CÁNH CÒ * TRUNG CỘNG VÔ VĂN HÓA
Dấu chấm hết cho một nền văn hóa tự ti.
Chủ Nhật, 09/04/2016 - 21:45 — canhco
Sự kiện Chủ tịch Tập Cân Bình cho phép đàn em mình “làm nhục” Tổng thống
Obama không những chiếm trang nhất của báo chí Mỹ mà hầu như các tờ báo
viết bằng mẫu tự Latinh đều loan tải như một bản tin lạ lùng và đầy
thích thú.
Lạ lùng vì thái độ của Trung Quốc, một nước đang tự khẳng định mình là
lớn, là đang tiến dần đến tư thế bá chủ, là tự hào có nền văn minh dài
nhất thế giới và trong cái tự hào ấy hôm nay chứng tỏ mình là nước có
thái độ lớn trước bất cứ ai, kể cả đó là khách ngoại giao của hơn 1 tỷ
dân Trung Quốc.
Ông Tập đã tự tay cầm chiếc kéo ngoại giao cắt đứt sự liên hệ với thế
giới bên ngoài qua sự cố này. Và quan trọng hơn, hành vi khiếm nhã mà
ông ta đại diện cho hơn một tỷ người Trung Quốc để làm đã cho thế giới
thấy mặt thật của một nền văn hóa đã bị chế độ Cộng sản làm cho thối
rửa, bắt đầu từ từng đảng viên một.
Văn hóa tự ti đã làm Trung Quốc nhỏ lại trước thái độ của ông Obama.
Tổng thống Mỹ tuyên bố ngay sau đó không để ý đến chi tiết “nhỏ nhặt”
này và thế giới một lần nữa tìm thấy trong đó tính cách “quân tử” của
chính người Tàu đặt ra từ hàng ngàn năm trước.
Khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân là thái độ sống
cũng như từng mỗi cử động nhỏ nhặt và bất ngờ nhất. Người Tàu xưa nay cổ
vũ cho hai chữ quân tử như thánh kinh của đạo Khổng và trải qua bao
thăng trầm ý nghĩa của quân tử như kim chỉ nam chưa bao giờ có phản biện
chính thức trong sách giáo khoa hàng ngàn năm qua.
Và Tập Cận Bình đã cho thấy ý nghĩa của “quân tử” cần phải suy xét lại.
Cầm trong tay mớ đô la được kiếm ra từ thị trường Mỹ, Tập Cận Bình hình
như vẫn còn rất tự ti với thành quả mà dân chúng Trung Quốc có được
trong ngày hôm nay: Những giọt mồ hôi gia công, những cái đầu tận lực
suy nghĩ để làm hàng giả, những mánh khóe nhằm giữ cho tỷ giá của đồng
nhân dân tệ càng thấp càng tốt, những dự án đầu tư nước ngoài lấy hối lộ
làm phương tiện, những đàn áp khốc liệt người có lương tâm lên tiếng
cho các chà đạp, sách nhiễu đối với hàng chục triêu người dân của mình.
Văn hóa Cộng sản Trung Quốc phản chiếu ngay trên từng khuôn mặt người
dân khi họ ra nước ngoài du lịch. Bao nhiêu nước đã tỏ ra khinh bỉ họ
bằng những quy định, những tấm bảng bằng tiếng Trung xuất hiện mọi nơi
khi họ đến: Nhà hàng, khách sạn, phi trường, các danh lam thắng cảnh yêu
cầu họ cư xử phải phép và văn minh hơn. Ngay cả trong nhiều ngôi nhà
của người bản xứ mà họ đi qua cũng treo bảng không tiếp họ.
Thành quả này phải nói là nhờ Cộng sản mà điển hình nhất là Mao Trạch
Đông, kẻ muốn toàn dân Trung Quốc chỉ có một suy nghĩ duy nhất: tôn thờ
kẻ giết hại dân tộc mình.
Tập Cận Bình là người không giấu giếm sự tôn thờ ấy của ông ta không
những bằng chính sách mà còn bằng hành động ngoại giao của một nước lớn.
Tập đã áp dụng câu chữ “Trí thức không bằng cục phân” của Mao để hôm
nay cho thế giới thấy “Tổng thống Mỹ không bằng cục phân” qua cách hành
xử thô lỗ và thất học khi Tổng thống Obama đại diện cho nước Mỹ tới họp
G20.
Không ai phủ nhận Tổng thống Obama là một trí thức. Hành vi vô học mà
Tập ra lệnh cho bọn côn đồ cổ cồn làm tại phi trường Hàng Châu đã áp
dụng triệt để câu nói của Mao. Thế giới thay vì nổi giận lại cười cợt
với thái độ vừa trẻ con vừa ngu muội này.
Người dân Trung Quốc khi nhìn vào cách cư xử kỳ quái này chắc chắn sẽ có
hai luồng đối chọi: Một là hồ hỡi và càng tôn sùng Tập Chủ tịch hơn vì
đã trả được mối thù tự ti của họ trước nước Mỹ, một đất nước vừa được
thành phần này thích thú vì giàu có lớn mạnh, vừa thù hằn vì thành tựu
của họ không bao giờ Trung Quốc chạm tới được: một nền dân chủ tạo ra
nhân cách sống đích thực.
Thành phần thứ hai, tuy ít và âm thầm hơn nhưng lại âm ỉ và chưa bao giờ
bị tiêu diệt: những con người của thánh hiền Khổng Mạnh. Họ sẽ cảm thấy
bị xúc phạm như chính họ bị Tập Cận Bình chà đạp. Nhưng sức họ yếu
trước một tập thể đã được nhào nặn, uốn nắn từ những chủ thuyết phản lại
tri thức con người. Họ khiếm liệt mọi hành động chống lại và đành lòng
sống chung với sự ranh ma, ti tiện như sống chung với rác.
Họ là nạn nhân trực tiếp của Mao qua chủ trương “Lấy nông thôn bao vây
thành thị”. Bần cố nông Trung Quốc ào ạt tiến công đã cô lập và khoanh
vùng họ, khiến thành phần này chỉ còn để làm kiểng thay vì góp tiếng nói
xây dựng và giúp văn hóa Trung Quốc thoát hiểm
Bắt đầu từ sự cố Hàng Châu văn hóa Trung Quốc bước vào một hành trình
mới: ngạo nghễ và lừng lẫy đạp trên các trang sách văn hóa của cha ông
họ. Dân chúng và lãnh đạo đã tìm thấy tiếng nói chung: giá trị nước lớn
của Trung Quốc là tối thượng và phải chiếm được vị trí này bằng bất cứ
giá nào kể cả những bãi nước bọt.
Như vậy thì bảo các em nhỏ Việt Nam học tiếng Hán để làm gì trong lúc này?
Friday, September 16, 2016
NGUYỄN THỊ HỒNG CÚC * TRUYỆN TÌNH & TÙ
Những Chuyện Tình Của Người Tù Cải Tạo -
Cô Nguyễn Thị Hồng Cúc
Tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh của Cha tôi, tay mang cái túi xách đựng quần áo và những vật dụng cần thiết, cùng với vài người bạn sĩ quan trong quân đội đi ra trường Tabert ngoài Sài Gòn, trình diện vào 8 giờ sáng hôm đó, họ bảo nhau đi học vài tuần là về. Vài tuần trôi qua, rồi 2, 4, tuần…người ta nhốn nháo chạy ra nơi người nhà trình diện nhưng không thấy một ai, hỏi thăm tin tức từ cơ quan chính quyền họ bảo không biết. Từ đấy những người vợ bắt đầu chạy đôn đáo tìm chồng…Ở đâu có tin tức về người học tập cải tạo là họ tìm cách đi đến hỏi han, bằng mọi cách…
Nhưng tất cả đều mịt mù, không còn hy vọng. Cuối cùng họ biết ra người nhà của họ đang bị học tập cải tạo, phải học thời gian bao lâu không biết trước, chỉ biết khi nào cải tạo tốt sẽ được về. Thỉnh thoảng họ nhận được thư thăm hỏi hoặc nhắn gọi thăm nuôi từ người học tập. Người phụ nữ bấy giờ lại thể hiện vai trò của con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Có những chị em phụ nữ gan lì, kiên cường bền lòng chặt dạ. Nhưng cũng có những người yếu đuối, sớm bỏ cuộc. Không phải câu chuyện chờ đợi nào cũng kết thúc có hậu, cũng có ít nhiều chuyện không như ý làm cho người ta đau lòng.
Chuyện thứ nhất
Năm 1998, khi ấy tôi còn sinh sống ở Sài Gòn, việc làm lúc đó của tôi là thêu may gia công cho một cửa tiệm may gần nhà thờ Bà Chiểu. Nơi đây tôi đã có vài lần gặp mặt một người đàn ông dáng cao to, da dẻ trắng xanh, hao hao như một người nước ngoài, ông ta có giọng nói thật nhẹ mang âm hưởng của người miền Bắc sống tại Sài Gòn đã lâu. Được bà chủ giới thiệu là thầy giáo dạy tiếng Anh cho con gái của bà, và ít lâu sau đó bà kể cho tôi nghe về cuộc đời của thầy…Trước 30/4/75 ông là một viên chức của Đài THVN, đã có vợ và hai đứa con. Là một công chức hạng A thời đó với thừa khả năng chăm sóc gia đình, ông còn là một kỹ sư tốt nghiệp từ Đại Học nước ngoài về. Gia đình ông đã có thời gian hạnh phúc, sung túc tưởng chừng như không có gì làm tan vỡ được.
Tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh của Cha tôi, tay mang cái túi xách đựng quần áo và những vật dụng cần thiết, cùng với vài người bạn sĩ quan trong quân đội đi ra trường Tabert ngoài Sài Gòn, trình diện vào 8 giờ sáng hôm đó, họ bảo nhau đi học vài tuần là về. Vài tuần trôi qua, rồi 2, 4, tuần…người ta nhốn nháo chạy ra nơi người nhà trình diện nhưng không thấy một ai, hỏi thăm tin tức từ cơ quan chính quyền họ bảo không biết. Từ đấy những người vợ bắt đầu chạy đôn đáo tìm chồng…Ở đâu có tin tức về người học tập cải tạo là họ tìm cách đi đến hỏi han, bằng mọi cách…
Nhưng tất cả đều mịt mù, không còn hy vọng. Cuối cùng họ biết ra người nhà của họ đang bị học tập cải tạo, phải học thời gian bao lâu không biết trước, chỉ biết khi nào cải tạo tốt sẽ được về. Thỉnh thoảng họ nhận được thư thăm hỏi hoặc nhắn gọi thăm nuôi từ người học tập. Người phụ nữ bấy giờ lại thể hiện vai trò của con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Có những chị em phụ nữ gan lì, kiên cường bền lòng chặt dạ. Nhưng cũng có những người yếu đuối, sớm bỏ cuộc. Không phải câu chuyện chờ đợi nào cũng kết thúc có hậu, cũng có ít nhiều chuyện không như ý làm cho người ta đau lòng.
Chuyện thứ nhất
Năm 1998, khi ấy tôi còn sinh sống ở Sài Gòn, việc làm lúc đó của tôi là thêu may gia công cho một cửa tiệm may gần nhà thờ Bà Chiểu. Nơi đây tôi đã có vài lần gặp mặt một người đàn ông dáng cao to, da dẻ trắng xanh, hao hao như một người nước ngoài, ông ta có giọng nói thật nhẹ mang âm hưởng của người miền Bắc sống tại Sài Gòn đã lâu. Được bà chủ giới thiệu là thầy giáo dạy tiếng Anh cho con gái của bà, và ít lâu sau đó bà kể cho tôi nghe về cuộc đời của thầy…Trước 30/4/75 ông là một viên chức của Đài THVN, đã có vợ và hai đứa con. Là một công chức hạng A thời đó với thừa khả năng chăm sóc gia đình, ông còn là một kỹ sư tốt nghiệp từ Đại Học nước ngoài về. Gia đình ông đã có thời gian hạnh phúc, sung túc tưởng chừng như không có gì làm tan vỡ được.
