NGỌC LOAN * QUA CƠN HỒNG THỦY
Ngọc Loan
Biến cố 1975 đúng là một cơn hồng thủy. Nó cuốn trôi cả xã hội Việt Nam
vào dòng nước xoáy xuống vực sâu thăm thẳm... Gia đình tôi cũng cũng
không thoát khỏi cơn hồng thủy đó nên đã phải lênh đênh trôi dạt trên
biển Đông, để tìm đường sống từ cõi chết.
Chuyến hành trình biển Đông bắt đầu vào tháng 6/1980. Tôi dắt ba đứa con nhỏ, đứa lớn nhất lên 10, bé nhất lên 5, và một thằng cháu con của ông anh lớn xuống thuyền... Chủ tầu dặn trước : mỗi người chỉ được mang theo một bộ quần áo, tuyệt đối không được mang theo đồ kềnh càng, ăn uống do chủ tàu lo. Cẩn thận tôi mang theo một ít cơm nắm thịt ruốc, sợ các con tôi đói dọc đường. Tôi còn khâu vào bộ quần áo mang theo của chúng mấy chỉ vàng, phòng hờ chẳng may bị thất lạc, chúng có vật tùy thân.
Chuyến hành trình biển Đông bắt đầu vào tháng 6/1980. Tôi dắt ba đứa con nhỏ, đứa lớn nhất lên 10, bé nhất lên 5, và một thằng cháu con của ông anh lớn xuống thuyền... Chủ tầu dặn trước : mỗi người chỉ được mang theo một bộ quần áo, tuyệt đối không được mang theo đồ kềnh càng, ăn uống do chủ tàu lo. Cẩn thận tôi mang theo một ít cơm nắm thịt ruốc, sợ các con tôi đói dọc đường. Tôi còn khâu vào bộ quần áo mang theo của chúng mấy chỉ vàng, phòng hờ chẳng may bị thất lạc, chúng có vật tùy thân.
Giờ đổ người lên thuyền bất ngờ vào giữa trưa, khác với những chuyến
trước thường là vào ban đêm. Việc đổ người xảy ra thật nhanh, thật gọn,
khiến tôi choáng váng đến ngộp thở, không nhận biết được gì.
Phút chốc tôi thấy mình bị đẩy lên thuyền vượt biên với ba con. Cùng
lúc, có tới 4 hay 5 ghe nhỏ khác đổ thêm người lên thuyền. Sau đó, chúng
tôi bị đẩy xuống khoang thuyền, rồi mấy người tổ chức vượt biên phủ
lưới lên trên, ngụy trang thành tầu đánh cá. Ngồi trong khoang, tôi quan sát chung quanh. Thuyền này rất nhỏ, bề ngang chỉ độ một mét, bề dài hơn mười mét, lòng khoang hẹp ghép bằng những miếng ván và có những thanh gỗ đóng ngang cạnh thuyền cách nhau nửa mét. Phía trên chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ. Về sau tôi mới hay máy tầu chỉ có 3/4 mã lực và có tới ba mươi người lớn nhỏ "xếp
cá mòi" trong thuyền.
Mấy người khoẻ mạnh bắt đầu lấn áp mẹ con tôi khiến chúng tôi ngộp thở vô cùng. Đứa út còn quá nhỏ cứ đòi ngồi trên lòng mẹ, các đứa khác ngồi trên những thanh lườn thuyền than khóc không thôi. Tôi phải cố nuốt lệ, cố tìm lời dỗ dành khuyên bảo chúng. Sau một ngày vật lộn với sự chen chúc và sóng gió, các con tôi đều mệt lả thiếp đi. Còn tôi phần vì lo lắng, phần sở hãi nên cứ trơ trơ ngồi canh chừng trong tư thế khó chịu, đau đớn vô cùng.
Đến tối thuyền bỗng nhiên ngưng chạy. Hỏi ra mới biết vì máy yếu, trở quá nặng nên không chịu nổi. Ngặt một nỗi, thuyền chưa ra hỏi hải phận nên ai cũng sợ bị tầu Việt Cộng bắt lại thì chỉ có nước ngồi tù cả đám. Trong lúc người lái tầu sửa máy, đám thanh niên leo hết lên boong thuyền tìm chỗ nghỉ
Vợ con chủ tầu an nhiên tọa hưởng trên cabin, chỉ khổ cho trẻ con và những bà mẹ như chúng tôi phải chịu cực hình xông khói. Chị bạn tôi thấy con cái ngộp thở, ho sặc sụa, van xin chủ tầu tắt máy mãi không được, chị bèn nguyền rủa, chửi bới om xòm về sự vô nhân đạo và việc làm tắc trách của chủ tầu.
Bọn chủ tầu và thợ máy không những không nghe, họ sẵng giọng mắng xuống : "Mấy bà im mồm đi ! Trước tụi tôi cần vàng nên mới đưa mấy bà đi. Bây giờ không cần nữa, con mấy bà có chết cứ việc liệng xuống dưới biển, đừng có la lối."
Tôi biết nếu để tình trạng này kéo dài vài giờ nữa lũ trẻ sẽ chết ngộp do hơi độc carbon tỏa ra. Bản năng tự vệ nổi lên, tôi vẹt mọi người ra leo lên boong, dõng dạc : "Tôi xin lỗi tất cả các anh đi học tập có mặt trên tầu vì việc tôi sắp làm có thể nguy hại đến các anh. Tôi đứng đây chờ tầu hải quân Việt Cộng đi qua sẽ la to cho họ đến bắt. Giải cứu các con chúng tôi trước để khỏi bị chết ngộp, việc tù đầy tính sau. Tính mạng trẻ con là trên hết ! "
Do lời nói cứng cỏi và ý trí mãnh liệt của tôi, bọn họ đành phải bàn tính lại. Rồi họ tắt máy tát nước, cho hết các trẻ con lên boong, các bà mẹ cùng lên theo, còn các thanh niên xuống cùng thay phiên nhau tát nước. Gần sáng máy chạy được, tầu thoát ra khỏi hải phận. Thật hú hồn !
Song, "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai ". Đi được hơn một ngày, chúng tôi gặp ngay một tầu hải tặc Thái Lan. Vừa thấy tầu cướp, chủ tầu vội ra lệnh tất cả đàn bà trẻ con xuống hết khoang thuyền. Bị bít bùng, chúng tôi không hay biết chuyện gì xảy ra ở trên. Chỉ biết rằng chúng tôi sợ gần chết, vì đã từng nghe chuyện kể lại thế nào là hải tặc Thái Lan : Cướp của, giết người không gớm tay, hãm hiếp phụ nữ thật dã man...đều là nghề của bọn này !
Bỗng có lệnh gọi mọi người lên boong hết. Ba, bốn tên cướp súng dắt bên
sườn, tay khoa mã tấu sáng láng. Chúng xuống khoang lục soát kiếm vàng.
Rồi chúng lên bắt mọi người cởi hết quần áo để chúng khám xét. Bao nhiêu
nhẫn vàng và đồng hồ đeo tay đều bị chúng lột hết.
Lùng sục xong trong khoảng một tiếng đồng hồ, chúng ra lệnh chúng tôi
qua tầu chúng. Trong cơn giục giã, xô đẩy hỗn loạn của bọn cướp tôi cũng
tầu hải tặc, tôi ôm chặt lấy đứa út và không ngớt cầu nguyện xin ơn trên
ban phước lành cho các con tôi. Chợt tôi nhìn sang đứa con gái lớn 10
tuổi đang ngủ say, tôi sợ hãi và hối tiếc đã không cho nó mặc đồ giả
trai. Chưa kịp nghĩ xa hơn thì những ánh đèn pin loang loáng rọi đến chỗ
chúng tôi nằm. Một cô gái bị đánh thức dậy và đưa lên phòng lái. Rồi cô
thứ hai, thứ ba... Họ là những cô gái tuổi xanh mơn mởn ! Tôi rùng mình
sợ ánh đèn pin chiếu đến con gái tôi. Tôi thầm khấn xin cho tôi thay
cháu làm vật tế thần nếu có chuyện gì xảy ra, đừng để con tôi phải chịu
đọa đầy. Cả đêm hồi hộp lo âu, tôi không tài nào chợp mắt. Cũng may, bọn
chúng chỉ bắt những cô gái trẻ lên để hành lạc chứ không man rợ hãm
hiếp phụ nữ ngay
như các tầu hải tặc khác.
Sau đêm thỏa mãn thú tính, sáng ra hải tặc đuổi chúng tôi về tầu cũ đã
bị cướp sạch những gì có thể cướp được và bị phá nát máy tầu để tìm
vàng. Thế là chúng tôi lênh đênh trên biển cả, không có chút đồ ăn nước
uống.
Sáng sáng tầu theo dòng nước trôi ra khơi, tối tối được sóng đánh dạt
vào phía bờ ! Thấp thoáng như có bóng đảo Côn Sơn. Trong tình huống
tuyệt vọng này, ai cũng mong được trôi dạt trở về. Tù tội cũng cam lòng.
Tội nghiệp các con tôi, mới ngần ấy tuổi đã chịu cực hình ngồi bó gối
trên những thanh gỗ nhỏ gồ ghề, chịu nhịn đói ngày này qua ngày khác, và
chịu đọa đày nóng thiêu đốt ban ngày, lạnh cóng xương
ban đêm. Mỗi khi trời mưa chúng tranh nhau ra phía cửa khoang, ngửa
miệng hứng từng giọt. Nhiều lúc chúng nức nở kể lể : "Sao mẹ bắt con
phải đi khổ sở như thế này. con thèm nước đá chanh quá. Con thèm bát cơm
rang quá !" Rồi chúng thay nhau kể ra những món chúng ưa thích : nào xá
xị, hủ tíu, nào chè cháo, bánh bao...! Nghe chúng than khóc, kể lể chủ
tầu nạt lớn : "Im mồm chúng mày đi ! kể lể làm tụi tao cũng bắt thèm
luôn." Tôi vừa buồn cười, vừa giận bọn chủ tầu nhưng phải cố gắng trấn
an các con với viễn vọng huy hoàng ngày mai này !
Nói sao hết nỗi đói khát, cơ cực giữa lòng biển cả mênh mông ! Nước biển
tràn đầy xung quanh nhưng chúng tôi vẫn khát. Cá bơi lội ê hề nhưng
chúng tôi vẫn đói. Đứa con gái lớn nói : "Con không chịu nổi
và bất lực, không bảo vệ được con mình. Tôi hận, hận tất cả.
Sang đến ngày thứ 14, tình trạng các con tôi tệ hại vô cùng. Chúng lở
lói, thân hình nhơ nháp những phân và nước tiểu, thê thảm khôn cùng !
đứa út còn tệ hại hơn, vừa đói khát vừa kiết lị nên khô đét như nắm
xương bọc da nhăn nhúm, nằm thoi thóp nửa tỉnh nửa mê...
Đang lúc quá thất vọng. Bỗng có một tầu đánh cá Thái Lan xuất hiện. Cả
tầu lại xôn xao, mọi người không còn gì để mất nên không sợ hãi như lần
trước nữa. Tất cả chỉ mong được thức ăn nước uống... rồi chết cũng cam
tâm. Để làm mủi lòng ngư phủ tầu Thái, vài người vội bồng con gái út bé
nhỏ của tôi giơ cao lên đưa hướng về họ. Tội nghiệp con bé thoi thóp thở
trong chiếc hình hài chẳng giống người.
Tầu ngừng lại, nhìn qua và có
lẽ thấy cảnh tượng thương tâm đó nên cứu mọi người. Khác với bọn hải tặc
lần trước, họ rất tử tế thòng dây qua giúp từng người sang hết tầu họ,
bỏ lại con tầu ọp ẹp của chúng tôi sắp chìm trong sóng biển. Kiểm được
đầy đủ các con an toàn trên tầu đánh cá rộng lớn, tôi mừng như chết đi
sống lại. Mọi người được cho ăn uống no nê. Trẻ con được uống cả nước
ngọt và sữa nữa. Tôi xin một ly sữa, nhỏ từng giọt vào miệng con út,
nhưng cháu rất yếu chỉ thều thào nuốt được vài ba giọt.
Hỏi thăm tôi được biết ông chủ tầu Thái này trước đây đi đánh cá từng bị
công an Việt Cộng bắt, may gặp một bà mẹ Việt Nam cứu thoát nên nay
muốn trả ơn xưa.
Tầu vào gần đất liền, ông cố gắng tìm một làng đánh cá hẻo lánh và trong đêm đó chuyển lậu chúng tôi lên
bờ. Xong vội vã ra khơi để tránh liên lụy vì chính phủ Thái và nhiều nước lúc đó không nhận cho người tị nạn Việt Nam vào.
Chúng tôi nằm ngủ thiếp đi dưới những gốc dừa. Sáng dậy thấy dân địa
phương khám phá ra kéo đến xem chúng tôi. Cảnh thê thảm tang thương của
đoàn người lưu lạc, sa cơ thất thế làm họ thương cảm sụt sùi. Rất tử tế,
họ mang cho chúng tôi từng nải chuối, trái dừa, khoai bắp luộc...đượm
thắm tình người. Sau đó chúng tôi được đưa đến trại cảnh sát Thái, được ở
tạm trong khu chuồng bò để chờ Hồng Thập Tự Quốc Tế đến, và được cấp
gạo, cá khô...
Mọi người sung sướng ăn uống no nê. Riêng con gái út tôi kiệt sức vì
kiết lị và mất nước nên nằm thoi thóp, rúm ró trong bọc vải. Chắc nó
không sống nổi ba ngày nữa chờ Hồng Thập Tự đến giúp. Tôi vội hỏi
mượn đám chủ tầu ít tiền để ra ngoài mua sữa cho cháu nhưng họ làm ngơ,
lén lút dúi tiền cho con cháu họ mua quà bánh ăn. Túng quá, tôi ôm cháu
ra ngoài chợ, mong dân địa phương thương hại để xin một hộp sữa cứu sống
cháu. Vừa đến cổng trại gặp ông Đại Úy Thái Lan cụt chân vẫy lại hỏi
tôi đi đâu. Tôi nói đi ra chợ xin hộp sữa cho con và mở cái bọc vải để
lộ thân hình bé tí teo. Ông ứa nước mắt, nói không có sữa, rồi cho tôi
20 Bath tiền Thái Lan mà đi mua. Nhờ có 20 Bath (vừa đúng 1 đô la Mỹ)
Tôi mua một hộp sữa, ít chanh, đường về pha cho cháu uống. Cháu từ từ
hồi sinh, ba ngày sau Hồng Thập Tự đến, con tôi đã thoát khỏi ách tử
thần.
Chúng tôi được chuyển đến trại tị nạn Song Kha và sau đó được chồng và hai
đứa con trai lớn đã vượt biên năm trước bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.
Cơn hồng thủy đã tràn vào nước tôi dìm bao nhiêu người dân lành xuống
biển Đông? Đã hơn hai mươi năm trôi qua, chuyện kể vượt biển Đông vẫn
như vừa mới hôm qua. Phải trải qua đói khát khổ đau, ô nhục và nước mắt
thấy hết sự chịu đựng bền bỉ của những con người đành bỏ lại tất cả mà
ra đi. Và trong kinh hoàng tuyệt vọng có những vị cứu tinh xuất hiện như
những bông hoa nhân ái nở giữa biển khổ trần gian.
Ngọc Loan
° Sinh ngày 5/8/1941 tại Hà Nội
° Cựu nữ sinh Trưng Vương
° Cựu Giáo sư Gia Long
° Đậu cử nhân Văn Khoa Sài Gòn 1966
° Đã xuất bản 2 tập "Thơ Nguyễn Lê" và tập truyện ngắn "Chồng Con" cùng với chồng là Song Thuận
VĨNH KHANH * MỘT NGƯỜI TÙ
Câu chuyện của một người tù cải tạo
Câu chuyện của một người tù cải tạo
Lời nói đầu:
Lời nói đầu:
Ngày 15 tháng 12 năm 2007 vừa qua, sau hơn 30 năm lưu lạc sống rãi rác
khắp nơi, nhóm tù cải tạo 520 Xuyên Mộc mới có cơ hội qui tụ về thành
phố Houston tham dự buổi họp mặt lần đầu tiên. Tôi không phải là thành
viên trong nhóm, nhưng hân hạnh được tham dự buổi họp mặt cảm động và
tràn đầy tình huynh đệ này. Tôi gặp lại một số bạn cũ cũng như được biết
thêm nhiều anh em mới trong dịp này mà tên mỗi người đều kèm theo một
biệt danh dí dỏm như: Hoàng “xà lim”, Hối “Hilton”, Dũng “Sún”, Hải
“Vờ”, Toàn “chí chóe”… Đặc biệt hơn hết trong số người tôi được giới
thiệu ngày hôm đó là anh Phạm Văn Thức. Sau đó được nghe chính anh và
những bạn bè trong nhóm kể lại câu chuyện độc đáo có một không hai của
anh. Thú thật tôi bị cuốn hút vào câu chuyện hấp dẫn này ngay từ đầu nên
đã xin phép anh Phạm Văn Thức được viết lại nó. Mời quý vị theo dõi câu
chuyện độc đáo sau đây của người tù cải tạo nhóm 520 Xuyên Mộc có tên
Phạm Văn Thức mà các bạn tù đã thân thương đặt cho anh cái biệt danh là:
Thức ” trốn trại”.
Kể từ sau ngày trình diện tập trung cải tạo, các sĩ quan chế độc cũ đã
phải trãi qua nhiều trại tập trung khác nhau như Trảng Lớn, Đồng Pan, Cà
Tum, Long Thành, Suối Máu …v…v… nhưng đến năm 1979, một đợt chuyển trại
nữa lại xảy ra. Trong đợt này có 520 sĩ quan cấp úy QLVNCH bị chuyển về
trại Xuyên Mộc thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu. Trại Xuyên Mộc này từ trước chỉ
nhốt tù hình sự, nên nhóm tù sĩ quan cải tạo bị chuyển về đây cũng phải
chịu chung sự quản chế rất khắc khe, tàn ác giống như qui chế dành cho
các tội phạm hình sự. Mọi qui chế ở trại Xuyên Mộc này đều khó khăn hơn
nhiều so với các trại cải tạo mà họ đã ở qua trước đây. Bọn Công An quản
giáo trại vì quen thói đánh đập tù hình sự, nên cũng đánh đập tù sĩ
quan cải tạo rất dã man mỗi khi có ai phạm vào nội qui của trại, dù là
những lỗi rất nhỏ. Những hình phạt khắc nghiệt như cùm giò, nhốt xà lim
bỏ đói cả tháng trời… hoặc hình ảnh cả đám cán bộ quản giáo xúm lại đánh
hội đồng một anh tù cải tạo vô phúc nào đó là hình ảnh xảy ra hàng
ngày… Chính những điều này đã dấy lên sự bất mãn trong nhóm tù cải tạo
520 Xuyên Mộc và càng làm rõ nét thêm sự gian trá láo khoét của cái
chính sách gọi là “Khoan Hồng, Nhân Đạo” mà chính quyền cộng sản lúc nào
cũng rêu rao.
Một số tù bắt đầu tổ chức trốn trại. Khoảng giữa năm 1979, một vụ tổ
chức cướp súng trốn trại nổi tiếng xảy ra ở trại Xuyên Mộc. Tham gia
trong kế hoạch cướp súng trốn trại này gồm có 5 người là: Thiên, Tài,
Thịnh, Đức và Khanh, trong đó người chỉ huy là Thiên, một sĩ quan Trinh
Sát Dù. Sau nhiều lần bàn bạc cũng như theo dõi những thói quen của các
vệ binh, cán bộ mỗi ngày khi ra lao động bên ngoài. Tổ chức này quyết
định sẽ hành động vào lúc hết giờ lao động trong một ngày đã định sẵn,
khi các tù cải tạo sắp xếp chuẩn bị trở về trại. Nhiệm vụ được phân công
rõ ràng cho từng người, ai có nhiệm vụ nấy. Nhưng đúng là “Người tính
không bằng Trời tính”. Câu nói đó xem ra không phải là một câu nói vô
duyên cớ… Đến ngay lúc sắp ra tay hành động thì một trục trặc nhỏ xảy ra
đã làm đảo lộn hết mọi việc. Như mọi người đã bàn tính từ trước, nếu
gặp trục trặc xảy ra trái với dự trù thì kế hoạch phải hủy bỏ ngay lập
tức, chờ cơ hội khác an toàn hơn. Sau khi mọi người trong tổ chức nhận
được dấu hiệu huỷ bỏ kế hoạch, ai nấy yên chí xếp hàng đi về trại, thì
Thiên người đứng đầu tổ chức, vào một phút chủ quan nào đó, hoặc có thể
anh ta thấy tiếc cho một cơ hội khó có được lần thứ hai… đã quyết định
tấn công và cướp súng của một vệ binh gần đó. Trong lúc hai bên còn đang
dằng co thì Thiên bị các vệ binh khác xông lên bắn chết tại chỗ, ngay
cả tên vệ binh bị Thiên cướp súng cũng trúng đạn bị thương. Tài ở gần đó
bỏ chạy cũng bị bắn chết luôn sau đó. Ba người còn lại trong tổ chức là
Thịnh, Đức và Khanh lúc bấy giờ đang ở phía sau hoàn toàn không chuẩn
bị gì cho việc này cả, nên không ai trở tay kịp hoặc giúp gì được cho
Thiên và Tài. Lúc đó anh nào cũng đang mang trong người một ruột tượng
đựng cơm phơi khô, bất thình lình thấy Thiên ra tay hành động… rồi súng
nổ… rồi Thiên và Tài bị bắn ngã… sự việc xảy ra nhanh quá! Nghĩ là mọi
việc đã bị đổ bể, ở lại thế nào cũng sẽ bị xét bắt nên ba người cũng vội
bung ra chạy… Quân vệ binh cộng sản truy lùng ngay sau đó… Kết quả
Thịnh và Đức bị bắt lại và bị đánh thê thảm. Chỉ có Khanh may mắn chạy
thoát được. Vụ trốn trại này không những làm xôn xao tất cả đám tù cải
tạo còn lại, mà cả ban chỉ huy trại và quản giáo cũng xôn xao, rúng động
không kém. Ngay sau đó, hệ thống quản lý tù càng siết chặt chẻ hơn… nội
qui trại đưa ra càng khó khăn hơn và kỷ luật mới được ban hành để đối
phó với bất cứ ai phạm nội qui lại càng tàn bạo hơn trước nhiều…. Tuy
thế cũng không làm cho các tù nhân cải tạo sợ hải. Ít ra là đối với một
người: Đó là anh Phạm Văn Thức.
Anh Phạm Văn Thức trước đây là Thiếu Úy Phân Chi Khu Trưởng đơn vị đóng
tại tỉnh Long An. Anh là người miền Bắc di cư, hiền lành, ít nói và là
một tín đồ Công Giáo rất ngoan đạo. Nhưng không ai ngờ rằng với bề ngoài
hiền lành, ít nói của anh lại ẩn tàng một ý chí sắt đá với những quyết
định táo bạo khó có ai bì được. Sau khi từ trại Suối Máu bị chuyển về
Xuyên Mộc, dưới sự quản thúc tàn bạo của đám Công An đã đối xử với anh
và các bạn tù cải tạo như thú vật… thì anh đã nảy ra ý định trốn trại.
Tuy nhiên anh chưa kịp thực hiện kế hoạch của mình thì đã xảy ra vụ tổ
chức 5 người kể trên cướp súng vượt trại thất bại trước rồi. Việc này
xảy ra bắt buộc anh phải tạm thời đình hoãn kế hoạch của mình lại, chờ
mọi việc yên ổn, lắng dịu xuống hết rồi mới tính được.
Qua năm 1980, chuyện 5 người âm mưu cướp súng trốn trại tương đối đã êm.
Mọi sinh hoạt trại trở lại bình thường. Lúc bấy giờ vào mùa thu hoạch
bắp nên tất cả công tác lao động của trại chủ yếu là làm việc trên những
rẫy bắp nên các vệ binh đi theo canh gác tù chỉ tập trung ở những rẫy
bắp. Lợi dụng cơ hội này, Phạm Văn Thức quyết định thực hiện ý định của
mình. Anh nhận thấy nếu việc trốn trại có nhiều người tham dự sẽ không
được an toàn cho lắm. Tuy rằng với có nhiều người thì sẽ có sự giúp đỡ
lẩn nhau trong khi hành động cũng như trên bước đường trốn tránh trong
rừng, nhưng đồng thời kế hoạch cũng dễ bị vỡ nếu mọi việc không hoàn
toàn ăn khớp với nhau, như trường hợp của 5 người bạn tù trước đây. Do
đó Phạm Văn Thức quyết định thực hiện việc đào thoát một mình và không
bàn với ai về ý định của mình cả. Theo như sự tính toán của anh, trường
hợp nếu bị bắt lại thì không còn gì để nói, phải chấp nhận mọi hậu quả
thôi. Còn nếu trốn thoát được thì chỉ cần vài ba ngày lội trong rừng là
có thể thoát ra được do thế việc chuẩn bị lương thực, nước uống không
cần thiết lắm. Vấn đề mưu sinh thoát hiểm trong rừng 2, 3 ngày không
phải là một điều khó khăn lắm đối với một sĩ quan, nhất là điều này anh
đã được huấn luyện từ trước. Kinh nghiệm anh đã thấy qua từ vài âm mưu
trốn trại bị lộ trước đây ở các trại khác cũng chỉ vì bị cán bộ quản
giáo phát giác ra việc dự trử cơm phơi khô để dành… Nên anh quyết định
không chuẩn bị gì cả cho phần lương thực. Mỗi buổi sáng đi ra lao động,
chỉ cần chút ít thức ăn mang theo trong ngày, bình nước nhỏ và con dao
được phát cho việc lao động là đủ. Với tư thế lúc nào cũng sẵn sàng như
thế anh kiên nhẩn chờ đợi thời cơ, ngày này không được thì chờ qua ngày
khác… Mọi sinh hoạt trong trại vẫn đều đều như bình thường, không ai mảy
may nghi ngờ gì đến anh cả. Cuối cùng rồi thời cơ cũng đến. Ba ngày
trước, lúc được giao công tác thu hoạch trên rẫy bắp. Mọi người ai nấy
đều lui cui bận rộn với công việc, 2 tên vệ binh đi theo canh giữ thì
đang ngồi tán gẫu với một tên vệ binh khác ở phía xa. Thừa lúc không ai
chú ý tới, Phạm Văn Thức lợi dụng địa thế rậm rạp và thân cây bắp cao
che khuất lủi nhanh vào sâu bên trong và biến mất ngay.
Sau khi băng qua mấy rẫy bắp và vào được trong rừng, Phạm Văn Thức cố
gắng đi càng xa càng tốt khỏi vùng ảnh hưởng của trại Xuyên Mộc. Sau đó
anh nhắm hướng đi theo kế hoạch đã tính từ trước. Anh không đi về hướng
Bà Rịa, Vũng Tàu mặc dù từ trại Xuyên Mộc đi về Bà Rịa gần hơn; ngược
lại anh đã quyết định chọn con đường về hướng Gia Kiệm, Đồng Nai xa hơn
để đi. Có hai lý do khiến anh chọn con đường dài hơn, đồng nghĩa với khó
khăn hơn vì: Thứ nhất anh có thể đánh lạc hướng truy đuổi của các cán
bộ vệ binh Cộng Sản, ít ai ngờ anh sẽ chọn con đường xa hơn sau khi trốn
trại. Thứ hai ở Bà Rịa,Vũng Tàu anh không có ai là thân nhân quen biết
để có thể giúp đỡ. Còn nếu đến được Gia Kiệm, thì anh có ông anh đang ở
đó, sẽ nhờ ông anh này giúp đỡ cho bước kế tiếp…
Đã quyết định như thế từ trước, nên anh cứ căn cứ vào điểm chuẩn của núi
Chứa Chan từ xa lầm lủi đi. Ban ngày thì cứ nhắm hướng mà đi. Đêm đến
thì anh tìm cách leo lên một nhánh cây lớn để tránh thú dữ, ngủ chút
đỉnh lấy sức chờ trời vừa sáng lại leo xuống tiếp tục cuộc hành trình
đào thoát… Một ít lương thực mang theo cho ngày lao động hôm trước và
mấy trái bắp bẻ lúc còn trong rẫy cũng giúp anh thoát được cơn đói hành
hạ. Tuy nhiên đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, mệt đến lã người nhưng anh
không dám nghỉ ngơi lâu vì chỉ sợ mệt quá ngủ quên luôn… Chỉ khi nào
mệt lắm anh mới dám tìm bụi rậm ngồi nghỉ ngơi chút đỉnh lấy lại sức,
còn lại thì anh cứ bươn bả đi miết. Vừa đi anh vừa cầu nguyện và tự nhắc
nhở để cổ vũ tinh thần: “Phạm Văn Thức ơi! Mày phải cố gắng lên. Không
được nghỉ… Mày đã trốn thì phải trốn cho thoát, thà là chết trong rừng,
đừng để bị bắt lại, chúng nó sẽ hành hạ mày thê thảm còn hơn chết nữa….
Chúng nó đang đuổi theo phía sau đó. Không được nghỉ… Cố gắng lên… Cố
gắng lên. Qua khỏi khu rừng này là an toàn rồi…” Cứ thế anh vừa len lỏi
đi, vừa tự nhắc nhở, khuyến khích mình như thế. Gặp khu gai góc thì dùng
dao phát quang xuyên qua hoặc tìm cách né tránh rồi cố gắng giữ theo
hướng cũ để khỏi bị lệch quá xa. Một đôi khi gặp suối thì dò tìm chỗ cạn
để vượt qua, rửa vội mặt mày cho tỉnh người lại rồi cứ thế vượt suối đi
tiếp… cuối cùng sau 3 ngày 2 đêm thì anh đã sắp ra khỏi rừng, gặp đường
quốc lộ rồi.
Núp vào một bụi cây rậm rạp, Phạm văn Thức hướng mắt về phía bìa rừng,
cẩn thận quan sát kỷ động tịnh chung quanh. Từ nơi đây, thỉnh thoảng anh
đã có thể nghe tiếng xe cộ chạy ngang qua nên đoán chắc phía trước là
quốc lộ. Theo như vị trí hiện tại chỗ anh đang đứng so sánh với bóng
dáng của núi Chứa Chan ở phía trước mặt, thì anh đoán mình còn cách Gia
Kiệm, điểm anh muốn đến, không bao xa. Nghe tiếng xe cộ thỉnh thoảng
vọng lại từ phía ngoài bìa rừng lòng anh mừng khấp khởi, tuy nhiên anh
không dám mạo hiểm đi ra quốc lộ vào lúc này. Trời hãy còn sáng lắm.
Nhìn lại quần áo trên người đầy bụi bậm, một vài nơi bị gai góc, cây cỏ
móc rách nát te tua lòi cả da thịt bên trong, anh nhủ thầm: “Với bộ dạng
thê thảm như vậy, rủi có ai bắt gặp cũng dễ bị nghi ngờ!”. Anh kiên
nhẩn ngồi dựa người vào trong một góc khuất của bụi rậm nghỉ ngơi chờ
mặt trời lặn. Ý nghĩ sắp gặp được người thân và thoát khỏi cảnh tù đày
làm anh nôn nao trong dạ, chỉ thầm mong cho mặt trời lặn thật sớm để
tiếp tục đi.
******
Khi Phạm Văn Thức lần mò tìm được tới nhà người anh ở Gia Kiệm thì trời
đã khuya rồi. Trên đường đi, anh tránh né hết những bóng dáng người di
động từ xa nên không ai phát giác ra anh cả. Khỏi phải diễn tả, chúng ta
cũng có thể đoán được là ông anh của Phạm Văn Thức sửng sốt như thế nào
khi biết được em mình trốn trại trở về. Sau khi trao đổi với nhau vài
câu, Phạm Văn Thức cho biết là không thể ở lại đây vì không an toàn. Anh
nhờ ông anh cấp tốc chở về Hố Nai nơi anh có một bà cô đang sống. Ở đó
an toàn hơn vì ở Hố Nai không ai biết gì về anh trước đây hết. Thế là
sau khi tắm rửa, thay quần áo, ăn uống qua loa lấy lại sức, hai anh em
chở nhau trên một chiếc Honda lên đường đi ngay trong đêm khuya về Hố
Nai.
Như chúng ta đã biết, Hố Nai là một xứ đạo được lập ra sau khi phong
trào di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954. Cư dân ở đây hầu hết theo đạo
Công Giáo, rất sùng đạo và đặc biệt có tinh thần đoàn kết rất cao. Ngay
cả sau năm 1975, khi cộng sản nắm chính quyền cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc cai quản và áp đặt chính sách lên xứ đạo nổi tiếng này.
Chính nhờ thế ở tại nhà bà cô, Phạm Văn Thức cảm thấy rất an toàn. Không
một ai thắc mắc, để ý gì đến anh hết. Lúc bấy giờ vợ con của anh vẫn
còn ở với gia đình bên vợ tại Long An. Anh dặn người anh và bà cô tạm
thời không cho vợ con anh biết tin, vì chắc chắn sau khi phát giác anh
trốn trại, họ sẽ báo về địa phương truy lùng anh. Cứ kiên nhẩn đợi mọi
chuyện lắng dịu đâu đó rồi sẽ cho gia đình biết sau cũng không muộn.
Phạm Văn Thức ở nhà bà cô được hơn 2 tháng, mọi việc vẫn yên ắng, thuận
lợi. Lúc đó anh mới nhờ người báo tin cho vợ con ở Long An lên Hố Nai
gặp mặt.
Vào thời điểm này phong trào vượt biên đã rầm rộ lắm rồi. Gia đình bàn
với nhau là trường hợp của anh không thể ở lại VN được, bằng mọi cách
phải cho anh vượt biên ra khỏi VN. Nhưng trong khi chờ đợi tìm được
đường dây tổ chức vượt biên thì cũng phải kiếm việc gì làm để sống chứ
đâu thể ở mãi nhà bà cô được. Cũng may lúc đó có một gia đình người quen
đang làm rẫy ở khu kinh tế mới Cây Gáo, Trảng Bom. Gia đình này sẵn
lòng giúp đỡ và khuyên anh nên về ở chung với họ làm rẫy trong khi tìm
đường vượt biên. Vùng Cây Gáo lúc bấy giờ là một vùng mới khai phá, cư
dân hầu như từ khắp nơi đổ về đây lập nghiệp, sống chủ yếu bằng nghề làm
rẫy. Không ai biết quá khứ của ai và cũng chẳng ai thắc mắc gì ai cả.
Ngay chính quyền địa phương cũng rất dễ dãi với mọi người vì họ đang có
chiến dịch khuyến khích người dân về vùng này khai phá, trồng trọt tăng
gia sản xuất thêm… Nơi đây đúng là một nơi lý tưởng để Phạm Văn Thức ẩn
thân trong khi chờ đợi vượt biên. Thế là anh bảo vợ con tạm thời ở lại
Long An, còn một mình anh đi lên khu kinh tế mới Cây Gáo tá túc ở nhà
người quen tốt bụng này, ngày ngày vác cuốc ra rẫy làm lụng che mắt
thiên hạ. Trong khoảng thời gian này, anh dò tìm mua được một giấy
“Chứng Minh Nhân Dân” giả với một tên họ khác. Nhớ thế chính quyền địa
phương ở Cây Gáo, Trảng Bom cũng không thắc mắc gì về anh, mọi sự đi lại
của anh nhờ thế cũng dễ dàng.
Kéo dài như thế cũng hơn năm trời, anh vừa tiếp tục làm rẫy vừa để ý tìm
kiếm đường dây vượt biên. Cuối cùng có người giới thiệu anh với một chủ
ghe và cũng là người tổ chức. Sau nhiều lần đi lại tìm hiểu kế hoạch…
anh đóng tiền cho chủ ghe và chờ đợi ngày xuất phát. Tuy nhiên chuyến
này anh đã bị gạt! Đến ngày xuất phát, chủ ghe âm thầm ra đi bỏ anh lại
không thông báo tiếng nào cả. Trời bất dung gian, chuyến vượt biên đó
cuối cùng bị đổ bể. Người chủ ghe bị Công An bắn chết còn tất cả những
người tham gia đều bị bắt lại hết… cũng may, nếu anh tham dự trong
chuyến này thì cũng bị bắt luôn rồi. Thật đúng là số Trời! Không ai có
thể nói trước được. Sau lần bị gạt này, tiền bạc mất hết, Phạm Văn Thức
không còn đủ khả năng tham gia vào một chuyến vượt biên nào nữa. Anh
đành bàn với vợ con gom góp mọi thứ lên khu kinh tế mới Cây Gáo, Trảng
Bom an phận làm ăn sinh sống. Gia đình anh tiếp tục làm rẫy thêm một
thời gian nữa, sau đó tìm được một việc khác tương đối đỡ hơn: Đó là
nghề đi bán và bỏ mối nước mắm lẻ. Tuy nghề này cũng vất vả, chủ yếu chỉ
lấy công làm lời, nhưng nhờ tính cần cù nhẫn nại, chịu khó chìu khách
hàng… nên mối quen càng ngày càng đông, gia đình anh nhờ thế cũng đỡ vất
vả hơn trước.
Năm 1989, chính quyền địa phương Cây Gáo, Trảng Bom có chính sánh cứu
xét cho những người địa phương ở “lậu” vào hộ khẩu thường trú. Nhưng
muốn được cứu xét người đó phải chứng minh được là mình thuộc diện lao
động sản xuất… Theo lời anh Phạm Văn Thức kể lại thì lúc đó gia đình anh
không còn làm rẫy nữa mà chuyên hẳn về nghề bán nước mắm lẻ. Công việc
này chính quyền địa phương coi như không hợp lệ trong việc cứu xét vào
hộ khẩu? Nhưng có lẽ nhờ gia đình anh thường ngày đối xử với bà con xóm
giềng rất tốt nên ai nấy đều thương mến. Biết được chuyện khó của anh,
một người láng giềng tên Long trước đây là Thượng Sĩ QLVNCH thuộc sư
đoàn 5 bộ binh đã giúp cho anh đứng tên đất rẫy của mình để anh có thể
chứng minh được với chính quyền địa phương gia đình anh là một gia đình
thuộc diện lao động sản xuất… Nhờ thế gia đình anh mới được cho vào hộ
khẩu. Mãi tới bây giờ Pham Văn Thức vẫn nhớ tới cái ơn giúp đỡ của ông
Thượng Sĩ Long tốt bụng này. (Như chúng đã biết, sau 1975, chính quyền
cộng sản áp đặt ra chế độ hộ khẩu như một hình thức kiểm soát người dân
về nhiều mặt. Những người không có hộ khẩu thường trú sẽ gặp rất nhiều
khó khăn đối với chính quyền địa phương. Ở vào trường hợp những người
như anh Phạm Văn Thức, việc vào được hộ khẩu thường trú, cũng đồng nghĩa
với việc sống một cách an toàn, hợp pháp, khó có ai có thể truy lùng ra
gốc tích trốn trại của anh ngày trước). Từ đó anh và gia đình cứ an
phận ngày ngày tiếp tục chở nước mắm đi bỏ mối nuôi sống gia đình…
Nếu câu chuyện của anh Phạm Văn Thức chỉ có thế thì cũng chẳng có gì quá
đặc biệt. Chúng ta xem như anh đã thành công trong việc trốn trại, sử
dụng giấy tờ giả, tên giả và cuối cùng an phận sinh sống với gia đình ở
một địa phương khác không ai hay biết gì hết… Nếu chỉ có thế thì chúng
ta có thể chấm dứt ở đây. Tuy nhiên câu chuyện của anh còn nhiều điều ly
kỳ và phần kế tiếp mới chính là phần độc đáo, có một không hai trong
cuộc đời của người tù nhóm 520 Xuyên Mộc có tên Phạm Văn Thức này. Mời
quý vị theo dõi tiếp…
******
Năm 1990 khi chương trình định cư nhân đạo HO của chính phủ Mỹ đưa ra,
Phạm Văn Thức lúc đó đang ngày ngày chở nước mắm bỏ mối ở vùng kinh tế
mới Cây Gáo, Trảng Bom nên hoàn toàn không hay biết gì cả. Đến khi một
người bạn thân của anh thời còn học trung học là Nguyễn Anh Tuấn (hiện
đang định cư tại Lafayette, Louisiana) nhắn tin lên báo cho anh biết về
chương trình này… Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết là mình đã nộp đơn xong
và đang chờ phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Anh bạn này thúc dục Phạm Văn Thức
nên lo thủ tục cần thiết và nộp đơn sớm để được phỏng vấn sớm…
Tuy nhiên sau khi xem kỹ điều kiện thì Phạm Văn Thức không khỏi thất
vọng, vì điều kiện hợp lệ tiên quyết để được nhận đơn phỏng vấn cho
những cựu quân nhân, cán chính thuộc QLVNCH là phải chứng minh được mình
đã từng bị tù cải tạo trên 3 năm. Oái ăm thay trường hợp Phạm Văn Thức
hiện nay lại không có giấy tờ gì chứng minh được điều này, mặc dù anh đã
từng ở tù hơn 5 năm và qua mấy trại khác nhau trước khi trốn thoát khỏi
trại Xuyên Mộc! Ngoài ra tên và giấy tờ của anh hiện này đang xài là
tên giả! Anh không còn giấy tờ gì chứng minh được tên thật của mình.
Tuy thất vọng nhưng anh cũng cố điền đơn cầu may và khai thật hết tất cả
mọi việc trong phần khai lý lịch….Kết quả đơn của anh đưa vào không
được chấp nhận vì thiếu giấy tờ hợp lệ: Giấy ra trại chứng minh đã ở tù
cải tạo trên 3 năm! Nhìn bạn bè và người quen lần lượt được nhận đơn và
chờ gọi tên phỏng vấn làm anh càng nôn nóng và tuyệt vọng hơn. Đây là cơ
hội cuối cùng ngoài ra không còn cơ hội nào khác có thể cứu vớt anh và
gia đình thoát ra khỏi chế độ cộng sản hiện tại cả! Anh nản chí đến độ
không còn thiết gì đến làm ăn nữa. Mọi việc nhà đều giao phó cho vợ con
lo, còn anh thì cứ đi lên Saigon nghe ngóng tin tức, hy vọng có một cách
nào khác để được phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Người ta bảo anh về trại cũ
xin giấy chứng nhận, nhưng đối với những người được thả về mà bị mất
giấy ra trại thì còn làm cách này được. Còn trường hợp trốn trại như anh
thì ai mà chứng nhận cho. Vả lại trở về trại cũ thì chẳng khác nào mang
thân vào miệng cọp, nguy hiểm quá…
Sau nhiều tháng đi lại, tốn kém đủ thứ mà không được gì cả. Phạm Văn
Thức buồn rầu lắm và càng đau lòng hơn khi nhìn thấy vợ con sống lam lũ ở
khu kinh tế mới. Nhận thấy mình cũng đã từng ở tù cải tạo 5 năm, chịu
biết bao nhiêu đắng cay cực khổ. Chỉ vì bất mãn chế độ đối xử hà khắc
của bọn công an trại… và vì muốn sống Tự Do nên anh mới phải trốn trại.
Để rồi hậu quả bây giờ không có gì chứng minh được là anh đã ở tù đủ
thời hạn yêu cầu để được cứu xét thì đau quá!! Không lẽ vợ con anh phải
suốt đời chịu sống lây lất ở khu kinh tế mới Cây Gáo này hoài sao? Rõ
ràng anh đã liên lụy đến gia đình, nếu không thì vợ con anh chắc cũng
được đi định cư ở Mỹ như những gia đình sĩ quan khác…Càng nghĩ Phạm Văn
Thức càng đau lòng thêm. Sau nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, anh
quyết định trở lại trại cũ Xuyên Mộc trình diện và xin được ở tù lại. Hy
vọng sau khi hết hạn sẽ được thả về với một giấy chứng nhận ra trại. Vì
tương lai của gia đình vợ con, vì khát vọng được sống trong một xứ Tự
Do, thoát khỏi chế độ kềm kẹp của chế độ cộng sản hiện tại… anh đành đi
nước bài liều này, chấp nhận hết mọi hậu quả. Anh biết rằng đi nộp mạng
như thế, có thể họ sẽ bắt giữ anh lại nhốt triền miên không có ngày ra,
có thể bị gông cùm đánh đập và thậm chí có thể mất cả mạng nữa cũng
không biết chừng… Tuy nhiên thà là liều như vậy còn hy vọng có được một
tương lai sáng sủa cho gia đình, còn hơn là cứ sống lây lất mãi ở khu
kinh tế mới Cây Gáo này suốt đời! Anh tự an ủi miễn còn sống thì họ nhốt
mãi cũng phải có ngày ra. Lúc đó anh sẽ hợp lệ nộp đơn xin cứu xét đi
định cư theo diện HO. Viễn ảnh của một ngày mai tươi sáng nơi xứ Tự Do
làm anh quyết tâm hơn!
Tuy đã có quyết tâm như vậy nhưng Phạm Văn Thức không dám bàn với vợ con
về ý định của mình vì sợ bị ngăn cản. Anh âm thầm tìm đến một người bạn
tù trong nhóm 520 Xuyên Mộc trước đây là anh Nguyễn Văn Vượng (Hiện
đang định cư tại California), nói ý định của mình cho Nguyễn Văn Vượng
biết và nhờ anh bạn này chở dùm anh lên trại Xuyên Mộc, sau đó trở về
báo cho gia đình vợ con anh biết sau.
Nguyễn Văn Vượng cũng kinh ngạc trước quyết định của bạn, lên tiếng
khuyên cản anh nên suy nghĩ lại vì ý định này quả thật quá nguy hiểm.
Nhưng ý Phạm Văn Thức đã cương quyết như vậy rồi nên người bạn này cũng
đành chịu. Sau khi bàn bạc cặn kẻ và chuẩn bị tinh thần cho mọi tình
huống xấu nhất có thể xảy ra, hai người bạn chở nhau trên một chiếc
Honda đi thẳng lên Xuyên Mộc. Lúc đó là năm 1991, nếu tính từ khi trốn
trại ra năm 1980 thì anh Phạm Văn Thức đã ở bên ngoài đúng 11 năm rồi.
Trại Xuyên Mộc lúc bấy giờ hầu như đã thay đổi hết. Nơi đây không còn
nhốt tù cải tạo sĩ quan chế độ cũ nữa, mà chỉ còn là trại tù dành cho
tội phạm hình sự mà thôi. Kể cả ban chỉ huy trại, công an quản giáo và
các vệ binh cũ cũng không còn ở đó nữa. Mấy cán bộ công an mới không
biết gì về vấn đề tù sĩ quan cải tạo trước đây. Khi Phạm Văn Thức cho
biết mình đã trốn khỏi trại này 11 năm trước, bây giờ vào trình diện để
xin được ở tù trở lại, thì tất cả cán bộ công an trại ngẩn người ra nhìn
anh như nhìn một người điên. Họ ngạc nhiên cũng phải, vì trước đây đâu
bao giờ có trường hợp nào xảy ra như thế này? Họ hỏi anh:
– “Lý do gì anh đã trốn thoát ra ở bên ngoài 11 năm rồi, bây giờ mới trở vào tự thú?”
Phạm Văn Thức trả lời:
– “Đời sống bên ngoài càng ngày càng khó khăn đối với một người sống
không giấy tờ như anh. Vả lại anh còn có vợ con nên càng gặp khó khăn
nhiều hơn. Cuối cùng chịu đựng hết nỗi nên anh quyết định chọn con đường
tự thú để hy vọng sau khi ở tù xong, ít nhất sẽ được trại cấp một giấy
chứng nhận và sau khi về cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, không phải trốn chui
trốn nhủi nữa…”
Họ còn hỏi anh nhiều điều nữa và bắt anh làm bản tự khai. Anh cứ một mực
khai sau khi trốn trại về sống vất vưởng ở nhiều nơi khác nhau không
giấy tờ gì cả, nên không ai chứng thật được lời khai của anh.
Theo lời anh Phạm Văn Thức kể lại thì ban chỉ huy trại Xuyên Mộc lúc bấy
giờ không quyết định được trường hợp của anh nên giữ anh ở lại đó và
điện về Bộ Nội Vụ xin chỉ thị. Một lúc lâu sau, bọn công an trại quay
lại nói ngay với anh:
– “Anh mà có tinh thần tự giác trở lại thành thật khai báo cái gì? Nói
thật đi. Mục đích của anh đến đây chỉ vì muốn xin giấy chứng nhận để
được cứu xét đi Mỹ thôi. Có phải thế không??”
Cả bọn xúm lại hỏi anh câu này xong cứ chỉ trỏ cười hoài. Anh cũng cười
giả lả trả lời cho qua chuyện với bọn chúng. Anh đoán sau khi điện về Bộ
Nội Vụ xin chỉ thị, chắc có lẽ trên Bộ Nội Vụ có nói gì đó về chương
trình HO, nên đám công an mới biết được mục đích của anh, chứ trước đó
chúng còn ngơ ngác không biết gì cả.
Cuối cùng họ giam Phạm Văn Thức ở chung một buồng với đám tù hình sự.
Ban ngày anh không phải làm việc gì hết, ban đêm công an giao cho anh
nhiệm vụ “trưởng buồng”, điểm danh và trông chừng tù hình sự tìm cách
trốn. Anh cười thầm trong bụng:
– “Mình là thằng trốn trại ngày trước, bây giờ lại làm nhiệm vụ canh chừng tù trốn trại. Đúng là khôi hài thật!”.
Làm “trưởng buồng” được mấy hôm cứ ở mãi một chỗ tù túng quá, anh xin
được ra ngoài lao động. Họ cho anh ra trông coi mấy mẫu điều mới trồng,
hàng ngày theo dõi xem có bị hư hại gì không?? Công việc cũng không có
gì nặng nhọc và điều đáng nói là không ai cai quản anh cả. Anh muốn đi
đâu thì đi, muốn làm gì thì làm miễn ở trong phạm vi đó thôi. Trong
khoảng thời gian ở tù lần này, gia đình vợ con anh được phép lên thăm
viếng đều đặn thoải mái lắm. Nói chung họ đối với anh lần này rất dễ
dãi, ngoài sự tưởng tượng của anh. Cứ như thế Phạm Văn Thức ở gần đúng
một năm thì một hôm được gọi về buồng giam nhốt lại, không cho ra ngoài
lao động nữa. Ở trong buồng giam khoảng 3 tuần thì anh được gọi lên thả
về. Họ cấp cho anh một giấy ra trại chứng nhận từ ngày đầu tiên anh
trình diện tập trung cải tạo 28 tháng 6 năm 1975 đến khi thả vào tháng 6
năm 1992 (không nhớ rõ ngày). Như vậy là họ đã chứng nhận anh ở tù liên
tục 17 năm không gián đoạn, xem như anh chưa hề trốn trại ra ngoài bao
giờ. Anh cũng ngạc nhiên về điều này tuy nhiên cũng chẳng thắc mắc gì cả
vì đã đạt được kết quả mong muốn. Phạm Văn Thức cầm tờ giấy ra trại với
tên thật của mình trên đó mà lòng vui mừng vô hạn. Lần này thì chắc
chắn anh đủ điều kiện nộp đơn theo diện HO rồi. Tuy nhiên anh không ngờ
rằng việc chứng nhận anh đã ở tù liên tục 17 năm vô tình lại đưa anh vào
một rắc rối khác!
*****
Sau khi về nhà không bao lâu, Phạm Văn Thức xúc tiến ngay việc nộp đơn
xin đi theo chương trình HO. Lần này đơn của anh được nhận ngay. Anh vui
mừng trở về nhà yên tâm chờ đợi. Cuối năm 1994 anh nhận được giấy mời
đi phỏng vấn. Khỏi nói cũng biết là anh và gia đình vui mừng biết chừng
nào. Đúng ngày hẹn, hai vợ chồng anh lên Saigon gặp phái đoàn Mỹ. Sau
đây là tóm tắt những điểm trong buổi phỏng vấn ngắn ngủi với phái đoàn
Mỹ:
Theo đúng thủ tuc, Họ yêu cầu anh giơ tay tuyên thệ những lời khai trong
cuộc phỏng vấn là hoàn toàn sự thật. Nếu gian dối thì sẽ chịu mọi trách
nhiệm… và hồ sơ sẽ không được cứu xét nữa. Sau đó họ hỏi ngay anh:
– “Xin ông cho biết tên thật của ông là gì? Gia cảnh của ông hiện nay như thế nào?”
Anh trả lời:
– “Tôi tên Phạm Văn Thức. Tôi có vợ và 3 con.”
– “Ngoài tên này ra, ông còn sử dụng tên nào khác nữa không?”
– “Có! Sau khi trốn trại về, để tránh tai mắt địa phương và dễ dàng
trong việc đi lại, tôi có xài tên giả. Tôi đã có khai chuyện này trong
phần tờ khai lý lịch trong hồ sơ…”
– “Hiện ông có đang sống cùng với vợ con của ông không? và đang làm nghề gì?”
– “Vâng, tôi đang sống cùng với vợ và 3 con của tôi ở Cây Gáo, Trảng Bom. Chúng tôi hiện đang sống bằng nghề bán nước mắm”
– “Trước năm 1975, cấp bậc chức vụ của ông là gì? Đơn vị ở đâu?”
– “Trước 1975 cấp bậc của tôi là Thiếu úy. Chức vụ Phân Chi Khu Trưởng, đơn vị ở tại tỉnh Long An”
Người Mỹ trong phái đoàn phỏng vấn nhìn vào hồ sơ của anh một lúc rồi hỏi:
– “Cấp bậc của ông là Thiếu Úy, chức vụ Phân Chi Khu Trưởng, nhưng tại
sao ông đi học tập cải tạo đến 17 năm? Ngay cả cấp Tướng trước đây đi
học tập cải tạo cũng không lâu đến như vậy? Có gì đặc biệt trong việc
ông đi cải tạo trước đây không?”
