu quan điểm phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp ở biển Đông.
- Từng ủng hộ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng sau đó thay đổi quan điểm, nói rằng nó không đáp ứng các tiêu chuẩn của bà.
- Từng là khuôn mặt đại diện cho chính sách xoay trục quân sự và kinh tế sang châu Á, vốn được coi để đáp lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nhật Bản
Năm 2009, bà Clinton chọn thăm Nhật Bản trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ.
- Trong chuyến thăm 2013, gọi liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản là “nền tảng của mối quan hệ với khu vực.”
Bắc Hàn
Bà Clinton từng nỗ lực để Liên Hiệp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Hàn sau khi Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân thứ hai năm 2009.
- Giúp hoạch định chính sách buộc Bình Nhưỡng phải cam kết phi hạt nhân hóa trước khi trở lại bàn đàm phán hạt nhân sáu bên.
- Trong thời kỳ bà Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ, Bắc Hàn đã đạt các tiến bộ đáng kể về hạt nhân và tên lửa.
Hàn Quốc
Trong chiến dịch vận động để trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2008, bà Clinton phản đối hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Mỹ, nói rằng nó “bất công”. Nhưng khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, bà lại ủng hộ thỏa thuận này, coi nó “hết sức có lợi cho Hoa Kỳ.”
Miến Điện
Bà Clinton thường đề cập tới việc Miến Điện cởi mở hơn là một trong những thành công ngoại giao chính của bà.
- Năm 2011, bà Clinton trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tới thăm Miến Điện kể từ khi chính quyền độc tài quân sự lên nắm quyền năm 1962.
Philippines
Trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton giúp hoạch định việc phát triển đáng kể mối quan hệ quân sự giữa Washington và quốc gia từng là thuộc địa của mình.
- Năm 2011, bà từng gọi biển Đông là “Biển Tây Philippines” theo cách Manila thường sử dụng khi nói về vùng biển tranh chấp.
- Ủng hộ quyết định của Philippines, đưa tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế.
Việt Nam
Bà Clinton đã nhiều lần chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, dù từng giúp củng cố mối quan hệ quân sự và kinh tế giữa Mỹ và chính quyền cộng sản ở Hà Nội.
- Tại một diễn đàn khu vực ASEAN ở Việt Nam năm 2010, bà Clinton công khai thách thức Trung Quốc, cảnh báo việc “cưỡng ép” để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.
- Phu quân của bà Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, giúp ông thu phục được nhiều người bạn ở quốc gia Đông Nam Á này.
Compiled by William Gallo / VOA
http://www.voatiengviet.com/a/quan-diem-cua-ba-clinton-ve-chau-a/3510843.html
Philippines
Bắc Hàn
Ông Trump từng gọi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un là “kẻ điên”, “gã khùng” hay “kẻ điên rồ”, nhưng nói rằng ông Kim có “một lợi thế gì đó” và “xứng đáng được công nhận” vì đã bảo vệ quyền lực, sau khi cha qua đời.
- Để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp với ông Kim, và thậm chí còn đề nghị tổ chức đối thoại tại Hoa Kỳ. Ông Trump nói hồi tháng Sáu về khả năng gặp ông Kim.
- Gợi ý rằng ông sẽ dùng Trung Quốc ám sát ông Kim. “Tôi sẽ dùng Trung Quốc để làm cho gã đó nhanh chóng biến mất,” ông Trump nói với kênh truyền hình CBS.
- Sẽ gây áp lực lớn hơn lên Trung Quốc để buộc Bắc Hàn phải nhượng bộ về chương trình hạt nhân của nước này.
- Truyền thông nhà nước Bắc Hàn ca ngợi ông Trump là một “chính trị gia khôn ngoan”, và đưa tin một cách tích cực về việc ông đe dọa đưa các binh sĩ Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc
Ông Trump dọa sẽ rút binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc, trừ phi chính quyền Seoul “trả cho chúng ta [Mỹ] một khoản rất lớn”.
2:36 AM - 9 Mar 2013
- Liên tiếp phát biểu thiếu chính xác rằng Seoul không trả cho Mỹ một xu nào để bảo vệ nước này trước Bắc Hàn
- Nói rằng Hoa Kỳ “không nhận được gì” từ việc triển khai 28 nghìn binh sĩ ở Hàn Quốc
- Gợi ý rằng Hàn Quốc sẽ thịnh vượng hơn với vũ khí hạt nhân.
- Phản đối thỏa thuận thương mại tự do của Mỹ với Hàn Quốc ký năm 2012, coi đó là hiệp định “tước đoạt công ăn việc làm” [của người Mỹ] và “đáng hổ thẹn”.
Nhật Bản
Gợi ý rằng Mỹ sẽ lưỡng lự can dự vào một cuộc chiến giữa Nhật và Bắc Hàn.
- Ông Trump nói hồi tháng Ba rằng Nhật Bản “có thể thịnh vượng hơn” nếu nước này có vũ khí hạt nhân để tự vệ.
- Từng đe dọa sẽ rút binh sĩ Mỹ khỏi Nhật Bản, trừ phi Tokyo trả thêm cho sự triển khai quân đó.
- Gọi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Nhật là một chiều. Ông Trump nói hồi tháng Tám: “Nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản không phải làm gì cả. Họ có thể ngồi nhà và xem TV của hãng Sony”.
Trung Quốc
- Ông Trump cam kết sẽ áp thuế 45% đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
- Sẽ coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ
- Phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, được coi là nhằm cô lập Trung Quốc
- Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần lặp lại rằng Hoa Kỳ sẽ “đánh bại Trung Quốc”.
Philippines
Liệt Philippines vào danh sách “các quốc gia khủng bố” mà người tị nạn và dân nhập cư không thể được cho phép vào Mỹ. Điều đó đã khiến một số nhà lập pháp Philippines đề xuất cấm ông Trump nhập cảnh vào quốc gia Đông Nam Á này.
No comments:
Post a Comment