Cho đến tháng tư 75, biến cố lịch sử đã làm thay đổi biết bao số phận
con người, trong đó có gia đình ông. Hai chữ ngụy quyền được kèm theo
tên của ông, ông được gởi đi học cải tạo để tẩy não vì công việc của ông
trước đây liên quan đến truyền đạt văn hóa tư bản, đồi trụy. Nhà cửa bị
tịch thu, tài chính bế tắt, cuộc sống lâm vào cảnh khốn khó, dự trù đi
học vài tuần lễ để rồi biệt tăm, ông không biết gia đình của ông phải
làm gì để tồn tại. Bị tạm giam gần một năm trong rừng không ánh sáng,
thức ăn không đủ dinh dưỡng, ông bị bại liệt nằm một chỗ. Trước khi bị
chuyển ra Bắc ông được cho phép thăm nuôi. Bà đến thăm ông đã mang cho
ông nhiều thứ cần thiết, quí nhất là 300 viên thuốc vitamin B1, nhờ nó
giúp mà sau nầy ông đi lại được, và cuối cùng bà xin ông ký tên vào tờ
giấy ly dị! Những năm ở tận biên giới Bắc Việt xa xôi, Mẹ ông thỉnh
thoảng mang đồ đạc lỉnh kỉnh ra thăm ông. Khi ông học tập tốt trở về,
phải sống với Mẹ và nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè. Riêng người
vợ ly dị của ông bấy giờ đã kết hôn với một cán bộ nhà nước.
Chuyện thứ hai
Nhân vật chính của đoản chuyện nầy là tôi. Trước 75, tôi đã có tình yêu với một người bạn đồng nghiệp. Trong mắt tôi anh là người đàn ông tốt, ai cũng ngợi khen chúng tôi xứng lứa vừa đôi, tôi đang lặn ngụp với hạnh phúc trong tầm tay mình. Nhưng, gia đình của anh ở tận miền Tây, họ không có nhiều thiện cảm với con gái Sài Gòn như tôi, vì vậy chuyện của chúng tôi chưa tiến tới được. Rồi tháng 4/75 đến, là giáo chức biệt phái nên anh phải lên đường học tập như các chiến binh khác. Tôi ngỡ ngàng trước những biến động đau thương nầy. Một người Cha ngụy quyền bị đi học tập, một người yêu cũng biến mất, tôi đã từng theo những người phụ nữ khác chạy lăng xăng tìm Cha, tìm người yêu. Lúc đó đối với người nhà của anh, tôi không biết vai trò của mình là gì?
Chuyện thứ hai
Nhân vật chính của đoản chuyện nầy là tôi. Trước 75, tôi đã có tình yêu với một người bạn đồng nghiệp. Trong mắt tôi anh là người đàn ông tốt, ai cũng ngợi khen chúng tôi xứng lứa vừa đôi, tôi đang lặn ngụp với hạnh phúc trong tầm tay mình. Nhưng, gia đình của anh ở tận miền Tây, họ không có nhiều thiện cảm với con gái Sài Gòn như tôi, vì vậy chuyện của chúng tôi chưa tiến tới được. Rồi tháng 4/75 đến, là giáo chức biệt phái nên anh phải lên đường học tập như các chiến binh khác. Tôi ngỡ ngàng trước những biến động đau thương nầy. Một người Cha ngụy quyền bị đi học tập, một người yêu cũng biến mất, tôi đã từng theo những người phụ nữ khác chạy lăng xăng tìm Cha, tìm người yêu. Lúc đó đối với người nhà của anh, tôi không biết vai trò của mình là gì?
Có thể gia đình anh chỉ xem tôi là một người bạn gái của con trai mình,
người mà họ chưa từng biết mặt. Bản thân tôi cũng như gia đình tôi lúc
bấy giờ bị xem là thành phần không tốt, chúng tôi sống trong nỗi lo sợ
bị đuổi khỏi thành phố, có thể phải bị đi đến vùng kinh tế mới đâu đó,
vì có như vậy thì người thân của chúng tôi mới có thể trở về đoàn tụ với
gia đình. May mà Giám Đốc cơ quan của tôi là người tốt, thông cảm hoàn
cảnh của tôi nên ông đã chấp nhận cho tôi được ở lại làm việc. Nhờ có
giấy tờ chứng nhận là công nhân viên nên gia đình tôi được ở lại thành
phố, tiêu chuẩn gạo và nhu yếu phẩm được cấp phát đầy đủ. Vừa lúc ấy,
người nhà của anh cho biết anh đã chuyển nơi học tập về tận miền đất
mũi, hỏi tôi có muốn đi thăm nuôi không? Tôi phân vân vì không thể rời
bỏ công việc và trách nhiệm gia đình. Lý lịch tôi đã có một dấu đen, nếu
có thêm một dấu nữa liệu việc làm của tôi có bị ảnh hưởng không?
Xin lỗi anh! Trong một khoảnh khắc nào đó tôi phải nói lời tạm biệt với anh. Ngày anh trở về đoàn tụ gia đình, tôi cũng không đến với gia đình của anh…Tôi biết mình đã không xứng đáng với tình yêu của anh. Thật lòng mong anh hãy tha thứ cho tôi.
Chuyện thứ ba
“Alo...có phải là chị Tư không?"
"Dạ chào bác Năm, là cháu đây, bác có khỏe không?"
"Tôi khỏe chị ạ, mấy hôm trước bị vấp ngã, chảy máu đầu phải vào bệnh viện cấp cứu đấy..."
"Vậy sao?"
"Hôm nay tôi đã đỡ rồi, nhớ các bác ở nhà dưỡng lão quá nên gọi hỏi thăm.”
Đó là bác Năm, năm nay bác đã hơn 80 tuổi, bác đã vài lần bị stroke nên đôi chân của bác đi không vững vàng lắm, bác đã có ý muốn vào nhà dưỡng lão nơi tôi làm việc để ở nhưng hiện tại không còn chỗ trống, vì vậy thỉnh thoảng bác vẫn gọi đến thăm. Đã có lần bác kể cho tôi nghe về người vợ yêu của bác.
Tôi được biết trước năm 1975, bác là một sĩ quan cấp Tá trong quân đội tại VN. Sau biến cố 4/75, bác cũng phải vào tù cải tạo như bao người. Với cấp bậc của bác, họ đã đẩy bác ra tận Lào Cai. Một năm bác Năm gái ra tận miền Bắc xa xôi thăm Bác, đem theo một gánh những thứ cần thiết mà bác trai căn dặn trong thư gởi về thăm nhà. Bác gái là một phụ nữ nhỏ nhắn ốm yếu, đôi vai bác oằn cái gánh trên vai, phải đi bộ qua nhiều chặn đường dài mới tới tận lán trại nằm sâu trên vùng cao nguyên lạnh giá, vậy mà giờ thăm nuôi chỉ được một giờ đồng hồ.
Hai ông bà gặp nhau mừng vui trong nước mắt, không biết phải mở lời từ
đâu vì có quá nhiều chuyện muốn nói. Lúc ấy người cán bộ quản giáo cứ đi
qua lại trước mặt hai ông bà, hắn nhìn chăm chăm vào ngón tay đang đeo
chiếc nhẫn cưới bằng vàng y của bà, hắn vội nói, "Bà có muốn ở lại với
ông đêm nay không? Nếu muốn thì đưa cho tôi chiếc nhẫn của bà, suy nghĩ
nhanh cho tôi biết". Bà thảng thốt nhìn ông, ông mừng rỡ nắm tay bà nói:
"Đưa cho anh ta đi, rồi ở lại đây một đêm mình nhé, ngày mai biết anh
có còn sống sót để trở về không?" Nhưng bà buồn thảm nhìn ông, "Rồi tôi
sẽ đến thăm ông nữa mà, vốn liếng chỉ còn bấy nhiêu, có chút tiền bạc
thăm ông cũng phải vay nợ đấy mình ạ, mình còn phải lo cho các con." Ông
cố nài nỉ mãi khiến bà xiêu lòng, nhưng người cán bộ đã bỏ đi. Rồi một
năm, hai năm…trông hoài mà không thấy bà đến thăm ông, lâu lâu thằng con
cả mang đồ ra thăm nuôi, ông có hỏi mẹ mầy đâu. Nó nói mẹ bận buôn bán ở
nhà.
Và mãi 7, 8 năm sau ông mới được trả về, ra tù cũng không thấy bà đến
đón, hỏi thằng con thì nó bảo mẹ ở nhà, ông tức giận lằm bằm, "Chắc là
mẹ mầy đã bỏ bố con mình rồi phải không!!!". Thằng cả cứ lầm lũi đi, dẫn
ông vào căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm. Vừa bước chân vào nhà, nó chỉ
lên cái tủ thờ nằm giữa nhà, "Mẹ của con ngồi trên đó bố ạ!" Ông thảng
thốt nhìn lên di ảnh của Bà, thì ra sau chuyến đi thăm nuôi đó, Bà ngã
bệnh nặng và qua đời. Ông bật khóc, nhớ mấy câu thơ, "Không chết người
đi tù cải tạo, mà chết người vợ hiền yếu đuối anh yêu!”
Nói đến chữ yêu thì phải có chút lãng mạn trữ tình, xin gởi đến các bạn đoạn thơ mình đã lượm lặt được, của tác giả không tên, thay cho lời cuối:
Dựa vai anh mà khóc
Có hoa nào mà không tàn úa?
Có hạnh phúc nào sẽ chẳng hư hao?
Có cuộc đời nào không xuống thấp lên cao?
Có môi nào chưa run vì tiếng nấc?
Có những khoảng cách dù gần trong gang tấc,
Vẫn hình như trăm ngàn dặm xa xôi.
Và có những chiều em cảm thấy đơn côi,
Hãy về đây, dựa vai anh mà khóc…
CN/12
Nói đến chữ yêu thì phải có chút lãng mạn trữ tình, xin gởi đến các bạn đoạn thơ mình đã lượm lặt được, của tác giả không tên, thay cho lời cuối:
Dựa vai anh mà khóc
Có hoa nào mà không tàn úa?
Có hạnh phúc nào sẽ chẳng hư hao?
Có cuộc đời nào không xuống thấp lên cao?
Có môi nào chưa run vì tiếng nấc?
Có những khoảng cách dù gần trong gang tấc,
Vẫn hình như trăm ngàn dặm xa xôi.
Và có những chiều em cảm thấy đơn côi,
Hãy về đây, dựa vai anh mà khóc…
CN/12
DƯƠNG NGÔ TRUNG PHÒNG * CHA CON ĐOÀN TỤ
Vượt biên, bị cướp biển, thất lạc: Cha và con đoàn tụ -
Dương Ngô Trung Phòng sưu tầm
Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay thật đặc biệt, thật tuyệt diệu, thật hạnh phúc
không chỉ riêng với gia đình Ông Trương Văn Hào mà còn được Cộng Đồng
Người Việt Tị Nạn khắp nơi trên thế giới đón nhận, chia sẻ trong vui
mừng. Hơn thế, phàm là con người, ai đọc câu chuyện đều mủi lòng với
hoàn cảnh thương tâm, chết chốc, chia lìa của một trong hàng trăm ngàn
cảnh bi thương mà hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do phải đối
mặt. Nếu đã không cầm được nước mắt chia sẻ niềm đau, thì lại càng khó
ngăn nước mắt lưng tròng chia sẻ niềm hạnh phúc, khi nhìn hình người cha
ôm đứa con thất lạc từ lúc sơ sanh sau 34 năm tìm kiếm. Anh Dương Ngô
Trung Phòng mời tất cả cùng theo dõi câu chuyện qua sự tường trình của
ký giả Ngọc Lan, báo Người Việt đăng ngày 23 tháng 11 năm 2011
(NLSBDHN)
ROCHESTER, New York (NV) -“Ngay khi vừa nhìn thấy nó, tôi cảm giác như
mình vừa tìm lại được vật gì quý giá lắm mà mình đánh mất từ lâu, cảm
giác như vậy đó cô.” Ông Trương Văn Hào, qua cuộc điện thoại lần thứ hai
với phóng viên Người Việt vào lúc hơn 10 giờ đêm Thứ Hai, trước ngày Lễ
Tạ Ơn, nhắc lại cảm xúc của ông, khi nhìn thấy đứa con trai bị thất lạc
từ 34 năm trước.
Câu chuyện tái ngộ của cha con ông Trương Văn Hào và Samart Khumkham (tức Trương Văn Khai), một người ở Rochester, New York, và một người ở một tỉnh xa xôi của Thái Lan, một lần nữa vừa gợi lại
Cha con Ông Trương Văn Hào
những thời khắc đau thương của những ai từng là thuyền nhân. Ðồng thời,
câu chuyện lại mở ra thêm hy vọng cho những cha mẹ từng bị mất con, làm
cho niềm tin của họ mạnh thêm, với hy vọng, đến một lúc nào đó, may mắn
sẽ mỉm cười với mình.
