Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 20 October 2016

TIẾN SĨ GIẤY - HỒ CHÍ MINH- CÁ CHẾT

 TIẾN SĨ GIẤY VIỆT CỘNG
  Xin đừng hỏi tiến sĩ ở đâu!
Tư Nghèo (Danlambao) - Blogger Phạm Thanh Nghiên viết "Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và thảm họa môi trường, nhiều người dân đã đặt câu hỏi: Cá chết, hơn 24 ngàn tiến sĩ ở đâu?" (*) làm tui lo như... cá sắp chết! 24 ngàn ông bà tiến sĩ xã hụi chữ nghĩa này mà tung chăn bò ra khỏi mền, ào ào lên tiếng tại sao con cá lại chết, dân ăn cá nục có gục không thì có đường cả nước ca bài như có bác Hồ trong ngày vui Vũng Áng: "phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng."... Ta cứ ăn, ta cứ nhậu, ta cứ bình an dưới tấm bảng chỉ đường của chế độ!!!
Tiến sĩ ở đâu? Tiến sĩ ở đây! Bà tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Tốt nghiệp kỹ sư Đại học Công nghiệp cá ở Liên Sô năm 1975, tiến sĩ kinh tế của trường-nào-không-biết. Bà này vốn là Thứ trưởng Bộ Thủy sản, bây giờ về vườn lại đang hăm he bước vào lãnh vực quảng cáo cá nục Phenol, ăn cả tấn vẫn an toàn trên xa lộ: “với hàm lượng 0,037 mg/kg Phenol có trong cá nục, thì một người dân bình thường phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng.”
Nếu 24 ngàn tiến sĩ mở miệng dưới chế độ định hướng chủ nghĩa này thì đa số sẽ mở miệng theo định hướng của đảng bà Minh... Hồng hơn chuyên - cá chết người không chết; hay ngược lại cá nục người sẽ gục?
Trước hết, nhìn vào thành phần 24 ngàn tiến sĩ này.
Đứng đầu chót vót đỉnh cao trí tuệ này là thành phần "tiến sĩ lãnh đạo". Có chót vót mới dẫn dắt 90 triệu người dân theo con đường "bác đi" chứ.
Chóp bu danh sách là tiến sĩ côn đồ, cựu trùm côn an, đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tên chủ tịch nước có tờ khai sanh giả và bằng tiến sĩ lộng-kiếng này mà lên tiếng thì chỉ có nước dân sẽ gục theo cá nục - không gục bằng phê nôn phê niếc gì cả mà gục bằng dùi cui và nắm đấm.
Ngồi trên đầu ngài chủ tịch nước này là tiến sĩ chúa đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông sĩ lú này nếu được hỏi về tình hình tiêu thụ cá phenol thì bảo đảm sẽ lôi cái cái bằng tiến sĩ xây-dựng-đảng-cướp ra mà đập vào đầu nhân dân và phán: cá biển đông vẫn yên tĩnh; và phê nôn là cái gì vậy các đồng chí? Lực lượng phản động mới có khả năng diễn tiến hoà bình là đảng ta vừa phê vừa nôn... hả hả hả!?
Theo chân 2 ngài tiến sĩ đứng đầu đảng và nước này là một lũ tiến sĩ dốt chuyên tu ngu tại chức đang lúc nhúc ký sinh trùng trong trung ương đảng, các bộ ban ngành của chú phỉnh, cuốc hội, tỉnh thành. Khả năng lên tiếng tài tình của các ông bà tiến sĩ này về thảm họa môi trường cá chết là nhảy bỏm xuống vùng biển phía nam, xa xa đàn cá chết, tung tăng vọc nước và nhậu hải sản để làm bằng chứng yêu em như yêu cá biển Đông.
Còn lại trong số 24 ngàn tiến sĩ định hướng sở hụi chủ nghĩa là những nhà trí ngủ thiên thu.
Hơn nửa thế kỷ nay các ông bà này trùm chăn kín mít, triệu con cá chết ương dọc dài bờ biển Đông làm gì đủ mùi thối để các bậc trí giả này lồm cồm bò dậy mà rằng: cái gì thối vậy ta!? Bao nhiêu năm đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa thối nồng nàn của đảng, các vị ấy đã trơ gan cùng tuế nguyệt với những thối tha.
Cho nên đừng hỏi tiến sĩ ở đâu cho tốn hơi. Chỉ có một thiểu số người dân cất lên tiếng nói cho sự thật và đòi hỏi minh bạch. Cho dù tiếng nói đó có bị các ngài tiến sĩ lãnh đạo côn đồ đem bắt nhốt vào nhà tù trung tâm bảo trợ xã hội thì sự thật giam cầm vẫn có giá trị ngàn lần so với những xảo trá tự do.
16.06.2016
Tư Nghèo
danlambaovn.blogspot.com
 *) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/06/tien-si-ay-chu-au.html
Tiến sĩ đây chứ đâu!
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và thảm họa môi trường, nhiều người dân đã đặt câu hỏi: Cá chết, hơn 24 ngàn tiến sĩ ở đâu? Câu hỏi (rất chính đáng) này còn xuất hiện trên những băng rôn, khẩu hiệu của những người biểu tình hiền lành. Song, dù hiền lành (và chính đáng) như thế nhưng chuyện bị ăn đòn hoặc ngay tại “hiện trường” biểu tình, hoặc sau khi bị bắt về đồn công an hay nhà tù trá hình mang tên “Trung tâm bảo trợ xã hội”, vẫn là chuyện đương nhiên.
Thôi, chuyện biểu tình tạm thời không nhắc ở đây nữa.
Trở lại với câu chuyện “lùm xùm” của các quan to và những ông/ bà mang hàm tiến sĩ quanh vụ hơn 30 tấn cá nhiễm độc.
Đến hôm nay, cuộc tranh cãi giữa các “cơ quan chức năng” về “chuẩn Phenol” vẫn chưa ngã ngũ. Giữa cơn giằng co “độc - không độc; được phép - không được phép sử dụng” thì người dân chỉ còn biết thở dài tiếc đồng tiền đóng thuế, và suy tính làm sao để mình và gia đình mình không trở thành những người gặp phải “tai nạn ăn uống”.
Vậy chất Phenol là gì?
Xin trích nguyên văn định nghĩa về chất Phenol trên trang Khoahoc.TV: “Phenol là một loại hóa chất độc hại, cấm dùng trong thực phẩm. Đây là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da”.
Cuộc họp (lại họp) ngày 14/06/2016 giữa các “cơ quan chức năng” do UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì, vẫn là cuộc tranh cãi xem phenol có phải là chất độc bị cấm trong thực phẩm theo quy chuẩn Việt Nam hay không. Và mọi sự vẫn kết thúc bằng việc… tranh cãi. Điều này khiến người ta liên tưởng tới cuộc họp báo của Chính phủ hôm 2/6/2016. Đây là cuộc họp báo được người dân chờ đợi để được nghe công bố về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Cuộc họp kết thúc, ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (một trong 3 đại diện chủ trì) tuyên bố dõng dạc và xanh rờn “đã xác định nguyên nhân cá chết nhưng chưa thể công bố”. Đại bộ phận dân chúng rơi vào trạng thái thất vọng, cảm giác như bị lừa và chỉ còn biết chửi thề vài câu trong sự bất lực. Có người ví von, đang đói đưa tiền nhờ một đứa mua giúp cái bánh. Mua xong “nó” rất tử tế bóc sẵn rồi đòi đút cho mình, nhưng khi vừa há miệng ra thì “nó” cho tọt miếng bánh vào miệng “nó” rồi nuốt ực một cái.
Thôi, chuyện chính phủ cũng chả muốn bàn ở đây.
Trở lại chuyện hơn 30 tấn cá nhiễm độc và cuộc tranh cãi chưa phân định thắng thua giữa các ông to bà lớn. Công luận lại thoáng chút giật mình chứng kiến phát ngôn của một cựu quan chức. Vậy là thêm phần đa dạng, phong phú khi bổ sung trong thành phần lãnh đạo có cả cũ lẫn mới, thể hiện rõ nét hai chữ “vì dân”, thế còn đòi hỏi gì nữa.
Người mới vào cuộc là bà Nguyễn Thị Hồng Minh, cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay đã sáp nhập vào Bộ NN&PTNT). Lưu ý, bà là tiến sĩ, trí thức hẳn hoi. Bà tiến sĩ khẳng định: “với hàm lượng 0,037 mg/kg Phenol có trong cá nục, thì một người dân bình thường phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng.”
Bà cựu quan chức còn tỏ ra khá coi thường mấy ông đương kim quan chức bằng cách “đưa ra khuyến cáo là người tiêu dùng, dư luận xã hội không nên quá hoang mang, lo lắng trước thông tin cá nục chứa chất Phenol mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị công bố mới đây”- tường thuật từ trang Dân Trí.
Đấy, một khi mà Tiến sĩ đã phán, thì dân cứ yên tâm mà ăn cá mỗi ngày. Ăn thoải mái, ăn thả phanh nhé. Sống ở xứ thiên đường xã hội chủ nghĩa, sung sướng thế đâu dễ chết. Ngay cả khi một người ăn 1,5 tấn cá nhiễm Phenol mỗi ngày cũng chỉ bị ảnh hưởng, chứ nói chi chuyện chết.
Và một khi bà Tiến sĩ này và hơn 24 ngàn tiến sĩ khác chưa lên tiếng về thảm họa môi trường, về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Miền Trung, thì dân ta cũng cứ bình tĩnh, không nên hoang mang lo lắng làm gì, cho mệt.
Đấy, như thế là đã rõ rồi nhá. Cá chết, tiến sĩ ở đây chứ đâu.
16/6/2016
Phạm Thanh Nghiên
danlambaovn.blogspot.com

Posted by sontrung at 3:16 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
BS. NGUYỄN LƯƠNG TUYỀN * HỒ CHÍ MINH


Hồ Chí Minh & Đảng Cộng Sản Việt Nam trong
THẢM KỊCH ĐẦY MÁU và NƯỚC MẮT CỦA DÂN TỘC
Nguyễn Lương Tuyền (Montréal CANADA )

Năm 1930, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Đông Dương bắt đầu chính thức hoạt động tại VN, theo lệnh của Cộng Sản Quốc Tế. Đông Dương Cộng Sản Đảng của ông Hồ đã nhiều lần đổi tên mục đích để sống còn. Đầu thập niên 40's, CSVN cướp được chính quyền. Cho tới lúc này, Ông Hồ và đám tay chân Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh ..... vẫn dấu '' cái đuôi Cộng Sản '' của chúng để tham dự vào một chánh quyền liên hiệp trong đó Hồ Chí Minh làm Thủ Tướng, Võ Nguyên Giáp làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Pháp trở lại Đông Dương với sự giúp đỡ của Quân độ Anh ngay khi thế chiến thứ 2 chấm dứt với sự toàn thắng của Đồng Minh . Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã dùng võ lực giải tán chánh phủ của miền Nam, giao lại chánh quyền cho Pháp. Cuộc chiến tranh du kích chống Pháp bắt đầu ở Miền Nam.
Tại Miền Bắc của VN, Hố đã ký một Tạm Ước ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Pháp để Quân Pháp trở lại Miền Bắc của quê hương. Ít lâu sau - ngày 19 tháng 8 năm 1946 - chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ ngay tại Hà Nội giữa Pháp và Việt Minh. Thực ra những người thực sự đối đầu với Quân Pháp tại Hà Nội là các Tự Vệ Thành , các thanh niên tiểu tư sản của Hà Nội. Các Tự Vệ Thành đã cầm chân quân Pháp trong gần 2 tháng trời, tạo một hành lang cho dân Hà Nội đi thoát ra khỏi thành phố trong an toàn. Vệ Quốc Đoàn của CS và các lãnh tụ của họ đã rời khỏi Hà Nội , đến nơi an toàn trước khi cuộc nổ súng diễn ra. Hồ Chí Minh hô hào toàn quốc kháng chiến, rút về An Toàn Khu ở Việt Bắc. Quê hương bị tàn phá vì cả hai phía :
- quân viễn chinh Pháp trong các trận đánh, các chiến dịch hành quân càn quét..
- quân kháng chiến trong các chiến thuật '' vườn không nhà trống , tiêu thổ kháng chiến ''
Cuộc chiến gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kéo dài từ năm 1946 cho đến năm 1954 . Hiệp định Genève chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17: nửa quê hương từ vĩ tuyến 17 lên phía Bắc thuộc về Đảng CS của ông Hồ và các đệ tử của ông . nửa quê hương kể từ miền Nam vĩ tuyến 17 thuộc về Người Việt quốc gia + gần 1 triệu người Bắc từ bỏ quê hương để vào Nam lánh nạn CS. Hội nghị Genève chưa ráo mực, CS Bắc Việt đã bắt đầu kế hoạch xâm lăng Miền Nam nhất là sau khi bản :: '' Đề cương Cách Mạng Miền Nam '' của Lê Duẩn được phổ biến cho các tên nằm vùng ở Nam Việt. Trong bản Đề Cương, Lê Duẩn quả quyết để '' giải phóng '' Miền Nam, Đảng CSVN phải dùng võ lực để chiếm trọn Miền Nam. Võ lực là con đường duy nhứt dù phải '' xẻ dọc dẫy Trường Sơn ''

