Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 19 October 2016

TRUNG CỘNG - VIỆT CỘNG

Saturday, July 16, 2016


TRẦN TRUNG ĐẠO * TRUNG CỘNG ĂN CƯỚP

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong vài ngày qua từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm. Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.
Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.
Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài. 
Ý nghĩa quan trọng trong phán quyết là quốc tế hóa được cuộc tranh chấp, tạo khả năng mặc cả đa phương giữa các bên liên hệ trước một hội nghị hay trước tổ chức trọng tài quốc tế, giới hạn chiếc bẫy “thảo luận song phương” chỉ nhằm “câu giờ” của Trung Cộng. 
Với những quốc gia chủ trương quốc tế hóa Biển Đông, chiến thắng của Philippines mở ra cánh cửa đàm phán xa hơn về quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng giữa các nước trong vùng. 
Với các cường quốc Mỹ, Nhật, chiến thắng của Philippines giúp cho họ thêm lý do quốc tế để can thiệp cụ thể và tích cực hơn trong tranh chấp. 
Một cái tát của PCA chỉ nhắm vào mặt Trung Cộng thôi, đó là việc phủ nhận quan điểm “quyền lịch sử”, lý luận cốt tủy mà Trung Cộng dùng để biện hộ cho “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. 
Như chúng ta đều biết, trong hầu hết các văn bản, tuyên bố, phát biểu, các lãnh đạo Trung Cộng luôn nhắc tới nhắc lui câu “quyền lịch sử của Trung Quốc” để cho rằng 90% của Biển Đông vốn thuộc về Trung Quốc không phải hôm nay mà từ hai ngàn năm trước. 
Nhưng tòa phán: "Tòa nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển, ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường 9 đoạn".
Đặng Tiểu Bình và “quyền lịch sử”
Vào thập niên 1960, Đặng Tiểu Bình là trưởng phái đoàn đại diện Trung Cộng trong đàm phán với Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri. Khi có phiên họp, phái đoàn họ Đặng không chỉ mang theo giấy tờ tài liệu mà còn chở theo nhiều toa xe lửa chứa đầy sách vở và đồ vật để chứng minh “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên các đảo này. 
Trung Quốc vốn là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân một đôi ngày, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những tài liệu phía Đặng Tiểu Bình đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục Liên Xô hay chứng minh những đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Dĩ nhiên hai đàn anh CS không đưa tranh chấp ra PCA như ngày nay.
Sau hơn 20 năm vừa đánh vừa đàm, một hiệp ước biên giới Liên Xô - Hoa đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1991, lần nữa vào tháng 10 năm 2004 với Nga và lần cuối cùng vào tháng 7, 2008 cũng với Nga. Cả Trung Cộng lẫn Nga đều biết, lý do chính của xung đột trước đây không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế. Khi Liên Xô sắp sụp đổ, chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào không còn là yếu tố quan trọng để giằng co, tranh chấp nữa. Cái gọi là “quyền lịch sử” không đóng vai trò gì trong hiệp ước biên giới giữa Liên Xô và sau đó là Nga với Trung Cộng. 
Tân Hoa Xã giải thích “quyền lịch sử”
Theo báo Times, hôm 12 tháng 7 vừa qua, các đài truyền hình Trung Cộng cho chiếu một số tranh hoạt họa của Tân Hoa Xã như là cách để giải thích cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông. 
Một trong số tranh hoạt họa là mẫu đối thoại ngắn giữa ba con thú đại diện cho ba thành phần trong vụ kiện. Một con cáo đại diện cho PCA, một con khỉ tí hon đại diện cho Philippines và con Panda dễ thương đại diện cho Trung Cộng. Con Panda trả lời câu hỏi tại sao Trung Cộng có “quyền lịch sử”, bởi vì “chúng tôi đã giong buồm và đánh cá trên biển Nam Trung Hoa ngay cả trước khi Chúa Jesus ra đời”
Việc cho rằng người dân Trung Hoa đã từng “giong buồm và đánh cá” nên Biển Đông thuộc Trung Cộng nghe phi lý đến mức buồn cười; tuy nhiên, đây lại là lý luận chiến lược mà Trung Cộng áp dụng trong đàm phán biên giới từ ngày lập quốc CS năm 1949 tới nay. 

“Quyền lịch sử” dưới mắt Hitler và các lãnh đạo Trung Cộng
Đối với quốc tế, “quyền lịch sử” của Trung Cộng đúng như PCA phán quyết không có giá trị gì nhưng với không ít dân Trung Cộng bị tuyên truyền tẩy não, đó lại là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. 
Quan điểm cực đoan Đại Hán này là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình và nâng lên thành “Giấc Mơ Trung Quốc” dưới thời Tập Cận Bình. Họ Đặng và nay họ Tập cho rằng Trung Cộng không chủ trương xâm lược quốc gia nào hay dân tộc nào mà chỉ thu hồi lãnh thổ và lãnh hải vốn thuộc Trung Quốc. 
Lý luận ngụy biện và điên cuồng này là bản sao quan điểm của Hitler đã dùng để khai mào cho Thế chiến Thứ Hai khi y cho rằng Đức chỉ nhằm “phục hồi những lãnh thổ vốn thuộc về Đức nhiều thế kỷ”. 
Tương tự, khẩu hiệu “100 năm sỉ nhục” được các lãnh đạo Trung Cộng dùng làm củi để đun lò lửa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng cũng không khác gì lời lẽ Hitler đã viết về hiệp ước Versailles trong Mein Kampf: “Mỗi điểm của hiệp ước đã ghi sâu vào ý thức và con tim của dân tộc Đức và đốt cháy họ cho đến khi tâm hồn của sáu chục triệu dân bùng lên ngọn lửa công phẫn và nhục nhã”.
Như vừa viết ở trên, ngay cả việc người dân Trung Hoa hai ngàn năm trước đã thật sự có giong buồm trên Biển Đông, có ghé Hoàng Sa, Trường Sa vài hôm để bắt yến, tức cảnh sinh tình hạ bút vài câu thơ và được đời sau ghi chép lại cũng không thể cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền lịch sử của Trung Cộng. 
Lịch sử thế giới để lại vô số tài liệu của các nhà thám hiểm, thăm dò, kể cả dấu tích của đoàn viễn chinh lừng danh Viking do Leif Erikson chỉ huy từng khám phá ra Bắc Mỹ vào thế kỷ 11 trước Christopher Columbus vào thế kỷ 15, nhưng không tổ chức quốc tế nào căn cứ vào các tài liệu lưu trữ để cho rằng chủ quyền biển đảo của một quốc gia phát xuất từ người đã thăm dò, thám hiểm hay khám phá ra vùng đất đó.
Một lãnh thổ, đất hay đảo, của một quốc gia phải là lãnh thổ được phát hiện, chiếm hữu, điều hành trong hòa bình, có tính pháp lý, đơn vị hành chánh chính thức, được ghi lại trong bản đồ của quốc gia đó và được quốc tế công nhận chứ không phải cưỡng chiếm bằng võ lực như Trung Cộng đã làm đối với Philippines và Việt Nam. 
Tập Cận Bình, kẻ nuôi cọp đang lo cọp sẽ ăn thịt mình, do đó, không lạ gì trong thời gian ngắn tới đây, y vẫn sẽ tuyên bố hung hăng kể cả những hành động gây hấn với các nước láng giềng để xoa dịu lò lửa cực đoan Đại Hán tại lục địa nhưng chính y cũng biết gió đã đổi chiều. 

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông thực chất chỉ là quyền ăn cướp.
15.07.2016

