LÊ ĐÌNH AN * TRẠI TỴ NẠN KOTABHARU
TRẠI TỴ NẠN KOTABHARU Kelantan – Malaysia
(NN Lê Đình An)
Hai lần vượt tù cải tạo sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Xin ghi lại những dòng chữ nầy
để kỷ niệm những ngày ở trại tỵ nạn Kotabharu..
để kỷ niệm những ngày ở trại tỵ nạn Kotabharu..
Kính gởi đến quí đồng hương đã từng ở tạm nơi nầy
biết thêm tiểu sử trại tỵ nạn từ khi mới thành lập.
biết thêm tiểu sử trại tỵ nạn từ khi mới thành lập.
Trân trọng.
NN Lê Đình An
NN Lê Đình An
Lái theo bản đồ tỷ lệ: 1/40 Triệu.
(…Chiếc ghe vượt biên mang số KG.0660 của chúng tôi có lẽ nhờ lái theo hải tiêu vào gần bờ nên đã tránh được tàu tuần duyên của Mã Lai đang tuần tiểu dọc theo hải phận. Vì chiếc ghe đã hư hại tróc chai không được sửa chữa (Chai là loại keo để trét những kẽ hở để khỏi bị nước rỉ vào ghe.) Khi tôi lái ghe ủi bãi lườn ghe vừa chạm lên cồn cát ngầm dưới nước nên bị vỡ ra từng mảnh và chìm xuống biển cách bờ vài mươi thước, tất cả 59 người đều nhảy xuống nước sâu đến ngang ngực, bà con bồng bế các trẻ con và lội vào bờ biển Mã Lai, ngày 8-4-78.)
oOo
Đặt chân lên bờ biển Kota Bharu, Kelantan đất nước Malaysia.
Lúc đó vào khoảng 12 giờ đêm, chúng tôi cùng chia nhau tìm vào nhà dân làng để nhờ họ gọi điện thoại báo với đồn Cảnh Sát…Khoảng chừng 20 phút sau 2 chiếc xe Cảnh Sát chạy đến, tập họp chúng tôi lại rồi ra lệnh xua đuổi tất cả thuyền nhân phải trở lại ghe và rời khỏi đất Mã.. Anh Trần Văn Mãnh giỏi Anh ngữ nên đại diện cho thuyền nhân, anh cho Cảnh Sát biết là ghe vượt biên đã bị bể và chìm rồi..Cảnh Sát Mã không tin nên cho nhân viên cảnh sát xuống bãi biển để kiểm chứng..Một lát sau toán kiểm chứng trở lại xác nhận ghe đã bể và chìm rồi..
Tất cả thuyền nhân được Cảnh Sát Mã đưa về một nhà kho bỏ trống của viện Dưỡng Lão, nơi đây đã có 29 người của một chiếc ghe vượt biên đến trước một ngày.
Nhà kho của Viện Dưỡng Lão Kotabaru. 8-4-78.
Hình ảnh ốm yếu của gia đình tôi, sau 3 năm bị tù đày, đói khát dưới chế độ cộng sản.
Sáng ngày hôm đó, chúng tôi ra tiệm bán tạp hóa bên kia đường nhà kho, qua con đường làng nhỏ. Anh Trung và anh Mãnh mời chúng tôi uống mỗi người một chai Coke..Sau 3 năm ở Việt Nam trong ngục tù Cộng Sản mọi thứ đều thiếu thốn …Bây giờ chúng tôi mới uống được một chai Coca Cola ..Thật sung sướng vô cùng.!
Một buổi họp giữa các anh Mãnh, anh Trung, anh Châu và tôi. 3 anh là đại diện cho tổ chức vượt biên các anh cho tôi biết: Theo như cam kết giửa ban tổ chức vượt biên và anh Nguyễn Văn D., tài công đã lấy trước một số vàng rồi khi nào ghe vượt biên do anh tài công đưa người đến bến bờ Mã Lai thì các anh sẽ đưa thêm cho tài công 10 lượng vàng. Nhưng trong chuyến đi nầy là do anh An lái vậy chúng tôi đưa số vàng nầy cho anh An?. Tôi khoát tay và nói: Vì chúng ta đi chung thuyền thì phải tự cứu mình và cứu người..Các anh cứ theo cam kết của ban tổ chức mà đưa vàng cho anh tài công D. đi, tôi không có dính líu đến việc cam kết đó. Các anh nói: Vậy thì anh nên giữ chút ít để xài trong lúc khó khăn nầy. Tôi từ chối và bước ra ngoài, các anh nhìn theo tôi ái ngại vì các anh biết gia đình tôi không có một xu dính túi..
Riêng tôi thầm nghĩ gia đình tôi đã được ơn Thượng Đế thiêng liêng cứu giúp thoát khỏi họa Cộng Sản, thì đối với những vàng bạc đó có nghĩa lý gì đâu.!
LHQ quyết định thành lập trại tỵ nạn Kota Bharu.
Vài hôm sau Cảnh Sát Trưởng Đại Úy Fredly vào gặp chúng tôi. Ông cho biết Cao Ủy Liên Hiệp Quốc quyết định cho thành lập trại tỵ nạn tại đây và sẽ xây cất thêm 10 dãy trại. Ông Fredly yêu cầu chúng tôi tổ chức ban điều hành trại vì sẽ có nhiều thuyền nhân tới tạm trú nơi đây. Trước đây thuyền nhân trôi dạt vào nơi đây đều được đưa đến trại tỵ nạn Terengganu rồi chuyển ra đảo Pulau Bidong.
Chúng tôi họp nhau lại cùng bàn thảo vì biết trại tỵ nạn sẽ càng ngày càng đông thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có tổ chức an ninh trật tự vững mạnh ngay bây giờ thì sẽ bị thành phần bất hảo lộng hành và bọn VC lẫn lộn trong trại sách động gây rối v.v. nên cùng nhau họp bàn sắp xếp các chức vụ ban điều hành với sự đồng ý của tất cả bà con trong trại như sau:
*Hồ Văn Mãnh
Trưởng Trại
– Đối ngoại và điều hành tổng quát
*Lê Đình An
Phó Trại
- Đối nội, tổ chức An ninh trật tự.
*Nguyễn Văn Kiệt
Thư ký
– Kế toán và kiểm soát, thực phẩm .
*Trần Văn Trung
Xã Hội
- Điều hành công tác xây cất nhà bếp, vệsinh v.v…
*Nguyễn Ngọc Châu
An Sinh
– Phân phát phẩm vật cứu trợ.
Anh Mãnh trước ngày 30-4-75 là Tiếp đãi viên Hàng Không Việt Nam giỏi Anh ngữ. Anh làm Trưởng trại có trách nhiệm tổng quát và liên lạc với Cảnh Sát Mã Lai.
Tôi trách nhiệm Phó trại lo về trật tự và an ninh, soạn thảo Nội Quy, Điều Lệ và các văn bản hoặc các thông báo của trại, sau đó ban điều hành nghiên cứu và bàn thảo rồi đem ra thông báo trong buổi họp toàn trại.
Tôi tổ chức và huấn luyện tất cã thanh niên khoảng gần 100 người, phân chia đội ngũ làm an ninh trật tự có nhiệm vụ giữ trật tự và theo dỏi những hành động trộm cướp hoặc mua bán đồ cứu trợ vi phạm nội quy gây xáo trộn trong trại và nguy hiểm nhất là những tên Việt cộng nằm vùng trong trại có thể xách động làm mất lòng dân địa phương có thể đưa đến việc dân địa phương biểu tình chống đối dân tỵ nạn.v.v.
Vẫn không tránh khỏi va chạm xảy ra với dân địa phương.
Bắt tay vào việc, anh Trung điều động một số đàn ông thanh niên lo đi tìm vật liệu để cất thêm nhà bếp, nhà vệ sinh và đào giếng nước …. Trong lúc đào giếng riêng cho trại chưa xong thì lại xảy ra việc đụng chạm với nhân viên của viện Dưỡng Lão.
Nguyên do là người trong trại đang xài nhờ giếng nước bên viện Dưỡng Lão nhưng vì đông người quá nên làm ồn ào gây xích mích với nhân viên Mã Lai của viện.
Ban điều hành họp khẩn để bàn thảo. Sau đó ban điều hành đại diện qua Viện Dưỡng Lão để dàn xếp với ban giám đốc nên cũng tạm yên.
Nhận thấy có sự chống đối của dân địa phương với người tỵ nạn như tôi đã dự liệu.., sau khi suy tính kế hoạch để đối phó tình trạng nầy, tôi đem ra bàn thảo với ban điều hành trại đi đến quyết định:
Tổ chức huấn luyện võ thuật Thái Cực Đạo (Tae Kwon Do) do tôi đảm trách. Mục đích là “dương oai” để cho dân địa phương nể mặt, đồng thời thu hút sự ham mê võ thuật để lấy lòng của lớp tuổi thanh thiếu niên Mã Lai và dân làng tại đây.v.v.
Bắt đầu mổi ngày đúng 8 giờ sáng. Tất cả võ sinh gần 100 người tập họp tại sân trại tập luyện. Tiếng la hét trong lúc tập võ làm náo động các trẻ em thanh niên và dân làng đến xem ngoài vòng rào trại, họ xem chúng tôi tập võ tỏ vẻ rất ngưỡng mộ.
Vài hôm sau, một nhân viên của viện Dưỡng Lão qua tìm Ban Điều Hành chúng tôi và tặng cho một con Kỳ Đà anh vừa bắt được trên ngọn cây dừa, anh ta thân thiện nói với chúng tôi là anh rất thích về võ thuật v.v. Hôm đó chúng tôi được một bữa Cà-ry nấu thịt con Kỳ Đà thật ngon… Và cũng từ đó xem như chúng tôi đã có kết quả là thâu phục được phần nào thiện cảm của người dân làng.. Ban điều hành chúng tôi rất vui mừng vì đã tạm yên ổn…
Sẵn dịp tôi xin kể lại cách hái dừa của người Mã Lai.6
Họ không leo lên cây dừa để hái trái như Việt Nam mà lại dùng con khỉ có cột sợi dây ngang eo bụng leo lên cây dừa, con khỉ theo sự huấn luyện của chủ, người chủ giựt dây bên trái hoặc bên phải mà di chuyển theo ý muốn của chủ và hái những quày dừa nào mà chủ nó muốn, khi đúng quày dừa cần hái, con khỉ hai chân sau đeo vào tào dừa và hai bàn tay nó ôm lấy trái dừa mà quay tròn thật nhanh cho đến khi trái dừa đứt cuống rớt xuống đất trung bình 1 quày dừa khoảng 15 trái thì khỉ hái chỉ trong vòng 8 đến 10 phút mà thôi.
Vì tạm trú tại nhà kho nhỏ mà số người tỵ nạn cập bờ ngày càng đông nên các gia đình anh Mãnh, anh Trung và anh Châu đều cất lều vải riêng cho gia đình ở với tiền riêng của mình. Các anh rủ gia đình tôi cùng ra ở ngoài lều riêng nhưng tôi từ chối vì “Chính kỷ dĩ cách vật” tự nghĩ mình có trách nhiệm trong ban điều hành nên muốn cộng khổ với tất cả mọi người thì mới dễ điều hành. (Gia đình tôi vẫn ở trong nhà kho cũ cho đến khi được đi định cư).
Trong thời gian mới thành lập trại, ngoài phần cứu trợ của Cao Ủy LHQ. chúng tôi còn được thêm sự trợ giúp thực phẩm, quần áo cũ và thuốc men v.v… bởi các hội đoàn cứu trợ tại địa phương, chúng tôi tiếp đón với những màn văn nghệ “bỏ túi” để chào mừng các phái đoàn thiện nguyện.
Khoảng 2 tháng sau, 10 dãy trại đã được xây xong. Một buổi đón tiếp phái đoàn ông Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đến viếng thăm. Sau khi được được Cảnh Sát Mã báo tin , ban điều hành trại họp lại để lo tổ chức, tôi trách nhiệm sắp xếp an ninh với một số thanh niên trong trại. Bà con cùng họp sức trang hoàng hội trường , mua vải để may quốc kỳ VNCH và mua lá quốc kỳ Mã Lai để treo, còn chung quanh 10 dãy trại được dọn dẹp thật sạch sẽ.
Buổi lễ khánh thành 10 dãy trại mới xây cất xong và lễ chào cờ đầu tiên nơi trại tỵ nạn Kotabharu thật xúc động .
Sáng sớm hôm đó tất cả đồng hương đều thức dậy, mọi người đều lo làm công việc đã được phân công rồi tập họp trong hội trường, lúc đó có khoảng 300 người chờ đón phái đoàn.
Đúng 9 giờ sáng, phái đoàn Cao Ủy LHQ được đoàn xe cảnh sát Mã hộ tống đến trại , BĐH chúng tôi cùng với 8 thanh niên ra đón tiếp phái đoàn và đưa đi vòng quanh các trại rồi đưa vào hội trường, tất cả theo hướng dẫn của tôi đứng lên chào đón phái đoàn với tiếng vổ tay chào mừng, ông Cao Ủy và phái đoàn cũng vẫy tay chào..
Tiếp đó phó trại hô nghiêm :..Lễ chào quốc kỳ . Nầy công dân ơi… Đứng lên đáp lời sông núi….
….Tiếng ca của mấy trăm người tỵ nạn vang lên như vượt cả không gian..dư âm như bay theo mây gió bạt ngàn ..như đưa chúng tôi về vùng trời quê hương xa thẳm ..tiếng ca như ngấm sâu vào tận đáy lòng người mất nước phải ly hương tìm tự do …Cả hội trường chúng tôi đều xúc động, nức nỡ.. ngẹn ngào..
Đã trên 3 năm qua trên đất nước miền Nam bị bọn Cộng Sản cưỡng chiếm, lần đầu tiên chúng tôi được hát quốc ca mà đã tưởng chừng như không bao giờ còn được nghe thấy lại nữa..
Họ không leo lên cây dừa để hái trái như Việt Nam mà lại dùng con khỉ có cột sợi dây ngang eo bụng leo lên cây dừa, con khỉ theo sự huấn luyện của chủ, người chủ giựt dây bên trái hoặc bên phải mà di chuyển theo ý muốn của chủ và hái những quày dừa nào mà chủ nó muốn, khi đúng quày dừa cần hái, con khỉ hai chân sau đeo vào tào dừa và hai bàn tay nó ôm lấy trái dừa mà quay tròn thật nhanh cho đến khi trái dừa đứt cuống rớt xuống đất trung bình 1 quày dừa khoảng 15 trái thì khỉ hái chỉ trong vòng 8 đến 10 phút mà thôi.
oOo
Vì tạm trú tại nhà kho nhỏ mà số người tỵ nạn cập bờ ngày càng đông nên các gia đình anh Mãnh, anh Trung và anh Châu đều cất lều vải riêng cho gia đình ở với tiền riêng của mình. Các anh rủ gia đình tôi cùng ra ở ngoài lều riêng nhưng tôi từ chối vì “Chính kỷ dĩ cách vật” tự nghĩ mình có trách nhiệm trong ban điều hành nên muốn cộng khổ với tất cả mọi người thì mới dễ điều hành. (Gia đình tôi vẫn ở trong nhà kho cũ cho đến khi được đi định cư).
