TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Nợ vượt trần, bội chi quá giới hạn
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-03-09
2016-03-09
Trước khi mãn nhiệm kỳ trong vài tháng sắp tới, chính phủ do Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo lần đầu tiên nhìn nhận nợ chính phủ, cũng như
bội chi ngân sách năm 2015 đã vượt giới hạn mà Quốc hội cho phép.
Nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 như
xếp đặt của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, thì ông Phúc và chính phủ
mới sẽ tiếp nhận di sản nợ nần đầy bi quan do chính phủ nhiệm kỳ trước
để lại. Thật ra ông Phúc trong vai trò Phó Thủ tướng và trước đó là Chủ
nhiệm văn phòng Chính phủ, thì ông cũng chẳng là người ngoài cuộc trong
hai nhiệm kỳ 10 năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời chúng tôi vào tối 3/8/2016, TS Huỳnh Thế Du chuyên gia về chính
sách công của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định:
Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên.
- TS Lê Đăng Doanh
“Nợ của chính phủ tăng triền miên, đó là thực tế của rất nhiều chính
phủ trên thế giới. Còn câu chuyện của Việt Nam, nợ công bội chi ngân
sách tất cả các thứ…vấn đề là có hiệu quả hay không ? Đánh giá hiệu quả
đó như thế nào trên thực tế đó là bức tranh có cả điểm sáng lẫn điểm
tối. Có những khoản đầu tư không hiệu quả, nhưng cũng có những khoản đầu
tư hiệu quả thể hiện ở mức tăng trưởng của Việt Nam khá cao, thời gian
qua chỉ số ICOR hệ số sử dụng vốn cũng giảm đi nhiều. Rủi ro của Việt
Nam vẫn là câu chuyện bội chi ngân sách và nợ công mà nhiều người nói
đến…Chính phủ mới hay chính phủ cũ thì chính sách cũng vẫn vậy thôi.”
Chi tiêu và nợ nần của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa được cập nhật bổ
sung trong báo cáo trình bày với ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 7/3/2016.
Theo đó dư nợ công đến cuối năm 2015 bằng 62,2% GDP tổng sản phẩm quốc
nội, nợ chính phủ 50,3%, nợ nước ngoài của Việt Nam là 43,1%. Ngoài ra
bội chi ngân sách 2015 thực tế lên tới 6,1% trong khi Quốc hội chỉ cho
phép dưới 4,5%. Như vậy chính phủ nhìn nhận phần nợ chính phủ và tỷ lệ
bội chi ngân sách đều vượt qua giới hạn Quốc hội cho phép.
TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Uỷ ban Chính sách phát triển Liên hiệp
Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,
từng nhiều lần cảnh báo:
“Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên
của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách
và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công
vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá
nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là
vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng
trả nợ ấy ngày càng tăng lên.”
Kinh tế Saigon Thời báo trích báo cáo của chính phủ gởi Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho thấy, tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, nợ ứng trước
ngân sách cao và số liệu nợ thiếu chính xác. Thất thoát lãng phí trong
đầu tư còn rất lớn.
Nợ chính phủ là một thành phần của nợ công tức nợ quốc gia. Những khoản
tiền mà chính phủ từ trung ương cho tới địa phương đi vay. Nợ chính phủ
có thể là nợ vay trong nước hoặc nợ nước ngoài. Chính phủ thường vay nợ
dưới dạng phổ biến là phát hành trái phiếu trong nước hoặc phát hành ra
nước ngoài. Nợ chính phủ được quốc hội qui định là không quá 50% GDP, do
đã vượt trần nên chính phủ dự định xin nâng trần nợ lên 55% GDP.
Trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/3/2016 Bộ trưởng Tài chính Đinh
Tiến Dũng dự kiến nợ công năm 2016 sẽ sát trần với mức 64,5% GDP, nợ
Chính phủ tối đa ở mức 52,2%. Theo ông Bộ trưởng tính cả vay để đảo nợ,
trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách, bao gồm cả trả nợ
gốc và lãi sẽ vượt ngưỡng cho phép từ năm 2018, năm 2019 sẽ lên tới gần
30% trong khi mức Quốc hội cho phép là không qúa 25% tổng nguồn thu.
Theo báo mạng VnEconomy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bày tỏ sự
lo lắng với phát biểu nguyên văn: “Nợ công 5 năm tới tăng theo tốc độ như vừa rồi là chết…”
Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi.
- TS Vũ Quang Việt
Theo các số liệu được công bố bội chi ngân sách đã trở thành một căn
bệnh trầm kha của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo. Năm
2011 tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP tổng sản phẩm quốc nội mới là
4,4%, qua năm 2012 là 5,36% GDP, năm 2013 là 6,6% GDP, năm 2014 là 5,69%
GDP và năm 2015 lên tới 6,1% GDP. Ngoài trừ năm 2011 là không vượt mức
Quốc hội cho phép, còn lại đều vượt quá giới hạn năm sau nhiều hơn năm
trước.
TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, từng cho
rằng chính phủ Việt Nam có vẻ mất khả năng kiểm soát chi tiêu. Ông nói:
“Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường
xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có
ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi. Do làm việc thiếu hiệu quả nên hầu như
công trình nào chi phí cũng vượt dự toán ban đầu, công trình nào cũng
vậy cả. Thành ra với tình trạng này tôi thấy rất là khó, khả năng nợ
ngày càng tăng nhanh và hiệu quả thì thấp. Khả năng trả nợ chắc chắn là
sẽ khó khăn.”
Xin nhắc lại các đại biểu Quốc hội khóa 13, từng dẫn các số liệu chính
thức cho biết năm 2015 chính phủ đã có tổng các khoản vay lớn gấp đôi
tổng nợ đã trả. Cụ thể trong năm 2015 chính phủ trả nợ 150.000 tỷ đồng,
nhưng phải vay giải quyết bội chi ngân sách tới 226.000 tỷ đồng và vay
trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, chính phủ Việt Nam đã cố
gắng vay rất nhiều tiền để trả một phần nợ, kỳ dư là để chi tiêu thường
xuyên.
Bức tranh màu xám về bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đã khiến
Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng đề nghị không xem xét bản báo cáo bổ sung
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và triển khai kế hoạch năm
2016; cũng như bản báo cáo về kế hoạch đầu tư trung hạn của Chính phủ.
Ông Nguyễn Sinh Hùng muốn dành trách nhiệm đó cho Quốc hội Khóa 14 hình
thành sau cuộc bầu cử ngày 22/5/2016 sắp tới.
Sản xuất TQ 'chậm lại' ảnh hưởng thế giới
- 4 giờ trước
Sản xuất của các ngành công nghiệp Trung Quốc đang ở mức tăng trưởng
thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, làm dấy lên lo ngại cho hồi
phục kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc đang tìm cách tái tập trung vào kinh tế từ đầu tư cho đến xuất khẩu nhằm tăng tiêu dùng.
Thống kê gần đây cho thấy xuất khẩu Trung Quốc giảm 25,4% trong tháng Hai, so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là giảm sút lớn nhất kể từ 2009, cao hơn hẳn tỉ lệ 11,2% ghi nhận được trong tháng 01/2016.
Vẫn khá ảm đạm
Các hoạt động bán lẻ trong hai tháng đầu năm 2016 tăng 10,2%, thấp hơn dự đoán của các chuyên gia là 10,9%.Một nhà kinh tế học của ngân hàng Commerzbank, ông Zhou Hao, nói với Bloomberg sản xuất chậm lại cộng với tiêu dùng hạ thấp “cho thấy mối quan ngại”.
Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết Chính phủ vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong vòng 5 năm tới mà không cần áp dụng các biện pháp thúc đẩy kinh tế.
“Các chính sách kích thích tiền tệ quá mức là không cần thiết cho việc đạt mục tiêu,” Thống đốc Chu nói.
“Nếu không có các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và tài chính, chúng tôi sẽ vẫn giữ những chính sách tiền tệ thận trọng”
Viết trên tờ báo Anh, The Sun, số Chủ Nhật, Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Osborne nói giá dầu giảm, tỉ giá hối đoái thay đổi và tình hình chính trị Trung Đông bất ổn đồng nghĩa với “hy vọng cho sự hồi phục của kinh tế toàn cầu đã biến mất”
Biển Đông: ‘TQ hành xử kiểu chiếu trên'
11 tháng 3 2016 Cập nhật lúc 19:28 ICT
Một học giả tại Anh cho rằng Anh khó can dự chính trị trong tranh chấp
chủ quyền Biển Đông tuy rằng London sẽ dùng nỗ lực ngoại giao.
Mỹ: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc ở Trường Sa ngày 29/02/2016.Reuters
Chỉ trong vài tháng tới đây, với các căn cứ tại Trường Sa , quân đội
Trung Quốc đủ khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể trên toàn Biển
Đông. Trên đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper với
lập pháp Hoa Kỳ mới được tiết lộ.
Trong một bản báo cáo gửi thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban
Quốc vụ Thượng viện Hoa Kỳ, đề ngày 23/02/2016, giám đốc Tình báo Quốc
gia James Claper cho biết những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc
tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự đã giúp cho Bắc Kinh
có “tiềm năng tấn công đáng kể” trong vài tháng tới đây.
Theo Reuters trích dẫn trong bản tin hôm nay 11/03/2016, khả năng “tấn công quân sự ” của Trung Quốc vượt xa những gì được xem là “ tiền đồn phòng thủ”.
Cụ thể, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định ngay trong năm nay, với nhịp độ xây dựng “các tiền đồn” này, Trung Quốc sẽ đủ sức bố trí, triển khai một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017 thì lúc đó Trung Quốc thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng.
Nếu Hoàng Sa và Trường sa là ngư trường sinh tử của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thao túng, thì Biển Đông nói chung là đường giao thương chiến lược của thương mại thế giới. Các căn cứ tiền phương của Trung Quốc biến Trường Sa thành điểm nóng, nhất là Bắc Kinh không che dấu tham vọng thống trị 80% diện tích Biển Đông.
Khi gặp tổng thống Barack Obama tại Washington vào tháng 9/2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an Mỹ nào là Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Trường Sa , nào là Trung Quốc đã ngừng bồi đắp từ tháng 8.
Theo Reuters, cho dù lãnh đạo Trung
Quốc gạt bỏ mọi cáo buộc, nhưng đích thân Tư lệnh lực lượng Hoa kỳ tại Thái Bình dương Harry Harris hồi tháng hai đã xác nhận là hành động quân sự hóa Biển Đông đã rõ ràng là nằm trong mục tiêu “thống trị Đông Nam châu Á”.
Trong thư gửi chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper cho biết thêm là tuy chưa thấy Trung Quốc bố trí trang thiết bị và vũ khí quan trọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng các cơ sở đã xây xong có khả năng đón tiếp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí yểm trợ.
Trong số các trang bị đã được đưa ra các đảo nhân tạo, có trạm ra đa quân sự và cơ sở dành cho tên lửa địa-không và địa đối hải. Hoa Kỳ cũng chưa thấy máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng, nhưng tàu chiến đủ loại, kể cả tàu trang bị tên lửa, hiện diện rất đông trong khu vực. Phi đạo trên đá Chử Thập đủ khả năng đón máy bay chiến đấu và vận tải.
Bản báo cáo của giám đốc Tình báo Mỹ nói thêm là, tuy không có bằng cớ Trung Quốc sẽ chiếm thêm và bồi đắp đảo đá ngầm tại Trường Sa, nhưng ông cho biết trong vùng còn ít nhất 400 hecta có thể khai thác được.
Trong khi đó, theo bộ quốc phòng Mỹ, cho đến nay Trung Quốc đã xây xong 1.170 hecta đảo nhân tạo tại Trường Sa trong ý đồ lấn chiếm hầu hết Biển Đông.
Liệu chiến dịch tuần tra của Mỹ và nỗ lực dấn thân của Nhật Bản với Đông Nam Á có đủ sức ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160311-my-trung-quoc-%E2%80%9Cdu-tiem-nang-tan-cong-lon%E2%80%9D-tu-truong-sa
Theo Reuters trích dẫn trong bản tin hôm nay 11/03/2016, khả năng “tấn công quân sự ” của Trung Quốc vượt xa những gì được xem là “ tiền đồn phòng thủ”.
Cụ thể, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định ngay trong năm nay, với nhịp độ xây dựng “các tiền đồn” này, Trung Quốc sẽ đủ sức bố trí, triển khai một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017 thì lúc đó Trung Quốc thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng.
Nếu Hoàng Sa và Trường sa là ngư trường sinh tử của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thao túng, thì Biển Đông nói chung là đường giao thương chiến lược của thương mại thế giới. Các căn cứ tiền phương của Trung Quốc biến Trường Sa thành điểm nóng, nhất là Bắc Kinh không che dấu tham vọng thống trị 80% diện tích Biển Đông.
Khi gặp tổng thống Barack Obama tại Washington vào tháng 9/2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an Mỹ nào là Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Trường Sa , nào là Trung Quốc đã ngừng bồi đắp từ tháng 8.
Theo Reuters, cho dù lãnh đạo Trung
Quốc gạt bỏ mọi cáo buộc, nhưng đích thân Tư lệnh lực lượng Hoa kỳ tại Thái Bình dương Harry Harris hồi tháng hai đã xác nhận là hành động quân sự hóa Biển Đông đã rõ ràng là nằm trong mục tiêu “thống trị Đông Nam châu Á”.
Trong thư gửi chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper cho biết thêm là tuy chưa thấy Trung Quốc bố trí trang thiết bị và vũ khí quan trọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng các cơ sở đã xây xong có khả năng đón tiếp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí yểm trợ.
Trong số các trang bị đã được đưa ra các đảo nhân tạo, có trạm ra đa quân sự và cơ sở dành cho tên lửa địa-không và địa đối hải. Hoa Kỳ cũng chưa thấy máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng, nhưng tàu chiến đủ loại, kể cả tàu trang bị tên lửa, hiện diện rất đông trong khu vực. Phi đạo trên đá Chử Thập đủ khả năng đón máy bay chiến đấu và vận tải.
