VƯỜN THƠ
Sơn Trung
Em đã cho anh những trái đào,
Của thời Nguyên Thủy hoa bướm xôn xao.
Em đã đưa anh vào thăm vườn Thúy,
Hương vị trần gian quá ngọt ngào !
Em đã tặng anh những đóa hồng,
Ngàn năm hương sắc vẫn thắm nồng.
Anh giữ màu hoa trong tim nhỏ,
Qua muôn dãy núi, vạn con sông!
Em đã cho anh những ngôi sao,
Em đưa anh lên tận đỉnh trời cao.
Dưới chân anh những hành tinh nhỏ,
Trường giang, đại hải sóng dạt dào!
Em đã cho anh một mối tình,
Trời xanh, mây trắng, nắng thủy tinh.
Em đã theo anh vào thạch động,
Đất trời từ đó mãi bình minh
Sơn Trung
tháng 3-2016
Của thời Nguyên Thủy hoa bướm xôn xao.
Em đã đưa anh vào thăm vườn Thúy,
Hương vị trần gian quá ngọt ngào !
Em đã tặng anh những đóa hồng,
Ngàn năm hương sắc vẫn thắm nồng.
Anh giữ màu hoa trong tim nhỏ,
Qua muôn dãy núi, vạn con sông!
Em đã cho anh những ngôi sao,
Em đưa anh lên tận đỉnh trời cao.
Dưới chân anh những hành tinh nhỏ,
Trường giang, đại hải sóng dạt dào!
Em đã cho anh một mối tình,
Trời xanh, mây trắng, nắng thủy tinh.
Em đã theo anh vào thạch động,
Đất trời từ đó mãi bình minh
Sơn Trung
tháng 3-2016
HOA BƯỞI THÁNG 3
Nguyễn Khôi
Nguyễn Khôi
----
-"Tân lang, nhạc hiệp hựu xuân lục
-"Tân lang, nhạc hiệp hựu xuân lục
Tống đáo thùy gia quật trục hương"
*
*
Theo cánh Bướm vàng về Canh Diễn
Tháng 3 : hoa Bưởi trắng vườn nhà
Những chùm lấp lóa trong sương sớm
Vương tóc ai nồng tự đêm qua...
*
*
Ai xa có nhớ mùi hoa Bưởi ?
-Vôi trắng, trầu xanh, cau đến thì
để hôm " ăn hỏi" ...chờ đám cưới
Nghe lòng ý vị tiếc xuân đi...
*
*
Về quê sớm nhớ trời Hà Nội
Theo "gánh hàng hoa" tới Hồ Gươm
Xuân tươi thơm nức cùng hoa Bưởi
tỏa chút hương quê ấm phố phường...
Hà Nội 15-3-2016
NGUYỄN KHÔI
NHÌN HOA NỞ NGÀY HẠ NÊU
Nghiêu Minh
Tết qua hồi nẫm giờ hoa đào mới nở
Bánh chưng bánh tét cũng hết sạch hôm qua
Còn trái hồng khô ngồi nhai trệu trạo
Nhìn từng cánh hoa xòe mà tự hỏi xuân đi rồi sao?
Đồng hồ xứ người hình như chạy lẹ hơn bên nhà
Chiều năm giờ mà tưởng giữa khuya
Mới gặp "chúc mừng năm mới" giờ nghe đã cũ
Mặt mày bụi bám thần hồn thần tính đăm chiêu!
Nhìn mâm trái cây "cầu-dừa-đủ-xài" teo tóp
Ta vẫn cong lưng ba cọc ba đồng
Thôi thì lục bếp còn gì bày nấy
Mấy miếng lỗ tai heo, vài miếng chả lai rai
Ta nhìn hoa nở mà cảm động vô cùng
Ôi mùa xuân tuyết rơi thanh tịnh!
NGHIÊU MINH
CƠN BÃO MÙA XUÂN
Ngọc An
Hoa lá mùa xuân đang thắm tươi
Dừa xanh ven biển khóe môi cười
Tình lên cung nhạc trăng vờn nước
Tha thướt em về bến hẹn vui
Mây xám từ đâu khóa kín trời
Cuồng phong xô giạt lá hoa rơi
Nửa đời mộng tưởng hồn giông bão
Một kiếp u hoài dạ khó nguôi
Anh vẫn đi ôm mộng nước trời
Em còn kỷ niệm, lệ chưa vơi
Quê hương yêu dấu xa vời vợi
Sóng vẫn theo bờ chốn biển khơi
Giông bão trong anh khiến nghẹn lời
Muôn ngàn mong nhớ bởi đôi nơi
Mơ ngày hạnh ngộ xanh hy vọng
Ta có nhau rồi … xuân nối ngôi
Em có anh rồi gió bão thôi
Xuân thu ngà ngọc thắm làn môi
Nụ hôn thần thoại nhòa nhân ảnh
Cây cỏ thì thầm chuyện lứa đôi …
nguyễn phan ngọc an - 2016
Ngọc An
Hoa lá mùa xuân đang thắm tươi
Dừa xanh ven biển khóe môi cười
Tình lên cung nhạc trăng vờn nước
Tha thướt em về bến hẹn vui
Mây xám từ đâu khóa kín trời
Cuồng phong xô giạt lá hoa rơi
Nửa đời mộng tưởng hồn giông bão
Một kiếp u hoài dạ khó nguôi
Anh vẫn đi ôm mộng nước trời
Em còn kỷ niệm, lệ chưa vơi
Quê hương yêu dấu xa vời vợi
Sóng vẫn theo bờ chốn biển khơi
Giông bão trong anh khiến nghẹn lời
Muôn ngàn mong nhớ bởi đôi nơi
Mơ ngày hạnh ngộ xanh hy vọng
Ta có nhau rồi … xuân nối ngôi
Em có anh rồi gió bão thôi
Xuân thu ngà ngọc thắm làn môi
Nụ hôn thần thoại nhòa nhân ảnh
Cây cỏ thì thầm chuyện lứa đôi …
nguyễn phan ngọc an - 2016
Tuesday, March 15, 2016
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN * CHÓ SĂN VĂN NGHỆ
Về một loại chó săn trong phê bình văn nghệ
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Chuyện tập truyện ngắn Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông của tôi (Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phương Nam book & NXB Hội nhà văn, 2011) bất ngờ bị Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM ra công văn thu hồi trên địa bàn Sài Gòn cách đây gần 3 năm là một chuyện cũ, rất cũ. Ngay cả lúc khi sự việc đang xảy ra và gây sự quan tâm của báo chí dư luận, thì tôi vẫn khước từ bày tỏ thái độ liên quan đến chuyện luận về nội dung, chất lượng hay “giá trị nghệ thuật” của nó. Tôi vẫn nghĩ, công việc của tác giả đã xong rồi; nên dành quyền phán xét cho người đọc và giới chuyên môn.
Từ bấy đến nay, tôi thực tình không muốn nhắc lại chuyện cũ vì tin rằng, nơi xuất bản, giới chuyên môn, báo chí công tâm đã bàn luận khá kỹ về nó; chuyện nó có mắc cái tội mà cơ quan công quyền kia nêu ra hay không, thực ra là đã quá rõ. Chuyện cơ quan công quyền kia đúng hay sai về chuyên môn trong một lệnh cấm cục bộ, thực ra, những ai quan tâm đến đời sống văn nghệ lành mạnh hẳn không quá khó để nhận biết.
Chuyện cũ hôm qua, tưởng đã được qua. Từ bấy đến nay, tôi cũng đã ra hai đầu sách mới, đó là: Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và các thứ khác (do Alphabooks & NXB Lao động Xã hội, 2012) và Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta (NXB Trẻ, 2014). Tôi vẫn đang tiếp tục theo đuổi sự độc lập trong sáng tác.
Nhưng thật ngạc nhiên, qua vài người bạn viết, nay tôi nhận được bài báo của tác giả Đỗ Ngọc Yên, đăng trên tờ Nhân dân cuối tuần: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/van-nghe/item/23844502-nhieu-loan-sach-van-chuong-tai-ban.html, trong sự xúc động được vinh dự làm đối tượng theo dõi lâu năm của tác giả một bài báo, tôi nhận thấy cần trả lời cho thật minh bạch một vài điều mình biết chắc, vì chuyện không chỉ liên quan đến cá nhân tôi, mà liên đới với nhiều phía, nhiều người khác; cũng tiện thể, bày tỏ thái độ cá nhân với một kiểu làm nghề chữ nghĩa mà theo tôi, là không đứng đắn và văn minh.
Thứ nhất, đây là một bài báo ẩu, khó chấp nhận được. Sự lười biếng, cẩu thả trong thông tin được thể hiện ngay ở việc ông Đỗ Ngọc Yên nhắc đến tên cuốn sách ba lần trong bài viết, thì đến hai lần là không chính xác. Xin nhắc lại để ông Yên rõ, tiện cho việc đính chính, tựa sách chính xác là Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông chứ không phải “Trên lưng chừng nhìn xuống đám đông” như ông đã viết. (Ở đây, cũng cho thấy luôn sự yếu kém, thiếu nghiêm túc trong nghề của Ban biên tập tờ Nhân dân Cuối tuần!)
