TRUYỆN HÀ NỘI
Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ
Published on March 30, 2015
Hàng cây được trồng mới trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh,
được phía Hà Nội thông báo là cây vàng tâm.
Đã mang danh hiệu gs tiến sĩ thì ngoài chức năng truyền
bá kiến thức, nghiên cứu khoa học còn phải có chức năng phản biện xã
hội. Người ta nhận thức sai thì đã là người làm khoa học phải nói lại
cho đúng. Ấy thế mà nói lại cho đúng, người ta cũng không cho nói.
Về quê, ngồi với bố, ông giáo sư tiến sĩ lâm nghiệp tâm sự:
– Con đang tính phải trả học hàm học vị cho Nhà nước thôi.
Ông bố ngạc nhiên, rơi cả cái điếu cầy đang cầm trên tay xuống nền nhà:
– Anh nói lạ, đổ mồ hôi sôi nước mắt đèn sách bao nhiêu năm mới có được danh hiệu tri thức cao quý đó, có phải thứ mua, thứ cho đâu mà lại phải đem trả?
– Thế mà phải trả đó, bố ạ, vì họ triển khai cái dự án chặt đồng loạt 6700 cây ở trên đương phố Hà Nội và bảo rằng trồng thế vào đó là những cây vàng tâm.
Chúng con đến tận nơi họ trồng, lấy mẫu nghiên cứu và
khẳng định cây mới được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội là
cây mỡ chứ không phải là vàng tâm,... Dân
xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái lại cho biết, thời gian qua có
một số người từ Hà Nội đánh xe tải đến xã mua nhiều cây mỡ người dân
trồng trong xã với giá 300.000 đồng/cây đánh cả gốc, đem về trồng ở Hà
Nội. Vậy rõ ràng những cây đang trồng ở Hà Nội là cây mỡ. Thế mà cây mỡ,
họ lại bắt giới khoa học chúng con phải thừa nhận là cây vàng tâm thì
làm sao chúng con chấp nhận.
Ông Tạ Quang Đoàn – Trưởng thôn 6 xã Đại Lịch – xác nhận:
“Cây gỗ trồng
trên phố Nguyễn Chí Thanh là gỗ mỡ vàng tâm” (Ảnh: Quốc Đô).
– Ối giời, họ thích thế thì kệ họ.
– Đã mang danh hiệu giáo sư tiến sĩ thì ngoài chức năng truyền bá
kiến thức, nghiên cứu khoa học còn có một chức năng quan trọng là phản
biện xã hội. Người ta nhận thức sai thì đã là người làm khoa học phải
nói lại cho đúng. Ấy thế mà nói lại cho đúng, người ta cũng không cho
nói.
– Ai không cho nói?
– Sở xây dựng HN không đếm xỉa đến ý kiến của các nhà khoa học chúng con, khăng khăng trước công luận cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm. Còn trường Đại học Lâm nghiệp đang “đe” xử lý kỷ luật hai tiến sỹ thuộc hai viện khác nhau trong trường đã phát ngôn với báo chí rằng cây vàng tâm trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) là cây mỡ.
– Dở hơi! Nếu là cây mỡ thì cứ bảo nó là cây mỡ, việc gì lại khăng khăng bảo nó là cây vàng tâm.
– Ai không cho nói?
– Sở xây dựng HN không đếm xỉa đến ý kiến của các nhà khoa học chúng con, khăng khăng trước công luận cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm. Còn trường Đại học Lâm nghiệp đang “đe” xử lý kỷ luật hai tiến sỹ thuộc hai viện khác nhau trong trường đã phát ngôn với báo chí rằng cây vàng tâm trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) là cây mỡ.
– Dở hơi! Nếu là cây mỡ thì cứ bảo nó là cây mỡ, việc gì lại khăng khăng bảo nó là cây vàng tâm.
– Họ không dở hơi đâu, bố ạ. Cây mỡ 300.000đồng/cây, tính cả công vận chuyển từ Yên bái về đến HN và công trồng chắc chỉ hết 500.000đồng/cây, Còn nếu là cây vàng tâm thì là 35 triệu. Bố thử làm toán: 128 cây x 35.000.000vnđ = 4.480.000.000vnđ rồi trừ đi 128 cây x 500.000đ = 64.000.000. chênh lệch bao nhiêu tỷ. Thế nên họ mới nêu cao quyết tâm khẳng định rứt khoát cây mỡ là cây vàng tâm, ai cãi là không xong với họ, bố ạ.
Nghe vậy, bố tôi ngây người ra, quên cả lượm cái điếu cầy dưới chân vừa đánh rơi khi nghe thấy tôi bảo định xin trả Nhà nước danh hiệu giáo sư tiến sĩ.
PHẬT ĐẢN 2015
.
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Kính bạch chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,
Thưa quí liệt vị,
Phật Đản là ngày trọng đại hằng năm nhắc nhở Phật giáo đồ khắp năm châu Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả và hùng tráng mà Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni phát nguyện gần ba nghìn năm trước.
Đạo Phật truyền vào nước ta đã trên hai nghìn năm, là truyền vào tinh thần phục vụ chúng sinh, trải xuống đất nước con đường ngộ nhập Phật tri kiến. Bất cứ ở đâu, thời đại nào, năm tháng sống của người con Phật là nhịp đập thời gian của từng hơi thở chuyển hoá bản thệ độ sinh ấy.
Với truyền thống này mà người Phật tử cùng với nhân dân nước Việt đóng góp đắp xây văn hiến, dựng nước và giữ nước thông qua hàng trăm cuộc kháng chiến suốt mười thế kỷ đầu Bắc thuộc, để dựng lên một Quốc gia Đại Việt tự chủ tự cường vào thời Lý.
Dân tộc Việt Nam thực hành đạo Phật vì đạo Phật là chìa khoá mở ra một thế giới an lạc, hạnh phúc, với lòng bao dung, khoan hoà, và từ bi vô hạn, mở ra một xã hội người, với sự tôn trọng, bảo vệ con người trong sự chia sẻ đồng đều từ vật chất tới giác ngộ. Trên quan điểm con người tự do, có văn hiến, Dân tộc và Phật giáo đã hợp thành thể thống nhất cho sự bảo vệ và cứu độ con người.
Thế nhưng lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ bốn mươi năm vẫn chưa có hoà bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người làm cứu cánh, thì dân tộc còn điêu linh, đất nước còn nô lệ.
Cho nên, ngày có hàng trăm triệu người trên thế giới tổ chức Đại lễ Phật Đản, người Phật tử Việt Nam trong hay ngoài nước hãy lắng lòng Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả của Đức Bổn Sư, để biến mình thành lực lượng HOÁ GIẢI.
Hoá Giải để nâng cao phẩm giá con người và tự chủ dân tộc làm nền tảng cho sự phục hồi nhân cách và văn hoá, hầu đối phó với mọi cuộc xâm lăng, từ lãnh thổ tới tư tưởng, đang làm tha hoá nhân tâm suốt sáu mươi năm qua.
Xin chư liệt vị hãy tăng trưởng tín tâm, kiên trì giới hạnh, lấy tinh thần Lục hoà dẹp phá những lục đục gây từ vô minh và vị ngã, để xây dựng Đạo pháp và quê hương.
Trong giây phút thiêng liêng của ngày Đại lễ, xin chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni, cùng toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước, hãy dành một phút mặc niệm cho các vị Thánh Tử Đạo, và những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền Dân tộc, xiển dương Đạo pháp.
Không lúc nào bằng lúc này, sự đoàn kết vị tha của Tăng, Ni, Phật tử sẽ có yếu tố quyết định cho công cuộc Hoá Giải cứu khổ trừ nguy.
Nam Mô Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tu Viện Long Quang, Phương Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
Kính Bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quí Vị.
Lại một mùa sen nở, một mùa Phật Đản lại về. Ánh sáng chân lý xuất hiện, cõi kham nhẫn được giải thoát, thế giới Ta Bà được tắm gội trong chơn lý giác ngộ của Thế Tôn đã qua trên 2550 năm.
Nhưng cũng trên 2550 năm ấy, vì nghiệp lực của chúng sanh, bao nhiêu chủ thuyết phi nhân ra đời, bao nhiêu cuồng vọng ý thức hệ đã đưa tất cả nhân loại vào hoang tàn đổ nát cả tinh thần lẫn vật chất trong đó hệ lụy lớn nhất là Dân Tộc Việt Nam, nhưng Đạo Phật vẫn là suối nguồn từ bi và trí tuệ, xoa dịu mọi đau khổ cho chúng sanh muôn loài trên trên cõi đời ô trược.
Trên tinh thần đó, Bản Thông Điệp Phật Đản năm nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã minh định :
“Lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ 40 năm qua vẫn chưa có hòa bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người là cứu cánh, thì Dân Tộc còn điêu linh, Đất Nước còn nô lệ”.
Thực hiện lời dạy của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống một cách tích cực nhất, Viện Hóa Đạo kính xin trùng tuyên sự chỉ đạo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thượng Như hạ Đạt trong các Mùa Phật Đản đã qua nhưng giá trị đang còn mãi với thời cuộc nhiễu nhương như lời Sư Tử Hống của bậc Long Tượng GHPGVNTN vừa khuất tịch :
“Khâm tuân Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, nhân ngày Phật Đản, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo các Quốc gia trên thế giới, các Quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Nhà NướcViệt Nam hãy lấy tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Đạo Phật làm vũ khí tối thượng để giải quyết các tranh chấp đang đưa nhân loại vào một cuộc chiến tương tàn và đưa Dân Tộc Việt Nam thành nạn nhân của một chế độ độc tài toàn trị và và đang từ từ đi vào con đường nô lệ Bắc Phương.
“Cũng trên thực tế đó, Viện Hóa Đạo khẩn thiết kêu gọi Phật Tử các giới nêu cao tinh thần Lục Độ mà Thiền Tổ Khương Tăng Hội đã xiển dương để các thế hệ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Nguyên Thiều, Liễu Quán tương tục đứng lên cùng Dân Tộc giữ nước, dựng văn. Và hôm nay các Đức Tăng Thống Đệ Tam, Đệ Tứ, và Đệ Ngũ đang lãnh đạo người Phật Tử nêu cao tinh thần vô úy, giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian tiếp bước đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng trước hiện tình của đất nước. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, đó là đưa con người đến bờ Tự Do và Giãi Thoát.
“Và để đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát, chúng ta hãy bước vào tinh thần Vô Úy như là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng Dân Tộc mà người con Phật đã phát nguyện : Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
“Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã nói : “Đạo Pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, Dân Tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”.
Muốn hoàn mãn Đại Nguyện nêu trên, người Phật Tử hãy nêu cao tinh thần Thượng Báo Tứ Trọng Ân mà Đức Thế Tôn đã dạy, hãy ý thứcrằng :
1/.Đối với ân đức của Tam Bảo, người Phật Tử phải tinh tấn tu học trong tinh thần tự giác và giác tha để đưa Chánh Pháp vào thế gian nhằm loại trừ chủ nghĩa ngoại lai, độc tài toàn trị, đã gieo rắc điêu linh khốn khổ lên 90 triệu người dân Việt trên ba phần tư thế kỷ cho đến hôm nay.
2/.Đối với ân đức của Cha Mẹ, người Phật Tử phải phát huy tinh thần Phật Hóa Gia Đình nhằm xây dựng một thế hệ tương lai đang đứng trên bờ diệt vong của đạo đức và luân lý do chủ nghĩa duy vật cố tình nhấn chìm truyền thống của tổ tiên.
3/.Đối với ân đức Quốc Gia Dân Tộc, người Phật Tử phải tích cực phát huy tinh thần vô úy, noi gương các bậc tiền nhân … để dấn thân vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên Quốc Gia, bảo vệ các quyền căn bản của con người, nhất là những người đang bị tù đày vì đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ, bảo vệ những người dân oan đang chịu cảnh lầm than vì chủ nghĩa phi nhân mà trong đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cũng là một tập thể Dân Oan khốc liệt nhất.
4/.Đối với vạn loại chúng sanh, người Phật Tử phải thể hiện mối tương quan tương duyên trong đời sống, phát huy Ngũ Giới, cương quyết bảo vệ tài nguyên, môi trường mà những kẻ cầm quyền đang bán đứng cho ngoại bang để trục lợi và làm giàu cho đảng phái thống trị, bỏ mặc sự khổ đau của chúng sanh.
Kính thưa Chư Liệt Vị :
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa An Cư Kiết Hạ, là duyên lành để Chư Tăng trưởng dưỡng thân tâm, nâng cao Giới Định Tuệ xứng đáng là Trưởng Tử Như Lai trong đại nguyện hoằng Pháp lợi sinh.
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa hoan hỷ của giới Tại Gia, thể hiện tâm thành cúng dường Chánh Pháp qua công cuộc hộ trì Chư Tăng hoàn thành sứ mạng trong các giới trường thanh tịnh.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Để tương tục mạng mạch GHPGVNTN, Viện Hóa Đạo quyết định như sau :
1/. Tại Trung Ương Giáo Hội :
- Lễ Đài Chính được tôn trí tại Văn Phòng Viện Hóa Đạo (Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên-Huế);
- Lễ Khai Kinh sẽ cử hành vào lúc 14 giờ ngày 08 tháng 4 năm Ất Mùi (25.5.2015 );
- Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh Tử Đạo vào lúc 16 giờ cùng ngày.
- Đại Lễ Phật Đản chính thức sẽ cử hành lúc 08 giờ ngày 15 tháng 4 năm Ất Mùi (01.6.2015) tại Lễ Đài Chính.
Viện Hóa Đạo thành kính cung Thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Đồng bào Phật Tử các giới tham dự đông đủ.
2/. Tại Văn Phòng II Viện Hóa Đạo :
- Thượng Tọa Chủ Tich Văn Phòng II tùy nghi chỉ đạo các Giáo Hội địa phương thực hiện Đại Lễ Phật Đản theo tinh thần Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.
- Văn Phòng II tích cực vận động Phật Tử các giới đóng góp hằng tâm hằng sản để tổ chức cứu trợ khẩn cấp đến đồng bào, và nhân dân Nepal đã chịu quá đổi đau thương vì thảm họa kinh hoàng nêu trên.
3/. Tại Tổng Vụ Truyền Thông và Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế :
Viện Hóa Đạo ủy nhiệm GS Phát Ngôn Nhân Viện Hóa Đạo nhân danh Trung Ương GHPGVNTN gởi lời chia buồn đến Chính Phủ và Nhân Dân Nepal nhất là những nạn nhân của vụ thảm họa vừa qua.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Mùa Phật Đản năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cảm nhận năng lượng Từ Bi của Đức Bổn Sư hóa giải mọi đau thương trước sự ra đi đột ngột của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, thượng Như hạ Đạt, sự cảm thương tột cùng với với nạn nhân động đất Nepal nơi đã lưu giữ bước chân Thế Tôn qua 2550 lịch sử. Nhưng chúng ta cũng vô cùng tự hào là quê hương của Đức Phật cách tâm chấn động đất chỉ 145 cây số nhưng tất cả đều bình yên vô sự. Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Ngài Đản Sinh vẫn uy nghi như chưa hề có cuộc động đất kinh hoàng xẩy ra. Những thắng tích còn lại của Thành Ca Tỳ La Vệ vẫn êm đềm soi mình xuống hồ Puskarini như thuở Thế Tôn còn tại thế.
NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN, VÔ ƯU THỌ HẠ
BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG |
Phật lịch 2559 |
Số 02/TT/GC
|
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2559
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,
Thưa quí liệt vị,
Phật Đản là ngày trọng đại hằng năm nhắc nhở Phật giáo đồ khắp năm châu Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả và hùng tráng mà Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni phát nguyện gần ba nghìn năm trước.
Đạo Phật truyền vào nước ta đã trên hai nghìn năm, là truyền vào tinh thần phục vụ chúng sinh, trải xuống đất nước con đường ngộ nhập Phật tri kiến. Bất cứ ở đâu, thời đại nào, năm tháng sống của người con Phật là nhịp đập thời gian của từng hơi thở chuyển hoá bản thệ độ sinh ấy.
Với truyền thống này mà người Phật tử cùng với nhân dân nước Việt đóng góp đắp xây văn hiến, dựng nước và giữ nước thông qua hàng trăm cuộc kháng chiến suốt mười thế kỷ đầu Bắc thuộc, để dựng lên một Quốc gia Đại Việt tự chủ tự cường vào thời Lý.
Phật Đản năm 1964 tại Saigon
|
Dân tộc Việt Nam thực hành đạo Phật vì đạo Phật là chìa khoá mở ra một thế giới an lạc, hạnh phúc, với lòng bao dung, khoan hoà, và từ bi vô hạn, mở ra một xã hội người, với sự tôn trọng, bảo vệ con người trong sự chia sẻ đồng đều từ vật chất tới giác ngộ. Trên quan điểm con người tự do, có văn hiến, Dân tộc và Phật giáo đã hợp thành thể thống nhất cho sự bảo vệ và cứu độ con người.
Thế nhưng lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ bốn mươi năm vẫn chưa có hoà bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người làm cứu cánh, thì dân tộc còn điêu linh, đất nước còn nô lệ.
Cho nên, ngày có hàng trăm triệu người trên thế giới tổ chức Đại lễ Phật Đản, người Phật tử Việt Nam trong hay ngoài nước hãy lắng lòng Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả của Đức Bổn Sư, để biến mình thành lực lượng HOÁ GIẢI.
Hoá Giải để nâng cao phẩm giá con người và tự chủ dân tộc làm nền tảng cho sự phục hồi nhân cách và văn hoá, hầu đối phó với mọi cuộc xâm lăng, từ lãnh thổ tới tư tưởng, đang làm tha hoá nhân tâm suốt sáu mươi năm qua.
Xin chư liệt vị hãy tăng trưởng tín tâm, kiên trì giới hạnh, lấy tinh thần Lục hoà dẹp phá những lục đục gây từ vô minh và vị ngã, để xây dựng Đạo pháp và quê hương.
Trong giây phút thiêng liêng của ngày Đại lễ, xin chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni, cùng toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước, hãy dành một phút mặc niệm cho các vị Thánh Tử Đạo, và những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền Dân tộc, xiển dương Đạo pháp.
Không lúc nào bằng lúc này, sự đoàn kết vị tha của Tăng, Ni, Phật tử sẽ có yếu tố quyết định cho công cuộc Hoá Giải cứu khổ trừ nguy.
Nam Mô Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thanh Minh Thiền Viện, Saigon Ngày Phật Đản
Đệ Ngũ Tăng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Đệ Ngũ Tăng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HOÁ ĐẠO |
Phật lịch 2559 |
Số 41/VHĐ/TB
|
THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN
Phật Lịch 2559 – 2015
------------------------------------
QUYỀN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Phật Lịch 2559 – 2015
------------------------------------
QUYỀN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính gởi :
- Chư Tôn Hòa Thượng,
- Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
- Đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước.
- Chư Tôn Hòa Thượng,
- Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
- Đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính Bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quí Vị.
Lại một mùa sen nở, một mùa Phật Đản lại về. Ánh sáng chân lý xuất hiện, cõi kham nhẫn được giải thoát, thế giới Ta Bà được tắm gội trong chơn lý giác ngộ của Thế Tôn đã qua trên 2550 năm.
Nhưng cũng trên 2550 năm ấy, vì nghiệp lực của chúng sanh, bao nhiêu chủ thuyết phi nhân ra đời, bao nhiêu cuồng vọng ý thức hệ đã đưa tất cả nhân loại vào hoang tàn đổ nát cả tinh thần lẫn vật chất trong đó hệ lụy lớn nhất là Dân Tộc Việt Nam, nhưng Đạo Phật vẫn là suối nguồn từ bi và trí tuệ, xoa dịu mọi đau khổ cho chúng sanh muôn loài trên trên cõi đời ô trược.
Trên tinh thần đó, Bản Thông Điệp Phật Đản năm nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã minh định :
“Lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ 40 năm qua vẫn chưa có hòa bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người là cứu cánh, thì Dân Tộc còn điêu linh, Đất Nước còn nô lệ”.
Thực hiện lời dạy của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống một cách tích cực nhất, Viện Hóa Đạo kính xin trùng tuyên sự chỉ đạo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thượng Như hạ Đạt trong các Mùa Phật Đản đã qua nhưng giá trị đang còn mãi với thời cuộc nhiễu nhương như lời Sư Tử Hống của bậc Long Tượng GHPGVNTN vừa khuất tịch :
“Khâm tuân Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, nhân ngày Phật Đản, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo các Quốc gia trên thế giới, các Quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Nhà NướcViệt Nam hãy lấy tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Đạo Phật làm vũ khí tối thượng để giải quyết các tranh chấp đang đưa nhân loại vào một cuộc chiến tương tàn và đưa Dân Tộc Việt Nam thành nạn nhân của một chế độ độc tài toàn trị và và đang từ từ đi vào con đường nô lệ Bắc Phương.
“Cũng trên thực tế đó, Viện Hóa Đạo khẩn thiết kêu gọi Phật Tử các giới nêu cao tinh thần Lục Độ mà Thiền Tổ Khương Tăng Hội đã xiển dương để các thế hệ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Nguyên Thiều, Liễu Quán tương tục đứng lên cùng Dân Tộc giữ nước, dựng văn. Và hôm nay các Đức Tăng Thống Đệ Tam, Đệ Tứ, và Đệ Ngũ đang lãnh đạo người Phật Tử nêu cao tinh thần vô úy, giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian tiếp bước đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng trước hiện tình của đất nước. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, đó là đưa con người đến bờ Tự Do và Giãi Thoát.
“Và để đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát, chúng ta hãy bước vào tinh thần Vô Úy như là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng Dân Tộc mà người con Phật đã phát nguyện : Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
“Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã nói : “Đạo Pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, Dân Tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”.
Muốn hoàn mãn Đại Nguyện nêu trên, người Phật Tử hãy nêu cao tinh thần Thượng Báo Tứ Trọng Ân mà Đức Thế Tôn đã dạy, hãy ý thứcrằng :
1/.Đối với ân đức của Tam Bảo, người Phật Tử phải tinh tấn tu học trong tinh thần tự giác và giác tha để đưa Chánh Pháp vào thế gian nhằm loại trừ chủ nghĩa ngoại lai, độc tài toàn trị, đã gieo rắc điêu linh khốn khổ lên 90 triệu người dân Việt trên ba phần tư thế kỷ cho đến hôm nay.
2/.Đối với ân đức của Cha Mẹ, người Phật Tử phải phát huy tinh thần Phật Hóa Gia Đình nhằm xây dựng một thế hệ tương lai đang đứng trên bờ diệt vong của đạo đức và luân lý do chủ nghĩa duy vật cố tình nhấn chìm truyền thống của tổ tiên.
3/.Đối với ân đức Quốc Gia Dân Tộc, người Phật Tử phải tích cực phát huy tinh thần vô úy, noi gương các bậc tiền nhân … để dấn thân vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên Quốc Gia, bảo vệ các quyền căn bản của con người, nhất là những người đang bị tù đày vì đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ, bảo vệ những người dân oan đang chịu cảnh lầm than vì chủ nghĩa phi nhân mà trong đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cũng là một tập thể Dân Oan khốc liệt nhất.
4/.Đối với vạn loại chúng sanh, người Phật Tử phải thể hiện mối tương quan tương duyên trong đời sống, phát huy Ngũ Giới, cương quyết bảo vệ tài nguyên, môi trường mà những kẻ cầm quyền đang bán đứng cho ngoại bang để trục lợi và làm giàu cho đảng phái thống trị, bỏ mặc sự khổ đau của chúng sanh.
Kính thưa Chư Liệt Vị :
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa An Cư Kiết Hạ, là duyên lành để Chư Tăng trưởng dưỡng thân tâm, nâng cao Giới Định Tuệ xứng đáng là Trưởng Tử Như Lai trong đại nguyện hoằng Pháp lợi sinh.
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa hoan hỷ của giới Tại Gia, thể hiện tâm thành cúng dường Chánh Pháp qua công cuộc hộ trì Chư Tăng hoàn thành sứ mạng trong các giới trường thanh tịnh.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Để tương tục mạng mạch GHPGVNTN, Viện Hóa Đạo quyết định như sau :
1/. Tại Trung Ương Giáo Hội :
- Lễ Đài Chính được tôn trí tại Văn Phòng Viện Hóa Đạo (Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên-Huế);
- Lễ Khai Kinh sẽ cử hành vào lúc 14 giờ ngày 08 tháng 4 năm Ất Mùi (25.5.2015 );
- Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh Tử Đạo vào lúc 16 giờ cùng ngày.
- Đại Lễ Phật Đản chính thức sẽ cử hành lúc 08 giờ ngày 15 tháng 4 năm Ất Mùi (01.6.2015) tại Lễ Đài Chính.
Viện Hóa Đạo thành kính cung Thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Đồng bào Phật Tử các giới tham dự đông đủ.
2/. Tại Văn Phòng II Viện Hóa Đạo :
- Thượng Tọa Chủ Tich Văn Phòng II tùy nghi chỉ đạo các Giáo Hội địa phương thực hiện Đại Lễ Phật Đản theo tinh thần Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.
- Văn Phòng II tích cực vận động Phật Tử các giới đóng góp hằng tâm hằng sản để tổ chức cứu trợ khẩn cấp đến đồng bào, và nhân dân Nepal đã chịu quá đổi đau thương vì thảm họa kinh hoàng nêu trên.
3/. Tại Tổng Vụ Truyền Thông và Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế :
Viện Hóa Đạo ủy nhiệm GS Phát Ngôn Nhân Viện Hóa Đạo nhân danh Trung Ương GHPGVNTN gởi lời chia buồn đến Chính Phủ và Nhân Dân Nepal nhất là những nạn nhân của vụ thảm họa vừa qua.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Mùa Phật Đản năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cảm nhận năng lượng Từ Bi của Đức Bổn Sư hóa giải mọi đau thương trước sự ra đi đột ngột của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, thượng Như hạ Đạt, sự cảm thương tột cùng với với nạn nhân động đất Nepal nơi đã lưu giữ bước chân Thế Tôn qua 2550 lịch sử. Nhưng chúng ta cũng vô cùng tự hào là quê hương của Đức Phật cách tâm chấn động đất chỉ 145 cây số nhưng tất cả đều bình yên vô sự. Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Ngài Đản Sinh vẫn uy nghi như chưa hề có cuộc động đất kinh hoàng xẩy ra. Những thắng tích còn lại của Thành Ca Tỳ La Vệ vẫn êm đềm soi mình xuống hồ Puskarini như thuở Thế Tôn còn tại thế.
NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN, VÔ ƯU THỌ HẠ
BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tu Viện Long Quang, mùa Phật Đản Phật Lịch 2559
Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa Môn THÍCH THANH QUANG
Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa Môn THÍCH THANH QUANG
Bản sao :
- Thành kính ngưỡng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống kính thẩm tường
- Thành kính trình Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện kính tường
- Kính gởi Thượng Tọa Chủ Tịch VPII Viện Hóa Đạo tri tường
- Kính gởi GS Giám Đốc PTTPGQT tri tường và kính phổ biến
- Bản lưu./.
- Thành kính ngưỡng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống kính thẩm tường
- Thành kính trình Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện kính tường
- Kính gởi Thượng Tọa Chủ Tịch VPII Viện Hóa Đạo tri tường
- Kính gởi GS Giám Đốc PTTPGQT tri tường và kính phổ biến
- Bản lưu./.
Bản tin Đại Lễ Khánh Đản Chùa Phật Quang-Văn Phòng II Viện Hóa Đạo-GHPGVNTN tại chùa Phật Quang, California
05.29.2015-05.31.2015
Phái doàn đến Cali một ngày tràn đầy ánh nắng với cái mát dịu cuối Xuân nên rất dễ chịu và thoải mái. Hơn nữa vừa rời vùng mưa gió lụt lội Houston kéo dài cả tuần qua, về dự Đại lễ Phật Đản tại ngôi chùa chung của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, chùa Phật Quang, vừa tạo mãi năm 2014 tại thành phố biển Huntington Beach. Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, ngôi chùa do công sức và nhiệt tâm của hàng ngàn Phật tử khắp nơi có lòng và thương Giáo Hội, đóng góp tịnh tài cùng cho vay không lời để Giáo Hội có một cơ sở không thuộc chủ quyền của một người mà của Giáo Hội.
Đến chùa vào trưa Thứ Sáu 29.5.2015 để trao ba thùng nguyệt san Đồng Hành do Văn Phòng II Viện Hóa Đạo phát hành số ra mắt vào dịp lễ Khánh Đản và cũng ngắm dung nhan “chùa tôi” trong giấc mơ đã thành hiện thực.
Thứ Bảy 30.5.2015 là một ngày có nhiều sinh hoạt kéo dài từ 8.00 sáng đến 10.00 giờ đêm. Sau bữa ăn điểm tâm tạo tình thân giữa những Phật tử đến từ khắp nơi, tất cả tháp tùng phái đoàn do chư Tăng hướng dẫn đi thăm tượng đài Đức Trần Hưng Đạo, tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ và tượng đài Thuyền Nhân. Mỗi nơi đều có cử hành lễ cầu nguyện để tưởng nhớ sự hy sinh cao quý của bậc tiền nhân, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh đã hy sinh cho lý tưởng tự do cùng đồng bào bỏ thân xác trong rừng sâu, trên biển cả trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do, không chấp nhận chế độ Cộng sản. Đây là một sinh hoạt của Giáo Hội biểu tỏ lòng tri ân đến những người đã khuất, hy sinh mạng sống bảo vệ sự tự do cho chính nghĩa của Cộng Đồng người Việt tị nạn Cộng sản tại hải ngoại.
Trở về chùa sau bữa cơm trưa , lúc 3 giờ chiều là lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Liên đoàn cựu Huynh Trưởng và Đoàn sinh thuộc GHPGVNTN. Trong dịp này cũng là lễ ra mắt đoàn CHT chùa Phật Quang vừa thành lập.
Đến 8 giờ tối là buổi hội thảo về truyền thông gồm chương trình truyền hình , phát thanh và nguyệt san Đồng Hành với mục đích giới thiệu ba phương tiện thông tin đại chúng của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đang thực hiện và cũng để cho Phật tử biết về sự tốn kém tài chánh, cần sự tiếp tay của mọi người.
Chủ nhật 31.5.2015 là ngày cử hành chính thức Đại lễ Khánh Đản, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo cùng Chư Tôn Giáo Phẩm VPII VHD-GHPGVNTN. 10giơ30 chư Tôn Giáo Phẩm Tăng Ni quang lâm lễ đài ngoài trời, cùng cắt bánh sinh nhật mừng ngày Đức Từ Phụ chào đời 2639 năm.
Tiếp theo sau là lễ Trai Tăng có phụ diễn những nhạc phẩm về lễ Phật Đản do Phật tử đóng góp. 11giờ Chư Tăng quang lâm chánh diện cử hành nghi lễ Phật Đản với những tiết mục:
Giới thiệu Chư Tôn Giáo Phẩm và Tăng Ni-Thượng Tọa Trí Tịnh
-Nghi thức chào Quốc kỳ Việt, Mỹ, Đạo kỳ Phật Giáo, Phút Từ Bi Quán-Võ Ý
-Đạo từ khai mạc của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo-Thượng Tọa Quyền Chủ Tịch VPII VHĐ
-Tuyên đọc Thông Điệp Khánh Đản của Đức Tăng Thống Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ-Hòa Thượng Huyền Việt
-Nghi thức Khánh Đản (có nhạc lễ Trầm Hương Đốt)-Chư Tăng Ni
-Giới thiệu quan khách và chào mừng các phái đoàn đến từ phương xa-Võ ý
-Thuyết trình về hiện tình GHPGVNTN và nhân quyền Việt Nam-Thượng Tọa quyền Chủ Tịch VPIIVHD và
Luật Sư Đỗ Thái Nhiên.
-Lời cảm tạ- Sư bà Nguyên Thanh
-Giới thiệu nhân sự phụ trách Truyền Hình, Truyền Thanh và Nguyệt San Đồng Hành
-Sau cùng là nghi thức lễ Mộc Dục (tắm Phật)
-Phật tử dùng cơm chay do ban Trai Soạn chùa Phật Quang khoản đãi có sự tiếp tay của các chị ban Trai Soạn Chùa Pháp Luân đến từ Houston, Texas.
Phật tử khắp nơi vân tập về dự đại lễ dường như không còn chỗ trong chánh điện cũng như ngoài sân chùa, kẻ đứng người ngồi không dưới 600, một con số ngoài dự đoán của BTC.
Buổi Đại lễ Phật Đản năm đầu tiên tại chùa Phật Quang, “chùa tôi” ngôi chùa chung của GHPGVNTN-VPII Viện Hóa Đạo, hoàn mãn lúc 2 giờ chiều trong niềm hoan hỉ vô tận của của chư Tăng Ni cùng người con Phật hiện diện trong buổi lễ cũng như Phật tử khắp nơi có lòng với Giáo Hội. Đại lễ Khánh Đản cử hành năm đầu tiên tại chùa Phật Quang để đánh dấu Giáo Hội đang trải qua một giai đoạn mới, một đường lối sinh hoạt mới với sự nhập cuộc tiếp tay của nhiều thành phần Cư Sĩ tại gia có khả năng chuyên môn thích hợp với sự phát triển Giáo Hội dưới sự lãnh đạo tối cao của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và ở hải ngoại với sự lèo lái của Thượng Tọa Thích Giác Đẳng Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo kiêm chủ tịch Hội Đồng diều hành GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ.
Xin hẹn gặp lại ở Đại học hè tháng 8 ở chùa Pháp Luân, Houston Texas và Đại hội khoáng đại tháng 10 ở chùa An Lạc, San Jose California.
Đây là link cho audio Đại lễ Khánh Đản chùa Phật Quang gồm hai phần 1 và 2.
Phần 1
-Giới thiệu chư Tôn Giáo Phẩm và thành viên VPII VHĐ
-Đạo từ khai mạc của Thượng Tọa Quyền Chủ Tịch VPIIVHĐ
-Tuyên đọc Thông Bạch Phật Đản của Đức Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Down load giữ nghe lại
Nghe trực tiếp
-Đại diện văn phòng giám sát viên Michelle Reele, ông Lộc Trần trao tặng bằng tưởng lục
-Chi Huệ ngâm thơ 1 phần
-Thuyết trình hiện tình GHPGVNTN và nhân quyền VN
-Sư bà nguyên Thanh tỏ lời
cảm tạ
Down load giữ nghe lại
http://kiwi6.com/file/1bl2v24l0x
Nghe trực tiếp
http://k003.kiwi6.com/hotlink/1bl2v24l0x/DL_Khanh_Dan_chua_Phat_Quang_phan_2-31.5.2015.mp3
Tuệ Thành Nguyễn Cương
CÁC CHÙA VIỆT Ở TIỂU BANG CALIFORNIA, HOA KỲ
ĐÓN MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN PL. 2559
Tin và ảnh: Võ Văn Tường
Đại lễ Phật Đản hằng năm là ngày lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm. Tiểu bang California, nơi có người Mỹ gốc Việt sinh sống nhiều nhất tại châu Mỹ, nơi có hằng trăm ngôi chùa Việt được thành lập từ Nam ra Bắc trong 40 năm qua. Các chùa đều long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản trong sự thành kính, trong niềm hân hoan của hằng trăm ngàn Phật tử và đồng hương.
