Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 10 November 2016

TRUNG CỘNG * SAIGON 30.4* VĂN HỌC MIỀN NAM

TỔNG THỐNG MỸ TIẾP ĐIẾU CÀY


Tổng thống Obama gặp Điếu Cày trước khi tiếp Nguyễn Phú Trọng


ALEX WONG, GETTY IMAGES

Bạn đọc Danlambao - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa có
 cuộc gặp gỡ với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, người từng bị chế độ cộng sản VN gọi là ‘phản động’ và kết án tổng cộng gần 15 năm tù giam.
Đây là cuộc gặp có ý nghĩa đặc biệt, diễn ra trước thời điểm TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng dự kiến có chuyến công du Hoa Kỳ trong tháng 5 này.

Được biết, cuộc gặp giữa blogger Điếu Cày và tổng thống Obama diễn ra tại Nhà Trắng vào lúc 10:55 sáng ngày 1/5/2015, theo giờ Washington, D.C.
Tham dự buổi hội luận còn có các nhà báo từng bị trả thù độc đoán tại các quốc gia khác nhân dịp đánh dấu ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 sắp tới.

Ảnh từ trái sang phải: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Tổng thống Barack Obama và cô Simegnish "Lily" Mengesha từ Ethiopia tại buổi hội luận tại phòng Roosevelt trong khuôn viên Nhà Trắng. (AP Photo/Susan Walsh)
Hồi năm 2012, trong phát biểu nhân ngày Tự do Báo Chí Thế Giới, tổng thống Obama cũng đã nêu thông điệp: Đừng quên blogger Điếu Cày!
Các nỗ lực vận động mạnh mẽ đã khiến nhà cầm quyền CSVN phải trục xuất Điêú Cày sang Hoa Kỳ hồi cuối năm ngoái. Dù phải sống cảnh lưu vong, Điếu Cày vẫn tiếp tục nhiều nỗ lực tranh đấu cho tự do ngôn luận và vận động cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Hôm 27/4/2015 vừa qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát động chiến dịch Tự do Báo chí, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho blogger Tạ Phong Tần, một thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do hiện vẫn đang bị cầm tù.

Việc một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam xuất hiện tại Nhà Trắng cùng tổng thống Obama là một hình ảnh gây nhiều chú ý, nhất là vào thời điểm chuyến công du Hoa Kỳ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp diễn ra.

Hiện nghi thức đón tiếp đối với người đứng đầu đảng CSVN vẫn tiếp tục là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Phía CSVN vẫn nằng nặc đòi tổng thống Obama phải tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.

Mặc dù nghi đón tiếp ngoại giao chưa ngã ngũ, nhưng rõ ràng cuộc gặp giữa tổng thống Obama và blogger Điếu Cày - người luôn bị chế độ CS coi là 'phản động' sẽ là một cái tát mạnh mẽ vào mặt Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn đảng CSVN.
Video: RFA phỏng vấn blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải ngay sau kết thúc buổi hội luận cùng tổng thống Obama.

 Tổng Thống Obama đã có cuộc hội luận bàn tròn với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải
 
                   Một cái tát nảy lửa vào mặt đảng CSVN
 
Vào sáng ngày 1 tháng 5, tại phòng họp Roosevelt bên trong Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Obama đã có cuộc hội luận bàn tròn với blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, cùng một số các nhà báo khác đã từng bị bắt bớ, cầm tù.
 
alt
Cuộc hội luận bàn tròn này được tổ chức nhân dịp ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 2015 (Chủ Nhật Ngày 3 Tháng 5). Trong buổi hội luận với Tổng thống Obama còn có nhà báo Simegnish 'Lily' Mengesha từ Ethiopia và nhà báo Fatima Tlisova từ Nga. Tương tư như Blogger Điếu Cày, hai nhà báo bất đồng chính kiến này đã bị trục xuất ra khỏi quốc gia của mình
Trong buổi hội luận, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng tự do báo chí đóng vai trò sống còn của một nền dân chủ. Những nhà báo phải có quyền cho người dân một nước biết sự thật về quốc gia của mình, về chính quyền của mình. Điều này sẽ giúp cho một quốc gia trở nên tốt đẹp hơn, và giúp cho người đứng đầu một đất nước như ông trở nên đáng tin cậy hơn. Thật là đáng thất vọng khi có nhiều nơi trên thế giới, quyền tự do báo chí bị tấn công bởi chính quyền. Nhà báo bị sách nhiễu, thậm chí bị giết. Những tiếng nói độc lập bị ngăn cản, những người bất đồng chính kiến bị buộc phải im lặng. Trong đó có Việt Nam, là quốc gia hiện đang bị thế giới và Hoa Kỳ lên án về tự do báo chí.
Cũng trong phần trình bày của mình, blogger Điếu Cày đã chia sẻ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, sự bắt bớ, trù dập đối với những blogger, những cây bút tự do muốn nói lên chính kiến của mình. Ông cũng gởi đến Tổng thống Obama danh sách một số tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù.
alt
Xin được nhắc lại, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị bắt vào năm 2008. Ông bị kết án vì tội trốn thuế. Sau khi mãn án vì tội danh này, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giam giữ ông và sau đó ông bị kết án 12 năm tù với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. 
Vào năm 2012, Tổng thống Obama cũng đã công khai nhắc đến blogger Điếu Cày nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Trong một bài phát biểu kêu gọi trả tự do ngay cho những nhà báo bị bắt giam trên thế giới, Tổng thống Obama đã kêu gọi mọi người "không được phép quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt vào năm 2008 trong đợt trù dập rộng lớn đối với hoạt động báo chí công dân tại Việt Nam."
Vào tháng 10/2014. chính quyền Hoa Kỳ đã can thiệp, tạo sức ép lên chính quyền CSVN, buộc họ phải trả tự do, và trục xuất ông thẳng từ trại giam sang Mỹ. 
Buổi gặp gỡ với Blogger Điếu Cày, một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Việt Nam diễn ra trước chuyến viếng thăm của ông Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ vào năm nay. 
alt
Blogger Điếu Cày cùng hai nhà báo Simegnish 'Lily' Mengesha (Ethiopia) và Fatima Tlisova (Nga).
Đoàn Hưng / SBTN
 


Trang Chính | Tin Việt Nam

Blogger Điếu Cày gặp gỡ Tổng thống Obama

RFA 01.05.2015

Email
000_Was8923373-622.jpg
Cựu tù nhân chính trị, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (bìa trái) vào lúc 10:55 sáng ngày 1 tháng 5 theo giờ miền đông Hoa Kỳ, có cuộc hội luận với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (giữa) cùng với các nhà báo nước ngoài khác từng bị bắt bớ.
AFP
Cựu tù nhân chính trị, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, vào 10:55 sáng hôm qua 1 tháng 5 theo giờ miền đông Hoa Kỳ, có cuộc hội luận với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng với các nhà báo nước ngoài khác từng bị bắt bớ.
Cuộc hội luận diễn ra giữa tổng thống Barack Obama cùng những nhà báo bị tù tội như vừa nêu nhằm đánh dấu Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay.
Vào năm 2012, cũng nhân dịp Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổng thống Barack Obama công khai nhắc đến blogger Điếu Cày. Dịp đó người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ nói rõ ‘ Vào khi chúng ta lên án những vụ bắt giữ gần đây đối với các nhà báo như Mazen Darwish, một tiếng nói hàng đầu ủng hộ tự do báo chí ở Syria, cũng như kêu gọi trả tự do ngay cho những nhà báo bị bắt giam như thế, chúng ta không được phép quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt vào năm 2008 trong đợt cấm cách rộng khắp đối với hoạt động báo chí công dân tại Việt Nam.
Xin được nhắc lại, sau khi bị bắt blogger bị kết án vì tội trốn thuế, nhưng khi mãn án vì tội danh này, ông tiếp tục bị giam giữ và bị kết án với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông được Hoa Kỳ can thiệp và bị đưa từ nhà tù thẳng sang Hoa Kỳ vào tháng 10 năm ngoái.
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/blogger-dieucay-met-us-president-obama-05012015113334.html

 

Obama 'rất quan tâm' nhân quyền VN

  • 2 tháng 5 2015

Tổng thống Barack Obama 'rất quan tâm' tới tình hình tự do ngôn luận, báo chí và nhân quyền ở Việt Nam, theo blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm, người vừa được nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mời tới Nhà Trắng để gặp gỡ và trao đổi nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế hôm 01/5/2015.
Trao đổi với BBC từ Washington D.C. hôm thứ Bảy, nhà báo tự do Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải nói:
"Chuyến gặp lần này đã cho tôi một cảm xúc rất đặc biệt. Tổng thống Obama là một người rất bình dị. Khi chúng tôi ngồi ở bên cạnh nhau để thảo luận về các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận của các nước có các nền báo chí tồi tệ, tôi thấy rằng Tổng thống Obama rất quan tâm đến tình hình của các nước như là Ethiopia, Nga hay Việt Nam.
"Cách Tổng thống diễn đạt những câu chuyện rất bình dị và ấm áp."
Khi được hỏi vì sao Tổng thống Mỹ chọn gặp ba nhà báo từ Việt Nam, Nga và Ethiopia trong cuộc gặp này, blogger Điếu Cày đáp:
"Đấy cũng là một chỉ dấu cho thấy là ba quốc gia này có nền báo chí tồi tệ nhất.
"Theo tôi được biết có một danh sách trên 30 nhà báo được lựa chọn, nhưng chỉ có 3 người được vào gặp Tổng thống, và như vậy cũng cho thấy rằng những người mà đã bị đàn áp ở những quốc gia có nền báo chí tồi tệ, thì Tổng thống lựa chọn để gặp mặt."

'Giữ kín cuộc gặp'

Có 30 nhà báo được đề nghị trong danh sách mời gặp Tổng thống Obama, nhưng chỉ có ba nhà báo trong đó có blogger Điếu Cày được dự cuộc gặp hôm 1/5/2015.

Tổng thống Barack Obama 'rất quan tâm' tới tình hình tự do ngôn luận, báo chí và nhân quyền ở Việt Nam, theo blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm, người vừa được nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mời tới Nhà Trắng để gặp gỡ và trao đổi nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế hôm 01/5/2015.
Trao đổi với BBC từ Washington D.C. hôm thứ Bảy, nhà báo tự do Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải nói:


"Chuyến gặp lần này đã cho tôi một cảm xúc rất đặc biệt. Tổng thống Obama là một người rất bình dị. Khi chúng tôi ngồi ở bên cạnh nhau để thảo luận về các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận của các nước có các nền báo chí tồi tệ, tôi thấy rằng Tổng thống Obama rất quan tâm đến tình hình của các nước như là Ethiopia, Nga hay Việt Nam.
"Cách Tổng thống diễn đạt những câu chuyện rất bình dị và ấm áp."
Khi được hỏi vì sao Tổng thống Mỹ chọn gặp ba nhà báo từ Việt Nam, Nga và Ethiopia trong cuộc gặp này, blogger Điếu Cày đáp:
"Đấy cũng là một chỉ dấu cho thấy là ba quốc gia này có nền báo chí tồi tệ nhất.
"Theo tôi được biết có một danh sách trên 30 nhà báo được lựa chọn, nhưng chỉ có 3 người được vào gặp Tổng thống, và như vậy cũng cho thấy rằng những người mà đã bị đàn áp ở những quốc gia có nền báo chí tồi tệ, thì Tổng thống lựa chọn để gặp mặt."

'Giữ kín cuộc gặp'

<
null

Blogger Điếu Cày cho hay ông đã được biết trước về cuộc gặp cách đó không lâu:
"Tôi đã biết trước được khoảng một tuần trước, nhưng vì lý do an ninh nên cái này phải giữ kín...
"Bên Bộ Ngoại giao và sau đó là bên phía Nhà Trắng (đặt vấn đề mời)."
Điếu Cày cũng chia sẻ thêm về một danh sách các tù nhân lương tâm, trong đó có nhiều nhà báo, blogger đang bị giam giữ ở Việt Nam, mà ông đã gửi Tổng thống Obama nhân dịp này.
Blogger, chủ nhiệm Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do mới tái lập ở Hoa Kỳ nói:
"Có Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, anh Vinh Ba Sàm (blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh), chị Bùi Hằng, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang và một số tù nhân nữa, chúng tôi có đưa một danh sách."

Khi được hỏi về phản ứng của Tổng thống Hoa Kỳ, blogger Điếu Cày cho hay:
"Tổng thống đã rất quan tâm tới câu chuyện này," nhà tranh đấu cho tự do báo chí, ngôn luận và nhân quyền ở Việt Nam nói với BBC hôm 02/5/2015.

'Hoàn toàn ngẫu nhiên'

Bình luận về việc Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đón nhà báo tự do, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tại Nhà Trắng, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị, xã hội Việt Nam, nói với BBC:
"Nhân ngày tự do báo chí quốc tế, Tổng thống Obama đã gặp ba nhà báo như vậy, trong đó có anh Điếu Cày.
"Tôi nghĩ đây thể hiện một sự quan tâm của nước Mỹ cũng như là của Tổng thống Obama rất nhiều đến vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam
"Mà anh Điếu Cày là một người tiêu biểu bị đàn áp trong vấn đề không có tự do ngôn luận ở nước ta (Việt Nam)."
Blogger Điếu Cày nói ông đã chuyển tới Tổng thống Mỹ một danh sách các bloggers, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ, bỏ tù.
Nhà quan sát cho rằng phía Mỹ đã có sự chuẩn bị từ trước cho sự kiện này.
Theo ông, cuộc gặp đã diễn ra 'ngẫu nhiên' sau khi chính quyền Việt Nam long trọng kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 với một bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là có một số lời lẽ 'không mới' và khá 'rắn' khi nói về nước Mỹ.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Tôi nghĩ rằng đây là một sự ngẫu nhiên hoàn toàn, bởi vì một cuộc tiếp các nhà báo của các nước khác bị đàn áp, thì Nhà Trắng đã phải chuẩn bị từ lâu rồi.

"Chứ không phải là vì cái chuyện lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm trước đó mà họ có phản ứng như thế này," ông nói với BBC hôm thứ Bảy từ Hà Nội.

'Hy vọng tiến bộ'

Còn từ Sài Gòn, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, cựu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ hóa của Việt Nam chia sẻ cảm tưởng của mình về cuộc gặp giữa ông Obama với blogger Điếu Cày cùng các nhà báo quốc tế.
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, người từng được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush mời gặp mặt vào tháng 8/2006 trước khi về lại Việt Nam sau thời gian du học ở nước ngoài, nói:
"Đầu tiên, tôi thấy rất vui bởi vì tôi còn có một người bạn nữa thân thiết là chị Tạ Phong Tần vẫn đang ở trong tù, thì qua sự kiện này, cộng với sự kiện trước đó nữa là Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên tiếng yêu cầu Việt Nam cần phải trả tự do ngay lập tức cho chị Tạ Phong Tần, tôi thấy chứng tỏ chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình trạng các bloggers Việt Nam bị giam giữ nói riêng và tình trạng nhân quyền của Việt Nam nói chung, cho nên tôi hy vọng là thời gian tới sẽ có những tiến bộ hơn nữa về nhân quyền Việt Nam...

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung (phải), người từng được cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tiếp đón nói anh 'vui mừng' khi Tổng thống Obama mời gặp gỡ, hội kiến.
"Vừa qua ngày 1/5 là ngày Tự do Báo chí Quốc tế cho nên Tổng thống Mỹ gặp gỡ những nhà báo, bloggers đã bị đàn áp, và tôi nghĩ anh Điếu Cày cũng hạn chế trong việc đưa ra danh sách những người, chủ yếu là những bloggers, nhà báo ở Việt Nam bị giam giữ.
"Còn những người bị bắt giữ vì lý do khác, như là 'gây rối trật tự công cộng', hay là kết các tội khác ngoài vấn đề 'tuyên truyền, chống phá' này nọ, thực ra những anh em, đồng đội của tôi ở Mỹ, ở châu Âu, kể cả ở Việt Nam nữa thì đều có sự vận động đối với quốc tế.
"Để mà thả tất cả những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo Việt Nam ra, thì điển hình như sắp tới Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ, phía Mỹ cũng có nói chuyện với tôi để biết quan điểm của phía tôi như thế nào để mà có thể đối thoại với phía Việt Nam.
"Và tôi nghĩ phía Mỹ cũng san sẻ với rất nhiều người đấu tranh dân chủ khác để họ nắm được bức tranh toàn diện về vấn đề nhân quyền Việt Nam để mà có thể đối thoại với Việt Nam, cũng như nắm được thông tin về các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo, để có biện pháp thuyết phục chính quyền Việt Nam cần phải thả họ ra," thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung nói với BBC hôm 02/5.

VIỆT CỘNG NÓI TRONG NGÀY 30-4-2015

Thông điệp từ bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-05-01

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10176004-622
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn trước cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 tại TPHCM.
AFP

Không đáp ứng sự trông đợi

Bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc trước cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng Tư được cho là không đáp ứng sự trông đợi của hàng triệu người trong và ngoài nước trong dấu mốc thời gian 40 năm sau ngày thống nhất.
Từ nhiều tháng trước Sài Gòn chứng kiến cảnh nhộn nhịp chuẩn bị ngày lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước mà chính quyền vẫn gọi là ngày giải phóng. Tâm lý chờ đợi một điều gì đó khác với 39 lần trước sẽ xảy ra từ phía chính quyền đã làm không ít người nôn nóng và tâm lý ấy dành hẳn  cho bài diễn văn quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người đọc lên không những cho gần 90 triệu đồng bào trong nước mà còn gửi tới một thông điệp cho hơn ba triệu đồng bào hải ngoại, những người trực tiếp có dính líu tới cuộc chiến mà 40 năm vể trước đã đứt ruột bỏ nước ra đi.
Tâm lý ấy khiến hàng triệu người lắng nghe và thầm hy vọng rằng Thủ tướng sẽ có những lời lẽ đột phá như ông đã từng làm vài lần trước đây và niềm hy vọng ấy kéo dài nhiều ngày cho tới sáng ngày 30 tháng 4 năm 2015.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống từ Hà nội cho biết nhận xét của ông khi nghe bài diễn văn này:
Tôi đoán chắc rằng cái lời phát biểu này không phải là chính ông Dũng nói mà chắc là phải thông qua Bộ Chính trị. Và vì chuyện như thế thành ra có những điều mà tôi mong đợi thì ông Dũng không nói tới. Phần lớn vẫn thổi lại điệu dèn ò e í e như trước nay cộng sản họ vẫn nói thôi chứ chưa thấy một cái gì mới mẻ cả.
Bên cạnh việc nhắc lại những thành tựu quen thuộc, một nỗi thất vọng lớn lao tràn ngập khi câu chữ được dùng trong bài diễn văn quan trọng này không khác một mảy may nào so với 40 năm về trước khi người Sài Gòn lần đầu tiên nghe trên đài phát thanh và ở những buổi họp tổ dân phố sau khi bộ đội kéo vào tiếp quản Sài Gòn. Cụm từ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” được lập lại trong không khí lắng đọng đã làm cho hàng triệu tiếng thở dài từ trong cũng như ngoài nước nổi lên.
“Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường, sáng tạo, anh dũng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975”
000_Hkg10176010-400
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM. AFP PHOTO.
Nữ nghệ sĩ Kim Chi, người theo dõi trực tiếp bài diễn văn đã cay đắng nói với chúng tôi:
Tôi nghĩ đã đến giai đoạn sang trang vì đã 40 năm rồi, người Mỹ người ta không có ý định gì xấu với Việt Nam nữa hết mà người ta lại đang hết lòng muốn giúp đỡ, tại sao lại còn làm ra như thế? Tại sao phải khuếch trương cái thắng lợi ấy làm gì để khoét thêm nỗi đau của những người anh em ruột thịt mình. Bây giờ người ta đã ở xa rồi người ta cũng muốn quay về nhưng mà với thái độ như thế cứ tự ca mình chiến thắng hoài thì làm sao mà hòa hợp được dân tộc.
Trong bài diễn văn dài 25 phút ngoài các chi tiết nhắc tới những chiến thắng vang dội hay thành tựu kinh tế và phát triển quen thuôc, giới quan sát chú ý tới các điểm mà đồng bào trong và ngoài nước chờ đợi đã không được Thủ tướng đáp ứng. Vấn đề cốt lõi nhất là công cuộc hòa giải giữa chính quyền và đồng bào hải ngoại. Trong bài diễn văn cũng được Thủ tướng nhắc tới nhưng chủ thể đã lệch sang một hướng khác. Thủ tướng Dũng cho rằng: “đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân”.

Chưa bao giờ cần hòa giải?

