Saturday, July 18, 2015
THÁI CÔNG TỤNG * SINH HỌC
GS THÁI CÔNG TỤNG
Đa-dạng sinh-học và Phật-học-Thái Công Tụng
Abstracts
Following introduction in section 1
about the importance of biological diversity in this world, highlighted
by the United Nations by declaring 2010 as the International Year of
Biodiversity, section 2 discusses biodiversity of species, of
ecosystems, of genes. Section 3 deals about biodiversity in tropical
forests. Roles of biodiversity are in section 4: ecological, economical,
social and spiritual. Biodiversity is of great economic value, since it
has the potential to contribute in medicinal products, in essential
oils derived from plants, in genetic improvement. It contributes also to
sustainable development including watersheds, soil and coastal
protection, climate and water regulation, environmental stability and
carbon sequestration. Biodiversity conservation is discussed in section
5. Biodiversity and Buddhism are in section 6: various sutras are cited toprone the real compassion with all beings animal or vegetal...The
law of causality taught that a behavior has a natural relationship to
its resulting consequences in the physical world. In Buddhism, all
things are interrelated/interconnected and do not have an autonomous
existence, so the health of the whole is inseparably linked with the
health of the parts and vice versa. By living simply one can be in
harmony with other creatures and learn to appreciate the interconnectedness of all that lives
*
1. Nhập đề
Đa dạng sinh học càng ngày càng được chú
trọng trong lãnh vực môi trường, nhất là từ khi có Đại Hội Toàn cầu về
trái đất ở Rio (Ba Tây) năm 1992. Đại hội này quy tụ các
lãnh tụ toàn thế giới về các vấn đề đặt ra trong lãnh vực môi trường
trên hành tinh chúng ta đang ở và báo động về các nguy cơ hiểm hoạ đang
chờ đón nếu chúng ta lơ là về sự bảo vệ môi trường.Nhiều
vấn đề như sưởi ấm toàn cầu, lổ hổng ozôn, sự phá rừng xích đới, sự ô
nhiễm không khí, mưa axít, giảm đa dạng sinh học, khu vực đánh cá bị cạn
kiệt, mực nước biển dâng cao, v.v. là những vấn đề nhức nhối của nhân
loại, nhất là khi áp lực dân số tăng mỗi ngày làm diện tích sống của mỗi
người càng bị thu hẹp lại. Riêng năm 2010, Liên hiệp quốc chọn làm Năm quốc tế đa dạng sinh học với
mục tiêu tăng cường nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn đa
dạng sinh học, chia sẻ thông tin về những thành tựu trong công tác bảo
tồn đa dạng sinh học do cộng đồng và Chính phủ thực hiện.
2. Thế nào là đa dạng sinh học?
Đa dạng sinh học là
toàn bộ các môi trường tự nhiên và mọi hình thức cuộc sống trong đó có
động vật, thực vật, khuẩn, vi khuẩn với mọi tương quan, tương thuộc giữa
chúng và các môi trường.Đời sống trên mặt đất có 3 mặt tương thuộc:
-đa dạng các loài (kể cả loài người) .
Ngày nay, người ta ước tính có đến 10 triệu loài đa
tế bào và chỉ chừng 1.8 triệu là được xác định .Ngoài biển thì san hô,
cá biển, chim biển, thú biển, bò sát, động vật đáy, động v ật phù du,
rong biển, cỏ biển ..Trên cạn, thì động vật có vú, loài chim, loài bò
sát, thực vật thì ẩn hoa, hiển hoa, rong rêu v.v.Trong đất cũng có nhiều
động vật và vi cơ thể nhiều loài
-đa dạng cá nhân (đa dạng gien) trong mỗi loài. Vài ví dụ:
Lúa cũng có nhiều loài :
Vụ chiêm em cấy lúa di,
Vụ mùa lúa dé, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan
Cá cũng có nhiều loài:
Nhà tôi nghề giã nghề nông
Lặng thì tôm cá đầy trong đầy ngoài
Cá trắng cho chí cá khoai
Còn như cá lẹp, cá mai cũng nhiều.
Lặng thì tôm cá đầy trong đầy ngoài
Cá trắng cho chí cá khoai
Còn như cá lẹp, cá mai cũng nhiều.
Rau cải cũng rất đa dạng như trong bài ca dao sau:
Ai đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
-đa dạng môi trường sống: môi trường sống có thể là
cái ao : Ao thu lặng lẽ nước trong veo (Nguyễn Khuyến)
một con sông : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song (Xuân Diệu)
một ngọn đèo : Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá lá chen hoa (Bà Huyện Thanh Quan)
Đó là đa dạng về hệ sinh thái
Nói cách khác, đa dạng sinh học là mức độ phong phú
của tạo vật và là kết quả của hơn hàng ngàn triệu năm, từ lúc Trái đất
được thành hình đến nay.
Trong văn thơ Việt, thực vật và động vật luôn luôn là những đề tài gửi gắm trong ca dao cũng như trong các bài thơ .
Trong bài thơ tả cảnh đồng quê Việt :
Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
Ta thấy nào là động vật (chuồn chuồn) với thực vật (mướp, tre, bèo) chan hoà man mác trong bài
Ca dao thường phảng phất nhiều thực vật:
Xăm xăm bước tới vườn trầu
Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chín chưa ?
Ngó lên đám bắp trổ cờ,
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Đa dạng sinh học cũng hiện diện trong lời kinh A Di Đà, với vô số loài chim:
Lại còn đây nữa, ông Xá-lỵ-phất, nước kia thường có đủ các giống
chim, màu sắc lạ đẹp, như chim bạch hạc, khổng tước, anh vũ, cùng chim
xá-lỵ , ca-lăng-tần-già và chim cộng mệnh. Các giống chim ấy, ngày đêm
sáu thời, hót tiếng hoà nhã.
Trong bản nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội, có những câu:
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi Màu sương thương nhớ
Ta cũng thấy ngay thực vật (cây bàng, cây cơm nguội ..), động vật (sâm cầm), cùng đứng chung trong bài hát .
Đa dạng sinh học trong văn học Việt cũng nhan nhãn trong các bài hát như:
hoa ngọc lan, hoa tigôn, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa quỳnh v.v. Cây
cũng vậy có mặt trong ca dao, thơ, nhạc, từ cây cau, cây khế, cây xoài,
cây nhãn đến bằng lăng.
Tóm lại, đa dạng sinh học chính là chim trời, cá nước, san hô ngoài biển, cá sông, cá biển cùng động vật hoang dã, thực vật trong rừng, kể cả các khuẩn, tảo, vi cơ thể trong đất, tóm lại mọi hình thức của sự sống muôn màu muôn vẻ .
3.Đa dạng sinh học trong rừng nhiệt đới
Những loại rừng ôn đới hay rừng thông
phương Bắc không có nhiều loài thực vật trong khí đó thì các rừng nhiệt
đới có rất nhiều loài, đặc biệt là các vùng sau đây:
-Vùng Amazon. Rừng
Amazone, rộng đến 7 triệu km2, xuyên qua nhiều xứ như Bresil, Perou,
Venezuela, Guyana, Surinam. Rừng rậm và chứa nhiều loài thực vật, động
vật, côn trùng, loài bò sát, chim muông. Trong rừng vùng Amazon có
trên 3000 loài cây ăn trái từ chuối, avoca, cam, chanh, bưởi, chưa kể
đến cây lúa, khoai tây, bắp, riềng, gừng, khoai môn, mía, cà phê, quế;
còn chim muông, loài bò sát, động vật hoang dã thì cũng rất nhiều. Sông
Amazon của Brasil có chứa nhiều loại cá hơn tất cả các sông ngòi Âu
Châu.
Khu vực này là quê hương của khoảng 2.5
triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2 000
loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40 000 loài thực vật, 3 000
loài cá, 1294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và
378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20 %
loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.
-Vùng lưu vực sông Congo. Lưu
vực sông Congo bao trùm các xứ như Cameroun, Cộng Hoà Trung Phi, Congo
Brazzaville, Congo Kinshasha, Guinée Equatoriale, Gabon cũng chứa nhiều
rừng và đa dạng sinh học rất lớn.
-Vùng Nam Phi . Vùng Nam Phi châu
với diện tích 1,1 triệu km2(110 triệu hecta)- ứng với Bostwana,
Lesotho, Mozambique, Liên Bang Nam Phi, tương ứng với 1% diện tích đất
lục địa của quả địa cầu- cũng có nhiều loài chim, cá, cây, loài bò sát,
động vật có vú.
-Vùng New Guinea. Vùng Papua
New Guinea cũng còn rất nhiều thực vật chưa ai nghiên cứu . Trải dài từ
các đảo Indonesia đến hải đảo Thái Bình dương xuyên qua New Guinea.
Riêng Việt Nam cũng là nơi hội lưu của ba luồng di cư sinh vật
từ nhiều khu vực Nam Hoa, Mã Lai, Ấn Độ nên thực vật cũng kế thừa cả ba
luồng :
• luồng thực vật miền núi Tây Bắc
châu thổ sông Hồng có nhiều giống cây như thảo mộc miền núi Himalaya hay
Nam Hoa, rụng lá vào đông như các cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích
(Aceraceae), họ Nhài (Oleaceae)
• luồng thực vật mang các yếu tố Mã Lai-Indonesia bao gồm các cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như chò chỉ, dầu song nàng, .
• luồng thực vật mang các yếu tố Ấn Độ-Miến Điện gồm những cây thuộc họ Bàng (Combretaceae) như chò xanh, chò nhai (Anogeissus tonkinensis) và một số loài thuộc chi Combretum họ Bằng Lăng (Lythraceae), họ Gạo (Bombacaceae ) rụng lá vào mùa khô.
• luồng thực vật mang các yếu tố Ấn Độ-Miến Điện gồm những cây thuộc họ Bàng (Combretaceae) như chò xanh, chò nhai (Anogeissus tonkinensis) và một số loài thuộc chi Combretum họ Bằng Lăng (Lythraceae), họ Gạo (Bombacaceae ) rụng lá vào mùa khô.
Riêng về biển cũng có nhiều đa dạng sinh học với tôm, mực, ghẹ,
ốc nhảy, trai, nghêu lụa, cá ngựa, hải sâm với nhiều loài san hô thuộc 2
nhóm san hô cứng và san hô mềm; có loài cá rạn san hô.
4. Ich lợi của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có 3 vai trò quan trọng sau đây:
41. Vai trò sinh thái. Ða dạng sinh học và biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau.
Với rừng rú được bảo tồn, sức khoẻ con người được tăng lên vì rừng toả
ra oxy qua hiện tượng quang hợp và hút bớt các khí độc do khói nhà máy,
khói xe hơi do hàng vạn chiếc suốt ngày đêm di chuyển phát ra. Đó là các
khí nhà kiếng (green house gas) làm đảo lộn khí hậu trái đất .
Lợi ích gián tiếp của đa
dạng sinh học là hỗ trợ đắc lực cho các hệ sinh thái, điều hòa khí hậu,
tạo ra ô-xy, giữ nguồn nước và cung cấp nước, chống xói mòn, bảo vệ đất
đai ở mọi nơi,giúp hạn chế biến đổi khí hậu. Rừng nhiệt đới Amazon là
một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển
(cái phổi) cho loài người, nhờ vào sự hấp thụ CO 2 của cây cối rồi thải oxygen ra không gian. Hơn 20% oxygen trên thế giới tiết ra từ rừng nhiệt đới Amazo.
42 .Vai trò kinh tế như nguồn gen cho nông nghiệp, nguồn thuốc cho y tế, nguồn lương thực.
Trước kia, con người sử dụng các sản phẩm hoá học nhiều nhưng ngày nay,
mới thấy hoá học đưa đến những phản ứng phụ gây nguy hại cho sức khoẻ
nên càng ngày nhân loại chú trọng nhiều về sinh học (Bio). Các nhà
nghiên cứu sàng lọc các hợp chất thiên nhiên (các chất có hoạt tính
sinh học, tinh dầu, hương liệu) từ tài nguyên sinh vật trên đất liền,
dưới biển và vi sinh vật để tổng hợp các chất có giá trị kinh tế, khoa
học cao đ ể sử dụng trong các ngành y dược, mỹ phẩm, công nghiệp
Công nghệ sinh học đang dần dà chiếm nhiều lãnh
vực, từ trang điểm với các công ty mỹ phẩm ngày nay sử dụng các tinh
dầu thực vật để làm phấn, son, nước hoa trong ngành biocosmetics, sinh vật chuyển đôi gen (OMG) với cà chua, đậu nành, bắp với biotechnology đến cải thiện môi trường nước với bioremediation, biofiltration v.v.. -thuốc thang (Đông y và Tây y )
Xưa kia, ngành Đông Y chỉ dùng toàn thuốc
nguồn gốc thực vật . Gừng, tỏi, artichaut, lá dâm bụt, rau thơm v.v. đều
sử dụng trị các chứng đau; ngày nay Tây Y cũng sử dụng nghiên cứu thực
vật để tìm ra các tinh chất trị bệnh. Rừng cây là một nguồn cung cấp
dược liệu quan trọng cho con người; nếu ta hủy hoại rừng, vô hình
chung nguồn thuốc chữa bệnh cũng mất luôn. Các chiết xuất từ nhiều cây
trong rừng giúp trị nhiều chứng bệnh. Vào trong tiệm thuốc Tây ngày nay,
ta thấy cũng có trưng bày các loại thuốc của nhiều hãng như Adrien Gagon, Jamieson ..của Canada, Vogel của Thụy Sĩ để trị cảm, cúm, dị ứng, ho khan v.v. bằng các thực vật khác nhau.
Năm 1983 không một hãng hay cơ quan nào của Hoa Kỳ làm nghiên cứu về
thảo dược mà ngày nay có hơn 100 hãng thuốc đã lên dự án thiết lập nhiều
chương trình nghiên về thảo dược như Merck, Abbott, Bristol-Myers Squibb, Eli Lilly, Monsanto
và Cơ Quan chống Ung Thư Hoa Kỳ (US National Cancer Institute). Cơ quan
này cho biết có hơn 3 000 loại cây dùng để chữa trị ung thư trong đó
70% là dược thảo từ rừng nhiệt đới. Chưa kể đến còn nhiều chất hóa học
trong dược thảo chưa khám phá bởi con người để chữa trị những căn bệnh
hiểm nghèo như lao phổi (tuberculosis), viêm gan, HIV, AIDS, v.v….mà có
thể những hóa chất dược thảo này sẽ tìm được trong rừng Amazon chăng
Rừng nhiệt đới là nhà thuốc cho thế
giới
. Nhờ đa dạng sinh học, nhất là thảo mộc hoang dã trên núi, nên nhiều
dược phẩm mới có khả năng được phát hiện qua các khảo cứu các thảo mộc
thiên nhiên trong rừng.. Nếu ta hủy hoại rừng, vô hình chung tài sản
gien
của nhân loại bị phá vỡ luôn. Trong rừng nhiệt đới có vô vàn cây cho
thuốc, từ lá, rễ, trị nhiều chứng bệnh thuốc lợi tiểu, chống đau nhức,
trị kiết, thổ tả, mụt nhọt. Ở Bắc Mỹ 25% toa thuốc chế biến từ dược
thảo. Vào những năm 2000 thuốc tiêu thụ từ dược thảo lên đến 4.5 tỉ đô
la. Ngày nay trên toàn thế giới lưu lượng dược thảo được bán ra hơn 40
tỉ đô la hàng năm chiết ra từ 90 loại cây rừng nhiệt đới. 25% các loại
thuốc chống ung thư ngày nay trích ra từ dược thảo vùng nhiệt đới.
-nguồn gien cho cải tạo thực vật:
Đa dạng sinh học càng nhiều thì qũy gien càng phong phú và càng phong
phú thì cơ hội lai tạo các giống mới kháng hạn, kháng lạnh, kháng phèn,
kháng mặn.. .càng dễ thành công . Đó là lý do Liên Hiệp Quốc có Công Ước
quốc tế về đa dạng sinh học.Nhiều giống cây, nhiều giống hoa màu hoang
dã nhưng lại chứa đựng một quỹ gen rất phong phú . Nhờ quỹ gen đó mà có
thể thay đổi
hay cải thiện các giống hiện có, bằng cách lai giống, ghép cây, để tạo
ra các giống mới thích nghi với môi trường mới, kháng sâu hơn, giúp cải
thiện môi trường. Sự đa dạng sinh học là điều kiện cần thiết để có một
quỹ gen phong phú..
-lương thực: Rừng cây cũng có tài nguyên lưong thực với măng tre, nấm, sim, muồn
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng
43. Vai trò xã hội và tâm linh.
Đa dạng sinh học có giá trị thẩm mỹ, văn hóa, nghệ
thuật, giáo dục nâng cao tầm hiểu biết của con người. Đa dạng sinh học
với thảo nguyên, rừng dày, rừng thưa, rừng ven sông, suối, ao hồ, biển
giúp ngành du lịch nghỉ ngơi chưa kể đó cũng là chốn tâm linh giúp lắng
đọng, nội tâm yên ổn, giúp giảm stress vốn gây rất nhiều bệnh thời đại
..
Rừng giúp con người thư giãn, tìm lại sự im lặng, tĩnh mịch:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao .
Đa dạng sinh học với rừng cây, ao hồ,
sông suối, thác nước giúp con người ngày nay tránh cảnh ồn ào , chen
lấn giúp họ có những quãng ngày thanh thản, tác động đến nội tâm.Thực
thế, có ở trong cảnh phố phường chật hẹp người đông đúc với tiếng động
nhức tai điếc óc thì mới cảm nghiệm được sự yên tĩnh êm đềm lắng đọng
trong khu rừng, mới chiêm nghiệm trong thinh lặng và an bình, suy tư
trong tình trạng thần trí lắng đọng, và mở rộng tâm hồn lắng nghe của
chiêm nghiệm, của đời sống tâm linh.
Con người tìm lại chốn tĩnh lặng, giúp tâm
không còn vọng niệm, giúp tâm buông xả, không phân biệt những cặp đối
đãi như giàu/nghèo, sang/hèn, tốt/xấu v.v. Tâm an vui tự tại, không
dính mắc, tâm không vọng niệm, tâm buông xả như bài thơ sau đây:
“Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.”
Trong mọi xứ, tín ngưỡng dân gian xem
cây chứa đựng những linh hồn, những bà tiên, những bà phù thủy có phép
màu nhiệm. Các thần thoại, các huyền thoại, các phônklo đều hàm ẩn những
điều ấy.
Người Việt thuở xưa vì không chế ngự
được thiên nhiên: gió, mưa, lụt lội, sấm sét, thú dữ nên tôn thờ mọi
thần linh: thần lửa, thần mưa, thần gió, thần cây, thần đá và mọi vật
linh như chim (trĩ, công..). Thần linh có mặt trong rừng, trên cây, khúc
sông, thác nước…cho nên thường có những lễ hội cầu trời, cầu thần linh
phù trợ cho con người. Ở nông thôn Việt Nam, ngưòi dân quê xem cây cổ thụ như chứa một cái gì linh thiêng, có thần cây tàng ẩn trong đó nên thường đem lễ vật, que hương ra cúng bái. Cây thông tượng trưng cho người quân tử:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…
5. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Muốn bảo tồn
đa dạng sinh học, các nước thường thiết lập vườn quốc gia (national
park) khu bảo tồn thiên nhiên (nature reserve), khu lâm sản nghiên cứu
thí nghiệm, các vườn sưu tập cây để cho hột (arboretum). Nhiều
Trung Tâm Khảo Cứu trên thế giới đã phải sưu tập rất nhiều hạt giống
cuả mọi giống lúa, mọi giống đậu, khoai tây, bắp…và tồn trữ trong các
kho lạnh để cho khỏi mất tỷ lệ nẩy mầm trong hàng chục năm.Thực vậy,
hiện nay trên thế giới có quãng trên 10 Trung Tâm quốc tế, rải rác trên
toàn thế giới, chuyên có một bộ phận lo sưu tập và bảo tồn quỹ gien các
loài. Nào là CIMMYT ở Mexico ,đặc trách lúa mì và bắp, y như tên gọi Centro Internacional Mejoramiento Maiz y Trigo, nào là CIAT (Centro Internacional Agricultura Tropicale) ở Colombia lo sưu tập các loại đậu, nào là ICRISAT ở Ấn Độ (International Crops Research Institute SemiArid Tropics) sưu tập đậu phụng và đậu triều tức Cajanus indicus, nào là IRRI ở Phi luật tân (International Rice Research Institute) chuyên về lúa, từ lúa ruộng đến lúa rẩy, từ lúa tẻ đến lúa nếp, lúa nổi đến lúa chịu phèn, kháng mặn, nào là CIP (Centro Internacional de la Papa)
ở Pérou lo về khoai tâỵ Từ 1968, Viện IRRI đã du nhập và tồn trữ trong
kho lạnh gần 70.000 giống lúa (trong đó 63000 ở Á Châu). Muốn
cho an toàn hơn, cứ mỗi giống lúa, họ gửi một nửa sang Mỹ, hiện tồn trữ
trong kho lạnh ở Colorado (U .S. National Seed Storage Laboratory ở
Fort Collins). Nền tảng cuả cuộc cách mạng xanh hiện nay là nhờ vào quỹ
gien trên. Các nhà bác học đã xử dụng quỹ gien
để tạo giống mới kháng hạn hơn, cao năng hơn, kháng sâu bệnh hơn. Căn
bản di truyền trong sự cải thiện thực vật là nằm trong các gen mà một
khi các gien bị mất đi (do phá rừng, do đô thị hoá) thì các nhà di
truyền học không tìm đâu ra các gien để còn tiếp tục lai giống.
Tóm lại, bảo vệ đa dạng sinh học chính là
bảo vệ con người. Vì sao ? Con ngưòi nhờ rừng vì không rừng thì không có
nước. Không rừng thì đất cằn cỗi mà đất cằn thì không sản xuất được
lương thực, gây nạn đói kém. Không rừng thì lụt lội, chết người, mất
của.. Con người nhờ gen đa loại để cải thiện giống, giúp an ninh lương
thực trong bối cảnh ng ười càng ngày càng đông.
6. Phật giáo và đa dạng sinh học.
Trong ngũ giới của Phật giáo, điều khoản thứ nhất
là cấm sát sanh, nghĩa là cấm gây nên cái chết cho bản thân và tha
nhân. Nền đạo đức của Phật giáo là lòng thương yêu thực sự đối với mọi
sinh linh. Như vậy cũng có nghĩa là không săn bắn hoang thú.. Như vậy,
ta
phải bảo tồn rừng rú vì nếu không có rừng thì loài thú hoang, chim
muông sẽ không nơi trú ẩn .Tục ngữ ta cũng có nói đến hai tội lớn trong
môi trường : đó là Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá .
Trong kinh Địa Tạng, phẩm thứ tư, Nghiệp cảm của chúng sanh, có đoạn Đức Phật khuyên như sau:
Này bốn ông Thiên Vương !
Nếu gặp kẻ sát hại loài sinh vật, thời dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải bị chết yểu.
Nếu gặp kẻ buông lung săn bắn thời ngài dạy rõ quả báo kinh hãi điên cuồng mất mạng.
Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cây cỏ thời ngài dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết.
Nếu gặp kẻ dùng lưới bắt chim non thời ngài dạy rõ quả báo cốt nhục chia lìa.
Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa, chém chặt, giết hại sanh vật thời ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau.
Trong kinh Pháp Cú là kinh nhật tụng của Phật giáo Tiểu thừa, phẩm Phật đà, ta bắt gặp các câu:
Trong cơn nguy khốn bàng hoàng
Con người tìm trú dưới hàng cây thiêng
Hoặc vào đền miếu, chùa chiền
Hoặc lên đồi núi, hoặc miền rừng hoang
Như vậy cũng đủ nói lên vai trò của rừng trong tâm linh. Đức Phật Thích ca có những lời nhắn nhủ ghi lại trong kinh Pháp Cú, phẩm A La Hán:
Khả ái thay núi rừng
Chỗ người phàm không ưa
Người li tham ưa thích
Vì không tìm dục lạc
Trong cuộc sống đầy biến động, ta hãy tạo cho mình một niềm tin và một tâm bình an, buông xả .
Theo thuyết tương tức, tương nhập, trùng trùng duyên khởi
thì mọi việc đều liên quan đến nhau: rừng cây tác động đến nước, nước
tác động lên mực nước biển dâng, ảnh hưởng đến các vùng đất thấp duyên
hải, ảnh hưởng đến lương thực v.v.nói cách khác, cái này có vì cái kia
có, cái này không vì cái kia không.. Thân thể bao gồm bốn yếu tố:
đất, nước, gió, lửa. Khi chúng kết hợp và tạo thành cơ thể, ta gọi chúng
là đàn ông, đàn bà, cho chúng một cái tên để có thể dễ dàng nhận ra
chúng, nhưng thực con người chỉ vay mượn các yếu tố trên để sống còn,
còn mượn thì còn trả; hết mượn, thì chết . Cũng như thế, Trái Đất cũng
gồm bốn Tứ Đại là đất, nước, gió, lửa. Bốn yếu tố này cũng
tương quan, tương thuộc: vấn đề rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, dân số
đông, khí nhà kiếng, an ninh lương thực v.v. đều là một vì cái này ảnh
hưởng đến cái kia .Do đó, nếu nước bị ô nhiễm, nếu không khí bị ô nhiễm,
nếu phá rừng ngập mặn, phá rừng đầu nguồn v.v, thì con người đã tự huỷ
hoại mình! Nói khác đi, hiểu rõ thiên nhiên ta sẽ hiểu rõ giáo pháp và
hiểu rõ giáo pháp ta sẽ hiểu rõ thiên nhiên. Như vậy, phải vứt bỏ khái
niệm về ‘ngã’ vì con người nhờ không khí để thở, nhờ nước để uống, nhờ rừng mới có dòng nước.
Con người mà còn tự ngã là còn đau khổ .Căn bản của những lời dạy của Đức Phật là hiểu rõ tự ngã chỉ là trống không. Không
còn dính mắc vào tự ngã, vào hạnh phúc thì sẽ có hạnh phúc thật sự. Hãy
tập xả bỏ một cách tự nhiên, không cần tranh đấu gay go, chỉ đơn thuần
xả bỏ, sự vật thế nào thì cứ để nó thế đó – không nắm giữ, không dính
mắc, tự do giải thoát. Khi hiểu rõ vô ngã thì gánh nặng của cuộc sống sẽ
được bỏ xuống, sẽ an lạc với mọi sự. Đúng như trong câu thơ của Cung
Oán ngâm khúc:
“Cái thân ngoại vật là tiên trên đời”
7. Kết luận.
Như vậy, đa dạng sinh học với sinh vật
-động vật và thực vật- từ trên cạn đến dưới nước đều có vai trò to lớn
và đạo Phật qua điều răn trong ngũ giới đã khuyến cáo sự đa dạng sinh
học. Trong khi đó thì nạn phá rừng vẫn hoành hoành, phá hủy tài nguyên
sinh học và sự
ác dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn đang góp phần phi nhân hóa con
người bằng cách làm giảm thiểu cảm thức về nhân tính nơi những cá nhân
và trong các cộng đồng. Tình trạng bi đát này mời gọi mọi người trên
hành tinh Trái Đất này chung sức để vạch trần những mối đe dọa chống lại
sự sống con người và để thức tỉnh lương tâm đạo đức của mọi công dân
các tín đồ, tạo nên sự phục hưng tinh thần và đạo đức của các cá nhân
lẫn xã hội để họ có thể là những nghệ nhân thực sự xây dựng hòa bình,
yêu thương, bảo vệ và phát triển sự sống con người trong mọi chiều kích.
Chợt nhớ về bài thơ dài của tác giả đoạt giải Nobel
1974 Harry Martinson, một “sử thi” mang nội dung “khoa học giả tưởng”.
Thiên tai không giết nổi Trái Đất, thì nhân tai đã giết:
Ta được chở che khỏi bất cứ điều chi:
tàn phá, hỏa tai, bão bùng, băng giá,
hay bất cứ điều gì óc ta hình dung được -
nhưng chẳng được chở che khỏi chính loài người.”
tàn phá, hỏa tai, bão bùng, băng giá,
hay bất cứ điều gì óc ta hình dung được -
nhưng chẳng được chở che khỏi chính loài người.”
Thái Công Tụng
Tham-luận Tổ-đình Từ-Quang
July 2013
Cơm
nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc (tên khoa
học: Celtis sinensis Pers., là một loài thực vật thuộc chi Cơm nguội, họ Gai dầu (Cannabaceae).
Bàng: Terminalia catappa là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae).
NGUYỄN THIÊN THỤ * THANH TÂM TUYỀN VÀ HIỆN SINH
THANH TÂM TUYỀN
NGUYỄN THIÊN THỤ
Thanh Tâm Tuyền thường nói nhiều đến hiện sinh trong thơ ông. Có lẽ ông
là đệ nhất thi sĩ Hiện sinh ở nước ta lúc đó. Thơ văn ông là kinh nhật
tụng của tín đồ Hiện sinh sáng tối trưa chiều tụng niệm buồn nôn , tự do
( La Nausée- J.P .Sartre ) ; kẻ xa lạ ( L’Etranger-A. Camus ) ; sự
đánh mất đức tin ( “Thượng đế đã chết “- Nietzsche ) . Tuy nhiên chất
hiện sinh của Thanh Tâm Tuyền có điểm khác người. Trong con người Thanh
Tâm Tuyền có hai lực mâu thuẫn, tương tranh. Một đằng rên la, đau khổ,
một đằng vùng lên tranh đấu.
Để phản ứng với phi lý, bất công, buồn nôn, chán nản, tẻ nhạt, lưu đày,
tha nhân địa ngục…, con người đòi hỏi hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời.
Rainer Maria Rilke: "Cuộc sống đạt được sự thành tựu của nó trong những
hoàn cảnh mang tính sỉ nhục, cay cực khốn khổ, và thậm chí nguy hiểm
chết người nhất, và rằng con người ta có khả năng yêu thương cuộc sống
khi cuộc sống trở nên hoàn toàn khủng khiếp..."
[Life has been achieved in the most insulting, grueling, and even
deadliest circumstances and that individuals were capable of loving life
when it was altogether horrific..-Letters on Life.]. Nhiều
người nghĩ rẳng Hiện sinh là than van, rên rỉ, tuyệt vọng, bi quan. Họ
không biết rẳng Hiện sinh đich thực chính là tranh đấu trong đau khổ.
Thanh Tâm Tuyền đã hiểu rõ ý chỉ của J. Paul Sartre là sống trên đời,
con người phải tạo lấy một bản thể, sống trong đau khổ, phải tranh đấu
để định nghĩa chính mình (In a word, man
must create his own essence: it is in throwing himself into the world,
suffering there, struggling there, that he gradually defines himself--.
Characterizations of Existentialism (1944)
Tôi không còn Cô Độc, Mặt Trời tìm thấy
là cuộc chiến đấu giữa hạnh phúc và bất hạnh, giữa ý nghĩa và vô nghĩa.
Thế giới bất toàn đưa đến cảm giác cô độc, buồn nôn và cũng chính đó là
những động lực đẩy hữu thể về với tự do Tự do là mục tiêu lớn của
Hiện Sinh như J. Paul Sartre tuyên bố .(Man
is free, man is freedom”- Being and Nothingness , p. 34). Tự do cho ta
trong mọi hoàn cảnh, và cho mọi người (We will freedom for freedom’s
sake, in and through particular circumstances. And in thus willing
freedom, we discover that it depends entirely upon the freedom of others
and that the freedom of others depends upon our own. ..I am obliged to
will the liberty of others at the same time as my own. I cannot make
liberty my aim unless I make that of others equally my aim. The Age of Reason- (1945)
Thanh Tâm Tuyền cũng khao khát tự do tuyệt đối để hoàng đế tôi mặc sức cai trị những kẻ muốn nhập thổ và thần phục.
PHỤC SINH
tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu
tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang
tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh
từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh
tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỷ chờ đợi
tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hãy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật
( Tôi không còn cô độc, Người Việt xuất bản, 15-10-1956)
SẦU KHÚC
1.
Ðêm về khuya tình đã vắng như màn trời
Này em đan cho anh những ảo tưởng
Với ngây thơ nào em còn sót
Ngày chưa lên gió cuồng trong hắt hủi
Bạn bè chia tay ném bỏ lại cô đơn
Một mình anh mang nặng
Con đường quen anh bước vào con mắt ráo hoảnh
Và chua cay rơi lá rụng trên hè
Vùng biển đen dâng chùm anh tịch mịch
Nỗi đêm im bập bềnh hòn đảo nổi
Bỗng trôi đi bàng hoàng
Hãy trói lại bằng tóc xoã như hồn em ngơ ngác
Cây mải miết không thưa rời lưu luyến
Ðừng vội ném chuỗi cười xuống huyệt lạnh
Trên môi anh cúi nhìn dấu tích mối sầu
2.
Anh chìa hai bàn tay khô héo
Nỗi tự do buồn phiền
Hai bàn tay những con đường cỏ cháy
Mùa hè thiêu đốt cả cô đơn
Em giữ lấy
Anh còn đâu ngoài nỗi chết ôm ghì
Trong bóng đen trơ trụi nơi vàm sông
Anh tìm kiếm
Tuổi ấu thơ hòn cù lao xa khuất
Và tình yêu như đám lau buồn
Vàm sông nước xoáy như tiếng cười thầm
Ở sau lưng ở trước mặt
Anh thả người trôi nổi
Toàn thân anh rũ liệt
Những loài rắn rết đỉa nhờm
Nâng niu như đồng loại
Anh vẫy hai bàn tay chới với
Gửi lại niềm trong trắng sót thừa
Tặng phẩm đớn hèn
Anh từ biệt
3.
Người con gái tóc dài
Ðêm lạnh trên đầu núi
Trời sao chừng lãng quên
Câu chuyện tình ngắn ngủi
Khúc romancero
Chàng gi-tan máu nóng
Nostalgic Blues
Chàng mọi đen lạnh lùng
Khúc xuân tình kĩ nữ
Là chiều nơi mắt em
Là chiều nơi nghĩa địa
Sầu nhỏ chôn chuyện tình
Ðây là một bài ca
Kể rằng nàng đã chết
Ðây là một bài ca
Kể rằng nàng đã sống
Cuộc đời như vết chém
Máu chảy xối từng hồi
Máu chảy mãi rồi ngừng
Thành lời than ri rỉ
Nàng hấp hối và chết
Như một bài ca thương
Khi đêm chạy trở lui
Người nào thổi harmonica
Tôi đến bằng mọi cách
Tiếng kèn khóc oà
Mưa bẩn sân ga
Toa tầu hạng ba
Chuyến xe hàng ốm yếu
Thổ mộ con ngựa già
Ðường mòn đưa đến huyệt
Ðứa trẻ con thổi harmonica
Trong hoàng hôn tóc rối
Tiếng kèn khóc oà
Từ biệt nàng tôi hỏi
Em đã chết rồi chăng?
Trong quan tài nàng đáp
Ôi đất lạnh mưa băng
Tôi tìm thần chết hỏi
Nàng được tự do chăng?
Thần chết câm và điếc
Tôi nắm tóc bắt gật đầu
Và trở về dương thế
4.
Ðêm nào em không ngủ
Cái chết vuốt ve môi em bằng những móng tay buốt sắc
Bầu trời sắp tan vào nước mắt
Bởi anh mang nhốt lời yêu đương trong đáy mùa đông
Và giấu ngọn lửa âm thầm huỷ thiêu kí ức
Em biết không? Em biết không?
Anh chối từ một nửa thế giới
Thế giới sương mù trong trí nhớ
Muốn chạm vào đỉnh nào bén nhọn của thân em
Anh đụng tới loài côn trùng kinh hoàng đang thở
Em biết không? Em biết không?
Trong ngục tù giam giữ những than van
Người ta kêu một mình
Thành tiếng động dửng dưng đống sắt rỉ hoen rơi đổ
Não óc anh hàng chấn song nguyền rủa
Em biết không? Em biết không?
Khi em đi qua những đường phố giẫm nát những giấc mộng theo đòi
Hi vọng dội lên trong mọi hồi trống rỗng
Anh ngắm hai bàn tay anh nhớ tàn lá về chiều
Khóc thờ ơ ngoài không trung
Em biết không? Em biết không?
Anh đốt dần xác thịt như cành mọn
Giữa chiều mùa đông ở đây trong cốt tuỷ
Tuyệt vọng trần truồng
Anh mong em ngủ yên thần chết kiên nhẫn chờ trọn kiếp
Em biết không? Em biết không?
5.