Trong thời gian mới thành lập trại, ngoài phần cứu trợ của Cao Ủy LHQ. chúng tôi còn được thêm sự trợ giúp thực phẩm, quần áo cũ và thuốc men v.v… bởi các hội đoàn cứu trợ tại địa phương, chúng tôi tiếp đón với những màn văn nghệ “bỏ túi” để chào mừng các phái đoàn thiện nguyện.
Khoảng 2 tháng sau, 10 dãy trại đã được xây xong. Một buổi đón tiếp phái đoàn ông Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đến viếng thăm. Sau khi được được Cảnh Sát Mã báo tin , ban điều hành trại họp lại để lo tổ chức, tôi trách nhiệm sắp xếp an ninh với một số thanh niên trong trại. Bà con cùng họp sức trang hoàng hội trường , mua vải để may quốc kỳ VNCH và mua lá quốc kỳ Mã Lai để treo, còn chung quanh 10 dãy trại được dọn dẹp thật sạch sẽ.
Buổi lễ khánh thành 10 dãy trại mới xây cất xong và lễ chào cờ đầu tiên nơi trại tỵ nạn Kotabharu thật xúc động .
Sáng sớm hôm đó tất cả đồng hương đều thức dậy, mọi người đều lo làm công việc đã được phân công rồi tập họp trong hội trường, lúc đó có khoảng 300 người chờ đón phái đoàn.
Đúng 9 giờ sáng, phái đoàn Cao Ủy LHQ được đoàn xe cảnh sát Mã hộ tống đến trại , BĐH chúng tôi cùng với 8 thanh niên ra đón tiếp phái đoàn và đưa đi vòng quanh các trại rồi đưa vào hội trường, tất cả theo hướng dẫn của tôi đứng lên chào đón phái đoàn với tiếng vổ tay chào mừng, ông Cao Ủy và phái đoàn cũng vẫy tay chào..
Tiếp đó phó trại hô nghiêm :..Lễ chào quốc kỳ . Nầy công dân ơi… Đứng lên đáp lời sông núi….
….Tiếng ca của mấy trăm người tỵ nạn vang lên như vượt cả không gian..dư âm như bay theo mây gió bạt ngàn ..như đưa chúng tôi về vùng trời quê hương xa thẳm ..tiếng ca như ngấm sâu vào tận đáy lòng người mất nước phải ly hương tìm tự do …Cả hội trường chúng tôi đều xúc động, nức nỡ.. ngẹn ngào..
Đã trên 3 năm qua trên đất nước miền Nam bị bọn Cộng Sản cưỡng chiếm, lần đầu tiên chúng tôi được hát quốc ca mà đã tưởng chừng như không bao giờ còn được nghe thấy lại nữa..
Lễ chào Quốc Kỳ tại trại Tỵ nạn..
Nhưng việc chào cờ bất ngờ nầy ngoài dự tính của Cảnh Sát Trưởng Đại Úy Fredly và phái đoàn Cao Ủy, tất cả cũng đành phải đứng nghiêm, trong lúc đó ông Fredly kề tai nói nhỏ với anh Mãnh trưởng trại: Trời ơi! Tụi bây đã nhập cảnh bất hợp pháp mà lại bắt tụi tao chào cờ tụi bây nữa? Anh Mãnh lúng túng cười vả lả : Xin lỗi ông…vì chúng tôi không biết..!
Sau đó ông Cao Ủy LHQ ngỏ lời chào và chúc mừng mọi người đã đến được bến bờ Tự Do, sau khi trả lời những thắc mắc với người tỵ nạn và hứa sẽ cố gắng giúp cho người tỵ nạn sớm được định cư ở nước thứ 3…
Qua ngày sau, Cảnh Sát Trưởng Fredly vào trại họp với BĐH chúng tôi và ông ngỏ lời khen ngợi phần an ninh trật tự đã tổ chức thật chặc chẽ trong buổi lễ, ông báo cho chúng tôi tin vui, ông cho biết Ban cảnh sát của ông cũng rất hài lòng BĐH đã tổ chức an ninh trật tự và suốt mấy tháng qua không bị xáo trộn, và giữ được hòa khí với dân làng nên Ban cảnh sát của ông đồng ý cho mở cửa trại tỵ nạn cho chúng tôi được tự do ra trại đi ra thị trấn Kotabharu cách trại khoảng 3 cây số đi và về bằng xe Lam 3 bánh hoặc Taxi để ăn uống hoặc mua sắm từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mới đóng cửa trại..
BĐH họp trại thông báo tin vui và cũng nhắc nhỡ bà con cố gắng giữ gìn trật tự để được sự tự do đi lại nầy.
Tôi và vợ con cũng đi ra thành phố và tìm vào tiệm kim hoàn bán chiếc nhẩn cưới của chúng tôi để chi xài trong lúc ngặt nghèo tại đây. Sau đó chúng tôi đi du ngoạn vòng quanh thành phố Kotabharu và thưởng thức rất nhiều loại trái cây tươi như ở Việt Nam, nhưng nơi đây có lẽ nhờ vào khí hậu và đất tốt như Thái Lan nên trái cây rất ngọt và không bị sâu bọ..
Nhưng việc chào cờ bất ngờ nầy ngoài dự tính của Cảnh Sát Trưởng Đại Úy Fredly và phái đoàn Cao Ủy, tất cả cũng đành phải đứng nghiêm, trong lúc đó ông Fredly kề tai nói nhỏ với anh Mãnh trưởng trại: Trời ơi! Tụi bây đã nhập cảnh bất hợp pháp mà lại bắt tụi tao chào cờ tụi bây nữa? Anh Mãnh lúng túng cười vả lả : Xin lỗi ông…vì chúng tôi không biết..!
Sau đó ông Cao Ủy LHQ ngỏ lời chào và chúc mừng mọi người đã đến được bến bờ Tự Do, sau khi trả lời những thắc mắc với người tỵ nạn và hứa sẽ cố gắng giúp cho người tỵ nạn sớm được định cư ở nước thứ 3…
Qua ngày sau, Cảnh Sát Trưởng Fredly vào trại họp với BĐH chúng tôi và ông ngỏ lời khen ngợi phần an ninh trật tự đã tổ chức thật chặc chẽ trong buổi lễ, ông báo cho chúng tôi tin vui, ông cho biết Ban cảnh sát của ông cũng rất hài lòng BĐH đã tổ chức an ninh trật tự và suốt mấy tháng qua không bị xáo trộn, và giữ được hòa khí với dân làng nên Ban cảnh sát của ông đồng ý cho mở cửa trại tỵ nạn cho chúng tôi được tự do ra trại đi ra thị trấn Kotabharu cách trại khoảng 3 cây số đi và về bằng xe Lam 3 bánh hoặc Taxi để ăn uống hoặc mua sắm từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mới đóng cửa trại..
BĐH họp trại thông báo tin vui và cũng nhắc nhỡ bà con cố gắng giữ gìn trật tự để được sự tự do đi lại nầy.
Tôi và vợ con cũng đi ra thành phố và tìm vào tiệm kim hoàn bán chiếc nhẩn cưới của chúng tôi để chi xài trong lúc ngặt nghèo tại đây. Sau đó chúng tôi đi du ngoạn vòng quanh thành phố Kotabharu và thưởng thức rất nhiều loại trái cây tươi như ở Việt Nam, nhưng nơi đây có lẽ nhờ vào khí hậu và đất tốt như Thái Lan nên trái cây rất ngọt và không bị sâu bọ..
Một câu chuyện thương tâm của người Vượt biển.
…..Sau khi chuyến ghe vượt biên của chúng tôi thành công trong vòng 2 ngày 2 đêm rưởi đã đến được Mã Lai, chúng tôi gởi điện tín về Việt Nam thông báo cho ban tổ chức vượt biên hay, để chuẩn bị chuyến vượt biên tiếp theo..Và chuyến thứ 2 nầy có vợ con anh Trần Văn Trung trong ban điều hành trại tỵ nạn, và đây cũng chỉ là một trong muôn ngàn câu chuyện thương tâm của người vượt biển….
Sơ lược về anh Trần Văn Trung.
Thuở thiếu thời anh Trung rời khỏi Quãng Bình miền Trung vào năm 1954 vì hiệp định chia đôi hai miền, anh vào thành phố Sài Gòn tìm việc làm, anh theo học ngành sửa xe hơi…Và hoàn cảnh đã đưa đẩy anh sau đó gặp được vận may….Anh Trung đã trúng thầu vật liệu phế thải của quân đội đồng minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.
Anh Trung như đã mang “đôi hia bước đi bảy dặm” giống như chuyện thần thoại ngày xưa. Tiền vào như nước. Sau đó anh lập gia đình, anh chị tiếp tục phát triển ngành thầu..Phát triển đến đổi anh chị không có thời giờ kiểm tiền, phải nhờ ngân hàng biệt phái kế toán viên đến nhà hàng tuần để kiểm tiền và làm sổ sách..
Đến ngày 30-4-1975. Sài Gòn sụp đổ, cộng sản chiếm trọn miền Nam.
Anh chị đã có 4 đứa con: 3 trai và 1 gái, gia đình anh không kịp thoát ra ngoại quốc trong những ngày chính biến…Sau đó biết không thể sống với chế độ Cộng Sản nên đành phải tìm đường vượt biên. Với tiền bạc sẳn có anh chị đã liên lạc được nhiều tổ chức vượt biên nhưng lại bị thất bại 9 – 10 lần với nhiều lý do như bị lường gạt bởi chủ tàu, hoặc tổ chức vượt biên bị bể hoặc bị bắt trở lại khi ra cửa biển v.v. ..Nhưng anh chị vẩn kiên nhẫn tiếp tục, với kinh nghiệm nhiều lần thất bại, anh chị chia ra làm 2 toán, anh Trung đi chung với 2 đứa con nhỏ, còn chị Trung thì đi với 2 đứa con lớn. Đề phòng nếu toán của anh Trung vượt biên lở thất bại bị bắt thì chị Trung còn ở ngoài lo chạy hối lộ để cứu ra, và ngược lại nếu toán chị Trung bị bắt thì anh Trung lo..
Cũng vì vậy trong chuyến vượt biên nầy, chỉ có anh Trung và 2 đứa con đi chung với chúng tôi đã đến được bến bờ Mã Lai an toàn.
Còn chị Trung đang ở lại Việt Nam để lo hối lộ bọn Công An VC. để cứu 2 đứa con ra vì bị bắt trong chuyến vượt biên vừa qua..
Khoảng 1 tháng sau anh Trung nhận được tin chuyến vượt biên thứ 2 đã ra khơi.. Anh vui mừng vì sẽ đoàn tụ lại gia đình nhưng cũng không tránh khỏi âu lo..
Hôm nay đã qua mười mấy ngày rồi mà anh Trung vẫn chưa có tin tức gì về chuyến vượt biên thứ 2, anh Trung càng lo lắng hơn cho chị và 2 đứa con còn đang lênh đênh trên biển cả đã qua nhiều ngày…
Với khả năng và kinh nghiệm ngoại giao trong thương trường, anh Trung đã tạo được thân thiện với Cảnh Sát Trưởng Đại Úy Fredly, anh Trung nhờ ông ta giúp dùm xem coi có tên chị và 2 con trong danh sách các trại tỵ nạn khác tại Mã Lai và các ghe mới đến.
Nhưng trời đã không phụ lòng anh, vào khoảng 10 giờ sáng, ngày thứ 16. Cảnh Sát Trưởng Fredly vào trại tìm anh Trung, sau đó mọi người thấy anh Trung vui mừng chạy vào trại vừa la lớn “ Vợ con tôi đến rồi, vợ con tôi đến rồi..”anh vội vã kéo đứa con trai là “Triết cam tích” (Vì Triết có cái bụng ỏng,,) và cô “Công chúa Mã Lai” (vì bé Tuyền có nước da ngâm đen) Rồi cùng ông Fredly lên xe chạy đi…Chúng tôi cũng hồi hộp chờ đợi..
Đến trưa xe ông Fredly chở về trại gồm có anh chị Trung và 4 đứa con, cùng 3 chị em của ca sĩ Hải Lý.
Tất cả bà con trong trại cùng đến chia vui và chào đón người mới đến.
Vài hôm sau chị Trung đã tỉnh táo lại phần nào, chị kể lại cho chúng tôi nghe chuyến ghe vượt biên 15 ngày của chị đầy tai biến..
Chuyến thứ 2 trên ghe gồm có 85 người, và ban tổ chức vượt biên cũng đưa người xuống 2 chiếc ghe tại bến Ninh Kiều Cần Thơ rồi chạy ra gần đến cửa Tranh Đề, nơi đây có chiếc ghe đánh cá chờ sẵn đón người của 2 chiếc ghe lên rồi khởi hành ra cửa biển, ghe lại bị vướng lên cồn cát trong suốt 3 giờ đồng hồ và nhờ thủy triều lên mới thoát được và chạy ra khơi..
Sáng ngày hôm sau bà con rất mừng vì đã ra xa bờ, nhưng nỗi mừng vui chưa được bao lâu vì bà con trên ghe thấy sao bóng mặt trời lúc thì ở phía trước ghe, lúc thì lại thấy bóng mặt trời phía sau lái?
Bà con hỏi tài công thì anh ta chối quanh là đang đi đúng hướng..Nhưng một lúc sau lại thấy chiếc ghe đang chạy vòng vòng nữa? Mấy người đàn ông nóng lòng vặn hỏi tài công. Đến lúc đó tên nầy mới thú thật anh ta không phải là tài công, nhưng vì anh muốn được vượt biên nên nhận đại để được đi nên anh ta không biết phương hướng chi cả..Anh ta quì lạy nhận tội xin bà con muốn xử tội hay giết chết thì anh cũng đành chịu …
Trời. .Trời !! tiếng kêu trời thảng thốt lẫn tuyệt vọng của tất cả mọi người trên ghe, dư âm như tan dần trên mặt trùng dương bao la…
Và ghe vẫn tiếp tục chạy..Bà con bỗng một lúc sau thấy từ xa một chiếc ghe đang chạy đến, trên cột cờ có treo cờ đỏ sao vàng tất cả hoảng hốt la lên “Ghe quốc doanh, ghe quốc doanh..” Chiếc ghe vượt biên vội đổi hướng 180 độ chạy đi, ghe quốc doanh rượt theo và bắn xối xả vào ghe vượt biên nước biển văng lên ướt cả sàn ghe, ghe vượt biên mở máy hết tốc lực chạy ra khơi..ghe quốc doanh rượt theo không kịp nên quay trở lại. Trên ghe vượt biên may mắn không có ai bị thương..
…Thì ra chiếc ghe đang chạy quanh quẩn trong vịnh Thái Lan ..
Rồi chiếc ghe vẩn tiếp tục chạy mải mà chẳng ai trên ghe biết mình đang ở đâu ?..Vài đàn ông thanh niên trên ghe cùng họp nhau để tìm phương hướng nhưng rồi cũng đành buông trôi vì chẳng ai hiểu biết gì về hải trình trên biển..
Bắt đầu tai họa xảy đến..
Ngày lại qua ngày chiếc ghe đã hết dầu không còn chạy được nữa, thức ăn nước uống cũng không còn nhiều nên phải phân chia để cầm hơi.. chiếc ghe như chiếc lá trôi dạt giữa đại dương mênh mông..