NGUYỄN THỊ CỎ MAY * TRUNG CỘNG DU CÔN

Luật pháp và lý lẽ của du côn

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Suốt trong nhiều thế kỷ qua, những tranh chấp giữa các bên thường được giải quyết trên cơ sở luật pháp hoặc quyết định cưỡng chế qua từ ngữ phổ thông là "trọng tài". Tính liên lập và đoàn kết quốc tế vẫn chưa tiến tới thành lập một thứ tòa án thường trực như ngày nay. Từ thời xa xưa, nhiều nơi ở vùng Địa-trung hải như Ba-tư, Hi-lạp, La-mã, dân chúng đã biết vận dụng vai trò trọng tài để giải quyết sự tranh chấp một cách ôn hòa. Tức một thứ "trọng tài hòa giải" trong ý nghĩa mà ngày nay ta hiểu được. Âu châu thời Trung cổ cũng đã biết qua hoạt động hòa giải khá phổ biến. Như một thứ Tòa án, một bên do Giáo hoàng và nhà vua chỉ định, và bên kia do cấp dưới, đại diện Thị xã chọn. Luật lệ áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật giáo hội, luật la-mã, luật tự nhiên, luật thiêng liêng hoặc tập tục địa phương...
Năm 1899, sau Hội nghị về Hòa bình lần đầu tiên tại La Haye (Den Haag, Thủ đô Hòa-lan), Tòa án Thường trực Trọng tài (La Cour permanente d’Arbitrage) được thành lập. Đó là một tổ chức quốc tế độc lập có nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia và cả giữa quốc gia với xí nghiệp hay giữa quốc gia với tư nhân. 
Từ năm 1913, Cơ quan này tọa lạc ngay tại lâu đài Hòa bình (Palais de la Paix, ở La Haye) với sự tham gia của 110 Quốc gia thành viên. Qua thời gian, Tổ chức Quốc tế này trở thành một Cơ sở hiện đại và đa dạng, vận dụng vừa công pháp quốc tế, vừa tư pháp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế như trọng tài, hòa giải, ủy ban điều tra...
Tòa án Thường trực Trọng tài không có Thẩm phán thường trực để phán quyết những hồ sơ tranh chấp đệ nạp, mà mỗi khi có kiện tụng thì Thẩm phán sẽ được các bên chọn lựa trên danh sách đề nghị. 
Hôm 12 tháng 7/2016, Tòa án Thường trực Trọng tài La Haye đã xét xử hồ sơ Biền đông của Philippines kiện Trung quốc và tuyên bố Trung quốc hoàn toàn có lỗi vì vi phạm Công ước về luật biển. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của bản Phụ lục VII, phán quyết này còn có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm. 
Trung quốc và phán quyết của Tòa án
Tòa án Thường trực Trọng tài (Phụ lục VII của bản Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển) xác nhận có đầy đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung quốc vi phạm chủ quyền và quyền lợi của Philippines vừa hoàn toàn nhứt trí thông qua và ban hành phán quyết. Tuy nhiên Tòa án Thường trực Trọng tài nói rỏ không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không phân định bất kỳ một ranh giới nào trên biển giữa các bên của vụ kiện. 
Vụ kiện do Philippines đề xuất trước Tòa án Thường trực Trọng tài liên quan đến "quyền lịch sử" và nguồn xác định "quyền hưởng các vùng biển" tại Biển Đông, "sự bồi đắp một số đảo trong vùng và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp" của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển. 
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố "không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng". Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng "việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng". 
Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Tòa án Thường trực Trọng tài "phải chắc chắn rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế". 
Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Thường trực Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên viên độc lập có nhiệm vụ báo cáo Tòa về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để các bên bình luận. 
Theo đó, Tòa án Thường trực Trọng tài kết luận điều mà Trung Quốc gọi là "Quyền lịch sử" cho phép Trung quốc làm chủ vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên trong vùng bị Tòa bác bỏ do tất cả lập luận của Trung quốc đều không phù hợp với qui định của Công ước về Luật Biển. 
Tòa dẫn giải trong lịch sử những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc hay từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử, Trung Quốc đã chỉ một mình kiểm soát thật sự và thường xuyên có trách nhiệm vùng biển này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường 9 đoạn" do Trung quốc đơn phương tự phát họa. 
Tiếp theo, Tòa nhận thấy các đảo của Trường Sa đã bị Trung quốc làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Tòa cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa chỉ khi nào có khả năng khách quan và ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. 
Tòa cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trung quốc trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng thật sự của các cấu trúc đó. Toà kết luận như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định nên không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. 
Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có. 
Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp ở khu vực này. 
Toà cũng khẳng định rằng ngư dân Philippines đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines. 
Tòa xem xét ảnh hưởng môi trường biển do các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của Trung Quốc trên 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa gần đây và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe dọa và bị hủy diệt. 
Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này. 
Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá hủy các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông còn là một phần của tranh chấp giữa các bên. 
Toà án Thường trực Trọng tài xét xử vụ Philippines kiện Trung quốc được thành lập vào ngày 21/6/2013, phù hợp với những quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, đã công bố phán quyết hôm 12 tháng 7/2016 vừa qua hàn toàn bác bỏ mọi lập luận về chủ quyền của Trung quốc trên vùng Biển Đông. Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H. A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài. Toà Trọng tài Thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử. 
Tòa Trọng tài nhắc lại rằng trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là " không thiện chí " không thể tự suy diễn và thấy rằng Điều 11 của Phụ lục VII đã quy định "phán quyết... sẽ được các bên trong tranh chấp tuân thủ". Vì vậy, Tòa Trọng tài thấy không cần thiết phải đưa ra tuyên bố nào nữa. 
Cư xử văn minh hay hành xử cộng sản?
Trung quốc đã từng tuyên bố "không nhìn nhận phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài, cũng không thừa nhận tòa án này" vì dư biết trước sẽ bị buộc tội vi phạm luật biển mà Trung quốc đã tham gia. 
Bản chất của cộng sản là bạo lực và dối trá. Quyền lực phát xuất từ khẩu súng. Mà ngày nay, Trung quốc chẳng những đã mạnh về quân lực, mà còn có nhiều tiền, là cường quốc thứ nhì thế giới thì có gì họ không dám làm?
Tử tế lắm, họ sẽ dịu lại để tỏ bộ mặt ôn hòa, rồi từng bước nhỏ tiến hành tiếp tục thực hiện dự tính của họ thôn tính trọn Đông Nam Á, tránh những xung đột không cần thiết, để sau cùng làm chủ thế giới. Theo chiến thuật cố hửu "đánh đánh, đàm đàm". 
Về phía Việt Nam, tình hình có thuận lợi nhưng Hà Nội vẫn không thể chọn con đường nào khác hơn chủ nghĩa xã hội và bám sát đít Bắc Kinh. Sẳn sàng đàn áp nhơn dân để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa hơn là bảo vệ quyền lợi đất nước dân tộc. Cộng sản xưa nay không có riêng Tổ quốc. 
Mọi việc chắc chắn sẽ không có gì khác hơn nếu không có ai tuân hành phán quyết của Tòa án Thương trực Trọng tài một cách cụ thể hơn. Công pháp quốc tế chỉ hợp thức hóa những hành động du côn. Lịch sử đã chứng minh Hà Nội 2 lần vi phạm phán quyết quốc tề, vẫn trở thành Hội viên LHQ và còn làm thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ. 
Người xưa thường nhắc nhở "cứt trâu để lâu hóa bùn"!
15.07.2016


BÙI LỘC * BẮC KINH


Mộng bá chủ của Bắc Kinh và Phán quyết La Hague

Bùi Lộc (Danlambao) - Từ khi kinh tế Trung cộng cất cánh, giới lãnh đạo Bắc Kinh hay nói tới giấc mơ Trung cộng, nền văn hóa rực rỡ và văn minh cổ đại. Quảng cáo về Con đường Tân Tơ lụa đi qua biển Đông và Địa Trung Hải tới bờ biển Phi Châu song song với con đường Tơ lụa xuyên Á sang Trung Đông đã tồn tại từ xa xưa. Nhưng Trung cộng đã không bao giờ hành động như một đàn anh có tư cách; ngược lại luôn tỏ ra là một mối đe dọa nham hiểm, độc ác, xâm lăng, nô dịch các dân tộc khác và đặc biệt những quốc gia nhỏ bé và yếu thế để dành chiếm ngôi bá chủ thế giới thì nay phán quyết của Tòa án Trọng tài Tế La Hague hôm 12.7.2016 là một đòn giáng đích đáng và hữu hiệu, làm tan tành giấc mộng bá chủ này của Trung cộng...
*
Trung cộng sau khi lột xác trở lại kinh tế thị trường, mời gọi đầu tư nước ngoài, kêu gọi Hoa Kỳ và các nước Phương Tây yểm trợ kỹ thuật và với một đội ngũ hùng hậu những chuyên viên trộm cắp kỹ thuật của các nước tiên tiến, một lực lượng lao động đông đảo và dư thừa với giá rẻ mạt đã nhanh chóng biến đổi bộ mặt bi thảm, nghèo nàn xuống cấp do chủ nghĩa cộng sản mang lại.
Khi đã lại sức, chủ nghĩa dân tộc được thổi bùng lên trở thành một quốc gia hung hãn gây xáo trộn trật tự thế giới bằng mọi cách, mua chuộc, áp đảo xâm lấn các lân bang và các quốc gia yếu thế. Nuôi mộng trở thành cường quốc số một bá chủ thế giới. Thực ra chỉ vì quá mặc cảm đã bị xâu xé và hạ nhục trước đây. 
Một mặt Nam tiến - khởi đầu, năm 1978, Đặng Tiểu Bình cho đàn em Pol Pot quấy rối các tỉnh biên giới phía Tây và trực tiếp đem 600.000 quân tấn cộng các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nhưng luôn lớn tiếng hô hoán là cuộc chiến tranh tự vệ vì bị Việt Nam khiêu khích và xâm lấn. Công cuộc Nam tiến đã bị chận đứng và kể như thất bại. Nhưng Việt Nam phải cắt nhượng một phần lãnh thổ và đưa đến Hội nghị Thành đô nhằm duy trì sự sống còn của đảng CSVN.
Tiếp đến là âm mưu độc chiếm Biển Đông đã được nuôi dưỡng từ lâu. Nay nhờ có sức mạnh quân sự do phục hồi kinh tế mang lại, đã vin vào một bản đồ đường chín đoạn vớ vẩn vô căn cứ tuyên bố chủ quyền trên 85% Biển Đông. Ngang ngược xây dựng những hải đảo không người ở thành những căn cứ quân sự nhằm áp đảo những lân bang nhỏ bé yếu thế. Vừa gây sức ép vừa mua chuộc, nên các nước ASEAN đã không bao giờ có được sự thống nhất quyết tâm chống lại hành động ngang ngược này.
Trong tất cả các nước bị ảnh hưởng, có lẽ Việt Nam là nạn nhân nghiêm trọng hơn cả. Không những vùng biển bị xâm lấn quá nhiều, và rất nhiều những ghe chài và ngư dân thường xuyên bị đâm chìm và hãm hại. Cứ mỗi lần Trung cộng dùng tầu sắt húc chìm tầu cá Việt Nam, chỉ vài giờ sau Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ ngoại giao hay Hoa Xuân Oánh lại lên truyền hình nói Trung cộng bị tầu cá Việt Nam khiêu khích. Hành động vừa ăn cướp vừa la làng được lập đi lập lại nhưng phía CSVN cũng chỉ phản ứng tuyên bố mấy câu cho qua lệ và mọi chuyện đâu vẫn hoàn đấy. Cho tới đỉnh điểm khi Trung cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần đảo Hoàng sa vào ngày 2 tháng năm 2014, lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố được mấy câu: “Quyết không đánh đổi chủ quyền biển đảo lấy tình hữu nghị viển vông.” Đặc biệt ông còn nói Việt Nam sẽ chuẩn bị hồ sơ để đưa Trung cộng ra tòa án quốc tế. Mọi người hy vọng Việt Nam sẽ hợp tác với Phi Luật Tân kiện Trung cộng ra Tòa Trọng tài Quốc tế. Nhưng rồi cũng như hòn sỏi ném xuống mặt hồ. Nhiều người cho rằng vì sự sống còn của đảng nên cuối cùng cũng không dám có được một động thái nào.
Chỉ còn lại Phi Luật Tân cương quyết theo đuổi đường lối đấu tranh pháp lý để đưa Trung cộng ra tòa án quốc tế phân xử. Họ chuẩn bị hồ sơ và đã đệ trình tòa vào năm 2013. Trong suốt thời gian chờ đợi, Trung cộng lại càng hành động ngang ngược hơn. Một mặt tuyên bố không tham gia vụ kiện; mặt khác hung hăng bồi đắp, mở rộng đảo Vành Khăn và Chữ Thập, xây dựng sân bay có thể tiếp tiếp đón mọi loại máy bay, trang bị hỏa tiễn và những thiết bị quân sự, tổ chức du lịch và còn tuyên bố sẽ lập vùng “Nhận diện Phòng không.” 
Trong thời gian này, Hoa Kỳ đã hai lần cho tầu chiến ngang qua những đảo này ở giới hạn 12 hải lý, và một lần cho máy bay với đoàn ký giả của CNN để tường thuật cho cả thế giới biết những công trình xây dựng trái phép và những hành động ngang ngược của Trung cộng. 
Sau hơn hai năm, Tòa án quốc tế La Hague tại Hà lan vừa ra phán quyết vào ngày 12.7.2016, chính thức bác bỏ bản đồ đường Lưỡi bò Chín đoạn cũng như những việc xây cất trên các đảo không có người ở là không đúng theo luật biển quốc tế. Phán quyết này không ồn ào, nhưng vô cùng quan trọng đã lột mặt và là cú giáng pháp lý đích đáng vào những hành động ngang ngược xấc xược của bọn bá đạo Trung cộng. 
Nuôi mộng bá chủ thế giới, Trung cộng không những mong độc chiến Biển Đông, Biển Hoa Đông, xâm lăng và tiêu diệt hay đồng hóa dân tộc Việt Nam, nhưng còn muốn chiếm và tiêu diệt cả dân tộc Hoa Kỳ bằng vũ khí sinh học và sau đó sẽ di dân Trong quốc sang (Website Cao Niên Bách Hạc: Mộng Bá chủ Thế giới của Trung cộng. Thứ Năm, ngày 02 tháng 9 năm 2010). Trí hạo Điền, Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng cho là đất Hoa Kỳ hiện nay nguyên là của Trung cộng và phải giành lại cho dân Trung cộng. Anh ta nói muốn chiếm lại đất, trước hết phải tiêu diệt hết dân chúng Hoa Kỳ và anh ta lý luận bom nguyên tử chỉ giết được một số dân chúng trong khi vũ khí sinh học mới có khả năng tiêu diệt dần mòn hết một dân tộc. Thi hành giấc mộng này, Trung cộng tung hàng hóa và thực phẩm độc hại đi khắp thế giới, cũng đã có nhiều hàng lọt vào Hoa Kỳ. Âm mưu tiêu diệt Hoa Kỳ đâu chưa thấy nhưng riêng Việt Nam thì đầy tràn những loại hàng này từ cà phê đông đặc cho tới nước phở đông đặc và nhiều gia vị khác. Chỗ nào cũng thấy hàng hóa độc hại của Trung cộng. Cá chết dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, cũng như những nơi nuôi cá của Việt Nam là những chứng cứ cụ thể nhất cho thấy Trung cộng đang đầu độc dân tộc Việt Nam. Biết bao nhiêu người đang là nạn nhân điêu đứng của vũ khí sinh học của Trung cộng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trở lại chuyện Biển Đông. Trung cộng có khả năng thách thức một nước hay một số nước, nhưng không thể thách thức được cả nhân loại. Tòa án Quốc tế La Hague đã phân xử đơn kiện Trung cộng của Phi luật Tân, mặc dầu không có tinh cách ràng buộc nhưng nói lên công lý, một sự công bằng, tiêu chuẩn cho mọi quốc gia nếu muốn duy trì trật tự và hòa bình thế giới. 
Khi Trung cộng nuôi mộng bá chủ, cường quốc số một, cường quốc đàn anh luôn phải tỏ ra biết tôn trọng những tiêu chuẩn phổ quát để duy trì trật tự và ổn định chung. Nhưng Trung cộng không những không tôn trọng những nguyên tắc chung này mà còn chà đạp lên chúng nữa thì không thể xứng đáng để nắm giữ vai trò lãnh đạo thế giới mà chỉ nói lên tính chất bá đạo của mình và làm cho mọi người khinh ghét và tìm cách xa lánh. Chính Trung cộng tự cô lập mình.
Các nước vốn tin theo và ủng hộ Trung cộng từ xưa tới nay cũng phải xem xét và cân nhắc lại xem liệu Trung cộng có đủ lương thiện cho mình đặt niềm tin vào nữa hay không vì hôm nay mọi người đều thấy Trung cộng luôn nói một đàng và làm một nẻo với những hành động rất tiểu nhân. Nhận những đồng tiền viện trợ của họ hay lại rơi vào một hình thức nô lệ nào đó; chẳng hạn phải chấp nhận những người dân Trung cộng đến cư trú và với thời gian họ nhảy lên nắm quyền lãnh đạo và rồi tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác cạn kiệt, mặt khác còn là thị trường tiêu thụ hàng hóa độc hại tiêu diệt từ từ cả một dân tộc để rồi sau cùng đất đai sẽ để lại cho người Trung cộng sinh sống.
Phán quyết này cũng thức tỉnh giới trí thức tinh hoa với lương tri trong sáng trong nước giúp họ nhận chân được giá trị hòa bình ổn định thế giới, danh dự hay nỗi nhục của một dân tộc và những hành động bá đạo của nhà cầm quyền và cái giá phải trả cho những hành động đó.
Phán quyết của Tòa án Trọng tài còn nói lên cho cả thế giới thấy nguy cơ Trung cộng để đề phòng và kịp thời ngăn chặn. Nếu họ ngoan cố tiếp tục coi thường trật tự và hòa bình quốc tế, ngang ngược xâm lấn và gây hấn sẽ khiến cộng đồng quốc tế phải có biện pháp. Có người cho rằng vũ khí Trung cộng ngày nay có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ, nhưng chắc chắn Trung cộng một mình không thể đối đầu với cả thế giới. Cũng có người cho rằng sau lưng Trung cộng còn có Liên sô. Hai cường quốc này chẳng bao giờ tin tưởng lẫn nhau ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản đang thời cực thịnh. 
Từ khi kinh tế Trung cộng cất cánh, giới lãnh đạo Bắc Kinh hay nói tới giấc mơ Trung cộng, nền văn hóa rực rỡ và văn minh cổ đại. Quảng cáo về Con đường Tân Tơ lụa đi qua biển Đông và Địa Trung Hải tới bờ biển Phi Châu song song với con đường Tơ lụa xuyên Á sang Trung Đông đã tồn tại từ xa xưa. Nhưng Trung cộng đã không bao giờ hành động như một đàn anh có tư cách; ngược lại luôn tỏ ra là một mối đe dọa nham hiểm, độc ác, xâm lăng, nô dịch các dân tộc khác và đặc biệt những quốc gia nhỏ bé và yếu thế để dành chiếm ngôi bá chủ thế giới thì nay phán quyết của Tòa án Trọng tài Tế La Hague hôm 12.7.2016 là một đòn giáng đích đáng và hữu hiệu, làm tan tành giấc mộng bá chủ này của Trung cộng. 
15.07.2016

