Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 24 October 2016

NƯỚC MẮM TẠI MỸ SAIGON - NGUYỄN ÁNH 9 - NGUYỄN MINH CẦN

Saturday, May 14, 2016


NƯỚC MẮM SẢN XUẤT TẠI MỸ

WESTMINSTER (VB) – “Đặc điểm của nước mắm hiệu Number One là sản phẩm này được cơ quan giám sát Thực Phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để bán ra các thị trường cho công chúng tiêu dùng,” theo lời giới thiệu của các viên chức đại diện Công Ty Total Sourcing And Distribution Inc. (TSD), trong buổi trình làng sản phẩm nước mắm Number One đến với công chúng tại trụ sở của công ty trên đường Moran, Thành Phố Westminster, vào sáng Thứ Bảy, ngày 16 tháng 1 năm 2016, với sự tham dự của nhiều giới chức dân cử tiểu bang, thành phố, các cơ quan truyền thông báo chí và đồng hương Việt Nam.
blank
Quang cảnh trong buổi ra mắt sản phẩm nước mắm Number One. (Photo VB)

Trong số quý khách đến dự buổi giới thiệu sản phẩm nước mắm Number One, có đại diện tòa soạn Việt Báo, láng giềng của công ty TSD, là nhà văn Nhã Ca, Chủ Nhiệm Sáng Lập đến để chúc mừng công ty khai trương sản phẩm mới.

Cô Lucy đại diện cho công ty TSD cho biết công ty muốn mở rộng thị trường toàn cầu để cung cấp sản phẩm nước mắm Number One được cơ quan FDA của Mỹ chấp thuận để bán cho công chúng tiêu dùng. Cô Lucy mong rằng mọi người sẽ là khách hàng yêu chuộng của nước mắm Number One trong năm 2016.
blank
Cắt băng khánh thành trụ sở công ty TSD. Trong hình, từ trái, Cựu TNS California Joe Dunn, CEO Lê Bình, TNS California Jet Nguyễn, Nghị Viên Tyler Diệp. (Photo VB)

Anh Lê Bình, Tổng Giám Đốc của công ty TSD phát biểu trong buổi giới thiệu sản phẩm nước mắm Number One rằng công ty đã chuẩn bị 1 năm để cho ra mắt khách hàng nước mắm Number One là loại nước mắm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng như, không có bột ngọt, không có phẩm màu, không có chất bảo quản, an toàn vệ sinh vì được cơ quan FDA của Hoa Kỳ chấp thuận. Anh Bình cũng cho biết sản phẩm này là loại nước mắm lần đầu tiên được vô chai và đóng gói tại Mỹ.
blank
Nhà văn Nhã Ca (trái) và CEO Lê Bình. (Photo VB)

Thượng Nghị Sĩ California địa hạt 34 Janet Nguyễn đã bày tỏ sự cảm ơn công ty TSD vì công ty không những mang đến cho cộng đồng sản phẩm nước mắm “Số Một” mà còn giúp cho nền kinh tế trong địa hạt 34 mà bà đại diện được giàu mạnh, nhất là công ty cũng góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng. Nhân dịp này TNS Janet Nguyễn đã đại diện cho Thượng Viện California trao tặng bằng tưởng lục ghi nhận sự đóng góp của công ty TSD.
blank
Biểu diễn nấu ăn với nước mắm Number One. (Photo VB)

Cựu Thượng Nghị Sĩ California Joe Dunn cũng cảm ơn sự ra đời của sản phẩm nước mắm Number One. Ông nói rằng thật là điều kỳ diệu để sản phẩm này được làm ra tại Mỹ. Theo ông đó là sự thành công rất đáng mừng.

Dân Biểu California Travis Allen cũng đã cử đại diện đến chúc mừng sự có mặt của sản phẩm nước mắm Number One. Nghị Viên Thành Phố Westminster Tyler Diệp đại diện Hội Đồng Thành Phố đón mừng 1 cơ sở thương mại được khai sinh trong thành phố này và giúp tạo thêm việc làm cho người dân.
blank
Các viên chức của công ty TSD cảm tạ quan khách và đồng hương đến ủng hộ nước mắm Number One. (Photo VB)

Buổi lễ giới thiệu sản phẩm nước mắm Number One được tiếp tục với phần cắt băng khánh thành trụ sở. Buổi lễ thêm phần sinh động, hào hứng với màn muá lân cờ trống rộn rịp hẳn lên. Sau đó là phần xổ số với 5 giải thưởng cho những người may mắn do xướng ngôn viên truyền hình Trọng Thắng làm MC điều hợp.

Đặc biệt để tỏ lòng cảm ơn sự hiện diện và ủng hộ quý báu của đồng hương Việt, công ty TSD đã tặng miễn phí mỗi người một chai nước mắm Number One đem về thưởng thức hương vị mặn mà của loại nước mắm được đóng chai tại Mỹ lần đầu. Công ty cũng đã đặc biệt ưu tiên cho người đến dự muốn mua nước mắm Number One với giá rất rẻ $1.50 một gallon trong ngày khai trương.
blank
TNS Janet Nguyễn (trái) trao bằng tưởng lục cho Tổng Giám Đốc Lê Bình để ghi nhận sự đóng góp cho cộng đồng của công ty TSD. (Photo VB)

Cô Chi Henson Feirstein, Tổng Quản Trị Văn Phòng Luật Sư The Feirstein Law Firm, cũng là người giúp cho Cựu TNS Joe Dunn vận động tranh cử chức vụ Dân Biểu Liên Bang địa hạt 46 hiện đang do DB Loretta Sanchez đảm nhận, cho phóng viên Việt Báo biết rằng việc một sản phẩm để được cơ quan FDA của Mỹ chấp thuận cho bán ra thị trường là điều rất khó khăn mà nay nước mắm Number One có được tiêu chuẩn này điều vô cùng qúy giá.

Nhìn hàng trăm người đến tham dự đứng lấn ra cả ngoài đường Moran trong buổi giới thiệu nước mắm Number One thì đủ thấy rằng sản phẩm này thu hút được sự quan tâm, chiếu cố và ưa chuộng của người tiêu thụ rất cao.
blank
Từ trái, Cựu TNS California Joe Dunn, CEO Lê Bình và MC Trọng Thắng. (Photo VB)

Truyền thống ẩm thực của người Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nước mắm là món gia vị không thể thiếu trong các món ăn hằng ngày. Đặc biệt theo công ty TSD nước mắm Number One còn là loại “Sản phẩm nước mắm cá cơm hiệu Number One được làm với công thức gia truyền đặc biệt của Phú Quốc với hai nguyên liệu chính là cá cơm tươi kết hợp với muối biển tinh khiết tại đây.”