Chiến tranh xâm lăng Miền Nam- theo những tài liệu được bạch hóa gần đây- được CS VN của Ông Hồ và đồng bọn phát động ngay khi Hội Nghị Genève còn chưa khô mực trên các ký kết.
Cuộc chiến gọi là '' Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai hay cuộc xâm lăng cưỡng chiếm Miền Nam đã kéo dài 21 năm. Một cuộc chiến xâm lược không hơn không kém, cuộc chiến đầy máu và nước mắt trong đó Quân Dân Miền Nam chỉ chiến đấu trong hoàn cảnh tự vệ. Sau khi chiếm được toàn Miền Nam, CSVN hiện rõ ra bộ mặt của những '' tên cướp của giết người, những con quỉ tàn độc đội lốt người '' Những con quỉ đó là nguyên nhân khiến người dân Miền Nam phải bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Hơn 1/2 triệu người đã bỏ mình trên đường vượt biên đi tìm tự do. Hàng triệu, triệu gia đình tan nát cũng vì 2 chữ  '' tự do ''.
Các hình thức giết người man rợ nhứt từ năm 1930 cho tới nay được CSVN xử dụng như mổ bụng, chặt đầu, chôn sống, giết cả gia đình bất kể ke già người trẻ kể cả những em bé sơ sinh...... . Cả một không khí '' sợ hãi, chết chóc '' bao trùm lên cả đất nước quê hương. Tại các vùng do CS kiểm soát, mọi người nín thở đợi chờ ngày, đêm '' thần chết CS '' hiện ra đưa họ đi thủ tiêu .Tội ác mà Hồ và đám lãnh đạo CSVN gây ra cho dân tộc từ năm 1930 đến nay không có một ngòi bút nào tả hết. Tội ác đó được đám hậu duệ của Hồ tiếp tục cho tới ngày nay. Tội ác của thể chế CS trên toàn thế giới đã bị Nghị Viện Âu Châu kết án và phơi bầy. Các nước ở Đông Âu cũng như ngay tại Nga Sô, Đảng CS đã hoàn toàn tan vỡ, bị vất vào sọt rác. VN là 1 trong 4 nước vẫn duy trì chế độ CS bằng mọi cách , mặc kệ các trào lưu dân chủ tại Nga Sô (La Mecque của chế độ CS ). Các hậu duệ của Hồ đang sống vào giờ thứ 25 của Phong Trào CS. Đám hậu duệ của Hồ thừa biết điều đó nhưng họ vẫn duy trì và bám vào quyền lực để sống còn.
Trong 86 năm hiện hữu, trong đó có 62 năm nắm quyền , độc tài tuyệt đối trên sinh mạng của mỗi người dân, Hồ và các hậu duệ trong Đảng CSVN đã phạm rất nhiều tội ác đối với dân Việt . Sau đây là một số tội ác của Hồ và của Đảng CSVN :
* đã du nhập, bằng võ lực, vào VN một chủ nghĩa ngoại lai gọi là Chủ Nghĩa CS. Hồ và đồng bọn đã dùng bạo lực, giết chóc dã man không bút nào tả xiết để bắt dân Việt phải chấp nhận chế độ này. CSVN và ông Hồ đã dùng đủ mọi phương tiện trong đó có bạo lực, để thay thế nền văn hóa, văn học cổ truyền bằng một nền văn hóa Max- Lênine, một nền '' văn hóa mất dạy của dân đầu đường xó chợ '' . Một nền văn hóa của nói dối, lường gạt, ăn cắp, ăn cướp.....mất hẳn nhân tính con người.
Thử nhìn về VN, nhìn những sinh hoạt của người dân ta sẽ thấy được dễ dàng ảnh hưởng của văn hóa CS lên con người: nói dối, ăn cắp, ăn cướp, giết người không gớm tay. Hãy nhìn '' những tên ăn cướp CS Bắc Việt '' hăm hở, hồ hởi phấn khởi vào Miền Nam ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, để '' VÀO,VƠ, VÉT, VỀ '' theo đúng khẩu hiệu 3V của các đồng chí. Gia đình xụp đổ vì cảnh '' con tố ,đánh, giết cha mẹ; vợ tố cáo chồng cùng những cảnh đời vô luân thường đạo lý, những thái độ vô cảm của con người đối với con người........ đầy rẫy trên báo chí, truyền thanh mỗi ngày. Thí dụ hai tiếng '' cảm ơn '' đã biến mất trong ngôn ngữ Việt thường nhật thay vào đó là những tiếng chửi thề tục tỉu phát ra từ miệng mọi người từ già đến đứa trẻ.. Hủy diệt văn hóa trên 4000 năm của dân tộc là một tội trời không dung đất không tha . Phải vài thế hệ dân Việt mới '' gột rửa ''được ảnh hưởng của văn hóa Cộng Sản .
*tội thứ hai là tội bán nước cho kẻ thù truyềnkiếp phương Bắc.
Khi Hồ và đồng bọn lậy van TC để xin viện trợ, họ không hiểu - hay cố tình không hiểu - là họ đang bán quê hương cho TC. TC không cho không ( free of charge ) người và võ khí trong chiến tranh Đông Dương lần 1 và lần 2. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, CSVN - nói trắng ra là người dân VN - phải è cổ trả nợ. Trả nợ bằng cách gán đất đai của quê hương cho TC. Cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 Đảng CS '' anh em (?) '' năm 1979, VN mất khoảng 789 km2 vùng biên giới. Sau khi CS Nga Sô và CS ở Đông Âu xụp đổ, CSVN quay lại thần phục TC để sống còn. Phạm Văn

Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã ký hiệp ước với TC tại Thành Phố Thành Đô , thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Cho tới giờ phút này, nội dung của cái gọi là Hiệp Ước Thành Đô không được tiết lộ. Đất nước VN là của riêng của Đảng CSVN ? ta tự hỏi.
Đến ngày 30 tháng 12 năm 1999, CSVN lại cắt thêm đất của quê hương, hiến dâng cho TC. Sự thực, CS VN đã cắt một giải đất có chiều dài 1300 km, chiều ngang từ 2 đến 12km cho TC. Tính ra quê hương mất khoảng 15000 km2 . Ải Nam Quan, hang Pac Bó '' yêu quí của Bác.... đều bị sát nhập vào nước Tầu.
Trong Vịnh Bắc Bộ, sau những cuộc đi đêm giữa TC và VNCS, VN mất 16 000 km2 vùng vịnh cho TC. Trên thực tế, từ xưa đến nay, người Tầu luôn luôn có ý định xâm chiếm các nước lân bang. VN đã nằm trong tầm ngắm của Tầu từ ngàn xưa. Việc CSVN dựa vào CS Tầu trong chiến tranh Đông Dương 1 và 2 là cơ nội '' ngàn năm một thuở '' cho TC xâm lăng VN.
Nhiều quan sát viên cho rằng VN đã mất về tay TC. Việc chiếm cứ toàn thể nước Việt, đổi tên VN thành một quận, huyện của Trung Hoa , chỉ còn là vấn đề thời gian. Quả thực, TC đã bao vây toàn nước Việt:
* người Tầu đã và đang tiếp tục lập nghiệp, bén rễ trên quê hương ta. Người Tầu đang tràn ngập quê hương VN, từ Bắc vô Nam. Miền Cao Nguyên do TC chiếm , lấy cớ là để khai thác boxit. Trê thực tế đó là những binh lính TC. Trên quê hương VN, người Tầu có những Đặc Khu như ở Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lạng Sơn , Bình Dương....Người Việt bí cấm héo lánh tới những nơi này. Đặc Khu Vũng Áng ở Hà Tĩnh đang được dư luận chú ý vì các chất thải cực độc đổ ra biển đã khiến cá chết hàng loạt, nhuộm trắng biển Miền Trung. Ngoài khơi miền Trung , biển đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Hoạt động của các ngư phủ bị tê liệt.
* Phía Đông, bờ biển VN bị TC gần như phong tỏa. Hạm đội tầu đánh cá của TC lên đế gần 50 000 tầu đang biến cả biển Thái Bình Dương thành Miền biển của TC. THực ra các tầu đánh cá đó là những đơn vị xung kích trá hình của Hải Quân của TC.
* phía Tây, với hàng chục chiếc đập nước xây ở thượng nguồn sông Cửu Long, TC có thể điều chỉnh lưlương nước sông khiến các đồng bằng ở hạ lưu của sông trở nên vô dụng vì hạn hán '' nhân tạo ' do TC gây ra '.Nước biển mặn đã đổ vào đông bằng sông Cửu Long , biến vùng này trở nên vô dụng cho việc trồng lúa cũng như giết hết cá nước ngọt của sông này, vốn dĩ là vựa cá của Miền Nam Việt Nam.
* Tội thứ ba :CSVN là thủ phạm -trực tiếp hay gián tiếp- của khoảng từ 3 đến 5 triệu người chết trong suốt chiều dài của Lịch Sử của Đảng CSVN. Kể từ khi xuất hiện ở VN năm 1930, Đảng CSVN đã ngấm ngầm hay công khai tiêu diệt các Đảng phái của người Quốc gia. Đôi khi CSVN mượn tay quân Pháp để tiêu diệt các người Việt Quốc Gia. Hiệ^định sơ bộ 6-3-1946 đã để CSVN rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Sau đây là vài thí dụ trong muôn vàn tội ác của CSVN :
- vụ Ôn Như Hầu
Hồ đã ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh....tìm cách loại bỏ các đảng phái của người quốc
gia như: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Cách, Việt Quốc,Đại Việt... ..Thủ tiêu những phần tử không theo Đệ Tam Quốc Tế như những nhân vật của Đệ Tứ Quốc Tế Troskyste như : Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Hồ Hữu Tường, các nhân vật cao cấp của các tôn giáo như Tự Vệ Công Giáo,Hòa Hảo. Một sự kiện nổi bật trong việc loại trừ các người quốc gia là vụ án Ôn Như Hầu. Võ Nguyên Giáp đã âm mưu tạo ra vụ Phố Ôn Như Hầu để tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng với sự tiếp tay của quân Pháp. Võ Nguyên Giác đã vu oan cho Việt Nam Quốc Dân Đảng  ( VNQĐD ) đã giết người rồi chôn ở vườn của căn nhà số 9 Phố Ôn Như Hầu. Ngày 12/7/1946 , theo lệnh Trường Chinh, Cộng Sản đã bất thần đột nhập trụ sở của VNQĐD ở số 9 Ôn Như Hầu . Hàng trăm người bị CS giết nhưng chúng lại đổ thừa cho VNQDĐ . Lấy cớ đó Quân Pháp và quân đội của CSVN đã tấn công các căn cứ của VNQĐD tại miền Bắc và miền Trung. VNQĐD tan vỡ, một số lãnh tụ như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam ..... phải đi trốn còn Khái Hưng Trần Khánh Giư bị CS bắt rồi bị thủ tiêu. Khi chiến tranh với quân Pháp bùng nổ, CSVN đã thủ tiêu những người bị họ giam giữ tại Hỏa Lò ở Hà Nội. Có khoảng 5000 người bị CS giết.

- cải cách ruộng đất
Rập theo '' khuông vàng thước ngọc '' của CS Trung Quốc, năm 1953 cải cách ruộng đất (CCRĐ) được ông Hồ và đảng CSVN phát động trên toàn cõi miền Bắc qua sắc lluật 42 / SL được ban hành ngày 1/7/1951 . CSVN cho chỉ tiêu là 5% dân làng là thành phần địa chủ. Các Đội Cải Cách và người dân bị học tập , xúi dục đã giết nhiều người theo đúng khẩu hiệu TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO, ĐÀO TẬN GỐc TRỐC TẬN RỄ. CCRD tạm thời giảm đi năm 1054-1955 vì CS Hà Nội phải lo định cư thành phần tập kết từ Nam Viện ra miền Bắc theo Hiệp Định Geneve ban hành ngày 20 tháng 7 năm 1954. Năm 1956, Hồ và đồng bọn cho ngưng chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất vì dân chúng oán thán. Hồ làm bộ nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, khóc lóc xin lỗi nhân dân. Thế là tội lỗi của Hồ được coi như xí xóa,'' huề cả làng. Người ta tính có hơn 172 000 người bị đấu tố trong đó có hơn 165 000 bị oan. Hồ đã chánh thức ra lệnh đình chỉ các vụ đấu tố vào tháng 10 năm 1956. Hồ tuyên bố , không một chút hối hận nào :
sai thì sửa sai theo đúng tinh thần của người CS. Để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng , CS cho thả 12,000 tù nhân bị bắt trong chiến dịch CCRĐ. Theo Thống Kê chánh thức của Viện Thống Kê Hà Nội, có 172 000 bị chết nhưng theo nhà báo Bùi Tín, số người chết trong vụ CCRĐ có thể lên tới trên dưới 1/2 triệu.
- Tội ác trong vụ Quỳnh Lưu khởi nghĩa
Việc tạm lùi bước của CS trong vụ CCRĐ đã như một chất xúc tác cho vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu ( Nghệ An ) Khởi Nghĩa vào ngày đầu tháng 11 năm 1956. Đây là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại sự cai trị dã man cũa CSVN. Chính sách CCRĐ đã là nguyên nhân chánh làm bùng nổ sự phẫn nộ của người dân.
Ngày 10 tháng 11 năm 1956, khoảng 10,000 người dân đã mở Đại Hội. CS đã đưa một lực lương Công An đến đàn áp. Đồng bào đã bao vây đại đội CA. CS đưa đến 2 Trung Đoàn để đàn áo.
30,000 đã bao vây 2 Trung Đoàn Bộ Đội. Lập tức Văn Tiến Dũng được lệnh đưa cả Sư Đoàn 304 nhập trận. Ngày 14 tháng 11 Văn Tiến Dũng điều động thêm SĐ 312 vào tăng cường đàn áp. Có hàng ngàn người bị chết vì đàn áp (con số chính xác không bao giờ được tiết lộ) Hơn 6 000 người bị bắt.
- Tội ác đối với đồng bào Miền Nam
Hàng ngàn, ngàn người đã bị CS giết trong các vụ phá hoại, đặt mìn, pháo kích vào các trường học, các vụ thảm sát ở Huế nhân dịp Tết Mậu Thân. Trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, hơn 5000 người đã bị CS hành quyết bằng đủ cách mọi rợ, dã man chưa từng thấy ở thời đại này. Trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam, hàng triệu, triệu người đã bỏ mình vì CS xâm lược. Hai cuộc chiến Đông Dương do CSVN phát động đã khiến từ 3 đến 5 triệu người chết. Cứ mỗi người chết ta phải kể 2 tới 3 người bị thương cũng như một gia đình bị tan vỡ. Bạn đọc có thể hình dung ra con số 10 tới 12 triệu người bị thương cũng như ngần ấy gia đình bị tan nát, ngần ấy đứa trẻ trong phút chốc trở thành những đứa trẻ mồ côi.