NGUYỄN LÂN THẮNG * TRỘM CẮP

Trộm cắp hay trộm cướp

nguyenlanthang's picture
Thế giới mấy ngày nay đang ầm lên vụ danh sách Panama. Đó là một vụ rò rỉ nghiêm trọng hàng triệu tài liệu bí mật chứa đựng thông 
tin rửa tiền của hàng ngàn người siêu giàu khắp thế giới, trong đó có rất nhiều quan chức đứng đầu các chính phủ. Iceland đang nổ ra cuộc biểu tình khổng lồ với 22 ngàn trên tổng số 330 ngàn dân để đòi phế truất thủ tướng vì có tên trong danh sách Panama. Khi mới có tin tức vụ này, tôi đã hi vọng tìm được những cái tên người Việt trong đó, hi vọng qua đó moi móc được chút gì để người dân nhận thức cho đúng bản chất chế độ mà họ đang sống. Nhưng hôm nay khi đọc tin biểu tình ở Iceland tôi chợt nhận ra hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu ở Iceland hay các quốc gia phát triển khác thì đây là một vụ trộm cắp bị phát hiện. Còn ở ta, nếu có gì lộ ra thì bản chất nó lại là một vụ phát hiện nơi cất giấu tài sản ăn cướp không có khả năng thu hồi. Con người ở đâu cũng có lòng tham như nhau, hệ thống quản lý nhà nước ở đâu cũng có vấn đề nhất định, nhưng có những hệ thống cho phép những người điều khiển quốc gia không phải hèn hạ trốn tránh, ăn cắp từng xu thuế một, lén lút rửa tiền từng đồng một, mà họ có thể thản nhiên cướp luôn, và cướp xong rồi còn quay lại mắng nạn nhân không có tinh thần tập thể, không hi sinh vì lợi ích quốc gia. Nếu nạn nhân có ho he phản kháng chút gì thì cầm chắc đi tù vì tội phản cách mạng, vì tội chống lại chính quyền nhân dân, vì xuyên tạc đường lối chủ trương của đảng và nhà nước.
Tại sao tôi lại dám nói như vậy? Trong một thống kê mới đây của ông Hoàng Ngọc Diêu, tính riêng từ năm 1975 đến năm 2010, Việt Nam đã nhận được viện trợ của nước ngoài và kiều hối tổng cộng khoảng 188 tỷ đô la, trong khi đó nợ công quốc gia được công bố (dù chưa được IMF công nhận) là 110 tỷ đô la. Vậy tiền đó đi đâu? Chưa kể khối tài sản bóc lên từ dầu khí, hầm mỏ, chưa kể hàng triệu tấn gạo và nông sản bị bán rẻ mạt trên thị trường quốc tế hàng năm, tài sản quốc gia của Việt Nam đang ở đâu, tại sao hơn 40 năm thống nhất Bắc Nam mà chúng ta đã vẫn nghèo lại còn nợ kinh hoàng như vậy.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH - ĐT), đến hết năm 2014, cả nước có 295 KCN được thành lập, nhưng chỉ 212 KCN đi vào hoạt động, 83 KCN vẫn đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất có thể cho thuê lên đến 56 nghìn ha, nhưng các KCN chỉ cho thuê vỏn vẹn 26 nghìn ha; còn tỷ lệ lấp đầy tại các KCN đã đi vào hoạt động mới đạt khoảng 65%. (nguồn: báo Nhân Dân). 56 ngàn ha đất này hầu hết không phải đồi hoang núi trọc, 56 ngàn ha đất này là bờ xôi ruộng mật, là đất canh tác nằm ở những vị trí cực kỳ thuận tiện giao thông, là tư liệu sản xuất nuôi sống hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Nông dân bị bần cùng hoá, bị biến thành nô lệ trong các nhà máy với đồng lương rẻ mạt, bị bán sức lao động khắp thế giới với cái tên mỹ miều Xuất khẩu lao động, chưa kể dính vào đủ thứ tệ nạn xã hội khác nữa... mà chưa thấy một cửa nào để thoát ra khỏi tình trạng này. Hàng chục cuộc biểu tình chống cướp đất đai diễn ra mỗi năm, có hàng trăm nông dân đã đi tù, hàng ngàn nông dân lê la như ăn mày nơi thủ đô để khiếu kiện. Chưa kể nhiều nhà hoạt động bị tù tội, đánh đập, truy bức, bao vây kinh tế vì tội giúp nông dân chống lại cường quyền.
 
