PHẬT GIÁO SAU 30-4-1975
Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau 30/4
Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời tại
Saigon ngày 4 tháng giêng 1964, sau cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng tôn
giáo và tự do tín ngưỡng năm 63. Vì trước đó, Dụ số 10 của Pháp bó buộc
phải hoạt động theo quy chế Hiệp hội.
Kể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960, khiến
Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.
Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo
đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các
tượng Phật lộ thiên.
Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ
tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia,
cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn
hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện
Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào
trại Cải tạo.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11
năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết
vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách
chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn
áp GHPGVNTN.
Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ
hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu Thân 68, ngài bị
cộng sản bắt đưa lên rừng rồi đưa ra Hà Nội áp lực tuyên truyền cho chế
độ, nhằm đánh lừa dư luận quốc tế là Phật giáo ủng hộ Bắc Việt. Thế
nhưng, trở về lại miền Nam, ngài từ nhiệm tất cả các chức vụ mà Hà Nội
gán cho, lại còn tố cáo đàn áp Phật giáo và thảm sát cố Hoà thượng Thích
Thiện Minh. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải
trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :
“Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ
đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về
gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.
“Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá
hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng
Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan
hết.
“Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo
CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong
Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến
bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.
“Thiện Minh không có tội chi hết, thì tại sao chính phủ làm cái việc
lạ lùng hết sức. Đi bắt tội người không có tội chi hết là Thiện Minh mà
lại dung tha cho người có tội là cơ quan. Tôi thì không biết rõ luật
quốc tế lắm. Nhưng tôi đoán chắc rằng, luật quốc tế không cho phép để
cho người bị bắt chết trong trại giam. Mà đây Thiện Minh đã chết trong
trại giam. Cơ quan nói Thiện Minh chết vì xuất huyết não. Tôi có thể kết
luận, Thiện Minh chết không phải vì xuất huyết não, mà vì bàn tay tội
ác chính trong cơ quan tạo ra. Là bởi được tin Thiện Minh chết, Viện Hoá
Đạo về liền, thấy các ông bỏ trong hòm mà liệm rồi, chỉ chừa cái mặt.
Viện Hoá Đạo xin đem về chôn cất, các ông không cho.
“Tại sao vậy ? Đây thấy rõ ràng quá. Rõ ràng như hai với hai là bốn.
Là trong người của Thiện Minh đầy cả thương tích. Muốn che đậy thương
tích đó, muốn che đậy lấp liếm cái việc làm của mình, bằng cách bỏ trong
hòm liệm đi. Bởi vì sợ người ta thấy những cái vết thương mà các ông đã
đánh đập.
“Là một công dân, tôi không thể để cho cơ quan làm những việc bất chính như vậy. Tôi xin nhắc lại ba điều yêu cầu:
“Một là yêu cầu chánh phủ trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị bắt giam cầm đã lâu mà không can án;
“Thứ hai là đưa cái chết của Thượng toạ Thiện Minh ra ánh sáng, nghĩa
là phải đưa người giết Thiện Minh ra ánh sáng. Không nói lôi thôi gì
hết. Có người giết;
“Thứ ba phải chấm dứt tình trạng khủng bố các tín đồ ở các địa phương“.Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.
Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.
Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là “Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.
Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận chỉ thị cho ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo vận, thực hiện cuộc Thống nhất Phật giáo này. Ông giải thích cho ông Hiếu vì sao phải dẹp bỏ GHPGVNTN như sau :
“Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Năm 1994, hối hận việc làm sai lạc của mình, ông cho phát hành tập sách “Thống nhất Phật giáo” nói lên tất cả sự thật và tiết lộ :
“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.
Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.
Năm 1991, Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Nhà nước muốn lợi dụng tang lễ này tuyên truyền chính trị cho Đảng. Nhưng Di chúc Ngài ngăn cấm không tổ chức rầm rộ, không đọc điếu văn, ca tụng, v.v… Nên 50 Tăng Ni tuyệt thực phản đối tại chùa Linh Mụ. Có vị đòi tự thiêu. Ngài để lại khuôn dấu Giáo hội và trao quyền cho hai Hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN để phục hồi quyền pháp lý cho Giáo hội. Mặc dù bị công an phong toả, cấm đoán, tại lễ tang, Hoà thượng Huyền Quang dõng dạc tuyên bố trước Linh đài quyết tâm thực hiện Di chúc giao phó :
“Pháp lý là cái gì ? Giấy tờ chỉ được viết ra cho một tổ chức tân lập, còn Giáo hội ta đã có mặt trên dải đất này 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý. Trần đã chấp nhận Phật giáo.
“Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng và thành thị, nông thôn, hải đảo. Đó là cơ sở vững chắc, rộng rãi muôn năm của Giáo hội.
“Như vậy Pháp lý có thể cho ra và có thể thu lại. Vậy cho nên đừng đặt vấn đề pháp lý của thời đại, mà phải đặt lịch sử truyền đạo và sự chấp nhận của dân chúng Phật tử“.
Trước sự bùng dậy của khối Phật giáo đồ sau tang lễ, tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.
Vì thực hiện và phổ biến Di chúc Ngài Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24-5-1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản. Tại Hội nghị “Diễn biến Hoà bình” ở Hải phòng ngày 26.6 cùng năm, Tướng Đặng Vũ Hiệp đánh giá cuộc biểu tình của Phật tử Huế có “nguy cơ mất nước“.
Sự kiện hi hữu xẩy ra là ngày 2-4-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, nhân dịp ngài ra Hà Nội giải phẫu khối u ở mặt. Một thủ tướng tiếp một tù nhân ! Thủ tướng xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Nhiều nhà quan sát tưởng rằng vấn đề Phật giáo được lắng yên.
Thế nhưng, sau Đại hội Phật giáo kỳ VIII do Hoà thượng Huyền Quang triệu tập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, ngày 1-10-2003, để bổ sung nhân sự vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo, thì chuyến xe chở 10 vị giáo phẩm về lại Saigon bị chận bắt tại Lương Sơn hôm 8-10, trong số có hai ngài Huyền Quang và Quảng Độ. Tất cả đều bị bắt đi “làm việc” và ra khẩu lệnh quản chế.
Từ đó đến nay Giáo hội luôn bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.
Thế nhưng Giáo hội không ngừng lên tiếng cho những vấn nạn xã hội hay đất nước. Từ nơi quản chế Quảng Ngãi, ngày 20-11-1993, Hoà thượng Thích Huyền Quang ra Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn, yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến Pháp và bầu cử lại Quốc hội dưới sự giám sát của LHQ với sự tham gia của tất cả các đảng phái quốc gia.
Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện
Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị
kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao. Được ân xá năm 1998, nhưng vẫn
còn quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngài tuyên bố : “Tôi đi
từ nhà tù nhỏ vào nhà tù lớn”.
Năm 2001 ngài công bố “Lời kêu gọi cho Dân chủ” với giải pháp 8 điểm
thực hiện, mà ngài xem như giải pháp duy nhất cứu nguy dân tộc.
Ngày 17-5-2007, Hoà thượng Quảng Độ đến uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm
thuốc men cho Dân oan khiếu kiện trước tiền đình Quốc hội II ở Saigon.
Việc làm bị báo chí truyền thông nhà nước tố cáo, hăm doạ trong vòng 3
tháng. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc Trung quốc xâm lấn
lãnh thổ và biển đảo, nạn bô xít Tây nguyên nơi Trung quốc nắm yết hầu
quân sự, chiếm đóng Hoàng Sa Trường Sa, cho đến gần đây, năm 2014, biến
cố giàn khoan Hải dương 981.
Nhiều vị Đại sứ các nước như Hoa Kỳ, Na Uy, Đức, Anh, Pháp… vẫn thường
xuyên đến vấn an, trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Liên tiếp
nhiều năm, ngài được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình. Năm 2003, ngài
và ngài Huyền Quang được trao Giải Nhân quyền của Tiệp dưới sự chủ trì
của cựu Tổng thống Vaclav Havel, năm 2006 ngài được Giải Nhân quyền Quốc
tế Rafto của Vương quốc Na Uy.
Nhờ sự lưu tâm quốc tế này mà ngài và hàng giáo phẩm Giáo hội không bị
khủng bố, bắt giam tuỳ tiện như những năm sau 30 tháng Tư 75.Ngài xác nhận lập trường Giáo hội suốt 40 năm qua không hề thay đổi như sau:
“Chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn, thì Giáo hội không được sinh hoạt bình thường đâu.
“Họ dùng đủ cách để mà xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên đất nước Việt Nam. Mà chưa hết đâu, còn nhiều. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu.
“Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì chúng tôi đã nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài.
“Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo hội”.
THẠCH ĐẠT LĂNG * HÀNH TRÌNH TỰ DO
CHUYỆN RUỒI BU CUỐI TUẦN
THẠCH ĐẠT LĂNG
Có
lần tôi nghe được lời phản đối từ bên Mỹ về Luật S-219 của Canada
lấy ngày 30-4 làm Ngày Kỷ Niệm cho "Canadians gốc Việt" đến định cư tại
Canada không quên nguồ gốc và nguyên do di cư. Đạo luật này không hề
có ý thay tên đổi họ cho cuộc diện chống CS toàn cầu, vẫn lấy tên cho
ngày 30-4 là "Ngày Quốc Hận".
Dưới đây có bài viết phân tách. Xin chuyển.
Hôm
qua, Thứ Bảy 25-4-15, dự Lễ Chào Cờ Vàng tại công viên Đô sảnh Toronto
(thủ phủ của Tỉnh bang Ontario), ô. Kenny bộ trưởng Multiculturism kiêm
Quốc phòng Canada đã đến dự Lễ, được quàng khăn choàn nền vàng 3 sọc đỏ,
đã tuyên bố khẳng định "Canada cảm kích các công dân gốc Việt có quá
trình định cư hữu ích vá xuất sắc từ 30-4-1975 cho đến nay".
Về đến
nhà tôi nhận được email của ông ta gởi đích danh đến cho tôi cùng
khoảng trên 10 người nữa định cư lâu bền tại Toronto. Hơi ngạc nhiên, vì
tôi chưa bao giờ muốn liên hệ chính trị với các đảng phái hay chính
quyền Canada, nhưng cũng thấy thích thú có bức thư kèm theo đạo
luật được đã được Thủ Tướng Harper của Canada ký.
Mong bạn hữu và thân nhân Mỹ gốc Việt hiểu rằng
Mong
bạn hữu và thân nhân Mỹ gốc Việt hiểu rằng "Canadians rất vững vàng
trong chiến dịch chống Cộng lâu dài bền bỉ", không ai có thể xoay chuyển
sự kiên trì này.
Thân mến,
Hg`
Chuyện ruồi bu cuối tuần
25/04/15
Thạch Đạt Lang
Ngày
22.04.2015 đạo luật S-219 được quốc hội Canada thông qua, lấy ngày
30.04 làm ngày Hành Trình Đến Tự Do của khoảng 300.000 người Canada gốc
Việt. Đạo luật này nói rõ ngày Hành Trình Đến Tự Do là một ngày lễ kỷ
niệm, không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức (legal holiday or
non-juridical day).
Mục
đích của đạo luật S-219 chỉ nhắm nhắc nhở con cháu của người Canada gốc
Việt các thế hệ sau hiểu được nguyên nhân vì sao họ hiện diện trên đất
nước Canada.
Trong
khi hầu hết mọi người Canada gốc Việt tị nạn cộng sản đều vui mừng, hân
hoan đón nhận quyết định này của chính phủ Canada thì chế độ cộng sản
Việt Nam lại tức giận, điên cuồng phản đối trong tuyệt vọng vì quyết
định của chính phủ Canada.
Đúng là ruồi bu!
Vì lý do nào chế độ CSVN lại giận dữ phản đối quyết liệt một đạo luật chẳng dính dáng gì đến họ?
Sự
thật chẳng có gì khó hiểu. Đây là một đạo luật dù không phơi bày rõ
ràng sự độc tài, gian ác, nham hiểm, hèn hạ, đê tiện của chế độ CSVN
nhưng nói lên những nguyên nhân khiến cho hàng triệu người VN từ
30.04.1975 phải bỏ nước ra đi vì không chấp nhận sự cai trị của chế độ,
trong đó có 64.000 người đã được chính phủ Canada đón nhận.
Đạo
luật S-219 nói rõ rằng quân CS Bắc Việt và quân Giải Phóng Miền Nam đã
xé bỏ hiệp định Paris, xâm lăng miền Nam bằng vũ lực, trong đó Canada
là một thành viên trong ủy hội quốc tế giám sát đình chiến theo hiệp
định.
Trích:
„-Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;
„-Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;
Xét
rằng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù đã có Hiệp định Hòa bình
Paris nhưng quân đội nhân dân Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Miền Nam
Việt Nam đã xâm lược Miền Nam và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Sài
Gòn, chấm dứt cuộc chiến và thiết lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam;“
Trích:
Whereas
the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that
these events and the conditions faced by individuals in Vietnam,
including deteriorating living conditions and human rights abuses,
contributed to the exodus of approximately 840,000 Vietnamese people,
who were referred to at the time as “Vietnamese boat people”, to
neighbouring countries in the ensuing years;
Xét
rằng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về tị nạn đã báo cáo rằng các biến cố đó và
vì mỗi con người Việt nam phải đối mặt với nó và điều kiện sống ngày
một xấu đi và cùng với việc bị xâm phạm nhân quyền, những điều đó đã
khiến cho cuộc di cư của khoảng 840.000 người Việt nam mà chính họ vào
thời gian đó là trở thành các “thuyền nhân Việt Nam “ di cư đến các
quốc gia láng giềng của VN vào những năm sau đó;
Chính những điều này trong đạo luật S-219 đã khiến Hà Nội lồng lộn phản đối.
Chế
độ CSVN lúc nào cũng kêu gào, yêu cầu quốc tế không nên can thiệp đến
chuyện nội bộ của họ đối với vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, tự do
ngôn luận ở VN, nay họ lại phản đối một đạo luật ở Canada bằng mọi hình
thức.
Ngay
từ khi đạo luật còn đang chở hạ viện biểu quyết, thủ tướng Việt cộng
Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư tới thủ tướng Harper của Canada để phản đối,
khi đạo luật thông qua, chế độ Hà Nội triệu tập đại sứ Canada đến bộ
ngoại giao để (làm việc) cũng như cho các báo, đài phát thanh, truyền
hình trong nước lên tiếng phụ họa.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao CSVN, Lê Hải Bình tuyên bố:
„-S-219
là một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc
lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của
nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có Canada ủng hộ.
Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này.“
Không biết Lê Hải Bình đã đọc qua đạo luật này chưa hay chỉ nghe hơi nồi chõ rồi vội vã lên tiếng phản đối theo lệnh trên?
Phê phán một đạo luật của quốc gia khác là "sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc…" chỉ là hành vi lỗ mãng không mang tính ngoại giao của những kẻ vô học, thiếu kiến thức hành xử ngoại giao.
Phê phán một đạo luật của quốc gia khác là "sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc…" chỉ là hành vi lỗ mãng không mang tính ngoại giao của những kẻ vô học, thiếu kiến thức hành xử ngoại giao.
Các
thượng nghị sĩ, dân biểu của quốc hội Canada chắc chắn phải là những
người có học, có bằng cấp, trình độ nhận thức cao. Trước khi bỏ phiếu
chấp thuận, họ đã được đọc, nghe thuyết trình về nội dung, ý nghĩa, mục
đích của đạo luật và có thời gian để suy nghĩ, tranh luận trước khi
quyết định.
Cách
làm việc của dân biểu, thượng nghị sĩ Canada trong nghị trường chắc
chắn không giống cách làm việc của đại biểu quốc hội CSVN, vào họp chỉ
ngủ gật, hoặc chỉ lên tiếng khi được gài độ, mua chuộc từ trước.
Báo
chí lề phải trong nước, cũng được lệnh ồn ào lên tiếng, dây máu ăn
phần, nhưng hầu hết không tờ nào có lập luận hợp lý, hợp tình mà chỉ
sao chép y chang những gì Lê Hải Bình tuyên bố rồi cho thêm chút mắm
muối, bột ngọt các cái bằng những tên ngoại quốc như Canadian Press,
TNS James Cowan…
Trích:
„Tờ
Canadian Press cũng đã lên tiếng bình luận về việc Canada thông qua
đạo luật sai trái này và cho biết, trong thư gửi Ủy ban Nhân quyền
Thượng viện Canada, Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam cho rằng, đạo
luật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hợp tác kinh tế, thương mại giữa
hai quốc gia vì nó có thể làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt.
Thượng nghị sĩ James Cowan, Lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện Canada nói rằng ông không thể hiểu nổi tại sao Chính phủ có thể thông qua đạo luật này khi Canada đang muốn thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Thượng nghị sĩ James Cowan, Lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện Canada nói rằng ông không thể hiểu nổi tại sao Chính phủ có thể thông qua đạo luật này khi Canada đang muốn thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nguồn:http://infonet.vn/phan-doi-canada-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-qua-dao-luat-s219-post163049.info
„đạo
luật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hợp tác kinh tế, thương mại
giữa hai quốc gia vì nó có thể làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc
Việt.-“
Có chia rẽ trong cộng đồng là chuyện
đương nhiên, không có cộng đồng nào trên thế giới đoàn kết 100%. Cộng
đồng người Việt tị nạn không thể chấp nhận được những kẻ qua Canada tị
nạn nhưng lại đi trồng cần sa, buôn bạch phiến hay cướp của giết người,
gây mất thiện cảm với người dân bản xứ, hoặc những kẻ mang danh tị nạn
nhưng luôn tìm cách gây rối, phá hoại cộng đồng theo lệnh tòa đại sứ CS
của Hà Nội.