Hắn bước ra giữa sân khấu dìu theo một
bóng hình tưởng tượng. Không, một bóng
hình trong suốt. Hắn gục đầu vào vai người
ấy mà khóc, không nước mắt, chỉ thấy hai
luồng khói đục thở ra theo lỗ mũi mờ mịt
cả gian phòng làm sặc sụa khán giả. Nhiều
người cay chảy nước mắt nguyền rủa trò đùa
vô ý thức. Mặt hắn bôi vôi trắng như tường
môi hồng như trẻ con. Hắn nhăn nhó: tôi
làm sao khóc được, lệ buồn có thể nhỏ,
như da mặt làm bằng vữa, tôi làm sao
khóc được trên khuôn mặt bất động này. Nói
xong hắn nhảy chân sáo, quấn cẳng vào nhau
mà không ngã xuống sàn trêu chọc khán giả.
Một người la: trò hề mày nhạt lắm, mày
phải ngã lộn mèo như con vật nào thảm hại
nhất cho tao cười với chứ. Hắn ngơ ngẩn,
đứng im hai tay buông thõng, người ta cười,
hắn không hiểu, người ta cười. Hốt nhiên
người hắn bay lên lơ lửng và bơi trong
không khí, hắn ném bỏ hết quần áo bốc mãi
lên trần rồi biến mất.
Hắn lại chạy ra giữa sân khấu. Lần này hắn
đứng về phía bóng hình trong suốt, đó là
một người đàn bà, gục đầu vào vai tên hề bây
giờ thành tưởng tượng. Ðó là một người
đàn bà thật đẹp. Người đàn bà khóc, tên hề
đang đóng trò, khóc nức nở. Họ đang chia
tay nhau, không thể nhìn thấy hai người
cùng một lúc, họ ngăn cách nhau bởi chỉ có
một người, người độc nhất là tên hề. Người
đàn bà thở than ấy tên hề than thở. Ðồ
ngu dốt khốn nạn, đồ kiêu căng hợm hĩnh.
Tên hề trở về vị trí của hắn, giơ tay xô mạnh
người đàn bà đẹp đã hoá ra trong suốt. Hắn
ra dấu với khán giả người đàn bà đã ngã,
đang quỳ mọp níu chân hắn, hắn lấy chân đá
hất, mặt ngửng lên lấy dáng thiểu não của
đại đế Napoléon trong trận chiến Waterloo.
Người đẹp đang lết lại gần như con sên hèn
yếu, hắn cầm lên tay và liệng vào buồng. Một
con chim bay ra, con dị điểu dữ tợn đáp
xuống vai hắn, thân hắn nghiêng ngả như
một pho tượng mất đế. Hắn rút trong người
lấy khẩu súng và bắn ngược lên vai, khẩu
súng phun nước ướt hết hai gò má. Con dị
điểu bay lên, móng sắt lột tước y phục của
tên hề, mỏ mổ lấy mặt nạ. Tên hề hiện
nguyên hình là Napoléon, Napoléon mắm
môi đang khóc.
Mày chỉ là tên hề buồn, tên hề buồn nhất
thế giới chẳng làm ai cười nổi.
6.
Như rừng cây trụi lá
Thở bằng cành khô
Cơn mộng hiền lành trở nên điên dại
Gỡ những lần tóc cháy
Nhìn vào mắt nhau
Con mắt thâm quầng như vết cắn
Trưa một màu Minh Châu
Trời hẹp hòi khôn kể
Phiêu lưu mãi là một nhà tù
Dãy tường câm chuyển động
Trên một triền vực sâu
Vũng nhỏ giữa bàn tay khô héo
Mang dấu tích tình yêu
Là những niềm bối rối
Chút hương trong miệng đắng
Như Minh Châu còn đây.
7.
Anh trở thành giấc mộng
Ðường cỏ hoang em trở về
Ðáy huyệt sâu hồn tóc cũ
Không ai biết chúng ta yêu nhau
Cuộc biệt li nơi hư không
Con mắt nào ngó thấy
Mỗi lời như ngọn lửa
Ðốt những kỉ niệm tội lỗi
Anh bỏ trống hết cuộc đời
Những buổi chiều ban mai
Những nhớ nhung bầu trời
Những vuốt ve trên bàn tay
Âu yếm trên da mặt
Không gian trong tay ôm
Thời gian trong máu chảy
Anh bỏ trống hết mọi người
Những người đẹp như hi vọng
Những người thân như quê hương
Những kẻ thù một kiếp
Những bạn bè không rời
Em đã chết đã chết
Trong im lặng hết thảy
Hằng hà nỗi trống không
Của đỉnh cùng tuyệt vọng
Ôi đêm nay đêm nay đêm nay
Lăn lộn cùng gai góc
Trong hốc đá tối tăm
Ðớn đau ghì lấy em
Anh chỉ là giấc mộng
Một mình em vẫn biết
Chúng ta đã yêu nhau
Rồi anh sẽ ném trả
Hết nước mắt hết giọng cười
Hết phách hồn trí tuệ
Cho rừng sâu lịch sử loài người
Ðến gặp em chốn ấy
Trời mưa dông bao nhiêu ngày
Con đường băng thái dương
Khoảng chúng ta cách biệt
(Liên Đêm mặt trời tìm thấy, Sáng Tạo xuất bản, Sài Gòn 1964)
Ở ĐÂY TÔI LÀ VỊ HOÀNG ĐẾ
Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy
bởi vì người vào trong đất đai của tôi
người hoàn toàn tự do
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục
nếu người muốn nhập lãnh thổ
người hoàn toàn tự do
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ
(Tôi không còn cô độc, Người Việt xb. In tại nhà in Hợp Lực xong ngày 15-10-1956)
(Trich VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ của Nguyễn Thiên Thụ- sẽ xuất bản)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 373
VIỆT NAM TRÊN BÀN CỜ
Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn
Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng và họ biết, trong lịch
sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía
Nam.
Bài viết của Nayan Chanda biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War.
Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.
Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: "Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại". Ông giải thích: "Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía Nam".
Bài viết của Nayan Chanda biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War.
Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.
Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: "Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại". Ông giải thích: "Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía Nam".
Đầu năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm
lịch sử tới Vịnh Cam Ranh nổi tiếng đang được đề cập đến rõ ràng trong
toan tính chiến lược của người Mỹ. Điều đó không có nghĩa Việt Nam và Mỹ
đã tiến gần đến sự hợp tác chiến lược mà người đối thoại với tôi (Nayan
Chanda - biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và
biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review - người dịch) từng mường
tượng ra vào thời điểm năm 1975, nhưng hành trình hòa giải và thiết lập
tình hữu nghị đầy giữa hai nước vừa mới đây còn là kẻ thù của nhau vẫn
là một câu chuyện đáng quan tâm.
Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố - địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng - biến ảo như kính vạn hoa.
Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố - địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng - biến ảo như kính vạn hoa.
Lịch sử 2 nghìn năm mối quan hệ lúc ấm lúc lạnh của Việt Nam với người
khổng lồ láng giềng Trung Cộng, tham vọng quốc gia cùng nỗ lực đảm bảo
vai trò cầm quyền có thể giải thích tại sao nó lại mở đường cho cho công
cuộc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Cộng. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Cộng, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể.
Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.
Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Cộng, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh - các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.
Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Cộng vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đáp trả, đẩy lùi và đưa quân sang hỗ trợ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng. Trung Cộng đã ngay lập tức có phản ứng với cuộc đổ bộ vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để "trừng phạt". Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.
Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Cộng. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Cộng, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể.
Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.
Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Cộng, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh - các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.
Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Cộng vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đáp trả, đẩy lùi và đưa quân sang hỗ trợ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng. Trung Cộng đã ngay lập tức có phản ứng với cuộc đổ bộ vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để "trừng phạt". Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.
Việt Nam vừa phải chịu áp lực từ liên kết thực tế giữa Mỹ và Trung Cộng cùng sự ủng hộ của họ cho liên minh do Khmer Đỏ dẫn đầu vừa mất đi ủng hộ từ phía Liên Xô do đang tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị.
Các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị sa lầy bởi Mỹ luôn yêu cầu trách nhiệm đối với tù nhân và những người mất tích (MIA) trong chiến tranh của họ. Những người bảo thủ trong chính quyền và quân đội, không bao giờ "tha thứ" cho Việt Nam vì đã làm nước Mỹ bẽ mặt, họ muốn lấy lại danh dự bằng cách cố gắng đưa trở về hài cốt của các lính Mỹ tử trận và tiếp tục duy trì lệnh cấm vận thương mại áp đặt từ năm 1975 làm tê liệt nền kinh tế Việt Nam.
Để vượt ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế và sự cô lập ngoại giao của bên ngoài, Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới và bắt đầu lên kế hoạch đến năm 1989 rút hết quân đội khỏi Campuchia.
Đến lúc Việt Nam sắp hoàn tất việc đưa quân về, theo đúng như yêu cầu
của phía Mỹ và ASEAN, và bước vào các cuộc đàm phán về tương lai chính
trị của Campuchia, bối cảnh địa chính trị lại một lần nữa thay đổi. Việc
Trung Cộng và Liên Xô lập lại quan hệ và sự cô lập quốc tế đối với Bắc
Kinh sau sự kiện Thiên An Môn không chỉ làm thay đổi môi trường bên
ngoài mà còn đặt ra những quan ngại sâu sắc về sự an nguy của chế độ.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Cộng đã kết thúc bằng bạo lực tại
Quảng trường Thiên An Môn và sự sụp đổ như một hiệu ứng domino của chế
độ Xã hội Chủ nghĩa ở một loạt các nước Đông Âu diễn ra ngay sau đó đã
rung lên hồi chuông báo động ở cả Bắc Kinh - và Hà Nội. Trong hoàn cảnh
hết sức cần những sự hỗ trợ và mối quan hệ thương mại với phương Tây,
Việt Nam vẫn rất mực cảnh giác với chiến lược "diễn biến hòa bình" và
lật đổ hệ thống Xã hội Chủ nghĩa dưới chiêu bài viện trợ. Cái gọi là lộ
trình bình thường hóa quan hệ của chính quyền George H.W. Bush bị đặt
trong sự hoài nghi sâu sắc. Việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ
Thạch không thể hoàn tất nỗ lực bình thường hóa, dù đã có nhiều nhương
bộ trong vấn đề MIA và đã rút quân khỏi Campuchia, đã khiến Việt Nam
thay đổi quỹ đạo chống Trung Cộng. Một hội nghị cấp cao bí mật giữa lãnh
đạo Đảng hai nước Trung Cộng và Việt Nam đã đặt nền móng cho sự từng
bước xuống thang xung đột của Trung Cộng với Việt Nam và thỏa thuận
thành lập một chính phủ liên minh ở Phnom Penh dưới sự bảo đảm của Liên
hợp quốc.
Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền. Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền. Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Vậy là đến ngày 5/8/1995 (tròn 30 năm cuộc chiến tranh kết thúc), Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher đã cắm quốc kỳ nước mình lên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mối quan tâm chính của Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam không còn hào hứng với một mối quan hệ chiến lược với Mỹ như với việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, và đặc biệt là, giành chế độ đãi ngộ thương mại quốc gia nữa.
Tình cảm này của Việt Nam đối với việc xây dựng một mối liên kết sâu sắc hơn với Mỹ để đề phòng Trung Cộng thể hiện rõ trong tháng 3/2000. Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành quan chức nội các Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam, nhưng Hà Nội sau đó đã thẳng thắn tuyên bố không hề đàm phán xây dựng quan hệ chiến lược. Trong cuộc gặp với Clinton, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã giảng giải cho vị Tổng thống Mỹ về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của Việt Nam, nhưng không thảo luận mối quan hệ với Mỹ ở thời điểm hiện tại hay thương lai. Vì lẽ đó, Việt Nam đã phải đợi đến 3 năm sau, cùng với một môi trường bên ngoài đã thay đổi.
Nhiệm kỳ thứ hai của Bush dường như đã từ bỏ thái độ dễ dãi đối với
Trung Cộng sau sự kiện máy bay gián điệp EP-3. Ngay cả trước khi căng
thẳng liên quan đến chiếc máy bay do thám này xuất hiện, những tiếng nói
quan trọng tại Washington cũng đã thể hiện quan ngại về khả năng Trung
Cộng sẽ phô trương sức mạnh. Một trong các tác giả viết báo cáo của RAND
Corporation - một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích chính sách
R&D nước Mỹ, Zalmay Khalizad, người sau này trở thành cố vấn an ninh
quốc gia của Mỹ, đã lưu ý rằng Mỹ nên tăng cường sự hiện diện quân sự
tổng thể tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang gia tăng của Trung
Cộng. Báo cáo chỉ ra, "điều hợp lý cơ bản là cần phải xây dựng quan hệ
hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để ngăn chặn nỗ lực bá quyền khu vực của
Trung Cộng". Khi Washington bắt đầu quan tâm thay đổi cán cân tại Đông
Á, lợi ích của Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.
Việt Nam cũng lo ngại Trung Cộng sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, "Tam giác đang mất cân bằng". Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Cộng đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003.
Việt Nam cũng lo ngại Trung Cộng sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, "Tam giác đang mất cân bằng". Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Cộng đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003.
Tiếp sau đó là chuyến dừng chân đầu tiên của tàu Hải quân Mỹ Vandergrift tới thành phố Hồ Chí Minh.
Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người "chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này". Việc đưa cụm từ "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương - Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.
Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người "chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này". Việc đưa cụm từ "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương - Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.
Trong tình thế sức mạnh cũng như sự quyết liệt của Trung Cộng bộc lộ rõ
trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Mỹ đã ngày một thêm sâu sắc. Chuyến
thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội trong một
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2010, nơi bà bày tỏ quan ngại của Mỹ đối
với cách ứng xử của Trung Cộng trên Biển Đông, đã đánh dấu một mức độ
hợp tác mới đối với Việt Nam. Năm sau, Việt Nam và Mỹ bước vào cuộc đàm
phán nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Quan
hệ quân sự cũng phát triển. Trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc
phòng Việt Nam tới Washington năm 2003, hai bên đã tán thành tiến hành
các cuộc trao đổi ở cấp tương tự 3 năm một lần. Hai vị lãnh đạo quốc
phòng Việt Nam và Mỹ từ đó đã có 4 cuộc gặp gỡ trao đổi. Chuyến thăm của
ông Leon Panetta hồi tháng 6/2012 đã thu hút sự quan tâm hơn bình
thường do bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Panetta cũng có
chuyến thăm tới Vịnh Cam Ranh, nơi các tài sản và những máy bay ném bom
tầm xa của Hải quân Liên Xô từng đặt tại đây.
Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Cộng mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Cộng đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.
Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Cộng mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Cộng đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.
Năm 1978, một nhà ngoại giao Việt Nam đã giải thích logic việc Việt Nam
khi vun đắp quan hệ với Moskva: "Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi
chỉ có được an ninh trước Trung Cộng trong 2 điều kiện. Một là khi
Trung Cộng yếu và nội bộ chia rẽ. Hai là khi Trung Cộng bị đe dọa bởi
những nguy cơ phương Bắc". Lý do tương tự cũng được áp dụng cho nhu cầu
xây đắp mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày nay - một người bạn đủ mạnh
để ngăn chặn Trung Cộng trở nên quá hiếu chiến. Như các nhà lãnh đạo
Việt Nam vẫn thường nhắc nhở, một quốc gia chỉ có thể chọn bạn bè chứ
không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn từ chối liên
minh quân sự với Washington để tránh khiêu khích hành động thù địch từ
người khổng lồ láng giềng và tránh bị tổn thương do áp lực từ phía Mỹ
trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Quá trình nối lại tình hữu nghị
giữa hai nước là có thực nhưng cũng còn nhiều hạn chế.
Trâm Anh dịch từ American Review Magazine
Tác giả bài viết Nayan Chanda là biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War. (Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt).
HÀ NHÂN VĂN * CHIẾN LƯỢC MỸ
Chiến lược mới của Ngũ Giác Đài và Biển Đông
TỔ QUỐC TRÊN ĐẢNG?
Trước hội nghị Tổng quân ủy trung ương QĐNDVN do Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa, đầy đủ các tướng lãnh hải, lục, không quân và các binh chủng, Thủ Dũng với vẻ mặt rất nghiêm trọng và rắn chắc tuyên bố QĐNDVN phải đặt Tổ quốc lên trên hết. Và rằng, QĐND phải trung thành với Tổ quốc. Điều này không lạ, rất bình thường đối với các quốc gia trong thế giới Tự do, QGVN và VNCH trước đây. Đó là nguyên lý ái quốc mà dân tộc VN xưa nay đưa lên hàng đạo lý – đạo ái quốc, vì nước vì dân nhưng với CS Quốc tế, CS Ta và Tàu thì hoàn toàn khác. Đảng CS trên hết. Đảng trên nước, đã ghi trong Điều lệ Đảng và Cương lĩnh Đảng. Nguyên văn như sau: “Đảng lãnh đạo QĐNDVN và công an NDVN, tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt” (theo điều 25, Bản điều lệ Đảng CS, Tc Cộng Sản số 13, 7-1996, tr. 28-37, Bản Điều lệ, Đại hội XI cũng giữ y nguyên như vậy). Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Ban Quân sự Trung ương tức CT Tổng quân ủy, Tổng tư lệnh tối cao QĐND, các lực lượng võ trang ND và CAND. Đầu năm 2015, Phùng Quang Thanh, Đại tướng, cầm đầu phái đoàn tướng lãnh cao cấp nhất QĐNDVN với 13 ông tướng dẫn thân qua Bắc Kinh triều kiến, cùng Thường Vạn Toàn, Thượng tướng Bộ trưởng Bộ QP-TC, thề nguyền: QĐ 2 nước quyết tâm bảo vệ Đảng và XHCN hai nước! Tuyệt đối phục vụ và trung thành với Đảng và XHCN!
Trước hội nghị Tổng quân ủy trung ương QĐNDVN do Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa, đầy đủ các tướng lãnh hải, lục, không quân và các binh chủng, Thủ Dũng với vẻ mặt rất nghiêm trọng và rắn chắc tuyên bố QĐNDVN phải đặt Tổ quốc lên trên hết. Và rằng, QĐND phải trung thành với Tổ quốc. Điều này không lạ, rất bình thường đối với các quốc gia trong thế giới Tự do, QGVN và VNCH trước đây. Đó là nguyên lý ái quốc mà dân tộc VN xưa nay đưa lên hàng đạo lý – đạo ái quốc, vì nước vì dân nhưng với CS Quốc tế, CS Ta và Tàu thì hoàn toàn khác. Đảng CS trên hết. Đảng trên nước, đã ghi trong Điều lệ Đảng và Cương lĩnh Đảng. Nguyên văn như sau: “Đảng lãnh đạo QĐNDVN và công an NDVN, tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt” (theo điều 25, Bản điều lệ Đảng CS, Tc Cộng Sản số 13, 7-1996, tr. 28-37, Bản Điều lệ, Đại hội XI cũng giữ y nguyên như vậy). Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Ban Quân sự Trung ương tức CT Tổng quân ủy, Tổng tư lệnh tối cao QĐND, các lực lượng võ trang ND và CAND. Đầu năm 2015, Phùng Quang Thanh, Đại tướng, cầm đầu phái đoàn tướng lãnh cao cấp nhất QĐNDVN với 13 ông tướng dẫn thân qua Bắc Kinh triều kiến, cùng Thường Vạn Toàn, Thượng tướng Bộ trưởng Bộ QP-TC, thề nguyền: QĐ 2 nước quyết tâm bảo vệ Đảng và XHCN hai nước! Tuyệt đối phục vụ và trung thành với Đảng và XHCN!
CƠ MAY CỦA CSVN!
ĐCSVN vẫn còn chút may mắn cuối đời, TBT Nguyễn Phú Trọng công du Mỹ quốc kể từ ngày 6-7-2015. TT Obama “trúng số độc đắc chính trị”, đại thắng 3 cú lớn rất ngoạn mục:
1. Lần thứ 2, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết luật Obamacare hợp hiến.
2. TCPV phán quyết “hôn nhân đồng tình luyến ái”, gay và lesbian, họp pháp, cứ tự do, tự nhiên.
3. Thượng viện Hoa Kỳ với 60 phiếu thuận, 37 chống, thông qua dự luật tự do mậu dịch do HP Obama đệ nạp.
Như vậy, Hiệp ước TPP trong đó VN là thành viên thứ 12 chắc chắn sẽ được
quốc hội Mỹ dễ dàng thông qua. Bỏ phiếu lần đầu, TT Obama phải thân
hành đến quốc hội vận động ngay trong đảng Dân Chủ của ông nhưng thất
bại nặng.
Như HNV đã trình bày trước đây, chắc chắn dự luật Tự do mậu dịch sẽ xuôi chèo mát mái vì đó là quyền lợi sinh tồn của Uncle Sam, không phải riêng đảng Dân Chủ mà cả đảng Cộng Hòa. Chiến lược chuyển trục sẽ khó thành tựu nếu thiếu mặt VN, bao lơn Nam TBD, hành lang chiến lược Biển Đông. Hiệp ước TPP, chiếm 40% hàng hóa xuất nhập cảng toàn cầu trong đó VN sẽ lợi nhất.
MỸ ĐỔ DỒN ĐẾN VN
Như HNV đã trình bày trước đây, chắc chắn dự luật Tự do mậu dịch sẽ xuôi chèo mát mái vì đó là quyền lợi sinh tồn của Uncle Sam, không phải riêng đảng Dân Chủ mà cả đảng Cộng Hòa. Chiến lược chuyển trục sẽ khó thành tựu nếu thiếu mặt VN, bao lơn Nam TBD, hành lang chiến lược Biển Đông. Hiệp ước TPP, chiếm 40% hàng hóa xuất nhập cảng toàn cầu trong đó VN sẽ lợi nhất.
MỸ ĐỔ DỒN ĐẾN VN
Giới lãnh đạo VNCS vẫn ngán Ông Ba Đỏ, từ đầu năm 2015, giới chức cao
cấp của Đảng ít qua lại Mỹ sau chuyến Mỹ du của Trần Đại Quang, Bộ
trưởng Bộ CA, tướng 4 sao. Trong khi Mỹ hết phái đoàn này đến nhân vật
khác nườm nượp qua Hà Nội – Hải Phòng. Cựu TT Bill Clinton đến Hà Nội
chủ tọa lễ kỷ niệm 20 năm bang giao Việt – Mỹ, 2-7-2015, ông Bill cũng
được coi như nhân vật tiền đạo đến Hà Nội “rỉ tai” cho TBT Trọng công du
Mỹ ngày 6-7 sẽ “nên làm thế này, ứng xử như thế kia”.
Ông Bill khoe trên 20 năm trước, hàng hóa VN bán qua Mỹ chỉ được một nửa tỷ, 20 năm sau, năm 2014 tăng lên 35 tỷ $US! Mấy năm qua, tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đông đảo tấp nập nhất Á châu. Ấy là chưa nói đến sự phồn thịnh “buôn may bán đắt” của hàng hóa VN nhập cảng vào thị trường Canada.
BIỂN ĐÔNG VN VÀ CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA NGŨ GIÁC ĐÀI
Hoa Kỳ có vẻ tàm tạm thảnh thơi ở mặt trận Trung Đông, Yemen, Iraq và ISIS, đã có 2 đồng minh đại cường Hồi giáo Sunni trực tiếp đương đầu: Ai Cập và Saudi Arab với quân đội tân tiến nhất Trung Đông và Bắc Phi, chỉ kém Do Thái về nguyên tử. Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phàn nàn Ai Cập vi phạm nhân quyền thì cùng lúc tháng 5-2015, Ngũ giác đài cung cấp cho Ai Cập 6 chiếc trực thăng phóng hỏa tiễn Apache.
Ông Bill khoe trên 20 năm trước, hàng hóa VN bán qua Mỹ chỉ được một nửa tỷ, 20 năm sau, năm 2014 tăng lên 35 tỷ $US! Mấy năm qua, tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đông đảo tấp nập nhất Á châu. Ấy là chưa nói đến sự phồn thịnh “buôn may bán đắt” của hàng hóa VN nhập cảng vào thị trường Canada.
BIỂN ĐÔNG VN VÀ CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA NGŨ GIÁC ĐÀI
Hoa Kỳ có vẻ tàm tạm thảnh thơi ở mặt trận Trung Đông, Yemen, Iraq và ISIS, đã có 2 đồng minh đại cường Hồi giáo Sunni trực tiếp đương đầu: Ai Cập và Saudi Arab với quân đội tân tiến nhất Trung Đông và Bắc Phi, chỉ kém Do Thái về nguyên tử. Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phàn nàn Ai Cập vi phạm nhân quyền thì cùng lúc tháng 5-2015, Ngũ giác đài cung cấp cho Ai Cập 6 chiếc trực thăng phóng hỏa tiễn Apache.
“VN là ngã tư của các dân tộc và các nền văn minh” (Việt Nam, crossroad of people and civilization – CTD trích dẫn trong “Cáo trạng TC xâm lược – Phần II Biển Đông, chủ quyền lịch sử của dân tộc Việt Nam, sắp phát hành, sẽ phổ biến trên báo Thế Giới Mới).
VN là bao lơn TBD ở ĐNA, với biên giới Việt – Trung 1150 km, với chiều dài cực Bắc từ Lũng Cư, vĩ tuyến 23.32 bắc và cực Nam trên đất liền Cà Mau, Rạch Tàu, vĩ tuyến 8o 30. Điểm cực đông trên đất liền,.. ở Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gấm, vĩ tuyến 12o 40, kinh tuyến 1090 30 đông. Chiều dài Bắc Nam là 1650 km, gồm 15 vĩ tuyến.
Diện tích VN (đo đạc năm 1986 là 331,689 km2. Trong vòng 20 năm, VN bị TC cướp đoạt 575 km2 (diện tích VN năm 2006 là 331,114 km2, theo The Economist, World in Figure, 2007). Ước lượng từ năm 1950 là năm HCM cho mở toang biên giới Việt – Trung đến sau cuộc chiến biên giới Thượng Du, TC cướp đoạt của VN khoảng 1720 km2.
Với duyên hải từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, dài nhất ĐNA, qua Công ước LHQ 1982 và luật Biển quốc tế hiện hành, VN được thêm vùng đặc quyền kinh tế, chiều ngang 200 dặm! Nay còn lại gì khi TC ngang ngược đoạt chiếm trên 80% diện tích Biển Đông với đường Lưỡi Bò, Trường Sa với đảo Gạc Ma, Chữ Thập… nằm gọn trong tay TC!
HOA KỲ HÀNH ĐỘNG!
Theo tin từ Hoa Thịnh Đốn nhân ngày lễ Độc lập July 4, Hoa Kỳ sẽ chờ
phán quyết của Tòa án quốc tế The Hague (Hòa Lan) vào tháng 7 này, sau
đó sẽ xuống tay hành động về trận liệt Biển Đông.
Dư luận chung theo báo chí và truyền thông Mỹ tuần qua, từ Bạch ốc, Ngũ giác đài đến Quốc hội Mỹ đều chung một lập trường, một thế đứng đối với Biển Đông, tiêu biểu hóa qua đường hàng hải giao thông quốc tế Đông Tây, từ Âu châu, Phi châu qua Ấn Độ Dương, qua Eo Malacca vào Biển Đông lên Bắc Hải, gọi nôm na là con đường huyết mạch của thế giới 5000 tỷ $US một năm. Và đây cũng là con đường huyết mạch từ ĐNA xuống Nam TBD, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Thế kỷ 15, khoảng năm 1465, Hoàng tử H. Perle Bồ Đào Nha được vinh danh là “Hoàng tử hàng hải” – Le Prince Navigateur, ông từ Bồ Đào Nha cùng đoàn thiền viễn dương từ Đại Tây Dương vòng qua mũi Hảo Vọng, Nam Phi, vào Ấn Độ Dương, rồi vượt qua Eo Malacca, vượt biển Đông lên biển Bắc, ghé Okinawa, bấy giờ còn là nước Lưu Cầu của người Việt, ông ghé vào Đài Loan, thấy đảo quá đẹp ông đặt tên là Formosa.
Thấy biển phía Nam nước Tàu ông đặt tên là South China sea – Thấy bán đảo giữa Ấn Độ và Tàu nên đặt tên là Indochina, sau này ta dịch là Đông Dương. Các Thừa sai La Mã theo tàu Bồ Đào Nha qua phương Đông cũng quen gọi là South China sea và gọi VN là Cochinchina… Chỉ là tên gọi vào lúc bấy giờ. Giao thông lộ Biển Đông cũng là con đường đi về Đông phương truyền giáo của các Thừa sai La Mã. Tóm lại con đường giao thông quốc tế 5000 tỷ USD đã có lịch sử trên 5 thế kỷ (hay là 550 năm). Nay TC ngang ngược đoạt trên 80%, có nghĩa là, con đường 5000 tỷ USD nằm gọn trong tay “chủ quyền” của Bắc Kinh.
Dư luận chung theo báo chí và truyền thông Mỹ tuần qua, từ Bạch ốc, Ngũ giác đài đến Quốc hội Mỹ đều chung một lập trường, một thế đứng đối với Biển Đông, tiêu biểu hóa qua đường hàng hải giao thông quốc tế Đông Tây, từ Âu châu, Phi châu qua Ấn Độ Dương, qua Eo Malacca vào Biển Đông lên Bắc Hải, gọi nôm na là con đường huyết mạch của thế giới 5000 tỷ $US một năm. Và đây cũng là con đường huyết mạch từ ĐNA xuống Nam TBD, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Thế kỷ 15, khoảng năm 1465, Hoàng tử H. Perle Bồ Đào Nha được vinh danh là “Hoàng tử hàng hải” – Le Prince Navigateur, ông từ Bồ Đào Nha cùng đoàn thiền viễn dương từ Đại Tây Dương vòng qua mũi Hảo Vọng, Nam Phi, vào Ấn Độ Dương, rồi vượt qua Eo Malacca, vượt biển Đông lên biển Bắc, ghé Okinawa, bấy giờ còn là nước Lưu Cầu của người Việt, ông ghé vào Đài Loan, thấy đảo quá đẹp ông đặt tên là Formosa.
Thấy biển phía Nam nước Tàu ông đặt tên là South China sea – Thấy bán đảo giữa Ấn Độ và Tàu nên đặt tên là Indochina, sau này ta dịch là Đông Dương. Các Thừa sai La Mã theo tàu Bồ Đào Nha qua phương Đông cũng quen gọi là South China sea và gọi VN là Cochinchina… Chỉ là tên gọi vào lúc bấy giờ. Giao thông lộ Biển Đông cũng là con đường đi về Đông phương truyền giáo của các Thừa sai La Mã. Tóm lại con đường giao thông quốc tế 5000 tỷ USD đã có lịch sử trên 5 thế kỷ (hay là 550 năm). Nay TC ngang ngược đoạt trên 80%, có nghĩa là, con đường 5000 tỷ USD nằm gọn trong tay “chủ quyền” của Bắc Kinh.
\
Các tuyến đường hàng hải quốc tế trong khu vực ĐNÁ
Hoa Kỳ ra tay, chuyển trục và Á châu – TBD là khởi điểm. TPP là kỷ
nguyên mới. Bảo vệ con đường giao thông biển Đông Tây 5000 tỷ $US đã trở
thành chính nghĩa của Uncle Sam. Với ĐNA, một cách khác ASEAN không
theo Mỹ thì theo ai bây giờ. Nhưng Uncle Sam còn một Hoa Lục mênh mông
với 1,337 triệu con người! Một thị trường tiêu thụ lớn nhất của Mỹ trên
toàn cầu, bỏ qua sao được. Do đó, TC hay Hoa Lục vẫn là then chốt của
thương mại Mỹ. Chưa kể hàng ngàn tỷ Mỹ kim từ TC đã chuyển qua Mỹ trong
20 năm qua, ấy là chưa kể số nợ mà TC đã cho Mỹ vay (không lời, qua công
khố phiếu…).
Do vậy, Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp đối đầu với TC ở Hoa Lục, “phải làm ăn với nhau chứ”. Biển Đông trở thành “sân banh bóng đá” của Uncle Sam. Vả lại, 600 triệu dân ĐNA đâu có ít gì, ấy là chưa kể Ấn Độ với 1,266 triệu!
Hoa Kỳ lựa chọn Biển Đông làm “chiến tuyến” đối đầu với TC nhưng sẽ không trực tiếp theo kiểu “mặt đối mặt” mà đẩy Nhật Bản lên hàng đầu! Nhật Bản sẽ trở lại Biển Đông và ĐNA như trước năm 1940 nhưng dưới cái dù vũ khí siêu đẳng của Mỹ trong một “Liên minh mặc nhiên”, Nhật, Ấn, Úc Đại Lợi và các vệ tinh quân cờ bao quanh: Phi, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan.
CHIẾN TRANH HÀNH TINH
Do vậy, Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp đối đầu với TC ở Hoa Lục, “phải làm ăn với nhau chứ”. Biển Đông trở thành “sân banh bóng đá” của Uncle Sam. Vả lại, 600 triệu dân ĐNA đâu có ít gì, ấy là chưa kể Ấn Độ với 1,266 triệu!
Hoa Kỳ lựa chọn Biển Đông làm “chiến tuyến” đối đầu với TC nhưng sẽ không trực tiếp theo kiểu “mặt đối mặt” mà đẩy Nhật Bản lên hàng đầu! Nhật Bản sẽ trở lại Biển Đông và ĐNA như trước năm 1940 nhưng dưới cái dù vũ khí siêu đẳng của Mỹ trong một “Liên minh mặc nhiên”, Nhật, Ấn, Úc Đại Lợi và các vệ tinh quân cờ bao quanh: Phi, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan.
CHIẾN TRANH HÀNH TINH
Theo báo The Washington Post, Hoa Kỳ đã trở lại “Chiến tranh hành tinh”
(6-18-2015 – New star wars’ defense program: Hoverbike by Brian Jung –
chúng tôi sẽ trình bày sau). Đại cương với “Chiến tranh hành tinh mới”
này cùng với F35 tàng hình, liệu dăm ba trung đoàn TC tập trung ở biên
giới Việt-Trung có chịu thấu không?
Ngày 2-7-2015, báo chí và Tivi Mỹ rầm rộ đưa tin và hình ảnh cuộc họp báo của Đại tướng Dempsy, Chủ tịch Ủy ban Liên quân Hoa Kỳ, công bố sách lược quốc gia mới của Hoa Kỳ. Ngũ giác đài đã bước vào một kỷ nguyên mới. Chiến lược quốc gia mới, tức “Grand Strategy” bao trùm toàn cầu nhưng trọng điểm vẫn là chiến lược chuyển trục Á châu – TBD trong đó TC vẫn là mục tiêu chính yếu. Mỹ và Đồng minh Á châu phải chặn cuộc bành trướng của TC, không phải chỉ chặn TC ở Á châu – TBD mà toàn cầu.
Ngày 2-7-2015, báo chí và Tivi Mỹ rầm rộ đưa tin và hình ảnh cuộc họp báo của Đại tướng Dempsy, Chủ tịch Ủy ban Liên quân Hoa Kỳ, công bố sách lược quốc gia mới của Hoa Kỳ. Ngũ giác đài đã bước vào một kỷ nguyên mới. Chiến lược quốc gia mới, tức “Grand Strategy” bao trùm toàn cầu nhưng trọng điểm vẫn là chiến lược chuyển trục Á châu – TBD trong đó TC vẫn là mục tiêu chính yếu. Mỹ và Đồng minh Á châu phải chặn cuộc bành trướng của TC, không phải chỉ chặn TC ở Á châu – TBD mà toàn cầu.
Bắc Kinh phản ứng dữ dội. Nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh tố cáo Mỹ
phóng đại vô căn cứ về sự hiện diện của TC ở Biển Đông và rằng, đó là
“ao nhà” của TC, Bắc Kinh có toàn quyền nhưng là để bảo vệ hòa bình
“giao thông tự do cho cả thế giới và các nước ĐNA”. Ngũ giác đài đưa ra
những con số và hình ảnh chính xác TC quân sự hóa Biển Đông, TC đã xây 2
bãi đáp trực thăng ở đảo Chữ Thập với phi đạo dài 3km (Tin 2-7-2015).
Dù đôi bên căng thẳng nhưng còn dài dài. Hoa Kỳ ưu tiên ổn định nội bộ
và tiếp tục phục hồi kinh tế tuy đang lên nhưng vẫn còn bấp bênh. Quỹ dự
trữ liên bang chưa tăng lãi suất, có thể năm 2016, dù thất nghiệp vào
tháng 6 vừa qua đã xuống đến 5.3% (so với hơn 10% vào năm cuối HP Bush).