Bản báo cáo của giám đốc Tình báo Mỹ nói thêm là, tuy không có bằng cớ Trung Quốc sẽ chiếm thêm và bồi đắp đảo đá ngầm tại Trường Sa, nhưng ông cho biết trong vùng còn ít nhất 400 hecta có thể khai thác được.
Trong khi đó, theo bộ quốc phòng Mỹ, cho đến nay Trung Quốc đã xây xong 1.170 hecta đảo nhân tạo tại Trường Sa trong ý đồ lấn chiếm hầu hết Biển Đông.
Liệu chiến dịch tuần tra của Mỹ và nỗ lực dấn thân của Nhật Bản với Đông Nam Á có đủ sức ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160311-my-trung-quoc-%E2%80%9Cdu-tiem-nang-tan-cong-lon%E2%80%9D-tu-truong-sa
Khó khăn kinh tế buộc Trung Quốc giảm mức tăng ngân sách quân sự
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Trung Quốc giảm nhịp độ tăng ngân
sách Quốc phòng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo chống tàu chiến DF-21D của Trung
Quốc diễu hành ngày 3/9/2015, tại Bắc Kinh.REUTERS/Andy Wong/Pool/Files
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng nhiều khó khăn, Trung Quốc buộc phải
giảm bớt mức tăng chi tiêu quân sự trong năm nay, đúng vào lúc chủ tịch
Tập Cận Bình muốn tiến hành một cuộc cải tổ sâu rộng nhất từ nhiều thập
niên qua trong quân đội nước này.
Theo bản báo cáo về ngân sách được công bố hôm nay, 05/03/2016, tại buổi
khai mạc kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự trù là chi tiêu
quân sự của nước này trong năm 2016 sẽ tăng 7,6%, mức tăng thấp nhất từ
một thập kỷ qua.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2016 sẽ là khoảng 954 tỷ nhân dân tệ ( 146 tỷ đôla ). Con số này cho thấy là sau nhiều năm liên tục gia tăng mạnh ngân sách để hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gây lo ngại cho các nước láng giềng, nay Bắc Kinh phải giảm bớt nhịp điệu tăng chi tiêu quân sự. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn tăng với tỷ lệ trên 10%, chẳng hạn như năm ngoái đã tăng 10,1% lên đến hơn 886 tỷ nhân dân tệ.
Trong bài xã luận hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo biện minh rằng giảm mức tăng quân sách quốc phòng là phù hợp với « nhu cầu kinh tế ». Tờ báo này cũng khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc « không muốn gây khó chịu cho các quốc gia khác và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ». Hoàn Cầu Thời Báo nói thêm là, về đối nội, chính phủ cũng « không muốn làm cho người dân lo lắng, như thể là sắp xảy ra xung đột quân sự lớn ».
Nhưng chính Tân Hoa Xã hôm nay nhìn nhận rằng, mức tăng của chi tiêu quân sự chậm lại như vậy là do tình hình kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn ngày càng nhiều và cũng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải cắt giảm mạnh quân số.
Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách tổng tư lệnh tối cao của quân đội, vào tháng 9 năm ngoái đã loan báo cắt giảm 300 ngàn quân, trên tổng quân số 2,3 triệu người của quân đội Trung Quốc, quân đội lớn nhất thế giới hiện nay. Việc cắt giảm quân số là nằm trong khuôn khổ một kế hoạch cải tổ sâu rộng nhất trong quân đội Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua.
Kế hoạch do ông Tập Cận Bình đề ra chủ yếu là nhằm thống nhất các bộ tư lệnh binh chủng hải, lục, không quân và lực lượngtên lửa trong một bộ chỉ huy hỗn hợp theo kiểu của Mỹ, để quân đội này có thể bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và lợi ích của quốc gia này ở nước ngoài.
Trong bài phát biểu hôm nay tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã nêu lên các yêu cầu đối với quân đội nước này, đó là phải đẩy mạnh hiện đại hóa và đi theo đúng các chuẩn mực của quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc an ninh cho Nhà nước. Nhưng ông Lý Khắc Cường cũng không quên nhấn mạnh đến « nguyên tắc căn bản », đó là đảng nắm vai trò lãnh đạo tuyệt đối quân đội.
Tuy mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có chậm lại trong năm nay, nhưng Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các quyền của nước này trên biển, giữa lúc tranh chấp Biển Đông ngày càng gay gắt và căng thẳng khu vực gia tăng do việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo. Trong bối cảnh đó, hai nước tranh chấp chủ quyền nhiều nhất với Trung Quốc ở Biển Đông là Philippines và Việt Nam đều phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với tham vọng lãnh thổ Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-kho-khan-kinh-te-buoc-trung-quoc-giam-muc-tang-ngan-sach-quan-su
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2016 sẽ là khoảng 954 tỷ nhân dân tệ ( 146 tỷ đôla ). Con số này cho thấy là sau nhiều năm liên tục gia tăng mạnh ngân sách để hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gây lo ngại cho các nước láng giềng, nay Bắc Kinh phải giảm bớt nhịp điệu tăng chi tiêu quân sự. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn tăng với tỷ lệ trên 10%, chẳng hạn như năm ngoái đã tăng 10,1% lên đến hơn 886 tỷ nhân dân tệ.
Trong bài xã luận hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo biện minh rằng giảm mức tăng quân sách quốc phòng là phù hợp với « nhu cầu kinh tế ». Tờ báo này cũng khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc « không muốn gây khó chịu cho các quốc gia khác và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ». Hoàn Cầu Thời Báo nói thêm là, về đối nội, chính phủ cũng « không muốn làm cho người dân lo lắng, như thể là sắp xảy ra xung đột quân sự lớn ».
Nhưng chính Tân Hoa Xã hôm nay nhìn nhận rằng, mức tăng của chi tiêu quân sự chậm lại như vậy là do tình hình kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn ngày càng nhiều và cũng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải cắt giảm mạnh quân số.
Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách tổng tư lệnh tối cao của quân đội, vào tháng 9 năm ngoái đã loan báo cắt giảm 300 ngàn quân, trên tổng quân số 2,3 triệu người của quân đội Trung Quốc, quân đội lớn nhất thế giới hiện nay. Việc cắt giảm quân số là nằm trong khuôn khổ một kế hoạch cải tổ sâu rộng nhất trong quân đội Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua.
Kế hoạch do ông Tập Cận Bình đề ra chủ yếu là nhằm thống nhất các bộ tư lệnh binh chủng hải, lục, không quân và lực lượngtên lửa trong một bộ chỉ huy hỗn hợp theo kiểu của Mỹ, để quân đội này có thể bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và lợi ích của quốc gia này ở nước ngoài.
Trong bài phát biểu hôm nay tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã nêu lên các yêu cầu đối với quân đội nước này, đó là phải đẩy mạnh hiện đại hóa và đi theo đúng các chuẩn mực của quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc an ninh cho Nhà nước. Nhưng ông Lý Khắc Cường cũng không quên nhấn mạnh đến « nguyên tắc căn bản », đó là đảng nắm vai trò lãnh đạo tuyệt đối quân đội.
Tuy mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có chậm lại trong năm nay, nhưng Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các quyền của nước này trên biển, giữa lúc tranh chấp Biển Đông ngày càng gay gắt và căng thẳng khu vực gia tăng do việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo. Trong bối cảnh đó, hai nước tranh chấp chủ quyền nhiều nhất với Trung Quốc ở Biển Đông là Philippines và Việt Nam đều phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với tham vọng lãnh thổ Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-kho-khan-kinh-te-buoc-trung-quoc-giam-muc-tang-ngan-sach-quan-su
Rumani mở cửa lâu đài “Ác Quỷ” của nhà độc tài Ceausescu
Từ ngày 12/03/2016, dinh thự từng thuộc về nhà độc tài Rumani, Nicolae
Ceausescu, tại Bucarest mở cửa cho công chúng. 26 năm sau ngày chế độ
Ceausescu bị lật đổ, đời sống xa hoa của gia đình “tên bạo chúa” này
được phơi bày trước công chúng.
Thông tín viên đài RFI Jonas Mercier từ thủ đô Bucarest gửi về bài tường trình:
«Nhìn bề ngoài, dinh thự của cựu lãnh đạo Rumani có vẻ kín đáo, cho dù đó là một quần thể kiến trúc khá đồ sộ, được cây cối che khuất. Thế nhưng, khi bước vào bên trong, thì đời sống xa hoa của các chủ nhân tòa nhà đã không khỏi khiến khách tham quan phải sửng sốt. Có ít nhất 80 phòng ngủ được trang hoàng vô cùng sang trọng, rồi lại có một bể bơi, một phòng chiếu phim và một boongker được xây trong lòng đất.
Trong gần một phần tư thế kỷ, chỉ có hai ông bà Ceausescu và ba người con của họ được quyền hưởng thụ đời sống vương giả này. Khi chế độ Cộng sản sụp đổ vào năm 1989, dinh thự này trở thành tài sản của nhà nước, và được dùng để tiếp đón các vị thượng khách nước ngoài của chính phủ.
Phải mất 26 năm, chính quyền Bucarest mới đồng ý mở cửa tòa lâu đài cho công chúng Rumani và xem. Tới nay đã có 300 người giữ vé trước để được tham quan miễn phí ngôi nhà quá sang trọng của gia đình Ceausescu vào ngày đầu tiên hôm thứ Bảy 12/03/2016.
Đến cuối tuần sau, dinh thự của nhà độc tài Ceausescu chính thức mở cửa rộng rãi cho công chúng vào xem, giá vào cửa là 6,5 euro. Chính quyền hy vọng thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khách ngoại quốc đến tham quan. Vé vào cửa sẽ giúp Bucarest giảm bớt gánh nặng tài chính để bảo quản ngôi biệt thự nguy nga này».
Thanh Hà
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160313-rumani-dinh-thu-nha-doc-tai-ceausescu-thanh-lau-dai-ac-quy
Thông tín viên đài RFI Jonas Mercier từ thủ đô Bucarest gửi về bài tường trình:
«Nhìn bề ngoài, dinh thự của cựu lãnh đạo Rumani có vẻ kín đáo, cho dù đó là một quần thể kiến trúc khá đồ sộ, được cây cối che khuất. Thế nhưng, khi bước vào bên trong, thì đời sống xa hoa của các chủ nhân tòa nhà đã không khỏi khiến khách tham quan phải sửng sốt. Có ít nhất 80 phòng ngủ được trang hoàng vô cùng sang trọng, rồi lại có một bể bơi, một phòng chiếu phim và một boongker được xây trong lòng đất.
Trong gần một phần tư thế kỷ, chỉ có hai ông bà Ceausescu và ba người con của họ được quyền hưởng thụ đời sống vương giả này. Khi chế độ Cộng sản sụp đổ vào năm 1989, dinh thự này trở thành tài sản của nhà nước, và được dùng để tiếp đón các vị thượng khách nước ngoài của chính phủ.
Phải mất 26 năm, chính quyền Bucarest mới đồng ý mở cửa tòa lâu đài cho công chúng Rumani và xem. Tới nay đã có 300 người giữ vé trước để được tham quan miễn phí ngôi nhà quá sang trọng của gia đình Ceausescu vào ngày đầu tiên hôm thứ Bảy 12/03/2016.
Đến cuối tuần sau, dinh thự của nhà độc tài Ceausescu chính thức mở cửa rộng rãi cho công chúng vào xem, giá vào cửa là 6,5 euro. Chính quyền hy vọng thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khách ngoại quốc đến tham quan. Vé vào cửa sẽ giúp Bucarest giảm bớt gánh nặng tài chính để bảo quản ngôi biệt thự nguy nga này».
Thanh Hà
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160313-rumani-dinh-thu-nha-doc-tai-ceausescu-thanh-lau-dai-ac-quy
Hòn ngọc Viễn Đông 'mất duyên'
06.03.2016
Sài Gòn, nơi từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng
kém duyên và biến thành một đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về
con người Sài Gòn chân tình, hào sảng đang dần mất dạng để nhường chỗ
cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành.
Vì đâu nên nỗi? Làm cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của thành phố năng động này?
Đó là chủ đề của Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là
những cư dân trẻ của Sài thành: Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và
Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ.
Hòn ngọc Viễn Đông 'mất duyên'
- Danh mục
- Tải
Trà Mi: Các bạn thấy hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào?
Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.
Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.
Trà Mi: So sánh Sài Gòn xưa và nay, Lộc nghĩ ngay tới những hình ảnh chưa đẹp. Còn Sơn, cảm nhận của bạn về Sài Gòn thế nào?
Hoàng Kim Sơn: Xưa dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn giữ được
những nét cổ, đẹp theo văn hóa, quy hoạch của người Pháp. Nay, sau một
thời quản lý của nhà nước này, có vẻ như hơi chệch choạt về quy hoạch đô
thị cũng như về đạo đức con người. Dân ở đây giờ chủ yếu là dân nhập
cư, chứ người gốc Sài Gòn rất ít. Do mặt bằng chung của xã hội và giáo
dục đạo đức, không riêng ở Sài Gòn mà trên cả nước, đạo đức con người đã
đi xuống, an sinh giáo dục cũng kém. Nói chung do quản lý thôi.’
Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm,
và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người.
Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn
hóa.
Trà Mi: Nói tới Sài Gòn, người ta nghĩ ngay tới các tòa cao ốc,
khu mua sắm, dinh thự nguy nga tráng lệ, hay những hàng quán sang trọng.
Những hình ảnh đó không là niềm hãnh diện của Sài Gòn hay sao?
Hoàng Kim Sơn: Sài Gòn lâu nay vẫn là nơi giàu nhất Việt Nam mà.
Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết.
Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không?
Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết.
Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không?
Phạm Văn Lộc: Người lãnh đạo phải sáng suốt thì thành phố mới
sạch, đẹp, văn minh. Đó chính là điều gây trăn trở. Sau năm 1975, nền
giáo dục của mình xuống cấp. Những thế hệ sau bị nhồi sọ. Những sự dối
trá từ miền Bắc đem vào. Tất cả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ rất nhiều, chủ
yếu từ nền giáo dục.