Một hôm bà con thấy một chiếc tàu đánh cá mang cờ Thái Lan chạy đến, tất cả đều hoảng sợ nhưng không biết làm sao được..Tàu Thái chạy đến cập vào ghe, một toán hải tặc mặt mày hung dữ tay dao tay búa hùng hổ nhảy qua ghe, chúng bắt tất cả dồn vào một chỗ và lục xét vơ vét tiền bạc và nữ trang..
Trước khi chúng bỏ đi chúng lại gọi tàu hải tặc khác đến, và hết chiếc nầy rồi chúng nó gọi chiếc khác, tiếp tục vơ vét cướp tất cả những gì mà chúng có thể lấy đi..cho đến chiếc tàu thứ 11 thì trên ghe không còn gì để lấy, bọn hải tặc Thái tức giận chúng đụt cả be ghe và các ống dẩn nước của máy ghe ra để tìm vàng vì nghĩ thuyền nhân giấu trong đó.
Chúng không tìm được gì nên bọn hải tặc quay ra lựa chọn một số phụ nữ định bắt qua tàu của chúng, trong lúc dằn co la khóc đó bỗng một tên hải tặc trợt chân rớt xuống biển, bọn hải tặc vội buông tất cả phụ nữ ra và lo vớt tên hải tặc lên..Tên đầu sỏ hải tặc la lên một tràng tiếng Thái chúng có vẻ hoảng sợ vội vã bỏ lại tất cả phụ nữ rồi lên tàu chạy đi…
Bây giờ chiếc ghe trôi xuôi theo sóng gió mặc tình đưa đẩy..Chị Trung và cùng 2 con ngồi dựa vào nhau, chị cảm thấy niềm hy vọng gặp lại chồng con càng mong manh càng xa vời….
Bỗng một buổi sáng nghe tiếng mọi người vui mừng reo lên vì chiếc ghe đã trôi dạt vào gần bờ cách vài trăm thước. Trong lúc đó chị thấy có vài người dân trong làng họ xúm nhau lội ra đẩy phụ chiếc ghe vào bờ. Thì ra đây là làng đánh cá Thái Lan gần biên giới Mã Lai, dân làng nơi đây rất hiền lành họ cùng nhau lo nấu nướng rồi đem đến cho bà con tỵ nạn …Nơi đây chị Trung thấy có mặt của những tên hải tặc nhưng không ai dám mở miệng….
Chị Trung gặp một vị cao niên trong làng biết chút ít tiếng Việt vì ông là người Thái lai Việt nhiều đời, sau vài câu chuyện trao đổi với ông, chị Trung đem việc phụ nữ bị hải tặc bắt đi nhưng tại sao chúng lại bỏ lại tất cả phụ nữ khi một tên bị rơi xuống biển.?? Ông lão cho biết dân làng đánh cá nơi đây rất tôn sùng đạo Phật, và những người sống bằng nghề đánh cá đi biển mà bị rớt xuống biển là điềm rất xui xẻo.. vì vậy khi chúng cướp của là đã phạm tội lỗi với Trời Phật. Chúng rất sợ sẽ bị quả báo nên vội vàng bỏ đi..
(Chị Trung kể đến đây tôi mới biết tại sao.! Vì việc nầy cũng đã xảy ra trên hải trình do tôi lái, khi một thủy thủ của chúng bị rớt xuống biển và được ghe chúng tôi vớt lên..rồi chúng cũng vội bỏ đi ..”Trong bài hai lần vượt tù cải tạo”.)
Chị nói tiếp: Chánh quyền địa phương làng đánh cá giúp chúng tôi sửa chữa chiếc ghe xong, cho thêm thức ăn nước uống rồi ra lệnh ghe chúng tôi phải rời bờ với những tràng súng bắn chỉ thiên xua đuổi, mặc cho những lời van xin cho ở lại đất liền vì tất cả mọi người đều kinh sợ biển khơi…Rồi chiếc ghe chúng tôi cũng đành phải rời bờ..
Theo lời chỉ dẫn của dân làng đánh cá Thái Lan, chiếc ghe chạy cập theo gần bờ lần về hướng Nam, khi qua ranh giới Thái- Mã thì lại gặp tàu tuần duyên của Mã Lai, ghe chúng tôi lại bị xua đuổi chạy ra khỏi hải phận Mã Lai, cũng với những tràng súng bắn chỉ thiên ..
Chiếc ghe khốn nạn gặp nhiều bất hạnh của chúng tôi lại phải lê thân tàn trôi nổi trên đại dương..Khi ghe chúng tôi đi ngang qua các ghe tàu đánh cá của Mã Lai, chúng tôi thấy họ kêu và ra dấu cho chúng tôi, lúc đầu chúng tôi không hiểu ý nhưng sau đó chúng tôi biết ý họ chỉ cho chúng tôi phải đục ghe cho chìm xuống biển rồi lội vào bờ..
Trên ghe mọi người cùng bàn thảo cuối cùng đồng ý đục ghe cho chìm, mặc cho lời van xin của số người không biết lội vì cách xa bờ khoảng 400 – 500 thước!!..
Khi ghe bị đục chìm lần, một số người biết lội họ lội vào bờ..Còn lại hơn một phần ba không biết lội chen chúc nhau la khóc, bám víu vào chiếc ghe đang chìm chỉ còn phân nửa phần mũi ghe còn nổi trên mặt nước…
Trong lúc tận cùng tuyệt vọng …thì từ xa chiếc tàu tuần duyên của Mã Lai theo dõi qua ống dòm họ đã chờ đợi cho đến khi thấy ghe đã bị chìm nên mới vội chạy đến và cho ca-nô cứu vớt tất cả nạn nhân rồi đưa vào bờ . Chị sững sờ như có phép lạ của đấng thiêng liêng vô hình đã dang tay cứu vớt…
Chấm dứt câu chuyện, mắt chị Trung còn đẫm lệ…Chúng tôi cũng ngẹn ngào vì xúc động..Ôi..Hai chữ “TỰ DO” mà thuyền nhân chúng tôi phải trả bằng mọi giá kể cả mạng sống của mình.!
Và cũng trong câu chuyện nầy cho thấy trong tận cùng tuyệt vọng..những người biết bơi lội cùng đi chung chiếc ghe đã nhẫn tâm đục thuyền chỉ lo cho cá nhân mình mà không màng gì đến mạng sống của số người không biết bơi lội một cách tàn nhẫn phũ phàng..!
Trên bầu trời xanh, mây trắng vẫn bay,
dưới ngàn khơi vẫn dạt dào sóng gió…
Một cuộc di tản vượt biên lớn lao trong lịch sử loài người rồi đây cũng sẽ chìm vào lãng quên phũ phàng của nhân thế.
Những sự hy sinh của ông bà, cha mẹ đã liều mạng đưa con cháu mình trốn khỏi gông cùm của bọn quỹ đỏ cộng sản dã man, mong sao con cháu có được tương lai tươi sáng trên vùng đất tự do.
Rồi đây các thế hệ tương lai có nhớ và biết tại sao chúng có mặt nơi nầy hay không?
Ngày vượt biên không một ai biết trước được tương lai của các con cháu mình ra sao?
Rồi 30 năm sau nơi hải ngoại, với tình thương yêu dạy dỗ của cha mẹ.. Đến năm 2008. Các cháu học hành đỗ đạt, gia đình anh chị Trần Văn Trung đã có “4 vị Bác Sĩ” tại Hoa Kỳ, nơi vùng đất tự do nầy!!. Sự thành công của các cháu cũng là niềm hãnh diện chung cho thuyền nhân VN chúng ta…
Trở lại trại tỵ nạn..
Trong thời gian nầy lần lượt các phái đoàn Liên Hiệp Quốc của các nước Pháp, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan lần lượt vào nhận đơn xin đi định cư của người Tỵ nạn. Trong Ban điều hành đã có người được nhận đi định cư.
-Trưởng trại Hồ Văn Mãnh có người thân ở Pháp nhưng không muốn định cư ở Pháp nên anh từ chối và Phái đoàn Mỹ không nhận nên cuối cùng anh đành phải xin định cư ở Canada cùng với gia đình gồm có chị và 2 cháu.
-Trưởng ban An Sinh Nguyễn Ngọc Châu cùng gia đình đi California.
-Trưởng ban Xả Hội Trần văn Trung cùng gia đình định cư tại Texas.
Còn gia đình tôi là quân nhân được ưu tiên nhưng vì tôi không có giấy tờ để chứng minh chỉ có số quân mà thôi. Phái đoàn Hoa kỳ nhận đơn nhưng không cho định cư vì còn phải chờ kiểm tra lại lý lịch của tôi. Trong khi chờ đợi phái đoàn Hoa Kỳ trở lại trại, Phái đoàn Mỹ bắt buộc gia đình tôi phải xin đi một nước khác nếu nước đó từ chối thì khi phái đoàn trở lại sẽ thâu nhận chúng tôi. Hơi thất vọng nhưng cũng đành phải làm theo lời của phái đoàn vì chúng tôi nghĩ là mình đã thoát được gông cùm Cộng Sản được tự do rồi thì bất cứ nước nào nhận chúng tôi cũng đi…
Lần lượt phái đoàn các nước trên thế giới đến phỏng vấn và nhận hồ sơ các gia đình tỵ nạn đi định cư nơi nước của họ. Gia đình tôi cũng đã theo lời của phái đoàn Mỹ, chúng tôi đã nộp đơn xin định cư tại Úc, phái đoàn Úc lần nầy có nhân viên Cao Ủy LHQ cùng đến trại. Sau khi xem hồ sơ của gia đình tôi, vị trưởng phái đoàn Úc đưa hồ sơ cho nhân viên Cao Ủy để tham khảo rồi hỏi lý do tại sao gia đình tôi chọn đi Úc?
Tôi trả lời vì phái đoàn Mỹ muốn chúng tôi phải xin đi 1 nước khác, khi nào nước đó từ chối thì khi phái đoàn Mỹ trở lại mới cứu xét.
Vị Trưởng phái đoàn Úc lại hỏi tại sao tôi lại chọn đi Mỹ?
Tôi đáp: “vì bạn bè đồng đội của tôi đều ở Mỹ, bây giờ phái đoàn Mỹ chưa chịu nhận.. Nhưng vì chúng tôi là người tỵ nạn cộng sản đi tìm tự do, nước nào nhận chúng tôi cũng đi.. Nếu bây giờ ông đồng ý đón nhận thì gia đình chúng tôi rất vui mừng được định cư nơi nước ông”.
Trưởng phái đoàn Úc trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:
-Theo hồ sơ nầy đủ điều kiện đi Mỹ…để tôi giúp ông bằng cách ghi vào hồ sơ là phái đoàn Úc “đang xem xét hồ sơ” cho hợp lệ với phái đoàn Mỹ, để khi phái đoàn Mỹ đến gia đình ông nộp đơn xin đi Mỹ lần nữa. Nếu phái đoàn Mỹ từ chối, thì khi phái đoàn Úc chúng tôi lần sau đến có lý do sẽ nhận gia đình ông định cư nước Úc.
Rồi ông Trưởng phái đoàn Úc giải thích:
-Nếu bây giờ Phái đoàn Úc ghi “Từ chối” vào hồ sơ thì lần sau Phái đoàn Úc sẽ không được quyền nhận lại gia đình ông.
Sau khi được vị Trưởng phái đoàn Úc giải thích rỏ ràng, chúng tôi rất cảm động chân tình của ông đối với gia đình chúng tôi. Tôi ngỏ lời cám ơn ông và phái đoàn Úc.
Hôm nay phái đoàn Mỹ trở lại trại, gia đình tôi cũng nộp đơn xin đi.. Đến lượt gia đình tôi được gọi tên lên phỏng vấn, ông Trưởng phái đoàn Mỹ cầm trong tay một xấp giấy tờ lý lịch đã được kiểm tra bằng “Viễn ấn tự” gởi từ bên Mỹ, ông đọc lại lý lịch của tôi để xác nhận..
Điểm đặc biệt là một vài công tác tôi khai chưa đủ vì không nhớ rõ cũng được ông đọc lại. Sau đó ông nhận cho gia đình chúng tôi tuyên thệ với phái đoàn và chờ đợi định cư tại Hoa Kỳ.
Vào khoảng tháng 9 -78. Chúng tôi nhận được tin của Cao Ủy LHQ và cảnh sát Mã cho biết là Việt Cộng đang tranh chấp với Trung Cộng nên đã ra lệnh trục xuất người Việt gốc Hoa rời khỏi VN.v.v… Nên Cao Ủy LHQ chuẩn bị phái đoàn các nước nhận hồ sơ cho tất cả những người tỵ nạn hiện có trong trại sớm được đi định cư, để đối phó làn sóng tỵ nạn khổng lồ sắp tới.
Bắt đầu thời điểm đó thuyền nhân vượt biên qua dạng bán chánh thức đầu tiên là người Việt gốc Hoa đến trại với chiếc tàu chở 360 người, đã chết 1 người già yếu vì chịu không nổi sóng gió và một số người bịnh hoạn kiệt sức vì lạc hướng lênh đênh trên biển nhiều ngày thiếu ăn thiếu uống..
Làn sóng vượt biên cao điểm bắt đầu tràn ra khắp nơi trong vùng Đông Nam Á vì Việt Cộng “xả cảng bán chính thức” đuổi người Việt gốc Hoa ra khỏi VN để bọn chúng tha hồ vơ vét chia nhau nhà cửa của người vượt biên. Một số người Việt cũng thừa dịp nầy trà trộn bằng mọi cách để vượt biên. Họ ra đi vội vã bỏ lại gia tài của cải, và cũng có người lén giấu kim cương, vàng bạc, tiền Đô La để đem đi..nhưng lại làm mồi cho bọn hải tặc Thái Lan cướp bóc và hảm hiếp người tỵ nạn cộng sản trên suốt hải trình tìm tự do qua các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Thái Lan,Mã lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, xa hơn nữa là qua đến Úc Châu, Tân Tây Lan và luôn cả vùng Đông Bắc Á gồm có các nước Nhật, Đài Loan và Hồng kông.. vào lúc đó có câu “Cộng Sản đến đâu nếu cột đèn mà có chân nó cũng vượt biên.”
Vì muốn chặn bớt làn sóng tỵ nạn các nướcláng giềng đó đã nhẫn tâm xua đuổi mỗi khi thấy thuyền nhân lọt vào hải phận của nước họ, tàu tuần duyên lôi kéo các ghe thuyền người tỵ nạn ra hải phận quốc tế, tiếp tế cho xăng dầu, thức ăn nước uống rồi bỏ mặc cho trôi nổi giữa đại dương mênh mông..lớp thì chết vì gió dập sống dồi vì tài công không biết phương hướng, cứ chạy lòng vòng rồi hết dầu, thiếu lương thực, hết nước uống .v.v..