Công Ty TSD tọa lạc tại địa chỉ: 14822 Moran St., Suite B, Westminster, CA 92683; điện thoại miễn phí: 855-657-3132, Fax: 866-537-7579. Trang mạng toàn cầu:www.numberonefishsauce.com
<iframe class="adspot_iframe" src="/banner/134/635570297849182601/63523002016011401" style="border:0"></iframe>

TRẦN MỘNG TÚ * SAIGON TRONG TÔI



SÀI GÒN và TUỔI THƠ CỦA TÔI 

Trần Mộng Tú

thieunuMienNamVNtruoc75-2 

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.
Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười, rồi chia ly với Sài Gòn.
Bên hông nhà thờ Đức Bà Saigon
Bên hông nhà thờ Đức Bà Saigon


Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả: Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)
Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. tôi viết: Qua tường phết.
Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:
duongleloi_truocquochoi 

Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…
Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.
Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba. Sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.
Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, mà bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra.
hangrong 

Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.
Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn. Đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.
Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.
tienxuVNCHBa tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư)
Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!
xethomo 

Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.
xexichlomay 

Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambretta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.
Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.
ganhmiaghim 

Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… làm nên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.
Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai, với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.


nusinhgialong 

Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9



Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

  • 14 tháng 4 2016






Image caption Báo chí Việt Nam đưa tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã qua đời vào chiều ngày 14/4 ở tuổi 76.
Trước đó trong tháng Ba, nhạc sĩ từng phải vào viện cấp cứu ở Sài Gòn, với chẩn đoán suy hô hấp và viêm phổi.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời gia đình cho biết sức khỏe của ông không tốt trong những năm qua vì ngoài bệnh hen suyễn mãn tính, ông còn bị suy thận, suy tim.
Trao đổi với BBC sau khi nghe tin, nhạc sĩ Phú Quang, người lần đầu gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khi vào Sài Gòn hơn 30 năm trước, nói ông là “một người hiền”.
“Ông là một người hiền, một nghệ sĩ piano lãng tử, một nhạc sĩ có những bài tình ca hay.”
“Tôi rất quý ông và gia đình, và cảm thấy buồn, bàng hoàng khi nghe tin này.”
Các ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không nhiều nhưng được yêu thích như: Cô đơn, Không, Tình yêu đến trong giã từ, Buồn ơi chào mi…
Ông nổi tiếng ở Sài Gòn từ trước 1975.
Sau biến cố 30/4/1975, ông ở lại Việt Nam, viết nhạc cho một số phim như Mảnh Tình Nghiệt Ngã, Mênh Mông Tình Buồn.
Cô đơn là một bài tình ca ông viết giai đoạn sau 1975, rất được yêu thích.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160414_nguyen_anh_9_qua_doi



Nghệ sĩ hải ngoại thương tiếc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Ca sĩ Trang Thanh Lan nói: "Hoa anh đào rụng thì năm sau đến mùa này lại nở, còn mất tiếng đàn dương cầm của anh Nguyễn Ánh 9 thì mùa theo mùa, từ nay chỉ còn là sự hoài niệm trong nhớ thương".
Ca sĩ Trang Thanh Lan đi hát từ bé đã được người nhạc sĩ mà chị kính mến gọi là "cô bé có cái miệng với hai hàm hô trên móm dưới" đã khóc và nói thêm: "Biết tin anh đã qua cơn nguy kịch khi vào bệnh viện cấp cứu, tôi mừng vô cùng, hẹn với lòng sẽ sắp xếp về quê nhà thăm anh, thì nay hay tin anh đã ra đi. Với ca sĩ hải ngoại nơi nào có chương trình văn nghệ dù lớn, dù nhỏ, cũng có người hát ca khúc của anh. Khi anh sang Mỹ lần đầu, mấy anh em chúng tôi gặp lại rất hạnh phúc vì không thể ngờ có dịp lại hội ngộ và hát cho khán giả cộng đồng từ nhiều tiểu bang cùng về California vì yêu nhạc của Nguyễn Ánh 9. Nay anh đã ra đi, để lại trong tôi một khoảng trống quá lớn! Mất mát này là một thiệt thòi không có gì bù đắp của nền âm nhạc Việt".

Ca sĩ Carol Kim và nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Ca sĩ Carol Kim và nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Ở Seattle, người viết liên lạc với ca sĩ Phương Hồng Ngọc, đến nửa khuya chị gọi điện thoại lại và cho biết vừa từ Vancouver - Canada cùng với ca sĩ Giao Linh, Hoạ Mi, Phương Hồng Quế...biểu diễn suất hát đặc biệt gây quỹ từ thiện giúp người nghèo bệnh tật trong nước. Vừa về Taxas, chị hay tin người nhạc sĩ mà chị và nhiều đồng nghiệp yêu mến đã ra đi.
"Và chúng tôi đều xúc động khi nhận được tin anh Nguyễn Ánh 9 đã qua đời. Tôi có một kỷ niệm khó quên với anh, đó là năm 1998 khi thực hiện album sau 7 năm tạm ngưng hoạt động ca hát, tôi đã chọn ca khúc "Cho người tôi yêu" của Nguyễn Ánh 9 làm tên chủ đề ấn phẩm âm nhạc này. Sau đó, anh có nghe album của tôi và bày tỏ lời động viên. Sau này anh sang Mỹ lưu diễn, chúng tôi gặp nhau và anh đã đệm đàn piano để tôi hát lại ca khúc "Cho người tôi yêu". Ở những đêm nhạc vận động cho công việc từ thiện, anh nhiệt tâm đệm đàn và không nhận thù lao, tất cả vì việc thiện. Nhân cách của anh rất đáng để chúng tôi trân trọng, noi theo" - Phương Hồng Ngọc nói.
Ca sĩ Ý Lan và NS Nguyễn Ánh 9
Ca sĩ Ý Lan và NS Nguyễn Ánh 9

Ca sĩ Kim Tuyến - Nữ danh ca đã từng thực hiện Album "Tình thiên thu" năm 1983 đã chọn ca khúc "Tình khúc chiều mưa" để đưa vào danh sách 12 ca khúc của ấn phẩm để đời, bà nói: "Anh mang trong tim nhiều nỗi niềm nên sáng tác rất dạt dào tình cảm. Khi biết tin anh rời bỏ trần gian ra đi tôi rất buồn vì biết sẽ không còn được gặp anh, được nghe tiếng đàn dương cầm trứ danh. Anh là người nhạc sĩ tôi vô cùng yêu quý, kính trọng những năm gần đây trong chương trình biểu diễn văn nghệ trong nước, tôi thấy anh xuất hiện, đệm đàn cho thế hệ ca sĩ trẻ hát, như một người thầy tận tụy, dìu dắt, bảo ban. Những hát bài của anh với sự đồng cảm sâu sắc, gặp mặt nhau là nói chuyện về âm nhạc thật say xưa. Anh đã làm nhiều đêm nhạc lớn của anh tại Mỹ rất thành công nhưng anh thủ thỉ nhiều lần với tôi muốn có thêm một đêm nhạc trong một không gian ấm cúng gần gũi anh đàn em hát tri ân khán giả kiều bà luôn dành sự ái mộ nồng nhiệt cho nhạc sĩ. Nhưng tất cả đã dang dở vì anh ra đi vội vã! Tôi rất sợ nói lời vĩnh biệt anh - người tôi ngưỡng mộ cả tài hoa và nhân cách. Tôi tin hình ảnh của anh, ca khúc của anh sẽ in đậm mãi trong trái tim công chúng yêu nhạc Việt".
Ca sĩ Thế Sơn trên trang cá nhân của anh đã bày tỏ sự thương tiếc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ca sĩ Hồ Lệ Thu, Hương Thuỷ, Don Ho, Đan Nguyên...cũng viết những dòng thương cảm và những chia sẽ của fan hâm mộ họ đã kết nối những lời tha thiết gửi về quê nhà những nén hương thành tâm.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và các ca sĩ hải ngoại
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và các ca sĩ hải ngoại

