Thư của Cha Trần Thái Đỉnh gởi Nguyễn Văn Trung
Thay cho việc bàn luận loanh quanh, tôi mạn phép công bố lá thư ngỏ mà GS Trần Thái Đỉnh gửi Giáo Sư Nguyễn Văn Trung. Thư đó nó liên quan đến những lập trường Hiện Sinh của ông, đồng thời minh xác quan điểm hiện sinh của ông khác với quan điểm hiện sinh của GS Trung. Cuộc tranh luậntriết học này cho ngưới đọc thấy thái độ triết học thẳng thắn của Giáo Sư Trần Thái Đỉnh đối với việc truyền bá chủ nghĩa hiện sinh cho nhiều thế hệ sinh viên và giới trí thức miền Nam trước 30/4/1975.
Toàn bộ lá thư này được viết tay trên giấy giấy pelure trắng cứng, khổ 21X 29,5cm, gấp đôi thành 8 trang viết trên hai mặt, khổ 14, 74.5X21cm và đã trực tiếp trao cho người viết vào năm 1996 tại nhà giáo sư ở Bình Thạnh. Nguyên Văn lá thư đó như sau:
[1] Thư ngỏ gửi GS. Nguyễn Văn Trung
Anh Trung,
Cách đây chừng hai tháng, tôi được một người bạn gửi cho bài “Người truyền bá chủ nghĩa hiện sinh nói về chủ nghĩa hiện sinh”, do anh ấy cất ở tập tài liệu “Hãy Tỉnh Táo”. Tôi bận quá, nay mới viết trả lời anh được, vì tôi coi đây là một món nợ tinh thần đối với sự thật, cũng như đối với bạn bè, trong đó có người đã chết như anh Lê Tôn Nghiêm, có người nay sống xa thành phố chúng ta như LM Thân Văn Tường.
Anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi nắm trong âm mưu của đế quốc Mỹ muốn dùng chủ nghĩa hiện sinh để lũng đoạn xã hội miền Nam trước 75. Theo bài kể lại, thì anh đã nói: “Để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh có chất lượng, Mỹ đã sử dụng những giáo sư có khả năng, uy tín vào mục đích này…Đợt đầu hầu hết là những giáo sư du học oở nước ngoài tham gia truyền bá chủ nghĩa hiện sinh như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Thân Văn Tường…” (tr. 72). Tôi rất lấy làm lạ sao [2] anh lại lôi chúng tôi vào câu chuyện của anh! Mà nói Mỹ dùng chủ nghĩa hiện sinh làm vũ khí phá hoại cũng là điều không đúng sự thật, vì:
a) Mỹ làm gì có chủ nghĩa hiện sinh mà mang vào VN? (Chủ nghĩa hiện sinh là riêng của Pháp mà Mỹ không bao giờ ưa Pháp, cũng như Pháp không bao giờ chịu Mỹ). Tôi đố ai có thể kể tên một triết gia hiện sinh người Mỹ. Ngay bên Anh quốc, triết hiện sinh cũng hoàn toàn vắng bóng: năm 1956, tôi nghỉ hè 4 tháng bên Anh, ở chung một trại hè với một giáo sư triết người Anh trong vòng 1 tuần. Ông này rất thông thạo về các trào lưu tư tưởng triết học cổ kim, nhưng về triết hiện sinh, ông chỉ đoc Heidegger và Jaspers, và ít đọc Sartre. Ông bảo Sartre chỉ là văn chương, và “văn chương bẩn thỉu” (ông nhắc tới cuốn “La Nausée” và cuốn ‘l’Ấge de Raison” của Sartre). Ông cho tôi coi tuyển tập triết Tây Phương bằng tiếng Anh, trong đó người ta dành cho Sartre một bài duy nhất hai trang, dịch sang Anh ngữ: The Hole (le trou, cái lỗ) Phải chăng anh Trung đã cảm hứng trang sách này của Sartre để viết rằng … người đàn bà là “cái lỗ thịt”?
Vậy như mọi người đều biết chủ nghĩa [3] hiện sinh là một phong trào chỉ có tại Pháp, do ảnh hưởng lớn lao của Sartre về văn chương và văn nghệ (tiểu thuyết, kịch nghệ, điện ảnh, “các động hiện sinh” của giới trẻ), nhưng giới hiểu biết, nhất là giới đại học và giới cầm bút, đều biết 4 cái triết cùng được gom lại trong phong trào hiện sinh chẳng có gì giống nhau hết. Cho nên những vị giáo sư triết được mọi người khâm phục như J. Walls, P. Ricoeur…. đều đồng ý gọi triết của K. Jaspers là philosophie de l’existence (triết hiện sinh), triết của Heidegger là philosophie de l’être (triết hiện hữu), triết của Marcel la Néo-Socratisme (Tân Socrate, hoăc triết học hiện hữu: “Être et Avoir” là một trong những tác phẩm nòng cốt của ông). Vậy chỉ còn Sartre la được dành cho danh xưng existentialisme (chủ nghĩa hiện sinh). Triết của Heidegger rất sâu xa và khó hiểu, vì ông muốn cái làm cho mỗi sự vật là nó. Triết của Jaspers là một sự vươn lên không ngừng, vươn tới chân tướng của con người và vươn lên tới siêu việt. Triết của Gabriel Marcel là một sự tra vấn về bản chất con người, bản chất xã hội. Chỉ có triết của Sartre là một thứ buông thả và ông dùng quá nhiều chất liệu dục tính trong các phân tách về con người. Chính Sartre cũng là triết gia duy nhất trong nhóm hiện sinh đã sống hết sức buông thả, có thể nói là vô luân. Suốt 30 năm trời, [4] ông đã sống như đôi vợ chồng với Simone de Beauvoir, mà không phải là vợ chồng. Rồi về cuối đời, cả khi ông đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại có thêm hai người phụ nữ nữa, cùng với Simone, phục vụ sinh lý cho ông: đó là Arlette, “người con nuôi” của Sartre trên danh nghĩa pháp lý, và một người đàn bà nữa mà tôi không nhớ tên, và không cò tài liệu trong tay. (Xin xem Document Paris-Match, bài của Bernard-Henry Lévy, quãng năm 1991)
Tôi thấy cần nhắc lại những điều này có vẻ thừa quá, nhưng vẫn phải nhắc lại, vì bài thuyết trình của anh có những chỗ nhập nhằng. Chẳng hạn anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi giảng dậy chủ nghĩa hiện sinh ở Đại Học, có thể bản thân anh đã làm việc này, chớ chúng tôi thì tuyệt đối không: hãy soát lại các giáo trình của anh Nghiêm và của tôi ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn và Đại Học Văn Khoa Huế, có bao giờ chúng tôi dạy chủ nghĩa hiện sinh đâu? LM Thân Văn Tường có dậy Đại Học bao giờ đâu? Ông chỉ dậy Đại Chủng Viện Sài Gòn. Không lẽ ông giảng dạy chủ nghĩa hiện sinh cho các chủng sinh? Thực ra ông chỉ viết mấy bài về triết Gabriel Marcel trong tạp chí Bách Khoa thôi, mà triết của Marcel đâu có phải là thứ triết [5] buông thả và sa đọa?