Thực tế cho thấy đồng bào trong và ngoài nước chưa bao giờ cần hòa giải vì họ chưa khi nào hành hạ, giết chóc hay bắt bớ giam cầm lẫn nhau. Đối tượng cần được hòa giải là Chính quyền và đồng bào hải ngoại. Bài diễn văn quan trọng này đã sai sót khi quên chủ thể là Chính phủ, hay Đảng Cộng sản Việt Nam khi nói đến vấn đề hòa giải.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có lẽ là người chờ đợi câu nói hòa giải từ người đứng đầu chính phủ nhất, bởi ông là người từng bỏ nước ra đi nay đã quay về giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm Tiến sĩ cũng như thạc sĩ cấp quốc tế, ông chia sẻ:
Bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ngày lễ 30 tháng 4 hôm qua cái vấn để hòa giải hòa hợp dân tộc lẽ ra nên đặt vào dịp này để đáp ứng yêu cầu của rất đông người trông đợi, nhất là anh chị em trí thức. Một điểm nữa tôi cũng hơi ngạc nhiên là không thấy Thủ tướng đề cập tới vấn đề bảo vệ biển đào của Việt Nam nhất là phía Trung Quốc họ đang kiến tạo những pháo đài, sân bay quân sự mà những nhà học giả người ta nói là có khả năng Trung Quốc sẽ dần dần tiến tới kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Trong thời gian gần đây trước sự o ép ngày càng mạnh của Trung Quốc, họa ngoại xâm chừng như sẽ xảy ra bất cứ giờ phút nào đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam cần tới sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực nhằm cân bằng, đối trọng với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Hàng chục cuộc viếng thăm cấp cao của hai nước đã diễn ra và sắp tới là chuyến công du chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thật ngạc nhiên khi Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhắc lại những gì mà trong chiến tranh Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ miền Bắc vẫn nhắc đi nhắc lại hàng ngày, ông nói:
“Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam có quyền thực hiện khát vọng thiêng liêng của mình là được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc và có quan hệ bình đẳng, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.”
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan tại Úc, đã rất nhiều lần về Việt Nam giúp cho ngành y khoa trong nước những kinh nghiệm mà ông có được trong vai trò của một Giáo sư y khoa. Giáo sư Tuấn chia sẻ:
Nói một cách công bằng khả năng rất cao là ông Thủ tướng không phải là người chấp bút để viết cái bài diễn văn đó. Rất có thể một người phụ tá của ông ấy đã viết mà phụ tá thì họ xem cái việc viết diễn văn như một cái nghề của họ và họ đã quen dùng từ ngữ rất là quen thuộc thành ra trong bài diễn văn đó có những chữ như “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào..rồi tội ác dã man, rồi đế quốc Mỹ...” tôi rất ngạc nhiên về chữ đế quốc Mỹ, thực dân mới, những từ ngữ mà người ta đã nghe cả 40 năm nay rồi.
Ai viết không cần biết nhưng ông Thủ tướng đúng ra đọc thành ra người ta chỉ biết là ông Thủ tướng thôi. Tôi rất ngạc nhiên vì thấy trong bài ông Thủ tướng có những đoạn rất là gay gắt với Mỹ mà Mỹ thì họ lại đang có mối quan hệ ngoại giao rất tốt với Việt Nam mình. Nếu tôi nhớ không lầm thì năm nay kỷ niệm 20 năm nối lại bang giao Việt Mỹ. Mỹ còn đã và đang giúp Việt Nam rất nhiều như giáo dục, khoa học thậm chí quân sự nữa thành ra tôi rất ngạc nhiên. Từ trước tới nay tôi vẫn nghĩ ông Thủ tướng là người khá cởi mở trong giới lãnh đạo Việt Nam vì ông có vẻ muốn đối thoại. Tôi rất ngạc nhiên vì ngôn ngữ của ông ấy thiếu tính ngoại giao.
Đồng bào trong và ngoài nước cùng nhận ra rằng dù dưới lý do nào thì bài diễn văn đã mang tới cho tất cả mọi công dân Việt Nam một thông điệp rất rõ ràng: Chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định lập trường: “Mỹ trước sau như một vẫn là kẻ xâm lược và chế độ Sài Gòn sau 40 năm vẫn là chế độ ngụy”.

Wednesday, April 29, 2015


HOÀNG QUỐC VIỆT* HÒA HƠP HÒA GIẢI LÀ TAY SAI CỘNG SẢN

Về những kẻ mơ “nối vòng tay lớn” trong hòa bình với kẻ thù

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Họ là những kẻ góp phần lớn vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ không ngừng cực lực lên án chính phủ Quốc gia và không ngừng xuống đường liên tục với đủ sắc áo màu cờ nhân danh phản chiến và hòa bình. Những chiến sĩ VNCH hy sinh biết bao xương máu ngoài mặt trận trong suốt 21 năm trời để bảo vệ hậu phương cho họ tự do lợi dụng và khai thác thể chế dân chủ và tự do để gây rối loạn ở hậu phương. Vô tình hay hữu ý hay thơ ngây, họ trở thành ngọn giáo nối dài của Cộng sản đâm vào hậu phương từng nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ họ và gia đình. Họ là những sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, tu sĩ, và thành phần thứ ba ở miền Nam.

Những kẻ phản chiến và ngụy hòa này, tức những kẻ đối lập cửa trước rước giặc cửa sau vì, xét cho cùng, trung lập trong chiến tranh chính là bạn của kẻ thù. Nhưng cuối cùng khi cuộc chiến tàn, họ bị Cộng sản bỏ rơi, coi thường, hay cả bị tù đày. Họ chính là những kẻ mà Lenin đặt tên là “những kẻ ngu xuẩn có ích” cho cộng sản. Họ hiện diện thường xuyên trên các đường phố ở miền Nam và Mỹ kêu gọi hòa bình mà thực tế mở đường cho cuộc chiến tranh mới không tiếng súng nhưng tàn ác gấp bội lần.
Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản cưỡng chiếm, chúng tôi trích lại lời phát biểu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng Mười 1972, và dịch một trích đoạn trong bài diễn văn của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn tại đại học Havard vào ngày 8 tháng Sáu 1978. Những tiểu đề là của người sưu tầm và người dịch.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- Hai lối vào lịch sử
Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào…Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi mà cùng với 17 triệu rưỡi Dân Quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản. Tôi kêu gọi mấy người hãy suy nghĩ, nếu thích Cộng sản thì hãy có can đảm ra ngoài Bắc ở với Cộng sản, như vậy Cộng sản còn ít khinh rẻ mấy người hơn là làm tay sai cho chúng ở miền Nam này.
Có thể không ai ở miền Nam tự do này giết mấy người đâu, nhưng chính Cộng sản sẽ giết mấy người.
Mấy người nếu muốn có tên trong lịch sử, thì cũng có hai lối có tên trong lịch sử. Một đàng khi nhắc đến, thì toàn dân cúi đầu khâm phục, con cháu lại ngẩng đầu lên hãnh diện. Một đàng khác, khi nhắc đến, thì toàn dân ngẩng đầu lên nguyền rủa, còn con cháu mấy người lại cúi đầu tủi nhục. Tôi chắc mấy người sẽ được lịch sử ghi tên vào hạng thứ hai này.
Nếu mấy người không cầm súng xông pha lửa đạn để chiến đấu, nếu không làm được một việc gì hữu ích cho hậu phương thì mấy người đừng làm gì hại dân bán nước.
Một hành động ngu xuẩn, phản bội Tổ Quốc, Chiến Sĩ và Nhân Dân, dù có gạt được ai 5, 3 tháng, 5, 3 năm, rồi cũng sẽ bị lịch sử lôi ra chứng minh và cũng sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Alexander Solzhenitsyn- Phản chiến hay phản bội
Tuy nhiên, lầm lẫn tàn ác nhất xảy ra do không hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều người thực lòng chỉ muốn tất cả các cuộc chiến tranh chấm dứt càng sớm càng tốt; những người khác tin rằng nên có chỗ cho quốc gia, hay cộng sản, quyền tự quyết ở Việt Nam, hay ở Cambodia, như ngày hôm nay chúng ta thấy rất rõ ràng. Nhưng những thành viên của phong trào phản chiến Mỹ rốt cuộc liên can đến việc phản bội những nước Viễn Đông này, đến cuộc diệt chủng và đến đau khổ bị áp đặt hôm nay lên 30 triệu người ở đấy. Những người theo chủ nghĩa hòa bình xác tín này có nghe bao tiếng rên từ nơi đấy vọng đến? Hôm nay họ có hiểu trách nhiệm của họ? Hay họ chẳng muốn nghe?

HOA KỲ VÀ BIỂN ĐÔNG


 Mỹ chọn 8 căn cứ Philippines để tăng sức mạnh quân sự ở Đông Nam Á

mediaTàu đổ bộ của Mỹ và Philippines trong cuộc tập chung Balikatan ngày 21/4/2015.REUTERS/Erik De Castro
Hoa Kỳ đã yêu cầu Philippines cho Mỹ quyền sử dụng các căn cứ quân sự tại tám địa điểm để có thể tiếp nhận binh lính, phi cơ và chiến hạm Mỹ. Đây sẽ là các đơn vị được huy động trong khuôn khổ chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, vào lúc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự của họ tại Biển Đông.
Theo hãng tin Anh Reuters, lãnh đạo quân đội Philippines, tướng Gregorio Catapang đã tiết lộ vào tối hôm qua, 24/04/2015, trên một đài truyền hình địa phương rằng Mỹ đã xác định được ít nhất là tám địa điểm ở Philippines có thể được dùng làm nơi đồn trú cho các lực lượng quân đội, máy bay và tàu chiến sẽ thay phiên nhau ghé Philippines để tham gia của cuộc tập trận hay các công tác huấn luyện.
Danh sách các căn cứ đã được hai nước đúc kết vào tháng 10 năm ngoái, bao gồm 4 căn cứ trên đảo chính Luzon, nơi thường xuyên được hai nước chọn để tổ chức tập trận, và hai căn cứ khác trên đảo Cebu ở miền Trung. Điểm đáng chú ý là có hai căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.
Thông tin về việc tám địa điểm tại Philippines sẽ tiếp nhận lực lượng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu tại Arizona gần đây, đã phác họa giai đoạn tiếp theo của chiến lược xoay trục qua châu Á của Washington : Đó là triển khai các khu trục hạm, các loại oanh tạc cơ và chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ tới khu vực, trong đó có vùng Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, chiến lược xoay trục qua Châu Á của Mỹ đã được cụ thể hóa một cách rõ ràng bằng quyết định cho Thủy quân lục chiến Mỹ thay phiên nhau đồn trú tại Darwin, thành phố Úc gần Đông Nam Á nhất.
Tuy nhiên, trước mắt Manila chưa bật đèn xanh cho việc mở cửa các căn cứ có liên quan cho lực lượng Mỹ. Lý do, như Tướng Catapang giải thích, đó là vì cần phải đợi cho đến cuối năm nay, sau khi Tòa án Tối cao Philippines phán quyết về tính hợp hiến của thỏa thuận quân sự mang tên Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, ký kết năm ngoái 2014 giữa Manila và Washington.
Các thông tin về việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Đông Nam Á đã được liên tiếp đưa ra trong thời gian gần đây, vào lúc Trung Quốc ngày càng có thêm những hành động bị đánh giá là « khiêu khích » nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông, thúc ép các láng giềng, đặc biệt là Philiphtpines

VIỆT CỘNG-TRUNG CỘNG




Tổng thư ký ASEAN chỉ trích dự án 'lấn biển xây đảo' của TQ ở Biển Đông

Tổng Thư Ký ASEAN Lê Lương Minh.
Tổng Thư Ký ASEAN Lê Lương Minh.
Thủ Tướng Malaysia khẳng định ASEAN sẽ duy trì hướng tiếp cận ôn hoà để giải quyết vấn đề Biển Đông trong khi Tổng Thư Ký ASEAN khẳng định các dự án lấn biển xây đảo của Trung Quốc đi ngược lại một thoả thuận giữa Trung Quốc và ASEAN.
Lãnh đạo nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay, Thủ Tướng Malaysia Najib Razak, tuyên bố rằng các nước hội viên ASEAN sẽ duy trì phương hướng tiếp cận ‘không đối đầu’ trong nỗ lực gấp rút hình thành một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển COC ở Biển Đông.
Hãng tin Bloomberg hôm nay thuật lời của Thủ Tướng Najib Razak nói chuyện với các nhà báo tại Kuala Lumpur hôm nay, nói rằng phương hướng tiếp cận có tính hoà dịu đó đã tỏ ra ‘rất hiệu quả’ trong việc bảo đảm không có căng thẳng với Trung Quốc.
Tin Bloomberg nói ông Razak đưa ra bình luận vừa kể trong cương vị là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, mặc dù Tổng Thống Philippines cùng lúc nói với các nhà lãnh đạo ASEAN rằng các hoạt động cải tạo đất xây đảo quy mô lớn của Trung Quốc đặt ra một mối nguy cho tình hình an ninh và sự ổn định của khu vực, đồng thời cản trở quyền tự do thương mại của các tàu bè quốc tế sử dụng thuỷ lộ này.
Ông Najib nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi sự tham gia của Trung Quốc theo đường lối có tính cách xây dựng, và Trung Quốc hiểu vị thế của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng có thể thuyết phục Trung Quốc rằng duy trì thái độ không đối đầu với ASEAN cũng phục vụ lợi ích của Trung Quốc, và bất cứ cố gắng nào nhằm gây bất ổn cho khu vực này, cũng sẽ không có lợi cho Trung Quốc.”
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
x
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Về các công trình lắp đất xây đảo trong các vùng biển tranh chấp, Thủ Tướng Malaysia nói “tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế phải là nền tảng quy định mọi quy luật và hành động trong Biển Đông” , nhưng ông Najib không nêu lên chi tiết các sự cố đã làm leo thang những căng thẳng với Trung Quốc.
Nhưng tương phản với thái độ hoà dịu của Thủ Tướng nước chủ nhà, hôm qua, Tổng Thư Ký ASEAN nói khối ASEAN bác bỏ việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là ‘đường 9 đoạn’ do họ vẽ ra để tuyên bố chủ quyền các vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc đẩy mạnh công tác cải tạo đất xây đảo trong các vùng biển này.
Tờ Wall St. Journal trích lời ông Lê Lương Minh, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, nói rằng các nước ASEAN 'không thể chấp nhận cái đường 9 đoạn bởi vì nó không phù hợp với luật quốc tế'.
Tổng Thư Ký ASEAN nói rằng đường 9 đoạn do Trung Quốc vẽ ra trên các bản đồ của nước này, và những công trình xây đảo của Trung Quốc đi ngược lại một thoả thuận đã đạt được cách đây 13 năm giữa Trung Quốc với ASEAN.
Ông Minh nói ASEAN sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán để thiết lập một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển về cách giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông.
Hôm Chủ nhật, Philippines cũng lên tiếng kêu gọi các nước hội viên ASEAN khác hãy có những bước tức thời để ngăn chận các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cảnh báo rằng không làm điều đó thì Trung Quốc sẽ chiếm quyền kiểm soát toàn thể khu vực trên thực tế.
Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario nói với các vị tương nhiệm trong khối ASEAN rằng khu vực ASEAN phải 'đứng lên thách thức Trung Quốc về các hành vi cải tạo đất của nước này'. Ông del Rosario nói việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo đặt ra những mối đe doạ có thực, và ‘không thể bị làm ngơ vì rõ ràng các động thái đó là nhằm củng cố quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc trên khu vực này.
Hãng tin Reuters sáng hôm nay nói rằng nước chủ nhà Malaysia sẽ nhượng bộ trước áp lực của các nước láng giềng, và sẽ đề cập tới vấn đề lấn đất xây đảo trong Biển Đông, nói rằng hành động đó có thể phương hại tới hoà bình, an ninh và tình hình ổn định trong khu vực, trong dự thảo Tuyên bố chung sẽ được công bố sau hội nghị hôm nay.

Hôm 17/3, Phó Đô Đốc Robert Thomas chỉ huy Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ nói rằng các nước Á Châu nên thành lập một lực lượng hỗn hợp để tuần tra Biển Đông.
Cuộc tranh chấp Biển Đông hồi gần đây đã trở thành một điểm nóng trên thế giới, làm dấy lên quan ngại giữa lúc 10 nước ASEAN đang tìm cách thành lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN trước cuối năm nay.
Thủ Tướng nước chủ nhà Hội nghị ASEAN nói khối này phải xử lý các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong Biển Đông mà không làm leo thang căng thảng. Ông nói 'một khối ASEAN bị xâu xé vì những tranh chấp nội bộ không thể nào trở thành một cộng đồng thực thụ'.

Ông Najib nói dự kiến tổng GDP của toàn khối ASEAN sẽ tăng lên tới 4 nghìn tỉ đôla trong 5 năm, so với 2,5 nghìn tỉ hiện nay. Các giới chức ASEAN đang làm việc để tạo điều kiện cho sự luân lưu tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn tư bản và lao động, trong khuôn khổ một kế hoạch hình thành một khối tương tự như Liên Hiệp Âu Châu, nhưng không sử dụng một đơn vị tiền tệ chung.
Nguồn: Bloomberg/WSJ
 http://www.voatiengviet.com/content/tong-thu-ky-asean-chi-trich-du-an-lay-bien-xay-dao-cua-trung-quoc/2736032.html

Đến lượt TQ tố cáo VN xây dựng trên đảo

  • 29 tháng 4 2015

Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc 'bày tỏ quan ngại sâu sắc'

Trung Quốc lên tiếng phản đối Việt Nam và Philippines “tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo” ở Biển Đông.
Sau nhiều tuần bị phê phán vì việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, Trung Quốc hôm thứ Tư có tuyên bố phản bác.
Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc “bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối cá biệt nước ASEAN như Philippines, Việt Nam… tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc”.
“Yêu cầu nước hữu quan lập tức chấm dứt mọi lời nói và hành động xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc,” ông Hồng tuyên bố.
Phản ứng của Trung Quốc diễn ra sau khi ngày 28/4, Hội nghị Cấp cao ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch, bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng các đảo của Trung Quốc.
Cũng hôm 28/4, khi gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nói ông lo ngại ngại về việc Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông.
Ông Hồng Lỗi nói việc Trung Quốc xây dựng đảo là “hoàn toàn hợp pháp chính đáng”.
Mỹ và Nhật “không phải nước đương sự vấn đề Nam Hải”, ông Hồng nói.
Ông Hồng tố cáo Việt Nam đang xây bến tàu, đường băng cho sân bay, vị trí cho tên lửa, khách sạn…trên 20 đảo và bãi cạn như bãi cạn Phúc Nguyên và bãi Đất.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150429_china_vietnam_xay_dung_bien_dong