Tại sao có chuyện như vậy? Vì họ đã hợp thức hoá tất cả vào hiến pháp, tập trung quyền lực nhà nước vào một đảng chính trị, đất đai là tài sản thuộc về một khái niệm mơ hồ là cái thằng "toàn dân" mà nhà nước có thể trưng mua rẻ mạt bất cứ lúc nào, và lực lượng vũ trang thì phải trung thành với đảng chứ không phải trung thành với tổ quốc, với nhân dân. Do vậy những kẻ thuận theo họ mà phục vụ có thể đi ăn cướp của người dân mà không bị trừng phạt, lại còn được lực lượng từ công an, toà án, đến báo chí truyền thông bênh vực hết lòng. Bất cứ ai nếu nhận thức ra mà lệch khỏi hệ thống lập tức ăn đòn đủ. Đừng có nói đến chuyện phản biện, đừng có nghĩ đến việc đòi hỏi những thứ đã bị ăn cướp. Dễ thế việc gì phải ăn cắp, ăn cướp luôn vì mọi chuyện rắc rối có thể giải quyết đơn giản, miễn chia đủ chia đúng vào nơi cần chia.
Không chỉ cướp đất đai, nhà cửa, tài nguyên, tư liệu sản xuất... họ còn cướp luôn cả những quyền chính trị, dân sự cơ bản của người dân. Mới đây trong kỳ chuẩn bị bầu cử quốc hội khoá 14, hàng loạt ứng cử viên độc lập bị đấu tố, bị truy bức dã man, vì họ là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ phá tan thế độc diễn của chế độ trên diễn đàn quốc hội. Đủ thứ thủ đoạn bẩn thỉu được giở ra như ném mắm tôm, đe doạ cử tri địa phương, bới móc đời tư, kiểm tra hành chính bất thường, viết bài quay phim vu cáo người ra ứng cử khắp mọi nơi. Hiến pháp do chính họ đề ra đã qui định rõ các tiêu chuẩn để ứng cử quốc hội, nhưng họ trắng trợn dùng mọi cách ti tiện nhất có thể để loại bằng được các ứng cử viên tự do khó bảo. Ai mà biết các ứng cử viên này sẽ nói gì trước quốc hội nếu trúng cử. Tôi mà là họ thì bằng chết cũng phải đuổi cho được những kẻ tọc mạch này.
Kẻ cắp khác kẻ cướp. Cùng một mục đích chiếm đoạt của người khác, nhưng kẻ cắp thì lén lút che giấu hành vi của mình, còn kẻ cướp thì không. Càng phô phang sức mạnh của mình, kẻ cướp càng có cơ chiến thắng nạn nhân của mình dễ dàng hơn. Tuy vậy, kẻ cướp luôn là số ít. Khi các nạn nhân không còn sợ hãi, khi họ đã liên kết được với nhau thì chuyện sẽ hoàn toàn khác.
Quan sát cuộc biểu tình đang dâng lên ở Iceland, tôi thèm thuồng nghĩ không biết đến lúc nào dân ta có thể phản kháng mạnh mẽ như vậy. Chỉ có một con đường mà thôi. Phải khai dân trí. Phải thức tỉnh người dân. Phải hướng dẫn họ tìm cách liên kết đấu tranh. Phải nói, phải viết, phải vạch trần tất cả sự thật cho dù có bị bỏ tù hãm hại. Mỗi người hãy dũng cảm bước ra khỏi bóng tối câm lặng để nói thật. Chúng ta không thể tiếp tục lừa dối nhau. Phải vạch mặt những tên cướp. Họ không thể bỏ tù tất cả chúng ta.
Tin mới nhất: Thủ tướng Iceland đã phải từ chức. Bao giờ cho đến Việt Nam.

VŨ KIM HẠNH * TẬP CẬN BÌNH

15/07/2016


Từ Đặng Tiểu Bình, Càn Long đến các "celeb" Trung Quốc chống phán quyết của PCA

(Post lại bài đã đăng FB ngày 27/2/2016, có cập nhật đôi chỗ)
Vũ Kim Hạnh
Hàng loạt cuốn sách đồ sộ về Đặng Tiểu Bình đã được in thời gian qua. Không cuốn nào nói đến chuyện kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để "dạy cho Việt Nam một bài học"?
Tôi nhớ lại không khí căng thẳng tại cuộc họp điểm báo tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng thời nói rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ ban tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như Lanh điềm tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt Nam, tôi có trách nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó.

Sau này, trong bài báo tưởng nhớ anh khi anh qua đời (vẫn còn trên mạng), ban biên tập TBKTSG còn nhắc quan điểm này: “Anh cho rằng một khi đã tin tưởng điều gì là đúng và cần thiết phải thông tin thì hãy thông tin, sau khi đã cân nhắc đầy đủ lợi hại và sẵn sàng đón nhận những khó khăn có thể đến. Như khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào tháng 2-1997, anh đã chủ trương đưa tin nói rõ cả những mặt sáng và mặt tối của nhân vật này”.
Nói chuyện Đặng Tiểu Bình, không thể không buồn cười nhớ tới những Tề Thiên Đại Thánh, Võ Tắc Thiên, Hoàn Châu Cách Cách và nhất là nhân vật được biết đến nhiều nhất, được ái mộ rộng khắp Việt Nam: vua Càn Long. Nhiều tháng, năm, truyền hình Việt Nam chiếu liên tu bất tận những tập phim về vị “minh quân xuất chúng” Càn Long khiến khán giả Việt yêu quí say mê, rồi yêu luôn tài tử Trương Thiết Lâm, Trương Quốc Lập. Nhiều ký sự về đời tình ái của hai tài tử này một dạo bán rất chạy, giăng đầy mặt báo Việt Nam (Xin cập nhật: cuối năm 2015, “vua Càn Long” Trương Thiết Lâm đã lìa "chính sự" mà xuống tóc quy y, vào chùa đi tu theo Phật giáo Tây Tạng).
Công đức của VTV và các đài truyền hình VN trong xây dựng hình ảnh vị minh quân Càn Long thật là vô lượng. Duy có những sự thật về vua Càn Long liên quan trực tiếp tới Việt Nam thì hầu như rất xa lạ, hầu như đến giờ chưa thấy báo đài nào nói tới. Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống sai người sang Trung Quốc cầu viện. Cuối năm 1788, chính vua Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam, vào chiếm đóng Thăng Long. Đúng ngày22 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, và trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, tổn thất lớn.
Giật mình, 1789-1979. Vậy là từ khi vua Càn Long định chiếm Đại Việt bị thất bại, cho đến cuộc xâm lược của Đặng Tiểu Bình là tròn 190 năm.
Gần hai thế kỷ đã qua, vậy những mảnh lịch sử Việt Nam liên hệ đến họ đã được nói và nói rõ ràng, công bằng đến đâu?
Chuyện đó cũ, còn chuyện này mới hơn. Hôm 26/2/2016, tờ Petrotimes đưa tin: Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 25/2 có bài kêu gọi quân đội nước này hãy “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp tục có những hành động táo bạo. Tờ báo em của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc là Hoàn cầu Thời báo thì rổn rảng hơn, quy cho Mỹ đang làm rùm beng chuyện Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa "là không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển Đông mà còn kích động xung đột giữa Bắc Kinh với các nước khác”.
Trung Quốc có đánh Mỹ không? Chưa biết. Tuy vậy, điều lạ là lần này, Trung Quốc xả cảng cho cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và nhà nước Trung Quốc nhắm thẳng Mỹ mà hăm dọa kích động như vậy.
Còn để “nghênh tiếp” phán quyết của PCA, lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện “chiến lược ngoại giao công chúng” nhằm định hình nhận thức của quốc tế về “chính nghĩa và lòng yêu hòa bình” (sic) của họ! Sử dụng cả phim hoạt hình miệt thị dân Việt Nam là những con khỉ, hay làm phim truyền hình thiếu nhi để tự tôn vinh. Mấy hôm nay là chiến dịch dữ dội nhất: dùng mạng, dùng tất cả celeb, các ngôi sao văn hóa nghệ thuật phủ nhận phán quyết PCA.
Rõ ràng là Trung Quốc đã luôn cân nhắc kỹ, đã "chơi" rất bản lĩnh, rất có tính toán trong cuộc chiến truyền thông. Binh chủng nào, lúc nào, nói gì, "ton" gì, nhắm vào ai... là có đủ loại để nghênh chiến, thay đổi rất linh hoạt để đạt nhưng kết quả khác nhau, chứ không hoàn toàn đồng phục và đơn điệu nhàm chán.
Nhớ hồi chiến tranh, ta đánh ba thứ quân, phối hợp chính quy với du kích. Vậy sao lúc ngư dân sôi sục vì bị rượt đuổi, bắn, giết, cướp tàu khi ra khơi làm ăn trong biển của mình thì báo chí của Mặt trận, của Hội Nghề cá, của Hội Phụ nữ, Thanh niên...không thể lên án tội ác, đòi bồi thường, đòi quốc tế có thái độ với kẻ ý lớn hiếp đáp? Nhiều loại báo, sách, phim, bài hát... đại diện nhiều đối tượng nhiều giọng, nhiều nội dung, nhiều cách thức tham gia linh hoạt vào cuộc chiến. Mà đừng lo bị ông anh giận, làm vậy cũng là “học” cách họ đang xài đủ thứ binh chủng vậy thôi.
Rõ ràng trong một thế giới hội nhập, ta cần tính lại chiến lược, sách lược cho cuộc chiến truyền thông.
Và đó là chuyện lâu dài. Trước mắt, xin bày tỏ sự yêu quí, trân trọng với Thành Lộc. Anh đã sống xuyên suốt như anh nghĩ và viết – chứ không chỉ nói – về lòng tự trọng dân tộc. Cũng nghe là MC Phan Anh, Tuấn Hưng, Mai Khôi (NS Tuấn Khanh thì... dĩ nhiên rồi), Trúc Diễm, Phương Thanh, Thu Minh, Sơn Tùng, hoa hậu Phạm Hương, hoa khôi Lan Khuê... đã lên tiếng. Không cần phất phong trào hay dậy chiến dịch. Cứ tự nhiên như sống và thở. Như Thành Lộc viết: Là nghệ sĩ Việt, trước hết là công dân Việt.
PS. Hôm nay là 100 ngày người tử tế Phạm Văn Bên ra đi. Xin đốt nén nhang tưởng nhớ ông, người đã góp phần định nghĩa người Việt tử tế.
V. K. H.

THẾ CHIẾN III

Tướng TQ: "Nếu có chiến tranh, tàu sân bay Mỹ không còn đường về"

Đây là lời đe dọa của thiếu tướng, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Kiều Lương, được tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải ngày 14/7.
Tướng Kiều Lương ngang ngược chỉ tríchphán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7 về vụ kiện giữa Philippines-Trung Quốc"vốn không có hiệu lực với Trung Quốc nhưng lại bôi nhọ Bắc Kinh".
Theo ông này, vụ kiện biển Đông vừa qua là "mối đe dọa địa chính trị nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc gặp phải kể từ khi cải cách mở cửa".
Kiều tuyên bố, Trung Quốc cần phải có chuẩn bị và việc này sẽ chủ yếu được quyết định từ sức mạnh, chiến lược quân sự.
"Ví như với một nước có tiềm lực mạnh như Mỹ thì tất cả những động thái của nước này ở biển Đông đều chỉ là khoe mẽ, tuy muốn gây khó khăn cho Trung Quốc nhưng lại chưa dám lật mặt hoàn toàn" - Kiều Lương viết trong bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu.
Hơn nữa, viên tướng này đánh giá hai tàu sân bay, USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan, được Mỹ đưa đến biển Đông không vì mục đích gây hấn với Trung Quốc.
"Hai tàu sân bay của Mỹ sẽ không gặp vấn đề gì nếu chỉ lưu thông hàng hải trên biển Đông nhưng nếu chiến tranh xảy ra, hai tàu này sẽ không có đường về", tướng diều hâu lên giọng đe dọa.
Kiều Lương lý giải, biển Đông quá nhỏ hẹp để biến thành "chiến trường", nhưng nếu xảy ra chiến tranh, quốc gia chiếm ưu thế duy nhất chính là Trung Quốc bởi việc này xuất phát từ nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến địa chính trị.