* CSVN thú nhận đã đánh thuê cho Nga Sô, cho Tầu
Chính Lê Duẩn, vị vua không ngai , Tổng Bí Thư của CSVN đã thú nhận: ta đánh đây là đánh cho Nga cho Tầu. Khốn nạn thay cho dân Việt. Đánh thuê cho Nga Tầu rồi để lại một quê hương bị chiến tranh tàn phá với vài triệu người chết. Hậu quả là nước đã và đang mất về tay TC. CSVN đang lậy van người Mỹ, kẻ thù cũ, trở lại VN để hòng cứu VN khỏi nanh vuốt của TC. Phải chăng CSVN đang kêu cứu Hoa Kỳ vào giờ thứ 25 ? Quá trễ cho quê hương ?

X
X X

Tiếng súng đã tạm yên ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhưng người dân Miền Nam vẫn tiếp tục bị bọn CS đán áp, bóc lột :
1/ hơn 1 triệu quạn cán chính của Miền Nam bị đẩy vào hơn 150 trại tù CS , rải rác nơi rừng thiêng nước độc ( CS gọi các trại này là trại học tập ). Hơn 160,000 người đã bỏ mình trong các nhà tù của CS.
2/ tài sản của người miền Nam bị '' các đồng chí '' cướp trắng trợn bằng các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản ,tịch thu.. 16 tấn vàng của Miền Nam bị các '' đồng chí '' chia nhau bỏ túi. Hai mươi lăm tấn vàng ăn cướp của người dân Miền Nam được các '' đồng chí '' nộp cho Nga Sô.

3/ hàng triệu người đã liều chết rời quê hương vì không thể nào sống với CS. Hơn 1/2 triệu người đã bỏ mình trên đường vượt biên, vượt biển. Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sống một cuộc sống đầy tình người tại hàng trăm quốc gia tự do trên thế giới. Đây là cuộc bỏ nước ra đi lớn nhứt trong 4 ngàn năm lịch sử của dân tộc. Cuộc '' chạy trốn vĩ đại '' này đã kéo dài hơn 20 năm nếu ta tính từ năm 1975 , là năm định mệnh của dân Việt.. Đất nước sắp trở thành một quận, huyện của TC, nhưng những người Việt '' di cư, trốn chạy CS vẫn là một nguồn hy vọng cho dân tộc, cho văn hóa Việt được trường tồn.

Văn hóa thực sự của dân tộc Việt đã được người tỵ nạn CS reo rắc trên toàn thế giới tự do. Bất cứ nơi nào cpó Người Việt định cư, họ đã để lại những ấn tượng đẹp về con cháu Lạc Hồng. Chúng ta đã, đương và sẽ thành công trong công cuộc bảo vệ văn hóa Việt, thiết lập một '' siêu quốc gia VN '' ở ngoài giải đất hình chữ S. Người Việt tỵ nạn CS có đầy đủ yếu tố để hình thành 1 siêu quốc gia ở ngoài đất nước mà ta phải rời bỏ vì chế độ CS. Có 3 yếu tố chánh để tạo thành 1 quốc gia :

1/ lãnh thổ
2/ dân tộc
3/ chánh quyền

Lãnh thổ của '' siêu quốc gia Việt Nam '' trải dài trên khắp thế giới, tại các nơi có tự do dân chủ. Trong thời đại toàn cầu hóa , trong thời đại điện tử tin học, người Việt có thể di chuyển tiếp cận với các Cộng Đồng Người Việt Tự do ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Lãnh thổ của chúng ta trải dài trên toàn thế giới.

Về phương diện chánh quyền, mỗi Cộng Đồng người Việt đều có Ban Lãnh Đạo cùng các Hội Đoàn. Đó là một hình thức chính quyền , một chính quyền hoàn toàn dân chủ, bất vụ lợi.
Yếu tố dân tộc là tất cả các Cộng Đồng Việt trên thế giới tự do. Họ đã rất thành công , hội nhập vào cuộc sống mới một cách tuyệt vời.
Tóm lại ta có các điều kiện cần và đủ để lập lên một nước Việt khác hoàn toàn không Cộng Sản.
Trong khi những người CS ở quê nhà đang vun trồng một văn hóa của ăn cắp, lường gạt, nói dối. Tương lai nào cho dân tộc khi người dân đi đâu đâu trên thế giới cũng bị khinh rẻ là bọn ăn cắp, móc túi ..... Đó chính là sự thực tại Việt Nam ngày nay sau gần 50 năm bị CS đô hộ
--
Posted by sontrung at 11:43 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Đại học Việt Nam: cái gì là điều đúng phải làm?
Wed, 06/08/2016 - 14:52 — nguyenthituhuy
Fulbright Việt Nam (FUV) hiện vẫn đang là thời sự, tôi xin giới thiệu lại một tham luận tại Hội thảo « Khoa học xã hội thời hội nhập » do ĐHQGTPHCM tổ chức ngày 15/12/2011. Từ góc độ của một người từng làm việc nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam, cả ở khu vực đại học công lẫn khu vực đại học tư, tôi (cũng như nhiều người làm giáo dục khác) nhìn thấy một số thách thức mà FUV phải đương đầu và phải vượt qua, nếu muốn thực hiện được các mục tiêu mà những người sáng lập đã tuyên bố. Tôi sẽ trình bày những thách thức đó trong một (hoặc một vài) bài viết sắp tới. Vì tôi sẽ phải nhắc lại một số ý và nhất là một số phân tích về cuốn sách của Michael Sandel, nên tôi xin phép giới thiệu lại để quý độc giả của blog đọc trước bài tham luận dưới đây, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chúng ta khi cùng nhau tìm hiểu các thách thức chờ đợi FUV.
Quý độc giả cũng lưu ý rằng, bản tham luận dưới đây của tôi được trình bày ở ĐHQGTPHCM và sau đó được công bố trên báo Tia Sáng. Tuy nhiên, thay vì tiếp thu các ý kiến (của nhiều người trong đó có tôi) nhằm xây dựng và phát triển đại học, thì, như chúng ta đã chứng kiến trong những năm qua, đàn áp tự do giảng dạy và tự do học thuật trở thành chiến dịch thường trực của nhà cầm quyền, điển hình là vụ Nhã Thuyên. Nhắc lại điều này để chúng ta xác định cùng nhau rằng những thách thức mà FUV phải đối diện không hề nhỏ, và không hề dễ vượt qua.

Bài giảng bậc đại học (ngành khoa học xã hội và nhân văn)
                Trước mắt tôi là bản dịch tiếng Việt của cuốn « Justice: what’s the Right Thing to do?" (Bản dịch tiếng Việt của Hồ Đắc Phương vừa được NXB Trẻ ấn hành năm 2011, với nhan đề: Phải/trái – đúng/sai). Nội dung cuốn sách là bài giảng của Michael Sandel, Giáo sư đại học Harvard. Tôi dựa vào việc phân tích vài điểm trong cuốn sách này để trả lời câu hỏi: bài giảng ở bậc đại học (ngành khoa học xã hội và nhân văn) là gì?

            Chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ đoạn xác định mục tiêu này của Michael Sandel để làm rõ một số đặc điểm của một dạng bài giảng ở bậc đại học :
Aristotle, Immanuel Kant, John Stuart Mill, John Rawls sẽ xuất hiện trong quyển sách này. Nhưng thứ tự họ xuất hiện không phải theo thời gian. Cuốn sách này không phải giới thiệu lịch sử tư tưởng mà là cuộc hành trình suy ngẫm đạo đức và chính trị. Quyển sách không cố gắng chứng minh triết gia nào ảnh hưởng tới triết gia nào trong lịch sử tư tưởng chính trị, mục tiêu của quyển sách là mời gọi độc giả xem xét cẩn trọng quan điểm về công lý và sự xem xét mang tính phê bình của mình, để xác định mình nghĩ gì, và tại sao lại vậy .

            Chúng ta thấy gì ở đây?
            Trước hết, bài giảng là một vấn đề khoa học, ở đây là vấn đề công lý (justice). Và đó là một « hành trình suy ngẫm » (cụ thể trong bài này là suy ngẫm về đạo đức và chính trị) của người giảng viên, Michael Sandel.
            Thứ hai, để có thể suy ngẫm, giảng viên phải tìm hiểu toàn bộ lịch sử của vấn đề này, kể từ Aristotle trở đi, để xem vấn đề đã được khai thác như thế nào, xử lý như thế nào, quan niệm của các triết gia ra sao. Tuy nhiên, như ông nêu rõ,  ông không làm công việc giới thiệu lịch sử tư tưởng, không so sánh đối chiếu để xem xét các ảnh hưởng hay sự phát triển. Nghĩa là ông không nghiên cứu các tác giả của quá khứ như là một đối tượng tĩnh, không nghiên cứu kiến thức như là kiến thức trong sách vở. Mà các kiến thức đó được dùng như là nền tảng, cơ sở trên đó ông tiến hành quá trình « suy ngẫm » của mình. Như vậy bài giảng này là kết quả của hoạt động tư duy, của sự suy nghĩ cá nhân, là đóng góp riêng của giảng viên ; chứ không chỉ là kết quả của một sự tóm lược hay giới thiệu các tác giả khác.

            Thứ ba, đối tượng của sự suy ngẫm là thực tại, là những gì đang diễn ra trong đời sống hiện tại. Kiến thức của quá khứ được dùng để soi chiếu vào thực tại, để nhằm giải quyết các vấn đề của thực tại. Sandel không nhằm mục đích giới thiệu Aristotle, Kant… mà cùng với họ tiếp tục suy nghĩ về vấn đề công lý trong thời đại của ông, về những nan đề mà nó tiếp tục đặt ra trong xã hội Mỹ và trên toàn thế giới hiện tại.
            Sandel đặt vấn đề bằng những sự kiện trong đời sống Mỹ: vấn đề giá cắt cổ, huân chương Tử Tâm và gói cứu trợ. Michael Sandel suy ngẫm về các hiện tượng đang xảy ra: hiện tượng mua bán các bộ phận của cơ thể con người, cụ thể là trường hợp mua bán thận; hiện tượng thuê mang thai hộ;  chính sách chống kỳ thị ; vấn đề tuyển sinh đại học; hiện tượng mộ lính: việc bắt lính hay thuê lính ở Mỹ thể hiện sự công bằng hay vi phạm sự công bằng như thế nào; v.v… Chính trên những thực tế này của thời đương đại mà Sandel đối thoại với các triết gia quá khứ, xem xét những quan điểm rất khác biệt của họ và những điểm cần tranh cãi ở họ. Cách làm này khiến ông có thể đặt vấn đề theo kiểu: « Kant có bảo vệ Bill Clinton không? » ( Phải/trái – đúng/sai , sđd, tr. 198)

             Như vậy, bài giảng thuộc dạng này không hướng đến mục đích trình bày kiến thức trong sách vở của người khác. Bài giảng hướng tới việc nhận thức và giải quyết các vấn đề của đời sống thực, của xã hội trong đó giảng viên đang sống. Sandel nói rõ : « Đây không phải chỉ là vấn đề triết học. Nó nằm ở trung tâm của những nỗ lực tiếp sinh khí cho các thảo luận chính trị và đổi mới đời sống dân sự của chúng ta » (Phải/trái – đúng/sai, sđd, tr. 362).
            Cuối cùng, mục tiêu của bài giảng không phải chỉ là trình bày hành trình và kết quả suy ngẫm của giảng viên, không phải chỉ là sự giới thiệu thành quả của tư duy, mà « mục tiêu của quyển sách là mời gọi độc giả [trên giảng đường là sinh viên] xem xét cẩn trọng quan điểm về công lý và sự xem xét mang tính phê bình của mình, để xác định mình nghĩ gì, và tại sao lại vậy ».

            Điều này có nghĩa là gì ? Có nghĩa là những suy tư của giảng viên phải hướng tới việc khơi dậy sự suy tư ở trong mỗi một đối tượng giao tiếp, mỗi sinh viên. Giảng viên biến đối tượng suy tư của mình thành ra đối tượng suy tư của sinh viên, đưa họ tới việc nhận thức xã hội của họ, và tự nhận thức về chính họ, tự xem xét các suy nghĩ của họ. Mục đích của sự giảng dạy cuối cùng là giúp sinh viên biết cách đặt ra các vấn đề, nhận diện các vấn đề của xã hội, nhận thức các thao tác xử lý vấn đề, nhận thức về chính mình, về những gì đang có trong đầu mình, về những gì đang diễn ra xung quanh mình. 
            Như vậy, sinh viên tham gia vào hành trình suy ngẫm của giảng viên để tự xây dựng nên hành trình suy ngẫm của chính mình. Quá trình suy ngẫm đó đòi hỏi các yếu tố không thể thiếu : kết quả tư duy của những người đi trước (danh sách nhiều khi rất dài và thông thường phải trở về tận thời Hy Lạp cổ đại xa xưa), thực tế xã hội đương đại, sự thật và giới hạn của chủ thể tư duy. Chính quá trình suy ngẫm này sẽ là cơ sở để họ sẽ lựa chọn quyết định hành động như thế nào.

            Để có thể thực hiện một bài giảng theo cách thức mà Sandel đã làm đòi hỏi người giảng viên phải sử dụng tự do của mình trong việc lựa chọn nội dung chủ đề bài giảng, đòi hỏi người giảng viên phải tự do đối diện với thực tế đời sống, tự do sử dụng các dữ liệu thực tế thuộc mọi lĩnh vực, mọi phạm vi : từ đường lối, chính sách của nhà nước, phương thức điều hành của chính phủ, cho đến các sự kiện, hành động thuộc về các nhóm xã hội hoặc mỗi cá nhân trong xã hội.
            Ở đại học Việt Nam, tình trạng chung là ngành khoa học xã hội lạc hậu rất nhiều so với khu vực và  thế giới. Vì sao? Do nguyên nhân chủ quan của người giảng dạy? Do các yếu tố khách quan? Dĩ nhiên là do cả hai.