Thứ hai, theo như những gì tác giả bài báo “Nhiễu loạn sách văn chương tái bản” đề cập, thì cuốn “Trên lưng chừng nhìn xuống đám đông” đã nằm trong diện “nối bản, tái bản, in lậu, đổi tên sách, rồi tiếp tục cho in lại”. Đây lại là một thông tin không chính xác. Vì: nơi nắm tác quyền, đầu tư xuất bản cuốn sách Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông là công ty Phương Nam book chưa từng tái bản cuốn sách này lần nào kể từ sau khi có công văn thu hồi sách trên địa bàn Sài Gòn của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM. Còn việc cuốn sách có bị “nối bản”, “in lậu”, “đổi tên sách”, “rồi tiếp tục cho in lại” thì cho đến nay cơ quan quản lý thị trường, tòa án ở Việt Nam chưa từng nêu được chứng cứ hay kết luận nào có liên quan nên không thể nói mò, nói bừa. Thiết nghĩ, ông Đỗ Ngọc Yên cần làm rõ luận điểm của mình để tránh sự áp đặt, vu khống, gây bất lợi về mặt pháp lý, có thể phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty đầu tư và nhà xuất bản đã đứng tên cấp phép cho cuốn sách nêu trên.
Thứ ba, sau khi gom rất nhiều cuốn sách (mà có lẽ nhiều trong số đó, ông chỉ mới đọc qua loa… cái bìa!) vào diện “kém giá trị, thậm chí bị dư luận xã hội cho là có vấn đề, song chúng vẫn được in đi, in lại nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau như: nối bản, tái bản, in lậu, đổi tên sách, rồi tiếp tục cho in lại”, thì cây bút phê bình văn nghệ trên tờ Nhân dân Cuối tuần đã không giấu được cái giọng điệu mông muội quy chụp: “Những dạng sách nêu trên không những không bồi đắp cho tâm hồn và trí tuệ của công chúng, mà tệ hơn, chúng còn hướng người đọc đến những chuyện bậy bạ, tầm thường, cố tình khoét sâu, tô đậm những mặt tiêu cực, những góc khuất, mảng tối trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân con người. Điều ấy, dù vô tình hay cố ý cũng đã góp phần làm băng hoại đạo đức cá nhân và xã hội, xói mòn lòng tin của công chúng vào bản chất tốt đẹp của con người.
(…)
Nói vậy để thấy, không nghi ngờ gì nữa, trách nhiệm trước hết ở đây là phía tác giả-những cây bút lợi dụng tinh thần dân chủ và cởi mở trong quá trình hội nhập của nước ta từ khi mở cửa nền kinh tế (1986), để du nhập những thứ cặn bã của văn hóa nước ngoài qua mạng internet và các trang mạng xã hội. Cùng đó là các nhà xuất bản, công ty sách tư nhân hay những đầu nậu sách luôn tìm mọi cách lợi dụng các khe hở trong công tác quản lý để chạy theo lợi nhuận kinh tế. Nhiều cuốn sách đã bị cơ quan chức năng thổi còi, thậm chí thu hồi, cấm phát hành vẫn được in đi, in lại nhiều lần dưới các hình thức khác nhau”
Những điều trên liên quan tới quan điểm về văn nghệ, tôi chỉ dẫn lại như một cách nhấn mạnh để mỗi người đọc văn minh có thể tự luận xét, miễn bàn thêm ở đây, tốn chữ.
Thứ tư, có một ý trong bài viết mà cá nhân tôi rất quan tâm, với tinh thần thượng tôn pháp luật của một công dân được tác giả Đỗ Ngọc Yên “khai sáng” cho: “Có thể khẳng định chắc chắn rằng, không một đơn vị, cá nhân làm sách nào lại không vui vẻ nộp dăm ba triệu đồng tiền phạt hành chính, bởi khoản tiền nộp phạt như vậy chẳng thấm tháp vào đâu so với lợi nhuận mà hàng ngàn cuốn sách ấy mang lại. Theo pháp luật hiện hành, những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về lĩnh vực xuất bản nhiều lần như vậy phải bị khởi tố, nhưng đáng tiếc là cho đến nay chưa hề có một vụ án dân sự nào về lĩnh vực này”.
Người viết ra được những dòng trên, hẳn cũng biết những cái sai trong bài báo (từ tên tác phẩm, chi tiết thiếu thẩm định chính xác trong thông tin liên quan đến việc việc tái bản, nối bản sách) đều là những thứ, mà chiểu theo luật báo chí, tờ báo và tác giả cần phải có trách nhiệm tương thuộc, đính chính rõ ràng để tránh sự ngộ nhận cho độc giả.
Khởi tố “những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật” là một ý tưởng hay, nhưng nếu không tự chứng minh cụ thể được điều đó, thì trước hết, theo tôi, nên áp dụng khởi tố đối với những kẻ lạm quyền, sử dụng ngòi bút, danh nghĩa phê bình, phương tiện báo chí để đi chụp mũ, vu khống người khác một cách hùng hổ công khai.
Cuối cùng, đây mới là phần chính bày tỏ thái độ của tôi, nói một lần cho xong chuyện. Theo Wikipedia thì có ba loại chó săn cơ bổn:
1/ Chó săn đuổi hay còn gọi là chó săn rượt là những con chó săn mà chủ yếu săn bắt bằng tốc độ và tầm nhìn thay vì bởi đánh hơi và kiên nhẫn theo dấu như những con chó săn đánh hơi. Thông thường những con chó săn này thường đi theo bầy và hay phối hợp tấn công con mồi.
2/ Chó đánh hơi là loại chó săn mà chủ yếu săn bằng mùi hương chứ không phải là tầm nhìn, chúng không chạy nhanh. Các giống chó này thường được coi là có mũi nhạy cảm nhất trong số các loài họ chó. Hầu hết chúng có ngoại hình dài, tai rủ giúp thu thập mùi hương từ không khí, đặc biệt là chúng có lỗ mũi lớn và ẩm ướt để xử lý mùi hương tốt hơn.
3/ Chó săn chim hay chó định vị là loại chó hỗ trợ trong việc tìm kiếm của thợ săn trong một trò săn bắn và thường là các loài chim, chúng dùng để làm chó tha mồi và chó chỉ điểm tìm ra vị trí con mồi khi bị thợ săn bắn hạ.
Đọc bài viết của ông Đỗ Ngọc Yên, tôi đã nghĩ, Wikipedia nên sớm cập nhật thêm một loại chó săn mới. Loại này vừa chỉ điểm, vừa ăn sẵn, vừa nhớ mùi lâu, vừa hung hăng, vừa theo bầy, và dĩ nhiên, là vừa trung thành, vừa hăng hái đến kệch cỡm – chó săn trong phê bình văn nghệ.
Những người lạc quan chủ nghĩa nói với nhau rằng, loài này chó săn này đã tuyệt chủng trên thế giới. Và có thể cũng sắp tuyệt chủng ở Việt Nam. Kinh nghiệm của tôi là sống ba năm thì mới may mắn gặp được một hai con.
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Sài Gòn, 25.7.2014
LÊ MỘNG NGUYÊN * XUÂN TƯƠI
XUÂN TƯƠI, Một thuở Thanh bình & Hạnh phúc
Tùy bút LÊ MỘNG NGUYÊN
Đài Phát thanh New Orleans U.S.A. trong chương trình ngày thứ tư
17/02/2016 đặc biệt giới thiệu bài ca Xuân Tươi của nhạc sĩ Lê Mộng
Nguyên viết năm 1945, được đăng trên báo Quốc Gia - Đặc-San Tết Mậu Tý
dưới bút hiệu Lan Đào, tên hai người em gái của người bạn thân thiết,
anh Trần Đình Bá... Tác giả Lê Mộng Nguyên lúc ấy chưa đầy 15 tuổi. Để
tránh nạn trong đêm Nhật làm đảo chính chống thực dân Pháp, cả gia đinh
chúng tôi lánh nạn ở hầm đào trong vườn nhà, và suốt đêm nghe tiếng đại
bác và súng nổ của quân đội phù tang ầm ầm phía tòa Khâm sứ và khách sạn
Morin, tuy còn nhỏ tôi đã bắt đầu ghi trên giấy học trò cảm tưởng từng
giờ, đêm ấy. Sau đảo chính Nhật lật đổ đô hộ Pháp và trao quyền cho dân
VN, và 5 tháng trước bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh tại Ba Đình ngày 2
tháng 9 - 1945, nước chúng ta có bản Tuyên ngôn của Hoàng Đế Bảo Đại sau
khi ngài tuyên bố hủy bỏ Hiệp Ước Patenotre. Các Thượng Thư dưới thời
bảo hộ đồng thanh xin từ chức : Phạm Quỳnh (Thượng Thư bộ Lại), Hồ Đắc
Khải (Thượng Thư bộ Hộ), Nguyễn Phúc Ưng Úy (Thượng Thư bộ Lễ), Bùi Bằng
Đoàn (Thượng Thư Bộ Hình), Trần Thanh Đạt (Thượng Thư Bộ Học), Trương
Như Đính (Thượng Thư bộ Công). Tại Điện KiếnTrung, Huế ngày 11/03/1945;
trước đông đủ các quân thần ... chính phủ Việt Nam tuyên bố từ nay Hòa
Ước bảo hộ với nước Pháp bị bãi bỏ, và nước Nam khôi phục
quyền độc lập ". Nội Các mới (theo Nguyễn Thượng Long) ngoài Thủ Tướng
Trần Trọng Kim sử gia (Việt Nam Sử Lược) : gồm toàn những bậc trí thức
lẫy lừng : Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Vũ Ngọc Anh,
Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi.