Câu chuyện của 34 năm trước
“Tôi cùng vợ và đứa con trai mới 6 tháng tuổi, tên Trương Văn Khai, rời đảo Phú Quốc ngày 22 Tháng Mười Hai, 1977.” Ông Hào chầm chậm kể lại câu chuyện của mình.
Sau năm ngày lênh đênh trên biển, khi còn cách Songkhla, Thái Lan, chừng 35 dặm thì tàu ông Hào “bị bể.” Cùng lúc đó, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Thái Lan, “thế là chúng tôi lên hết trên chiếc tàu Thái, và ở đó bốn ngày.”
Theo lời ông, ngay từ khi lên tàu, thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá “đã tỏ ra rất thích thằng bé. Ông ta đòi mua nó, nhưng chúng tôi không đồng ý.” Ông Hào kể. Cũng chính từ chi tiết này, mà hơn ba thập kỷ trôi qua, ông Hào vẫn tin rằng con trai ông còn sống.
Mọi chuyện vẫn bình thường, tuy nhiên, đến tối ngày thứ tư, “sau khi người thuyền trưởng bỏ sang một chiếc tàu khác đi mất,” những người đàn ông Việt Nam bị những người Thái còn lại trên tàu bắt nhảy xuống biển.
“Tôi cùng một anh đi cùng cứ lênh đênh như vậy trên nước. Ðến khoảng 6 giờ chiều hôm sau thì chúng tôi mới được một chiếc tàu đánh cá vớt.” Ông Hào tiếp tục nói, “Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi đã sống.”
Ông Hào ở lại trên chiếc tàu này làm việc khoảng hai tuần, “cũng kéo cào, lặt cá.” Sau đó, họ lái tàu vô gần bờ, thả ông xuống, để ông tự bơi vô bờ.
Ông Hào được cảnh sát Thái “đưa vào trại.”
“Chừng một, hai tuần sau thì có một người Thái gốc Việt đi vào trại báo tin cho biết dân địa phương vừa mới vớt được hai xác người đàn bà và đã chôn cất. Hỏi thì nghe mô tả quần áo rất giống với quần áo vợ tôi và vợ người bạn đi cùng. Trên chiếc tàu chúng tôi đi vượt biên chỉ có hai người phụ nữ thôi. Khi đó tôi xin ra ngoài để đi đến đó hỏi thăm nhưng họ không cho ai ra khỏi trại. Từ đó tôi không còn biết tin tức gì nữa.” Ông Hào nói một cách nặng nề.
Sau gần năm tháng ở trong trại, ông Hào được người thân bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.
Hành trình tìm con
Tin chắc là vợ mình đã chết, nhưng “trong suốt thời gian qua, chưa bao giờ tôi nghĩ là con tôi chết. Tôi tin là nó còn sống và đang ở đâu đó.” Chính từ niềm tin mãnh liệt này, mà chừng năm, sáu năm sau khi đến Mỹ, ông Hào tìm đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ nhờ tìm kiếm con trai ông.
“Nhưng lần đó họ nói tôi không có đủ tin tức cần thiết, như không có hình ảnh, hay giấy tờ gì. Cái gì tôi cũng không có bởi vì bị mất hết rồi.”
Dù bận bịu với cuộc sống, lập gia đình mới, có con nhỏ, ý định tìm đứa con trai thất lạc vẫn lẩn quẩn trong tâm trí người cha. Chừng 10 năm sau, ông Hào lại đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ một lần nữa, “cũng làm đơn nhờ họ kiếm, nhưng rồi câu trả lời vẫn là như vậy.”
Ðến cuối Tháng Năm vừa rồi, “khi mới xong khóa học mùa Spring, tôi mua vé đi Thái Lan tìm con tôi.”
Và chuyến đi kéo dài một tháng này của người cha đã thật sự có kết quả.
Chặng thứ nhất
Ông Trương Văn Hào rời New York vào ngày cuối Tháng Năm để thực hiện cho bằng được, một lần, hết sức mình, việc tìm kiếm đứa con rời xa ông khi nó mới sáu tháng tuổi. Ông đi, mang theo trong lòng niềm tin của người cha về đứa con vẫn còn sống, và sự ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất của người vợ hiện tại, cùng bốn đứa con thân yêu.
“Ba, con hy vọng là ba sẽ mang được anh Khai về, bằng hết sức của ba.” Người con trai út 10 tuổi của ông, nói với ông như vậy.
Ðầu Tháng Sáu, ông Hào đặt chân đến Bangkok khi trời đã về chiều. Sáng sớm hôm sau, ông bay đến Hat Yai, một thành phố phía Nam Thái Lan, cách Songkhla, nơi có trại tị nạn ông Hào từng ở cách đây 34 năm, khoảng một giờ lái xe.
Ông lưu lại ba ngày. “Trong ba ngày này, tôi đi tìm kiếm một ngôi nhà thờ.”
Người cha đang trong hành trình đi tìm con rõ ràng đã vạch sẵn cho mình kế hoạch tìm kiếm.
Ông nói, “Tôi nhớ ngày xưa ở tỉnh Songkhla có một vị linh mục thường đưa thư vô cho người tị nạn. Tôi không biết tên cha nhưng tôi nghĩ ông chỉ có thể ở lòng vòng quanh tỉnh Songkhla hay quanh quanh đâu đây thôi.”
Ðó chính là lý do vì sao ông Hào lại đi tìm nhà thờ. Tuy nhiên, khi đến nhà thờ, ông Hào được biết “vị linh mục tôi muốn tìm đã ngoài 80 tuổi, nghỉ hưu và về sống ở Bangkok.”
Thất vọng vì không tìm được vị linh mục, nhưng ông Hào lại được vị linh mục mới, hướng dẫn ông đến “gặp một nhóm thanh niên trẻ chuyên giúp đỡ những người tị nạn.”
Sau khi nghe chuyện ông Hào muốn tìm kiếm đứa con thất lạc, nhóm thanh niên này chở ông ngược lại Hat Yai để “quay phim đưa lên tin tức.”
Cũng thời gian này, ông Hào gọi điện thoại về Mỹ cho vợ ông biết ông gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, bởi vì “càng đi về miền Nam, người ta càng ít biết nói tiếng Anh, và có nói thì cũng rất khó nghe.”
Nhờ vào bạn bè quen biết, vợ ông tìm được một người biết nói tiếng Việt lẫn tiếng Thái, đang ở Lào, bay sang Thái Lan để đi cùng ông Hào.
Chặng thứ hai
Ông Hào và người bạn Lào thuê xe “đi tìm nơi ngày xưa người ta chôn vợ tôi.”
“Chúng tôi lái xe dọc theo bờ biển hết hướng Nam rồi đến hướng Bắc, cứ đi đến đâu thấy có làng là dừng lại hỏi thăm nhưng chẳng được tin tức gì hết,” người đàn ông nhẫn nại kể, như thể hành trình đó vẫn còn mồn một trong ông.
Ông Hào cũng đến sở cảnh sát và các trụ sở của chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Có điều, “do nhiều vấn đề tế nhị, nên tôi không nêu ra trong đơn là ngày xưa chúng tôi bị giết, bị cướp, mà chỉ nói là tàu gặp nạn thôi.”
Không tìm được mộ người vợ chết thảm năm xưa, ông Hào và người bạn trở lại Hat Yai, đến những nhà xác tìm tin tức, nhờ lục lọi lại hồ sơ giấy tờ ngày xưa.
Cũng trong những ngày lang thang đi tìm tin tức này, ông Hào tình cờ được giới thiệu gặp một người đang làm việc tại một đài truyền hình ở Bangkok.
Ông kể, “Ðài truyền hình này xuống gặp chúng tôi, dàn xếp một cuộc phỏng vấn cảnh đi tìm con để quay phim. Rồi họ chiếu lên TV.”
Dấu vết đứa con vẫn còn mờ mịt thì người bạn biết tiếng Thái của ông Hảo phải quay trở về Lào vì công việc gia đình.
Một lần nữa, người cha này lại “cảm thấy bế tắc.”
Chặng thứ ba
Khi đó, ông Hào đã ở Thái Lan chừng hai tuần.
Ông bắt đầu ngồi xuống, viết lại câu chuyện tìm con, rồi đưa lên Google cho dịch ra tiếng Thái. Ông đưa cả hình ông và người vợ quá cố của mình vào, “để hy vọng hoặc con giống cha hoặc con giống má thì người ta có thể nhận ra.”
“Xong, tôi in ra khoảng 500 tờ. Vào mỗi đêm, tôi đến con đường đông người qua lại và phát cho người ta. Trong tờ rơi đó tôi có hứa tặng cho ai tìm được tin tức con tôi một số tiền.” Ông kể về việc làm của mình.
Ðồng thời, ông Hào cũng tìm gặp được một số người của tổ chức “giống như nhân viên xã hội” nhờ giúp đỡ. Bên cạnh những chi tiết ông Hào cung cấp cho “nhân viên xã hội,” ông còn nhớ thêm được chiếc tàu ngày xưa ông bị bắt lên cùng vợ con ông là “tàu số 21, nhưng không nhớ tên.”
Thời gian này, ông Hào lại quen biết với một người đàn ông Thái biết nói tiếng Anh. Qua người đàn ông này, ông Hào có dịp gặp gỡ một số người làm nghề lái tàu.
Từ những người lái tàu, ông lại biết thêm một điều: nơi có thể tìm được “chiếc tàu 21 ngày xưa.” Có điều, không phải là một nơi mà có thể tới ba địa điểm.
Ông Hào mang tin tức này nói cho “nhân viên xã hội” biết, và “họ hứa đưa tôi đi đến những nơi đó.”
Thế nhưng, chuyện đời luôn có những chuyện “thế nhưng” nghiệt ngã như thế.
“Khi đó gần đến ngày bầu cử, rồi có nơi thì có bạo loạn xảy ra, nên họ không chịu đi,” ông Hào nhớ lại.
Người ta không đi, nhưng ông không có lý do gì để không đi, “Tôi thì có sợ gì chết nữa nên tôi có ý định sẽ đi một mình.”
Lần lữa tìm đường đi, cũng là lúc chiếu khán nhập cảnh ở Thái Lan của ông Hào chỉ còn ba ngày là hết hạn.
Chặng thứ tư
“Khi thấy còn ba ngày nữa là hết hạn visa, tôi trở lại tìm những người nhân viên xã hội một lần nữa để đưa hết thông tin cho họ, báo cho họ biết là tôi đi về Mỹ, có tin gì thì họ báo cho tôi biết.” Ông Hào có ý định chấm dứt hành trình tìm kiếm đứa con, ở thời điểm này.
Không ngờ, lúc đó các nhân viên xã hội lại báo cho ông Hào biết rằng họ đã có tin tức của ông chủ vừa mua lại “chiếc tàu số 21.”
“Ngày 28 Tháng Sáu, tôi cùng hai người nhân viên xã hội đi gặp ông chủ tàu.”
Có điều, người cha xem như “mất hết hy vọng,” vì “đó không phải là chiếc tàu hồi xưa tôi lên.”
Nhưng.
Lại một chữ “nhưng” bất ngờ.
Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ đi loanh quanh bến cảng để tìm kiếm “con tàu 21,” một thanh niên làm cho ông chủ tàu vô tình nghe được câu chuyện tìm con của ông Hào.
Theo lời thanh niên này thì ngày xưa xóm anh có một gia đình nuôi một đứa trẻ Việt Nam.
Ðể chắc chắn, thanh niên này gọi điện thoại hỏi người mẹ, và được trả lời là “đúng rồi.”
Tia sáng lại lóe lên.
Sáng hôm sau, ông Hào cùng bốn nhân viên xã hội, “có cả ông sếp của họ,” lên xe hướng về ngôi làng người thanh niên cho biết.
Chặng thứ năm
“Sau bốn tiếng lái xe, chúng tôi đến nơi thì được chính quyền ở đó xác nhận đúng là hồi trước có một gia đình nuôi một đứa con người Việt,” ông Hào tiếp tục câu chuyện dài mà dường như chẳng hề mệt mỏi.
“Một người dân địa phương khẳng định, ‘Thằng nhỏ nhà đó nhìn rất giống ông.’” Lời nói đó càng khiến niềm tin sẽ kiếm được đứa con trở nên tràn trề và mãnh liệt trong lòng người cha.
“Nhưng gia đình đó đã dọn đi khỏi đây từ 15 năm trước rồi.”