Đại lễ được các chùa chọn tổ chức vào các ngày thứ bảy, chủ nhật từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2015, với nội dung tổng quát như sau:
- Chư Phật tử tề tựu
- Thuyết giảng: Ý nghĩa Phật Đản
- Chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm
- Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự.
- Lễ chính thức: Chào cờ - Phút nhập Từ bi quán - Dâng hoa cúng Phật - Nghi thức lễ Phật Đản.
- Ban Đạo từ
- Lễ tắm Phật
- Cúng dường trai tăng
- Cúng thí thực cô hồn
- Văn nghệ
- Cảm tạ của Ban tổ chức
- Phật tử dùng cơm chay thân mật
Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh Đại lễ Phật Đản tại 5 ngôi chùa mà chúng tôi có duyên đến dự Đại lễ Phật Đản năm nay:
Đạo tràng Thôn Yên, thành phố Gilroy, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 16 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Từ.
Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Sakya Trí Tuệ.
Chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 24 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Dung.
Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Thái Siêu.
Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 31 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Từ Lực.
ĐÓN MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN PL. 2559
Tin và ảnh: Võ Văn Tường
Đại lễ Phật Đản hằng năm là ngày lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm. Tiểu bang California, nơi có người Mỹ gốc Việt sinh sống nhiều nhất tại châu Mỹ, nơi có hằng trăm ngôi chùa Việt được thành lập từ Nam ra Bắc trong 40 năm qua. Các chùa đều long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản trong sự thành kính, trong niềm hân hoan của hằng trăm ngàn Phật tử và đồng hương.
Đại lễ được các chùa chọn tổ chức vào các ngày thứ bảy, chủ nhật từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2015, với nội dung tổng quát như sau:
- Chư Phật tử tề tựu
- Thuyết giảng: Ý nghĩa Phật Đản
- Chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm
- Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự.
- Lễ chính thức: Chào cờ - Phút nhập Từ bi quán - Dâng hoa cúng Phật - Nghi thức lễ Phật Đản.
- Ban Đạo từ
- Lễ tắm Phật
- Cúng dường trai tăng
- Cúng thí thực cô hồn
- Văn nghệ
- Cảm tạ của Ban tổ chức
- Phật tử dùng cơm chay thân mật
Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh Đại lễ Phật Đản tại 5 ngôi chùa mà chúng tôi có duyên đến dự Đại lễ Phật Đản năm nay:
Đạo tràng Thôn Yên, thành phố Gilroy, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 16 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Từ.
Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Sakya Trí Tuệ.
Chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 24 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Dung.
Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Thái Siêu.
Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 31 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Từ Lực.
Ngày Vesak 2015 tại Trung tâm Hội nghị LHQ - Bangkok
9 giờ sáng nay, 30-5-2015, ngày làm việc thứ 3 của Đại lễ Vesak
Liên Hiệp Quốc lần thứ XII đã diễn ra trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc (Bangkok, Thái Lan). Tham dự hội nghị gồm có hơn 2.000 đại biểu chính thức từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đến dự Hội nghị còn có các vị khách mời đặc biệt: ông Shun-ichi Murata,
Phó Chánh Thư ký UNESCAP; ông Gwang- Jo Kim, Giám đốc UNESCO tại Thái
Lan; ông Suwaphan Tanyuvardhana, đại diện Văn phòng Chính phủ Thái Lan;
đại diện các tổ chức quốc tế và nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo
từ nhiều quốc gia khác.
Các vị lãnh đạo chính trị, tôn giáo trên hàng ghế danh dự tại buổi làm việc sáng nay
Từ 8 giờ sáng,
toàn thể khách mời và đại biểu đã có mặt tại Trung tâm Hội nghị Liên
Hiệp Quốc (Bangkok). Sau khi làm thủ tục đăng ký và hoàn tất các khâu
kiểm tra an ninh nghiêm ngặt, đoàn đại biểu tiến vào hội trường chính
vào lúc 8g30.
Trước khi đi vào chương trình chính thức, đại diên các truyền thống Phật
giáo đã tụng kinh cầu gia bị, nguyện cầu hòa bình thế giới, đồng thời
dành phút mặc niệm cho nạn nhân trong trận động đất vừa qua tại Nepal.
Đoàn Việt Nam tham dự Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc tại Trung tâm Hội nghị LHQ tại Bangkok
HT.Thích Thiện Pháp, Trưởng Phái đoàn PG VN tham dự Đại lễ
HT.Thích Thiện Tâm tại buổi làm việc sáng nay, 30-5
Đại diện Phật giáo Đại thừa tụng kinh cầu gia bị
Buổi lễ chính thức bắt đầu bằng diễn văn chào mừng của Phó Chánh thư ký
UNESCAP, ông Shun-ichi Murata. Bản thân là một Phật tử, ông bày tỏ niềm
vinh dự lớn lao khi hai lần được tham dự Đại lễ Vesak với tư cách là đại
diện cho Liên Hiệp Quốc. Ông nhấn mạnh, Phật giáo và nhân sinh luôn
luôn hòa hợp, tuy hai mà không khác. Trong thời đại hiện nay, mối liên
hệ mật thiết ấy cần được nhân rộng ra vì lợi ích của toàn nhân loại. Ông
cũng gởi lời chúc sức khỏe đến toàn thể đại biểu và cầu chúc hội nghị
thành công tốt đẹp.
Trước đó, Hòa thượng GS.TS.Phra Brahpundit, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ
Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ XII, điều phối chính chương trình Hội nghị
sáng nay, đã nhắc lại ý nghĩa lớn lao của Ngày Vesak LHQ đối với Phật tử
nói riêng và toàn thể thế giới nói chung.
Hòa thượng GS.TS.Phra Brahpundit, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ XII
Thông điệp chào mừng của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon do ông Shun-ichi Murata đại diện đọc, trong đó có đoạn: “Tinh
thần của Đại lễ Vesak có thể giúp cổ vũ và khuyến khích một trách nhiệm
toàn cầu về những thách thức của thời đại chúng ta ngày nay. Vì thế
trong năm 2015 này, Liên Hiệp Quốc đã thực hiện những thay đổi hài hòa
của một loạt những mục tiêu phát triển vững bền và đồng thuận mới mang ý
nghĩa quan trọng về biến đổi khí hậu.
Chúng ta cần thực hiện thật tốt những lời dạy của Đức Phật rằng cuộc
sống và môi trường là những yếu tố căn bản. Và sự quán chiếu của Đức Thế
Tôn về ý niệm mọi người đều có mối tương quan lẫn nhau nhắc nhở chúng
ta tầm quan trọng của sự thống nhất như một của cộng đồng nhân loại để
diễn giải những xung đột dựa trên các giá trị phổ quát”.
Thông điệp chúc mừng của bà Tổng Giám đốc
UNESCO Irina Bokova được ông Gwang- Jo Kim, Giám đốc UNESCO tại Thái Lan
đại diện tuyên đọc. Trong bài phát biểu nhân ngày Vesak LHQ này, bà
muốn nêu bật lên tầm quan trọng của những lời dạy và tuệ giác của Đức
Phật để xây dựng và gìn giữ hòa bình thế giới dựa trên nên tảng của tôn
trọng và bình đẳng nhân cách.
Bà nói rằng rất tự hào khi là một Phật tử thuần thành, những lời dạy của
Đức Phật đã giúp ích rất nhiều không những cho bản thân bà mà còn áp
dụng trong nguyên tắc làm việc của mình. Bà nhắc lại lời Đức Phật: “Tất
cả đều do tâm mà ra. Tâm là nhân, hiện thực là quả” - lời dạy ấy đã vang
vọng đâu đó trong hiến pháp UNESCO được viết cách đây hơn 70 năm: “Kể
từ khi chiến tranh bắt đầu trong tâm trí của con người, từ đó cũng trong
tâm trí con người đã hình thành tư tưởng đấu tranh vì hòa bình”.
Bài phát biểu của ông Suwaphan Tanyuvardhana, đại diện Văn phòng Chính
phủ Thái Lan khẳng định giáo lý mà Đức Phật đã để lại hơn 25 thế kỷ qua
vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Giáo lý ấy là giáo lý bất bạo động, giáo lý
của tình thương hướng con người đến một thế giới hòa hợp, không chiến
tranh, không hận thù. Giáo lý ấy là giáo lý của tuệ giác, của chánh niệm
hướng con người đến cuộc sống thánh thiện, giải thoát. Do đó, Phật giáo
là một lối sống mà trong đó con người có thể tự hoàn thiện bản thân
bằng chính năng lực và nỗ lực của mình.
Trong bài thuyết trình của mình về đề tài: “Nghĩa vụ Hoàng gia của Công
chúa Maha Chakri Siridhorn trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60”, ông
Suphachai Chearavanont đã trình bày sơ lược cuộc đời, phẩm hạnh cùng
những công đức to lớn của công chúa đối với nhân dân Thái. Đặc biệt hơn,
công chúa luôn thành tâm ủng hộ Phật giáo và tích cực trong các công
tác Phật sự nước nhà.
Ông Gwang- Jo Kim, Giám đốc UNESCO tại Thái Lan
Ông Suwaphan Tanyuvardhana, đại diện Văn phòng Chính phủ Thái Lan phát biểu
Đại biểu lắng nghe phát biểu
Gởi đến chúc mừng Đại lễ còn có thông điệp của Thủ tướng Thái Lan, ông
Prayuth Chan-o-cha. Đại diện cho toàn thể nhân dân Thái Lan, ông bày tỏ
niềm vinh dự là nước chủ nhà đăng cai tổ chức sự kiện trọng đại này với
sự góp mặt của các đại biểu Phật tử đến từ khắp nơi trên thế giới cùng
về đây để kỷ niệm ngày lễ Vesak. Đối với người dân Thái Lan, sự kiện này
đặc biệt hơn nữa khi còn là dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Công
chúa Maha Chakri Sirindorn với sự ủng hộ của Chính phủ Hoàng gia Thái
Lan, Tăng già Thái Lan cũng như sự góp mặt của hơn 5.000 học giả Phật
giáo đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiếp theo chương trình buổi sáng là thông điệp của lãnh đạo chính trị,
tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ do đại diện các phái đoàn gởi
đến chúc mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2015, gồm có ông Nandimitra
Ekanayaka, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Sri Lanka; bà Nang Shwe Hmone, phu nhân
Phó Chủ tịch Myanmar; HT.Kakuhan Enami, Chủ tịch ITRI (Nhật Bản) và
nhiều vị lãnh đạo khác. Phiên làm việc buổi sáng kết thúc vào lúc 11g
cùng ngày.
Đại biểu tham dự
Toàn cảnh Hội nghị
Phiên làm việc buổi chiều tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc tại
Bangkok sẽ bao gồm phiên họp tổng thể lần cuối, thông cáo Tuyên bố
Bangkok, chương trình bế mạc.
Cuối cùng, trong khuôn khổ chương trình là buổi thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới tại Công viên Phật giáo Buddhamonthon.
Brazil:
Tổng thống ban hành ngày Phật đản là Quốc lễ
Nữ Tổng thống Brazil là Dilma Rosseff
đã ban Pháp lệnh số 12.623/2015 cho văn bản ký vào ngày 09/05/2012. Theo đó, vào
tháng 05 Tây lịch hàng năm, trọn trong tháng này, chọn ngày Chủ nhật để cử hành
Đại lễ Phật đản, theo Nghị định là Quốc
lễ.
Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật đản 2015 tại Brasil
Tâm
điểm của lễ mừng Phật đản trên khắp thế giới là nghi thức tắm Phật.
Đất nước Brasil có dân số hiện nay
khoảng 200 triệu. Cơ cấu tôn giáo
của người dân Brasil theo cuộc điều tra của IBGE như sau:
PUBLIC "-//W3C//DTD HTML 4.01//EN" "http://www.w3.org/TR/html4/strict.dtd"
Được biết, ngày 15
tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn
hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của đức Phật, Đại Hội Đồng Liên Hợp
Quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận
Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, những
hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên
Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.
Sự chọn lựa này được
sự đồng thuận của đại diện các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có
quốc giáo không phải là Phật giáo; sự kiện lựa chọn cũng không căn cứ vào khối
lượng tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào trên toàn thế giới.
Vesak là ngày lễ
trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông.
Lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hiệp gồm 3 kỷ niệm là Phật đản sinh, Phật thành
đạo và Phật nhập Niết-bàn. Vesak là tiếng Sinhala của
Tích Lan có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali.
Canada: Chương trình văn hóa Phật chào mừng ngày Phật đản PL.2559
Ngày 24/05/2015 tại Mississauga Celebration Square, Toronto, đã diễn ra Lễ Phật đản lần thứ 2639, PL.2559, với chương trình diễu hành thỉnh Phật, tắm Phật, cầu nguyện chúc phúc cát tường, biểu diễn văn hóa văn nghệ, triển lãm văn hóa nghệ thuật, khuếch trương Đại lễ Phật đản năm 2015, cho thấy thực lực của Phật giáo đồ, Chính phủ phải quan tâm đến cộng đồng Phật giáo tại bổn quốc.
Đệ tam niên được tổ chức Lễ Khánh chúc
Phật đản, có tổng cộng 27 cơ sở tự viện Phật giáo trong khu vực Greater
Toronto, Canada, hơn ba nghìn tín chúng tham dự Đại lễ trong bầu không
khí trang nghiêm trọng thể.
Phía lãnh đạo Chính phủ có sự hiện diện của ông Jason Kenney, Bộ trưởng
Quốc phòng và Đa Văn hoá Canada,; bà Bonnie Crombie, Thị trưởng thành
phố Mississauga; ông Victor Oh,Thượng nghị sĩ Canada; ông Wladylaw
Lizon, thành viên của Quốc hội Canada; ông Bob Delaney, Phó Nghị viện
kiêm Bộ trưởng Bộ Năng lượng Canada, và các chức sắc tôn giáo, khách quý
đến tham dự Đại lễ.
Hội trường bên cạnh tòa nhà chọc trời của Thành phố Mississauga, gần
trung tâm mua sắm Square One nơi tụ hội mua bán, nhiều người biết đến
Phật giáo qua chùa West End, Phật giáo Sri Lanka, Phật Quang Chính Giác
tự, Toronto. . . Đặc biệt Chư tôn đức Tăng già các tự viện đã phát động
phật tử khoảng 200 người, tất cả đều mặc trang phục truyền thống của mỗi
quốc gia, tay cầm cờ Phật giáo, đội múa Sư tử, trang nghiêm đức Phật sơ
sinh để lên kiệu, bốn người khiêng hòa cùng tiết tấu âm nhạc du dương,
cùng đoàn người đi diễu hành quanh đường phố. Đoàn diễu hành Đại lễ Phật
đản được sự chú ý ngưỡng mộ và tham gia của du khách qua đường.
Bà Bonnie Crombie, Thị trưởng thành phố Mississauga bày tỏ sự quan tâm và hỗ trợ cho tổ chức Đại lễ thành công tốt đẹp.
Ông Jason Kenney, đánh giá cao Phật giáo, Chính phủ Canada tôn trọng tự
do tín ngưỡng tôn giáo, các cộng đồng Phật giáo Phật giáo ngày nay cùng
nhau Kính mừng ngày Phật đản sinh, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của
tự do tôn giáo và sự hài hòa của tôn giáo.
Đại diện 27 cơ sở tự viện Phật giáo các nước Phật giáo Sri Lanka, Ấn Độ,
Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Bangladesh,
Nhật Bản và Tây Tạng được bố trí xung quanh quảng trường, trưng bày văn
hóa Phẩm Phật giáo, tranh tượng Phật Bồ tát, Kinh sách, DVD, ảnh nghệ
thuật Phật giáo, đạo phục, đồ trang sức. . . để phật tử các quốc gia đều
có thể giao lưu văn hóa Phật giáo, học hỏi lẫn nhau, còn để nâng cao
nhận thức và hiểu biết chung về cộng đồng Phật giáo thế giới.
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật trên sân khấu, đoàn thanh thiếu niên Chùa
Phật Quang Sơn, Toronto biểu diễn bốn tiết trống cổ, đoàn Phật giáo Sri
Lanka, Bangladesh, hai Quốc gia cùng biểu diễn Phật giáo Thánh ca, đoàn
Phật giáo Campuchia, Myanmar và Thái Lan biểu diễn đoản kịch Phật giáo
cố sự và Vũ điệu truyền thống, đoàn Phật giáo Việt Nam biểu diễn Khúc ca
Phật giáo, đoàn Phật giáo Nhật Bản, Tây Tạng biểu diễn Vũ ca truyền
thống, đoàn Phật giáo Trung Quốc biểu diễn xướng lễ Nhạc Phật giáo,
Trung Tây nhạc kết hợp diễn tấu Phật khúc, tổng cộng 17 tiết mục diễn
xuất.
Màn trình diễn các tiết mục phong phú đa dạng, cùng hòa nhịp điệu Pháp
hỷ, Kính mừng ngày Phật Đản sinh và như thưởng thức văn hóa đa nguyên và
đầy màu sắc huyền diệu, ấn tượng khó quên.
Giáo sư Tiến sĩ Bhante Saranapala, Pháp sư Vĩnh Cố, Trụ trì Phật Quang
Sơn, Toronto, Canada, Pháp sư Kiến Tông, Trụ trì Chính Giác Tự, thay mặt
BTC cảm ơn những mạnh thường quân đã hỗ trợ cho buổi lễ thành công tốt
đẹp và quan khách cùng chung vui trong ngày Đại lễ Phật đản.
Po Duolun, Toronto)
On Sunday, May 31, 2015 11:48 PM, Huong Giang Nguyet wrote:
Hàng nghìn người rước Phật ở Huế
Các
tăng ni, Phật tử cùng tham dự nghi lễ rước Phật kéo dài gần 4 km qua
nhiều tuyến đường của thành phố Huế trong mùa Phật đản.
Đúng
17h chiều 31/5 (tức 14 tháng Tư âm lịch), Ban tổ chức Đại lễ Phật đản
Phật lịch 2559 tại Huế đã cử hành nghi lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế
(đường Bạch Đằng, TP Huế, Thừa Thiên - Huế) lên tổ đình Từ Đàm.
Nghi
thức tắm Phật diễn ra trong không khí nghiêm trang. Nghi lễ truyền
thống của văn hóa Phật giáo này được kế thừa liên tục từ năm 1957 đến
nay.
17h30,
đoàn rước bắt đầu khởi hành từ chùa Diệu Đế. Dẫn đầu đoàn rước là ba
chư tăng cầm lư trầm và 2 bình hoa, tiếp sau là đoàn dâng hoa, đoàn lễ
nhạc, kiệu cung nghinh kim thân Phật Tổ… băng qua cầu Gia Hội, chợ Đông
Ba, cầu Trường Tiền, đường Lê Lợi, Điện Biên Phủ đến chùa Từ Đàm. Hòa
thượng Thích Khế Chơn, Phó trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết lễ rước Phật mang ý nghĩa cầu cho quốc
thái dân an, thế giới hòa bình, đạo pháp tường tồn và chúng sinh an lạc.
Lễ
rước Phật năm nay có sự tham gia của gần 10.000 tăng ni, phật tử, học
sinh, sinh viên… đến từ các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngoài lễ rước Phật truyền thống, mùa Phật đản năm nay tại Huế còn có
chương trình diễu hành xe hoa trên các tuyến phố nội đô và thị xã, huyện
lân cận.
24
đoàn với hàng nghìn phật tử cầm cờ tổ quốc, cờ phật giáo, hoa… nối đuôi
nhau thành hàng dài băng qua cầu Gia Hội. 18h30, đoàn rước bắt đầu đi
qua cầu Trường Tiền hướng về đường Lê Lợi (TP Huế).
Hàng nghìn người dân cùng du khách đã xếp hàng dọc các tuyến phố mà đoàn rước đi qua để theo dõi và thể hiện lòng thành kính.
"Lần
đầu tiên đến Huế trong mùa Phật đản và cũng là lần đầu tiên được xem
tận mắt nghi thức rước Phật, thật đẹp và uy nghiêm", anh Nguyễn Thanh
Sơn, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.
Tham gia lễ rước còn còn các phật tử nhỏ tuổi trên tay cầm đèn hoa đăng.
Gần
20h tối, đoàn rước kết thúc hành trình ở tổ đình chùa Từ Đàm (đường
Phan Bội Châu, TP Huế) để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo trong mùa
Phật đản năm nay tại Huế.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 366
THƠ NGUYỄN QUỐC CHÁNH
Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !
Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn cămChủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản: “Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động.*Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động,còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
(Gửi tuổi trẻ Việt Nam )
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng
ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.
VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
Bộ ngoại giao CHỆT công bố 5 bằng chứng bán nước của LŨ NGỢM ĐCSVN
Bộ ngoại giao TQ công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN
Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.
Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.
Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.
"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.
Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:
Bằng chứng số 1:
Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".
Bằng chứng số 2:
Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".
Bằng chứng số 3:
Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".
Bằng chứng số 4:
Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc.
Bằng chứng số 5:
Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".
*
Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.
Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
by DaMinhChau » June 13th, 2014, 3:00 pm
Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.
Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.
Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.
"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.
Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:
Bằng chứng số 1:
Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".
Bằng chứng số 2:
Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".
Bằng chứng số 3:
Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".
Bằng chứng số 4:
Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc.
Bằng chứng số 5:
Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".
*
Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.
Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
VIỆT KIỀU VIỆT CỘNG
1.- Việt kiều: Những công dân của cái gọi là CHXHCNVN, được tập đoàn cai trị tại Việt Nam cấp giấy cho ra ngoại quốc để du lịch, du học, giao thương buôn bán, ca hát "lậu"... thậm chí cả các cô dâu lấy người ngoại quốc, các thanh niên nam nữ ra ngoại quốc làm việc theo các chương trình xuất cảng lạo động của cái đảng CSVN. Thì chiếu theo luật pháp quốc tế, những người này, bọn VGCS gọi họ là Việt kiều đúng nghĩa. Họ bị ràng buộc bởi luật lệ của đảng CSVN mà chúng gọi là "nhà nước" đặt ra, và cái đảng này có trách nhiệm và bổn phận phải bảo vệ họ khi họ ra khỏi nước hoạt động.
2.- Người Việt tỵ nạn Cộng sản được định cư tại các quốc gia tự do trên thế giới, không chấp nhận tính hợp pháp, hợp hiến của tập đoàn cai trị hiện nay tại Việt Nam. Không là công dân của cái đảng cướp Việt cộng, của lũ buôn dân bán nước này. Nên người Việt tỵ nạn CS nào mà nhận mình là "Việt Kiều", tức đã chối bỏ tư cách tỵ nạn chính trị của chính mình rồi!...
Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
Bài viết của ký giả Xuân Mai trên báo áp phê số 4 tại Paris như sau:
Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.” Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA = Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride - Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc).
Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.
“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.
Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.
Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ giãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn. Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp.
Cái thâm độc của VC là như thế.
Trúc Giang
"Việt kiều" Dành Dụm Mang Tiền Về Nước Làm Từ Thiện Cho Nhà Giàu, Hà Nội Ăn Chơi Xa Hoa -
Vi Anh
Ăn phở 35 đôla - Xe hơi lạ và mắc tiền nhất thế giới
Phóng sự của Đài BBC của Anh, Alastair Leithead từ Hà nội gởi về nói về dân nhà giàu ăn chơi. Tựa đề phóng sự là “Ăn Phở 35 Đô Ở Nước Việt Nam Cộng Sản”. Chơi xe máy dầu Harley Davidson mà một thành viên người ngoại quốc của câu lạc bộ nhận xét: “Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy nhiều xe hạng sang như thế này ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.” Chơi xe hơi mắc, mới, lạ không thể tưởng. Xe Porsche hai cầu dù Alastair Leithead là nhà báo đi nhiều nhưng chưa biết có loại xe đó; xe Rolls-Royce Phantom chế tạo theo ý người đặt hàng mua.
Tin RFA, thống kê của Bộ Công thương của CS Hà nội công bố trong năm 2010, Việt Nam CS đã “nhập khẩu” những mặt hàng xa xỉ lên đến 10 tỷ đô la. “Ô tô và xe máy” chỉ chiếm khoảng 1 tỷ đô la, trong khi “hàng hiệu” được xem là xa xỉ phẩm như: “điện thoại di động” loại mới, mỹ phẩm, rượu bia, thuốc lá, đồ trang sức, đá quý và quần áo loại sang chiếm 9 tỷ đô la.
Số triệu, tỷ phú đô la nổi ở trong nước mỗi năm đều tăng lên. Có người chẳng những mua xe sang mà mua luôn máy bay để đi nữa. Số triệu, tỷ phú chìm ắt còn nhiều hơn nữa nhưng họ dấu kín. Đó là những cán bộ đảng viên có quyền khi tham nhũng trở thành quốc nạn. Tài sản họ cướp được của đất nước và nhân dân nhiều vô số kể.
Làm
gì trong bối cảnh tham nhũng là quốc nạn, một thiểu số 3 triệu 6 cán bộ
đảng viên CS không hối mại quyền thế, tham ô nhũng lạm, dĩ công vi tư
khi họ đang cầm quyền, nắm tiền, nắm của của nước Việt Nam. Họ giàu có,
thừa mứa, mỗi năm xài hết 10 tỷ Mỹ kim cho hàng “nhập” xa xí. Họ là
những người làm giàu nhờ nguời dân trong nước thì khi người dân gặp
thiên tai thì họ là người phải giúp trả lại một phần cho cộng đồng chớ.
Moi tiền của người tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại
Người
Việt hải ngoại đâu có giàu như họ, phải làm việc một tuần 40 giờ, hàng
chục thứ hoá đơn phải trả, đóng thuế cao, đâu có được hưởng quyền lợi gì
ở VN như họ, tại sao khi có thiên tai thì lại bị kêu gọi góp tiền đem
về cứu trợ.
Hỏi
có người Việt Hải ngoại nào ăn tô phở bò 35 Đô mắc như vàng, đi xe máy
dầu loại dầu Harley Davidson hạng sang, xe hơi Porsche hai cầu,
Rolls-Royce Phantom chế tạo theo ý người chủ mua. Có mấy người mua
Iphone 4 mới ra giá tương đương 900 Đô.
Thử
tính sơ đi, sẽ thấy cán bộ, đảng viên và những người ăn theo trong nước
việt cộng giàu thế nào trong thời “kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Cái thời Đảng Nhà Nước và bọn tài phiệt theo cướp của
quốc gia, bóc lột công người lao động như thời kinh tế tư bản hoang.
Từ hải ngoại, người Việt hải ngoại cũng đóng góp cho cái giàu của đảng viên, cán bộ CS và bọn tài phiệt ăn theo trong nước.
1.- Mỗi năm “Việt Kiều” gởi về nước 8 tỷ Đô và
2.- về chơi mang theo để xài tối thiểu cũng 6 tỷ nữa (300,000 người về, mỗi người tốn 2000$ để xài).
3.- Liên Hiệp Quốc viện trợ 3 tỷ. Sơ sơ “Đảng Nhà Nước” thu được 17 tỷ là giá chót.
Đó
là chưa nói số ngoại tệ Đảng Nhà Nước CS bòn vét tài nguyên dầu khí,
cao su, gạo, v.v đem bán thô cho ngoại quốc. Phải hàng chục tỷ nữa.
Nếu so sánh với chánh quyền Việt Nam Cộng Hoà thời trước 1975 ở Miền Nam mới thấy Cộng sản đã hoang phí vô độ. Việt
Nam Cộng Hoà khi xưa chỉ nhận viện trợ dân sự 700 triệu Mỹ Kim mà phải
lo cho 17 triệu dân với giáo dục công lập, y tế công cộng miễn phí. Tài
trợ cho đồng bào Miền Trung ăn gạo giá có thể chịu được.
Thế
nhưng khi có thiên tai bão lụt, nhân dân và chánh quyền đùm bọc lấy
nhau, đâu có ngửa tay xin ngoại quốc. Và công dân Việt Nam Cộng Hòa lên
máy bay đi ngoại quốc được các nước xem là công dân của một nước có nền
kinh tế phát triển, hơn Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan.
Còn
bây giờ, Đảng Nhà Nước Cộng Sản Hà nội là cơ quan có nhiệm vụ pháp lý
và đạo lý phải lo cứu trợ. Luật CS Hà nội qui định không tổ chức nào
trong và ngoài nước được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ
cơ quan cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận
Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị
định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Thế mà Đảng Nhà
Nước giàu nứt đổ đổ vách lại lơ là không làm. Mà người Việt Hải ngoại đi
làm một việc Đảng Nhà Nước CS “cấm” không cho làm.
Người
Việt hải ngoại làm là “trái luật” của CS Hà nội. Nên đa số thu tiền ở
hải ngoại đem về nước làm từ thiện đều tuyên bố khi thu rằng sẽ giúp
trực tiếp cho dân. Nhưng kinh nghiệm cho thấy tất cả đều phải qua nhà
cầm quyền Cộng sản ở địa phương mới đi đứng, gặp gỡ người cần gíúp được.
Ở trong xứ CS không thể họp dân mà nhà cầm quyền không hay biết.
Trong
việc cứu trợ nhà cầm quyền địa phương có uyển chuyển với những người
ngoại quốc vì có lợi cho họ. Họ không đòi hỏi phải giao tiền và quà cứu
trợ cho họ vì họ biết đòi hỏi như thế “Việt Kiều” sẽ không đồng ý. Họ
cho “Việt Kiều” đứng ra phát để chụp hình đem về chứng minh và làm thành
tích của hội đoàn ở hải ngoại. Nhưng họ nắm quyền lợi của CS bên trong.
Họ được “Việt Kiều” phải quấy với họ, làm “thủ tục đầu tiên” khi gặp để
xin phát cho dân. Họ chọn người được phát đa số là thân nhân, bè bạn
của họ.
Số tỷ, triệu phú Đô la ở VNCS hiện rất nhiều. Đảng
Nhà Nước CS Hà nội rất giàu. Họ quá giàu đến đổi phải hoang phí. Không
lý do gì người Việt hải ngoại lại đi làm vú sữa cho họ nữa. Mấy mươi năm
đã quá thừa rồi. Không lý do gì để Cộng sản và những người chuyên sống
bằng nghề từ thiện lợi dụng tình đồng bào, khai thác tai nạn của dân
chúng để móc túi người Việt hải ngoại nữa. Người Việt có thương ai, giúp ai cứ gởi trực tiếp, đường dây chuyển tiền bây giờ quá dễ./.
Vi Anh
NGUYỄN THÙY TRANG * 30-4-1975
Những điều kinh hoàng mà bạn chưa biếtvề "Đại Thắng Mùa Xuân 30/4 năm 1975"
Nguyễn Thùy Trang
Nhiều bạn chưa biết là gia đình Thùy Trang có 3 đời theo Cộng Sản. Từ thời... Việt Minh cho tới thời "chống Mỹ" cứu nước, gia đình mình phải nói là gia đình "CÁCH MẠNG" thứ thiệt.
Bố Thùy Trang là sĩ quan Thiết Giáp, trong năm 1975 bố đã vào SG theo đoàn quân CS. Chú ruột Thùy Trang thì từng đi tù ngoài Côn Đảo, còn Cô Thùy Trang thì làm Du Kích Việt Cộng bị máy bay trực thăng Mỹ bắn gãy đôi chân.
Lý do Thùy Trang nói về gia đình mình để các bạn biết là những gì Bố và Chú Thùy Trang kể lại sự kiện năm 1975 là sự thật mà Đảng CSVN bưng bít.
Thưa các bạn, trong cuộc chiến đánh chiếm Miền Nam VN năm 1975 "Chiến Dịch HCM" mà tướng Văn Tiến Dũng viết trong cuốc sách "Đại Thắng Mùa Xuân" thì ông ta chỉ nói sự thật có 1/3 thôi.
Các bạn có biết là Trung Quốc đã đưa sang VN năm 1975 là 10 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn vũ khí nặng (pháo binh và súng cối) để giúp cho CSVN giành chiến thắng trong trận chiến 1975 không?
Chú Thùy Trang cho biết là lính Trung Quốc gửi sang 100.000 quân, hết 1/3 quân số ở lại trấn giữ Miền Bắc để cho CS BẮC VIỆT rảnh tay xua quân xâm chiếm Miền Nam.
Một trong những trận chiến mở đầu ở cao nguyên BUÔN MA THUỘT là do 2 sư đoàn Trung Quốc (cải trang Bộ Đội VN) vây đánh, sử dụng chiến thuật "tiền pháo hậu xung" theo kiểu Mao Trạch Đông.
Lúc bấy giờ, cao nguyên BUÔN MA THUỘT của VNCH nhanh chóng bị thất thủ vì VNCH không đủ pháo binh và phi cơ yểm trợ để chống giữ, phần lớn quân số phải kéo về trấn giữ các thành phố lớn để bảo vệ cho dân.
Sau trận đánh Ban Mê Thuộc thì quân Trung Quốc tiếp tục tấn công các mặt trận khác, trong khi đó quân CS BẮC VIỆT chỉ việc vào tiếp quản. Khi quân Trung Quốc kéo tới Xuân Lộc vào ngày 22 tháng 4 thì bị Không Quân VNCH thả một trái bom CBU-55 (đốt không khí gây ngạt) ngay trên đầu sư đoàn Quảng Tây, phía báo Mỹ phỏng đoán trái bom CBU-55 nổ ở Xuân Lộc đốt hết dưỡng khí trong một vùng trên mặt đất 16.000m2, giết chết 250 người, tuy nhiên tin tình báo Phòng 2 của VNCH cho biết là chết 5.000 quân Cộng Sản đang tập trung tại một khu rừng ở Xuân Lộc, và tin nầy cũng đã đăng trên một số báo ở SG lúc bấy giờ.
Với một Sư đoàn hùng mạnh Quảng Tây của Trung Quốc, cộng thêm Sư đoàn bộ binh CSVN, một trung đoàn tăng, thiết giáp, và một trung đoàn pháo binh Trung Quốc, với sự hỗ trợ của Trung đoàn 95B thuộc Sư đoàn bộ binh 325 CSVN và một đại đội xe tăng với tổng quân số khoảng 40.000 do Đại tá Trung Quốc Ming Yue cùng Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh mà vẫn KHÔNG thể nào vượt qua khỏi được thị trấn Xuân Lộc.
