Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 10 November 2016

TUỔI GIÀ * DU SINH HỒI HƯƠNG * TRIỆU TỬ DƯƠNG* MARX

Monday, June 8, 2015


HUY PHUONG * TUỔI GIÀ

Nỗi Đau Tuổi Xế Chiều - Huy Phương


Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao  máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.     


Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?     


Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người " đem cha bỏ chùa ".     


Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt  Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt  Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.     


Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không "entry permit". Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái  "mời khéo" về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.     

Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang ngồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -"Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy ?" Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-"Bả đi khỏi rồi!"     
Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.     


Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn   trong cái "mủng dừa". Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được    cha mẹ hỏi, nó "thành thật khai báo"  rằng "để dành cho cha mẹ lúc về già".     
Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện :
"trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa".

Huy Phương

Sunday, June 7, 2015


Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

 

Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một người bán ve chai thu gom bao nylon hoặc các thứ gì may ra có thể bán được dọc theo một con kênh bị ô nhiễm nặng tại Hà Nội, ngày 20 tháng mười năm 2006
Một người bán ve chai thu gom bao nylon hoặc các thứ gì may ra có thể bán được dọc theo một con kênh bị ô nhiễm nặng tại Hà Nội, ngày 20 tháng mười năm 2006
AFP

Ô nhiễm môi trường là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam… Trước thảm trạng đó các nước đều phải có biện pháp khắc phục trước khi phải trả giá đắt lúc mà ô nhiễm vượt quá mức được giới chuyên môn gọi là ‘điểm tới hạn’.
Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam ra sao? Và biện pháp giải quyết được tiến hành thế nào?
Bài học Trung Quốc
‘Phát triển bằng mọi giá bất chấp đánh đổi môi trường’ là điều mà giới chuyên gia nêu ra qua thực tế Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh ‘công xưởng sản xuất’ của thế giới từ mấy thập niên qua.
Chính các cơ quan chức năng chuyên về môi trường của Trung Quốc trong thời gian gần đây phải thừa nhận tình trạng môi trường không khí, nước, đất bị hủy hoại sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt kinh tế và xã hội.
Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc hiện nay, ông Trần Cát Ninh, lên tiếng thừa nhận những phản đối về môi trường ô nhiễm sẽ gây ra bất ổn xã hội, từ đó có thể khiến bất ổn chính trị.
Việt Nam cũng được cho là đang theo ‘vết xe đổ’ của Trung Quốc: chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng mà không quan tâm đúng mức đến môi trường. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người quan sát kỹ tình hình ô nhiễm tại Việt Nam trong nhiều năm qua, có đánh giá về điểm này:
“ Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời. Và một số khói bụi từ các nhà máy sản xuất ở Vân Nam có nhiều lần được khám phá ra ở thành phố Seattle tận bên Hoa Kỳ, phía tây Thái Bình Dương. Điều đó chứng tỏ mức độ ô nhiễm đó.
Việt Nam mở cửa từ năm 1986, nghĩa là chừng 10 năm sau Trung Quốc. Và Việt Nam chập chững đi vào khủng hoảng về môi trường giống y hệt như của Trung Quốc. Điều này có thể càng ngày càng tệ hại hơn vì có thể nói hầu hết các cơ sở sản xuất hạng nặng như cơ sở sản xuất gang thép, cơ sở sản xuất điện năng dùng than đá và đặc biệt hai cơ sở khai thác bô xít lớn ở Tân Rai và Nhân Cơ. Và dự trù còn có thêm 6 cơ sở nữa tại Daknong; thì chúng ta thấy rõ với qui trình sản xuất lạc hậu, với não trạng sản xuất như người Trung Quốc đã làm cho đất nước Trung Hoa thì tình trạng của Việt Nam có thể càng ngày càng mau trầm trọng hơn, càng mau nguy kịch hơn nếu chúng ta không có biện pháp nào để giải quyết vấn đề.”
Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời
TS Mai Thanh Truyết
Chuyên gia môi trường thuộc Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Lê Huy Bá, đưa ra đánh giá về điều được nói là ‘vết xe đổ’ của Trung Quốc trong vấn nạn ô nhiễm môi trường:
“Bởi vì mình là dạng các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường sẽ dẫn đến những chuyện khó xử.
Nếu làm mạnh tay cách đây 10 năm thì đỡ lắm rồi; bây giờ mạnh tay thì cũng tốt thôi nhưng chỉ có tính chất vớt vát, chữa cháy thôi!”
Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam
Qua theo dõi tình hình môi trường tại Việt Nam, tiến sỹ Mai Thanh Truyết hiện sinh sống tại bang California, có những đánh giá cụ thể về tình trạng ô nhiễm của các lĩnh vực khác nhau như sau:
“Đứng về tổng thể thì tất cả môi trường: không khí, đất, cũng như nước mặt, nước ngầm càng ngày càng tệ hại.

Giờ cao điểm trên đường phố TPHCM (donre-hochiminhcity-gov)

Giờ cao điểm trên đường phố TPHCM (donre-hochiminhcity-gov)
Nói về không khí thì ngày nay Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn cũ, chúng ta không còn thấy những bàn tay, bộ mặt trong trắng mà chỉ những bộ mặt như người ninja của Nhật bản- bịt mặt, đeo găng tay. Thứ nhất vì bụi ô nhiễm quá cao. Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, tiêu chuẩn của hạt bụi đường kính 10 micro meter quá nhiều nên phải bịt mặt. Ngoài nguồn bụi là nguồn khí độc thải ra do hằng triệu xe máy hai bánh. Nguồn xăng ở Việt Nam có độ octane cao, nhưng trong thực tế pha nhiều benzene. Do đó khí benzene tồn tại trong không khí; mà khí benzene là một khí có nguy cơ tạo ra ung thư. Cũng do vậy ‘tầng ozone mặt đường’ tức từ 1-2 thước chứa nhiều hóa chất độc hại trong có có benzene. Thực tế cho thấy hằng năm tỷ lệ người mắc bệnh phổi tăng cao, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi.
Qua 19 năm phát triển Việt Nam có trên 265 khu gọi là khu chế xuất hay là khu phát triển công nghiệp. Khu chế xuất Tân Thuận là khu đầu tiên. Với trên 265 khu như thế từ bắc chí nam, và ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn còn có trên 20 ngàn cơ sở sản xuất lẫn lộn trong khu dân cư khiến cho khí thải, chất thải rắn và chất thải lỏng đều ‘không được’!
Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen.
Các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường
GS Lê Huy Bá
Đó là một hệ lụy mà nếu không giải quyết thì ngay cả sông Đồng Nai, sông Sài Gòn sẽ biến thành dòng sông đen vì nguồn chảy tự nhiên, sự điều tiết tự nhiên, sự thanh lọc thiên nhiên đã đến ‘điểm tới hạn’.
Đối với đánh giá về ‘điểm tới hạn’ của tình trạng ô nhiễm mà tiến sỹ Mai Thanh Truyết nêu ra; giáo sư Lê Huy Bá tại Sài Gòn có ý kiến:
“Điểm tới hạn thì nói cũng hơi quá. Có một số kênh rạch ở thành phố (Sài Gòn) thì tới hạn thật; nhưng môi trường đất chưa đến mức tới hạn. Về nước sông thì có một số sông tới hạn nhưng có một số sông thì chưa như sông Đồng Nai chưa tới hạn, còn sông Sài Gòn thì gần đến tới hạn. Kênh rạch của thành phố quá tới hạn chứ không phải tới hạn. Không khí của nông thôn còn sạch, không khí của thành thị rất bụi gần mức tới hạn. Tại các khu công nghiệp của thành phố thì tới hạn rồi, khu nông thôn thì chưa, còn khu ngoại thành mà có các khu công nghiệp thì tới hạn rồi.
Các trục giao thông chính ô nhiễm bụi đã tới hạn.”
Thực thi luật pháp
Tương như như nhiều nước khác trên thế giới, chính phủ cũng như các cơ quan chức năng tại Việt Nam cho ban hành luật cũng như những qui định pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Vậy việc thực thi và công tác kiểm tra, chế tài trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam lâu nay ra sao?
Tiến sỹ Mai Thanh Truyết đưa ra nhận định:
“Chính cơ chế này tạo ra một tập thể cán bộ từ trên xuống dưới cùng nhóm lợi ích với nhau ‘tham nhũng’. Lấy ví dụ giản dị là việc khai thác bô xít tại Tân Rai và Nhân Cơ hoàn toàn không qua nghiên cứu tác động môi trường nên vừa qua bùn đỏ nhiều lần tràn xa xã Tân Thắng cách Bảo Lộc 15 cây số. Mặc dù trong bộ Luật Môi trường, bộ Luật Đầu tư, luật xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất đều có ghi cần phải nghiên cứu tác động môi trường cũng như phải có hệ thống xử lý chất phế thải nhưng điều đó hầu như không xảy ra tại Việt Nam.”
Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen
TS Mai Thanh Truyết
Một người sinh sống và hoạt động trong ngành môi trường ở Việt Nam như giáo sư Lê Huy Bá cũng chỉ ra những bất cập tồn tại lâu nay trong nước về tình trạng thực thi luật pháp bảo vệ môi trường:
“Nói chung luật, qui định dưới luật khá đầy đủ, nhưng ngay cả luật, nghị định đôi lúc chồng chéo nhau như qui định về chất thải nguy hại người ta cũng cãi nhau khiến cho các cơ sở quản lý luật pháp ở cấp tỉnh, huyện khó thực thi.
Nhiều người thấy điều đó nhưng cách quản lý của mình (Việt Nam) trì trệ, không linh hoạt và ‘trên bảo dưới không nghe’. Ngoài ra không phải tất cả nhưng còn có một số chưa thống nhất.”
Giáo sư Lê Huy Bá nêu ra một số dẫn chứng:
“Ví dụ để theo dõi ô nhiễm không khí, có khoảng 6-7 trạm quan trắc tự động nhưng nay hư hết rồi, không còn chính xác nữa; nhưng mấy năm rồi cứ để như thế; không đầu tư thêm, không sửa chữa, không thay thế gì cả.
Ví dụ thứ hai là vấn đề quản lý lưu vực sông, cách đây gần mười mấy năm rồi có lập ra Ban Quản lý Lưu vực Sông nhưng có hoạt động gì đâu. Mỗi tỉnh có cách quản lý riêng, không ai nói ai được cả, không thống nhất với nhau. Mỗi tỉnh muốn đi một mình, có khi dẫm đạp lên nhau, có khi lại để cả khoảng trống, không ai lo cả!”
Cảnh báo cũng như thực tế cho thấy nếu chỉ hô hào suông mà không có biện pháp ngay từ lúc này thì một khi ô nhiễm đạt ‘điểm tới hạn’ thì đã quá muộn và giá phải trả sẽ đắt gấp nhiều lần so với hiện nay.
Tuy nhiên hầu như mọi cảnh báo của giới khoa học vẫn không được các nhà quản lý đất nước tại Việt Nam nghe như chính thừa nhận của giáo sư Lê Huy Bá; một chuyên gia trong ngành ngay tại Việt Nam.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/gene-asse-of-envir-pollu-vn-06092015051816.html