Thị trường chứng khoán vẫn trồi sụt. Đồng đô la tiếp tục cao, tác hại
mạnh đến khu vực xuất cảng hàng hóa Mỹ. Nhưng nói chung, Hoa Kỳ đang
bước qua một thời mới, ổn định và vững bền. Nếu ổn định được VN, sự
chuyển trục của Mỹ sẽ thành công lớn. Rõ rệt, tuy Hoa Kỳ với chiến lược
quốc gia mới nhưng đã nhường cho Nhật Bản vai trò hàng đầu về an ninh
quân sự ở Biển Đông và ĐNA.
TBT TRỌNG, “CHÀNG” LÀ AI?
TBT TRỌNG, “CHÀNG” LÀ AI?
Trong các TBT của ĐCSVN từ thời Lê Duẫn, Nguyễn Phú Trọng là TBT có
trình độ học vấn cao nhất, được học hành theo “qui ước” dù vẫn là “hồng
hơn chuyên”. Lê Duẫn học trường huyện, chưa đậu bằng tiểu học gọi là
“Primaire” thời Pháp. Nguyễn Văn Linh khá hơn, đệ Lục, xưa gọi là “Thành
chung năm thứ 2″ thì tham gia Học sinh đoàn VNQDĐ ở Hải Phòng. Đỗ Mười
tức Nguyễn Cống, con ông Nguyễn Văn Xàng, cả 2 cha con chuyên nghề hoạn
lợn, sau Cống thăng tiến, bỏ nghề hoạn lợn, lên Hà Nội làm nghề sơn guốc
phụ nữ. Cống chưa học hết lớp Ba trường làng. Lê Khả Phiêu khá hơn, học
hết Tiểu học, lên Trung học cấp I thì bỏ ngang vào quân đội. Nông Đức
Mạnh, con hoang của HCM, du học Liên Sô đậu kỹ sư nông nghiệp. Phú Trọng
xuất thân bần cố nông được Đảng ưu đãi, được du học Liên Sô, đậu Phó
Tiến sĩ Triết học Mác. Trọng phục vụ lâu năm ở Tạp chí Cộng Sản, một
thời Chủ biên tạp chí CS, sau được phong Tiến sĩ mang học vị Giáo sư.
Theo tin từ Hà Nội, tuy học ở Liên Sô, Trọng không nói được tiếng Nga,
chỉ bập bẹ, tuy đậu Phó Tiến sĩ (tương đương Cao học nhưng cũng chỉ học
các bản dịch Việt ngữ).
Vẫn theo tin Hà Nội, Trọng chậm chạp, nông cạn, rất ganh tỵ và kiêu ngầm. Cuộc đời Đảng của Trọng chia làm 2 thời kỳ chính: ở Liên Sô về, thời gian phục vụ ở tạp chí CS, Trọng theo phe Liên Sô, chống TC Mao “bá quyền bành trướng”, được Hoàng Tùng, Ủy viên Bộ CT đỡ đầu. Giai đoạn 2, được thăng vọt lên Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào thời Hà Nội mở rộng, Trọng có dịp quan hệ với các đại gia TC, chủ thầu xây cất cao ốc, cầu đường, Trọng bắt đầu “ăn nên làm ra”, bắt đầu say mê vàng, đô la rồi đi hẳn với TC.
Vẫn theo tin Hà Nội, Trọng chậm chạp, nông cạn, rất ganh tỵ và kiêu ngầm. Cuộc đời Đảng của Trọng chia làm 2 thời kỳ chính: ở Liên Sô về, thời gian phục vụ ở tạp chí CS, Trọng theo phe Liên Sô, chống TC Mao “bá quyền bành trướng”, được Hoàng Tùng, Ủy viên Bộ CT đỡ đầu. Giai đoạn 2, được thăng vọt lên Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào thời Hà Nội mở rộng, Trọng có dịp quan hệ với các đại gia TC, chủ thầu xây cất cao ốc, cầu đường, Trọng bắt đầu “ăn nên làm ra”, bắt đầu say mê vàng, đô la rồi đi hẳn với TC.
Không ai ngờ Trọng có thể nhảy vọt lên ghế TBT. Ngay chính Trọng cũng
bất ngờ. Từ thời làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trọng đã có biệt danh là
Trọng Lù tức lù đù. Dân Bắc có câu “Lù đù như chuột chù phải khói”. Sau
lên TBT, Trọng lại thêm biệt danh Trọng Lú. Tuy nhiên, “nó lú nhưng chú
nó khôn”, sau Trọng là chú Ba Đỏ Bắc Kinh. Công việc thường vụ Đảng do
một tay Lê Hồng Anh, Đại tá Công an, bạn nối khố Rạch Giá của Nguyễn Tấn
Dũng; việc điều hành cơ sở Đảng, bổ nhiệm, thuyên chuyển hay huyền chức
các cấp do một tay Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức TƯĐ, một thứ Lê Đức
Thọ của Lê Duẫn. Theo điều lệ Đảng, TBT Trọng hiện là Tổng tư lệnh tối
cao QĐND, CAND, và các lực lượng ND võ trang toàn quốc. Thang lương của
TBT Đảng cao hơn Chủ tịch nước. Về nghi lễ, TBT đứng trên CT nước. Báo
chí và truyền thông nhận ra điều này: Bộ Chính trị xếp hàng vào viếng
xác HCM ở lăng Ba Đình nhân dịp Đại hội bán kỳ thứ XI vừa qua, CT Trương
Tấn Sang xếp hàng ngang với TBT Trọng, nhưng chỉ đi được mấy bước,
Trọng đi lên trước CT Sang. Hội nghị kỳ 9 – ĐH XI, đầu năm vừa qua, Đảng
bày trò bỏ phiếu tín nhiệm, đánh giá lãnh đạo, cốt yếu là phe Trọng –
Rứa hạ bệ Thủ Dũng, bất ngờ Trọng lại tụt xuống hàng thứ 8!
TT Obama đón tiếp TBT Trọng với tư cách một nguyên thủ quốc gia. Hẳn
nhiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và CIA đã biết rõ hệ thống cơ cấu và hệ thống
văn giai Đảng và Nhà nước VNCS. Theo hiến pháp CHXHCNVN, chương VII,
điều 102 đến điều 104 qui định “chức quyền của chủ tịch nước là chủ tịch
HĐ Quốc phòng và AN” nhưng CT nước lại dưới quyền TBT Đảng. Trên hết là
hiến pháp và luật pháp nhưng cương lĩnh và điều lệ Đảng trên cả hiến
pháp. Nghị quyết của Đảng trên cả luật pháp và pháp lệnh của chính phủ.
Tuy đã sửa đổi, tu chính HP năm 2014 nhưng chỉ thay đổi các điều khoản
và hình thức vẫn như cũ, còn tệ hơn HP 1959, 1989… (xem và so sánh “Hiến
pháp và bộ máy nhà nước”, TS. Nguyễn Đăng Dung, nxb. GTVT, HN 2002, tt.
184-185). “Cần phải chữa bệnh”, căn bệnh HP và luật pháp đã trở thành
“ung thư nội tạng”.
Hoa Kỳ biết rõ như thế, TT Obama vẫn long trọng tiếp đón TBT Trọng! Trên thực tế và rất thực tế chỉ là công nhận thực tại chính trị VN – công nhận ĐCS cầm quyền và quan trọng hơn cả, công nhận một thực tại Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cầm đầu chính phủ CHXHCNVN. Về mặt Đảng, theo Điều lệ Đảng, Thủ tướng CP là Trưởng ban cán sự TƯĐ, nắm tất cả cán bộ Đảng hoạt động trong các bộ và cơ quan nhà nước. Sinh mệnh của Đảng là ngân sách và tài chính Đảng đã qui định nơi chương XI, điều 4, tr. 37. Ngân sách, tài chính Đảng một phần quan trọng do ngân sách nhà nước trong tay Thủ Dũng.
Hoa Kỳ biết rõ như thế, TT Obama vẫn long trọng tiếp đón TBT Trọng! Trên thực tế và rất thực tế chỉ là công nhận thực tại chính trị VN – công nhận ĐCS cầm quyền và quan trọng hơn cả, công nhận một thực tại Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cầm đầu chính phủ CHXHCNVN. Về mặt Đảng, theo Điều lệ Đảng, Thủ tướng CP là Trưởng ban cán sự TƯĐ, nắm tất cả cán bộ Đảng hoạt động trong các bộ và cơ quan nhà nước. Sinh mệnh của Đảng là ngân sách và tài chính Đảng đã qui định nơi chương XI, điều 4, tr. 37. Ngân sách, tài chính Đảng một phần quan trọng do ngân sách nhà nước trong tay Thủ Dũng.
Theo sự phân tách từ Hà Nội, thực tế TBT Trọng vào lúc này quả là “quyền
rơm vị trí”. Thí dụ rõ nhất, Hội nghị 9 – ĐH XII hơn 3 lần TBT Trọng
huấn thị: QĐNDVN phải phục vụ Đảng, phải bảo vệ Đảng và rằng Đảng là
trên hết. Thủ Dũng, trước khi đi phó hội thượng đỉnh Ủy ban Mê Kông do
Nhật Bản chủ trì, gồm Thái Lan, Lào, Cao Miên, VN, Thủ Dũng tuyên bố,
đúng ra là huấn thị QĐND phải trung thành với Tổ quốc và Tổ quốc trên
hết. Vậy TBT Trọng, Tổng tư lệnh QĐND ở đâu vậy? Xin lập lại: TT Obama
tiếp TBT Trọng là để công khai công nhận ĐCSVN như đã công nhận ĐCS Cuba
nhưng trường hợp VN rất khác CS Cuba, Hoa Kỳ nắm đằng chuôi, cái chuôi
TPP. Chuyến công du Mỹ của TBT Trọng chẳng qua là để chuẩn bị cáo phó
Đảng CSVN, ít nhất còn được co giãn 5 năm về nhân quyền, tự do v.v… trả
theo “credit”.
Hà Nhân Văn
HUỆ LỘC * MƯỜI NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRUNG CỘNG
Huệ Lộc
– Mười Nhược Điểm Của Trung Cộng
Posted by TiengNoiLuongTri on Saturday, July 18, 2015 · Leave a Comment
1. Trung Cộng chiếm đảo nhiều nhất, có nguy hại lớn cho khối ASEAN trong đó bao gồm Burma, Cambodia, Brunei, Indonesia, Philippines, Laos, Việt Nam, Singapore, Thailand, và Malaysia; hơn nữa Trung cộng có thái độ rất kiêu ngạo và ảnh hưởng xấu nhất. Trung Cộng rất lo sợ những hải đảo kia bị thu hồi lại bởi những quốc gia trên, đồng thời còn bị thu hẹp quyền lực trên biển Đông như lúc nguyên thuỷ, và phải đối phó với những vấn đề khó khăn trong nước mà nhiều năm qua không thể giải quyết được:
a. Làm cho tài nguyên hải sản bị giới hạn đối với chế độ nhân khẩu nuôi miệng ăn cho số lượng dân số khổng lồ gần 2 tỉ người.
b. Chính vì công nghệ hoá xã hội quá nhanh trong thời gian gần đây nên khối lượng hoá chất bị đào thải từ các nhà máy và hầm mỏ được chôn vùi trong lòng đất địa phương. Vì thế hơn chín mươi phần trăm ruộng đồng tại Trung cộng không thể trồng trọt được vì nạn ô nhiễm môi trường nầy.
c. Số lượng tiêu thụ ngũ cốc hoa quả hằng ngày phải thu nhập hơn sáu mươi phần trăm từ các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Singapore, Mã Lai…
d. Ngành chăn nuôi súc vật trong nước không cung cấp đủ phẩm lượng cho giới tiêu dùng, nên dùng hải sản để trợ cấp và thay thế cho thịt trâu bò heo gà… Dần dần hải sản trở nên nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi dân và xuất cảng.
Vì những lý do cấp bách phải giải quyết cho nạn nhân mãn, Trung Cộng muốn tấn công Việt Nam để răn đe các nước khác buộc các quốc gia khác phải tự mình rút lui, cuối cùng Trung Cộng độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông và đồng thời kiểm soát toàn bộ không phận vùng Đông Nam Á. Câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Cộng có chiến thắng trong chiến tranh Việt Trung hay không? Nếu có chiến thắng thì giữ nước Việt Nam được bao lâu? Trong Tam Quốc Chí còn ghi lại câu chuyện Thất Cầm Mạnh Hoạch, nghĩa là ông Khổng Minh khi đánh một nước nhỏ trên biên giới Tàu, bảy lần bắt được vua Mạnh Hoạch của nước nầy đều tha hết bảy lần vì biết rằng không thể cai trị nước của họ được, mà chỉ mong họ sống hoà bình thuận thảo là được rồi. Trung Cộng đánh Việt Nam để làm gì, đánh không xong lại bị sa lầy thì tốn kém vô cùng. Nên biết số tiền mà Trung Cộng chi ra cho những sự điều hợp bộ binh, hải quân, không quân ở biền Đông và dọc theo biên giới Việt Trung tốn kém hơn 10 triệu tiền US mỗi ngày. Số tiền nuôi quân nầy vốn không có phân định trước trong kế hoạch quốc gia nay bất thần chi dụng thì sự tốn kém sẽ làm ngân sách cạn kiệt rất nhanh chóng. Hơn nữa khi đánh nước Việt Nam, Trung cộng không có một lý do nào chính đáng, ngoài chuyện la hét lên rằng Việt cộng là những tên “phản bội”. Nếu Việt cộng là những tên phản bội, thì đừng qua lại giao dịch với những tên”phản bội đó” gồm có ba triệu đảng viên, tại sao lại mang quân đi đánh cả nước 83 triệu ngưòi dân Việt Nam? Nếu 83 triệu chử ký của người dân Việt Nam phản đối Trung cộng và được gởi tới Liên Hiệp Quốc qua nhiều ngã khác nhau thì Trung cộng sẽ trả lời như thế nào? Trung cộng quả thật không có danh chánh ngôn thuận để xua quân vào Việt Nam. Lại cũng không có một lý do hay một cơ sở lý luận nào mang quân đánh Việt Nam. Vậy hành động Trung cộng xâm lăng Việt Nam là một hành động khủng bố quốc tế, không thua gì bọn ISIS hiện nay.
2. Xưa nay Việt Nam đã không bao giờ thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung quốc. Những bản đồ quân sự, tài liệu địa lý trên thế giới đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm năm 1975 thì Trung cộng có những thái độ bất thường tự vẽ ra những bản đồ mới dành khoảng chín mươi phần trăm biển đảo về mình, tuy nhiên điều nầy không được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Vì không được quốc tế công nhận, nên Trung cộng mới ra oai dọa nạt uy hiếp các nước Nhật, Philippines, Mã Lai, Singapore, Việt nam… Như thế, vì lý do bản đồ của mình tự vẽ ra không được quốc tế công nhận mà khủng bố nước khác, là điều không chánh đáng, ngược lại chủ trương bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc, nhất là chủ trương của Hoa Kỳ.
3. Việt Nam không có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á vì tướng tá Việt Nam không còn thống nhất hay đoàn kết với nhau qua sự suy sụp nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản. Nạn tham nhũng, bè nhóm, tranh quyền, và thanh trừng trong quân đội và nội bộ đảng làm suy yếu khả năng quân lực cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên dưới áp lực của Trung cộng, đảng cộng sản Việt Nam đành phải cầu cứu kêu gọi các cường quốc bảo vệ, nên Việt Nam được viện trợ tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với Trung cộng. Quân đội của Trung cộng tuy có thể phát động cuộc chiến Nam sa một cách rầm rộ như biểu dương lực lượng bộ, không và hải quân, nhưng muốn chiến thắng Việt Nam thì không phải dễ dàng. Tại sao? Vì nếu biết trước thắng Việt Nam dễ dàng, thì Trung cộng không cần dùng quân đội đánh thuê như Cambodia quậy phá quận Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang hiện nay. Chính vì lo sợ sa lầy trong trận chiến Việt Trung, nên Trung Cộng cứ cố tình sang Việt Nam để thuyết khách khiến cho Việt Nam đầu hàng dâng thêm biển đảo và đất liền thì chúng rút về. Còn nếu như Việt Nam cứ khăng khăng chờ Trung Cộng đánh trước thì Trung Cộng không bao giờ dám. Tại sao? Vì khi chiến tranh hai nước xảy ra, Trung cộng sẽ đối đầu với nhiều thế lực trong nước cũng như ngoài nước. Cũng như cộng sản Việt Nam đàn áp bắt bớ 83 triệu dân Việt Nam, đảng cộng sản Trung quốc cũng đàn áp bắt bớ 2 tỉ người dân của họ giống như vậy. Vì thế khi chiến tranh xảy ra với một cường quốc thứ hai, là cớ cho 2 tỉ dân người Hoa đứng lên đánh đuổi đảng cộng sản Trung quốc ra khỏi nước.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ không nhẹ nhàng. Tại sao? Vì tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã chạy qua cầu cứu Toà Nhà Trắng rồi. Trái lại, nếu Trung cộng tấn công vào nước khác như Philippines thì lại càng không được vì Philippines đã có có hồ sơ tố cáo Trung cộng lên Hiệp Hiệp Quốc. Nếu đánh Philiippines là phải trả lời các câu hỏi của Liên Hiệp Quốc. Thế thì không dám đánh Phillippines là chuyện chắc chắn. Bây giờ Trung cộng sau khi đưa quân rầm rộ đến biên giới Hoa Việt thì lại gặp chứng bịnh “nhai miếng gân gà” khó nuốt.
5. Việt Nam càng lúc càng bắt tay liên minh với khối ASEAN nhất là Nhật và Philippines. Nếu Việt Nam mất về tay Trung Cộng thì các nước nầy cũng bị ảnh hưởng theo như một hậu quả không thể tránh được, vì thế Trung Cộng tấn công Việt Nam sẽ đụng độ tới khối ASEAN và Nhật. Dĩ nhiên là Trung Cộng không bao giờ muốn một lúc mà phải đánh nhiều nước như thế.
6. Tình hình quốc tế gần đây không có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Mỹ Việt trong thời kỳ quan trọng, chỉ cần Việt Nam cam kết thực hiện nhân quyền cho dân Việt và huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp thì quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Việt Nam tới cùng. Trung cộng dĩ nhiên là không bao giờ dám liếc mắt nhìn vào bản đồ nước Việt nữa. Vậy người cộng sản Việt Nam muốn mất nước hay muốn mất điều Bốn Hiến Pháp? Mất nước là mất hết tất cả. Mất điều Bốn Hiến Pháp là chỉ mất sự bất công cho dân tộc Việt Nam.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược của Việt Nam không thể để vào tay cộng sản Trung Quốc. Giữ được Nam Sa là giữ được điểm trọng yếu Biển Đông. Từ đây có thể kiểm soát tàu bè trong hải phận, bảo đảm ngư dân có thể yên tâm đánh cá và sản xuất hải sản làm giàu cho xứ sở, đồng thời còn kiểm soát yểm trợ những tài nguyên dầu khí của quốc gia. ”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”
8. Lão Tử, một nhà hiền triết có tư tưởng cách mạng nổi tiếng, trong Đạo Đức Kinh nói: “Càng muốn vây bắt thì càng làm địch trốn sâu; càng tìm cách tấn công thì càng làm địch thủ mạnh hơn” Vậy người Việt Nam nếu không tránh được thì đánh, giặc càng tìm cách tấn công, ta càng tìm cách thủ mạnh. Đánh mãi không được, hết tiền của, giặc cũng đành phải rút về. Khi địch rút về, thì đánh đường tuyệt hậu, tức địch đầu đuôi không tiếp ứng được tất phải rã tan hàng ngũ bỏ chạy vắt giò về Tàu.
9. Dĩ nhiên đánh Tàu không sợ Đài Loan tiếp ứng, vì dân Đài Loan cũng như Hồng Kông đều kinh sợ chủ nghĩa cộng sản. Hơn nữa Đài Loan theo chủ nghĩa Tự Do và nhờ Hoa Kỳ yểm trợ quân sự cũng như vũ khí hàng năm. Do đó Đài Loan không bao giờ chính thức yểm trợ quân sự cho Trung Cộng để tấn công Việt Nam. Nói thế có nghĩa là Trung cộng cô đơn trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nói là đánh với Việt Nam, chớ thật ra Trung cộng phải đối đầu với thế giới nhất là G7.
10. Thế giới ngày nay Trung cộng thường hay khủng bố các nước láng giềng. Tự vẽ ra bản đồ phân chia hải phận biển Đông, tự chiếm hết 90% thuỷ diện tích, ngang ngược chiếm các đảo rồi xây dựng thêm đảo nhân tạo mà không tôn trọng hiệp ước quốc tế. Nay ỷ mạnh mang quân đội tấn công uy hiếp Việt Nam không một lý do chánh đáng thì rõ là một hành động bất chấp công ước quốc tế. “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” thiên định đây chính là công đạo; công đạo trường hợp nầy chính là toà án quốc tế. Trong toà án quốc tế, nếu Việt Nam đệ đơn kiện Trung cộng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải thì Trung Cộng thua là cái chắc. Một khi toà án quốc tế mở hồ sơ cho sự kiện tụng thì Trung cộng sẽ không dám làm gì nước Việt Nam cho đến khi hồ sơ kiện được đóng lại. Vậy lý do Trung cộng hoạch định tấn công Việt Nam lần nầy là gì? Có phải chăng chỉ vì đàn em Phùng Quang Thanh bị loại bỏ, nên Trung cộng nổi giận ra quân đánh Việt Nam chỉ vì muốn thanh toán hai ông chủ tịch đảng và thủ tướng rồi sau đó cho bầu bán chọn người lại xong rút về. Nhưng đâu có dễ dàng thế, ông chủ tịch đảng nhà ta cũng đã nhanh chân chạy sang cầu cứu Nhà Trắng còn ông Thủ tướng thì xin thêm quyền điều động quân sự rồi. Trong 13 chương Binh Thư Yếu Lược, Tôn Võ Tử có nói : “Đánh địch vì giận hay không có lợi, thì không nên đánh.” Lần nầy Trung Cộng phạm hết cả hai điều huý kỵ trong binh pháp thì chắc chắc là lãnh phần thất bại.
Trong lịch sử Việt Nam, những trang kiêu hùng làm quân Tàu vỡ mặt là lúc Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Toản tiêu diệt quân Nguyên; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh; Nguyễn Trãi với bài Bình Ngô Đại Cáo; Lý Thường Kiệt phá Tống với bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Ngô Linh Ngọc dịch:
Đất nước Đại Nam, Nam Đế ngự,
Sách trời định phận rõ non sông.
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm,
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
7/17/2015
– Mười Nhược Điểm Của Trung Cộng
Posted by TiengNoiLuongTri on Saturday, July 18, 2015 · Leave a Comment
1. Trung Cộng chiếm đảo nhiều nhất, có nguy hại lớn cho khối ASEAN trong đó bao gồm Burma, Cambodia, Brunei, Indonesia, Philippines, Laos, Việt Nam, Singapore, Thailand, và Malaysia; hơn nữa Trung cộng có thái độ rất kiêu ngạo và ảnh hưởng xấu nhất. Trung Cộng rất lo sợ những hải đảo kia bị thu hồi lại bởi những quốc gia trên, đồng thời còn bị thu hẹp quyền lực trên biển Đông như lúc nguyên thuỷ, và phải đối phó với những vấn đề khó khăn trong nước mà nhiều năm qua không thể giải quyết được:
a. Làm cho tài nguyên hải sản bị giới hạn đối với chế độ nhân khẩu nuôi miệng ăn cho số lượng dân số khổng lồ gần 2 tỉ người.
b. Chính vì công nghệ hoá xã hội quá nhanh trong thời gian gần đây nên khối lượng hoá chất bị đào thải từ các nhà máy và hầm mỏ được chôn vùi trong lòng đất địa phương. Vì thế hơn chín mươi phần trăm ruộng đồng tại Trung cộng không thể trồng trọt được vì nạn ô nhiễm môi trường nầy.
c. Số lượng tiêu thụ ngũ cốc hoa quả hằng ngày phải thu nhập hơn sáu mươi phần trăm từ các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Singapore, Mã Lai…
d. Ngành chăn nuôi súc vật trong nước không cung cấp đủ phẩm lượng cho giới tiêu dùng, nên dùng hải sản để trợ cấp và thay thế cho thịt trâu bò heo gà… Dần dần hải sản trở nên nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi dân và xuất cảng.
Vì những lý do cấp bách phải giải quyết cho nạn nhân mãn, Trung Cộng muốn tấn công Việt Nam để răn đe các nước khác buộc các quốc gia khác phải tự mình rút lui, cuối cùng Trung Cộng độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông và đồng thời kiểm soát toàn bộ không phận vùng Đông Nam Á. Câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Cộng có chiến thắng trong chiến tranh Việt Trung hay không? Nếu có chiến thắng thì giữ nước Việt Nam được bao lâu? Trong Tam Quốc Chí còn ghi lại câu chuyện Thất Cầm Mạnh Hoạch, nghĩa là ông Khổng Minh khi đánh một nước nhỏ trên biên giới Tàu, bảy lần bắt được vua Mạnh Hoạch của nước nầy đều tha hết bảy lần vì biết rằng không thể cai trị nước của họ được, mà chỉ mong họ sống hoà bình thuận thảo là được rồi. Trung Cộng đánh Việt Nam để làm gì, đánh không xong lại bị sa lầy thì tốn kém vô cùng. Nên biết số tiền mà Trung Cộng chi ra cho những sự điều hợp bộ binh, hải quân, không quân ở biền Đông và dọc theo biên giới Việt Trung tốn kém hơn 10 triệu tiền US mỗi ngày. Số tiền nuôi quân nầy vốn không có phân định trước trong kế hoạch quốc gia nay bất thần chi dụng thì sự tốn kém sẽ làm ngân sách cạn kiệt rất nhanh chóng. Hơn nữa khi đánh nước Việt Nam, Trung cộng không có một lý do nào chính đáng, ngoài chuyện la hét lên rằng Việt cộng là những tên “phản bội”. Nếu Việt cộng là những tên phản bội, thì đừng qua lại giao dịch với những tên”phản bội đó” gồm có ba triệu đảng viên, tại sao lại mang quân đi đánh cả nước 83 triệu ngưòi dân Việt Nam? Nếu 83 triệu chử ký của người dân Việt Nam phản đối Trung cộng và được gởi tới Liên Hiệp Quốc qua nhiều ngã khác nhau thì Trung cộng sẽ trả lời như thế nào? Trung cộng quả thật không có danh chánh ngôn thuận để xua quân vào Việt Nam. Lại cũng không có một lý do hay một cơ sở lý luận nào mang quân đánh Việt Nam. Vậy hành động Trung cộng xâm lăng Việt Nam là một hành động khủng bố quốc tế, không thua gì bọn ISIS hiện nay.
2. Xưa nay Việt Nam đã không bao giờ thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung quốc. Những bản đồ quân sự, tài liệu địa lý trên thế giới đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm năm 1975 thì Trung cộng có những thái độ bất thường tự vẽ ra những bản đồ mới dành khoảng chín mươi phần trăm biển đảo về mình, tuy nhiên điều nầy không được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Vì không được quốc tế công nhận, nên Trung cộng mới ra oai dọa nạt uy hiếp các nước Nhật, Philippines, Mã Lai, Singapore, Việt nam… Như thế, vì lý do bản đồ của mình tự vẽ ra không được quốc tế công nhận mà khủng bố nước khác, là điều không chánh đáng, ngược lại chủ trương bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc, nhất là chủ trương của Hoa Kỳ.
3. Việt Nam không có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á vì tướng tá Việt Nam không còn thống nhất hay đoàn kết với nhau qua sự suy sụp nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản. Nạn tham nhũng, bè nhóm, tranh quyền, và thanh trừng trong quân đội và nội bộ đảng làm suy yếu khả năng quân lực cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên dưới áp lực của Trung cộng, đảng cộng sản Việt Nam đành phải cầu cứu kêu gọi các cường quốc bảo vệ, nên Việt Nam được viện trợ tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với Trung cộng. Quân đội của Trung cộng tuy có thể phát động cuộc chiến Nam sa một cách rầm rộ như biểu dương lực lượng bộ, không và hải quân, nhưng muốn chiến thắng Việt Nam thì không phải dễ dàng. Tại sao? Vì nếu biết trước thắng Việt Nam dễ dàng, thì Trung cộng không cần dùng quân đội đánh thuê như Cambodia quậy phá quận Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang hiện nay. Chính vì lo sợ sa lầy trong trận chiến Việt Trung, nên Trung Cộng cứ cố tình sang Việt Nam để thuyết khách khiến cho Việt Nam đầu hàng dâng thêm biển đảo và đất liền thì chúng rút về. Còn nếu như Việt Nam cứ khăng khăng chờ Trung Cộng đánh trước thì Trung Cộng không bao giờ dám. Tại sao? Vì khi chiến tranh hai nước xảy ra, Trung cộng sẽ đối đầu với nhiều thế lực trong nước cũng như ngoài nước. Cũng như cộng sản Việt Nam đàn áp bắt bớ 83 triệu dân Việt Nam, đảng cộng sản Trung quốc cũng đàn áp bắt bớ 2 tỉ người dân của họ giống như vậy. Vì thế khi chiến tranh xảy ra với một cường quốc thứ hai, là cớ cho 2 tỉ dân người Hoa đứng lên đánh đuổi đảng cộng sản Trung quốc ra khỏi nước.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ không nhẹ nhàng. Tại sao? Vì tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã chạy qua cầu cứu Toà Nhà Trắng rồi. Trái lại, nếu Trung cộng tấn công vào nước khác như Philippines thì lại càng không được vì Philippines đã có có hồ sơ tố cáo Trung cộng lên Hiệp Hiệp Quốc. Nếu đánh Philiippines là phải trả lời các câu hỏi của Liên Hiệp Quốc. Thế thì không dám đánh Phillippines là chuyện chắc chắn. Bây giờ Trung cộng sau khi đưa quân rầm rộ đến biên giới Hoa Việt thì lại gặp chứng bịnh “nhai miếng gân gà” khó nuốt.
5. Việt Nam càng lúc càng bắt tay liên minh với khối ASEAN nhất là Nhật và Philippines. Nếu Việt Nam mất về tay Trung Cộng thì các nước nầy cũng bị ảnh hưởng theo như một hậu quả không thể tránh được, vì thế Trung Cộng tấn công Việt Nam sẽ đụng độ tới khối ASEAN và Nhật. Dĩ nhiên là Trung Cộng không bao giờ muốn một lúc mà phải đánh nhiều nước như thế.
6. Tình hình quốc tế gần đây không có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Mỹ Việt trong thời kỳ quan trọng, chỉ cần Việt Nam cam kết thực hiện nhân quyền cho dân Việt và huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp thì quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Việt Nam tới cùng. Trung cộng dĩ nhiên là không bao giờ dám liếc mắt nhìn vào bản đồ nước Việt nữa. Vậy người cộng sản Việt Nam muốn mất nước hay muốn mất điều Bốn Hiến Pháp? Mất nước là mất hết tất cả. Mất điều Bốn Hiến Pháp là chỉ mất sự bất công cho dân tộc Việt Nam.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược của Việt Nam không thể để vào tay cộng sản Trung Quốc. Giữ được Nam Sa là giữ được điểm trọng yếu Biển Đông. Từ đây có thể kiểm soát tàu bè trong hải phận, bảo đảm ngư dân có thể yên tâm đánh cá và sản xuất hải sản làm giàu cho xứ sở, đồng thời còn kiểm soát yểm trợ những tài nguyên dầu khí của quốc gia. ”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”
8. Lão Tử, một nhà hiền triết có tư tưởng cách mạng nổi tiếng, trong Đạo Đức Kinh nói: “Càng muốn vây bắt thì càng làm địch trốn sâu; càng tìm cách tấn công thì càng làm địch thủ mạnh hơn” Vậy người Việt Nam nếu không tránh được thì đánh, giặc càng tìm cách tấn công, ta càng tìm cách thủ mạnh. Đánh mãi không được, hết tiền của, giặc cũng đành phải rút về. Khi địch rút về, thì đánh đường tuyệt hậu, tức địch đầu đuôi không tiếp ứng được tất phải rã tan hàng ngũ bỏ chạy vắt giò về Tàu.
9. Dĩ nhiên đánh Tàu không sợ Đài Loan tiếp ứng, vì dân Đài Loan cũng như Hồng Kông đều kinh sợ chủ nghĩa cộng sản. Hơn nữa Đài Loan theo chủ nghĩa Tự Do và nhờ Hoa Kỳ yểm trợ quân sự cũng như vũ khí hàng năm. Do đó Đài Loan không bao giờ chính thức yểm trợ quân sự cho Trung Cộng để tấn công Việt Nam. Nói thế có nghĩa là Trung cộng cô đơn trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nói là đánh với Việt Nam, chớ thật ra Trung cộng phải đối đầu với thế giới nhất là G7.
10. Thế giới ngày nay Trung cộng thường hay khủng bố các nước láng giềng. Tự vẽ ra bản đồ phân chia hải phận biển Đông, tự chiếm hết 90% thuỷ diện tích, ngang ngược chiếm các đảo rồi xây dựng thêm đảo nhân tạo mà không tôn trọng hiệp ước quốc tế. Nay ỷ mạnh mang quân đội tấn công uy hiếp Việt Nam không một lý do chánh đáng thì rõ là một hành động bất chấp công ước quốc tế. “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” thiên định đây chính là công đạo; công đạo trường hợp nầy chính là toà án quốc tế. Trong toà án quốc tế, nếu Việt Nam đệ đơn kiện Trung cộng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải thì Trung Cộng thua là cái chắc. Một khi toà án quốc tế mở hồ sơ cho sự kiện tụng thì Trung cộng sẽ không dám làm gì nước Việt Nam cho đến khi hồ sơ kiện được đóng lại. Vậy lý do Trung cộng hoạch định tấn công Việt Nam lần nầy là gì? Có phải chăng chỉ vì đàn em Phùng Quang Thanh bị loại bỏ, nên Trung cộng nổi giận ra quân đánh Việt Nam chỉ vì muốn thanh toán hai ông chủ tịch đảng và thủ tướng rồi sau đó cho bầu bán chọn người lại xong rút về. Nhưng đâu có dễ dàng thế, ông chủ tịch đảng nhà ta cũng đã nhanh chân chạy sang cầu cứu Nhà Trắng còn ông Thủ tướng thì xin thêm quyền điều động quân sự rồi. Trong 13 chương Binh Thư Yếu Lược, Tôn Võ Tử có nói : “Đánh địch vì giận hay không có lợi, thì không nên đánh.” Lần nầy Trung Cộng phạm hết cả hai điều huý kỵ trong binh pháp thì chắc chắc là lãnh phần thất bại.
Trong lịch sử Việt Nam, những trang kiêu hùng làm quân Tàu vỡ mặt là lúc Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Toản tiêu diệt quân Nguyên; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh; Nguyễn Trãi với bài Bình Ngô Đại Cáo; Lý Thường Kiệt phá Tống với bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Ngô Linh Ngọc dịch:
Đất nước Đại Nam, Nam Đế ngự,
Sách trời định phận rõ non sông.
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm,
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
7/17/2015
TỰ DO NGÔN LUẬN * CHUYỆN MÃ QUY
Đi hai tay không! Về hai tay không !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 223 (15-07-2015)
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa làm được chuyến công du Hoa Kỳ
như một chuyến đi dối già, theo lối nói của bình luận gia Ngô Nhân Dụng,
nghĩa là một chuyến du lịch cho vui trước khi chết, trường hợp của ông
Trọng là trước khi về hưu.
Dĩ nhiên, toàn bộ nền báo chí công cụ CS đã không ngớt lời tuyên truyền
về chuyến đi này: nào là đã được Tổng thống Hoa Kỳ chính thức mời nhiều
lần từ 2012 nhưng nay ông mới thuận đi (trong khi thực chất là xin xỏ
được gặp lãnh đạo của “Đế quốc Mỹ xâm lược”), nào là một chuyến đi lịch
sử chưa từng có, vì lần đầu tiên một tổng bí thư đảng CS được chính phủ
Hoa Kỳ đón tiếp nhiệt tình (nhiệt tình đến độ quên trải thảm đỏ -nên
thông tấn xã VN phải vẽ thêm vào- tại phi trường Andrews của một căn cứ
quân sự thay vì tại phi trường quốc tế Washington Dulles, với vài nhân
viên ngoại giao cấp thấp cùng với vài chục Việt kiều thân cộng). Ông lại
được mời vào Tòa Bạch ốc, tiếp trong Phòng Bầu dục dù chẳng phải là
lãnh đạo chính phủ (báo chí lề đảng quên rằng người Mỹ không mấy câu nệ
về nghi thức ngoại giao, lại lờ đi việc Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy
tùng phải vào cửa hậu để tránh nghe tiếng hô đả đảo CS, tránh nhìn cả
rừng cờ vàng và tránh thấy hình các tù nhân lương tâm; lờ đi việc Nguyễn
Phú Trọng không được đón tiếp bằng 21 phát đại bác, duyệt hàng quân
danh dự, đứng trên bục nghe cử hai bài quốc ca, dự quốc yến do tổng
thống khoản đãi, đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ và lưu
trú tại nhà khách chính phủ như Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm một thời!)