– “Tôi đã trình bày rất rõ trong phần khai lý lịch là sự thật thời gian ở
tù cải tạo của tôi hai lần tổng cộng 6 năm, 3 ngày: Lần thứ nhất hơn 5
năm, sau đó tôi trốn trại ra ngoài ở hết 11 năm. Lần thứ hai họ bắt giữ
tôi lại khoảng gần đúng 1 năm ”
– “Nhưng tại sao trong giấy ra trại ghi rõ thời gian tính từ ngày ông đi
trình diện là 28 tháng 6 năm 1975 cho đến ngày ông được thả ra năm
1992. Như vậy không phải là tổng cộng thời gian đã ở trong trại là 17
năm hay sao?”
Mgười Mỹ đen phỏng vấn Phạm Văn Thức nói thẳng với anh:
– “Mong ông phải khai rõ hơn về chuyện này vì chúng tôi nhận thấy có
điều gì đó không ổn trong tờ giấy ra trại này và lời khai của ông?? Có
phải giấy ra trại này giả không?”
Đến đây thì Phạm Văn Thức cảm thấy bất an lắm:
– “Giấy ra trại đó dĩ nhiên là thật! Tôi cũng không biết tại sao họ lại
chứng nhận trong giấy ra trại như vậy? Lời khai của tôi hoàn toàn là sự
thật. Ông có thể liên lạc kiểm chứng với họ”
Người Mỹ đen đóng tập hồ sơ của Phạm Văn Thức lại một cách lạnh lùng:
– “Thời gian trốn trại ở bên ngoài 11 năm của ông nếu là sự thật thì tại
sao họ lại không tính đến? Rất tiếc chúng tôi không có nhiệm vụ tìm
hiểu tại sao cho vấn đề mâu thuẩn này của ông?”
Rồi không đợi Phạm Văn Thức có dịp trình bày thêm, người Mỹ này tiếp luôn:
– “Rất tiếc chúng tôi từ chối cứu xét hồ sơ này của ông vì những lời
khai và giấy tờ của ông đã không chứng minh được rõ ràng và ăn khớp với
nhau. Bây giờ xin mời ông bà về và chúc may mắn.”
Bước ra khỏi phòng phỏng vấn, phải nói là tinh thần Phạm Văn Thức xuống
thê thảm. Mọi hy vọng tan biến hết! Rốt cuộc sau bao nhiêu cố gắng, chịu
đựng, liều lĩnh đi trình diện xin ở tù lại lần thứ hai với hy vọng có
được giấy ra trại để được phái đoàn Mỹ nhận đơn cứu xét… để rồi kết quả
cũng chính tờ giấy ra trại này hại anh… Càng suy nghĩ Phạm Văn Thức càng
thấy chán nãn! Đám đông đang đứng tụ tập ở phía trước cửa chờ đến phiên
mình được gọi vào phỏng vấn, thấy vợ chồng Pham Văn Thức buồn rầu đi ra
thì xúm lại hỏi thăm. Sau khi biết chuyện hồ sơ của anh bị phái đoàn Mỹ
từ chối vì không chứng minh được rõ ràng thời gian trốn trại và thời
gian anh đã ở tù trước đây…., một người trong đám đông góp ý khuyên anh
nên tìm lại những bạn tù biết về chuyện trốn trại của anh và nhờ họ làm
đơn xác nhận dùm rồi gởi qua toà đại sứ Hoa Kỳ ở Bankok xin tái cứu xét
lại hồ sơ… chuyện này cũng chỉ là hy vọng thôi, tuy nhiên còn nước thì
còn tát…
Phạm Văn Thức cũng muốn nghe theo lời khuyên đó lắm, nhưng bây giờ biết
đi đâu mà tìm gặp bạn tù cũ nhờ giúp xác nhận dùm việc anh đã trốn
trại…? Thời điểm lúc đó là cuối năm 1994 các bạn tù của anh đã đi định
cư theo những diện HO trước đó hết rồi!! Số của anh đúng là xui tận
mạng! Chẳng lẽ Thượng Đế cố tình thử thách sự chịu đựng của gia đình anh
hay sao? Bao nhiêu sức lực ý chí của anh gần như kiệt quệ hết. Vợ chồng
anh chỉ còn biết đêm ngày cầu nguyện xin Thượng Đế, Ơn Trên ban phép
màu ra tay cứu giúp mà thôi!!
Có lẽ lời cầu nguyện đầy thành tâm của vợ chồng Phạm Văn Thức cuối cùng
đã thấu đến tai Thượng Đế và khiến Ngài cảm động nên đã lóe lên cho anh
một tia hy vọng mới: Trong khi dò tìm cầu may tin tức những người bạn tù
cũ, thì anh nghe nói có một người tên là Đào Văn Long, trước đây cũng
là là tù cải tạo ở trại Xuyên Mộc, lẽ ra đã đi định cư theo diện HO lâu
rồi, nhưng vì anh này bị bệnh phổi nên phải ở lại uống thuốc chữa trị
khi nào hết mới được đi. Tuy thế không ai biết rõ anh Đào Văn Long hiện
nay đang ở đâu?
Nhận được tin này Phạm Văn Thức mừng quá. Tưởng ai chứ Đào Văn Long thì
anh rất thân, từ lúc hai người còn ở trại Suối Máu. Anh còn nhớ lúc
chuyển từ trại Suối Máu về Xuyên Mộc, anh và Đào Văn Long ngồi kế bên
nhau trên cùng một chiếc xe. Khi đi ngang qua Bà Rịa Vũng Tàu, anh nhớ
Đào Văn Long có kể cho anh nghe rằng nhà ba anh ta ở Bà Rịa, Vũng Tàu từ
nhiều đời trước. Gần như những ai ở lâu vùng này đều biết đến ba anh
Đào Văn Long cả. Cứ đến đó hỏi tên ông Ba Quạ là sẽ có người chỉ đến
ngay. Lúc bấy giờ ngồi trên xe, Đào Văn Long kể cho anh nghe chuyện này
cũng chỉ là vô tình khi xe đi ngang qua vùng này vậy thôi chứ không có ý
gì khác. Tuy nhìên vì tên thường gọi của ba anh Đào Văn Long là “Ba
Quạ” khá đặc biệt nên khiến Phạm Văn Thức còn nhớ tới bây giờ.
Thế là Phạm Văn Thức lên đường đi Bà Rịa, Vũng Tàu hỏi thăm nhà ông Ba
Quạ ngay, hy vọng từ đó sẽ biết được tin tức người bạn Đào Văn Long. Sau
khi đến nơi hỏi thăm nhiều người, cuối cùng anh được một anh lái xe
Honda ôm cho biết ông Ba Quạ đã chết lâu rồi. Nghe tin này Phạm Văn Thức
chới với, tuy nhiên anh cũng cố hỏi tiếp:
– “Thế anh có biết con cái của ông Ba Quạ còn những ai và ở đâu không?”
Anh tài xế xe ôm trả lời:
– “Ông ta có người con gái đang mở quán bán hủ tiếu gần đây thôi.”
Mừng quá, thế là sẵn xe Honda ôm, Phạm Văn Thức nhảy lên nhờ chở ngay
tới chỗ cô con gái ông Ba Quạ. Té ra đây chính là cô em của Đào Văn
Long, người bạn tù mà anh muốn tìm. Nhờ cô này chỉ dẫn, sau đó anh đã
tìm gặp Đào Văn Long. Cũng may là anh này vẫn còn đang uống thuốc điều
trị bệnh phổi nên Phạm Văn Thức mới có cơ hội gặp được, nếu không thì
chắc anh ta cũng đã đi Mỹ lâu rồi. Sau khi biết rõ câu chuyện, Đào Văn
Long đưa cho Phạm Văn Thức địa chỉ của một người bạn tù khác cũng rất
thân với cả hai người từ lúc còn ở trại Suối Máu. Đó là anh Nguyễn Đức
Dũng, biệt danh Dũng “Sún”, đã đi định cư diện HO và hiện đang sống ở
Washington DC. Đào Văn Long khuyên anh nên gởi thơ liên lạc và nói rõ ý
định của mình cho Dũng “Sún” biết. Chắc chắc Dũng “Sún” sẽ liên lạc thêm
được nhiều anh em khác làm đơn xác nhận cho anh để bổ túc hồ sơ.
Lập tức Phạm Văn Thức gởi ngay một lá thơ qua Mỹ cho Nguyễn Đức Dũng kể
rõ mọi chuyện và nhờ anh này giúp đở. Đến đây thì hình như những đại
nạn, rủi ro của gia đình anh đã thực sự chấm dứt. Mọi chuyện sau đó xảy
ra thật nhịp nhàng, ăn khớp với nhau một cách tuyệt diệu. Sau khi nhận
được thơ của bạn, Nguyễn Đức Dũng đã liên lạc được 8 bạn tù cải tạo khác
cũng ở cùng trại Xuyên Mộc với nhau trước đây, cùng làm ngay một tờ đơn
xác nhận rằng có quen biết với Phạm Văn Thức từ lúc còn ở trại cũ Suối
Máu và cùng chuyển sang trại Xuyên Mộc vào năm 1979… tất cả khai biết rõ
chuyện trốn trại năm 1980 của anh như thế nào… sau đó mang đi thị thực
chữ ký và gởi bản chính qua toà đại sứ Hoa Kỳ ở Bankok, Thailand và một
bản sao về cho anh. Năm 1997, phái đoàn Mỹ mở lại hồ sơ Pham Văn Thức,
gởi giấy mời vợ chồng anh trở lại tái phỏng vấn và tuyên bố chấp nhận
gia đình anh được định cư ở Mỹ theo diện nhận đạo HO 40. Gia đình anh
lên đường đi định cư không bao lâu sau đó, chấm dứt một quảng đời dài
lận đận tưởng như không bao giờ thoát ra được. Hiện anh Phạm Văn Thức
đang sống an lành cùng gia đình tại thành phố Philadelphia, tiểu bang
Pennsylvania, Hoa kỳ.
Câu chuyện của anh Phạm Văn Thức, một người tù cải tạo trong nhóm 520
Xuyên Mộc kể trên, là một điển hình đáng cho chúng ta suy gẩm về ý chí
kiên cường, quyết không chấp nhận sống dưới sự kềm kẹp của chế độ cộng
sản… cũng như tinh thần nhẫn nại, sự chịu đựng bền bỉ, sẵn sàng hy sinh
và bất chấp mọi hậu quả của anh để đánh đổi lấy cuộc sống TỰ DO mà anh
hằng khao khát.
Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn, những ngày cuối năm 2007
Friday, April 24, 2015
NHAN HỮU HẬU * SAIGON TRONG CƠN HẤP HỐI
MỘT NHÂN CHỨNG SỐNG LÚC SAIGON TRONG CƠN HẤP HỐI 30.04.1975
Cận vệ ông Vũ Văn Mẫu : Nhan Hữu Hậu
(Thứ Ba, ngày 17 tháng 4 năm 2012)
Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào hết, ngồi lại kia”.
Vì chưa được tiếp xúc với đại diện phía bên kia, nên Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi vẫn ngồi trong phòng khách dưới sự canh gác chặt chẽ các cán binh Cộng Sản phía bên ngoài. Trời đã xế chiều, bỗng có nhiều tiếng súng nổ từ trong Dinh Độc Lập, chúng tôi được di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chúng tôi được đưa lên phòng khách trở lại trên lầu 2 và một cán binh xoa tay giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng?”.
2 HÌNH ẢNH KHI TÀN CUỘC CHIẾN
*Chiếc nón sắt bên bờ lau sậy !
*Bơ vơ mong chờ tuyệt vọng !
Cận vệ ông Vũ Văn Mẫu : Nhan Hữu Hậu
(Thứ Ba, ngày 17 tháng 4 năm 2012)
Đã 37 năm qua, hình ảnh Saigon trong cơn hấp hối vẫn còn rõ nét trong
ký ức tôi. Giờ đây tôi muốn ghi lại những điều tôi biết, tôi thấy và tôi
đã làm chỉ để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau cùng
của chế độ dưới cái nhìn trong cương vị một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng
Chánh Phủ VNCH.
Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, tại Dinh Độc
Lập, một buổi lễ bàn giao trong đó Tổng Thống Trần Văn Hương, người kế
nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền cho Đại Tướng
Dương Văn Minh, người duy nhất mà Hà Nội bằng lòng thương thuyết. Chủ
tịch Thượng Viện được mời làm Phó Tổng Thống và Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn
Mẫu được mời thành lập nội các. Buổi lễ trình diện tân nội các được dự
định vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, có những biến chuyển
khiến chuyện này đã không thể xảy ra.
Sáng sớm ngày 30 tháng 4
năm 1975, tại Phủ Thủ Tướng tọa lạc tại số 7 đường Thống Nhất, diễn ra
một buổi họp gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một
số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân nội các họp với cựu
tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp.
Phía bên ngoài phòng khách, tôi còn nhận thấy sư hiện diện đặc biệt của
cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ (tháng 11/1963), Thiếu
Tướng Đoàn Văn Quảng, cựu Tư Lệnh LLĐB/VNCH và một số người tháp tùng
ông đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn
bã. Độ một giờ sau, cựu tướng Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi
người sự thất vọng và lo sợ.
Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng
được lệnh lên phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một bản hiệu triệu của
Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh
được một phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Đài Phát Thanh
Quốc Gia đưa về đài và cho phát vào lúc 10 giờ sáng và chỉ phát được một
lần. Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh được phía chiến thắng giải
giao về Đài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu
cuốn băng thứ hai. Cuốn băng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng
Thống Dương Văn Minh phải kêu gọi lực lượng còn lại của VNCH buông súng
đầu hàng vô điều kiện.
Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh thu băng
tại phòng làm việc của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu xong, ông cùng các vị trong
nội các chưa được tấn phong chuẩn bị qua Dinh Độc Lập, có thể là sẵn
sàng để chuyển giao quyền hành? Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh
Độc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ
Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí
Chung (Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác. Trong khi ấy, tại
phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn Minh có mặt chuẩn tướng Nguyễn
Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi (Nhan Hữu Hậu). Đại
tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Đại tá Lê Thuần Trí Chánh
Sở Quân Vụ, Trung tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn An Ninh Danh
Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống.
Đại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng và không có Chánh Văn
Phòng Trương Minh Đẩu cũng như Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Đường thường
nhật luôn làm việc bên cạnh ông. Thấy vậy, tôi bước đến nghiêm chỉnh
và trình:
- Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị.
-Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.
Tiếp nhận tờ giấy rời với các số điện thoại chi chít trên tay Tổng
Thống Dương văn Minh, tôi gọi Thượng Tọa. Chuông reo một lúc nhưng đầu
giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại khác
reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói:
- Tôi
là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại
tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Đại Tướng Minh.
Tôi bảo Thiếu Tá Tài chờ tôi trình Tổng Thống. Áp ống liên hợp vào tai, Tổng Thống Dương Văn Minh nói: “Qua nghe đây em”.
-Thưa Đại Tướng, tôi còn quân mà sao Đại Tướng đầu hàng?
-Đã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân trước đã !
Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh
đang còn tranh luận với Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền
cho Cộng Sản.
Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh
Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ
loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống
trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Tư Lệnh sau cùng của VNCH. Độ một
giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn
lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào
đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân.
Họ chỉa súng vào khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi
xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau đó tự động tan hàng.
Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc
Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ
trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng
đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây
là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán).
Một cảnh giả tạo xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
của CSVN để tuyên truyền
của CSVN để tuyên truyền
Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Đại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên cạnh Đại Tướng Minh nữa.
Từ hành lang lầu 2, phía ngoài phòng khách chỉ còn lại Tổng Thống Dương
Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (vẫn mặc quân phục). Trung tá
Võ Ngọc Lân và tôi đứng chờ đợi chuyện kế tiếp diễn ra. Một cán binh mặc
áo thun trắng chạy lên lầu hỏi trỏng: “Thằng Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi
như vậy 3 lần, nhưng Tổng Thống Minh chỉ chắp tay sau đít đi tới đi lui
mà không trả lời. Tôi chỉ vào ông và nói với hắn: “Tổng Thống Minh đây
nè”. Tên cán binh ngó qua xong rồi chỉ tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo cởi
quấn phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi trao cho ông mặc tạm.
Như đã nói ở trên, chúng tôi và một phần nội các chưa tấn phong bị gom
lại ngồi trong phòng khách có vệ binh canh giữ bên ngoài, ngoại trừ Phó
Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi
xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh. Phần còn lại của nội các và quân, cán,
chính phục vụ trong Dinh Độc Lập lúc đó bị giữ ở đâu đó tôi không được
rõ, vì không nằm trong tầm mắt của tôi.Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào hết, ngồi lại kia”.
Vì chưa được tiếp xúc với đại diện phía bên kia, nên Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi vẫn ngồi trong phòng khách dưới sự canh gác chặt chẽ các cán binh Cộng Sản phía bên ngoài. Trời đã xế chiều, bỗng có nhiều tiếng súng nổ từ trong Dinh Độc Lập, chúng tôi được di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chúng tôi được đưa lên phòng khách trở lại trên lầu 2 và một cán binh xoa tay giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng?”.
Sau
đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người ăn mặc thường phục và
quân phục lẫn lộn không đeo quân hàm tiến vào phòng khách. Một người mặc
thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh là kỹ sư Tô Văn Ký, đại
diện Thành Ủy đến tiếp xúc và nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi
phòng, ông ta trao cho Đại Tướng Minh hai gói thuốc lá Điện Biên và hai
bánh lương khô Trung Quốc. Ông nhận và giao lại cho tôi giữ. Lúc này sự
đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt chẽ, ra vào phải có sự chấp
thuận của các cán binh canh gác bên ngoài. Đến tối, chúng tôi được phát
mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với đường thẻ. Riêng Đại Tướng Minh được
người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông chia sẻ và
yêu cầu mọi người ăn chung.
Trong suốt ngày 1 tháng 5 từ sáng
đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào hoặc thăm hỏi của phía bên kia,
thỉnh thoảng có một nhóm người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi.
Ngày 2 tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có
cả các hãng truyền thanh truyền hình thuộc khối Cộng Sản Đông Âu vào
trong Dinh và họ được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo đầu tiên.
Các phóng viên bấm máy lia lịa, nhưng đến khị họ hỏi chuyện thì ông
khoát tay: “Mấy anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện
bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn. Hòa hợp hòa giải gì các
anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng
rửa mặt?”.
Sau đó báo chí truyền thông (tất nhiên là của nhà ước
Cộng Sản) bắt đầu dàn cảnh quay phim chụp hình. Chúng tôi được đi rửa
mặt chải đầu và sửa soạn quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp
hình quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thành cuốn
phim thời sự !!!
Nhan Hữu Hậu2 HÌNH ẢNH KHI TÀN CUỘC CHIẾN
*Chiếc nón sắt bên bờ lau sậy !
*Bơ vơ mong chờ tuyệt vọng !
NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG * TỪ BẮC VAÒ NAM.
TỪ BẮC VAÒ NAM.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Sau ngày 30 tháng Tư cuộc sống của cả miền nam Việt Nam
đã đổi đời, đổi từ sướng sang khổ, đổi từ tự do sang kềm kẹp, đâu đâu cũng là
những cuộc sống dè dặt và khó khăn, gia đình chị Bông cũng nằm trong cảnh ấy.
Món tiền của cha mẹ
chị dành dụm gởi trong ngân hàng Việt Nam Thương Tín kể như mất toi, món tiền của
vợ chồng chị cũng gởi trong Việt Nam Thương Tín thì chị may mắn hơn, tháng 8 năm
1975 chị sinh thằng con thứ hai, chị đã viết đơn ra ủy ban phường xin xác nhận hoàn
cảnh vừa mới sinh con nên ngân hàng Việt Nam Thương Tín lúc này do nhà nước quản
lý đã cho chị lãnh 10 ngàn đồng.
Tiền của mình bỗng bị cướp trắng trợn, phải nằm trong diện
khó khăn, ma chay, sinh đẻ hay hoạn nạn gì đó mới được nhà nước cứu xét trả lại 10 ngàn đồng cho dù tổng số tiền gởi
là bao nhiêu, và rồi số tiền còn lại chết yểu, chết oan ức không bao giờ trở về
với chủ.
Vài năm sau khi chị Bông đi thăm chồng tù cải tạo tại trại Z30C
rừng lá Hàm Tân Thuận Hải, chị gặp bà vợ ông Nguyễn Văn Mão giám đốc ngân hàng
Việt Nam Thương Tín cũng đi thăm chồng, người nổi tiếng đi đến đâu ai cũng biết.
Ông giám đốc ngân hàng còn sa cơ thê thảm thế kia thì xá chi món tiền nhỏ nhoi
của mình.
Với chế độ mới người ta phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói
kẻo bị tù oan. Một thằng bé hàng xóm chị Bông trong lúc chơi đùa với các bạn ngoài đường nó
hát nhại câu hát trong bài “Túp lều lý trưởng” là “Từ ngày giải phóng vô đây mình khổ thật
nhiều” anh bộ đội đi đường nghe thấy, chẳng biết anh đang đi đâu vậy mà cũng mất
thì giờ bắt nó đưa lên uỷ ban phường nhờ
giáo dục lại., bố mẹ nó phải làm giấy cam kết dạy dỗ con để bảo lãnh nó về, cũng
may nó tuổi vị thành niên, nếu lớn hơn chắc đi tù cải tạo vì tội phản động, xuyên
tạc chế độ.
Có hôm chị Bông đi chợ đang mua bó rau muống, bà bán rau người
miền Nam thấy hai anh bộ đội xách giỏ đến gần bà đã vồn
vã mời chào :
-
Mời hai đồng chí mua rau.muống….
Hai anh đã không mua mà khó chịu gắt gỏng:
-
Ai đồng chí với bà, ăn nói phải cẩn thận nhé
-
Bà đã đi bộ đội đã chiến đấu với chúng tôi ngày nào chưa
mà gọi chúng tôi là đồng chí, hả?
Hai anh bộ đội mặc quân phục đội nón cối chân đi dép râu làm
từ lốp xe chắc là “anh nuôi” lo việc bếp núc cho đơn vị hay cơ quan tập thể nào
đó, hình ảnh các bộ đội mặc quân phục đi chợ, hai ống quần xắn lên khỏi mắt cá
chân cho gọn thật khôi hài, thật ngứa mắt trông như người đi cày đi cấy nhưng
nhìn mãi thành quen mắt không ai còn ngạc nhiên nữa.. Các anh đi chợ bằng xe đạp thồ, rau cỏ chất đầy, thời ấy bếp
ăn tập thể hay tư nhân thì rau luôn là thức ăn chủ yếu.
Bà bán rau xưng hô hai từ “đồng chí” với hai anh bộ đội là bày
tỏ sự thân thiết, tưởng lấy lòng họ lại bị họ mắng...Khi hai anh bộ đội đi xa bà
bán rau buông câu nói hậm hực:
- Bộ tao ham làm đồng chí với mày sao, tao chỉ muốn bán cho
mày mấy bó rau thôi, đừng có chảnh nghe con.…
Người thắng cuộc miền Bắc vui mừng háo hức tràn vào miền Nam
đủ mọi hình thức, làm việc, công tác, thăm thân nhân hay đi cho biết miền Nam, ngắm
cảnh miền Nam để ăn mừng cho bao công lao của họ đã hi sinh chiến đấu.
Nhưng người dân miền Nam
chẳng mấy ai muốn ra thủ đô Hà Nội của bên thắng cuộc cả.
Bố chị Bông cũng không
có ý định về thăm quê cũ, ông không lạ gì Việt Cộng, thời buổi sau 1975 tranh tối
tranh sáng, trong miền Nam cũng đã có kẻ thời cơ hại người rồi, bố chị đã bị công
an đến nhà “mời” lên ủy ban phường “làm việc”, cả nhà rất lo ngại không biết
chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Từ phường bố chị bị chuyển lên ủy ban huyện và
biệt tăm biệt tích hơn 1 tháng mới được tha về.
Thì ra có kẻ hàng xóm nào đó đã tố với ủy ban quân quản bố
chị là “mật vụ chìm”của “ngụy quân nguỵ quyền” trong khi ông chỉ là cảnh sát viên
bình thường trong phủ thủ tướng ...
Trong Nam đã thế nói gì đến miền Bắc của phe chiến thắng, những
người di cư 1954 nay trở về thăm miền Bắc sẽ bị để ý, bị “nhân dân” khinh miệt trả
thù.
Bố chị chỉ gởi cầu may một lá thư về quê cũ cho người em họ để
hỏi thăm họ hàng quyến thuộc, gọi là “cầu may” vì sau bao nhiêu năm ly tán kể từ 1954 chẳng
biết thân nhân còn ở quê không. Thế mà lá
thư vẫn có người nhận và người em họ của bố đã trả lời thư.
Ban đầu chị Bông không tin, một mực nói:
-
Làm gì một lá thư không số nhà lại đến tay người nhận được?
Có chắc đây là thư của chú Côi không?
Bố chị giải thích:
-
Chú ấy đã kể về những họ hàng nội ngoại, bên nội và bên ngoại các con cùng quê mà, chú
Côi còn kể về những kỷ niệm giữa bố và
chú ngày xưa thì chính là chú còn ai vào đây nữa .. Ở phố thì bố không biết chứ
ở quê thì cả làng cả xã ai cũng biết nhau, lá thư gởi tên người nào thì sẽ đến đúng
tay người ấy, chẳng cần số nhà ngoài tên làng tên xã.
-
Nhưng lạ ở chỗ cả một thời gian dài từ 1954 đến giờ mà
họ vẫn không rời khỏi làng quê…
-
Vì tình quê cha đất tổ, vì luật lệ hành chính xã hội ràng
buộc nên họ vẫn bám lấy làng quê. Biết đâu vài chục năm sau nữa chúng ta gởi thư
về người thân ở làng quê này vẫn không cần
số nhà, tên đường..
Sau lá thư của bố thì gia đình chị
Bông nhận được những lá thư của các thân nhân khác, chắc chú Côi đã khoe thư của
bố chị với mọi người. Thư viết trên trang giấy học trò, có thư chữ viết nắn nót,
có thư chữ viết như gà bới nhưng thư nào cũng đầy ắp nhớ thương và không bao giờ
thiếu câu mở đầu nghiêm chỉnh trên mỗi lá thư là :” Công hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam . Độc lập
tự do hạnh phúc”, xong “thủ tục” với nhà
nước rồi nhân dân mới viết riêng tư gì thì viết.
Chị Bông đã ngạc nhiên hỏi bố:
-
Thân nhân của bố viết thư như viết tờ đơn, họ làm việc
cho chính quyền nên quen tay chăng?
Bố chị chép miệng:
-
Họ là nông dân thôi, nhưng là ai thì cũng là người của
miền Bắc bao nhiêu năm sống với xã hội chủ nghĩa.
Không ngờ chỉ một lá thư bố chị gởi về hỏi thăm những thân
nhân nội ngoại ấy mà đã nhận lại những tình
cảm qúa đổi thắm thiết, sau những thư từ là những người khách không mời đã lần
lượt từ Bắc vào Nam
thăm gia đình chị Bông..
Năm 1978 gia đình chị đón một khách đầu tiên từ miền Bắc vào.
Lúc này xe lửa Thống Nhất Bắc Nam
đã thông, gía vé bao cấp còn rẻ.
Một hai đứa trẻ con hàng
xóm chạy xộc vào nhà chị Bông hí hửng báo tin:
-
Chị Bông ơi, nhà chị có khách ngoài Bắc kìa. .Bà ấy gánh
hai bao tải to lắm
. Chị Bông cũng vui mừng thông báo ngay với bố:
-
Bố ơi khách Bắc này chắc giàu lắm, họ gánh hai bao tải
qùa vào cho nhà mình.
Bà cô ruột của chị Bông đã gồng gánh từ Bắc vào Nam ,
bà hỏi thăm từ đầu đường đến cuối xóm nên cả khu xóm ai cũng biết nhà chị đang
có khách Bắc.
Bố chị dặn dò:
-
Đây là em ruột của bố, chúng ta “giấy rách phải giữ lấy
lề” tiếp đãi cô hậu hĩ . Ngày xưa khi bố theo ông nội đi làm ăn xa quê cô Cam đã
mấy lần dẫn mẹ các con từ làng quê đi Hà Nội đến Bắc Giang rồi Móng Cái thăm bố...
Thời điểm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều phải mua bằng
sổ hạn chế theo từng đầu người không đủ ăn đủ dùng nên bố chị đã cẩn thận dăn dò
thế, kể lể ân tình thế để phòng xa vì đã từng có cảnh khách đến nhà người ta không
muốn mời ăn ở sợ hao tốn. Miếng ăn cái mặc bỗng lên ngôi, gía trị tình cảm con
người bị chà đạp xuống thấp.…
Vào đến nhà cô Cam đòi thắp hương cho ông nội chị và mẹ chị,
cô nước mắt ngắn dài khóc thương người cha xa cách từ năm 1954 và bà chị dâu hiền
lành vắn số.
Mấy đứa em háo hức thì thầm với chị Bông:
-
Chị ơi, cô Cam mua những gì mà
nhiều thế?
Chị Bông sốt ruột:
- Không biết, đợi cô thắp hương xong sẽ mở qùa…
Các em và hai con chị Bông tò mò và nao nức chờ cô Cam
cho qùa, không biết là những qùa gì trong hai cái bao tải to tướng bằng vải ấy.
Cô mở cái tay nải nhỏ trước, lấy ra mấy quả chuối tiêu chín nẫu đã nhũn mềm và
tiếc rẻ:
-
Chưa kịp ăn thì nó chín cả rồi, trong Nam nắng nóng qúa,
mấy qủa chuối này cô mua ăn lúc đi đường, vẫn còn ăn được các cháu ăn đi…
Thấy chẳng đứa nào muốn nhận mấy qủa chuối thâm đen cô Cam lại
moi trong tay nải ra mấy bịch bỏng, mỗi nắm bỏng to tròn bằng nắm tay, cô Cam hớn
hở mời mọc::
-
Đây là qùa cô mua cho các cháu, bỏng ở làng quê ta trẻ
con nào cũng thích, gạo rang thành bỏng trộn với đường mật và gừng thơm ngon lắm.
Đứa em gái út của chị
Bông thất vọng:
-
Ở đây cũng có bỏng này, thế còn món gì trong hai cái
bao kia hả cô?
Thằng Bi 3 tuổi con của chị Bông cũng bắt chước dì nó vòi vĩnh:
-
Bi muốn cô mở cái bao to kia cho cháu qùa…
-
Này con, dì út gọi là cô Cam nhưng
con phải gọi là bà Cam , từ từ bà Cam
sẽ cho con qùa mà..
Chị Bông mắng con đừng nóng lòng mà lòng chị vẫn chờ mong
hai bao tải kia được mở ngay ra.
Cô Cam trả lời con cháu út nhưng nhìn chị Bông để giải thích:
-
Cái món này các cháu không ăn được, không phải qùa cháu
ạ, đây là tỏi vườn cô thu hoạch, năm nay tỏi ở quê ta được mùa nên mất gía, bán
rẻ như cho mà người ta còn chê không muốn mua, nhân thể chuyến đi cô mang vào
Nam may ra bán khá hơn, thu đồng vốn nào hay đồng vốn ấy..
Tội nghiệp cô Cam đã mang cả gánh tỏi
từ Bắc vào Nam .
Chị Bông thất vọng thì
ít nhưng các em và hai con chị thất vọng thì nhiều, chúng đành nhận mấy nắm bỏng
đặc sản của làng quê cô Cam còn hơn không có món gì.
.Cô Cam bảo
chị:
-
Mai cháu dẫn cô ra chợ bán tỏi nhé, ở đây cô xứ lạ quê
người.
Chị Bông bùi ngùi thương cô:
-
Vâng, cô muốn chợ gần chợ xa gì cũng được…
Cô Cam đã gánh tỏi ra chợ tìm các bạn hàng và bán sỉ cho họ
với gía rẻ bèo nhưng cô bảo cũng đỡ hơn gía ở quê rồi cô buồn rầu kể:
- Những mùa bội thu lại là mùa mất tiền cháu ạ, công sức mình
như đổ sông đổ biển, có năm thu hoạch khoai tây gía qúa rẻ, vừa bán đổ bán tháo
vừa tranh thủ luộc khoai tây ăn trừ cơm
ngao ngán đến tận cổ thế mà vẫn ăn không kịp, khoai tây mọc mầm tua tủa…
Thấy cô Cam tiêu thụ được gánh tỏi bố
chị rất vui, chỉ sợ cô em nghèo khổ phen này mất hết vốn liếng trồng trọt.
Những ngày cô ở chơi mấy chị em chị Bông đã đưa cô đi chơi Sài
Gòn, đi sở thú và đến thăm vài nhà họ hàng hay người làng người nước, đến nơi nào
cô Cam cũng thích. Cô cảm động nói:
- Cám ơn anh và các cháu đã cho em đi tham quan nhiều nơi, xưa
nay em chỉ quanh quẩn bên ao làng, bên ruộng nương..Sao mà đường phố Sài Gòn hoành tráng thế cơ chứ..
Đời cô Cam là một bể khổ, lấy phải người chồng vũ phu lại phụ
bạc, ăn ở với vợ có 3 con rồi bỏ đi lấy vợ bé, cô làm lụng ruộng vườn quần quật
mà nuôi con vẫn bữa đói bữa no. Ông chồng
bệnh chết, người vợ bé hiền lành nhu nhược chẳng biết nương tựa ai mang 2 con về
nhà vợ cả xin ở chung. Hai bà vợ của ông chồng qúa vãng cùng ở chung nhà thuận
hòa như hai chị em ruột và nuôi 5 đứa con, nếu không biết thì chẳng ai phân biệt
những đứa trẻ ấy là con bà nào vì hai bà đều thương yêu chúng như nhau, hai bà đều
cật lực làm việc để nuôi chúng...
Ông chồng thật tốt số, lấy hai bà vợ cùng hiền lành phúc hậu,
hai bà vợ góa cùng yên phận thờ chồng, ông
tha hồ sung sướng yên nghỉ nơi chín suối..
Có lẽ giai đoạn cuộc đời cô Cam sống
chung với “tình địch” lại bình yên hạnh phúc hơn khi sống với người chồng.
Bà vợ bé cũng đoản mệnh như chồng, hiện 5 con vẫn sống với một
bà mẹ là cô Cam ..
Ngày cô trở về Bắc bố chị đã mua vé tàu cho cô và tặng cô món
tiền nhỏ, cô đã rưng rưng nước mắt trách anh trai từng xông pha theo cha buôn bán khắp phương Bắc, giỏi giang nhanh nhẹn
thế mà cái ngày di cư cha và anh đi thoát sao không dẫn cô theo để đời cô bao
nhiêu năm nghèo khổ cho đến bây giờ.…
Sau cô Cam những năm sau đó chị Bông không thể nhớ theo thứ
tự những ai đã từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị, họ hàng gần, họ hàng xa đều được
bố chị tiếp đãi thân tình và cho tiền tàu xe lượt về quê, có người chỉ là người làng, họ đi buôn hàng vào
Nam cũng “quá cảnh” nhà chị để có chỗ tạm trú ăn ở không mất tiền và ít nhiều cũng
có qùa mang về, những bộ ly tách đẹp ngày nào chị Bông đã mua trong các cửa hiệu
trong thương xá Tax trưng bày trong tủ chè cũng mang ra tặng cho khách vì họ
khen đẹp và khao khát được một bộ tách như thế, cả những tấm khăn lông to đẹp chị
vẫn cất để dành trong tù chưa dám dùng đến cũng là món qùa tặng cho khách. để làm
kỷ niệm. Cuối cùng tủ chè và tủ quần áo
của nhà chị rỗng dần chẳng có gì đẹp hay đáng giá nữa.
Chị Bông lo xa::
- Bố ơi, nếu cứ cái đà
này thì ….cả làng sẽ vào thăm nhà mình, gạo mua theo sổ thì ít , gạo chợ đen thì
đắt đỏ..…
Bố chị luôn an ủi:
-
Người ta có qúy mình mới vào thăm, một giọt máu đào hơn ao nước lã…cao
lắm mỗi người chỉ vào thăm một lần, đừng để bố mang tiếng cả đời.
Một hôm có chiếc xe xích lô máy đậu xịch ngay trước cửa nhà
chị Bông, trên xe bước xuống là một bà Bắc kỳ quần đen ống quần ngắn lấc cấc,
chân đi đôi dép nhựa màu trắng, tay xách một cái làn mây. Bà nhớn nhác nhìn số
nhà chị rồi lao vào nhà gọi to:
-
Anh ôi, các cháu ôi…
Bố chị chạy ra ngỡ ngàng:
-
- Chào chị, chị đây là ai nhỉ…..??
-
Em là vợ Côi đây, Côi và anh hay chơi đùa với nhau ngày
xưa ấy.. Nhà em kể rằng.hai anh em họ mà cứ thân thiết hơn cả anh em ruột.
Và thím Côi òa khóc như mưa :
-
Ôi anh ôi, ối các cháu ôi…!!
Bố chị luống cuống:
- A, thím Côi đây hả… nhưng chuyện gì thế thím Côi? Nhà quê có tin gì xấu chăng?… mong thím bình
tĩnh kể tôi nghe…
Chị Bông cũng ái ngại hỏi thăm:
- Hay thím vừa bị kẻ cắp móc túi ở bến xe ??
Thím vẫn nước mắt tuôn rơi::
-
Ôi anh ôi, ôi các cháu ôi. Chẳng có việc gì xảy ra cả,
em vào thăm anh và các cháu đây, chỉ vì cảm động quá khi găp nhau em không sao
cầm được nước mắt….
Thì ra thế. Một bà thím họ xa cách cả không gian và thời
gian thậm chí chưa biết mặt các cháu sao mà tình cảm tha thiết đến thế, làm chị
Bông cũng cảm động theo.
Thím Côi khác hẳn với cô Cam, thím mang cho các cháu nhiều qùa
bánh và luôn âu yếm xoa đầu nắm tay các em chị Bông và hai con chị Bông làm như
chúng từng quen thuộc với thím, từng ở trong vòng tay của thím. Thím còn móc túi
lấy ra những đồng tiền lẻ cho các cháu để muốn mua gì thì mua, trẻ con thích thím
Côi ra mặt.
Khách Bắc nào cũng được gia đình chị Bông tiếp đón tương tự,
dẫn đi thăm chợ Bến Thành, đi chơi sở thú và đi thăm họ hàng làng nước.
Bố của bố chị và bố của chú Côi là hai anh em ruột, thím Côi
đã tha thiết nói với bố chị:
-
Anh cho em xin một tấm hình của ông để em mang về Bắc
thờ cúng với ông em., bây giờ đất nước ta hòa bình nhà nhà đoàn tụ, hai anh em ông
ấy cũng đoàn tụ trên bàn thờ hương khói anh nhá.
Thế là hình ông nội chị Bông được trao cho thím Côi, ông sẽ
trở về quê cũ, ngồi trên bàn thờ với ông em ruột sau những thăng trầm bể dâu của
thời cuộc, của cuộc đời.
Một tuần sau thím Côi bảo chị Bông:
-
Thím vào Nam
thăm gia đình cháu nhân thể muốn mua món
đồ điện tử mang về nhà dùng, nghe nói hàng điện tử ở Sài Gòn có nhiều loại xịn lắm…
-
Vậy thím muốn mua gì cháu sẽ dẫn thím ra đường Huỳnh Thúc
Kháng bán đủ thứ hàng điện tử tha hồ cho thím chọn lựa.
-
Chỉ còn 2 ngày nữa thím về Bắc mà còn bận đi thăm mấy
người nhà bên thím ở Khánh Hội và đi mua sắm thêm nhiều món quần áo nên bận rộn
lắm. Cháu là người thành phố rành rẽ hơn thím, cháu cứ mua hộ thím 1 cái đài cát
sét loại nào hiện đại nhất là được, bao nhiêu tiền không thành vấn đề. Thế thôi,
cháu nắm bắt được ý của thím chưa? Cháu quán triệt chưa?. .
-
Vâng cháu hiểu rồi…
Thím Côi rộng rãi và xài sang qúa, chị Bông ngầm nể nang thím.
Như đọc được ý nghĩ của chị Bông, thím Côi khoe:
- Cháu ơi, nhà nước ta đang từng bước xóa đói giảm nghèo, chẳng
mấy chốc mà ai cũng có điều kiện như thím mua đài nghe tin tức khỏi cần nghe
loa từ uỷ ban thông tin văn hoá xã nữa. Loa đọc ra rả rát cả tai..
Chị Bông vui vẻ vì được thím tin cậy:
-
Cháu sẽ mua 1 cái đài cát sét bảo đảm thím sẽ vừa ý.
Thím Côi nói xong không đưa tiền
hay nói năng gì thêm, chắc là thím quên,
chị Bông không dám nhắc sợ thím buồn thím giận người nhà không tin cậy nhau trong khi thím đến nhà chị đã bộc lộ bao nhiêu
là tình cảm, đã xin hình ông nội chị để thờ cúng, đã móc túi cho các em chị cho
con chị tiền mua quà vặt.
Chị Bông bàn với bố:
-
Thím đi cả ngày thăm họ hàng bên thím mà ngày về quê cận
kề hay là con cứ bỏ tiền ra mua cái radio cassette rồi về thím trả sau bố nhỉ?
Bố chị gật gù:
-
Phải đấy, chắc thím ấy bận rộn nên quên chưa đưa tiền
hoặc là thím chẳng biết gía cả bao nhiêu mà đưa nên đợi con mua hàng về thím mới
trả tiền sau ...
Chị Bông đã đi đến mấy con đường nổi tiếng chuyên bán hàng điện
tử để chọn mua 1 máy cassette ưng ý nhất giá tương đương 5 chỉ vàng, mang về nhà
chị khoe thím món hàng đẹp nhưng thím chỉ nói cám ơn vẫn không đá động gì đến
tiền bạc dù chị đã mấy lần nhấn mạnh cháu phải bán đi mấy chỉ vàng để mua cái máy
này.
Ngày mai thím Côi sẽ ra ga Hòa Hưng về Bắc, chị Bông thấp tha thấp thỏm đợi chờ thím trả tiền từng
giờ, từng phút, chị đã vờ nhắc nhở:
-
Thím xem lại hành lý có quên gì không.?
-
Đủ cả cháu ạ…
Thím ngọt ngào như đường như mật :
-
Các cháu có quên thím thì quên chứ thím chẳng bao giờ
quên các cháu.
-
Thế …thế…cái máy cát sét thím lên tàu phải cẩn thận đề
phòng kẻ cắp nhé, những 5 chỉ vàng đấy……
-
Cháu vô tư đi, kẻ cắp nào dám đụng đến thím? Thím từng đi
buôn mạn ngược rừng xanh núi đỏ thím còn không sợ nữa là…
Cuối cùng chị Bông chịu đựng hết nổi bèn ngượng ngùng nói::
-
Thím ơi, còn tiền cái máy cát sét của cháu thím chưa đưa…..
-
Ấy chết thím quên chưa báo cáo với cháu là thím đã mua hàng
hết tiền rồi, thím mua một mớ quần áo may
sẵn về quê bán kiếm tí lời tí lãi bù lỗ
tiền tiêu vặt chuyến đi này cháu ạ.
Chị Bông thót cả tim:
-
Vậy là….??
-
Thím cháu mình đi đâu mà mất, về quê thím sẽ gom tiền gởi
trả cháu ngay, cháu muốn tính tiền lời thím cũng trả.
-
Cháu mua bao nhiêu thím trả bấy nhiêu là được rồi.
Năm chỉ vàng thời điểm này và trong hoàn cảnh của chị Bông thật lớn lao vậy
mà thím đã khơi khơi mượn nợ chị một cách
nhẹ nhàng và tài tình qúa.
Những gia đình Bắc kỳ di cư 1954 như gia đình chị Bông đều có
khách từ Bắc vào thăm, phần nhiều chủ nhà đều phải tiếp đón và cho qùa tùy theo
hoàn cảnh gia đình.
Nhà chị Mai bạn thân của chị Bông thì may mắn hơn, bà bác ở
Hà Nội mang vào Nam
rất nhiều qùa cho em và các cháu, bà mang vải hợp tác xã, bát đũa và cái phích
nước Trung Quốc thịnh hành thời đó…
Vào đến Sài Gòn bà chị Hà Nội mới ngã ngửa khi thấy căn nhà
3 tầng lầu nguy nga của gia đình em ngay trên con đường lớn gần bệnh
viện Từ Dũ
Bà Hà Nội nói với bà Sài Gòn::
-
Chị nghe tuyên truyền trong miền Nam
đói khổ thiếu ăn thiếu mặc nên chị đã mang vải và mua chợ đen mấy ký lương khô
cho nhà em bồi dưỡng đây. Ai ngờ..
Bà em Sài Gòn thành thật:
-
Vải hợp tác xã toàn mùi dầu mua về các con em không chịu
may mặc em phải bán lại con buôn, còn lương
khô thì có ngon lành gì đâu, ăn vào chỉ tổ khát nước.…
-
Ừ, nhưng lương
khô tổng hợp nhiều chất bột bổ dưỡng, bộ đội chiến trường nếu mất nguồn liên lạc
có lương khô và nước thì vẫn sống và chiến
đấu đấy em….
Bà chị Hà Nội đi dạo khắp nhà và trầm trồ khen nhà em gái to
lớn còn hơn cả cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Bà bùi ngùi :
-.Chị cứ tưởng đời chị là yên ổn sung sướng hơn người, hai vợ
chồng đều là cán bộ, chế độ tem phiếu đầy đủ, chính phủ cấp nhà ở ngay Hà Nội dù
chật hẹp và chung hộ với gia đình khác nhưng khối kẻ mơ mà không có. Vào miền Nam
thấy nhà em chị tủi thân qúa., 3 tầng lầu có 3 cái chuồng xí, còn nhà chị phải
dùng chuồng xí tập thể..…
Để đáp lễ bà chị, mẹ Mai đã tặng chị nhiều hàng hóa gía trị
gấp mấy lần món qùa bà đã nhận.
Gia đình chị Bông đã sang Mỹ định cư, không còn ai ở lại Việt
Nam dĩ nhiên không
kể những thân nhân miền Bắc. Mối liên hệ tình cảm vẫn tiếp tục, những người khách
không mời năm xưa vẫn nhận qùa mỗi cuối năm.
Bố chị nói đúng, cho tới bây giờ gia đình chị vẫn gởi thư về
thân nhân miền bắc chỉ cần ghi tên người nhận và địa chỉ vẫn không có số nhà, vẫn
là tên làng tên xã không hề thay đổi.. Thật bền bỉ đến kinh ngạc và thán phục khi
hơn 3/4 thế kỷ mà người ta vẫn ở yên một
chỗ nếu tính những người cùng trang lứa với bố chị sinh từ năm 1927 tại làng quê
này.
Sau vụ biến cố September 11, 2001 gia đình chị Bông nhận được
lá thư từ miền Bắc của chú Côi, chữ chú vẫn gà bới như xưa, phần đầu thư vẫn trịnh
trọng tuyên truyền giùm nhà nước như xưa:
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..
Độc lập tự do hạnh phúc.
Anh kính nhớ và các cháu luyến nhớ, trước tiên em có lời hỏi
thăm sức khỏe cả nhà, được tin cả nhà ta bên ấy bình an không bị ảnh hưởng gì
trong vụ khủng bố chúng em bên này vui mừng
lắm…”
Và cuối thư chú Côi đã bày tỏ cảm tưởng:
“Nghe đài thấy vụ khủng bố toà nhà cao tầng ở Mỹ vào ngày mồng
11 tháng 9 chúng em cực kỳ kinh hãi. Em xin gởi lời chia buồn đến tất cả nhân dân
Mỹ và chúc nhân dân Mỹ kiên cường phấn đấu vượt qua giai đoạn khó khăn này.”.
Những câu văn này chắc là chú Côi bắt chước những bài viết
trên báo, trên đài, sặc mùi nhà nước..
Bây giờ những thân nhân ngoài Bắc của gia đình chị Bông có
muốn đến thăm nhà chị cũng không được, ai bán vé xe lửa cho họ từ Bắc…sang nước
Mỹ như ngày nào họ mua vé xe lửa từ Bắc vào Nam.
Từ Bắc vào Nam năm 1975 những đoàn quân miền Bắc đã vơ vét bao nhiêu “chiến lợi phẩm” nhà cửa, đất
đai ruộng vườn, của cải của dân miền Nam bỏ lại hay bị cưỡng chế.
Từ Bắc vào Nam
những người dân miền Bắc dù bất cứ thành phần nào, thăm thân nhân họ hàng sau
bao nhiêu năm xa cách cũng nhặt nhạnh xin qùa, xin của mang về.
Người bên thua cuộc là kẻ cho và người bên thắng cuộc là người
nhận. Điều nghịch lý lại là sự thật, thế nên trong thời điểm đó nhân gian miền
Nam đã có câu “Người miền Bắc thích “cua bể” miền Nam.”.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( March, 13, 2015 )
* “Cua Bể” : Bê của
TÚ HOA* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM
Thuyền nhân Việt Nam
Tú Hoa
-
Thuyền nhân Việt Nam là một sự kiện chấn động chưa từng có trong lịch
sử nước nhà và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi hàng triệu
người Việt Nam đã ồ ạt dùng thuyền nan, thuyền gỗ mong manh đi xuyên
biển Đông để xin tỵ nạn Cộng Sản tại các xứ Tự Do Dân Chủ không Cộng Sản
bất chấp sống chết hiểm nguy.
Đảng
Cộng Sản Hà Nội đang chuẩn bị một ngân quỹ lớn để bắn pháo bông ăn mừng
ngày chiến thắng 30 tháng 4. Không biết bao nhiêu người Việt Nam thiếu
hiểu biết mà ăn mừng chiến thắng này và bao nhiêu người Việt có lương
tâm tri nghĩa sẽ cảm nhận sự cay đắng khi thấy sự nhẫn tâm của Đảng Cộng
Sản cầm quyền đang vui đùa hân hoan hớn hở trên nỗi đau thân phận và
sinh mạng của cả dân tộc.
Bao nhiêu Thuyền Nhân Việt Nam đến được trại tỵ nạn?
Hình chụp một nhóm thuyền nhân Việt Nam được cứu vớt
khi tàu bị chìm ngoài khơi Mã Lai (UNHCR/K. GAUGLER/1978)
Thật
không ngờ, theo Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) dù tỉ lệ vượt
thoát thành công đến được các trại tỵ nạn không quá 35%, tổng số thuyền
nhân Việt Nam ở các trại tỵ nạn dành cho thuyền nhân lên đến hơn 700
ngàn người theo con số chính thực được ghi nhận trên toàn cõi Đông Nam
Á. Trong hai mươi năm (1975-1995), chi tiết tổng số thuyền nhân cho mỗi
giai đoạn năm năm sẽ là như sau:
Bản Thống Kê 1: Thống kê Tổng số Thuyền Nhân Việt Nam
Cộng
với con số hơn 42 ngàn người đi vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan
thì tổng số người Việt Nam đào thoát để tị nạn Cộng Sản lên đến 800 ngàn
người.
Nếu
tỉ lệ thành công đến được bến bờ tự do của thuyền nhân Việt Nam là 50%
thì có nghĩa là có khoảng 800 ngàn người Việt đã bỏ mình trên đường đào
thoát, trong khi Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) khẳng định là chỉ
khoảng 35% số thuyền nhân là vượt thoát thành công thì tỉ lệ tử vong sẽ
là bao nhiêu?
Ngay
cả thú vật cũng chẳng bao giờ ăn mừng trên sự chết chóc của đồng loại
thì chẳng lẽ nào nay 90 triệu người dân Việt Nam lại tệ hơn cả thú vật,
hoan hỷ ăn mừng chiến thắng với pháo bông do bọn Cộng Sản bắn lên - một
chiến thắng đẫy đưa toàn dân tộc lao ra biển Đông xin tỵ nạn, chết chóc
lên đến hơn cả triệu người?
Chỉ
riêng thảm họa hải tặc hãm hiếp đè nặng lên nổi nhọc nhằn của thuyền
nhân Việt Nam, số liệu điều tra của UNHCR, chỉ trong ba năm 1981 đến
1983 về nạn hải tặc của Thái Lan không thôi đã như sau:
Bản Thống Kê 2: Nạn nhân hải tặc Thái Lan 1981-1983
Xin
được ghi chú là bản thống kê trên chỉ đề cập đến số người bị giết và
mất tích trực tiếp bởi hải tặc Thái Lan, còn số người thuyền nhân Việt
Nam bị chết vì đói, vì chìm tàu hay tự tử sau khi bị hải tặc tấn công
không được tính tới
Như
vậy, tổng số người bị giết và mất tích do hải tặc Thái Lan trong ba năm
1981 đến 1983, theo số liệu của UNHCR đưa ra sẽ là như sau: 571+ 155 +
43 + 443+ 153 = 1365 người.
Trong
khi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức NGOs bất vụ lợi (NGO: Non Government
Organizations: các tổ chức phi chính phủ) đã phải lên tiếng và nhảy vào
can thiệp trước thãm họa hải tặc từ Thái Lan cũng như từ nhiều nơi khác
đối với Thuyền Nhân Việt Nam vì lý do nhân đạo thì Cộng Sản Hà Nội không
một chút tỏ ra thương xót cho chính dân tộc mình ngoài việc rũa xã căm
hờn bọn người "phản quốc, chết là tự chuốc lấy!".
Sau
Đệ Nhị Thế Chiến, sự kiện thuyền nhân Việt Nam là sự kiện lịch sử lớn
thứ hai liên quan đến mọi quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Trại tỵ nạn
dành cho thuyền nhân Việt Nam mọc khắp các quốc gia trong vùng gần suốt
20 năm và là một mối nhục quốc thể quá lớn cho một dân tộc nổi tiếng
quốc gia bảo thủ, bám đất giữ làng, đánh chết không đi.
Không có cộng sản, người dân Việt Nam với cá tính bám đất giữ làng không ra đi bỏ xứ kinh khiếp đến thế!
Hai
mươi năm chiến tranh khốc liệt, không có một người dân Việt Nam Cộng
Hòa nào bỏ xứ đi vượt biên nhưng họ đã ra đi ào ạt sau chiến thắng 30
tháng Tư, lấy sanh mạng của mình để bầu phiếu cho giá trị của tự do dân
chủ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa mà nhẽ ra thuộc về họ nhưng đã bị
tước đoạt.
