Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 9 November 2016

NGUYỄN ÁI QUỐC * TRUYỆN * TRUNG CỘNG *

NGUYỄN ÁI QUỐC

 



Báo đảng lên tiếng về thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát năm 1932'

Hoàng Trần (Danlambao) - Tờ báo của trung ương đảng CSVN vừa lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng Nguyễn Ái Quốc bị ám sát năm 1932 tại Hồng Kông.

Trước đó, cũng chính trang báo điện tử ĐCSVN đã đăng lại một bản số hoá trích từ ‘Văn kiện đảng toàn tập’, trong đó có đoạn:
“…đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”. 
Nếu bị sát năm 1932 thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc không thể là Hồ Chí Minh như các sách vở của đảng vẫn hay tuyên truyền.
Dụng ý xấu

Thông tin này ngay lập tức đã nhiều trang báo tự do và các mạng xã hội đăng lại, khiến dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết này.
Ngày 17/7/2015, báo điện tử đảng CSVN lập tức cho đăng tải một bài phản bác khá dài, trong đó có nội dung cáo buộc các trang web đã đưa thông tin là nhằm ‘dụng ý xấu’.
“Nhưng gần đây, một số người trích đoạn thư này đưa lên một số mạng xã hội: “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào năm 1932”. Đây là cách đưa tin "cắt xén", "mập mờ" với dụng ý xấu.”

“Thậm chí họ còn "câu khách" bằng thủ đoạn loan tin: "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa tin”.”, trang báo của trung ương đảng CSVN nói.
Phản ứng này cho thấy sự rúng động của chế độ CSVN khi sự thật lịch sử đang ngày càng được phơi bày trước công chúng.
Đổ lỗi cho ‘thực dân Anh’

Trong bài Về Bức thư của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2/1933, tác giả Trần Quỳnh lý giải bối cảnh thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát’:

“Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, kể từ khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt (ngày 6/6/1931) đã hoàn toàn mất liên lạc, trong khi Chính quyền thực dân Anh đã đánh lạc hướng dư luận thỉnh thoảng lại tung tin Tống Văn Sơ đã chết.”

“Trong khung cảnh ấy, nhiều người cộng sản Việt Nam cũng tưởng rằng Nguyễn Ái Quốc đã bị sát hại trong nhà tù thực dân.”

Cũng theo báo đảng, ngoài việc báo cáo tình hình, bức văn kiện trên còn nhằm mục đích “tố cáo Chính quyền thực dân Anh ám sát Nguyễn Ái Quốc vì Chính quyền thực dân Anh nhiều lần tung tin Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) đã chết.”
Những lời giải thích này là không hợp lý, bởi lẽ chính quyền Anh ở Hồng Kông chẳng có lý do gì để tun tin Nguyễn Ái Quốc bị sát hại cả.

Cộng sản đang thờ ai trong lăng Ba Đình?
Theo tìm hiểu, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938.
Ông Hà Huy Tập là cấp trên, đồng thời cũng là đối thủ chính trị lớn của Nguyễn Ái Quốc. 
Trong các báo cáo gửi đến quốc tế cộng sản, ông Hà Huy Tập nhiều lần tố cáo Nguyễn Ái Quốc ‘đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa mà không thể bỏ qua’.
Sau khi trở lại Liên Xô, vấn đề thân thế của Nguyễn Ái Quốc cũng đã khiến nhiều đồng chí của ông ta nghi ngờ. 
Sự kiện Nguyễn Ái Quốc có thể thoát nạn một cách dễ dàng ở Hồng Kông, cộng với những tố cáo của Hà Huy Tập đã khiến Nguyễn Ái Quốc bị Liên Xô cho ‘ngời chơi xơi nước’ nhiều năm.
Hầu hết những người đồng chí từng hoạt động chung với Nguyễn Ái Quốc đều đã bị sát hại trước khi cái tên Hồ Chí Minh được biết đến. 
Trong khi đó, tất cả những hình ảnh và vai trò của tổng bí thư Hà Huy Tập cũng đã bị loại bỏ trong thời gian Hồ Chí Minh nắm giữ quyền lực đỉnh cao ở miền Bắc.
Một lần nữa, những dữ kiện trên càng khẳng định thêm nghi án Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, và càng không phải là Nguyễn Sinh Cung.
Như vậy, chế độ cộng sản đang ướp xác và thờ cúng ai trong lăng Ba Đình?

18/7/2015

Hoàng Trần 
danlambaovn.blogspot.com











On Wednesday, July 15, 2015 10:03 AM, Quyet Nong wrote:

Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào giữa năm 1932"


"Đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công", theo tài liệu đăng trên báo điện tử đảng cộng sản.
Bạn đọc Danlambao - Một văn kiện quan trọng của đảng cộng sản thừa nhận rằng nhận vật Nguyễn Ái Quốc ‘đã bị ám sát vào giữa năm 1932’ tại Hồng Kông.


Điều này được viết rất rõ trong tập 4, văn kiện đảng toàn tập, tại bài ‘Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương’:
“Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Được biết, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938, bị Pháp xử bắn năm 1941. 



Tài liệu này hiện đang nằm tại kho lưu trữ trung ương đảng và được website báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam đăng tải vào ngày 10/6/2003.
Trang web dangcongsan.vn là cơ quan ngôn luận chính thức của trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Tổng biên tập tờ báo này là ông Đào Ngọc Dũng, sinh năm 1956, cựu uỷ viên ban biên tập báo Nhân Dân.




Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=159730

Lâu nay, sách vở của chế độ vẫn luôn tuyên truyền rằng ông Hồ Chí Minh - lãnh tụ đảng CSVN là người được biết đến qua các tên gọi: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc...
Tong bài viết gần đây trên Danlambao, trang web cục văn thư và lưu trữ Việt Nam cũng đã phổ biến 1 tài liệu từ năm 1939, xác nhận Hồ Chí Minh chính là thiếu tá bát lộ quân tên Hồ Quang trong ‘quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc’.
Dựa theo các dữ kiện trên, nếu bị ám sát năm 1932 thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc không thể là Hồ Quang (1939), và càng không thể là Hồ Chí Minh (1942).
Như vậy, đảng cộng sản hiện đang ướp xác và cúng bái ai trong lăng Ba Đình?