Ca sĩ Carol Kim - người được cho là hát nhiều ca khúc "một chữ" (tựa bài hát) của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, trong đó có bài "Không". Chị xúc động nói vào Facebook nhận được tin rất buồn, Nguyễn Ánh 9 đã ra đi, một người nghệ sĩ tài hoa mà chị rất ái mộ, ái mộ từ dòng nhạc cho tới tính cách. "Tôi có quá nhiều kỷ niệm với anh, từ những buổi tập hát, từ những cái khó chịu của anh trong sáng tác cho đến những tình cảm mà khán thính giả dành cho anh, anh đều tâm sự và chân quý" - Carol Kim nói.
Ca sĩ Ý Lan xúc động nhắc lại kỷ niệm nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có mặt trong đêm nhạc mà gia đình tổ chức kỷ niệm sinh nhật 80 của mẹ chị - danh ca Thái Thanh. "Chúng tôi không bao giờ quên người nhạc sĩ đã viết cho đời quá nhiều những bản tình ca đẹp, lời bài hát "Hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay giữa trời nắng ấm" mãi là món quà tuyệt dịu mà bằng âm nhạc ông đã tặng cho những đôi lứa yêu nhau" - Ý Lan tâm sự.
Với nữ nghệ sĩ dương cầm Thanh Nhã (California) thì từ ngày học đàn trong nước, cho đến khi sang Mỹ định cư, cô luôn nhận được sự chỉ dẫn, khuyên bảo của ông thông qua những chương trình văn nghệ tại Hải ngoại và ở trong nước. "Vậy là chú đã đi hết một vòng dương gian rồi. Chú để lại cho đời biết bao nhạc phẩm tuyệt vời đi vào lòng bao người. Khoảnh khắc cúi đầu trước khi chú ngồi vào ghế đệm đàn, dù dưới khán phòng quá nhiều mái đầu xanh, đã là bài học trân quý mà tôi noi theo, làm kim chỉ nam cho cuộc sống và nghề nghiệp" - NS Thanh Nhã xúc động, cô cũng vừa thực hiện MV tiếng đàn dương cầm trong đó có nhiều giai điệu mà cô học từ ngón đàn dương cầm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - "dự án của tôi sẽ thực hiện tiếp MV dương cầm gồm 10 bài của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, như là một kỷ niệm đẹp mà tôi lưu giữ cho sự nghiệp của mình, đề mãi nhớ về ông" - Thanh Nhã cho biết.
Nói về những đêm nhạc vinh danh người nhạc sĩ tài hoa này, MC Trần Quốc Bảo - đồng thời cũng là nhà tổ chức nhiều chương trình ca nhạc tại Mỹ thông tin rằng anh và các ca sĩ đồng nghiệp sẽ thực hiện chương trình văn nghệ tri ân những sáng tác mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã để lại cho cuộc đời. "Ông sáng tác không nhiều, những trong khoảng 30 ca đều là bài tủ của nhiều thế hệ ca sĩ: "Không", "Tình yêu đến trong giã từ", "Bơ vơ", "Cô đơn", "Buồn ơi chào mi", "Biệt khúc", "Chia phôi", "Lặng lẽ tiếng dương cầm"... Ngoài viết nhạc, chúng tôi còn tri ân ông khi công chúng biết đến Nguyễn Ánh 9 còn nổi danh là nghệ sĩ piano. Tiếng đàn của ông từng thăng hoa với nhiều giọng hát của nhiều thế hệ ca sĩ như: Thái Thanh, Khánh Ly, Ý Lan, Ánh Tuyết, Hồng Hạnh...".
Ca sĩ Ý Lan, Thái Thanh và nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Ca sĩ Ý Lan, Thái Thanh và nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
NHỮNG CA KHUC HAY NHẤT CỦA NGUYỄN ÁNH 9

Buồn ơi chào Mi

VĨNH BIỆT NHÀ BÁO NGUYỄN MINH CẦN

 

Ông Nguyễn Minh Cần qua đời

  • 14 tháng 5 2016

 
Image caption Ông Nguyễn Minh Cần nói "điều tệ hại nhất là chính quyền Việt Nam khống chế tôn giáo"
Một trong những nhân vật trong "Vụ án Xét lại chống Đảng" thập niên 1960 vừa qua đời tại Moscow, Nga.
Nhà hoạt động chính trị, nhà báo Nguyễn Minh Cần, qua đời hôm 13/5 vì bệnh nhồi máu cơ tim, thọ 88 tuổi.
Ông đã tham gia Cách mạng tháng Tám, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng như Ủy viên Thường vụ Thành ủy Huế, Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội...
Năm 1962, ông được cử đi học ở Trường Đảng Cao cấp của Liên Xô.
Do bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, ông ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô và sống tại Nga cho đến khi qua đời.
Ông Cần là tác giả một số cuốn sách xuất bản ở hải ngoại, đặc biệt là cuốn “Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng Sản Quốc Tế” ấn hành năm 2001.
Hôm 14/5, trả lời BBC từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên cho hay: “Tôi quý ông Cần ở chỗ ông là người có tâm thiện, trung thực với bản thân”.
“Ông thuộc một thế hệ yêu nước và muốn đấu tranh giành lại nền độc lập chứ không nghĩ đến chuyện xây dựng một chính quyền như bây giờ”.
“Trong những năm tháng phụ trách nông thôn. Ông ấy đã nhận ra vấn đề chính sách có sai lầm. Khi sang Liên Xô, ông thấy mình được mở mắt và thấy con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội sinh ra những điều tệ hại”, nhà văn nói thêm.

