Friday, July 31, 2015
HỒI KÝ CỦA NGUYỄN THẠCH ĐƯC
"Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7 cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm"
Đã sắp đến ngày 30 tháng 4 đen , đúng 40 năm cộng sản xâm chiếm miền nam
VN,nay là 2015 .Tình cờ được đọc những trang hồi ký vượt biên đường bô http://landrefugee.blogspot.ca .có
một số bài nóí khá đầy đủ về trại NW 82 mà từ ngày thành lập trại tôi
đã ở và sống ở đó cho đến ngày cuối cùng trại phá bỏ tháng 02 năm 1983;
khi mọi người dược đưa hết vào trong đất Thái. Hồi nhớ lại chặng đường
đã qua ;Tôi chỉ xin viết ra đây bổ túc thêm đôi điều còn thiếu sót mà
các tập hồi ký cuả chị Minh Kha, anh Trần v Phước ,anh Lê Bá B đã kể hết
rồi khá đầy đủ , đều là có thật .Xin post thêm dưới đây vài tấm hình mà
tôi và một vài bạn lúc được vào ở trại Panatnikhom ,chờ ngày đi định cư
.Có 1 tấm
tiển
đưa chụp trứơc xe bus để đi ra phi trường Bangkok ngày 11-05-1983. Tôi
hy vọng góp được thêm một số sinh hoạt về trại NW.82 đầy đủ hơn,làm
chứng cứ tài liệu tham khảo về người vượt biên đường bộ
Phỏng theo thơ Tú Xương:
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Ào ạt người đi tớ cũng đi
Xe đò ,xe lữa cũng Fu-zi (Refugee)
Ra đi vợ dúi vài chỉ lẽ
Quyết chí phen này đến Chun -ri (chonburi ,tĩnh biên giới Thái)
Không vàng chẳng bạc chân cũng đi
Gian nan nguy khốn có ra gì
Tự do một cỏi ngoài rộng mở
Chí cả trai hung há sợ chi
Đường ra biên giới lánh cộng phì
Lẫn lộn đoàn buôn lủi theo đi
Trăm dặm đường mòn xương phơi trắng
Quanh rừng mìn bãi xác tử thi
Tôi từ Sàigòn vượt biên ra đi ngày 15 tháng 11 năm 1981 là trước 2 ngày
bầu cử quốc hội VNCS. Sáng sớm ra xa cảng miền tây qua ngã Tân Châu Châu
Đốc vào Phompenh suốt gần 2 tuần bằng rất nhiều phương tiện di chuyển
:ghe thuyền ,xe đò ,xe lữa,xe lôi tuk tuk,xe bò ,xe ôm,xe thồ … đủ cả
;và ngày cuối băng rừng lội bộ cả một ngày từ sáng sớm cho đến tối đến
khu vực Polpot kiểm soát ;qua ngày hôm sau nửa lội tiếp ngược về vùng
bọn Para, vô cùng gian nan khổ sở .Vừa trốn tránh lại luôn nơm nớp bị
bắt lại. Khởi đầu đừờng đi qua gần trăm trạm kiểm soát cuả chính quyền
Campuchia,bộ đội CSVN,qua bọn kháng chiến Para, đến vùng lính Polpot
kiểm soát;Vì kh ông vào được đất Thái nên trở ngược về khu Para kháng
chiến cuối cùng đến được binh viện Nongsamet xát biên giói Thái an toàn
vào một buổi trưa ngày 24-11-1981 . Khi đến nơi tôi được bà dẩn đường
đưa vào chợ trời dân tỵ nạn Campuchia Nong Samet .vô tiệm chụp hình
nguyên complet với bộ đồ vượt biên để đời ;để gởi về cho vợ tôi mà nhận
thêm vàng.Rất tiếc chưa tìm được tấm hình quý gía này cuả tôi đã lạc
mất,hầu post lên cho thấy với bộ đồ rất ấn tượng,rất thực đúng với cách
ăn mặc cuả người bản xứ đi buôn đường rừng qua Thái lúc đó;mà dân tỵ nạn
đường bộ nào cũng buộc phải mặc cải trang ..Là cái quần đen củ kỷ , áo
carô tay dài nhớp nhúa,có cái túi nhỏ phiá trên ngực mà mổi lần qua trạm
xét tôi giả vờ luôn cúi đầu móc tiền đưa mãi lộ cho lính gát để không
bị để ý,thấy mặt tra hỏi …và đăc biệt là chiếc khăn kàma rằn đen đỏ quấn
ngang đầu mà tôi đã đính ngay giữa trán sừng Phật nạm vàng đã được vị
sư cả chuà khmer Sài gòn làm phép và sợi giây Càtha đeo quanh cổ đi
đường bình an(Vô cùng linh thiêng tôi còn giữ luôn mãi bên người).
Bà dẫn đường đưa tôi đến bịnh viên và nói có người Việt tỵ nạn ở đó,nơi
ngoài bià rừng cách không xa,đến gần hơn biên giới Thái do Hồng thập tự
quốc tế-ICRC chăm sóc.Ban ngày họ đến làm việc, sau chiều tối trở vô
trong đất Thái. Tôi thấy có người Tây trong bịnh viện nên chạy đại vào
xin giúp đở. Và tôi được bà b/s Hội ICRC này đưa vào tạm trú với nhóm
khoảng trên 200 người VN tỵ nạn đã ở trước đó;trong một dãy chòi lá dài
phiá sau kè vách ngo ài nhà bịnh viện.Sau khi khai báo tên tuổi, tình
trạng là người đi vượt biên tỵ nạn .Tôi may mắn nhờ vậy đã không bị hành
hạ nhiều; vì sau đó bị đưa đi trình diện ban an ninh cuả bọn lính Para
kháng chiến Mi ên .Sau một ngày cầm giữ họ lục soát ,tra vấn tình hình
trên đường đi ,về bộ đội CSVN…rồi thả về chổ tạm ở bịnh viện. Không biết
từ bao lâu ,người tỵ nạn VN sống ở đây.Họ trông chờ nghe ngóng ,hoặc
nếu như có thể đi tiếp lọt vào trong đất Thái ;hay mong có được quốc tế
biết tới.Tháng ngày tâm trạng mọi người chỉ ngóng chờ, lo lắng và bọn
lính Para cũng thường xuyên đe doạ tính mạng .Sống qua ngày người tỵ nạn
nhờ vào sự giúp đở cuả Hồng thập tự quốc tế rất hạn chế . thiếu thốn
mọi điều và tự lo liệu .Trải chiếu hoặc nylon nằm ngũ dưới đất sống lây
lấc quanh quẩn trong phạm vi bịnh viện. Anh Tố nguyên là bác sỉ thú
y,dáng dấp thư sinh hiền lành nói giọng Huế ,miền trung là đại diện nhóm
người tỵ nạn VN ở đây và Sơn Hương phụ trách liên lạc với bọn Para lảnh
chuá.
Không bao lâu chỉ khoảng 1 tháng ở đây thì trại NW 82 được dựng lên. Tôi
và tất cả bà con được đưa vào trại đầu tiên ng ày 26-12-1982. Trại
không xa chỉ cách bịnh viện Nong Samet qua một hàng rào tre vài trăm
mét, trên vùng đất đỏ bụi bậm núi rừng biên giới khô nóng cháy da thịt.
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Chiều chợt về trên dấu chân vùng xa lạ
Mảnh trời buồn xa vắng giữa rừng cây
Điêu linh,vất vưởng lạc loài biên giới Thái
Đất bụi đỏ khô cằn, đỏ mắt nhớ người yêu
Từ đây đến vòng đai giao thông hào biên giới Thái cũng chỉ non 1 km . có
trại tỵ nạn lớn Khao I Dang trong đất Thái chỉ đi vô thêm nửa vài cây
số.Chúng tôi rất ao ước được vào trại này ,vì tới được đó mới chính thức
được công nhận là tỵ nạn ,mới được quốc tế gọi phỏng vấn và cho đi định
cư. Còn ở đây không ai biết đến người tỵ nạn VN cả. Sau này ngay cả vào
trại NW82 cũng thế ,
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Trại NW 82 được xây cất bằng tre rào tứ phiá ,với hai lớp r ào c ách kho ản 1 thước.Từ cổng trại đi vào có cổng lính Thái gát ngày đêm ,và những ụ gát chung quanh. Bên tay phải là nhà trại bằng lá của ban chỉ huy do một tên đại úy chỉ huy trại cùng với một tên phó hung thần tên Chon, được đặt tên là thằng cọp. cùng một tiểu đội lính task force Thái hung dữ .Kế bên là nhà bếp chung và kho lương thực .Bên tay trái là nhà lá ban đại diên và anh Tố tiếp tục là đại diện cho bà con tỵ nạn VN. Ban đại diện thành lập nhiều ban,tiểu ban để tự điều hành mọi việc an ninh trật tự ,giáo dục ,y tế….đủ cả.
Khởi đầu trại tập trung số dân cuả bịnh viện Nong Samet và Nong Chan đưa về rồi sau đó lẻ tẻ từ nhưng nơi khác.Từ vài trăm người với 15- 16 cái lều đến đỉnh điểm cuối cùng lên đến 1800 người với tất cả là 30 cái lều nhà binh thật lớn.trong mỗi cái lều là gần cả trăm người và 1 căn nhà tranh lớn bằng cở bịnh viện với giường ngũ 2 tầng chật chội…cả hơn 500 người ! Đầu tiên chúng tôi nằm đất ,sau thành lập thêm ban xây dựng lấy tre Hồng thập tự cho ,chẻ đôi rồi kết đóng thành xạp dài làm giường ngũ dài từ đầu lều đến cuối lều.Lều chia làm hai dãy qua một lối đi ở giữa lều rộng khoảng 1m.Xin nói thêm trên mỗi bên xạp giường, người nằm sát bên nhau( rộng khoảng 80m)như cá mòi chứa trên hàng trăm mạng trên đó.Có biết bao chuyện hỷ nộ ái ố trên những xạp giường chung này.Chuyện của một gia đình ,hay một cá nhân làm ảnh hưởng lây chung cả đám…phải khóc cười .như vợ chồng cài vả, đánh lộn .tiếng kot kẹt lăn lộn dù khéo nhẹ cũng làm người khác hết ngũ!...Phải nói là bất cứ mọi sinh hoạt ,gì gì cũng đều làm ,xảy ra ở trên cái giường xạp tre này ,đó là nơi ăn ,ngũ vvv…&vvv…
Sinh hoạt trong trại vô cùng khó khăn thiếu thốn ,mất vệ sinh cùng cực
càng về sau này khi số lượng người quá tải thì càng chật chội,khốn khó
hơn .Trại có một dãy nhà vệ sinh chòi lợp nylon và tôn nhựa khoảng 6, 7
cái,dựng trên những cái hố đào sâu với dòi bọ lúc nhúc,vô cùng hôi
hám.Nắng biên giới vùng nhiệt đới nung bốc hơi khiếp đãm. Di vào cầu
tiêu là cả một cực hình chẳng đả.giống
như vào tắm hơi mùi phân xí nực nồng bám dính vào da thịt đến muốn tởm
lợm buồn nôn mà lại không có nước để tắm.!Phải chịu khó phơi trần đi
ngoài gió một lúc ,lấy khăn lau mồ hôi cho sạch rồi mới dám lại gần
người khác
*.- Tiêu chuẩn căn bản cho 1 đầu người được cung cấp :
- 8 lít nước 1 ngày -Phụ nữ thì rất là khốn khổ … chừa nước để uống & đánh răng sáng thôi ,còn lại bao nhiêu vừa tắm vừa giăt quần áo luôn một lúc (Mặc cả quần áo vào lúc tắm giặt luôn !Thực ra suốt ngày đa số chỉ mặc có cái quần xì lỏn nên không có gì phải giặt;Chỉ có phụ nữ là rất khốn khổ ở điểm này).
- Thêm 1 phần nước cho những ai có làm việc trong các ban ngành phục vụ trong trại; May là tôi có trong ban gi áo dục trại,daỵ tiếng Anh cho các em nh ỏ nên cũng có đủ nươc đê dùng
Và thực phẩm tiêu chuẩn 1 tuần phát 1 lần gồm:
- Cá xấy khô nhỏ bằng đốt tay 5 hay 6 con hay 1 lon cá hộp nhỏ
- Cá mặn gọị là pla-thu (ướp muối mặn chát) nhỏ xíu 5 hay 6 con .
- Dầu ăn vài muổng canh hoặc muối 1 hay 2 muổng.
- 1 lon sửa bò đậu xanh hay đậu hoà lan (làm được nhiều việc lắm)
Chỉ có vậy thôi cho 1 tuần
Đồ ăn thì tự túc nấu ,còn cơm thì được nhà bếp nấu phát chung tập thể . Độc thân một mình như tôi thi nấu nướng rất phiền ,lại nửa chẳng có nồi niêu xong chảo để nấu ,nên thường gom tất cả đồ lảnh được xin đưa cho những người có gia đình nấu ăn ké qua bửa ,hoặc đem cá khô qua nhà bếp xin nướng đở.
Cũng xin phiếm bàn chút về đậu xanh và đậu Hoà Lan .Đậu xanh làm được giá ,rồi làm chua,nấu canh …tạo ra chất rau xanh dinh dưỡng vì trại không cấp rau tươi. Đậu Hòa Lan đem rang làm trà để uống,làm bánh cho dịp đám cưới dã chiến –Càng khổ ,khốn cùng con người càng tìm đến nhau yêu thương nhau hoặc thời gian chờ đợi quá lâu để an ủi ,bớt phần đơn côi họ quyết định cưới nhau -Thật tuyệt vời chỉ 1 lon đậu xanh,1 lon đậu petti bois hoà Lan, họ đã trở thành vợ thành chồng ở cái nơi khốn khổ đìu hiu này-Tính ra cũng có đến 4 -5 cặp cưới nhau trong trại trong giai đoạn cuối cùng trại đóng cửa .Cũng có trường hợp cưới vì muốn ghép form laị để được định cư cùng với nhau .
Từ ngày đầu bà con VN tỵ nạn vào trại NW 82 ban chỉ huy Thái và bọn lính canh gát rất tàn bạo và khắc khe – ra nội quy vô cùng nghiêm khắc
- Giới nghiêm sau 8 giờ :mọi sinh hoạt đều bị cấm chỉ ,rụt rịch nói chuyện là ăn đòn ngay…thằng cọp đi rà khắp từng lều mọi đêm Và hằng đêm sai goị tìm gái : uy hiếp hoặc o ép gọi lên ban chỉ huy .-Sáng ra kiếm cớ vệ sinh lều ,dơ bẩn ,xả rác để kêu hết cả lều ra đánh thị uy cả già lẫn trẻ đều bị đánh.mỗi người 2 roi.co khi đến 2 hoặc 3 lều bi đánh ,tổng công gần 2 ,3 trăm người !
-Như là một trại giam tập trung .Tên đại úy Thái ra nghiêm cấm liên lạc thư từ, cấm tiếp cận trao đổi mua bán với bên ngoài .-không được lảng vảng đến gần hàng rào. Bọn lính Thái bắt gặp ai lại gần hàng rào là đá, đánh đập thẳng tay .Dân tỵ nạn bị kềm chế ,ngược đải, thiếu thốn trong mọi điều kiện sinh hoạt .Nghèo khổ ai cũng như nhau ,và dù có tiền cũng không thể mua gì được.
-Thỉnh thoảng cọp bày ra làm kiểm tra lều để tìm tiền và vàng bạc,cùng lúc bắt mọi người ra đứng ngoài sân để lục xét. Hắn để ý nhiều vào những lều gia đình có đông người và đàn bà con gái. Tất cả những lều hầu như đều bi hành hạ tập thể như nhau.Lều tôi ở là lều 2, ít bị nó để mắt vì đa số là quân nhân VNCH, độc thân làm việc trong nhiều ban nghành của trại Nhưng dù vậy cũng không tránh được bị phạt khi vi phạm,bị bắt quả tang Thach Cang s/q cảnh sát quốc gia làm trật tự viên trại, phạt ăn 2 bịch kẹo luôn cả vỏ.Sơn Hương,t/úy phó ban đại diên bị phạt ăn sống con lươn vì đem thức ăn từ ngoài vào.Anh Hồng phải uồng và nhai bả thuốc lá vì mua thuốcbên ngoài.và tôi bị đeo tấm bảng với hàng chử gởi thư ra ngoài,phải quỳ gối trước sân văn phòng ban đại diện suốt một buổi dưới nắng!(Tối hôm trước có phái đoàn phục quốc vào ,tôi nhờ chuyển lá thơ cho thằng em vợ đi kháng chiến đợt trước đó; có kẻ chỉ điễm với Thái nên sáng hôm sau tôi bị kêu lên phạt quỳ đeo bảng!).
Nói về thằng cọp thì ai cũng khiếp đãm vì hắn vô cùng hung ác và là nổi sợ hải cuả toàn trại nhất là phụ nử, bị nó đêm đêm lục lạo kiếm tìm để được thoả mản .Hắn sáng chế nhiều hình thức phạt dã man như kể trên ,thêm nửa như băt chước Mr.T ,bắt phạt cắt tóc đem đi riểu quanh trại để làm trò cười chơi (ai cũng kinh dị vì lúc đó đâu ai biết mái tóc Mr.T ) Hoặc bắt lội nước dưới hố toàn phân
Tôi viết những lời này nói lên thảm trạng cuả người tỵ nạn Trại NW 82 :
Cuộc đời tỵ nạn thảm thê
Blathu*,cá xấy chán chê ngẹn ngào,
Suốt ngày thơ thẩn ra vào
Nằm ngồi không ổn nắng cào cháy da
Lều tăng(tent) tre xạp xắp ba
Phơi trần da thịt tựa bầy đười ươi
Ngoài sân Cọp Thái chơi người
Trẻ già ,trai gái hai roi thẳng đòn.
Nhìn xa ngàn dăm nước non
Thảm thương than phận sống nương xứ người
chú thich: (*) tên cá muối ương mặn
Bọn Lính Thái giam cầm ngăn chận dân tỵ nạn VN, cũng như không muốn cho quốc tế biết để can thiệp. Ý định cuả Thái thành lập trại là đem dân tỵ nạn kháp nơi về giam giữ ,chận không cho đi lọt vào đất Thái. Vì vậy trại NW82 được canh giữ vô cùng gắt gao,khắc nghiệt như một trại giam . Không cho liên lạc thư từ ,mua bán, trao đổi tiếp xúc với người bên ngoài :
khủng bố tinh thần qua những hành động và lối đối xử cuả bọn lính Thái với dân tỵ nạn vượt biên đường bộ qua Thái là làm nhục chí ,gây kinh hoàng để người vượt biên sợ mà đừng nhắn tin về cho thân nhân tiếp tục vượt biên qua Thái .
Môt số người không chịu nổi sự giam cầm,nóng lòng chạy vào đất Thái , đã trốn trại và nghe đồn có người bị lính Thái bắn chết.Có một số chán nản,không hy vọng hoăc nhiều lý do; khi phái đoàn phục quốc đến tuyển,đã theo trở về -ít nhất có 3 đợt ra đi như vậy qua đại diện các mặt trận phục quốc khác nhau như M.t Hoàng cơ Minh,Chí nguyện đoàn Võ Đại Tôn…đến trại tuyển đi. . Nếu như không vì chiến tranh leo thang do bộ đội CSVN đánh tới, tình hình quá nguy hiểm vì pháo kích ,cái chết cận kề.Trại Nong Chan kế bên đã bị đánh san bằng , thì chắc là phải sống mỏi mòn không nước nào biết tới .Lúc đó cũng may quốc tế biết đươc và can thiêp,cấp tốc giải quyết ,Họ dựng lều dã chiến ngay sát biên giới. Phái đoàn các nước đến làm việc phỏng vấn tại chổ ;làm hồ sơ nhận cho đi định cư .Chỉ sau vài ngày,nhi ều nươc tiếp nhận , từng đợt được đưa vào trại chuyển tiếp Panat nikhom Transit center trong đất Thái. Được biết vì có một gia đình có vài ba đứa con lai Mỹ cũng vừa mới nhập trại nên Mỹ đến bốc trước nhất. Kỳ đó có rất nhiều nước đến nhận định cư người cuả trại NW.82 .Mỹ là nước đến phỏng vấn nhận cho đi đầu tiên và nhiều nhất .Sau đó lần lượt là Canada, Úc, Ý …có đến mười mấy nước.Chúng tôi qua trại Panatnikhom không lâu độ 2 hoăc 3 tháng tất cả sau đó được giải quyết cho đi.Tôi đến Montreal.Canada ngày 12 tháng 5 1983
Một số chi tiết nhỏ xin ghi thêm,số người tỵ nạn trong trại như hồi ký anh Phước nói là người VN chỉ có khoảng 300 ,người Chàm 200 và còn lại là người Miên. Điều đó không đúng mà phải nói đó là người Việt gốc Miên ( Khmer Krom),Sắc dân thiểu số miền Tây và Việt Nam khoảng trên 600 người lúc cuối cùng.
Gần lúc sắp đóng trại khi quốc tế biết can thiệp và báo chí có đề cập về tình cảnh người tỵ nạn VN cuả trại NW 82.Bon lính Thái mới có chút phần để yên là không hành hạ nhiều như lúc đầu,dễ chịu môt chút .Sau này có cho nhận gởi thơ từ nhưng rất giới hạn mổi tháng chỉ 1 lần ,được lảnh quà thân nhân gởi cho thông qua ICRC,nhưng bi kiểm soát;Money order bị bắt đổi rẻ ra tiền Batt. Lập thêm nhà bếp nấu tự túc ngoài trời,mua bán trao đổi lén lút (làm lơ phần nào) Ban chỉ huy Thái tổ chức các sự kiện thể thao văn nghệ mừng ngày lể sinh nh ât vua Thái và mời các đại diện quốc tế tham dự.Tiệc tùng,khiêu vũ lễ giáng sinh cho nh ân vi ên các hôi thiện nguyện,cơ quan quốc tế.Trong không khí ấy và cũng có lẻ lúc khổ quá cũng muốn có chút quà bồi dưỡng 1 ký đường và vài thứ khác không còn nhớ .Tôi đã ghi danh tham gia thi đấu võ thuật đêm lễ mừng sinh nhật vua Thái .Sự kiện đêm đó 3 người VN tỵ nạn Tôi,Sơn và một người nửa không nhớ tên tham gia thi đấu đều đánh thắng cả 3 người lính Thái khoẻ mạnh.Trên tinh thần võ sĩ đạo biễu diễn thi đấu thể thao giúp vui ,chúng tôi đã bị truy lùng tìm đánh đêm hôm sau bởi cái đám lính thiếu tinh thần thể thao.Cũng may chúng không tìm thấy được tôi và các bạn khác .Nhờ ban đại diện báo cáo lên chỉ huy Thái nên tốp lính bị đổi đi .May là thời kỳ đó đã dễ nếu như thời kỳ đầu có lẽ chúng tôi khó còn mạng .Vấn đề là một số người phần nào cũng thích thú ,được an uỉ tinh thần .Số khác lại sợ là lính Thái sẽ làm khó dễ , họ trách móc chúng tôi là gây chuyện, sau này cuộc sống cuả họ sẻ bị khó khăn hơn !
Sống trong giam hảm nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu nhớ về gia đình
còn lại ở quê nhà.,kiên trì giữ vững tinh thần dù có nhiều đồn đải bị
đưa trả về ,bị bỏ mặc và chết chóc vì chiến tranh đang lan đến..
.Lời nhắn cho em
Nhớ về quê củ xa ngàn
Đọc thư em gởi đôi hàng lệ tuôn
Mưa rơi từng giọt u buồn
Tiếng con văng vẳng gợi đau nổi lòng
Niềm thương nổi nhớ buồn trông
Em ơi ! ngăn cách tủi hờn đôi ta
Nẻo đường ngàn dặm cách xa
Nhớ nhung da diết xót xa chất chồng
Biết em ngày đợi đêm trông
Ôi! Lòng anh cũng ngày mong tháng chờ
Xin em hảy vững đợi chờ
Anh về dệt lại vần thơ thuở nào.
BS. NGUYỄN SƠ ĐÔNG * BỂ DÂU
Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông
Trung tuần tháng tám, năm 2006, trong một tiệc cuới, tôi ngồi cận Bác sĩ B. Q. M., bạn cùng khóa.
· M. Cậu còn nhớ bị nhốt ba ngày trong conex không?
· Đâu phải ba ngày. Một tháng với ba ngày.
· Mà cậu có viết cái thơ võn vẹn chín chữ đó không?
· Tớ đâu có viết. Tụi nó chỉ nghi thôi mà nhốt tớ suýt toi mạng.
“Khôn dại cùng chung ba thước đất
Giàu sang chưa chín một nồi kê!”
Vua Tự Đức mà còn cam ba thước đất, mình được bốn tấc…mà còn than nổi gì?
Tổ chức thành “tổ” (A) và lán (B) chia phiên bữa củi, kéo nước giếng, nấu ăn (gọi là anh nuôi)hoặc ra ngoài trại lao động. Thật tình, đối với những người không bị đưa ra Bắc, phần lớn là sĩ quan cấp úy, thì lao động không đến mức “cực hình, khổ sai” nhờ nhiều yếu tố. Bắt đầu cuối năm 1976, đầu 1977, họ nhận được thơ, thực phẩm, thuốc mencủa gia đình, nâng đỡ tinh thần lắm; họ còn trẻ, trên dưới hoặc vừa bốn mươi ngoài, thân thể còn tráng kiện; thời tiết trong Nam không khắc nghiệt như ở thượng du Bắc Việt, trại Hà Nam Ninh, Hoàng Liên Sơn, Cổng Trời… tối đến lạnh xuống 3-4 độ Celsius; mỗi lần ra khỏi trại làm lao động gặp dân địa phương còn có cảm tình với “ngụy”, nhiều khi họ giúp cho thức ăn như chuối, bắp cũng thấy “ấm lòng”.
Đói vẫn cứ đói, mỗi ngày 400 gram gạo không thấm vào đâu. Tuy nhiên không ai than phiền gì vì bên ngoài, gia đình mình cũng vất vả lắm. Chỉ lo cho vợ con. Lấy gì sống? Đi kinh tế mới. Qua mấy lần đổi tiền rồi còn gì đâu!
Đời sống tinh thần:
Người cải tạo rất khổ tâm về phương diện tinh thần. Những linh mục phải đi học tập vì là đại úy tuyên úy công giáo rất đáng khâm phục. Bất chấp ngăn cấm, kiểm soát chặt chẽ, các cha vẫn làm thánh lễ cho người tù công giáo. Lễ bỏ túi, lễ chạy, lễ di động. Nhưng vẫn có Thánh lễ, nâng đỡ tinh thần với đức tin Chúa.
Ngược lại các cán bộ chỉ lập lại những lời tuyên truyền trước đây trong chiến tranh có thể áp dụng với dân chúng ít học nơi vùng quê hẻo lánh nhưng bây giờ đối tượng lại là những sĩ quan có trình độ, tối thiểu cũng đã tốt nghiệp trung học.
Luận về tội của người đi cải tạo: “Anh là giặc lái, lái máy bay bỏ bom toàn trẻ em và phụ nữ; bộ đội được huấn luyện kỷ thuật tránh bom, đâu có chết. Anh là quân y, chích thuốc kích thích cho lính ngụy nó hăng lên đánh phá cách mạng dữ dội. Anh là Cha, là Cố, làm phép cho lính Ngụy đạn bắn không trúng.”
Ngoài ra những buổi sinh hoạt “Văn nghệ” làm tôi khổ sở lắm. Không muốn nghe, không muốn thấy cũng không được. Ngồi xoay qua xoay lại cũng bị phê bình. Ngồi ngủ gục tội còn nặng hơn nữa. Cuối cùng tôi có cách. Tuyệt chiêu! Tôi ráng nhớ hết tên quý cô giáo, thầy giáo, giáo sư trung học, giáo sư đại học khoa học, đại học y khoa…Tôi ngồi đó, như tượng gỗ. Ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh nhưng tôi không thâu nhận gì hết vì trí óc tôi đang bận với tên tuổi những người đã góp phần dạy dỗ tôi. Xong. Tôi nhớ hết.
Kế đến, lần sinh hoạt văn nghệ tới, tôi ráng nhớ tên mấy đứa bạn cùng lớp. Lẽ dĩ nhiên tôi đâu có nhớ hết nổi, nhưng đầu óc tôi đâu có rảnh để “tiếp thu” những lời vô nghĩa, chướng tai. Tôi ráng nhớ mấy bài “học thuộc lòng” (recitation). Vui lắm. Học từ những năm 1947-48. Ví dụ bài “Cắt móng tay”:
Đời xưa có thói dị thường
Những người sang trọng ngồi không tối ngày
Bởi nên không cắt móng tay
Để cho nó mọc ra dài uốn cong
Đời nay có thói lạ lùng
Móng tay họ cắt mà không cắt cùi
Mỗi ngày mài dũa lau chùi
Thoa son đánh phấn ra mùi Tây U…
Cũng có bài cảm động lắm như bài “Tan buổi học”:
Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa,
Nhác trông con đưa đứa về dần,
Xa xa con đã tới gần,
Mẹ con tề tựu quay quần bửa ăn. Cơm dưa muối khó khăn mới có, Của không ngon nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm dòn,
Chồng chồng vợ vợ, con con một đàn.
Hoặc bài” Après la bataille’ của Victor Hugo, bắt đầu bằng câu:
Mon père ce heros, au sourire si doux,
…Donne lui tout de même à boire, dit mon père.
Đặc biệt bài “La maison paternelle” càng làm nhớ nhà thêm:
“Inoubliable est la demeure
Qui vit fleurir nos premier jours…”
Ngày lại qua ngày. Không ai dám đếm ngày đếm tháng nữa.
Vụ án Bác sĩ B. Q. M:
“Học tập cải tạo” đã hơn một năm rồi. Ngày về mù mịt như Tô Vỏ chăn dê. Bặt tin tức. Có “ai” đề cập đến liên lạc với gia đình đâu. Trái lại, hàng ngày cán bộ nhắc nhở lệnh: Cấm “liên hệ” với bất cứ ai, lúc ở trong trại cũng như lúc ra ngoài đi lao động (cuốc đất trồng khoai mì, chặt tre, đốn củi).
Không biết bằng cách nào, các bà vợ “tù cải tạo’ ở Sàigòn biết được Trại Long Giao. Thế là ngày nào cũng có mươi bà lên đón mong gặp các toán tù “xuất trại để lao động”.
– Các anh ơi, tôi là vợ của Đại uý X, trước ở Đơn vị Y. Các anh nhắn dùm là gia đình bình yên. Ba đứa con tôi nuôi không nổi nên cho nó theo Cậu Z, theo chú nó hết rồi. OK Salem hết rồi.
Thế là chiều hôm đó thế nào cũng có màn: “Sáng nay tao thuộc tổ chặt tre, có thấy Bà Xã mày lên. Không làm sao nhận được quà cáp gì hết vì bộ đội kiểm soát chặt chẽ quá. Nhưng Bà Xã mày nhắn là gia đình bình yên, ba đứa con bả cho Cậu Z nuôi. Mẹ, Cậu Z “vọt” hồi 75 phải không mậy? Ê, còn đường không, cho xin một thẻ”.
Tối hôm đó, trong giấc ngủ chập chờn, Đại úy X. mỉm cười.
Sau này, Bà Xã tôi kể lại: đã lên Long Giao tám lần. Những ngày ấy, tôi không thuộc toán lao động ra ngoài. Những ngày tôi cuốc đất, vác củi ngoài trại, Bà Xã tôi không lên. Cũng dễ hiểu thôi: còn lo chạy gạo, săn sóc bốn đứa con nữa chớ!
Mỗi buổi tối sinh hoạt, quản giáo nhắc lại: Cấm liên hệ.
Rồi giông tố nổi lên. Không biết cách nào đó, cán bộ bắt được một tờ giấy nhỏ với vỏn vẹn chín chữ: “Má và các con yên tâm, Ba bình an”.
Theo ngôn ngữ được dùng, tác giả là một tên Nam Kỳ. An ninh trại điều tra và quả quyết BS B. Q. M. là thủ phạm với bản án: “Nhốt vào conex”. Thời gian sẽ quyết định sau.
Conex là một hộp sắt hình vuông, mỗi cạnh khoảng 1,5m, có hai cánh cửa, kín mít , dùng để chứa hàng hóa, gởi từ Mỹ sang. Người ta khoét hai lổ khoảng 10x20cm cho người tù thở. Conex để giữa “trời cao đất rộng”, không một bóng mát. Trong conex, tù không đứng thẳng được. Ban ngày nhiệt độ lên tới 105-110 F. Sắt giản ra bưng bưng (đâu có chuyện “ Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát,” đâu có “áo lụa Hà Đông”!). Người tù conex chỉ có một bộ đồ, cởi ra hết, che trên đầu, hy vọng đỡ nóng. Mắt đỏ hoe. Miệng khô đắng. Da sần lên như da cắt kè. Mỗi ngày được một lít nước. Tiểu tiện ngay tại chỗ. Nước tiểu vừa đụng sàn conex đã bốc hơi. Cục phân, nhỏ như cứt dê, cũng khô cứng.
Cửa conex chỉ mở ngày hai lần cho bạn tù mang nửa khẩu phần cơm tới. Rồi đóng lại ngay. Người ta không muốn tù được hưởng chút không khí trong sạch. Đúng nghĩa không khí trong sạch, không bóng gió gì hết.
Ban đêm lạnh thấu xương. Tù nằm cong queo nghe sắt co rút lại kêu răn rắc. Không còn sức để mà run.
Bị nhốt trong conex là kể như mình đã đặt một chân vào thế giới bên kia rồi. Chỉ cần rút nhẹ một chân nữa là xong một kiếp người ở cái tuổi chưa đầy bốn mươi. Vậy mà BS B.Q.M. còn sống nhăn sau một tháng cọng với ba ngày trong conex.
Đến nay, ba mươi năm sau, BS B.Q.M. vẫn BỐN không biết: không biết ai là tác giả chín chữ đó, không biết tại sao an ninh trại lại quả quyết là mình, không biết tại sao được thả ra, không biết nhờ đâu mình sống được.
“Vertigo” của BS Nguyễn sơ Đông.
Một buổi chiều không đi lao động, tôi đang ngồi vá chiếc võng nylon thì có bộ đội chuyển lệnh:
Lên văn phòng làm việc với Anh Lực. Nghe tên Anh Lực, tôi lạnh mình. Mấy đứa bạn tù ngồi gần đó ngước nhìn tôi, nhìn tên bộ đội non choẹt vác AK mà ngao ngán dùm tôi.
“Anh Lực” là trung úy an ninh của trại Long Giao nổi tiếng “ác ôn”. Thật tình, tận mắt, tôi chưa có dịp thấy hắn hành hung, đấm đá gì ai. Nhưng nộ nạt, sỉ vả, chửi mắng, hăm dọa tù là chuyện cơm bửa đối với hắn. Tôi đã bị hắn gọi đích danh ra “trước hàng quân”… tù để sỉ vả:
– Lúc nhỏ, anh là con đẻ của thực dân Pháp (vì cái tội theo học ở trường Chasseloup Laubat của Pháp), lớn lên, anh làm tay sai đắc lực cho Đế quốc Mỹ. Tội của anh đáng chết mười lần, anh có thấy nhục nhã không?
“Anh Lực” mà ra lệnh nhốt vào conex thì hết thấy mặt vợ con, anh em, bè bạn. Tôi lại nhớ đến hình dáng của BS B.Q.M. sau khi được dìu ra khỏi conex. Trắng xanh, mắt sâu hoắm, không còn chút sinh lực, ốm tong teo… Nhìn vào không thấy đâu hết, chỉ thấy bộ quần áo rộng thênh thang bay phất phơ trong gió. Đứng không vững. Nói không ra tiếng. Bây giờ, năm 2006, ngồi yên viết lại, chớ lúc đó tôi sợ lắm, bước chậm chậm như cái xác không hồn. Tôi ráng lấy can đảm, nắm chặt tay lại chớ chân tôi bắt đầu run run khi gần đến văn phòng Tiểu đoàn tù L2T1.
Đến cửa văn phòng, tự nhiên tôi quay lại nhìn trời. Biết đâu đây là lần cuối mình còn có thể nhìn lại chút bầu trời trong mát.
Bộ đội đứng nghiêm: “Báo cáo đồng chí…” , vừa báo cáo vừa để tay vào lưng tôi, “diù” nhẹ tôi vào văn phòng. Toàn thân tôi nổi da gà. Tôi có cảm tưởng đao phủ đưa tội nhân lên máy chém.. Tôi bước vài bước vào đứng nghiêm trong văn phòng Trung úy Lực: – Kính xin báo cáo… Tôi vừa nói vừa nhìn hắn, cố lấy giọng bình tĩnh.
Hắn ngồi sau bàn viết, cố tình không nhìn tôi, như đang tìm kiếm gì đó, lấy ra một xấp hồ sơ. (Tôi nghĩ đó là hồ sơ của tôi vì từ khi vào trại đến giờ đã khai lý lịch trích dọc trích ngang hơn chục lần rồi). Rồi từ từ, hắn đứng dậy, kéo áo lại cho ngay ngắn, từ từ tháo dây thắt lưng có dính tòn ten bao da đựng cây K54, để nhẹ trên bàn viết, kế một tách trà đã vơi.
Nãy giờ cũng đã gần năm phút rồi, hắn vẫn không thèm nhìn tôi bằng nửa con mắt, không thèm phán cho tôi nửa lời. Tim tôi đập liên hồi, có cái gì ngăn ở ngực. Muốn ói. Tai ù. Mắt mờ. Như đang lạc vào thế giới huyền ảo. Cái sợ đã lên tới tột đỉnh.
Bổng hắn đập mạnh nắm tay xuống mặt bàn. Rầm. Tiếng rầm kéo tôi trở lại thực tế. Tôi mở mắt to, há hốc nhìn hắn. Hắn quát:
– Tại sao tới giờ này anh còn dối cách mạng. Cách mạng đã tha tội chết cho anh… Thật là một lũ ngụy.
Sợ quá , tôi không biết lúc đó tôi có hiểu hết những gì hắn nói không. Hắn ra mặt giận dữ, vừa thét to, vừa đẩy xấp hồ sơ về phía tôi.
Như có phép lạ, trong thoáng giây, đầu óc tôi minh mẫn lại. Có lẽ ngọn đèn bừng sáng lên trước khi bị dập tắt. Tôi linh cảm trong cử chỉ, trong giọng nói của hắn có chút gì giả dối, có chút gì muốn áp đảo tôi.
· Xem đây, anh viết anh không hề vào đảng “Thằng Thiệu” mà sao lên cấp bậc đại úy. Mẹ, không vào đảng, lên đại úy. Dối cách mạng cho cải tạo mục xương.
Tôi tỉnh lại hẳn. Tôi cám ơn hắn đã lập lại câu nói “không vào đảng, sao lên đại úy”. Tôi không nghe sai. Tôi cảm được con người tôi hiện đầy sinh khí. Tôi muốn cười thật to, cho sướng. Tôi vẫn đứng nghiêm. Hắn còn hét to lên nữa, tiếp tục mắng chữi, hăm dọa đủ điều. Tôi đâu có nghe nữa. Tôi biết chắc chắn hắn hố rồi. Tôi biết chắc chắn không có gì để buộc tội tôi, ngoài cái tội ngụy. Và tôi không sợ nữa. Hắn mệt rồi. Hớp cạn tách trà, hắn ngồi lại xuống ghế, mắt mở to nhìn tôi như cố ý xem tôi “xanh mặt” đến mức nào. Run chưa?
Tôi chậm rãi để hưởng hết cái hương vị đậm đà của “chiến thắng”.
· Kính thưa anh cho phép tôi báo cáo.
Sau một thoáng suy nghĩ hắn gật đầu chấp thuận.
· Kính xin báo cáo anh mấy điều. Thứ nhất, anh xem lại bảng lý lịch của tôi, tôi không có mang cấp bực thiếu úy động viên vào quân đội … (Tôi muốn nói Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà không dám) …
· Ngụy chứ quân đội gì, hắn cắt ngang.
· Động viên tháng 3 năm 1966, tôi mang ngay cấp bực trung úy (tôi cố tránh chữ ngụy). Thứ hai: Trong quân đội Miền Nam …
· Tôi ra lệnh anh nói quân ngụy, hắn bực dọc lắm rồi.
· Vâng trong quân ngụy, không có cấp “thượng” như thượng úy, thượng tá, thượng tướng, nghĩa là từ trung úy lên ngay đại úy. Thứ ba: Tôi lên đại úy từ năm 1968 (đặc cách tại mặt trận, tết Mậu thân, tôi không dám nói sợ hắn “quýnh” tôi) và đến năm 1975 vẫn còn mang đại úy. Như thế tôi vào quân … ngụy hơn 9 năm, lên có một cấp bực thì có đảng nào đâu!
Tôi vẫn đứng nghiêm, nghiêm để nhìn cái bối rối của hắn. Hắn vẫn trừng mắt nhìn tôi, trong ánh mắt có chút bẽn lẽn của một người vừa đánh … hụt. Hắn cố gỡ gạc:
· Cách mạng tìm được tài liệu anh là đảng viên đảng “Thằng Thiệu” thì sao?
· Kính xin báo cáo: tùy cách mạng định đoạt.
· Thôi cho anh về. Cấm kể lại chuyện này cho bất cứ ai. Chết với tôi đấy.
Hắn gọi bộ đội đưa tôi lại lán B12. Trên đường về tôi huýt sáo nho nhỏ… “The longest day”. Về đến lán, anh em ngạc nhiên thấy tôi còn nguyên vẹn. Mắt không bầm, mặt không sưng. Tay chân còn cử động nhịp nhàng. Tuy nhiên không anh nào dám hỏi han gì hết. “Anh Lực” oai đến thế.
Chuyển trại
Một ngày đầu tháng 3 năm 1977. Sáng sớm ban quản giáo ra lệnh: hôm nay không học tập, không lao động, các anh mang hết đồ đạc ra sân khám xét.
Đây không phải là lần đầu. Trong quá khứ, thỉnh thoảng đôi ba tháng một lần chúng tôi bị “khám xét tổng quát”: vũ khí nhọn (chống đối), cơm khô (âm mưu trốn trại), thư từ (liên hệ), tài liệu (tuyên truyền) … Sau khi ăn cơm trưa, xét tiếp đến xế chiều mới xong.
Anh em đang xếp đồ đạc lỉnh kỉnh cho vào túi vải bỗng quản giáo ra lệnh: “Cán bộ Trung Đoàn đến, tất cả đứng yên tại chỗ”. Cán bộ Trung Đoàn, gầy đét, mắt vàng sốt rét kinh niên, môi thâm thuốc lào trao một tờ giấy, quản giáo đọc: “Các anh có tên sau đây đứng qua bên phải, chờ lệnh”. Mười lăm, muời sáu tên, trong đó có tôi. Các anh khác mang đồ trở vô lán, đóng cửa lại. Cấm trở ra sân. Nhóm chờ lệnh, hoang mang. Nhóm trở vào nhà lo âu. Cả hai nhóm đều xanh mặt.
Sau đó, nhóm chờ lệnh mang túi đồ đạc được dẫn lên trước văn phòng tiểu đoàn L2T1, ngồi thành một hàng dọc cùng với nhiều nhóm khác. Tiếp tục chờ lệnh. Chờ lệnh trong sợ sệt. Chốc chốc lại có anh thì xin phép đi tiểu. Mờ tối, khoảng 8 giờ, một đoàn 5 chiếc Molotova tới. Bây giờ cán bộ Trung Đoàn mới cho biết: “Có lệnh chuyển trại các anh.” Giống như gần 2 năm trước từ “Tử cấm thành Trưng Vương” lên Long Giao, nghĩa là đi ban đêm, với bạt mui xe đóng kín; lệnh rất nghiêm nghĩa là ra khỏi hàng là bắn bỏ. Một chi tiết nhỏ: lần này, tôi không nghe tiếng AK đạn lên nòng. Molotova chạy suốt đêm, bỏ đường nhựa, chạy quanh co đâu trong rừng, dằn, xốc lắm. Sáng hôm sau, đoàn xe thả tù xuống một trảng tranh. Lần lượt nhảy xuống. Anh nào cao dưới 1.60 m không thấy đâu!
Tranh cao khỏi đầu. Tập hợp. Chia tổ, chia lán. Đốn cây, dựng nhà, đào giếng. rành quá rồi. Địa danh: Katum, rừng già, nguyên là mật khu giữa Tây Ninh và biên giới của Việt Miên.
Sống giữa rừng già Katum.
Cán bộ nói chung quanh không có hàng rào, không kẽm gai, không bộ đội gác gì hết, nhưng các anh đừng có dại dột mà trốn trại. Không biết đường ra đâu. Đúng, chúng tôi bị nhốt giữa rừng già. Đi lao động thỉnh thoảng gặp hầm hố, công sự chiến đấu, doanh trại của cộng sản, trước 75, nay đã hoang tàn. Cuộc sống có vẻ đỡ gò bó và đỡ đói vì có “kiếm chác” được chút “ của trời cho”: cải trời, măng, trái cây rừng … Thích nhất là gặp những hố bom, mỗi hố đường kính rộng hơn cả 10m, không biết sâu bao nhiêu, nhưng đầy âm ấp nước; có nước là có sinh vật: cá và ếch. Tôi mang lưỡi câu “thứ thiệt”, có ngạnh đàng hoàng, nhợ nylon, chặt trúc làm cần câu cá và ếch, thằng bạn cùng tổ làm việc ngạc nhiên lắm. –“Ở đâu mày có?” –“ Mang theo khi đi trình diện chứ ở đâu mậy. Tao đâu có tính 10 ngày mậy”.
Giữa rừng già, đêm xuống, trăn trở nhớ nhà lắm. Trăng rừng, bóng trăng xanh tải, lành lạnh. Chập chờn, ma quái. Mưa rừng reo rắt, buồn thúi ruột. Còn lòng dạ nào mà nhớ Thanh Nga …“Mưa rừng ơi mưa rừng giọt mưa, nhớ ai mưa triền miên” …Thấm thoát mà ở tù hơn hai năm rồi. Cách đối xử của cán bộ đối với tù vẫn hằn học và khinh rẻ. Họ là kẻ thắng trận, nhưng họ biết không khi nào họ “tẩy não” được chúng tôi. Vậy, họ còn giữ chúng tôi làm gì? Từ ngày lên Katum đến nay đã 4, 5 tháng rồi có “học hành” gì đâu. Những đêm trằn trọc nghe bạn tù mớ … mớ cha, mớ mẹ, mớ vợ, mớ con … mớ bạn bè.
Thăm nuôi. Vive la “2CV”
Một ngày đầu tháng 6/1977, quản giáo ra lệnh: “Khẩn trương, đốn cây, cất thêm mấy căn nhà. Các anh sắp được thăm nuôi. Cắt tóc, chọn áo quần “tốt” mà đón gia đình”. Chúng tôi ghi nhận tin “thăm nuôi” bán tín, bán nghi. Lần này, như có phép lạ, “Cách Mạng” thực hiện điều mới tuyên bố. L’exception confirme la règle. Thế là tôi được gặp mặt vợ con.
Lại Nguyễn Lộc Thọ, cựu giáo sư Quốc gia Nghĩa tử, người đã chở Honda tôi đi trình diện học tập ngày Chúa nhật 23/6/1975, nay chở vợ và bốn đứa con tôi lên Katum, bằng chiếc 2 CV cũ kỹ. Cảm động nhất, là có bà nhạc mẫu tôi. Bà ngoại, bảy mươi ngoài, lụm cụm lên thăm thằng rể “tù”.
Ánh sáng cuối đường hầm
Tháng 8/77, một số chuyên viên y tế, kiến trúc, kỹ sư được “chuyển trại”. Không nói thẳng, nói thật, chuyển trại, thế thôi. Về bến mới đục hay trong? “Cũng liều nhắm mắt đưa chân”. Autant en emporte le vent. Sắp xếp hành trang lên Molotova … lần thứ ba.
Lần này, chúng tôi nhận thấy hai điểm “sáng sủa”, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là di chuyển ban ngày và bạt mui xe không khép kín lại, tuy vẫn có hai bộ đội với AK ngồi ngoài bìa hai băng xe. Có AK nhưng không nghe tiếng đạn lên nòng. Đến xế chiều, xe chạy vào một doanh trại cũ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không biết đơn vị nào, chỉ nghe anh ngồi ngoài bìa nói Tây Ninh. Xe ngừng. Lần lượt nhảy xuống đất. Bỗng nhìn lên vách một căn trại chữ phai mờ rồi nhưng còn đọc được: TD 252 PB. Mắt tôi hoen mờ. Môi tôi nghe mặn. Tôi đã khóc: thì ra đây là một phần của đơn vị cũ của tôi, sư đoàn 25 bộ binh.
Tái diễn cái màn: chia tổ, chia lán, nhưng khỏi dựng nhà. Hàng dãy doanh trại bỏ trống. Ở đây tôi gặp lại Dương Tấn Lợi, đại úy quân nhu, trong nhóm Chasseloup/ Jean Jacques Rousseau đi nhậu hàng tháng với nhau. Vợ anh Lợi “dân Tây” – Quốc tịch Pháp, thứ thiệt chứ không phải như tôi bị chửi oan, đã đem đứa con “hồi hương” về Pháp rồi. Khỏe ru. Nó khỏi lo con, cháu nó. Lợi kéo tôi ra một góc, “nói nhỏ cho mầy biết, tao còn hai con khô sặc, tao cho mầy một con”. Trời! Tôi không biết caviar, tôi không biết “khô lân chả phụng” ngon đến mức nào, chớ giờ đây, đổi con khô sặc rằn, rằn, rằn này … tôi không chịu.
Độ hai tuần sau, tôi được giấy xuất trại …Tưởng là tốt lắm. Có ngờ đâu, như thầy Huyền Trang Tam Tạng, sau 80 nạn rồi … chỉ thỉnh được mấy pho “vô tự kinh”.
Nguyễn Sơ Đông
01 tháng 1 năm 2007
—————–
Sống lại
Đúng như Tam Tạng qua bao nỗi “trần ai” chỉ thỉnh được mấy pho “vô tự kinh”.
Được giấy xuất trại chỉ là thả ra khỏi trại tù nhỏ Củ Chi … Để được giam trong trại tù lớn ViệtNam.
Chữ “Ngụy” được in vào hồ sơ, như được xâm lên trán, thời trung cổ.
Ngụy có nghĩa là:
· Mất quyền công dân.
· Bị áp lực đi kinh tế mới, giao nhà cửa cho nhà nước “cách mạng” quản lý.
· Lẽ dĩ nhiên không nơi nào cho mình việc làm, bất cứ ở tầng lớp nào trong xã hội.
Dẹp hết tự ái, tôi xin vào làm y tá trong phòng y tế của một xí nghiệp dưới sự “chỉ huy” của một “bác sĩ chuyên tu” cộng sản. (Chỉ mong có việc làm ở Sài Gòn, khỏi đi kinh tế mới). Vậy mà hai tuần sau, chi bộ đảng quyết định: chỗ này phải dành cho “thân nhân liệt sĩ cách mạng”.
Tôi cắn răng chịu đựng mọi đắng cay: ra sở y tế (tòa lãnh sự Trung Hoa Dân Quốc cũ, đường Hai Bà Trưng) thành phố Hồ Chí Minh, gặp bác sĩ Nguyễn Hải Nam, cùng khóa Y Khoa Sài Gòn. Nam bây giờ là VIP, vì là “cơ sở cách mạng” (nằm vùng) do anh ruột Đại tá công an cộng sản Nguyễn Hải Thọ gài trong bệnh viện cảnh sát/ Tổng Nha Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa, đường Võ Tánh. Nam chỉ phán một câu: “Anh về thu xếp đi kinh tế mới”.
Đứng xếp hàng mấy tiếng đồng hồ để mua “nhu yếu phẩm”, thì bà tổ trưởng dân phố bảo:
· Cậu là ngụy, không bán.
Cay đắng ỡ chỗ: bà này bà con khá gần với mình, nhưng nay mình là ngụy: hết bà con. Tôi cố xoay sở, cố nuốt nhục, mong gia đình được dễ thở chút nào. Nhưng sau đây là giọt nước mắt làm tràn ly.
Con trai đầu lòng, học hết lớp 9, xét lý lịch, con ngụy, không được tiếp tục lên lớp 10.
Vậy người cộng sản muốn đầy đọa bao nhiêu thế hệ gốc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
Tôi xin viết rõ ràng, minh bạch cho thế hệ mai sau: tôi đã đi dạy trung học, đã là giám khảo thi Tú Tài I & II nhiều khóa, tôi đã hành nghề y khoa trong và ngoài giới quân đội, tôi chưa khi nào hỏi lý lịch thí sinh hay bệnh nhân. Thí sinh giỏi, tôi cho điểm tốt. Bệnh tôi chữa. Bị thương, tôi săn sóc. Nặng tôi gọi trực thăng tản thương không cần biết đó là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hay Việt cộng. Đó là tôn chỉ của Việt Nam Cộng Hòa.
Vì thế, khi con tôi mang phải cái tội “con ngụy” bị từ chối lên lớp trên, tôi quyết định vượt biên.
Tôi bàn kỹ với nhà tôi, chấp nhận biết bao gian lao, nguy khổ, đem mạng sống cả gia đình đổi lấy tự do. Chúng tôi hy sinh, mong các con có một tương lai sáng lạn hơn hay ít nhất không bị trả thù.
Trong lịch sử, chưa có thời nào, chưa có dân tộc nào phải chấp nhận thương đau, chết chóc, tan nát … bỏ xứ ra đi nhiều như Việt Nam Cộng Hòa, sau 75. Một cách khiêm tốn, ước lượng 10 người vượt biên, 6 người thoát hiểm, 4 người chết ngoài biển khơi (giông bão, bệnh, hải tặc, đói …), thì nếu 300.000 (ba trăm ngàn) “boat people” đến được bến bờ tự do, đã có 200.000 (hai trăm ngàn) chìm sâu đáy biển.
Việc tôi không hiểu được là con số chết chóc quá cao như thế, đã làm thức tỉnh lương tâm cả THẾ GIỚI … mà chính quyền mới vẫn dửng dưng. Họ có lương tâm hay không? Tôi không sai khi viết “thức tỉnh lương tâm cả thế giới”.
Trại Bidong
UNHCR, tháng đến hai lần, có khi ba bốn lần. Lãnh sự Pháp Jean Blattes, phái đoàn Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Norway, Sweden, Danemark … đã đến phỏng vấn, nhận tị nạn …và nhận cả con nuôi.
Khắp thế giới
· Đủ mọi thành phần xã hội từ nhiều quốc gia, kể cả những nhân vật đã từng có thái độ thiếu thân thiện với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa như triết gia Jean Paul Sartre, ca sĩ Yves Montand, tài tử điện ảnh Brigitte Bardot, văn hào Virgil Georghiu.
· Màu da, tôn giáo, ngôn ngữ họ khác.
· Chính kiến, lập trường, nhân sinh quan họ khác.
Nhưng họ có một mẫu số chung: lương tâm và tri thức con người.
Họ đã cùng nhau quyên góp tổ chức “Một con tàu cho Việt Nam” (Un bateau pour le Viet Nam) để cứu vớt người vượt biển.
Vượt biên:
Tìm cái sống trong ngàn cái chết, gia đình tôi rời Sài Gòn ngày 26/10/78. Lẽ dĩ nhiên đầy hãi hùng. Chúng tôi chấp nhận hết. Nhờ ơn trời, chúng tôi đến Pulau Bidong ngày 3/11/78: ngưỡng cửa trước khi vào chân trời mới.
Ở Bidong, cũng khổ cực, thiếu thức ăn, thiếu đủ thứ … và nhiều lo lắng, nhưng sống vẫn HY VỌNG. Hy vọng làm lại cuộc đời ở một “đệ tam quốc gia” … Úc, Mỹ, Pháp … gì cũng được. Nơi đó có chút tình người. Những ngày đầu đói lả người. Chồng 39 tuổi, vợ 38. Bốn con, đứa nhỏ nhất: 5 tuổi.
Gia tài: mỗi người một bộ đồ, chứa trong túi vải cộng với bộ đang mặc là hai, cọng với 2 ponchos “nhà binh”: một tấm trên nền cát, một làm mái che mưa nắng. Còn được 16 gói “gạo sấy”. Đồ hành quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó nấu thành cháo lỏng … ráng chịu đựng.
Không một dollar. Không một chỉ vàng. Đó là gia đình tôi khi cập bến Bidong.
Tôi đi vòng khắp đảo … tìm viện trợ. Hỏi Ban đại diện: không biết! Chính quyền Mã Lai không cho được hạt gạo, lít nước nào.
Ngày thứ sáu trên đảo. Hết gói “gạo sấy” cuối cùng. Tôi gặp lại bác sĩ Nguyễn Cẩm Thạch vàDược sĩ Nguyễn Kim Sơn (trước ở Trung tâm 3 Huấn luyện), vợ chồng bác sĩ Trịnh Văn Chương và Bác sĩ Mã Ngọc Phương, Bác sĩ Đoàn Lân, không quen trước nhưng giờ làm quen … tiếp tế cho mì gói, gạo, chén, nồi và dầu (để nấu và đốt đèn). Quý hơn bát cơm Xiếu Mẫu. Trân trọng đội ơn năm bạn.
Vào thời điểm này tháng 11/1978, “dân số” Bidong khoảng 12 ngàn. Việc tổ chức “ban đại diện” rất phôi thai. Trại trưởng là Nha sĩ Đỗ Cao Minh (anh ruột Trung tướng Đỗ Cao Trí).
Chúng tôi làm thủ tục ghi tên. Tàu chúng tôi được xếp số thứ tự 76, để theo đó mà được gọi vào phỏng vấn khi có phái đoàn “đệ tam quốc gia” đến.
Ngày nào cũng có “vượt biên” đến: hoặc đến “thẳng” từ Việt Nam, hoặc do chính quyền Mã Lai chở đến từ các trại khác. Exodus. 7, 8, 10 … 15 mười lăm ngàn vào cuối 1978.
Nha sĩ Minh rời trại. Bác sĩ Nguyễn Dương Đơn (con của bác sĩ Nguyễn Dương Đôn, Bộ trưởng Quốc Gia Giáo Dục năm 1954) thế. Bác sĩ Đơn đến đảo trước tôi nửa giờ, cùng với gia đình bên vợ là Bác sĩ Nguyễn Đình Hoàng, giáo sư Quang tuyến Y Khoa Sài Gòn ( Tàu số 75).
Bác sĩ Đôn rời trại rất sớm, Giáo sư Lê Tấn Kiệt, cựu hiệu trưởng một trường trung học công lập ở Hậu Giang lên thế.
Người tị nạn ồ ạt đến. Việc tổ chức “ban đại diện” lần lần chu đáo hơn, liên lạc thường xuyên với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR/ United Nations High Commissioner for Refugees). Nhờ vậy trại Pulau Bidong được chính quyền Mã Lai tiếp tế thức ăn, nước ngọt. Tất cả chi phí do UNHCR đài thọ: 4 (bốn) US dollar cho mỗi đầu người tị nạn, mỗi ngày.
Tàu tị nạn tiếp tục đến, vẫn có nhiều chiếc bị Hải quân Mã Lai ép trở ra hải phận quốc tế …
Mặc cho sóng bão …
BS Bernard Kouchner và “một con tàu cho Việt Nam” Tàu bệnh viện L’ Ile de Lumière
Nhắc đến Jean Blattes, Lãnh sự Pháp ở Kuala Lumpur, Bernard Kouchner và nhóm cộng tác,
Thuyền trưởng Francois Herbelin và thủy thủ đoàn, tôi chỉ có 6 chữ: THÀNH KÍNH TRI ÂN & CẢM PHỤC
Vượt bao khó khăn, trở ngại khắp mọi nơi, từ Paris đến Geneve, đến Kuala Lumpur, trở ngại ngay trong nhóm Médecins sans frontière, trở ngại với IRC, với MRC (Malaysian Red Crescent), Bác sĩ Kouchner đã thực hiện chương trình cứu trợ người vượt biển với tất cả con tim và khối óc của ông:
· Cứu trợ trực tiếp, đúng lúc, ngay trên biển cả.
· Đón người vượt biển, chữa trị và đưa đến bờ tự do THẬT SỰ.
Bác sĩ Kouchner và nhóm cộng tác đã thuê một tàu hàng “trống lỏng” ở Nouvelle Calidonie. Ráp vào giường, máy quang tuyến X, phòng thí nghiệm, phòng vệ sinh … để biến thành tàu bệnh viện L’Ile de Lumière.
Bao nỗi trần ai, bao nỗi nhọc nhằn với được chính quyền Mã Lai cho phép hoạt động. Tàu cập bến Bidong ngày 18 tháng 4, 1979.
Tôi đang làm trưởng trại, thế giáo sư Lê Tấn Kiệt đã được định cư. Cảnh thật là cảm động. Người tị nạn hoan hô dậy trời. Những người “may mắn” đến gần được phái đoàn, ôm chầm lấy họ, òa lên khóc. Khác màu da, khác màu mắt, khác ngôn ngữ … Sao họ chấp nhận xa vợ, xa con, quên no ấm, quên tiện nghi … tìm đến một góc trời xa thẳm để cứu giúp mình … Những người họ chưa hề quen.
Phái đoàn cứu trợ gồm có: Jean Blattes, lãnh sự Pháp, Bác sĩ Bernad Kouchner, Bác sĩ Vladan Radoman, Bác sĩ Eric Cheysson, Bác sĩ Patrick Laburthe, Bác sĩ Pierre Bonniaud, Bác sĩ Jean Claude Sénéchal và cô Ghislaine Martin, y tá.
Không người nào cầm được nước mắt. Các bác sĩ và y tá đã từng tình nguyện đi cứu trợ ở nhiều trại tị nạn rồi, nhứt là Bác sĩ Bernard Kouchner đã từng đến Afghanistan, Biafra, Eritrea, Jordan, Kurdistan, Tchad … và Sài Gòn. Nhưng chưa bao giờ họ thấy tình trạng thê thảm … “địa ngục trần gian Bidong”.
Bắt tay ngay vào việc. Khám bệnh. Cần thì chuyển lên “Ile de Lumière” … Quang tuyến X, thử nghiệm, giải phẫu. và … sanh … trên tàu.
Tàu rời Bidong ngày 5 tháng 7 năm 1979 với thành quả: khám bệnh 1927 người, 151 ca “giải phẫu” với gây mê, 18 em bé đã chào đời trên tàu, trong đó có 3 trường hợp sanh mổ.
Trước khi rời Bidong vì gần hết giao kèo và gần hết tiền quyên được, Bác sĩ Kouchner đã cho gỡ hết máy móc, dụng cụ, giường bệnh, máy phát điện … để giúp ban đại diện trại Bidong lập một bệnh viện 65 giường. Thuốc men, y cụ … cho lại hết để Ban Y Tế có thể tiếp tục hoạt động.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến một chuyện trong “Bài tập đọc” lớp nhì: một con vượn bị thợ săn bắn, biết mình sắp chết (hết tiền quyên được) bèn vắt hết sữa của mình cho con bú.
Bác sĩ Kouchner đã gõ hết các cửa ở Paris từ Điện Matignon (Phủ Thủ Tướng Pháp) đến Quai d’Orsay (Bộ Ngoại giao) và đã được phép – với một quota khá cao – vớt được người tị nạn nào, chính phủ Pháp sẽ chấp nhận cho vào Pháp người đó..
Nhờ thế, sau khi rời Bidong, “con tàu cho Việt Nam” còn “tuần dương” dọc theo đường vượt biển Việt Nam – Mã Lai và Vịnh Thái Lan trong nhiều tuần.
Và nhiều người tị nạn được cặp bến bờ tự do … bờ sông Seine.
Nhân vật đến đảo Bidong
Chắc chắn có nhiều vị đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hai nền Đệ Nhất và Đệ NhịCộng Hòa nhưng tôi không biết. Có rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư, luật sư. Đốc sự hành chánh … Tôi chỉ xin ghi lại giới dân, quân y mà thôi:
Vào tháng 3, tháng 4 năm 1979, dân số Pulau Bidong đạt mức cao nhất: non 45.000 (bốn mươi lăm ngàn), khoảng 140 y nha dược sĩ đủ mọi khóa. Đặc biệt:
· Bác sĩ Nguyễn Đức Tiến, y sĩ trung tá, trưởng khối Tê Mê Tổng Y viện Cộng Hòa … Thuộc hạng “sư” về khả năng chuyên môn. Đàn em gọi là Tiến “thầy”. Gia đình anh vượt biên làm hai nhóm, trước sau. Cả hai nhóm (hai cái ½ gia đình) đều gặp hãi hùng: anh suýt bị hải tặc Thái Lan đạp xuống biển, tàu của chị cũng suýt bị đắm.
Mỹ, Nga phóng phi thuyền để ráp nối với trạm không gian … tí teo trong vũ trụ mênh mông. Dễ òm. Không ráp nối được mới là lạ, là trục trặc vì họ có đủ yếu tố kỹ thuật. Hai cái nửa gia đình anh chị bác sĩ Nguyễn Đức Tiến mà “ráp nối” nhau được ở Pulau Bidong mới không phải là lạ mà là PHÉP LẠ. Anh em ở giới Y chúng tôi nghĩ: Trời giúp bởi anh chị Tiến rất hiền, rất tốt với mọi người.
· Bác sĩ Nguyễn Duy Cung rất hiền và đa tài. Anh đã là thuyền trưởng cận duyên và viễn duyên trước khi về học y khoa. “Interne Cung” (nội trú các bịnh viện). Chuyên khoa giải phẫu lồng ngực. Giám đốc bệnh viện Nguyễn Văn Học. Ngày 30/4/75, từ chối lời mời di chuyển, đứng giải phẫu với bác sĩ Bernad Kouchner cho đến khi bộ đội cộng sản vào chĩa AK đuổi cả hai ra khỏi phòng mổ.
Anh Cung vẽ rất tài, làm chirungie plastique rất có “hoa tay”.
Bác sĩ Nguyễn Bội Hoàn, quyết định đi Pháp, rời đảo rất nhanh. Bác sĩ Hoàn là trưởng nam của Giáo sư Nguyễn Ngọc An, cựu Bộ Trưởng bộ Chiêu Hồi.
Bác sĩ Trần Dương Đôn (Dominique), em ruột giáo sư Trần Lữ Y (Louis), cựu Bộ Trưởng Y Tế, ở đảo có mấy tuần. Vợ là Bác sĩ Thái Ngọc Hoa (em của Thái Tường, Tiến sĩ Dược, Giáo sư Ký sinh trùng học) và con đã “di tản” sang Pháp trước 30/4/1975 nên Son Excellence Consul de France à Kuala Lumpur, Jean Blattes chấp thuận lẹ.
Giới ca sĩ có Thanh Tuyền, Băng Châu.
Báo Nouvelle Calédonie, nơi xuấn xứ chiếc tàu bệnh viện L’Ile de Lumière, đài truyền hình Mỹ: CBS, Pháp: Antenne 2 đến Pulau Bidong … làm phóng sự, thu hình … có “dính” tôi trong đó. Nhờ vậy, một số bạn hữu ở Mỹ, Pháp biết tôi đã thoát khỏi “địa ngục trần gian” và viện trợ cho tôi, qua trung gian UNHCR.
Trở lại Pulau Bidong hay: 30 năm sau, Việt cộng vẫn là Việt cộng, nghĩa là tàn ác và ngu dốt.
Tháng 3, năm 2005, một nhóm thuyền nhân trở lại Pulau Galang và Pulau Bidong để: tưởng nhớ những người đồng cảnh ngộ đã vắn số trên bước đường tìm tự do và tỏ lòng tri ơn chính phủ, hội đoàn, cơ quan, tư nhân … đã cứu giúp người tị nạn. Ở mỗi nơi họ dựng một tấm bia với những giòng như sau. Tôi xin ghi nguyên văn:
“In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975 – 1996). Though they died of hunger or thirst, or being raped, or exhaustion or any other causes, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. Overseas Vietnamese communities, 2005”.
Tạm dịch:
Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996).
Dù họ chết vì đói khát, vì bị hảm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu.
Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.
CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI, năm 2005.
Chính phủ Việt Nam làm áp lực với chính phủ Malaysia và Indonesia để phá bỏ hai bia đá đó.
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ
Làm lại cuộc đời
Gia đình tôi đến Annandale, Virginia ngày 01 tháng 06 năm 1979. Lúc bấy giờ người “tị nạn” “boat people” chưa đông. Thủ tục trợ cấp xã hội, y tế (welfare, medicaid) rất nhanh …
Sáng sớm 4 giờ, tôi và ba đứa con lớn thức dậy đi … bỏ báo Washington Post. Nhớ bài học thuộc lòng từ lớp ba, năm 1948:
Tôi chỉ là một trẻ em bán báo
Khắp phố phường chân sáo nhảy tung tăng
…
Bán văn chương ai dám bảo nghề hèn …
Đến 6 giờ … “công tác phổ biến văn chương, chữ nghĩa” xong, cha con về ngủ lại một chút.
7:30 sáng thức dậy. Con đi học. Cha đi làm “thợ phụ” với một nhóm … sửa chữa nhà để có chút tiền bù vào “ngân sách” gia đình.
Tối về, cơm nước xong xuôi, các con làm “home work” vật vã với Anh văn cho học sinh ngoại quốc (English as a Second Language/ ESL), cha lo học thi ECFMG (bằng tương đương cho bác sĩ ngoại quốc).
Khóa ECFMG tháng 7/79 đã hết hạn nộp đơn rồi, hơn nữa biết gì mà thi – Tù đày cải tạo, gian khổ Bidong, trí óc có ngu muội, thì hợp lý thôi. Ráng “gạo” để thi khóa 02/80. Đến cuối năm 79, đành phải bỏ bớt cái “job” “bán văn chương” của Washington Post.
Đậu ECFMG luôn phần Y khoa và Anh văn, mừng hết lớn. Lo nộp đơn “xin một chỗ đứng dưới ánh mặt trời”: nội trú (residency). Ráng cho kịp niên khóa 80 – 81.
FMG, đứa con “vô thừa nhận”
Tôi gởi ra tất cả là 62 đơn, khắp nước Mỹ, trừ những nơi người ta ghi rõ ràng: No FMG.
(Foreign Medical Graduates là bác sĩ tốt nghiệp trường ngoại quốc)
Đủ mọi ngành, trừ những ngành mình thấy rõ ràng là … vô hy vọng như Giải phẫu Thẩm mỹ, Tai Mũi Họng, Nhãn khoa…. Tiền làm bản sao, tiền bưu phí … muốn ói cơm.
Số trời còn thương. Được ba nơi gọi phỏng vấn … và chỉ một nơi nhận: Family Practice (Y khoa gia đình) ở Delaware County Memorial Hospital, Drexel Hill, PA 19026.
Bấy giờ là tháng 6/ 1980. Lần đầu tiên , năm năm sau ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam tôi … thấy chút yêu đời.
Residency 3 năm. Cũng cực nhọc, cũng ê chề lắm! Một y tá hỏi: Biết “start an IV”không ?
Một bà bệnh đuổi tôi ra khỏi phòng vì tôi không hiểu “Charlie horse” là gì?
Thôi, rán nín thở lặn qua sông, thôi noi gương Quốc Văn Giáo Khoa Thư… về nhà viết một trăm chữ NHẪN…
Chân trời mới
Xong chương trình thường trú Family Practice tôi làm full time ER physician (bác sĩ khoa cấp cứu) ở Somerset Hospital, PA 15501.
Khoảng đầu tháng 3 năm 1985, bỗng nhiên tôi nhận điện thoại từ Los Angeles (L.A.).
· Bác sĩ xuống L.A. được không?
· Tôi đang đi làm, mà xuống L.A. làm chi? Ông là ai?
· M. Cậu còn nhớ bị nhốt ba ngày trong conex không?
· Đâu phải ba ngày. Một tháng với ba ngày.
· Mà cậu có viết cái thơ võn vẹn chín chữ đó không?
· Tớ đâu có viết. Tụi nó chỉ nghi thôi mà nhốt tớ suýt toi mạng.
Đêm hôm đó, bổng nhiên cả một khung trời dĩ vãng hiện lại trong trí tôi.
Nhân dân cho lên lon.
Đài phát thanh thông báo lệnh của Thượng tướng Trần văn Trà, Chủ tịch Ủy
ban Quân quản Thành phố Hồ Chí Minh (tên mới của Sàigòn): Các sĩ quan
chế độ cũ phải trình diện “học tập cải tạo”. Những sĩ quan cấp thiếu tá
trở lên phải đi trình diện từ ngày thứ bảy 15 và chủ nhật 16 tháng 6,
1975, thời gian “cải tạo” là 30 ngày và điạ điểm trình diện là các
trường học rải rác khắp Sài gòn, Chợ lớn, Gia định như Petrus Ký , Trưng
Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Don Bosco…
Gia đình tôi ở đường Nguyễn Trải, Quận 5, gần Nhà thương Phước Kiến, căn
phố lầu, tầng một và hai. Tầng trệt làm phòng mạch. Khuya thứ haí
7-6-75 (hết hạn trình diện học tập cho cấp tá và tướng), có người nhận
chuông. Nhìn đồng hồ: một giờ sáng. Tôi xuống mở cửa, bực và lo. Không
phải một, mà năm người: bốn bộ đội với súng AK và một người đeo K54 mà
tôi đoán là hạ sĩ quan. Vừa bước vào bên trong, hắn hỏi ngay:
· Anh tên Nguyễn Sơ Đông phải không?