Báo Sài Gòn Giải Phóng ( hay Sài Gòn Giải Tán ?) còn đăng như sau:
Trích:
„Đây là bước lùi trong quan hệ giữa
hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp
giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng
như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada. Trong nhiều năm
qua, quan hệ Việt Nam – Canada đã được hai bên nỗ lực phát triển. Chúng
tôi hy vọng phía Canada nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của việc thông
qua đạo luật S-219, có các biện pháp khắc phục, không để xảy ra những
sự việc tương tự. Ngày 24-4-2015, Bộ Ngoại giao đã triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này”.
„Xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada“.
Đọc mà cứ tưởng như thiệt. Nhưng nói vậy
mà không phải vậy. Nếu có xúc phạm thì đạo luật S-219 chỉ xúc phạm,
đập vào mặt đảng cộng sản VN và chế độ ( ăn cướp ) Hà Nội, bởi nó lột
trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của những tên lãnh đạo trong đảng CS và
chính phủ hiện nay.
Thế "bộ phận" nào là "bộ phận lớn" cộng
đồng người Việt tại Canada? Còn bộ phận nhỏ nằm ở đâu? Trong tòa đại sứ
VN ở Ottawa hay Toronto?
„Chúng tôi hy vọng phía Canada nhận
thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của việc thông qua đạo luật S-219, có các
biện pháp khắc phục, không để xảy ra những sự việc tương tự.“\
Các thượng nghị sĩ, dân biểu Canada có
ngu dốt, đầu bò như đại biểu quốc hội VN đâu mà nói họ cần nhận thức rõ
ảnh hưởng tiêu cực của đạo luật.
Khi
bọn xâm lược Trung cộng kéo dàn khoan HD 981 vào thềm lục địa VN thăm
dò dầu khí, cả đảng CSVN cũng như chế độ Hà Nội im thin thít, không dám
mở miệng la lên một tiếng, cũng như lúc Dương Khiết Trì mắng chính
quyền Hà Nội là lũ con hoang cũng không có một đứa nào dám hó hé nói
gì, thế mà giờ đây chỉ vì một đạo luật ở một đất nước cách xa hàng chục
ngàn dặm, không dính dáng gì đến mình mà từ thủ tướng đến bộ trưởng
ngoại giao nhẩy lên như đỉa phải vôi.
Còn sự nhục nhã, hèn hạ nào hơn thế nữa?
Còn sự nhục nhã, hèn hạ nào hơn thế nữa?
Để cả thế giới đã nhìn thấy sự hèn nhát
của mình, thiết nghĩ, những kẻ cầm quyền chế độ CS Hà Nội nếu còn một
chút tự trọng, liêm sỉ thì nên dùng tiền thuế của dân, phương tiện của
đất nước, lên tiếng phản đối quyết liệt cho những việc trọng đại hơn,
những việc đang gây nguy hại cho nền an ninh đất nước là việc Trung
cộng đang nỗ lực xây dựng phi trường, căn cứ trên các đảo ở Hoàng,
Trường Sa, tuồn tiền giả, thức phẩm độc hại… vào Việt Nam hơn là đi
phản đối một đạo luật của một quốc gia khác hay tìm cách phá bỏ những
tấm gia kỷ niệm thuyền nhân VN ở các quốc gia khác.
Đạo luật S-219 được ban hành nhắm tới
khoảng 300.000 người dân Canada gốc Việt, nếu CSVN không làm lớn
chuyện, có lẽ nhiều người VN cũng không biết đến đạo luật này.
Đúng là lợi bất cập hại cho một chế độ
chỉ giỏi hèn nhát, quỵ lụy kẻ thù nhưng lại hung hăng với người dân
ngay cả khi họ đã ra tới nước ngoài.
Thay vì lo đi phòng thủ, chống trả lại
con chó sói hung dữ đang gầm gừ, lăm le tấn công, ăn thịt mình, cộng
sản Hà Nôi lại tìm cách trù dập những người dân hiền lành đã chạy thoát
phạm vi kiểm soát của họ.
Đúng là làm chuyện ruồi bu!
© Thạch Đạt Lang
© Đàn Chim Việt
Monday, April 27, 2015
ITALIA, CÁI NÔI CỦA ÂU CHÂU
ITALIA, CÁI NÔI CỦA ÂU CHÂU
Nằm ở phía Nam của châu Âu, Không chỉ nổi tiếng là Kinh đô thời trang, đất nước Italy với những công trình kiến trúc mang dáng dấp của một vương quốc La Mã cổ xưa và huyền thoại, từ lâu đã là điểm đến mơ ước của nhiều du khách.
Văn hóa Italia được thể hiện qua những di tích, những thắng cảnh tuyệt vời có rất nhiều trên đất nước này, như đấu trường Coloseum, như đài phun nước Trevi, như Vatican, như giáo đường Duomo, như rất nhiều quảng trường hiện diện trên khắp các thành phố, thị trấn Italia…. Tìm hiểu văn hóa Italia, chúng ta sẽ thấy một đất nước với một chiều dài lịch sử và một nền văn hoá đồ sộ, cổ kính và lâu đời "có một không hai".
Italia là vùng đất của những huyền thoại, của vẻ đẹp kiến
trúc - lịch sử - văn hóa vang danh một thời. Trải nghiệm và
thích thú, chính là cảm giác không thể nào quên khi du
khách đã từng một lần đặt chân đến vùng đất xinh đẹp và cổ
kính này.
Có người cho rằng người Italia đã sáng lập ra du lịch từ
thế kỷ 16, nhưng chắc chắn không một quốc gia nào trên thế
giới có thể để lại cho nhân loại nhiều biểu tượng văn
hóa, ngành công nghiệp ôtô hàng đầu, kiến trúc, thời
trang, các vở opera kinh điển, hội họa, điêu khắc và ẩm
thực.
Mãi đến năm 1861, Italia mới trở thành một nước thống nhất
từ nhiều lãnh thổ tự trị. Điều này đã hình thành nên các
truyền thống và tập tục đặc trưng từng vùng, làm nên bản
sắc văn hóa Italia ngày nay. Ngược lại với sự cô lập chính
trị và xã hội của các vùng này, Italia vẫn có những đóng
góp đáng kể vào di sản văn hóa và lịch sử của châu Âu và
thế giới. Hiện nay Italia được coi là nơi lưu giữ nhiều
công trình di sản văn hóa thế giới bậc nhất.
Văn hóa của Italia tiết lộ trong các di tích cổ và tàn tích lịch sử, phản ánh tinh thần giác ngộ và sang trọng
Kể từ khi ra đời, đất nước đã đóng góp đủ vào sự tiến bộ
của nền văn hóa thế giới. Những người Italia, chuyên gia
và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực văn hóa như văn học,
âm nhạc, kiến trúc và điêu khắc là các tác giả của kiệt
tác trong các lĩnh vực tương ứng. Mặc dù tất cả những khác
biệt khu vực và địa hình, di sản văn hóa của Italia là
điều mà các cherish Italia và tự hào về, và họ cảm thấy đặc quyền
này để bàn giao di sản văn hóa phong phú cho tới thế hệ tới.
Sự mở rộng của Văn hóa của Italia
đã bắt đầu chủ yếu trong thời Phục hưng đó bắt đầu một
cuộc cách mạng toàn diện trong lĩnh vực văn hóa khác nhau
trên toàn cầu. Hiệu quả của thời Phục Hưng ở châu Âu đã được
trực tiếp cảm thấy trên bán đảo Italia. Kết quả là, thời kỳ này đã
chứng kiến một số thay đổi mạnh mẽ, vô cùng ảnh hưởng đến
trí tưởng tượng, sáng tạo, hàng tồn kho và trí tuệ của con
người nói chung. Chuyển đổi đột ngột này, nhưng rõ ràng
đã được hấp thu trực tiếp của dân Italia và tiết lộ trong
các tác phẩm nghệ thuật sau này.
Điêu
khắc, kiến trúc, nghệ thuật, khoa học, ngôn ngữ, văn học, thể
thao, triết lItalia và âm nhạc được mua một chiều hướng mới trong
các mặt văn hóa mới này và trỗi dậy ngoạn. Tác phẩm nổi
tiếng đã được sản xuất bởi cá tính ưu việt của Italia.
Trong lĩnh vực văn học, một số kiệt tác như "The Divine
Comedy" được viết bởi Dante Alighieri. Một hình thức mới
của phong cách thơ được gọi là "Sonnet" tiến hóa do thời
Phục Hưng. Sonnet như là một hình thức nổi bật của phong
cách văn học đã được giới thiệu của nhà thơ nổi tiếng Italia,
Petrarch và sau đó theo sau Shakespeare. Nhà triết học của thanh
danh như Niccolò Machiavelli với tạo đời đời của ông, "The
Prince" đề xuất phương pháp mới của cầm quyền đất nước và
dẫn đầu chính phủ. Machiavelli của việc thay đổi các chính
trị Nhận định hiện hành và sửa đổi các quan điểm thiên vị
đến một mức độ lớn. Tên của Michelangelo (người sáng tạo
của David, Pietà và Môi-se), Leonardo da Vinci (họa sĩ của
Monalisa), Titian và Raphael là inseparably liên kết với
tác phẩm điêu khắc Italia và tranh vẽ.
Trong
khi đó, tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là lúc
chiều cao của nó với sự đóng góp bao la Galileo Galilei trong thiên
văn học. Các nhà vật lItalia nổi tiếng, Fermi nghiên cứu
LItalia thuyết lượng tử, trong khi những vấn đề liên quan
đến pin điện đã được đưa chăm sóc bởi Volta. Như nhà toán
học Lagrange và Fabonacci, người đoạt giải Nobel như
Marconi (phát minh ra đài phát thanh) và Antonio Mencci
đóng góp vô cùng hướng tới sự phát triển văn hoá của
Italia trong độ tuổi này.
Một loạt các trào lưu nghệ thuật và trí thức lan rộng khắp
châu Âu bắt nguồn từ Italia, bao gồm Thời Phục hưng và
Thời Ba-rốc, cùng với những nghệ sĩ đã đi vào huyền thoại
như Michelangelo, Leonardo da Vinci, Donatello,
Botticelli, Fra Angelico, Tintoretto, Caravaggio, Bernini,
Titian và Raffaello.
Văn học Italia có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính
chất sáng tạo mới mẻ và tính độc đáo. Truyền thống La tinh
được các học giả lưu giữ, ngay cả sau khi đế chế La Mã
phương Tây suy vong. Nền văn học Italia thể hiện một quá
trình thay đổi lớn qua sự phát triển của thời kỳ phục hưng
và đã được thể hiện qua những tác phẩm của Aligheiri
Dante, Petrarch, và Boccaccio. Các tác phẩm Divine của
Dante, Sonnets của Petrarch đến tác phẩm Decamerone của Laura và
Boccaccio đều là những tác phẩm tiêu biểu đối với các nhà văn
trong thời phục hưng sau này.
Ngôn ngữ Italia hiện đại xuất phát chủ yếu từ phương ngữ
của vùng Firenze và một trong những người có công xây dựng
tiếng Italia chính là Dante Alighieri, tác giả của tác
phẩm danh tiếng "Divina Comedia" (Thần khúc), được coi là
một trong những tuyên ngôn văn chương đầu tiên xuất hiện ở
châu Âu và thời Trung đại.
Ngoài ra, một cách biểu đạt văn chương mới, thể loại
sonnet, cũng được sáng tạo ra từ Italia, qua các tác giả
văn học nổi tiếng như: Boccaccio, Giacomo Leopardi,
Alessandro Manzoni, Tasso, Ludovico Ariosto, và Petrarch.
Ngoài ra không thể không kể đến những triết gia điển hình
như: Bruno, Ficino, Machiavelli, và Vico.
Tác giả văn học hiện đại đoạt giải Nobel là nhà thơ Giosuè
Carducci vào năm 1906, Grazia Deledda năm 1926, Salvatore
Quasimodo năm 1959 và nhà viết kịch sân khấu Dario Fo năm
1997.
Giai đoạn văn học của Italy lớn nhất là trong thế kỷ 14 Ba
nhà văn quan trọng nhất là Dante, Petrarca và Boccaccio.
Dante nổi tiếng với các Divine Comedy, đó là thực sự về
Thiên đàng và địa ngục! Trong thực tế, mô tả của ông về cả
Heaven và Hell rất nhiều liên kết với các khái niệm hiện
đại của Petrarca làm việc hơn là triết học, được gọi là
'cha đẻ của nhân văn ".. Như một nhà thơ, ông hoàn thiện các
Sonnet. Boccaccio đã viết một số tác phẩm vượt thời gian và' ông Decameron 'có thể được hưởng ngay cả của người đọc hiện đại .
Từ âm nhạc dân gian tới âm nhạc cổ điển, âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Italia. Là nơi sinh của opera, và ngôn ngữ của Italia đã cung cấp từ vựng âm nhạc, thiết lập nhiều nền tảng cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Vào cuối thế kỷ XVI, các nhạc sĩ và thi sĩ thời Phục hưng ở Florence bắt dầu đưa thơ vào nhạc.
Những vở opera đầu tiên được sang tác vào đầu thế kỷ XVII
tại Roma, Venice và Napoli. Khi sự yêu chuộng opera lan ra
khắp nước, mỗi thành phố đã phát triển một phong cách
opera của riêng mình. Nhà soạn nhạc Claudio Monteverdi,
được coi là cha đẻ của opera hiện đại, là người đứng đầu
trong số những nhà soạn nhạc thuộc trường phái Venice.
Nhiều tác phẩm của ông được trình diễn trong nhá hát opera
công cộng đầu tiên của Italia tại Venice năm 1637.
Chẳng mấy chốc, các nhạc sĩ hàng đầu châu Âu như Frideric Handel đã tới Italia
để nghiên cứu opera. Vào cuối thế kỷ XVII, Alessandro
Scalatti đã sang tác gần 100 bản opera và làm cho Napoli
trở thành trung tâm của opera. Trong thế kỷ XVIII, phần
kịch bản của opera trở nện quan trọng hơn, và những khúc
nhạc cũng phức tạp hơn. Nhà hát opera nổi tiếng nhất châu
Âu, La Scala, được khánh thành tại Milan năm 1778, và thậm
chí cả Mozart vĩ đại cũng bắt đầu soạn những vở opera để
trình diễn ở đây.
Thế kỷ XIX là thời kỳ âm nhạc thịnh vượng nhất tại Italia.
Gioachino Antonio Rossini sang tác vở opera hài hước kinh
điển Người thợ cạo thành Seville năm 1816. Giuseppe Verdi,
được coi là nhà soạn nhạc tài năng nhất Italia, đã soạn
26 vở opera, trong đó có các vở Rigoletto (1851), Il
Trovatore (1853), La Traviata (1853) và Aida (1871). Vở
Aida được sáng tác ở Ai Cập, được trình diễn với những con
lạc đà và voi thật trên sân khấu. Những vở opera của Verdi nổi
tiếng bởi cốt truyện xúc động và các nhân vật chân thực. Một số
vở opera của ông được rút ra từ những tác phẩm của
Shakespeare và Victor Hugo, và các chủ đề của ông thường
gắn với đấu tranh chống áp bức. Gia Puccini cũng là một
nhà soạn nhạc tầm cỡ của thời kỳ này. Các vở La Boheme
(1869) và Madame Butterfly (1904) của ông ngày nay vẫn còn
được khán giả yêu thích bởi cốt truyện lãng mạn, xúc động và
những giai điệu mượt mà.
Opera của Italia nguyên chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu.
Với việc mở cửa nhà hát opera công cộng tại Venice, nó trở
thành nguồn giải trí của mọi người. Vào đêm khai mạc một
vở diễn mới, đám đông khan giả lèn chặt nhà hát. Mọi người
bàn luận về vở opera mới sau khi xem. Vào thế kỷ XIX, đi
xem opera trở thành một sinh hoạt xã hội chủ yếu của người
Italia.
Thậm chí ngày nay, khán giả opera Italia vẫn thích bàn luận
về opera hay những vấn đề khác trong buổi diễn; vài người
theo dõi sát những diễn biến trên sân khấu, số người khác
thì bình phẩm với người xung quanh.
Là nơi sản sinh ra dòng nhạc opera, Italia đã xây dựng nền
tảng vững chắc cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc
cụ cổ điển như dương cầm và viôlông được sáng tạo ra từ
Italia và nhiều thể loại nhạc cổ điển như giao hưởng,
côngxectô và xô nát cũng đã xuất hiện từ thế kỷ 16,17
trong nền âm nhạc nước này. Những nhà soạn nhạc tài ba của
Italia trong thời kì Phục hưng là: Palestrina và Giusseppe Verdi,
các nhà soạn nhạc Ba-rốc như: Alessandro Scarlatti và Vivaldi,
các nhà soạn nhạc cổ điển như Rossini và Paganini, nhà
soạn nhạc lãng mạn như Verdi và Puccini. Hai nhà soạn nhạc
Berio và Nono cũng có góp quan trọng vào nền âm nhạc hiện
đại với sự phát triển của nhạc điện tử thử nghiệm.
Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc cổ điển, và nhiều hình
thức âm nhạc cổ điển hiện tại đều có thể tìm thấy nguồn
gốc từ những phát minh ở thế kỷ 16 và 17 trong âm nhạc Italia
(như symphony, concerto và sonata). Một số nhà soạn nhạc
Italia nổi tiếng nhất gồm các nhà soạn nhạc thời Phục hưng
Giovanni Pierluigi da Palestrina và Claudio Monteverdi,
các tác gia phong cách Baroque Arcangelo Corelli và
Antonio Vivaldi, các nhà soạn nhạc Cổ điển Niccolò
Paganini và Gioacchino Rossini, và các nhà soạn nhạc Lãng mạn Giuseppe Verdi và Giacomo Puccini. Các nhà soạn nhạc Italia
hiện đại gồm Luciano Berio và Luigi Nono cũng đóng góp
đáng kể cho sự phát triển của âm nhạc thể nghiệm và âm
nhạc điện tử.