Điều nầy cho thấy sự DŨNG MÃNH của quân lực VNCH chỉ có một sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo mà chọi tới 40.000 quân Cộng Sản mà vẫn giữ vững Xuân Lộc một thời gian khá lâu.
Trong kho vũ khí của Phi Trường Tân Sơn Nhất lúc bấy giờ có cả thảy là 4 trái CBU-55, nhưng tình báo Mỹ CIA đã tháo ngòi 2 trái trước khi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất !!!
VNCH chỉ còn lại 2 trái CBU-55, đem thả 1 trái ở Xuân Lộc ngày 22 tháng 4 và trái còn lại định sử dụng ở Biên Hòa, tuy nhiên Trung Tướng Trần Văn Minh tư lệnh Không Quân VNCH không cho phép sử dụng vì lúc bấy giờ quân Trung Quốc và CS Bắc Việt đã tiến quá gần khu đông dân cư.
Thùy Trang có nói chuyện với một vài người lính VNCH, họ cũng cho biết là quân "CS Bắc Việt" biết nói tiếng Tàu khi giáp trận.
Đây là một sự thật Thùy Trang đưa lên cho các bạn tìm hiểu vì còn rất nhiều sĩ quan và lính VNCH vẫn còn sống, họ có thể làm chứng về chuyện Trung Quốc cải trang Bộ Đội CSVN để giúp đánh chiếm Miền Nam VN trong năm 1975.
Vào tháng 10 năm 1976, Lê Duẫn đã ra lệnh gom góp hết lúa gạo của Miền Nam VN, chở sang TQ hằng chục ngàn tấn gạo để trả nợ chiến tranh.
Miền Nam đang giàu có bỗng phút chốc hóa thành nghèo khó, phải ăn cơm trấu độn với khoai sắn để sống qua ngày. Nếu cô chú bác nào đã sống ở Miền Nam VN vào thời điểm năm 1976 thì có thể minh chứng điều nầy.
(*) Quân CSVN rất khiếp sợ hình bóng của các chiến sĩ VNCH, vì lý do đó nên khi 5 thanh niên đi biểu tình Cây Xanh ở bờ Hồ đã bị Công An bắt vì họ mặc áo có in hình con ó của QLVNCH.
Cộng Sản chúng nó thấy hình ảnh VNCH cho dù là một huy hiệu thì chúng nó cũng sợ ỉa ra quần. Đó là lý do vì sao người thanh niên tên Dũng Phi Hổ đã bị bắt giam, chờ truy tố là vậy.
Nguyễn Thùy Trang (con của một gia đình CM thứ thiệt)
TIN TỨC BIỂN ĐÔNG
TT Obama nghiêm khắc cảnh báo TQ về hành động ở Biển Đông
02.06.2015
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, hôm Thứ hai, lên tiếng nghiêm khắc cảnh
báo Trung Quốc rằng các dự án cải tạo đất ở Biển Đông phản tác dụng và
là mối đe dọa cho sự thịnh vượng trong vùng Đông Nam Á.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói với một nhóm các nhà lãnh đạo trẻ đến thăm nước Mỹ
rằng “Có thể là có một số” tuyên bố chủ quyền lãnh hải nào đó của Trung
Quốc hợp pháp. Tuy nhiên họ không nên tìm cách xác lập bằng cách đẩy
người ta ra ngoài, ông vừa nói vừa hích khuỷu tay ra phía ngoài bục.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói Hoa Kỳ không có tuyên bố bố chủ quyền nào trong
vùng, nhưng muốn rằng các cuộc tranh chấp những vùng lãnh hải mà Trung
Quốc và các nước đang đưa ra tuyên bố chủ quyền được giải quyết trong
hoà bình. Ống nói:
“Chúng tôi không nằm trong các bên tranh chấp, nhưng chúng tôi quả có
quan tâm trong việc bảo đảm các tranh chấp được giải quyết một cách hoà
bình, theo đường lối ngoại giao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Và
vì lý do đó chúng tôi nghĩ rằng hành động hung hăng cải tạo đất của bất
cứ bên liên quan nào trong khu vực đều phản tác dụng.”
Ông nói Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất cứ nước nào sẵn sàng “thiết lập và
thực thi những chuẩn mực và luật lệ có thể duy trì tăng trưởng và thịnh
vượng trong khu vực.”
Nhà lãnh đạo Mỹ nói, “Sự thực là Trung Quốc sẽ thành công. Đó là nước lớn, hùng mạnh. Người dân có tài và chăm chỉ làm việc.”
Sự va chạm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng trong những ngày gần đây
vể việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo, biến các bãi đá ngầm thành các
sân bay.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói trước cử toạ hội nghị
thượng đỉnh an ninh quốc tế ở Singapore hôm Thứ bảy rằng Hoa Kỳ phản đối
bất kỳ hành động “quân sự hóa nào thêm nữa” tại các vùng lãnh thổ tranh
chấp, sau khi phát hiện 2 khẩu trọng pháo cơ giới Trung Quốc bố trí
trên một trong các đảo nhân tạo.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Hoa Kỳ đang đưa
ra những tuyên bố phi lý về quyền và chủ quyền từ lâu của Trung Quốc,
khơi lên rắc rối và những tố cáo liên quan đến các hoạt động xây dựng
thích đáng và hợp lý của Trung Quốc trên các đảo của mình. Trung Quốc
kiên quyết phản đối việc này.”
Tổng thống Obama đã trả lời nhiều câu hỏi về Đông Nam Á và về triết lý
điều hành đất nước của ông cho khoảng 75 nhà lãnh đạo trẻ từ 18 đến 35
tuổi, đang thăm Hoa Kỳ trong 5 tuần lễ. Họ đến thăm Mỹ theo chương trình
quảng bá tính năng lãnh đạo do ông lập ra cho những người trẻ từ 10
quốc gia trong khối ASEAN nhằm phát huy dân chủ và tăng trưởng kinh tế
trong vùng.
Một trong những người khách này đã hỏi Tổng thống Hoa Kỳ rằng ông muốn lịch sử nhớ về nhiệm kỳ tổng thống của ông như thế nào.
Ông nói đùa, “Tôi hy vọng là rất yêu mến.”
Những người chỉ trích Tổng thống Obama thường cho rằng ông làm suy yếu
quyền lực của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Tuy nhiên ông tranh luận, “Chúng ta
đặt quan hệ quốc tế trong vị thế rất vững chắc.”
Ông nói cộng đồng thiểu số người Rohingya Hồi giáo bị chính phủ Myanmar
phân biệt đối xử, đã dẫn đến việc ông có 2 lời khuyên đối với những nước
ở Đông Nam Á và trên khắp thế giới.
Ông Obama nói rằng các quốc gia chỉ thành công nếu họ không chia chia
giữa tôn giáo và sắc tộc và không phân biệt đối xử với nữ giới.http://www.voatiengviet.com/content/tt-obama-nghiem-khac-canh-bao-tq-ve-hanh-dong-o-bien-dong/2803967.html
Mỹ Việt ký tuyên bố chung phát triển quan hệ quân sự
Lễ ký « Tuyên bố tầm nhìn chung » về quan hệ quốc phòng song phương Việt-Mỹ, Hà Nội, 01/06/2015.REUTERS/Hoang Dinh Nam
Hôm nay 01/06/2015, tại Hà Nội, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã ký một văn kiện hợp tác gọi
là « Tuyên bố chung về quan hệ quốc phòng giữa Việt nam và Hoa Kỳ ».
Cũng trong chiều hướng này, chủ nhân Lầu Năm góc cam kết viện trợ cho
Việt Nam 18 triệu đôla để tăng cường lực lượng tuần duyên.
Theo Reuters và báo chí chính thức tại Việt Nam, trong chuyến viếng
thăm Việt Nam sau đối thoại an ninh tại Sangri-La trong hai ngày cuối
tuần, hôm nay 01/06, bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Việt Nam đã ký tại Hà
Nội « Tuyên bố tầm nhìn chung » về quan hệ quốc phòng song
phương. Văn kiện này ấn định một khuôn khổ cho phép hai nước phát triển
quan hệ quân sự trong tương lai. Trước đó, tại Hải Phòng, bộ trưởng
quốc phòng Mỹ tuyên bố cần phải « hiện đại hóa » quan hệ song phương và tỏ hy vọng hai nước có thể cùng « tiến xa hơn », sau 20 năm thiết lập bang giao.
Việt Nam là chặng đường công du châu Á - Thái Bình dương lần thứ hai
của bộ trưởng Ashton Carter, kéo dài 11 ngày, kể từ khi ông được bổ
nhiệm hồi đầu năm nay 2015. Mục tiêu chính của chuyến đi này là vấn đề
an ninh hàng hải trong khu vực. Hôm qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến
thăm bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam và bộ chỉ huy lực lượng tuần duyên ở
Hải Phòng. Ông đã lên thăm một tàu tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu từng
bị Trung Quốc tấn công trên biển trong vụ dàn khoan Haiyan 981 hồi năm
2014.
18 triệu đôla để mua tàu tuần Mỹ
Trong bối cảnh biển đảo Việt Nam đang bị Trung Quốc uy hiếp, bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Washington sẽ cung cấp 18 triệu đôla
giúp cho Hà Nội mua các tàu tuần duyên loại Metal Shark do Hoa Kỳ chế
tạo, để tăng cường tiềm năng quân sự của Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150601-my-viet-ky-tuyen-bo-chung-phat-trien-quan-he-quan-su/
Báo Mỹ đòi Washington đáp trả sự khiêu khích của Trung Quốc
Hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ P-8A chụp được ngày 21/05/2015
cho thấy nhiều tàu hút cát của Trung Quốc hoạt động trong vùng đảo Vành
Khăn.REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters/Files
Vào lúc Bắc Kinh không ngần ngại dùng cả lời nói lẫn hành động cụ thể
chống lại việc Washington can dự vào tình hình Biển Đông, đang trở nên
căng thẳng do các hoạt động bồi đắp và xây dựng mà Trung Quốc đang tiến
hành trên các bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa, The Washington Post, một tờ
báo có uy tín hàng đầu tại Hoa Kỳ, vào hôm qua đã công khai biểu lộ
thái độ bất bình, và lên tiếng
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150527-bao-my-doi-washington-dap-tra-su-khieu-khich-cua-trung-quoc/
kêu gọi chính quyền Mỹ phải có phản ứng đáp trả cụ thể trước các hành vi của Bắc Kinh bị tờ báo gọi là « khiêu khích nguy hiểm ».
Nguyên do trực tiếp khiến tờ Washington Post bất bình là sự kiện xẩy ra
vào tuần trước, khi một chiếc phi cơ do thám của Mỹ, trong lúc bay trên
Biển Đông gần các bãi ngầm ở vùng Trường Sa mà Trung Quốc đang bồi đắp,
đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh cáo đến 8 lần. Không những thế, ngay sau
đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng đả kích phía Mỹ, tố cáo một
hành vi « vô trách nhiệm và rất nguy hiểm ».
Vấn đề tuy nhiên, theo tờ báo Mỹ, là các hoạt động của Hoa Kỳ hoàn toàn hợp pháp và hợp tình, hợp lý. Chuyến bay của chiếc phi cơ do thám Mỹ nằm trong các nỗ lực của Washington nhằm đánh động dư luận về những hành động khiêu khích nguy hiểm của Trung Quốc, khi cho ồ ạt xây dựng hạ tầng cơ sở tại một khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ.
Theo tác giả bài báo, Trung Quốc đã lấn lướt các láng giềng bằng cách xây dựng nhanh chóng nào là phi đạo, bến cảng, nào là các hạ tầng cơ sở khác tại một trong những vùng biển nhạy cảm nhất Châu Á – với những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo lên nhau. Điểm nguy hại được nhấn mạnh là nguy cơ Trung Quốc tìm cách giới hạn lưu thông trên không và trên biển qua khu vực gần các cơ sở mà họ đang hoàn tất ở Biển Đông.
Đối với The Washington Post, có thể là không thể nào ngăn chặn được các công việc mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông, nhưng điều quan trọng là cần phải dứt khoát tố cáo và bác bỏ mưu toan của Trung Quốc muốn hạn chế tự do lưu thông, tại một vùng biển mà họ đòi chủ quyền đến 80% diện tích, dựa theo một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mơ hồ có từ thập niên 1940.
Ở một khu vực là đường qua lại của tàu bè quốc tế, Trung Quốc lại muốn loại tàu thuyền và máy bay quốc tế ra khỏi một vùng rộng 200 hải lý chung quanh các vùng tranh chấp, rộng hơn gấp bội so với 12 hải lý mà Hoa Kỳ công nhận.
Đối với The Washington Post, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông thiếu cơ sở chính đáng, nhưng chế độ Tập Cận Bình lại từ chối sự trung gian hòa giải của quốc tế, hay tích cực đàm phán một Bộ Quy tắc Ứng xử với các láng giềng. Trung Quốc cũng bác bỏ những phản đối của Mỹ liên quan đến hành động bồi đắp đảo nhân tạo.
Thậm chí, như Hoàn cầu Thời báo đã huênh hoang, Trung Quốc đang trong thế chủ động, và một khi các công trình tại Biển Đông hoàn tất, thì sự can thiệp của Mỹ sẽ trở nên vô nghĩa.
Trong tình đó đó, tờ báo Mỹ cho rằng Hoa Kỳ phải xúc tiến kế hoạch cho phi cơ bay qua khu vực mà Trung Quốc cho là của họ trên Biển Đông, hay cho chiến hạm tiến gần các vùng này. Đó là các biện pháp nhằm cho thấy rõ là Mỹ bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc.
Mỹ và Nhật đã từng áp dụng chiến thuật tương tự để vô hiệu hóa vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố vào năm 2013 ở Biển Hoa Đông.
Đối với The Washington Post, thái độ cứng rắn của Mỹ sẽ động viên các quốc gia châu Á còn ngần ngại trong việc đoàn kết chống lại các yêu sách chủ quyền và hành vi áp đặt thô bạo của Trung Quốc. Một trong những lợi thế mà Washington có thể khai thác là cho dù rất muốn thiết lập quyền bá chủ trong khu vực, nhưng Trung Quốc vẫn tránh gây xung đột lớn với các nước láng giềng và với Hoa Kỳ. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng phải rút lui chiến thuật khi hành vi hung hăng trên biển của họ đã gặp phải sự kháng cự.
Vấn đề tuy nhiên, theo tờ báo Mỹ, là các hoạt động của Hoa Kỳ hoàn toàn hợp pháp và hợp tình, hợp lý. Chuyến bay của chiếc phi cơ do thám Mỹ nằm trong các nỗ lực của Washington nhằm đánh động dư luận về những hành động khiêu khích nguy hiểm của Trung Quốc, khi cho ồ ạt xây dựng hạ tầng cơ sở tại một khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ.
Theo tác giả bài báo, Trung Quốc đã lấn lướt các láng giềng bằng cách xây dựng nhanh chóng nào là phi đạo, bến cảng, nào là các hạ tầng cơ sở khác tại một trong những vùng biển nhạy cảm nhất Châu Á – với những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo lên nhau. Điểm nguy hại được nhấn mạnh là nguy cơ Trung Quốc tìm cách giới hạn lưu thông trên không và trên biển qua khu vực gần các cơ sở mà họ đang hoàn tất ở Biển Đông.
Đối với The Washington Post, có thể là không thể nào ngăn chặn được các công việc mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông, nhưng điều quan trọng là cần phải dứt khoát tố cáo và bác bỏ mưu toan của Trung Quốc muốn hạn chế tự do lưu thông, tại một vùng biển mà họ đòi chủ quyền đến 80% diện tích, dựa theo một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mơ hồ có từ thập niên 1940.
Ở một khu vực là đường qua lại của tàu bè quốc tế, Trung Quốc lại muốn loại tàu thuyền và máy bay quốc tế ra khỏi một vùng rộng 200 hải lý chung quanh các vùng tranh chấp, rộng hơn gấp bội so với 12 hải lý mà Hoa Kỳ công nhận.
Đối với The Washington Post, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông thiếu cơ sở chính đáng, nhưng chế độ Tập Cận Bình lại từ chối sự trung gian hòa giải của quốc tế, hay tích cực đàm phán một Bộ Quy tắc Ứng xử với các láng giềng. Trung Quốc cũng bác bỏ những phản đối của Mỹ liên quan đến hành động bồi đắp đảo nhân tạo.
Thậm chí, như Hoàn cầu Thời báo đã huênh hoang, Trung Quốc đang trong thế chủ động, và một khi các công trình tại Biển Đông hoàn tất, thì sự can thiệp của Mỹ sẽ trở nên vô nghĩa.
Trong tình đó đó, tờ báo Mỹ cho rằng Hoa Kỳ phải xúc tiến kế hoạch cho phi cơ bay qua khu vực mà Trung Quốc cho là của họ trên Biển Đông, hay cho chiến hạm tiến gần các vùng này. Đó là các biện pháp nhằm cho thấy rõ là Mỹ bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc.
Mỹ và Nhật đã từng áp dụng chiến thuật tương tự để vô hiệu hóa vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố vào năm 2013 ở Biển Hoa Đông.
Đối với The Washington Post, thái độ cứng rắn của Mỹ sẽ động viên các quốc gia châu Á còn ngần ngại trong việc đoàn kết chống lại các yêu sách chủ quyền và hành vi áp đặt thô bạo của Trung Quốc. Một trong những lợi thế mà Washington có thể khai thác là cho dù rất muốn thiết lập quyền bá chủ trong khu vực, nhưng Trung Quốc vẫn tránh gây xung đột lớn với các nước láng giềng và với Hoa Kỳ. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng phải rút lui chiến thuật khi hành vi hung hăng trên biển của họ đã gặp phải sự kháng cự.
Tàu chiến Ấn Độ tới Biển Đông tập trận với các nước Đông Nam Á
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ RK Dhowan (thứ 4 từ trái sang) trước hàng không mẫu hạm INS Viraat tại Bombay, 20/04/2015.REUTERS/Shailesh Andrade
Bốn tàu chiến của Ấn Độ tiến hành tập trận với 5 nước Đông Nam Á xung
quanh các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trước khi tới
Úc.
Báo điện tử Ấn Độ Deccan Herald, ngày hôm nay 01/06/2015 cho biết, khu
trục hạm tàng hình INS Satpura và tàu hộ tống chống tàu ngầm INS Kamorta
đã tham gia cuộc tập trận Simbex-2015 với Hải quân Singapore, từ ngày
23 đến 26/05.
Trong khi đó, hai tàu khác là khu trục hạm có trang bị tên lửa INS
Ranvir và tàu tiếp tế nhiên liệu INS Shakt tới Jarkarta từ hôm qua,
31/05, để tham gia cuộc tập trận với Hải quân Indonesia trong vòng bốn
ngày.
Kết thúc cuộc tập trận với Indonesia, các tàu chiến của Ấn Độ sẽ tới các
cảng Kuantan, Malaysia, cảng Sattahip tại Thái Lan và cảng
Sinanoukville ở Cam Bốt để tập trận với hải quân các nước này. Sau đó,
các tàu chiến Ấn Độ, thuộc hạm đội phương Đông sẽ tới cảng Freemantle,
Úc.
Đợt triển khai tàu chiến này kéo dài trong ba tháng, dưới sự chỉ huy của
Chuẩn Đô đốc Ajendra Bahadur Singh, diễn ra trong bối cảnh các tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia
Đông Nam Á ngày càng gia tăng và Hoa Kỳ cũng như nhiều nước phản đối ý
đồ của Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa các khu vực đang có tranh chấp.
Trong thời gian qua, nhiều chỉ huy quân sự Ấn Độ tuyên bố là Hải quân
nước này đủ khả năng can thiệp vào vùng Biển Đông, nếu các lợi ích của
Ấn Độ trong vùng này bị đe dọa.
Hôm qua, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tuyên bố là New Delhi đòi hỏi
phải có tự do lưu thông hàng hải. Các hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn
Độ tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tuyên bố
đe dọa sử dụng vũ lực không phù hợp với các cam kết của hai nước trong
việc giải quyết hồ sơ này.
Ngày 22/07/2012, trên đường tới thăm Việt Nam, khi cách bờ biển Việt Nam
45 hải lý, tàu chiến Ấn Độ INS Airavat đã nhận được tin nhắn từ tàu
chiến Trung Quốc yêu cầu rời khỏi vùng biển, mà Trung Quốc tự khẳng định
thuộc chủ quyền của mình, và không coi đó là vùng biển quốc tế. Tuy
nhiên, tàu Ấn Độ không nhìn thấy tàu chiến hoặc máy bay nào, do vậy vẫn
tiếp tục hành trình tới Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150601-tau-chien-an-do-toi-bien-dong-tap-tran-voi-cac-nuoc-dong-nam-a/
Chuyến thăm của ông bộ trưởng diễn ra trong khi đang có căng thẳng về chủ quyền giữa nhiều quốc gia ở Biển Đông.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa. Bắc Kinh bác bỏ điều này.
Ông Carter nói Hoa Kỳ không tìm cách quân sự hóa tình hình, nhưng "không có điều gì" có thể cản trở nước này hoạt động trong khu vực.
Hồi đầu tháng trước, Trung Quốc chỉ trích Washington về việc máy bay do thám của Mỹ bay gần quần đảo Trường Sa.
Ông Ashton Cater tuyên bố: "Không có gì có thể dừng bước các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi biển và hoạt động tại Thái Bình Dương như mọi lúc".
"Chúng tôi không tìm cách quân sự hóa hay làm leo thang tình hình."
Hoa Kỳ nói Trung Quốc đã xây thêm 2.000 ha đảo nhân tạo tại 5 khu vực ở quần đảo Trường Sa, và mới đây chuyển pháo binh lên một đảo ở Trường Sa. Tuy nhiên sau đó có tin họ đã rút pháo đi.
Tuần trước, Trung Quốc nói sẽ tìm cách tăng cường hiện diện quân sự ra ngoài biển khơi.
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc kêu gọi hải quân chuyển sang bảo vệ ngoài biển xa thay vì phòng vệ gần bờ.
Hôm Chủ nhật, Trung Quốc cũng bác chỉ trích của ông Carter về các dự án cải tạo đảo của nước này, mà Hoa Kỳ gọi là "vượt ra ngoài khuôn khổ luật lệ quốc tế".
Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói quyền và lợi ích của Trung Quốc là "không tranh cãi" nhưng nước ông thực thi quyền lợi với "sự kiềm chế to lớn".
Ông nói việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo là để giúp khu vực và cải thiện ̣điều kiện sống của quân nhân tại đó.
"Không có lý do gì để một số người thổi phồng vấn đề Nam Hải (Biển Đông)."
Hoa Kỳ 'tiếp tục đóng vai trò ở Á châu'
- 1 tháng 6 2015
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói nước ông sẽ tiếp tục đóng vai trò "tối quan trọng" ở Á châu trong tương lai.
Trả lời phỏng vấn của BBC trong khi đang ở thăm Việt Nam, ông Carter
nói Hoa Kỳ có thể bảo đảm "hòa bình và thịnh vượng", cách thức duy nhất
để "ai nấy đều có thể vươn lên và chiến thắng".Chuyến thăm của ông bộ trưởng diễn ra trong khi đang có căng thẳng về chủ quyền giữa nhiều quốc gia ở Biển Đông.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa. Bắc Kinh bác bỏ điều này.
Ông Carter nói Hoa Kỳ không tìm cách quân sự hóa tình hình, nhưng "không có điều gì" có thể cản trở nước này hoạt động trong khu vực.
Hồi đầu tháng trước, Trung Quốc chỉ trích Washington về việc máy bay do thám của Mỹ bay gần quần đảo Trường Sa.
Ông Ashton Cater tuyên bố: "Không có gì có thể dừng bước các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi biển và hoạt động tại Thái Bình Dương như mọi lúc".
"Chúng tôi không tìm cách quân sự hóa hay làm leo thang tình hình."
Sức mạnh quan trọng
Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi đã làm bảy thập niên nay kể từ kết thúc Thế chiến II, đó là hiện diện như một sức mạnh quân sự tối quan trọng trong khu vực".Hoa Kỳ nói Trung Quốc đã xây thêm 2.000 ha đảo nhân tạo tại 5 khu vực ở quần đảo Trường Sa, và mới đây chuyển pháo binh lên một đảo ở Trường Sa. Tuy nhiên sau đó có tin họ đã rút pháo đi.
Tuần trước, Trung Quốc nói sẽ tìm cách tăng cường hiện diện quân sự ra ngoài biển khơi.
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc kêu gọi hải quân chuyển sang bảo vệ ngoài biển xa thay vì phòng vệ gần bờ.
Hôm Chủ nhật, Trung Quốc cũng bác chỉ trích của ông Carter về các dự án cải tạo đảo của nước này, mà Hoa Kỳ gọi là "vượt ra ngoài khuôn khổ luật lệ quốc tế".
Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói quyền và lợi ích của Trung Quốc là "không tranh cãi" nhưng nước ông thực thi quyền lợi với "sự kiềm chế to lớn".
Ông nói việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo là để giúp khu vực và cải thiện ̣điều kiện sống của quân nhân tại đó.
"Không có lý do gì để một số người thổi phồng vấn đề Nam Hải (Biển Đông)."
Biển Đông : Mỹ chỉ có thể ‘làm mạnh’ nếu Đông Nam Á bớt ‘rón rén’
Trước các hoạt động bồi đắp đảo đá của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa, Hoa Kỳ đã liên tiếp tỏ thái độ cứng rắn. Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason Hoa Kỳ, trong vấn đề Biển Đông, Mỹ chủ yếu « nói mạnh » chứ chưa « làm mạnh ». Để thúc đẩy Washington kiên quyết hơn, các nước Đông Nam Á bị Trung Quốc lấn lướt cần có đối sách dứt khoát hơn hiện thời.
Trong những ngày qua, Hoa Kỳ càng lúc càng tỏ thái độ thực sự quan tâm
đến hồ sơ Biển Đông sau khi có được những thông tin chính xác là ảnh vệ
tinh, nêu bật tốc độ nhanh chóng cũng như quy mô to lớn của các công
trình bồi đắp các bãi ngầm mà Trung Quốc đang tiến hành tại vùng quần
đảo Trường Sa.
Hầu như mọi giới ở Mỹ đều quan tâm đến vấn đề này, từ giới truyền thông
đã đưa tin rộng rãi về các hành vi của Trung Quốc, cho đến giới học giả,
nghiên cứu, đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông.
Đối với chính quyền Mỹ cũng vậy, cả hai ngành lập pháp và hành pháp đều
bày tỏ mối ưu tư đến các diễn biến đáng ngại tại Biển Đông, mà kẻ gây ra
không ai khác hơn là Trung Quốc.
Trong bối cảnh chung đó, giới quan sát đã đặc biệt chú ý đến động thái
của Chính quyền Obama, vốn đã đề ra chiến lược « xoay trục » qua Châu Á,
để xem Washington phản ứng ra sao trước các hành động của Bắc Kinh. Và
rõ ràng là Hoa Kỳ đã có biểu hiện dấn thân sâu hơn vào hồ sơ Biển Đông,
và không ngần ngại đụng chạm với Trung Quốc.
Vụ xua đuổi máy bay tuần thám P-8A Poseidon
Biểu hiện rõ rệt nhất, và được phơi bày trước dư luận thế giới là sự cố
xẩy ra ngày 20/05/2015, khi một phi cơ do thám P-8A Poseidon của Mỹ,
tuần tra trên bầu trời Biển Đông gần khu vực Bắc Kinh đang bồi đắp đảo
nhân tạo và xây dựng cơ sở, đã bị Hải quân Trung Quốc bên dưới dùng
radio xua đuổi 8 lần, với luận điệu là phi cơ Mỹ xâm nhập vào không phận
của Trung Quốc.
Điểm đáng nói là Hải quân Mỹ đã cho một toán phóng viên đài Truyền hình
Mỹ CNN tháp tùng theo chiếc phi cơ để làm phóng sự, và dĩ nhiên là hành
động ngang ngược của Trung Quốc đã bị vạch trần trước công luận quốc tế.
Bên cạnh đài CNN, Hải quân Mỹ cũng cho công bố gần 3 phút video của phi
vụ giám sát nói trên, góp phần đánh động dư luận về những gì mà Trung
Quốc đang làm.
Nếu việc thám thính các hoạt động của Trung Quốc không có gì mới, thì
đây là lần đầu tiên mà Lầu Năm Góc cho giải mật băng video ghi lại các
hoạt động xây dựng của Trung Quốc, cũng như băng ghi âm những lời xua
đuổi máy bay Mỹ do phía Trung Quốc đưa ra.
Chiếc máy bay Poseidon P-8A hôm 20/05 còn ở độ cao 15.000 bộ, khi hạ
xuống mức thấp nhất. Trước các thách thức của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang
xem xét khả năng tiến hành các phi vụ giám sát gần hơn nhắm vào các đảo
của Trung Quốc, đồng thời phái tàu tiến sâu vào bên trong khu vực 12 hải
lý chung quanh các đảo này để chứng minh rằng Hoa Kỳ không chấp nhận
việc Bắc Kinh dùng sức mạnh thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Lời tố cáo mạnh mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Song song với hành động có thể gọi là mạnh mẽ như trên, các quan chức Mỹ
càng lúc càng lên giọng đả kích hoạt động bồi đắp đảo đá của Trung
Quốc, và xác định trở lại quyết tâm can dự của Hoa Kỳ.
Bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 30/05/2015
trước một cử tọa bao gồm giới lãnh đạo ngành quốc phòng và quân sự khu
vực và quốc tế tại Đối thoại Shangri La ở Singapore, đã nêu bật lập
trường cứng rắn của Hoa Kỳ đối với các hoạt động xây đảo của Trung Quốc.
Trong phần đề cập đến Biển Đông, ông Carter đã xác định trở lại rằng mọi
quốc gia đều đã hưởng lợi nhờ tự do thông thương qua Biển Đông và eo
biển Malacca, do đó mọi quốc gia cần phải quan tâm đến việc một bên nào
đó phá hoại nguyên trạng và gây nên bất ổn định tại Biển Đông, bằng vũ
lực, bằng sự cưỡng ép, hoặc chỉ đơn giản bằng cách tạo ra những sự kiện
không thể đảo ngược trên mặt đất, trên không hay trên mặt nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã cho rằng từ Việt Nam, Philippines, cho đến
Đài Loan, Malaysia, bên tranh chấp nào cũng đã xây dựng tiền đồn trên
các đảo đá mình kiểm soát. Thế nhưng ông Carter đã không ngần ngại vạch
mặt chỉ tên Trung Quốc khi xác định : « Có một quốc gia đã đi xa hơn và
nhanh hơn rất nhiều so với bất kỳ nước nào khác. Và đó là Trung Quốc ».
Đối với lãnh đạo Lầu Năm Góc, nguy cơ xung đột bùng lên do các hoạt động
bồi đắp tiền đồn trên Biển Đông là điều đáng quan tâm, và trong tư cách
một quốc gia Thái Bình Dương, một quốc gia thương mại, và là thành viên
của cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ có toàn quyền can dự và quan tâm đến an
ninh khu vực.
Ông Carter nhấn mạnh rằng đó không phải chỉ là mối quan tâm của riêng
Mỹ, mà các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, cũng đã lên
tiếng bày tỏ thái độ quan ngại và đặt câu hỏi về ý đồ của Trung Quốc
trong việc xây dựng các tiền đồn to lớn như vậy.
Dừng lập tức và vĩnh viễn hoạt động xây dựng trên Biển Đông
Và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã xác định trở lại ba yếu tố quan trọng trong lập trường của Hoa Kỳ :
Đầu tiên, là phải có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Do vậy,
mọi bên tranh chấp phải dừng ngay lập tức và vĩnh viễn các hoạt động xây
dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông. Hoa Kỳ phản đối việc tiếp tục bất cứ
hoạt động quân sự hóa nào trong khu vực. Một cách cụ thể là ASEAN và
Trung Quốc nên ký kết một Bộ Quy tắc ứng xử « ngay trong năm nay ». Mỹ
sẽ ủng hộ quyền của các bên tranh chấp viện đến trọng tài pháp lý quốc
tế và dùng các biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp. Hoa Kỳ
cũng chống lại các sách lược cưỡng chế.
Biến đá ngầm thành sân bay không thể mang lại chủ quyền
Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các nguyên tắc về tự do hàng không và
hàng hải… Ông Carter cảnh báo : « Mỹ sẽ đến nơi, bằng máy bay, bằng
tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép… Dẫu
sao thì biến một hòn đá ngầm thành sân bay không thể mang lại quyền chủ
quyền và cho phép (một nước) hạn chế quyền tự do hàng không quốc tế hay
quyền quá cảnh trên biển ».
Điểm cuối cùng được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh là cần phải dựa
vào các kiến trúc an ninh trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Theo ông
Carter, với những hành động của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đã lệch pha
với cả các quy tắc quốc tế lẫn chuẩn mực an ninh khu vực vốn chủ trương
giải pháp ngoại giao và phản đối hành vi cưỡng chế.
Đối với ông Ashton Carter, Hoa Kỳ sẽ luôn sát cánh cùng các đồng minh và
đối tác. Điều quan trọng là khu vực cần hiểu rằng nước Mỹ vẫn tiếp tục
dấn thân vào khu vực, vẫn tiếp tục đấu tranh cho luật pháp quốc tế và
các nguyên tắc phổ quát ... và giúp cung cấp an ninh và ổn định cho khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới đây.
Mỹ và Biển Đông : Nói mạnh nhưng chưa làm mạnh
Các động thái được cho là mạnh dạn của Hoa Kỳ trong việc phản đối Trung
Quốc đã được nhiều nhà binh luận hoan nghênh. Tuy nhiên có nhiều người
cho rằng, trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, Hoa Kỳ gần như
chỉ nói mạnh, chứ chưa thể làm mạnh.
Đây chính là phân tích của Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc
trường Đại Học George Mason, Hoa Kỳ. Đối với giáo sư Hùng, Một trong
những nguyên nhân cốt lõi khiến Hoa Kỳ chưa thể « làm mạnh » được trong
vấn đề Biển Đông, chính là vì tình trạng còn chia rẽ trong khối Đông Nam
Á ASEAN, kèm theo là thái độ còn « rón rén » của nhiều nước, bị Trung
Quốc chèn ép, nhưng không dám trực diện đối đầu.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, sau khi phân tích một số sự kiện
gần đây liên quan đến sự dấn thân của Hoa Kỳ vào hồ sơ Biển Đông, Giáo
sư Nguyễn Mạnh Hùng đã không ngần ngại nêu bật các giới hạn trong chính
sách Biển Đông hiện nay của Mỹ, bắt nguồn chủ yếu từ việc chưa động
viên được tất cả các nước Đông Nam Á cùng góp sức với Hoa Kỳ trong việc
giải quyết vấn đề Biển Đông.