Tiếng khóc than, oán hận thống thiết làm chấn động lương tâm nhân loại khắp cả thế giới.. đã tạo nên lịch sử Thuyền nhân “Boat People” trên thế giới, và mấy trăm ngàn chuyến ghe thuyền vượt biên mỗi chiếc đều có một câu chuyện riêng bi ai thương tâm diễn ra không sao kể hết… (Theo thống kê có khoảng hơn phân nửa thuyền nhân đến được bến bờ, và gần phân nửa thuyền nhân đã gặp nạn vùi thây nơi lòng biển cả…)
Trại tỵ nạn Kota Bharu con số người tỵ nạn càng lúc càng cao.. Và bắt đầu cảnh sát Mã Lai áp dụng biện pháp kiểm soát chặc chẽ hơn đối với người tỵ nạn đến sau.
Gia đình tôi từ giã trại tỵ nạn Kota Bharu ..
Đến tháng 10-78, gia đình chúng tôi cùng với một số người được cấp giấy tờ đi định cư và được đưa về chổ tạm cư là một nhà thờ công giáo gần Thủ Đô Kuala Lumpur để chờ làm thủ tục khám sức khỏe…Sau đó gia đình tôi cùng lên phi cơ đi định cư tại Mỹ…Bỏ lại những kỷ niệm vui buồn trong mấy tháng tạm cư nơi trại tỵ nạn..những ngậm ngùi lưu luyến của người mang kiếp lưu vong “Đất nước mình mà không mình không thể sống vì họa cộng sản” may nhờ đất nước Mã Lai giúp đở bước chân đầu cho người tìm Tự Do..Chúng tôi người Việt vượt biên dù cho đi đến góc biển chân trời khắp nơi trên quả địa cầu, sẽ không bao giờ quên ơn những dân Mã Lai hiền lành nơi đây.!
Khi gia đình chúng tôi xuống phi trường Tiểu Bang Maryland vào đêm 15-11-1978, được vài gia đình người Mỹ và 2 vị Mục Sư Tin Lành (Lutheran)đón tiếp gia đình chúng tôi..
…..Sau khi chuyến ghe vượt biên của chúng tôi thành công trong vòng 2 ngày 2 đêm rưởi đã đến được Mã Lai, chúng tôi gởi điện tín về Việt Nam thông báo cho ban tổ chức vượt biên hay, để chuẩn bị chuyến vượt biên tiếp theo..Và chuyến thứ 2 nầy có vợ con anh Trần Văn Trung trong ban điều hành trại tỵ nạn, và đây cũng chỉ là một trong muôn ngàn câu chuyện thương tâm của người vượt biển….
Sơ lược về anh Trần Văn Trung.
Thuở thiếu thời anh Trung rời khỏi Quãng Bình miền Trung vào năm 1954 vì hiệp định chia đôi hai miền, anh vào thành phố Sài Gòn tìm việc làm, anh theo học ngành sửa xe hơi…Và hoàn cảnh đã đưa đẩy anh sau đó gặp được vận may….Anh Trung đã trúng thầu vật liệu phế thải của quân đội đồng minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.
Anh Trung như đã mang “đôi hia bước đi bảy dặm” giống như chuyện thần thoại ngày xưa. Tiền vào như nước. Sau đó anh lập gia đình, anh chị tiếp tục phát triển ngành thầu..Phát triển đến đổi anh chị không có thời giờ kiểm tiền, phải nhờ ngân hàng biệt phái kế toán viên đến nhà hàng tuần để kiểm tiền và làm sổ sách..
Đến ngày 30-4-1975. Sài Gòn sụp đổ, cộng sản chiếm trọn miền Nam.
Anh chị đã có 4 đứa con: 3 trai và 1 gái, gia đình anh không kịp thoát ra ngoại quốc trong những ngày chính biến…Sau đó biết không thể sống với chế độ Cộng Sản nên đành phải tìm đường vượt biên. Với tiền bạc sẳn có anh chị đã liên lạc được nhiều tổ chức vượt biên nhưng lại bị thất bại 9 – 10 lần với nhiều lý do như bị lường gạt bởi chủ tàu, hoặc tổ chức vượt biên bị bể hoặc bị bắt trở lại khi ra cửa biển v.v. ..Nhưng anh chị vẩn kiên nhẫn tiếp tục, với kinh nghiệm nhiều lần thất bại, anh chị chia ra làm 2 toán, anh Trung đi chung với 2 đứa con nhỏ, còn chị Trung thì đi với 2 đứa con lớn. Đề phòng nếu toán của anh Trung vượt biên lở thất bại bị bắt thì chị Trung còn ở ngoài lo chạy hối lộ để cứu ra, và ngược lại nếu toán chị Trung bị bắt thì anh Trung lo..
Cũng vì vậy trong chuyến vượt biên nầy, chỉ có anh Trung và 2 đứa con đi chung với chúng tôi đã đến được bến bờ Mã Lai an toàn.
Còn chị Trung đang ở lại Việt Nam để lo hối lộ bọn Công An VC. để cứu 2 đứa con ra vì bị bắt trong chuyến vượt biên vừa qua..
Khoảng 1 tháng sau anh Trung nhận được tin chuyến vượt biên thứ 2 đã ra khơi.. Anh vui mừng vì sẽ đoàn tụ lại gia đình nhưng cũng không tránh khỏi âu lo..
Hôm nay đã qua mười mấy ngày rồi mà anh Trung vẫn chưa có tin tức gì về chuyến vượt biên thứ 2, anh Trung càng lo lắng hơn cho chị và 2 đứa con còn đang lênh đênh trên biển cả đã qua nhiều ngày…
Với khả năng và kinh nghiệm ngoại giao trong thương trường, anh Trung đã tạo được thân thiện với Cảnh Sát Trưởng Đại Úy Fredly, anh Trung nhờ ông ta giúp dùm xem coi có tên chị và 2 con trong danh sách các trại tỵ nạn khác tại Mã Lai và các ghe mới đến.
Nhưng trời đã không phụ lòng anh, vào khoảng 10 giờ sáng, ngày thứ 16. Cảnh Sát Trưởng Fredly vào trại tìm anh Trung, sau đó mọi người thấy anh Trung vui mừng chạy vào trại vừa la lớn “ Vợ con tôi đến rồi, vợ con tôi đến rồi..”anh vội vã kéo đứa con trai là “Triết cam tích” (Vì Triết có cái bụng ỏng,,) và cô “Công chúa Mã Lai” (vì bé Tuyền có nước da ngâm đen) Rồi cùng ông Fredly lên xe chạy đi…Chúng tôi cũng hồi hộp chờ đợi..
Đến trưa xe ông Fredly chở về trại gồm có anh chị Trung và 4 đứa con, cùng 3 chị em của ca sĩ Hải Lý.
Tất cả bà con trong trại cùng đến chia vui và chào đón người mới đến.
Vài hôm sau chị Trung đã tỉnh táo lại phần nào, chị kể lại cho chúng tôi nghe chuyến ghe vượt biên 15 ngày của chị đầy tai biến..
Chuyến thứ 2 trên ghe gồm có 85 người, và ban tổ chức vượt biên cũng đưa người xuống 2 chiếc ghe tại bến Ninh Kiều Cần Thơ rồi chạy ra gần đến cửa Tranh Đề, nơi đây có chiếc ghe đánh cá chờ sẵn đón người của 2 chiếc ghe lên rồi khởi hành ra cửa biển, ghe lại bị vướng lên cồn cát trong suốt 3 giờ đồng hồ và nhờ thủy triều lên mới thoát được và chạy ra khơi..
Sáng ngày hôm sau bà con rất mừng vì đã ra xa bờ, nhưng nỗi mừng vui chưa được bao lâu vì bà con trên ghe thấy sao bóng mặt trời lúc thì ở phía trước ghe, lúc thì lại thấy bóng mặt trời phía sau lái?
Bà con hỏi tài công thì anh ta chối quanh là đang đi đúng hướng..Nhưng một lúc sau lại thấy chiếc ghe đang chạy vòng vòng nữa? Mấy người đàn ông nóng lòng vặn hỏi tài công. Đến lúc đó tên nầy mới thú thật anh ta không phải là tài công, nhưng vì anh muốn được vượt biên nên nhận đại để được đi nên anh ta không biết phương hướng chi cả..Anh ta quì lạy nhận tội xin bà con muốn xử tội hay giết chết thì anh cũng đành chịu …
Trời. .Trời !! tiếng kêu trời thảng thốt lẫn tuyệt vọng của tất cả mọi người trên ghe, dư âm như tan dần trên mặt trùng dương bao la…
Và ghe vẫn tiếp tục chạy..Bà con bỗng một lúc sau thấy từ xa một chiếc ghe đang chạy đến, trên cột cờ có treo cờ đỏ sao vàng tất cả hoảng hốt la lên “Ghe quốc doanh, ghe quốc doanh..” Chiếc ghe vượt biên vội đổi hướng 180 độ chạy đi, ghe quốc doanh rượt theo và bắn xối xả vào ghe vượt biên nước biển văng lên ướt cả sàn ghe, ghe vượt biên mở máy hết tốc lực chạy ra khơi..ghe quốc doanh rượt theo không kịp nên quay trở lại. Trên ghe vượt biên may mắn không có ai bị thương..
…Thì ra chiếc ghe đang chạy quanh quẩn trong vịnh Thái Lan ..
Rồi chiếc ghe vẩn tiếp tục chạy mải mà chẳng ai trên ghe biết mình đang ở đâu ?..Vài đàn ông thanh niên trên ghe cùng họp nhau để tìm phương hướng nhưng rồi cũng đành buông trôi vì chẳng ai hiểu biết gì về hải trình trên biển..
Bắt đầu tai họa xảy đến..
Ngày lại qua ngày chiếc ghe đã hết dầu không còn chạy được nữa, thức ăn nước uống cũng không còn nhiều nên phải phân chia để cầm hơi.. chiếc ghe như chiếc lá trôi dạt giữa đại dương mênh mông..
Một hôm bà con thấy một chiếc tàu đánh cá mang cờ Thái Lan chạy đến, tất cả đều hoảng sợ nhưng không biết làm sao được..Tàu Thái chạy đến cập vào ghe, một toán hải tặc mặt mày hung dữ tay dao tay búa hùng hổ nhảy qua ghe, chúng bắt tất cả dồn vào một chỗ và lục xét vơ vét tiền bạc và nữ trang..
Trước khi chúng bỏ đi chúng lại gọi tàu hải tặc khác đến, và hết chiếc nầy rồi chúng nó gọi chiếc khác, tiếp tục vơ vét cướp tất cả những gì mà chúng có thể lấy đi..cho đến chiếc tàu thứ 11 thì trên ghe không còn gì để lấy, bọn hải tặc Thái tức giận chúng đụt cả be ghe và các ống dẩn nước của máy ghe ra để tìm vàng vì nghĩ thuyền nhân giấu trong đó.
Chúng không tìm được gì nên bọn hải tặc quay ra lựa chọn một số phụ nữ định bắt qua tàu của chúng, trong lúc dằn co la khóc đó bỗng một tên hải tặc trợt chân rớt xuống biển, bọn hải tặc vội buông tất cả phụ nữ ra và lo vớt tên hải tặc lên..Tên đầu sỏ hải tặc la lên một tràng tiếng Thái chúng có vẻ hoảng sợ vội vã bỏ lại tất cả phụ nữ rồi lên tàu chạy đi…
Bây giờ chiếc ghe trôi xuôi theo sóng gió mặc tình đưa đẩy..Chị Trung và cùng 2 con ngồi dựa vào nhau, chị cảm thấy niềm hy vọng gặp lại chồng con càng mong manh càng xa vời….
Bỗng một buổi sáng nghe tiếng mọi người vui mừng reo lên vì chiếc ghe đã trôi dạt vào gần bờ cách vài trăm thước. Trong lúc đó chị thấy có vài người dân trong làng họ xúm nhau lội ra đẩy phụ chiếc ghe vào bờ. Thì ra đây là làng đánh cá Thái Lan gần biên giới Mã Lai, dân làng nơi đây rất hiền lành họ cùng nhau lo nấu nướng rồi đem đến cho bà con tỵ nạn …Nơi đây chị Trung thấy có mặt của những tên hải tặc nhưng không ai dám mở miệng….
Chị Trung gặp một vị cao niên trong làng biết chút ít tiếng Việt vì ông là người Thái lai Việt nhiều đời, sau vài câu chuyện trao đổi với ông, chị Trung đem việc phụ nữ bị hải tặc bắt đi nhưng tại sao chúng lại bỏ lại tất cả phụ nữ khi một tên bị rơi xuống biển.?? Ông lão cho biết dân làng đánh cá nơi đây rất tôn sùng đạo Phật, và những người sống bằng nghề đánh cá đi biển mà bị rớt xuống biển là điềm rất xui xẻo.. vì vậy khi chúng cướp của là đã phạm tội lỗi với Trời Phật. Chúng rất sợ sẽ bị quả báo nên vội vàng bỏ đi..
(Chị Trung kể đến đây tôi mới biết tại sao.! Vì việc nầy cũng đã xảy ra trên hải trình do tôi lái, khi một thủy thủ của chúng bị rớt xuống biển và được ghe chúng tôi vớt lên..rồi chúng cũng vội bỏ đi ..”Trong bài hai lần vượt tù cải tạo”.)
Chị nói tiếp: Chánh quyền địa phương làng đánh cá giúp chúng tôi sửa chữa chiếc ghe xong, cho thêm thức ăn nước uống rồi ra lệnh ghe chúng tôi phải rời bờ với những tràng súng bắn chỉ thiên xua đuổi, mặc cho những lời van xin cho ở lại đất liền vì tất cả mọi người đều kinh sợ biển khơi…Rồi chiếc ghe chúng tôi cũng đành phải rời bờ..
Theo lời chỉ dẫn của dân làng đánh cá Thái Lan, chiếc ghe chạy cập theo gần bờ lần về hướng Nam, khi qua ranh giới Thái- Mã thì lại gặp tàu tuần duyên của Mã Lai, ghe chúng tôi lại bị xua đuổi chạy ra khỏi hải phận Mã Lai, cũng với những tràng súng bắn chỉ thiên ..
Chiếc ghe khốn nạn gặp nhiều bất hạnh của chúng tôi lại phải lê thân tàn trôi nổi trên đại dương..Khi ghe chúng tôi đi ngang qua các ghe tàu đánh cá của Mã Lai, chúng tôi thấy họ kêu và ra dấu cho chúng tôi, lúc đầu chúng tôi không hiểu ý nhưng sau đó chúng tôi biết ý họ chỉ cho chúng tôi phải đục ghe cho chìm xuống biển rồi lội vào bờ..
Trên ghe mọi người cùng bàn thảo cuối cùng đồng ý đục ghe cho chìm, mặc cho lời van xin của số người không biết lội vì cách xa bờ khoảng 400 – 500 thước!!..
Khi ghe bị đục chìm lần, một số người biết lội họ lội vào bờ..Còn lại hơn một phần ba không biết lội chen chúc nhau la khóc, bám víu vào chiếc ghe đang chìm chỉ còn phân nửa phần mũi ghe còn nổi trên mặt nước…
Trong lúc tận cùng tuyệt vọng …thì từ xa chiếc tàu tuần duyên của Mã Lai theo dõi qua ống dòm họ đã chờ đợi cho đến khi thấy ghe đã bị chìm nên mới vội chạy đến và cho ca-nô cứu vớt tất cả nạn nhân rồi đưa vào bờ . Chị sững sờ như có phép lạ của đấng thiêng liêng vô hình đã dang tay cứu vớt…
Chấm dứt câu chuyện, mắt chị Trung còn đẫm lệ…Chúng tôi cũng ngẹn ngào vì xúc động..Ôi..Hai chữ “TỰ DO” mà thuyền nhân chúng tôi phải trả bằng mọi giá kể cả mạng sống của mình.!