 GS Tương Lai : Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đô thứ hai


mediaTổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, 07/04/2015.REUTERS/China Daily
Vừa qua, trên 40 trí thức, nhà hoạt động tên tuổi và văn nghệ sĩ đã gởi thư lên Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bày tỏ sự bức xúc trước diễn biến thời cuộc hiện nay.
Nhắc lại quá khứ và mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, liên hệ với chuyến đi Bắc Kinh vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhân sĩ cho rằng cần kiên quyết không để xảy ra một sự kiện « Thành Đô » thứ hai. Theo lá thư, vào thời điểm quyết định này, Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới, trong đó hành động thiết thực là việc gia nhập TPP. Nhân danh những người đang ưu tư vì vận nước, các nhân sĩ đòi hỏi được hồi âm và đối thoại.
RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai ở Saigon, một trong những người ký tên trong lá thư trên.
RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, mới đây các nhân sĩ trí thức lại gởi thư lên Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo như lá thư, đó là do những bức xúc về vận nước, mà trước mắt là chuyến đi Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong tình hình Biển Đông đang hết sức sôi động vì tham vọng của Bắc Kinh ?
Giáo sư Tương Lai : Đúng là ông Nguyễn Phú Trọng đã vội vã lên đường theo lời mời của Tập Cận Bình. Chuyến đi vội vã đó có phải là vì Việt Nam đang đứng trước triển vọng gia nhập vào TPP, và ông Trọng cũng đang chuẩn bị đi Mỹ ? Có phải nhằm ý đồ ngăn chặn Việt Nam vào TPP mà có lời mời đó hay không ?
Vì thực ra Trung Quốc chưa hề có một cái gì thay đổi trong âm mưu của họ. Ngày mùng 8 thì ra thông cáo Việt-Trung nói lên tất cả những điều tốt đẹp, thì ngày mùng 9 Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao - đã nói rõ là việc họ xây những đảo nhân tạo trên biển là xây trên sân nhà họ, ở ngoài không được tham gia vào.
Đây không phải là lần đầu tiên, mà là sự lặp lại luận điệu của Vương Nghị. Chưa bao giờ cái bộ mặt ăn cướp lại được bộc lộ một cách trắng trợn như thế ! Vậy mà những lời hứa hẹn viển vông về cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa này nọ, lại được lặp lại trong chuyến đi ấy.
Thì chúng tôi nghĩ, đã đến lúc chúng tôi phải vạch trần cái bộ mặt thật của Trung Quốc, đồng thời nói rõ : Đừng bị mắc mưu Trung Quốc để đánh mất cơ hội một lần nữa trong việc gia nhập TPP. Vì với việc tham gia TPP, Việt Nam có cơ sở mới, một nền tảng mới để thoát cái vòng kiềm tỏa của Trung Quốc.
Mà TPP chính là một đòi hỏi của cả Mỹ khi xoay trục sang châu Á. TPP là lời cam kết chiến lược của Mỹ về sự hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lâu dài, vì lợi ích của cả nước Mỹ. Cho nên trong phát biểu thường niên của Tổng thống Barack Obama trước Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 2014, ông nói rằng TPP là một cách để bảo đảm là Hoa Kỳ không đơn giản nhường lại quyền đặt ra quy tắc cho Trung Quốc.
Đây chính là lý do mà Tập Cận Bình vội vã mời Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, và bằng cái thông cáo đó, làm như mọi việc đều tốt đẹp cả. Nhưng mà người ta thấy những điều đó trên thực tế lại đang diễn ra rất xấu. Nên chúng tôi phải có ngay một cái thư gửi Bộ Chính trị là như thế.
RFI : Tức là không để cho có cơ hội xảy ra một Hội nghị Thành Đô thứ hai ?
Vâng. Cho nên tôi có nói, lúc này đây, khi mà Trung Quốc biết rõ nếu Việt Nam trở thành thành viên của TPP, thì sẽ có tiền đề để bước ra khỏi cái bóng của Trung Quốc. Mà đây là việc hết sức khó khăn, bởi vì Trung Quốc đã cài cắm người, cài cắm nhà máy, những khu đầu tư công nghiệp trên khắp Việt Nam từ phía Bắc cho đến tận Mũi Cà Mau ở phía Nam.
Thế thì vì lợi ích của cả Hoa Kỳ và Việt Nam trong TPP – hai lợi ích đó gắn với nhau – nên lúc này đây Việt Nam nếu không tranh thủ để gia nhập TPP, thì một lần nữa lại rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Và sẽ lặp lại nguy cơ của một « Thành Đô » thứ hai : lệ thuộc vào Trung Quốc không dứt ra được. Thế nên trong nội dung chúng tôi nói, gia nhập TPP là một trong những nhân tố góp vào quyết sách giữ nước và phát triển đất nước bền vững.
Hành động một cách thiết thực nhằm thúc đẩy tiến trình gia nhập TPP chính là đòi hỏi bức xúc của nhân dân Việt hôm nay. Đó cũng là đòi hỏi của lịch sử. Chúng tôi kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng cũng như những nhà ngoại giao đi sang Mỹ kỳ sắp tới, hãy đi vào lịch sử, như những người thúc đẩy lịch sử. Chứ không nên là tội đồ của lịch sử, nếu lại để vuột mất cơ hội một lần nữa.
RFI : Dạ thưa giáo sư, có lẽ những người cầm quyền ở Việt Nam cũng rất muốn gia nhập TPP, nhưng cũng lo sợ người láng giềng phương Bắc lại ở sát bên. Nếu tỏ thái độ thân phương Tây quá, cụ thể là thân Mỹ, thì sẽ bất lợi ?
Đúng, tôi nghĩ có chuyện đó. Bất cứ một chính khách nào, bất cứ nhà cầm quyền nào cũng đều phải có sự khôn ngoan để nhìn nhận ra vị thế địa chính trị của Việt Nam, nằm sát với một nước láng giềng khổng lồ.
Nhưng tôi xin nhắc lại, không phải chỉ thế kỷ 21 này, nhiệm kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, của Nông Đức Mạnh, những người lệ thuộc vào Trung Quốc một cách quá hèn nhát, thì Việt Nam mới ở cạnh Trung Quốc. Mà người Việt Nam, đất nước Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc hàng nghìn năm nay rồi.
Cái mộng xâm chiếm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán qua các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình rồi đến Tập Cận Bình đều cùng một giuộc như nhau cả. Vậy mà Việt Nam vẫn tồn tại. Việt Nam tồn tại vì có đủ bản lĩnh chống trả lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Thế kỷ thứ 13 Trần Hưng Đạo và nhà Trần ba lần đánh tan đạo quân Nguyên. Thế kỷ thứ 15 đánh bại quân Minh của Minh Thành Tổ. Thế kỷ 18 đánh tan hơn mười vạn quân của Tôn Sĩ Nghị - quân Thanh, trong vòng mười ngày. Và lần nào cũng vậy, sau khi đánh tan giặc rồi thì lập tức lại có chính sách để hòa hợp, tạo nên những mối quan hệ.
Như Nguyễn Huệ trước khi ra Bắc mở trận phản công mười ngày đó, đã nói với Ngô Thời Nhiệm : Đánh như thế nào ta đã có, nhưng dù đánh tan giặc, đó vẫn là một nước lớn. Phải chuẩn bị làm sao để có tư lệnh, để dẹp bỏ can qua, không tiếp tục chiến tranh nữa. Vì thế sau khi đánh thắng quân Thanh, cho chôn xác giặc trên gò Đống Đa, Quang Trung lập tức xây dựng ngay mối hòa hiếu với nhà Thanh. Lịch sử ghi nhận rất rõ ràng như vậy.
Bây giờ đây, Việt Nam không phải ở vào thế cô lập như thời kỳ thế kỷ 13 của nhà Trần ; thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi, Lê Lợi ; thế kỷ 18 của Quang Trung Nguyễn Huệ. Việt Nam bây giờ có cả một tư thế trong khối ASEAN, trong những mối quan hệ với nhiều nước lớn, và đặc biệt hiện nay chuẩn bị gia nhập TPP, trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục sang châu Á.
Việt Nam đã từng bị những nước lớn biến mình thành con tốt đen, vì lợi ích của họ. Cho nên như trong thư chúng tôi đã nói, hiệp định Genève 1954 chính là chơi trên đầu chúng tôi giữa các nước lớn Mỹ, Pháp, Liên Xô, Anh, ép Việt Nam phải chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17. Thông cáo Thượng Hải của Nixon và Chu Ân Lai năm 1972 chính là viết bằng máu của người Việt Nam đấy, vì sau đó Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh ném bom ồ ạt…
Cho nên lúc này đây Việt Nam cần có bản lĩnh. Phải có những nước cờ cao để khi TPP mở ra một chương mới hợp tác liên minh với phương Tây, đồng thời phải có một chính sách hòa hiếu với nước láng giềng. Điều đó ông cha ta có đầy đủ bài học để làm. Nhưng muốn vậy phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, và phải dám kiên cường chứ không nhu nhược.
RFI : Có những ý kiến cho là những lời đó dù tâm huyết, trước đây đã có nhiều kiến nghị rồi. Bây giờ thay vì một lá thư gởi cho Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, có thể là một tuyên bố để hiệu triệu được người dân, gây sức ép lên những người lãnh đạo Việt Nam. Giáo sư nghĩ thế nào về ý kiến này ?
Ý kiến đó cũng tốt thôi – trăm hoa đua nở, mỗi người có một cách làm, cách thể hiện. Làm cách nào để có lợi cho nước cho dân thì làm. Trước mắt, một nhóm chúng tôi - những người khởi xướng ra bức thư này, như đã ký tên ở dưới - thì chúng tôi nhận thức rằng lúc này đây đang trình bày tâm huyết của mình, với những người đang gánh chịu trách nhiệm của lịch sử đối với dân tộc.
Hiện nay chưa có một thế lực chính trị nào có thể thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam được đâu. Và lúc này đây, khả năng tốt nhất chính là những người cộng sản Việt Nam hiểu rõ sứ mệnh của họ vào lúc này. Để lấy lại niềm tin của dân, mà bộ phận lãnh đạo, do sự hư hỏng của họ, đã làm cho cái đảng của Hồ Chí Minh bị mất hết lòng tin trong dân rồi.
Thế thì bây giờ những người lãnh đạo hãy trở lại với bản lĩnh mà đảng Cộng sản đã có, trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ thành công. Đánh tan đạo quân Pôn Pốt - thực chất là bàn tay của Trung Quốc không muốn cho Việt Nam có một phút yên lành, mà muốn đánh Việt Nam gục ngay sau khi chiến tranh mới kết thúc. Và bằng cuộc chiến đấu đánh tan Pôn Pốt để cứu Campuchia ra khỏi họa diệt chủng, bị thua cái trận nặng nề đó thì Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh biên giới và bị Việt Nam đẩy lùi.
Chúng tôi khẳng định rằng khả năng tốt nhất, có ý nghĩa lớn nhất là tự những người lãnh đạo trong giới cầm quyền hiện nay tự chuyển biến, để họ biết đặt lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của dân tộc lên trên hết. Từ sự chuyển biến đó, dần dần từng bước thay đổi thể chế chính trị, thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu làm được như thế, họ sẽ lấy lại uy tín.
Và trên nền tảng mới của một luật chơi mới khi vào TPP - tức là Việt Nam xây dựng một nền kinh tế sạch khi tái cấu trúc lại kinh tế, tái cấu trúc về mặt chính trị - thì lúc bấy giờ mới có tiền đề để thực hiện những đòi hỏi về thượng tôn pháp luật, về nhân quyền, dân quyền và tất cả các mặt khác. Vì hai vấn đề này đi đôi với nhau nhưng phải trên nền tảng của một nền kinh tế mới, tái cấu trúc mới về các mặt, thì những đòi hỏi khác mới có cơ sở để thực hiện.
Chính trên ý nghĩa đó mà chúng tôi gửi thư này cho Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vì chúng tôi biết rằng trong những người đó vẫn âm ỉ lòng yêu nước thiết tha. Và họ cũng âm ỉ mong muốn Việt Nam độc lập và tự cường. Chứ Việt Nam không phải nhục nhã như cam kết Thành Đô, để biến Việt Nam thành con tốt trong tay của Trung Quốc, Việt Nam chịu áp lực của Trung Quốc.
Với lực lượng đã có, bằng những biểu hiện cụ thể, chúng tôi tin rằng hẵng làm điều này. Tức là trình bày bằng một cách rất chân tình, mạnh mẽ với những người lãnh đạo. Để chúng tôi góp phần vào thúc đẩy cho những nhân tố tiến bộ, tích cực, dân chủ hóa trong nội bộ cho Bộ Chính trị, trong nội bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng ; tạo nên một bước đột phá mới trong những Hội nghị trung ương mới của Đảng sắp tới đây tiến tới Đại hội 12.
Quan điểm của chúng tôi công bố một cách rành rọt, rõ ràng như thế. Đương nhiên sẽ gặp những ý này ý kia phản đối - thì đã gọi là đa nguyên về tư tưởng thì phải chấp nhận những sự khác biệt. Vậy thì những ai muốn làm cái gì tốt hơn hãy làm đi. Còn chúng tôi thì làm như vậy đấy.
RFI : Thưa giáo sư, hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể tự chuyển biến liệu có là ảo tưởng không, khi mà những kiến nghị trước đây đều không được hồi âm ?
Đó là một câu hỏi đặt ra. Nhưng lịch sử không đứng yên, sự vật không đứng yên. Và không có nhà cầm quyền nào lại tự mình rời bỏ chiếc ghế quyền lực đâu, nhưng rồi cuối cùng họ vẫn phải tạo ra những điều để không bị áp lực càng ngày càng mạnh mẽ, biến họ trở thành tội đồ của lịch sử.
Chúng tôi vẫn tin rằng, trong những người cầm quyền hiện nay có rất nhiều những người yêu nước. Rất nhiều những người muốn thay đổi, và có thời cơ là sẽ thay đổi. Những diễn biến vừa qua cho thấy rằng từng bước từng bước một, chủ trương của lực lượng bảo thủ muốn kiên định đường lối, vì vậy mà muốn gắn chặt với Trung Quốc - gọi là nước cùng chung ý thức hệ - đã càng ngày càng tự thấy rằng mình mất uy tín quá nhiều rồi.
Bây giờ đây trước tình hình mới, chuyển biến mới mà TPP là một ví dụ, người ta thấy những nhân tố mới này đang có những chuyển biến. Chính vì thế mà có những người nói với chúng tôi rằng khoan ra bức thư này, đợi sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đi về đã rồi hẵng ra. Đó cũng là một ý hay bởi vì các ông, các anh, các chị đó thấy có những nhân tố mới chưa rõ, nên muốn từ từ đợi cho rõ ra đã rồi mới làm.
Nhưng đối với chúng tôi, thì chúng tôi cho rằng các anh nghĩ như vậy, các anh đợi lúc bấy giờ mới làm, rất tốt, lúc ấy chúng tôi cũng sẽ tham gia. Nhưng bây giờ đây khi ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ, và đang có những nhân tố mới, đang có những chuyển biến mới, bàn bạc mới, thì chúng tôi tỏ rõ thêm thái độ cho rành rọt ra nữa.
Đây cũng là cách để tác động, giúp cho những người lãnh đạo biểt rằng họ cần hành động vì dân. Đặt lợi ích của dân tộc của Tổ quốc lên trên cái gọi là ý thức hệ, bởi vì không làm gì có mục tiêu đấu tranh cho một chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Không đấu tranh cho chủ nghĩa A, chủ nghĩa B thắng lợi ; mà trước hết là đấu tranh cho một nước độc lập, cho một đời sống tự do và hạnh phúc của dân.
Như vậy mục tiêu của những người cộng sản, nói đúng ra không phải đấu tranh cho chủ nghĩa của họ, cho lý tưởng của họ. Vì trên thực tế cái học thuyết Mác nó đã tự phơi bày ra quá nhiều những sai lầm rồi. Người ta đã từ bỏ dần dần những sai lầm đó, và từ lâu hàng chục nước, hơn năm chục đảng Cộng sản đã vứt bỏ cái gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin đi rồi.
Vậy thì đến bây giờ đây phải làm thế nào ? Đảng Cộng sản muốn giữ được vai trò họ đã từng có, thì một lần nữa hãy thể hiện mình. Đi với dân, trở về lại với dân, có như vậy họ sẽ giành được thắng lợi.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Saigon, đã vui lòng dành thì giờ trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay của chúng tôi.

Giáo sư Tương Lai - Saigon 29/04/2015 - Thụy My nghe
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150429-gs-tuong-lai-xuc-tien-tpp-thay/


1975 TRUNG QUỐC MUỐN NUỐT VIỆTAM


Tin tức / Việt Nam

Trung Quốc muốn ‘nuốt chửng’ Việt Nam sau năm 75?

Người Việt Nam năm ngoái nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào khu vực mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Người Việt Nam năm ngoái nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào khu vực mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.

Tin liên hệ


Đánh dấu ngày 30/4: Kẻ khóc, người cười

Hai ngày trước ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cộng đồng người Việt ở Mỹ và ở trong nước đón chờ ngày này với hai tâm trạng trái ngược hẳn nhau

Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tranh cãi

Một nhóm nhạc rock gồm 4 thành viên của Canada mới đây đã phải lý giải rằng việc đặt tên ban nhạc là ‘Viet Cong’ không có ý định “kích động” hay “làm tổn thương” bất kỳ ai.

Việt Nam triệu Đại sứ Canada, phản đối ‘đạo luật 30/4’

Việt Nam yêu cầu Đại sứ Canada tại Hà Nội tới để phản đối việc nước này thông qua đạo luật S-219, lấy 30/4 là ngày bắt đầu “Hành trình đến tự do”.

40 năm sau Chiến tranh Việt Nam: Ai vui, ai buồn?

Sau khi phải hủy bỏ kế hoạch kỷ niệm ngày 30/4 tại một căn cứ thuỷ quân lục chiến ở Nam California, người Mỹ gốc Việt ở bang California đã tìm được một địa điểm mới
Thưa quý vị, bốn thập kỷ sau cuộc chiến đẫm máu, gây ra cảnh hoang tàn và làm hàng triệu người thiệt mạng, Việt Nam đã đạt được những thành quả nào, và đất nước sẽ đi về đâu trong 10 hay 20 năm nữa? VOA Việt Ngữ đã đi tìm câu trả lời trong cuộc phỏng vấn giáo sư Tương Lai, người có thời kỳ làm cố vấn cho thủ tướng. Trước hết, nhà nghiên cứu từng có nhiều bài bình luận đăng trên tờ The New York Times của Mỹ đánh giá Việt Nam trong khoảng thời gian 40 năm qua.
Giáo sư Tương Lai: Sau 30/4/1975, Việt Nam chấm dứt chiến tranh, đi vào hòa bình xây dựng, nhưng nào có hòa bình xây dựng được đâu. Có một nước ở sát cạnh Việt Nam, không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh, sau khi đã đánh tan những đạo quân chưa hề thua như của Pháp và Mỹ.
Cho nên, 30/4 xong một cái, thì nó đã giục bọn Pol Pot đánh vào phía tây nam, kéo một cuộc chiến tranh biên giới tây nam từ 76 tới 78. Trung Quốc trang bị tận răng cho Pol Pot. Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng, giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy là nó muốn cho Việt Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa để củng cố quyền lực của Trung Quốc, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt chửng Việt Nam.
Vậy thì 40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, mà nó lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy nó gặp trở ngại hết sức lớn.
40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại hán, mà nó lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy nó gặp trở ngại hết sức lớn.
Và trên thực tế, 40 năm vừa qua, nếu Việt Nam so sánh với Việt Nam thôi thì chuyện so sánh không giải quyết được. Nhưng so sánh Việt Nam với các nước láng giềng, ví dụ như Singapore hay với một quốc gia châu Á khác mà xuất phát điểm năm 1975 cũng không khác gì Việt Nam là Hàn Quốc thì Việt Nam tuột hậu quá xa vì Việt Nam duy trì một mô hình kinh tế quá lạc hậu, mặc dù có cái tên rất kêu là xã hội chủ nghĩa. Nhưng mà cũng trong 40 năm ấy, hệ thống xã hội đã sụp đổ. Để cứu vãn, hy vọng chủ nghĩa xã hội không sụp đổ thì Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã làm một việc dại dột là sang Thành Đô để cầu cứu, muốn Trung Quốc làm điểm tựa bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa. Bắt đầu từ đấy, Việt Nam chui vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai, như cảnh báo của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người mà Trung Quốc rất căm thù.
Khi nhìn lại 40 năm, phải thấy rằng đấy là 40 năm trong những cố gắng tối đa của người nông dân trên đồng ruộng, công nhân trên nhà máy, của người trí thức trong các giảng đường đại học hay trong các phòng thí nghiệm và của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có những nỗ lực hết sức lớn, và đưa tới những thay đổi khá cơ bản. Phải nói những công trình xây dựng của Việt Nam trong 40 năm qua là đáng kể, nhưng những sự đáng kể ấy, sức lực của người lao động vắt kiệt ra để làm điều ấy, trong lúc mức sống chưa được cải thiện đáng kể là bao nhiêu vì mô hình chọn sai lầm, và mô hình chọn ấy nó lại chui vào cái thòng lọng của Trung Quốc. Trung Quốc trong 40 năm ấy, đặc biệt là từ năm 90 sau hội nghị Thành Đô, thì bàn tay bẩn thỉu của Trung Quốc thò vào kinh tế Việt Nam, chính trị Việt Nam, xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam, gây nên một tác động rất xấu.
Việt Nam phải đau đớn mà nói rằng 40 năm qua, thời gian dài, hy sinh lớn, vất vả, gian khổ, thành tựu có nhưng mà quá hạn hẹp, so với khả năng mà đất nước có thể vươn lên.