Thái độ khinh thường đó là điều dễ hiểu, một là vì chính phủ Mỹ luôn
biết và luôn coi Việt cộng chỉ là một chính đảng tiếm quyền, một chính
phủ tiếm danh; hai là vì Nguyễn Phú Trọng đi ra quốc tế, mang cả thể
diện quốc gia, trong ý định bang giao bình đẳng, với cao vọng đóng góp
cái gì đó tích cực cho thế giới mà lại với hai bàn tay không: không
thành tích kinh tế thương mại, không thành tích giáo dục văn hóa, không
thành tích khoa học kỹ thuật, không thành tích an sinh xã hội, chỉ có
thành tích đàn áp nhân dân, tàn phá đất nước và bán dần Tổ quốc cho Tàu.
Người ta cũng đã hy vọng rằng với lời kêu gọi và sự áp lực của các tổ
chức nhân quyền quốc tế cũng như của một số dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ, Hà
Nội sẽ phóng thích vài tù nhân lương tâm trọng án như linh mục Nguyễn
Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, nhà
báo Tạ Phong Trần, kỹ sư Đặng Xuân Diệu… như món quà tặng tổng thống và
chính phủ Mỹ (loại quà duy nhất là Việt cộng có được và luôn trữ sẵn).
Thế mà tuyệt nhiên không!
Hai bàn tay không ấy chỉ ngửa ra để xin chính phủ Mỹ công nhận tính
chính danh của đảng cầm quyền Việt Cộng, thừa nhận Việt Nam có nền kinh
tế thị trường, chấp nhận cho Hà Nội sớm được gia nhập Hiệp ước đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP, và chuẩn nhận việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí
sát thương. Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng quên rằng nhà nước thực dụng
Hoa Kỳ đã từng thân thiện với –có khi còn ủng hộ mạnh- nhiều chế độ độc
tài miễn có lợi cho họ, theo phương châm: “Không có bạn bè vĩnh viễn,
không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn”. Nixon đã chẳng
từng đá Trung Hoa dân quốc bé xíu của Tưởng Giới Thạch để bắt tay với
Trung Hoa cộng sản vĩ đại của Mao Trạch Đông đó sao? Về chuyện xin Hoa
Kỳ thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, ta hãy nghe ông Nguyễn
Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam nhắn nhủ Nguyễn Phú
Trọng: “Nhiều lần, tôi đã thưa với các vị lãnh đạo rằng chớ nhục nhã đi
xin xỏ các nước tiên tiến giàu có “công nhận cho chúng tôi quy chế kinh
tế thị trường”, mà hãy quay về xin với nhân dân “hãy làm kinh tế thị
trường cho đúng nghĩa, thực chất, văn minh và lành mạnh”. Các nước tiến
bộ, giàu mạnh, họ không xin xỏ như vậy.
Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ, phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh. Ít thấy những nước Nhật, Hàn, Singapore,Indonesia, Ấn Độ… đi van nài như vậy. Khi đất nước của họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa rồi thì không cần xin xỏ ai nữa. Cố nhiên, họ không cần cho mọc cáí đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm gì. Tôi xin lưu ý cái sự mọc đuôi là một dấu hiệu của thoái hóa”. Xin được công nhận như nền kinh tế thị trường thì bộ sậu Ba Đình hãy xem lại Hiến pháp điều 51 mục 1. Bọn Mẽo mắt xanh mũi lõ chẳng biết tới điểm hiến định quan trọng này à?
Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ, phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh. Ít thấy những nước Nhật, Hàn, Singapore,Indonesia, Ấn Độ… đi van nài như vậy. Khi đất nước của họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa rồi thì không cần xin xỏ ai nữa. Cố nhiên, họ không cần cho mọc cáí đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm gì. Tôi xin lưu ý cái sự mọc đuôi là một dấu hiệu của thoái hóa”. Xin được công nhận như nền kinh tế thị trường thì bộ sậu Ba Đình hãy xem lại Hiến pháp điều 51 mục 1. Bọn Mẽo mắt xanh mũi lõ chẳng biết tới điểm hiến định quan trọng này à?
Về việc xin sớm gia nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tuy
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thoả thuận sẽ thúc đẩy việc đàm phán về nó cho mau
kết thúc tốt đẹp và thỏa mãn, nhưng không thấy Nguyễn Phú Trọng nói gì
về những chuẩn bị của VN trong những lãnh vực thiết yếu như tài chánh,
ngân hàng, xí nghiệp, công đoàn và cả nhân quyền... để khai thác một
cách thuận lợi hiệp ước TPP cho Việt Nam. Đang khi Việt Nam là nước có
nền kinh tế chậm phát triển nhất trong khối 12 nước của TPP, thậm chí
trong khối ASEAN, có một thể chế chính trị độc tài, với một nền kinh tế
còn mang tính chỉ huy, lấy các công ty quốc doanh, xí nghiệp nhà nước
làm chủ đạo, tước bỏ quyền tư hữu đất đai của công dân, trấn áp các công
nhân biểu tình hay dự tính thành lập công đoàn độc lập, do đó hoàn toàn
không thích hợp cho một thị trường rộng mở cùng với sự cạnh tranh gay
gắt, một sân chơi bình đẳng và một sự tôn trọng quyền lợi của người lao
động.
Thành ra tuy đã có nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với giới lãnh đạo nhiều
ngành của Hoa Kỳ, tất cả những gì Tổng Trọng nói chỉ phản ảnh giọng điệu
tuyên truyền cố hữu và não trạng bảo thủ thâm căn, như tránh né vấn đề
nhân quyền, phủ nhận đàn áp các thành phần dân chủ, chẳng bàn luận cách
tích cực vấn đề đối phó với Tàu cộng đang ngày càng lộng hành ở Biển
Đông... Trong diễn văn bằng tiếng Việt tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS), Nguyễn Phú Trọng biện bạch: “Vấn đề nhân
quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là
vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức
coi trọng vấn đề quyền con người. Đất nước chúng tôi tuy còn không ít
vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người,
nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người… không để vấn đề này cản trở đà
tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng
lòng tin giữa hai nước.” Giữa lúc đó thì tại quê nhà, một dân oan phản
đối cướp ruộng bị xe ủi đất cán lên người, một dân nghèo buôn thuốc lá
lậu chạy trốn công an bị đạp ngã tử vong, một nhà báo tự do bị gọi lên
gọi xuống chất vấn về những gì ông viết và bị buộc phải đóng cửa trang
báo mạng ông đang làm chủ nhiệm.
Rồi trong lúc Biển Đông hiện vẫn tiếp tục là điểm nóng với sự lấn chiếm
từng bước của Tàu cộng bằng việc cải tạo các đảo đá ngầm ở Trường Sa mà
chúng đã chiếm của VN thành đảo đá nổi, xây dựng những công trình dân
dụng lẫn quân sự trên đó nhằm đặt các quốc gia ven Đông Hải trước một sự
việc đã rồi. Trong lúc Philippin đã công khai kiện tụng Bắc Kinh về
Đường lưỡi bò phi pháp, nhằm vô hiệu hóa việc áp đặt chủ quyền của Tàu
cộng trên 90% Biển Đông, mới đây là bằng việc cử một phái đoàn cao cấp
sang La Haye tham dự phiên xử từ 7-13/7/2015 của Tòa Trọng tài Thường
trực. Thì lãnh đạo CSVN, ngoài một số tuyên bố suông để xoa dịu người
dân và thành phần quan tâm đến đất nước trong guồng máy đảng, lại chẳng
dám có hành động, hay ít ra lời nói cụ thể để lên án Tàu cộng, ngõ hầu
ngăn chặn việc chúng khiêu khích, truy đuổi, cướp bóc, bắn chết ngư dân
Việt Nam, ngang nhiên đem và tái đem giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc
quyền khai thác của nước ta trên biển. Trước khi đi Mỹ, Nguyễn Phú Trọng
còn đề cao cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày
sinh của tay này, kẻ đã thân hành đến Thành Đô tái đầu phục kẻ thù
truyền kiếp của Dân tộc và ký kết những mật ước với chúng, mở đường cho
sự xâm nhập của Tàu cộng ngày càng sâu trên đất liền biển cả của nước
Việt. Ngoài ra, tuy lần đầu tiên được mời công du chính thức Hoa Kỳ, một
quốc gia hùng mạnh mà mọi nước dân chủ dù lớn hay nhỏ đều muốn liên
minh, Nguyễn Phú Trọng vẫn không dám đưa ra lời tuyên bố nào tỏ ý sẵn
sàng hợp tác về quân sự với các quốc gia trong vùng như Philippin,
Malaisia, Indonesia cũng như hợp tác với các cường quốc trong khu vực
Thái Bình Dương như Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản, Úc Đại Lợi nhằm chống lại
sự hiếu chiến và mộng xâm lăng của Tàu cộng.
Một mong muốn khác của Nguyễn Phú Trọng là Washington huỷ bỏ lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho VN, nhưng việc này vẫn dậm chân tại chỗ vì
thành tích nhân quyền yếu kém của Hà Nội. Thậm chí, ngay khi Tổng Lú còn
đang ở trên đất Mỹ, báo chí VN có đăng tải lời tuyên bố của Thượng nghị
sĩ John McCain về chuyện hợp tác Việt Mỹ và chuyện hủy bỏ lệnh cấm đó,
nhưng lại cắt bỏ những phần quan trọng của lời tuyên bố này liên quan
đến việc Hà Nội phải tôn trọng quyền con người, trả tự do cho các tù
nhân lương tâm và cải cách hệ thống pháp luật.
Nguyễn Phú Trọng đã đi hai tay không, nay cũng về hai tay không. Cuộc Mỹ
du chỉ là chuyến du lịch dối già để tay TBT này đỡ mang tiếng suốt đời
thần phục Tàu cộng và có tiếng là được tên “sen đầm quốc tế” trọng thị.
Nói tóm lại, Tổng Trọng đi về chẳng đem lại tia hy vọng gì cho nhân dân
và đất nước. Bị giam hãm trong ý thức hệ độc tài thâm căn cố đế, trong
cuồng vọng duy trì mãi mãi quyền lực của đảng, Việt Cộng sẽ chẳng bao
giờ thực thi những hứa hẹn về nhân quyền một khi, nhờ cơ may nào đó, Hà
Nội được gia nhập TPP. Có thể còn đàn áp nhân dân dữ dội hơn, như sau
khi được làm thành viên Tổ chức Thương mại Quốc tế, thành viên Hội đồng
Nhân quyền LHQ. Một dấu hiệu rõ ràng nhất là công an đang tìm cách tiêu
diệt tờ Việt Nam Thời Báo và qua đó bóp chết tự do internet lẫn tự do
ngôn luận. Ngoài ra, với sự mù quáng trong cái gọi là “tình đồng chí
cộng sản”, cộng với cái ách lệ thuộc Trung Nam Hải ngày càng lớn và
nặng, Việt cộng sẽ không thể nào trở thành đồng minh đáng tin cậy với
Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Mọi lời nói, thậm chí mọi thái
độ có vẻ như thiên về nhân quyền, về dân chủ, về Tây phương đều là
những đòn hỏa mù lừa gạt, mánh lới tình thế. Nhân dân đất nước chỉ thật
sự hy vọng khi cái đảng bất tài, bất tín, bất nhân và bất lực này phải
ra đi.
BÂN BIÊN TẬP
DAVID BROWN * CHUYẾN QUY MÃ
Tác giả: David Brown
Người dịch: Trần Văn Minh
14-07-2015
Trạng thái ngất ngây ở Hà Nội về chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một làn sóng ngất ngây – không có từ ngữ nào nhẹ nhàng hơn – đã tràn khắp Việt Nam vào tuần trước, được kích động bằng một nhận thức chung rằng, đúng thế, Hà Nội và Washington đã thực sự chôn vùi gươm giáo, khoảng 40 năm sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân lăn bánh vào Sài Gòn, 20 năm sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu đoàn tùy tùng, gồm một số lãnh đạo đảng, đi thăm Washington. Ông đã được đón tiếp vào ngày 7 và 8 trong vinh dự và nồng ấm bởi Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và một danh sách dài các quan chức cấp thấp hơn và các nhà lập pháp.
Không có nhiều kết quả thực chất của chuyến thăm. Có một bình luận nói rằng, bởi vì ông Trọng đã không mang về “những nhượng bộ quân sự quan trọng tại thời điểm của nhu cầu chiến lược cấp bách,” nên chuyến đi của ông thực sự là một thất bại.
Lập luận này đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Các nhà quan sát Việt Nam đã bị mê hoặc. Không chỉ Hoa Kỳ đã có vẻ thừa nhận chế độ cộng sản độc tài của Việt Nam như là một đối tác hợp pháp. Điều không được giới truyền thông nhà nước do đảng chỉ đạo nói tới, là những biểu tượng mạnh mẽ trong hình ảnh của ông Trọng và những kẻ trung kiên khác về cái điều được gọi là – ít nhất là cho đến bây giờ – “phe thân Trung Quốc” của chế độ đã đồng ý rằng Washington và Hà Nội đồng hành chiến lược chống lại tham vọng của Trung Quốc để kiểm soát các vùng biển phía nam từ đảo Hải Nam đến tận Singapore.
Những tràng pháo tay không ngớt ở các cơ quan đảng. Ngày nay, người Việt Nam nhận được đa số tin tức từ những blog đưa lên mạng internet. Ở những nơi đó, ngay cả các nhà phê bình chế độ có tiếng cũng tìm thấy lý do để cổ vũ, bởi vì nhà nước độc đảng cuối cùng đã bày tỏ quyết tâm chống lại sự gây hấn của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, chuyến đi của ông Trọng được coi như một bước đột phá trong quan hệ với kẻ thù một thời của Hà Nội. Hoàn toàn là những gì mà các nhà ngoại giao của cả hai bên mong muốn, và dịp trong này các hệ phái chính trị đã đi vào cùng chiều. Nhân vật chính là Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng. Ông thường bị gạt qua một bên như là một cầu thủ hạng nhẹ, “lãnh đạo đảng yếu kém nhất từ trước đến giờ,” nhưng vào dịp này, ông Trọng đã hành xử đúng với địa vị danh nghĩa của mình như nhân vật số một của chế độ Hà Nội.
Người ta nói rằng, do bị sốc bởi quyết định của Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu và một đội tàu hộ tống vào vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam một năm trước đây, ông Trọng đã đánh tiếng với Đại sứ quán Hoa Kỳ về ý định muốn gặp ông Barack Obama ở Washington.
Không ai ở Hà Nội có thể đã hiểu biết hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh. Nguyên Viện trưởng Viện Tư tưởng Trung ương từ lâu đã được xem như là người quản lý chủ yếu về mối liên hệ của Việt Nam với “người hàng xóm khổng lồ muôn thuở, và như là người nghi ngờ chủ yếu rằng phải chăng Mỹ có lợi ích vĩnh viễn tại góc cùng của châu Á này hoặc lợi ích thân thiện với chế độ ở Việt Nam.
Những chuyến viếng thăm cấp cao luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chuyến này đặc biệt cũng như thế. Đã mất nhiều tháng để hoạch định các chi tiết. Về phía Việt Nam, hình ảnh một cuộc gặp tại phòng Bầu dục là tối quan trọng. Với ý định mang những người bảo thủ của đảng tới sự đồng thuận mới nổi lên về hợp tác chiến lược song phương, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẵn sàng chiều theo.
Khi ông Trọng khởi hành đi Washington, thì bài xã luận trên các tờ báo đảng của Trung Quốc đã ra tín hiệu tin tưởng rằng Việt Nam chỉ muốn phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và – theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8 tháng 7 – “suy đoán rằng Washington tìm cách lôi kéo Hà Nội vào âm mưu phức tạp để bảo tồn sự hiện diện bá quyền của Hoa Kỳ ở châu Á, đối mặt với một Trung Quốc đang lên là trẻ con và sai lầm.” Kể từ lúc đó, thật khác thường, Bắc Kinh dường như đã lạc mất ngôn từ.
Ảnh hưởng lâu dài của chuyến đi lịch sử đầy biểu tượng của ông Trọng có thể trở nên ít hơn mọi người tưởng tượng; thường là như thế. Tuy nhiên, sự lạc quan đang lan tỏa khắp Việt Nam.
Viết cho độc giả Việt Nam, Hoàng Anh Tuấn, Viên Trưởng Viên Nghiên cứu Chiến Lược và Ngoại Giao của Bộ Ngoại giao, nói, đây là “bước ngoặt lịch sử” trong quan hệ Việt-Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo 5 ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và Obama ở Phòng Bầu dục.
Sẽ có những hệ quả quan trọng, theo ông Tuấn: Sự chào hỏi ông Trọng của ông Obama tại Phòng Bầu dục đã chứng tỏ lòng tin chính trị. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét và xác nhận những thành tựu thực sự trong nhiều lĩnh vực hợp tác, gồm cả việc thảo luận về nhân quyền, một cuộc đối thoại “cho thấy sự đan xen và song trùng lợi ích giữa Việt Nam và Mỹ trong rất nhiều vấn đề.” Đã có thảo luận kỹ lưỡng về các vấn đề cốt lõi như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và hợp tác quốc phòng. Sự đồng thuận đã rõ ràng trên các vấn đề chủ quyền và an ninh Biển Đông và mối quan hệ của hai nước đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận thẳng thắn và cởi mở những sự khác biệt cho đến các vấn đề hiện nay được xem là “nhạy cảm” – ví dụ như tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Ông Tuấn lập luận rằng, sau 20 năm, mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây đã trưởng thành và không còn lo ngại việc đề cập đến khác biệt – những khác biệt tự nhiên do các cấu trúc chính trị, giai đoạn phát triển, văn hóa và tôn giáo, tất cả đều khác. Ông nói, đối thoại sẽ mở rộng các điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến về phía trước bởi vì bây giờ có lòng tin chính trị giữa Hà Nội và Washington. Và điều chính yếu tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau là, theo ông Tuấn, Hoa Kỳ bây giờ cũng công nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam, nghĩa là, họ thật sự tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Ông Tuấn đã đúng về sức nặng biểu tượng trong chuyến đi của ông Trọng và có lẽ cũng đúng trong kết luận tiềm ẩn của ông rằng Hà Nội đã tự điều chỉnh để gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong suốt thời gian Trung Quốc theo đuổi bá quyền trên vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam. Đó là một hành động hợp lòng dân, một hành động sẽ vang tiếng đến những người Việt Nam trung bình có nhận thức chính trị, cũng như với anh em tha hương ở Quan Cam, Hoa Kỳ hay ở Richmond, Úc. Quan trọng hơn, nó cũng tạo ra tiếng vang bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền trong khi ĐCSVN hướng tới đại hội, có thể là quan trọng nhất kể từ năm 1991, là năm mà Hà Nội và Washington bắt đầu dò dẫm lối đến mối quan hệ ngoại giao.
David Brown là cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, ông thường viết các bài bình luận về những vấn đề Việt Nam cho báo điện tử Asia Sentinel.
Người dịch: Trần Văn Minh
14-07-2015
Trạng thái ngất ngây ở Hà Nội về chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một làn sóng ngất ngây – không có từ ngữ nào nhẹ nhàng hơn – đã tràn khắp Việt Nam vào tuần trước, được kích động bằng một nhận thức chung rằng, đúng thế, Hà Nội và Washington đã thực sự chôn vùi gươm giáo, khoảng 40 năm sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân lăn bánh vào Sài Gòn, 20 năm sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu đoàn tùy tùng, gồm một số lãnh đạo đảng, đi thăm Washington. Ông đã được đón tiếp vào ngày 7 và 8 trong vinh dự và nồng ấm bởi Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và một danh sách dài các quan chức cấp thấp hơn và các nhà lập pháp.
Không có nhiều kết quả thực chất của chuyến thăm. Có một bình luận nói rằng, bởi vì ông Trọng đã không mang về “những nhượng bộ quân sự quan trọng tại thời điểm của nhu cầu chiến lược cấp bách,” nên chuyến đi của ông thực sự là một thất bại.
Lập luận này đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Các nhà quan sát Việt Nam đã bị mê hoặc. Không chỉ Hoa Kỳ đã có vẻ thừa nhận chế độ cộng sản độc tài của Việt Nam như là một đối tác hợp pháp. Điều không được giới truyền thông nhà nước do đảng chỉ đạo nói tới, là những biểu tượng mạnh mẽ trong hình ảnh của ông Trọng và những kẻ trung kiên khác về cái điều được gọi là – ít nhất là cho đến bây giờ – “phe thân Trung Quốc” của chế độ đã đồng ý rằng Washington và Hà Nội đồng hành chiến lược chống lại tham vọng của Trung Quốc để kiểm soát các vùng biển phía nam từ đảo Hải Nam đến tận Singapore.
Những tràng pháo tay không ngớt ở các cơ quan đảng. Ngày nay, người Việt Nam nhận được đa số tin tức từ những blog đưa lên mạng internet. Ở những nơi đó, ngay cả các nhà phê bình chế độ có tiếng cũng tìm thấy lý do để cổ vũ, bởi vì nhà nước độc đảng cuối cùng đã bày tỏ quyết tâm chống lại sự gây hấn của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, chuyến đi của ông Trọng được coi như một bước đột phá trong quan hệ với kẻ thù một thời của Hà Nội. Hoàn toàn là những gì mà các nhà ngoại giao của cả hai bên mong muốn, và dịp trong này các hệ phái chính trị đã đi vào cùng chiều. Nhân vật chính là Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng. Ông thường bị gạt qua một bên như là một cầu thủ hạng nhẹ, “lãnh đạo đảng yếu kém nhất từ trước đến giờ,” nhưng vào dịp này, ông Trọng đã hành xử đúng với địa vị danh nghĩa của mình như nhân vật số một của chế độ Hà Nội.
Người ta nói rằng, do bị sốc bởi quyết định của Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu và một đội tàu hộ tống vào vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam một năm trước đây, ông Trọng đã đánh tiếng với Đại sứ quán Hoa Kỳ về ý định muốn gặp ông Barack Obama ở Washington.
Không ai ở Hà Nội có thể đã hiểu biết hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh. Nguyên Viện trưởng Viện Tư tưởng Trung ương từ lâu đã được xem như là người quản lý chủ yếu về mối liên hệ của Việt Nam với “người hàng xóm khổng lồ muôn thuở, và như là người nghi ngờ chủ yếu rằng phải chăng Mỹ có lợi ích vĩnh viễn tại góc cùng của châu Á này hoặc lợi ích thân thiện với chế độ ở Việt Nam.
Những chuyến viếng thăm cấp cao luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chuyến này đặc biệt cũng như thế. Đã mất nhiều tháng để hoạch định các chi tiết. Về phía Việt Nam, hình ảnh một cuộc gặp tại phòng Bầu dục là tối quan trọng. Với ý định mang những người bảo thủ của đảng tới sự đồng thuận mới nổi lên về hợp tác chiến lược song phương, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẵn sàng chiều theo.
Khi ông Trọng khởi hành đi Washington, thì bài xã luận trên các tờ báo đảng của Trung Quốc đã ra tín hiệu tin tưởng rằng Việt Nam chỉ muốn phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và – theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8 tháng 7 – “suy đoán rằng Washington tìm cách lôi kéo Hà Nội vào âm mưu phức tạp để bảo tồn sự hiện diện bá quyền của Hoa Kỳ ở châu Á, đối mặt với một Trung Quốc đang lên là trẻ con và sai lầm.” Kể từ lúc đó, thật khác thường, Bắc Kinh dường như đã lạc mất ngôn từ.
Ảnh hưởng lâu dài của chuyến đi lịch sử đầy biểu tượng của ông Trọng có thể trở nên ít hơn mọi người tưởng tượng; thường là như thế. Tuy nhiên, sự lạc quan đang lan tỏa khắp Việt Nam.
Viết cho độc giả Việt Nam, Hoàng Anh Tuấn, Viên Trưởng Viên Nghiên cứu Chiến Lược và Ngoại Giao của Bộ Ngoại giao, nói, đây là “bước ngoặt lịch sử” trong quan hệ Việt-Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo 5 ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và Obama ở Phòng Bầu dục.
Sẽ có những hệ quả quan trọng, theo ông Tuấn: Sự chào hỏi ông Trọng của ông Obama tại Phòng Bầu dục đã chứng tỏ lòng tin chính trị. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét và xác nhận những thành tựu thực sự trong nhiều lĩnh vực hợp tác, gồm cả việc thảo luận về nhân quyền, một cuộc đối thoại “cho thấy sự đan xen và song trùng lợi ích giữa Việt Nam và Mỹ trong rất nhiều vấn đề.” Đã có thảo luận kỹ lưỡng về các vấn đề cốt lõi như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và hợp tác quốc phòng. Sự đồng thuận đã rõ ràng trên các vấn đề chủ quyền và an ninh Biển Đông và mối quan hệ của hai nước đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận thẳng thắn và cởi mở những sự khác biệt cho đến các vấn đề hiện nay được xem là “nhạy cảm” – ví dụ như tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Ông Tuấn lập luận rằng, sau 20 năm, mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây đã trưởng thành và không còn lo ngại việc đề cập đến khác biệt – những khác biệt tự nhiên do các cấu trúc chính trị, giai đoạn phát triển, văn hóa và tôn giáo, tất cả đều khác. Ông nói, đối thoại sẽ mở rộng các điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến về phía trước bởi vì bây giờ có lòng tin chính trị giữa Hà Nội và Washington. Và điều chính yếu tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau là, theo ông Tuấn, Hoa Kỳ bây giờ cũng công nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam, nghĩa là, họ thật sự tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Ông Tuấn đã đúng về sức nặng biểu tượng trong chuyến đi của ông Trọng và có lẽ cũng đúng trong kết luận tiềm ẩn của ông rằng Hà Nội đã tự điều chỉnh để gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong suốt thời gian Trung Quốc theo đuổi bá quyền trên vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam. Đó là một hành động hợp lòng dân, một hành động sẽ vang tiếng đến những người Việt Nam trung bình có nhận thức chính trị, cũng như với anh em tha hương ở Quan Cam, Hoa Kỳ hay ở Richmond, Úc. Quan trọng hơn, nó cũng tạo ra tiếng vang bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền trong khi ĐCSVN hướng tới đại hội, có thể là quan trọng nhất kể từ năm 1991, là năm mà Hà Nội và Washington bắt đầu dò dẫm lối đến mối quan hệ ngoại giao.
David Brown là cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, ông thường viết các bài bình luận về những vấn đề Việt Nam cho báo điện tử Asia Sentinel.
This entry was posted on Thursday, July 16th, 2015 at 00:21 and is filed under Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Nguyễn Phú Trọng, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.
Comments are closed.
GS. NGUYỄN VĂN TUẤN * HY VỌNG
Jul 16 at 12:18 PM
Một tia sáng loé lên
13-07-2015
Thời
gian qua, tin đồn râm ran là sẽ có một đại học Mĩ ra đời ở VN, và có
gốc từ Chương trình Fulbright. Bây giờ, qua chuyến đi của bác tổng Trọng
thì chúng ta biết rằng Fulbright University Vietnam (hay FUV) sẽ thành
sự thật (1). Có thể xem đó là một tia sáng lé loi trong hệ thống giáo
dục đại học Việt Nam. Sự ra đời chính thức của FUV cũng có thể xem là
một chỉ dấu cho sự thay đổi tầm nhìn về Mĩ (?)
Trong
20 năm qua, trong khi các nước khác, đặc biệt là Úc và Pháp, mở trường
đại học ở VN, thì Mĩ dường như chỉ … đứng nhìn. Úc có lẽ là nước đến
giúp VN sớm nhất trong giáo dục. Qua những nỗ lực cá nhân phía Úc và VN,
trường RMIT đã được hình thành ở Sài Gòn, và nay có một cơ sở khang
trang, thậm chí còn khang trang hơn cả RMIT bên Úc. Nhưng RMIT là trường
loại II bên Úc, chứ không thuộc hạng “elite”. Các trường lớn và danh
tiếng thuộc nhóm G8 của Úc chưa dám thiết lập chi nhánh ở VN. Kế đến là
những đại học theo kiểu liên kết như Việt – Đức, Việt – Pháp ra đời. Còn
Mĩ thì hình như không tham gia “cuộc chơi”. Trong thực tế, tôi biết các
trường nghiêm chỉnh của Mĩ cũng có gửi người đến thăm dò tình hình đại
học ở VN, nhưng họ về và đều lắc đầu. Họ nghĩ rằng trường của họ chẳng
có lợi lộc gì khi lập campus ở VN. Vả lại, đại học VN chịu ảnh hưởng bởi
hệ thống chính trị quá sâu đậm, nên khó mà có tự do học thuật ở đó.
Thay vào đó là những cơ sở buôn bán bằng cấp giả danh “đại học” từ Mĩ
hâm hở nhảy vào Việt Nam làm ăn, và họ làm ăn rất khấm khá. Họ thậm chí
còn lường gạt các đại học lớn và lâu đời của Việt Nam kí hợp đồng đào
tạo với họ!
Cũng xin nói thêm là mặt khác, người Việt ở
trong nước mong chờ từ Mĩ hơn là từ Úc hay Pháp, vì nói cho cùng dân
Việt Nam yêu Mĩ hơn yêu Úc. Cái tâm lí sính Mĩ này đã có ngay từ lúc
trong trại tị nạn, khi đại đa số người Việt chỉ chờ đi định cư bên Mĩ,
chứ ít ai đi Úc hay Âu châu.
Nhưng cuối cùng thì người Mĩ cũng nhập
cuộc. Một đại học “chính thống” (hiểu theo nghĩa có sự yểm trợ của hai
chính phủ) ra đời. Sau những vận động đằng sau hậu trường và nỗ lực cá
nhân, thì FUV cũng chính thức được chấp nhận, và được cấp đất (15 ha).
Theo thông cáo báo chí thì FUV sẽ hoạt động như là một đại học hoàn toàn
phi lợi nhuận. Trước mắt trường sẽ giảng dạy các môn như quản trị kinh
doanh, toán và khoa học máy tính, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội và
nhân văn.
Còn sớm quá để nói FUV sẽ là một tác nhân
tích cực trong nền giáo dục đại học ở VN. Nhìn qua các đại học Vietnam –
XXX trước đây, chúng ta thấy sau một thời gian “kèn trống” và hào hứng,
rồi cũng dần dần bình lặng. Giấc mơ một đại học đẳng cấp quốc tế theo
mô hình liên kết như thế cho đến nay vẫn còn chỉ là mơ ước. FUV có vẻ
thực tế hơn, vì họ không đặt mục tiêu thành “đẳng cấp quốc tế”, mà chỉ
đơn giản là “hoạt động không vì lợi nhuận”. Ông Thomas Vallely, Giám đốc
Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard cho biết sẽ hoạt động theo các
nguyên tắc “minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân
tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở” (1). Tất nhiên, mô hình
quản lí minh bạch và trọng dụng nhân tài chẳng phải là ý tưởng gì mới,
nhưng triển khai ý tưởng đó thành công ở VN là cả một thách thức.
Tôi nghĩ những người bảo thủ trong đảng
chắc chắn đang nhìn và theo dõi FUV rất sát sao. Đối với những người
này, bất cứ cái gì có “hơi hám” Mĩ là họ cảm thấy khó chịu, thậm chí tức
tối. Ngay cả chương trình giáo dục VEF và Fulbright cũng từng trở thành
một mục tiêu cho những người bảo thủ có dịp cảnh báo về “diễn biến hoà
bình”. Còn nhớ cách đây vài năm, Ban tuyên giáo có ra “Chỉ thị số
34-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt
động ‘Diễn biến hoà bình’ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” (2). Trong đó
có nhiều đoạn cáo buộc gay gắt về những hoạt động giáo dục của Mĩ ở VN.
Chỉ thị có đoạn viết:
“Chúng tập trung vào ‘chiến lược con
người’ để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây. Mỹ đã bộc lộ rõ ý
đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hoá Việt Nam. Đến nay
chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực
giáo dục – đào tạo đang triển khai ở Việt Nam. Ngân sách của chính phủ
Mỹ dành cho các chương trình Fulbringt Việt Nam tăng lên 4 triệu USD/
năm, còn ‘Quỹ giáo dục Việt Nam’ mỗi năm dành 5 triệu USD cấp cho 100
sinh viên Việt Nam học tại Mỹ, Đại sứ quán Mỹ ráo riết triển khai dự án
‘Góc Hoa Kỳ’ nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ.
Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản ‘lộ trình 4 bước’,
trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở
các cơ sở tại Việt Nam.”
Khi một quan chức trong sứ quán Mĩ tên là
Palmer được hỏi về chỉ thị trên, bà thản nhiên nói đó là chuyện thường
ngày ở VN. Bà nói đã quá quen với lối nói xách mé đó, nên không ngạc
nhiên. Bà cho biết trong quá khứ còn có những văn bản hốt hoảng hơn,
nặng nề hơn về các việc làm của các nhóm NGO và quĩ giáo dục của Mĩ. Nói
tóm lại là có những người có lẽ do yếu bóng vía nên sợ bóng sợ gió, và
ăn nói rất hốt hoảng. Nên nhớ rằng chỉ thị trên chỉ mới xuất hiện độ 5
năm trước đây mà thôi. Trong vòng 5 năm mà đã có một sự thay đổi về ý
tưởng và kết cục là FUV được thành lập, phải nói là một biến chuyển
chóng mặt. Nhưng phải ghi nhận rằng đó là một thay đổi mang tính tích
cực.
Dù
sao thì sự ra đời của FUV cũng là một tín hiệu tích cực cho nền giáo dục
đại học VN. Qua những tương tác trong thực tế, tôi có thể cảm nhận rằng
trong giáo dục đại học đang có một trào lưu mới đang làm thay đổi cục
diện chung theo chiều hướng tích cực hơn, và những tác nhân của trào lưu
đó không phải là các đại học lớn và lâu đời, mà là các đại học nhỏ hơn
nhưng năng động hơn. Có thể kể đến một số cái tên nổi bậc như ĐH Tôn Đức
Thắng, Duy Tân, Nông Lâm, Vinh, Nha Trang, Đà Nẵng, và một phần nào đó
có thể kể đến cả ĐH Đồng Tháp. Theo kết quả phân tích của tôi, chính các
đại học này đã góp phần nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên
trường quốc tế qua công bố khoa học. Hi vọng rằng FUV cũng sẽ tham gia
“câu lạc bộ” các đại học mới và năng động đó để tạo được “momentum” đủ
để tạo nên một biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.
____
(2) Đề cuơng tuyên truyền (viet-studies).
TRẦN HOÀI ANH * PHÊ BÌNH HIỆN SINH
Về khuynh hướng phê bình hiện sinh ở đô thị miền Nam 1954-1975
Trần Hoài Anh
Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện
sinh. Đó là một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân
bản phi duy lý của triết học phương Tây thời kì hiện đại. Là triết lý về
thân phận con người, với những khắc khoải, âu lo, trước hiện hữu và hư
vô, chủ nghĩa hiện sinh đã chi phối sâu sắc quá trình sáng tác của các
nhà văn ở đô thị miền Nam. Việc ra đời của hàng trăm tác phẩm chịu ảnh
hưởng triết học hiện sinh là một hiện tượng gây dư luận trong đời sống
văn học đô thị miền Nam, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật trong
đó có lý luận phê bình. Và đây là một trong những cơ sở hình thành
khuynh hướng phê bình hiện sinh trong nền lý luận phê bình văn học ở đô
thị miền Nam 1954-1975.