Thành phố như Venice
Italia tự hào có một thời gian dài phong cách kiến trúc
khác nhau, từ cổ điển La Mã và Hy Lạp, Gothic, Phục Hưng,
Baroque, Neo-Classical, Art Nouveau để hiện đại. Kiến trúc
Italiabắt đầu với Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại và Etruscan,
khi cả hai nền văn minh được xây dựng đền thờ, basilicae,
cột, các diễn đàn, cung điện, aqueducts, tường và phòng
tắm công cộng. Sau khi các nền văn minh cổ điển, tiếng
Italia phát triển một kiến trúc nổi tiếng Gothic đặc biệt
là hướng tới thế kỷ 12.
Thành phố như Venice, Vicenza, Florence, Siena, Assisi và
Pisa chủ yếu là bị ảnh hưởng bởi thời kỳ kiến trúc Gothic
và Roman.
Sau đó, trong thế kỷ 15 và 16, Italia đã trở thành nơi
sinh của Phục hưng với Florence và Rome là trung tâm chính
của nó. Sau đó, Italia đã trở thành một trung tâm chính
của châu Âu cho baroque, với đa dạng phong cách kiến trúc
baroque mới nổi, đặc biệt là ở Sicily. Sau đó, trong tân
thế kỷ 18 và 19-tòa nhà theo phong cách cổ điển bắt đầu
xuất hiện tại Rome, Milan, Torino và tất cả xung quanh Italy. Hiện
nay, kiến trúc và thiết kế ở Italia được coi là đẳng cấp
thế giới và rất nổi tiếng với Milan là thủ đô của đất
nước. Nhiều kiến trúc sư người Italia hiện đại, như Renzo Piano,
nổi tiếng trên toàn thế giới.
- Kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic xuất hiện ở Italy vào thế kỷ thứ 12. Kiến
trúc Gothic luôn luôn duy trì đặc thù mà phân biệt sự
tiến hóa của nó từ đó ở Pháp, nơi mà nó có nguồn gốc, và ở
các nước châu Âu khác. Đặc biệt, các giải pháp ardite
kiến trúc và đổi mới kỹ thuật của nhà thờ Gothic Pháp
không bao giờ xuất hiện: kiến trúc sư người Italia ưa
thích để giữ truyền thống xây dựng thành lập tại các quốc gia trước
đó. Thẩm mỹ, tại Italia sự phát triển theo chiều dọc là hiếm
khi quan trọng.
- Kiến trúc Phục Hưng
Italiacủa thế kỷ 15, và thành phố của Florence nói riêng,
là quê hương của thời Phục Hưng. Đó là ở Florence rằng
phong cách kiến trúc mới đã bắt đầu của nó, không phải từ
từ tiến triển trong cách Gothic đã tăng trưởng trên
Romanesque, nhưng Italia thức được đưa đến bởi kiến trúc
sư cụ thể những người đã tìm cách khôi phục trật tự của
một quá khứ "Golden Age". Phương pháp học đến kiến trúc của các cổ
trùng hợp với sự hồi sinh chung của học tập. Một số yếu tố có
ảnh hưởng lớn trong việc mang về điều này.
Sự hiện diện, đặc biệt là tại Rome, các kiến trúc cổ xưa
vẫn còn hiển thị theo phong cách ra lệnh cổ điển được cung
cấp một nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ tại một thời điểm
khi triết lItalia cũng đã được chuyển về phía cổ điển.
Bảo tàng Correr
Nghệ thuật và viện bảo tàng ở Italia giành được danh tiếng của nó trên toàn thế giới. Các viện bảo tàng Italia như
một bộ sưu tập độc đáo của nghệ thuật và văn hóa mà nó có
đúng được gọi là fide bona mở không khí nghệ thuật thư
viện. Các bộ sưu tập của nghệ thuật và viện bảo tàng là những
kho báu của Italia. Theo nguồn tin của UNESCO, Italia có hơn một
nửa số bộ sưu tập của thế giới về nghệ thuật và viện bảo
tàng. Italia bao gồm nghệ thuật của nhà thờ, nhà thờ, tu
viện pariches, convents, thánh đường, lâu đài và biệt thự.
Venice ở Italia có một số viện bảo tàng ngoài trời tuyệt vời. Venice của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại và Bảo tàng Nghệ thuật phương Đông nổi tiếng với những bức tranh đẹp của nó. Các Bảo tàng Peggy Guggenheim và Bảo tàng Correr nổi tiếng về bức tranh nghệ thuật. Các Peggy Guggenheim Museum từng là nơi ở của những người Mỹ heiress Peggy Guggenheim. Bảo tàng có một số bức tranh đẹp của Picasso, Chagall, Mondrian, Kandinski và Đại Italia.
Các thư viện Accademia của Venice nổi tiếng với những bức
tranh của các lần thứ 14 và thế kỷ thứ 15. Bộ sưu tập này
có bức tranh của Titian, Tintoetto và Canaletto Arsenale Bảo tàng. Có mô hình Serenissima Tàu và các mô hình khác trong lịch sử hải quân.
Bảo tàng Correr ở Venice lần đầu tiên bắt đầu năm 1830 với sự tài trợ của các bộ sưu tập nghệ thuật của Teodoro Correr. Các bức tranh của Carpaccio đã giành được danh tiếng cho bảo tàng này.. Bức tranh của những con người trẻ tuổi và hai nữ Venezia rất đáng xem. Còn bảo tàng nghệ thuật của Grande Scuola di San Rocco có một số bộ sưu tập tuyệt vời của bức tranh của Tintoretto.
Cùng với điện ảnh Pháp, điện ảnh Italia là một trong những
nền điện ảnh lâu đời nhất thế giới và là trụ cột của ngành
công nghiệp điện ảnh châu Âu. Italia và Pháp cũng là
hai quốc gia dẫn đầu về số Giải Oscar cho phim ngoại ngữ
hay nhất, vượt xa các nền điện ảnh lớn khác.
Chỉ vài tháng sau khi Anh em Lumière phát minh ra kỹ thuật
điện ảnh, nền nghệ thuật mới này đã xuất hiện ở Roma,
Italia khi Giáo hoàng Leo XIII được ghi hình trong thời
gian vài giây trong khi đang cầu nguyện.
Công nghiệp điện ảnh Italia được thực sự hình thành trong
khoảng thời gian từ năm 1903 đến 1908 với 3 hãng phim lớn,
Cines ở Roma, Ambrosio ở Turino và Itala Film.
Các hãng phim khác cũng nhanh chóng được thành lập tại
Milano và Napoli. Chỉ trong thời gian ngắn, các công ty
này đã nhanh chóng sản xuất được những bộ phim có chất
lượng và thực hiện việc xuất khẩu phim ra bên ngoài nước
Italia. Sở trường thời bấy giờ của điện ảnh nước này là các bộ
phim lịch sử với tác phẩm đầu tiên là La presa di Roma, 20 settembre 1870
được đạo diễn Filoteo Alberini thực hiện năm 1905. Các bộ
phim tiếp theo nói về những nhân vật nổi tiếng trong lịch
sử như Bạo chúa Nero, Julius Caesar và Cleopatra được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Bộ phim của Arturo Ambrosio, Gli ultimi giorni di Pompei (Ngày cuối cùng của Pompei,
1908) nổi tiếng tới mức chỉ sau đó 5 năm nó đã được làm
lại một phiên bản khác do Mario Caserini đạo diễn. Các nữ
diễn viên điện ảnh ngôi sao (tiếng Italia: diva)
đầu tiên của công nghiệp điện ảnh Italia có thể kể tới
Lyda Borelli, Francesca Bertini và Pina Menichelli, trong
đó Francesca Bertini có lẽ là một trong những diễn viên
đầu tiên xuất hiện trên bán khỏa thân trong một bộ phim.
Trong khi điện ảnh Italia đang phát triển rực rỡ thì chính
quyền Phát xít Italia bắt đầu tăng cường kiểm soạt các
loại hình nghệ thuật phổ biến, bao gồm cả điện ảnh. Dưới
sự ủng hộ của Benito Mussolini, một khu vực lớn ở phía Tây
Nam Roma đã được dành riêng để xây dựng một khu phố điện
ảnh (ex novo) cực lớn lấy tên là Cinecittà.
Khu phố này được quy hoạch để có tất cả những cơ sở cần
thiết cho một bộ điện ảnh, bao gồm các rạp phim, các khu trường
quay, khu kĩ thuật và thậm chí là một trường dạy quay phim cho
các nghệ sĩ trẻ. Cùng lúc này, Vittorio Mussolini, con trai
của nhà độc tài cũng đứng ra thành lập một công ty sản
xuất phim quốc gia để tạo điều kiện hoạt động cho tất cả
các tài năng điện ảnh, từ đạo diễn, nhà biên kịch đến diễn
viên. Kết quả của những chính sách khuyến khích điện ảnh
này là sự ra đời của một thế hệ đạo diễn cực kì tài năng
gắn với Cinecittà trong đó phải kể tới Roberto Rossellini,
Federico Fellini và Michelangelo Antonioni.
- Đề tài Chủ nghĩa hiện thực mới
Thế chiến thứ hai bùng nổ buộc điện ảnh Italia phải tập
trung cho các bộ phim mang tính chất tuyên truyền cho quân
đội Phát xít. Tuy vậy năm 1942 đạo diễn Alessandro
Blasetti lại cho ra đời bộ phim về tầng lớp bình dân Quattro passi tra le nuvole đánh dấu sự ra đời của trào lưu Hiện thực mới (neorealismo) trong nghệ thuật điện ảnh Italia.
Trào lưu hiện thực mới thực sự bùng nổ và gây tiếng vang
ngay sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ trong thời gian cuối
thập niên 1940, điện ảnh Italia đã chứng kiến sự ra đời
của những bộ phim để đời như bộ ba Roma città aperta (1945), Paisà (1946), Germania anno zero
(1948) của Roberto Rossellini. Tuy Cinecittà không thể
hoạt động nhưng việc sản xuất phim vẫn được tiến hành
ngoài trời, ngay trên những con đường bị tàn phá của một
đất nước đã thua cuộc trong Thế chiến thứ hai. Những bộ
phim khắc họa cuộc sống khó khăn của nước Italia sau chiến tranh và
diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên như Anna Magnani (diễn
viên Italia đầu tiên giành Giải Oscar Nữ diễn viên chính
xuất sắc nhất) là một công cụ văn hóa quan trọng của chính
quyền trong việc khích lệ tinh thần người dân.
Những năm sau chiến tranh cũng chứng kiến sự thăng hoa của
một trong những đạo diễn Italia vĩ đại nhất, Vittorio De
Sica, với một loạt bộ phim hiện thực kinh điển như Kẻ cắp xe đạp (Ladri di biciclette, 1948), Miracolo a Milano (1950) và Umberto D. (1952).
Với số lượng lớn tác phẩm đặc sắc, chỉ trong vòng hơn 10
năm từ 1947 đến 1959, điện ảnh Italia đã giành tới 5 Giải
Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất cho các phim Sciuscià (1947), Kẻ cắp xe đạp (1949), Le mura di Malapaga (1950, sản phẩm hợp tác với Pháp), La strada (1956) và Le notti di Cabiria (1957) trong đó 2 phim đầu do De Sica đạo diễn còn 2 phim cuối do Federico Fellini đạo diễn.
- Trào lưu hiện thực mới hồng và phim hài
Sau Umberto D.,
trào lưu hiện thực mới trong điện ảnh Italia gần như chấm
dứt, có lẽ một phần do điều kiện kinh tế và xã hội được
cải thiện đã hướng các đạo diễn tới những đề tài mới tươi sáng hơn
là các tác phẩm mang gam màu tối về cuộc sống. Thế chỗ nó là
trào lưu hiện thực mới hồng (neorealismo rosa),
vẫn là các bộ phim lấy đề tài xã hội Italia nhưng có sự
góp mặt của các nữ diễn viên xinh đẹp như Sophia Loren,
Gina Lollobrigida, Silvana Pampanini, Lucia Bosé.
Trào lưu hiện thực mới hồng được tiếp nối bằng những bộ phim hài đặc trưng kiểu Italia (Commedia all'Italiana)
có đề tài xã hội cực kì nghiêm túc nhưng lại được diễn
đạt bằng những đoạn thoại và cảnh phim hài hước, trào
phúng. Bộ phim mở đầu cho trào lưu này làIsoliti Ignoti
(1958) của đạo diễn Mario Monicelli. Vittorio Gassman,
Marcello Mastroianni, Ugo Tognazzi, Alberto Sordi, Claudia
Cardinale, Monica Vitti và Nino Manfredi là những ngôi sao lớn của
thể loại phim này, họ cũng là những diễn viên tiêu biểu cho
thời kì phục hồi của kinh tế Italia. Mastroianni còn là
diễn viên chính của một trong những bộ phim Italia xuất
sắc nhất thế kỷ, La dolce vita (1960) của Fellini, tác phẩm đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1960.
- Phim miền Tây kiểu Italia
Những năm 1960 chứng kiến sự ra đời của một thể loại phim
đặc sắc của Italia, những bộ phim miền Tây kiểu Italia (Spaghetti Western),
vốn xuất phát từ những bộ phim miền Tây truyền thống của
điện ảnh Hoa Kỳ nhưng lại được quay tại Italia với kinh phí
thấp và kịch bản cũng như phong cách quay rất đặc sắc.
Đại diện tiêu biểu cho thể loại phim này là bộ ba phim dollar (Dollars Trilogy) của đạo diễn Sergio Leone gồm Per un pugno di dollari (1964), Per qualche dollaro in più (1965) và Il buono, il brutto, il cattivo (1966) đều do Clint Eastwood thủ vai chính và Ennio Morricone viết nhạc phim.
- Giallo - Thể loại phim kinh dị
Giallo (màu vàng)
là thể loại phim kinh dị kiểu Italia bắt đầu nổi lên
trong thập niên 1960 và 1970 khi các đạo diễn Mario Bava,
Riccardo Freda, Antonio Margheriti và Dario Argento thực hiện các bộ
phim kinh dị và rùng rợn kinh điển sau này có ảnh hưởng lớn
tới thể loại này của điện ảnh thế giới như La maschera del demonio (1960), Danza macabra (1964), Reazione a catena (1971) và L'uccello dalle piume di cristallo (1970).
Thể loại này được khai thác sâu hơn bằng những bộ phim điện ảnh kiểu tài liệu (Mondo movie)
trong đó các cảnh quay được thực hiện bằng phong cách
quay phim tài liệu với bối cảnh phim gần với hiện thực ở
mức cao nhất. Tiêu biểu cho phong cách này là Mondo Cane (1962) của Gualtiero Jacopetti và đặc biệt là Cannibal Holocaust (1980) của Ruggero Deodato. Cannibal Holocaust
được quay chân thực và kinh dị tới mức ở rất nhiều nước
nó bị cấm phát hành và đạo diễn Deodato thậm chí còn bị
mời hầu tòa vì các quan chức tưởng đây là một bộ phim tài
liệu quay cảnh giết người thật (phim snuff - snuff film)
và Deodato chỉ được thả sau khi đưa ra các bằng chứng cho
thấy các diễn viên vẫn còn sống sau khi thực hiện các cảnh
phim.
- Cuộc khủng hoảng thập niên 1980
Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980 điện ảnh
Italia lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, các bộ phim
nghệ thuật đăc trưng cho nghệ thuật thứ 7 Italia bị chia
cắt khỏi dòng phim chính trên thị trường. Những bộ phim
được ưa chuộng thời kì này thường chỉ là những bộ phim có
chất lượng nghệ thuật thấp, thường là phim hài đề cập tới
những điều cấm kị trong xã hội Italia, đặc biệt là về các đề
tài tình dục.
Trong số ít ỏi các bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao có thể kể tới tác phẩm hợp tác Hoàng đế cuối cùng (The Last Emperor)
của đạo diễn Bernardo Bertolucci, bộ phim này đã giành
Giải Oscar Phim hay nhất cùng 8 giải Oscar khác. Một bộ
phim xuất sắc khác là C'era una volta in America của Sergio Leone.
- Thập niên 1990 đến nay
Cuối thập niên 1980 một thế hệ đạo diễn mới đã bắt đầu đem
lại sức sống cho các bộ phim Italia. Sự hồi sinh của điện
ảnh Italia bắt đầu với bộ phim gây tiếng vang Rạp chiếu bóng Thiên đường (Nuovo Cinema Paradiso,
1988) của Giuseppe Tornatore, tác phẩm chiến thắng tại
hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại lễ trao
Giải Oscar năm 1990. Cũng tại hạng mục này điện ảnh Italia còn hai
lần chiến thắng khác vào thập niên 1990 với Mediterraneo (1991) của Gabriele Salvatores và Cuộc sống tươi đẹp (La vita è bella,
1998) của Roberto Benigni. Benigni cũng là người Italia
đầu tiên giành tới 3 giải Oscar trong một năm với các giải
Vai nam chính, Phim nói tiếng nước ngoài và Nhạc phim.
LÊ DIỄN ĐỨC* 30-4-1975
40 năm nguyên vẹn một vết thương rỉ máu
Tue, 04/21/2015 - 19:14 — ledienduc
Lê Diễn Đức
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi ở trong nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội. Tôi bị Toà án Nhân dân Hà Nội kết án hai năm tù giam về tội "trốn ở lại nước ngoài". Tôi bị giam giữ biệt lập ở trại tù Thanh Xuân gần một năm để điều tra và sau đó ở Hoả Lò cho đến khi được trả tự do.
Hôm ấy không khí trong nhà tù sôi động, sau khi ông Trung uý Huệ thông báo và mọi người tập trung ở ngoài sân nghe đọc báo Nhân Dân.