'Hối tiếc'

“Quãng đời sống tại Moscow, ông vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cho tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông viết sách và lập Phật giáo Thảo đường cho những người muốn tìm hiểu tinh thần thật sự của Phật giáo”.
“Ông nói với tôi rằng điều tệ hại nhất là chính quyền Việt Nam khống chế tôn giáo, làm người dân mất lòng tin vào tôn giáo và tạo ra tôn giáo giả hiệu nếu họ không đàn áp được”.
Ông Hiên cũng cho hay: “Những năm tháng cuối đời, ông Cần buồn về chuyện xa xứ nhưng ông không thể trở về quê hương vì điều này không có lợi gì cho việc đấu tranh. Ngoài ra ông còn sự hối tiếc vì đã không làm được gì có kết quả cho đất nước”.
Trên mạng xã hội hôm 14/5, nhà báo Đinh Quang Anh Thái viết: “Với tôi, ông Cần tiêu biểu cho một lớp người trong hàng ngũ cộng sản yêu nước thật sự, họ dấn thân vì đất nước chứ chẳng vì cái gì khác, và một khi họ thấy được bề trái nhếch nhác của cộng sản thì họ tự quyết định chia tay cái đảng tôn thờ chủ nghĩa duy vật này và vẫn tận tụy mưu tìm một con đường khác hòng đem đến no ấm hạnh phúc cho con người và đất nước Việt Nam”.

 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160514_nguyenminhcan_dies

 

 VĨNH BIỆT NHÀ BÁO NGUYỄN MINH CẦN

Trí Nhân Media
13-5-2016
Hình bên: Ông Nguyễn Minh Cần và vợ tại Moscow (báo Người Việt)
Ông Nguyễn Minh Cần là một cán bộ CS cao cấp, vì bị cáo buộc theo "Chủ Nghĩa Xét Lại" nên năm 1964 ông ly khai khỏi đảng Lao Động Việt Nam và xin "tị nạn" ở lại Liên Xô / Nga cho đến nay. 
Ông đã dùng những kinh nghiệm và hiểu biết về Đảng CS, để viết cuốn "Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng Sản Quốc Tế " (sách dày 230 trang), nêu nhiều bằng chứng rõ rệt về sự lệ thuộc của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản Việt Nam vào đường lối của Stalin.

Ông cũng là người đã thẳng thắn bác bỏ các luận điệu bênh vực tôi ác của Hồ Chí Minh trong chiến dịch Cải Cách Ruộn Đất và kết luận, Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm chính, sau đó mới đến Trường Chinh.
Nguyễn Minh Cẩn đã
 "nêu lên 4 tội ác nặng nhất của cộng sản trong Cải Cách Ruộng Ðất:

1) Tàn sát thường dân vô tội.
2) Phá hoại truyền thống tốt đẹp ngàn năm của dân tộc.
3) Phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc.
4) Phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc.
tất cả những tội ác này đều được tác giả trưng bằng chứng cụ thể để chứng minh.
Thời gian đó tác giả đang là phó chủ tịch Hà Nội nên có dịp nghe chính Võ Nguyên Giáp xác nhận trong Cải Cách Ruộng Ðất có tới 2 vạn người bị giết oan. Con số do Võ Nguyên Giáp nêu là số những người bị giết oan theo quan niệm riêng của Võ Nguyên Giáp còn theo Hoàng Văn Chí, tác giả “Từ Thực Dân Ðến Cộng Sản”, có tới nửa triệu người bị sát hại do Cải Cách Ruộng Ðất. Lúc ấy Hoàng Văn Chí cũng đang ở miền Bắc nên cho biết ngoài số người bị giết ngay trong lúc đấu tố còn có những người bị chết trong tù, những người tự tử vì quá khổ nhục và rất đông thân nhân của những người bị hành quyết bị cô lập đã chết dần chết mòn sau đó...
Là một cán bộ cộng sản cao cấp, từng có dịp đối diện với Hồ Chí Minh, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, từng tham gia nhiều hoạt động của đảng và chính quyền..., Nguyễn Minh Cần đã đưa ra nhiều sự việc xác thực có thể giúp người đọc dễ dàng nhận thấy Hồ Chí Minh không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc mà chỉ là cán bộ Quốc Tế Cộng Sản, phục vụ quyền lợi của Liên Xô trên hết đồng thời là người chịu trách nhiệm chủ yếu về mọi thảm cảnh đã xảy ra trên đất nước Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua."


Ông Nguyễn Minh Cần qua đời

13-5-2016
Nhà hoạt động chính trị, nhà báo Nguyễn Minh Cần và cũng là một thông tín viên lâu năm của ban Việt ngữ RFI, ông Nguyễn Minh Cần vừa qua đời sáng sớm hôm nay, 13/05/2016, tại Matxcơva. Ông là một trong những nhân vật trong "Vụ án Xét lại chống Đảng" thời thập niên 1960.

Sinh năm 1928 tại Huế, ông Nguyễn Minh Cần đã tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng như Uỷ viên Thường vụ Thành ủy Huế, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủyThừa Thiên, Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội.
Đến năm 1962, ông được đưa đi học ở Trường Đảng Cao cấp của Liên Xô, nhưng do bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, ông Nguyễn Minh Cần ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô và sống tại Nga cho đến khi qua đời.
Ngoài nghề phiên dịch, ông Nguyễn Minh Cần còn là một nhà báo và là một trong những thông tín viên thâm niên của ban Việt ngữ đài RFI với nhiều bài phân tích, nhận định rất sâu sắc về tình hình nước Nga hiện nay.
Ngoài những từ điển Nga – Việt, ông Nguyễn Minh Cần cũng là tác giả một số cuốn sách được xuất bản ở hải ngoại, đặc biệt là cuốn « Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng Sản Quốc Tế » ( xuất bản năm 2001 ), dựa trên những kinh nghiệm của cá nhân và những tài liệu mật trong văn khố Nga mà ông đọc được sau khi Liên Xô tan rã. Sách này cũng đã được dịch sang tiếng Anh ( xuất bản năm 2004 ).

Vào cuối đời, ông Nguyễn Minh Cần đã hoàn tất bản thảo bổ sung cho cuốn sách nói trên nhiều sự kiện trong 15 năm qua và hàng trăm bức hình, để chuẩn bị tái bản, nhưng sách chưa kịp ra mắt độc giả, thì ông qua đời.
RFI

15/05/2016

Tưởng nhớ nhà báo, nhà hoạt động chính trị Nguyễn Minh Cần

Nhà báo, nhà hoạt động chính trị Nguyễn Minh Cần đã từ thế tại Moskva vào hồi 5 giờ sáng (giờ địa phương) thứ Sáu, ngày 13 tháng 5 năm 2016.
Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế; tham gia Cách mạng tháng Tám năm 1945; gia nhập ĐCS Đông Dương năm 1946 và đảm nhiệm nhiều chức vụ trong chính quyền. Năm 1962 ông sang Moskva theo học Trường Đảng cao cấp. Trong bầu không khí hậu Đại hội 20 của ĐCS Liên Xô những năm tháng này, ông tán thành chủ trương của Nikita Khrushchev, điều đã khiến ông, cùng hàng trăm người khác cùng chí hướng, sau đó bị khép tội “xét lại chống Đảng” khi ĐCS Việt Nam thanh trừng nội bộ. Nguyễn Minh Cần xin ly khai ĐCS và cư trú chính trị tại Moskva từ đó, hành nghề dịch sách, viết báo, thông tín viên, dạy học; đồng thời khi lặng lẽ khi tích cực, trọn nửa thế kỷ tận hiến cho lý tưởng tự do, dân chủ của người Việt bằng nhiều hoạt động khác nhau.
Nguyễn Minh Cần thuộc thế hệ đi trước mà những người đang đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hôm nay hằng kính trọng, biết ơn. Thành kính cầu mong hương hồn ông an nghỉ trong niềm tin vững chắc rằng thế hệ tiếp bước sẽ không phụ ý chí của ông, quyết làm cho tâm nguyện của ông sớm thành sự thật!
Bauxite Việt Nam