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Tuesday, July 14, 2015


HOÀNG THẾ ĐỊNH * KHÓC BẠN

  KHÓC BẠN
HOÀNG THẾ ĐỊNH  *
…Huế, những ngày tháng 3 năm 1975. Căn cứ Giạ-Lê, Tổng Hành Dinh Sư-Đoàn 1 Bộ-Binh. Tại đơn vị Tiểu-Đoàn 1 Quân-Y, bác-sĩ Bùi Hữu Út, tiểu đoàn trưởng đi họp ở Bộ Tham Mưu Sư-Đoàn, tôi tạm thay thế để điều động đơn vị dù chưa chính thức bổ nhiệm tiểu-đoàn-phó.
Điện thoại reo, hạ sĩ quan quân cảnh ở cổng Bộ Tư Lệnh báo là có một bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến muốn vào gặp tôi, chưa rõ là AI, nhưng nghe bác sĩ quân y, tôi vui mừng mời vào. Trong khi chờ đợi, tôi thầm đoán có lẽ đây là vị bác sĩ TQLC đã từng dẫn toán quân y của anh đến cùng làm việc với toán của tôi trong mấy cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ vào những năm 71, 72 tại 18th Surgery Hospital của quân đội Hoa-Kỳ tại Ái-Tử Quảng-Trị. Đến khi gặp người bác sĩ trẻ và lạ, tôi hơi bỡ ngỡ, bác sĩ Giang tự giới thiệu khi bắt tay tôi. Trong khi mời uống nước, tôi tò mò hỏi Giang:
- Làm Sao Giang lại biết tôi?
-Tôi nghe một số đàn anh bên Nhảy Dù nói anh là tay đàn guitare Classique điêu luyện và chơi cả Flamenco nữa, nên tôi tìm đến xin anh cho thưởng thức.
-Thế anh Giang thích bài nào? Tuy trong tình trạng chiến tranh nầy tôi vẫn rất sẵn sàng làm vui lòng bạn mộ điệu.
-Tôi nghe bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiêu nói anh chơi bản Romance hay lắm, tôi có nghe Đỗ Đình Phương độc tấu guitare bài nầy qua radio, nhưng lại không có đoạn introduction.
-Đúng vậy, tôi may mắn có đoạn introduction do Vincent Gomez soạn, bản in từ Paris và ông at ghi đề bản nhạc là Jeux Interdits cùng với chữ “Romance d’Amour” trong dấu ngoặc đơn.
-Thế chắc anh học trường nhạc từ lâu?
-Không, thật Ra tôi chẳng học trường nhạc nào cả, từ 11 tuổi, tôi tự học guitare theo sách Caruly và Léo Laurant, gia đình tôi đều chơi nhạc.
Giang ngồi chăm chú, vừa nghe vừa theo dõi từng ngón tay của tôi, dứt bản đàn, Giang còn yêu cầu tôi chơi lại đoạn introduction.
-Có dịp, tôi sẽ chép lại cho anh đoạn nhạc nầy, Giang cũng chơi guitare?
-Không, tôi không biết đàn, nhưng biết thưởng thức nhạc.
Trong câu chuyện khi hỏi về gia đình Giang cho biết anh còn mẹ và hai em ở Sài-Gòn, Giang còn thổ lộ với tôi rằng anh rất mong được phép về thăm nhà dù mình mới bổ dụng Ra đơn vị không bao lâu. Lần đầu gặp gỡ tôi đã cảm thấy mến Giang lạ lùng, dù trong bộ quân phục rằn RI, Giang vẫn toát Ra một tính chất nho nhã, hiền lành và lãng mạn. Giang và tôi lại cùng một cảnh ngộ chỉ khác là vợ con tôi đang lánh nạn tại Đà-Nẵng xa vùng chiến tuyến đang ác liệt, người yêu của Giang thì ở mãi tận Sàigòn.
-Và bây giờ, mình chơi bản nầy tặng cậu nhé, bản Letter à Elize (Fur Eliz) của Beethoven, chắc Giang biết bài nầy?
-Vâng, vâng, xin anh! Tôi có nghe bản nầy nhưng với đàn Piano, và… tôi lại có kỹ niệm đẹp qua bài nầy.
Rõ ràng Giang đang lắng hồn trong ý nhạc của Beethoven viết khi chờ đợi Elize, cô học trò dương cầm mà ông yêu. Ngưng đàn, tôi khẽ hát: “Au dernier rayon du soleil dort…”Nhạc đã dừng nhưng Giang vẫn còn ngồi im thả hồn về đâu, mắt anh chớp chớp, tôi nghĩ là anh đang nhớ nhà, nhớ người yêu…Thật ra, lúc đó, bên ngoài xa vẫn vang vọng tiếng hỏa tiển 122 ly của Việt-Cộng đang nả vào vòng đại căn cứ Sư-Đoàn 1. Một lúc sau, Giang ngẩng lên nhìn tôi, thoáng ngượng ngùng, anh kéo chiếc ghế đang ngồi để phá tan không khí I'm lặng đó, chính tôi cũng tự trách mình đã để âm nhạc du lòng người bạn trẻ mềm yếu và buồn nhớ, dù chỉ là nhất thời. Tôi lại cầm đàn và rãi hợp âm Mi trưởng thật dòn khởi đầu cho bản nhạc Flamenco “Los Sitios Di Zarogoza” với thể điệu hành khúc hùng tráng, bản nhạc dài 8 phút, chấm dứt thật mạnh và dứt khoát. Giang đứng phắt dậy, hai tay ghì chặt bàn tay tôi:
-Anh Định! Phải thành thật mà nói là… tuyệt! Cảm ơn anh rất nhiều! Mong lần khác đến thăm anh và sẽ được nghe anh đàn nữa, bây giờ tôi phải đi, phải Ra tận Quảng-Trị.
-Vâng, khi khác vậy. Giang đi nhé! À, có dịp gặp bác sĩ Trương Thanh Trừng, cũng TQLC, nhờ cậu nói là mình gởi lời thăm, Trừng là bạn học rất thân với mình.
*Chiến cuộc ngày càng xấu đi cho QLVNCH, thật sự, có nhiều đơn vị uất ức vì chưa được đối đầu với địch mà lệnh trên buộc rút lui để rồi hai tỉnh phía bắc đèo hải-Vân gần như bị Việt-Cộng khống chế trong thời gian ngắn vào cuối tháng 3-1975. Đêm 25 tháng 3, đêm cuối cùng của Huế Tự-Do diễn ra ở bãi biển Thuận-An, một đêm hỗn loạn cả quân và dân, và không ngờ đêm đó Giang cũng ở Thuận-An mà tôi không được gặp.*…
Thời gian hơn 1 năm lao động khổ sai ở trại 1 Ái-Tử Quảng-Trị, tôi không biết có Giang ở trại 3. Tổng trại tù Ái-Tử có 5 trại, trại 1 giam các sĩ quan từ cấp đại-úy đến trung-tá, trại 2 cho cấp sĩ quan chuẩn-úy và thiếu-úy, trại 3 và trại 4 giam các sĩ quan cấp trung úy và trại 5 dành cho hạ-sĩ-quan, binh-sĩ, Địa-Phương quân, Nghĩa quân cùng anh em Chiêu-Hồi (quân VC về với VNCH), mỗi tiểu trại cách nhau chừng vài cây số đường đồi núi. Mỗi tiểu trại chứa trên 500 tù binh, ban giám thị mỗi trại giam gồm chừng 30-50 bộ đội, tất cả đều trực thuộc Đoàn 76. Họ cũng tổ chức ban y-tế cho tù binh thuộc từng tiểu trại, nhưng chỉ chọn các y tá sơ cấp hoặc nhân viên hành chánh quân y; còn tất cả bác sĩ và sĩ quan trợ y đều bị đưa đi lao động khổ sai. Đặc biệt ở trại 3 có vài dược sĩ và bác sĩ được đưa vào toán Đông-Y đi rừng hái lá, đào rễ, bới củ về làm thuốc; trong số đó có dược sĩ Lê Bá Thuận và bác sĩ Vũ Đức Giang. Ban quản lý tổng trại giam Ái-Tử với cái tên Đoàn 76 và trạm xá là 2 cơ sở cạnh tiểu trại 3, chỉ các nhau 10 phút đi bộ qua mấy ngọn đồi, vùng nầy gồm toàn những đồi tranh và lau lách. Trạm xá Đoàn 76 gồm một số nhà tranh vách đất trên sườn đồi thoai thoải, phần lớn trạm xá dành cho bệnh nhân bộ đội với khoảng 20 bộ đội đãm trách và kiêm việc kiểm soát trạm xá nhỏ dành cho tù binh. Họ có một bác sĩ, vài y tá và một nửa căn nhà làm kho thuốc. Trạm xá của tù binh chỉ gồm vỏn vẹn một nhà nhỏ với 4 giường cho bệnh nhân tù binh từ các tiểu trại đưa đến, nếu là bệnh nặng, có 3 tù binh trong đó chỉ có một người là y tá sơ cấp và hai người thuộc hành chánh quân y được chọn coi sóc thuốc men và ăn ở cho bệnh nhân tù ngoài ra còn đảm trách những việc trồng trọt, chăn nuôi và sai vặc cho bộ đội nữa.
Tháng 5 năm 1976, một hôm bị bệnh, tôi được sung vào toán “lao động nhẹ”, “nhẹ” nghĩa là vượt 7 cây số đường núi đồi từ tiểu trại 1 đến trạm xá Đoàn 76 để cuốc cỏ tranh xung quanh các nhà nơi đây. Sau giờ ăn trưa, được nghỉ ngơi nửa giờ, tôi nằm dài trên đất dưới mài hiên một nhà nào đó để mong được hưởng hơi mát từ đất, dưới ngọn nắng gay gắt, chói chang và gió Nam Lào hừng hực tôi thiếp đi trong mệt mõi. Tôi được đánh thức giậy bằng mấy cái đá nhẹ vào đùi, bừng mắt thấy một cán binh bộ đội sừng sững nhìn tôi.
-Anh là Định? Theo tôi vào làm việc!
Tôi bàng hoàng chẳng biết mình có làm điều gì sai phạm để phải bị “làm việc”, mọi tù binh đều rất sợ chữ “làm việc” vì có nghĩa là bị thẩm vấn, tra hỏi về vấn đề gì không tốt cho mình. Theo người cán binh bộ đội vào nhà, không khí bên trong mát dịu làm tôi tỉnh táo, tôi thầm nghĩ:
-Mang thân phận tù là tận cùng rồi thì còn sợ cái quái gì nữa?
Một người bộ đội đứng tuổi với phong cách như là vị chỉ huy nhìn tôi không có vẻ gì ác cảm, giọng nhẹ nhàng làm tôi khá bở ngỡ, ông ta hỏi tôi:
-Anh là bác sĩ bên đối tượng? Anh phẩu được?
Bộ đội Cộng sản dùng từ “đối tượng” để chỉ tù binh và từ “phẩu” nghĩa là giải phẩu.Tôi gật đầu:
-Thưa, tôi là bác sĩ giải phẩu.
-Có một anh bị tai nạn lao động, cần anh vào xem.
Thế là với bộ áo quần tù lem luốc, tôi được hướng dẫn đi rửa tay. Một y tá bộ đội giọng ra lệnh:
-Rửa tay thật kỹ vào! Không có bao tay (gloves) đâu.
Tôi đang rửa tay, anh y tá bộ đội quấn lên đầu tôi một mảnh vải thay thế mủ trùm đầu, rồi dùng một chiếc khăn vuông gấp chéo, quàng quanh mặt tôi, gọi là mask. Lúc đó trông tôi chắc là giống mấy tay cowboys trong phim Western. Một gian nhà tranh vách đất nhỏ được gọi là phòng mỗ với bên trong được bọc kín bằng một loại vải mùng, nền là những tấm ghi sắt sân bay ghép lại. Tôi đã giải quyết cho một anh tù binh trẻ thuộc tiểu trại 2, tên Huấn, cấp bực chuẩn úy bị tai nạn lao động do cuốc phải đầu đạn M72. Bác sĩ bộ đội và toán giải phẩu của ông ta định cắt bỏ cánh tay trái của Huấn sau hơn 3 giờ không tìm được mạch máu bị cắt cũng như mãnh đạn. Để chứng tỏ có nhân chứng xác nhận là họ đã tận tình cứu chữa nhưng không cách gì khác hơn là phải hy sinh cánh tay người tù trẻ, họ hỏi ý kiến anh Quý, một tù binh phục vụ trạm xá, anh ta bối rối không dám quả quyết một vấn đề quan trọng như vậy và anh đã đề nghị họ gọi tôi. 20 phút sau khi giải quyết xong trường hợp của Huấn, tôi còn phải mỗ thêm cho một anh tù binh khác cùng bị tai nạn do quả M72 nổ, anh nầy bị mãnh đạn xuyên má bên trái, cắt ngang hai cái răng, mọi việc tốt đẹp, từ đó họ giữ tôi ở lại trạm xá, đây là điểm y tế gọi là cao nhất và là cuối cùng cho anh em bệnh nhân tù. Càng ngày, vùng khai hoang càng nới rộng, số anh em tù bị đẩy đi lao động khổ sai càng gặp nhiều tai nạn; phần lớn là do bom, mìn, đạn dược vung vãi khắp những nơi mà trước đây là vùng giao tranh ác liệt. Với một số ít dụng cụ y khoa sản xuất tại Trung Quốc, điều kiện thuốc men hạn chế, phòng ốc thiếu vệ sinh…, tôi phải giãi quyết