Như trò đùa của số phận, hy vọng vừa lóe lên thì vụt mất. Hạnh phúc như gần kề bàn tay thì lại vuột bay.
Nhưng ý chí con người đôi lúc vượt lên trên những định mệnh nghiệt ngã.
Với sự giúp đỡ của cảnh sát, của chính quyền địa phương, mọi người có được địa chỉ của gia đình có đứa con Việt.
“Khoảng hơn 5 giờ chiều, chúng tôi dồn lên xe van đi tiếp đến nơi cách đó chừng 6 tiếng.”
Theo lời ông Hào, trong suốt đoạn đường này, điện thoại của bốn nhân viên xã hội bận nói chuyện liên tục.
“Khi còn cách chừng hai tiếng nữa đến nơi, thì họ báo cho tôi biết là họ đã gọi báo cho báo chí, truyền hình hay tin hết rồi. Họ nói họ tin chắc rằng thằng bé đó chính là con tôi, 80% là con tôi.” Ông Hào cười, kể tiếp.
Lúc 11 giờ 47 phút đêm 29 Tháng Sáu, ông Hào đến được ngôi nhà của vợ chồng người Thái nuôi đứa con trai ông từ 34 năm qua.
Cũng lúc đó, xe của đài truyền hình, báo chí, cảnh sát địa phương đều có mặt, để ghi nhận lại cuộc hội ngộ không xảy ra quá nhiều trên cuộc đời này.
Giây phút gặp gỡ
Ông Hào nhớ lại thời khắc mà ông mong chờ từ 34 năm nay:
“Tôi thấy tim mình đập mạnh lắm, thấy nôn nao lắm. Trời thì tối, lại không có điện, chỉ có ánh sáng của một bóng đèn nhỏ từ trong nhà hắt ra, cùng ánh sáng của mấy xe truyền hình. Nhưng, chỉ nhìn dáng nó bước ra. Chỉ nhìn cái dáng nó thôi, là tôi đã nhận ra nó là con tôi rồi,” ông Hào kể.
Rồi ông nói tiếp: “Rồi khi tôi gặp mặt nó, là tự nhiên, tôi biết ngay là nó, là thằng con tôi.”
Người cha kể lại khoảnh khắc gặp con qua điện thoại, mà tôi nghe ra, gương mặt ông khóc, và miệng ông cười.
Không một lời nói nào thốt ra trong giây phút đó.
Chỉ có người cha ôm chầm lấy đứa con mình.
Họ không thể nói cùng một ngôn ngữ. Con chỉ nói được tiếng Thái. Cha chỉ nói được tiếng Việt, tiếng Anh.
Nhưng sợi dây máu mủ ràng buộc từ trong sâu thẳm, để người cha tin chắc đó là con mình, và đứa con rời khỏi vòng tay cha mẹ đẻ từ khi 6 tháng tuổi, cũng trong giây phút đó kêu thầm trong đầu, “I know you are my daddy.” (Con biết ba là ba của con mà), (Anh nói với ba mình điều này vài ngày sau thời điểm ấy).
Câu chuyện tiếp theo
Cho dù giây phút đó là thần tiên và diệu kỳ đến mức nào, ông Hào cũng chỉ có thể lưu lại đó hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải lên đường ngay để trở lại Songkhla, rồi trở về Malaysia để gia hạn chiếu khán nhập cảnh.
Một ngày sau, ông Hào quay trở lại nơi Khai đang sống, ở đó cùng con trai ông thêm một tháng nữa, trước khi bay về Mỹ chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho chuyện gặp lại cả “đại gia đình” tại Hoa Kỳ.
Samart Khumkham, người con trai thất lạc ngày nào của ông Hào, giờ đã là người đàn ông 34 tuổi, có vợ và hai con gái, sống trên rừng cao su, “để làm công việc chăm sóc cao su cho chủ.”
Theo những gì ông Hào được biết, cha mẹ nuôi của Samart ngày xưa làm ở cảng tàu. “Khi đó, bà vợ sanh được một đứa con gái nhưng hai ngày sau thì em bé chết. Lúc đó có một người bồng thằng Khai tới hỏi có muốn nuôi không với điều kiện không được hỏi nguồn gốc từ đâu có thằng bé đó. Thế là vợ chồng họ nhận nuôi đến bây giờ.”
Ở họ, không có khoảng cách của sự xa lạ về tình cảm. “Chỉ qua ngày sau, khi tôi trở lại, là cảm giác như hai cha con đã biết đâu từ hồi nào rồi, cảm giác cha con rất rõ ràng. Nó cũng như vậy. Mấy đứa cháu cũng như đã quen biết mình từ đời nào, rất thân thiện, tự nhiên.”
Nhưng chuyện trò lúc đầu giữa cha con họ thật sự khó khăn.
“Tôi muốn nói gì với nó, tôi gõ ra rồi Google dịch ra tiếng Thái. Ngược lại, nó nói chuyện với tôi cũng bằng cách đó,” ông Hào kể lại kinh nghiệm giao tiếp giữa hai cha con ông một cách hóm hỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau hơn ba tháng ông Hào cùng vợ, con và các cô chú nói chuyện với Samart hằng ngày qua skype, vốn tiếng Anh của Samart đã tiến bộ rõ rệt.
Câu chuyện trùng phùng của gia đình ông Trương Văn Hảo đánh động đến Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer.
Ngày 9 Tháng Mười Một, đích thân vị thượng nghị sĩ Dân Chủ, đại diện tiểu bang New York, gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ tại Bangkok, bà Kristie Kenney, yêu cầu cấp chiếu khán cho Khai nhập cảnh Hoa Kỳ.

Câu chuyện của 34 năm trước
“Tôi cùng vợ và đứa con trai mới 6 tháng tuổi, tên Trương Văn Khai, rời đảo Phú Quốc ngày 22 Tháng Mười Hai, 1977.” Ông Hào chầm chậm kể lại câu chuyện của mình.
Sau năm ngày lênh đênh trên biển, khi còn cách Songkhla, Thái Lan, chừng 35 dặm thì tàu ông Hào “bị bể.” Cùng lúc đó, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Thái Lan, “thế là chúng tôi lên hết trên chiếc tàu Thái, và ở đó bốn ngày.”
Theo lời ông, ngay từ khi lên tàu, thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá “đã tỏ ra rất thích thằng bé. Ông ta đòi mua nó, nhưng chúng tôi không đồng ý.” Ông Hào kể. Cũng chính từ chi tiết này, mà hơn ba thập kỷ trôi qua, ông Hào vẫn tin rằng con trai ông còn sống.
Mọi chuyện vẫn bình thường, tuy nhiên, đến tối ngày thứ tư, “sau khi người thuyền trưởng bỏ sang một chiếc tàu khác đi mất,” những người đàn ông Việt Nam bị những người Thái còn lại trên tàu bắt nhảy xuống biển.
“Tôi cùng một anh đi cùng cứ lênh đênh như vậy trên nước. Ðến khoảng 6 giờ chiều hôm sau thì chúng tôi mới được một chiếc tàu đánh cá vớt.” Ông Hào tiếp tục nói, “Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi đã sống.”
Ông Hào ở lại trên chiếc tàu này làm việc khoảng hai tuần, “cũng kéo cào, lặt cá.” Sau đó, họ lái tàu vô gần bờ, thả ông xuống, để ông tự bơi vô bờ.
Ông Hào được cảnh sát Thái “đưa vào trại.”
“Chừng một, hai tuần sau thì có một người Thái gốc Việt đi vào trại báo tin cho biết dân địa phương vừa mới vớt được hai xác người đàn bà và đã chôn cất. Hỏi thì nghe mô tả quần áo rất giống với quần áo vợ tôi và vợ người bạn đi cùng. Trên chiếc tàu chúng tôi đi vượt biên chỉ có hai người phụ nữ thôi. Khi đó tôi xin ra ngoài để đi đến đó hỏi thăm nhưng họ không cho ai ra khỏi trại. Từ đó tôi không còn biết tin tức gì nữa.” Ông Hào nói một cách nặng nề.
Sau gần năm tháng ở trong trại, ông Hào được người thân bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.
Hành trình tìm con
Tin chắc là vợ mình đã chết, nhưng “trong suốt thời gian qua, chưa bao giờ tôi nghĩ là con tôi chết. Tôi tin là nó còn sống và đang ở đâu đó.” Chính từ niềm tin mãnh liệt này, mà chừng năm, sáu năm sau khi đến Mỹ, ông Hào tìm đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ nhờ tìm kiếm con trai ông.
“Nhưng lần đó họ nói tôi không có đủ tin tức cần thiết, như không có hình ảnh, hay giấy tờ gì. Cái gì tôi cũng không có bởi vì bị mất hết rồi.”
Dù bận bịu với cuộc sống, lập gia đình mới, có con nhỏ, ý định tìm đứa con trai thất lạc vẫn lẩn quẩn trong tâm trí người cha. Chừng 10 năm sau, ông Hào lại đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ một lần nữa, “cũng làm đơn nhờ họ kiếm, nhưng rồi câu trả lời vẫn là như vậy.”
Ðến cuối Tháng Năm vừa rồi, “khi mới xong khóa học mùa Spring, tôi mua vé đi Thái Lan tìm con tôi.”
Và chuyến đi kéo dài một tháng này của người cha đã thật sự có kết quả.
Chặng thứ nhất
Ông Trương Văn Hào rời New York vào ngày cuối Tháng Năm để thực hiện cho bằng được, một lần, hết sức mình, việc tìm kiếm đứa con rời xa ông khi nó mới sáu tháng tuổi. Ông đi, mang theo trong lòng niềm tin của người cha về đứa con vẫn còn sống, và sự ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất của người vợ hiện tại, cùng bốn đứa con thân yêu.
“Ba, con hy vọng là ba sẽ mang được anh Khai về, bằng hết sức của ba.” Người con trai út 10 tuổi của ông, nói với ông như vậy.
Ðầu Tháng Sáu, ông Hào đặt chân đến Bangkok khi trời đã về chiều. Sáng sớm hôm sau, ông bay đến Hat Yai, một thành phố phía Nam Thái Lan, cách Songkhla, nơi có trại tị nạn ông Hào từng ở cách đây 34 năm, khoảng một giờ lái xe.
Ông lưu lại ba ngày. “Trong ba ngày này, tôi đi tìm kiếm một ngôi nhà thờ.”
Người cha đang trong hành trình đi tìm con rõ ràng đã vạch sẵn cho mình kế hoạch tìm kiếm.
Ông nói, “Tôi nhớ ngày xưa ở tỉnh Songkhla có một vị linh mục thường đưa thư vô cho người tị nạn. Tôi không biết tên cha nhưng tôi nghĩ ông chỉ có thể ở lòng vòng quanh tỉnh Songkhla hay quanh quanh đâu đây thôi.”
Ðó chính là lý do vì sao ông Hào lại đi tìm nhà thờ. Tuy nhiên, khi đến nhà thờ, ông Hào được biết “vị linh mục tôi muốn tìm đã ngoài 80 tuổi, nghỉ hưu và về sống ở Bangkok.”
Thất vọng vì không tìm được vị linh mục, nhưng ông Hào lại được vị linh mục mới, hướng dẫn ông đến “gặp một nhóm thanh niên trẻ chuyên giúp đỡ những người tị nạn.”
Sau khi nghe chuyện ông Hào muốn tìm kiếm đứa con thất lạc, nhóm thanh niên này chở ông ngược lại Hat Yai để “quay phim đưa lên tin tức.”
Cũng thời gian này, ông Hào gọi điện thoại về Mỹ cho vợ ông biết ông gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, bởi vì “càng đi về miền Nam, người ta càng ít biết nói tiếng Anh, và có nói thì cũng rất khó nghe.”
Nhờ vào bạn bè quen biết, vợ ông tìm được một người biết nói tiếng Việt lẫn tiếng Thái, đang ở Lào, bay sang Thái Lan để đi cùng ông Hào.
Chặng thứ hai
Ông Hào và người bạn Lào thuê xe “đi tìm nơi ngày xưa người ta chôn vợ tôi.”
“Chúng tôi lái xe dọc theo bờ biển hết hướng Nam rồi đến hướng Bắc, cứ đi đến đâu thấy có làng là dừng lại hỏi thăm nhưng chẳng được tin tức gì hết,” người đàn ông nhẫn nại kể, như thể hành trình đó vẫn còn mồn một trong ông.