RFI : Biển Đông căng thẳng, Trung Quốc hung hăng, Hoa Kỳ có dấu hiệu can dự mạnh mẽ hơn. Phải chăng Mỹ bạo dạn hơn ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Nói « bạo dạn » thì có vẻ hơi quá... bởi vì
điều Hoa Kỳ làm cho đến giờ trước hết chỉ là tuyên bố « miệng » mà thôi,
trong lúc các động thái, như phái phi cơ tuần thám, thì trước đây họ
cũng đã từng làm như cho tàu tuần thám đến, mặc dù Trung Quốc phản đối,
hay là vụ vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông (mà Trung Quốc
thành lập), thì Hoa Kỳ cũng không tôn trọng, mà chẳng sao cả.
Cho nên nói mạnh bạo hơn, theo tôi có lẽ hơi quá, bởi vì trong Quốc hội
Hoa Kỳ, có rất nhiều người chê rằng thái độ của chính quyền là « too
little too late » - quá ít và quá trễ. Họ cho là lẽ ra phải làm từ lâu
rồi, và làm mạnh hơn.
RFI : Nhưng gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter có những phát biểu mạnh mẽ hơn ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Đánh giá về ông Carter có thể nói là mạnh hơn
so với năm ngoái, nhưng tình hình năm nay căng hơn năm ngoái, thành ra
phản ứng đó cũng tự nhiên thôi...
Vấn đề đặt ra là trước hết phải xem ông Carter có tuyên bố gì khác ở
Shangri La ngoài việc dọa nạt bằng mồm ; kế đến là Quốc hội Mỹ, đã phàn
nàn, nhưng liệu có biểu quyết ngân sách quốc phòng đầy đủ để chính quyền
thực hiện nhiệm vụ đó hay không ; và thứ ba là Quốc hội có bằng lòng
phê chuẩn hiệp ước TPP một cách dễ dàng để cho Mỹ có bàn đạp kinh tế và
quân sự ở đấy không ?
Thành ra chính sách Biển Đông của Mỹ có thể nói là : « Miệng nói thì to,
nhưng khả năng thi hành thì chưa thấy rõ rệt », chưa thấy biểu lộ quyết
tâm rõ rệt và sự đồng thuận giữa hành pháp và lập pháp.
RFI : Mỹ đang ở trong thế cưỡi trên lưng cọp trên vấn đề Biển Đông ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi nghĩ là không, bởi vì cưỡi cọp thì không
xuống được. Đằng này Hoa Kỳ lại có khả năng xuống mà, có thể lùi được mà
! Thành ra tôi không nghĩ là Mỹ đang ở trong thế cưỡi trên lưng cọp.
Nhưng tôi thấy là cái mà Hoa Kỳ có thể làm, tùy thuộc rất nhiều vào các
quốc gia Đông Nam Á. Sở dĩ Hoa Kỳ không làm, đó là bởi vì các nước ASEAN
hoàn toàn chia rẽ, và rất là rón rén.
Họ chỉ muốn Hoa Kỳ bênh vực họ, nhưng lại không chịu gánh thêm trách nhiệm.
Tôi lấy ví dụ trường hợp máy bay tuần tiễu của Hoa Kỳ, cần phải bay
thường trực hơn chứ không phải là bay đi rồi bay về. Muốn bay thường
trực, thì phải có căn cứ, mà đảo Guam của Mỹ thì ở rất xa. Chiếc
Poseidon vừa qua đặt căn cứ ở Clark Airbase tại Philippines, nơi mà Hoa
Kỳ ở trước đây nhưng sau đó bị Philippines đuổi đi, và phi trường đó
không được hiện đại hóa.
Ví dụ thứ hai là việc dùng tàu cũng thế. Mỹ ở rất xa, mà không có căn cứ
gần (Biển Đông) để hoạt động : Tàu tuần duyên Mỹ (Littoral Combat Ship)
hiện đóng ở Singapore !
Thành ra khả năng để Mỹ project - tức là phóng chiếu - lực lượng ra vùng
Biển Đông một cách thường xuyên cũng ít. Lý do là bởi vì các quốc gia
Đông Nam Á không có quyết tâm để đóng góp với Hoa Kỳ, không thể trách
Hoa Kỳ được.
RFI : Sự kiện Philippines, Úc, Nhật hợp lực với Mỹ có tác dụng lôi kéo hay không ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Trường hợp Úc, Nhật Bản và Philippines đều căn cứ vào những liên minh quân sự sẵn có với Mỹ, giờ họ chỉ tăng cường thêm thôi.
Dĩ nhiên là gần đây có những chỉ dấu, nhất là trường hợp nước Úc, bằng
lòng cho Hoa Kỳ có căn cứ, với 2.500 lính thủy quân lục chiến, rồi
Philippines đồng ý cho Mỹ sử dụng một số căn cứ ở Philippines, thì đó là
dấu hiệu cho thấy là họ có tăng cường đóng góp.
Có thể hiểu như sau : Hoa Kỳ nói là « tôi sẽ giúp anh nếu anh đóng góp
thêm », thì có những quốc gia như là Nhật, Philippines chịu đóng góp rất
nhiều, còn những quốc gia Đông Nam Á thì chúng ta chưa thấy gì cả.
Các nước Đông Nam Á một mặt thì sợ Trung Quốc, mặt khác thì có quyền lợi
rất chặt về kinh tế với Trung Quốc, thậm chí lại còn nghi ngờ là Hoa Kỳ
không (thực tâm) giúp. Các nước này không cố gắng lên thì Hoa Kỳ không
thể giúp được.
RFI : Phản ứng dư luận Mỹ trước các diễn biến ở Biển Đông ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Số người tuyên bố nên hòa hoãn với Trung Quốc
rất ít, số người nói là không thể chấp nhận điều này thì nhiều. Ngay tờ
Washington Post cũng nói là không thể chấp nhận điều này được.
Nhưng chưa ai nói được là nếu không chấp nhận thì làm gì, chưa có ý kiến rõ rệt gì cả.
Một đằng thì không muốn gây chiến tranh một cách không cần thiết, một
đằng khác thì bảo không chấp nhận được, nhưng không chấp nhận được thì
làm cái gì, thì chưa ai đặt vấn đề đó ra cả.
Chỉ có vấn đề như sau : Ông Carter đã nói là Mỹ đang nghiên cứu việc
phái tàu đến đó, đi vào thẳng khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà
Mỹ không công nhận, và phái máy bay tuần thám tiếp tục.
Nhưng như chúng tôi đã nói, điều đó đòi hỏi tiền, và các phương tiện để
thực hiện, do đó đòi hỏi một sự cộng tác rất chặt chẽ của các nước
ASEAN.
RFI : Có khả năng Việt Nam cho Mỹ sử dụng căn cứ ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Người Mỹ hay nói « never say never » (đừng bao
giờ nói « không bao giờ »). Hiện nay, Việt Nam tuyên bố không cho ngoại
quốc có base (căn cứ quân sự) ở Việt Nam.
Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng khi người ta bị dồn vào đường cùng,
người ta sẽ thay đổi chính sách. Thành ra, không thể tiên đoán được… Các
nhà lãnh đạo Việt Nam phải tính toán khả năng, tính toán lợi hại, và
tính toán cả xem bối cảnh thế giới và khu vực có thuận lợi cho việc làm
của mình không.
Ở Philippines, họ không nói đến base mà nói đến facilities (cơ sở), khi
cần mới sử dụng. Để dùng facilities, người ta ký hiệp ước gọi là SOFA,
tức là Status of forces agreement, và khi nào muốn sử dụng thì sử dụng,
chứ không phải lúc nào cũng để quân ở đó…
Có những quốc gia, khi cần thì ký hiệp ước (SOFA), nhưng có trường hợp
ký trước hiệp ước, khi cần thiết thì dùng (không cần ký nữa).
Nếu giải thích một cách chặt chẽ, thì về phương diện quân sự, facilities
cũng là base, nhưng người ta cũng có thể giải thích một cách lỏng lẻo
rằng đó không phải là base.
RFI : Diễn biến Biển Đông sắp tới đây ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Hiện nay, Trung Quốc đang ở trong thế chủ
động, các quốc gia khác tìm cách đáp ứng lại, nhưng hiện nay chưa thấy
sự nhất trí trong việc đáp ứng của các quốc gia, nhất là giữa Mỹ và các
nước bị ảnh hưởng trực tiếp nhất là các quốc gia Đông Nam Á.
Điểm thứ hai là nếu Mỹ nhất quyết làm việc đó (can dự vào Biển Đông) mà
Trung Quốc nhất định không nhượng bộ, sự cọ xát, va chạm, xung đột không
thể tránh được, và có thể có chiến tranh nữa.
Cựu Phó Giám đốc Trung ương Tình báo CIA (Michael Morell) đã tuyên bố là
nếu tình hình này tiếp tục, căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh là
điều khó có thể tránh được.
Biển Đông : Mỹ kiên quyết ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc
11/05/2015.An aerial file photo taken though a glass window of a Philippine
Sau vụ hải quân Trung Quốc nhiều lần cảnh báo máy bay do thám của Mỹ
trên không phận Biển Đông ngày 20/05/2015, Washington tuyên bố vẫn tiếp
tục các chuyến bay tuần tra này, tỏ quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ
quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thể hiện qua việc xây dựng các đảo
nhân tạo ở vùng này.
Khi tường thuật về vụ nói trên, đài truyền hình Mỹ cũng đã chiếu một số
hình ảnh Trung Quốc đang ráo riết bồi đắp, xây dựng các đảo thuộc quần
đảo Trường Sa. Những hoạt động này gây lo ngại không chỉ các nước láng
giềng mà cả Hoa Kỳ. Đặc biệt Lầu Năm Góc rất lo ngại khi thấy các cơ sở
quân sự được xây trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có thể
được dùng làm nơi phóng các vũ khi địa, hải, không, mà như vậy sẽ làm
tăng chi phí mọi hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng này để đối phó.
Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ có thể sẽ không có đủ nguồn lực để chống
lại các hoạt động nói trên của Trung Quốc.
Bên cạnh mốì quan ngại về quân sự, Hoa Kỳ còn lo ngại về quyền tự do lưu
thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhất là Bắc Kinh có vẻ như
cũng muốn thiết lập tại đây một vùng nhận dạng phòng không tương tự như ở
vùng biển Hoa Đông.
Để đối phó với hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, kể từ tháng
Giêng năm nay, Hoa Kỳ đã gia tăng các chuyến bay giám sát và các chuyến
tuần tra trên biển ở khu vực Biển Đông. Đặc biệt gần đây Mỹ đã cho tiến
hành các chuyến bay tuần tra của máy bay giám sát hiện đại nhất P-8A
Poseidon bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng. Bất chấp
những cảnh báo của hải quân Trung Quốc ngày 20/05 và bất chấp phản đối
của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/05, Washington tuyên
bố sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra bên trên những đảo nhân tạo này,
vì đối với Mỹ, đó là không phận quốc tế.
Rất có thể là máy bay giám sát P-8A Poseidon sẽ tiếp tục được sư dụng để
bay tuần tra trên khu vực này, vì đây là một loại phi cơ đa năng, không
chỉ có chức năng ghi các hình ảnh, thu thập các dữ liệu, mà còn có chức
năng săn tàu ngầm và bắn tên lửa diệt hạm. Hải quân Mỹ đã tiếp nhận 21
chiếc P-8 vào tháng 01/2015 và có thể đặt mua tổng cộng đến 117 chiếc.
Ngoài ra Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang xem xét phương án gởi các chiến hạm
đến vùng biển gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng, cụ thể
là trong phạm vi 12 hải lý chung quanh các đảo này, vì đối Washington,
đó cũng là vùng biển quốc tế, mà tất cả các nước đều có quyền tự do lưu
thông.
Như vậy là sau khi các lãnh đạo Mỹ, từ Tổng thống Obama đến Ngoại trưởng
Kerry đã ra những tuyên bố quan ngại về các hoạt động xây đảo nhân tạo
của Trung Quốc, Washington nay quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để
đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông. Nguy cơ đụng độ giữa hai cường quốc ở
khu vực này ngày càng tăng.
Thứ hai, 01/06/2015
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đọc diễn văn tại Đối thoại Shangri-La
Trung Quốc kịch liệt bác bỏ chỉ trích của Hoa Kỳ về hành động lắp biển chiếm đất ở Biển Đông.
Đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói trước cử toạ hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore, hôm Chủ nhật, rằng việc xây dựng của Trung Quốc “chính đáng, hợp pháp và hợp lý,’ và các dự án nhằm mục tiêu cung cấp các “dịch vụ công ích quốc tế.”
Đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến QuốcĐô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói trước cử toạ hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore, hôm Chủ nhật, rằng việc xây dựng của Trung Quốc “chính đáng, hợp pháp và hợp lý,’ và các dự án nhằm mục tiêu cung cấp các “dịch vụ công ích quốc tế.”
Viên đô đốc đã bị đặt câu hỏi dồn dập bởi cử tọa đầy hoài nghi, trong đó có giới chức quân sự, các nhà ngoại giao, các học giả và các ký giả. Nhưng viên chức quân đội cao cấp này của Trung Quốc khư khư sử dụng văn bản đã soạn sẵn mà không đưa ra giải thích nào làm sáng tỏ vấn đề.
Bà Bonnie Glaser cố vấn cao cấp về châu Á của trung tâm nghiên cứu chiến
lược và các vấn đề quốc tế, nói với phóng viên của VOA: “Chỉ đơn giản
đọc các câu soạn sẵn trả lời các câu hỏi, cho thấy theo tôi nghĩ là
ngang nhiên gạt bỏ các mối quan ngại của những thành viên cộng đồng quốc
tế tại đây bày tỏ. Và tôi nghĩ quả sẽ có sự thất vọng lớn lao.”
Bà nói thêm rằng việc thiếu các câu trả lời từ ông Tôn làm tăng thêm mức độ lo ngại và dẫn đến kết luận rằng Trung Quốc có ý định quân sự hoá các đảo đang tranh chấp mà họ đang xây dựng
Viên đô đốc Trung Quốc đưa ra các tuyên bố một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc hành động “ra ngoài” các chuẩn mực quốc tế giữa lúc hoạt động cải tạo đảo ở tốc độ chưa từng có, và ông nói rằng “chưa rõ Trung Quốc sẽ đi xa đến mức nào.”
Trong bài diễn văn đọc tại phiên họp Đối thoại Shangri-La hôm Thứ bảy Bộ trưởng Carter nói các hành động này đang gia tăng “nguy cơ tính toán sai lầm và xung đột.
Ông nêu lên sự kiện Trung Quốc đã cải tạo trên 800 hecta, nhiều hơn tất cả các nước tuyên bố chủ quyền gộp lại và đã làm công việc này chỉ trong 18 tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói:
Tại cuộc họp báo ngay tại chỗ tiếp theo sau bài diễn văn của Bộ trưởng Carter, một phái đoàn gồm đại biểu của cả 2 đảng quốc hội Hoa Kỳ đang công du trong vùng hỗ trợ lời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Cộng hoà tiểu bang Arizona John McCain, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện, nhận định:
“Chúng tôi tin rằng những điều Bộ trưởng Carter nói hôm nay rất quan trọng. Giờ đây chúng tôi muốn thấy những lời nói đó được diễn dịch thành hành động.”
Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ Mazie Hirono của bang Hawaii, nơi Bộ Tư lệnh Thái Bình dương đặt bản doanh, tuyên bố:
“Đất nước chúng ta không lui bước.”
Đối thoại Shangri-La diễn ra chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc công bố một bạch thư quốc phòng đầy tự tin.
Các nhà phân tích diễn giải văn kiện Trung Quốc công bố hôm Thứ ba, như một cảnh báo mạnh mẽ cho các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh và cho Washington về “sự can thiệp năng động” của quân đội Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông, nơi Trung Quốc ráo riết xây dựng các đảo.
Giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận, hôm Thứ sáu, rằng các hình ảnh giám sát gần đây của Hoa Kỳ đã phát hiện võ khí của quân đội Trung Quốc trên một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trong quần đảo Trường Sa.
Các khẩu trọng pháo
Mặc dù điều này không đề ra mối đe doạ quân sự nào cho tàu bè hay máy bay của Hoa Kỳ trong vùng, các khẩu trọng pháo cơ giới được báo cáo nằm trong tầm đạn một hòn đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, trên đó Việt Nam đã bố trí các loại võ khí khác nhau.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, nước đang tranh chấp lãnh thổ riêng rẽ với Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông, kêu gọi Bắc Kinh “hành xử như một cường quốc có trách nhiệm: và đừng ngăn trở Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani nói, Trung Quốc nên có “lời nói đi đôi với việc làm.”
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong bài diễn văn đọc vào tối Thứ sáu trước cử toạ trên 20 Bộ trưởng Quốc phòng, kêu gọi Trung Quốc và các nước thành viên khối ASEAN “phá vỡ vòng luẩn quẩn” bằng cách tôn trọng luật quốc tế và ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử.
Các đại biểu cũng đã nghe lời phát biểu của Đô Đốc Harry Harris, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái bình dương Hoa Kỳ, có trách nhiệm trong một khu vực gồm nửa bề mặt Trái Đất.
Vạn lý Trường thành bằng cát
Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc bất bình qua việc đề cập các dự án cải tạo đất rộng lớn của Trung Quốc như “Vạn lý Trường thành bằng Cát” – ông muốn nói đến bức tường thành bảo vệ vùng biên cương của đế chế Trung quốc thời Tần Thủy Hoàng. Ông nói:
“Tôi không nghĩ rằng tôi đã phản ứng thái quá,” Đô đốc Harris đáp lại câu hỏi của phái đoàn Trung Quốc về việc ông sử dụng thuật ngữ này.
Mặc dù có những lời qua tiếng lại đôi khi thẳng thừng trong bối cảnh căng thẳng trên biển gia tăng, các đại biểu kỳ cựu tại hội nghị thường niên Đối thoại Shangri-La cho rằng âm điệu ít thù nghịch hơn những năm trước.
Sự kiện diễn ra bên ngoài hội nghị
Bà nói thêm rằng việc thiếu các câu trả lời từ ông Tôn làm tăng thêm mức độ lo ngại và dẫn đến kết luận rằng Trung Quốc có ý định quân sự hoá các đảo đang tranh chấp mà họ đang xây dựng
Viên đô đốc Trung Quốc đưa ra các tuyên bố một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc hành động “ra ngoài” các chuẩn mực quốc tế giữa lúc hoạt động cải tạo đảo ở tốc độ chưa từng có, và ông nói rằng “chưa rõ Trung Quốc sẽ đi xa đến mức nào.”
Trong bài diễn văn đọc tại phiên họp Đối thoại Shangri-La hôm Thứ bảy Bộ trưởng Carter nói các hành động này đang gia tăng “nguy cơ tính toán sai lầm và xung đột.
Ông nêu lên sự kiện Trung Quốc đã cải tạo trên 800 hecta, nhiều hơn tất cả các nước tuyên bố chủ quyền gộp lại và đã làm công việc này chỉ trong 18 tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói:
“Tất cả các bên tuyên bố chủ quyền nên ngưng ngay tức khắc và lâu dài
hoạt động cải tạo đất. Chúng tôi phản đối bất cứ hành động quân sự hóa
thêm nữa các địa hình trong vòng tranh chấp. Tất cả chúng ta đều biết
không có giải pháp quân sự cho cuộc tranh chấp Biển Đông.”
Các rạn san hô và các bãi cạn đang tranh chấp
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận
bất cứ mưu toan nào của Trung Quốc tuyên bố lãnh hải vòng quanh các đảo,
các rạn san hô và các bãi cạn đang tranh chấp. Ông nói:
“Điều không nên nhầm lẫn là: Hoa Kỳ sẽ bay qua, qua lại bằng tàu và hoạt
động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như lực lượng Hoa Kỳ
vẫn làm trên khắp thế giới.”
Ông nói thêm:
“Xét cho cùng thì việc biến một bãi đá ngầm thành một sân bay, đơn thuần
là không mang lại các quyền hạn thuộc chủ quyền hay hạn chế việc cho
phép qua lại vùng biển và không phận quốc tế.”
Hồi đầu tháng này, quân đội Trung Quốc đã ra lệnh cho một máy bay trinh
sát của Hải quân Hoa Kỳ rời khỏi khu vực đảo Trường Sa, nhưng viên phi
công không quan tâm đến đòi hỏi này.
Kế hoạch hàng hải
Trong bài diễn văn, Bộ trưởng Carter cũng loan báo một chương trình hàng
hải mới cho vùng, cung cấp ngân khoản 425 triệu đôla nhằm giúp các quốc
gia Đông Nam Á nâng cao khả năng hải quân và bảo vệ bờ biển.
Tại cuộc họp báo ngay tại chỗ tiếp theo sau bài diễn văn của Bộ trưởng Carter, một phái đoàn gồm đại biểu của cả 2 đảng quốc hội Hoa Kỳ đang công du trong vùng hỗ trợ lời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Cộng hoà tiểu bang Arizona John McCain, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện, nhận định:
“Chúng tôi tin rằng những điều Bộ trưởng Carter nói hôm nay rất quan trọng. Giờ đây chúng tôi muốn thấy những lời nói đó được diễn dịch thành hành động.”
Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ Mazie Hirono của bang Hawaii, nơi Bộ Tư lệnh Thái Bình dương đặt bản doanh, tuyên bố:
“Đất nước chúng ta không lui bước.”
Đối thoại Shangri-La diễn ra chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc công bố một bạch thư quốc phòng đầy tự tin.
Các nhà phân tích diễn giải văn kiện Trung Quốc công bố hôm Thứ ba, như một cảnh báo mạnh mẽ cho các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh và cho Washington về “sự can thiệp năng động” của quân đội Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông, nơi Trung Quốc ráo riết xây dựng các đảo.
Giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận, hôm Thứ sáu, rằng các hình ảnh giám sát gần đây của Hoa Kỳ đã phát hiện võ khí của quân đội Trung Quốc trên một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trong quần đảo Trường Sa.
Các khẩu trọng pháo
Mặc dù điều này không đề ra mối đe doạ quân sự nào cho tàu bè hay máy bay của Hoa Kỳ trong vùng, các khẩu trọng pháo cơ giới được báo cáo nằm trong tầm đạn một hòn đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, trên đó Việt Nam đã bố trí các loại võ khí khác nhau.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, nước đang tranh chấp lãnh thổ riêng rẽ với Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông, kêu gọi Bắc Kinh “hành xử như một cường quốc có trách nhiệm: và đừng ngăn trở Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani nói, Trung Quốc nên có “lời nói đi đôi với việc làm.”
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong bài diễn văn đọc vào tối Thứ sáu trước cử toạ trên 20 Bộ trưởng Quốc phòng, kêu gọi Trung Quốc và các nước thành viên khối ASEAN “phá vỡ vòng luẩn quẩn” bằng cách tôn trọng luật quốc tế và ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử.
Các đại biểu cũng đã nghe lời phát biểu của Đô Đốc Harry Harris, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái bình dương Hoa Kỳ, có trách nhiệm trong một khu vực gồm nửa bề mặt Trái Đất.
Vạn lý Trường thành bằng cát
Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc bất bình qua việc đề cập các dự án cải tạo đất rộng lớn của Trung Quốc như “Vạn lý Trường thành bằng Cát” – ông muốn nói đến bức tường thành bảo vệ vùng biên cương của đế chế Trung quốc thời Tần Thủy Hoàng. Ông nói:
“Tôi không nghĩ rằng tôi đã phản ứng thái quá,” Đô đốc Harris đáp lại câu hỏi của phái đoàn Trung Quốc về việc ông sử dụng thuật ngữ này.
Mặc dù có những lời qua tiếng lại đôi khi thẳng thừng trong bối cảnh căng thẳng trên biển gia tăng, các đại biểu kỳ cựu tại hội nghị thường niên Đối thoại Shangri-La cho rằng âm điệu ít thù nghịch hơn những năm trước.
Sự kiện diễn ra bên ngoài hội nghị
Có một vài phiền hà xảy ra bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị.
Sáng sớm Chủ nhật, cảnh sát đã bắn chết một người và bắt giữ 2 người,
khi một chiếc xe hơi sedan màu đỏ, mà những người này đi trên đó, đâm
qua rào chắn an ninh gần Khách sạn Shangri-La.
Chiếc xe hơi trước đó đã bị chận lại tại một trạm kiểm soát được dựng
lên giữ an ninh cho hội nghị, nhưng khi được yêu cầu mở cốp xe, người
lái xe đã tăng tốc độ tìm cách chạy trốn, theo lời cảnh sát Singapore.
Cảnh sát nổ súng vào chiếc xe hơi, và chiếc xe dừng lại ở một con đường gần khách sạn sang trọng này.
Một thông báo của cảnh sát cho biết họ tìm thấy ma tuý trên người một trong 2 người bị bắt.
Các giới chức trong phái đoàn của ông Carter cho biết Bộ trưởng Quốc
phòng Hoa Kỳ có mặt trong khách sạn vào lúc sự kiện này diễn ra, nhưng
phái đoàn không hay biết sự việc diễn ra cho đến nhiều giờ sau đó họ mới
biết được qua tin tức.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã rời Singapore sau đó vào buổi sáng để đi thăm Việt Nam.
Ra vào khách sạn đã bị hạn chế trong nhiều giờ đồng hồ, gây trì hoãn
việc đi đến của nhiều đại biểu và ký giả tại địa điểm hội nghị, tuy
nhiên phiên họp toàn thể hội nghị vào sáng Chủ nhật đã bắt đầu đúng giờ,
với sự tham dự của Đô đốc Tôn cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Đức và New
Zealand.
Đô đốc TQ: Các dự án ở Biển Đông là hợp lý, hợp pháp và chính đáng
Đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại
Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31/5/2015. Ông Tôn nói rằng các
công trình xây dựng là 'hợp lý, hợp lệ và chính đáng', và mục đích của
những dự án đó là để cung cấp 'các nghĩa vụ quốc tế'.
31.05.2015
Trung Quốc cực lực bác bỏ chỉ trích của Mỹ về những hoạt động xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore hôm Chủ nhật rằng các công trình xây dựng là "hợp lý, hợp lệ và chính đáng," và mục đích của những dự án đó là để cung cấp "các nghĩa vụ quốc tế."
Đô đốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, khẳng định "không có thay đổi trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông," và nói thêm rằng "cũng không có thay đổi trong lập trường của Trung Quốc về cách giải quyết hòa bình đối với những tranh chấp có liên quan thông qua đàm phán và tham khảo."
Đô đốc Tôn đã bị hỏi dồn dập từ các cử tọa hoài nghi, trong đó có các giới chức quân sự, các nhà ngoại giao, các học giả và các ký giả. Nhưng giới chức quân sự cấp cao của Trung Quốc này chỉ tập trung vào văn bản đã soạn sẵn mà không đưa ra thêm giải thích nào.
Phát biểu của Đô đốc Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc là "bước ra ngoài" các chuẩn mực quốc tế với việc tăng nhanh chưa từng thấy các hoạt động xây đảo nhân tạo. Ông Carter nói rằng "không rõ Trung Quốc sẽ tiến xa thêm bao nhiêu nữa."
Đô đốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore hôm Chủ nhật rằng các công trình xây dựng là "hợp lý, hợp lệ và chính đáng," và mục đích của những dự án đó là để cung cấp "các nghĩa vụ quốc tế."
Đô đốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, khẳng định "không có thay đổi trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông," và nói thêm rằng "cũng không có thay đổi trong lập trường của Trung Quốc về cách giải quyết hòa bình đối với những tranh chấp có liên quan thông qua đàm phán và tham khảo."
Đô đốc Tôn đã bị hỏi dồn dập từ các cử tọa hoài nghi, trong đó có các giới chức quân sự, các nhà ngoại giao, các học giả và các ký giả. Nhưng giới chức quân sự cấp cao của Trung Quốc này chỉ tập trung vào văn bản đã soạn sẵn mà không đưa ra thêm giải thích nào.
Phát biểu của Đô đốc Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc là "bước ra ngoài" các chuẩn mực quốc tế với việc tăng nhanh chưa từng thấy các hoạt động xây đảo nhân tạo. Ông Carter nói rằng "không rõ Trung Quốc sẽ tiến xa thêm bao nhiêu nữa."
Trung Quốc tố cáo Mỹ thổi phồng hồ sơ Biển Đông tại Shangri La
Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại Hội nghị Shangri La - Reuters
Đúng với dự doán, khẩu chiến Mỹ-Trung đã bùng lên tại diễn đàn thường
niên về an ninh Châu Á mang tên Đối Thoại Shangri La, tổ chức tại
Singapore. Đại diện Trung Quốc vào hôm nay 31/05/2015, đã lên tiếng tố
cáo Hoa Kỳ thổi phồng vấn đề Biển Đông sau khi Trung Quốc bị Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ nêu đích danh để đả kích về các hoạt động bồi đắp đảo nhân
tạo nguy hiểm tại vùng Trường Sa.
Trong phát biểu trước diễn đàn, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu
trưởng Quân đội Trung Quốc đã nhắc lại luận điểm cố hữu của Bắc Kinh là
hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trên các đảo đá mà họ chiếm đóng tại
vùng Trường Sa đều « chính đáng » và mang tính chất « hòa bình ».
Trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri La đã kêu gọi « nước khác » là hãy chấm dứt việc « gây bất hòa » trong khu vực. Nhân vật này khẳng định : « Không có lý do gì để thổi phồng vấn đề này tại Biển Đông ».
Tuyên bố của Đô đốc Trung Quốc là một lời tố cáo nhắm vào Hoa Kỳ. Vào
hôm qua, trong phát biểu trước toàn thể diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Ashton Carter đã lên tiếng quan ngại về các hành vi xây đảo của Trung
Quốc tại Biển Đông làm gia tăng nguy cơ « tính toán sai lạc hay tạo ra xung đột giữa các nước có tranh chấp ».
Điểm đáng ghi nhận là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tố cáo đích danh Trung
Quốc về các hoạt động bồi đắp và mở rộng đảo đá tại Trường Sa, đã « hơn hẳn tất cả các các nước có tranh chấp khác gộp lại, và hơn hẳn toàn bộ các hoạt động bồi đắp trong lịch sử khu vực ».
Đối với ông Ashton Carter, vấn đề là Trung Quốc đã thực hiện điều đó trong vỏn vẹn 18 tháng qua, và « hiện
vẫn chưa rõ là Trung Quốc sẽ còn đi đến đâu... Và đó là nguyên nhân
khiến vùng biển này đang trở thành nguồn gây căng thẳng ở khu vực ».
Trong phát biểu của mình vào hôm nay, vị Đô đốc Trung Quốc còn nhắc lại lập luận cố hữu về chủ quyền « không thể chối cãi
» của Bắc Kinh tại Biển Đông, đồng thời hàm ý đe dọa về khả năng Trung
Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Theo nhân vật này, quyết định của Trung Quốc phụ thuộc đánh giá liên
quan đến tình hình an ninh vào mức độ đe dọa đối với an ninh trên không
và trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các công trình xây dựng và bồi đắp mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành
tại Biển Đông đã làm dấy lên lo ngại là Bắc Kinh có thể thiết lập một
vùng phòng không trong khu vực. Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại rằng các hành
động của Trung Quốc đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150531-trung-quoc-to-cao-my-thoi-phong-ho-so-bien-dong-tai-shangri-la/
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 366
HẢI NINH * ÁO DÀI VIỆT NAM TẠI MỸ
Áo dài Việt Nam ở New York
Cư dân thành phố New York cũng như du khách từ khắp
nơi trên thế giới được chứng kiến một màn trình diễn áo dài Việt Nam kéo
dài 30 phút cuối tuần trước. Sự kiện này diễn ra tại bảo tàng Lịch sử
tự nhiên Hoa Kỳ, một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới với hàng
loạt các triển lãm về các loài khủng long khổng lồ hoặc cây rừng từ hàng
tỷ năm về trước. Tạp chí phụ nữ tuần này xin được gửi đến quý vị bài
viết về buổi trình diễn áo dài độc đáo này.
Màn trình diễn áo dài có tên “Hello Vietnam” (Xin chào
Việt Nam) là một phần của triển lãm về các loài mèo lớn đang dần tuyệt
chủng ở châu Á. Triển lãm có sự góp mặt của các nhóm đến từ Indonesia,
Trung Quốc, Việt Nam, vân vân. Ngoài màn trình diễn áo dài, khu kiosk
của Việt Nam còn được trang trí đèn lồng Hội An để giới thiệu văn hoá
của đất nước tới người nước ngoài. Thêm nữa, trẻ em tới dự, và cả người
lớn nữa, được tô vẽ hình các con hổ trên giấy.
Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam tại New York (IVCE)
đứng ra thu xếp việc tham gia của đoàn Việt Nam. IVCE kêu gọi các cô gái
khắp vùng đông bắc Hoa Kỳ đến làm người mẫu áo dài cho buổi trình diễn.
Những người mẫu không chuyên
14 người mẫu tham gia buổi trình diễn là các cô gái
trẻ đến từ New York, New Jersey, Washington D.C., Virginia và Boston. Vi
Vi Trần, 21 tuổi, đang là sinh viên ngành kỹ sư dân sự tại đại học
Virginia, cho biết cô nhận được thư mời của hội IVCE về buổi trình diễn
và vì thế cô rủ thêm các bạn gái tham gia. Vi Vi kể lại:
Vi Vi Trần: Năm ngoái, em có tham gia một cuộc thi
sắc đẹp. Em là đại diện Miss Vietnam D.C. vì thế em biết phần lớn các
chị em cùng tham gia cuộc thi đó. Vì thế, em đề nghị một số chị em cùng
lên New York và cùng làm người mẫu áo dài với em. Đó là lý do tại sao mà
Vi Nguyễn với Nikki Trần có mặt ở đây hôm nay và chúng em đại diện cho
Miss Vietnam D.C., từ vùng Washington.