mọi trường hợp mỗ lớn y như là một bệnh viện. Trên nguyên tắc, trạm xá tù chỉ điều trị cho tù binh mà thôi, nhưng khi dân chúng quanh vùng gặp những trường hợp cấp cứu, phía bộ đội lại giao cho chúng tôi giải quyết, có người đã được chúng tôi mỗ nối ruột non và tạo hậu môn nhân tạo - artificial anus. Ngay cả phía bệnh nhân bộ đội, có nhiều người đã yêu cầu tù binh chúng tôi giải phẩu cho họ, để giữ an toàn, chúng tôi đã tế nhị đòi hỏi họ viết tờ cam đoan với sự xác nhận từ bác sĩ bộ đội của họ là sẽ không làm khó dễ toán y tế tù nếu xẫy ra những điều bất như ý hoặc tai nạn khó lường trong giải phẩu. Tôi còn yêu cầu họ đóng một bàn mỗ theo bản vẽ thiết kế của tôi, còn về thuốc men cho tù binh ở trạm xá cũng như các tiểu trại, tôi cũng xin được bổ túc thêm, nhất là dành cho cấp cứu tại chỗ. Vì nhu cầu y tế ngày càng tăng, tôi đã đề nghị bác sĩ bộ đội cho chúng tôi thêm nhân sự, được chấp thuận, tôi viết danh sách gồm nhiều bác sĩ và sĩ quan trợ y ở khắp các tiểu trại, và họ đã chọn những người từ tiểu trại 4 trong đó có BS Trương Ngọc Hiền, thuộc TQLC và BS Nguyễn Văn Thông, Bộ Binh, cùng với 3 sĩ quan trợ y là các anh Lê Như Thành, Nguyễn Văn Tường, Lê Văn Đàn; những sĩ quan trợ y nầy trước đây là những trung đội trưởng trong đại đội quân y do tôi làm đại đội trưởng. Bam giám thị trạm xá còn dựng một phòng bệnh khá vững chắc có sức chứa 40 bệnh nhân tù và có cả phòng ăn kế bên, số anh em tù từ các tiểu trại bị bệnh khá nặng đều được chuyển đến trạm xá chúng tôi. Một ngày trời mưa tầm tả và bắt đầu se lạnh của tháng 10 năm 1976, tôi đang viết danh sách số thuốc yêu cầu cho bệnh nhân tù thì liếp cửa bật mở, BS Giang bước vào, người anh ướt đẫm từ đầu đến chân, anh vừa cười vừa rũ nước trên chiếc nón vải nặng trĩu.
-Hay quá! Có anh ở đây!
Tôi rất mừng gặp bạn, nhưng sợ phạm phải tội liên lạc với người khác trại nên tôi vội bước ra ngoài nhìn qua lại xem có giám thị trạm xá thấy Giang vào đây không, không có ai qua lại, tôi yên chí cầm túi vải ướt đẫm nước của Giang vào nhà. Trong tất cả các trại giam thuộc Đoàn 76, trạm xá nầy là nơi độc nhất không có hàng rào kẽm gai vây quanh, nhưng chẳng tù binh nào dám trốn trại, vì khắp vùng đều nhan nhản bộ đội và dân quân tuần tra nghiêm nhặt. Đưa khăn cho Giang lau mặt, tôi ái ngại nhìn bạn:
-Cậu đi đâu về mà ướt đẫm thế nầy?
-Em đi rừng đào củ Hà Thủ Ô, còn rộng thì giờ, em vào đây nghe anh đàn.
Tôi kéo bếp than nóng để cạnh bạn và đưa trà nóng cho Giang, Tôi luôn có trà nóng nhờ bếp than dùng nấu syringues và kim chích. Sau khi hít một hơi thuốc Lào dài, tôi cầm cây đàn guitare. Tù binh chúng tôi chống lại với cái lạnh buốt tới xương của vùng rừng núi ẩm thấp của phía tây Quãng-Trị nầy bằng cách hút thuốc lào một loại thuốc rẽ tiền nhất. Sau 30 tháng 4 1975, trong giấy trình diện mà họ gọi là “đi học tập cải tạo” có phần bị chú ghi “trại viên nên mang theo dụng cụ thể thao, âm nhạc…”, điều đó làm cho mọi người nghĩ rằng thời gian “học tập” chắc sẽ chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Sự thật thì không phải học tập mà là đi tù và đơn vị thời gian không phải là ngày, tuần, tháng mà là năm hay chục năm. Biết bạn thích những bản nhạc nào, tôi đàn ngay, Giang ngồi sưởi ấm vừa nhấm nháp trà vừa nghe nhạc, sau khi chấm dứt bản nhạc Panpancuillo của Francisco Tarréga, Giang ung dung đặt chén trà xuống bàn:
-Bản nầy nghe âm hưởng như nhạc Nhật Bản, phải không anh Định?
-Đúng vậy! Giang còn nhớ bản nhạc Tranonto không?
-Tiết tấu của bản đó hay thật, nhưng nghe buồn đến héo hắt, y như cái buồn của kẻ lưu đầy, của người mất nước.
Nghe lời bình phẩm của Giang qua giọng Bắc nhẹ nhàng đầy truyền cảm của anh, lòng tôi se thắt chợt nghĩ đến thân phận tù đày hiện tại của mình cũng như các chiến hữu thuộc mọi binh chủng VNCH và kể cả toàn dân miền Nam đang sống trong một nhà tù rộng lớn. Tình cảm giữa Giang và tôi ngày thêm mật thiết, chúng tôi trở thành đôi tri kỷ; từ đó, mỗi lần soạn thêm bản nhạc nào hoặc có bài ca nào mới sáng tác, tôi lại nhờ mấy bạn tù thân thiết nhắn Giang sang thưởng thức. Có lần, sau khi đã cẩn thận xem xung quanh không có ai, tôi khẽ hát cho Giang nghe đoạn nhạc mở đầu bài ca đang sáng tác:
“Huế ơi! Huế ơi! Em đã tắt nụ cười, Dưới cờ đỏ máu tươi, Xơ xác thân hao gầy, đói cơm xót xa từng ngày..”
Giang gật gù thích chí, rồi trang nghiêm xuống giọng:
-Nầy anh Định! Anh đừng viết lời ca nầy ra trên giấy nhé!
Tôi thầm cảm ơn Giang đã lo lắng cho tôi, chúng tôi ngầm hiểu rằng nếu giám thị trại giam đọc được lời bài nhạc nầy, họ sẽ xữ tôi với nhiều tội danh, thế là tôi đã viết nhạc ra giấy còn lời thì ghi khắc trong trí. Một đôi lần Giang rủ Dược sĩ Lê Bá Thuận cùng sang thăm tôi, tôi cố tránh không đàn những bản nhạc quá buồn gợi Giang buồn nhớ người thân. Trong hoàn cảnh tù đầy buồn tủi, uất hận, vợ con tôi thường xuyên bới xách thức ăn, thuốc men, nhất là với tình yêu chồng, thương cha của vợ con tôi đã là một hỗ trợ lớn lao cho tinh thần tôi được thoa dịu, người thêm sức sống, lại thêm người bạn tri kỷ về âm nhạc, thật là một an ủi lớn cho tôi.
Thế rồi, năm 76 qua đi từ hồi nào, xuân 77 đến, anh em tù binh náo nức về cái Tết Đinh Tỵ sắp đến, mọi tù binh bàn tán xôn xao vì cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, lại có một số người được phóng thích trước Tết. Anh em tù binh truyền miệng, thông báo cho nhau biết họ tên của những người khắp các tiểu trại giam được về với gia đình, trạm xá có BS Hiền và BS Thông cùng được nhận giấy tha, trại 1 cũng có hai bác sĩ được ra khỏi trại đó là BS Bùi Hữu Út, thiếu tá và BS Vĩnh Tráng, đại úy. Ban giám thị mỗi tiểu trại rất rõ về sự xôn xao trong số tù binh còn lại, họ sợ bất cứ những bàn tán, bình luận, truyền miệng nhau trong đám tù binh, từ đó có thể dẫn tới những bất mãn rồi đi đến chống đối, mà họ gọi là “phản động”. Cá nhân uất ức có thể tự giãi quyết cho mình bằng cách trốn tù hoặc tự sát. Những sự việc như vậy sẽ gây tiếng vang khắp các tiểu trại và lan ra đến dân chúng, bất lợi cho họ; điển hình là trường hợp anh Q., một thiếu úy trẻ đã lớn tiếng chưởi bới, đả đảo Cộng Sản. Họ đã dàn cảnh để anh Q. đi đốn củi trong rừng sâu rồi bắn chết anh rồi phao tin là Q. trốn trại và bị dân quân địa phương bắn chết. Mấy ngày sau, dân chúng đi rừng phát giác xác chết của anh Q. với áo quần tù binh, họ mang về trao cho trại, thú rừng đã xâu xé gần hết cơ thể của người tù binh xấu số. Họ muốn dằn mặt, đe dọa tù binh bằng phương cách dã man đó, mặt khác, họ lại xoa dịu tù nhân bằng cách tổ chức những buổi sinh hoạt vui chơi, ca hát, ăn uống… hoặc bày ra những lớp học chính trị, buộc tù binh phải phát biểu, phê bình kiểm điểm bản thân và chiến hữu. Về sau, dược sĩ Lê Bá Thuận kể lại chi tiết về những ngày gần cuối đời của BS Giang sau đợt phóng thích tù binh nhân dịp Tết. Giang còn ở lại trong tù anh chán chường thất vọng đến rũ rượi.
Chiều 30 Tết, trong đội của Giang, mọi người đang ngồi gom lại trong một căn để sinh hoạt gần cuối lán, BS Giang cáo bệnh không ăn, anh nằm trùm chăn im lặng. Bạn bè vẫn nghĩ rằng Giang bệnh, để yên cho anh ngủ, khoảng một giờ sau, mọi người nghe Giang vùng mạnh trong chăn rồi ự, ự lên mấy tiếng. Dược sĩ Thuận, người vẫn nằm cạnh Giang chợt nghĩ có điều gì bất ổn cho Giang, anh vụt đứng giậy, chạy lại giật tấm chăn trên người bạn, mọi người cùng xúm lại, toàn thân Giang run lên, tay chân co quắp rồi từ từ duỗi ra bất động. Thuận lay mạnh vai bạn:
-Giang! Giang! Cậu làm sao vậy?
Im lặng hoàn toàn, Thuận hốt hoảng:
- Ái! Ái ơi! Cậu xem Giang sao vậy nầy!
Nguyễn Đình Ái, Y sĩ trung úy trưng tập, cùng đơn vị với tôi. Ái giật chiếc ống nghe trên đầu nằm của Thắng, y tá trại 3, vừa nghe tim vừa tìm mạch trên cườm tay Giang. Không còn nhịp tim mạch.Thường ngày Ái rất nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn, lúc đó anh thét lớn:
-Adrénaline ngay!
Trong khi chờ đợi y tá sửa soạn thuốc, BS Ái bảo DS Thuận xoa bóp lồng ngực Giang còn mình thì dùng phương pháp bouche à bouche (mouth by mouth) mong cứu sống bạn. BS Ái chích Adrénaline trực tiếp vào cơ tim Giang và cùng DS Thuận tiếp tục làm cấp cứu hồi sinh, dù biết rằng nếu cứu được chỉ sẽ xẩy ra trong vài phút, nhưng BS Ái và DS Thuận vẫn cố cứu bạn suốt cả giờ. Vô vọng, hai người quỳ gối bên xác bạn, BS Ái gục đầu giữa đôi vai, tay buông xuôi, rã rời, DS Thuận thì khóc như chưa bao giờ được khóc, bạn tù trong đội sững sờ, đứng im như những pho tượng. Một cảnh tang tóc thảm sầu. Gần 6 giờ chiều, trời đã nhá nhem tối, bên phía trạm xá Đoàn 76, cách trại 3 chỉ một ngọn đồi, tôi chẳng biết chuyện gì cho tới khi BS Phan Xuân Tín, trưởng trạm xá bộ đội hấp tấp tìm tôi.;-Định, theo tao qua trại 3 có việc gấp! Mang theo túi cấp tứu!
Trên đường đi, người bác sĩ bộ đội vắn tắt với tôi về sự việc một trại viên vừa chết, dường như là tự tử, vừa thấy tôi, DS Thuận nước mắt ràn rụa, chụp lấy tay tôi, giọng lắp bắp:
-Anh Định! Giang đó…Vũ Đức Giang…chết rồi!
Như tiếng sét đánh ngang tai, tôi bổng thấy đầu óc thoạt trống rỗng, sửng sốt, rồi bao nhiêu hình ảnh Giang dồn dập chen chồng ập tới. Tôi theo chân DS Thuận đi về phía Giang, đứng yên nhìn người bạn trẻ im lìm trong chăn phủ kín. Cả lán im lặng một thứ tịch mịch đến rùng rợn, tôi cố trấn tỉnh đảo mắt xung quanh tìm BS Ái, rồi đến bên anh dọ hỏi, Ái lắc đầu thiểu não. Ông Tín dục:

-Anh Định! Cố thử xem có làm được gì hơn không!
Tôi tin tài của BS Ái, biết chẳng còn gì cứu vãn được nữa, nhưng vẫn đến ngồi bên Giang, lật chăn để nhìn bạn lần cuối. Tôi quan sát thấy đồng tử của người bạn xấu số đã hoàn toàn nở rộng. Thật hết rồi!Tôi ghé sát miệng Giang và ngửi mùi hăng hắc đặc biệt ở những người tự tử bằng Chloroquine. Chống tay đứng dậy, tôi cảm thấy mình yếu xuội hẵn đi. Tôi hỏi anh y tá của trại 3, anh nói nhỏ bên tai tôi:
- Mất đến mấy chục viên CP (Chloroquine-Primaquine).
Sau đó anh em trong lán mỗi người một tay lo phần cuối cùng cho người bạn tù, tôi đến xin BS Tín để được ở lại với Giang một lúc, ông ta gật đầu rồi bỏ ra ngoài. Nhà kế bên là nơi dành cho toán thợ rèn, vào dịp Tết nên lúc đó không ai làm việc, chúng tôi vào chung sức dọn dẹp đồ đạc để có một khoảng trống cho chiếc quan tài vừa đóng vội. Các bạn tù thân nhất của Giang và tôi mang xác anh ấy sang để cạnh quan tài, hầu hết anh em trong lán đều còn trẻ, chưa biết thủ tục liệm xác. Tôi nhờ một số anh nấu một nồi nước ấm rồi tắm rửa cho Giang, đang lau khô thân thể bạn, anh đội trưởng của lán mang lại đưa cho tôi một bộ quần áo tù mới tinh, anh nói:
-Ban giám thị vừa đem xuống cho anh Giang.
Tôi tần ngần, một ý nghĩ thoáng vụt qua, tôi đứng dậy kéo DS Thuận ra xa mọi người:
-Cậu tìm trong hành lý của Giang có bộ đồ trận nào không, mình nhớ có lần Giang qua mình chơi với bộ đồ trận.
Thuận vội vả đi và trở lại trao cho tôi một bộ áo quần bộ binh VNCH của Giang với cả đôi vớ lính, Thuận hiểu ý tôi là không muốn Giang đã chết mà còn mang bất cứ cái gì thuộc về nhà tù theo với anh. Vừa mặc cho Giang, tôi thầm nghĩ như đang nói với bạn: “Nếu có bộ đồ TQLC mặc cho cậu thì hay hơn, thôi đành vậy nhá! Còn lá cờ vàng ba sọc đỏ thì…bây giờ thật khó quá… Dù thế nào, cậu vẫn mãi mãi trong lòng các bạn và chiến hữu” Thật may mắn cho tôi, vừa đặt Giang vào quan tài thì BS Tín trở lại gọi tôi về lại trạm xá. Tôi còn dặn DS Thuận cố gắng có một bát cơm với một đôi đũa cắm lên cơm để cúng Giang, không có nhang và đèn cầy, nhưng bạn hữu trong lán mang đèn dầu tự tạo thắp xung quanh quan tài Giang sáng rực. Đứng trước quan tài chưa đậy nắp, nhìn người bạn trẻ tri kỷ vừa là đồng nghiệp lần cuối cùng, tôi chắp tay ngang ngực rồi vái Giang hai cái, nhưng trong trí tôi vẫn nghĩ mình đang chào theo quân kỷ đối với một chiến hữu vừa nằm xuống. Ra đến bên ngoài tôi ngõ ý với BS Tín nói với ban giám thị cho anh em trong đội thay phiên nhau ngồi với Giang suốt đêm. Ông Tín có vẻ xúc động và hứa sẽ nói lại với ban giám thị trại 3 và ông đã giữ lời. Về sau, trong một nhà vệ sinh, tôi tình cờ đọc được tờ viết nháp “Bản Kiểm Điểm” của BS Tín gởi chính trị viên Đoàn 76, tên Hỷ, là bạn học cũ của ông Tín. Trong bản “Tự Kiểm” ông Tín nhận khuyết điểm vì đã cho tôi ở lại trại 3 khá lâu, đủ thì giờ để sắp xếp một buổi tẩm liệm mà họ gọi là trọng thể và vô tình tạo một sự tổ chức có quy củ trong hàng ngủ “Quân Đội Sài-Gòn” ngay trong trại tù, đó là điều họ rất lo sợ. Tờ mờ sáng mồng một Tết Đinh Tỵ, giờ đưa đám BS Vũ Đức Giang. Ban quản lý trại giam chọn một số ít tù binh không cùng một đội với Giang gánh quan tài anh ra khỏi trại. Nghĩa địa là một đồi cao với lau lách và cỏ tranh vây quanh; ở đó đã có sẵn hai nấm mồ, một là của trung úy V. thuộc trại 3, anh nầy đã bị giám thị tù đánh chết và phao tin là V. thắt cổ tự tử trong hầm biệt giam; mộ thứ nhì là của đại úy Đ.R. thuộc trại 1, chết vì một tai nạn do chính anh gây nên. Trong 3 ngôi mộ, chỉ có ngôi của Giang được bạn tù trong toán thợ rèn làm một bia mộ bằng một tấm kẽm đục thủng lỗ thành hàng chữ với họ, tên cũng như ngày tạ thế của BS Giang.
Mấy tháng sau, một buổi chiều đầu Thu, ban quản lý trạm xá gọi tôi hướng dẫn thân nhân của BS Giang từ Sàigòn ra thăm mộ. Họ căn dặn tôi không được tiết lộ mọi tin tức về cái chết của Giang. Một người bộ đội quản lý cầm súng đi kèm tôi. Sau khi chỉ ngôi mộ của Giang, người bộ đội ra dấu bảo tôi đứng xa hai người phụ nữ, tôi tần ngần một lúc rồi đến chào mẹ và người yêu của Giang xong bước về hướng trạm xá, đứng ẩn trong đám cỏ tranh cao quá đầu người. Cả hai người phụ nữ đều gầy, mẹ của Giang tóc đã xám bạc cả đầu với chiếc khăn nhung đen vấn theo lối đặc biệt của đàn bà miền Bắc, đôi vai khẳng khiu trong bộ áo quần màu trắng ngà lấm tấm bụi đất đỏ; đôi mắt đờ đẫn mờ đục trong khuôn mặt khắc khổ hằn rõ nét đớn đau vô bờ bến của người mẹ mất đứa con trai tài danh và hiền lành. Cô gái hãy còn trẻ lắm, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa trên má, chảy dài xuống cằm rồi lã chã xuống chiếc áo dài trắng, đôi cánh tay nhỏ quàng qua quai chiếc nón lá Huế, hai bàn tay siết vào nhau cố ghì lại những cơn nấc rung cả người. Nắng chiều gần tắt, từng đám hoa tranh trắng nuốc hiện rõ trên nền trời pha sắc tím hồng phất phơ trong gió, khói nhang lam nhạt là đà bay vờn quanh hai người phụ nữ bên nấm mồ bác sĩ Giang uất nghẹn dâng tràn. Đôi bàn tay gầy gò của mẹ Giang lần mò trên đất sõi đỏ như đang vuốt ve thân thể của đứa con trai yêu dấu. Vị hôn thê của Giang tì cằm trên hai gối bó chặt trong vòng tay, nhìn chòng chọc nấm mồ với gió chiều vun vút qua hàng chữ đục thủng trên tấm bia bằng nhôm. Trời đã ngã sang màu xám, bó nhang trên mộ đã tắt ngấm từ lâu, hai người phụ nữ rã rời chống tay đứng dậy, họ trầm ngâm một lúc trước mộ của Giang rồi chậm rãi quay lưng, ra đến khoảng đường đất đỏ, hai người còn mấy lần quay lại nhìn lại chốn đau thương vô cùng ấy. Người bộ đội dẫn đường cho hai người ra lối cũ về trục lộ chính, tôi còn đứng lại bồi hồi nhìn quang cảnh đồi tranh với ba nấm mồ, riêng trên mộ của Giang, cô gái còn để lại chiếc nón lá nằm nghiêng với chiếc khăn tay trắng đẫm nước mắt cột chéo vào giãi nón màu xanh lơ.
-Sao trên đời nầy còn có cảnh bi thương đến như thế?!
Đó là chứng tích buồn đã gây xúc động trong lòng mọi người qua lại chốn nầy, riêng tôi, cảnh chiếc nón lá của vị hôn thê đặt trên mộ người yêu còn gây ấn tượng mạnh hơn cả cảnh bi hùng với chiếc súng gắn lưỡi lê cắm lên vùng gió cát, treo đong đưa chiếc nón sắt đã hoen rĩ từ lâu theo cát bụi và thời gian của người lính đã giã từ vũ khí.