Ông Hào cũng đến sở cảnh sát và các trụ sở của chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Có điều, “do nhiều vấn đề tế nhị, nên tôi không nêu ra trong đơn là ngày xưa chúng tôi bị giết, bị cướp, mà chỉ nói là tàu gặp nạn thôi.”
Không tìm được mộ người vợ chết thảm năm xưa, ông Hào và người bạn trở lại Hat Yai, đến những nhà xác tìm tin tức, nhờ lục lọi lại hồ sơ giấy tờ ngày xưa.
Cũng trong những ngày lang thang đi tìm tin tức này, ông Hào tình cờ được giới thiệu gặp một người đang làm việc tại một đài truyền hình ở Bangkok.
Ông kể, “Ðài truyền hình này xuống gặp chúng tôi, dàn xếp một cuộc phỏng vấn cảnh đi tìm con để quay phim. Rồi họ chiếu lên TV.”
Dấu vết đứa con vẫn còn mờ mịt thì người bạn biết tiếng Thái của ông Hảo phải quay trở về Lào vì công việc gia đình.
Một lần nữa, người cha này lại “cảm thấy bế tắc.”
Chặng thứ ba
Khi đó, ông Hào đã ở Thái Lan chừng hai tuần.
Ông bắt đầu ngồi xuống, viết lại câu chuyện tìm con, rồi đưa lên Google cho dịch ra tiếng Thái. Ông đưa cả hình ông và người vợ quá cố của mình vào, “để hy vọng hoặc con giống cha hoặc con giống má thì người ta có thể nhận ra.”
“Xong, tôi in ra khoảng 500 tờ. Vào mỗi đêm, tôi đến con đường đông người qua lại và phát cho người ta. Trong tờ rơi đó tôi có hứa tặng cho ai tìm được tin tức con tôi một số tiền.” Ông kể về việc làm của mình.
Ðồng thời, ông Hào cũng tìm gặp được một số người của tổ chức “giống như nhân viên xã hội” nhờ giúp đỡ. Bên cạnh những chi tiết ông Hào cung cấp cho “nhân viên xã hội,” ông còn nhớ thêm được chiếc tàu ngày xưa ông bị bắt lên cùng vợ con ông là “tàu số 21, nhưng không nhớ tên.”
Thời gian này, ông Hào lại quen biết với một người đàn ông Thái biết nói tiếng Anh. Qua người đàn ông này, ông Hào có dịp gặp gỡ một số người làm nghề lái tàu.
Từ những người lái tàu, ông lại biết thêm một điều: nơi có thể tìm được “chiếc tàu 21 ngày xưa.” Có điều, không phải là một nơi mà có thể tới ba địa điểm.
Ông Hào mang tin tức này nói cho “nhân viên xã hội” biết, và “họ hứa đưa tôi đi đến những nơi đó.”
Thế nhưng, chuyện đời luôn có những chuyện “thế nhưng” nghiệt ngã như thế.
“Khi đó gần đến ngày bầu cử, rồi có nơi thì có bạo loạn xảy ra, nên họ không chịu đi,” ông Hào nhớ lại.
Người ta không đi, nhưng ông không có lý do gì để không đi, “Tôi thì có sợ gì chết nữa nên tôi có ý định sẽ đi một mình.”
Lần lữa tìm đường đi, cũng là lúc chiếu khán nhập cảnh ở Thái Lan của ông Hào chỉ còn ba ngày là hết hạn.
Chặng thứ tư
“Khi thấy còn ba ngày nữa là hết hạn visa, tôi trở lại tìm những người nhân viên xã hội một lần nữa để đưa hết thông tin cho họ, báo cho họ biết là tôi đi về Mỹ, có tin gì thì họ báo cho tôi biết.” Ông Hào có ý định chấm dứt hành trình tìm kiếm đứa con, ở thời điểm này.
Không ngờ, lúc đó các nhân viên xã hội lại báo cho ông Hào biết rằng họ đã có tin tức của ông chủ vừa mua lại “chiếc tàu số 21.”
“Ngày 28 Tháng Sáu, tôi cùng hai người nhân viên xã hội đi gặp ông chủ tàu.”
Có điều, người cha xem như “mất hết hy vọng,” vì “đó không phải là chiếc tàu hồi xưa tôi lên.”
Nhưng.
Lại một chữ “nhưng” bất ngờ.
Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ đi loanh quanh bến cảng để tìm kiếm “con tàu 21,” một thanh niên làm cho ông chủ tàu vô tình nghe được câu chuyện tìm con của ông Hào.
Theo lời thanh niên này thì ngày xưa xóm anh có một gia đình nuôi một đứa trẻ Việt Nam.
Ðể chắc chắn, thanh niên này gọi điện thoại hỏi người mẹ, và được trả lời là “đúng rồi.”
Tia sáng lại lóe lên.
Sáng hôm sau, ông Hào cùng bốn nhân viên xã hội, “có cả ông sếp của họ,” lên xe hướng về ngôi làng người thanh niên cho biết.
Chặng thứ năm
“Sau bốn tiếng lái xe, chúng tôi đến nơi thì được chính quyền ở đó xác nhận đúng là hồi trước có một gia đình nuôi một đứa con người Việt,” ông Hào tiếp tục câu chuyện dài mà dường như chẳng hề mệt mỏi.
“Một người dân địa phương khẳng định, ‘Thằng nhỏ nhà đó nhìn rất giống ông.’” Lời nói đó càng khiến niềm tin sẽ kiếm được đứa con trở nên tràn trề và mãnh liệt trong lòng người cha.
“Nhưng gia đình đó đã dọn đi khỏi đây từ 15 năm trước rồi.”
Như trò đùa của số phận, hy vọng vừa lóe lên thì vụt mất. Hạnh phúc như gần kề bàn tay thì lại vuột bay.
Nhưng ý chí con người đôi lúc vượt lên trên những định mệnh nghiệt ngã.
Với sự giúp đỡ của cảnh sát, của chính quyền địa phương, mọi người có được địa chỉ của gia đình có đứa con Việt.
“Khoảng hơn 5 giờ chiều, chúng tôi dồn lên xe van đi tiếp đến nơi cách đó chừng 6 tiếng.”
Theo lời ông Hào, trong suốt đoạn đường này, điện thoại của bốn nhân viên xã hội bận nói chuyện liên tục.
“Khi còn cách chừng hai tiếng nữa đến nơi, thì họ báo cho tôi biết là họ đã gọi báo cho báo chí, truyền hình hay tin hết rồi. Họ nói họ tin chắc rằng thằng bé đó chính là con tôi, 80% là con tôi.” Ông Hào cười, kể tiếp.
Lúc 11 giờ 47 phút đêm 29 Tháng Sáu, ông Hào đến được ngôi nhà của vợ chồng người Thái nuôi đứa con trai ông từ 34 năm qua.
Cũng lúc đó, xe của đài truyền hình, báo chí, cảnh sát địa phương đều có mặt, để ghi nhận lại cuộc hội ngộ không xảy ra quá nhiều trên cuộc đời này.
Giây phút gặp gỡ
Ông Hào nhớ lại thời khắc mà ông mong chờ từ 34 năm nay:
“Tôi thấy tim mình đập mạnh lắm, thấy nôn nao lắm. Trời thì tối, lại không có điện, chỉ có ánh sáng của một bóng đèn nhỏ từ trong nhà hắt ra, cùng ánh sáng của mấy xe truyền hình. Nhưng, chỉ nhìn dáng nó bước ra. Chỉ nhìn cái dáng nó thôi, là tôi đã nhận ra nó là con tôi rồi,” ông Hào kể.
Rồi ông nói tiếp: “Rồi khi tôi gặp mặt nó, là tự nhiên, tôi biết ngay là nó, là thằng con tôi.”
Người cha kể lại khoảnh khắc gặp con qua điện thoại, mà tôi nghe ra, gương mặt ông khóc, và miệng ông cười.
Không một lời nói nào thốt ra trong giây phút đó.
Chỉ có người cha ôm chầm lấy đứa con mình.
Họ không thể nói cùng một ngôn ngữ. Con chỉ nói được tiếng Thái. Cha chỉ nói được tiếng Việt, tiếng Anh.
Nhưng sợi dây máu mủ ràng buộc từ trong sâu thẳm, để người cha tin chắc đó là con mình, và đứa con rời khỏi vòng tay cha mẹ đẻ từ khi 6 tháng tuổi, cũng trong giây phút đó kêu thầm trong đầu, “I know you are my daddy.” (Con biết ba là ba của con mà), (Anh nói với ba mình điều này vài ngày sau thời điểm ấy).
Câu chuyện tiếp theo
Cho dù giây phút đó là thần tiên và diệu kỳ đến mức nào, ông Hào cũng chỉ có thể lưu lại đó hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải lên đường ngay để trở lại Songkhla, rồi trở về Malaysia để gia hạn chiếu khán nhập cảnh.
Một ngày sau, ông Hào quay trở lại nơi Khai đang sống, ở đó cùng con trai ông thêm một tháng nữa, trước khi bay về Mỹ chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho chuyện gặp lại cả “đại gia đình” tại Hoa Kỳ.
Samart Khumkham, người con trai thất lạc ngày nào của ông Hào, giờ đã là người đàn ông 34 tuổi, có vợ và hai con gái, sống trên rừng cao su, “để làm công việc chăm sóc cao su cho chủ.”
Theo những gì ông Hào được biết, cha mẹ nuôi của Samart ngày xưa làm ở cảng tàu. “Khi đó, bà vợ sanh được một đứa con gái nhưng hai ngày sau thì em bé chết. Lúc đó có một người bồng thằng Khai tới hỏi có muốn nuôi không với điều kiện không được hỏi nguồn gốc từ đâu có thằng bé đó. Thế là vợ chồng họ nhận nuôi đến bây giờ.”
Ở họ, không có khoảng cách của sự xa lạ về tình cảm. “Chỉ qua ngày sau, khi tôi trở lại, là cảm giác như hai cha con đã biết đâu từ hồi nào rồi, cảm giác cha con rất rõ ràng. Nó cũng như vậy. Mấy đứa cháu cũng như đã quen biết mình từ đời nào, rất thân thiện, tự nhiên.”
Nhưng chuyện trò lúc đầu giữa cha con họ thật sự khó khăn.
“Tôi muốn nói gì với nó, tôi gõ ra rồi Google dịch ra tiếng Thái. Ngược lại, nó nói chuyện với tôi cũng bằng cách đó,” ông Hào kể lại kinh nghiệm giao tiếp giữa hai cha con ông một cách hóm hỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau hơn ba tháng ông Hào cùng vợ, con và các cô chú nói chuyện với Samart hằng ngày qua skype, vốn tiếng Anh của Samart đã tiến bộ rõ rệt.
Câu chuyện trùng phùng của gia đình ông Trương Văn Hảo đánh động đến Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer.
Ngày 9 Tháng Mười Một, đích thân vị thượng nghị sĩ Dân Chủ, đại diện tiểu bang New York, gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ tại Bangkok, bà Kristie Kenney, yêu cầu cấp chiếu khán cho Khai nhập cảnh Hoa Kỳ.
Giây phút người cha Trương Văn Hào (trái) gặp người con Samart Khumkham
(Trương Văn Khai) tại phi trường. (Hình: Phương Trương cung cấp
“Ðây là một câu chuyện rất hay, đáng được in thành sách,” ông Schumer nói, theo một thông cáo báo chí của văn phòng ông. “Samart và gia đình của anh bị chia ly quá lâu, và thủ tục hành chánh không nên là một sự cản trở cho cuộc hội ngộ có một không hai trong cuộc đời họ. Tôi yêu cầu bà đại sứ bằng mọi cách có thể, giúp Samart nhập cảnh và gặp gia đình anh.”
Sáng Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, từ Thái Lan, Samart Khumkham, tức Trương Văn Khai ngày nào, được chấp thuận cho nhập cảnh vào Mỹ với chiếu khán du lịch B-2 với thời hạn bốn tháng.
“Họ sẽ gửi visa về nhà. Chỉ trong một vài ngày nữa, con tôi sẽ nhận được. Khi đó, tôi sẽ mua vé máy bay cho nó sang Mỹ. Tôi hy vọng nó sẽ đến đây trước ngày lễ Thanksggiving.” Ông Hảo hớn hở nói.
Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một, Samart Khumkham đến phi trường quốc tế Greater Rochester International Airport ở Chili, New York, hội ngộ với gia đình.