TRÀ LŨ * XIN CỨU CHÚNG CON

Lá thư Canada

XIN CỨU CHÚNG CON
Trà Lũ


LTS: Trà Lũ là Bút Hiệu của ông Trần Trung Lương, nguyên GS Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa Saigon trước năm 1975. Trước đây không lâu, TCDV giới thiệu các tác phẩm của GS Trà Lũ đã xuất bản, trong đó có bộ chuyện cười mới nhất gồm 1800 chuyện cười, có những chuyện đọc xong, mình cứ tủm tỉm vì thật ý nhị...Hôm nay, Lá thư Canada mới toanh, xin được gởi đến độc giả bốn phương và đồng bào quốc nội.



XIN CỨU CHÚNG CON
Trà Lũ


Đầu tháng 7 Canada mừng lễ quốc khánh. Trước lễ này, Canada mở hội nghị với 2 lân bang, tổng thống Obama của Hoa Kỳ và tổng thống Nieto của Mexico. Báo chí Canada đặt tên cho cuộc gặp gỡ tay ba này là ‘ The Three Amigos’. Quả đúng như tên gọi, đây là cuộc họp của 3 người bạn thân Bắc Mỹ. Mục đích chính là bàn về sự hợp tác để bảo vệ môi trường trong sạch trên châu lục rộng lớn này. Hiện nay có hơn 1/3 điện lực ở đây phát xuất từ những nguồn năng lượng thiên nhiên như gió, mặt trời, thủy điện. Hình ảnh 3 lãnh tụ nắm tay nhau đi giữa rừng cờ trông hòa bình và thân ái quá. Ông Obama còn đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Canada. Theo chương trình thì diễn văn chỉ dài nửa giờ, thế mà các cụ biết không, bài đã kéo dài 50 phút, 20 phút thặng dư không phải để ông đọc thêm, mà là do cử tọa đã đứng lên vỗ tay hoan hô nhiều lần. Chính vợ ông thủ tướng trẻ tuổi Trudeau là người vỗ tay nhiều nhất, tươi cười nhiều nhất, khen ông Obama nhiều nhất. Báo chí cho biết ai cũng yêu Obama hết. Thì ra ông tổng thống da đen này có nhiều duyên ngầm. Tháng trước ông sang Việt Nam, ông đã bỏ bùa cho dân Hà Nội và Saigon, nay thì ông hớp hồn dân Canada.


Thấy tôi ca ngợi Obama nhiều như vậy thì Chị Ba Biên Hòa giơ tay góp ‎ý. Chị bảo ông vua của Hoa Kỳ duyên dáng và hấp dẫn như vậy, còn ông thủ tướng nước mình Justin Trudeau đâu có thua ông Obama. Ngay từ khi Trudeau nhận chức thủ tướng Canada năm ngoái, báo chí thế giới đã khen Trudeau đẹp trai và là chính trị gia quyến dũ nhất hành tinh. Ngay công ty sách vở Marvel của Hoa Kỳ đã phong Trudeau là ‘siêu anh hùng’, ông sẽ xuất hiện trên trang bìa của ấn bản truyền thanh Marvel ‘Civil War II : Choosing Sides’ phát hành vào đầu tháng Tám này.


Sau 3 ngày đón tiếp và hội họp của 3 ‘amigos’, Canada đã mừng lễ quốc khánh, kỷ niệm 149 năm lập quốc, với các buổi lễ truyền thống, chào cờ, diễn hành, pháo bông, hòa nhạc, BBQ, văn nghệ. Đúng là ngày quốc lễ của một đất nước hòa bình tự do. Báo chí đã làm rất nhiều cuộc phỏng vấn. Nhật báo ‘24 Hours’ đã đúc kết được 25 l‎‎ý do tại sao ai cũng yêu Canada. Đại ‎‎ý : đây là miền đất gấm hoa, dân tình hiền hòa, tài nguyên thiên nhiên khắp chốn, y tế căn bản miễn phí cho mọi người, bảo đảm tự do dân chủ và no ấm cho mọi người, là nơi có những tiến bộ nhân bản vượt bực như cho hôn nhân đồng tính, tự do lựa chọn sinh sản, cho trồng cần sa để chữa bệnh, bênh vực nữ quyền, mở cửa rộng rãi đón nhận di dân và tỵ nạn…


Ngày quốc khánh hầu như báo nào cũng đăng các cuộc phỏng vấn như trên. Có báo còn đăng bài kèm với hình ảnh nói về 20 thắng cảnh đẹp nhất Canada. Các cụ phương xa có biết những thắng cảnh này không cơ? Tôi xin kể sơ sơ thôi nha, và bắt đầu từ thành phố Toronto thân yêu của tôi. Thứ nhất là CN Tower. Tháp này đã được liệt kê là một trong 7 kỳ quan của thế giới năm 1995. Năm nay kỷ niệm tháp được 40 tuổi, tháp dược xây xong năm 1955 cao 553 mét với kinh phí 63 triệu đô la. Tháp được thiết kế để chịu được cơn động đất với chỉ số 8.5 Richter, chịu được sức gió với vận tốc 418 cây số giờ. Muốn đi bộ từ dưới đất lên tới đỉnh tháp bạn phải leo tất cả 2.579 bậc thang.


Trên đỉnh tháp là các đài phát sóng truyền thanh và truyền hình, đặc biệt có nhà hàng xoay vòng nơi mà bạn vừa ngồi ăn vừa quan sát được khắp thành phố Toronto. Dưới chân đài là sân vận động thể thao quốc tế Rogers Center...

Kỳ quan thứ hai là Thác Niagara, gồm 3 ngọn thác khác nhau nằm giữa Canada và Hoa Kỳ, xa thành phố Toronto một giờ lái xe. Phải ngắm thác từ phía Canada mới thấy thác đẹp. Các phim ảnh đều quay bên phía Canada. Các cụ bên Mỹ nhớ kỹ điều này nha.

Kỳ quan thứ ba là con kênh Rideau nằm ở thủ đô Ottawa chạy dài 202 cây số xuống tận miền Kingston. Đây là một hải trình vận hành khí giới trong thời kỳ Canada đánh nhau với Hoa Kỳ. Các cụ nhớ kỹ nha: ngày xưa Hoa Kỳ đã có âm mưu chiếm Canada, may mà không thành. Con kênh Rideau lịch sử này vào mùa đông có một đoạn dài 7 cây số ngay sát thủ đô bao giờ nước cũng đóng băng thật sâu, và dân thủ đô và du khách dùng làm sân trượt băng thiên nhiên. Thơ mộng hết sức.

Phía tây thì có Vườn quốc gia Jasper rộng hơn 10 ngàn cây số vuông, gồm đủ rừng núi sông rạch, đặc biệt có nhà kiếng Glacier Skywalk. Nhà này ở trên dãy núi Sunwapta, nhô ra ngoài vách đá cheo leo 35 mét. Du khách ai muốn có cảm giác mạnh đứng ngoài vách núi nhìn xuống khung cảnh hùng vĩ phía dưới, xin mời đến đây.

Rồi về phía đông là 4 tỉnh bang đầy dấu vết lịch sử của các cha già dân tộc đã làm ra đất nước gấm hoa này. Đây là sinh quán của Cụ Graham Bell, ông tổ của điện thoại thế giới. Tôm hùm và khoai tây thuộc miền P.E.I. ngon nhất thế giới đó nha. Miền đông Canada có những băng sơn mang số tuổi hàng triệu năm và nơi con tàu Titanic lâm nạn khi chạm vào một trong những băng sơn này.

Thắng cảnh ở Canada nhiều vô cùng, tôi nói vô cùng thì hơi quá, nhưng với một đất nước gần 10 triệu cây số vuông, lớn hơn đất nước VN 30 lần, thì kể sao cho hết các cảnh thần tiên.

Sau lễ quốc khánh Canada 4 ngày là đến lễ quốc khánh Hoa Kỳ. Vua Hoa Kỳ là ông Obama vừa đến đây mấy tuần trước.

Sử còn ghi : ngày xưa hồi 1812, khi Canada còn dưới cờ của vương quốc Anh, Canada và Hoa Kỳ đã đánh nhau, nhưng sau đó là thôi luôn, sau đó là anh em kết nghĩa huynh đệ chân tay. Canada liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ đến độ cựu thủ tướng Pierre Trudeau đã nói một câu nổi tiếng: Hoa Kỳ mới chỉ ho một cái là bên Canada này đã cảm thấy mình bịnh nặng rồi. Đọc lịch sử Hoa Kỳ ta mới thấy kính nể ông anh cả này. Cách đây 240 năm, 56 đại biểu quốc hội của 13 tiểu bang tiên khởi đã k‎ý tên vào bản tuyên ngôn độc lập tại thủ đô Philadelphia thuộc bang Pennsylvania. Lúc đó dân số Hoa Kỳ mới có 2 triệu 500 ngàn người, nay dân số đã lên tới 310 triệu. Lúc đó quốc kỳ Mỹ mới có 13 ngôi sao tượng trưng 13 tiểu bang lập quốc, bây giờ những 50 ông sao. Một quốc gia hùng cường mọi mặt

Ai cũng bảo Mỹ và Canada thật may mắn là không bị làn sóng di dân Hồi Giáo ồ ạt kéo vào như ở Âu Châu hiện nay. Một trong những l‎ý‎ do khiến Anh Quốc ly khai Liên Âu là vì họ sợ các vị Hồi Giáo này. Rước các vị vào, đàn ông thì đa số có máu quá khích, đàn bà thì có máu đẻ nhiều, chỉ ăn rồi đẻ…

Anh John góp thêm lời ca ngợi nước Cờ Hoa: Tôi chưa thấy nước nào có lãnh thổ thủ đô đặc biệt như Hoa Kỳ. Đất thủ đô Washington DC không thuộc một tiểu bang nào cả. Tuy nó nằm trên đất của tiểu bang Virginia và Maryland nhưng lãnh địa này thuộc quốc hội liên bang quản trị chứ không thuộc phủ tổng thống, thủ đô do một ủy ban quốc hội điều hành. Lạ chứ. Ngoài ra, còn có một luật đặc biệt này nữa là tại thủ đô, không một tòa nhà nào được xây cao hơn Điện Capitol của Quốc Hội, một biểu tượng quyền lực tối cao của Hoa Kỳ. Ngày xưa tỉnh bang Quebec của Canada đã 3 lần trưng cầu dân ‎‎ý đòi ly khai, tại Hoa Kỳ thì khác, không một tiểu bang nào có thể ly khai. Muốn ly khai ư? Phải có sự chấp thuận đầy đủ của 49 tiểu bang. Minh bạch và rõ ràng quá chứ.