Tôi vẫn nhớ như in hình dáng của ông trung úy Huệ già, có mái tóc bạc trắng, một con người hiền lành và nhân hậu. Ông là người miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, tôi chỉ biết có thế. Ông là giám thị của buồng 15, chứa khoảng hai trăm tù nhân, đa phần là cán bộ nhà nước tham ô, một phần nhỏ khác là giới xã hội đen, nhưng không thuộc loại nguy hiểm...
Có lần một tay anh chị trong đám này gây sự với tôi khi tắm, chưa kịp đánh nhau thì trật tự phòng can ngăn và báo cáo sự việc lên ông Huệ. Tôi bị gọi lên phòng ông làm việc. Ông pha trà và mời tôi hút thuốc. Ông nói với tôi gây sự trong tù sẽ bị kỷ luật và an toàn của bản thân bị đe doạ. Tôi thanh minh lỗi không phải từ phía tôi. Ông nói ông biết và chắc là nắm được lý lịch của tôi nên ông nói tiếc cho tôi quá, học sinh, sinh viên giỏi mà sao lại để ra nông nỗi này. Có vẻ ông chia sẻ với tôi hơn là trách móc, giáo dục. Rất có thể vì thấy tội nghiệp cho hoàn cảnh của tôi mà sau này ông đã sắp xếp tôi xuống bếp ăn của nhà tù, một công việc mơ ước của bao tù nhân khác, vì đã xuống bếp thì được sang ở khu khác, sinh hoạt thoải mái hơn, thỉnh thoảng còn được ra ngoài phố (lấy than) và quan trọng nhất là không bao giờ bị đói nữa.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi ở trong nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội. Tôi bị Toà án Nhân dân Hà Nội kết án hai năm tù giam về tội "trốn ở lại nước ngoài". Tôi bị giam giữ biệt lập ở trại tù Thanh Xuân gần một năm để điều tra và sau đó ở Hoả Lò cho đến khi được trả tự do.
Hôm ấy không khí trong nhà tù sôi động, sau khi ông Trung uý Huệ thông báo và mọi người tập trung ở ngoài sân nghe đọc báo Nhân Dân.
Tôi vẫn nhớ như in hình dáng của ông trung úy Huệ già, có mái tóc bạc trắng, một con người hiền lành và nhân hậu. Ông là người miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, tôi chỉ biết có thế. Ông là giám thị của buồng 15, chứa khoảng hai trăm tù nhân, đa phần là cán bộ nhà nước tham ô, một phần nhỏ khác là giới xã hội đen, nhưng không thuộc loại nguy hiểm...
Có lần một tay anh chị trong đám này gây sự với tôi khi tắm, chưa kịp đánh nhau thì trật tự phòng can ngăn và báo cáo sự việc lên ông Huệ. Tôi bị gọi lên phòng ông làm việc. Ông pha trà và mời tôi hút thuốc. Ông nói với tôi gây sự trong tù sẽ bị kỷ luật và an toàn của bản thân bị đe doạ. Tôi thanh minh lỗi không phải từ phía tôi. Ông nói ông biết và chắc là nắm được lý lịch của tôi nên ông nói tiếc cho tôi quá, học sinh, sinh viên giỏi mà sao lại để ra nông nỗi này. Có vẻ ông chia sẻ với tôi hơn là trách móc, giáo dục. Rất có thể vì thấy tội nghiệp cho hoàn cảnh của tôi mà sau này ông đã sắp xếp tôi xuống bếp ăn của nhà tù, một công việc mơ ước của bao tù nhân khác, vì đã xuống bếp thì được sang ở khu khác, sinh hoạt thoải mái hơn, thỉnh thoảng còn được ra ngoài phố (lấy than) và quan trọng nhất là không bao giờ bị đói nữa.
Ngày 30 tháng Tư, ai ai cũng vui mừng vì chiến tranh kết thúc. Riêng
tôi rất buồn. Tôi không nghĩ Bắc Việt sẽ chiến thắng dễ dàng như thế.
Sau này khi ra tù, tôi sẽ tìm cách vượt tuyến vào Nam. Cách trốn qua
sông Bắc Hải như thế nào, rồi tiến vào phía Nam qua sông Hàn ra sao
trong lúc khói lửa đang ác liệt ở vùng Quảng Trị, Huế, tôi đã được một
tù nhân khác ở cùng phòng một thời gian ngắn lúc ở trại giam Thanh Xuân,
chỉ dẫn. Qua được sông Hàn là thoát, anh ta khẳng định như thế.
Mặc dù không hiểu biết bao nhiêu về chế độ Việt Nam Cộng Hoà nhưng
tôi nghĩ rằng, một nạn nhân của miền Bắc, chỉ yêu với một cô gái Ba Lan
và tìm cách ở lại nước ngoài mà bị tù đày, chắc chắn tôi sẽ được tiếp
nhận. Tôi khao khát tự do và tôi tin rằng chế độ Việt Nam Cộng Hoà tự do
hơn miền Bắc. Tôi chỉ có một con đường duy nhất ấy. Bởi vì với cái án
tù, trong chế độ cộng sản, tôi sẽ chẳng thể nào có cơ hội vươn lên nữa.
Chắc chắn tôi sẽ chịu thân phận con trâu đi trước, cái cày theo sau, sẽ
bị xã hội khinh rẻ, đời sống sẽ chìm trong tủi nhục.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 chấm dứt mơ ước phiêu lưu của tôi, khép lại
cánh cửa và để lại trước tôi một viễn cảnh đen tối. Làm sao tôi không
buồn. Tôi không dám chia sẻ nỗi buồn với ai. Tôi im lặng gặm nhấm và xác
định cho mình một tương lai khác. Một cái mốc xoay chuyển cuộc đời tôi!
Ngày 2 tháng 9 năm 1975, đại ân xá và tôi ra tù trước thời hạn 5
tháng. Nhận lại quần áo từ Ba Lan mang về bị giữ lại từ lúc bị bắt, cầm
"Lệnh tạm tha" bước ra khỏi cổng chính nhà tù Hoả lò, tôi ngơ ngác nhìn
quanh phố phường Hà Nội. Về đâu? Tôi rảo bước một cách vô thức, không
biết đi đâu. Trời lất phất mưa. Cờ, khẩu hiệu giăng khắp phố. Những
chiếc xe đạp qua lại, có những cô gái mặc áo dài, chắc đi dự ngày lễ ở
đâu đó. Tôi không phải là dân Hà Nội, nên rất bỡ ngỡ. Trong túi không có
đồng nào, tôi hỏi đường đi lên Bờ Hồ và nhảy lên tàu điện xuống Thanh
Xuân, nơi có anh ruột đang học Đại học Tổng hợp. Một hành khách nhìn tôi
nói anh ở nước ngoài về à (chắc nhìn tôi ăn mặc và xách cái túi du
lịch), đi tàu hãy cẩn thận, dễ bị móc túi lắm. Tôi cám ơn. Thật là may
mắn, chẳng thấy ai soát vé cả...
Hôm nay, 40 năm sau, tôi ngồi ở thành phố Houston, nước Mỹ, viết lại
những dòng này. Tôi đã định cư và ổn định trên đất Mỹ. Bốn đứa con tôi,
con trai đầu là công dân Australia đang sống và làm việc ở Melbourne, ba
đứa khác đều là công dân Mỹ. Hạnh phúc ngập tràn, cái giấc mơ nhỏ nhoi
vượt biên vào Nam ngày nào không thực hiện được thì giờ đây, như có phép
lạ, tôi được sống ở Mỹ, đất nước đã có tới 58 ngàn chiến sĩ bỏ mạng để
ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam!
Cuộc hành trình tìm đến tự do của tôi tuy không bi thảm như hàng
triệu người miền Nam đã đối diện với hiểm nguy và cái chết trốn chạy
khỏi chế độ cộng sản sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, nhưng cũng sóng gió
và mạo hiểm, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn, cộng với may mắn.
Tôi nhìn thấy một cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ trưởng
thành trong mọi lĩnh vực, nhiều người là những nhà khoa học, chuyên gia
kỹ thuật, chính khách, thương nhân giỏi hội nhập vào dòng chính nước Mỹ,
góp phần vào sự phát triển của nước Mỹ, quê hương thứ hai của họ, nơi
đã che chở, bao dung họ trong những ngày chân ướt chân ráo đặt chân tới
miền đất lạ.
Tôi chia sẻ với người Việt khi họ gọi ngày 30 tháng Tư là ngày "quốc
hận", vì ngày ấy là ngày một quốc gia hợp pháp, một nền cộng hoà dân chủ
non trẻ bị bức tử. Lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc gia đó, Việt Nam Cộng
Hoà, gắn liền với những kỷ niệm đẹp một thời, rất nhiều người đã vì tự
do mà ngã xuống lá cờ đó.
Quốc hận còn có nghĩa những người phụng sự cho quốc gia ấy đã bị chế
độ cộng sản trả thù một cách vô nhân đạo. Hàng trăm ngàn quân cán chính
của Việt Nam Cộng Hoà bị đưa đi tập trung cải tạo, không thông qua xét
xử, gia đình của họ bị cô lập, bị phân biệt đối xử hà khắc, chính sách
đi dân đi kinh tế mới, cải tạo công thương, ngăn sông cấm chợ đã đẩy
cuộc sống vào bế tắc, khiến cả triệu người phải bỏ nứơc ra đi. Đây là
bản cáo trạng tội ác khủng bố của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Vết
thương này quá lớn, nó là nguyên nhân của sự chia rẽ và vẫn sẽ tiếp tục
rỉ máu, khi đất nước Việt Nam còn bị áp đặt sự thống trị độc quyền, độc
tài, phi dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ở Ba Lan, nơi tôi sinh sống nhiều năm, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ
vào năm 1989, không có vấn đề trả thù những người cộng sản. Thành công
nhất của Ba Lan là xã hội mới trở thành mái nhà chung cho tất cả những
người có chính kiến, quan điểm khác nhau. Những người cựu cộng sản Ba
Lan đã lột xác, rũ bỏ ý thức hệ mác-xít, thành lập đảng Liên minh Cánh
tả Dân chủ theo khuynh hương dân chủ-xã hội.
Tháng 12 năm 2005 Quốc hội Ba Lan đã ra nghị quyết về tình trạng
thiết quân luật mà nhà cầm quyền Cộng sản Ba Lan ban hành ngày 13 tháng
12 năm 1981 nhằm dập tắt phong trào đối lập. Trong gần hai năm 1981-1983
đã có gần 10 ngàn người bị giam giữ và kết án, hàng trăm ngàn người đã
rời bỏ Ba Lan chạy qua các nước phương Tây, được xem là một giai đoạn
đen tối nhất của lịch sử Ba lan sau Chiến tranh Thế giới II.
Đề xướng nghị quyết lại chính là những người cựu Cộng sản Ba Lan
trong quốc hội. Nghị quyết viết: “Quốc hội Ba Lan tỏ lòng thương tiếc và
tưởng nhớ đến những người Ba Lan – những nạn nhân của sự truy bức, đàn
áp chỉ vì họ muốn thực hiện ước mơ cho một Ba lan dân chủ và tự do. (…)
Kinh nghiệm của quá khứ là bài học cho những người cầm quyền và xã hội
rằng, bằng bạo lực không những không hạn chế được nhân quyền, tự do của
công dân, mà cũng không thể giải quyết được các vấn đề cơ bản của nhà
nước” (Nhật báo Gazeta Wyborcza ngày 16/12/2005).
Còn A. Kwasniewski, cựu Bộ trưởng trong chế độ Cộng sản, Tổng thống
Ba Lan dân cử hai nhiệm kỳ (1995- 2005) đã xin lỗi nhân dân Ba lan về
giai đoạn thiết quân luật, về sự chịu đựng và tổn thương mà nhân dân Ba
Lan đã phải trải qua.
Trong một xã hội mà nhà nước không do nhân dân bầu chọn tự do, không
thể nào có chỗ đứng cho sự hoà hợp hoà giải, bởi vì nhà nước ấy là đại
diện cho một băng đảng đặc quyền đặc lợi, chỉ biết đặt lợi ích của mình
lên trên lợi ích dân tộc.
Trong một xã hội mà nhà cầm quyền lấy truy bức và đàn áp là phương
tiện để duy trì quyền lực, cũng không có chỗ cho sự nhìn nhận sai lầm
chân thực. Vì thế, nhân 40 năm ngày 30 tháng Tư, người ta vẫn cao ngạo
duyệt binh, ăn mừng "chiến thắng"!
40 năm vẫn nguyên vẹn một vết thương rỉ máu!
© Lê Diễn Đức - RFA
NGUYỄN VŨ BÌNH * 30-4-75
Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?
Sat, 04/25/2015 - 11:02 — nguyenvubinh
Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?
Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là nhà cầm quyền Việt Nam lại tổ chức
kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng các lễ mít
tinh, diễu hành, diễu binh, duyệt binh. Đối với đồng bào người Việt hải
ngoại, và rất nhiều đồng bào miền Nam ở trong nước, đây là ngày quốc
hận, là nỗi đau chưa hề nguôi ngoai. Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau
của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật
hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng
ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi.
Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa
đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ
nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục
ngàn người đã nằm trong bụng cá và dưới đáy biển sâu…đó là số phận, là
nỗi đau của bên thua cuộc.
Tuy nhiên, ngoại trừ sự thất bại của cuộc chiến tranh (có nguyên
nhân quan trọng từ việc đồng minh Mỹ bỏ rơi) mà người dân miền Nam ít
nhiều có trách nhiệm, thì những nỗi đau khác, sự thống khổ, bi ai của
người dân miền Nam là kết quả của những chính sách thâm độc, hiểm ác và
tàn bạo của chế độ cộng sản Việt Nam. Đó là nỗi đau của nạn nhân, nỗi
đau có sự thương xót và đồng cảm của đồng loại.
Nhưng ngày 30/4 cũng chính là bước ngoặt và đưa tới một nỗi đau
tột cùng cho bên thắng cuộc, cho những người được mệnh danh giải phóng
người khác. Rất ít người nhận ra nỗi đau âm ỉ, dồn nén và không nói lên
được của hầu hết những người thắng trận năm xưa, của những thế hệ dấn
thân cho đất nước, cho dân tộc luôn nghĩ mình có chính nghĩa và lý tưởng
nhưng cuối cùng lại không phải như vậy.
Nỗi đau của bên thắng cuộc là nỗi đau từ từ, âm ỉ. Nó lớn lên
cùng với nhận thức của chính những người trong cuộc, từ sự so sánh giữa
lý tưởng và hiện thực, giữa lời nói và việc làm. Sau 30/4/75, đất nước
sạch bóng quân thù, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội….một sự vỡ mộng, bẽ bàng khủng khiếp từ từ xâm lấn tâm
hồn bên thắng cuộc. Với độ lùi 40 năm sau ngày 30/4 đó, tất cả đã hiển
hiện, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của
đảng cộng sản: Sự toàn vẹn lãnh thổ không còn, đất đai, hải đảo, lãnh
hải bị mất và xâm phạm nghiêm trọng; nợ gấp đôi GDP và không có khả năng
thanh toán; đạo đức, nền tảng xã hội bị băng hoại và phá hủy hoàn toàn;
sự dồn nén cùng cực của tất cả mọi tầng lớp nhân dân…đây phải chăng là
kết quả của niềm vui chiến thắng?
Chưa hết, nỗi đau còn nhân lên gấp bội khi sự rộng mở của hệ
thống Internet toàn cầu đưa tới những sự thật kinh khủng: Hồ Chí Minh
bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 10 vạn quan tiền; kế hoạch sửa sai có
trước khi Cải cách ruộng đất diễn ra (sách Từ Thực dân tới Cộng sản –
tác giả Hoàng Văn Chí)…tất cả những sự thật khủng khiếp đó được hé lộ đã
khẳng định một điều. Hóa ra, có một sự thật có hệ thống từ khi đảng
cộng sản xuất hiện đã chi phối và không chế hoàn toàn dòng chảy của lịch
sử Việt Nam. Sự thật này khởi nguồn từ việc cướp chính quyền, tiêu diệt
toàn bộ các đảng phái không phải cộng sản; tạo ra cuộc Cải cách ruộng
đất long trời lở đất; cải tạo công thương nghiệp miền Bắc; Nhân văn Giai
phẩm; cưỡng chiếm miền Nam; đày đọa hàng triệu quân, dân, cán, chính
Việt Nam Cộng Hòa; cải tạo công thương nghiệp miền Nam; hai lần đổi tiền
để cướp của người dân; cướp đất đai của người dân tạo ra hàng triệu dân
oan trên cả nước (thời kỳ đổi mới); đàn áp mọi tôn giáo, sắc tộc….một
sự liệt kê chưa đầy đủ này đã làm câm họng tất cả những kẻ nói rằng chủ
trương đường lối là đúng, thực hiện sai; bản chất là đúng, là tốt nhưng
quá trình thực hiện có sai lầm; thế hệ trước là đúng, là tốt, sau này
mới tha hóa, xấu xa…
Những sự thật này đã đẩy bên thắng cuộc tới tận cùng của nỗi
đau: cả cuộc đời, cả sự nghiệp của họ là vứt đi, thậm chí có tội với dân
tộc, với đất nước. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi ngay từ những năm 14-15
tuổi làm liên lạc viên cho Việt Minh, cả cuộc đời cống hiến, lên tới
chức vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng…khi đã về hưu, khi sự thật được
phơi bày mới biết rằng mình đã bị lừa, những điều mình làm không hề đem
lại điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước mà còn góp phần gây ra thảm họa
cho dân tộc, cho nhân dân, cho đất nước.
Vậy thì, nỗi đau nào lớn hơn?