Bà Phương Lê, người vợ hiện tại và cũng là người đã sát cánh cùng ông Hào trong hành trình tìm đứa con bị thất lạc, nói với nhật báo Người Việt về giây phút chứng kiến sự gặp gỡ của hai cha con, “Không thể diễn tả được. Chỉ biết là nước mắt tôi chảy xuống khi chứng kiến cuộc trùng phùng này. Tôi cảm thấy quá xúc động.”
“Tôi rất hạnh phúc khi thấy ước nguyện của chồng tôi đã thành sự thật. Ðây là điều mà anh ấy đã trăn trở và ấp ủ từ mấy mươi năm nay. Tôi mừng cho chồng tôi vì những công sức anh ấy bỏ ra đã được ơn trên nhìn thấy và đền bù xứng đáng.” Bà Phương nói thêm.
Và như vậy, mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, có lẽ sẽ là mùa lễ đẹp nhất với gia đình ông Hào, đặc biệt là với hai cha con ông, sau 34 năm bặt tin.––
“Ðây là một câu chuyện rất hay, đáng được in thành sách,” ông Schumer nói, theo một thông cáo báo chí của văn phòng ông. “Samart và gia đình của anh bị chia ly quá lâu, và thủ tục hành chánh không nên là một sự cản trở cho cuộc hội ngộ có một không hai trong cuộc đời họ. Tôi yêu cầu bà đại sứ bằng mọi cách có thể, giúp Samart nhập cảnh và gặp gia đình anh.”
Sáng Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, từ Thái Lan, Samart Khumkham, tức Trương Văn Khai ngày nào, được chấp thuận cho nhập cảnh vào Mỹ với chiếu khán du lịch B-2 với thời hạn bốn tháng.
“Họ sẽ gửi visa về nhà. Chỉ trong một vài ngày nữa, con tôi sẽ nhận được. Khi đó, tôi sẽ mua vé máy bay cho nó sang Mỹ. Tôi hy vọng nó sẽ đến đây trước ngày lễ Thanksggiving.” Ông Hảo hớn hở nói.
Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một, Samart Khumkham đến phi trường quốc tế Greater Rochester International Airport ở Chili, New York, hội ngộ với gia đình.
Bà Phương Lê, người vợ hiện tại và cũng là người đã sát cánh cùng ông Hào trong hành trình tìm đứa con bị thất lạc, nói với nhật báo Người Việt về giây phút chứng kiến sự gặp gỡ của hai cha con, “Không thể diễn tả được. Chỉ biết là nước mắt tôi chảy xuống khi chứng kiến cuộc trùng phùng này. Tôi cảm thấy quá xúc động.”
“Tôi rất hạnh phúc khi thấy ước nguyện của chồng tôi đã thành sự thật. Ðây là điều mà anh ấy đã trăn trở và ấp ủ từ mấy mươi năm nay. Tôi mừng cho chồng tôi vì những công sức anh ấy bỏ ra đã được ơn trên nhìn thấy và đền bù xứng đáng.” Bà Phương nói thêm.
Và như vậy, mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, có lẽ sẽ là mùa lễ đẹp nhất với gia đình ông Hào, đặc biệt là với hai cha con ông, sau 34 năm bặt tin.––
Thursday, September 15, 2016
JIM WEBB * SLEEPING WITH THE ENEMY
|
Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration) , 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là quân đội chúng ta được yêu cầu chiến đấu trong một cuộc chiến mà các lãnh tụ chính trị ở Washington không để cho họ được phép chiến thắng”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa , ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.
Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10.. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này . Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chính trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.
Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện.
Trong số những người tử trận : 86 phần trăm là da trắng,12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc . Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này bị
lịch sử phán xét.
Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.
Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng “ trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm sẽ vùi thây ngoài biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang , một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân.”
Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.
THÁI BÁ TÂN * VÕ NGUYÊN GIÁP
Viết về tướng Võ Nguyên Giáp
Nhẫn nhục mưu việc lớn
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.
Nhớ hồi ông Giáp chết,
Cả nước như lên đồng.
Đặc biệt mấy bác trẻ
Vật vã khóc thương ông.
Lạ, khi ông còn sống
Bị làm nhục nhiều năm
Rồi ốm, nằm một chỗ,
Sao không ai đến thăm ?
Mà rồi mấy bác trẻ,
Biết gì về ông này ?
Ngoài cái được phép biết
Trong sách sử xưa nay ?
Ông chết một vài tháng
Các thành phố đua nhau
Đặt tên ông cho phố,
Cứ như sợ nhỡ tàu.
Tôi không yêu không ghét
Ông tướng cộng sản này.
Kính trọng cũng không nốt.
Vì ba điều sau đây :
Một, thua xa Trần Độ.
Đến trăm tuổi mà rồi
Vẫn nghĩ cộng sản tốt,
Không hối hận, theo tôi,
Đó là sự mù quáng,
Là giáo điều nặng nề.
Riêng việc ấy cho thấy
Đầu óc có vấn đề.
Hai, người ta nhẫn nhục
Để phục quốc cứu người.
Ông thì hèn, chịu nhục
Để được sống hết đời.
Ba, tài năng quân sự.
Tôi không là chuyên gia.
Nghe đồn cái tài ấy
Là của người Trung hoa.
Ông, như nhiều tướng khác,
Chiến tranh thì nhân dân,
Mà trận nào cũng thế,
Nổi tiếng nướng nhiều quân.
*
Vào ngày ông Giáp chết,
Khi cả nước lên đồng,
Nhiều người bảo tôi lạ,
Không viết gì về ông.
Một, vì sao phải viết.
Tôi không là phóng viên,
Không có ai đặt viết,
Cũng không ai cho tiền.
Hai, nghĩa tử nghĩa tận.
Đã nhận xét không hay
Thì tôi im không viết,
Chờ đến ngày hôm nay.
Đừng ném đá tôi nhé.
Mọi người có quyền khen,
Tôi thì nói ngược lại,
Vì tôi cũng có quyền.
Thái Bá Tân
Thái
Bá Tân là một nhà giáo sống ở Hà nội, một hội viên Hội Nhà Văn Việt
Nam, phó chủ tịch hội Văn Học nước ngoài. Ông đã xuất bản nhiều tập thơ
với lời lẽ giản dị. Gần đây ông bị buộc phải phủ nhận các tác phẩm trước
đây của ông. Ôi, thời buổi đá đè trên ngọn cỏ! Nhưng chân cứng thì đá
phải mềm thôi!
NỮ HỌA SĨ BÉ KÝ

Bé Ký
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bé Ký | |
---|---|
Tên khai sinh | Nguyễn Thị Bé |
Nghệ danh | Bé Ký |
Sinh | 1938 Hải Dương |
Quốc tịch | Mỹ |
Lĩnh vực hoạt động | Trường phái sketchings |
Đào tạo | Tự học |
Vào Nam sau khi đất nước chia đôi, bà được chú ý đến sau buổi triển lãm tranh đầu tiên năm 1957 ở hội Pháp văn Đồng minh (Alliance française) do René de Berval bảo trợ. Tranh bà sau được trưng bày ở Hội Việt Mỹ và Trung tâm Pháp. Cho đến năm 1975 bà đã đi triển lãm ở Paris và Đông Kinh.
Sau năm 1975 vì không thích ứng được với lối mỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa (Socialist realism), sinh hoạt của bà bị hạn chế. Vượt biên không thành, gia đình bà càng gặp nhiều khó khăn.[2]
Năm 1989, bà cùng chồng là họa sĩ Hồ Thành Đức được xuất cảnh sang Mỹ. Từ đó đến nay tranh Bé Ký đã được trưng bày ở nhiều phòng tranh (gallery) và bảo tàng mỹ thuật tại Mỹ kể cả Viện Smithsonian. Tranh Bé Ký thuộc trường phái sketchings tức phác họa bằng bút lông trên giấy và lụa. Thời kỳ sau năm 1989 tranh Bé Ký thu nạp thêm dạng sơn mài.
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A9_K%C3%BD
Bé Ký:
Nữ họa sĩ tranh dân gian miền Nam
***

Bé Ký
Trong
hồi ức của người Sài Gòn lớn tuổi chắc vẫn còn nhớ hình ảnh một cô gái
trẻ với mái tóc dài kẹp sau lưng, tay cô cắp tập giấy “croquis” trắng
tinh kèm theo những bức tranh đã vẽ. Cô thường lang thang trên những con
đường mang tên Tây như Catinat (Đồng Khởi), Charner (Nguyễn Huệ)… Một
công đôi việc, cô vừa vẽ và vừa bán tranh cho khách qua lại…
Đặc
biệt, trong số khách hàng mua tranh còn có những người ngoại quốc. Họ
có mặt tại Sài Gòn và muốn giữ lại những hình ảnh của “Hòn ngọc Viễn
đông” để đem về nước làm kỷ niệm. Hóa ra tranh của cô là một “đại sứ lưu
động” tỏa ra thế giới để giới thiệu những hoạt cảnh của một đất nước
khi đó hãy còn là một “ẩn số” đối với người Phương Tây.
Tranh của cô thuộc loại “carricature” hay còn có tên “sketching”. Nói khác đi chỉ là những bức ký họa, tốc họa, hoạt họa hay phác họa…
mô tả những cảnh “đời thường” diễn biến trong cuộc sống… Chỉ qua vài
nét bút giản dị, cô bé vẽ từ con chim, con cá, con trâu, con ngựa, con
gà…cho đến những hình ảnh mẹ con, trẻ thơ, gồng gánh, chợ búa…
Cô gái đó là Bé Ký. Danh hiệu “Nữ nghệ sĩ trẻ tuổi của đô thành” được
dành cho Bé Ký thời cuối thập niên 50 sau đợt di cư của người miền Bắc
vào Nam năm 1954. Bé Ký sinh ra tại Hải Dương (năm 1938) với một cái tên
thật mộc mạc: Nguyễn Thị Bé.
Vốn
mồ côi từ thuở tấm bé, cô được họa sĩ Trần Đắc nhận làm con nuôi đồng
thời là học trò tại Hải Phòng rồi theo gia đình cha nuôi cùng di cư vào
Nam. Họa sĩ Trần Đắc đã mang kinh nghiệm của mình, dạy cho Bé Ký phương
pháp vẽ bằng chì than rồi đi dần qua màu sắc trên lụa.
Bé
Ký mê vẽ từ thuở còn lên 4, lên 5. Cô bé bước vào hội họa một cách tự
nhiên theo năng khiếu, không hề qua một trường lớp nào. Khởi đầu bằng
những nét vẽ nguệch ngoạc và cho đến khi thành danh cũng chỉ bằng những
nét đơn sơ, không cầu kỳ. Nhà phê bình văn học – nghệ thuật Thụy Khê
nhận xét:
“
… Các họa sĩ thường bắt đầu từ dessin rồi dựa vào dessin mới phóng ra
các màu sắc khác nhau. Bé Ký dừng lại ở dessin. Dường như bà đã tìm thấy
vùng đất Thánh và dứt khoát ở lại thiên đường nguồn cội của mình. Bà
không lớn nữa. Có thể nói Bé Ký – như cái tên lựa chọn có ý tiền định
của bà – đã lấy tuổi thơ làm quê hương, dừng lại ở thời điểm hàn vi,
ngây thơ (naif) trong hội họa và trong đời. Bé Ký là hiện tượng không
già, rất độc đáo trong hội họa Việt…” (Bé Ký, Nỗi Hoài Nhớ Niềm Vui Đã Khuất)
Chọi gà
Hình
ảnh 5 đứa trẻ ngồi xem đá gà hình như gợi lại cho người xem một hoạt
cảnh, tuy chỉ mang những nét chấm phá đơn giản nhưng lại gợi trong ký ức
của người thưởng ngoạn cất dấu từ thời thơ ấu.
Tranh
trong kho tàng tranh dân gian cũng có con gà nhưng gà của Bé Ký sống
động trong một cuộc thư hùng, lông dựng đứng. Bức tranh có cái “hồn” của
những đứa trẻ chăm chú ngồi xem và cái “thần” của hai con vật trong một
cuộc “giác đấu” một mất một còn.
Ở
bức tranh ông cháu che dù người ta thấy sự khăng khít của một già, một
trẻ. Cũng bằng những nét “carricature” đơn giản nhưng lại toát lên một
cảnh tượng xa xưa đã từng nằm sâu trong ký ức người xem. Ông mặc áo dài,
tay cầm dù… dắt cháu đầu để chỏm. Cả hai hình như trên đường đi xem hội
ngoài đình làng.