Môi trường Việt Nam: Thảm họa đáng ngại - TS Mai Thanh Truyết

Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là nguy cơ đe dọa trực tiếp sức khỏe và đời sống của dân chúng, theo khuyến cáo của giới chuyên môn.
Trao đổi với VOA Việt ngữ nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm nay, một chuyên gia về môi trường, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam tại hải ngoại, và cũng là tác giả nhiều ấn phẩm nghiên cứu về môi trường và chính sách phát triển của Việt Nam, nhấn mạnh các tác hại môi trường ngắn và dài hạn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đang leo thang tới mức báo động và rằng nếu không có biện pháp cấp bách cải thiện chính sách quản lý môi trường, cái giá phải trả trong tương lai gần là không thể đo lường.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Về tình trạng môi trường Việt Nam, trong suốt 20 năm qua, chúng tôi đặt vấn đề về đất, nước, rác sinh hoạt phế thải, và không khí. Trong những yếu tố đó, hiểm họa nhất là hiểm họa nước. Từ khi Việt Nam phát triển từ năm 1986, sự phát triển đó không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Cho nên, sau 20 năm phát triển, những dòng sông từ Bắc chí Nam đều bị ô nhiễm, người dân càng ngày càng chịu áp lực nặng nề về nguồn nước sinh hoạt vì gia tăng dân số, gia tăng phát triển. Việt Nam hiện có hơn 265 khu công nghiệp, đặc biệt tại Sài Gòn có hơn 20 ngàn  cơ sở sản xuất hóa chất mà hầu hết không có hệ thống quản lý, xử lý, thanh lọc nước thải. Yếu tố làm ô nhiễm nước thứ hai là bãi rác, với độ gia tăng dân số, chẳng hạn Sài Gòn trên 7 triệu dân hằng ngày sản xuất khoảng 10 ngàn tấn chất thải sinh hoạt thì làm ô nhiễm bao nhiêu hệ thống nước. Cái mức ô nhiễm đó càng ngày càng trầm trọng.

VOA: Ngoài yếu tố dân số, theo Tiến sĩ, còn những yếu tố nào khác góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam?

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những yếu tố về cả khách quan lẫn chủ quan, chẳng hạn như tình trạng phá rừng làm nước không còn được thanh lọc tự nhiên từ trong rừng. Thứ hai là việc xây đập thủy điện, đập chứa nước vô tội vạ, không nghiên cứu tác động môi trường. Chính đó làm cho nguồn nước càng ngày càng tệ hại hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là chính sách quản lý môi trường nước và quản lý môi trường nói chung, dù có trên luật, nhưng người thừa hành không thực hiện được vì qua cái cơ chế tạo ra một hệ thống không thể kiểm soát . Vấn đề chúng tôi đặt ra là lãnh đạo Việt Nam hiện tại có xem môi trường là vấn đề mấu chốt, vấn đề an toàn của các thế hệ hay không.

VOA: Là chuyên gia về môi trường tại đất nước bảo vệ môi trường hàng đầu là Mỹ, về những mặt được trong nỗ lực bảo vệ-cải thiện môi trường nước ở Việt Nam, Tiến sĩ nhìn thấy những gì? Có những gì đáng ghi nhận?

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Những nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và mực nước mặn gia tăng do lượng nước sông chảy ra biển không còn đủ để đẩy lùi nhiễm mặn, việc phá rừng đặc biệt là rừng tràm-rừng đước để nuôi tôm hay cá ba sa cùng tất cả các nguy cơ về nước hoặc rác phế thải đều được những nhà chuyên môn, giới khoa học ở Việt Nam cảnh báo, nhưng tiến độ giải quyết không thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền chưa đặt đây là mối nguy cơ hàng đầu, chưa đặt đây là trọng tâm của việc chuẩn bị cho một thế hệ tương lai.

VOA: Với những gì đang diễn ra hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn tới những tác hại và những nguy cơ có thể trông thấy thế nào?

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Nhìn Trung Quốc chẳng hạn, chúng ta thấy rõ ràng là hôm nay môi trường không khí ở thành phố Bắc Kinh, dân chúng có những ngày không thấy ánh mặt trời và bệnh phổi càng ngày càng tăng. Trở lại tình trạng Việt Nam, Việt Nam đang trên đà tiếp nhận các hậu quả của việc phát triển không đặt trọng tâm bảo vệ môi trường. Hôm nay, chúng ta nhìn thấy các dòng sông ở ngoài Bắc không còn là sông nữa mà đã trở thành các dòng sông đen. Nếu không có phương pháp giải quyết để chặn đứng, trong một thời gian nữa, các dòng sông ở miền Nam không đủ khả năng điều tiết phế thải của dân chúng  sẽ trở thành những dòng sông đen. Tình trạng này sẽ xảy ra trong một tương lai không xa, một vấn đề thoái hóa môi trường rất trầm trọng cho tương lai.

VOA: Trước những cảnh báo vừa nêu, giải pháp nào có thể giúp cải thiện điều kiện môi trường nước tại Việt Nam hiện nay?

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Thứ nhất, kiểm soát tất cả các nguồn phế thải từ các nhà máy sản xuất và các khu công nghiệp đặc biệt là phế thải lỏng. Thứ hai, đối với miền Nam chẳng hạn, hạn chế việc phá rừng tràm rừng đước nuôi cá basa và nuôi tôm ở vùng ngập mặn. Hình ảnh vệ tinh năm 2008 cho thấy vùng đó bị tàn phá, bị khai thác hơn 250 ngàn mẫu, gần 100 ngàn mẫu đã trở thành những chấm đen sau 3-4 mùa nuôi tôm.
Việc phá rừng tràm, rừng đước ảnh hưởng tới thời tiết vì các khu rừng đó là nơi chắn gió tránh bão lụt, hấp thụ nhiễm phèn và chặn bớt nước mặn đi vào lục địa. Ngày nay 4 ưu điểm của rừng tràm, rừng đước bị mất. Do đó, kế hoạch trồng rừng, trồng tràm đước, hạn chế phá rừng là một trong những phương pháp giải quyết nạn ô nhiễm nước.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.

Saturday, June 6, 2015


PHAN CHÂU THÀNH * LÃNH THỔ VIỆT NAM

 Toàn bộ lãnh thổ Việt nam đã an bài !!!


_Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”
Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”
“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”
Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.
_Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:
“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”
“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”
“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”
Thế họ có ăn chung với các cháu không?”
“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”
“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”
“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”
“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…
 
Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên. Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. 
 
Xin kể câu chuyện thứ ba. 
Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).
Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!
Câu chuyện thứ tư. 
Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…

Câu chuyên thứ năm.
 Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:
– “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”
– Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…
Tôi phán tiếp:
“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”
Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuế nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).
Và câu chuyện cuối cùng. 
Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường HCM mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và khống chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”
Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!” **
Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!
Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?
Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?

VĂN QUANG * CHUYỆN VỀ CÁI LÝ LỊCH

Chuyện về cái lý lịch
(VienDongDaily.Com - 16/05/2015)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Ở VN bạn muốn làm gì, muốn thi cử vào đâu, muốn hành nghề gì đều phải khai lý lịch, thậm chí theo quy định của nhà nước cứ đến 80 tuổi là người dân được hưởng trợ cấp mỗi tháng khoảng hơn hai trăm ngàn tiền VN, vậy mà trong bản khai cũng có mục lý lịch, năm nào ở đâu, làm gì…
Từ 40 năm nay, chủ nghĩa lý lịch vẫn còn tồn tại. Chẳng nhìn ở đâu xa, bạn hãy cứ nhìn những anh em thương phế binh VNCH sống lay lắt vất vưởng ra sao giữa những thôn xóm hoặc ngay giữa đường phố Sài Gòn. Họ chẳng được hưởng bất cứ một quyền lợi nào của người thương binh. Thậm chí có người đã phải tự thiêu vì quá nghèo, không muốn làm khổ con cháu. Thê thảm hơn nữa người tự thiêu ở nhà thuê, sợ cháy nhà con cháu phải bồi thường nên bò ra bãi đất trống, đổ xăng lên người rồi tự thiêu. Chuyện này tôi đã tường thuật cùng bạn đọc ngày 3 tháng 8 năm 2008.
Bạn có thể xem toàn văn vài này theo đường link: http://vietquoc.org/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C6%B0%C6%A1ng-binh-vnch-t%E1%BB%B1-thieu-2/
Trong khi thương binh của miền Bắc đều được hưởng phụ cấp và nhiều thứ ưu tiên khác. Chỉ cần nhìn thế thôi bạn đã thấy rõ cái “chủ nghĩa lý lịch” nặng nề biết chừng nào. Kêu gọi “hòa hợp hòa giải dân tộc,” muốn phát triển và muốn kén chọn nhân tài về phục vụ đất nước thì trước hết phải làm cho tuyệt nọc cái thứ chủ nghĩa phân biệt đối xử này.
 