VOA: Theo ông, người dân Việt Nam hiện nay kỳ vọng gì vào đảng Cộng sản?
Giáo sư Tương Lai: Trên thực tế, uy tín của Đảng Cộng sản đã xuống rất thấp. Đó là một thực tế. Bây giờ, khi nói đến những người cầm quyền hiện nay, người ta nói tới với một giọng khinh miệt, do những thành tích mà họ đã tạo ra.
Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân.
Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân. Uy tín đó, không phải dân người ta đổ đồng làm một đâu. Người ta biết rõ trong những người lãnh đạo hiện nay có những kẻ nào ngu Trung, kiên định con đường Mác – Lênin, nghĩa là kiên định cùng chung ý thức hệ với những bọn như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình, những kẻ vào xâm lược Việt Nam.
Và nếu kỳ này, ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ mà thực hiện được ý chí, và nguyện vọng của nhân dân, gia nhập TPP, càng sớm càng tốt để chống lại áp lực của Trung Quốc. Nếu mà làm được như vậy, uy tín sẽ được lấy lại và dần dần người ta sẽ biết người ta ủng hộ ai đem lại lợi ích cho dân tộc, đặt lợi ích dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết, chứ không phải đặt ý thức hệ giáo điều và những lời hứa hẹn viển vông. Những người làm như thế là những người sẽ được dân ủng hộ.
VOA: Đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc trên biển Đông, liệu Việt Nam có nên nghiêng hẳn về quốc gia cựu thù Hoa Kỳ?
Giáo sư Tương Lai: Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng chẳng có bạn vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích của dân tộc là vĩnh viễn mà thôi. Việt Nam biết quá rõ vì Việt Nam từng là con tốt trên bàn cờ của các nước lớn.
Việt Nam không liên minh với một nước để chống lại một nước thứ ba nhưng Việt Nam không nên từ bỏ quyền liên minh với ai mà giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển, và trên đất liền của Việt Nam.
Việt Nam không liên minh với một nước để chống lại một nước thứ ba nhưng Việt Nam không nên từ bỏ quyền liên minh với ai mà giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển, và trên đất liền của Việt Nam.
Lúc này đây, theo tôi, cần phải dẹp bỏ những việc khác đi để bỏ bớt những chuyện bên thắng cuộc, ai thắng, ai thua đi mà hãy nhìn vào kẻ thù trước mắt là Trung Quốc xâm lược, là ngăn cản không để Việt Nam thoát ra khỏi cái bóng của Trung Quốc, là những âm mưu thủ đoạn gây áp lực, chia rẽ nội bộ bằng nhiều thủ đoạn, thì phải làm sao vạch ra được những cái đó.
VOA: Theo ông, 10 năm hay 20 năm nữa, khi đánh dấu 50 hay 60 năm ngày kết thúc cuộc chiến thảm khốc, Việt Nam sẽ về đâu?

Giáo sư Tương Lai: Tôi không phải là thầy bói, nên tôi không bói trước vận mệnh của dân tộc. Nhưng mà tôi khẳng định điều này, chúng ta đang sống trong thời đại mà kiểu tư duy tuyến tính lạc hậu mất rồi, vì đây là thời đại của phi tuyến tính. Trong những bước phát triển thì luôn luôn ấp ủ những bước đột phá và những bước đột phá ấy nó sẽ mở ra những cục diện mới, và không ai tiên lượng được hết. Không thể vạch ra kế hoạch 10 – 20 năm một cách chi li đâu, chỉ hướng đi thôi, vì thành tự như vũ bão của khoa học, công nghệ và diễn biến quá phức tạp của tình hình thế giới.
Tôi nghĩ Việt Nam nếu dám đi đúng con đường mà thế giới đang đi, có nghĩa là dựa vào thành tựu của văn minh, khoa học và kỹ thuật, dựa vào một thể chế dân chủ, nhân quyền và tiến bộ trên cái nền kinh tế, thị trường tiến bộ thì Việt Nam có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
 http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-muon-nuot-chung-viet-nam-sau-nam-75/2741590.html

Wednesday, April 29, 2015


HỒI ỨC 30-4-1975

Những giây phút cuối của Sài Gòn trong ký ức một phóng viên Mỹ

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-04-28

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
ARI-evacuation.jpg
Phóng viên Arnold Issacs di tản ngày 29/4/1975
Hình do Arnold Issacs gửi RFA
Cựu phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun, Hoa Kỳ nằm trong số làn sóng những phóng viên Mỹ cuối cùng đến Việt Nam để đưa tin về cuộc chiến trong giai đoạn từ 1972 đến 1975. Ông là người đã rời Sài gòn vào ngày 29 tháng 4 cùng với nhiều phóng viên nước ngoài khác.
Nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, phóng viên Arnold Issacs đã dành cho Việt Hà một cuộc phỏng vấn nhớ lại những năm tháng cuối của Việt Nam cộng hòa và những giây phút cuối của Sài gòn. Trước hết nói về bối cảnh cuộc chiến Việt Nam khi ông bắt đầu nhận nhiệm vụ đến Việt Nam để viết về cuộc chiến, phóng viên Arnold Issacs cho biết:
Vào tháng 6 năm 1972 là khi những cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đang được thành hình. Tôi nhớ không nhầm là vào tháng 4 và tháng 5, Bắc Việt đưa quân vào tấn công và chiếm lấy Quảng Trị. Họ cũng bao vây hai thủ phủ của hai tỉnh khác nhưng vào lúc mà tôi tới thì tình hình đã ổn định hơn và quân miền Nam đã tiến công lại. Đó là giai đoạn của cuộc chiến mà tôi bước vào.
Việt Hà: Khi ông đến Việt nam để đưa tin về cuộc chiến vào năm 1972 và sau đó là hiệp định Paris, ông có cảm giác rằng cuộc chiến sẽ sớm chấm dứt không?
Arnold Issacs: Bản thân hiệp định không thực sự giải quyết được câu hỏi về cuộc chiến. Cho nên nó không cho cảm giác là sẽ có một sự kết thúc. Nhưng tôi cũng không nghĩ là lệnh ngưng bắn sẽ hoàn toàn vô hiệu lực như đã xảy ra. Cho nên trong một thời gian ngắn tôi đã nghĩ cuộc chiến sẽ tiếp tục nhưng sẽ ở mức độ ít nghiêm trọng hơn và sẽ có quá trình đàm phán. Tôi đã vui khi xung đột ít đi nhưng nó không kéo dài bao lâu. Chỉ trong vòng 1 tuần sau đó, rõ ràng lệnh ngưng bắn đã không thay đổi điều gì. Điều thực sự thay đổi chỉ là những buổi họp báo ngắn hàng ngày. Trước đó họ thường nói là kẻ thù là bên bắt đầu những vụ gây hấn, còn bây giờ thì họ nói kẻ thù là bên vi phạm lệnh ngưng bắn. Nói chung là cũng giống nhau chỉ có từ ngữ là thay đổi.
Việt Hà: Một số người sau này nói rằng ngay sau khi hiệp định Paris được ký, cuộc chiến dường như đã kết thúc đối với miền Nam. Ông có nhận xét gì về ý kiến này?
Arnold Issacs: Tôi không nhìn thấy như vậy. Cuối cùng thì nhìn nhận của những người đó là đúng nhưng nó phải mất 2 năm để cuộc chiến kết thúc. Bối cảnh là trận chiến lớn vào năm 1972. Đó là năm của những trận chiến khốc liệt nhất. Đó là lý do cả hai  phía đều mệt mỏi. Không bên nào giành được thắng lợi thực sự mà họ muốn. Sự bế tắc vẫn duy trì nhưng xung đột thì ở mức cao hơn. Thương vong của quân miền Nam cao hơn so với tất cả những năm trước đó.
Nhiều đơn vị tinh nhuệ phía Nam không còn chiến đấu hiệu quả như trước kia. Nhưng phía bên kia cũng chịu tổn thất tương tự.  Đó là lý do mà chúng ta có hiệp định. Cả hai bên đều ra những đòn mạnh nhất và đều không thắng. Người ta có thể nói khác bây giờ nhưng đó là sự thật mà tôi thấy. Tôi chắc chắn đã không nghĩ là cuộc chiến sẽ sớm kết thúc và tôi có cảm giác là phía Bắc sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Nhưng kết cục của cuộc chiến vẫn còn xa và nhiều người không nghĩ nó sẽ có kết thúc nhanh chóng vào lúc đó.
Việt Hà: Nhưng vào giai đoạn đó, số lượng phóng viên Mỹ đến chiến trường Việt Nam cũng không nhiều như trước nữa…
Arnold Issacs: Những chuyện mà người Mỹ quan tâm là cuộc chiến của người Mỹ. Họ muốn biết điều gì đã xảy ra với những người lính của họ. Họ không quan tâm lắm điều gì xảy ra với người Việt Nam. Họ không quan tâm lắm đến kết cục cuối cùng. Đến lúc đó người Mỹ chỉ bực tức khó chịu, và không tin là cuộc chiến mang lại cái gì. Cho nên mối quan tâm của người Mỹ giảm đi rất nhiều và báo chí phản ảnh điếu đó….Tôi nghĩ là những tin đưa về cuộc chiến trên báo chí Mỹ cũng giảm. Báo mà tôi làm việc vốn có phóng viên chiến trường ở Việt Nam nhưng chuyện về cuộc chiến cũng không nằm ở trang đầu mà nằm ở trang 16. Và cũng không có nhiều thảo luận tại Washington. Cho nên không có nhiều tin để đưa. Các tranh luận toàn quốc cũng hết. Và công chúng Mỹ dường như chấm dứt nói chuyện về cuộc chiến ngay sau khi quân Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam theo hiệp định. Họ không còn muốn nói về cuộc chiến nữa.
Việt Hà: Đến lúc nào thì ông thực sự có suy nghĩ là kết cục đang đến gần?
Arnold Issacs: Sau khi quân miền Nam đã đi đến hạn mức của mình trong phản công sau ngưng bắn và quân miền Bắc tấn công lại, dường như không có ai nói đến tình hình kinh tế miền Nam lúc đó, nó cũng giống như khủng hoảng kinh tế vào năm 1930. Nó bắt đầu với vụ mùa kém vào năm 1972, giá gạo lên cao. Mỹ rút và hàng trăm ngàn người Việt Nam mất việc. Kinh tế miền Nam Việt nam lúc đó không có nhiều hoạt động.
ARI-and-Vietnamese-villager-Nov72-400.jpg
Phóng viên Arnold Issacs chụp với một dân làng Việt Nam tháng 11/1972
Tôi nhớ một Bộ trưởng chính quyền miền Nam có nói về chúng tôi, những người Mỹ như là một ngành kinh doanh du lịch và đó là sự thực. Nhiều người Việt làm cho các căn cứ quân sự của Mỹ. Những việc làm đó bị mất. Vào năm 1973 chúng ta có cấm vận dầu mỏ đầu tiên sau cuộc chiến ở trung đông, giá dầu tăng gấp đôi trong vòng 2 tháng. Nó khiến giá cả hàng hóa tăng. Nhiều hàng hóa của miền Nam là nhập khẩu và bị ảnh hưởng. Cho nên người dân miền Nam phải trải qua một sự khó khăn về kinh tế thực sự. Lương người lính không đủ đáp ứng nhu cầu gia đình họ…. đó là khoảng năm 1973 và 1974. Lính bỏ ngũ trong quân đội miền Nam cao và trong các năm đó thì con số bỏ ngũ lên rất cao, đến con số 200,000 người bỏ ngũ, tức là 1/5 sức mạnh quân đội.
Thật khó để miêu tả cảm giác của tôi lúc đó trước khi mà tôi biết được điều gì sẽ xảy ra như bây giờ tôi biết…. Một mặt, vào khoảng giữa năm 1974, tôi có cảm giác cơn sóng đang đi ngược lại miền Nam nhưng tôi không thể tưởng tượng được một hình ảnh rõ ràng là một bên thắng và bên kia hoàn toàn sẽ không còn tồn tại. Tôi không thể tưởng tượng được điều đó cho đến khi cuộc tổng tấn công cuối cùng bắt đầu và quân miền Nam rút. Nó bắt đầu vào giữa tháng 3 năm 1975 và chỉ khoảng 6 đến 7 tuần sau đó Sài gòn sụp đổ.
Việt Hà: Ông rời Việt Nam vào ngày 29 tháng 4, ngay trước ngày Sài gòn sụp đổ. Ông có bao giờ nghĩ là ông đã có thể ở lại để đưa tin ngày cuối của cuộc chiến không?
Arnold Issacs: Tôi không sợ mình sẽ ở lại. Tôi không nghĩ là mình sẽ gặp nguy hiểm cực kỳ nếu tôi nhỡ mất chuyến di tản. Quyết định của tôi lúc đó là tôi làm những gì an toàn hơn cả và tôi đưa ra quyết định nhanh. Tôi không ở cùng một vị trí như những người Việt Nam lúc đó, những người phục vụ quân đội miền Nam hay chính quyền miền Nam hay làm việc cho Mỹ. Họ lo sợ rằng họ sẽ bị truy tố, bị mất cuộc sống, hoặc bị giết hại. Nhưng đó không phải là tình huống của tôi. Nếu tôi vẫn ở đó khi quân cộng sản vào, tôi không nghĩ là tôi sẽ vẫn có thể gửi tin về cuộc chiến. Lúc đó rất khó để đến được căn cứ không quân. Tôi đã nghĩ mình sẽ bị kẹt ở khách sạn và bị giữ ở đó cho đến khi họ tống chúng tôi ra khỏi Việt Nam. Nhưng tôi không nghĩ là mình sẽ bị giết hay giam giữ trong tù nhiều năm. Tôi là người Mỹ và gia đình tôi không ở đó. Tôi biết điều đó.
Việt Hà: Tin cuối cùng ông viết về cuộc chiến Việt Nam ông còn nhớ là tin gì không?
Arnold Issacs: Tin cuối mà tôi nhớ là Tổng thống Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4, 9 ngày trước khi kết thúc cuộc chiến. Vài ngày sau, ông rời nước. Ông bàn giao chính phủ cho Phó Tổng Thống. Ông Hương giữ chức thêm một tuần, trong khi đó quân miền Bắc tiến gần hơn vào Sài gòn. Cuối cùng vào ngày 28 ông Hương từ chức và giao quyền cho Dương Văn Minh, người được coi là lực lượng thứ 3, không đại diện cho chính quyền Sài Gòn hay cộng sản.
Tôi theo dõi những diễn biến đó. Tôi vào dinh và không có quân lính canh gác. Chúng tôi chứng kiến ông Hương đọc diễn văn và từ chức và theo dõi ông Minh đọc lời thề. Tôi viết tin và gửi tin đi. Ngay khi đó tôi nghe thấy có tiếng nổ lớn. Quân cộng sản đã lấy được máy bay chiến đấu vào đầu cuộc phản công, và có thể là một số phi công phía Nam đã ném bom Tân Sơn Nhất. Đó là mở đầu của cuộc tổng tấn công cuối và Tân Sơn Nhất bị ném bom, điều chưa từng xảy ra trước đó. Tôi không biết ngay điều gì xảy ra vào lúc đó, nhưng sau đó bom tiếp tục ném xuống. Mặc dù căn cứ không quân cách trung tâm thành phố 4 miles nhưng tôi nghe như rất gần. Tôi có cảm giác được những rung chuyển do bom. Quân lính trong Sài Gòn bắt đầu bắn súng lên trời. Chúng tôi không nhìn rõ mọi thứ vì nhiều khói. Vào sáng sớm hôm sau, họ bắn vào sân bay. Cho nên tôi nghĩ tin cuối về chiến tranh Việt nam mà tôi viết là tướng Minh nhậm chức.
Tôi có thể viết thêm một tin sau đó mà tôi không nhớ. Vào sáng hôm sau, di tản bắt đầu. Cuối ngày hôm đó tôi ở trên tàu và tôi viết về cuộc di tản. Nhưng chúng tôi không thể gửi tin đi. Không điện thoại di động hay internet. Những phóng viên trên tàu đều giống tôi. Chúng tôi viết tin trên tàu và giữ ở đó. Thuyền trưởng tàu hứa sẽ chuyển tin của chúng tôi lên ban chỉ huy khi có thể và chuyển tin về Mỹ ngay lúc nào có thể được. Cuối cùng thì tin mà tôi viết về cuộc di tản về đến Baltimore khoảng 4 hay 5 ngày sau. Cho nên câu chuyện cuối cùng mà tôi viết từ trên tàu và không được xuất bản cho đến vài ngày sau đó.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.\

PHẬT GIÁO 40 NĂM QUA

Phỏng vấn Đại Lão HT Thích Quảng Độ về GHPGVNTN 40 năm qua

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris
2015-04-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Del219510(1).jpg
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn
AFP photo

Trong loạt bài Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ký ức 40 năm, thông tín viên Ỷ Lan phỏng vấn Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ từ Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn.
Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, Đài Á châu Tự do mở mục Ký ức 40 Năm đánh dấu ngày chiến tranh chấm dứt 30 tháng Tư năm 75. Kính xin Đức Tăng Thống một lời tổng kết về tình hình Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng tại Việt Nam 40 năm qua?
ĐTT Thích Quảng Độ : Ba mươi tháng Tư 1975 Cộng sản đã cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam. Toàn dân Việt Nam bị nô lệ hoá về một chính sách phi nhân, tàn bạo, hận thù và bất bao dung tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi cũng bị tước đoạt pháp lý 2000 năm, các vị lãnh đạo Giáo hội bị đàn áp khốc liệt, 12 Tăng Ni chùa Dược Sư đã tự thiêu. Hoà thượng Thiện Minh bị đánh chết trong nhà tù.
Bản thân tôi và Đệ tứ Tăng Thống cũng bị lưu đày về quê quán. Lý tưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn tồn tại trong quần chúng Phật tử.
Do đó năm 1981 Cộng sản phải lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một Giáo hội thừa sai của Đảng, công cụ của Nhà nước do sự chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi không những bị tước đoạt pháp lý, mà tất cả cơ sở của Giáo hội đều bị Nhà nước cướp đoạt, giao cho Giáo hội thừa sai này. Nhiều Phật tử đã tự thiêu phản đối để bảo vệ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, phản đối việc bán đứng lãnh thổ lãnh hải, tài nguyên của cha ông cho Trung Cộng, như Phật tử Hạnh Minh Hồ Tấn Anh, Nguyên Lạc Phạm Gia Bình, Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai, v.v…
Nhưng Nhà nước đã thất bại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi vẫn uy dũng tồn tại trước sự đàn áp khốc liệt này. Phật tử khắp nơi bị Công an mời “làm việc”, buộc cam kết từ bỏ Giáo hội, nếu không con cái sẽ không được đi học, vợ chồng không được làm ăn, gây khốn đốn cho nhiều gia đình Phật tử. Nhưng họ vẫn kiên cường bám sát đường lối của Giáo hội, duy trì pháp lý 2000 năm của Phật giáo Việt Nam.
Dưới sự đàn áp đó, bốn mươi năm qua Giáo hội và Phật tử đã chịu đựng, kiên trì đòi lại pháp lý cũng như đòi tự do, dân chủ và hạnh phúc cho 90 triệu dân Việt Nam. Cương quyết chống nội xâm và ngoại xâm để bảo vệ đạo pháp, dân tộc, đất nước của cha ông.
Ỷ Lan : Kính xin Đức Tăng Thống cho biết cảm xúc hay cảm giác về ngày 30.4.1975, khi bộ đội Bắc Việt tiến chiếm Saigon ? Có nguồn tin nói rằng chư Tăng Ni đại biểu GHPGVNTN đã xuống đường đón rước bộ đội Bắc Việt, hoặc tin chùa Ấn Quang tổ chức lễ Sinh nhật ông Hồ Chí Minh với hàng chục nghìn Phật tử tham dự, sự kiện này đúng không, bạch Đức Tăng Thống?
ĐTT Thích Quảng Độ : Thưa hoàn toàn là sai. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền của những kẻ phá hoại nhằm đánh lừa quần chúng trong và ngoài nước mà thôi.
Thứ nhất là vào tháng 5 năm 1975, sau khi Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, Viện Hoá Đạo đã họp tại chùa Ấn Quang để bàn việc tổ chức Đại lễ Phật Đản và thảo luận về đường hướng sinh hoạt của Giáo hội trong tình hình mới.
Bên ngoài chùa Ấn Quang lúc ấy đồng bào tụ tập rất đông. Lợi dụng cơ hội này những kẻ thủ đoạn đã sách động quần chúng biều tình, hoan hô Hồ Chí Minh, hoan hô Cách mạng thành công.
Nên nhớ bản thân Viện Hoá Đạo không có một thông tư, thông cáo nào kêu gọi xuống đường biẻu tình. Đồng thới tất cả thành viên lãnh đạo Viện Hoá Đạo không một ai tham dự cuộc biểu tình này cả. Như vậy làm gì có cái chuyện Viện Hoá Đạo tổ chức xuống đường biểu tình, hoan hô như họ đã tuyên truyền?
Thứ hai, là việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã tổ chức lễ sinh nhậtt của ông Hồ Chó Minh, cũng là một sự xuyên tạc trắng trợn, cũng là sự bịa đặt. Hoàn toan không có chuyện đó. Họ làm như thế là để giảm uy tín của Giáo hội.
Trước hết là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức Đại lễ Phật Đản hằng năm, chứ không có tổ chức bất cứ sinh nhật của một nhân vật nào, kể cả các vị Tăng Thống.
Thứ nữa, là khuôn viên chùa Ấn Quang không chứa nổi 500 người. Vậy thì làm sao có cả hàng chục nghìn người tham dự được ? Bây giờ chùa Ấn Quang vẫn còn đó, khuôn viên chùa vẫn thế thôi. Bởi vì nó không còn đất mở rộng nữa. Hoàn toàn là chuyện bịa đặt thôi.
Viện Hoá Đạo không hề làm cử chỉ gì, tán thán nào, hay là bày tỏ ý kiến của mình trong cái việc lễ này cả. Từ trước nay vẫn thế. Như vậy làm sao mà nói Giáo hội đứng ra tổ chức hay tham dự ? Hoàn toàn một sự đặt chuyện bịa đặt, xuyên tạc mà thôi, chụp mũ…
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bác bỏ tất cả các lập luận này.
Khi đó tôi là Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo, tôi xác nhận một lần nữa, là không bao giờ Giáo hội từ trước nay, không bao giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức bất cứ một lễ lớn hay nhỏ vào cái dịp kỷ niệm ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh cả. Có thể đây là lần cuối cùng tôi xin xác nhận như thế để cho dư luận trong và ngoài nước biết.
Ỷ Lan : Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, bốn chục năm trước lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là như vậy. Nhưng bốn chục năm sau thì lập trường của Giáo hội như thế nào?
ĐTT Thích Quảng Độ : Phật tử cũng như dư luận trong và ngoài nước đều biết hết lập trường của Giáo hội từ trước đến giờ không bao giờ thay đổi. Trước sao thì nay vậy, nhất định không bao giờ thay đổi. Trừ khi mà đất nước có chuyển biến rất lớn, thay đổi. Trong hoàn cảnh đó Giáo hội cũng phải thay đổi.
Bây giờ đất nước chưa có cái gì chuyển biến lớn cả, thì Giáo hội vẫn cứ cái lập trường của mình. Giáo hội sống chung với dân tộc đây. Từ ngàn xưa chứ không phải bây giờ. Dân tộc thế nào thì Giáo hội vẫn chịu thế. Dân tộc sướng thì Giáo hội sướng, mà dân tộc khổ thì Giáo hội cũng chịu khổ với dân tộc.
Nói nôm na khi nào dân tộc Việt Nam hiện giờ mà có được nền dân chủ, tự do như các quốc gia tiến bộ trong thế giới, thì Giáo hội sẽ phải hoạt động theo đúng. Nhưng mà hiện giờ thì bao nhiêu chục năm nay, kể từ 75 đến giờ, dân tộc Việt Nam chưa có một nền dân chủ thực sự mà người ta mong muốn.
Toàn dân vẫn còn sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Như vậy Giáo hội không thê tách rời cuộc sống của nhân dân. Chừng nào mà dân tộc được dân chủ tự do thì Giáo hội sẽ… chưa có thì Giáo hội vẫn phải vận động làm thế nào cho có dân chủ tự do như các nước tự do tiến bộ trên thế giới. Chừng nào cái đó chưa đạt được, thì lập trường Giáo hội, từ sau 75 vẫn trước sau như một không thay đổi.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-w-the-most-venerable-tqd-yl-04292015164919.html