Nếu sáng tác của các nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh cả
trong nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể hiện thì trong phê bình văn
học các nhà lý luận phê bình cũng lấy triết học hiện sinh làm cơ sở mỹ
học để phê bình các hiện tượng văn học. Qua khảo sát đời sống lý luận
phê bình văn học ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ, chúng tôi thấy có rất
nhiều tác phẩm phê bình vận dụng chủ nghĩa hiện sinh làm hệ qui chiếu để
đánh giá, thẩm bình các hiện tượng văn học. Như: “Nguyễn Du trên những
nẻo đường tự do”của Nguyên Sa (Sáng tạo số 12/1957) ; “Thời gian hiện
sinh trong Đoạn trường tân thanh” của Lê Tuyên (Đại học số 9/1959);
Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày (Lê Tuyên, Nxb Đại
học Huế, 1961); “Vài cảm nghĩ về tình cảnh phi lý của kẻ lưu đày ” của
Nguyễn Văn Trung (Nhận định tập III, Nam Sơn xuất bản, 1963 ); Thi ca và
thi nhân của Cao Thế Dung (Quần chúng xuất bản, 1969);
Nhà văn hôm nay (tập1) của Nguyễn Đình Tuyến, ( Nhà văn Việt Nam xuất
bản - 1969); “Đọc Mù khơi của Thanh Tâm Tuyền” của Trầm Tư (Ý thức số 6,
ra ngày 15/12/1970); “Đêm và biện chứng vĩnh cửu trong thơ Nguyên Sa”,
“Đi tìm tâm thức ca dao trên trục tọa độ không thời”của Trần Nhựt Tân
(Dư vang nghệ thuật, Nxb Hạnh, 1971); các bài viết về "Thanh Tâm Tuyền",
"Bướm Trắng", "Samuel Beckett", "J. P. Sartre" của Huỳnh Phan Anh trong
Đi tìm tác phẩm văn chương (Đồng Tháp xuất bản,1972); Vũ trụ thơ của
Đặng Tiến (Giao điểm xuất bản, 1972,); “Tính chất bi đát trong thi ca
Tản Đà”của Nguyễn Thiên Thụ (Thời tập Xb (Số đặc biệt Giáng sinh) 1974);
“Chiến tranh, tình yêu và hoài niệm truyện ngắn Võ Hồng” của Tuệ Sỹ
(Văn số 3 ra ngày 1/3/1974) ...
Dường như các phạm trù trong triết học hiện sinh như: hư vô, lo âu, buồn
nôn, phi lý, tự do, tha nhân, nỗi loạn, dấn thân…đều được các nhà phê
bình xem như một hệ giá trị để ứng dụng vào phê bình văn học. Đó là cái
nhìn đầy chất triết lý hiện sinh của Đặng Tiến về cuộc đời bể dâu của
Thúy Kiều mà theo ông đó là “sự vận chuyển biện chứng giữa hiện hữu và
hư vô tạo tâm trạng lưu đày như một hợp đề: ý thức lưu đày là một ý thức
không có tương quan… và tự tra tấn tự đọa đày để ngụy tạo một ý nghĩa
cho hiện hữu”. (1) Còn đây là một cách lý giải của Đặng Tiến về sự phi
lý của cái “cõi người ta” trong Truyện Kiều "Không phải khi gặp gia biến
Thúy Kiều mới sống bi thảm; trước đó lần đầu tiên chọn phím đàn, nàng
đã chọn cung bạc mệnh, vì cuộc đời một cách tiên thiên, là một thảm
kịch. Sự hiện hữu đã phi lý từ khi hai tinh trùng gặp nhau, và nếu chúng
không gặp nhau, thì lại càng phi lý hơn nữa. Nỗi đoạn trường thật sự
không chấm dứt sau mười lăm năm lưu lạc; Thúy Kiều ý thức sâu sắc điều
đó nên không tái hợp với chàng Kim, vì đổi một phi lý cô đơn lấy một phi
lý lứa đôi chỉ làm việc chồng một thảm kịch này lên thảm kịch khác"
(2)
Hay các phạm trù về sự vong thân, tha hóa của triết học hiện sinh cũng
được Đặng Tiến vận dụng để giải mã Truyện Kiều. Với ông, phận Kiều là cả
một “tấn trò đời” mà “con người hiện hữu là kết quả của một tình trạng
tha hóa thảm khốc ”(3). Còn Lê Tuyên lại vận dụng một phạm trù khác của
chủ nghĩa hiện sinh là “hư vô” để lý giải vấn đề thời gian trong Đoạn
trường tân thanh (Đại học số 9/1959). Trong bài viết này, tác giả đã “hư
vô hoá” thời gian trong Truyện Kiều khi cho rằng " Đi về tương lai từ
quá khứ và qua hiện hữu, nghĩa là đi về phi lý của nấm mồ. Chúng ta hằng
sống như vậy mà không biết và thực trong đời sống vô ý thức đẹp đẽ kia
sẽ đưa và luôn đưa con người đến hủy diệt …
Con người sống luôn ao ước ngày mai, luôn nghĩ đến ngày mai, một ngày
mai mà có lẽ con người không nên nghĩ đến, có lẽ nên phải từ khước, vì
ngày mai là cái chết, vì ngày mai là tiếng đoạn trường:
Nỗi niềm tưởng đến mà đau / Thấy người năm đó biết sau thế nào”(4). Ở
bài viết “Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do”( Sáng tạo, số12/1957),
Nguyên Sa thể hiện sự cảm nhận về vấn đề “định mệnh” trong truyện Kiều
của Nguyễn Du với quan điểm của triết học hiện sinh. Tác giả cho rằng:
Thúy Kiều không phải là con cờ của định mệnh mà nàng đã tự do lựa chọn
số phận và định mệnh của mình. Không phải Nguyên Sa phủ nhận định mệnh
trong cuộc đời truân chuyên của Kiều mà ông phủ nhận sự đưa đẩy, giăng
mắc của định mệnh trong bước đường mười lăm năm Kiều lưu lạc. Và từ điểm
nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Nguyên Sa khẳng định “chính Kiều đã chọn
định mệnh”, chính Kiều đã gán đời mình vào định mệnh " Nàng đứng trước
ngã ba xem một bản họa đồ trước khi đi vào con đường gai góc. Nếu ta gọi
hoàn cảnh đó là định mệnh thì Nàng đã đem lại cho định mệnh giá trị của
định mệnh bởi vì nếu nàng không tự ý bán mình chuộc cha thì làm gì có
định mệnh cho đời nàng. Nàng đã tính toán: cửa nhà tan nát và mình sẽ
lênh đênh. Nhưng đó mới là một giả thiết. Có thể cửa nhà sẽ tan nát
nhưng còn nàng sẽ được đoàn tụ với Kim Trọng thì sao? Làm gì còn định
mệnh. Tự do của Thúy Kiều đã đẻ ra định mệnh"
(5)
Như vậy, với việc vận dụng triết học hiện sinh, các nhà lý luận phê bình
đã đem đến cho truyện Kiều những giá trị mới. Nó hoàn toàn khác với cái
nhìn từ triết lý phương Đông đã từng được nhiều nhà phê bình vận dụng
khi phân tích truyện Kiều. Và từ điểm nhìn của triết học phương Tây, các
nhà lý luận phê bình đã “hiện đại hóa” tư tưởng Nguyễn Du trong truyện
Kiều, đồng thời cũng “lạ hóa” cái nhìn và suy nghĩ vốn đã quen thuộc của
người đọc về Truyện Kiều. Tính đa dạng và sự phong phú trong phê bình
văn học, phải chăng là kết quả tất yếu của cái nhìn nhiều chiều, nhiều
phía. Vì vậy, nếu chỉ quy chiếu tác phẩm văn học vào một hệ tư tưởng nào
đó, rồi biến thành những điển phạm thì sẽ làm nghèo đi ý nghĩa của tác
phẩm cũng như hạn chế tầm đón đợi trong quá trình tiếp nhận của người
đọc. Nhận xét về vấn đề phê bình truyện Kiều từ điểm nhìn của chủ nghĩa
hiện sinh, Thanh Lãng rất có lý khi cho rằng: “Ở trong Nam sau khi người
ta đã chán phân tích để khen chê một cách lảm nhảm từ cách đặt câu,
chọn tiếng, một lớp nhà phê bình trẻ chịu ảnh hưởng của học thuyết hiện
sinh đã đem ra một lối nhìn mới về Kiều.”(
6).
Trong phê bình văn học ở đô thị miền Nam, bên cạnh truyện Kiều, còn
nhiều hiện tượng văn học cổ điển khác cũng được soi chiếu dưới nhãn quan
triết học hiện sinh như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan, Chinh phụ ngâm… trong đó có thể nói công trình Chinh
phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày của Lê Tuyên là tác phẩm
điển hình nhất cho việc ứng dụng chủ nghĩa hiện sinh vào phê bình văn
học. Ở công trình này Lê Tuyên đã vận dụng hầu hết các phạm trù triết
học hiện sinh để minh chứng cho luận đề “Tất cả những đặc tính về nội
dung tâm thức lãng mạn tôi nêu ra không ngoài mục đích minh định ý nghĩa
của chủ đề. Tôi minh định rằng người chinh phụ trong tâm trạng lãng mạn
của mình đã sống một kiếp lưu đày tình cảm. Cuộc đời nàng như một số
phận bị bỏ quên và tiếng lòng khi vang lên là muốn nói với cuộc đời rằng
mình đang hiện hữu"(7). Nhưng đó là sự hiện hữu trong cô đơn của một
thân phận bị lưu đày. Vì vậy “người chinh phụ cũng như tất cả mọi con
người chúng ta không dám đi sâu vào đêm Tuyệt Vọng, vì đi sâu vào đêm
tuyệt vọng chỉ còn va phải cái chết bi đát mà thôi. Tuyệt vọng nhất của
con người là cái chết, nhưng tuyệt vọng hơn là cái chết cô đơn.(…) Ta
làm sao nghe được, biết được kẻ kia và trái lại kẻ kia làm sao nghe
được, biết được tiếng nói của ta, con người vì vậy sống trong hai lần cô
đơn bi thiết, cô đơn của mình và cô đơn của tha nhân mà chính mình đang
hứng chịu cho cả tha nhân:
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây…
Biết như vậy để mà sầu khổ, biết như vậy để mà xót thương, để nhìn vào
số phận mình với một cái nhìn bất mãn lưu đày rõ rệt”(8). Gần với thời
kì hiện đại, thi sĩ Tản Đà, người được mệnh danh là chiếc cầu nối của
văn học trung đại và hiện đại. Trong “Tính chất bi đát trong thi ca Tản
Đà” ở báo Thời tập (số X+6, Đặc biệt mừng Giáng sinh), Nguyễn Thiên Thụ
cũng trên cơ sở của triết học hiện sinh cho rằng tính bi đát trong thi
ca Tản Đà chính là bi kịch giữa thực và mộng của thân phận con người và
của chính thân phận ông “Tản Đà cũng như kẻ sinh ra ở cõi đời này đều
không có tự do. Chính ta bị ném ra giữa cuộc đời và không có quyền quyết
định sự hiện hữu của mình. Tản Đà bị ném vào giữa một xã hội điên đảo ở
buổi giao thời tối tăm. Tản Đà đã không thừa hưởng được cái gì của cuộc
đời này cả ngoài đống tro tàn sách vụn của đổ nát, điêu tàn ngay trên
quê hương mình.”(9)
Cùng với việc phân tích các tác phẩm văn học trung đại, các nhà lý luận
phê bình còn ứng dụng triết học hiện sinh để phân tích các tác phẩm văn
học hiện đại. Đó là tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Thị Hoàng, Nhã
Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thụy Long, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền,
Nguyên Sa, Võ Hồng, Vũ Khắc Khoan, Lệ Hằng, Tô Thùy Yên, Cung Trầm
Tưởng, Du Tử Lê, Mai Thảo, Trùng Dương, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Đức Sơn,
Đinh Trầm Ca … Đó là cái nhìn đầy hiện sinh của Tuệ Sỹ về “chiến
tranh, tình yêu và hoài niệm” trong truyện ngắn Võ Hồng (Văn số 3/1974),
khi cho rằng “Tình yêu cũng phi lý như chiến tranh, cả hai cùng ngoi
đầu dậy từ những phá phách hỗn loạn của một cơn giận mông lung, vô cớ và
vô nghĩa. Cũng như một cành gai nhỏ, đâm vào da thịt, cấu xé da thịt,
nhức nhối; ở đó tình yêu lớn dần cùng với mức độ trưởng thành của sự
chết trên một phần da thịt” (10)
Khi viết về Thanh Tâm Tuyền, trong Đi tìm tác phẩm văn chương, Huỳnh
Phan Anh đã chỉ ra tư tưởng hư vô, niềm cô đơn, cùng những đam mê trong
khát vọng kiếm tìm thân phận con người ở các nhân vật trong Cát Lầy của
Thanh Tâm Tuyền: "Nó tự đánh mất chính nó hay đúng ra là nó tự mình phủ
nhận chính mình. Nó không còn là nó nữa. Một kẻ nào khác đang sống trong
đó, xa lạ hoàn toàn. Cũng không phải một kẻ khác đang sống trong nó. Nó
chỉ còn là một ý thức trần trụi, cô đơn đang rên rỉ, đang kêu đòi một
cách âm thầm xót xa hay dữ giằng man rợ, một ý thức đang oằn oại trong
khát vọng và đam mê của sự phá phách, của sự hủy diệt. Người ta tìm thấy
bàng bạc trên khắp các trang sách của Cát Lầy những tiếng kêu điếng
hồn, thì thầm hay thất thanh, của một kẻ không ngớt hồ nghi, bàng hoàng
trước tên mình. “Mầy là Tri, mầy vẫn là Tri”. “Tôi có phải là Tri
không”. “Tôi không là Tri …
Những tiếng kêu thốt lên từ các phần tăm tối nhất của bản thể, từ những
bóng đêm thăm thẳm của địa ngục, những tiếng kêu dồn dẩy, nhào trộn
nhau, biến thành những điệp khúc man rợ, những đoạn kinh cầu hồn.”(11).
Còn trong quan niệm của Phạm Việt Tuyền, Mặt trời tìm thấy của Thanh Tâm
Tuyền là sự tìm thấy nỗi tuyệt vọng của “một ám ảnh gieo rắc bi quan
lên cả không gian lẫn thời gian, khiến cho thi nhân đang ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới”(12). Hoặc Mù Khơi của Thanh Tâm Tuyền trong
cái nhìn hiện sinh của Trầm Tư, đó là một tác phẩm "dẫn dụ độc giả vào
một thế giới bất trắc, sâu thẳm của một kinh nghiệm làm người sống tận
cùng của những ray rứt và cô độc " (13)
Trần Nhựt Tân trong bài viết “Đêm và biện chứng vĩnh cửu trong thơ
Nguyên Sa” đã nói đến nỗi ám ảnh của cô đơn và hư vô “như một ý thức
hiện hữu”: "...những lần cảm nghiệm thẩm mĩ về hư vô là con đường trở về
tâm tình nguyên thủy trong khoảnh khắc ở đó ý thức li dị với thực tại,
nội giới và thời gian: và tâm tình nguyên thủy chính là nguồn suối mộng
thơ bày tỏ nên nghệ thuật; nhất là thi ca. Những lần thức tỉnh ấy mang
hư vô về ám ảnh cái chết và gọi tên: Nguyên Sa hiện hữu như một hữu thể
đã chết vì sẽ phải chết, trong khi bản năng sinh tồn vẫn mời gọi chàng
lẳng lơ: hiện hữu chính là khả thể tính của một ý thức nổi dậy từ biên
cương: hiện hữu – hư vô – cô đơn!"(14). Cũng như Trần Nhựt Tân, Cao Thế
Dung đã lý giải thơ Nguyên Sa từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh. Ông
đã phát hiện bản chất tình yêu trong thơ Nguyên Sa là một “sự rạn vỡ” và
tình yêu chỉ "như một tình cờ ". Với cái nhìn của Cao Thế Dung “Nguyên
Sa luôn là một nhà thơ có khuôn dáng yêu đương thơ mộng. Thơ ông đã thể
hiện rõ tâm trạng thời đại của ông. Thơ ông cũng không phải và không thể
là hiện sinh kiểu sartre. Ông là nhà thơ của một dòng sông hiện sinh
trong hiện hữu. Nguyên Sa im lìm mà khuấy động, yêu đương trong sự rạn
vỡ, dòng hiện sinh ấy mang theo tình yêu như một tình cờ”(15). Hay “Bướm
trắng” của Nhất Linh cũng được Huỳnh Phan Anh nhìn dưới lăng kính của
triết học hiện sinh “Trong thế giới về chiều của “Bướm trắng”, con người
luôn phải sống trong mối ám ảnh liên lỉ của cuộc hủy hoại sau cùng, cái
chết. Cái chết trở thành bá chủ. Ta có thể nói rằng tất cả đều đã bắt
đầu. bắt nguồn từ cái chết đã nằm sẵn trong ý thức của Trương. Chính cái
chết (hay đúng hơn là ảo tưởng về cái chết) đã đưa Trương vào tận những
miền sâu thẳm của tâm hồn mình”(16) và “Sống tức là chạm mặt thường
xuyên với chính thân phận đầy giới hạn và ngẫu nhiên của chính mình:
Sống tức là đang đi lần tới, đã tới chỗ tận cùng của đời sống mình. Phải
chăng chính trong những phút, chỉ trong những phút được gọi là hấp hối
của con người đời sống sẽ chợt hiện lên trong vẻ đẹp não nùng nhất của
nó. Cái gì đã làm ngây ngất người đọc ở “Bướm trắng” nếu không phải là
cái vẻ đẹp não nùng của đời sống như sắp sửa vỡ tan thành mây khói kia?
”(17)
Như vậy, hầu hết các phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh đã ảnh
hưởng sâu sắc đến sáng tác văn học ở đô thị miền Nam, và cũng được các
nhà lý luận phê bình vận dụng vào việc tìm hiểu các hiện tượng văn học.
Khuynh hướng phê bình hiện sinh đã làm một cuộc cách mạng trong việc đổi
mới tư duy lý luận phê bình. Nhiều hiện tượng văn học, nhất là các hiện
tượng văn học thời kỳ trung đại được các nhà phê bình ứng dụng triết
học hiện sinh, khám phá thêm nhiều ý nghĩa mới, hiện đại hóa nội dung tư
tưởng của những hiện tượng văn học tưởng chừng như đã được khẳng định,
tạo nên sự phong phú, đa dạng trong phê bình văn học. Đây cũng là điểm
đóng góp của khuynh hướng phê bình hiện sinh vào đời sống lý luận phê
bình văn học ở đô thị miền Nam cần được ghi nhận và khẳng định. Bởi lẽ,
trong phê bình văn học, mọi quan điểm phê bình đều có một giá trị riêng,
và không có giá trị độc tôn cho bất kỳ một khuynh hướng phê bình nào.
Tiếp nhận văn học bao giờ cũng tương hợp với tầm đón đợi của người đọc
trong từng thời đại khác nhau. Phê bình văn học là một hoạt động tiếp
nhận nên cũng luôn biến sinh theo sự biến sinh của đời sống và sự tiếp
nhận của nhà phê bình trong mỗi xã hội nhất định. Vì vậy, dù có thể có
những hạn chế, song với những gì đã hiện hữu, khuynh hướng phê bình hiện
sinh đã đem đến cho sinh hoạt lý luận phê bình văn học ở đô thị miền
Nam những luồng sinh khí mới, làm cho đời sống lý luận phê bình thêm
phong phú, sinh động. Và đây là một trong những khuynh hướng phê bình
văn học chủ yếu góp phần làm nên diện mạo lý luận phê bình văn học ở đô
thị miền Nam 1954-1975.
chú thích:
(1) (2) (3) Đặng Tiến, Vũ trụ thơ, Giao điểm xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr.23, tr.20, 21, tr.24
(4) Lê Tuyên "Thời gian hiện sinh trong Đ.T.T.T". Đại học số 9/1959, tr.52
(5) Nguyên Sa "Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do" Sáng tạo 12/1957, tr.52
( 6) Thanh Lãng "Kiều qua 150 suy nghĩ văn học" Nghiên cứu văn học, Số 9 ra ngày 15/11/1971, tr.16
( 7)(8) Lê Tuyên, Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày, Nxb Đại học Huế, 1961, tr. 7, tr. 36
(9) Nguyễn Thiên Thụ, "Tính chất bi đát trong thi ca Tản Đà", Thời tập X+6 (Số đặc biệt Giáng sính) 1974, tr.39
(10) Tuệ Sỹ, "Chiến tranh tình yêu và hoài niệm" Văn số 3, ra ngày 1/3/74, tr.17.
.(11)(16)(17) Huỳnh Phan Anh, Đi tìm tác phẩm văn chương, Nxb Đồng Tháp, Sài Gòn, 1972, tr.176, tr.151, tr.154(12) Phạm Việt Tuyền, Tôi đọc thơ, Phong trào văn hóa xb, SàiGòn, 1972, tr.104.
(13) Trầm Tư, "Đọc Mù khơi của Thanh Tâm Tuyền" Ý thức số 6 ra ngày 15/12/70, , tr.34
14) Trần Nhựt Tân, Dư vang nghệ thuật, Nxb Hạnh, Sài Gòn, 1971, tr.216-217
(15) Cao Thế Dung, Thi ca và thi nhân, Nxb Quần chúng, Sài Gòn, 1965, tr.95
TRẦN HOÀI ANH
VIỆT NAM TRÊN BÀN CỜ
Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn
Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng và họ biết, trong lịch
sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía
Nam.
Bài viết của Nayan Chanda biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War.
Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.
Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: "Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại". Ông giải thích: "Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía Nam".
Bài viết của Nayan Chanda biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War.
Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.
Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: "Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại". Ông giải thích: "Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía Nam".
Đầu năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm
lịch sử tới Vịnh Cam Ranh nổi tiếng đang được đề cập đến rõ ràng trong
toan tính chiến lược của người Mỹ. Điều đó không có nghĩa Việt Nam và Mỹ
đã tiến gần đến sự hợp tác chiến lược mà người đối thoại với tôi (Nayan
Chanda - biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và
biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review - người dịch) từng mường
tượng ra vào thời điểm năm 1975, nhưng hành trình hòa giải và thiết lập
tình hữu nghị đầy giữa hai nước vừa mới đây còn là kẻ thù của nhau vẫn
là một câu chuyện đáng quan tâm.
Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố - địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng - biến ảo như kính vạn hoa.
Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố - địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng - biến ảo như kính vạn hoa.
Lịch sử 2 nghìn năm mối quan hệ lúc ấm lúc lạnh của Việt Nam với người
khổng lồ láng giềng Trung Cộng, tham vọng quốc gia cùng nỗ lực đảm bảo
vai trò cầm quyền có thể giải thích tại sao nó lại mở đường cho cho công
cuộc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Cộng. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Cộng, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể.
Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.
Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Cộng, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh - các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.
Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Cộng vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đáp trả, đẩy lùi và đưa quân sang hỗ trợ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng. Trung Cộng đã ngay lập tức có phản ứng với cuộc đổ bộ vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để "trừng phạt". Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.
Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Cộng. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.
Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Cộng, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể.
Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.
Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Cộng, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh - các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.
Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Cộng vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đáp trả, đẩy lùi và đưa quân sang hỗ trợ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng. Trung Cộng đã ngay lập tức có phản ứng với cuộc đổ bộ vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để "trừng phạt". Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.
Việt Nam vừa phải chịu áp lực từ liên kết thực tế giữa Mỹ và Trung Cộng cùng sự ủng hộ của họ cho liên minh do Khmer Đỏ dẫn đầu vừa mất đi ủng hộ từ phía Liên Xô do đang tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị.
Các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị sa lầy bởi Mỹ luôn yêu cầu trách nhiệm đối với tù nhân và những người mất tích (MIA) trong chiến tranh của họ. Những người bảo thủ trong chính quyền và quân đội, không bao giờ "tha thứ" cho Việt Nam vì đã làm nước Mỹ bẽ mặt, họ muốn lấy lại danh dự bằng cách cố gắng đưa trở về hài cốt của các lính Mỹ tử trận và tiếp tục duy trì lệnh cấm vận thương mại áp đặt từ năm 1975 làm tê liệt nền kinh tế Việt Nam.
Để vượt ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế và sự cô lập ngoại giao của bên ngoài, Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới và bắt đầu lên kế hoạch đến năm 1989 rút hết quân đội khỏi Campuchia.
Đến lúc Việt Nam sắp hoàn tất việc đưa quân về, theo đúng như yêu cầu
của phía Mỹ và ASEAN, và bước vào các cuộc đàm phán về tương lai chính
trị của Campuchia, bối cảnh địa chính trị lại một lần nữa thay đổi. Việc
Trung Cộng và Liên Xô lập lại quan hệ và sự cô lập quốc tế đối với Bắc
Kinh sau sự kiện Thiên An Môn không chỉ làm thay đổi môi trường bên
ngoài mà còn đặt ra những quan ngại sâu sắc về sự an nguy của chế độ.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Cộng đã kết thúc bằng bạo lực tại
Quảng trường Thiên An Môn và sự sụp đổ như một hiệu ứng domino của chế
độ Xã hội Chủ nghĩa ở một loạt các nước Đông Âu diễn ra ngay sau đó đã
rung lên hồi chuông báo động ở cả Bắc Kinh - và Hà Nội. Trong hoàn cảnh
hết sức cần những sự hỗ trợ và mối quan hệ thương mại với phương Tây,
Việt Nam vẫn rất mực cảnh giác với chiến lược "diễn biến hòa bình" và
lật đổ hệ thống Xã hội Chủ nghĩa dưới chiêu bài viện trợ. Cái gọi là lộ
trình bình thường hóa quan hệ của chính quyền George H.W. Bush bị đặt
trong sự hoài nghi sâu sắc. Việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ
Thạch không thể hoàn tất nỗ lực bình thường hóa, dù đã có nhiều nhương
bộ trong vấn đề MIA và đã rút quân khỏi Campuchia, đã khiến Việt Nam
thay đổi quỹ đạo chống Trung Cộng. Một hội nghị cấp cao bí mật giữa lãnh
đạo Đảng hai nước Trung Cộng và Việt Nam đã đặt nền móng cho sự từng
bước xuống thang xung đột của Trung Cộng với Việt Nam và thỏa thuận
thành lập một chính phủ liên minh ở Phnom Penh dưới sự bảo đảm của Liên
hợp quốc.
Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền. Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền. Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Vậy là đến ngày 5/8/1995 (tròn 30 năm cuộc chiến tranh kết thúc), Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher đã cắm quốc kỳ nước mình lên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mối quan tâm chính của Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam không còn hào hứng với một mối quan hệ chiến lược với Mỹ như với việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, và đặc biệt là, giành chế độ đãi ngộ thương mại quốc gia nữa.
Tình cảm này của Việt Nam đối với việc xây dựng một mối liên kết sâu sắc hơn với Mỹ để đề phòng Trung Cộng thể hiện rõ trong tháng 3/2000. Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành quan chức nội các Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam, nhưng Hà Nội sau đó đã thẳng thắn tuyên bố không hề đàm phán xây dựng quan hệ chiến lược. Trong cuộc gặp với Clinton, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã giảng giải cho vị Tổng thống Mỹ về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của Việt Nam, nhưng không thảo luận mối quan hệ với Mỹ ở thời điểm hiện tại hay thương lai. Vì lẽ đó, Việt Nam đã phải đợi đến 3 năm sau, cùng với một môi trường bên ngoài đã thay đổi.
Nhiệm kỳ thứ hai của Bush dường như đã từ bỏ thái độ dễ dãi đối với
Trung Cộng sau sự kiện máy bay gián điệp EP-3. Ngay cả trước khi căng
thẳng liên quan đến chiếc máy bay do thám này xuất hiện, những tiếng nói
quan trọng tại Washington cũng đã thể hiện quan ngại về khả năng Trung
Cộng sẽ phô trương sức mạnh. Một trong các tác giả viết báo cáo của RAND
Corporation - một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích chính sách
R&D nước Mỹ, Zalmay Khalizad, người sau này trở thành cố vấn an ninh
quốc gia của Mỹ, đã lưu ý rằng Mỹ nên tăng cường sự hiện diện quân sự
tổng thể tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang gia tăng của Trung
Cộng. Báo cáo chỉ ra, "điều hợp lý cơ bản là cần phải xây dựng quan hệ
hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để ngăn chặn nỗ lực bá quyền khu vực của
Trung Cộng". Khi Washington bắt đầu quan tâm thay đổi cán cân tại Đông
Á, lợi ích của Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.
Việt Nam cũng lo ngại Trung Cộng sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, "Tam giác đang mất cân bằng". Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Cộng đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003.
Việt Nam cũng lo ngại Trung Cộng sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, "Tam giác đang mất cân bằng". Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Cộng đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003.
Tiếp sau đó là chuyến dừng chân đầu tiên của tàu Hải quân Mỹ Vandergrift tới thành phố Hồ Chí Minh.
Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người "chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này". Việc đưa cụm từ "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương - Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.
Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người "chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này". Việc đưa cụm từ "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương - Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.
Trong tình thế sức mạnh cũng như sự quyết liệt của Trung Cộng bộc lộ rõ
trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Mỹ đã ngày một thêm sâu sắc. Chuyến
thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội trong một
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2010, nơi bà bày tỏ quan ngại của Mỹ đối
với cách ứng xử của Trung Cộng trên Biển Đông, đã đánh dấu một mức độ
hợp tác mới đối với Việt Nam. Năm sau, Việt Nam và Mỹ bước vào cuộc đàm
phán nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Quan
hệ quân sự cũng phát triển. Trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc
phòng Việt Nam tới Washington năm 2003, hai bên đã tán thành tiến hành
các cuộc trao đổi ở cấp tương tự 3 năm một lần. Hai vị lãnh đạo quốc
phòng Việt Nam và Mỹ từ đó đã có 4 cuộc gặp gỡ trao đổi. Chuyến thăm của
ông Leon Panetta hồi tháng 6/2012 đã thu hút sự quan tâm hơn bình
thường do bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Panetta cũng có
chuyến thăm tới Vịnh Cam Ranh, nơi các tài sản và những máy bay ném bom
tầm xa của Hải quân Liên Xô từng đặt tại đây.
Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Cộng mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Cộng đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.
Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Cộng mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Cộng đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.
Năm 1978, một nhà ngoại giao Việt Nam đã giải thích logic việc Việt Nam
khi vun đắp quan hệ với Moskva: "Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi
chỉ có được an ninh trước Trung Cộng trong 2 điều kiện. Một là khi
Trung Cộng yếu và nội bộ chia rẽ. Hai là khi Trung Cộng bị đe dọa bởi
những nguy cơ phương Bắc". Lý do tương tự cũng được áp dụng cho nhu cầu
xây đắp mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày nay - một người bạn đủ mạnh
để ngăn chặn Trung Cộng trở nên quá hiếu chiến. Như các nhà lãnh đạo
Việt Nam vẫn thường nhắc nhở, một quốc gia chỉ có thể chọn bạn bè chứ
không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn từ chối liên
minh quân sự với Washington để tránh khiêu khích hành động thù địch từ
người khổng lồ láng giềng và tránh bị tổn thương do áp lực từ phía Mỹ
trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Quá trình nối lại tình hữu nghị
giữa hai nước là có thực nhưng cũng còn nhiều hạn chế.
Trâm Anh dịch từ American Review Magazine
Tác giả bài viết Nayan Chanda là biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War. (Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt).
HÀ NHÂN VĂN * CHIẾN LƯỢC MỸ
Chiến lược mới của Ngũ Giác Đài và Biển Đông
TỔ QUỐC TRÊN ĐẢNG?
Trước hội nghị Tổng quân ủy trung ương QĐNDVN do Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa, đầy đủ các tướng lãnh hải, lục, không quân và các binh chủng, Thủ Dũng với vẻ mặt rất nghiêm trọng và rắn chắc tuyên bố QĐNDVN phải đặt Tổ quốc lên trên hết. Và rằng, QĐND phải trung thành với Tổ quốc. Điều này không lạ, rất bình thường đối với các quốc gia trong thế giới Tự do, QGVN và VNCH trước đây. Đó là nguyên lý ái quốc mà dân tộc VN xưa nay đưa lên hàng đạo lý – đạo ái quốc, vì nước vì dân nhưng với CS Quốc tế, CS Ta và Tàu thì hoàn toàn khác. Đảng CS trên hết. Đảng trên nước, đã ghi trong Điều lệ Đảng và Cương lĩnh Đảng. Nguyên văn như sau: “Đảng lãnh đạo QĐNDVN và công an NDVN, tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt” (theo điều 25, Bản điều lệ Đảng CS, Tc Cộng Sản số 13, 7-1996, tr. 28-37, Bản Điều lệ, Đại hội XI cũng giữ y nguyên như vậy). Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Ban Quân sự Trung ương tức CT Tổng quân ủy, Tổng tư lệnh tối cao QĐND, các lực lượng võ trang ND và CAND. Đầu năm 2015, Phùng Quang Thanh, Đại tướng, cầm đầu phái đoàn tướng lãnh cao cấp nhất QĐNDVN với 13 ông tướng dẫn thân qua Bắc Kinh triều kiến, cùng Thường Vạn Toàn, Thượng tướng Bộ trưởng Bộ QP-TC, thề nguyền: QĐ 2 nước quyết tâm bảo vệ Đảng và XHCN hai nước! Tuyệt đối phục vụ và trung thành với Đảng và XHCN!
Trước hội nghị Tổng quân ủy trung ương QĐNDVN do Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa, đầy đủ các tướng lãnh hải, lục, không quân và các binh chủng, Thủ Dũng với vẻ mặt rất nghiêm trọng và rắn chắc tuyên bố QĐNDVN phải đặt Tổ quốc lên trên hết. Và rằng, QĐND phải trung thành với Tổ quốc. Điều này không lạ, rất bình thường đối với các quốc gia trong thế giới Tự do, QGVN và VNCH trước đây. Đó là nguyên lý ái quốc mà dân tộc VN xưa nay đưa lên hàng đạo lý – đạo ái quốc, vì nước vì dân nhưng với CS Quốc tế, CS Ta và Tàu thì hoàn toàn khác. Đảng CS trên hết. Đảng trên nước, đã ghi trong Điều lệ Đảng và Cương lĩnh Đảng. Nguyên văn như sau: “Đảng lãnh đạo QĐNDVN và công an NDVN, tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt” (theo điều 25, Bản điều lệ Đảng CS, Tc Cộng Sản số 13, 7-1996, tr. 28-37, Bản Điều lệ, Đại hội XI cũng giữ y nguyên như vậy). Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Ban Quân sự Trung ương tức CT Tổng quân ủy, Tổng tư lệnh tối cao QĐND, các lực lượng võ trang ND và CAND. Đầu năm 2015, Phùng Quang Thanh, Đại tướng, cầm đầu phái đoàn tướng lãnh cao cấp nhất QĐNDVN với 13 ông tướng dẫn thân qua Bắc Kinh triều kiến, cùng Thường Vạn Toàn, Thượng tướng Bộ trưởng Bộ QP-TC, thề nguyền: QĐ 2 nước quyết tâm bảo vệ Đảng và XHCN hai nước! Tuyệt đối phục vụ và trung thành với Đảng và XHCN!
CƠ MAY CỦA CSVN!
ĐCSVN vẫn còn chút may mắn cuối đời, TBT Nguyễn Phú Trọng công du Mỹ quốc kể từ ngày 6-7-2015. TT Obama “trúng số độc đắc chính trị”, đại thắng 3 cú lớn rất ngoạn mục:
1. Lần thứ 2, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết luật Obamacare hợp hiến.
2. TCPV phán quyết “hôn nhân đồng tình luyến ái”, gay và lesbian, họp pháp, cứ tự do, tự nhiên.
3. Thượng viện Hoa Kỳ với 60 phiếu thuận, 37 chống, thông qua dự luật tự do mậu dịch do HP Obama đệ nạp.
Như vậy, Hiệp ước TPP trong đó VN là thành viên thứ 12 chắc chắn sẽ được
quốc hội Mỹ dễ dàng thông qua. Bỏ phiếu lần đầu, TT Obama phải thân
hành đến quốc hội vận động ngay trong đảng Dân Chủ của ông nhưng thất
bại nặng.
Như HNV đã trình bày trước đây, chắc chắn dự luật Tự do mậu dịch sẽ xuôi chèo mát mái vì đó là quyền lợi sinh tồn của Uncle Sam, không phải riêng đảng Dân Chủ mà cả đảng Cộng Hòa. Chiến lược chuyển trục sẽ khó thành tựu nếu thiếu mặt VN, bao lơn Nam TBD, hành lang chiến lược Biển Đông. Hiệp ước TPP, chiếm 40% hàng hóa xuất nhập cảng toàn cầu trong đó VN sẽ lợi nhất.