Anh Châu Kim Hàng, cấp bậc Hạ Sĩ Nhất, trên đường phố Saigon không biết làm gì để sống.


Nhân ở đây, tôi xin chân thành hoan nghênh một số hội đoàn và nhiều vị nhân sĩ trí thức ở Mỹ đang có chương trình vận động chính phủ Hoa Kỳ cho phép mở lại chương trình HO để các anh em thương phế binh VNCH được đi định cư tại Mỹ. Đó là một sự công bằng cần thiết dành cho người thương binh Việt Nam Cộng Hòa, một thời chiến đấu hy sinh một phần thân thể cho tự do dân chủ. Tôi tin rằng sẽ được cộng đồng người Việt ở khắp nơi hưởng ứng yểm trợ cho chương trình tốt đẹp này. Dù kết quả có thế nào thì anh em cũng cảm thấy được an ủi, bớt tủi thân trong cuộc sống đấy khổ cực cay đắng này. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng cuộc vận động sẽ thành công bởi lẽ phải và mọi sự thật được phơi bày sẽ làm rung động những tấm lòng nhân ái.
Còn cái Nghĩa trang Quân Đội VNCH cũng biến mất, bức tượng Tiếc Thương bị lật đổ chổng vó lên trời để phô bày cái hình ảnh “chiến thắng” của phe thắng cuộc. Mãi sau đó bị dư luận chê trách mới chuyển thành nghĩa trang dân sự, bỏ mặc cho cỏ lau dày đặc và các nấm mồ liệt sĩ lâu dần trờ thành hoang phế. Sau này một số thân nhân liệt sĩ mới được xin phép vào tu sửa.

Hãy nhìn ra các nước, sau những cuộc nội chiến, chiến binh tử sĩ hai bên đều nằm chung trong một nghĩa trang được chăm sóc quy mô, trang trọng. Bởi cả hai bên đều là những chiến sĩ hy sinh thân mình để bảo vệ hạnh phúc của người dân. Còn phân biệt đối xử cả với người chết thì chính sách nhân đạo ở đâu, làm sao hòa hợp hòa giải được? Bao giờ có một cái nghĩa trang chung cho cả hai bên, lúc đó mới nhìn thấy nhà nước có thiện chí sửa chữa những sai lầm, tiến tới những mục đích khác.

Trở về với chuyện “cái lý lịch,” chuyện mới nhất hiện đang được các nhà gọi là trí thức ở VN đang bàn tán xôn xao trên khắp các trang báo trang mạng ở VN lúc này đó là cuộc thi tuyển, sát hạch công chức ở Hà Nội.
Mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức… cho ra vẻ công tâm mà thôi
Mới đây, Sở Nội vụ TP. Hà Nội công bố kết quả kiểm tra, sát hạch công chức thuộc diện đặc cách xét tuyển năm 2015. Trong đó, có 30/63 thí sinh đã không vượt qua được kỳ kiểm tra, sát hạch này. Đáng lưu ý, có 5 người là thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài, số còn lại đều là thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi ở nước ngoài.
Tôi làm bài tốt, sao lại trượt?
Anh Quang bày tỏ: “Ngay lúc nộp hồ sơ, nhà tuyển dụng chỉ nhận bằng và bảng điểm của tôi. Các văn bằng chứng chỉ khác cũng như quá trình làm việc công tác của tôi, nhà tuyển dụng đều không nhận. Như vậy, vô hình trung đã đánh đồng tôi với các ứng viên khác.”

Anh Nam, thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài chia sẻ, chuyên ngành anh ứng tuyển chỉ có một mình anh, không phải cạnh tranh với ai. Do đó, chỉ cần đạt 50 điểm là anh sẽ đỗ. Tuy nhiên, kết quả của anh lại không như mong đợi, anh được dưới 50 điểm và trượt công chức. Anh phân trần:
“Tôi thấy kết quả không phản ánh đúng bài thi. Mặc dù có hai câu hỏi không nằm trong nội dung ôn tập nhưng tôi vẫn làm được, vì tôi đã từng đọc qua trong quá trình công tác. Đặc biệt là ở vòng phỏng vấn, có ba người trong Hội đồng sát hạch nhưng không có ghi âm, không có giám sát và cũng không biết giám khảo chấm điểm thế nào? Anh Nam nhận xét: "Câu hỏi trong kỳ thi sát hạch vừa rồi chưa hợp lý, thi như vậy chỉ dành cho người học thuộc lòng. Câu hỏi đưa ra cần phải yêu cầu ứng viên vận dụng kiến thức văn bản pháp luật, kiến thức chuyên ngành đã được học để xử lý tình huống hoặc cho đề bài, soạn thảo đáp án trên máy tính và đứng thuyết trình đáp án đó cho hội đồng sát hạch. Mấy câu hỏi học thuộc lòng vậy làm sao đánh giá được trình độ."

GS Huỳnh Hữu Tuệ, giảng viên Trường Đại học Laval (Canada) cho biết: Cách thi tuyển công chức của Sở Nội Vụ Hà Nội không phù hợp với kiến thức được đào tạo của các thí sinh có trình độ chuyên môn. Ông Tuệ cũng cho biết, ở nước ngoài thi công đơn giản hơn nhiều. Họ chỉ cần dựa vào bằng cấp và vượt qua vòng phỏng vấn về kiến thức, tâm lý, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm là có thể đỗ công chức.
Bản chất của vấn đề thi cử này là cái lý lịch
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng phải lên tiếng thừa nhận bản chất của những cuộc thi như thế này:
Thứ nhất: “Quan trọng là người đứng đầu có quyết tâm chọn người tài hay không.”
Ý kiến này rất xác đáng, nếu người đứng đầu quyết tâm chọn người tài thì chắc chắn sẽ tìm ra người tài. Còn nếu ngược lại, họ tuyển người vì tiền, vì quan hệ, vì hậu duệ, con cháu, dòng họ, thì họ có đủ mọi mưu chước để đánh rớt người tài, đưa người được sắp xếp từ trước vào (chữ nghĩa bây giờ ở VN gọi là cơ cấu). Mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức, chẳng qua thi là “làm phép.”

Tích xưa tuồng cũ đã có nhiều chuyện hay về việc quyết tâm chọn người tài, tìm người tài. Như chuyện “tam cố thảo lư” còn lưu truyền mãi trong dân gian.
Sau khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu ông ra giúp nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên mới có câu "Lưu Bị tam cố thảo lư cầu hiền." Lưu Bị được Lượng nói kế sách định quốc an bang vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Năm đó Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị và làm nên những chiến thắng lẫy lừng như trận Xích Bích và nhiều chiến thắng vang dội khác.

Thứ hai, theo luật sư Trần Quốc Thuận: “Định nghĩa chữ tài tùy thuộc vào mỗi nước có quan điểm khác nhau. Tài ở nước ngoài là giỏi về chuyên môn, giỏi về kỹ thuật, giỏi về ngoại ngữ, giỏi về vi tính… còn ở mình tài còn kèm theo đó là lý lịch.”
Luật sư Trần Quốc Thuận đã rất thẳng thắn khi nói đến hai chữ “lý lịch.” Dù đất nước trong 40 năm qua đã có không ít ý kiến lên tiếng xóa bỏ lằn ranh phân biệt đối xử, nhưng “chủ nghĩa lý lịch” vẫn cứ tồn tại, cản trở sự đóng góp, cống hiến và phát triển của rất nhiều người có năng lực thực sự.
“Tất cả các cuộc thi dù bắt buộc có chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, nhưng đó là cái bề nổi, còn ẩn chứa đằng sau, cuộc sát hạch lý lịch mới là cốt yếu. Đã có một thời, người ta công khai đưa lý lịch ra làm môn thi. Nay tuy không nói ra, nhưng nó vẫn còn chi phối ít nhiều.”

Một khi người đứng đầu không quyết tâm chọn người tài. Một khi còn “chủ nghĩa lý lịch,” thì mọi kiểu thi cử chỉ là hình thức.
Mọi sự đều đã sắp đặt hết
Khi phóng viên hỏi: Thi công chức, nhiều người cho rằng là kỳ thi tiêu cực nhất hiện nay, nếu không có tiền là không đỗ, ông nghĩ sao?
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:
“Việc tiêu cực trong thi tuyển công chức nói từ lâu rồi. Thi gì cũng tiêu cực, tiêu cực từ lộ đề thi trước, đánh dấu trong những bài chấm, thậm chí người thi còn được đưa đề giải trước mang vào phòng thi chỉ việc chép vào bài… việc này cũng nói nhiều rồi.
“Cho nên, bộ máy ở trên đã không trong sạch thì làm sao mà có sự trong sạch từ dưới được. Nếu người ở trên không muốn tuyển dụng người tài và tuyển dụng với lý do lợi ích khác thì sẽ tạo nên lợi ích liền sau khi thi.”
PV: Thưa ông, đây có phải là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà khó giải quyết không?
Ông Thuận: “Quá nhức nhối ý chứ vì cửa vào hé rất nhỏ. Những người vào là những người đã được chuẩn bị sẵn rồi. Mặc dù thi công khai nhưng còn vấn đề lý lịch nữa.
“Cũng về ý công khai như ông nói, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù thi công chức luôn tổ chức công khai (công khai về chỉ tiêu, tiêu chí, điểm số…) nhưng dưới sự công khai này là ẩn chứa sự sắp đặt hết.”