· Phải.
· Sao anh chưa đi trình diện học tập?
· Đài ra thông cáo: cấp thiếu tá trở lên trình diện, tôi chỉ là đại úy thôi.
Tôi đưa cho hắn xem giấy tờ của Cao Đăng Chiếm, Đại tá Công An/Tình báo
cọng sản ký. – Tôi có lịnh mời anh đi trình diện học tập ngay.
Làm sao tôi cải lại được với AK và K54:
· Lệnh gấp như vầy, các anh phải cho tôi sửa soạn áo quần, thuốc men,
thực phẩm chớ…Vừa nói tôi vừa bước trở lạI hướng cầu thang để lên lầu.
· Không , anh không được đi đâu hết. Muốn gì, gọi người nhà anh lấy.
Đành chịu thôi. Bà xã tôi vừa sắp xếp áo quần, thuốc suyễn, thức ăn tiền
bạc cho tôi, vừa khóc thút thít. Trước khi bước ra cửa, tôi còn bình
tĩnh dặn:
– “Má” đừng sợ.. Nếu họ muốn giết thì chắc đã giết rồi chớ còn dẫn đi đi đâu.
Ra khỏi nhà, tôi đi giữa, bốn người bộ đội đi bốn góc. Thì ra chúng dẫn
tôi xưống Chi Cảnh sát Chợ Hoà Bình. Vào trong chi cảnh sát, đã thấy ba
ngườI tôi đóan là sĩ quan ngụy như tôi. Đến gần ba giờ sáng, lục đục bộ
đội dẫn về thêm hai người nữa. Cọng với tôi là sáu. Chất lên xe cảnh sát
cũ (màu xanh và trắng), chở lên Ty Cảnh sát Quận Năm, đường Đồng Khánh.
Chúng tôi được đưa vào một phòng nhỏ có vài cái bàn, mươi cái ghế và
bốn năm người ngồi chờ. Mỗi người được phát một tờ giấy học trò.
Khai lý lịch. Cấm “liên hệ” với nhau. Gần bốn giờ sáng, một công an, có
vẻ là sĩ quan đến, ngồi sau một bàn viết, kê ở góc phòng, gọi từng
người, “khai thác “ lại.
· Anh khai là trung úy. Tình báo nhân dân bảo anh là thiếu tá. Tại sao?
· Dạ, vì tôi mang lon Hải quân, bà con nhìn không ra chớ tôi mớI 23 tuổi, làm sao lên thiếu táđược?
· Anh thì sao? Anh khai là binh nhì đào ngũ?
· Dạ phải, tôi thuộc Sư Đoàn 5 Bộ binh ở Lai Khê. Tôi đào ngũ. Vì tôi
muốn o con nhỏ ở trong xóm, nên tôi mang đại lon thiếu tá giả. Tôi học
chưa hết lớp ba, làm sao làm thiếu tá được?
· Anh thì sao? Tình báo nhân dân “nhất trí” anh là thiếu tá mà ? Hắn hỏi tôi.
· Tôi mang lon đại úy từ năm 68; lúc sau này, mỗi lần về thăm nhà, tôi
mặc dân sự, bà con tưởng tôi lên thiếu tá rồi, chớ thật tôi còn là đại
úy.
Mỗi người đều có một lý do riêng. Cuối cùng, tên công an bảo:
· Các anh xác nhận không phải sĩ quan cấp tá ngụy phải không?
· Dạ đúng.
· Khai mang “cách mạng” kỷ luật nặng lắm. Được, tôi cho các anh về chờ lệnh.
Lục tục, chúng tôi mang đồ đạt hướng ra cổng Ty Cảnh sát Quận năm. Bổng
tên công an gọi lại. Hồi hộp. Hắn bảo: mới 5 giờ sáng, còn giới nghiêm
(cho đến 6 giờ), mấy anh ra đường bộ đội bắn chết. Thế là xe cảnh sát
chở tôi về nhà. Hú vía. Nhận chuông. Bà xã tôi tưởng tôi “hiện thân về’.
Tự chui vào rọ.
Chủ nhật 23–6-75, khoảng một giờ trưa, bạn tôi, Nguyễn Lộc Thọ, Giáo sư
Trường Quốc gia Nghĩa tử đến chở Honda tôi đi trình diện “học tập cải
tạo”.
Lần này, trình diện đúng ngày, đại úy thật, 10 ngày. Địa điểm: Trường Nữ Trung học Trưng Vương, gần Sở Thú.
Sắp hàng. Vai mang túi áo quần, thuốc men… và một cái võng nylon.
Đến lượt tôi, đứng trước bàn một bộ đội tôi không biết cấp bực. Hắn ngồi ngay ngắn, nhìn tôi khá lâu và hỏi:
· Anh đứng trước cán bộ cách mạng mà còn mang kính?
Tôi chưa kịp hiểu anh ta nói gì, đã nghe lệnh:
· Gỡ kính xuống.
Gỡ thì gỡ. Tôi là kẻ bại trận mà. Tôi gỡ kính, cầm tay, không dám để trên mặt bàn.
· Ngồi xuống.
Ngồi thì ngồi. Giờ tôi như cá nằm trên thớt. Hắn đưa tôi tờ giấy, bảo khai lý lịch. Tôi cầm tờ giấy, chậm rãi:
· Kính thưa… Tôi không biết gọi anh ta bằng gì? Đồng chí thì không đúng
và không được. Cấp bực thì tôi không biết. Gọi bằng ông sợ bị mắng.
· Cho phép anh gọi tôi là cán bộ.
– Vâng, kính thưa cán bộ, kính tôi mang là kính cận, tròng trong vắt,
không phải kính râm. Tôi cố đọc trọ trẹ “râm-dâm”, sợ cán bộ không hiểu
nếu tôi phát âm theo “Nam kỳ rặc” là “râm”. Gọi là kính mát, chắc chắn
hắn không hiểu rồi. May mà tôi không mang verre fumé.
Cán bộ ra lịnh tôi gỡ kính xuống, tôi không thấy đường để viết, đọc gì
hết. Hắn nhìn tôi, nhìn sang kính tôi đang cầm tay, gật đầu:
· Cho phép anh mang kính lại.
Tôi biết, từ đây đời mình sẽ còn nhiều giông bão.
Tập họp chia nhóm: 18 người thành một A. Tôi cũng không thắc mắc tại sao
18, không phải là 15 hoặc 20. Bốn A thành một B. Tôi thuộc A8 B12. Lên
lầu, vào lớp học, tạm trú.
Tôi đã đến trường Trưng Vương nhiều lần rồi. Trong những năm ở Đại học Y
khoa ở số 28 Đường Trần Quý Cáp, tôi là giáo sư dạy giờ, môn vạn vật,
Trường Petrus Ký. Năm nào cũng đi gác thi, chấm thi Tú tài I và II ở
Petrus Ký, Gia Long, Chu văn An hoặc Trưng Vương. Đâu ngờ, đây là lần
cuối cùng …vào Trưng Vương “Tử Cấm Thành”.
Khoảng 5 giờ chiều, lệnh xuống sân lãnh cơm. Trời! Cơm do Nhà hàng Đồng
Khánh mang đến. Tôi nghĩ là phải ngon lắm vì nhìn cũng giống cơm chiên
Dương Châu mà mỗi lần đi dự tiệc cưới ở Đồng Khánh người ta hay đãi.
Nhưng nuốt cho đỡ đói thôi chứ có biết mùi vị gì. Nhìn chung quanh, anh
em đồng cảnh… cũng lặng thinh. Mỗi người một tâm sự, ánh mắt lo âu.
Ăn xong tập họp. Nghe lệnh. Những điều cấm không được làm… không được nói.
Màn đêm từ từ buông xuống.
Trở lên lầu, tìm cách giăng mùng giữa các bàn học, ngủ đỡ, qua đêm.Trằn trọc mãi.
Bao nhiêu câu hỏi. Tương lai về đâu? Bao nhiêu lo âu.
Nửa khuya, có tiếng tu huýt, lệnh trở xuống sân. Tập họp theo đơn vị A,
B. Nhận lệnh mới. Di chuyển. Tuyệt đối cấm, cấm, cấm. Nhiều điều cấm
lắm. Anh nào ra khỏi hàng là bắn bỏ. Thòng lọng ở cổ từ từ siết lại.
Xe Motorola chờ sẳn trước cổng Trường Trưng Vương. Lên xe. Kiểm soát.
Tấm bạt mui xe khép kín lại. TrờI tối càng thêm tối om… như đời của kẻ
bại trận. Có tiếng AK đạn lên nòng. Xe chuyển bánh. Quo vadis?
Sau nhiều lần quẹo, xe chạy thẳng và êm hơn. Mình ra xa lộ. Anh ngồi
ngoài cũng hé chút mui cố nhìn và định hướng. Chạy mãi đến sáng thứ hai
24-6-75.
“Ê, mình đến Long Khánh rồi đó mấy cha. Vừa qua khỏi vườn cây của Đại
tướng Lê văn Tỵ, chạy nữa. Đi đâu cà ?” Cuối cùng, bộ đội mở tấm bạt.
Xuống xe. Hai chân tê cóng. Anh nào đó nhìn ra: đây là Long Giao, doanh
trại cũ của Trung Đoàn 48, Sư đoàn 18 Bộ binh, trước là căn cứ Black
Horse của Mỹ.
Tập họp. Mỗi B gồm 72 người vào một nhà, gọi là lán, do một cán bộ gọi là quản giáo chỉ huy.
Nhà trống, đầy bụi rác. Đủ thứ rác.
“Thế mình ở đây à?” Có giọng ngây ngô hỏi.
– “Ngủ ở đâu?”- “Nằm ngay trên sàn nhà mà ngủ”. Nhưng trước hết phải tìm cách quét cho sạch cái sàn nhà đã.
Một đoạn đời mới từ đây.
Đời sống vô sản.
Mỗi người mang theo một túi vải, trong chứa áo quần, thuốc men. Đứa nào
cũng có môt lon “gô”(lon sữa Guigoz bằng nhôm). Riêng tôi còn có thêm
mấy lưỡi câu, dây nylon và cái võng nylon có mùng luôn. Thuốc suyễn uống
và bơm. Hơn 100 viên chloroquine. Mỗi tuần một viên, tôi sẽ chịu đựng
được trên hai năm. Tôi không tin mình sẽ đi 10 ngày, nhưng tôi dự trù có
sáu tháng thôi. Đâu ngờ phải đi ở tù lâu quá vậy!
Mỗi người được 40 cm sàn ciment. Tôi nằm đong đưa trên võng, không đụng ai và rộng thêm chỗ cho hai bạn tù bên phải và trái.“Khôn dại cùng chung ba thước đất
Giàu sang chưa chín một nồi kê!”
Vua Tự Đức mà còn cam ba thước đất, mình được bốn tấc…mà còn than nổi gì?
Tổ chức thành “tổ” (A) và lán (B) chia phiên bữa củi, kéo nước giếng, nấu ăn (gọi là anh nuôi)hoặc ra ngoài trại lao động. Thật tình, đối với những người không bị đưa ra Bắc, phần lớn là sĩ quan cấp úy, thì lao động không đến mức “cực hình, khổ sai” nhờ nhiều yếu tố. Bắt đầu cuối năm 1976, đầu 1977, họ nhận được thơ, thực phẩm, thuốc mencủa gia đình, nâng đỡ tinh thần lắm; họ còn trẻ, trên dưới hoặc vừa bốn mươi ngoài, thân thể còn tráng kiện; thời tiết trong Nam không khắc nghiệt như ở thượng du Bắc Việt, trại Hà Nam Ninh, Hoàng Liên Sơn, Cổng Trời… tối đến lạnh xuống 3-4 độ Celsius; mỗi lần ra khỏi trại làm lao động gặp dân địa phương còn có cảm tình với “ngụy”, nhiều khi họ giúp cho thức ăn như chuối, bắp cũng thấy “ấm lòng”.
Đói vẫn cứ đói, mỗi ngày 400 gram gạo không thấm vào đâu. Tuy nhiên không ai than phiền gì vì bên ngoài, gia đình mình cũng vất vả lắm. Chỉ lo cho vợ con. Lấy gì sống? Đi kinh tế mới. Qua mấy lần đổi tiền rồi còn gì đâu!
Đời sống tinh thần:
Người cải tạo rất khổ tâm về phương diện tinh thần. Những linh mục phải đi học tập vì là đại úy tuyên úy công giáo rất đáng khâm phục. Bất chấp ngăn cấm, kiểm soát chặt chẽ, các cha vẫn làm thánh lễ cho người tù công giáo. Lễ bỏ túi, lễ chạy, lễ di động. Nhưng vẫn có Thánh lễ, nâng đỡ tinh thần với đức tin Chúa.
Ngược lại các cán bộ chỉ lập lại những lời tuyên truyền trước đây trong chiến tranh có thể áp dụng với dân chúng ít học nơi vùng quê hẻo lánh nhưng bây giờ đối tượng lại là những sĩ quan có trình độ, tối thiểu cũng đã tốt nghiệp trung học.
Luận về tội của người đi cải tạo: “Anh là giặc lái, lái máy bay bỏ bom toàn trẻ em và phụ nữ; bộ đội được huấn luyện kỷ thuật tránh bom, đâu có chết. Anh là quân y, chích thuốc kích thích cho lính ngụy nó hăng lên đánh phá cách mạng dữ dội. Anh là Cha, là Cố, làm phép cho lính Ngụy đạn bắn không trúng.”
Ngoài ra những buổi sinh hoạt “Văn nghệ” làm tôi khổ sở lắm. Không muốn nghe, không muốn thấy cũng không được. Ngồi xoay qua xoay lại cũng bị phê bình. Ngồi ngủ gục tội còn nặng hơn nữa. Cuối cùng tôi có cách. Tuyệt chiêu! Tôi ráng nhớ hết tên quý cô giáo, thầy giáo, giáo sư trung học, giáo sư đại học khoa học, đại học y khoa…Tôi ngồi đó, như tượng gỗ. Ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh nhưng tôi không thâu nhận gì hết vì trí óc tôi đang bận với tên tuổi những người đã góp phần dạy dỗ tôi. Xong. Tôi nhớ hết.
Kế đến, lần sinh hoạt văn nghệ tới, tôi ráng nhớ tên mấy đứa bạn cùng lớp. Lẽ dĩ nhiên tôi đâu có nhớ hết nổi, nhưng đầu óc tôi đâu có rảnh để “tiếp thu” những lời vô nghĩa, chướng tai. Tôi ráng nhớ mấy bài “học thuộc lòng” (recitation). Vui lắm. Học từ những năm 1947-48. Ví dụ bài “Cắt móng tay”:
Đời xưa có thói dị thường
Những người sang trọng ngồi không tối ngày
Bởi nên không cắt móng tay
Để cho nó mọc ra dài uốn cong
Đời nay có thói lạ lùng
Móng tay họ cắt mà không cắt cùi
Mỗi ngày mài dũa lau chùi
Thoa son đánh phấn ra mùi Tây U…
Cũng có bài cảm động lắm như bài “Tan buổi học”:
Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa,
Nhác trông con đưa đứa về dần,
Xa xa con đã tới gần,
Mẹ con tề tựu quay quần bửa ăn. Cơm dưa muối khó khăn mới có, Của không ngon nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm dòn,
Chồng chồng vợ vợ, con con một đàn.
Hoặc bài” Après la bataille’ của Victor Hugo, bắt đầu bằng câu:
Mon père ce heros, au sourire si doux,
…Donne lui tout de même à boire, dit mon père.
Đặc biệt bài “La maison paternelle” càng làm nhớ nhà thêm:
“Inoubliable est la demeure
Qui vit fleurir nos premier jours…”
Ngày lại qua ngày. Không ai dám đếm ngày đếm tháng nữa.
Vụ án Bác sĩ B. Q. M:
“Học tập cải tạo” đã hơn một năm rồi. Ngày về mù mịt như Tô Vỏ chăn dê. Bặt tin tức. Có “ai” đề cập đến liên lạc với gia đình đâu. Trái lại, hàng ngày cán bộ nhắc nhở lệnh: Cấm “liên hệ” với bất cứ ai, lúc ở trong trại cũng như lúc ra ngoài đi lao động (cuốc đất trồng khoai mì, chặt tre, đốn củi).
Không biết bằng cách nào, các bà vợ “tù cải tạo’ ở Sàigòn biết được Trại Long Giao. Thế là ngày nào cũng có mươi bà lên đón mong gặp các toán tù “xuất trại để lao động”.
– Các anh ơi, tôi là vợ của Đại uý X, trước ở Đơn vị Y. Các anh nhắn dùm là gia đình bình yên. Ba đứa con tôi nuôi không nổi nên cho nó theo Cậu Z, theo chú nó hết rồi. OK Salem hết rồi.
Thế là chiều hôm đó thế nào cũng có màn: “Sáng nay tao thuộc tổ chặt tre, có thấy Bà Xã mày lên. Không làm sao nhận được quà cáp gì hết vì bộ đội kiểm soát chặt chẽ quá. Nhưng Bà Xã mày nhắn là gia đình bình yên, ba đứa con bả cho Cậu Z nuôi. Mẹ, Cậu Z “vọt” hồi 75 phải không mậy? Ê, còn đường không, cho xin một thẻ”.
Tối hôm đó, trong giấc ngủ chập chờn, Đại úy X. mỉm cười.
Sau này, Bà Xã tôi kể lại: đã lên Long Giao tám lần. Những ngày ấy, tôi không thuộc toán lao động ra ngoài. Những ngày tôi cuốc đất, vác củi ngoài trại, Bà Xã tôi không lên. Cũng dễ hiểu thôi: còn lo chạy gạo, săn sóc bốn đứa con nữa chớ!
Mỗi buổi tối sinh hoạt, quản giáo nhắc lại: Cấm liên hệ.
Rồi giông tố nổi lên. Không biết cách nào đó, cán bộ bắt được một tờ giấy nhỏ với vỏn vẹn chín chữ: “Má và các con yên tâm, Ba bình an”.
Theo ngôn ngữ được dùng, tác giả là một tên Nam Kỳ. An ninh trại điều tra và quả quyết BS B. Q. M. là thủ phạm với bản án: “Nhốt vào conex”. Thời gian sẽ quyết định sau.
Conex là một hộp sắt hình vuông, mỗi cạnh khoảng 1,5m, có hai cánh cửa, kín mít , dùng để chứa hàng hóa, gởi từ Mỹ sang. Người ta khoét hai lổ khoảng 10x20cm cho người tù thở. Conex để giữa “trời cao đất rộng”, không một bóng mát. Trong conex, tù không đứng thẳng được. Ban ngày nhiệt độ lên tới 105-110 F. Sắt giản ra bưng bưng (đâu có chuyện “ Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát,” đâu có “áo lụa Hà Đông”!). Người tù conex chỉ có một bộ đồ, cởi ra hết, che trên đầu, hy vọng đỡ nóng. Mắt đỏ hoe. Miệng khô đắng. Da sần lên như da cắt kè. Mỗi ngày được một lít nước. Tiểu tiện ngay tại chỗ. Nước tiểu vừa đụng sàn conex đã bốc hơi. Cục phân, nhỏ như cứt dê, cũng khô cứng.
Cửa conex chỉ mở ngày hai lần cho bạn tù mang nửa khẩu phần cơm tới. Rồi đóng lại ngay. Người ta không muốn tù được hưởng chút không khí trong sạch. Đúng nghĩa không khí trong sạch, không bóng gió gì hết.
Ban đêm lạnh thấu xương. Tù nằm cong queo nghe sắt co rút lại kêu răn rắc. Không còn sức để mà run.
Bị nhốt trong conex là kể như mình đã đặt một chân vào thế giới bên kia rồi. Chỉ cần rút nhẹ một chân nữa là xong một kiếp người ở cái tuổi chưa đầy bốn mươi. Vậy mà BS B.Q.M. còn sống nhăn sau một tháng cọng với ba ngày trong conex.
Đến nay, ba mươi năm sau, BS B.Q.M. vẫn BỐN không biết: không biết ai là tác giả chín chữ đó, không biết tại sao an ninh trại lại quả quyết là mình, không biết tại sao được thả ra, không biết nhờ đâu mình sống được.
“Vertigo” của BS Nguyễn sơ Đông.
Một buổi chiều không đi lao động, tôi đang ngồi vá chiếc võng nylon thì có bộ đội chuyển lệnh:
Lên văn phòng làm việc với Anh Lực. Nghe tên Anh Lực, tôi lạnh mình. Mấy đứa bạn tù ngồi gần đó ngước nhìn tôi, nhìn tên bộ đội non choẹt vác AK mà ngao ngán dùm tôi.
“Anh Lực” là trung úy an ninh của trại Long Giao nổi tiếng “ác ôn”. Thật tình, tận mắt, tôi chưa có dịp thấy hắn hành hung, đấm đá gì ai. Nhưng nộ nạt, sỉ vả, chửi mắng, hăm dọa tù là chuyện cơm bửa đối với hắn. Tôi đã bị hắn gọi đích danh ra “trước hàng quân”… tù để sỉ vả:
– Lúc nhỏ, anh là con đẻ của thực dân Pháp (vì cái tội theo học ở trường Chasseloup Laubat của Pháp), lớn lên, anh làm tay sai đắc lực cho Đế quốc Mỹ. Tội của anh đáng chết mười lần, anh có thấy nhục nhã không?
“Anh Lực” mà ra lệnh nhốt vào conex thì hết thấy mặt vợ con, anh em, bè bạn. Tôi lại nhớ đến hình dáng của BS B.Q.M. sau khi được dìu ra khỏi conex. Trắng xanh, mắt sâu hoắm, không còn chút sinh lực, ốm tong teo… Nhìn vào không thấy đâu hết, chỉ thấy bộ quần áo rộng thênh thang bay phất phơ trong gió. Đứng không vững. Nói không ra tiếng. Bây giờ, năm 2006, ngồi yên viết lại, chớ lúc đó tôi sợ lắm, bước chậm chậm như cái xác không hồn. Tôi ráng lấy can đảm, nắm chặt tay lại chớ chân tôi bắt đầu run run khi gần đến văn phòng Tiểu đoàn tù L2T1.
Đến cửa văn phòng, tự nhiên tôi quay lại nhìn trời. Biết đâu đây là lần cuối mình còn có thể nhìn lại chút bầu trời trong mát.
Bộ đội đứng nghiêm: “Báo cáo đồng chí…” , vừa báo cáo vừa để tay vào lưng tôi, “diù” nhẹ tôi vào văn phòng. Toàn thân tôi nổi da gà. Tôi có cảm tưởng đao phủ đưa tội nhân lên máy chém.. Tôi bước vài bước vào đứng nghiêm trong văn phòng Trung úy Lực: – Kính xin báo cáo… Tôi vừa nói vừa nhìn hắn, cố lấy giọng bình tĩnh.
Hắn ngồi sau bàn viết, cố tình không nhìn tôi, như đang tìm kiếm gì đó, lấy ra một xấp hồ sơ. (Tôi nghĩ đó là hồ sơ của tôi vì từ khi vào trại đến giờ đã khai lý lịch trích dọc trích ngang hơn chục lần rồi). Rồi từ từ, hắn đứng dậy, kéo áo lại cho ngay ngắn, từ từ tháo dây thắt lưng có dính tòn ten bao da đựng cây K54, để nhẹ trên bàn viết, kế một tách trà đã vơi.
Nãy giờ cũng đã gần năm phút rồi, hắn vẫn không thèm nhìn tôi bằng nửa con mắt, không thèm phán cho tôi nửa lời. Tim tôi đập liên hồi, có cái gì ngăn ở ngực. Muốn ói. Tai ù. Mắt mờ. Như đang lạc vào thế giới huyền ảo. Cái sợ đã lên tới tột đỉnh.
Bổng hắn đập mạnh nắm tay xuống mặt bàn. Rầm. Tiếng rầm kéo tôi trở lại thực tế. Tôi mở mắt to, há hốc nhìn hắn. Hắn quát:
– Tại sao tới giờ này anh còn dối cách mạng. Cách mạng đã tha tội chết cho anh… Thật là một lũ ngụy.
Sợ quá , tôi không biết lúc đó tôi có hiểu hết những gì hắn nói không. Hắn ra mặt giận dữ, vừa thét to, vừa đẩy xấp hồ sơ về phía tôi.
Như có phép lạ, trong thoáng giây, đầu óc tôi minh mẫn lại. Có lẽ ngọn đèn bừng sáng lên trước khi bị dập tắt. Tôi linh cảm trong cử chỉ, trong giọng nói của hắn có chút gì giả dối, có chút gì muốn áp đảo tôi.
· Xem đây, anh viết anh không hề vào đảng “Thằng Thiệu” mà sao lên cấp bậc đại úy. Mẹ, không vào đảng, lên đại úy. Dối cách mạng cho cải tạo mục xương.
Tôi tỉnh lại hẳn. Tôi cám ơn hắn đã lập lại câu nói “không vào đảng, sao lên đại úy”. Tôi không nghe sai. Tôi cảm được con người tôi hiện đầy sinh khí. Tôi muốn cười thật to, cho sướng. Tôi vẫn đứng nghiêm. Hắn còn hét to lên nữa, tiếp tục mắng chữi, hăm dọa đủ điều. Tôi đâu có nghe nữa. Tôi biết chắc chắn hắn hố rồi. Tôi biết chắc chắn không có gì để buộc tội tôi, ngoài cái tội ngụy. Và tôi không sợ nữa. Hắn mệt rồi. Hớp cạn tách trà, hắn ngồi lại xuống ghế, mắt mở to nhìn tôi như cố ý xem tôi “xanh mặt” đến mức nào. Run chưa?
Tôi chậm rãi để hưởng hết cái hương vị đậm đà của “chiến thắng”.
· Kính thưa anh cho phép tôi báo cáo.
Sau một thoáng suy nghĩ hắn gật đầu chấp thuận.
· Kính xin báo cáo anh mấy điều. Thứ nhất, anh xem lại bảng lý lịch của tôi, tôi không có mang cấp bực thiếu úy động viên vào quân đội … (Tôi muốn nói Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà không dám) …
· Ngụy chứ quân đội gì, hắn cắt ngang.
· Động viên tháng 3 năm 1966, tôi mang ngay cấp bực trung úy (tôi cố tránh chữ ngụy). Thứ hai: Trong quân đội Miền Nam …
· Tôi ra lệnh anh nói quân ngụy, hắn bực dọc lắm rồi.
· Vâng trong quân ngụy, không có cấp “thượng” như thượng úy, thượng tá, thượng tướng, nghĩa là từ trung úy lên ngay đại úy. Thứ ba: Tôi lên đại úy từ năm 1968 (đặc cách tại mặt trận, tết Mậu thân, tôi không dám nói sợ hắn “quýnh” tôi) và đến năm 1975 vẫn còn mang đại úy. Như thế tôi vào quân … ngụy hơn 9 năm, lên có một cấp bực thì có đảng nào đâu!
Tôi vẫn đứng nghiêm, nghiêm để nhìn cái bối rối của hắn. Hắn vẫn trừng mắt nhìn tôi, trong ánh mắt có chút bẽn lẽn của một người vừa đánh … hụt. Hắn cố gỡ gạc:
· Cách mạng tìm được tài liệu anh là đảng viên đảng “Thằng Thiệu” thì sao?
· Kính xin báo cáo: tùy cách mạng định đoạt.
· Thôi cho anh về. Cấm kể lại chuyện này cho bất cứ ai. Chết với tôi đấy.
Hắn gọi bộ đội đưa tôi lại lán B12. Trên đường về tôi huýt sáo nho nhỏ… “The longest day”. Về đến lán, anh em ngạc nhiên thấy tôi còn nguyên vẹn. Mắt không bầm, mặt không sưng. Tay chân còn cử động nhịp nhàng. Tuy nhiên không anh nào dám hỏi han gì hết. “Anh Lực” oai đến thế.
Chuyển trại
Một ngày đầu tháng 3 năm 1977. Sáng sớm ban quản giáo ra lệnh: hôm nay không học tập, không lao động, các anh mang hết đồ đạc ra sân khám xét.
Đây không phải là lần đầu. Trong quá khứ, thỉnh thoảng đôi ba tháng một lần chúng tôi bị “khám xét tổng quát”: vũ khí nhọn (chống đối), cơm khô (âm mưu trốn trại), thư từ (liên hệ), tài liệu (tuyên truyền) … Sau khi ăn cơm trưa, xét tiếp đến xế chiều mới xong.
Anh em đang xếp đồ đạc lỉnh kỉnh cho vào túi vải bỗng quản giáo ra lệnh: “Cán bộ Trung Đoàn đến, tất cả đứng yên tại chỗ”. Cán bộ Trung Đoàn, gầy đét, mắt vàng sốt rét kinh niên, môi thâm thuốc lào trao một tờ giấy, quản giáo đọc: “Các anh có tên sau đây đứng qua bên phải, chờ lệnh”. Mười lăm, muời sáu tên, trong đó có tôi. Các anh khác mang đồ trở vô lán, đóng cửa lại. Cấm trở ra sân. Nhóm chờ lệnh, hoang mang. Nhóm trở vào nhà lo âu. Cả hai nhóm đều xanh mặt.
Sau đó, nhóm chờ lệnh mang túi đồ đạc được dẫn lên trước văn phòng tiểu đoàn L2T1, ngồi thành một hàng dọc cùng với nhiều nhóm khác. Tiếp tục chờ lệnh. Chờ lệnh trong sợ sệt. Chốc chốc lại có anh thì xin phép đi tiểu. Mờ tối, khoảng 8 giờ, một đoàn 5 chiếc Molotova tới. Bây giờ cán bộ Trung Đoàn mới cho biết: “Có lệnh chuyển trại các anh.” Giống như gần 2 năm trước từ “Tử cấm thành Trưng Vương” lên Long Giao, nghĩa là đi ban đêm, với bạt mui xe đóng kín; lệnh rất nghiêm nghĩa là ra khỏi hàng là bắn bỏ. Một chi tiết nhỏ: lần này, tôi không nghe tiếng AK đạn lên nòng. Molotova chạy suốt đêm, bỏ đường nhựa, chạy quanh co đâu trong rừng, dằn, xốc lắm. Sáng hôm sau, đoàn xe thả tù xuống một trảng tranh. Lần lượt nhảy xuống. Anh nào cao dưới 1.60 m không thấy đâu!
Tranh cao khỏi đầu. Tập hợp. Chia tổ, chia lán. Đốn cây, dựng nhà, đào giếng. rành quá rồi. Địa danh: Katum, rừng già, nguyên là mật khu giữa Tây Ninh và biên giới của Việt Miên.
Sống giữa rừng già Katum.
Cán bộ nói chung quanh không có hàng rào, không kẽm gai, không bộ đội gác gì hết, nhưng các anh đừng có dại dột mà trốn trại. Không biết đường ra đâu. Đúng, chúng tôi bị nhốt giữa rừng già. Đi lao động thỉnh thoảng gặp hầm hố, công sự chiến đấu, doanh trại của cộng sản, trước 75, nay đã hoang tàn. Cuộc sống có vẻ đỡ gò bó và đỡ đói vì có “kiếm chác” được chút “ của trời cho”: cải trời, măng, trái cây rừng … Thích nhất là gặp những hố bom, mỗi hố đường kính rộng hơn cả 10m, không biết sâu bao nhiêu, nhưng đầy âm ấp nước; có nước là có sinh vật: cá và ếch. Tôi mang lưỡi câu “thứ thiệt”, có ngạnh đàng hoàng, nhợ nylon, chặt trúc làm cần câu cá và ếch, thằng bạn cùng tổ làm việc ngạc nhiên lắm. –“Ở đâu mày có?” –“ Mang theo khi đi trình diện chứ ở đâu mậy. Tao đâu có tính 10 ngày mậy”.
Giữa rừng già, đêm xuống, trăn trở nhớ nhà lắm. Trăng rừng, bóng trăng xanh tải, lành lạnh. Chập chờn, ma quái. Mưa rừng reo rắt, buồn thúi ruột. Còn lòng dạ nào mà nhớ Thanh Nga …“Mưa rừng ơi mưa rừng giọt mưa, nhớ ai mưa triền miên” …Thấm thoát mà ở tù hơn hai năm rồi. Cách đối xử của cán bộ đối với tù vẫn hằn học và khinh rẻ. Họ là kẻ thắng trận, nhưng họ biết không khi nào họ “tẩy não” được chúng tôi. Vậy, họ còn giữ chúng tôi làm gì? Từ ngày lên Katum đến nay đã 4, 5 tháng rồi có “học hành” gì đâu. Những đêm trằn trọc nghe bạn tù mớ … mớ cha, mớ mẹ, mớ vợ, mớ con … mớ bạn bè.
Thăm nuôi. Vive la “2CV”
Một ngày đầu tháng 6/1977, quản giáo ra lệnh: “Khẩn trương, đốn cây, cất thêm mấy căn nhà. Các anh sắp được thăm nuôi. Cắt tóc, chọn áo quần “tốt” mà đón gia đình”. Chúng tôi ghi nhận tin “thăm nuôi” bán tín, bán nghi. Lần này, như có phép lạ, “Cách Mạng” thực hiện điều mới tuyên bố. L’exception confirme la règle. Thế là tôi được gặp mặt vợ con.
Lại Nguyễn Lộc Thọ, cựu giáo sư Quốc gia Nghĩa tử, người đã chở Honda tôi đi trình diện học tập ngày Chúa nhật 23/6/1975, nay chở vợ và bốn đứa con tôi lên Katum, bằng chiếc 2 CV cũ kỹ. Cảm động nhất, là có bà nhạc mẫu tôi. Bà ngoại, bảy mươi ngoài, lụm cụm lên thăm thằng rể “tù”.
Ánh sáng cuối đường hầm
Tháng 8/77, một số chuyên viên y tế, kiến trúc, kỹ sư được “chuyển trại”. Không nói thẳng, nói thật, chuyển trại, thế thôi. Về bến mới đục hay trong? “Cũng liều nhắm mắt đưa chân”. Autant en emporte le vent. Sắp xếp hành trang lên Molotova … lần thứ ba.
Lần này, chúng tôi nhận thấy hai điểm “sáng sủa”, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là di chuyển ban ngày và bạt mui xe không khép kín lại, tuy vẫn có hai bộ đội với AK ngồi ngoài bìa hai băng xe. Có AK nhưng không nghe tiếng đạn lên nòng. Đến xế chiều, xe chạy vào một doanh trại cũ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không biết đơn vị nào, chỉ nghe anh ngồi ngoài bìa nói Tây Ninh. Xe ngừng. Lần lượt nhảy xuống đất. Bỗng nhìn lên vách một căn trại chữ phai mờ rồi nhưng còn đọc được: TD 252 PB. Mắt tôi hoen mờ. Môi tôi nghe mặn. Tôi đã khóc: thì ra đây là một phần của đơn vị cũ của tôi, sư đoàn 25 bộ binh.
Tái diễn cái màn: chia tổ, chia lán, nhưng khỏi dựng nhà. Hàng dãy doanh trại bỏ trống. Ở đây tôi gặp lại Dương Tấn Lợi, đại úy quân nhu, trong nhóm Chasseloup/ Jean Jacques Rousseau đi nhậu hàng tháng với nhau. Vợ anh Lợi “dân Tây” – Quốc tịch Pháp, thứ thiệt chứ không phải như tôi bị chửi oan, đã đem đứa con “hồi hương” về Pháp rồi. Khỏe ru. Nó khỏi lo con, cháu nó. Lợi kéo tôi ra một góc, “nói nhỏ cho mầy biết, tao còn hai con khô sặc, tao cho mầy một con”. Trời! Tôi không biết caviar, tôi không biết “khô lân chả phụng” ngon đến mức nào, chớ giờ đây, đổi con khô sặc rằn, rằn, rằn này … tôi không chịu.
Độ hai tuần sau, tôi được giấy xuất trại …Tưởng là tốt lắm. Có ngờ đâu, như thầy Huyền Trang Tam Tạng, sau 80 nạn rồi … chỉ thỉnh được mấy pho “vô tự kinh”.
Nguyễn Sơ Đông
01 tháng 1 năm 2007
—————–
Sống lại
Đúng như Tam Tạng qua bao nỗi “trần ai” chỉ thỉnh được mấy pho “vô tự kinh”.
Được giấy xuất trại chỉ là thả ra khỏi trại tù nhỏ Củ Chi … Để được giam trong trại tù lớn ViệtNam.
Chữ “Ngụy” được in vào hồ sơ, như được xâm lên trán, thời trung cổ.
Ngụy có nghĩa là:
· Mất quyền công dân.
· Bị áp lực đi kinh tế mới, giao nhà cửa cho nhà nước “cách mạng” quản lý.
· Lẽ dĩ nhiên không nơi nào cho mình việc làm, bất cứ ở tầng lớp nào trong xã hội.
Dẹp hết tự ái, tôi xin vào làm y tá trong phòng y tế của một xí nghiệp dưới sự “chỉ huy” của một “bác sĩ chuyên tu” cộng sản. (Chỉ mong có việc làm ở Sài Gòn, khỏi đi kinh tế mới). Vậy mà hai tuần sau, chi bộ đảng quyết định: chỗ này phải dành cho “thân nhân liệt sĩ cách mạng”.
Tôi cắn răng chịu đựng mọi đắng cay: ra sở y tế (tòa lãnh sự Trung Hoa Dân Quốc cũ, đường Hai Bà Trưng) thành phố Hồ Chí Minh, gặp bác sĩ Nguyễn Hải Nam, cùng khóa Y Khoa Sài Gòn. Nam bây giờ là VIP, vì là “cơ sở cách mạng” (nằm vùng) do anh ruột Đại tá công an cộng sản Nguyễn Hải Thọ gài trong bệnh viện cảnh sát/ Tổng Nha Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa, đường Võ Tánh. Nam chỉ phán một câu: “Anh về thu xếp đi kinh tế mới”.
Đứng xếp hàng mấy tiếng đồng hồ để mua “nhu yếu phẩm”, thì bà tổ trưởng dân phố bảo:
· Cậu là ngụy, không bán.
Cay đắng ỡ chỗ: bà này bà con khá gần với mình, nhưng nay mình là ngụy: hết bà con. Tôi cố xoay sở, cố nuốt nhục, mong gia đình được dễ thở chút nào. Nhưng sau đây là giọt nước mắt làm tràn ly.
Con trai đầu lòng, học hết lớp 9, xét lý lịch, con ngụy, không được tiếp tục lên lớp 10.
Vậy người cộng sản muốn đầy đọa bao nhiêu thế hệ gốc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
Tôi xin viết rõ ràng, minh bạch cho thế hệ mai sau: tôi đã đi dạy trung học, đã là giám khảo thi Tú Tài I & II nhiều khóa, tôi đã hành nghề y khoa trong và ngoài giới quân đội, tôi chưa khi nào hỏi lý lịch thí sinh hay bệnh nhân. Thí sinh giỏi, tôi cho điểm tốt. Bệnh tôi chữa. Bị thương, tôi săn sóc. Nặng tôi gọi trực thăng tản thương không cần biết đó là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hay Việt cộng. Đó là tôn chỉ của Việt Nam Cộng Hòa.
Vì thế, khi con tôi mang phải cái tội “con ngụy” bị từ chối lên lớp trên, tôi quyết định vượt biên.
Tôi bàn kỹ với nhà tôi, chấp nhận biết bao gian lao, nguy khổ, đem mạng sống cả gia đình đổi lấy tự do. Chúng tôi hy sinh, mong các con có một tương lai sáng lạn hơn hay ít nhất không bị trả thù.
Trong lịch sử, chưa có thời nào, chưa có dân tộc nào phải chấp nhận thương đau, chết chóc, tan nát … bỏ xứ ra đi nhiều như Việt Nam Cộng Hòa, sau 75. Một cách khiêm tốn, ước lượng 10 người vượt biên, 6 người thoát hiểm, 4 người chết ngoài biển khơi (giông bão, bệnh, hải tặc, đói …), thì nếu 300.000 (ba trăm ngàn) “boat people” đến được bến bờ tự do, đã có 200.000 (hai trăm ngàn) chìm sâu đáy biển.
Việc tôi không hiểu được là con số chết chóc quá cao như thế, đã làm thức tỉnh lương tâm cả THẾ GIỚI … mà chính quyền mới vẫn dửng dưng. Họ có lương tâm hay không? Tôi không sai khi viết “thức tỉnh lương tâm cả thế giới”.
Trại Bidong
UNHCR, tháng đến hai lần, có khi ba bốn lần. Lãnh sự Pháp Jean Blattes, phái đoàn Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Norway, Sweden, Danemark … đã đến phỏng vấn, nhận tị nạn …và nhận cả con nuôi.
Khắp thế giới
· Đủ mọi thành phần xã hội từ nhiều quốc gia, kể cả những nhân vật đã từng có thái độ thiếu thân thiện với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa như triết gia Jean Paul Sartre, ca sĩ Yves Montand, tài tử điện ảnh Brigitte Bardot, văn hào Virgil Georghiu.
· Màu da, tôn giáo, ngôn ngữ họ khác.
· Chính kiến, lập trường, nhân sinh quan họ khác.
Nhưng họ có một mẫu số chung: lương tâm và tri thức con người.
Họ đã cùng nhau quyên góp tổ chức “Một con tàu cho Việt Nam” (Un bateau pour le Viet Nam) để cứu vớt người vượt biển.
Vượt biên:
Tìm cái sống trong ngàn cái chết, gia đình tôi rời Sài Gòn ngày 26/10/78. Lẽ dĩ nhiên đầy hãi hùng. Chúng tôi chấp nhận hết. Nhờ ơn trời, chúng tôi đến Pulau Bidong ngày 3/11/78: ngưỡng cửa trước khi vào chân trời mới.
Ở Bidong, cũng khổ cực, thiếu thức ăn, thiếu đủ thứ … và nhiều lo lắng, nhưng sống vẫn HY VỌNG. Hy vọng làm lại cuộc đời ở một “đệ tam quốc gia” … Úc, Mỹ, Pháp … gì cũng được. Nơi đó có chút tình người. Những ngày đầu đói lả người. Chồng 39 tuổi, vợ 38. Bốn con, đứa nhỏ nhất: 5 tuổi.
Gia tài: mỗi người một bộ đồ, chứa trong túi vải cộng với bộ đang mặc là hai, cọng với 2 ponchos “nhà binh”: một tấm trên nền cát, một làm mái che mưa nắng. Còn được 16 gói “gạo sấy”. Đồ hành quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó nấu thành cháo lỏng … ráng chịu đựng.
Không một dollar. Không một chỉ vàng. Đó là gia đình tôi khi cập bến Bidong.
Tôi đi vòng khắp đảo … tìm viện trợ. Hỏi Ban đại diện: không biết! Chính quyền Mã Lai không cho được hạt gạo, lít nước nào.
Ngày thứ sáu trên đảo. Hết gói “gạo sấy” cuối cùng. Tôi gặp lại bác sĩ Nguyễn Cẩm Thạch vàDược sĩ Nguyễn Kim Sơn (trước ở Trung tâm 3 Huấn luyện), vợ chồng bác sĩ Trịnh Văn Chương và Bác sĩ Mã Ngọc Phương, Bác sĩ Đoàn Lân, không quen trước nhưng giờ làm quen … tiếp tế cho mì gói, gạo, chén, nồi và dầu (để nấu và đốt đèn). Quý hơn bát cơm Xiếu Mẫu. Trân trọng đội ơn năm bạn.
Vào thời điểm này tháng 11/1978, “dân số” Bidong khoảng 12 ngàn. Việc tổ chức “ban đại diện” rất phôi thai. Trại trưởng là Nha sĩ Đỗ Cao Minh (anh ruột Trung tướng Đỗ Cao Trí).
Chúng tôi làm thủ tục ghi tên. Tàu chúng tôi được xếp số thứ tự 76, để theo đó mà được gọi vào phỏng vấn khi có phái đoàn “đệ tam quốc gia” đến.
Ngày nào cũng có “vượt biên” đến: hoặc đến “thẳng” từ Việt Nam, hoặc do chính quyền Mã Lai chở đến từ các trại khác. Exodus. 7, 8, 10 … 15 mười lăm ngàn vào cuối 1978.
Nha sĩ Minh rời trại. Bác sĩ Nguyễn Dương Đơn (con của bác sĩ Nguyễn Dương Đôn, Bộ trưởng Quốc Gia Giáo Dục năm 1954) thế. Bác sĩ Đơn đến đảo trước tôi nửa giờ, cùng với gia đình bên vợ là Bác sĩ Nguyễn Đình Hoàng, giáo sư Quang tuyến Y Khoa Sài Gòn ( Tàu số 75).
Bác sĩ Đôn rời trại rất sớm, Giáo sư Lê Tấn Kiệt, cựu hiệu trưởng một trường trung học công lập ở Hậu Giang lên thế.
Người tị nạn ồ ạt đến. Việc tổ chức “ban đại diện” lần lần chu đáo hơn, liên lạc thường xuyên với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR/ United Nations High Commissioner for Refugees). Nhờ vậy trại Pulau Bidong được chính quyền Mã Lai tiếp tế thức ăn, nước ngọt. Tất cả chi phí do UNHCR đài thọ: 4 (bốn) US dollar cho mỗi đầu người tị nạn, mỗi ngày.
Tàu tị nạn tiếp tục đến, vẫn có nhiều chiếc bị Hải quân Mã Lai ép trở ra hải phận quốc tế …
Mặc cho sóng bão …
BS Bernard Kouchner và “một con tàu cho Việt Nam” Tàu bệnh viện L’ Ile de Lumière
Nhắc đến Jean Blattes, Lãnh sự Pháp ở Kuala Lumpur, Bernard Kouchner và nhóm cộng tác,
Thuyền trưởng Francois Herbelin và thủy thủ đoàn, tôi chỉ có 6 chữ: THÀNH KÍNH TRI ÂN & CẢM PHỤC
Vượt bao khó khăn, trở ngại khắp mọi nơi, từ Paris đến Geneve, đến Kuala Lumpur, trở ngại ngay trong nhóm Médecins sans frontière, trở ngại với IRC, với MRC (Malaysian Red Crescent), Bác sĩ Kouchner đã thực hiện chương trình cứu trợ người vượt biển với tất cả con tim và khối óc của ông:
· Cứu trợ trực tiếp, đúng lúc, ngay trên biển cả.
· Đón người vượt biển, chữa trị và đưa đến bờ tự do THẬT SỰ.
Bác sĩ Kouchner và nhóm cộng tác đã thuê một tàu hàng “trống lỏng” ở Nouvelle Calidonie. Ráp vào giường, máy quang tuyến X, phòng thí nghiệm, phòng vệ sinh … để biến thành tàu bệnh viện L’Ile de Lumière.
Bao nỗi trần ai, bao nỗi nhọc nhằn với được chính quyền Mã Lai cho phép hoạt động. Tàu cập bến Bidong ngày 18 tháng 4, 1979.
Tôi đang làm trưởng trại, thế giáo sư Lê Tấn Kiệt đã được định cư. Cảnh thật là cảm động. Người tị nạn hoan hô dậy trời. Những người “may mắn” đến gần được phái đoàn, ôm chầm lấy họ, òa lên khóc. Khác màu da, khác màu mắt, khác ngôn ngữ … Sao họ chấp nhận xa vợ, xa con, quên no ấm, quên tiện nghi … tìm đến một góc trời xa thẳm để cứu giúp mình … Những người họ chưa hề quen.
Phái đoàn cứu trợ gồm có: Jean Blattes, lãnh sự Pháp, Bác sĩ Bernad Kouchner, Bác sĩ Vladan Radoman, Bác sĩ Eric Cheysson, Bác sĩ Patrick Laburthe, Bác sĩ Pierre Bonniaud, Bác sĩ Jean Claude Sénéchal và cô Ghislaine Martin, y tá.
Không người nào cầm được nước mắt. Các bác sĩ và y tá đã từng tình nguyện đi cứu trợ ở nhiều trại tị nạn rồi, nhứt là Bác sĩ Bernard Kouchner đã từng đến Afghanistan, Biafra, Eritrea, Jordan, Kurdistan, Tchad … và Sài Gòn. Nhưng chưa bao giờ họ thấy tình trạng thê thảm … “địa ngục trần gian Bidong”.
Bắt tay ngay vào việc. Khám bệnh. Cần thì chuyển lên “Ile de Lumière” … Quang tuyến X, thử nghiệm, giải phẫu. và … sanh … trên tàu.
Tàu rời Bidong ngày 5 tháng 7 năm 1979 với thành quả: khám bệnh 1927 người, 151 ca “giải phẫu” với gây mê, 18 em bé đã chào đời trên tàu, trong đó có 3 trường hợp sanh mổ.
Trước khi rời Bidong vì gần hết giao kèo và gần hết tiền quyên được, Bác sĩ Kouchner đã cho gỡ hết máy móc, dụng cụ, giường bệnh, máy phát điện … để giúp ban đại diện trại Bidong lập một bệnh viện 65 giường. Thuốc men, y cụ … cho lại hết để Ban Y Tế có thể tiếp tục hoạt động.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến một chuyện trong “Bài tập đọc” lớp nhì: một con vượn bị thợ săn bắn, biết mình sắp chết (hết tiền quyên được) bèn vắt hết sữa của mình cho con bú.
Bác sĩ Kouchner đã gõ hết các cửa ở Paris từ Điện Matignon (Phủ Thủ Tướng Pháp) đến Quai d’Orsay (Bộ Ngoại giao) và đã được phép – với một quota khá cao – vớt được người tị nạn nào, chính phủ Pháp sẽ chấp nhận cho vào Pháp người đó..
Nhờ thế, sau khi rời Bidong, “con tàu cho Việt Nam” còn “tuần dương” dọc theo đường vượt biển Việt Nam – Mã Lai và Vịnh Thái Lan trong nhiều tuần.
Và nhiều người tị nạn được cặp bến bờ tự do … bờ sông Seine.
Nhân vật đến đảo Bidong
Chắc chắn có nhiều vị đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hai nền Đệ Nhất và Đệ NhịCộng Hòa nhưng tôi không biết. Có rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư, luật sư. Đốc sự hành chánh … Tôi chỉ xin ghi lại giới dân, quân y mà thôi:
Vào tháng 3, tháng 4 năm 1979, dân số Pulau Bidong đạt mức cao nhất: non 45.000 (bốn mươi lăm ngàn), khoảng 140 y nha dược sĩ đủ mọi khóa. Đặc biệt:
· Bác sĩ Nguyễn Đức Tiến, y sĩ trung tá, trưởng khối Tê Mê Tổng Y viện Cộng Hòa … Thuộc hạng “sư” về khả năng chuyên môn. Đàn em gọi là Tiến “thầy”. Gia đình anh vượt biên làm hai nhóm, trước sau. Cả hai nhóm (hai cái ½ gia đình) đều gặp hãi hùng: anh suýt bị hải tặc Thái Lan đạp xuống biển, tàu của chị cũng suýt bị đắm.
Mỹ, Nga phóng phi thuyền để ráp nối với trạm không gian … tí teo trong vũ trụ mênh mông. Dễ òm. Không ráp nối được mới là lạ, là trục trặc vì họ có đủ yếu tố kỹ thuật. Hai cái nửa gia đình anh chị bác sĩ Nguyễn Đức Tiến mà “ráp nối” nhau được ở Pulau Bidong mới không phải là lạ mà là PHÉP LẠ. Anh em ở giới Y chúng tôi nghĩ: Trời giúp bởi anh chị Tiến rất hiền, rất tốt với mọi người.
· Bác sĩ Nguyễn Duy Cung rất hiền và đa tài. Anh đã là thuyền trưởng cận duyên và viễn duyên trước khi về học y khoa. “Interne Cung” (nội trú các bịnh viện). Chuyên khoa giải phẫu lồng ngực. Giám đốc bệnh viện Nguyễn Văn Học. Ngày 30/4/75, từ chối lời mời di chuyển, đứng giải phẫu với bác sĩ Bernad Kouchner cho đến khi bộ đội cộng sản vào chĩa AK đuổi cả hai ra khỏi phòng mổ.
Anh Cung vẽ rất tài, làm chirungie plastique rất có “hoa tay”.
Bác sĩ Nguyễn Bội Hoàn, quyết định đi Pháp, rời đảo rất nhanh. Bác sĩ Hoàn là trưởng nam của Giáo sư Nguyễn Ngọc An, cựu Bộ Trưởng bộ Chiêu Hồi.
Bác sĩ Trần Dương Đôn (Dominique), em ruột giáo sư Trần Lữ Y (Louis), cựu Bộ Trưởng Y Tế, ở đảo có mấy tuần. Vợ là Bác sĩ Thái Ngọc Hoa (em của Thái Tường, Tiến sĩ Dược, Giáo sư Ký sinh trùng học) và con đã “di tản” sang Pháp trước 30/4/1975 nên Son Excellence Consul de France à Kuala Lumpur, Jean Blattes chấp thuận lẹ.
Giới ca sĩ có Thanh Tuyền, Băng Châu.
Báo Nouvelle Calédonie, nơi xuấn xứ chiếc tàu bệnh viện L’Ile de Lumière, đài truyền hình Mỹ: CBS, Pháp: Antenne 2 đến Pulau Bidong … làm phóng sự, thu hình … có “dính” tôi trong đó. Nhờ vậy, một số bạn hữu ở Mỹ, Pháp biết tôi đã thoát khỏi “địa ngục trần gian” và viện trợ cho tôi, qua trung gian UNHCR.
Trở lại Pulau Bidong hay: 30 năm sau, Việt cộng vẫn là Việt cộng, nghĩa là tàn ác và ngu dốt.
Tháng 3, năm 2005, một nhóm thuyền nhân trở lại Pulau Galang và Pulau Bidong để: tưởng nhớ những người đồng cảnh ngộ đã vắn số trên bước đường tìm tự do và tỏ lòng tri ơn chính phủ, hội đoàn, cơ quan, tư nhân … đã cứu giúp người tị nạn. Ở mỗi nơi họ dựng một tấm bia với những giòng như sau. Tôi xin ghi nguyên văn:
“In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975 – 1996). Though they died of hunger or thirst, or being raped, or exhaustion or any other causes, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. Overseas Vietnamese communities, 2005”.
Tạm dịch:
Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996).
Dù họ chết vì đói khát, vì bị hảm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu.
Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.
CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI, năm 2005.
Chính phủ Việt Nam làm áp lực với chính phủ Malaysia và Indonesia để phá bỏ hai bia đá đó.
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ
Làm lại cuộc đời
Gia đình tôi đến Annandale, Virginia ngày 01 tháng 06 năm 1979. Lúc bấy giờ người “tị nạn” “boat people” chưa đông. Thủ tục trợ cấp xã hội, y tế (welfare, medicaid) rất nhanh …
Sáng sớm 4 giờ, tôi và ba đứa con lớn thức dậy đi … bỏ báo Washington Post. Nhớ bài học thuộc lòng từ lớp ba, năm 1948:
Tôi chỉ là một trẻ em bán báo
Khắp phố phường chân sáo nhảy tung tăng
…
Bán văn chương ai dám bảo nghề hèn …
Đến 6 giờ … “công tác phổ biến văn chương, chữ nghĩa” xong, cha con về ngủ lại một chút.
7:30 sáng thức dậy. Con đi học. Cha đi làm “thợ phụ” với một nhóm … sửa chữa nhà để có chút tiền bù vào “ngân sách” gia đình.
Tối về, cơm nước xong xuôi, các con làm “home work” vật vã với Anh văn cho học sinh ngoại quốc (English as a Second Language/ ESL), cha lo học thi ECFMG (bằng tương đương cho bác sĩ ngoại quốc).
Khóa ECFMG tháng 7/79 đã hết hạn nộp đơn rồi, hơn nữa biết gì mà thi – Tù đày cải tạo, gian khổ Bidong, trí óc có ngu muội, thì hợp lý thôi. Ráng “gạo” để thi khóa 02/80. Đến cuối năm 79, đành phải bỏ bớt cái “job” “bán văn chương” của Washington Post.
Đậu ECFMG luôn phần Y khoa và Anh văn, mừng hết lớn. Lo nộp đơn “xin một chỗ đứng dưới ánh mặt trời”: nội trú (residency). Ráng cho kịp niên khóa 80 – 81.
FMG, đứa con “vô thừa nhận”
Tôi gởi ra tất cả là 62 đơn, khắp nước Mỹ, trừ những nơi người ta ghi rõ ràng: No FMG.
(Foreign Medical Graduates là bác sĩ tốt nghiệp trường ngoại quốc)
Đủ mọi ngành, trừ những ngành mình thấy rõ ràng là … vô hy vọng như Giải phẫu Thẩm mỹ, Tai Mũi Họng, Nhãn khoa…. Tiền làm bản sao, tiền bưu phí … muốn ói cơm.
Số trời còn thương. Được ba nơi gọi phỏng vấn … và chỉ một nơi nhận: Family Practice (Y khoa gia đình) ở Delaware County Memorial Hospital, Drexel Hill, PA 19026.
Bấy giờ là tháng 6/ 1980. Lần đầu tiên , năm năm sau ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam tôi … thấy chút yêu đời.
Residency 3 năm. Cũng cực nhọc, cũng ê chề lắm! Một y tá hỏi: Biết “start an IV”không ?
Một bà bệnh đuổi tôi ra khỏi phòng vì tôi không hiểu “Charlie horse” là gì?
Thôi, rán nín thở lặn qua sông, thôi noi gương Quốc Văn Giáo Khoa Thư… về nhà viết một trăm chữ NHẪN…
Chân trời mới
Xong chương trình thường trú Family Practice tôi làm full time ER physician (bác sĩ khoa cấp cứu) ở Somerset Hospital, PA 15501.
Khoảng đầu tháng 3 năm 1985, bỗng nhiên tôi nhận điện thoại từ Los Angeles (L.A.).
· Bác sĩ xuống L.A. được không?
· Tôi đang đi làm, mà xuống L.A. làm chi? Ông là ai?
· Tôi đại diện CBS, muốn mời bác sĩ xuống L.A. “thu hình”, trong tiết mục “Ten years later”.
· Tôi không xuống LA được. Thời khóa biểu (schedule) của phòng cấp cứu (ER) nhà thương chặt chẽ lắm …
· Vậy bác sĩ lên New York được không?
· Cũng không được … job mà!
Ông ta suy nghĩ một chút:
· Thôi, bác sĩ không xuống L.A., không lên New York thì CBS team sẽ đến nhà bác sĩ ở Somerset, bác sĩ có chấp nhận không?
· Ông có thể cho tôi biết lý do nào tôi được hân hạnh này?
· Bác sĩ quên là hồi tháng 3 năm 79, CBS có thu hình bác sĩ ở Pulau Bidong?
· OK! OK! hẹn ngày giờ ngay.
Tối hôm ấy tôi suy nghĩ: cả đời không khi nào dám khoe khoang. Có được
cái gì đâu mà khoe. Nhưng, lần này, khi CBS đến phỏng vấn, mình phải
“gáy” một chút. Để chi?
Để nhắn rằng những sĩ quan ngụy, vượt biên, những người mà họ gọi là
“non sông chối bỏ giống nòi khinh” … giờ cũng an cư lạc nghiệp ở nước
ngoài và “đám con ngụy” mà họ trả thù không cho tiếp tục học Trung học
cấp III … nay đang theo học ở các Ivy League Colleges cả.
Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông
Y Khoa Sài Gòn 65
THIÊN CHÚA GIÁO TẠI TRUNG QUÔC
Trung Quốc : Tỉnh Chiết Giang bắt tháo dỡ tất cả thánh giá ở nhà thờ
Người Công giáo Trung Quốc tại một nhà thờ ở Bắc Kinh.AFP PHOTO / WANG ZHAO
Hôm qua, 30/07/2015, các tín đồ Thiên Chúa giáo ở thành phố Ôn Châu,
Chiết Giang, cho biết, chính quyền yêu cầu trong vài tuần lễ, tất cả các
nhà thờ tại đây phải rút bỏ cây thánh giá.
Từ năm 2014 đến nay, chính quyền Trung Quốc đã bắt tháo gỡ hơn 1200
thánh giá tại các nhà thờ ở tỉnh này. Cộng đồng Thiên Chúa giáo tại
Trung Quốc có khoảng một triệu tín đồ và Ôn Châu được coi như Jerusalem
đối với tín đồ Thiên Chúa giáo Trung Quốc.
Theo ông Régis Anouilh, nhà báo thuộc tạp chí Giáo hội Châu Á (Eglise d’Asie), các hành động này thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh muốn kìm hãm sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc.
« Phong trào trấn áp được khởi động từ cuối năm 2013, gia tăng trong năm 2014 và trở nên khốc liệt trong năm nay. Đây là một chính sách nhắm vào các tín đồ Thiên Chúa giáo cho dù đó là Công giáo hay Tin lành. Khoảng bốn chục nhà thờ đã bị phá hủy hoàn toàn.
Như vậy, có một chính sách rất rõ ràng nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Thiên Chúa giáo, hiện có vai trò rất quan trọng tại tỉnh Chiết Giang. Rất khó có thể làm rõ được các lý do.
Thiên Chúa giáo hiện nay phát triển mạnh tại Trung Quốc và làm cho đảng Cộng sản Trung Quốc rất lo ngại. Họ tiến hành một chiến dịch trấn áp mà chắc chắn là chính quyền trung ương cũng biết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền tại Bắc Kinh và đã từng là Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang trong giai đoạn 2002-2007. Ông ta tiếp tục chính sách trấn áp này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150731-trung-quoc-tinh-chiet-giang-bat-thao-do-tat-ca-thanh-gia-o-nha-tho
Theo ông Régis Anouilh, nhà báo thuộc tạp chí Giáo hội Châu Á (Eglise d’Asie), các hành động này thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh muốn kìm hãm sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc.
« Phong trào trấn áp được khởi động từ cuối năm 2013, gia tăng trong năm 2014 và trở nên khốc liệt trong năm nay. Đây là một chính sách nhắm vào các tín đồ Thiên Chúa giáo cho dù đó là Công giáo hay Tin lành. Khoảng bốn chục nhà thờ đã bị phá hủy hoàn toàn.
Như vậy, có một chính sách rất rõ ràng nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Thiên Chúa giáo, hiện có vai trò rất quan trọng tại tỉnh Chiết Giang. Rất khó có thể làm rõ được các lý do.
Thiên Chúa giáo hiện nay phát triển mạnh tại Trung Quốc và làm cho đảng Cộng sản Trung Quốc rất lo ngại. Họ tiến hành một chiến dịch trấn áp mà chắc chắn là chính quyền trung ương cũng biết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền tại Bắc Kinh và đã từng là Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang trong giai đoạn 2002-2007. Ông ta tiếp tục chính sách trấn áp này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150731-trung-quoc-tinh-chiet-giang-bat-thao-do-tat-ca-thanh-gia-o-nha-tho
"Đất của Chúa" đang lâm nguy tại Trung Quốc
Các nhật báo ra ngày cuối tuần dành khá nhiều trang cho thời sự tại
Trung Quốc, đặc biệt là trước ngày kỷ niệm cuộc đàn áp đẫm máu phong
trào sinh viên đòi dân chủ tại Thiên An Môn. Trước tiên, nhật báo Le
Monde quan tâm đến cộng đồng người Ki-Tô giáo tại thành phố Ôn Châu qua
bài viết : « Đất Thánh ‘‘Jerusalem’’ của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm
».
Ôn Châu là một thành phố ven biển có biệt danh là thành Jerusalem phương
Đông vì có đông người Kitô giáo cư ngụ tại đây với 1500 nhà thờ. Thế
nhưng, chính quyền trung ương lại không mấy thiện cảm với Thiên Chúa
giáo, một tôn giáo xuất phát từ phương Tây nên đã ra lệnh phá hủy các
ngôi giáo đường này. Ngoài ra, thành phố này còn là nơi tập trung của
nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Theo thông tín viên báo Le Monde, 20% dân Ôn Châu tương đương với 9
triệu dân là người Thiên Chúa giáo. Tờ báo miêu tả, từ nhiều tuần nay,
ngày cũng như đêm, cảnh sát giăng rào ngăn cản giáo dân đến nhà thờ. Một
vị mục sư bực tức nói : « Họ càn quyét đến lúc nào không còn nữa mới
thôi ». Một giáo dân cao tuổi chua chát nói : « Họ đã đốt hết sách kinh
thánh nhưng vẫn còn chưa tháo dỡ thánh giá ! ». Một ngôi nhà thờ cũ tại
ngôi làng Tam Giang (Sanjiang) bị chuyển thành xưởng sản xuất chiếu.
Vẫn theo báo Le Monde, đầu năm 2014, nhiều nhà thờ khác tại tỉnh Chiết
Giang nhận được lệnh bị giỡ bỏ. Những cây thánh giá tại các giáo đường
bị xem là quá « lộ liễu » bị buộc phải gỡ bỏ. Đầu tháng Tư, tỉnh Chiết
Giang nhân danh một chiến dịch làm đẹp đô thị được đưa ra vào năm 2013,
ra lệnh phá bỏ hàng chục nhà thờ khác và các cây thánh giá. Tuy nhiên,
các giáo dân mỉa mai rằng, chiến dịch này chỉ nhắm vào các ngôi giáo
đường.
Duy chỉ có một ngôi thánh đường tại làng Tam Giang còn kháng lại lệnh.
Ngày 26/04, cả ngàn người tụ tập cầu nguyện trước nhà thờ nhằm hy vọng
ngăn cản mọi sự can thiệp của chính quyền. Trong số đó, có nhiều giáo
dân đến từ những giáo xứ khác. Sáng hôm sau nhiều giáo dân đã bị bắt và
mục sư Paix cũng bị câu lưu trong 48 tiếng.
Ngày 28/04, lực lượng chống bạo động can thiệp vào 4h sáng và đến 20h30,
ngôi giáo đường đồ sộ kia chỉ còn là đống tro bụi. Theo tổ chức phi
chính phủ Mỹ China Aid, từ đầu năm nay, 60 nhà thờ và các cây thánh giá
tại tỉnh Chiết Giang đã nhận được yêu cầu phải tháo dỡ, một phần các nhà
thờ này đã bị phá hủy. Trong đó, có hơn 40 nhà thờ là thuộc Ôn Châu.
Báo Le Monde cho rằng, từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, ông luôn
quảng bá cho sự phục hưng Trung Hoa. Ông là hiện thân của chủ nghĩa yêu
nước hoài Mao và Khổng giáo chừng nào hai xu hướng này vẫn góp phần bảo
đảm quyền lực tối cao cho đảng Cộng sản. Theo mục sư Joie tại Bắc Kinh,
số lượng người Ki-Tô giáo đã tăng đến mức mà người ta cho là nhiều hơn
cả đảng viên đảng Cộng sản.
Vẫn theo mục sư Joie, chiến dịch bài người Thiên Chúa Giáo vẫn chưa được
đặt tên này là một trong những ý đồ của đội ngũ lãnh đạo mới luôn ra
sức quảng bá vãn hóa truyền thống Trung Quốc như Khổng giáo và Phật
giáo. Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông đại chúng chính thức của
Trung Quốc lại giành nhiều chỗ cho chuyến viếng thăm của Chủ tịch Tập
Cận Bình tại quê hương Khổng Tử vào tháng Hai vừa qua.
Thiên An Môn trong mắt một quân nhân
Mục văn hóa và quan điểm của báo Le Monde hôm nay nhìn lại sự kiện Thiên
An Môn qua bài viết : « Thiên An Môn trong nhãn quan của một quân nhân
». Trở thành họa sĩ, cựu quân nhân Trần Quang đã chuốc lấy tai họa khi
làm sống lại những hình ảnh mà ông đã chụp được vào ngày 04/06/1989,
ngày diễn ra cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội trên quảng trường Thiên An
Môn qua các tác phẩm của mình. Nghệ sĩ Trần Quang đã bị câu lưu ngay
tại tư gia vào ngày 07/05/2014 vừa qua.
Theo tờ báo, các bức họa do ông Trần Quang vẽ lại từ các bức ảnh chụp,
chỉ được trưng bày một lần tại Hàn Quốc vào năm 2009. Quá trình vận
chuyển các tác phẩm này cũng vô cùng bí mật. Vào năm 2010, một ngân hàng
Mỹ muốn mua ba bức họa và trưng bày những bức khác. Lần này, mặc dù đã
đề phòng kỹ lưỡng, các bức họa bị hải quan tịch thu mà không hề hoàn
lại.
Năm 2011, một số bức ảnh chụp về sự kiện Thiên An Môn được trưng bày tại
Hồng Kông. Ngày 07/05/2014 vừa qua, họa sĩ Trần Quang bị công an ập đến
nhà bắt giữ và tịch thu 7 bức họa. Từ ngày đó, người thân vẫn chưa nhận
được tin gì mới của ông. Tuy nhiên, chẳng có chi tiết gì trên các bức
họa và các bức ảnh của anh là gây sốc cả vì nó chỉ thuật lại một cách
hòa bình cảnh điêu tàn của quảng trường Thiên An Môn sau cuộc trấn áp.
Tại Trung Quốc, chủ đề không liên quan trực tiếp với Thiên An Môn cũng
trở thành mối nguy cho chính quyền. Họa sĩ Trần Quang chỉ cần vẽ con số
1989, là làm cho người ta liên tưởng đến ngay vụ đàn áp Thiên An Môn. Và
vì thế mà Bắc Kinh có tật giật mình.
Người Trung Quốc làm vườn để giảm ô nhiễm không khí
Tạp chí L’Express số ra tuần này cũng quan tâm đến đất nước đông dân
nhất thế giới qua bài viết : « Khi Trung Quốc làm vườn… ». Để chống lại
nạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng, Bắc Kinh đã quảng bá chiến dịch làm
vườn, trồng hoa, cây cảnh.
Ngoài những gia đình khá giả trang bị máy lọc không khí trong nhà để
giảm ô nhiễm không khí, một số người dân tích cực trồng cây nhằm mang
lại một cảm giác mát mẻ, thư thái. Từ sau Hội nghị Trung ương Đảng vừa
qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xếp ngành làm vườn vào một trong 10
ngành công nghiệp ưu tiên. Từ đó, một thị trường rộng lớn mở ra cho các
ngành làm vườn trên khắp hành tinh, trong đó có Pháp.
Các chuyên gia trong ngành tại vùng Pays de la Loire hy vọng sẽ ký kết
được nhiều hợp đồng béo bở với Trung Quốc. Thế nhưng, tại một đất nước
mà sao chép, làm đồ giả nhan nhản như tại Trung Quốc thì cần phải đề
phòng. Khi mà chưa tìm được một đối tác địa phương nào đáng tin thì
không hề có chuyện gửi một hạt giống nào đến Trung Quốc, theo nhận định
của một chuyên viên ngành làm vườn Pháp.
Liên minh Âu Á của các nhà chuyên chế
Thứ năm vừa qua (29/05/2014), Tổng thống Putin đã khẳng định vị trí của
mình với việc lập ra Liên minh Âu Á trước thềm kỷ niệm ngày Đồng minh đổ
bộ lên vùng Normandie của Pháp. Liên minh này bao gồm Nga, Kazakhstan
và Belarus. Trang nhất báo Le Monde chạy tựa : « Putin, Nazarbaïev,
Loukachenko Khối Âu-Á của những nhà chuyên chế ».
Trang bên trong tờ báo nhận định, Liên minh Âu-Á được thành lập trong sự
vội vã. Đây là khu vực kinh tế đang đi xuống nghiêm trọng từ sau khủng
hoảng Ukraina. Được thiết kế gần giống như Liên minh Châu Âu, mục đích
lập Liên minh Âu-Á là nhằm phá bỏ những rào cản phi thuế quan để hàng
hóa, người dân được tự do lưu thông.
Ba nước thành viên này đều có cùng đặc tính…và cùng vấn nạn. Cả ba quốc
gia đều chiếm ưu thế về công nghiệp nguyên vật liệu : khí đốt và dầu hỏa
khai thác từ biển Caspi đối với Kazakhstan, Belarus thì tập trung khai
thác chất hóa học bồ tạt và nông nghiệp còn Nga chuyên về khí đốt và dầu
hỏa.
Cả ba đều đang nhiễm căn bệnh nan y là tham nhũng, thiếu vốn đầu tư và
bất ổn tiền tệ. Theo nhận định của ông Chris Weafer, một chuyên gia tư
vấn kinh tế, chỉ có nước Nga là lợi nhất trong Liên minh kinh tế này.
Nga đang có tỷ lệ dân số già đi nên sẽ có cơ hội thu hút được lực lượng
lao động trẻ đến từ các nước trong khối Liên minh Âu-Á. Ví dụ như
Kirghizistan là một ứng cử viên tương lai để gia nhập khối này.
Việc thành lập Liên minh Âu-Á càng làm cho Tổng thống Putin tự cao hơn
bởi vì nó có ý nghĩa quan trọng làm cho các quốc gia phương Tây thấy
rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm đến nước Nga không hề có
hiệu quả. Tuy nhiên, tờ báo kết luận, trước mắt thì Nga chưa thấy được
hậu quả của việc trừng phạt vì nước này còn khoảng dự trữ tiền mặt khá
lớn nhưng về lâu dài, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ phát
tác vì nó góp phần làm cho giới đầu tư thêm ngờ vực và dần rút vốn khỏi
nước Nga.