MỸ ĐỔ DỒN ĐẾN VN
Như HNV đã trình bày trước đây, chắc chắn dự luật Tự do mậu dịch sẽ xuôi chèo mát mái vì đó là quyền lợi sinh tồn của Uncle Sam, không phải riêng đảng Dân Chủ mà cả đảng Cộng Hòa. Chiến lược chuyển trục sẽ khó thành tựu nếu thiếu mặt VN, bao lơn Nam TBD, hành lang chiến lược Biển Đông. Hiệp ước TPP, chiếm 40% hàng hóa xuất nhập cảng toàn cầu trong đó VN sẽ lợi nhất.
MỸ ĐỔ DỒN ĐẾN VN
Giới lãnh đạo VNCS vẫn ngán Ông Ba Đỏ, từ đầu năm 2015, giới chức cao
cấp của Đảng ít qua lại Mỹ sau chuyến Mỹ du của Trần Đại Quang, Bộ
trưởng Bộ CA, tướng 4 sao. Trong khi Mỹ hết phái đoàn này đến nhân vật
khác nườm nượp qua Hà Nội – Hải Phòng. Cựu TT Bill Clinton đến Hà Nội
chủ tọa lễ kỷ niệm 20 năm bang giao Việt – Mỹ, 2-7-2015, ông Bill cũng
được coi như nhân vật tiền đạo đến Hà Nội “rỉ tai” cho TBT Trọng công du
Mỹ ngày 6-7 sẽ “nên làm thế này, ứng xử như thế kia”.
Ông Bill khoe trên 20 năm trước, hàng hóa VN bán qua Mỹ chỉ được một nửa tỷ, 20 năm sau, năm 2014 tăng lên 35 tỷ $US! Mấy năm qua, tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đông đảo tấp nập nhất Á châu. Ấy là chưa nói đến sự phồn thịnh “buôn may bán đắt” của hàng hóa VN nhập cảng vào thị trường Canada.
BIỂN ĐÔNG VN VÀ CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA NGŨ GIÁC ĐÀI
Hoa Kỳ có vẻ tàm tạm thảnh thơi ở mặt trận Trung Đông, Yemen, Iraq và ISIS, đã có 2 đồng minh đại cường Hồi giáo Sunni trực tiếp đương đầu: Ai Cập và Saudi Arab với quân đội tân tiến nhất Trung Đông và Bắc Phi, chỉ kém Do Thái về nguyên tử. Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phàn nàn Ai Cập vi phạm nhân quyền thì cùng lúc tháng 5-2015, Ngũ giác đài cung cấp cho Ai Cập 6 chiếc trực thăng phóng hỏa tiễn Apache.
Ông Bill khoe trên 20 năm trước, hàng hóa VN bán qua Mỹ chỉ được một nửa tỷ, 20 năm sau, năm 2014 tăng lên 35 tỷ $US! Mấy năm qua, tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đông đảo tấp nập nhất Á châu. Ấy là chưa nói đến sự phồn thịnh “buôn may bán đắt” của hàng hóa VN nhập cảng vào thị trường Canada.
BIỂN ĐÔNG VN VÀ CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA NGŨ GIÁC ĐÀI
Hoa Kỳ có vẻ tàm tạm thảnh thơi ở mặt trận Trung Đông, Yemen, Iraq và ISIS, đã có 2 đồng minh đại cường Hồi giáo Sunni trực tiếp đương đầu: Ai Cập và Saudi Arab với quân đội tân tiến nhất Trung Đông và Bắc Phi, chỉ kém Do Thái về nguyên tử. Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phàn nàn Ai Cập vi phạm nhân quyền thì cùng lúc tháng 5-2015, Ngũ giác đài cung cấp cho Ai Cập 6 chiếc trực thăng phóng hỏa tiễn Apache.
“VN là ngã tư của các dân tộc và các nền văn minh” (Việt Nam, crossroad of people and civilization – CTD trích dẫn trong “Cáo trạng TC xâm lược – Phần II Biển Đông, chủ quyền lịch sử của dân tộc Việt Nam, sắp phát hành, sẽ phổ biến trên báo Thế Giới Mới).
VN là bao lơn TBD ở ĐNA, với biên giới Việt – Trung 1150 km, với chiều dài cực Bắc từ Lũng Cư, vĩ tuyến 23.32 bắc và cực Nam trên đất liền Cà Mau, Rạch Tàu, vĩ tuyến 8o 30. Điểm cực đông trên đất liền,.. ở Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gấm, vĩ tuyến 12o 40, kinh tuyến 1090 30 đông. Chiều dài Bắc Nam là 1650 km, gồm 15 vĩ tuyến.
Diện tích VN (đo đạc năm 1986 là 331,689 km2. Trong vòng 20 năm, VN bị TC cướp đoạt 575 km2 (diện tích VN năm 2006 là 331,114 km2, theo The Economist, World in Figure, 2007). Ước lượng từ năm 1950 là năm HCM cho mở toang biên giới Việt – Trung đến sau cuộc chiến biên giới Thượng Du, TC cướp đoạt của VN khoảng 1720 km2.
Với duyên hải từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, dài nhất ĐNA, qua Công ước LHQ 1982 và luật Biển quốc tế hiện hành, VN được thêm vùng đặc quyền kinh tế, chiều ngang 200 dặm! Nay còn lại gì khi TC ngang ngược đoạt chiếm trên 80% diện tích Biển Đông với đường Lưỡi Bò, Trường Sa với đảo Gạc Ma, Chữ Thập… nằm gọn trong tay TC!
HOA KỲ HÀNH ĐỘNG!
Theo tin từ Hoa Thịnh Đốn nhân ngày lễ Độc lập July 4, Hoa Kỳ sẽ chờ
phán quyết của Tòa án quốc tế The Hague (Hòa Lan) vào tháng 7 này, sau
đó sẽ xuống tay hành động về trận liệt Biển Đông.
Dư luận chung theo báo chí và truyền thông Mỹ tuần qua, từ Bạch ốc, Ngũ giác đài đến Quốc hội Mỹ đều chung một lập trường, một thế đứng đối với Biển Đông, tiêu biểu hóa qua đường hàng hải giao thông quốc tế Đông Tây, từ Âu châu, Phi châu qua Ấn Độ Dương, qua Eo Malacca vào Biển Đông lên Bắc Hải, gọi nôm na là con đường huyết mạch của thế giới 5000 tỷ $US một năm. Và đây cũng là con đường huyết mạch từ ĐNA xuống Nam TBD, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Thế kỷ 15, khoảng năm 1465, Hoàng tử H. Perle Bồ Đào Nha được vinh danh là “Hoàng tử hàng hải” – Le Prince Navigateur, ông từ Bồ Đào Nha cùng đoàn thiền viễn dương từ Đại Tây Dương vòng qua mũi Hảo Vọng, Nam Phi, vào Ấn Độ Dương, rồi vượt qua Eo Malacca, vượt biển Đông lên biển Bắc, ghé Okinawa, bấy giờ còn là nước Lưu Cầu của người Việt, ông ghé vào Đài Loan, thấy đảo quá đẹp ông đặt tên là Formosa.
Thấy biển phía Nam nước Tàu ông đặt tên là South China sea – Thấy bán đảo giữa Ấn Độ và Tàu nên đặt tên là Indochina, sau này ta dịch là Đông Dương. Các Thừa sai La Mã theo tàu Bồ Đào Nha qua phương Đông cũng quen gọi là South China sea và gọi VN là Cochinchina… Chỉ là tên gọi vào lúc bấy giờ. Giao thông lộ Biển Đông cũng là con đường đi về Đông phương truyền giáo của các Thừa sai La Mã. Tóm lại con đường giao thông quốc tế 5000 tỷ USD đã có lịch sử trên 5 thế kỷ (hay là 550 năm). Nay TC ngang ngược đoạt trên 80%, có nghĩa là, con đường 5000 tỷ USD nằm gọn trong tay “chủ quyền” của Bắc Kinh.
Dư luận chung theo báo chí và truyền thông Mỹ tuần qua, từ Bạch ốc, Ngũ giác đài đến Quốc hội Mỹ đều chung một lập trường, một thế đứng đối với Biển Đông, tiêu biểu hóa qua đường hàng hải giao thông quốc tế Đông Tây, từ Âu châu, Phi châu qua Ấn Độ Dương, qua Eo Malacca vào Biển Đông lên Bắc Hải, gọi nôm na là con đường huyết mạch của thế giới 5000 tỷ $US một năm. Và đây cũng là con đường huyết mạch từ ĐNA xuống Nam TBD, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Thế kỷ 15, khoảng năm 1465, Hoàng tử H. Perle Bồ Đào Nha được vinh danh là “Hoàng tử hàng hải” – Le Prince Navigateur, ông từ Bồ Đào Nha cùng đoàn thiền viễn dương từ Đại Tây Dương vòng qua mũi Hảo Vọng, Nam Phi, vào Ấn Độ Dương, rồi vượt qua Eo Malacca, vượt biển Đông lên biển Bắc, ghé Okinawa, bấy giờ còn là nước Lưu Cầu của người Việt, ông ghé vào Đài Loan, thấy đảo quá đẹp ông đặt tên là Formosa.
Thấy biển phía Nam nước Tàu ông đặt tên là South China sea – Thấy bán đảo giữa Ấn Độ và Tàu nên đặt tên là Indochina, sau này ta dịch là Đông Dương. Các Thừa sai La Mã theo tàu Bồ Đào Nha qua phương Đông cũng quen gọi là South China sea và gọi VN là Cochinchina… Chỉ là tên gọi vào lúc bấy giờ. Giao thông lộ Biển Đông cũng là con đường đi về Đông phương truyền giáo của các Thừa sai La Mã. Tóm lại con đường giao thông quốc tế 5000 tỷ USD đã có lịch sử trên 5 thế kỷ (hay là 550 năm). Nay TC ngang ngược đoạt trên 80%, có nghĩa là, con đường 5000 tỷ USD nằm gọn trong tay “chủ quyền” của Bắc Kinh.
\
Các tuyến đường hàng hải quốc tế trong khu vực ĐNÁ
Hoa Kỳ ra tay, chuyển trục và Á châu – TBD là khởi điểm. TPP là kỷ
nguyên mới. Bảo vệ con đường giao thông biển Đông Tây 5000 tỷ $US đã trở
thành chính nghĩa của Uncle Sam. Với ĐNA, một cách khác ASEAN không
theo Mỹ thì theo ai bây giờ. Nhưng Uncle Sam còn một Hoa Lục mênh mông
với 1,337 triệu con người! Một thị trường tiêu thụ lớn nhất của Mỹ trên
toàn cầu, bỏ qua sao được. Do đó, TC hay Hoa Lục vẫn là then chốt của
thương mại Mỹ. Chưa kể hàng ngàn tỷ Mỹ kim từ TC đã chuyển qua Mỹ trong
20 năm qua, ấy là chưa kể số nợ mà TC đã cho Mỹ vay (không lời, qua công
khố phiếu…).
Do vậy, Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp đối đầu với TC ở Hoa Lục, “phải làm ăn với nhau chứ”. Biển Đông trở thành “sân banh bóng đá” của Uncle Sam. Vả lại, 600 triệu dân ĐNA đâu có ít gì, ấy là chưa kể Ấn Độ với 1,266 triệu!
Hoa Kỳ lựa chọn Biển Đông làm “chiến tuyến” đối đầu với TC nhưng sẽ không trực tiếp theo kiểu “mặt đối mặt” mà đẩy Nhật Bản lên hàng đầu! Nhật Bản sẽ trở lại Biển Đông và ĐNA như trước năm 1940 nhưng dưới cái dù vũ khí siêu đẳng của Mỹ trong một “Liên minh mặc nhiên”, Nhật, Ấn, Úc Đại Lợi và các vệ tinh quân cờ bao quanh: Phi, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan.
CHIẾN TRANH HÀNH TINH
Do vậy, Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp đối đầu với TC ở Hoa Lục, “phải làm ăn với nhau chứ”. Biển Đông trở thành “sân banh bóng đá” của Uncle Sam. Vả lại, 600 triệu dân ĐNA đâu có ít gì, ấy là chưa kể Ấn Độ với 1,266 triệu!
Hoa Kỳ lựa chọn Biển Đông làm “chiến tuyến” đối đầu với TC nhưng sẽ không trực tiếp theo kiểu “mặt đối mặt” mà đẩy Nhật Bản lên hàng đầu! Nhật Bản sẽ trở lại Biển Đông và ĐNA như trước năm 1940 nhưng dưới cái dù vũ khí siêu đẳng của Mỹ trong một “Liên minh mặc nhiên”, Nhật, Ấn, Úc Đại Lợi và các vệ tinh quân cờ bao quanh: Phi, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan.
CHIẾN TRANH HÀNH TINH
Theo báo The Washington Post, Hoa Kỳ đã trở lại “Chiến tranh hành tinh”
(6-18-2015 – New star wars’ defense program: Hoverbike by Brian Jung –
chúng tôi sẽ trình bày sau). Đại cương với “Chiến tranh hành tinh mới”
này cùng với F35 tàng hình, liệu dăm ba trung đoàn TC tập trung ở biên
giới Việt-Trung có chịu thấu không?
Ngày 2-7-2015, báo chí và Tivi Mỹ rầm rộ đưa tin và hình ảnh cuộc họp báo của Đại tướng Dempsy, Chủ tịch Ủy ban Liên quân Hoa Kỳ, công bố sách lược quốc gia mới của Hoa Kỳ. Ngũ giác đài đã bước vào một kỷ nguyên mới. Chiến lược quốc gia mới, tức “Grand Strategy” bao trùm toàn cầu nhưng trọng điểm vẫn là chiến lược chuyển trục Á châu – TBD trong đó TC vẫn là mục tiêu chính yếu. Mỹ và Đồng minh Á châu phải chặn cuộc bành trướng của TC, không phải chỉ chặn TC ở Á châu – TBD mà toàn cầu.
Ngày 2-7-2015, báo chí và Tivi Mỹ rầm rộ đưa tin và hình ảnh cuộc họp báo của Đại tướng Dempsy, Chủ tịch Ủy ban Liên quân Hoa Kỳ, công bố sách lược quốc gia mới của Hoa Kỳ. Ngũ giác đài đã bước vào một kỷ nguyên mới. Chiến lược quốc gia mới, tức “Grand Strategy” bao trùm toàn cầu nhưng trọng điểm vẫn là chiến lược chuyển trục Á châu – TBD trong đó TC vẫn là mục tiêu chính yếu. Mỹ và Đồng minh Á châu phải chặn cuộc bành trướng của TC, không phải chỉ chặn TC ở Á châu – TBD mà toàn cầu.
Bắc Kinh phản ứng dữ dội. Nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh tố cáo Mỹ
phóng đại vô căn cứ về sự hiện diện của TC ở Biển Đông và rằng, đó là
“ao nhà” của TC, Bắc Kinh có toàn quyền nhưng là để bảo vệ hòa bình
“giao thông tự do cho cả thế giới và các nước ĐNA”. Ngũ giác đài đưa ra
những con số và hình ảnh chính xác TC quân sự hóa Biển Đông, TC đã xây 2
bãi đáp trực thăng ở đảo Chữ Thập với phi đạo dài 3km (Tin 2-7-2015).
Dù đôi bên căng thẳng nhưng còn dài dài. Hoa Kỳ ưu tiên ổn định nội bộ
và tiếp tục phục hồi kinh tế tuy đang lên nhưng vẫn còn bấp bênh. Quỹ dự
trữ liên bang chưa tăng lãi suất, có thể năm 2016, dù thất nghiệp vào
tháng 6 vừa qua đã xuống đến 5.3% (so với hơn 10% vào năm cuối HP Bush).
Thị trường chứng khoán vẫn trồi sụt. Đồng đô la tiếp tục cao, tác hại
mạnh đến khu vực xuất cảng hàng hóa Mỹ. Nhưng nói chung, Hoa Kỳ đang
bước qua một thời mới, ổn định và vững bền. Nếu ổn định được VN, sự
chuyển trục của Mỹ sẽ thành công lớn. Rõ rệt, tuy Hoa Kỳ với chiến lược
quốc gia mới nhưng đã nhường cho Nhật Bản vai trò hàng đầu về an ninh
quân sự ở Biển Đông và ĐNA.
TBT TRỌNG, “CHÀNG” LÀ AI?
TBT TRỌNG, “CHÀNG” LÀ AI?
Trong các TBT của ĐCSVN từ thời Lê Duẫn, Nguyễn Phú Trọng là TBT có
trình độ học vấn cao nhất, được học hành theo “qui ước” dù vẫn là “hồng
hơn chuyên”. Lê Duẫn học trường huyện, chưa đậu bằng tiểu học gọi là
“Primaire” thời Pháp. Nguyễn Văn Linh khá hơn, đệ Lục, xưa gọi là “Thành
chung năm thứ 2″ thì tham gia Học sinh đoàn VNQDĐ ở Hải Phòng. Đỗ Mười
tức Nguyễn Cống, con ông Nguyễn Văn Xàng, cả 2 cha con chuyên nghề hoạn
lợn, sau Cống thăng tiến, bỏ nghề hoạn lợn, lên Hà Nội làm nghề sơn guốc
phụ nữ. Cống chưa học hết lớp Ba trường làng. Lê Khả Phiêu khá hơn, học
hết Tiểu học, lên Trung học cấp I thì bỏ ngang vào quân đội. Nông Đức
Mạnh, con hoang của HCM, du học Liên Sô đậu kỹ sư nông nghiệp. Phú Trọng
xuất thân bần cố nông được Đảng ưu đãi, được du học Liên Sô, đậu Phó
Tiến sĩ Triết học Mác. Trọng phục vụ lâu năm ở Tạp chí Cộng Sản, một
thời Chủ biên tạp chí CS, sau được phong Tiến sĩ mang học vị Giáo sư.
Theo tin từ Hà Nội, tuy học ở Liên Sô, Trọng không nói được tiếng Nga,
chỉ bập bẹ, tuy đậu Phó Tiến sĩ (tương đương Cao học nhưng cũng chỉ học
các bản dịch Việt ngữ).
Vẫn theo tin Hà Nội, Trọng chậm chạp, nông cạn, rất ganh tỵ và kiêu ngầm. Cuộc đời Đảng của Trọng chia làm 2 thời kỳ chính: ở Liên Sô về, thời gian phục vụ ở tạp chí CS, Trọng theo phe Liên Sô, chống TC Mao “bá quyền bành trướng”, được Hoàng Tùng, Ủy viên Bộ CT đỡ đầu. Giai đoạn 2, được thăng vọt lên Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào thời Hà Nội mở rộng, Trọng có dịp quan hệ với các đại gia TC, chủ thầu xây cất cao ốc, cầu đường, Trọng bắt đầu “ăn nên làm ra”, bắt đầu say mê vàng, đô la rồi đi hẳn với TC.
Vẫn theo tin Hà Nội, Trọng chậm chạp, nông cạn, rất ganh tỵ và kiêu ngầm. Cuộc đời Đảng của Trọng chia làm 2 thời kỳ chính: ở Liên Sô về, thời gian phục vụ ở tạp chí CS, Trọng theo phe Liên Sô, chống TC Mao “bá quyền bành trướng”, được Hoàng Tùng, Ủy viên Bộ CT đỡ đầu. Giai đoạn 2, được thăng vọt lên Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào thời Hà Nội mở rộng, Trọng có dịp quan hệ với các đại gia TC, chủ thầu xây cất cao ốc, cầu đường, Trọng bắt đầu “ăn nên làm ra”, bắt đầu say mê vàng, đô la rồi đi hẳn với TC.
Không ai ngờ Trọng có thể nhảy vọt lên ghế TBT. Ngay chính Trọng cũng
bất ngờ. Từ thời làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trọng đã có biệt danh là
Trọng Lù tức lù đù. Dân Bắc có câu “Lù đù như chuột chù phải khói”. Sau
lên TBT, Trọng lại thêm biệt danh Trọng Lú. Tuy nhiên, “nó lú nhưng chú
nó khôn”, sau Trọng là chú Ba Đỏ Bắc Kinh. Công việc thường vụ Đảng do
một tay Lê Hồng Anh, Đại tá Công an, bạn nối khố Rạch Giá của Nguyễn Tấn
Dũng; việc điều hành cơ sở Đảng, bổ nhiệm, thuyên chuyển hay huyền chức
các cấp do một tay Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức TƯĐ, một thứ Lê Đức
Thọ của Lê Duẫn. Theo điều lệ Đảng, TBT Trọng hiện là Tổng tư lệnh tối
cao QĐND, CAND, và các lực lượng ND võ trang toàn quốc. Thang lương của
TBT Đảng cao hơn Chủ tịch nước. Về nghi lễ, TBT đứng trên CT nước. Báo
chí và truyền thông nhận ra điều này: Bộ Chính trị xếp hàng vào viếng
xác HCM ở lăng Ba Đình nhân dịp Đại hội bán kỳ thứ XI vừa qua, CT Trương
Tấn Sang xếp hàng ngang với TBT Trọng, nhưng chỉ đi được mấy bước,
Trọng đi lên trước CT Sang. Hội nghị kỳ 9 – ĐH XI, đầu năm vừa qua, Đảng
bày trò bỏ phiếu tín nhiệm, đánh giá lãnh đạo, cốt yếu là phe Trọng –
Rứa hạ bệ Thủ Dũng, bất ngờ Trọng lại tụt xuống hàng thứ 8!
TT Obama đón tiếp TBT Trọng với tư cách một nguyên thủ quốc gia. Hẳn
nhiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và CIA đã biết rõ hệ thống cơ cấu và hệ thống
văn giai Đảng và Nhà nước VNCS. Theo hiến pháp CHXHCNVN, chương VII,
điều 102 đến điều 104 qui định “chức quyền của chủ tịch nước là chủ tịch
HĐ Quốc phòng và AN” nhưng CT nước lại dưới quyền TBT Đảng. Trên hết là
hiến pháp và luật pháp nhưng cương lĩnh và điều lệ Đảng trên cả hiến
pháp. Nghị quyết của Đảng trên cả luật pháp và pháp lệnh của chính phủ.
Tuy đã sửa đổi, tu chính HP năm 2014 nhưng chỉ thay đổi các điều khoản
và hình thức vẫn như cũ, còn tệ hơn HP 1959, 1989… (xem và so sánh “Hiến
pháp và bộ máy nhà nước”, TS. Nguyễn Đăng Dung, nxb. GTVT, HN 2002, tt.
184-185). “Cần phải chữa bệnh”, căn bệnh HP và luật pháp đã trở thành
“ung thư nội tạng”.
Hoa Kỳ biết rõ như thế, TT Obama vẫn long trọng tiếp đón TBT Trọng! Trên thực tế và rất thực tế chỉ là công nhận thực tại chính trị VN – công nhận ĐCS cầm quyền và quan trọng hơn cả, công nhận một thực tại Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cầm đầu chính phủ CHXHCNVN. Về mặt Đảng, theo Điều lệ Đảng, Thủ tướng CP là Trưởng ban cán sự TƯĐ, nắm tất cả cán bộ Đảng hoạt động trong các bộ và cơ quan nhà nước. Sinh mệnh của Đảng là ngân sách và tài chính Đảng đã qui định nơi chương XI, điều 4, tr. 37. Ngân sách, tài chính Đảng một phần quan trọng do ngân sách nhà nước trong tay Thủ Dũng.
Hoa Kỳ biết rõ như thế, TT Obama vẫn long trọng tiếp đón TBT Trọng! Trên thực tế và rất thực tế chỉ là công nhận thực tại chính trị VN – công nhận ĐCS cầm quyền và quan trọng hơn cả, công nhận một thực tại Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cầm đầu chính phủ CHXHCNVN. Về mặt Đảng, theo Điều lệ Đảng, Thủ tướng CP là Trưởng ban cán sự TƯĐ, nắm tất cả cán bộ Đảng hoạt động trong các bộ và cơ quan nhà nước. Sinh mệnh của Đảng là ngân sách và tài chính Đảng đã qui định nơi chương XI, điều 4, tr. 37. Ngân sách, tài chính Đảng một phần quan trọng do ngân sách nhà nước trong tay Thủ Dũng.
Theo sự phân tách từ Hà Nội, thực tế TBT Trọng vào lúc này quả là “quyền
rơm vị trí”. Thí dụ rõ nhất, Hội nghị 9 – ĐH XII hơn 3 lần TBT Trọng
huấn thị: QĐNDVN phải phục vụ Đảng, phải bảo vệ Đảng và rằng Đảng là
trên hết. Thủ Dũng, trước khi đi phó hội thượng đỉnh Ủy ban Mê Kông do
Nhật Bản chủ trì, gồm Thái Lan, Lào, Cao Miên, VN, Thủ Dũng tuyên bố,
đúng ra là huấn thị QĐND phải trung thành với Tổ quốc và Tổ quốc trên
hết. Vậy TBT Trọng, Tổng tư lệnh QĐND ở đâu vậy? Xin lập lại: TT Obama
tiếp TBT Trọng là để công khai công nhận ĐCSVN như đã công nhận ĐCS Cuba
nhưng trường hợp VN rất khác CS Cuba, Hoa Kỳ nắm đằng chuôi, cái chuôi
TPP. Chuyến công du Mỹ của TBT Trọng chẳng qua là để chuẩn bị cáo phó
Đảng CSVN, ít nhất còn được co giãn 5 năm về nhân quyền, tự do v.v… trả
theo “credit”.
Hà Nhân Văn
HUỆ LỘC * MƯỜI NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRUNG CỘNG
Huệ Lộc
– Mười Nhược Điểm Của Trung Cộng
Posted by TiengNoiLuongTri on Saturday, July 18, 2015 · Leave a Comment
1. Trung Cộng chiếm đảo nhiều nhất, có nguy hại lớn cho khối ASEAN trong đó bao gồm Burma, Cambodia, Brunei, Indonesia, Philippines, Laos, Việt Nam, Singapore, Thailand, và Malaysia; hơn nữa Trung cộng có thái độ rất kiêu ngạo và ảnh hưởng xấu nhất. Trung Cộng rất lo sợ những hải đảo kia bị thu hồi lại bởi những quốc gia trên, đồng thời còn bị thu hẹp quyền lực trên biển Đông như lúc nguyên thuỷ, và phải đối phó với những vấn đề khó khăn trong nước mà nhiều năm qua không thể giải quyết được:
a. Làm cho tài nguyên hải sản bị giới hạn đối với chế độ nhân khẩu nuôi miệng ăn cho số lượng dân số khổng lồ gần 2 tỉ người.
b. Chính vì công nghệ hoá xã hội quá nhanh trong thời gian gần đây nên khối lượng hoá chất bị đào thải từ các nhà máy và hầm mỏ được chôn vùi trong lòng đất địa phương. Vì thế hơn chín mươi phần trăm ruộng đồng tại Trung cộng không thể trồng trọt được vì nạn ô nhiễm môi trường nầy.
c. Số lượng tiêu thụ ngũ cốc hoa quả hằng ngày phải thu nhập hơn sáu mươi phần trăm từ các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Singapore, Mã Lai…
d. Ngành chăn nuôi súc vật trong nước không cung cấp đủ phẩm lượng cho giới tiêu dùng, nên dùng hải sản để trợ cấp và thay thế cho thịt trâu bò heo gà… Dần dần hải sản trở nên nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi dân và xuất cảng.
Vì những lý do cấp bách phải giải quyết cho nạn nhân mãn, Trung Cộng muốn tấn công Việt Nam để răn đe các nước khác buộc các quốc gia khác phải tự mình rút lui, cuối cùng Trung Cộng độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông và đồng thời kiểm soát toàn bộ không phận vùng Đông Nam Á. Câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Cộng có chiến thắng trong chiến tranh Việt Trung hay không? Nếu có chiến thắng thì giữ nước Việt Nam được bao lâu? Trong Tam Quốc Chí còn ghi lại câu chuyện Thất Cầm Mạnh Hoạch, nghĩa là ông Khổng Minh khi đánh một nước nhỏ trên biên giới Tàu, bảy lần bắt được vua Mạnh Hoạch của nước nầy đều tha hết bảy lần vì biết rằng không thể cai trị nước của họ được, mà chỉ mong họ sống hoà bình thuận thảo là được rồi. Trung Cộng đánh Việt Nam để làm gì, đánh không xong lại bị sa lầy thì tốn kém vô cùng. Nên biết số tiền mà Trung Cộng chi ra cho những sự điều hợp bộ binh, hải quân, không quân ở biền Đông và dọc theo biên giới Việt Trung tốn kém hơn 10 triệu tiền US mỗi ngày. Số tiền nuôi quân nầy vốn không có phân định trước trong kế hoạch quốc gia nay bất thần chi dụng thì sự tốn kém sẽ làm ngân sách cạn kiệt rất nhanh chóng. Hơn nữa khi đánh nước Việt Nam, Trung cộng không có một lý do nào chính đáng, ngoài chuyện la hét lên rằng Việt cộng là những tên “phản bội”. Nếu Việt cộng là những tên phản bội, thì đừng qua lại giao dịch với những tên”phản bội đó” gồm có ba triệu đảng viên, tại sao lại mang quân đi đánh cả nước 83 triệu ngưòi dân Việt Nam? Nếu 83 triệu chử ký của người dân Việt Nam phản đối Trung cộng và được gởi tới Liên Hiệp Quốc qua nhiều ngã khác nhau thì Trung cộng sẽ trả lời như thế nào? Trung cộng quả thật không có danh chánh ngôn thuận để xua quân vào Việt Nam. Lại cũng không có một lý do hay một cơ sở lý luận nào mang quân đánh Việt Nam. Vậy hành động Trung cộng xâm lăng Việt Nam là một hành động khủng bố quốc tế, không thua gì bọn ISIS hiện nay.
2. Xưa nay Việt Nam đã không bao giờ thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung quốc. Những bản đồ quân sự, tài liệu địa lý trên thế giới đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm năm 1975 thì Trung cộng có những thái độ bất thường tự vẽ ra những bản đồ mới dành khoảng chín mươi phần trăm biển đảo về mình, tuy nhiên điều nầy không được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Vì không được quốc tế công nhận, nên Trung cộng mới ra oai dọa nạt uy hiếp các nước Nhật, Philippines, Mã Lai, Singapore, Việt nam… Như thế, vì lý do bản đồ của mình tự vẽ ra không được quốc tế công nhận mà khủng bố nước khác, là điều không chánh đáng, ngược lại chủ trương bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc, nhất là chủ trương của Hoa Kỳ.
3. Việt Nam không có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á vì tướng tá Việt Nam không còn thống nhất hay đoàn kết với nhau qua sự suy sụp nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản. Nạn tham nhũng, bè nhóm, tranh quyền, và thanh trừng trong quân đội và nội bộ đảng làm suy yếu khả năng quân lực cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên dưới áp lực của Trung cộng, đảng cộng sản Việt Nam đành phải cầu cứu kêu gọi các cường quốc bảo vệ, nên Việt Nam được viện trợ tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với Trung cộng. Quân đội của Trung cộng tuy có thể phát động cuộc chiến Nam sa một cách rầm rộ như biểu dương lực lượng bộ, không và hải quân, nhưng muốn chiến thắng Việt Nam thì không phải dễ dàng. Tại sao? Vì nếu biết trước thắng Việt Nam dễ dàng, thì Trung cộng không cần dùng quân đội đánh thuê như Cambodia quậy phá quận Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang hiện nay. Chính vì lo sợ sa lầy trong trận chiến Việt Trung, nên Trung Cộng cứ cố tình sang Việt Nam để thuyết khách khiến cho Việt Nam đầu hàng dâng thêm biển đảo và đất liền thì chúng rút về. Còn nếu như Việt Nam cứ khăng khăng chờ Trung Cộng đánh trước thì Trung Cộng không bao giờ dám. Tại sao? Vì khi chiến tranh hai nước xảy ra, Trung cộng sẽ đối đầu với nhiều thế lực trong nước cũng như ngoài nước. Cũng như cộng sản Việt Nam đàn áp bắt bớ 83 triệu dân Việt Nam, đảng cộng sản Trung quốc cũng đàn áp bắt bớ 2 tỉ người dân của họ giống như vậy. Vì thế khi chiến tranh xảy ra với một cường quốc thứ hai, là cớ cho 2 tỉ dân người Hoa đứng lên đánh đuổi đảng cộng sản Trung quốc ra khỏi nước.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ không nhẹ nhàng. Tại sao? Vì tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã chạy qua cầu cứu Toà Nhà Trắng rồi. Trái lại, nếu Trung cộng tấn công vào nước khác như Philippines thì lại càng không được vì Philippines đã có có hồ sơ tố cáo Trung cộng lên Hiệp Hiệp Quốc. Nếu đánh Philiippines là phải trả lời các câu hỏi của Liên Hiệp Quốc. Thế thì không dám đánh Phillippines là chuyện chắc chắn. Bây giờ Trung cộng sau khi đưa quân rầm rộ đến biên giới Hoa Việt thì lại gặp chứng bịnh “nhai miếng gân gà” khó nuốt.
5. Việt Nam càng lúc càng bắt tay liên minh với khối ASEAN nhất là Nhật và Philippines. Nếu Việt Nam mất về tay Trung Cộng thì các nước nầy cũng bị ảnh hưởng theo như một hậu quả không thể tránh được, vì thế Trung Cộng tấn công Việt Nam sẽ đụng độ tới khối ASEAN và Nhật. Dĩ nhiên là Trung Cộng không bao giờ muốn một lúc mà phải đánh nhiều nước như thế.
6. Tình hình quốc tế gần đây không có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Mỹ Việt trong thời kỳ quan trọng, chỉ cần Việt Nam cam kết thực hiện nhân quyền cho dân Việt và huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp thì quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Việt Nam tới cùng. Trung cộng dĩ nhiên là không bao giờ dám liếc mắt nhìn vào bản đồ nước Việt nữa. Vậy người cộng sản Việt Nam muốn mất nước hay muốn mất điều Bốn Hiến Pháp? Mất nước là mất hết tất cả. Mất điều Bốn Hiến Pháp là chỉ mất sự bất công cho dân tộc Việt Nam.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược của Việt Nam không thể để vào tay cộng sản Trung Quốc. Giữ được Nam Sa là giữ được điểm trọng yếu Biển Đông. Từ đây có thể kiểm soát tàu bè trong hải phận, bảo đảm ngư dân có thể yên tâm đánh cá và sản xuất hải sản làm giàu cho xứ sở, đồng thời còn kiểm soát yểm trợ những tài nguyên dầu khí của quốc gia. ”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”
8. Lão Tử, một nhà hiền triết có tư tưởng cách mạng nổi tiếng, trong Đạo Đức Kinh nói: “Càng muốn vây bắt thì càng làm địch trốn sâu; càng tìm cách tấn công thì càng làm địch thủ mạnh hơn” Vậy người Việt Nam nếu không tránh được thì đánh, giặc càng tìm cách tấn công, ta càng tìm cách thủ mạnh. Đánh mãi không được, hết tiền của, giặc cũng đành phải rút về. Khi địch rút về, thì đánh đường tuyệt hậu, tức địch đầu đuôi không tiếp ứng được tất phải rã tan hàng ngũ bỏ chạy vắt giò về Tàu.
9. Dĩ nhiên đánh Tàu không sợ Đài Loan tiếp ứng, vì dân Đài Loan cũng như Hồng Kông đều kinh sợ chủ nghĩa cộng sản. Hơn nữa Đài Loan theo chủ nghĩa Tự Do và nhờ Hoa Kỳ yểm trợ quân sự cũng như vũ khí hàng năm. Do đó Đài Loan không bao giờ chính thức yểm trợ quân sự cho Trung Cộng để tấn công Việt Nam. Nói thế có nghĩa là Trung cộng cô đơn trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nói là đánh với Việt Nam, chớ thật ra Trung cộng phải đối đầu với thế giới nhất là G7.