VI ANH* CANADA CHỐNG CỘNG

Canada Chống Cộng Bằng Luật

29/04/201500:00:00(Xem: 1265)
Nhơn mùa Quốc Hận, Tháng Tư Đen của người Việt tỵ nạn CS, do vận động của một người Canada gốc Việt hiện làm thượng nghị sĩ của Quốc Hội nước Canada, TNS Ngô thanh Hải, được lưỡng viện Quốc Hội Canada thông qua, lãnh đạo quốc gia Canada ban hành đạo luật với số S-219, danh xưng “"Journey to Freedom Day" (Ngày Hành trình Đến tự do).

Đây là một đạo luật từ hình thức đến nội dung, có tính cưỡng hành của luật pháp, chớ không phải một quyết nghị (resolution) hay tuyên ngôn (proclamation) chí có giá trị khuyến nghị. Trong quá trình đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, trong những bằng chứng tội ác của CSVN làm cho dân chúng VN đi tỵ nạn CS hai triệu người, chết cả nửa triệu người trên biển cả, có thể nói đây là một văn kiện pháp luật cao nhứt, do một siêu cường như Canada lần đầu tiên thực hiện và công bố.

Nên Đảng và Nhà Nước CSVN chống đối quyết liệt. Khi luật này còn là dự luật, hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada Stephen Harper để bày tỏ quan ngại. Ngay sau khi Canada ban hành đạo luật, ngày 24/4/2015 Bô Ngoại Giao VNCS ở Hà nội triệu Đại sứ Canada tại Hà nội đến Bộ để phản đối, nói đây là đạo luật “hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử”. Còn phát ngôn viên Lê Hải Bình của CSVN lồng lộng lên nói “Việt Nam [CS] cương quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này “Đây là bước lùi trong bang gao giữa hai nước,v.v...”

Như đã biết dự luật tiên khởi do TNS Hải nạp có tên “Ngày tháng Tư đen”, đánh dấu ngày miền Nam Việt Nam “rơi vào tay chế độ cộng sản độc tài và áp bức.” Ý hướng của tác giả và những đồng viện đồng tác giả là dùng luật này để ghi nhớ, cám ơn nhân dân và chánh quyền Canada đã dang tay ra cứu khổn phò nguy, tiếp nhận, giúp người Việt ty nạn CS tìm tự do, đón nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam sau 1975 đến Canada an cư lạc nghiệp.

Nhưng như mọi đạo luật qua tiến trình lập pháp, luôn có sửa đổi tên luật, chữ dùng, nội dung khi thảo luận biểu quyết. Quốc Hội lưỡng viện Canada đổi tên dự luật “Ngày tháng Tư đen”, thành “ Ngày Hành trình đến tự do” và cho số trước tịch là S-219. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Jason Kenney nói luật ngày 30/4 “sẽ mang đến cho người dân Canada một cơ hội để nghĩ lại cuộc hành trình của hơn 60,000 người tị nạn Việt Nam đến Canada.”

Nhưng trong chánh trị xứ tự do, dân chủ như Mỹ, Canada việc gì lớn liên quan đến nhiều người đều có thể thành vấn đề tranh luận. Vì đa số người Việt ty nạn CS trong đó có người Canada gốc Việt coi ngày 30 tháng Tư là ngày Quốc Hận, Tháng Tư là tháng Tư Đen, mà Thượng Viện biểu quyết dưới cái tên 30/4 là “Ngày Hành Trình Đến Tự do”, nên có một số người gốc Việt tỵ nạn CS dị ứng.

Nhưng dù TNS Ngô thanh Hải lấy tên dự luật là “Ngày tháng Tư đen”, nhưng Quốc Hội Canada chính là cơ quan làm luật này, dùng chữ trong luật này, sấp xếp nội dung, hình thức của đạo luật là của Quốc Hội Canada. TNS Ngô thanh Hải chỉ là một thượng nghị sĩ thôi, chỉ một lá phiếu thôi, một tiếng nói thôi không thể ngăn cản Quốc Hội trong biểu quyết đổi tên dự luật được.

Nhưng khi luật được biểu quyết thông qua, ban hành rồi và thấy CSVN phản ứng quyết liệt mới thấy cái khéo của những thương nghị sĩ có lập trường chống Cộng sản trong Thượng Viện Canada, trong đó có TNS Ngô thanh Hải. Cái khéo lập pháp ấy giống cái khéo léo của anh chị em dân cử Mỹ gốc Việt trước đây đã tương kế tựu kế để né tập tục ngoai giao của liên bang Mỹ, để chánh quyền tiểu bang, chánh quyền địa phương quận hạt, thành phố Mỹ nay lên một trăm mấy chục đơn vị đã thực chất thừa nhận quốc kỳ VNCH nhưng với danh nghĩa là di sản văn hoá, là biểu tưọng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt, trong khi chánh quyền liên bang Mỹ bang giao với VNCS, thừa nhận cờ của VNCS.

Nếu cứ giáo điều nghe Khổng Tử dạy rằng, chánh danh mới thành đạo thì chúng ta chưa có quốc kỳ VNCH phất phới tung bay ở Mỹ như bây giờ. Và nếu TNS Ngô thanh Hải không uyển chuyển, theo một cách nói khác (une autre facon de parler) của đa số đồng viện, thì tội ác của CS làm cho dân Việt bỏ nước ra đi chết hơn nửa triệu người không vào được nền luật pháp của nước Canada.

Chớ nếu những dân cử gốc Việt và những đồng viện người Mỹ không uyển chuyển, không tương kế tựu kế, không khéo léo tránh né tập tực ngoại giao của liên bang Mỹ thì quốc kỳ VNCH nền vàng ba sọc đỏ không được chánh quyền của phân nửa dân số Mỹ thừa nhận và thực tế lùa cờ của VNCS vào trong khuông viên bên trong 2 toà tổng lãnh sự và toà đại sứ như con dán ngày đâu.

Nếu đòi hỏi những vi đại diện dân cử cấp quốc gia như Canada, trong đó có một số vị nguồn gốc sắc tộc khác của một nước biếu quyết một luật hận thù đối với một nước mà nước ấy có bang giao, giao thương là một điều không tưởng.

Trái lại uyển chuyển, tương kế tựu kế, như quí anh chị em dân biểu, nghị viên, ở Little Saigon tạo thành phong trào cờ vàng ở Mỹ, như TNS Ngô thanh Hải vận động Thưọng Viện ra luật nhớ ngày 30/4 là Ngày Hành trình Đến Tư do "Journey to Freedom Day" là ngày Canada tiếp nhận 60.000 người Việt tỵ nạn CSVN, làm cho người dân Việt phải liều mình bỏ nước, bỏ nhà ra đi tìm tữ do, chết cả nửa triệu người là một chứng tích tôi ác của CSVN, một tội ác của CSVN đi vào luật pháp của Canada, vào chánh quyền Canada, vào văn khố quốc gia Canada.

CSVN luôn tuyên truyền quốc nội, lẫn quốc ngoại, 30/4 là ngày “giải phóng Miền Nam, Thống Nhứt đất nước” trong khi nhân dân và chánh quyền Canada nói bằng luật pháp đó là ngày nhân dân VN bỏ đất nước ra đi tìm tự do được Canada tiếp nhận. Đó là Canada tạt nước lạnh buốt vào CSVN. Ý nghĩa chống Cộng, tố Cộng của đạo luật S-219, gọi là “"Journey to Freedom Day" (Ngày Hành trình Đến tự do) rất rõ ràng. Nó diễn đạt theo kiểu “ tích cực” như những nhà đấu tranh chánh trị thức thời trên thế giới trong đó có người Mỹ, Việt ít dùng chữ “chống Công” mà gọi là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Cách nói sau này tích cực hơn, xây dựng hơn, thuyết phục hơn. Nhưng thực tế rất chống Cộng vì ở đâu có tự do, dân chủ, nhân quyền là không có CS, vì tự do, dân chủ, nhân quyền là khắc tinh, là huỷ thể của dộc tài dười mọi hình thức trong đó có độc tài CS./. (VA)
__._,_.___

HOÀNG THANH TRÚC * THỐNG NHẤT

Thống nhất và đần độn, man rợ

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - (Viết cho đồng bào tôi, những bạn trẻ sinh sau 1975) 
Khi sự thật là chân lý của mọi chân lý thì dù là người cộng sản nhưng cách nói liên quan đến chủ nghĩa CS của họ khiến các quan tuyên giáo và lãnh đạo của đảng CSVN cũng phải cúi mặt không muốn nghe nhắc lại, đó là 2 người phụ nữ nổi tiếng từng là đảng viên tuyên thệ dưới bóng cờ búa liềm của đảng cộng sản VN: Dương Quỳnh Hoa, Dương Thu Hương.

- Bác sĩ chính qui tốt nghiệp tại Pháp, Dương Quỳnh Hoa nguyên thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN sau khi từ bỏ đảng CS nhận xét về các “đồng chí” cũ bà đã thốt lên rằng: “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” và khi bức tường Berlin do CS Đông Đức xây dựng ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây bị sụp đổ, bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại” (1)
- Nhà văn CS Dương Thu Hương từng rơi nước mắt giữa đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975, bà nói: “Vào Nam rồi tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt, bịt tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể tự do nghe bất cứ đài phát thanh nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (2)
Ngày nay thế giới chứng kiến một nước Đức bị chia đôi nhưng người dân 2 miền Đông Tây tự đập bỏ bức tường ngăn cách, thống nhất trong hòa bình rồi trong điêu tàn đổ nát của chiến tranh, sự trợ giúp rộng lượng của kế hoạch Marshall từ Chính Phủ Mỹ và đồng minh, một nước Đức bại trận trong thân phận “tù binh” đã phát triển vươn lên là quốc gia giàu mạnh nằm trong tốp hàng đầu thế giới.
Một Nam Hàn bị chia cắt nhưng dứt khoát không thống nhất bằng máu xương mà lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh làm ưu tiên tối thượng, đưa quốc gia từ con số không về mọi mặt, còn nghèo khó hơn Việt Nam (thập niên 60) chỉ trong 30 năm dưới sự bảo trợ của Mỹ đã phát triển thần kỳ thành một con rồng bức phá về kinh tế khoa học kỹ thuật hàng đầu châu Á, thế giới phải ngã nón cúi chào. 
Một Nhật Bản bại trận “ăn bom nguyên tử Mỹ” là quốc gia tù binh của Mỹ nhưng ngày nay Thống Tướng Douglas MacArthur Tư Lệnh quân Mỹ tại châu Á, người đánh bại và chiếm đóng nước Nhật lại được toàn dân xứ hoa anh đào tri ân tôn vinh là một trong 12 người có công làm nên nước Nhật hùng mạnh, một Thụy Sĩ phương Đông ngày nay (3).
Và cả 3 quốc gia này hiện tại quân Mỹ và đồng minh hơn nửa thế kỷ vẫn còn ăn ngủ tại đó chẳng những được đài thọ quân phí mà còn không có bất cứ người dân nào của 3 nước nói trên muốn “kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược”.
Phải nhắc lại như vậy mới thấy nỗi bất hạnh trầm luân đau thương của Việt Nam một đất nước có nhiều ưu thế về vị trí địa dư, tài nguyên thiên nhiên hơn hẳn nhiều quốc gia Đông Nam Á kể cả CHLB Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc mà ngay lúc sinh thời cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cũng nhận xét rằng: "Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào khác trong khu vực", vậy mà 70 năm sau thế chiến 2 và 85 năm (miền Bắc) 40 năm thống nhất dưới ách cai trị của chế độ CS, hiện nay Việt Nam lại là quốc gia có số người nhiều nhất (khoảng nữa triệu) đang bán sức lao động, làm thuê, làm vợ hờ, làm osin, tại hầu hết các nước tư bản này để nhặt nhạnh từng đồng ngoại tệ mang về cho “nhà nước, đảng ta” tiếp tục xây dựng thiên đàng XHCN/CS (mà hết thế kỷ này cũng không biết có thấy nó chưa!? - Lời TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng). 
Không xa lắm, đã từng có một Việt Nam Thống Nhất
(Ngược dòng lịch sử để tuổi trẻ Việt Nam rộng đường suy diễn hoài niệm) 
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Tại kinh thành Huế, được ủy nhiệm của Đại sứ Nhật Bản Yokoyama Masayuki - Đại úy quân đội Nhật Kanebo Noburu vào triều kiến trình báo lên Hoàng đế Bảo Đại rằng quyền lực của thực dân Pháp đã chấm dứt. Cùng chiều hướng đó Đế quốc Nhật Bản thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945 Hoàng đế Bảo Đại ban bố Tuyên cáo Việt Nam độc lập, đây là tên gọi một đạo dụ nội dung có ý nghĩa hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa An Nam (Việt Nam) và Đế quốc thực dân Pháp đồng thời tiên khởi cho một nước Việt Nam hiện đại độc lập và có chủ quyền.
Ngày 12 tháng 3-1945, lần thứ 2 Hoàng Đế Bảo Đại lại triệu tập Đại sứ Nhật Bản Yokoyama Masayuki và trao cho ông này bản tuyên cáo Độc lập của Việt Nam. Ngày hôm sau 13 tháng 3 năm 1945, báo giới khắp từ Nam ra Bắc đồng loạt loan tin Việt Nam Độc lập hoàn toàn.
Nhật báo Điện Tín phổ biến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 
của Đế Quốc Việt Nam (Nguồn tư liệu: MSS).
Ngày 17 tháng 3 Hoàng Đế Bảo Đại nêu lên khẩu hiệu "Dân vi quý" (lấy dân làm gốc) làm phương châm trị quốc. Ông giải tán nội các cũ, Nhà sử học Trần Trọng Kim được Hoàng Đế triệu vời ra Huế trao nhiệm vụ thành lập tân nội các trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Quân chủ lập Hiến ngày 18 tháng 8 năm 1945, trước quốc dân Hoàng Đế Bảo Đại tái xác nhận khẳng định nền độc lập của Việt Nam thêm một lần nữa. (Wikipedia).
Báo Trung Bắc Chủ nhật, số ra ngày 20 tháng 5 năm 1945 chạy tít về việc thành lập Nội các Trần Trọng Kim, sự kiện có ý nghĩa đưa Việt Nam từ chính thể quân chủ chuyên chế thành quân chủ lập hiến.
Hoàng đế Bảo Đại và Nội các CP/Trần Trọng Kim trình diện quốc dân ngày 19/4/1945.
Nhưng cùng thời điểm này ở miền Bắc, lợi dụng chính phủ Trần Trọng Kim mới thành lập tại Kinh Đô Huế còn non trẻ, guồng máy chưa kiện toàn cơ cấu vì còn sự hiện diện của quân đội Nhật (bị Mỹ đánh bại khắp Châu Á, Thái Bình Dương chờ ngày chính thức cáo chung) Hồ chí Minh và đảng Cộng sản VN cũng nhận biết quân Nhật đang đại bại tạo khoảng trống trên chính trường Việt Nam nên đã tổ chức cướp chính quyền bằng bạo lực tại Hà Nội ngấm ngầm áp đặt một cuộc “cách mạng” ý thức hệ XHCN riêng của họ, một cuộc cách mạng theo chủ thuyết CS Nga, Tàu mà Hồ Chí Minh du nhập vào nước ta. 
Cho đến nay, sự kiện này vẫn được đảng CSVN gọi là ngày tổng khởi nghĩa CM tháng 8 mùa thu cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật, nhưng thực tế nhân chứng vật chứng và tàng thư lịch sử đã chỉ ra khẳng định chứng minh rằng Nhật đảo chính Pháp từ ngày 9 tháng 3, rồi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 2 tháng 9 cùng năm, thì cách nói “cướp chính quyền từ tay Pháp và Nhật” là lố bịch láo khoét không “logic” chút nào vì lẽ thực dân Pháp và phát xít Nhật trước đó đã là 2 kẻ bại trận ở hải ngoại và tại cố quốc thì làm gì còn chính quyền bảo hộ đâu nữa để mà cướp? (Chính xác là CS cướp chính quyền CP Trần Trọng Kim).
Cũng tuyên truyền bịp bợm giống như vậy trong sách giáo khoa dạy học sinh, CSVN vu cáo nói chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn là tay sai của quân Nhật!? thật buồn cười - Không ai mù quáng đi làm tay sai bù nhìn cho một thế lực bại trận, đầu hàng vô điều kiện không còn chủ quyền quốc gia (Mỹ giải giới chiếm đóng toàn bộ nước Nhật). 
Còn theo tư liệu gần nhất của giáo sư đại học Nga, Iouri Afanassiev trong bộ sử “hậu cộng sản” ấn hành năm 1991 tại Nga đã đưa ra trước ánh sáng những hành vi của Đảng Cộng sản Việt Nam trong ý đồ làm lạc hướng dư luận và ngụy tạo lịch sử cuộc chính biến CS cướp chính quyền non trẻ của nhân dân Việt nam vào mùa thu tháng 8/1945 tại Hà Nội (4). 
Từ quá khứ và thời điểm diễn ra các sự kiện ấy, khách quan cho chúng ta thấy - Nếu định mệnh và lịch sử không để cho Hồ Chí Minh cuồng tín cõng trên lưng cái chủ nghĩa CS ngoại lai xuất hiện tại Việt Nam cùng thời khắc với Chính Phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập thì Tổ Quốc Việt Nam có thể đã khởi đầu hình thành và kiện toàn trọn vẹn từ Nam chí Bắc một nền độc lập “quân chủ lập hiến” (quân chủ đại nghị) văn minh tiên tiến như các hoàng gia hiện nay của Thái Lan, Malaysia, Nhật bản, Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Canada v.v... mà Vương triều nhà Nguyễn là Hoàng Gia Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền chính danh đại diện duy nhất cho dân tộc và Đất Nước VN... Dù sau đó thực dân Pháp có tham vọng muốn tái đô hộ Đông Dương lần thứ 2 nhưng không thể, vì sau đệ nhị thế chiến chủ nghĩa phát xít và thuộc địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương "Quyền dân tộc tự quyết", khắp thế giới phong trào lấy lại độc lập tự do như sóng triều dâng và xu thế tất yếu này như ánh bình minh vươn lên không thế lực nào ngăn cản lại được mà thực tế nó diễn ra đã chứng minh (ở Châu Á có đến 14 nước đều được lần lượt trao trả độc lập mà không cần phải đỗ máu với “mẫu quốc” thực dân cũ). 
Bất hạnh thay, đất nước Việt Nam đã lỡ hẹn với nền độc lập tự do thống nhất trong hòa bình khi bị Hồ Chí Minh và đồng bọn CS cuồng tín âm mưu ngăn cản phá hoại cướp chính quyền bằng thủ đoạn bạo lực côn đồ để áp đặt chủ nghĩa CS đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đẫm máu với Pháp, Mỹ tiếp theo là xâm lược miền Nam từ đó dẫn đến tình hình nan giải trên biển Đông như hiện nay mà suy cho cùng là không cần thiết, hoàn toàn tổ quốc chúng ta có thể tránh được.
Sau Hiệp Định Geneve 1954 do CS Nga-Tàu chủ động “dàn xếp”, giang sơn VN bị chia đôi coi như hợp thức hóa cho HCM và đảng CSVN cai trị miền Bắc (Chính phủ Ngô Đình Diệm ở miền Nam bác bỏ không ký vào văn kiện này). 
1954 - Trong khi nhân loại toàn thế giới thở phào trút gánh nặng chiến tranh, trên điêu tàn đổ nát hầu hết các quốc gia tranh thủ giành mọi tiềm lực đoàn kết nhân dân hàn gắn đau thương xây dựng lại quê hương mình. 
Cùng thời điểm ấy, Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng CSVN và cũng là Chủ Tịch một quốc gia (VNDCCH) nhưng tính cách hoàn toàn không giống với các lãnh đạo (tổng thống) của những quốc gia láng giềng đương thời trong khu vực như Tưởng Giới Thạch Tổng Thống lãnh đạo Quốc Dân đảng Đài Loan hay Lý Thừa Vãn Tổng thống đầu tiên (chống cộng sắt thép) của Hàn Quốc hoặc Sukarno Tổng Thống lãnh đạo đảng Dân tộc (Partai Nasional) Indonesia v.v... tất cả các nguyên thủ này đều cố tránh chiến tranh lấy chủ nghĩa dân tộc, độc lập hòa bình, hạnh phúc của người dân đặt lên hàng ưu tiên tối thượng. 
Duy nhất trên thế giới, chỉ riêng tại Việt Nam, trên xương cốt hàng triệu đồng bào miền Bắc chưa kịp ruỗng mục do chết vì đói khát (nạn đói năm Ất Dậu) Ngân khố trống rỗng thay vì “vỗ yên thiên hạ” khoan sức dân để xây dựng lại Miền Bắc thì Hồ Chí Minh cuồng tín man dại khuấy động binh đao tuyên bố: “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đồng bào ta đang bị bóc lột, đày đọa. Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin - Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”.
85 năm - Xương trắng Trường Sơn máu đỏ nội đồng gần 4 triệu người VN, một thế hệ thanh niên hai miền Bắc Nam như những viên gạch cho CSVN xây dựng “thống nhất” XHCN. 
Chi tiết 20 năm đau thương tàn bạo do HCM và CSVN gây ra như thế nào thì không cần phải nhắc lại, mà biểu tượng nổi bật của nó đó là sự “hiếu sát” đặc trưng của chủ nghĩa khủng bố CS: 
Đấu tố giết hàng trăm ngàn đồng bào vô tội ở miền Bắc 
Đặc chất nổ giết hàng loạt đồng bào vô tội ở miền Nam
Ngày nay, thông qua mạng Internet một người biết gõ bàn phím cũng có thể truy cập để am hiểu chi tiết toàn bộ sự thật của cuộc chiến tranh gây chảy máu nhiều nhất cho dân tộc, trong lịch sử Việt Nam, do HCM và CSVN phát động, những sự thật mà chế độ CSVN không thể nào tẩy xóa nổi.
Có điều, di lụy của sự “thống nhất” ấy nó còn dẫn chứng một cách rõ ràng cụ thể để toàn dân Việt Nam hiểu rằng HCM và CSVN tạo nên sự thống nhất này: “Đó là những kẻ ngu si đần độn" (Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa) bởi vì cái lập luận tuyên truyền láo khoét: “Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đồng bào ta đang bị bóc lột, đày đọa”. Tự nó nói lên HCM và CSVN không chỉ cuồng tín đần độn không thôi mà còn xuẩn ngốc mù lòa thế giới quan khi thực tế chứng minh ngược lại như đập vào mặt họ bởi các chóp bu CSVN kế thừa ngày hôm nay thay nhau mang thân đi thăm viếng các quốc gia tư bản để “ăn mày viện trợ” đã chứng kiến các quốc gia bị “đế quốc Mỹ xâm lược” ở Châu Á và Châu Âu như thế này...
.
Phát xít HitLer bại trận - Đóng quân tại Ramstein nước Đức 
là căn cứ không quân Mỹ (lớn nhất châu Âu) hiện diện 
hoạt động liên tục từ năm 1942 đến nay. 
Hơn 70 năm “đế quốc Mỹ và đồng minh xâm lược”!? 
biến một nước Đức “tù binh” bị chia đôi, thống nhất trong hòa bình 
và thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới - GDP quốc gia: 
3.900 tỷ USD/năm - GDP đầu người: 39.500 USD/năm.
1945 Nhật Bản đầu hàng - 70 năm “đế quốc Mỹ xâm lược”!? 
chiếm đóng Nhật Bản - căn cứ hải và không quân Mỹ 
tại Okinawa, Nhật Bản ngày nay 
“Quân xâm lược Mỹ” biến “tù binh nô lệ” Nhật Bản thành nền kinh tế 
hùng mạnh thứ 3 thế giới GDP quốc gia: 
4.800 tỷ USD - GDP người dân: 37.100 USD 
Bảo vệ Nam Hàn trước CS Bắc Triều Tiên - 65 năm “đế quốc Mỹ xâm lược”!? 
Hàn Quốc - Bộ binh và Không quân Mỹ đồn trú ở căn cứ Kunsan, Hàn Quốc ngày nay. 
“Quân xâm lược Mỹ”!? Biến Hàn Quốc nghèo đói thành 
một quốc gia tiên tiến vê khoa học kỹ thuật là nền kinh tế lớn thứ 12/thế giới – 
GDP quốc gia 1.736 tỷ USD - GDP người dân: 22.600 USD.
Trong khi đó nền kinh tế “kháng chiến chống Mỹ xâm lược” thống nhất đất nước do đảng CS lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có GDP quốc gia: 176 tỷ USD, GDP thu nhập đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm (VietNamNet). 
Thật hài hước, Nhật Bản, Hàn Quốc và CHLB Đức “bị” đế quốc Mỹ xâm lược đến tận ngày nay chưa rút quân về nhưng nước CHXHCN/VN mà đảng CS lãnh đạo “chống Mỹ xâm lược” bằng chủ nghĩa Mac-Lenin có thu nhập lại không bằng con số lẻ GDP của 3 nước dưới mắt CSVN là những nước bị nô lệ này!? và cũng sẽ chẳng bao giờ bắt kịp họ (những kẻ nô lệ ấy) vì bởi một lãnh đạo Bộ Công Thương VN mới đây than thở với báo chí rằng các doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất nổi con ốc vít, cái sạc pin, mà công ty SamSung Hàn Quốc đầu tư nhà máy tại Việt Nam đặt hàng? (5) 
Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tấn Dũng mới đây phải thú nhận: “Bây giờ chúng ta đứng chót ASEAN, thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar." (6)
Thống Nhất, để con em Việt Nam đi xây dựng XHCN ở Hàn Quốc 
một Nước bị chia cắt nhưng “đếch cần thống nhất” bằng máu xương.