Có
lẽ hình ảnh này cũng đã nằm sẵn trong ký ức của người họa sĩ và có lẽ
Bé Ký vẽ rất nhanh cho kịp bước chân của hai ông cháu. “Sketching” là
như vậy. Chỉ cần vài nét chấm phá để “tốc họa” nhưng hình ảnh đó – tựa
như “snap shot” thời nay – đã ghi lại những khoảnh khắc sinh động.
Che dù
Vốn là phụ nữ nên Bé Ký vẽ rất nhiều tranh về mẹ và con. Trong bức “Đi chợ mua bông sen” người
thưởng ngoạn có thể tưởng tượng hai mẹ con trên đường từ phiên chợ quê
về nhà. Nét mặt người mẹ hớn hở vì bán hết hàng, bà mua 3 bông sen về
cúng Phật tạ ơn. Cô con gái cười tươi như hoa với 3 bông sen đặt trên
vai như chia sẻ niềm vui được đi chợ với mẹ.
Người
ngoại quốc rất thích hình ảnh đặc thù Việt Nam này. Có áo dài thướt
tha, có đôi quang gánh truyền thống, có chiếc khăn che đầu theo kiểu phụ
nữ miền Nam và nhất là có cả chiếc nón lá rất… Việt Nam. Thời bây giờ
có người sẽ nói Bé Ký là “Đại sứ Du lịch” của Việt Nam!

Đi chợ mua bông sen
Hàng
loạt những bức ký họa về mẹ & con đã được Bé Ký khai thác, có thể
nói đây là chủ đề nổi bật nhất của người họa sĩ vốn là một đứa trẻ mồ
côi. Bao ấp ủ thầm kín, bao nỗi niềm sâu lắng, bao khát khao cháy bỏng
được người vẽ thể hiện một cách nồng nàn trên tranh.
Đó là một hiện tượng rất hiếm trong hội họa. “Mẹ con”, “Mẹ chải tóc cho con” là những bức điển hình cho bộ sưu tập có chủ đề “Mẹ & Con” của Bé Ký.
Mẹ chải tóc cho con
Mẹ con
Bức tranh “Giã biệt” khiến
người xem liên tưởng đến cuộc di cư của người miền Bắc vào Nam năm
1954. Người mẹ với khuôn mặt khắc khoải nhìn lại phía sau… trên tay bồng
đứa con cùng nhìn về một hướng với vẻ mặt ngây thơ vô tội. Có sống
trong cảnh cất bước rời xa quê hương này mới hiểu được tâm trạng của
người họa sĩ…
Giã biệt
Chuyển
sang giai đoạn tranh màu ta vẫn thấy chủ đề “Mẹ & Con” vẫn được Bé
Ký khai thác, khai thác một cách triệt để. Thường là tranh lụa hay sơn
mài được vẽ theo một phong cách riêng. Mới thoạt nhìn tựa như tranh dân
gian ngày xưa nhưng lại pha trộn những đường nét trừu tượng của thời
hiện đại.
Âu yếm
Mẫu tử
Mẹ & Con
Năm
1957 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của Bé
Ký. Chị đã có cuộc triển lãm đầu tiên tại Pháp văn Đồng minh hội
(Alliance Francaise, Sài Gòn). Cuộc triển lãm do ông René de Berval, phê
bình gia mỹ thuật cho tạp chí France d’Asie và Journal d’Extrême Orient bảo trợ. Cuộc triển lãm rất thành công về tài chánh, nhưng quan trọng hơn cả là sự khẳng định tài năng của Bé Ký, “Nữ Họa sĩ của Vỉa hè Đô Thành”.
Phải
thắng thắn nhìn nhận, sự thành danh nhanh chóng của họa sĩ Bé Ký phần
lớn nhờ vào những người sưu tập hội họa Âu châu, bên cạnh đó là những
bài viết giới thiệu, phê bình của nhiều tạp chí ngoại quốc như Le Journal d’Extrême Orient, The Yomiuri Shimbun, The Manila Times, Asiaweek, The Orange County Register và Los Angeles Times.
Từ
năm 1957 đến năm 1975, Bé Ký đã mở 18 cuộc triển lãm tranh, trong đó có
16 lần tại Sài Gòn, 1 lần tại Pháp và 1 lần tại Nhật Bản. Sau khi định
cư tại Hoa Kỳ chị cũng đã có 8 lần triển lãm để khẳng định tên tuổi của
người họa sĩ dân gian điển hình của miền Nam Việt Nam.
Về
mặt tình cảm, một bước ngoặt không kém phần quan trọng đã đến với Bé Ký
vào năm 1965: “người họa sĩ đường phố” gặp người họa sĩ “tha hương” tại
Sài Gòn. Nhà văn Luân Hoán dùng cụm từ “song kiếm hợp bích trong hội
họa” để mô tả sự kết hợp của hai họa sĩ Bé Ký và Hồ Thành Đức [*].
Hồi đó truyện chưởng của Kim Dung đang thịnh hành tại miền Nam. Trong “Thiên Long Bát Bộ” có hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, họ đã luyện thành công bộ “song kiếm hợp bích” trong một ngôi cổ mộ.
Hồi đó truyện chưởng của Kim Dung đang thịnh hành tại miền Nam. Trong “Thiên Long Bát Bộ” có hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, họ đã luyện thành công bộ “song kiếm hợp bích” trong một ngôi cổ mộ.
Ở
lãnh vực hội họa, Bé Ký và Hồ Thành Đức là một cặp họa sĩ luôn hỗ trợ
nhau trong nghệ thuật. Điều đáng nói là cả hai đi theo trường phái hội
họa riêng khiến họ hoàn toàn độc lập khi thực hiện tác phẩm. Theo lời kể
của Luân Hoán, hai họa sĩ đến với nhau trong một bất ngờ của định mệnh:
“…
Chợt anh thấy từ cửa phòng tranh xuất hiện một cô gái tóc kẹp, thả dài
xuống lưng. Anh bất ngờ giật mình, nhưng làm tỉnh được ngay. Cô gái đã
dừng trước họa phẩm thứ nhất, im lặng ngắm…. Cô gái quả thật không có
nhan sắc của một giai nhân. Nhưng sự dịu dàng từ tốn đã là một sắc đẹp,
gợi mở trong Hồ Thành Đức những thao thức rất lạ lùng…
– Chào ông, phòng tranh có vẻ vắng quá.
Đức chợt tìm thấy ngay cái mau miệng lém lỉnh của mình:
– Không đâu thưa cô, có lẽ giờ này chưa được thuận tiện.
Anh
cười dù cỏ vẻ hơi phật lòng. Cô gái không mỉm cười trả lễ, nhưng không
lạnh lùng, cô nhìn quanh phòng tranh. Đức cũng đưa mắt theo chiều quan
sát của người khách… thì bất ngờ nghe tiếng hỏi:
– Anh có biết tôi là ai không ?
Chừng nửa giây ngập ngừng, Đức đáp chững chạc, tự nhiên:
– Thưa rất làm tiếc, xin lỗi cô là ai.
Không lưỡng lự, cô gái, giới thiệu mình:
– Tôi là Bé Ký
– A, thế ra cô là những họa sĩ của hè phố.
Lẽ
ra Đức phải có cái nụ cười tinh nghịch, châm chọc như thói quen. Nhưng
không hiểu sao, lòng anh thấy yên ả, bình thản và có cái gì như ấm áp
đang vây bọc lấy anh.
– Hôm nay cô không ra Lê Lợi, Catinat…?
– Không, mấy hôm nay tôi không ở Sài Gòn. Tôi vừa từ Buôn Mê Thuộc về đây, cốt yếu xem phòng tranh của anh…”
Sách của Bé Ký & Hồ Thành Đức
Rõ
ràng là miền Nam cũng có loại tranh dân gian bên cạnh những phong cách
dân gian của miền Bắc và miền Trung. Tranh của Bé Ký được xếp vào loại
“dân gian” của Sài Gòn xưa. Để chấm dứt bài viết này, xin mượn lời nhà
phê bình Huỳnh Hữu Ủy:
“…
Bút pháp của Bé Ký thuộc về đại chúng, đó là một thứ nghệ thuật của
quần chúng. Như vậy, chẳng có gì đáng tiếc khi nghệ thuật của Bé Ký chỉ
ngừng ngang mức dân gian mà không đi xa hơn nữa.
Nếu
chúng ta đã có những nguồn tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh đỏ
Kim Hoàng, tranh làng Sình ở Huế, thì chúng ta còn có thêm một nguồn
tranh dân gian quý giá không kém chính là thế giới tranh Bé Ký. Dĩ
nhiên, tranh Bé Ký cao và thơ mộng hơn nhiều vì nó là hơi thở thuần nhất
của một nghệ sĩ chân thành và tài hoa, độc đáo và sáng tạo. Một giòng
tranh dân gian của đại chúng như tranh Đông Hồ, thì hoàn toàn ngược lại,
xoá hẳn cá tính vì được hình thành bằng nhiều thế hệ qua thời gian và
lịch sử”.
Nguyễn Ngọc Chính
Chú thích:
[*]
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt
nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên đồng thời là
chủ tịch của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện
Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại
Học Phương Nam (1974-1975). Ông đến Mỹ cùng với gia đình năm 1989 và
hiện nay đang sống cùng với vợ là Họa sĩ Bé Ký và gia đình tại tiểu bang
California.
Tranh
của Hồ Thành Đức được người xem đồng cảm ở màu sắc là điều dễ nhận ra
nhất. Hầu như ông chỉ sử dụng những gam màu sáng tươi trong những hy
vọng cùng những con đường nhẹ nhàng dẫn người xem vào bên trong thế giới
nội tâm của khung vải. Hồ Thành Đức thành công ở thể loại acrylic hơn
là ở các chất liệu khác. Ông chạy theo sự quyến rũ xảy ra cấp thời ngay
sau những nhát vẽ đầu tiên cho đến khi kết thúc. Sự nhạy cảm với màu sắc
đã giúp ông phân biệt một cách tài tình giữa những khoảng tối cần nhấn
mạnh để các góc sáng trở nên tinh tế hơn gây cảm giác mở ra những câu
hỏi mà người xem có thể tự đặt cho chính mình.
Họa
sĩ Hồ Thành Đức đã đi qua một đoạn đường rất dài và ông cũng là chứng
nhân của nhiều cuộc biến động từ chính trị, lịch sử đến thăng trầm của
nền hội họa nước nhà. Ông đã có tranh trong nhiều bảo tàng viện nhằm góp
tiếng nói hiếm hoi của mỹ thuật Việt Nam vào nền mỹ thuật thế giới. Tuy
thế, niềm thao thức về một sức sống mới đẩy hội họa Việt Nam lên cùng
nhịp điệu của thế giới vẫn luôn bên cạnh ông trong những ngày còn lại
nơi xứ người.
Mặc Lâm
***
Vào ngày 1:55 Thứ Ba, 22 tháng 3 2016, Vo sang Nghiep yahoo.com > đã viết:
Cô gái đó là Bé Ký. Danh hiệu “Nữ nghệ sĩ trẻ tuổi của đô thành”được
dành cho Bé Ký thời cuối thập niên 50 sau đợt di cư của người miền Bắc
vào Nam năm 1954. Bé Ký sinh ra tại Hải Dương (năm 1938) với một cái tên
thật mộc mạc: Nguyễn Thị Bé.
Vốn
mồ côi từ thuở tấm bé, cô được họa sĩ Trần Đắc nhận làm con nuôi đồng
thời là học trò tại Hải Phòng rồi theo gia đình cha nuôi cùng di cư vào
Nam. Họa sĩ Trần Đắc đã mang kinh nghiệm của mình, dạy cho Bé Ký phương
pháp vẽ bằng chì than rồi đi dần qua màu sắc trên lụa.