Hà nội, ngày 25/4/2015
N.V.B
CỘNG SẢN PHẢN ĐỐI HÀNH TRÌNH TỰ DO
CSVN tức tối vì Canada thông qua đạo luật 'Ngày Hành trình đến Tự do'
CTV Danlambao - Nhà cầm quyền CSVN đã tỏ ra tức tối trước việc Quốc Hội Canada vừa chính thức thông qua đạo luật S-219 ‘Ngày Hành trình đến Tự do’. Đây là đạo luật có ý nghĩa công nhận ngày 30/4 hàng năm là ngày quốc lễ Canada để tưởng nhớ những nạn nhân của đảng CSVN đã phải liều chết vượt biên tìm tự do.
Chiều ngày 24/4/2015, người phát ngôn bộ ngoại giao VN, ông Lê Hải Bình
mạnh mẽ chỉ trích đạo luật S-219 là ‘sai trái’, ‘xuyên tạc’ và ‘xúc
phạm’.
Cùng ngày, bộ ngoại giao CSVN tuyên bố đã ‘triệu tập’ đại sứ quán Canada tại Việt Nam để phản đối.
Thủ tướng Canada, Stephen Harper. Hình Thời báo Toronto. |
Thông tấn xã Việt Nam trích lời ông Lê Hải Bình nói: "S-219 là một
đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt
Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có Canada ủng hộ. Việt Nam kiên
quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này."
Người phát ngôn CSVN gọi đây "là bước lùi trong quan hệ giữa hai
nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa
Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một
bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada."
Ông Lê Hải Bình cũng đồng thời cảnh báo Canada phải "nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực" và "có các biện pháp khắc phục, không để xảy ra những sự việc tương tự" đối với đạo luật S-219.
Theo báo chí Canada, hồi cuối năm 2014, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng
đã trực tiếp gửi thư cho thủ tướng Canada, ông Stephen Harper để bày tỏ
nỗi ‘bức xúc’ trước đạo luật S-219.
Điều 2, đạo luật S-219 nêu rõ: “Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi
năm, ngày thứ Ba mươi của tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là “Ngày
Hành trình đến Tự do”.
Đạo luật ‘Ngày Hành trình đến Tự do’ được sự bảo trợ của thượng nghị sỹ gốc Việt, ông Ngô Thanh Hải.
Chiều ngày 22/4/2015, đạo luật đã chính thức được quốc hội Canada biểu
quyết thông qua, đúng vào thời điểm dánh dấu 40 năm cộng sản cưỡng chiếm
miền Nam.
Hiện có khoảng 300 ngàn người gốc Việt đang sinh sống tại Canada, đa số
đều là những người tị nạn phải bỏ nước ra đi sau ngày 30/4/1975.
Đây là một tin vui lớn đối với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản khắp
nơi trên thế giới, đồng thời cũng là minh chứng cho sức mạnh và sự trỗi
dậy của cộng đồng người Việt tại Canada.
LÊ ĐÌNH CAI * KÝ SỰ BÁC ÂU
Ký sự:
Chuyến viếng thăm các quốc gia vùng Bắc Âu
Lê
Đình Cai ghi.
Giữa tháng tư năm 2014, chúng tôi có tham dự chuyến đi Florida do anh em
Quốc Hoc Đồng Khánh tổ chức hơn một tuần để họp mắt 50 năm gặp lại tại hải ngoại.
Nhân dịp này , anh Nguyễn Mậu Hưng, trưởng ban tổ chức đã cho chúng tôi đi viếng
thăm Disney World, thăm trung tâm NASA và đặc biệt là tham dự ba đêm trên du
thuyền Enchantment of the Seas, ghé thăm cảnh đẹp của tiểu quốc Bahamas (nằm
trong khối thịnh vượng chung Anh Quốc).
Dù vẫn còn tâm trạng e ngại khi đi tham quan các thắng tích của thế giới
bằng du thuyền, vợ chồng chúng tôi vẫn hưởng ứng chuyến đi của nhóm Quốc Gia
Hành Chánh do anh Nguyễn Đức Khoát (Nam Cali) và anh Quách Đại Thành (Oregon) đứng
ra tổ chức vào giữa tháng 6/2014.
1.
Trạm dừng chân đầu tiên: Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch (Denmark)
Chúng tôi ở Bắc Cali gồm anh chị Võ
Đăng Đài, anh chị Đỗ Hữu Đồng, anh chị Lê Đình Cai đáp chuyến Southwest
Airlines đi từ phi trường San Jose đến Los Angeles lúc 3:15 chiều ngày 12/06/2014.
Rồi đáp chuyến bay của hãng Norwegian Airlines lúc 7:30 tối và đến phi trường
Copenhagen sau gần 11 tiếng đồng hồ bay. Taxi đưa chúng tôi về ngay khách sạn
Omena Hotel Copenhagen.Bây giờ, đồng hồ (địa phương) chỉ đúng 5:30 chiều ngày
13/06/2014. Tại đây, chúng tôi gặp được hầu hết anh chị từ khắp nơi trên đất Mỹ
đến, như anh chị Nguyễn Đức Khoát (Nam Cali), anh chị Nguyễn Đức Nam (ở miền
Đông Hoa Kỳ); anh chị Lý Văn Quan, anh chị Lê Đức Thạc (ở Minnesota); anh chị
Quách Đại Thành (ở Oregon); anh chị Thành Lê, anh chị Phạm Nguyên Khôi (Bắc
Cali); đặc biệt có gia đình anh chị Nguyễn Đức Du từ Úc Châu xa xôi cũng về
tham dự với đoàn, lại có cháu Cindy Nguyễn, con anh chị Du, vừa tốt nghiệp đại
học ở Úc cũng theo ba mẹ trong chuyến đi này.
Cả thảy chúng tôi có 23 thành viên sẽ cùng lênh đênh trên biển cả hơn 10 ngày để thăm viếng 6 quốc gia vùng Bắc Âu: Denmark, Germany, Estonia, Russia, Finland và Sweden.
Cả thảy chúng tôi có 23 thành viên sẽ cùng lênh đênh trên biển cả hơn 10 ngày để thăm viếng 6 quốc gia vùng Bắc Âu: Denmark, Germany, Estonia, Russia, Finland và Sweden.
Thủ
đô của Denmark, nơi chúng tôi đặt chân đến đầu tiên, Copenhagen, là một thành
phố khá đẹp, nhưng giá sinh hoạt thì rất đắt đỏ. Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi, tất
cả chúng tôi đi tìm nhà hàng ăn tối. May thay trên con đường gần khách sạn có
nhà hang ăn cho người Việt Nam làm chủ, có bán phở, mì sợi và một số đồ ăn Á
Châu khác, chỉ đi bộ mất vài phút, mang tên Kivi Vietnamese Bistro. Vợ chồng chủ
nhân còn trẻ, khoảng trên 50 tuối. Anh chị đến lập nghiệp vào đầu 1980 và mở cửa
hàng từ đó cho đến nay, cửa hàng được trao lại cho con trai đầu quản lý, anh chị
chỉ thỉnh thoảng đến giúp thêm ý kiến mà thôi. Khi chúng tôi có mặt thì cửa
hàng hầu như không còn chỗ trống, phải chờ sắp chỗ.Cả trên lầu và dưới lầu số
khách chứa được khoảng dưới 50 người.Khi biết chúng tôi là người Việt từ Hoa Kỳ
đến, anh chị hết lòng giúp đỡ. Sau khi ăn xong, anh ch
dẫn chúng tôi ra khu nhà ga gần đó, nơi có một khu
buôn bán sầm uất, đủ mọi thứ cần thiết cho đời sống. Vật giá ở đây cao ngất ngưỡng.
Tô phở giá gần 20 đô, một quả táo (apple): 1 đô, một chai Pepsi giá 22,95
karounes (gần 5 đô), một chai nước uống giá 15 karounes (gần 3,5 đô).
Hôm
sau, vợ chồng chúng tôi đến ăn tại một tiệm tàu gần khách sạn. Bữa cơm trưa cho
cả hai vợ chồng gồm tô canh, 1 dĩa cá, một dĩa xào, với đĩa cơm trắng, giá phải
trả gần 45 đô. Một điều đặc biệt, muốn đi “restroom” phải trả tiền, chứ không
“free” như ở nước Mỹ (mỗi lần phải trả 5 karounes tức 1 đô, lại phải sắp hàng
chờ đợi đến mượt mình). Đây là một cực hình đối với du khách, ngay khi đến các
nước Bắc Âu khác cũng vậy. Nhớ lại bài
viết của tác giả Phượng Vũ: “Nước Mỹ số một vì “toilet”?” mới thấy những cái nhất,
không quốc gia nào sánh bằng, đặc biệt là vấn đề đi “Toilet”. Rồi tác giả kết
luận: “Đúng là có đi ra ngoài mới thấy tiện nghi ở nước Mỹ là số một. Đó là
chưa kể đến vụ so sánh giá cả, hàng hóa ở Mỹ và Châu Âu. Hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều
vừa, vừa rẻ…” (Sống Mới, số ra ngày 12/07/2014, tr.82).Chúng tôi ở lại thủ đô
Copenhagen hai ngày hai đêm trước khi xuống tàu Norwegian Star nên đã cố gắng
viếng thăm một số thắng cảnh trong vùng này. Nhà cửa ở đây cũng như các quốc
gia khác mà chúng tôi đến thăm đều xây theo kiến trúc nhà chung cư, ít có nhà tư
nhân biệt lập như Hoa Kỳ, cả thành phố như những chiếc hộp hình chữ nhật xếp nằm
cạnh nhau với các con đường ngang dọc chung quanh. Cây xanh trên các phướng phố
là điều hiếm thấy. Copenhagen còn được mệnh danh là thành phố của xe đạp. Các
cô cậu đi hàng đoàn trên xe đạp, nói cười vui vẻ, họ được hưởng luật ưu tiên khi
di chuyển trên đường so với xe hơi. Hai bên đường các trạm gởi xe đạp kề sát
nhau tạo thành một cảnh tượng vui mắt đối với các du khách vì cảnh này hầu như
không có ở Mỹ. Sáng sớm ngày 14/06/2014, cả mọi người ra khu nhà ga, gần khách
sạn để cùng nhau ăn sáng.Một số đi trước, trong đó có anh chị Lý Văn Quan. Bỗng
anh Quan la lên: “Ăn cướp! Ăn cướp!”, rồi anh ôm chặt chàng thanh niên da đen, va
lấy lại được cái bóp của anh. Anh Quan đã kể lại là thấy chàng thanh niên này
đi bê
bên cạnh cố ý làm quen, anh đã nghi rồi,
nhưng khi sờ lại túi quần mới biết là mất bóp. Anh đuổi theo và la lên. Thấy
đông người hỗ trợ, cậu ta trao lại bóp và bỏ chạy. Tôi ở toán người đi sau,
cũng gặp một anh chàng de đen, quàng vai, rồi bắt tay. Nhà tôi đi sau, la lên
“Coi chừng anh!” Chàng thanh niên này, thấy tôi để tay lui túi quần đề phòng,
nên anh ta đi thẳng. Thật hú hồn… Ăn sáng xong, chúng tôi mua vé lên cùng một
chuyến xebuýt “Hop on hop off” để tham quan vòng quanh thành phố.
Copenhagen là thành phố đông dân nhất
của Denmark, với tổng số cư dân thủ đô lên đến gần 2 triệu người (theo ghi nhận
kể từ tháng 04/2014). Ngồi trên xe buýt “Hip on hip off”, mỗi người chúng tôi
được phát một bộ “Listen-up”, đeo vào tai để nghe hướng dẫn viên du lịch giới
thiệu từng địa điểm đi qua. Xe chở chúng tôi đi dọc kênh đào (Christianshavn
Canal), rồi tới khu Vesterbro bắt đầu với khu vườn Tivoli (Tivoli Garden), nhìn
thấy nhà hát Pantomime Theater, thành lập 1874;rồi đến khu phun nước Gefion
Fountain rất kỳ vĩ, hoàn thành năm 1908. Xe chạy ngay quang tòa nhà
Frederiksberg Palace, rồi viện bảo tàng quốc gia (National Museum), chuyên
trưng bày về khảo cổ và về lịch sử văn hóa của Denmark.Chúng tôi dừng lại để
xem tượng người cá (hình người đàn bà lõa thể với đuôi cá) đang ngồi trên một
phiến đá lớn. Đây là địa điểm thu hút rất nhiều du khách ngoại quốc. Xe buýt
còn chở chúng tôi đi qua một số địa điểm nữa rồi trở về điểm xuất phát gần nhà
ga. Tất cả mọi người trở về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị ngày mai xuống tàu
Norwegian Star, khởi đầu cho 10 ngày lênh đênh trên biển cả và viếng thăm các
quốc gia kế tiếp.
1.
Ghé thăm bến cảng Warnemunde của Đức (Germany)
bắt đầu tham dự các trò vui chơi giải
trí trên t`au, nhưng cũng có người đi ngủ sớm. Du thuyền nào cũng giống nhau về
việc tổ chức và phối trí các khu giải trí, vui chơi, ăn uống… đáp ứng mọi thị
hiếu của du khách.
Sau gần 15 tiếng hải hành, chiếc du
thuyền đã đến bến cảng của khu nghỉ mát Warnemunde, Germany sáng ngày thứ hai
(16/06/2014) lúc 7:30 sáng (giờ địa phương).Khoảng 9:30 sáng mọi người rời du
thuyền. Một số ghi danh chuyến đi thăm Berlin bằng tàu tốc hành và cuộc hành
trình mất ít nhất 2 giờ 29 phút.Rieng anh chị trong nhóm Quốc Gia Hành Chánh
thì quyết định đi bộ viếng thăm thành phố biển này. Tôi đã có dịp ghé Frankfurt
và thăm Berlin cách đây 6 năm về trước nên thấy nhà của ở đây, cách xây cất, kiểu
mẫu cũng tựa như hai thành phố ấy. Những con đường trong thành phố và dọc bờ biển
thường lát bằng gạch hay đá, ít khi được rãi nhựa.Warnemunde bắt đầu phát triển
thành một trung tâm nghỉ mát quan trọng. Ngày nay, dân số vùng này khoảng 8,400
người, dựa vào ngành ngư nghiệp và gần đây phát triển mạnh về du lịch. Việc xây
cất một trung tâm tiếp đón du thuyền hiện đại (Modern Cruise Line Center) vào
năm 2005 đã biến Warndemunde thành một hải cảng quan trọng bậc nhất trong ngành
kỹ nghệ phát triển du thuyền ở Đức ngày nay. Tại vùng đất cảng này du khách có
thể viếng thăm tháp hải đăng (lighthouse), được xây dựng vào năm 1897. Ngọn hải
đăng này cao chừng 37 thước (121 feet), cho phép du khách đưa tầm nhìn bao quát
cả vùng biển Baltic và trông thấy rõ cả các quận phía Bắc thành phố Rostock
này. Khu nhà hàng Teepott với lối kiến trúc rất tân kỳ (mái vòm hình cong), biểu
tượng cho lối kiến trúc của vùng Đông Đức, được xây cất từ năm 1960 và được
canh cải lại năm 2002, gồm nhiều cửa hàng ăn, quán cà phê và những nơi trưng
bày triển lãm. Bãi biển Warndemunde đầy cát mịn, dài và rộng nhất trên bờ biển
Baltic, kéo dài hơn 3 cây số.
Khí
hậu rất dễ chịu. Đời sống dân cư ở đây có vẻ sung túc và an bình. Đoàn chúng
tôi đi vào khu nhà ga và gặp những chuyến tàu đang chuyển bánh đi các nơi. Các
con tàu có vẻ cũ kỹ. Moi nguoi chụp nhiều hình kỷ niệm ở đây.Chúng tôi đi bộ
khá xa và đã được m
mấy tiếng đồng hồ nên thấm mệt. Các
anh chị khác còn đi sâu vào trung tâm của thị trấn này nhưng vợ chông tôi ,anh
chị Nguyễn Đức Du và cháu Cindy thì tìm đường trở lại du thuyền, kết thúc một
ngày thăm viếng ngắn ngủi một bến cảng của Đức quốc.
1.
Viếng thăm thành phố thời trung cổ Tallinn của Estonia:
Vào ngày 24/02/1919, người Nga bị
đánh đuổi khỏi Estonia và 02/02/1920, quốc gia này được tuyến bố độc lập. Nhưng
vào ngày 17/06/1940, Nga lại xâm lăng Estonia và đưa quốc gia này vào Liên Bang
Xô Viết. Đầu thập niên 90, Liên Bang Xô Viết sụp đổ và Estonia tuyên bố độc lập
vào ngày 06/09/1991.Hiện nay Estonia là 1 quốc gia nhỏ nhưng rất thịnh vượng và
năm 2005 đã tham gia vào Liên hiệp Âu Châu. Tallinn mà chúng ta đang thăm viếng
hôm nay là thủ đô và là thành phố lớn nhất, nằm trên bờ biển phía Bắc của
Estonia, chiếm hữu một vùng đất rộng 159.2 cây số vuông, với dân số 431,184 người.
Thành phố cổ Tallinn được tổ chức UNESCO liệt vào “Di sản của Thế giới”, và năm
2011 được coi là thủ đô văn hóa của Âu Châu. Du thuyền Norwegian Star đã cập bến
vào ngày 18/06/2014 lúc 9 giờ sáng. Đoàn chúng tôi không “book” tours theo như
chương trình thông báo của du thuyền, mà chỉ đi xe buýt vào trung tâm thành phố,
rồi sửdụng bản đồ để đi bộ tham quan các di tích lịch sử của khu phố cổ này. Du
khách có thể tham dự chuyến viếng thăm viện bảo tàng hàng hải, khu sở thú, khu
thương mại Tornimae hay khu buôn bán sầm uất Rotermann, thăm Viện đại học kỹ
thuật Tallin, hay đến ngắm khu chợ Giáng Sinh (Christmas market) ở công viên
tòa thị chính, hoặc viếng thăm ngôi nhà thờ Thánh Olaf với đỉnh tháp nhọn cao
ngất ngưỡng nổi tiếng thế giới.