10. Thế giới ngày nay Trung cộng thường hay khủng bố các nước láng giềng. Tự vẽ ra bản đồ phân chia hải phận biển Đông, tự chiếm hết 90% thuỷ diện tích, ngang ngược chiếm các đảo rồi xây dựng thêm đảo nhân tạo mà không tôn trọng hiệp ước quốc tế. Nay ỷ mạnh mang quân đội tấn công uy hiếp Việt Nam không một lý do chánh đáng thì rõ là một hành động bất chấp công ước quốc tế. “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” thiên định đây chính là công đạo; công đạo trường hợp nầy chính là toà án quốc tế. Trong toà án quốc tế, nếu Việt Nam đệ đơn kiện Trung cộng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải thì Trung Cộng thua là cái chắc. Một khi toà án quốc tế mở hồ sơ cho sự kiện tụng thì Trung cộng sẽ không dám làm gì nước Việt Nam cho đến khi hồ sơ kiện được đóng lại. Vậy lý do Trung cộng hoạch định tấn công Việt Nam lần nầy là gì? Có phải chăng chỉ vì đàn em Phùng Quang Thanh bị loại bỏ, nên Trung cộng nổi giận ra quân đánh Việt Nam chỉ vì muốn thanh toán hai ông chủ tịch đảng và thủ tướng rồi sau đó cho bầu bán chọn người lại xong rút về. Nhưng đâu có dễ dàng thế, ông chủ tịch đảng nhà ta cũng đã nhanh chân chạy sang cầu cứu Nhà Trắng còn ông Thủ tướng thì xin thêm quyền điều động quân sự rồi. Trong 13 chương Binh Thư Yếu Lược, Tôn Võ Tử có nói : “Đánh địch vì giận hay không có lợi, thì không nên đánh.” Lần nầy Trung Cộng phạm hết cả hai điều huý kỵ trong binh pháp thì chắc chắc là lãnh phần thất bại.
Trong lịch sử Việt Nam, những trang kiêu hùng làm quân Tàu vỡ mặt là lúc Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Toản tiêu diệt quân Nguyên; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh; Nguyễn Trãi với bài Bình Ngô Đại Cáo; Lý Thường Kiệt phá Tống với bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Ngô Linh Ngọc dịch:
Đất nước Đại Nam, Nam Đế ngự,
Sách trời định phận rõ non sông.
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm,
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
7/17/2015
– Mười Nhược Điểm Của Trung Cộng
Posted by TiengNoiLuongTri on Saturday, July 18, 2015 · Leave a Comment
1. Trung Cộng chiếm đảo nhiều nhất, có nguy hại lớn cho khối ASEAN trong đó bao gồm Burma, Cambodia, Brunei, Indonesia, Philippines, Laos, Việt Nam, Singapore, Thailand, và Malaysia; hơn nữa Trung cộng có thái độ rất kiêu ngạo và ảnh hưởng xấu nhất. Trung Cộng rất lo sợ những hải đảo kia bị thu hồi lại bởi những quốc gia trên, đồng thời còn bị thu hẹp quyền lực trên biển Đông như lúc nguyên thuỷ, và phải đối phó với những vấn đề khó khăn trong nước mà nhiều năm qua không thể giải quyết được:
a. Làm cho tài nguyên hải sản bị giới hạn đối với chế độ nhân khẩu nuôi miệng ăn cho số lượng dân số khổng lồ gần 2 tỉ người.
b. Chính vì công nghệ hoá xã hội quá nhanh trong thời gian gần đây nên khối lượng hoá chất bị đào thải từ các nhà máy và hầm mỏ được chôn vùi trong lòng đất địa phương. Vì thế hơn chín mươi phần trăm ruộng đồng tại Trung cộng không thể trồng trọt được vì nạn ô nhiễm môi trường nầy.
c. Số lượng tiêu thụ ngũ cốc hoa quả hằng ngày phải thu nhập hơn sáu mươi phần trăm từ các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Singapore, Mã Lai…
d. Ngành chăn nuôi súc vật trong nước không cung cấp đủ phẩm lượng cho giới tiêu dùng, nên dùng hải sản để trợ cấp và thay thế cho thịt trâu bò heo gà… Dần dần hải sản trở nên nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi dân và xuất cảng.
Vì những lý do cấp bách phải giải quyết cho nạn nhân mãn, Trung Cộng muốn tấn công Việt Nam để răn đe các nước khác buộc các quốc gia khác phải tự mình rút lui, cuối cùng Trung Cộng độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông và đồng thời kiểm soát toàn bộ không phận vùng Đông Nam Á. Câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Cộng có chiến thắng trong chiến tranh Việt Trung hay không? Nếu có chiến thắng thì giữ nước Việt Nam được bao lâu? Trong Tam Quốc Chí còn ghi lại câu chuyện Thất Cầm Mạnh Hoạch, nghĩa là ông Khổng Minh khi đánh một nước nhỏ trên biên giới Tàu, bảy lần bắt được vua Mạnh Hoạch của nước nầy đều tha hết bảy lần vì biết rằng không thể cai trị nước của họ được, mà chỉ mong họ sống hoà bình thuận thảo là được rồi. Trung Cộng đánh Việt Nam để làm gì, đánh không xong lại bị sa lầy thì tốn kém vô cùng. Nên biết số tiền mà Trung Cộng chi ra cho những sự điều hợp bộ binh, hải quân, không quân ở biền Đông và dọc theo biên giới Việt Trung tốn kém hơn 10 triệu tiền US mỗi ngày. Số tiền nuôi quân nầy vốn không có phân định trước trong kế hoạch quốc gia nay bất thần chi dụng thì sự tốn kém sẽ làm ngân sách cạn kiệt rất nhanh chóng. Hơn nữa khi đánh nước Việt Nam, Trung cộng không có một lý do nào chính đáng, ngoài chuyện la hét lên rằng Việt cộng là những tên “phản bội”. Nếu Việt cộng là những tên phản bội, thì đừng qua lại giao dịch với những tên”phản bội đó” gồm có ba triệu đảng viên, tại sao lại mang quân đi đánh cả nước 83 triệu ngưòi dân Việt Nam? Nếu 83 triệu chử ký của người dân Việt Nam phản đối Trung cộng và được gởi tới Liên Hiệp Quốc qua nhiều ngã khác nhau thì Trung cộng sẽ trả lời như thế nào? Trung cộng quả thật không có danh chánh ngôn thuận để xua quân vào Việt Nam. Lại cũng không có một lý do hay một cơ sở lý luận nào mang quân đánh Việt Nam. Vậy hành động Trung cộng xâm lăng Việt Nam là một hành động khủng bố quốc tế, không thua gì bọn ISIS hiện nay.
2. Xưa nay Việt Nam đã không bao giờ thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung quốc. Những bản đồ quân sự, tài liệu địa lý trên thế giới đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm năm 1975 thì Trung cộng có những thái độ bất thường tự vẽ ra những bản đồ mới dành khoảng chín mươi phần trăm biển đảo về mình, tuy nhiên điều nầy không được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Vì không được quốc tế công nhận, nên Trung cộng mới ra oai dọa nạt uy hiếp các nước Nhật, Philippines, Mã Lai, Singapore, Việt nam… Như thế, vì lý do bản đồ của mình tự vẽ ra không được quốc tế công nhận mà khủng bố nước khác, là điều không chánh đáng, ngược lại chủ trương bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc, nhất là chủ trương của Hoa Kỳ.
3. Việt Nam không có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á vì tướng tá Việt Nam không còn thống nhất hay đoàn kết với nhau qua sự suy sụp nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản. Nạn tham nhũng, bè nhóm, tranh quyền, và thanh trừng trong quân đội và nội bộ đảng làm suy yếu khả năng quân lực cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên dưới áp lực của Trung cộng, đảng cộng sản Việt Nam đành phải cầu cứu kêu gọi các cường quốc bảo vệ, nên Việt Nam được viện trợ tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với Trung cộng. Quân đội của Trung cộng tuy có thể phát động cuộc chiến Nam sa một cách rầm rộ như biểu dương lực lượng bộ, không và hải quân, nhưng muốn chiến thắng Việt Nam thì không phải dễ dàng. Tại sao? Vì nếu biết trước thắng Việt Nam dễ dàng, thì Trung cộng không cần dùng quân đội đánh thuê như Cambodia quậy phá quận Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang hiện nay. Chính vì lo sợ sa lầy trong trận chiến Việt Trung, nên Trung Cộng cứ cố tình sang Việt Nam để thuyết khách khiến cho Việt Nam đầu hàng dâng thêm biển đảo và đất liền thì chúng rút về. Còn nếu như Việt Nam cứ khăng khăng chờ Trung Cộng đánh trước thì Trung Cộng không bao giờ dám. Tại sao? Vì khi chiến tranh hai nước xảy ra, Trung cộng sẽ đối đầu với nhiều thế lực trong nước cũng như ngoài nước. Cũng như cộng sản Việt Nam đàn áp bắt bớ 83 triệu dân Việt Nam, đảng cộng sản Trung quốc cũng đàn áp bắt bớ 2 tỉ người dân của họ giống như vậy. Vì thế khi chiến tranh xảy ra với một cường quốc thứ hai, là cớ cho 2 tỉ dân người Hoa đứng lên đánh đuổi đảng cộng sản Trung quốc ra khỏi nước.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ không nhẹ nhàng. Tại sao? Vì tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã chạy qua cầu cứu Toà Nhà Trắng rồi. Trái lại, nếu Trung cộng tấn công vào nước khác như Philippines thì lại càng không được vì Philippines đã có có hồ sơ tố cáo Trung cộng lên Hiệp Hiệp Quốc. Nếu đánh Philiippines là phải trả lời các câu hỏi của Liên Hiệp Quốc. Thế thì không dám đánh Phillippines là chuyện chắc chắn. Bây giờ Trung cộng sau khi đưa quân rầm rộ đến biên giới Hoa Việt thì lại gặp chứng bịnh “nhai miếng gân gà” khó nuốt.
5. Việt Nam càng lúc càng bắt tay liên minh với khối ASEAN nhất là Nhật và Philippines. Nếu Việt Nam mất về tay Trung Cộng thì các nước nầy cũng bị ảnh hưởng theo như một hậu quả không thể tránh được, vì thế Trung Cộng tấn công Việt Nam sẽ đụng độ tới khối ASEAN và Nhật. Dĩ nhiên là Trung Cộng không bao giờ muốn một lúc mà phải đánh nhiều nước như thế.
6. Tình hình quốc tế gần đây không có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Mỹ Việt trong thời kỳ quan trọng, chỉ cần Việt Nam cam kết thực hiện nhân quyền cho dân Việt và huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp thì quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Việt Nam tới cùng. Trung cộng dĩ nhiên là không bao giờ dám liếc mắt nhìn vào bản đồ nước Việt nữa. Vậy người cộng sản Việt Nam muốn mất nước hay muốn mất điều Bốn Hiến Pháp? Mất nước là mất hết tất cả. Mất điều Bốn Hiến Pháp là chỉ mất sự bất công cho dân tộc Việt Nam.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược của Việt Nam không thể để vào tay cộng sản Trung Quốc. Giữ được Nam Sa là giữ được điểm trọng yếu Biển Đông. Từ đây có thể kiểm soát tàu bè trong hải phận, bảo đảm ngư dân có thể yên tâm đánh cá và sản xuất hải sản làm giàu cho xứ sở, đồng thời còn kiểm soát yểm trợ những tài nguyên dầu khí của quốc gia. ”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”
8. Lão Tử, một nhà hiền triết có tư tưởng cách mạng nổi tiếng, trong Đạo Đức Kinh nói: “Càng muốn vây bắt thì càng làm địch trốn sâu; càng tìm cách tấn công thì càng làm địch thủ mạnh hơn” Vậy người Việt Nam nếu không tránh được thì đánh, giặc càng tìm cách tấn công, ta càng tìm cách thủ mạnh. Đánh mãi không được, hết tiền của, giặc cũng đành phải rút về. Khi địch rút về, thì đánh đường tuyệt hậu, tức địch đầu đuôi không tiếp ứng được tất phải rã tan hàng ngũ bỏ chạy vắt giò về Tàu.
9. Dĩ nhiên đánh Tàu không sợ Đài Loan tiếp ứng, vì dân Đài Loan cũng như Hồng Kông đều kinh sợ chủ nghĩa cộng sản. Hơn nữa Đài Loan theo chủ nghĩa Tự Do và nhờ Hoa Kỳ yểm trợ quân sự cũng như vũ khí hàng năm. Do đó Đài Loan không bao giờ chính thức yểm trợ quân sự cho Trung Cộng để tấn công Việt Nam. Nói thế có nghĩa là Trung cộng cô đơn trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nói là đánh với Việt Nam, chớ thật ra Trung cộng phải đối đầu với thế giới nhất là G7.
10. Thế giới ngày nay Trung cộng thường hay khủng bố các nước láng giềng. Tự vẽ ra bản đồ phân chia hải phận biển Đông, tự chiếm hết 90% thuỷ diện tích, ngang ngược chiếm các đảo rồi xây dựng thêm đảo nhân tạo mà không tôn trọng hiệp ước quốc tế. Nay ỷ mạnh mang quân đội tấn công uy hiếp Việt Nam không một lý do chánh đáng thì rõ là một hành động bất chấp công ước quốc tế. “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” thiên định đây chính là công đạo; công đạo trường hợp nầy chính là toà án quốc tế. Trong toà án quốc tế, nếu Việt Nam đệ đơn kiện Trung cộng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải thì Trung Cộng thua là cái chắc. Một khi toà án quốc tế mở hồ sơ cho sự kiện tụng thì Trung cộng sẽ không dám làm gì nước Việt Nam cho đến khi hồ sơ kiện được đóng lại. Vậy lý do Trung cộng hoạch định tấn công Việt Nam lần nầy là gì? Có phải chăng chỉ vì đàn em Phùng Quang Thanh bị loại bỏ, nên Trung cộng nổi giận ra quân đánh Việt Nam chỉ vì muốn thanh toán hai ông chủ tịch đảng và thủ tướng rồi sau đó cho bầu bán chọn người lại xong rút về. Nhưng đâu có dễ dàng thế, ông chủ tịch đảng nhà ta cũng đã nhanh chân chạy sang cầu cứu Nhà Trắng còn ông Thủ tướng thì xin thêm quyền điều động quân sự rồi. Trong 13 chương Binh Thư Yếu Lược, Tôn Võ Tử có nói : “Đánh địch vì giận hay không có lợi, thì không nên đánh.” Lần nầy Trung Cộng phạm hết cả hai điều huý kỵ trong binh pháp thì chắc chắc là lãnh phần thất bại.
Trong lịch sử Việt Nam, những trang kiêu hùng làm quân Tàu vỡ mặt là lúc Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Toản tiêu diệt quân Nguyên; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh; Nguyễn Trãi với bài Bình Ngô Đại Cáo; Lý Thường Kiệt phá Tống với bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Ngô Linh Ngọc dịch:
Đất nước Đại Nam, Nam Đế ngự,
Sách trời định phận rõ non sông.
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm,
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
7/17/2015
TỰ DO NGÔN LUẬN * CHUYỆN MÃ QUY
Đi hai tay không! Về hai tay không !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 223 (15-07-2015)
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa làm được chuyến công du Hoa Kỳ
như một chuyến đi dối già, theo lối nói của bình luận gia Ngô Nhân Dụng,
nghĩa là một chuyến du lịch cho vui trước khi chết, trường hợp của ông
Trọng là trước khi về hưu.
Dĩ nhiên, toàn bộ nền báo chí công cụ CS đã không ngớt lời tuyên truyền
về chuyến đi này: nào là đã được Tổng thống Hoa Kỳ chính thức mời nhiều
lần từ 2012 nhưng nay ông mới thuận đi (trong khi thực chất là xin xỏ
được gặp lãnh đạo của “Đế quốc Mỹ xâm lược”), nào là một chuyến đi lịch
sử chưa từng có, vì lần đầu tiên một tổng bí thư đảng CS được chính phủ
Hoa Kỳ đón tiếp nhiệt tình (nhiệt tình đến độ quên trải thảm đỏ -nên
thông tấn xã VN phải vẽ thêm vào- tại phi trường Andrews của một căn cứ
quân sự thay vì tại phi trường quốc tế Washington Dulles, với vài nhân
viên ngoại giao cấp thấp cùng với vài chục Việt kiều thân cộng). Ông lại
được mời vào Tòa Bạch ốc, tiếp trong Phòng Bầu dục dù chẳng phải là
lãnh đạo chính phủ (báo chí lề đảng quên rằng người Mỹ không mấy câu nệ
về nghi thức ngoại giao, lại lờ đi việc Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy
tùng phải vào cửa hậu để tránh nghe tiếng hô đả đảo CS, tránh nhìn cả
rừng cờ vàng và tránh thấy hình các tù nhân lương tâm; lờ đi việc Nguyễn
Phú Trọng không được đón tiếp bằng 21 phát đại bác, duyệt hàng quân
danh dự, đứng trên bục nghe cử hai bài quốc ca, dự quốc yến do tổng
thống khoản đãi, đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ và lưu
trú tại nhà khách chính phủ như Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm một thời!)
Thái độ khinh thường đó là điều dễ hiểu, một là vì chính phủ Mỹ luôn
biết và luôn coi Việt cộng chỉ là một chính đảng tiếm quyền, một chính
phủ tiếm danh; hai là vì Nguyễn Phú Trọng đi ra quốc tế, mang cả thể
diện quốc gia, trong ý định bang giao bình đẳng, với cao vọng đóng góp
cái gì đó tích cực cho thế giới mà lại với hai bàn tay không: không
thành tích kinh tế thương mại, không thành tích giáo dục văn hóa, không
thành tích khoa học kỹ thuật, không thành tích an sinh xã hội, chỉ có
thành tích đàn áp nhân dân, tàn phá đất nước và bán dần Tổ quốc cho Tàu.
Người ta cũng đã hy vọng rằng với lời kêu gọi và sự áp lực của các tổ
chức nhân quyền quốc tế cũng như của một số dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ, Hà
Nội sẽ phóng thích vài tù nhân lương tâm trọng án như linh mục Nguyễn
Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, nhà
báo Tạ Phong Trần, kỹ sư Đặng Xuân Diệu… như món quà tặng tổng thống và
chính phủ Mỹ (loại quà duy nhất là Việt cộng có được và luôn trữ sẵn).
Thế mà tuyệt nhiên không!
Hai bàn tay không ấy chỉ ngửa ra để xin chính phủ Mỹ công nhận tính
chính danh của đảng cầm quyền Việt Cộng, thừa nhận Việt Nam có nền kinh
tế thị trường, chấp nhận cho Hà Nội sớm được gia nhập Hiệp ước đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP, và chuẩn nhận việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí
sát thương. Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng quên rằng nhà nước thực dụng
Hoa Kỳ đã từng thân thiện với –có khi còn ủng hộ mạnh- nhiều chế độ độc
tài miễn có lợi cho họ, theo phương châm: “Không có bạn bè vĩnh viễn,
không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn”. Nixon đã chẳng
từng đá Trung Hoa dân quốc bé xíu của Tưởng Giới Thạch để bắt tay với
Trung Hoa cộng sản vĩ đại của Mao Trạch Đông đó sao? Về chuyện xin Hoa
Kỳ thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, ta hãy nghe ông Nguyễn
Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam nhắn nhủ Nguyễn Phú
Trọng: “Nhiều lần, tôi đã thưa với các vị lãnh đạo rằng chớ nhục nhã đi
xin xỏ các nước tiên tiến giàu có “công nhận cho chúng tôi quy chế kinh
tế thị trường”, mà hãy quay về xin với nhân dân “hãy làm kinh tế thị
trường cho đúng nghĩa, thực chất, văn minh và lành mạnh”. Các nước tiến
bộ, giàu mạnh, họ không xin xỏ như vậy.
Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ, phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh. Ít thấy những nước Nhật, Hàn, Singapore,Indonesia, Ấn Độ… đi van nài như vậy. Khi đất nước của họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa rồi thì không cần xin xỏ ai nữa. Cố nhiên, họ không cần cho mọc cáí đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm gì. Tôi xin lưu ý cái sự mọc đuôi là một dấu hiệu của thoái hóa”. Xin được công nhận như nền kinh tế thị trường thì bộ sậu Ba Đình hãy xem lại Hiến pháp điều 51 mục 1. Bọn Mẽo mắt xanh mũi lõ chẳng biết tới điểm hiến định quan trọng này à?
Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ, phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh. Ít thấy những nước Nhật, Hàn, Singapore,Indonesia, Ấn Độ… đi van nài như vậy. Khi đất nước của họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa rồi thì không cần xin xỏ ai nữa. Cố nhiên, họ không cần cho mọc cáí đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm gì. Tôi xin lưu ý cái sự mọc đuôi là một dấu hiệu của thoái hóa”. Xin được công nhận như nền kinh tế thị trường thì bộ sậu Ba Đình hãy xem lại Hiến pháp điều 51 mục 1. Bọn Mẽo mắt xanh mũi lõ chẳng biết tới điểm hiến định quan trọng này à?
Về việc xin sớm gia nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tuy
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thoả thuận sẽ thúc đẩy việc đàm phán về nó cho mau
kết thúc tốt đẹp và thỏa mãn, nhưng không thấy Nguyễn Phú Trọng nói gì
về những chuẩn bị của VN trong những lãnh vực thiết yếu như tài chánh,
ngân hàng, xí nghiệp, công đoàn và cả nhân quyền... để khai thác một
cách thuận lợi hiệp ước TPP cho Việt Nam. Đang khi Việt Nam là nước có
nền kinh tế chậm phát triển nhất trong khối 12 nước của TPP, thậm chí
trong khối ASEAN, có một thể chế chính trị độc tài, với một nền kinh tế
còn mang tính chỉ huy, lấy các công ty quốc doanh, xí nghiệp nhà nước
làm chủ đạo, tước bỏ quyền tư hữu đất đai của công dân, trấn áp các công
nhân biểu tình hay dự tính thành lập công đoàn độc lập, do đó hoàn toàn
không thích hợp cho một thị trường rộng mở cùng với sự cạnh tranh gay
gắt, một sân chơi bình đẳng và một sự tôn trọng quyền lợi của người lao
động.
Thành ra tuy đã có nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với giới lãnh đạo nhiều
ngành của Hoa Kỳ, tất cả những gì Tổng Trọng nói chỉ phản ảnh giọng điệu
tuyên truyền cố hữu và não trạng bảo thủ thâm căn, như tránh né vấn đề
nhân quyền, phủ nhận đàn áp các thành phần dân chủ, chẳng bàn luận cách
tích cực vấn đề đối phó với Tàu cộng đang ngày càng lộng hành ở Biển
Đông... Trong diễn văn bằng tiếng Việt tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS), Nguyễn Phú Trọng biện bạch: “Vấn đề nhân
quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là
vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức
coi trọng vấn đề quyền con người. Đất nước chúng tôi tuy còn không ít
vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người,
nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người… không để vấn đề này cản trở đà
tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng
lòng tin giữa hai nước.” Giữa lúc đó thì tại quê nhà, một dân oan phản
đối cướp ruộng bị xe ủi đất cán lên người, một dân nghèo buôn thuốc lá
lậu chạy trốn công an bị đạp ngã tử vong, một nhà báo tự do bị gọi lên
gọi xuống chất vấn về những gì ông viết và bị buộc phải đóng cửa trang
báo mạng ông đang làm chủ nhiệm.
Rồi trong lúc Biển Đông hiện vẫn tiếp tục là điểm nóng với sự lấn chiếm
từng bước của Tàu cộng bằng việc cải tạo các đảo đá ngầm ở Trường Sa mà
chúng đã chiếm của VN thành đảo đá nổi, xây dựng những công trình dân
dụng lẫn quân sự trên đó nhằm đặt các quốc gia ven Đông Hải trước một sự
việc đã rồi. Trong lúc Philippin đã công khai kiện tụng Bắc Kinh về
Đường lưỡi bò phi pháp, nhằm vô hiệu hóa việc áp đặt chủ quyền của Tàu
cộng trên 90% Biển Đông, mới đây là bằng việc cử một phái đoàn cao cấp
sang La Haye tham dự phiên xử từ 7-13/7/2015 của Tòa Trọng tài Thường
trực. Thì lãnh đạo CSVN, ngoài một số tuyên bố suông để xoa dịu người
dân và thành phần quan tâm đến đất nước trong guồng máy đảng, lại chẳng
dám có hành động, hay ít ra lời nói cụ thể để lên án Tàu cộng, ngõ hầu
ngăn chặn việc chúng khiêu khích, truy đuổi, cướp bóc, bắn chết ngư dân
Việt Nam, ngang nhiên đem và tái đem giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc
quyền khai thác của nước ta trên biển. Trước khi đi Mỹ, Nguyễn Phú Trọng
còn đề cao cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày
sinh của tay này, kẻ đã thân hành đến Thành Đô tái đầu phục kẻ thù
truyền kiếp của Dân tộc và ký kết những mật ước với chúng, mở đường cho
sự xâm nhập của Tàu cộng ngày càng sâu trên đất liền biển cả của nước
Việt. Ngoài ra, tuy lần đầu tiên được mời công du chính thức Hoa Kỳ, một
quốc gia hùng mạnh mà mọi nước dân chủ dù lớn hay nhỏ đều muốn liên
minh, Nguyễn Phú Trọng vẫn không dám đưa ra lời tuyên bố nào tỏ ý sẵn
sàng hợp tác về quân sự với các quốc gia trong vùng như Philippin,
Malaisia, Indonesia cũng như hợp tác với các cường quốc trong khu vực
Thái Bình Dương như Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản, Úc Đại Lợi nhằm chống lại
sự hiếu chiến và mộng xâm lăng của Tàu cộng.
Một mong muốn khác của Nguyễn Phú Trọng là Washington huỷ bỏ lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho VN, nhưng việc này vẫn dậm chân tại chỗ vì
thành tích nhân quyền yếu kém của Hà Nội. Thậm chí, ngay khi Tổng Lú còn
đang ở trên đất Mỹ, báo chí VN có đăng tải lời tuyên bố của Thượng nghị
sĩ John McCain về chuyện hợp tác Việt Mỹ và chuyện hủy bỏ lệnh cấm đó,
nhưng lại cắt bỏ những phần quan trọng của lời tuyên bố này liên quan
đến việc Hà Nội phải tôn trọng quyền con người, trả tự do cho các tù
nhân lương tâm và cải cách hệ thống pháp luật.
Nguyễn Phú Trọng đã đi hai tay không, nay cũng về hai tay không. Cuộc Mỹ
du chỉ là chuyến du lịch dối già để tay TBT này đỡ mang tiếng suốt đời
thần phục Tàu cộng và có tiếng là được tên “sen đầm quốc tế” trọng thị.
Nói tóm lại, Tổng Trọng đi về chẳng đem lại tia hy vọng gì cho nhân dân
và đất nước. Bị giam hãm trong ý thức hệ độc tài thâm căn cố đế, trong
cuồng vọng duy trì mãi mãi quyền lực của đảng, Việt Cộng sẽ chẳng bao
giờ thực thi những hứa hẹn về nhân quyền một khi, nhờ cơ may nào đó, Hà
Nội được gia nhập TPP. Có thể còn đàn áp nhân dân dữ dội hơn, như sau
khi được làm thành viên Tổ chức Thương mại Quốc tế, thành viên Hội đồng
Nhân quyền LHQ. Một dấu hiệu rõ ràng nhất là công an đang tìm cách tiêu
diệt tờ Việt Nam Thời Báo và qua đó bóp chết tự do internet lẫn tự do
ngôn luận. Ngoài ra, với sự mù quáng trong cái gọi là “tình đồng chí
cộng sản”, cộng với cái ách lệ thuộc Trung Nam Hải ngày càng lớn và
nặng, Việt cộng sẽ không thể nào trở thành đồng minh đáng tin cậy với
Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Mọi lời nói, thậm chí mọi thái
độ có vẻ như thiên về nhân quyền, về dân chủ, về Tây phương đều là
những đòn hỏa mù lừa gạt, mánh lới tình thế. Nhân dân đất nước chỉ thật
sự hy vọng khi cái đảng bất tài, bất tín, bất nhân và bất lực này phải
ra đi.
BÂN BIÊN TẬP
DAVID BROWN * CHUYẾN QUY MÃ
Tác giả: David Brown
Người dịch: Trần Văn Minh
14-07-2015
Trạng thái ngất ngây ở Hà Nội về chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một làn sóng ngất ngây – không có từ ngữ nào nhẹ nhàng hơn – đã tràn khắp Việt Nam vào tuần trước, được kích động bằng một nhận thức chung rằng, đúng thế, Hà Nội và Washington đã thực sự chôn vùi gươm giáo, khoảng 40 năm sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân lăn bánh vào Sài Gòn, 20 năm sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu đoàn tùy tùng, gồm một số lãnh đạo đảng, đi thăm Washington. Ông đã được đón tiếp vào ngày 7 và 8 trong vinh dự và nồng ấm bởi Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và một danh sách dài các quan chức cấp thấp hơn và các nhà lập pháp.
Không có nhiều kết quả thực chất của chuyến thăm. Có một bình luận nói rằng, bởi vì ông Trọng đã không mang về “những nhượng bộ quân sự quan trọng tại thời điểm của nhu cầu chiến lược cấp bách,” nên chuyến đi của ông thực sự là một thất bại.
Lập luận này đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Các nhà quan sát Việt Nam đã bị mê hoặc. Không chỉ Hoa Kỳ đã có vẻ thừa nhận chế độ cộng sản độc tài của Việt Nam như là một đối tác hợp pháp. Điều không được giới truyền thông nhà nước do đảng chỉ đạo nói tới, là những biểu tượng mạnh mẽ trong hình ảnh của ông Trọng và những kẻ trung kiên khác về cái điều được gọi là – ít nhất là cho đến bây giờ – “phe thân Trung Quốc” của chế độ đã đồng ý rằng Washington và Hà Nội đồng hành chiến lược chống lại tham vọng của Trung Quốc để kiểm soát các vùng biển phía nam từ đảo Hải Nam đến tận Singapore.
Những tràng pháo tay không ngớt ở các cơ quan đảng. Ngày nay, người Việt Nam nhận được đa số tin tức từ những blog đưa lên mạng internet. Ở những nơi đó, ngay cả các nhà phê bình chế độ có tiếng cũng tìm thấy lý do để cổ vũ, bởi vì nhà nước độc đảng cuối cùng đã bày tỏ quyết tâm chống lại sự gây hấn của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, chuyến đi của ông Trọng được coi như một bước đột phá trong quan hệ với kẻ thù một thời của Hà Nội. Hoàn toàn là những gì mà các nhà ngoại giao của cả hai bên mong muốn, và dịp trong này các hệ phái chính trị đã đi vào cùng chiều. Nhân vật chính là Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng. Ông thường bị gạt qua một bên như là một cầu thủ hạng nhẹ, “lãnh đạo đảng yếu kém nhất từ trước đến giờ,” nhưng vào dịp này, ông Trọng đã hành xử đúng với địa vị danh nghĩa của mình như nhân vật số một của chế độ Hà Nội.
Người ta nói rằng, do bị sốc bởi quyết định của Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu và một đội tàu hộ tống vào vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam một năm trước đây, ông Trọng đã đánh tiếng với Đại sứ quán Hoa Kỳ về ý định muốn gặp ông Barack Obama ở Washington.
Không ai ở Hà Nội có thể đã hiểu biết hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh. Nguyên Viện trưởng Viện Tư tưởng Trung ương từ lâu đã được xem như là người quản lý chủ yếu về mối liên hệ của Việt Nam với “người hàng xóm khổng lồ muôn thuở, và như là người nghi ngờ chủ yếu rằng phải chăng Mỹ có lợi ích vĩnh viễn tại góc cùng của châu Á này hoặc lợi ích thân thiện với chế độ ở Việt Nam.
Những chuyến viếng thăm cấp cao luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chuyến này đặc biệt cũng như thế. Đã mất nhiều tháng để hoạch định các chi tiết. Về phía Việt Nam, hình ảnh một cuộc gặp tại phòng Bầu dục là tối quan trọng. Với ý định mang những người bảo thủ của đảng tới sự đồng thuận mới nổi lên về hợp tác chiến lược song phương, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẵn sàng chiều theo.
Khi ông Trọng khởi hành đi Washington, thì bài xã luận trên các tờ báo đảng của Trung Quốc đã ra tín hiệu tin tưởng rằng Việt Nam chỉ muốn phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và – theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8 tháng 7 – “suy đoán rằng Washington tìm cách lôi kéo Hà Nội vào âm mưu phức tạp để bảo tồn sự hiện diện bá quyền của Hoa Kỳ ở châu Á, đối mặt với một Trung Quốc đang lên là trẻ con và sai lầm.” Kể từ lúc đó, thật khác thường, Bắc Kinh dường như đã lạc mất ngôn từ.
Ảnh hưởng lâu dài của chuyến đi lịch sử đầy biểu tượng của ông Trọng có thể trở nên ít hơn mọi người tưởng tượng; thường là như thế. Tuy nhiên, sự lạc quan đang lan tỏa khắp Việt Nam.
Viết cho độc giả Việt Nam, Hoàng Anh Tuấn, Viên Trưởng Viên Nghiên cứu Chiến Lược và Ngoại Giao của Bộ Ngoại giao, nói, đây là “bước ngoặt lịch sử” trong quan hệ Việt-Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo 5 ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và Obama ở Phòng Bầu dục.
Sẽ có những hệ quả quan trọng, theo ông Tuấn: Sự chào hỏi ông Trọng của ông Obama tại Phòng Bầu dục đã chứng tỏ lòng tin chính trị. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét và xác nhận những thành tựu thực sự trong nhiều lĩnh vực hợp tác, gồm cả việc thảo luận về nhân quyền, một cuộc đối thoại “cho thấy sự đan xen và song trùng lợi ích giữa Việt Nam và Mỹ trong rất nhiều vấn đề.” Đã có thảo luận kỹ lưỡng về các vấn đề cốt lõi như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và hợp tác quốc phòng. Sự đồng thuận đã rõ ràng trên các vấn đề chủ quyền và an ninh Biển Đông và mối quan hệ của hai nước đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận thẳng thắn và cởi mở những sự khác biệt cho đến các vấn đề hiện nay được xem là “nhạy cảm” – ví dụ như tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Ông Tuấn lập luận rằng, sau 20 năm, mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây đã trưởng thành và không còn lo ngại việc đề cập đến khác biệt – những khác biệt tự nhiên do các cấu trúc chính trị, giai đoạn phát triển, văn hóa và tôn giáo, tất cả đều khác. Ông nói, đối thoại sẽ mở rộng các điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến về phía trước bởi vì bây giờ có lòng tin chính trị giữa Hà Nội và Washington. Và điều chính yếu tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau là, theo ông Tuấn, Hoa Kỳ bây giờ cũng công nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam, nghĩa là, họ thật sự tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Ông Tuấn đã đúng về sức nặng biểu tượng trong chuyến đi của ông Trọng và có lẽ cũng đúng trong kết luận tiềm ẩn của ông rằng Hà Nội đã tự điều chỉnh để gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong suốt thời gian Trung Quốc theo đuổi bá quyền trên vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam. Đó là một hành động hợp lòng dân, một hành động sẽ vang tiếng đến những người Việt Nam trung bình có nhận thức chính trị, cũng như với anh em tha hương ở Quan Cam, Hoa Kỳ hay ở Richmond, Úc. Quan trọng hơn, nó cũng tạo ra tiếng vang bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền trong khi ĐCSVN hướng tới đại hội, có thể là quan trọng nhất kể từ năm 1991, là năm mà Hà Nội và Washington bắt đầu dò dẫm lối đến mối quan hệ ngoại giao.
David Brown là cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, ông thường viết các bài bình luận về những vấn đề Việt Nam cho báo điện tử Asia Sentinel.
Người dịch: Trần Văn Minh
14-07-2015
Trạng thái ngất ngây ở Hà Nội về chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Một làn sóng ngất ngây – không có từ ngữ nào nhẹ nhàng hơn – đã tràn khắp Việt Nam vào tuần trước, được kích động bằng một nhận thức chung rằng, đúng thế, Hà Nội và Washington đã thực sự chôn vùi gươm giáo, khoảng 40 năm sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân lăn bánh vào Sài Gòn, 20 năm sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu đoàn tùy tùng, gồm một số lãnh đạo đảng, đi thăm Washington. Ông đã được đón tiếp vào ngày 7 và 8 trong vinh dự và nồng ấm bởi Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và một danh sách dài các quan chức cấp thấp hơn và các nhà lập pháp.
Không có nhiều kết quả thực chất của chuyến thăm. Có một bình luận nói rằng, bởi vì ông Trọng đã không mang về “những nhượng bộ quân sự quan trọng tại thời điểm của nhu cầu chiến lược cấp bách,” nên chuyến đi của ông thực sự là một thất bại.
Lập luận này đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Các nhà quan sát Việt Nam đã bị mê hoặc. Không chỉ Hoa Kỳ đã có vẻ thừa nhận chế độ cộng sản độc tài của Việt Nam như là một đối tác hợp pháp. Điều không được giới truyền thông nhà nước do đảng chỉ đạo nói tới, là những biểu tượng mạnh mẽ trong hình ảnh của ông Trọng và những kẻ trung kiên khác về cái điều được gọi là – ít nhất là cho đến bây giờ – “phe thân Trung Quốc” của chế độ đã đồng ý rằng Washington và Hà Nội đồng hành chiến lược chống lại tham vọng của Trung Quốc để kiểm soát các vùng biển phía nam từ đảo Hải Nam đến tận Singapore.