Để kết luận cho bài này mời bạn đọc một trong hàng trăm lời phê phán của độc giả ở VN.
Bạn Trần Ngọc Hải viết:“Khổ lắm. Biết rồi nói mãi. Thi công chức ở thủ đô bao nhiêu năm nay số người đỗ đạt vẫn rơi vào đối tượng "biên chế." Phần lớn là con ông cháu cha, người thân quan và có cả chạy chọt nữa. Nếu lôi bài thi ra đọ thật, thì kể cả thủ khoa xuất sắc hay thạc sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng chào thua. Họ có kế hoạch, chỉ tiêu và sắp xếp hết cả rồi. Hi...hi vui lắm! Tôi đã thu lượm được kha khá minh chứng thông tin những vụ chạy chọt thi tuyển công chức buồn cười lắm, chỉ tốn có 2-3 trăm triệu thôi, từ một nhân viên (người quen bạn tôi) không hiểu gì về tin học cơ bản, không soạn thảo được văn bản thông thường, ấy thế mà trúng tuyển một cách ngoạn mục vượt qua cả những thí sinh được đào tạo ở nước ngoài về. Giờ thì đang chễm chệ làm sếp ở TP. HCM rồi.”
Như thế thì thi cử chẳng qua là một trò bịp. Anh là dân đen, nhất là có dính dáng tới “phản động, Mỹ Ngụy” thì đừng bao giờ dại dột mất công đèn sách vác giấy bút đi thi vào làm công chức ở bất cứ ngành nào. Hãy tìm đến các công ty kinh doanh tư nhân của nước ngoài, hy vọng bạn sẽ được trọng dụng. Hy vọng thôi bởi ngay ở các doanh nghiệp tư này cũng bị áp lực phải ưu tiên cho con ông cháu cha mới sống được.
Văn Quang (15-5-2015)

VĂN HÓA THẾ GIỚI

 Hoa hậu Nhật làm thay đổi cái nhìn xã hội?

  • 5 tháng 6 2015
giúp đỡ với media player
Thoạt nhìn chính tôi cũng hơi lúng túng khi gặp Ariana Miyamoto. Cô cao và thật đẹp. Nhưng ý nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu khi tôi gặp người vừa được trao vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản là cô ấy nhìn không có vẻ Nhật Bản.
Chỉ trong vòng hai năm ở đây tôi rõ ràng bị xâm nhập bởi nhiều định kiến địa phương về khái niệm "Nhật Bản" có nghĩa là gì.
Sự bối rối lúng túng của tôi chấm dứt ngy khi Ariana cất tiếng nói. Đột nhiên tất cả mọi thứ về cô ấy thể hiện rõ rằng cô là người Nhật, từ giọng nói mềm mại nhỏ nhẹ của cô, cử chỉ tinh tế từ bàn tay và nét biểu hiện kín đáo trên khuôn mặt.
Tất nhiên Ariana là người Nhật. Cô sinh ra tại Nhật Bản và đã sống ở đây cả cuộc đời mình. Cô biết rất ít về quê hương cha cô ở Arkansas, Hoa Kỳ. Nhưng với nhiều người Nhật, và tôi thực sự muốn nhận mạnh là nhiều người Nhật, thì Ariana Miyamoto không phải là người Nhật Bản. Dù sao thì cũng không hoàn toàn là người Nhật.
Tại Nhật Bản những người như Ariana được coi là một "hafu", lấy từ chữ tiếng Anh "half - một nửa". Với tôi từ này nghe như một sự xúc phạm. Nhưng khi tôi hỏi, Ariana đã làm tôi ngạc nhiên khi cô bảo vệ từ này.
"Nếu không có từ hafu này thì sẽ rất khó để mô tả tôi là ai, tôi là người gì ở Nhật Bản," cô nói.
"Nếu tôi nói tôi là 'người Nhật' thì câu trả lời sẽ là: "Không, bạn không thể là người Nhật'. Người ta sẽ không tin như vậy. Nhưng nếu tôi nói tôi là' hafu ', mọi người đồng ý. Không có một từ nào giống như từ hafu ngoài nước Nhật..., nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần nó ở đây. Để những đứa trẻ lai như chúng tôi sống ở Nhật Bản, thì từ đó là không thể thiếu và tôi đánh giá cao từ đó."








Hoa hậu Nhật bản Ariana Miyamoto

Tại Nhật Bản việc Ariana thắng trong cuộc thi sắc đẹp đã được tiếp đón một cách yên ắng tới kỳ lạ. Trong khi truyền thông quốc tế gõ cửa nhà cô mỗi ngày, thì truyền thông Nhật Bản phần lớn đã phớt lờ cô.
"Tôi cảm thấy tôi được quan tâm nhiều từ nước ngoài," cô nói.
"Tôi trả lời phỏng vấn với giới truyền thông nước ngoài nhiều hơn so với truyền thông Nhật Bản. Khi tôi đi đường, chẳng người Nhật nào bước tới hỏi tôi cả, nhưng tôi lại được rất nhiều khách du lịch không phải người Nhật chúc mừng."
Trên mạng xã hội phản ứng khá pha trộn, trong đó nhiều người Nhật bày tỏ ủng hộ và vui mừng trong khi những người khác lại không và thậm chí còn có thái độ gay gắt.
"Chọn một hafu là Hoa hậu Nhật Bản mà ổn à?" một người viết trên twitter.
"Nó khiến tôi không thoải mái khi nghĩ rằng cô ấy đại diện cho nước Nhật", một người khác viết.









Ariana Miyamoto, hoa hậu Nhật
Ariana nói từ 'hafu' là cần thiết để hiểu những người như cô

Ở nhiều nơi khác trên thế giới thì bản sắc không còn được xác định bởi bề ngoài của bạn nữa.
Có những người Anh da trắng, da đen, gốc Á và gốc Trung Quốc, cũng như có bất kỳ những loại người Mỹ khác nhau. Nhưng Nhật Bản vẫn bám víu vào một định nghĩa rất hẹp về những gì có nghĩa là "Nhật Bản".
Một phần vì đây vẫn là một xã hội vô cùng đồng nhất. Những người nhập cư chỉ chiếm một phần trăm dân số Nhật Bản, và hầu hết những người này đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nhiều thế kỷ cô lập cũng đã khiến Nhật Bản thấm đẫm ý thức về sự tách biệt.
Nhiều người dân ở đây thực sự tin rằng Nhật Bản là duy nhất, thậm chí khác biệt cả về di truyền so với phần còn lại của thế giới.
Khi vợ tôi, một người Nhật, có thai, một trong những người bạn của cô ấy đã chúc mừng với dòng chữ: "Người Nhật chúng ta có thai với một người nước ngoài không phải là chuyện dễ". Tôi đã không biết nên cười hay nên khóc.
Tất nhiên điều bí ẩn này là hoàn toàn vô lý. Người Nhật là một sự pha trộn sắc tộc, kết quả của những cuộc di cư khác nhau qua hàng ngàn năm, từ bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam Á. Nhưng điều bí ẩn đó lại bám rễ khá chắc và nó khiến sự khác biệt trở thành một khó khăn khi sống tại đây.









Hoa hậu Nhật Ariana Miyamoto
Hoa hậu Nhật Ariana Miyamoto cho biết cô đã gặp phải những bình luận ác ý sau khi cô được trao vương miện.

Lớn lên trong một thành phố nhỏ ở miền tây Nhật Bản, Ariana đã chính mình trải nghiệm điều đó. Người bạn tốt nhất ở trường của cô đã tự sát trong một phần vì anh ta không thể chịu được việc luôn bị đối xử như một người ngoại đạo.
"Chúng tôi thường nói rất nhiều về khó khăn vì là hafu," cô nói.
"Ba ngày trước khi qua đời, anh ấy muốn nói về lý do tại sao chúng tôi lại bị tách biệt so với những người khác .
"Anh thường nói anh cảm thấy rất khó sống. Anh không nói được tiếng Anh. Mọi người thường tự hỏi tại sao anh lại không nói được tiếng Anh mặc dù ngoại hình của anh như vậy – anh trông như người nước ngoài đối với họ."
Việc Ariana thắng trong cuộc thi sắc đẹp, có lẽ, nó là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản, cuối cùng và từ từ, đang bắt đầu thay đổi. Đó chắc chắn là điều cô hy vọng, và rằng danh tiếng mới của cô có thể giúp những trẻ hafu khác.
"Tôi nghĩ rằng người Nhật thích rập khuôn. Nhưng tôi cho rằng chúng ta cần phải thay đổi điều đó," cô nói.
"Sẽ ngày càng có nhiều các cuộc hôn nhân quốc tế và sẽ có nhiều trẻ em lai hơn trong tương lai. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ vì những đứa trẻ đó, vì tương lai của chúng."
Chắc chắn là cô đã nói đúng. Ariana Miyamoto là một phần của xu hướng ngày càng gia tăng ở Nhật Bản. Một trong 50 trẻ em sinh ra ở đây là trẻ em lai, và con số này là 20.000 trẻ em mỗi năm. Nhật Bản đang thay đổi. Nay liệu nước Nhật sẽ phản ứng thế nào nếu Ariana Miyamoto nâng vương miện Hoa hậu Hoàn vũ thế giới?