Hoàng Kim Sơn: Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con
người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên
hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta
làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.
Trà Mi: Nếu cuộc do sống kim tiền khiến con người thay đổi thì
xung quanh cũng có nhiều nơi phát triển hơn mình, họ chạy theo đồng tiền
còn vội vã hơn nhưng vẫn giữ được nét văn minh-lịch sử, chẳng hạn như
Thái Lan hay Singapore?
Hoàng Kim Sơn: Bần nông không được học lại lên làm cán bộ. Cho
nên, chiếm vị trí trong xã hội không phải là người giỏi nhất mà là những
kẻ giang hồ nhất. Họ làm điều xấu để họ vươn lên. Từ cái gốc đã xấu rồi
thì cái ngọn đâu có đẹp nữa?
Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi
trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta
không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để
kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.
Trà Mi: Có khách quan không khi đổ lỗi ở những người có vị trí,
có trách nhiệm? Hay cũng có một phần nào đó do ý thức của từng cá nhân
trong xã hội này?
Hoàng Kim Sơn: Đúng, mỗi người là một yếu tố trong xã hội. Bản
thân mỗi người phải tự ‘vươn ra’, chứ cứ kiếm sống và an phận đến chết
thì cuộc đời họ chỉ giống một con ốc trong một chuỗi ốc thôi, không được
gì cả. Phải có ý chí ‘vươn ra ngoài’, vượt ra khỏi nhà tù nhỏ của cộng
sản để đầu óc sáng sủa hơn, để biết cách sống và đóng góp cho xã hội,
chứ không phải chỉ biết tích góp cho bản thân mà thôi.
Phạm Văn Lộc: Mình sống trong một xã hội không được tự do. Có rất
nhiều nhân tài nhưng họ không được trọng dụng thì đất nước cũng khó
phát triển. Sinh viên đại học bây giờ hai, ba bằng đại học vẫn không xin
được việc làm vì không có thân thế. Con cháu của cán bộ thì được đưa
vào. Nhân tài thì bị mai một. Đó là điều người trẻ trăn trở.
Trà Mi: Các bạn mong muốn những thay đổi như thế nào từ giới hữu trách?
Phạm Văn Lộc: Sống giữa chế độ độc đảng này, khó lắm, không thể
nào nói được. Dân cất tiếng, họ vùi dập liền. Khi nào đất nước thật sự
có tự do-dân chủ thì người trẻ mới phát huy được năng lực của mình.
Trà Mi: Ngoài những kỳ vọng ở giới hữu trách, trách nhiệm của người trẻ ra sao để thúc đẩy mọi việc khá hơn?
Nguyễn Trần Hoàng: Mỗi người trong xã hội đều phải có trách
nhiệm. Từng người sống tốt thì xã hội tự nhiên sẽ tốt hơn. Đừng lường
gạt, đừng hơn thua, đừng làm gì sai trái mà hãy sống một cách chân
chính.
Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay
đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với
người khác thì xã hội mới đẹp hơn.
Phạm Văn Lộc: Mình mơ ước trước tiên thay đổi được nền giáo dục
từ gốc thì mình mới tạo nên được những nét đẹp bên ngoài. Nếu vẫn theo
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì các thế hệ tiếp nối sẽ khó giữ được
nét đẹp trong con người để từ đó có thể xây dựng được một thành phố tốt
đẹp hơn. Ra nước ngoài thấy nhiều nơi họ treo bảng đề phòng người Việt
trộm cắp, mình thấy xấu hổ cho một nền giáo dục dối trá.
Nguyễn Trần Hoàng: Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp
hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật,
tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn.
Hoàng Kim Sơn: Với Việt Nam, không đơn giản chỉ thay đổi giáo dục
là được, mà phải thay đổi từ hệ thống nhà nước, từ luật lệ. Giống như
Tổng thống Obama nói, muốn thấy sự thay đổi, bản thân mỗi người hãy tự
thay đổi. Chỉ cần 30% dân Việt Nam thay đổi thì sẽ thấy được sự ‘cách
mạng’ , không cần phải gì đâu.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã đóng góp trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay.
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * VĂN BẢN
Đọc văn bản như thế nào?
Sat, 03/05/2016 - 16:20 — nguyenthituhuy
Cuộc chiến thông tin trong thời kỳ đại hội XII và động cơ điều
khiển dư luận quá lộ liễu, thể hiện tràn lan trên các website
có tuổi đời đôi khi còn ngắn hơn cả nhộng tằm và bởi các bút
danh mọc như nấm sau mưa, khiến cho các kỹ năng tiếp cận văn
bản trở nên rất cần thiết đối với người đọc. Vì thế, tôi
quyết định chia sẻ một vài « mẹo » tiếp cận văn bản sau đây.
Tôi cũng cảm phiền trước đối với những người đã rất thành
thục các kỹ năng này.
Đối với một người viết, khi ngồi trước trang giấy trắng hay trước màn hình trắng, trước khi viết, họ thường đối diện với bốn câu hỏi cơ bản sau đây :
- Viết cho ai ? (đối tượng mà bài viết muốn tác động)
- Viết để làm gì ? (động cơ, mục đích của bài viết)
- Viết cái gì ? (nội dung của bài viết)
- Viết như thế nào ? (hình thức diễn đạt của bài viết, ở các cấp độ khác nhau : cấu trúc, trình bày, văn phong, nghệ thuật viết, ngôn ngữ, câu chữ…)
Và người đọc, khi đối diện với một văn bản, cần trả lời bốn câu hỏi trên đây, cộng thêm câu hỏi thứ 5 :
- Ai viết ?
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có 8000 dư luận viên, nếu theo con số công bố trên báo chính thống, và khi các phe phái đã sử dụng truyền thông như một vũ khí nhằm tiến hành cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, như những gì mà ta đã được chứng kiến trong mấy năm qua, người đọc chúng ta cần phải trả lời thêm câu hỏi thứ 6 này :
- Ai đứng đằng sau người viết ?
Một cách chủ quan, tôi cho rằng một khi người đọc trả lời đủ 6 câu hỏi trên đây thì sẽ có thể hiểu được ý đồ chủ đạo của văn bản, và tránh không bị điều khiển bởi người viết ra văn bản, trong trường hợp người viết có ý định đó. Tôi nói như vậy, bởi vì có những người viết không có ý định điều khiển dư luận, mà họ chỉ muốn đưa ra cách nhìn của họ, hay họ chỉ muốn tìm hiểu thực tế và tìm hiểu sự thật. Một khi chúng ta đã thành thạo các kỹ năng đọc, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện những người viết để truy tìm sự thật và những người viết nhằm thao túng và điều khiển dư luận. Ngoài ra, đặc thù của xã hội chúng ta đẻ ra một tiêu chí khác mà chúng ta ai cũng đã biết, đó là người viết để truy tìm sự thật sẽ phải trả giá, tùy mức độ khác nhau (nặng thì phải vào tù như Trương Duy Nhất, nhẹ hơn thì bị mất cơ hội công việc, bị gạt ra ngoài hệ thống báo chí chính thống, như Huy Đức, Nguyễn Đức Kiên), kể cả khi sử dụng bút danh như Nguyễn Ngọc Già. Còn những người viết để thao túng dư luận thì không phải trả giá, mà ngược lại, rất có thể sẽ được trả tiền hậu hĩnh, nếu ta dựa lô-gic « vàng » của xã hội chúng ta để suy đoán.
Văn phong (viết như thế nào ?) là thứ thường bị chúng ta bỏ qua, nhưng chính văn phong, trong nhiều trường hợp, lại là thứ « tố cáo » ý đồ người viết nhiều nhất.
Chẳng hạn, giờ đây đã có một độ lùi nhất định, chúng ta hãy tìm đọc lại các bài của những bút danh chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ đại hội XII, nhất là các bút danh xuất hiện với tần số cao, và hãy thử làm theo « mẹo » trên đây, có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về bản chất của cái mà ta gọi là « cuộc chiến quyền lực » vừa qua, và có thể sẽ hiểu hơn về các phản ứng của dư luận.
Chúng ta còn có điều kiện hiểu rõ hơn, nếu các website như « Ý kiến đảng viên », « Câu lạc bộ nhà báo trẻ », « Chân dung quyền lực »… không biến mất. Nhưng chúng đã biến mất, bài vở trên đó đã bị phi tang. Không sao, vậy thì ta hãy đặt câu hỏi về sự biến mất của chúng để tìm hiểu sự việc : « Vì sao chúng phải biến mất ? », « Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không biến mất ? »…Dĩ nhiên, không nên quên câu hỏi này : « Sự xuất hiện của chúng nhằm mục đích gì và có lợi cho ai ? » Chỉ cần chúng ta tìm đọc lại một vài bài đã được đăng lại trên các website khác thì có thể trả lời những câu hỏi này, chẳng mấy khó khăn.
Hãy cảm ơn những trang web như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… những nơi đã lưu giữ dấu vết của trò thao túng truyền thông và thao túng dư luận này, để giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu cái thảm trạng bẩn thỉu của một nền chính trị thối nát. Rồi sẽ đến lúc có các nghiên cứu về văn bản học và ngôn ngữ học để nhận diện cái dòng « văn bản dư luận viên » này, những bồi bút không chỉ của bộ máy đảng, mà có thể còn là bồi bút của các cá nhân. Lúc đó các website như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… sẽ là nơi mà những người nghiên cứu cần tìm đến để lấy tư liệu.
Nhìn từ một góc độ nào đó thì có thể nói rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống lại « bóng tối của sự thiếu hiểu biết », ý này tôi mượn lại của E. Kant, triết gia của thế kỷ khai sáng. Đó chính là cuộc đấu tranh vì sự hiểu biết, vì kiến thức, vì nhận thức, vì sự độc lập trong tư duy và vì khả năng tự mình quyết định, tức là vì sự khai minh, như Kant đã nói. Chúng ta, trong tư cách độc giả, sẽ đi những bước đầu tiên của công cuộc khai minh bằng cách dùng trí tuệ của mình lôi ra ánh sáng những ý đồ tối tăm ẩn giấu sau các giòng chữ của những người muốn mượn truyền thông mạng để thao túng chúng ta.
Paris, 29/1/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
Đối với một người viết, khi ngồi trước trang giấy trắng hay trước màn hình trắng, trước khi viết, họ thường đối diện với bốn câu hỏi cơ bản sau đây :
- Viết cho ai ? (đối tượng mà bài viết muốn tác động)
- Viết để làm gì ? (động cơ, mục đích của bài viết)
- Viết cái gì ? (nội dung của bài viết)
- Viết như thế nào ? (hình thức diễn đạt của bài viết, ở các cấp độ khác nhau : cấu trúc, trình bày, văn phong, nghệ thuật viết, ngôn ngữ, câu chữ…)
Và người đọc, khi đối diện với một văn bản, cần trả lời bốn câu hỏi trên đây, cộng thêm câu hỏi thứ 5 :
- Ai viết ?
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có 8000 dư luận viên, nếu theo con số công bố trên báo chính thống, và khi các phe phái đã sử dụng truyền thông như một vũ khí nhằm tiến hành cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, như những gì mà ta đã được chứng kiến trong mấy năm qua, người đọc chúng ta cần phải trả lời thêm câu hỏi thứ 6 này :
- Ai đứng đằng sau người viết ?
Một cách chủ quan, tôi cho rằng một khi người đọc trả lời đủ 6 câu hỏi trên đây thì sẽ có thể hiểu được ý đồ chủ đạo của văn bản, và tránh không bị điều khiển bởi người viết ra văn bản, trong trường hợp người viết có ý định đó. Tôi nói như vậy, bởi vì có những người viết không có ý định điều khiển dư luận, mà họ chỉ muốn đưa ra cách nhìn của họ, hay họ chỉ muốn tìm hiểu thực tế và tìm hiểu sự thật. Một khi chúng ta đã thành thạo các kỹ năng đọc, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện những người viết để truy tìm sự thật và những người viết nhằm thao túng và điều khiển dư luận. Ngoài ra, đặc thù của xã hội chúng ta đẻ ra một tiêu chí khác mà chúng ta ai cũng đã biết, đó là người viết để truy tìm sự thật sẽ phải trả giá, tùy mức độ khác nhau (nặng thì phải vào tù như Trương Duy Nhất, nhẹ hơn thì bị mất cơ hội công việc, bị gạt ra ngoài hệ thống báo chí chính thống, như Huy Đức, Nguyễn Đức Kiên), kể cả khi sử dụng bút danh như Nguyễn Ngọc Già. Còn những người viết để thao túng dư luận thì không phải trả giá, mà ngược lại, rất có thể sẽ được trả tiền hậu hĩnh, nếu ta dựa lô-gic « vàng » của xã hội chúng ta để suy đoán.
Văn phong (viết như thế nào ?) là thứ thường bị chúng ta bỏ qua, nhưng chính văn phong, trong nhiều trường hợp, lại là thứ « tố cáo » ý đồ người viết nhiều nhất.
Chẳng hạn, giờ đây đã có một độ lùi nhất định, chúng ta hãy tìm đọc lại các bài của những bút danh chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ đại hội XII, nhất là các bút danh xuất hiện với tần số cao, và hãy thử làm theo « mẹo » trên đây, có thể chúng ta sẽ hiểu hơn về bản chất của cái mà ta gọi là « cuộc chiến quyền lực » vừa qua, và có thể sẽ hiểu hơn về các phản ứng của dư luận.