Tallinn quả là một thành phố cổ kính,
hai bên đường cây xanh che phủ im mát, nhà cửa khang trang, không xây theo lối
hình hộp thành từng dãy nhà dài như đã thấy ở thủ đô Copenhagen hay sau này như
ở thành phố Saint Petersburg, Helsinki hay Stockholm.
2.
Thăm Saint Petersburg của nước Nga:
19/06/2014 lúc 8 giờ thì đến bến cảng Saint
Petersburg. Khác với mấy lần trước, lần này anh Trưởng đoàn Nguyễn Đức Khoát đã
“book” vé đi tours hai ngày và sử dụng luôn một chiếc xebuýt để đưa phái đoàn
đi thăm viếng các di tích của Đế đôSa Hoàng một thời. Saint Petersburg với nhiều
lâu đài lộng lẫy, nhiều lăng tẩm hoành tráng, đã thu hút chúng tôi ngay từ đầu.
Khoảng 9:30 sáng, đoàn chúng tôi sắp hàng để qua cổng an ninh do chính quyền
Nga kiểm soát. Cảm tưởng của mọi người là mình đang đi vào một xứ của cộng sản
độc tài, dù Nga đã chuyển đổi trên danh nghĩa qua chế độ dân chủ khi Liên Bang
Xô Viết sụp đổ vào đầu thập niên 90. Công an Nga nhìn chằm chằm vào chúng tôi,
không chút gì thân thiện và chúng tôi cũng không nghĩ tốt về họ ngay từ đầu.Đoàn
chúng tôi mất gần hơn nửa giờ mới qua khỏi cổng kiểm soát vì trong đoàn có anh
chị Lý Văn Quan không ghi tên kịp cho chuyến vào tham quan Saint Petersburg.
Mãi đến khi cô hướng dẫn viên du lịch người nga, Natasha, năn nĩ mãi công an hải
quan mới cho qua. Chiếc xe buýt mà anh Khoát thuê cho đoàn đã đợi sẵn và cô hướng
dẫn viên nói tiếng Anh khá trôi chảy bắt đầu thuyết trình chương trình thăm viếng
và các địa điểm mà đoàn sẽ lần lượt đến trong hôm nay và ngày mai.
Saint
Petersburg là đế đô được Nga hoàng Peter đại đế thành lập vào 27 tháng 05,
1703, trải qua hơn 200 năm.Và không còn là đế đô nữa sau cuộc cách mạng tháng
10 Nga năm 1917.(Lenin lật đổ đế chế Nga và thành lập nhà nước Nga Xô Viết).
Khi xe buýt chạy qua các đường phố, chúng tôi thấy bức tượng người cỡi ngựa bằng
đồng (được biết là hình ảnh của Peter đại đế), Khải hoàn môn Narva ở công trường
Stachek, và dọc theo bờ biển của thành phố, chính quyền ở đây còn giữ chiếc
thuyền Rạng Đông (Aurora) như là một biểu tượng của cuộc cách mạng tháng 10, để
cho khách du lịch đến tham quan. Du khách ngồi trên xe buýt còn nhìn thấy cả bức
tượng Lê-nin, cao lớn đang được dựng ở quảng trường (chúng tôi ngạc nhiên không
hiểu sao bức tượng vẫn tồn tại trong khi nước Nga không còn chế độ cộng sản nữa).
Đoàn được hướng dẫn cho xuống chụp hình tại ngôi nhà thờ nơi mà Sa Hoàng
Alexander II đã bị ám sáDu thuyền rời Tallinn 5:30 chiều và vào sáng hôm sau ngày 19
Phải nói đế đô Saint Petersburg, cảnh
sắc rất đẹp, với vô số các địa điểm du lịch mà đoàn chỉ có hai ngày nên anh trưởng
đoàn quyết định chỉ thăm hai nơi chính là Cung điện Mùa Đông và Cung điện Mùa
Hè, và một nơi khác là nhà thờ thánh Peter và thánh Paul, nơi gia đình Nga
hoàng được chôn cất.
· Cung điện Mùa Đông của Sa Hoàng (Winter Palace)
Đoàn chúng tôi bước vào
cổng thì được thông báo phải bỏ lại tất cả hành lý kềnh càng ở phòng gởi đồ,
không được mang vật liệu kim khí bén nhạy… và được lưu ý cẩn thận giữ chặt đồ
quý giá trong người, đề phòng kẻ gian trà trộn… Chúng tôi choáng ngợp với hàng
hàng lớp lớp du khách đang chen chúc nhau vào cổng, rất dễ lạc nhau. Dòng người
di chuyển vào ra cuồncuộn như thác. Chúng tôi cố gắng đeo bám cô hướng dẫn để
theo kịp đoàn. Thật khó để ghi nhận được hết những đặc điểm của cung điện.Chỉ
biết đây quả là một cung điện vô cùng xa hoa lộng lẫy và đồ sộ.Vàng dát đầy
trên các bức tường và cột trụ là vàng ròng 24 karat. Mái vòm hình khum được trang
trí bằng những hình vẽ chạm trổ theo nghệ thuật 3 chiều (3 D. art work). Cung
điện này từ năm 1732 đến 1917 là nơi ngự trị của các triều đại Sa Hoàng, được
xây cất trên một phạm vi rộng lớn, hoành tráng nhằm phô trương quyền uy của đế
chế Sa Hoàng (Tsar). Cung điện Mùa Đông này gồm 1786 cửa ra vào (doors), 1945 cửa
sổ (windows), với 1500 phòng (rooms) và 117 cầu thang lên xuống (staircases).
Các du khách cần đến cả thời gian lâu mới thăm viếng hết cả khu cung điện này,
còn chúng tôi chỉ có hơn nửa ngày để tham quan thì cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”
mà thôi vậy.
·
Cung điện Mùa Hè của hoàng hậu
Catherine (Summer Palace)
Ngày
hôm sau (20/06/2014), hướng dẫn viên dẫn đoàn đến thăm cung điện của hoàng hậu
Catherine, phải mất hơn một giờ xe buýt mới đưa chúng tôi đến nơi. Cung điện
này xây cất cũng theo lối kiến trúc của cung điện mùa đông nhưng không rộng bằng,
tuy vẫn uy nghi và lộng lẫy, tọa lạc trên một vùng đất thuộc thị trấn Tsarskoye
Selo, nằm cách phía đông nam của Saint Petersburg 25 cây số, được dùng làm nơi cư ngụ của gia đình Sa Hoàng vào mùa hè. Cung điện này khởi sự xây cất vào năm 1717, có hơn 100kg vàng được dung để dát lên mặt tiền của cung điện và phủ lên các bức tượng khắc trên trần nhà.Đằng trước cung điện là khu vườn được xây dựng rất công phu làm nổi bật cảnh quan lộng lẫy của kiến trúc đặc biệt này. Chúng tôi lần lượt được dẫn đi thăm đại sảnh đường (Grand Hall) nơi mà các cuộc đại yến hay lễ lược được tổ chức với những khắc chạm hình nỗi trên tường đều dát bằng vàng thật. Phòng ăn lớn với những bát, đĩa, bình trà, tách trà… đều nhập từ Trung Quốc. Phòng đánh cờ của vua và hoàng hậu, phòng triển lãm chân dung các vị hoàng đế, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa… Phòng ngủcủa vua và hoàng hậu. Phòng làm việc, phòng tiếp các sứ thần, phòng giải trí của hoàng gia… Khi trình bày vài nét về Cung điện Mùa Đông, chúng tôi không nhắc đến cách thiết kế các phòng ốc bên trong của cung điện nhưng khi ghé thăm Cung Điện Mùa Hè, với cách bài trí như vừa nói, các bạn cũng tưởng tượng ra được vì cả hai cung điện này gần như rập khuôn nhau, chỉ khác nhau về kích thước mà thôi.Có đi mới thấy hết cuộc sống hết sức xa hoa và phung phí của các vua chúa ngày xưa. Ngoài hai địa điểm chính trên đây, hướng dẫn viên còn dẫn chúng tôi viếng thăm vài nơi khác như khu Fountain Park (khu này phải đi bộ hơn 1 tiếng đồng hồ, tôi cảm thấy mệt không tham dự và nhà tôi dù muốn đi theo đoàn nhưng phải ở lại với tôi). Còn một điểm du lịch nữa là khu lăng mộ chôn cất gia đình Nga hoàng bị sát hại sau khi Lê-nin lên cầm quyền vào tháng 10, 1917. Đó là lãnh địa của nhà thờ lớn mang tên thánh Peter và thánh Paul, với khu nhà mồ của các vị vua thời Sa Hoàng, bao gồm luôn cả lăng mộ của Peter đại đế, hoàng hậu Catherine và vị vua cuối cùng là Nicolas đệ nhị. Đỉnh nhọn nhô lên từ tháp chuông nhà thờ cao đến 404 thước Anh (feet), tạo thành một cảnh quan kỳ vĩ cho thành phố. Khu thành lũy này do Peter đại đế xây cất vào năm 1703 và khu nhà thờ ở đây được tôn phong vào ngày 01/04/1704. Các lăng mộ vua chúa hoành tráng thường được dân chúng đến viếng thăm và dâng hoa hằng ngày. Khi đoàn đến đây thì số người
đang sắp hàng dài và phải mất gần một
tiếng mới hoàn tất cuộc viếng thăm.Du khách trở lại du thuyền để đêm nay khởi
hành đi Finland vào lúc 7 giờ tối.
1.
Thăm thủ đô Helsinki của Phần Lan
(Finland)
sứ thần ngoại giao và trụ sở của các
tòa đại sứ. Xe tiếp tục chở chúng tôi đi ngang bến cảng Hernesaari, nơi dung
chân của các du thuyền quốc tế, khu chợ trời Hietalahti nổi tiếng với những món
ăn thuần túy địa phương. Xe cũng chạy ngang qua cầu tàu Melkki mà du thuyền
Norwegian Star của chúng tôi đang đỗ ở đó. Chúng tôi xuống xe ở gần nhà thờ
Rock Church. Nhà thờ này là một kiến trúc độc đáo xây bằng đá tảng lớn, phía
trong nhà thờ trang trí bằng những tác phẩm khắc chạm rất công phu. Chúng tôi
lên xe buýt đến thăm tượng đài nhà soạn nhạc tài ba Sibelius. Xe chạy ngang qua
tòa nhà quốc hội, viện bảo tàng quốc gia, chúng tôi xuống địa điểm này để chụp
hình, quay phim. Rồi lên xe đến thăm khu shopping lớn nhất của thành phố với
tòa lâu đài bằng kính hết sức ấn tượng.
Còn một chuyện đáng nhớ trong chuyến
thăm viếng Helsinki là khi bà con ghe lai khu chợ trời (Market Square) gần bến
đỗ của tàu thuyền neo đậu, nằm gần khu bán vé Royal Line, và đường
Katariinankatu. Tại đây, mọi người sắp hàng dài để đi “restroom”, phải đóng 1
đô để đi “đại tiện”, còn “tiểu tiện” thì sắp hàng ở bên phải và khỏi đóng tiền.
Lúc này anh chị N.Đ. Nam cũng vừa đến. Với nét mặt “hớt hơ hớt hải”,anh kể lại
rằng thật may mắn vì anh chị đã tìm lại được “backpack” bỏ quên ở khu chợ trời
khi đang bận chụp hình. Hơn nữa giờ sau, anh tìm lại chỗ cũ thì thấy cái túi
xách gồm vật dụng cá nhân, giấy tờ và laptop vẫn còn đó.Thật là hú hồn.Anh em đều
sẻ chia niềm vui với anh chị Nam. Đoàn chúng tôi lên xe
buýt trở về lại nơi xuất phát là quảng trường nghị viện, chấm dứt chuyến viếng
thăm thủ đô xứ Phần Lan đầy thơ mộng.
1.
Thăm thủ đô Stockholm của Thụy Điển
(Sweden)
thưởng giải Nobel hằng năm, nổi tiếng
toàn thế giới.
Đến đây, chúng tôi coi như đã thăm viếng
thủ đô cuối cùng trong chuyến thăm các nước Bắc Âu bằng du thuyền Norwegian
Star. Mỗi nơi đoàn chúng tôi có được nhiều lắm là 10 tiếng nếu rời tàu sớm và
trở lại tàu trễ (nhưng phải trước giờ tàu khởi hành); ngoại trừ, được thăm viếng
thành phố Saint Petersburg hai ngày, theo tours của công ty du lịch và có hướng
dẫn viên, cô Natasha đi theo đoàn. Du thuyền rời bến cảng Stockholm lúc 4 giờ
chiều ngày 22/6/ 2014 hướng về thủ đô Copenhagen và chúng tôi lênh đênh trên biển
cả suốt ngày 23/06/2014 với nhiều thú vui, giải trí trên du thuyền. Anh Khoát,
trưởng đoàn, có xin được sử dụng căn phòng trên Deck 10 để sinh hoạt trong dịp
này. 23 thành viên của đoàn lần lượt giới thiệu vài nét về mình và nói cảm tưởng
về chuyến đi.Không khí rất thân tình và cởi mở, cùng hẹn nhau sẽ gặp lại trong
những chuyến đi kế tiếp. Vào ngày 24/06/2014, du thuyền đã cập bến cảng
Copenhagen lúc 7:00 sáng. Đoàn chúng tôi được phép rời tàu sớm để chuẩn bị ra
phi trường đáp chuyến bay về Mỹ. Chúng tôi gồm anh chị Đài, anh chị Đồng và vợ
chồng tôi, phải trễ chuyến bay về Los Angeles đến hai tiếng. Và vì thế trễ luôn
chuyến máy bay của Southwest từ L.A đến San Jose lúc 9 giờ đêm. Đêm đó tất cả
chúng tôi đều ở lại trong phi trường vì xe khách sạn mà chúng tôi đã “book”
phòng để đón chúng tôi quá khuya, trong khi chuyến bay ngày mai khởi hành quá sớm
(lúc 5 giờ sáng đã phải chuẩn bị lên tàu). Chúng tôi quyết định qua đêm trong
phi trường .Một đêm ngủ gà ngủ gật với kinh nghiệm nhớ mãi không quên.
Chuyến viếng thăm một số quốc gia Bắc
Âu dù chỉ hai tuần ngắn ngủi nhưng đã ghi lại trong lòng tôi nhưng ấn tượng hết
sức sâu đậm. Trước cảnh quan kỳ vĩ của cung điện Mùa Đông, trước kiến trúc đồ sộ
lộng lẫy xa hoa của cung điện Mùa Hèvới đế chế Sa Hoàng trong hơn 200 năm, lòng
tôi se lại khi nghĩ đến, mỗi căn phòng của cung điện này, mỗi bức tường của đại
sảnh kia là máu xương, là mồ hôi của bao thế hệ dân đen khốn khổ phải chịu đựng
để hoàn thành…
San Jose, những ngày vào Thu.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 361
SƠN TRUNG *NHỮNG CÁI NGU DẠI TRONG 30-4--1975
NHỮNG CÁI NGU DẠI TRONG 30-4--1975
SƠN TRUNG
1. Gặp một anh bạn giáo sư, tôi hỏi: Anh nghĩ sao?
Anh đáp: Không sao. Cả nước này có triệu lính, triệu công chức. Không lẽ cộng sản bỏ tù mấy triệu người! Anh bình chân như vại, đi học tập khoảng 10 năm trở về làm tiến sĩ, tiếp tục dạy Đại học Tổng Hợp! Thế cũng tốt!
2. Một anh bạn giáo sư tiến sĩ Luật kể chuyện: 30 tháng tư, anh dắt con gái đi ra Xa lộ đón quân cụ Hồ như bài ca năm xưa : Năm cửa ô đón chào đoàn quân trở về! nhưng thấy lũ người rừng, cha con anh sợ quá chạy mất. Cô con gái vượt biên sang Anh Quốc, sau bảo lãnh anh và gia đình. Từ đó tôi không biết tin tức bạn. Té ra anh bạn Luật sư tiến sĩ của tôi hoc vấn cao thâm thế mà mấy chục năm tôn thờ Việt Cộng, đến khi nhất kiến mới kinh hoàng! Anh bạn tôi thế cũng giỏi còn hơn Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng lún sâu trong vũng lầy cho đến giờ chót mới tỉnh ngộ!
3. Mấy tuần lễ sau khi miền Nam thất thủ thì chiến dịch rỉ tai về học tập cải tạo bắt đầu được tung ra. Nhưng mãi đến đầu tháng sáu 1975 Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố mới ra lệnh cho các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa phải trình diện để đi “Học Tập Cải Tạo”. Uỷ Ban ra thông cáo vào các ngày 10-6, 11-6 và 20-6-75 trên đài phát thanh và báo chí, chỉ định rõ địa điểm và ngày giờ trình diện.
Hạ sĩ và nhân viên chính quyền từ chủ sự trở xuống học tập ba ngày tại phường. Các cấp thấp hơn như binh sĩ, cán bộ phường khóm được khoan hồng miễn trình diện. Cả mấy trăm ngàn người nô nức đi trình diện học tập vì họ nghĩ rằng học tập cho xong để hy vọng sớm trở về làm ăn. Họ đi học từ sáu giờ sáng đến tối.
Ðối với các phó quận trưởng, trưởng ty, cấp úy, thì mỗi người phải mang theo giấy bút, quần áo, mùng mền vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong 30 ngày kể từ ngày trình diện.
Ai cũng tưởng chỉ đi mười ngày một tháng. Không ngờ hoc tập dài hạn. Họ hỏi quản tù. Bọn chúng trả lời: Chúng tôi bảo đem tiền bạc môt tháng chứ chúng tôi không nói các anh chỉ ở tù ba mươi ngày. Chúng ta măc mưu cộng sản rồi bạn ơi!