Những cuộc hành trình của Phở (Phần 1)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-06-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8160378.jpg
Một tiệm phở ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP


Văn hóa ẩm thực Việt Nam có một món ăn đã theo chân người Việt trên những chặng đường di cư và sau đó di tản tứ xứ đó là Phở. Trong chương trình Văn hóa nghệ thuật Mặc Lâm giới thiệu loạt bài Những cuộc hành trình của Phở để quý vị theo dõi những gì mà món ăn này trải qua. Bài đầu tiên là Phở trong những ngày đầu tại miền Bắc sau đây.
Khi nói tới những ngày đầu tiên hình thành món phở nhiều người vẫn cho rằng, phở có nguồn gốc từ Quảng Đông theo chân những gánh “ngưu nhục phấn” của người tàu bán rong trên phố phường Hà Nội. Cũng có giả thiết là phở xuất xứ từ Nam Định, nơi có nhiều nhà máy và công nhân làm việc theo ca kíp vào khoảng những năm 30, 40 của thế kỷ trước.
Cũng có tài liệu cho rằng phở đã xuất hiện trước đó rất lâu, vào năm 1908 hay 1909 khi những chuyến tàu thủy chạy dọc sông từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định. Người dân nghèo bám vào những bến sông bán các món ăn đỡ dạ cho khách đi tàu, chờ tàu, trong đó có món “xáo trâu”, tức thịt trâu nấu xáo ăn chung với bún. Từ xáo trâu ăn với bún dần dần người bán chuyển sang nấu bằng xương bò và ăn với bánh phở, cũng là một loại sợi làm từ bột gạo. Có lẽ các gánh phở ra đời từ đó và chậm chạp tiến vào Hà Nội, hình thành một đội quân bán phở rong trên các nẻo đường của ba mươi sáu phố phường.

Những ngày đầu của Phở

Phở không phải là món ăn truyền thống Việt Nam, ngày xưa ta không ăn phở mà nó chỉ phát triển từ năm 1930 đầu thề kỷ trước nó phát triển với các đô thị chủ yếu là tại miền Bắc. Nó phát triển với tầng lớp trí thức thành thị đại đa số thời đó là tiểu tư sản nhưng cũng không nhiều lắm đâu.
-Đặng Tiến
Phở lên ngôi và bỗng trở nên lấp lánh trong thực đơn các món ăn Việt Nam có lẽ từ bài viết của hai nhà văn tiền bối là Vũ Bằng và Nguyễn Tuân, hai cây đại thụ văn hóa, đã giúp cho món ăn dân giã này trở thành báu vật trong nếp ẩm thực của người Việt.
Theo nhà phê bình văn học Đặng Tiến thì phở xuất hiện trong văn chương từ rất sớm. Những tác phẩm viết về phở lôi cuốn người đọc từ thập niên 30 mà lúc ấy Nguyễn Công Hoan cho rằng phở vốn có tên là cao lầu khi ông dạy học tại Lào Cai:
Phở không phải là món ăn truyền thống Việt Nam, ngày xưa ta không ăn phở mà nó chỉ phát triển từ năm 1930 đầu thề kỷ trước nó phát triển với các đô thị chủ yếu là tại miền Bắc. Nó phát triển với tầng lớp trí thức thành thị đại đa số thời đó là tiểu tư sản nhưng cũng không nhiều lắm đâu.
Ví dụ như ông Nguyễn Công Hoan khoảng năm 1930 dạy học ở Lào Cay có biên phở và gọi nó là món cao lầu. Ông Tô Hoài vào khoảng 1935-40 nói rằng ở Hà Nội không có bán phở, ở chợ quê không có món phở chỉ có cháo là cùng thôi. Phở phát triển ở thành phố Hà Nội từ 1930 và nó thịnh hành khoảng 1940 vào thời mà ông Thạch Lam viết Hà nội 36 phố phường và có những trang về phở rất hay. Món phở nó gắn liền với ăn chương thời đó và sau đó nó tiếp tục nổi tiếng với bài “Phở” của ông Nguyễn Tuân. Bài Phở của ông Nguyễn Tuân ngoài chuyện món ăn phở ra nó còn tính cách chính trị và sau cái bài đó đã bị chính quyền Hà Nội lên án thành thử món phở trở thành một đầu đề thời thượng và người viết nhiều viết hay về phở là ông Vũ Bằng.
Ông Vũ Bằng có thể nói là người ăn phở sành sỏi vì ông sống ở Hà Nội lúc thịnh thời của phở. Ông Nguyễn Tuân thì viết văn hay nhưng không phải là người sành ăn phở. Đọc bài Phở của Nguyễn Tuân thì thấy ông lý luận hay, tế nhị thâm trầm nhưng vẫn không phải là người sành ăn phở, người sành ăn phở phải là Vũ Bằng.

Phở xuất hiện đậm mùi chinh chiến

198-305.jpg
Phở bò Kobe tại một tiệm phở ở Hà Nội, ảnh chụp trước đây.
Gần 40 năm sau, từ các gánh “xáo trâu” dọc theo sông Hồng, khi thịt bò theo chân quân đội viễn chinh Pháp vào Hà Nội mới là lúc phở có cơ hội tiến lên ngang hàng với các món cao lương mỹ vị. Nhà phê bình văn học Đặng Tiến lý giải tại sao Vũ Bằng ăn phở lại khen ngon, và tinh tế nếm chén nước dùng bằng ngôn từ của một người yêu phở hết lòng:
Vũ Bằng ăn phở tại Hà Nội vào năm 1950 là lúc thịnh thời của phở. Phở chủ yếu nấu bằng thịt bò mà năm 1950 là thời quân đội viễn chinh Pháp tràn ngập mặt trận Bắc bộ người Pháp ăn thịt bò nhiều có thịt bò chở từ Pháp sang nữa và họ chỉ ăn phần mềm thôi, có thể nói là phần ưu hạng của con bò còn phần thứ hạng như xương, gầu, nạm thì họ không ăn. Thời đó người Việt Nam riêng tại Hà Nội họ thầu hết phần thứ cấp của con bò do đó phở nhiều xương nhiều thịt làm phở ngon. Lúc thịnh thịnh thời của Phở, ngon nhất trong lịch sử của phở là phở Hà Nội năm 1950 nói như vậy để thấy rằng phở nó phát triển với tình hình của đất nước.
Nhà văn Trương Quý tuy còn trẻ nhưng đã có nhiều bài viết về phở. Trong tập tản văn “Ăn phở rất khó thấy ngon” anh đã phân tích nhiều khía cạnh làm cho phở trở thành món ăn được xem là đặc trưng của Hà Nội này:
Phở là một hình thức ẩm thực mà sáng tạo nó có khuôn khổ gọi là ý thức tương đối phổ quát nhưng mà trong đấy nó có khoảng biên độ rất rộng để người nấu họ có thể điều chỉnh được. Có cái hay trong món này mà nó trở thành kinh điển. Phở xuất hiện chưa phải là quá lâu khoảng đầu thế kỷ 20 như trong thơ Tú Xương đã có bài về phở là dấu ấn đầu tiên của phở trong văn chương của người Việt.
Lúc thịnh thịnh thời của Phở, ngon nhất trong lịch sử của phở là phở Hà Nội năm 1950 nói như vậy để thấy rằng phở nó phát triển với tình hình của đất nước.
-Vũ Bằng
Trước những năm 1950, trong khi Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam thậm chí Tản Đà hay Tú Xương ra sức tôn vinh cho món ăn lạ lùng này thì từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam phở hầu như không có một chút tiếng tăm gì.
Người miền Trung gắn bó với các loại bánh tráng, rồi từ bánh tráng tươi cắt thành sợi lớn để có một tô mì Quảng hay cao lầu. Xuôi về phương Nam người ta theo chiếc xe mì hoành thánh và lâu lâu tiếng mì gõ đánh thức vị giác của người nghèo trong xóm vắng. Người Sài Gòn xem ra mặn mà với món nước như các loại bún đi cùng nước lèo chế biến từ các loại thực phẩm đánh bắt ở kinh rạch trước nhà hay ngay trong ruộng lúa của mình. Hầu hết các chợ lớn nhỏ đều có các hàng bún với nước lèo góp mặt làm nên văn hóa ẩm thực có hình dạng của ruộng đồng sông nước.
Tuy nhiên người miền Nam không chăm chú vào cái tinh túy của một nồi nước lèo cho các loại bún, còn người miền Bắc lại dốc hết sự tinh tế vào nồi nước dùng để dần dần biến một món ăn đơn giản trở nên cầu kỳ như món phở. Xương bò phải lựa từ xương ống và cùng lắm là thêm một ít xương vai lọc hết thịt nấu sạch và đun lửa riu trong nhiều giờ, sau đó mới nói tới chuyện gia vị nêm nếm là một công đoạn chứa đầy bí quyết và kinh nghiệm riêng. Thời gian trôi qua món nước dùng của phở Hà Nội có cơ hội được nhiều khách sành ăn thử qua rồi tự nguyện làm tín đồ của loại thức ăn vừa bình dân vừa kiểu cách này.