Bé
Ký mê vẽ từ thuở còn lên 4, lên 5. Cô bé bước vào hội họa một cách tự
nhiên theo năng khiếu, không hề qua một trường lớp nào. Khởi đầu bằng
những nét vẽ nguệch ngoạc và cho đến khi thành danh cũng chỉ bằng những
nét đơn sơ, không cầu kỳ. Nhà phê bình văn học – nghệ thuật Thụy Khê
nhận xét:
“
… Các họa sĩ thường bắt đầu từ dessin rồi dựa vào dessin mới phóng ra
các màu sắc khác nhau. Bé Ký dừng lại ở dessin. Dường như bà đã tìm thấy
vùng đất Thánh và dứt khoát ở lại thiên đường nguồn cội của mình. Bà
không lớn nữa. Có thể nói Bé Ký – như cái tên lựa chọn có ý tiền định
của bà – đã lấy tuổi thơ làm quê hương, dừng lại ở thời điểm hàn vi,
ngây thơ (naif) trong hội họa và trong đời. Bé Ký là hiện tượng không
già, rất độc đáo trong hội họa Việt…” (Bé Ký, Nỗi Hoài Nhớ Niềm Vui Đã Khuất)
Chọi gà
Hình
ảnh 5 đứa trẻ ngồi xem đá gà hình như gợi lại cho người xem một hoạt
cảnh, tuy chỉ mang những nét chấm phá đơn giản nhưng lại gợi trong ký ức
của người thưởng ngoạn cất dấu từ thời thơ ấu.
Tranh
trong kho tàng tranh dân gian cũng có con gà nhưng gà của Bé Ký sống
động trong một cuộc thư hùng, lông dựng đứng. Bức tranh có cái “hồn” của
những đứa trẻ chăm chú ngồi xem và cái “thần” của hai con vật trong một
cuộc “giác đấu” một mất một còn.
Ở
bức tranh ông cháu che dù người ta thấy sự khăng khít của một già, một
trẻ. Cũng bằng những nét “carricature” đơn giản nhưng lại toát lên một
cảnh tượng xa xưa đã từng nằm sâu trong ký ức người xem. Ông mặc áo dài,
tay cầm dù… dắt cháu đầu để chỏm. Cả hai hình như trên đường đi xem hội
ngoài đình làng.
Có
lẽ hình ảnh này cũng đã nằm sẵn trong ký ức của người họa sĩ và có lẽ
Bé Ký vẽ rất nhanh cho kịp bước chân của hai ông cháu. “Sketching” là
như vậy. Chỉ cần vài nét chấm phá để “tốc họa” nhưng hình ảnh đó – tựa
như “snap shot” thời nay – đã ghi lại những khoảnh khắc sinh động.
Che dù
Vốn là phụ nữ nên Bé Ký vẽ rất nhiều tranh về mẹ và con. Trong bức “Đi chợ mua bông sen” người
thưởng ngoạn có thể tưởng tượng hai mẹ con trên đường từ phiên chợ quê
về nhà. Nét mặt người mẹ hớn hở vì bán hết hàng, bà mua 3 bông sen về
cúng Phật tạ ơn. Cô con gái cười tươi như hoa với 3 bông sen đặt trên
vai như chia sẻ niềm vui được đi chợ với mẹ.
Người
ngoại quốc rất thích hình ảnh đặc thù Việt Nam này. Có áo dài thướt
tha, có đôi quang gánh truyền thống, có chiếc khăn che đầu theo kiểu phụ
nữ miền Nam và nhất là có cả chiếc nón lá rất… Việt Nam. Thời bây giờ
có người sẽ nói Bé Ký là “Đại sứ Du lịch” của Việt Nam!
Đi chợ mua bông sen
Hàng
loạt những bức ký họa về mẹ & con đã được Bé Ký khai thác, có thể
nói đây là chủ đề nổi bật nhất của người họa sĩ vốn là một đứa trẻ mồ
côi. Bao ấp ủ thầm kín, bao nỗi niềm sâu lắng, bao khát khao cháy bỏng
được người vẽ thể hiện một cách nồng nàn trên tranh.
Đó là một hiện tượng rất hiếm trong hội họa. “Mẹ con”, “Mẹ chải tóc cho con” là những bức điển hình cho bộ sưu tập có chủ đề “Mẹ & Con” của Bé Ký.
Mẹ chải tóc cho con
Mẹ con
Bức tranh “Giã biệt” khiến
người xem liên tưởng đến cuộc di cư vĩ đại của hơn 1 triệu người miền
Bắc vào Nam năm 1954. Người mẹ với khuôn mặt khắc khoải nhìn lại phía
sau… trên tay bồng đứa con cùng nhìn về một hướng với vẻ mặt ngây thơ vô
tội. Có sống trong cảnh cất bước rời xa quê hương này mới hiểu được tâm
trạng của người họa sĩ…
Giã biệt
Chuyển
sang giai đoạn tranh màu ta vẫn thấy chủ đề “Mẹ & Con” vẫn được Bé
Ký khai thác, khai thác một cách triệt để. Thường là tranh lụa hay sơn
mài được vẽ theo một phong cách riêng. Mới thoạt nhìn tựa như tranh dân
gian ngày xưa nhưng lại pha trộn những đường nét trừu tượng của thời
hiện đại.
Âu yếm
Mẫu tử
Mẹ & Con
Năm
1957 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của Bé
Ký. Chị đã có cuộc triển lãm đầu tiên tại Pháp văn Đồng minh hội
(Alliance Francaise, Sài Gòn). Cuộc triển lãm do ông René de Berval, phê
bình gia mỹ thuật cho tạp chí France d’Asie và Journal d’Extrême Orient bảo trợ. Cuộc triển lãm rất thành công về tài chánh, nhưng quan trọng hơn cả là sự khẳng định tài năng của Bé Ký, “Nữ Họa sĩ của Vỉa hè Đô Thành”.
Phải
thắng thắn nhìn nhận, sự thành danh nhanh chóng của họa sĩ Bé Ký phần
lớn nhờ vào những người sưu tập hội họa Âu châu, bên cạnh đó là những
bài viết giới thiệu, phê bình của nhiều tạp chí ngoại quốc như Le Journal d’Extrême Orient, The Yomiuri Shimbun, The Manila Times, Asiaweek, The Orange County Register và Los Angeles Times.
Từ
năm 1957 đến năm 1975, Bé Ký đã mở 18 cuộc triển lãm tranh, trong đó có
16 lần tại Sài Gòn, 1 lần tại Pháp và 1 lần tại Nhật Bản. Sau khi định
cư tại Hoa Kỳ chị cũng đã có 8 lần triển lãm để khẳng định tên tuổi của
người họa sĩ dân gian điển hình của miền Nam Việt Nam.
Về
mặt tình cảm, một bước ngoặt không kém phần quan trọng đã đến với Bé Ký
vào năm 1965: “người họa sĩ đường phố” gặp người họa sĩ “tha hương” tại
Sài Gòn. Nhà văn Luân Hoán dùng cụm từ “song kiếm hợp bích trong hội
họa” để mô tả sự kết hợp của hai họa sĩ Bé Ký và Hồ Thành Đức [*].
Hồi đó truyện chưởng của Kim Dung đang thịnh hành tại miền Nam. Trong “Thiên Long Bát Bộ” có hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, họ đã luyện thành công bộ “song kiếm hợp bích” trong một ngôi cổ mộ.
Hồi đó truyện chưởng của Kim Dung đang thịnh hành tại miền Nam. Trong “Thiên Long Bát Bộ” có hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, họ đã luyện thành công bộ “song kiếm hợp bích” trong một ngôi cổ mộ.
Ở
lãnh vực hội họa, Bé Ký và Hồ Thành Đức là một cặp họa sĩ luôn hỗ trợ
nhau trong nghệ thuật. Điều đáng nói là cả hai đi theo trường phái hội
họa riêng khiến họ hoàn toàn độc lập khi thực hiện tác phẩm. Theo lời kể
của Luân Hoán, hai họa sĩ đến với nhau trong một bất ngờ của định mệnh:
“… Chợt anh thấy từ cửa phòng tranh xuất hiện một cô gái tóc kẹp, thả dài xuống lưng. Anh bất ngờ giật mình,
nhưng làm tỉnh được ngay. Cô gái đã dừng trước họa phẩm thứ nhất, im
lặng ngắm…. Cô gái quả thật không có nhan sắc của một giai nhân. Nhưng
sự dịu dàng từ tốn đã là một sắc đẹp, gợi mở trong Hồ Thành Đức những
thao thức rất lạ lùng…
— Chào ông, phòng tranh có vẻ vắng quá.
Đức chợt tìm thấy ngay cái mau miệng lém lỉnh của mình:
— Không đâu thưa cô, có lẽ giờ này chưa được thuận tiện.
Anh
cười dù cỏ vẻ hơi phật lòng. Cô gái không mỉm cười trả lễ, nhưng không
lạnh lùng, cô nhìn quanh phòng tranh. Đức cũng đưa mắt theo chiều quan
sát của người khách… thì bất ngờ nghe tiếng hỏi:
— Anh có biết tôi là ai không ?
Chừng nửa giây ngập ngừng, Đức đáp chững chạc, tự nhiên:
— Thưa rất làm tiếc, xin lỗi cô là ai.
Không lưỡng lự, cô gái, giới thiệu mình:
— Tôi là Bé Ký
— A, thế ra cô là những họa sĩ của hè phố.
Lẽ
ra Đức phải có cái nụ cười tinh nghịch, châm chọc như thói quen. Nhưng
không hiểu sao, lòng anh thấy yên ả, bình thản và có cái gì như ấm áp
đang vây bọc lấy anh.
— Hôm nay cô không ra Lê Lợi, Catinat…?
— Không, mấy hôm nay tôi không ở Sài Gòn. Tôi vừa từ Buôn Mê Thuộc về đây, cốt yếu xem phòng tranh của anh…”
Sách của Bé Ký & Hồ Thành Đức
Rõ
ràng là miền Nam cũng có loại tranh dân gian bên cạnh những phong cách
dân gian của miền Bắc và miền Trung. Tranh của Bé Ký được xếp vào loại
“dân gian” của Sài Gòn xưa, thời VNCH. Để chấm dứt bài viết này, xin
mượn lời nhà phê bình Huỳnh Hữu Ủy:
“…
Bút pháp của Bé Ký thuộc về đại chúng, đó là một thứ nghệ thuật của
quần chúng. Như vậy, chẳng có gì đáng tiếc khi nghệ thuật của Bé Ký chỉ
ngừng ngang mức dân gian mà không đi xa hơn nữa.
Nếu
chúng ta đã có những nguồn tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh đỏ
Kim Hoàng, tranh làng Sình ở Huế, thì chúng ta còn có thêm một nguồn
tranh dân gian quý giá không kém chính là thế giới tranh Bé Ký. Dĩ
nhiên, tranh Bé Ký cao và thơ mộng hơn nhiều vì nó là hơi thở thuần nhất
của một nghệ sĩ chân thành và tài hoa, độc đáo và sáng tạo. Một giòng
tranh dân gian của đại chúng như tranh Đông Hồ, thì hoàn toàn ngược lại,
xoá hẳn cá tính vì được hình thành bằng nhiều thế hệ qua thời gian và
lịch sử”.
Nguyễn Ngọc Chính
***
Chú thích:
[*]
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt
nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên đồng thời là
chủ tịch của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện
Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại
Học Phương Nam (1974-1975). Ông đến Mỹ cùng với gia đình năm 1989 và
hiện nay đang sống cùng với vợ là Họa sĩ Bé Ký và gia đình tại tiểu bang
California.
Tranh
của Hồ Thành Đức được người xem đồng cảm ở màu sắc là điều dễ nhận ra
nhất. Hầu như ông chỉ sử dụng những gam màu sáng tươi trong những hy
vọng cùng những con đường nhẹ nhàng dẫn người xem vào bên trong thế giới
nội tâm của khung vải. Hồ Thành Đức thành công ở thể loại acrylic hơn
là ở các chất liệu khác. Ông chạy theo sự quyến rũ xảy ra cấp thời ngay
sau những nhát vẽ đầu tiên cho đến khi kết thúc. Sự nhạy cảm với màu sắc
đã giúp ông phân biệt một cách tài tình giữa những khoảng tối cần nhấn
mạnh để các góc sáng trở nên tinh tế hơn gây cảm giác mở ra những câu
hỏi mà người xem có thể tự đặt cho chính mình.
Họa
sĩ Hồ Thành Đức đã đi qua một đoạn đường rất dài và ông cũng là chứng
nhân của nhiều cuộc biến động từ chính trị, lịch sử đến thăng trầm của
nền hội họa nước nhà. Ông đã có tranh trong nhiều bảo tàng viện nhằm góp
tiếng nói hiếm hoi của mỹ thuật Việt Nam vào nền mỹ thuật thế giới. Tuy
thế, niềm thao thức về một sức sống mới đẩy hội họa Việt Nam lên cùng
nhịp điệu của thế giới vẫn luôn bên cạnh ông trong những ngày còn lại
nơi xứ người.
No comments:
Post a Comment