Và cũng chua chát mai mỉa, trước cảnh ngược đời, Hàn Quốc, Nhật Bản và nước Đức đang bị quân “đế quốc Mỹ xâm lược” nhưng người dân họ tự do làm giàu rất hiệu quả cho gia đình cho đất nước, không thấy ai, cũng như không ai bắt họ phải làm nô lệ cho Mỹ, ngược lại CSVN tự hào là “chống Mỹ xâm lược” thống nhất đất nước, “đảng ta” xây dựng XHCN đấu tranh chống áp bức nô lệ, người bóc lột người, nhưng hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ Việt Nam lũ lượt xếp hàng xin được bóc lột để bán sức lao động như “nô lệ” cho người dân Hàn-Nhật-Đức mà “nhà nước đảng ta” lại chính là người đứng ra tổ chức và khuyến khích!? (7) - “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” (Lời: Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa).
CSVN - Hồ Chí Minh thì nói “...Tôi sẵn sàng mua chiến thắng dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới..” 
Còn Singapore thì ngược lại, Ông Lý Quang Diệu nói: “Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”(8). Vì Mỹ là một cường quốc quân sự có mặt trên khắp thế giới đã từng bảo vệ lấy lại độc lập cho nhiều quốc gia nhưng không xâm lược bất cứ của ai 1m2 vuông đất nào…
Mà suy cho cùng lời vị cố nguyên thủ Singapore ấy nói thật là chí lý. 
Cuồng tín, hoang tưởng độc tài sắt máu như một bạo chúa, Hồ Chí Minh cũng là một con người nhưng hoàn toàn không giống một chút nào với những lãnh tụ của các đảng phái chính trị nguyên thủ của nhân dân Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore, Indonesia v.v... cùng thời trong khu vực, các nguyên thủ ấy như những minh tinh soi đường cho dân tộc họ trân trọng hòa bình đặt nền móng vững chắc làm bệ phóng đưa đất nước giàu mạnh cất cánh bay lên như ngày nay… 
Còn tại Việt Nam hơn 2/3 thế kỷ (85 năm) HCM và đảng CSVN lấy xương máu 4 triệu đồng bào mình biến thành năng lượng cho cỗ xe khát máu cộng sản lăn bánh làm tiền đồn cho quốc tế CS đến hôm nay XHCN “hoàn toàn thắng lợi” sờ sờ trước mắt họ là 90% những chế độ XHCN/CS một thời trên thế giới thì nay đã nguyền rủa từ bỏ nó, Liên Hiệp Quốc có 193 quốc gia chỉ còn sót lại 5 nước thiểu số độc tài CS trong đó chế độ CSVN là một mà chủ nghĩa Cộng Sản thì thế giới đã khẳng định là chủ nghĩa tội ác chống loài người với hàng trăm triệu nạn nhân (còn nhiều hơn số người chết của thế chiến 2) trong đó là hàng triệu người VN. Tang chứng quá khứ rành rành chưa xa lắm, ai cũng có thể chỉ ra được, vậy mà qua đó “nhà nước và đảng ta” vẫn cứ nhắm mắt tuyền truyền là đảng CSVN có công “Thống Nhất đất nước XHCN/VN” trong quang vinh!? Một thứ quang vinh tanh mùi máu, đẫm nước mắt, nghèo nàn lạc hậu như con trâu chậm uống nước đục lẻo đẽo xếp hàng sau lưng thiên hạ hiện nay!? 
Thật nực cười - Chỉ có một hệ thần kinh vĩ cuồng đần độn hay bịp bợm mới làm và nói như thế.
Đánh Mỹ đến người VN cuối cùng cho cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa?
Vẫn chưa hết, nó lại càng quang vinh “vĩ đại” hơn thế nữa trong một đại bi kịch của thời đại mà toàn dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới đang chứng kiến - Khi HCM và CSVN là diễn viên chính trung thành ngoan ngoãn làm tay sai, lấy vũ khí của Tàu cộng dùng xương máu Việt đuổi Mỹ đi để thay đổi diện mạo địa chính trị trên biển Đông, trong khu vực, cho hôm nay không còn căn cứ thế lực Mỹ trú đóng trực tiếp răn đe đối trọng, Tàu cộng một mình một cõi công khai uy hiếp ăn cướp trắng trợn đất đai biên giới biển đảo của ngay “đồng chí” Việt Nam mà CSVN lại chính là kẻ làm tay sai lấy máu xương đồng bào mình đuổi Mỹ đi giùm, thay cho nó trước đó!? Thật lạ lùng, trên thế giới không có một đảng phái quốc gia nào lãnh đạo nhân dân một cách mù quáng thiển cận và ấu trĩ tương tự. 
Tổng kết lại thì HCM và CSVN tước đoạt ám sát một nền “Quân chủ đại nghị, lập hiến” độc lập thống nhất của Việt Nam thay vào một CNXH/CS ngoại lai khát máu lạc hậu, đồng thời lấy xương máu 4 triệu đồng bào, một thế hệ thanh niên nằm xuống để trải đường rước con voi Tàu cộng về dày lên mả tổ nhà mình hôm nay?.
Quả thật không có sự thống nhất cuồng tín đần độn bi hài nào hơn...
“...Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (Nhà văn giã từ đảng CSVN - Dương Thu Hương) 
_________________________________________
Chú thích:


CAO ĐẮC TUẤN * CÁI CÒ

 

  CÁI CÒ
 
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Nhạc sĩ Nguyệt Ánh viết ca khúc "Cái Cò" nói về sự hy sinh và nỗi cực nhọc của những người vợ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sau khi chồng bị bắt đi tù cải tạo hoặc khi chồng tuẫn tiết trong trận chiến khi quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975. "Cái Cò" là một tác phẩm có giá trị văn chương và lịch sử cao. Là một tác phẩm văn chương, "Cái Cò" gói ghém những tinh hoa của các kỹ thuật thi ca và văn học truyền thống Việt Nam như ca dao và thành ngữ, nói lên những đức tính hy sinh, cần cù, can đảm, tháo vát, và chịu đựng của phụ nữ Việt Nam. Là một tác phẩm lịch sử, "Cái Cò" ghi nhận cuộc sống đen tối của dân miền Nam sau năm 1975, nhất là vào cuối thập niên 1970 cho tới suốt thập niên 1980, và sự tàn bạo của cộng sản Bắc Việt đối với quân cán chính VNCH và thân nhân họ sau ngày cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam vào năm 1975.

Nguyệt Ánh biểu lộ một tài năng khác thường trong "Cái Cò" qua kỹ thuật xếp đặt giai điệu nhẹ nhàng với những thay đổi lên xuống thích hợp cho những hành động hy sinh và cần cù của người vợ, và cách dùng các kỹ thuật mô tả dung hòa việc tạo sống động và gây cảm xúc cho người nghe. Ngoài việc dùng những ẩn dụ tuyệt vời, Nguyệt Ánh phối hợp cách dùng từ ngữ theo kiểu thành ngữ truyền thống Việt Nam với những từ ngữ mô tả mạnh mẽ rất hiệu quả. Qua những kỹ thuật tinh vi, câu chuyện của những người vợ chiến sĩ VNCH được kể trung thực rất cảm động và tạo tác dụng mạnh trên người nghe.
Tôi có dịp nói chuyện với nhạc sĩ Nguyệt Ánh qua điện thoại vào ngày 27-4-2015. Cô chia sẻ với tôi về ca khúc "Cái Cò" và trả lời vài câu hỏi của tôi về bài hát. Cô cho biết cô viết "Cái Cò" trong 4 năm, từ khoảng năm 1995 cho tới năm 1999, và đó là bài hát cô bỏ nhiều thì giờ nhất. So với những bài cô chỉ mất 5, 10 phút để viết, 4 năm quả thật là một thời gian dài. Nhưng ta phải hiểu điều đó không có nghĩa Nguyệt Ánh suy nghĩ viết "Cái Cò" liên tục trong 4 năm. Những người viết nhạc, làm thơ, viết văn, vẽ, hoặc làm những công trình sáng tạo đều biết tầm quan trọng của cảm hứng. Không có cảm hứng, một nhạc sĩ, thi sĩ, hoặc văn sĩ khó lòng mà tiếp tục. Nguyệt Ánh cho tôi biết quá trình viết "Cái Cò" thường bị gián đoạn vì cô thấy vài chỗ "không ổn" và do đó phải sửa đổi. Cô tiếp tục thâu lượm những mẩu chuyện có thật do những người trong cuộc, những người vợ chiến sĩ VNCH hoặc con cháu họ, kể lại. Chính những câu chuyện có thật rất thương tâm và cảm động này cho Nguyệt Ánh cảm hứng để viết lời cho bản nhạc. Ngoài ra, vì "Cái Cò" ghi nhận những mẩu chuyện có thật này, nó còn là tài liệu ghi nhận của lịch sử truyền khẩu (oral history).
Sau đây là tiểu sử vắn tắt của tác giả.
Nhạc sĩ và ca sĩ Nguyệt Ánh tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Ánh. Cô là con của Đại Tá Nguyễn Văn Y, người chỉ huy cơ quan tình báo VNCH đầu tiên. Năm 1975 khi cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam, cô cùng cha mẹ và anh chị em di tản bằng đường biển, sau đó qua Mỹ và định cư tại tiểu bang Virginia (Việt Báo 2012). Cùng với Việt Dzũng và các ca/nhạc sĩ khác, Nguyệt Ánh tổ chức phong trào Hưng Ca tại hải ngoại, hiện có các chi nhánh Đoàn Hưng Ca tại Âu Châu, Úc Châu, và Hoa Kỳ. Qua những hoạt động văn nghệ trên khắp thế giới, nhạc sĩ Nguyệt Ánh tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội và tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua. 
Nguyệt Ánh là tác giả nhiều ca khúc đấu tranh (Xem, Phong trào Hưng ca Việt Nam), thí dụ như: Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về (Em Vẫn Mơ Một Ngày Về), Cái Cò, Bài Ca Hội Ngộ, Bài Ca Nhân Bản, Bài Hát Chống Xâm Lăng, Biển Đông Dâng Sóng Tự Do, Chào Little Sài Gòn, Coi Chừng Cái Lũ Công An, Dậy Mà Đi, Đêm Thương Nhớ Người, Mơ Tự Do, Không Ai Ngăn Được Lời Ca, Một Góc Quê Nhà, Mưa Trên Quê Hương Tôi (thơ: Đào Trường Phúc), Nước Cuốn Hoa Rơi, Nước Mắt Biển Đông, Tình Ca Cho Nhau, Hát Cho Ngày Sài Gòn Quật Khởi, Một Lần Đi, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em, Mưa Sài Gòn Nắng Cali, Nắng Quê Hương, Nước Trôi Mồ Mẹ (thơ: Võ Đại Tôn), Sao Đành Xa Em (Sao Đành Xa Anh, Xin Đừng Bỏ Anh), Tiến Quân, Trả Ta Sông Núi, Việt Nam Muôn Năm, Xuống Đường, v.v...
Nguyên văn lời bài hát "Cái Cò" như sau, theo lời hát của chính tác giả Nguyệt Ánh (Nguyệt Ánh):

Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
Thương em dạ sắt lòng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng
Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi
Nhìn nhau muốn nói vạn lời, mà tim se thắt rối bời tâm can.

Cái cò ngày nay không còn gánh gạo
Gạo đã thành một quá khứ xa xôi
Cái cò ngày nay xuống biển tìm mồi
Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng, nước mắt tuôn rơi.

Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con.
Thương em lội suối trèo non, vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng
Biển dâu đã hóa ruộng đồng, nhà tan nước mất vợ chồng chia ly
Chồng đi cải tạo không về, vợ đi tay cuốc tay cày đất hoang.

Cái cò ngày nay mơ tìm chén gạo
Giọt máu đào dành để bán nuôi con
Cái cò ngày nay gối mỏi chân mòn
Vai gánh vai gồng đi thăm chồng, cách núi ngăn non.

Cái cò lặn lội bờ đê, đói khổ trăm bề nước mắt đầy vơi.
Thương em tuổi mới đôi mươi, vì cơn quốc biến hoa trôi hương tàn
Chiều trên quốc lộ kinh hoàng, chồng em tuẫn tiết máu tràn như sông
Chồng em chiến sĩ anh hùng, vì dân chiến đấu thác cùng muôn dân.

Cái cò ngày nay đã thành góa phụ
Tay dắt mẹ chồng tay dắt đàn con
Muốn về làng quê, quê cũ không còn
Giặc bắt lên rừng đi vào vùng, chướng khí lam sơn.