Mang phở theo hành trang di tản

phosaigon-305.jpg
Tiệm phở của bà Trần Tiếu ở tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ
Có những người mang theo cái hương vị ấy vài chục năm sau khi từ miền Bắc di cư vào Nam rồi lại mang hương vị của phở một lần nữa trong hành trang di tản... Cũng trong chiếc rương ký ức ấy, những năm 80 mùi phở tiếp tục đeo bám nhiều người sang tới Mỹ và hàng chục nước khác khiến họ quay quắt lục tìm cái mùi quen thuộc mà xa vời ấy mỗi khi vào một quán phở Việt trên đất khách quê người.
Trong một lần nhà văn Mai Thảo ghé tiểu bang Oregon, tại một tiệm phở khá nổi tiếng khi tô phở được mang lên tận bàn ông hỏi người chủ: Cái gì đây, phở à? Rồi ông gác đũa nhìn ra trời mùa thu bên ngoài.
Đối với tác giả “Đêm giã từ Hà Nội”, Mai Thảo luôn tâm niệm rằng một tô phở đáng gọi là phở thì mùi của nó phải tới trước khi tô phở xuất hiện. Mùi phở như dấu triện son chứng nhận hồn của một “địa chỉ phở” góp phần nuôi dưỡng lòng yêu quê Hà Nội, nơi ông và bạn bè thân thuộc cùng với gần một triệu đồng bào phải lìa xa, trong đó lắm người không có gì mang theo ngoại trừ chút nắm níu rưng rưng hương vị của phở mà họ từng trải nghiệm.
Du Tử Lê, một người bạn vong niên của Mai Thảo theo ông từ những lúc còn ở Sài Gòn cho tới khi sang Mỹ nhận xét về sự khó khăn của Mai Thảo khi nói tới phở:
Anh Mai Thảo khi qua đây thì anh ấy thuộc thế hệ trước 1930 ở Việt Nam cho nên cảm tưởng của anh ấy với phở của hải ngoại gần như là nó không còn liên hệ bao nhiêu với phở của Việt Nam trước đây thời anh còn sống ở Hà Nội. Giống như một sự thất vọng, không hài lòng, đó là quan điểm của Mai Thảo.
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhắc lại một khoảng thời gian ngắn trước khi cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào năm 1954, ông nói:
Thời đó ở miền Nam ít người ăn phở lắm. Kinh đô của Việt Nam là Huế cũng chỉ có một tiệm phở gọi là phở Thăng Long ở đường Phan Bội Châu và Gia Long bây giờ. Ở Đà Nẵng không có tiệm phở chỉ có phở gánh thôi còn Sài Gòn thì có vài ba tiệm gì đó mà tôi không biết. Cho đến cuộc di cư năm 1954 thì phở mới phát triển mạnh vào miền Nam chủ yếu theo đoàn di cư không những vào Huế Đà Nẵng Sài Gòn mà còn lên những vùng xa xôi. Ông Võ Phiến có nói rằng cái thời đó ở Gia Rai hay mấy vùng định cư của người miền Bắc đã tạo ra được những món phở ngon. Thời kỳ đó tại Đà Nẵng mới có một tiệm phở rồi Sài Gòn với tiệm phở 79 rồi Phờ Tàu Bay thu hút được nhiều thực khách.
Năm 1954 cùng với những nỗi niềm xa quê của đồng bào miền Bắc phở lẫm đẫm theo chân họ làm cuộc ra đi không hẹn ngày về. Phở không chen lấn hay dành một chỗ trên những chiếc bàn con của miền Nam, nó rụt rè và chậm rãi tự giới thiệu mình với một cộng đồng mới dang tay đón nó mà không ngờ rằng từ đó miền Nam bắt đầu tạo tiếng vang về phở với cung cách của người phương Nam, hào phóng và đầy sáng tạo.
Vừa rồi là Phở trong những ngày đầu tiên, trong kỳ tới Mặc Lâm sẽ mời quý vị ngược lại thời gian về thời kỳ mà đồng bào miền Bắc di cư vào Nam đã đem theo phở tới Sài Gòn như thế nào, mời qúy vị đón theo dõi.


      


Lưu giữ tro cốt ở Nhật Bản
***
 
Quang cảnh bên ngoài ngôi đền lưu giữ tro cốt.
  
        Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản, là nơi hết sức hiện đại đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất.
        Những bức tường ở nơi đây được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
ruriden-columbarium-3.
ruriden-columbarium-5.
        Khi thân nhân của người đã khuất vào viếng, họ sẽ mang IC card chứa mã PIN để nhập vào hệ thống, khi đó bức tượng tại vị trí người thân của họ sẽ đổi màu nổi bật lên để dễ dàng nhận ra. Những hũ chứa tro cốt này sẽ được lưu trữ tại đây trong 33 năm trước khi được chôn xuống dưới nền của ngôi nhà. Trước giờ, mô hình nhà để tro cốt được xem là cách tiện lợi và hiện đại để lưu trữ di thể của người đã mất. Tuy nhiên, cách làm của ngôi đền Koukoko-ji còn độc đáo và đầy tính công nghệ hơn rất nhiều.
ruriden-columbarium-6.

ruriden-columbarium-7.
Yajima Taijun, người trụ trì ngôi đền Koukokuji 
đang giới thiệu những ngăn để tro cốt đằng sau bức tường tượng pha lê.
        Nhật là đất nước của những sản phẩm phát minh độc đáo và mặt khác, họ cũng đang đối mặt với tình hình dân số già đi một cách nhanh chóng. Theo thống kê, 1/4 cư dân tại Nhật có độ tuổi trên 65 và dân số 127 triệu người được dự đoán là sẽ giảm khoảng 30 triệu trong vòng 50 năm tới.