Năm ngoái, em có tham gia một cuộc thi sắc đẹp. Em là đại diện Miss Vietnam D.C. vì thế em biết phần lớn các chị em cùng tham gia cuộc thi đó. Vì thế, em đề nghị một số chị em cùng lên New York và cùng làm người mẫu áo dài với em
Vi Vi Trần
Vi Nguyễn, 26 tuổi, là bạn của Vi Vi Trần, cũng sinh sống ở bangVirgina. Cô sinh ra ở Sài Gòn và sang Mỹ từ năm mới một tuổi.
Vi Nguyễn và Vi Vi Trần cùng 12 cô gái khác được khoác
trên mình hai bộ áo dài trong buổi trình diễn hôm 23/5. Một chiếc áo
dài có in hình hoạ tiết con hổ, chiếc còn lại có hình những cánh hoa
xinh xắn. Vi Nguyễn cho biết cô cảm thấy gắn bó với nguồn cội như khoác
trên mình chiếc áo xinh đẹp này. Vi Nguyễn nói:
Vi Nguyễn: Em thấy chiếc áo này thật đẹp, vì nó là
áo dài Việt Nam nên nó là văn hoá của ta và nguồn cội của ta. Em rất
thích mặc nó. Chúng ta chẳng mấy khi nhìn thấy áo dài trong cuộc sống
hàng ngày, nên chỉ điều đó thôi đã khiến chiếc áo này trở nên thú vị
rồi. Sự kiện ngày hôm nay là để ủng hộ các loài hổ, báo. Nếu mà chịu khó
đọc lịch sử thì ta biết rằng loài này đang dần biến mất khỏi trái đất.
Vì thế, em thấy sự kiện này rất có ý nghĩa.
Vi Vi thì thích những màu sắc và hoạ tiết trên chiếc
áo dài này. Cô cũng nói cảm thấy tự hào khi được giới thiệu văn hoá Việt
Nam tới người dân khắp nơi. Vi Vi cho hay:
Vi Vi Trần: Khi đứng và chụp ảnh ở phía trước viện
bảo tàng, vô số người thuộc các nền văn hoá khác nhau đã đứng lại và
ngắm nhìn. Họ khen chúng em xinh đẹp và xin được chụp ảnh cùng chúng em.
Được mặc áo dài và làm người mẫu thế này quả thực em thấy rất vinh dự.
Có một vài người thậm chí còn chỉ trỏ, nói rằng ô kìa, họ là người Trung
Quốc, người Philippines, nhưng vì thế mà chúng em có cơ hội sửa sai cho
họ và khoe với họ về văn hoá Việt Nam, và đây là chiếc áo dài Việt Nam.
Hàng trăm người đứng chật kín trong khu vực triển lãm,
chiêm ngưỡng những cô gái gốc Việt khoác trên mình chiếc áo dài truyền
thống. 14 cô gái duyên dáng bước đi trên nền nhạc của bài hát Xin chào
Việt Nam và một số khúc dân ca không lời. Gam màu chủ đạo của bộ sưu tập
lần này là vàng và xanh, do phải kết hợp hoạ tiết con hổ.
Em thấy chiếc áo này thật đẹp, vì nó là áo dài Việt Nam nên nó là văn hoá của ta và nguồn cội của ta. Em rất thích mặc nó. Chúng ta chẳng mấy khi nhìn thấy áo dài trong cuộc sống hàng ngày, nên chỉ điều đó thôi đã khiến chiếc áo này trở nên thú vị rồi
Vi Nguyễn
Đây là lần đầu tiên Mai Kim, ở New York, được mặc
chiếc áo dài và lại được trình diễn trước nhiều người nước ngoài. Mai
cho biết cô rất tự hào về chiếc áo truyền thống xinh đẹp này. Mai nói:
Mai Kim: Em mặc áo dài, em cảm thấy rất là duyên
dáng của người Việt Nam. Em thấy rất vui và thú vị khi có nhiều người
được nhìn thấy người con gái Việt Nam mặc áo dài. Em đi ra [sân khấu]
thì em thấy rất nhiều người nhìn em. [Đây là] lần đầu tiên em mặc áo dài
của người con gái Việt Nam vì em chỉ học đến cấp hai thì em nghỉ rồi.
Em thấy rất tự hào về người Việt Nam.
Áo dài và con hổ
Nhà thiết kế mang hai bộ sưu tập áo dài Việt Nam tới New York lần này là Thuận Việt.
Thuận Việt: Với bộ sưu tập đầu tiên, hình ảnh những
chú hổ được làm nổi bật theo đúng chủ đề của bảo tàng Museum of Natural
History đó là Big Cats. Mục đích của chương trình là nhằm bảo vệ động
vật, không chỉ hổ mà còn nhiều động vật khác nữa, nhưng điểm nhấn của
năm nay là hổ. Trong những tranh dân gian Hàng Trống của Việt Nam có năm
chú hổ, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, đem lại sự may mắn,
hạnh phúc, tài lộc cho con người. Đây cũng chính là ý nghĩa chính của bộ
sưu tập này. Những chú hổ được biến tấu, phá cách cho hợp với thời
trang hơn.
Sue Boiko, một khán giả người Mỹ, cho biết khi nghe
đến buổi triển lãm này, bà không thể nào hình dung được chiếc áo dài có
hình con hổ sẽ giống như thế nào. Quả đúng là như vậy. Thật khó tưởng
tượng chiếc áo dài duyên dáng của người con gái Việt Nam và con hổ lại
có thể đặt cạnh nhau. Đây cũng là một điều khiến Thuận Việt đau đầu. Tuy
nhiên, Thuận Việt đã tài tình đưa hình ảnh con hổ dũng mãnh lên chiếc
áo vốn lại biểu tượng của nữ tính.
Cái hình tượng hổ lại một cái hình tượng rất là mạnh mẽ để đưa vào tà áo dài truyền thống, vốn rất duyên dáng, mềm mại, nữ tính. Nó đối lập hoàn toàn với hình tượng mạnh mẽ của chú hổ
Thuận Việt
Thuận Việt: Cái hình tượng hổ lại một cái hình
tượng rất là mạnh mẽ để đưa vào tà áo dài truyền thống, vốn rất duyên
dáng, mềm mại, nữ tính. Nó đối lập hoàn toàn với hình tượng mạnh mẽ của
chú hổ. Đây là một cái bài toán khó khăn, thế nhưng sau khi suy nghĩ thì
Thuận Việt mới áp dụng hình tượng hổ theo cách vẽ dân gian để cho chú
hổ sinh động theo một cái kiểu khác chứ không phải tả thực cái chú hổ
ngoài đời. Vô tình thì hai hình ảnh này kết hợp với nhau lại rất hợp lý.
Ngoài bộ sưu tập áo dài với hoạ tiết là hình tượng hổ,
Thuận Việt còn mang cùng với anh tới New York bộ sưu tập áo dài hoạ
tiết hoa nữa. Anh cho biết:
Thuận Việt: Thuận Việt sử dụng các loài hoa, có
thể nói là mai, lan, cúc trúc, là bốn đại diện cho sự vui vẻ, hạnh phúc
có trong những cái bức tranh được trưng ở rất nhiều nhà truyền thống của
Việt Nam. Bộ sưu tập này sử dụng chủ yếu là hoạ tiết được thêu bằng
tay, đính các đá swarovski, rất là thích hợp với lại nhiều nơi giống như
là party, các sự kiện sang trọng hoặc dịp tết, lễ hội.
Cả hai bộ sưu tập được thiết kế với cả phong cách hiện
đại và truyền thống. Truyền thống có nghĩa là các chiếc áo dài có cổ
cao còn hiện đại là cổ áo được biến tấu thành cổ thuyền. Thuận Việt cũng
cho biết anh mong có nhiều cơ hội mang chiếc áo dài đi giới thiệu với
bạn bè thế giới hơn.
Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải
Ninh xin cảm ơn quý vị, mọi ý kiến đóng góp về bài vở và đề tài cho
trang tạp chí, xin mời quý vị gửi email về theo địa chỉ phamn@rfa.org hoặc gửi tới trang Facebook của Hải Ninh tại www.facebook.com/haininhrfa. Còn bây giờ, Hải Ninh xin được chào tạm biệt và xin hẹn gặp lại quý vị tuần sau.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vn-ao-sai-in-nyork-05312015062434.html
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vn-ao-sai-in-nyork-05312015062434.html
ĐƯỜNG BÁ BỔN * TAM LANG- VŨ ĐÌNH CHÍ
TAM LANG- VŨ ĐÌNH CHÍ
(1900-1986) :
“…
CÁI UẤT (LÊN) CỦA VĂN CHƯƠNG… TRẦN TRUỒNG…”
1.- Trong đời văn chương Tam Lang có 2 buổi mừng thọ . Nói như Tam Ích – đây là cách tôn vinh Tam Lang- Vũ Đình Chí , tác giả :”…” Tôi kéo xe “ vẫn hay như xưa. Cho uất lên, thì cái uất cũng là rất trần truồng…”Ngày 20-2-1971, trùng năm sinh thượng thọ. Tam Lang - Vũ Bằng , Thượng Sỹ…. khởi xướng , cùng một số bạn bè họp mặt- với sự cộng tác nhiệt tình tạp chí” Văn học”( Saigon- chủ nhiệm : Phan kim Thịnh)..Vũ Bằng : ” Tao phùng đêm 20, tao phùng để làm gì?”, tác giả giải thích:“…tao phùng đêm hai mươi, khẩu hiệu nhỏ bé ấy truyền đi từ anh em này cho đến anh em kia, tờ báo này qua tờ báo nọ trong vòng một tuần lễ, không có một lời đăng báo. . Vậy mà từ 5 giờ chiều 20-2 tới đây, anh em văn nghệ (…) đã gặp gỡ nhau đông đảo tại Nhà hàng Thanh Thế chật hơn cả một “ lầu nhì”. Ngoài các anh em văn nghệ tiền chiến như : Lãng Nhân , Thượng Sỹ ,Phạm Cao Củng, Đỗ Hồng Nghi ( Trương Linh Tử, Hoàng Ly ) Hoàng Lan - Nguyễn Xuân Huy , Phạm Minh Kha ( Ngọ Báo)… đến Tam Ích, Trần Văn Bảng ( bác sĩ săn sóc sức khỏe một số văn nghệ sĩ hậu chiến- TP chú thích) người ta còn thấy nhiều văn nghệ sĩ hiện đại như giáo sư Thanh Lãng / Đại học Văn Khoa, họa sĩ Tú Duyên…nhạc sĩ Phạm Duy…Gặp mặt là để chúc thọ Tam Lang vào tuổi 70.
”…đó là
đại hội thường niên
của anh em văn nghệ sĩ còn sống hay sắp chết,
đúng hơn là cảm tạ” Trời thương
đến tuổi này vẫn được khỏe mạnh cả
tinh thần, vật chất(…). Ấy là
vì nghề cầm bút là “
cái nghề ăn gỏi sức lực thể
chất và tinh thần của con người ta”
vào bậc nhất, vì nhiều lý
do hùng hồn nhất,: điều kiện sống của các văn nghệ
sĩ trước, cũng như bây giờ
“:
“…Ta van cát bụi trên đường“ Văn nhân tự cổ như danh tướngBất hứa nhân gian kiến bạc đầu “ …đã đành là văn nhân cũng như mỹ nhân, cũng có người sống dai; nhưng đa số thì không để cho nhân gian thấy đầu mình bạc.Cái chết của những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Đình Lạp, TCHYA ( Đái Đức Tuấn ) , Lê Văn Trương …. chứng tỏ sự việc đó đã được phần nào … làm nghề cầm bút thiệt chốc đã năm mươi ba, tư năm nay – anh Tam Lang cùng chúng tôi đã trải nhiều buồn vui, qua nhiều biến cuộc. Anh đã góp phần không nhỏ cho làng báo, làng văn – nay đã được 70 – mà vẫn thiết tha với anh em. Thế là đáng quí !. Chúng tôi lấy làm vinh dự có một người anh em tận tụy với văn nghệ như anh (…) “.Trong một bài viết khác- Tam Ích rất “ tếu” , hơi hướm hỗn xược” - gọi ba chàng văn sĩ cùng” họ Vũ ” là ” ba thằng họ Vũ”- điều này hơi’ lố bịch”!. Giản dị, Tam Ích-Lê Nguyên Tiệp chưa hề được coi ” đồng lứa, đồng sàng”với Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Vũ Đình Chí-Tam Lang, và chưa bao giờ được ngồi chung, viết chạ với’ 3 thằng họ Vũ” kia , từ thời gọi là tiền chiến ?!Trở lại cùng Vũ Bằng kể chuyện mừng thọ - Tam Lang được tặng một món quà thật độc đáo - ấy là Thượng Sỹ có sáng kiến đặt họa sĩ Tú Duyên vẽ bức họa- một trái đào thật lớn tượng trưng thời còn để chỏm .( có lẽ Thượng Sỹ đã nhớ “ tóc chỏm đào” các em bé còn thơ ấu được cha mẹ’ cắt tóc chỏm đào” chăng ? - và bây giờ” em bé Tam Lang rất xa xưa nay đà 70 ). Bức tranh ấy có đủ tên , chữ ký các văn hữu tham dự buổi mừng thọ tác giả” Tôi kéo xe” vào 1971 .Có người nào đó lên tiếng nhắc Phạm Cao Củng ( 1913 - ) – cha đẻ nhân vật tiểu thuyết Kỳ Phát xưa kia.:…” sao nay anh chàng lại thu mình ngồi trong góc khuất, chẳng nói năng, chẳng tham gia xướng, họa, hay là óc bố mày giờ này chỉ có “cút” – không thể có thơ nào hay bằng nuôi ” chim cút” phải không?”Tới lượt một chàng ồn ào nhất , đi tới đâu” ba hoa” tới đó, sao bữa nay lại” tịt ngòi”- đó là Phạm Duy.Một văn hữu trêu :- Ca dao dành riêng cho Phạm Duy “.. văn chương chữ nghĩa bề bề / Thần “lờ “ ám ảnh cũng mê mẩn đời ( đúng ra “ văn chương bề bề” phải dành cho nhà văn Phạm Duy Tốn ,cha hắn mới đúng, còn hắn chỉ là” nhạc sĩ “ thôi !” ) - bây giờ chàng ta chỉ mê thần tiền và thần tiên mà thôi !Một bạn văn khác hùa theo:- Phạm Duy và Phạm cao Củng chẳng chịu nói gì, vác “ thân xác tới mừng thọ’, còn” hồn phách vật vờ nơi chin suối, mười khe ?! “Bỗng nhiên Duy phản pháo :- Im lặng là một” bí mật”. Khi các bạn được nghe ” tục ca” của tôi sẽ rõ, chứ bây giờ sao đành ” “tiết lộ thiên cơ” được !- “Tục ca” – lấy hứng từ nguồn người nữ - “ thần” lờ” ám ảnh trở thành” tục ca” đấy thôi ! một văn hữu khác chêm vào .Duy tiếp:- .. đàn em rất thụ cảm với bài thơ của” đại ca Tam Lang ” :” sớm đầu xanh, tối đã bạc rồi!”, còn sống ngày nào còn phải tận hưởng’ của Trời cho”,” chơi cho phỉ chí, kẻo “ sớm đầu xanh mà tối đã bạc “ thì thật uổng !!”( có tiếng xì xào nhắc chuyện Phạm Duy tằng tịu “với vợ của em vợ “ - rủ ca sĩ Khánh Ngọc “sớm Nhà Bè ăn chè , trưa ngửa bàn đèn hâm tục ca, tối đêm mầu hồng vi vút tiếng ca tình ái” - Khánh Ngọc tên thật Lan Nam, vợ Phạm Đình Chương. – sau vụ báo chí làm rùm beng, Khánh Ngọc đành ly dị chồng , xin đi du học ở Huê Kỳ, sau lấy chồng, một Việt kiều., bỏ hát, sống rất hạnh phúc. )Anh em văn hữu dự tiệc- rượu vào, lời ra, mỗi người mỗi vẻ, mỗi câu mỗi ý – bỗng có người lên tiếng:
- .. tại sao Vũ Hoàng Chương không có mặt ?
-.. chắc Vũ Hoàng Chương sợ” giáo bão can qua, lùa ám khí vào cuộc đời,”, chàng ta’ tự cấm quân,” cấm trại 100 % rồi !
- có tiếng ai ngâm thơ Chương sáng tác:
Dù dơ dù sạch đừng vương gót này
Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Vũ Bằng tiếp:
-.. có tin tung ra, Vũ Hoàng Chương gửi thơ dự giải Nobel văn chương năm nay đấy! Thơ V.H.Chương đã được dịch sang Pháp , Anh, Đức ngữ. Nào là “ Poèmes Choisis”,” Nouveaux Poems”, “ Communions Poems”, “ Die achtundzwanzig Sterne”..
Mọi người im lặng, khi chủ xị Tam Lang rời chỗ ngồi , tới bục đọc thơ:
“ Còn bao năm nữa cái đêm tận cùng?” nghe sao não lòng đến vậy !
Mọi người lục tục ra về.
Tiệc mừng thọ Tam Lang- Vũ Đình Chí 70 tuổi chấm dứt.
Đèn đường đã bật sáng từ lâu !
2.-Mừng thọ Tam Lang lần hai được tổ chức tại nhà Mai Hồng Khương ( bây giờ đổi tên Trần Hồng Khương , con gái “ thứ thiếp”- Á Nam-Trấn Tuấn Khải) tại 75 đường Lê Quốc Hưng, quận 4 .( tp. HCM) ngày 10-4-1983.
Khoảng 60 văn hữu tham dự. Khởi xướng ý tưởng là Vũ Bằng, Giang Kim-Nguyễn Thế Bình, Trần Hồng Khương…
Giang Kim tiết lộ:
-… với sự phân công rõ rệt. địa điểm : 75 Lê Quốc Hưng- nhà Mai Hồng Khương. Chạy đi mời là tôi, tường thuật, tiếp khách là Vũ Bằng, làm văn tế sống là Trạng Đớp- Nguyễn Xuân Tài. Việc nào vào việc ấy, chúng tôi đã thực hiện được nhu dự định, với số khách tham dự gần 60 anh , chị em, già, trẻ- vào một ngày” cúp điện” nên phần khai mạc tới 11 giờ trưa ngày 10-4-83 mới khai mạc được…”(….)
Khác buổi gặp mặt vào năm 1970 (trước 30-4-1975) - lần này có tiếng xầm xì :
“… đây có phải “mừng thọ, mừng thiếc” gì đâu- chỉ là vụ đầu cơ chúc thọ Tam Lang 83 tuổi thôi mà !”
Một bài viết của Trạng Đớp - đúng ra lá thư Trạng Đớp gửi Chàng Ngô ( Ngô Trọng Hiến - nguyên chủ Nhà sách, xuất bản” Như Ý” ở Phú Nhuận trước 1975 ). Có đoạn viết:
“…bàn của đệ cụ Tam Lang chủ tọa, nên anh em đều xoay quanh về tiêc thọ ngày 10-4-1983 vừa qua. Có một vị khách nhắc đến chàng Ngô – bồ ruột của cụ Tam Lang. mà sao bữa đó không có mặt ?”
Như một cái máy phát thanh ( …) CảTếu trả lời lý do tại sao hôm nay chàng ngô không đến ? Đệ mới hỏi Cả Tếu vì lý do gì, thì Cả Tếu trả lời:
“…Cậu đ.. biết gì ? Thằng cha đó hiện nay có đủ giấy trăm để đốt chúng mình( ngay) tại đây . ( Nó) là lái giấy, lái” óc” , cả tá con đi Mỹ, ( nhưng tại sao) hôm nay lại không đến ? ( Có phải) là vì ?
“Tam Lang ơi hỡi Tam Lang
Hôm qua tôi chửi” cả làng” nhà anh !”. (Nếu ) nó đến, anh em gặp( thì) sẽ khui ra, nên vắng mặt thì có gì là lạ ?
…-thế làm sao lại có tin, bữa tiệc thọ Tam Lang, do’ hai tên Lã Bất Vi Vũ Bằng và Giang Kim-Nguyễn Thế Bình ” lợi dụng xác sống tác giả” Tôi kéo xe” để” bắt tí tiền còm”. Bữa ăn không đáng 6 đồng / người, ( nên) Vũ Bằng cảm thấy không thể” xơ múi” gì nên “ lỉnh” trước ( chứ gì ?” (….)
Trạng Đớp tế sống Tam Lang ( anh em làng văn nhớ ra ngay - trước đây nhà thơ Tế Nhị từng có bài “tế sống Vương Hồng Sển.”.
.. và dưới đây trích đoạn “tế sống tác giả” Tôi kéo xe” , dịp mừng thọ lần 2 , của Trạng Đớp-Nguyễn Xuân Tài :
(………………………… )
Khi nhắm mắt ma to ma nhỏ
Rồi điếu văn, ai có nghe đâu ?
Nên nhất tề quyết định :
“ Phúng anh phúng sống mấy câu:
Anh nghe chắc sẽ gật đầu nhếch môi
Rượu đế đây kính mời cụ Thủ Hãy hưởng đi cái thú trần gian
Vững tay lèo lái làng văn
Chừng nào đến 400 năm thì về
Lúc ấy đệ cặp kè chín chục ( 90)
Ở trời Tây lập tức “ điện” ngay (*)
Chia vui cùng đất nước này
Tiễn đưa” văn nghệ một tay hào hùng !”
“ Giới xe kéo” vô cùng kiêu hãnh
Đường luân hồi chuyển bánh muôn năm
Làng văn nhớ mãi Tam Lang “ Làng xe” nhớ mãi anh chàng” kéo xe”
(………………………… . )
tháng 3.1983
TRẠNG ĐỚP ----------
(*)Nguyễn Xuân Tài được bảo lãnh đi Pháp, chưa đi thì đã qua đời.( Đ.B.B chú thích)
” Khi nhắm mắt ma to ma nhỏ” - ấy là nói về Tam Lang còn sống sờ sờ “ lúc sống thì chẳng cho ăn / khi chết lại làm văn tế ruồi ! “. Trạng Đớp lên án “ ngầm” bạn thân Giang Kim, và nhà văn Vũ Bằng tận dụng hoàn cảnh” ăn bo bo” lại gọ là ” cao lương”, khẩu phần bo bo mỗi người , thực ra chỉ” vo viên làm được một cái bánh cỏn con đút vào miệng, ăn rồi, sao vẫn còn thòm thèm !“.
Vậy tại sao không nghĩ ra “ cách tế sống Tam Lang, nhà văn tiền chiến không di tản, xứng đáng vai” tiên chỉ làng văn”: - vừa được tiếng với bè bạn vừa “ cấu véo” chút đỉnh kiếm miếng cơm gạo trắng’ cải thiện” ?
Trạng Đớp vốn tay ” thợ thơ châm biếm” làng báo Saigon- ai “ đặt hàng chỉ nháy mắt có bài” nộp, nhận tiền “ sống” ngay ”- luôn khoe “….trong làng “ choang” (lính )- “ -…trên là tướng ,dưới tá -đều biết danh ông tiên sư I ( trung sĩ 1) Trạng Đớp-Nguyễn Xuân Tài đấy !”
Nhắc tới “ tiên chỉ làng văn Tam Lang”- Trạng Đớp không thể không thể không nhớ “ trương tuần làng báo tài danh Anh Hợp”. Đó là môt nhà báo nổi tiếng từ Hà Nội trước 1954 ( thư ký tòa soạn báo” Thân Dân “ / Nguyễn thế Truyền ,
“ Dân Chủ” / Vũ Ngọc Các )..người thấp bé, mặt “ rỗ” ‘ nghiện hút- ở Hà Nội có vợ hẳn hoi , sau di cư chỉ còn một thân một mình bệ rạc. Ký giả Anh Hợp nghèo, đói, quần áo lếch thếch cáu bẩn, “ bạ đâu cũng là nhà”, “ nằm đâu cũng là giường” – so sánh với một hành khất, thì : “ mày mười, tao mới được năm” thôi. !
Gặp lúc Phật giáo gặp đại nạn 1963, Anh Hợp bèn nghĩ kế’ tuyệt thực phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm” nằm vạ trước chùa, nơi phóng viên quốc tế đến săn tin - dịp may bắt gặp - Trạng Đớp bèn xuống bút “ tế sống đoạn đời bi đát Anh Hợp:
“…chợt nhớ lại trước đây , đệ giữ mục “ Tầm đại bác “ báo “ Sống”( chủ nhiệm: nhà văn Chu Tử - Chu Văn Bình ) – có làm một bài tế sống nhà báo Anh Hợp- nhân dịp anh ta tuyệt thực trước Viện Hóa Đạo để phản đối nhà Ngô đàn áp Phật giáo. Các hãng thông tấn, các phóng viên trong và ngoài nước đến quay phim, chụp hình, ghi âm, phỏng vấn rầm rộ. Và sau đó nhà Ngô phải mang xe cứu thương đến rước Anh Hợp vào bệnh viện Grall điều trị, lại lót tay 500 ngàn đồng. Lâu ngày nhớ lõm bõm bài đó như sau:
“… Nấp vào bóng thiên đàng ma túy
Hồn cố quên tục lụy nhớp nhơ
Quên đi cái kiếp bơ vơ
Cơm nhờ nhà thổ, thuốc nhờ nhà thương
Nghe đàn áp nằm đường tuyệt thực
Nhà Ngô bèn bực tức gớm ghê
Phóng viên ngoại quốc chạy về
Nào là phỏng vấn xè xè quay phim …” >“Toàn quốc gửi tiền về giúp đỡ Anh Hợp qua nhật báo” Sống” do Chu Tử chủ trương. Anh Hợp “ ẵm bộn bạc” , bèn mời đệ đi ăn cơm tây, tắm hơi ở Chợ lớn, và đưa ra một ngàn bạc cho Trạng Đớp – nhưng Trạng Đớp từ chối không nhận, đáp lời:
- Tao đâu cần tiền, tao thích viết thi tao viết, vì tao thấy hành động tuyệt đẹp của mà. Thế thôi ! Tao nghèo như mày, nhưng vẫn khinh” thằng trọc phú”.
- Nghe rồi, Anh Hợp đọc ngay thơ Nguyễn Bính:
“ Trọc phú ti toe bàn thế sự
Đĩ già tấp tểnh nói văn chương
Đã coi đồng bạc to hơn núi
Lại học đòi theo thói Mạnh Thường “.
Hơn nữa, cái việc” tế sống” trên đất này ( hình như) chưa có ai nghĩ tới; thì ( chỉ) việc phát minh này ( thôi), cũng đáng giá ngàn vàng ( rồi ) ! …”
Trạng Đớp chưa hết bất bình với Chàng Ngô, nhưng ý của tác giả không nói thẳng thừng ra. Qua 2 câu thơ Chàng Ngô gửi Tam Lang trích dẫn trên kia, Trạng Đớp đặt câu hỏi trực diện :
“…-vì một dư luận không đẹp cho giới văn nghệ xứ này, ( chỉ qua) một câu” chửi tục” cho là “ đùa đi nữa, song đã loan truyền khắp “ nước Sài Gòn” ( rồi) ! (…). (Vậy là ) cả làng đều được nghe” nó” chửi anh, ( vậy) anh nghĩ sao ? Đây không cần phải đến ban Tổ chức trả lời” đại huynh” , mà chỉ là cá nhân” đệ”. Bởi” đệ” là 1 trong” 4” người chịu trách nhiệm trước dư luận anh em trong làng” văn). ( Vậy thì) xin” đại huynh” một lời giải thích:
“… Tam Lang anh hỡi Tam Lang ?
“ Thằng Ngô” nó chửi cả làng chúng tôi
Chắc có lẽ anh’ tồi”, anh” hủi” ? Nên nó dám chửi :
” thằng này” láo ghê ?! Xin anh vì nghiệp vì nghề
lý do
cho biết
để” ghè thằng Ngô “…
Chuyện giai thoại văn chương chẳng bao giờ hết chuyện, từ xưa tới nay chẳng bao giờ hết chuyện đâu? Các cụ thời xưa chẳng từng nhắc”… viết chẳng bao giờ hết lời, còn lời có bao giờ nói hết ý ? “ sao ?!
3 “… Hiện nay Tam Lang không còn sáng tác được một tác phẩm văn chương nào, có thể tương đối gọi là gía trị- để tiếp nối sự nghiệp văn nghệ của mình. Sự viết lách của ông bây giờ - cũng như Thiếu Sơn-Lê Sỹ Quý- chỉ là cách ” kiếm cơm độ nhật “ qua những”mầu báo giá trị trong ngày …” ( Lược sử văn nghệ Việtnam / Nhà văn hậu chiến: 1950-1956 / Thế Phong/ Saigon 1959)
Đọc lại nhận xét về Tam Lang cách đây đúng 39 năm - ( từ 1956 khi tôi viết sách nhận định văn học ) tôi nhận ra ngay :
”… vội vã, xốc nổi, hấp tấp, thiếu chin chắn.. lai “ rất bất công” nữa …!“
… khi bàn về sự nghiệp văn học rạng rỡ - một trong ba nhà phóng sự tài danh hàng dầu tiền chiến ?! ( Tam Lang là 1 trong bô 3 họ Vũ ). Tôi không thể “ bắt voi bỏ giọ”, kết luận hời hợt, vu vơ về sự nghiệp phóng sự to lớn của Tam Lang- Vũ Đình Chí như vây được ?!
Chỉ cần đọc lại toàn bài diễn thuyết” Cuộc đời làm văn, viết báo từ 1932- 1971”, Tam Lang kể lại thật nhiều chi tiết cảm động - nào chuyện áp bức, chống tham quan, ô lại, phản quyền lợi tổ quốc (….)…Tam Lang đã dùng ngòi bút sắc bén diễn tả bằng một giọng văn châm biếm, tế nhị ( để) đả kích mặt trái xã hội, lên án mọi bất công gây ra bởi lớp người này với người khác …”
Đó là nhận định về Tam Lang qua Thượng Sỹ - một nhà phê bình văn học nổi tiếng tiền chiến, một cây bút bình luận văn học báo” Tin Mới”- bây giờ gần 90 tuổi lại chưa có một tác phẩm nào được in thành sách.
Thượng Sỹ đặt câu hỏi, vậy quan niệm viết văn Tam Lang ra sao ? Cây bút ấy phải có lương tâm nghề nghiệp, bởi đó là điều tối ư cần thiết. Viết báo phải trung thực, không thể nói dở thành hay, hay thành dở, đen phải ra đen, nếu đổi trắng ra đen, thì dầu có biện minh thế nào đi nữa vẫn đáng khinh. – và chỉ được coi trọng, đáng kính – khi cây bút ấy thật sự hiểu công việc viết báo là phơi bầy được đúng sự thật vì công chính. Thật rõ ràng vậy , nên Tam Lang đã theo gương của một nữ nhà báo Pháp, Maryse Choisi, tự khoác vào mình thân phận một con điếm ,để viết được một tác phẩm trải nghiệm bằng kinh nghiệm bản thân : hai tay phu-xe-kéo cầm hai càng xe chạy kiếm khách đổ mồ hôi trán hạt lớn, hạt nhỏ…
Tam Lang bỏ nhà, xin đi làm báo. Được chủ nhiệm chấp thuận, Tam Lang vào” bộ vó” một phu- xe- kéo – đến nhà Cai xe thuê chiếc xe kéo, hai tay cầm hai càng xe, lao ra đường kiếm khách. Có đêm chạy suốt,như để tự hành hạ bản thân , và có được cảm giác thật sự của kiếp sống nhọc nhằn một phu- xe -kéo chuyên nghiệp. Sau đó, một phóng sự điều tra xã hội về phu - xe -kéo được đăng tải trên” Ngọ báo” nhiều kỳ .( chủ nhiệm Bùi Xuân Học). Đăng báo xong, sách đươc in ra, trên đầu trang tác giả ghi :
“ Kính tặng:
Ông Bùi Xuân Học, chủ nhiệm” Ngọ Báo” ,
người đã đội lên đầu tôi chiếc nón phu xe kéo”.
T.L.
.. sau khi sách phát hành, tác giả đọc được bài báo , gật đầu tán thành lời bình sắc sảo của Vũ Ngọc Phan :
“….dù những nhân vật được mô tả trong thiên phóng sự “ Tôi kéo xe” đã là những xác chết thối tha, người ta cũng cần thấy cần phải khai quật cả lên, nếu người ta cũng chung quan niệm với Vũ Ngọc Phan- nhà phê bình văn học đã ghi lại trong” Nhà văn hiện đại” câu này : “…Không có lối văn nào giúp ích cho việc cải cách, cho nhà đương chức pháp luật, và cả nhà xã hội học bằng các thiên phóng sự ….”
Năm 1971, “ Tôi kéo xe” tái bản, vì tập phóng sự xã hội này được đưa vào chương trình học lớp 8 ( 8/12) miền Nam – bây giờ thân phận phu-xe-kéo đã được đổi mới khác hẳn – tác giả tự đánh giá:
“…( chỉ) hơn 10 năm sau, khi tập phóng sự” Tôi kéo xe” xuất bản, trên toàn quốc không còn bóng dáng chiếc xe kéo nào nữa, và hơn 30 năm sau, với chính sách chủ xe được phép mua xe trả góp , thành tư hữu, để làm phương tiện sinh sống; chế độ cai xe tuy hành nghề. Từ ngày ấy đến nay, tính ( ra) đã được ngót thế kỷ- tôi thấy đạt được một phần ước vọng đó, nhưng ( vẫn) là một phần nhỏ, chẳng thấm tháp gì….”.
Kể từ 1942 , lời bình Vũ Ngọc Phan về “ Tôi kéo xe” - thì những năm trước đó –Trương Tửu, Hoài Thanh đã có nhận xét về tác phẩm phóng sự độc đáo ấy trên “ Tiểu thuyết thứ bẩy “( Hoài Thanh ), báo “Loa”( 1938- Trương Tửu,).
Qua bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu viết nhiều bài viết phẩm bình “ Giọt lệ sông Hương”, “Một đêm trước,”” Đời niên thiếu “…- riêng” Tôi kéo xe” – thì hết lời ca ngợi tác giả :
“(…)… ” Tôi kéo xe “ là quyển tiểu thuyết tả chân giá trị nhất trong văn học Việtnam hiện đại – bởi lẽ Tam Lang đã thu góp chất liệu sống cực khổ, nhọc nhằn của phu xe kéo, tác giả biết loại bỏ những đoạn kịch trá hình ( détails mélodramiques ) để làm gì ? Để nhìn rõ : trong cặp mắt sâu hoắm như hai cái lỗ đáo ở chiếc đầu lâu, anh ta để rơi xuống đất mấy giọt nước mắt khô khan như pha lẫn máu. Những tình tiết ấy tạo thành cuốn tiểu thuyết ông có trí tưởng tượng của một thi sĩ, ông có ( sự) bình tĩnh của một nhà báo- với 3 đức tính này, ông có thể trở thành một nhà văn đại tài…”.