b) Bài thuyết trình của anh làm cho người ta có cảm tưởng như đế quốc Mỹ đã chi phối và khuynh đảo việc giảng dậy Đại Học ở Sài Gòn trước 75 đã có phần nào tự trị Đại Học, không có Mỹ nào, đảng chính trị nào, dù là Đảng Cần Lao của Nhu-Diệm, ở trên hoặc cạnh Hội Đồng Khoa. Trừ một trường hợp dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm: Giám Mục Ngô Đình Thục đã ép chính quyền, cụ thể là Viện Đại Học Huế, không cho anh dạy ở Huế nữa, và chuyển anh về Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng Giám Mục Thục lấy giáo quyền cấm tôi không được day triết Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo ở Đại Học Văn Khoa Huế nữa. Thật ra đây là vấn đề cá nhân. GM Thục cấm tôi dạy về Phật Giáo, nhưng ông không có quyền cấm dạy môn tư tưởng Ấn Độ và Phật Giáo, vì giữa lúc đó Thượng Tọa Thích Thiện Ân vửa đậu Ph.D. ở Nhật về tới Huế, và Thương Tọa tiếp tục giảng dạy môn mà tôi đã phụ trách từ ba năm trước đó. [6]
Trở lại nền tự trị đại học, anh còn biết rõ hơn tôi rằng các giáo sư phụ trách các bộ môn đều toàn quyền và chịu trách nhiệm soạn thảo giáo trình, giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, cho đậu hoặc đánh trượt về môn mình phụ trách.
Đàng khác, cho tới tháng 4/1975, nền đại học miền Nam và cụ thể là Đại Học Văn Khoa Sài gòn vẫn nằm gọn trong tay các giáo sư du học ở Pháp hay ở Bỉ về. Mấy anh em du học ở Mỹ về đều chịu cảnh “ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”, khó được trọng dụng, và nếu được thu dụng thì bị xếp lương thấp. Vấn đề văn bằng M.A. chỉ được xếp lương ngang với Cử Nhân, và việc các đương sự đã tranh đấu để được xếp ngang hang với Cao Học, là một cuộc kèn cựa dai dằng ai cũng biết.
Tóm lại, nếu chỉ có triết của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh, thì rõ ràng chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh, cộng thêm vài nhà thơ, là những người đã truyền bá chủ nghĩa hiện sinh buông thả trước năm 75. Anh Lê Tôn Nghiêm có viết về triết hiện sinh của K. Jaspers, nhân việc xuất bản bản dịch cuốn ‘Triết Học Nhập Môn” [7] của Jaspers, mà anh dã thực hiện. LM Thân Văn Tường viết mấy bài sâu sắc về triết Gabriel Marcel. Còn tôi, chiều theo ước muốn chánh đáng của một số anh em trí thức và sinh viên muốn hiểu nguồn ngọn của triết hiện sinh, tôi đã bỏ công nghiên cứu các tác phẩm của Kierkegard, của Nietzche, của Husserl và của 4 triết gia hiện sinh, từ 4 triết gia trong cái phong trào mệnh danh là hiện sinh. Tôi đã nghiêm khắc phê phán triết học của Sartre, đồng thời đề cao những nét hướng thượng và cao đẹp của triết Jaspers và triết Marcel. Đó là điều người ta không thấy nơi anh Trung. Anh say sưa phổ biến tư tưởng của Sartre. Sartre viết 5 hay 6 cuốn “Situations”, thì anh Trung cũng viết theo 4 hay 5 cuốn “Nhận Định”, và cuốn “Ca Tụng Thân Xác” của anh Trung hao hao như cuốn “La Nausée” và cuốn “L’ Âge de Raison”. Anh Trung nói một số anh em Giáo Sư Đại Học nằm trong “âm mưu của đế quốc Mỹ” sử dụng anh em để tha hóa và làm sa đọa xã hội miền Nam trước 75. Nếu chỉ có triết của Sartre và chủ nghĩa hiện sinh của Sartre là dơ nhớp và tha hóa con người, nhưng đúng là chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh là những người đã gây ảnh hưởng xấu trong giới trẻ miền Nam trước 75, trong cái gọi là phong trào chủ nghĩa hiện sinh. [8]
Bạn bè đều thấy anh Lê Tôn Nghiêm và tôi là những người không có tham vọng chánh trị, không tham gia nhóm nào hết. Không phải chúng tôi nhát dảm, nhưng bản chất con người chúng tôi là những nhà giáo thuần thành, chỉ lo nghiên cứu và giảng dạy. Còn anh Trung, ngoài việc viết văn, anh còn đi vào hoạt động chánh trị với tờ “Hành Trình” và tờ “Đất Nước” mà anh là người sang lập và chù biên. Anh lại còn giao dịch với các chánh khách, ta có, Mỹ có, trong số này có thượng nghị sĩ Mc Govern đã có lần vận động để được ra tranh cử chức Tổng Thống Mỹ sau đó, nếu tôi không nhớ lầm. Có lẽ vì tất cả những chuyện phức tạp này mà sau năm 1975, anh Trung đã được chánh quyền cách mạng mời đi tĩnh tâm dưỡng trí mấy tháng tại Chí Hòa
Res clamat domino, của chủ nào thì thuộc về chủ đó, không nên gắp bỏ cho người. Ngay thằng là cái đức của con người trí thức!
Bình Thạnh 6/2/1996
Đã ký Trần Thái Đỉnh]
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm đánh máy và phổ biến theo ý của GS Trần Thái Đỉnh trong giai đoạn cuối đời ở Sàigòn.
_----
(1).nLM Trần Thái Đĩnh, Lê Tôn Nghiêm trường DHVK đã có gia đình trước 1975.
Thay cho việc bàn luận loanh quanh, tôi mạn phép công bố lá thư ngỏ mà GS Trần Thái Đỉnh gửi Giáo Sư Nguyễn Văn Trung. Thư đó nó liên quan đến những lập trường Hiện Sinh của ông, đồng thời minh xác quan điểm hiện sinh của ông khác với quan điểm hiện sinh của GS Trung. Cuộc tranh luậntriết học này cho ngưới đọc thấy thái độ triết học thẳng thắn của Giáo Sư Trần Thái Đỉnh đối với việc truyền bá chủ nghĩa hiện sinh cho nhiều thế hệ sinh viên và giới trí thức miền Nam trước 30/4/1975.