 Những ‘ổ khoá tình yêu’ ở Paris: Rác hay Nghệ thuật?
Truyền thống các cặp tình nhân tới Paris - gài ổ khoá vào những cây cầu rồi ném chìa khoá xuống dòng sông thay cho lời ước thề sẽ yêu nhau mãi mãi - bị đả kích, khi số lượng các ổ khoá ngày càng trĩu nặng, đe doạ làm sập các cây cầu bắc qua sông Seine.
Truyền thống các cặp tình nhân tới Paris - gài ổ khoá vào những cây cầu rồi ném chìa khoá xuống dòng sông thay cho lời ước thề sẽ yêu nhau mãi mãi - bị đả kích, khi số lượng các ổ khoá ngày càng trĩu nặng, đe doạ làm sập các cây cầu bắc qua sông Seine.
Paris thủ đô nước Pháp, thường được biết đến dưới tên gọi mỹ miều chẳng hạn như Kinh Đô Ánh sáng, là điểm đến sáng giá đối với khách du lịch khắp nơi, Giòng sông Seine chảy qua thành phố là nơi hò hẹn lý tưởng của những cặp tình nhân.
Bắc qua Sông Seine là những cây cầu, mỗi chiếc cầu là một công trình kiến trúc có nét độc đáo riêng, tất cả đều đóng góp và tô đậm thêm nét đẹp và sức cuốn hút của thành phố Paris.
Một trong những cây cầu bắc qua sông Seine là Pont des Arts – Cầu của những Bộ môn Nghệ thuật. Chính tại nơi này đã xuất hiện một truyền thống được duy trì nhiều năm khi những cặp tình nhân đến gài vào hai bên thành cầu những ‘ổ khoá tình yêu’ trên có ghi thông điệp về cuộc tình, rồi ném chìa khoá xuống dòng sông.
Thoạt tiên được coi là một truyền thống đáng yêu, biểu tượng cho tình yêu bất diệt, nhưng qua năm tháng, cây cầu đã bắt đầu trĩu dưới sức nặng ước lượng 45 tấn của gần một triệu ổ khoá bằng kim loại, mà giới ủng hộ cho là trông giống như một tác phẩm điêu khắc đương đại, trong khi giới chỉ trích mô tả là một thứ ung nhọt bằng kim loại không ngừng lây lan, phá hoại nét đẹp kiến trúc của cây cầu và mỹ quan thành phố.
'Rác rưởi'
Đối với những người chỉ trích, các ổ khoá tình yêu là “rác rưởi làm ô nhiễm thành phố”.  Một trong những người chỉ trích là  Lisa Taylor Huff, một nhà văn người Mỹ sinh sống ở Paris. Lisa là người đã cùng với một người bạn, phát động một phong trào trên Facebook để vận động tháo gỡ những cái gọi là ‘ổ khoá tình yêu’.
Bà Huff nói Paris đã hy sinh mỹ quan thành phố để phát triển du lịch. Mặc dù cũng có những cặp tình nhân người Pháp để lại kỷ vật trên Cầu Pont des Arts, nhưng theo tờ New York Times, đa số cư dân Paris đều chống đối việc này, và cho rằng những ổ khoá đó đã phá hoại vẻ đẹp của một trong những chiếc cầu đẹp nhất Paris.
Những người khác có quan điểm trung hoà hơn. Một nghệ sĩ người Bỉ, Marianne Truffine, 49 tuổi, đang ở thăm Paris với mẹ và con gái nói: “những ổ khoá không làm cho cây cầu đẹp hơn, nhưng mặt khác, chúng là bằng chứng của tình yêu, và tất cả những bằng chứng tình yêu đều đẹp.”
Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu.Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu.
x
Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu.
Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu.
Đối với những người khác, trung tâm thành phố Paris, kể cả cầu Pont des Arts đã trở thành một sân khấu. Những cặp tình nhân sắp cưới ở các nước lân cận dùng Paris và Cầu Pont des Arts làm phông cho những ảnh kỷ niệm chụp trước lễ cưới. Một cặp đến từ London gài ổ khoá vào vách cầu trước ống kính máy hình. Cặp đôi này đã mướn một nhà nhiếp ảnh chuyên chụp hình cưới đi theo họ suốt một ngày để thu lại những hình ảnh đẹp tại Paris, sẽ được dùng cho album kỷ niệm ngày cưới sắp tới.
Cảnh sát theo dõi cảnh này, không phải để bắt giữ cặp tình nhân, mà để bắt những người bán ổ khoá, bởi vì luật hiện hành nghiêm cấm hoạt động bán ổ khoá trên Cầu Pont des Arts hoặc các địa điểm kế cận. Nhưng khi chiều tàn, cảnh sát hoàn tất ca trực, thì từ bóng tối người ta lại thấy xuất hiện những người rao bán những ổ khoá mới, lớn nhỏ đủ loại với giá biểu từ 5 tới 10 euro.
Cô Lisa Anselmo tự coi mình là một cư dân bán thời của Paris, nói rằng những ổ khoá ấy là một sự nhượng bộ để thu hút và làm vừa lòng du khách, nhưng lại gây hại cho thành phố. Theo cô, Hội đồng thành phố nên tháo dỡ các ổ khoá và tìm một địa điểm thay thế.
'Bằng chứng tình yêu'
Paris không phải là thành phố duy nhất phải đối phó với thách thức này. Moscova giải quyết vấn đề bằng cách dựng lên những cây bằng kim loại để những cặp tình nhân treo ‘ổ khoá tình yêu’. London và Rome cũng phải đối phó với thách thức tương tự, nhưng không ở nơi nào vấn đề lại nghiêm trọng như ở Paris, với số lượng ổ khoá không sao có thể đếm xuể.
Thành phố Rome thường xuyên vớt những đồng bạc cắc do người qua lại ném vào Giếng Travi để lấy hên. Những xu lẻ ấy mang về cho thành phố 1 triệu 400 ngàn đô la một năm, số tiền này được trao cho Caritas, tổ chức từ thiện Công giáo. Nhưng giải quyết nạn ổ khoá tình yêu đang đe doạ làm sập những cây cầu lịch sử ở Paris không đơn giản như thế.
Các ổ khoá được dùng làm bằng chứng tình yêu bắt đầu xuất hiện ở Paris vào năm 2008, mặc dù truyền thống ấy khởi sự cách đây gần100 năm, xuất xứ từ một chuyện tình buồn của Serbia trong Thế Chiến thứ Nhất, một mối tình dang dở giữa một cô giáo trẻ với một quân nhân đang chuẩn bị ra chiến trường. Serbia thất trận, người lính ở lại Hy Lạp nơi anh trú đóng, rồi lập gia đình với một cô gái địa phương và không bao giờ trở về quê cũ.
Cô giáo buồn qua đời với trái tim tan vỡ, các thiếu nữ trong thị trấn muốn tránh hoàn cảnh bi đát của cô giáo, khởi sự gài những ổ khoá tình yêu lên một cây cầu trong thành phố. Chuyện tình buồn lan truyền từ Serbia nhưng dần dà chìm vào quên lãng. Nửa sau của thế kỷ 20 chuyện tình buồn của cô giáo trẻ hồi sinh trong một thi phẩm mang  tên “Câu Kinh Tình yêu”. Tác giả là Desanka Maksimovic, nữ thi sĩ nổi danh nhất của Serbia…
Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc.Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc.
x
Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc.
Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc.
Truyền thống các cặp tình nhân tới Paris -gài ổ khoá vào những cây cầu rồi ném chìa khoá xuống dòng sông thay cho lời ước thề sẽ yêu nhau mãi mãi- bị đả kích, khi số lượng các ổ khoá ngày càng trĩu nặng, đe doạ làm sập các cây cầu bắc qua sông Seine. Theo ước lượng, con số các ổ khoá treo trên Cầu Pont des Arts đã vượt quá 700,000 chiếc. Thứ Sáu vừa qua, các giới chức thành phố loan báo bắt đầu tháo gỡ các ổ khoá, và thay thế các thanh sắt bằng những tấm kính dầy, để ngăn không cho các cặp tình nhân gài các ổ khoá mới.
'Thành phố tình yêu'
Được thiết kế và khởi công từ những năm đầu của thế kỷ 19 và xây lại vào năm 1980 như phiên bản của chiếc cầu nguyên thuỷ, cầu Pont des Arts là tâm điểm của trận chiến giữa một bên là những người có óc thẩm mỹ truyền thống và Hội bảo vệ các di tích lịch sử, và một đàng là một thế hệ dân mạng thời đại muốn thể hiện tình cảm riêng tư một cách công khai qua các phương tiện như Facebook và Instagram.
Trận chiến đó diễn ra trên phông là một thành phố Paris hoa lệ, từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu lãng mạn đối với cư dân địa phương cũng như với du khách quốc tế.
Pont des Arts không phải là chiếc cầu duy nhất ở Paris thu hút những cặp tình nhân muốn để lại kỷ vật tại ‘thành phố của tình yêu’. Các cặp tình nhân còn gài ổ khoá tại 2 cây cầu khác là Pont de l’Archevêché và Passerelle Simone de Beauvoir, gây ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa Hội bảo trì Di tích Lịch sử và các tổ chức du lịch ở Pháp, khiến cho tân Thị trưởng Anne Hidalgo phải can thiệp.
Trong một thông cáo công bố sau khi Hội đồng thành phố quyết định tháo gỡ các ổ khoá, Hội đồng thành phố Paris nói: “Paris là thủ đô của tình yêu, chúng tôi rất tự hào về điều đó nhưng có rất nhiều cách để biểu lộ tình yêu, ngoài những ổ khoá”.
Với quyết định đó, hình ảnh các ổ khoá trên Cầu Pont des Arts, nhiều chiếc có khắc tên của cặp tình nhân, dần dà sẽ chỉ còn là kỷ niệm, xuất hiện đâu đó trong những bộ phim quay ở Paris, để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi cho những cặp tình nhân đã từng ghé ngang qua Paris và bỏ lại thành phố hoa lệ này một kỷ vật về mối tình đẹp của họ.



Xe hơi không cần xăng.


Ra mắt siêu xe có thể chạy 100 năm không cần đổ xăng

Với động cơ chạy bằng Thori (một nguyên tố kim loại phóng xạ), chiếc xe của bạn sẽ không bao giờ cần phải bơm xăng, vì Thori có thể giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ trong khoảng thời gian lâu hơn cả một đời người.

Đó là lý do tại sao công ty Laser Power Systems quyết định thử nghiệm chế tạo một động cơ xe hơi sử dụng nhiên liệu Thori. Cơ chế hoạt động loại động cơ này sẽ tương tự một nhà máy điện hạt nhân: Thori phát xạ và giải phóng nhiệt năng đun sôi nước, qua đó làm quay các tuốc bin điện để nạo năng lượng cho động cơ.

 
Siêu xe mới chạy bằng động cơ Thori sẽ không cần đổ xăng trong 100 năm (Ảnh: Jews News)
Thori là một trong những kim loại nặng nhất và giải phóng năng lượng lớn nhất hành tinh. Cùng một thể tích chất rắn, Thori giải phóng ra nguồn năng lượng gấp 20 triệu lần so với than đá, biến nó trở thành một nguồn năng lượng lý trưởng trong tương lai.
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Charles Stevens, CEO của Laser Power Systems nói động cơ Thori sẽ chỉ phổ biến trong tương lai... xa: "Các nhà sản xuất xe hơi sẽ không muốn sử dụng ngay loại động cơ này, và ứng dụng động cơ Thori vào ô tô cũng không phải mối quan tâm chính của chúng tôi".
Ông Stevens lý giải hiện ngành công nghiệp ô tô trên thế giới vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào động cơ chạy xăng, do đó phải mất ít nhất 20 năm nữa để công nghệ sử dụng động cơ Thori đi vào phổ biến và bắt đầu làm thay đổi tư duy của những nhà sản xuất động cơ.
Trong tương lai, ông Stevens tin tưởng động cơ Thori sẽ chỉ nhỏ "bằng một chiếc máy điều hoà", qua đó cung cấp năng lượng nhiều và rẻ hơn trước đây cho những nhà hàng, khách sạn, thậm chí là cả một thị trấn mà không cần đến mạng lưới điện.
Với cơ chế vận hành tương tự một nhà máy điện hạt nhân, ông Stevens hiểu nhiều người sẽ lo ngại hiện tượng rò rỉ phóng xạ nên đã kịp thời trấn an: "Quá trình phóng xạ sẽ được ngăn khỏi rò rỉ bên ngoài bởi các lá nhôm, do đó nó an toàn hơn cả bức xạ chụp X quang".

 

Người di cư vượt Địa Trung Hải là ai?