Chúng ta còn có điều kiện hiểu rõ hơn, nếu các website như « Ý kiến đảng viên », « Câu lạc bộ nhà báo trẻ », « Chân dung quyền lực »… không biến mất. Nhưng chúng đã biến mất, bài vở trên đó đã bị phi tang. Không sao, vậy thì ta hãy đặt câu hỏi về sự biến mất của chúng để tìm hiểu sự việc : « Vì sao chúng phải biến mất ? », « Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng không biến mất ? »…Dĩ nhiên, không nên quên câu hỏi này : « Sự xuất hiện của chúng nhằm mục đích gì và có lợi cho ai ? » Chỉ cần chúng ta tìm đọc lại một vài bài đã được đăng lại trên các website khác thì có thể trả lời những câu hỏi này, chẳng mấy khó khăn.
Hãy cảm ơn những trang web như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… những nơi đã lưu giữ dấu vết của trò thao túng truyền thông và thao túng dư luận này, để giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu cái thảm trạng bẩn thỉu của một nền chính trị thối nát. Rồi sẽ đến lúc có các nghiên cứu về văn bản học và ngôn ngữ học để nhận diện cái dòng « văn bản dư luận viên » này, những bồi bút không chỉ của bộ máy đảng, mà có thể còn là bồi bút của các cá nhân. Lúc đó các website như Anh Ba Sàm, Dân luận, Tin tức hàng ngày… sẽ là nơi mà những người nghiên cứu cần tìm đến để lấy tư liệu.
Nhìn từ một góc độ nào đó thì có thể nói rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ chính là cuộc đấu tranh chống lại « bóng tối của sự thiếu hiểu biết », ý này tôi mượn lại của E. Kant, triết gia của thế kỷ khai sáng. Đó chính là cuộc đấu tranh vì sự hiểu biết, vì kiến thức, vì nhận thức, vì sự độc lập trong tư duy và vì khả năng tự mình quyết định, tức là vì sự khai minh, như Kant đã nói. Chúng ta, trong tư cách độc giả, sẽ đi những bước đầu tiên của công cuộc khai minh bằng cách dùng trí tuệ của mình lôi ra ánh sáng những ý đồ tối tăm ẩn giấu sau các giòng chữ của những người muốn mượn truyền thông mạng để thao túng chúng ta.
Paris, 29/1/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
NS TUẤN KHANH
Đừng bứng người dân khỏi gốc rễ quê hương
Cuộc giằng co của những ngư dân ở biển Sầm Sơn với chính quyền tỉnh
Thanh Hoá từ nhiều ngày qua đã bột phát thành sự kiện lớn, thu hút sự
quan tâm của mọi nơi.
Từ cuối tháng 2, con số ngư dân và gia đình ở biển Sầm Sơn tập hợp
lạingày càng đông, để phản đối dự án quy hoạch bờ biển làm du lịch đã
lên đến đỉnh điểm vào ngày 5/3, khi người ta nghe tiếng súng nổ và có xô
xát giữa hai bên. Bên phía ngư dân muốn giữ lại vùng đất để sinh tồn
của họ, vốn đã có từ hàng trăm năm. Còn phía chính quyền thì quyết giải
toả vùng ngư nghiệp này để thực hiện dự án xây dựng cho du lịch cao cấp,
đã thoả thuận với tập đoàn FLC.
Câu chuyện của ngư dân Sầm Sơn không phải là mới mẻ trên thế giới. Theo
tài liệu của tổ chức Inclusive Development International, mỗi năm có
khoảng 15 triệu người bị bứng khỏi nơi sinh sống của họ để dọn đường cho
những dự án gọi là “phát triển”. Đây là ngọn sóng thần chậm rãi và tàn
nhẫn xua đuổi những dòng người chạy tán loạn muôn hướng, để thế vào đó
những kế hoạch làm ra tiền cho một nhóm người nhưng luôn có bề mặt bóng
bẩy là dành cho cộng đồng. Cuộc khủng hoảng thực tế – ảo đó đang lan
tràn khắp nơi, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, vốn đầy sơ
hở về luật pháp và các quan chức hám lợi.
Trong nhiều ngày, hai luồng thông tin trong nước mô tả về sự kiện nóng
có hàng trăm người xuống đường với tâm trạng phân vân: một bên là những
thông cáo báo chí của Nhà nước và nhà đầu tư được viết lại một cách đanh
thép, một bên là các bản tin xót xa của người làm báo khi chứng kiến
cuộc đối thoại bị đổ vỡ, thay vào đó là dùi cui, nắm đấm, thậm chí là
tiếng súng. Hình ảnh đó, dự báo cho một cuộc hỗn loạn im lặng, xói mòn
tuyệt đối mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền, với tốc độ kinh
khủng chưa từng thấy, dĩ nhiên đó là một tương lai không lấy gì làm tốt
đẹp của cái gọi là “phát triển”.
Mặc dù các dự án như ở biển Sầm Sơn luôn được xoa dịu bằng những hình
ảnh đầy hứa hẹn trong tương lai là các việc làm được chu cấp, cũng như
cuộc sống sẽ được cải thiện. Tuy vậy, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy
rằng sự tổn thương của giai cấp nghèo khó nhất của Việt Nam sẽ là một
thảm trạng kéo dài không có hồi kết. Họ buộc phải chọn lựa để trở thành
những lao động ngoài ý muốn phục vụ cho sự giàu có của những kẻ sở hữu
tư liệu sản xuất ngoặc nhau với chính quyền địa phương, hoặc lìa bỏ quê
hương của mình để mong chờ một cuộc đời khác không bị áp đặt. Người ta
hay nói về bề mặt của phát triển và sự hưởng thụ như một thành đạt,
nhưng rất nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu không có
một giải pháp đủ văn minh, mọi thứ giống như bạn cố quét rác ở điểm A
và dồn vào, bỏ mặc ở điểm B bên cạnh, mở cửa cho vô số loại lạm dụng,
nhưng được vỗ tay và gọi đó là thành công.
David Pred (người lừng danh trên các diễn đàn vấn đề con người và phát
triển) đã từng viết thư chỉ trích World Bank, về các dự án cho vay đối
với các nước đang phát triển, lên đến 50 tỉ USD/năm, vốn giỏi tập trung
mọi thứ nhưng bỏ quên con người. “Sự đổ vỡ của các gia đình nghèo là quá
rõ. Người ta không thể nào nói là tốt khi phải rời khỏi nhà của mình
cho ai đó lớn mạnh, giàu có hơn. Mọi tài liệu nghiên cứu đã chứng minh
rõ rằng việc mất đi thu nhập, mất nhà cửa, tổn thương tâm lý cùng nhiều
tác động khốn khó khác, chỉ là một vòng xoay dữ dội khác của đói nghèo
nhưng được phủ hào quang lên đó”, năm 2014, thạc sĩ về quyền con người
của trường đại học Essex và cử nhân khoa học chính trị và quan hệ quốc
tế của trường đại học Florida, đã viết như vậy cho Jim Yong Kim, chủ
tịch của World Bank. Ông David Pred cũng làm việc nhiều năm ở Campuchia
nhằm cảmh báo tình trạng phát triển mang hình thái cường quyền hoang dã.
Đừng bao giờ quên, 50 triệu hay 70 triệu đồng cho một hộ ngư dân ở Sầm
Sơn, để đánh đổi việc rời khỏi vĩnh viễn cuộc sống lâu đời của họ chôn
nhau cắt rốn là thứ đổi chác đê tiện: không có số tiền nào bù đắp đủ,
ngoại trừ kế hoạch phát triển đó nhìn thấy bộ mặt con người và tính tới
việc chia sẻ không gian sống tương đối cho cả hai. Sầm Sơn sẽ mãi mãi
không bao giờ còn nguồn cá như niềm tự hào của một địa phương từ ngàn
đời, nhưng được thay vào đó là khu resort và các bữa cá mua từ tàu Trung
Quốc, rất thanh thản từ chủ đầu tư cũng như chính quyền. Năm 1980, rất
nhiều ngân hàng quốc tế hào hứng với chiến dịch phát triển rầm rộ này
nên đã đầu tư vào nhiều dự án lớn, tái định cư hàng chục ngàn người.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara sau khi rời khỏi chiến tranh
Việt Nam, đã trở thành giám đốc của World Bank (từ năm 1968 – 1981) và
vẫn chưa rũ bỏ được cảm giác quyền lực của mình nên đã tài trợ – cho vay
việc di dời 70.000 người để làm đập thuỷ điện ở Brazil. Hôm nay người
ta vẫn biết đến đập thuỷ điện đó nhưng ít ai nhắc đến một cộng đồng sinh
sống bị huỷ diệt, đẩy vào khốn khó, bao gồm các bộ tộc thiểu số trong
khu vực. Mỉa mai hơn, chính World Bank được ca ngợi như là những nhà hảo
tâm giúp giảm thiểu đói nghèo ở khu vực.
Bài học đó cho thấy khi người ta chỉ chú mục vào sự phát triển, nhưng
chỉ cho mình, và quên mất chung quanh. Trong những cuộc di dời ở vùng
rừng núi Brazil cho dự án thuỷ điện Itaipu cũng có những vụ cưỡng chế,
đánh đập, tiếng khóc và sự phẫn nộ không khác gì ở Sầm Sơn lúc này.
Không cần phải cam kết gì với con người và môi trường sống cũng là một
vấn nạn ở Việt Nam.
Những cuộc biểu tình chống lại các nhà máy, chủ đất… ngày càng nhiều
trước tình trạng ứng xử tồi tệ với thiên nhiên và con người, hoặc lạm
dụng trong sự cho phép của giới quan chức địa phương được chia sẻ quyền
lợi. Khi ngư dân Sầm Sơn phản ứng mạnh mẽ, không phải vì tham những số
tiền bồi thường như các bài báo vẫn viết, mà họ cảm thấy sợ hãi cho việc
bị bứng khỏi gốc rễ của mình cùng với tương lai đói nghèo vô định.
Sự kiện ứng xử thô lậu và kém cỏi của tỉnh Thanh Hoá chỉ cho thấy thêm
rằng quyền đối thoại của con người và con người đang bị dập tắt. Đất
nước này không thể tràn ngập những dự án và bề nổi huy hoàng, còn nhân
dân thì sống sót bằng bỏ nghề đi kiếm sống ở các khu công nghiệp, hoặc
lang thang lưu vong ngay trên chính quê hương mình.
Saturday, March 12, 2016
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Những Cánh Bèo Trôi Ở Bangkok
Thỉnh thoảng (trên bàn nhậu) tôi vẫn góp vui bằng câu chuyện
sau, sau khi nghe những bạn đồng ẩm bàn luận về hiện trạng tôn
giáo ở Việt Nam:
- Thưa cha con muốn xưng tội.
- ...
- Trước năm 75, có mấy nguời cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà …
- Trước năm 75, có mấy nguời cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà …
- Giúp đỡ tha nhân khi họ kêu cứu trong lúc bị hiểm nguy không phải là một cái tội.
- Nhưng thưa cha…
- Nhưng thưa cha…
- Con cứ yên tâm. Ðiều con làm hoàn toàn hợp với tinh thần bác ái của
Chúa Ky Tô và văn hoá của dân tộc Việt. “Thương người như thể thương
thân. Rét thời cho mặc, đói thời cho ăn.” Gia Huấn Ca cũng có dậy
như vậy. Chúng ta không thể vì chính kiến hay lòng thù hận mà bỏ nguời
ta đói khát trong cơn hoạn nạn; hoặc tệ hơn nữa là tố giác những kẻ ở
bước đường cùng.
- Thưa vâng nhưng thưa …
- Cha hiểu …đó không phải lỗi của con. Nếu những kẻ được cứu giúp
trong cơn hoạn nạn – sau này – trở mặt, lấy ân báo oán hoặc lại tiếp tục
con đường tà đạo thì đó là tội lỗi của họ…
- Dạ vâng nhưng điều khiến con áy náy là…
- Là gì nữa?
- Là vì họ… vẫn còn dưới hầm nhà…
- Con nói sao?
- Thưa cha, qúi vị cán bộ cộng sản trốn dưới hầm nhà con vẫn còn sống ở duới đó cho mãi đến bây giờ.
- Ối, Giêsu Ma… lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Ối, Giêsu Ma… lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Vì con vẫn chưa cho họ biết là “cách mạng” … đã thành công!
- Nhưng… sao… sao… con lại … lại … đãng trí đến như thế được?
- Tại con rút kinh nghiệm hồi kháng chiến chống Tây. Thuở ấy, bố con
cũng chứa cán bộ cộng sản trong nhà; sau này, chính những nguời này đã
“dàn dựng” để “nhân dân” mang ông cụ ra … đấu tố cho đến chết! Bởi vậy
nên con sợ…
- Kể thì cũng như nuôi rắn trong nhà, đáng sợ thật chứ chả phải chuyện đùa!
- Xin cha giúp con…
- Thôi thế này con ạ, về lấy xi măng lấp luôn cái hầm nhà lại cho…
xong! Ðỡ được đứa nào hay đứa đó. Tội nghiệt này, xin Chúa nhân từ chứng
giám, ta xin chịu thay con.
- Con xin lĩnh ý cha; tuy nhiên, cũng xin Chúa nhân từ chứng giám đây là chuyện “riêng” của con chứ không liên hệ gì đến cha hoặc bất cứ ai.
Tôi không phải là tác giả của “tiểu phẩm” vừa ghi. Đây chỉ là
sáng tác chung của người dân xứ Việt, nơi mà “... giữa cảnh đèn
nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng
vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một
trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt
trận” – theo như nhận xét của một nhân chứng thế giá, nhà phê
bình văn học Vương Trí Nhàn.
Ủa, chớ mấy ổng “nằm vùng” trong chùa làm chi vậy cà? Blogger Bùi Quang Vơm
lý giải: “... bây giờ, nhìn vào đâu, đảng cũng thấy có kẻ
thù, ở chỗ nào, cũng có âm mưu lật đổ. Đảng đang hoạt động
trong lòng địch. Dân đã thành địch rồi.”
Giới tu sĩ cũng vậy (chắc) cũng hoá thành địch hết trơn hết
trọi nên Đảng phải “gài” người vào tu viện, thiền viện, chùa
chiền, thánh thất, giáo đường... cho nó chắc ăn – đúng như lời
cảnh báo của những vị tai mắt:
- Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Kim Khoa: Hiện có 3 vấn đề nổi lên hiện nay trong đó có tình hình xu hướng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ngày càng tăng lên đặc biệt là các địa bàn chiến lược, trong đó có các loại đạo tín ngưỡng trái phép gia tăng và diễn biến phức tạp.
- Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng: Không được lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước.
Mối lo ngại về “các loại đạo tín ngưỡng trái phép gia tăng và diễn
biến phức tạp,” cùng chuyện “lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để
chống phá nhà nước” – dường như – chỉ có tại Việt Nam. Ở những
quốc gia láng giềng, nhiều sinh hoạt tôn giáo còn “phức tạp”
hơn nhiều nhưng không thấy chính phủ, cũng như những vị đại
diện dân cử, của họ bầy tỏ sự “quan tâm” tương tự.
Ở Thái, hằng năm, vào tháng 12 đều có hàng chục ngàn tu sĩ cùng lượt đi khất thực. Riêng năm vừa qua, vào hôm 27 tháng 12 năm 2015:
“Mười nghìn vị Tôn đức Tăng già trang nghiêm pháp phục, đắp Ca sa ôm
bình bát, thứ tự tuần hành khất thực quanh thành phố Chiangmai, Thái
Lan.”
Ảnh: Jonathan Look
Nếu cùng ngày này, ở thành phố Hải Phòng, cũng có chừng vài trăm vị sư xuống đường khất thực thì Thiếu Tướng Giám Đốc Công An Đỗ Hữu Ca
chắc phải mừng hết lớn. Ổng dám huy động luôn đến cả trực
thăng vũ trang để chuẩn bị thêm một “trận đánh đẹp có thể
viết thành sách” (nữa) chớ chả phải chuyện đùa đâu.
Tôi không có mặt tại Chiangmai vào hôm 27 tháng 12 năm 2015 nhưng
có đến tham dự lễ tạ ơn ở Bangkok, vào hôm 28 tháng 2 vừa qua,
với Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, OP.
Hơn nửa số giáo dân Việt Nam ở Vọng Các, nghĩa là khoảng ít
nhất cũng phải đến một ngàn năm trăm tín đồ đã tập họp lại
để chào đón và dâng thánh lễ tạ ơn với vị Mục Tử của họ,
tại giáo đường St Joseph (Bangkok). Tất cả họ đều còn trẻ, rất
trẻ, chỉ độ khoảng tuổi từ 18 đến 30.
Tôi chưa bao giờ được dịp đặt chân ra đến miền Trung nên có cảm
tưởng là mình đang lạc giữa một rừng người ngoại quốc vì
cách phát âm tiếng Việt của các bạn trẻ hơi nhanh, và cũng hơi
lạ nữa. Tuy không nghe rõ những mẩu đối thoại, chuyện trò của
họ nhưng tôi vẫn cảm nhận nỗi an bình trên nét mặt của từng
em. Sự bình an mà chưa chắc đã có thể tìm thấy tại quê nhà,
nơi mà có những ông “tiểu đoàn trưởng/ trung đoàn trưởng” (đóng
đô) ngay giữa cửa thiền, và những vị “đại biểu quốc hội” luôn
bị ám ảnh bởi chuyện “lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống
phá nhà nước!”
Vì nhà thờ không còn đủ chỗ (kể cả chỗ đứng) và vì là một
người ngoại đạo nên thay vì chen chân vào bên trong giáo đường,
tôi lặng lẽ tìm một bóng cây ngồi ghe Giám Mục Nguyễn Thái
Hợp nhỏ nhẹ tâm tình qua hệ thống phát thanh. Tuyệt nhiên, không
có lời lẽ “phản động” hay “chống phá nhà nước” nào ráo trọi.
Ông chỉ chia sẻ với hàng ngàn những tín đồ trẻ tuổi những
khó khăn của họ nơi đất lạ xứ người: văn hóa, đạo lý, đức
tin. Ông cũng rất tế nhị khi nói đến những trở ngại về pháp
lý, kinh tế, xã hội ... mà di dân Việt đang phải đối đầu.
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp tại giáo đường St Joseph, Bangkok. Ảnh: vietcatholic
Trước đây chưa lâu, vào hôm 3 tháng 7 năm 2014 – trên trang Nation
– ký giả Petchanet Pratruangkrai cũng có đề cập đến những di
dân Á Châu tại Thái, trong số này có khoảng năm mươi ngàn người
Việt đang làm việc “chui” ở đất nước này. (Among the roughly 2 million Myanmar workers, 300,000 Cambodians and 50,000 Vietnamese in Thailand, many are working illegally…)
Theo tiểu luận (“Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan”) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD, lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan có một số những đặc điểm chung:
Thứ nhất, hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà
Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết
xuất thân từ những gia đình nông thôn...
Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại
Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như
xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ
sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp
việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê,
bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ. Ngoài ra những công việc
như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở
quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán
lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia.
Tất cả đều là những công việc nặng nhọc, bấp bênh, và thu
nhập rất thấp chỉ dành cho đám di dân Miến, Miên, và Việt.
Việt Nam ra sao mà những thanh niên thanh nữ, rường cột và tương
lai của đất nước, phải chấp nhận một cuộc sống tủi cực đến
thế ở nước láng giềng?
Xin nghe qua đôi lời tâm tình của họ với Trà Mi, qua phóng sự (“Người Việt Ở Thái Vẫn Chọn Mảnh Đất Này Bất Chấp Bạo Động, Nổ Bom”) nghe được vào vào hôm 24 tháng 8 năm 2015:
- Ngọc Hưng: Tới Thái Lan ngay từ lúc đặt chân tới sân bay, họ rất
vui vẻ, niềm nở, lịch sự. Mình qua đây làm ăn sinh sống với mong muốn
thay đổi một môi trường sống khác. Từ những người thấp nhất trong xã hội
Thái như xe ôm cho tới cảnh sát, họ đều giúp đỡ mình hết mình.
-Nhung: Qua đây từ 2008 thấy Thái Lan cũng có một thời rất là xáo
trộn nhưng rồi họ vượt qua mạnh mẽ. Nhung muốn sống ở đây nên luôn hy
vọng nơi này sẽ bình yên trở lại. Mình không thấy thất vọng về đất nước
Thái Lan.
-Tâm: Mình thấy thật ra không phải là Việt Nam yên bình
đâu. Ở Thái, bạn có thể cầm hai tay 2 smart phone đi ngoài đường mà
cũng chẳng bị sao hết, chứ ở Việt Nam bạn có dám hé ra một tí xíu không?
Sẽ bị giật mất liền... Ở Việt Nam chỉ cần sơ hở một chút là bị giật
liền chứ đừng nói là bỏ quên. Không phải mình nói xấu đâu. Mình nói về
độ yên tâm, về sự ổn định trong cuộc sống.
Ảnh chụp hôm 28 tháng 2 năm 2016 tại giáo đường St. Joseph, Bangkok.
Cái giá mà kẻ tha hương phải trả để có được “độ yên tâm” và
“sự ổn định trong cuộc sống” – tất nhiên – không rẻ. Tại sân giáo
đường St Joseph, chiều nay, lần đầu tôi mới được chứng kiến “cả
rừng” đồng hương của mình tề chỉnh với áo trắng/quần bò hay
với những tà áo dài thướt tha (và lạ mắt) trên đất Thái.
Trước đó, tôi chỉ thấy các em nhẫn nại và lầm lũi sau những
xe kem, xe nước dừa, xe trái cây loanh quanh trên khắp nẻo đường
của thủ đô Vọng Các. Đôi khi, tôi cũng bắt gặp các em tất bật
trong những quán ăn bình dân hay nhễ nhại mồ hôi nơi các công
trường (cháy nắng) ở Thái Lan.
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015, không nhớ ngày nào
Xin cảm ơn những giọt mồ hôi, cũng như nước mắt, tảo tần/thương khó của tất cả những người bạn trẻ – những con dân Việt tha hương đang góp phần (không nhỏ) để để giữ cho dân tộc này chưa đến nỗi phải bị bị diệt vong.
Xin cảm ơn những giọt mồ hôi, cũng như nước mắt, tảo tần/thương khó của tất cả những người bạn trẻ – những con dân Việt tha hương đang góp phần (không nhỏ) để để giữ cho dân tộc này chưa đến nỗi phải bị bị diệt vong.
TS. PHẠM CAO DƯƠNG * HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI
Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
TS. PHẠM CAO DƯƠNG
Nhân Dịp Căm Bốt Làm Lễ Quốc Tang Cho Cựu Hoàng Sihanouk, Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
Nhu cầu cần được xét lại
Nỗ lực canh tân đầu tiên với Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm
Trở về với những cuộc tranh đấu của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nhà vua đã bắt đầu sự nghiệp này của mình từ rất sớm, ngay từ khi ông mới từ Pháp trở về nước đế chính thức lên ngôi, sau hơn mười năm du học và hấp thụ được cả hai nền văn hóa Đông Tây qua sự rèn luyện của Cựu Khâm Sứ Charles về phía người Pháp và Cử Nhân Lê Như Lâm với tư cách là giảng tập hồi nhà vua còn ở Việt Nam rồi phụ đạo trong suốt thời gian ông ở Pháp về phía người Việt, chưa kể tới những gì ông học được ở các trường trung học Pháp nhất là ở trường Khoa Học Chính Tri ở Paris trong các năm 1922-1932, rèn luyện để làm vua và làm nguyên thủ quốc gia, điều những nhà lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam sau này không có.
Tranh đấu này mang tính cách của một cuộc cải cách và đã được khơi mào bởi những vận động của giới trí thức đương thời trước đó, đại diện là học giả Phạm Quỳnh của báo Nam Phong xuyên qua những bài viết của họ Phạm về một chế độ quân chủ lập hiến và về nhu cầu trả lại cho nhà vua quyền nội trị ở hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ và trả lại tổ quốc cho ngươòi Việt Nam. Mở đầu, ngay từ tháng 9 năm 1932 Phạm Quỳnh đã được cử làm Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng hàm Thượng Thư để trực tiếp làm việc với nhà vua. Tiếp theo, ngày 10 tháng 12 năm 1932 bằng một đạo dụ, nhà vua loan báo chính thức cầm quyền qua một chính thể quân chủ lập hiến kèm theo với nhũng dự án cải tổ guồng máy cai trị, hệ thống quan lại, tổ chức giáo dục và tư pháp, Viện Dân Biểu Trung Kỳ… Để thực thi những dự án này, ngày 2 tháng 5 năm 1933, như một biến cố bất ngờ, Bảo Đại lại ký một dụ khác loan báo tự mình chấp chánh và thay thế sáu vị thượng thư già bằng những nhân vật trẻ trong đó có Ngô Đình Diệm giữ Bộ Lại, Phạm Quỳnh giữ Bộ Học, Bùi Bằng Đoàn Bộ Hình…
Những việc làm đầu tiên kể trên của Bảo Đại, mặc dầu đã đem lại những tia hy vọng cho người dân ở hai xứ Bắc và Trung Kỳ về một vận hội mới cho đất nước, đã không tồn tại lâu dài, một phần vì người Pháp cản trở vì trả lại quyền nội trị ở Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ là trở lại với Hòa Ước 1884 từ đó sẽ động tới các chức thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, một phần là do mâu thuẫn nội bộ giữa phe quan lại cũ và những trí thức mới, giữa những người đi vào hoạn lộ qua ngả quan trường và những ngưuời đi vào đường này qua đường tắt cũng như giữa hai nhân vật chủ cốt là Phạm Quỳnh và Ngô Dình Diệm mà nhà vua đặt hết tin tưởng vào coi như đôi xe bổ khuyết, hỗ trợ cho nhau. Cuối cùng Ngô Đình Diệm đã từ chức, lôi cuốn theo một vài nhân vật mà nhà vua tin cậy khác.
Thất bại trong cố gắng đầu đời, nhà vua trở thành “cô đơn, chỉ có một mình” để đến khi Hoàng Xuân Hãn nhắc ông là phải làm gì vì giới thanh niên mong đợi, nhà vua đã hỏi lại “Làm gì? Làm với ai?” Có điều ông vẫn không hoàn toàn mất hết hy vọng như sau này ông ghi trong hồi ký của ông: “Dù sao đi nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm hy vọng. Những người như Ngô Dình Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này” “Chắc ngưòi Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đã thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lý do gì ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu các hình thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi cái hình thái ấy cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi…” và ông đã sống sót để chờ thời, không bị rơi vào số phận của các VuaThành Thái và Duy Tân mà ông hiểu rõ hơn ai hết cũng như bị mất tinh thần và trở thành một con người vô dụng.
Cơ hội mới: Nhật đảo chính Pháp, 9 tháng 3 năm 1945 – Chính Phủ Trần Trọng Kim hay là Cuộc Cách Mạng Phi Bạo Lực bị bỏ lỡ
Niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Bảo Đại kể trên đã không uổng. Mười hai năm sau, năm 1945, cơ hội lại đến với nhà vua một lần nữa. Lần này do người Nhật mang lại sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 lật đổ người Pháp của họ. Không còn con đường nào khác tốt hơn và cũng không để lỡ cơ hội bước đi nhũng bước khởi đầu, khi được người Nhật yêu cầu nhà vua đã cho công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập với các bộ trưởng đều là những nhà tân học có khả năng, và đạo đức nổi tiếng đương thời đứng đầu bởi nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, tác giả của những bộ sách Giáo Khoa Thư và nhất là bộ Việt Nam Sử Lược cho tới khi bài này được viết vẫn còn thông dụng, với sự cộng tác của những tên tuổi quen thuộc với học giới dương thời như Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Luật Sư Vũ Văn Hiền, Luật Sư kiêm nhà báo Phan Anh, Luật Sư Trần Văn Chương…
Mặc dầu không tồn tại lâu dài, tất cả chỉ được hơn bốn tháng, thực tế còn ngắn hơn nhiều, hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh, bị Việt Minh đánh phá ngay từ đầu rồi tuyên truyền phá hoại và thiếu thốn đủ mọi phương tiện, Chính Phủ Trần Trọng Kim đã tạo được những thành tích đáng ca ngợi. Cả một chương trình hành động nhằm xây dựng một nước Việt Nam mới đã được dự trù bao trùm mọi phạm vi sinh hoạt từ soạn thảo hiến pháp, cải tổ thuế má, Việt Nam hóa giáo dục, thu hồi các nhượng địa, kể cả xứ Nam Kỳ, cứu đói, chống nạn mù chữ … đều đã đồng thời được thực hiện. Quốc hiệu Việt Nam với danh xưng đầy đủ là Đế Quốc Việt Nam đã được lựa chọn cùng với bài Đăng Đàn Cung làm quốc ca, cờ quẻ ly nền vàng ba sọc đỏ với hai sọc trên liền, sọc giữa đứt đoạn làm quốc kỳ. Danh xưng bộ trưởng để gọi những người đứng đầu các bộ được dùng để thay thế bằng danh xưng thượng thư của thời trước, các tên Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thay thế cho các tên Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ mang nặng dấu vết của thời thuộc địa.