Và cũng trong câu chuyện nầy cho thấy trong tận cùng tuyệt vọng..những người biết bơi lội cùng đi chung chiếc ghe đã nhẫn tâm đục thuyền chỉ lo cho cá nhân mình mà không màng gì đến mạng sống của số người không biết bơi lội một cách tàn nhẫn phũ phàng..!
Trên bầu trời xanh, mây trắng vẫn bay,
dưới ngàn khơi vẫn dạt dào sóng gió…
Một cuộc di tản vượt biên lớn lao trong lịch sử loài người rồi đây cũng sẽ chìm vào lãng quên phũ phàng của nhân thế.
Những sự hy sinh của ông bà, cha mẹ đã liều mạng đưa con cháu mình trốn khỏi gông cùm của bọn quỹ đỏ cộng sản dã man, mong sao con cháu có được tương lai tươi sáng trên vùng đất tự do.
Rồi đây các thế hệ tương lai có nhớ và biết tại sao chúng có mặt nơi nầy hay không?
Anh chị Trung và các con Luận, Văn, Triết và cô bé Tuyền
Ảnh chụp 10 dảy trại mới xây cất, trước khi rời trại tỵ nạn Kotabharu, năm 1978.Ngày vượt biên không một ai biết trước được tương lai của các con cháu mình ra sao?
Rồi 30 năm sau nơi hải ngoại, với tình thương yêu dạy dỗ của cha mẹ.. Đến năm 2008. Các cháu học hành đỗ đạt, gia đình anh chị Trần Văn Trung đã có “4 vị Bác Sĩ” tại Hoa Kỳ, nơi vùng đất tự do nầy!!. Sự thành công của các cháu cũng là niềm hãnh diện chung cho thuyền nhân VN chúng ta…
Trở lại trại tỵ nạn..
Trong thời gian nầy lần lượt các phái đoàn Liên Hiệp Quốc của các nước Pháp, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan lần lượt vào nhận đơn xin đi định cư của người Tỵ nạn. Trong Ban điều hành đã có người được nhận đi định cư.
-Trưởng trại Hồ Văn Mãnh có người thân ở Pháp nhưng không muốn định cư ở Pháp nên anh từ chối và Phái đoàn Mỹ không nhận nên cuối cùng anh đành phải xin định cư ở Canada cùng với gia đình gồm có chị và 2 cháu.
-Trưởng ban An Sinh Nguyễn Ngọc Châu cùng gia đình đi California.
-Trưởng ban Xả Hội Trần văn Trung cùng gia đình định cư tại Texas.
Còn gia đình tôi là quân nhân được ưu tiên nhưng vì tôi không có giấy tờ để chứng minh chỉ có số quân mà thôi. Phái đoàn Hoa kỳ nhận đơn nhưng không cho định cư vì còn phải chờ kiểm tra lại lý lịch của tôi. Trong khi chờ đợi phái đoàn Hoa Kỳ trở lại trại, Phái đoàn Mỹ bắt buộc gia đình tôi phải xin đi một nước khác nếu nước đó từ chối thì khi phái đoàn trở lại sẽ thâu nhận chúng tôi. Hơi thất vọng nhưng cũng đành phải làm theo lời của phái đoàn vì chúng tôi nghĩ là mình đã thoát được gông cùm Cộng Sản được tự do rồi thì bất cứ nước nào nhận chúng tôi cũng đi…
Lần lượt phái đoàn các nước trên thế giới đến phỏng vấn và nhận hồ sơ các gia đình tỵ nạn đi định cư nơi nước của họ. Gia đình tôi cũng đã theo lời của phái đoàn Mỹ, chúng tôi đã nộp đơn xin định cư tại Úc, phái đoàn Úc lần nầy có nhân viên Cao Ủy LHQ cùng đến trại. Sau khi xem hồ sơ của gia đình tôi, vị trưởng phái đoàn Úc đưa hồ sơ cho nhân viên Cao Ủy để tham khảo rồi hỏi lý do tại sao gia đình tôi chọn đi Úc?
Tôi trả lời vì phái đoàn Mỹ muốn chúng tôi phải xin đi 1 nước khác, khi nào nước đó từ chối thì khi phái đoàn Mỹ trở lại mới cứu xét.
Vị Trưởng phái đoàn Úc lại hỏi tại sao tôi lại chọn đi Mỹ?
Tôi đáp: “vì bạn bè đồng đội của tôi đều ở Mỹ, bây giờ phái đoàn Mỹ chưa chịu nhận.. Nhưng vì chúng tôi là người tỵ nạn cộng sản đi tìm tự do, nước nào nhận chúng tôi cũng đi.. Nếu bây giờ ông đồng ý đón nhận thì gia đình chúng tôi rất vui mừng được định cư nơi nước ông”.
Trưởng phái đoàn Úc trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:
-Theo hồ sơ nầy đủ điều kiện đi Mỹ…để tôi giúp ông bằng cách ghi vào hồ sơ là phái đoàn Úc “đang xem xét hồ sơ” cho hợp lệ với phái đoàn Mỹ, để khi phái đoàn Mỹ đến gia đình ông nộp đơn xin đi Mỹ lần nữa. Nếu phái đoàn Mỹ từ chối, thì khi phái đoàn Úc chúng tôi lần sau đến có lý do sẽ nhận gia đình ông định cư nước Úc.
Rồi ông Trưởng phái đoàn Úc giải thích:
-Nếu bây giờ Phái đoàn Úc ghi “Từ chối” vào hồ sơ thì lần sau Phái đoàn Úc sẽ không được quyền nhận lại gia đình ông.
Sau khi được vị Trưởng phái đoàn Úc giải thích rỏ ràng, chúng tôi rất cảm động chân tình của ông đối với gia đình chúng tôi. Tôi ngỏ lời cám ơn ông và phái đoàn Úc.
Hôm nay phái đoàn Mỹ trở lại trại, gia đình tôi cũng nộp đơn xin đi.. Đến lượt gia đình tôi được gọi tên lên phỏng vấn, ông Trưởng phái đoàn Mỹ cầm trong tay một xấp giấy tờ lý lịch đã được kiểm tra bằng “Viễn ấn tự” gởi từ bên Mỹ, ông đọc lại lý lịch của tôi để xác nhận..
Điểm đặc biệt là một vài công tác tôi khai chưa đủ vì không nhớ rõ cũng được ông đọc lại. Sau đó ông nhận cho gia đình chúng tôi tuyên thệ với phái đoàn và chờ đợi định cư tại Hoa Kỳ.
Vào khoảng tháng 9 -78. Chúng tôi nhận được tin của Cao Ủy LHQ và cảnh sát Mã cho biết là Việt Cộng đang tranh chấp với Trung Cộng nên đã ra lệnh trục xuất người Việt gốc Hoa rời khỏi VN.v.v… Nên Cao Ủy LHQ chuẩn bị phái đoàn các nước nhận hồ sơ cho tất cả những người tỵ nạn hiện có trong trại sớm được đi định cư, để đối phó làn sóng tỵ nạn khổng lồ sắp tới.
Bắt đầu thời điểm đó thuyền nhân vượt biên qua dạng bán chánh thức đầu tiên là người Việt gốc Hoa đến trại với chiếc tàu chở 360 người, đã chết 1 người già yếu vì chịu không nổi sóng gió và một số người bịnh hoạn kiệt sức vì lạc hướng lênh đênh trên biển nhiều ngày thiếu ăn thiếu uống..
Làn sóng vượt biên cao điểm bắt đầu tràn ra khắp nơi trong vùng Đông Nam Á vì Việt Cộng “xả cảng bán chính thức” đuổi người Việt gốc Hoa ra khỏi VN để bọn chúng tha hồ vơ vét chia nhau nhà cửa của người vượt biên. Một số người Việt cũng thừa dịp nầy trà trộn bằng mọi cách để vượt biên. Họ ra đi vội vã bỏ lại gia tài của cải, và cũng có người lén giấu kim cương, vàng bạc, tiền Đô La để đem đi..nhưng lại làm mồi cho bọn hải tặc Thái Lan cướp bóc và hảm hiếp người tỵ nạn cộng sản trên suốt hải trình tìm tự do qua các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Thái Lan,Mã lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, xa hơn nữa là qua đến Úc Châu, Tân Tây Lan và luôn cả vùng Đông Bắc Á gồm có các nước Nhật, Đài Loan và Hồng kông.. vào lúc đó có câu “Cộng Sản đến đâu nếu cột đèn mà có chân nó cũng vượt biên.”
Vì muốn chặn bớt làn sóng tỵ nạn các nướcláng giềng đó đã nhẫn tâm xua đuổi mỗi khi thấy thuyền nhân lọt vào hải phận của nước họ, tàu tuần duyên lôi kéo các ghe thuyền người tỵ nạn ra hải phận quốc tế, tiếp tế cho xăng dầu, thức ăn nước uống rồi bỏ mặc cho trôi nổi giữa đại dương mênh mông..lớp thì chết vì gió dập sống dồi vì tài công không biết phương hướng, cứ chạy lòng vòng rồi hết dầu, thiếu lương thực, hết nước uống .v.v..
Tiếng khóc than, oán hận thống thiết làm chấn động lương tâm nhân loại khắp cả thế giới.. đã tạo nên lịch sử Thuyền nhân “Boat People” trên thế giới, và mấy trăm ngàn chuyến ghe thuyền vượt biên mỗi chiếc đều có một câu chuyện riêng bi ai thương tâm diễn ra không sao kể hết… (Theo thống kê có khoảng hơn phân nửa thuyền nhân đến được bến bờ, và gần phân nửa thuyền nhân đã gặp nạn vùi thây nơi lòng biển cả…)
Trại tỵ nạn Kota Bharu con số người tỵ nạn càng lúc càng cao.. Và bắt đầu cảnh sát Mã Lai áp dụng biện pháp kiểm soát chặc chẽ hơn đối với người tỵ nạn đến sau.
Gia đình tôi từ giã trại tỵ nạn Kota Bharu ..
Đến tháng 10-78, gia đình chúng tôi cùng với một số người được cấp giấy tờ đi định cư và được đưa về chổ tạm cư là một nhà thờ công giáo gần Thủ Đô Kuala Lumpur để chờ làm thủ tục khám sức khỏe…Sau đó gia đình tôi cùng lên phi cơ đi định cư tại Mỹ…Bỏ lại những kỷ niệm vui buồn trong mấy tháng tạm cư nơi trại tỵ nạn..những ngậm ngùi lưu luyến của người mang kiếp lưu vong “Đất nước mình mà không mình không thể sống vì họa cộng sản” may nhờ đất nước Mã Lai giúp đở bước chân đầu cho người tìm Tự Do..Chúng tôi người Việt vượt biên dù cho đi đến góc biển chân trời khắp nơi trên quả địa cầu, sẽ không bao giờ quên ơn những dân Mã Lai hiền lành nơi đây.!
Khi gia đình chúng tôi xuống phi trường Tiểu Bang Maryland vào đêm 15-11-1978, được vài gia đình người Mỹ và 2 vị Mục Sư Tin Lành (Lutheran)đón tiếp gia đình chúng tôi..
Mục sư Paul Milheim, Mục sư Don Gruenburg và gia đình tôi.
Gia đình tôi được 2 nhà thờ Lutheran nhỏ bảo trợ ở vùng Cookeville Townson, thuộc thành phố Baltimor Tiểu Bang Maryland. Vì là nhà thờ nhỏ, tín đồ ít nên 2 nhà thờ cùng hợp lại để đủ sức giúp đỡ cho gia đình chúng tôi.
Chúng tôi đến nơi đây đúng vào mùa Đông bỡ ngỡ đầy tuyết phủ, nhưng với sự niềm nở của những người địa phương đã tận tình giúp đỡ cũng đã giúp chúng tôi được ấm lòng nơi xứ lạ, chúng tôi được tín hữu của 2 nhà thờ giúp sắp xếp thuê mướn Apartment sẵn gần khu chợ có siêu thị có thể đi bộ để mua thức ăn, và lo cho đi học Anh văn.v.v.
May mắn được một người bạn thân ở Texas đi tu nghiệp tại Washington DC, hay tin gia đình tôi đã đến Mỹ nên đã thông báo cho các bạn cùng đơn vị Phủ Tổng Thống đang ở tiểu bang Texas hay, và sau đó qua vài lần liên lạc tôi quyết định đem gia đình về thành phố Houston để tìm việc làm vì lúc đó ngành dầu hỏa đang lên.
Tôi đem ý định đó nói cho 2 vị Mục Sư bảo trợ hay..2 ông tỏ vẻ không vui, và giải thích cho chúng tôi biết vì theo chương trình bảo trợ họ có trách nhiệm lo giúp đỡ cho gia đình tôi trong vòng 2 năm để có đủ khả năng tự lập trong cuộc sống..v.v. Vợ chồng ngỏ lời cám ơn và cũng nói cho 2 ông biết ý định của chúng tôi vì đây là cơ hội chúng tôi có thể tìm việc làm và muốn sớm tự lập để lo cho con tôi được học hành đến nơi đến chốn..
Di chuyển xuống thành phố Houston, Texas .
Gia đình tôi ở được 3 tháng rồi ngỏ lời cám ơn và từ giã với 2 nhà thờ và các ân nhân bảo trợ để xuống thành phố Houston. Hai ông Mục sư cũng ngỏ lời chúc cho gia đình chúng tôi đi đường bình an và được an cư lạc nghiệp nơi vùng đất mới…
Với bước đầu chập chững khó khăn nơi đất lạ quê người, nhờ các anh chị giúp đỡ chúng tôi vừa đi xin việc làm vừa lo thi bằng lái xe, người thì lo đứng tên bảo lãnh cho tôi mướn Apt, người thì giúp tìm mua chiếc xe cũ để đi làm. Cũng may mắn chỉ trong vòng ½ tháng mà tôi đã có việc làm, có bằng lái xe và có luôn chiếc xe cũ để đi làm, vợ tôi xin được vào College học 2 năm theo chương trình CETA, và con trai tôi thì gởi vào Daycare vào lớp tiền mẫu giáo. Gia đình chúng tôi bắt đầu cho cuộc sống mới..
Với cảm tình huynh đệ chi binh trong đơn vị đó của các bạn, gia đình tôi thật cảm động và luôn ghi nhớ tình nghĩa bằng hữu nầy..
Kể từ sau ngày 30-4-75. Qua 36 năm (trừ đi 3 năm tù đày và sống trong gông cùm cộng sản,) gia đình chúng tôi đã sống một cuộc đời tự do trên đất Hoa kỳ, chúng tôi đã có thêm một con gái vào năm 1987. Đến nay 2 con chúng tôi cũng đã ra trường Đại Học và có việc làm tốt. Xin ngõ lời tri ơn đến người dân và đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang những người tỵ nạn khốn khổ thoát khỏi họa cộng sản..và giúp đỡ trong tinh thần nhân đạo cao quí..
Để rồi ngày hôm nay thế hệ thứ hai và kế tiếp của chúng ta mới có cơ hội vươn lên..!