Hoàng Thế Định


VĂN QUANG * NGƯÒI CON GAI TÀN TẬT

người con gái
27 năm vi đi sng thc vt
Văn Quang






 
Rời Sài Gòn trên chuyến xe đò cuối cùng vào 5 giờ chiều một ngày đầu mùa mưa cuối tháng 4-2000, chúng tôi đến thị trấn An Lộc vào lúc gần 8 giờ tối. Thành phố nhỏ, heo hút ánh đèn vàng, hai bên đường trùng điệp những vườn tiêu, vườn cây ngút ngàn nhấp nhô trên những sườn đồi dưới ánh trăng mười sáu mờ đục. Chiếc xe đò thả hai chúng tôi xuống trước trụ sở của Hạt Kiểm Lâm An Lộc. Nhà chị Thụy Vũ ở bên kia con dốc, sát bên Quốc lộ 13.

(Tôi xin phép được nhắc sơ qua về nhà văn Thuỵ Vũ: - Nguyễn Thị Thụy Vũ, sinh năm1937. Tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh. Tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam VN trước những năm 1975. Tác phẩm: Mèo Đêm (tập truyện ngắn đầu tay); Nhang tàn thắp khuya; Chiều xuống êm đềm; Khung rêu (giải thưởng văn học toàn quốc); Thú hoang; Lao vào lửa và một số tác phẩm đã đăng trên các báo nhưng chưa xuất bản. Công tác với các báo Dân Chủ Mới, Bút Thép.)
 
Nghe tiếng xe dừng giữa đường, chắc Thụy Vũ đã đoán ra nhà mình có khách đường xa tới thăm. Chị đứng chờ sẵn ngoài hiên, khom mình dưới tấm rèm cũ, nheo mắt nhìn hai chúng tôi bước vào sân và chị nhận ngay ra chúng tôị Nét vui mừng hiện rất rõ trên khuôn mặt gầy guộc của chị:

- Trời ơi, ông định làm tôi vỡ tim chắc? Bất ngờ quá.
Rồi chị nắm áo Ngân:
-Sáng nay điện thoại sao không nói gì?

Ngân chỉ tôi:
 
-Tại cái nhà ông này, bốc đồng lên rủ người ta đi, chứ tui thăm bà làm cái gì khi chưa có tiền.
 
Tôi hiểu là hai người đàn bà này thân với nhau lắm, thân hơn chị em ruột. Khi còn ngồi ở nhà tôi, điện thoại cho Thụy Vũ xong, Ngân bỗng nói:

“Em phải đi thăm con nhỏ này, nhớ nó quá rồi, chịu hết nổi”.

Thế là hai chúng tôi ra xe. Thụy Vũ đưa chúng tôi vào căn phòng khách nhỏ đã dăng sẵn cái mùng trên tấm nệm mút mỏng dính. Có lẽ ở những nơi xa xôi như thế này người ta có thói quen đi ngủ sớm. Chị đãi chúng tôi bữa cháo. Đang cơn đói, không cần đợi chị mời, tôi ăn uống ngon lành. Bỗng tai tôi chói lên vì một tiếng hú. Tiếng hú của một con thú nào đó từ rừng hoang vọng lại nhưng rất gần, sát bên chỗ chúng tôi đang ngồi. Tôi ngơ ngác, nhưng mọi người thì vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Chị Thụy Vũ lặng lẽ đứng dậy, Ngân thấy tôi nhìn qua khung cửa sổ bèn mỉm cười nói ngay:
-Nó khóc đấy!
Tôi vẫn ngớ mặt:
-Nó là cái gì? Con khỉ hay con heo rừng hay con chó sóỉ
-Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết sao?
-Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôi.
-Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồi. Cháu nằm đó mà không hề hay biết gì hết. Năm nay cháu 29 tuổi. Em đã từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu còn nhỏ. Lúc đó thì còn có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơi. Nhưng bây giờ thì cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôi. Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.
 
Tôi hiểu rằng câu Ngân nói khi còn ở Sài Gòn là nhớ con bé con chị Thụy Vũ chứ không phải nhớ chị. Tôi nhìn Ngân và hỏi lảng:
-Vậy ra cơ thể cháu phát triển bình thường?
-Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lại. Người cháu rất nặng.
Tôi hỏi đến nguyên nhân có phải là thứ bệnh bẩm sinh không. Ngân lắc đầu:
-Hồi nhỏ, cháu rất xinh đẹp. Đến năm 2 tuổi, cháu đã biết đòi nghe nhạc, rất duyên dáng. Có lẽ là do một chị người làm trông nom đã làm cháu ngã, đầu va vào góc thành giường nên từ đó cháu nằm liệt luôn và không biết gì nữa. Chị Vũ nuôi cháu trong một hoàn cảnh rất cơ cực. Sau năm 1975, còn sống ở làng Báo Chí Thủ Đức, không có cả bo bo mà ăn. Chúng em đã buôn thúng bán bưng đủ các thứ nghề để nuôi cháu. Chị Vũ làm lơ xe buýt đường Sài Gòn - Thủ Đức, suốt ngày chỉ đứng có một chân trên 10 chuyến xe như thế cho đến tối mịt mới về đến nhà. Mệt quá lăn ra ngủ, bữa đói bữa no. Con cái nhốt lại cho đứa lớn coi đứa nhỏ. Sau một thời gian chịu không nổi, chẳng biết sống bằng gì, chị Vũ đưa ba đứa con về đây sống với mẹ. Căn nhà này là của bà mẹ chị để lại, bà cụ mới mất cách đây vài năm. Anh thấy nhà cửa coi bộ khang trang nhưng chỉ có cái xác nhà chứ bản thân chị Vũ thì chẳng bao giờ có đồng xu dính túi.
Tôi nhìn căn nhà, gọi là khang trang chứ thật ra chẳng có gì đáng kể. Chỉ có phía trước mới được sửa sang lại tí đỉnh cho đám cưới đứa con gái út của chị cách đây vài tháng, còn phía sau, nơi chúng tôi ngồi ăn thì vẫn lợp tôn tuềnh toàng. 25 năm trôi qua, người khác đã có thể vượt qua cơn khốn quẫn, ít ra có bát ăn bát để, nhưng chị dường như vẫn vậy. Vẫn sống bữa nay chưa biết bữa mai. Ngân kể tiếp:

-Thằng con lớn của chị đã có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổi. Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ còn lại mình chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn trái. Nhưng mới chỉ là ban đầu. Một mình chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy về. Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học trò nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháu. Chị cũng chẳng thể làm gì hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế này.