Lễ kỷ niệm 70 năm quân Đồng minh đổ bộ xuống Normandie
Báo Công giáo La Croix dành một hồ sơ dài cho lễ kỷ niệm 70 năm quân
Đồng minh đổ bộ xuống Normandie. Buổi lễ sẽ được tổ chức tại Ouistreham,
tỉnh Calvados kèm theo sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia.
Báo La Croix gọi đây là một lễ kỷ niệm đầy căng thẳng. Cũng như năm 2004
kỷ niệm 60 năm, Tổng thống Putin cũng sẽ có mặt dự buổi lễ.
Mặc dù có các căng thẳng gần đây giữa phương Tây với nước Nga do cuộc
khủng hoảng tại Ukraina, Tổng thống Pháp François Hollande vẫn mời Tổng
thống Nga tham dự. Ông Putin đã khẳng định sẽ tới dự từ một tuần nay
trên báo chí quốc tế. Ông cũng cho biết đã sẵn sàng trao đổi về những
lợi ích chung bên lề buổi lễ.
Nếu như Tổng thống Hollande có vẻ chịu trao đổi với Tổng thống Putin thì
đối với Tổng thống Mỹ Obama lại không. Washington cho biết không hề dự
định có cuộc gặp như vậy. Một khách mời khác là Thái tử Charles của Anh
cũng sẽ lạnh nhạt khi gặp ông Putin, theo báo chí Anh cho biết. Báo La
Croix nhận xét, không khí nghi kỵ lẫn nhau này gây khó khăn cho bộ phận
tiếp tân của điện Elysée vì họ phải tránh sắp xếp những tình huống gây
khó xử trong buổi lễ kỷ niệm.
Bí mật của sự tăng trưởng kinh tế tại Anh ?
Nhật báo Le Figaro mục kinh tế đặt câu hỏi : Bí mật của sự tăng trưởng
tại Anh là gì ? Câu trả lời là tình dục và ma túy. Viện thống kê quốc
gia Anh (ONS), tương đương với viện Insee của Pháp vừa công nhận gái mãi
dâm và ma túy góp phần vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vương quốc
Anh, tức là 10 tỷ bảng Anh (12,3 tỷ euro).
Viện thống kê ước tính (ONS), tất cả 60 879 gái mãi dâm tại Anh tiếp
khoảng 25 khách hàng tuần với giá trung bình là 67,16 bảng Anh (82
euro). Đó là chưa kể chi phí thuê mướn địa điểm hành nghề và « trang
phục lao động » cũng như bao cao su. Đối với ma túy, ONS ước lượng có
khoảng 38 000 người sử dụng heroin. Giá là 37 bảng Anh/gr (45 euro).
Ý cũng có đường dây buôn bán ma túy khá sôi nổi. Về thị trường gái mãi
dâm tạo ra nguồn thu nhập cho đất nước, báo Le Figaro còn kể ra các nước
khác như Áo, Slovenia, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy. Cũng cần phải nói
rõ rằng các quốc gia xem mãi dâm như một ngành nghề hẳn hoi, những người
‘‘lao động tình dục’’ khai thuế và đóng thuế, như bất cứ người lao động
nào khác.
Ly hôn : người Do Thái phải chờ đợi mòn mỏi
Tạp chí L’Express ra tuần này quan tâm đến những người phụ nữ Do Thái
tại Pháp. Để ly hôn về mặt tôn giáo, họ phải có được sự đồng thuận của
người chồng. Đôi khi, cái giá đó là rất đắt, có thể là một sự đau đớn
chờ đợi mỏi mòn hoặc phải trả những giá tiền đắt cắt cổ. Tạp chí
L’Express làm cuộc điều tra về tình trạng này và đăng dẫn chứng các nạn
nhân.
Các phụ nữ Do Thái thuật lại để được ly hôn và tự do hoàn toàn phải gỡ
bỏ hôn nhân về mặt tôn giáo. Nếu không thì người phụ nữ vẫn không xây
dựng được cuộc sống mới với người khác vì sợ bị lên án là ngoại tình và
con cái tương lai của họ cũng bị gọi là con ngoài giá thú. Biết được
điểm yếu này, một số đàn ông cố tình vòi tiền, không chịu ‘‘cởi trói’’
cho người phụ nữ.
Họ đòi số tiền có khi lên đến 20, 30 nghìn euro và phải trả bằng tiền
mặt. Đối với phụ nữ Do Thái giáo, đó là một cuộc đấu tranh dài, đau đớn
để có được tự do. Một nạn nhân chia sẻ : « Tôi phải chờ đợi 3 năm để có
được quyết định ly hôn về phương diện tôn giáo. Từ đó, khi tôi dự một lễ
cưới ở một nhà thờ Do Thái giáo, tôi muốn hét toán lên ».
TRUNG CỘNG- VIỆT CỘNG
Nếu VN chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, TQ có áp dụng lại đối sách 1979?
Tin liên hệ
Hình ảnh Cờ Vàng và dân quyền
Chiều ngày 14/7 vừa qua, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người Việt và có một sự việc khiến một người tham dự bất bình là cô Đỗ Minh Ngọc.Ðường dẫn
30.07.2015
Sau chuyến đi Hoa Kỳ mới đây của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng, có dự đoán lạc quan rằng Việt Nam có thể chấm dứt
chính sách ngoại giao đi dây và dứt khoát chọn Hoa Kỳ làm đồng minh.
Nếu dự đoán trên xảy ra trên thực tế, liệu Trung Quốc có sẽ áp dụng lại đối sách năm 1979 khi Hà Nội ngả theo Liên Xô?
I/- Đối sách với Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc
Vì vậy có thể nhận định rằng, Trung Quốc sẽ không thể áp dụng lại đối sách năm 1979.
1. Thực tế Trung cộng sẽ không thúc đẩy cuộc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam - Campuchia để có cớ trừng phạt Việt Nam, mặc dầu có những dấu hiệu khơi mào tương tự như đã đẩy Việt Nam vào cuộc chiến tranh chinh phạt Campuchia vào năm 1979.
Dấu hiệu khơi mào đầu tiên trước chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN là việc Campuchia đã chủ động khơi lại vấn đề tranh chấp biên giới với Việt Nam xảy ra vào ngày 28-6-2015 và những hành động tiếp theo vào những ngày sau đó trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam.
Tóm lại, nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện đối sách năm 1979 với Việt Nam, sau khi Việt Nam ngả theo Liên Xô. Vì tình hình Việt Nam và cục diện thế giới đã thay đổi. Tư thế và nội lực Hoa Kỳ ngày nay khác tư thế và nội lực Liên Xô ngày xưa. Trung Quốc chắc cũng đã hiểu rõ điều đó và có đủ khôn ngoan để có một đối sách khác hơn năm 1979 đối với Việt Nam vì quyền lợi thiết thân của mình.
Nếu các nhà lãnh đạo đảng và nước Việt Nam hiện nay không chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, thì họ sẽ bị mất cơ hội ngàn năm một thuở để thoát khỏi sự kềm kẹp bao lâu nay của Trung Quốc và họa mất nước chỉ còn là vấn đề thời gian. Đảng CSVN sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quốc dân và lịch sử Việt Nam.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường
http://www.voatiengviet.com/content/neu-vn-chon-hoa-ky-lam-dong-minh-tq-co-ap-dung-lai-doi-sach-1979/2883669.htmlcủa Chính phủ Hoa Kỳ.
Nếu dự đoán trên xảy ra trên thực tế, liệu Trung Quốc có sẽ áp dụng lại đối sách năm 1979 khi Hà Nội ngả theo Liên Xô?
I/- Đối sách với Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc
Sau khi Việt Nam ngả theo Liên Xô, đối sách năm 1979 của Trung Quốc có
mục đích trừng phạt và khuất phục Việt Nam bằng cách gây khó khăn nghiêm
trọng, toàn diện về đối nội cũng như đối ngoại cho Việt Nam. Để đạt mục
đích này, Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp tấn công quân sự, phá
hoại kinh tế, gây bất ổn chính trị và cô lập Việt Nam trên trường quốc
tế.
Trong thời kỳ chiến tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa
tư bản, cuộc tranh chấp quyền lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa giữa Liên
Xô và Trung Quốc đã đến mức phân hai khối cộng sản, một số nước theo
Liên Xô, một số nước theo Trung Quốc. Vì nhu cầu chiến tranh chống Miền
Nam cần sự yểm trợ vũ khí, lương thực của cả Liên Xô và Trung Quốc, nên
Hà Nội vẫn cố giữ thế trung lập. Nhưng sau khi cuộc nội chiến Quốc-Cộng
chấm dứt, Viêt Nam đã chọn Liên Xô là “Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” của
mình. Giận kẻ vong ơn bội nghĩa, Trung Quốc đã sử dụng lá bài Campuchia
để trừng phạt Việt Nam.
1. Mũi nhọn thứ nhất: Trung Quốc đã sử dụng chính quyền Pol Pot và Ieng
Sary ở Campuchia để tấn công quấy phá biên giới Tây Nam, đánh chiếm vài
đảo nhỏ của Việt Nam, kích động lòng hận thù dân tộc. Sau ba năm chịu
đựng sự quấy phá quân sự Việt Nam đã kéo đại binh chính phạt Pot-Pot vào
mùa xuân năm 1979. Trong vòng không đầy một tháng tiến công,quân đội
nhân dân Việt Nam đã “giải phóng” được đất nước Chùa Tháp khỏi nạn diệt
chủng. Nhưng việc chiếm đóng Campuchia đã bị cả thế giới lên án là kẻ
xâm lược. Chế độ Hà Nội bị cô lập về chính trị, ngoại giao và bị bao vây
kinh tế bởi chính sách cấm vận của Hoa Kỳ. Thế nhưng Việt Nam tiến vào
Campuchia thì dễ mà rút ra thì khó, vì đây là “trận địa vũng lầy” được
Trung Quốc chuẩn bị cho Việt Nam bị sa lầy.
2. Mũi nhọn thứ hai là sau khi gài thế chôn chân Việt Nam ở Campuchia và
những khó khăn hậu chiến chồng chất, Trung Quốc đã mở cuộc đại tấn công
quân sự tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam gọi là để “dạy cho Việt
Nam một bài học”.
Theo tố cáo của Hà Nội, trong trận chiến này Trung Quốc đã huy động tới
600.000 quân với 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn trọng pháo, hàng
trăm máy bay đủ loại. Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ của Trung Quốc lúc đó, gọi
hành động quân sự này là để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Trên thực
tế, Trung Quốc đã tự rút về, sau một tháng tấn công, chiếm đóng sáu tỉnh
biên giới phía Bắc Việt Nam (Từ 17-2 đến 18-3-1979), triệt phá các cơ
sở chính quyền, kinh tế của Việt Nam, tàn sát nhiều người, phá trụi bốn
thị xã Lào Cai, Cẩm Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn…
3. Ngoài hai mũi nhọn trên, Trung Quốc còn tung thêm mũi nhọn tấn công trên lãnh vực kinh tế và chính trị của Việt Nam.
Về kinh tế, ngay sau khi Hà Nội nghiêng hẳn về Mạc Tư Khoa (Moscow), lập
tức Bắc Kinh đòi nợ khẩn cấp, cắt hết viện trợ hậu chiến, ngưng ngang
các công trình đang xây dựng và rút hết chuyên gia về nước. Đồng thời
cắt đứt đường vận chuyển qua đường sắt Vân Nam - Hà Nội, vốn là con
đường vận tải đường bộ duy nhất lúc bấy giờ để Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa giao lưu hàng hóa với Việt Nam.
II/- Trung Quốc có sẽ áp dụng lại đối sách năm 1979 với Việt Nam?
Quá khứ là vậy, còn hiện tại và tương lai thì sao?
Câu trả lời tổng quát có thể là: Trung Quốc ngày nay sẽ không dám sử
dụng lại đối sách trên đây đối với Việt Nam, một khi Hà Nội thật sự chọn
Hoa Kỳ làm đồng minh. Vì sao?
Là vì vị thế và tình hình Việt Nam trong tương quan với cộng đồng các
quốc gia trên thế giới ngày nay so với 36 năm trước đây (1979-2015) đã
khác xa. Chiến lược toàn cầu hay là nền trật tự quôc tế mới hay là một
hệ thống kinh tế quốc tế mới đã được các cường quốc xác lập từ lâu,
trong đó có sự tham gia của cả Trung Quốc và Việt Nam. Hơn ai hết, ngày
nay Trung Quốc phải hiểu là mình không còn có thể muốn làm gì thì làm mà
không gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và ngoại
giao.Vì vậy có thể nhận định rằng, Trung Quốc sẽ không thể áp dụng lại đối sách năm 1979.
1. Thực tế Trung cộng sẽ không thúc đẩy cuộc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam - Campuchia để có cớ trừng phạt Việt Nam, mặc dầu có những dấu hiệu khơi mào tương tự như đã đẩy Việt Nam vào cuộc chiến tranh chinh phạt Campuchia vào năm 1979.
Dấu hiệu khơi mào đầu tiên trước chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN là việc Campuchia đã chủ động khơi lại vấn đề tranh chấp biên giới với Việt Nam xảy ra vào ngày 28-6-2015 và những hành động tiếp theo vào những ngày sau đó trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam.
Dấu hiệu tiếp theo xảy ra một ngày sau chuyến đi Hoa Kỳ của Ông Nguyễn
Phú Trọng là việc một phái đoàn quân sự và an ninh cấp cao do Bộ trưởng
Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu khởi sự chuyến đi thăm Bắc Kinh
hôm 8 tháng 7. Ông Tea Banh nói rằng chuyến đi này nằm trong khuôn khổ
một cuộc “trao đổi thường niên”. Nhưng tham gia chuyến đi có các Tư lệnh
của cả 3 quân chủng thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia và Tư lệnh Quân
cảnh Quốc gia – điều này nói lên tầm quan trọng của chuyến đi, bất chấp
lời phát biểu của ông Tea Banh.
Thế nhưng trên thực tế, cũng có những dấu hiệu cho thấy các cuộc xung
đột lẻ tẻ ở biên giới Việt Nam - Campuchia sẽ không dẫn đến chiến tranh
giữa hai nước như năm 1979. Nhà chức trách hai nước đã tức thời gặp nhau
và khẳng định tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới thông qua thương
lượng, căn cứ trên bản đồ lịch sử và luật pháp quốc tế. Chính Thủ tướng
Hunsen cũng đã cho hay là Ông đã yêu cầu các chính phủ Pháp, Anh, Hoa Kỳ
cung cấp cho các bản đồ ổn cố từ thời Đông Dương thuộc Pháp làm căn cứ
để xác định biên giới hai nước, mà ông tin văn khố các nước này hiện còn
lưu trữ.
2. Mặc dầu có nhưng sự đồn đoán về sự chuyển quân về phía biên giới Việt
- Trung, song Trung Quốc sẽ không dám ngang nhiên tấn công quân sự gọi
là để “dạy cho Việt Nam một bài học” như năm 1979, nếu Việt Nam ngả theo
Hoa Kỳ. Vì Hoa Kỳ hiện nay khác Liên Xô trong quá khứ. Hoa Kỳ sẽ không
đứng nhìn Trung Quốc tự tung tự tác như Liên Xô trước đây. Vì Hoa Kỳ
không phải là “Con cọp giấy” như Trung Quốc thường rêu rao trước đây, mà
là “Con cọp thật” đã và đang thể hiện sức mạnh thực sự của một mãnh hổ,
vượt trội Trung Quốc về quân sự cũng như nhiều mặt khác, để nếu xẩy ra
bất cứ xung đột quân sự nào, ưu thế vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ.
Vì vậy, Hoa Kỳ đã không ngần ngại công khai lên án mạnh mẽ hành động của
Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, lấn áp các nước nhỏ yếu trong vùng trong
đó có Việt Nam và khẳng định nhiều lần rằng Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia
trong vùng Biển Đông phải bảo vệ.
Dường như Trung Quốc cũng hiểu được quyết tâm và hành động thực sự của
Hoa Kỳ lần này không thể coi thường. Vì vậy đã có dấu hiệu của một sự
xoa dịu tình hình. Một điển hình là ngay sau chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng
Bí thư đảng CSVN, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ đã tới thăm
Việt Nam trong ba ngày (từ 6 đến 19-7-2015). Theo Tân Hoa Xã, Ông Trương
đã hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn
Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong cưộc gặp Ông Sang, Phó Thủ
tướng Trung Quốc nói rằng mối quan hệ truyền thống do hai lãnh đạo của
hai nước là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh vun đắp là “một tài sản quý
giá của hai đảng và nhân dân hai nước”. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng
được trích lời nói thêm rằng vì “quyền lợi cơ bản của hai nước, cần phải
thắt chặt mối quan hệ truyền thống này”. Bản tin của Tân Hoa Xã không
đề cập tới vấn đề tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam cho
hay, trong cuộc gặp với ông Trương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị
hai bên “tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh
đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về những bất đồng trên biển và sớm cùng
các nước ASEAN hoàn tất xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
3. Ngoài hai mũi nhọn trên của đối sách năm 1979 không dám áp dụng lại, Trung Quốc có thể tung mũi nhọn tấn công trên lãnh vực kinh tế và chính trị của Việt Nam hay không?
3. Ngoài hai mũi nhọn trên của đối sách năm 1979 không dám áp dụng lại, Trung Quốc có thể tung mũi nhọn tấn công trên lãnh vực kinh tế và chính trị của Việt Nam hay không?
Vì kinh tế Việt Nam hiện nay lệ thuộc kinh tế Trung quốc trên khá nhiều
mặt, nhưng nếu Bắc Kinh đã chọn đối sách hòa dịu, thì họ sẽ không sử
dụng mũi nhọn này tấn công Việt Nam. Nếu có sử dụng đi nữa cũng không
gây khó khăn nhiều cho Việt Nam như năm 1979. Vì nền kinh tế Việt Nam
nay đã khác xưa, không còn bị bế quan tỏa cảng (do chế độ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, bị cấm vận), mà đã vững mạnh nhờ mở rộng làm ăn
theo kinh tế thị trường. Nếu Trung Quốc gây khó khăn về kinh tế, Việt
Nam sẽ vượt qua, nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ và các nước tư bản có đầu tư
tại Việt Nam.
Về chính trị, Trung Quốc cũng khó tạo biến cố gây bất ổn chính trị cho
Việt Nam. Vì một khi chọn Mỹ và các cường quốc tư bản làm đồng minh,
thoát khỏi sự kềm kẹp của Trung Quốc, chế độ sẽ tạo được sức hậu thuẫn
mạnh mẽ của toàn dân, tình hình chính trị sẽ ổn định và ngày càng được
củng cố, sẽ vô hiệu hóa mọi thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm phân hóa nội bộ,
gây bất ổn chính trị và xáo trộn xã hội Việt Nam.
III/- Kết luậnTóm lại, nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện đối sách năm 1979 với Việt Nam, sau khi Việt Nam ngả theo Liên Xô. Vì tình hình Việt Nam và cục diện thế giới đã thay đổi. Tư thế và nội lực Hoa Kỳ ngày nay khác tư thế và nội lực Liên Xô ngày xưa. Trung Quốc chắc cũng đã hiểu rõ điều đó và có đủ khôn ngoan để có một đối sách khác hơn năm 1979 đối với Việt Nam vì quyền lợi thiết thân của mình.
Nếu các nhà lãnh đạo đảng và nước Việt Nam hiện nay không chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, thì họ sẽ bị mất cơ hội ngàn năm một thuở để thoát khỏi sự kềm kẹp bao lâu nay của Trung Quốc và họa mất nước chỉ còn là vấn đề thời gian. Đảng CSVN sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quốc dân và lịch sử Việt Nam.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường
http://www.voatiengviet.com/content/neu-vn-chon-hoa-ky-lam-dong-minh-tq-co-ap-dung-lai-doi-sach-1979/2883669.htmlcủa Chính phủ Hoa Kỳ.
Thiện Ý
Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
NHÀ NGƯỜI GIÀ Ở CANADA
Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc cho người già VN ở Canada
Người Việt Nam ở nước ngoài, bước vào tuổi xế chiều của cuộc đời, dù là mới qua sau này hoặc định cư đã lâu, thì một cuộc sống bình an, có bạn bè cùng tuổi bên cạnh, được chăm sóc sức khỏe lúc cơ thể không còn tráng kiện và trí óc bắt đầu chậm lụt đi... là những nhu cầu rất thực tế.
Nhưng thực tế đó không toàn vẹn nếu phải sống trong môi trường mà quanh mình không có người nói tiếng Việt, thức ăn không do người Việt nấu, những sinh hoạt không có tính chất Việt Nam, để rồi cảm thấy lẻ loi và buồn bã hơn bao giờ hết.
Đó là hoàn cảnh của người già Việt Nam trong những viện dưỡng lão của người bản xứ, đó cũng là nguyên nhân hình thành những nhà già dành cho người cao tuổi Việt Nam do chính người Việt quản trị.
Golden Age Manor
Tại Canada, thành phố Edmonton thuộc tỉnh bang Alberta, đã có Golden Age Manor, Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc dành cho người Việt hoạt động bảy năm qua. Đây là mô hình kiểu mẫu cho Golden Age Village For Elderly, Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc tại thành phố Vaughan gần Toronto thủ phủ tỉnh bang Ontario, đang được người Việt nơi đây vận động và gây quĩ để xây lên trong tương lai.Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu trước hết về Golden Age Manor, Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Edmonton. Người chủ xướng và sáng lập là một tu sĩ Phật Giáo, thầy Thích Thiện, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc, cho biết phải mất 8 năm cho quá trình vận động thành lập và xây cất:
Có một nhà dưỡng lão thực sự là một nhu cầu bức thiết ở xã hội Tây Phương như Canada, Hoa Kỳ. Tại vì ở đây tất cả những cộng đồng khác như Italian, Ukrainian, Ba Lan ... họ cũng xây nhà dưỡng lão trước rồi, họ làm sao thì mình cũng học theo cách của họ mình làm cho cộng đồng Việt Nam mình vậy thôi.Có một nhà dưỡng lão thực sự là một nhu cầu bức thiết ở xã hội Tây Phương như Canada, Hoa Kỳ. Tại vì ở đây tất cả những cộng đồng khác như Italian, Ukrainian, Ba Lan ... họ cũng xây nhà dưỡng lão trước rồi, họ làm sao thì mình cũng học theo cách của họ mình làm cho cộng đồng Việt Nam mình vậy thôi.
-Thầy Thích Thiện
Cũng như người bản xứ, người Việt ở Canada sau một thời gian làm việc cũng như nộp thuế đầy đủ, lúc tuổi già sức yếu phải vào viện dưỡng lão thì đương nhiên mọi chi phí về y tế như bác sĩ, y tá, thuốc men đều được chính phủ hỗ trợ:
Thực sự ra ở đây tất cả người già đều được trợ cấp hết, thậm chí những người có lợi tức thấp không đủ tiền thì chính phủ bù vô cho đủ. Trợ giúp của chính phủ Canada dành cho người già phải công nhận rất là tốt, coi như già mà phải vào viện dưỡng lão thì họ không có lo gì hết.
Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Edmonton có khoảng 180 người già, trong đó hơn nửa là các cụ cao niên Việt Nam:
Khi vận động xây cất thì chính phủ cho tiền mình gần như là phân nửa, mình xin cho cộng đồng Việt Nam của mình nhưng mà Việt Nam mình vào ở không đủ thì mình phải cho cộng đồng các sắc dân khác vào ở luôn, mình không thể để trống được .
Trong nhà dưỡng lão của mình thì mình cung cấp thức ăn cho họ, những người ăn kiêng hay ăn chay cũng được nhà dưỡng lão phục vụ thức ăn để đáp ứng với các nhu cầu của họ. Sự trợ giúp đó thì chính phủ bù vào.
Đối với người ngoại quốc như Anh, Canada, Mỹ hay Pháp vân vân, chuyện vào Viện Dưỡng Lão là điều tự nhiên, là quyền lợi của một công dân cao tuổi, nhưng với người giả Việt Nam ở nước ngoài chuyện phải vào nhà già có khi là nỗi khổ tâm của cha mẹ lẫn con cái:
Trước mắt thì những người bây giờ ý thức được rằng họ không muốn con cái phải lo âu cho họ thì họ tự động ghi danh xin vào nhà dưỡng lão. Trường hợp những người mà tình cảm theo kiểu Á Đông mình, khi già yếu họ vẫn muốn bám víu vào con cái vì họ sợ vào trong nhà dưỡng lão mà họ không nói được tiếng Anh, không ăn được thức ăn của người Tây Phương...
Nhưng thực sự khi họ biết có một nhà dưỡng lão của người Việt Nam rồi thì họ vào. Nhưng mà đa phần những người vào như vậy vì họ yếu họ bịnh họ mới chịu vào, con cái không săn sóc cho họ nỗi nên buộc lòng phải năn nỉ cha mẹ để đưa họ vào nhà dưỡng lão. Vào đó rồi, thấy có người Việt Nam phục vụ, có ban giám đốc người Việt Nam, những người trong ban ẩm thực trong nhà bếp là người Việt Nam thì họ cảm thấy ở trong đó vui, họ cảm thấy không khác gì ở nhà thì họ bắt đầu phấn khởi trở lại. Tiếng vang đó ra ngoài thì những người khác cũng muốn vô. Nhưng mà đa phần những người vào thường có bệnh lẫn quá quên quá mà con cái không giữ ở nhà được, có bệnh cần sự chăm sóc dài hạn của bác sĩ thì buộc lòng phải vào nhà dưỡng lão.
Đó là Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc Golden Age Manor của người Việt Nam ở thành phố Edmonton, tỉnh bang Alberta, hoạt động đã 7 năm nay.
Vận động gây quĩ để xây dựng
Từ Alberta sang Onrario, Golden Age Village For Elderly, Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Toronto, đang được một nhóm thiện nguyện người Việt nơi này vận động gây quĩ để xây lên trong những ngày tháng tới. Cô Nguyễn Thị Thanh Nhã, tổng thư ký ban vận động xây dựng Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc:Nhã và Ban Quản Trị mới bắt đầu làm tiếp vào tháng Một năm 2014. Lúc đó trong cộng đồng mình cũng đã gây quĩ được hơn một triệu và đã mua được một miếng đất trên thành phố Vaughan. Miếng đất này được 6 mẫu và một tòa nhà 6.000 mét vuông.Ban vận động đầu tiên là do một số các bác và các cô chú tại Toronto, cách đây 5 năm có lên Edmonton và may mắn được ở trong Nhà Dưỡng Lão Tuổi Hạc Edmonton. Ở trên đó một tuần, thấy được mấy bác sinh hoạt như thế nào, quí vị đó tự hỏi tại sao Edmonton ít người Việt hơn mà được như vậy, tại sao người Việt ở Toronto đông hơn mà không được như vậy.
-Cô Nguyễn Thị Thanh Nhã
Về lại Toronto chính mấy bác mấy anh chị đó mới đứng ra mời hòa thượng Thích Thiện Tâm, người chủ xướng và chủ tịch của nhà dưỡng lão bên kia, hướng dẫn và bắt đầu vận động cộng đồng để xây dựng Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở đây. Đó là vào tháng Chín năm 2012.
Ban vận động ở Toronto đã ngỏ lời mời thầy Thích Thiệm Tâm làm trưởng ban vận động xây dựng Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Vaughan, Toronto:
Nói chung các bác và các anh chị đi qua bên Edmonton là cũng đã lớn tuổi, sau khi vận động một năm thì các bác các anh chị này mới nói chúng tôi đã đi những bước đầu tiên thành ra muốn có một nhóm để mà đi tiếp con đường này.
Đó là lý do cô Nguyễn Thị Thanh Nhã, một đoàn sinh Hướng Đạo thường coi việc hoạt động xã hội là trách nhiệm hàng ngày của mình, trở thành tổng thứ ký của Ban Quản Trị Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc với phần đông thành viên là những anh chị em trẻ:
Nhã và Ban Quản Trị mới bắt đầu làm tiếp vào tháng Một năm 2014. Lúc đó trong cộng đồng mình cũng đã gây quĩ được hơn một triệu và đã mua được một miếng đất trên thành phố Vaughan. Miếng đất này được 6 mẫu và một tòa nhà 6.000 mét vuông.
Trong khi chờ đợi có đủ tiền xây cất, có thể với một diện tích cùng kiến trúc qui mô hơn bên Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc Edmonton, tòa nhà 6.000 mét vuông tạm thời được coi như trụ sở của Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc Toronto và cũng là nơi sinh hoạt hàng tuần cho các vị cao niên trong vùng:
Nơi đây trong vòng một năm vừa rồi đã tiếp đón các cấp chính quyền để xin họ ủng hộ cho mình, nhất là về vấn đề funding (ngân quĩ) để mình có thể xây dựng một công trình lớn khoảng 50 triệu. Nếu cộng đồng không thì mình không thể làm được, mình phải nhờ vào chính phủ.
Sinh hoạt hàng tuần của mấy bác cao niên có lớp Tai-Chi, có lớp dạy nấu thức ăn lành mạnh cho các bác. Ngoài ra mình cũng có bác sĩ chuyên môn với những buổi nói chuyện về cách giữ gìn sức khỏe khi lớn tuổi, lớn tuổi thì hay bị depress sầu não phiền muộn không biết làm gì, thì mình có những buổi nói chuyện như vậy cho các bác. Cộng thêm những cái đó thì sắp tới đây mình sẽ có những lớp dạy line dancing cho các bác.
Có được miếng đất là đi được một khoảng đường rất xa rồi, bây giờ mình vẫn tiếp tục gây quĩ, tiếp tục xin được re- zoning trở thành khu qui hoạch và xin building permit giấy phép xây dựng.
Có lẽ phải 5 hay 7 năm nữa, theo như lời thầy Thích Thiện Tâm, Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Vaughan, Toronto mới hoàn tất và chính thức đi vào hoạt động theo đúng luật pháp Canada..
Nhưng không vì thế mà nỗi mong đợi của những vị cao tuổi bị nguội lạnh đi dù như ai cũng ý thức là có khi không thể nói tiếng chờ và tiếng hẹn với thời gian.
Cụ Tâm Hoa, 91 tuổi , nói với Thanh Trúc bà sợ bà không thể đợi nhưng hy vọng thì vẫn là hy vọng:
Bác hy vọng có cái Làng Dưỡng Lão mau mau, nghĩa là sớm chứng nào hay chừng đó, cho những người già mà con cái đi làm cả, ở nhà một mình rồi khi đau ốm này nọ không có ai hết thấy cũng cô đơn cũng buổn, bác hy vọng anh chị em trong cộng đồng Việt Nam mình giúp nhu mỗi người mỗi tí để mau mau có làng dưỡng lão, chứ còn ở với Tây với Tàu mình đâu có biết tiếng thì cũng như không.
Nhưng nếu ngay bây giờ mà con cái đưa vào nhà dưỡng lão ngay thì bà có buồn không, có nghĩ con cái muốn xa lánh mình không, là câu hỏi tiếp của Thanh Trúc:
Bác nghĩ con cái bây giờ nó mắc đi làm, mình ở nhà nó chăm nom mình thì làm sao nó đi làm có tiền cho con nó đi học rồi tiền nhà tiền cửa tiền này tiền kia đủ thứ. Mình vô dưỡng lão dù gì đi nữa có chị em bạn bè đồng hương trong nớ mình chuyện trò. Ở nhà mình chuyện trò với ai? Một khi làng dưỡng lão có rồi mà bác vô ở kịp, chỉ sợ là năm ba năm mà bác già rồi chưa biết ngày nào. Trong giấy tờ là 91 chứ mà tuổi thiệt của bác là 93.
Cũng từ Toronto, bà Hóa, trên 70 tuổi, giờ đang chăm sóc người chồng đã 82 là cái tuổi gần đất xa trời nhiều rồi, thì nhà già là một cứu cánh, nhất là khi trong nhà nhà già đó có người nói tiếng Việt:
Thực ra khi còn ở nhà giúp con cháu, coi cháu nội cháu ngoại, thì
người cao niên đó còn khỏe còn hoạt động được . Nhưng một khi tới tuổi
lớn hơn, không thể tự săn sóc mình được làm mình cảm thấy mình trở thành
gánh nặng cho con cháu. Ở Toronto này rất nhiều bác người Việt hiện tại
đang sống trong nhà già của người Canadian, họ cảm thấy như bị cô lập,
không nói chuyện được vì vấn đề ngôn ngữ, rồi không ăn được thức ăn của
người ở đây. Có những dịch vụ mà họ không dùng được vì họ không thể nào
diễn tả cho người ta biết những cái cần của mình.
Cho nên có một nhà già của người Việt, được phục vụ bởi người Việt,
được sống trong không khí Việt Nam và được dùng những thức ăn của quê
hương thì mấy bác rất hạnh phúc mà đi vào trong đó.
Rồi con cháu, bà Hóa nói tiếp, khi đưa cha mẹ vào một nơi mà họ cảm thấy
yên tâm, khi nhìn thấy cha mẹ chấp nhận và hài lòng thì cái cảm giác
hay cái mặc cảm phải đẫy hai bậc sinh thành vào nhà già cũng biến mất,
nhường chỗ cho một tâm trạng thanh thản nhẹ nhàng hơn. Đó là cách thức
sau cùng để mang lại hạnh phúc bình an cho con, bà Hóa kết luận:
Thành ra những người trẻ ở đây cũng rất là hoan nghênh chuyện này.
Nhóm thiện nguyện viên của Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc bây giờ rất đông
người trẻ vào giúp chị ạ.
Theo kế hoạch, Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Vaughan, Toronto, khi hoàn tất
có thể đón nhận 300 người cao tuổi ăn ở thường trực. Trong mục đích gây
quĩ cho Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc Toronto, một buổi đại nhạc hội ngày 22
tháng Tám tới đây mà tính đến lúc này con số dự trù tham dự đã lên đến
800 người.
Đến tháng Mười năm nay, ban vận động Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc Toronto lại tổ chức một buổi gây quĩ thêm vào ngân sách xây dựng.
Câu chuyện về Viện Dưỡng Lão Tuổi Hạc ở Edmonton và Làng Dưỡng Lão Tuổi
Hạc ở Toronto, xin được tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ trở lại tối
thứ Năm tuần tới.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc : nguyent@rfa.org
BIỂN ĐÔNG
Chuyên gia Mỹ: Thế chiến lần 3 sẽ nhằm chống Trung Quốc
Các quân nhân của hàng không mẫu hạm USS George Washington cứu các nạn nhân từ tàu đánh cá bị cháy.wikipedia
« Đối với các chuyên gia Mỹ, trận đại chiến thế giới lần tới sẽ…nhằm đối phó với Trung Quốc ». Đó là tựa đề bài báo của thông tín viên Le Figaro tại New York, viết về cuốn sách « Hạm đội ma, câu chuyện của Thế chiến lần tới »
của hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, xuất bản tại Mỹ.
Bốn năm điều tra trong các hành lang của Lầu Năm Góc đã giúp tác phẩm dự
báo chiến lược này có được nhiều chi tiết phong phú và thực tế.
Kịch bản của Đệ tam Thế chiến như sau. Một phi hành gia Mỹ bị trục xuất
khỏi trạm không gia quốc tế bởi những người mà anh ngỡ là các đồng
nghiệp – người Nga và Trung Quốc. Một « nhóm lãnh đạo » đế quốc lật đổ chế độ cộng sản Bắc Kinh, tuyên bổ tổng tấn công tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Hawai bị hải quân Trung Quốc tiến công bất ngờ và chinh phục. Động cơ của các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị virus máy tính vô hiệu hóa từ xa. Các phi cơ tiêm kích Mỹ và Nga chiến đấu trên bầu trời vùng Viễn Đông. Phi hành gia Trung Quốc và Mỹ tấn công nhau trong không gian bằng những khẩu súng laser y như trong bộ phim gián điệp Moonraker.
Phim giả tưởng Hollywood chăng? Đối với hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, tất cả đều rất hiện thực và có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong trụ sở sang trọng, rộng rãi của cơ quan tư vấn New America Center đặt tại đại lộ số 20, gần tòa nhà chọc trời đầu tiên của New York, Flat Iron, hai chuyên gia quốc phòng từng là cố vấn của Lầu Năm Góc và cựu phóng viên chuyên trách của Wall Street Journal, giới thiệu kểt cấu cuốn tiểu thuyết đầu tay của họ : « Ghost Fleet » (Hạm đội ma).
Một tác phẩm đi trước thời đại, được bán ở quầy sách viễn tưởng, nhưng giá trị tiên liệu của nó nằm ở 400 ghi chú ở cuối trang, và bốn năm tích cực điều tra trong các hành lang Ngũ Giác Đài, trên các chiến hạm và căn cứ Không quân.
Kết quả gây sững sờ. Ngoài phong cách, hai tác giả trẻ là những người đầu tiên đưa ra những dự báo chiến lược, hết sức sát với thực tế. Singer cho biết bản thảo được chuyền tay ở Lầu Năm Góc. Đô đốc James Stavridis, nguyên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng Mỹ tại Đông Âu hoan nghênh tính thực tiễn và chính xác về kỹ thuật của tác phẩm.
Singer và August không bịa ra điều gì cả. Tất cả các phát minh khoa học đều có thực, từ tàu ngầm Trung Quốc sục sạo dưới đáy biển tìm kiếm khí thiên nhiên, các máy bay không người lái – cánh tay nối dài của các phi công Mỹ và Nga, hỏa tiễn sát thương phóng từ vệ tinh, cho đến những sự cố máy tính có thể vô hiệu hóa toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương, hay các cuộc chiến tranh tin học ác liệt giữa các hacker Trung Quốc và các chuyên gia tin học ái quốc ở thung lũng Silicon, California.
Giả thiết và thực tại
Thời sự gần đây cho thấy hai tác giả có vẻ đúng đắn. Bắc Kinh dấn mạnh nước cờ trên vùng biển nóng, bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhỏ xa xôi, đang do Việt Nam, Philippines, Nhật Bản đòi hỏi chủ quyền. Những oanh tạc cơ bốn động cơ sơn ngôi sao đỏ bay đến thử sức lực lượng phía bắc của NATO – điều chưa từng thấy kể từ thời Brejnev.
Ukraina bị cắt làm đôi, trong khi điện Kremli ra sức chống lại trừng phạt của phương Tây. Kết quả là 34 hiệp định đối tác chiến lược được ký kết chỉ trong vòng một năm giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Nhưng các tác giả cảnh báo, nếu nước Nga lao vào một cuộc xung đột với Mỹ, thì chỉ trở thành một kẻ a tòng yếu đuối của Trung Quốc: quá bạc nhược về kinh tế và dân số để có thể chống lại sự thống trị của Bắc Kinh.
Một đợt tấn công tin học quy mô mới đây vào các mạng lưới dân sự và quân sự Mỹ cho thấy sự hung hăng cực độ của các hacker, mà phía Mỹ nhận dạng là Trung Quốc. Vì sao số liệu về lương hưu của gần 4 triệu công chức Mỹ lại bị cướp đoạt? Singer lý giải: « Đó là một ví dụ cổ điển về tính toán chiến lược. Tích lũy các dữ liệu cần thiết hôm nay, để khai thác khi xung đột trong 5 hay 10 năm tới ».
Chương trình chiến đấu cơ F35, với số đầu tư khổng lồ, đã gặp trở ngại do hàng loạt sự chậm trễ và hỏng hóc đáng kể. August cho rằng : « Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu ý thức được rằng 80% các thành phần điện tử made in China ! ».
Với giả thuyết tình hình căng thẳng ở Thái Bình Dương sẽ diễn biến xấu đi thành « chiến tranh nóng », Hoa Kỳ chẳng bao lâu sẽ thiếu hụt các chip điện tử. Để chinh phục được con rắn bảy đầu Bắc Kinh, Mỹ đành phải huy động các chiến hạm cũ kỹ lỗi thời từ lâu bị quên lãng, nhưng không hề hấn trước tin tặc. « Hạm đội ma » thực sự hiện diện.
Hai tác giả đẩy cuộc đối đầu hai phe Hồi giáo Sunni và Shia xuống hàng thứ yếu, cho rằng khó thể trở nên toàn cầu hóa như sự đối đầu Mỹ-Trung. Họ nhận định, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tuy tàn bạo nhưng không thể phá hoại trên toàn thế giới như trong một cuộc chiến tranh nóng giữa các siêu cường.
Theo các tác giả, công trình này mang tính thiện chí. Có thể các lãnh đạo quân sự và chính trị, bắt đầu từ Quốc hội Mỹ vốn không muốn tăng ngân sách quốc phòng, có thể mở mắt ra trước mối đe dọa trầm trọng và nghiêm túc chuẩn bị đáp trả. Le Figaro kết luận, trong các tác phẩm của Tom Clancy, nước Mỹ của siêu gián điệp Jack Ryan luôn là người chiến thắng ở hồi cuối, nhưng trên thế giới thực tại, thì không luôn như vậy.
Thị trường xe hơi Trung Quốc không còn là gà đẻ trứng vàng
Trên lãnh vực kinh tế, cụ thể là kỹ nghệ xe hơi, Le Monde nhận xét « Chiếc máy in tiền Trung Quốc bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu ». Kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước…khiến các tập đoàn sản xuất xe hơi nước ngoài lo lắng.
Con gà đẻ trứng vàng của kỹ nghệ xe hơi đang biến mất ? Một điều chắc chắn là Trung Quốc, thị trường hàng đầu thế giới với 23 triệu chiếc xe hơi bán ra năm 2014, đang bị chững hẳn lại. Doanh số bán của các tập đoàn nước ngoài đều giảm sút.
Cho dù giảm giá mạnh, các nhà sản xuất vẫn không thể đẩy được hàng tồn. Sự cạnh tranh dữ dội của các công ty Trung Quốc : tung ra làn sóng xe nhái theo xe địa hình với giá rẻ, các nhãn hiệu địa phương nhanh chóng chiếm lĩnh thêm thị phần, cũng là một khó khăn lớn.
Tuy nhiên không ai muốn rời bỏ thị trường tiềm năng này, với tỉ lệ 1.000 dân mới có 100 xe hơi, và tìm những phương cách xoay sở khác như Volkswagen giảm nhịp độ xuất xưởng, Huyndai liên tục giảm giá, giới thiệu các kiểu xe thể thao, còn PSA đưa ra kế hoạch tiết kiệm.
Bắc Triều Tiên tự hào là cường quốc nguyên tử
Cũng liên quan đến châu Á, thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh nói về vấn đề « Bắc Triều Tiên luôn muốn là địch thủ sở hữu vũ khí nguyên tử đối với phương Tây ». Bình Nhưỡng cho rằng không có lợi lộc gì khi nối gót Teheran, thương lượng với các cường quốc phương Tây cho mục tiêu giải trừ chương trình hạt nhân.
Cho dù bị cô lập, Bắc Triều Tiên vẫn tỏ ra tự hào trước thành tích ba lần thử hạt nhân thành công trong các năm 2006, 2009, 2013, khẳng định đã là một « cường quốc nguyên tử ». Cuộc thương lượng sáu bên (hai nước Triều Tiên, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản) đã bị bế tắc từ khi chế độ của gia tộc họ Kim rời bàn hội nghị năm 2009. Và gần đây Kim Jong Un khẳng định, Bình Nhưỡng sẽ « không bao giờ từ bỏ chương trình không gian, cho dù có bị chống đối như thế nào đi nữa ».
Ấn Độ vẫn là nước nông thôn nghèo khó
« Mặc cho tăng trưởng, Ấn Độ vẫn là một nước nông thôn nghèo khó ». Đó là nhận xét của thông tín viên Le Monde tại New Delhi.Tuy bùng nổ dân số ở các đại đô thị, nhưng ba phần tư dân số Ấn Độ vẫn đang sống tại vùng nông thôn.
Nông thôn không hề được hưởng lợi, hoặc hưởng lợi rất ít từ sự cất cánh kinh tế của nước Ấn trong vòng hai mươi năm qua. Đó là một trong những kết luận của cuộc điều tra rộng rãi về các vấn đề kinh tế xã hội và giai cấp (SECC) được chính phủ Ấn Độ tiến hành từ năm 2011, trên 243,9 triệu hộ gia đình.
Nhận xét đầu tiên : Ấn Độ vẫn chủ yếu là nước mà nông thôn chiếm đa số. Gần ba phần tư hộ gia đình sống ở vùng quê, cho dù dân số tăng nhanh ở các đại đô thị như New Delhi, Bombay. Có đến 61% gia đình sống thiếu thốn, hoặc vì nhà chỉ có vỏn vẹn một phòng, hoặc không có người đàn ông nào ở độ tuổi từ 18 đến 59 có thu nhập.Trong 90% hộ nông dân, người thu nhập cao nhất không quá 150 euro mỗi tháng. Nếu Ân Độ muốn trở thành cường quốc kinh tế, thì không thể làm ngơ trước số phận của những người dân nông thôn.
Một thông tin đáng ngạc nhiên nữa : chỉ có phân nửa các hộ nông thôn làm nông nghiệp. Họ mưu sinh bằng những nghề lao động tay chân, lao vào nền kinh tế không chính thức, không được hưởng phúc lợi xã hội hay các quyền của người lao động. Chỉ có 1/10 hộ gia đình nông thôn có một thành viên là người làm công ăn lương.
Bí mật bao trùm MH370 sẽ được hé lộ ?
Màn bí mật xung quanh chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích cách đây một năm liệu sẽ được vén lên, với việc tìm thấy một mảng cánh máy bay Boeing 777 tại đảo Réunion thuộc Pháp hôm qua ? Các báo Les Echos và Le Figaro đều cho rằng phát hiện này sẽ giúp ích được khá nhiều cho cuộc điều tra.
Theo Les Echos, mảnh vỡ dài 2 mét vừa tìm thấy rất có thể là của chiếc MH370, biến mất khỏi màn hình radar từ ngày 08/03/2014 ngoài khơi nước Úc. Mảnh vỡ là một chi tiết lắp đặt ở phía sau cánh máy bay, giúp kiểm soát các chuyển động của phi cơ, mang số hiệu 675-BB, phù hợp với cẩm nang bảo trì của Boeing 777.
Khả năng một mảnh vỡ trôi dạt đến từ khoảng cách 6.000 km, tuy thấp nhưng không phải là không thể. Chi tiết này là một khối kim loại rỗng nên có thể trôi trên biển, được bao phủ bởi các vỏ sò hến cho thấy đã trôi dạt khá lâu. Hướng các luồng hải lưu và hướng gió ở Nam Ấn Độ Dương thổi từ đông sang tây phù hợp với kịch bản này. Hơn nữa, từ Úc đến đảo Réunion, không có dải đất nào cản trở.
Nếu giả thiết này được khẳng định, tuy không giải thích được màn bí mật đang bao trùm lên chuyến bay MH370, nhưng có thể giúp các nhà điều tra khoanh vùng tìm kiếm, tái thúc đẩy hoạt động đã bị ngưng lâu nay. Đây là tiến triển quan trọng nhất kể từ đầu cuộc điều tra đến nay.
Facebook, Syria…Tựa chính báo Pháp
Tựa trang nhất của nhật báo Le Monde hôm nay đề cập đến một mạng xã hội quen thuộc: « Facebook thống trị như một cơ quan truyền thông của thế kỷ 21, đối đầu với Google ». Với thế mạnh 1,5 tỉ người sử dụng, tập đoàn do Mark Zuckerberg sáng lập muốn chống lại Google, trở thành nhà vô địch trong lãnh vực video.
Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Ngọn gió hồi phục làm tăng giá cổ phiếu của các công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán », còn tờ báo công giáo La Croix đặt vấn đề giá nhà thuê đắt đỏ ở các thủ đô nổi tiếng châu Âu : « Paris, Luân Đôn, Berlin, làm thế nào để kìm giá thuê nhà ? »
Về tình hình nước Pháp, Le Figaro quan tâm đến việc « Đảng Xã hội đòi hỏi Tổng thống Hollande một ngân sách thiên tả ». Ban lãnh đạo đảng này hôm thứ Hai đã định hướng lại hiệp ước trách nhiệm, dành ưu đãi cho các hộ gia đình và các địa phương.
Libération nhìn sang Trung Đông, chạy tựa : « Syria, một cuộc thánh chiến có thể che giấu một điều khác ». Theo tờ báo, quân salafiste vừa chiến đấu chống quân chính phủ Assad vừa chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cố trình ra một bộ mặt « ôn hòa » để đạt được sự hỗ trợ của phương Tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150731-chuyen-gia-my-the-chien-lan-3-se-nham-chong-trung-quoc
Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp hàng hải leo thang trong khu vực.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường cơi nới đảo nhân tạo, khiến các nước láng giềng và Hoa Kỳ quan ngại.
Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực tranh chấp và theo đuổi một giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc đã tức giận khi Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng không quân đi vào vùng biển mà họ tuyên bố là của mình, nhất là trong tháng này, khi Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Scott Swift cho biết ông tham gia chuyến bay trinh sát “thường kỳ” trên Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng đã tăng cường liên lạc quân sự, bao gồm các cuộc tập trận chung với đồng minh trong khu vực như Philippines, nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
"Trung Quốc vô cùng quan ngại việc Hoa Kỳ thúc đẩy quân sự hóa Nam Hải", ông Dương nói.
"Những gì họ đang làm không thể không khiến người ta tự hỏi liệu họ có muốn sự hỗn loạn xảy ra ở khu vực này"
Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ cử tàu chiến và máy bay áp sát Trung Quốc để tiến hành hoạt động trinh sát dồn dập tại Biển Đông, ông này nói thêm.
“Mới đây Mỹ lại tăng cường hơn nữa đồng minh quân sự và sự hiện diện cũng như tổ chức tập trận quân sự một cách dồn dập.”
Ông Dương tuyên bố nếu quan chức Mỹ có ý muốn dùng chuyến bay dân sự trên vùng Biển Đông để "thưởng thức vẻ đẹp", Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái.
Về các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông, ông Dương nói đây chỉ là tập trận thông thường và không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba.
Hôm 30/7, tướng Hernando Iriberri, người đứng đầu quân đội Philippines, cho biết Manila đang điều tra tin tức nói Trung Quốc đã cải tạo thêm ba bãi đá ở Biển Đông cũng như tiến hành các hoạt động ở bãi cạn Scarborough.
Biển Đông được dự báo là chủ đề nổi bật tại hội nghị an ninh tuần tới tại Malaysia với sự tham dự của các quốc gia Đông Nam Á cùng bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng Việt Nam, Malaysia, Philippines và vài nước khác cũng có đòi hỏi chủ quyền ở khu vực này.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150731_china_says_us_militarizing
Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn trụ lại mức 24.522,82.
Các nhà đầu tư trong khu vực đang trông đợi dữ liệu từ khu vực sản xuất chính thức của Trung Quốc, dự kiến công bố vào cuối tuần này.
Một báo cáo sản xuất tư nhân tuần trước cho thấy sự sụt giảm bất ngờ, kéo theo cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục vào đầu tuần này.
Chỉ số Nikkei 225 chốt phiên cuối ở mức 20.539,56 điểm.
Lạm phát của Nhật Bản trong tháng 6/2015 vẫn ở mức 0,4% trong khi chi tiêu hộ gia đình giảm 2%, thấp hơn đáng kể so với dự kiến.
Dữ liệu cho thấy mối lo ngại giảm phát và tăng áp lực với chính sách tài khóa và nới lỏng tiền tệ.
Cổ phiếu của hãng Sony giảm 1,6%, bất chấp báo cáo tài chính khả quan được công bố vào hôm 30/7.
Lợi nhuận ròng của Sony tăng gấp ba trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2015 nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ của game PlayStation 4 và cảm biến máy ảnh.
Ở Hàn Quốc, niềm tin của các doanh nghiệp và sản xuất công nghiệp được đánh giá tích cực, nhưng không giúp nâng giá cổ phiếu.
Chỉ số Kospi giảm 0,4% xuống còn 2.010,80 điểm.
Chỉ số ASX 200 của Úc tăng trong phiên đầu ở mức 5.688,10 điểm, tăng 0,3%.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150731_china_says_us_militarizing
Hawai bị hải quân Trung Quốc tiến công bất ngờ và chinh phục. Động cơ của các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị virus máy tính vô hiệu hóa từ xa. Các phi cơ tiêm kích Mỹ và Nga chiến đấu trên bầu trời vùng Viễn Đông. Phi hành gia Trung Quốc và Mỹ tấn công nhau trong không gian bằng những khẩu súng laser y như trong bộ phim gián điệp Moonraker.
Phim giả tưởng Hollywood chăng? Đối với hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole, tất cả đều rất hiện thực và có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong trụ sở sang trọng, rộng rãi của cơ quan tư vấn New America Center đặt tại đại lộ số 20, gần tòa nhà chọc trời đầu tiên của New York, Flat Iron, hai chuyên gia quốc phòng từng là cố vấn của Lầu Năm Góc và cựu phóng viên chuyên trách của Wall Street Journal, giới thiệu kểt cấu cuốn tiểu thuyết đầu tay của họ : « Ghost Fleet » (Hạm đội ma).
Một tác phẩm đi trước thời đại, được bán ở quầy sách viễn tưởng, nhưng giá trị tiên liệu của nó nằm ở 400 ghi chú ở cuối trang, và bốn năm tích cực điều tra trong các hành lang Ngũ Giác Đài, trên các chiến hạm và căn cứ Không quân.
Kết quả gây sững sờ. Ngoài phong cách, hai tác giả trẻ là những người đầu tiên đưa ra những dự báo chiến lược, hết sức sát với thực tế. Singer cho biết bản thảo được chuyền tay ở Lầu Năm Góc. Đô đốc James Stavridis, nguyên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng Mỹ tại Đông Âu hoan nghênh tính thực tiễn và chính xác về kỹ thuật của tác phẩm.
Singer và August không bịa ra điều gì cả. Tất cả các phát minh khoa học đều có thực, từ tàu ngầm Trung Quốc sục sạo dưới đáy biển tìm kiếm khí thiên nhiên, các máy bay không người lái – cánh tay nối dài của các phi công Mỹ và Nga, hỏa tiễn sát thương phóng từ vệ tinh, cho đến những sự cố máy tính có thể vô hiệu hóa toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương, hay các cuộc chiến tranh tin học ác liệt giữa các hacker Trung Quốc và các chuyên gia tin học ái quốc ở thung lũng Silicon, California.
Giả thiết và thực tại
Thời sự gần đây cho thấy hai tác giả có vẻ đúng đắn. Bắc Kinh dấn mạnh nước cờ trên vùng biển nóng, bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhỏ xa xôi, đang do Việt Nam, Philippines, Nhật Bản đòi hỏi chủ quyền. Những oanh tạc cơ bốn động cơ sơn ngôi sao đỏ bay đến thử sức lực lượng phía bắc của NATO – điều chưa từng thấy kể từ thời Brejnev.
Ukraina bị cắt làm đôi, trong khi điện Kremli ra sức chống lại trừng phạt của phương Tây. Kết quả là 34 hiệp định đối tác chiến lược được ký kết chỉ trong vòng một năm giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Nhưng các tác giả cảnh báo, nếu nước Nga lao vào một cuộc xung đột với Mỹ, thì chỉ trở thành một kẻ a tòng yếu đuối của Trung Quốc: quá bạc nhược về kinh tế và dân số để có thể chống lại sự thống trị của Bắc Kinh.
Một đợt tấn công tin học quy mô mới đây vào các mạng lưới dân sự và quân sự Mỹ cho thấy sự hung hăng cực độ của các hacker, mà phía Mỹ nhận dạng là Trung Quốc. Vì sao số liệu về lương hưu của gần 4 triệu công chức Mỹ lại bị cướp đoạt? Singer lý giải: « Đó là một ví dụ cổ điển về tính toán chiến lược. Tích lũy các dữ liệu cần thiết hôm nay, để khai thác khi xung đột trong 5 hay 10 năm tới ».
Chương trình chiến đấu cơ F35, với số đầu tư khổng lồ, đã gặp trở ngại do hàng loạt sự chậm trễ và hỏng hóc đáng kể. August cho rằng : « Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu ý thức được rằng 80% các thành phần điện tử made in China ! ».
Với giả thuyết tình hình căng thẳng ở Thái Bình Dương sẽ diễn biến xấu đi thành « chiến tranh nóng », Hoa Kỳ chẳng bao lâu sẽ thiếu hụt các chip điện tử. Để chinh phục được con rắn bảy đầu Bắc Kinh, Mỹ đành phải huy động các chiến hạm cũ kỹ lỗi thời từ lâu bị quên lãng, nhưng không hề hấn trước tin tặc. « Hạm đội ma » thực sự hiện diện.
Hai tác giả đẩy cuộc đối đầu hai phe Hồi giáo Sunni và Shia xuống hàng thứ yếu, cho rằng khó thể trở nên toàn cầu hóa như sự đối đầu Mỹ-Trung. Họ nhận định, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tuy tàn bạo nhưng không thể phá hoại trên toàn thế giới như trong một cuộc chiến tranh nóng giữa các siêu cường.
Theo các tác giả, công trình này mang tính thiện chí. Có thể các lãnh đạo quân sự và chính trị, bắt đầu từ Quốc hội Mỹ vốn không muốn tăng ngân sách quốc phòng, có thể mở mắt ra trước mối đe dọa trầm trọng và nghiêm túc chuẩn bị đáp trả. Le Figaro kết luận, trong các tác phẩm của Tom Clancy, nước Mỹ của siêu gián điệp Jack Ryan luôn là người chiến thắng ở hồi cuối, nhưng trên thế giới thực tại, thì không luôn như vậy.
Thị trường xe hơi Trung Quốc không còn là gà đẻ trứng vàng
Trên lãnh vực kinh tế, cụ thể là kỹ nghệ xe hơi, Le Monde nhận xét « Chiếc máy in tiền Trung Quốc bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu ». Kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước…khiến các tập đoàn sản xuất xe hơi nước ngoài lo lắng.
Con gà đẻ trứng vàng của kỹ nghệ xe hơi đang biến mất ? Một điều chắc chắn là Trung Quốc, thị trường hàng đầu thế giới với 23 triệu chiếc xe hơi bán ra năm 2014, đang bị chững hẳn lại. Doanh số bán của các tập đoàn nước ngoài đều giảm sút.
Cho dù giảm giá mạnh, các nhà sản xuất vẫn không thể đẩy được hàng tồn. Sự cạnh tranh dữ dội của các công ty Trung Quốc : tung ra làn sóng xe nhái theo xe địa hình với giá rẻ, các nhãn hiệu địa phương nhanh chóng chiếm lĩnh thêm thị phần, cũng là một khó khăn lớn.
Tuy nhiên không ai muốn rời bỏ thị trường tiềm năng này, với tỉ lệ 1.000 dân mới có 100 xe hơi, và tìm những phương cách xoay sở khác như Volkswagen giảm nhịp độ xuất xưởng, Huyndai liên tục giảm giá, giới thiệu các kiểu xe thể thao, còn PSA đưa ra kế hoạch tiết kiệm.
Bắc Triều Tiên tự hào là cường quốc nguyên tử
Cũng liên quan đến châu Á, thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh nói về vấn đề « Bắc Triều Tiên luôn muốn là địch thủ sở hữu vũ khí nguyên tử đối với phương Tây ». Bình Nhưỡng cho rằng không có lợi lộc gì khi nối gót Teheran, thương lượng với các cường quốc phương Tây cho mục tiêu giải trừ chương trình hạt nhân.
Cho dù bị cô lập, Bắc Triều Tiên vẫn tỏ ra tự hào trước thành tích ba lần thử hạt nhân thành công trong các năm 2006, 2009, 2013, khẳng định đã là một « cường quốc nguyên tử ». Cuộc thương lượng sáu bên (hai nước Triều Tiên, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản) đã bị bế tắc từ khi chế độ của gia tộc họ Kim rời bàn hội nghị năm 2009. Và gần đây Kim Jong Un khẳng định, Bình Nhưỡng sẽ « không bao giờ từ bỏ chương trình không gian, cho dù có bị chống đối như thế nào đi nữa ».
Ấn Độ vẫn là nước nông thôn nghèo khó
« Mặc cho tăng trưởng, Ấn Độ vẫn là một nước nông thôn nghèo khó ». Đó là nhận xét của thông tín viên Le Monde tại New Delhi.Tuy bùng nổ dân số ở các đại đô thị, nhưng ba phần tư dân số Ấn Độ vẫn đang sống tại vùng nông thôn.
Nông thôn không hề được hưởng lợi, hoặc hưởng lợi rất ít từ sự cất cánh kinh tế của nước Ấn trong vòng hai mươi năm qua. Đó là một trong những kết luận của cuộc điều tra rộng rãi về các vấn đề kinh tế xã hội và giai cấp (SECC) được chính phủ Ấn Độ tiến hành từ năm 2011, trên 243,9 triệu hộ gia đình.
Nhận xét đầu tiên : Ấn Độ vẫn chủ yếu là nước mà nông thôn chiếm đa số. Gần ba phần tư hộ gia đình sống ở vùng quê, cho dù dân số tăng nhanh ở các đại đô thị như New Delhi, Bombay. Có đến 61% gia đình sống thiếu thốn, hoặc vì nhà chỉ có vỏn vẹn một phòng, hoặc không có người đàn ông nào ở độ tuổi từ 18 đến 59 có thu nhập.Trong 90% hộ nông dân, người thu nhập cao nhất không quá 150 euro mỗi tháng. Nếu Ân Độ muốn trở thành cường quốc kinh tế, thì không thể làm ngơ trước số phận của những người dân nông thôn.
Một thông tin đáng ngạc nhiên nữa : chỉ có phân nửa các hộ nông thôn làm nông nghiệp. Họ mưu sinh bằng những nghề lao động tay chân, lao vào nền kinh tế không chính thức, không được hưởng phúc lợi xã hội hay các quyền của người lao động. Chỉ có 1/10 hộ gia đình nông thôn có một thành viên là người làm công ăn lương.
Bí mật bao trùm MH370 sẽ được hé lộ ?
Màn bí mật xung quanh chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích cách đây một năm liệu sẽ được vén lên, với việc tìm thấy một mảng cánh máy bay Boeing 777 tại đảo Réunion thuộc Pháp hôm qua ? Các báo Les Echos và Le Figaro đều cho rằng phát hiện này sẽ giúp ích được khá nhiều cho cuộc điều tra.
Theo Les Echos, mảnh vỡ dài 2 mét vừa tìm thấy rất có thể là của chiếc MH370, biến mất khỏi màn hình radar từ ngày 08/03/2014 ngoài khơi nước Úc. Mảnh vỡ là một chi tiết lắp đặt ở phía sau cánh máy bay, giúp kiểm soát các chuyển động của phi cơ, mang số hiệu 675-BB, phù hợp với cẩm nang bảo trì của Boeing 777.
Khả năng một mảnh vỡ trôi dạt đến từ khoảng cách 6.000 km, tuy thấp nhưng không phải là không thể. Chi tiết này là một khối kim loại rỗng nên có thể trôi trên biển, được bao phủ bởi các vỏ sò hến cho thấy đã trôi dạt khá lâu. Hướng các luồng hải lưu và hướng gió ở Nam Ấn Độ Dương thổi từ đông sang tây phù hợp với kịch bản này. Hơn nữa, từ Úc đến đảo Réunion, không có dải đất nào cản trở.
Nếu giả thiết này được khẳng định, tuy không giải thích được màn bí mật đang bao trùm lên chuyến bay MH370, nhưng có thể giúp các nhà điều tra khoanh vùng tìm kiếm, tái thúc đẩy hoạt động đã bị ngưng lâu nay. Đây là tiến triển quan trọng nhất kể từ đầu cuộc điều tra đến nay.
Facebook, Syria…Tựa chính báo Pháp
Tựa trang nhất của nhật báo Le Monde hôm nay đề cập đến một mạng xã hội quen thuộc: « Facebook thống trị như một cơ quan truyền thông của thế kỷ 21, đối đầu với Google ». Với thế mạnh 1,5 tỉ người sử dụng, tập đoàn do Mark Zuckerberg sáng lập muốn chống lại Google, trở thành nhà vô địch trong lãnh vực video.
Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Ngọn gió hồi phục làm tăng giá cổ phiếu của các công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán », còn tờ báo công giáo La Croix đặt vấn đề giá nhà thuê đắt đỏ ở các thủ đô nổi tiếng châu Âu : « Paris, Luân Đôn, Berlin, làm thế nào để kìm giá thuê nhà ? »
Về tình hình nước Pháp, Le Figaro quan tâm đến việc « Đảng Xã hội đòi hỏi Tổng thống Hollande một ngân sách thiên tả ». Ban lãnh đạo đảng này hôm thứ Hai đã định hướng lại hiệp ước trách nhiệm, dành ưu đãi cho các hộ gia đình và các địa phương.
Libération nhìn sang Trung Đông, chạy tựa : « Syria, một cuộc thánh chiến có thể che giấu một điều khác ». Theo tờ báo, quân salafiste vừa chiến đấu chống quân chính phủ Assad vừa chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cố trình ra một bộ mặt « ôn hòa » để đạt được sự hỗ trợ của phương Tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150731-chuyen-gia-my-the-chien-lan-3-se-nham-chong-trung-quoc
Trung Quốc tố Mỹ 'quân sự hóa' Biển Đông
- 6 giờ trước
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ “thúc đẩy quân sự hóa"
Biển Đông bằng sự hiện diện quân sự và tổ chức tập trận chung trong
khu vực.
Tại cuộc họp báo hôm 30/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Dương Vũ Quân nói một số quan chức chính phủ và quân sự Mỹ mới đây đã
phát biểu “vô trách nhiệm về vấn đề Nam Hải”.Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp hàng hải leo thang trong khu vực.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường cơi nới đảo nhân tạo, khiến các nước láng giềng và Hoa Kỳ quan ngại.
Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực tranh chấp và theo đuổi một giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc đã tức giận khi Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng không quân đi vào vùng biển mà họ tuyên bố là của mình, nhất là trong tháng này, khi Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Scott Swift cho biết ông tham gia chuyến bay trinh sát “thường kỳ” trên Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng đã tăng cường liên lạc quân sự, bao gồm các cuộc tập trận chung với đồng minh trong khu vực như Philippines, nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
‘Vô cùng quan ngại’
Hoa Kỳ đã thổi phồng lên "hiểm họa Trung Quốc" và gieo mối bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia đòi chủ quyền ở Biển Đông khác, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân nói trong cuộc họp báo ngày 30/7."Trung Quốc vô cùng quan ngại việc Hoa Kỳ thúc đẩy quân sự hóa Nam Hải", ông Dương nói.
"Những gì họ đang làm không thể không khiến người ta tự hỏi liệu họ có muốn sự hỗn loạn xảy ra ở khu vực này"
Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ cử tàu chiến và máy bay áp sát Trung Quốc để tiến hành hoạt động trinh sát dồn dập tại Biển Đông, ông này nói thêm.
“Mới đây Mỹ lại tăng cường hơn nữa đồng minh quân sự và sự hiện diện cũng như tổ chức tập trận quân sự một cách dồn dập.”
Ông Dương tuyên bố nếu quan chức Mỹ có ý muốn dùng chuyến bay dân sự trên vùng Biển Đông để "thưởng thức vẻ đẹp", Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái.
Về các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông, ông Dương nói đây chỉ là tập trận thông thường và không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba.
Hôm 30/7, tướng Hernando Iriberri, người đứng đầu quân đội Philippines, cho biết Manila đang điều tra tin tức nói Trung Quốc đã cải tạo thêm ba bãi đá ở Biển Đông cũng như tiến hành các hoạt động ở bãi cạn Scarborough.
Biển Đông được dự báo là chủ đề nổi bật tại hội nghị an ninh tuần tới tại Malaysia với sự tham dự của các quốc gia Đông Nam Á cùng bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng Việt Nam, Malaysia, Philippines và vài nước khác cũng có đòi hỏi chủ quyền ở khu vực này.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150731_china_says_us_militarizing
Chứng khoán TQ tiếp tục giảm
- 9 giờ trước
Chứng khoán Trung Quốc trượt giá vào hôm 31/7, trong lúc chính phủ nước này trấn áp các tài khoản giao dịch bị nghi bán khống.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,6% trong phiên đầu còn 3.684,93 điểm.Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn trụ lại mức 24.522,82.
Các nhà đầu tư trong khu vực đang trông đợi dữ liệu từ khu vực sản xuất chính thức của Trung Quốc, dự kiến công bố vào cuối tuần này.
Một báo cáo sản xuất tư nhân tuần trước cho thấy sự sụt giảm bất ngờ, kéo theo cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục vào đầu tuần này.
Nhật Bản lo giảm phát
Tại Nhật Bản, thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, giá cổ phiếu không có nhiều biến động, trong lúc dữ liệu cho thấy lạm phát đứng yên và chi tiêu hộ gia đình bất ngờ giảm.Chỉ số Nikkei 225 chốt phiên cuối ở mức 20.539,56 điểm.
Lạm phát của Nhật Bản trong tháng 6/2015 vẫn ở mức 0,4% trong khi chi tiêu hộ gia đình giảm 2%, thấp hơn đáng kể so với dự kiến.
Dữ liệu cho thấy mối lo ngại giảm phát và tăng áp lực với chính sách tài khóa và nới lỏng tiền tệ.
Cổ phiếu của hãng Sony giảm 1,6%, bất chấp báo cáo tài chính khả quan được công bố vào hôm 30/7.
Lợi nhuận ròng của Sony tăng gấp ba trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2015 nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ của game PlayStation 4 và cảm biến máy ảnh.
Ở Hàn Quốc, niềm tin của các doanh nghiệp và sản xuất công nghiệp được đánh giá tích cực, nhưng không giúp nâng giá cổ phiếu.
Chỉ số Kospi giảm 0,4% xuống còn 2.010,80 điểm.
Chỉ số ASX 200 của Úc tăng trong phiên đầu ở mức 5.688,10 điểm, tăng 0,3%.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150731_china_says_us_militarizing
CHO NHAU NỤ CƯỜI
VAI DIỄN CUỐI CÙNG
Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp I trường làng.
Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.
Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một cậu bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Cậu bé vụt đứng dậy và háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng có một hành khách nào đó vẫy lại chú.
Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai để ý vẫy lại cậu bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy cậu bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”
Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên.
Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”
Tàu đi ngang qua thung lũng có cậu bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại cậu bé. Ông thấy cậu bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa, người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không lời thoại, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho cậu bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và cậu bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
Và, khi bạn nhận chân ra được khái niệm “sân khấu cuộc đời”, niềm vui của bạn sẽ tăng lên gấp bội, và dĩ nhiên nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi rất nhiều.
GIÁO SƯ VÀ MẸ GIÀ
Khi còn học ĐH, một lần đi thực tập trở về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà giáo sư liên hoan …
Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén bày la liệt. Mấy bạn
học muốn mang đi rửa, giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội,
có người rửa đây này!”.
Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nước, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó
nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén đi nhé…”
Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ…
Bình thường ông là một giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?
Chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn…
Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.
Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!”
Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.Sau khi giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.
Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu
gì, nói: “Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù
già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà
rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất
phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ
ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.
Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình, thì họ
sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và
ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.
Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng
thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được
chúng …
Con cái mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong
tay cha mẹ. Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ
buông bỏ được…
Tôi tin câu chuyện có thật…
Câu chuyện này nhận được sự đồng cảm, bởi nó khiến những người ở độ tuổi
trung niên liên hệ tới bố mẹ mình, và những bạn trẻ nhớ tới ông bà
mình.
“Bà ngoại tôi năm nay 89 tuổi. Mắt bà kém, tai không nghe rõ, nhưng mỗi
lần bố mẹ đưa bà về nhà tôi chơi bà đều không chịu ngồi yên đâu, đều
muốn giúp mẹ tôi là gì đó như nhặt rau. Lúc đầu mọi người không đồng ý
cho bà làm đâu, bảo bà cứ để đấy, bà chỉ việc ngồi chơi, xem tivi thôi,
nhưng bà không chịu, cứ đòi làm bằng được. Mọi người đành để bà làm thì
bà rất vui. Rau bà nhặt chưa sạch thì mọi người vẫn nhặt lại, nhưng
không phàn nàn gì với bà hết” – bạn Quang Anh (Hà Nội) kể.
Chị Hoa Mai (Lạng Sơn) xúc động chia sẻ: “Tôi thấy ngay hình ảnh của mẹ
tôi trong bài viết này. Mẹ tôi cũng chỉ thích được làm gì đó, được chăm
sóc cho con cái dù chúng tôi cũng đã làm cha, làm mẹ. Từ khi tôi đi làm
cho tới lúc có bầu và sinh em bé, chiều nào về mẹ cũng vắt nước cam hay
pha một loại nước giải khát nào đó cho tôi uống. Lúc mới đầu, tôi cũng
ngại lắm, con gái lớn tướng không pha nước được cho mẹ, lại còn để mẹ
“phục vụ” mình, thậm chí còn gắt gỏng “Mẹ cứ kệ con”. Nhưng dần tôi hiểu
ra, do sức khỏe yếu phải ở nhà nên mẹ luôn muốn làm việc việc kia dù
nhỏ bé để không có cảm giác mình là người thừa thãi, là gánh nặng. Nên
tôi thay đổi thái độ, vui vẻ đón nhận sự chăm sóc của mẹ, thì mẹ rất
vui. Đên bây giờ, khi mẹ đã không còn, đôi khi tôi vẫn nhớ đến những ly
nước mẹ đã pha cho”.
“Tôi nghĩ rằng những người còn mẹ già trên 70 tuổi mới có thể hiểu hết ý
nghĩa bài viết này” – anh Nam Hải (Hà Nội) bình luận. “Còn các bạn trẻ
đọc câu chuyện này có thể thấy buồn cười không cảm nhận được ý nghĩa.