NN.Lê Đình An – 2011
ĐÈN CÙ II
Đèn Cù tập 2: Bí ẩn cung đình đỏ và thân phận con người
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-11-25
2014-11-25
Tác phẩm Đèn cù phần 2 của nhà văn Trần Đĩnh sẽ ra mắt bạn đọc trong
thời gian tới đây. Những dòng tự sự về thân phận con người trong chế độ
cộng sản cũng như những bí ẩn chính trị bị che dấu tiếp tục được phơi
bày. Sau đây là góc nhìn của một trong những độc giả đầu tiên của Đèn cù
phần hai.
Hồng cung bí sử
“Ông Lê Trọng Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông
thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông làm thuyết khách gặp gỡ
Trần Trọng Kim, thuyết phục chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia
đàm phán với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia sẻ về công việc
của mình, ông nói: "Tôi theo dõi tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối
phương như Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng Việt
Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa ra chủ trương, quyết
sách". Giai đoạn Cách mạng Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt
Minh liên hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt Nam là chỉ
huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang co cụm ở Thái Nguyên để mở
đường Nam tiến.”
Đó là đoạn trích từ bài báo ngày 11/10/2014 trên báo mạng Vnexpress
tại Việt nam. Bài báo này ghi nhận cảm nghĩ của ông Lê Trọng Nghĩa về
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng ghi vắn tắt tiểu sử của ông
Nghĩa, một người từng đứng đầu ngành tình báo Việt nam và giữ vai trò
quan trọng nhất trong cuộc cướp chính quyền tháng Tám năm 1945.
Điều mà báo này không nhắc đến là chuyện ông Nghĩa bị bắt, không án trong cái gọi là vụ án xét lại chống Đảng.
Sự thành công của cách mạng tháng tám không phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến cuối của đảng cộng sản Việt nam mà là một khoảng trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.
Điều này lại được tác giả Trần Đĩnh ghi nhận rất chi tiết trong phần hai cuốn tự truyện Đèn Cù. “Nhưng
thân phận cựu Đại tá tình báo Lê Trọng Nghĩa không quan trọng bằng tiết
lộ của ông về cuộc cách mạng tháng tám mà Trần Đĩnh ghi lại”. Theo
tiết lộ này thì trong tháng tám 1945 những người đứng đầu Việt minh, mà
nòng cốt là đảng cộng sản đã ra quân lệnh số 1 tấn công quân đội Nhật
bản đang chiếm đóng Đông dương lúc ấy. Trong khi đó thì bộ phận Việt
minh ở Hà nội do ông Lê Trọng Nghĩa đứng đầu thương lượng thành công với
quân đội Nhật để lên nắm chính quyền. Ông Hồ Chí Minh và các cố vấn của
ông đều không biết việc này. Và khi những đội quân Việt minh đầu tiên
tiến về Hà nội từ Việt bắc vẫn phải xin phép quân đội Nhật.
“Điều này có nghĩa là sự thành công của cách mạng tháng tám không
phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến cuối của đảng cộng sản Việt nam mà
là một khoảng trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.”
Những tiết lộ lịch sử ấy ắt hẳn là điều mà nhiều người quan tâm đến
lịch sử và chính trị Việt nam mong đợi từ quyển sách Đèn Cù tập 2 sắp
xuất bản, cũng như họ đã mong đợi từ phần một quyển tự truyện này.
Một điều có lẽ cũng sẽ gây ngạc nhiên cho người đọc khi Đèn cù 2 tiết
lộ rằng Lê Duẫn đã từng tiếp xúc với tình báo Mỹ, mặc dù sau đó tại đại
hội trung ương đảng lần thứ 9 ông là người đứng đầu phái thân Mao chủ
trương dùng bạo lực để tiến đánh miền Nam.
Cũng liên quan đến ông Lê Duẫn, những điều Trần Đĩnh ghi chép lại cho
biết rằng sự “bất kính” của ông Duẫn đối với ông Hồ đã bắt đầu từ khi
ông được huấn luyện bởi các bậc đàn anh như Trần Phú, Hà Huy Tập, những
người được Quốc tế cộng sản công nhận chứ không phải là ông Hồ, một kẻ
bị thất sủng, dù ông cũng là người được Đệ tam quốc tế đào tạo từ rất
lâu.
Người ta cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Trần Đĩnh nghi ngờ nhân vật
Trần Xuân Bách khi ông này đề ra những ý tưởng cải cách chính trị cởi
mở hơn cho Việt nam.
Và những câu chuyện thâm cung bí sử về những nhân vật chính trị một
thời của đảng cộng sản Việt nam tiếp tục được ghi lại qua ngòi bút dí
dỏm của Trần Đĩnh, người chỉ khiêm tốn đặt tên cho quyển sách đầy ắp tư
liệu lịch sử của ông là “Truyện tôi”.
Những chi tiết lịch sử ấy Trần Đĩnh gọi là “Hồng cung bí sử”.
Thân phận con người
Những sự kiện lịch sử dù bị che dấu, cũng sẽ dần dần lộ ra trong thời đại thông tin toàn cầu này, “điều mà Trần Đĩnh đem đến nhiều nhất cho người đọc chính là sự mô tả thân phận con người trong và dưới chế độ cộng sản.”
Những nhân vật trong guồng máy như các ông Lê Liêm, Bùi Công Trừng,
Đặng Kim Giang, Ung Văn Khiêm,… những người có công gầy dựng nên đảng
cộng sản bị đối xử một cách tàn khốc khi sa cơ thất thế, bị chính các
đồng chí ngày hôm qua của họ giáng xuống những bản án nặng nề. Trần Đĩnh
viết:
Đất nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.
-Trần Đĩnh
“Đất nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.”
Ông viết thêm là ở nước Việt nam, nhờ có đảng mà cái gì cũng là hai
mặt, hai mang. Và những tư tưởng giai cấp mà đảng cộng sản đem vào Việt
nam đã để lại những sự đảo điên vô cùng nghiêm trọng cho xã hội Việt
nam:
“Nó gây sốc đảo điên dân tộc, nó đem vào lập trường đấu tranh giai
cấp, đi vào trong mọi quan hệ xã hội, họ hàng gia đình, bạn bè để đấu
tố nhau, xin mạng nhau.”
Tuy nhiên cuộc đấu đá quyền lực của những người lãnh đạo cộng sản không làm họ xao nhãng việc cai trị. Trần Đĩnh viết tiếp:
“Tôi lạ là các bộ óc đầy hằn học, nghi ngờ nhau như vậy vẫn nhất trí được với nhau trong việc trị dân.”
Sự phản kháng của dân chúng trước sự toàn trị ngặt nghèo của đảng
được Trần Đĩnh mô tả lại qua những buổi trò chuyện dài giữa ông và anh
thanh niên vá xe đạp. Qua đó người đọc thấy sự phản ứng rất đặc biệt của
người dân dưới chế độ cộng sản: Không có những cuộc biểu tình, những
cuộc nổi dậy mà có sự châm biếm các giới lãnh đạo, sự biến thái của ngôn
ngữ để chuyển tải những câu chuyện khôi hài đen.
Đọc Đèn cù tập 2 người ta cũng thấy một mối quan hệ đặc biệt giữa
những người bất đồng chính kiến, những người bị chế độ lên án với những
nhân viên an ninh theo dõi họ. Họ tồn tại song song nhau, khai thác
nhau. Bộ máy an ninh dày đặt đã gieo rắc sự sợ hãi vào trong lòng dân
chúng, và cả những người có cương vị trong xã hội. Trong xã hội ấy một
khi người ta ngại tiếp xúc với các cơ cấu của bộ máy quyền lực chính là
lúc người ta bắt đầu có biểu hiện của sự khủng hoảng tâm thần do bị đàn
áp về tinh thần. Đó là nhận xét của Trần Đĩnh về những thân phận con
người xung quanh mình và ông thường xuyên tự nhắc mình rằng trong cái sợ
đó “phải ứng phó làm sao cho đúng cốt cách một con Người”.
Dù biết rằng bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng câu chuyện
về những nhân vật cộng sản Việt nam mà Trần Đĩnh ghi lại, không khỏi
gợi cho độc giả nhớ đến cuốn tiểu thuyết chính trị của nhà văn Pháp
Andre Malraux mang tựa đề “Thân phận con người”, mô tả cuộc nổi
dậy của lực lượng cộng sản tại Thượng hải, Trung quốc vào những năm
1930. Người ta thấy nhiều âm mưu, nhiều sự bội phản, nhiều sự cơ hội, và
trên hết là sự ảo tưởng mà Trần Đĩnh gọi là sự Mộng tưởng. Sự mộng
tưởng vào chủ nghĩa cộng sản ám ảnh tác giả lớn đến mức mà ông lập lại
đến hai lần trong phần hai của tác phẩm Đèn cù:
“Mộng tưởng không trọng lượng nhưng đè sập biết bao đời người.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-rolling-lantern-volume-2-kh-11252014115127.html
Đèn Cù cuốn I của Trần Đĩnh xuất hiện giữa mùa Thu năm nay đã được chiếu cố và hoan nghênh từ nước ngoài về lại trong nước. Cuốn sách, với lối văn nói, trình bày nội dung phóng khoáng, rất người và rất thực, đã thu hút người đọc với vô số chuyện xảy ra mà tác giả là vai chính hay ít ra là nhân chứng. Chuyện “cung đình” cộng sản, điều mà ai trong chúng ta, tò mò hay không tò mò, cũng đều muốn biết.
“Truyện tôi” của Trần Đĩnh kể lại với cái tôi của người viết, đương nhiên, và chỉ một người viết này mới có cái tôi như thế… “Một lối kể tếu táo của người chứng kiến, không cần đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi… ” như nhận xét của nhà văn Vũ Thư Hiên.
Trần Đĩnh cho biết từ ngày Đèn Cù I xuất hiện, cuộc sống (của ông) quả có gặp “khó khăn.” Các mối giao dịch xưa nay trở nên “lạ lùng, kỳ quái,” theo lời của tác giả. Cũng còn là may vì đừng quên rằng tác giả vẫn còn sống dưới chế độ “kỳ quái” được mô tả rành rọt trong cuốn sách. Vì may mắn nào mà Đèn Cù II vẫn còn được tiếp tục xuất hiện và hy vọng tới tay bạn đọc?
Không, không có gì thay đổi cả. Vẫn giọng văn ấy, vẫn “lối kể tếu táo” ấy, và với những muộn phiền ấy trong cuộc sống của chế độ mà tác giả cố gắng luồn lách qua ngày… Những điều trông thấy mà đau đớn lòng… Trải dài trên mấy trăm trang giấy, đọc mệt luôn!
Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ… xin trưng dẫn vài chuyện:
Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng. Chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương.
“Chuyện của Xương nói chung rất khác người. Rất bông phèng:”
“Có lần anh hỏi tôi năm 1946, lúc còn là thiếu niên tiền phong… có ra ga Hàng Cỏ đón ông Bác đi tàu thủy ở Pháp về Hải Phòng rồi lên Hà Nội bằng xe lửa. À, có đón hả?
“Xương cười nói tiếp: Thế thì cậu hoan hô với vẫy hão rồi. Hôm ấy ở xe lửa xuống, cụ lên dự cuộc đón tiếp công khai xong là có người dắt đi, bịt râu, đi tắt trong sân ga đến chỗ thằng Qua, thằng này sau là cục trưởng cục trại giam, chờ sẵn lái đưa cụ đi.
“Sợ phản động nó xơi mà. Còn Bác trên xe chính thức giễu phố là một cậu lâu ngày tớ quên tên nó mất rồi, thằng này giống ông cụ kinh khủng, nó đeo râu giả làm ông cụ, nhòm ra vẫy đồng bào. Phản động phơ thì thằng này hứng…
“Đến cải cách ruộng đất, tay hình nhân này bị đấu tố là địa chủ phản động gian ác, suýt ngỏm. Nó khóc: Tôi từng đóng thay Bác Hồ để phản động có bắn thì tôi chết thay bác, thế nhưng phản động không bắn mà nay Ðảng lại bắn tôi, ôi bác Hồ ơi, hu hu… ”
Chuyện thứ hai liên quan đến cuộc sống của công nông trong cái “thiên đường cộng sản” đó. Ly kỳ lắm vì rằng lương của họ chỉ đủ sống 10 ngày… mà vẫn sống. Lương chỉ đủ sống 10 ngảy, người nói câu đó không phải là “một tên phản động, tàn dư Mỹ ngụy… ” mà là Trường Chinh, Tổng bí thư đảng.
Trần Đĩnh viết:
“Tái xuất giang hồ, Trường Chinh có một câu quá hay: Lương của công nhân viên chức chỉ đủ để sống trong mười ngày.
“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày. Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế?
“Hôm sau [Trường Chinh] bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày.
“Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói Phải cứu giai cấp công nhân!
“Hay thật! Ở một nước do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đảng phải cứu giai cấp công nhân ra khỏi đồng lương bóc lột? Tôi thấy ở đó một khẩu lệnh hành động. Trường Chinh rất giỏi đề khẩu lệnh. Nhưng ông không nói cứu công nhân khỏi tay ai? Và thằng khốn nào nó bóc lột công nhân?
“Song dân biết rất rõ cái cơ chế gà què mổ lẫn nhau nó cho phép bộ máy với lương sống mười ngày vẫn cù cưa được cả tháng, tất nhiên ở mức khốn nạn… ”
Thế là xong, hết thắc mắc. Nói chung cho cả nước.
Gia đình Trần Đĩnh còn gặp khó khăn hơn với nạn đánh Hoa Kiều sau khi đương sự bị đuổi. Tại sao? Bà Trần Đĩnh là người Hoa.
“Tôi bị đuổi việc so với cái họa của Hồng Linh vợ tôi, còn sướng hơn nhiều. Một sáng, phó phòng tổ chức Nhà hát giao hưởng – hợp xướng – Nhạc vũ kịch Việt Nam gọi Linh đến bảo:
“Chị phải đi khỏi Việt Nam. Và đi một mình, vì Trần Đĩnh không được phép đi đâu cả, còn con gái chị là người Việt Nam nên phải ở lại. Chị không đi, mai kia phòng tuyến Bắc Giang vỡ là sẽ tập trung các người Hoa như chị vào một khu vực xa lắm, khổ ra.”
Tại sao Trần Đĩnh tiếc nuối chế độ? Bị cho nghỉ việc, không lương, vợ bị trục xuất. “Trong biên bản khai cung năm 1968, tôi (tác giả) viết:
“Chân lý Mác Lê nay như một vòm pha lê vở vụn, mỗi anh nhận một mãnh và bảo đó là chân lý chung.
“Tôi nhìn đảng như một quái vật hai đầu. Một đầu của cô gái xinh đẹp là cuộc tổng khởi nghĩa và một đầu nghiệt ngã dữ dằn là đảng hiện nay. Có khi muốn đẩy cái đầu dữ đi thì đầu cô gái mà tôi mê lại khuyên ráng chịu.”
Một chế độ công an trị đang vây bủa. Một lưới trời (thiên võng) đang chụp trên đầu cả nước, chỉ có internet, họa hoằn lắm, mới qua lọt.