Lộ Trình Vượt Biên Và Xin Định Cư của Thuyền Nhân Việt Nam:
Bản Đồ Hải Lộ của Thuyền Nhân Việt Nam UNHCR
Chưa
có những nghiên cứu cụ thể tuyến đường Vượt Biển nào có xác suất thành
công cao nhất cho thuyền nhân Việt Nam vì hầu như tuyến đường nào cũng
là chết chóc hiễm nguy và cướp bóc.
Dựa
vào bản thống kê 1, trong suốt 20 năm 1975-1995, thì tuyến đường Mã Lai
đứng đầu số thuyền nhân Việt Nam vượt biển thành công với gần một phần
tư triệu người. Thật bất ngờ, Hồng Kông lại đứng thứ nhì với hơn 195
ngàn thuyền nhân. Indonesia, một quốc gia hết sức thầm lặng đã chứa hơn
121 ngàn thuyền nhân trong hai mười năm trên cả Thái Lan là bốn ngàn
người.
Nhà
cầm quyền cộng sản Hà Nội cũng không thống kê số tàu vượt biên mà bộ
đội biên phòng đã bắn vỡ tàu cho chết. Báo SGGP ghi nhận là có gần hơn
108 người chết tại cầu Chữ Y Sài Gòn. Có khoảng năm ngàn người bị bắn
chìm tàu mà chết tại cửa ngõ đồn Vàm Láng, Gò Công theo ước tính của tù
nhân Vượt Biên, dân cư và bộ đội biên phòng Cộng Sản ở đây. Đương nhiên,
con số chính thức về tội ác của Cộng Sản Hà Nội khi bắn chết thuyền
nhân bao giờ cũng cao hơn và sẽ bị lấp liếm cho đến khi có các cuộc điều
tra kỹ lưỡng từ các tổ chức thỉnh nguyện hay các sử gia nghiên cứu.
Từ
trại tỵ nạn, Thuyền Nhân Việt Nam tùy hoàn cảnh cá nhân mà có chọn lựa
định cư. Sau đây là bản thống kê tổng số thuyền nhân Việt Nam định cư ở
các nước theo số liệu của UNHCR:
Bản Thống Kê 3: Quốc Gia định Cư của thuyền Nhân Việt Nam 1975-1995
Hành
động nhận các thuyền nhân của các quốc gia trên không những là thể hiện
tinh thần nhân đạo của dân tộc họ mà còn khẳng định quan điểm chống lại
thảm họa Cộng Sản của các quốc gia này.
Điều
đáng đau lòng là đã có 109 ngàn thuyền nhân Việt Nam xuất thân từ miền
Bắc Việt Nam, theo gót đồng bào miền Nam đi vượt biên xin tỵ nạn Cộng
Sản đã bị từ chối quy chế tị nạn và bắt buộc phải hồi hương. Cộng Sản đã
làm cho ai ai cũng lầm tưởng là cứ hể người dân miền Bắc, người nào
cũng là Cộng Sản, có dây mơ rể má với cộng sản và cần phải chối bỏ quy
chế tị nạn.
Thực
tế, những thuyền nhân từ miền Bắc Việt Nam cũng điều chịu cùng cảnh ngộ
sống chết trên biển cả để đến được bến bờ tự do như bao nhiêu thuyền
nhân khác. Họ phải có quyền được tỵ nạn như những thuyền nhân khác.
Điều
này lại càng làm thấy rõ Cộng Sản chỉ đem đến sự khinh bỉ của thế giới
đối với dân tộc Việt Nam ta, mà những người miền Bắc chống Cộng Sản đang
phải gánh tiếng oan này một cách nặng nề nhất.
Sau
khi định cư ổn định ở các quốc gia liệt kê trên, các thuyền nhân Việt
Nam đã làm đủ mọi nghề, trở nên thành đạt và gởi tiền về cứu đói thân
nhân mình, vốn rách nát te tua chìm theo nền kinh tế điều hành theo kiểu
cướp bóc và ngu dốt của Cộng Sản, góp phần vực dậy kinh tế nước nhà và
đặc biệt, chính các thuyền nhân đã nỗ lực bảo lãnh thân nhân mình thoát
khỏi thảm họa Cộng Sản, sang sinh sống ở các quốc gia tự do để có một
tương lai tốt đẹp hơn.
Cộng
Sản Hà Nội gọi Thuyền Nhân Việt Nam là "phản quốc", những người mà bộ
đội biên phòng Cộng Sản bắn thẳng tay hay bỏ tù không thuơng tiếc; nay
Cộng Sản Hà Nội gọi Thuyền Nhân Việt Nam là "Việt Kiều Yêu Nước" một
cách hết sức trơ trẻn và nhục nhã!
Kết
Thống
kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liện Hiệp Quốc (UNHCR) đã cho thấy hơn 700 ngàn
thuyền nhân Việt Nam đã đến được bến bờ tự do định cư rất nhiều ở Hoa Kỳ
với hơn 400 ngàn người, cũng như đã có hơn 100 ngàn người bị cưỡng
bức hồi huơng với lý do là nguyên quán miền Bắc, không đủ điều kiện định
cư.
Con
số 700 ngàn thuyền nhân Việt Nam đến được bến bờ Tự Do đồng nghĩa với
hơn cả triệu thuyền nhân bỏ mình trên biển cả nếu tỷ lệ vượt thoát thành
công không quá 35% như UNHCR loan báo. Báo cáo của UNHCR cũng cho thấy
thảm họa cướp biển làm gia tăng mất mát, khổ đau và nhục nhã lên thân
phận của một dân tộc đang gánh chịu thảm họa Cộng Sản.
Ngày
nay, CSVN sẵn sàng bắn vào những ai thoát qua biên giới Việt Trung xin
tỵ nạn trên đất Việt Nam để lấy lòng Bắc Kinh và bắn pháo bông để ăn
mừng chiến thắng đã xua đuổi chính dân tộc mình, đồng loại của mình ra
biển Đông tị nạn. Đó là sự khác biệt giữa một dân tộc toàn là NGƯỜI như
các quốc gia đã nhận cả ngàn thuyền nhân Việt Nam đi định cư vì lòng
nhân đạo và khát vọng Tự Do và một tập đoàn cộng sản TỆ HƠN THÚ VẬT vô
tri vô nghĩa vô nhân sẵn sàng hoan hỷ trước chiến thắng đẩy cả dân tộc
mình vào khổ đau phải lao ra biển Đông tìm đường tỵ nạn, chết chóc lên
đến cả triệu người.
Cho
dù có lấp liếm, sự kiện Thuyền Nhân Việt Nam vẫn là một sự kiện lịch sử
vô cùng quan trọng đối với Việt Nam và cho cả vùng Đông Nam Á. Đây là
một sự kiện lịch sử mà cần phải đưa vào chương trình dạy trong trường
học cũng như cần phải điều nghiên kỹ lưỡng như các sự kiện lịch sử quan
trọng khác từ cổ đến kim của dân tộc Việt Nam.
Mọi
tầng lớp dân tộc hiện nay của Việt Nam và thế hệ mai sau cần phải hiểu
rõ sự kiện Thuyền Nhân như là một quốc nhục để củng cố lại tinh thân tự
hào dân tộc tính của mình, ráng phấn đấu xây dựng Việt Nam thành một
mãnh đất Tự Do Dân Chủ không Cộng Sản thịnh vượng để khỏi phải xảy ra
thêm một lần nữa thảm cảnh toàn thể dân tộc phải lao ra biển cầu xin
lòng nhân đạo của nhân loại cứu giúp.
Tú Hoa
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 360
Friday, April 24, 2015
NGUYÊN THI TỪ HUY * DI CHUC HỒ CHI MINH
Di chúc Hồ Chí Minh : những nghi vấn đặt ra từ văn bản
Thu, 04/23/2015 - 12:09 — nguyenthituhuy
Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch,
về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính.
Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc
của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép
nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một
số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả
lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi.
Trong bài này, để tiến hành khảo sát các bản di chúc, tôi sử dụng các
bản gốc đánh máy năm 1965 và bản gốc viết tay các năm 1968-1969, của Hồ
Chí Minh, được công bố trong cuốn « Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh », NXB Trẻ, 1999.
Bản di chúc đầu tiên được đánh máy và ký ngày 15/5/1965, với sự chứng
kiến của Lê Duẩn, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung
ương, có chữ ký của Lê Duẩn trong văn bản đánh máy.
Bản di chúc thứ hai, được viết tay, bằng mực xanh, vào dịp sinh nhật
thứ 78, tức là vào tháng 5 năm 1968, với rất nhiều sửa chữa, gạch xóa
bằng mực đỏ, không có chữ ký, không có người chứng kiến.
Bản thứ ba, đề ngày 10/5/1969, chỉ có một trang viết tay, với nội dung là phần mở đầu của di chúc.
Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh viết hoặc sửa di chúc vào mỗi dịp
sinh nhật. Điều này cũng có thể hiểu được : chính là vào dịp sinh nhật
mà người ta nghĩ đến quỹ thời gian còn lại của mình, nhất là đối với
những người cao tuổi. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho cái chết của mình một
cách đầy ý thức, từ nhiều năm trước khi chết.
Bản gốc di chúc thứ nhất và thứ hai đều có ghi quốc hiệu : « Việt Nam
dân chủ cộng hòa/ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ». Và đều có ghi chú ở ngay
dòng đầu tiên : « Tuyệt đối bí mật ». Đồng thời việc viết và sửa chữa
di chúc nhiều lần, việc sửa chữa, thêm bớt từng chữ một, cho thấy rằng,
đối với Hồ Chí Minh, di chúc là một văn bản hết sức quan trọng, hết sức
có ý nghĩa đối với ông.
Tôi xin xác định rõ : ở đây tôi không đi vào phân tích toàn bộ các
văn bản di chúc, không phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh, không đánh
giá đúng sai. Có thể tôi sẽ làm việc đó vào một lúc khác nhưng không
phải lúc này.
Nhận xét sơ bộ đầu tiên của tôi có thể tóm gọn trong mấy câu hỏi sau đây :
1. Vì sao từ bản di chúc thứ hai ông chọn hình thức viết tay, chứ
không đánh máy nữa ? Liệu ta có thể nghĩ đến một trong những câu trả lời
khả dĩ : « để không ai có thể sửa đổi hay đánh tráo được » ? Ta biết
rằng đối với một văn bản đánh máy, trừ trang có chữ ký ra, bất kỳ trang
nào cũng có thể bị thay thế mà… không để lại dấu vết gì. Dù sao đấy cũng
chỉ là một phỏng đoán. Nhưng nếu quả thật Hồ Chí Minh đã có linh cảm và
lo ngại rằng di chúc của ông sẽ bị sửa chữa sau khi ông chết thì linh
cảm và lo ngại ấy quả là chính xác, vì đó chính là điều mà Bộ Chính trị
đã làm.
2. Bản di chúc thứ hai, 1968, không có chữ ký, và không có người
chứng kiến. Văn bản được công bố với rất nhiều sửa chữa cho phép phỏng
đoán rằng đó có thể là một bản nháp. Câu hỏi là : từ sinh nhật 1968 đến
sinh nhật 1969 ông Hồ Chí Minh hoàn toàn có thời gian để chép lại văn
bản ngắn ấy thành một văn bản hoàn chỉnh, có chữ ký của ông đàng hoàng,
như ông đã làm với văn bản thứ nhất, nhưng tại sao ông không làm điều
đó ? Tại sao ông mất 5 năm để viết một di chúc, thay đổi, sửa chữa rất
nhiều, chứng tỏ nó rất quan trọng đối với ông, mà rốt cuộc ông chỉ để
lại một văn bản dang dở và gạch xóa sửa chữa nhằng nhịt như vậy ? Liệu
có phải ông Hồ đã viết lại sạch sẽ và ký cẩn thận, nhưng văn bản chính
thức có chữ ký đó không còn nữa ?
3. Văn bản năm 1969 chỉ có một trang viết tay, nội dung cho thấy đó
là lời mở đầu di chúc, lặp lại một số nội dung đã từng viết ở phần mở
đầu của những di chúc trước. Tuy nhiên trông nó như là bản nháp, vì đầu
trang không đề quốc hiệu, cũng không có dòng chữ «Tuyệt đối bí mật »,
như hai bản trước. Chẳng lẽ Hồ Chí Minh chỉ viết phần mở đầu mà không
viết phần nội dung chính ? Điều này thật đáng ngạc nhiên. Bởi Hồ Chí
Minh hiểu rõ tầm quan trọng của di chúc, hiểu rõ rằng di chúc của ông
chính là một văn bản lịch sử. Câu hỏi đặt ra là : Liệu có phải văn bản
năm 1969 chỉ có chừng đó không ? Liệu có phải Hồ Chí Minh đã viết một
bản di chúc thứ ba rất hoàn chỉnh, vào sinh nhật năm 79 tuổi, nhưng chỉ
còn lại một trang nháp, và phần chính của nó đã bị thất lạc, hoặc bị hủy
bỏ, hoặc không được công bố ?
Tại sao có những câu hỏi này ?
Lý do như sau : nếu so giữa bản di chúc thứ nhất và bản thứ hai sẽ
thấy có những thay đổi rất quan trọng về nội dung. Điều đó cho phép giả
định rằng Hồ Chí Minh có thể có những thay đổi còn căn bản và quan trọng
hơn nữa trong bản thứ ba. Đồng thời ta cũng biết rằng, bản di chúc được
Bộ Chính trị gọi là của Hồ Chí Minh và được Bộ Chính trị công bố sau
khi ông chết đã bị sửa đổi so với bản gốc, và bị khôi phục lại những gì
mà chính Hồ Chí Minh đã bỏ đi ở trong bản thứ hai. Ngoài ra ngày chết
của ông cũng bị Bộ Chính trị tự ý thay đổi, và di nguyện quan trọng của
ông về việc chôn cất đã bị Bộ Chính trị phản bội : di nguyện về việc hỏa
táng và đem tro chia ra ba miền. Bản « di chúc Hồ Chí Minh » do Bộ
Chính trị công bố năm 1969 là một văn bản bị cắt dán, ghép một số đoạn
của cả ba văn bản di chúc gốc, đồng thời bị bỏ đi những phần quan trọng
nhất liên quan đến việc chôn cất, đến việc miễn thuế cho dân, đến việc
chỉnh đốn đảng và những việc cần làm đối với « con người ». Trên thực tế
Hồ Chí Minh đã bị phản bội ngay khi vừa nhắm mắt.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là :
Liệu có thể xảy ra trường hợp : trong bản di chúc viết năm 1969 Hồ
Chí Minh đã có những thay đổi khiến cho người ta không muốn lưu giữ văn
bản ấy ? Liệu có phải bản di chúc cuối cùng, bản di chúc chính thức của
Hồ Chí Minh (viết năm 1969, với chữ ký của ông, và là bản mà ông muốn
đưa ra trước toàn dân) đã bị biến mất, đã bị hủy bỏ, hoặc đã bị cất
giấu, không được công bố ?
4. Bản đánh máy đầu tiên với đầy đủ tất cả những nghi thức cần thiết
cho thấy rằng ông Hồ Chí Minh hiểu rõ thế nào là một bản di chúc. Vậy
tại sao những bản di chúc về sau (được nhà nước công bố) lại ở trong
tình trạng của bản nháp, gạch xóa, tẩy sửa, thiếu những nghi thức cần
thiết đó ?
Và câu hỏi là : bản di chúc nào là bản mà ông Hồ muốn đưa ra trước toàn dân ?
Dĩ nhiên, đó không phải là bản viết năm 1965, bởi nó đã bị thay thế
bằng các văn bản khác. Từ những gì đã công bố, ít nhất ta biết rằng ông
Hồ đã viết lại hoàn toàn di chúc vào sinh nhật năm 1968. Và trong bản
gốc viết tay, ông nói rõ lý do, mặc dù sau khi cân nhắc ông gạch bỏ câu
này : « Tháng 5/1968, khi tôi xem lại thư này thì tình hình trong nước
cũng như tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi ». Những thay đổi đó
đã khiến cho cách nhìn nhận của ông thay đổi, và ông cảm thấy cần phải
viết lại hoàn toàn. Cách đánh số trang của bản viết tay năm 1968 cho
thấy rằng đó là một bản hoàn chỉnh, có logic riêng, có cấu trúc riêng,
độc lập với văn bản năm 1965. Đó là một văn bản mới hoàn toàn. Việc quốc
hiệu được ông Hồ ghi đầu trang cũng là một dấu hiệu xác nhận đó là một
văn bản mới. Vậy có nghĩa là văn bản năm 1965 đã bị thay thế bởi văn
bản năm 1968. Và phải xem bản viết năm 1965 là không còn hiệu lực ?
Và điều quan trọng, xin nhắc lại : Hồ Chí Minh muốn công bố trước toàn dân bản di chúc nào ?
Chúng ta thấy rõ rằng ông viết di chúc cho toàn thể nhân dân. Bản
viết năm 1968 cho thấy nhân dân là đối tượng chính mà ông nghĩ đến. Và
việc chôn cất ông, theo như ông dặn lại trong di chúc, là việc của đồng
bào ba miền, chứ không phải là việc của Bộ Chính trị.
Thật đáng ngạc nhiên nếu ông muốn công bố cho toàn dân mấy văn bản
gạch xóa, thêm bớt nhằng nhịt đó. Tiến hành viết di chúc trong vòng 5
năm hẳn ông phải có một bản hoàn chỉnh, rõ ràng, sạch sẽ, với chữ ký và
người chứng kiến, một văn bản có giá trị pháp lý, như là văn bản đầu
tiên ? Tại sao không có một văn bản như vậy ? Lẽ nào trước khi mất ông
không dặn lại là phải công bố bản di chúc nào ? Phải chăng ông Hồ đã để
lại một bản hoàn chỉnh, đảm bảo các thủ tục pháp lý, nhưng bản đó đã
không được công bố ?
Những câu hỏi trên đây tôi không trả lời được. Tôi đã đọc rất kỹ cuốn
« Bác Hồ viết di chúc » do NXB Sự Thật in năm 1989, được gọi là Hồi ký
của Vũ Kỳ, do Thế Kỷ ghi, tuy nhiên tôi không tìm thấy câu trả lời khả
dĩ nào cho các nghi vấn trên đây.
Hy vọng giới sử học chân chính một ngày nào đó sẽ làm sáng tỏ.
Trên thực tế chúng ta không biết bản nào là bản di chúc chính thức,
chúng ta không biết Hồ Chí Minh muốn công bố bản nào. Hiện tại thì bản
cuối cùng tương đối đầy đủ mà chúng ta có là bản thứ hai, bản được viết
năm 1968. Và tôi đành phải làm việc trên những gì còn lại và được công
bố.
Xin quý độc giả, và nhất là các bạn thanh niên và sinh viên đang bị
nhồi nhét và bị tẩy não bởi phong trào « Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh »,
hãy đọc kỹ các văn bản gốc của Hồ Chí Minh ở phần phụ lục dưới đây. Các
bạn hãy đọc kỹ những gì đã bị ông ấy bỏ đi trong bản di chúc thứ hai,
và hãy tự phân tích xem vì sao ông ấy không muốn giữ chúng lại, vì sao
ông ấy xóa bỏ đi, và vì sao chúng lại được Bộ Chính trị khôi phục trong
bản « di chúc» mà họ công bố năm 1969 sau khi ông ấy chết.
Có thể các bạn sẽ cảm nhận được sự dối trá đang đè nặng lên cuộc sống
của các bạn như thế nào khi các bạn đối chiếu với những gì mà các bạn
đang được rao giảng, qua tài liệu của Ban Tuyên giáo soạn cho các bạn.
Có thế các bạn sẽ đặt câu hỏi về việc tại sao Đảng, Nhà nước lại chi
tiêu tốn kém như vậy cho cái màn kịch khổng lồ đem diễn trên toàn quốc
(nhất là trong các trường học) từ nhiều năm nay về việc « học tập » này.
Có thể các bạn sẽ xác định được vì sao những người cố tình phản bội
Hồ Chí Minh lại bắt các bạn phải « học tập » ông ấy. Và có thể các bạn
sẽ thấy rằng những thứ họ đang nhồi nhét các bạn lại chính là những thứ
mà bản thân Hồ Chí Minh đã từ bỏ, trước khi chết.
Paris, 23/4/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Phụ lục I
VIỆT NAM ZÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
-------------------------
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
-------------------------
Tuyệt đối bí mật Nhân zịp mừng 75 tuổi
Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung-quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ -Fủ
có câu thơ rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Ngĩa là: Người thọ 70,
xưa nay hiếm.
Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.
Ai đoán biết tôi sẽ sống và fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?
Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Fòng
khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh
khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột
ngột.
Trước hết nói về ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một
lòng một zạ fục vụ zai cấp, fục vụ nhân zân, fục vụ Tổ quốc, cho nên từ
ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân
zân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng
và của zân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ fải zữ zìn sự
đoàn kết nhất trí của Đảng như zữ zìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành zân chủ rộng rãi, thường xuyên và ngiêm chỉnh tự fê bình và fê bình là cách tốt nhất để củng cố và fát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Fải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ fải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Fải zữ zìn Đảng ta thật
trong sạch, fải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân zân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung fong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo záo zục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây zựng chủ ngĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi zưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân zân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu
đựng zan khổ, bị chế độ phong kiến và thực zân áp bức bóc lột, lại kinh
qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân zân ta rất anh hùng, zũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ
ngày có Đảng, nhân zân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với
Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để fát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân zân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa.
Đồng bào ta có thể fải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta
fải quyết tâm đánh zặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây zựng hơn mười ngày nay!
Zù khó khǎn zan khổ đến mấy, nhân zân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi. Đế quốc Mỹ nhất định fải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ
có vinh zự lớn là một nước nhỏ mà đã anh zũng đánh thắng 2 đế quốc to -
là Fáp và Mỹ; và đã góp fần xứng đáng vào fong trào zải fóng zân tộc.
Về fong trào cộng sản thế giới - là một người suốt
đời fục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của fong trào cộng
sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì
sự bất hoà hiện nay zữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp fần đắc lực vào việc
khôi fục lại khối đoàn kết zữa các đảng anh em trên nền tảng chủ ngĩa
Mác - Lênin và chủ ngĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ fải đoàn kết lại.
- - -
Về việc riêng Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng fí ngày zờ và tiền bạc của nhân zân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa
táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” zần zần sẽ được fổ biến. Vì như thế
đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao zờ ta
có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và
Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà zản đơn,
rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ
ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì
trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào fải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây
nhiều thành rừng, sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn zân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn zân ta đoàn kết
fấn đấu, xây zựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, zân
chủ và zàu mạnh, và góp fần xứng đáng vào sự ngiệp cách mạng thế zới.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Chứng kiến
Bí thư thứ nhất
Ban chấp hành trung ương
Lê Duẩn
Phụ lục II
VIỆT NAM ZÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
(Tuyệt đối bí mật)
Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần
vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Người ta đến
khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là điều bình thường.
Nhưng không ai đoán biết được tôi sẽ sống và fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa?
Vì vậy tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ
Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước
và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Về việc riêng
Suốt đời tôi hết lòng hết sức fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng, fục
vụ nhân dân. Nay zù phải từ biệt thế zới này, tôi không có điều gì phải
hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được fục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn
nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu fúng linh đình, để khỏi lãng fí thì giờ và tiền bạc của nhân zân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng
cách “hỏa táng” sau này sẽ được fổ biến. Vì như thế đối với người sống
đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện,
thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 fần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả,
không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà zản đơn, rộng rãi,
chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì
trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho
fong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên zao fó cho các cụ fụ lão.
Tháng 5-1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần fải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết.
Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta đã hoàn toàn
thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn zân ta fải ra sức làm
là mau chóng hàn gắn vết thương ngiêm trọng zo đế quốc Mỹ gây ra trong
cuộc chiến tranh xâm lược zã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, fức
tạp và khó khăn. Chúng ta fải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo,
để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần fải
làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng
viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng zao fó
cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân zân. Làm được như vậy, thì zù
công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.
Đầu tiên là công việc đối với con người.
Đối với những người đã zũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình
(cán bộ, binh sĩ, zân quân, du kích, thanh niên xung fong..,), Đảng,
Chính fủ và đồng bào fải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên
ổn, đồng thời fải mở những lớp zạy ngề thích hợp với mỗi người để họ có
thể zần zần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa fương (thành fố, làng xã) cần xây zựng
vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh zũng của các liệt sĩ, để đời
đời záo zục tinh thần yêu nước cho nhân zân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao
động và túng thiếu, thì chính quyền địa fương (nếu ở nông thôn thì chính
quyền xã cùng hợp tác nông ngiệp) fải zúp đỡ họ có công việc làm ăn
thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân zân và
thanh niên xung fong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra
zũng cảm. Đảng và Chính fủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy
đi học thêm các ngành, các ngề, để đào tạo thành những cán bộ và công
nhân có kỹ thuật zỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó
là đội quân chủ lực trong công cuộc xây zựng thăng lợi chủ ngĩa xã hội ở
nước ta.
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp fần
xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính fủ cần fải có
kế hoạch thiết thực để bồi zưỡng, cất nhắc và zúp đỡ để ngày thêm nhiều
fụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân fụ nữ
thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình
đẳng thật sự cho phụ nữ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm,
cờ bạc, buôn lậu, v.v.. thì Nhà nước fải zùng vừa záo zục, vừa fải zùng
fáp luật để cải tạo họ, zúp họ trở nên những người lao động lương thiện.
Trong bao năm kháng chiến chống Fáp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng
bào ta, nhất là đồng bào nông zân đã luôn luôn hết sức trung thành với
Đảng và Chính fủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi
khó khăn zan khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề ngị miễn
thuế nông ngiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông ngiệp để cho đồng bào hỉ
hả, mát zạ, mát lòng, thêm niềm fấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.
Ở đây nói về kế hoạch xây zựng lại thành fố và làng mạc đẹp đẽ, đàng
hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi fục và mở rộng các ngành kinh tế. Fát
triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ záo zục cho hợp với hoàn
cảnh mới của nhân zân, như fát triển các trường nửa ngày học tập, nửa
ngày lao động. Củng cố quốc fòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ
quốc...
Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và fức tạp, mà cũng là rất
vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư
hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để zành lấy thắng lợi trong
cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn zân, tổ chức và záo
zục toàn zân, zựa vào lực lượng vĩ đại của toàn zân.
Phụ lục III :
10-5-1969
10-5-1969
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta zù phải kinh qua zan khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tói có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc
mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ fụ lão, các
cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân zân ta thăm và cảm ơn các nước anh
em trong fe xã hội chủ ngĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận
tình ủng hộ và zúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta.
Ông Đỗ Fủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường,
có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” ngĩa là “người thọ 70, xưa
nay hiếm”.
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh
thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước
đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe
càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn fục vụ cách mạng, fục vụ Tổ quốc, fục vụ nhân zân được bao lâu nữa?
Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ
Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí
trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Thursday, April 23, 2015
HỒI KÝ TRẦN THÚC LÂN
Chân dung tỵ nạn
Chân Dung Tỵ Nạn - Họa sĩ Trần Thúc Lân
Phùng Mai - Bức tranh "Chân Dung Tỵ Nan" là bức tranh sơn dầu, dài hơn 3m cao 1m do họa sĩ Trần Thúc Lân từ Paris vẽ trong suốt 2 năm trời đã hoàn tất vào đúng tháng 4 năm nay để kỷ niệm 40 năm Việt Nam đắm chìm trong gông cùm cộng sản. Lộ trình bức tranh này bắt đầu được chính họa sĩ kể lại trong một bài hồi ký dưới đây, chúng tôi nhận thấy đây là một tác phẩm rất công phu nên giới thiệu đến quý bạn đọc. Bức tranh sơn dầu này sẽ được triển lãm ở Kennedy Center vào tháng 6, sau đó lưu trữ ở San Jose Viet Museu
Cánh Hải Âu
Hồi Ký – Trần Thúc Lân
Khoảng vài tuần trước ngày Quốc Hận thứ 38, (Friday, May 17, 2013) tôi
nhận được thư của anh Lê Minh bên Úc. Anh Lê Minh một lần nữa lại ủng hộ
Quỹ Tù Nhân Lương Tâm bằng cách đặt tranh tôi vẽ. Tôi thật cảm kích với
hảo tâm của anh ấy vì xung quỹ với tiền công làm việc cực nhọc ở cái
tuổi mà thường tình người ta chỉ mong sớm được về hưu an nghỉ. Nhưng lần
này không như thường lệ, anh không đặt chân dung cho một người hùng
Chiến Sĩ Tự Do nào, mà lại đặt chân dung của ‘chúng ta’, của Thuyền
Nhân!! Lẽ dĩ nhiên tôi rất hân hạnh được nhận vẽ, nhưng tôi không khỏi
nôn nao bồi hồi, phần vì hăng hái trước một dự án đối với tôi ‘lớn lao’,
phần thì lại lo lắng trước sự phức tạp của chủ đề khi sức tôi mỗi ngày
một yếu…
Thế là kế tiếp những đêm mất ngủ băn khoăn suy nghĩ, những ngày tìm tòi
tài liệu hình ảnh… Tôi tự hứa sẽ không mang hình ảnh đến từ trong ký ức
và kinh nghiệm của bản thân vì không muốn hạn chế bức tranh với những kỷ
niệm riêng tư của tôi. Phần thì phải nói, gợi lại những hình ảnh hay
nói đúng hơn những ám ảnh đó quá hãi hùng, quá đau đớn cho tôi… Tôi ước
muốn vẽ cho mọi Thuyền Nhân chứ không chỉ vẽ về cuộc vượt biên của riêng
tôi. Phải chăng đó chỉ là một dụng cớ để tránh nhớ lại những gì tôi đã
tự hứa khóa chặt trong tâm não?... Tôi chú tâm tìm đọc trên mạng thật
nhiều chuyện thuật lại hành trình khốn khổ của biết bao Thuyền Nhân… Lẽ
dĩ nhiên, tôi không còn cứng rắn đủ như xưa kia để cầm lại nước mắt, và
tự nhủ, Quốc Hận năm nay, không những mình đã tưởng niệm mà lại còn có
cảm tưởng như đã để tang thật kỹ thật nhiều…
Nội dung của bức tranh từ từ hiện lên trong đầu tôi... Cả lộ trình của
biết bao nhiêu người thì làm sao vẽ trong một bức được… Vì thế phải
nhiều bức ráp lại với nhau như để biểu tượng những đoạn trường phải trải
qua trên lộ trình vượt biên, hay để gợi lên những mảnh đời tan nát,
chia lìa cũng như những cuộc hội ngộ, đoàn tụ sau bao tuyệt vọng, những
câu chuyện riêng đã in hằn trong tâm ức chung của người Việt tỵ nạn… Và
để ráp những bức đủ cỡ đó lại với nhau, tôi cần tìm một yếu tố làm cái
‘fil conducteur’, một dây nối tượng hình để gắn liền các bức tranh lại
với nhau… Và tôi tìm được nó khi hồi tưởng lại câu chuyện sau đây…
Mùa Thu năm 1981, lúc ấy tôi mới sang tỵ nạn tại Paris chưa được 2 năm.
Tôi đi chạy hầu bàn ở nhà hàng ĐV ở quận 5. Một chiều tối, một cặp vợ
chồng Tây đã đứng tuổi, rất sang trọng bước chân vào quán. Nghe họ nói
chuyện với nhau tôi cứ tưởng họ người Gia-nã-đại. Tôi mời chào và giải
nghĩa thực đơn bằng tiếng Anh, và người đàn ông lớn tuổi hỏi tôi: 'Anh
không nói giọng Mỹ như nhiều người Việt tôi từng gặp! Sao lạ thế?'. Tôi
cười xuề xòa: 'Dạ thưa ông, không có giọng Mỹ, nhưng chắc chắn là có
giọng Việt Nam chính cống! Giọng của ông thì tôi đoan chắc là tiếng Anh
của Nữ Hoàng (Queen’s english), nhưng bà nhà có phải là người
Gia-nã-đại? ' Ông ta tươi cười: 'Anh chỉ đúng một nửa. Tôi là người Anh,
vợ tôi đây người Bỉ. Tên tôi là Peter Townsend, tôi vừa hoàn tất một
quyển sách về một hành trình của Thuyền Nhân, nên tôi đã gặp và phỏng
vấn nhiều người Việt trong các trại tỵ nạn ở mọi nơi…'
Vì bàng hoàng, tôi hấp tấp hỏi ông một cách vụng về và vô duyên: 'Thế
thì ông có quen với Cha Hugo không?', cứ như là hễ một người Anh nào mà
quan tâm đến Thuyền Nhân đều phải biết linh mục này mà chính tôi lúc đó
cũng chưa gặp mặt và cũng chẳng biết tên họ của linh mục này là gì.
Người ta vốn nói ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’, thì trước câu hỏi ngu ngơ
của tôi ông Townsend trố mắt, ngạc nhiên đến ngớ ra: 'Làm thế nào anh
biết cả con trai tôi à?'. Đến phiên tôi giật mình và chống chế vội vã:
'Trời ơi! Ông là bố của… Chả là con gái tôi đang đi học ở Luân-Đôn, nó
thuộc về giáo xứ của Cha Hugo, và đã được Cha dẫn đến thăm trại tạm cư
của các Thuyền Nhân, gần giáo xứ, ngay giữa lòng Luân-Đôn!...'. Ông
Townsend gật gù và thoải mái hơn, nên đùa: 'Trong một khoảng khắc, tôi
cứ tưởng là người Việt nào cũng thần giao cách cảm, đọc được trong đầu
của người đối diện chứ!'…
Sau bữa ăn, ông ta chìa cho tôi một tấm thiệp có tên tuổi và địa chỉ của
ông và nói một cách rất chân tình: 'Khi nào anh có rảnh, gọi điện thoại
số này cho tôi, rồi lên tôi dùng trà, tôi có một vài chuyện muốn hỏi
anh để tìm hiểu thêm về Thuyền Nhân Việt Nam…'. Tôi hân hạnh quá, được
gặp rồi lại được mời đến nhà thân phụ của một linh mục Anh mà con gái
tôi hết lời khen ngợi… Ngoài ra tôi không biết gì hơn về ông Peter
Townsend cả, ngoài quyển sách ông vừa đề cập đến!
Thế rồi một ngày tôi lấy hết can đảm gọi điện thoại và may mắn được ông
Townsend nhận ra và hẹn đến nhà ông. Tôi có cố ăn mặc chỉnh tề mà càng
đến gần nhà ông lại càng cảm thấy mình như anh ngố mới ra tỉnh. Ông ở
một căn lầu trong một biệt thự dưới chân tháp Eiffel lộng lẫy và khổng
lồ. Tất cả trong nhà ông đều sang trọng, quý phái làm sao… Tôi tự hỏi,
tại sao một người như ông ta, đáng tuổi cha, chú tôi lại muốn hỏi chuyện
với một người tỵ nạn tầm thường như tôi? Chắc cũng nhờ Cha Hugo, tôi
nghĩ… Rồi trước lời chào đón vô cùng nồng nhiệt và bình dị, tôi bớt hết
hồi hộp lo lắng…
Ông Townsend làm trà và mang rót cho tôi, lần đầu tiên tôi thấy sữa đổ
vào tách trà. Rồi ông hỏi han về cuộc vượt biên của tôi. Tôi kể lại cho
ông, đến những lúc tôi xúc động, cái tách trà cũng run lên lách cách
trong tay tôi. Dù nước mắt tôi lưng tròng, tôi cũng thấy được lòng cảm
thông trong ánh mắt long lanh của ông. Ông kể đã đi thăm rất nhiều trại
tỵ nạn từ Mã-Lai đến Hồng-Kông, từ Thái-Lan sang Phi-Luật-Tân. Nghe kể
bao nhiêu chuyện qua lời thông dịch, không làm sao trung thực hoàn toàn
được nhưng cũng đủ cho ông thấu hiểu hoàn cành hãi hùng của bao mạng
người nhỏ bé giữa đại dương… "Chuyện người nào tôi biết đến cũng thương
tâm cả… Làm sao kể lại hết tất cả mọi chuyện… Cuối cùng tôi phải chọn
lựa kể lại một chuyện mà tôi cảm thấy là ‘kinh hoàng’ (terrifying) nhất
và tôi theo dõi câu chuyện đó cho đến cùng. Đó là câu chuyện của một cô
bé gái đi vượt biên cùng người anh/em (brother) trên một chiếc thuyền
cọc cạch, không thể nào tồn tại giữa sóng gió biển cả. Trên tàu nhiều
người đã đuối sức chết vì đói khát, bệnh hoạn vì lênh đênh quá lâu, cuối
cùng tàu tạt vào một bãi san hô… Hai anh em cùng vài người sống sót tập
bắt chim hải âu, phơi khô để ăn… cho đến ngày chỉ còn lại có cô bé gái,
một mình giữa bao xác chết, chơ vơ trên một bãi san hô mỏng manh giữa
trời nước… May mắn sao, vài ngày sau đó một tàu hàng hải đã cứu vớt. Tôi
muốn tìm hiểu thêm về nội tâm của cô bé cũng như sự tự tồn của một con
người trong một thảm cảnh như vậy. Tôi chỉ tiếc là khía cạnh tâm lý tôi
không tường thuật được đầy đủ vì ngôn ngữ và tuổi đời của cô bé không
cho phép diễn tả hết được. Tôi đã bao lần suýt chết trong Thế Chiến thứ
2, nhưng tôi tự hỏi nếu tôi ở trong trường hợp cô bé gái ấy, liệu tôi có
còn đủ sáng suốt để kể lại không? Tôi muốn thuật lại qua quyển sách này
một chuyện thật, để cho thế giới của tôi (my world) hiểu biết hơn về
thảm cảnh của Thuyền Nhân Việt Nam, hầu cưu mang họ… Anh đừng hiểu nhầm
tôi, không phải là sự tội nghiệp đã thúc đẩy tôi viết… họ khốn khó thật
đấy, nhưng họ rất kiêu hãnh, cái phẩm cách của những người đã đi qua địa
ngục và sống còn. Qua những ngày tháng đi tìm hiểu về họ, tôi thấy tôi
cảm phục họ, họ thu hút đầu óc (fascinate) tôi trên rất nhiều khía cạnh
mà tôi mong anh có thể giúp tôi hiểu rõ hơn."
Tôi chỉ tạc ghi trong lòng từng lời ông Townsend nói, hình như tôi không
còn nhớ những gì tôi đáp lại ông, như thể những câu trả lời ấy chẳng có
ký-lô nào… Tôi chỉ nhớ là lúc đó tôi như mở cờ trong bụng là có những
người ngoại quốc suy nghĩ như ông ta. Đây là những điều chính ông đã bày
tỏ hôm đó:
Grapevine/Truyền miệng: "Người Anh-quốc chúng tôi gọi hiện tượng này là
‘grapevine’, tin truyền miệng. Trong trường hợp của cô bé gái trong sách
của tôi thì cái guồng máy ‘truyền miệng’ của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam
thật là kỳ diệu, phi thường! Tôi theo dõi trường hợp cá nhân này và tôi
phải nể phục, không thiếu phần bàng hoàng, băn khoăn tự hỏi: Họ làm cách
nào hay vậy? Một cô bé gái, một thân một mình đến trại ở một nơi xa
lạ, không có một phương tiện truyền thông, truyền hình, giấy tờ hành
chánh, hay bất cứ một hệ thống liên lạc tân tiến nào… thế mà chỉ qua
người này nhắn đến tai người nọ mà tìm lại được cha mẹ (đi trong chuyến
tàu khác, trôi dạt đến một nước khác) và cuối cùng gia đình được đoàn tụ
và định cư ở Úc. Không chỉ riêng tôi, trong UNHCR (Cao ủy Tỵ Nạn LHQ)
ai cũng đã một lần ngạc nhiên khi thấy cách liên lạc tìm kiếm thân nhân
không cần sổ sách, giấy tờ (records) gì cả nhưng rất hữu hiệu, xuyên qua
tất cả biên giới toàn cầu!?!"
Chiến tranh, Hòa bình và Tự do: "Tôi đã từng chiến đấu để bảo vệ đất
nước tôi. Và tôi đã viết sách tường thuật về mặt trận ‘Battle of
Britain’ của không quân Vương Quốc Anh (RAF) với không quân Đức Quốc Xã
(Luftwaffe). Những gương can đảm tôi đã chứng kiến trong thời chiến,
nhưng tôi phải nể sự can đảm của người Việt trong cuộc di dân có thể gọi
là một biến cố lịch sử, nhất là khi chiến tranh đã chính thức chấm dứt!
Cái gì thúc đẩy họ sẵn sàng bỏ đất nước, liều chết để ra đi? Họ chạy
trốn Cộng sản, nhưng khi hỏi thì họ đều nói họ đi tìm Tự do! Tôi có cảm
tưởng như họ hãy còn sợ là thế giới bên ngoài chưa lường được đến mực
nào ‘Cộng sản là đối tượng của Tự do’. Cái ý thức của họ về chữ Tự do đó
mới thật là chính đáng. Khi tôi nghĩ, nước tôi đã đẻ ra cái phong trào
Hippy, đưa đến phản chiến, vô tình đã đẩy đưa số phận dân miền Nam Việt
Nam vào đường cùng. Cái lũ hippies thời đó chúng xuống đường đòi Tự do,
chúng có hiểu Tự do là gì đâu, cái tự do của một lũ lớn lên trong thời
bình, chưa biết hy sinh một ngày cho đất nước, chưa biết chiến tranh
nhưng đòi hòa bình, sống với đầy đủ các quyền công dân nhưng đòi tự do,
cái tự do để yêu đương, để hút sách, để đồi trụy, để hèn nhát, cái loại
tự do rẻ tiền, ích kỷ, vô trách nhiệm đó có ngờ đâu đã mang lại sự mất
mát của chữ Tự do cao quý của bao nhiêu người ở bên kia trái đất! Tôi
muốn gửi bọn chúng đi nghỉ hè bên kia Màn Sắt để học lại định nghĩa của
chữ Tự do. Anh biết không, có một Thuyền Nhân nói vói tôi mà tôi nhớ
mãi: ‘Khi nằm trên tàu trôi dạt, ai không mơ được bay lượn như cánh hải
âu… Ao ước Tự do của chúng tôi đấy!’. Theo tôi, nếu cánh bồ câu tượng
trưng cho hòa bình, thì hình ảnh đẹp nhất của Tự Do, phải là cánh hải âu
! Lúc đầu tôi muốn đặt tên quyển sách là The White Seagull (Con Hải Âu
Trắng) nhưng sau với nhà xuất bản tôi phải đổi lại thành The Girl In The
White Ship (Bé Gái Trên Chiếc Thuyền Trắng), để không nhầm với một tên
sách khác đã ấn bản."
Hơn hai mươi năm sau buổi chiều đó, giờ đây tôi có dịp cám ơn ông
Townsend một lần nữa, lần này qua những dòng chữ này. Ông đã nhắc nhở
cho tôi hình ảnh Cánh Hải Âu trong bức tranh tôi đang phác họa. Ông qua
đời đã trên 15 năm rồi, và tôi cũng đã có dịp được hiểu biết tên tuổi
lẫy lừng của ông, một anh hùng của Vương Quốc Anh trong Đệ Nhị Thế
Chiến, người yêu oan trái của Công Chúa Margaret… Nhưng trong tôi, tôi
sẽ giữ mãi hình ảnh của ông chiều hôm đó, một người quý phái nhưng bình
dị, cao cả nhưng khiêm nhường, từng trải nhưng luôn băn khoăn, lạnh lùng
kín đáo nhưng đầy tình cảm… và ông đã quan tâm đến Thuyền Nhân Việt
Nam! Cám ơn ông.
Hồi Ký – Trần Thúc Lân
VIỆT CỘNG CŨNG VƯỢT BIÊN
Người tị nạn miền Bắc sau chiến tranh
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, không chỉ có làn sóng những
người miền Nam rời bỏ quê hương mà còn rất nhiều người ở phía Bắc cũng
quyết định ra đi để tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước
khác. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng ngoài khơi, có người đã bị
cưỡng bức hoặc phải tự nguyện hồi hương, nhưng cũng có người đã may mắn
được định cư ở một nước thứ ba.
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.
Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền, và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.
Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"
Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.
Vượt thoát
Những năm cuối thấp niên 70, và 80, Hải Phòng và Quảng Ninh, hai cảng biển lớn ở phía Bắc Việt Nam, là những nơi chứng kiến nhiều đoàn người tìm đường vượt biên theo đường biển. Phần đông trong số họ là những người đến từ các tỉnh phía Bắc.Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."
Anh Thụy
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền, và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.
Thanh lọc, cưỡng bức hồi hương, những số phận không may mắn
Bắt đầu từ cuối những năm 70, những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh cộng với những hậu quả của cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và Khmer đỏ ở Campuchia vào năm 1979 đã làm làn sóng người tị nạn Việt Nam đến các trại tị nạn tại các nước trong khu vực tăng lên nhanh chóng.Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra.Nói về làn sóng người tị nạn Việt Nam vào giai đoạn này, luật sư Trịnh Hội, thuộc tổ chức Voice, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Philippines chuyên giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam cho biết.
Chị Hà
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"
Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Hai anh chị phải đóng 2 cây vàng để được đi. Anh Bình nói với 2 cây
vàng vào thời điểm đó, anh chị có thể mua được một căn nhà nhỏ trong ngõ
ở Hà Nội.
Sau hơn 4 tháng trời hết đi đường bộ, lại đi đường biển với bao nhiêu
trắc trở trên đường vượt biên, anh chị Bình cùng khoảng 100 người khác,
tất cả là người miền Bắc cuối cùng cũng đến được Hong Kong vào tháng 2
năm 1990.
Tất cả họ đều không biết về trại cấm Hong Kong, và cũng không nghe
được thông tin về cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1989 với
sự ra đời của chương trình CPA (tạm dịch là chương trình hành động toàn
diện).
Theo chương trình này, những người tị nạn Việt Nam kể từ đây sẽ phải
qua thanh lọc khắt khe. Rất nhiều người trong số họ đã không đáp ứng
được những điều kiện đặt ra của chương trình và phải hồi hương, tự
nguyện hay bắt buộc.
Chương trình này nhằm giúp các nước trong khu vực đối phó với làn
sóng người Việt di cư ồ ạt. Theo luật sư Trịnh Hội, chương trình đã
không công bằng với những người Việt tị nạn:
"Thật lòng mà nói trịnh hội nghĩ là chương trình CPA đã có tác
động lớn đến việc thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, bởi vì chương
trình cpa không công bằng ở chỗ nó ko báo cho người ta biết trước. Ví dụ
đến nước này, ví dụ đến Philippines thì là ngày deadline là 21/3 nhưng
đến nước nào đó là 16/3… có nghĩa là mạnh nước nào thì nước đó đặt ra
ngày đó. Đến trước ngày đó là tị nạn, đến sau là thanh lọc. Nhưng chúng
ta nên nhớ rằng chương trình cpa ra đời và được ký kết vào tháng 6 nhưng
nó tính lùi ngày vào tháng 3, tức là nó ngày như từ trên trời rơi
xuống, muốn ngày nào cũng được. Nó ko công bằng ở điểm đó, chính vì vậy
nhiều người không tin tưởng vào chương trình thanh lọc và chương trình
thanh lọc có nhiều bất công bởi vì chương trình thanh lọc ko phải do cao
ủy tị nạn áp dụng mà do mỗi nước áp dụng. Ở Philippines thì có nhiều
vấn đề tham nhũng, Malaysia, Indonesia, Thái, họ để những nước đó là
những nước chưa hoàn toàn phát triển được quyền quyết định hoàn toàn về
tương lai và sinh mạng mỗi người."
Đến Hong Kong, anh chị Bình và Hà phải sống trong một trại cấm với
hàng ngàn người tị nạn Việt Nam khác, phần đông là từ phía bắc. Họ phải
sống chung trong những căn phòng với giường tầng. Mỗi phòng hơn trăm
người, bao gồm những người độc thân, người có gia đình, người già và trẻ
nhỏ. Họ không được đi làm tự do như những người đến Hong Kong từ trước
năm 1988, và họ phải chờ được phỏng vấn để thanh lọc.
Anh chị Bình phải chờ đến năm 1992 mới được phỏng vấn lần đầu tiên.
Họ phải qua nhiều lần phỏng vấn sau đó và đều thất bại. Thậm chí họ đã
phải nhờ đến văn phòng luật sư để được giúp đỡ nhưng cũng không thành.
Họ nằm trong số những người bắt buộc phải hồi hương.
Chống lại quyết định bắt hồi hương ở trại, anh Bình cùng nhiều người
khác biểu tình phản đối và phải chịu những đàn áp của cảnh sát Hong
Kong:
"Thời kỳ đấy bọn anh là những không phải là đi trên đất mà đi trên
vỏ lựu đạn cay. Nó bắn lựu đạn cay nhiều đến mức không nhìn thấy mặt
đất ở đâu. Lựu đạn vẽ đâu lâu xương chéo cấm sử dụng đàn áp biểu tình
thế mà còn ném vào trong trại. Bao nhiêu người dân trong trại, từ lớn
đến bé, già trẻ, thế mà nó bắn vô tội vạ, nó bắn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ
chiều."
Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình nữa, mình sống được tự do hơn.
Anh Bình
Những người không tự nguyện hồi hương như anh chị Bình bị nhốt vào
một trại riêng. Đến ngày phải về nước họ bị cảnh sát bắt giải lên máy
bay. Chị Hà nhớ lại:
"Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả
đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy
không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh
sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra, có người thì dùng đồ sắt rạch vào
người cho chảy máu, thế cho nên họ mới kiểm tra trong người có đồ sắt
thép bắt vứt hết. Các bà cởi quần áo thì nó lấy chăn cuốn vào rồi khênh.
Nó băng bó rồi cũng tống về hết, chẳng có ai ở lại hết."
Đến tháng 11 năm 1997, anh Bình và chị Hà là những người cuối cùng trở về nước theo dạng cưỡng bức.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho đến năm 1996, đã có khoảng
100,000 thuyền nhân Việt nam trở về nước dưới dạng tự nguyện hoặc cưỡng
bức.
Báo cáo của chương trình CPA năm 1996 kết luật, mục tiêu của chương trình đã được hoàn tất.
Kết cục may mắn
Sau 5 năm ở Hong Kong, năm 1992, anh Thụy lúc này đã có vợ, cuối cùng
cũng đến Los Angesles, Hoa Kỳ. Anh chị giờ sinh sống ở Westminster và
đã có ba người con, hai người con đầu đang học đại học, người con út
đang học lớp 12.
Cuộc sống của anh chị trên đất Mỹ cũng ổn định. Thậm chí gia đình anh cũng đã nhiều lần về thăm lại người nhà còn ở Việt Nam.
Anh chị Bình và Hà sau khi trở về Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó
khăn từ phía chính quyền địa phương vì lý lịch vượt biên và chống hồi
hương trong trại tị nạn ở Hong Kong.
Nhưng đến cuối năm 2014, anh chị cùng cô con gái duy nhất sinh ra ở
Hong Kong, cuối cùng cũng đã sang được Canada định cư với sự giúp đỡ của
một người bà con. Ngồi trong căn nhà nhỏ ấm cúng ở Calgary, Canada vào
một ngày đầu năm 2015, anh Bình vui vẻ nói:
"Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở
đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy,
nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình mình sống được tự do hơn."nữa,
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/north-refu-aft-war-04232015053228.htmlTRÍ KHÔN LOÀI NGƯỜI
Câu Chuyện Hai Viên Sỏi
Ngày xưa, trong một ngôi làng, có ông nông
dân nghèo đã đến ngày phải trả cho lão già kia xấu xí một số tiền
rất lớn. Ông nông dân có cô con gái rất xinh đẹp, hợp nhãn lão
già chủ nợ, nên lão muốn thương lượng với cha cô gái.
Lão nói sẽ xóa sạch nợ cho ông nông dân
nếu ông gả con gái cho lão. Hai cha con nghe thế thì hoảng sợ. Lão
già chủ nợ liền đưa ra ý kiến là hãy để cho trò may rủi định đoạt
số phận. Lão nói với hai cha con rằng lão sẽ đặt vào túi tiền rỗng
hai viên sỏi: một trắng và một đen. Và cô gái sẽ bốc để lấy một trong
hai viên sỏi ra khỏi túi.
1) Nếu bốc trúng viên đen, cô phải làm vợ
lão và nợ của cha cô sẽ được xóa sạch.
2) Nếu bốc phải viên trắng, cô sẽ không làm
vợ lão và nợ của cha cô cũng được xóa sạch luôn.
3) Nếu cô từ chối không bốc thăm, cha cô sẽ
bị cầm tù.
Họ nói chuyện này với nhau trước cửa nhà
ông nông dân. Trên mặt đất ngay tại đó, có đầy sỏi. Lúc còn đang nói,
lão già xấu xí cúi xuống, nhặt hai hòn sỏi. Khi lão nhặt, cô gái
tinh mắt để ý, thấy lão lượm hai viên sỏi đen bỏ vào túi. Nhưng cô
không nói gì. Rồi lão già chủ nợ yêu cầu cô gái cho tay vào túi để
bốc thăm.
Hãy thử hình dung một chút, bạn sẽ làm
gì nếu có mặt ở đó. Bạn sẽ khuyên cô gái điều gì ?
Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy ba điều:
1) Cô gái phải từ chối bốc thăm.
2) Cô gái phải lôi hai viên sỏi đen ra khỏi
túi để chứng tỏ rằng lão già đã ăn gian.
3) Cô gái phải bốc ra một viên sỏi đen và
hy sinh, chịu lấy lão già để cho cha mình khỏi cảnh tù tội.
Xin hãy suy nghĩ vài giây lát về ba tình
huống này.
Câu chuyện có mục đích cho bạn thấy sự
khác biệt giữa tư duy lô-gíc (luận lý) và tư duy gọi là “ngoài lề”. Cô
gái không thể giải quyết vấn đề cho công minh theo tư duy lô-gíc truyền
thống. Hãy nghĩ đến hậu quả của mỗi lựa chọn. Vậy bạn sẽ làm gì?
Còn đây là điều cô gái đã làm:
Cô cho tay vào túi, bốc ra một viên sỏi.