Không nói đâu xa, ngay như con tôi bây giờ ăn xong mà bảo tôi hay mẹ nó
thế chắc chắn bị ăn mắng ngay”.
“Nhưng tôi cũng đã từng có những buổi trưa về nhà mẹ, bảo: “Mẹ ơi nấu hộ
con bát mì”, ăn xong lại bảo “Mẹ rửa bát cho con nhé”, mặc dù những
việc như thế này tôi chỉ “vẩy tay” cũng làm được. Bởi tôi biết, đó là
niềm vui của mẹ, khi đứa con trai dù không còn trong vòng tay mẹ như
xưa, nhưng nó vẫn thể hiện là cần mẹ từ những việc nhỏ nhất” - Anh Nam
Hải tâm sự. “Khiến cho một người có cảm giác người khác còn cần mình, họ
sống mới có một mục tiêu, sẽ cảm thấy cuộc sống ý nghĩa và phong phú
hơn, sinh lực mạnh mẽ hơn”.
TUẤN KHANH * PHẨM GIÁ
Cứu chuộc phẩm giá
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
2015-07-30
Ngôn ngữ tiếp thị chính yếu
Cứ mỗi buổi chiều, người bán bánh mì lại dạo xe quanh nhà tôi. Tiếng rao được thu sẳn vào máy, lặp đi lặp lại một điệp khúc đơn điệu “bánh mì đặc ruột đây”. Thoạt đầu tiếng rao cũng bình thường, nhưng càng nghe càng thấy lạ. Vì sao lại bánh mì đặc ruột? Chuyện một ổ bánh mì hiển nhiên không được rỗng ruột nay bỗng lại trở thành ngôn ngữ tiếp thị chính yếu, cứ nhấn vào tai người nghe.Nói chuyện với người bán, mới biết rằng nhiều năm nay, bánh mì bị làm hỏng đi rất nhiều. Bột đã kém, ruột cũng bị rút đi, mới có tên gọi là “bánh mì giấy” - loại bánh mì vừa chạm vào là vỏ bánh rơi lả tả, da mỏng và không có chút ruột nào. Bánh mì Sài Gòn từng nổi tiếng với nhiều kiểu, nhiều lò và quen thuộc với mọi con người từ bình dân đến sang trọng đã trãi qua một giai đoạn, mà khốn khó đã bào mòn sự tao nhã và độc đáo của nó. Từ khoảng 2 năm nay, “bánh mì đặc ruột” - như lời rao của những người bán - đã quay trở lại, như một cách âm thầm dựng lại truyền thống đẹp nhất của mình, sự kiêu hãnh của người làm ra miếng bánh. Và quan trọng hơn, như một cách để cứu chuộc lại phẩm giá của đô thị đã bị nát nhàu bởi thời cuộc.Cầm miếng bánh mì nóng và đẹp trên tay, tôi cứ nghĩ về những người làm nghề chân chính. Họ đã sống suốt một thời gian dài, chấp nhận làm ra những miếng bánh tệ hơn ước muốn của mình, chấp nhận sinh tồn cùng với gian dối trong một bối cảnh mà họ có cưỡng lại cũng không được. Và giờ đây, khi có điều kiện, những miếng bánh đúng và lương thiện đã tìm cách quay lại, tìm về phẩm giá đúng của người. Sự lương thiện được rao lên trong kiêu hãnh.Con người Việt Nam cũng như những miếng bánh mì lương thiện đó, họ cũng phải chịu đựng nhiều sự thách thức để tồn tại với phẩm giá của mình – như người thợ làm bánh mì Sài Gòn, đau đáu luôn tìm một cơ hội để sống đúng với mình, tìm cách cứu chuộc lại phẩm giá của mình giữa cuộc sống xã hội chủ nghĩa hôm nay đang tràn ngập những điều buộc phải không thật.Phẩm giá như một lựa chọn mang tính định mệnh. Nó nằm sâu thẳm trong con người, có thể im lặng cam chịu các vết thương chí mạng, nhưng lại sẳn sàng bùng lên và trỗi dậy sáng lòa từ một điều tổn thương nhỏ nhoi cuối cùng nào đó. Tương tự người nông dân mòn mỏi và chịu đựng với cuộc đời bị bóc lột khốn khó của mình, nhưng rồi bất ngờ đứng lên như một người khổng lồ chân đất. Giống như câu chuyện về người đàn bà gầy yếu ở tỉnh Hải Dương quyết đòi đối thoại công bằng về thửa ruộng con của mình bị những tên nhà giàu tư bản đỏ cưỡng đoạt. Bà đã sẳn sàng đứng trước máy xe xúc của chủ thầu đến đổ máu. Phẩm giá của một người nông dân ít chữ đôi khi có thể rực rỡ hơn cả phẩm giá của một kẻ đầy túi tiền và quyền lực lúc này. Mọi thứ có thể được chứng minh trong tích tắc nhìn thấy của định mệnh. Lịch sử Việt Nam hôm qua và hôm nay đã ghi lại không ít những câu chuyện như vậy.Phẩm giá bị vùi vập
Trên các trang mạng, có rất nhiều những bức ảnh về những cụ già vô
danh, những người đàn bà vô danh, những đứa trẻ vô danh... đang đứng với
tấm bảng đòi sự minh bạch, đòi giá trị của công lý, đòi sự thật. Những
gia đình đang kêu cứu cho con em mình đang bị xét xử oan, về quê nhà bị
cưỡng chiếm, những lời kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng mạng để mọi
thứ được hành xử đúng với luật pháp... Nhìn họ thật yếu đuối và bất lực.
Thế nhưng phẩm giá Việt Nam không cho phép họ chấp nhận số phận, không
có phép họ thua cuộc trong một đời sống mà họ còn tin vào lẽ phải.
Phẩm giá bị vùi vập và cô đơn im lặng đó vĩ đại đó sẽ cứu chuộc nguyên
khí của dân tộc này, vượt qua những bài diễn màu mè và dối trá của
những nhà lãnh đạo mà ta bị buộc phải nhìn thấy mỗi ngày.
Cũng như những ngư dân Việt trên biển, đối diện bên ngoài khơi đầy những những ngư hạm vũ trang của Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá, những con người miền Trung chỉ có lưới và buồm vẫn ngày ngày dong thuyền ra biển. Ngay cả giai đoạn Trung Quốc ra lệnh vô lý cấm đánh cá trên biển Đông, họ vẫn yên lặng giã từ gia đình và ra khơi, không nghĩ ngợi đến bất kỳ một kết cục buồn nào. Bị bắt, bị cướp, bị giết... những ngư dân Việt vô danh đó rồi vẫn lại vay mượn, dành dụm đóng tàu và khởi hành. Dù không tuyên bố, những gương mặt chai sạm đó mang nặng trên vai phẩm giá của tổ quốc, cao quý hơn bất kỳ lời tuyên bố dũng mãnh nào về tình hữu nghị cộng sản trong phòng lạnh và trước ống kính mị dân. Những ổ bánh mì rỗng ruột, rụng rơi, vô giá trị.
Khác với ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch QH – Thượng Tướng, vẫn hùng hồn kêu gọi người Việt hãy nhẫn nhịn và giao “trách nhiệm đòi Hoàng Sa và Trường Sa cho thế hệ con cháu mai sau”, những ngư dân ít chữ và không chức phận ấy vẫn im lặng ra khơi, như một lời thề xác định phẩm giá của tổ quốc ngay tại làn nước xanh dưới con tàu của mình, bất chấp mọi đe dọa. Thật khác với ông Thượng Tướng đầy nhiệt huyết trong việc chối bỏ trách nhiệm trong cuộc tiếp xúc với đại biểu Đà Nẳng ngày 29/6/2015, những người đi biển quyết không giao phần xương máu và khó khăn đó cho con cháu mình, mà tự gánh lấy. Họ lại ra đi giữa mịt mù những đe dọa và hiểm nghèo. Chỉ có đủ phẩm giá, người ta mới có thể sống cho hiện tại và tương lai như vậy. Những ngư dân ấy, thậm chí đã cứu chuộc linh hồn cho cả những quan chức luôn hô to nhưng không bao giờ dám đặt bàn chân vào mép biển.Khi bạn đọc những dòng này, vẫn có những ngư dân đang ra khơi, bất chấp mới đây, ngày 16/7, tàu Trung Quốc lại hung dữ tấn công tàu cá Việt Nam ở Quảng Ngãi. May mắn làm sao, người Việt vẫn còn có những con người vô danh giữ gìn phẩm giá của tổ quốc, không cần gọi tên hay chia phần lợi lộc. Những ngư dân ấy không quan tâm chuyện bộ trưởng quốc phòng sống hay chết, tổng bí thư đang chọn con đường nào. Họ không chọn đứng trong một cuộc cờ. Họ chọn ra khơi.Tôi ăn miếng bánh mì đặc ruột Sài Gòn, và ca ngợi phẩm giá của những con người vô danh ấy.Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
._,_.___
Posted by: Hoan Le
Thursday, July 30, 2015
NGUYÊN THẠCH * HỒ GIẢ? PHÙNG GIẢ?
Hồ giả Hồ thật - Phùng thật Phùng giả!
Nguyên Thạch (Danlambao)
- Dạo này các trang mạng "Lề dân" phản động cứ liên tục phanh phui, bàn
tán về những chiện cực kỳ bí hiểm thuộc tầm cỡ "bí mật quốc gia", làm
đảng ta nhức cái "từ trên xuống dưới", từ trong ra ngoài. Những cái mà
độc đảng ta luôn huênh hoang và cố tình mụ mị giấu diếm hơn suốt 70 mùa
thu lá rụng, Đ(ỗ) M(ười) cái đám thế lực thù địt In tẹt nét này, chúng
không bom không đạn, không vũ khí hạt nhân nhưng thiệt tình đã làm trung
ương đảng, Ban bí thơ, Bộ chính trị cùng các quan to quan nhỏ xính
vính, không biết đường mà đỡ. Với bọn "diễn biến hòa bình" này mà không
đỡ thì chúng sẽ thừa thắng xông lên đánh xụm bánh chè của đảng hỏng
chừng, cho nên Ban tư tưởng trung ương phải ráng sức mà rặn ra những
"chỉ đạo phản biện" nhưng càng phản biện thì càng lòi ra những cái dốt
cố hữu vốn dĩ đã ăn sâu vào những cái đầu đất sét (bone head) khiến đảng
ta có cơ rủi "chuyển bại thành xụi" tất!
Nội "chiện bí hiểm" Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Quang, Hồ Chí
Minh cứ liên tục bị khám phá dài dài cũng đủ làm cho đảng ta dập mật
rồi. Không dập mề sao được khi đang là một "Ông Thánh", một lãnh tụ vĩ
đại, một cha già dân tộc, vì dân tộc, một "Người" vô cùng khiêm nhường,
yêu quê hương (Tàu) hết mình... nay chốc chốc cứ lòi ra hết chiện này
đến chiện khác. Nào chiện Bác còn trinh độc thân, Hồ Chí Minh thật, Hồ
Chí Minh giả, mà đối với đảng thì chiện nào cũng khủng cả, khiến các
đảng viên đã có niềm tin rất "lung lạc" nay chuyển ra "lung lay" rùi đâm
ra suy nghĩ "lung tung", thậm chí lại có những "tâm tư" "thất thiệt",
đưa đến "thất vọng" mà hệ quả là không còn tin tưởng nữa nên "thất chí"
rùi tỏ thái độ phản đảng nên bị "thất sủng" mà nếu cái đám "thất nghiệp"
này nếu kéo bè kéo lũ ngày càng đông thì cái đảng "thất tâm" sẽ "thất
bại" là cầm chắc.
Chiện cha già dân tộc gốc Tàu, tự nó đã là một vấn đề cực kỳ nhức nhối,
nay lại đẻ thêm chiện Phành Quang Thung, Phùng Quang Heo, heo thật, heo
giả thì nhất định toàn dân sẽ nhất quyết theo dõi, vạch mặt cái "đám
đ..." này từng nhất cử, nhất động để truy lùng chúng còn mang những ý đồ
gì.
Cho dẫu ý đồ gì đi nữa, không chóng thì chày cũng sẽ có ngày lòi mặt
chuột như mặt chuột "Thảo quái thú" chặt cây phá thành ở Hà Nội dưới sự
"chỉ đạo" của tài phiệt Tàu lao. Như Nguyễn Xuân Phúc cầu viện Phó thủ
tướng Trương Cao Lệ để dàn dựng cho việc "Phùng Tâm Tư" hầu cũng cố sách
lược "Mật Nghị Thành Đô".
Courtesy Danlambao images
Hồ Chí Minh thật, Hồ Chí Minh giả. Phùng Quang Thanh thật, Phùng Quang
Thanh giả, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn
Tấn Dũng... theo Tàu cộng thật hay giả?. Rồi đây các "chuyên gia" hoặc
những tay nắm giữ những "thâm cung bí sử" cùng toàn dân Việt Nam sẽ truy
nguyên ra những cái thật, những cái giả của một cơ chế vốn dĩ đã là trí
trá lừa bịp. Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar.
31.07.2015
LÊ HẢI LĂNG * CỘNG SẢN TÔN THỜ
Người CS tôn thờ chủ nghĩa 3Đ và yêu xã hội 3C
Lê Hải Lăng (Danlambao) - Sau
40 năm một mình một ngựa cai trị. Người CS đã đi từ sai lầm này tới sai
lầm khác trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phòng...
Người CS khăng khăng gối đầu vào cánh tay bao bọc từ phương Bắc để củng
cố chế độ độc tài đảng trị. Vô hình chung bị cái tròng 4 tốt 16 chữ vàng
đưa vào vòng cổ nhân dân Việt Nam càng ngày càng thắt cứng. Người CS
chỉ lo tôn thờ chủ nghĩa yêu đảng (côn đồ), yêu đất (cướp) yêu đô (tham
nhũng). Cho nên người ta không lạ gì khi nghe mất Bãi Tục Lãm, Bản Giốc,
mất rừng đầu nguồn cho thuê dài hạn, mất đảo Gạc Ma... Người CS còn yêu
chết mệt xã hội 3 C như chém, cắp, cướp. Chẳng ai ngạc nhiên khi hàng
ngày đọc những bản tin con cái dòng họ đảng mặc áo phi công, tiếp viên
buôn lậu ăn cắp. Trong nước cọp TW tới hạ tầng cơ sở thi nhau ăn cắp của
công tiêu biểu như Vinashin, Vinalines, cướp đất của nông dân đại khái
như Văn Giang, Dương Nội... Còn chuyện chém giết là nghề của thời đại
rực rỡ của đất nước HCM như lời ông trưởng đảng, cho nên khỏi bàn ai
cũng biết bàn tay nhuốm máu.
Người CS càng tôn thờ chủ nghĩa 3Đ (đảng, đất, đô) và thi hành kế hoạch
3C (chém, cắp, cướp) thì nước mất nhà tan dân chúng khốn khổ mang nợ và
gông vào đầu là chuyện tất nhiên.
Người CS có thói quen cố hữu chắc nịch là có đôi bàn tay vấy máu, có cái
miệng chành bành tạp ăn, có cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
láo khoét, có cái tâm gian xảo lường gạt, có cái trí cao ngạo giỏi tính
chuyện ăn cắp, ăn cướp. Cho nên không lạ gì đất nước dưới tay người CS
cai trị giáng xuống bao nhiêu thảm họa cho dân chúng hơn cả mẹ thiên
nhiên gấp bội phần. Trời mưa chưa dứt cơn, đường phố đã ngập lụt, quan
chức bảo dân không biết tự lo. Gió chưa thổi tới cầu vừa mới khánh thành
đã sập, quan chức bảo sẽ rút kinh nghiệm. Nông dân có miếng đất để cắm
dùi thì công an côn đồ nhận lệnh tới cưỡng chiếm. Dân chống cự lên
tiếng phản đối đã có luật rừng 79, 88, 258… cộng với tòa án nhân dân
xử phạt người vô tội.
Đảng nằm trong trường học, trong đoàn thanh niên vì thế mới có học trò
đánh nhau trong lớp. Đảng nằm trong chùa mới có chuyện buôn bán trẻ con.
Đảng nằm trong nhà thờ cha cố, mục sư mới có lỗ mũi bị xâu. Đảng đẻ ra
Mặt trận tổ quốc mới có 500 cuốc kêu ở nhà Hội nước. Đảng ngồi trong tổ
dân phố núp trong “quần” chúng, cho nên mấy chị em làm nghề bán vốn trời
cho mới hiểu rằng bao nhiêu lông măng đảng đều biết nói chi ém nhẹm
nhẹ nhàng ra khỏi khu phố để trốn đi làm. Đảng giỏi đi đêm bán biền bán
đất cho giặc Bắc phương để được bơi ngoi ngóp tung hoành trong cái ao
người “lạ” tạo ra, mà không sợ thế lực thù địch nào bằng thù địch “lạ.”
Người CS thích đảng vì đảng chia chác cho đất của dân, đảng sợ bể bình
nên bật đèn xanh cho tự do tham nhũng đem đô về đầy túi. Người CS giỏi
chém để ém ra tiền. Nhớ lại khi vô xâm chiếm miền Nam, bộ đội cu Hồ chủ
trương Đánh, Đạp rồi a lê hấp tranh nhau đem về xứ Bắc như Đồng (đồng
hồ) Đài (radio) Đạp (xe hai bánh) trong lúc cái miệng ngậm máu căm hờn
chửi tư bản.
Người CS không ăn cắp, ăn cướp thì thử hỏi làm sao có cái đuôi định
hướng xã hội chủ nghĩa theo sau kinh tế thị trường. Càng định hướng
người dân càng hứng chịu lầm than trong tay tập đoàn cướp có đuôi.
Hãy nhìn về Tây Nguyên khốn khổ với môi trường Bô Xít tạo ra, tiều phu
mất rừng để đốn cũi. Hãy ngước mắt nhận diện đống bằng, nông dân mất
ruộng vì quan cướp. Công nhân mất thêm sức lao động vì quan cấu kết với
chủ để bóc lột. Ngư dân không có biển để đánh cá vì Trung Cộng cấm. Đảo
bị giặc của đảng anh em xây dựng quân sự làm của riêng.
Có lần bác cả Trọng đứng một chân trên cầu 3 cẳng nói: Thời đại HCM rực
rỡ. Rực rỡ trong tay đảng đất đô không ai có thể chối cãi. Thế mới biết
800 tờ báo dưới sự chỉ đạo sai khiến 1 tổng biên tập tuyên giáo TW rực
rỡ tự do. Dân vô đồn CA tự tử rực rỡ. Dàn quân chém cắp cướp tài sản
nhân dân như làm phim của Đại tá Ca rực rỡ. Dùng quân đội, công an, côn
đồ tự phát cướp đất Văn Giang Dương Nội rực rỡ. Bà Phạm Thị Lài Cái Răng
phản đối cướp ruộng vườn bằng cách cởi truồng phơi cái mặt… rực rỡ.
Trưởng phòng Vinashin tham ô 18 triệu, sở hữu 40 căn nhà rực rỡ. Người
CS mê thích chủ nghĩa 3 Đ (đảng, đất, đô) và yêu xã hội 3C (chém, cắp,
cướp) rực rỡ. Cao nguyên bụi Bô xít ngút ngàn mù mịt mặt mày rực rỡ. Ngư
dân không có quyền đánh cá trong hải phận của mình ngồi nhà gãi háng
rực rỡ. Con gái bỏ ruộng đồng thi đua nhau đi làm đĩ rực rỡ đến nỗi Sing
đánh mùi không cho nhập khẩu. Ai khác chính kiến với đảng là bị trấn
lột bắt bỏ tù làm người nước CHXHCNVN rực rỡ. Phi công, tiếp viên, người
du lịch ra nước ngoài ăn cắp bị bắt chường mặt con nhà xuất thân dưới
mái trường xã hội chủ nghĩa rực rỡ. Mất đất mất biển trong âm mưu 4 tốt
16 chữ vàng rực rỡ…
Đất nước cạn kiệt tài nguyên rực rỡ. Nhân dân lâm vào cảnh cơ cực lại
còn phải đè cổ đóng thuế nuôi đảng và trả nợ công. Còn mai kia lo kéo
cày làm nô lệ bọn bành trướng bắc phương rực rỡ.
Việt Nam còn hãy đã mất? (Việt Khang)
31.07.2015
31.07.2015
NGỌC HÀ * TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON
Viện Đại Học Saigon
Vài nét về trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn
Trước 1975, các trường Đại Học công lập như Luật khoa, Văn khoa, Kiến trúc, Dược khoa và Y khoa v.v… đều là các Phân khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn
Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn là một trường đại học thành viên của Viện Đại Học Sài Gòn, đặt ở Sài Gòn, thời Việt Nam Cộng Hoà.
Vào đầu thập niên 1960 trường toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, đến niên khoá 1966-1967 thì chuyển về đường Cường Để, bên cạnh trường Đại Học Nông Lâm Súc, đối diện với trường Đại Học Dược Khoa, cơ sở cũ của trường được nhượng lại để xây thành Thư Viện Quốc Gia.
Hình trường Văn Khoa cũ trên đường Nguyễn TrungTrực Sài Gòn
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa là Trường Đại học Văn khoa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc Gia Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại 1948-1955). Hoạt động của Trường trong những năm kế tiếp bị gián đoạn vì tình hình chính trị.
Mãi đến năm 1955, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Trường Đại học Văn khoa mới được ưu tiên phát triển. Lúc đầu Trường Đại học Văn khoa cấp bằng cử nhân văn chương Pháp và Anh và phải đến năm học 1957-1958 thì chương trình cử nhân giáo khoa Văn chương Việt Nam mới được hoàn thiện. Cũng năm đó chương trình cử nhân giáo khoa Triết học cũng được xây dựng hoàn tất.
Vào năm 1969, trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn có 16,372 sinh viên, đến năm 1974 có tất cả khoảng 30.000 sinh viên theo học.
Dại học Văn Khoa đưởng Cường Để
Từ cổng trường đi vào, bên tay trái là một dẫy nhà trệt, đi chếch vào bên phải một chút là toà nhà 3 tầng, mỗi tầng có một giảng đường (giảng đường 1 ở tầng dưới, giảng đường 2 ở tầng giữa và tầng trên cùng là giảng đường 3).
Đi thẳng phía bên phải, qua khỏi dẫy nhà các giảng đường thì tới Hội Quán Văn Khoa, những buổi trình diễn văn nghệ sinh viên thường được tổ chức tại đây. Các sinh viên sau giờ học thường hay xuống Hội Quán để chơi pinpong, khi nào mệt thì các anh có thể gọi một ly nước chanh đường, vừa nhâm nhi ly nước vừa hát nho nhỏ câu “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”(*).
Nơi đây chúng tôi cũng hay gặp vị hôn phu của ca sĩ Hoàng Oanh, anh hay chơi ping pong với các bạn trong lúc đợi chị tan lớp.
Sau 1975, theo vận nước nổi trôi, trường Đại Học Văn Khoa cũng bị đổi tên và hiện nay tên trường là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, vào năm 1980, đọan đường Cường Để đổi thành đường Đinh Tiên Hoàng, nên địa chỉ hiện tại của trường nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Hình trường ĐHVK hiện nay
Các vị khoa trưởng của trường Đại Học Văn Khoa từ 1949 tới 1975:
Giáo sư Ngô Thúc Địch
Giáo sư Nguyễn Huy Bảo,
Giáo sư Nguyễn Đình Hoà
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục.
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch
Giáo sư Nguyễn Văn Trung
Giáo sư Lê Trung Nhiên
Giáo sư Bùi Xuân Bào
Giáo sư Lê Thành Trị.
NGUYỄN VĂN SÂM * NƯỚC CHẢY QUA CẦU
truyện ngắn của Nguyễn Văn Sâm
(Tặng Đời và những cô thầy giáo lớp đầu những ngày đáng quên. NVS)
1. Chiếc
xe quốc doanh độc nhất trong ngày ngừng lại bến vắng sau hơn mười giờ
ọc ạch lê lết như lão tiều phu oằn lưng dưới gánh củi nặng quá sức già.
Người tài xế vẫn để máy xe phì phọp than vãn cho những khó nhọc đã vượt
qua trên chặng đường chập chùng, loang lổ chứng tích của chiến tranh,
vẫn còn có mặt như sự thách đố từ mấy năm nay. Lớp dân kinh tế mới lục
đục xuống xe trở lại chỗ đày ải sau mấy ngày về thành phố cũ quơ quào
những thiết yếu cho cuộc sống mới. Vài người đàn ông cố lôi ra mấy món
đồ nhật dụng được nhét chặt dưới băng ghế. Mấy người đàn bà hững hờ chờ
đợi lơ xe chuyển xuống vài cái xách tay quần áo, nồi niêu. Trong nắng
chiều vàng vọt giữa một khu đất đỏ bụi mù, tất cả lặng thinh, chậm rãi
làm công việc mình, từ tốn đến chán chường. Sự ẩn nhẫn, chịu đựng nỗi
đắng cay bất lực của đoạn đời mới bộc lộ rõ ràng qua hành vi và gương
mặt của mỗi người. Họ nói bằng mắt nhiều hơn bằng lời. Bến xe không đem
vui mừng tới một ai. Trạm ngừng cuối cùng của con đường không là trạm
đến bắt đầu một cuộc du hành, chỉ là trở lại chuỗi ngày kham khổ, thiếu
thốn, cam phận. Cuộc sống trong cánh rừng sâu nước độc đã tàn phá nét
bình thường của mọi người, để lại nỗi chán chường trên những khuôn mặt
càng ngày càng hằn thêm nét nhăn cơ cực...
Trinh ngạc nhiên trước cảnh đó. Trạm
chót thường rộn rã tiếng cười nói chào mừng. Cảnh tượng ở đây trái hẳn.
Một sự yên lặng nặng nề đặc sệt như rừng cây bao bọc chung quanh cái xã
heo hút giữa hai ngọn đồi trước mặt. Nàng hỏi chú nhỏ lơ xe đang đánh
đu trên cánh cửa xe để chuyển đồ đạc xuống:
- Ðây là huyện Bù Ðăng, quận Ðức Phong phải không cậu?
Có lẽ vì ngạc nhiên với cách xưng hô ít được nghe hơn là câu hỏi ngớ ngẩn, người lơ xe nhìn bọn Trinh trả lời giọng cởi mở:
- Dạ phải! Mà mấy cô muốn hỏi nhà ai?
Trinh
nhìn sang mấy bạn đồng nghiệp mới gặp trên chuyến đi. Họ cũng bối rối
như nàng. Bến chợ nghèo nàn, lác đác xa xa vài căn nhà lợp tranh phần
nhiều chưa đủ bốn vách vây quanh. Thỉnh thoảng mới thấy một căn có vẻ
khang trang hơn với cái thùng phuy sơn đen đựng nước trước nhà và giàn
bầu bí le hoe vài trái èo uột, gượng gạo. Ðịa phương nhiệm sở của mình
đó. Nơi mình đến để thực hành lý tưởng ước mơ sau mười mấy năm dùi mài
đèn sách. Nơi mình bước bước đầu vào cuộc sống thiệt sự. Một vài cặp mắt
hột nhãn tò mò của mấy đứa nhỏ ở trần đen đúa thập thò trong khung cửa
trống, ngơ ngác nhìn mấy bộ áo màu mè của Sàigòn xa lạ. Ngây thơ đến tội
nghiệp!
Trinh ấp úng:
- Chúng tôi muốn hỏi Phòng Giáo Dục Xã.
Người lơ xe bối rối gãi đầu:
-
Xã kinh tế mới nầy chưa có trường học nên tôi không biết Phòng giáo Dục
ở đâu. Xã bên kia đồi có trường nhưng từ đây đến đó xa lắm đi bộ không
được đâu. Ðâu mấy cô đi thẳng con đường nầy, tới căn nhà khuất sau đám
cây cuối đường kia hỏi ông Thôn trưởng coi. Ông là người cầm đầu địa phận nầy đó.
Cậu ta cười giả lả phân bua:
-
Tụi tôi cũng không rành ở đây lắm. Cô thấy đó, giờ nầy mới tới đây. Cơm
nước tắm rửa thì tối mù rồi. Lo ngủ nghê để mai sớm trở về Sàigòn. Mấy
cơ quan của mấy ổng ở đây tụi tôi bù trất.
Trinh
nhìn con đường rồi nhìn ba cái túi xách của mình đang để dưới đất. Bây
giờ chúng quả là một gánh nặng. Ðảo mắt nhìn về hai phía thật xa cố ý
tìm kiếm một chiếc xe lam. Vắng lặng, nghèo nàn. Nắng đổ lửa. Ðất
bụi mù. Trinh tự trách sự ngớ ngẩn của mình. Làm sao có thứ xe đó ở
đây? Mình còn chịu ảnh hưởng của Sàigòn quá! Sửa soạn để thích ứng với
hoàn cảnh mới là vừa. Ðâu có lý tưởng nào đạt được không bằng mồ hôi,
nước mắt của người ôm ấp! Một cô bạn đường như ít dịp đối phó với những
bất trắc của cuộc đời, nắm tay Trinh lo ngại:
-
Sao giờ chị Trinh? Em thấy từ đây tới đó khoảng hai cây số, mình đồ đạc
lỉnh ca lỉnh kỉnh làm sao mang tới đó được. Không biết tối nay mình ngủ
ở đâu đây? Trời sắp tối rồi, họ mà hết giờ làm việc thì mình kẹt lắm
đó!
-
Rồi đâu cũng vô đó thôi! Nàng trấn tĩnh bạn. Em cũng chưa biết sao nữa.
Nhưng em nghĩ chắc hành chánh ở đây đã biết hôm nay mình tới nhận nhiệm
sở. Ít ra họ cũng đã sắp đặt cho mình nơi ăn chốn ở tạm thời rồi.
Tuy
nói vậy, Trinh trong lòng cũng thấy e ngại. Một lũ đàn bà con gái giữa
cảnh núi rừng xa lạ, nhà cửa thưa thớt, dân cư dửng dưng, lạnh lùng.
Phía cuối xe một thanh niên đi về phía nhóm con gái còn đang đứng lớ
ngớ. Trinh mừng rỡ, ít nhứt cũng vậy, có một người giống mình, thuộc phe
mình, ít ra cũng ở bề ngoài và dáng đi điệu đứng. Trinh thở ra nhẹ nhõm
yên bụng, cái yên bụng của một đứa nhỏ sợ ma phải đi qua cánh đồng vắng
ban đêm thời may gặp một đứa khác. Nàng gật đầu chào thật thân thiện
kèm theo nụ cười.
Trinh thấy mình lớn lên với cử chỉ đó. Từ
trước tới giờ mình có như vậy đâu. Nhút nhát, thu mình lại trong vỏ ốc,
yên lặng, tránh chào hỏi, phớt tỉnh trong sự thẹn thùng cố hữu của
người con gái mới lớn.
-
Chào mấy cô, nghe mấy cô nói chuyện, tôi biết chúng mình là đồng
nghiệp. Tôi tên Ðời, được chỉ định đến đây để nhận công tác điều hành
tạm thời ngôi trường sẽ thành lập của xã nầy trong mấy ngày tới!
Năm sáu cặp mắt nai con thán phục người hùng đến kịp lúc.
-
Mấy cô khỏi đi, tạm thời mấy cô và mấy anh đứng tránh nắng ở căn nhà
trước mặt. Tôi sẽ đi với anh Tiến liên hệ với Thôn trưởng và đại diện
Phòng Giáo Dục để tìm chỗ nghỉ ngơi đêm nay. Thế nào cũng có... Nếu cùng
quá, tôi sẽ ngoại giao gởi các cô ở tạm nhà dân. Ðàn ông con trai chúng
tôi thì dễ thôi. Ngủ đâu lại không được.
Giọng Ðời chắc nịch, tự tin của một người điều khiển nắm vững vấn đề.
Những ánh mắt mừng rỡ, tin tưởng và những cái gật đầu biểu đồng tình. Trinh và cả bọn liếc nhìn về phía những đồng nghiệp nam. Mấy khuôn mặt trắng học trò. Mấy
cặp mắt kiếng cận thị. Những cái áo tay dài sơ mi măng-xét-đúp. Những
cái quần thời thượng bảy mươi lăm. Họ đứng đó. Bỡ ngỡ nhìn mặt trời gác
núi xa xa và những căn nhà héo úa xám xịt chung quanh. Tất
cả đều cùng lứa tuổi với Trinh. Lứa tuổi hai mươi. Có thể họ cũng như
mình, học hành lỡ dở vì Cách mạng về không đúng lúc phải lên đây để giải
quyết cuộc sống đồng thời tìm nguồn vui qua một lý tưởng giúp đời lờ mờ
trong trí. Trông
họ thật ngây thơ và thanh bình. Họ cũng như mình, chưa có một khái niệm
đúng về nhiệm vụ và nhiệm sở. Họ ngỡ nơi đến như khu cư xá Thủ Ðức,
Thanh Ða. Họ nghĩ đến một ngôi trường tường gạch nhiều phòng với hàng
trăm học trò đồng phục trong những lớp đầy đủ tiện nghi. Bây giờ mọi
người chắc đã lờ mờ thấy được sự khác biệt giữa hình ảnh trong trí và sự
kiện thực tế. Xã nhỏ le hoe, thưa thớt. Dân chúng đen đúa, khắc khổ với
những cặp mắt không sinh khí, yên phận chịu đựng.
Ðời chỉ về phía họ:
-
Ðó, Tiến đó, anh mang kiếng, áo xanh đang khiêng rương sách đó. Tốt
nghiệp lớp nghiệp vụ đặc biệt tháng rồi. Sinh viên năm thứ ba trường
Luật trước ngày Giải phóng. Anh ta mang theo cả một rương tiểu thuyết
mới cũ. Rồi mình tha hồ đọc.
Ðời cười, bắt chước đồng chí giảng viên môn nghiệp vụ và tình hình thực tế:
-
Rồi tất cả sẽ ổn định thôi. Anh trầm ngâm cố tìm một ý để hỗ trợ lời
xác định vừa rồi. Các cô cứ coi đây như là một cuộc cắm trại dài hạn thì
sẽ thấy vui vẻ phấn khởi ngay. Trước đây mình ở thành phố có bao giờ
hưởng được không khí trong lành của rừng núi đâu, có thưởng thức được
cảnh đẹp đẽ hùng vĩ của thiên nhiên đâu! Ðây
cũng là dịp để bù lại những thua thiệt đó. Có thể có anh chị ngại
ngùng. Bà con ở được thì mình ở được. Ta còn có cái vui làm công việc
giúp đời, giúp đồng bào xã hội...
Ðời
nói nhiều. Anh đang cố gắng đánh bật đi sự thất vọng có thể đang bắt
đầu manh nha trong đầu óc những người sẽ cộng sự với mình. Họ mà thất
vọng bỏ về thì đời hiu hắt. Núi rừng nầy sẽ buồn hơn thuở hoang sơ. Có
mấy cô ở đây, anh biết công việc mình sẽ nặng nhọc thêm vì sẽ có những
vấn đề ngoài dự trù. Nhưng cũng nhờ mấy cô, chất sống sẽ nhiều hơn ở
phía đồng nghiệp nam.
Trinh
trố mắt nhìn người trưởng nhiệm sở. Cũng cách an ủi mình mới vừa dùng
để trấn an các bạn. Rồi đâu sẽ vào đó. Sẽ ổn định thôi. Một cuộc cắm
trại dài hạn. Làm mình nhớ đến người tình đã hy sinh vào Giờ Thứ Hai
Mươi Lăm của cuộc chiến. Anh ấy từng ước ao hai đứa được hưởng một cuộc
picnic dài năm ngày, một tuần. Mà có bao giờ được đâu. Một ngày, nửa
buổi đi về, cuộc vui chưa tàn mặt trời đã xế. Những cái nắm tay níu kéo
ánh mặt trời quá ít so với cuộc tình đậm đà của thời mới lớn. Tất cả
tưởng chừng như bụi thời gian lấp chìm trong ký ức, bây giờ có người vô
tình gợi lại. Nhưng tất cả phải chăng sẽ vô nghĩa vì vắng bóng một
người? Phải chăng tất cả sẽ chỉ là một chuỗi dài đau khổ triền miên như
một thi nhân đã nói. Anh, tại sao trước đây chúng ta không dám làm một
cuộc cắm trại dài hạn, để bây giờ chỉ có mình em ở đây? Chúng ta giữ
gìn, tưng tiu trái cấm của tình yêu, bây giờ nó trở thành một thứ trái
dại vô giá trị. Anh giữ cho em nhưng bây giờ mọi giá trị đều đã đổi
thay. Chỉ có mình anh là kẻ thiệt thòi.
Trinh
nghe như xốn xang. Khung cảnh trước mắt bỗng mờ nhạt qua một làn mưa.
Trên kính cửa sổ. Nàng nghe hết những câu dặn dò từ giã của người Trưởng
nhiệm sở mới gặp, nhưng tất cả đều như vẳng lại từ cõi nào đó, trong
một vũ trụ khác một hành tinh khác. Mơ hồ, thật mơ hồ...
2. Trinh nhìn ba người bạn từ phía suối bước lên, cười trách thân mật:
- Tắm gì mà lâu vậy. Ðợi mấy bà sửa soạn dung nhan hoàng hậu cũng đủ mục xương.
Một cô mới tắm xong vừa dềnh dàng lau tóc vừa ngầy ngà trả lời:
- Thì chị Trinh với mấy chị xuống tắm ngay đi, ở đó rầy rà. Một hồi nữa về không kịp nấu cơm, người ta than đói lại xót ruột.
Những tiếng cười trong trẻo nổi lên. Trinh đập nhẹ vào vai bạn:
- Chị giỏi tài nói lảng. Ðói thì đói hết. Có riêng ai mà xót với không xót.
Nói
xong Trinh lững thững đi xuống suối. Nước mát lạnh, trong veo, róc rách
chảy lên lòng đá có sức hấp dẫn lạ lùng. Nàng muốn lội ra chỗ nước sâu
dầm mình để trút bỏ những bực bội trong ngày nhưng lại sợ các bạn đợi
chờ.
Mỗi
lần tắm cả bọn rủ nhau đi, một nhóm tắm, một nhóm ngồi đợi ở vệ đường
chận ngả đi xuống suối. Xong lại thay phiên nhau. Như vậy yên bụng hơn,
tự do hơn và mọi người đều có dịp nghỉ ngơi. Dạy học xong phải lội bộ cả
cây số xuống suối, nhiều bữa Trinh mệt đừ nằm dài bên bờ suối thở dốc.
Ngoài giờ dạy học, thời gian đẫm mình dưới suối là khoảng thú vị nhất
trong ngày. Trinh vốc nước lên mặt. Nước suối mát lạnh, đem lại sự thoải
mái trên khắp thân thể. Giá những thiếu thốn ở đây đừng quá trầm trọng,
giá những chuyện bực mình ít xảy ra hơn, cuộc sống cũng có thể gọi là
thú vị. Xế tắm suối mát, chiều ăn ngoài trời, tối thức nhìn sao. Cuộc
sống nhẹ nhàng như thời gian quy ẩn Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Côn Sơn hữu
tuyền kỳ thanh lãnh lãnh nhiên. Ngã dĩ cầm huyền. Côn Sơn hữu trúc....
Suối làm đờn. Rừng cây làm bàn. Trăng sao làm đèn. Cuộc sống có vẻ gì
thơ thới, ngoài vòng cương tỏa...
Chưa
từng xa nhà, chưa từng gặp những khó khăn mà chính mình phải lo liệu,
nhiều khi Trinh cũng thấy buồn buồn mỗi lần nghe tiếng ve kêu rộn rã khi
chiều xuống nhưng rồi nàng tự an ủi mình. Ở trong sự tù túng của thành
phố, có bao giờ mình biết được cảnh nầy. Lần đi Ðà Lạt cách đây đã lâu
cũng có những thú vui tương tợ, nhưng lúc đó mình lỏi tì, đi với gia
đình cuộc vui không trọn vẹn. Những lần tắm biển Vũng Tàu thẹn thùng,
mệt nhọc đường về, cả tuần da mặt còn rát.
Trinh nói với Hoa, cô bạn đang tắm gần:
-
Không biết chừng nào họ khởi công cất nhà cho mình. Ở tập thể như thế
nầy bất tiện quá. Nhiều lúc trời quá oi bức, muốn mặc áo cụt cũng không
được. Nhiều bữa mệt nhoài muốn nghỉ đỡ lưng cũng ngại ngùng. Chỗ ở giống như trại lính. Trống
phốc từ trước ra sau. Cả chục đàn ông với bảy cô gái! Còn thêm chuyện
bếp núc, cơm nước. Ðể mấy ông rửa chén bát thì tội nghiệp, ôm đồm thì
mệt muốn đứt hơi. Ðàn ông con trai họ chúa ghét rửa nồi niêu soong chảo.
Hoa không trả lời nàng, triền miên với ý tưởng Trinh vừa gợi ra:
- Phải phục đồng bào khéo tay, lúc mới khởi công xây trường em thấy miếng đất trống mà ngán ngẩm. Rồi cũng xong. Tổ đập lồ-ồ, tổ đóng bàn ghế, tổ đắp nền, tổ bện tranh. Học hồi lúc nào mà hay quá. Rồi nàng tắc lưỡi. Không có đồng bào giúp sức chẳng biết mình đến bao giờ mới dựng được ngôi trường!
Trinh nhại theo cách nói của ông Thôn Trưởng giọng tươi tắn như mới nhận được niềm vui:
- Thì nghề dạy nghề. Học hỏi trong lao động, trong nhân dân. Lao động là ông thầy thực tế nhứt. Nhân
dân là ông thầy giỏi giang nhứt. Cán bộ cần, nhân dân giúp, nhân dân
cần, cán bộ phục vụ. Bác Hồ có nói: "Cán bộ và nhân dân như cá..."
Thấy Hoa vừa đùa với nước vừa nhăn mặt, Trinh đổi ngay đề tài. Nàng cười hóm hỉnh:
-
Mà Hoa thấy anh Tiến tài không? Anh mới tới mà đóng bàn ghế học trò
giỏi ghê. Ðưa anh ta năm cây lồ-ồ, một lúc sau thì đã có một cái băng
như là do thợ lành nghề đóng. Ba cây làm chỗ ngồi. Hai cây cưa ra làm
chân. Ðâu phải anh ấy chỉ biết có luật và mấy cuốn tiểu thuyết chưởng
thôi đâu. Vậy mà có người còn chê lên chê xuống rập rà rậm rì. Nào là mặt sữa SMA, nào là baby face.
Hoa biết bị chọc quê đánh trống lảng:
- Em coi bộ họ lợp tranh không được kỹ. Nhìn thấy mặt trời hết trơn hết trọi. Mùa nắng còn đỡ. Mùa mưa chắc hết dạy dỗ gì quá.
Câu
nói của Hoa gợi Trinh nhớ đến câu phú học lúc nhỏ: Nắng lỗ chỗ trứng gà
soi lên vách. Không gì đúng hơn. Nhiều bữa đứng dạy - ghế lồ-ồ không
phải để mình ngồi, Trinh thường nói giỡn như vậy - nhìn mấy tia nắng
tròn in trên tập mà nghe đau đau. Thời buổi gì mà tất cả đều phải tự
túc, từ trường ốc, bàn ghế, sách vở đến văn phòng phẩm. Ðã vậy mà mua
lại khó khăn, mắc mỏ. Ba bốn tờ giấy giới thiệu, đi lên đi xuống, chầu chực mất hết cả ngày giờ.
Trinh miên man xa hơn:
-
Dân chúng bị sốt rét nhiều quá. Trông thiệt thảm hại. Tụi mình ăn ớt để
ngừa rồi đứa nào đứa nấy sẽ lột lưỡi thành két hết. Em từ nhỏ đến giờ
có biết ăn cay đâu. Mấy anh ấy bắt ép quá, bữa nào cũng phải ăn mấy
trái, nước mắt nước mũi cứ tuôn như mưa, giống như lúc nhỏ ăn cơm đã no
còn bị ép ăn thêm, ôm chén cơm khóc nũng.
Hoa hớt ngang, tánh Hoa vẫn vậy, trẻ con, lốp chốp:
-
Thì bây giờ cũng khóc nũng đó, ớt cay một nước mắt chị chảy mười. Báo
hại bữa cơm nào cũng có người đứng ngồi không yên. Ăn không được. Tối nào cũng than sao mau đói!
Trinh
nín thinh, nàng biết tánh bạn, nếu chống chế càng bị trêu cợt thêm. Ở
chung chạ đông đảo, sự săn sóc vồn vã, lo lắng cho nhau là chuyện phải
có. Nếu nói rằng được để ý còn có thể chấp nhận, nói rằng được yêu e quá
sớm. Còn mình, lòng mình cằn cỗi như cấu tạo địa chất ở đây, thiếu nước
lành, thiếu phân bón, đã khép lại muôn đời sau cái tang lớn tình yêu
đó, làm sao có thể đáp ứng sự mời gọi của ai. Tình yêu đầu đời đổ vỡ sau
khi đã đượm hương đừng ai mong mỏi cửa vườn hoa mở nữa, bẽ bàng người
đến, bẽ bàng vườn hoa.
Tiếng Hoa bỗng hậm hực:
-
Chị Trinh biết không, hôm nay bà Thanh Tra giáo Dục Huyện sau khi dự
thính lớp em nhận xét rằng em đủ tính chuyên, nghĩa là em dạy "được"
nhưng bà ta cũng phê bình rằng em không có giáo án nên nhiều lúc nói xa
đề tài, chưa liên hệ với thực tế, chưa phân phối thời lượng hợp lý. Còn
quần áo của mình bà ta phê bình là không phù hợp với hoàn cảnh của nước
mà cũng như chưa hòa đồng với dân chúng địa phương.
Trinh nói tiếp theo:
- Nghĩa là chưa đủ tính "hồng"... Cũng như không!
- Hồng sao được mà hồng. Muốn hồng cũng phải cả thế kỷ sau may ra. Còn bây giờ nếu có hồng chỉ là hồng giả mà thôi.
Trinh trở về thực tế của vấn đề:
-
Ngày nay em có thấy khách nào tới viếng trường đâu? Chẳng lẽ cái cô bé
khoảng 15, 16 tuổi kẹp tóc mang cái xách nylon Cách mạng, đi chiếc xe
đạp cũ mèm tới trường lúc sáng nay lại là bà Thanh Tra?
- Bà ta đó, lúc đầu em tưởng mình sắp có thêm một em học trò. Ai dè đụng bà Thanh Tra. Không biết là bà ta học ở trường nào, có mấy năm trong nghề dạy.
Sau cái tắc lưỡi, giọng Hoa hằn hộc hơn:
-
Em chắc bà ta thuộc gia đình cách mạng, nhờ có công thoát ly được bố
trí vào chức đó thôi. Chứ trẻ như vậy làm sao dạy được ai? Em chỉ tức bà
ta phê bình theo sách vở mà mặt cứ vác hất lên trời, tưởng chừng mình
là người quan trọng nhứt trên trái đất nầy. Liên hệ với thực tế! Áp dụng vào hoàn cảnh địa phương! Hừ! Bà ta dạy giỏi lắm cũng như vậy thôi. Làm sao khác hơn được.
Trinh xoa dịu bạn:
-
Mà thôi, tức làm gì. Miệng nhà quan có gang có thép. Nghe vậy thì hay
vậy. Chừng nào họ làm quá mình nghỉ về nhà ăn chực cha mẹ. Thêm một
miệng ăn nữa chắc cũng không đến nỗi nào... Chỉ buồn là bỏ lũ học trò bơ
vơ ở đây thôi... Nói thì nói vậy chớ dầu sao mình cũng cố gắng chút nào
hay chút nấy. Ðồng bào nghèo khổ, thiệt thòi.
Hoa vẫn ấm ức:
-
Em tức mình nhứt chuyện bà ta phê bình về quần áo tụi mình. Phải chăng
quần áo tươm tất là không hòa đồng? Quần áo rách rưới luộm thuộm là hòa
đồng? Em cứ lại viện cớ là quần áo cũ ngày trước, có gì bận nấy chớ đâu
phải mới may. Bây
giờ tiền đâu mà may. Năm tháng lương chưa chắc mua đủ vải may một bộ
đồ. Hơn nữa chỉ thị từ Huyện phải gọn ghẽ, thanh nhã, kín đáo. Em hỏi bà
ta vậy chớ quần áo tụi nầy có hở hang cũn cỡn không, bà ta nín thinh
không trả lời. Thấy không khí hơi căng, ông đại diện Phòng Giáo Dục hứa
sẽ can thiệp với Phòng Thương Nghiệp cho mình mua vải đen để may mặc đi
dạy. Hoa cười toe toét Em cứ tưởng tượng mình mặc quần áo cũn cỡn như bà
ta đứng trước mặt học trò là em bắt cười hoài. Mười hai con giáp không
giống con giáp nào.
Trinh
phì cười vì câu nói của Hoa, tới giờ cô nàng vẫn còn giận. Châm chọc,
mai mỉa, diễu cợt có bao nhiêu trong lòng nói hết ra. Trinh vuốt đuôi:
-
Họ hứa vậy chớ còn lâu lắm mình mới mua được Hoa ơi! Hoa không nhớ
chuyện mì gói phụ trội với thuốc hút cho mấy anh đó sao? Những gì có
dính tới quyền lợi còn lâu mới tới tụi mình... Mà lạ quá, chuyện quần áo
là chuyện chẳng đặng đừng với lại, có gì đâu mà đáng đặt thành vấn
đề...! Tuần trước anh Ðời nói bên phe giáo chức giải phóng 72 đã bắn
tiếng rồi, họ nói mình tư sản, điệu hạnh làm dáng đủ thứ. Bây giờ lại tới cô Thanh tra nầy.
Nói
xong Trinh mới biết mình lỡ lời. Gần đây các bạn chế nhạo nàng hay nhắc
đến Ðời, lúc nào cũng anh Ðời nói nầy, anh Ðời nói kia. Phải chăng đó
là kết quả của một tình yêu chớm nở trong tiềm thức? May quá, trong lúc
tức giận Hoa không thấy sự lỡ mồm lỡ miệng đó!
-
Thì người ta có gì mặc nấy. Ai hơi sức nào mà se sua chi cho mệt. Ở đó
mà thắc mắc! Em cũng rất muốn làm thân với họ, nhưng em thấy sao sao đó,
khó quá! Chắc họ mặc cảm thua kém.
Trinh vuốt giận bạn, cố gắng nhích hai bên lại gần nhau:
-
Hoa thấy đấy, họ mới học xong lớp Bảy, lớp Tám thì vùng họ bị mất rồi
bị bắt đi làm thầy giáo. Học thức kém nên họ cảm thấy bất an, phải dằn
mặt mình để yên bụng. Mình mới tới nhịn chút nào hay chút nấy để không
khí thân thiện hơn mới dễ làm việc. Ở đây toàn Huyện chỉ có hai trường,
tuy cách nhau khá xa, nhưng họp hành gặp nhau, hằn hộc, tranh cạnh với
nhau khó nhìn mặt.
Ðược dịp Hoa nói cho hả hơi:
- Họ nhỏ mọn lắm, chắc chị nhớ trước đây anh Ðời trong bữa ăn than rằng
chính trong một buổi họp hàng tháng họ đã phê bình đơn vị mình thiếu
sinh hoạt tập thể chỉ chơi riêng? Ý họ muốn nói bọn mình chỉ chơi chung
với nhau, thiếu thân thiện với họ. Họ còn nói mình liên hệ với nhân dân
chưa gắn bó nữa chị biết không? Hừ!
Chưa gắn bó mà bầu bí cha mẹ học sinh đem tới hoài, chưa gắn bó mà có
cọng rau trái ớt gì họ cũng đem cho. Chưa gắn bó mà những gì cần thiết
cho trường chúng mình đi xin, chứ mấy ông trên Huyện trên Phòng xuống
xin để nghe chửi à! Họ mượn cớ phê bình xây dựng để nói xấu mình cho đỡ
căm tức thì có... Dạy mệt không nản, nghe mấy chuyện nầy sao em nản
quá!...
Trinh
chưa biết nói sao. Tình trạng đã bắt đầu khó khăn. Sự chia rẽ ngấm ngầm
trong tập thể giáo chức sẽ dễ dàng cho cơ quan hành chánh xiết chặc bàn
tay sắt bọc nhung của họ. Ý niệm đoàn kết bọn nàng mang lên đây như một
hành trang giờ va chạm thực tế đã dần dần tơi tả, rơi rớt. Chán nản.
Mới ba tháng nhậm chức, công việc trường chỉ vừa vào nếp, chỗ ăn ở chưa
ổn định mà nhiệt tình như ngọn lửa phất phơ trong cơn gió lốc bắt đầu
tàn rụi do những phản động lực từ mọi phía. Một tiếng thét thất thanh từ
bờ suối vọng lại. Cả hai ngơ ngác nhìn lên. Một cô bạn đang nhăn nhó vì
mấy con đỉa đeo vào chân. Không ai bảo ai Trinh và Hoa lật đật chạy ù
lên để giúp bạn. Tuy gớm ghiếc Trinh cũng cố gắng phun nước miếng giựt
chúng ra khỏi bàn chân tội tình của người bạn xấu số. Mấy con đĩa hai
vòi từ lâu không được hút máu giờ gặp dịp hút thỏa thích nên no tròn,
bóng lưởng, trông thật dễ sợ. Ba cô bạn đang ngồi nói chuyện trên đồi
cũng tất tả chạy xuống. Cả bọn xít xoa bàn tán coi đó như là một biến cố
quan trọng nhất trong khoảng thời gian mấy tháng ở đây.
Thấy không nên kéo dài hơn câu chuyện nàng hối các bạn:
- Mấy chị lạnh run hết kìa. Không lo thay quần áo, cứ đứng đó mà bàn, về bị cảm cho coi.
Bây
giờ mọi người mới để ý đến sắc mặc Hoa và hai người kia, môi nhợt nhạt
răng đánh bò cạp, tay chân run run, mấy đầu ngón tay săng tái... Một tấm
nylon được giăng ra che về phía đường đi để làm màn cho bọn Trinh...
Trên
đường về không ai nói với ai lời nào, mọi người miên man với ý nghĩ
riêng. Chuyện đỉa đeo chân đối với những cô gái thành thị như họ kinh
khủng hơn bất cứ khó khăn nào gặp phải trên xã đìu hiu nầy. Riêng Trinh,
qua sự im lặng của các bạn, nàng lờ mờ cảm thấy rồi đây sẽ có người bỏ
cuộc. Bỏ cuộc không phải vì họ thiếu thiện chí mà chỉ vì Nhà Nước đã tạo
cho họ những chán nản vô ích, vì tình người thiếu thốn, vì núi rừng ác
độc trong sự hiền hòa bên ngoài, vì không đủ điều kiện để thực hành lý
tưởng ôm ấp trong lúc ra đi. Nhớ đến câu nói ban đầu của Ðời, nàng càng
thêm thất vọng. Cuộc cắm trại dài hạn! Hay chỉ là sự lưu đày miên trường
vĩnh viễn. Một chuyện đem con bỏ chợ không tiếc thương. Bổ người vào
địa điểm để làm nhiệm vụ nhưng không tạo cho họ hoàn cảnh, không cung
cấp phương tiện, chỉ tạo cho họ những khó khăn bực dọc thế mà còn đòi
hỏi năng suất cao, kết quả tốt! Và Trinh như thấy trước mắt hình ảnh
mình bị guồng máy bóc lột đó quay nghiền, vắt ép trở thành già nua cằn
cỗi đang ngồi trong căn nhà mục nát, trước mắt bàn ghế xiêu vẹo với vài
đứa học trò ốm o, ghẻ chốc. Mấy câu thơ của nhiều thế hệ thi nhân chợt
ghép lại trong trí Trinh một cách tuyệt hảo: Rồi thời gian qua, sắc màu
phai, hoa tươi rụng... Trong căn nhà nhỏ, thầy giáo một thầy một cô, một
chó cái; học trò dăm bảy đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi... Con
đường trước mặt như hun hút dịu vợi, ngút ngàn!
3. Tiếng búa đập trên thiếc chan chát làm đinh tai nhức óc Trinh. Cảm
giác nặng đầu, khó chịu tăng dần theo thời gian. Mỗi tiếng búa đập
xuống như ai đóng đinh vào đầu nàng. Nặng chĩu, đau nhói. Trời nóng bức,
bực bội. Mấy bữa nay trong mình khó chịu lạ, đau nhức, tay chân rã
rượi, đắng miệng. Hộp thuốc cảm của người bà con từ Mỹ gởi về mẹ bỏ vào
xách trước khi đi đã hết, bây giờ chỉ chờ căn bệnh tự rút lui. Nàng hỏi
mấy đứa học trò cho có chuyện để bớt bực dọc:
- Thầy Ðời đập mấy tấm "tôn" để chi vậy mấy em?
Thằng Tâm nhanh nhẩu:
-
Dạ thưa cô, thầy đập thẳng để làm bảng cho lớp của thầy. Tấm bảng làm
bằng ván ba em cho hồi mới cất trường viết không ăn phấn. Thầy đã xin
được tấm tôn vạt của chú Ba gần nhà em hồi sáng nay.
Trinh
bực mình, càu nhàu trong trí: "Bảng không ăn phấn thì nói miệng, hay
chờ Phòng giáo Dục cung cấp, đồng bào đã nghèo mà cứ tối ngày xin xỏ, hà
tiện tiền cho chính phủ. Rồi còn còng lưng đập gõ, nhức cả đầu."
Trinh bước ra, đến bên Ðời, nói xa gần:
-
Anh Ðời, giờ nghỉ của anh sao anh không nghỉ mà ở đó đập đập gõ gõ. Hồ
hởi quá rồi than mệt. Anh đập nghe muốn điếc lổ tai luôn.
Ðời vô tình:
-
Làm gì có thì giờ nghỉ với lại ngày nghỉ. Làm ngày, không đủ, tranh thủ
làm đêm, làm thêm ngày nghỉ mà trường còn thiếu thốn đấy! Có thêm chút
phương tiện nào thì các em học sinh đỡ chút nấy. Ở không cũng không làm
gì.
Trinh nói rõ hơn:
- Tôi nhức đầu quá, tai lại ù ù. Thôi anh để mai đập vậy. Anh đập nữa chắc tôi điên luôn.
Nói
xong Trinh bỏ về lớp mặc cho Ðời trố mắt ngạc nhiên. Tới lớp Trinh vẫn
còn ấm ức. Cả tháng nay biết bao nhiêu chuyện buồn xảy ra. Hoa bị sốt
rét nặng, chở đi lên nhà thương Sông Bé chưa biết tin tức ra sao. Tiến
bị y tá chích gân không biết họ làm ăn thế nào mà chích vô thịt cánh tay
anh lồi lên một cục to bằng cái trứng gà nhăn nhăn nhó nhó mấy ngày mới
được phép đi bệnh viện hôm Chủ nhựt rồi. Hồi nãy lúc bắt đầu tiết thứ
tư, ông Trưởng ban Thông Tin Văn Hóa xuống nói là chỉ thị Huyện nhờ giáo
chức Chủ nhật nầy đi rảo lại trong xã làm kiểm kê lần nữa trình độ văn
hóa của nhân dân trong xã. Như vậy là trung bình mỗi tháng phải kiểm kê
một lần! Mỗi lần tốn hết ngày Chủ nhựt đi lên đi xuống và mấy buổi tối
cộng cộng trừ trừ mấy con số trồi trụt như nước lớn nước ròng. Lại còn
ông Trưởng Phòng Lương Thực đã xồn xồn, ho hen mà cứ cà rà kề rề bên
mình hàng bữa bực bội vô cùng. Nếu phải lựa chọn, còn lâu mới tới chọn
ông ta. Tưởng chức Trưởng phòng bự lắm, cứ hề hề hà hà trông khả ố không
chịu được. Ðã chọn lầm đường đi rồi, đáng lẽ phải biết phận mình, đàng
nầy cứ ... Khoai lang xuống đất khoai lang sùng..... Bao nhiêu là chuyện buồn! Bao nhiêu là công chuyện! Không bực sao được? Trinh
nhìn xuống đám học trò thưa thớt. Lúc mới tới, lớp nầy có hơn năm mươi
đứa. Tháng rồi còn không đầy hai chục. Hôm nay lèo tèo không tới mười
đứa. Không cần hỏi cũng biết lý do: phải phụ cha mẹ thu hoạch hay phải
bỏ lớp cày cuốc đào xới để đạt chỉ tiêu do trường, do xã đặt ra. Trinh
thở dài. Cũng như bọn mình, mỗi người lãnh mười luống mì, không chăm sóc
tới kỳ, cứ èo uột, không đủ chỉ tiêu mất công nghe kiểm thảo. Trinh
thấy tội nghiệp mình và tội nghiệp học trò. Thầy cô mệt mỏi dạy không
được như ý muốn, học trò học cho có lệ phân tâm nghĩ về giàn bầu luống
khoai, về chỉ tiêu thu hoạch lần tới. Mọi người đều bị những con số hành
hạ đến nỗi việc học, việc dạy đang là công tác chánh bị đẩy xuống hàng
phụ. Thế hệ trẻ sau nầy sẽ ra sao? Chúng sẽ được hưởng gì trong những
tháng ngày cắm cúi trồng trọt đó hay chỉ là tiết kiệm được cho Nhà Nước
một số gạo để dùng vào những mục tiêu không phải phục vụ nhân dân, để xã
có thêm tấm giấy ban khen không bù đắp gì được sự cực nhọc của những
người dân không tên kém may mắn. Những đứa học trò cũng lần lượt vắng
mặt hoặc lén lút hoặc công khai. Gia đình chúng trở lại Sàigòn. Có đứa
đến từ giả Trinh nói không giấu diếm. Ba em nói về Sàigòn, ngủ hè ngủ
chợ vậy mà có tự do và lâu chết đói hơn. Ở đây đợi lúa trổ bông, đợi cây
ra trái không biết chừng nào mà lại thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật dầu có
tiền cũng không tìm được thuốc men. Mỗi lần mất một đứa học trò Trinh
thấy sự gắn bó của mình với trường ốc lỏng lẻo hơn. Học trò là chất keo,
là những con ốc nối kết nàng với nơi này. Chất keo càng ngày càng tan,
ốc càng ngày càng sút mất, ý tưởng đầu hàng hoàn cảnh càng mạnh. Nàng
chờ đợi một biến chuyển, nàng ước ao một chuyện đổi thay. Lắm lúc Trinh
mong được nghe tin kế hoạch kinh tế mới giải tán, cán bộ được điều đi
chỗ khác để nàng có lý do xin thôi. Tấm giấy chứng nhận nghỉ việc coi
tầm thường nhưng rất quan trọng. Mâu thuẫn. Mâu thuẫn như mình và các
bạn lên đây với mục tiêu phục vụ các em học sinh mà cuối cùng phải phục
vụ những luống ngô luống sắn.
Có
bóng người đạp xe đến trường trao bức điện tín cho Ðời. Trinh tò mò
nhìn ra. Ðời tươi cười khi tiếp bức điện tín, đọc rồi trầm ngâm, buồn
bã. Anh cho vào túi, nói mấy câu cám ơn rồi đi vào văn phòng. Trinh ước
ao nhận được một bức điện tín như vậy. Ít ra cũng là cái cớ để mở được
cái "van" an toàn cho những bực tức khỏi bùng nổ. Sàigòn bây giờ chỉ còn
trong quá khứ. Sàigòn đã biến thể phần nào nhưng vẫn còn là thành phố
của tuổi trẻ, của mình, của kỷ niệm. Xa nó, chôn chân trên vùng đất khô
cằn thiếu thốn này mới thấy sợi dây vô hình nối liền với nó sao mà thần
diệu. Sàigòn của những ngày tháng thần tiên tay trong tay lên xuống con
đường dập dìu Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Sàigòn của những buổi trưa nắng đỏ đèo
nhau trên đường lá me Nguyễn Du, Ðồn Ðất. Tất cả chồm dậy níu kéo Trinh
từ hiện tại để trở về. Trinh chợt cười một mình. Mới có mình là một,
chờ một chuyện không may cho gia đình để được về Sàigòn. Rồi nàng chép
miệng. Ở mãi trên này thế nào cũng phát điên thôi. Hơn nửa năm chưa được
về. Phép hứa lên hứa xuống, nhân viên thì đông, đợi tới lượt mình chắc
đã bỏ xác già nơi đây. Tuy khổ cực đi về. Một ngày đi, một ngày về nhưng
cũng còn một ngày cho mình. Cũng được ở nhà với mẹ hai tối. Buổi sáng
cho bạn bè. Buổi trưa cho những con đường thân thuộc, để sống lại tình
xưa. Buổi chiều để khóc bên gối mẹ, cho cuộc tình không trọn, để nhìn
chân dung anh ấy. Chắc mình sẽ được nghe những khuyên nhủ vì mình. Chắc
mình sẽ khóc nhiều khi mẹ mở cho xem bộ đồ đại lễ của anh ấy ngày mãn
khóa.
Những
giọt nước mắt rơi xuống thấm ướt trang sách. Lớp học lặng lẽ. Học trò
im lặng. Chúng ngó nhau ngạc nhiên. Tiếng một con ruồi lạc lõng bay vo
ve nghe rõ mồn một, cả những tiếng thở dài buồn lây cố nén của vài đứa
thương mến cô giáo cũng nghe rõ ràng như tiếng tàu lá chuối xào xạc
trong đêm vắng...
Kẻng
ấp chiến lược báo hiệu tan trường. Từng đứa một rón rén đi ra của sau
khi liếc nhìn bức tượng xi măng cô giáo bất động trên băng ghế lồ ồ... Chiều xuống dần... Có tiếng gót giày vang trong phòng vắng, Trinh giật mình quay lại. Ðời đến bên cạnh, giọng thật buồn:
- Cô Trinh nầy, mai tôi về Sàigòn. Hơi lâu đó. Mong cô và các bạn ở lại bình yên. Tôi vừa nhận được điện tín...
Trinh nói như mất hồn:
-
Tôi biết rồi. Ðồi núi không đủ sức cầm chân anh, những khó khăn ngu
xuẩn vô ích đẩy anh rời xa nơi đây mau hơn. Nhưng thiệt không ngờ mau
đến như vậy. Mới có sáu tháng.
Ðời thở dài:
-
Sáu tháng quá đủ để thấy mình bị lợi dụng. Quá đủ để thấy những gì mình
ôm ấp trước khi lên đây bị người ta bắt buộc vứt bỏ đi và đưa vào tay
mình một thứ khác không quan hệ gì với lý tưởng đó hết.
Ngừng một chút Ðời nói thêm:
-
Ra đi lành ít dữ nhiều, nhưng thà vậy. Canh bạc lớn nhất của cuộc đời
mà ai có đủ điều kiện cũng phải đặt thôi. Héo mòn theo ngày tháng chỉ tự
làm khổ mình.
Trinh không kềm chế được lòng mình:
- Nhưng anh sẽ để khổ cho những người thân yêu.
- Biết sao hơn. Bất lực trước hoàn cảnh chọn giải pháp không hoàn hảo còn hơn không chọn giải pháp nào! Biết
đâu chuyện đời! Người thân, người quen nếu gặp lại được ở chân trời góc
biển nào đó thì ý nghĩa biết bao! Vã lại biết đâu hoàn cảnh mới sẽ
thuận tiện hơn cho việc thực hành những lý tưởng khác hữu hiệu hơn và
nhất là không bị bẻ cong, bóp méo như hiện tại.
Ðời nhìn vào mắt Trinh, anh muốn nói thêm nhưng lại thôi, bao nhiêu đó đã đủ. Tự
hứa còn quan trọng hơn thốt lời ra rồi buông trôi. Trinh thẫn thờ nhìn
ra ngoài. Lác đác mấy con chim sẻ kiếm ăn giữa sân. Chúng cũng như mình
có nhau hôm nay, chưa biết ngày mai ra sao! Một cái bẫy, một giàn ná sẽ
chia lìa chúng ra. Dễ dàng như bức điện tín mật mã quái ác kia. Số
mình vậy đó. Người tình một đời ra đi tức tưởi không lời từ biệt, không
nhìn được nhau lần cuối. Ðể lại những nụ hôn đầu bờ môi vụng dại mãi
mãi không quên. Mối tình mới chớm nụ nhẹ nhàng như sương mù rừng núi
cũng tan theo cơn lốc cuộc đời. Ðến rồi đi. Một từ biệt để bảo vệ con
thuyền chính nghĩa dân tộc trong sóng gió. Một sinh ly đem mộng lấp biển
vá trời. Ðối với mình rồi hình bóng họ sẽ như nước chảy qua cầu. Qua
mãi. Một lần bóng cầu in dưới nước. Rồi thôi. Hai bên không còn liên hệ
gì nữa. Chỉ có chiếc cầu ở lại bất động. Ðợi
chờ sự tàn phá của thời gian. Như mình sẽ chết già ở xó núi xẻo rừng để
rồi được đắp mặt bằng những danh từ rỗng tuếch không bù lại chút mảy
may những thiệt thòi.
Trinh cúi đầu nói thật nhỏ, như tự biện hộ:
- Phải chi mình là trai! Hay giàu có hơn... Hoặc bắt liên lạc được trở lại...
Ðời
nhìn xuống, đường ngôi thẳng trắng nổi bật trên nền tóc đen. Ðầu Trinh
thật tròn trịa, quý phái. Nàng ngẩng mặt lên định nói gì nhưng bắt gặp
ánh mắt thương yêu, lân mẫn của Ðời nên lại thôi. Một vài sợi tóc lạc
loài lòa xòa trước trán trông thật là xác xơ thảm hại. Ánh nắng chợt tạo
một bóng đen trên quầng mắt Trinh. Nàng như già đi thêm 5, 6 tuổi.
Tiếng Ðời thật cảm động, âm vang trong buổi chiều tịch mịch:
-
Tôi đã xin phép họ xong. Bức điện tín này không còn cần thiết nữa.
Trinh giữ lấy như một kỷ niệm đánh dấu ngày chia tay đồng thời phủ nhận
tình ý của tôi với Trinh.
Nàng thẫn thờ cầm bức điện tín, thở dài như nói với mình:
- Rồi tất cả sẽ qua đi. Như nước chảy qua cầu.
Ngoài
kia mặt trời khuất hẳn sau rặng cây xa. Những tia nắng bướng bỉnh cuối
cùng cũng tắt ngắm để lại một màn đen rừng núi dần dần lẫn với màu trời.
Trong này bóng tối xuống thật nhanh trùm phủ ngôi trường kỷ niệm.
Nguyễn Văn Sâm
(San Antonio, USA, 1981, gần 2 năm sau ngày tới Mỹ)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
Wednesday, July 29, 2015
ĐOÀN XUÂN THU * BA TÔI
Tuesday, July 28, 2015
Năm 1961, thằng em thứ sáu, vừa lên 5 của tôi, bị viêm màng não rồi chết. Thân phụ tôi đang làm Trưởng Ty Bưu Điện Rạch Giá buồn bã quá, xin đổi về Sài Gòn làm ở Bưu Điện Trung Tâm gần Vương Cung Thánh Đường dắt cả gia đình chạy trốn một kỷ niệm buồn đau!
Ba Tôi, Người Đánh Máy Mướn
- Ðoàn Xuân Thu
Năm 1961, thằng em thứ sáu, vừa lên 5 của tôi, bị viêm màng não rồi chết. Thân phụ tôi đang làm Trưởng Ty Bưu Điện Rạch Giá buồn bã quá, xin đổi về Sài Gòn làm ở Bưu Điện Trung Tâm gần Vương Cung Thánh Đường dắt cả gia đình chạy trốn một kỷ niệm buồn đau!
Nhà
thì chính phủ cho một căn, ở lầu hai cư xá Bưu Điện trên đường Hai Bà
Trưng, nằm trong con hẻm lớn, đối diện nhà thờ Tân Định.
Rồi
năm 63, cuộc đảo chánh 1/11 của các tướng lãnh. Tổng Thống Ngô Đình
Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị giết. Cái chết của Tổng Thống
Diệm đã chấm dứt luôn cuộc sống tương đối dễ thở của các công chức bậc
trung.
Nhà
đông con, vật giá càng lúc càng tăng, con cái ngày một lớn, tiền ăn,
tiền quần áo, tiền trường đè nặng lên vai Ba. Nên Ba phải làm thêm ‘job’
nữa. Đánh máy mướn!
Vốn
xuất thân từ thư ký, sau vừa làm, vừa học, thi đậu cải ngạch thành Cán
Sự Bưu Điện, nên Ba đánh máy rất nhanh, chỉ nhìn vào văn bản mà không
cần nhìn vào bàn phím chữ. Đánh bằng mười ngón, tốc độ nhanh, nghe như
tiếng rào rào đổ trên mái tôn. Mưa!
Cuối
đường Phan Đình Phùng, đi về phía Chợ Lớn, rồi quẹo tay phải sang đường
Lý Thái Tổ có rất nhiều tiệm Ronéo. Trong tiệm, ngoài giàn máy Ronéo,
còn có vài cái máy đánh chữ, bàn ghế ngồi do chủ tiệm cung cấp. Làm ăn
chia, tứ lục, 6/4.
Muốn
in Ronéo, phải đánh trên giấy stencil. Đó là loại giấy có tráng sáp để
khi đánh, chữ sẽ khắc dấu trên sáp; rồi khi đưa vào máy, mực sẽ tràn ra
phủ đầy trên những dấu lõm. Dán stencil vào máy, rồi quay bằng tay hay
bằng điện. Bài viết sẽ lần lượt được in ra.