Nguyễn Minh Cần sống mãi


Ngô Nhân Dụng

NNguyễn Minh Cần sống mãigột dòng suối trong veo. Anh theo mẫu người nhà nho tráng sĩ những thế kỷ trước. Như Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân hai lần khởi nghĩa, hai lần bị quân Pháp bắt, thong dong dặn dò vợ con trước khi chịu tử hình. Như Giải nguyên Nguyễn Cao khi bị bắt và được dụ hàng, đã khẳng khái từ chối rồi tự mổ bụng ném vào mặt quân giặc, nói: “Ruột gan tôi như thế này, ai cũng biết cả rồi!”
Năm 17 tuổi, Nguyễn Minh Cần đã tham dự cuộc Cách mạng tháng Tám giành độc lập ở Huế, quê hương ông. Năm sau ông đã vào Đảng Cộng sản vì tưởng đây là con đường duy nhất để cứu nước, làm tới Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên. Rồi ra Bắc hoạt động ở ngoại thành Hà Nội, sau năm 1954 làm Ủy viên thường vụ Thành ủy Hà Nội, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố. Trong khi ông đang học Trường Ðảng cao cấp ở Moskva, Cộng sản Việt Nam thanh trừng nội bộ bằng chiến dịch Chống Chủ nghĩa Xét lại. Năm 1964 Nguyễn Minh Cần ra khỏi Đảng, xin tị nạn chính trị ở Liên Xô, làm nghề dạy học, phiên dịch và viết sách, có khi ký tên là Alikanov để qua mắt công an Việt Cộng. Ông và vợ là bà Inna Malkhanova đã tham dự các cuộc biểu tình vào tháng Tám năm 1990, khi chế độ Cộng sản Liên Xô đang sụp đổ. Ông thường kể trong đời mình đã dự hai lần “Cách mạng tháng Tám!” Từ năm 1990, ông tham gia tích cực vào cuộc vận động tự do dân chủ của người Việt Nam khắp thế giới. Ông tham dự các tập họp chính trị, viết sách viết báo cho đồng bào trong nước và hải ngoại đọc, lúc nào cũng lo gây dựng tình đoàn kết giữa những người cùng lý tưởng dân chủ tự do.
Nếu được gặp anh Nguyễn Minh Cần thì mình sẽ làm gì? Tôi mới tự hỏi. Mấy năm rồi tôi vẫn tính đi Nga thêm một chuyến; để có cơ hội được gặp anh Nguyễn Minh Cần. Gặp một lần nữa trước khi anh ra đi. Khi cùng đi với Lan Hương đến thăm anh ở Moskva lần chót, đã thấy anh rất yếu, sau đó lại có tin anh phải vào bệnh viện mấy lần. Mỗi lần ở nhà thương ra, anh lại viết thư ngay, báo tin anh vẫn khỏe để giúp mọi người bình tĩnh! Và anh bàn bạc ngay những vấn đề đất nước, xin mọi người phải chú ý theo dõi, loan báo tin tức và bày tỏ ý kiến công khai.
Con người Nguyễn Minh Cần chứa một tấm lòng nhiệt thành, tận tụy vì lý tưởng; một tâm hồn ngay thẳng, đĩnh đạc, bộc trực gần như nóng nảy. Anh giản dị, chân thành, lo lắng cho công việc chung, cho tất cả bạn bè anh em. Hỏi tới chuyện nào anh cũng sẵn sàng nói và anh biết rất nhiều; không thấy anh ngần ngại hay tỏ ra muốn giữ kín một điều gì bao giờ. Anh và chị Inna là những con người trong suốt.
Tôi chưa thấy anh chị nói nặng lời về một ai bao giờ, trừ hai nhân vật, với chị Inna là Stalin, với anh Cần là Hồ Chí Minh. Nhưng thực ra họ cũng không nói nặng lời. Họ chỉ kể lại những tội ác của các lãnh tụ cộng sản bằng giọng nói bình thản, khách quan, với những câu chuyện cụ thể, các con số, mà hai người đã để tâm nghiên cứu. Khi Vladimir lên cầm quyền được hai, ba năm anh Cần đã báo động với tôi rằng chế độ độc tài đang được tái lập, Putin sẽ là một “đại đế” mới! Khi tôi đề nghị anh viết một bài cho báo Người Việt về tình trạng này, anh đồng ý. Nhưng khi tôi ngỏ ý đưa trả tiền trước nhuận bút, anh gạt tay tôi rất mạnh, từ chối. Anh bảo khi nào viết, đăng rồi hãy trả tiền!
Lần đầu Lan Hương đưa bố con chúng tôi tới ở nhà anh chị tại Moskva trước đây hơn 20 năm, anh chị đã đưa tôi và Bão Phác đi thăm trang trại cũ của nhà văn Tolstoi, một thần tượng của chị. Anh dạy tôi trong tiếng Nga cái tên Tolstoi phải đọc chữ “o” vần đầu như chữ “a.” Cũng như Moskva vần đầu đọc “Mo” là “Ma” tên cháu Lan Hương là Tonia cũng vậy. Anh chị cho biết vào cuối đời nhà văn đã khám phá ra giáo lý “hiện pháp lạc trú” (an trú trong hiện tại) của Phật Thích Ca; nhưng chắc không có duyên thực tập. Trên con đường hơn 300 cây số, đi mất 6, 7 giờ, xe taxi lâu lâu dừng lại. Có lúc tôi hỏi lý do, anh Cần lắc đầu, vừa cười vừa nhăn mặt: Bà ấy thấy mấy con chó hoang là phải cho chúng ăn. Ði đâu cũng mang theo bọc thức ăn cho chó! Nhìn ra, quả nhiên thấy chị Inna đang đứng giữa một bầy chó nhẩy nhót chờ đón quà! Chị Inna lập ra hội những người bảo vệ chó, đi đâu thấy chó hoang là chị đưa về nhà nuôi.