Theo GS Lê Văn Khoa : " Chính phủ Trần Trọng Kim mang tiếng là thân
Nhật, nhưng thật ra chỉ là lợi dụng cơ hội Nhật đảo chính Pháp để nắm
lấy quyền cai trị, nhằm dần dần phục hồi độc lập hoàn toàn cho dân tộc.
Đó là phương cách thực tế và khôn ngoan nhất mà bất cứ một chính trị gia
sáng suốt nào, kể cả Hồ Chí Minh cũng sẽ chọn lựa vào lúc đó ". Chính
phủ Trần Trọng Kim ra đời tháng 3 năm 1945 và chấm dứt tháng 8 năm 1945 :
5 tháng đem lại an ninh và hạnh phúc cho nhân dân và hòa bình cho nước
Việt Nam chúng ta. cùng một lúc GS Lê Hữu Khải (Quốc Học Khải Định) loan
báo tin học sinh Lê Mộng Nguyên vừa được GIẢI THƯỞNG VIỆT VĂN (PRIX SM
BẢO ĐẠI); Hồi ấy , người trai trẻ đã cho đăng trên VIỆT NAM TÂN BÁO (cơ
quan của Chính Phủ) bài PHAN ĐÌNH PHÙNG nay còn lưu trữ tại École
Française d'Extrême Orient (PARIS 16e).
NS LE MONG NGUYEN, Pr-Docteur d'Etat, juriste et politologue, Lauréat de l'Université Paris II - Panthéon Sorbonne
NS LE MONG NGUYEN, Pr-Docteur d'Etat, juriste et politologue, Lauréat de l'Université Paris II - Panthéon Sorbonne
TƯỜNG LAM * ĐỈNH ĐẦU RUỒI
Đỉnh Đầu Ruồi
Tường Lam
(Trích trong "Mã Thị Đỗ Quyên")
Thời gian gần đây thôi, phủi tay, không còn bận nợ cơm áo, có thời gian nhưng biếng việc nhà. Gia đình không ai phiền trách cả, suốt một đời tôi khổ lụy quá nhiều. Chín năm lính bảy năm tù tôi đã tiêu phí quá oan uổng năm tháng tười đẹp nhất của người đàn ông. Tháng năm tù đày, đền bù lại cho gia đình bằng cách mọi người đường hoàng đáp máy bay, tiền vé tôi phải trả, định cư tại Hoa Kỳ.
Một cử chỉ đẹp tôi đã trả nợ vợ con. Thời gian còn lại tôi dành trọn vẹn cho chuyện sáng tác, không còn kịp nữa rồi.
Cả ngày ngồi trước bàn phím, múa bút trên từng trang giấy trắng hồn tôi phơi phới bay về những nẻo đường quê nhà, hồi tưởng lại những đêm trăng, "kìa thôn quê dưới ánh trăng vàng bát ngát". Nhớ lại bao con đường đi qua phục kích, giành giật từng tất đất, bờ mương của chiến trường xưa, địa điểm hấp dẫn cho bất cứ người lính nào, thay ưu tiên cho danh làm thắng cảnh. Điều mơ ước này theo người lính lặng lẽ đến lúc nhắm mắt xui tay từ biệt cõi đời.
Con gái của nhà văn Thạch Lam, phu nhân của trung tướng Ngô Quang Trưởng, một biểu tượng người lính mà nhiều danh tướng thế giới khâm phục đã đem tro cốt của phu quân theo lới trăng trối, lên đỉnh đèo Hải Vân rải nhục thể cát bụi chồng mình phủ xuống lưng đèo, con đường mà danh tướng Quân Lực VNCH cùng ba quân xuôi ngược xe pháo không biết bao lần. Cảm động, nhà thơ Nhất Tuấn bồi hồi tự hỏi:
Lệnh sáng giữ, lệnh chiều bỏ Huế
Bao chiến công cũng thế mà thôi.
Hải vân tro rắc bốn trời
Hạt tro nào lạc vào nơi Cổ Thành?
Những ngày năm cùng tháng tận, trời đất vào Xuân, thắp nén nhang cho măm cơm cúng ông bà tôi không quên khấn mời bè bạn, chiến hữu và đồng bào tội nghiệp của tôi về đây chứng giám lòng thành:
Khói nhang nửa kiếp phong trần,
Câu kinh bát nhã ngại ngần truông mây.
Bạn bè ơi! Xuân đáo lai
Kẻ còn, người mất, sum vầy gượng vui.
Nghiêng ly rượu cúng bùi ngùi
Chút tình người sống, hiển linh mộ phần.
Hạ Lào xương trắng ba quân,
Bastogne! Bạch Mã! Núi xương Cổ Thành
Đức Cơ! Sông máu còn tanh,
Pleime, Long Khánh tên anh ai tường?
Nậm Kha, Đường 9, Mường Khương
Xác anh nằm đó ngăn đường Cộng Quân
Khăn sô! Trắng Huế! Mậu Thân,
Kinh Hoàng! Đại lộ, máu dân trắng đường.
Tháng tư trời sập tang thương,
Ôi! Cơn hồng thủy! Đoạn trường Việt Nam.
Núi xương, sông máu ai làm?
Trời ơi! Ai thấu? lầm than ai bày?
Gió Xuân mơn nhẹ cành mai,
Nến khuya! Dòng lệ châu mày khóc anh.
Biển trời mây nước còn xanh,
Máu xương còn nợ, dù anh không đòi.
Bài thơ tôi thuộc lòng vì thầm đọc nhiều lần. Rặng núi, ngọn đồi, giòng song, khe suối, góc ruộng, bờ mương... đâu đâu cũng thấm máu chiến hữu tôi, ai đếm và đo lường được sự mất mát của người lính?
Chặng đường liên tỉnh từ cầu Giống ké đến cầu Mây Tức, cách khoảng độ chừng năm cây số, có cái tên cũng là tên xã
Phú Tiên, cái tên thật đẹp muốn nói lên sự giàu có và đời sống như tiên.
Trước và sau tết Mậu Thân con đường này là con đường nhà xác. Khu vườn phía trong xa cách có đường Phú Tiên vài trăm thước là vùng tác xạ tự do mỗi lần đoàn xe di chuyển đi ngang. Giữ an ninh đêm ngày, về phần trách nhiệm của quận Càng Long, tỉnh Trà Vinh, hai trung đội đồn trú giữ cầu Mây Tức và đồn Đập Ấu, chuẩn úy Hồ Văn Ẩn, liên trung đội trưởng chỉ huy hai điểm yếu này, cách nhau một cây số.
Trong truyện " Ngồi Lại Trên Cầu" tôi đã nói về yếu điểm cầu Mây Tức rồi, ở đây chỉ tả về ngày tháng chiến đấu giữ đồn Đập Ấu và con đường chết tiệt Phú Tiên này. Gà què ăn quẩn cối xay.
Hồi còn làm tư lệnh quân đoàn IV, thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu đáp trực thăng đứng trên con lộ này thị sát một trận đánh lớn trong đêm giữa tiểu đoàn 2/14 thuộc sư đoàn 9 bộ binh với một trung đoàn trừ bị cộng sản.
Cũng trong lô cốt, bên chiếc cầu Mây Tức nước đục ngầu này, sau tết Mậu Thân, mẹ tôi đến thăm một lần. Suốt đêm dù đường xa mệt mỏi mẹ tôi vẫn không chợp mắt được vì tiếng súng của người lính gác bắn xuống mấy giề lục bình hoa tím ngắt vừa trôi vừa nở, thường mang theo đặc công, bè chất nổ để giật sập cầu.
Sau lần thăm đó về, mẹ tôi ngã bệnh nằm liệt giường. Mấy ngày trước khi lìa đời, về thăm, nắm tay tôi rã rời, đôi môi run run:- Má lo quá! Ở nhà nghe tiếng súng ở đâu má cứ nghĩ rằng con ở đó.
Chiến tranh súng đạn vô tình thường giết chết người lính trận, đồng thời nó cũng bắn tan nát triệu triệu trái tim người mẹ Việt Nam tội tình.
Trở lại đồn Đập Ấu, quân số một trung đội đủ cấp số đồn trú.
Tùy theo tình hình địch, tối trời hay sáng trăng tôi linh động thay đổi vị trí chỉ huy.
Tối trời tôi lên nằm ở đồn Đâp Ấu, đồn nằm gần một cái đập lớn trồng thật nhiều ấu, lá xanh tròn bằng cái dĩa phủ kín mặt đập. Ngoài việc tu sửa giao thông hào, lô cốt đấp đất che đầu dầy, chắc chắn. Gài mìn claymore tự động, lựu đạn cắt bớt ngòi nổ gài trên năm lớp rào kẻm gai, chen concertina, treo lủng lẳng trái sáng.