Khách hàng đến là các giáo sư, mướn đánh máy bài giảng ở trường đại học, bán ‘cours’ cho sinh viên.
Khách
hàng cũng có thể là các nhà văn chuyên viết truyện dài đăng trên báo
hằng ngày mà Miền Nam lúc bấy giờ gọi là viết “feuilleton” như Dương Hà,
An Khê, Ngọc Linh, Sơn Nam… Họ mang những bản thảo viết tay, thường là
khó đọc, đến mướn đánh máy cho rõ ràng để thợ sắp chữ nhà in dễ đọc, dễ
sắp chữ trên bản kẽm rồi in ra thành tiểu thuyết.
Giá
cả có khác nhau tùy theo khách hàng thường xuyên như các giáo sư hay
các nhà văn. Ngoài ra cũng có nhận đánh đơn từ các loại.
Mỗi
ngày, Ba cỡi chiếc xe đạp đòn dông, đi làm theo giờ hành chánh từ 7 giờ
sáng đến 5 giờ chiều. Tan sở lại phải chạy xuống tiệm Toàn Thắng ở cuối
đường Phan Đình Phùng để làm cái ‘job’ thứ hai.
Khoảng
9, 10 giờ đêm, mệt mỏi, rã rời sau 16 tiếng đồng hồ làm việc, Ba mới
theo đường Phan Thanh Giản, chỉ cho chạy một chiều, để quay trở về Hai
Bà Trưng, Tân Định.
Má
vẫn thường chờ Ba cơm tối; nhưng 8 anh em tôi thì đã đi ngủ mất rồi.
Hôm nào được lãnh lương hoặc đánh máy có tiền nhiều, Ba vẫn thường ghé
qua xe bán bánh mì Tám Cẩu ở ngã tư Cao Thắng và Phan Thanh Giản, gần
rạp hát Đại Đồng, mua vài ổ bánh mì về cho con.
Về
nhà Ba vô giường, bế từng đứa dậy, đặt ngồi ngoài bàn, rồi bảo: “Ăn đi
con!”. Ăn thì khoái thiệt nhưng ‘bù ngủ’ híp con mắt luôn! Em gái tôi
cắn miếng bánh mì nhai, chưa kịp nuốt thì gục xuống bàn… ngủ tiếp. Ba
lại bế từng đứa, cho vào giường ngủ.
Người
ta thường bảo người mẹ như cánh cò. Cánh cò lặn lội bờ sông… Ba tôi
không phải là cánh cò, Ba tôi là đại bàng nhưng con đông quá, bám vào
đôi cánh của Ba nặng trĩu. Ba không bay cao, bay xa được mà chỉ bay là
đà; nhưng vẫn phải rán mà bay để tìm mồi về cho vợ và con trong thời
khốn khó!
Ba
chưa từng bao giờ từ bỏ ước vọng là con mình sẽ được ăn học đàng hoàng,
tới nơi tới chốn để cuộc đời không phải vất vả như ba!
Bước
ra đời, nếu mình có thành công, có giỏi hơn người khác thường là bị dèm
pha, xúc xiểm, ganh tị… nhưng mỗi thành công dù rất nhỏ trên trường đời
của con thì Ba lại tự hào, hãnh diện coi thành công đó là rất lớn và là
chính của Ba luôn?
Năm
63, tôi thi đậu vào Petrus Ký. Đỡ cho Ba không phải lo tiền trường. Vì
nếu rớt, phải đi học tư, tốn lắm! Việt Nam lúc đó đậu vào một trường
công lập nổi tiếng như Petrus Trương Vĩnh Ký cho con trai hay Gia Long
cho con gái là rất khó. Trường rất có kỷ luật nên học trò trường công
không dám ‘cúp cua’ đi chơi nên thường học giỏi hơn học trò trường tư dù
giáo sư trường tư lại nổi tiếng dạy hay hơn! Vì dạy hay hơn nên mới
được chủ trường tư mời dạy!
Ngày
coi kết quả thi vào Petrus Ký, trời đổ trận mưa to. Thầy Trường, dạy
luyện thi đệ thất, có danh sách học trò thi đậu, báo tin vui cho Ba. Ba
nhường áo mưa cho con, còn mình đội mưa đến. Thầy và Ba bắt tay nhau, hỉ
hả cười rạng rỡ, dù nước mưa còn chảy ròng ròng trên má. Tôi thấy
thương Ba quá trời! Sao mà khổ dữ vậy? Tôi thấy đậu vô đệ thất, cho dù
là của một trường trung học nổi tiếng nhứt miền Nam đi chăng nữa, thì có
gì là lớn đâu? Mấy thằng bạn học chung với tôi cũng thi đậu đó thôi!
Rồi khi thi đậu Tú Tài một rồi hai, Ba cũng mừng như chính Ba thi đậu vậy!
Khi
vào đại học, Ba muốn con học Luật Khoa để trở thành Luật Sư chẳng hạn…
Có lẽ đường hoạn lộ công danh của Ba đã từng bị áp bức, bị đối xử bất
công quá hay chăng mà Ba không muốn con mình phải gánh chịu. Phải biết
Luật để cho tụi nó sợ mà không dám áp bức lại mình?
Tôi
thì thấy chồng ‘Cours’ là đã ‘ớn’. Lại phải tốn rất nhiều tiền để mua
nên không muốn đi học Luật; dù trường đó, con đường Duy Tân đó, thơ mộng
và có biết bao nhiêu là con gái, tiểu thơ con nhà giàu chưng diện, ẹo
tới, ẹo lui?
Ba
nói một, hai lần thì tôi vẫn giả bộ tảng lờ. Nhưng lần thứ ba thì con
Ba, cái thằng bất hiếu, cứng đầu cãi lại: “Con là con ếch, con nhái mà
Ba muốn con to bằng con bò! Không được đâu!”.
Tôi đã nhẫn tâm làm tan nát niềm ước vọng của Ba tôi rồi; mà tôi cứ ‘thản nhiên’ như không? Trời ạ!
Sau
nầy vào Đại Học Sư Phạm ra trường, đi dạy, một hôm Ba nói: “Thôi không
làm luật sư; làm giáo sư cũng được!”. Dù tôi chỉ là Giáo Sư Trung Học Đệ
Nhứt Cấp ‘quèn’ mà thôi?!
****
Rồi
75 đến, nước mất nhưng nhà tôi nhứt định không tan. Cũng sống lầm than
mà cũng không nghe Ba một tiếng thở than? Đi tù cải tạo sáu tháng vì là
viên chức ngụy quyền, cấp trưởng ty.
Trong
tù, Ba tôi vẫn ăn mặc một cách đàng hoàng, tề chỉnh. Đêm trong trại, Ba
xếp quần áo lại, lót dưới gối trên đầu nằm cho thẳng thớm. Sáng ra, mặc
áo bỏ vô quần, mang giày như thuở còn đi làm; dù mấy thằng cán bộ nhiều
lần mỉa mai, phê bình Ba là còn giữ tác phong ‘tiểu tư sản’?
Ba chỉ nói: “Mình mất nước chớ không mất tư cách!”.
Ra
tù, Ba lại trở về Sài Gòn, ra Lý Thái Tổ ngồi đánh máy mướn để nuôi đàn
con: đứa thì đi tù vì là sĩ quan Ngụy, đứa thì bị đuổi!
Ba
vẫn ăn mặc rất đàng hoàng, vẫn áo trắng bỏ vô quần, vẫn mang giày, dù
cũ, ra đánh máy mướn, làm đơn cho bà con cô bác Sài Gòn đi thăm nuôi
chồng, con đang ở tù cải tạo.
Cuộc sống cực kỳ khốn khó mà Ba vẫn không than van; vẫn không phiền trách ai đã làm cho mình mất nước!
Bà
con ở Hố Nai, có thời đi lính Liên Hiệp Pháp, xuống nhờ Ba đánh đơn gởi
Tổng Thống François Mitterrand để xin đi định cư. Là người học chương
trình Pháp, Ba viết thơ cảm động làm sao đến nỗi ông Chánh Văn Phòng của
Tổng Thống hồi đáp ngay, rồi Ba dịch ra tiếng Việt cho bà con nghe là:
“Tổng Thống Cộng Hòa Pháp đã nhận được thơ ông và chỉ thị cho bổn chức
chuyển hồ sơ qua Bộ Ngoại Giao để làm các bước tiếp theo!”. Sau đó cũng
có vài gia đình được đi Pháp định cư.
Có
lần ông chủ một cây xăng ở Rạch Giá bị đánh tư sản, bị đuổi đi vùng
kinh tế mới, khổ quá, ông trốn về Sài Gòn và gặp lại Ba. Ông vẫn còn gọi
Ba là ông Trưởng Ty như ngày cũ?!
Ông
nói vì không có hộ khẩu nên không làm được thông hành và chiếu khán
nhập cảnh Hoa Kỳ; dù con ông đã gởi đơn về bảo lãnh. Ba lại giúp ông làm
đơn gởi cho bọn Công An, bộ phận xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Trãi,
Chợ Lớn và Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok, Thailand. Đơn thành công và ông được
ra đi!
Trước
ngày đi, bùi ngùi từ giã, ông nói: “Tôi đi rồi không biết chừng nào mới
có dịp gặp lại ông Trưởng Ty” Rồi rưng rưng nước mắt, bắt tay chào vĩnh
biệt!
Ðọc sử thế giới, tôi nhớ rằng Raoul Wallenberg (1912 –1947), nhà ngoại giao Thụy Điển, đã
cứu hàng chục ngàn người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust, lò hơi
ngạt của Phát Xít Hitler trong Thế chiến thứ hai. Ông đã cấp những
thông hành bảo vệ (Schutz-Pass) và cho những người Do Thái ẩn náu trong
những tòa nhà thuộc tòa đại sứ Thụy Điển ở hải ngoại.
Ngày
17.1.1945, Hồng quân Cộng Sản Liên Xô tiến vào Budapest, Hungary bắt
ông giam cầm và ông chết ngày 17.7.1947 trong nhà tù Lubyanka ở Moskva.
Trái tim vĩ đại của một con người nhân hậu đã mãi mãi thôi không đập nữa!
Chủ Nghĩa Phát Xít và Chủ Nghĩa Cộng Sản đều tàn ác như nhau.
Chính bọn chúng đã giết đi những người nhân hậu!
Dĩ
nhiên thân phụ tôi không thể cứu được nhiều nạn nhân như ông Raoul
Wallenberg đã từng làm; nhưng chí ít Ba tôi cũng đã giúp được một số
người, dù con số đó rất nhỏ nhoi, vượt thoát khỏi gông cùm Cộng Sản.
Chỉ có một trái tim nhân đạo mới dám, mới làm được như thế!
Ba từng nói: “Giúp được ai, dù là chuyện nhỏ, để làm cho họ bớt thống khổ hơn là điều phải làm con ơi!”
****
Năm
81, thằng em thứ 5 của tôi liều chết vượt biên đến được Pulau Bidong,
Mã Lai. Về Adelaide, Nam Úc định cư, nó lần lượt lãnh Ba và các anh em
qua. Rồi cả gia đình đoàn tụ!
Đêm
nay, ngồi trước bàn phím computer, viết bài nầy do anh Hoàng Định Nam,
báo Trẻ Garland Texas đặt bài, nhân Father’s Day bên Mỹ, tôi lại nhớ đến
cái bàn máy đánh chữ của Ba. Nhớ mười ngón tay xương xẩu, cong vòng của
Ba, gõ trên bàn đánh máy mà ngày xưa người ta thường cảnh báo về già sẽ
bị đau tim mà chết. Nhưng Ba không sợ! Mười ngón tay đó của Ba đã nuôi
anh em con ăn học, đủ để sống sót và làm lại cuộc đời nơi đất lạ quê
người. Tụi con xin cảm ơn Ba!
Ba
bỏ tụi con đi, năm nay nữa là 15 năm chẵn. Tiếng gõ trên bàn máy chữ
vẫn rào rào như tiếng mưa rơi… vẫn còn vang động đâu đây!
Nhớ và thương vô cùng cái dáng của Ba còng lưng trên xe đạp trong những ngày ngược gió.
Nhớ bánh mì Tám Cẩu Ba mua; mà đút vào miệng chưa kịp nhai tụi con đã gục đầu xuống bàn… mà ngủ tiếp.
Nhớ cái bắt tay của Ba với thầy Trường ngày con đậu vào đệ thất.
Người
ta cần tới Father’s Day, Chúa Nhựt, tuần lễ thứ ba của tháng sáu như ở
Hoa Kỳ hay Chúa Nhựt, tuần lễ thứ nhứt của tháng chín ở Úc để kỷ niệm
ngày từ phụ, để nhớ tới phụ thân!
Còn con, con nhớ Ba mỗi ngày, khi còn sống, cho đến lúc nào đó con sẽ được gặp lại Ba!
Đoàn Xuân Thu
Melbourne
NGUYỄN THI THANH DƯƠNG * LẤY CHỒNG MỸ
LẤY CHỒNG MỸ.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Chị Linh ghé vào nhà chị Bông để trao tận tay tấm thiệp mời đám cưới cô con gái, ở cùng thành phố, chị Linh đi chợ Việt Nam chỉ lái xe thêm 10 phút nữa là đến nhà chị Bông.
Nhìn nét mặt không vui vẻ lắm của chị Linh chị Bông ngạc nhiên:
- Gần đến ngày đám cưới con gái, được con rể là bác sĩ tài giỏi có ai bằng sao chị Linh lại có vẻ buồn buồn thế kia?::
Được bạn hỏi đúng tâm tư chị Linh liền tuôn ra:
- Bởi thế hôm nay tôi mới đến nhà chị trước là trao anh chị thiệp mời đám cưới sau là tâm sự đôi điều.
Chị Linh ngồi xuống ghế sofa đối diện bạn và tiếp:
- Chị Bông à, tôi theo đạo công giáo, chỉ nhóm bạn cộng đồng nhà thờ Việt Nam thôi là bao nhiêu chuyện nhức đầu rồi, từ việc nhỏ nhặt như cách ăn mặc họ cũng phô trương hay dòm ngó nhau chứ đừng nói đến những chuyện quan trọng khác, thí dụ như chuyện tôi gả chồng cho con gái họ cũng dèm pha lắm điều…
Chị Bông ngạc nhiên ngắt ngang:
- Chị gả con gái đàng hoàng, trai chưa vợ gái chưa chồng thì còn gì để thiên hạ dèm pha?
- Chị Bông ơi, chỉ vì con rể tôi là người Mỹ…
Chị Bông lại cắt ngang:
- Người Mỹ thì đã sao?
- Thế đấy chị, các bà ấy lôi ra hàng đống lý do để chê bai chuyện tôi gả con cho người Mỹ. Họ nói nào là lấy chồng Mỹ hạnh phúc không bền lâu, con rể Mỹ không ưa mẹ vợ có ngày chúng tống tôi vào nursing home khi tôi gìa cả. Thà gả con cho người mình cuộc sống có những điểm tương đồng về phong tục văn hoá, dễ ăn dễ nói…
- Người nước nào chẳng có kẻ tốt người xấu chứ.
Chị Linh cao giọng thở than:.
- Nhưng điều cay đắng nhất là có bà mỉa mai con gái tôi sắp thành me Mỹ..
Lần này chị Bông phải kêu lên thảng thốt:
- Trời ơi, thời buổi này còn có người suy nghĩ thế sao?
- Vâng chị ạ, một buổi sáng chủ nhật thằng con rể tương lai đến nhà thăm chúng tôi và cùng chúng tôi đi lễ nhà thờ Việt Nam , trong đám đông có bà đã xì xào như thế.
- Theo tôi đoán là do lòng ghen tị mà ra thôi.vì con rể chị là bác sĩ chuyên khoa mổ tim giỏi của bệnh viện thành phố. Thử anh chàng này mà muốn cưới con gái họ có ai từ chối vì những lý do như chị vừa nói không?
Chị Bông chua chát thêm:
- Có khi bản thân các bà ấy nếu có cơ hội đẩy đưa cũng lấy Mỹ chứ đừng nói là gả con cho Mỹ. Có một bà Việt Nam sồn sồn đi làm ở hãng được ông cai Mỹ tán tỉnh sao đó đã ly dị chồng để đi theo tiếng gọi tình yêu mặc cho chồng con can ngăn để giữ gìn hạnh phúc và danh dự gia đình
- Tôi cũng nghe và biết vài chuyện tương tự như thế. Khổ cái là cộng đồng nhà thờ này nhỏ bé cứ nghe những lời xì xào sau lưng mình tôi thật khó chịu.
Chị Bông khuyên bạn:
- Đừng thèm để ý đến những lời cay độc của thiên hạ nữa, là những ghen tị hoặc những thành kiến trong suy nghĩ hẹp hòi của họ
- Riêng tôi thì…hơi lo là liệu mẹ vợ và con rể có nói chuyện thân tình với nhau được không? thằng rể Mỹ này không biết nói tiếng Việt còn tiếng Anh của tôi thì lạng quạng.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Chị Linh ghé vào nhà chị Bông để trao tận tay tấm thiệp mời đám cưới cô con gái, ở cùng thành phố, chị Linh đi chợ Việt Nam chỉ lái xe thêm 10 phút nữa là đến nhà chị Bông.
Nhìn nét mặt không vui vẻ lắm của chị Linh chị Bông ngạc nhiên:
- Gần đến ngày đám cưới con gái, được con rể là bác sĩ tài giỏi có ai bằng sao chị Linh lại có vẻ buồn buồn thế kia?::
Được bạn hỏi đúng tâm tư chị Linh liền tuôn ra:
- Bởi thế hôm nay tôi mới đến nhà chị trước là trao anh chị thiệp mời đám cưới sau là tâm sự đôi điều.
Chị Linh ngồi xuống ghế sofa đối diện bạn và tiếp:
- Chị Bông à, tôi theo đạo công giáo, chỉ nhóm bạn cộng đồng nhà thờ Việt Nam thôi là bao nhiêu chuyện nhức đầu rồi, từ việc nhỏ nhặt như cách ăn mặc họ cũng phô trương hay dòm ngó nhau chứ đừng nói đến những chuyện quan trọng khác, thí dụ như chuyện tôi gả chồng cho con gái họ cũng dèm pha lắm điều…
Chị Bông ngạc nhiên ngắt ngang:
- Chị gả con gái đàng hoàng, trai chưa vợ gái chưa chồng thì còn gì để thiên hạ dèm pha?
- Chị Bông ơi, chỉ vì con rể tôi là người Mỹ…
Chị Bông lại cắt ngang:
- Người Mỹ thì đã sao?
- Thế đấy chị, các bà ấy lôi ra hàng đống lý do để chê bai chuyện tôi gả con cho người Mỹ. Họ nói nào là lấy chồng Mỹ hạnh phúc không bền lâu, con rể Mỹ không ưa mẹ vợ có ngày chúng tống tôi vào nursing home khi tôi gìa cả. Thà gả con cho người mình cuộc sống có những điểm tương đồng về phong tục văn hoá, dễ ăn dễ nói…
- Người nước nào chẳng có kẻ tốt người xấu chứ.
Chị Linh cao giọng thở than:.
- Nhưng điều cay đắng nhất là có bà mỉa mai con gái tôi sắp thành me Mỹ..
Lần này chị Bông phải kêu lên thảng thốt:
- Trời ơi, thời buổi này còn có người suy nghĩ thế sao?
- Vâng chị ạ, một buổi sáng chủ nhật thằng con rể tương lai đến nhà thăm chúng tôi và cùng chúng tôi đi lễ nhà thờ Việt Nam , trong đám đông có bà đã xì xào như thế.
- Theo tôi đoán là do lòng ghen tị mà ra thôi.vì con rể chị là bác sĩ chuyên khoa mổ tim giỏi của bệnh viện thành phố. Thử anh chàng này mà muốn cưới con gái họ có ai từ chối vì những lý do như chị vừa nói không?
Chị Bông chua chát thêm:
- Có khi bản thân các bà ấy nếu có cơ hội đẩy đưa cũng lấy Mỹ chứ đừng nói là gả con cho Mỹ. Có một bà Việt Nam sồn sồn đi làm ở hãng được ông cai Mỹ tán tỉnh sao đó đã ly dị chồng để đi theo tiếng gọi tình yêu mặc cho chồng con can ngăn để giữ gìn hạnh phúc và danh dự gia đình
- Tôi cũng nghe và biết vài chuyện tương tự như thế. Khổ cái là cộng đồng nhà thờ này nhỏ bé cứ nghe những lời xì xào sau lưng mình tôi thật khó chịu.
Chị Bông khuyên bạn:
- Đừng thèm để ý đến những lời cay độc của thiên hạ nữa, là những ghen tị hoặc những thành kiến trong suy nghĩ hẹp hòi của họ
- Riêng tôi thì…hơi lo là liệu mẹ vợ và con rể có nói chuyện thân tình với nhau được không? thằng rể Mỹ này không biết nói tiếng Việt còn tiếng Anh của tôi thì lạng quạng.
Chị Bông trấn an bạn:
- Không sao, nó lấy vợ Việt Nam thì sẽ dần dần hiểu tiếng Việt Nam , mỗi bên có một ít vốn liếng ngôn ngữ của người đối diện thì mẹ vợ Việt Nam và con rể Mỹ vẫn nói chuyện được mà..
Chị Linh dí dỏm kể:
- Tôi có chị bạn mới từ Việt Nam đến Mỹ thăm con gái, chồng nó là người Mỹ, nghe con gái nói chồng nó biết chút ít tiếng Việt nên bà nói chuyện với con rể bằng tiếng Việt, con rể không hiểu bà nói gì nó chỉ trả lời đúng 3 chữ: “Anh không biết” làm bà vừa xấu hổ vừa tức giận vì con rể hỗn hào dám xưng “Anh” với mẹ vợ. Sau con gái giải thích là cô đã dạy chồng noí “anh không biết” từ câu tiếng Anh “I don’t know”
Chị Bông bật cười:
- Thôi chị cứ vui vẻ lo đám cưới cho con gái, mấy người nhiều chuyện kia cũng có con lấy vợ lấy chồng cả đấy, biết ai sẽ hạnh phúc hơn ai.…
Chị Linh mỉm cười:
- Nghe chị nói tôi thấy có lý và tự tin hơn. Cám ơn chị Bông nhé.
Vợ chồng chị Linh có một con gái duy nhất, chồng chị qua đời cách đây vài năm, con gái học ngành y tá 4 năm và làm trong bệnh viện nơi mà cô làm chung với anh chàng bác sĩ chuyên khoa giải phẫu tim người Mỹ, anh này vừa giỏi vừa đẹp trai hèn gì các bà hàng xóm nhà chị Linh ghen tị.
Ngày nay nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ con cháu lấy người Mỹ, hay bất cứ người nước ngoài nào chẳng là điều ngạc nhiên hay hiếm hoi gì.
Tại Việt Nam , người miền bắc từng bao năm thù ghét và chống Mỹ trong thời chiến tranh nay con cháu họ cũng lấy Mỹ đầy ra.
Ngày xưa khoảng thời gian quân đội Mỹ sang miền nam Việt Nam chiến đấu bảo vệ cho nền tự do d chủ miền Nam, nếu ai lấy chồng Mỹ thì bị xã hội kỳ thị và lên án gọi bằng hai từ “me Mỹ” một cách miệt thị.
Có lẽ họ ấn tượng từ những hình ảnh cô giá bán ba ăn mặc diêm duá hở hang, váy mini ngắn cũn cỡn ngả ngớn với lính Mỹ trên hè phố hay tại các quán ba.. Đó là những cô gái quê, gái nhà nghèo vì thời thế, vì cuộc sống phải đi kiếm tiền trong môi trường ấy,.xã hội đã không nhìn họ bao dung và thương cảm, trái lại còn vơ đũa cả nắm cho tất cả những phụ nữ nào kết hôn với người Mỹ.
Ngày đó chị Bông là cô gái mới lớn.
Nhà mẹ cô Bông bán tạp hoá nho nhỏ trong xóm, đối diện nhà cô Bông là nhà ông Giàu, mà ông rất …nghèo, lại có hai vợ, con đông. Tất cả ở chung một nhà, cuộc sống hoà thuận vì hai bà vợ đều biết sợ ông chồng và bà vợ hai biết thân phận kẻ đến sau luôn vâng lời bà vợ cả.
Căn nhà của ông Giàu vừa nhỏ vừa dơ bẩn, ban ngày các con ông phải uà ra sân cho nhà bớt chật chội
Ông Giàu làm nghề bán thịt chó đã lâu năm, tên ông luôn đi liền với nghề nghiệp là “Giàu thịt chó”, nghe noí ông bị ho lao vì uống rượu nhiều và ăn uống kham khổ thế mà hàng thịt chó của ông vẫn đông, làm ra con nào bán hết con đó trong ngày, chẳng ai sợ lây bệnh, chẳng ai chê nhà ông dơ bẩn gì cả..
Mảnh sân trước cửa là nơi ông Giàu thường đứng khạc nhổ và cũng là nơi mấy đưá con nheo nhóc cuả ông đứng đó chơi đùa và …tiểu tiện mỗi khi chúng lười không chạy vào nhà.
Mảnh sân là nơi ông làm thịt chó, ông chất rơm ra sân để thui chó cho sạch lông trước khi chế biến
Mảnh sân cũng là nơi ông Giàu nấu nướng các món thịt chó. Ông bắc cái bếp ra sân để luộc thịt chó, nấu món rựa mận, hấp dẫn nhất là khi ông quạt than nướng chả và nướng dồi lòng. Món thịt chó nướng thơm lừng, món lòng chó sau khi nhồi với đậu xanh, thịt nạc thịt mỡ, phổi phèo và gia vị đem phết mỡ nướng trên than hồng cho đến khi khúc dồi chín vàng thơm béo.
Mặt tiền nhà ông Giàu mở ra một khung cửa sổ, ở đó là cửa hàng của ông, có treo một tấm bảng bằng miếng carton viết nguệch ngoạc mấy chữ “Giàu thịt chó nơi đây”
Một tảng thịt chó luộc treo lên móc và cạnh đó là treo bộ dồi lòng chó đã cuộn lại mà vẫn còn lủng lẳng, trên bàn có cái thớt và con dao phay cùng với các gia vị mắm tôm, rau thơm ớt, giềng., .v..v..,
Cửa hàng ông Giàu chỉ đơn sơ thế mà ông đi qua bà đi lại đều nhìn và thèm thuồng, có người phải dừng chân ghé vào nếm thử miếng thịt chó hay một khúc nhỏ lòng chó trước khi mua mang về nhà
Một con chó làm xong buổi sáng bán đến chiều là hết, các con ông chỉ được ăn cơm với nước sáo chó.hay gặm xương.
Hai bà vợ thi nhau gánh nước thuê trong xóm để thêm thu nhập. Họ nghèo khổ và túng thiếu quanh năm nhưng hai bà cũng …thi nhau đẻ năm một chứng tỏ ta đây được chồng yêu.. Tổng cộng hai bà cho ông Giàu đàn con 12 đưá, mấy đứa lớn chỉ học xong tiểu học là ở nhà vì chẳng có tiền đâu mà quần áo, sách vở đi học tiếp, đứa lớn theo hai bà mẹ đi gánh nước mướn, những đứa nhỡ nhỡ thì trông đưá nhỏ hơn..
Ông Giàu rảnh rang uống rượu và đi vòng vòng trong xóm tìm mua chó, ông đi đến đâu chó sủa đến đó, con này sủa con khác huà theo, hèn gì trong dân gian có câu “Chó huà”
Chắc lũ chó đánh hơi thấy ông Giàu là người đã giết đồng loại chúng hoặc mùi thịt chó còn ám trên người ông nên lũ chó gặp ông mới sủa tưng bừng như thế?
Ông tên Giàu nên đặt tên còn toàn là cao sang và tử tế cho xứng nào là Ngọc, Ngà, Châu, Báu, Vàng, Tiền, Nghiã, Nhân….
Đưá con gái lớn con của bà cả tên Ngọc vừa 17 tuổi là đi bán quán snack bar cho lính Mỹ để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi đàn em..cả nhà ông Giàu đều dấu diếm chuyện cô Ngọc đi bán quán snack bar nhưng ở đời chẳng có sự thật nào dấu được mãi.
Đứa con gái lớn tên Ngà 16 tuổi của bà hai thì đi ở đợ cho một nhà giàu ở Saì Gòn.
Hai cô đi một thời gian khi về xóm đã trở nên xinh đẹp và khôn ngoan hẳn ra.
Cô Ngọc sang tiệm tạp hoá nhà mẹ cô Bông mua đồ và khoe với cô Bông tiếng Mỹ dễ học lắm, em biết nói tiếng Mỹ rồi . Cô Bông và cô Ngọc sàn sàn tuổi nhau nhưng cô Ngọc ra vẻ lịch sự gọi cô Bông bằng chị xưng em .
Cô Bông liền thử tài cô Ngọc:
- Ngọc thử nói một câu tiếng Mỹ đi
- Em nói nè “xe đạp” đố chị là gì?
Thấy cô Bông ngẩn ngơ, cô Ngọc liền giải đáp:
- Chị đi học mà không hiểu tiếng Mỹ bằng em “Xe Đạp” có nghiã là “Im miệng lại” đó.
Suy nghĩ mãi cô Bông mới hiểu chữ “xe đạp” là từ chữ “Shut up”
Cô Ngọc mua đồ trả tiền xong và đòi xem sổ nợ của mẹ cô đã mua thiếu, tờ giấy ghi nợ của mẹ cô dài như sớ táo quân, bao nhiêu là cô móc bóp ra trả bấy nhiêu
Cô Ngà không nhiều tiền bằng chị, nhưng cô ở với chủ sang trọng giàu có, cô mặc quần áo thừa cuả con gái ông bà chủ trông cũng ra vẻ tiểu thư, ai biết là cô đi ở đợ.
Một hôm bà cả sang nhà cô Bông mua thiếu mấy bó củi và tâm sự với mẹ cô Bông là con Ngọc sẽ lấy chồng Mỹ, bà đau khổ lắm vì nó sẽ là me Mỹ mang nỗi nhục về cho gia đình, nó lấy Mỹ thì đừng hòng mang thằng Mỹ về nhà tôi. Bà đe dọa thế
Cô Ngọc lấy chồng Mỹ thật, anh Mỹ gặp cô ở quán bar và yêu cô đòi lấy cô, anh không phải là anh lính Mỹ quèn, chức vụ cố vấn gì đó, anh thuê một căn biệt thự to lớn ở đường Nguyễn Huệ Phú Nhuận để hai vợ chồng ở.
Cô Ngọc bị cha mẹ chửi mắng và cấm cửa không dẫn chồng về thăm nhà đã đành, chính cô cũng không dám về thăm, nhưng cô vẫn nhờ người quen mang tiền về giúp đỡ cha mẹ.
Dần dần không biết vì nỗi đau nguôi ngoai hay vì họ nghèo khổ túng thiếu cần giúp đỡ, ông Giàu, bà cả đã lén lút đến nhà thăm con gái, thấy nhà cửa cô Ngọc to lớn sang trọng vợ chồng ông Giàu hoa mắt không tin là đứa con ít học nhếch nhác đầu bù tóc rối ngày nào của họ lại làm vợ một ông cố vấn Mỹ trí thức đẹp trai và ở nhà đẹp như dinh thự thế này . Mỗi lần thăm con gái bà cả lại mang về bao nhiêu là đồ ăn và bánh trái , đồ hộp cuả Mỹ mà con gái bà ăn không hết. Bà cả đã dặn dò cô Ngọc:
- Hai vợ chồng sao mà mua nhiều thứ thế ăn làm sao hết, Con cứ để dành những thứ còn thưà lần sau mẹ lên lấy về, đừng cho ai hay đổ đi.
Bà cả bắt đầu hí ra và khoe với mẹ cô Bông rồi khoe khắp hàng xóm về con rể Mỹ, về cuộc sống đầy đủ sung sướng của cô Ngọc. Nghe ai đó nói con bà là “me Mỹ” thì bà cả liền bênh con đối đáp:
- Tại tôi cấm cản không cho nó cưới hỏi, con gái tôi lấy Mỹ nhà cao cửa rộng kia kià, bộ tưởng ai lấy Mỹ cũng được sao !
Cô Bông có lần đi qua đường Nguyễn Huệ ở Phú Nhuận đã tin những gì bà Cả khoe là đúng. Căn biệt thự to kín cổng cao tường, ai muốn vào nhà thăm cô Ngọc đâu phải dễ, đứng xớ rớ ngoài cổng có khi còn bị chó trong nhà nhảy ra đòi cắn thì toi mạng.…
Từ ngày có con gái lấy Mỹ ông Giàu vẫn làm thịt chó còn hai bà vợ đỡ phải gánh nước mướn. Ông Giàu hãnh diện tuyên bố với hàng xóm:
- Con Ngọc nó giúp đỡ tôi không cần làm thịt chó cũng đủ ăn, nhưng…cái nghiệp của tôi rồi, không làm thịt chó thì nhớ lắm.Cô Ngọc là người đầu tiên lấy chồng Mỹ trong cái xóm này, người thứ hai là cô Thi con gái út của ông giáo Thịnh về hưu, cô Thi là người có ăn học, cô làm thơ ký hãng Mỹ và quen một anh kỹ sư Mỹ. Họ muốn kết hôn
Gia đình ông Thịnh ra sức ngăn cản y như gia đình ông Giàu trước kia.
Cô Thi mang chuyện cô Ngọc lấy chồng Mỹ ra, khen chồng cô Ngọc là người Mỹ tử tế liền bị mẹ đay nghiến::
- Cô có ăn học mà so sánh với con nhà ấy à? Nó vô học đi bán ba , thứ ấy không lấy Mỹ thì lấy ai ?
- Mẹ làm như người Mỹ là rơm rác không bằng, mình ở nước nghèo thua kém nước Mỹ về mọi mặt mà mẹ lại khinh tường và kỳ thị họ là sao?
Bà Thịnh ngang tàng:
- Chẳng sao cả, cô mà lấy Mỹ, làm me Mỹ thì nhà này từ cô.
Và nhà ông giáo Thịnh từ cô con gái út thật, từ ngày cô Thi lấy Mỹ không ai thấy cô về xóm, không ai nghe ngóng tin gì từ ông bà giáo, chuyện con gái lấy Mỹ của nhà này không kết thúc đẹp như nhà ông Giàu thịt chó..
Một năm sau nhà ông giáo Thịnh dọn đi vì xấu hổ với hàng xóm láng giềng, con gái cãi lời cha mẹ, tự kết hôn với Mỹ chẳng khác nào từ bỏ gia đình…đi theo trai
Người Việt Nam mình xem ra kỳ thị đủ thứ, chẳng riêng gì chuyện lấy Mỹ, mà người Việt Nam với nhau vẫn còn kỳ thị nào là khác tôn giáo, khác miền, kẻ miền Nam chê miền Bắc miền Trung khắt khe, hà tiện, hoặc ngược lại người miền Nam bị người hai miền kia chê là “ăn xài hoàng tàn, sống hời hợt không biết lo cho tương lại”, rồi người giàu chê người nghèo, người có học khinh thường người ít học mà bao mối tình duyên cuả con cái phải trắc trở lỡ làng
Biến cố 1975 cô Ngọc theo chồng về Mỹ cùng với hai con nhỏ, gia đình ông Giàu phải đi kinh tế mới, chẳng biết nơi vùng đất mới ấy ông Giàu có bỏ nghề làm thịt chó cùng hai bà vợ cày cấy ruộng vườn được không?
Khoảng chừng 10 năm sau thì thằng em cô Ngọc tên Nghĩa về thăm xóm cũ, gặp chị Bông hỏi thăm gia đình thì Nghiã kể:
- Vợ chồng chị Ngọc vẫn sống với nhau. Cha em đã bỏ kinh tế mới dọn ra phố ở, cha trở về nghề làm thịt chó, hai bà mẹ nhờ có vốn của chị Ngọc gởi về và các con đã lớn đỡ đần nên ra chợ bán buôn đỡ vất vả hơn làm ruông làm vườn kinh tế mới.
Chị Bông khó mà hình dung ra cô Ngọc lúc này, cô Ngọc đang ở nước Mỹ văn minh giàu có còn chị Bông thì nhếch nhác nơi quê nhà xã hội chủ nghiã...
Năm 1991 gia đình chị Bông sang Mỹ định cư, từ một người quen cùng xóm cũ chị Bông nghe được tin tức nhà ông giáo Thịnh, kết cục huy hoàng hơn nhà ông Giàu thịt chó,. cả nhà ông giáo Thịnh, dâu, rể cháu đều theo vợ chồng cô Thi sang Mỹ từ tháng Tư năm 1975, dĩ nhiên là nhờ công chàng rể.Mỹ.
Đám con cháu ông giáo Thịnh theo truyền thống của gia đình và đất lành chim đậu đều ăn học giỏi giang thành tài., ông bà Thịnh rất qúy chàng rể Mỹ, nhờ nó mà cả nhà ông đã đổi đời.
************************
Chị Bông cầm tấm thiệp cưới con chị Linh lên ngắm nghìa, Bên nhà trai tên họ người Mỹ, bên nhà gái tên họ Việt Nam ., chị sẽ đi dự đám cưới và cầu mong cho hai ttrẻ trăm năm hạnh phúc, hai họ mãi qua lại thân tình
Chị cũng mong rằng không còn những thành kiến “Me Mỹ” như ngày xưa về người phụ nữ Việt Nam lấy Mỹ nưã, có những cảnh đời người phụ nữ phải dấn thân kiếm sống, có những mối tình Mỹ Việt tệ hại chẳng ra gì, nhưng bên cạnh đó cũng có những mối tình đẹp, những lương duyên tử tế của phụ nữ Việt lấy chồng Mỹ , đời thường và bình thường như bất cứ mối lương duyên nào du cùng chung hay khác biệt màu da và chủng tộc.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( July, 29- 2015)
- Không sao, nó lấy vợ Việt Nam thì sẽ dần dần hiểu tiếng Việt Nam , mỗi bên có một ít vốn liếng ngôn ngữ của người đối diện thì mẹ vợ Việt Nam và con rể Mỹ vẫn nói chuyện được mà..
Chị Linh dí dỏm kể:
- Tôi có chị bạn mới từ Việt Nam đến Mỹ thăm con gái, chồng nó là người Mỹ, nghe con gái nói chồng nó biết chút ít tiếng Việt nên bà nói chuyện với con rể bằng tiếng Việt, con rể không hiểu bà nói gì nó chỉ trả lời đúng 3 chữ: “Anh không biết” làm bà vừa xấu hổ vừa tức giận vì con rể hỗn hào dám xưng “Anh” với mẹ vợ. Sau con gái giải thích là cô đã dạy chồng noí “anh không biết” từ câu tiếng Anh “I don’t know”
Chị Bông bật cười:
- Thôi chị cứ vui vẻ lo đám cưới cho con gái, mấy người nhiều chuyện kia cũng có con lấy vợ lấy chồng cả đấy, biết ai sẽ hạnh phúc hơn ai.…
Chị Linh mỉm cười:
- Nghe chị nói tôi thấy có lý và tự tin hơn. Cám ơn chị Bông nhé.
Vợ chồng chị Linh có một con gái duy nhất, chồng chị qua đời cách đây vài năm, con gái học ngành y tá 4 năm và làm trong bệnh viện nơi mà cô làm chung với anh chàng bác sĩ chuyên khoa giải phẫu tim người Mỹ, anh này vừa giỏi vừa đẹp trai hèn gì các bà hàng xóm nhà chị Linh ghen tị.
Ngày nay nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ con cháu lấy người Mỹ, hay bất cứ người nước ngoài nào chẳng là điều ngạc nhiên hay hiếm hoi gì.
Tại Việt Nam , người miền bắc từng bao năm thù ghét và chống Mỹ trong thời chiến tranh nay con cháu họ cũng lấy Mỹ đầy ra.
Ngày xưa khoảng thời gian quân đội Mỹ sang miền nam Việt Nam chiến đấu bảo vệ cho nền tự do d chủ miền Nam, nếu ai lấy chồng Mỹ thì bị xã hội kỳ thị và lên án gọi bằng hai từ “me Mỹ” một cách miệt thị.
Có lẽ họ ấn tượng từ những hình ảnh cô giá bán ba ăn mặc diêm duá hở hang, váy mini ngắn cũn cỡn ngả ngớn với lính Mỹ trên hè phố hay tại các quán ba.. Đó là những cô gái quê, gái nhà nghèo vì thời thế, vì cuộc sống phải đi kiếm tiền trong môi trường ấy,.xã hội đã không nhìn họ bao dung và thương cảm, trái lại còn vơ đũa cả nắm cho tất cả những phụ nữ nào kết hôn với người Mỹ.
Ngày đó chị Bông là cô gái mới lớn.
Nhà mẹ cô Bông bán tạp hoá nho nhỏ trong xóm, đối diện nhà cô Bông là nhà ông Giàu, mà ông rất …nghèo, lại có hai vợ, con đông. Tất cả ở chung một nhà, cuộc sống hoà thuận vì hai bà vợ đều biết sợ ông chồng và bà vợ hai biết thân phận kẻ đến sau luôn vâng lời bà vợ cả.
Căn nhà của ông Giàu vừa nhỏ vừa dơ bẩn, ban ngày các con ông phải uà ra sân cho nhà bớt chật chội
Ông Giàu làm nghề bán thịt chó đã lâu năm, tên ông luôn đi liền với nghề nghiệp là “Giàu thịt chó”, nghe noí ông bị ho lao vì uống rượu nhiều và ăn uống kham khổ thế mà hàng thịt chó của ông vẫn đông, làm ra con nào bán hết con đó trong ngày, chẳng ai sợ lây bệnh, chẳng ai chê nhà ông dơ bẩn gì cả..
Mảnh sân trước cửa là nơi ông Giàu thường đứng khạc nhổ và cũng là nơi mấy đưá con nheo nhóc cuả ông đứng đó chơi đùa và …tiểu tiện mỗi khi chúng lười không chạy vào nhà.
Mảnh sân là nơi ông làm thịt chó, ông chất rơm ra sân để thui chó cho sạch lông trước khi chế biến
Mảnh sân cũng là nơi ông Giàu nấu nướng các món thịt chó. Ông bắc cái bếp ra sân để luộc thịt chó, nấu món rựa mận, hấp dẫn nhất là khi ông quạt than nướng chả và nướng dồi lòng. Món thịt chó nướng thơm lừng, món lòng chó sau khi nhồi với đậu xanh, thịt nạc thịt mỡ, phổi phèo và gia vị đem phết mỡ nướng trên than hồng cho đến khi khúc dồi chín vàng thơm béo.
Mặt tiền nhà ông Giàu mở ra một khung cửa sổ, ở đó là cửa hàng của ông, có treo một tấm bảng bằng miếng carton viết nguệch ngoạc mấy chữ “Giàu thịt chó nơi đây”
Một tảng thịt chó luộc treo lên móc và cạnh đó là treo bộ dồi lòng chó đã cuộn lại mà vẫn còn lủng lẳng, trên bàn có cái thớt và con dao phay cùng với các gia vị mắm tôm, rau thơm ớt, giềng., .v..v..,
Cửa hàng ông Giàu chỉ đơn sơ thế mà ông đi qua bà đi lại đều nhìn và thèm thuồng, có người phải dừng chân ghé vào nếm thử miếng thịt chó hay một khúc nhỏ lòng chó trước khi mua mang về nhà
Một con chó làm xong buổi sáng bán đến chiều là hết, các con ông chỉ được ăn cơm với nước sáo chó.hay gặm xương.
Hai bà vợ thi nhau gánh nước thuê trong xóm để thêm thu nhập. Họ nghèo khổ và túng thiếu quanh năm nhưng hai bà cũng …thi nhau đẻ năm một chứng tỏ ta đây được chồng yêu.. Tổng cộng hai bà cho ông Giàu đàn con 12 đưá, mấy đứa lớn chỉ học xong tiểu học là ở nhà vì chẳng có tiền đâu mà quần áo, sách vở đi học tiếp, đứa lớn theo hai bà mẹ đi gánh nước mướn, những đứa nhỡ nhỡ thì trông đưá nhỏ hơn..
Ông Giàu rảnh rang uống rượu và đi vòng vòng trong xóm tìm mua chó, ông đi đến đâu chó sủa đến đó, con này sủa con khác huà theo, hèn gì trong dân gian có câu “Chó huà”
Chắc lũ chó đánh hơi thấy ông Giàu là người đã giết đồng loại chúng hoặc mùi thịt chó còn ám trên người ông nên lũ chó gặp ông mới sủa tưng bừng như thế?
Ông tên Giàu nên đặt tên còn toàn là cao sang và tử tế cho xứng nào là Ngọc, Ngà, Châu, Báu, Vàng, Tiền, Nghiã, Nhân….
Đưá con gái lớn con của bà cả tên Ngọc vừa 17 tuổi là đi bán quán snack bar cho lính Mỹ để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi đàn em..cả nhà ông Giàu đều dấu diếm chuyện cô Ngọc đi bán quán snack bar nhưng ở đời chẳng có sự thật nào dấu được mãi.
Đứa con gái lớn tên Ngà 16 tuổi của bà hai thì đi ở đợ cho một nhà giàu ở Saì Gòn.
Hai cô đi một thời gian khi về xóm đã trở nên xinh đẹp và khôn ngoan hẳn ra.
Cô Ngọc sang tiệm tạp hoá nhà mẹ cô Bông mua đồ và khoe với cô Bông tiếng Mỹ dễ học lắm, em biết nói tiếng Mỹ rồi . Cô Bông và cô Ngọc sàn sàn tuổi nhau nhưng cô Ngọc ra vẻ lịch sự gọi cô Bông bằng chị xưng em .
Cô Bông liền thử tài cô Ngọc:
- Ngọc thử nói một câu tiếng Mỹ đi
- Em nói nè “xe đạp” đố chị là gì?
Thấy cô Bông ngẩn ngơ, cô Ngọc liền giải đáp:
- Chị đi học mà không hiểu tiếng Mỹ bằng em “Xe Đạp” có nghiã là “Im miệng lại” đó.
Suy nghĩ mãi cô Bông mới hiểu chữ “xe đạp” là từ chữ “Shut up”
Cô Ngọc mua đồ trả tiền xong và đòi xem sổ nợ của mẹ cô đã mua thiếu, tờ giấy ghi nợ của mẹ cô dài như sớ táo quân, bao nhiêu là cô móc bóp ra trả bấy nhiêu
Cô Ngà không nhiều tiền bằng chị, nhưng cô ở với chủ sang trọng giàu có, cô mặc quần áo thừa cuả con gái ông bà chủ trông cũng ra vẻ tiểu thư, ai biết là cô đi ở đợ.
Một hôm bà cả sang nhà cô Bông mua thiếu mấy bó củi và tâm sự với mẹ cô Bông là con Ngọc sẽ lấy chồng Mỹ, bà đau khổ lắm vì nó sẽ là me Mỹ mang nỗi nhục về cho gia đình, nó lấy Mỹ thì đừng hòng mang thằng Mỹ về nhà tôi. Bà đe dọa thế
Cô Ngọc lấy chồng Mỹ thật, anh Mỹ gặp cô ở quán bar và yêu cô đòi lấy cô, anh không phải là anh lính Mỹ quèn, chức vụ cố vấn gì đó, anh thuê một căn biệt thự to lớn ở đường Nguyễn Huệ Phú Nhuận để hai vợ chồng ở.
Cô Ngọc bị cha mẹ chửi mắng và cấm cửa không dẫn chồng về thăm nhà đã đành, chính cô cũng không dám về thăm, nhưng cô vẫn nhờ người quen mang tiền về giúp đỡ cha mẹ.
Dần dần không biết vì nỗi đau nguôi ngoai hay vì họ nghèo khổ túng thiếu cần giúp đỡ, ông Giàu, bà cả đã lén lút đến nhà thăm con gái, thấy nhà cửa cô Ngọc to lớn sang trọng vợ chồng ông Giàu hoa mắt không tin là đứa con ít học nhếch nhác đầu bù tóc rối ngày nào của họ lại làm vợ một ông cố vấn Mỹ trí thức đẹp trai và ở nhà đẹp như dinh thự thế này . Mỗi lần thăm con gái bà cả lại mang về bao nhiêu là đồ ăn và bánh trái , đồ hộp cuả Mỹ mà con gái bà ăn không hết. Bà cả đã dặn dò cô Ngọc:
- Hai vợ chồng sao mà mua nhiều thứ thế ăn làm sao hết, Con cứ để dành những thứ còn thưà lần sau mẹ lên lấy về, đừng cho ai hay đổ đi.
Bà cả bắt đầu hí ra và khoe với mẹ cô Bông rồi khoe khắp hàng xóm về con rể Mỹ, về cuộc sống đầy đủ sung sướng của cô Ngọc. Nghe ai đó nói con bà là “me Mỹ” thì bà cả liền bênh con đối đáp:
- Tại tôi cấm cản không cho nó cưới hỏi, con gái tôi lấy Mỹ nhà cao cửa rộng kia kià, bộ tưởng ai lấy Mỹ cũng được sao !
Cô Bông có lần đi qua đường Nguyễn Huệ ở Phú Nhuận đã tin những gì bà Cả khoe là đúng. Căn biệt thự to kín cổng cao tường, ai muốn vào nhà thăm cô Ngọc đâu phải dễ, đứng xớ rớ ngoài cổng có khi còn bị chó trong nhà nhảy ra đòi cắn thì toi mạng.…
Từ ngày có con gái lấy Mỹ ông Giàu vẫn làm thịt chó còn hai bà vợ đỡ phải gánh nước mướn. Ông Giàu hãnh diện tuyên bố với hàng xóm:
- Con Ngọc nó giúp đỡ tôi không cần làm thịt chó cũng đủ ăn, nhưng…cái nghiệp của tôi rồi, không làm thịt chó thì nhớ lắm.Cô Ngọc là người đầu tiên lấy chồng Mỹ trong cái xóm này, người thứ hai là cô Thi con gái út của ông giáo Thịnh về hưu, cô Thi là người có ăn học, cô làm thơ ký hãng Mỹ và quen một anh kỹ sư Mỹ. Họ muốn kết hôn
Gia đình ông Thịnh ra sức ngăn cản y như gia đình ông Giàu trước kia.
Cô Thi mang chuyện cô Ngọc lấy chồng Mỹ ra, khen chồng cô Ngọc là người Mỹ tử tế liền bị mẹ đay nghiến::
- Cô có ăn học mà so sánh với con nhà ấy à? Nó vô học đi bán ba , thứ ấy không lấy Mỹ thì lấy ai ?
- Mẹ làm như người Mỹ là rơm rác không bằng, mình ở nước nghèo thua kém nước Mỹ về mọi mặt mà mẹ lại khinh tường và kỳ thị họ là sao?
Bà Thịnh ngang tàng:
- Chẳng sao cả, cô mà lấy Mỹ, làm me Mỹ thì nhà này từ cô.
Và nhà ông giáo Thịnh từ cô con gái út thật, từ ngày cô Thi lấy Mỹ không ai thấy cô về xóm, không ai nghe ngóng tin gì từ ông bà giáo, chuyện con gái lấy Mỹ của nhà này không kết thúc đẹp như nhà ông Giàu thịt chó..
Một năm sau nhà ông giáo Thịnh dọn đi vì xấu hổ với hàng xóm láng giềng, con gái cãi lời cha mẹ, tự kết hôn với Mỹ chẳng khác nào từ bỏ gia đình…đi theo trai
Người Việt Nam mình xem ra kỳ thị đủ thứ, chẳng riêng gì chuyện lấy Mỹ, mà người Việt Nam với nhau vẫn còn kỳ thị nào là khác tôn giáo, khác miền, kẻ miền Nam chê miền Bắc miền Trung khắt khe, hà tiện, hoặc ngược lại người miền Nam bị người hai miền kia chê là “ăn xài hoàng tàn, sống hời hợt không biết lo cho tương lại”, rồi người giàu chê người nghèo, người có học khinh thường người ít học mà bao mối tình duyên cuả con cái phải trắc trở lỡ làng
Biến cố 1975 cô Ngọc theo chồng về Mỹ cùng với hai con nhỏ, gia đình ông Giàu phải đi kinh tế mới, chẳng biết nơi vùng đất mới ấy ông Giàu có bỏ nghề làm thịt chó cùng hai bà vợ cày cấy ruộng vườn được không?
Khoảng chừng 10 năm sau thì thằng em cô Ngọc tên Nghĩa về thăm xóm cũ, gặp chị Bông hỏi thăm gia đình thì Nghiã kể:
- Vợ chồng chị Ngọc vẫn sống với nhau. Cha em đã bỏ kinh tế mới dọn ra phố ở, cha trở về nghề làm thịt chó, hai bà mẹ nhờ có vốn của chị Ngọc gởi về và các con đã lớn đỡ đần nên ra chợ bán buôn đỡ vất vả hơn làm ruông làm vườn kinh tế mới.
Chị Bông khó mà hình dung ra cô Ngọc lúc này, cô Ngọc đang ở nước Mỹ văn minh giàu có còn chị Bông thì nhếch nhác nơi quê nhà xã hội chủ nghiã...
Năm 1991 gia đình chị Bông sang Mỹ định cư, từ một người quen cùng xóm cũ chị Bông nghe được tin tức nhà ông giáo Thịnh, kết cục huy hoàng hơn nhà ông Giàu thịt chó,. cả nhà ông giáo Thịnh, dâu, rể cháu đều theo vợ chồng cô Thi sang Mỹ từ tháng Tư năm 1975, dĩ nhiên là nhờ công chàng rể.Mỹ.
Đám con cháu ông giáo Thịnh theo truyền thống của gia đình và đất lành chim đậu đều ăn học giỏi giang thành tài., ông bà Thịnh rất qúy chàng rể Mỹ, nhờ nó mà cả nhà ông đã đổi đời.
************************
Chị Bông cầm tấm thiệp cưới con chị Linh lên ngắm nghìa, Bên nhà trai tên họ người Mỹ, bên nhà gái tên họ Việt Nam ., chị sẽ đi dự đám cưới và cầu mong cho hai ttrẻ trăm năm hạnh phúc, hai họ mãi qua lại thân tình
Chị cũng mong rằng không còn những thành kiến “Me Mỹ” như ngày xưa về người phụ nữ Việt Nam lấy Mỹ nưã, có những cảnh đời người phụ nữ phải dấn thân kiếm sống, có những mối tình Mỹ Việt tệ hại chẳng ra gì, nhưng bên cạnh đó cũng có những mối tình đẹp, những lương duyên tử tế của phụ nữ Việt lấy chồng Mỹ , đời thường và bình thường như bất cứ mối lương duyên nào du cùng chung hay khác biệt màu da và chủng tộc.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( July, 29- 2015)
NGÔ NHÂN DỤNG * CỘNG SẢN SINH RA TRỘM CẮP
Ðảng Cộng Sản đặt trên hai hệ thống, tuyên truyền mê hoặc và bạo lực đàn áp. Ðó cũng là nghề chuyên môn của những tay lừa đảo và ăn cướp. Một thằng bịp bợm và ăn cướp rất khó đi tố giác một thằng cướp và bịp khác. Vì chính nó sẽ phải phơi bày tội lỗi của mình! ...
Hệ thống ăn cắp sinh văn hóa ăn cắp
Nhà văn Sławomir Mrożek ở Ba Lan thời còn cộng sản có lần kể chuyện mấy đứa trẻ chơi tuyết. Chúng đắp một đống tuyết, rồi nặn một tảng tuyết lớn đặt lên trên, rồi vo một quả bong bóng tuyết đặt trên cùng. Buổi tối, bố mẹ lũ trẻ bị công an khu vực gọi tới “làm việc.” Ðồng chí bí thư nghiêm khắc cảnh cáo họ đã để cho con cái phản động, nói xấu tổ quốc xã hội chủ nghĩa!
Bố mẹ lũ trẻ không hiểu gì cả. Ông bí thư xã hỏi: Chúng nó bầy ra trò đắp tuyết để làm cái gì? Thưa, trẻ con chơi làm thằng người bằng tuyết! Nói láo! Không thể bịt mắt được nhân dân đâu nhé! Bọn phản động vừa mới rỉ tai nhau trong nhà thờ, nói rằng chế độ này là một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, lại ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác! Mấy người đang âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân! Về bảo con phá ngay cái đống tuyết xuyên tạc vai trò lãnh đạo của đảng tiền phong của giai cấp công nhân, nếu không nhân dân sẽ trừng trị!
Các ông bố bà mẹ thành khẩn nhận lỗi không biết dậy con. Lập tức về nhà bắt lũ trẻ thi hành chỉ thị của ông bí thư, phá bỏ cái đài kỷ niệm ba thằng ăn cắp.
Sáng hôm sau, chỗ nào cũng thấy những hình người tuyết mọc lên. Bọn trẻ khắp làng đã lén cha mẹ thức suốt đêm chơi tuyết.
Sławomir Mrożek sống trong lòng chế độ cộng sản. Truyện ngụ ngôn của ông mô tả cơ cấu hệ thống chính quyền xã hội chủ nghĩa: Một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác!
Chế độ ăn cắp có hệ thống gọi là “đạo tặc chế” (kleptocratie)! Trong bài trước, mục này đã giải thích mánh khóe làm cách nào người ta đem tiền bán dầu lửa của PetroVietnam (tức là của tất cả mọi người dân Việt) tuồn qua một ngân hàng, từ đó chuyển sang những doanh nghiệp nhà nước, rồi cuối cùng chúng biến mất! Không thấy đồng tiền nào chạy ngược chiều trở lại túi thằng dân hết! Trong khi tiền chạy lòng vòng làm xiếc như vậy, chúng lần lượt rớt vào túi bọn chúng: Một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, trên đầu một thằng ăn cắp khác! Việt Cộng chỉ sao chép bài bản của Cộng Sản Trung Quốc.
Ngày Thứ Hai, 27 Tháng Bảy năm 2015, thị trường chứng khoán Thượng Hải lại mất 8.5%, số tụt giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 2007 đến nay. Tân Hoa Xã nói hai phần ba các cổ phiếu công ty tụt giá đến giới hạn 10%, phải ngưng mua bán, trong đó có các đại công ty của nhà nước như China Unicom, Bank of Communications, và PetroChina; cùng hai công ty chứng khoán Citic và Haitong. Nếu không có giới hạn 10% này thì không biết giá còn xuống đến bao nhiêu! Ngày Thứ Ba, 28 Tháng Bảy, thị trường lại tụt thêm gần 2% nữa.
Thế nào đảng Cộng Sản cũng sẽ đem thêm tiền ra “cứu giá” cổ phiếu. Tiền của một tỷ người dân sẽ được đổ ra bảo vệ giá trị cổ phần các công ty nhà nước! Trong ba tuần qua họ đã dùng 800 tỷ đô la Mỹ, giúp thị trường lên giá 20%. Nhiều đại gia thấy giá lên như thế đủ cao rồi bèn bán cổ phiếu để thu lời, cho nên giá lại xuống. Mỗi lần thị trường lên hay xuống là hàng tỷ đô la được chuyển từ túi người này sang túi người khác. Trong một bài trước, mục này đã giải thích giới tài phiệt xã hội chủ nghĩa làm cách nào chuyển hàng tỉ đô la từ túi các nhà đầu tư lẻ ngây thơ vào túi các quan lớn, qua hệ thống tài chính xam xám, không ai kiểm soát. Công tác chữa cháy thị trường là một cơ hội bằng vàng cho các đại gia tài chánh chuyển tiền công vào túi mình. Vẫn một cảnh tượng quen thuộc của “nền văn hóa ăn cắp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác!
Những thằng ăn cắp ngồi trên cùng mới có khả năng huy động tiền của PetroVietnam, PetroChina hay Nhân Dân Ngân Hàng. Nhưng trong hệ thống đạo tặc chế thì bất cứ một “công dân hiền lành” nào cũng được đào luyện dần dần biến thành đạo tặc. Bởi vì họ sống trong nền văn hóa ăn cắp theo định hướng xã hội chủ nghĩa với đặc tính Trung Hoa!
Phải kể hầu quý vị chuyện một công dân hiền lành ở bên Tàu là họa sĩ Tiêu Nguyên (Xiao Yuan). Tiêu Nguyên là họa sĩ, làm quản thủ mỹ thuật trong thư viện của Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu, cho đến khi về hưu năm 2010. Thư viện treo nhiều tranh, ông từng là tác giả nhiều sách về mỹ thuật Trung Hoa. Nếu không sống dưới chế độ cộng sản thì chắc suốt đời ông vẫn chỉ là một quản thủ thư viện, một nhà nghiên cứu hiền lành, lương thiện.
Cuối Tháng Bảy 2015, Tiêu Nguyên mới bị kéo ra tòa, cung khai sự nghiệp ăn cắp tranh từ thư viện trong ba năm trời, ăn cắp ngay trước mắt mọi người.
Năm 2003, Học Viện Mỹ Thuật bắt đầu đưa cả bộ tranh trong thư viện vào computer lưu trữ, cho giới nghiên cứu dễ tìm tòi. Khi tiến hành công việc “số hóa” (digitize), Tiêu Nguyên khám phá ra có nhiều bức treo trên tường là tranh giả. Có người treo tranh giả vô đó, tức là các bức tranh thật đã bị đánh tráo mất rồi. Khám phá ra tội trộm cắp ngay trong sở làm, Tiêu Nguyên lẳng lặng không nói gì với ai; vì đã thấy một cơ hội cho chính mình làm ăn. Sống trong một xã hội nhìn quanh thấy toàn bọn ăn cắp ngồi trên cao, mọi người không ai được tó giác mà còn phải vỗ tay hoan hô chúng, được dịp ăn cắp mà bỏ qua thì ngu dại quá!
Tiêu Nguyên đi mua những tờ giấy trắng cũ và cả loại mực cũ, càng cũ càng trông giống tranh cổ. Mỗi cuối tuần, ông mượn các bức tranh thật về nhà, sao chép tỉ mỉ. Cho đến khi bức tranh giả hoàn tất thì mang đến treo lên tường; chả ai biết gì cả. Làm ăn như vậy, tới năm 2006 Tiêu Nguyên phải ngưng, vì cả bộ sưu tập chuyển đi nơi khác. Tổng cộng Tiêu Nguyên đã ăn cắp được 143 bức tranh, bán 125 bức thu vào 34 triệu đồng nguyên (khoảng gần 6 triệu đô la Mỹ). Phần lớn tranh quý bán qua nhà đấu giá Trung Quốc Gia Ðức Phách Mại (China Guardian Auctions). Tranh đem bán được giá vì có tác phẩm của các họa sĩ nổi danh trong thế kỷ 20 như Tề Bạch Thạch (Qi Baishi), Trương Ðại Thiên (Zhang Daqian) Năm 2012 một bức tranh của Tề Bạch Thạch bán ở Bắc Kinh với giá 72 triệu nguyên! Những tranh cổ được giá là của họa sĩ Chu Ðáp đời Thanh (Zhu Da, 17;1626-1705).
Khi bị bắt, Tiêu Nguyên còn giữ 18 bức tranh quý, trị giá 77 triệu nguyên, gần 12 triệu rưỡi đô la. Chắc các bức tranh đó sẽ được trả lại cho Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu. Nhưng số phận chúng sau này sẽ ra sao, khó đoán được. Bởi vì những bức tranh Tiêu Nguyên vẽ giả đem treo trong thư viện sau đó vẫn có người đánh tráo bằng những bức tranh “giả hơn!” Ra trước tòa, Tiêu Nguyên khai ông nhìn thấy ngay là tranh giả, sao chép vụng về, xấu hơn tranh giả của ông nhiều! Tất nhiên khi nhìn thấy ông cũng không dám tố giác những tay ăn cắp kế nghiệp mình. Vì nếu mở cuộc điều tra thì người ta sẽ khám phá ra những bức tranh bị đánh tráo đem đi cũng là đồ giả, họ sẽ hỏi tới ông.
Hiện tượng này gọi là “lỗi hệ thống!” Ðảng Cộng Sản đặt trên hai hệ thống, tuyên truyền mê hoặc và bạo lực đàn áp. Ðó cũng là nghề chuyên môn của những tay lừa đảo và ăn cướp. Một thằng bịp bợm và ăn cướp rất khó đi tố giác một thằng cướp và bịp khác. Vì chính nó sẽ phải phơi bày tội lỗi của mình! Những anh tham nhũng ngập mặt không ai dám đụng tới vì chuyện đổ bể ra sẽ liên lụy rất nhiều người, cả guồng máy không chạy được nữa. Sự nghiệp ăn cắp của Tiêu Nguyên chỉ bị phát giác tại... Hương Cảng! Một cựu sinh viên Viện Mỹ Thuật Quảng Châu thấy một bức tranh cổ bày bán ở Hồng Kông có đóng dấu thư viện của trường mình, bèn đi báo cảnh sát. Báo chí loan tin, lúc đó cả làng mới biết!
Trong các thư viện và bảo tàng viện bên Tàu không biết có bao nhiêu ông Tiêu Nguyên! Viện bảo tàng tỉnh Hà Nam năm 2013 phát giác nhiều cổ vật là đồ giả, theo tin báo chí nhà nước! Năm ngoái, viện bảo tàng Lộc Thành, tỉnh Liêu Ninh (Lucheng; Liaoning) khám phá ra trong số 8 ngàn món trưng bày có một phần ba là đồ giả, phải tạm đóng cửa! Với nền văn hóa ăn cắp theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển rực rỡ như thế, từ nay đi thăm các viện bảo tàng ở bên Tàu quý vị nên cẩn thận. Người Trung Hoa bây giờ chắc biết ơn Thống chế Tưởng Giới Thạch. Năm 1937, khi quân Nhật uy hiếp Bắc Kinh, ông đã cho di tản tất cả các đồ trân ngoạn trong cố cung nhà Thanh, chạy giặc tới đâu ông ôm theo tới đó, năm 1949 tất cả chuyển qua Ðài Loan. Nhờ thế, các thế hệ người Tàu sau này còn được ngắm những bức tranh cổ trân quý tại Cố Cung Bác Vật Viện. Nếu để lại trong lục địa, các vật quý đó chắc đã tiêu tán hết rồi!
Ăn cắp đồ cổ từ các đền chùa dễ hơn lấy từ các viện bảo tàng; và Việt Cộng không thua gì Trung Cộng. Có người khoe với tôi một pho tượng gỗ cổ, sau chuyến về thăm Việt Nam, cách đây hơn 30 năm. Chàng kể rằng một ông bí thư nào đó tiễn chân mình ra tận chân máy bay, lúc từ biệt mới nhét pho tượng vào túi xách tay của “Việt kiều yêu nước.” Ông bí thư nói nhỏ rằng pho tượng đó gốc ở chùa nào ra, nhưng không cho biết ông lấy lén lút hay công khai. Gần đây, chùa Kim Long ở Nha Trang vừa bị kẻ gian đánh cắp 39 tượng phật cổ. Hai anh ăn trộm này chắc không phải bí thư bí thiếc cái gì cả. Họ thuộc hàng ngũ thấp nhất, nằm dưới chân cả đám ba cấp bậc những thằng ăn cắp!
NGƯỜI VIỆT CỘNG ANH HÙNG
Người Việt xấu xí – Vì sao nên nỗi?
Thủ tướng Úc Tony Abbott từ chối xác nhận tin tức về việc một chiếc tàu
chở người tị nạn Việt Nam đã bị gửi trả về nước, viện lý do bí mật lợi
ích quốc gia
Trong những ngày qua, thông tin về hình ảnh người Việt xấu xí xuất hiện
dày đặc. Không chỉ truyền thông trong nước mà báo chí nước ngoài cũng đã
đăng tải.
Lệ Quyên, một ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam là tâm điểm chỉ trích khi cho con trai mình đi tiểu vào túi dành cho hành khách say máy bay trên một chuyến bay của hãng Vietnam Airlines.
Lệ Quyên, một ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam là tâm điểm chỉ trích khi cho con trai mình đi tiểu vào túi dành cho hành khách say máy bay trên một chuyến bay của hãng Vietnam Airlines.
Nữ ca sĩ đi trên máy bay Airbus A350-900 mới chỉ vừa được đưa vào khai thác tuyến Hà Nội – Sài Gòn.
Một hành khách cùng chuyến bay đã chụp ảnh và chia sẻ trên Facebook cá
nhân của mình, và bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ
chóng mặt, dẫn tới nhiều lời chỉ trích cũng như không ít sự cảm thông.
Về phía ca sĩ Lệ Quyên, cô chưa có phản hồi chính thức nào mà chỉ có một
chia sẻ trên Facebook cùng một bức ảnh được cho là ám chỉ về vụ việc
vừa xảy ra khiến dư luận vốn đã không có thiện cảm với hành động của cô
nay lại tiếp tục ‘dậy sóng’.
Một vụ việc khác cũng khiến dư luận xôn xao là hai khách du lịch Việt
Nam đã ăn trộm kính hàng hiệu trong một cửa hàng tại Zurich, Thụy Sĩ.
Qua máy quay giám sát, nhân viên cửa hàng đã phát hiện hai du khách tìm
cách lấy trộm 3 chiếc kính trị giá 300 euro/chiếc và đem ra khỏi cửa
hàng.
Hai vị khách này đã bị cảnh sát bắt sau khi nhận được tin báo từ nhân viên của cửa hàng.
Cả hai phải nộp phạt 2.000 franc (khoảng 2.200 USD) để được thả và đoàn khách du lịch có thể về Việt Nam vào sáng hôm sau theo đúng lịch trình.
Cả hai phải nộp phạt 2.000 franc (khoảng 2.200 USD) để được thả và đoàn khách du lịch có thể về Việt Nam vào sáng hôm sau theo đúng lịch trình.
Hướng dẫn viên của đoàn cho biết thêm về hai vị khách: “Nhỏ tuổi nhất
trong đoàn, ngồi chỗ đẹp nhất trên xe, ăn nói ngang ngược nhất, luôn trễ
giờ bắt cả đoàn phải đợi. Tôi biết là họ nhiều tiền và tiêu tiền nhiều
nhất cả đoàn. Tôi và hướng dẫn viên địa phương cũng đã cảnh báo không
được tắt mắt nhưng không vào tai họ”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, nói: “Đó
thực sự là hành động mà bất kỳ ai có lòng tự trọng cũng đều thấy xấu
hổ!”
Theo ông Tuấn, Tổng cục Du lịch sẽ yêu cầu doanh nghiệp đưa đoàn khách
này báo cáo cụ thể về vụ việc, đồng thời sẽ có công văn yêu cầu các
doanh nghiệp khi đưa khách đi du lịch nước ngoài phải khuyến cáo tuân
thủ pháp luật, không có các hành vi gây phương hại đến đất nước, văn hóa
và hình ảnh quốc gia.
Theo DailyMail, Vietnamnet, Người Lao Động.
Có
lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong
cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò
Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin
tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá
gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ.
Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh
giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các
đẳng cấp. Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào
cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực. Hình phạt cho
mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói
đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về. Đại
diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao
động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết
rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.
Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong
những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm
tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong
những lĩnh vực như ma túy, mại dâm...; quả thật không thể sánh vai các
bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với
mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn
trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani. Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng
84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới
1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người,
mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật
công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và
không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm,
xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân
thân, vịt trời...; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm
quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến
nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở
nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng
tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc
đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng
hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người
Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó
đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.
Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức - NGUỒN: SPIEGEL TV
Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến
giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng
đảng Việt Nam - mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi
đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin - đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu
người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn,
tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng
Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để "tháng Năm đẫm máu" đi vào lịch
sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình "bị hại" đáp lễ bằng ba
xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg.
Một người Việt bị giết trong các cuộc thanh trừng của mafia thuốc lá - NGUỒN: SPIEGEL TV MAGAZIN
Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh,
đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ.
Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại –
chỉ trừ không giễu nhại - gọi là "bộ đội", quân chủ lực của băng Quảng
Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự, sau
những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở. Mà đơn giản là ngớ ngẩn. Sau một
phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc
quầnshort trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe, bị cáo là một
phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo,
"bộ đội" đang chờ trước cửa tòa án, "bộ đội" sẽ bắt cóc cô để tra khảo,
dù cô không khai gì trước tòa. Một trong những "bộ đội" ấy, súng giắt
cạp quần ngẩn ngơ, gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong
ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung, một trong hai khẩu
Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người ở đường
tàu. Vài hôm sau, một trong những "bộ đội" đang bị truy nã cũng dính
lưới, không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng, mà trong khi
ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.
Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia
thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ
nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng
của những năm chín mươi đó nữa. Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất.
Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề
trồng cỏ. Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng
phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ
để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.
Tháng Ba năm nay, một phụ nữ Việt Nam vừa
bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội bán đồ ăn cắp tổng trị giá 136.000
Euro trong cửa hàng châu Á này - NGUỒN: MORGENPOST SACHSEN
Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm
thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng. Và
khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và
Dolce Gabbana – còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn. Ăn trộm là nghề
nhàn, dạo phố, tia hàng, đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng
đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một
ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ
cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả. Môi trường lại vô tận, nhân loại còn
thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn. Và gần như không mất
vốn. Một cái kìm cắt tem từ. Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo
động khi qua cổng từ, gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn
lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác. Và không cần qua đào tạo. Hôm trước
theo đàn anh đàn chị đi tia, hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành
công ty một thành viên hai ngón. Và ít mạo hiểm. Khung hình phạt cao
nhất là năm năm, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa
trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy.
Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền. Trong thực tế, không mấy người
Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng
trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo.
Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo, phạt lao
động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại, hay quản thúc cuối
tuần. Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt
Nam ăn cắp 17 gói cà-phê: bắt về trại đi học tiếng Đức!
Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.
Chàng Dolce Gabbana đáp, bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu.
Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là
cầm đồ. Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin,
song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời, em nhặt tay
nhặt chân, tôi vẫn hơi sững sờ. Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm
trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui
lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ
đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc
hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin,
người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là
lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.
Tôi hỏi, cái gì cầm đồ?
Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì
cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi.
Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp đéo gì, bất công!
Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa.
Dolce Gabbana trừng mắt: Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?
Vâng, tôi đúng là người Việt, sống ở Đức. Tháng trước, ở TTTM Đồng Xuân, trong lễ hội "40 năm hội nhập và phát triển" của người Việt ở Đức,
ông Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại
Đức, thay mặt chính phủ Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của chính
phủ và nhân dân Đức, rồi kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Đức của mình
với lời gửi gắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở đây: Đồng bào hãy
chứng tỏ lòng biết ơn nước Đức bằng cách tôn trọng luật pháp Đức. Hóa ra
là chuyện ơn huệ. Vậy việc hai khách du lịch Việt Nam vừa ăn trộm ở Zürich
thật không đáng để làm ồn. Họ vừa không có gì mang ơn Thụy Sĩ để phải
tôn trọng luật pháp nước này, vừa quá vặt vãnh so với hệ thống công ty
hai ngón, chẳng hạn của người Việt ở Đức.
26/7/2015
Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần sa
- 29 tháng 7 2015
Sang
thăm Việt Nam, ngoài bàn thảo về hợp tác an ninh, quốc phòng, thúc đẩy
thương mại, Thủ tướng Anh, David Cameron còn muốn đề cập đến chủ đề
hợp tác trong nỗ lực chống nạn buôn người vào Anh.
Trang
web của Phủ Thủ tướng Anh ở Downing Street ngày 29/07 nói trong chuyến
thăm tới Việt Nam, Thủ tướng David Cameron sẽ nói về nỗ lực chống nạn
buôn người:
"Thủ tướng sẽ tìm cách tăng cường hợp tác đã có với phía Việt Nam để chống nạn buôn người..."
"Một
phần nỗ lực của chính phủ Anh nhằm dẫn đầu cuộc chiến ngăn chặn nạn
nô lệ thời hiện đại, Anh Quốc muốn làm nhiều hơn cùng Việt Nam - nước
hàng đầu về nguồn ra đi - để ngăn chặn các cá nhân khỏi bị khai thác,
và cùng hỗ trợ nạn nhân."
"Điều này sẽ được xây dựng trên nền tảng
đã có là hợp tác giữa Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh và cơ quan
hành pháp Việt Nam để phá các đường dây buôn bán tệ nạn khủng khiếp
này."
Trang này cũng cho hay Cao ủy chống nạn nô lệ ở Anh Kevin
Hyland, sẽ dẫn đầu một phái đoàn tìm hiểu tình hình sang Việt Nam vào
mùa thu này để xác định Anh Quốc có thể làm gì hơn nữa trong việc tăng
cường hợp tác.
Trả lời BBC Tiếng Việt ở London, Chloe Setter, từ tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người ECPAT UK, nói đây là vấn đề lớn.
Chloe Setter:
Tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn
đề lớn. Việt Nam là một trong những nước hàng đầu mà trẻ em và thanh
niên được đưa lậu vào Anh. Đây là nước đứng thứ hai về con số trẻ em đưa
lậu vào Anh. Chúng ta nói tới con số hàng ngàn trẻ em.
BBC: Vậy đã có những gì được làm trước trình trạng này?
Gần
đây chúng tôi đã có Luật về Nô lệ hiện đại sẽ bắt đầu có hiệu lực từ
cuối tháng này mà theo đó có một số điều khoản về bảo vệ trẻ em một khi
được xác định là nạn nhân. Ngoài ra cũng có một số điều khoản nhằm chấm
dứt việc khởi tố và buộc tội những trẻ em bị phát hiện trong bối cảnh
tội phạm.
Tuy nhiên vẫn còn chưa làm được nhiều trong việc phòng
tránh, ngăn chặn và giải quyết vấn đề tận gốc rễ nguyên nhân tại sao xảy
ra tình trạng này và giải quyết đối với các băng đảng tội phạm có tổ
chức đứng đằng sau các hoạt động trồng cần sa. Chúng ta thấy rằng rất
nhiều trẻ em được đưa lậu vào để trồng cần sa tại Anh.
BBC: Chính phủ Anh và Việt Nam đã làm gì để giải quyết vấn đề này?
Tôi có biết là có một số chương
trình nhưng tôi cho rằng chưa có những hành động nhắm đúng mục tiêu mà
tôi cho rằng đó chính là vấn đề.
Tuyên bố hôm nay của ông David
Cameron rằng ông muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng buôn lậu trẻ em vào
Anh và ông xác định Việt Nam là một trong những nước mà rất nhiều nạn
nhân xuất phát từ đó.
Tuy nhiên điều mà ông Cameron nói hôm nay
liên quan tới dây chuyền cung ứng cho các công ty lớn, rằng mà các công
ty này phải báo cáo liệu họ có nhân công thuộc diện lao động cưỡng bức
trong dây chuyên cung ứng của họ hay không, thì tôi cho rằng nó hoàn
toàn chẳng có liên quan gì tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh để làm
trong các nông trại trồng cần sa.
Những chủ nhân của các trại cần
sa, các tổ chức tội phạm có tổ chức sẽ chẳng bao giờ đi báo cáo về sự
minh bạch trong dây chuyên cung ứng nhân công của họ. Chính những hành
động bất hợp pháp mới là điều chúng ta cần phải làm, phải giải quyết.
Tuy nhiên, một thành viên
cộng đồng người Việt ở Anh Quốc nói rằng thực sự tỷ lệ trẻ vị thành
niên người Việt được đưa vào Anh chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, và những
người nhập cư lậu đa phần 'đồng lõa' với các đường dây buôn người.
Nói
với BBC Tiếng Việt ngày 29/07 với điều kiện ẩn danh, người này nhận
xét: "[Đa phần] người Việt sang đây thậm chí 25, 30 tuổi vẫn khai dưới
[18] tuổi bởi mặt người Việt nhìn non hơn mặt người bản xứ."
"Theo
quan sát và kinh nghiệm của tôi, ở độ tuổi đó thì ở Việt Nam họ cũng
đã làm đủ thứ nghề. Họ sang đây thực ra có sự đồng lõa của hai bên,
giữa người đưa người và người đi. Họ đã có những khế ước với nhau từ ban
đầu. Khó có thể nói ai là nạn nhân, ai là thủ phạm."
HỌC PHÍ VÀ VIỆN PHÍ NGOẠI QUỐC
Người Việt chi bao nhiêu cho con cái đi Tây
- Ngày đăng 29-07-2015
- Theo Đất Việt
1,8 tỉ USD là con số mà các bậc phụ huynh ở Việt Nam dành để chi trả cho các khoản chi phí liên quan đến du học ở nước ngoài.
Kết quả khảo sát về Báo cáo học tập cho tương lai của HSBC (HSBC’s Learning for life) vừa công bố đã cho biết con số này.
Theo đó qua khảo sát với hơn 5.550 phụ huynh tại 16 quốc gia cho thấy
77% bậc phụ huynh sẽ cân nhắc cho con cái học đại học hoặc sau đại học
tại nước ngoài nhằm trang bị cho con một khởi đầu suôn sẻ trên thị
trường việc làm.
Tại Việt Nam, con số này cũng tăng theo mỗi năm. Theo Bộ Giáo dục và đào
tạo , có khoảng 125.000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài vào năm
2013. Con số này tăng 15% so với năm 2012 và là con số tăng nhảy vọt kể
từ giai đoạn 2008-2009.
Vào năm 2013, có khoảng 1,8 tỷ USD được chi trả cho các khoản chi phí
liên quan đến du học ở nước ngoài, chiếm khoảng 1% GDP năm 2013.
Số tiền người Việt chi để ra nước ngoài chữa bệnh cũng đáng để suy nghĩ.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, riêng năm 2013, khoảng 40.000 người Việt đã chi 2 tỷ USD cho việc đi khám chữa bệnh ở nước ngoài.
Nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho sự 'chảy máu' ngân sách này là vì
bệnh viện công tại Việt Nam quá tải, thái độ phục vụ thì hách dịch, nạn
phong bì nhũng nhiễu bệnh nhân, trong khi bệnh viện tư chưa có nhiều,
đa phần quy mô nhỏ, năng lực khám chữa bệnh chưa thực sự tốt.
Theo báo cáo của nhà tư vấn Knight Frank, Việt Nam nằm trong nhóm có tốc
độ tăng trưởng người siêu giàu lớn nhất. Cách đây 10 năm, cả nước có
110 người nắm giữ tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên. Còn hiện nay con
số này là 293 người. Dự kiến đến năm 2020, số lượng người thuộc tầng
lớp trung lưu sẽ nhiều gấp 5 lần hiện nay. Đây là thị trường màu mỡ cho
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Một lĩnh vực khác đó là du lịch ngoại cũng đang 'hút' tiền của người Việt.
Theo Hiệp hội lữ hành Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, lượng người
Việt Nam đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, bình quân mỗi năm đạt 5 triệu
lượt và chi tiêu khoảng 6 tỷ USD cho nhu cầu đi du lịch của mình.
Trong năm 2014, lượng khách người Việt Nam đi Nhật Bản đã tăng hơn 50%
so với cùng kỳ năm 2013 và chi tiêu khoảng hơn 200 triệu USD.
Lượng khách đi Singapore có khoảng hơn 200.000 người đi chữa bệnh, chi hơn 2 tỷ USD.
http://www.biendong.net/bien-dong-tren-bao-viet/2293-nguoi-viet-chi-bao-nhieu-cho-con-cai-di-tay.html
HỒNG CHUYÊN * BIỂN ĐÔNG
29/07/2015
Cục diện mới ở Biển Đông: Trung Quốc sẽ mất rất nhiều
Hồng Chuyên
(ghi theo lời Ts Trần Công Trục)
Nói như một số chuyên gia, cục diện Biển Đông hiện nay, không
phải một mình Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Đó là hệ quả tất yếu từ
hành động ngang ngược, đi quá giới hạn của Trung Quốc.
Vậy tại sao Trung Quốc vẫn cố tình làm? Họ đã toan tính những gì?
Trung Quốc mất gì khi đẩy cục diện Biển Đông thay đổi như hiện nay?
Dưới đây là nội dung trả lời của Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ xung quanh những câu hỏi này.
Tàu Trung Quốc ngang ngược phun vòi rồng và đâm va vào tàu CSB 2016 của Việt Nam
Trước hết phải trả lời câu hỏi, Trung Quốc được cái gì, mất cái gì từ chiêu bài biến bãi cạn thành đảo nổi nhân tạo.
Theo TS Trần Công Trục, trên những phương diện khác nhau nó có những
cái được cái mất khác nhau chứ không thể nói một cách chung chung được.
Họ đã tính toán kỹ tham vọng của họ.
Đầu tiên, phải nhìn vào sự thật, hiện nay, Trung Quốc đã và đang vấp
phải rất nhiều sự phản đối nhưng chưa đến mức để bị hao tổn. Nhưng họ đã
từng bước thực hiện được một phần ý đồ của họ.
Họ đã lộ rõ hơn sự hiện diện cho cái gọi là “chủ quyền đối với Tam Sa”
mà trước đây họ chưa hề có mặt. Hay nói cách khác, họ đã thêm một lần
nữa xâm phạm chủ quyền Trường Sa của Việt Nam.
Thứ 2, họ xây dựng từ các bãi cạn trở thành những đảo rất lớn, biến
những đảo nhân tạo đó thành nơi có thể, họ cố chứng minh họ có quyền
được mở rộng các vùng biển để chứng minh cho yêu sách của họ, hợp thức
hóa những yêu sách vô lí của họ.
Với những vị trí mà hiện nay so với những việc mà họ phải đầu tư đóng
các tàu sân bay thì việc làm này họ có lợi nhiều về mặt chiến lược về
mặt quân sự.
Về các hoạt động khống chế toàn bộ đường hàng hải, hàng không với vị
trí này thì họ có khả năng nhiều hơn so với các vị trí họ đã làm trước
đây.
Đó cũng là cái mà họ ngang ngược có được. Và cũng là cái mà chúng ta cần phải lưu ý để tiếp tục đấu tranh.
Hình ảnh Trung Quốc bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế, biến bãi cạn thành đảo nhân tại tại Trường Sa (Ảnh Nguyễn Cường)
Thứ ba, nếu ở Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc xây dựng được những cụm đảo nhân tạo phi pháp, về mặt quân sự đã rất nguy hiểm.
Về mặt nghiệp vụ hậu cần, Trung Quốc lại có thêm các điều kiện để có
thể tiến xa hơn nữa chọc các mũi khoan và tiến hành khai thác các tài
nguyên ở Trường Sa.
Đó là một trong các mục tiêu rất quan trọng nếu muốn làm chủ Biển Đông
thì không thể chỉ là những vấn đề quân sự chính trị mà còn là những vấn
đề kinh tế.
Vấn đề kinh tế, cũng là một trong những mục tiêu mà Trung Quốc hướng đến trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Còn cái bất lợi, có thể nói, hiện nay có thể tính được là Trung Quốc đang ở vào thế bất lợi về mặt ngoại giao, mặt truyền thông.
Cộng đồng đang từng bước hiểu rõ hơn bản chất hoạt động của Trung Quốc,
hay nói cách khác Trung Quốc đang ngày càng lộ rõ ý đồ của mình…
Đâu đó ta cũng có thể thấy sự không đồng tình với chính sách của Trung
Quốc về vấn đề Biển Đông, ngay cả người Trung Quốc, thể hiện qua những ý
kiến của các học giả TQ.
Giới học giả hiểu rõ những bước đi rất sai lầm của TQ. Đấy là những cái bất lợi cho Trung Quốc.
Mặt khác, rõ ràng các nước trong khu vực ASEAN trước đây bị Trung Quốc
chia rẽ bây giờ họ vẫn tiếp tục nhưng chí ít người ta cũng đã có những
dấu hiệu của sự đoàn kết trở thành một khối.
Những nước mà trước đây Trung Quốc muốn lôi kéo, đã phải đề phòng Trung Quốc.
Người ta không thể tin vào những lời nói của Trung Quốc, không thể tin
rằng có thể tìm kiếm được một sự trợ giúp thật lòng nào đó từ phía
Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc tiếp tục ngang ngược, gây căng thẳng như thế này, không
còn cách nào khác, các nước liên quan sẽ học tập theo Philippines đưa
những tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế, để giải quyết tranh
chấp bằng hòa bình.
Điều này là hoàn toàn chính đáng.
Bởi vì, Trung Quốc bất chấp phản ứng của các nước liên quan đến vấn đề
Biển Đông, trong đó có Việt Nam, các biện pháp ngoại giao không có tác
dụng, các nước có liên quan không muốn không muốn xung đột.
Vì hòa bình, buộc các nước liên quan phải xử lí bằng cơ quan tài phán
quốc tế – phương tiện mà thế giới đã đặt ra cho loài người.
Đấy là bất lợi, cái mất của Trung Quốc.
Nếu các nước đều đưa ra cơ quan tài phán, chắc chắn Trung Quốc ở một thế hoàn toàn bị cô lập.
Mặc dù Trung Quốc có thể dùng cách này, cách khác để khống chế nhưng về
mặt chính trị, ngoại giao và truyền thông thì họ sẽ ở trạng thái cô
lập, mà thế giới đến nay không ai có thể tồn tại với sự cô lập.
Tuy nhiên, chính bản thân Trung Quốc cũng rất e ngại, nên họ tìm cách né
tránh vụ kiện với Philippines. Đây cũng là một vấn đề mà người ta bàn
tán nhiều và có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Thực tế, Trung Quốc đã tìm cách để quay lưng với vụ kiện, đồng thời
cũng sử dụng những thủ thuật gây sức ép về kinh tế, ngoại giao .v.v..
lôi kéo để không cho các nước đưa vấn đề ra các cơ quan tài phán quốc
tế.
Mặc dù như vậy nhưng Phillippines vẫn cương quyết theo đuổi vụ kiện.
Như chúng ta biết, hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục phân xử, cho dù vụ
kiện này còn nhiều bước nhưng dư luận đa phần nhận định Trung Quốc sẽ
“đuối lý” ở vụ kiện này.
Lý do mà Trung Quốc dựa vào để mà phản bác về thẩm quyền xét xử của Hội
đồng trọng tài là hoàn toàn không đúng với nội dung vụ kiện.
Hiện nay, họ vẫn nói là họ cho rằng Phillipines kiện về mặt chủ quyền lãnh thổ, thành việc phân định các vùng biển chồng lấn.
TQ dùng những lí lẽ nguỵ tạo để biện minh là lấp liếm cho cái việc quay lưng lại với vụ kiện.
Cộng đồng quốc tế càng nhìn rõ sự ngụy tạo có chủ ý của Trung Quốc,
thậm chí những học giả TQ cũng nêu ra những điểm yếu của những ngụy tạo
đó.
Thực tế cho thấy, mặc dù còn nhiều thủ tục nhưng, hội đồng trọng tài đã bắt đầu các giai đoạn cần thiết.
Tôi nghĩ, đây cũng là một chuyện rất bình thường để tìm ra sự thật thì
không phải chỉ nói một hai ngày hay một hai tháng được mà có thể kéo dài
hàng năm.
Vấn đề quan trọng là người ta có bảo vệ được sự thật, chống lại điều
sai trái hay không, có bảo vệ được Công ước Luật Biển 1982 mà loài người
đã dày công xây dựng hay không.
Nếu họ để cho những thế lực bất chấp luật pháp giữ được phần thắng thì
có nghĩa là thế giới sẽ rơi vào tình cảnh hết sức lộn xộn.
Trong một động thái khác, Hội đồng Tòa án thường trực đã mời 5 thành viên với tư cách là những quan sát viên.
Bởi những nước đó đều có liên quan đến những quyền và lợi ích trên Biển
Đông, họ đều bị xâm phạm bởi việc giải thích và áp dụng sai Công ước
Luật Biển 1982 của TQ gây ra.
Tôi cho rằng đây là một cách làm hết sức là bình thường và rất tốt, rất thiện chí và rất công bằng, rõ ràng.
Kể cả Hội đồng Tòa án thường trực không mời chúng ta, theo tôi, Việt Nam cũng nên chủ động đề xuất về sự hiện diện của mình.
H.C.
Nguồn:
Posted by
sontrung
at
12:03 AM
No comments:
NGÔ NHÂN DỤNG * ĂN CẮP HÀ NỘI
Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội
Friday, July 24, 2015 6:42:43 PM
Ngô Nhân Dụng
Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?
Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?
Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!
Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).
Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc, vân vân. Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức, số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”
Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!
Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam. Ðồng tiền của dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế thị trường theo định hướng ăn cắp!
Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700 tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố. Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0, số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành Mai đã bị bắt vào năm ngoái!
Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!
Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”
Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để cho cái chúng nó thèm thuồng? Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!
Posted by sontrung at 11:44 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
KINH TÉ TRUNG QUỐC
Cổ phiếu Trung Quốc lại lao dốc
Posted by sontrung at 11:44 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
KINH TÉ TRUNG QUỐC
Cổ phiếu Trung Quốc lại lao dốc
27 tháng 7 2015
Chia sẻ
Cổ phiếu tại Trung Quốc rớt giá kỷ lục trong một ngày kể từ hơn tám năm qua.
Chỉ số Shanghai Composite vào lúc đóng cửa hôm 27/7 mất 8,5%, còn 3.725,56 điểm sau khi có thêm các dữ liệu kinh tế yếu kém được đưa ra, làm tăng quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Lợi nhuận tại các hãng công nghiệp Trung Quốc trong tháng Sáu tụt 0,3% so với một năm trước đó.
Các số liệu được công bố sau khi số liệu ra hôm thứ Sáu cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng Bảy đạt mức kém nhất kể từ 15 tháng qua.
Bernard Aw, chiến lược gia chuyên nghiên cứu thị trường tại hãng IG nói số liệu yếu kém đến mức ngạc nhiên của ngành sản xuất "bổ sung thêm vào những lo lắng, từ đó càng làm suy yếu thêm kinh tế Trung Quốc".
Mức rớt điểm của thị trường chứng khoán Thượng Hải là mức sụt giảm lớn nhất trong chỉ một ngày giao dịch kể từ tháng Hai 2007 tới nay.
Tại các nơi khác ở Á châu, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đóng cửa giảm 3,1%, đạt 24.351,96, là mức giảm tồi tệ nhất trong ba tuần qua.
Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 1%, xuống 20.350,10, còn chỉ số Kospi của Nam Hàn đóng cửa với mức giảm 0,4%, đạt 2.038,81.
Tuy nhiên, cổ phiếu Úc tăng 0,3%, đóng cửa với mức 5.582,40.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/07/150727_china_shares_fall_more\
Chứng khoán TQ tiếp tục xuống dốc, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ
Chỉ số Shanghai Composite vào lúc đóng cửa hôm 27/7 mất 8,5%, còn 3.725,56 điểm sau khi có thêm các dữ liệu kinh tế yếu kém được đưa ra, làm tăng quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Lợi nhuận tại các hãng công nghiệp Trung Quốc trong tháng Sáu tụt 0,3% so với một năm trước đó.
Các số liệu được công bố sau khi số liệu ra hôm thứ Sáu cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng Bảy đạt mức kém nhất kể từ 15 tháng qua.
Bernard Aw, chiến lược gia chuyên nghiên cứu thị trường tại hãng IG nói số liệu yếu kém đến mức ngạc nhiên của ngành sản xuất "bổ sung thêm vào những lo lắng, từ đó càng làm suy yếu thêm kinh tế Trung Quốc".
Mức rớt điểm của thị trường chứng khoán Thượng Hải là mức sụt giảm lớn nhất trong chỉ một ngày giao dịch kể từ tháng Hai 2007 tới nay.
Tại các nơi khác ở Á châu, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đóng cửa giảm 3,1%, đạt 24.351,96, là mức giảm tồi tệ nhất trong ba tuần qua.
Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 1%, xuống 20.350,10, còn chỉ số Kospi của Nam Hàn đóng cửa với mức giảm 0,4%, đạt 2.038,81.
Tuy nhiên, cổ phiếu Úc tăng 0,3%, đóng cửa với mức 5.582,40.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/07/150727_china_shares_fall_more\
Chứng khoán TQ tiếp tục xuống dốc, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ
In
Chia sẻ:
Chia sẻ:
Nhà đầu tư trước bảngđiện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một văn phòng môi giới ở Bắc Kinh.
Nhà đầu tư trước bảngđiện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một văn phòng môi giới ở Bắc Kinh.
Nhà đầu tư trước bảngđiện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một văn phòng môi giới ở Bắc Kinh.
Chứng khoán trên thị trường Trung Quốc lên xuống bất thường trong ngày hôm nay nhưng kết thúc ngày giao dịch ở mức thấp hơn, một ngày sau khi giá chứng khoán tuột dốc xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua.
Chỉ số tổng hợp thị trường Thượng Hải giảm 1.7% vào lúc kết thúc ngày giao dịch. Trước đó, chỉ số này có lúc đã tuột giá tới 5% sau khi thị trường mở cửa.
Hôm qua, chỉ số Thượng Hải mất tới 8,5%, mức giảm lớn nhất trong một ngày giao dịch tính từ năm 2007.
Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã bị giao động vì những tin đồn cho rằng Bắc Kinh dự tính giảm thiểu mức hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, vốn đã hồi phục trong 2 tuần lễ gần đây sau môt tháng bán tống bán tháo.
Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc của nhà nước hôm nay nhấn mạnh sẽ tiếp tục mua chứng khoán để ổn định thị trường. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ bơm thêm 8 tỉ đô la vào các thị trường tiền tệ.
Biến động trên thị trường Trung Quốc cũng tác động tới các nhà đầu tư toàn cầu. Các thị trường Âu Châu hôm qua cũng sụt giá xuống mức thấp nhất trong hai tuần qua, và các chỉ số trên thị trường Mỹ giảm trong năm phiên giao dịch liên tiếp.
http://www.voatiengviet.com/content/chung-khoan-trung-quoc-tiep-tuc-xuong-doc/2881640.html
Thứ Tư, 29/07/2015
Nghe
Xem
Chỉ số tổng hợp thị trường Thượng Hải giảm 1.7% vào lúc kết thúc ngày giao dịch. Trước đó, chỉ số này có lúc đã tuột giá tới 5% sau khi thị trường mở cửa.
Hôm qua, chỉ số Thượng Hải mất tới 8,5%, mức giảm lớn nhất trong một ngày giao dịch tính từ năm 2007.
Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã bị giao động vì những tin đồn cho rằng Bắc Kinh dự tính giảm thiểu mức hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, vốn đã hồi phục trong 2 tuần lễ gần đây sau môt tháng bán tống bán tháo.
Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc của nhà nước hôm nay nhấn mạnh sẽ tiếp tục mua chứng khoán để ổn định thị trường. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ bơm thêm 8 tỉ đô la vào các thị trường tiền tệ.
Biến động trên thị trường Trung Quốc cũng tác động tới các nhà đầu tư toàn cầu. Các thị trường Âu Châu hôm qua cũng sụt giá xuống mức thấp nhất trong hai tuần qua, và các chỉ số trên thị trường Mỹ giảm trong năm phiên giao dịch liên tiếp.
http://www.voatiengviet.com/content/chung-khoan-trung-quoc-tiep-tuc-xuong-doc/2881640.html
Thứ Tư, 29/07/2015
Nghe
Xem
Nghe chương trình mới nhất
VOA 10 giờ khuya
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giá mạnh
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc.
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc.
27.07.2015
Các biện pháp quyết liệt của Bắc Kinh nhằm ngăn chận sự tuột dốc của các thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm nay bị phương hại nghiêm trọng trong lúc các chỉ số chính bị tụt mạnh với mức sút giảm trong một ngày lớn nhất trong vòng 8 năm.
Chỉ số tổng hợp Thượng Hải giảm 8,5%, trong lúc chỉ số CSI 300 của các công ty niêm yết lớn nhất ở Thượng Hải và Thâm Quyến sụt 8,6%.
Một số nhà phân tích cho rằng tình trạng này bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư đua nhau bán chứng khoán để lấy lời tiếp theo sau những sự hỗ trợ vốn với qui mô lớn của chính phủ, là sự hỗ trợ đã giúp cho giá cổ phiếu gia tăng trong 3 tuần qua.
Những người khác nói rằng các thị trường đã phản ứng tiêu cực trước những tin tức cho rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế thúc giục Trung Quốc thu hồi các biện pháp can thiệp, những số liệu tệ hơn dự kiến về lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc, và thịt heo tăng giá.
Tuy nhiên, theo ông Dương Vũ Đình, kinh tế gia cấp cao của Tập đoàn Ngân hàng ANZ, nguyên do chính là các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không giảm bớt nợ.
"Bởi vì sự phô nhiễm nợ nần ở mức cao, vẫn còn ở mức cao, của các thị trường Trung Quốc, cho nên bất kỳ điều gì làm bùng ra sự sút giảm trong một thời gian ngắn như vậy cũng sẽ có những tác động dây chuyền tiêu cực."
Trong lúc các thị trường chứng khoán ở Hoa Lục tăng mạnh trong năm vừa qua, nhiều nhà đầu tư vay tiền trên thị trường vốn không chính thức để mua cổ phiếu. Khi thị trường sụt giá, nhiều người không thể trả được nợ.
Ông Dương Vũ Đình cho rằng trong thời gian tới đây các nhà quản lý thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục hạn chế những sự vay mượn như thế, những hạn chế mà ông cho là góp phần làm cho thị trường được lành mạnh.
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc, trong đó có việc tạm ngưng việc mua bán cổ phiếu của nhiều công ty, dùng ngân hàng trung ương để hỗ trợ cho việc mua cổ phiếu và bắt buộc những người có 5% cổ phiếu của một công ty không được bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng.
Ông Lữ Tuỳ Khải, giáo sư kinh tế học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng các nhà quản lý sẽ không thể giữ cho các thị trường không sụt giá và họ không nên tìm cách làm như vậy.
"Giá trị của các thị trường Trung Quốc tiếp tục được đánh giá quá cao, cho nên vẫn còn chỗ để điều chỉnh theo hướng hạ giảm. những biện pháp cứu nguy của chính phủ có thể ngăn chận sự tuột dốc trong ngắn hạn, nhưng không có khả năng để đảo ngược xu thế dài hạn."
Ông Lữ cảnh báo rằng nếu chính phủ tiếp tục nới rộng các biện pháp ổn định thị trường để làm trì hoãn cho sự điều chỉnh, bong bóng đầu cơ của thị trường càng khó có thể kiềm chế.
http://www.voatiengviet.com/content/cac-thi-truong-chung-khoan-trung-quoc-sut-gia-manh/2880144.html
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc.
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc.
27.07.2015
Các biện pháp quyết liệt của Bắc Kinh nhằm ngăn chận sự tuột dốc của các thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm nay bị phương hại nghiêm trọng trong lúc các chỉ số chính bị tụt mạnh với mức sút giảm trong một ngày lớn nhất trong vòng 8 năm.
Chỉ số tổng hợp Thượng Hải giảm 8,5%, trong lúc chỉ số CSI 300 của các công ty niêm yết lớn nhất ở Thượng Hải và Thâm Quyến sụt 8,6%.
Một số nhà phân tích cho rằng tình trạng này bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư đua nhau bán chứng khoán để lấy lời tiếp theo sau những sự hỗ trợ vốn với qui mô lớn của chính phủ, là sự hỗ trợ đã giúp cho giá cổ phiếu gia tăng trong 3 tuần qua.
Những người khác nói rằng các thị trường đã phản ứng tiêu cực trước những tin tức cho rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế thúc giục Trung Quốc thu hồi các biện pháp can thiệp, những số liệu tệ hơn dự kiến về lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc, và thịt heo tăng giá.
Tuy nhiên, theo ông Dương Vũ Đình, kinh tế gia cấp cao của Tập đoàn Ngân hàng ANZ, nguyên do chính là các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không giảm bớt nợ.
"Bởi vì sự phô nhiễm nợ nần ở mức cao, vẫn còn ở mức cao, của các thị trường Trung Quốc, cho nên bất kỳ điều gì làm bùng ra sự sút giảm trong một thời gian ngắn như vậy cũng sẽ có những tác động dây chuyền tiêu cực."
Trong lúc các thị trường chứng khoán ở Hoa Lục tăng mạnh trong năm vừa qua, nhiều nhà đầu tư vay tiền trên thị trường vốn không chính thức để mua cổ phiếu. Khi thị trường sụt giá, nhiều người không thể trả được nợ.
Ông Dương Vũ Đình cho rằng trong thời gian tới đây các nhà quản lý thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục hạn chế những sự vay mượn như thế, những hạn chế mà ông cho là góp phần làm cho thị trường được lành mạnh.
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc, trong đó có việc tạm ngưng việc mua bán cổ phiếu của nhiều công ty, dùng ngân hàng trung ương để hỗ trợ cho việc mua cổ phiếu và bắt buộc những người có 5% cổ phiếu của một công ty không được bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng.
Ông Lữ Tuỳ Khải, giáo sư kinh tế học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng các nhà quản lý sẽ không thể giữ cho các thị trường không sụt giá và họ không nên tìm cách làm như vậy.
"Giá trị của các thị trường Trung Quốc tiếp tục được đánh giá quá cao, cho nên vẫn còn chỗ để điều chỉnh theo hướng hạ giảm. những biện pháp cứu nguy của chính phủ có thể ngăn chận sự tuột dốc trong ngắn hạn, nhưng không có khả năng để đảo ngược xu thế dài hạn."
Ông Lữ cảnh báo rằng nếu chính phủ tiếp tục nới rộng các biện pháp ổn định thị trường để làm trì hoãn cho sự điều chỉnh, bong bóng đầu cơ của thị trường càng khó có thể kiềm chế.
http://www.voatiengviet.com/content/cac-thi-truong-chung-khoan-trung-quoc-sut-gia-manh/2880144.html
28/07/2015
Lại hoảng loạn Trung Quốc, chứng khoán rớt 8,5%
M. Hà
Cái gì phải đến trước sau thế nào cũng đến. Biến động phức tạp của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong vòng một tháng nay rốt cuộc đã không thể lấy những biện pháp đi ngược quy luật thị trường của ngài Tập Cận Bình ra để chống đỡ. Đó không phải là chỉ báo riêng của sự khủng hoảng tất yếu trên thị trường chứng khoán mà thôi mà còn là một tín hiệu SOS ở phạm vi rộng lớn hơn nhiều: bong bóng phồn vinh của nền kinh tế Trung Quốc đã đến thời điểm phình lên vượt qua giới hạn.
Chắc chắn từ nay trở đi, miếng bánh của gã nhà giàu kiêm hắc điếm Trung Quốc thò ra để nhử các nước lân bang sẽ không còn đủ to và ngậy mùi dầu rán kiểu Tàu làm lác mắt và điếc mũi những đàn em háu đói, nhất là loại đã từng “răng môi” nặng lời thề thốt với nhau: “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử / Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Thêm một cơ hội cho cuộc “thoát Trung” ngoạn mục mà cả dân tộc từ lâu vẫn mơ ước, không sớm thì muộn, sẽ trở thành hiện thực ở Việt Nam.
Bauxite Việt Nam
TTCK Trung Quốc bất ngờ quay đầu giảm cực mạnh, rớt gần 8,5% trong phiên giao dịch đầu tuần sau một thời gian nhiều cổ phiếu tăng trở lại nhờ hàng loạt các biện pháp mang tính chất hành chính của Chính phủ nước này.
Sự hoảng loạn bắt đầu từ đầu giờ chiều 27/7. Chỉ số Shanghai Composite Index rớt rất nhanh và tới cuối giờ chiều đã giảm 8,5% xuống còn 3725,56 điểm. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của TTCK Trung Quốc kể từ 2007.
TTCK Trung Quốc bất ngờ quay đầu giảm cực mạnh, rớt gần 8,5% trong phiên giao dịch đầu tuần
Với mức điểm hiện tại, TTCK vẫn còn cao hơn 6% so với đáy ghi nhận hôm 8/7 nhưng thấp hơn 28% so với đỉnh ghi nhận hôm 12/6.
TTCK rơi trở lại vào tình trạng hoảng loạn sau khi giới đầu tư lo ngại chính quyền nước này sắp rút lại hàng loạt các biện pháp giải cứu thị trường được đưa ra trong vài tuần gần đây.
Chỉ số chứng khoán Thẩm Quyến giảm 7% xuống 2160,09 điểm. Chỉ số chứng khoán small-cap ChiNext giảm 7,4% xuống 2683,45.
TTCK Hồng Kông cũng giảm mạnh với chỉ số Hang Seng Composite Index rớt 3,36%.
TTCK rơi trở lại vào tình trạng hoảng loạn sau khi giới đầu tư lo ngại chính quyền nước này sắp rút lại hàng loạt các biện pháp giải cứu thị trường được đưa ra trong vài tuần gần đây.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, áp lực bán xuất hiện ngay sau khi có thông tin Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ ngừng mua cổ phiếu blue-chips để xem thị trường có thể tự đứng vững trở lại sau cơn cuồng phong giảm giá kéo dài gần một tháng bắt đầu từ giữa tháng 6 hay không.
Trên thị trường, các cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng và y tế giảm sâu nhất.
“Nỗ lực giải cứu của Chính phủ Trung Quốc rõ ràng là không bền vững”, Fu Xuejun, một chiến lược gia thuộc CTCK Huarong Securities chia sẻ trên WSJ. “Họ có thể rút hỗ trợ trong ngày hôm nay để thử xem phản ứng của thị trường. Chính phủ Trung Quốc muốn dùng các quỹ tiền của quốc gia để ổn định thị trường, không để cho nó giảm xuống dưới 5000 điểm”.
Đầu tháng này, 21 CTCK đã cam kết hỗ trợ TTCK nếu chỉ số Shanghai còn nằm dưới ngưỡng 4.500 điểm.
Gần đây, Trung Quốc cho biết dành sẵn 483 tỷ USD để cứu chứng khoán trong trường hợp cần thiết. Trước đó, Trung Quốc đã tung ra 10 biện pháp mạnh như: bơm tiền mua cổ phiếu, tạm ngừng giao dịch hơn 1.400 mã cổ phiếu (hơn 50%), không niêm yết mới, cấm cổ đông lớn bán cổ phiếu, giảm lãi suất, hạ giá đồng NDT…
Tuy nhiên, các giải pháp này được cho là tạm thời. Về cơ bản, TTCK đã tăng quá nóng, tăng gấp 2,5 lần trong hơn một năm qua, trái ngược với tình trạng tăng trường ngày càng chậm lại và có rất nhiều vấn đề của kinh tế nước này.
M.H.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/252776/lai-hoang-loan-trung-quoc--chung-khoan-rot-8-5-.html
bauxitevn
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm
bauxitevn
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm
28 tháng 7 2015
Chia sẻ
Cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục tiếp tục trượt giá vào hôm 28/7, sau ngày bán tháo lịch sử hôm 27/7.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 4,3% xuống 3.567,38 điểm trong phiên giao dịch đầu ngày.
Hôm 27/7, chỉ số này cũng đã giảm 8%, mức lớn nhất trong 8 năm trở lại đây.
Trung Quốc đang cố gắng trấn an các nhà đầu tư rằng nước này sẽ thực thi các chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định thị trường.
Ngân hàng trung ương nước này cho biết sẽ bơm 50 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8,05 tỷ đô la, vào thị trường tiền tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng các chỉ số kinh tế chính của nước này đang được cải thiện dần.
Tình trạng trượt giá chứng khoán hôm thứ 27/7 diễn ra sau khi các chỉ số về lợi nhuận của ngành công nghiệp của Trung Quốc và một cuộc khảo sát khu vực sản xuất tư nhân được công bố hôm 24/7 mang lại những kết quả đáng thất vọng.
Ngăn chặn 'giao dịch độc hại'
Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSFC) cho biết sẽ trấn áp tình trạng bán khống.
"Bất kỳ giao dịch độc hại nào cũng sẽ bị điều tra và trừng phạt nghiêm khắc," CSFC cảnh báo.
Tuy nhiên các biện pháp này cũng không giúp cho niềm tin từ các nhà đầu tư được cải thiện đáng kể.
Chiến lược gia chuyên về thị trường chứng khoán Evan Lucas từ hãng giao dịch IG nói rằng "rõ ràng thị trường Trung Quốc không thể tự nuôi sống mình".
"Việc sử dụng dịch đòn bẩy tài chính và những rủi ro của việc yêu cầu ký quỹ bổ sung sẽ ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của thị trường".
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình tại đại lục và giảm 0,5% xuống 24.229,47 điểm vào đầu phiên giao dịch.
Dịch Mers ‘đã qua’
Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng nhuộm đỏ do ảnh hưởng từ sự lao dốc của thị trường Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, giảm 1,1% xuống 20.123,70 điểm.
Cổ phiếu của hãng sản xuất máy ảnh Canon tăng 0,8%. Đây là một bất ngờ sau khi công ty này cắt giảm triển vọng lợi nhuận của mình và báo cáo lợi nhuận hàng quý giảm 16% vào hôm 27/7.
Doanh thu máy ảnh bị tác động rõ rệt do tình trạng người tiêu dùng chuyển sang dùng điện thoại thông minh để chụp hình thay vì loại máy ảnh nhỏ gọn.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,9% xuống còn 2.019,92 điểm.
Thị trường chứng khoán có thể được cải thiện với việc Thủ tướng Hwang Kyo-Ahn tuyên bố nạn dịch Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) đã kết thúc.
36 trong tổng số 186 ca nhiễm virus Mers đã tử vong, kể từ lúc trường hợp nhiễm Mers đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/5.
Dịch Mers đã là trở lực khiến kinh tế Hàn Quốc chùn bước, ảnh hưởng đến tiêu thụ nội địa và du lịch.
Bệnh nhân nghi nhiễm Mers cuối cùng đã thôi bị cách ly vào hôm 27/7.
Thị trường chứng khoán Úc cũng đi theo xu hướng của khu vực, giảm 0,9% xuống còn 5.542,20 điểm.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dịch vụ hàng đầu của Úc và sự biến động đáng kể của cổ phiếu Trung Quốc cũng như các chỉ số tăng trưởng chậm lại có khiến nhà đầu tư giảm lòng tin.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/07/150728_china_shares_continue_sliding
Posted by sontrung at 5:12 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
BÌNH LUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG
Today at 2:25 PM
Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế ?
Trọng Nghĩa
Cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục tiếp tục trượt giá vào hôm 28/7, sau ngày bán tháo lịch sử hôm 27/7.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 4,3% xuống 3.567,38 điểm trong phiên giao dịch đầu ngày.
Hôm 27/7, chỉ số này cũng đã giảm 8%, mức lớn nhất trong 8 năm trở lại đây.
Trung Quốc đang cố gắng trấn an các nhà đầu tư rằng nước này sẽ thực thi các chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định thị trường.
Ngân hàng trung ương nước này cho biết sẽ bơm 50 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8,05 tỷ đô la, vào thị trường tiền tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng các chỉ số kinh tế chính của nước này đang được cải thiện dần.
Tình trạng trượt giá chứng khoán hôm thứ 27/7 diễn ra sau khi các chỉ số về lợi nhuận của ngành công nghiệp của Trung Quốc và một cuộc khảo sát khu vực sản xuất tư nhân được công bố hôm 24/7 mang lại những kết quả đáng thất vọng.
Ngăn chặn 'giao dịch độc hại'
Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSFC) cho biết sẽ trấn áp tình trạng bán khống.
"Bất kỳ giao dịch độc hại nào cũng sẽ bị điều tra và trừng phạt nghiêm khắc," CSFC cảnh báo.
Tuy nhiên các biện pháp này cũng không giúp cho niềm tin từ các nhà đầu tư được cải thiện đáng kể.
Chiến lược gia chuyên về thị trường chứng khoán Evan Lucas từ hãng giao dịch IG nói rằng "rõ ràng thị trường Trung Quốc không thể tự nuôi sống mình".
"Việc sử dụng dịch đòn bẩy tài chính và những rủi ro của việc yêu cầu ký quỹ bổ sung sẽ ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của thị trường".
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình tại đại lục và giảm 0,5% xuống 24.229,47 điểm vào đầu phiên giao dịch.
Dịch Mers ‘đã qua’
Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng nhuộm đỏ do ảnh hưởng từ sự lao dốc của thị trường Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, giảm 1,1% xuống 20.123,70 điểm.
Cổ phiếu của hãng sản xuất máy ảnh Canon tăng 0,8%. Đây là một bất ngờ sau khi công ty này cắt giảm triển vọng lợi nhuận của mình và báo cáo lợi nhuận hàng quý giảm 16% vào hôm 27/7.
Doanh thu máy ảnh bị tác động rõ rệt do tình trạng người tiêu dùng chuyển sang dùng điện thoại thông minh để chụp hình thay vì loại máy ảnh nhỏ gọn.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,9% xuống còn 2.019,92 điểm.
Thị trường chứng khoán có thể được cải thiện với việc Thủ tướng Hwang Kyo-Ahn tuyên bố nạn dịch Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) đã kết thúc.
36 trong tổng số 186 ca nhiễm virus Mers đã tử vong, kể từ lúc trường hợp nhiễm Mers đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/5.
Dịch Mers đã là trở lực khiến kinh tế Hàn Quốc chùn bước, ảnh hưởng đến tiêu thụ nội địa và du lịch.
Bệnh nhân nghi nhiễm Mers cuối cùng đã thôi bị cách ly vào hôm 27/7.
Thị trường chứng khoán Úc cũng đi theo xu hướng của khu vực, giảm 0,9% xuống còn 5.542,20 điểm.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dịch vụ hàng đầu của Úc và sự biến động đáng kể của cổ phiếu Trung Quốc cũng như các chỉ số tăng trưởng chậm lại có khiến nhà đầu tư giảm lòng tin.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/07/150728_china_shares_continue_sliding
Posted by sontrung at 5:12 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
BÌNH LUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG
Today at 2:25 PM
Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế ?
Trọng Nghĩa
Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì : « Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt ra ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150728-bien-dong-vi-sao-bac-kinh-lai-so-phan-quyet-cua-toa-an-quoc-te/
“Thanh gươm” răn đe Trung Quốc của Mỹ-Úc-Nhật
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì : « Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt ra ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150728-bien-dong-vi-sao-bac-kinh-lai-so-phan-quyet-cua-toa-an-quoc-te/
“Thanh gươm” răn đe Trung Quốc của Mỹ-Úc-Nhật
Ngày đăng 28-07-2015
“Mỗi khi Mỹ điều tàu chiến vào Thái Bình Dương, họ đã gửi 2 thông điệp ngầm tới Trung Quốc”.
Tàu chiến Mỹ, Úc tham gia cuộc tập trận "Thanh gươm Talisman"
Hồi tuần trước, hơn 33.000 binh sĩ Mỹ và Úc đã kết thúc đợt tập trận “Thanh gươm Talisman”, cuộc tập trận quy mô lớn được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của cụm tàu sân bay chiến đấu George Washington của Mỹ và nhiều tàu chiến hiện đại khác của hai nước.
Cuộc tập trận kéo dài 2 tuần năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang phải đối mặt với những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc xây dựng một loạt đảo nhân tạo trên những bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Những hành động ngang ngược này của Trung Quốc cũng đã khiến nước láng giềng Nhật Bản lo ngại và xem xét lại vai trò của mình trong an ninh khu vực. Trong cuộc tập trận “Thanh gươm Talisman” năm nay, Nhật Bản đã lần đầu tiên điều các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển của mình tham gia trong đội hình của các đơn vị quân đội Mỹ.
Về phần mình, quân đội Mỹ đã điều động 1.200 binh sĩ lục quân cùng các tàu chiến, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu thực hành hơn 20 cuộc diễn tập đổ bộ và 40 chuyến bay chuyển quân bằng máy bay MV-22 Osprey.
Theo ông Dean Cheng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Qũy Di sản ở Washington, mỗi khi Mỹ tiến hành tập trận hoặc điều tàu chiến vào Thái Bình Dương, điều đó đồng nghĩa với việc họ gửi 2 thông điệp tới Trung Quốc: “Này, chúng tôi đang ở đây đấy” và “Lùi lại, hãy cư xử biết điều”.
Với những thông điệp ngầm này, Mỹ một mặt vừa muốn trấn an các đồng minh trong khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, một mặt muốn dùng “Thanh gươm Talisman” như một biện pháp răn đe để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề căng thẳng của khu vực.
“Thanh gươm” răn đe Trung Quốc của Mỹ-Úc-Nhật - 2
Một đợt nhảy dù của lính đặc nhiệm Mỹ, Úc trong cuộc tập trận
Tuy nhiên, chuyên gia Cheng cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông, bất chấp những sức ép răn đe từ phía Mỹ. Theo ông Cheng, Mỹ không thể ngừng các cuộc tập trận với đồng minh ở khu vực, nhưng điều đó là chưa đủ để có thể răn đe được Trung Quốc.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng sự góp mặt của Nhật Bản trong đợt tập trận “Thanh gươm Talisman” lần này cũng đã khiến Trung Quốc phải chú ý. Ông nói: “Trung Quốc phải quan tâm đến việc Nhật Bản tham gia đợt tập trận này, vì đó là dấu hiệu cho thấy người Nhật đang phá bỏ những hạn chế mà họ đưa ra sau Thế Chiến II”.
Mới đây, Hạ viện Nhật Bản cũng đã thông qua một gói đạo luật cho phép quân đội nước này được tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh. Đây là lần đầu tiên quân đội Nhật Bản được phép triển khai ở nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến kể từ sau Thế Chiến II đến nay.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/2286-thanh-guom-ran-de-trung-quoc-cua-my-uc-nhat.html
“Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự
Tàu chiến Mỹ, Úc tham gia cuộc tập trận "Thanh gươm Talisman"
Hồi tuần trước, hơn 33.000 binh sĩ Mỹ và Úc đã kết thúc đợt tập trận “Thanh gươm Talisman”, cuộc tập trận quy mô lớn được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của cụm tàu sân bay chiến đấu George Washington của Mỹ và nhiều tàu chiến hiện đại khác của hai nước.
Cuộc tập trận kéo dài 2 tuần năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang phải đối mặt với những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc xây dựng một loạt đảo nhân tạo trên những bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Những hành động ngang ngược này của Trung Quốc cũng đã khiến nước láng giềng Nhật Bản lo ngại và xem xét lại vai trò của mình trong an ninh khu vực. Trong cuộc tập trận “Thanh gươm Talisman” năm nay, Nhật Bản đã lần đầu tiên điều các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển của mình tham gia trong đội hình của các đơn vị quân đội Mỹ.
Về phần mình, quân đội Mỹ đã điều động 1.200 binh sĩ lục quân cùng các tàu chiến, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu thực hành hơn 20 cuộc diễn tập đổ bộ và 40 chuyến bay chuyển quân bằng máy bay MV-22 Osprey.
Theo ông Dean Cheng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Qũy Di sản ở Washington, mỗi khi Mỹ tiến hành tập trận hoặc điều tàu chiến vào Thái Bình Dương, điều đó đồng nghĩa với việc họ gửi 2 thông điệp tới Trung Quốc: “Này, chúng tôi đang ở đây đấy” và “Lùi lại, hãy cư xử biết điều”.
Với những thông điệp ngầm này, Mỹ một mặt vừa muốn trấn an các đồng minh trong khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, một mặt muốn dùng “Thanh gươm Talisman” như một biện pháp răn đe để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề căng thẳng của khu vực.
“Thanh gươm” răn đe Trung Quốc của Mỹ-Úc-Nhật - 2
Một đợt nhảy dù của lính đặc nhiệm Mỹ, Úc trong cuộc tập trận
Tuy nhiên, chuyên gia Cheng cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông, bất chấp những sức ép răn đe từ phía Mỹ. Theo ông Cheng, Mỹ không thể ngừng các cuộc tập trận với đồng minh ở khu vực, nhưng điều đó là chưa đủ để có thể răn đe được Trung Quốc.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng sự góp mặt của Nhật Bản trong đợt tập trận “Thanh gươm Talisman” lần này cũng đã khiến Trung Quốc phải chú ý. Ông nói: “Trung Quốc phải quan tâm đến việc Nhật Bản tham gia đợt tập trận này, vì đó là dấu hiệu cho thấy người Nhật đang phá bỏ những hạn chế mà họ đưa ra sau Thế Chiến II”.
Mới đây, Hạ viện Nhật Bản cũng đã thông qua một gói đạo luật cho phép quân đội nước này được tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh. Đây là lần đầu tiên quân đội Nhật Bản được phép triển khai ở nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến kể từ sau Thế Chiến II đến nay.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/2286-thanh-guom-ran-de-trung-quoc-cua-my-uc-nhat.html
“Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự
Ngày đăng 28-07-2015
Trung Quốc luôn muốn duy trì lợi ích chiến lược đối với ASEAN bằng việc thúc đẩy hợp tác. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông đã cho thấy những mâu thuẫn trong chính sách của Bắc Kinh.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị Thượng đỉnh TQ-ASEAN diễn ra năm 2012.
Tác giả Cheunboran Chanborey, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia mới đây đã có bài viết phân tích chiến lược có phần nghịch lý của Bắc Kinh đối với ASEAN.
Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á kể từ những năm 1990, nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.
Bắc Kinh chủ động tham gia hợp tác với ASEAN trong các thỏa thuận đa phương như như Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN +3, Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Quan trọng hơn, Trung Quốc và ASEAN đã làm việc để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đó là kết quả của việc đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Căng thẳng trong khu vực cũng vì vậy mà đã có khi dần trở nên lắng dịu.
Nhìn chung, vẻ bề ngoài Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy quyền lực mềm trong khu vực, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức của ASEAN về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn các nước láng giềng hiểu rằng đó không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác nhưng thực tế không như vậy.
Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt trong những vấn đề căng thẳng ngoại giao và quân sự ở Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông còn tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN. Trong cuộc gặp năm 2012, Bộ trưởng các nước ASEAN đã lần đầu tiên trong lịch sử không thể đạt được tuyên bố chung.
Nhiều người tin rằng căng thẳng ở Biển Đông xuất phát từ những toan tính của Trung Quốc và đến nay đã xuất hiện nhiều nghịch lý. Bắc Kinh có vẻ đã "kiên nhẫn" trong vòng hai thập kỷ để cố gắng xây dựng xây dựng cho được cái gọi là "quyền lực mềm ở Đông Nam Á".
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động nghịch lý của Bắc Kinh. Đầu tiên là sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ quốc gia. Thứ hai là chiến lược chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận trong những vẫn đề khó khăn trong nước.
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự - Ảnh 2
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2013.
Thứ ba là những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự. Cuối cùng, đó là tham vọng của thế hệ trẻ Trung Quốc nhằm đưa Bắc Kinh tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực và quốc tế.
Những lập luận này hoàn toàn có cơ ở. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác tác động đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là chiến lược xoay trục của Mỹ hướng đến châu Á. Trong con mắt của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc, đây là một nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Trong Hội nghị ARF tại Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi đó đã thừa nhận nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Kể từ đó, căng thẳng không có chiều hướng suy giảm. Nhiều nước đã quyết đoán hơn trong việc đàm phán song phương với Bắc Kinh cũng như sử dụng các tuyên bố của ASEAN để đấu tranh với Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, việc đoàn kết nội bộ ở ASEAN bị ảnh hưởng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Sự việc năm 2012 cho thấy những vấn đề phức tạp trong bối cảnh khu vực và thúc đẩy các nước ASEAN đánh giá lại tình hình, vạch ra hướng đi mới. Trung Quốc cũng cần phải xem xét lại để cân nhắc chiến lược đúng đắn với ASEAN.
Với tư cách là một cường quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ trấn an các nước láng giềng về một Bắc Kinh trỗi dậy trong hòa bình. Trung Quốc nên thận trọng với những hoạt động quân sự. Việc phô trương sức mạnh hay thay đổi hiện trạng Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc nên giành lấy niềm tin của các nước láng giềng bằng những chính sách thông minh hơn là thái độ cứng rắn.
Để có thể thúc đẩy niềm tin, những lời nói cần đi đôi với hành động. Việc thống nhất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông là điều cần thiết. Bởi một ASEAN thịnh vượng cũng có lợi cho lợi ích của Trung Quốc.
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự - Ảnh 3
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Đối với ASEAN, các nước trong khu vực cần phải tập trung xây dựng cộng đồng dựa trên luật pháp và tăng cường sự đoàn kết. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới tại Kuala Lumpur sẽ là thời điểm thích hợp để thúc đẩy COC trước khi Lào trở thành Chủ tịch mới của ASEAN năm 2016.
Quan trọng hơn, ASEAN cần khẳng định rõ với các cường quốc về vai trò cân bằng trong khu vực. ASEAN là một cộng đồng hướng ngoại đối với tất cả các nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hay Australia.
Việc duy trì quan điểm trung lập và cân bằng là chìa khóa quan trọng cho ASEAN trong bối cảnh địa chính trị diễn ra phức tạp và khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - học giả Cheunboran Chanborey nói.
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự - Ảnh 4
Quân đội TQ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ, đoạt đảo
Đối với Campuchia, vấn đề căng thẳng Biển Đông là điều khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của Phnom Penh. Để duy trì an ninh và phát triển, Campuchia cần thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và các thành viên khác của ASEAN.
Về nguyên tắc, Campuchia chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đối tác với tất cả các quốc gia. Campuchia cần duy trì mối quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương.
Tuy nhiên, Campuchia không thể dựa vào ASEAN để đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia. Do vậy, Phnom Penh có thể thỏa hiệp về những nguyên tắc này nếu như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, chuyên gia Cheunboran Chanborey bình luận.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/2285-hoc-gia-campuchia-tq-nen-than-trong-voi-cac-hoat-dong-quan-su.html
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị Thượng đỉnh TQ-ASEAN diễn ra năm 2012.
Tác giả Cheunboran Chanborey, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia mới đây đã có bài viết phân tích chiến lược có phần nghịch lý của Bắc Kinh đối với ASEAN.
Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á kể từ những năm 1990, nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.
Bắc Kinh chủ động tham gia hợp tác với ASEAN trong các thỏa thuận đa phương như như Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN +3, Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Quan trọng hơn, Trung Quốc và ASEAN đã làm việc để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đó là kết quả của việc đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Căng thẳng trong khu vực cũng vì vậy mà đã có khi dần trở nên lắng dịu.
Nhìn chung, vẻ bề ngoài Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy quyền lực mềm trong khu vực, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức của ASEAN về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn các nước láng giềng hiểu rằng đó không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác nhưng thực tế không như vậy.
Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt trong những vấn đề căng thẳng ngoại giao và quân sự ở Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông còn tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN. Trong cuộc gặp năm 2012, Bộ trưởng các nước ASEAN đã lần đầu tiên trong lịch sử không thể đạt được tuyên bố chung.
Nhiều người tin rằng căng thẳng ở Biển Đông xuất phát từ những toan tính của Trung Quốc và đến nay đã xuất hiện nhiều nghịch lý. Bắc Kinh có vẻ đã "kiên nhẫn" trong vòng hai thập kỷ để cố gắng xây dựng xây dựng cho được cái gọi là "quyền lực mềm ở Đông Nam Á".
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động nghịch lý của Bắc Kinh. Đầu tiên là sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ quốc gia. Thứ hai là chiến lược chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận trong những vẫn đề khó khăn trong nước.
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự - Ảnh 2
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2013.
Thứ ba là những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự. Cuối cùng, đó là tham vọng của thế hệ trẻ Trung Quốc nhằm đưa Bắc Kinh tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực và quốc tế.
Những lập luận này hoàn toàn có cơ ở. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác tác động đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là chiến lược xoay trục của Mỹ hướng đến châu Á. Trong con mắt của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc, đây là một nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Trong Hội nghị ARF tại Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi đó đã thừa nhận nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Kể từ đó, căng thẳng không có chiều hướng suy giảm. Nhiều nước đã quyết đoán hơn trong việc đàm phán song phương với Bắc Kinh cũng như sử dụng các tuyên bố của ASEAN để đấu tranh với Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, việc đoàn kết nội bộ ở ASEAN bị ảnh hưởng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Sự việc năm 2012 cho thấy những vấn đề phức tạp trong bối cảnh khu vực và thúc đẩy các nước ASEAN đánh giá lại tình hình, vạch ra hướng đi mới. Trung Quốc cũng cần phải xem xét lại để cân nhắc chiến lược đúng đắn với ASEAN.
Với tư cách là một cường quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ trấn an các nước láng giềng về một Bắc Kinh trỗi dậy trong hòa bình. Trung Quốc nên thận trọng với những hoạt động quân sự. Việc phô trương sức mạnh hay thay đổi hiện trạng Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc nên giành lấy niềm tin của các nước láng giềng bằng những chính sách thông minh hơn là thái độ cứng rắn.
Để có thể thúc đẩy niềm tin, những lời nói cần đi đôi với hành động. Việc thống nhất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông là điều cần thiết. Bởi một ASEAN thịnh vượng cũng có lợi cho lợi ích của Trung Quốc.
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự - Ảnh 3
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Đối với ASEAN, các nước trong khu vực cần phải tập trung xây dựng cộng đồng dựa trên luật pháp và tăng cường sự đoàn kết. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới tại Kuala Lumpur sẽ là thời điểm thích hợp để thúc đẩy COC trước khi Lào trở thành Chủ tịch mới của ASEAN năm 2016.
Quan trọng hơn, ASEAN cần khẳng định rõ với các cường quốc về vai trò cân bằng trong khu vực. ASEAN là một cộng đồng hướng ngoại đối với tất cả các nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hay Australia.
Việc duy trì quan điểm trung lập và cân bằng là chìa khóa quan trọng cho ASEAN trong bối cảnh địa chính trị diễn ra phức tạp và khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - học giả Cheunboran Chanborey nói.
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự - Ảnh 4
Quân đội TQ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ, đoạt đảo
Đối với Campuchia, vấn đề căng thẳng Biển Đông là điều khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của Phnom Penh. Để duy trì an ninh và phát triển, Campuchia cần thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và các thành viên khác của ASEAN.
Về nguyên tắc, Campuchia chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đối tác với tất cả các quốc gia. Campuchia cần duy trì mối quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương.
Tuy nhiên, Campuchia không thể dựa vào ASEAN để đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia. Do vậy, Phnom Penh có thể thỏa hiệp về những nguyên tắc này nếu như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, chuyên gia Cheunboran Chanborey bình luận.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/2285-hoc-gia-campuchia-tq-nen-than-trong-voi-cac-hoat-dong-quan-su.html
Chính diện hay hậu trường: Vai trò nào cho Hoa Kỳ ở Biển Đông?
Khánh An-VOA
Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.
Với nhiều hoạt động xây dựng, cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng một số người khác lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Làm thế nào Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho các đối tác đồng thời giảm thiểu rủi ro xảy ra xung đột? Đó cũng là câu hỏi được đặt ra trong buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua (23/7) về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông”.
Trong buổi điều trần, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này.
“Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông), với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên”, đó là đề nghị đầu tiên của TS. Patrick Cronin, Cố vấn cao cấp, Giám đốc chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới.
TS. Cronin cho rằng Hoa Kỳ cần phải gắn kết nhiều hơn với khu vực, phải bảo đảm đặt vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao khu vực.
Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền, với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên.
TS. Patrick Cronin.
Buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) rằng “Hoa Kỳ không mập mờ khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế”, nhưng “mạnh mẽ ủng hộ bên tuân thủ các nguyên tắc”.
Đối với những diễn tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa, khiến cho căng thẳng vốn có lâu nay ở Biển Đông lại một lần nữa tăng lên, TS. Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, cho biết trên thực tế, tất cả các bên tranh chấp đều có những hoạt động xây dựng, bồi đắp đất đai tại vùng biển có tranh chấp. Tuy nhiên mức độ, phạm vi và tốc độ xây dựng của Trung Quốc vượt hẳn các nước láng giềng. Bà Hooper đưa ra so sánh trong đó cho thấy Đài Loan đã cải tạo khoảng 5 ha đất trong vòng 2 năm, Malaysia cải tạo khoảng 60 ha trong 30 năm, Việt Nam khoảng 50 – 60 ha trong vòng 5 năm, trong khi Trung Quốc chỉ trong vòng 1 năm đã cải tạo ít nhất 2.000 ha đất ở 7 địa điểm khác nhau.
“Chính vì những hoạt động cải tạo rộng lớn của Trung Quốc bị lộ ra nên các bên tranh chấp cũng đáp trả bằng các hoạt động xây dựng riêng của mình. Đặc biệt và rõ ràng hơn là các hoạt động ngoại giao và quân sự đã diễn ra trong 18 tháng qua”, TS. Rapp-Hooper nói.
Vai trò của Mỹ
Như vậy với tình hình có xu hướng ngày càng “nóng” lên ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải đóng vai trò thế nào cho phù hợp?
TS. Andrew Erickson, giáo sư của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc, thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng Washington cần phải ngăn chặn ý định sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Ông nói:
“Tôi tin là Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể và sẽ tránh để xảy ra chiến tranh. Thay vào đó là duy trì hòa bình và ngăn chận xung đột. Cụ thể, chúng ta phải ngăn chặn Bắc Kinh giải quyết vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng vũ lực hay ngay cả đe dọa sử dụng vũ lực”.
TS. Erickson nói bằng cách kết hợp việc triển khai hệ thống vũ khí cùng với chiến lược, Hoa Kỳ có thể ngăn cản ý định của các lãnh đạo Trung Quốc tiến hành mưu đồ của họ trên Biển Đông.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vấn đề minh bạch thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việc minh bạch, chia sẻ thông tin sẽ giúp cho các nước trong khu vực có thể chuẩn bị và đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra về mọi mặt, kể cả đối với những vấn đề như thiên tai, cứu trợ…
Giảm khác biệt
Trong khi đó, TS. Michael Swaine,
đề nghị Washington nên trở thành trung gian trong việc dàn xếp song phương với các bên có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Liên quan đến vấn đề đàm phán, Washington nên ngừng phản đối việc đàm phán song phương giữa các bên tranh chấp, bao gồm Trung Quốc – Việt Nam, Trung Quốc – Philippines… mà nên trở thành trung gian việc dàn xếp song phương giữa Việt Nam và Philippines, Việt Nam và Malaysia, nhờ đó giảm thiểu những khác biệt giữa các nước ASEAN có tranh chấp trong đàm phán song phương với Trung Quốc. Điều đó cũng đem lại cho họ thêm lợi thế trong việc đối phó với Trung Quốc”.
TS. Swaine cho rằng Hoa Kỳ nên đóng vai trò “phía sau hậu trường”, không nên khuyến khích Nhật tham gia tuần tra chung ở Biển Đông vì Nhật Bản không phải là bên liên quan và điều này chỉ góp phần tạo thêm bất ổn mà thôi. Ông Swaine cũng cảnh báo về tính “nhạy cảm” trong vấn đề Biển Đông. Ông cho rằng các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp thường có khuynh hướng xem Hoa Kỳ như người đỡ gánh nặng, chống lưng cho họ nên không hoàn toàn dốc sức trong việc tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc có thái độ bất mãn nhiều hơn vì cho rằng Hoa Kỳ là kẻ giật dây phía sau hậu trường.
Đưa Biển Đông vào cuộc hội kiến sắp tới
Động thái thiết thực mà Hoa Kỳ nên làm ngay lúc này, theo TS. Swaine, là đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự của cuộc hội kiến sắp tới giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi cho rằng ông Obama nên ngồi xuống với ông Tập Cận Bình, cùng một nhóm nhỏ nhân viên thôi, và nói chuyện một cách nghiêm túc về vấn đề này. Nói về những gì mà Hoa Kỳ lo ngại, nói về những gì mà Hoa Kỳ xem là không thể chấp nhận được một cách nào đó, nói về phương cách mà hai bên có thể làm để bảo đảm là những điều đó không xảy ra nữa. Và Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ”.
Hôm thứ Ba (21/7), Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với chuyến bay giám sát của tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, trên Biển Đông vào cuối tuần trước trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của ông.
Trả lời trên tờ China Daily, một giới chức quân đội Trung Quốc nói rằng việc giám sát Trung Quốc thường xuyên với quy mô lớn của Mỹ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tin tưởng lẫn nhau và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Giới chức này nói “chính quyền Trung Quốc phản đối mạnh mẽ động thái của Hoa Kỳ”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ hy vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông và rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
http://www.voatiengviet.com/content/chinh-dien-hay-hau-truong-vai-tro-nao-cho-hoa-ky-o-bien-dong/2876824.html
Posted by sontrung at 4:21 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
PHAM VĂN TRỘI * TÌNH HÌNH VIỆT NAM
Posted by sontrung at 4:21 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
PHAM VĂN TRỘI * TÌNH HÌNH VIỆT NAM
Thấy gì qua tin Phùng Quang Thanh?
Phạm Văn Trội
Việc Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh và nay là Phùng Quang Thanh [nếu có]…. chết là do đấu đá nội bộ, trong đó là phe đảng và phe chính phủ. Việc này đã diễn ra và còn diễn ra trong nội bộ giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Nhìn tổng thể thì đó là sự thanh toán nhau do tranh giành quyền lực chứ không phải thanh toán nhau trong sự khác biệt về ý thức hệ [dân chủ và độc tài cộng sản].
Phe chính phủ thì họ cũng là đảng cộng sản [những nhân vật thân Nguyễn Tấn Dũng] có tiêu diệt hết những người thuộc phe đảng [thân với Nguyễn Phú Trọng] thì liệu phe chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng có đủ can đảm để thay đổi thể chế chính trị [từ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị] không? Tôi không tin phe Nguyễn Tấn Dũng làm như vậy, mà chỉ là sự thay thế nhóm độc tài này bằng một nhóm độc tài khác tiếp tục cai trị dân tộc Việt Nam, có khi còn nguy hiểm hơn cho những người đang đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam nếu ảnh hưởng đến sự cai trị và lợi ích của họ [phe Nguyễn Tấn Dũng].
Sự vui mừng của dân chúng khi nghe tin các quan cộng sản chết, quan càng to mà chết thì dân càng vui; đó chính là dân chúng đã quá chán ghét chế độ cộng sản này rồi và cần phải có sự thay thế bằng những con người mới mang tư tưởng dân chủ triệt để, để xây dựng một mô hình dân chủ trên dân tộc Việt Nam.Chỉ có sự thay thế một tư tưởng lỗi thời cộng sản bằng một tư tưởng dân chủ tiến bộ thì mới có hi vọng cứu nguy cho đất nước chúng ta.
Nguyễn Tấn Dũng biết được lòng dân Việt Nam hôm nay không thích quan hệ với Trung Quốc và cũng biết được Mỹ đang cần quan hệ với Việt Nam để khống chế Trung Quốc và tái cân bằng Châu Á Thái Bình Dương phục vụ lợi ích Mỹ, nên Nguyễn Tấn Dũng tranh thủ cơ hội này tạo thêm sức mạnh cho nhóm cai trị của mình và tìm cách gạt những nhân vật thân Trung Quốc có ảnh hưởng đến vị trí lâu dài trong quyền lực của nhóm Dũng. Trên thực tế quá khứ đã có 632 đề án đưa cán bộ trung cao cấp Việt Nam sang học tập mô hình Trung Quốc từ năm 1992 cho tới nay. Điều đáng nói trong các cán bộ trung cao cấp này [có cả quân đội, công an] đều được chọn những nhân vật có tư tưởng thân Trung Quốc và đều được đưa qua cục tình báo Hoa Nam huấn luyện với các vỏ bọc ngụy trang khác nhau; sau các đợt đi học tập đó trở về thì đều được bổ nhiệm các vị trí quan trong trong bộ máy nhà nước. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng lấy được chút lòng dân khi có thái độ với Trung Quốc về vấn đề biển đảo nhưng chắc chắn sẽ không lấy được lòng quan đã được Trung Quốc ‘’cài cắm‘’ ban cho chức vụ và bổng lộc chính trên lưng người dân Việt Nam.
Chúng ta không nên mơ hồ Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm cách mạng từ một chế độ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị và trao trả quyền cho người dân. Những người hoạt động cho dân chủ cần nhìn rõ bản chất vấn đề của sự thanh toán nội bộ của những người cộng sản với nhau. Chúng ta không nên chạy theo sự kiện. Đừng để sự kiện dẫn dắt chúng ta mà chúng ta cần tạo ra sự kiện và làm chủ các sự kiện đó, buộc nhà cầm quyền phải chạy theo các sự kiện chúng ta đưa ra. Để làm được điều này cần một tổ chức, những con người dân chủ đủ mạnh và sự vận động của quần chúng ủng hộ, sự hậu thuẫn của các quốc gia dân chủ về mặt chính trị.
Sự kiện Phùng Quang Thanh [đã chết hay chưa chết] thì đó chỉ là một thứ vô hình của đảng cộng sản vì sự thay thế của một nhân vật cộng sản này bằng một nhân vật cộng sản khác có xu hướng dựa vào Mỹ đề bảo vệ nhóm độc tài lãnh đạo này chứ không phải là chuyển hóa sang thể chế dân chủ kiểu Mỹ; và ngay Mỹ bây giờ cũng đã chấp nhận [về hình thức] ‘’sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam không ảnh hưởng đến lợi ích Mỹ‘’. Như vậy chúng ta thấy đã có sự thỏa thuận với nhau, chấp nhận sự khác biệt về thể chế nhưng cùng chung một kẻ thù là Trung Quốc, đó là sự lợi dụng lẫn nhau để cùng đạt một mục đích mà mỗi bên cần.
Phùng Quang Thanh [nếu có chết] thì không phải dân tộc chúng ta muốn, cái mà chúng ta muốn là sự thay đổi chế độ chính trị từ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị, đó mới là tương lai tươi sang cho dân tộc Việt Nam dài lâu.
Phạm Văn Trội.
Posted by sontrung at 4:18 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
Monday, July 27, 2015
BIỂN ĐÔNG VÀ THẾ GIỚI
Bàn cờ quân sự Đông Á và cuộc chạy đua
Kỹ sư Nguyễn Xuân Vĩnh Gửi tới BBC từ CHLB Đức
Kỹ sư Nguyễn Xuân Vĩnh Gửi tới BBC từ CHLB Đức
27 tháng 7 2015
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tập bắn đạn thật ở Hong Kong
Tại Đông Á sự căng thẳng về chính trị và quân sự ngày càng gia tăng.
Những hoạt động kiến trúc đảo nhân tạo ở Trường Sa, cách cư xử hung hăng của Trung Quốc, cùng với những căng thẳng trong năm 2014 trên Biển Hoa Đông qua việc thiết lập vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc đã đưa đến sự quan ngại của một số quốc gia trong vùng và cả Hoa Kỳ.
Sự phát triển ồ ạt của quân đội Trung Quốc từ đầu thập niên 2010, đặc biệt là của lực lượng hải quân, khiến các quốc gia ở Đông Á đang ráo riết tăng cường lực lượng vũ trang của mình.