            Bài viết này không có tham vọng đề cập một cách toàn diện tới các nguyên nhân tạo nên sự yếu kém của ngành này, mà chỉ nêu lên một số lí do, chắc chắn là chưa đầy đủ, khiến cho bài giảng ở đại học mang tính phổ thông nhiều hơn là tính đại học, và khiến cho nội dung giảng dạy bị lạc hậu.
            Trước hết, đó là quy định về chương trình cố định và các môn học bắt buộc. Quy định về chương trình khung và các môn học cụ thể mang tính chất bắt buộc, trên thực tế, là một cách thức hữu hiệu để buộc giảng viên trở nên lạc hậu và cùn mòn, dù muốn hay không. Người ta không thể không lạc hậu nếu trong vòng mười năm hay hai mươi năm buộc phải giảng đi giảng lại một bài giảng.
            Nếu không có cơ chế để mỗi giảng viên tự quyết định các bài giảng của mình, nếu không có cơ chế để giảng viên có thể trình bày các kết quả nghiên cứu độc lập của mình như là nội dung của các bài giảng, thì không thể khuyến khích họ phát triển nghiên cứu. Quy định về chương trình cố định đi ngược lại với những đòi hỏi về sự phát triển của nghiên cứu. Chừng nào nghịch lý này còn chưa được giải quyết, cộng với điều kiện làm việc quá nhiều khó khăn, thì đại học Việt Nam vẫn cứ là nơi hủy hoại nguồn năng lượng chất xám của giảng viên.

            Chính cơ chế tạo điều kiện cho giảng viên phát triển nghiên cứu, kết hợp với cơ chế để cho sinh viên tự do lựa chọn môn học, sẽ là một trong những yếu tố góp phần xác định giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của đại học không, có đủ năng lực để làm việc ở đại học không. Đại học muốn có chất lượng thì một trong những điều kiện căn bản nhất là phải có một đội ngũ giảng viên đảm bảo được chất lượng đại học. Và một trong những điều kiện căn bản để giảng viên đảm bảo được chất lượng đại học (ngoài phẩm chất tư duy và nỗi lực tự thân của họ) là đời sống của họ phải được đảm bảo để họ có thể tập trung cho công việc của mình ở trường đại học. Chừng nào các nhà quản lý còn chưa nhận thức được điều này và chưa có những chính sách để hiện thực hóa nó, chừng đó vẫn chưa có hy vọng gì đối với việc nâng cao chất lượng đại học, và chuyện hội nhập với thế giới chắc vẫn chỉ là một mơ ước mang tính không tưởng.

            Liên quan đến nhận xét về việc bài giảng đại học của chúng ta nặng tính phổ thông, chỉ cần làm một so sánh nhỏ về tên các bài giảng ở đại học Phương Tây và ở đại học Việt Nam trong lĩnh vực này, ta sẽ thấy bài giảng đại học Phương Tây mang tính vấn đề, còn bài giảng của đại học Việt Nam mang tính chất giới thiệu kiến thức. Ví dụ, các bài giảng của chúng ta, ở các khoa văn học, thường là : Văn học Việt Nam (thế kỷ…), Văn học Việt Nam (giai đoạn…), Văn học Pháp (thế kỷ…), v.v... Hoặc là tên của các tác gia : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hugo, Balzac, Faulkner, v.v… Như vậy bài giảng thường nặng về văn học sử, giới thiệu kiến thức tổng quát. Giảng viên có thể soạn bài một lần để giảng trong nhiều năm. Ở Phương Tây, đối với những năm đầu của bậc đại học, các bài giảng vẫn phải hướng tới mục đích cung cấp các kiến thức nền tảng của ngành học cho sinh viên.

uy vậy, giảng viên vẫn có quyền thực hiện việc cung cấp kiến thức nền thông qua các vấn đề cụ thể, chứ không chỉ nhất thiết phải trình bày lịch sử của vấn đề hay giới thiệu kiến thức một cách khái quát. Xem chương trình cho sinh viên hai năm đầu của Khoa Lettres, Art et Cinéma, ở đại học Paris 7, Pháp, ta thấy: bài giảng của Félix Perez, Vụ án và cái chết của Socrate - Thành bang trong quan niệm của Platon.  Bài giảng của Jean-Christophe Reymond: Vấn đề diễn giải và nhận thức về bản thân ở thời Phục Hưng. Bài giảng của Régis Salado: Hư cấu và sự thật trong thơ. V.v… Đấy là một số bài giảng dành cho sinh viên hệ Licence của Khoa Lettres, Art et Cinéma, năm học 2010-2011. Các bài giảng này không lặp lại chương trình của năm trước.
học Việt Nam ít có liên hệ với thực tế. Tình trạng chung là có một khoảng cách, nhiều khi rất xa, giữa kiến thức được giảng dạy (kiến thức trong sách vở) cho sinh viên và thực tế đời sống, giữa các nghiên cứu về quá khứ và xã hội hiện tại. Bài giảng thường nặng về truyền thụ lại kiến thức của người khác, chứ ít khi là một « hành trình suy ngẫm » của giảng viên. Những nghiên cứu, phát hiện về thời quá khứ của giảng viên ít khi được sử dụng để góp phần vào việc suy nghĩ về các vấn đề của xã hội đương thời.
            Một ghi nhận khác là ngành khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học Việt Nam không những chỉ lạc hậu so với các đại học quốc tế, mà còn lạc hậu so với chính các hoạt động xuất bản trong nước và so với những nỗ lực riêng lẻ của các cá nhân ngoài xã hội.

                Bình thường, đại học là bộ phận đi tiên phong trong việc đề xuất các tư tưởng, các khuynh hướng nghiên cứu, các giải pháp cho xã hội ; và ở mức độ thấp hơn, đại học đi tiên phong trong việc ứng dụng và cập nhật các nghiên cứu của thế giới. Nhưng ở Việt Nam, thời gian gần đây, xem ra đại học lại lẽo đẽo đi sau, không tiến kịp sự vận động của xã hội. Trong khi bản dịch tiếng Việt các tác phẩm kinh điển của Kant, Hegel, Nietzsche, John Stuart Mill,  Durkheim, Deleuze (Ta biết rằng ở đại học phương Tây, Kant, Nietzsche, Heidegger… các triết gia nói chung (cả các triết gia phương Đông), không chỉ được giảng dạy ở khoa Triết, mà còn được nghiên cứu ở tất cả các khoa về khoa học xã hội và nhân văn) …, bản dịch những nghiên cứu mới của thế giới về triết học Marx, đã lưu hành nơi nhiều tầng lớp độc giả thì thử hỏi có bao nhiêu trường đại học đưa các tác phẩm đó vào chương trình giảng dạy, trong lúc mà, về nguyên tắc, sinh viên của khoa nào cũng phải học môn triết ? Điều này khiến ta phải đặt câu hỏi: đại học có đảm nhận được vai trò của nó hay không? giảng viên đại học có đảm nhận được vai trò của mình hay không?

            Tuy nhiên để trả lời những câu hỏi này, ta vấp phải một câu hỏi khác, khi đi tìm câu trả lời cho nó có lẽ ta sẽ phần nào chạm tới thực chất của ngành khoa học xã hội và nhân văn ở đại học Việt Nam: vai trò của giảng viên đại học là gì ? là một người làm công, buộc phải hoàn thành một chương trình được ấn định sẵn ? hay là người thúc đẩy sự phát triển của đời sống bằng các nghiên cứu sâu về thực trạng xã hội và về con người?

               Chừng nào mà người nghiên cứu và giảng dạy vẫn còn gạt sang một bên các vấn đề đặt ra trong xã hội họ đang sống, không chọn lựa các vấn đề của thời đại họ làm đối tượng nghiên cứu, chừng đó vẫn còn chưa có khoa học xã hội thực sự. Kể cả đối với những chủ đề tưởng như mang tính vĩnh cửu : chân lý, công lý… thì người ta cũng không thể tư duy một cách thực sự nếu không xuất phát từ những dữ liệu của đời sống hiện tại, như cách mà Sandel đã làm. Và nếu giảng viên không tư duy thực sự thì làm sao có thể dạy cho sinh viên cách tư duy ?

               Chừng nào mà nội dung nghiên cứu và giảng dạy ở đại học còn chưa theo kịp với thời sự nghiên cứu của thế giới, không đi cùng nhịp với những quan tâm và không nắm bắt được các vấn đề đang đặt ra cho giới học thuật quốc tế,  chừng đó vẫn còn chưa thể nói tới việc hội nhập với thế giới một cách bình đẳng. Chúng ta có thể tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học trên thế giới, nhưng điều đó không đảm bảo cho các nghiên cứu của chúng ta đạt tới đẳng cấp quốc tế. Khi nào chúng ta có các tham luận được trình bày trong các hội thảo quốc tế có uy tín, có các bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế, và ở mức độ cao hơn có các chuyên luận được tham khảo trong giới nghiên cứu và được dịch ra tiếng nước ngoài, lúc đó chúng ta mới thực sự khẳng định được vị thế của mình so với các đồng nghiệp trên thế giới.

                Dĩ nhiên, không phải mọi giảng viên đại học đều ở mức độ của Sandel. Song các giảng viên đại học đều làm việc theo cùng cách thức như vậy (họ suy nghĩ và công bố các suy nghĩ của họ trong các bài giảng, rồi xuất bản thành bài báo hoặc thành sách), và đại học cũng phải được tổ chức theo một mô hình nhất định để đảm bảo cho các nhân vật như Sandel xuất hiện. Chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường làm việc, qua trường hợp Trần Đức Thảo chẳng hạn ; ta biết ông đã sáng chói ở Paris ra sao và tàn lụi ở Hà Nội như thế nào. Điều quan trọng khiến cho các năng lực của Trần Đức Thảo bị tàn lụi, theo tôi, không phải là khó khăn về đời sống vật chất, mà là khó khăn về tư liệu, không có môi trường học thuật, và nhất là tư duy không được phát triển một cách tự do.

               Ta cũng biết tại miền Nam trước 1975, các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy triết học ở đại học nở rộ, sôi nổi như thế nào, và sau 1975 đã chìm xuống ra sao. Nếu ta không đối diện với các sai lầm của quá khứ để tìm cách giải quyết thì có nguy cơ ta vẫn sẽ tiếp tục những sai lầm đó, và vì chúng được duy trì trong hiện tại nên chúng sẽ trở thành một di sản tồi tệ mà ta để lại cho thế hệ tương lai.

               Để có thể phát triển thì không thể không thay đổi. Bởi lẽ bản thân khái niệm « phát triển » bao hàm trong nó ý niệm về sự thay đổi. Có thể nào bàn về sự phát triển mà lại gạt sang một bên yêu cầu về sự thay đổi? Làm sao có thể tạo được những bước phát triển mang tính chất đột phá mà lại không tiến hành những thay đổi căn bản? Có lẽ đây là thời điểm ta cần trả lời dứt khoát một số câu hỏi : ta có muốn thay đổi không ? Ta có thể thay đổi hay không ? Ta có đủ các điều kiện cần cho sự thay đổi hay không ? Ta có khả năng tạo ra các điều kiện cho sự thay đổi và có khả năng thực hiện các thay đổi hay không ? Nếu từ chối thay đổi thì ta sẽ tồn tại như thế nào trong cái thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt này ?
            Cuối cùng, xin mượn lại câu hỏi của Sandel, “Justice: What’s the Right Thing to do?” Tôi biến đổi câu hỏi ấy chút ít để kết thúc, hoặc để mở ra:
            Đại học Việt Nam: cái gì là điều đúng phải làm?
Nguyễn Thị Từ Huy
    nguyenthituhuy's blog
     http://www.rfavietnam.com/node/3294
Posted by sontrung at 12:59 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421
CÁ CHẾT Ở VIỆT NAM


Vũng Áng-Formosa-Miền Tây cá chết hàng loạt (tin tổng hợp 10-05-2016)
***
Những nghi vấn chung quanh vụ cá chết ở Vũng Áng
Ts. Mai Thanh Truyết -
 Mãi cho đến nay, vụ cá chết từ Vũng Áng ngày 6/4 là đã một tháng qua. Cá chết dài dài và hiện nay đã lan tràn xuống tận Nha Trang, cách Vũng Áng, Hà Tĩnh trên 700 km, một đoạn đường quá dài để cho “nước thải” nhà máy có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi nầy. Trong phạm vi 30 hải lý, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do dân đánh cá khám phá ngày 5/5 cũng đã chết!
Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết vào ngày 5/5, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lý, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!
Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?
Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết này.
Công nghệ sản xuất thép
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt
Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!
Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?
Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết này.\
Công nghệ sản xuất thép
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Quy trình công nghệ sản xuất thép, quặng sắt được nấu chảy trong lò (blast furnace) để loại những tạp chất trong quặng mỏ vào khoảng 3.0000F và cho thêm carbon vào. Vì vậy, định nghĩa đơn giản về “thép” là “hợp kim sắt và carbon”, thông thường dưới 1%. Và carbon nói ở đây là than đá được chế thành than “coke” qua một quy trình công nghệ khác.