Chương trình giáo dục bằng tiếng Việt được biết dưới tên Chương Trình Hoàng Xuân Hãn đã được soạn thảo và áp dụng và đã trở thành nền tảng cho nền giáo dục sau này, rõ hơn những năm đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thời Quốc Gia Việt Nam và hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhi Cộng Hoà ở Miền Nam. Bài Đăng Đàn Cung tuy được chọn làm quốc ca nhưng trên thực tế thì bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được giới thanh thiếu niên, dưới sự hướng dẫn của các thày giáo ở các trường hát mỗi ngày một nhiều, đã được phổ biến hơn không phải chỉ ở miền Bắc và miền Trung mà luôn cả ở Miền Nam, miền đất cho đến khi Chính Phủ của Thủ Tướng họ Trần được thành lập vẫn chưa thực sự được trả về với lãnh thổ quốc gia, để sau này trở thành quốc ca, một hiện tương đã nằm trong ký ức của những người thuộc thế hệ trẻ đương thời tới nay vẫn chưa hề phai nhạt.
Nỗ lực lần thứ hai của Bảo Đại tuy nhiên cũng không tồn tại được lâu dài. Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt với sự đầu hàng của Nhật Bản đã một lần nữa làm cho nhà vua phải bỏ dở. Lợi dụng cơ hội, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc và áp lực những thành phần thiên Cộng khiến cho ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông phải xuống chiếu thoái vị trao quyền cho Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời của ông này do Việt Minh lãnh đạo. Với Chiếu Thoái Vị, Bảo Đại đã trở thành nổi tiếng với câu nói: “ Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”
Nỗ lực lần thứ ba: Hiệp Định Élysée và sự thành Lập Quốc Gia Việt Nam – Thâu Hồi xứ Nam Kỳ về cho lãnh thổ của dân tộc
Bỏ qua những cố gắng của ông thời đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước và những cố gắng của ông sau khi ông tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 mà tôi tóm tắt như trên, những biến cố ít người được biết đến, công lao lớn nhất mà Hoàng Đế Bảo Đại đã thực hiện được cho những người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ Cộng Sản hay không sống nổi với chế độ Cộng Sản, đã ở lại, đã về hay dự tính về những vùng kiểm soát của người Pháp vào nửa cuối thập niên 1940 là Hiệp Định Élysée mà ông đã đạt được ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau một thời gian dài thương thuyết, dưới hình thức trao đổi văn kiện giữa ông và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Với Hiệp Định Élysée Quốc Gia Việt Nam đã hình thành để những ai không chấp nhận chính quyền Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo có chỗ trở về trong danh nghĩa của những công dân của một nước Việt Nam độc lập. Không có Bảo Đại, không có Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều được nhìn hoặc như là theo Pháp để trở thành Việt gian làm bồi cho thực dân, đế quốc, hoặc là phải ở lại vùng Việt Minh kiểm soát để sớm muộn cũng bị loại trừ và tiêu diệt. Điều này đã xảy ra.
Nói cách khác, Bảo Đại và Hiệp Định Élysée đã đem lại chính nghĩa cho những người đương thời không chấp nhận chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Chưa hết, với Hiệp Định Élysée, Bảo Đại đã thâu hồi lại xứ Nam Kỳ cho Tổ Quốc Việt Nam một cách hòa bình, không đổ máu mà Hồ Chí Minh và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đó qua những thỏa ước 6 tháng 3 rồi 14 tháng 9 năm 1946 hay hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau đã không làm được. Lễ thâu hồi đã chính thức được cử hành vào ngày 14 tháng 6 năm 1949. Với tư cách Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam, lần đầu tiên ông đã từ Đà Lạt, thủ đô tạm thời của ông về Saigon để long trọng đón phần đất đã từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1862 trở về với lãnh thổ quốc gia và người dân Nam Kỳ đã trở thành công dân của Quốc Gia Việt Nam để cùng tham gia xây dựng lại đất nước dù là ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc. Một người dân miền Nam không lâu sau đó đã được bổ nhiệm đứng đầu miền Bắc. Đó là Đốc Phủ Sứ Nguyễn Văn Tâm, với danh vị Thủ Hiến Bắc việt. Đây là một sự thực không ai có thể chối cãi được và khi nói xấu ông người ta chỉ còn cách lơ đi không nói tới mà thôi.
Quốc Gia Việt Nam thường được hiếu là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa, từ đó bị ngộ nhận là có lãnh thổ chỉ là lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam sau này tức từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Điều này không đúng. Bắt đầu từ thời điểm 14 tháng 6 năm 1949, khi Nam Kỳ trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam và cho đến khi Hiệp Định Genève được thông qua và trớ thành có hiệu lực, Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã chính thức và hợp pháp kiểm soát những miền đất phía trên vĩ tuyến này, từ Lào Kay, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáy… cho tới Hà Tiên và mũi Cà Mau, từ đồng bằng cho tới các cao nguyên do người Pháp chiếm giữ trước đó và trao trả. Nói cách khác, Quốc Gia Việt Nam có lãnh thổ bao trùm đất đai của người Việt từ Bắc chí Nam, từ Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng xác nhận ở Hội Nghị San Francisco vào hai ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1951) tới các cao nguyên và miền núi, sau này, từ ngày 14 tháng 6 năm 1949, bao gồm luôn cả Miền Nam hay Nam Kỳ Lục Tỉnh thay vì chỉ có Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống tức lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà về sau này.
Cờ vàng ba sọc đỏ và bài Tiếng Gọi Thanh Niên sau này là Tiếng Gọi Công Dân đã được tung bay hay được hát ở kháp nơi hay đới với giới trẻ đương thời, được học sinh các trường trung và tiểu học, mới được mở cửa trở lại sau những ngày đầu của chiến tranh, hát lên buổi sáng trước khi vào lớp. Quốc kỳ này và quốc ca này đã được lựa chọn cùng thời với danh xưng Quốc Gia Việt Nam đã liên tục được duy trì qua các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam trong suốt hai mươoi năm tồn tại. Sau này cà hai vẫn được bảo tồn và bảo vệ ở Hải Ngoại coi như tượng hai biểu tương vừa thiêng liêng vừa thân thiết nhất của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Một sinh hoạt bình thuờng đã thực sự hồi sinh. Các cơ cấu từ chính trị, hành chánh, quân sự, văn hóa, giáo dục mang màu sắc nhân bản vừa cổ truyền, vừa tân tiến theo trào lưu mới đã từng bước một thành hình và làm nền tảng cho các sinh hoạt ở Miền Nam trước khi bị những người Cộng Sản phá bỏ để thay thế bằng những tổ chức riêng của họ. Nên nhớ là với Thỏa Ước Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh ký với đại diện Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Jean Sainteny và Tạm Ước 14 tháng 9 ký với Bộ Trướng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet vấn đề thống nhất xứ Nam Kỳ chưa được giải quyết. Nói cách khác Nam kỳ cho tới ngày 14 tháng 6, trước khi được Bảo Đại thu hồi vẫn thuộc quyền cai quản của người Pháp theo các Hòa Ước 1862 và 1874. Sau ngày 14 tháng 6 năam 1954, xứ này mới thực sự trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa và luôn luôn nằm ngoài lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho mãi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đối với những người thuộc thế hệ sinh từ cuối thập niên 1920 và hai thập niên 1930, 1940, sự hình thành của Quốc Gia Việt Nam đã đem lại cho họ một nền giáo dục nhân bản và tiến bộ, vừa mang những đặc tính của thời xưa, vừa cởi mở, khai phóng để đón nhận những tinh hoa của thời đại thay vì lang thang không được đi học trong nhiều năm trong vùng “kháng chiến”. Nền giáo dục này đã cung cấp cho họ những điều kiện cơ bản để tiến xa hơn về sau này. Cũng vậy với sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt từ đầu thập niên 1950 mà người ta hầu như đã quên.
Đối với những người làm văn chương, âm nhạc và nghệ thuật sự thành lập Quốc Gia Việt Nam là thời kỳ mở dầu cho một giai đoạn phát triển mới vừa tiếp nối giai đoạn canh tân, trẻ trung, đầy sinh lực và lãng mạn của thời cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 vừa tràn ngập hân hoan, hào hứng và tin tưởng vào cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ và phát triển quốc gia dưới một chính quyền mới không Cộng Sản. Rõ rệt nhất trong hiện tượng này là trường hợp của các nhạc sĩ trong đó có Phạm Duy, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Phạm Định Chương…, chỉ kể một vài tên tuổi quen thuộc.
Nói về Hiệp Định Élysée và những thỏa thuận giữa Bảo Đại và người Pháp trước đó, nhiều người cho rằng Cựu Hoàng đã vội vã và không đòi hỏi đúng mức những gì co thể đòi hỏi được. Các vị này chủ trương là phải đòi độc lập hoàn toàn. Điều này đúng nhưng không thực tế. Thời điểm của những năm 1948, 1949 với sự thắng thế mỗi ngày một rõ của Hồng Quân Trung Hoa ở Trung Quốc, cả hai phía người Pháp và Bảo Đại phải cấp tốc giải quyết vấn đề. Không những thế, đuổi Pháp đi thì ngay lập tức lấy gì để chống Việt Minh và ngay lập tức điều hành toàn thể mọi sinh hoạt của đất nước? Vấn dề không đơn giản.Người ta không thể điều đình mà không tương nhượng và dự trù cho những sự hợp tác tương lai.
Đóng góp cuối cùng: Hiệp Ước Paris 04 tháng 06 năm 1954 – một nền Độc Lập hoàn Toàn cho Quốc Gia Việt Nam
Hiệp Định Élysée chỉ là khởi đầu. Nền độc lập do hiệp ước này mang lại chưa thực sự hoàn toàn. Nhiều bước tiến khác còn phải được thực hiện. Bảo Đại đã tiếp tục và đã hoàn tất được công tác này với sự trợ giúp của những trí thức hiểu rõ nước Pháp và người Pháp, giỏi về chính trị và luật pháp có mặt ngay trên đất Pháp và giảng dạy ngay tại các đại học Pháp, những người có đầy đủ học vị, thực học và kinh nghiệm. Đích thân ông, ông đã phải sang Pháp, ở tại chỗ nhằm tự mình theo dõi và đôn đốc. Sau một tiến trình đàm phán gay go và lâu dài, hai hiệp ước đã thành hình. Với hiệp ước thứ nhất, Pháp công nhận hoàn toàn nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Quốc Gia Việt Nam và qua hiệp ước thứ hai, Việt Nam thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Pháp. Đại Diện cho nước Pháp là Thủ Tướng Joseph Laniel và đại diện cho Việt Nam là Thủ Tướng Bửu Lộc.
Ngày được ghi là 04 tháng 6 năm 1954 và địa điểm là Paris, thủ đô của nước Pháp. Bảo Đại đã không có được niềm hạnh phúc mà cả đời ông ấp ủ là được chứng kiến lễ ký kết những hiệp ước này. Ngày 7 tháng 5, Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp Định Genève đang thành hình và cả hai văn bản đã bị vĩnh viễn xếp lại. Một lần nữa thành công của vị Hoàng Đế cuối củng của Triều Nguyễn đã không trọn vẹn. Điều ta nên nhớ là trong nỗ lực cuối cùng này, ông đã phải dời bỏ quê hương của ông sang Pháp để đích thân gặp các nhân vật lãnh đạo Pháp, kể cả Tổng Thống Auriol, theo dõi và đôn đốc các đại diện của mình, bị báo chí Pháp công kích vì đã đòi hỏi quá nhiều, sau này lại còn bị mang tiếng là ham sống ở nước ngoài không chịu về nước. Dù sao với hai hiệp ước đề ngày 04 tháng 6 này, ông đã đem lại được những gì ông mong ước cho đất nước và cho thần dân Việt Nam của ông. Thiên Mạng của ông sau đó không còn nữa. Điều đáng tiếc là ông đã không còn trờ về quê hương của ông để làm công dân một nưóc độc lập như ông mong muốn được nữa. Người đời đã quên ông và thần dân của ông dã quên ông hay nếu nhớ tới ông chỉ là nhớ để trách cứ.
Mà trách cứ thì luôn luôn dễ hơn là ghi nhận và nhất là ghi ơn. Người ta đã đòi hỏi ở ông quá nhiều mà quên mất một điều là dù là vua, là thiên tử, ông vẫn chỉ là con người, con người với tât cả mọi nhược điểm của con người, nhiều khi không phải do bản chất của người ấy mà do hoàn cảnh gây ra. Bảo Đại đã lên ngôi vào lúc chế độ quân chủ ở Việt Nam đang ở tình trạng suy đồi và bị tấn công từ nhiều phía trong lúc chủ trương dân chủ mỗi ngày mỗi thêm thắng thế. Người ta không biết có bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống cho ông khi ông qua đời như chúng đã được nhỏ xuống khi ông đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn hồi năm 1945. Phải chăng sau hơn nửa thế kỷ, hơn 52 năm sau, tất cả đều đã thay đổi? Có điều đất nước Việt Nam vẫn không hề tiến bộ hơn, lãnh thổ quốc gia mà Bảo Đại đã thâu hồi hay xác nhận chủ quyền và để lại cho những người kế vị ông đã bị hao mòn không ít, và người dân Việt Nam bình thường vẫn chưa tìm lại được cuộc sống thanh bình, no ấm mà bất cứ một vị vua nào trong lịch sử nước nhà đều mong mỏi với một xã hội trong đó “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” như Trần Nguyên Đán đã miêu tả xã hội Đại Việt cuối thời Nhà Trần.