Toàn bộ lá thư này được viết tay trên giấy giấy pelure trắng cứng, khổ 21X 29,5cm, gấp đôi thành 8 trang viết trên hai mặt, khổ 14, 74.5X21cm và đã trực tiếp trao cho người viết vào năm 1996 tại nhà giáo sư ở Bình Thạnh. Nguyên Văn lá thư đó như sau:
[1] Thư ngỏ gửi GS. Nguyễn Văn Trung
Anh Trung,
Cách đây chừng hai tháng, tôi được một người bạn gửi cho bài “Người truyền bá chủ nghĩa hiện sinh nói về chủ nghĩa hiện sinh”, do anh ấy cất ở tập tài liệu “Hãy Tỉnh Táo”. Tôi bận quá, nay mới viết trả lời anh được, vì tôi coi đây là một món nợ tinh thần đối với sự thật, cũng như đối với bạn bè, trong đó có người đã chết như anh Lê Tôn Nghiêm, có người nay sống xa thành phố chúng ta như LM Thân Văn Tường.
Anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi nắm trong âm mưu của đế quốc Mỹ muốn dùng chủ nghĩa hiện sinh để lũng đoạn xã hội miền Nam trước 75. Theo bài kể lại, thì anh đã nói: “Để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh có chất lượng, Mỹ đã sử dụng những giáo sư có khả năng, uy tín vào mục đích này…Đợt đầu hầu hết là những giáo sư du học oở nước ngoài tham gia truyền bá chủ nghĩa hiện sinh như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Thân Văn Tường…” (tr. 72). Tôi rất lấy làm lạ sao [2] anh lại lôi chúng tôi vào câu chuyện của anh! Mà nói Mỹ dùng chủ nghĩa hiện sinh làm vũ khí phá hoại cũng là điều không đúng sự thật, vì:
a) Mỹ làm gì có chủ nghĩa hiện sinh mà mang vào VN? (Chủ nghĩa hiện sinh là riêng của Pháp mà Mỹ không bao giờ ưa Pháp, cũng như Pháp không bao giờ chịu Mỹ). Tôi đố ai có thể kể tên một triết gia hiện sinh người Mỹ. Ngay bên Anh quốc, triết hiện sinh cũng hoàn toàn vắng bóng: năm 1956, tôi nghỉ hè 4 tháng bên Anh, ở chung một trại hè với một giáo sư triết người Anh trong vòng 1 tuần. Ông này rất thông thạo về các trào lưu tư tưởng triết học cổ kim, nhưng về triết hiện sinh, ông chỉ đoc Heidegger và Jaspers, và ít đọc Sartre. Ông bảo Sartre chỉ là văn chương, và “văn chương bẩn thỉu” (ông nhắc tới cuốn “La Nausée” và cuốn ‘l’Ấge de Raison” của Sartre). Ông cho tôi coi tuyển tập triết Tây Phương bằng tiếng Anh, trong đó người ta dành cho Sartre một bài duy nhất hai trang, dịch sang Anh ngữ: The Hole (le trou, cái lỗ) Phải chăng anh Trung đã cảm hứng trang sách này của Sartre để viết rằng … người đàn bà là “cái lỗ thịt”?
Vậy như mọi người đều biết chủ nghĩa [3] hiện sinh là một phong trào chỉ có tại Pháp, do ảnh hưởng lớn lao của Sartre về văn chương và văn nghệ (tiểu thuyết, kịch nghệ, điện ảnh, “các động hiện sinh” của giới trẻ), nhưng giới hiểu biết, nhất là giới đại học và giới cầm bút, đều biết 4 cái triết cùng được gom lại trong phong trào hiện sinh chẳng có gì giống nhau hết. Cho nên những vị giáo sư triết được mọi người khâm phục như J. Walls, P. Ricoeur…. đều đồng ý gọi triết của K. Jaspers là philosophie de l’existence (triết hiện sinh), triết của Heidegger là philosophie de l’être (triết hiện hữu), triết của Marcel la Néo-Socratisme (Tân Socrate, hoăc triết học hiện hữu: “Être et Avoir” là một trong những tác phẩm nòng cốt của ông). Vậy chỉ còn Sartre la được dành cho danh xưng existentialisme (chủ nghĩa hiện sinh). Triết của Heidegger rất sâu xa và khó hiểu, vì ông muốn cái làm cho mỗi sự vật là nó. Triết của Jaspers là một sự vươn lên không ngừng, vươn tới chân tướng của con người và vươn lên tới siêu việt. Triết của Gabriel Marcel là một sự tra vấn về bản chất con người, bản chất xã hội. Chỉ có triết của Sartre là một thứ buông thả và ông dùng quá nhiều chất liệu dục tính trong các phân tách về con người. Chính Sartre cũng là triết gia duy nhất trong nhóm hiện sinh đã sống hết sức buông thả, có thể nói là vô luân. Suốt 30 năm trời, [4] ông đã sống như đôi vợ chồng với Simone de Beauvoir, mà không phải là vợ chồng. Rồi về cuối đời, cả khi ông đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại có thêm hai người phụ nữ nữa, cùng với Simone, phục vụ sinh lý cho ông: đó là Arlette, “người con nuôi” của Sartre trên danh nghĩa pháp lý, và một người đàn bà nữa mà tôi không nhớ tên, và không cò tài liệu trong tay. (Xin xem Document Paris-Match, bài của Bernard-Henry Lévy, quãng năm 1991)
Tôi thấy cần nhắc lại những điều này có vẻ thừa quá, nhưng vẫn phải nhắc lại, vì bài thuyết trình của anh có những chỗ nhập nhằng. Chẳng hạn anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi giảng dậy chủ nghĩa hiện sinh ở Đại Học, có thể bản thân anh đã làm việc này, chớ chúng tôi thì tuyệt đối không: hãy soát lại các giáo trình của anh Nghiêm và của tôi ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn và Đại Học Văn Khoa Huế, có bao giờ chúng tôi dạy chủ nghĩa hiện sinh đâu? LM Thân Văn Tường có dậy Đại Học bao giờ đâu? Ông chỉ dậy Đại Chủng Viện Sài Gòn. Không lẽ ông giảng dạy chủ nghĩa hiện sinh cho các chủng sinh? Thực ra ông chỉ viết mấy bài về triết Gabriel Marcel trong tạp chí Bách Khoa thôi, mà triết của Marcel đâu có phải là thứ triết [5] buông thả và sa đọa?
b) Bài thuyết trình của anh làm cho người ta có cảm tưởng như đế quốc Mỹ đã chi phối và khuynh đảo việc giảng dậy Đại Học ở Sài Gòn trước 75 đã có phần nào tự trị Đại Học, không có Mỹ nào, đảng chính trị nào, dù là Đảng Cần Lao của Nhu-Diệm, ở trên hoặc cạnh Hội Đồng Khoa. Trừ một trường hợp dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm: Giám Mục Ngô Đình Thục đã ép chính quyền, cụ thể là Viện Đại Học Huế, không cho anh dạy ở Huế nữa, và chuyển anh về Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng Giám Mục Thục lấy giáo quyền cấm tôi không được day triết Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo ở Đại Học Văn Khoa Huế nữa. Thật ra đây là vấn đề cá nhân. GM Thục cấm tôi dạy về Phật Giáo, nhưng ông không có quyền cấm dạy môn tư tưởng Ấn Độ và Phật Giáo, vì giữa lúc đó Thượng Tọa Thích Thiện Ân vửa đậu Ph.D. ở Nhật về tới Huế, và Thương Tọa tiếp tục giảng dạy môn mà tôi đã phụ trách từ ba năm trước đó. [6]
Trở lại nền tự trị đại học, anh còn biết rõ hơn tôi rằng các giáo sư phụ trách các bộ môn đều toàn quyền và chịu trách nhiệm soạn thảo giáo trình, giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, cho đậu hoặc đánh trượt về môn mình phụ trách.