Vẫn từng đó người trong từng đó chức vụ, của đảng, của chính phủ, của quốc hội, của đoàn… nối tiếp nhau… Voi giấy ối a, ngựa giấy, ơi tít mù nó chạy vòng quanh…
Nhà xuất bản Người Việt (Nguồn Fb Trần Triết)
Khác hơn kỳ trước, kỳ này Đèn Cù II dường như cho tới nay chưa thấy được dư luận đón nhận ồn ào. Phải chăng độc giả đã biết Trần Đĩnh sẽ “nói gì” nên sự hâm hở của lần trước đã giảm đi? Hay sẽ từ từ rồi đọc, gấp gáp gì?
Cỏ May nhận được sách hơn tuần sau do nhà báo Đinh Quang Anh Thái có nhả ý gởi biếu. Cỏ May quen biết Anh Đinh Quang Anh Thái nhơn dịp anh ấy qua Paris chơi. Sau đó, gặp lại nhau ở Cơ sở truyền thông Ký Con ở Cali, rồi Đài Á châu Tự do, Đài Litle Sài gòn. Nhưng từ lúc anh làm việc ở báo Người Việt thì Cỏ May chưa có dịp gặp lại. Nhắc lại chút chuyện xưa để ghi lại sự cảm ơn đối với Anh Thái.
Nhận được sách, Cỏ May vội đọc lướt qua để thấy quyển II có gì khác hơn, đáng chú ý hơn quyền I hay không? Rồi sau đó sẽ có thì giờ đọc lại kỷ hơn.
Quả thật, ở quyển II, Trần Đĩnh có tiết lộ nhiều chuyện một cách mạnh dạn hơn, mang tính tố cáo chế độ mà ông từng hiến thân phục vụ từ năm 19 tuổi và những chuyện này đóng góp thêm rỏ ràng hơn để phơi bày bản chất “dỏm” và “đễu” của chế độ công sản hiện này còn tồn tại và cai trị đất nước Việt nam.
Thế Lữ
Ít ai biết nhà văn Thế Lữ là người kết nạp đảng cho Cựu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Nhưng từ trước 1945, Thế Lữ đã ly khai khỏi đảng cộng sản và gia nhập Vìệt nam Quốc Dân Đảng!
Lúc bấy giờ, Thế Lữ đã là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà soạn kịch, nhà đạo diễn, một trong số 29 Hội viên đầu tiên và cuối cùng của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tiền thân đảng cộng sản, nên ảnh hưởng của ông rất lớn. Thế Lữ kết nạp Nguyễn văn Linh mà không biết ông đã gieo một thứ mầm cực độc trên đất nước của ông. Đó là mầm cộng sản. Và cái mầm đó bám vào mảnh đất màu mở thực dân nên chỉ ít lâu sau đã hóa thành một thứ cây đại thọ chẳng cho được bóng mát mà còn tai hại cho đất nước …Trong lúc đó, Trần Huy Liệu lại từ bỏ Việt nam Quốc dân Đảng để đổi qua theo đảng cộng sản. Sự đóng góp cho văn học của Thế Lữ quan trọng hơn sự nghiệp sử học của Trần Huy Liệu nhưng Trần Huy Liệu được cộng sản trọng vọng. Vì sử gia đã có công ngụy tạo chuyện cây đuốc sống Lê văn Tám phá hủy kho xăng của Tây ở Thị Nghè!
Lúc Tổng Khởi nghĩa, đoàn kịch Anh Vũ của Thế Lữ đang diển ở Huế thì Việt Minh lùng bắt ông để thủ tiêu vì tội đi theo Việt Quốc Duy Dét, tức Quốc Dân Đảng. Theo Hoàng Yến phụ trách công an Huế thì Việt Minh, dưới sự huy động hết mình của Tố Hữu và Nguyễn Chí Thanh, xứ ủy Trung kỳ, đã lùng bắt hung bạo trí thức, nhơn sĩ suốt dải đất xứ Trung kỳ. Phạm Quỳnh, Khái Hưng bị giết trong chiến dịch này. Nhất Linh may mà chạy thoát.Và rất có thể Tạ Thu Thâu bị sát hại ở Quảng Ngãi cũng do chiến dịch khủng bố của hai tên Tố Hữu và Nguyễn Chí Thanh. Năm 1946, nhơn Hồ Chí Minh qua Pháp thương thảo với chánh phủ Pháp về tình hình Việt nam, Ông Daniel Guérin, ký giả người Pháp, bạn thân của Tạ Thu Thâu, gặp Hồ Chí Minh và hỏi tại sao giết người tranh đấu ái quốc Tạ Thu Thâu. Hồ chí Minh, với vẻ mặt “xúc động”, trả lời “Tạ Thu Thâu là người yêu nước thật, chúng tôi rất buồn về cái chết của ông...Nhưng, với nét mặt đanh lại, Hồ chí Minh xác định chủ trương, nhưng ai không đi theo đúng con đường do tôi đưa ra đều bị tiêu diệt”. Câu trả lời của Hồ Chí Minh cho thấy rỏ chiến dịch khủng bố những ái quốc không cộng sản trong kháng chiến chống thực dân Pháp không phải do sự hăng say quá trớn của cán bộ địa phương mà là phát xuất từ Hồ chí Minh.
Năm 1975 lần đầu vào thăm mẹ anh ở Sài gòn ra, Nguyễn Đình Nghi, bạn của Trần Đĩnh, kể lại một chuyện làm cho ông rất buồn. Khi gặp mẹ, bà quắc mắt hỏi ông: “Sao anh bỏ Chúa mà theo ma quỉ? Đứa nào nó xui anh?”. Nhưng ông đã nghĩ trước tới thái độ ứng xử của mẹ nên ông đã bỏ đảng khi sắp đi gặp mẹ. Tránh phải phân giải với mẹ (trg 429_436).
Võ Nguyên Giáp chạy theo Mao chuẩn bị chiến tranh với VNCH từ tháng 3/1955.-
Gần đây cố vấn quân sự Trung quốc tung ra hồi ký nói rỏ hồi tháng 3/1955, La Quý Ba, Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp đã vào tận Bến Hải nghiên cứu bờ biển để sớm đề phương án tác chiến tương lai. Tháng 9, Võ Nguyên Giáp lại sang họp với Bành Đức Hoài và tướng lãnh Trung quốc bàn thêm …
Một người bạn của Trần Đĩnh, sĩ quan Thiết giáp, năm 1983, vừa ra tù tận Lao Kai về nói chuyện về sự xâm lăng của Trung quốc với sự im lặng đồng tình của Hà nội, một cách mỉa may thắm thía vô cùng. Nhờ học tập chánh trị kỷ, ông hiểu câu nói chỉ đạo của Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”, đó là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Hoa vào”. Cũng như trước đây “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang” (504-505)!
Vụ tấn công bằng ngư lôi tàu Maddox của Huê kỳ ở vịnh Bắc việt
Theo Vũ Lăng kể thì tàu Maddox của Mỹ bị đánh vì theo dõi đường mòn trên biển của Hà nội. Vụ này, Vũ Lăng đã biết qua thông tin chánh thức nhưng khi nằm với Trần Quý Hai ở Khe Sanh thì mới hiểu đầy đủ. Trần Quí Hai lúc đó trực Quân ủy suốt cả hai đêm xảy ra trận chiến. Đêm đầu kỷ niệm thành lập Hải quân, Hà nội cho ba tàu phóng lôi từ Ngọc Vừng ra tấn công thình lình vào tàu Maddox. Có một ngư lôi phóng đi làm sạt boong tàu rồi hải quân trên tàu mới biết. Quốc Hội Mỹ xem lại màn hình không thấy gì, mới chửi Johnson bịa chuyện. Dân Mỹ và Âu châu chết vì đầu óc lệ thuộc bằng chứng màn hình. Đêm thứ hai, ta cho hai tàu ra nữa, nhưng Mỹ đã đề phòng nên phản ứng ngay. Trần Quý Hai trực ban xin chỉ thị và được lệnh đánh. Hai tàu của Hà nội đều bị tàu Mỹ tiêu diệt cả. Mỹ vớt được một số lính thủy của Hà nội. Rồi Mỹ tiến đánh tan ba căn cứ hải quân cộng sản ở Cát Bà, ở Lạch Trường Sông Gianh và dưới Vinh, Bến Thủy.
Được tiếng dũng cảm, anh hùng, đánh trước tàu chiến Mỹ, nhưng lại đem nướng sạch hải quân. Trung quốc bèn trang bị lại cho hoàn toàn” (trg 563).
Ba đại chiến công của Giải phóng quân Trung quốc
Trung quốc cũng kỷ niệm hoành tráng “Chiến thắng Điện Biên Phủ” làm cho không ít bộ đội Cụ Hồ ngạc nhiên. Họ chưa từng biết Trung quốc đã tung ra một cuốn sách kể trong 6 đại chiến công của Giải Phóng quân Nhân dân thì có 3 là ở Việt nam: giải phóng Đường số 4 mở thông biên giới Hoa-Việt, chiến dịch Điện Biên Phủ, và “cho một bài học” ở sáu tỉnh biên giới Bắc Việt nam.
Nhận định của Đặng Tiểu Bình về Việt nam bội bạc có vẻ vẫn còn in đậm trong tâm thức của giới lãnh đạo Trung quốc. Bà Hồ Mộ La, con gái của Hồ Học Lãm, làm ca sĩ, giảng viên nhạc, kể chuyện lại lúc bà về Vân Nam tìm mộ cha, gặp đám bạn học xưa, họ đều kêu rêu Việt nam bạc bẻo. Những người bạn này nói với Bà Hồ Mộ La “Chó nó không bao giờ cắn lại chủ”. Rất đúng. Đảng cộng sản Hà nội đang làm con chó không bao giờ cắn lại chủ!
Việt nam học cách mạng Trung quốc mà quay lại đánh Thầy của mình như thế. Họ cũng nhắc lại câu Chu Ân Lai từng nói “Ai tốt với Trung quốc một thì Trung quốc tốt lại mười. Ai xấu với Trung quốc một thì Trung quốc xấu trả lại một trăm” (trg 355). Nhân dân Việt nam đang chứng nghiệm ý nghĩa của câu nói này!
Như vậy rỏ ràng là Mỹ thua Mao ở Sàigòn, ở Nam Vang và ở Vạn Tượng mùa xuân 1975, chớ Mỹ không hề thua Lê Duẩn, Pol Pot và Kaysỏn Phạm Văn Hảng!
Cũng như trước kia, Pháp thua Mao, Vi Quốc Thanh và Trần Canh ở Điện Biên Phủ tháng 5/1954 chớ không phải Pháp thua Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp!
Đi làm cách mạng cộng sản
Năm 1964, Ngô Y Linh và Nguyễn Vũ chia tay nhau với Trần Đĩnh trước nhà Phú Gia để đi B. Mười năm sau, Y Linh và vợ con trở về lại Hà nội. Người mắc bịnh trông vô cùng thảm hại. Bụng cổ chướng to tướng, cổ teo nhỏ bằng cổ gà, người gầy nhẳng, da dẻ nhăng nheo...
Đứng giửa sân bệnh viện vắng tanh, Y Linh nắm tay Trần Đĩnh và giử lại: “Mầy nhớ hồi nào tao nói gì trước Phú Gia với mày chứ? Bây giờ ở đây chỉ có Trời Đất và tao với mày, tao nói cái này: mày đúng, đảng sai, theo Mao là bậy”.
Cũng bữa đó, Y Linh cho biết rỏ vợ anh không bị tù Phú Lợi và nhà tù không hề bị bỏ thuốc độc như dạo nào tuyên truyền của đảng tố rùm beng. Và Y Linh cũng không từng đến Trường múa Bắc Kinh lên khóc, tố các tội ác Diệm do ta hư cấu nên. Cũng như tuyên truyền xa lộ Sài Gòn mới xây lúc đó là vừa làm xa lộ, vừa làm sân bay cho máy bay quân sự Mỹ. Nhắc lại câu chuyện của vợ khi đi B, Y Linh thừa nhận bà ấy bị một cú kinh hoàng thật. Được điều ra R (Trung Ương Cục miền Nam), để đi khỏi nhà không lộ tung tích, bà ấy gom vàng bạc, kim cương vào một chiếc khăn “mù soa” rồi gửi một cô bạn cùng đi Rờ. Đến chỗ hẹn, cô bạn mất tăm”.
Thế mới biết “nghèo mới làm cách mạng chớ nay đều giàu cả rồi thì còn đi làm cách mạng gì nữa?” (trg 41-42).
Khi đọc Trần Đĩnh tới đây, người đọc nhớ lại đoạn đối thoại trong “Xe xuống, Xe lên” (Nguyễn Bình Phương, Diển Đàn Thế kỷ, Cali, Huê kỳ, 2011) giửa trùm thổ phỉ Chu Chồ -Sền nói với Tướng cộng sản Hà nội Chu văn Tấn “Chúng mày vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng cộng sản. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn cướp. Thế là giống nhau. Tướng Chu văn Tấn bảo khác nhau. Nhưng khác nhau thế nào thì lúc ấy Chu văn Tấn vá các đồng chí của ông không giải thích được”.
Nhưng ngày nay, cách mạng giải phóng Việt nam đã thành công. Đảng cộng sản Hà nội đã nắm trọn quyền một mình cai trị cả nước. Người dân học được bài học cách mạng:
“Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng,
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.”
(Thơ Nguyễn Duy, trg 354)
Nguyễn thị Cỏ May
Giới thiệu Đèn Cù 2
Đèn Cù cuốn I của Trần Đĩnh xuất hiện giữa mùa Thu năm nay đã được chiếu cố và hoan nghênh từ nước ngoài về lại trong nước. Cuốn sách, với lối văn nói, trình bày nội dung phóng khoáng, rất người và rất thực, đã thu hút người đọc với vô số chuyện xảy ra mà tác giả là vai chính hay ít ra là nhân chứng. Chuyện “cung đình” cộng sản, điều mà ai trong chúng ta, tò mò hay không tò mò, cũng đều muốn biết.
“Truyện tôi” của Trần Đĩnh kể lại với cái tôi của người viết, đương nhiên, và chỉ một người viết này mới có cái tôi như thế… “Một lối kể tếu táo của người chứng kiến, không cần đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi… ” như nhận xét của nhà văn Vũ Thư Hiên.
Trần Đĩnh cho biết từ ngày Đèn Cù I xuất hiện, cuộc sống (của ông) quả có gặp “khó khăn.” Các mối giao dịch xưa nay trở nên “lạ lùng, kỳ quái,” theo lời của tác giả. Cũng còn là may vì đừng quên rằng tác giả vẫn còn sống dưới chế độ “kỳ quái” được mô tả rành rọt trong cuốn sách. Vì may mắn nào mà Đèn Cù II vẫn còn được tiếp tục xuất hiện và hy vọng tới tay bạn đọc?
Không, không có gì thay đổi cả. Vẫn giọng văn ấy, vẫn “lối kể tếu táo” ấy, và với những muộn phiền ấy trong cuộc sống của chế độ mà tác giả cố gắng luồn lách qua ngày… Những điều trông thấy mà đau đớn lòng… Trải dài trên mấy trăm trang giấy, đọc mệt luôn!
Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ… xin trưng dẫn vài chuyện:
Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng. Chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương.