Mái đồn lợp lá bằng lá chàm, tôi ngại nhất địch tấn công bằng đạn lửa, địch xung phong mà đồn bốc cháy, lô cốt truyền tin nằm trong đống lửa mà còn đánh đấm gì nữa.
Tôi liên lạc với đơn vị bạn, Công binh làm đường, xin được chục phuy không dầu hắc phế thải, sắp thành hai hàng so le cạnh mé lộ trước đồn, bốn thùng phuy nằm cạnh ba lô cốt và nằm cạnh truyền tin. Hai chục phuy nước luôn đầy, lóng phèn trong vắt, nguồn nước dành cho cả trung đội và vợ con.
Thường vụ kiểm soát mấy chú lính ba gai vắng mặt bất hợp pháp "dù" đi thăm nhà, bắt trình diện đứng nghiêm quân phục chỉnh tề, sau khi nghe tôi lên lớp về quân kỷ, quân phong, em ba gai nào cũng có vẻ khổ sở lắm.
Hình phạt cho mấy chú lính ba gai là châm đầy mấy phuy nước, long phèn dưới sự giám sát của thượng sĩ trung đội phó kiêm thường vụ. Hôm nào thấy mấy thùng phuy đầy nước, hình phạt đổi khác. Chú lính thọ phạt đi cách xa đồn một trăm thước, hai bàn tay bụm lại làm loa:
- Tôi hứa không "dù" nữa
Thấy tôi lắc đầu, ông thượng sĩ trả lời:
- Ổng nói ổng chưa nghe, la lớn lên!
Điệp khúc "hứa" và phản hồi "chưa nghe" khoảng từ 30 đến 40 lần, tiếng chú lính kháp kháp như vịt trống cồ. chấm dứt hình phạt, tôi gật đầu và ông thượng sĩ ra lệnh:
- Ổng nghe rồi vô trình diện đi!
Gương mặt đừ ra, gã ba gai trình diện:
- Binh I Trần Văn Nản, số quân... thi hành lệnh phạt xong, trình diện chuẩn úy chờ lệnh.
Tôi vẫy tay, nạn nhân chào tôi, xoay người bước đi, có vẽ hận đời đen bạc lắm.
Hình phạt trên là do trung úy đại đôi trưởng đại đội 16 khóa
22 Thủ Đức, Trần Ngọc Đỉnh. Người thọ phạt SVSQ Hồ Văn
Ẩn với tội ban đêm băng vọng gác, ra xa lộ đón xe về Saigon cùng mấy người bạn "bal famille" gần sáng mới trở lại quân trường, gặp sĩ quan trực đại đội ngồi sẵn ở vọng gác chờ tôi.
Tuần sau đi phép gặp lại cô bạn nhảy mệt nghỉ, đêm "dù" tuần trước. Tôi nói không nghe một tiếng, cô bạn chỉ nghe âm thanh kháp kháp như vịt cồ. Trong rạp ciné tôi sử dụng "ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay". Cô bạn không phản đối, còn tỏ ra thương cảm vì nhớ em mới ra nông nổi này.
Một tuần sau tôi có tiếng, nhưng gặp cô bạn tôi vẫn còn đau
cả tháng, tỏ tình bằng tay đôi khi còn phê hơn cả bằng lời, đôi lần "anh đi qua vùng cỏ non" mà không gặp một phản đối nào.
Binh pháp dạy rằng, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công.
Đêm, tôi thường bung ra làm mấy điểm tiền đồn cách đồn về hướng bắc năm trăm thước, địa điểm Việt Cộng thường lùa dân đắp mô, hình dáng giống như khoai, ngụy theo truyền tin gọi là mả cụ Hồ, ngăn xe cộ lưu thông. VC tinh ma gài thêm mìn và lựu đạn để gây sát thương cho lực lượng đồn Đập Ấu bò lên phá mô.
Truyền tin báo về chi khu, trăm lần như một, thiếu tá chỉ huy trưởng ra lệnh trực tiếp cho tôi ở đầu máy PCR 25, bằng mọi giá phải bang mô thông lộ trình vì xe cộ dồn đùn cục trước chi khu.
Chuyện đắp mô xảy ra như cơm bữa nhưng tôi không bao giờ xem thường. Một trò chơi cân não chết người.
Có bữa trời chưa tỏ mặt, tôi cho trung đội xuất phát, đội hình thật thưa tiến sát, mục tiêu là gò đất lù lù chắn ngang mặt lộ. Máy rà mìn, cù mốc kéo dọc theo mé ruộng, cào xem có dây điện để kích hỏa mìn chôn đâu đó. Từ xa độ mười thước quăng cù mốc giống như đôi neo ghe kéo lớp cây, chà, tàu dừa phủ đắp trên mô, thường lựu đạn gài nổ tung, không cẩn trọng chúng tôi bị sát thương ngay.
Cuộc chiến qua rồi, tài liệu mật được giải mã, năm 1969 cứ 10 trái pháo gọi bắn thì có 5 trái lép, Mỹ nhờ quân đội VNCH mang mìn cung cấp cho mặt trận giải phóng miền Nam, thế trận gậy ông đập lưng ông. Tôi:
Không giận đạn thù đối mặt
Hận ngàn đời vết đạn bắn sau lưng.
Lại một buổi sáng, mọi người dân thị thành yên ấm bên ly cà phê bốc khói thơm lừng. Người lính giữ đồn, an ninh diện địa, lom khom súng cầm tay, lội ruộng, cặp hai bên lộ mở đường. Việt Cộng phục kích, chúng tôi quần nhau, súng nổ, máu loang trên cánh đồng ngập nước hòa với máu đỏ thắm, trò chơi một ngày cho nhiều ngày.
Có lần chúng tôi bò lần đến "Mả Hồ Chí Minh: nằm lù lù vắt ngang qua đường liên tỉnh xã Phú Tiên. Quan sát thật kỷ, qua ống dòm tôi thấy có người nằm cạnh mô, thỉnh thoảng tay huơ huơ đập muỗi. Tôi ra lệnh, tất cả không được nổ súng. Đến gần, nhìn rõ mặt một người mặc quần đùi áo bà bà cổ quấn cái khăn bằng bao cát, bác Hai Xị, chết tên theo tửu lượng của ông, một nông dân có cái chòi giữa ruộng, cách mô hai trăm thước. Tôi la lớn:
- Bác Hai làm gì ở đây?
Người đàn ông ngồi dậy, lần lấy ra trong túi áo bịch thuốc rê, ngáp một cái thật dài:
- Đầu hôm mấy thằng du kích tối trời, bắt tao và lùa bà con trong xóm ra đây đào đường đắp mô, sáng tụi bây trong đồn ra mở đường bắt tao phá mô. Ông nội bắt đắp, ông ngoại lên bắt bang, làm dân tụi tao một cổ hai tròng khổ thấy mẹ! Đắp xong tao nằm đây luôn làm được một giấc, lát nữa bang mô xong đứa nào "hưởn" ghé tao lai rai, hôm qua cắm câu được mấy con cá trê vàng mập ú còn rọng ở nhà.
Mô phá xong, gọi máy báo cáo về trung tâm hành quân chi khu, mười lăm phút sau một đoàn xe đủ loại: xe đò, xe hàng, xe lam, Honda.... nhả khói chạy qua với nhiều cánh tay vẫy vẫy chào trung đội. Thầy trò tôi cười vui vẫy tay chào đáp lễ trong khi áo quần ướt mem đầy xình và "bougie" đứa nào cũng teo ngắt.
Một tiểu đội nằm lại giữ đường, chúng tôi theo bác Hai Xị về nhà! Gọi là nhà cho oai chứ thật ra chỉ là cái chòi với mấy chục tấm lá chằm che mưa nắng cho cái hầm đấp đất, làm hầm để chống đở, che chắn súng đạn vô tình của Quốc Gia lẫn cộng sản, nhưng dân tộc nhược tiểu này không làm sao chống lại được những toan tính gian manh, khốn nạn mà các thế lực đang tròng vào cổ mình, vì quyền lợi cường quốc của họ.
Tên thật của bác Hai chúng tôi không rõ, bác đội bom đạn ở cánh đồng này lâu lắm rồi. Bác Hai gái đạp lôi gài chết đã mấy năm, mộ nằm sát cạnh đằng sau chòi. Hai Xị là tửu lượng của Bác, bữa nhậu nào vô không đủ hai xị, bác thường cằn nhằn:
- Uống rượu như uống nước đái thằn lằn.
Đưa tiền nhờ mấy chú lính vô xóm mua rượu, năm con cá trê vàng, cặp gắp nướng trên than miểng gáo mỡ cháy xèo xèo, dưa leo, mấy cây cải bẹ xanh non mới nhổ, chén nước mắm tỏi ớt. Chúng tôi và bác Hai Xị bữa nay "quắc cần câu", xế chiều trở về đồn... một ngày như mọi ngày.
Lóng rày, Việt Cộng đắp mô, mỗi ngày tôi cho lệnh một tiểu đội thay phiên nhau ở lại đồn ăn ngủ dưỡng quân, đêm xuống đi ăn sương, đột kích quân số đám du kích tổn thất dần.