Rồi từ chuyện Hoa Kỳ được chuyển sang chuyện VN. Chuyện nổi cộm tháng qua là chuyện Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh đền 500 triệu đô la. Có nguồn tin khác nói không phải 500 triệu đô mà là hơn 2 tỷ đô. À, có thể các quan VN đã bỏ túi 3 phần tư rồi chăng. Cho dù là chỉ có 500 triệu đô đi thì khi tới tay người dân, số tiền này còn bao nhiêu? Lại có tin các quan VN đang khuyến khích dân Vũng Áng và các miền lân cận bỏ biển để đi chỗ khác tìm việc khác. Thế nghĩa là một cách khôn khéo bọn chúng sẽ chiếm hết đất của dân, lại bán cho Tàu lần nữa. Lại vừa có tin là chất thải của nhà máy Formosa, thay vì đổ ra biển, bây giờ chúng đang đổ trong rừng.Tổ tiên ơi, xin cứu chúng con với !

Chuyện ăn tiền của Formosa và sợ Tàu Cộng là chuyện quá rõ ràng. Cái gốc gây ra chất độc đã xảy ra bên Đài Loan và Đài Loan đã lắc đầu không cho nhà máy làm việc, Formosa liền chạy sang Cao Mên làm và đã xả chất độc, Formosa đã phải đền thiệt hại cho Cao Mên năm 1989. CSVN phải biết rõ việc này chứ. Biết rõ nhưng cứ cho phép Formosa lập nhà máy ở Vũng Áng. Nay việc vỡ lở, đảng cầm quyền CS không ngậm miệng được nữa bèn đóng kịch kẻ cả tha thứ cho kẻ có tội và ra lệnh bắt báo chí che dấu, như chúng đã từng che dấu việc mất đảo Hoàng Sa và Gạc Ma năm xưa. Tin ngày 8 tháng Bảy: công an Quảng Bình đã đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của 2.000 dân chúng chống Formosa.

Nhà báo Nguyên Thạch (Danlambao) đã viết: Ngày xưa Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc có cầu cứu giặc Tàu nhưng chỉ là cá nhân hôn quân, còn hôm nay là một bầy ác thú hèn với giặc ác với dân …

Giáo sư Mai Thanh Truyết đã viết: Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Việt Cộng đang hát bài hợp ca ‘Biển Đông’, hợp tấu Mekong, dựng các tụ điểm cho Trung Cộng định cư, trong đó tiếng hát bè trầm của Việt Cộng vô cảm trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất dâng biển để đổi lấy quyền lực và tài sản…

Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã giảng: Tôi thấy cái chết của biển cũng như cá chỉ là ngọn vấn đề. Cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người, cái chết của lương tâm, của luân l‎‎ý, của l‎ý trí, của chính trị…

Tin nóng bỏng nhất tháng Bảy là phán quyết của Tòa Án LHQ ở La Haye về việc Phi Luật Tân kiện Trung Cộng. Tòa đã ra phán quyết ngày 12 tháng Bảy cho Phi Luật Tân thắng kiện, có nghĩa rằng đường lưỡi bò do Trung Cộng vẽ ra và đòi chủ quyền là không có cơ sở pháp l‎ý quốc tế. Trung Cộng đang phẫn nộ. Chiến tranh có thể xảy ra. Liệu rồi đây CSVN có dám theo chân Phi Luât Tân kiện Trung Cộng tại tòa án quốc tế nữa không? Ai cũng bảo Việt Cộng bị Trung Cộng bịt miệng lâu rồi.

Nhưng thôi, những chuyện này còn dài, ta hãy tạm để đó, tháng sau ta bàn tiếp, bây giờ phải để giấy bàn chuyện đá banh Copa America và Euro 2016 vừa qua.

Tháng Sáu và tháng Bảy là hai tháng sung sướng nhất của phe các nhà quân tử chúng tôi vì là hai tháng chúng tôi gặp nhau liên miên bên cái TV. Vừa được xem, vừa được nghe bình luận, vừa được hò hét khi trái banh đến gần khung thành, vừa được nhậu nhẹt lu bù. Phe các bà xem đá banh thì ít vì có hiểu gì đâu nhưng xem phe liền ông chúng tôi thì nhiều. Chị Ba Biên Hòa nói rất đúng; Muốn biết và thấy người đàn ông lúc cực sướng ra sao thì cứ xem mặt mấy anh cầu thủ vừa đá lọt lưới đối phương, chứ không phải lúc anh liền ông làm tình. Mấy anh liền ông ngồi xem đá banh cũng vậy. Lúc thấy cầu thủ của phe mình đá lọt lưới là mấy ông cũng thét lớn tiếng như bom nổ vậy. Các cụ còn nhớ chuyện anh John ngày xưa mất con chó không? Năm ấy phe chúng tôi cùng ngồi xem đá banh, anh John ôm con chó trong lòng. Lúc đó cầu thủ Pelé của Brazil lừa được banh rồi đá một cú trời giáng vào thành đối phương, nhưng đường banh không vào lưới mà chạm khung thành rồi bật ra, cả làng đã đứng tim rồi thét lên một tiếng thật lớn, lớn đến độ con chó đang nằm trong lòng của anh John nghe thấy sợ quá, nó vụt chạy ra khỏi lòng anh John rồi chạy biến ra cửa. Mãi 3 ngày sau anh mới tìm thấy nó.

Nói như vậy để các cụ biết phe liền ông gồm các trượng phu quân tử làng tôi ngồi xem banh hào hứng đến thế. Ngày nào cũng có 2 trận sôi động, 2 trận đều vào buổi chiều theo giờ Canada nên thuận lợi vô cùng, trận Euro vào lúc 3 giờ, trận Copa vào lúc 5 giờ. Các cụ xơi cơm trưa xong, làm một giấc ngủ trưa, tỉnh dậy làm một ly cà phê cho tỉnh táo rồi bắt đầu ngồi vào ghế chuẩn bị xem. Trong thời gian chuẩn bị xem và uống cà phê này là lúc các nhà quân tử bình luận về tài nghệ của các cầu thủ và đánh cá về đội nào sẽ thắng.

Riêng giải Copa của Nam Mỹ, năm nay kỷ niệm 100 năm, có 16 đoàn, và đá trên đất Mỹ ở 10 thành phố. Đội banh của Mỹ và Canada cũng được chơi ké nhưng bị loại ngay vòng đầu. Trong danh sách đội của Mỹ có tên một cầu thủ Mỹ gốc VN là Lee Nguyễn. Ai cũng cầu mong trong tương lai Lee Nguyễn sẽ là một siêu sao.

Ngoài kiện tướng Diego Maradona, Argentina còn đẻ ra một siêu sao nữa đó là Lionnel Messi. Trong trận Argentina gặp Bolivia ngày 15 tháng Sáu vừa qua, cả cầu trường đều hô tên Messi và đòi Messi ra sân ngay. Người ta không còn nói tới Argentina mà chỉ còn Messi luôn trên miệng.

Rồi đến trận Argentina và Chile chung kết ngày 26 tháng Sáu trên sân Metlife ở New Jersey. Thật là căng thẳng và gay cấn. Hai bên thủ hòa 0-0 sau 120 phút giao đấu, phải tiến tới việc đá luân lưu 5 trái. Messi được đề cử đá quả đầu tiên. Argentina hy vọng tràn trề vào bàn chân vàng này vì trong quá khứ Messi đã đoạt 5 giải.

Nhưng Messi đã đá hỏng, trái ban bay ra ngoài khung thành, do vậy giải Copa đã về tay Chile.

Xong Copa, bây giờ xin nói tới giải Âu Châu Euro 2016, giải này được dân làng tôi theo dõi đặc biệt vì được tổ chức ở đất Pháp, trên 10 sân vận động khắp nước. Trận mở màn ngày 10 tháng Sáu diễn ra ở sân vận động Paris, giữa đội chủ nhà và đội Romania. Giải này đã khởi đầu từ năm ngoái với 53 nước tham dự, rồi loại bỏ dần và chính thức chỉ còn 24 nước.

Các nhà quân tử chúng tôi đã theo truyền thống cố hữu là đánh cá. Ai thua sẽ phải đãi cả làng một bữa nhậu ở nhà hàng. Ông ODP và anh John cá đội Đức sẽ thắng giải vì dội này được tiếng là đá có chiến thuật, phối hợp đồng đội chặt chẽ. Thế nhưng đội của Đức đã thua, đã bị loại.

Và ai cũng thán phục đội banh của Bồ Đào Nha. Trong trận bán kết ngày 6 tháng Bảy, đội này đã hạ đội của xứ Wales với tỷ số ngoạn mục 2-0. Cầu thủ Cristiano Ronaldo vẫn là ngôi sao sáng chói.

Trận chung kết vào ngày 10 tháng Bảy, đội banh của Bồ Đào Nha đã đánh bại đội Pháp chủ nhà, với tỷ số 1- 0 trong phút thứ 109 lúc đá hiệp phụ thứ nhì, do công của cầu thủ da đen Eder. Bồ Đào Nha lần đầu tiên đã lên ngai vàng vô địch Âu Châu 2016, và lãnh giải 30 triệu Âu kim. Số tiền này chia cho các cầu thủ, mỗi vị trên một triệu. Xưa nay làm ra tiền là công của hai bàn tay chứ công của hai bàn chân bao giờ, thế mà hai bàn chân đá banh đã không phải đẻ ra trăm ra ngàn mà những trên một triệu đồng! Túc cầu muôn năm!

Ông ODP vui vẻ nói tiếp: Chưa hết đá banh đâu bà con ơi. Chúng ta hãy nghỉ dưỡng sức ít lâu để chờ xem trận thư hùng giữa hai đội vô dịch Nam Mỹ và Âu Châu, Copa America 2016 Chile và Euro 2016 Bồ Đào Nha, sắp xảy ra.

Hết chuyện đá banh, các bà quay vào ông ODP và Anh John đòi 2 vị này đưa đi ăn nhà hàng vì 2 vĩ nhân này đã đánh cuộc là đội tuyển Đức sẽ thắng, nhưng thực sự đã thua đậm. Thấy hai vĩ nhân gật đầu đồng ‎‎ý đi ăn tiệm thì Chị Ba lên tiếng ngăn lại:

-Các bạn ơi, ở dưới phố không có nhà hàng nào nấu ngon hơn món bí tết của bác ODP. Tôi đã được bác đãi bí tết mấy lần, ngon không chê vào đâu được. Xin đề nghị anh John chở Bác ODP đi một siêu thị Canada gần đây để bác mua thịt bò. Mọi người nghe có l‎ý‎ nên đều vỗ tay hoan hô ý của Chị Ba. Anh John và Ông ODP biến đi một nửa giờ rồi về ngay. Và hai người vào bếp làm bí tết. Bữa ăn dã chiến mà ngon lạ lùng. Bác đãi bí tết ‘filet mignon’. Các cụ có biết miếng thịt bí tết này nằm ở vị trí nào trên con bò không? Ông ODP hỏi cả làng như thế, và ai cũng lắc đầu. Ông bèn lấy giấy rồi vẽ hình một con bò và chỉ vào phần sống lưng phía cuối của con bò, ở dưới xương sườn một chút. Miếng thịt chỗ này là ngon nhất. Ta mua về ướp tiêu hành tỏi 10 phút rồi bác chảo lên, chờ cho chảo thật nóng là cho miếng thịt vào, mỗi bên xèo xèo mấy cái là xong. Miếng thịt còn khói ngùn ngụt thì ta cho vào chút nước mắm thật ngon, và ăn với cơm. Các bạn nhớ kỹ nha, người Tây ăn bí tết với magi và bánh mì, còn VN mình ăn với nước mắm và cơm trắng, các bạn đang ăn như thế đây. Các bạn có thấy nó ngon khác thường không ?