  • 9 tháng 6 2015
Hàng ngàn người di cư từ châu Phi và Trung Đông đã cố đến được bờ biển của châu Âu mỗi năm, nhiều người đã phải trải qua một hành trình nguy hiểm trên biển Địa Trung Hải.
Hơn 1800 người chết trên chặng đường này cho đến nay trong năm 2015 - tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Bốn gia đình và cá nhân những người đã thực hiện chuyến đi dài trên biển và đất liền kể lại lý do tại sao họ quyết định rời bỏ nhà cửa ra đi và những gì họ hy vọng ở một tương lai tại châu Âu.
Tuyến đường mà những người di cư đã đi qua

Staf Mustapha, 34 tuổi: đi từ Ghana đến Macedonia

Chặng đường Staf Mustapha đã đi qua để tới châu Âu

  • Vượt một chặng đường: khoảng 7.000km
  • Thời gian: mất 20 tháng
  • Tuyến đường đã đi qua: Ghana - Burkina Faso - Niger - Libya - Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - Macedonia
Staf và một nhóm người Ghana mà ông đã gặp trên đường đã trải qua nhiều tháng tìm cách vào châu Âu. Họ bắt đầu hành trình của mình trong năm 2013 và một số người trong số họ đã chết do điều kiện khắc nghiệt của vùng sa mạc ở Niger và Chad.
Nếu nguồn thức ăn hay nước uống cạn kiệt dần, những người khác đều miễn cưỡng không muốn chia sẻ vì lo cho sự sống còn của chính họ. Điều này có nghĩa là sẽ phải chứng kiến bạn bè của mình chết, Staf nói.
"Quý vị không thể làm bất cứ điều gì," ông nói, "bởi vì nếu bạn tìm cách cứu họ, bạn đặt mình vào tình thế nguy hiểm và bạn cũng sẽ chết. Nó là như vậy đó.
"Hầu hết bạn bè của chúng tôi chết trên sa mạc."
Staf và bạn anh
Staf đã đi qua nhiều nước trên đường tới châu Âu
Staf và Ali, bạn của ông, kể sau khi đến bờ biển Libya, họ đã đi đến Thổ Nhĩ Kỳ trên một "chiếc thuyền" nhỏ làm bằng cao su với 50 người khác. Ali đã trả cho những kẻ đưa lậu người 700 euro cho chuyến vượt biển đó, nhưng ông nói những người khác còn trả nhiều tiền hơn.
Không có hoa tiêu và người lái thuyền, những người di cư bị bỏ mặc tự xoay xỏa với con thuyền và phó thác cho biển cả.
"Nó thật căng thẳng," Staf nói. "Chuyến đi vô cùng nguy hiểm và có một số người Libya đã đi trước chúng tôi -. Tất cả bọn họ đều đã chết."
Staf Mustapha (ngoài cùng bên trái) và các bạn anh trong đó có Ali (ở giữa)
Staf Mustapha (ngoài cùng bên trái) và các bạn anh trong đó có Ali (ở giữa)
Những người khác cũng đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách nhảy xuống biển, Ali nói.
"Họ nói rằng họ không thể tiếp tục. Họ nói, 'Chúng tôi đã chịu đựng quá nhiều."
Sau khi thoát nạn và tới dược bờ biển Hy Lạp, Staf tới Macedonia, nhưng nay nằm trong tay một băng đảng buôn lậu người, những người đòi tiền mặt mới thả ông.
Ông nói rằng điều kiện sống thật nghèo nàn, nhiều người di cư ngủ trong những căn phòng không có ánh sáng và không có điện.

Ahmed, Latifah và ba con trai của họ: đi từ Syria đến Đức

Hành trình của Ahmed và Latifah

  • Vượt một chặng đường: chừng 2.800km
  • Thời gian: hai tháng
  • Tuyến đường đã đi qua: Syria - Hy Lạp - Macedonia - Serbia - Hungary - Đức
Latifah cùng chồng là Ahmed và ba con trai nhỏ họ, Karim, 12 tuổi, Hamza, bảy tuổi, và Adam, hai tuổi, bỏ chạy khỏi Syria, đất nước đang bị chiến tranh tàn phá, vào tháng Tư năm nay để tìm kiếm một cuộc sống mới ở châu Âu.
Gia đình bà xuất phát từ Deraa, thuộc ở miền nam Syria, mới tới được Đức sau khi bôn ba trên đường trong nhiều tháng trời.
Chuyến đi của họ đã đưa họ qua các đường hầm và trên hai chặng đi thuyền qua Địa Trung Hải – chặng đầu tiên đã kết thúc trong thảm họa.
Latifah nhớ lại gia đình bà đã bị sốc khi phát hiện chiếc thuyền đầu tiên sẽ đưa họ đến đảo Leros của Hy Lạp chỉ dài 6m và được làm bằng cao su.
"Chúng tôi có 40 người cùng với hành lý," bà nói. "Ngay sau khi chúng tôi lên thuyền, chúng tôi biết là nó sẽ chìm."
Gia đình Ahmed và Latifah
Gia đình Ahmed và Latifah đã ghi hành trình của họ qua những bức ảnh
Như họ dự đoán, chiếc thuyền đã có bị trục trặc ngoài khơi bờ biển Hy Lạp và những người di cư buộc phải gọi điện cho lực lượng tuần duyên từ điện thoại di động để xin được giúp đỡ.
"Chúng tôi ném hành lý ra khỏi thuyền và nhảy trong nước và đợi trong hai tiếng dưới biển," bà nói.
Cuối cùng, cả tàu tuần duyên của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã đến cứu trợ, nhưng tàu Thổ Nhĩ Kỳ trước và đã đưa họ trở lại bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đó là giai đoạn khó khăn nhất," Latifah nói, cố kìm những giọt nước mắt. "Chúng tôi ướt sũng và lạnh cóng mà không hề có mảnh chăn nào."
Bất chấp những trải nghiệm đó, gia đình Latifha vẫn tìm cách vượt biển một lần nữa, cố đến bằng được châu Âu. Lần thứ hai này đã thành công và họ đăng ký với chính quyền ở Hy Lạp.
Sau khi tới thủ đô Athens, họ đi tiếp qua Macedonia rồi Serbia và vào Đức.

Om Motasem và các con gái: đi từ Syria đến Đức

Hành trình của Om Motasem

  • Vượt một chặng đường: chừng 5.700km
  • Thời gian: hai năm
  • Tuyến đường đã đi qua: Syria - Ai Cập - Ý - Pháp - Đức
Om Motasem trốn chạy đất nước quê hương Syria của bà vì cuộc nội chiến đang bùng nổ tại đây. Bà sống với chồng, ông Abu Nimr, 42 tuổi, vợ hai của ông, 15 người con và người mẹ già của ông Abu Nimr tại vùng nông thôn gần thủ đô Syria Damascus.
Nhưng khi gia đình họ bị mất nhà cửa và cơ sở kinh doanh của họ do tình trạng bạo động, những người con trai lớn của họ bắt đầu bỏ chạy sang Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi tình hình trở nên tồi tệ đi, tháng 7 năm 2013 Abu Nimr và Om Motasem đã quyết định rời bỏ quê hương để tới Alexandria thành phố ven biển Ai Cập an toàn hơn. Họ đã thực hiện một hành trình cùng với người mẹ già của Abu Nimr, sáu con gái và hai con trai út của họ.
Nhưng, một khi tới được Ai Cập, thì để tồn tại là cả một cuộc đấu tranh, và sau khi một người con trai lớn đi châu Âu và định cư ở Berne, Đức, thì Om Motasem quyết định đi theo cùng với hai cô con gái nhỏ 11 và 16 tuổi của bà.
Ba người đã phải chịu đựng một chuyến đi ba ngày vượt Địa Trung Hải đến đảo Lampedusa của Ý.
"Chúng tôi đi tàu vào ban đêm, và trên tàu có cả trẻ em và phụ nữ," bà Om Motasem nói. "Chúng tôi đồng ý với những kẻ đưa lậu người là số lượng không nên quá 200 người. Nhưng khi đến thuyền, con số lượng người là khủng khiếp: Không dưới 500 người.
"Chúng tôi quá khiếp sợ. Thủy triều rất cao. Đó là một hành trình kinh hoàng. Tôi không muốn bất cứ ai phải trải qua như vậy."
Trẻ con bị chia lìa và phải qua những ngày tháng sống xa nhau
Ông Abu Nimr, vẫn ở lại Alexandria, kể ông "gần như bị mất trí" vì lo lắng cho sự an toàn của gia đình ông khi họ vượt biển. Ông đã ở ngoài bờ biển suốt ba ngày trời cho đến khi biết vợ con ông được an toàn.
Nay, ông hy vọng sẽ theo vợ và các con gái, những người đã đến được Đức và đang cố gắng xây dựng một cuộc sống mới.

Omar Gassama, 18 tuổi: đi từ Gambia đến Ý

Hành trình của Omar Gassama

  • Vượt một chặng đường: chừng 4.200km
  • Thời gian: 17 tháng
  • Tuyến đường đã đi qua: Gambia - Senegal - Mali - Burkina Faso - Niger - Libya - Ý
Chàng thanh niên Omar, người gốc Senegal nhưng đang theo học ở Gambia, đã tìm đường tới Turin thuộc bắc Ý.
Khi mới 16 tuổi anh tới Libya để tìm việc, nhưng vì không có giấy tờ, nên phải vật lộn để tìm được việc làm.
Cảm thấy sống ở đất nước này nguy hiểm và chịu những thành kiến vì màu da của mình, anh quyết định trả tiền cho một kẻ buôn người cho chuyến vượt Địa Trung Hải đến đảo Sicily của Ý vào tháng Tư năm nay.
"Biển thật đáng sợ và thuyền thì rất đông," anh nhớ lại.
Hai ngày sau khi thuyền ra khơi, anh và những người di cư khác được hải quân Ý cứu và được đưa vào một nơi tạm trú, vốn là một khách sạn, cùng với hàng chục thanh niên khác từ Nigeria, Somalia và Eretria. Ở đây, những người di cư này được phát quần áo, thực phẩm và một khoản trợ cấp nhỏ.
Omar hiện được chuyển tới Turin của Ý và sống trong một tòa nhà cùng với những người di cư khác - chủ yếu từ Senegal.
Omar đang học tiếng Ý với bạn của anh là Abdul trong khi lưu lại Turin, Ý
Trong khi anh đang chờ quyết định về tình trạng của mình, Omar đtheo học lớp dạy tiếng Ý. Anh hy vọng sẽ tìm được việc để có thể giúp đỡ cho gia đình ở quê nhà.
"Tôi thực sự muốn làm việc và có một ít tiền gửi về nhà, vì cha tôi đã qua đời," anh nói. "Giờ chỉ còn tôi và tôi có các em trai và một em gái."
Anh cho biết anh có thể sang Đức hoặc Anh trong tương lai.
"Tôi cần một nơi mà ở đó tôi được tự do về tinh thần," anh nói thêm.
 


No comments:

Post a Comment