Sau khi tham ngôi nhà cũ, khu vườn mà hai ngôi mộ của Lev và Sophia Tolstoi, chúng tôi bước ra về trên con đường ra cổng trang trại, hai bên cây xanh che phủ. Anh Cần đi trước, chị Inna và tôi đi sau. Ðang bước đi tôi trông thấy một con sâu róm đang bò ngang đường, lủi thủi một mình. Tôi đi chậm lại, chú ý bước qua không để vô tình giẫm chân lên con sâu. Nhưng bỗng chị Inna dừng lại. Chị cúi xuống, đưa hai ngón tay phải nhắc con sâu lên, để nó trên bàn tay trái. Rồi chị bưng con sâu đi chậm chậm sang một bên đường, cẩn thận đặt con sâu đi lạc trên một cành lá xanh. Xong, chị lại tiếp tục bước đi, nói tiếp câu chuyện đang nói dở.
Ðó là cung cách trong cuộc sống của anh chị Inna Malkhanova và Nguyễn Minh Cần. Sau nửa thế kỷ sống bên nhau, hai người giống nhau trong tư tưởng, trong cách nói năng bằng tiếng Nga và tiếng Việt, trong cách cư xử với mọi người. Cách đây sáu, bảy năm, tôi tới Moskva muốn đến thăm anh chị, anh nhất định tới đón tôi tận khách sạn. Năm đó đã thấy anh phải chống gậy. Anh và chị đã quy y với Thầy Như Ðiển ở Ðức, nhận pháp danh Thiện Mẫn và Thiện Xuân. Anh chị đã lập một thiền đường và một hội Phật học ở Moskva.
Tuổi già giọt lệ như sương. Nhưng sáng nay mở email ra đọc tin anh Nguyễn Minh Cần qua đời, bao nhiêu bạn bè và các em của anh không thể cầm được giọt lệ. Chị Quản Mỹ Lan ở Pháp viết: “Nay anh Nguyễn Minh Cần ra đi là một sự hụt hẫng, là nỗi mất mát kinh khủng nhất!” Linh mục Nguyễn Hữu Lễ ở New Zealand viết: “Nguyện cầu vong linh anh Nguyễn Minh Cần được an nhàn nơi cõi phước.”
Tôi đọc mấy thư anh chị em trao đổi tỏ lòng thương tiếc anh Nguyễn Minh Cần, nghẹn ngào đứng dậy đi ra ngoài đường, vừa đi vừa tự hỏi: Nếu năm ngoái, năm kia, được đến thăm anh Nguyễn Minh Cần và chị Inna thì mình sẽ làm gì nhỉ? Chắc cũng không làm một điều gì quan trọng. Chắc tôi chỉ ngồi uống trà với anh và chị Inna, nhìn nhau cảm thông trong hơi thở và nụ cười. Gặp anh chị, trò chuyện với anh chị, giống như được tắm gội trong một dòng suối ấm áp trong trẻo của hai con người đáng yêu và đáng kính trọng.
Tôi chợt nhớ câu thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê. Rồi đọc lại bài thơ Thanh Tâm Tuyền viết cho Quách Thoại: “Còn người thi sĩ đi vào miền đất lạ - không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng.”
Chắc giờ này anh Nguyễn Minh Cần đang “được an nhàn nơi cõi phước” như Linh mục Nguyễn Hữu Lễ cầu nguyện. Anh sẽ được quên những chuyện trần gian, “không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng.” Anh đã chứng kiến bao nhiêu cảnh khổ đau của đồng bào, của đất nước. Một lần cùng đi xe qua Ðại lộ Arbat ở Moscow, anh Nguyễn Minh Cần chợt chỉ tay lên, nói với tôi: “Anh Văn Doãn đã tự tử từ lầu sáu ngôi nhà này.” Sau gần 40 năm, anh Cần vẫn chưa quên người đồng chí đã từng làm Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, từng quyết định tị nạn ở Nga với anh, và đã tuyệt vọng khi mất cả quê hương lẫn lý tưởng. Riêng anh vẫn còn nghị lực sống thêm gần nửa thế kỷ, tiếp tục theo đuổi lý tưởng cuộc đời mình. Anh đã hiến dâng cả cuộc đời chỉ mong quê hương được độc lập, tự do, dân chủ.
Bây giờ mong hương hồn anh Nguyễn Minh Cần không còn bị trói buộc trong “biển gió cát muôn trùng” này nữa. Những người còn ở lại sẽ tiếp tục con đường anh đã cùng đi qua, mỗi người mang trong mình bầu máu nóng, đức trong sáng của Nguyễn Minh Cần. Anh sẽ sống mãi trong lòng đồng bào, trong phong trào phục hưng tổ quốc. Cầu nguyện anh “an nhàn nơi cõi phước.”