Món đắp mô ngăn đường không khá Việt Cộng xoay sang trò mới, lập trạm chận xe đò, chận đoàn người đi bộ khám xét bắt quân nhân, cán bộ đi phép lẻ tẻ, tịch thu thuốc lá, cà phê rượu không cho tiếp tế cho ngụy quân, ngụy quyền, một loại lục lâm thảo khấu ăn cướp dân chúng.
Mùa khô, nhất là những tháng giáp Tết, gió đông về cánh đồng trơ gốc rạ khó mà phục kích. Ẩn mình trong lúa, độn thổ tấn công lực lượng an ninh lộ trình của đồn Đập Ấu, chúng tập hợp lực lượng trong chân vườn cách lộ xe vài trăm thước, cho một vài du kích ra lộ chận xe, bắt người và ăn cướp.
Tôi dẫn lính đi nửa khuya đột kích mấy lần, đỡ đi mấy tuần rồi đâu lại vào đấy.
Trách nhiệm giữ cầu Mây Tức, đồn Đập Ấu thay đổi vị trí tùy theo tình hình địch và mùa trăng, trời sáng tối. Mất ngủ đôi mắt thâm quầng, soi gương tôi thầm nhủ:
- Người ta "Loan mắt nhung" (cuốn phim đang ăn khách ở Saigon), còn mình là "Loan mắt nhậm".
Tình hình trong đêm vô sự, tôi ngủ muộn tới mười giờ sáng mới thức dậy.
Sau Tết Mậu Thân thất bại, Việt Cộng trở lại con đường phá hoại, ngăn sông cấm chợ gây khó khăn cho chánh quyền và dân chúng trong vùng quốc gia kiểm soát. Gà vịt và trứng không chở xuống Trà Vinh và Vĩnh Long bán nên rẻ như cho. Trong lô cốt tôi ngủ lúc nào cũng có sẵn mấy chục hột gà, bánh mì, đường, cà phê... gửi bạn hàng buôn chuyến Vĩnh Long mua về.
Bánh mì nướng lửa than giòn rụm, cà phê phin, hột gà ốp la điểm tâm của người lính ở đồn thật phong lưu. Quân phong đi chỗ khác chơi, quần đùi áo thun thoải mái. Tôi mang cây Garant M2 bá đỏ au, điều chỉnh biểu xích chính xác, nạp đạn có sơn đầu đỏ, đạn lửa, vào ngồi trên thùng cây làm ghế, tựa súng lên thành lô cốt phủ bao cát, ngồi chờ bắn người chơi.
Việt Cộng làm trạm trong mí vườn, cho du kích ra lộ chận xe, nếu đường bị đào đứt, chận người đi bộ từng đoàn lên xuống.
Tôi nheo mắt trái, tì má vào báng súng, mắt phải đặt sau lỗ chiếu môn đến giữa đỉnh đầu ruồi. Thằng du kích đi trên bờ đê tay huơ huơ làm dấu chận người. Tôi nhè nhẹ rà súng theo, mục tiêu di động còn cách đoàn người đứng lại độ năm chục thước, tôi siết cò súng, súng nổ đạn đạo lửa hít sát vào mục tiêu, bờ đất bay bụi, đoàn người hoảng sợ chạy toán loạn, có người vấp té bổ nhào, bò càng xuống ruộng.
Một năm trước còn thụ huấn quân trường trên đồi Tăng Nhơn Phú, môn tác xạ bốn thế nằm, đứng, di chuyển và quỳ; mục tiêu bằng giấy bồi, hình Việt Cộng đội nón cối, gương mặt y chang như thủ tướng VC Phạm Văn Đồng vẩu môi như hai miếng thịt trâu, bây giờ mục tiêu là thằng du kích Việt Cộng, tôi bình thản ngắm người mà bắn.
Hôm nào lực lượng đồn trú bận hành quân, du kích chận bắt người. Vô phước cho quân nhân bị chúng bắt dẫn đi, lao động khổ sai, đêm bị còng tay, chân bị xích vào cây sắt từng chùm, không có ngày về. May mắn có hành quân trực thăng vận nhảy diều hâu thì đoàn tù được giải cứu. Nếu biết trước có hành quân về phía trại tù, Việt Cộng cột tù nhân thành chùm bơi xuồng ra giữa sông nhận chìm, hoặc đập đầu tù binh bằng búa đạp xuống hố chôn tập thể trước khi chém vè: đạo đức cách mạng.
May mắn cho bạn tôi hiện cư ngụ tại Over Land Park tiểu bang Kansas, đại úy Nguyễn Viết Quý, hết phép từ Saigon ngồi xe đò về trình diện bộ chỉ huy trung đoàn 14, sư đoàn 9 bộ binh đóng ở Vĩnh Bình, toán người bị du kích chận dẫn vô bìa vườn. Trung đội Đập Ấu nửa đêm đột kích nằm chờ, đồng loạt nổ súng, Việt Cộng bỏ chạy, đoàn người được giải thoát. Gặp nhau ở Mỹ, đại úy Nguyễn Viết Quý cho tôi biết hôm đó mặc thường phục nhưng trong vali có bộ đồ trận ủi hồ và đôi bốt đờ sô bóng láng.
Thời gian đó đại đội tôi tùng thiết với chi đoàn 2 Thiết Giáp, bên kia sông tiểu đoàn 2, trung đoàn 14, vùng hành quân Vàm Cái Bát, xã Mỹ Đức, giáp ranh quận Vũng Liêm, Càng Long.
Đơn vị tôi lục soát vào "đám lá tối trời", mùi hôi thối nồng nặc xông lên muốn nôn mửa. Đơn vị khám phá một hố chôn nhiều xác người mà chồn, chuột đang moi lên ăn, địa điểm gần trại giam Quận, trận liệt cho biết trưởng trại Hai Huấn, một tay công an sắt máu giết người không gớm tay.
Sau 30/4/1975 trại giam nới rộng ra gấp trăm lần nhốt ngụy quân, ngụy quyền. Một xâu mười người, hai chân vào còng xỏ ngang một thanh sắt khóa ở đầu, mắc tiểu đi vào thùng nước mắm tô hô trước mặt bạn tù, trời sáng mới được mở còng một lần 15 phút đi làm vệ sinh.
Ba năm sau, số tù được thả, số còn lại cộng sản qui chụp vào thành phần ác ôn có nhiều nợ máu với cách mạng, đày đi xa, có người ra tới miền thượng du Bắc Việt. Một số chết, một số mười mấy năm sau mới được thả về.
Nhà tù bây giờ chẳng bỏ không, bắt vượt biên, còn ôm chân đế quốc để ăn bơ thừa, sữa cặn.
Nhà tù cũng chật nức, ban quản giáo áp dụng thú tính với phụ nữ, thường gọi nữ tù nhân lên làm việc ban đêm. Phải ủng hộ một đêm với cán bộ trại, ngày mai được thả vì có danh sách được thả đã gửi xuống mấy ngày trước. Văn phòng làm việc trại giam có một khẩu hiệu lớn, bảng vàng chử đỏ: " Sống và làm việc theo lời bác Hồ dạy"!
Đi tù về, tôi chứng kiến: vợ Hai Huấn chìm đò chết, con trai Hai Huấn bị xe Honda đụng chết. Hai Huấn lên Vĩnh Long họp, tối vào quán cà phê, bị tắt đèn bề hội đồng nằm sãi tay dưới nền quán.
Hai Huấn vướng bệnh ung thư, vào bệnh viện đau đớn giãy giụa, y tá cột tay chân Hai Huấn vào thành giường xạ trị, tóc rụng mẹ hết. Nửa khuya Hai Huấn la lớn:
- Chích thuốc cho tôi chết đi, cột trói vầy làm sao tôi chịu nổi!
Xin anh Hai cố gắng trả nợ: chức vụ trưởng trại giam, anh đã còng trói, thủ tiêu, tra tấn, hiếp dâm bao nhiêu người tù, có gì đâu ân hận anh Hai ơi! Bác Hồ cũng làm như anh Hai vậy thôi, đồng chí cộng sản mà, lương tri loài người đấy!
Trở về con lộ Phú Tiên, trên cánh đồng Đập Ấu, tôi đang ngồi trong lô cốt bình tĩnh kéo cơ bẩm khẩu Garant M2. Trò chơi chiến tranh, một thanh niên trên 20 tuổi, chưa từng cắt cổ gà đề làm mồi nhậu mà giờ đây qua đỉnh đầu ruồi vô tư nhắm người mà bắn.
Năm 1952 khi còn là cậu bé lí lắc, giành sân đá banh đã phạch cu đái ướt quần mấy bạn gái cùng lớp không cho tiếp tục nhảy cò.
Cuối tuần, cùng nhiều thằng bạn trong xóm ra đình An Hội xem hát bóng thí.
Một đoạn phim màu 35 ly, chiếu một cảnh một nhóm tù Việt Minh lếch thếch được dẫn ra từ chiếc xe bít bùng. Đại tá Le Roy tỉnh trưởng Bến Tre, áo rằn ri, bê rê đỏ nhảy dù, khoát tay ra hiệu cho nhóm tù chạy đi, cây tiểu liên Thompson rung lên trên trên tay đại tá hai dòng máu Pháp Việt, đoàn tù không ai chạy thoát , té sấp xuống bờ ruộng lúa chín vàng ấp Trường Đậu, xã Phú Khương đang vào mùa gặt.