Cái cò lặn lội bờ mương, vét cống đào đường gió rét lạnh căm.
Chồng em giặc bắt biệt tăm, tù Nam tù Bắc biết thăm nơi nào
Một đêm gió lộng mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu
Chồng em chết giữa ngục tù, khổ sai đói rét cộng thù giết anh.

Cái cò một thân lên vùng đất lạ
Đến trại tù tóc quấn vành tang
Đếm từng mồ hoang máu lệ hai hàng
Đau xót cho chồng không mộ phần, không khói không nhang.
Trong bài này, tôi sẽ trình bày nhận xét về nội dung và hình thức của "Cái Cò." Ngoài ra, như trong các bài viết về âm nhạc trước, tôi sẽ chú trọng thảo luận chi tiết về các khía cạnh văn chương của lời nhạc. Tôi dùng "khán giả" để chỉ người nghe, người đọc, và người xem.
A. Bối cảnh lịch sử và văn chương của ca khúc "Cái Cò" về vợ người tù cải tạo và ý nghĩa con cò:
Ca khúc "Cái Cò" kể nỗi đau khổ và sự hy sinh của người vợ tù nhân trong các trại tù cải tạo tại Việt Nam sau ngày cộng sản chiếm đóng miền Nam năm 1975. Ngoài khía cạnh lịch sử về trại tù cải tạo, bài hát còn dựa vào hình ảnh con cò để mô tả người vợ tù nhân cải tạo. Hai khía cạnh lịch sử và văn chương này đem những sắc thái đặc biệt cho "Cái Cò" ít thấy trong những ca khúc khác. 
1. Tù nhân trong tù cải tạo bị đối xử dã man và vợ con họ sinh sống cực khổ vì bị kỳ thị: 
Sau sự xụp đổ miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng sản Bắc Việt bắt đầu chiến dịch đàn áp có hệ thống và tàn bạo trên những người Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũ. Hàng trăm ngàn nhân viên quân sự miền Nam và công chức dân sự chính phủ VNCH bị đưa đến các trại cải tạo, một danh từ ngụy trang cho ngục tù, nơi từ hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn người chết vì đói, lạm dụng, bệnh, và hành quyết (Courtois 1999, 572; Duiker 1995, 110; Duiker 1996, 363; Freeman 1995, 23; Sorley 1999, 383; Võ 2004, 32). Cải tạo thực hiện bởi cộng sản Việt Nam vừa là một phương tiện trả thù vừa là một phương pháp áp bức và nhồi sọ (Sagan và Denney 1982).
Theo Lewis Sorley (1999), một sử gia Hoa Kỳ có uy tín, có lẽ "65.000 người bị xử tử bởi những người giải phóng họ" và "có đến 250.000 người bỏ mạng trong những trại cải tạo tàn bạo" (Sorley 1999, 383). Có hàng trăm trại tù cải tạo, rải trên khắp toàn thể Việt Nam cả ba miền Nam, Trung, Bắc (Nguyen 1983, 201-203). Những ước tính khác cho thấy 1 triệu nạn nhân đã bị giam giữ không bị chính thức kết tội hay xét xử, 165.000 nạn nhân chết tại các trại tù cải tạo, và có ít nhất 150 trại tù cải tạo sau khi Sàigòn xụp đổ (Đỗ Ngọc Uyển; Đỗ 2010). Trong các trại tù cải tạo, tù nhân bị đối xử vô nhân đạo qua những kỹ thuật như bỏ đói, thiếu thốn chăm sóc y khoa, khủng bố, tra tấn, và xử tử tức khắc (Nguyen 1983, 210-217; Vo 2004, 121-126; 133-142; 151-158). "Bị thường xuyên bỏ đói và khổ sai, những tù nhân VNCH trong các trại cải tạo chịu đựng đủ loại bệnh hoạn, đưa đến hàng ngàn cái chết không ghi sổ" (Wiest 2008, 284). Hành quyết tù nhân trong tù cải tạo thường xảy ra tại chỗ và không theo thể lệ thích đáng hoặc chỉ là hình thức đại khái (Vo 2004, 139; Hồ 2008). Việc không chôn cấ̉t người chết cũng dùng để nhục mạ gia đình nạn nhân (Vo 2004, 141). Rất nhiều vụ hành quyết xảy ra bất hợp pháp và luôn được che giấu. Do đó, rất nhiều tù nhân mất tích, không rõ sống chết thế nào. Xác họ không bao giờ được trả về cho gia đình, và khiến cho biết bao nhiều gia đình đau khổ vì nạn nhân không được chôn cất tử tế để được cúng kiến cho siêu thoát (sđd., 142). "Và bằng lối hành xử dã man, rừng rú này, cộng sản đã phạm 5 trong số 11 Tội Ác chống Nhân Loại (Crimes against Humanity) theo luật pháp quốc tế" (Đỗ Ngọc Uyển).
Thành viên gia đình của những người phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa hoặc QLVNCH bị đối xử như là chia tội họ (Denney 1990). Con cháu các viên chức chính phủ và sĩ quan quân đội chế độ cũ bị kỳ thị trầm trọng (sđd.). Các thành viên gia đình bị từ chối việc làm và con cái họ không được phép hoàn thành cấp độ giáo dục cao hơn (Freeman 1995, 93; Nguyễn 2012, 529).
Thăm nuôi tù cải tạo rất quan trọng cho tù nhân. Ngoài chuyện được người thân yêu "thăm," người tù còn được thực sự "nuôi" vì người đến thăm mang theo thực phẩm (Sagan và Denney 1982). Vợ của những người tù cải tạo thường là những người đàn bà không có nghề nghiệp chuyên môn và là nội trợ thuần túy. Khi chồng bị đi tù cải tạo, họ và con cái phải làm việc cực nhọc, nhiều khi phải xin xỏ, từ thức ăn tới quần áo. Con cái họ phải lo thân như bán báo, xin ăn, hoặc mò thùng rác. Họ làm việc cực khổ đêm ngày tại vùng kinh tế mới cho hai bát cơm mỗi ngày (Vo 2004, 126). Với những người có khả năng ̣đi thăm nuôi, chuyến đi tới trại tù thường nguy hiểm vì trại tù ở xa xôi, thiếu thốn đường xá và an ninh ở vùng quê (sđd., 127).
Vùng kinh tế mới là sáng kiến của đảng cộng sản để cô lập và kiểm soát dân. Trên lý thuyết, các vùng kinh tế mới gia tăng sản xuất thực phẩm; nhưng trên thực tế chỉ là các trại tập trung nằm tại các nơi núi rừng sốt rét, đất đai khó trồng trọt, và chỉ là các dự án lao động cưỡng bách (Sagan và Denney 1982; Nguyen 1983, 222). Gia đình những người tù cải tạo bị ép buộc phải tới vùng kinh tế mới (Sagan và Denney 1982). "Để bắt buộc dân đến vùng kinh tế mới, đảng cộng sản Việt Nam dùng những thủ đoạn như hăm dọa tống họ đến trại tù cải tạo, thu hồi thẻ khẩu phần để họ không còn có thể mua nhu yếu phẩm hàng ngày như gạo và quần áo ở giá chính thức, vả không cho phép con cái họ đi học" (Nguyen 1983, 219).
Ngoài những tài liệu nghiên cứu khách quan do các học giả lịch sử có tên tuổi, có rất nhiều hồi ký, lời tường thuật, của các tù nhân cải tạo và những người vợ của các tù nhân cải tạo (Xem, thí dụ như, Chúc Thuần, Hồ 2008, Kale 2002, Nguyễn 2003, Thanh Minh, Trần 2015) nói về cách đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo của cộng sản với tù nhân trong các trại tù và cuộc sống nhọc nhằn của những người vợ tù cải tạo. Sự ngược đãi và chính sách tàn bạo của nhóm cầm quyền cộng sản với các tù nhân cải tạo và thân nhân họ là một sự thật không thể chối cãi được. Tuy nhiên, vào tháng tư năm 2015, giáo sư Vũ Quang Hiển của Đại học Quốc gia Hà Nội tuyên bố rằng không có ngược đãi các quân cán chính VNCH sau 1975 và không có tù đày tại các trại tập trung cải tạo (BBC 2015). Sự chối bỏ một sự thật hiển nhiên qua một sử gia quốc doanh cộng sản cho thấy tâm địa gian manh và đầu óc ngu xuẩn của nhóm cầm quyền cộng sản tại Việt Nam hiện nay. Gian manh vì chúng muốn ếm nhẹm và bao che tội ác chúng. Ngu xuẩn vì việc ếm nhẹm và bao che đó có phản tác dụng mạnh mẽ, vì người dân sẽ tự hỏi, "Với những việc hiển nhiên rõ ràng như vậy mà chúng còn chối bỏ, thì với những việc chưa được phanh phui, chúng còn bao che và lấp liếm như thế nào?"
2. Con cò được dùng để ám chỉ người đàn bà Việt Nam cho sự cần cù làm việc và lòng dạ trong sạch:
Văn chương Việt Nam, nhất là ca dao tục ngữ, thường dùng thú vật làm biểu tượng hoặc ẩn dụ cho nhân vật hoặc khái niệm nào đó. Có những hình ảnh thông thường được nhiều dân tộc khác trên thế giới dùng. Thí dụ như chim bồ câu tiêu biểu cho hòa bình, ong bướm cho chuyện ái tình liên hệ tình dục trai gái, chó cho lòng trung thành. Có những con vật đặc biệt dùng trong văn chương Việt Nam cho các biểu tượng đặc thù. Thí dụ, con cá cho con cái trong nhà ("Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"), con chim cho con gái ("Chim khôn lót ổ lựa nhành/ Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân"). 
Tuy nhiên, một biểu tượng đặc sắc nhất trong văn chương Việt Nam là con cò dùng làm biểu tượng cho phụ nữ Việt Nam dưới vai trò người mẹ hoặc người vợ (Wikipedia 2015). Biểu tượng con cò cho phụ nữ Việt rất có ý nghĩa vì nhiều lý do như sau. 
Trước hết, con cò là một sinh vật thường thấy trong vùng đồng quê Việt Nam. Do đó, con cò mang nặng hình ảnh đất nước Việt Nam và liên hệ đến cuộc sống hàng ngày của dân Việt vì đồng quê là phần quan trọng của đời sống dân Việt. 
Thứ nhì, con cò có hai chân khẳng khiu, cánh cò mỏng manh, thân hình nhỏ bé, cho thấy thể chất yếu đuối của người phụ nữ. Tuy nhiên, hình ảnh mỏng manh đó tương phản với ý chí kiên trì và nhẫn nại của cò và do đó nói lên được sức mạnh tinh thần của người phụ nữ Việt Nam.
Thứ ba, con cò đi kiếm ăn hoặc lấy mồi nuôi con với một mức độ kiên trì, cần cù, và nhẫn nại thật đáng kể (Sue 2014). Cò săn mồi theo cơ hội, dò dẫm qua các vũng nước cạn nơi đồng ruộng ao hồ, ngoặm mồi bằng mỏ nhọn. Bản chất cần cù, kiên trì thường có với người phụ nữ Việt Nam qua việc nuôi con, tần tảo, làm lụng, trong việc quán xuyến mọi việc trong gia đình. Người mẹ, người vợ Việt Nam hy sinh cho con, cho chồ̀ng, cặm cụi kiếm sống, chịu đựng mọi muôn ngàn đắng cay cho con, cho chồng như được thể hiện qua câu ca dao sau (Wikipedia 2015):
Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Thứ tư và đặc biệt nhất, con cò có lông màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết và trong sạch, một đặc điểm của phụ nữ Việt Nam. Ý nghĩa này được nổi bật trong câu ca dao sau (Huy 2014; Wikipedia 2015):
Con cò mà đi ăn đêm,
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đã có nhiều thảo luận cho việc dùng "con" và "cái" cho giống đực và giống cái. (Xem thí dụ như, Ngô 2009; Nguyễn 2007; Nguyễn 2010). Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi, thông thường, chữ "cái" khi dùng ̣để ám chỉ giới tính thường ngụ ý phái nữ. Tuy "con cò" là danh từ chung có thể dùng cho cả giống đực và giống cái, "cái cò" đặc thù dùng cho giống cái một cách nhấn mạnh.
B. Bài hát kể cuộc đời nhọc nhằn của người vợ lính VNCH và tù cải tạo dưới sự đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo của cộng sản
Ca khúc "Cái Cò" kể những nỗi khổ đau và cực nhọc của những người vợ chiến sĩ VNCH và tù nhân tại các trại cải tạo sau năm 1975. Bài hát không nói về câu chuyện của một người vợ nào, mà là câu chuyện tổng quát về cuộc đời những người vợ của quân cán chính VNCH sống trong chuỗi ngày lầm than dưới sự áp bức của nhóm cầm quyền cộng sản sau 1975.
Bài hát mở đầu bằng cuộc gặp gỡ ngắn giữa người chồng trong tù cải tạo và người vợ đi thăm nuôi chồng. Người vợ trèo non lội suối đi thăm nuôi chồ̀ng là tù cải tạo trong trại tù xa xôi. Nàng thương nhớ chồng và khóc cho thân phận bị ngược đãi ("Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"). Câu mở đầu này lấy từ câu ca dao, tạo nên nền tảng của câu chuyện về người vợ tần tảo nuôi chồng. 
Gặp nhau trong giây phút ngắn ngủi, người chồng thương xót cho vợ mình kiên tâm trì chí, chung thủy với chồng. Chỉ có một thân một mình, nàng tận tụy nuôi con và thăm viếng chồng bị tù đày xa xôi ("Thương em dạ sắt lòng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng"). Trong khi tay những người đàn bà khác đẹp đẽ tươi tốt như vàng bạc, tay của nàng nứt nẻ khô cằn rướm máu vì làm lụng cực khổ ("Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi"). Hai người nhìn nhau trong cuộc hội ngộ ngắn ngủi, muốn nói với nhau biết bao nhiêu lời kể lể tâm sự, nhưng nỗi tái tê và hỗn loạn tâm hồn khiến họ không nói nên lời ("Nhìn nhau muốn nói vạn lời, mà tim se thắt rối bời tâm can").
Người vợ bây giờ không còn gánh gạo nữa vì lúa gạo không có, là thứ xa xỉ phẩm, và thuộc về quá khứ. Nàng bòn thức ăn từng chút một, như ngô sắn khoai sùng, để ăn sống qua ngày trong nỗi khổ đau buồn thảm ("Cái cò ngày nay không còn gánh gạo/ Gạo đã thành một quá khứ xa xôi/ Cái cò ngày nay xuống biển tìm mồi/ Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng nước mắt tuôn rơi"). Cảnh thiếu ăn, thiếu gạo là thực trạng xảy ra tại Việt Nam sau ngày cộng sản Bắc Việt chiếm đóng miền Nam. Sau khi thu chiếm miền Nam, nhóm cầm quyền cộng sản Bắc Việt phá hoại kinh tế đất nước và đem mức sản xuất nông nghiệp của miền Nam có thời cao nhất Đông Nam Á xuống thấp nhất, đến độ phải vay mượn thực phẩm từ các quốc gia khác. Trong cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, dân Việt không còn được ăn gạo thường xuyên nữa. Tại Sài Gòn, "đô thị lớn nhất miền Nam từ thừa mứa gạo trong suốt 300 năm qua, lần đầu phải ăn độn khoai mì, khoai lang, kể cả bo bo, thứ hạt cứng ngắc mà Liên Xô viện trợ" (Quốc 2015a). "Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum)" (Quốc 2015b). Khoai sùng là loại khoai lang bị sùng ăn và phá hoại. Sùng, còn gọi là sùng đất hoặc bọ dím, hà, là ấu trùng của bọ hung. Chúng ăn và phá ruột củ khoai khiến củ khoai thay đổi mùi vị, trở thành đắng và không thể ăn được, ngay cả cho gia súc. 
Người vợ không quản khó nhọc, vẫn ráng làm lụng cực khổ để nuôi đàn con nheo nhóc. Tài sản đã mất hết, không còn gì để bán nữa, nàng chỉ còn những giọt máu đào trong cơ thể phải bán đi để có tiền hoặc tem phiếu cho thực phẩm mang về nuôi con. Nàng bị ép buộc phải lội suối trèo non đi tới vùng kinh tế mới xa xôi, cố gây dựng cuộc sống nơi đất đai cằn cỗi, làm lụng thay chồng nuôi đàn con ("Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con/ Thương em lội suối trèo non vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng"). Hình ảnh người dân bán máu để sinh sống không xa lạ gì với dân Việt Nam, ngay cả hiện nay. Trong cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, dưới thời bao cấp, cuộc sống người dân rất cực khổ, thức ăn thiếu thốn. Do đó, dân nảy ra nhiều kế sinh nhai. Một trong những kế sinh nhai đó là "nghề" bán máu. "Những người bán máu là những người dân nghèo nhất; họ không còn gì khác để bán nữa" (Thành 2002). Ngoài ra, như trình bày ở trên, các vùng kinh tế mới chỉ là biện pháp nhóm cầm quyền cộng sản phân tán và kiểm soát dân. Người dân, nhất là thân nhân của những tù nhân cải tạo, bị ép buộc phải đi tới những nơi đất đai cằn cỗi, rất khó trồng trọt. Nhiều người phải bỏ vùng kinh tế mới, trở về thành phố đô thị, sống lây lất với người quen.
Cuộc đời dâu bể bây giờ biến thành cuộc đời sống còn. Đất nước đã bị cộng phỉ chiếm đóng, nhà cửa, tài sản bị chúng cướp đoạt, vợ chồng ly tán. Chồng bị bắt đi tù cải tạo biết bao nhiêu năm không thấy về. Vợ bị ép buộc đi vùng kinh tế xa xôi hẻo lánh, cày sâu cuốc bẫm đất đai cằn cỗi hoang vu, cố gắng trồng trọt ("Biển dâu đã hóa ruộng đồng, nhà tan nước mất vợ chồng chia ly/ Chồng đi cải tạo không về, vợ đi tay cuốc tay cày đất hoang").
Nàng bây giờ chỉ ước mơ có được chén cơm bát gạo để nuôi con và sống qua ngày. Nàng phải lấy sức, để dành giọt máu đào để bán khi cần phải nuôi con. Nhưmg cuộc sống quá gian nan, nàng kiệt lực vì làm lụng vất vả, bây giờ đầu gối chân và gót chân mòn mỏi vì phải lê bước khắp nơi. Thêm vào đó, nàng phải gồng gánh gói kiện thức ăn mang đến thăm nuôi chồng đi qua những nơi xa xôi hiểm trở, núi non ngăn trở ("Cái cò ngày nay mơ tìm chén gạo/ Giọt máu đào dành để bán nuôi con/ Cái cò ngày nay gối mỏi chân mòn/ Vai gánh vai gồng đi thăm chồng cách núi ngăn non").
Nàng kéo lê cuộc đời cực khổ đói khát với nỗi đau buổn tức tưởi. Nàng còn quá trẻ, chỉ mới đôi mươi mà phải trải qua biết bao nhiêu đau thương trong cuộc đời vì biến cố quốc gia khiến cuộc đời nàng trôi nổi lầm than, nhan sắc phai tàn ("Cái cò lặn lội bờ đê, đói khổ trăm bề nước mắt đầy vơi/ Thương em tuổi mới đôi mươi, vì cơn quốc biến hoa trôi hương tàn").
Nàng tiêu biểu cho những người vợ của chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh cho tổ quốc hoặc bị cộng sản bắt giam trong những trại tù cải tạo tàn bạo sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chồng nàng là người chiến sĩ tuẫn tiết trên quốc lộ khi chống trả quân thù, không chịu đầu hàng trước lũ giặc xâm lăng. Máu anh tuôn ra lai láng như nước sông lan tràn. Anh ngã gục chết cùng với hàng ngàn người dân mà anh cố bảo vệ ("Chiều trên quốc lộ kinh hoàng, chồng em tuẫn tiết máu tràn như sông/ Chồng em chiến sĩ anh hùng, vì dân chiến đấu thác cùng muôn dân"). Hình ảnh người lính VNCH tuẫn tiết không đầu hàng giặc cộng sản là hình ảnh oai hùng nhất trong cuộc chiến, vì họ bảo tồn Danh Dự họ, theo đúng ba điều Trách Nhiệm, Danh Dự, và Tổ Quốc của QLVNCH. Trong cuộc chiến, có rất nhiều trường hợp lính VNCH tuẫn tiết trong trận. Bài hát "Anh không chết đâu anh"của Trần Thiện Thanh nói đến viên đạn cuối cùng mà trung úy Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương dùng để tuẫn tiết năm 1971. Vào những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, biết bao nhiêu chiến sĩ VNCH đã tuẫn tiết, từ binh sĩ tới năm vị tướng (Nguyễn 2015a; Nguyễn 2015b).