Các quốc gia ở Đông Á có những quan tâm gì đối với những phát triển trên Biển Đông?
Họ có những biện pháp gì để chuẩn bị cho những diễn biến tương lai? Và Việt Nam có thể lợi dụng tình thế này bằng cách nào để hữu ích cho việc bảo vệ giang sơn?
Đầu tiên là những tiến triển quân sự ở Đông Bắc Á:
Đài Loan
Trong lúc các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại là nước này sẽ dùng sức mạnh quân sự để giải quyết những tranh chấp lãnh hải theo ý muốn của mình, sự phát triển của quân đội giải phóng nhân dân cho thấy là Trung Quốc vẫn ưu tiên theo đuổi một mục đích chiến lược khác. Đó là sự thống nhất với Đài Loan.
Những hoạt động kiến trúc đảo nhân tạo ở Trường Sa, cách cư xử hung hăng của Trung Quốc, cùng với những căng thẳng trong năm 2014 trên Biển Hoa Đông qua việc thiết lập vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc đã đưa đến sự quan ngại của một số quốc gia trong vùng và cả Hoa Kỳ.
Sự phát triển ồ ạt của quân đội Trung Quốc từ đầu thập niên 2010, đặc biệt là của lực lượng hải quân, khiến các quốc gia ở Đông Á đang ráo riết tăng cường lực lượng vũ trang của mình.
Các quốc gia ở Đông Á có những quan tâm gì đối với những phát triển trên Biển Đông?
Họ có những biện pháp gì để chuẩn bị cho những diễn biến tương lai? Và Việt Nam có thể lợi dụng tình thế này bằng cách nào để hữu ích cho việc bảo vệ giang sơn?
Đầu tiên là những tiến triển quân sự ở Đông Bắc Á:
Đài Loan
Trong lúc các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại là nước này sẽ dùng sức mạnh quân sự để giải quyết những tranh chấp lãnh hải theo ý muốn của mình, sự phát triển của quân đội giải phóng nhân dân cho thấy là Trung Quốc vẫn ưu tiên theo đuổi một mục đích chiến lược khác. Đó là sự thống nhất với Đài Loan.
Quân lực Đài Loan diễu binh đánh dấu 70 năm Thế Chiến 2
Theo bản báo cáo năm 2014 của bộ quốc phòng Mỹ, Trung Quốc tập trung khoảng phân nửa các đơn vị chiến đấu cấp sư đoàn của lục quân tại ba quân khu nằm ở eo biển Đài Loan. Khoảng phân nửa số máy bay ném bom của không quân Trung Quốc đóng ở các căn cứ gần Đài Loan.
Và 60 trong số 81 chiến hạm lớn, kèm theo hơn phân nửa lực lượng tàu ngầm, là thuộc về hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Hai hạm đội này sẽ là gọng kìm để bóp nghẹt Đài Loan trong trường hợp xung đột vũ trang. Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo một loại hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm với đầu đạn nguyên tử.
Loại hỏa tiễn Dong Feng 21D (DF-21D) có khả năng tấn công các đội chiến hạm như những đội tác chiến hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ trong một cự ly hơn 1500 km, và như thế Trung Quốc sẽ nắm trong tay một vũ khí lợi hại để ngăn chặn sự can thiệp của hải quân Hoa Kỳ.
Theo nhận xét của Bộ Quốc phòng Đài Loan, sức lực càng tăng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Hoa Kỳ để yểm trợ cho Đài Loan trong trường hợp Bắc Kinh tung ra một cuộc tấn công đảo này. Theo tiên đoán của Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ năm 2020 Trung Quốc có thể sẽ đầy đủ sức lực để tấn chiếm Đài Loan.
Vì thế quốc gia này hiện đang dồn nỗ lực vào việc cải tổ quân đội, tân trang hải quân và không quân. Chương trình quan trọng nhất là việc tân tiến hóa 145 chiếc F-16 A/B mua của Hoa Kỳ trong thập niên 1990.
Trên Biển Đông Đài Loan cũng giữ vài hòn đảo ở Trường Sa và cũng đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo này.
Đầu tháng 7/2015 nhân ngày kỷ niệm Quân đội Quốc Dân Đảng thắng quân đội Nhật Hoàng, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh chủ quyền của nước này trên đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), một trong những đảo lớn nhất tại Trường Sa, cùng một số đảo khác do Đài Loan chiếm giữ.
Trên đảo Ba Bình Đài Loan đã xây một phi đạo cùng với một bệnh viện và một số cơ sở khác. Nhưng ngoài tuyên bố đó, vai trò của Đài Loan trong những tranh chấp trong thời gian qua tương đối là bị động.
Nhật Bản
Áp lực chính trị cũng như những hoạt động gây hấn của lực lượng cảnh sát hàng hải Trung Quốc trên vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), đồng với sự quan ngại về thái độ hung hăng bất chấp của chư hầu Trung Quốc Bắc Hàn đã đưa đến một sự kiên quyết hơn của Nhật Bản trên lãnh vực quốc phòng.
Theo bản báo cáo năm 2014 của bộ quốc phòng Mỹ, Trung Quốc tập trung khoảng phân nửa các đơn vị chiến đấu cấp sư đoàn của lục quân tại ba quân khu nằm ở eo biển Đài Loan. Khoảng phân nửa số máy bay ném bom của không quân Trung Quốc đóng ở các căn cứ gần Đài Loan.
Và 60 trong số 81 chiến hạm lớn, kèm theo hơn phân nửa lực lượng tàu ngầm, là thuộc về hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Hai hạm đội này sẽ là gọng kìm để bóp nghẹt Đài Loan trong trường hợp xung đột vũ trang. Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo một loại hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm với đầu đạn nguyên tử.
Loại hỏa tiễn Dong Feng 21D (DF-21D) có khả năng tấn công các đội chiến hạm như những đội tác chiến hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ trong một cự ly hơn 1500 km, và như thế Trung Quốc sẽ nắm trong tay một vũ khí lợi hại để ngăn chặn sự can thiệp của hải quân Hoa Kỳ.
Theo nhận xét của Bộ Quốc phòng Đài Loan, sức lực càng tăng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Hoa Kỳ để yểm trợ cho Đài Loan trong trường hợp Bắc Kinh tung ra một cuộc tấn công đảo này. Theo tiên đoán của Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ năm 2020 Trung Quốc có thể sẽ đầy đủ sức lực để tấn chiếm Đài Loan.
Vì thế quốc gia này hiện đang dồn nỗ lực vào việc cải tổ quân đội, tân trang hải quân và không quân. Chương trình quan trọng nhất là việc tân tiến hóa 145 chiếc F-16 A/B mua của Hoa Kỳ trong thập niên 1990.
Trên Biển Đông Đài Loan cũng giữ vài hòn đảo ở Trường Sa và cũng đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo này.
Đầu tháng 7/2015 nhân ngày kỷ niệm Quân đội Quốc Dân Đảng thắng quân đội Nhật Hoàng, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh chủ quyền của nước này trên đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), một trong những đảo lớn nhất tại Trường Sa, cùng một số đảo khác do Đài Loan chiếm giữ.
Trên đảo Ba Bình Đài Loan đã xây một phi đạo cùng với một bệnh viện và một số cơ sở khác. Nhưng ngoài tuyên bố đó, vai trò của Đài Loan trong những tranh chấp trong thời gian qua tương đối là bị động.
Nhật Bản
Áp lực chính trị cũng như những hoạt động gây hấn của lực lượng cảnh sát hàng hải Trung Quốc trên vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), đồng với sự quan ngại về thái độ hung hăng bất chấp của chư hầu Trung Quốc Bắc Hàn đã đưa đến một sự kiên quyết hơn của Nhật Bản trên lãnh vực quốc phòng.
Hoa Kỳ đang hiện diện mạnh trong vùng: Tập trận Mỹ - Hàn năm 2014
Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa phát triển lại như trước cuộc khủng hoảng nhưng Nhật đã tuyên bố là sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng, ưu tiên cho trang bị của binh chủng không quân và hải quân.
Chính phủ của ông Shinzo Abe đang thực hiện chương trình nhằm nâng cao khả năng chiến đấu di động của quân đội, đồng thời chuyển trọng lực của lục quân về miền Tây Nam Nhật và phát triển lực lượng đổ bộ.
Mặc dù được tái lập dưới nhiều giới hạn sau Thế chiến thứ hai nhưng quân đội Nhật hiện nay được xếp vào hạng tám trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á, Nhật luôn luôn được ưu đãi trong việc mua vũ khí. Hiện nay quân đội Nhật có thể được xem là quân lực hiện đại nhất ở Đông Á.
Tổng cộng hải quân Nhật hiện nay bao gồm 32 khu trục hạm, 13 hộ tống hạm và 18 tàu ngầm. Trong số đó hai khu trục hạm hạng Atago có trang bị hỏa tiễn Standard Missile SM3 có khả năng tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo.
Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa phát triển lại như trước cuộc khủng hoảng nhưng Nhật đã tuyên bố là sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng, ưu tiên cho trang bị của binh chủng không quân và hải quân.
Chính phủ của ông Shinzo Abe đang thực hiện chương trình nhằm nâng cao khả năng chiến đấu di động của quân đội, đồng thời chuyển trọng lực của lục quân về miền Tây Nam Nhật và phát triển lực lượng đổ bộ.
Mặc dù được tái lập dưới nhiều giới hạn sau Thế chiến thứ hai nhưng quân đội Nhật hiện nay được xếp vào hạng tám trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á, Nhật luôn luôn được ưu đãi trong việc mua vũ khí. Hiện nay quân đội Nhật có thể được xem là quân lực hiện đại nhất ở Đông Á.
Tổng cộng hải quân Nhật hiện nay bao gồm 32 khu trục hạm, 13 hộ tống hạm và 18 tàu ngầm. Trong số đó hai khu trục hạm hạng Atago có trang bị hỏa tiễn Standard Missile SM3 có khả năng tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo.
Sỹ quan Hải quân Nhật và tàu Izumo có khả năng chuyên chở máy bay dù không phải là 'hàng không mẫu hạm'
Ngoài hải quân Mỹ hiện tại chỉ có hải quân Nhật được trang bị với loại hỏa tiễn này. Qua bài học kinh nghiệm từ Thế chiến 2, Nhật không được dùng hàng không mẫu hạm, nhưng hải quân Nhật đã đóng ba chiến hạm lớn có sân bay cỡ những hàng không mẫu hạm hạng Invincible của Anh Quốc, mang đủ tính năng của hàng không mẫu hạm. Sang 2016 có lẽ họ sẽ thêm chiếc thứ tư.
Nhật Bản cũng có một lực lượng không quân lớn với 552 chiến đấu cơ tối tân thế hệ thứ tư như F-15 và chiếc F-2, một khu trục cơ phản lực tự chế theo mẫu của chiếc F-16 của Hoa Kỳ, cùng với một số đáng kể về máy bay và trực thăng săn tàu ngầm.
Nhật cũng sẽ được cung cấp 17 chiếc máy bay vận tải lên thẳng V-22 Osprey với giá trị là 3 tỉ USD để trang bị cho những tàu sân bay và trong tương lai sẽ nhận 42 chiếc máy bay tàng hình F-35 mới nhất của Hoa Kỳ.
Việc duy trì giao thông tự do trên Biển Đông là một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản. Tất cả nguyên liệu cung cấp cho Nhật từ Trung Đông cũng như toàn bộ hàng hóa trao đổi giữa Nhật và Âu châu đều đi qua vùng biển này. Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển này qua chuổi căn cứ quân sự đang được thiết lập ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ tạo nên một rủi ro lớn cho nền kinh tế của Nhật và Đại Hàn.
Trong một phản ứng của Nhật, theo thông tin của công ty IHS Jane’s đầu tháng Hai 2015, bộ trưởng quốc phòng Nhật, tướng Nakatani, đã cho biết ông có thể hình dung là hải quân Nhật sẽ thực hiện những chuyến đi tuần trên Biển Đông.
Ý định để hải quân đi tuần trên Biển Đông sẽ là một sự khiêu khích đối với Trung Quốc. Cùng lúc, theo một phát biểu vào cuối tháng Giêng 2015 của đô đốc hải quân Mỹ Robert Thomas, tư lệnh Hạm đội Bảy đóng tại Yokosuka, việc đó lại sẽ được sự tán thành của Hoa Kỳ.
Chính phủ Obama hiện đang lo âu là Trung Quốc uy hiếp các nước láng giềng trong vùng này. Theo ông Thomas, Nhật Bản có thể đóng một vai trò quan trọng để giữ ổn định trên Biển Đông.
Ngoài hải quân Mỹ hiện tại chỉ có hải quân Nhật được trang bị với loại hỏa tiễn này. Qua bài học kinh nghiệm từ Thế chiến 2, Nhật không được dùng hàng không mẫu hạm, nhưng hải quân Nhật đã đóng ba chiến hạm lớn có sân bay cỡ những hàng không mẫu hạm hạng Invincible của Anh Quốc, mang đủ tính năng của hàng không mẫu hạm. Sang 2016 có lẽ họ sẽ thêm chiếc thứ tư.
Nhật Bản cũng có một lực lượng không quân lớn với 552 chiến đấu cơ tối tân thế hệ thứ tư như F-15 và chiếc F-2, một khu trục cơ phản lực tự chế theo mẫu của chiếc F-16 của Hoa Kỳ, cùng với một số đáng kể về máy bay và trực thăng săn tàu ngầm.
Nhật cũng sẽ được cung cấp 17 chiếc máy bay vận tải lên thẳng V-22 Osprey với giá trị là 3 tỉ USD để trang bị cho những tàu sân bay và trong tương lai sẽ nhận 42 chiếc máy bay tàng hình F-35 mới nhất của Hoa Kỳ.
Việc duy trì giao thông tự do trên Biển Đông là một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản. Tất cả nguyên liệu cung cấp cho Nhật từ Trung Đông cũng như toàn bộ hàng hóa trao đổi giữa Nhật và Âu châu đều đi qua vùng biển này. Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển này qua chuổi căn cứ quân sự đang được thiết lập ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ tạo nên một rủi ro lớn cho nền kinh tế của Nhật và Đại Hàn.
Trong một phản ứng của Nhật, theo thông tin của công ty IHS Jane’s đầu tháng Hai 2015, bộ trưởng quốc phòng Nhật, tướng Nakatani, đã cho biết ông có thể hình dung là hải quân Nhật sẽ thực hiện những chuyến đi tuần trên Biển Đông.
Ý định để hải quân đi tuần trên Biển Đông sẽ là một sự khiêu khích đối với Trung Quốc. Cùng lúc, theo một phát biểu vào cuối tháng Giêng 2015 của đô đốc hải quân Mỹ Robert Thomas, tư lệnh Hạm đội Bảy đóng tại Yokosuka, việc đó lại sẽ được sự tán thành của Hoa Kỳ.
Chính phủ Obama hiện đang lo âu là Trung Quốc uy hiếp các nước láng giềng trong vùng này. Theo ông Thomas, Nhật Bản có thể đóng một vai trò quan trọng để giữ ổn định trên Biển Đông.
Trung Quốc tăng cường xây cất ở Trường Sa
Nhưng đó chỉ là những hành động có tính cách tượng trưng. Xác suất để hải quân Nhật hoạt động thường xuyên trên Biển Đông không cao lắm vì những cản trở do hiến pháp, mặc dù chính phủ Nhật đã đưa một luật mới vào quốc hội nhằm tạo khả năng cho quân đội Nhật tham gia vào những hoạt động chiến đấu ở nước ngoài.
Sự hiện diện của hải quân Nhật trên Biển Đông cũng sẽ không có ích lợi gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên những quần đảo, nếu Việt Nam vẫn khư khư giữ cái lập trường "ba không“ vô lý.
Nhật không thể ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc trên những đảo. Thậm chí nếu có sự đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam, hải quân Nhật cũng không can thiệp được vì không có một căn bản pháp lý nào cả.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là đồng minh quan trọng thứ nhì của Hoa Kỳ ở Á Đông. Nước Mỹ đã trả một giá khá cao bằng máu để giữ nền độc lập cho Nam Hàn và vẫn còn bảo đảm cho nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên với một lực lượng thường trực lớn ở Nam Hàn.
Mối quan tâm của Đại Hàn về Biển Đông cũng tương tự như Nhật Bản vì quốc gia này cũng lệ thuộc rất nhiều vào những tuyến giao thông trên Biển Đông. Nhưng khác với Nhật, Hàn Quốc cho đến nay không lên tiếng về vấn đề này.
Đó cũng vì quốc gia này liên tục bị xứ anh em phía Bắc đe dọa cho nên lúc nào cũng phải đề phòng trước những hành động bất chấp thủ đoạn của lãnh đạo Bắc Hàn.
Thêm nữa, thế lực duy nhất còn có một chút ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng là Bắc Kinh, cho nên Nam Hàn cần một quan hệ ít căng thẳng với Trung Quốc để kềm chế Bắc Hàn.
Ngoài việc bảo vệ những tuyến giao thông trên biển, Hàn Quốc còn có một số vấn đề liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ, như với Nhật Bản về quần đảo Dokdo (Nhật gọi là Takeshima) và với Trung Quốc về bãi đá ngầm Socotra Rock dưới biển Hoa Đông.
Nhưng đó chỉ là những hành động có tính cách tượng trưng. Xác suất để hải quân Nhật hoạt động thường xuyên trên Biển Đông không cao lắm vì những cản trở do hiến pháp, mặc dù chính phủ Nhật đã đưa một luật mới vào quốc hội nhằm tạo khả năng cho quân đội Nhật tham gia vào những hoạt động chiến đấu ở nước ngoài.
Sự hiện diện của hải quân Nhật trên Biển Đông cũng sẽ không có ích lợi gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên những quần đảo, nếu Việt Nam vẫn khư khư giữ cái lập trường "ba không“ vô lý.
Nhật không thể ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc trên những đảo. Thậm chí nếu có sự đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam, hải quân Nhật cũng không can thiệp được vì không có một căn bản pháp lý nào cả.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là đồng minh quan trọng thứ nhì của Hoa Kỳ ở Á Đông. Nước Mỹ đã trả một giá khá cao bằng máu để giữ nền độc lập cho Nam Hàn và vẫn còn bảo đảm cho nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên với một lực lượng thường trực lớn ở Nam Hàn.
Mối quan tâm của Đại Hàn về Biển Đông cũng tương tự như Nhật Bản vì quốc gia này cũng lệ thuộc rất nhiều vào những tuyến giao thông trên Biển Đông. Nhưng khác với Nhật, Hàn Quốc cho đến nay không lên tiếng về vấn đề này.
Đó cũng vì quốc gia này liên tục bị xứ anh em phía Bắc đe dọa cho nên lúc nào cũng phải đề phòng trước những hành động bất chấp thủ đoạn của lãnh đạo Bắc Hàn.
Thêm nữa, thế lực duy nhất còn có một chút ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng là Bắc Kinh, cho nên Nam Hàn cần một quan hệ ít căng thẳng với Trung Quốc để kềm chế Bắc Hàn.
Ngoài việc bảo vệ những tuyến giao thông trên biển, Hàn Quốc còn có một số vấn đề liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ, như với Nhật Bản về quần đảo Dokdo (Nhật gọi là Takeshima) và với Trung Quốc về bãi đá ngầm Socotra Rock dưới biển Hoa Đông.
Hàn Quốc có quân đội đứng thứ 10 thế giới
Vì những lý do đó Hàn Quốc có một quân đội hùng mạnh hiện được xếp vào hạng mười trên thế giới. Nền kỹ nghệ cao cũng cho phép quốc gia này trang bị cho quân đội với những hệ thống vũ khí tinh vi như chiến hạm hoặc máy bay chiến đấu tự sản xuất.
Theo thống kê của viện nghiên cứu Anh IISS, hải quân Hàn Quốc hiện nay bao gồm 9 khu trục hạm, 13 hộ tống hạm và 23 tàu ngầm.
Trong đó 3 chiếc khu trục hạm hạng Sejong thuộc vào những chiến hạm mạnh nhất thời nay. Hàn Quốc hiện đang đóng bốn chiếc tàu chở quân đổ bộ có sân bay lớn cỡ chiếc Izumo của Nhật.
Trong tương lai hải quân Hàn Quốc sẽ được thêm năm tàu ngầm hạng U-214 của Đức và sẽ đóng thêm cho tới 24 chiếc hộ tống hạm mới.
Lực lượng không quân Nam Hàn cũng khá mạnh với 568 chiến đấu cơ phản lực, trong đó có 224 chiếc tối tân thuộc thế hệ thứ tư như chiếc F-15 K và F-16 C/D.
Quốc gia này tiếp tục duy trì mức độ kỹ thuật và khả năng chiến đấu cao của lực lượng không quân và đã đặt 40 chiếc máy bay tàng hình F-35 mới nhất của Hoa Kỳ.
Phần sau bài của kỹ sư Nguyễn Xuân Vĩnh từ CHLB Đức sẽ giới thiệu tiềm lực quốc phòng các nước Đông Nam Á (Singapore, Việt Nam, Malaysia...) và sự hình thành các liên minh mới.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150727_east_asia_arms_race_1
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung
Quốc tại Biển Đông
Trọng Nghĩa
Phát Thứ hai, ngày 27 tháng bảy năm 2015
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Quốc tại Biển Đông
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)
Vì những lý do đó Hàn Quốc có một quân đội hùng mạnh hiện được xếp vào hạng mười trên thế giới. Nền kỹ nghệ cao cũng cho phép quốc gia này trang bị cho quân đội với những hệ thống vũ khí tinh vi như chiến hạm hoặc máy bay chiến đấu tự sản xuất.
Theo thống kê của viện nghiên cứu Anh IISS, hải quân Hàn Quốc hiện nay bao gồm 9 khu trục hạm, 13 hộ tống hạm và 23 tàu ngầm.
Trong đó 3 chiếc khu trục hạm hạng Sejong thuộc vào những chiến hạm mạnh nhất thời nay. Hàn Quốc hiện đang đóng bốn chiếc tàu chở quân đổ bộ có sân bay lớn cỡ chiếc Izumo của Nhật.
Trong tương lai hải quân Hàn Quốc sẽ được thêm năm tàu ngầm hạng U-214 của Đức và sẽ đóng thêm cho tới 24 chiếc hộ tống hạm mới.
Lực lượng không quân Nam Hàn cũng khá mạnh với 568 chiến đấu cơ phản lực, trong đó có 224 chiếc tối tân thuộc thế hệ thứ tư như chiếc F-15 K và F-16 C/D.
Quốc gia này tiếp tục duy trì mức độ kỹ thuật và khả năng chiến đấu cao của lực lượng không quân và đã đặt 40 chiếc máy bay tàng hình F-35 mới nhất của Hoa Kỳ.
Phần sau bài của kỹ sư Nguyễn Xuân Vĩnh từ CHLB Đức sẽ giới thiệu tiềm lực quốc phòng các nước Đông Nam Á (Singapore, Việt Nam, Malaysia...) và sự hình thành các liên minh mới.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150727_east_asia_arms_race_1
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung
Quốc tại Biển Đông
Trọng Nghĩa
Phát Thứ hai, ngày 27 tháng bảy năm 2015
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Quốc tại Biển Đông
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)
Podcast
Tải nạp chương trình này
Tải nạp chương trình này
print
inShare0
Trong thời gian gần đây, ta thấy chính quyền Mỹ thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên trên vấn đề Biển Đông, cả về lời lẽ, lẫn trong một số hành động cụ thể. Phải chăng chính sách Biển Đông của Mỹ đã thay đổi, đâu là những nguyên nhân ? Trên đây là một số vấn đề mà RFI đã nhờ Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason, Virginia Hoa Kỳ, phân tích.
Nhận định chung của Giáo sư Hùng là chính quyền Mỹ, cả Quốc hội lẫn Hành pháp, đều đã « bị thức tỉnh » trước các hành vi hung hăng bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông. Dấu hiệu rõ nhất phản ánh sự chuyển đổi thái độ của Hoa Kỳ là phát biểu hôm 21/07/2015 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tức là người trực tiếp chịu trách nhiệm hồ sơ châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trước đông đảo học giả và chuyên gia nhân Hội nghị thường niên lần thứ 5 về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ), ông Russel đã nhấn mạnh trở lại lập trường của Mỹ trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt làm rõ khái niệm « trung lập » thường được nêu lên.
Mỹ không trung lập, thậm chí còn tích cực can dự
Điểm được mọi giới quan sát ghi nhận là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nói rõ là Washington « không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế » tại Biển Đông, thậm chí sẽ « hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ ». Trong bài phát biểu của mình, ông Russel có lúc đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc là nguyên do khiến tình hình Biển Đông căng thẳng :
« Gần đây, mức độ quan ngại trong khu vực đã leo thang khi quy mô và tốc độ của công việc cải tạo đảo đá của Trung Quốc được phơi bày công khai. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng Tư đã thẳng thắn khác thường, khi đề cập đến ‘mối quan ngại nghiêm trọng’ về công cuộc ‘cải tạo đất đang được tiến hành ở Biển Đông, đã làm xói mòn lòng tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định…’ »
Trơ lý Ngoại trưởng Mỹ đã ghi nhận nghịch lý : « Tuyên bố của Trung Quốc ngày 16 tháng Sáu theo đó họ ‘sắp’ ngừng công việc cải tạo, đã được cho là nhằm mục tiêu trấn an, thế nhưng trong thực tế lại đáng báo động vì tiếp tục cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở quân sự trên những tiền đồn đã được cải tạo đó ».
Sau khi nhắc lại rằng Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình trong đó có việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, và nói chung là một trật tự quốc tế dựa trên sự tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hay vũ lực, ông Daniel Russel đã nói đến một số việc cụ thể mà Hoa Kỳ sẽ làm để các nguyên tắc nêu trên được tôn trọng.
Quyền tự do lưu thông cho chỉ cho riêng Mỹ
Ví dụ đầu tiên được ông đề cập đến là tích cực giúp các nước ven Biển Đông nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình. Điểm thứ hai, và đây cũng là thông điệp gởi đến Trung Quốc : Yêu cầu quân đội Mỹ thực hiện các « chiến dịch tự do hàng hải » để thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế về biển. Đối với ông Russel, mục tiêu của Washington không đơn thuần là bảo vệ quyền tự do lưu thông của riêng Mỹ, mà là của tất cả các nước :
« Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sao cho không chỉ có Hải quân hoặc Không quân Mỹ có các quyền tự do lưu thông, mà sao cho tàu thuyền và máy bay của những nước nhỏ nhất cũng có thể bình yên thừa thưởng những quyền này mà không bị nguy hiểm ».
Theo ông Russel, theo luật quốc tế, tất cả các nước - không chỉ Hoa Kỳ - được hưởng các quyền lợi và các quyền tự do hàng hải, quyền sử dụng biển một cách hợp pháp, vốn được nền ngoại giao cũng như các chiến dịch tự do hàng hải của quân đội Mỹ góp phần bảo vệ.
Obama-Nguyễn Phú Trọng và Tầm nhìn chung Mỹ-Việt về Biển Đông
Trong thời gian qua, hầu như tất cả các quan chức ngoại giao cũng như quốc phòng Mỹ đều đã lên tiếng nhấn mạnh đến quyết tâm của Washington trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như tình hình ổn định trong vùng Biển Đông đang bị các tham vọng của lãnh thổ của Trung Quốc khuấy động. Ngay cả người đứng đầu nước Mỹ là Tổng thống Barack Obama cũng tiếp tục lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại của ông trước các diễn biến xấu tại vùng Biển Đông.
Nghênh tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Nhà Trắng, hôm 07/07/2015 chẳng hạn, Tổng thống Mỹ đã không quên xác định công khai trước giới báo chí rằng cả Mỹ lẫn Việt Nam đều mong muốn là tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết trên tinh thần phù hợp với luật pháp quốc tế và tôn trọng tự do hàng hải.
Tất cả những quan ngại của Hoa Kỳ và của Việt Nam về các hành vi của Trung Quốc đã được tóm tắt trong đoạn nói về Biển Đông trong bản Tầm nhìn chung Mỹ-Việt được hai bên thông qua và được Nhà Trắng công bố hôm 07/07/2015.
« Cả hai nước đều lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng, gây mất lòng tin, và có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhận ra sự cấp thiết của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không bị cản trở, an ninh và an toàn hàng hải ; Không được có hành động gây căng thẳng ; đảm bảo sao cho mọi hành động và hoạt động được thực hiện theo luật pháp quốc tế ; chống các hành vi ép buộc, đe dọa, và dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Cả hai quốc gia ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, cũng như những nỗ lực để đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. »
Hải quân Mỹ thực hiện quyền tự do lưu thông ở Biển Đông
Trong lúc các giới chính khách ngày càng có thông điệp mạnh mẽ hơn hướng về Trung Quốc, thì trên hiện trường Biển Đông, Hải quân Mỹ cũng có nhiều hành động quyết đoán hơn. Tiếp theo một chuyến bay tuần thám tại khu vực Trung Quốc đang cải tạo đảo đá ở Trường Sa, chở theo một ê kíp truyền hình, ngày 18/07/2015, đích thân Tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia chuyến bay tuần tra kéo dài 7 tiếng đồng hồ trên Biển Đông trên một trong những máy bay do thám mới nhất của Mỹ, loại P8 A Poseidon. Mục tiêu khẳng định quyền tự do lưu thông trong vùng bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc của các phi vụ nói trên quả rất rõ ràng.
Có thể nói không sai là chính sách Biển Đông của Mỹ đã có thay đổi do các hành động quá đáng của Trung Quốc. Như nói ở trên, trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu bật sự kiện là cả Quốc hội lẫn Hành pháp Mỹ như đã nhận thức được tính chất nghiêm trọng của các hành vi bồi đắp đảo đá, xây dựng tiền đồn quân sự mà Bắc Kinh đang làm tại Biển Đông.
Ngay trong công luận Mỹ, các tiếng nói nhân nhượng Trung Quốc cũng đã yếu hẳn đi. Sau đây là phần phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dành cho RFI.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Hoa Kỳ:27/07/2015 nghe
RFI: Giáo sư vừa đi dự Hội nghị Khoa học về Biển Đông do Trung tâm CSIS tại Washington tổ chức ngày 21/07/2015. Nhìn chung, giới nghiên cứu đánh giá sao về tình hình hiện nay ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Họ rất quan ngại về hành động xây cất quy mô của Trung Quốc, trong vòng một năm xây thêm 2000 mẫu đất, biến đá ngầm thành đảo nổi. Họ quan ngại về tuyên bố của Trung Quốc sẽ xây các cơ sở quân sự trên đảo mới. Họ cũng quan ngại về hành động đơn phương tạo sự đã rồi, thay đổi cán cân lực lượng tại Biển Đông.
Giáo sư là một trong những học giả ngoại quốc gần đây đã tham dự một hội nghị khoa học cũng có đề cập đến Biển Đông, nhưng tổ chức tại Bắc Kinh. Những vấn đề được nêu lên tại Bắc Kinh có gì đáng chú ý ?
Hội nghị ở Bắc Kinh có khác là bởi vì gồm rất nhiều vấn đề mà người ta thảo luận với nhau trong cái gọi là « cộng đồng học thuật của Trung Quốc », mà vấn đề Biển Đông chỉ là một panel thôi. Qua panel đó, và qua nói chuyện ngoài lề với các học giả Trung Quốc, thì tôi cảm thấy họ rất quan tâm đến sự can dự của Mỹ ở Biển Đông. Họ cho rằng Mỹ không công bằng, không vô tư giữa tranh chấp của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á khác. Họ cho rằng Mỹ đang vây chặn họ. Họ cũng quan ngại về sự tham dự tích cực của Nhật tại Biển Đông, quan ngại về chuyến đi Mỹ của ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam). Họ cũng thấy những hậu quả bất lợi của hành động của họ cho nên họ tìm cách đấu dịu, nhưng họ không từ bỏ chính sách xâm thực của họ.
Về chuyến đi Mỹ của ông Trọng, cụ thể họ nói gì ?
Họ không muốn nói. Họ chỉ hỏi tại sao ông Trọng đi Mỹ, Mỹ và Việt Nam sẽ có những hành động như thế nào… Qua đó mình biết là họ coi trọng vấn đề. Họ còn cho tôi biết những tuyên bố của ông Trọng, bởi vì trong thời gian tôi ở Trung Quốc, vào internet rất khó, thành ra có những tin tức gì, họ đều cho tôi biết.
Chuyến thăm Mỹ mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng đã mang lại gì cho Việt Nam trên vấn đề Biển Đông ?
Đó là những tuyên bố của ông Trọng, nhất là nhận định rằng Hoa Kỳ là « địa bàn cực kỳ quan trọng » của hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Điều đó cho thấy là ít nhất các nhà lãnh đạo Việt Nam đồng ý với nhau về hiểm họa Trung Quốc và nhu cầu tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, họ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự vệ. Việt Nam thường trách là khi Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ làm ngơ cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Bài diễn văn của Daniel Russel một phần nào gián tiếp đáp ứng quan tâm ấy.
Phải chăng trong thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã phần nào thay đổi chính sách Biển Đông, thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên ?
Điều đó cũng đúng. Sự thay đổi diễn ra từ từ thôi. Bây giờ, chính quyền Mỹ, cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp, đã bị thức tỉnh vì hành động biến đá ngầm thành đảo nổi nhằm thay đổi cán cân lực lượng ở Biển Đông. Trong giới học giả, chuyên viên của các think tanks, tiếng nói của phe chủ hòa, nhân nhượng Trung Quốc đã yếu hẳn.
Trong cuộc diễn thử thảo luận của Hội đồng An ninh Quốc gia về một khủng hoảng giả tưởng ở Biển Đông (crisis simulation), vào cuối cuộc hội thảo ở CSIS, người ta thấy giới chuyên viên cao cấp của Mỹ không cho rằng những hành động vừa qua là do sáng kiến của một bộ phận quân đội, mà là được phối hợp từ chính quyền trung ương của Trung Quốc.
Họ khuyến cáo Mỹ cần hành động cẩn trọng khi đối phó với khủng hoảng, nhưng phải quyết tâm duy trì tự do hàng hải và uy tín của họ đối với các nước nhỏ ở Á Châu qua hành động, và thi hành cam kết bảo vệ các đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với họ.
Đương nhiên về lời lẽ, Hoa Kỳ đã cứng rắn hẳn lên, nhưng trong hành động cụ thể, phải chăng cũng có những tín hiệu cứng rắn hướng về phía Trung Quốc ?
Từ trước đây, Mỹ cũng đã nói là họ quan ngại về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng nói là sẽ giúp đỡ khả năng phòng thủ của các đồng minh và đối tác của họ. Thì chuyện đó đã được thực hiện rồi. Điểm đặc biệt mà tôi nhận thấy là trong bài diễn văn của ông Daniel Russel, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương tại CSIS, lần đầu tiên nhấn mạnh : Mỹ tuy giữ trung lập trong tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, nhưng Mỹ KHÔNG TRUNG LẬP – tôi nhấn mạnh « không trung lập » - trong việc tuân thủ luật quốc tế, Mỹ chống hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng.
Lời tuyên bố này ông Russel đưa ra khi nói – tôi có ghi lại – nhưng khi Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố toàn văn bài nói chuyện, thì lời tuyên bố quyết liệt này đã bị cắt đi. Ông Russel còn nói Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải không những chỉ cho mình, mà còn cho cả các nước khác. Bài diễn văn đó có rất nhiều đoạn chỉ trích Trung Quốc tuy không nêu rõ tên.
Trong hành động cụ thể của Mỹ ở Biển Đông, Giáo sư thấy điểm nào đáng chú ý nhất hiện nay ?
Thứ nhất là có những tuyên bố như trên. Thứ hai là có cuộc đi thám thính trên một máy bay rất tối tân của Mỹ, ở trên vùng Biển Đông, mà Trung Quốc không được biết. Trung Quốc rất quan ngại, mà Mỹ muốn chứng tỏ là họ bay như vậy để cho thấy là họ có quyền bay, có quyền tiếp tục bảo vệ tự do lưu thông trên không, tự do hàng hải…
Thì đó là hai động thái đặc biệt, vừa lời nói, vừa việc làm. Đồng thời hiện nay Mỹ đang có những hành động thắt chặt liên minh, với Nhật, với Phi Luật Tân (Philippines), và Phi Luật Tân đã mở Subic Bay ra rồi, cho quân đội của họ, nhưng cũng cho phép Mỹ sử dụng phương tiện đó, và họ sẽ dùng để tập trận chung, thao diễn Hải quân chung...
Trong lãnh vực thao diễn hải quân, Trung Quốc, trong những ngày gần đây, đã cho tập trận tại Biển Đông. Phải chăng đó là cách phô trương uy thế, không chỉ nhắm vào các nước Đông Nam Á mà còn nhắm vào cả Hoa Kỳ ?
Trung Quốc không chỉ tập trận ở Biển Đông. Họ còn tập trận ở Đông Á chung với Nga. Điều đó giản dị thôi. Trong chính trị thế giới, sự quân bình quyền lực là chuyện thường xẩy ra... Đây là một hành động bình thường của Trung Quốc thôi, không có gì phải làm lạ.
Cái đáng ngại mà người ta vẫn nói, là hoạt động quân sự càng nhiều bao nhiêu thì hiểm họa va chạm càng nhiều, mà va chạm càng nhiều –có khi cố tình, có khi vô ý, có khi lầm lẫn – thì có thể từ va chạm nhỏ dẫn đến những chuyện lớn hơn.
Đâu là những yếu tố chính thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn như vậy ?
Về các yếu tố thì đã bắt nguồn từ lâu, nhưng đặc biệt gần đây, điều đã thức tỉnh giới chính trị Mỹ và giới học giả là dự án biến đá ngầm thành đảo nổi và nguy cơ biến đảo thành căn cứ quân sự có thể chế ngự cả một vùng biển trọng yếu. Ngoài ra cũng có khả năng Trung Quốc có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không (Air defense identification zone) cản trở lưu thông trên biển và trên không trung.
Cho nên những điểm đó - trước hết là « chuyện đã rồi » đã xẩy ra, làm thay đổi hẳn cán cân lực lượng, và thứ hai là chuyện có thể xẩy ra, như xây dựng căn cứ quân sự và vùng nhận diện phòng không đó - khiến cho Mỹ phải có thái độ rõ rệt, để những chuyện đó đừng xẩy ra nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150727-hk-tq-vn-bd-tc/
Nhận định chung của Giáo sư Hùng là chính quyền Mỹ, cả Quốc hội lẫn Hành pháp, đều đã « bị thức tỉnh » trước các hành vi hung hăng bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông. Dấu hiệu rõ nhất phản ánh sự chuyển đổi thái độ của Hoa Kỳ là phát biểu hôm 21/07/2015 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tức là người trực tiếp chịu trách nhiệm hồ sơ châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trước đông đảo học giả và chuyên gia nhân Hội nghị thường niên lần thứ 5 về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ), ông Russel đã nhấn mạnh trở lại lập trường của Mỹ trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt làm rõ khái niệm « trung lập » thường được nêu lên.
Mỹ không trung lập, thậm chí còn tích cực can dự
Điểm được mọi giới quan sát ghi nhận là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nói rõ là Washington « không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế » tại Biển Đông, thậm chí sẽ « hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ ». Trong bài phát biểu của mình, ông Russel có lúc đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc là nguyên do khiến tình hình Biển Đông căng thẳng :
« Gần đây, mức độ quan ngại trong khu vực đã leo thang khi quy mô và tốc độ của công việc cải tạo đảo đá của Trung Quốc được phơi bày công khai. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng Tư đã thẳng thắn khác thường, khi đề cập đến ‘mối quan ngại nghiêm trọng’ về công cuộc ‘cải tạo đất đang được tiến hành ở Biển Đông, đã làm xói mòn lòng tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định…’ »
Trơ lý Ngoại trưởng Mỹ đã ghi nhận nghịch lý : « Tuyên bố của Trung Quốc ngày 16 tháng Sáu theo đó họ ‘sắp’ ngừng công việc cải tạo, đã được cho là nhằm mục tiêu trấn an, thế nhưng trong thực tế lại đáng báo động vì tiếp tục cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở quân sự trên những tiền đồn đã được cải tạo đó ».
Sau khi nhắc lại rằng Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình trong đó có việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, và nói chung là một trật tự quốc tế dựa trên sự tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hay vũ lực, ông Daniel Russel đã nói đến một số việc cụ thể mà Hoa Kỳ sẽ làm để các nguyên tắc nêu trên được tôn trọng.
Quyền tự do lưu thông cho chỉ cho riêng Mỹ
Ví dụ đầu tiên được ông đề cập đến là tích cực giúp các nước ven Biển Đông nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình. Điểm thứ hai, và đây cũng là thông điệp gởi đến Trung Quốc : Yêu cầu quân đội Mỹ thực hiện các « chiến dịch tự do hàng hải » để thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế về biển. Đối với ông Russel, mục tiêu của Washington không đơn thuần là bảo vệ quyền tự do lưu thông của riêng Mỹ, mà là của tất cả các nước :
« Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sao cho không chỉ có Hải quân hoặc Không quân Mỹ có các quyền tự do lưu thông, mà sao cho tàu thuyền và máy bay của những nước nhỏ nhất cũng có thể bình yên thừa thưởng những quyền này mà không bị nguy hiểm ».
Theo ông Russel, theo luật quốc tế, tất cả các nước - không chỉ Hoa Kỳ - được hưởng các quyền lợi và các quyền tự do hàng hải, quyền sử dụng biển một cách hợp pháp, vốn được nền ngoại giao cũng như các chiến dịch tự do hàng hải của quân đội Mỹ góp phần bảo vệ.
Obama-Nguyễn Phú Trọng và Tầm nhìn chung Mỹ-Việt về Biển Đông
Trong thời gian qua, hầu như tất cả các quan chức ngoại giao cũng như quốc phòng Mỹ đều đã lên tiếng nhấn mạnh đến quyết tâm của Washington trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như tình hình ổn định trong vùng Biển Đông đang bị các tham vọng của lãnh thổ của Trung Quốc khuấy động. Ngay cả người đứng đầu nước Mỹ là Tổng thống Barack Obama cũng tiếp tục lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại của ông trước các diễn biến xấu tại vùng Biển Đông.
Nghênh tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Nhà Trắng, hôm 07/07/2015 chẳng hạn, Tổng thống Mỹ đã không quên xác định công khai trước giới báo chí rằng cả Mỹ lẫn Việt Nam đều mong muốn là tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết trên tinh thần phù hợp với luật pháp quốc tế và tôn trọng tự do hàng hải.
Tất cả những quan ngại của Hoa Kỳ và của Việt Nam về các hành vi của Trung Quốc đã được tóm tắt trong đoạn nói về Biển Đông trong bản Tầm nhìn chung Mỹ-Việt được hai bên thông qua và được Nhà Trắng công bố hôm 07/07/2015.
« Cả hai nước đều lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng, gây mất lòng tin, và có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhận ra sự cấp thiết của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không bị cản trở, an ninh và an toàn hàng hải ; Không được có hành động gây căng thẳng ; đảm bảo sao cho mọi hành động và hoạt động được thực hiện theo luật pháp quốc tế ; chống các hành vi ép buộc, đe dọa, và dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Cả hai quốc gia ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, cũng như những nỗ lực để đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. »
Hải quân Mỹ thực hiện quyền tự do lưu thông ở Biển Đông
Trong lúc các giới chính khách ngày càng có thông điệp mạnh mẽ hơn hướng về Trung Quốc, thì trên hiện trường Biển Đông, Hải quân Mỹ cũng có nhiều hành động quyết đoán hơn. Tiếp theo một chuyến bay tuần thám tại khu vực Trung Quốc đang cải tạo đảo đá ở Trường Sa, chở theo một ê kíp truyền hình, ngày 18/07/2015, đích thân Tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia chuyến bay tuần tra kéo dài 7 tiếng đồng hồ trên Biển Đông trên một trong những máy bay do thám mới nhất của Mỹ, loại P8 A Poseidon. Mục tiêu khẳng định quyền tự do lưu thông trong vùng bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc của các phi vụ nói trên quả rất rõ ràng.
Có thể nói không sai là chính sách Biển Đông của Mỹ đã có thay đổi do các hành động quá đáng của Trung Quốc. Như nói ở trên, trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu bật sự kiện là cả Quốc hội lẫn Hành pháp Mỹ như đã nhận thức được tính chất nghiêm trọng của các hành vi bồi đắp đảo đá, xây dựng tiền đồn quân sự mà Bắc Kinh đang làm tại Biển Đông.
Ngay trong công luận Mỹ, các tiếng nói nhân nhượng Trung Quốc cũng đã yếu hẳn đi. Sau đây là phần phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dành cho RFI.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Hoa Kỳ:27/07/2015 nghe
RFI: Giáo sư vừa đi dự Hội nghị Khoa học về Biển Đông do Trung tâm CSIS tại Washington tổ chức ngày 21/07/2015. Nhìn chung, giới nghiên cứu đánh giá sao về tình hình hiện nay ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Họ rất quan ngại về hành động xây cất quy mô của Trung Quốc, trong vòng một năm xây thêm 2000 mẫu đất, biến đá ngầm thành đảo nổi. Họ quan ngại về tuyên bố của Trung Quốc sẽ xây các cơ sở quân sự trên đảo mới. Họ cũng quan ngại về hành động đơn phương tạo sự đã rồi, thay đổi cán cân lực lượng tại Biển Đông.
Giáo sư là một trong những học giả ngoại quốc gần đây đã tham dự một hội nghị khoa học cũng có đề cập đến Biển Đông, nhưng tổ chức tại Bắc Kinh. Những vấn đề được nêu lên tại Bắc Kinh có gì đáng chú ý ?
Hội nghị ở Bắc Kinh có khác là bởi vì gồm rất nhiều vấn đề mà người ta thảo luận với nhau trong cái gọi là « cộng đồng học thuật của Trung Quốc », mà vấn đề Biển Đông chỉ là một panel thôi. Qua panel đó, và qua nói chuyện ngoài lề với các học giả Trung Quốc, thì tôi cảm thấy họ rất quan tâm đến sự can dự của Mỹ ở Biển Đông. Họ cho rằng Mỹ không công bằng, không vô tư giữa tranh chấp của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á khác. Họ cho rằng Mỹ đang vây chặn họ. Họ cũng quan ngại về sự tham dự tích cực của Nhật tại Biển Đông, quan ngại về chuyến đi Mỹ của ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam). Họ cũng thấy những hậu quả bất lợi của hành động của họ cho nên họ tìm cách đấu dịu, nhưng họ không từ bỏ chính sách xâm thực của họ.
Về chuyến đi Mỹ của ông Trọng, cụ thể họ nói gì ?
Họ không muốn nói. Họ chỉ hỏi tại sao ông Trọng đi Mỹ, Mỹ và Việt Nam sẽ có những hành động như thế nào… Qua đó mình biết là họ coi trọng vấn đề. Họ còn cho tôi biết những tuyên bố của ông Trọng, bởi vì trong thời gian tôi ở Trung Quốc, vào internet rất khó, thành ra có những tin tức gì, họ đều cho tôi biết.
Chuyến thăm Mỹ mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng đã mang lại gì cho Việt Nam trên vấn đề Biển Đông ?
Đó là những tuyên bố của ông Trọng, nhất là nhận định rằng Hoa Kỳ là « địa bàn cực kỳ quan trọng » của hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Điều đó cho thấy là ít nhất các nhà lãnh đạo Việt Nam đồng ý với nhau về hiểm họa Trung Quốc và nhu cầu tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, họ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự vệ. Việt Nam thường trách là khi Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ làm ngơ cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Bài diễn văn của Daniel Russel một phần nào gián tiếp đáp ứng quan tâm ấy.
Phải chăng trong thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã phần nào thay đổi chính sách Biển Đông, thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên ?
Điều đó cũng đúng. Sự thay đổi diễn ra từ từ thôi. Bây giờ, chính quyền Mỹ, cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp, đã bị thức tỉnh vì hành động biến đá ngầm thành đảo nổi nhằm thay đổi cán cân lực lượng ở Biển Đông. Trong giới học giả, chuyên viên của các think tanks, tiếng nói của phe chủ hòa, nhân nhượng Trung Quốc đã yếu hẳn.
Trong cuộc diễn thử thảo luận của Hội đồng An ninh Quốc gia về một khủng hoảng giả tưởng ở Biển Đông (crisis simulation), vào cuối cuộc hội thảo ở CSIS, người ta thấy giới chuyên viên cao cấp của Mỹ không cho rằng những hành động vừa qua là do sáng kiến của một bộ phận quân đội, mà là được phối hợp từ chính quyền trung ương của Trung Quốc.
Họ khuyến cáo Mỹ cần hành động cẩn trọng khi đối phó với khủng hoảng, nhưng phải quyết tâm duy trì tự do hàng hải và uy tín của họ đối với các nước nhỏ ở Á Châu qua hành động, và thi hành cam kết bảo vệ các đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với họ.
Đương nhiên về lời lẽ, Hoa Kỳ đã cứng rắn hẳn lên, nhưng trong hành động cụ thể, phải chăng cũng có những tín hiệu cứng rắn hướng về phía Trung Quốc ?
Từ trước đây, Mỹ cũng đã nói là họ quan ngại về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng nói là sẽ giúp đỡ khả năng phòng thủ của các đồng minh và đối tác của họ. Thì chuyện đó đã được thực hiện rồi. Điểm đặc biệt mà tôi nhận thấy là trong bài diễn văn của ông Daniel Russel, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương tại CSIS, lần đầu tiên nhấn mạnh : Mỹ tuy giữ trung lập trong tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, nhưng Mỹ KHÔNG TRUNG LẬP – tôi nhấn mạnh « không trung lập » - trong việc tuân thủ luật quốc tế, Mỹ chống hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng.
Lời tuyên bố này ông Russel đưa ra khi nói – tôi có ghi lại – nhưng khi Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố toàn văn bài nói chuyện, thì lời tuyên bố quyết liệt này đã bị cắt đi. Ông Russel còn nói Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải không những chỉ cho mình, mà còn cho cả các nước khác. Bài diễn văn đó có rất nhiều đoạn chỉ trích Trung Quốc tuy không nêu rõ tên.
Trong hành động cụ thể của Mỹ ở Biển Đông, Giáo sư thấy điểm nào đáng chú ý nhất hiện nay ?
Thứ nhất là có những tuyên bố như trên. Thứ hai là có cuộc đi thám thính trên một máy bay rất tối tân của Mỹ, ở trên vùng Biển Đông, mà Trung Quốc không được biết. Trung Quốc rất quan ngại, mà Mỹ muốn chứng tỏ là họ bay như vậy để cho thấy là họ có quyền bay, có quyền tiếp tục bảo vệ tự do lưu thông trên không, tự do hàng hải…
Thì đó là hai động thái đặc biệt, vừa lời nói, vừa việc làm. Đồng thời hiện nay Mỹ đang có những hành động thắt chặt liên minh, với Nhật, với Phi Luật Tân (Philippines), và Phi Luật Tân đã mở Subic Bay ra rồi, cho quân đội của họ, nhưng cũng cho phép Mỹ sử dụng phương tiện đó, và họ sẽ dùng để tập trận chung, thao diễn Hải quân chung...
Trong lãnh vực thao diễn hải quân, Trung Quốc, trong những ngày gần đây, đã cho tập trận tại Biển Đông. Phải chăng đó là cách phô trương uy thế, không chỉ nhắm vào các nước Đông Nam Á mà còn nhắm vào cả Hoa Kỳ ?
Trung Quốc không chỉ tập trận ở Biển Đông. Họ còn tập trận ở Đông Á chung với Nga. Điều đó giản dị thôi. Trong chính trị thế giới, sự quân bình quyền lực là chuyện thường xẩy ra... Đây là một hành động bình thường của Trung Quốc thôi, không có gì phải làm lạ.
Cái đáng ngại mà người ta vẫn nói, là hoạt động quân sự càng nhiều bao nhiêu thì hiểm họa va chạm càng nhiều, mà va chạm càng nhiều –có khi cố tình, có khi vô ý, có khi lầm lẫn – thì có thể từ va chạm nhỏ dẫn đến những chuyện lớn hơn.
Đâu là những yếu tố chính thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn như vậy ?
Về các yếu tố thì đã bắt nguồn từ lâu, nhưng đặc biệt gần đây, điều đã thức tỉnh giới chính trị Mỹ và giới học giả là dự án biến đá ngầm thành đảo nổi và nguy cơ biến đảo thành căn cứ quân sự có thể chế ngự cả một vùng biển trọng yếu. Ngoài ra cũng có khả năng Trung Quốc có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không (Air defense identification zone) cản trở lưu thông trên biển và trên không trung.
Cho nên những điểm đó - trước hết là « chuyện đã rồi » đã xẩy ra, làm thay đổi hẳn cán cân lực lượng, và thứ hai là chuyện có thể xẩy ra, như xây dựng căn cứ quân sự và vùng nhận diện phòng không đó - khiến cho Mỹ phải có thái độ rõ rệt, để những chuyện đó đừng xẩy ra nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150727-hk-tq-vn-bd-tc/
Trung Quốc quay lại với thanh trừng chính trị ác liệt
Thụy My
Thụy My
media
Biểu tình ở Hồng Kông đòi trả tự do cho các luật sư bị bắt bớ tại Hoa lục, 23/07/2015.REUTERS/Bobby Yip
Đã có một chiến dịch càn quét các luật sư bảo vệ nhân quyền Trung Quốc với: 233 người bị trấn áp và 14 luật sư đã bị tống giam. Le Courrier International trích đăng bài viết của Phạm Trung Tín (Fan Zhongxin), một luật gia can đảm đã lên tiếng bênh vực cho họ trên mạng xã hội.
Trong những ngày gần đây, công an Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch đại quy mô trên toàn quốc đánh vào các luật sư chuyên bảo vệ quyền lợi của công dân, và các luật sư bị gọi là « ngoan cố ». Dân tình cả nước rúng động, và thế giới thì quan ngại.
Phạm Trung Tín viết : Với tư cách một thành viên trong giới luật gia, tôi không thể mắt lấp tai ngơ trước những sự kiện này. Tôi phải đặt ra những câu hỏi về điều 35 Hiến pháp đảm bảo tự do ngôn luận, điều 41 khẳng định quyền phê bình các cơ quan và viên chức nhà nước, đưa ra những đề nghị, khiếu nại hoặc tố cáo.
Chiến dịch đánh vào các luật sư biểu thị qua việc bắt giữ hàng loạt, hoặc triệu tập lên công an (ít nhất 233 luật sư bị quấy nhiễu, 14 người bị tống giam và 6 người mất tích). Hoạt động này được tiến hành đồng thời và có phối hợp giữa các lực lượng an ninh trên toàn quốc.
Một lô một lốc báo chí nhà nước đăng bài kết tội họ. Nhiều nghi can bị buộc phải thú tội trên kênh truyền hình quốc gia, ngay cả trước khi ra tòa, để làm gương và để trấn áp. Các trang web của Bộ Công an và Tòa án Tối cao đăng những bài viết lên án các luật sư này là thành viên của « các băng nhóm tội phạm ».
Người ta còn chứng kiến một chiến dịch bôi nhọ hình ảnh của một số người và mưu toan hạ nhục công khai. Chỉ trong vài ngày, những lời bình « được đặt hàng » dưới những bài viết trên internet được đăng trên nhiều trang web và báo chí, đưa ra những thông tin « tiết lộ », « tố cáo » những « vi phạm đạo đức » (như cuộc sống tình cảm buông thả, quan hệ với gái mại dâm hay lừa tiền).
Cuối cùng, nhiều tài khoản trên mạng bị khóa, các tin nhắn bị xóa đi hay cấm đương sự phát biểu. Tất cả những ý kiến về chiến dịch đàn áp giới luật sư đều bị kiểm duyệt, trong khi các « dư luận viên » tung ra vô số lời thóa mạ, bêu riếu tác giả những bài viết đặt dấu hỏi về chiến dịch, nhất là đối với các luật sư và nhà nghiên cứu.
Từ những sự kiện trên, ông Phạm Trung Tín rút ra kết luận chiến dịch trên không phải là việc thực thi luật pháp, mà là hành động thanh trừng nhắm vào giới luật gia.
Nhà giáo kiêm luật gia nhắc lại sáu nguyên tắc căn bản mà công an phải tôn trọng. Thứ nhất, người bị bắt phải được quyền báo tin cho người thân và được gặp luật sư. Thứ hai, không được buộc một nghi can nhận tội trước ống kính truyền hình, hoặc ít nhất phải có luật sư chứng kiến.
Thứ ba, không được tổ chức các chiến dịch vu cáo trên mạng (đặc biệt với những lời lẽ tố cáo sặc mùi Cách mạng văn hóa như « luật sư thoái hóa », « luật gia bất lương », « phản quốc », « bán mình »…). Thứ tư, những người bị báo chí chính thức lên án phải được quyền trả lời. Thứ năm, không được dùng bất cứ hình thức tra tấn nào để bức cung. Cuối cùng, cần phải công khai các văn bản chứng minh cho chiến dịch toàn quốc này, cũng như các chỉ đạo.
Luật gia Phạm Trung Tín kết luận : Khi nào người ta có thể đảm bảo với tôi là những nguyên tắc trên được tôn trọng, chỉ và chỉ khi đó, tôi mới nhìn nhận rằng mình đã sai lầm khi đánh giá đây là một chiến dịch thanh trừng chính trị không thua gì « chiến dịch chống hữu khuynh » trước đây. Tôi sẽ tự nộp mình cho tư pháp để xin chuộc tội, và chân thành xin lỗi tất cả những độc giả đã đọc bài này !
Vàng mất đi thời hoàng kim
Trên lãnh vực kinh tế, phụ trang báo Le Figaro trong bài viết « Vì sao giá vàng sụt giảm ? » tìm cách lý giải nguyên nhân giá vàng thế giới lại xuống thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay.
Theo Le Figaro, việc giá vàng bỗng dưng lao dốc trong khi từ đầu tháng Giêng vẫn ổn định, là do nhiều nguyên nhân cộng lại. Thứ Sáu tuần trước, người ta phát hiện rằng Trung Quốc mua vào ít vàng hơn so với dự kiến của các nhà đầu tư. Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc thông báo đã mua 600 tấn vàng kể từ năm 2009, trong khi thị trường trông đợi 400 đến 500 tấn mỗi năm. Dự báo ở mức cao này khiến giá vàng tăng trong những năm gần đây, nay thì các nhà đầu tư thất vọng.
Một yếu tố khác là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED) mới đây khẳng định lãi suất chỉ đạo của Mỹ lại bắt đầu tăng trước cuối năm, khiến đồng đô la tăng giá. Trong lúc đó giá vàng được tính theo đô la sẽ giảm xuống khi đô la tăng giá, và ngược lại. Vàng không còn sinh lợi, nên các nhà đầu tư thích mua cổ phiếu, tuy rủi ro, nhưng có thể tăng giá, như từ khi Hy Lạp và các chủ nợ đã đạt được thỏa thuận. Cũng như năm 2013, các nhà đầu tư bắt đầu bán hàng loạt vàng dự trữ ra thị trường.
Ngày càng nhiều các nhà phân tích tin rằng giá vàng sẽ còn tiếp tục sụt giảm. Chuyên gia Robin Bhar của ngân hàng Société Général nhận định : « Theo truyền thống, vàng là một bảo đảm trước lạm phát. Nhưng mức lạm phát hiện nay rất thấp, và mối lo sợ khủng hoảng tài chính liên quan đến Hy Lạp nay không còn mấy. Thời kỳ này khá yên ổn. Hơn nữa, vàng cũng cùng chung sô phận với các nguyên liệu khác hiện cung đang cao hơn cầu rất nhiều ». Ông dự đoán đến cuối năm nay, một once vàng sẽ ở mức dưới 1.000 đô la, lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Nông nghiệp Pháp đứng trước hai ngã rẽ
Cũng về kinh tế, bài xã luận của Le Monde khi nhận định về phong trào phản kháng của giới nông dân Pháp hiện nay, cho rằng nước Pháp phải chấm dứt thái độ do dự trong chính sách nông nghiệp. Hoặc một nền nông nghiệp được công nghiệp hóa để cho ra sản phẩm giá rẻ, hoặc chú trọng đến giá trị của các đặc sản nước Pháp.
Chăn nuôi, trồng trọt theo công nghiệp với giá thành thấp, đó là con đường mà Đan Mạch, Hà Lan, Đức đã chọn lựa. Nhưng Pháp không được vũ trang đầy đủ để chạy đua, vì giá nhân công cao hơn các nước láng giềng. Công chúng Pháp và các nhà đấu tranh sinh thái cũng dị ứng với phương thức này, họ không cần biết chăn nuôi kiểu gia đình với 50 con bò vẫn có thể gây ô nhiễm tương đương với một trang trại chăn nuôi đại quy mô, trang bị hiện đại để xử lý chất thải.
Hậu quả là Pháp vốn là nước xuất khẩu nông sản phẩm thứ nhì thế giới trong thập niên 90, nay bị đẩy xuống hàng thứ năm, đứng sau Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức và Brazil, mà thứ hạng này còn giữ được là nhờ rượu vang…
Tờ báo đề nghị con đường thứ hai : tập trung cho chất lượng tuyệt hảo và các đặc sản nổi tiếng của Pháp. Chất lượng và cạnh tranh, nước Pháp phải chọn lựa và ra khỏi tình trạng bất nhất như hiện nay.
Ít vũ khí nguyên tử hơn, nhưng đe dọa tăng lên
« Nguyên tử : Ít vũ khí hơn, nhưng đe dọa cao hơn », đó là tựa đề bài viết trên trang địa chính trị của Le Monde. Theo tờ báo, thỏa ước ký kết với Iran không giúp tránh được nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Mối đe dọa nguyên tử ngày nay là trung tâm của các chiến lược gây bất ổn.
Đối với chín cường quốc nguyên tử hiện nay, quả bom hạt nhân là vũ khí răn đe. Nhưng sự hiện diện của vũ khí nguyên tử trong những khu vực đang căng thẳng gây ra rất nhiều quan ngại, cho dù thế giới vấn đang cố gắng chống lại nạn chạy đua phổ biến vũ khí hạt nhân.
Mandela, vị anh hùng nhân ái
Trong mục điểm sách, khi giới thiệu cuốn « Mandela, người hùng châu Phi » trong bộ sưu tập « Họ đã thay đổi thế giới » của Le Monde chuyên đề lịch sử, tác giả nhận định ông Nelson Mandela là một nhân vật vĩ đại nhưng tính cách rất bình dị, nhân bản.
Nelson Mandela luôn quan tâm đến những con người bình thường chung quanh, từ anh đầu bếp, chị tạp vụ cho đến anh tài xế, những nhân viên « quèn » mà các vĩ nhân thường ít để ý đến. Ông nhớ tên từng người, biết những chi tiết về gia đình họ và quan tâm thực sự. Vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi còn thuyết phục các nhân viên đã phục vụ cho người tiền nhiệm tiếp tục ở lại vị trí, và đối đãi rất tử tế với họ.
Trang nhất báo Pháp
Thời sự trong nước chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay. Libération đề cập đến loại vi khuẩn đã giết hại hàng ngàn cây ô-liu ở miền nam nước Ý đã được nhận diện gần Ajaccio, báo động sẽ lây lan trên đảo Corse của Pháp. Le Figaro quan tâm đến trường hợp « Vincent Lambert, quyết định bất khả ». Các bác sĩ chịu trách nhiệm quyết định số phận người thanh niên sống gần như thực vật một tai nạn, hôm qua đã từ chối khẳng định tiếp tục hay ngưng các biện pháp y tế nhằm duy trì mạng sống của anh.
Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde chạy tựa « Các dân biểu áp thuế carbon tăng gấp bốn lần », khi thông qua đạo luật chuyển đổi năng lượng, trong đó thuế đánh vào việc thải khí carbon tăng cao vào năm 2030. Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý hiện tượng « Đến lượt châu Âu lao vào cơn sốt start-up », với gần 4 tỉ đô la đầu tư vào các công ty kỹ thuật cao có tiềm năng chỉ trong quý I năm nay. Tờ báo công giáo La Croix chạy tựa trang nhất « Đức Giáo hoàng khơi ra cuộc tranh luận về kinh tế ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150724-trung-quoc-quay-lai-voi-thanh-trung-chinh-tri-ac-liet/
Biểu tình ở Hồng Kông đòi trả tự do cho các luật sư bị bắt bớ tại Hoa lục, 23/07/2015.REUTERS/Bobby Yip
Đã có một chiến dịch càn quét các luật sư bảo vệ nhân quyền Trung Quốc với: 233 người bị trấn áp và 14 luật sư đã bị tống giam. Le Courrier International trích đăng bài viết của Phạm Trung Tín (Fan Zhongxin), một luật gia can đảm đã lên tiếng bênh vực cho họ trên mạng xã hội.
Trong những ngày gần đây, công an Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch đại quy mô trên toàn quốc đánh vào các luật sư chuyên bảo vệ quyền lợi của công dân, và các luật sư bị gọi là « ngoan cố ». Dân tình cả nước rúng động, và thế giới thì quan ngại.
Phạm Trung Tín viết : Với tư cách một thành viên trong giới luật gia, tôi không thể mắt lấp tai ngơ trước những sự kiện này. Tôi phải đặt ra những câu hỏi về điều 35 Hiến pháp đảm bảo tự do ngôn luận, điều 41 khẳng định quyền phê bình các cơ quan và viên chức nhà nước, đưa ra những đề nghị, khiếu nại hoặc tố cáo.
Chiến dịch đánh vào các luật sư biểu thị qua việc bắt giữ hàng loạt, hoặc triệu tập lên công an (ít nhất 233 luật sư bị quấy nhiễu, 14 người bị tống giam và 6 người mất tích). Hoạt động này được tiến hành đồng thời và có phối hợp giữa các lực lượng an ninh trên toàn quốc.
Một lô một lốc báo chí nhà nước đăng bài kết tội họ. Nhiều nghi can bị buộc phải thú tội trên kênh truyền hình quốc gia, ngay cả trước khi ra tòa, để làm gương và để trấn áp. Các trang web của Bộ Công an và Tòa án Tối cao đăng những bài viết lên án các luật sư này là thành viên của « các băng nhóm tội phạm ».
Người ta còn chứng kiến một chiến dịch bôi nhọ hình ảnh của một số người và mưu toan hạ nhục công khai. Chỉ trong vài ngày, những lời bình « được đặt hàng » dưới những bài viết trên internet được đăng trên nhiều trang web và báo chí, đưa ra những thông tin « tiết lộ », « tố cáo » những « vi phạm đạo đức » (như cuộc sống tình cảm buông thả, quan hệ với gái mại dâm hay lừa tiền).
Cuối cùng, nhiều tài khoản trên mạng bị khóa, các tin nhắn bị xóa đi hay cấm đương sự phát biểu. Tất cả những ý kiến về chiến dịch đàn áp giới luật sư đều bị kiểm duyệt, trong khi các « dư luận viên » tung ra vô số lời thóa mạ, bêu riếu tác giả những bài viết đặt dấu hỏi về chiến dịch, nhất là đối với các luật sư và nhà nghiên cứu.
Từ những sự kiện trên, ông Phạm Trung Tín rút ra kết luận chiến dịch trên không phải là việc thực thi luật pháp, mà là hành động thanh trừng nhắm vào giới luật gia.
Nhà giáo kiêm luật gia nhắc lại sáu nguyên tắc căn bản mà công an phải tôn trọng. Thứ nhất, người bị bắt phải được quyền báo tin cho người thân và được gặp luật sư. Thứ hai, không được buộc một nghi can nhận tội trước ống kính truyền hình, hoặc ít nhất phải có luật sư chứng kiến.
Thứ ba, không được tổ chức các chiến dịch vu cáo trên mạng (đặc biệt với những lời lẽ tố cáo sặc mùi Cách mạng văn hóa như « luật sư thoái hóa », « luật gia bất lương », « phản quốc », « bán mình »…). Thứ tư, những người bị báo chí chính thức lên án phải được quyền trả lời. Thứ năm, không được dùng bất cứ hình thức tra tấn nào để bức cung. Cuối cùng, cần phải công khai các văn bản chứng minh cho chiến dịch toàn quốc này, cũng như các chỉ đạo.
Luật gia Phạm Trung Tín kết luận : Khi nào người ta có thể đảm bảo với tôi là những nguyên tắc trên được tôn trọng, chỉ và chỉ khi đó, tôi mới nhìn nhận rằng mình đã sai lầm khi đánh giá đây là một chiến dịch thanh trừng chính trị không thua gì « chiến dịch chống hữu khuynh » trước đây. Tôi sẽ tự nộp mình cho tư pháp để xin chuộc tội, và chân thành xin lỗi tất cả những độc giả đã đọc bài này !
Vàng mất đi thời hoàng kim
Trên lãnh vực kinh tế, phụ trang báo Le Figaro trong bài viết « Vì sao giá vàng sụt giảm ? » tìm cách lý giải nguyên nhân giá vàng thế giới lại xuống thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay.
Theo Le Figaro, việc giá vàng bỗng dưng lao dốc trong khi từ đầu tháng Giêng vẫn ổn định, là do nhiều nguyên nhân cộng lại. Thứ Sáu tuần trước, người ta phát hiện rằng Trung Quốc mua vào ít vàng hơn so với dự kiến của các nhà đầu tư. Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc thông báo đã mua 600 tấn vàng kể từ năm 2009, trong khi thị trường trông đợi 400 đến 500 tấn mỗi năm. Dự báo ở mức cao này khiến giá vàng tăng trong những năm gần đây, nay thì các nhà đầu tư thất vọng.
Một yếu tố khác là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED) mới đây khẳng định lãi suất chỉ đạo của Mỹ lại bắt đầu tăng trước cuối năm, khiến đồng đô la tăng giá. Trong lúc đó giá vàng được tính theo đô la sẽ giảm xuống khi đô la tăng giá, và ngược lại. Vàng không còn sinh lợi, nên các nhà đầu tư thích mua cổ phiếu, tuy rủi ro, nhưng có thể tăng giá, như từ khi Hy Lạp và các chủ nợ đã đạt được thỏa thuận. Cũng như năm 2013, các nhà đầu tư bắt đầu bán hàng loạt vàng dự trữ ra thị trường.
Ngày càng nhiều các nhà phân tích tin rằng giá vàng sẽ còn tiếp tục sụt giảm. Chuyên gia Robin Bhar của ngân hàng Société Général nhận định : « Theo truyền thống, vàng là một bảo đảm trước lạm phát. Nhưng mức lạm phát hiện nay rất thấp, và mối lo sợ khủng hoảng tài chính liên quan đến Hy Lạp nay không còn mấy. Thời kỳ này khá yên ổn. Hơn nữa, vàng cũng cùng chung sô phận với các nguyên liệu khác hiện cung đang cao hơn cầu rất nhiều ». Ông dự đoán đến cuối năm nay, một once vàng sẽ ở mức dưới 1.000 đô la, lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Nông nghiệp Pháp đứng trước hai ngã rẽ
Cũng về kinh tế, bài xã luận của Le Monde khi nhận định về phong trào phản kháng của giới nông dân Pháp hiện nay, cho rằng nước Pháp phải chấm dứt thái độ do dự trong chính sách nông nghiệp. Hoặc một nền nông nghiệp được công nghiệp hóa để cho ra sản phẩm giá rẻ, hoặc chú trọng đến giá trị của các đặc sản nước Pháp.
Chăn nuôi, trồng trọt theo công nghiệp với giá thành thấp, đó là con đường mà Đan Mạch, Hà Lan, Đức đã chọn lựa. Nhưng Pháp không được vũ trang đầy đủ để chạy đua, vì giá nhân công cao hơn các nước láng giềng. Công chúng Pháp và các nhà đấu tranh sinh thái cũng dị ứng với phương thức này, họ không cần biết chăn nuôi kiểu gia đình với 50 con bò vẫn có thể gây ô nhiễm tương đương với một trang trại chăn nuôi đại quy mô, trang bị hiện đại để xử lý chất thải.
Hậu quả là Pháp vốn là nước xuất khẩu nông sản phẩm thứ nhì thế giới trong thập niên 90, nay bị đẩy xuống hàng thứ năm, đứng sau Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức và Brazil, mà thứ hạng này còn giữ được là nhờ rượu vang…
Tờ báo đề nghị con đường thứ hai : tập trung cho chất lượng tuyệt hảo và các đặc sản nổi tiếng của Pháp. Chất lượng và cạnh tranh, nước Pháp phải chọn lựa và ra khỏi tình trạng bất nhất như hiện nay.
Ít vũ khí nguyên tử hơn, nhưng đe dọa tăng lên
« Nguyên tử : Ít vũ khí hơn, nhưng đe dọa cao hơn », đó là tựa đề bài viết trên trang địa chính trị của Le Monde. Theo tờ báo, thỏa ước ký kết với Iran không giúp tránh được nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Mối đe dọa nguyên tử ngày nay là trung tâm của các chiến lược gây bất ổn.
Đối với chín cường quốc nguyên tử hiện nay, quả bom hạt nhân là vũ khí răn đe. Nhưng sự hiện diện của vũ khí nguyên tử trong những khu vực đang căng thẳng gây ra rất nhiều quan ngại, cho dù thế giới vấn đang cố gắng chống lại nạn chạy đua phổ biến vũ khí hạt nhân.