Phế thải trong quá trình sản xuất thép
Qua quy trình sản xuất thép kể trên, chất thải trong việc sản xuất thép gồm hai loại trong hai giai đoạn luyện thép: - Biến than đá thành than coke; - “Nấu” sắt chung với than coke ở nhiệt độ cao.
Do đó, trong giai đoạn đầu, phế thải chánh là ammonia dưới dạng khí và lỏng trong nước làm lạnh cùng một số hóa chất độc hại như Chlorine, Phosphorous và Arsenic…Và trong quặng sắt còn có chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như: chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phosphorous.
Giai đoạn hai, chất thải gồm: khí, lõng, và rắn.
Vấn nạn môi trường trong việc luyện thép
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Trong quá trình luyện thép, vấn nạn môi trường phải được xem là hàng đầu và cần phải đầu tư đúng mức mới có khả năng bảo vệ môi trường trong vùng sản xuất và vùng trời rộng bao phủ cũng như vùng biển bao la... Và, công nghệ tiên tiến ngày nay trong việc sản xuất thép nầy cần phải bảo đảm đa dạng sinh học (bio-diversity) cùng phẩm chất không khí và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
1- Quản lý nguồn nước: là một giai đoạn cần thiết cho công việc luyện thép như:
- Nguồn nước phải được cung ứng đầy đủ cho việc luyện thép;
- Tiêu chuẩn về phẩm chất nước không được thay đổi: nước dùng gồm nước mặn, nước lợ (brackish water) và nước ngọt;
- Nước làm nguội chiếm 81% lượng nước dùng cho sản xuất thép; phần còn lại dùng cho việc làm nguội các thiết bị và đường ống.
- Nước cũng được dùng cho việc tẩy rửa (descaling), máy lọc bụi (dust scrubbers).
Căn cứ theo thống kê về “quản lý nguồn nước trong kỹ nghệ thép” (Water managemant in the steel industry), mức tiêu thụ và phát thải cho việc sản xuất 1 tấn thép là từ 25,3 m3 đến 28,6 m3.
2 – Đa dạng sinh học: tức là việc bảo vệ và giữ môi trường chung quanh nhà máy giống như lúc ban đầu khi chưa khai thác. Khu vực khai thác mõ sau đó phải được tái sinh lại bằng cách trồng rừng để bảo vệ hệ sinh thái nguyên thủy.
3 – Phẩm chất không khí: Cần phải hạn chế tối đa việc phóng thích khí thải vào môi trường. Khí thải phải được giám sát (monitor) và thiết lập họa đồ (mapping). Các nơi kiểm soát gồm: hệ thống lọc, nhà máy thanh lọc hóa chất, khu oxid hóa, hệ thồng lọc bụi, và hệ thống khử bụi v.v...
Nhưng, theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại.
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Như vậy, với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm (giai đoạn 1) được ghi trong dự án, Formosa có thể cho ra hơn 31 triệu m3 nước thải độc hại, và 6 triệu tấn chất thải rắn nếu không qua việc thanh lọc. (Trong phạm vi bài viết hôm nay, người viết không đề cập đến lượng khí thải từ việc sản xuất 1 tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, Thủy ngân, Benzen, hạt bụi PM2.5, và bụi kim loại...)
Thanh lọc sinh học (bio-remediation) phế thải lỏng trong kỹ nghệ thép
Kỹ nghệ thép cần một lượng nước rất lớn để cung cấp cho hệ thống làm nguội trực tiếp và gián tiếp, máy lọc bụi và việc pha chế hóa chất cần thiết cho việc sản xuất. Tùy theo công nghệ áp dụng, lượng nước cần dùng cho hệ thống nầy trung bình thay đổi từ 100 đến 200 m3/1tấn thép căn cứ theo Water Pollution Control Review in Environmental Control in Steel Industry, và phóng thích từ 3-6 m3/tấn nước thải tùy theo mức độ tái dụng (recycling) nguồn nước và xử dụng lại (reuse).
Nước thải được phân loại qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau như Giai đoạn 1,2, 3, và giai đoạn đánh bóng sau cùng. Có thể nói, giai đoạn biến than đá thành than coke là giai đoạn phóng thích ra nhiều hóa chất độc hại nhứt. Ngoài việc phát thải ammonia có nồng độ từ 900-1200 mg/m3, cho đến việc khử các hợp chất hữu cơ và amin để làm giảm BOD (Bio Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxogen Demand), nguyên nhân chính trong việc làm rỉ sét các đường ống. (Ammonia rất nhạy cảm với cá. Chỉ cần nồng độ 0,2mg/m3 nước có thể làm cá chết tức khắc).
Do đó, một hệ thống yếm khí (anaerobic) và xử dụng vi khuẩn Bacillus, Pseudonomas, Arthrobacter và Micrococcus là phương cách thanh lọc loại nước thải nầy là thích hợp nhứt, có thể giảm thiểu được tới 95% BOD và COD trong trướng hợp nầy.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp Membrane Bioreactor (MBR). Đây là một phương pháp tối tân nhứt hiện nay trong việc thanh lọc phế thải lỏng của nhà máy và ammonia sẽ được chuyển thành nitrate và làm phân bón.
Và phương pháp Biosorbtion qua những tác nhân hấp thụ sinh hóa (biosorbent) như rong, nấm (fungi), vi khuẩn, men (yeast) sẽ làm công việc khử cyanide cũng như việc loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì, arsenic, đồng, mangan.
Nghi vấn quanh việc cá chết ở Vũng Áng
Gần một tháng (4/5) từ ngày phát giác nạn cá chết (6/4) tại Nhà máy luyện kim Hưng Nghiệp ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một Hội đồng Khoa học, Công nghệ Quốc gia vừa được thành lập với hơn 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để tìm nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5, hội đồng do Giáo sư Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch, sẽ bao gồm 3 tổ nghiên cứu liên ngành nhằm đối chứng kết quả phân tích và sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu về những tác nhân hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn và động lực học biển. Theo thông tin từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học của Viện hôm 18/4 và 19/4, đã đến khảo sát thực tế tại các khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, tới Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế và lấy các mẫu nước, cá chết và trầm tích biển để phân tích.
Theo kết quả phân tích ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 6/4 (ngày bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt) đến ngày 24/4, hội đồng đã loại bỏ khả năng xảy ra các vụ tràn dầu lớn hay các nguyên nhân như động đất, sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương.
Hôm 2/5, GS-VS Châu Văn Minh cũng đã có buổi làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Công việc truy tìm nguyên nhân cá chết dọc theo biển miền Trung thật giản dị và hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam.
- Chỉ cần phải lấy mẫu nước và cá ở những nơi có cá chết như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. (và có thể lan tới Phan Thiết trong nay mai).
- Chỉ cần lấy mẫu nước tại đường ống xả thải của nhà máy.
- Chỉ cần lấy mẫu xác chim chết ở đão Chim cách Vũng Áng 20 hải lý về phía đông Nam.
- Chỉ cần lấy mẫu cá lớn trên 10 Kg sống ở vùng đáy ngoải khơi.
- Chỉ cần Phổ Hấp thụ Nguyên tử (Atomic Absorption Spectroscopy-AAS).
- Chỉ cần Phổ Sắc ký-Khối lượng (Gas Chromatography-Mass Scpectroscopy-GC-MS).
- Chỉ cần một phân tích viên có trình độ Cử nhân.
Nhân sự và dụng cụ phân tích có trong nhiều Phòng thí nghiệm môi trường công và tư ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc phân tích phân tích bao gồm việc lấy mẩu, bảo quản mẩu và di chuyển về phòng Lab; từ đó, mẫu được “digest” trong môi trường acid và sẵn sàng được tiêm vào máy để phân tích tự động.
Kết quả sẽ có ngay trong vòng 1 giờ mà thôi!
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt
Thế mà, tại sao cả một nước có trên 24.000 tiến sĩ căn cứ theo tuyên bố ngày 26/4/2016 của Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng và trong số đó có 15.000 người đang công tác tại cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Về Thạc sĩ và Cử nhân, theo ước tính là có gần 1 triệu “Phó Bảng” trong 92 triệu dân số, trong đó hiện nay có đến hơn 200 ngàn... còn đang thất nghiệp!
Với một con số “vĩ đại” như thế, mà tại sao không làm nỗi công việc phân tích các mẫu nước và cá chết mà phải thành lập một Hội đồng Khoa học gồm trên 100 chuyên gia và “cầu cứu” tới các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.
Tại sao?
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Chúng ta hãy nghe, Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung vừa rồi.
“Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi.
Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”

Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong đợi:
“Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2 tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra”.
Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!” (Lời người viết, “người ta” ở đây là ai? Phải chăng là cường quyền, là cơ chế chuyên chính vô sản qua Đảng CS Bắc Việt... bịt miệng người dân!)
- Năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận được dân đánh cá tại Nha Trang và Phan Thiết sử dụng hóa chất cyanide chứa trong những bình chứa 1 gallon mua của thương buôn TC qua phóng sự của ký giả của tuần báo khoa học C&EN thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society-ACS). Họ dùng các bình chứa nầy thả xuống biển, khi chạm các rặng san hô, bình vỡ ra; và chỉ khoảng độ 30 phút sau, cá nổi lên mặt nước.
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Vụ Đảo Chim: Đảo Chim, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm rất gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường vừa qua. Được mệnh danh là Vương quốc Chim, đảo này trước kia có hơn 2 triệu con hải âu xám, loài hải âu đặc hữu, quý hiếm.

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt
Vài ngày gần đây (29/4), sinh vật trên đảo bắt đầu chết hàng loạt dạt vào bờ từ cua cá đến ốc hay các loại hải sản khác nhau.
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt
Do ăn phải các loại cá chết nhiễm độc nên số phận của những con chim trên đảo cũng không ngoại lệ(?)
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

- Đảo Thị Tứ (Pag-asa): Ngày 30/4, cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ thuộc Việt Nam mà TC đã chiếm đóng từ 1970 và biến thành một căn cứ quân sự. Những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Thị Tứ, một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Cộng thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu TC thường xuyên di chuyển trong vòng 5 Km quanh đảo Thị Tứ. Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook.

- Hiện tượng cá lớn chết hàng loạt ở ngoài khơi Quảng Bình đầu tháng 5 nầy làm cho ẩn số cá chết vì nước thải nhà máy luyện thép Vũng Áng bước sáng bước ngoặt mới. Cá lớn sống ở dưới đáy xâu và xa bờ khó có thể bị nhiễm độc vì một lượng nước thải nhỏ trên phần trên bề mặt của biển.
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt
Nghi vấn về số cá chết nầy bị nhiễm độc từ ngoài khơi là do “tàu lạ” đầu độc từ xa khó có thể bị loại trừ.
Chỉ cần một chút tinh ý, chúng ta sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều lãnh đạo CSVN là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao họ im lặng hoặc tìm những câu lý giải ngớ ngẩn.
Phải chăng, những vụ nhiễm độc trên đây là do âm mưu của Trung Cộng cũng như đem sự việc làm ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Áng làm DIỆN và cho tàu cá, tàu quân sự đầu độc khắp vùng bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật. Điều nầy mới chính là ĐIỂM.
Thay lời kết
Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao CSVN có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.
Phải chăng:
- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?
- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai?
- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?
- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.
Còn đối với với 24.000 Tiến sĩ, trong đó hơn 93% tập trung ở khu vực quản lý và nghiên cứu của “nhà nước”, đo đó phải “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày” theo chỉ thị của cấp trên!
Theo suy nghĩ của đời thường, con cá sống nhờ nước, vậy khi có sự thay đổi nào đó trong nguồn nước thì cá phải chết. Từ đó, việc truy tìm nguyên nhân sẽ nghĩ đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, El nino, thay đổi độ mặn của nước, nước thiếu oxy, vấn đề ô nhiễm môi sinh (do hoá chất độc hại, kim loại nặng, dầu cặn, các chất phế thải kỹ nghệ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thuốc khai khai quang vv.), độc tố bio-toxins do hiện tượng nở hoa (bloom) của một số loại tảo vi sinh (phytoplankton) tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ (red tide)...
Sáng ngày 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. "Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt."
Nhưng, những điều trên, có lẽ không nằm trong suy nghĩ của Trung Cộng?

Vì sao?
Nếu chúng ta lấy mốc thời gian ở thời điểm 19/1/1979, ngày TC “dạy bài học cho Việt Nam” cho đến nay, TC đã đi một bước dài trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam hầu biến Việt Nam thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ máu của TC.
Trở lại nghi vấn Nhà máy thép Vũng Áng. Nếu căn cứ theo văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của Formosa, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép Hưng Nghiệp và các công trình dự án cảng Sơn Dương.

Từ văn bản trên, kết luận có thể được đưa ra là Nhà máy luyện thép chưa đi vào hoạt động trong thời điểm nầy.
Và 12.000 m3 nước thải xả ra hàng ngày là gì?
Đến từ nhà máy nào?
Nhà máy hóa dầu hay nhà máy chất dẽo, hay nhà máy nhiệt điện?
Hay một loạt nhà máy hóa chất bí mật nào khác?
Và những vụ cá chết ngoài khơi, ngoài đảo xa khó có thể được ghi nhận là do nước thải độc hại từ nhà máy ở Vũng Áng được!
Tất cả là bí mật, vì Đặc khu Vũng Áng với 228 km2 đã là một vùng tự trị của TC kể từ ngày 14/7/2014 rồi.
Nhìn lại bản đồ Việt Nam với 49 chấm đỏ thu thập từ năm 2005 đến giờ, những nơi có tập trung trên 1.000 người Tàu, dưới bạn công nhân, tình báo, không kể đến những công nhận nhập lậu (40% công nhân Tàu làm việc trong Đặc khu Vũng Áng không có giấy phép do UB ND Tỉnh Hà Tĩnh cấp!).
Chúng ta thấy gì ở những gọng kìm của Trung Cộng?
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

- Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
- Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra;
- Và gọng kìm thứ tư, chính là đảng CS Bắc Kỳ, thái thú biết nói tiếng Việt của TC, đã, đang và sẽ mở rộng biên giới cho TC theo châm ngôn “Thà mất nước hơn mất đảng”.

Qua bốn gọng kìm trên, chắc chắn là gọng kìm thứ tư chính là nguyên nhân duy nhứt, mở đường cho ba sự việc nêu trên, và Đặc khu Vũng Áng là một thí dụ điển hình nhứt.
Cuối cùng, việc cá chết hàng loạt bắt đầu từ Đặc khu Vũng Áng phải chăng là nơi Trung Cộng:
- Sản xuất hóa chất độc hại và xả phế thải độc hại vào biển Việt Nam?
- Formosa cũng có thể là một tập hợp nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của TC?
- Hoặc là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học?

- Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Quốc sang Hà Tĩnh để thanh lọc thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao.
- Có điều cần chú ý là vụ cá chết ở hai tuần lễ cuối tháng tư ở Quảng Bình, Đảo Chim, Đà Nẵng, và Nha Trang khác với tuần đầu tiên khi Formosa xả thải ra biển. Trong đợt chết sau nầy trầm trọng hơn và cá ở phần đáy, tức cá lớn chết nhiều hơn cá sống ở phần nước mặt.
- Nói riêng về hóa chất, Cty Formosa công bố, theo đúng các con số thấy được qua kiểm tra, cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, đã nhập 384 tấn hóa chất, với 43 loại hóa chất được đăng ký và chấp thuận nhập cảng để sử dụng. Và từ đầu 2016 đến nay Cty đã xử dụng 51 tấn hóa chất với mục đích khai báo là làm sạch đường ống, làm nguội các hệ thống ống dẫn, còn tồn kho 248 tấn hóa chất.
GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi.