Nhưng cô lóng cóng, đánh rơi nó xuống đất, mà chẳng ai thấy kịp. Viên
sỏi rơi, nằm lẫn lộn với vô số viên khác trên mặt đất. Cô bèn la
lên: “Ôi, tôi thật vụng về! Nhưng không sao! Tôi lấy viên sỏi còn
lại ra thì mọi người sẽ thấy ngay là tôi đã bốc trúng viên nào
trước thôi mà!”
Vì viên còn lại mầu đen, viên đầu tiên đã
bốc thăm chỉ có thể là trắng. Và, vì lão già chủ nợ không dám thú
nhận sự gian manh của mình, cô gái đã khiến tình huống, dường như vô
vọng cho mình, trở thành kết cục rất có lợi, cứu được cả hai cha-con.
Bài học của câu chuyện này:
Mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết
thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường ..
TIỂU TỬ * MÀI DAO, MÀI KÉO
Mài Dao Mài Kéo - Tiểu Tử
Nói
đến "mài dao mài kéo", ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người
ta nghĩ ngay đến giới "anh chị"- hạng xâm mình... trên rồng dưới rùa –
sửa soạn khí giới để làm "một trận thư hùng" thanh toán nhau hay trả thù
nhau. Hồi thời đó, khi đã "nộ khí xung thiên" thì họ đòi "để thẹo" đối
thủ hay ít lắm cũng "xin tí huyết". Cho nên dao/kéo – ngoài lãnh vực bếp
núc vá may – còn được sử dụng một cách rất... linh động phiêu hốt trong
giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đã được trả về vị
trí nội trợ. Cho nên, khi muốn "xin tí huyết" của kẻ thù, các băng đảng
ngày nay chỉ dùng khí giới "hiện đại" để mà... bùm ! Có nhanh, có gọn,
nhưng thiếu nét "anh hùng mã thượng".
"Mài dao mài kéo" mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi
mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975.
... Tôi để ý tới anh ta trong lúc tôi đang nhăm nhi ly cà phê ngon
của cái quán cóc nằm dưới mái hiên một căn phố nhỏ. Quán này chỉ có hai
cái bàn thấp và bảy tám cái ghế thấp, thấp thấp nhỏ nhỏ giống như đồ
chơi trẻ con. Cho tới cái ly cà phê cũng nhỏ xíu, hớp chừng hai hớp là
cạn ! Có lẽ vì vậy mà thấy ai tới đây cũng để thì giờ ngồi nhăm nhi từng
ngụm nhỏ cà phê chớ không thấy... uống !
Tôi thường xách cái ghế nhỏ ra ngồi cạnh công-tơ nước cách quán
chừng hơn bốn thước. Ở đó có cái thùng xi-măng che công-tơ, thùng vuông
vức nắp bằng, chỉ cao hơn cái ghế chừng hai tấc và nằm cạnh một bức
tường dài. Tôi thích ngồi ở đó vì được cách biệt với cái xô bồ trong
quán và nhứt là có bức tường sau lưng để dựa ! Mấy đứa nhỏ trong quán
viết nguệch ngoạc bằng than trên tường "Chỗ này của ông Hai nón nỉ" và
vẽ một đầu người đội nón, râu lún phún, nét vẽ ngây ngô buồn cười kèm
theo một mũi tên chỉ về chữ "ông Hai" ! Tôi rất thích thú với trò trẻ
con ngộ nghĩnh đó và nhứt là sự được người trong quán dành riêng cho một
chỗ ngồi – một chỗ ngồi không nằm trong phạm vi của quán !
Hôm đó, tôi nghe tiếng rao "mài dao mài kéo" từ đằng xa. Một lúc,
thấy anh thợ mài dao ngừng xe đạp trước quán. Anh đem xe lên dựng trên
vỉa hè, treo cái nón rơm lên ghi-đong rồi bước vào trong. Xe đạp của anh
rất đặc biệt. Đầu tiên là hai cái chống gắn ở đùm bánh sau: khi đạp
xuống hai bên, nó giữ xe đạp đứng thẳng một cách vững chắc. Kế đó là
thùng đồ nghề phía sau có hai hàng hộc tủ và một ngăn để can nhựa đựng
nước. Gắn trên mặt thùng là hai bàn đá mài tròn một lớn một nhỏ có
ma-ni-ven, một viên đá bùn và một cái ê-tô. Trên vè bánh xe trước có gắn
đứng theo chiều dọc một tấm bảng cỡ ba trang giấy học trò, nền vàng với
ba hàng chữ đỏ trên mỗi mặt.
Lúc đó, quán đã đông người. Chắc không còn bàn trống nên thấy anh ta
một tay cầm ly cà phê một tay xách cái ghế nhỏ, bước ra khỏi quán ngó
quanh tìm chỗ. Tôi vẫy tay gọi:
- Ngồi đây nè.
Hắn mỉm cười gật gật đầu rồi bước lại đặt ly cà phê lên thùng công-tơ:
- Cám ơn ! Cám ơn !
Trước khi ngồi xuống, anh ta liếc nhanh hàng chữ trên tường rồi nhìn cái nón nỉ tôi đang đội, cười tủm tỉm.
Sau khi làm một ngụm cà phê, anh ta rút bao thuốc hướng về phía tôi
tỏ ý mời. Tôi lắc đầu. Hắn đốt thuốc hút. Xong để bao thuốc và cái hộp
quẹt lên thùng công-tơ, ngã người dựa vào tường, dũi thẳng hai chân, thở
khói một cách sảng khoái. Và như vậy, trong im lặng, hắn và tôi nhăm
nhi cà phê...
Một lúc sau, thằng nhỏ trong quán mang ra một bình trà:
- Nãy giờ con quên đem trà ra. Đừng phiền nghe ông Hai !
Tôi khoát tay lắc đầu trả lời. Bấy giờ, anh ta mới mở miệng hỏi:
- Chắc anh đến đây thường?
- Ngày nào cỡ giờ này là có tôi ngồi đây. Mặt trời nằm phía sau
lưng, nên chỗ này còn mát. Chừng đứng bóng trở đi là không ngồi được.
- Nhà anh gần đây không?
- Cũng gần. Đi bộ chừng năm phút.
- Hổm rày trời không mưa, cũng không nóng lắm. Thấy dễ chịu há?
- Ờ... Mùa này như vậy cũng hiếm.
Ngừng một chút rồi tôi lại hỏi... đẩy đưa:
- Mài dao mài kéo... Anh kiếm ăn được không?
- Tàm tạm. Nhờ bây giờ ai cũng xài đồ cũ hết nên có đồ mài hoài.
- Thấy anh có nhiều đồ nghề quá há !
- Phải như vậy chớ ! Thời bây giờ, cái gì cũng đòi... cao cấp hết.
Mình cũng phải phô trương cho thiên hạ tin. Mà đồ của tôi thì bảo đảm
là... cao cấp thứ thiệt !
- Ờ... Mà sao chi nhiều dữ vậy?
Anh ta vừa nói, hai tay vừa ra dấu:
- Nè nghen. Bàn mài lớn để "tề" mấy con dao quá sét. Bàn mài nhỏ,
mịn hơn để "đi" hai mép của lưỡi dao. Mình quây ma-ni-ven, bàn mài chạy o
o, tốc độ gấp năm gấp sáu lần hơn. Dao để tới đâu là nó "ăn" tới đó, lẹ
lắm ! Còn viên đá bùn là để làm láng và để chỉnh lại mấy chỗ chưa đều.
Còn cái ê-tô là để kẹp mấy con dao mà mình muốn sửa lại cho nó ngay, nó
thẳng. Như vậy mới là... cao cấp, anh thấy không?
Tôi gật đầu thán phục. Rót trà vào ly, tôi mời:
- Uống miếng trà đi, anh.
Hắn cầm ly ực một cái rồi lấy mu bàn tay quẹt miệng. Xong, hắn đứng lên cất gói thuốc và hộp quẹt vào túi:
- Thôi. Chào nghen...
Anh ta đội nón, dẫn xe xuống đường, vừa đạp chậm chậm vừa rao kéo dài: "Mài dao mài kéo...".
Hôm sau, anh ta lại ghé quán, cũng vào giờ như hôm qua. Tôi đã ngồi ở
công-tơ nước với ly cà phê, và thật ra cũng có ý đợi. Lần này anh ta
dựng xe cạnh đó, vừa dựng vừa nói:
- Anh cho phép tôi ngồi ở đây, mình nói chuyện chơi.
Rồi không đợi tôi trả lời, anh đi thẳng vào quán. Một lúc trở ra với
ly cà phê, cái ghế và điếu thuốc trên môi phì phà... Anh ngồi xuống,
giống tư thế hôm qua. Sau ngụm cà phê, anh hỏi
- Anh không hút thuốc à?
- Tôi bỏ hút lâu rồi.
- Vậy là anh số một ! Tôi bỏ hoài không được. Hồi xưa tôi còn hút bạo hơn nữa chớ không phải như bây giờ đâu !
Tôi đưa mắt đọc thầm ba hàng chữ đỏ trên bảng nền vàng gắn trên bánh
trước của xe đạp: "Mài kéo mài dao – Mài sao cho bén – Đừng kén tay
mài". Thấy hay hay, tôi rung đùi đọc lại, đọc thành tiếng. Rồi vỗ tay
lên mặt thùng công-tơ, khen:
- Hay ! Hay quá ! Sâu sắc quá ! Anh viết đó hả?
- Dạ. Thì... viết bậy vậy mà.
- Đâu bậy? Bộ anh tưởng ai cũng viết bậy nỗi như vậy sao? Phải có trình độ chớ...
Anh ta làm thinh, nhấp cà phê, hút thuốc một lúc mới nói:
- Thời buổi này, "có trình độ" không để làm... khỉ gì hết. Bọn
"không trình độ" nó ngồi đầy trên đầu trên cổ thiên hạ, thì người "có
trình độ" chỉ còn có... "đi chỗ khác chơi" thôi !
Bây giờ thì tôi đã đoán ra anh ta thuộc về "phe" nào rồi. Tôi hạ giọng:
- Nè ! Sao tôi thấy tấm bảng của anh giống lá cờ của mình quá. Phải không?
Anh ta nhìn tôi, mắt sáng rực. Anh đưa tay bắt tay tôi, giọng sung sướng:
- Anh tinh ý lắm. Bao nhiêu năm nay chưa ai thấy được điều đó hết !
Vậy rồi giữa anh ta và tôi bỗng thấy như thật gần. Anh hỏi tôi:
- Hồi đó anh làm gì?
- Làm "Chef de réseau" của một hãng ngoại quốc (tôi nói chen tiếng Pháp).
- Còn bây giờ?
- Ở không, vợ con ở ngoại quốc gởi tiền về nuôi.
- Ủa? Sao vậy?
- Hồi di tản, tôi bị rớt lại. Còn anh? Hồi trước làm gì?
- Làm báo. Làm hai ba tờ. Chuyên về phiếm, xã luận, truyện ngắn.
- Sao bây giờ đi... mài dao vậy?
- Chớ anh biểu bây giờ tôi viết cái gì? Suốt đời sống trong nghề
viết, tự do vung vít quen rồi, đã thành một lập trường, một đường lối.
Biểu tôi bẻ cong ngòi bút để... "bợ" chế độ, tôi làm không được ! Vả
lại, làm báo theo kiểu "phô-tô-cọp-pi" như họ, thiệt tình, không phải là
nghề của tôi. Cho nên tôi đã "rửa tay gác bút".
Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với hình ảnh ‘’
rửa tay gác kiếm ‘’ của mấy võ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông
! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi
tiếp:
- Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Mình cứ tưởng tượng là mình mài "gươm thiêng" để đợi thời cơ phục hận !
Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:
- Coi vậy chớ lâu lâu tôi thèm viết vô cùng. Nhứt là bây giờ, nó lố
lăng bỉ ổi, nó chụp giựt bao che gấp mấy chục lần hồi trước... làm mình
"ngứa nghề" muốn chết ! Cách đây mấy năm, vào dịp Tết, tôi nhận được thơ
của một thằng bạn đã đi chui kể lại cuộc hành trình và đời sống trên
đảo tỵ nạn Pulau Bidong ở Mã Lai... làm tôi nổi hứng. Tôi lén viết một
"lá sớ Táo Quân" cho mùa xuân năm đó, để nhớ hồi xưa mỗi Tết tôi đều có
viết sớ để "móc lò móc chảo" chuyện Nhà Nước chuyện thiên hạ. Sáng mai
tôi sao cho anh một bản, đọc cười chơi. Thôi ! Bây giờ đi "kiếm cơm" cái
đã !
Anh ta đứng lên bắt tay tôi rồi dẫn xe xuống đường đạp đi.
Hôm sau, anh ta đến. Vừa ngồi xuống, anh trao ngay cho tôi "lá sớ".
Tôi định mở ra xem thì anh đưa tay ngăn. Vừa đảo mắt nhìn quanh, anh vừa
thấp giọng:
- Đừng ! Đừng coi ở đây ! Cất đi. Về nhà hãy đọc. Đọc rồi nhớ đốt nó đi, kẻo mang họa rồi nói tại tôi.
Uống hớp lớn cà phê, đốt điếu thuốc, xong anh cười cười:
- Đốt cho lá sớ... lên trời, cho Ngọc Hoàng đọc với chớ !
Tôi phì cười:
- Anh tiếu thật ! Không chừa ai hết !
- Đó là... nghề của tôi hồi xưa mà. Thấy trái tai gay mắt, thấy "đi
trật đường rầy" là tôi múa bút đâm ngay. Tự do ngôn luận là như vậy đó.
Chớ không phải như bây giờ. Nhìn một lũ hề độc quyền sân khấu, giễu dở
lại giễu dai, giễu rồi tự vỗ tay khen lấy, còn bắt... nhân dân khán giả
vỗ tay theo... vv... mà chẳng thấy một "nhân dân" nào dám... thò tay
viết trên báo một lời phê bình chỉ trích ! Cho nên tôi thấy "ngứa mắt
ngứa tay" lắm.
Uống hết ly cà phê, anh ta đứng lên gật đầu chào:
- Bữa nay tôi phải mài lố dao của nhà hàng T.T., không cò cưa ở đây lâu với anh được. Tôi đi nghen !
Bước được mấy bước, anh dừng chân một chút, đầu hơi cúi xuống dường
như để suy nghĩ rồi mới quay lại nhìn tôi, nét mặt thật nghiêm trang,
đưa ngón tay trỏ lên gõ gõ vào đầu:
- Mỗi ngày tôi mài dao là mỗi ngày tôi mài cái chí khí cho nó luôn luôn sắc bén, khỏi bị cùn lụt. Anh biết không?
Nói xong, anh để bàn tay mặt xéo xéo một bên trán gặc nhẹ một cái
trông giống như chào theo kiểu nhà binh, rồi phóng lên đạp xe đi, giọng
rao kéo dài: "Mài dao mài kéo"...
Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi
khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét
trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đã đốt lá
sớ như ảnh đã dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đã cố tình
ngồi đợi tới trưa….
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta.
Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán
này làm như không còn ngon như trước...
Tiểu Tử
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN
I
Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa
reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là
ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì
Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .
Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.
Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà. Vào đến phòng tắm, chồng hỏi:
- Ai đấy em?
- Ông Bob hàng xóm.
- Nó có đưa em 800 đồng trả cho anh không?
II
Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .
Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.
Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà. Vào đến phòng tắm, chồng hỏi:
- Ai đấy em?
- Ông Bob hàng xóm.
- Nó có đưa em 800 đồng trả cho anh không?
II
Một tu-sĩ nam (của một giáo phái nọ) ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe.
Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129.
Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129. Nam thẹn quá:
- Xin lỗi nữ, tôi trần tục quá.
Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn
nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."
Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129.
Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129. Nam thẹn quá:
- Xin lỗi nữ, tôi trần tục quá.
Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn
nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."
III
Một nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 xếp quản lý cùng đi ăn
trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và
thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo:
- Ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước.
- Tôi trước! tôi trước! – cô thư ký hành chính nhanh nhẩu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời.
Puff. Cô thư ký biến mất.
- Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.
Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.
- Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.
- Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.
- Ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước.
- Tôi trước! tôi trước! – cô thư ký hành chính nhanh nhẩu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời.
Puff. Cô thư ký biến mất.
- Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.
Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.
- Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.
- Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.
IV
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi:
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?
Đại bàng trả lời:
- Được chứ, sao không.
Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?
Đại bàng trả lời:
- Được chứ, sao không.
Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao lắm ý.
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao lắm ý.
V
Một con gà tây trò chuyện với một con bò.
- "Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia", nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.”
- “Hả, sao cậu không nuốt lấy vài giọt sữa của tớ?” Con bò đáp, “Sữa tớ bổ lắm đó.”
Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được đủ sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.
- "Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia", nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.”
- “Hả, sao cậu không nuốt lấy vài giọt sữa của tớ?” Con bò đáp, “Sữa tớ bổ lắm đó.”
Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được đủ sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.
VI
Con
chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông
cứng lại và rơi xuống 1 cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy 1 con bò
đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng
người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy
ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. 1 con mèo đi
ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh con
mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim
ra ăn thịt.
GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * TÂM TÌNH
VÀI LỜI TÂM TÌNH CỦA GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suy’t chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.
Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tây, nay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn! Quên nữa còn gạo đen(dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.
Cụ thể như một lọai cải có tên là Phi Long (English spinach)
mà tất cả các giống dân âu, á, trung đông gì cũng rất ưa chuộng (nhứt
là Lebanese, mua một lần cả trolley) vì nó có rất nhiều chất sắt làm
tăng cường sinh lực đến đổi có một phim cartoon muốn khuyến khích trẻ
con ăn vegies đã bịa ra chuyện một nhân vật tên Popye.
http://en.wikipedia.org/wiki/Popeye
Kính thưa quí bạn,
Tuy
là cái email nầy ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc
chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.
Hôm
nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày
nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến
kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều
lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Đa
số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn
danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm
lắm.
1.
Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn
chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc
bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho
mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
2.
Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng
rút thăm của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền
nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số
account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu
kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
Hoặc
có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ
nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ.
Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho
tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...
Hoặc
tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn
chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu
đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó.
Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng
vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng
nhanh, càng nhiều càng
tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều. Viết hoài mỏi
tay quá rồi.
4. Chuyện
thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện
gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên
thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong
(hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng
làm một chuyện nầy chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà
không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó
là những người tin được không?
Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.
5.
Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây
quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết
số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng
credit card của các bạn để mua hàng hoá hay đi Las Vegas đánh bài không.
Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Qũy cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người
log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website
buôn bán hàng hoá khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân
viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy
vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân
viên giao hàng.
Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit
vài chục ngàn đô.
Các
bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan
tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay
đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm
giữa hai hàng chữ thật.
Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy.
Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết
người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn
đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh
niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.
Huỳnh Chiếu Đẳng
Bàn về "Chuyện Thuốc" của Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng và Reply
Thử
điểm những thứ mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ
hoặc người Tàu mà bày ra): Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm
quanh ta đều được email vàwebpage ca tụng lên mây xanh là “thần dược”.
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suy’t chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.
Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tây, nay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn! Quên nữa còn gạo đen(dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.
Huỳnh Chiếu Đẳng (22-Jul-2013)
REPLY
Một đọan phản hồi cho “những bài thuốc” (trích trong bài viết “Bà Nội Tướng Của Tôi”)
“…Chẳng
hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn
giản, chỉ cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì
có công hiệu rất tốt cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv…
thì nàng hỏi lại tôi bộ miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là
gạo, tại sao nấu cơm ăn hằng ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem
đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở thành “dược phẩm” là sao, vô lý
quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang gạo nấu nước “thánh” cho
tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm, tuy chìu ý tôi
nhưng trong lòng không phục cho là what
a silly vớ vẩn!
Có một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này chữa được bệnh thấp khớp làm tôi cũng rán
g
đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm chớ mùa hè thì
lọai rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo rau cỏ
nào mà không có dược tính . Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải
nhiệt, khi nào nóng trong người uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó
thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải bò luôn. Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhào, đậu nành, canh dưỡng sinh gì đó lung tung,
thứ nào cũng chữa bá bệnh như là thần dược. Tôi thì thứ nào cũng muốn
thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng thì nhứt định giữ vững lập trường
không là không. Nàng nói thời buổi y học tân tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn không được, ở đó mà nghe người ta bày. Muốn
bào chế một viên thuốc, người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu
chất trong đó chớ đâu phải đơn giản một thứ một mà được. Phàm cái gì
cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà tống vào cho cố xác thì có
hại chớ sao. Có thể nó chữa được bệnh này nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì có khắc, có lành tính thì cũng có ác tính. Vì
vậy trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai phát giác ra là có hại
thế nào đó thì mình cũng không đến đổi nào, còn trở tay kịp.Spinach and Purines
Spinach contain naturally occurring substances called purines. Purines are commonly found in plants, animals, and humans. In some individuals who are susceptible to purine-related problems, excessive intake of these substances can cause health problems. Since purines can be broken down to form uric acid, excess accumulation of purines in the body can lead to excess accumulation of uric acid. The health condition called "gout" and the formation of kidney stones from uric acid are two examples of uric acid-related problems that can be related to excessive intake of purine-containing foods. For this reason, individuals with kidney problems or gout may want to limit or avoid intake of purine-containing foods such as spinach. For more on this subject, please see "What are purines and in which foods are they found?"Anh Popye này nhờ ăn thật nhiều spinach nên mới có đủ sức mạnh để đấu lại mấy thằng baddies. Đó là nói về mặt lợi ích của lọai cải này, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại gây bệnh gout (thống phong) nếu ăn nhiều (không biết nhiều là bao nhiêu) vì nó cũng chứa hàm lượng uric acid rất cao. Như vậy thì tốt nhứt là đừng nghe ai cả mà hãy nghe chính mình. Mỗi tuần nấu canh họặc xào ăn hai ba lần là đủ liều rồi, cứ coi đó là thức ăn thôi, còn muốn làm thuốc thì để cho pharmacist họ làm, đâu có tới phiên mình. Cũng như rượu, mỗi ngày một ly nhỏ cho máu lưu thông điều hòa thì có ích cho tim mạch nhưng nếu cứ uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn thì sơ gan đứng tim luôn là cái chắc.”
Friday, April 24, 2015
NGUYÊN THI TỪ HUY * DI CHUC HỒ CHI MINH
Di chúc Hồ Chí Minh : những nghi vấn đặt ra từ văn bản
Thu, 04/23/2015 - 12:09 — nguyenthituhuy
Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch,
về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính.
Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc
của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép
nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một
số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả
lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi.
Trong bài này, để tiến hành khảo sát các bản di chúc, tôi sử dụng các
bản gốc đánh máy năm 1965 và bản gốc viết tay các năm 1968-1969, của Hồ
Chí Minh, được công bố trong cuốn « Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh », NXB Trẻ, 1999.
Bản di chúc đầu tiên được đánh máy và ký ngày 15/5/1965, với sự chứng
kiến của Lê Duẩn, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung
ương, có chữ ký của Lê Duẩn trong văn bản đánh máy.
Bản di chúc thứ hai, được viết tay, bằng mực xanh, vào dịp sinh nhật
thứ 78, tức là vào tháng 5 năm 1968, với rất nhiều sửa chữa, gạch xóa
bằng mực đỏ, không có chữ ký, không có người chứng kiến.
Bản thứ ba, đề ngày 10/5/1969, chỉ có một trang viết tay, với nội dung là phần mở đầu của di chúc.
Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh viết hoặc sửa di chúc vào mỗi dịp
sinh nhật. Điều này cũng có thể hiểu được : chính là vào dịp sinh nhật
mà người ta nghĩ đến quỹ thời gian còn lại của mình, nhất là đối với
những người cao tuổi. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho cái chết của mình một
cách đầy ý thức, từ nhiều năm trước khi chết.
Bản gốc di chúc thứ nhất và thứ hai đều có ghi quốc hiệu : « Việt Nam
dân chủ cộng hòa/ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ». Và đều có ghi chú ở ngay
dòng đầu tiên : « Tuyệt đối bí mật ». Đồng thời việc viết và sửa chữa
di chúc nhiều lần, việc sửa chữa, thêm bớt từng chữ một, cho thấy rằng,
đối với Hồ Chí Minh, di chúc là một văn bản hết sức quan trọng, hết sức
có ý nghĩa đối với ông.
Tôi xin xác định rõ : ở đây tôi không đi vào phân tích toàn bộ các
văn bản di chúc, không phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh, không đánh
giá đúng sai. Có thể tôi sẽ làm việc đó vào một lúc khác nhưng không
phải lúc này.
Nhận xét sơ bộ đầu tiên của tôi có thể tóm gọn trong mấy câu hỏi sau đây :
1. Vì sao từ bản di chúc thứ hai ông chọn hình thức viết tay, chứ
không đánh máy nữa ? Liệu ta có thể nghĩ đến một trong những câu trả lời
khả dĩ : « để không ai có thể sửa đổi hay đánh tráo được » ? Ta biết
rằng đối với một văn bản đánh máy, trừ trang có chữ ký ra, bất kỳ trang
nào cũng có thể bị thay thế mà… không để lại dấu vết gì. Dù sao đấy cũng
chỉ là một phỏng đoán. Nhưng nếu quả thật Hồ Chí Minh đã có linh cảm và
lo ngại rằng di chúc của ông sẽ bị sửa chữa sau khi ông chết thì linh
cảm và lo ngại ấy quả là chính xác, vì đó chính là điều mà Bộ Chính trị
đã làm.
2. Bản di chúc thứ hai, 1968, không có chữ ký, và không có người
chứng kiến. Văn bản được công bố với rất nhiều sửa chữa cho phép phỏng
đoán rằng đó có thể là một bản nháp. Câu hỏi là : từ sinh nhật 1968 đến
sinh nhật 1969 ông Hồ Chí Minh hoàn toàn có thời gian để chép lại văn
bản ngắn ấy thành một văn bản hoàn chỉnh, có chữ ký của ông đàng hoàng,
như ông đã làm với văn bản thứ nhất, nhưng tại sao ông không làm điều
đó ? Tại sao ông mất 5 năm để viết một di chúc, thay đổi, sửa chữa rất
nhiều, chứng tỏ nó rất quan trọng đối với ông, mà rốt cuộc ông chỉ để
lại một văn bản dang dở và gạch xóa sửa chữa nhằng nhịt như vậy ? Liệu
có phải ông Hồ đã viết lại sạch sẽ và ký cẩn thận, nhưng văn bản chính
thức có chữ ký đó không còn nữa ?
3. Văn bản năm 1969 chỉ có một trang viết tay, nội dung cho thấy đó
là lời mở đầu di chúc, lặp lại một số nội dung đã từng viết ở phần mở
đầu của những di chúc trước. Tuy nhiên trông nó như là bản nháp, vì đầu
trang không đề quốc hiệu, cũng không có dòng chữ «Tuyệt đối bí mật »,
như hai bản trước. Chẳng lẽ Hồ Chí Minh chỉ viết phần mở đầu mà không
viết phần nội dung chính ? Điều này thật đáng ngạc nhiên. Bởi Hồ Chí
Minh hiểu rõ tầm quan trọng của di chúc, hiểu rõ rằng di chúc của ông
chính là một văn bản lịch sử. Câu hỏi đặt ra là : Liệu có phải văn bản
năm 1969 chỉ có chừng đó không ? Liệu có phải Hồ Chí Minh đã viết một
bản di chúc thứ ba rất hoàn chỉnh, vào sinh nhật năm 79 tuổi, nhưng chỉ
còn lại một trang nháp, và phần chính của nó đã bị thất lạc, hoặc bị hủy
bỏ, hoặc không được công bố ?
Tại sao có những câu hỏi này ?
Lý do như sau : nếu so giữa bản di chúc thứ nhất và bản thứ hai sẽ
thấy có những thay đổi rất quan trọng về nội dung. Điều đó cho phép giả
định rằng Hồ Chí Minh có thể có những thay đổi còn căn bản và quan trọng
hơn nữa trong bản thứ ba. Đồng thời ta cũng biết rằng, bản di chúc được
Bộ Chính trị gọi là của Hồ Chí Minh và được Bộ Chính trị công bố sau
khi ông chết đã bị sửa đổi so với bản gốc, và bị khôi phục lại những gì
mà chính Hồ Chí Minh đã bỏ đi ở trong bản thứ hai. Ngoài ra ngày chết
của ông cũng bị Bộ Chính trị tự ý thay đổi, và di nguyện quan trọng của
ông về việc chôn cất đã bị Bộ Chính trị phản bội : di nguyện về việc hỏa
táng và đem tro chia ra ba miền. Bản « di chúc Hồ Chí Minh » do Bộ
Chính trị công bố năm 1969 là một văn bản bị cắt dán, ghép một số đoạn
của cả ba văn bản di chúc gốc, đồng thời bị bỏ đi những phần quan trọng
nhất liên quan đến việc chôn cất, đến việc miễn thuế cho dân, đến việc
chỉnh đốn đảng và những việc cần làm đối với « con người ». Trên thực tế
Hồ Chí Minh đã bị phản bội ngay khi vừa nhắm mắt.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là :
Liệu có thể xảy ra trường hợp : trong bản di chúc viết năm 1969 Hồ
Chí Minh đã có những thay đổi khiến cho người ta không muốn lưu giữ văn
bản ấy ? Liệu có phải bản di chúc cuối cùng, bản di chúc chính thức của
Hồ Chí Minh (viết năm 1969, với chữ ký của ông, và là bản mà ông muốn
đưa ra trước toàn dân) đã bị biến mất, đã bị hủy bỏ, hoặc đã bị cất
giấu, không được công bố ?
4. Bản đánh máy đầu tiên với đầy đủ tất cả những nghi thức cần thiết
cho thấy rằng ông Hồ Chí Minh hiểu rõ thế nào là một bản di chúc. Vậy
tại sao những bản di chúc về sau (được nhà nước công bố) lại ở trong
tình trạng của bản nháp, gạch xóa, tẩy sửa, thiếu những nghi thức cần
thiết đó ?
Và câu hỏi là : bản di chúc nào là bản mà ông Hồ muốn đưa ra trước toàn dân ?
Dĩ nhiên, đó không phải là bản viết năm 1965, bởi nó đã bị thay thế
bằng các văn bản khác. Từ những gì đã công bố, ít nhất ta biết rằng ông
Hồ đã viết lại hoàn toàn di chúc vào sinh nhật năm 1968. Và trong bản
gốc viết tay, ông nói rõ lý do, mặc dù sau khi cân nhắc ông gạch bỏ câu
này : « Tháng 5/1968, khi tôi xem lại thư này thì tình hình trong nước
cũng như tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi ». Những thay đổi đó
đã khiến cho cách nhìn nhận của ông thay đổi, và ông cảm thấy cần phải
viết lại hoàn toàn. Cách đánh số trang của bản viết tay năm 1968 cho
thấy rằng đó là một bản hoàn chỉnh, có logic riêng, có cấu trúc riêng,
độc lập với văn bản năm 1965. Đó là một văn bản mới hoàn toàn. Việc quốc
hiệu được ông Hồ ghi đầu trang cũng là một dấu hiệu xác nhận đó là một
văn bản mới. Vậy có nghĩa là văn bản năm 1965 đã bị thay thế bởi văn
bản năm 1968. Và phải xem bản viết năm 1965 là không còn hiệu lực ?
Và điều quan trọng, xin nhắc lại : Hồ Chí Minh muốn công bố trước toàn dân bản di chúc nào ?
Chúng ta thấy rõ rằng ông viết di chúc cho toàn thể nhân dân. Bản
viết năm 1968 cho thấy nhân dân là đối tượng chính mà ông nghĩ đến. Và
việc chôn cất ông, theo như ông dặn lại trong di chúc, là việc của đồng
bào ba miền, chứ không phải là việc của Bộ Chính trị.
Thật đáng ngạc nhiên nếu ông muốn công bố cho toàn dân mấy văn bản
gạch xóa, thêm bớt nhằng nhịt đó. Tiến hành viết di chúc trong vòng 5
năm hẳn ông phải có một bản hoàn chỉnh, rõ ràng, sạch sẽ, với chữ ký và
người chứng kiến, một văn bản có giá trị pháp lý, như là văn bản đầu
tiên ? Tại sao không có một văn bản như vậy ? Lẽ nào trước khi mất ông
không dặn lại là phải công bố bản di chúc nào ? Phải chăng ông Hồ đã để
lại một bản hoàn chỉnh, đảm bảo các thủ tục pháp lý, nhưng bản đó đã
không được công bố ?
Những câu hỏi trên đây tôi không trả lời được. Tôi đã đọc rất kỹ cuốn
« Bác Hồ viết di chúc » do NXB Sự Thật in năm 1989, được gọi là Hồi ký
của Vũ Kỳ, do Thế Kỷ ghi, tuy nhiên tôi không tìm thấy câu trả lời khả
dĩ nào cho các nghi vấn trên đây.
Hy vọng giới sử học chân chính một ngày nào đó sẽ làm sáng tỏ.
Trên thực tế chúng ta không biết bản nào là bản di chúc chính thức,
chúng ta không biết Hồ Chí Minh muốn công bố bản nào. Hiện tại thì bản
cuối cùng tương đối đầy đủ mà chúng ta có là bản thứ hai, bản được viết
năm 1968. Và tôi đành phải làm việc trên những gì còn lại và được công
bố.
Xin quý độc giả, và nhất là các bạn thanh niên và sinh viên đang bị
nhồi nhét và bị tẩy não bởi phong trào « Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh »,
hãy đọc kỹ các văn bản gốc của Hồ Chí Minh ở phần phụ lục dưới đây. Các
bạn hãy đọc kỹ những gì đã bị ông ấy bỏ đi trong bản di chúc thứ hai,
và hãy tự phân tích xem vì sao ông ấy không muốn giữ chúng lại, vì sao
ông ấy xóa bỏ đi, và vì sao chúng lại được Bộ Chính trị khôi phục trong
bản « di chúc» mà họ công bố năm 1969 sau khi ông ấy chết.
Có thể các bạn sẽ cảm nhận được sự dối trá đang đè nặng lên cuộc sống
của các bạn như thế nào khi các bạn đối chiếu với những gì mà các bạn
đang được rao giảng, qua tài liệu của Ban Tuyên giáo soạn cho các bạn.
Có thế các bạn sẽ đặt câu hỏi về việc tại sao Đảng, Nhà nước lại chi
tiêu tốn kém như vậy cho cái màn kịch khổng lồ đem diễn trên toàn quốc
(nhất là trong các trường học) từ nhiều năm nay về việc « học tập » này.
Có thể các bạn sẽ xác định được vì sao những người cố tình phản bội
Hồ Chí Minh lại bắt các bạn phải « học tập » ông ấy. Và có thể các bạn
sẽ thấy rằng những thứ họ đang nhồi nhét các bạn lại chính là những thứ
mà bản thân Hồ Chí Minh đã từ bỏ, trước khi chết.
Paris, 23/4/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Phụ lục I
VIỆT NAM ZÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
-------------------------
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
-------------------------
Tuyệt đối bí mật Nhân zịp mừng 75 tuổi
Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung-quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ -Fủ
có câu thơ rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Ngĩa là: Người thọ 70,
xưa nay hiếm.
Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.
Ai đoán biết tôi sẽ sống và fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?
Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Fòng
khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh
khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột
ngột.
Trước hết nói về ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một
lòng một zạ fục vụ zai cấp, fục vụ nhân zân, fục vụ Tổ quốc, cho nên từ
ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân
zân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng
và của zân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ fải zữ zìn sự
đoàn kết nhất trí của Đảng như zữ zìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành zân chủ rộng rãi, thường xuyên và ngiêm chỉnh tự fê bình và fê bình là cách tốt nhất để củng cố và fát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Fải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ fải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Fải zữ zìn Đảng ta thật
trong sạch, fải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân zân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung fong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo záo zục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây zựng chủ ngĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi zưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân zân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu
đựng zan khổ, bị chế độ phong kiến và thực zân áp bức bóc lột, lại kinh
qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân zân ta rất anh hùng, zũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ
ngày có Đảng, nhân zân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với
Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để fát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân zân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa.
Đồng bào ta có thể fải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta
fải quyết tâm đánh zặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây zựng hơn mười ngày nay!
Zù khó khǎn zan khổ đến mấy, nhân zân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi. Đế quốc Mỹ nhất định fải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ
có vinh zự lớn là một nước nhỏ mà đã anh zũng đánh thắng 2 đế quốc to -
là Fáp và Mỹ; và đã góp fần xứng đáng vào fong trào zải fóng zân tộc.
Về fong trào cộng sản thế giới - là một người suốt
đời fục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của fong trào cộng
sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì
sự bất hoà hiện nay zữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp fần đắc lực vào việc
khôi fục lại khối đoàn kết zữa các đảng anh em trên nền tảng chủ ngĩa
Mác - Lênin và chủ ngĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ fải đoàn kết lại.
- - -
Về việc riêng Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng fí ngày zờ và tiền bạc của nhân zân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa
táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” zần zần sẽ được fổ biến. Vì như thế
đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao zờ ta
có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và
Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà zản đơn,
rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ
ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì
trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào fải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây
nhiều thành rừng, sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn zân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn zân ta đoàn kết
fấn đấu, xây zựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, zân
chủ và zàu mạnh, và góp fần xứng đáng vào sự ngiệp cách mạng thế zới.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Chứng kiến
Bí thư thứ nhất
Ban chấp hành trung ương
Lê Duẩn
Phụ lục II
VIỆT NAM ZÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
(Tuyệt đối bí mật)
Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần
vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Người ta đến
khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là điều bình thường.
Nhưng không ai đoán biết được tôi sẽ sống và fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa?
Vì vậy tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ
Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước
và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Về việc riêng
Suốt đời tôi hết lòng hết sức fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng, fục
vụ nhân dân. Nay zù phải từ biệt thế zới này, tôi không có điều gì phải
hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được fục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn
nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu fúng linh đình, để khỏi lãng fí thì giờ và tiền bạc của nhân zân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng
cách “hỏa táng” sau này sẽ được fổ biến. Vì như thế đối với người sống
đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện,
thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 fần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả,
không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà zản đơn, rộng rãi,
chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì
trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho
fong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên zao fó cho các cụ fụ lão.
Tháng 5-1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần fải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết.
Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta đã hoàn toàn
thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn zân ta fải ra sức làm
là mau chóng hàn gắn vết thương ngiêm trọng zo đế quốc Mỹ gây ra trong
cuộc chiến tranh xâm lược zã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, fức
tạp và khó khăn. Chúng ta fải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo,
để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần fải
làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng
viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng zao fó
cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân zân. Làm được như vậy, thì zù
công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.
Đầu tiên là công việc đối với con người.
Đối với những người đã zũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình
(cán bộ, binh sĩ, zân quân, du kích, thanh niên xung fong..,), Đảng,
Chính fủ và đồng bào fải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên
ổn, đồng thời fải mở những lớp zạy ngề thích hợp với mỗi người để họ có
thể zần zần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa fương (thành fố, làng xã) cần xây zựng
vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh zũng của các liệt sĩ, để đời
đời záo zục tinh thần yêu nước cho nhân zân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao
động và túng thiếu, thì chính quyền địa fương (nếu ở nông thôn thì chính
quyền xã cùng hợp tác nông ngiệp) fải zúp đỡ họ có công việc làm ăn
thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân zân và
thanh niên xung fong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra
zũng cảm. Đảng và Chính fủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy
đi học thêm các ngành, các ngề, để đào tạo thành những cán bộ và công
nhân có kỹ thuật zỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó
là đội quân chủ lực trong công cuộc xây zựng thăng lợi chủ ngĩa xã hội ở
nước ta.
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp fần
xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính fủ cần fải có
kế hoạch thiết thực để bồi zưỡng, cất nhắc và zúp đỡ để ngày thêm nhiều
fụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân fụ nữ
thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình
đẳng thật sự cho phụ nữ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm,
cờ bạc, buôn lậu, v.v.. thì Nhà nước fải zùng vừa záo zục, vừa fải zùng
fáp luật để cải tạo họ, zúp họ trở nên những người lao động lương thiện.
Trong bao năm kháng chiến chống Fáp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng
bào ta, nhất là đồng bào nông zân đã luôn luôn hết sức trung thành với
Đảng và Chính fủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi
khó khăn zan khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề ngị miễn
thuế nông ngiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông ngiệp để cho đồng bào hỉ
hả, mát zạ, mát lòng, thêm niềm fấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.
Ở đây nói về kế hoạch xây zựng lại thành fố và làng mạc đẹp đẽ, đàng
hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi fục và mở rộng các ngành kinh tế. Fát
triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ záo zục cho hợp với hoàn
cảnh mới của nhân zân, như fát triển các trường nửa ngày học tập, nửa
ngày lao động. Củng cố quốc fòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ
quốc...
Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và fức tạp, mà cũng là rất
vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư
hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để zành lấy thắng lợi trong
cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn zân, tổ chức và záo
zục toàn zân, zựa vào lực lượng vĩ đại của toàn zân.
Phụ lục III :
10-5-1969
10-5-1969
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta zù phải kinh qua zan khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tói có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc
mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ fụ lão, các
cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân zân ta thăm và cảm ơn các nước anh
em trong fe xã hội chủ ngĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận
tình ủng hộ và zúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta.
Ông Đỗ Fủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường,
có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” ngĩa là “người thọ 70, xưa
nay hiếm”.
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh
thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước
đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe
càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn fục vụ cách mạng, fục vụ Tổ quốc, fục vụ nhân zân được bao lâu nữa?
Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ
Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí
trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Thursday, April 23, 2015
HỒI KÝ TRẦN THÚC LÂN
Chân dung tỵ nạn
Chân Dung Tỵ Nạn - Họa sĩ Trần Thúc Lân
Phùng Mai - Bức tranh "Chân Dung Tỵ Nan" là bức tranh sơn dầu, dài hơn 3m cao 1m do họa sĩ Trần Thúc Lân từ Paris vẽ trong suốt 2 năm trời đã hoàn tất vào đúng tháng 4 năm nay để kỷ niệm 40 năm Việt Nam đắm chìm trong gông cùm cộng sản. Lộ trình bức tranh này bắt đầu được chính họa sĩ kể lại trong một bài hồi ký dưới đây, chúng tôi nhận thấy đây là một tác phẩm rất công phu nên giới thiệu đến quý bạn đọc. Bức tranh sơn dầu này sẽ được triển lãm ở Kennedy Center vào tháng 6, sau đó lưu trữ ở San Jose Viet Museu
Cánh Hải Âu
Hồi Ký – Trần Thúc Lân
Khoảng vài tuần trước ngày Quốc Hận thứ 38, (Friday, May 17, 2013) tôi
nhận được thư của anh Lê Minh bên Úc. Anh Lê Minh một lần nữa lại ủng hộ
Quỹ Tù Nhân Lương Tâm bằng cách đặt tranh tôi vẽ. Tôi thật cảm kích với
hảo tâm của anh ấy vì xung quỹ với tiền công làm việc cực nhọc ở cái
tuổi mà thường tình người ta chỉ mong sớm được về hưu an nghỉ. Nhưng lần
này không như thường lệ, anh không đặt chân dung cho một người hùng
Chiến Sĩ Tự Do nào, mà lại đặt chân dung của ‘chúng ta’, của Thuyền
Nhân!! Lẽ dĩ nhiên tôi rất hân hạnh được nhận vẽ, nhưng tôi không khỏi
nôn nao bồi hồi, phần vì hăng hái trước một dự án đối với tôi ‘lớn lao’,
phần thì lại lo lắng trước sự phức tạp của chủ đề khi sức tôi mỗi ngày
một yếu…
Thế là kế tiếp những đêm mất ngủ băn khoăn suy nghĩ, những ngày tìm tòi
tài liệu hình ảnh… Tôi tự hứa sẽ không mang hình ảnh đến từ trong ký ức
và kinh nghiệm của bản thân vì không muốn hạn chế bức tranh với những kỷ
niệm riêng tư của tôi. Phần thì phải nói, gợi lại những hình ảnh hay
nói đúng hơn những ám ảnh đó quá hãi hùng, quá đau đớn cho tôi… Tôi ước
muốn vẽ cho mọi Thuyền Nhân chứ không chỉ vẽ về cuộc vượt biên của riêng
tôi. Phải chăng đó chỉ là một dụng cớ để tránh nhớ lại những gì tôi đã
tự hứa khóa chặt trong tâm não?... Tôi chú tâm tìm đọc trên mạng thật
nhiều chuyện thuật lại hành trình khốn khổ của biết bao Thuyền Nhân… Lẽ
dĩ nhiên, tôi không còn cứng rắn đủ như xưa kia để cầm lại nước mắt, và
tự nhủ, Quốc Hận năm nay, không những mình đã tưởng niệm mà lại còn có
cảm tưởng như đã để tang thật kỹ thật nhiều…
Nội dung của bức tranh từ từ hiện lên trong đầu tôi... Cả lộ trình của
biết bao nhiêu người thì làm sao vẽ trong một bức được… Vì thế phải
nhiều bức ráp lại với nhau như để biểu tượng những đoạn trường phải trải
qua trên lộ trình vượt biên, hay để gợi lên những mảnh đời tan nát,
chia lìa cũng như những cuộc hội ngộ, đoàn tụ sau bao tuyệt vọng, những
câu chuyện riêng đã in hằn trong tâm ức chung của người Việt tỵ nạn… Và
để ráp những bức đủ cỡ đó lại với nhau, tôi cần tìm một yếu tố làm cái
‘fil conducteur’, một dây nối tượng hình để gắn liền các bức tranh lại
với nhau… Và tôi tìm được nó khi hồi tưởng lại câu chuyện sau đây…
Mùa Thu năm 1981, lúc ấy tôi mới sang tỵ nạn tại Paris chưa được 2 năm.
Tôi đi chạy hầu bàn ở nhà hàng ĐV ở quận 5. Một chiều tối, một cặp vợ
chồng Tây đã đứng tuổi, rất sang trọng bước chân vào quán. Nghe họ nói
chuyện với nhau tôi cứ tưởng họ người Gia-nã-đại. Tôi mời chào và giải
nghĩa thực đơn bằng tiếng Anh, và người đàn ông lớn tuổi hỏi tôi: 'Anh
không nói giọng Mỹ như nhiều người Việt tôi từng gặp! Sao lạ thế?'. Tôi
cười xuề xòa: 'Dạ thưa ông, không có giọng Mỹ, nhưng chắc chắn là có
giọng Việt Nam chính cống! Giọng của ông thì tôi đoan chắc là tiếng Anh
của Nữ Hoàng (Queen’s english), nhưng bà nhà có phải là người
Gia-nã-đại? ' Ông ta tươi cười: 'Anh chỉ đúng một nửa. Tôi là người Anh,
vợ tôi đây người Bỉ. Tên tôi là Peter Townsend, tôi vừa hoàn tất một
quyển sách về một hành trình của Thuyền Nhân, nên tôi đã gặp và phỏng
vấn nhiều người Việt trong các trại tỵ nạn ở mọi nơi…'
Vì bàng hoàng, tôi hấp tấp hỏi ông một cách vụng về và vô duyên: 'Thế
thì ông có quen với Cha Hugo không?', cứ như là hễ một người Anh nào mà
quan tâm đến Thuyền Nhân đều phải biết linh mục này mà chính tôi lúc đó
cũng chưa gặp mặt và cũng chẳng biết tên họ của linh mục này là gì.
Người ta vốn nói ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’, thì trước câu hỏi ngu ngơ
của tôi ông Townsend trố mắt, ngạc nhiên đến ngớ ra: 'Làm thế nào anh
biết cả con trai tôi à?'. Đến phiên tôi giật mình và chống chế vội vã:
'Trời ơi! Ông là bố của… Chả là con gái tôi đang đi học ở Luân-Đôn, nó
thuộc về giáo xứ của Cha Hugo, và đã được Cha dẫn đến thăm trại tạm cư
của các Thuyền Nhân, gần giáo xứ, ngay giữa lòng Luân-Đôn!...'. Ông
Townsend gật gù và thoải mái hơn, nên đùa: 'Trong một khoảng khắc, tôi
cứ tưởng là người Việt nào cũng thần giao cách cảm, đọc được trong đầu
của người đối diện chứ!'…
Sau bữa ăn, ông ta chìa cho tôi một tấm thiệp có tên tuổi và địa chỉ của
ông và nói một cách rất chân tình: 'Khi nào anh có rảnh, gọi điện thoại
số này cho tôi, rồi lên tôi dùng trà, tôi có một vài chuyện muốn hỏi
anh để tìm hiểu thêm về Thuyền Nhân Việt Nam…'. Tôi hân hạnh quá, được
gặp rồi lại được mời đến nhà thân phụ của một linh mục Anh mà con gái
tôi hết lời khen ngợi… Ngoài ra tôi không biết gì hơn về ông Peter
Townsend cả, ngoài quyển sách ông vừa đề cập đến!
Thế rồi một ngày tôi lấy hết can đảm gọi điện thoại và may mắn được ông
Townsend nhận ra và hẹn đến nhà ông. Tôi có cố ăn mặc chỉnh tề mà càng
đến gần nhà ông lại càng cảm thấy mình như anh ngố mới ra tỉnh. Ông ở
một căn lầu trong một biệt thự dưới chân tháp Eiffel lộng lẫy và khổng
lồ. Tất cả trong nhà ông đều sang trọng, quý phái làm sao… Tôi tự hỏi,
tại sao một người như ông ta, đáng tuổi cha, chú tôi lại muốn hỏi chuyện
với một người tỵ nạn tầm thường như tôi? Chắc cũng nhờ Cha Hugo, tôi
nghĩ… Rồi trước lời chào đón vô cùng nồng nhiệt và bình dị, tôi bớt hết
hồi hộp lo lắng…
Ông Townsend làm trà và mang rót cho tôi, lần đầu tiên tôi thấy sữa đổ
vào tách trà. Rồi ông hỏi han về cuộc vượt biên của tôi. Tôi kể lại cho
ông, đến những lúc tôi xúc động, cái tách trà cũng run lên lách cách
trong tay tôi. Dù nước mắt tôi lưng tròng, tôi cũng thấy được lòng cảm
thông trong ánh mắt long lanh của ông. Ông kể đã đi thăm rất nhiều trại
tỵ nạn từ Mã-Lai đến Hồng-Kông, từ Thái-Lan sang Phi-Luật-Tân. Nghe kể
bao nhiêu chuyện qua lời thông dịch, không làm sao trung thực hoàn toàn
được nhưng cũng đủ cho ông thấu hiểu hoàn cành hãi hùng của bao mạng
người nhỏ bé giữa đại dương… "Chuyện người nào tôi biết đến cũng thương
tâm cả… Làm sao kể lại hết tất cả mọi chuyện… Cuối cùng tôi phải chọn
lựa kể lại một chuyện mà tôi cảm thấy là ‘kinh hoàng’ (terrifying) nhất
và tôi theo dõi câu chuyện đó cho đến cùng. Đó là câu chuyện của một cô
bé gái đi vượt biên cùng người anh/em (brother) trên một chiếc thuyền
cọc cạch, không thể nào tồn tại giữa sóng gió biển cả. Trên tàu nhiều
người đã đuối sức chết vì đói khát, bệnh hoạn vì lênh đênh quá lâu, cuối
cùng tàu tạt vào một bãi san hô… Hai anh em cùng vài người sống sót tập
bắt chim hải âu, phơi khô để ăn… cho đến ngày chỉ còn lại có cô bé gái,
một mình giữa bao xác chết, chơ vơ trên một bãi san hô mỏng manh giữa
trời nước… May mắn sao, vài ngày sau đó một tàu hàng hải đã cứu vớt. Tôi
muốn tìm hiểu thêm về nội tâm của cô bé cũng như sự tự tồn của một con
người trong một thảm cảnh như vậy. Tôi chỉ tiếc là khía cạnh tâm lý tôi
không tường thuật được đầy đủ vì ngôn ngữ và tuổi đời của cô bé không
cho phép diễn tả hết được. Tôi đã bao lần suýt chết trong Thế Chiến thứ
2, nhưng tôi tự hỏi nếu tôi ở trong trường hợp cô bé gái ấy, liệu tôi có
còn đủ sáng suốt để kể lại không? Tôi muốn thuật lại qua quyển sách này
một chuyện thật, để cho thế giới của tôi (my world) hiểu biết hơn về
thảm cảnh của Thuyền Nhân Việt Nam, hầu cưu mang họ… Anh đừng hiểu nhầm
tôi, không phải là sự tội nghiệp đã thúc đẩy tôi viết… họ khốn khó thật
đấy, nhưng họ rất kiêu hãnh, cái phẩm cách của những người đã đi qua địa
ngục và sống còn. Qua những ngày tháng đi tìm hiểu về họ, tôi thấy tôi
cảm phục họ, họ thu hút đầu óc (fascinate) tôi trên rất nhiều khía cạnh
mà tôi mong anh có thể giúp tôi hiểu rõ hơn."
Tôi chỉ tạc ghi trong lòng từng lời ông Townsend nói, hình như tôi không
còn nhớ những gì tôi đáp lại ông, như thể những câu trả lời ấy chẳng có
ký-lô nào… Tôi chỉ nhớ là lúc đó tôi như mở cờ trong bụng là có những
người ngoại quốc suy nghĩ như ông ta. Đây là những điều chính ông đã bày
tỏ hôm đó:
Grapevine/Truyền miệng: "Người Anh-quốc chúng tôi gọi hiện tượng này là
‘grapevine’, tin truyền miệng. Trong trường hợp của cô bé gái trong sách
của tôi thì cái guồng máy ‘truyền miệng’ của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam
thật là kỳ diệu, phi thường! Tôi theo dõi trường hợp cá nhân này và tôi
phải nể phục, không thiếu phần bàng hoàng, băn khoăn tự hỏi: Họ làm cách
nào hay vậy? Một cô bé gái, một thân một mình đến trại ở một nơi xa
lạ, không có một phương tiện truyền thông, truyền hình, giấy tờ hành
chánh, hay bất cứ một hệ thống liên lạc tân tiến nào… thế mà chỉ qua
người này nhắn đến tai người nọ mà tìm lại được cha mẹ (đi trong chuyến
tàu khác, trôi dạt đến một nước khác) và cuối cùng gia đình được đoàn tụ
và định cư ở Úc. Không chỉ riêng tôi, trong UNHCR (Cao ủy Tỵ Nạn LHQ)
ai cũng đã một lần ngạc nhiên khi thấy cách liên lạc tìm kiếm thân nhân
không cần sổ sách, giấy tờ (records) gì cả nhưng rất hữu hiệu, xuyên qua
tất cả biên giới toàn cầu!?!"