Huntington Beach, CA ngày 03 tháng 02 năm 2013
TS Phạm Cao DươngLịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Việt Nam?
TS. PHẠM CAO DƯƠNG
Nhân Dịp Căm Bốt Làm Lễ Quốc Tang Cho Cựu Hoàng Sihanouk, Nhìn Lại Những Nỗ Lực Của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại Trong Cuộc Đấu Tranh Giành Độc Lập Và Thống Nhất Cho Đất Nước Và Dân Tộc Việt Nam
Bài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều
người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị
em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của
Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn
lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất luôn cả oan khuất và cũng
nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 sắp tới. Yêu cầu này cũng đến không lâu
khi Cựu Hoàng Norodom Sihanouk của nước láng giềng thân cận nhất của
Việt Nam, Vương Quốc Khmer hay quen thuộc hơn, Căm Bốt, vừa mới băng hà
và thi thể còn được quàn tại hoàng cung chờ ngày quốc táng. Khi liên lạc
với tôi, như để chắc ăn, một trong những vị này đã dùng cả điện thoại
lẫn điện thư và để lại lời nhắn. Để đáp lễ, tôi cũng trả lời anh bằng
điện thư trước rồi sau đó gọi điện thoại cho anh. Hai chúng tôi thảo
luận với nhau rất lâu, không dưới một giờ đồng hồ về đề tài không mấy
đơn giản nhưng vô cùng cần thiết này. Câu chuyện phải nói là vô cùng hào
hứng giữa hai người không cùng thế hệ. Vì vậy thay vì viết một bài dưới
hình thức khảo cứu, tìm hiểu hay bài học dùng trong lớp học như tôi
thường làm, tôi xin được tóm tắt những gì chúng tôi đã chia sẻ với nhau
cho bài viết bớt khô khan và nhẹ nhàng hơn hầu người bạn trẻ của tôi có
thể đăng trên báo xuân của anh và các bạn của anh. Tôi cũng tránh không
nêu tên anh và tổ chức của anh để bài viết có thể được dễ dàng phổ biến
rộng rãi hơn cho những anh chị em thuộc những nhóm khác.
Nhu cầu cần được xét lại
Cựu Hoàng Bảo Đại, như sau này người ta thường gọi ông kể từ ngày ông
thoái vị, thường bị nhiều người, Việt Nam có, ngoại quốc có, tệ hơn
trong đó có cả các sử gia, máy móc theo nhau gọi là vua bù nhìn, tay sai
của hết Tây đến Nhật, một ông vua chỉ ham ăn chơi đàng điếm, một thứ
playboy do người Pháp nặn ra và đặt lên ngôi để dễ sai bảo. Ngay cả Sử
Gia Trần Trọng Kim, khi được Học Giả Hoàng Xuân Hãn khuyên là nên gặp
ông để tìm hiểu, lúc đầu cũng đã từ chối, gọi ông là “thằng ngốc”-
“thằng ngốc, gặp nó làm gi?”- nhưng sau khi đã gặp rồi, nhà học giả kiêm
sử gia này đã phải thay đổi hoàn toàn nhận định mà ông đã có từ trước. Ở
đây tôi không bàn về chuyện này mà chỉ nói tới những gì Bảo Đại đã làm
ngay từ khi vị cựu hoàng này còn là Đương Kim Hoàng Đế hay sau này là
Cựu Hoàng và là Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Đây là những đóng góp
tôi nghĩ là không nhỏ, nếu không nói là vô cùng lớn lao so với những
đóng góp của những lãnh tụ khác của Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh
giành độc lập và thống nhất cho quốc gia và dân tộc của ông bằng đường
lối hòa bình, phi bạo lực. Cho cá nhân ông, những nỗ lực của ông đã
không mang lại được những thành quả mà ông mong muốn. Ông đã không bảo
vệ được di sản mà tổ tiên ông để lại, đã không xây dựng được một chế độ
quân chủ lập hiến cho đất nước và thần dân của ông, điều ông muốn làm
ngay từ đầu, không giữ được sự đoàn kết dân tộc mà ông trịnh trọng ghi
trong chiếu thoái vị…
Cuối cùng ông đã bị mọi người trách cứ, bỏ rơi và chết ở xứ người. Thần
dân cũ của ông không mấy ai để ý tới sự qua đời của ông, trái với cái
chết của một quốc vương khác trẻ hơn ông nhưng đồng thời với ông và cũng
phải đối phó với vấn đề độc lập của quốc gia giống như ông sau này. Tôi
muốn nói tới Cựu Hoàng Norodom Sihanouk của xứ Căm Bốt. Giống nhưng
khác với Bảo Đại ở đường lối đấu tranh vì trong đời ông, Sihanouk đã có
thời dùng bạo lực để đàn áp đối lập, đã cộng tác với Khmer Đỏ, tổ chức
Cộng Sản Căm Bốt chịu ảnh hưởng của Trung Cộng của các lãnh tụ Pol Pot
và Ieng Sary, một thời đã mang họa diệt chủng đến cho xứ Căm Bốt khiến
cho hàng triệu người dân của xứ này bị tàn sát bằng đủ mọi phương tiện
với hàng núi xương được phát hiện, cho đến nay vẫn được bảo tồn coi như
di tích của một thời đen tối nhất trong lịch sử của dân tộc Khmer. Còn
Bảo Đại thì tuyệt đối không, kể cả việc ông đã từ chối không chấp nhận
cho người Nhật đứng ra bảo vệ lãnh thổ, hoàng cung và an ninh cho chính
ngôi vị và bản thân ông, chống lại cuộc nổi dậy của Việt Minh và những
người Cộng Sản hối Tháng Tám năm 1945 theo trách nhiệm giữ gìn trật tự
mà quốc tế giao cho họ. Lý do đơn giản là vì Bảo Đại không muốn dùng
ngưới ngoại quốc để chống lại người Việt Nam, đồng bào của ông và thần
dân của ông. Sihanouk đã được chính quyền và người dân Căm Bốt thương
tiếc bằng những giọt nước mắt nhỏ xuống bên lề đường hay ở trên công
viên trước hoàng cung ở Nam Vang hay ở nhiều nơi ở Căm Bốt. Người ta đã
long trọng đón thi hài của ông từ Bắc Kinh được đưa về Nam Vang và long
trọng làm quốc tang cho ông trong bốn ngày đầu tháng 2 năm 2013, vào lúc
người Việt Nam ở trong nước cũng như ở Hải Ngoại sửa soạn mừng đón Xuân
Quý Tỵ.
Nỗ lực canh tân đầu tiên với Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm
Trở về với những cuộc tranh đấu của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nhà vua đã bắt đầu sự nghiệp này của mình từ rất sớm, ngay từ khi ông mới từ Pháp trở về nước đế chính thức lên ngôi, sau hơn mười năm du học và hấp thụ được cả hai nền văn hóa Đông Tây qua sự rèn luyện của Cựu Khâm Sứ Charles về phía người Pháp và Cử Nhân Lê Như Lâm với tư cách là giảng tập hồi nhà vua còn ở Việt Nam rồi phụ đạo trong suốt thời gian ông ở Pháp về phía người Việt, chưa kể tới những gì ông học được ở các trường trung học Pháp nhất là ở trường Khoa Học Chính Tri ở Paris trong các năm 1922-1932, rèn luyện để làm vua và làm nguyên thủ quốc gia, điều những nhà lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam sau này không có.
Tranh đấu này mang tính cách của một cuộc cải cách và đã được khơi mào bởi những vận động của giới trí thức đương thời trước đó, đại diện là học giả Phạm Quỳnh của báo Nam Phong xuyên qua những bài viết của họ Phạm về một chế độ quân chủ lập hiến và về nhu cầu trả lại cho nhà vua quyền nội trị ở hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ và trả lại tổ quốc cho ngươòi Việt Nam. Mở đầu, ngay từ tháng 9 năm 1932 Phạm Quỳnh đã được cử làm Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng hàm Thượng Thư để trực tiếp làm việc với nhà vua. Tiếp theo, ngày 10 tháng 12 năm 1932 bằng một đạo dụ, nhà vua loan báo chính thức cầm quyền qua một chính thể quân chủ lập hiến kèm theo với nhũng dự án cải tổ guồng máy cai trị, hệ thống quan lại, tổ chức giáo dục và tư pháp, Viện Dân Biểu Trung Kỳ… Để thực thi những dự án này, ngày 2 tháng 5 năm 1933, như một biến cố bất ngờ, Bảo Đại lại ký một dụ khác loan báo tự mình chấp chánh và thay thế sáu vị thượng thư già bằng những nhân vật trẻ trong đó có Ngô Đình Diệm giữ Bộ Lại, Phạm Quỳnh giữ Bộ Học, Bùi Bằng Đoàn Bộ Hình…
Những việc làm đầu tiên kể trên của Bảo Đại, mặc dầu đã đem lại những tia hy vọng cho người dân ở hai xứ Bắc và Trung Kỳ về một vận hội mới cho đất nước, đã không tồn tại lâu dài, một phần vì người Pháp cản trở vì trả lại quyền nội trị ở Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ là trở lại với Hòa Ước 1884 từ đó sẽ động tới các chức thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, một phần là do mâu thuẫn nội bộ giữa phe quan lại cũ và những trí thức mới, giữa những người đi vào hoạn lộ qua ngả quan trường và những ngưuời đi vào đường này qua đường tắt cũng như giữa hai nhân vật chủ cốt là Phạm Quỳnh và Ngô Dình Diệm mà nhà vua đặt hết tin tưởng vào coi như đôi xe bổ khuyết, hỗ trợ cho nhau. Cuối cùng Ngô Đình Diệm đã từ chức, lôi cuốn theo một vài nhân vật mà nhà vua tin cậy khác.
Thất bại trong cố gắng đầu đời, nhà vua trở thành “cô đơn, chỉ có một mình” để đến khi Hoàng Xuân Hãn nhắc ông là phải làm gì vì giới thanh niên mong đợi, nhà vua đã hỏi lại “Làm gì? Làm với ai?” Có điều ông vẫn không hoàn toàn mất hết hy vọng như sau này ông ghi trong hồi ký của ông: “Dù sao đi nữa, sự có mặt của tôi trên ngôi vẫn làm cho giới trẻ giữ được niềm hy vọng. Những người như Ngô Dình Diệm và Nguyễn Đệ lúc ấy sẽ lại ra giúp tôi theo chiều hướng này” “Chắc ngưòi Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ. Dù họ có tin rằng họ đã thắng một cách dễ dàng, tôi cũng chẳng nên có lý do gì ngờ vực tôi. Tôi tin rằng nhân dân sẽ hiểu các hình thái buông thả bên ngoài của tôi, bởi cái hình thái ấy cho thấy sự thờ ơ, lơ là với nhiệm vụ của tôi…” và ông đã sống sót để chờ thời, không bị rơi vào số phận của các VuaThành Thái và Duy Tân mà ông hiểu rõ hơn ai hết cũng như bị mất tinh thần và trở thành một con người vô dụng.
Cơ hội mới: Nhật đảo chính Pháp, 9 tháng 3 năm 1945 – Chính Phủ Trần Trọng Kim hay là Cuộc Cách Mạng Phi Bạo Lực bị bỏ lỡ
Niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Bảo Đại kể trên đã không uổng. Mười hai năm sau, năm 1945, cơ hội lại đến với nhà vua một lần nữa. Lần này do người Nhật mang lại sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 lật đổ người Pháp của họ. Không còn con đường nào khác tốt hơn và cũng không để lỡ cơ hội bước đi nhũng bước khởi đầu, khi được người Nhật yêu cầu nhà vua đã cho công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Chính Phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập với các bộ trưởng đều là những nhà tân học có khả năng, và đạo đức nổi tiếng đương thời đứng đầu bởi nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim, tác giả của những bộ sách Giáo Khoa Thư và nhất là bộ Việt Nam Sử Lược cho tới khi bài này được viết vẫn còn thông dụng, với sự cộng tác của những tên tuổi quen thuộc với học giới dương thời như Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Luật Sư Vũ Văn Hiền, Luật Sư kiêm nhà báo Phan Anh, Luật Sư Trần Văn Chương…
Mặc dầu không tồn tại lâu dài, tất cả chỉ được hơn bốn tháng, thực tế còn ngắn hơn nhiều, hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh, bị Việt Minh đánh phá ngay từ đầu rồi tuyên truyền phá hoại và thiếu thốn đủ mọi phương tiện, Chính Phủ Trần Trọng Kim đã tạo được những thành tích đáng ca ngợi. Cả một chương trình hành động nhằm xây dựng một nước Việt Nam mới đã được dự trù bao trùm mọi phạm vi sinh hoạt từ soạn thảo hiến pháp, cải tổ thuế má, Việt Nam hóa giáo dục, thu hồi các nhượng địa, kể cả xứ Nam Kỳ, cứu đói, chống nạn mù chữ … đều đã đồng thời được thực hiện. Quốc hiệu Việt Nam với danh xưng đầy đủ là Đế Quốc Việt Nam đã được lựa chọn cùng với bài Đăng Đàn Cung làm quốc ca, cờ quẻ ly nền vàng ba sọc đỏ với hai sọc trên liền, sọc giữa đứt đoạn làm quốc kỳ. Danh xưng bộ trưởng để gọi những người đứng đầu các bộ được dùng để thay thế bằng danh xưng thượng thư của thời trước, các tên Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thay thế cho các tên Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ mang nặng dấu vết của thời thuộc địa.