…đến Hoài Thanh, nhận xét về tác phẩm” Một đêm trước” của Tam Lang – Hoài Thanh cho rằng tác giả chuộng cảnh tả thực, qua sự ghê tởm thấy được, hơn là ghê tởm hình dung, tác giả đã sống trải nghề phu xe kéo- nên khi tả về phu- xe- cao –su ( công nhân được tuyển đi Tân Thế Giới làm đồn điền, trồng cây cao su ) – thì Hoài Thanh rất tâm đắc với “ lối nhìn’ của Tam Lang- và Hoài Thanh dẫn chứng :
“…trước mắt tôi, một bát canh bò bốc khói lên ngùn ngụt, nóng sốt như thế nào mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cho lắm; vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bều như nổi mấy xác chết đuối mấy đám hành răm …” ( Một đêm trước ) .
… Hoài Thanh kết luận:
“…… ông Tam Lang không tìm cái ghê tởm ấy trong tưởng tượng, ông chỉ tả cái ghê tởm ( mà ) mắt ông trông thấy, cho nên lại càng làm cho người xem ghê tởm ! Tôi đã có dịp nhận thấy cái đặc sắc này của văn Tam Lang trong “ Một đêm trước “.
.. lại không đồng tình cùng Trương Tửu – Hoài Thanh chê” Tôi kéo xe” có “ những đọan văn thừa “.
Vậy đoạn văn thừa kia là đoạn nào, ở tác phẩm nào ? Theo Hoài Thanh - chính đoạn thừa là ” câu đề tặng mà Tam Lang gửi ông chủ nhiệm” Ngọ báo” .
Kể ra Hoài Thanh khá khắc nghiệt, lại phi lý nữa – xét tận cùng kỳ lý : ” nếu không có chủ nhiệm “Ngọ báo” Bùi Xuân Thành’ đồng tình cho đăng tải, trước khi in thành sách, hẳn là không thể có tuyệt phẩm ” Tôi kéo xe” được !?
– kể cả “ câu đề tặng” cũng được Hoài Thanh soi mói - “nên , hay không nên có ?
”…kiểu soi mói “ bần tiện” – giả thiết thôi- nếu đặt dưới lăng kính “ nhìn bởi ” Chế Lan Viên : “…nhà phê bình khó trở thành nhà văn , nhưng nhà văn chỉ cần nghiên cứu ít lâu dễ trở thành phê bình ..”
(trích theo “ Phê bình trong cơ chế tự thỏa mãn trong văn học “ / Vương Trí Nhàn / Tạp chí “ Văn học và dư luận”, số 9/1991 xuất bản ở tp. HCM. ).Ở đất nước ta, chỉ nói ở thời tiền chiến thôi – rất khó có nhà văn nào trở nhà phê bình văn học tài ba như André Gide được? Ấy là, tôi muốn bàn tới trường hợp André Gide viết sách phê bình văn học- nói về Fédor Dostoievsky. -(“một cuốn phê bình văn học tuyệt vời của Gide!”).
Trở lại Hoài Thanh phê bình” Tôi kéo xe’ – Hoài Thanh nhận xét về cái nhìn “ ghê tởm cảm thấy được trong đội ngũ phu-xe-kéo “:
…” Tôi kéo xe “ vẫn là tập phóng sự giá trị. Tác giả đã làm cho ta nghe thấy những điều ở ngay trước mắt ta, bên tai ta, mà ta không nghe thấy …”
Trên kia vừa trưng dẫn vài ý kiến các nhà phê bình văn học tiền chiến – vậy “ thời hậu chiến” nhận xét về “ Tôi kéo xe’ ra sao ?
Tam Ích, nhà phê bình văn học khuynh hướng mác xít ở miền Nam - ông khởi nghiệp viết từ 1945, chủ soái nhà xuất bản” Chân trời mới “ ( với Thiên Giang và Thê Húc-Phạm Văn Hạnh ) - Tam Ích nói huỵch toẹt, rất không đồng tình với Hoài Thanh lên án “ ông Bùi Xuân Học được” Tam Lang đề t ( sách ) - là chụp cái mũ phụ xe lên đầu Tam Lang’ là thừa ? … vẫn theo Tam Ích lý giải :”… bởi Hoài Thanh không thể hiểu được cái” altitude zéro” mà thôi ! “:
“…” Tôi kéo xe” vẫn hay như xưa. Cho có uất lên , thì cái uất cũ rất là trần truồng – altitude zéro.” (in chữ đậm - TP). Khi tâm sự bối rối thì hỏi mình một cách trắng trợn. Tại sao tôi lại chịu kéo người ? Thật lúc chính tôi cũng không biết : đó là một câu hỏi
( của) mình vào lúc đầu, sau khi ông Bùi Xuân Học chụp cái mũ lên đầu Tam Lang ! Cái ý của câu hỏi đem ra hỏi tâm tư, lại cũng ở” altitude zéro”..?
Xem ra chỉ phê về một việc nhỏ : “… cái mũ được chụp lên đầu Tam Lang cũng rắc rối việc ?!”. Với Hoài Thanh là” thừa”- Tam Ích thì” phải lắm”, còn hay là khác , hay một cách tự nhiên, sống dộng, trần truồng, không cần thêm bớt, màu mè mà vẫn hay !... “
4 .-Bàn về nhân cách trong văn chương nhân bản Tam Lang - qua một chuyện thật trong đời tác giả , tác giả không muốn ai biết. Và không có ngày 20-4-1971 - tại giảng đường Đại học Văn khoa ( Saigon) - giáo sư Thanh Lãng mời tác giả tới diễn thuyết- hẳn chuyện tình nhà văn phóng sự kỳ tài sẽ được giấu kín mãi mãi.
Tác giả cho rằng nhà văn rất cần có nhân cách ở ngòai đời thường, thì mới phản ánh được nhân cách ấy trong nhân vật văn chương được.
Tam Ích rất tán dương quan niệm ấy , một khi đem áp dụng vào đời viết văn Tam Lang. Ông phê : ” Thật hay tuyệt !”.
Đó là sự trung thực ngay đối với chính bản thân, tránh được tình trạng : “ hãy làm theo lời tôi nói, đừng theo sự tôi làm “và, cũng là điều tôi dẫn chứng; “ đời sống riêng tác giả và văn chương là một “…
Câu chuyện kể dưới đây, giữa tác giả và Ngô Văn Mậu ( phóng viên, đồng nghiệp) – có một buổi , ông Mậu đi nhặt tin các quận , rồi trở về tòa soạn - còn Tam Lang ở nhà biên tập viết lại tin đăng báo .
Một buổi khác , phóng viên Mậu đi nhặt tin, lại không có tin - thư ký tòa soạn Mai Du Lân mắng nhiếc phóng viên lười biếng thu nhặt tin tức, kể cả “ tin chó chết “.Phóng viên Mậu cho biết toàn thành phố Hà Nội bữa nay chẳng có chuyện gì xảy ra, thì lấy đâu ra‘ tin với tức, dù là tin” chó chết” “- chẳng lẽ phóng viên muốn có tin giật gân để đăng -thì” đút cẳng” vào bánh xe ô tô để có tin chăng ?” Điều qua tiếng lại, Mai Du Lân ỷ quyền chức vụ lớn, chửi mắng phóng viên Mậu:”.. cho rằng cậu có đưa đầu vào xe ô tô thì vẫn chỉ là tin vặt, loại “ tin tức chó chết” mà thôi !“.
Tam Lang chứng kiến, ức lòng, bênh đồng nghiệp, bèn đứng phắt dậy, ném mạnh cán bút xuống bàn để phản đối –tên quản lý kiêm chủ báo Mai Đăng Đệ ngồi gần đó ra mặt bênh cháu ( Mai Du Lân) chêm một câu: “… chó chết vị tất đã hết chuyện !”
Tam Lang thấm thía câu nói kia , cho đây là bài học nghề nghiệp cần khắc ghi trong nhật ký: “…gieo vào đầu óc tôi một cảm nghĩ miên man, mà tôi cho là có giá trị của bài học khôn ngoan nghề nghiệp “.
Cả tòa soạn – phóng viên, biên tập phản đối , bỏ việc không cộng tác với báo” Thực nghiệp” nữa. Riêng Tam Lang mất 15 đồng lương hàng tháng, gia đình túng quẫn tài chính. Dầu vậy buổi tối, ông vẫn theo học Pháp văn, và không chịu được cảnh gia đình nói vào, nói ra - ông lẩn tránh tới nhà một bạn quen xin ở nhờ. Chủ hiệu Trực Thành, mở cửa hàng bán xe đạp ở Place Négrier ( Cửa Nam bây giờ ) Chủ tiệm Tiết Hiếu Trung tính tình quảng giao, tuy bán xe đạp lại có máu “ văn nghệ”. Trung dành ngay cho bạn một phòng riêng, buộc bạn phài viết xong một cuốn tiểu thuyết, cốt truyện do Trung kể lại . Trung nói với bạn - cơm hầu nước dót, đệm ấm, giường êm, nhưng cửa khóa hàng ngày – chỉ khi nào viết xong cuốn tiểu thuyết này mới được tự do.
Câu chuyện kể lại đời sống một cô gái gốc Huế- người nhân tình cũ Tiết Hiếu Trung – bị cha mẹ cô gả bán cho gia đình thượng quan triều đình Huế. Trung hứa viết xong bản thảo, cuốn tiểu thuyết sẽ được in ngay, phát hành trên toàn quốc, tiền bạc do chủ tiệm lo chu toàn.
Vậy là” Giọt lệ sông Hương” ra đời. Tác giả chưa sống ở Huế bao giờ - bây giờ truyện có bối cảnh ở Huế thì làm sao đây ? Tiết Hiếu Trung trả lời , chuyện này đã có Vệ Lan ‘ cố vấn” . Lần đầu Tam Lang nhìn thấy vợ Trung, đã khen thầm, đó là : ” một giai nhận tuyệt sắc !”.
Vệ Lan được chồng giới thiệu, nàng cầm bút vẽ sơ đồ phố xá cố đô Huế, nào đây sông Hương, kia núi Ngự, xa hơn Vườn Tĩnh Tâm, thôn Vỹ Dạ, cửa Thượng Tứ, quán Âm Hồn .. vv.. tâm tính dân xứ Huế ra sao được Vệ Lan kể vanh vách, rành rọt cho nhà văn nhập tâm.
Tam Lang nghĩ ngay đến thể ”văn biền ngẫu” sẽ được dùng trong cuốn tiểu thuyết này, nhà văn ghi ngay tiếng tây lên giấy” parallélisme littérature “ cùng tựa truyện tình” Giọt lệ sông Hương”.
Mỗi khi viết xong một đoạn, Tam Lang đọc , Vệ Lan nghe, nước mắt nàng giàn giụa, thông cảm “ mối hận tình” của chồng , và nàng” ới” ngay chồng lên phòng văn cùng thưởng thức . Vệ Lan quan sát nét mặt buồn rượi, khi chồng nghe đoạn văn vừa đọc, hẳn chồng nàng còn nặng lòng với giọt lệ sông Hương chảy vào triều đình quan cách.
Tác phẩm viết xong, năm sau Tiết Hiếu Trung bỏ vốn in – sách in xong, Trung trao cho Tam Lang 50 cuốn để tác giả tặng báo chí, bạn bè – bản thảo” gốc’ Trung cho đóng gáy da, chữ mạ vàng giữ làm kỷ niệm.
Và cũng từ đấy, chuyện tình âm thầm giữa Vệ Lan và tác giả “Giọt lệ sông Hương” xảy đến. Vệ Lan bắt đầy “ yêu thực sự” tác giả- bằng cách thêu một tấm khăn nhỏ lụa trắng với hàng chữ” Giọt lệ sông Hương , chắc anh không ngờ giọt lệ châu của Ngọc đã đổ ra suốt một năm trời “. Vệ Lan dùng khăn này lau nước mắt, và dặn :” …đừng cho Trung biết chuyện này . Lan xin anh giữ kín để làm kỷ niệm của Lan “.
Ở giữa trang sách, Vệ Lan gài ảnh chân dung chụp nghiêng, với lời : ” đề tặng Tam Lang”- dưới hàng chữ ghi thêm “…dáng đứng nghiêng nghiêng trên lan can căn gác nhìn ra đường “.
Tác giả nhìn thấy khăn, bàng hoàng, vội vã tìm gặp Vệ Lan- khi nhà văn tới trước cửa phòng , định đưa tay vào quả đấm – bỗng trùn tay buông ra, ngập ngừng không dám xoáy vặn quả đấm nữa. Tác giả bỏ ra ngoài, một mình lang thang, suy nghĩ vẩn vơ vào một đêm khuya dưới trời mưa phùn Hà Nội.
Đó là chuyện tình giấu kín tác giả” Giọt lệ sông Hương” từ bao năm trước – nay hé mở toang trước đám sinh viên Văn khoa Saigon của mấy chục năm sau.
Từ 16 giờ 30, ngay tại giảng đường mang số P-202, sinh viên Văn khoa ngồi chen chúc, chật ních chờ đợi buổi nói chuyện của nhà văn phóng sự kỳ tài tiền chiến: Tam Lang- Tôi kéo xe. Một số sinh viên tới trước có ghế ngồi, còn lại đều đứng hàng một dọc theo hành lang .
Tôi tự hỏi:” .. nếu không có giáo sư-nhà phê bình văn học Thanh Lãng biết gía trị văn phóng sự Tam Lang, hẳn rằng bữa nay chúng ta sẽ không có một” tư liệu văn học” rất qúy giá này, bởi lẽ tác giả không tự bạch, làm sao ai biết ?..”
Đó là nhân cách đáng trân trọng của tác giả, rất đáng ngợi ca- bởi trước đây, khi đưa tay vào quả đấm định mở cửa phòng Vệ Lan – rồi ngưng - bỏ ra phố lang thang tác giả, và đó cũng là” nhân bản trong văn chương Tam Lang” cũng bắt đầu khởi nguồn ở điểm này.
Rồi sau hơn 10 năm lưu lạc- một ngày kia- tác giả nhận được một cánh thiệp từ Sài Gòn gửi ra Hà Nội trước 1954 .( tôi đoán chừng, khi ấy, tác gỉa đang nắm chức vụ chủ bút nhật báo” Giang sơn”( chủ nhiệm: Hoàng Cơ Bình).
Mặt sau cánh thiếp có 4 câu thơ:
“… Yêu nhau chỉ biết là yêu
Có bao giờ nghĩ đến điều dở dang
Mười năm mưa gió phũ phàng!
Để ai nát Ngọc tan vàng vì ai ?”
Chính là Vệ Lan năm xưa ở Huế rồi !Vệ Lan với tên thật” Đào Thị Ngọc.
Sau này, tác giả biết thêm Vệ Lan đã vào Saigon làm” thứ thất” cho một vị quan đứng đầu chính phủ khi ấy.
Nhớ lại khi Vệ Lan sống cùng chồng Tiết Hiếu Trung ở Huế, được chồng giới thiệu với Tam Lang, mối tình câm bắt đầu nẩy nở, rồi lụi tàn âm thầm. Đào Thị Ngọc yêu thầm, giấu trộm nhà văn- nàng nhớ lại chồng cũ nước mắt giàn giụa sau khi nghe nhà văn đọc một đoạn truyện mới viết xong- nàng đã ghi khắc hình bóng nhà văn từ khi ấy. Không được đáp trả, sau nàng ly dị chồng vào Nam, làm” thứ thất” một thượng quan đứng đầu chính phủ Quốc gia, sau nàng bị bệnh hoạn, lại từ chối vào bệnh viện Grall , qua đời ở một nhà” thương thí” tự nguyện- với 4 câu thơ gửi” người tình cũ”. Chuyện tình chưa được viết ra ấy chẳng kém gì chuyện tình viết lối” biền ngẫu” “Giọt lệ sông Hương !”
Tam Lang cầm tấm thiệp với 4 câu thơ của Đào thị Ngọc- lại không quên lần bà Ngọc đến tìm tác giả ở nhà một người bạn, có phương danh là Chính. Giữa buổi trưa, Tam Lang đang ngủ bỗng giật mình – bởi cánh tay “ ai đó” ôm chầm lấy, đặt lên môi ông nụ hôn nồng nàn. Mở mắt ra, đó là Vệ Lan- Đào Thị Ngọc- vợ cũ Tiết Hiếu Trung. Mặt nàng bữa ấy có vết máu bầm đọng, chuyển màu tím bồ quân- bởi nàng ’ bị đòn thù” chồng cũ.
Một lời giải thích:
“(…)- việc ( này) không thể thực hiện được”, vì trên tình cảm của tôi còn có pháp luật, của tòa án, và lễ giáo gia đình( nữa)…
Nàng vụt đứng lên, vẻ căm hờn, bước ra khỏi phòng, không thèm chào tôi và( ca Chính nữa, cũng không( thèm) lau nước mắt..( đang rơi trên ám nàng)… “
Đó là tác giả Tam Lang- Vũ Đình Chí ; một trong 3 vị viết phóng sự lừng danh tiền chiến, mà Tam Ích từng gọi là ’ ba thằng họ Vũ”.
Chẳng biết buổi sinh thời, nhà văn phóng sự kỳ tài Vũ Trọng Phụng có làm thơ ký bút danh Thiên Hư không ? hay cô Hoàng thị Trâm ( một bút danh khác Vũ Bằng) có múa bút làm” thơ tình” ? Không ai được biết điều này” có’ hay” không” ? Còn lại một chàng tên VŨ Đình Chí, bút danh Tam Lang đã từng có bài thơ tặng Vệ Lan:
“…Yêu nhau, năm tháng cách xa nhau
Ngấn lệ chưa khô đã bạc đầu
Một sớm em đi, tình đã lỡ
Trọn đời anh chịu kiếp thương đau ! “
Lại phải nhớ tới Tam Ích thôi - “Tam Lang : 1 trong’ ba thằng họ Vũ”- Tam Ích khen Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền bởi” chàng” được Tam Ích khen hết lời, hết nhẽ:
“… Thanh Lãng và Phạm việt Tuyền in lại” nó “: ( nó đây là” Tôi kéo xe ? Tam Lang- TP chú thích) thật cũng đã là những người tinh đời. Chứ ai in lại mấy cuốn dở - dở là dở bút pháp ấy. Ai dám nói bài” Phở” của Nguyễn Tuân viết sau này là” dở’ ? Đã có Jérôme Lindon nói rằng một nhà văn lớn là nhà văn “ renouveler” nếp viết và suy tư của mình, chứ không sùng bái người mình đã biết rồi. Hình như Lindon nói về Samuel Beckett ..”(…) Tôi đã chuộc, vì văn anh vẫn hay . ( Tam Lang- TP chú thích) Đó là điều quý nhất. Mọi chuyện là thứ yếu …” ( 14) ”.
Khi Tam Ích thấy” Tôi kéo xe” được tái bản , Tam Ích lầm tưởng là ‘ con mắt tinh đời của chủ biên” Cơ sơ Tự do” in ấn . Thật ra Tam Ích” khen” lầm “Cơ sở Tự do” cùng chủ biên Phạm Việt Tuyến “ có con mắt tinh đời” khi thấy “ Tôi kéo xe” tái bản . Chính xác hơn,” Tôi kéo xe’ được đưa vào chương trình học lớp 8 ( ban trung học miền Nam), thì nhà xuất bản Sống Mới liền cho” tái bản “ ngay để bán cho “thầy và trò dạy và học văn Tam Lang”.
Tam Ích, nhà phê bình văn học hậu chiến thông minh – nhà viết sách chính luận sắc sảo- viết bình luận “khen” hoặc” chê”, “ đúng nhiều”, “ sai ít - nhưng rất hết lòng:
“…Tôi đã chuộc, vì văn anh vẫn hay; đó là điều quý, ích.Mọi chuyện khác chỉ là thứ ` yếu ….”
(Lần gặp anh- ở nhà tôi thuê, 351 / 1… Trương Minh Giảng (Saigon 3) - tôi nói đùa : ” Vous êtes jusqu’auboutiste , Mr Tam Ích !”.) ( sau anh thắt cổ tự vẫn ở gác trọ đâu đó, gần Nhà thờ Nguyễn Thiện Thuật, Saigon 3).
Còn tôi- viết bài này về Tam Lang, đó cũng là” tôi đã chuộc … “tội”… . ( nói theo kiểu Tam Ích) - đây là chuộc tội của một người trẻ 25 tuổi viết phê bình văn học, hình như tuổi này viết phê bình văn học hơi quá sớm thì phải ? Đúng ra, tôi chẳng có ý viết “phê bình văn học, văn hiếc” – và bộ” Lược sử văn nghệ Việtnam : 1900-1956”( 4 tập) - chỉ là kết quả khi đọc các tác phẩm văn học tiền chiến, kháng chiến, hậu chiến, sau cùng viết tổng kết 60 năm văn nghệ- để làm vốn đời văn của tôi ở bước đầu mà thôi.
Riêng với “ nhà phóng sự kỳ tài tiền chiến Tam Lang “, tác giả tác phẩm” tuyệt hay” ‘ “Tôi kéo xe” – đó là lời tạ tội chân thành đối với bậc trưởng thượng.
Bởi lẽ, trước kia tôi rất hồ đồ khi nhận định về sự nghiệp văn chương- phải thế này thế kia- là” láo toét” ; hoặc tại sao thời hậu chiến , ông chỉ viết báo lăng nhăng kiếm cơm, giá trị trong ngày – hoặc không có một tác phẩm nào để đời ? vv…
Vẫn theo chân Tam Ích , cần “ renouveler” – tôi cũng phải” làm mới lại” câu văn xưa kia viết rất chưa chin chắn, lại vội vã, mơ hồ…bằng một cuốn sách nhỏ bé ra mắt bạn đọc:
Cuộc đời viết văn, làm báo
TAM LANG – TÔI KÉO XE (*)
__________________________________________________________________
(*) ‘ Cuộc dời làm văn, viết báo:
Tam Lang- Tôi kéo xe / Thế Phong
Nxb Văn hóa – Thông Tin / Hà Nội 1996 - Nxb Đồng Nai,(miền Nam) / 2004.
ĐƯỜNG BÁ BỔN
© Tác giả giữ bản quyền.
.Cập nhật theo nguyên bản tác giả gởi ngày 27.03.2011.
. Trích đăng lại vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com
MƯỜNG GIANG * HỒ CHÍ MINH BÁN PHAN BỘI CHÂU
HCM Bán Đứng Phan Bội Châu
Cho Thực Dân Pháp Trên Đất Trung Hoa Năm 1925
Mường Giang
- Kính tặng Quý Ân Sư và Anh Chị Em TH.Phan Bội Châu - Phan Thiết - Riêng Mai Minh, Pham Thái, Khai Trinh, Anh Vũ, Trường, Dung..
Mường Giang
- Kính tặng Quý Ân Sư và Anh Chị Em TH.Phan Bội Châu - Phan Thiết - Riêng Mai Minh, Pham Thái, Khai Trinh, Anh Vũ, Trường, Dung..
Về huyền thoại xuất dương cứu nước, cận sử VN trong thế kỷ XX có nhắc tới bốn
nhân vật : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành và Ngô Đình Diệm.
Ngày nay qua sử liệu chúng ta đã biết rõ chân thực chính ai mới là người thực sự
ra nước ngoài cứu nước. Trong bốn người, cả Phan Chu Trinh và Ngô Đình Diệm mất
thình lình nên chưa biện bạch hành động cùng chuyến đi của mình. Phan Bội Châu
trong tự phán đã viết lời thành thật xin lỗi quốc dân, sự thất bại trên con
đường cứu nước. Duy nhất chỉ có Hồ Chí Minh thì tự viết sách huyền thoại hoá với
mình, để bóp méo sự thật: Ra đi đề tìm phương tiện hợp tác với giặc Pháp, để mưu
sinh và giải quyết kinh tế gia đình mà thôi.
* HUYỀN THOẠI PHAN BỘI CHÂU, XUẤT DƯƠNG CỨU NƯỚC:
Là một nhà nho tiêu biểu cho giới sĩ phu yêu nước, Phan Bội Châu đã ném danh lợi
phù phiếm vào trời đất mông mênh, để chọn cho mình một cuộc sống phi thường, dấn
thân đấu tranh cho dân, cho nước, theo đúng truyền thống ngàn đời của thanh niên
kẽ sĩ thời đại:
'Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Những sử gia chân chính xưa nay khi luận anh hùng, thường không chú trọng đến sự
thành công vật chất, mà chỉ quan tâm đến các giá trị tinh thần. Bởi vậy trong
dòng sông lịch sử Hồng Lạc, từ buổi bình minh dựng nước thời tổ Hùng Vương cho
tới hôm nay, ta thấy ngoài những minh quân, hiền tướng như Lý thánh tông, Trần
nhân Tông, Lê thánh Tông, Lý thường Kiệt, TrầnHưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã
tạo nên những chiến công hiển hách, lưu danh thiên cổ. Bên cạnh đó, còn có không
biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ, cũng đã hy sinh cho Tổ quốc dân tộc. Họ là Hai
Bà Trưng, Bà Triệu, là Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Trương Định, Thủ khoa Huân, Phạm
hồng Thái, Cô Giang, Nguyễn thái Học...là Phan Chu Trinh, PhanBội Châu và mới
nhất có Trần văn Bá,Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Trần Thiện Khải, Lý Tống...tất cả
không thành công, nhưng thành nhân, danh thơm muôn thuở, khí phách hiên ngang,
đáng được đời ngưỡng mộ.
Trong hàng ngũ anh hùng liệt nữ trên, Phan Bội Châu qua tâm khảm của nhiều người
Việt Nam, là một chiến sĩ yêu nước tha thiết, nồng nàn, một nhân vật lịch sử
kiệt xuất, gạch nối giữa hai phong trào văn thân và Duy tân, cùng có chung một
mục đích trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc,vào đầu thế kỷ 20.
* NGHỆ AN QUÊ HƯƠNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ HỒ CHÍ MINH:
Cùng sánh vai với Thăng Long, kinh đô cũng là chốn ngàn năm văn vật, hai tỉnh
Quảng Nam và Nghệ An, bao đời đã sản sinh ra nhiều danh nhân của dân tộc. Nghệ
An xưa nay vẫn là một tỉnh lớn và quan trọng nhất nhì của VN, nằm về phía bắc
Trung phần, giáp giới với Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào và Đông Hải, hiện tại có diện
tích là 16.487 km2 với dân số 2.858.265 người, nhiều núi, ít bình nguyên nhưng
lại có một hệ thống sông rạch chằng chịt. Vì là miền đất cổ của Văn Lang, nên
Nghệ An có rất nhiều di tích lịch sử như đền An Dương Vương, Mai Hắc Đế, thành
Lục Niên, Phượng Hoàng Trung Đô.
Ngoài ra, Nghệ An còn nổi tiếng khắp nước vì đã sản sinh ra nhiều anh hùng, liệt
nữ và những tài danh văn học như Phan Bội Châu (Nam Đàn), Đặng nguyên Cẩn, Đặng
thái Thân (Hải Côn), Phạm hồng Thái (Hưng Nguyên), Hồ tông Thốc, Dương doản Am (Quỳnh
Lưu), Hồ sĩ Dương (Hoàn Hậu), Nguyễn trường Tộ (Hưng Nguyên), Nguyễn xuân On, Hồ
xuân Hương...sông núi anh linh đã hun đúc nên nhiều anh hùng liệt nữ, những tài
hoa nghệ sĩ hiển hách muôn đời.
Theo Nguyễn Thiện Chí, viết qua lời kể của Đại Tá Phan Thiện Cơ thuộc Quân đội
Bắc Việt, cũng là cháu đích tôn cụ Phan bội Châu, đăng trong Kiến thức ngày nay
số 50, xuất bản tại Sài Gòn ngày 15-12-1990, thì trong thời kỳ cải cách ruộng
đất ở miền bắc năm 1955, đội cải cách địa phương đã qui tội Cụ Phan thuộc thành
phần giai cấp địa chủ theo lối tam đoạn luận, nghĩa là cụ Phan đỗ đạt cao, mà
học cao thì phải giàu và giàu là địa chủ. Cũng may Cụ đã chết từ lâu nên thay vì
lôi ra đấu tố, nhà nước chỉ đem bức ảnh của Cụ treo trên bàn thờ xuống để ở
chuồng trâu. Cuối năm 1955, Đảng sửa sai chính sách cải cách ruộng đất, nhờ vậy
Cụ Phan được xóa tội địa chủ, cường hào nên bức ảnh được phép treo trở lại trên
bàn thờ cũ. Oi đau đớn cho những người yêu nước.
*THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PHAN BỘI CHÂU:
Từ sau những cái chết oanh liệt của các lãnh tụ chống Pháp như Cao Thắng, Phan
Đình Phùng, Đinh công Tráng, Mai xuân Thưởng và nhất là việc Vua Hàm Nghi bị tên
Trương quang Ngọc bắt giao cho Pháp và bị đày ải sang tận Phi Châu, thì phong
trào Cần vương coi như đã thất bại, dù trên rừng núi Yên Thế, Hoàng Hoa Thám và
nghĩa quân vẫn tiếp tục chống giặc thù, trong tình thế tuyệt vọng. Nhưng dân tộc
Việt Nam muôn đời luôn có truyền thống bất khuất trước kẻ thù xâm lăng, nên lớp
này vữa ngã xuống, lập tức đã có ngay thế hệ khác đứng dậy thay thế, để tiếp tục
con đường tranh đấu dành độc lập cho nước nhà. Từ đầu thế kỷ 20, khắp nước nở rộ
lên một phong trào đấu tranh mới, cầm đầu bởi một tầng lớp sĩ phu nho giáo đầy
nhiệt huyết và thức tỉnh trước chiến công hiển hách của Nhật Bổn đã đánh bại
Thanh triều và Nga Sô.
Trong bối cảnh đó, dù cùng chung lý tưởng là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ
cõi Đại Việt, nhưng trong phương cách hành động vẫn có nhiều khác biệt, như có
người thì chuẩn bị võ trang tiếp tục đánh Pháp, trái lại có kẽ chủ trương tranh
đấu công khai với kẻ thù bằng cách mở mang dân trí, chấn hưng công thương nghiệp,
lập hội đòi dân chủ. Tóm lại, đó là chủ trương của hai nhóm kháng Pháp: cải cách
và bạo động.
Trên thực tế, Phan Bội Châu là lãnh tụ cũa phong trào chống Pháp bằng phương
cách bạo động nhưng đồng thời cũng ý thức được tác dụng hữu ích của phong trào
cải cách, vì vậy Ong đã sử dụng cả hai phương thức đấu tranh trên và được cả hai
phái cũng như toàn dân quí trọng, tin tưởng. Trong hàng ngũ các sĩ phu dấn thân
vào con đường cứu nước lúc đó, đều là những nhà nho trẻ và khoa bảng nổi tiếng
văn hay, chữ tốt, bởi vậy họ đã dùng văn chương để làm phương tiện tranh đấu.
Trong số này, Phan Bội Châu viết nhiều nhất và tác phẩm của Ong đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quốc dân lúc bấy giờ.
Tóm lại trong suốt một phần tư thế kỷ 20, Phan Bội Châu được xem như là một nhà
ái quốc lớn nhất, một ngôi sao bắc đẩu dẫn lối cho dân tộc trên đường tháo gỡ
ách nô lệ của ngoại bang.
Trên văn đàn, thơ văn Phan Bội Châu tiêu biểu cho khuynh hướng yêu nước, phản
ảnh trung thực cảnh quốc phá gia vong của một dân tộc, ý tưởng chẳng những mới
mẻ mà văn phong càng hàm xúc, làm lôi cuốn mọi người, nhất là giới học sinh,
thanh niên nam nữ. Sau này, nhiều người đã ví Ong với Văn Thiên Tường
(1236-1282) đời mạt Tống, tể tướng cũng là một nhà thơ lỗi lạc của Trung Hoa,
khi tìm hiểu tác giả qua bài chính khí ca:
thâm tâm nhất phiến từ châm thạch
bất chỉ nam phương, bất khẳng hưu
bất chỉ nam phương, bất khẳng hưu
(lòng ta như mãnh nam châm, nếu không hướng về quê hương miền nam, về Tổ quốc
thì ta vẫn chưa yên dạ)
tòng kim biệt khúc Giang Nam lộ
hóa tác đề quyên, đái huyết qui
hóa tác đề quyên, đái huyết qui
(từ nay vĩnh biệt Giang Nam nhưng ta sẽ hóa thành Đổ quyên, kêu đến nhỏ máu để
tự bay về chốn cũ)
sơn hà phá toại phong phiêu nhứ
thân thế phù trầm vũ đá bình.
thân thế phù trầm vũ đá bình.
(đất nước đang lúc nguy khốn, xơ xác như cánh hoa tơi tã, thân thế người dân
trôi nổi dập dồn)
Cùng một cảnh ngộ chim lồng cá chậu như Văn Thiên Tường, từ năm 1926 Phan bội
Châu bị Pháp giam lỏng tại Huế cho đến chết. Trước khi từ trần ngày 29-10-1940,
Ong đã viết mấy lời vĩnh quyết để tạ tội với quốc dân, trong có đoạn: "Bội Châu
từ xưa tới nay, đối với đồng bào đã không chút gì là công, mà lại tội ác quá
nặng. Bây giờ tôi chết, thật là một tên dân trốn nợ.. đồng bào có thứ lượng cho
tôi thì tôi mới yên bụng" Hởi ơi, hai thế hệ cách nhau mấy trăm năm, nhưng họ đã
hội ngộ trên con đường xả thân vì nước.
Theo các nguồn sử liệu, Phan bội Châu thuở nhỏ có tên là Phan văn San, hiệu là
Hải Thụ. Khi đi thi mới đổi tên là Phan Bội Châu. Trong thời gian hoạt động
chống Pháp, thường ký tên Sào Nam Tử hay Thị Hán. Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867
tại Đan Nhiễm, Đông Liệt, Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình hàn nho. Thuở nhỏ
nhờ phụ mẫu vốn là nhà nho, nên Ong được dạy dỗ chu đáo và đã thông thuộc một số
bài trong kinh thi từ khi mới lên sáu. Ong nổi tiếng thần đồng, 13 tuổi trở
thành đầu huyện, 16 tuổi là đầu xứ.