Chiến tranh, Hòa bình và Tự do: "Tôi đã từng chiến đấu để bảo vệ đất
nước tôi. Và tôi đã viết sách tường thuật về mặt trận ‘Battle of
Britain’ của không quân Vương Quốc Anh (RAF) với không quân Đức Quốc Xã
(Luftwaffe). Những gương can đảm tôi đã chứng kiến trong thời chiến,
nhưng tôi phải nể sự can đảm của người Việt trong cuộc di dân có thể gọi
là một biến cố lịch sử, nhất là khi chiến tranh đã chính thức chấm dứt!
Cái gì thúc đẩy họ sẵn sàng bỏ đất nước, liều chết để ra đi? Họ chạy
trốn Cộng sản, nhưng khi hỏi thì họ đều nói họ đi tìm Tự do! Tôi có cảm
tưởng như họ hãy còn sợ là thế giới bên ngoài chưa lường được đến mực
nào ‘Cộng sản là đối tượng của Tự do’. Cái ý thức của họ về chữ Tự do đó
mới thật là chính đáng. Khi tôi nghĩ, nước tôi đã đẻ ra cái phong trào
Hippy, đưa đến phản chiến, vô tình đã đẩy đưa số phận dân miền Nam Việt
Nam vào đường cùng. Cái lũ hippies thời đó chúng xuống đường đòi Tự do,
chúng có hiểu Tự do là gì đâu, cái tự do của một lũ lớn lên trong thời
bình, chưa biết hy sinh một ngày cho đất nước, chưa biết chiến tranh
nhưng đòi hòa bình, sống với đầy đủ các quyền công dân nhưng đòi tự do,
cái tự do để yêu đương, để hút sách, để đồi trụy, để hèn nhát, cái loại
tự do rẻ tiền, ích kỷ, vô trách nhiệm đó có ngờ đâu đã mang lại sự mất
mát của chữ Tự do cao quý của bao nhiêu người ở bên kia trái đất! Tôi
muốn gửi bọn chúng đi nghỉ hè bên kia Màn Sắt để học lại định nghĩa của
chữ Tự do. Anh biết không, có một Thuyền Nhân nói vói tôi mà tôi nhớ
mãi: ‘Khi nằm trên tàu trôi dạt, ai không mơ được bay lượn như cánh hải
âu… Ao ước Tự do của chúng tôi đấy!’. Theo tôi, nếu cánh bồ câu tượng
trưng cho hòa bình, thì hình ảnh đẹp nhất của Tự Do, phải là cánh hải âu
! Lúc đầu tôi muốn đặt tên quyển sách là The White Seagull (Con Hải Âu
Trắng) nhưng sau với nhà xuất bản tôi phải đổi lại thành The Girl In The
White Ship (Bé Gái Trên Chiếc Thuyền Trắng), để không nhầm với một tên
sách khác đã ấn bản."
Hơn hai mươi năm sau buổi chiều đó, giờ đây tôi có dịp cám ơn ông
Townsend một lần nữa, lần này qua những dòng chữ này. Ông đã nhắc nhở
cho tôi hình ảnh Cánh Hải Âu trong bức tranh tôi đang phác họa. Ông qua
đời đã trên 15 năm rồi, và tôi cũng đã có dịp được hiểu biết tên tuổi
lẫy lừng của ông, một anh hùng của Vương Quốc Anh trong Đệ Nhị Thế
Chiến, người yêu oan trái của Công Chúa Margaret… Nhưng trong tôi, tôi
sẽ giữ mãi hình ảnh của ông chiều hôm đó, một người quý phái nhưng bình
dị, cao cả nhưng khiêm nhường, từng trải nhưng luôn băn khoăn, lạnh lùng
kín đáo nhưng đầy tình cảm… và ông đã quan tâm đến Thuyền Nhân Việt
Nam! Cám ơn ông.
Hồi Ký – Trần Thúc Lân
VIỆT CỘNG CŨNG VƯỢT BIÊN
Người tị nạn miền Bắc sau chiến tranh
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, không chỉ có làn sóng những
người miền Nam rời bỏ quê hương mà còn rất nhiều người ở phía Bắc cũng
quyết định ra đi để tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước
khác. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng ngoài khơi, có người đã bị
cưỡng bức hoặc phải tự nguyện hồi hương, nhưng cũng có người đã may mắn
được định cư ở một nước thứ ba.
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.
Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền, và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.
Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"
Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.
Vượt thoát
Những năm cuối thấp niên 70, và 80, Hải Phòng và Quảng Ninh, hai cảng biển lớn ở phía Bắc Việt Nam, là những nơi chứng kiến nhiều đoàn người tìm đường vượt biên theo đường biển. Phần đông trong số họ là những người đến từ các tỉnh phía Bắc.Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."
Anh Thụy
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền, và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.
Thanh lọc, cưỡng bức hồi hương, những số phận không may mắn
Bắt đầu từ cuối những năm 70, những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh cộng với những hậu quả của cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và Khmer đỏ ở Campuchia vào năm 1979 đã làm làn sóng người tị nạn Việt Nam đến các trại tị nạn tại các nước trong khu vực tăng lên nhanh chóng.Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979, Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra.Nói về làn sóng người tị nạn Việt Nam vào giai đoạn này, luật sư Trịnh Hội, thuộc tổ chức Voice, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Philippines chuyên giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam cho biết.
Chị Hà
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"
Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Hai anh chị phải đóng 2 cây vàng để được đi. Anh Bình nói với 2 cây
vàng vào thời điểm đó, anh chị có thể mua được một căn nhà nhỏ trong ngõ
ở Hà Nội.
Sau hơn 4 tháng trời hết đi đường bộ, lại đi đường biển với bao nhiêu
trắc trở trên đường vượt biên, anh chị Bình cùng khoảng 100 người khác,
tất cả là người miền Bắc cuối cùng cũng đến được Hong Kong vào tháng 2
năm 1990.
Tất cả họ đều không biết về trại cấm Hong Kong, và cũng không nghe
được thông tin về cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1989 với
sự ra đời của chương trình CPA (tạm dịch là chương trình hành động toàn
diện).
Theo chương trình này, những người tị nạn Việt Nam kể từ đây sẽ phải
qua thanh lọc khắt khe. Rất nhiều người trong số họ đã không đáp ứng
được những điều kiện đặt ra của chương trình và phải hồi hương, tự
nguyện hay bắt buộc.
Chương trình này nhằm giúp các nước trong khu vực đối phó với làn
sóng người Việt di cư ồ ạt. Theo luật sư Trịnh Hội, chương trình đã
không công bằng với những người Việt tị nạn:
"Thật lòng mà nói trịnh hội nghĩ là chương trình CPA đã có tác
động lớn đến việc thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, bởi vì chương
trình cpa không công bằng ở chỗ nó ko báo cho người ta biết trước. Ví dụ
đến nước này, ví dụ đến Philippines thì là ngày deadline là 21/3 nhưng
đến nước nào đó là 16/3… có nghĩa là mạnh nước nào thì nước đó đặt ra
ngày đó. Đến trước ngày đó là tị nạn, đến sau là thanh lọc. Nhưng chúng
ta nên nhớ rằng chương trình cpa ra đời và được ký kết vào tháng 6 nhưng
nó tính lùi ngày vào tháng 3, tức là nó ngày như từ trên trời rơi
xuống, muốn ngày nào cũng được. Nó ko công bằng ở điểm đó, chính vì vậy
nhiều người không tin tưởng vào chương trình thanh lọc và chương trình
thanh lọc có nhiều bất công bởi vì chương trình thanh lọc ko phải do cao
ủy tị nạn áp dụng mà do mỗi nước áp dụng. Ở Philippines thì có nhiều
vấn đề tham nhũng, Malaysia, Indonesia, Thái, họ để những nước đó là
những nước chưa hoàn toàn phát triển được quyền quyết định hoàn toàn về
tương lai và sinh mạng mỗi người."
Đến Hong Kong, anh chị Bình và Hà phải sống trong một trại cấm với
hàng ngàn người tị nạn Việt Nam khác, phần đông là từ phía bắc. Họ phải
sống chung trong những căn phòng với giường tầng. Mỗi phòng hơn trăm
người, bao gồm những người độc thân, người có gia đình, người già và trẻ
nhỏ. Họ không được đi làm tự do như những người đến Hong Kong từ trước
năm 1988, và họ phải chờ được phỏng vấn để thanh lọc.
Anh chị Bình phải chờ đến năm 1992 mới được phỏng vấn lần đầu tiên.
Họ phải qua nhiều lần phỏng vấn sau đó và đều thất bại. Thậm chí họ đã
phải nhờ đến văn phòng luật sư để được giúp đỡ nhưng cũng không thành.
Họ nằm trong số những người bắt buộc phải hồi hương.
Chống lại quyết định bắt hồi hương ở trại, anh Bình cùng nhiều người
khác biểu tình phản đối và phải chịu những đàn áp của cảnh sát Hong
Kong:
"Thời kỳ đấy bọn anh là những không phải là đi trên đất mà đi trên
vỏ lựu đạn cay. Nó bắn lựu đạn cay nhiều đến mức không nhìn thấy mặt
đất ở đâu. Lựu đạn vẽ đâu lâu xương chéo cấm sử dụng đàn áp biểu tình
thế mà còn ném vào trong trại. Bao nhiêu người dân trong trại, từ lớn
đến bé, già trẻ, thế mà nó bắn vô tội vạ, nó bắn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ
chiều."
Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình nữa, mình sống được tự do hơn.
Anh Bình
Những người không tự nguyện hồi hương như anh chị Bình bị nhốt vào
một trại riêng. Đến ngày phải về nước họ bị cảnh sát bắt giải lên máy
bay. Chị Hà nhớ lại:
"Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả
đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy
không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh
sát bốc… có bà cởi hết quần áo ra, có người thì dùng đồ sắt rạch vào
người cho chảy máu, thế cho nên họ mới kiểm tra trong người có đồ sắt
thép bắt vứt hết. Các bà cởi quần áo thì nó lấy chăn cuốn vào rồi khênh.
Nó băng bó rồi cũng tống về hết, chẳng có ai ở lại hết."
Đến tháng 11 năm 1997, anh Bình và chị Hà là những người cuối cùng trở về nước theo dạng cưỡng bức.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho đến năm 1996, đã có khoảng
100,000 thuyền nhân Việt nam trở về nước dưới dạng tự nguyện hoặc cưỡng
bức.
Báo cáo của chương trình CPA năm 1996 kết luật, mục tiêu của chương trình đã được hoàn tất.
Kết cục may mắn
Sau 5 năm ở Hong Kong, năm 1992, anh Thụy lúc này đã có vợ, cuối cùng
cũng đến Los Angesles, Hoa Kỳ. Anh chị giờ sinh sống ở Westminster và
đã có ba người con, hai người con đầu đang học đại học, người con út
đang học lớp 12.
Cuộc sống của anh chị trên đất Mỹ cũng ổn định. Thậm chí gia đình anh cũng đã nhiều lần về thăm lại người nhà còn ở Việt Nam.
Anh chị Bình và Hà sau khi trở về Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó
khăn từ phía chính quyền địa phương vì lý lịch vượt biên và chống hồi
hương trong trại tị nạn ở Hong Kong.
Nhưng đến cuối năm 2014, anh chị cùng cô con gái duy nhất sinh ra ở
Hong Kong, cuối cùng cũng đã sang được Canada định cư với sự giúp đỡ của
một người bà con. Ngồi trong căn nhà nhỏ ấm cúng ở Calgary, Canada vào
một ngày đầu năm 2015, anh Bình vui vẻ nói:
"Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở
đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy,
nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình mình sống được tự do hơn."nữa,
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/north-refu-aft-war-04232015053228.htmlTRÍ KHÔN LOÀI NGƯỜI
Câu Chuyện Hai Viên Sỏi
Ngày xưa, trong một ngôi làng, có ông nông
dân nghèo đã đến ngày phải trả cho lão già kia xấu xí một số tiền
rất lớn. Ông nông dân có cô con gái rất xinh đẹp, hợp nhãn lão
già chủ nợ, nên lão muốn thương lượng với cha cô gái.
Lão nói sẽ xóa sạch nợ cho ông nông dân
nếu ông gả con gái cho lão. Hai cha con nghe thế thì hoảng sợ. Lão
già chủ nợ liền đưa ra ý kiến là hãy để cho trò may rủi định đoạt
số phận. Lão nói với hai cha con rằng lão sẽ đặt vào túi tiền rỗng
hai viên sỏi: một trắng và một đen. Và cô gái sẽ bốc để lấy một trong
hai viên sỏi ra khỏi túi.
1) Nếu bốc trúng viên đen, cô phải làm vợ
lão và nợ của cha cô sẽ được xóa sạch.
2) Nếu bốc phải viên trắng, cô sẽ không làm
vợ lão và nợ của cha cô cũng được xóa sạch luôn.
3) Nếu cô từ chối không bốc thăm, cha cô sẽ
bị cầm tù.
Họ nói chuyện này với nhau trước cửa nhà
ông nông dân. Trên mặt đất ngay tại đó, có đầy sỏi. Lúc còn đang nói,
lão già xấu xí cúi xuống, nhặt hai hòn sỏi. Khi lão nhặt, cô gái
tinh mắt để ý, thấy lão lượm hai viên sỏi đen bỏ vào túi. Nhưng cô
không nói gì. Rồi lão già chủ nợ yêu cầu cô gái cho tay vào túi để
bốc thăm.
Hãy thử hình dung một chút, bạn sẽ làm
gì nếu có mặt ở đó. Bạn sẽ khuyên cô gái điều gì ?
Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy ba điều:
1) Cô gái phải từ chối bốc thăm.
2) Cô gái phải lôi hai viên sỏi đen ra khỏi
túi để chứng tỏ rằng lão già đã ăn gian.
3) Cô gái phải bốc ra một viên sỏi đen và
hy sinh, chịu lấy lão già để cho cha mình khỏi cảnh tù tội.
Xin hãy suy nghĩ vài giây lát về ba tình
huống này.
Câu chuyện có mục đích cho bạn thấy sự
khác biệt giữa tư duy lô-gíc (luận lý) và tư duy gọi là “ngoài lề”. Cô
gái không thể giải quyết vấn đề cho công minh theo tư duy lô-gíc truyền
thống. Hãy nghĩ đến hậu quả của mỗi lựa chọn. Vậy bạn sẽ làm gì?
Còn đây là điều cô gái đã làm:
Cô cho tay vào túi, bốc ra một viên sỏi.
Nhưng cô lóng cóng, đánh rơi nó xuống đất, mà chẳng ai thấy kịp. Viên
sỏi rơi, nằm lẫn lộn với vô số viên khác trên mặt đất. Cô bèn la
lên: “Ôi, tôi thật vụng về! Nhưng không sao! Tôi lấy viên sỏi còn
lại ra thì mọi người sẽ thấy ngay là tôi đã bốc trúng viên nào
trước thôi mà!”
Vì viên còn lại mầu đen, viên đầu tiên đã
bốc thăm chỉ có thể là trắng. Và, vì lão già chủ nợ không dám thú
nhận sự gian manh của mình, cô gái đã khiến tình huống, dường như vô
vọng cho mình, trở thành kết cục rất có lợi, cứu được cả hai cha-con.
Bài học của câu chuyện này:
Mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết
thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường ..
TIỂU TỬ * MÀI DAO, MÀI KÉO
Mài Dao Mài Kéo - Tiểu Tử
Nói
đến "mài dao mài kéo", ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người
ta nghĩ ngay đến giới "anh chị"- hạng xâm mình... trên rồng dưới rùa –
sửa soạn khí giới để làm "một trận thư hùng" thanh toán nhau hay trả thù
nhau. Hồi thời đó, khi đã "nộ khí xung thiên" thì họ đòi "để thẹo" đối
thủ hay ít lắm cũng "xin tí huyết". Cho nên dao/kéo – ngoài lãnh vực bếp
núc vá may – còn được sử dụng một cách rất... linh động phiêu hốt trong
giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đã được trả về vị
trí nội trợ. Cho nên, khi muốn "xin tí huyết" của kẻ thù, các băng đảng
ngày nay chỉ dùng khí giới "hiện đại" để mà... bùm ! Có nhanh, có gọn,
nhưng thiếu nét "anh hùng mã thượng".
"Mài dao mài kéo" mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi
mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975.
... Tôi để ý tới anh ta trong lúc tôi đang nhăm nhi ly cà phê ngon
của cái quán cóc nằm dưới mái hiên một căn phố nhỏ. Quán này chỉ có hai
cái bàn thấp và bảy tám cái ghế thấp, thấp thấp nhỏ nhỏ giống như đồ
chơi trẻ con. Cho tới cái ly cà phê cũng nhỏ xíu, hớp chừng hai hớp là
cạn ! Có lẽ vì vậy mà thấy ai tới đây cũng để thì giờ ngồi nhăm nhi từng
ngụm nhỏ cà phê chớ không thấy... uống !
Tôi thường xách cái ghế nhỏ ra ngồi cạnh công-tơ nước cách quán
chừng hơn bốn thước. Ở đó có cái thùng xi-măng che công-tơ, thùng vuông
vức nắp bằng, chỉ cao hơn cái ghế chừng hai tấc và nằm cạnh một bức
tường dài. Tôi thích ngồi ở đó vì được cách biệt với cái xô bồ trong
quán và nhứt là có bức tường sau lưng để dựa ! Mấy đứa nhỏ trong quán
viết nguệch ngoạc bằng than trên tường "Chỗ này của ông Hai nón nỉ" và
vẽ một đầu người đội nón, râu lún phún, nét vẽ ngây ngô buồn cười kèm
theo một mũi tên chỉ về chữ "ông Hai" ! Tôi rất thích thú với trò trẻ
con ngộ nghĩnh đó và nhứt là sự được người trong quán dành riêng cho một
chỗ ngồi – một chỗ ngồi không nằm trong phạm vi của quán !
Hôm đó, tôi nghe tiếng rao "mài dao mài kéo" từ đằng xa. Một lúc,
thấy anh thợ mài dao ngừng xe đạp trước quán. Anh đem xe lên dựng trên
vỉa hè, treo cái nón rơm lên ghi-đong rồi bước vào trong. Xe đạp của anh
rất đặc biệt. Đầu tiên là hai cái chống gắn ở đùm bánh sau: khi đạp
xuống hai bên, nó giữ xe đạp đứng thẳng một cách vững chắc. Kế đó là
thùng đồ nghề phía sau có hai hàng hộc tủ và một ngăn để can nhựa đựng
nước. Gắn trên mặt thùng là hai bàn đá mài tròn một lớn một nhỏ có
ma-ni-ven, một viên đá bùn và một cái ê-tô. Trên vè bánh xe trước có gắn
đứng theo chiều dọc một tấm bảng cỡ ba trang giấy học trò, nền vàng với
ba hàng chữ đỏ trên mỗi mặt.
Lúc đó, quán đã đông người. Chắc không còn bàn trống nên thấy anh ta
một tay cầm ly cà phê một tay xách cái ghế nhỏ, bước ra khỏi quán ngó
quanh tìm chỗ. Tôi vẫy tay gọi:
- Ngồi đây nè.
Hắn mỉm cười gật gật đầu rồi bước lại đặt ly cà phê lên thùng công-tơ:
- Cám ơn ! Cám ơn !
Trước khi ngồi xuống, anh ta liếc nhanh hàng chữ trên tường rồi nhìn cái nón nỉ tôi đang đội, cười tủm tỉm.
Sau khi làm một ngụm cà phê, anh ta rút bao thuốc hướng về phía tôi
tỏ ý mời. Tôi lắc đầu. Hắn đốt thuốc hút. Xong để bao thuốc và cái hộp
quẹt lên thùng công-tơ, ngã người dựa vào tường, dũi thẳng hai chân, thở
khói một cách sảng khoái. Và như vậy, trong im lặng, hắn và tôi nhăm
nhi cà phê...
Một lúc sau, thằng nhỏ trong quán mang ra một bình trà:
- Nãy giờ con quên đem trà ra. Đừng phiền nghe ông Hai !
Tôi khoát tay lắc đầu trả lời. Bấy giờ, anh ta mới mở miệng hỏi:
- Chắc anh đến đây thường?
- Ngày nào cỡ giờ này là có tôi ngồi đây. Mặt trời nằm phía sau
lưng, nên chỗ này còn mát. Chừng đứng bóng trở đi là không ngồi được.
- Nhà anh gần đây không?
- Cũng gần. Đi bộ chừng năm phút.
- Hổm rày trời không mưa, cũng không nóng lắm. Thấy dễ chịu há?
- Ờ... Mùa này như vậy cũng hiếm.
Ngừng một chút rồi tôi lại hỏi... đẩy đưa:
- Mài dao mài kéo... Anh kiếm ăn được không?
- Tàm tạm. Nhờ bây giờ ai cũng xài đồ cũ hết nên có đồ mài hoài.
- Thấy anh có nhiều đồ nghề quá há !
- Phải như vậy chớ ! Thời bây giờ, cái gì cũng đòi... cao cấp hết.
Mình cũng phải phô trương cho thiên hạ tin. Mà đồ của tôi thì bảo đảm
là... cao cấp thứ thiệt !
- Ờ... Mà sao chi nhiều dữ vậy?
Anh ta vừa nói, hai tay vừa ra dấu:
- Nè nghen. Bàn mài lớn để "tề" mấy con dao quá sét. Bàn mài nhỏ,
mịn hơn để "đi" hai mép của lưỡi dao. Mình quây ma-ni-ven, bàn mài chạy o
o, tốc độ gấp năm gấp sáu lần hơn. Dao để tới đâu là nó "ăn" tới đó, lẹ
lắm ! Còn viên đá bùn là để làm láng và để chỉnh lại mấy chỗ chưa đều.
Còn cái ê-tô là để kẹp mấy con dao mà mình muốn sửa lại cho nó ngay, nó
thẳng. Như vậy mới là... cao cấp, anh thấy không?
Tôi gật đầu thán phục. Rót trà vào ly, tôi mời:
- Uống miếng trà đi, anh.
Hắn cầm ly ực một cái rồi lấy mu bàn tay quẹt miệng. Xong, hắn đứng lên cất gói thuốc và hộp quẹt vào túi:
- Thôi. Chào nghen...
Anh ta đội nón, dẫn xe xuống đường, vừa đạp chậm chậm vừa rao kéo dài: "Mài dao mài kéo...".
Hôm sau, anh ta lại ghé quán, cũng vào giờ như hôm qua. Tôi đã ngồi ở
công-tơ nước với ly cà phê, và thật ra cũng có ý đợi. Lần này anh ta
dựng xe cạnh đó, vừa dựng vừa nói:
- Anh cho phép tôi ngồi ở đây, mình nói chuyện chơi.
Rồi không đợi tôi trả lời, anh đi thẳng vào quán. Một lúc trở ra với
ly cà phê, cái ghế và điếu thuốc trên môi phì phà... Anh ngồi xuống,
giống tư thế hôm qua. Sau ngụm cà phê, anh hỏi
- Anh không hút thuốc à?
- Tôi bỏ hút lâu rồi.
- Vậy là anh số một ! Tôi bỏ hoài không được. Hồi xưa tôi còn hút bạo hơn nữa chớ không phải như bây giờ đâu !
Tôi đưa mắt đọc thầm ba hàng chữ đỏ trên bảng nền vàng gắn trên bánh
trước của xe đạp: "Mài kéo mài dao – Mài sao cho bén – Đừng kén tay
mài". Thấy hay hay, tôi rung đùi đọc lại, đọc thành tiếng. Rồi vỗ tay
lên mặt thùng công-tơ, khen:
- Hay ! Hay quá ! Sâu sắc quá ! Anh viết đó hả?
- Dạ. Thì... viết bậy vậy mà.
- Đâu bậy? Bộ anh tưởng ai cũng viết bậy nỗi như vậy sao? Phải có trình độ chớ...
Anh ta làm thinh, nhấp cà phê, hút thuốc một lúc mới nói:
- Thời buổi này, "có trình độ" không để làm... khỉ gì hết. Bọn
"không trình độ" nó ngồi đầy trên đầu trên cổ thiên hạ, thì người "có
trình độ" chỉ còn có... "đi chỗ khác chơi" thôi !
Bây giờ thì tôi đã đoán ra anh ta thuộc về "phe" nào rồi. Tôi hạ giọng:
- Nè ! Sao tôi thấy tấm bảng của anh giống lá cờ của mình quá. Phải không?
Anh ta nhìn tôi, mắt sáng rực. Anh đưa tay bắt tay tôi, giọng sung sướng:
- Anh tinh ý lắm. Bao nhiêu năm nay chưa ai thấy được điều đó hết !
Vậy rồi giữa anh ta và tôi bỗng thấy như thật gần. Anh hỏi tôi:
- Hồi đó anh làm gì?
- Làm "Chef de réseau" của một hãng ngoại quốc (tôi nói chen tiếng Pháp).
- Còn bây giờ?
- Ở không, vợ con ở ngoại quốc gởi tiền về nuôi.
- Ủa? Sao vậy?
- Hồi di tản, tôi bị rớt lại. Còn anh? Hồi trước làm gì?
- Làm báo. Làm hai ba tờ. Chuyên về phiếm, xã luận, truyện ngắn.
- Sao bây giờ đi... mài dao vậy?
- Chớ anh biểu bây giờ tôi viết cái gì? Suốt đời sống trong nghề
viết, tự do vung vít quen rồi, đã thành một lập trường, một đường lối.
Biểu tôi bẻ cong ngòi bút để... "bợ" chế độ, tôi làm không được ! Vả
lại, làm báo theo kiểu "phô-tô-cọp-pi" như họ, thiệt tình, không phải là
nghề của tôi. Cho nên tôi đã "rửa tay gác bút".
Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với hình ảnh ‘’
rửa tay gác kiếm ‘’ của mấy võ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông
! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi
tiếp:
- Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Mình cứ tưởng tượng là mình mài "gươm thiêng" để đợi thời cơ phục hận !
Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:
- Coi vậy chớ lâu lâu tôi thèm viết vô cùng. Nhứt là bây giờ, nó lố
lăng bỉ ổi, nó chụp giựt bao che gấp mấy chục lần hồi trước... làm mình
"ngứa nghề" muốn chết ! Cách đây mấy năm, vào dịp Tết, tôi nhận được thơ
của một thằng bạn đã đi chui kể lại cuộc hành trình và đời sống trên
đảo tỵ nạn Pulau Bidong ở Mã Lai... làm tôi nổi hứng. Tôi lén viết một
"lá sớ Táo Quân" cho mùa xuân năm đó, để nhớ hồi xưa mỗi Tết tôi đều có
viết sớ để "móc lò móc chảo" chuyện Nhà Nước chuyện thiên hạ. Sáng mai
tôi sao cho anh một bản, đọc cười chơi. Thôi ! Bây giờ đi "kiếm cơm" cái
đã !
Anh ta đứng lên bắt tay tôi rồi dẫn xe xuống đường đạp đi.
Hôm sau, anh ta đến. Vừa ngồi xuống, anh trao ngay cho tôi "lá sớ".
Tôi định mở ra xem thì anh đưa tay ngăn. Vừa đảo mắt nhìn quanh, anh vừa
thấp giọng:
- Đừng ! Đừng coi ở đây ! Cất đi. Về nhà hãy đọc. Đọc rồi nhớ đốt nó đi, kẻo mang họa rồi nói tại tôi.
Uống hớp lớn cà phê, đốt điếu thuốc, xong anh cười cười:
- Đốt cho lá sớ... lên trời, cho Ngọc Hoàng đọc với chớ !
Tôi phì cười:
- Anh tiếu thật ! Không chừa ai hết !
- Đó là... nghề của tôi hồi xưa mà. Thấy trái tai gay mắt, thấy "đi
trật đường rầy" là tôi múa bút đâm ngay. Tự do ngôn luận là như vậy đó.
Chớ không phải như bây giờ. Nhìn một lũ hề độc quyền sân khấu, giễu dở
lại giễu dai, giễu rồi tự vỗ tay khen lấy, còn bắt... nhân dân khán giả
vỗ tay theo... vv... mà chẳng thấy một "nhân dân" nào dám... thò tay
viết trên báo một lời phê bình chỉ trích ! Cho nên tôi thấy "ngứa mắt
ngứa tay" lắm.
Uống hết ly cà phê, anh ta đứng lên gật đầu chào:
- Bữa nay tôi phải mài lố dao của nhà hàng T.T., không cò cưa ở đây lâu với anh được. Tôi đi nghen !
Bước được mấy bước, anh dừng chân một chút, đầu hơi cúi xuống dường
như để suy nghĩ rồi mới quay lại nhìn tôi, nét mặt thật nghiêm trang,
đưa ngón tay trỏ lên gõ gõ vào đầu:
- Mỗi ngày tôi mài dao là mỗi ngày tôi mài cái chí khí cho nó luôn luôn sắc bén, khỏi bị cùn lụt. Anh biết không?
Nói xong, anh để bàn tay mặt xéo xéo một bên trán gặc nhẹ một cái
trông giống như chào theo kiểu nhà binh, rồi phóng lên đạp xe đi, giọng
rao kéo dài: "Mài dao mài kéo"...
Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi
khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét
trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đã đốt lá
sớ như ảnh đã dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đã cố tình
ngồi đợi tới trưa….
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta.
Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán
này làm như không còn ngon như trước...
Tiểu Tử
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN
I
Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa
reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là
ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì
Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .
Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.
Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà. Vào đến phòng tắm, chồng hỏi:
- Ai đấy em?
- Ông Bob hàng xóm.
- Nó có đưa em 800 đồng trả cho anh không?
II
Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .
Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.
Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà. Vào đến phòng tắm, chồng hỏi:
- Ai đấy em?
- Ông Bob hàng xóm.
- Nó có đưa em 800 đồng trả cho anh không?
II
Một tu-sĩ nam (của một giáo phái nọ) ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe.
Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129.
Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129. Nam thẹn quá:
- Xin lỗi nữ, tôi trần tục quá.
Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn
nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."
Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129.
Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129. Nam thẹn quá:
- Xin lỗi nữ, tôi trần tục quá.
Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn
nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."
III
Một nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 xếp quản lý cùng đi ăn
trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và
thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo:
- Ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước.
- Tôi trước! tôi trước! – cô thư ký hành chính nhanh nhẩu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời.
Puff. Cô thư ký biến mất.
- Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.
Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.
- Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.
- Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.
- Ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước.
- Tôi trước! tôi trước! – cô thư ký hành chính nhanh nhẩu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời.
Puff. Cô thư ký biến mất.
- Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.
Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.
- Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.
- Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.
IV
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi:
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?
Đại bàng trả lời:
- Được chứ, sao không.
Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?
Đại bàng trả lời:
- Được chứ, sao không.
Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao lắm ý.
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao lắm ý.
V
Một con gà tây trò chuyện với một con bò.
- "Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia", nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.”
- “Hả, sao cậu không nuốt lấy vài giọt sữa của tớ?” Con bò đáp, “Sữa tớ bổ lắm đó.”
Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được đủ sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.
- "Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia", nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.”
- “Hả, sao cậu không nuốt lấy vài giọt sữa của tớ?” Con bò đáp, “Sữa tớ bổ lắm đó.”
Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được đủ sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.
VI
Con
chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông
cứng lại và rơi xuống 1 cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy 1 con bò
đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng
người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy
ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. 1 con mèo đi
ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh con
mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim
ra ăn thịt.
GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * TÂM TÌNH
VÀI LỜI TÂM TÌNH CỦA GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suy’t chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.
Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tây, nay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn! Quên nữa còn gạo đen(dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.
Cụ thể như một lọai cải có tên là Phi Long (English spinach)
mà tất cả các giống dân âu, á, trung đông gì cũng rất ưa chuộng (nhứt
là Lebanese, mua một lần cả trolley) vì nó có rất nhiều chất sắt làm
tăng cường sinh lực đến đổi có một phim cartoon muốn khuyến khích trẻ
con ăn vegies đã bịa ra chuyện một nhân vật tên Popye.
http://en.wikipedia.org/wiki/Popeye
Trước đó, hôm 12 tháng 3, ông Nguyễn sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội VC từng công khai chê trách là, “cách tính GDP của Việt Nam rất lơ mơ, không biết thế nào mà lần”.
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 4 thập niên, nhưng mâu thuẫn
trong nội bộ người Việt dẫn tới cuộc chiến và phát sinh từ sau ngày
30/4/75 tới nay vẫn chưa được hóa giải bất chấp những nỗ lực ‘hòa hợp
hòa giải dân tộc’.
Nguyên nhân vì sao và làm thế nào để người Việt thật sự ‘hòa hợp-hòa
giải’ với nhau? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi hôm nay giữa Trà Mi
VOA với một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng xuất thân từ gia đình cách
mạng có công lớn với chế độ cộng sản Việt Nam, người từng lãnh
án tù vì các hoạt động đấu tranh dân chủ và bị trục xuất sang Mỹ tị nạn
chính trị cách đây một năm: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
Các vụ rơi máy bay quân sự bộc lộ điểm yếu của Việt Nam và sẽ được
những quốc gia như Trung Quốc, vốn có tranh chấp trên biển với nước này,
theo dõi chặt chẽ, theo ý kiến chuyên gia.
Nhận định của Giáo sư Carl Thayer, từ học viện quốc phòng Úc, được đưa ra trong lúc Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục huy động các lực lượng tìm kiếm tung tích hai phi cơ chiến đấu Su-22, vốn bị rơi trên vùng biển gần đảo Phú Quý, Bình Thuận trong lúc tập luyện hôm 16/4.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là việc tìm kiếm hai phi công, Trung tá Lê Văn Nghĩa và Đại úy Nguyễn Anh Tú.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16/4 dẫn nguồn tin riêng cho biết hai máy bay, cất cánh từ sân bay Phan Rang, có thể đã 'tự va chạm nhau'.
Bộ Quốc phòng nói họ mới chỉ vớt được ba thùng dầu phụ, chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
"Với tỷ lệ rơi này thì bất cứ không quân hiện đại nào trên thế giới cũng sẽ tỏ ra lo ngại về độ an toàn của loại máy bay này", ông Carl Thayer nói trong cuộc phỏng vấn với BBC.
"Vấn đề của Việt Nam là họ không đủ tiền để thay thế máy bay đủ nhanh theo nhu cầu".
"Trong trường hợp của Úc, các máy bay F-11 của Úc, vốn từng được dùng trong chiến tranh Việt Nam, chỉ được sử dụng đến khi chi phí bảo trì cao đến mức phải thay thế".
"Không quân Việt Nam chủ yếu là Su-22, bên cạnh Mig 21. Đây không phải là những phi cơ chiến đấu hiện đại mà những nước như Trung Quốc còn muốn đưa vào sử dụng."
Ông Carl Thayer cho biết các vụ rơi máy bay gần đây đang xác nhận đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về điểm yếu của quân đội Việt Nam.
"Năm ngoái có một buổi thảo luận về Việt Nam mà tôi đã tham dự," ông nói.
"Một trong các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tổng hợp nhiều tài liệu của nước này về Việt Nam, trong đó đánh giá các điểm mạnh yếu của quân đội Việt Nam."
"Một trong các điểm yếu lớn nhất là chất lượng huấn luyện. Họ cho rằng với chất lượng huấn luyện hiện nay thì quân đội Việt Nam không đủ sức ứng phó với chiến tranh."
"Những nước như Hoa Kỳ thường lấy số giờ huấn luyện của phi công nước mình ra để so sánh với các nước khác và từ đó đánh giá độ thiện chiến của các nước khác."
"Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng công tác hậu cần và chất lượng bảo trì là các điểm yếu khác của Việt Nam."
"Trong tình huống chiến tranh thực sự, cả hai công tác này sẽ đứng trước thách thức rất lớn vì phải đảm bảo lịch trình rất gấp và độ hiệu quả rất cao".
"Tôi nghĩ phía Trung Quốc sẽ theo dõi sát kết luận từ phía Việt Nam về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn mới nhất".
"Nguyên nhân được công bố sẽ thể hiện rõ nhất khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150417_vn_search_su22
Philippines hôm thứ Hai đã lên tiếng cảnh báo về "sự hung hăng" của
Trung Quốc trong vùng Biển Đông giữa lúc Philippines và Hoa Kỳ khởi
động cuộc tập trận quân sự quy mô chưa từng thấy
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang, công bố những hình ảnh mà ông nói là hình ảnh vệ tinh của hoạt động xây cất ồ ạt gần đây của Trung Quốc trên bảy bãi đá và bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa.
“Chúng tôi có lý do thuyết phục để lên tiếng cho cả thế giới biết về những tác động tiêu cực từ thái độ hung hăng của Trung Quốc,” ông Catapang nói với các nhà báo, mô tả những hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc là “to ”
Nguồn: AFP, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/philippines-cnh-bao-ve-tq-tap-tran-lon-voi-my/2727403.html
Trong thế kỷ 20, HK đã nhiều lần đưa quân ra hải ngoại lần lượt đánh bại các thế lực lớn như Quốc Xã Đức, Phát xít Ý, Quân phiệt Nhật, Cộng sản Nga, quân xâm lược Iraq…Nhưng bước vào thế kỷ 21, lãnh thổ HK lại bị các nhóm khủng bố Hồi giáo Taliban và Al Qaeda tấn công ngay tại cơ quan đầu não chiến tranh tức Ngũ Giác Đài và Trung tâm kinh tế tài chính thế giới ở New York qua Biến cố 11/9/2001. Từ đó, HK phát động cuộc chiến chống khủng bố, đưa quân đến Iraq và Afghanistan tiêu diệt Sadam Hussein và Osama bin Laden. Sau khi giúp hai nước này tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ tự do, HK chấm dứt sự can dự ở Iraq từ cuối năm 2011 và Afghanistan từ cuối tháng 11/2014. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử HK vì tính chất của nó không giống như các cuộc chiến mà Mỹ đã đương đầu.
Cuộc chiến Iraq của HK vừa kết thúc thì nội chiến diễn ra ở Syria. Và khi chiến tranh ở Afghanistan vừa chấm dứt thì nội chiến xảy ra ở Yemen. Đây là hai trong các cuộc chiến giữa các nước Hồi Giáo ở Trung Đông, thù nghịch nhau vì không cùng chung hệ phái. Tín đồ Sunni chiếm đa số, sống ở các nước như Saudi Arabia, các tiểu vương quốc UAE, Qatar, Bakrain, Kuwait, Jordan, Egypt…chống lại Iran- một quốc gia có đông đảo tín đồ Shiite. Hai hệ phái này vốn có truyền thống hục hặc, chống đối nhau trong 13 thế kỷ qua từ khi Giáo chủ Muhammad sáng lập đạo Hồi. Họ có mối thù truyền kiếp không thể sống chung, lại sẳn sàng tử vì đạo, ôm bom tự sát.
Các nước Hồi Giáo có đông tín đồ Sunni đứng đầu là Saudi Arabia, Egypt, Turkey có khuynh hướng thân Mỹ. Họ muốn HK can thiệp vào Syria và Yemen, giúp họ chống Iran và các tổ chức xưng danh Nhà nước Hồi Giáo IS, ISIL, ISL…Trong khi đó, Iran cũng giúp TT Bashar al. Assad tấn công ISIL ở Iraq và Syria. Hai lực lượng khủng bố al-Qaeda và ISIL tuy cùng phái Sunni cũng kình địch nhau. TT Netanyahu của Do Thái cũng như các nước Á Rập đều phản đối TT Obama nói chuyện hòa hoãn với Iran.
Tình trạng ở Trung Đông rất phức tạp, nhưng ông Phạm Đình Lân đã viết “Dù gặp khó khăn như thế nào chăng nữa, HK vẫn là một đại cường lãnh đạo thế giới…Đó là quốc gia của sáng kiến kể cả sáng kiến cờ bạc và tạo canh bạc chánh trị quốc tế”. HK sẽ tạo ra canh bạc chính trị ở đây như thế nào giải quyết các Thách thức Hòa bình của thế giới? Chủ trương xưa nay của Mỹ là xiển dương các giá trị dân chủ tự do, điểm này có vẻ chưa thích hợp đối với các nước Hồi giáo, HK chỉ có thể thực hiện sở trường là mang lại hòa bình cho các dân tộc.
Theo người viết, hầu hết các nước Hồi giáo ở đây đều là thân hữu hoặc đồng minh của Mỹ chỉ trừ Iran và Syria. Do đó bắt được nhịp cầu, tái lập bang giao với hai quốc gia này, HK có thừa khả năng mang lại hòa bình cho Trung Đông. Iran từng là đồng minh của Mỹ khi Quốc vương Mohammed Razi Pahlevi cai trị xứ này từ 1941 đến tháng 2/1979 bị Giáo chủ Ayatollah Khomenei lật đổ, chạy sang tị nạn ở Ai Cập. Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời. Tám tháng sau, dựa vào lý do Mỹ đã bao che giúp cựu vương Pahlevi không bị dẫn độ về Iran để xét xử, chế độ mới ở Iran quản thúc toàn bộ 52 nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ ở Teheran trong 444 ngày để áp lực Mỹ. Từ đó hai nước cắt đứt ngoại giao trong suốt 37 năm qua.
Từ đầu năm 1980, Iran trở thành mối đe dọa đối với các nước trong khu vực khi gây chiến với Iraq, cuộc chiến kéo dài đến 1988 thì chấm dứt. Sau biến cố 11/9/2001, HK can dự vào Trung Đông, tấn công Iraq vì Saddam Hussein hù dọa là có vũ khí sát thương hàng loạt. HK cũng phát hiện ở Iran có nhiều cơ sở tinh luyện uranium cũng như các lò phản ứng nguyên tử. Vấn đề này được ra Hội đồng Bảo An, LHQ bắt đầu cấm vận Iran. Năm 2011, Mỹ chấm dứt can dự ở Iraq, nội chiến lại xảy ra ở Syria có sự can thiệp của Iran và Nga. Vì thế, TT Obama coi việc đàm phán với Iran là ván bài chủ chốt của Mỹ. Theo ông, cấm vận không để Iran chế tạo bom nguyên tử sẽ không đạt được mục đích, nếu không tiến hành việc đàm phán. Việc đàm phán sẽ giúp Mỹ tìm sự thỏa hiệp với Iran để giải quyết vấn đề hòa bình ở Trung Đông, ngăn chận Nga can dự vào khu vực xung yếu này.
Vì thế trong thời gian gần đây, TT Obama chấp nhận đối đầu với thái độ phản kháng quyết liệt của đồng minh Israel cũng như Saudi Arabia và cả Đảng Cộng Hòa. Ông tin rằng việc cấm vận của Mỹ và các nước Âu Châu đã làm cho Iran thấm đòn. Năm 2011, số dầu thô xuất cảng giảm 2/3 chỉ còn 700 ngàn thùng một ngày, Iran chỉ thu được 95 tỷ mỹ kim. Năm 2012 chỉ thu được 74 tỷ. Vì cấm vận kinh tế, đồng Riyal của Iran đã mất giá 40% đối với đồng Mỹ kim, lạm phát gia tăng, hàng nhập cảng tăng giá, thực phẩm đắt đỏ, đời sống người dân Iran gặp nhiều khó khăn. Tháng 6/2013 Hassan Rohani có khuynh hướng ôn hòa lên cầm quyền. Nhờ đó, từ 24/11/2013 việc đàm phán về hạt nhân của Iran ở Genève có chiều hướng tích cực hơn để tháo gở một phần cấm vận đối với Iran.
Sau 18 tháng đàm phán, chiều ngày 2/4/2015 tại Lausanne (Thụy Sĩ) 5 đại diện Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An LHQ và Đức đã đạt được một thỏa thuận khung về hồ sơ hạt nhân với Iran. Văn kiện quy định “những thông số then chốt” của một hiệp ước chung cuộc có giá trị trong 15 năm. Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng: Thỏa ước Lausanne là thành công ngoại giao lớn của Mỹ vì đã ghi đầy đủ những điều Iran phải thực hiện như giảm bớt các trung tâm nguyên tử đang hoạt động và chấp nhận một hệ thống kiểm soát gắt gao trong 15 năm tới. Trong khi đó Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước Âu Châu chỉ hứa hẹn sẽ giảm bớt dần dần cuộc phong tỏa kinh tế sau khi các thanh tra LHQ chứng nhận Iran sẽ thi hành đứng đắn. Từ nay, Iran chỉ còn giữ 6 ngàn lò tinh luyện uranium trong số 20 ngàn lò đang có thuộc thế hệ 1970 của Âu Châu và không được xây dựng những lò theo mẫu mới. Iran chỉ được giữ 3% số uranium đã tinh luyện tức khoảng 300 kg.
Báo chí Tây phương coi thỏa ước Lausanne ngày 2/4 là chiến thắng ngoại giao và chính trị của TT Iran Hassan Rohani. Iran là nước sản xuất dầu hỏa số hai của thế giới, nhưng vì bị cấm vận, sản lượng dầu xuất khẩu tụt giảm 50%, chưa kể cả 100 tỷ mỹ kim thu nhập từ dầu mõ cũng đã bị quốc tế phong tỏa, ảnh hưởng tai hại đến lợi ích sống còn của Iran. TT Rohani đã tạo cho người dân Iran viễn ảnh thay đổi cuộc sống tốt hơn. Ở thủ đô Teheran họ đổ ra đường ca hát nhảy múa, xe cộ bóp còi liên tục để reo mừng thỏa ước vừa đạt được với quốc tế. Một sự kiện bất ngờ là chính quyền Iran đã cho chiếu trên đài truyền hình IRINN của nhà nước toàn thể bài diễn văn của TT Mỹ. Quốc vương Saudi Arabia đã chúc mừng TT Obama cho thấy nước này cũng thỏa mãn về bản thỏa ước sơ bộ với Iran. Chỉ dấu thuận lợi trên sẽ giúp HK làm trung gian để Iran và Saudi Arabia là hai nước lãnh tụ hai hệ phái Shiite và Sunni ngồi lại để tìm giải pháp mang lại hòa bình cho khu vực, trong đó mọi tín đồ Hồi Giáo dù Shiite hay Sunni đều được đối xử bình đẳng.
Trong chiều hướng hòa hoãn hiện nay, cuộc nội chiến ở Syria và Yemen sẽ được dàn xếp để kết thúc êm đẹp. Mấy năm trước, HK chủ trương lật đổ chế độ của TT Bashar al-Assad, được sự đồng tình của Saudi Arabia, nhưng giữa tháng trước, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố “Cuộc xung đột ở Syria bước vào năm thứ 5, đây là lúc để tái khởi động những hoạt động ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến đã làm hơn 200 ngàn thiệt mạng và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa”.
Đối với Israel, thỏa ước về hạt nhân ở Iran có thể giúp họ bớt lo ngại về mối đe dọa xuất phát từ Iran. Một khi mối đe dọa từ Iran được bảo đảm, Do Thái sẳn sàng đáp ứng đòi hỏi của Mỹ về việc thành lập một quốc gia cho người Palestine ở vùng Tây ngạn sông Jordan. Vùng đất này bị Israel chiếm đoạt của Jordan trong cuộc chiến năm 1967, trong đó có Thánh địa Jerusalem. Nhà nước Palestine ra đời sẽ chấm dứt mối tranh chấp Á Rập-Israel, góp phần bảo vệ hòa bình ở Trung Đông.
Vấn đề quan trọng hiện nay là lực lượng tự xưng là Nhà nước Hồi Giáo mới nổi lên gần đây. Theo tác gia Trúc Giang trong bài “Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo là con đẻ của Mỹ” tiết lộ thủ lãnh IS là Abu al-Baghdadi do CIA Mỹ dựng lên, được tình báo Anh và Do Thái huấn luyện và tài trợ nhằm thao túng IS thuộc hệ phái Sunni để hai hệ phái Sunni và Shitie tiêu diệt lẫn nhau. Trước đây Mỹ cũng đã dùng Osama bin-Laden thuộc Sunni để đánh đuổi Liên Sô từ 1978 đến 1988. Abu al-Baghdadi đã bị Mỹ giam giữ như là một tù nhân dân sự dưới cái tên Awad Ibrahim al-Badry tại trại Bacca từ 2/12/2004 đến năm 2009 thì được phóng thích.
Riêng người viết thì nhận định đây là một canh bạc chính trị mới của Mỹ để tạo ra thế tam cực trong thế giới Hồi Giáo. Ngoài Sunni và Shiite nay có thêm nhóm IS, để ba thế lực này kiềm chế lẫn nhau mới duy trì được hòa bình ở Trung Đông. Thế lực IS có tham vọng Hồi giáo hóa thế giới mà mục tiêu trước mắt là Afghanistan sau khi Mỹ chấm dứt sự can dự từ cuối năm 2014. Trước đó, hồi cuối tháng 5/2014, để tìm cách trợ lực nhóm Hồi Giáo khủng bố, TT Obama đã cho phóng thích 5 cán bộ cao cấp Taliban bị quân Mỹ bắt ở Afghanistan năm 2002 và giam giữ ở Guantanamo (Cuba) để Taliban trả tự do cho một tù binh Mỹ là trung sĩ Bowe Bergdahl. Đó là Mohammad Fazl, Khairulla Khairkhwa, Abdul Haq Wasiq, Norullah Noori và Mohammad Nabi Omarri, từng giữ những chức vụ quan trọng của Afghanistan như bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng thông tin, tư lịnh quân đội, thứ trưởng phụ trách tình báo, thống đốc…
Từ Afghnistan, lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo sẽ mở rộng thế lực vào khu vực Trung Á bao gồm các nước lân cận có vần cuối stan như Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan. Đây là khu vực dồi dào tài nguyên về dầu khí, đa số dân là Hồi giáo. Các nhóm Shiite và Sunni sẽ yểm trợ những người đồng đạo IS bành trướng thế giới Hồi Giáo vào vùng Trung Á. Nơi đây, trong tương lai sẽ là đấu trường mới của thế giới, xuất phát từ tham vọng bành trướng của Liên bang Nga, Trung Quốc và Hồi giáo IS. Với canh bạc mới này, HK sẽ hóa giải thảm họa chiến tranh ở Ukraine, Đông Á và Trung Đông. Hoa Kỳ sẽ tập trung nổ lực ở hướng Đông, phát triển Châu Á/Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình, ổn định và phồn vinh nhất của thế giới trong thế kỷ 21.
Kết luận Ông Phạm Đình Lân đặt câu hỏi: Trong canh bạc này của HK, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ra sao? VN sẽ nằm ở vị trí nào? Người viết xin được góp ý. Trong Thế chiến I, Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đạo Đế quốc Ottoman (1299-1923) bao gồm phần lớn khu vực Trung Đông, họ liên minh với Đức, Đế quốc Áo-Hung và bị bại trận. Đế quốc Ottoman tan rã, lãnh thổ bị Anh, Pháp, Ý xâm chiếm. Năm 1923, Mustafa Kemal giành được độc lập, thành lập nước Cộng hòa Thỗ Nhĩ Kỳ. Trong Thế chiến II, Thổ đứng trung lập, nhưng khi chiến tranh vừa chấm dứt Liên Sô muốn xâm chiếm Thổ và Hy Lạp để mở rộng ảnh hưởng vào khu vực Trung Cận Đông. Nhờ HK viện trợ, Thổ duy trì được độc lập, sau đó hợp tác với quân LHQ trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ngày nay, dù là thành viên NATO và Cộng đồng Âu Châu (EU), nhưng Thổ đứng về các nước Hồi Giáo. NATO sẽ bảo vệ Trung Đông chống lại mưu đồ bành trướng của Nga. Các nước Trung Đông đều xuất phát từ Đế quốc Ottoman, vì thế Thổ có uy tín lớn sẽ góp phần đắc lực trong việc vãn hồi hòa bình và ổn định trong khu vực.
Còn VN nằm ở vị trí nào? Sau HĐ Genève 1954, do sự thỏa thuận của quốc tế, Miền Nam Việt Nam thuộc ảnh hưởng của Thế giới Tự do. HK thành lập SEATO để phòng thủ Đông Nam Á. Ông HCM được Quốc tế Cộng sản đào tạo nên CSVN dựa vào LS, TQ phát động chiến tranh chống Mỹ, giải phóng MN. Sự can thiệp của HK vào VN đã bẻ gãy tham vọng của Mao Trạch Đông bành trướng xuống lục địa ĐNÁ. Sau đó, Kissinger và Chu Ân Lai thỏa thuận chấm dứt chiến tranh VN bằng giải pháp: MNVN, Lào và Cam Bốt trung lập. Tháng 6/1973, đích thân TT Chu Ân Lai sang Hà Nội gặp Lê Duẩn -Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động VN để truyền đạt thông điệp này, nhưng CSVN không chấp nhận.
Không ngăn chận được ý định của ông Lê Duẩn mở rộng ảnh hưởng LS ở Đông Dương, năm 1975 HK bỏ rơi VNCH để tranh thủ sự hợp tác của TQ cùng Mỹ đối đầu với LS. Nay HK trở lại châu Á, coi Biển Đông là hải lộ quan trọng đối với quyền lợi chiến lược của Mỹ và nhiều cường quốc khác như Nhật, Đại Hàn, Ấn và Úc. Vì thế họ hợp tác gắn bó với nhau để làm phá sản mưu đồ bành trướng của Tập Cận Bình về biển đảo ở ĐNÁ. Trong khi lãnh tụ IS -Abu Bahr al-Baghdadi lên án TQ thi hành chính sách cấm đạo và đàn áp người Hồi Giáo ở Tân Cương và kêu gọi tất cả những người Hồi Giáo ở khắp đại lục châu Á cùng đứng lên lật đổ TQ. Để đương đầu với nguy cơ này, đến lượt Bắc Kinh phải hy sinh CSVN để thương thảo với Mỹ về hòa bình và ổn định ở ĐNÁ. Tình hình hiện nay cũng tương tự 40 năm trước, đòi hỏi MNVN phải trung lập cùng các nước ASEAN. TT Nguyễn Tấn Dũng xuất thân từ MTGPMN, nên ông dễ dàng thích nghi với tình thế. Đó là đòi hỏi của HK lẫn TQ trong 4 thập niên qua. Vì thế tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5/2013, TT Nguyễn Tấn Dũng đã minh định lập trường của VN: “Không là đồng minh quân sự của nước nào và cũng không liên minh quân sự với nước này để chống lại nước khác”. Trong canh bạc mới này của HK, sẽ giúp VN thoát khỏi ảnh hưởng của TQ, hợp tác với các nước ASEAN xây dựng khu vực Châu Á/Thái Bình Dương hòa bình thịnh vượng như chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21.