Chương trình giáo dục bằng tiếng Việt được biết dưới tên Chương Trình Hoàng Xuân Hãn đã được soạn thảo và áp dụng và đã trở thành nền tảng cho nền giáo dục sau này, rõ hơn những năm đầu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, thời Quốc Gia Việt Nam và hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhi Cộng Hoà ở Miền Nam. Bài Đăng Đàn Cung tuy được chọn làm quốc ca nhưng trên thực tế thì bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được giới thanh thiếu niên, dưới sự hướng dẫn của các thày giáo ở các trường hát mỗi ngày một nhiều, đã được phổ biến hơn không phải chỉ ở miền Bắc và miền Trung mà luôn cả ở Miền Nam, miền đất cho đến khi Chính Phủ của Thủ Tướng họ Trần được thành lập vẫn chưa thực sự được trả về với lãnh thổ quốc gia, để sau này trở thành quốc ca, một hiện tương đã nằm trong ký ức của những người thuộc thế hệ trẻ đương thời tới nay vẫn chưa hề phai nhạt.
Nỗ lực lần thứ hai của Bảo Đại tuy nhiên cũng không tồn tại được lâu dài. Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt với sự đầu hàng của Nhật Bản đã một lần nữa làm cho nhà vua phải bỏ dở. Lợi dụng cơ hội, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc và áp lực những thành phần thiên Cộng khiến cho ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông phải xuống chiếu thoái vị trao quyền cho Hồ Chí Minh và chính phủ lâm thời của ông này do Việt Minh lãnh đạo. Với Chiếu Thoái Vị, Bảo Đại đã trở thành nổi tiếng với câu nói: “ Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.”
Nỗ lực lần thứ ba: Hiệp Định Élysée và sự thành Lập Quốc Gia Việt Nam – Thâu Hồi xứ Nam Kỳ về cho lãnh thổ của dân tộc
Bỏ qua những cố gắng của ông thời đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước và những cố gắng của ông sau khi ông tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 mà tôi tóm tắt như trên, những biến cố ít người được biết đến, công lao lớn nhất mà Hoàng Đế Bảo Đại đã thực hiện được cho những người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ Cộng Sản hay không sống nổi với chế độ Cộng Sản, đã ở lại, đã về hay dự tính về những vùng kiểm soát của người Pháp vào nửa cuối thập niên 1940 là Hiệp Định Élysée mà ông đã đạt được ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau một thời gian dài thương thuyết, dưới hình thức trao đổi văn kiện giữa ông và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Với Hiệp Định Élysée Quốc Gia Việt Nam đã hình thành để những ai không chấp nhận chính quyền Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo có chỗ trở về trong danh nghĩa của những công dân của một nước Việt Nam độc lập. Không có Bảo Đại, không có Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều được nhìn hoặc như là theo Pháp để trở thành Việt gian làm bồi cho thực dân, đế quốc, hoặc là phải ở lại vùng Việt Minh kiểm soát để sớm muộn cũng bị loại trừ và tiêu diệt. Điều này đã xảy ra.
Nói cách khác, Bảo Đại và Hiệp Định Élysée đã đem lại chính nghĩa cho những người đương thời không chấp nhận chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Chưa hết, với Hiệp Định Élysée, Bảo Đại đã thâu hồi lại xứ Nam Kỳ cho Tổ Quốc Việt Nam một cách hòa bình, không đổ máu mà Hồ Chí Minh và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đó qua những thỏa ước 6 tháng 3 rồi 14 tháng 9 năm 1946 hay hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau đã không làm được. Lễ thâu hồi đã chính thức được cử hành vào ngày 14 tháng 6 năm 1949. Với tư cách Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam, lần đầu tiên ông đã từ Đà Lạt, thủ đô tạm thời của ông về Saigon để long trọng đón phần đất đã từng là thuộc địa của Pháp từ năm 1862 trở về với lãnh thổ quốc gia và người dân Nam Kỳ đã trở thành công dân của Quốc Gia Việt Nam để cùng tham gia xây dựng lại đất nước dù là ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc. Một người dân miền Nam không lâu sau đó đã được bổ nhiệm đứng đầu miền Bắc. Đó là Đốc Phủ Sứ Nguyễn Văn Tâm, với danh vị Thủ Hiến Bắc việt. Đây là một sự thực không ai có thể chối cãi được và khi nói xấu ông người ta chỉ còn cách lơ đi không nói tới mà thôi.
Quốc Gia Việt Nam thường được hiếu là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa, từ đó bị ngộ nhận là có lãnh thổ chỉ là lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam sau này tức từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Điều này không đúng. Bắt đầu từ thời điểm 14 tháng 6 năm 1949, khi Nam Kỳ trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam và cho đến khi Hiệp Định Genève được thông qua và trớ thành có hiệu lực, Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã chính thức và hợp pháp kiểm soát những miền đất phía trên vĩ tuyến này, từ Lào Kay, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáy… cho tới Hà Tiên và mũi Cà Mau, từ đồng bằng cho tới các cao nguyên do người Pháp chiếm giữ trước đó và trao trả. Nói cách khác, Quốc Gia Việt Nam có lãnh thổ bao trùm đất đai của người Việt từ Bắc chí Nam, từ Biển Đông với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng xác nhận ở Hội Nghị San Francisco vào hai ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1951) tới các cao nguyên và miền núi, sau này, từ ngày 14 tháng 6 năm 1949, bao gồm luôn cả Miền Nam hay Nam Kỳ Lục Tỉnh thay vì chỉ có Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống tức lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà về sau này.
Cờ vàng ba sọc đỏ và bài Tiếng Gọi Thanh Niên sau này là Tiếng Gọi Công Dân đã được tung bay hay được hát ở kháp nơi hay đới với giới trẻ đương thời, được học sinh các trường trung và tiểu học, mới được mở cửa trở lại sau những ngày đầu của chiến tranh, hát lên buổi sáng trước khi vào lớp. Quốc kỳ này và quốc ca này đã được lựa chọn cùng thời với danh xưng Quốc Gia Việt Nam đã liên tục được duy trì qua các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam trong suốt hai mươoi năm tồn tại. Sau này cà hai vẫn được bảo tồn và bảo vệ ở Hải Ngoại coi như tượng hai biểu tương vừa thiêng liêng vừa thân thiết nhất của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Một sinh hoạt bình thuờng đã thực sự hồi sinh. Các cơ cấu từ chính trị, hành chánh, quân sự, văn hóa, giáo dục mang màu sắc nhân bản vừa cổ truyền, vừa tân tiến theo trào lưu mới đã từng bước một thành hình và làm nền tảng cho các sinh hoạt ở Miền Nam trước khi bị những người Cộng Sản phá bỏ để thay thế bằng những tổ chức riêng của họ. Nên nhớ là với Thỏa Ước Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh ký với đại diện Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Jean Sainteny và Tạm Ước 14 tháng 9 ký với Bộ Trướng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet vấn đề thống nhất xứ Nam Kỳ chưa được giải quyết. Nói cách khác Nam kỳ cho tới ngày 14 tháng 6, trước khi được Bảo Đại thu hồi vẫn thuộc quyền cai quản của người Pháp theo các Hòa Ước 1862 và 1874. Sau ngày 14 tháng 6 năam 1954, xứ này mới thực sự trở về với lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa và luôn luôn nằm ngoài lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho mãi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đối với những người thuộc thế hệ sinh từ cuối thập niên 1920 và hai thập niên 1930, 1940, sự hình thành của Quốc Gia Việt Nam đã đem lại cho họ một nền giáo dục nhân bản và tiến bộ, vừa mang những đặc tính của thời xưa, vừa cởi mở, khai phóng để đón nhận những tinh hoa của thời đại thay vì lang thang không được đi học trong nhiều năm trong vùng “kháng chiến”. Nền giáo dục này đã cung cấp cho họ những điều kiện cơ bản để tiến xa hơn về sau này. Cũng vậy với sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt từ đầu thập niên 1950 mà người ta hầu như đã quên.
Đối với những người làm văn chương, âm nhạc và nghệ thuật sự thành lập Quốc Gia Việt Nam là thời kỳ mở dầu cho một giai đoạn phát triển mới vừa tiếp nối giai đoạn canh tân, trẻ trung, đầy sinh lực và lãng mạn của thời cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 vừa tràn ngập hân hoan, hào hứng và tin tưởng vào cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ và phát triển quốc gia dưới một chính quyền mới không Cộng Sản. Rõ rệt nhất trong hiện tượng này là trường hợp của các nhạc sĩ trong đó có Phạm Duy, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Phạm Định Chương…, chỉ kể một vài tên tuổi quen thuộc.
Nói về Hiệp Định Élysée và những thỏa thuận giữa Bảo Đại và người Pháp trước đó, nhiều người cho rằng Cựu Hoàng đã vội vã và không đòi hỏi đúng mức những gì co thể đòi hỏi được. Các vị này chủ trương là phải đòi độc lập hoàn toàn. Điều này đúng nhưng không thực tế. Thời điểm của những năm 1948, 1949 với sự thắng thế mỗi ngày một rõ của Hồng Quân Trung Hoa ở Trung Quốc, cả hai phía người Pháp và Bảo Đại phải cấp tốc giải quyết vấn đề. Không những thế, đuổi Pháp đi thì ngay lập tức lấy gì để chống Việt Minh và ngay lập tức điều hành toàn thể mọi sinh hoạt của đất nước? Vấn dề không đơn giản.Người ta không thể điều đình mà không tương nhượng và dự trù cho những sự hợp tác tương lai.
Đóng góp cuối cùng: Hiệp Ước Paris 04 tháng 06 năm 1954 – một nền Độc Lập hoàn Toàn cho Quốc Gia Việt Nam
Hiệp Định Élysée chỉ là khởi đầu. Nền độc lập do hiệp ước này mang lại chưa thực sự hoàn toàn. Nhiều bước tiến khác còn phải được thực hiện. Bảo Đại đã tiếp tục và đã hoàn tất được công tác này với sự trợ giúp của những trí thức hiểu rõ nước Pháp và người Pháp, giỏi về chính trị và luật pháp có mặt ngay trên đất Pháp và giảng dạy ngay tại các đại học Pháp, những người có đầy đủ học vị, thực học và kinh nghiệm. Đích thân ông, ông đã phải sang Pháp, ở tại chỗ nhằm tự mình theo dõi và đôn đốc. Sau một tiến trình đàm phán gay go và lâu dài, hai hiệp ước đã thành hình. Với hiệp ước thứ nhất, Pháp công nhận hoàn toàn nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn của Quốc Gia Việt Nam và qua hiệp ước thứ hai, Việt Nam thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Pháp. Đại Diện cho nước Pháp là Thủ Tướng Joseph Laniel và đại diện cho Việt Nam là Thủ Tướng Bửu Lộc.
Ngày được ghi là 04 tháng 6 năm 1954 và địa điểm là Paris, thủ đô của nước Pháp. Bảo Đại đã không có được niềm hạnh phúc mà cả đời ông ấp ủ là được chứng kiến lễ ký kết những hiệp ước này. Ngày 7 tháng 5, Điện Biên Phủ thất thủ, Hiệp Định Genève đang thành hình và cả hai văn bản đã bị vĩnh viễn xếp lại. Một lần nữa thành công của vị Hoàng Đế cuối củng của Triều Nguyễn đã không trọn vẹn. Điều ta nên nhớ là trong nỗ lực cuối cùng này, ông đã phải dời bỏ quê hương của ông sang Pháp để đích thân gặp các nhân vật lãnh đạo Pháp, kể cả Tổng Thống Auriol, theo dõi và đôn đốc các đại diện của mình, bị báo chí Pháp công kích vì đã đòi hỏi quá nhiều, sau này lại còn bị mang tiếng là ham sống ở nước ngoài không chịu về nước. Dù sao với hai hiệp ước đề ngày 04 tháng 6 này, ông đã đem lại được những gì ông mong ước cho đất nước và cho thần dân Việt Nam của ông. Thiên Mạng của ông sau đó không còn nữa. Điều đáng tiếc là ông đã không còn trờ về quê hương của ông để làm công dân một nưóc độc lập như ông mong muốn được nữa. Người đời đã quên ông và thần dân của ông dã quên ông hay nếu nhớ tới ông chỉ là nhớ để trách cứ.
Mà trách cứ thì luôn luôn dễ hơn là ghi nhận và nhất là ghi ơn. Người ta đã đòi hỏi ở ông quá nhiều mà quên mất một điều là dù là vua, là thiên tử, ông vẫn chỉ là con người, con người với tât cả mọi nhược điểm của con người, nhiều khi không phải do bản chất của người ấy mà do hoàn cảnh gây ra. Bảo Đại đã lên ngôi vào lúc chế độ quân chủ ở Việt Nam đang ở tình trạng suy đồi và bị tấn công từ nhiều phía trong lúc chủ trương dân chủ mỗi ngày mỗi thêm thắng thế. Người ta không biết có bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống cho ông khi ông qua đời như chúng đã được nhỏ xuống khi ông đọc chiếu thoái vị trước cửa Ngọ Môn hồi năm 1945. Phải chăng sau hơn nửa thế kỷ, hơn 52 năm sau, tất cả đều đã thay đổi? Có điều đất nước Việt Nam vẫn không hề tiến bộ hơn, lãnh thổ quốc gia mà Bảo Đại đã thâu hồi hay xác nhận chủ quyền và để lại cho những người kế vị ông đã bị hao mòn không ít, và người dân Việt Nam bình thường vẫn chưa tìm lại được cuộc sống thanh bình, no ấm mà bất cứ một vị vua nào trong lịch sử nước nhà đều mong mỏi với một xã hội trong đó “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” như Trần Nguyên Đán đã miêu tả xã hội Đại Việt cuối thời Nhà Trần.
Huntington Beach, CA ngày 03 tháng 02 năm 2013
TS Phạm Cao DươngLịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Việt Nam?
No comments:
Post a Comment