Và sau cùng, dù sao đi nữa, Đảng Cộng sản VN và Trung Cộng đã làm nguồn nước Cửu Long khô cạn, nguồn tôm cá biển sắp bị tiệt chủng... thì, một lần nữa “Nước Dơ Phải Rửa Bằng MÁU” mà thôi, như lời của vua Duy Tân nhắn lại cho con cháu về sau.
Houston, ngày 6 tháng 5, năm 2016
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)
Ts Mai Thanh Truyết
danlambaovn.blogspot.com

Vũng Áng-Formosa-Miền Tây cá chết hàng loạt (tin tổng hợp 10-05-2016)
***
Những nghi vấn chung quanh vụ cá chết ở Vũng Áng
Ts. Mai Thanh Truyết -
Mãi cho đến nay, vụ cá chết từ Vũng Áng ngày 6/4 là đã một tháng qua. Cá chết dài dài và hiện nay đã lan tràn xuống tận Nha Trang, cách Vũng Áng, Hà Tĩnh trên 700 km, một đoạn đường quá dài để cho “nước thải” nhà máy có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi nầy. Trong phạm vi 30 hải lý, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do dân đánh cá khám phá ngày 5/5 cũng đã chết!
Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết vào ngày 5/5, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lý, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!
Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?
Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết này.
Công nghệ sản xuất thép
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!
Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?
Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết này.

Công nghệ sản xuất thép
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Quy trình công nghệ sản xuất thép, quặng sắt được nấu chảy trong lò (blast furnace) để loại những tạp chất trong quặng mỏ vào khoảng 3.0000F và cho thêm carbon vào. Vì vậy, định nghĩa đơn giản về “thép” là “hợp kim sắt và carbon”, thông thường dưới 1%. Và carbon nói ở đây là than đá được chế thành than “coke” qua một quy trình công nghệ khác.

Phế thải trong quá trình sản xuất thép
Qua quy trình sản xuất thép kể trên, chất thải trong việc sản xuất thép gồm hai loại trong hai giai đoạn luyện thép: - Biến than đá thành than coke; - “Nấu” sắt chung với than coke ở nhiệt độ cao.
Do đó, trong giai đoạn đầu, phế thải chánh là ammonia dưới dạng khí và lỏng trong nước làm lạnh cùng một số hóa chất độc hại như Chlorine, Phosphorous và Arsenic…Và trong quặng sắt còn có chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như: chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phosphorous.
Giai đoạn hai, chất thải gồm: khí, lõng, và rắn.
Vấn nạn môi trường trong việc luyện thép
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Trong quá trình luyện thép, vấn nạn môi trường phải được xem là hàng đầu và cần phải đầu tư đúng mức mới có khả năng bảo vệ môi trường trong vùng sản xuất và vùng trời rộng bao phủ cũng như vùng biển bao la... Và, công nghệ tiên tiến ngày nay trong việc sản xuất thép nầy cần phải bảo đảm đa dạng sinh học (bio-diversity) cùng phẩm chất không khí và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.

1- Quản lý nguồn nước: là một giai đoạn cần thiết cho công việc luyện thép như:
- Nguồn nước phải được cung ứng đầy đủ cho việc luyện thép;
- Tiêu chuẩn về phẩm chất nước không được thay đổi: nước dùng gồm nước mặn, nước lợ (brackish water) và nước ngọt;
- Nước làm nguội chiếm 81% lượng nước dùng cho sản xuất thép; phần còn lại dùng cho việc làm nguội các thiết bị và đường ống.
- Nước cũng được dùng cho việc tẩy rửa (descaling), máy lọc bụi (dust scrubbers).
Căn cứ theo thống kê về “quản lý nguồn nước trong kỹ nghệ thép” (Water managemant in the steel industry), mức tiêu thụ và phát thải cho việc sản xuất 1 tấn thép là từ 25,3 m3 đến 28,6 m3.
2 – Đa dạng sinh học: tức là việc bảo vệ và giữ môi trường chung quanh nhà máy giống như lúc ban đầu khi chưa khai thác. Khu vực khai thác mõ sau đó phải được tái sinh lại bằng cách trồng rừng để bảo vệ hệ sinh thái nguyên thủy.

3 – Phẩm chất không khí: Cần phải hạn chế tối đa việc phóng thích khí thải vào môi trường. Khí thải phải được giám sát (monitor) và thiết lập họa đồ (mapping). Các nơi kiểm soát gồm: hệ thống lọc, nhà máy thanh lọc hóa chất, khu oxid hóa, hệ thồng lọc bụi, và hệ thống khử bụi v.v...
Nhưng, theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại.

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Như vậy, với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm (giai đoạn 1) được ghi trong dự án, Formosa có thể cho ra hơn 31 triệu m3 nước thải độc hại, và 6 triệu tấn chất thải rắn nếu không qua việc thanh lọc. (Trong phạm vi bài viết hôm nay, người viết không đề cập đến lượng khí thải từ việc sản xuất 1 tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, Thủy ngân, Benzen, hạt bụi PM2.5, và bụi kim loại...)

Thanh lọc sinh học (bio-remediation) phế thải lỏng trong kỹ nghệ thép
Kỹ nghệ thép cần một lượng nước rất lớn để cung cấp cho hệ thống làm nguội trực tiếp và gián tiếp, máy lọc bụi và việc pha chế hóa chất cần thiết cho việc sản xuất. Tùy theo công nghệ áp dụng, lượng nước cần dùng cho hệ thống nầy trung bình thay đổi từ 100 đến 200 m3/1tấn thép căn cứ theo Water Pollution Control Review in Environmental Control in Steel Industry, và phóng thích từ 3-6 m3/tấn nước thải tùy theo mức độ tái dụng (recycling) nguồn nước và xử dụng lại (reuse).

Nước thải được phân loại qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau như Giai đoạn 1,2, 3, và giai đoạn đánh bóng sau cùng. Có thể nói, giai đoạn biến than đá thành than coke là giai đoạn phóng thích ra nhiều hóa chất độc hại nhứt. Ngoài việc phát thải ammonia có nồng độ từ 900-1200 mg/m3, cho đến việc khử các hợp chất hữu cơ và amin để làm giảm BOD (Bio Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxogen Demand), nguyên nhân chính trong việc làm rỉ sét các đường ống. (Ammonia rất nhạy cảm với cá. Chỉ cần nồng độ 0,2mg/m3 nước có thể làm cá chết tức khắc).
Do đó, một hệ thống yếm khí (anaerobic) và xử dụng vi khuẩn Bacillus, Pseudonomas, Arthrobacter và Micrococcus là phương cách thanh lọc loại nước thải nầy là thích hợp nhứt, có thể giảm thiểu được tới 95% BOD và COD trong trướng hợp nầy.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp Membrane Bioreactor (MBR). Đây là một phương pháp tối tân nhứt hiện nay trong việc thanh lọc phế thải lỏng của nhà máy và ammonia sẽ được chuyển thành nitrate và làm phân bón.
Và phương pháp Biosorbtion qua những tác nhân hấp thụ sinh hóa (biosorbent) như rong, nấm (fungi), vi khuẩn, men (yeast) sẽ làm công việc khử cyanide cũng như việc loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì, arsenic, đồng, mangan.

Nghi vấn quanh việc cá chết ở Vũng Áng
Gần một tháng (4/5) từ ngày phát giác nạn cá chết (6/4) tại Nhà máy luyện kim Hưng Nghiệp ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một Hội đồng Khoa học, Công nghệ Quốc gia vừa được thành lập với hơn 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để tìm nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5, hội đồng do Giáo sư Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch, sẽ bao gồm 3 tổ nghiên cứu liên ngành nhằm đối chứng kết quả phân tích và sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu về những tác nhân hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn và động lực học biển. Theo thông tin từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học của Viện hôm 18/4 và 19/4, đã đến khảo sát thực tế tại các khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, tới Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế và lấy các mẫu nước, cá chết và trầm tích biển để phân tích.
Theo kết quả phân tích ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 6/4 (ngày bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt) đến ngày 24/4, hội đồng đã loại bỏ khả năng xảy ra các vụ tràn dầu lớn hay các nguyên nhân như động đất, sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương.
Hôm 2/5, GS-VS Châu Văn Minh cũng đã có buổi làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.

Thưa Quý vị,
Công việc truy tìm nguyên nhân cá chết dọc theo biển miền Trung thật giản dị và hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam.
- Chỉ cần phải lấy mẫu nước và cá ở những nơi có cá chết như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. (và có thể lan tới Phan Thiết trong nay mai).
- Chỉ cần lấy mẫu nước tại đường ống xả thải của nhà máy.
- Chỉ cần lấy mẫu xác chim chết ở đão Chim cách Vũng Áng 20 hải lý về phía đông Nam.
- Chỉ cần lấy mẫu cá lớn trên 10 Kg sống ở vùng đáy ngoải khơi.
- Chỉ cần Phổ Hấp thụ Nguyên tử (Atomic Absorption Spectroscopy-AAS).
- Chỉ cần Phổ Sắc ký-Khối lượng (Gas Chromatography-Mass Scpectroscopy-GC-MS).
- Chỉ cần một phân tích viên có trình độ Cử nhân.
Nhân sự và dụng cụ phân tích có trong nhiều Phòng thí nghiệm môi trường công và tư ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc phân tích phân tích bao gồm việc lấy mẩu, bảo quản mẩu và di chuyển về phòng Lab; từ đó, mẫu được “digest” trong môi trường acid và sẵn sàng được tiêm vào máy để phân tích tự động.
Kết quả sẽ có ngay trong vòng 1 giờ mà thôi!

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Thế mà, tại sao cả một nước có trên 24.000 tiến sĩ căn cứ theo tuyên bố ngày 26/4/2016 của Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng và trong số đó có 15.000 người đang công tác tại cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Về Thạc sĩ và Cử nhân, theo ước tính là có gần 1 triệu “Phó Bảng” trong 92 triệu dân số, trong đó hiện nay có đến hơn 200 ngàn... còn đang thất nghiệp!

Với một con số “vĩ đại” như thế, mà tại sao không làm nỗi công việc phân tích các mẫu nước và cá chết mà phải thành lập một Hội đồng Khoa học gồm trên 100 chuyên gia và “cầu cứu” tới các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.
Tại sao?
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Chúng ta hãy nghe, Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung vừa rồi.
“Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi.

Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”
Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong đợi:
“Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2 tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra”.

Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!” (Lời người viết, “người ta” ở đây là ai? Phải chăng là cường quyền, là cơ chế chuyên chính vô sản qua Đảng CS Bắc Việt... bịt miệng người dân!)
- Năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận được dân đánh cá tại Nha Trang và Phan Thiết sử dụng hóa chất cyanide chứa trong những bình chứa 1 gallon mua của thương buôn TC qua phóng sự của ký giả của tuần báo khoa học C&EN thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society-ACS). Họ dùng các bình chứa nầy thả xuống biển, khi chạm các rặng san hô, bình vỡ ra; và chỉ khoảng độ 30 phút sau, cá nổi lên mặt nước.

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Vụ Đảo Chim: Đảo Chim, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm rất gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường vừa qua. Được mệnh danh là Vương quốc Chim, đảo này trước kia có hơn 2 triệu con hải âu xám, loài hải âu đặc hữu, quý hiếm.
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt
Do ăn phải các loại cá chết nhiễm độc nên số phận của những con chim trên đảo cũng không ngoại lệ(?)
vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

- Đảo Thị Tứ (Pag-asa): Ngày 30/4, cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ thuộc Việt Nam mà TC đã chiếm đóng từ 1970 và biến thành một căn cứ quân sự. Những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Thị Tứ, một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Cộng thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu TC thường xuyên di chuyển trong vòng 5 Km quanh đảo Thị Tứ. Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook.

- Hiện tượng cá lớn chết hàng loạt ở ngoài khơi Quảng Bình đầu tháng 5 nầy làm cho ẩn số cá chết vì nước thải nhà máy luyện thép Vũng Áng bước sáng bước ngoặt mới. Cá lớn sống ở dưới đáy xâu và xa bờ khó có thể bị nhiễm độc vì một lượng nước thải nhỏ trên phần trên bề mặt của biển.

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

Nghi vấn về số cá chết nầy bị nhiễm độc từ ngoài khơi là do “tàu lạ” đầu độc từ xa khó có thể bị loại trừ.
Chỉ cần một chút tinh ý, chúng ta sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều lãnh đạo CSVN là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao họ im lặng hoặc tìm những câu lý giải ngớ ngẩn.
Phải chăng, những vụ nhiễm độc trên đây là do âm mưu của Trung Cộng cũng như đem sự việc làm ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Áng làm DIỆN và cho tàu cá, tàu quân sự đầu độc khắp vùng bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật. Điều nầy mới chính là ĐIỂM.

Thay lời kết
Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao CSVN có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.
Phải chăng:
- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?
- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai?
- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?
- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.

Còn đối với với 24.000 Tiến sĩ, trong đó hơn 93% tập trung ở khu vực quản lý và nghiên cứu của “nhà nước”, đo đó phải “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày” theo chỉ thị của cấp trên!
Theo suy nghĩ của đời thường, con cá sống nhờ nước, vậy khi có sự thay đổi nào đó trong nguồn nước thì cá phải chết. Từ đó, việc truy tìm nguyên nhân sẽ nghĩ đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, El nino, thay đổi độ mặn của nước, nước thiếu oxy, vấn đề ô nhiễm môi sinh (do hoá chất độc hại, kim loại nặng, dầu cặn, các chất phế thải kỹ nghệ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thuốc khai khai quang vv.), độc tố bio-toxins do hiện tượng nở hoa (bloom) của một số loại tảo vi sinh (phytoplankton) tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ (red tide)...
Sáng ngày 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. "Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt."
Nhưng, những điều trên, có lẽ không nằm trong suy nghĩ của Trung Cộng?

Vì sao?
Nếu chúng ta lấy mốc thời gian ở thời điểm 19/1/1979, ngày TC “dạy bài học cho Việt Nam” cho đến nay, TC đã đi một bước dài trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam hầu biến Việt Nam thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ máu của TC.
Trở lại nghi vấn Nhà máy thép Vũng Áng. Nếu căn cứ theo văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của Formosa, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép Hưng Nghiệp và các công trình dự án cảng Sơn Dương.