Nhìn lại lịch sử chiến tranh trong thế kỷ vừa qua, cho thấy các nước thù địch của Mỹ cuối cùng đều trở thành đồng minh của Mỹ như Đức, Ý, Nhật. Và VN cũng không thể là trường hợp ngoại lệ. Liên Sô cũng là kẻ thù của Mỹ, nhưng HK đã giúp nước Nga thời TT Yelsin vượt qua các khó khăn trong thời hậu cộng sản. HK cũng đã giúp Đặng Tìểu Bình thực hiện “bốn hiện đại hóa Trung Quốc” mà ngày nay TQ trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới.
Để kết luận, người viết xin ghi lại những nhận định của cố TT Lý Quang Diệu người vừa mới qua đời ngày 23/3/2015 về vai trò của HK. Theo ông, trong hai hoặc ba thập kỷ tới, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất. Mỹ là một đế chế thực sự vì họ biết đón nhận và dung nạp vào dân tộc mình những chũng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và nền văn hóa khác. Hiện nay và trong vài thập niên tới, chính HK sẽ giữ vai trò nổi bật trong việc định ra những quy tắc của cuộc chơi. Những vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và ổn định của quốc tế không thể giải quyết được nếu không có vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ông Lý khẳng định: không một quốc gia nào hay nhóm nào có thể thay thế Mỹ làm cường quốc toàn cầu. Nhận định của một chính khách lỗi lạc của thế giới khiến nhiều người cho rằng: ‘Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”
TS Lê Đăng Doanh nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã nhiều lần tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu trong các năm 1993, 1995, 1997 khi ông Lý đến VN, nhận làm cố vấn cho TT Võ Văn Kiệt. T/s Doanh cho biết ông LQD ước mơ có được một đất nước như VN: có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Ông cựu thủ tướng Singapore nhận định: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Vì muốn thấy một nước VN phồn vinh, cường thịnh, nên ông Lý Quang Diệu nhiệt tình cố vấn, ủng hộ sự cải cách ở VN, ủng hộ việc phát triển kinh tế tư nhân, ủng hộ VN hội nhập với thế giới. Theo ông Lý Quang Diệu, một nước Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho ĐNÁ, có lợi cho hòa bình và ổn định cho khu vực và dĩ nhiên cũng có lợi cho Singapore.
Tháng 11/1997 khi đến thăm thành phố HCM trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang diễn ra, song ông Lý Quang Diệu vẫn lạc quan dự đoán, VN trong 5 năm tới sẽ bắt kịp tốc độ phát triển của các nước trong khu vực. VN sẽ tăng trưởng mạnh như Singapore, TQ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Ông nói: VN đã mất nhiều thời gian, bỏ lỡ một số cơ hội. Bây giờ VN phải bù đấp cho cơ hội đã mất đó, “cần bù đấp và tiến kịp”.
Đáp lại sự khuyến cáo đó, giới lãnh đạo CSVN bảo thủ ngăn chận ông Võ Văn Kiệt trở thành Tổng Bí thư mà còn áp lực ông rời khỏi chức vụ thủ tướng. Năm 2013, trong bài trả lời phỏng vấn báo Straits Times dưới tiểu tựa “Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa”, ông Lý Quang Diệu đã nói: Về cải cách của VN đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến viếng thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ thì ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của VN không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Đó là điều bất hạnh cho dân tộc VN. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng kiến nghị của ông LQD cho đến nay chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Thí dụ như việc trọng dụng người tài, xây dựng bộ máy công khai minh bạch, không có tham nhũng. Ts Doanh chua chát kết luận: “Tất cả những điều đó chúng ta chưa làm được và tôi nghĩ đấy là điều mà ông Lý Quang Diệu cũng tiếc và cá nhân tôi cũng rất tiếc cho đất nước của mình”.
Lê Quế Lâm
-Sydney 10/4/2015: Kỷ niệm 40 năm Quốc Hận (1975-2015)
Nhiều bạn trẻ cười nói rôm rả khi chứng kiến cảnh đánh nhau - Ảnh: cắt từ clip
Không ít bạn trẻ coi sự dửng dưng, vô cảm là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí, có những người còn cổ vũ, reo hò trước nỗi đau của đồng loại.
“Không phải chuyện của mình”
Cũng là một phụ huynh có hai con đang học THPT và THCS tại TP.HCM, ông Bình chia sẻ: “Trong nhóm bạn như con tôi chẳng hạn, thay vì đứng ra ngăn chặn những hành vi bạo hành đối với bạn bè của mình, thì đa phần dửng dưng xem đó không phải là chuyện của mình. Các cháu sợ vô can ngăn sẽ bị dìm hàng, bị gây hấn, bị đì nên không dám”. Theo ông Bình, ngay cả ban giám hiệu, thầy cô đôi khi cũng không quan tâm đến những vụ học sinh ẩu đả nhau. Họ nghĩ rằng những đứa trẻ này hư hỏng rồi, không còn thuốc chữa nữa hoặc phải kỷ luật nặng mới được.
Cũng theo ông Bình, học sinh cần được trang bị những phản ứng tích cực trước các hành vi xấu, bạo hành để phòng ngừa ngăn chặn. Mặt khác, cũng cần có những chương trình trợ giúp trang bị các kỹ năng làm cha mẹ cho phụ huynh.
Thạc sĩ xã hội học Vũ Thiện Toàn
Làm tổn hại hình ảnh học trò
Như Lịch
21/04/2015
“Sốc” là từ rất nhiều nhà văn hóa, nhà giáo... đã thốt lên khi xem hình ảnh, clip đám đông chen lấn, giành giật, coi thường tính mạng bản thân và sẵn sàng đẩy con em mình vào tình huống nguy hiểm; sàm sỡ phụ nữ... ở công viên nước Hồ Tây hôm 19.4.
Hành xử a dua, trẻ em lãnh đủ
Phụ huynh cố đẩy, kéo con em qua hàng rào để vào công viên nước - Ảnh: Anh Tuấn
Vô cảm với cái xấu
Nhiều khách nữ đã trở thành nạn nhân trò chơi té nước của những nhóm khách nam
Nồi canh đầy sâu
Kính thưa quí bạn,
Tuy
là cái email nầy ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc
chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.
Hôm
nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày
nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến
kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều
lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Đa
số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn
danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm
lắm.
1.
Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn
chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc
bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho
mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
2.
Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng
rút thăm của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền
nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số
account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu
kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
Hoặc
có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ
nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ.
Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho
tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...
Hoặc
tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn
chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu
đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó.
Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng
vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng
nhanh, càng nhiều càng
tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều. Viết hoài mỏi
tay quá rồi.
4. Chuyện
thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện
gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên
thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong
(hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng
làm một chuyện nầy chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà
không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó
là những người tin được không?
Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.
5.
Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây
quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết
số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng
credit card của các bạn để mua hàng hoá hay đi Las Vegas đánh bài không.
Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Qũy cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người
log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website
buôn bán hàng hoá khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân
viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy
vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân
viên giao hàng.
Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit
vài chục ngàn đô.
Các
bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan
tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay
đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm
giữa hai hàng chữ thật.
Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy.
Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết
người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn
đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh
niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.
Huỳnh Chiếu Đẳng
Bàn về "Chuyện Thuốc" của Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng và Reply
Thử
điểm những thứ mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ
hoặc người Tàu mà bày ra): Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm
quanh ta đều được email vàwebpage ca tụng lên mây xanh là “thần dược”.
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suy’t chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.
Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tây, nay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn! Quên nữa còn gạo đen(dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.
Huỳnh Chiếu Đẳng (22-Jul-2013)
REPLY
Một đọan phản hồi cho “những bài thuốc” (trích trong bài viết “Bà Nội Tướng Của Tôi”)
“…Chẳng
hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn
giản, chỉ cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì
có công hiệu rất tốt cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv…
thì nàng hỏi lại tôi bộ miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là
gạo, tại sao nấu cơm ăn hằng ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem
đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở thành “dược phẩm” là sao, vô lý
quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang gạo nấu nước “thánh” cho
tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm, tuy chìu ý tôi
nhưng trong lòng không phục cho là what
a silly vớ vẩn!
Có một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này chữa được bệnh thấp khớp làm tôi cũng rán
g
đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm chớ mùa hè thì
lọai rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo rau cỏ
nào mà không có dược tính . Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải
nhiệt, khi nào nóng trong người uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó
thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải bò luôn. Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhào, đậu nành, canh dưỡng sinh gì đó lung tung,
thứ nào cũng chữa bá bệnh như là thần dược. Tôi thì thứ nào cũng muốn
thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng thì nhứt định giữ vững lập trường
không là không. Nàng nói thời buổi y học tân tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn không được, ở đó mà nghe người ta bày. Muốn
bào chế một viên thuốc, người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu
chất trong đó chớ đâu phải đơn giản một thứ một mà được. Phàm cái gì
cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà tống vào cho cố xác thì có
hại chớ sao. Có thể nó chữa được bệnh này nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì có khắc, có lành tính thì cũng có ác tính. Vì
vậy trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai phát giác ra là có hại
thế nào đó thì mình cũng không đến đổi nào, còn trở tay kịp.Spinach and Purines
Spinach contain naturally occurring substances called purines. Purines are commonly found in plants, animals, and humans. In some individuals who are susceptible to purine-related problems, excessive intake of these substances can cause health problems. Since purines can be broken down to form uric acid, excess accumulation of purines in the body can lead to excess accumulation of uric acid. The health condition called "gout" and the formation of kidney stones from uric acid are two examples of uric acid-related problems that can be related to excessive intake of purine-containing foods. For this reason, individuals with kidney problems or gout may want to limit or avoid intake of purine-containing foods such as spinach. For more on this subject, please see "What are purines and in which foods are they found?"Anh Popye này nhờ ăn thật nhiều spinach nên mới có đủ sức mạnh để đấu lại mấy thằng baddies. Đó là nói về mặt lợi ích của lọai cải này, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại gây bệnh gout (thống phong) nếu ăn nhiều (không biết nhiều là bao nhiêu) vì nó cũng chứa hàm lượng uric acid rất cao. Như vậy thì tốt nhứt là đừng nghe ai cả mà hãy nghe chính mình. Mỗi tuần nấu canh họặc xào ăn hai ba lần là đủ liều rồi, cứ coi đó là thức ăn thôi, còn muốn làm thuốc thì để cho pharmacist họ làm, đâu có tới phiên mình. Cũng như rượu, mỗi ngày một ly nhỏ cho máu lưu thông điều hòa thì có ích cho tim mạch nhưng nếu cứ uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn thì sơ gan đứng tim luôn là cái chắc.”
TUẤN KHANH * THẢO CẦM VIÊN SAIGON
Thảo Cầm Viên Sài Gòn sắp bị xóa bỏ
Tuấn Khanh
- Nếu không có gì thay đổi, theo như ước tính thì năm 2016, Sở thú Sài
Gòn (Thảo Cầm Viên) có hơn 140 tuổi sẽ bắt đầu bị hủy bỏ, san bằng và
nhường chỗ các dự án bất động sản đắt giá.
Thêm một di tích văn hóa - lịch sử của Sài Gòn sẽ đi vào dĩ vãng. Đây là
nơi được xây dựng từ năm 1864 bởi người Pháp, và được ghi nhận là nơi
bảo tồn động vật lâu đời hàng thứ 8 trên thế giới.
Chính quyền TP. HCM cho biết sẽ dời Sở thú ra xã An Nhơn Tây và xã Phú
Mỹ Hưng, Củ Chi, có tổng diện tích 485 ha. Đất ở đây cũng đã được tổ
chức đền bù cho dân chúng để chuẩn bị thực hiện cho dự án.
Dự án này có tên là Công viên Sài Gòn Safari. Cũng là dự án sẽ xóa sổ
một hình ảnh độc đáo của SG, tương tự như xóa sổ Brodard, Givral, Tax,
cây xanh...
Được biết thiết kế Công viên Saigon Safari ở Củ Chi do Công ty Bernard Harrison & Friends Ltd (Singapore) đảm trách.
Dù các nhà lãnh đạo nói rằng là đã được "đông đảo quần chúng ủng hộ",
nhưng giới trí thức cũng có nhiều phản ứng. Chẳng hạn thạc sĩ Phan Kim
Ngọc, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sinh học người và động vật, Đại học Khoa học
Tự nhiên, thì tuyên bố đó là việc không khả thi, do quy mô hiện nay còn
không quản lý tốt thì môi trường mới chỉ có hại mà thôi.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án di dời có thể chậm hơn một chút do
các hoạt động xây dựng diễn ra không đúng với lịch trình.
TRẦN NGUYÊN THAO * QUỐC DOANH
40 năm phá sản kinh tế quốc doanh
Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Thủ
Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng, đã bất ngờ gây ngạc nhiên, “giật mình” trong
phiên họp chính phủ đầu tháng 4, khi xác định rằng kinh tế Việt Nam
“tăng trưởng tới 6,03% trong quý một năm nay”, cao nhất so với cùng kỳ
trong 5 năm trở lại đây. Ngay sau đó, giới chuyên gia vạch ra rằng: "giá
dầu thì thấp, xuất khẩu giảm sút, khách du lịch cũng giảm, mà chỉ số
GDP lại tăng rất cao! Số liệu không đáng tin này sẽ dẫn đến sự méo mó
trong chính sách kinh tế, trong đầu tư và những đánh giá không chính xác
về thực trạng xã hội, và rằng tác động của nó thì vô cùng tai hại". Không
phải chỉ giới chuyên gia phản bác số liệu tăng trưởng kinh tế của ông
Thủ Tướng. Chủ tịch Quốc hội VC Nguyễn Sinh Hùng nói là, cách tính GDP
của Việt Nam rất lơ mơ, không biết thế nào mà lần.
Ảo ảnh mà ông Dũng cố ý tô vẽ trong một tình huống “chiến lược kinh
tế sau 40 năm, ở khu vục công coi như phá sản”; càng làm rõ thực trạng
nợ công của Hà Nội còn mang trên vai đến 303 tỷ Đôla, bằng 164% so với
GDP. Vì vậy, cho dù tăng trưởng kinh tế có đúng như lời huyênh hoang
của ông Dũng, cũng chưa thể kiếm ra đủ tiền để chỉ trả “phần tiền lời”
khi các món nợ đáo hạn. Ngoài ra, nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam cũng được nói là trên 500 ngàn tỷ đồng, tiềm ẩn rất
nhiều bất trắc.
*
Nhiều thành viên quan trọng thuộc khối Kinh tế, tài chánh trong chính
phủ Hà Nội đã bày tỏ ngạc nhiên về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế do chính
ông Thủ Tướng của họ đưa ra. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn
Bình nói: “Khi nghe tin tăng trưởng kinh tế quý một đạt 6,03%, quả thật là hơi giật mình.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói ông
“hơi choáng” khi nghe về tuyên bố này. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê, xác quyết, đã "rà lại rất kỹ" sau khi có con
số tăng GDP "khá đẹp" quý một vừa rồi.
Trước đó, hôm 12 tháng 3, ông Nguyễn sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội VC từng công khai chê trách là, “cách tính GDP của Việt Nam rất lơ mơ, không biết thế nào mà lần”.
Tháng Tám năm ngoái, ngay trong hội nghị về đầu tư tại Đà Nẵng, chính Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận “cách tính GDP của các địa phương không giống ai, không xác thực, không đúng thực tế” (BBC)
Phía Ban Kinh Tế Trung Ương thuộc Cộng đảng, gồm toàn những người có thế
giá và từng giữ các chức vụ then chốt trong kinh tế, tài chánh không
đưa ra nhận định nào về loan báo kinh tế tăng trưởng đột ngột của ông
Dũng.
Trên lý thuyết, trong một nền kinh tế không có lạm phát, nếu nợ là 100%
bằng với GDP, có lãi suất khoảng 5%, mà GDP tăng 5% thì chỉ đủ để trả
tiền phần lời cho các món nợ đó. Nhưng nay tỷ lệ nợ của toàn bộ nền
kinh tế Việt Nam đã là 303 tỷ Đôla, bằng 164% GDP, như thế GDP
phải tăng gần 9% thì mới có thể đủ trả được tiền lời. Riêng nợ của
khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tương đương 53% tổng nợ của cả
nền kinh tế. Hàng ngàn công ty thuộc khu vực kinh tế nhà nước, gồm Tập
Đoàn, Tổng Công Ty và Công ty chỉ sản xuất ra 32% GDP. Trong số này, chỉ
có 11 công ty được nhìn nhận là có thông tin minh bạch!
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thì bị nhà nước che đậy; đôi khi tung ra
các số liệu khác nhau làm nhiễu thông tin. Nhưng giới chuyên gia ước
lượng nợ xấu cũng trên 500 ngàn tỷ đồng. Hà Nội cũng có dự án dẹp bớt
ngân hàng thương mại, từ 37 xuống còn 15 ngân hàng trong năm nay. Nhưng
đây cũng là bài toán khá gay go, phức tạp. Bởi quyền lợi các nhóm lợi
ích chồng chéo nhau trong hệ thống ngân hàng thương mại, nên rất dễ gây
ra cảnh “kẻ mạnh đè người yếu” để sang đoạt (*). Hà Nội cũng vừa tăng
vốn cho Công Ty Quản Lý Tài Sản (VAMC) lên 200 ngàn tỷ, thay vì 5 trăm
tỷ như lúc ban đầu. VAMC thành lập tháng 5-2013 như công cụ giải quyết
nợ xấu. Nhưng giới chuyên ngành tiên đoán là VAMC cũng sẽ không làm nên
trò trống gì.
Ngân sách của Hà Nội bội chi nhiều năm liên tiếp. Riêng năm nay, có
thể bội chi đến 280 ngàn tỷ, vì giá dầu xuống thấp, làm mất gần 10% số
thu cho ngân sách. Hà Nội phải nuôi một lúc cả công nhân viên nhà
nước, lẫn cán bộ đảng và những tổ chức râu ria, an ninh chìm nổi và hàng
ngàn cơ quan truyền thông các loại.
Dù cho tình huống rất thê thảm, Hà Nội cho đến nay vẫn theo đuổi “kinh
tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng Cộng đảng cũng không
định nghĩa được một cách minh bạch nghe cho lọt tai về nền kinh tế họ
đang theo đuổi.
Một nền kinh tế quốc doanh với doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ
đạo, không thể gọi là kinh tế thị trường. Nhưng lâu nay Hà Nội mở
nhiều chuyến công du đi khắp thế giới qua Mỹ, châu Âu để yêu cầu lãnh
đạo nước ngoài công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành cho rằng, Việt Nam chưa có nhân sự
được huấn luyện về quản lý kinh tế thị trường mà chỉ mới định hướng xã
hội chủ nghĩa thôi.
Việt Nam tồn tại hai khu vực kinh tế: khu quốc doanh có trên 4000 loại
công ty nằm gọn trong tay nhà nước, chiếm thế thượng phong trong kinh
doanh, nhưng nợ ngập đầu, thiếu hiệu quả... Nhưng Cộng đảng vẫn muốn giữ
cho chặt, vì đây là “chỗ tham nhũng” vô tội vạ.
Trước áp lực từ nhiều phía, 24 năm trước, Hà Nội đề ra cổ phần hóa
DNNN. Đợt 3 kéo dài từ năm 2013, dự tính bán ra 432 công ty, đến nay là
giữa năm 2015, mới bán được trên 70. Nhà đầu tư nhìn thấy thông tin
không minh bạch, nợ xấu ngập đầu, bị quy định giới hạn cổ phần, lại đòi
giá cao... Nên nhiều nhà đầu tư ngắm nghía rồi lại quay đi nơi khác. Năm
ngoái, Hà Nội ra lệnh bán 3.5% số cổ phần của Hàng không Việt Nam.
Cuối cùng các nhà đầu tư không mua, phải bán cho chủ nợ. Hà Nội muốn
làm nản lòng giới đầu tư, sau đó sang lại cổ phần cho các công ty cùng
băng đảng. Cuối cùng là chuyện “đánh bùn sang ao” Kinh tế vẫn nằm trong
tay Cộng đảng.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên từng nói rằng kinh tế Việt Nam "là nền kinh tế định hướng "công nghiệp - phi công nghệ", không khuyến khích sản xuất nội địa, không có công nghiệp hỗ trợ."
Ông Thiên nói có tới 76% máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ ở Việt Nam thuộc thế hệ 1950-1960 và Việt Nam "quá thiên lệch về khuyến khích nhập khẩu để gia công lắp ráp (thường gọi là chế xuất), và mang tính đầu cơ."
Ông Thiên cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển và tái cơ cấu chậm là do "đang tồn tại một hệ thống không chịu trách nhiệm và không thể chịu trách nhiệm".
Độc giả hẳn chưa quên hai đại Tập đoàn Vinashin và Vinalines, hai “quả
đấm thép” đã lần lượt “tan chảy” ngay trong tay Hà Nội, từ giữa năm
2010. Sự việc này là cao điểm ghi dấu chiến lược kinh tế mang cái đuôi
“xã hội chủ nghĩa” của Hà Nội bị hoàn toàn phá sản. Hai vụ này đã đưa
đến các cuộc họp kín kín, hở hở của Cộng đảng. Cũng ngày đó, Dân Việt
chứng kiến thêm tính cực kỳ gian manh khi Cộng đảng sáng chế ra một “con
người” không có thật mang tên “đồng chí X” để “gánh hết tội tình”. Còn
những con người thật thì tiền vẫn bỏ túi, không ai chịu trách nhiệm gì
cả. Rốt cuộc, toàn dân đã bị đám cướp ngày móc túi; 90 triệu người, chia
đều ra mỗi người cũng mất gần vài triệu đồng.
Khu vực kinh tế của tư nhân, nhỏ hơn khối DNNN rất nhiều, chú trọng vào
chế xuất, phần lớn là các xí nghiệp người nước ngoài mang nguồn vối FDI
(Foreign Direct Investment)
Phó Chủ tịch Moody's Investor Service, Christian De Guzman nhận định,
tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là không thể chối cãi,
nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, khi các nhóm lợi ích đang chi phối khối
doanh nghiệp nhà nước, khu vực này vẫn không thể phát triển hết mức.
Doanh nghiệp tư nội địa bị DNNN chèn ép rất thê thảm. Từ 2010 đến nay,
khu vực tư nhân nội địa đi vào con đường “thi nhau phá sản” hàng trăm
ngàn công ty.
Đời sống tinh thần và kinh tế của dân chúng quá thấp kém so với các nước
trong vùng (**), làm lộ ra bản năng lãnh đạo mù lòa, yếu kém, che đậy,
lừa đảo và đầy tàn ngược của một chế độ theo đuổi chiến lược kinh tế “ký
sinh trùng”; chuyên về mè nheo, xin xỏ, vay nợ khắp nơi để dồn vào túi
riêng. Không phải vô cớ mà dân chúng gắn vào trán Hà Nội là “hèn với
giặc, ác với dân”. Hà Nội đã quá nhu nhược để Việt Nam bị lệ thuộc
quá đáng vào phương Bắc về kinh tế, và làm mất chủ quyền biển, đảo.
Riêng về Biển Đông, Hà Nội không hề nghĩ cũng như “rất ngu ngơ” về giá
trị to lớn của kinh tế biển. Ngay khi Trung Cộng đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa vào năm 1974, Hà Nội vẫn thản nhiên, an tâm trong ảo tưởng về
một thế giới đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày nay Bắc Kinh ngày
đêm xây dựng các đảo nhân tạo để chiếm đoạt nguồn kinh tế biển của Việt
Nam, Hà Nội rất hiếm khi lên tiếng phản đối, dù chỉ cho có lệ. Các
điểm này đang làm dấy lên trong lòng dân chúng một phong trào chống đối
không hề tắt. Có thể vì vậy mà Cộng đảng có nhu cầu phải lừa gạt dư luận
rằng kinh tế đang tăng trưởng mạnh, đồng thời trấn áp bắt bớ để cố đậy
nắp “nồi súp-de” đang sôi sục trong dân chúng.
Hàng chục năm nay, Cộng đảng gieo rắc rất nhiều cảnh trấn lột dưới nhiều
hình thức gây kinh hoàng trong dân chúng, thì chắc chắn chế độ phải
chuốc lấy nỗi sợ hãi, bất an đe dọa theo tỷ lệ thuận gia tăng của dân
chúng; tương ứng với hành động tàn ngược vô luân của một chính quyền dã
man chưa từng có trong lịch sử Dân Tộc Việt.
Apr 20-15
_______________________________________
Chú thích:
(*) Tại VN có 3 loại ngân hàng : Ngân hàng hay Quỹ Tín Dụng quốc doanh,
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Thương Mại ngoại quốc có đại diện tại
VN.
(**) Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với
Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
TRÀ MI * HÒA HỢP
Tin tức / Việt Nam
Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp hòa giải?
Tin liên hệ
TS Cù Huy Hà Vũ: ‘Chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ phải chấm dứt’
Cựu tù nhân lương tâm của Việt Nam cho rằng sức ép từ quốc tế đóng vai trò ‘quyết định’ để buộc chính phủ Hà Nội chấm dứt đàn áp nhân quyền.
17.04.2015
... hòa giải với những người trong
chế độ Việt Nam Cộng hòa là hòa giải về mặt tinh thần. Còn hòa giải với
những người có quan điểm đối lập với chính quyền do đảng cộng sản Việt
Nam kiểm soát hiện nay là hòa giải thực tế.
Cù Huy Hà Vũ
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Cù Huy Hà Vũ
- Danh mục
- Tải
VOA: Khái niệm ‘hòa hợp hòa giải’ được nhắc tới rất nhiều, nhưng mấu chốt của mâu thuẫn cần hòa hợp hòa giải là gì?
TS Hà Vũ: Mọi người vẫn hay nói tới ‘hòa hợp hòa
giải’, nhưng cần phải làm rõ rằng thứ nhất đây là sự hòa giải giữa
chính thể cộng sản hiện hành với những người đã làm việc trong chính thể
Việt Nam Cộng hòa trước 30/4/1975. Thứ hai là sự hòa giải với những
người đang sống tại Việt Nam và phản đối chế độ độc tài của đảng cộng
sản Việt Nam. Tựu chung lại, hòa giải với quá khứ hay hiện tại. Nói cách
khác, hòa giải với những người trong chế độ Việt Nam Cộng hòa là hòa
giải về mặt tinh thần. Còn hòa giải với những người có quan điểm đối lập
với chính quyền do đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát hiện nay là hòa
giải thực tế.
VOA: Theo nhận xét của ông, giữa người Việt trong và
ngoài nước, giữa hai ý thức hệ cộng sản và dân chủ tư bản trong lòng
người Việt đã ‘hòa,’ ‘hợp’ và ‘giải’ đã đạt tới mức nào sau 40 năm chiến
tranh kết thúc?
TS Hà Vũ: Phía chính quyền cộng sản Việt Nam
không hề có thiện chí bởi vì nói đến hòa giải tức là phải chấp nhận
quan điểm chính trị đối lập. Đằng này họ chỉ là lợi dụng nhằm tháo gỡ
những khó khăn về mặt kinh tế, tháo gỡ những cái nhìn rất xấu về một chế
độ toàn trị luôn thù địch với những ai có quan điểm ngược lại với quan
điểm của mình. Để bắt đầu đi vào hòa giải thực chất với quá khứ, yêu cầu
đầu tiên là phải công nhận Việt Nam Cộng hòa là một chính quyền của
người Việt ở miền Nam trước năm 1975. Thứ hai, để thực hiện sự hòa giải,
khi mời người Việt ở nước ngoài về nước thì cũng phải bảo đảm cho họ
quyền tự do ngôn luận, thể hiện quan điểm chính trị của họ về dân chủ-tự
do hoặc thậm chí về chính thể Việt Nam Cộng hòa.
... không thể có hòa giải với chính
quyền cộng sản Việt Nam mà chỉ có thể giải thể chế độ cộng sản này đi.
Một khi chế độ cộng sản Việt Nam bị giải thể thì tự dưng sẽ có sự hòa
giải giữa các quan điểm khác nhau. Bởi vì lúc đó, chế độ sẽ là dân
chủ-đa đảng, ai cũng có quyền nói lên quan điểm của mình, không còn ai
bị coi là thù địch với ai nữa, mà đó chỉ là sự khác biệt hay đối lập về
mặt chính trị mà thôi.
Cù Huy Hà Vũ
VOA: Ông nhận xét thế nào về thiện chí hòa hợp hòa giải của phía những người có quan điểm đối lập với đảng cộng sản Việt Nam?
TS Hà Vũ: Tôi nghĩ người Việt bất cứ lúc nào
cũng hướng về Tổ quốc, muốn đóng góp để vừa bảo toàn lãnh thổ của quốc
gia Việt Nam, đặc biệt trước sự xâm lăng từ phía Trung Quốc. Tôi biết
tất cả người Việt ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ, đau đáu chuyện đó, rất
muốn đóng góp. Mọi người muốn dùng tiềm năng từ kinh tế cho tới chất
xám, kể cả các quan hệ chính trị và ngoại giao, để giúp Việt Nam có thể
phát triển thành một nước được kính trọng trên thế giới. Thế nhưng, đúng
là có sự luôn luôn chống cộng sản tới cùng, không chấp nhận chế độ cộng
sản Việt Nam hiện nay. Tôi không cho đấy là thiếu thiện chí, mà đấy là
một quan điểm chính trị.
VOA: Những người thân chính phủ cộng sản Việt Nam
cho rằng chỉ có thể hòa hợp hòa giải với những người có thiện chí, có
tinh thần xây dựng, chứ không thể hòa hợp hòa giải với những thành phần
chỉ muốn đối đầu, chỉ muốn mặc cả để làm điều kiện. Ý kiến ông ra sao?
TS Hà Vũ: Quan điểm như vậy là độc tài, tức là
họ chỉ cho rằng họ là duy nhất có chân lý, họ cho rằng những người nào
chấp nhận chế độ cộng sản mới là người có thiện chí. Trong khi đó, hòa
giải là đi đến giải quyết một cách hòa bình giữa các quan điểm chính trị
khác biệt, thậm chí đối lập với nhau, để tìm ra một mẫu số chung.
VOA: Vấn đề ở đây là mỗi bên cần thay đổi cách nhìn
về nhau. Phía bên kia cũng có thể lập luận ngược lại rằng ‘Nếu muốn tôi
thay đổi cách nhìn và tạo niềm tin hơn nữa đối với tôi, thì anh cũng
phải thay đổi cách nhìn về tôi. Thay vì anh chỉ muốn xóa bỏ chế độ cộng
sản Việt Nam, thì có thể có một cách khác cùng hàn gắn và cùng nhau phát
triển.’ Phản hồi của ông thế nào?
TS Hà Vũ: Tôi đã có những kinh nghiệm rất cụ thể
rồi. Năm 2010, chính tôi đã đưa ra những giải pháp đầu tiên để bắt đầu
những sự hòa hợp hòa giải. Đó là phải gọi tên đúng của cuộc chiến tranh
Việt Nam là một cuộc nội chiến. Tôi cũng đưa ra một giải pháp nữa là
công nhận những chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa trong
cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.
Thế nhưng, cho tới giờ, chính quyền cộng sản Việt Nam không những không
chấp nhận đề nghị của tôi, (tôi đã làm kiến nghị gửi Quốc hội), mà lại
còn bỏ tù tôi. Thành ra, cuối cùng tôi rút ra kết luận là không thể có
hòa giải với chính quyền cộng sản Việt Nam mà chỉ có thể giải thể chế độ
cộng sản này đi. Một khi chế độ cộng sản Việt Nam bị giải thể thì tự
dưng sẽ có sự hòa giải giữa các quan điểm khác nhau. Bởi vì lúc đó, chế
độ sẽ là dân chủ-đa đảng, ai cũng có quyền nói lên quan điểm của mình,
không còn ai bị coi là thù địch với ai nữa, mà đó chỉ là sự khác biệt
hay đối lập về mặt chính trị mà thôi.
VOA: Nhiều người đặt vấn đề vì sao đối với ‘người
ngoài’ như quốc gia cựu thù Mỹ, chính phủ cộng sản Việt Nam có thể hòa
hợp hòa giải, bỏ qua quá khứ, tiến tới cùng hợp tác xây dựng nhanh chóng
và hiệu quả hơn đối với ‘người nhà’ là những đồng bào khác ý thức hệ
với họ? Phải chăng lòng hận thù của người Việt mình chưa được hóa giải
nên mâu thuẫn mới kéo dài cho tới ngày hôm nay?
TS Hà Vũ: Trước hết, tôi khẳng định chuyện chính
quyền cộng sản Việt Nam hiện nay thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ,
nước cựu thù trong chiến tranh, là vì vấn đề ngoại giao và vụ lợi về mặt
kinh tế. Tiếp nữa, chính quyền cộng sản Việt Nam đang bị Trung Quốc tấn
công trên mọi phương diện nên họ cần tìm kiếm những hỗ trợ từ bên
ngoài.
VOA: Hoa Kỳ là một bên tham chiến góp phần tạo sự
rạn nứt trong xã hội Việt Nam. Theo ông, quan hệ Việt-Mỹ có ảnh hưởng ra
sao đến việc hòa hợp hòa giải dân tộc Việt Nam?
TS Hà Vũ: Việc Mỹ quay trở lại Châu Á, Đông Nam Á
và có thiện chí tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam, tôi tin rằng
sự trở lại đó của Mỹ chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến việc dân chủ
hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó, phong trào dân chủ ở Việt Nam sẽ được tạo
điều kiện để phát triển. Chính phong trào dân chủ ở Việt Nam sẽ là nhân
tố quyết định để đưa đến một sự hòa giải thật sự, tức là giải thể chế độ
cộng sản Việt Nam.
VOA: Ngoài sự ảnh hưởng của mối quan hệ Việt-Mỹ,
riêng đối với những người Việt với nhau, ông có đề nghị gì không để tạm
gác chuyện ‘được-mất’ trong quá khứ để cùng hướng tới chuyện ‘được-mất’
trong tương lai người Việt?
TS Hà Vũ: Đảng cộng sản Việt Nam hãy chủ động từ
bỏ chế độ toàn trị của mình đi, thực hiện dân chủ-nhân quyền mà bước
đầu là phải xóa bỏ các điều luật đàn áp dân chủ-nhân quyền như 79, 88,
và 258 trong Bộ luật Hình sự, trả tự do cho các tù nhân chính trị, bảo
đảm những quyền cơ bản của công dân Việt Nam bao gồm quyền tự do ngôn
luận, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tôn giáo và
đề ra lộ trình tiến hành bầu cử tự do.
VOA: Trong lộ trình hòa hợp hòa giải ông đề nghị,
bản thân là con trai một công thần của nhà nước cộng sản Việt Nam thoát
ly đấu tranh dân chủ dẫn tới cuộc sống lưu vong tại Mỹ hiện nay, nhìn
thấy ý hướng của người cộng sản từ trong nước và hiểu được mong muốn
khát khao của người Việt hải ngoại khi ra đây, ông nghĩ mình có thể góp
phần thế nào thúc đẩy tiến trình hòa hợp hòa giải của người Việt nhanh
và hiệu quả hơn?
TS Hà Vũ: Việc tôi có mặt tại Mỹ, đương nhiên
tôi vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền Việt Nam.
Người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp vào tiến trình hòa giải thực
chất, tức là đưa tới chế độ dân chủ-đa đảng, bằng cách nêu quan điểm của
mình trên các phương tiện đại chúng đặc biệt là internet để người Việt
trong nước hiểu thêm thế nào là chế độ dân chủ; gây sức ép với chính
quyền Mỹ cả lập pháp lẫn hành pháp để Mỹ có biện pháp thúc đẩy dân
chủ-nhân quyền Việt Nam thông qua hợp tác kinh tế, hợp tác tương trợ về
quân sự, và ngoại giao; ủng hộ trực tiếp những người đấu tranh dân chủ
trong nước. Kết luận lại, việc hòa giải chỉ có thể diễn ra khi chế độ
cộng sản Việt Nam được chấm dứt.
VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * THẮNG CUỘC
Thắng Cuộ̣c & Thua Bạc
Tue, 04/21/2015 - 09:56 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”...
Năm 1976, tình hình tiếp tục khó khăn. Một đợt “đánh tư sản” lại được tiến hành, lần này tập trung hơn vào giới tư sản người Hoa.
Đó là chưa kể đến hàng chục ngàn cơ sở thương mại bị tịch thu hay công hữu hoá, và không biết bao nhiêu hãng xưởng, nhà cửa mà dân miền Nam đã ký giấy “hiến” cho “cách mạng” với hy vọng (mỏng manh) của đi thay người.
kính chào anh con người đẹp nhất
lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
sống hiên ngang bất khuất trên đời’
Nay họ đã trở thành đối tượng của đảng, chính quyền địa phương, họ được quy là công thần, gây rối, chống lại đường lối của đảng, nhà nước, kết cục có người bị đuổi ra khỏi đảng, có người bị bị bắt lên xã, lên huyện tạm giam để xử lý vì đã ngang nhiên lấn chiếm đất đai của nhà nước đã giao cho người khác.”
Đó là hoàn cảnh “hụt hẫng” của những binh sĩ hay sĩ quan phục viên lành lặn, và may mắn. Nói chi đến đám thương binh (“nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng”) hay những gia đình liệt sĩ.
Với ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý
nghĩa đích thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong
tiến trình cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn
dân tộc Việt.
Tác phẩm Biển San Hô của nhà văn Trần Vũ vừa được khởi đăng trên Tuần báo Trẻ, số ra ngày 12 tháng 3 năm 2015 – phát hành từ Dallas, Texas – với lời dẫn nhập của chính tác giả:
Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi. Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết.
Không ai biết chính xác có bao nhiêu “con thuyền nhiều tầng”
đã được công an “hộ tống” ra cửa biển, bao nhiêu người đã vùi
thây dưới biển sâu, và bao nhiêu lạng vàng đã nộp cho nhà đương
cuộc Hà Nội trong chiến dịch bán bãi thu vàng. Đến nay chỉ có
số liệu về lượng vàng thất thu (vì cán bộ thu nhưng không
trình) tại vài địa phương:
Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Bán bãi lấy vàng không phải là mẻ thu đầu tiên của bên
thắng cuộc. Trước đó đã có nhiều “chiến dịch” tương tự, xin
được ghi lại (tóm lược) theo theo thứ tự thời gian:
“Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở
miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải
trải qua hai lần bị “đánh”.
“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường...
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường...
Về lý luận, “tư sản mại bản” được chính quyền cách mạng coi là
“địch” nên phương thức mà Chiến dịch X-2 tiến hành được xác định rõ là
“đánh”...
Tối 10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản
doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến
khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục
triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải
và cả một cơ sở chăn nuôi gồm “7.000 con gà, thu hoạch 4.000 trứng mỗi
ngày”120 ở Thủ Đức...
Sau “Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị
cô lập rất cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị.
Lực lượng kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến
công của ta”122. Nhằm “giáng tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”,
ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi
đồng tiền mới.Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”...
Năm 1976, tình hình tiếp tục khó khăn. Một đợt “đánh tư sản” lại được tiến hành, lần này tập trung hơn vào giới tư sản người Hoa.
- Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Sđd, trang 71 - 80).
- "Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.”(Sđd, trang 71 - 90).
Cũng theo ông Huỳnh Bửu Sơn:
“Ngay trong ngày 1-5-1975, Cách mạng đã biết trong kho có số vàng
này, nhưng phải khi ông đi học tập về thì mới chính thức bàn giao. Ông
Huỳnh Bửu Sơn là một trong hai người nắm giữ chìa khóa kho vàng và trực
tiếp giao vàng cho hai người, một người bộ đội tên là Duyệt, một người
về sau làm giám đốc ngân hàng Cần Thơ. Kho dự trữ chứa 15,7 tấn vàng,
gồm: vàng thoi FRD của Mỹ, vàng thoi Montagu của Nam Phi và vàng thoi
Kim Thành, có nguồn gốc là vàng lậu do hải quan bắt tịch thu về đưa cho
hãng Kim Thành đúc lại. Ngoài ra còn có các đồng tiền vàng của Mỹ,
Double Eagle, mệnh giá 20 USD nhưng được làm từ một lượng vàng trị giá
420 USD; đồng Pesos của Mexico; đồng vàng Napoleon… ” (Sđd, trang 31).
Đó là chưa kể đến hàng chục ngàn cơ sở thương mại bị tịch thu hay công hữu hoá, và không biết bao nhiêu hãng xưởng, nhà cửa mà dân miền Nam đã ký giấy “hiến” cho “cách mạng” với hy vọng (mỏng manh) của đi thay người.
Kẻ bên thua cuộc thì trắng tay là chuyện tất nhiên nhưng
người bên thắng cuộc – tuyệt đại đa số – cũng chả “chiếm hữu”
được gì ráo. Dân quê ở hậu phương không với tay được đến chiến
lợi phẩm, đã đành, các chiến sĩ ngay tại trận tiền cũng không
“vơ vét” được của cải chi đáng giá – ngoài mấy cái khung xe
đạp vác vai, hay vài “con búp bế nhựa, biết nhắm mắt khi năm
ngửa và có thể khóc oe oe, buộc trên ba lô của …anh bộ đội
phục viên may mắn” – vẫn theo lời Huy Đức.
Bỏ cái ba lô, cái khung xe đạp, và con búp bê có thể khóc oe
oe ra, những chiến sĩ giải phóng quân hoàn toàn trần trụi:
không học vấn, không nghề nghiệp, không không một đồng xu dính
túi, và – tất nhiên – không một tấc đất cắm dùi!
“Họ ngơ ngác tìm kế sinh nhai,” Vi Đức Hồi kể lại:
“Tôi đã được chứng kiến cảnh hẫng hụt của nhiều người khi họ tâm sự,
cảnh ngơ ngác tìm kế sinh nhai, đã không ít người đòi đảng, chính quyền
cơ sở phải chia ruộng đất cho họ, và tất nhiên đảng, chính quyền không
thể moi đâu ra ruộng đất để cho họ cày, cực chẳng đã, nhiều người đã
trực tiếp đòi ruộng cha ông mà ngày trước họ đã góp vào hợp tác xã,
không ít người đã tự ý đi cày ruộng cha ông của mình, thế là hình ảnh
người chiến sỹ năm xưa cả nước trân trọng, mến mộ:
‘hoan hô anh giải phóng quânkính chào anh con người đẹp nhất
lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
sống hiên ngang bất khuất trên đời’
Nay họ đã trở thành đối tượng của đảng, chính quyền địa phương, họ được quy là công thần, gây rối, chống lại đường lối của đảng, nhà nước, kết cục có người bị đuổi ra khỏi đảng, có người bị bị bắt lên xã, lên huyện tạm giam để xử lý vì đã ngang nhiên lấn chiếm đất đai của nhà nước đã giao cho người khác.”
Đó là hoàn cảnh “hụt hẫng” của những binh sĩ hay sĩ quan phục viên lành lặn, và may mắn. Nói chi đến đám thương binh (“nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng”) hay những gia đình liệt sĩ.
Năm 1983 ông Nguyễn Vĩnh Rượu nhận được 90 đồng tiền chính
sách, hỗ trợ vì gia đình có ba thân nhân là liệt sĩ. Số tiền
này, vào thời điểm đó, mua được “gần” ba bao 555 hay Craven A.
Tính cho gọn theo “chính sách” thì mỗi mạng người tương đương
với một bao thuốc lá.
Ông Rượu gửi hết 90 đồng vào qũy tiết kiệm, loại không kỳ
hạn và có lời. Ba mươi hai năm sau, vào ngày 31 tháng 3 năm 2015,
gia đình ông Rượu mang sổ tiết kiệm đến Ngân hàng VietinBank và
nhận lại được hơn 20.000 đồng. Tính luôn “cả lãi lẫn gốc không
đủ một cuốc xe ôm,” như nguyên văn lời của ký giả Tấn Tài trong
bài báo (“Gửi Tiết Kiệm Một Chỉ Vàng Nhận Lại Một Ổ Bánh Mì Thịt”) trên báo Một Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 4 năm 2015.
Bởi vậy không có gì ngạc nhiên là bốn mươi năm sau, sau khi
cuộc chiến đã tàn, người ta vẫn còn tiếng kêu cứu thống thiết
của những gia đình thương binh hay liệt sĩ ở khắp mọi nơi. Hãy
xem hoàn cảnh của bà Hà Thị Thuỷ:
“ 74 tuổi, trú tại thôn Cái Tắt, xã An Đồng (An Dương, thành phố Hải
Phòng)… Thời kỳ chiến tranh, bà là thanh niên xung phong. Bà gặp và kết
hôn cùng ông Nguyễn Văn Viền là bộ đội. Ông Viền hy sinh năm 1968, khi
con gái vừa mới sinh.
Bản thân bà là người ngoại tỉnh, gia cảnh lại neo đơn không có anh em
ruột thịt, bà phải gửi con nhỏ về quê Nam Định cho mẹ già chăm sóc. Bà
lăn lộn kiếm tiền gửi về cho mẹ nuôi con gái...
Trước hoàn cảnh khó khăn trên của gia đình thân nhân liệt sĩ, rất mong các cá nhân, nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ gia đình bà Thủy. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Hà Thị Thủy hoặc bà Vũ Thị Hải – Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông Thôn Ngày Nay tại Hải Phòng – số 31 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, ĐT: 0903212789; hoặc Báo Nông Thôn Ngày Nay – 13 Thụy Khuê, Hà Nội, tài khoản 1506311002117, chi nhánh Ngân hàng NNPTNT Tây Hồ, Hà Nội.”
Chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau khi tha nhân lâm
vào cảnh khó khăn. Tôi hy vọng sẽ không ai trù trừ, do dự hay
quay lưng với gia đình bà Hà Thị Thủy chỉ vì họ là những
người thuộc ... bên thắng cuộc.
Người dân Việt Nam không ai thắng ai sau cuộc chiến vừa qua.
Tất cả chúng ta đều thua, thua đau, sau một canh bạc bịp bởi
những kẻ gian manh. Phải nhận diện rõ được kẻ thù như thế để
đánh thẳng vào mặt chúng nó, và đừng ...đánh lẫn nhau!
TRUYỆN HÀI PHẠM DUY TỐN
TRUYỆN VUI CƯỜI
PHẠM DUY TỐN
Anh lính ngớ ngẩn
Xưa có một ông Quan đi làm ở huyện sở; có cái lông voi vẫn để xỉa răng, bỏ quên ở nhà. Mới gọi một thằng lính, bảo nó rằng :
– Mày về bẩm với bà đưa cho tao cái lông voi.
Anh lính ngớ ngẩn, đi đường quên mất,
không nhớ là lông gì, chỉ nhớ “lông” mà thôi. Về đến nhà, bẩm bà xin bà
một cái lông cho Quan. Bà ngẩn ra, không hiểu làm sao ông lại cho nó về
lấy một cái lông ! Hay là ông nhớ, mà muốn có một cái của mình để cho đỡ
nhớ chăng ? Thôi, dễ thường phải thế đấy ! Vội vàng vào trong buồng,
luồn tay nhổ một cái, gói vào mảnh giấy, đưa cho thằng lính mà dặn nó
rằng :
– Mầy phải giữ cho cẩn thận, đừng có giở ra xem mà bay mất thì mày chết.
Thằng lính vâng, rồi đi.
Nhưng mà ban nãy nó quên, chỉ nhớ ông dặn
về lấy cái lông, cho nên bây giờ nó tò mò, muốn biết rõ là lông gì. Đi
đến bờ sông, nó mới giở ra xem. Chẳng may gió thổi sợi lông bay mất. Nó
sợ quá.
Song nó đã biết đó là lông gì rồi, cho nên
vội vàng chạy về nhà, nói chuyện đầu đuôi với mẹ, và xin mẹ một cái
lông khác để thế vào, không có thì Quan đánh chết. Mẹ thương con, bèn
nhổ cho con một cái, gói vào giấy cẩn thận, rồi đưa cho con mang đi.
Thằng lính đem về trình Quan.
Quan giở ra, trông thấy; giận lắm, quát lên rằng :
– Lông gì thế này ?
– Dạ,… bẩm… lông… lông…
– Lông ! lông ! lông l.. … mẹ mày đây à!
Thằng lính về nói với mẹ nó:
– Quan huyện ta tinh ý lắm. Quan nhìn thấy là biết ngay lông của mẹ.
Anh chàng lẩn thẩn
Ngày xưa có một anh tính khí lẩn thẩn: hễ
vợ đi đâu, cũng đi theo đấy; vợ ngồi đâu cũng ngồi ngay bên cạnh, để giữ
gìn cái của vợ, kẻo sợ nó đánh rơi mất.
Người vợ bảo làm sao cũng chẳng nghe, cứ quấn quít, không chịu rời nó ra một bước nào.
Vợ tức mình quá, một hôm, mới nhặt một cái mảnh sành, giắt sẵn vào lưng, rồi ra đi chợ. Anh chồng lẽo đẽo theo sau.
Ði đến một cái ao, nó quay lại bảo cu cậu
về đi, không về thì nó vất cái ấy xuống ao cho rồi. Cu cậu không về. Nó
mới cầm miếng mảnh sành, ném đánh “bõm” một cái xuống ao, mà nói giỗi
rằng:
– Bảo mãi cũng chẳng nghe thì để làm gì mà không vất đi cho rảnh
Nói rồi, ngoay ngoảy đi.
Anh nọ tưởng vợ ném cái ấy xuống ao thật,
vội vàng chạy về nhà lấy cái gầu đến tát nước. Tát cạn ao rồi, xắn quần,
lội xuống ao mị tìm. Tôm cá nhảy chung quanh bên mình vô số, cũng chẳng
bắt, cứ hì hục mò tìm cái kia; mãi cũng không thấy.
Có một chị đi đến đấy, thấy thế hỏi rằng:
– Bác tìm gì vậy? Sao cá nhiều thế kia, mà không bắt?
– Tôi tìm cái này. Chẳng thiết gì cá!
– Thế thì bác cho tôi xuống bắt ít cá vậy, chẳng có hoài của.
– Ừ, cá đấy, tha hồ xuống mà bắt. Nhưng mà hễ có tìm thấy cái gì, thì phải trả tôi.
Chị nọ cũng chẳng biết là cái gì; chỉ muốn
bắt mấy con cá, cho nên cứ ừ liều. Rồi vén váy, lội xuống ao, bắt cá.
Ai ngờ chị ta cúi chổng mông, để hở cái gì ra! Anh kia trông thấy, vội
vàng chạy lại, nắm lấy cái ấy, mà kêu lên rằng:
– A! a! a! đây rồi! Của tôi đây rồi! Gớm! Mầy để tao tìm mãi từ sớm đến giờ!
Nói rồi, lại trách chị kia rằng:
– Sao chị tệ thế? Chị bắt được, mà chị lại không trả cho tôi?
Chị nọ kêu giãy nãy:
– Buông ra! Ô hay chửa kìa!
Anh ta không buông, cữ giữ chặt lấy.
Chị cãi của chị, anh cãi của anh; đương lôi thôi thì người vợ vừa về đến đấy, thấy thế, vội vàng tốc váy lên, bảo chồng rằng:
– Của nhà ta đây kia mà! Ơ nhầm! Buông bác ấy ra chứ!
Anh nọ trông lên, thấy rõ của mình đâu vẫn ở đấy, mới buông chị kia ra, mà nhăn nhở nói rằng:
– Ô hay! Của bác ấy cũng như cái của ta nhỉ?
Phạm Duy Tốn
Trích trong tập truyện BẨM QUAN LỚN, NGÀI MINH LẮM !
VIỆT NAM ANH HÙNG
Vụ máy bay rơi cho thấy điểm yếu của VN?
- 17 tháng 4 2015
Nhận định của Giáo sư Carl Thayer, từ học viện quốc phòng Úc, được đưa ra trong lúc Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục huy động các lực lượng tìm kiếm tung tích hai phi cơ chiến đấu Su-22, vốn bị rơi trên vùng biển gần đảo Phú Quý, Bình Thuận trong lúc tập luyện hôm 16/4.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là việc tìm kiếm hai phi công, Trung tá Lê Văn Nghĩa và Đại úy Nguyễn Anh Tú.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16/4 dẫn nguồn tin riêng cho biết hai máy bay, cất cánh từ sân bay Phan Rang, có thể đã 'tự va chạm nhau'.
Bộ Quốc phòng nói họ mới chỉ vớt được ba thùng dầu phụ, chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
Bộc lộ yếu điểm
Đây là vụ tai nạn thứ 3 tại Việt Nam liên quan đến phi cơ chiến đấu Su-22. Hai vụ tai nạn vào năm 2006 và năm 2009 cũng đã khiến hai phi công tử nạn."Với tỷ lệ rơi này thì bất cứ không quân hiện đại nào trên thế giới cũng sẽ tỏ ra lo ngại về độ an toàn của loại máy bay này", ông Carl Thayer nói trong cuộc phỏng vấn với BBC.
"Vấn đề của Việt Nam là họ không đủ tiền để thay thế máy bay đủ nhanh theo nhu cầu".
"Trong trường hợp của Úc, các máy bay F-11 của Úc, vốn từng được dùng trong chiến tranh Việt Nam, chỉ được sử dụng đến khi chi phí bảo trì cao đến mức phải thay thế".