Đàng khác, cho tới tháng 4/1975, nền đại học miền Nam và cụ thể là Đại Học Văn Khoa Sài gòn vẫn nằm gọn trong tay các giáo sư du học ở Pháp hay ở Bỉ về. Mấy anh em du học ở Mỹ về đều chịu cảnh “ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”, khó được trọng dụng, và nếu được thu dụng thì bị xếp lương thấp. Vấn đề văn bằng M.A. chỉ được xếp lương ngang với Cử Nhân, và việc các đương sự đã tranh đấu để được xếp ngang hang với Cao Học, là một cuộc kèn cựa dai dằng ai cũng biết.
Tóm lại, nếu chỉ có triết của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh, thì rõ ràng chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh, cộng thêm vài nhà thơ, là những người đã truyền bá chủ nghĩa hiện sinh buông thả trước năm 75. Anh Lê Tôn Nghiêm có viết về triết hiện sinh của K. Jaspers, nhân việc xuất bản bản dịch cuốn ‘Triết Học Nhập Môn” [7] của Jaspers, mà anh dã thực hiện. LM Thân Văn Tường viết mấy bài sâu sắc về triết Gabriel Marcel. Còn tôi, chiều theo ước muốn chánh đáng của một số anh em trí thức và sinh viên muốn hiểu nguồn ngọn của triết hiện sinh, tôi đã bỏ công nghiên cứu các tác phẩm của Kierkegard, của Nietzche, của Husserl và của 4 triết gia hiện sinh, từ 4 triết gia trong cái phong trào mệnh danh là hiện sinh. Tôi đã nghiêm khắc phê phán triết học của Sartre, đồng thời đề cao những nét hướng thượng và cao đẹp của triết Jaspers và triết Marcel. Đó là điều người ta không thấy nơi anh Trung. Anh say sưa phổ biến tư tưởng của Sartre. Sartre viết 5 hay 6 cuốn “Situations”, thì anh Trung cũng viết theo 4 hay 5 cuốn “Nhận Định”, và cuốn “Ca Tụng Thân Xác” của anh Trung hao hao như cuốn “La Nausée” và cuốn “L’ Âge de Raison”. Anh Trung nói một số anh em Giáo Sư Đại Học nằm trong “âm mưu của đế quốc Mỹ” sử dụng anh em để tha hóa và làm sa đọa xã hội miền Nam trước 75. Nếu chỉ có triết của Sartre và chủ nghĩa hiện sinh của Sartre là dơ nhớp và tha hóa con người, nhưng đúng là chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh là những người đã gây ảnh hưởng xấu trong giới trẻ miền Nam trước 75, trong cái gọi là phong trào chủ nghĩa hiện sinh. [8]
Bạn bè đều thấy anh Lê Tôn Nghiêm và tôi là những người không có tham vọng chánh trị, không tham gia nhóm nào hết. Không phải chúng tôi nhát dảm, nhưng bản chất con người chúng tôi là những nhà giáo thuần thành, chỉ lo nghiên cứu và giảng dạy. Còn anh Trung, ngoài việc viết văn, anh còn đi vào hoạt động chánh trị với tờ “Hành Trình” và tờ “Đất Nước” mà anh là người sang lập và chù biên. Anh lại còn giao dịch với các chánh khách, ta có, Mỹ có, trong số này có thượng nghị sĩ Mc Govern đã có lần vận động để được ra tranh cử chức Tổng Thống Mỹ sau đó, nếu tôi không nhớ lầm. Có lẽ vì tất cả những chuyện phức tạp này mà sau năm 1975, anh Trung đã được chánh quyền cách mạng mời đi tĩnh tâm dưỡng trí mấy tháng tại Chí Hòa
Res clamat domino, của chủ nào thì thuộc về chủ đó, không nên gắp bỏ cho người. Ngay thằng là cái đức của con người trí thức!
Bình Thạnh 6/2/1996
Đã ký Trần Thái Đỉnh]
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm đánh máy và phổ biến theo ý của GS Trần Thái Đỉnh trong giai đoạn cuối đời ở Sàigòn.
_----
(1).nLM Trần Thái Đĩnh, Lê Tôn Nghiêm trường DHVK đã có gia đình trước 1975.
Những tháng ngày đẹp nhất và có ý nghĩa nhất với tôi, không phải thời
thơ ấu chỉ nghe và thấy cảnh chết chóc lúc cuộc kháng chiến chống Pháp
đang cao trào khi theo ba là bác sĩ chuyển nhiệm sở từ Huế ra Đồng Hới,
Quảng Bình.
Tác giả Nguyễn Tuyết Lộc
Cũng không hẳn một thời tuổi dại chỉ biết nô đùa vui chơi ở 23 Âm Hồn
cạnh Tòa Thượng Thẩm - Thành Nội Huế. Cũng không phải thời gian sống
trong ngôi biệt thự xinh xắn 6 & 8 Lê Đình Dương sát bờ hữu ngạn
sông Hương cùng Ba Mẹ kính yêu cưng chiều con gái như công chúa út.
Chính ở đây, trong căn hộ hơn một trăm mét vuông, rất ấm cúng, đầy tình
thương yêu của gia đình anh chị tôi - tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Thạch -
tiến sĩ hóa Đào Ngọc Bích - thuộc cư xá Giáo sư Đại học, số 2 Lê Lợi sát
cầu Ga mà tôi nhận được phúc lợi lớn nhất của đời mình là việc được
tiếp xúc học hỏi một thế hệ trí thức tài năng, nhiệt huyết, vào một độ
tuổi còn rất trẻ.
Khi vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Thạch từ Pháp về được mời giảng dạy Đại
học Khoa học Huế cũng là lúc Cư Xá Giáo Sư vừa hoàn tất. Mỗi building
gồm 3 tầng. Đến ở đầu tiên là gia đình anh Thạch, tầng ba. Lần lượt anh
Đỗ Long Vân giáo sư văn chương Pháp cùng vợ và hai con, một trai, một
gái, tầng trệt. Người trẻ tuổi nhất ở tầng giữa là anh Trần Văn Toàn,
giáo sư khoa Triết. Building gắn kết đối diện cửa nhà anh Thạch là căn
hộ dành cho một vị giáo sư thỉnh giảng từ Pháp, ông Pierre Đỗ Đình. Ông
lớn tuổi nhất trong các vị ở đây, là người lịch duyệt, quý phái từ cách
ăn mặc rất “chic” đến cách cư xử đằm thắm từ tốn với mọi người chung
quanh. Du học nước ngoài từ nhỏ nên ông nói tiếng Việt không thông thạo
lắm. Ông không vợ con, chỉ nhận một cháu trai về nuôi, khoảng bằng tuổi
Tịnh, em trai út của tôi, độ mười hay mười hai tuổi. Ông nói bố mất sớm,
mẹ nuôi ăn học, gần nửa đời người ở nước ngoài không được gần mẹ, ông
muốn thời gian còn lại dành cho mẹ. Bà cụ già yếu nằm một chỗ tuy có
người giúp việc nhưng chính tay ông Đỗ Đình đút cơm cháo cho cụ. Ai cũng
biết lòng hiếu thảo của ông đối với mẹ nên họ quý ông lắm. Ông về Việt
Nam vừa giảng dạy bộ môn Pháp văn vừa để chăm sóc mẹ già nhưng thật
không may sau nầy ông lại là người phải ra đi trước.