Những thước phim máu bạo tàn đó đã in sâu vào lòng cậu bé con mãi tới ngày hôm nay.
Tết Mậu Thân thiếu tướng Loan đã đưa nòng rouleau vào đầu tên đặc công cộng sản Bảy Lốp, xử tử tên Việt Cộng để trả thù cho lính của ông và gia đình bị tên này hạ sát.
Một đời thương tật, ông đã khổ sở vì dư luận do đám truyền thông Mỹ vô lương tâm. Mãi đến khi qua đời ông mới được mọi người thương cảm và ngưỡng mộ. Cũng những ngày cuối năm sau cái tết Mậu Thân máu lửa, trên trục lộ Phú Tiên chết tiệt này, đoàn người khá đông, rộn ràng áo hoa đủ màu từ hướng Giống Ké đổ về. Từ xa trong bờ vườn, một bóng người mặc bà ba đen, quần cụt, đi nhanh khoát tay bắt mọi người dừng lại. Tôi tì bá súng vào bả vai, nheo mắt cho đường đạn thật đúng, bóp cò, viên đạn lửa xe gió, tên Việt Cộng té xấp xuống, lòm còm bò dậy, lom khom chạy thụt mạng về phía chân vườn, tôi bồi thêm mấy phát nữa rồi bình tỉnh hạ súng xuống.
Đoàn người thất thểu đi chân không, giày dép cầm tay, áo quần chân cẳng tèm lem bùn đất, như đi cấy, họ bò xuống ruộng, khi tôi bắn.
Họ dừng lại trước cửa đồn, một người đàn ông bước đến từ tốn:
- Cám ơn chú lính, nếu không nhờ ông bắn tụi tui bị Việt Cộng bắt rồi!
Tôi mĩm cười, ra lệnh lính vào đồn lấy ra them mấy cái mũ sắt:
- Xin cô bác rửa mình cho sạch bùn đất
Mọi người vui vẻ múc nước lóng phèn trong vắt rửa mình mẩy mặt mày.
Đoàn người rối rít cám ơn từ giã, cô quần Jean áo thun bó sát người, tay che dù hồng tiến đến trước mặt tôi:
- Cảm ơn ông lính thật nhiều, hồi nảy ông bắn tôi sợ điếng người, bò càng xuống ruộng sợ đạn trúng mình.
Tôi cười:
- Đạn trúng cô tôi không ngại, chỉ sợ trúng cây dù rách, tôi không có tiền đền, lính nghèo lắm cô ơi!
Cô ta nguýt hứ một tiếng, chân bước còn ngoái nói vọng lại:
- Ông nội này nói chuyện nghe đã hôn.
Cô đi nhanh, đôi mông tròn đong đưa như đang nhảy cha cha cha.
Hơn một năm chịu an ninh trục lộ này, đơn vị mở đường bang mô, lấp lộ, phục kích, đột kích, quân số thương vong gần một tiểu đội. Phía bên kia hơn chục xác nằm lại trên đường, dưới ruộng. Tịch thu một mớ vũ khí cá nhân. Có hai khẩu K.54, mấy "sà cột" với nhiều tài liệu tuyệt mật.
Riêng, trưa ngồi trong lô cốt tôi bắn trọng thương nhiều du kích nghe nói có thương vong, bắt sống 3 tên, quốc gia chữa lành, bỏ vào tù nuôi cho mập chờ ngày trao trả.
Đại tá Le Roy bắn người (Việt Minh) bằng khẩu Thompson.
Thiếu tướng Loan bắn người (Cộng Sản) với khẩu rouleau.
Chuẩn Úy Ẩn bắn người (cộng sản) với khẩu garant M2.
Một triết gia đã nói:
Súng đạn tàn nhẫn nhưng không biết căm thù
Lòng căm thù tàn nhẫn gắp trăm lần súng đạn.
Tôi người lính già với nhiều nếp nhăn trên trán, chiến tranh giờ đây chỉ còn là kỷ niệm, trong đêm khuya tôi thường nghe lại bài hát của Phạm Đình Chương, một nhạc sĩ tài hoa:
Anh đi chiến dịch xa vời
Nòng súng nhân đạo cứu người lầm than.
Vũ khí tư bản hay cộng sản đều làm cho dân tộc tôi điêu đứng lầm than. Cả mấy triệu người Việt Nam nằm xuống vì cuộc chiến tranh tương tàn, đáng nguyền rủa này... Cầu mong thế hệ mai sau yêu thương nhau, đem tài năng uyên bác, trí thông minh xây dựng sơn hà. Nhìn nhau yêu thương trìu mến, đừng bao giờ ngắm nhau qua "Đỉnh Đầu Ruồi" như thế hệ cha anh đã hành xử sai lầm.
Mong lắm thay!
Tường Lam
Monday, March 14, 2016
HỌC TRÒ NGÀY NAY
Ai từng dạy tôi thì giơ tay!
Thú thật, khi được nghe câu chuyện này tôi không tin. Nhưng, người kể lại là một người có thật, một thầy giáo ở một trường đại học (ĐH) có thật, kể về một cuộc gặp gỡ có thật, và người nói câu mệnh lệnh trên cũng có thật một trăm phần trăm!
Bây giờ tôi viết lại câu chuyện này, ai “tin thì tin, không tin thì thôi” (câu trong ngoặc kép là thơ của Nguyễn Trọng Tạo).
Chuyện là có một người đã học và đã tốt nghiệp ở một trường ĐH vào loại có tiếng ở nước ta. Sau khi ra trường mấy năm, không hiểu trời xui đất khiến hay tổ tiên phù hộ độ trì gì đó mà anh ta được “bắn” sang một nước ngoài nào đấy sinh sống và làm ăn. Rồi nghe nói anh ta dần dần “nổi tiếng” trở thành một đấng trượng phu…
Rồi anh ta muốn về nước chơi, thăm thú quê hương, mong góp sức mình cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. Anh trở về ngôi trường xưa, muốn có một cuộc giao lưu với thầy cô giáo và bạn bè cũ.
Cuộc họp cũng không ít người, các bạn trẻ đến vì tò mò, các thầy giáo già đến vì muốn xem mặt học trò cũ mà trước đây mình không chú ý nên không nhớ ra.
Sau vài câu xã giao thường lệ, con người thành đạt ấy dừng một lúc để mọi người tập trung chú ý và nói: “Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!”.
Phòng họp đột nhiên im lặng như tờ, và không một cánh tay nào giơ lên… Rồi có tiếng động di chuyển bàn ghế và… các thầy giáo lần lượt im lặng ra về.
Chuyện kể đã xong, bây giờ xin cho phép tôi nhớ lại chuyện cũ hồi đi học. Có một bài học trong sách giáo khoa tiểu học mà tôi không thể nào quên. Bài học nhan đề: “Thưa thầy, con là Các-nô đây”. Bài học chỉ hơn nửa trang giấy cùng với một bức ảnh (hay bức vẽ, tôi không phân biệt được vì còn nhỏ).
Trong bức ảnh có một thầy giáo già đang ngồi sau chiếc bàn, trước mặt là học trò, cửa ra vào mở rộng và trong khung cửa là hình một người đàn ông chững chạc có râu mép quăn, đi ủng cao đến đầu gối. Tay phải ông ta ấp lên ngực trái chỗ con tim, đầu cúi thấp và miệng ông dường như đang nói : “Thưa thầy, con là Các-nô đây”.
Cho đến nay tôi cũng không biết Các-nô là ai, chỉ biết rằng ông ta là một quan to, trở về quê hương, muốn đến thăm thầy giáo cũ và lớp học cũ của mình, và bài học trong sách giáo khoa nói về cái phút giây gặp gỡ ấy.
Tôi còn nhớ người thầy tên là thầy Thái đã dạy tôi bài học ấy ở ngôi trường làng. Thầy thường đánh vào mông tôi mỗi khi tôi viết sai chính tả hoặc làm ồn trong lớp. Thầy thường quát: “Lại thằng Cương phải không? Làm ồn vừa chứ, muốn đét vào đít hả ?”.
Học xong bài học ấy tôi cứ mong ước một ngày nào đó, khi đã trưởng thành, tôi sẽ quay về đúng lớp học này, mở cửa bước vào, không chỉ cúi đầu như Các-nô, mà tôi sẽ quỳ xuống trước mặt thầy và nói : “Thưa thầy, con là …thằng Cương đây”.
Nhưng tôi đã không làm được điều đó. Hỡi ôi! Thầy tôi đã mất trước khi tôi kịp nên người!
Thú thật, khi được nghe câu chuyện này tôi không tin. Nhưng, người kể lại là một người có thật, một thầy giáo ở một trường đại học (ĐH) có thật, kể về một cuộc gặp gỡ có thật, và người nói câu mệnh lệnh trên cũng có thật một trăm phần trăm!
Bây giờ tôi viết lại câu chuyện này, ai “tin thì tin, không tin thì thôi” (câu trong ngoặc kép là thơ của Nguyễn Trọng Tạo).