"Không quân Việt Nam chủ yếu là Su-22, bên cạnh Mig 21. Đây không phải là những phi cơ chiến đấu hiện đại mà những nước như Trung Quốc còn muốn đưa vào sử dụng."
Ông Carl Thayer cho biết các vụ rơi máy bay gần đây đang xác nhận đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về điểm yếu của quân đội Việt Nam.
"Năm ngoái có một buổi thảo luận về Việt Nam mà tôi đã tham dự," ông nói.
"Một trong các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tổng hợp nhiều tài liệu của nước này về Việt Nam, trong đó đánh giá các điểm mạnh yếu của quân đội Việt Nam."
"Một trong các điểm yếu lớn nhất là chất lượng huấn luyện. Họ cho rằng với chất lượng huấn luyện hiện nay thì quân đội Việt Nam không đủ sức ứng phó với chiến tranh."
"Những nước như Hoa Kỳ thường lấy số giờ huấn luyện của phi công nước mình ra để so sánh với các nước khác và từ đó đánh giá độ thiện chiến của các nước khác."
"Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng công tác hậu cần và chất lượng bảo trì là các điểm yếu khác của Việt Nam."
"Trong tình huống chiến tranh thực sự, cả hai công tác này sẽ đứng trước thách thức rất lớn vì phải đảm bảo lịch trình rất gấp và độ hiệu quả rất cao".
"Tôi nghĩ phía Trung Quốc sẽ theo dõi sát kết luận từ phía Việt Nam về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn mới nhất".
"Nguyên nhân được công bố sẽ thể hiện rõ nhất khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150417_vn_search_su22
PHILIPPINES VÀ MỸ
Philippines cảnh báo về TQ, tập trận lớn với Mỹ
21.04.2015
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang, công bố những hình ảnh mà ông nói là hình ảnh vệ tinh của hoạt động xây cất ồ ạt gần đây của Trung Quốc trên bảy bãi đá và bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa.
“Chúng tôi có lý do thuyết phục để lên tiếng cho cả thế giới biết về những tác động tiêu cực từ thái độ hung hăng của Trung Quốc,” ông Catapang nói với các nhà báo, mô tả những hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc là “to ”
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang, thuyết trình về hoạt động của TQ ở Biển Đông
Ông nói tình hình này không chỉ đáng lo ngại "bởi vì nó ngăn cản tự
do hàng hải, mà còn vì nó có thể được sử dụng vì mục đích quân sự."
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP vào tuần trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng thế giới nên lo sợ về những hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, và cảnh báo những hành động này có thể dẫn đến xung đột quân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP vào tuần trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng thế giới nên lo sợ về những hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, và cảnh báo những hành động này có thể dẫn đến xung đột quân sự.
Cuộc tập trận Balikatan, hay ‘vai kề vai,’ là cuộc tập trận thường
niên lớn nhất giữa hai nước đồng minh Mỹ và Philippines. Hiệp ước phòng
thủ hỗ tương giữa hai nước quy định nước này phải giúp đỡ nước kia trong
trường hợp xảy ra hành động gây hấn từ bên ngoài.
Trên 5.000 binh sĩ Philippines và khoảng 6.500 binh sĩ Mỹ tham gia
cuộc diễn tập mà thông thường chỉ có tổng cộng từ 6 ngàn đến 8 ngàn binh
sĩ tham gia hàng năm.
Các cuộc diễn tập năm nay gồm các cuộc đổ bộ, các cuộc tập bắn đạn
thật, và trinh sát hàng hải tinh vi hơn và phức tạp hơn so với trước
đây.
Nguồn: AFP, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/philippines-cnh-bao-ve-tq-tap-tran-lon-voi-my/2727403.html
Tin tức / Thế giới / Châu Á
Philippines, Mỹ tập trận chung để đối phó Trung Quốc
Binh
sĩ thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong cuộc diễn tập thường
niên tại thị trấn Nueva Ecija, Philippines, ngày 20/4/2015.
Tin liên hệ
Philippines: VN khởi xướng đề nghị đối tác chiến lược mới chống TQ
Tổng Thống Philippines cho biết Hà Nội đã đưa ra đề xuất hình thành đối tác chiến lược mới với Philippines để chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Simone Orendain
20.04.2015
MANILA— Các cuộc thao diễn quân sự
chung với sự tham gia của một con số lớn hơn bình thường binh sĩ Mỹ và
Philippines hôm thứ Hai tiến hành giữa những mối quan ngại về công tác
khai phá mở rộng của Trung Quốc trong vùng biển Đông đang có tranh chấp.
Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật.
Các sĩ quan Mỹ và Philippines tại tổng hành dinh quân đội ở vùng thủ đô Manila đã giương một lá cờ trắng bóng loáng đánh dấu khởi đầu các cuộc diễn tập chung mà họ nói là lớn hơn và “phức tạp hơn” so với những năm trước.
Hơn 5.000 binh sĩ Philippines và khoảng 6.500 binh sĩ Mỹ tham gia cuộc diễn tập. Tướng Philippines Rodolfo Santiago cho biết thông thường chỉ có tổng cộng khoảng từ 6.000 đến 8.000 binh sĩ tham gia hàng năm.
Tướng Santiago nói: “Nhưng ta thấy khuynh hướng thực sự gia tăng mỗi năm, Và như tôi đã nói, đó là tiến trình tự nhiên của mức độ phát triển khả năng, mức độ khả năng tương đương với tính cách phức tạp của hoạt động và cuộc diễn tập mà chúng tôi thực hiện.”
Đối tác phía Mỹ, Tướng Christopher Mahoney, nói các cuộc diễn tập năm nay gồm các cuộc đổ bộ, các cuộc tập bắn đạn thật, và trinh sát hàng hải có tính cách tinh vi hơn và phức tạp hơn so với trước đây.
Nhưng năm nay dự kiến cũng đánh dấu khởi đầu một hiệp ước quốc phòng mới theo đó sẽ có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ luân phiên bố trí ở Philippines và việc định vị trước các khí tài tại những căn cứ chọn lọc ở Philippines. Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Nâng cao giữa hai nước, ký hồi tháng 4 năm ngoái, chưa được thực thi vì những thách thức về tính hợp hiến của hiệp ước tại tối cao pháp viện Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nêu ra trở ngại này trong một bài phát biểu tại lễ khai mạc.
Ông Gazmin cho biết: “Chúng tôi sẽ xúc tiến cuộc diễn tập trong khi
vận động hướng tới việc đưa vào hoạt động – nếu được phép của Tòa án Tối
cao – Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, sẽ giúp chúng ta tiến hành
các cuộc diễn tập phối hợp một cách chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.”
Không đi sâu vào chi tiết, một người phát ngôn Quân lực Philippines nói với đài VOA rằng có một số cuộc diễn tập mà nhóm này muốn đưa vào các cuộc thao diễn chung năm nay nếu như không phải chờ đợi quyết định vừa kể.
Ông Carl Baker là giám đốc chương trình tại Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược, một tổ chức nghiên cứu về an ninh ở thủ đô Washington. Ông nói cho dù chưa có hiệu lực, hiệp ước vẫn đem lại lợi ích cho cả hai nước.
Ông Baker cho biết: “Biến chuyển thực sự, và có lẽ lý do vì sao họ đưa thêm binh sĩ, là Hoa Kỳ và Philippines đều nói rằng điều quan trọng là chứng tỏ Philippines đang chuyển trọng tâm từ phòng vệ trong nước ra nước ngoài và điều đó, dĩ nhiên, đòi hỏi có thêm binh sĩ và có thể là một vị thế phòng vệ lớn hơn của Hoa Kỳ.”
Hiệp ước củng cố các nỗ lực của Hoa Kỳ cố ý chuyển tầm nhìn chiến lược qua châu Á. Nó cũng củng cố lập trường quốc phòng khả tín tối thiểu của Philippines trước vụ tranh chấp với Trung Quốc về những hòn đảo trong vùng biển Đông.
Trong khi các giới chức quân sự của cả Hoa Kỳ lẫn Philippines đều không nhắm mục tiêu vào một quốc gia cụ thể nào, ông Baker gọi số binh sĩ gia tăng là “phản ứng kín đáo mà không mang tính cách khiêu khích quá mức” đối với một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông.
Trung Quốc đã có nhiều hoạt động trong vùng biển có tranh chấp trong những năm gần đây với những cuộc tuần tra thường xuyên, hoạt động khoan dầu và nay là công tác xây dựng trên những bãi đá có tranh chấp, tất cả mọi việc diễn ra trong khi nhắc đi nhắc lại “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với vùng biển và hàng trăm đảo và bãi đá. Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng tranh giành chủ quyền khu vực này.
Gần đây nhất, Trung Quốc tiến hành công tác khai phá tại 7 bãi cạn
đang có tranh chấp, mà Philippines cũng đòi chủ quyền trong quần đảo
Trường Sa. Vài giờ trước khi khai mạc các cuộc thao diễn chung, Tổng tư
lệnh Quân lực Philippines, Tướng Gregorio Pio Catapang đã công bố các
hình ảnh chụp được hôm 11 tháng 4 tại các bãi cạn đã được mở rộng một
cách đáng kể này.
Tướng Catapang nói: “Việc này sẽ tác động hết sức to lớn đến sự đi lại của các ngư dân của chúng tôi, sự đi lại của đội Tuần duyên của chúng tôi và đương nhiên sự đi lại của Hải quân chúng tôi.”
Các mối quan ngại chính đối với Manila là 2 bãi đá nơi đang hình thành các sân bay. Bãi đá Vành Khăn có một sân bay sắp hoàn tất và ở rất gần Bãi cạn Thomas số 2, nơi một đơn vị nhỏ của Philippines đang trú đóng trên một chiếc tàu cũ mắc cạn. Điểm thứ hai là Bãi cạn Subi, mà tướng Catapang nói ở cách đảo Thitu chừng 75 kilomet, nơi sinh cư của khoảng 150 thường dân Philippines.
Bắc Kinh từng tuyên bố việc khai phá của họ không nhắm mục tiêu vào một nước nào. Hơn nữa, họ nói họ hoàn toàn có quyền xây dựng trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ và rằng sự phát triển nhắm mục tiêu nhu cầu dân sự và “nhu cầu cho quốc phòng cần thiết.”
Các sĩ quan Mỹ và Philippines tại tổng hành dinh quân đội ở vùng thủ đô Manila đã giương một lá cờ trắng bóng loáng đánh dấu khởi đầu các cuộc diễn tập chung mà họ nói là lớn hơn và “phức tạp hơn” so với những năm trước.
Hơn 5.000 binh sĩ Philippines và khoảng 6.500 binh sĩ Mỹ tham gia cuộc diễn tập. Tướng Philippines Rodolfo Santiago cho biết thông thường chỉ có tổng cộng khoảng từ 6.000 đến 8.000 binh sĩ tham gia hàng năm.
Tướng Santiago nói: “Nhưng ta thấy khuynh hướng thực sự gia tăng mỗi năm, Và như tôi đã nói, đó là tiến trình tự nhiên của mức độ phát triển khả năng, mức độ khả năng tương đương với tính cách phức tạp của hoạt động và cuộc diễn tập mà chúng tôi thực hiện.”
Đối tác phía Mỹ, Tướng Christopher Mahoney, nói các cuộc diễn tập năm nay gồm các cuộc đổ bộ, các cuộc tập bắn đạn thật, và trinh sát hàng hải có tính cách tinh vi hơn và phức tạp hơn so với trước đây.
Nhưng năm nay dự kiến cũng đánh dấu khởi đầu một hiệp ước quốc phòng mới theo đó sẽ có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ luân phiên bố trí ở Philippines và việc định vị trước các khí tài tại những căn cứ chọn lọc ở Philippines. Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Nâng cao giữa hai nước, ký hồi tháng 4 năm ngoái, chưa được thực thi vì những thách thức về tính hợp hiến của hiệp ước tại tối cao pháp viện Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nêu ra trở ngại này trong một bài phát biểu tại lễ khai mạc.
Tướng
Christopher Mahoney nói các cuộc diễn tập năm nay gồm các vụ đổ bộ, các
cuộc tập bắn đạn thật, và trinh sát hàng hải có tính cách tinh vi hơn
và phức tạp hơn so với trước đây.
Không đi sâu vào chi tiết, một người phát ngôn Quân lực Philippines nói với đài VOA rằng có một số cuộc diễn tập mà nhóm này muốn đưa vào các cuộc thao diễn chung năm nay nếu như không phải chờ đợi quyết định vừa kể.
Ông Carl Baker là giám đốc chương trình tại Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược, một tổ chức nghiên cứu về an ninh ở thủ đô Washington. Ông nói cho dù chưa có hiệu lực, hiệp ước vẫn đem lại lợi ích cho cả hai nước.
Ông Baker cho biết: “Biến chuyển thực sự, và có lẽ lý do vì sao họ đưa thêm binh sĩ, là Hoa Kỳ và Philippines đều nói rằng điều quan trọng là chứng tỏ Philippines đang chuyển trọng tâm từ phòng vệ trong nước ra nước ngoài và điều đó, dĩ nhiên, đòi hỏi có thêm binh sĩ và có thể là một vị thế phòng vệ lớn hơn của Hoa Kỳ.”
Hiệp ước củng cố các nỗ lực của Hoa Kỳ cố ý chuyển tầm nhìn chiến lược qua châu Á. Nó cũng củng cố lập trường quốc phòng khả tín tối thiểu của Philippines trước vụ tranh chấp với Trung Quốc về những hòn đảo trong vùng biển Đông.
Trong khi các giới chức quân sự của cả Hoa Kỳ lẫn Philippines đều không nhắm mục tiêu vào một quốc gia cụ thể nào, ông Baker gọi số binh sĩ gia tăng là “phản ứng kín đáo mà không mang tính cách khiêu khích quá mức” đối với một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông.
Trung Quốc đã có nhiều hoạt động trong vùng biển có tranh chấp trong những năm gần đây với những cuộc tuần tra thường xuyên, hoạt động khoan dầu và nay là công tác xây dựng trên những bãi đá có tranh chấp, tất cả mọi việc diễn ra trong khi nhắc đi nhắc lại “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với vùng biển và hàng trăm đảo và bãi đá. Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng tranh giành chủ quyền khu vực này.
Tướng Gregorio Pio Catapang công bố hình ảnh chụp được hôm 11 tháng 4 tại các bãi cạn đã được mở rộng một cách đáng kể này.
Tướng Catapang nói: “Việc này sẽ tác động hết sức to lớn đến sự đi lại của các ngư dân của chúng tôi, sự đi lại của đội Tuần duyên của chúng tôi và đương nhiên sự đi lại của Hải quân chúng tôi.”
Các mối quan ngại chính đối với Manila là 2 bãi đá nơi đang hình thành các sân bay. Bãi đá Vành Khăn có một sân bay sắp hoàn tất và ở rất gần Bãi cạn Thomas số 2, nơi một đơn vị nhỏ của Philippines đang trú đóng trên một chiếc tàu cũ mắc cạn. Điểm thứ hai là Bãi cạn Subi, mà tướng Catapang nói ở cách đảo Thitu chừng 75 kilomet, nơi sinh cư của khoảng 150 thường dân Philippines.
Bắc Kinh từng tuyên bố việc khai phá của họ không nhắm mục tiêu vào một nước nào. Hơn nữa, họ nói họ hoàn toàn có quyền xây dựng trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ và rằng sự phát triển nhắm mục tiêu nhu cầu dân sự và “nhu cầu cho quốc phòng cần thiết.”
Mỹ nhân đôi quy mô cuộc tập trận thường niên với Philippines
Binh
sĩ thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong cuộc diễn tập Balikatan
thường niên tại thị trấn San Antonio, tỉnh Zambales, Philippines.
20.04.2015
Hoa Kỳ và Philippines hôm nay tiến hành cuộc tập trận chung lớn
nhất trong vòng 15 năm qua, đặt trọng tâm tăng cường khả năng sẵn sàng
trong khu vực.
Cuộc diễn tập Balikatan (Vai kề vai) thường niên năm nay kéo dài 10 ngày lớn gấp đôi cuộc tập trận năm ngoái, với sự tham gia của 11.000 binh sĩ từ cả hai nước.
Cuộc tập trận được khuyếch trương này thuộc khuôn khổ chương trình ‘Các con đường Thái Bình Dương’, một nỗ lực nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương trước đà bành trướng chủ quyền nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các hoạt động của Trung Quốc khẩn trương khai hoang bồi đắp đất đai xung quanh 7 bãi đá ở Trường Sa đã khiến các nước cùng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines báo động.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington quan ngại trước việc Bắc Kinh dùng quy mô và sức mạnh của mình để gạt các nước nhỏ hơn ra một bên.
http://www.voatiengviet.com/content/my-nhan-doi-quy-mo-cuoc-tap-tran-thuong-nien-voi-philippines/2726529.html
Các bức ảnh vệ tinh mà Tướng Catapang cho chiếu vào hôm nay là loạt ảnh đã được Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS tiết lộ gần đây, nêu bật tốc độ và quy mô rất lớn của các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện trên các rạn san hô mà họ đang chiếm giữ. Hãng tin Pháp AFP đặc biệt ghi nhận hình ảnh cho thấy các công trình mở rộng đáng kể một hòn đảo nhỏ và xây dựng cảng nhân tạo trên đó.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, ngay cả trên các khu vực gần bờ biển của các láng giềng, bất chấp tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc đã liên tục bị Mỹ lên án, xem đấy là các hành vi « gây mất ổn định ». Để đối phó, Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, mà biểu hiện mới nhất là cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines Balikatan mở ra từ hôm nay.
Đây là cuộc tập trận thường niên giữa hai đồng minh gắn bó với nhau từ năm 1951 bằng một hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, 10 ngày tập trận năm nay có quy mô đặc biệt rầm rộ, với sự tham gia của không dưới 12.000 quân, gấp đôi số lính năm 2014.
Cuộc diễn tập Balikatan (Vai kề vai) thường niên năm nay kéo dài 10 ngày lớn gấp đôi cuộc tập trận năm ngoái, với sự tham gia của 11.000 binh sĩ từ cả hai nước.
Cuộc tập trận được khuyếch trương này thuộc khuôn khổ chương trình ‘Các con đường Thái Bình Dương’, một nỗ lực nhằm đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương trước đà bành trướng chủ quyền nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các hoạt động của Trung Quốc khẩn trương khai hoang bồi đắp đất đai xung quanh 7 bãi đá ở Trường Sa đã khiến các nước cùng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines báo động.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington quan ngại trước việc Bắc Kinh dùng quy mô và sức mạnh của mình để gạt các nước nhỏ hơn ra một bên.
http://www.voatiengviet.com/content/my-nhan-doi-quy-mo-cuoc-tap-tran-thuong-nien-voi-philippines/2726529.html
Philippines lên án Trung Quốc ‘hung hăng’ ở Biển Đông
Các
chỉ huy Philippines - Hoa Kỳ chụp ảnh nối vòng tay để thể hiện sự đoàn
kết, trong nghi thức khai mạc cuộc tập trận Balikatan, Trại Aguinaldo,
Manila, 15/04/2015.REUTERS/Romeo Ranoco
Đúng
lúc bắt đầu cuộc tập trận chung với một quy mô to lớn hiếm thấy với
đồng minh Mỹ vào hôm nay 20/04/2015, Quân đội Philippines đã công khai
lên án các hành vi « hung hăng » của Trung Quốc tại Biển Đông. Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội Philippines chứng minh lời tố cáo bằng ảnh vệ
tinh mới nhất cho thấy các hoạt động xây dựng gần đây của Trung Quốc
tại bảy rạn san hô và bãi ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Phát biểu nhân một cuộc họp báo, Tướng Gregorio Catapang khẳng định : « Chúng tôi đầy đủ lý do để lên tiếng nói với toàn thế giới về tác động tiêu cực đến từ các hành động hung hăng của Trung Quốc ». Theo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Philippines, Manila phản đối «
không chỉ vì các hành động đó đe dọa quyền tự do hàng hải, mà còn vì
các công trình đó có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự ».Các bức ảnh vệ tinh mà Tướng Catapang cho chiếu vào hôm nay là loạt ảnh đã được Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS tiết lộ gần đây, nêu bật tốc độ và quy mô rất lớn của các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện trên các rạn san hô mà họ đang chiếm giữ. Hãng tin Pháp AFP đặc biệt ghi nhận hình ảnh cho thấy các công trình mở rộng đáng kể một hòn đảo nhỏ và xây dựng cảng nhân tạo trên đó.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, ngay cả trên các khu vực gần bờ biển của các láng giềng, bất chấp tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc đã liên tục bị Mỹ lên án, xem đấy là các hành vi « gây mất ổn định ». Để đối phó, Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, mà biểu hiện mới nhất là cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines Balikatan mở ra từ hôm nay.
Đây là cuộc tập trận thường niên giữa hai đồng minh gắn bó với nhau từ năm 1951 bằng một hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, 10 ngày tập trận năm nay có quy mô đặc biệt rầm rộ, với sự tham gia của không dưới 12.000 quân, gấp đôi số lính năm 2014.
Monday, April 20, 2015
LÊ QUẾ LÂM *CANH BẠC HOA KỲ III
Những Canh Bạc Chính Trị Của Hoa Kỳ (Phần III) - Lê Quế Lâm
Trong thế kỷ 20, HK đã nhiều lần đưa quân ra hải ngoại lần lượt đánh bại các thế lực lớn như Quốc Xã Đức, Phát xít Ý, Quân phiệt Nhật, Cộng sản Nga, quân xâm lược Iraq…Nhưng bước vào thế kỷ 21, lãnh thổ HK lại bị các nhóm khủng bố Hồi giáo Taliban và Al Qaeda tấn công ngay tại cơ quan đầu não chiến tranh tức Ngũ Giác Đài và Trung tâm kinh tế tài chính thế giới ở New York qua Biến cố 11/9/2001. Từ đó, HK phát động cuộc chiến chống khủng bố, đưa quân đến Iraq và Afghanistan tiêu diệt Sadam Hussein và Osama bin Laden. Sau khi giúp hai nước này tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ tự do, HK chấm dứt sự can dự ở Iraq từ cuối năm 2011 và Afghanistan từ cuối tháng 11/2014. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử HK vì tính chất của nó không giống như các cuộc chiến mà Mỹ đã đương đầu.
Cuộc chiến Iraq của HK vừa kết thúc thì nội chiến diễn ra ở Syria. Và khi chiến tranh ở Afghanistan vừa chấm dứt thì nội chiến xảy ra ở Yemen. Đây là hai trong các cuộc chiến giữa các nước Hồi Giáo ở Trung Đông, thù nghịch nhau vì không cùng chung hệ phái. Tín đồ Sunni chiếm đa số, sống ở các nước như Saudi Arabia, các tiểu vương quốc UAE, Qatar, Bakrain, Kuwait, Jordan, Egypt…chống lại Iran- một quốc gia có đông đảo tín đồ Shiite. Hai hệ phái này vốn có truyền thống hục hặc, chống đối nhau trong 13 thế kỷ qua từ khi Giáo chủ Muhammad sáng lập đạo Hồi. Họ có mối thù truyền kiếp không thể sống chung, lại sẳn sàng tử vì đạo, ôm bom tự sát.
Các nước Hồi Giáo có đông tín đồ Sunni đứng đầu là Saudi Arabia, Egypt, Turkey có khuynh hướng thân Mỹ. Họ muốn HK can thiệp vào Syria và Yemen, giúp họ chống Iran và các tổ chức xưng danh Nhà nước Hồi Giáo IS, ISIL, ISL…Trong khi đó, Iran cũng giúp TT Bashar al. Assad tấn công ISIL ở Iraq và Syria. Hai lực lượng khủng bố al-Qaeda và ISIL tuy cùng phái Sunni cũng kình địch nhau. TT Netanyahu của Do Thái cũng như các nước Á Rập đều phản đối TT Obama nói chuyện hòa hoãn với Iran.
Tình trạng ở Trung Đông rất phức tạp, nhưng ông Phạm Đình Lân đã viết “Dù gặp khó khăn như thế nào chăng nữa, HK vẫn là một đại cường lãnh đạo thế giới…Đó là quốc gia của sáng kiến kể cả sáng kiến cờ bạc và tạo canh bạc chánh trị quốc tế”. HK sẽ tạo ra canh bạc chính trị ở đây như thế nào giải quyết các Thách thức Hòa bình của thế giới? Chủ trương xưa nay của Mỹ là xiển dương các giá trị dân chủ tự do, điểm này có vẻ chưa thích hợp đối với các nước Hồi giáo, HK chỉ có thể thực hiện sở trường là mang lại hòa bình cho các dân tộc.
Theo người viết, hầu hết các nước Hồi giáo ở đây đều là thân hữu hoặc đồng minh của Mỹ chỉ trừ Iran và Syria. Do đó bắt được nhịp cầu, tái lập bang giao với hai quốc gia này, HK có thừa khả năng mang lại hòa bình cho Trung Đông. Iran từng là đồng minh của Mỹ khi Quốc vương Mohammed Razi Pahlevi cai trị xứ này từ 1941 đến tháng 2/1979 bị Giáo chủ Ayatollah Khomenei lật đổ, chạy sang tị nạn ở Ai Cập. Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời. Tám tháng sau, dựa vào lý do Mỹ đã bao che giúp cựu vương Pahlevi không bị dẫn độ về Iran để xét xử, chế độ mới ở Iran quản thúc toàn bộ 52 nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ ở Teheran trong 444 ngày để áp lực Mỹ. Từ đó hai nước cắt đứt ngoại giao trong suốt 37 năm qua.
Từ đầu năm 1980, Iran trở thành mối đe dọa đối với các nước trong khu vực khi gây chiến với Iraq, cuộc chiến kéo dài đến 1988 thì chấm dứt. Sau biến cố 11/9/2001, HK can dự vào Trung Đông, tấn công Iraq vì Saddam Hussein hù dọa là có vũ khí sát thương hàng loạt. HK cũng phát hiện ở Iran có nhiều cơ sở tinh luyện uranium cũng như các lò phản ứng nguyên tử. Vấn đề này được ra Hội đồng Bảo An, LHQ bắt đầu cấm vận Iran. Năm 2011, Mỹ chấm dứt can dự ở Iraq, nội chiến lại xảy ra ở Syria có sự can thiệp của Iran và Nga. Vì thế, TT Obama coi việc đàm phán với Iran là ván bài chủ chốt của Mỹ. Theo ông, cấm vận không để Iran chế tạo bom nguyên tử sẽ không đạt được mục đích, nếu không tiến hành việc đàm phán. Việc đàm phán sẽ giúp Mỹ tìm sự thỏa hiệp với Iran để giải quyết vấn đề hòa bình ở Trung Đông, ngăn chận Nga can dự vào khu vực xung yếu này.
Vì thế trong thời gian gần đây, TT Obama chấp nhận đối đầu với thái độ phản kháng quyết liệt của đồng minh Israel cũng như Saudi Arabia và cả Đảng Cộng Hòa. Ông tin rằng việc cấm vận của Mỹ và các nước Âu Châu đã làm cho Iran thấm đòn. Năm 2011, số dầu thô xuất cảng giảm 2/3 chỉ còn 700 ngàn thùng một ngày, Iran chỉ thu được 95 tỷ mỹ kim. Năm 2012 chỉ thu được 74 tỷ. Vì cấm vận kinh tế, đồng Riyal của Iran đã mất giá 40% đối với đồng Mỹ kim, lạm phát gia tăng, hàng nhập cảng tăng giá, thực phẩm đắt đỏ, đời sống người dân Iran gặp nhiều khó khăn. Tháng 6/2013 Hassan Rohani có khuynh hướng ôn hòa lên cầm quyền. Nhờ đó, từ 24/11/2013 việc đàm phán về hạt nhân của Iran ở Genève có chiều hướng tích cực hơn để tháo gở một phần cấm vận đối với Iran.
Sau 18 tháng đàm phán, chiều ngày 2/4/2015 tại Lausanne (Thụy Sĩ) 5 đại diện Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An LHQ và Đức đã đạt được một thỏa thuận khung về hồ sơ hạt nhân với Iran. Văn kiện quy định “những thông số then chốt” của một hiệp ước chung cuộc có giá trị trong 15 năm. Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng: Thỏa ước Lausanne là thành công ngoại giao lớn của Mỹ vì đã ghi đầy đủ những điều Iran phải thực hiện như giảm bớt các trung tâm nguyên tử đang hoạt động và chấp nhận một hệ thống kiểm soát gắt gao trong 15 năm tới. Trong khi đó Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước Âu Châu chỉ hứa hẹn sẽ giảm bớt dần dần cuộc phong tỏa kinh tế sau khi các thanh tra LHQ chứng nhận Iran sẽ thi hành đứng đắn. Từ nay, Iran chỉ còn giữ 6 ngàn lò tinh luyện uranium trong số 20 ngàn lò đang có thuộc thế hệ 1970 của Âu Châu và không được xây dựng những lò theo mẫu mới. Iran chỉ được giữ 3% số uranium đã tinh luyện tức khoảng 300 kg.
Báo chí Tây phương coi thỏa ước Lausanne ngày 2/4 là chiến thắng ngoại giao và chính trị của TT Iran Hassan Rohani. Iran là nước sản xuất dầu hỏa số hai của thế giới, nhưng vì bị cấm vận, sản lượng dầu xuất khẩu tụt giảm 50%, chưa kể cả 100 tỷ mỹ kim thu nhập từ dầu mõ cũng đã bị quốc tế phong tỏa, ảnh hưởng tai hại đến lợi ích sống còn của Iran. TT Rohani đã tạo cho người dân Iran viễn ảnh thay đổi cuộc sống tốt hơn. Ở thủ đô Teheran họ đổ ra đường ca hát nhảy múa, xe cộ bóp còi liên tục để reo mừng thỏa ước vừa đạt được với quốc tế. Một sự kiện bất ngờ là chính quyền Iran đã cho chiếu trên đài truyền hình IRINN của nhà nước toàn thể bài diễn văn của TT Mỹ. Quốc vương Saudi Arabia đã chúc mừng TT Obama cho thấy nước này cũng thỏa mãn về bản thỏa ước sơ bộ với Iran. Chỉ dấu thuận lợi trên sẽ giúp HK làm trung gian để Iran và Saudi Arabia là hai nước lãnh tụ hai hệ phái Shiite và Sunni ngồi lại để tìm giải pháp mang lại hòa bình cho khu vực, trong đó mọi tín đồ Hồi Giáo dù Shiite hay Sunni đều được đối xử bình đẳng.
Trong chiều hướng hòa hoãn hiện nay, cuộc nội chiến ở Syria và Yemen sẽ được dàn xếp để kết thúc êm đẹp. Mấy năm trước, HK chủ trương lật đổ chế độ của TT Bashar al-Assad, được sự đồng tình của Saudi Arabia, nhưng giữa tháng trước, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố “Cuộc xung đột ở Syria bước vào năm thứ 5, đây là lúc để tái khởi động những hoạt động ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến đã làm hơn 200 ngàn thiệt mạng và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa”.
Đối với Israel, thỏa ước về hạt nhân ở Iran có thể giúp họ bớt lo ngại về mối đe dọa xuất phát từ Iran. Một khi mối đe dọa từ Iran được bảo đảm, Do Thái sẳn sàng đáp ứng đòi hỏi của Mỹ về việc thành lập một quốc gia cho người Palestine ở vùng Tây ngạn sông Jordan. Vùng đất này bị Israel chiếm đoạt của Jordan trong cuộc chiến năm 1967, trong đó có Thánh địa Jerusalem. Nhà nước Palestine ra đời sẽ chấm dứt mối tranh chấp Á Rập-Israel, góp phần bảo vệ hòa bình ở Trung Đông.
Vấn đề quan trọng hiện nay là lực lượng tự xưng là Nhà nước Hồi Giáo mới nổi lên gần đây. Theo tác gia Trúc Giang trong bài “Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo là con đẻ của Mỹ” tiết lộ thủ lãnh IS là Abu al-Baghdadi do CIA Mỹ dựng lên, được tình báo Anh và Do Thái huấn luyện và tài trợ nhằm thao túng IS thuộc hệ phái Sunni để hai hệ phái Sunni và Shitie tiêu diệt lẫn nhau. Trước đây Mỹ cũng đã dùng Osama bin-Laden thuộc Sunni để đánh đuổi Liên Sô từ 1978 đến 1988. Abu al-Baghdadi đã bị Mỹ giam giữ như là một tù nhân dân sự dưới cái tên Awad Ibrahim al-Badry tại trại Bacca từ 2/12/2004 đến năm 2009 thì được phóng thích.
Riêng người viết thì nhận định đây là một canh bạc chính trị mới của Mỹ để tạo ra thế tam cực trong thế giới Hồi Giáo. Ngoài Sunni và Shiite nay có thêm nhóm IS, để ba thế lực này kiềm chế lẫn nhau mới duy trì được hòa bình ở Trung Đông. Thế lực IS có tham vọng Hồi giáo hóa thế giới mà mục tiêu trước mắt là Afghanistan sau khi Mỹ chấm dứt sự can dự từ cuối năm 2014. Trước đó, hồi cuối tháng 5/2014, để tìm cách trợ lực nhóm Hồi Giáo khủng bố, TT Obama đã cho phóng thích 5 cán bộ cao cấp Taliban bị quân Mỹ bắt ở Afghanistan năm 2002 và giam giữ ở Guantanamo (Cuba) để Taliban trả tự do cho một tù binh Mỹ là trung sĩ Bowe Bergdahl. Đó là Mohammad Fazl, Khairulla Khairkhwa, Abdul Haq Wasiq, Norullah Noori và Mohammad Nabi Omarri, từng giữ những chức vụ quan trọng của Afghanistan như bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng thông tin, tư lịnh quân đội, thứ trưởng phụ trách tình báo, thống đốc…
Từ Afghnistan, lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo sẽ mở rộng thế lực vào khu vực Trung Á bao gồm các nước lân cận có vần cuối stan như Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan. Đây là khu vực dồi dào tài nguyên về dầu khí, đa số dân là Hồi giáo. Các nhóm Shiite và Sunni sẽ yểm trợ những người đồng đạo IS bành trướng thế giới Hồi Giáo vào vùng Trung Á. Nơi đây, trong tương lai sẽ là đấu trường mới của thế giới, xuất phát từ tham vọng bành trướng của Liên bang Nga, Trung Quốc và Hồi giáo IS. Với canh bạc mới này, HK sẽ hóa giải thảm họa chiến tranh ở Ukraine, Đông Á và Trung Đông. Hoa Kỳ sẽ tập trung nổ lực ở hướng Đông, phát triển Châu Á/Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình, ổn định và phồn vinh nhất của thế giới trong thế kỷ 21.
Kết luận Ông Phạm Đình Lân đặt câu hỏi: Trong canh bạc này của HK, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ra sao? VN sẽ nằm ở vị trí nào? Người viết xin được góp ý. Trong Thế chiến I, Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đạo Đế quốc Ottoman (1299-1923) bao gồm phần lớn khu vực Trung Đông, họ liên minh với Đức, Đế quốc Áo-Hung và bị bại trận. Đế quốc Ottoman tan rã, lãnh thổ bị Anh, Pháp, Ý xâm chiếm. Năm 1923, Mustafa Kemal giành được độc lập, thành lập nước Cộng hòa Thỗ Nhĩ Kỳ. Trong Thế chiến II, Thổ đứng trung lập, nhưng khi chiến tranh vừa chấm dứt Liên Sô muốn xâm chiếm Thổ và Hy Lạp để mở rộng ảnh hưởng vào khu vực Trung Cận Đông. Nhờ HK viện trợ, Thổ duy trì được độc lập, sau đó hợp tác với quân LHQ trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ngày nay, dù là thành viên NATO và Cộng đồng Âu Châu (EU), nhưng Thổ đứng về các nước Hồi Giáo. NATO sẽ bảo vệ Trung Đông chống lại mưu đồ bành trướng của Nga. Các nước Trung Đông đều xuất phát từ Đế quốc Ottoman, vì thế Thổ có uy tín lớn sẽ góp phần đắc lực trong việc vãn hồi hòa bình và ổn định trong khu vực.
Còn VN nằm ở vị trí nào? Sau HĐ Genève 1954, do sự thỏa thuận của quốc tế, Miền Nam Việt Nam thuộc ảnh hưởng của Thế giới Tự do. HK thành lập SEATO để phòng thủ Đông Nam Á. Ông HCM được Quốc tế Cộng sản đào tạo nên CSVN dựa vào LS, TQ phát động chiến tranh chống Mỹ, giải phóng MN. Sự can thiệp của HK vào VN đã bẻ gãy tham vọng của Mao Trạch Đông bành trướng xuống lục địa ĐNÁ. Sau đó, Kissinger và Chu Ân Lai thỏa thuận chấm dứt chiến tranh VN bằng giải pháp: MNVN, Lào và Cam Bốt trung lập. Tháng 6/1973, đích thân TT Chu Ân Lai sang Hà Nội gặp Lê Duẩn -Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động VN để truyền đạt thông điệp này, nhưng CSVN không chấp nhận.
Không ngăn chận được ý định của ông Lê Duẩn mở rộng ảnh hưởng LS ở Đông Dương, năm 1975 HK bỏ rơi VNCH để tranh thủ sự hợp tác của TQ cùng Mỹ đối đầu với LS. Nay HK trở lại châu Á, coi Biển Đông là hải lộ quan trọng đối với quyền lợi chiến lược của Mỹ và nhiều cường quốc khác như Nhật, Đại Hàn, Ấn và Úc. Vì thế họ hợp tác gắn bó với nhau để làm phá sản mưu đồ bành trướng của Tập Cận Bình về biển đảo ở ĐNÁ. Trong khi lãnh tụ IS -Abu Bahr al-Baghdadi lên án TQ thi hành chính sách cấm đạo và đàn áp người Hồi Giáo ở Tân Cương và kêu gọi tất cả những người Hồi Giáo ở khắp đại lục châu Á cùng đứng lên lật đổ TQ. Để đương đầu với nguy cơ này, đến lượt Bắc Kinh phải hy sinh CSVN để thương thảo với Mỹ về hòa bình và ổn định ở ĐNÁ. Tình hình hiện nay cũng tương tự 40 năm trước, đòi hỏi MNVN phải trung lập cùng các nước ASEAN. TT Nguyễn Tấn Dũng xuất thân từ MTGPMN, nên ông dễ dàng thích nghi với tình thế. Đó là đòi hỏi của HK lẫn TQ trong 4 thập niên qua. Vì thế tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5/2013, TT Nguyễn Tấn Dũng đã minh định lập trường của VN: “Không là đồng minh quân sự của nước nào và cũng không liên minh quân sự với nước này để chống lại nước khác”. Trong canh bạc mới này của HK, sẽ giúp VN thoát khỏi ảnh hưởng của TQ, hợp tác với các nước ASEAN xây dựng khu vực Châu Á/Thái Bình Dương hòa bình thịnh vượng như chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21.
Nhìn lại lịch sử chiến tranh trong thế kỷ vừa qua, cho thấy các nước thù địch của Mỹ cuối cùng đều trở thành đồng minh của Mỹ như Đức, Ý, Nhật. Và VN cũng không thể là trường hợp ngoại lệ. Liên Sô cũng là kẻ thù của Mỹ, nhưng HK đã giúp nước Nga thời TT Yelsin vượt qua các khó khăn trong thời hậu cộng sản. HK cũng đã giúp Đặng Tìểu Bình thực hiện “bốn hiện đại hóa Trung Quốc” mà ngày nay TQ trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới.
Để kết luận, người viết xin ghi lại những nhận định của cố TT Lý Quang Diệu người vừa mới qua đời ngày 23/3/2015 về vai trò của HK. Theo ông, trong hai hoặc ba thập kỷ tới, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất. Mỹ là một đế chế thực sự vì họ biết đón nhận và dung nạp vào dân tộc mình những chũng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và nền văn hóa khác. Hiện nay và trong vài thập niên tới, chính HK sẽ giữ vai trò nổi bật trong việc định ra những quy tắc của cuộc chơi. Những vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và ổn định của quốc tế không thể giải quyết được nếu không có vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ông Lý khẳng định: không một quốc gia nào hay nhóm nào có thể thay thế Mỹ làm cường quốc toàn cầu. Nhận định của một chính khách lỗi lạc của thế giới khiến nhiều người cho rằng: ‘Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”
TS Lê Đăng Doanh nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã nhiều lần tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu trong các năm 1993, 1995, 1997 khi ông Lý đến VN, nhận làm cố vấn cho TT Võ Văn Kiệt. T/s Doanh cho biết ông LQD ước mơ có được một đất nước như VN: có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Ông cựu thủ tướng Singapore nhận định: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Vì muốn thấy một nước VN phồn vinh, cường thịnh, nên ông Lý Quang Diệu nhiệt tình cố vấn, ủng hộ sự cải cách ở VN, ủng hộ việc phát triển kinh tế tư nhân, ủng hộ VN hội nhập với thế giới. Theo ông Lý Quang Diệu, một nước Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho ĐNÁ, có lợi cho hòa bình và ổn định cho khu vực và dĩ nhiên cũng có lợi cho Singapore.
Tháng 11/1997 khi đến thăm thành phố HCM trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang diễn ra, song ông Lý Quang Diệu vẫn lạc quan dự đoán, VN trong 5 năm tới sẽ bắt kịp tốc độ phát triển của các nước trong khu vực. VN sẽ tăng trưởng mạnh như Singapore, TQ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Ông nói: VN đã mất nhiều thời gian, bỏ lỡ một số cơ hội. Bây giờ VN phải bù đấp cho cơ hội đã mất đó, “cần bù đấp và tiến kịp”.
Đáp lại sự khuyến cáo đó, giới lãnh đạo CSVN bảo thủ ngăn chận ông Võ Văn Kiệt trở thành Tổng Bí thư mà còn áp lực ông rời khỏi chức vụ thủ tướng. Năm 2013, trong bài trả lời phỏng vấn báo Straits Times dưới tiểu tựa “Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa”, ông Lý Quang Diệu đã nói: Về cải cách của VN đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến viếng thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ thì ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của VN không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Đó là điều bất hạnh cho dân tộc VN. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng kiến nghị của ông LQD cho đến nay chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Thí dụ như việc trọng dụng người tài, xây dựng bộ máy công khai minh bạch, không có tham nhũng. Ts Doanh chua chát kết luận: “Tất cả những điều đó chúng ta chưa làm được và tôi nghĩ đấy là điều mà ông Lý Quang Diệu cũng tiếc và cá nhân tôi cũng rất tiếc cho đất nước của mình”.
Lê Quế Lâm
-Sydney 10/4/2015: Kỷ niệm 40 năm Quốc Hận (1975-2015)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 360
Thursday, April 23, 2015
HOÀNG HẢI THỦY* GỬI CÁC BẠN
Rừng Phong, Xứ Tnh Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích
Ngày 22 Tháng Tư 2015.
Gửi những người BẠN của tôi.
Hoàng Hải Thủy
Vú Em nếu có là đồi
Thì Anh lên đó Anh ngồi làm thơ.
MAI TRUNG TĨNH
Vương Đức Lệ
Văn Quang
Tạ Quang Khôi
Gửi Văn Quang.
Không
nhớ tao đã gửi cho mày truyện này chưa? Ðây là truyện cuối cùng cuả
tao. Hết xí quách rồi, không viết gì được nũa. Truyện này không dài mà
cũng không ngắn, chỉ dở dở ương ương thôi. Tiện thể gửi cho CTHÐ xem
chơi.
Khói.
Trên
đây là đoạn thư ngắn ông Nhà Văn Tạ Quang Khôi, hiện sống và viết ở
Virginia, Kỳ Hoa, gửi qua I-Meo Internet cho bạn ông là ông Nhà Văn
Quang hiện sống ở Sài Gòn, Việt Nam. Nhân tiện ông TQ Khôi gửi bản “Truyện Cuối Cùng” của ông cho CTHÐ – tức là Tui – nên tui mới được đọc truyện cuối cùng của ông Tạ, và sáng nay tôi viết bài này.
Ông
TQ Khôi gọi ông Văn Quang là Vê Cu – VQ – như năm xưa – trước năm 1975 –
các ông văn nghệ sĩ Sài Gòn thường gọi ông Nhà Văn Vũ Khắc Khoan là
VêCaCa – VKK – tiếng gọi thân thương. Ông TQ Khôi vì nước da của ông
trắng như cục than Tầu nên được các ông văn nghệ sĩ gọi là Tạ Ống Khói.
Ông TQK còn có cái tên thứ ba là TêCuKa. TQK. Ông ký tên là “Khói” dưới đoạn thư ông gửi ông VQ như quí vị thấy trên đây.
Năm
1956 khi tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong – Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh
Hoàng – Số 1 ra đời ở Sài Gòn, ông Tạ Quang khôi – thanh niên Hà Nội dzô
Sài Gòn năm 1954 – viết truyện dài Mưa Gió Miền Nam trên VNTP. Cùng khi
ấy ông Mai Thảo giữ Trang Thơ VNTP. Ông không ký tên Mai Thảo, ông ký
tên gì tôi không nhớ, và ông chỉ giữ Trang Thơ VNTP chừng hai, ba tháng
là ngừng để lo việc biên tập Tạp Chí Sáng Tạo. Cùng khi ấy tôi được viết
phóng sự Vũ Nữ Sài Gòn trên VNTP.
Tôi
gặp ông TêCuKa lần đầu trong tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong. Ngoài việc
viết tiểu thuyết, ông là nhà giáo. Có lẽ vì nặng chất mô phạm nên ông
TQK là người viết truyện có đời sống ngang bằng, sổ ngay – tức đàng
hoàng — nhất trong giới viết truyện có nhiều người sống bê tha, bê bối.
Ngày
vui, ngày buồn, tháng hồng, tháng sám, năm sớm, năm muộn rồi cũng qua
mau. Ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh trong cuộc biển dâu quốc nạn, rồi
tôi và vợ con tôi cũng sang được Kỳ Hoa. Tháng 10 năm 1994 khi tôi đến
Virginia được khoảng 10 ngày, nhiều lúc tôi còn tưởng như tôi đang sống ở
Sài Gòn, ông TQK – tức ông Tạ Quang Khôi, ông đến Kỳ Hoa trước tôi mười
lăm năm – đến đón tôi, đưa tôi đi xem phong cảnh Washington DC. Sau
1975 bà vợ ông qua đời ở Sài Gòn, năm 1980 ông dắt các con ông vượt biên
sang Mỹ. Ở Virginia, ông từng làm việc biên tập vài năm trong tòa soạn
bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong. Nay ông đã retire. Trên xe đi, ông
nói:
“Tao
đưa mày đi chơi Đ Xi rồi đi mua quần áo. Ngày tao đến Mỹ, các bạn cho
bố con tao quần áo cũ. Tao tủi thân lắm. Nay có bạn đến, tao đưa đi mua
quần áo mới. Một bộ thôi, nhưng là đồ mới. Mày chọn cho mày một bộ, chọn
cho vợ mày một bộ.”
Văn
Quang, Uyên Thao và tôi ra đời năm 1933; Tạ Quang Khôi cao tuổi nhất
trong bốn chúng tôi. Tôi nghi ông vào cõi đời này năm 1930, có thể là
năm 1928. Từ 10 năm nay ông sống một mình trong một apartment Bộ Xã Hội
Mỹ dành cho những người già có tiền thu nhập thấp: Old Senior Low
Income. Ông sống rất thư thái với hai dàn máy computer, một dàn để viết,
một dàn để sơ-cua. Sống một mình nhưng ông không buồn một ly ông cụ
nào. Mấy năm nay vì tuổi già, ông mắt mờ, tai điếc, tâm trí ông vẫn minh
mẫn. Nay thấy ông cho biết ông ngưng viết vì tuổi cao, tôi bùi ngùi vừa
thương ông vừa thương thân. Tôi cũng sắp không còn viết được nữa như
ông. Thay vì viết tiếc thương ông khi ông không còn ở đời này, tôi viết
về ông ngay khi ông còn sống, khi ông đọc được những dòng chữ này.
o O o
Tháng
Giêng 1990, sau sáu năm tù lần thứ hai, tôi từ Trại Cải Tạo Z 30 A,
Xuân Lộc, trở về Sài Gòn. Vài ngày sau tôi gặp lại một số các bạn tôi ở
nhà Vương Ðức Lệ. VÐ Lệ cũng “oa-dzi-tô đờ luých: oasiteau de luxe” như
anh em chúng tôi: không công ăn, việc làm, quanh năm không kiếm được
một xu teng, ngày tháng phất phơ toàn chủ nhật; tình trạng này kéo dài
từ ngày 30 Tháng Tư 1975, nhưng VÐ Lệ có hai cô em ở Hoa Kỳ, hai cô em
thương ông anh ra rít nên VĐ Lệ được chi viện đều đều và dài dài. Lệ và
vợ con sống đỡ khổ hơn anh em chúng tôi. Có tiền và được vợ chiều, chỉ
có một cháu gái còn nhỏ, Lệ có điều kiện tổ chức những buổi anh em gặp
mặt chuyện trò có ăn nhậu tại gia. Gần như tuần nào anh em chúng tôi, đa
số là những anh Con Trai Bà Cả Ðọi chính cống, cũng gặp nhau ở nhà Lệ.
Tôi
gặp lại Thái Thủy ở nhà Lệ sau mười lăm năm trời xa cách. Thái Thủy bị
bắt tháng Ba 1976, tù mút chỉ cà tha đến những năm 1986, 1987 mới trở về
phố cũ Nguyễn huỳnh Ðức. Khi Thái Thủy trở về tôi đang ngồi rù nhìn
thời gian đi qua hai lần song sắt trong Lầu Bát Giác Chí Hòa. Chúng tôi
gặp lại nhau ở nhà VÐ Lệ vào buổi trưa, người tù mới trở về là tôi được
chiêu đãi bia lon thoải mái. Tất cả anh em đều uống bia lon – dân Ngụy
Thành Hồ năm 1990 mà uống bia lon ngoại quốc hách hơn Việt kiều ở Mỹ
uống XO — tôi được quyền “iêu tin” uống nhiều hơn anh em. Lúc ba, bốn
giờ chiều, tôi sỉn sỉn, sương sương xuống đường ra về. Trời Sài Gòn u
ám, lất phất mưa xuân, Lệ và Thủy đưa tôi ra tận vỉa hè. Lệ gọi xích lô,
dặn:
— Ðưa ông bạn tôi về Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ. Nhiêu? Tiền đây. Ðưa ông ấy về đàng hoàng dùm…
Trên vỉa hè Bà Hạt, tôi nói với Thái Thủy:
— Tao có chuyện này muốn nói với mày đã lâu.. Tao có nợ mày một món..
Thái Thủy ngạc nhiên:
— Mày có nợ gì tao đâu?
— Mày quên. Hồi mày đi Sanh-ga-po về tao có lấy của mày cái đổng Seiko. Tao không trả tiền mày.
Vương đức Lệ hỏi chuyện gì thế? Tôi kể lại chuyện cái đổng Seiko Singapore, Thái Thủy nói:
— Mày nhớ làm gì. Quên chuyện đó đi.
Vương đức Lệ nói:
— Bây giờ chúng mình phải sống như thế này: cái gì trước kia lớn nay mình làm cho nó nhỏ lại, cái gì nhỏ mình cho đi luôn..
Năm
tháng sau Thái Thủy, Vương Ðức Lệ và Mai Trung Tĩnh bị bắt, tội phản
động, ông tù 5 năm, ông tù 4 năm. Khoảng năm 2000 ba ông sang Mỹ. Ba ông
đã “trăm năm hồng lệ” ở Kỳ Hoa Đất Trích.
Thơ Bùi Giáng:
“ Sương sáng sớm, nắng chiều tà
Trăm năm hồng lệ…, có là bao nhiêu.”
Thi
sĩ Mai Trung Tĩnh là sĩ quan – tác giả bài Thơ “Lâu Đài Tình Ái” CTHĐ
tôi gặp lại ông ở nhà Vương Đức Lệ. Tôi thấy ông ít nói, hiền hòa. Ông
đi HO sang Mỹ khoảng hai năm thì ngã bệnh. Ông Cai Tôi Lê Văn Phúc – tác
giả “Tôi làm tôi mất nước,” – đưa Uyên Thao, và tôi, vào Nursing Home thăm ông. Ông bị giải phẫu ở đầu. Ông nằm sach, gọn. Cai Tôi chỉ tôi, hỏi ông:
“ Nhớ ai đây không?”
Ông nhớ, ông gọi đúng tên tôi.
Khi gặp Thi sĩ Mai Trung Tĩnh lần cuối ấy, Cai Tôi đọc hai câu Thơ của ông:
“ Vú Em nếu có là đồi
Thì Anh lên đó Anh ngồi làm Thơ “
Ông qua đời ít tháng sau đó. Tàn tro thân xác ông được bà vợ ông trải xuống biển.
*
Hai
mươi năm đã qua kể từ buổi chiều ra giêng trời mưa lất phất ở vỉa hè Bà
Hạt, Sài Gòn, sáng nay khi nhớ và viết về các bạn tôi, tôi vẫn nhớ vẻ
mặt và cái chặt tay của Vương Đức Lệ khi anh nói:
“…Cái gì nhỏ.. mình cho đi luôn..!”
Tôi
kể rõ về chuyện cái đổng Seiko: Năm 1965, hay 1966, Thái Thủy, Trịnh
Viết Thành, được chính phủ cho đi sang Singapore du nhai. Trong số quà
cáp Thái Thủy đem về còn dư cái đồng hồ Seiko dame. Loại đồng hồ đàn bà
có mười cái dây đeo bằng nhung khác mầu nhau để thay đổi năm xưa ấy – 50
năm trước — được kể là hiện đại. Thái Thủy đưa cho ai đem đi bán không
đưa lại đưa ngay cho Hoàng Anh Tuấn. Năm ấy Tuấn và tôi làm trong tòa
soạn nhật báo Tiền Tuyến. Tuấn mang đồng hồ đến tòa soạn và Tuấn đưa cho
ai không đưa lại đưa ngay cho tôi. Tôi nhận liền, Tuấn nói:
— Mày trả tiền cho Thái Thủy.
Tôi đem Seiko về tặng vợ tôi, nói tôi mua của Thái Thủy vừa đi Singapore về, và tôi quên luôn việc trả tiền.