Trước cảnh quốc phá gia vong, ngày ngày chứng kiến quân Pháp lần lượt chiếm hết
đất đai của VN từ nam ra bắc, đã nẩy nở trong ông tinh thần và tư tưởng yêu nước
rất sớm, mà điển hình là bài hịch 'bình tây thu bắc' khi Pháp chiếm thành Hà Nội
và các tỉnh khác ở Bắc Kỳ. Năm 1897, Ong vào Huế và nhờ bài phú 'bái thạch vi
huynh' nên Phan bội Châu đã kết giao được với các vị khoa bảng nơi đất thần kinh
như Nguyễn thượng Hiền, Phan chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng, Trần quý Cáp, Ngô đức
Kế, Đặng nguyên Cẩn và sau đó trở thành đồng chí trong suốt đoạn đường đấu tranh
chống Pháp đầy hiểm nguy, gian khổ. Tại đây, ngoài việc được Tế tửu Quốc tử giám
là Khiếu năng Tĩnh can thiệp để Ong được phép trở lại trường thi và đậu giải
nguyên tại trường thi xứ Nghệ, ông còn được đọc nhiều tân thư của các nhà cách
mạng Trung Hoa, Nhật Bản, làm nẩy nở con đường cứu nước mới.
Sau khi thân phụ qua đời, Phan bội Châu quyết lòng vứt bỏ lợi danh phù phiếm,
dấn thân vào con đường cứu nước mà khởi đầu là sự liên kết với Ngư Hải Đặng thái
Thân, sắp đặt ba kế hoạch lớn như liên kết với những sĩ phu trong phong trào Văn
thân, Cần vương để tiếp tục mưu chuyện khởi nghĩa, tìm kiếm một minh chủ trong
Hoàng tộc để liên kết các giới và chương trình đưa người xuất dương để học hỏi
và xin ngoại viện. Tiến hành chủ đích trên, đầu tháng tư năm Giáp Thìn (1904),
Phan bội Châu, Tiểu la Nguyễn Thành và một số lãnh tụ trong Duy Tân Hội tại
Quãng Nam, đã đồng tâm, tôn xưng Kỳ ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Phan bội
Châu được giao phó trọng trách sang Nhật cầu viện, xin giúp đỡ phương tiện để
chống Pháp.
Đầu năm At Tỵ (1905), lần đầu tiên Phan Bội Châu đã cùng với Tăng Bạt Hổ, bí mật
đáp tàu từ Hải Phòng đi Thượng Hải, sau đó tới Thần Hộ (Kobé) và Yokohama (Hoành
Tân). Tại đây nhờ gặp được nhà cách mạng Trung Hoa Lương Khải Siêu đang lưu vong
vì chống lại triều đình Mãn Thanh, mà Phan Bội Châu được quen biết với các lãnh
tụ chính trị nổi tiếng thời đó của Nhật như Tử tước Khuyển dưỡng Nghị (Inukaiki)
và bá tước Đại Oi Trọng Tín.Tất cả đều khuyên Phan Bội Châu nên đưa Kỳ ngọại Hầu
và các thanh niên có nhiệt huyết ra ngoại quốc du học, để mưu tìm con đường cứu
nước hữu hiệu. Từ đây, Phan bội Châu bắt đầu sử dụng ngòi bút để làm phương tiện
đấu tranh với kẻ thù.
Những tác phẩm như VN vong quốc sử (1905), VN quốc sử khảo (1908), hải ngoại
huyết thư, kính cáo toàn quốc phụ lão văn, thư gởi Phan chu Trinh vừa giới thiệu
cách mạng VN với các chính khách Trung Hoa, Nhật Bản, vừa có tác dụng kêu gọi
đồng bào trong nước nhất tề hưởng ứng công cuộc cứu nước và quan trọng hơn hết
là cổ võ thanh niên xuất dương du học. Tất cả những công việc trên được mọi
người hưởng ứng nồng nhiệt, phong trào Đông Du nở rộ, nhiều thanh niên VN được
theo học tại Châu võ học hiệu. Để giúp đỡ số du học sinh đông đảo trên, Phan bội
Châu, Cường Để và các đồng chí lập Cống Hiến Hội, đặc trách việc du học của 200
thanh niên VN tại Nhật.
Trước sự lớn mạnh của phong trào Đông Du, thực dân Pháp lo sợ nên dùng thủ đoạn
nhượng một số quyền lợi kinh tế tại Đông Dương cho Nhật, đổi lại nước này ra
lệnh trục xuất hết người VN đang sống trên nước Nhật bắt đầu có hiệu lực ngày
10-7-1907. Trong nước tình hình chính trị biến động không ngừng, đầu năm 1908
nổi lên cuộc TrungKỳ dân biến, với các cuộc biểu tình của dân chúng Miền Trung,
chống sưu cao thuế nặng, đồng thời là vụ các lính khố đỏ qua tiếp tay của Hoàng
Hoa Thám, đầu độc các trại binh Pháp tại Hà Nội.
Cũng trong giai đoạn này, qua áp lực của Pháp, đầu tháng 8/1908 Nhật ra lệnh
trục xuất hết du học sinh VN, làm một số trở về cố quốc nhưng phần lớn trốn sang
Trung Hoa, cả Cường Để và Phan bội Châu cũng bị rời khỏi Nhật vào tháng 3/1909.
Song song với bất hạnh trên, phong trào Duy Tân ở trong nước cũng bị đàn áp khốc
liệt từ năm 1908-1910 nên gần như bị tan rã. Năm 1911, cách mạng Trung Hoa thành
công, lật đổ được nhà Mãn Thanh, nhân cơ hội đó Phan bội Châu và các nhà cách
mạng VN được Quốc dân Đảng Trung Hoa giúp đỡ nên đầu năm 1912, Việt Nam Quang
Phục được thành hình.
Trong nước, Pháp giải tán các Hội kín ở Quảng Nam, trường Đông Kinh nghĩa thục
Hà Nội, bắt giam các lãnh tụ như Phan Chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng, Nguyễn Thành,
Ngô đức Kế, Lê văn Huân rồi đày ra Côn Đảo. Riêng Đặng thái Thân tự tử ngày
11-3-1910 trước khi bắn hạ một tên mật thám Pháp.
Để tạo tiếng vang trong và ngoài nước, năm 1913 VN Quang Phục Hội, quyết định
lên án tử hình toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut cùng với hai tên Việt gian
là Tổng đốc Hoàng trọng Phu (con Hoàng cao Khải) và Tổng đốc Thái Bình Nguyễn
Duy Hàn. Kết quả, chỉ có Nguyễn duy Hàn và hai sĩ quan Pháp bị chết. Để trả thù,
Pháp xử bắn và tù đầy hàng trăm người, đồng thời lên án tử hình khiếm diện Cường
Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần. Riêng toàn quyền Sarraut dùng tiền bạc và
yêu cầu tổng đốc Lưỡng Quãng là Long tế Quang bắt giam Phan Bội Châu ngày
19-1-1914 tới tháng 2-1917 mới được thả khi Quang bị bãi quyền.
Cũng kể từ đó Ong bôn ba kháp nơi để mưu tìm con đường cứu nước kể cả việc liên
lạc với Đại sứ Liên Bang Sô Viết tại Bắc Kinh năm 1920. Trưa ngày 1-7-1925 nhằm
ngày 11-5 năm At Sửu, Phan Bội Châu vừa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, thì bị mật
thám Pháp bắt cóc và giải về Hà Nội. Trong Tự Phán, Phan Bội Châu cho rằng chính
thư ký riêng của Ong là Nguyễn thượng Huyền (cháu Nguyễn thượng Hiền) bán tin
cho Pháp, nhưng sau này có nhiều tài liệu lịch sử chứng nhận, kẽ bán tin cho
Pháp bắt Phan Bội Châu để lấy tiền thưởng là Lâm đức Thụ và Lý Thụy (bí danh của
Hồ chí Minh lúc đó). Trong nước, Pháp muốn thủ tiêu Ong nhưng mưu toan bị bại lộ
nên đành phải đưa Phan bội Châu ra hội đồng đề hình Hà Nội xét xử với bản án khổ
sai chung thân, lưu đày biệt xứ. Tuy nhiên vì sự phản đối quá quyết liệt của
quốc dân VN cũng như áp lực từ nước Pháp, nên toàn quyền Đông Dương dành giảm án
nhưng bắt ông giam lỏng tại bến Ngự, Huế từ năm 1926 cho tới lúc mãn phần năm
1940.
*SỰ DỊ BIỆT GIỮA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH TRÊN
CON ĐƯỜNG CHỐNG PHÁP CỨU NƯỚC .
Xưa nay các tao nhân mặc khách cũng giống như những tơ lòng muôn điệu, thường
gặp nhau nơi thơ nhạc, cung đàn. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai nhà ái
quốc hào hoa phong nhã trong dòng người yêu nước đầu thế kỷ 20, bởi vậy trên
suốt đoạn đường đấu tranh cam go gian khổ, hai Ong luôn dùng văn chương, thi phú
để làm phương tiên chuyên chở hoài bão của mình. Thơ của họ Phan đều thuộc loại
ngôn chí, trong đó hai Ong đã gói ghém tất cả sĩ khí của những bậc vĩ nhân khi
thực hiện các hành động đội đá vá trời. Tuy cùng là đồng chí, cùng quyết tâm
đánh đuổi giặc Pháp xâm lăng ra khỏi bờ cõi Đại Việt nhưng quan niệm đấu tranh
của hai chí sĩ đất Nam Đàn và Tây Lộc vẫn có nhiều dị biệt, chẳng những trên
hành động mà còn bàng bạc suốt thơ văn.
++Quan niệm đấu tranh của Phan Sào Nam:
Là thủ lãnh của phong trào Đông Du, nhóm chủ trương dùng bạo động để xoay chuyển
lại thời cơ, chống giặc cứu nước. Phan Bội Châu từ thời niên thiếu, đã chứng
kiến được cảnh quốc phá gia vong, nỗi đau thương cùng cực của người Việt Nam
mang ách nô lệ bạo tàn, vì vậy trong tâm khảm của nhà ái quốc đã nẩy nở những
hoài bão lớn lao của kẻ làm trai, tung hoành ngang dọc, không bao giờ chịu khuất
phục trước hoàn cảnh và số mệnh:
'Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời.'
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời.'
Để hoàn thành chí lớn trên, kẻ nam nhi phải hành động sao cho xứng đáng là anh
hùng, trượng phu, quân tử. Đây cũng là sự khác biệt so với phần đông những người
lớp trước, thường quan niệm 'thời thế tạo anh hùng, thời thế thế thời, thời phải
thế', Phan Bội Châu trái lại cho rằng 'chính anh hùng tạo nên thời thế': 'nắm
dân quyền lỗi lạc giữa phương đông tạo thời mới gọi anh hùng.'
Đây cũng là mộy ý tưởng mới lạ, thanh thoát và tích cực. Thật vậy, ngày xưa kẻ
sĩ luôn tin ở thiên mệnh, nên họ luôn tùy thời mà hành động, Phan tiên Sinh trái
lại cực lực phản đối hành động tiêu cực ấy, khi cho rằng kẻ làm trai phải biết
gánh vác trách nhiệm, tại sao lại phải dựa vào sự định đoạt của hóa công? Theo
Ong, ví dù thời chưa đến nhưng người anh hùng cũng có thể tự xoay chuyển thời
thế, ấy là nhân lực trước thiên mệnh. Trên con đường đấu tranh, xưa nay từ đông
sang tây, có ai mà không gặp phải một đôi lần thất bại trước khi mã đáo thành
công, bước lên đỉnh đài vinh quang tuyệt diệu hay nhắm mắt xuôi tay ôm hận muôn
đời? Bởi vậy không nên đem thành bại để luận anh hùng, mà chỉ cần xét tới ý chí
và hành động của họ mà thôi.'
'nếu không thất bại, sao có thành công
xưa nay anh hùng từng thua mới được'
xưa nay anh hùng từng thua mới được'
Tri hành hợp nhất, đó là kim chỉ nam của người anh hùng và Phan bội Châu, trong
suốt cuộc đời đã luôn luôn giữ đúng, nước mất thì phải đòi lại nước, tự do bị
hủy diệt thì phải làm sao lấy lại tự do, dân chúng lầm than khổ cực thì phải làm
sao cải thiện đời sống của họ. Tóm lại, quan niệm đấu tranh của Phan Bội Châu là
tận dụng tất cả phương tiện từ bạo lực tới ôn hòa, từ quân sự cho tới tuyên
truyền bằng văn thơ thi phú, phải tạo thời cơ, vượt qua những chướng ngại hiểm
nguy, để phụng sự cho quốc gia, dân tộc:
'đường đường đội đá vá trời,
anh hùng há nhượng cho người thế gian'
anh hùng há nhượng cho người thế gian'
++Đường Đấu Tranh của Phan Tây Hồ (1872-1926)
Như Phan Bội Châu, Tây Hồ Phan Châu Trinh là một sĩ phu ái quốc, chẳng những thể
hiện tinh thần đấu tranh của mình bằng hành động, mà còn biểu lộ ý tưởng đó qua
thi văn, một cách hàm súc chân tình. Năm 1906, tiên sinh xuất ngoại lần đầu tiên
và gặp Phan Sào Nam tại Quảng Châu. Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Phan Chu Trinh
đã cho mọi người thấy là mình đi theo chủ trương khác hẳn với Phan bội Châu, sau
khi xem 'Duy Tân hội chương trình' và tuyên bố chỉ muốn sang Nhật Bổn một chuyến
cho biết, rồi về nước mà thôi.
Ong là một nhà cách mạng với đường lối bài phong kiến, đã thực dân nhưng với một
thái độ ôn hòa. Nhỡ hấp thụ được tư tưởng mới của Khang hữu Vi, Lương khải Siêu,
Montesquieu, JJ Rouseau nên ngay từ buổi đầu dấn vào con đường tranh đấu, ông đã
hô hào tân học, đề xướng nhân quyền, chống lại các cuộc bạo động vì cho rằng đây
là nguyên cớ để Pháp đàn áp, ngoài ra Ong chống lại việc cầu viện nước ngoài,
đồng thời tạm thỏa hiệp với Pháp. Tóm lại những chủ trương của Phan Chu Trinh
gần như ngược lại đường lối tranh đấu của Phan bội Châu. Tuy nhiên hai bên vẫn
rất kính trọng và giúp đỡ lẫn nhau vì cả hai cùng mang chung một hoài bão của
đấng trượng phu, đang còng lưng gánh vác trách nhiệm đối với sự tồn vong của đất
nước.
'làm trai trót gánh, gánh gian nan
dám nại xa xôi, bỏ giữa đàng.'
dám nại xa xôi, bỏ giữa đàng.'
Trong thi văn, Phan Tây Hồ tuy không đưa ra một quan nệm rõ rệt về hai chữ anh
hùng như Sào Nam, nhưng lại gián tiếp chấp nhận quan niệm anh hùng phải tạo thời
thế, phải làm những việc phi thường khác đời và trên hết là chấp nhận hiểm nguy,
coi thường sinh tử nên thế sự thăng trầm chỉ là diều cỏn con không đáng kể. Như
vậy tuy hai người khác nhau về phương cách cứu nước và lập trường chính trị
nhưng lại đồng tâm ở lòng ái quốc, cũng như rất cảm thông và hòa hợp trong quan
niệm 'anh hùng'. Hai Ông là những người tiền phong giựt sập cái thần tượng cá
nhân, rồi thay vào đó là thần tượng anh hùng dân tộc. Chính điều này đã làm cho
các thanh niên nam nữ qua bao thế hệ, khi dấn thân vào con đường lập chí, rất
ngưỡng mộ và tôn sùng hai cụ Sào Nam và Tây Hồ.
*PHAN BỘI CHÂU, NẠN NHÂN GIỮA HAI THẾ LỰC:
Trong tác phẩm tự phán (PBCNB), cụ Phan cho rằng mình đã bị Nguyễn thượng Huyền
bán đứng cho Pháp vào ngày 1-7-1925, vì chỉ có y mới biết rõ lộ trình của Ong mà
thôi. Nhưng sự thật thì không phải vậy, năm 1928 lần đầu tiên Nhượng Tống Hoàng
Phạm Trân, trong tài liệu 'ai bán đứng cụ Phan bội Châu?' đã chỉ đích danh Lý
Thụy (Hồ Chí Minh) đã bán Cu Phan cho Pháp. Năm 1948 Đào trinh Nhất, trong loạt
bài đăng trên báo Cải Tạo, cũng viết rằng, chính Lý Thụy là thủ phạm bán đứng cu
Phan. Ngoài ra Bùi Đình trong vụ án PBC và Bùi văn Hội (ba nhà chí sĩ ho Phan)
đã chứng minh chính Lý Thụy và Lâm Đức Thụ đã bán Cụ Phan cho Pháp.
Mới đây vào năm 1972, Sử gia kiêm học giả Đài Loan là Tưởng Vĩnh Kính, qua tác
phẩm 'Hồ chí Minh tại Trung quốc' cũng xác nhận chính Lâm đức Thụ (đại diện của
Phan bội Châu tại Hương Cảng) và Nguyễn Ai Quốc (Lý Thụy-Hồ chí Minh), đã bán cụ
Phan cho Pháp, rồi cả hai chia đôi số tiền thưởng là 100.000 quan bây giờ. Sau
đó, Thụ và Quốc còn hợp tác nhiều năm nữa để bán những đồng chí của cụ Phan cho
Pháp.
Theo các học giả trong cũng như ngoài nước, thì việc Phan bội Châu bị bán đứng,
một phần do số tiền thưởng cao, nhưng trọng điểm chính là chính trị, nên Lý Thụy,
một cán bộ đệ tam cọng sản quốc tế từ Liên Xô mới tới Trung Hoa, đã ra tay nhanh
chóng loại trừ Cụ Phan, một lãnh tụ Quốc Gia uy tín nhất lúc bấy giờ trong cuộc
chống Pháp tại hải ngoại, hầu đoạt vị trí lãnh đạo cũng như tổ chức, bổ sung cho
lực lượng cọng sản mới phôi thai tại VN.
Còn một sự kiện quan trọng khác, do chính Cụ Phan viết trong tự phán, đó là việc
Ong đã tiếp xúc với hai nhân viên cao cấp của Liên Xô tại Tòa đại sứ nước này ở
Bắc Kinh là Grigorij và Voitinsky, nhờ giúp đỡ đưa du học sinh VN sang du học
tại LX. Cuối cùng mọi sự không thành vì Phan Bội Châu không chấp nhận điều kiện
theo cọng sản. Và cũng do việc này mà Ong đã phải gánh lấy hậu quả với Liên Xô,
là xài không được thì phải gạt bỏ không để cho kẻ khác xài, và Lý Thụy được giao
trọng trách thi hành bản án trên. Ở đây, thực dân Pháp và cộng sản quốc tế đã
gặp nhau trong cùng mục đích triệt hạ Phan Bội Châu. Sau năm 1954, Nguyễn thượng
Huyền trở lại VN và di cư vào nam, đã viết bài minh oan cho mình trên tờ bách
khoa số 73, xuất bản tại Sài Gòn năm 1960.
*PHAN BỘI CHÂU BỊ GIAM LỎNG TẠI HUẾ (1926-1940)
Ngày 23/11/1925, Hội đồng đề hình của Pháp tại Hà Nội xử Phan Bội Châu khổ sai
chung thân tại Côn Đảo, nhưng vì phản ứng quyết liệt của quốc dân, nên ngày
25/12/1925 toàn quyền Varenne phải ký lệnh ân xá và giam lỏng Ong tại Bến Ngự,
Huế. Nhờ số tiền 2000 đồng của đồng bào cả nước quyên góp, Huỳnh thúc Kháng và
Võ liêm Sơn, đã mua hai khoảnh đất tại dốc Bến Ngự (cách Huế 3 km về phía nam)
và gần đàn Nam Giao để cất nhà và làm nghĩa trang sau này cho Phan Bội Châu.
Theo tài liệu của nhà báo Quang Đạm, học trò cũng là thư ký của cụ Phan từ
1926-1927, đã viết về nơi ăn chốn ở của thầy mình. Đó là một gian nhà tranh đơn
sơ giản dị, nơi Phan Bội Châu sống suốt quãng đời chim lồng cá chậu từ
1926-1940. Nhà lợp bằng lá gồm ba gian, nhờ cất cao nên thoáng khí và mát mẻ.
Trừ 4 buồng nhỏ ở 4 góc nhà, không có gian nào có tường vách mặt ngoài. Trong ba
gian, thì gian giữa hẹp nhưng dài, còn 2 gian đầu và cuối thì rộng mà ngắn, theo
lời Sào Nam thì đó là hình tượng nước Việt Nam.
Theo hồi ký 'Ong già bến Ngự' do Thuận Hóa xuất bản năm 1982, thì cách thức
trang trí trong nhà rất mới mẻ so với thời đó. Phòng ngủ của Cụ Phan ở gian bên
trái, có treo ba bức tranh màu rất lớn, bức vẽ Hai bà Trưng cỡi voi chỉ huy đánh
giặc Hán, bức thứ hai là hình Quang Trung Đại Đế cỡi ngựa đánh quân Thanh nhưng
ý nghĩa hơn hết là một bức tranh hý họa vẽ một con mèo to lớn, dù đang nhe răng
múa vuốt, vẫn không dấu vẽ khốn đốn sợ hãi trước hằng ngàn con chuột tí hon đang
nhất tề tấn công từ mọi phía. Sau khi cụ Phan mất năm 1940, con cháu đến cư ngụ
nên có sự thay đổi. Năm 1941, Huỳnh thúc Kháng cho xây thêm về phía đông bắc
ngôi nhà thờ chính để thờ Phan bội Châu cùng ông bà Phan nghi Đệ (con trai) và
Phan Thiện Cẩn, Phan Thiện Tường (cháu nội).
Khu di tích Phan bội Châu hiện nay, ngoài các gian nhà trên còn có nhà thờ bà Au
Triệu Lê Thị Đàn, một đồng chí của Duy Tân Hội, đã tự tử chết trong ngục ngày
16-3-1908. Trong nhà thờ này, cụ Phan đã dựng một tấm bia lớn bằng đá trắng, hai
mặt có khắc chữ Hán và Quốc ngữ về tiểu sử của Bà Au Triệu. Năm 1974, tỉnh Thừa
Thiên đã đúc tượng Phan Bội Châu bằng đồng, cao 3m, nặng 4 tấn. Tượng này được
đặt trong khu di tích, cách nhà thờ Au Triêu 5m. Về sau, vào năm 1988 lại xây
thêm một bệ hình khối chữ nhật bằng đá hộc, cao 2m để đặt tượng trên.
Ngày 29-10-1940, Cụ Phan qua đời. Nhờ số tiền 900 đồng do quốc dân quyên góp,
Huỳnh thúc Kháng đã làm nhà thờ và xây mộ cho cụ Phan tại địa điểm mà sinh thời,
Sào Nam đã chọn cho mình vào năm 1934. Mộ có chiều dài 7m, ngang 5m, trên bia là
bài tự do chính tiên sinh viết bằng chữ Hán vào năm 1934. Phía dưới chân mộ là
hàng bia 2 con nghĩa khuyển Vá và Ky, đã theo Ong nhều năm. Ngoài ra còn có mộ
của vợ chồng thứ nam Ong là Phan Nghi Đệ và mộ nhà cách mạng Tăng Bạt Hổ trong
phong trào Đông Du, mất năm 1907, được Chính quyền VNCH cải táng từ Hương Trà về
đây năm 1969. Một đặc điểm khác là trong khu di tích trên, còn có một nghĩa
trang nằm bên dưới đàn Nam Giao. Nơi này Phan Bội Châu dành cho các đồng chí và
những chiến sĩ quốc gia an giấc nghìn thu.
Thế nhưng này 12-9-1939, Nguyễn chí Diễu, ủy viên trung ương đảng cọng sản đông
dương chết tại Huế và được Cụ cho phép mai táng tại đây, bất chấp sự phản đối
của chánh thanh tra mật thám Pháp tại Trung Kỳ là Sogny. Sau đó còn cho chôn
thêm nhiều cán bộ CS khác như Trần Hoành, Bùi thị Nữ, Lê tự Nhiên, Thanh Hải,
Đạm Phương, Hải Triều. Chính điều này để các sử gia cọng sản như Trần huy Liệu,
Chương Thâu vin vào đó mà biện bạch về vụ án Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng
Phan Bội Châu.
Tóm lại, những ngày đầu của thế kỷ 20, Việt Nam coi như đã mất hẳn chủ quyền về
tay thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn tại Huế chỉ còn là hư vị, trong khi đó
phong trào Cần vương cũng sắp tàn lụn, báo hiệu sự bế tắc trên con đường cứu
quốc. Phan bội Châu hiện ra như một ngôi sao bắc đẩu, qua ảnh hình tiêu biểu của
một lãnh tụ của phong trào cách mạng mới, ngoảnh mặt phá bỏ tất cả những ràng
buộc của thời phong kiến lỗi thời. Ong hiên ngang đi trên chông gai, tắm trong
bảo tố, bôn ba khắp chốn để mưu tìm con đường giải phóng dân tộc. Như hàng bao
thế hệ trước, Phan Bội Châu hào hoa phong nhã, gươm đàn nửa gánh, giang sơn lẫy
lừng.
'non sông đã chết, sống thêm nhục
hiền thánh còn đâu, học cũng hoài '
hiền thánh còn đâu, học cũng hoài '
Chúng ta ngày nay, may mắn trên con đường lập chí, đã được nép mình suốt bao năm
dưới mái trường trung học mang tên Phan Bội Châu tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Nhờ khí thiêng của Ong, nên trải qua năm chục năm thành lập, đã có không biết
bao nhiêu anh hùng nam nữ theo gót tiền nhân, làm rạng danh con Hồng Cháu Lạc./-
* PHAN CHU TRINH SANG PHÁP:
Phan Bội Châu đã viết trong niên biểu, cho biết hạ tuần tháng hai âm lịch, năm
Bính Ngọ (1906), Tây Hồ Phan Chu Trinh, từ Quảng Nam ra Hà Nội giúp Lương văn
Can, Nguyễn Quyền thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi lên Yên Bái thăm Hoàng Hoa
Thám, sau đó cùng Lý Tuệ bí mật trốn sang Hương Cảng. Tại đây ông đã gặp Phan
Bội Châu, Lưu Vĩnh Phúc và Nguyễn Thiện Thuật. Sau khi hàn huyên vui đùa, Phan
Chu Trinh đem bài văn 'Khuyến tự trợ du học' đọc cho mọi người cùng nghe, cũng
để nói lên cái chương trình 'Duy Tân Hội' của nhóm ông, khác biệt với đường lối
Đông Du của nhóm Phan Bội Châu. Tuy chính kiến khác nhau nhưng tình bạn vẫn
không thay đổi. Sau đó cả hai qua Nhật thăm viếng đó đây và Phan Chu Trinh về
nước.
Tháng 4-1908, qua vụ Trung Kỳ Dân Biến, dù thực sự không do Phan Chu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng chủ mưu, nhưng Pháp đã vin vào cớ này, bắt giam các ông tại Côn
Đảo. Nhờ hội Nhân quyền can thiệp, năm 1911, Phan Chu Trinh được đưa về an trí
tại Mỹ Tho, rồi sau đó qua lời yêu cầu, Phan cùng con trai là Phan Chu Dật qua
Pháp, sống từ năm đó cho tới năm 1925 mới về nước và mất tại Sài Gòn ngày
24-3-1926.
Qua các sáng tác và hành động, ta thấy Phan Chu Trinh không hề tuyên bố lý do
tại sao phải xin sang sống tại nước Pháp. Nhiều người cho rằng có lẽ ông là
người chủ trương dân quyền, nên muốn sang tận nơi để thấy rõ cuộc sống của dân
chúng cũng như thể chế chính trị của mẫu quốc. Có điều cũng nên suy ngẫm, trong
lúc Phan Bội Châu là một nhà ái quốc tiêu biểu của thế kỷ. Hành động và tư cách
của ông khắp nước và cả thế giới điều kính phục. Vậy mà vào những năm Hồ Chí
Minh và đảng cọng sản, phát động chính sách đấu tố tại miền bắc. Ấy thế mà năm
1955, đội cải cách địa phương đã kết tội Phan Bội Châu là thành phần giai cấp
địa chủ.
Cũng may ông đã chết, nên chỉ bị VC bắt phạt bằng cách đem hình trên bàn thờ,
treo xuống chuồng trâu, trong lúc đó người cháu nội đích tôn của nhà ái quốc là
Phan Thiện Cơ, đang mang cấp bậc Đại Tá trong Bộ Đội Hà Nội. Ngược lại tại VNCH,
đa số những người trong gia đình Phan Chu Trinh đều tham gia hàng ngũ Cọng Sản
và là những cán bộ cao cấp như Phan Thị Minh, cháu ngoại Phan Chu Trinh, nguyên
Đại Sứ Cọng Sản Bắc Việt tại Ý Đại Lợi và Nguyễn Thị Bình cũng là cháu ngoại
Phan, tiếng tăm xấu xa lừng lẫy một đời, từng là ngoại trưởng bù nhìn của Ma mặt
trận, có chữ ký trên tờ giấy lộn của cái gọi là 'hiệp định hòa bình Ba Lê ngày
27-1-1973' văn bản bán đứng miền nam VN của cặp Nixon-Kissinger, cho đế quốc
cọng sản quốc tế, để mang lại cho nước Mỹ, cuộc tháo chạy nhục nhã, đêm 29 và
sáng 30-4-1975, trên nóc nhà tại Sài Gòn-Chợ Lớn.
Ấy thế mà chính phủ và người dân miền Nam vẫn một lòng thương trong cá nhân
người yêu nước Phan Chu Trinh, trong tâm khảm cũng như trên lãnh vực sử học và
giáo dục. Đó là sự khác biệt giữa con người và cầm thú, giữa những trái tim nhân
ái VN và hạng súc sanh, không còn biết phân biện liêm sĩ làm nhục nhã thanh danh
của tổ tiên mình.
Cọng Sản VN hiện nay đang điên cuồng đàn áp Phật Giáo, Tin Lành, Công Giáo và
chà đạp nhân quyền, bất chấp công pháp quốc tế, dư luận trong và ngoài nước. Để
vừa ăn cướp lại la làng, Hà Nội tổ chức rùm beng lễ kỷ niệm 100 năm(1905-2005),
đánh dấu ngày cụ Phan Bội Châu, phát động phong trào Đông Du cứu nước. Hành đông
này tuy mới nhìn vào, làm ai cũng tưởng là Bắc Bộ Phủ đã ăn năn hối hận về sự
lừa dối, phản bội các Đảng phái Quốc Gia, khi chúng Hòa Hợp, Hòa Giải.
Nhưng thấy vậy mà không phải vậy, vì mục đích chính ngày kỷ niệm trên, để VC có
lý do chính đáng, làm sống lại huyền thoại Anh Thành xuất dương cứu nước, mà
đồng bào VN, kể cả các đảng viên, gần như đã quên lãng, khi tất cả sự thật về Hồ
Chí Minh và Đảng VC Đệ Tam Quốc Tế, đã bị lột trần muôn mặt trước bia miệng và
lịch sử, khi công khai bán nước cho Trung Cộng, tham nhũng tàn bạo, đưa quốc dân
vào vũng bùn ô nhục, nghèo đói hiện nay, không biết bao giờ mới thoát được cảnh
địa ngục xã nghĩa thiên đàng -/-
Xóm Cồn
Tháng 6-2006
Mường Giang
Tháng 6-2006
Mường Giang
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 366
HOÀNG HẢI THỦY * PHAN BỘI CHÂU
PHAN BỘI CHÂU: TỰ PHÊ, TỰ PHÁN
Posted on March 12, 2013 by hoanghaithuy
Nhiều người viết về Nhà Yêu Nước Phan Bội Châu thường kể bọn Mật Thám
Tây bao vây, kiểm xoát nghiêm ngặt căn nhà ông Phan Bội Châu bị an trí ở
Bến Ngự, Huế. Nhưng theo những văn liệu tôi – CTHÐ – tìm được, tôi thấy
chính phủ Bảo Hộ Pháp đối xử rất “được” với Nhà Yêu Nước Phan Bội Châu.
Mật thám Tây không ngăn cản những người Việt tới nhà thăm ông Phan –
ông Huỳnh Thúc Kháng đến thăm ông Tù Phan mỗi tuần hai, ba lần, hai ông
nói chuyện thoải mái, các ông Ðào Duy Anh, Nguyễn Vỹ viết trong hồi ký
hai ông có đến thăm ông Phan. Người đến thăm ông Phan không bị mật thám
Tây chặn xét khi ra về. Ông Phan được mời nói chuyện với công chức,
thanh niên Huế ở một nhà hội của tỉnh Thừa Thiên, ông Phan có một chiếc
thuyền, ông tự do dùng thuyền đi về làng quê mua gạo về bán rẻ cho dân
chúng, Ðiều đáng kể là Mật Thám Tây không một lần vào nhà xét xem ông
Phan Bội Châu viết gì, giữ những văn liệu gì. Mật Thám Tây không tịch
thu những gì ông Phan Bội Châu viết.
Sách Tự Phê Tự Phán của Phan Bội Châu tôi trích vài đoạn dưới đây
được Phan tiên sinh viết trong căn nhà Bến Ngự. Ðọc sách này tôi ngạc
nhiên, khi thấy Phan Bá Ngọc, người con trai của Nhà Yêu Nước Phan Ðình
Phùng làm tay sai cho Mật Thám Pháp, Ðây là trường hợp “Hổ phụ sinh cẩu
tử.” Tôi buồn tủi khi thấy những ông Nguyễn Bá Trác, hiệu Tiêu Ðẩu, tác
giả bài Tho Hồ Trường nhiều người Việt yêu Thơ thuộc lòng, ông Lê Dư,
hiệu Sở Cuồng, ông nhạc phụ của các ông Vũ Ngọc Phan, Tướng VM Nguyễn
Sơn và ông Hoàng Văn Chí, sau thời gian sang Nhật, sang Tầu, tìm cách
cứu nước, đã trở về nước làm tay sai cho Pháp. Tôi ngậm ngùi khi đoc
chuyện ông Phan Bội Châu cùng nhiều người đồng chí của ông có thời phải
làm ăn mày, ngửa tay xin tiền ngoài đường ở Thái Lan.
o O o
Tựa sách Tự Phê, Tự Phán. Tác giả Phan Bội Châu viết.
Tôi bị bắt ở nước ngoài đem về, bị giam trong ngục; nhờ quốc dân quá
thương nên mới giữ được mạng sống tới nay. Tôi xa nước, xa đồng bào mấy
chục năm, nay may được cùng nhau nhắc nhớ chuyện xưa. Có người yêu tôi,
có người ghét tôi, có người mong đợi ở tôi, nhưng dù biết tôi hay không
biết tôi, ai cũng muốn biết rõ đầu đuôi cái lịch sử của Phan Bội Châu
này.