Tầng giữa đối diện nha anh Toàn dành cho anh Phan Văn Thiết dạy luật, có
vợ người Pháp trẻ, xinh đẹp và hai con. Lúc mới bước chân vào cư xá
trông cô rạng rỡ, yêu kiều ai cũng thích nhìn. Chiều nào dạy xong anh
Thiết cũng dành thời gian dẫn vợ con đi dạo dọc theo đường Lê Lợi. Hai
vợ chồng nắm tay nhau, hai đứa trẻ tung tăng trông rất hạnh phúc. Nhưng
về sau anh Thiết bỗng dở chứng bạo hành với vợ. Cô vợ người Pháp chịu
đựng những cơn nóng giận của chồng không bao giờ to tiếng cãi lại, trông
cô ngày càng gầy xơ xác. Cho đến khi anh Thiết đột ngột nhập viện, mọi
người mới biết anh bị ung thư phổi. Người ta đoán rằng những cơn đau đớn
hành hạ thân xác biến anh Thiết từ một giáo sư lịch sự, thương yêu vợ
con thành một người vũ phu. Cô chăm sóc chồng cho đến khi anh Thiết mất
mới đưa hai con về lại Pháp. Hình ảnh đẹp đẽ rỡ ràng của vợ chồng anh
Thiết với đoạn kết bi thảm đã ám ảnh tôi nhiều năm.
Đối diện nhà anh Đỗ Long Vân ở tầng trệt là gia đình ông Lê Hữu Mục. Gia
đình nầy cũng lắm chuyện thú vị. Ông Lê Hữu Mục dạy văn, sáng tác nhạc,
bản: “Chèo đi bơi đi” được ông sáng tác năm 1938, lúc tôi chưa có mặt trên cõi đời nầy:
Chèo đi bơi đi
Nước non đang chờ ta
Bơi đi vững lòng tay lái
Và hát vang lên cho lòng hăng hái…
Hay “Con sáo đá” dịch từ bài “Alouette”, rồi bài “Con voi”…
lúc học lớp năm ở Đồng Hới, cô giáo Hà Thúc Lãng vẫn thường dạy chúng
tôi hát, giờ mới biết những bài ca đó là của ông Lê Hữu Mục. Tôi thích
nhất bài “Hẹn một ngày về” mà chị Hà Thanh thường hát trên đài phát thanh Huế:
Về đây trong hoa lá hỡi cánh chim giang hồ
Về đây trong hương sắc thắm tươi say mơ
Huế lờ lững dòng Hương
Năm tháng còn vương lời ai mong chờ
Huế trong tiếng dịu êm
Cô lái bên sông còn vang lời thơ…
Nhân vật thứ ba, nguyên nhân của sự cố đối với gia đình này chính là
giáo sư dạy triết Nguyễn Văn Trung. Vụ vợ cũ của giáo sư Lê Hữu Mục
không phải là xì căng đan duy nhất của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Loại
chuyện nầy rất nhiều người ở Huế biết rõ, nghe nói đấy cũng là nguyên
nhân việc phải chuyển vào Sài Gòn đột ngột của ông.
Nhưng chỉ gắn tên giáo sư Nguyễn Văn Trung với các vụ tình ái là không
công bằng. Không thiếu những giới thiệu công phu - dưới dạng sách hay
bài báo - về triết học Tây phương và riêng các tư trào triết học hiện
đại như chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học vào thời đó của các nhà
nghiên cứu Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị… Ở dạng sách giáo
khoa cho học sinh đệ nhất hay triết học nhập môn cho sinh viên ban
triết thì có linh mục Cao Văn Luận, Trần Văn Hiếu Minh. Nhưng phải thừa
nhận giáo sư Nguyễn Văn Trung có tiếng nói và tạo được tên tuổi riêng
của mình. Có lẽ trái tim còn “nặng nợ trần gian” của vị giáo sư trẻ tiếp
nhận chủ nghĩa hiện sinh kiểu Jean Paul Sartre - người mà ông chịu ảnh
hưởng sâu sắc cả về ngôn ngữ văn chương lẫn nội dung triết học, nếu
không nói là mô phỏng thần tượng của mình một cách khá lộ liễu - thuận
lợi cho ông hơn các vị giáo sư triết đồng nghiệp chủ yếu là những linh
mục nghiêm túc, khả kính - và gần gũi với trình độ amateur thích giọng
bay bướm khoa đại của tuổi trẻ. Tên tuổi của ông qua các công trình biên
khảo như “Nhận định”, “Lược khảo văn học”, “Ca tụng thân xác”…
được biết rộng rãi từ Sài Gòn ra Huế. Theo thiển ý của tôi, trong bất
cứ lĩnh vực nào như y tế, triết học, tôn giáo bao giờ cũng có dạng hoạt
động cộng đồng - Y tế cộng đồng, Tôn giáo cộng đồng - và có nên gọi thêm
“Triết học cộng đồng” kiểu giáo sư Nguyễn Văn Trung: dễ lan tỏa, tiếp
cận trình độ quần chúng, bởi nói một cách nghiêm túc - trừ những bạn đọc
có năng khiếu và công phu hơn người - thì hiểu biết triết học của đại
bộ phận học sinh, sinh viên ngày đó ở mức độ quần chúng và hơn tí ti.
Một điểm son của vị giáo sư đa tình nầy là chủ biên (thời đó gọi là chủ
trương biên tập) Tạp chí Đại Học đem lại uy tín cho Viện Đại học Huế,
nếu không nói là giới Đại học Miền Nam nói chung.
Nhân tiện tôi muốn nhắc sơ qua vài sự kiện và hoạt động trong giới giáo
sư thuộc Viện Đại học Huế hồi đó vốn đã tạo được ít nhiều ảnh hưởng,
trước hết đối với địa phương. Có lẽ cao trào của các hoạt động nầy, nếu
không kể đến các sự kiện trước 63, là vào những năm 64, 65 rộn ràng với
tờ Lập Trường, tòa soạn nằm gần trường Providence (trường Thiên Hựu),
gần cầu Kho Rèn với những tên tuổi như bác sĩ Lê Khắc Quyến, giáo sư Tôn
Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần… Tờ báo Lập Trường công khai chỉ
trích chính quyền Sài Gòn một cách nặng nề và rất được lòng quần chúng,
bán đắt như tôm tươi. Tôi nhớ mục được bà con khoái nhất là mục “Chén thuốc đắng”
(không rõ có phải từ ý nghĩa của câu tục ngữ “Thuốc đắng đã tật” hay
lấy hình ảnh ly thuốc đắng mà triết gia Hy Lạp Socrate đã can đảm uống
cạn).