Những tràng pháo tay không ngớt ở các cơ quan đảng. Ngày nay, người Việt Nam nhận được đa số tin tức từ những blog đưa lên mạng internet. Ở những nơi đó, ngay cả các nhà phê bình chế độ có tiếng cũng tìm thấy lý do để cổ vũ, bởi vì nhà nước độc đảng cuối cùng đã bày tỏ quyết tâm chống lại sự gây hấn của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, chuyến đi của ông Trọng được coi như một bước đột phá trong quan hệ với kẻ thù một thời của Hà Nội. Hoàn toàn là những gì mà các nhà ngoại giao của cả hai bên mong muốn, và dịp trong này các hệ phái chính trị đã đi vào cùng chiều. Nhân vật chính là Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng. Ông thường bị gạt qua một bên như là một cầu thủ hạng nhẹ, “lãnh đạo đảng yếu kém nhất từ trước đến giờ,” nhưng vào dịp này, ông Trọng đã hành xử đúng với địa vị danh nghĩa của mình như nhân vật số một của chế độ Hà Nội.
Người ta nói rằng, do bị sốc bởi quyết định của Trung Quốc điều động một giàn khoan dầu và một đội tàu hộ tống vào vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam một năm trước đây, ông Trọng đã đánh tiếng với Đại sứ quán Hoa Kỳ về ý định muốn gặp ông Barack Obama ở Washington.
Không ai ở Hà Nội có thể đã hiểu biết hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh. Nguyên Viện trưởng Viện Tư tưởng Trung ương từ lâu đã được xem như là người quản lý chủ yếu về mối liên hệ của Việt Nam với “người hàng xóm khổng lồ muôn thuở, và như là người nghi ngờ chủ yếu rằng phải chăng Mỹ có lợi ích vĩnh viễn tại góc cùng của châu Á này hoặc lợi ích thân thiện với chế độ ở Việt Nam.
Những chuyến viếng thăm cấp cao luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chuyến này đặc biệt cũng như thế. Đã mất nhiều tháng để hoạch định các chi tiết. Về phía Việt Nam, hình ảnh một cuộc gặp tại phòng Bầu dục là tối quan trọng. Với ý định mang những người bảo thủ của đảng tới sự đồng thuận mới nổi lên về hợp tác chiến lược song phương, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẵn sàng chiều theo.
Khi ông Trọng khởi hành đi Washington, thì bài xã luận trên các tờ báo đảng của Trung Quốc đã ra tín hiệu tin tưởng rằng Việt Nam chỉ muốn phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và – theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8 tháng 7 – “suy đoán rằng Washington tìm cách lôi kéo Hà Nội vào âm mưu phức tạp để bảo tồn sự hiện diện bá quyền của Hoa Kỳ ở châu Á, đối mặt với một Trung Quốc đang lên là trẻ con và sai lầm.” Kể từ lúc đó, thật khác thường, Bắc Kinh dường như đã lạc mất ngôn từ.
Ảnh hưởng lâu dài của chuyến đi lịch sử đầy biểu tượng của ông Trọng có thể trở nên ít hơn mọi người tưởng tượng; thường là như thế. Tuy nhiên, sự lạc quan đang lan tỏa khắp Việt Nam.
Viết cho độc giả Việt Nam, Hoàng Anh Tuấn, Viên Trưởng Viên Nghiên cứu Chiến Lược và Ngoại Giao của Bộ Ngoại giao, nói, đây là “bước ngoặt lịch sử” trong quan hệ Việt-Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo 5 ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và Obama ở Phòng Bầu dục.
Sẽ có những hệ quả quan trọng, theo ông Tuấn: Sự chào hỏi ông Trọng của ông Obama tại Phòng Bầu dục đã chứng tỏ lòng tin chính trị. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét và xác nhận những thành tựu thực sự trong nhiều lĩnh vực hợp tác, gồm cả việc thảo luận về nhân quyền, một cuộc đối thoại “cho thấy sự đan xen và song trùng lợi ích giữa Việt Nam và Mỹ trong rất nhiều vấn đề.” Đã có thảo luận kỹ lưỡng về các vấn đề cốt lõi như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và hợp tác quốc phòng. Sự đồng thuận đã rõ ràng trên các vấn đề chủ quyền và an ninh Biển Đông và mối quan hệ của hai nước đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận thẳng thắn và cởi mở những sự khác biệt cho đến các vấn đề hiện nay được xem là “nhạy cảm” – ví dụ như tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Ông Tuấn lập luận rằng, sau 20 năm, mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây đã trưởng thành và không còn lo ngại việc đề cập đến khác biệt – những khác biệt tự nhiên do các cấu trúc chính trị, giai đoạn phát triển, văn hóa và tôn giáo, tất cả đều khác. Ông nói, đối thoại sẽ mở rộng các điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến về phía trước bởi vì bây giờ có lòng tin chính trị giữa Hà Nội và Washington. Và điều chính yếu tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau là, theo ông Tuấn, Hoa Kỳ bây giờ cũng công nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam, nghĩa là, họ thật sự tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Ông Tuấn đã đúng về sức nặng biểu tượng trong chuyến đi của ông Trọng và có lẽ cũng đúng trong kết luận tiềm ẩn của ông rằng Hà Nội đã tự điều chỉnh để gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong suốt thời gian Trung Quốc theo đuổi bá quyền trên vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam. Đó là một hành động hợp lòng dân, một hành động sẽ vang tiếng đến những người Việt Nam trung bình có nhận thức chính trị, cũng như với anh em tha hương ở Quan Cam, Hoa Kỳ hay ở Richmond, Úc. Quan trọng hơn, nó cũng tạo ra tiếng vang bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền trong khi ĐCSVN hướng tới đại hội, có thể là quan trọng nhất kể từ năm 1991, là năm mà Hà Nội và Washington bắt đầu dò dẫm lối đến mối quan hệ ngoại giao.
David Brown là cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, ông thường viết các bài bình luận về những vấn đề Việt Nam cho báo điện tử Asia Sentinel.
This entry was posted on Thursday, July 16th, 2015 at 00:21 and is filed under Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Nguyễn Phú Trọng, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.
Comments are closed.
GS. NGUYỄN VĂN TUẤN * HY VỌNG
Jul 16 at 12:18 PM
Một tia sáng loé lên
13-07-2015
Thời
gian qua, tin đồn râm ran là sẽ có một đại học Mĩ ra đời ở VN, và có
gốc từ Chương trình Fulbright. Bây giờ, qua chuyến đi của bác tổng Trọng
thì chúng ta biết rằng Fulbright University Vietnam (hay FUV) sẽ thành
sự thật (1). Có thể xem đó là một tia sáng lé loi trong hệ thống giáo
dục đại học Việt Nam. Sự ra đời chính thức của FUV cũng có thể xem là
một chỉ dấu cho sự thay đổi tầm nhìn về Mĩ (?)
Trong
20 năm qua, trong khi các nước khác, đặc biệt là Úc và Pháp, mở trường
đại học ở VN, thì Mĩ dường như chỉ … đứng nhìn. Úc có lẽ là nước đến
giúp VN sớm nhất trong giáo dục. Qua những nỗ lực cá nhân phía Úc và VN,
trường RMIT đã được hình thành ở Sài Gòn, và nay có một cơ sở khang
trang, thậm chí còn khang trang hơn cả RMIT bên Úc. Nhưng RMIT là trường
loại II bên Úc, chứ không thuộc hạng “elite”. Các trường lớn và danh
tiếng thuộc nhóm G8 của Úc chưa dám thiết lập chi nhánh ở VN. Kế đến là
những đại học theo kiểu liên kết như Việt – Đức, Việt – Pháp ra đời. Còn
Mĩ thì hình như không tham gia “cuộc chơi”. Trong thực tế, tôi biết các
trường nghiêm chỉnh của Mĩ cũng có gửi người đến thăm dò tình hình đại
học ở VN, nhưng họ về và đều lắc đầu. Họ nghĩ rằng trường của họ chẳng
có lợi lộc gì khi lập campus ở VN. Vả lại, đại học VN chịu ảnh hưởng bởi
hệ thống chính trị quá sâu đậm, nên khó mà có tự do học thuật ở đó.
Thay vào đó là những cơ sở buôn bán bằng cấp giả danh “đại học” từ Mĩ
hâm hở nhảy vào Việt Nam làm ăn, và họ làm ăn rất khấm khá. Họ thậm chí
còn lường gạt các đại học lớn và lâu đời của Việt Nam kí hợp đồng đào
tạo với họ!
Cũng xin nói thêm là mặt khác, người Việt ở
trong nước mong chờ từ Mĩ hơn là từ Úc hay Pháp, vì nói cho cùng dân
Việt Nam yêu Mĩ hơn yêu Úc. Cái tâm lí sính Mĩ này đã có ngay từ lúc
trong trại tị nạn, khi đại đa số người Việt chỉ chờ đi định cư bên Mĩ,
chứ ít ai đi Úc hay Âu châu.
Nhưng cuối cùng thì người Mĩ cũng nhập
cuộc. Một đại học “chính thống” (hiểu theo nghĩa có sự yểm trợ của hai
chính phủ) ra đời. Sau những vận động đằng sau hậu trường và nỗ lực cá
nhân, thì FUV cũng chính thức được chấp nhận, và được cấp đất (15 ha).
Theo thông cáo báo chí thì FUV sẽ hoạt động như là một đại học hoàn toàn
phi lợi nhuận. Trước mắt trường sẽ giảng dạy các môn như quản trị kinh
doanh, toán và khoa học máy tính, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội và
nhân văn.
Còn sớm quá để nói FUV sẽ là một tác nhân
tích cực trong nền giáo dục đại học ở VN. Nhìn qua các đại học Vietnam –
XXX trước đây, chúng ta thấy sau một thời gian “kèn trống” và hào hứng,
rồi cũng dần dần bình lặng. Giấc mơ một đại học đẳng cấp quốc tế theo
mô hình liên kết như thế cho đến nay vẫn còn chỉ là mơ ước. FUV có vẻ
thực tế hơn, vì họ không đặt mục tiêu thành “đẳng cấp quốc tế”, mà chỉ
đơn giản là “hoạt động không vì lợi nhuận”. Ông Thomas Vallely, Giám đốc
Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard cho biết sẽ hoạt động theo các
nguyên tắc “minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân
tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở” (1). Tất nhiên, mô hình
quản lí minh bạch và trọng dụng nhân tài chẳng phải là ý tưởng gì mới,
nhưng triển khai ý tưởng đó thành công ở VN là cả một thách thức.
Tôi nghĩ những người bảo thủ trong đảng
chắc chắn đang nhìn và theo dõi FUV rất sát sao. Đối với những người
này, bất cứ cái gì có “hơi hám” Mĩ là họ cảm thấy khó chịu, thậm chí tức
tối. Ngay cả chương trình giáo dục VEF và Fulbright cũng từng trở thành
một mục tiêu cho những người bảo thủ có dịp cảnh báo về “diễn biến hoà
bình”. Còn nhớ cách đây vài năm, Ban tuyên giáo có ra “Chỉ thị số
34-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt
động ‘Diễn biến hoà bình’ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” (2). Trong đó
có nhiều đoạn cáo buộc gay gắt về những hoạt động giáo dục của Mĩ ở VN.
Chỉ thị có đoạn viết:
“Chúng tập trung vào ‘chiến lược con
người’ để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây. Mỹ đã bộc lộ rõ ý
đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hoá Việt Nam. Đến nay
chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực
giáo dục – đào tạo đang triển khai ở Việt Nam. Ngân sách của chính phủ
Mỹ dành cho các chương trình Fulbringt Việt Nam tăng lên 4 triệu USD/
năm, còn ‘Quỹ giáo dục Việt Nam’ mỗi năm dành 5 triệu USD cấp cho 100
sinh viên Việt Nam học tại Mỹ, Đại sứ quán Mỹ ráo riết triển khai dự án
‘Góc Hoa Kỳ’ nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ.
Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản ‘lộ trình 4 bước’,
trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở
các cơ sở tại Việt Nam.”
Khi một quan chức trong sứ quán Mĩ tên là
Palmer được hỏi về chỉ thị trên, bà thản nhiên nói đó là chuyện thường
ngày ở VN. Bà nói đã quá quen với lối nói xách mé đó, nên không ngạc
nhiên. Bà cho biết trong quá khứ còn có những văn bản hốt hoảng hơn,
nặng nề hơn về các việc làm của các nhóm NGO và quĩ giáo dục của Mĩ. Nói
tóm lại là có những người có lẽ do yếu bóng vía nên sợ bóng sợ gió, và
ăn nói rất hốt hoảng. Nên nhớ rằng chỉ thị trên chỉ mới xuất hiện độ 5
năm trước đây mà thôi. Trong vòng 5 năm mà đã có một sự thay đổi về ý
tưởng và kết cục là FUV được thành lập, phải nói là một biến chuyển
chóng mặt. Nhưng phải ghi nhận rằng đó là một thay đổi mang tính tích
cực.
Dù
sao thì sự ra đời của FUV cũng là một tín hiệu tích cực cho nền giáo dục
đại học VN. Qua những tương tác trong thực tế, tôi có thể cảm nhận rằng
trong giáo dục đại học đang có một trào lưu mới đang làm thay đổi cục
diện chung theo chiều hướng tích cực hơn, và những tác nhân của trào lưu
đó không phải là các đại học lớn và lâu đời, mà là các đại học nhỏ hơn
nhưng năng động hơn. Có thể kể đến một số cái tên nổi bậc như ĐH Tôn Đức
Thắng, Duy Tân, Nông Lâm, Vinh, Nha Trang, Đà Nẵng, và một phần nào đó
có thể kể đến cả ĐH Đồng Tháp. Theo kết quả phân tích của tôi, chính các
đại học này đã góp phần nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên
trường quốc tế qua công bố khoa học. Hi vọng rằng FUV cũng sẽ tham gia
“câu lạc bộ” các đại học mới và năng động đó để tạo được “momentum” đủ
để tạo nên một biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.
____
(2) Đề cuơng tuyên truyền (viet-studies).
TRẦN HOÀI ANH * PHÊ BÌNH HIỆN SINH
Về khuynh hướng phê bình hiện sinh ở đô thị miền Nam 1954-1975
Trần Hoài Anh
Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện
sinh. Đó là một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân
bản phi duy lý của triết học phương Tây thời kì hiện đại. Là triết lý về
thân phận con người, với những khắc khoải, âu lo, trước hiện hữu và hư
vô, chủ nghĩa hiện sinh đã chi phối sâu sắc quá trình sáng tác của các
nhà văn ở đô thị miền Nam. Việc ra đời của hàng trăm tác phẩm chịu ảnh
hưởng triết học hiện sinh là một hiện tượng gây dư luận trong đời sống
văn học đô thị miền Nam, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật trong
đó có lý luận phê bình. Và đây là một trong những cơ sở hình thành
khuynh hướng phê bình hiện sinh trong nền lý luận phê bình văn học ở đô
thị miền Nam 1954-1975.
Nếu sáng tác của các nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh cả
trong nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể hiện thì trong phê bình văn
học các nhà lý luận phê bình cũng lấy triết học hiện sinh làm cơ sở mỹ
học để phê bình các hiện tượng văn học. Qua khảo sát đời sống lý luận
phê bình văn học ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ, chúng tôi thấy có rất
nhiều tác phẩm phê bình vận dụng chủ nghĩa hiện sinh làm hệ qui chiếu để
đánh giá, thẩm bình các hiện tượng văn học. Như: “Nguyễn Du trên những
nẻo đường tự do”của Nguyên Sa (Sáng tạo số 12/1957) ; “Thời gian hiện
sinh trong Đoạn trường tân thanh” của Lê Tuyên (Đại học số 9/1959);
Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày (Lê Tuyên, Nxb Đại
học Huế, 1961); “Vài cảm nghĩ về tình cảnh phi lý của kẻ lưu đày ” của
Nguyễn Văn Trung (Nhận định tập III, Nam Sơn xuất bản, 1963 ); Thi ca và
thi nhân của Cao Thế Dung (Quần chúng xuất bản, 1969);
Nhà văn hôm nay (tập1) của Nguyễn Đình Tuyến, ( Nhà văn Việt Nam xuất
bản - 1969); “Đọc Mù khơi của Thanh Tâm Tuyền” của Trầm Tư (Ý thức số 6,
ra ngày 15/12/1970); “Đêm và biện chứng vĩnh cửu trong thơ Nguyên Sa”,
“Đi tìm tâm thức ca dao trên trục tọa độ không thời”của Trần Nhựt Tân
(Dư vang nghệ thuật, Nxb Hạnh, 1971); các bài viết về "Thanh Tâm Tuyền",
"Bướm Trắng", "Samuel Beckett", "J. P. Sartre" của Huỳnh Phan Anh trong
Đi tìm tác phẩm văn chương (Đồng Tháp xuất bản,1972); Vũ trụ thơ của
Đặng Tiến (Giao điểm xuất bản, 1972,); “Tính chất bi đát trong thi ca
Tản Đà”của Nguyễn Thiên Thụ (Thời tập Xb (Số đặc biệt Giáng sinh) 1974);
“Chiến tranh, tình yêu và hoài niệm truyện ngắn Võ Hồng” của Tuệ Sỹ
(Văn số 3 ra ngày 1/3/1974) ...
Dường như các phạm trù trong triết học hiện sinh như: hư vô, lo âu, buồn
nôn, phi lý, tự do, tha nhân, nỗi loạn, dấn thân…đều được các nhà phê
bình xem như một hệ giá trị để ứng dụng vào phê bình văn học. Đó là cái
nhìn đầy chất triết lý hiện sinh của Đặng Tiến về cuộc đời bể dâu của
Thúy Kiều mà theo ông đó là “sự vận chuyển biện chứng giữa hiện hữu và
hư vô tạo tâm trạng lưu đày như một hợp đề: ý thức lưu đày là một ý thức
không có tương quan… và tự tra tấn tự đọa đày để ngụy tạo một ý nghĩa
cho hiện hữu”. (1) Còn đây là một cách lý giải của Đặng Tiến về sự phi
lý của cái “cõi người ta” trong Truyện Kiều "Không phải khi gặp gia biến
Thúy Kiều mới sống bi thảm; trước đó lần đầu tiên chọn phím đàn, nàng
đã chọn cung bạc mệnh, vì cuộc đời một cách tiên thiên, là một thảm
kịch. Sự hiện hữu đã phi lý từ khi hai tinh trùng gặp nhau, và nếu chúng
không gặp nhau, thì lại càng phi lý hơn nữa. Nỗi đoạn trường thật sự
không chấm dứt sau mười lăm năm lưu lạc; Thúy Kiều ý thức sâu sắc điều
đó nên không tái hợp với chàng Kim, vì đổi một phi lý cô đơn lấy một phi
lý lứa đôi chỉ làm việc chồng một thảm kịch này lên thảm kịch khác"
(2)
Hay các phạm trù về sự vong thân, tha hóa của triết học hiện sinh cũng
được Đặng Tiến vận dụng để giải mã Truyện Kiều. Với ông, phận Kiều là cả
một “tấn trò đời” mà “con người hiện hữu là kết quả của một tình trạng
tha hóa thảm khốc ”(3). Còn Lê Tuyên lại vận dụng một phạm trù khác của
chủ nghĩa hiện sinh là “hư vô” để lý giải vấn đề thời gian trong Đoạn
trường tân thanh (Đại học số 9/1959). Trong bài viết này, tác giả đã “hư
vô hoá” thời gian trong Truyện Kiều khi cho rằng " Đi về tương lai từ
quá khứ và qua hiện hữu, nghĩa là đi về phi lý của nấm mồ. Chúng ta hằng
sống như vậy mà không biết và thực trong đời sống vô ý thức đẹp đẽ kia
sẽ đưa và luôn đưa con người đến hủy diệt …
Con người sống luôn ao ước ngày mai, luôn nghĩ đến ngày mai, một ngày
mai mà có lẽ con người không nên nghĩ đến, có lẽ nên phải từ khước, vì
ngày mai là cái chết, vì ngày mai là tiếng đoạn trường:
Nỗi niềm tưởng đến mà đau / Thấy người năm đó biết sau thế nào”(4). Ở
bài viết “Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do”( Sáng tạo, số12/1957),
Nguyên Sa thể hiện sự cảm nhận về vấn đề “định mệnh” trong truyện Kiều
của Nguyễn Du với quan điểm của triết học hiện sinh. Tác giả cho rằng:
Thúy Kiều không phải là con cờ của định mệnh mà nàng đã tự do lựa chọn
số phận và định mệnh của mình. Không phải Nguyên Sa phủ nhận định mệnh
trong cuộc đời truân chuyên của Kiều mà ông phủ nhận sự đưa đẩy, giăng
mắc của định mệnh trong bước đường mười lăm năm Kiều lưu lạc. Và từ điểm
nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Nguyên Sa khẳng định “chính Kiều đã chọn
định mệnh”, chính Kiều đã gán đời mình vào định mệnh " Nàng đứng trước
ngã ba xem một bản họa đồ trước khi đi vào con đường gai góc. Nếu ta gọi
hoàn cảnh đó là định mệnh thì Nàng đã đem lại cho định mệnh giá trị của
định mệnh bởi vì nếu nàng không tự ý bán mình chuộc cha thì làm gì có
định mệnh cho đời nàng. Nàng đã tính toán: cửa nhà tan nát và mình sẽ
lênh đênh. Nhưng đó mới là một giả thiết. Có thể cửa nhà sẽ tan nát
nhưng còn nàng sẽ được đoàn tụ với Kim Trọng thì sao? Làm gì còn định
mệnh. Tự do của Thúy Kiều đã đẻ ra định mệnh"
(5)
Như vậy, với việc vận dụng triết học hiện sinh, các nhà lý luận phê bình
đã đem đến cho truyện Kiều những giá trị mới. Nó hoàn toàn khác với cái
nhìn từ triết lý phương Đông đã từng được nhiều nhà phê bình vận dụng
khi phân tích truyện Kiều. Và từ điểm nhìn của triết học phương Tây, các
nhà lý luận phê bình đã “hiện đại hóa” tư tưởng Nguyễn Du trong truyện
Kiều, đồng thời cũng “lạ hóa” cái nhìn và suy nghĩ vốn đã quen thuộc của
người đọc về Truyện Kiều. Tính đa dạng và sự phong phú trong phê bình
văn học, phải chăng là kết quả tất yếu của cái nhìn nhiều chiều, nhiều
phía. Vì vậy, nếu chỉ quy chiếu tác phẩm văn học vào một hệ tư tưởng nào
đó, rồi biến thành những điển phạm thì sẽ làm nghèo đi ý nghĩa của tác
phẩm cũng như hạn chế tầm đón đợi trong quá trình tiếp nhận của người
đọc. Nhận xét về vấn đề phê bình truyện Kiều từ điểm nhìn của chủ nghĩa
hiện sinh, Thanh Lãng rất có lý khi cho rằng: “Ở trong Nam sau khi người
ta đã chán phân tích để khen chê một cách lảm nhảm từ cách đặt câu,
chọn tiếng, một lớp nhà phê bình trẻ chịu ảnh hưởng của học thuyết hiện
sinh đã đem ra một lối nhìn mới về Kiều.”(
6).
Trong phê bình văn học ở đô thị miền Nam, bên cạnh truyện Kiều, còn
nhiều hiện tượng văn học cổ điển khác cũng được soi chiếu dưới nhãn quan
triết học hiện sinh như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan, Chinh phụ ngâm… trong đó có thể nói công trình Chinh
phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày của Lê Tuyên là tác phẩm
điển hình nhất cho việc ứng dụng chủ nghĩa hiện sinh vào phê bình văn
học. Ở công trình này Lê Tuyên đã vận dụng hầu hết các phạm trù triết
học hiện sinh để minh chứng cho luận đề “Tất cả những đặc tính về nội
dung tâm thức lãng mạn tôi nêu ra không ngoài mục đích minh định ý nghĩa
của chủ đề. Tôi minh định rằng người chinh phụ trong tâm trạng lãng mạn
của mình đã sống một kiếp lưu đày tình cảm. Cuộc đời nàng như một số
phận bị bỏ quên và tiếng lòng khi vang lên là muốn nói với cuộc đời rằng
mình đang hiện hữu"(7). Nhưng đó là sự hiện hữu trong cô đơn của một
thân phận bị lưu đày. Vì vậy “người chinh phụ cũng như tất cả mọi con
người chúng ta không dám đi sâu vào đêm Tuyệt Vọng, vì đi sâu vào đêm
tuyệt vọng chỉ còn va phải cái chết bi đát mà thôi. Tuyệt vọng nhất của
con người là cái chết, nhưng tuyệt vọng hơn là cái chết cô đơn.(…) Ta
làm sao nghe được, biết được kẻ kia và trái lại kẻ kia làm sao nghe
được, biết được tiếng nói của ta, con người vì vậy sống trong hai lần cô
đơn bi thiết, cô đơn của mình và cô đơn của tha nhân mà chính mình đang
hứng chịu cho cả tha nhân:
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây…
Biết như vậy để mà sầu khổ, biết như vậy để mà xót thương, để nhìn vào
số phận mình với một cái nhìn bất mãn lưu đày rõ rệt”(8). Gần với thời
kì hiện đại, thi sĩ Tản Đà, người được mệnh danh là chiếc cầu nối của
văn học trung đại và hiện đại. Trong “Tính chất bi đát trong thi ca Tản
Đà” ở báo Thời tập (số X+6, Đặc biệt mừng Giáng sinh), Nguyễn Thiên Thụ
cũng trên cơ sở của triết học hiện sinh cho rằng tính bi đát trong thi
ca Tản Đà chính là bi kịch giữa thực và mộng của thân phận con người và
của chính thân phận ông “Tản Đà cũng như kẻ sinh ra ở cõi đời này đều
không có tự do. Chính ta bị ném ra giữa cuộc đời và không có quyền quyết
định sự hiện hữu của mình. Tản Đà bị ném vào giữa một xã hội điên đảo ở
buổi giao thời tối tăm. Tản Đà đã không thừa hưởng được cái gì của cuộc
đời này cả ngoài đống tro tàn sách vụn của đổ nát, điêu tàn ngay trên
quê hương mình.”(9)
Cùng với việc phân tích các tác phẩm văn học trung đại, các nhà lý luận
phê bình còn ứng dụng triết học hiện sinh để phân tích các tác phẩm văn
học hiện đại. Đó là tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Thị Hoàng, Nhã
Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thụy Long, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền,
Nguyên Sa, Võ Hồng, Vũ Khắc Khoan, Lệ Hằng, Tô Thùy Yên, Cung Trầm
Tưởng, Du Tử Lê, Mai Thảo, Trùng Dương, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Đức Sơn,
Đinh Trầm Ca … Đó là cái nhìn đầy hiện sinh của Tuệ Sỹ về “chiến
tranh, tình yêu và hoài niệm” trong truyện ngắn Võ Hồng (Văn số 3/1974),
khi cho rằng “Tình yêu cũng phi lý như chiến tranh, cả hai cùng ngoi
đầu dậy từ những phá phách hỗn loạn của một cơn giận mông lung, vô cớ và
vô nghĩa. Cũng như một cành gai nhỏ, đâm vào da thịt, cấu xé da thịt,
nhức nhối; ở đó tình yêu lớn dần cùng với mức độ trưởng thành của sự
chết trên một phần da thịt” (10)
Khi viết về Thanh Tâm Tuyền, trong Đi tìm tác phẩm văn chương, Huỳnh
Phan Anh đã chỉ ra tư tưởng hư vô, niềm cô đơn, cùng những đam mê trong
khát vọng kiếm tìm thân phận con người ở các nhân vật trong Cát Lầy của
Thanh Tâm Tuyền: "Nó tự đánh mất chính nó hay đúng ra là nó tự mình phủ
nhận chính mình. Nó không còn là nó nữa. Một kẻ nào khác đang sống trong
đó, xa lạ hoàn toàn. Cũng không phải một kẻ khác đang sống trong nó. Nó
chỉ còn là một ý thức trần trụi, cô đơn đang rên rỉ, đang kêu đòi một
cách âm thầm xót xa hay dữ giằng man rợ, một ý thức đang oằn oại trong
khát vọng và đam mê của sự phá phách, của sự hủy diệt. Người ta tìm thấy
bàng bạc trên khắp các trang sách của Cát Lầy những tiếng kêu điếng
hồn, thì thầm hay thất thanh, của một kẻ không ngớt hồ nghi, bàng hoàng
trước tên mình. “Mầy là Tri, mầy vẫn là Tri”. “Tôi có phải là Tri
không”. “Tôi không là Tri …
Những tiếng kêu thốt lên từ các phần tăm tối nhất của bản thể, từ những
bóng đêm thăm thẳm của địa ngục, những tiếng kêu dồn dẩy, nhào trộn
nhau, biến thành những điệp khúc man rợ, những đoạn kinh cầu hồn.”(11).
Còn trong quan niệm của Phạm Việt Tuyền, Mặt trời tìm thấy của Thanh Tâm
Tuyền là sự tìm thấy nỗi tuyệt vọng của “một ám ảnh gieo rắc bi quan
lên cả không gian lẫn thời gian, khiến cho thi nhân đang ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới”(12). Hoặc Mù Khơi của Thanh Tâm Tuyền trong
cái nhìn hiện sinh của Trầm Tư, đó là một tác phẩm "dẫn dụ độc giả vào
một thế giới bất trắc, sâu thẳm của một kinh nghiệm làm người sống tận
cùng của những ray rứt và cô độc " (13)
Trần Nhựt Tân trong bài viết “Đêm và biện chứng vĩnh cửu trong thơ
Nguyên Sa” đã nói đến nỗi ám ảnh của cô đơn và hư vô “như một ý thức
hiện hữu”: "...những lần cảm nghiệm thẩm mĩ về hư vô là con đường trở về
tâm tình nguyên thủy trong khoảnh khắc ở đó ý thức li dị với thực tại,
nội giới và thời gian: và tâm tình nguyên thủy chính là nguồn suối mộng
thơ bày tỏ nên nghệ thuật; nhất là thi ca. Những lần thức tỉnh ấy mang
hư vô về ám ảnh cái chết và gọi tên: Nguyên Sa hiện hữu như một hữu thể
đã chết vì sẽ phải chết, trong khi bản năng sinh tồn vẫn mời gọi chàng
lẳng lơ: hiện hữu chính là khả thể tính của một ý thức nổi dậy từ biên
cương: hiện hữu – hư vô – cô đơn!"(14). Cũng như Trần Nhựt Tân, Cao Thế
Dung đã lý giải thơ Nguyên Sa từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh. Ông
đã phát hiện bản chất tình yêu trong thơ Nguyên Sa là một “sự rạn vỡ” và
tình yêu chỉ "như một tình cờ ". Với cái nhìn của Cao Thế Dung “Nguyên
Sa luôn là một nhà thơ có khuôn dáng yêu đương thơ mộng. Thơ ông đã thể
hiện rõ tâm trạng thời đại của ông. Thơ ông cũng không phải và không thể
là hiện sinh kiểu sartre. Ông là nhà thơ của một dòng sông hiện sinh
trong hiện hữu. Nguyên Sa im lìm mà khuấy động, yêu đương trong sự rạn
vỡ, dòng hiện sinh ấy mang theo tình yêu như một tình cờ”(15). Hay “Bướm
trắng” của Nhất Linh cũng được Huỳnh Phan Anh nhìn dưới lăng kính của
triết học hiện sinh “Trong thế giới về chiều của “Bướm trắng”, con người
luôn phải sống trong mối ám ảnh liên lỉ của cuộc hủy hoại sau cùng, cái
chết. Cái chết trở thành bá chủ. Ta có thể nói rằng tất cả đều đã bắt
đầu. bắt nguồn từ cái chết đã nằm sẵn trong ý thức của Trương. Chính cái
chết (hay đúng hơn là ảo tưởng về cái chết) đã đưa Trương vào tận những
miền sâu thẳm của tâm hồn mình”(16) và “Sống tức là chạm mặt thường
xuyên với chính thân phận đầy giới hạn và ngẫu nhiên của chính mình:
Sống tức là đang đi lần tới, đã tới chỗ tận cùng của đời sống mình. Phải
chăng chính trong những phút, chỉ trong những phút được gọi là hấp hối
của con người đời sống sẽ chợt hiện lên trong vẻ đẹp não nùng nhất của
nó. Cái gì đã làm ngây ngất người đọc ở “Bướm trắng” nếu không phải là
cái vẻ đẹp não nùng của đời sống như sắp sửa vỡ tan thành mây khói kia?
”(17)
Như vậy, hầu hết các phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh đã ảnh
hưởng sâu sắc đến sáng tác văn học ở đô thị miền Nam, và cũng được các
nhà lý luận phê bình vận dụng vào việc tìm hiểu các hiện tượng văn học.
Khuynh hướng phê bình hiện sinh đã làm một cuộc cách mạng trong việc đổi
mới tư duy lý luận phê bình. Nhiều hiện tượng văn học, nhất là các hiện
tượng văn học thời kỳ trung đại được các nhà phê bình ứng dụng triết
học hiện sinh, khám phá thêm nhiều ý nghĩa mới, hiện đại hóa nội dung tư
tưởng của những hiện tượng văn học tưởng chừng như đã được khẳng định,
tạo nên sự phong phú, đa dạng trong phê bình văn học. Đây cũng là điểm
đóng góp của khuynh hướng phê bình hiện sinh vào đời sống lý luận phê
bình văn học ở đô thị miền Nam cần được ghi nhận và khẳng định. Bởi lẽ,
trong phê bình văn học, mọi quan điểm phê bình đều có một giá trị riêng,
và không có giá trị độc tôn cho bất kỳ một khuynh hướng phê bình nào.
Tiếp nhận văn học bao giờ cũng tương hợp với tầm đón đợi của người đọc
trong từng thời đại khác nhau. Phê bình văn học là một hoạt động tiếp
nhận nên cũng luôn biến sinh theo sự biến sinh của đời sống và sự tiếp
nhận của nhà phê bình trong mỗi xã hội nhất định. Vì vậy, dù có thể có
những hạn chế, song với những gì đã hiện hữu, khuynh hướng phê bình hiện
sinh đã đem đến cho sinh hoạt lý luận phê bình văn học ở đô thị miền
Nam những luồng sinh khí mới, làm cho đời sống lý luận phê bình thêm
phong phú, sinh động. Và đây là một trong những khuynh hướng phê bình
văn học chủ yếu góp phần làm nên diện mạo lý luận phê bình văn học ở đô
thị miền Nam 1954-1975.
chú thích:
(1) (2) (3) Đặng Tiến, Vũ trụ thơ, Giao điểm xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr.23, tr.20, 21, tr.24
(4) Lê Tuyên "Thời gian hiện sinh trong Đ.T.T.T". Đại học số 9/1959, tr.52
(5) Nguyên Sa "Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do" Sáng tạo 12/1957, tr.52
( 6) Thanh Lãng "Kiều qua 150 suy nghĩ văn học" Nghiên cứu văn học, Số 9 ra ngày 15/11/1971, tr.16
( 7)(8) Lê Tuyên, Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày, Nxb Đại học Huế, 1961, tr. 7, tr. 36
(9) Nguyễn Thiên Thụ, "Tính chất bi đát trong thi ca Tản Đà", Thời tập X+6 (Số đặc biệt Giáng sính) 1974, tr.39
(10) Tuệ Sỹ, "Chiến tranh tình yêu và hoài niệm" Văn số 3, ra ngày 1/3/74, tr.17.
.(11)(16)(17) Huỳnh Phan Anh, Đi tìm tác phẩm văn chương, Nxb Đồng Tháp, Sài Gòn, 1972, tr.176, tr.151, tr.154(12) Phạm Việt Tuyền, Tôi đọc thơ, Phong trào văn hóa xb, SàiGòn, 1972, tr.104.
(13) Trầm Tư, "Đọc Mù khơi của Thanh Tâm Tuyền" Ý thức số 6 ra ngày 15/12/70, , tr.34
14) Trần Nhựt Tân, Dư vang nghệ thuật, Nxb Hạnh, Sài Gòn, 1971, tr.216-217
(15) Cao Thế Dung, Thi ca và thi nhân, Nxb Quần chúng, Sài Gòn, 1965, tr.95
TRẦN HOÀI ANH
No comments:
Post a Comment