4. Nhiều người tin tưởng" hồ hởi phấn khởi" thi đua nhau đi học tập cải tạo. Đa số dân Nam không hiểu học tập và cải tạo là gì, tưởng là đi học như thời tiểu học cắp sách đến trường. Nhiều người không ở diện học tập cũng cố xin học tập. Rốt cuộc đã vào tập trung là không thể đi ra, thành thử nhiệt tình cách mạng quá mà ở tù năm, mười năm như ai. Đây cũng thuộc loại giành ăn!
Một hồi ký của nhóm Văn Tuyển viết về ngày trình diện như sau:
' Nhiều người vì sức khỏe yếu được miễn
trình diện. Nhưng vì quá tin vào thông cáo của chính quyền, học tập có
một tháng, nên họ vẫn tình nguyện xin đi để tỏ thiện chí cũng như làm
cho xong để còn về được an ổn kiếm kế sinh nhai.
Có người được nhân viên tiếp nhận cho về
vì không hội đủ tiêu chuẩn như thông cáo nhưng vẫn nằn nì giải thích
chức vụ để xin đi cho chắc bụng. Chẳng hạn, có vị khai chức vụ quốc vụ
khanh chính phủ. Cán bộ không biết đó là chức gì mà coi danh sách không
thấy có nên đuổi về. Vị chính khách này phải cố gắng giải thích chức vụ
của mình ngang hàng tổng trưởng. Họ cũng không biết tổng trưởng là gì,
đến khi nói là bộ trưởng thì họ mới cho nhập trại. Ai cũng nghĩ là trước
sau rồi cũng phải học tập nên xin đi cho nó xong. Thực ra, thông cáo
rất mập mờ. Lúc đầu ghi danh đi học tập cải tạo phải chuẩn bị thực phẩm
hoặc đóng tiền ăn cho một tháng. Rồi pháp lệnh nói cải tạo viên phải học
tập ba năm rồi đổi ra vô hạn định một cách âm thầm.
Kỷ Nguyên Tù Ðầy Cải Tạo bắt đầu. Sau khi
đã bước vào trại tù cải tạo thì ngày ra dường như vô tận vì một số
thiệt mạng, hầu hết tiếp tục tù đầy cho tới mươi mười lăm năm sau""Thật là oan ơi, ông Địa! Nhưng tự mình xin vào tù chứ có ai bắt đâu! Mình làm mình chịu kêu mà ai thương? Ai bảo đi học tập là sướng? Ấy đấy, dân ta tham lam, muu mánh, cái gì cũng chựp dựt, tranh giành. Từ ông bộ trưởng, giám đốc, tiến sĩ, giáo sư cho đến bác sĩ, kỹ sư, triệu phú, linh mục, thượng tọa khi vào trại -trại tù cũng như trại tạm cư- cũng tranh giành, chen lấn, thô tục, bỉ ổi giống như lưu manh. Đúng là cháy nhà ra mặt chuột! Ôi! Ai bảo Nhân chi sơ tánh bản thiện?
Không biết Thiên đường ra sao, nhưng tại địa ngục tất có vua quan, tiến sĩ, kỹ sư, linh mục, hồng y, hoà thương, thượng tọa đứng ngồi, bò lết, bị còng, bị trói ...cả đống
5. Một số có phương tiện mà không đi vì họ tin Cộng sản hòa hợp hòa giải như thông báo của Mặt Trận, một số bị địch vận cộng sản tuyên truyền mà ở lại như Trần Văn Chơn. Lúc ấy, nhiều bà con trong Nam nhận được tin anh em ngoài bắc khuyên ở lại, ở lại xây dựng XHCN, sướng lắm. Một số được thư bạn cũ như Võ Nguyên Giáp gửi vào ( không biết thư của Võ nguyên Giáp hay của ai giả mạo) thế là sung sướng, vui vẻ ở lại vì ta có ô dù lớn! Người ở lại được ca tụng là Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông ở lại là phải, vì ông già rồi! Một số ở lại như Nguyễn Hữu Hạnh là cộng sản nằm vùng.Một số ở lại vì tham gia chính phủ trung lập như GS Bùi Tường Huân,bộ trưởng Quốc Phòng của chính phủ Dương Văn Minh.
Ôi! Cá tham mồi, cá ngu si nên mới chui vào lờ, và mắc phải lưỡi câu!
6. Một số theo tàu Viẽt Nam Thương Tín ra biển, đến Guam còn theo Việt Cộng đòi trở về. Mỹ cũng chịu mất một chiếc tàu trả họ về Việt Nam. Họ về đến Vũng Tàu nhưng phải đi khoảng mười năm mới về đến nhà! Vui thật là vui! Vui sao nước mắt lại trào?Người Mỹ thật nhân đạo. Tại sao phải đưa mấy tên phản thùng trở lại Mỹ làm gì?
7. Nhiều người cho con cái di tản trước như Dương Văn Minh. Nhiều người cho vợ con ra đi, và bản thân họ cũng ra đi, thế rồi họ trở về như Trần Chánh Thành. Một số ở lâu bên Pháp cũng vội vã trở về vỉ họ được tin Miền Nam trung lập theo Pháp! Kết quả một số mau chân chạy thoát, một số bị tù, một số tự tử như Trần Chánh Thành!
Báo chí, tin tức Việt Nam phần nhiều là tin vịt. Nhưng báo chí, tin của Tòa đại sứ Pháp, của tướng Vanuxem cũng là tin vịt? Biết tin ai? Hay các ông này cũng bị tổ trác?
8. Sau 30-4, nhiều dân Bắc di cư, có anh em làm lớn ngoài Bắc vào. Nghĩ mình là dân ngụy, khó khăn trăm bề, họ muốn kinh doanh, mua nhà cửa, nhờ anh em XHCN đứng tên dùm. Kết quả tiền mất tật mang!
9. Sau 1975, Việt Cộng chơi trò ăn cướp mà chúng gọi là "đánh tư sản". GS Huỳnh Văn Tòng có người thân thuộc hạng giàu có, lo sợ Việt Cộng săn cướp cho nên ông gửi cho thằng con rể 100 lượng vàng. It lâu sau, ông bảo thằng rể đưa lai vàng cho ông. Thằng rể vừa nhảy vừa ca:
Cò bay! Diều hâu bay! Khỉ bay! Rồng bay! Mèo bay! Chó bay! Vàng bay!
GIA HỘI* LỜI KINH MA
LỜI KINH MA
GIA HỘI
Anh là ai
Mà nói hòa hợp hòa giải?
Ai có nợ với nhân dân
Chính họ phải đứng lên xin lỗi
Phải quỳ xuống thú tội
Và rút lui
Anh không phải là lãnh đạo cộng sản
Có quyền gì mà nói hòa giải?
Con Mèo giết con chuột
Con chuột phải chạy trốn
Nếu con Mèo hối cải
Phải lên tiếng thú tội
Phải thực thi hòa hợp hòa giải
Chứ không phải con Chuột
Lên tiếng đạo đức nhân ngãi!
Đó là trò cười
Cho loài người
Khắp thế giới!
Con Chuột phải sống chung với Mèo
Để chúng phanh thây xé thịt
Hay phải đứng lên đấu tranh
Cho đôc lập,Tự do Hòa Bình?
Còn hòa hợp hòa giải
Là đầu hàng vô điều kiện
Là thủ tiêu đấu tranh
Là làm nô lệ cho lũ quỷ tàn ác hôi tanh
Là giết bản thân mình
Gia đình
Và Tổ quốc!
Tôi
Và nhân dân tôi
Chưa từng nghe cộng sản xin lỗi
Cũng không nghe bọn chúng nói hòa hợp hòa giải.
Chỉ có những bọn tay sai
Mồm loa mép giải
Hô hào hòa hợp hòa giải.
Lời chúng nó
Không có giá trị
Chỉ là dối trá bợm bãi!
Anh là tay sai
Là đầy tớ cắp cặp cho chủ
Là con chó săn
Là loài muông thú
Nhảy vào bụi rậm
Theo lệnh chủ.
Tôi biết anh là ai!
Những tên đao phủ
Những ác thú
Đội lốt sư sãi!
Những linh mục
Mục sư đi bốn chân
Những trí thức
Những kẻ yêu nước giả vờ
Để lừa gạt những kẻ ngây thơ!
Nực cười thay
Những kẻ lên tiếng hòa hợp hòa giải
Sao không về ờ luôn Việt Nam
Mà vẫn sống ở hải ngoại?
Sao không theo
Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ
Nhật Tiến
Thu Tứ
Cúi mặt làm đầy tớ
Cho quỷ sứ
Và bao kẻ ca hát múa may
Như Khánh Ly
Elvis Phương
Nhưng Trần Trường
Duy Quang
Trường Sa
Và bao kẻ âm thầm
Đã từ bỏ Thiên đường...
Hòa giải là gì?
Là quên hận thù
Ta yêu nhân dân
Nên không cần nói đến hòa hợp hòa giải.
Nhưng cộngsản có nợ máu với tổ quốc đồng bào
Tội ác rất cao
Đến tận ngàn sao
Và sâu như biển cả
Nên không thể hòa hợp hòa giải!
Và cộng sản
Vẫn muốn cai trị mãi mãi
Theo chính sách độc tài chuyên chế
Anh em nhà nó làm giàu
Chế độ chúng nó cha truyền con nối!
Vẫn đánh đập, tra tấn giết hại
dân lành
Theo chủ trương bạo lực
Và giai cấp đấu tranh
Nên không thể có hòa bình
Và hòa hợp hòa giải.
Nếu chúng nói dân chủ, tự do
Hòa hợp và đổi mới
Là chúng nói dối
Đừng ngu như lão Đạo Dừa
Chơi trò Mèo Chuột chung sống hòa bình cuội!
Chúng chưa ngừng tay
Chúng vẫn tiếp tục gây tội ác
Gây đau khổ cho đồng bào
Và tàn phá Việt Nam.
Chúng ta nhắm mắt sao đành
Để cho chúng hoành hành
Tàn sát,khủng bố sanh linh
Hay phải chận bàn tay tội ác?
Và đầu tranh cho Tự Do, Dân chủ, Hòa Bình?
Hòa hợp là gì?
Là đoàn kết toàn dân
Là vì dân
Phục vụ nhân dân
Là thương yêu đồng bào thật sự
Không gian dối hung dữ
Không mang trái tim loài thú
Không mang mặt nạ Mác Lê
Là không chém giết hận thù.
Là thực thi tự do
Đem lại ấm no
Cho Tổ quốc đồng bào!
Là không độc tài tàn bạo
Là thi hành đa nguyên dân chủ
Để toàn dân đứng lên làm chủ
Tiêu diệt lũ sâu bọ
Lũ trâu chó
Để xây dựng lại quê hương!
Đất nước Việt Nam là của toàn dân Việt Nam
Không phải của riêng một ai
Hãy đuổi những kẻ bât tài
Những quân ăn hại
Những bọn cướp của giết người
Đừng cướp nhà cửa, ruộng đất của nhân dân
Đừng lấy của công làm của tư
Hãy dể cho dân tự do bầu cử
Hãy trả quyền làm người cho phụ nữ
Và nhân dân lao động
Quyền sống
Đừng làm tôi tớ Trung Cộng
Đừng bán nước Việt Nam
Đó mới là hòa hợp hòa giải!
Thật sự!
Còn lạy lục Bắc Kinh
Còn phá chùa chiền, nhà thờ và Thánh thất
Còn khủng bố Cao Đài, Hòa Hảo
Còn bắt Việt Khang
Còn khủng bố Quảng Độ
Còn bắt Không Tánh
Còn trộm cắp Nhật Bản, Thái Lan
Còn bóc lột dân Việt ở Nga
Malaysia
Ba Lan
Tiệp khắc
Thì sao gọi là hòa hợp hòa giải?
Hòa hợp hòa giải
Là bằng tình thương
Là bằng công bằng và dân chủ
Không phải bẳng thủ đoạn gian dối
Không phải bằng khẩu súng
Bằng nhà tù và còng sắt
Không phải bằng dùi cui công an
Bằng chính sách bạo tàn
Tra tấn và đánh đập nhân dân đến chết
Và bằng bạo lực khủng bố
Làm như thế chỉ tăng hận thù
Trong lòng chín mươi triệu dân Việt.
Như thế làm sao hòa hợp hòa giải?
Đừng hòa hợp hòa giải
Bằng những hành động tàn ác và dã man
Khi nào Việt cộng thực tâm yêu nước
Dẹp bỏ cờ đỏ sao vàng
Quăng xác Hồ Chí Minh xuống sông
Đào mả Trường Chinh
Võ Nguyên Giáp
Phạm Văn Đồng
Nguyễn Văn Linh
Và bọn đầy tớ Băc Kinh
Ra biển cả
Thì đất nước này
Thật sự hòa bình
Thực sự hòa hợp hòa giải.
Nếu cộng sản cứ độc tài
Không trả quyền làm người
Quyền tự do dân chủ
Cho toàn thể nhân dân
Nếu cộng sản không công bằng và nhân ái,
Cứ cướp của giết người
Tàn phá quê cha đất tổ
Toàn thể nhân dân ta
Hãy đứng lên lập trật tự mới!
Cho con cháu muôn đời!
Cho Việt Nam quang vinh vạn đại!
Làm sao dân oan có thể cười
Với kẻ cướp nhà cướp đất của họ?
Để cho họ phải chiếu đất màn trời?
Và những người trong lao tù
Làm sao có thể vui
Với những kẻ đánh đập và bỏ tù họ?
Làm sao những nhà tu
Có thể ca ngợi tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh
Khi họ không thể đọc kinh
Không thể tự do hành đạo?
LÀM SAO LƯƠNG DÂN
CÓ THỂ HÒA HỢP, HÒA GIẢI VỚI CƯỜNG BẠO?
Anh là ai?
Là tay sai
Là kẻ ngu si cuồng dại
Hay kẻ lưu manh gian dối?
Là người yêi yêu công bình, tự do, bác ái
Anh có chấp nhận cộng sản tồn tại
Tiếp tục cướp phá đất nước Việt Nam
Đuổi dân ra biển cả
Và đem dân buôn bán nô lệ
Xuất khẩu bọn trộm cắp đi khắp thế giới?
Anh có muốn
Nhân dân ta bị cứơp đất cướp nhà
Phải lang thang đầu đường xó chợ
Phải gào thét đấu tranh
Trong bão bùng mưa gió?
Anh có muốn kinh tế Việt Nam sụp đổ
Tiền bạc, đất đai lọt vào tay tư sản đỏ
Chúng mang đi cất giấu ở nước ngoài?
Anh có muốn đốt cả Trường Sơn
Gây nên bão lửa căm hơn
Chôn vùi quốc gia xã hội
Cho lưu manh lên ngôi
Cho đạo đức, tâm hồn dân ta ngày càng suy thoái.
Anh có muốn Việt Nam thành quận lị của Trung Cộng
Hay anh muốn Việt Nam độc lập, Tự do?
Nếu anh thực sự yêu công bình, bác ái
Tại sao kêu gọi hòa giải?
Nếu cộng sản giết cha anh
Cướp nhà cửa của anh
Đem con trai con gái của anh sang Singapore, Thuợng Hải
Anh có hăng say hô hào hòa hợp, hòa giải?
Có nhiều người
Và nhiều hình thái
Đầu hàng cộng sản.
Có kẻ huyênh hoang
Núp sau chiếc áo tư bi, bác ái
Kêu gọi hòa bình, hòa giải.
Và kêu gọi trung lập
Nghĩa là không chống ai
Phải hòa hợp với mọi loài
Không phân biệt Quốc cộng phải trái
Phải hòa hợp hòa giải
Quan trọng nhất là đừng theo Mỹ-
Vậy theo ai?
Theo lũ quỷ
Cúi đầu quỳ lạy
Mười sáu chữ vàng gian dối?
Coi chừng bọn anh bị lợi dụng
Như Nguyễn Hữu Thọ
Huỳnh Tấn Phát
Nguyễn Thị Bình
Trương Như Tảng, Trần Thúc Linh...
Đi theo cộng sản gian ác
Phản lại Tổ quốc mình!
Mà cứ kêu gào hòa hợp, hòa giải, hòa bình!
Hội nghị Diên Hồng
Mục đich là gì?
Coi chừng bàn tay Việt Cộng!
Ở sau lưng!
Có kẻ huyênh hoang
Đòi về Việt Nam lập đảng mới-
Tự anh lập đảng
Hay theo ai
Theo Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Tấn Dũng
Hay Trương Tấn Sang?
Và như thế anh cũng là hòa hợp hòa giải!
Với bọn cộng sản gian dối!
Chơi trò dân chủ cuội!
Anh tin vào chúng ư?
Anh dựa vào ai?
Vào Bùi Tín, Trần Phương
Vào bọn cộng sản bất lương
Và những tên bợm bãi ?
Về Việt Nam
Chỉ làm tay sai
Không phải hòa hợp hòa giải!
Gửi tiền về Việt Nam
Cứu trợ trẻ mồ côi
Xây chùa
Giúp nhà thờ
Là nói dối
Thực tế là nuôi cọp đói
Là tiếp tay cho sức mạnh cộng sản bóp cổ con người!
Hỡi những chú chuột
Đừng nghe com mèo kêu gọi hòa bình
Hỡi đàn gà con
Đừng tin con quạ rao giảng hòa giải
Chỉ có những bọn nịnh hót
Những tôi tớ
Những chân tay quỷ dữ
Mới lên giọng giả dối
Kêu gọi hoà giải!
Người hiền lành
Không thể sống với yêu tinh
Hãy nhìn thấu tim
Những kẻ miệng nói hòa bình
Và hô hào hòa giải!