Quay lại địa chỉ 2 Lê Lợi, ở một building khác, có căn hộ được phân cho
Tổng trưởng Bộ Giáo dục - giáo sư Bùi Tường Huân cùng vợ là chị Phương
Thảo, em ca sĩ Hà Thanh. Ông Tổng trưởng ở Sài Gòn thỉnh thoảng về Huế
thăm vợ, cho đến khi chị Phương Thảo sinh đứa con đầu lòng mới chuyển
vào Sài Gòn với ông.
Hai vợ chồng giáo sư bác sĩ người Đức Hort Gunther Kranick ở cùng
building với ông Bùi Tường Huân, tiếp đến là bác sĩ Erich Wulff. Một khu
cư xá mới cũng nằm trong khuôn viên 2 Lê Lợi vừa cất xong thì gia đình
thư ký Viện Đại Học Huế, giáo sư Lê Khắc Phò dạy môn sử địa về ở. Năm
tôi học đệ nhất thầy dạy vài tiết rồi nghỉ luôn, có lẽ do sức khỏe kém.
Khu cư xá như rạng rỡ xinh tươi hẳn lên khi thêm một đóa hồng mảnh
khảnh, tha thướt, yêu kiều xuất hiện: chị Lê Liên vợ của thầy. Chị dạy
sử địa ở trường Quốc Học. Tôi chưa bao giờ là học trò của chị, nhưng tôi
“mê” chị, mê nụ cười thật tươi của chị. Mỗi khi chị cười khuôn mặt chị
trở thành đóa hồng ngời sáng. Và tôi mang theo mình nụ cười “không phải
ai cũng sở hữu được” đó cho đến bây giờ.
Chiều nào anh Thạch, anh Toàn đi dạy về cũng tụ tập ở hiên nhà anh Đỗ
Long Vân trò chuyện, những hôm mưa gió thì chuyển vào trong. Bộ ba nầy
rất hợp ý nhau, không khí cởi mở thân mật. Đại học Huế như được thổi một
làn gió mới với các vị giáo sư trẻ, trí thức, năng động. Người ăn mặc
đàng hoàng lịch sự nhất là anh Trần Văn Toàn, áo quần sạch sẽ, tươm tất,
nút cài kín cổ. Lúc mới về cư xá, tôi cứ nghĩ anh là linh mục. Hai
người ăn mặc lôi thôi nhất là anh Thạch và anh Vân. Hình như họ chẳng để
ý đến bề ngoài.
Anh Thạch, anh Nguyễn Văn Hai có vài điểm giống nhau, nhưng hai tính
cách khác nhau nhiều. Điểm tương đồng rõ nhất là cả hai anh đều có ý
chí, quyết tâm ham học, học đến nơi đến chốn.
Những người biết anh Nguyễn Văn Hai là Giám đốc Nha học chánh Cao nguyên
Trung nguyên Trung phần, khoa trưởng khoa học, sau nầy là Viện Phó viện
Đại học Huế với tính cách nhiệt huyết mà nghiêm khắc, nóng nảy, dễ mất
lòng người, nhưng ít ai biết anh Hai (cùng với anh Hòa em kế anh Hai về
sau tập kết ra Bắc) đã tham gia Vệ Quốc Quân đi kháng chiến chống thực
dân Pháp trước khi về thành. Sau nầy tôi mới được biết nhiều ý kiến
ngược nhau ở Huế về anh Hai tôi khá phức tạp. Là quan hệ anh em nhưng
tuổi tác lại rất xa, vả lại tôi là người có thiên hướng mơ mộng văn
chương, triết học, tôi không để tâm đến chính trị. Tôi có một nhận xét
riêng có thể là chủ quan, mối quan tâm bậc nhất của anh Hai tôi là tình
yêu với khoa học, tri thức, và hoài bảo đem khoa học tri thức đóng góp
cho đất nước, đặc biệt thông qua giáo dục bồi dưỡng cho các thế hệ tri
thức trẻ. Tôi còn nhớ, dù là một viên chức cao cấp của thời đó, khi ông
Ngô Đình Cẩn cho người gọi lên Phủ Cam để góp ý về giáo dục, răn đe xa
gần các giáo sư sinh viên tiến bộ, vừa về đến nhà, anh Hai tỏ ra bực
dọc, nói:
- Lão Cẩn dốt nát, không biết chi về giáo dục mà bày đặt góp ý về khoa học giáo dục!
Anh làm mẹ tôi phải hoảng hốt, dặn:
- Tai vách mạch rừng, con phải giữ mồm giữ miệng…
Và rất có thể tâm nguyện nầy giải thích vì sao khi ra nước ngoài, nhiều
nhóm tổ chức Việt kiều mời anh Hai chủ trì đứng tên nhiều hoạt động
phong trào, nhưng anh chối phắt, một phần vì anh bận dạy tại Đại học
Kentucky, phần khác anh muốn toàn tâm toàn ý nghiên cứu Phật pháp. Anh
chính là Hồng Dương, tác giả các tác phẩm “Luận giải Trung luận: Tánh
khởi và duyên khởi” (Nxb. Tôn giáo - 2003) “Nhân quả đồng thời” (Nguyệt
san Phật học 2007), “Tìm hiểu Trung luận: Nhận thức và Không tánh” và
anh được thừa nhận là một nhà nghiên cứu Phật học có uy tín. Viết đến
đây tôi bỗng nhớ có lần đang nghe tôi tâm sự về gia đình, anh Nguyễn
Thanh Văn bạn tôi bỗng nhận xét khá bất ngờ: “Những thế hệ trong họ tộc
Tuyết Lộc đều có “gien” tôn giáo”. Và tôi có dịp ngẫm nghĩ lại, lờ mờ
nhận ra ý kiến khá hữu lý nầy. Ngoài hoạt động hoằng pháp, xây dựng chùa
chiền của mẹ, việc chuyển đạo làm Thầy Sáu của anh Thạch trong lúc đang
hoạt động khoa học, việc anh Hai cuối đời toàn tâm toàn ý nghiên cứu
Phật pháp như tôi đã nói ở trên là việc tôi còn một người chị đầu xuất
gia lúc 7 tuổi tại chùa Sư Nữ Huế, pháp danh Thích Nữ Vi Diệu và trong
khi tôi thấy mình có huynh hướng ma giáo, thì con gái tôi dù lập gia
đình với người nước ngoài, sống nước ngoài nhưng dùng hầu hết thời gian
để làm việc thiện, xây dựng các cơ sở tôn giáo, chuyên tâm học tập Phật
pháp.