Sáng hôm sau, khi Thụy Vũ mải làm cỏ cho đám cây mới lớn ngoài vườn, tôi nhờ Ngân đưa vào thăm cháu Khôi Thụỵ Trong căn phòng nhỏ hẹp, trên chiếc giường lạt tre thưa thớt, một thân hình con gái trắng nhễ nhại với chiếc quần cụt, chiếc áo thung ngắn tay nằm ngay đơ trên chiếu chỉ trải có nửa giường. Bởi nơi đó là nơi cháu vừa ăn ở, vừa đi vệ sinh, vừa làm chỗ tắm. Cháu không thể nằm nệm vì chẳng có thứ nệm nào chịu cho nổi. Phải nằm nửa giường lạch tre thưa để tiện cho mọi công việc ăn uống, tắm rửa. Hơi thở thoi thóp, cái thân hình con gái căng đầy, cặp chân nhỏ xíu chẳng cân xứng chút nào với thân hình. Cháu không hề biết mình sống hay chết, không biết đói no, không biết gì hết ngoài hơi thở là của con người. Cho ăn thì ăn, ăn bất cứ thứ gì được mẹ hay các cô dì, bạn của mẹ đưa vào miệng. Không cho ăn, cháu cũng chẳng đòi. Thỉnh thoảng cháu hú lên không phải vì đói mà vì một lẽ gì đó không ai biết. Tiếng hú như tiếng kêu của một oan hồn hơn là một con thú hoang. Nghe tiếng hú, tay tôi cầm chiếc máy hình run lên, nước mắt tôi bỗng trào ra, nhòe nhoẹt ống ngắm. Tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài cái tiếng kêu ấy. Biết đâu cháu chẳng có một chút tri thức nhỏ nhoi nào đó còn sót lại trong cái đời sống thực vật kia. Biết đâu chẳng phải là tiếng nói nghẹn lại trong nỗi ẩn ức vô cùng không thể diễn tả thành lời. Cứ nghĩ như thế tôi lùi dần ra ngoài cánh cửa gỗ mùi hôi nồng tanh tưởi còn đọng lại mặc dù căn phòng được lau rửa hàng ngày. Những người quanh cháu đã quen với cái thứ mùi này rồi nên không để ý, nhưng người mới tới lần đầu là thấy ngay. Ngân phải cầm máy hình, chụp giúp tôi vài tấm. Thú thật là ngay lúc đó tôi chưa biết phải làm gì với mấy tấm hình đó. Tôi chỉ cảm thấy cần phải có vài tấm hình của cháu mà thôi. Ngân chỉ chiếc xe lăn bên cạnh phòng:
-Có vài chiếc xe lăn của mấy người bạn chị Vũ ở nước ngoài gửi về cho cháu như anh Triển cùng chị Triều Giang, chị Trùng Dương. Nhưng đã bán hết, nay chỉ còn lại một chiếc còn để đó, chẳng ai trong nhà này bế cháu lên nổi xe lăn nữa.
Suốt ngày hôm đó, cái hình ảnh cháu Khôi Thụy ám ảnh tôi không rời. Buổi trưa tôi ngồi với Ngân ngay trên sàn gạch nhà ngoài. Tôi nghe phòng bên văng vẳng tiếng cười rúc rích của Thụy Vũ, tiếng chị nựng nịu, tiếng nước chảy ào ào rửa nhà và tiếng hát ru của chị vẳng lên giữa núi rừng. Tôi có cảm tưởng như chị sống rất hồn nhiên, vui vẻ bên đứa con thơ hai ba tuổi. Càng nghe chị cười, chị thủ thỉ với con, tôi càng thấy nghẹn ngào. Đôi mắt Ngân chớp mau, cô nói như để che lấp nỗi lòng mình:
-Anh thấy không, đó là nét đặc biệt nhất của Thụy Vũ.
Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ
-Phải nói rằng một người mẹ tuyệt vời và một tấm lòng can đảm vô bờ bến.
Ngân tiếp:
-Suốt bao nhiêu năm sống bên cạnh chị Vũ, em chưa hề nghe chị phàn nàn một tiếng nào trong việc phải cực khổ trông nom nuôi nấng đứa con bệnh tật đau khổ này.
Tôi buột miệng hỏi:
-Còn cha nó? Có thăm nom gì không?
-Cha nó ở bên Mỹ, nhưng từ ngày ra đi, ông quên mẹ con chị Vũ rồi. Mặc dù bạn bè ai cũng biết, mấy mẹ con chị sống khổ cực cay đắng đến như thế nào 25 năm qua, cho đến bây giờ đời sống vẫn vậy. Không đủ tiền cho con ăn, lấy tiền đâu uống thuốc? Sống hôm nay biết hôm nay, ngày mai nói chuyện sau. Tính chị Vũ vẫn vậy. Hôm sau tôi hỏi lại chị Vũ về việc này cho rõ ràng . Chị chỉ gật đầu:
-Đúng thế. Tôi không hề biết địa chỉ của anh ấy. Thỉnh thoảng mấy đứa con anh ấy về chơi, chúng rất có cảm tình với tôi. Có lẽ vì thấy ....

Chị bỏ lửng câu nói ở đấy rồi bắt sang chuyện khác. Tôi cúi đầu, một nỗi đau tràn đầy, niềm tủi buồn dâng ngập.
Và đêm đó tôi lại nghe tiếng hú của cháu vang lên trong đêm dài giữa núi rừng An Lộc lộng gió. Cái bóng âm thầm của chị Thụy Vũ vọt dậy, lặng lẽ đến với đứa con, tiếng hát ru nhè nhẹ của chị sợ làm kinh động giấc ngủ của khách và nhà hàng xóm. Tôi làm sao mà ngủ lại được! Ngày hôm sau, chị Vũ đưa hai chúng tôi ra trước cửa trụ sở của Hạt Kiểm Lâm đứng đón xe đò trở về Sài Gòn. Chiếc xe chuyển bánh, người đàn bà gầy gò đứng chơ vơ trên sườn đồi đất đỏ. Chị cúi đầu trở lại với công việc làm cỏ khu vườn tiêu và với đứa con bệnh tật cùng với cuộc sống vô cùng thiếu thốn cô đơn của chị. Cái hình ảnh ấy khiến tôi ngồi dại đi. Ngân cũng chẳng hơn gì tôi, mặc dầu với tôi đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Thụy Vũ, nhưng với Ngân đây là lần tạm chia tay với mẹ con Thụy Vũ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Tôi biết rằng tôi phải làm một cái gì đó. Một lát sau, tôi nói với Ngân:
 -Anh phải viết một bài về chị Thụy Vũ và cháu Khôi Thụy. Nhưng không biết có chạm đến lòng tự ái của chị Thụy Vũ hay không. Bởi chị là người không hề than thở với ai điều gì bao giờ, chị luôn luôn tìm tiếng cười trong cuộc đời vô cùng bất hạnh của chính mình.
Ngân suy nghĩ một chút rồi nói:
-Nếu anh hỏi ý kiến thì chị Vũ có thể sẽ từ chối đấỵ Nhưng anh hãy làm cái gì mà anh thấy cần làm. Em sẽ nói với chị ấy sau. Anh tin vào tình thân của em với chị Vũ thì cứ làm.
Tôi nói với Ngân:
-Bạn bè anh ở nước ngoài đã có một số biết về tình cảnh của chị Thụy Vũ và đã có “yểm trợ”. Nhưng còn một số anh chị em khác vẫn chưa biết.
-Em hiểu, thỉnh thoảng chị Thụy Vũ cũng có được những ngày vui, đầy đủ với con cáị Nhưng chỉ ít ngày sau là lại túng thiếu. Vì thế vấn đề bây giờ là phải làm sao cho chị ấy có vốn để buôn bán hoặc trồng trọt, tính đến cuộc sống lâu dài, chị ấy cũng 63 tuổi rồi chứ ít sao. Chị ấy thường lo rằng nếu chị ấy chết trước thì cháu Khôi Thụy sẽ khổ hơn nữa. Anh em nó cũng chẳng ai đủ sức lo cho nó được. Chị thường nói: "Nếu hai mẹ con chết cùng một lượt thìà vui biết mấy".

Nghe câu “vui biết mấy” mà tôi muốn dựng tóc gáy. Đó cũng là tính cách đặc biệt của Thụy Vũ. Đau buốt ruột mà vẫn giỡn đấy, giỡn đấy mà là giỡn thiệt chứ không phải mỉa mai. Tôi đã đề nghị chị viết lại một tập hồi ký về đời mình. Chị lắc đầu:
-Thèm viết lắm, nhưng làm gì còn thì giờ, còn tâm trí đâu mà viết nữa. Vả lại bỏ nghề lâu rồi chẳng biết mình viết nữa thì sẽ ra sao.

Tôi hiểu rằng chính cái thiếu thốn trăm bề khiến chị không còn thì giờ đâu mà ngồi vào bàn viết. Tôi phải bàn với Ngân tìm tạm một cơ hội nào đó cho chị rảnh rang chân tay để cho có được một tác phẩm chắc chắn là sẽ rất hay. Ngân đồng ý là sẽ hết sức cố gắng làm công việc này. Thuyết phục mãi, chị Thụy Vũ hứa là sẽ tiếp tục việc viết lách. Và tôi rất hy vọng sẽ có một tác phẩm mới của Thụy Vũ vào một ngày không xa. Chính vì vậy, tôi nghĩ đến việc thông tin cho các bạn tôi ở nước ngoài. Nhưng như tôi đã nói với Ngân:

- Các bạn tôi ở nước ngoài cũng là những người chẳng dư giả gì, có ông còn đói dài. Nhưng họ vẫn gửi về giúp đỡ anh em mỗi khi cần đến. Vì sự nhún nhường thường có của các anh chị em, tôi không tiện kể tên ra đây. Tuy nhiên nếu tôi lên tiếng đề nghị thì chắc chắn sẽ lại có anh em tiếp tay ngay. Nhưng ở đây, tôi xin gửi đến tất cả độc giả thông tin này để nếu có thể tiếp tay cùng anh chị em chúng tôi lo cho đời sống của mẹ con chị Thụy Vũ một cuộc sống vững vàng hơn. Và nếu như có một cơ quan từ thiện nào sẵn lòng giúp đỡ cho cháu Khôi Thụy được đi chữa bệnh thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp hơn rất nhiều. Sau cùng, tôi xin lỗi chị Thụy Vũ vì đã viết bài này mà chưa hề biết ý kiến của chị. Tôi chỉ làm một công việc mà tôi thấy cần phải làm. Tôi đã hỏi ý kiến của bạn bè thân ở Sài Gòn và ở nước ngoài, hầu hết anh em thân thuộc đều cho phép tôi được viết bài này. Tôi hy vọng sẽ có rất nhiều bạn đọc có tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ và để khỏi phải qua một trung gian nào, xin liên lạc thẳng với chị Thụy Vũ theo địa chỉ sau:

Nguyễn Thị Băng Lĩnh,
 Hộp Thư 08 - Bưu điện Lộc Ninh –
Tỉnh Bình Phước.