Chồng chết, nàng trở thành góa phụ, nhưng nàng vẫn không quên bổn phận làm dâu và người mẹ. Nàng dắt díu mẹ chồng và các con đi về quê. Nhưng quê nàng đã tan hoang. Nhà cửa tài sản đã bị lũ cộng sản chiếm đoạt. Nàng bị ép buộc đi lên nơi rừng sâu nước độc vùng kinh tế mới ("Cái cò ngày nay đã thành góa phụ/ Tay dắt mẹ chồng tay dắt đàn con/ Muốn về làng quê, quê cũ không còn/ Giặc bắt lên rừng đi vào vùng chướng khí lam sơn").
Nàng là thiếu phụ lặn lội kiếm ăn, vét cống đào đường làm lụng cực nhọc, trong cơn gió lạnh rét căm căm. Chồng nàng bị giặc cộng sản bắt đi tù cải tạo, thay đổi trại tù từ Nam ra Bắc biệt tăm tin tức, khiến nàng không biết anh ở đâu để đi thăm nuôi ("Cái cò lặn lội bờ mương, vét cống đào đường cái rét lạnh căm/ Chồng em giặc bắt biệt tăm, tù Nam tù Bắc biết thăm nơi nào"). Thế rồi, vào một đêm mưa giông bão tố, có người đến báo cho nàng một hung tin. Chổng nàng bị giặc cộng giết trong trại tù khi anh bị đói rét lao động cực hình ("Một đêm gió lộng mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu/ Chồng em chết giữa ngục tù, khổ sai đói rét cộng thù giết anh"). Chuyện tù cải tạo bị giết trong tù được biết rõ. Những vụ giết người có đủ mọi lý do: tù nhân trốn thoát, tù nhân làm loạn, theo dự tính trước với những tù nhân không có hành động phản kháng, bắn giết khơi khơi không có lý do (Vo 2004, 139-140).
Đau đớn cùng cực, nàng đi tới trại tù xa xôi, nơi vùng đất xa lạ. Đầu quấn khăn tang, nàng cố tìm mộ chồng. Nàng đi qua từng ngôi mộ hoang, hy vọng tìm được mộ bia khắc tên chồng, nhưng không tìm được mộ anh. Nước mắt dầm dề, nàng thương xót cho người chồng bất hạnh, chết đi mà không được chôn cất mộ phần để được khói nhang thờ phụng ("Cái cò một thân lên vùng đất lạ/ Đến trại tù tóc quấn vành tang/ Đếm từng mồ hoang máu lệ hai hàng/ Đau xót cho chồng không mộ phần không khói không nhang"). Đối với truyền thống văn hóa Việt Nam, không có mộ phần, nhang khói cho người chết là một nỗi đau đớn tủi nhục nhất cho thân nhân người quá cố. Như đã trình bày trên, có rất nhiều vụ hành quyết xảy ra tại trại tù và xác nạn nhân thường không được trả về cho thân nhân. Đây là một hành động tàn ác nhất của cộng sản, tạo đau thương cho gia đình nạn nhân cho biết bao năm.
Tóm lại, "Cái Cò" không phải là một câu chuyện đặc biệt về một người vợ lính VNCH nào đó, mà là các câu chuyện tiêu biểu cho những người vợ chiến sĩ VNCH. Những người vợ này phải làm việc cần cù, thăm nuôi chồng nơi tù cải tạo xa xôi, đi tới các vùng kinh tế mới với đất đai hoang dã, nuôi đàn con và săn sóc cha mẹ chồng, làm tròn bổn phận của người con dâu, người vợ, và người mẹ. Họ phải chịu đựng nhọc nhằn, đói lạnh, và nỗi thống khổ khi người chồng chết trong chiến trận hoặc bị cộng sản giết trong ngục tù cải tạo.
C. Bài hát có giai điệu chậm buồn nhưng thay đổi, và lời ca có cấu trúc thăng bằng với cách dùng chữ có hiệu quả:
Ca khúc "Cái Cò" là lời kể cuộc đời cực khổ lầm than của người vợ chiến sĩ VNCH. Bài hát thể hiện nỗi niềm thê lương này với giai điệu chậm buồn, được đưa đẩy khéo léo qua vần điệu của thể loại thơ lục bát, và có những đoạn thơ theo thể thức cố định tạo nên âm điệu và tiết tấu thay đổi.
Một đặc điểm của "Cái Cò" là cách dùng điệp ngữ để nhắc đi nhắc lại lời ca đi sâu vào tâm trí khán giả. Đây là hình thức của tiểu điệp khúc (refrain), rất thường dùng trong nhạc và thơ khi một hình ảnh quan trọng nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tiểu điệp khúc là một hay hai câu trong một phiên khúc, thường nằm ở cuối hoặc ở giữa phiên khúc, và được lập lại để tạo một tác dụng nào đó (thí dụ, tóm tắt, nhấn mạnh, vần điệu) cho phiên khúc đó. Tiểu điệp khúc không mang ý chính của toàn thể bài hát như điệp khúc, và thường chỉ có tác dụng trên phiên khúc đó mà thôi.
Bài hát gồm có bốn phiên khúc chính. Mỗi phiên khúc có hai phần. Mỗi phần khởi đầu bằng "cái cò" cho thấy hình ảnh con cò xuất hiện liên tục, khiến âm hưởng này được vang vang trên khắp bài và khán giả liên tục duy trì hình ảnh này trong suốt bài hát. Hình ảnh cái cò lặn lội săn mồi cũng được lập đi lập lại nhiều lần: "lặn lội bờ sông," "lặn lội bờ ao," "lặn lội bờ đê," và "lặn lội bờ mương." Trong cách dùng tiểu điệp khúc này, Nguyệt Ánh cho chút thay đổi, giúp cho hình ảnh được linh hoạt: con cò không bỏ sót chỗ nước nông nào để tìm thức ăn: sông, ao đê, mương. Con cò đi tìm thức ăn ở khắp nơi, nói lên sự cực nhọc của người vợ, lội suối trèo non, đi thăm nuôi chồng, đi làm lụng ở vùng kinh tế mới.
Bốn phiên khúc của bài hát theo quy luật khá chặt chẽ. 
Phần đầu của mỗi phiên khúc là tám câu thơ lục bát. Câu thứ hai (câu tám chữ) của tám câu này phá luật gieo vần lục bát: vần gieo vào chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu:
Cái cò lặn lội bờ sông,
gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
...
Cái cò lặn lội bờ ao
bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con.
...
Cái cò lặn lội bờ đê
đói khổ trăm bề nước mắt đầy vơi.
...
Cái cò lặn lội bờ mương
vét cống đào đường gió rét lạnh căm.
Cách gieo vần biến thể này giúp cho âm điệu bài hát thêm phần linh động và tránh sự buồn tẻ đều đều khi mô tả những hoạt động đi kiếm ăn, làm lụng của con cò. Các câu thơ lục bát sau đó trong phiên khúc đa số gieo vần rất chỉnh, không gượng ép, giúp hình ảnh mô tả được trôi chảy một cách tự nhiên. 
Phần thứ hai của mỗi phiên khúc là bốn câu với thể thức cố định: ba câu đầu có bảy hoặc tám chữ/ âm tiết có cùng trường độ và câu thứ tư có mười một chữ/ âm tiết. Thể thức cố định này tạo nên cấu trúc đặc thù cho bài hát và giúp cho giai điệu có được sự thay đổi để tránh âm điệu đều đều buồn tẻ. Ta biết những ca khúc được phổ thành nhạc từ thơ thường mắc phải một vấn đề là có tiết điệu đều đều, thiếu linh động, và do đó chỉ thích hợp cho một số câu chuyện hoặc tình tiết. Khi bài thơ gốc là thơ theo thể loại lục bát, vấn đề này lại càng trầm trọng hơn. Một thí dụ điển hình là ca khúc "Tưởng Như Còn Người Yêu" ("Ngày mai đi nhận xác chồng/ Say đi để thấy mình không là mình...") do Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ lục bát của thi sĩ Lê Thị Ý (Đinh 2009). Bài hát này có tiết điệu đều đều, thích hợp với lời than khóc của một thiếu phụ mất chồng. Ngược lại, ca khúc "Cái Cò" không phải là lời than vãn thở than của người vợ có chồng đi tù cải tạo mà là câu chuyện về cuộc đời cực khổ và những hy sinh lớn lao của người vợ chiến sĩ VNCH. Câu chuyện đó cần có những sắc thái linh động và giai điệu thay đổi để vẽ ra hình ảnh sống động của người vợ. Do đó, phần hai của mỗi phiên khúc cho nét thay đổi đó và giúp câu chuyện thêm phần xúc động.
Câu chót của phần hai là câu dài, gồm 11 chữ/ âm tiết. Nguyệt Ánh dùng câu dài này để diễn tả ý tưởng có chút phức tạp, giúp giai điệu thêm linh động và tiết tấu kéo dài tạo âm hưởng lan rộng. Ta hãy nghe âm hưởng của các câu dài này:
Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng, nước mắt tuôn rơi.
...
Vai gánh vai gồng đi thăm chồng, cách núi ngăn non.
...
Giặc bắt lên rừng đi vào vùng, chướng khí lam sơn.
...
Đau xót cho chồng không mộ phần, không khói không nhang.
Trong mỗi câu, 7 chữ đầu mô tả hành động hoặc cảm xúc, 4 chữ sau đưa ra một khía cạnh tổng quát của hành động hoặc cảm xúc đó như ̣để tóm tắt. Do đó, 4 chữ này có tiết tấu kéo dài vì tác dụng là tạo âm hưởng trên người nghe. Thí dụ, câu 7 chữ "Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng" mô tả hành động ăn cầm chừng ngô sắn khoai sùng. Câu 4 chữ "nước mắt tuôn rơi" cho thấy hình ảnh tổng quát về hành động đó, và câu này cần được tạo tác dụng trên người nghe nên được kéo dài.
Nguyệt Ánh dung hòa kỹ thuật "cho thấy" và "kể" một cách điêu luyện, khiến khán giả vửa được lôi cuốn vào câu chuyện vừa có cảm xúc mạnh mẽ. Những từ ngữ "cho thấy" súc tích nhưng rất sống động, khiến câu ca càng tạo tác dụng mạnh mẽ trên khán giả. Thí dụ, "lặn lội," "tay . . .nứt," "tuôn rơi," "se thắt," "rối bời," "lội suối trèo non," "tay cuốc tay cày," "vai gánh vai gồng," "tuẫn tiết," "máu tràn," "tay dắt," "vét cống đào đường," "biệt tăm," "gió lộng mưa gào,"và "máu lệ hai hàng." Bên cạnh những từ ngữ "cho thấy" này, những từ ngữ "kể" giúp dung hòa hình ảnh và tạo nên giao động lên xuống một cách cân bằng cho người nghe: "đói khổ trăm bề," "kinh hoàng," "thác cùng muôn dân," "đi vào thiên thu."
Ngoài ra, Nguyệt Ánh vận dụng nhóm chữ có bốn chữ có hai vế đối chiếu, thông dụng trong thành ngữ tiếng Việt, tạo nên hương vị dân tộc của lời ca, giúp khán giả liên tưởng ý nghĩa của con cò trong ca dao và tục ngữ. Các nhóm chữ bốn chữ này còn giúp câu thơ trôi chảy và tượng hình: "dạ sắt lòng son," "lội suối trèo non," "nhà tan nước mất," "tay cuốc tay cày," "gối mỏi chân mòn," "vai gánh vai gồng," "cách núi ngăn non," "hoa trôi hương tàn," "chướng khí lam sơn," "vét cống đào đường," "gió lộng mưa gào." 
Nguyệt Ánh dùng mỹ từ rất hiệu quả. Với ẩn dụ cái cò cho người vợ bao trùm cả bài hát, Nguyệt Ánh khéo léo tiếp tục dùng những hoạt động của con cò là ẩn dụ cho các hành động của người vợ. Thí dụ, "xuống biển tìm mồi" cho thấ́y sự táo bạo của con cò, thường chỉ săn mồi nơi vùng nước cạn, đi săn tới tận biển là nơi rất khó kiếm mồi. Câu đó là ẩn dụ cho sự liều mạng của người vợ lao đầu vào những nơi khó khăn kiếm sống vì bị quẫn túng. Các ẩn dụ khác cũng rất có tác dụng mạnh. Thí dụ "hoa trôi" cho cuộc đời trôi nổi, "hương tàn" cho nhan sắc tàn phai.
Nguyệt Ánh có biệt tài dùng ngôn từ đơn giản nhưng mạnh mẽ, gây cảm xúc mãnh liệt trên khán giả. Những từ ngữ này gợi hình và vẽ ra những hình ảnh quen thuộc. Thí dụ như "Vai gánh vai gồng," "Tay dắt mẹ chồng tay dắt đàn con," "tù Nam tù Bắc biết thăm nơi nào," "Đếm từng mồ hoang." Với những nhóm chữ đơn giản nhưng gợi hình tạo cảm xúc mãnh liệt, người nghe tưởng tượng hình ảnh nàng dắt mẹ chồng và đàn con, hai vai gồng gánh, chạy đôn chạy đáo từ Nam tới Bắc, bước đi đếm từng ngôi mộ hoang, hai hàng lệ rơi lả chả. "Cái Cò" khiến người nghe cảm thấy mũi lòng, xót thương cho người vợ, và ngậm ngùi cho cuộc sống đau thương của nàng.
Tóm lại, các phiên khúc trong "Cái Cò" có cấu trúc thăng bằng, xen lẫn các câu có âm tiết và thể thức không đồng đều với các câu lục bát êm ái, tạo nên nét linh hoạt và sống động cho câu chuyện buồn thảm cảm động của những người vợ lính VNCH có chồng hy sinh anh dũng hoặc bị bắt làm tù cải tạo. Kỹ thuật dung hòa giữa "cho thấy" và "kể," cách dùng chữ mạnh mẽ và những nhóm bốn chữ, tạo nên một bức tranh sống động bộc lộ hình ảnh người vợ miền Nam Việt Nam cần cù, hy sinh cho chồng con.
Những câu chuyện có thật của những người vợ chiến sĩ VNCH được kể qua ca khúc "Cái Cò" một cách rất cảm động. Qua những chi tiết rõ rệt và mạnh mẽ, khán giả không thể không bùi ngùi và xúc động về cuộc đời đau thương và sự hy sinh to tát của những thiếu phụ miền Nam sống dưới sự đối xử tàn bạo của nhóm cầm quyền cộng sản.
D. Kết Luận:
Ca khúc "Cái Cò" nói lên các đức tính hy sinh, cần cù, tháo vát, và chịu đựng của những người vợ lính VNCH qua cuộc sống nhọc nhằn của họ trong việc làm lụng nuôi con khi không có chồng vì chồng chết trong chiến trận hoặc bị đi tù cải tạo. Bài hát ca ngợi lòng dạ sắt son chung thủy của những thiếu phụ chờ chồng trong ngục tù, và những cực khổ trong việc thăm nuôi chồng trong tù cải tạo xa xôi. Bài hát diễn tả ý tưởng hữu hiệu qua giai điệu êm ả nhẹ nhàng gây cảm xúc, cấu trúc thăng bằng, và cách dùng chữ linh động.
Tuy có những người vợ bỏ chồng vì không đủ kiên nhẫn chờ đợi hoặc vì có những cám dỗ khác, đa số người vợ miền Nam chờ đợi chồng trong tù đày, làm lụng nuôi con, và chăm lo cha mẹ chồng. Những hy sinh to tát này thường không được biết ơn đầy đủ và không được nhắc nhở nhiều. Ca khúc "Cái Cò" đem lại những công lao thường bị bỏ quên đó và là lời chứng cho một quãng thời gian đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam dưới sự đàn áp vô nhân đạo của nhóm cầm quyền cộng sản Bắc Việt.
*
CẢM TẠ
Tôi xin có lời cảm tạ nhạc sĩ Nguyệt Ánh đã bỏ thì giờ quý báu trong lúc bận rộn với các hoạt động văn nghệ để chia sẻ với tôi về việc viết ca khúc "Cái Cò" và trả lời những câu hỏi của tôi. Ngoài ra, tôi cám ơn các bạn trên trang mạng Dân Làm Báo đã có lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi có ý định viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của bạn Thanh niên Việt.
Tài Liệu Tham Khảo:
BBC. 2015. 'Không có ngược đãi sau 30/4'. 18-4-2015. 
Chúc Thuần. Không rõ ngày. Tâm Sự Của Một Người Vợ Tù Nhân "Cải Tạo". Không rõ ngày.
Courtois, Stéphane et al. 1999. The Black Book of Communism, Crimes, Terror, Repression, translated by Jonathan Murphy and Mark Kramer, Harvard University Press, Massachusetts, U.S.A.
Denney, Stephen. 1990. Human Rights and Daily Life in Vietnam.
Duiker, William J. 1995. Vietnam: Revolution in Transition, Second Edition, Westview Press, Colorado, U.S.A.
_________. 1996. The Communist Road to Power in Vietnam, Second Edition, Westview Press, Colorado, U.S.A.
Đinh Quang Anh Thái. 2009. Lê Thị Ý: Tác giả 'Ngày mai đi nhận xác chồng'. 10/7/2009. http://www.dactrung.com/Bai-bv-2842-Le_Thi_y_Tac_gia_%27Ngay_mai_di_nhan_xac_chong%27.aspx (truy cập 26-4-2015).
Đỗ Ngọc Uyển. Không rõ ngày. Tù Cải Tạo: Tội ác chống nhân loại của Cộng sản VN. Không rõ ngày. 
_________. 2010. Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. 1-2010. 
Freeman, James M. 1995. Changing Identities: Vietnamese Americans, 1975-1995. Allyn and Bacon, Massachusetts, U.S.A.
Hồ Phú Bông. 2008. Cái Chết Của Chiến Sĩ. 28-10-2008. 
Huy Phương. 2014. Bài thơ Con Cò và luận điệu áp đặt của văn học miền Bắc. 21-12-2014. 
Kale. 2002. Hồi Ký Tù Cải Tạo - 17 năm trong các trại Tù Cải Tạo của Cộng Sản Việt Nam. 21-3-2014. 
http://hoikytucaitao.blogspot.com/ (truy cập 25-4-2015).
Ngô Nguyên Dũng. 2009. Nỗi băn khoăn của "con" và "cái" trong tiếng Việt. 19-11-2009. 
http://damau.org/archives/10011 (truy cập 11-4-2015). 
Nguyen Van Canh. 1983. Vietnam Under Communism, 1975-1982. Hoover Institution Press, California, U.S.A.
Nguyễn Công Luận. 2012. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, Indiana, U.S.A.
Nguyễn Hưng Quốc. 2010. Tiếng Việt: Cái và Con. 11-5-2010. 
Nguyễn Hữu Lễ. 2003. Tôi Phải Sống
Nguyễn Lộc Yên. 2015a. Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 1). 17-4-2015. 
_________. 2015b. Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 2). 21-4-2015. 
Nguyễn Sơn Hà. 2007. Cái Cò và Con Cò. 28-6-2007. 
Nguyệt Ánh. Không rõ ngày. Cái Cò
Phong trào Hưng ca Việt Nam. Không rõ ngày. Vườn Nhạc. Không rõ ngày. 
https://hungca.wordpress.com/nhac/ (truy cập 26-4-2015).
Quốc Việt. 2015a. Nỗi ám ảnh... bo bo trong "đêm dài" đói kém. 4-4-2015. 
_________. 2015b. Bo bo từ đâu ra? 8-4-2015. Tuổi Trẻ On-line. 
Sagan, Ginetta và Denney, Stephen. 1982. Re-education in unliberated Vietnam: loneliness, suffering, and death. The Indochina-Newsletter, October-November 1982. 
Sorley, Lewis. 1999. A Better War - The unexamined Victories and final tragedy of America’s last years in Vietnam. Hartcourt, Florida, U.S.A.
Sue. 2014. The patient hunter. 6-9-2014. 
Thanh Minh. Không rõ ngày. Thân Phận Vợ Của Một "Tù Cải Tạo". Không rõ ngày. 
Thành Văn. 2002. Nghề Lạ Ở Sài-gòn sau 75. 31-1-2002. 
Trần Văn Giang. 2015. Đi thăm Chồng. 25-4-2015. 
Việt Báo. 2012. Người Chỉ Huy Cơ Quan Tình Báo VNCH Đầu Tiên Đã Qua Đời. 8-2-2012. 
Vo, Nghia M. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.
Wiest, Andrew. 2008. Vietnam's Forgotten Army - Heroism and Betrayal in the ARVN. New York University Press, New York, U.S.A.
Wikipedia. 2015. Hình tượng con Cò trong văn hóa. Thay đổi chót: 7-4-2015. 
© 2015 Cao-Đắc Tuấn

No comments:

Post a Comment