Chuyện là có một người đã học và đã tốt nghiệp ở một trường ĐH vào loại có tiếng ở nước ta. Sau khi ra trường mấy năm, không hiểu trời xui đất khiến hay tổ tiên phù hộ độ trì gì đó mà anh ta được “bắn” sang một nước ngoài nào đấy sinh sống và làm ăn. Rồi nghe nói anh ta dần dần “nổi tiếng” trở thành một đấng trượng phu…
Rồi anh ta muốn về nước chơi, thăm thú quê hương, mong góp sức mình cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. Anh trở về ngôi trường xưa, muốn có một cuộc giao lưu với thầy cô giáo và bạn bè cũ.
Cuộc họp cũng không ít người, các bạn trẻ đến vì tò mò, các thầy giáo già đến vì muốn xem mặt học trò cũ mà trước đây mình không chú ý nên không nhớ ra.
Sau vài câu xã giao thường lệ, con người thành đạt ấy dừng một lúc để mọi người tập trung chú ý và nói: “Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!”.
Phòng họp đột nhiên im lặng như tờ, và không một cánh tay nào giơ lên… Rồi có tiếng động di chuyển bàn ghế và… các thầy giáo lần lượt im lặng ra về.
Chuyện kể đã xong, bây giờ xin cho phép tôi nhớ lại chuyện cũ hồi đi học. Có một bài học trong sách giáo khoa tiểu học mà tôi không thể nào quên. Bài học nhan đề: “Thưa thầy, con là Các-nô đây”. Bài học chỉ hơn nửa trang giấy cùng với một bức ảnh (hay bức vẽ, tôi không phân biệt được vì còn nhỏ).
Trong bức ảnh có một thầy giáo già đang ngồi sau chiếc bàn, trước mặt là học trò, cửa ra vào mở rộng và trong khung cửa là hình một người đàn ông chững chạc có râu mép quăn, đi ủng cao đến đầu gối. Tay phải ông ta ấp lên ngực trái chỗ con tim, đầu cúi thấp và miệng ông dường như đang nói : “Thưa thầy, con là Các-nô đây”.
Cho đến nay tôi cũng không biết Các-nô là ai, chỉ biết rằng ông ta là một quan to, trở về quê hương, muốn đến thăm thầy giáo cũ và lớp học cũ của mình, và bài học trong sách giáo khoa nói về cái phút giây gặp gỡ ấy.
Tôi còn nhớ người thầy tên là thầy Thái đã dạy tôi bài học ấy ở ngôi trường làng. Thầy thường đánh vào mông tôi mỗi khi tôi viết sai chính tả hoặc làm ồn trong lớp. Thầy thường quát: “Lại thằng Cương phải không? Làm ồn vừa chứ, muốn đét vào đít hả ?”.
Học xong bài học ấy tôi cứ mong ước một ngày nào đó, khi đã trưởng thành, tôi sẽ quay về đúng lớp học này, mở cửa bước vào, không chỉ cúi đầu như Các-nô, mà tôi sẽ quỳ xuống trước mặt thầy và nói : “Thưa thầy, con là …thằng Cương đây”.
Nhưng tôi đã không làm được điều đó. Hỡi ôi! Thầy tôi đã mất trước khi tôi kịp nên người!
Sunday, March 13, 2016
LAN HƯƠNG TRINH * NƯỚC MỸ CHẬM PHÁT TRIỂN
Sự thật về nước Mỹ qua lời kể của một du học sinh Trung Quốc
Lan Huong Trinh
20 Tháng Một 2015
Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh Trung Quốc sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu bàng hoàng..
Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ, bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
Lan Huong Trinh
20 Tháng Một 2015
Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh Trung Quốc sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu bàng hoàng..
Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ, bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có chỗ nào mà xa lộ không tới, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng! Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí! Chắc chắn dăm bữa nửa tháng là gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tẹo nào.
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của nước ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại chúng ta xưa kia!
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó và vì thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên đã giúp mang lên xe! Người này còn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì nữa không? Thế đấy!
Ở Trung Quốc, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống ‘đạo đức giả’ nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng và trần trụi hơn, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta!
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!
Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật, đó là một xã hội còn quá sơ khai!
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở thành những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi!
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ.
Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn thận đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi…
Còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ!
Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: Bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không có tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ nữa là: Chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ còn không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: Bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau, để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người Trung Quốc chúng ta!
Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!!!
NGUỒN: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi nhất của bài viết nói trên.
DÂN LÀM BÁO * CỘNG SẢN GỘC BÁN NƯỚC
Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
Video: Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc
đánh chiếm Gạc Ma, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988
CTV Danlambao
- Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay
cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘một đồng chí
lãnh đạo cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988,
quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong
trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường
Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo
Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một
trận chiến ngắn.
Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma,
biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của
Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Đại tướng Lê Đức Anh |
Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm
1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ
súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ
trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho
bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa
năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết
quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình
thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi
quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình.
Nỗi đau người lính
Tướng Lê Mã Lương |
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận
Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng
kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng
Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt
Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn
đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh
và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh
là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc
Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Không được nổ súng!
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một
cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói:
Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40
lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội
ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy
Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma.
Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh
nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như
vậy...
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển.
Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút
thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị
chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong
đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao
đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc
Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy
sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao"
TƯỚNG LÊ TRỌNG VĨNH * TRẬN GARMA
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tố cáo Lê Đức Anh 'phản quốc' trong trận Gạc Ma
"Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc" - thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm (RFA)
- Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công
binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan
tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ
phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân
hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá
thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh
khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động
chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội
công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma
để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam
trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng
bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng
hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ
đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo
Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người
sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh
không được nổ súng này
-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể
lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm
cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan
xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
- Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị
thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì
anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó
nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng
trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết
đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng
phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi
giữ đảo.
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt
Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ
súng...
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức
thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng
về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang
Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói
trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ
chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra
lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay
bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu
chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một
cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai
ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân
Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người
lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù,
tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra
cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng
niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công
đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải
quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không
có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ
trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành
quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau
ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi
đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết
thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông
về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân
Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là
TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê
Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này
chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho
biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người
được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra
cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng
niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn
năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra
lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho
nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu
sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng
Quốc phòng Lê Đức Anh:
- Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng
Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không
được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống
thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp
chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông
ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ
đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ
tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng
lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không
phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê
hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về
đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông
Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người
xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư
lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với
Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy
về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì
anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại
giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc
nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy
là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình
liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ
phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành
cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà
bên bị hại không được nổ súng.
Mặc Lâm
HẠ VŨ * HỌC NGOẠI NGỮ
Giấc mơ “đổi đời” mang tên học ngoại ngữ
Các bà mẹ Việt Nam đang thực sự trông chờ điều gì khi quyết định đầu tư cho con học tiếng Anh? Và họ đã phải hy sinh bao nhiêu cho giấc mơ đó?
Đương nhiên là bà mẹ nào bây giờ cũng muốn cho con học tiếng anh rồi bởi vì tiếng anh bây giờ là tiếng nói của toàn cầu. Biết được tiếng anh bây giờ sẽ có rất là nhiều cơ hội để học tập, nghiên cứu... cho trẻ nó được hội nhập với thế giới.Tiếng Anh luôn là một công cụ cần thiết, góp phần không nhỏ tạo nên thành công của các Doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như ngày nay, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên trong nhiều doanh nghiệp. Hơn nữa, thành thạo tiếng anh còn là điều kiện cần đầu tiên để chắp cánh cho những “giấc mơ” du học và “đổi đời” bằng cách ở lại làm việc tại các quốc gia phát triển.
- Chị Tâm, một bà mẹ đơn thân
Ở tầng lớp thấp hơn, các bác nông dân biết tiếng Anh, thạo việc nhà có thể kiếm được bộn tiền từ việc làm giúp việc cho các chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Hơn nữa, họ còn được đối xử tử tế hơn khi làm công trong những gia đình này.
Để tăng thêm thu nhập, nhiều người giúp việc dù đã ngoại ngũ tuần vẫn cố “vác” sách đi học tiếng Anh, sinh viên cặm cụi rủ nhau ra bờ hồ nói chuyện với Tây, tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí để đổi lấy cơ hội thực hành giao tiếp và tội nghiệp nhất là những em nhỏ, mỗi ngày, bất kể mưa nắng, sau hơn 9 tiếng “mài đũng quần” ở trường công lập, các em lại tiếp tục cùng bố mẹ đội mưa, đội nắng tới các trung tâm tiếng anh để thực hiện giấc mơ của cha mẹ.
Chị Tâm, một bà mẹ đơn thân đang cố gắng hết sức để có đủ tiền gửi con theo học ở Trung tâm anh ngữ gần nhà tâm sự:
“Đương nhiên là bà mẹ nào bây giờ cũng muốn cho con học tiếng anh rồi bởi vì tiếng anh bây giờ là tiếng nói của toàn cầu. Biết được tiếng anh bây giờ sẽ có rất là nhiều cơ hội để học tập, nghiên cứu... cho trẻ nó được hội nhập với thế giới. Đấy là điều em mong muốn.”