Từ văn bản trên, kết luận có thể được đưa ra là Nhà máy luyện thép chưa đi vào hoạt động trong thời điểm nầy.
Và 12.000 m3 nước thải xả ra hàng ngày là gì?
Đến từ nhà máy nào?
Nhà máy hóa dầu hay nhà máy chất dẽo, hay nhà máy nhiệt điện?
Hay một loạt nhà máy hóa chất bí mật nào khác?
Và những vụ cá chết ngoài khơi, ngoài đảo xa khó có thể được ghi nhận là do nước thải độc hại từ nhà máy ở Vũng Áng được!
Tất cả là bí mật, vì Đặc khu Vũng Áng với 228 km2 đã là một vùng tự trị của TC kể từ ngày 14/7/2014 rồi.
Nhìn lại bản đồ Việt Nam với 49 chấm đỏ thu thập từ năm 2005 đến giờ, những nơi có tập trung trên 1.000 người Tàu, dưới bạn công nhân, tình báo, không kể đến những công nhận nhập lậu (40% công nhân Tàu làm việc trong Đặc khu Vũng Áng không có giấy phép do UB ND Tỉnh Hà Tĩnh cấp!).
Chúng ta thấy gì ở những gọng kìm của Trung Cộng?

vũng áng hà tĩnh formosa cá chết hàng loạt

- Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
- Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra;
- Và gọng kìm thứ tư, chính là đảng CS Bắc Kỳ, thái thú biết nói tiếng Việt của TC, đã, đang và sẽ mở rộng biên giới cho TC theo châm ngôn “Thà mất nước hơn mất đảng”.
Qua bốn gọng kìm trên, chắc chắn là gọng kìm thứ tư chính là nguyên nhân duy nhứt, mở đường cho ba sự việc nêu trên, và Đặc khu Vũng Áng là một thí dụ điển hình nhứt.
Cuối cùng, việc cá chết hàng loạt bắt đầu từ Đặc khu Vũng Áng phải chăng là nơi Trung Cộng:
- Sản xuất hóa chất độc hại và xả phế thải độc hại vào biển Việt Nam?
- Formosa cũng có thể là một tập hợp nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của TC?
- Hoặc là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học?
- Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Quốc sang Hà Tĩnh để thanh lọc thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao.
ng, và Nha Trang khác với tuần đầu tiên khi Formosa xả thải ra biển. Trong đợt chết sau nầy trầm trọng hơn và cá ở phần đáy, tức cá lớn chết nhiều hơn cá sống ở phần nước mặt.

- Nói riêng về hóa chất, Cty Formosa công bố, theo đúng các con số thấy được qua kiểm tra, cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, đã nhập 384 tấn hóa chất, với 43 loại hóa chất được đăng ký và chấp thuận nhập cảng để sử dụng. Và từ đầu 2016 đến nay Cty đã xử dụng 51 tấn hóa chất với mục đích khai báo là làm sạch đường ống, làm nguội các hệ thống ống dẫn, còn tồn kho 248 tấn hóa chất.
GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi.
Và sau cùng, dù sao đi nữa, Đảng Cộng sản VN và Trung Cộng đã làm nguồn nước Cửu Long khô cạn, nguồn tôm cá biển sắp bị tiệt chủng... thì, một lần nữa “Nước Dơ Phải Rửa Bằng MÁU” mà thôi, như lời của vua Duy Tân nhắn lại cho con cháu về sau.
Houston, ngày 6 tháng 5, năm 2016
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)
Ts Mai Thanh Truyết
danlambaovn.blogspot.com

Biểu tình phản đối Formosa tại New Jersey và California (Hoa Kỳ)
NEW JERSEY, HOA KỲ (CTM Media ) – Trưa ngày 1 Tháng Năm, 2016 cùng đồng hành với đồng bào quốc nội trong ngày biểu tình phản đối công ty Thép Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh bờ biển Miền Trung, một số đồng bào và các đảng viên Việt Tân miền Đông Bắc Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc biểu tình ngay trong khuôn viên trụ sở công ty Formosa, tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. 

https://chantroimoimedia.com/2016/05/04/phong-su-bieu-tinh-phan-doi-formosa-new-jersey-hoa-ky-ngay-152016/
 Thưa ông Phó Giáo sư, dân không phải là lũ nộm.
Wed, 06/15/2016 - 01:06 — canhco
Trong vụ cá chết tại miền Trung người dân ược chính quyền tận tình dẫn giải rằng ăn cá lúc này vẫn an toàn và cứ bình tâm mà ăn. Một cách nào đó, ăn cá trong lúc dầu sôi lửa bỏng là yêu nước, mà yêu nước là “yêu chủ nghĩa xã hội”.
Chính quyền Đà Nẵng phải nói là rất anh hùng trong việc hy sinh bản thân để lấy lại sự bình tĩnh cho người dân. Cán bộ cởi trần xuống biển tắm và ăn bữa tiệc cá hoành tráng trên bờ để người dân thấy rằng ăn cá sẽ không có vấn đề gì.
Vấn đề ở chỗ người dân không chịu tin vì họ đòi phải biết đích thị những con cá nằm trên bàn kia được bắt từ đâu? Nó thuộc quốc tịch nào và ai là người đủ uy tín để nói rằng bọn cá này bị bắt tại khu vực Đà Nẵng hay lân cận?

Hình như chưa đủ sức mạnh chèo kéo người dân ăn cá, ông Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát còn mạnh miệng phát động phong trào mua bán cá khắp các tỉnh miền Trung, nếu số cá đó được chứng nhận là từ tàu đánh bắt xa bờ ít nhất là 20 hải lý. Dân không nghe và cũng may, dân…hờ hững.
Và bây giờ dân không còn hờ hững nữa khi một vựa cá tại Vĩnh Linh bị phát hiện có 30 tấn cá nhiễm độc chất Phenol trong khi người chủ vựa trưng ra bằng cớ là đã mua cá từ các tàu xa bờ trong thời gian cá chết. Vậy là lời rao của ông Bộ trưởng Phát là hành vi thúc đẩy người dân vào chỗ chết để chính phủ thoát hiểm bởi các câu hỏi về cá.

Có điều, chính phủ không ngừng lại ván bài gian lận, họ tiếp tục thúc đẩy những kẻ mang danh là trí thức đem lập luận của bà già nhà quê ra đánh lừa dư luận. Trí thức đó là ông PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Trong bài viết đăng trên VietnamNet ông Thịnh cho rằng cá nục tại Quảng Trị nhiễm Phenol có thể do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất do nguồn nước biển ô nhiễm, và nguyên nhân thứ hai do vựa cá dùng chất Phenol để bảo quản.

Trong trường hợp nhiễm độc vì ô nhiễm ông Thịnh lãng tránh sự thật rằng thiên nhiên không có độc chất Phenol và vì vậy cần làm rõ ai, đơn vị nào có đủ khả năng thải một lượng độc chất lớn đến nỗi gây tác hại cho hàng trăm tấn cá khi số lượng nước biển nhiều như thế?
Đáng ngạc nhiên hơn, khi đã xác định là Phenol bị ngấm vào 30 tấn cá như vậy nhưng ông PGS-TS này lại mạnh miệng cho rằng: “Trường hợp này không nhất thiết phải tiêu huỷ vì 30 tấn cá rất nhiều tiền, có khi cả cơ nghiệp của người dân.”
Nếu biết làm một bài tính nhẩm ông Thịnh sẽ thấy 30 tấn cá khi được ăn theo như lời khuyên của ông và hậu quả xảy ra thì bao nhiêu người, bao nhiêu tiền tỷ phải bỏ ra để điều trị và bao nhiêu nước mắt sẽ đổ xuống vì nghe lời khuyên vô nhân tính của ông?

Không thể dùng từ nào khác ngoài hai chữ “nhà quê” để diễn tả cách ông PGS hướng dẫn cho người dân khi muốn ăn cá chết. Ông dạy rằng hợp chất Phenol rất dễ hoà tan trong nước nên có thể xử lý bằng cách rã đông cá tự nhiên. Và đây là cách rã đông của ông:
“Để cá không bị nát, có thể lấy nước đá lạnh ngâm cá rồi tháo nước đi, làm 2-3 lần sẽ khiến Phenol giảm nồng độ. Sau đó kiểm tra lại nồng độ Phenol 1 lần nữa trước khi cấp đông trở lại”.
Làm như rất thành thật, ông bày vẽ: “Nếu gia đình nào cẩn trọng, khi mua cá về để rã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có Phenol sẽ tan ra. Đặc biệt nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc hơn”.

Ôi dân tôi, sống hơn bốn mươi năm sau ngày giải phóng vẫn cặm cụi ngồi “rã đông” từng con cá nhiễm độc chỉ vì tiết kiệm vài ngàn bạc cụ Hồ, bất kể con cá đó nó nuốt chất độc vào cơ thể rồi chất độc ấy ngoan ngoãn nằm bên ngoài lớp thịt của nó để ông PGS “rã đông” theo cách thủ công này hay không. Người dân đủ khôn ngoan để biết độc chất sẽ tan vào từng tế bào của cá và nằm đó phục kích những “lý thuyết” xảo trá như của ông Bộ trưởng Cao Đức Phát và hôm nay tới ông PGS Nguyễn Duy Thịnh.
Người dân chúng tôi biết rằng ông đưa lý luận này ra để cứu đảng, và do non nớt vụng về ông để lộ bản chất không nên có của người trí thức: giả trá và ngụy biện, thậm chí chụp mũ người dân để tăng thêm trọng lượng của loại lý luận thời đồ đá trong khi ông không phải là một viên chức an ninh.
Dân không còn ngu khi nghe lời ông mà “yêu nước quên thân” để ông PGS có cơ hội “vì Formosa phục vụ”.
Ông đưa ra cách nói quy chụp theo sự mớm lời của ai đó muốn đánh tráo tội danh này cho người hiền lương khi ai cũng biết đích danh thủ phạm thải độc. Ông cho rằng có thể do người dân cố tình đưa Phenol vào cá để bảo quản.
Mờ mờ ảo ảo, đánh lận con đen ông cho là có khả năng người mua cá chết về rồi dùng Phenol để bảo quản cá, ông viết “Trường hợp này phải xử nghiêm vì vi phạm pháp luật. Nếu cố tình lấy cá chết mang về bảo quản bằng Phenol thì cá đó còn bị nhiễm độc kép do bản thân con cá đã chứa độc tố trong quá trình bị vi sinh vật phân huỷ, giờ lại thêm Phenol thì cá này buộc phải tiêu huỷ”.
Trước khi xác định cái cần xác định là “tiêu hủy” ông lái chiếc xe chở cá về hướng khác: người dân.
Ôi, tôi không biết nói gì với sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội dưới tài năng dẫn dắt của ông, tôi chỉ chia sẻ niềm đau của người dân Vĩnh Linh vì cả tin lời ông Cao Đức Phát mà bây giờ sắp phải vào tù thế thân cho Formosa nếu phán xét của ông Nguyễn Duy Thịnh được ai đó mang vào tòa án áp dụng cho bà Lê Thị Thuộc chủ nhân vựa cá Dũng Thuộc nơi chứa 30 tấn cá nục nhiễm độc chất Phenol.
 canhco's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3308

Sự thiệt hại về ô nhiễm môi trường tại VN
Sáng nay chủ nhật mình gọi điện về VN cho 1 ông bạn cùng quê . Ông ta hơn mình mấy tuổi trước đây làm quan to trong Tổng cục Du Lịch , mới về hưu được mấy năm . Mình hỏi anh tình hình biển nhiễm độc như thế thì du lịch biển sẽ về đâu ? Anh nói chết hết rồi chú ơi quả Formosa này chúng nó từ trên xuống dưới kiếm giỏi lắm thì được 4 tỷ đô mà thiệt hại cho đất nước thì không dưới 100 tỷ USD chưa nói đến môi trường sinh thái biển , các rặng san hô , các vườn cá ngầm , rong rêu ….có thể hàng trăm năm sau chưa hồi phục lại được . Mình hỏi sao mà lớn vậy anh ? 100 tỷ USD là nhiều lắm à nha
Anh nói để anh tính sơ sơ cho chú nhé
- Về ngư nghiệp : có hơn 30.000 tàu thuyền , mổi con tàu đánh cá nhỏ cùng với ngư lưới cụ ít ra cũng là 500 – 600 triệu tính ra cũng là hơn 1 tỷ đô rồi . Mấy con tàu đó mà nằm bờ dăm tháng thôi là chỉ còn sắt vụn và gỗ mục thôi , máy móc thì hư , mà không hư cũng chẳng bán được cho ai còn ngư lưới cụ thì mục nát hết , các loại máy như máy định vị , ra đa dò luồng cá , máy liên lạc vô tuyến VHF , tời neo kéo lưới , đèn đóm, ac quy …tất cả bán ve chai cũng không ai mua , mà vứt đi thì cũng không có chỗ vứt , kéo lên bờ thì cũng không có chỗ để mà lại phải tốn công kéo , chỉ còn cách đánh đắm xuống biển thôi ,thế thì biển lại thêm ô nhiễm gấp mấy lần nữa .
Thiệt hại này thì không thể tính được
- Về ngư dân : có gần 5 triệu ngư dân và những người làm nghề ăn theo biển như bán xăng dầu , đóng mới và sửa chữa tàu bè ,sản xuất ngư lưới cụ , máy móc thiết bị nghề cá , làm nước đá , cung cấp nhu yếu phẩm gạo , sữa , bia bọt …cho ngư dân , tất cả đều thất nghiệp chẳng biết bán hàng cho ai . Nhiều ông sẽ phá sản vì ngư dân thường mua chịu đi biển về bán cá mới có tiền trả , bây giờ cá không có , mà có cũng không bán được thì lấy gì trả …thịt ngư dân có ăn được không ? coi như là xong luôn . Lại còn đội ngũ thu mua , chế biến hải sản trên bờ , coi như là đóng cửa thất nghiệp luôn…tiền ứng trước cho ngư dân là cũng mất luôn… Vợ con ngư dân lâu nay sống nhờ biển cũng thất nghiệp và nghỉ học luôn

- Về du lịch : Thử hỏi chú bờ biển Đông từ Vịnh Bắc Bộ cho đến Cà mau hơn 3000 km có hàng ngàn bãi tắm và điểm du lịch bây giờ có ai dám xuống tắm không ? Biển không tắm được thì ai đến làm gì vậy thì hàng trăm ngàn nhà nghỉ , khách sạn , nhà hàng , sân Golf . resort …rồi thì đội ngũ phục vụ , nấu nướng , xe ôm, taxi , kể cả bia ôm , mát xa , mát gần, karaoke… bây giờ ngồi vêu mỏ hết, khô bướm hết luôn …Thì những thiệt hại đó chú có tính được không ? Tầm cỡ chú mà không tính ra thì ai tính ra

- Đó là anh chỉ nói sơ sơ 2 lĩnh vực đó thôi , còn người dân cả nước thì sao ? Đã hơn 10 năm nay rồi từ ngày 3X nó cho nhập mấy cái nhà máy nhiệt điện Trung quốc về thì tất cả nước làm mát và hoá chất súc rửa đường ống đều xả thẳng xuống biển , thằng Formosa , Vedan …này nó làm lộ quá , liều quá nên 1 mình nó bị chửi thôi chứ còn các nhà máy nhiệt điện của Dầu Khí và Điện Lực thì nó xả còn gấp 10 lần thằng này . Vậy thì cứ tính 10 năm nay thôi dân mình ăn bao nhiêu cá, tôm, nghêu, sò, ốc, hến ,sứa … bao nhiêu rong biển được nấu canh , bao nhiêu muối , nước mắm , bao nhiêu người ngâm mình dưới biển , có người ngày nào cũng tắm biển …Vậy thì mấy chục triệu con người này sẽ bị ung thư và có nguy cơ bị ung thư . Thiệt hại đó ai tính được ?