Chúng không phải là con người
Chúng là ác thú
Là quỷ sứ
Là cộng sản tàn ac lưu manh!
HÒA HỢP HÒA GIẢI VỚI QUỶ Ư?
'Không thể hòa giải vì VN vẫn độc tài'
- 23 tháng 4 2015
Các lãnh đạo chính trị của cộng đồng người gốc Việt ở Hoa Kỳ khẳng
định ‘sẽ không có chuyện hòa giải’ chừng nào chính quyền trong nước vẫn
duy trì các chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền đối với người dân
trong nước.
Trao đổi với BBC tại Nam California, ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố
Westminster và ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam, nói cộng đồng
người Việt tại hải ngoại sẽ không hợp tác với chính quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam để chống lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Quận Cam và thành phố Westminster thuộc tiểu bang California là nơi có
đông người gốc Việt sinh sống và được xem là ‘thủ đô của người Việt
tị nạn ở hải ngoại’.
‘Vẫn giữ căn cước tị nạn’
“Trong 40 năm vừa qua, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn giữ được căn cước tị nạn của mình,” ông Trí Tạ nói.
“Chúng tôi hiểu được chúng tôi đến Mỹ với lý tưởng tự do và chúng tôi
bảo vệ lý tưởng đó,” ông giải thích, “Chúng tôi luôn tiếp tục cùng với
đồng bào trong nước đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do.”
Theo ông Trí Tạ thì ngày 30/4 năm 1975 ‘luôn là ngày đau thương của
cộng đồng người Việt tị nạn’ vì ngày này đánh dấu ‘hàng triệu đồng
bào trong nước phải bỏ ra đi và có vài trăm ngàn người Việt xấu số đã
chết trên biển cả’.
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Khi được hỏi về vấn đề hòa hợp, hòa giải với chính quyền trong nước do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, ông Trí nói rằng ‘không thể làm được’ do ‘trong
40 năm qua nhà cầm quyền cộng sản vẫn giữ chính sách độc tài’.
“Người Việt tị nạn tại hải ngoại lúc nào cũng muốn cho Việt Nam tự do,
dân chủ, phú cường,” ông nói và cho biết bản thân ông chỉ về Việt Nam
khi nào đất nước này ‘có tự do, dân chủ thật sự’.
Khi được hỏi liệu sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông có khiến cho
cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ đoàn kết với chính quyền trong nước
hay không, ông Trí Tạ nói: “Tập thể người Việt tị nạn tại hải ngoại
lúc nào cũng quan tâm đến việc Trung Quốc xâm lấn và có âm mưu chiếm
biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt tại hải ngoại sẽ không bao
giờ đồng quan điểm với chính quyền Cộng sản Việt Nam.”
“Toàn thể người Việt tại hải ngoại vẫn đang vận động chính giới Hoa
Kỳ, dân biểu, thượng nghị sỹ liên bang để nêu lên sự quan tâm về sự xâm
lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam và chúng tôi hy vọng tập thể người
Việt khắp nơi trên thế giới sẽ tiếp tục đưa sự quan tâm này lên để
quốc tế và Hoa Kỳ có phản ứng thích hợp,” ông nói.‘Mong thế hệ sau tiếp tục sứ mạng’
Ông Trí cũng cho biết thế hệ người gốc Việt sinh ra ở Mỹ sau năm 1975
nhờ tham gia vào các trường Việt ngữ và các sinh hoạt cộng đồng nên
‘vẫn hiểu được vì sao thế hệ thứ nhất đến Mỹ, hiểu được vì sao cộng
đồng Việt Nam tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới vẫn quan tâm về hiện
trạng nhân quyền Việt Nam’.
Ông nói ông mong rằng các thế hệ người gốc Việt ở Mỹ sau này ‘sẽ tiếp
tục theo sứ mạng của thế hệ đi trước tiếp tục quan tâm và tranh đấu cho
Việt Nam tự do và dân chủ’.
Ông Trí cho biết sau 40 năm hình thành và phát triển, hiện cộng đồng
người Việt ở Mỹ ‘rất thành công ở mọi lĩnh vực’ và ‘có rất nhiều bác
sỹ, chuyên gia, kỹ sư, khoa học gia, phi hành gia’.
Ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam, thì nói rằng đấu tranh cho dân
chủ, tự do trong nước là ‘trách nhiệm của mỗi người Việt tị nạn tại
hải ngoại’.
Ông Andrew Đỗ cũng có ý kiến giống ông Trí Tạ là phải tách bạch giữa hai
vấn đề là việc Trung Quốc có tham vọng trên Biển Đông và chính phủ
Việt Nam phải tôn trọng quyền lợi của người dân.
“Trước khi muốn nói đến vấn đề gì về hợp tác cùng nhau để bảo vệ đất
nước thì vẫn phải đòi hỏi chính phủ coi trọng nhân quyền trong nước,”
ông nói.
“Cho đến khi chính quyền trong nước coi trọng cái đó thì chúng ta vẫn
phải nghi ngờ mình có thể tin tưởng một chính phủ như vậy hay không,”
ông nói thêm.
Khi được hỏi có nhìn nhận về ý nghĩa thống nhất đất nước ngày 30/4 của
hay không, ông Andrew Đỗ nói: “Thống nhất có nhiều cách làm. Những người
độc tài cũng thống nhất đất nước của mình vậy. Đất nước thống nhất
rồi đặt dưới chế độ độc tài thì đâu phải việc mình coi là đúng đâu.”
Khi được hỏi về việc tranh đấu cho tự do, dân chủ trong nước của cộng
đồng người Việt tại Mỹ có đem lại kết quả gì hay không, ông trả lời:
“Phần lớn việc coi trọng suy nghĩ của thế giới và họ (chính quyền Việt
Nam) biết sẽ phải chống lại cộng đồng Việt Nam trên nước Mỹ và cả thế
giới thì phần nào đó họ cũng phải e dè trong hành động của họ.”
Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố
Westminster và ông Andrew Đỗ, giám sát viên Quận Cam được thực hiện
trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150422_no_reconciliation_with_communist_vietnam_war
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150422_no_reconciliation_with_communist_vietnam_war
HÀNH TRÌNH TỰ DO - VIỆT CỘNG PHẢN ĐỐI HÀNH TRÌNH TỰ DO
Dự luật "Ngày hành trình đến tự do" thành luật
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do từ văn phòng Thượng Viện ở Ottawa, Canada, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải cho biết:
Dự luật S219 của tôi đã được thông qua tại hạ viện ngày hôm qua, Thứ
Tư, vào lúc 7:30 tối. Lúc đó Hạ Viện đã tranh luận sau một tiếng đồng hồ
đảng Tự Do và đảng Tân Dân Chủ có một số dân biểu cũng nói lên sự chống
đối của họ. Tuy nhiên vì bên đảng Bảo Thủ có đa số thành ra sau đó khi
bỏ phiếu thì tất cả mọi đảng phái đều chấp nhận hết.
Thanh Trúc: Thưa Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, xin cho biết với các dân biểu chống đối thì lý do họ đưa ra để chống là như thế nào?
TNS Ngô Thanh Hải: Đa số nói rằng Đạo Luật ngày 30 tháng Tư
này không được chỉnh lắm. Một số dân biểu đề nghị ngày 27 tháng Bảy bởi
vì những dân biểu đó đã được đảng cộng sản Việt Nam hoặc tòa đại sứ cộng
sản Việt Nam đến lobby họ rồi. Họ mướn người lobby để đánh phá, để dời
ngày và làm chậm Đạo Luật của tôi. Khi mà tôi ra điều trần trước ủy ban
thì tôi nói ngày 27 tháng Bảy là ngày kêu là tưởng niệm của quân đội
cộng sản Việt Nam, một quân đội đã giết chúng tôi, đã tra tấn chúng tôi,
đã bỏ tù chúng tôi, đã hành hạ chúng tôi… mà bắt chúng tôi phải tưởng
niệm những người đó thì đâu có được, đó là một sự sỉ nhục cho người
Canada. Khi nghe tới đó thì họ bắt đầu lui, tuy nhiên sau đó ông Chủ
tịch bên Hạ Viện cũng đã bác ý kiến đòi tu chỉnh ngay, thành ra (họ)
thua luôn.
Thanh Trúc: Xin ông cho biết tiến trình hay thủ tục trở thành Đạo Luật ngày ngày hôm nay vì nghe nói có vị Toàn quyền Canada xuống ký?
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo Luật của tôi đã thông qua Thượng Viện
và thông qua Hạ Viện thì bây giờ ông Thống Đốc Toàn quyền Canada đại
diện Nữ hòang sẽ ấn ký. Ấn ký có sắc lịnh thông qua đây là Luật chứ
không phải Resolution (Nghị Quyết) hoặc là Proclamation( Tuyên cáo). Đây
là Luật cho toàn xứ Canada công nhận ngày 30 tháng Tư của chúng ta. Ông
Thống Đốc Toàn quyền David Johnston sẽ đến Thượng Viện và sẽ ấn ký vào 4
giờ chiều hôm nay giờ Canada.
Cộng Đồng Người Việt của chúng ta tại Toronto, Montreal, và Ottawa
cũng sẽ có mặt tại Thượng Viện để chứng kiến sự kiện lịch sử này đúng 4
giờ chiều nay. Đây là Đạo Luật cho dân Canada biết rằng người Việt tị
nạn bỏ xứ ra đi sau 30 tháng Tư 1975 khi cộng sản chiếm miền Nam, đó là
ngày chúng ta phải nhớ.
Đối với dân Canada, không biết ngày 30 tháng Tư là gì, nhưng sau đó
chỉ trong vòng hai năm 1979 đến 1980 họ nhận 60.000 thuyền nhân Việt
Nam. Từ 75 cho tới hiện nay thì người Canada gốc Việt ở Canada dân số
khoảng 300.000. Đây là một chứng từ lịch sử cho thế hệ thứ hai, thế hệ
thứ ba hoặc các thế hệ kế tiếp phải hiểu biết điều đó, biết rằng 30
tháng Tư là ngày chúng ta bỏ nước ra đi.
Thanh Trúc: Câu hỏi cuối củng xin được hỏi ông, đối với những
người lâu này vẫn muốn ngày 30 tháng Tư là ngày quốc hận chứ không thể
là ngày gì khác thì ông có lời nào bày tỏ?
TNS Ngô Thanh Hải: Thưa nó như thế này: quốc hận là quốc hận
của ngừơi Việt Nam chúng ta, chúng ta hận là đúng, nhưng mà đối với dân
Canada họ có gì đâu mà phải hận? Tuy nhiên, nếu coi kỹ trong Đạo Luật
,ngày quốc hận là ngày 30 tháng Tư khi chúng ta bỏ nước ra đi là lý do
gì? Chúng ta bỏ nước đi tìm tự do chứ đâu phải là hận cộng sản đâu.
Chúng ta chạy là chúng ta bỏ nước ra đi vì vấn đề tự do. Đạo Luật này
không xóa bỏ ngày 30 tháng Tư mà chính thức là National Day của Canada
đặc biệt công nhận ngày 30 tháng Tư.
Trong cái Preambule (Lời dẫn nhập) cũng có nói rằng cộng đồng người
Việt Canada vẫn thường dùng ngày 30 tháng Tư là ngày Black April Day.
Công việc đó đối với những người đó tôi không muốn trả lời bởi vì họ
không đọc kỹ cái đạo luật của tôi, họ cho rằng đạo luật này không có
nghĩ tới vấn đề quốc hận. Ai mà không biết ngày quốc hận, tôi cũng cho
đó là ngày quốc hận vậy, nhưng ngày 30 tháng Tư chúng ta ra đi là để tìm
tự do, bỏ nước bỏ gia đình bỏ nhà cửa để đi tìm tự do, thì ngày 30
tháng Tư là ngày chính. Xong rồi ra ngoài này chúng ta hận cộng sản là
chuyện đương nhiên, thành ra ngày hành trình tìm tự do hay ngày quốc hận
cũng vẫn được như thường bởi vì trong preambule của tôi vẫn đề ngày 30
tháng Tư là Black April Day mà công đồng ngừơi Việt thường dùng cũng như
Ngày Hành Trình Tìm Tự Do.
Nói xóa bỏ ngày quốc hận 30 tháng Tư là điều mà Cộng sản Việt Nam vẫn
dùng, vẫn đưa ra, để đánh lạc hướng. Họ vận dụng lý do đó để họ lobby
các dân biểu các nghị sĩ chống đối Đạo Luật này, tìm cách làm mờ ngày 30
tháng Tư đi mà công nhận ngày khác như ngày 27 tháng Bảy là ngày liệt
sĩ của quân đội cộng sản Việt Nam, đó là lý do họ làm. Chúng ta không
nên mắc mưu vấn đề đó mà nên nghĩ rằng 30 tháng Tư chúng ta vẫn có là 30
tháng Tư, Đạo Luật này công nhận chính thức của Canada là ngày 30 tháng
Tư. Do đó tôi thấy không nên hấp tấp cho rằng Đạo Luật này là xóa bỏ
ngày quốc hận.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải về thời giờ của ônghttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bill-s-219-journey-to-freedom-passed-by-canadian-lower-house-04242015075048.html
Việt Nam phản đối Canada công nhận ngày 30 tháng Tư
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa trực tiếp gởi thư đến thủ tướng
Stephen Harper của Canada, nói rằng dự luật đề nghị công nhận ngày 30
tháng Tư là ngày lễ chính thức của khối người Việt tị nạn cộng sản, là
một sự xuyên tạc lịch sử và làm phương hại mối quan hệ song phương mà
hai quốc gia đamg cố sức gầy dựng.
Dự luật S-219 do thượng nghị sĩ Canada gốc Việt, ông Ngô Thanh Hải, đệ trình lên thượng viện Canada ngày 8 tháng Mười Hai năm 2014. Bản tin từ Ottawa cho biết dự luật này dự kiến được đưa ra bàn thảo trong ngày hôm nay.
Ngay từ đầu dự luật S-219 đề nghị lấy ngày 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Tháng Tư Đen nhằm tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã phải bỏ nước ra đi, và chừng 250.000 người chết trên biển cả. Bên cạnh đó cũng để cám ơn Canada nhận 300.000 người Việt tị nạn tại quốc gia này.
Sau đó, dự luật được đổi tên lại là Ngày Hành Trình Đến Tự Do. Tuy nhiên theo ông Vũ Việt Dũng, nhân viên ngoại giao đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, thì dù đổi tên nhưng nội dung ám chỉ 30 Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen thì vẫn tồn tại.
Ông nói Việt Nam không chống lại chuyện người Việt ở Canada tưởng nhớ ngày đến định cư ở quốc gia này, thế nhưng chọn ngày 30 tháng Tư là xúc phạm đến Việt Nam vì chính phủ Việt Nam coi ngày 30 tháng Tư là ngày lễ đánh dấu ngày chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước.
Ông Vũ Việt Dũng còn nói thêm rằng ngay cả đại sứ Việt Nam tại Canada là ông Tô Anh Dũng đã không được cơ may ra trước thượng viện Canada để làm chứng trong thời gian thượng viện bàn cải thông qua dự luật này
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-hurt-by-sena-bil-blk-april-02052015084607.htmlDự luật S-219 do thượng nghị sĩ Canada gốc Việt, ông Ngô Thanh Hải, đệ trình lên thượng viện Canada ngày 8 tháng Mười Hai năm 2014. Bản tin từ Ottawa cho biết dự luật này dự kiến được đưa ra bàn thảo trong ngày hôm nay.
Ngay từ đầu dự luật S-219 đề nghị lấy ngày 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Tháng Tư Đen nhằm tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã phải bỏ nước ra đi, và chừng 250.000 người chết trên biển cả. Bên cạnh đó cũng để cám ơn Canada nhận 300.000 người Việt tị nạn tại quốc gia này.
Sau đó, dự luật được đổi tên lại là Ngày Hành Trình Đến Tự Do. Tuy nhiên theo ông Vũ Việt Dũng, nhân viên ngoại giao đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, thì dù đổi tên nhưng nội dung ám chỉ 30 Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen thì vẫn tồn tại.
Ông nói Việt Nam không chống lại chuyện người Việt ở Canada tưởng nhớ ngày đến định cư ở quốc gia này, thế nhưng chọn ngày 30 tháng Tư là xúc phạm đến Việt Nam vì chính phủ Việt Nam coi ngày 30 tháng Tư là ngày lễ đánh dấu ngày chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước.
Ông Vũ Việt Dũng còn nói thêm rằng ngay cả đại sứ Việt Nam tại Canada là ông Tô Anh Dũng đã không được cơ may ra trước thượng viện Canada để làm chứng trong thời gian thượng viện bàn cải thông qua dự luật này
VN phản đối Canada về 'luật 30/4'
- 24 tháng 4 2015
Việt Nam triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối Canada thông qua
đạo luật S-219 xem ngày 30/4 là “Ngày hành trình tìm tự do”.
Hôm 22/4, dự luật này được chính phủ Canada công nhận.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/4 nói đây là đạo luật “hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử”.
“Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này,” người phát ngôn Lê Hải Bình tuyên bố.
Hà Nội nói đã triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối hôm 24/4.
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước,
gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt
Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ
phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada.”
Đạo luật “Ngày hành trình tìm tự do” do một người gốc Việt, Thượng nghị
sĩ Ngô Thanh Hải thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang
Ontario, giới thiệu ra Thượng viện năm 2014.
Luật này muốn Canada lấy ngày 30/4 để ghi nhớ việc Canada đón nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam sau 1975.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney nói ngày 30/4 “sẽ mang đến cho
người dân Canada một cơ hội để nghĩ lại cuộc hành trình của hơn 60.000
người tị nạn Việt Nam đến Canada”.
No comments:
Post a Comment