Thái
Thủy, Vương Ðức Lệ và tôi gặp lại nhau ở Kỳ Hoa. Rồi Thái Thủy ra đi
lần cuối ở Cali, Vương Ðức Lệ lần cuối ra đi ở Virginia.
Bốn
anh em chúng tôi: Tạ Quang Khôi, Uyên Thao, Vương Ðức Lệ và tôi tiễn
đưa ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng đến nơi an nghỉ ngàn đời của ông. Trên
xe trở về thành phố, tôi hỏi:
“Bốn thằng mình đây, thằng nào đi trước?”
TQ Khôi nói ngay:
“Tao đi trước.”
VÐ Lệ nói:
“Chưa chắc.”
Và sau đó Vương Ðức Lệ là người đi trước trong bốn anh em chúng tôi.
Tôi làm bài thơ:
ÐI TRƯỚC, ÐI SAU
Chưa biết thằng nào trước thằng nào,
Thằng nào đi trước, thằng nào sau.
Ði sau, đi trước cùng đi cả,
Thằng thì đi trước, thằng đi sau.
Không thằng nào nói: Tao đi trước!
Không thằng nào nói: Tao đi sau!
Thằng đi trước đi lên tầu trước,
Thằng đi sau đi lên tầu sau.
Thằng đi sau lậy thằng đi trước,
Thằng đi trước kệ thằng đi sau.
Ði sau, đi trước rồi đi cả,
Thằng thì đi trước, thằng đi sau.
Ðã không tránh được đi sau trước,
Théc méc làm chi chuyện trước sau!
Thằng nào đi trước, thằng nào sau.
Ði sau, đi trước cùng đi cả,
Thằng thì đi trước, thằng đi sau.
Không thằng nào nói: Tao đi trước!
Không thằng nào nói: Tao đi sau!
Thằng đi trước đi lên tầu trước,
Thằng đi sau đi lên tầu sau.
Thằng đi sau lậy thằng đi trước,
Thằng đi trước kệ thằng đi sau.
Ði sau, đi trước rồi đi cả,
Thằng thì đi trước, thằng đi sau.
Ðã không tránh được đi sau trước,
Théc méc làm chi chuyện trước sau!
Sau
Ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi đi thăm lần cuối và đi đưa đám ma mấy ông
bạn tôi là Trọng Nguyên, Minh Đăng Khánh, Minh Vồ, Hồ Văn Đồng, hai ông
đàn anh tôi là ông Trần Việt Sơn, ông Cao Hữu Đính,.Cả sáu lần tôi không
xúc động gì nhiều. Khi Minh Vồ ra đi, chị Minh bảo tôi viết điếu văn.
Cả đời tôi, tôi chỉ viết có một điếu văn cho Minh Vồ. Lời cuối của bản
điếu văn 20 năm xưa: Minh Vồ ra khỏi cõi đời khoảng năm 1993:
“
Minh ơi…Người ta khi đi khỏi cõi đời này, người ta đi lên, hay người ta
đi xuống. Chúng ta là văn nghệ sĩ, khi chúng ta ra khỏi cõi đời này,
chúng ta đi ngang. Minh sang bên ấy trước, chúng tôi sang sau.”
Tôi vỗ lên quan tài Minh ba vỗ, rồi đốt bản điếu văn ngắn trước quan tài Minh.
Trong đám ma Hồ Văn Đồng, tôi thấy hai ông bạn của Đồng khi nói lời cuối cùng với Đồng, hai ông khóc, tôi nghĩ:
“ Làm ký gì mà phải khóc..”
Thế rồi khi tôi nói lời cuối cùng với Vương Đức Lệ, cơn xúc động đến làm tôi nghẹn lời, tôi khóc.
Có lần tôi nói với Vương Đức Lệ:
“
Tao là thằng chuyên văng tục, dễ dàng, thoải mái sài tiếng ĐM. Có hai
thằng con, không thằng nào biết văng tục, không thằng nào sài tiếng ĐM.”
Vương Đức Lệ nói:
“ Có bao nhiêu tiếng, bố chúng nó sài hết rồi. Còn đâu đến lượt chúng nó.”.
o O o
Ðây là chuyện trao đổi – qua I-Meo Internet – giữa Nhà Văn Văn Quang và tôi:
CTHÐ gửi VQ:
Tôi
gửi chú thư này để nếu tôi đi trước chú, chú có sẵn chuyện, ảnh về tôi
để dùng viết điếu văn tôi. Nếu chú đi trước tôi chắc tôi không viết điếu
văn chú đâu, có chuyện gì đáng viết về chú tôi viết hết cả dzồi.
Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích
Ngày 3 Tháng Giêng Tây 2006.
Văn Quang trả lời:
Tặng tất cả các vị bô lão lắm tài, nhiều tật
ÐIẾU VĂN gửi CTHÐ:
Nếu mày đi trước
Tao viết điếu văn
Nếu tao đi trước
Mày nói “Không viết.”
Ðồ đểu!
Tao viết điếu văn
Nếu tao đi trước
Mày nói “Không viết.”
Ðồ đểu!
Khi viết điếu văn
Cần tí bốc thơm
Thêm tí bốc phét
Hạng bét!
Tao viết điếu văn
Kể toàn chuyện thật
Vợ mày mà biết
Mày chết!
Cần tí bốc thơm
Thêm tí bốc phét
Hạng bét!
Tao viết điếu văn
Kể toàn chuyện thật
Vợ mày mà biết
Mày chết!
VQ Sài Gòn Ngày 04-Tháng Giêng Tây-2006
CTHÐ:
Tao chít queo dzồi.
Kể tội tao, tao cóc sợ.
Kể tội tao, tao cóc sợ.
o O o
ÐẸP TRAI, HỌC GIỎI, CON NHÀ GIẦU
Văn Quang viết từ Sài Gòn Ngày 28 Tháng 8, 2013, bài “Cờ Bịch Ngày Xưa.” Trích:
Những ông văn nghệ sĩ không chơi Cờ Bịch:
Có
những ông văn nghệ sĩ không bào giờ bén mảng đến bàn cờ bịch và sàn
dancing. Ông Hoàng Hải Thủy, tức Công Tử Hà Ðông, viết “phóng sự ăn chơi
rất ác liệt,” nhiều độc giả cứ tưởng ông “ăn chơi kinh lắm” nhưng ông
là người không chơi bất kỳ môn nào. Ông là một ông chồng mẫu mực.
Ông
Nhà văn Tạ Quang Khôi cũng vậy, ông tự nhận là Giáo Gian nhưng thật ra
ông rất hiền, tốt tính, chỉ hay giận vặt, cũng giận bạn nhưng qua loa
rồi quên ngay; ông không nhẩy đầm, không cờ bịch dù suốt đời ông chơi
với anh em văn nghệ, ông từng có thời làm “nhớn” ở Phòng Văn Nghệ Ðài
Phát Thanh Sài Gòn. Ông Uyên Thao cũng là nhà văn “chân chỉ,” cuộc sống
của ông này là “cày” và “cày.” Ông làm việc nhiều đến nỗi anh em phát
ghét. Ông Chú Tư Cầu Lê Xuyên hiền lành hơn, ông không cờ bịch, không
rượu chè, thậm chí không bao giờ ghé vào phòng trà nghe nhạc.
o O o
Thi sĩ Băng Ðình, Wychita, Kansas, làm bài Thơ Một Vần về Hoàng Hải Thủy:
Bẩy Bó Gân Gà.
Bẩy Bó Gân Gà Hoàng Hải Thủy
Nhóc tì Sông Nhuệ, lớn sông Nhĩ
Thành danh Vàm Cỏ sông Sài Gòn
Lính tráng leo tới cấp Trung sĩ
Võ Trang Tuyên Truyền thưở bán khai
Tiền thân ngành Chiến Tranh Chính Trị
Thầy Ðội khó nuốt cơm nhà banh
Tháo lon tự khoác nghiệp văn sĩ
Hóa thân bướm lượn cõi hoa hương
Làm văn chương ma, thi phú quỉ
Mà khiến người mê, khiến thần sầu
Chữ nghĩa vung vít thật phỉ chí
Sáng tác, tối tác, phóng tác luôn
Ngòi bút chẳng bao giờ tắc tị
Dẫu “Lời quê góp nhặt dông dài..”
Miễn góp tiếng cười vui một tí
Giặc vào.. ”Sắc đỏ rũa mầu xanh..”
Hoa tàn khám lạnh tưởng mút chỉ
Tại Ngục Vịnh Kiều thêm Phóng Dao
Chiếu phim bạn tù nghe mệt nghỉ
Mơ màng khói lửa hít tô phe
Tiên ông ép rệp bất đắc dĩ
Nhóc tì Sông Nhuệ, lớn sông Nhĩ
Thành danh Vàm Cỏ sông Sài Gòn
Lính tráng leo tới cấp Trung sĩ
Võ Trang Tuyên Truyền thưở bán khai
Tiền thân ngành Chiến Tranh Chính Trị
Thầy Ðội khó nuốt cơm nhà banh
Tháo lon tự khoác nghiệp văn sĩ
Hóa thân bướm lượn cõi hoa hương
Làm văn chương ma, thi phú quỉ
Mà khiến người mê, khiến thần sầu
Chữ nghĩa vung vít thật phỉ chí
Sáng tác, tối tác, phóng tác luôn
Ngòi bút chẳng bao giờ tắc tị
Dẫu “Lời quê góp nhặt dông dài..”
Miễn góp tiếng cười vui một tí
Giặc vào.. ”Sắc đỏ rũa mầu xanh..”
Hoa tàn khám lạnh tưởng mút chỉ
Tại Ngục Vịnh Kiều thêm Phóng Dao
Chiếu phim bạn tù nghe mệt nghỉ
Mơ màng khói lửa hít tô phe
Tiên ông ép rệp bất đắc dĩ
Mấy bó cũng về một bó xương
Duy thưở trần ai có tri kỷ
Trẻ trung vay mượn lắm ân tình
Già lão nợ nần gậy với bị
Bánh xe lãng tử đến Rừng Phong
Hát Ô.. Hát Ô Vàng Mít Mỹ
Chữ nghĩa lại vào Hội Gió Mưa
Ðộc giả năm châu vẫn khoái tỉ
Xuân thu nhị kỳ gọi thăm nhau
Bạn rầu mần thơ sao vận bí
Này này ai có khác chi ai
Ta chán thi văn, nản hồi ký
Ta chán người, chán luôn cả ta
Cẩm như đồng bào chán đồng chí
Ta cũng nhiều phen bẻ bút thơ
Suy đi, xét lại song thầm nghĩ
Thân tàn, đời mạt kiếp lưu vong
Giấy rách khiến bao người hóa khỉ
Chỉ còn Nàng Thơ quấn quít ta
Chẳng rượu mà say đến túy lúy
Nhớ nhau gửi chút tình cho nhau
Bớ Hoàng Hải Thủy, chớ tịch hĩ !
Duy thưở trần ai có tri kỷ
Trẻ trung vay mượn lắm ân tình
Già lão nợ nần gậy với bị
Bánh xe lãng tử đến Rừng Phong
Hát Ô.. Hát Ô Vàng Mít Mỹ
Chữ nghĩa lại vào Hội Gió Mưa
Ðộc giả năm châu vẫn khoái tỉ
Xuân thu nhị kỳ gọi thăm nhau
Bạn rầu mần thơ sao vận bí
Này này ai có khác chi ai
Ta chán thi văn, nản hồi ký
Ta chán người, chán luôn cả ta
Cẩm như đồng bào chán đồng chí
Ta cũng nhiều phen bẻ bút thơ
Suy đi, xét lại song thầm nghĩ
Thân tàn, đời mạt kiếp lưu vong
Giấy rách khiến bao người hóa khỉ
Chỉ còn Nàng Thơ quấn quít ta
Chẳng rượu mà say đến túy lúy
Nhớ nhau gửi chút tình cho nhau
Bớ Hoàng Hải Thủy, chớ tịch hĩ !
BĂNG ÐÌNH. 30-3-2001
Nhà Thơ Băng Ðình làm bài thơ trên năm 2001. Năm ấy H2T Bẩy Bó. Năm nay 2013, H2T Tám Bó.
Cảm khái cách gì!
CTHĐ
30-4-75
Những ngày cuối cùng của VNCH
Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo
dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người
Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn
người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh.
Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Vỡ trận
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn
đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái
phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung
phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện
nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực
Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự
sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan
Rang.
Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.
“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố
từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ
đảm nhận chức Tổng thống…”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ
VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc tuyến phòng thủ cuối cùng của
Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và
giữ vững được 12 ngày đêm.
Bàn giao - Diễn văn lịch sử
Giữ chức Tổng thống VNCH được 5 ngày và bất lực trước tình hình sụp đổ nhanh chóng, ngày 26/4/1975 Tổng thống Trần Văn Hương yêu cầu Quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hòa bình hòa giải dân tộc. Quốc hội VNCH ra nghị quyết chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ Tổng thống. Trên thực tế Hiến pháp VNCH đã không còn được thi hành từ thời điểm này.
Chiều 28/4/1975 lễ bàn giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn
Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Nam Nguyên của ban Việt ngữ RFA lúc
đó là Đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia đã thực hiện cuộc
Trực tiếp Truyền thanh cuối cùng của mình từ Dinh Độc Lập. Đoạn ghi âm
lịch sử mà quí thính giả sắp nghe là những lời của Tổng thống Trần Văn
Hương đan xen với tường thuật của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ
thống Truyền thanh Việt Nam:
Tổng thống Trần Văn Hương: “…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm
thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của Đại tướng đối với
hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này
không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…(vỗ tay)
Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến : “…Sau khi nguyên Tổng thống Trần Văn
Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan
đã gỡ huy hiệu Tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một
huy hiệu Tổng thống mới với hình một hoa mai năm cánh…Đây là Phóng viên
Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, quí thính giả đang theo dõi Trực tiếp
Truyền thanh lễ trao nhiệm chức Tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương
và cựu Đại tướng Dương Văn Minh…Thưa quí thính giả vào lúc này bên ngoài
dinh Độc lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang
trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước…”
Một trong hàng triệu thính giả đã nghe cuộc trực tiếp truyền thanh
lịch sử ngày 28/4/1975 là ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo thuộc nhóm
tạp chí Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy. Ba tờ báo này do một nhóm trí
thức công giáo được cho là thiên tả chủ trương và có khuynh hướng đối
lập với chính phủ. 40 năm sau cuộc bàn giao lịch sử giữa hai vị Tổng
thống Trần Văn Hương và Dương Văn Minh, từ Saigon ông Nguyễn Quốc Thái
cho biết cảm nhận của ông vào thời điểm chiều 28/4/1975:
“Lúc đó tôi biết mọi chuyện đã xong rồi; có một hiển hiện rõ ràng
là tất cả những người có thể giữ lại miền Nam thì đã rời khỏi miền Nam.
Đây là một cuộc bàn giao theo sắp xếp, nhưng có người hoang tưởng rằng
việc đảm nhận chức vụ đó có thể trao đổi thỏa thuận với phía bên kia là
Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam… Nếu nhìn lại cuộc bàn giao đó thì
thấy rằng đây là một cái gạch nối quá ngắn, mà chỉ làm một cái việc đã
được sắp xếp, đã được hứa hẹn trong hoang tưởng của người nhận trách
nhiệm lúc đó.”
Khí tiết Việt Nam: tướng chết theo thành
4 thập niên sau ngày sụp đổ của Miền Nam Tự do dưới danh xưng Việt
Nam Cộng Hòa, nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa cho thấy Hoa Kỳ
chỉ mong muốn việc rút quân của họ được an toàn trong một khoảng thời
gian nhất định và thích hợp; tương lai của VNCH hầu như đã được quyết
định trong Hiệp định Paris 27/1/1973. Nam Việt Nam rơi vào số phận
nghiệt ngã vì bị đồng minh bỏ rơi, những mật ước của Tổng thống Nixon
với TT Thiệu đã đi vào quên lãng. Hoa Kỳ đã không can thiệp quân sự khi
phía Cộng sản vi phạm Hiệp định Paris lấn chiếm lãnh thổ với những cuộc
tấn công qui mô.
Vào những ngày cuối cùng của Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh
được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng;
mặc dầu bản thân ông Minh và bộ tham mưu của ông có thể có những người
vẫn còn tin vào giải pháp chính phủ liên hiệp như Phó Tổng thống Nguyễn
Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Nhậm chức chưa đầy 48 giờ, Tổng thống
Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tuyên bố của ông được phát đi trên hệ
thống Truyền Thanh Quốc gia vào buổi trưa ngày 30/4/1975.
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi
phí phạm xương máu người Việt Nam…Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em
chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng
yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng
Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao
Chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập đi lập lại lệnh buông súng của Tổng
thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Thiếu tướng
Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc
vị Tổng Tham mưu trưởng sau cùng, quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ
khí cho những người chủ mới của đất nước. Nhiều vị tướng lãnh, sĩ quan
cao cấp đã tuẫn tiết sau lệnh đầu hàng như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam,
Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên
Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai…
Xe tăng Cộng sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập, bộ đội xe
tăng treo lá cờ của Mặt trận Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11g
30 trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Miền Nam
tự do hay VNCH là một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp
nhận chủ nghĩa cộng sản và được Hoa Kỳ hỗ trợ. Chế độ ấy trải qua hai
nền cộng hòa và tồn tại được 21 năm. Cuộc chiến Quốc - Cộng giữa những
người cùng chung giòng máu nhưng khác ý thức hệ đã làm thiệt mạng hơn
hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc. Phía đồng minh của VNCH,
58.000 quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ khác của các nước
đồng minh như Nam Hàn, Thái Lan, Úc và Tân Tây Lan.
Tiếp thu dinh Độc Lập
Thưa quí thính giả, cũng là một sự tình cờ lịch sử, khi cờ của Mặt
trận Giải phóng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, thì các đại diện chính
trị của bên Cộng sản chưa vào tới Saigon để tiếp nhận Chính quyền. Do
vậy ông Bùi Tín lúc đó là Trung tá trong vai trò một nhà báo Cộng sản
Bắc Việt, cũng là người có cấp bậc cao nhất và được bộ đội xe tăng ủy
quyền vào Dinh gặp Chính quyền Dương Văn Minh. Ông Bùi Tín hiện nay tỵ
nạn chính trị ở Pháp. Năm 2005 từ Paris ông Bùi Tín kể lại giây phút
lịch sử khi ông giáp mặt ông Dương Văn Minh và toàn thể nội các Vũ Văn
Mẫu:
SB: “ Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả
đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng
chuyển giao chính quyền….Tôi có trả lời là, tất cả chính quyền các ông
không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao
cái gì đã không còn nữa…”
Do sự kiện cựu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân đã tỵ
nạn chính trị khi sang Pháp dự Hội Báo L’humanité năm 1990, kể từ đó báo
chí Hà Nội tường thuật những câu chuyện hoàn toàn khác với lời kể của
ông Bùi Tín.
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert
Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại
Giao Mỹ. Năm 2005 ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau:
“Ðúng giờ này, vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington
tức rạng sáng 30/4 theo giờ Việt Nam, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung
Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip
Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin chưa muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì
giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ
thị ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với
chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại
Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại
sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.”
Đồng minh bội ước
Sau 4 thập niên từ khi chấm dứt chiến tranh các tài liệu hồ sơ của
Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được bạch hóa. Số phận của Việt Nam
Cộng Hòa đã được định đoạt và Nam Việt Nam sẽ chỉ tồn tại cho đủ thời
gian để Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đây là một
thực tế phũ phàng của lịch sử. Việt Nam Cộng Hòa có cái giá phải trả khi
hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
Bị Washington cắt viện trợ quân sự và kinh tế, VNCH đơn độc trong
cuộc chiến chống cộng. Vào năm 1975 không có nhiều người ở miền Nam tự
do thấy trước là số phận của mình đã được các siêu cường sắp đặt. Khi
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và ra đi, quân dân VNCH chịu nhiều
nỗi thống khổ với muôn vàn oán hận ông. 15 năm sau sự sụp đổ của VNCH,
xuất hiện tại California Hoa Kỳ năm 1990, cựu Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu đã đăng đàn trả lời chất vấn của cộng đồng người Việt. Sau đây là
một trích đoạn những biện giải của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“ Tổng Thống Nixon có nói nếu như không có vụ Watergate thì tình
trạng Việt Nam không đến nỗi như vậy. Chúng ta tin hay không tin là
quyền của chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ làm việc trên sự kiện người ta
cúp viện trợ quân sự, cúp viện trợ kinh tế, ngoại giao thì áp lực và
không có phản ứng mãnh liệt. Trong lúc đó Nga Xô và Trung Cộng thì tăng
cường viện trợ cho cộng sản và họ thừa thắng xông lên để xâm chiếm miền
Nam đặt thế giới và Hoa Kỳ trước một việc đã rồi. Cho nên tôi phải từ
chức, cái hành động mà tôi từ chức ngay lúc đó chính tôi cũng đã thấy
khó chịu rồi. Nhưng mà tôi không có một sự lựa chọn nào khác, nếu như
tôi còn ngồi thì tôi mang tội với nhân dân, là vì ông còn ngồi mà Mỹ
không viện trợ bởi vì ai nấy cũng được cho hiểu như vậy, vì ông còn ngồi
mà Việt Cộng không thương thuyết, phải có Dương Văn Minh lên mới được
thương thuyết vì ông còn ngồi mà chiến tranh còn triền miên chết chóc.
Tôi thấy lịch sử sẽ chứng minh cái đó trúng hay trật, cái đó để cho lịch
sử và nhân dân, nhưng bổn phận của tôi là một Tổng thống lúc đó tôi
phải ra đi.”
Lịch sử đã sang trang từ 40 năm qua, những người chịu trách nhiệm hay
là chứng nhân một giai đoạn lịch sử của VNCH đều đã khuất bóng. Việt
Nam đã thống nhất từ năm 1976 nhưng 40 năm qua những người cộng sản
chiến thắng đã tự ru ngủ mình, theo cách nói của cố Thủ tướng Võ Văn
Kiệt.
4 thập niên sau chiến tranh, vào tháng 3/ 2015 Thủ tướng VN Nguyễn
Tấn Dũng nhìn nhận Việt Nam phát triển quá chậm, kém xa 6 nước sáng lập
ASEAN, hiện nay có nhiều lãnh vực còn thua kém cả Lào và Campuchia.
Nước Việt Nam thống nhất đã 40 năm nhưng vẫn còn quá nhiều câu hỏi
được đặt ra về sự tụt hậu cũng như vấn đề dân chủ, dân quyền và nhân
quyền.
KHU GIẢI TRÍ VIỆT CỘNG
Mối nguy từ những khu vui chơi trẻ em tự phát
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-04-22
2015-04-22
Khu vui chơi trẻ em tự phát mọc ra trên khắp mọi miền đất nước trong
vài năm trở lại đây. Đi bất kì nơi nào người ta cũng có thể bắt gặp khu
vui chơi trẻ em. Đặc biệt, ở vùng nông thôn, các khoảng sân ủy ban, sân
nhà văn hóa thôn thường được biến thành khu vui chơi và trẻ em thôn quê
rất thích thú với những khu vui chơi này. Tuy nhiên, theo một số nhận
định của những người làm cha làm mẹ, những khu vui chơi tự phát mà người
kinh doanh không có kiến thức căn bản về tâm lý trẻ em sẽ là mối nguy
tiềm tàng cho trẻ em.
Chất lượng made in china
Một người mẹ trẻ ở huyện Bến Lức, Long An, tên Thuyên, chia sẻ: “Những khu vui chơi kiểu đó hoàn toàn không an toàn vì không được bảo hành, toàn đồ cũ, cho nên không có gì an toàn cả, cũng không hiện đại nữa, như cho con đi chơi thì tôi không dám. Ở các tỉnh thì khu vui chơi đa số vì lợi nhuận cả, nếu không vì lợi nhuận thì vì trẻ em, họ tạo ra những khu vui chơi trẻ em vì tấm lòng của họ đối với cộng đồng nhưng nhiều khi do sự hiểu biết của người ta hạn chế nên giống kiểu thiếu hiểu biết thành phá hoại vậy.”
Theo chị Thuyên, các khu vui chơi tự phát với qui mô nhỏ ở các vùng quê luôn là điểm gọi hấp dẫn cho các bé thơ mỗi khi chiều xuống. Bắt đầu từ 5h chiều trở đi, sau khi cha mẹ tan tầm làm việc, nghỉ ngơi một chút thì đi đón con từ trường mẫu giáo hoặc đưa con đi khu vui chơi sau một ngày bé phải chịu đựng ngột ngạt, thiếu cha mẹ bên cạnh.
Và với mức phí mỗi trò chơi tốn chừng năm ngàn đồng, nếu cho bé chơi suốt một vòng các trò chơi thì tốn hết chừng hai mươi ngàn đồng, với một giáo viên như chị Thuyên, có thể chấp nhận được. Nhưng cũng theo chị Thuyên nhận xét, với giới lao động, công nhân, mức chi phí này quá cao và rất khó để con em họ được chơi thoải mái ở các khu vui chơi tự phát này.
Hơn nữa, với những người làm cha làm mẹ có trách nhiệm, ít ai dám tự tin để cho con mình đến những khu vui chơi tự phát bởi mức độ an toàn cũng như vệ sinh của nó rất kém, mỗi khi có dịch bệnh, nơi đây có thể là ổ dịch mà cha mẹ không hay biết, lại đưa con mình đến chơi để bị lây nhiễm.
Có nhiều khu vui chơi mọc bên cạnh chợ, ban ngày người ta bày bán gà vịt quanh khu vui chơi, thậm chí các món đồ chơi như ngựa sắt, ngựa gỗ được phủ một tấm bạt qua loa, bên cạnh đó là những lồng gà, lồng vịt bốc mùi phân hôi thối. Tối đến, chủ khu vui chơi bật đèn, cho quét dọn sơ sài rồi đón trẻ em vào chơi. Với những khu vui chơi như vậy, mức độ nguy hiểm khó mà lường được.
Và có một vấn đề đáng lo ngại nhất mà chị Thuyên cũng như như nhiều đồng nghiệp đang có con nhỏ khác đều thấy bất an khi đưa con vào khu vui chơi ở thôn quê là hầu hết các dụng cụ đồ chơi trẻ em ở đây đều tự chế hoặc mua từ Trung Quốc với giá thành rất rẻ.
Bởi động cơ thu lợi nhuận, những chủ khu vui chơi đã chọn sản phẩm Trung Quốc để xây dựng khu vui chơi, những loại dụng cụ này không được thẩm định, đánh giá chất lượng qua bất kì tổ chức thẩm định có uy tín nào. Nhiều giàn sắt đu quay chứa vài chục chiếc xe, tàu, ngựa và chịu sức nặng lên đến vài trăm ký lô, thậm chí hàng tấn khi chở cả cha mẹ đi kèm các bé thơ lại được thiết kế rất sơ sài bằng vài thanh sắt phi 14 hàn nối với nhau. Mỗi khi giàn đu quay này chạy với tốc độ cao, trẻ em lắc lư, nhún nhẩy sẽ cộng hưởng lực, trọng lượng có thể lên đến hàng tấn và những thanh sắt kết nối có thể gãy bung bất kỳ giờ nào.
Đã có nhiều vụ tai nạn như nổ tàu điện, gãy giàn đu quay, đứt xích đu xãy ra ở nhiều nơi nhưng các khu vui chơi tự phát đầy chất tạm bợ này vẫn tiếp tục hoạt động, chưa có sự thay đổi hay nâng cấp nào.
Văn hóa của người mở khu vui chơi
Một bạn trẻ tên Hải ở Lai Vung, Long An, chia sẻ: “Mấy khu vui chơi như xích đu, nhà phao, nhà chơi liên hợp như nhà banh… có một số cái được nhưng một số cái nguy hiểm. Những người trực tiếp đứng coi trẻ em chơi là lao động tay ngang được thuê vào chứ không được đào tạo gì về việc chơi cùng trẻ em…”
Theo Hải, khi mở ra một khu vui chơi và kinh doanh nó, người chủ khu vui chơi bắt buộc phải có tầm văn hóa nhất định, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của đứa trẻ sau này. Tuy không phải là giáo viên, là cha mẹ của đứa trẻ nhưng người chủ khu vui chơi lại có sự gần giũi rất tự nhiên đối với đứa trẻ tham gia khu vui chơi. Mối tương tác qua lại giữa đứa trẻ và chủ khu vui chơi hoặc người hướng dẫn trò chơi là mối tương tác rất sinh động, có thể là một kiểu giáo dục trực quan.
Chính vì thế, đạo đức, tư cách của chủ khu vui chơi và người hướng dẫn trò chơi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đứa trẻ. Nếu như người hướng dẫn nói tục, hay cáu gắt, nhất định đứa trẻ sẽ ảnh hưởng ngay tính cách này. Và chuyện này cũng xãy ra rất thường xuyên, nhiều đứa trẻ sau khi đi chơi ở khu vui chơi về, tính nết đâm cáu gắt và hay chửi thề mặc dù chúng chưa ý thức được những phát ngôn của mình nhưng sẽ tạo thành thói quen và ảnh hưởng đến nhân cách sau này.
Hiện tại, với kiểu mở khu vui chơi ào ạt, chỉ cần đăng ký kinh doanh và đóng thuế thì sẽ được đầu tư để lấy lãi từ khu vui chơi. Động cơ kiếm lãi đã thu hút rất nhiều người đầu tư khu vui chơi mặc dù bản thân họ không qua một khóa học nào về tâm lý trẻ em cũng như độ an toàn của trẻ khi vui chơi. Hay nói cách khác, họ thả sức mở khu vui chơi và cho trẻ em thuê đồ chơi trong vòng thời gian nhất định. Họ có thể nói tục, chửi thề trong lúc trẻ em đang vui chơi và họ hoàn toàn không có bất cứ trách nhiệm nào khác sau khi cho thuê đồ chơi.
Theo Hải, vấn đề này không thể trách những người mở khu vui chơi. Và càng không thể cấm trẻ con đến khu vui chơi một khi chúng ưa thích. Bài toán đau đầu nhất của bậc làm cha làm mẹ là tìm cho con mình một khu vui chơi an toàn. Nhưng rất khó để tìm những khu vui chơi an toàn cho con em. Có lẽ đến lúc này, khó mà tạo ra những qui cũ, chuẩn mực và tiêu chuẩn cho một khu vui chơi trẻ em. Muốn có điều này, ngay từ đầu, ngành văn hóa, ngành giáo dục phải kết hợp với các cơ quan cấp phép kinh doanh để soạn ra những dự án chuẩn nhằm bảo đảm sự an toàn và không khí lành mạnh cho con em thông qua khu vui chơi.
Rất tiếc, chuyện này đã quá muộn màng và các khu vui chơi có dụng cụ xuất xứ Trung Quốc đang ngày càng cũ kĩ giống như một lời đe dọa đối với bậc làm cha mẹ. Trẻ em không có được an toàn khi đến khu vui chơi nữa!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/danger-fr-spont-child-play-area-04222015125548.html
Chất lượng made in china
Một người mẹ trẻ ở huyện Bến Lức, Long An, tên Thuyên, chia sẻ: “Những khu vui chơi kiểu đó hoàn toàn không an toàn vì không được bảo hành, toàn đồ cũ, cho nên không có gì an toàn cả, cũng không hiện đại nữa, như cho con đi chơi thì tôi không dám. Ở các tỉnh thì khu vui chơi đa số vì lợi nhuận cả, nếu không vì lợi nhuận thì vì trẻ em, họ tạo ra những khu vui chơi trẻ em vì tấm lòng của họ đối với cộng đồng nhưng nhiều khi do sự hiểu biết của người ta hạn chế nên giống kiểu thiếu hiểu biết thành phá hoại vậy.”
Theo chị Thuyên, các khu vui chơi tự phát với qui mô nhỏ ở các vùng quê luôn là điểm gọi hấp dẫn cho các bé thơ mỗi khi chiều xuống. Bắt đầu từ 5h chiều trở đi, sau khi cha mẹ tan tầm làm việc, nghỉ ngơi một chút thì đi đón con từ trường mẫu giáo hoặc đưa con đi khu vui chơi sau một ngày bé phải chịu đựng ngột ngạt, thiếu cha mẹ bên cạnh.
Và với mức phí mỗi trò chơi tốn chừng năm ngàn đồng, nếu cho bé chơi suốt một vòng các trò chơi thì tốn hết chừng hai mươi ngàn đồng, với một giáo viên như chị Thuyên, có thể chấp nhận được. Nhưng cũng theo chị Thuyên nhận xét, với giới lao động, công nhân, mức chi phí này quá cao và rất khó để con em họ được chơi thoải mái ở các khu vui chơi tự phát này.
Hơn nữa, với những người làm cha làm mẹ có trách nhiệm, ít ai dám tự tin để cho con mình đến những khu vui chơi tự phát bởi mức độ an toàn cũng như vệ sinh của nó rất kém, mỗi khi có dịch bệnh, nơi đây có thể là ổ dịch mà cha mẹ không hay biết, lại đưa con mình đến chơi để bị lây nhiễm.
Có nhiều khu vui chơi mọc bên cạnh chợ, ban ngày người ta bày bán gà vịt quanh khu vui chơi, thậm chí các món đồ chơi như ngựa sắt, ngựa gỗ được phủ một tấm bạt qua loa, bên cạnh đó là những lồng gà, lồng vịt bốc mùi phân hôi thối. Tối đến, chủ khu vui chơi bật đèn, cho quét dọn sơ sài rồi đón trẻ em vào chơi. Với những khu vui chơi như vậy, mức độ nguy hiểm khó mà lường được.
Và có một vấn đề đáng lo ngại nhất mà chị Thuyên cũng như như nhiều đồng nghiệp đang có con nhỏ khác đều thấy bất an khi đưa con vào khu vui chơi ở thôn quê là hầu hết các dụng cụ đồ chơi trẻ em ở đây đều tự chế hoặc mua từ Trung Quốc với giá thành rất rẻ.
Bởi động cơ thu lợi nhuận, những chủ khu vui chơi đã chọn sản phẩm Trung Quốc để xây dựng khu vui chơi, những loại dụng cụ này không được thẩm định, đánh giá chất lượng qua bất kì tổ chức thẩm định có uy tín nào. Nhiều giàn sắt đu quay chứa vài chục chiếc xe, tàu, ngựa và chịu sức nặng lên đến vài trăm ký lô, thậm chí hàng tấn khi chở cả cha mẹ đi kèm các bé thơ lại được thiết kế rất sơ sài bằng vài thanh sắt phi 14 hàn nối với nhau. Mỗi khi giàn đu quay này chạy với tốc độ cao, trẻ em lắc lư, nhún nhẩy sẽ cộng hưởng lực, trọng lượng có thể lên đến hàng tấn và những thanh sắt kết nối có thể gãy bung bất kỳ giờ nào.
Đã có nhiều vụ tai nạn như nổ tàu điện, gãy giàn đu quay, đứt xích đu xãy ra ở nhiều nơi nhưng các khu vui chơi tự phát đầy chất tạm bợ này vẫn tiếp tục hoạt động, chưa có sự thay đổi hay nâng cấp nào.
Văn hóa của người mở khu vui chơi
Một bạn trẻ tên Hải ở Lai Vung, Long An, chia sẻ: “Mấy khu vui chơi như xích đu, nhà phao, nhà chơi liên hợp như nhà banh… có một số cái được nhưng một số cái nguy hiểm. Những người trực tiếp đứng coi trẻ em chơi là lao động tay ngang được thuê vào chứ không được đào tạo gì về việc chơi cùng trẻ em…”
Theo Hải, khi mở ra một khu vui chơi và kinh doanh nó, người chủ khu vui chơi bắt buộc phải có tầm văn hóa nhất định, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của đứa trẻ sau này. Tuy không phải là giáo viên, là cha mẹ của đứa trẻ nhưng người chủ khu vui chơi lại có sự gần giũi rất tự nhiên đối với đứa trẻ tham gia khu vui chơi. Mối tương tác qua lại giữa đứa trẻ và chủ khu vui chơi hoặc người hướng dẫn trò chơi là mối tương tác rất sinh động, có thể là một kiểu giáo dục trực quan.
Chính vì thế, đạo đức, tư cách của chủ khu vui chơi và người hướng dẫn trò chơi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đứa trẻ. Nếu như người hướng dẫn nói tục, hay cáu gắt, nhất định đứa trẻ sẽ ảnh hưởng ngay tính cách này. Và chuyện này cũng xãy ra rất thường xuyên, nhiều đứa trẻ sau khi đi chơi ở khu vui chơi về, tính nết đâm cáu gắt và hay chửi thề mặc dù chúng chưa ý thức được những phát ngôn của mình nhưng sẽ tạo thành thói quen và ảnh hưởng đến nhân cách sau này.
Hiện tại, với kiểu mở khu vui chơi ào ạt, chỉ cần đăng ký kinh doanh và đóng thuế thì sẽ được đầu tư để lấy lãi từ khu vui chơi. Động cơ kiếm lãi đã thu hút rất nhiều người đầu tư khu vui chơi mặc dù bản thân họ không qua một khóa học nào về tâm lý trẻ em cũng như độ an toàn của trẻ khi vui chơi. Hay nói cách khác, họ thả sức mở khu vui chơi và cho trẻ em thuê đồ chơi trong vòng thời gian nhất định. Họ có thể nói tục, chửi thề trong lúc trẻ em đang vui chơi và họ hoàn toàn không có bất cứ trách nhiệm nào khác sau khi cho thuê đồ chơi.
Theo Hải, vấn đề này không thể trách những người mở khu vui chơi. Và càng không thể cấm trẻ con đến khu vui chơi một khi chúng ưa thích. Bài toán đau đầu nhất của bậc làm cha làm mẹ là tìm cho con mình một khu vui chơi an toàn. Nhưng rất khó để tìm những khu vui chơi an toàn cho con em. Có lẽ đến lúc này, khó mà tạo ra những qui cũ, chuẩn mực và tiêu chuẩn cho một khu vui chơi trẻ em. Muốn có điều này, ngay từ đầu, ngành văn hóa, ngành giáo dục phải kết hợp với các cơ quan cấp phép kinh doanh để soạn ra những dự án chuẩn nhằm bảo đảm sự an toàn và không khí lành mạnh cho con em thông qua khu vui chơi.
Rất tiếc, chuyện này đã quá muộn màng và các khu vui chơi có dụng cụ xuất xứ Trung Quốc đang ngày càng cũ kĩ giống như một lời đe dọa đối với bậc làm cha mẹ. Trẻ em không có được an toàn khi đến khu vui chơi nữa!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/danger-fr-spont-child-play-area-04222015125548.html
NGƯỜI VIỆT CỘNG
Vô cảm và thiếu văn hóa đang lớn dần: Reo hò trước nỗi đau người khác
20/04/2015
Sự vô cảm, từ chối trách nhiệm và hành xử thiếu văn hóa đang trở thành “căn bệnh”
lớn dần trong đời sống xã hội. Phải xem đây là chuyện quốc gia đại sự,
cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ... Nếu không có những giải
pháp ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức.
Nhiều bạn trẻ cười nói rôm rả khi chứng kiến cảnh đánh nhau - Ảnh: cắt từ clip
Không ít bạn trẻ coi sự dửng dưng, vô cảm là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí, có những người còn cổ vũ, reo hò trước nỗi đau của đồng loại.
“Không phải chuyện của mình”
Xem những đoạn phim học trò đánh nhau trong thời gian gần đây, nhiều
người không khỏi bức xúc không chỉ bởi những cảnh ẩu đả, mà còn vì sự
dửng dưng, thậm chí cổ vũ của không ít người trẻ trước những hành động
bạo lực đó.
Tối 6.4, nhiều trang mạng xã hội lan truyền một clip quay cảnh đánh nhau
giữa hai nữ sinh ở tỉnh Quảng Ninh. Trong đoạn video, các học sinh,
thanh thiếu niên khác rôm rả nói cười khi chứng kiến cảnh ẩu đả. Một
người nam thậm chí thè lưỡi làm điệu và tươi cười trước máy quay.
Trước đó, dư luận dậy sóng với đoạn phim học sinh THCS ở tỉnh Trà Vinh
đánh hội đồng bạn bằng ghế. Mỗi khi chồng ghế ném trúng nạn nhân, lại có
tiếng “Mày!” vang lên đầy thích thú…
Huỳnh Hoàng Hải (học sinh lớp 12, ở H.Đức Hòa, Long An) nhận xét: “Em
thấy những hành vi thản nhiên đứng xem và cổ vũ trước những cảnh đánh
nhau đó rất phản cảm. Mâu thuẫn thường liên quan đến chuyện tình cảm
hoặc ghen tỵ trong việc học. Đôi khi từ những xích mích nhỏ như nhìn
đểu, giẫm phải chân của bạn…, hai bên không kiềm chế được mà dẫn đến
đánh nhau”.
“Quá lo ngại!” là lời cảm thán của ông Trần Công Bình, chuyên gia bảo vệ
trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại VN khi đề cập đến
thái độ vô cảm như trên.
Cũng là một phụ huynh có hai con đang học THPT và THCS tại TP.HCM, ông Bình chia sẻ: “Trong nhóm bạn như con tôi chẳng hạn, thay vì đứng ra ngăn chặn những hành vi bạo hành đối với bạn bè của mình, thì đa phần dửng dưng xem đó không phải là chuyện của mình. Các cháu sợ vô can ngăn sẽ bị dìm hàng, bị gây hấn, bị đì nên không dám”. Theo ông Bình, ngay cả ban giám hiệu, thầy cô đôi khi cũng không quan tâm đến những vụ học sinh ẩu đả nhau. Họ nghĩ rằng những đứa trẻ này hư hỏng rồi, không còn thuốc chữa nữa hoặc phải kỷ luật nặng mới được.
Thạc sĩ Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú,
TP.HCM), nhìn nhận bệnh vô cảm, không biết thương yêu đồng loại đang
hoành hành trong bộ phận người trẻ. Theo ông Hiếu, cơ chế xử lý những vụ
bạo lực học đường hiện còn nhiều bất cập. “Những vụ nào báo chí phản
ánh thì mới được quan tâm, Bộ GD-ĐT và chính quyền địa phương đôn đốc xử
lý. Còn không thì nhà trường thường coi đó là những chuyện nhỏ”, ông
Hiếu nói.
Bình thường thành… bất thường
Chuyên gia Bảo vệ trẻ em của UNICEF VN - ông Trần Công Bình cho rằng do
ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường học đường và ngoài cộng
đồng, nhiều học sinh ứng xử với nhau thiếu tôn trọng, chan hòa. Ông Bình
kể ngay cả hai đứa con của ông khi nói chuyện với nhau cũng hay chêm
những tiếng lóng và những từ khá “mạnh bạo”. Lần đầu tiên, ông cảm thấy
hơi sốc, đã hỏi con: “Ủa, sao con nói chuyện nghe ghê quá vậy?”. Những
đứa con ông Bình tỉnh bơ: “Bình thường thôi mà ba! Bạn bè con đều nói
vậy hết”.
Theo ông Bình, có những thầy cô giáo xưng “mày - tao” với học trò và coi
đó là thể hiện sự thân thiện, gần gũi. Ông tâm tư: “Những điều mình dạy
con như lễ phép, hòa đồng với bạn bè đã trở thành điều không bình
thường trong môi trường của các con. Ngược lại, những điều bất bình
thường lại trở thành bình thường!”.
Đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức trong trường hiện nay, ông Bình thẳng
thắn: “Học sinh cần phải biết những giá trị rất căn bản là yêu quý giá
trị bản thân các em cũng như tôn trọng bạn bè cùng trang lứa, phải có
những đối xử chan hòa, thân thiện với mọi người… Thế nhưng, có bao giờ
chúng ta nói đến những chuyện đó đâu? Chúng ta toàn đề cập đến những
chuyện vĩ đại, bao la, chung chung, tản mạn”.
Cũng theo ông Bình, học sinh cần được trang bị những phản ứng tích cực trước các hành vi xấu, bạo hành để phòng ngừa ngăn chặn. Mặt khác, cũng cần có những chương trình trợ giúp trang bị các kỹ năng làm cha mẹ cho phụ huynh.
Gần đây, thạc sĩ Bùi Gia Hiếu cùng một số giáo viên khác tại TP.HCM đã
có buổi nói chuyện thân tình với những sinh viên năm cuối khối ngành sư
phạm. Trong đó, ông Hiếu và các đồng nghiệp nhấn mạnh sự cần thiết của
việc tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng trong từng môn học. Theo ông
Hiếu, để ngăn ngừa bạo lực học đường và vô cảm với bạo lực học đường,
nhà trường cần tận dụng nắm bắt nhiều kênh thông tin đa chiều, từ giáo
viên, giám thị, cán sự lớp, phát phiếu đồng hành nắm bắt tâm tư học
sinh. Bên cạnh đó, hiệu trưởng và giáo viên nhiều lúc cũng cần “vi hành”
trên những trang mạng xã hội để hiểu thêm về muôn mặt cuộc sống của học
sinh.
Ý kiến
Cần đội ngũ tư vấn viên có năng lực
Theo tôi, mỗi trường cần có phòng tư vấn tâm lý với tư vấn viên có năng
lực (hiện nay thường để y tế học đường hoặc trợ lý thanh niên, tổng phụ
trách kiêm nhiệm). Từ đó, có những hỗ trợ kịp thời giúp các em biết bạo
lực không phải là cách giải quyết xung đột mà là hành vi vi phạm pháp
luật; có khả năng nhận biết trách nhiệm và vai trò của mình, cần can đảm
lên tiếng chống lại cái xấu và điều không tốt. Đồng thời, giúp các em
có những mối gắn kết gần gũi với nhau để thân thiện, giúp đỡ và bảo vệ
nhau.
Thạc sĩ xã hội học Vũ Thiện Toàn
Làm tổn hại hình ảnh học trò
Có những chuyện lẽ ra chỉ cần nói với nhau, ai có lỗi thì xin lỗi là
xong, nhưng thực tế lại bị đẩy lên đến mức ẩu đả. Người ngoài nhìn vào
nghĩ học sinh bây giờ vô cảm, đánh nhau tùm lum làm tổn hại hình ảnh áo
trắng học trò. Theo mình, khi đã bước chân vào trường học rồi thì phải
làm sao xứng đáng với hình ảnh áo trắng.
Huỳnh Hoàng Hải
(Học sinh lớp 12, H.Đức Hòa, Long An)
Em sẽ tiếp tục can
Chuyện học trò trong trường đánh nhau tung clip lên mạng hiện nay rất
phổ biến. Riêng bản thân em, em từng có mấy lần can bạn đánh nhau rồi.
Nếu thấy đánh nữa, em sẽ tiếp tục can. Khi thấy có người xung phong vào
can ngăn thì sẽ có những người khác cùng làm với mình. Mặt khác, học
sinh cũng nên báo cho thầy cô, cha mẹ biết những rắc rối mình đang gặp
phải.
Tạ Đình Quý (Học sinh lớp 9, Trường THCS Thoại Ngọc Hầu, Q.Tân Phú, TP.HCM)
Như Lịch
Vô cảm và thiếu văn hóa đang lớn dần - Kỳ 2: Cú sốc lớn về văn hóa
21/04/2015
“Sốc” là từ rất nhiều nhà văn hóa, nhà giáo... đã thốt lên khi xem hình ảnh, clip đám đông chen lấn, giành giật, coi thường tính mạng bản thân và sẵn sàng đẩy con em mình vào tình huống nguy hiểm; sàm sỡ phụ nữ... ở công viên nước Hồ Tây hôm 19.4.
Du khách hò nhau trèo hàng rào vào công viên trong sự bất lực của lực lượng bảo vệ
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội,
thẳng thắn: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây thực sự là một cú sốc lớn về
văn hóa. Trước hết, nhà tổ chức cũng phải nhận trách nhiệm về sự việc
rất đáng xấu hổ, thậm chí là nhục nhã này. Lẽ ra họ phải lường trước
tình huống và có những cách thức tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, trách nhà tổ chức một thì tôi trách ý thức của những người
trèo rào để vào công viên nước hơn nhiều. Tôi thật sự bị sốc khi xem
những hình ảnh này. Sốc vì không thể hiểu nổi. Cực kỳ phản cảm!”.
Hành xử a dua, trẻ em lãnh đủ
Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục
trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), nói ông không ngạc
nhiên khi xem hình ảnh hỗn loạn với dòng người chen lấn, xô đẩy. Bố mẹ
cõng, bế, đẩy, công kênh con em lên vai rồi đẩy qua hàng rào chi chít
những mũi sắt nhọn như mũi chông để được vào tắm, vui chơi miễn phí ở
công viên nước Hồ Tây. Bởi lẽ, những hình ảnh này đã thường thấy ở Hà
Nội khi các nhà hàng, siêu thị có chương trình ăn miễn phí, bán hàng
giảm giá, khuyến mãi.
Theo ông An, hiện tượng này cho thấy một thực trạng xã hội nghiêm trọng,
đáng báo động, khi mà cả người lớn lẫn trẻ em hành xử a dua theo đám
đông, bất chấp các chuẩn mực về ứng xử, đạo đức. “Nhưng đây không phải
là hành động bột phát mà là hệ lụy của sự giáo dục không đến nơi đến
chốn”, ông An thốt lên: “Khi mà ngay cả cha mẹ đã không là một tấm gương
tốt, chấp nhận sự rẻ mạt tính mạng của con trẻ, chỉ vì nhu cầu vui chơi
mà hào hứng đẩy con em mình vượt qua hàng rào, đứng trước nguy cơ tai
nạn thương tích, thì đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ hành vi ứng xử
của người lớn nên sự vô cảm, vô ý thức kỷ luật sẽ còn tiếp tục nối tiếp,
hình thành ở những thế hệ tiếp theo”.
Chỉ những hình ảnh ông bố, bà mẹ bế con nhỏ cùng vượt rào, nhà giáo
Nguyễn Xuân Khang lắc đầu: “Nếu cứ gặp những gì cấm cản là bố mẹ chúng
tìm cách vi phạm, luồn lách thì chắc chắn đứa trẻ ấy lớn lên sẽ coi
những việc lách luật, vi phạm luật là hiển nhiên và chúng sẽ hành động
như vậy một cách bản năng”.
Còn chuyên gia nghiên cứu về tâm lý, tiến sĩ Phạm Ngọc Linh, Khoa Công
tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên VN, phân tích: Khi phải chứng kiến
cảnh này, đứa trẻ bị tác động rất lớn đến cảm xúc, đứng trước nguy cơ
cao ám ảnh trong nhận thức. Trẻ dễ hình thành tính cách hiếu thắng, nảy
sinh tâm lý thích bắt chước hành động như người lớn, dễ chai lì cảm xúc,
không còn sợ hãi và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm.
Phụ huynh cố đẩy, kéo con em qua hàng rào để vào công viên nước - Ảnh: Anh Tuấn
Vô cảm với cái xấu
Quan tâm hình ảnh chị em trèo tường, vượt rào
thậm chí rách cả quần áo, chuyên gia xã hội học, tiến sĩ Đỗ Thị Vân
Anh, Trường ĐH Công đoàn, nói: “Không giống với vẻ đoan trang, thùy mị
vốn có ở những người phụ nữ, họ vượt khỏi giá trị chân, thiện, mỹ chỉ để
tranh giành vào công viên vui chơi miễn phí”. Nhưng tiến sĩ Đỗ Thị Vân
Anh bức xúc hơn cả là hình ảnh hàng chục nam sinh vây quanh trong hồ bơi
có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục giữa chốn đông người. Theo bà, nó
liên tưởng đến nhiều vụ nữ sinh bị quấy rối tình dục trên xe buýt nhưng
không nhận được sự trợ giúp từ người khác, dù giữa chốn đông người. “Dù
vô cảm hay hèn nhát nhưng cả một đám đông mà không ai dám ra tay ngăn
chặn hành vi xấu, sợ ảnh hưởng, liên lụy đến bản thân đã cho thấy một xã
hội thực sự bất ổn, khi con người không đủ khả năng phản kháng, ngày
càng bất lực trong việc tự bảo vệ mình trước hành vi xấu và thiếu vắng
sự bảo vệ, can thiệp mạnh mẽ từ các cơ quan công quyền”, bà Anh nói.
Nhiều khách nữ đã trở thành nạn nhân trò chơi té nước của những nhóm khách nam
“Có đáng không khi chỉ vì một vé bơi miễn phí, một cuộc chơi không phải
có một không hai gì mà họ phải trả giá quá đắt về nhân cách và ý thức
như vậy. Trong khi họ có thể thờ ơ đi qua những vụ tai nạn, những vụ mâu
thuẫn dẫn tới đánh chửi nhau ở ngoài đường, không một sự giúp đỡ, can
ngăn”, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang bức xúc. Theo ông, vụ việc ở công viên
nước Hồ Tây cũng như hành động bẻ hoa ở lễ hội hoa, tranh cướp đồ ăn ở
cửa hàng ăn miễn phí, tranh cướp ấn ở đền chùa… phản ánh rõ nét văn hóa
của một thế hệ. Không thể phủ nhận trách nhiệm của giáo dục, trong đó có
giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Nồi canh đầy sâu
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm phát triển và bảo tồn tín
ngưỡng, cho rằng: Lịch sử văn hóa ghi nhận một trường hợp đáng sợ trong
cách ứng xử với nhau. Bao giờ cũng thế, đám đông luôn dễ bị kích động.
Nhưng cách tổ chức đã tăng thêm sự hỗn loạn của đám đông. Sự hỗn loạn
đấy là một chỉ báo văn hóa, gọi tên ra nó là văn hóa ứng xử không được
giáo dục tử tế. Cả trong ứng xử với nhau, ứng xử với phụ nữ. Những năm
gần đây, có cảm giác cứ người VN ra đám đông là loạn. Bây giờ, nhiều khi
chỉ hai người cũng chen nhau. Quá đông thì còn chen kinh khủng hơn.
Hiện tượng như ở công viên nước là một chỉ báo cho thấy mức khó nói là
con sâu làm rầu nồi canh được. Phải nói là sâu nhiều quá, chiếm số đông,
đặc xịt trong nồi canh rồi.
Trinh Nguyễn (ghi)
No comments:
Post a Comment