 

 Ông Nguyễn Minh Cần, một nhân cách trong sáng

Đinh Quang Anh Thái
Tờ mờ sáng thứ sáu 13 tháng Năm, Nguyễn Văn Khanh đài RFA và Blogger Uyên Nguyên text: Anh Nguyễn Minh Cần mất rồi, lúc 5 giờ sáng giờ Moscow. Bật máy xem tin, RFI đã loan tin ông Cần mất.
Vẫn biết, trời đất mênh mang, ai rồi cũng chết, vậy mà vẫn buồn!
Năm 1997, trong chuyến công tác lúc còn làm cho RFA, từ California về lại Washington D.C, tôi đi cùng chuyến bay với ông Nguyễn Minh Cần. Lúc rời tòa soạn Người Việt, nhà báo Lê Đình Điểu, nay cũng không còn nữa, dặn dò, “anh Cần quốc tịch Nga, tên trên giấy thông hành là tên Nga và không nói được tiếng Anh, cậu giúp anh Cần thủ tục tại phi trường nhé.”
Trước đó, tôi đã có dịp trò chuyện và tìm hiểu về nhân vật từng một thời hy hiến tuổi trẻ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc này.
Ông Nguyễn Minh Cần chào đời năm 1928 tại Huế, tham gia Cách mạng tháng Tám, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng như Uỷ viên Thường vụ Thành ủy Huế, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên, Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội.
Năm 1962, ông đi Mạc Tư Khoa để theo học ở Trường Đảng Cao cấp của Liên Xô. Ông có mặt tại “cái nôi” của Cộng sản Quốc tế trong bối cảnh lãnh tụ Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev chủ trương “xét lại” sau khi hạ bệ Stalin trong bài diễn văn đọc tại Đại hội 20 của Cộng sản Liên Xô năm 1956. Khrushchev cho rằng, không nhất thiết phải dùng bạo lực vũ trang mà vẫn có thể thắng “Đế quốc Mỹ” bằng con đường cạnh tranh kinh tế, khoa học và hòa bình.
Chủ trương của Khrushchev được ông Nguyễn Minh Cần và nhiều người nữa trong Đảng Cộng sản Việt Nam tán đồng, trong số đó, có ông Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện nghiên cứu Mác-Lê; ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư của Hồ Chí Minh; nhà văn Vũ Thư Hiên; thiếu tướng Đặng Kim Giang và nhiều nhân vật cao cấp khác của Đảng…
Tất cả những người ủng hộ chủ trương của Khrushchev như vậy là đã đương nhiên chống lại Nghị quyết 9 của Lê Duẩn: Dùng tổng lực quân sự đánh miền Nam. Mà chống Lê Duẩn vào thời điểm đó là “đụng cái vẩy ngược của con rồng” vì họ Lê nắm toàn quyền sinh sát trong Đảng.
Hậu quả, những ông Nguyễn Minh Cần, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên, Đặng Kim Giang và hàng trăm người nữa bị khép vào tội “xét lại chống Đảng”. Tất cả đều bị bắt tù nhiều năm. Chỉ có một số ít lúc đó đang sống ngoài nước thì bị khai trừ khỏi Đảng.
Ông Nguyễn Minh Cần không cần đợi bị khai trừ, chính ông tự quyết định ly khai cái Đảng mà ông từng hết mực gắn bó với nó. Ông ở lại nước Nga, sống cuộc đời lưu vong.
Trong chuyến đi chung với ông Cần từ Quận Cam về D.C. Hơn 5 giờ bay ngồi cạnh nghe ông nói chuyện, tôi biết thêm và cảm được tấm lòng nhiệt huyết, chân thật, tử tế của ông.
Sống lưu vong ở nước Nga hơn nửa đời người, lấy vợ Nga, viết và nói tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ, ông làm tự điển Nga-Việt, dịch nhiều tác phẩm văn học của hai dân tộc và viết sách. Cả hai ông bà ăn chay, tu tại gia và có công góp phần xây một Thiền đường Phật Giáo ngay tại Moscow. Những người từng đến thăm hai ông bà đều thích thú khi nhìn mấy chục con mèo hoang vô chủ được bà nhặt ngoài đường đem về nuôi nấng trong nhà. Ông Cần thường nói đùa, vợ ông quý đàn mèo hơn ông.
Bà Nguyễn Minh Cần sinh ra, lớn lên và trải nghiệm những năm tháng kinh khủng của xã hội trại lính dưới bàn tay cai trị tàn bạo của Stalin. Bà cũng là nhân chứng sự sụp đổ của Liên Xô và nhận rõ bộ mặt độc tài mới của Putin. Chính bà đã sát cánh bên người chồng Việt Nam trong suốt những năm tháng ông chịu cảnh lưu vong nghiệt ngã sau khi từ bỏ chế độ Hà Nội. Và cho tới lúc ông ra đi, bà lúc nào cũng là người để ông tựa vào đứng dậy.
Gần một tháng sống với ông trong căn phòng nhỏ ở Virginia gần D.C, nhiều người nghe tiếng ông tìm đến thăm nghe ông trò chuyện. Một buổi tối, anh Nguyễn Mạnh Hùng mang thức ăn đến, ba anh em nói chuyện đến quá khuya. Những chi tiết ông Cần kể hôm đó rất hữu ích đối với một việc nghiên cứu và giảng dạy môn Chính trị và Bang giao Quốc tế như anh Hùng.
Anh Hùng về lúc nửa đêm. Khoảng 3 giờ sáng, tôi thức giấc vì nghe tiếng thì thào. Nhỏm dậy, tôi thấy ông Cần ngồi quay lưng vào tường, miệng kê sát cái máy thâu âm và đang nói rất nhỏ. Tôi hỏi, anh cần em giúp gì không? Ông bảo, xin lỗi làm chú thức giấc, tôi quên vài chi tiết trong lúc nói chuyện nên thức dậy thâu ngay để sáng bổ túc cho anh Hùng.
Ông Cần là vậy đó! Ở tuổi gần 70 mà sức sống như một người trẻ.
Lần thứ nhì ông sang Mỹ cuối năm 1998 và cũng đến trọ với tôi ở Virginia. Lúc đó có cả nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến. Trạc tuổi nhau, người sống ở miền Nam, người lưu vong bên Nga trong lúc cuộc chiến khốc liệt diễn ra trên quê nhà thời thập niên 60, hai ông trò chuyện thâu đêm suốt sáng.
Một người bạn tôi quý mến ông Cần nhờ tôi chuyển món quà 1 ngàn Mỹ kim biếu ông. Ông thẳng thắn từ chối. Ông bảo, chú giữ lấy để giúp người nghèo hoặc những người đấu tranh tại Việt Nam. Tôi ép mãi, ông đành nhận nhưng nhờ tôi gửi thẳng cho Thiền viện Phật Giáo tại Moscow để “làm quỹ sinh hoạt cho Phật tử” .
Ông Cần là vậy đó! Đạm bạc. Trong sáng.
Có lần, tôi bị một người bạn phản ứng giận dữ khi tôi tặng anh cuốn “Vụ án Xét lại Chống Đảng” do ông Cần viết. Người bạn lớn tiếng, “hết khôn dồn đến dại” hay sao mà lại giao du với cộng sản.
Rõ ràng, cộng sản vẫn là bóng ma ám ảnh con người Việt Nam.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, khi tôi báo tin ông Cần mất, anh nói, anh Cần là người có nhân cách đáng quý. Anh Nguyễn Xuân Nghĩa cũng thốt lên một câu tương tự khi nghe tin ông Cần.
Với tôi, ông Cần tiêu biểu cho một lớp người trong hàng ngũ cộng sản yêu nước thật sự, họ dấn thân vì đất nước chứ chẳng vì cái gì khác, và một khi họ thấy được bề trái nhếch nhác của cộng sản thì họ tự quyết định chia tay cái đảng tôn thờ chủ nghĩa duy vật này và vẫn tận tụy mưu tìm một con đường khác hòng đem đến no ấm hạnh phúc cho con người và đất nước Việt Nam.
Và cuối cùng, tôi thật ân hận vì nhà xuất bản Người Việt chưa kịp hoàn tất việc tái bản cuốn “Ðảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng sản Quốc tế” (xuất bản lần đầu năm 2001) của ông thì ông đã vĩnh viễn ra đi.
Anh Cần ơi, em vốn không tin tôn giáo nào nhưng tin là anh đang thanh thản nơi cõi Phật!
Đ.Q.A.T.

CÁNHCÒ * THỦ TƯỚNG BÁN NƯỚC

Thủ tướng và biểu tình.