VĂN QUANG

DIỄN VĂN CHẤN ĐỘNG TRUNG QUỐC

 

Bài diễn văn chấn động của nữ sinh 17 tuổi: Hai ngàn năm nữa, tổ quốc tôi, ông là ai?
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Bài diễn văn chấn động của nữ sinh 17 tuổi: Hai ngàn năm nữa, tổ quốc tôi, ông là ai?
Tiểu Thiện chuyển ngữ
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Dưới đây là toàn bộ bài nội dung bài diễn văn:
“Kính thưa các thầy cô, bạn bè thân mến!
Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy.
Tôi đang nghĩ rằng: Nếu như tôi có thể sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi tổ quốc của tôi sẽ là ai? Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi chính là nhà Hán, chính là Đại Hán đã tiêu diệt hết thảy những kẻ xâm phạm bờ cõi. Vào triều đại nhà Đường, tổ quốc của tôi chính là Đại Đường, triều đại hưng thịnh bậc nhất khiến cho hàng nghìn nước khác đến viếng thăm. Vào thời Tống, tổ quốc của tôi là triều đại nhà Tống, triều đại đứng đầu về khoa học kỹ thuật, kinh tế phồn vinh. Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh, người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu, cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương nó sao?
Thời gian lâu dần, tôi đã dần dần nhận ra rằng, nếu như có ai cưỡng đoạt mẹ của các vị, vậy thì mọi người đều nhận kẻ đó là cha của mình sao, chúng ta không có lòng tự trọng đến như thế sao? Có những lúc tôi cũng nghĩ rằng, nếu như lúc đầu Nhật Bản chiếm lĩnh Trung Quốc chúng ta, hỡi các bạn, có phải hôm này chúng ta sẽ hô lớn lên rằng “thiên hoàng vạn tuế” hay sao?
Nếu như tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi xem, ai sẽ là tổ quốc của tôi đây, thật khiến cho tôi rất mơ màng khó hiểu .
Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là một nơi công bằng, công chính và không có sự bất công nào cả; trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là nơi để cho bạn chiến thắng, chiến thắng một cách đường đường chính chính. Còn thua thì sao, chính là thua một cách tâm phục khẩu phục. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là nơi mà ông lúc nào cũng có thể dang rộng đôi cánh che chở cho tôi; trong lòng tôi có một tổ quốc, bất luận cuộc sống của tôi vất vả gian khổ đến thế nào, thì tổ quốc cũng sẽ khiến cho lòng bạn tràn đầy hy vọng về một tương lai không xa.
Nước Mỹ sinh ra Washington, còn nước Anh thì sinh ra Churchill, nhưng họ đều đã ra đi vĩnh viễn; trách nhiệm hôm nay đây, không thể trông cậy vào họ nữa, mà là nằm ở thế hệ trẻ chúng ta. Trí tuệ của thế hệ trẻ chính là trí tuệ của quốc gia, thế hệ trẻ hùng mạnh chính là quốc gia hùng mạnh, thế hệ trẻ độc lập chính là quốc gia độc lập, thế hệ trẻ đứng đầu thế giới chính là quốc gia đứng đầu thế giới. Trong tay thế hệ trẻ chúng ta nhất định sẽ được cầm tờ báo nói về tổ quốc tân tiến văn minh bậc nhất của chúng ta, ông sẽ để cho mỗi người đều yêu mến ông sâu sắc từ tận đáy lòng, ông sẽ khiến cho nước Mỹ phải ngưỡng mộ về chế độ dân chủ của chúng ta, khiến cho nước Đức phải ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học kỹ thuật của chúng ta, khiến cho Nhật Bản phải ngưỡng mộ đất nước dân giàu nước mạnh của chúng ta, khiến cho Singapore phải ngưỡng mộ về môi trường sạch đẹp của chúng ta. Nhìn xem ngày đó, tổ quốc của tôi, tất nhiên sẽ là một bầu trời rực sáng, một tổ quốc khiến cho con cháu muôn vàn đời sau cũng không thể nào quên được.
Người Trung Quốc cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, chính là hy vọng có được một hoàng đế tốt, hy vọng tất cả vấn đề đều được giải đáp và hiện thành. Tất cả mọi đều tốt đẹp đến từ sự ban ơn của kẻ thống trị. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan, nếu như hoàng đế đã không thể trông cậy được nữa, thì người dân hy vọng sẽ có một vị thanh quan, thanh liêm chính trực, còn có thể trực tiếp nói lời can gián lên bề trên, mà không sợ xúc phạm đến những người có quyền có thế. Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận.
Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc.
Ba giấc mộng thời xưa chính là “giấc mộng kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động tiêu cực đối với nhân dân, là chính sách ngu dân mang lại ác mộng nghìn năm, chỉ có thể khiến cho dân chúng trở thành những con cừu ngoan ngoãn, mặc cho kẻ thống trị làm mưa làm gió, xâu xé giết hại, thống trị vĩnh viễn.
Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến”.
Sr: NTDTV
Check
Theo lời kể từ chính những nhân viên trong quán, khoảng thới gian 12h trưa là lúc bà Thảo sẽ nổi cơn lôi đình với khách – và khi đó các thượng đế sẽ nghe đủ các thứ ngôn từ phát ra từ miệng bà chủ quán. Nhẹ nhàng nhất cũng là: “Ăn bún gì, tìm chỗ ngồi đi, ăn xong rồi thì biến… Nói gì nói lắm thế, không ăn thì biến, bà cô, ông hoàng, không bán…”
- Váo quán cháo chửi!
Quán cháo bà Mỹ tại phố Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng được mang danh là "cháo chửi". Bà Vũ Kim Ngọc (61 tuổi) hiện là chủ của quán.
                                        http://nguyentran.org/NhatLung/Special19/07720153.jpg
Biệt danh đó bắt nguồn từ nhiều năm trước khi mẹ bà là cụ Mỹ (79 tuổi) còn đứng quán. Vì quá đông khách nên bà Mỹ sinh bực tức. Cón bây giờ bà Ngọc thanh minh: "Tính tôi sớm nắng chiều mưa tối bão, nên những lúc nóng giận thì có quát tháo, mắng chửi khách hàng.
Làm nghề này không khác gì làm dâu trăm họ nên hầu như việc chế biến để hợp miệng khách tôi phải tự tay làm hết. Mỗi ngày quán tiếp cả trăm lượt khách ra vào, có lúc bực tức trong người nên nói hơi nặng lời. Đó là tính cách của tôi rồi nhưng bụng dạ không có ý gì cả”.
Khách hàng vẫn thản nhiên
Dù đã có nhiều bài viết nêu rõ về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành.
http://nguyentran.org/NhatLung/Special19/07720154.jpg Vậy mà hai quán này vẫn nườm nượp khách. Tại sao???
Quả thật tôi không thể hiểu được thái độ này. Thực khách coi miếng ăn to hơn cả thể diện của chính mình. Nếu tất cả cùng tẩy chay cả hai quán “thành chửi” này chắc chắn sẽ có tác dụng ngay. Nhưng họ… không dám rời xa một món ăn ngon dù bị chửi vào mặt. Đó là thứ văn hóa gì?!
Nhưng làm thế nào để “xử lý” người nói tục lại là chuyện không dễ dàng, lời nói gió bay, không bằng không cớ, không luật, làm sao mà xử và xử như thế nào? Phạt tiền, phạt tù hay phạt… cảnh cáo? Quá khó. Như thế Hà Nội sẽ còn nói tục dài dài!
Đến đây tối thấy cần phải xin lỗi một số ít người Hà Nội không nói tục, còn giữ được chút nền nếp gia phong của người dân Việt.

NGUYỄN THIÊN THỤ * QUACH THOẠI, NGỌN CỜ ĐẦU CHỐNG CỘNG






QUÁCH THOẠI (1930- 1957)
NGUYỄN THIÊN THỤ  

          Ông tên thật là Đoàn Thoại, sinh năm 1930 tại Huế, em ruột của  Đoàn Tường, bút hiệu Lý Hoàng Phong, chủ bút tạp chí Văn Nghệ. Có lúc Quách Thoại đã ở chùa. Năm 1948,18 tuổi, ông vào Sài Gòn cộng tác với các báo Đoàn Kết, Làm Dân. Trong hai năm 1949-1950, làm Tổng thư ký tuần báo Nguồn Sống. Năm 1955, ông viết cho các báo Người Việt, Sáng Tạo, Việt Chính, Thế kỷ hai mươi. Tuổi trẻ, sống buông thả, nên ông mắc bệnh lao mà chết sớm. Ông mất  ngày 7 tháng 11 năm 1957 tại Sài Gòn. 

Quách Thoại làm thơ nhiều , có ba tác phẩm chưa xuất bản: Giữa Lòng Cuộc Đời; Những Bài Thơ Tình Đầu Tiên; Cờ Dân Chủ. Sau khi ông mất, quyển thơ Quách Thoại do nhà xuất bản Văn Nghệ in vào ngày 06.06.1963. Hơn 50 năm sau,  tập thơ đã được Tủ sách Tiếng Quê Hương in vào năm 2013 ,với tựa đề Quách Thoại- Giữa lòng cuộc đời.
 

Trước 1954, ảnh hưởng Cộng sản mạnh mẽ. Sau 1954, Cộng sản lộ bộ mặt tàn bạo trong CCRD, Cải tạo Công Thương Nghiệp và Chỉnh đốn đảng khiến dân chúng và văn nghệ sĩ bất mãn và chống đối. Trong giai đoạn  1954-1957, Quách Thoại là người đầu tiên phất cao ngọn cờ tự do, dân chủ chống Cộng.  Thơ ông và thơ Nguyễn Chí Thiện là hai tác phẩm mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và đầy đủ nhất trong công cuộc tố  cáo tội ác Cộng sản.  Thơ Nguyễn Chí Thiện là bức tranh về những tù nhân bệnh tật, khốn khổ còn thơ Quách Thoại là hình ảnh những tử tội, những xác chết trong ngục tù Cộng sản.