Tiếng Anh đã được phổ cập hầu như 90% các nước trên thế giới. Ngôn ngữ quốc tế này, đã giúp cho nhu cầu giao thương, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị... của mỗi cá nhân đều trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt trong “thế giới phẳng” ngày nay.
Ở Việt Nam, ngoài việc hầu khắp các trường công lập đã phổ cập tiếng anh từ lớp 1 tới lớp 12 và trong một thời gian dài, tiếng anh đã là môn thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học bắt buộc cũng như môn thi tốt nghiệp bắt buộc ở hầu khắp các trường đại học. Các trường Anh ngữ thi nhau đua nở với đủ loại sách, phương pháp đào tạo, hoạt động ngoại khóa... cho học viên. Thế nhưng, khả năng sử dụng ngôn ngữ này của người Việt vẫn xếp ở cuối bảng xếp hạng các nước nói tiếng Anh tốt trong khu vực.
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Thị Doan được các báo dẫn lời cho biết:
“Học ngoại ngữ đòi hỏi tính ứng dụng rất cao. Nếu học xong lại không giao tiếp được, không chủ động được trong hoạt động đối ngoại thì là thất bại trong đào tạo. Hiện nay ở một số trường tồn tại tình trạng sinh viên học ngoại ngữ nhưng không giao tiếp được với người nước ngoài, và ngay cả thầy dạy cũng không tự tin giao tiếp. Thật đau lòng. Như vậy, có thể nói ở nơi đó, nhà trường đã thất bại trong việc dạy ngoại ngữ cho học sinh. Hiện có những nơi chỉ chú ý dạy ngữ pháp cho học sinh mà không luyện các kỹ năng cần thiết."
Theo bà, ngôn ngữ là cầu nối con người với con người, đồng thời cũng là cầu nối các quốc gia, dân tộc với nhau. Vì thế, để phát triển thì ngoại ngữ phải đi trước một bước và đi đúng hướng, nó được ví như chìa khoá hội nhập.
Có thể nói, bà Doan, đại diện cho tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của nhà nước Cộng sản, đã nhận định rõ những yếu kém trong việc giảng dạy bộ môn được nhà nước đặc biệt “ưu tiên” phổ cập ở mọi cấp học này. Tuy nhiên, cũng giống như mọi vấn đề khác của đất nước mà các lãnh đạo đã lên tiếng “cảnh báo”, nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng ví dụ như nạn tham nhũng, tệ mua quan bán chức, bạo lực học đường hay vô vàn các vấn đề khác của xã hội Việt Nam hiện đại, bất chấp việc được nhà nước hết sức ưu tiên, việc “phổ cập” vẫn không khiến trình độ sử dụng tiếng Anh này của người Việt tốt hơn, đặc biệt là ở các học sinh giỏi trong trường công lập.
Nguyên nhân vì sao?
Làm quen với một ngôn ngữ mới tức là tìm hiểu một nền văn hóa mới. Từ đó, người học sẽ có thêm vốn hiểu biết về những quốc gia, dân tộc khác, hiểu hơn những nét đặc trưng của từng vùng đất, con người, văn hóa, chính trị ở các đất nước đó. Để có thể thành thạo một ngoại ngữ, người học cần có đam mê tìm tòi, khám phá, hiểu biết về các vấn đề của đất nước sử dụng ngôn ngữ đó, bằng ngôn ngữ của họ.
Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, để có thể sử dụng tốt ngôn ngữ này, người học cần hiểu về các giá trị toàn cầu được mọi người dân trên thế giới chia sẻ thông qua các trang tin toàn cầu được đánh giá, xếp hạng như BBC, CNN... vốn bị cấm ở Việt Nam và tiếp xúc với sách báo cũng như trực tiếp người sử dụng tiếng Anh ở các nước. Thật khó để tin rằng Việt Nam đang bị đóng chặt cửa với thế giới. Công dân không được tự tiện tiếp xúc chuyện trò với người nước ngoài. Người dân Việt Nam không có quyền tự do thông tin và các phương tiện, các loại hình dạy ngoại ngữ hết sức hiếm hoi, việc chọn học thứ tiếng nào chủ yếu là theo nhu cầu chính trị... bởi xã hội Việt Nam, nhìn bề ngoài đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. Tuy nhiên, thông qua việc giảng dạy sinh ngữ bằng phương pháp “nghiên cứu khoa học” (nghĩa là bắt đầu bằng việc phân tích câu, từ, ngữ pháp thay vì thực hành nghe – nói rồi mới đến đọc – viết) và việc lựa chọn những giáo viên ngoại ngữ “không đủ tự tin giao tiếp với người nước ngoài”; cộng với khả năng “tiêu diệt” mọi nghi ngờ, phản biện cũng như nhu cầu tìm tòi, khám phá sự thật phía sau mọi thứ xung quanh của mỗi học sinh, chính là cách tốt nhất để chính quyền có thể ngăn chặn mỗi người dân đến với việc tự do học thuật, tự do tìm hiểu mọi thông tin về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội của mọi nước trên thế giới, trực tiếp bằng tiếng Anh.
Linh, một học sinh giỏi ngoại ngữ nhiều năm liền, tốt nghiệp loại ưu đại học ngoại ngữ đành thực hiện giấc mơ trở thành giáo viên ngoại ngữ bằng cách đi dạy gia sư vì không có đủ tiền để chi cho việc “mua” một chân giáo viên chia sẻ:
“Thật ra rất đơn giản, em muốn làm giáo viên dạy tiếng Anh bởi vì em rất thích việc dạy học và rất thích trẻ con. Em cảm thấy đấy là một công việc rất có ý nghĩa, nhất là khi mà em đã giúp một em bé hay là một bạn học sinh đang từ tình trạng mất gốc và hoàn toàn bơ vơ không biết phải tiếp tục học tiếng Anh thế nào thì em đã vực bạn ấy dậy, làm cho bạn thích việc học tiếng Anh và đưa bạn ấy trở thành những bạn mà trong top 10 hay top 5 trong lớp thì bản thân bạn ấy rất quý cô giáo và khi mà em phát hiện ra là các bạn ấy thành công thì em cũng rất vui và hãnh diện.”
Nhu cầu sử dụng gia sư kèm tiếng Anh cũng như các bộ môn khác, từ lâu đã là một nhu cầu vô cùng lớn của phụ huynh Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn bởi mỗi phụ huynh đều hoang mang về kết quả học tập cũng như khả năng của con.
Linh chia sẻ về việc học sinh Việt Nam, mặc dù đã được học tiếng anh 12 năm phổ thông nhưng lại không sử dụng được:
Học ngoại ngữ đòi hỏi tính ứng dụng rất cao. Nếu học xong lại không giao tiếp được, không chủ động được trong hoạt động đối ngoại thì là thất bại trong đào tạo.“Đó là do phương pháp thôi. Bình thường, em cũng thế, em học từ lớp 1 cho đến lớp 12 – cũng may mắn là em sử dụng được tiếng Anh chứ không đến nỗi không thể nói, không thể nghe được giống như các bạn ở trường. Đấy là do phương pháp học. Người Việt thì hay học tiếng Anh theo cái kiểu viết nhiều, chỉ có viết thôi chứ không có một tý nào mà sử dụng tới tài liệu thực để cho trẻ học tiếng Anh như là nghe, tập nói, tập phát âm như thế nào, ngữ âm ra làm sao, trọng âm như thế nào. Cho nên là hầu như rất là khó tìm được một bạn nào có thể nghe và nói chuẩn được. Cho nên đó chính là những kỹ năng mà mình cần rèn cho các bé từ khi còn nhỏ.”
- Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Thị Doan
Cũng giống như “đánh chuột phải giữ bình”, dạy ngoại ngữ phải làm sao cho học sinh không thể sử dụng được ngoại ngữ chính là “nhiệm vụ bất khả thi” đã được các thế hệ giáo viên chuyển từ dạy tiếng Pháp sang dạy tiếng Nga và lại dạy tiếng Anh, thực hiện thành công trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó có vẻ ngày một khó khăn, trong thời buổi công nghệ thông tin phổ cập tới từng nhà và trước những bạn trẻ như Linh, đã dành cả sự tò mò của bản thân (và rất nhiều tiền bạc của bố mẹ) cho tiếng Anh cũng như say mê truyền lại niềm đam mê đó cho trẻ nhỏ, bất chấp bản thân mình không được chấp nhận trở thành một cô giáo trong hệ thống trường công lập. Và hàng triệu bà mẹ Việt, cho dù là bà mẹ đơn thân không dư dả, giàu có cũng sẵn sàng hy sinh những khoản chi khác cho con học tiếng Anh. Bởi họ sẵn sàng hy sinh cho giấc mơ hội nhập và đã hoàn toàn không tin tưởng hệ thống giáo dục công, có thể, cho dù họ không hiểu rõ nguyên nhân. Chỉ tiếc cho bao nhiêu công lao đánh Pháp, đuổi Mỹ của các anh hùng liệt sỹ, để ngày nay con cháu họ phải đánh đổi quá nhiều cho việc đến gần hơn với những nền văn minh tiên tiến đó, bằng hai chữ “hội nhập”.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/learning-english-for-life-chaning-hv-03132016124501.html
No comments:
Post a Comment