Từ khi có anh chị Thạch về, ba mẹ tôi thường du lịch đó đây, đôi khi cả
tháng. Anh Hai tôi lại tiếp tục đi học nước ngoài, giao hai chị em tôi
cho anh chị Thạch. Vào năm cuối cùng của trung học đệ nhị cấp tôi đang
mùa ôn thi tú tài toàn phần.
Bàn ăn chỉ có bốn người anh chị Thạch, tôi và Tịnh. Cứ đúng 7 giờ tối là
giờ cơm của gia đình, mọi việc trong ngày đều được đem ra kể lể tại
đây, từ chuyện học hành của hai chị em tôi, đến việc dạy dỗ của anh chị ở
đại học. Tôi là người hay bỏ bữa ăn tối vì học thêm ở Hội Việt Mỹ, hoặc
tập kịch. Tôi phụ trách vai công chúa Tây Hạ cùng với Trần Quang Miễn
học đệ tam, một học sinh rất cá tính đóng thật xuất sắc vai Thành Cát Tư
Hãn trong vở kịch “Thành Cát Tư Hãn” của Vũ Khắc Khoan. Không những lo
cho vai diễn của mình mà còn lo trang phục, đạo cụ, phông màn cho vở
kịch. Tôi phải liên hệ với bà o họ của tôi là chủ đoàn hát bội Đồng Xuân
Lâu ở gần cuối đường Phan Bội Châu. Thầy giám học Văn Đình Hy nói đây
là vở kịch chính dành cho quan khách quan trọng trong thành phố xem nhân
dịp lễ phát thưởng học sinh giỏi cuối năm. Mỗi lớp từ đệ tam trở lên
chỉ có 3 hoặc 4 học sinh được phần thưởng mới có vé vào. Lớp tôi đệ nhất
C1 (Pháp văn là sinh ngữ chính, Anh văn sinh ngữ phụ) chỉ có Thân Trọng
Sơn, Trần Công Tín đều là bạn thân của tôi. Tôi còn nhớ khi lãnh phần
thưởng do Viện trưởng Viện Đại học Huế - Linh mục Cao Văn Luận trao, tôi
vẫn còn mặc trang phục công Chúa Tây Hạ. Cha Luận nói:
- Con gắng thi đậu, Viện đã lo giấy tờ cho con đi học ở Pháp rồi đó.
Điều may mắn và thú vị nhất với tôi vào thời gian ở với gia đình anh chị
Thạch ba năm, từ đệ tam đến đệ nhất là nhiều giáo sư nổi tiếng về đây,
hội tụ tại khu Cư xá Đại học nầy mang theo nhiều quan điểm và phong cách
phóng khoáng đã giúp tôi một cái nhìn khác, một cách sống khác. Dù biết
lắng nghe điều phải trái, nhưng tôi không xem trọng dư luận “tủn mủn”
hà khắc kiểu “cố đô”. Tư tưởng phóng khoáng đó đến với tôi từ khi tôi
học môn triết. Và tủ sách của anh Trần Văn Toàn hằng ngày bồi dưỡng nuôi
nấng ý chí tâm hồn tôi. Tôi thích cái “điên” của Phạm Công Thiện, bởi
anh ta có những điểm abnormal giống tôi, vào thời điểm đó Phạm Công
Thiện đã nổi tiếng như cồn. Tôi đặc biệt phục họ Phạm về khả năng ngoại
ngữ. Ngoại ngữ là chìa khóa mở mọi cánh cửa tri thức. Một số thầy cô
giáo dạy triết bấy giờ chỉ mở sách giáo khoa của Linh mục Cao Văn Luận
hay của GS. Nguyễn Văn Trung ra đọc cho chúng tôi chép, không cung cấp
kiến thức mở rộng cho học sinh, ngay chính họ cũng không nhiều vốn ngoại
ngữ để làm bàn đạp mở ra tri thức thế giới cho mình và học trò.
Được gần gũi và trò chuyện với mấy anh tôi rất thích. Họ xuất thân từ
các trường nổi tiếng ở châu Âu. Phải nói là tôi rất may mắn được các anh
là bậc thầy chỉ dẫn chu đáo. Sau nầy lớn lên, học và dạy, dạy và học
tôi ảnh hưởng phong cách cũng như phương pháp học hành giảng dạy của mấy
anh rất nhiều. Anh Đỗ Long Vân dạy văn chương, nhưng khi đề cập đến
triết, là anh tranh cãi quyết liệt, gây một bầu không khí rất trí thức.
Thích nhất là tủ sách triết của anh Toàn. Chiều tối đợi anh dạy về, tôi
xin phép vào lục tìm, ghi chép. Thích thì ghi chép chứ không dám mượn.
Sách của anh Toàn đọc không hết, cần đến đâu hỏi đáp đến đó. Phần lớn tủ
sách của anh bằng tiếng Pháp, rất hiếm tiếng Anh. Vốn ngoại ngữ Pháp
văn của tôi không thể nào đọc hiểu các sách về triết học nên anh Toàn
cũng mất rất nhiều thời gian giảng giải cho tôi. Anh Toàn tìm từ rất cẩn
thận, thật chính xác để dịch cho tôi hiểu từng ý. Đã vào khu rừng sách
thì sự hiểu biết của mình như hạt cát giữa biển khơi, nó mê hoặc lạ kỳ,
muốn cái đầu của mình trong chốc lát chứa hết tất cả hiểu biết của thế
giới, có khi tẩu hỏa nhập ma!
Ngoài Đại học Huế anh Toàn còn dạy triết ở Sài Gòn, Đà Lạt trong thập
niên 60, ở nước ngoài như Kinshasa (Congo). Anh là nhà nghiên cứu triết
học và là tác giả “Tìm hiểu triết học của Karl Marx” (Nxb. Nam
Sơn, Sài Gòn 1965) chính vào thời điểm mà việc đề cập chủ nghĩa Marx bị
chính quyền miền Nam cấm đoán và kiểm duyệt gắt gao. “Xã hội và con người” hay “Hành trình vào triết học” dành cho lớp triết học nhập môn, trong cuốn này anh dùng từ dễ hiểu, khác hẳn với cuốn “Tìm hiểu triết học của Karl Marx” từ anh dùng sang trọng và hàn lâm. Ngoài ra còn có “Tìm hiểu về ý nghĩa của lao động và kỹ thuật”, hay “Tìm hiểu đời sống xã hội” (in tại Sài Gòn).