Cái ác của chúng là nó chỉ làm các nhà máy này tại Biển Đông thôi và dòng hải lưu thì đổi chiều nên chất độc cứ chảy đến Cà Mau thì ngưng lại và chảy theo chiều ngược lại . còn phía Bắc thì chất độc chỉ chảy đến vịnh Bắc Bộ gần hãi phận Trung Quốc là ngưng lại chảy ngược vào Nam. Như vậy chất độc chỉ sàng qua sàng lại thôi và chỉ dân mình chết thôi

Còn biển Tây – Phú quốc – Kiên Giang thì an toàn nên chuyến này dân giàu sẽ đổ dồn về đây du lịch , tắm biển ,mua đất đại , rồi thuỷ hải sản nước mắm ,muối ở đây sẽ đắt ngang hàng nhập từ Thái Lan.Mà chú biết Kiên Giang này thì cha con nhà 3X với Lê Hồng Anh làm vua từ 1975 đến nay nên có cơ sở nào , công ty nào , khách sạn nào , khu du lịch nào …nếu không có bóng dáng cha con, họ hàng nhà nó mà hoạt động được không ?
Phải nói là cú chuẩn bị để hạ cánh của nó đẹp còn hơn mơ nữa
Mình nghe xong quăng điện thoại xuống giường và nằm khóc . Ôi đất nước tôi ? Đồng bào hãy đọc những dòng chữ này rồi tìm con đường sống cho mình nhé.
( FB Stt của Hiếu Bùi)
Bài của Ralph do VOA dịch và đăng lại, và nguyên tác tiếng Anh trên Forbes:
Cá chết hàng loạt ở cửa sông Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2016-05-11
ca_chet_th1_2mgstnkfppsqc.jpg
Cá chết trong lồng, bè tại Thanh Hóa.
Youtube screenshot
Your browser does not support the audio element.
Việc cá chết trên sông Bưởi gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của người nông dân chưa kịp nguôi thì liền sau đó, trên cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Theo thống kê sơ bộ của những chủ gia đình nuôi cá lồng, cá bè ở đây thì tổng số thiệt hại có thể lên đến hai tỉ đồng. Đối với người nông dân lấy sức lao động và sự cần mẫn làm phương tiện phát triển kinh tế thì con số thiệt hại vừa nói là quá khủng khiếp.
Chưa tìm ra nguyên nhân
Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của người nông dân có lồng và bè cá bị chết hiện nay ở Tĩnh Gia là rất lo lắng và thất vọng bởi phía chính quyền vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.
Như lời của một nông dân nuôi cá lồng tên Sơn:
    Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ.
    - Anh Dũng
“Xả các chất thải ra, có nhiều yếu tố nguyên nhân lắm, cho nên mình cũng không khẳng định được. Cần phải có hỗ trợ đền bù chứ! Trong đó có nguyên nhân chất thải và tàu bè ra vào liên tục ở ngay cảng, chỗ có cá bị chết.”
Ông Sơn tỏ ra lo lắng bởi vấn đề sẽ còn đi rất xa nếu như nhà nước không tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết. Chí ít là sắp tới đây, nghề nuôi cá lồng, cá bè ở Thanh Hóa sẽ có chiều hướng xấu đi và không ít người phải phá sản vì cá chết, thất thu.
Điều này đồng nghĩa với chuyện những con sông đang ngày càng thêm ô nhiễm và người dân luôn mù mờ thông tin về những gì diễn ra chung quanh mình. Hoặc đến một lúc nào đó, có một nhà máy xả thải chưa xử lý vào sông và khi phát hiện cá chết, người nông dân khiếu kiện thì phía nhà nước hẹn chờ kết quả điều tra, khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước thì mọi việc đã xong bởi dòng nước độc đã chảy ra biển.
Cũng theo ông Sơn, cá chết hàng loạt ở vùng cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh xảy ra cách đây bốn ngày. Hiện tượng cá chết nặng nhất vào chiều ngày 7 tháng 5, số lượng cá chết mà các gia đình nông dân vớt lên bờ có thể lên đến hàng chục tấn. Nhiều gia đình đã khóc rất nhiều khi nhìn thành quả lao động của họ bị xóa trắng sau một buổi trưa.
Ông Đặng Văn Tý, ngụ ở thôn Thanh Đình, xã Hải Thanh là một người nuôi cá lâu năm ở xã Hải Thanh, ông có 4 lồng cá, phân ra làm 34 ô nuôi nhỏ. Cá của các ô nuôi nhà ông Tý bắt đầu chết vào khoảng 8h sáng và càng về trưa, cá chết phơi bụng trắng cả mặt nước. Với ông Tý, đây là vụ mùa thất thu có thể đẩy gia đình ông vào nợ nần vì khoản tiền đầu tư mua thức ăn cho cá vẫn chưa thanh toán hết.
Hầu hết chủng loại cá nuôi ở khu vực này đều là cá cao sản, gồm cá bớp, cá mú, cá hồng mỹ và cá vượt. Những đàn cá bị chết ở vào độ cân nặng chuẩn bị thu hoạch, nặng từ 1kg đến 2kg và chúng vẫn khỏe mạnh bình thường trước đó vài giờ đồng hồ.
000_Hkg10130486.jpg-400.jpg
Một bè cá nuôi ở Bình Thuận hôm 12/9/2014. AFP photo
Một nông dân khác tên Dũng, chia sẻ thêm:
“Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ. Dân làm thì dân chịu thôi.”
Ông Dũng cho biết thêm, hầu hết cá cao sản đều có giá thành dao động từ 150 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng. Nhiều gia đình bị chết cả vài tấn cá và thiệt hại vài trăm triệu đồng. Thậm chí có gia đình thiệt hại lên đến 500 triệu đồng bởi lượng cá chết đếm không xuể, hầu như có bao nhiêu cá trong lồng thì chết bấy nhiêu.
Và có một thực tế là hầu hết những lồng đã có cá bị chết, những con còn sống sót sẽ bị tư thương ép giá xuống còn chưa được một nửa so với giá thị trường. Thậm chí có thể chỉ còn 10% giá thị trường, nghĩa là dao động từ 15 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Cơ hội vớt vát của người nuôi cá là rất thấp.
Theo ông Dũng dự tính sau khi tham khảo và thống kê thiệt hại của gia đình ông và những gia đình bạn nghề thì tổng số thất thu ở Lạch Bạng có thể lên đến gần hai tỉ đồng. Và để bù cho số thiệt hại này, người nông dân tốn ít nhất ba năm mới nuôi cá trong tình trạng không có bất kì rủi ro nào.
Với người dân là vậy, trong khi đó, chiều ngày 7 tháng 5, ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch xã Hải Thanh lại đưa ra ý kiến cho rằng số lượng cá chết không nhiều như người nông dân khai báo và sắp tới đây nhà nước sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân.
Điều này dẫn đến một nỗi lo lắng khác trong giới nuôi cá lồng, cá bè bởi vì nguyên nhân cá chết, theo họ là do nhà máy chết biến thức ăn chăn nuôi Lạch Bạng thải ra. Bây giờ mà không điều tra, thử mẫu thì đến khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước có thể mọi chuyện đã khác. Người nông dân như ông Dũng không có hi vọng gì từ lời hứa của ông Chủ tịch xã.
Nguy cơ thất nghiệp của người nông dân
Một người nông dân tên Phụng, hiện đang sống tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chia sẻ:
    Làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được.
    - Ông Phụng
“Nó bị ô nhiễm thì mấy hôm nay công an có tới. Ô nhiễm từ nhà máy đường của Ninh Bình (đóng ở Thanh Hóa). Cá chỗ đây nuôi chủ yếu là cá lồng, mà cá lồng thì cho thu nhập cao hơn. Mà làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được. Như nuôi con lợn con gà, có khi chuẩn bị thu hoạch rồi mà nó lăn đùng ra thì cũng bỏ. Nói chung nghề chăn nuôi bấp bênh khó nói được chuyện gì lắm!”
Theo ông Phụng, nguy cơ thất nghiệp của người nông dân như ông đang là rất cao. Bởi hầu hết các miền trên đất nước đều có cá chết nên nếu như các nông dân đổ xô đi tìm việc ở các thành phố lớn thì e rằng khó có thành phố nào có thể dung chứa số lượng người thất nghiệp khổng lồ.
Nhưng có một vấn đề chắc chắn là nếu như tình trạng chăn nuôi thất thu kéo dài thì những người nông dân như ông Phụng buộc lòng phải bỏ quê đi tìm việc làm nơi khác. Hiện tại, bài toán đi tìm việc làm nơi khác đang là bài toán không có đáp số của gia đình ông Phụng.
Ông Phụng cho biết thêm là nghề chăn nuôi thất thu, nghề đánh bắt thất thu và nghề trồng trọt cũng chẳng hơn gì. Bởi lúa năm nay bị mất mùa ở một số huyện trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và miền Trung nói chung.
Hiện tại, vấn đề cá chết hàng loạt đã không còn giới hạn ở khu vực biển miền Trung mà hầu hết các miền trên đất nước Việt Nam đã có tình trạng cá chết hàng loạt. Ông Phụng cho rằng nếu như cá chết ở biển miền Trung do độc tố lẫn trong nước biển thì cá chết ở các vùng biển khác cũng rất có thể là do độc tố trong nước. Độc tố đã làm cho các vùng biển, các con sông Việt Nam trở thành môi trường chết chóc ở nhiều nơi!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mass-fish-deaths-estuary-lach-bang-river-ttvn-05112016112528.html
Sinh viên Việt Nam điều tra ‘vùng đất chết’ Vũng Áng
16.06.2016
Ngư dân kéo thuyền thúng vào bờ ở Đà Nẵng.
Ngư dân kéo thuyền thúng vào bờ ở Đà Nẵng.
 Một sinh viên ở trong nước đã cho đăng một đoạn clip về đời sống của người dân ở Hà Tĩnh sau thảm họa cá chết, thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Đoạn phim ngắn của sinh viên trường Cao đẳng Truyền hình có tựa đề “Cuộc sống của ngư dân sau vụ cá chết: Vì đâu nên nỗi?”
Lời bình của phóng sự tham gia một cuộc thi phim ngắn của trường này có đoạn:
“Trước đây, hơn 400 chiếc thuyền to nhỏ đua nhau rẽ sóng ra khơi, nhưng giờ chúng chỉ nằm im lìm bất động như một vùng đất chết. Biển những ngày qua vắng lặng, bãi cát không một dấu chân người. Cái tĩnh lặng mênh mông của mặt biển là sự im lặng chờ ra khơi của người dân xã Kỳ Lợi. Cuộc sống chật vật của người dân vùng biển khi phải lo miếng cơm manh áo của gần 900 hộ dân làm nghề biển giờ không biết phải đi về đâu, và tương lai của những đứa trẻ vùng biển cũng trở nên xa xăm”.
Hiện chưa rõ đoạn video, mà trong đó không có bất kỳ ý kiến nào của chính quyền địa phương, được thực hiện khi nào.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với tác giả của đoạn phim ngắn để phỏng vấn.
Đoạn phim trích dẫn một số ý kiến của người dân, trong đó có bà Phan Thị Yến ở thôn Đông Yên, Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chỉ đích danh nguyên nhân gây cá chết.
“Chị khẳng định đấy là Formosa. Từ thủa ông bà tới giờ, từ ‘thảo thiên lập địa’ tới giờ, bão lụt, bão tố hay đủ thứ, chưa có một con cá nào nhỏ mà chết hết”.
Đoạn video đang được nhiều người chia sẻ, và bình luận trên mạng xã hội.
Một người tên Đỗ Hiền viết: “Cẩn thận kẻo không ra trường được vì cái phóng sự ‘thật’ này’, trong khi một người khác tên Quac viết: “Phóng sự chân thực và ý nghĩa. Chắc vào thời điểm thực hiện phóng sự này, bạn đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại từ chính quyền địa phương! Chúc mừng bạn”.
Không chỉ có sinh viên, vừa qua cũng có một số nhà hoạt động xã hội tới “vùng biển chết” ở miền Trung để thực hiện các phóng sự video về đời sống của ngư dân.
http://www.voatiengviet.com/a/sinh-vien-vietnam-dieu-tra-vung-dat-chet-vung-ang/3378911.html

Posted by sontrung at 12:07 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 421

No comments:

Post a Comment