Than ôi..!ịch sử của tôi là lich sử của trăm thất bại mà không có một
thành công. Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu
tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều
đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt. Hơn
năm mươi năm lần lữa, nghĩ mà hổ thẹn với râu mày.
Nhưng xưa nay những công cuộc thay cũ, đổi mới không mấy khi không
thất bại mà thành công ngay được. Ngay như nước Pháp khi xây dựng nền
dân chủ cộng hòa cũng phải trải qua ba, bốn phen xáo trộn mới thành.
Chúng ta nên tránh bánh xe đã đổ trước, bỏ con đường thất bại, tìm đường
đi đến thành công, ta phải tìm cái Sống trong muôn ngàn cái Chết, phải
cẩn mật cho việc mình làm không bị vỡ lở, phải đồng tâm, đồng đức thì nợ
máu mới rửa được. Một ngày kia quốc dân đi đến thành công thì lịch sử
Phan Bội Châu lại không phải là cái bánh xe đi trước hay sao.
Các bạn thân nhiều người bảo tôi trước khi chết phải làm cho xong tập
lịch sử đời tôi nên tôi vâng mệnh viết ra thiên này, gọi là “Tự Phán.”
TỰ PHÁN
Lịch sử của tôi là loch sử hoàn toàn thất bại, mà sở dĩ đi đến thất
bại khuyết điểm đã rõ ràng, song xét ra không phải là không có vài ưu
điểm nhỏ, tôi kể ra đệ tự an ủi. Xin kể mấy điểm đại khái:
Lòng tự ái của tôi mạnh, cho ở đời không có việc gì là không làm được. Ðó là tôi không lượng sức, không đo đức của tôi.
Tôi đối với người quá thật, cho rằng người tạ không có người nào là không tin được. Ðó là tôi thiếu cơ cảnh, quyền thuật.
Xét việc, xét người tôi chỉ chú ý vào những việc lớn, còn những việc
nhỏ thì phần nhiều cứ tự ý mà làm nên nhiều khi vì việc nhỏ mà hỏng việc
lớn. Ðó là tôi sơ xuất, không cẩn thận.
Ba khuyết điểm trên là những bệnh lớn của tôi. Xin kể những cái Tốt của tôi:
Tôi có tính mạo hiểm, dám làm những việc khó, dẫu chống lại ngàn vạn
người cũng chống, nhất là trong thời thanh niên tôi lại càng hăng hái.
Giao thiệp với người nếu được nghe một lời nói hay tôi trọn đời không
quên. Những lời trung trực, nghiêm khắc tôi đều vui vẻ tiếp nhận.
Suốt đời tôi chủ trương khi đã mưu tính làm việc gì là làm tới cùng,
quyết dành thắng lợi, dù có phải thay đổi thủ đoạn, phương châm cũng
không ngần ngại.
Ba điểm trên đây tôi tự cho là tôi có đôi chút sở trường. Ai hiểu tôi, ai trách tôi, tôi xin nhận.
*
Mùa hạ năm Tân Sửu – 1901 – tôi cùng Phan Bá Ngọc, con của ông Phan
Ðình Phùng, ông Vương Thục Quý và một số bạn đồng chí ở Nghi Xuân như
ông Trần Hảo, thảo luận, quyết định đến ngày kỷ niệm cộng hòa của Pháp,
sẽ dùng giáo mác mà cướp vũ khí của giặc rồi đánh úp tỉnh thành Nghệ
An. Ngày hôm ấy – 14 Tháng 7, 1901, anh em đã hội họp đông đủ nhưng cánh
nội ứng sai hẹn nên cuộc tấn công phải đình chỉ. Vì thế mưu cơ bị tiết
lộ, tên Nguyễn Ðiềm là mật thám của Pháp dò biết, y mật báo với công sứ
Pháp. May lúc bây giờ Tổng Ðốc Nghệ An là Ðào Tấn cho công việc chúng
tôi làm là phải nên hết sức che chở, vì thế tôi không bị thất bại. Từ ấy
tôi chuyên chú vào việc ngầm tìm nội ứng.
*
Anh Hoàng Ðình Tuân người Hà Nội, tên họ thật là Nguyễn Kế Chí; lúc
sang Ðông Kinh anh mới 14 tuổi, Anh có học thức, có tài biện luận, nói
viết thông thạo tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Ðức, tiếng Pháp. Anh là
người nhiệt thành, khẳng khái mà thái độ rất hòa nhã, với bạn hữu no ấm,
đói rét có nhau, trong cảnh khốn khổ vẫn vui cười. Cách 6 năm trước
đây, bọn Phan Bá Ngọc đem lời đường mật khuyên rủ anh về nước. Phan Bá
Ngọc viết thư cho anh Tuân là người Pháp hưá sẽ cho anh làm giáo viên
dậy Trường Cao Ðẳng. Anh ruột của anh là Cử nhân Nguyễn Ðiềm viết thư
sang khuyên anh về, nhưng anh đều cự tuyệt. Tiếc rằng thể chất anh vốn
yếu, lại sống ở Bắc Kinh, anh không chống nổi với mùa đông băng tuyết,
anh mất vì bệnh lao phổi. Anh mất đi không những tôi bị mất một người
cộng tác thông thạo về ngoại giao mà còn làm tôi mất một người bạn tâm
huyết. Biết làm sao được với Trời.
Anh Trần Hữu Lục, nguyên tên là Nguyễn Thúc Ðường, người Nghệ An, con
thứ hai Thầy học tôi là Ðông Khê tiên sinh. Anh là con nhà nho nhưng có
đặc tính hùng dũng như người võ biền. Năm mười lăm tuổi anh đọc quyển
Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư của tôi, anh bỏ lối học khoa cử, chuyên giao du
với những người hào hiệp, luyện tập việc đánh côn, đánh kiếm. Chính tay
anh đâm chết tên cử nhân Nguyễn Ðiềm là tên làm chó săn cho Pháp.
Nguyên anh định không xuất dương, anh ở lại hoạt động trong nước. Nhưng
sau khi anh đâm chết tên Nguyễn Ðiềm, ông Ngư Hải sợ anh bị giắc bắt nên
khuyên anh xuất dương. Khi chính phủ Nhật theo yêu cầu của Pháp, trục
xuất Kỳ Ngoại Hầu và những người Việt chống Pháp ở Nhật, anh Trần Hữu
Lục sang Trung Hoa, vào học trường cán bộ Lục Quân cùng với Nguyễn Tiêu
Ðẩu, Nguyễn Thái Bạt. Ra trường anh là Thiếu Úy trong quân đội Trung
Hoa. Sau anh về hoạt động ở Xiêm. Chính phủ Xiêm để bọn mật thám Pháp
bắt anh trên đất Xiêm. Chúng giải anh về Hà Nội và xử bắn anh ở Bạch Mai
cùng với anh Hoàng Trọng Mậu.
Hoàng Trọng Mậu tên thật là Nguyễn Ðức Công, sinh tại Nghệ An,. Năm
1915 anh cùng khoảng 30 chiến sĩ vượt biên giới, qua cửa Nam Quan, đánh
úp đồn Ta Lùng của Pháp. Anh Mậu cho rằng toán lính tập người Nam trong
đồn sẽ không chống cựï nhưng toán lính này đánh lại dữ dội, Lực lượng
tấn công bị thất bại. Anh Mậu trở về Quảng Ðông, bị mật thám Pháp bắt ở
Thượng Hải. Anh bị Pháp bắn ở Bạch Mai cùng anh Nguyễn Thúc Ðường.
Anh Hoàng Trọng Mậu có câu đối tự phúng:
“Giang san dĩ tử, ngã an đắc thâu dinh; thập niên lai lệ kiếm, ma đao, tráng chí nghĩ phù hồng tổ quốc.
“Vũ dực vị thành, sự hốt yên trung bại, cửu nguyên hạ điều binh, khiển tướng, hùng hồn ám trợ thiếu niên quân.”
Tạm dịch:
“Non sông đã chết, ta há lẽ sống thừa, trong mười năm rũa kiếm, mài đao, chí mạnh mong phù hồng tổ quốc.
“Lông cánh chưa thành, việc bỗng đâu đã hỏng, dưới chin suối điều binh, luyện tướng, hồn thiêng sẽ giúp thiếu niên quân.”
*
Tháng 2 năm Mậu Ngọ – 1918 – Lê Dư từ trong nước sang gặp tôi ở Hàng Châu. Bốn tiếng “ Pháp Việt đề huề”
lần thứ nhất đến tai tôi. Lê Dư nói với tôi chính sách của Quan Toàn
Quyền Xa-rô – Sarrault – nay khác xa với chính sách của những Toàn quyền
Pháp trước ông ta. Lê Dư nói Xa-rô là người Ðảng Xã Hội Pháp, chủ nghĩa
xã hội rất mâu thuẫn với chính sách thực dân của Pháp. Lê Dư kể ra một
số những việc làm tốt của Xa-rô, như lập trường học, sửa đổi bộ Luật mới
Bắc Kỳ, cho người nước ta lập hội, kiến xã như hội Khai Trí Tiến Ðức.
Tôi không tin nhưng nghĩ nên tương kế tựu kế, nếu không mình sẽ không có
đất xoay sở. Tôi đem ý kiến này bàn với Phan Bá Ngọc. Lúc ấy bên cạnh
tôi, nói về việc cùng sống, cùng làm với nhau bao nhiêu năm, cùng mạo
hiểm thì với tôi không ai bằng Phan Bá Ngọc. Lúc này Lê Dư và Phan Bá
Ngọc giao kết rất gắn bó. Bá Ngọc nóng lòng giúp công cho Lê Dư nên nói:
“Muốn thành công trong việc lớn không thể không dùng mưu mô xảo trá.
Bây giờ bác làm một bài lý luận, nêu rõ ý kiến nếu Pháp Việt đề huề thì
cả đôi bên cùng có lợi. Người Pháp đọc bài này sẽ nghĩ là Ðảng chúng ta
muốn hòa hoãn, họ sẽ không chú ý gắt gao đến Ðảng ta nữa. Ta có thể phái
người về nước, cùng người Pháp giao thiệp, trao đổ ý kiến, những người
này sẽ là những gián điệp của ta. Như thế thì tình hình của Pháp ta có
thể biết được. Mà những việc bí mật xẩy ra ở trong nước chúng ta cũng
có thể biết.”
Nghe lời Bá Ngọc kể ra cũng phải, nên tôi tin mà làm theo. Tôi cho
rằng hắn không có lý gì phản cha, phản nước. Tôi viết một bài trường
thiên, nhan đề là “ Pháp Việt đề huề luận.” Tôi ký tên dưới bài là “ Ðộc Tỉnh.soạn.”
Phan Bá Ngoc đọc bài, viết thêm mấy chữ:
“Phan Bá Ngoc phụng thư.”
Với năm chữ này Bá Ngọc có dụng ý xảo quyệt.
Lê Dư mang bài viết của tôi về nước. Khoảng 4, 5 tháng sau, người con
của ông Phan Ðình Phùng là Phan Bá Ngọc đã lộ mặt làm chó săn cho người
Pháp. Lúc đó tôi mới thấy câu ông Tôn Tử nói: “ Dùng gián điệp rất khó”
là đúng.
Tháng Hai năm Kỷ Tỵ – 1919 – Phan Bá Ngọc gặp tôi ở Hàng Châu, nói
với tôi là Toàn Quyền Xa-rô rất muốn cùng tôi thương nghị về chính sách
Pháp Việt đề huề. Tôi nói tôi yêu cầu Chính phủ cử người đến một nơi ở
nước ngoài hội thương với tôi, điều cần là chính phủ phải cam kết là
những gì chính phủ đề nghị nếu tôi không đồng ý là không được công bố.
Bá Ngọc nhận lời tôi rồi lại về nước. Ðến tháng 4, 1919, Bá Ngọc từ
trong nước gửi thư cho tôi, trong thư viết:
“Chính phủ đã đồng ý phái nhân viên đến hội thương. Ðiều kiện ra sao thì phải đợi phái viên đến.”
Tháng 6, 1919, một người Pháp tên là Nê-rông – Neron – cùng Bá Ngọc
đến Hàng Châu. Tôi yêu cầu địa điểm họp, ngày giờ họp phải do bên ta
quyết định, bên Pháp chỉ được một người đến họp, bên tôi muốn đem theo
bao nhiêu người tùy ý tôi. Nếu không như thế tôi không đến họp. Bên Pháp
nhận lời. Nơi họp là đình Hồ Lâu, giữa Tây Hồ, Hàng Châu. Bên tôi có
các ông Trần Hữu Công, Hồ Hinh Sơn và ba thanh niên Việt. Ngồi yên đâu
đấy, nói vài câu sáo ngữ, Nê-rông – Neron – đưa ra một văn kiện viết
bằng chữ Pháp, có bản dịch chữ quốc ngữ, y nói rằng đây lá ý của quan
Toàn Quyền Xa-rô. Tôi bảo một anh thanh niên đọc lên. Tôi lấy làm ngạc
nhiên vì những yêu sách:
Tôi phải nhận hai điều kiện:
1 – Viết một bài gửi về nước tuyên bố thủ tiêu ý chí hoạt động cách mạng.
2 – Phải trở về nước. Nếu không về nước thì phải khai rõ nơi trú ngụ ở nước ngoài, và nên trú ngụ gần tô giới của Pháp.
Chính phủ Ðông Dương đãi tôi hai điều:
1 – Nếu trở về nước sẽ cho giữ một chức vị trọng yếu trong Nam Triều và cấp lương tháng đặc biệt hậu hĩ.
2 – Nếu không về nước thì chính phủ cấp cho số tiền thật hậu để sống ở nước ngoài.
Tôi làm bản phúc đáp bằng chữ quốc ngữ, phân tích rõ ý nghĩa tiếng
“đề huề,” tôi cự tuyệt những đề nghị của họ. Thư tôi do anh Lý Trọng Bá
viết, giao cho Phan Bá Ngọc mang về Hà Nội đưa cho Toàn Quyền Xa-rô. Ðây
là lần thứ nhất tôi dùng văn tự giao thiệp với người Pháp..
*
Ngày 15 Tháng Giêng năm Nhâm Tuất – 1922 – là đêm Nguyên Tiêu. Ở Hàng
Châu có tục chơi đèn lồng chung quanh Tây Hồ. Ðêm sáng như ban ngày,
trai gái quần là, áo lượt, người đông như chợ, quang cảnh thật vui.
Bỗng trong đám đông có ba tiếng nổ của súng lục. Rôi tiếng người hô:
“Có người bị bắn.”
Lính cảnh sát đến. Người bị bắn đã chết. Khám trong mình người bị bắn
có số tiền 2.150 đồng, ngón tay có nhẫn vàng trị giá 60 đồng. Người bị
bắn chết ấy là người Việt Nam, tên Phan Bá Ngọc. Người giết Bá Ngọc là
anh Lê Tản Anh.
*
Tháng 5 năm Ất Sửu tôi đinh về Quảng Ðông. Lần đi này tôi sẽ làm hai
việc: cải tổ Việt Nam Quốc Dân Ðảng, dự lễ Kỷ Niệm Ðệ Nhất Chu Niên Ngày
Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh vì Nước.
Tôi vẫn phải mua ngân phiếu của Ðức gửi sang Béc Lanh làm tiền học
phí cho anh Trần Trọng Khắc hiện học ở đây. Mỗi năm tôi phải đến Thượng
Hải hai lần, vào tháng 6 và tháng 12. Năm nay vì dự lễ kỷ Niệm Liệt sĩ
Phạm Hồng Thái, tôi đến Thượng Hải sớm hơn mọi năm.
Ngày 11 tháng 5 tôi đến Thượng Hải. Tôi định mua và gửi ngân phiếu
xong sẽ đáp thuyền đi Quảng Ðông. Tôi không biết ngày đi, ngày đến
Thượng Hải của tôi đã bị tên Nguyễn Thượng Hiền báo cho người Pháp biết.
Tên Nguyễn Thượng Hiền đến Hàng Châu cùng với anh Trần Ðức Quí. Mới
gặp hắn tôi đã có ý nghi ngờ, nhưng nghe nói hắn là cháu của ông Mai Sơn
Nguyễn Thượng Hiền, hắn giỏi chữ Hán, đỗ cử nhân, chữ Quốc ngữ, chữ Tây
đều khá, nên tôi mến tài hắn mà dùng hắn. Còn việc hắn làm chó săn cho
Tây thì tôi không biết được.
Mười hai giờ trưa ngày 11 tháng 5 chuyến tầu hỏa chạy từ Hàng Châu
vào ga Thượng Hải. Tôi gửi hành lý ở kho nhà ga rôi xách một túi nhỏ ra
khỏi nhà ga. Thấy một chiếc xe hơi đậu ở cửa ga, quanh xe có mấy người
Âu Tây. Một người nói với tôi bằng tiếng Trung Hoa:
“Xe này tốt. Mời tiên sinh lên xe.”
Tôi nhã nhặn từ chối thì một người từ sau xốc tới đẩy tôi lên xe. Xe
chạy ra bến tầu, một tầu binh Pháp chờ sẵn ở đây. Tôi bị đưa xuống tầu.
Từ lúc đó tôi là người tù của người Pháp.
*
Phan Bá Ngọc. Từ Ðiển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam, Tác giả Nguyễn Quang Thắng
Phan Bá Ngọc tên thật là Phan Ðình Cừ – chết 1921 – con út ông Phan
Ðình Phùng, có tên là Bá Ngọc nên thường được gọi là Phan Bá Ngọc. Năm
Bính Thân – 1896 – Bá Ngọc sang Nhật du học trong phong trào Ðông Du.
Sau sang Trung Hoa, ở Hàng Châu, Bá Ngọc thường gặp các ông Phan Bội
Châu, Nguyễn Thượng Hiền.
Về sau Phan Bá Ngọc bị giặc Pháp mua chuộc đến nỗi thân bại, danh
liệt. Những hành vi mờ ám của Bá Ngọc làm cho các nhà cách mạng Việt
không tin nhiệm y nữa.
Năm Tân Dậu – 1922 – khoảng Tháng Chạp Âm Lịch, vì tội làm mật thám
cho Pháp, Bá Ngọc bị Võ Tán Anh, tức Lê Văn Phan, bắn chết tại Hàng
Châu.
Lê Văn Phan, bí danh Võ Tán Anh,quê Nghệ An. Năm 16 tuổi ông sang
Thái Lan rồi sang Nhật, Trung Quốc, hoạt động với ông Phan Bội Châu. Ở
Hàng Châu ông theo dõi hành động phản bội của Phan Bá Ngọc. Ông dùng
súng bắn chết Phan Bá Ngọc ở Hàng Châu trong đêm Nguyên Tiêu Tháng Giêng
Âm Lịc, nhằm ngày 11 Tháng 3, 1922.
Ngày 25 – 9 – Năm 1932 ông bị Pháp bắt ở Thượng Hải. Ông bị giải về nước và bị Pháp xử bắn ở Nam Ðàn, làng quê ông.
Lê Dư. Từ Ðiển Nhân Vật Lịch Sử, Tác giả Nguyễn Quang Thắng.
Lê Dư, nhà nghiên cứu hiệu Sở Cuồng, nguyên quán làng Nông Sơn, Diện
Bàn, Quảng Nam. Năm 1905 ông sang Nhật hoạt động cứu quốc cùng ông Phan
Bội Châu, rồi sang Nhật. Khoảng năm 1916, 1917 ông trở về nước. Ông làm
việc trong Phòng Chính Trị Phủ Toàn Quyền Ðông Dương, rồi làm nhân viên
Trường Viễn Ðông Bác Cổ, viết báo, viết sách. Dư luận đương thời cho
rằng ông có cộng tác với Pháp. Ông là cha vợ của các ông Vũ Ngọc Phan,
Tướng VM Nguyễn Sơn và ông Hoàng Văn Chí. Ông qua đời âm thầm ở Hà Nội
sau năm 1945.
Nguyễn Bá Trác. Tự Ðiển Nhân Vật Lịch Sử, tác giả Nguyễn Quang Thắng.
Nhà văn, hiệu Tiêu Ðẩu, quê làng Bảo An, Ðiện Bàn, Quảng Nam.
Năm 1906, ông đỗ cử nhân, sang Nhật du học, hoạt động cứu quốc. Khi
Nhật theo đề nghị của Pháp, trục xuất người Việt chống Pháp ra khỏi nước
Nhật, Bá Trác sang Trung Hoa. Trong thời gian ở Trung Hoa, Bá Trác đã
ngầm làm tay sai cho Pháp.
Khi về Hà Nội, Bá Trác làm việc trong Phòng Báo Chí Phủ Toàn Quyền
Ðông Dương. Chức vụ cuối cùng của ông là Tổng Ðốc Thanh Hoá, Tổng Ðốc
Bình Ðịnh. Ông bị VM xử tử cuối năm 1945.
*
Tuyết sương lạnh ngắt sự đời
Trên trang sách đọc chuyện người ngày xưa.
Trên trang sách đọc chuyện người ngày xưa.
Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Ngày 13 Tháng Giêng Quý Tị. Ngày 22 Tháng Hai 2013.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 366
QUANG DƯƠNG * VIỆT CỘNG-TRUNG CỘNG VÀ MỸ
Đảng CSVN đứng đâu trong thế trận Mỹ-Tàu?
Quang Dương (Danlambao) - ...Vậy
đảng ta đu dây thế nào đây? Ở bên trái thì thằng TC bảo: "Mày mà đi với
Mỹ thì mày chết với ông". Ở bên phải thì Mỹ bảo: "You theo qua thì you
phải bỏ đảng". Chắc phải tìm thế đứng giữa nhưng đứng giữa chỉ tạm an
toàn khi Mỹ và TC chưa lâm chiến. Một khi chiến tranh nổ ra giữa hai
cường quốc, đứng giữa chỉ từ chết đến bị thương nặng. Đó là chưa kể có
khi miểng bom đạn chiến trường ở biển Đông chưa văng trúng đã bị thằng
Dân vùng lên kéo xuống đập đầu rồi...
*
ĐCSVN có lịch sử lệ thuộc gắn bó
với Trung Cộng rất nặng nề. Đảng coi TC là chủ nợ, là thầy, là đàn anh,
là đồng chí, là láng giềng hữu nghị, môi hở răng lạnh, là đối tác chính
trị kinh tế, quân sự, văn hoá 16 vàng 4 tốt v.v... Chuyện đó cũng chẳng
có gì là lạ. TC đã giúp ĐCSVN từ những ngày còn trong trứng nước, cho
tới ngày cướp chính quyền, cướp nửa nước rồi cướp cả nước. ĐCSVN do đó
đã một lòng rập khuôn tất cả những chính sách, mưu mô thủ đoạn của TC
trong việc cai trị dân chúng. Khi làm như thế, ĐCSVN tất nhiên trông
mong TC giữ đúng trong vai trò một nhà bảo trợ, một nước đàn anh, chỉ lo
phát triển kinh tế quân sự trong phạm vi nội bộ của TC (như chính sách
mở của cứu vãn nền kinh tế của Đặng Tiểu Bình trong những thập niên 80s
và về sau). ĐCSVN những mong được yên tâm làm đàn em, hoặc làm chư hầu
theo như câu nói đã quá quen thuộc: "Các nước XHCN anh em" hoặc "Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương".
Có tình nghĩa quốc tế CS lại là láng giềng sát vách thương yêu nhau,
gặp nhau ôm hôn thắm thiết như thế quả là lý tưởng để cả hai cùng giúp
nhau "xây dựng" đất nước của mỗi bên, cùng nắm tay tiến lên XHCN rồi
CSCN đại đồng.
Tiếc
thay, đời không như là mơ. Đàn anh sau thời gian đổi mới kinh tế tạm
phục hồi bắt đầu giở trò tham lam cố hữu, ỷ lớn ăn hiếp bé. Cái thằng bé
lại là thằng phải chịu ơn nên đàn anh dễ dàng xoạc cẳng xâm lược, phình
bụng bành trướng, lấn từ đất biên giới đến vịnh rồi đảo. Đàn em đau đớn
nhìn đất, đảo, vũng vịnh lọt dần vào tay thằng đàn anh mà không dám
chống cự vì mở miệng mắc quai (Công hàm Phạm Văn Đồng, Hội nghị Thành
Đô...) và vì lúc nào cũng... sợ nó đánh - Thật ra chóp bu ĐCSVN đã bị TC
nắm thóp răn đe hết rồi, lấy đâu hùng khí để đánh với đấm - Được thể,
thằng đàn anh ngang ngược liếm luôn 80% diện tích biển Đông bao gồm hết
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với đường lưỡi bò 9 đoạn tự biên tự
diễn viện lý rằng "đảo của tao thì biển xung quanh cũng là của tao". Đàn
em nhìn biển của mình bị ép lui vào sát bờ nhưng cũng chỉ dám phản đối
lấy lệ. Đàn anh coi phản ứng nhẹ hều của đàn em không ra kí lô nào. Nó
còn chấp cả mấy nước chung quanh vùng biển nó chiếm đoạt coi có dám làm
gì nó. Philippines tức khí đâm đơn kiện TC ra toà án quốc tế và rủ VN
cùng đứng kiện nhưng ĐCSVN co vòi không dám, chỉ dám bắc loa cổng hậu tò
te tí te mấy tiếng cho đỡ ngượng. Kể Philippines cũng biết thừa chóp bu
CSVN làm gì có gan cóc tía đi kiện TC nhưng họ đề nghị cho có lệ thôi.
Thế rồi đàn em bắt đầu "lạnh cẳng" dù thằng đàn anh cười hề hề trấn an:
"Hầy, cái lầy là lể ngộ pảo dệ cho nị thôi. Piển đảo của ngộ cũng như
của nị mà. Nị lừng có lo, mai lầy ngộ còn xáp nhặp cả cáy Lông Lam Á lữa
chớ cáy piển Lông lầy nhằm nhò dì".
ĐCSVN
còn run hơn nữa khi TC hiện thực hoá chuyện chiếm biển Đông bằng cách
rầm rộ kéo giàn khoan khổng lồ HD-981 vào đặt ngay trong vùng biển thuộc
chủ quyền của VN. Không có hành động phản đối ngăn cản mạnh mẽ thì
không yên với người dân mà làm mạnh tay thì khó sống với TC nên đảng
đành vờ cho tàu tuần duyên, tàu hải cảnh lượn vòng quanh chơi trò bắn
súng nước và hò hét võ mồm, rồi có va chạm chút đỉnh lấy tiếng nhưng
tuyệt nhiên không xài súng thiệt. Thấy đảng và nhà nước phản ứng yếu
xìu, phong trào chống TC xâm lược trong quần chúng VN dâng cao, biểu
tình bãi công đốt phá hãng xưởng cơ sở do Tàu làm chủ, tấn công gây
thương vong cả công nhân người Tàu tràn khắp. Chóp bu cầm quyền tái mặt
tưởng phen này sẽ bị nhân dân vùng lên nắm đầu kéo xuống hỏi tội chắc
khó thoát, hoặc nếu dẹp yên được đám dân thì cũng bị đàn anh TC xài xể
te tua rồi tống về vườn. May quá, dân VN coi vậy nhưng cũng còn hiền,
lửa giận nguội nhanh và chỉ còn ngấm ngầm âm ỉ. Đàn anh cũng chỉ gọi
phone cảnh cáo răn đe vài câu rồi xí xái cho mấy chú được tiếp tục công
việc làm đầy tớ trên giao. ĐCS hú hồn nhưng từ đó thấy rõ lòng tham của
đàn anh TC là vô đáy. Nhưng tay lỡ nhúng chàm, thân trao tướng cướp rồi
biết làm sao. Nhúc nhích hó hé là dám ung thư đột xuất lúc nào không
biết. Thôi đành vái trời, ủa không, vái tổ Các-Mác, vái cả già Hù sao
cho thằng TC nó muốn lấy gì thì lấy, chiếm gì thì chiếm miễn sao nó để
yên cho cái đảng hèn này được vinh thân phì gia, cha truyền con nối làm
những tên giữ nhà cho chúng ở cái tỉnh hay cái quận VN (hoặc đổi tên là
gì cũng được) là tốt rồi.
Nhưng
trời (chỗ này thì trời thiệt) không dung kẻ gian. TC làm quá, coi biển
Đông như cái ao nhà, coi luật lệ quốc tế như "nơ pa", xây đảo nhân tạo
một cách bất hợp pháp ngày đêm tại mấy dãy đá chìm trong quần đảo Trường
Sa, rồi còn xây phi đạo, bến cảng, hải đăng, kéo tàu chiến, phi cơ,
giàn pháo, súng phòng không và chắc chắn cả những trang thiết bị khí tài
quân sự khác tới bố trí. Ý đồ bành trướng và tham vọng bá quyền biển
Đông gồm cả các tuyến giao thông hàng không và hàng hải quốc tế quan
trọng trong vùng đã rõ ràng. Mỹ bấy lâu nay ngấm ngầm theo dõi và đã
nhiều lần nhắc nhở nhưng TC vẫn làm ngơ. Nay thì Mỹ không ngồi yên nữa.
Không phải Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi và an ninh của Mỹ trong các vùng biển
quốc tế mà đó là quyền lợi và an ninh chung của tất cả các quốc gia
trên thế giới. TC đã vuốt mặt không nể mũi, mới hồi phục từ nền kinh tế
yếu ớt nhờ sự giúp đỡ của Mỹ mà đã hung hăng muốn hất cẳng Mỹ tại biển
Đông.
Những
diễn tiến dồn dập gần đây như: Việc Mỹ công khai cho phổ biến hình ảnh,
video chụp từ vệ tinh và hình chụp từ phi cơ trinh sát Poisedon P8-A
các hoạt động cấp tập xây đảo, thiết lập căn cứ quân sự trên Bãi Đá Chữ
Thập và các đảo, đá khác của TC (21-5-2015); Việc phi công Mỹ không hề
nao núng trước những lời cảnh cáo, xua đuổi của hải quân TC, vẫn bay dò
thám trên không phận các đảo do TC chiếm giữ; Việc Bộ QP Mỹ gấp rút soạn
thảo kế hoạch đối phó với TC tại biển Đông để trình lên Tổng thống;
Việc Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Uỷ ban Quân Vụ Thượng viện
cùng TNS Jack Reed và hai Dân biểu Mỹ đến thăm VN trước khi dự Hội nghị
Shangri-La (lần thứ 14 từ 29-31/5/2015) để thảo luận về an ninh kinh tế
Châu Á-TBD và chính ông ta đã đề xuất một điều sửa đổi trong Đạo luật Uỷ
quyền Quốc phòng 2016 cho phép cấp 425 triệu đô-la trong 5 năm cho
Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam để giúp huấn luyện và trang
bị về quân sự cho quân đội các nước này, rồi mới đây ngày 31-5-2015
cũng TNS McCain kêu gọi Mỹ nên bán các vũ khí phòng thủ cho VN; Việc Bộ
trưởng QP Mỹ Ashton Carter gay gắt chỉ trích TC trong bài diễn văn tại
Hội nghị Shangri-La hôm 30-5-2015, nêu rõ tính cách bất hợp pháp, vượt
qua khuôn khổ luật lệ quốc tế trong việc xây đảo nhân tạo của TC, là
việc
chưa có tiền lệ và đang tạo bất ổn trầm trọng trong khu vực, rằng phi
cơ, tàu biển Mỹ sẽ tiếp tục có mặt tại biển Đông bất kể sự đe doạ của
TC. Trước đó cũng ông Bộ trưởng Carter kêu gọi các quốc gia quanh biển
Đông hãy đoàn kết lại để đối phó với TC. Sau Hội nghị Shangri-La ông ta
cũng sẽ ghé ngay VN để thúc đẩy những hợp tác về quốc phòng; Chưa kể
việc Mỹ và các đồng minh Nhật, Úc, Nam Hàn, Philippines luôn hợp tác
quân sự, tập trận phòng thủ thường xuyên chứng tỏ Mỹ đã sẵn sàng mọi mặt
và sẽ quyết liệt ra tay dạy cho TC một bài học. TC liệu có dám đương
đầu với Mỹ không? Hay lại chỉ biết to mồm lớn tiếng nhưng khi đụng
chuyện thì rụt cổ lại? Điều này chưa biết rõ nhưng chắc chắn so về sức
mạnh quân sự thì TC thua xa Mỹ và về tính chính danh thì Mỹ đang được sự
ủng hộ mạmh mẽ của các quốc gia văn minh trên thế giới còn TC thì bị
lên án nặng nề.
Quay về hiện tình VN, liệu ĐCSVN có dám mạnh dạn mở cửa bắt tay với Mỹ
trong cơ hội hiếm có này không? Đảng thường viện lẽ sống gần TC là nước
lớn và mạnh, lại đã mang ơn của nó thì phải biết nhịn nó, khôn khéo lựa
những bước đi an toàn, đừng để nó phật lòng. Nhà cầm quyền VN hiện nay
mang mặc cảm lệ thuộc, bị cái bóng con ngáo ộp TC đè trong tâm trí quá
sâu và quá lâu nên khó dứt bỏ để gia nhập vào cộng đồng các quốc gia tự
do dân chủ văn minh tiến bộ được. Thêm phần nữa đi với Mỹ thì phải từ bỏ
độc tài độc đảng, phải thực thi nhân quyền gồm các quyền thiết yếu của
con người như tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do đi
lại..., phải chấp nhận trò chơi dân chủ với tất cả những hệ quả của nó
vốn toàn là những điều tối kỵ đánh vào tử huyệt của chế độ CS. Nhưng nếu
không nhờ Mỹ thì còn ai có khả năng giúp VN để chống lại cú nuốt chửng
của TC trong nay mai? Liệu dù ĐCSVN muốn thần phục và đem Việt Nam làm
chư hầu cho TC muôn năm nhưng TC có chịu ngừng lại ở cái cách thế đó
không? Chẳng có gì bảo đảm cho tương lai của chóp bu ĐCS và dân tộc VN
khi trong thâm tâm của những ông trời con Trung Nam Hải thì cả quả địa
cầu này cũng hãy còn là ít. Vậy đảng ta đu dây thế nào đây? Ở bên trái
thì thằng TC bảo: "Mày mà đi với Mỹ thì mày chết với ông". Ở bên phải
thì Mỹ bảo: "You theo qua thì you phải bỏ đảng". Chắc phải tìm thế đứng
giữa nhưng đứng giữa chỉ tạm an toàn khi Mỹ và TC chưa lâm chiến. Một
khi chiến tranh nổ ra giữa hai cường quốc, đứng giữa chỉ từ chết đến bị
thương nặng. Đó là chưa kể có khi miểng bom đạn chiến trường ở biển Đông
chưa văng trúng đã bị thằng Dân vùng lên kéo xuống đập đầu rồi.
*
|