Năm 1967 chị Ngọc Bích đổi vào làm ở Bộ Giáo dục Sài Gòn, anh Thạch cũng
vào theo, rồi cả hai vợ chồng xin chuyển về Đại học Cần Thơ, anh Thạch
làm khoa trưởng khoa học ở đó. Vì thiếu giáo sư giảng dạy môn toán nên
anh Thạch mời giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc về dạy. Ông Ngọc thương
yêu và xem anh Thạch như em trai vậy, nên khi anh Thạch mời, ông nhận
lời ngay. Từ đó ông ở lại miền Nam Việt Nam dạy Đại học Sài Gòn cho đến
năm 1975. Anh Thạch nói ông Ngọc là người rất dũng cảm không sợ một áp
lực nào, cả chính quyền Miền Nam Việt Nam lẫn CIA của Mỹ. Anh Thạch kể,
một hôm nhân lúc Viện Đại học Sài Gòn đang họp bàn kế hoạch, ông Ngọc
bỗng đứng dậy, yêu cầu các giáo sư đứng dậy dành một phút im lặng để
tưởng niệm. Ông Viện trưởng bấy giờ là bác sĩ Trần Quang Đệ cũng phải
đứng lên theo. Không khí thật trang nghiêm. Sau phút im lặng đó, ông
Ngọc tuyên bố: “Chúng ta vừa dành một phút tưởng niệm công ơn người đã
hy sinh đời mình để giành độc lập tự do cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh”.
Cả hội đồng viện nhìn nhau sửng sốt, tái mặt, chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu và CIA biết nhưng không làm gì được ông nên lờ luôn chuyện nầy,
một phần do các trường đại học ở miền Nam bấy giờ như trường Đại học
Huế, Cần Thơ, Sài Gòn được hưởng quyền tự trị trở thành “bất khả xâm
phạm”.
Theo anh Thạch, trong thời gian giảng dạy ông Ngọc ở tại cư xá dành cho
giáo sư Đại học Sài Gòn, một ngày ăn một lần vào buổi tối và không tiếp
khách. Có người nghĩ ông hoạt động bí mật cho chính quyền miền Bắc.
Cuộc sống có những sự việc và mối quan hệ ngoài tầm hiểu biết của mình.
Sau năm 75 tôi mới biết giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc đúng là một cán
bộ hoạt động bí mật, và ông có hàm trung tướng, giữ chức Thứ trưởng Bộ
Nội vụ. Với nhiều dè dặt, tôi mạo muội nhận xét rằng có thể những ấn
tượng của một thời trai trẻ với không khí Vệ Quốc Đoàn ngày nào còn dư
âm trong lòng anh Hai. Và cũng có thể giữa những người con của Mẹ Việt
Nam dù bão táp lịch sử xô dạt về nhiều phía, thậm chí có sự khác biệt về
chỗ đứng, chính kiến giữa họ - những trí thức khoa học có đẳng cấp -
cùng một tấm lòng tha thiết muốn đóng góp cho khoa học, cho tri thức,
cho sự hưng thịnh Tổ quốc của mình, đã tạo ra mối quan hệ bằng hữu tương
kính mà tình thân giữa tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc và tiến sĩ Nguyễn Văn
Hai, anh tôi là một ví dụ. Ông Ngọc từng muốn bảo trợ, mời anh Hai về
tiếp tục giảng dạy ở Việt Nam, nhưng anh tôi đã từ chối.
Khi anh Thạch rời Huế, anh Trần Văn Toàn, Anh Đỗ Long Vân và các giáo sư
khác cũng lần lượt mỗi người đi một phương trời. Anh Thạch sang Pháp tu
nghiệp năm 1972 đến 75 không về Việt Nam được, phải làm giấy tờ bảo
lãnh vợ con tám năm sau mới sum họp. Bây giờ hằng ngày anh chị lo việc
đạo, mỗi năm về Sài Gòn vừa thăm tôi, vừa thăm mộ phần ba mẹ kết hợp
nghỉ dưỡng ở dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn ở Bãi Dâu, Vũng Tàu. Tại đây anh
chị dành riêng một tháng đóng cửa phòng không tiếp ai để “vào sa mạc”,
đó là những ngày đơn độc một mình cầu nguyện.
Anh Đỗ Long Vân những ngày cuối đời thật bi thảm. Khi tôi gặp anh Vân ở
Sài Gòn năm 1990 - 1991, anh ở một góc nhỏ trong nhà kho lợp tôn, nóng
hừng hực. Chỗ anh nằm là một ghế bố cũ kỹ đã sờn đặt sát cửa ra vào của
hiên nhà. Dưới ghế bố nồi niêu soong chảo, thức ăn lâu ngày, áo quần
không giặt bốc mùi khi mưa ào xuống áo quần ướt đẫm, anh cứ để nguyên
thế mặc cho đến khi khô. Tóc rối bù như tổ chim, kiếng cận xộc xệch sà
xuống mũi anh cũng chẳng thèm chỉnh lại, hai chân lê từng bước ; tôi có
cảm giác hai chân anh không còn đỡ nỗi thân hình đã gầy giờ không còn
chỗ gầy hơn được nữa. Anh có vẻ chán đời nếu không muốn nói là có dấu
hiệu không được bình thường lắm. Một Đỗ Long Vân hoạt bát, đôi mắt tươi
vui “tếu tếu” dưới chiếc kiếng cận dày mấy đi-ốp, một trí thức mà trước
đây rất nhiệt tình, rất sôi nổi khi về Huế giảng dạy năm nao không còn
nữa. Anh nói anh ly dị vợ từ sau 75. Hai đứa nhỏ một trai một gái ở với
mẹ giờ đã lớn, đi làm hằng tháng gửi tiền chu cấp cho anh. Anh nhận dịch
sách của Nhà xuất bản Trẻ nhưng tiền nhuận bút ít ỏi lại lâu lâu mới có
một đầu sách để dịch nên không đủ đâu vào đâu.
Ít lâu sau tôi nghe tin anh mất trong chính căn nhà kho đó.
Riêng anh Toàn, tháng 9 năm 2014 tôi đang ở Singapore thì anh Nguyễn
Thanh Văn ở Sài Gòn gọi điện thoại báo tin cho biết anh Toàn vừa mất ở
Lille, Pháp.
Anh Đỗ Long Vân, anh Trần Văn Toàn và anh Nguyễn Văn Thạch là bộ ba gắn
bó với nhau một thời, nay chỉ còn anh Thạch ở Pháp. Tuy biết rằng anh
Toàn đã trên 80, sinh tử là lẽ đương nhiên, nhưng sự ra đi của một trí
thức đôn hậu, khiêm cung mà tôi có may mắn tiếp cận làm tôi không khỏi
bùi ngùi, xúc động. Và cùng với hình ảnh thân thương của anh Toàn là
hình ảnh của một thế hệ từ bỏ đời sống đầy đủ tiện nghi ở xứ người, quay
về phục vụ quê hương với tài năng và bao nhiêu tâm huyết mà không phải
ai cũng có đoạn kết như ý, nay không còn mấy người, gợi lên trong lòng
tôi bao nhiêu thương cảm, tiếc nuối.
Ngẫm lại tôi đã học được rất nhiều, từ việc học chữ đến việc học làm
người trong những tháng ngày ở với anh chị Thạch - Bích và nắm cơ duyên
có một không hai sớm tiếp xúc với những người thầy xuất sắc, “cổ điển” ở
một địa chỉ và của một thời khó quên 2 Lê Lợi.
N.T.L(SH311/01-15)
http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p5/c20/n18412/2-Le-Loi-va-nhung-tinh-cau-cua-toi.html
No comments:
Post a Comment