Nó ngon thật các cụ ạ. Bí tết ăn với nước mắm và cơm nha. Ngon hết sức. À, nhớ uống với bia lạnh nữa nha. Cơm trên thiên đàng hay cõi Niết Bàn cũng chỉ ngon tới mức này là cùng, thưa các cụ.

Như thường lệ, Cụ B.95 đòi nghe anh John kể chuyện cười. Anh này bao giờ cũng sẵn sàng. Anh bèn xin kể cái hay tuyệt vời của chữ TỬ trong tiếng VN.

Rằng một ngày đẹp trời kia cậu con trai mới hỏi bố: Bố ơi ngày xưa
người ta gọi vợ là gì? Ông bố trả lời ngay:
- thời xa xưa, các cụ gọi vợ là nương tử,
- thời ông bà, ông gọi bà là thê tử
- thời nay, nhiều lúc mẹ dữ quá bố thường gọi mẹ là sư tử
- thời mai sau, người ta sẽ gọi vợ là bom nguyên tử.

Bà vợ trong phòng nghe xong câu chuyện hỗn láo của hai bố con thì
nổi cơn giận bèn chạy ra với nét mặt hầm hầm:
- Bố con mày muốn một trận nhừ tử hả?

Hai bố con sợ quá liền chắp tay đọc câu kinh quen thuộc: Lạy Chúa , xin cứu chúng con trong giờ lâm tử Amen’.



Trà Lũ



LTS : Bạn đọc đã có bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa ? Một bộ gồm 4 cuốn sách 300, 400, 500, 600 chuyện, có hơn 1800 tiếng cười. Tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Laughter is the best medicine. Đây là món quà rất qu‎‎ý và trang nhã, cho mình và tặng thân nhân. Giá $ 85 Mỹ kim hay Gia Kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com

SƠN TRUNG * TÔI VÀ LÊ QUỐC QUÂN

SƠN TRUNG  * TÔI VÀ LÊ QUỐC QUÂN

BIỂN ĐÔNG



Việt - Nhật cùng quan điểm phải tôn trọng phán quyết của tòa PCA

RFA
2016-07-15
000_Par8292693-622.jpg
Tòa quốc tế The Hague trong một phiên xử ngày 5/10/2015 (ảnh minh họa).

AFP PHOTO/INTERNATIONAL COURT OF JUSTICE/FRANK VAN BEEK
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thống nhất cho rằng phán quyết của tòa thường trực trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ở biển Đông hồi tuần qua phải được tôn trọng. Hãng tin Kyodo của Nhật loan tin này hôm qua.
Lãnh đạo hai nước hiện đang tham dự thượng đỉnh Á Âu ASEM ở Ulanbator, Mông Cổ.
Hôm 12 tháng 7 vừa qua, tòa thường trực trọng tài quốc tế (PCA) ở the Hague đã ra phán quyết, theo đó, tòa bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc chín đoạn trên biển Đông của  Trung Quốc và tuyên bố toàn bộ các thực thể trong quần đảo  Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước khác không phải là đảo mà chỉ là đá và do đó không có vùng đặc quyền kinh tế, không có đường cơ sở. Đây được coi là chiến thắng lớn của Philippines trước Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc sau đó đã tuyên bố phán quyết của tòa là vô giá trị và nói nước này sẽ không tuân thủ.

Trung Quốc đề nghị Nhật Bản dừng can thiệp vào Biển Đông


Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải).
Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải).


  TQ cần chỉnh lại chính sách tuyên truyền nội bộ sau phán quyết Biển Đông


Người biểu tình, cảnh sát, và phóng viên tập trung bên ngoài Cung điện Hòa bình ở La Haye, Hà Lan, 12/7/2016, trước phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ về tranh chấp Biển Đông.
Người biểu tình, cảnh sát, và phóng viên tập trung bên ngoài Cung điện Hòa bình ở La Haye, Hà Lan, 12/7/2016, trước phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ về tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông sau khi một tòa quốc tế bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trong gần ba năm nay, Trung Quốc đã không ngừng công kích tính hợp pháp của tòa trọng tài được lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và đối thủ của nước này là Philippines. Ngôn từ gay gắt mà các nhà lãnh đạo đã sử dụng để cố gắng củng cố cho tuyên bố của họ và phá hoại tòa án làm cho việc tìm giải pháp chung càng khó khăn hơn.
Ông Scott Kennedy, phó giám đốc nhóm nghiên cứu Trung Quốc Freeman Chair thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận xét: "Trung Quốc đã dồn chính họ vào chân tường, và có phần chắc sẽ tiếp tục vẽ vời lên tường nhưng làm như vậy sẽ không tác dụng gì ngoài việc cô lập họ hơn nữa với hầu hết các nước khác".
Đối tượng trong nước
Khi tòa còn đang cân nhắc vụ khiếu nại, Tổng thống dân cử của Philippines Rodrigo Duterte tỏ ra cởi mở hơn về khả năng đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, từ bỏ cách tiếp cận cứng rắn hơn của người tiền nhiệm của ông. Nhưng các nhà phân tích nói việc hệ thống tuyên truyền nhà nước truyền đi các thông điệp gắn với chủ nghĩa dân tộc trong nhiều năm qua giờ đây hạn chế khả năng Bắc Kinh hợp tác với Manila.
Ông David Kelly, giám đốc nghiên cứu của nhóm tư vấn China Policy đặt tại Bắc Kinh, nhận định: "Chính quyền Trung Quốc đang đối mặt với một thách thức to lớn về vấn đề tuyên truyền ở trong nước. Công chúng biết tòa án sẽ không ra phán quyết có lợi cho Trung Quốc, nhưng sau khi ông Duterte đắc cử, tiếp theo đó Mỹ đưa các đội tàu sân bay vào khu vực, phản ứng chính thức đã chuyển từ chấp nhận sang phẫn nộ, làm sôi sục những tình cảm dân tộc chủ nghĩa."
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết ông sẵn sàng đàm phán vấn đề với Philippines. Nhưng sẽ khó để chính phủ bắt đầu cuộc đàm phán sau khi đã bôi sơn trét trấu để biến Philippines thành một nước bất hảo đã "cướp" mất của Trung Quốc một phần lãnh thổ ở Biển Đông.
Ông Kelly nói: "Nhà chức trách giờ đây cần thuyết phục công chúng rằng cuộc đàm phán với Philippines không phải là sự nhân nhượng hèn kém. Thách thức hiện nay là thuyết phục công chúng chấp nhận cuộc đàm phán có qua có lại".

Ảnh hưởng quốc tế
Hôm 12/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố có 70 quốc gia và 230 đảng chính trị trên toàn thế giới ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh không cung cấp tên các nước này. Đài truyền hình chính thức CCTV chỉ nêu tên Campuchia và năm quốc gia châu Phi là những bên ủng hộ Trung Quốc.
Ảnh hưởng của Trung Quốc trong tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là đối tác kinh doanh lớn nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 nước đang bị lung lay.
Việt Nam, một trong năm nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, đã hoan nghênh phán quyết của tòa và lặp lại quan điểm của mình. Trung Quốc đang làm mọi cách để đảm bảo các nước khác có tuyên bố chủ quyền đồng thời là thành viên ASEAN sẽ giữ im lặng hoặc phát biểu có lợi cho Trung Quốc.
Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa về Chính sách Toàn cầu ở Bắc Kinh nói: "Bắc Kinh đang cố gắng chứng minh tình đoàn kết mà cộng đồng quốc tế dành cho quan điểm của họ bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác. Phần lớn những nước ủng hộ Trung Quốc là ở châu Phi và Trung Đông. Các quốc gia đó có ít hoặc không liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, nhưng họ lại có phần lợi ích lớn trong quan hệ, đặc biệt là quan hệ kinh tế, với Trung Quốc".

Biển Đông : Mỹ đấu dịu các bên, sau phán quyết của Tòa Trọng Tài

media 
Tuần duyên Philippines và Nhật cùng luyện tập chống cướp biển ở ngoài khơi Vịnh Manila, ngày 13/07/2016TED ALJIBE / AFP
Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/7 /2016 theo hướng phủ nhận hầu hết các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã được dư luận quốc tế rộng rãi ủng hộ và ghi nhận như một thắng lợi ngoại giao của Philippines trước Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington đằng sau tuyên bố ủng hộ quyết định của Tòa, đã kín đáo nhắc nhở các nước có liên quan như Philippines, Việt Nam hay Indonesia cũng như một số quốc gia châu Á khác nên bình tĩnh hành động, không làm dấy lên căng thẳng trong khu vực.
Một quan chức Mỹ, giấu tên, hôm qua (13/07) cho biết quan điểm của Washington lúc này là các nước có liên quan cần phải kiềm chế để có thể đi đến giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách có lý không bị cảm xúc lấn át.

Bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter, ngoại trưởng John Kerry và một số quan chức khác của chính quyền Mỹ đã trực tiếp gửi thư, điện hoặc thông qua các cơ quan đại diện Mỹ đến các nước liên quan trực tiếp và những nước có quan tâm nhiều đến quyết định vừa rồi của Tòa Trọng Tài. Nội dung thông điệp, theo quan chức Mỹ nói trên, « là kêu gọi tất cả mọi người trấn tĩnh, không nên có ý đồ tập hợp chống Trung Quốc, đó là điều có thể dẫn tới hiểu lầm là Hoa Kỳ đang tập hợp liên minh kiềm chế Trung Quốc ». 
Hoa Kỳ có lý do để đưa ra thông điệp hòa dịu, bởi vì ngay sau khi Tòa ra phán quyết, ngoài phản ứng của Trung Quốc là bác bỏ thẳng thừng, một vài nước liên quan đã có những động thái có thể làm tình hình xấu đi. Trong đó có Đài Loan. Hiện Đài Bắc đang chiếm hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình, mà họ đặt tên là đảo Thái Bình. Theo phán quyết của Tòa thì đó chỉ là một bãi đá và Đài Loan cũng không có « quyền lịch sử » nào ở Ba Bình. Ngay lập tức, hôm qua Đài Loan đã điều tàu chiến ra đảo. Bà tổng thống Thái Anh Văn còn lên tận chiến hạm giao nhiêm vụ bảo vệ lãnh thổ lãnh hải của Đài Loan.
Philippines, nước đứng ra khởi kiện và là đồng minh của Mỹ, ngay sau khi có phán quyết thuận lợi, cũng đã giữ bình tĩnh, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, phản ứng có chừng mực.
Theo một quan chức Mỹ, nếu ông Benigno Aquino nổi tiếng cứng rắn với Bắc Kinh thì tân tổng thống Rodrigo Duterte hiện vẫn còn là một « ẩn số ». Trước khi có quyết định của Tòa Thường Trực, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfi Lorenzana cho biết đã trao đổi với người đồng cấp Mỹ Ashton Carter và được biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cam kết với nhau phản ứng có chừng mực về phán quyết của Tòa. Ông Lorenzana bổ sung, Philippines hứa hành động tương tự.
Phản đối gay gắt phán quyết của Tòa, nhưng Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi đàm phán với Manila và coi đây là lúc để đặt lại vấn đề « theo đúng hướng ». Ít nhiều thì đó cũng là một dấu hiệu chuyển biến đầu tiên.
Sau một ngày cao giọng lên án, chỉ trích phán quyết của Tòa, hôm nay tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Nhân Dân Nhật Báo khẳng định, Bắc Kinh đã cho thấy có thể giải quyết các vấn đề lãnh thổ qua đàm phán. Tờ báo dẫn chứng bằng hiệp định phân định biên giới trên biển trong vịnh Bắc Bộ đã ký được với Việt Nam, cũng như họ đang đàm phán với Hàn Quốc về vấn đề lãnh hải…
Tuy vậy, hôm qua, Bắc Kinh vẫn có một động thái xác quyết chủ quyền ở các khu vực họ đang chiếm giữ trên Biển Đông bằng việc đưa hai chiếc máy bay dân sự hạ cánh tại hai sân bay mà họ vừa xây dựng trên những đảo mới bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Một hành động bị Washington đánh giá là gây căng thẳng nhiều hơn là hòa dịu.
Giới phân tích chính trị đều nhận định phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực là một thất bại lớn của Trung Quốc trên trường ngoại giao quốc tế. Nhưng quyết định của Tòa chỉ có thể tạo đà để các bên tiến tới đàm phán giải quyết các tranh chấp. Các nước có liên quan cũng như có lợi ích trong khu vực đang nóng này cần bình tĩnh, tỉnh táo nhìn nhận thực chất vấn đề, không nên hành động thái quá và nhất là tránh làm dấy lên bầu không khí dân tộc chủ nghĩa. Điều đó có thể phá hỏng một phán quyết hoàn toàn mang ý nghĩa trung gian, hòa giải của Tòa La Haye.

Philippines kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài


Người dân Philippines ăn mừng sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, ở Manila, Philippines, ngày 12/7/2016.
Người dân Philippines ăn mừng sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, ở Manila, Philippines, ngày 12/7/2016.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hôm 13/7 nói lúc này không phải là thời điểm dành cho sự khiêu khích cũng như mâu thuẫn sâu sắc hơn, mà cần phải thấy phán quyết chỉ ra con đường đi tới giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các tuyên bố chủ quyền.
Một số quan chức chính quyền Obama hôm 13/7 cho biết Mỹ đang sử dụng ngoại giao âm thầm để thuyết phục các nước láng giềng của Trung Quốc tránh hành động quá xông xáo do có phán quyết.
Tờ Trung Hoa Nhật Báo của nhà nước Trung Quốc hôm 13/7 cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thực hiện phán quyết của tòa trọng tài cũng sẽ được xem là không khác gì trực tiếp thách thức chủ quyền của Trung Quốc, leo thang căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến xung đột trực tiếp.
Tờ báo nói phán quyết đã dựa trên sự dối trá, bóp méo và quy trình không chính đáng. Báo này kêu gọi Philippines khởi động lại các cuộc đàm phán và có đề xuất hợp lý với Bắc Kinh, đó là cách duy nhất để duy trì đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Biển Đông : EU bất đồng nội bộ vì phán quyết của tòa


media 
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) và tổng thống Croatia, Kolinda Grabar-Kitarovic, trong phiên khai mạc thượng đỉnh ASEM, tại Mông Cổ, ngày 15/07/2016.REUTERS/Damir Sagolj
Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ trước thất bại của Trung Quốc trong vụ kiện về Biển Đông. 28 thành viên không thể cùng đồng tình với phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực : một số nước được Trung Quốc hậu thuẫn, trong khi đó một số nước khác cũng có tranh chấp lãnh hải tương tự như tại Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, bất chấp áp lực của Hoa Kỳ muốn Liên Hiệp Châu Âu bày tỏ ủng hộ về vấn đề này, cho đến nay, toàn khối vẫn không thể đạt được đồng thuận về một bản tuyên bố chung, để mặc các nhà ngoại giao tự xoay sở với những từ ngữ có thể chấp nhận được cho cả 28 thành viên.
Liên Hiệp Châu Âu cho biết không đưa ra quan điểm về vụ tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila, với phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye vào ngày 12/07/2016 về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền kinh tế của Philippines.

Tuy nhiên, Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo và bãi cạn tại Biển Đông, nơi trung chuyển đến 5 000 tỷ đô la thương mại mỗi năm. Bruxelles tuyên bố luật pháp quốc tế phải được tôn trọng tại đây.

Chính vụ tranh chấp hàng hải tương tự giữa Slovenia và Croatia, hai thành viên của Liên Hiệp, đã cản trở Bruxelles có phản ứng chung. Croatia đã rút khỏi một phiên trọng tài vào năm 2015 cũng tại Tòa La Haye vừa ra phán quyết về tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Croatia muốn không đề cập đến UNCLOS trong bản tuyên bố, để các chính phủ khác thất vọng, cũng như các quan chức cao cấp của Liên Hiệp có mặt tại hội nghị ASEM diễn ra tại Mông Cổ vào ngày 15/07/2016.

Một quan chức ngoại giao ẩn danh nói với Reuters rằng « Chúng tôi có thể ra tuyên bố rằng bản phán quyết của Tòa Án Quốc Tế cần được tôn trọng » song các cuộc thảo luận về chủ đề này vẫn đang được tiến hành.
Nhiều nhà ngoại giao cho biết, thêm vào những khó khăn trên, các nước Đông Âu như Hungary đã được Trung Quốc vận động hành lang trong những tháng gần đây. Bắc Kinh đã cung cấp nhiều hợp đồng béo bở và các dự án đầu tư, đổi lại Hungary ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về nhiều điểm, từ Biển Đông đến các tranh chấp thương mại với Bruxelles. Trong khi đó, Anh và Pháp là hai nước kêu gọi Trung Quốc không leo thang căng thẳng trong khu vực Biển Đông.

Theo nhiều nhà phân tích, chính những chia rẽ như vậy đã khiến Liên Hiệp Châu Âu tỏ ra im lặng về vấn đề trật tự hàng hải quốc tế và có thể là nguyên nhân làm suy yếu vị thế của khối.
Trong khi chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã công khai đề cập đến phán quyết của Tòa tại Bắc Kinh thì ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu, bà Federica Mogherini, lại tỏ ra cẩn thận khi nói khối 28 nước không đưa ra lập trường về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mặc dù bà kêu gọi tất cả các nước tôn trọng UNCLOS. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker lại tập trung bình luận về củng cố các mối quan hệ đầu tư và tìm giải pháp cho vấn đề sản xuất dư thừa thép.

Trung Quốc cảnh báo xung đột trên biển Đông


Ông Thôi Thiên Khải tuyên bố Trung Quốc 'quyết tâm bảo vệ các quyền lợi của mình, sự công bằng quốc tế, và sẽ không khuất phục trước bất kỳ áp lực nào'.
Ông Thôi Thiên Khải tuyên bố Trung Quốc 'quyết tâm bảo vệ các quyền lợi của mình, sự công bằng quốc tế, và sẽ không khuất phục trước bất kỳ áp lực nào'.
Một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới lên tiếng cảnh báo khả năng xảy ra “xung đột” và “đối đầu” ở biển Đông vì phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, CSIS, ở thủ đô Washington hôm 12/7, ít giờ sau khi có phán quyết, ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, nói rằng vụ kiện của Philippines dẫn tới việc “lạm dụng thủ tục trọng tài”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh ở thủ đô nước Mỹ nói thêm:
Nó chắc chắn sẽ làm tổn hại hoặc làm suy yếu mong muốn tham gia đàm phán hoặc tham vấn của các nước để giải quyết các tranh chấp. Nó chắc chắn sẽ gia tăng xung đột và thậm chí là đối đầu.
“Nó chắc chắn sẽ làm tổn hại hoặc làm suy yếu mong muốn tham gia đàm phán hoặc tham vấn của các nước để giải quyết các tranh chấp. Nó chắc chắn sẽ gia tăng xung đột và thậm chí là đối đầu”.
Ông Thôi cho rằng tình trạng gia tăng căng thẳng hiện thời ở khu vực xuất phát từ chính sách “xoay trục” sang châu Á của Hoa Kỳ trong vài năm qua.
Ông tuyên bố rằng Trung Quốc “quyết tâm bảo vệ các quyền lợi của mình, sự công bằng quốc tế, và sẽ không khuất phục trước bất kỳ áp lực nào”.
Trong khi đó, phát biểu tại CSIS, ông Daniel Kritenbrink, cố vấn chính sách châu Á hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói rằng Hoa Kỳ không có ý định thổi bùng căng thẳng ở biển Đông để tạo tiền đề hoạt động trong khu vực.
Cũng lên tiếng tại cơ quan nghiên cứu về quan hệ quốc tế hàng đầu của Hoa Kỳ, ông Nguyễn Vũ Tùng, quyền giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng phán quyết của Tòa ở La Haye, Hà Lan, có thể gây ra chuỗi phản ứng, thậm chí khiến các quốc gia phải thay đổi chiến lược cũng như chính sách.

Ông Tùng nói thêm:
“Phán quyết này có thể mở ra hai khả năng, một là Trung Quốc có thể hành động cứng rắn hơn hoặc mềm mỏng hơn. Tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục các hành động lấn biển xây đảo như hiện giờ, nhưng họ có thể thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) hay hành xử tệ với ngư dân nước khác, khiến các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở biển Đông trong ASEAN phản ứng”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm 13/7 nói rằng Bắc Kinh có quyền thiết lập vùng ADIZ tại biển Đông như từng làm tại biển Hoa Đông, hiện trong vòng tranh chấp với Nhật Bản.
Trung Quốc tẩy chay phán quyết của Tòa Trọng tài, gọi đó là một “trò hề”. Các chuyên gia luật pháp và chính sách châu Á cho rằng Trung Quốc có thể vấp phải nguy cơ vi phạm luật quốc tế nếu tiếp tục có thái độ thách thức và phớt lờ phán quyết.

Còn Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói hôm 13/7 rằng hình ảnh và danh tiếng của Trung Quốc sẽ bị tác động nếu nước này không tôn trọng quyết định “cuối cùng và có tính cưỡng hành về mặt pháp lý” của Tòa Trọng tài.

No comments:

Post a Comment