Mandela, vị anh hùng nhân ái
Trong mục điểm sách, khi giới thiệu cuốn « Mandela, người hùng châu Phi » trong bộ sưu tập « Họ đã thay đổi thế giới » của Le Monde chuyên đề lịch sử, tác giả nhận định ông Nelson Mandela là một nhân vật vĩ đại nhưng tính cách rất bình dị, nhân bản.
Nelson Mandela luôn quan tâm đến những con người bình thường chung quanh, từ anh đầu bếp, chị tạp vụ cho đến anh tài xế, những nhân viên « quèn » mà các vĩ nhân thường ít để ý đến. Ông nhớ tên từng người, biết những chi tiết về gia đình họ và quan tâm thực sự. Vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi còn thuyết phục các nhân viên đã phục vụ cho người tiền nhiệm tiếp tục ở lại vị trí, và đối đãi rất tử tế với họ.
Trang nhất báo Pháp
Thời sự trong nước chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay. Libération đề cập đến loại vi khuẩn đã giết hại hàng ngàn cây ô-liu ở miền nam nước Ý đã được nhận diện gần Ajaccio, báo động sẽ lây lan trên đảo Corse của Pháp. Le Figaro quan tâm đến trường hợp « Vincent Lambert, quyết định bất khả ». Các bác sĩ chịu trách nhiệm quyết định số phận người thanh niên sống gần như thực vật một tai nạn, hôm qua đã từ chối khẳng định tiếp tục hay ngưng các biện pháp y tế nhằm duy trì mạng sống của anh.
Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde chạy tựa « Các dân biểu áp thuế carbon tăng gấp bốn lần », khi thông qua đạo luật chuyển đổi năng lượng, trong đó thuế đánh vào việc thải khí carbon tăng cao vào năm 2030. Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý hiện tượng « Đến lượt châu Âu lao vào cơn sốt start-up », với gần 4 tỉ đô la đầu tư vào các công ty kỹ thuật cao có tiềm năng chỉ trong quý I năm nay. Tờ báo công giáo La Croix chạy tựa trang nhất « Đức Giáo hoàng khơi ra cuộc tranh luận về kinh tế ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150724-trung-quoc-quay-lai-voi-thanh-trung-chinh-tri-ac-liet/
Thứ ba, 28/07/2015
Nghe
Xem
Trung Quốc đả kích chuyến đi Phi châu của TT Obama
Nghe
Xem
Trung Quốc đả kích chuyến đi Phi châu của TT Obama
In
Chia sẻ:
Chia sẻ:
Tổng thống Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn tại Cung điện quốc gia ở Addis Ababa ngày 27/7/2015.
Tổng thống Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn tại Cung điện quốc gia ở Addis Ababa ngày 27/7/2015.
28.07.2015
Carol Guensburg
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang chế nhạo động cơ những chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Barack Obama là lo ngại về ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở châu lục này.
Ký giả Liu Zhun viết trong một bài xã luận đăng trên báo Anh ngữ Global Times ngày thứ hai rằng: Hoa Kỳ “rõ ràng thiếu một chính sách nhất quán về châu Phi” và coi Trung Quốc như một đối thủ tranh giành ảnh hưởng và các cơ hội kinh tế “thay vì một thế lực xây dựng khác đem lại phúc lợi cho vùng đất này.”
Ông Liu viết, “Hoa Kỳ từng là một thế lực bao trùm ở châu Phi. Nói rằng khối lượng giao thương giữa hai nước đã sụt giảm, ông kết luận rằng, “một sự thay đổi lập trường đã làm Hoa Kỳ lo ngại.”
Tân Hoa Xã cũng đả kích việc Hoa Kỳ tiếp xúc và khoe khoang các dự án của Mỹ, theo Associated Press. Tựa đề một bài trên mạng của thông tấn xã nhà nước Trung Quốc viết rằng, “Bất chấp kèn trống, các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ dành cho châu Phi không tạo được một sự khác biệt lớn nào,” khi đề cập đến chương trình 1 tỷ đôla mà ông Obama công bố sẽ viện trợ cho các doanh gia toàn cầu ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
Dự án Trang bị Điện khí cho châu Phi với kinh phí 7 tỷ đôla để cung cấp điện cho 50 triệu người Phi châu đã không đạt được mấy tiến bộ kể từ khi khai trương hồi tháng 6 năm 2013. Tân Hoa Xã tường thuật như vậy hôm thứ hai, viện dẫn một bài báo trước đó trên tờ Les Echos của Pháp.
Ảnh hưởng bành trướng
Đối tác thương mại lớn nhất châu Phi là Trung Quốc đã có các quan hệ với châu lục này từ nhiều thế kỷ và đã ráo riết cố gắng củng cố các quan hệ đó trong mấy năm vừa qua.
Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc – châu Phi họp lần đầu ở Bắc Kinh vào năm 2000, nay có 50 trong số 54 quốc gia làm thành viên. Kỳ họp thứ 6 dự kiến vào tháng 12 ở Nam Phi.
Cường quốc châu Á này đã tăng gấp đôi các cam kết tài chính của mình cho châu Phi tại ba cuộc họp hồi gần đây của diễn đàn và dự kiến sẽ thúc đẩy những cam kết này với "thêm một hạn mức tín dụng ấn tượng nữa," theo một báo cáo từ Chương trình Tăng trưởng châu Phi, một dự án của Viện Brookings ở Washington. Những cam kết của Trung Quốc tăng từ 5 tỉ đôla vào năm 2006 lên 10 tỉ đôla vào năm 2009 và 20 tỉ đôla vào năm 2012. Trung Quốc đã nới rộng hạn mức tín dụng của mình cho châu Phi thêm 10 tỉ đôla vào năm ngoái.
Mới tháng trước, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và những thực thể như Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc tổ chức một diễn đàn kéo dài hai ngày ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia về việc đẩy mạnh đầu tư "có trách nhiệm" và những mối quan hệ đối tác ở châu lục này. Ngành công nghiệp nhẹ được nêu ra là một trọng tâm đặc biệt," vì sự sẵn có của những nguồn lực địa phương và chi phí lao động tương đối thấp," trang web của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Trang web của diễn đàn nhấn mạnh những trao đổi ngoại giao và học thuật, cũng như những dự án như cảng Lamu mà Trung Quốc tài trợ xây dựng ở Kenya. Trang web này cho biết thêm, dự án 24 tỉ đôla, dự kiến hoàn thành vào năm 2030, "sẽ là hành lang giao thông thứ hai của Kenya, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập khu vực trong khu vực Đông Phi và xa hơn nữa".
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Phi
Chính quyền Obama cũng đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo Mỹ-Phi tại Washington vào tháng 8 năm ngoái để tăng cường những quan hệ quốc tế. Hội nghị quy tụ khoảng 50 nguyên thủ châu Phi trong ba ngày diễn đàn về an ninh, y tế, môi trường và tham nhũng. Ông Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng John Kerry đều có bài phát biểu trước cử tọa.
Tại hội nghị thượng đỉnh này, Mỹ đã công bố những giao dịch kinh doanh trị giá gần 1 tỉ đôla, thêm ngân quỹ cho hoạt động gìn giữ hòa bình, và hàng tỉ đôla cho những chương trình lương thực và điện năng.
Hội nghị này đã bị một số cơ quan truyền thông chỉ trích là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của các diễn đàn Trung-Mỹ. (Châu Âu và Nhật Bản cũng tham gia vào những nỗ lực tương tự với các nhà lãnh đạo châu Phi trong chính phủ và doanh nghiệp.)
'Không chú ý đủ'
Bù đắp ảnh hưởng là một yếu tố, nhưng không quan trọng bằng việc công nhận bằng việc Mỹ thừa nhận là "đã không chú ý đủ đến châu Phi ở cấp cao nhất của chính phủ trong những năm gần đây," theo ông David Shinn, đồng tác giả cuốn sách "China and Africa: A Century of Engagement" (Trung Quốc và châu Phi: Một trăm năm giao tiếp) "
Ông Shinn, cựu đại sứ Mỹ ở Burkina Faso và Ethiopia và hiện là giáo sư trợ giảng tại Đại học George Washington, cho rằng Mỹ gia tăng sự chú ý là vì ba diễn biến nay: nền kinh tế trong nước của Mỹ đang dần ổn định, nền kinh tế đang phát triển của châu Phi và những cơ hội cho quan hệ đối tác của Mỹ và đầu tư tư nhân, và những mối đe dọa an ninh ngày càng lớn mà những kẻ cực đoan đề ra ở châu Phi và ở nhà.
Ông Shinn đưa ra những nhận định này trong tạp chí đăng bình luận về quan hệ Mỹ-Trung China-U.S. Focus Digest mùa thu năm ngoái.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-da-kich-chuyen-di-phi-chau-cua-tt-obama/2880575.html
Biển Đông : Mỹ tố cáo Trung Quốc "làm giả" chủ quyền
Trọng Nghĩa
Tổng thống Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn tại Cung điện quốc gia ở Addis Ababa ngày 27/7/2015.
28.07.2015
Carol Guensburg
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang chế nhạo động cơ những chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Barack Obama là lo ngại về ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở châu lục này.
Ký giả Liu Zhun viết trong một bài xã luận đăng trên báo Anh ngữ Global Times ngày thứ hai rằng: Hoa Kỳ “rõ ràng thiếu một chính sách nhất quán về châu Phi” và coi Trung Quốc như một đối thủ tranh giành ảnh hưởng và các cơ hội kinh tế “thay vì một thế lực xây dựng khác đem lại phúc lợi cho vùng đất này.”
Ông Liu viết, “Hoa Kỳ từng là một thế lực bao trùm ở châu Phi. Nói rằng khối lượng giao thương giữa hai nước đã sụt giảm, ông kết luận rằng, “một sự thay đổi lập trường đã làm Hoa Kỳ lo ngại.”
Tân Hoa Xã cũng đả kích việc Hoa Kỳ tiếp xúc và khoe khoang các dự án của Mỹ, theo Associated Press. Tựa đề một bài trên mạng của thông tấn xã nhà nước Trung Quốc viết rằng, “Bất chấp kèn trống, các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ dành cho châu Phi không tạo được một sự khác biệt lớn nào,” khi đề cập đến chương trình 1 tỷ đôla mà ông Obama công bố sẽ viện trợ cho các doanh gia toàn cầu ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
Dự án Trang bị Điện khí cho châu Phi với kinh phí 7 tỷ đôla để cung cấp điện cho 50 triệu người Phi châu đã không đạt được mấy tiến bộ kể từ khi khai trương hồi tháng 6 năm 2013. Tân Hoa Xã tường thuật như vậy hôm thứ hai, viện dẫn một bài báo trước đó trên tờ Les Echos của Pháp.
Ảnh hưởng bành trướng
Đối tác thương mại lớn nhất châu Phi là Trung Quốc đã có các quan hệ với châu lục này từ nhiều thế kỷ và đã ráo riết cố gắng củng cố các quan hệ đó trong mấy năm vừa qua.
Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc – châu Phi họp lần đầu ở Bắc Kinh vào năm 2000, nay có 50 trong số 54 quốc gia làm thành viên. Kỳ họp thứ 6 dự kiến vào tháng 12 ở Nam Phi.
Cường quốc châu Á này đã tăng gấp đôi các cam kết tài chính của mình cho châu Phi tại ba cuộc họp hồi gần đây của diễn đàn và dự kiến sẽ thúc đẩy những cam kết này với "thêm một hạn mức tín dụng ấn tượng nữa," theo một báo cáo từ Chương trình Tăng trưởng châu Phi, một dự án của Viện Brookings ở Washington. Những cam kết của Trung Quốc tăng từ 5 tỉ đôla vào năm 2006 lên 10 tỉ đôla vào năm 2009 và 20 tỉ đôla vào năm 2012. Trung Quốc đã nới rộng hạn mức tín dụng của mình cho châu Phi thêm 10 tỉ đôla vào năm ngoái.
Mới tháng trước, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và những thực thể như Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc tổ chức một diễn đàn kéo dài hai ngày ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia về việc đẩy mạnh đầu tư "có trách nhiệm" và những mối quan hệ đối tác ở châu lục này. Ngành công nghiệp nhẹ được nêu ra là một trọng tâm đặc biệt," vì sự sẵn có của những nguồn lực địa phương và chi phí lao động tương đối thấp," trang web của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Trang web của diễn đàn nhấn mạnh những trao đổi ngoại giao và học thuật, cũng như những dự án như cảng Lamu mà Trung Quốc tài trợ xây dựng ở Kenya. Trang web này cho biết thêm, dự án 24 tỉ đôla, dự kiến hoàn thành vào năm 2030, "sẽ là hành lang giao thông thứ hai của Kenya, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập khu vực trong khu vực Đông Phi và xa hơn nữa".
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Phi
Chính quyền Obama cũng đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo Mỹ-Phi tại Washington vào tháng 8 năm ngoái để tăng cường những quan hệ quốc tế. Hội nghị quy tụ khoảng 50 nguyên thủ châu Phi trong ba ngày diễn đàn về an ninh, y tế, môi trường và tham nhũng. Ông Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng John Kerry đều có bài phát biểu trước cử tọa.
Tại hội nghị thượng đỉnh này, Mỹ đã công bố những giao dịch kinh doanh trị giá gần 1 tỉ đôla, thêm ngân quỹ cho hoạt động gìn giữ hòa bình, và hàng tỉ đôla cho những chương trình lương thực và điện năng.
Hội nghị này đã bị một số cơ quan truyền thông chỉ trích là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của các diễn đàn Trung-Mỹ. (Châu Âu và Nhật Bản cũng tham gia vào những nỗ lực tương tự với các nhà lãnh đạo châu Phi trong chính phủ và doanh nghiệp.)
'Không chú ý đủ'
Bù đắp ảnh hưởng là một yếu tố, nhưng không quan trọng bằng việc công nhận bằng việc Mỹ thừa nhận là "đã không chú ý đủ đến châu Phi ở cấp cao nhất của chính phủ trong những năm gần đây," theo ông David Shinn, đồng tác giả cuốn sách "China and Africa: A Century of Engagement" (Trung Quốc và châu Phi: Một trăm năm giao tiếp) "
Ông Shinn, cựu đại sứ Mỹ ở Burkina Faso và Ethiopia và hiện là giáo sư trợ giảng tại Đại học George Washington, cho rằng Mỹ gia tăng sự chú ý là vì ba diễn biến nay: nền kinh tế trong nước của Mỹ đang dần ổn định, nền kinh tế đang phát triển của châu Phi và những cơ hội cho quan hệ đối tác của Mỹ và đầu tư tư nhân, và những mối đe dọa an ninh ngày càng lớn mà những kẻ cực đoan đề ra ở châu Phi và ở nhà.
Ông Shinn đưa ra những nhận định này trong tạp chí đăng bình luận về quan hệ Mỹ-Trung China-U.S. Focus Digest mùa thu năm ngoái.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-da-kich-chuyen-di-phi-chau-cua-tt-obama/2880575.html
Biển Đông : Mỹ tố cáo Trung Quốc "làm giả" chủ quyền
Trọng Nghĩa
mediaĐá Chữ Thập mà Trung Quốc đang bồi đắp, chụp từ máy bay trinh sát của Mỹ ngày 21/05/2015.Reuters
Trung Quốc là một trong những nước nổi tiếng trong lãnh vực làm hàng giả đủ loại. Đối với Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, Bắc Kinh vừa có thêm một mặt hàng giả mới : Đó là chủ quyền trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới bồi đắp tại quần đảo Trường Sa, vùng Biển Đông.
Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn.
Đối với ông Harry Harris, các nước tranh chấp chủ quyền khác tại Biển Đông là Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng đã tiến hành cải tạo đất trong vùng Biển Đông. Tuy nhiên, tổng diện tích cải tạo của các nước này chỉ khoảng 100 mẫu Anh (acre) trong vòng 45 năm, chẳng thấm vào đâu so với kích thước, phạm vi và quy mô của các công trình rầm rộ của Trung Quốc, mà theo Đô đốc Harris đã lên đến gần 3.000 mẫu Anh trong vỏn vẹn 18 tháng.
Theo Đô đốc Harris đa số các nước trong vùng Biển Đông muốn duy trì nguyên trạng, riêng Bắc Kinh lại muốn thay đổi hiện trạng « để phục vụ quyền lợi bản thân hẹp hòi » của họ.
Hành động xây dựng tại vùng quần đảo Trường Sa của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã khiến cho Bộ Tư lệnh Mỹ vùng Thái Bình Dương càng lúc càng lo ngại, thúc đẩy lực lượng Mỹ tăng cường các chiến dịch tuần tra và giám sát các khu vực xung quanh quần đảo đang tranh chấp.
Ngoài mối quan ngại về mặt quân sự, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ còn đặc biệt quan tâm đến các tác hại môi trường mà các công trình Trung Quốc đã gây ra, một vấn đề mà ông Harris tiếc là ít được chú ý tới.
Đô đốc Harry Harris đã trích dẫn quan điểm phê phán của ông John McManus, chuyên gia về sinh học biển thuộc trường Đại học Miami, đã khẳng định hồi đầu tháng Bẩy này trên nhật báo The Washington Post rằng công việc nạo vét lòng biển một cách vội vàng để đắp đảo đã mang tính chất « tàn phá », và đó là « điều tệ hại nhất đã xảy ra với các rạn san hô trong suốt cuộc đời của chúng ta ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150726-bien-dong-my-to-cao-trung-quoc-lam-gia-chu-quyen/
Trung Quốc là một trong những nước nổi tiếng trong lãnh vực làm hàng giả đủ loại. Đối với Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, Bắc Kinh vừa có thêm một mặt hàng giả mới : Đó là chủ quyền trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới bồi đắp tại quần đảo Trường Sa, vùng Biển Đông.
Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn.
Đối với ông Harry Harris, các nước tranh chấp chủ quyền khác tại Biển Đông là Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng đã tiến hành cải tạo đất trong vùng Biển Đông. Tuy nhiên, tổng diện tích cải tạo của các nước này chỉ khoảng 100 mẫu Anh (acre) trong vòng 45 năm, chẳng thấm vào đâu so với kích thước, phạm vi và quy mô của các công trình rầm rộ của Trung Quốc, mà theo Đô đốc Harris đã lên đến gần 3.000 mẫu Anh trong vỏn vẹn 18 tháng.
Theo Đô đốc Harris đa số các nước trong vùng Biển Đông muốn duy trì nguyên trạng, riêng Bắc Kinh lại muốn thay đổi hiện trạng « để phục vụ quyền lợi bản thân hẹp hòi » của họ.
Hành động xây dựng tại vùng quần đảo Trường Sa của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã khiến cho Bộ Tư lệnh Mỹ vùng Thái Bình Dương càng lúc càng lo ngại, thúc đẩy lực lượng Mỹ tăng cường các chiến dịch tuần tra và giám sát các khu vực xung quanh quần đảo đang tranh chấp.
Ngoài mối quan ngại về mặt quân sự, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ còn đặc biệt quan tâm đến các tác hại môi trường mà các công trình Trung Quốc đã gây ra, một vấn đề mà ông Harris tiếc là ít được chú ý tới.
Đô đốc Harry Harris đã trích dẫn quan điểm phê phán của ông John McManus, chuyên gia về sinh học biển thuộc trường Đại học Miami, đã khẳng định hồi đầu tháng Bẩy này trên nhật báo The Washington Post rằng công việc nạo vét lòng biển một cách vội vàng để đắp đảo đã mang tính chất « tàn phá », và đó là « điều tệ hại nhất đã xảy ra với các rạn san hô trong suốt cuộc đời của chúng ta ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150726-bien-dong-my-to-cao-trung-quoc-lam-gia-chu-quyen/
Thứ Tư, 29/07/2015
Nghe
Xem
Cựu Thủ Tướng Úc bác bỏ quan ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh khu vực
Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd.
Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd.
Hải quân Trung Quốc mới kêu gọi tránh “suy diễn quá mức” cuộc thao diễn quân sự hiện thời của nước này trên biển Đông, sau khi bị Việt Nam chỉ trích.ường dẫn
Nghe
Xem
Cựu Thủ Tướng Úc bác bỏ quan ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh khu vực
Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd.
Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd.
Hải quân Trung Quốc mới kêu gọi tránh “suy diễn quá mức” cuộc thao diễn quân sự hiện thời của nước này trên biển Đông, sau khi bị Việt Nam chỉ trích.ường dẫn
Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Ðông
27.07.2015
Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd bác bỏ những quan ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực vì các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu trên đài truyền hình CNN hôm qua, Chủ nhật 26/7, ông Rudd cực lực bác bỏ ý kiến của chuyên gia về Trung Quốc David Shambaugh cho rằng chế độ cai trị của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc đã đến giai đoạn kết thúc.
Hãng tin AAP tường thuật rằng ông Shambaugh, một chuyên gia về Trung Quốc được nhiều người biết tiếng, đã trình bày lập luận vừa kể của ông trên báo Wall Street Journal vào tháng Ba năm nay.
Trong chương trình GPS của ký giả Fareed Zakaria của đài CNN, ông Kevin Rudd cũng bác bỏ những lo sợ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang phô trương lực lượng ở Biển Đông, và sẽ khơi ra một cuộc tranh chấp quân sự khu vực.
Ông nói: “Tôi tin rằng sẽ không có bên nào được lợi ích gì nếu để cho một sự cố đáng kể xảy ra, và bùng nổ thành một cuộc tranh chấp khu vực.”
Ông Kevin Rudd nói rằng từ quan điểm của phía Trung Quốc, thì chiến tranh sẽ phương hại tới ưu tiên số 1 trong nghị trình của Trung Quốc, là tiếp tục biến đổi nền kinh tế, và lý do thứ hai, theo ông, là nếu tranh chấp với Hoa Kỳ bùng nổ bây giờ, thì những nhân vật có đầu óc thực tiễn trong Quân Đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc thừa biết rằng họ có phần chắc sẽ thua trận.
Hãng tin AAP tường thuật rằng ông Kevin Rudd nói từ phía Mỹ, Hoa Kỳ không có lợi ích gì khi tiến hành chiến tranh tại Châu Á, dù là chiến tranh xảy ra một cách vô tình hay cố ý, cho nên có thể kết luận rằng sẽ có những sự cố xảy ra giữa hai bên, nhưng mọi việc rồi sẽ qua.
Ông Kevin Rudd, cựu Thủ Tướng Úc giờ là Chủ tịch của Viện nghiên cứu Chính sách Asia Society đặt trụ sở ở New York, là Thủ Tướng Úc đầu tiên thông thạo tiếng Hoa, và đã từng theo học tại Trung Quốc.
Theo AAP, CNN
http://www.voatiengviet.com/content/cuu-thu-tuong-uc-bac-bo-quan-ngai-ve-nguy-co-xay-ra-chien-tranh-khu-vuc/2879965.html
Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd bác bỏ những quan ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực vì các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu trên đài truyền hình CNN hôm qua, Chủ nhật 26/7, ông Rudd cực lực bác bỏ ý kiến của chuyên gia về Trung Quốc David Shambaugh cho rằng chế độ cai trị của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc đã đến giai đoạn kết thúc.
Hãng tin AAP tường thuật rằng ông Shambaugh, một chuyên gia về Trung Quốc được nhiều người biết tiếng, đã trình bày lập luận vừa kể của ông trên báo Wall Street Journal vào tháng Ba năm nay.
Trong chương trình GPS của ký giả Fareed Zakaria của đài CNN, ông Kevin Rudd cũng bác bỏ những lo sợ rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang phô trương lực lượng ở Biển Đông, và sẽ khơi ra một cuộc tranh chấp quân sự khu vực.
Ông nói: “Tôi tin rằng sẽ không có bên nào được lợi ích gì nếu để cho một sự cố đáng kể xảy ra, và bùng nổ thành một cuộc tranh chấp khu vực.”
Ông Kevin Rudd nói rằng từ quan điểm của phía Trung Quốc, thì chiến tranh sẽ phương hại tới ưu tiên số 1 trong nghị trình của Trung Quốc, là tiếp tục biến đổi nền kinh tế, và lý do thứ hai, theo ông, là nếu tranh chấp với Hoa Kỳ bùng nổ bây giờ, thì những nhân vật có đầu óc thực tiễn trong Quân Đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc thừa biết rằng họ có phần chắc sẽ thua trận.
Hãng tin AAP tường thuật rằng ông Kevin Rudd nói từ phía Mỹ, Hoa Kỳ không có lợi ích gì khi tiến hành chiến tranh tại Châu Á, dù là chiến tranh xảy ra một cách vô tình hay cố ý, cho nên có thể kết luận rằng sẽ có những sự cố xảy ra giữa hai bên, nhưng mọi việc rồi sẽ qua.
Ông Kevin Rudd, cựu Thủ Tướng Úc giờ là Chủ tịch của Viện nghiên cứu Chính sách Asia Society đặt trụ sở ở New York, là Thủ Tướng Úc đầu tiên thông thạo tiếng Hoa, và đã từng theo học tại Trung Quốc.
Theo AAP, CNN
http://www.voatiengviet.com/content/cuu-thu-tuong-uc-bac-bo-quan-ngai-ve-nguy-co-xay-ra-chien-tranh-khu-vuc/2879965.html
Posted by sontrung at 10:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 374
BÙI BẢO TRÚC * CỜ TRỘM CẮP
Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng
BÙI BẢO TRÚCPhải nói ngay người vẽ cái poster đó vẽ rất khéo. Những ai không phải là người Nhật hay người Việt, không đọc được chữ Nhật và chữ Việt mà nhìn tấm poster ấy thì chỉ thấy lá cờ đỏ sao vàng quang vinh (?) của nước ta để rồi nghĩ ngay rằng (nội dung của tấm poster là) nước ta đang oai hùng tiến lên cùng năm châu thế giới.
Phải nói là cái poster vẽ rất khéo.
Tấm poster này được một sinh viên Việt Nam học tại đại học Matsuyama Matsudo, Chiba tìm thấy ở trong khuôn viên của đại học. Nửa trên của poster là lá cờ đỏ sao vàng với ngôi sao phinh phính beo béo của nước ta, không thể lầm với bất cứ một ngôi sao nào trong các lá cờ của thế giới. Thực ra trong tấm poster đó cũng không hẳn là một lá cờ, mà là một khoảng mầu đỏ chảy loang xuống nửa dưới của tấm poster. Khoảng mầu đỏ loang che gần hết hai chữ “Trộm cắp.” Một hình vẽ bàn tay, biểu tượng quốc tế cho chữ “STOP!” Ngay phía dưới là hàng chữ Nhật mà kiến thức rất hạn hẹp về chữ Hán của tôi chỉ đọc được lõm bõm ba bốn chữ, nhưng chắc ý nghĩa của hàng chữ Nhật ấy chắc cũng không ngoài một lời nhắn là đừng ăn cắp. Ở cuối của tấm poster là hàng chữ Việt nguyên văn: “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG.”
Chuyện ăn cắp thì ở đâu mà lại không có. Ăn cắp không chỉ thấy ở những người thuộc riêng một quốc tịch nào nghĩa là những người ăn cắp thì nước nào cũng có. Nhưng theo một bản tin của đài BBC mới đây, thì người Việt ở Nhật dính vào hơn 40% những vụ ăn cắp vặt. Các vụ này thường diễn ra tại các siêu thị, luôn cả các cửa tiệm bán quần áo, mỹ phẩm sang trọng. Thủ phạm là những thành phần lao động, du học sinh, và luôn cả các phi công và tiếp viên hàng không. Tình trạng này diễn ra nhiều đến nỗi cảnh sát của một thành phố (Nhật) nọ phải đưa người sang Việt Nam để học tiếng Việt ngõ hầu giải quyết những trường hợp ngôn ngữ bất đồng giữa cảnh sát và những người Việt phạm tội ăn cắp. Ở một số nơi đã xuất hiện những poster có nội dung cảnh cáo những người trộm cắp viết bằng tiếng Việt hăm là hình phạt sẽ rất nặng. Điều an ủi duy nhất là, vẫn theo bản tin của đài BBC, thành tích ăn cắp của người Việt ở Nhật vẫn còn thua Trung quốc.
Nhưng người ta phải đồng ý là không có một tấm poster cảnh cáo nào có nội dung độc địa (nhắm vào Việt Nam) như tấm ở đại học Matsuyama. Có thể nó cũng xuất hiện ở những nơi khác nữa chứ chẳng lẽ chỉ in ra vài tấm treo trong khuôn viên đại học thôi.
Người designer vẽ tấm poster đó rất khéo nhưng cũng rất đểu. Thay vì chỉ là mấy dòng chữ Việt cũng đủ để răn đe những người có toan tính bất lương, phạm pháp thì designer dùng ngay lá cờ và những hàng chữ Việt để đích danh nói thẳng với các công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không hề nhắm vào các lao động đến từ Philippines, Indonesia, Hàn Quốc...
Lá cờ được ghép vào tấm poster nhưng không phải là một lá cờ tung bay ngạo nghễ trong gió, mà là một khoảng mầu đỏ loang lổ.
Sau hết, cái đểu của người vẽ tấm poster đó ghép vào tấm poster đó là câu mà nhà nước vẫn đem ra để bảo ban, dậy dỗ những người dân cùng khổ của Việt Nam : “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG.”
Người design tấm poster rất đểu khi đem câu này ra để mỉa mai, rỉa rói, xỏ xiên nhà nước Việt Nam... Này mấy anh kia, cứ hô hào, cổ vũ cho chuyện lao động là vinh quang thì hãy cứ nhìn lại coi người dân của các anh có làm đúng theo lời cổ vũ của mấy anh không. Họ có thực tâm tin rằng lao động là vinh quang không? Hay những công dân khốn khổ của nước Việt Nam mà các anh xuất cảng đi làm nô lệ ở khắp mọi nơi (nhưng không thấm nhuần đạo đức Hồ chí Minh và những lời kêu gọi của các anh) chỉ là thứ hàng xuất cảng trây lười, chỉ biết trộm cắp sang nước Nhật của chúng tôi và làm bẩn, làm ô nhiễm đất nước của chúng tôi.
Tấm poster xuất hiện từ hồi cuối năm 2014 nhưng tới nay, đại sứ quán của nước ta vẫn chưa có bất cứ một phản ứng nào. Không có một công hàm phản đối gửi cho chính phủ Nhật đòi tháo gỡ những tấm biểu ngữ có nội dung lăng mạ người dân và đất nước Việt Nam.
Hay là chúng nó cũng đồng tình với những lời chửi cha chúng nó lên như vậy?
Đáng lẽ ra Bộ Ngoại Giao phải gọi đại sứ Nhật tới than phiền, đòi chính phủ Nhật phải ra lệnh cho thành phố Chiba dẹp bỏ, thu hồi những tấm poster đó và xin lỗi người Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Nhưng Bộ Ngoại Giao, sứ quán Việt Nam ở Tokyo không hề mở mồm, mặc cho người Việt và lá cờ (dơ dáy ấy) bị mặc tình bôi bẩn thêm.
Nhưng làm thế nào được, khi mà cả nước chúng nó toàn là một bầy trộm cướp, đạo tặc với nhau. Cứ tìm chữ kleptocracy (chế độ ăn cắp) trong Internet là lại thấy có tên Việt Nam ngay lập tức.
Cái danh dự của Việt Nam sau năm 1975 bị bọn chó dại ném xuống đất đen biết đến bao giờ mới gột rửa cho sạch đây!
TẠP GHI HUY PHƯƠNG
Tạp ghi Huy Phương
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”
(*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một
thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào
Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên
thế giới cũng được sự chào đón như thế!
Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của
chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập
cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không
cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều
hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore
từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm,
bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt
tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách
này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu
lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài
thọ chi phí.
Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền
Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động
chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói
lý do.
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người
Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc,
hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều
cảm thấy xấu hổ và đau lòng.
Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường
bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh
Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore
thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại
với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn
$200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả
khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.
Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung
bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước.
Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những
hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.
Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt
không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn
thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính
trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày
đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên
các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước,
cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn
tự nguyện.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh
sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ
hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một
tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô
trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán
karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm
tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách.
Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không
mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một
nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô
gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn
đô la.
Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục
nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công
hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra
chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau.
Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra
khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.
Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả
dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái
Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể
nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn
cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung
Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ
Việt Nam can thiệp.
Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc
Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng
tê giác.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.
Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.
Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng
đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.
Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.
Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
Những cái mặt... Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp,
Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái
mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân
vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên
luôn luôn trơ mặt làm liều.
Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.
Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)
Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”
(*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.
Sunday, July 26, 2015
KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH CỦA VIỆT NAM.
TIN MỚI NHẤT: KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH CỦA VIỆT NAM.
Trong mấy ngày qua, nhiều, rất nhiều máy bay chở quân kiện Mỹ đã liên tục xuống phi trường Cam Ranh để trợ giúp quốc phòng. Phòng tuyến bờ biển pháo binh CSVN đã dàn trận xong.
Thiết bị truy tìm tàu ngầm và cảnh báo sớm đã được Mỹ hỗ trợ dọc theo duyên hải Miền Trung. Các khách sạn, resorts dọc theo bờ biển đã được cài "tình báo khu vực" vào để nắm thông tin về du khách "lạ".
Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ cho "nhóm lãnh đạo thân Trung Quốc" khi có chiến tranh xảy ra.
Kịch bản là quân lính Trung Quốc sẽ đánh chiếm Hà Nội (tạm thời) để hỗ trợ cho một chính phủ "bù nhìn" thân Trung Quốc lên nắm chính quyền và Trung Quốc sẽ rút lui ngay sau đó. Kịch bản nầy sẽ KHÔNG xảy ra vì phe thân Mỹ đã nắm toàn bộ Quân Đội và đã biết được tin tình báo nầy.
Những lãnh đạo thân Trung Quốc cao cấp như Nguyễn Phú Trọng đã "đầu hàng" phe thân Mỹ rồi, do đó sẽ KHÔNG có vụ đảo chính khi Trung Quốc chiếm Hà Nội, nhưng nơi đây sẽ là mồ chôn lính Trung Quốc.
Trong cuộc thương lượng mới nhất cho biết là phía Mỹ sẽ KHÔNG đưa quân tham chiến nhưng sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và tình báo chiến lược. Nếu trường hợp Trung Quốc đánh thẳng vào Hà Nội thì máy bay đánh bom B52 Mỹ sẽ san bằng các căn cứ Trung Quốc ở Trường Sa.
Trong đầu tháng 7 Mỹ đã cho 2 chiếc B-52s bay thực tập từ Barksdale Air Force Base, Louisiana, bay liên tục 44 giờ để sẵn sàng chiến đấu. Từ đảo Guam tới Trường Sa B52 bay không hơn 20 tiếng, do đó chuyện san bằng căn cứ TQ ở Trường Sa rất dễ dàng.
Phía Quốc Phòng CSVN đang động binh ứng chiến cho tình huống xấu nhất. Các khu vực gần biên giới Tây Nam nhiều vũ khí hạng nặng đang được đưa về hỗ trợ cho các cánh quân tại nơi đây.
Trung đoàn Tiêm kích-Bom 937 Đoàn Hậu Giang ở Thành Sơn đã đưa tiêm kích Su-22M-4 về phi trường Cần Thơ để hỗ trợ cho Biên Giới Tây Nam khu vực Sông Hậu.
Trung đoàn Tiêm kích 935, Đoàn Biên Hòa sẽ hỗ trợ cho biên giới Tây Ninh. Trung đoàn Trực thăng 917 Đoàn Đồng Tháp đã đưa một số máy bay trực thăng chiến đấu UH-1H, Mi-8 và Mi-171 ra Phú Quốc để hỗ trợ cho Hải Quân và Cảnh Sát Biển khi Cam Bốt đánh đường biển sang Cà Mau và Phú Quốc.
Các tàu chiến Hải Quân và Tàu Ngầm đã được đưa từ Hải Phòng và Đà Nẵng về Vũng Tàu trú đóng. Đà Nẵng sẽ sử dụng pháo phòng không, pháo Binh và Trung đoàn Tiêm kích 929 (Đà Nẵng), Trung đoàn Tiêm kích 940 (Phù Cát) yểm trợ chứ không chú trọng hải chiến.
Rất nhiều chi tiết về diễn biến quân sự, VỊT BẦU chỉ đưa ra 10% cuộc chuyển biến quân nầy.
THÔNG TẤN XÃ VỊT BẦU
Saturday, July 25, 2015
THANH THẬT HAY THANH GIẢ?
TỔ CHỨC R. H. HOA KỲ NÓI ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH TỪ PARIS VỀ HÀ NỘI NGÀY 25-7-2015 LÀ NGƯỜI GIẢ DANH
Saturday, July 25, 2015
Hình Đại tướng Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh tại bệnh viện George Pompidou khi còn thở. |
Phải chăng kịch bản sắp tới dành cho Đại tướng Phùng Quang Thanh là như tấm ảnh sang trọng nầy? |
VietPress USA (25-7-2015):
Tin nầy rất quan trọng nên VietPress USA xin “loan với sự Dè Dặt thường
lệ”. VietPress USA không bịa tạo ra nguồn tin và không có đơn vị nào
thứ ba để thẩm định hay xác minh đối chiếu nên không thể khẳng định
nguồn tin là thật đến mức độ nào. VietPress chỉ là cơ quan Truyền thông
đưa tin từ mọi chiều khác nhau để phục vụ đọc giả.
VietPress
USA sẵn sàng đăng nguồn tin cải chính, đính chính hay gì khác gọi là
“Tiếng chuông thứ hai” từ các phía liên quan để dư luận khắp Thế giới,
nhất là nhân dân Việt Nam được thấy rõ những sự việc đang xảy đến cho
tình hình chính trị và vận mệnh đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay và những ngày sắp tới.
PHẢI CHĂNG ÔNG PHÙNG QUANG THANH GIẢ ĐƯỢC DÀN DỰNG TRỞ VỀ NƯỚC SÁNG 25-7-2015 ?
Tổ
chức R. H. tại Hoa Kỳ hôm nay Thứ Bảy 25-7-2015 khẳng định với
VietPress USA rằng “Đảng và Nhà nước csVN đã dàn dựng vở kịch đưa một
người giả đóng vai Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ
Paris trở về nước theo chuyến Bay Boeing 777 số VN18 rời phi trường Charles de Gaulle chiều ngày 24-7 và đã đáp xuống phi trường Nội Bài, Hà Nội lúc 7:00 giờ sáng Thứ Bảy 25-7-2015. Đó là một người giả!”.
Trong
bản tin của VietPress USA đăng tải ngày 19-7-2015, tổ chức R. H. ở Hoa
Kỳ một lần nữa khẳng định Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang
Thanh đã bị ám sát tại Paris vào trưa Thứ Sáu 26-6-2015, vợ và con trai
là Đại tá Phùng Quang Hải cũng bị trúng đạn. Bà vợ của Đại tướng Phùng
Quang Thanh bị 1 viên đạn trúng ngực chết sau 4 tiếng đồng hồ. Đại tướng
Phùng Quan Thanh chết sau 4 ngày vì trúng 2 viên đạn. Con trai là Đại
tá Phùng Quang Hải bị trúng 1 viên đạn vào bụng gần bang quang. Xác của
Đại tướng Phùng Quang Thanh và phu nhân và con trai Phùng Quang Hải đã
được đưa về Hà No565i ho6m03-7-2015. Xin xem lại bản tin đã loan tại
link (http://www.vietpressusa.com/2015/07/tin-loan-de-dat-ai-tuong-bo-truong-qp.html ).
Hôm nay Thứ Bảy 25-7-2015, sau
khi báo chí Việt Nam thi nhau loan tin và hình ảnh Đại tướng Bộ trưởng
Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đáp xuống phi trường Nội Bài lúc 6:38AM
giờ địa phương sáng sớm Thứ Bảy 25-7-2015 và cuộc đón rước hạn chế, rất
vội và; thì Tổ chức R.H. vừa cho VietPress USA biết rằng “đó là một màn
dàn cảnh với nhân vật giả, để che mắt dân chúng Việt Nam và trấn an
tình hình biến động lúc nầy đang gặp cảnh “Thù trong, Giặc ngoài!”
Theo
tổ chức R. H. thì ông Phùng Quang Thanh là một cấp bậc Đại tướng, lại
giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng của nước Cộng Hòa XHCNVN; kiêm Tổng Tư
lệnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam hùng mạnh đứng hàng thứ 21 trên tổng số
126 lực lượng quốc phòng trên khắp Thế giới (http://www.globalfirepower.com/countries-listing.asp). Do vậy không thể ém nhẹm cái chết của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh được.
Xác
của Đại tướng Phùng Quang Thanh và vợ đã được đưa về Hà Nội từ ngày
03-7-2015 sau khi người nhà và các sĩ quan từ Bộ Quốc phòng qua Paris để
lo thủ tục vào ngày 01-7-2015. Gia đình xin tự lo chôn cất nhưng không
được vì không thể để im lặng. Chính vì vậy Hà Nội phải dựng lên câu
chuyện nhà nước quan tâm cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đi qua Paris
ngày 24-6-2015 chữa bệnh ung xơ phổi, đã được giải phẩu ngày 30-6-2015
và đã được xuất viện ngày 07-7-2015 theo các công bố của Gs-Ts Phạm Gia
Khải thuộc Ủy Ban Chăm sóc và Bảo vệ Sức khỏe Trung Ương.
Tổ
chức R. H. nói rằng “Nếu đã công bố chữa bệnh và đã xuất viện thì phải
trở về nước; nhưng thời gian qua không kiếm được người đóng vai Đại
tướng nên phải chờ kỹ thuật làm mặt nạ cao su của Tây Ban Nha. Vì xác
của Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bị ướp đá tại nhà quàn bệnh viện
Georges Pompidou nên biến dạng mặt sung lên đã gây trở ngại cho việc lấy
khuôn đúc mặt nạ không còn chính xác so với khuôn mặt người thật lúc
còn sống hay khi mới chết.
Sauk
hi đã đúc mặt nạn thì gò má bị phồng cao và chóp mũi vễnh tròn lên khác
với chóp mũi của Đại tướng Phùng Quang Thanh cong suôn xuống và thành
tú hơn. Gò má của Đại tướng Thanh cũng thấp chứ không gồ cao lên như
khuôn mặt hóa trang”.
Tổ
chức R. H. nói: “Trong hồ sơ “Factsheets” của An ninh Hoa Kỳ có ghi
chiều cao của Đại tướng Phùng Quang Thanh là 1.63m = 5 Feet 347 769 028
9. Nhưng người đóng giả theo phân tích hình ảnh cao tới 1.72m = 5 Feet
643 044 619 4 và thân hình to con hơn nhân dáng của Đại tường Phùng
Quang Thanh”.
Theo
tổ chức R. H. nói trước rằng “Kịch bản tiếp theo là Hà Nội sẽ công bố
thời gian gần đây Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được đảng và Nhà nước
csVN quan tâm đưa đi chữa bệnh giải phẩu khối u trong phổi và đã xuất
viện trở về rất khỏe mạnh; nhưng vì Đại tướng tích cực lo cho đất nước
và Quân đội Nhân Dân Việt Nam nên Đại tướng Bộ trưởng làm việc nhiều quá
và vết thương bị tái phát không cấp cứu kịp nên Bộ trưởng đã qua đời !
“Sau
đó sẽ có một lễ quốc táng, truy điệu, đặt vòng hoa, đọc điếu văn và một
đáng tang có kéo pháo đi rình rang để ghi công trạng của Đại tướng
Phùng Quang Thanh.
“Ngày
tang lễ thì Phu nhân của Đại tướng Bộ trưởng quá đau buồn nên không dự
đám tang được… và sau đó ít ngày thì sẽ nghe tin phu nhân lâm bệnh và
qua đời! Lại thêm một cái đám ma nữa rất rình rang cho nhân dân được
biết!”
Tổ
chức R. H. nói rằng “đó là kịch bản màn hai sẽ diễn ra đại loại là như
thế sau khi hoàn tất màn 1 là đưa Đại tường từ Paris về sau khi giải
phẩu thành công và xuất viện !”.
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỂM GIẢ MẠO ĐƯA NGƯỜI ĐÓNG VAI ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG VỀ NƯỚC:
Sau
đây là một vài phân tích được tổ chức R.H. cung cấp, cũng như một số
khác được VietPress USA tổng hợp từ các nguồn tin nhận được:
1.
Tin Bộ trưởng Quốc phòng đi qua Pháp giải phẩu, mọi người quan tâm,
được các giới chức cao cấp của Ủy Ban Chăm sóc và Bảo vệ Sức khỏe Cán bộ
Trung ương liên tiếp theo dõi, đưa tin, được Phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Lê Hải Bình lên tiếng, thế mà khi Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng
trở về nước, không thấy Website chính của Bộ Quốc Phòng đăng bất cứ một
mẫu tin nhỏ nào về chuyện Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước cả! (Link:
http://www.mod.gov.vn/wps/portal ). Lý do tại sao? Vì không còn phe thân Trung Quốc của ông Phùng Quang Thanh trong Bộ Quốc Phòng csVN nữa ?
2. Tin của VnExpress loan ngày 24-7-2015 cho biết “ngày 22-7, con trai và cháu của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã sang Pháp đón ông về nước. Khởi
hành từ sân bay Charles de Gaulle chiều 24/7, máy bay Boeing 777 số
hiệu VN18 chở ông Thanh và người thân dự kiến đáp xuống Nội Bài vào sáng
sớm hôm sau” (Link: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ngay-25-7-bo-truong-phung-quang-thanh-ve-nuoc-3253698.html). .
Tại
sao không thấy con trai và cháu từ Pháp đi về chung? Và cũng không thấy
bất cứ ai trong số vợ, con, dâu hay thân nhân ra đón ở phi trường Nội
Bài để mừng gặp lại Bộ trưởng mới được giải phẩu lồng ngực thoát chết
trở về?
3. Báo Tuổi Trẻ
Online loan tin Đại tướng Phùng Quang Thanh theo chuyến bay Boeing
777-200ER số hiệu VN-A143 của Vietnam Airlines, chuyến bay VN18, ngồi
ghế Thương mại, rời phi trường Charles de Gaulle lúc 14:00 giờ địa
phương ngày 24-7-2015 và đã đáp phi trường Nội Bài lúc 6:38 giờ sang Thứ
Bảy 25-7-2015 và máy bay đã đỗ phía sau nhà ga VIP của Nội Bài, không
có xe cứu thương.
Tường thuật của báo Tuổi Trẻ ghi
(Trích): “Phóng viên Tuổi Trẻ chứng kiến Đại tướng Phùng Quang Thanh bước xuống từ cầu thang máy bay.
Đại
tướng Phùng Quang Thanh mặc bộ complet màu xám nhạt bước xuống cầu
thang máy bay, tươi cười bắt tay những người ra đón và lên xe ôtô mang
biển số quân sự TH -28 -09 đang chờ sẵn.
Dù
có gầy hơn trước nhưng phong thái của ông đĩnh đạc, khỏe khoắn. Cuộc
đón tiếp Bộ trưởng Phùng Quang Thanh diễn ra khá nhanh chóng.
Đến
6g54 chiếc ôtô mang biển số quân sự TH-28 -09 cùng hai chiếc xe mang
biển số quân sự khác rời nhà ga VIP sân bay Nội Bài đi theo đường Võ
Nguyên Giáp hướng về cầu Nhật Tân để về trung tâm Hà Nội.
Đến lúc này lực lượng CSGT và An ninh hàng không trực trước cổng nhà ga VIP rời đi.
Đến
7g20, chiếc xe quân đội mang biển số TH 28-09 đã về đến nhà riêng của
Đại tướng Phùng Quang Thanh tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (Hà Nội)”
(Hết trích)
Như vậy có thể thấy: Máy
bay đỗ (đậu lại) lúc 6:38 giờ sau nhà ga VIP có nghĩa là dân không ai
thấy, không ai chứng kiến được. Đến lúc Đại tướng lên xe chạy đi lúc
6:54 giờ, tức thời gian chỉ có 16 phút mà thôi!
Điều
nầy là chuyện bất thường đối với một cuộc tiếp đón người may mắn khỏe
mạnh sau giải phẩu trở về. Tại sao không thấy “Con trai và cháu” của Bộ
trưởng Phùng Quang Thanh qua Pháp đón ông cùng trở về theo như bản tin
của VNExpress đã loan? Trong cac ảnh không thấy con trai và cháu qua
Pháp và trở về!
Tại
sao không có vợ, con, con dâu hay ai là thân nhân ra đón? Một sự kiện
khi chồng, cha, ông là vị Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng bị bệnh năng đi
Pháp giải phẩu lồng ngực may mắn sống sót trở về mà toàn bộ gia đình
không có ai ra phi trường để đón là vì lý do gì?!
Dưới quyền của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay có các Thứ trưởng hay chức vụ cao cấp Tướng lãnh Quốc phòng gồm: Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng, quyền Bộ trưởng QP); Trương Quang Khánh (Thứ trưởng); Nguyễn Chí Vịnh (Thứ trưởng); Lê Hữu Đức (Thứ trưởng); Nguyễn Văn Hiến (Thứ trưởng); Nguyễn Thành Cung (Thứ trưởng). Tại sao không có ông Tướng thuộc cấp nào ra đón xếp lớn trở về cả vậy?!
4.
Tại sao một sự kiện quan trọng làm dư luận cả nước và toàn quân xôn xao
cho rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát chết; nay Đại tường chỉ
đi chữa bệnh về mà không hề cho Truyền Hình, Truyền thanh và Báo chí
Việt Nam đến phỏng vấn, chụp hình để loan tin và để Bộ trưởng Phùng
Quang Thanh phát biểu vài câu cho dân tin tưởng và đánh tan các dư luận
lệch lạc? Tại sao phải tiếp tục che dấu?
5. Phóng viên của báo Tuổi Trẻ Online là cơ quan Báo chí duy nhất tự hào rằng (Trích) “Phóng viên Tuổi Trẻ chứng kiến Đại tướng Phùng Quang Thanh bước xuống từ cầu thang máy bay.
Đại
tướng Phùng Quang Thanh mặc bộ complet màu xám nhạt bước xuống cầu
thang máy bay, tươi cười bắt tay những người ra đón và lên xe ôtô mang
biển số quân sự TH -28 -09 đang chờ sẵn” (Hết trích).
Tại
sao phóng viên báo Tuổi Trẻ không được đến sát cạnh để chụp hình cho rõ
ràng mà phải dùng ống kính Tele chụp từ xa đến..? Mặt của Đại tường mặc
Complet xám nhìn không rõ mà sao phóng viên Tuổi Trẻ thấy rõ miệng của
Đại tướng “tươi cười bắt tay những người ra đón”?!
6. Chuyến máy bay đưa Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước là Boeing 777-200ER số hiệu VN-A143 của
Vietnam Airlines, chuyến bay VN18; thế mà VNExpress lại đăng bản tin
đúng như nội dung của báo Tuổi Trẻ; nhưng chụp hình một chiếc máy bay
kiểu khác, đi cầu thang lộ thiên bên hông máy bay trong khi máy bay mà
báo Tuổi Trẻ chụp hình thì cầu thang có mái che đi phía gần trước đầu
mũi của máy bay.
Tại
sao báo Tuổi Trẻ và báo VNExpress là hai cơ quan Báo chí khác nhau;
đăng hình máy bay khác nhau nhưng tin tức thì hoàn toàn theo mẫu tin đã
được soạn sẵn giống nhau như theo một chỉ thị của đảng và nhà nước csVN
tại Hà Nội khi dàn dựng vụ đón rước nầy?!
2015-07-25 10:55 GMT-04:00 Cao Thái Hải <caothaihai@gmail.com>:
Kịch Sĩ Đóng Vai Bộ Trưởng Quốc Phòng
Báo lề phải CSVN cùng nhau loan tin ông Phùng Quang Thanh từ Pháp về đến phi trường Nội Bài sáng sớm Thứ Bảy 25/7/2015.Tuy nhiên chỉ có một tấm hình duy nhấy do Tuổi Trẻ đưa ra là có ông Thanh, chụp khoảng cách xa, mặc vest xám, đứng sau xe Lexus mini van, tay chấp ra phía sau, cùng với vài người chung quanh. Tất cả những tấm hình còn lại đều không có ông Thanh.
Sự kiện chỉ có một tấm hình chụp xa và quan sát người trong hình thì đa số cho là ai đó đóng thế vai, vì:
- Ông Thanh lùn hơn, chỉ 1,63m còn trong hình cao trên 1.7m.
- Ông Thanh tóc chải từ phải qua trái, ông trong hình chải ngược lại
- Ông Thanh cổ rút, ông trong hình cổ cao bình thường
- Ông Thanh xuơng gò má không gồ, ông trong hình gồ
- Ông Thanh bụng to, ông trong hình bụng vừa phải
- Ông Thanh có thế đứng bình thường, ông trong hình có thế đứng dang chân
- Ông Thanh là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nhưng khi đi ra khỏi phi truờng thì
đi xe thường và không có an ninh phía trước như thủ tục đòi hỏi.
Tóm lại, việc ông Quang Thanh về VN có hơi hám giống ông Bá Thanh trước
đây. CSVN đưa ra duy nhất chỉ một tấm hình chụp xa với một nhân vật
không giống ông Quang Thanh lắm, càng làm tăng thêm sự nghi ngờ của dư
luận, nhất là khi dân chúng đã từng trãi nghiệm không biết là bao nhiêu
những sự dàn dựng đại kịch của một hệ thống nói láo có tổ chức.
NGUỜI GIẢ PHÙNG QUANG THANH
Người đóng giả ông bộ trưởng Phùng Quang Thanh chữa bệnh từ Pháp trờ về Hà Nội là một người tên Bình cũng là một người trong đảng Cộng Sản. Ngoài chi tiết đó chính báo Việt Cộng đăng tin con trai ông Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải sang Pháp đón cha nhưng lúc về tới Nội Bài thì không thấy mặt đâu. Chiếc xe sau khi đón ông Phùng đã đi qua nhà riêng của bộ trưởng nhưng không thấy ai ra đón và chiếc xe chỉ chạy qua !
Nguyễn Thanh Bình (sinh 1957) hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Bình trong một lần cùng với chủ tịch nước Việt Cộng là ông Trương Tấn Sang.
Ông Bình ngồi trong xe làm người đóng thế ông Phùng Quang Thanh
Xe chỉ chạy qua nhà để chụp ảnh. Nhà màu xám xanh nhạt là nhà Phùng Quang Thanh.
PHÙNG QUANG THANH TRỞ VỀ
Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt chuẩn bị lên xe – Ảnh VIỆT DŨNG TTO – 7g sáng 25-7, chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Vietnam Airlines đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Đại tướng Phùng Quang Thanh bước xuống máy bay, tươi cười bắt tay nhiều người đón tiếp.
Một nguồn tin cho biết, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đi ghế hạng thương gia, sức khỏe bình thường, không phải bố trí phương tiện, thiết bị trợ giúp.
Có mặt tại sân bay Nội Bài, phóng viên Tuổi Trẻ gọi điện về cho biết, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bước xuống máy bay bằng cầu thang bộ, tươi cười bắt tay nhiều người đón tiếp, sau đó lên xe ôtô biển số TH 2809 chạy về hướng cầu Nhật Tân, về Hà Nội.
Như vậy, chuyến bay mang số hiệu VN18, được thực hiện bằng máy bay Boeing B777 xuất phát từ Sân bay quốc tế Charles De Gaulle (Paris) lúc 14g giờ địa phương, đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) lúc 7g sáng 25-7.
____
Thanh Niên
Ngọc Thắng – Thái Uyên – Đan Hạ
25-07-2015
(TNO) Sáng nay 25.7, chuyến bay chở Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Vietnam Airlines số hiệu VN-18 cất cánh từ sân bay Charles de Gaulle (Pháp) về thẳng Việt Nam đã đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 6 giờ 55.
Theo thông tin mà Thanh Niên Online có được, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh có mặt trên chuyến bay này. Bộ trưởng Thanh sẽ được đi ra thẳng cổng Vip A.
Trong thời điểm tranh chấp quyền lực nội bộ nầy, đảng chưa cho Lão Trư chết.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đến cơ quan ngay khi về nước
Đáp xuống Nội Bài lúc 6h50, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhanh chóng di chuyển ra ôtô và đến cơ quan làm việc trong buổi sáng nay.
Sáng nay Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước"Sức khỏe của Bộ trưởng rất tốt, có thể đi thang bộ mà không cần phương tiện trợ giúp khi xuống máy bay. Ông tươi cười bắt tay mọi người rồi đi thẳng ra xe ôtô", nguồn tin của VnExpress cho hay. Chiếc xe 7 chỗ biển quân đội đưa ông Thanh rời sân bay theo cổng nhà khách VIP về trung tâm Hà Nội.
"Ngay trong buổi sáng, Đại tướng đã đến trụ sở Bộ Quốc phòng để trao đổi công việc. Ông muốn sớm nắm bắt tình hình sau thời gian dài vắng mặt", nguồn tin của VnExpress cho biết thêm.
Xe biển quân đội chở Bộ trưởng Phùng Quang Thanh rời sân bay theo cổng nhà khách VIP. Ảnh: Xuân Hoa.
Ông Phùng Quang Thanh về nước sau một thời gian chữa bệnh liên quan đến phổi ở Paris, Pháp. Trước khi xuất viện, tình trạng sức khỏe của ông được các bác sĩ bệnh viện Georges Pompidou đánh giá là ổn định.
Cách đây 3 ngày, con trai và cháu của Bộ trưởng đã sang Pháp để chuẩn bị đón ông về nước trên chuyến bay thương mại VN18 loại Boeing 777 khởi hành từ Charles de Gaulle về Nội Bài.
Bị dập phổi trong một tai nạn ôtô từ hồi kháng chiến, gần đây, ông Thanh đi khám thì phát hiện phổi xơ hoá. "Các bác sĩ đã kiểm tra kỹ, soi chiếu, sinh thiết, nhưng chưa phát hiện vấn đề gì. Ông Thanh sang Pháp để kiểm tra kỹ hơn xem có phải là ung thư không", GS Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nói.
Quá trình ông Thanh đang chữa bệnh, ngày 20/7, hãng DPA (Đức) bất ngờ đăng lên website bản tin cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã qua đời tại bệnh viện. Thông tin này ngay lập tức bị Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Trung tướng Võ Văn Tuấn bác bỏ. Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời yêu cầu hãng phải cải chính thông tin sai sự thật trên.
Hơn nửa ngày sau, DPA thay thế bằng bản tin mới dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, cho biết sức khỏe của Bộ trưởng Thanh ổn định sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện châu Âu Georges Pompidou.
Máy bay chở Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đáp tại sân bay Nội Bài.
Chuyên gia Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương cho hay, kỹ thuật sinh thiết của Pháp có nhiều ưu việt. Trường hợp bị kết luận ung thư phổi thì với công nghệ hoá trị, xạ trị, sức khỏe của ông Thanh "cũng không quá lo".
Nhóm phóng vien
NGƯỜI ĐÓNG VAI TƯỚNG THANH
Người đóng giả ông bộ trưởng Phùng Quang Thanh chữa bệnh từ Pháp trờ về Hà Nội là một người tên Bình cũng là một người trong đảng Cộng Sản. Ngoài chi tiết đó chính báo Việt Cộng đăng tin con trai ông Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải sang Pháp đón cha nhưng lúc về tới Nội Bài thì không thấy mặt đâu. Chiếc xe sau khi đón ông Phùng đã đi qua nhà riêng của bộ trưởng nhưng không thấy ai ra đón và chiếc xe chỉ chạy qua !
Nguyễn Thanh Bình (sinh 1957) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Nếu
hôm qua còn nghi ngờ 99% thì hôm nay có thể khẳng định 100% anh Thanh
Quang đang nhậu với anh Thanh Bá.Không cần so sánh sự khác nhau trong
hình dưới giữa Thanh thật và Thanh giả,chỉ cần thấy cách đưa tin của báo
chí là đoán ra được sự thật.Báo chí thừa biết là cư dân mạng và người
dân cả nước quan tâm theo dõi việc Bộ trưởng quốc phòng chết thật hay
chưa chết.Nếu bộ trưởng còn sống nhăn răng thì báo chí đã vồ lấy,không
những chụp nhiều tấm cận cảnh mà còn có cả clip phỏng vấn người thật việc thật nữa.
Việc ông trung tướng Võ Văn Tuấn không dám kiện DPA đã cho thấy nhiều
điều.Việc ông Thanh về mà không có vợ con ra đón cũng cho thấy nhiều
điều khác.Và nghi án vợ ông đã chết ,con bị thương cũng có cơ sở để nghi
ngờ.Chắc chắn đoàn xe của Bộ Quốc Phòng ra sân bay nội bài hôm nay là
để đón thi hài .
Dù sao chế độ CSVN vẫn luôn bộc lộ bản chất của
mình:"Nếu thấy lừa dối được thì cứ lừa dối",bởi trong số những con cáo
vẫn luôn lẫn cả một bầy cừu.Và có lẻ hôm nay sẽ có không ít người tin là
thật
Liệu một chế độ luôn lừa dối dân ,không dám ngẩng cao đầu ngay trong những chuyện nhỏ nhặt nhất có thể tồn tại được mãi sao?
CÁNH CÒ * ANH ĐÃ VỀ
Anh đã về!
Sat, 07/25/2015 - 01:53 — canhco
Ồ! anh ấy đã về. Về với nhân dân về với vòng tay nồng ấm của đồng đội, gia đình.
Anh về trong tiếng chào mừng êm ái của người thương yêu anh, những người
cứ canh cánh về sinh mạng của anh, một sinh mạng quan yếu của đất nước
trong thời điểm cần một người lãnh đạo sáng suốt và mạnh mẽ như anh,
nhắm quân thù mà bắn, nhắm là cờ của chúng mà giật mà hạ thủ trên vùng
trời quê hương....
Anh đã về, mà lạ, những lời lẽ bình thường mà bất cứ một lãnh đạo cao
cấp nào cũng được dùng tới khi xuất...viện, chỉ có anh là hoàn toàn
không, hoàn toàn im ắng, hoàn toàn bưng bít như ngày anh...nhập viện.
Sao thế? Anh không xứng đáng ư? Anh không về để tiếp tục là người cầm
ngọn cờ đầu của Đảng của Quân đội nhân dân ư? Anh bệnh hoạn và yếu ớt
nên để anh nghỉ dưỡng ư? Có Đảng mới biết điều bí mật to lớn này. Chỉ có
Đảng mới đủ sáng suốt quyết định số phận của anh. Tiếp tục làm người
bảo vệ đến cùng tình hữu nghị sáng ngời hay phải rút lui vào bóng tối
cho một trào lưu khác hành động. Trào lưu mà vài tuần lễ trước anh không
hề tưởng tượng ra chứ nói chi là sẵn sàng đối mặt.
Anh về trên chuyến bay do Mỹ chế tạo, Boeing 777. Anh ngồi hay nằm trong
khoang hành khách chỉ có đội bay mới biết, hành khách chung chuyến
không biết. Họ vô tình hay vô ý quá trước một nhân vật cực kỳ ăn khách
hiện nay. Không ai trong chuyến bay có được một điện thoại smart phone
để ghi lại hình ảnh lịch sử mà truyền thông trong và ngoài nước chăm chú
trông chờ. Anh còn yếu nên có lẽ đồng đội thương yêu quá đỗi không nỡ
để anh bị làm phiền. Anh về, vì vậy không ai thấy, không ai nghe.
Báo chí loan tin là đủ để yên lòng nhân dân. Báo chí lúc nào chẳng thế
họ được sinh ra để làm tròn bổn phận đưa những nguồn tin trung thực từ
Đảng. Họ là một tầng lớp được đào tạo bài bản, được học tập tới nơi tới
chốn vai trò của người truyền thông Xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc loan
tin anh về hoàn toàn đúng đắn bởi họ cẩn trọng đến từng chi tiết.
Anh về, không ai đón thì thôi, anh không buồn hay không hề thắc mắc. Anh
biết khi đã chọn con đường như thế thì trước sau cũng gặp kết cục này.
Những kẻ khác cũng thế có hơn gì nhau. Anh chỉ là nạn nhân của một âm
mưu vĩ đại mà chiếc áo thái thú anh mặc để đóng tròn vở kịch mà Đảng
giao phó rốt cuộc chỉ một mình anh chịu hậu quả.
Anh chịu tiếng dữ như kẻ phản bội dân tộc. Anh bị cho là cánh tay của
Nam trung hải cài cắm vào nội bộ Đảng. Oan cho anh, một người chỉ lo làm
sao đừng để bị bọn phương Bắc tấn công, nỗi lo của anh có khi diễn tả
hơi thô ráp khiến người dân hiểu lầm. Đáng lẽ anh phải được Đảng tạo cơ
hội thanh minh những điều anh nói phát xuất từ cái tâm lo lắng cho toàn
dân trước họa Trung Quốc. Ngược lại Đảng cố tình làm cho việc anh đi
chữa bệnh như là bí mật quốc gia khiến bọn báo chí phương Tây bu lại làm
phóng sự sới tung cả lên những gì mà anh và gia đình muốn giữ.
Hôm nay anh về nhà, anh sẽ được gia đình lo lắng cho phần còn lại của
anh sau một thời gian tuy ngắn nhưng đầy phong ba nơi xứ người. Anh thở
phào trút hết phiền muộn và sẵn sàng cho một cuộc sống mới, ôn lại những
tháng ngày tại vị với biết bao niềm luyến tiếc.
Và anh hiểu ra rằng cuộc đời con người ta là ngắn ngủi không đủ để nói
một câu trần tình sự thật tận đáy lòng huống chi những điều to tát khác.
Anh sẽ cố tranh thủ mà nói cho được những gì mà Đảng không muốn anh
nói, bất kể đó là cái lương tâm hiếm hoi mà một Bộ trưởng quốc phòng có
được.
Anh buồn và anh im lặng suy nghĩ mình cần phải làm gì trong thời gian
tới. À, chắc chắn phải khác với người đồng chí đoản mệnh của anh. Anh
phải khác đồng chí ấy. Cho dù là một lãnh chúa miền Trung cũng không thề
nào bằng được anh. Anh không hề là lãnh chúa nhưng lịch sử đã trao
trách nhiệm nặng nề cho anh: ngăn chặn một cuộc chiến tranh thấy trước
bằng sự hy sinh tăm tiếng của mình, cúi đầu chịu nhục cho một lũ đầu
hoạt đầu chính trị có cơ hội ăn trên ngồi trốc trên cái ngai vàng rất
rộng ấy.
Anh về trong ánh mắt căng cứng của nhân dân nhưng tiếc thay không ai gặp
anh được để anh có cơ hội nói một câu thôi, "Tôi khỏe rồi, đồng chí
đồng bào ơi".
Thì thôi anh không nói nhưng nhân dân đều hiểu. Vậy nhé anh Thanh, người
chịu lằm điều thị phi trong cái hỗn mang thời cuộc. Hãy gắn bó với gia
đình, chỉ có gia đình mới đủ yêu thương để che chở cho anh trước búa rìu
dư luận. Tuy không yêu anh đủ để chúc anh mạnh khỏe nhưng nhiều người
cũng thành tâm cầu cho anh được thanh thản với thời gian còn lại.
Còn thanh thản cách nào thì tùy vào các đồng chí của anh. Họ đã vượt ra
khỏi thượng đế và do đó họ chính họ là người định đoạt cho số phận của
anh. Đừng buồn, anh Thanh và những anh khác nhé.
SƠN TRUNG * NGƯỜI CŨ VIỆC CŨ
Viêt Cộng chuyên nghề dối trá. Ban đầu cải chính (2). Nhưng giấu đầu hở
đuôi, sau đó lại thú nhận biên giới Tây Nam có vấn đề (3)..Thượng
tướng Đỗ Bá Tị tiếp Đại tướng Vong Veasna tại Hà Nội hôm 20/07. Cuộc họp
được tiến hành trong bối cảnh đã có một số căng thẳng tại khu giáp ranh
giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia thuộc
khu vực đường biên hai nước trong tháng này. Khoảng 2.000 người
Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng
biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7 để biểu thị điều được mô tả
là "Việt Nam vi phạm đất đai của Campuchia".
Hôm 28/6 chính tại đây đã có xô xát giữa một nhóm nhà hoạt động
Campuchia do dân biểu Real Camerin dẫn đầu với người dân Việt Nam làm
gần 20 người bị thương.(3)
Các đài ngoại quốc và bloggers Việt Nam đều cho rằng Trung Quốc đứng
đàng sau cuo65c chie61n tranh này. (4) Biên cương, và biển đông quân
Trung Cộng đã sẵn sàng , và các binh đoàn Trung Cộng ẩn mình dưới lớp áo
du khách và công nhân trong Việt Nam cũng chờ đợi pháo lệnh. Ngoài ra
bọn Việt Cộng tay sai Trung Cộng sẽ nổi lên đánh phá. Nội công ngoại
kich, tất Trung Quốc sẽ nuốt trọn Việt Nam.
Một sách cũ nữa, Trung Cộng lấy cớ dạy Việt Nam bài học thứ hai, trừng phạt Việt Nam về tội xâm chiếm Kampuchia và chiếm hải đảo Trung Cộng. Bước đầu ván cờ đã lộ nét. Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới.
Một sách cũ nữa, Trung Cộng lấy cớ dạy Việt Nam bài học thứ hai, trừng phạt Việt Nam về tội xâm chiếm Kampuchia và chiếm hải đảo Trung Cộng. Bước đầu ván cờ đã lộ nét. Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới.
Trung Cộng vốn là nhà tài trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Campuchia.
Tại Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh đã gặp người đồng
nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn, hai bên cam kết cải thiện hợp
tác quân sự và nhấn mạnh ‘hỗ trợ các lợi ích cốt lõi của nhau’.(5) (6)
Trung Cộng là thầy của Việt Cộng và Miên Cộng. Hai trò này liên tiếp bị
thầy cho vào xiếc, đem tổ quốc giang sơn cống hiến cho đế quốc Trung
Cộng. Lính lê dương đánh thuê thì được lương tiền, bơ sữa. Việt Cộng và
Miện cộng đem thân làm nô lệ mà lại phải trả tiền cho chủ! Nửa thế kỷ
trôi qua nhưng kế sách cũ vẫn hiệu nghiệm. Vẫn kế sách cũ, người cũ
tiếp tục làm trò cười cho nhân loại.
Ngày xưa, Nguyễn Tất Thành, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp,Hoàng Văn Hoan ... sang làm đầy tớ cho Trung Cộng. Trung Cộng dùng
bọn này để mở đường về phương Nam. Trung Cộng trao vũ khí, lương thực,
xe cộ và quân đội cho Việt Công để đánh Mỹ dành độc lập tự do. Bọn Việt
Cộng bắt trẻ 15 và phụ nữ đi chết thay cho chúng. Dân chết lại phải mắc
nợ Trung Cộng. Nay tinh ra nợ Trung Cộng gần 200 ngàn tỷ Mỹ kim. Một
tên lính Trung Cộng sống chết hay bị thương đều là tính ra tiền. ( 7).
Chết một triệu lính nó kê ra mười triệu lính, viện trợ một ngàn xe tăng
nó tính ra vài trăm ngàn xe tăng.Ai biết? Ai đứng ra kiểm soát? Con
bạc đang khát nước cứ nhắm mắt ký! Nợ mẹ đẻ nợ con khiến cho bọn Hồ Chí
Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười phải cầm cố giang san,
phải bán đứt Việt Nam cho Trung Cộng để cầu chiến thắng và bảo vệ ngai
vàng..
Nửa thế kỷ trôi qua, người Miên nay cũng háo hức chống Việt Nam. Chúng
bay cứ chiến đấu, mẫu quốc sẽ viện trợ vô điều kiện. Dân Miên khoảng 3
triêu người, quân Việt cộng tối đa năm triệu người, Trung Quốc sẽ gửi 50
triệu Chí nguyện quân. Mười chọi một, không chột cũng què. Cuối cùng
quân Miên nhất định thắng lợi. Dân Miên chết ráo thì vài triệu hay vài
chục triệu nhân dân Trung Quốc sẽ sang đất Miên chăm sóc Đế Thiên Đế
Thich. Các đồng chí Miên Cộng đừng lo. Chiến thắng Điện Biện Phủ, chiến
thắng Miền nam là do mấy chục triệu quân Trung Quốc cải trang thành
lính Việt Cộng mà thiên hạ nào ai biết!. Sách lược cũ nhất định thành
công! Hãy xông tới, đánh cho đến người Miên cuối cùng, đánh cho còn cái
lai quần cũng đánh.
Trần Đĩnh nói đúng " Thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ" ! Hãy xông lên các dũng sĩ chống Mỹ, chống Việt Nam! Lê Duẩn tự hào Việt Nam lá lính đánh thuê của Trung Cộng. Rồi đây Hunsen cũng tự hào Cambodge là lính lê dương của Trung Cộng. Toàn là anh hùng dũng sĩ và trí tuệ đệ nhất hành tinh.
____
CHÚ THICH
(3).Việt Nam: ‘An ninh biên giới rất quan trọng’
(4)Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-stirs-up-vn-campu-border-dispu-07232015062851.html
(5).Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho Campuchia.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-stirs-up-vn-campu-border-dispu-07232015062851.html
(5).Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho Campuchia.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/05/150525_china_cambodia_aid
(6).Bộ trưởng quốc phòng Campuchia thăm TQ
.http://www.bbc.com/vietnamese/world/2010/09/100916_cambodia_defence.shtml
(7). Xem HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH và HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ M
(7). Xem HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH và HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ M
No comments:
Post a Comment