                   NHỮNG BUỔI CHIỀU VIỆT NAM

Tôi đã đi trên những buổi chiều
Những buổi chiều của quá khứ
Rất cô liêu
Và mưa gió rất nhiều
Trên những buổi chiều Việt Nam
Rất thân yêu
Của ngày nay
Tôi cũng đang đi đây
Ôi con đường dài xơ xác
Lá vàng heo may
Bóng dáng xanh xao
Những em bé ăn mày

Những người anh
Máu chảy cả đôi tay
Chiều chiến tranh
Những mẹ già run sợ
Vì tiếng súng cối xay
Đêm sắp tới rồi
Người ta đang giết nhau quá mê say
Tôi rất nhớ
Đến những phút chiều


Trên ngọn Hồng Lĩnh
Xa xa ở phía tây
Ngoài kia vùng Bắc Việt
Nơi kẻ thù tôi
Và đồng bào tôi
Đang giết nhau
Ôi còn gì đớn đau
Loang lở rồi trốn nhau
Chiều về hấp hối
Trên Nhị Hà chảy mau
Kìa Cửu Long giang cuồn cuộn máu
Giòng Hương đã đổi màu
Chiều về
Biết đâu mà nương náu
Quê hương tôi
Cờ đủ lối thay nhau
Tôi khóc đây rồi
Chiều về lạc lối
Những giây thép gai
Loài người tôi chia làm hai
Buồn hơn cả
Một tiếng thở dài
Sầu hơn cả
Một tiếng bi ai
Chiều! chiều!
Có những người đã hát
Những khúc hát hùng ca
Những lực lượng ồ ạt
Đang xây những thành núi cửa nhà
Những buổi chiều bao la
Mà hi vọng về chói lòa
Tôi úp mặt khóc òa
Vì những buổi chiều sáng quá
Cũng như những hoàng hôn đang đi qua
Ôi những buổi chiều băng giá Việt Nam
Những buổi chiều nghèo nàn
Thằng nhỏ với củ khoai lang
Da mặt mét vàng
Những cục đất sét vàng
Xơ xác lá bàng
Những buổi chiều lầm than
Trời buồn mây xám
Lang thang nẻo đường làng u uất về u ám
Những mái tranh những miếu am
Chiều nơi đô thị
Ánh sáng sao vội vàng
Sao ngỡ ngàng
Có những nàng
Những lũ người bán thân
Những vạn món hàng khiêu dâm
Những buổi chiều lỗi lầm
Mà nước Việt tôi
Phải nói với nhau âm thầm
Rằng phải gắng thương nhau

Ôi những buổi chiều Việt Nam đớn đau
Hàng triệu kẻ gục đầu
Quằn quại phơi thây
Kêu gào la khóc
Trong chế độ đỏ ngầu
Hỡi ôi
Đất nước chia đôi
Nam Bắc hai đầu
Nhìn nhau mà ruột đứt
Tang thương này
Còn mãi đến bao lâu
Thôi gắng quên đi
Nỗi thảm khổ sầu
Tôi nhìn thẳng ngày mai
Dựng cao cờ chiến đấu
Vĩ đại thay trời dân chủ
Xanh xanh hi vọng một màu
Thế giới tự do cười
Hát ca giữa cuộc đời Việt Nam Á Châu
. (Sđd,148-153)

Ông có nhiều bài thơ tố cáo tội ác cộng sản đã giết tín đồ các tôn giáo, giết dân lành mà gán cho họ tội địa chủ, hay Việt gian:


                  PHẠM VĂN THÔNG

Anh có thấy không?
Hai chân nó trồi lên mặt đất kìa
Giữa khoảng đồng không
Anh có nhớ không?
Lúc người ta bắt nó ra ngoài đồng
Thì nó vẫn còn sống
Ðến khi nhận đầu nó xuống
Thì nó vẫn còn sống
Anh có nhớ không?
Khi người ta lấp đất lên rồi
Thì nó vẫn còn sống
Anh có hiểu không?
Khi người ta chôn nó
Thì nó vẫn còn sống
Nó vùng, nó vằng
Nó nghe, nó ngửi
Nó nhai, nó nuốt
Toàn đất là đất
Kìa, nó cử động
Ngo ngoe hai chân trong không
Tôi tưởng còn nghe nó rống
Giữa khoảng ruộng đất im lìm đồng không.
–Tôi tên Phạm Văn Thông…
– Tôi không… tôi không… tôi không…
– Mặc kệ nó, cứ nhận đầu chôn sống.
– Không! Không!
– Kệ xác nó, cứ nhận đầu chôn sống
– Ðồ lũ bay Việt Gian cả giống
– Cứ nhận đầu chôn sống.
Thì “nó “vẫn còn sống: Phạm Văn Thông

                         ( Giữa Lòng Cuộc Ðời -trang 160)


                                  NGƯỜI EM GÁI
Ôi tôi có một người em gái
Tuổi mới mười lăm
Mà tôi vẫn quá thương yêu
Đã chết một chiều rất cô liêu
Bên cạnh những thây ma
Trên cánh đồng hoang giặc giã
Người cháy thiêu
Mà tôi đã tìm thấy xác
Và tôi than:
“Phải chăng đây người em gái mà tôi vốn quá thương yêu?”
Cánh đồng bỗng trả lời:
“Phải rồi lúc bị chém
Máu chảy rất nhiều
Phải rồi trước khi chết
Cô ta chắp tay ngó lên mặt trời chiều
Phải rồi lúc bị chặt đầu
Trước sau cô ta không nói được một điều
Mà thưa ông người bắt cô ta thì rất nhiều
Mà thưa ông người cầm dao thì rất nhiều
Mà thưa ông người đọc bản án thì rất nhiều
Mà thưa ông người tán thưởng cũng rất nhiều
Mà thưa ông người cắt cổ cũng rất nhiều
Mà thưa ông người hỏa thiêu cũng rất nhiều
Mà thưa ông, ông có hiểu những người đó
Là ai không để mà tính liệu
Vì đến lượt ông rồi ông cũng sẽ bị chúng nó thủ tiêu
Thưa ông tôi xin nhắc lại
Trước khi chết cô ta chắp tay
Ngó lên mặt trời chiều
Và lúc bị chặt đầu
Trước sau cô ta không nói được một điều.”

                     ( Giữa Lòng Cuộc Ðời 1962–trang 157 )


                          KHẨU CUNG      
Thôi các ông đừng đánh tôi nữa
Ðể rồi tôi xin khai rõ
À tôi có nhớ cái Bà Phước đó
Cái bà thường hay mặc áo thụng trắng
Và đi đôi giầy đen
Với lại ngồi đâu một mình
Thường hay đan len
Và trong câu chuyện thường ngợi khen Ðức Chúa Trời
À tôi còn nhớ
Lúc tôi đứng trước mặt bà ta
Thì bà ta quỳ xuống chắp tay cầu nguyện
Tôi hét lớn con mẹ này mày nói gì huyên thuyên
Và tôi đâm một dao lút xuyên.
                  ( Giữa Lòng Cuộc Ðời -trang 162)


                      NƯỚC

Người ta gọi tôi là địa chủ

Đây một lũ người tự xưng là cùng đinh

Đem bắt trói tôi vào một cột đình

Đã hai ngày qua tôi vẫn làm thinh

Nhưng đến trưa nay tôi bỗng hoảng kinh

Số là tôi khát nước lắm rồi

Ôi chao, tôi ước ao tôi ao ước

Và không thể cầm lòng tự cao

Tôi kêu :“Hãy cho tôi nước, nước, nước!”

Tôi bỗng nghe một tiếng trả lời :“Được!”

Rồi một kẻ đi đến rất chậm bước

Lúc đứng gần sau lưng tôi, nó nói thỏ thẻ :

“Hãy hả họng cho tao đổ, tội nghiệp đồ chết khát!”

Tôi cảm động nhắm mắt run run hả họng khô rát

Nó hắt ngay vào một nắm cát!

      (Giữa lòng cuộc đời, Tạp chí Văn nghệ xuất bản, Sài Gòn, 1962


Quách Thoại đã hô hào phe dân chủ hãy đứng dậy:

          Đến lúc phải tỉnh thức

          Không còn được mê ngủ

          Đến lúc phải đứng dậy

          Phải đứng dậy đầy đủ

          Hỡi các lực lượng dân chủ

          Chúng ta phải gây lại sức mạnh hùng cường

          Vì độc tài thì vô lượng

          Âm mưu, lý thuyết, tổ chức, thủ đoạn

          Hành động thì dã man vô lường

          Ôi chao đau thương không thể tưởng

          Hỡi các lực lượng dân chủ

          Hãy thận trọng đoàn kết và dũng mãnh lên đường.

          (Hỡi Các Lực Lượng Dân Chủ)


                 C DÂN CH
          
Hãy hớp lấy màu xanh cùng ánh đỏ 
          Hãy ôm đầy sức sống cả hai tay 
          Hãy uống âm thanh từng mỗi phút giây 
          Hãy đi đến mặt trời đang đứng đó
          Chúng ta mở cả trăm ngàn cửa ngõ 
          Gặp nhau đây hàng triệu mặt con người 
          Bởi quá vui nên hét lớn ta cười 
          Giờ cách mạng hôm nay vừa điểm
          Ta nhìn lên trời tự do hiển hiện
          Đường tương lai gió thổi lá cờ bay
          Ôi ! lá cờ dân chủ mến thương thay 
          Qua thế kỷ lẩm than giờ mới thấy 
          Ta sùng kính, trời ơi là biết mấy 
          Suốt trăm năm nô lệ cúi đầu đi 
          Hồn tin tưởng biết đâu tìm chí hướng
          Ta ngưỡng vọng hôm nay trời lý tưởng 
          Ngát màu xanh, xanh thắm của yêu đương
          Rực bình minh rạng rỡ ánh thiên đường
          Đêm gục chết theo với thời quá khứ
          Ta bước tới nắng tương lai đầy ứ 
          Phố lớn cười đại lộ hát nghênh ngang 
          Xã hội đi về, vũ trụ rộn ràng
          Nhà mới dựng, gỗ ngói còn thơm lắm. 
          Ai mới kẽ chữ Việtnam tươi thắm 
          Lên trên tường, trên bảng với trên tim 
          Trên linh hồn giữa náo động trong im lìm 
          Tình yêu nước chao ôi là sâu kín
          Là đậm đà như trái cây muồi chín
          Là thiết tha như tình ái người yêu 
          Ta bước lên đau khổ  ngả nghiêng xiêu
          Hạnh phúc dựng theo những làng xóm mới
          Ôi ! Kiến thiết những tài nguyên mới tới
          Bàn tay anh bàn tay chị, tay tôi
          Vui gì hơn khi phá xẻ núi đồi
          Lưỡi cày bén xới đất hồng tươi tốt 
          Ta tin tưởng ở đường ta then chốt
          Vạch chông gai đi đến giữa thành công
          Bởi hôm nay ta gieo mạ cấy trồng 
          Lúa hứa chắc một ngày mai no ấm 
          Ta hét lớn lay không gian chuyển sấm 
          Phá sạch tan sầu hận một đời qua
          Ta tiến lên kìa ánh sáng chói lòa
          Đường rộng mở thênh thang trời dân chủ 
          Ôi ! Tự do thật vô cùng quyến rũ .
         ( Sáng Tạo số 3, tháng 12, 1956,tr.15.) 


(Trich VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ của Nguyễn Thiên Thụ- sẽ xuất bản)


No comments:

Post a Comment