Hình như hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau, khác đến độ như nước với lửa.
Thế nhưng một Thủ tướng thông minh và quyết đoán sẽ biết thế nào lấy lửa để đun nước và lấy nước để chữa lửa, nhất là trong bối cảnh dân với chính phủ như nước với lửa như hiện nay.
Lửa từ lòng dân nung sôi khắp mọi miền. Miền Bắc và Trung nhìn cá chết khắp nơi mà lòng quặn thắt. Không được sống với nghề cá là thảm họa, không được mua bán kinh doanh các loại hải sản là bóng ma cho mọi gia đình và doanh nghiệp, kể cả hải sản xuất khẩu sẽ gặp các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Miền Nam đang chịu một cuộc hạn mặn gay go nhất trong lịch sử. Lúa thất mùa và những loại cây trồng khác đang cùng với tôm cá nuôi trong bè thi nhau chết đang là ác mộng cho các địa phương nơi trước đây vốn vẫn mang danh là vựa lúa của cả nước. Vựa lúa ấy đang thủng lổ và chưa ai có biện pháp nào hữu hiệu để đối phó.
Hình ảnh một nền kinh tế có vấn đề đang nằm trước mắt và chính phủ không thể thờ ơ hay chờ đợi những nguồn khác thay thế. Mọi nguồn lực khác từ quốc tế đều nhìn vào cuộc khủng hoảng này và nhìn cách ứng phó của Thủ tướng.
Và Thủ tướng đã tỏ ra non tay khi tuyên bố: Hãy cảnh giác, tỉnh táo trước những luận điệu xấu, nhất là âm mưu kích động biểu tình, bạo loạn.
Từ câu nói này, cả bộ máy an ninh đã khởi động và cuộc biểu tình ngày Chúa Nhật 8 tháng 5 đã có máu và nước mắt. Phát pháo lệnh của Thủ tướng không làm cho người biểu tình sợ hãi, họ vẫn tập trung thành từng toán nhỏ họp nhau lại sau biểu tình, đưa những lời lẽ chống đối công khai và mạnh mẽ hơn về thái độ của nhà nước. Hàng trăm clip biểu tình và đàn áp xuất hiện khắp trên mạng và không ai thấy thiện chí nhỏ nào của chính quyền trong nỗ lực giải quyết vụ đầu độc môi trường, ngoại trừ nỗ lực đàn áp người dân để ổn định chính trị.
Thủ tướng vẫn theo con đường của những người tiền nhiệm: Ổn định chính trị với bất cứ giá nào, kể cả sự căm thù của nhân dân. Thủ tướng không thể nghĩ có cách nào khác để ổn định chính trị, ít nhất trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này. Ông và hệ thống không tin rằng người dân biểu tình vì khao khát được chính phủ bảo vệ họ chứ không phải bảo vệ tập đoàn nào, kể cả tập đoàn Formosa, hiện đang bị cáo buộc là nơi xả chất độc giết chết môi trường biển, giết chết cuộc sống người dân và giết luôn nền kinh tế vốn lệ thuộc nặng nề vào đầu tư nước ngoài.
Nếu Thủ tướng được tham mưu giỏi ông sẽ không tuyên bố những câu có tính cách khích động vừa qua. Ông cần đi một nước cờ cao hơn người tiền nhiệm để bảo vệ dân chúng, dù sự bảo vệ này chỉ là hình thức.
Ông nên ra lệnh bảo vệ người biểu tình bằng lực lượng chống biểu tình. Có nghĩa là cho phép người dân biểu tình trong ôn hòa đưa ra nguyện vọng và nỗi bức xúc của họ cho Formosa thấy. Cuộc biểu tình càng nhiều người tham gia thì áp lực với Formosa càng mạnh. Lực lượng chống biểu tình của chính phủ sẵn sàng giữ và ổn định trật tự để không bị đưa vào tình thế bất ngờ. Hai động thái này vừa gây áp lực với Formosa vừa tạo lòng tin cho người dân sau tám năm mất trắng dưới thời ông Dũng.
Làm được như vậy ông sẽ một ná bắn hai chim. Thứ nhất: các cuộc biểu tình chống Formosa, thứ hai: sức ép của Bắc Kinh.
Formosa: đã có đầy đủ bằng chứng về việc tự ý xây ống thải không giấy phép, mua hàng trăm tấn hóa chất độc hại và hệ thống xử lý nước thải không đúng theo quy chuẩn. Thủ tướng có quyền ra lệnh ngưng ngay mọi hoạt động hiện nay của Formosa và tuyên bố nếu điều tra thấy tập đoàn này vi phạm sẽ bị bồi thường, đưa người trách nhiệm ra tòa và phải chịu xử lý như tội phạm đầu độc môi trường sống của Việt Nam.
Formosa chỉ là một con cá rất nhỏ trong dòng chảy phát triển của Việt Nam. Dù nó mang lại cho Hà Tĩnh nguồn thu thuế khá nhiều nhưng không phải là đủ vì chung quanh số tiền thuế này là những tiềm ẩn về an sinh nặng nề đối với chính quyền địa phương trong tương lai. Thủ tướng phải nêu rõ thực trạng này trên truyền thông đại chúng để các địa phương khác rút kinh nghiệm trong tương lai khi chấp nhận bất cứ dự án nào từ nước ngoài.
Đó là nói Formosa là của Đài Loan. Nếu Formosa là của Trung Quốc đứng phía sau thì sao?
Thủ tướng có thể chủ quan về yếu tố Trung Quốc trong vấn đề Formosa. Thử lướt một vòng mạng xã hội ông sẽ thấy rằng ám ảnh Trung Quốc giết hại người dân Việt Nam đang đè nặng tâm thức bất cứ ai có quan tâm về vấn đề cá chết. Chính yếu tố Trung Quốc đang làm dậy sóng câu chuyện Formosa chứ không phải tự thân những con cá nằm phơi bụng trên bờ làm người dân lo sợ.
Khi giải quyết câu hỏi về Formosa chính Thủ tướng đã bẻ gãy chiếc khóa khu vực nhạy cảm trong Bộ chính trị và nếu bị Bắc Kinh làm áp lực, ông càng có lý do để trả lời: Nếu các ông đẩy chính phủ vào tư thế chống lại nhân dân một cách triệt để thì không còn một vây cánh nào của Trung Quốc nữa có thể tồn tại ở Ba Đình.
Hãy hỏi Bắc Kinh: các ông chọn một chính phủ thân Bắc kinh nhưng hợp lòng dân Việt Nam hay chọn một chính phủ phản dân hại nước để quỳ gối trước đế quốc đỏ?
Không ai tin rằng Bắc Kinh sẽ ngu ngốc đến nỗi buộc ông bước xuống vì Formosa. Trung Quốc quá khôn ngoan để hiểu rằng họ không thể khuất phục Việt Nam qua một Thủ tướng có tâm thức của Lê Chiêu Thống. Họ cần một Thủ tướng thông minh trong hoàn cảnh hiện nay vì dân chúng Việt Nam đã thông minh hơn ông cha họ vào những năm mà cách mạng tháng Tám nổ ra nhiều lần.
Thủ tướng sẽ chiến thắng lòng dân lẫn ý đảng nếu vượt qua được nỗi ám ảnh nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch. Nhất là vượt qua được tâm lý sợ hãi Trung Quốc, tâm lý chung của cả Bộ chính trị đã và đang giết dần mòn ý chí Việt Nam.

No comments:

Post a Comment