“Chuyện của Xương nói chung rất khác người. Rất bông phèng:”
“Có lần anh hỏi tôi năm 1946, lúc còn là thiếu niên tiền phong… có ra ga Hàng Cỏ đón ông Bác đi tàu thủy ở Pháp về Hải Phòng rồi lên Hà Nội bằng xe lửa. À, có đón hả?
“Xương cười nói tiếp: Thế thì cậu hoan hô với vẫy hão rồi. Hôm ấy ở xe lửa xuống, cụ lên dự cuộc đón tiếp công khai xong là có người dắt đi, bịt râu, đi tắt trong sân ga đến chỗ thằng Qua, thằng này sau là cục trưởng cục trại giam, chờ sẵn lái đưa cụ đi.
“Sợ phản động nó xơi mà. Còn Bác trên xe chính thức giễu phố là một cậu lâu ngày tớ quên tên nó mất rồi, thằng này giống ông cụ kinh khủng, nó đeo râu giả làm ông cụ, nhòm ra vẫy đồng bào. Phản động phơ thì thằng này hứng…
“Đến cải cách ruộng đất, tay hình nhân này bị đấu tố là địa chủ phản động gian ác, suýt ngỏm. Nó khóc: Tôi từng đóng thay Bác Hồ để phản động có bắn thì tôi chết thay bác, thế nhưng phản động không bắn mà nay Ðảng lại bắn tôi, ôi bác Hồ ơi, hu hu… ”
Chuyện thứ hai liên quan đến cuộc sống của công nông trong cái “thiên đường cộng sản” đó. Ly kỳ lắm vì rằng lương của họ chỉ đủ sống 10 ngày… mà vẫn sống. Lương chỉ đủ sống 10 ngảy, người nói câu đó không phải là “một tên phản động, tàn dư Mỹ ngụy… ” mà là Trường Chinh, Tổng bí thư đảng.
Trần Đĩnh viết:
“Tái xuất giang hồ, Trường Chinh có một câu quá hay: Lương của công nhân viên chức chỉ đủ để sống trong mười ngày.
“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày. Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế?
“Hôm sau [Trường Chinh] bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày.
“Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói Phải cứu giai cấp công nhân!
“Hay thật! Ở một nước do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đảng phải cứu giai cấp công nhân ra khỏi đồng lương bóc lột? Tôi thấy ở đó một khẩu lệnh hành động. Trường Chinh rất giỏi đề khẩu lệnh. Nhưng ông không nói cứu công nhân khỏi tay ai? Và thằng khốn nào nó bóc lột công nhân?
“Song dân biết rất rõ cái cơ chế gà què mổ lẫn nhau nó cho phép bộ máy với lương sống mười ngày vẫn cù cưa được cả tháng, tất nhiên ở mức khốn nạn… ”
Thế là xong, hết thắc mắc. Nói chung cho cả nước.
Gia đình Trần Đĩnh còn gặp khó khăn hơn với nạn đánh Hoa Kiều sau khi đương sự bị đuổi. Tại sao? Bà Trần Đĩnh là người Hoa.
“Tôi bị đuổi việc so với cái họa của Hồng Linh vợ tôi, còn sướng hơn nhiều. Một sáng, phó phòng tổ chức Nhà hát giao hưởng – hợp xướng – Nhạc vũ kịch Việt Nam gọi Linh đến bảo:
“Chị phải đi khỏi Việt Nam. Và đi một mình, vì Trần Đĩnh không được phép đi đâu cả, còn con gái chị là người Việt Nam nên phải ở lại. Chị không đi, mai kia phòng tuyến Bắc Giang vỡ là sẽ tập trung các người Hoa như chị vào một khu vực xa lắm, khổ ra.”
Tại sao Trần Đĩnh tiếc nuối chế độ? Bị cho nghỉ việc, không lương, vợ bị trục xuất. “Trong biên bản khai cung năm 1968, tôi (tác giả) viết:
“Chân lý Mác Lê nay như một vòm pha lê vở vụn, mỗi anh nhận một mãnh và bảo đó là chân lý chung.
“Tôi nhìn đảng như một quái vật hai đầu. Một đầu của cô gái xinh đẹp là cuộc tổng khởi nghĩa và một đầu nghiệt ngã dữ dằn là đảng hiện nay. Có khi muốn đẩy cái đầu dữ đi thì đầu cô gái mà tôi mê lại khuyên ráng chịu.”
Một chế độ công an trị đang vây bủa. Một lưới trời (thiên võng) đang chụp trên đầu cả nước, chỉ có internet, họa hoằn lắm, mới qua lọt.
Vẫn từng đó người trong từng đó chức vụ, của đảng, của chính phủ, của quốc hội, của đoàn… nối tiếp nhau… Voi giấy ối a, ngựa giấy, ơi tít mù nó chạy vòng quanh…
Nhà xuất bản Người Việt (Nguồn Fb Trần Triết)
Đèn Cù Tập II – vài giai thoại
Posted by adminbasam on 22/12/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
21-12-2014
Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những câu chuyện mang tính giai thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi kí chính trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai thoại đôi khi cũng nói lên vài điều về đương sự.
Dương Thu Hương
Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết … bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công an lục soát hành lí và tịch thu hộ chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ phải lo làm hộ chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện tịch thu hộ chiếu, họ chỉ sửa hộ chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến nhận hộ chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau:
“Tên họ: Dương Thu Hương
Đã bị bỏ tù vì chống chủ nghĩa xã hội.
Lí do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa”
Mấy người công an ai cũng kiếm cớ ra nhìn cho được người khai những câu chữ đó. Khi đến nhận hộ chiếu, lại gặp rắc rối theo kiểu Việt Nam, người ta yêu cầu ghi vào biên bản nói rằng Nhà nước đã vui lòng cấp hộ chiếu cho bà Dương Thu Hương, nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận thù chủ nghĩa xã hội. Bà Hương xem biên bản rồi ghi bên cạnh là: “Tôi không hận thù chủ nghĩa xã hội như trong biên bản người đại diện Nhà nước ghi bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc tài, toàn trị lên đầu nhân dân” (Trang 390). Cuối cùng Dương Thu Hương không có hộ chiếu, và bà phải fax cho đại sứ quán Đức để nói lí do.
Chuyện “Chủ tịt”
Một trong những giai thoại tôi thấy hay hay vì nó nói lên sự sùng bái cá nhân thời bao cấp. Chuyện kể rằng một lần nọ nhà in xếp chữ (thời đó còn xếp chữ in) thế nào mà chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bị xuống dòng một cách vô duyên biến thành “Chủ tịt Hồ Chí Minh”! Đụng đến dù chỉ cái tên của ông cụ là cả toà soạn nhốn nháo lên. Tất cả cán bộ nhân viên toà soạn báo, tất cả cán bộ nhân viên nhà in, binh lính, sĩ quan, v.v. phải tập hợp đứng im để cho an ninh quân đội điều tra. Dĩ nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu “người ta” là tại sao có sự nhầm lẫn chết người như thế? Cố ý hay vô tình? Gián điệp cài vào? Ai là thủ phạm? Kể từ đó, tác giả cho biết ông không bao giờ viết về cụ Hồ trên sách báo nữa (trang 501).
Chuyện bắt Lê Trọng Nghĩa
Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào “vụ án xét lại chống đảng”. Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục trưởng Cục tình báo quân đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, “Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn: Đồng chí bị bắt! Nghĩa vặn: Đồng chí mà bắt?”
Người ta hỏi cung ông Nghĩa rất nhiều, và đặc biệt xoáy vào vấn đề ai là người giao cho ông liên hệ với CIA để chuẩn bị đàm phán Việt – Mĩ? Chủ ý là khai thác để ông Nghĩa khai ra người giao nhiệm vụ là tướng Giáp. Nhưng ông Nghĩa thản nhiên nói: người giao nhiệm vụ là đồng chí Lê Duẩn!
Đồng chí X
Thời gian gần đây, người theo dõi thời sự VN đều nghe đến cách nói “Đồng chí X”. Tôi tưởng đó chỉ là cách nói mới của ông Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhưng đọc Đèn Cù mới biết cách nói này đã xuất hiện từ 1971. Năm đó, trong một nghị quyết của đảng, người ta từng bêu tướng Giáp bằng tên X (trang 591).
Tàu rất ghét tướng Giáp. Họ từng trương biểu ngữ trước cửa Thiên An Môn để nói xấu tướng Giáp ngay trước mặt đoàn của Việt Nam do Lê Thanh Nghị dẫn đầu. Năm 1978, khi tướng Giáp sang Tàu cám ơn Tàu đã chi viện cho Bắc Việt Nam đánh Mĩ, thì phía Tàu cho ông ăn cơm với chén bị mẻ!
Trong Đèn Cù Tập II, tác giả cho biết rằng Mao Trạch Đông từng nói với ông Lê Duẩn rằng “Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cách mạng Việt Nam muốn lên thì phải hạ cánh hữu xuống” (trang 592).
Nạn nhân của thể chế
Trong một chương cuối của sách, tác giả Trần Đĩnh cho rằng ông Hồ chính là “nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính trị kiểu Lenin” (trang 619). Ngay từ đầu, Stalin đã cho đàn em huấn luyện cho các lãnh tụ cộng sản tương lai của VN như Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần chân lí: Việt Nam phải chịu sự kiểm soát của Liên Xô và răm rắp tuân lệnh Stalin.
Nhưng sau này thì chính ông lại là nạn nhân của thể chế ông xây dựng nên. Sử gia nổi tiếng người Pháp là Pierre Brocheux viết rằng “trong vụ án xét lại chống đảng, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960, chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách li khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy tự biến hành một biểu tượng.” (Trang 633).
Những câu hay
Tôi đọc thấy trong Đèn Cù Tập II có nhiều câu phát ngôn đáng được trích dẫn. Đáng trích dẫn vì những câu đó tóm tắt một cách đầy đủ những vấn đề mà chúng ta quan tâm.
“Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan liêu giết chết cá thể, đè bẹp mọi đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự sống. Vâng đất nước Tiệp đang có yên bình của các bãi tha ma” (trích phát biểu của Vaclav Havel, Trang 267).
“Buồn thay cho những nhân dân mà lòng yêu nước đã bị giam cầm vì mất tự do” (trang 396).
“Càng yêu nước càng phải tôn trọng sự thật” (trang 398).
“Ngày xưa, Việt Minh luôn xoáy vào cái ‘nhục mất nước’ để kêu gọi làm cách mạng. Nay không thể xoáy vào cái nhục nghèo nàn, lạc hậu” (trang 401).
“Cộng sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách. Cần có quyền lực thì lãng phí xương máu nhân dân, khi có quyền lực rồi thì tham nhũng tiền của nhân dân” (Trang 503).
“Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Hoa vào”, “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang” (trang 505).
“Vào đảng cộng sản là theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc sống, ăn cắp lòng tin” (trích Nhà văn Pháp Claude Roy, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, trang 507).
“Có thể khẳng định một điều: chiến tranh ‘chống đế quốc Pháp, Mĩ’ của Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản – chính quyền ra từ nòng súng, vừa ‘giải phóng dân tộc’ vừa ‘đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc’, góp phần quan trọng ‘giải phóng loài người’.” (Trang 634).
===
Thế là tôi đã đọc xong và ghi chép lại vài nội dung trong cuốn Đèn Cù Tập II. Đó là những chất liệu mà tôi nhặt được trong sách. Có thể nói tôi chỉ mới thu thập dữ liệu – data, chứ chưa phân tích và bàn luận. Tôi còn đang “tiêu hoá” nội dung cuốn sách, những chất liệu và thông tin trong sách trước khi viết ra những nhận xét của tôi.
Nhưng nói chung, cảm tưởng ban đầu là đây là một cuốn sách bổ sung rất tốt cho tập “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, “Những lời trăn trối” của Trần Đức Thảo, và “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên. Những cuốn sách này cung cấp cho chúng những phác hoạ về các nhân vật quyền lực ở miền Bắc trước đây cùng những việc làm của họ, và qua đó góp phần giải thích tại sao VN vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng tràn lan như hiện nay.
Nguồn: FB Que Diêm
21-12-2014
Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những câu chuyện mang tính giai thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi kí chính trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai thoại đôi khi cũng nói lên vài điều về đương sự.
Dương Thu Hương
Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết … bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công an lục soát hành lí và tịch thu hộ chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ phải lo làm hộ chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện tịch thu hộ chiếu, họ chỉ sửa hộ chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến nhận hộ chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau:
“Tên họ: Dương Thu Hương
Đã bị bỏ tù vì chống chủ nghĩa xã hội.
Lí do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa”
Mấy người công an ai cũng kiếm cớ ra nhìn cho được người khai những câu chữ đó. Khi đến nhận hộ chiếu, lại gặp rắc rối theo kiểu Việt Nam, người ta yêu cầu ghi vào biên bản nói rằng Nhà nước đã vui lòng cấp hộ chiếu cho bà Dương Thu Hương, nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận thù chủ nghĩa xã hội. Bà Hương xem biên bản rồi ghi bên cạnh là: “Tôi không hận thù chủ nghĩa xã hội như trong biên bản người đại diện Nhà nước ghi bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc tài, toàn trị lên đầu nhân dân” (Trang 390). Cuối cùng Dương Thu Hương không có hộ chiếu, và bà phải fax cho đại sứ quán Đức để nói lí do.
Chuyện “Chủ tịt”
Một trong những giai thoại tôi thấy hay hay vì nó nói lên sự sùng bái cá nhân thời bao cấp. Chuyện kể rằng một lần nọ nhà in xếp chữ (thời đó còn xếp chữ in) thế nào mà chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bị xuống dòng một cách vô duyên biến thành “Chủ tịt Hồ Chí Minh”! Đụng đến dù chỉ cái tên của ông cụ là cả toà soạn nhốn nháo lên. Tất cả cán bộ nhân viên toà soạn báo, tất cả cán bộ nhân viên nhà in, binh lính, sĩ quan, v.v. phải tập hợp đứng im để cho an ninh quân đội điều tra. Dĩ nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu “người ta” là tại sao có sự nhầm lẫn chết người như thế? Cố ý hay vô tình? Gián điệp cài vào? Ai là thủ phạm? Kể từ đó, tác giả cho biết ông không bao giờ viết về cụ Hồ trên sách báo nữa (trang 501).
Chuyện bắt Lê Trọng Nghĩa
Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào “vụ án xét lại chống đảng”. Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục trưởng Cục tình báo quân đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, “Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn: Đồng chí bị bắt! Nghĩa vặn: Đồng chí mà bắt?”
Người ta hỏi cung ông Nghĩa rất nhiều, và đặc biệt xoáy vào vấn đề ai là người giao cho ông liên hệ với CIA để chuẩn bị đàm phán Việt – Mĩ? Chủ ý là khai thác để ông Nghĩa khai ra người giao nhiệm vụ là tướng Giáp. Nhưng ông Nghĩa thản nhiên nói: người giao nhiệm vụ là đồng chí Lê Duẩn!
Đồng chí X
Thời gian gần đây, người theo dõi thời sự VN đều nghe đến cách nói “Đồng chí X”. Tôi tưởng đó chỉ là cách nói mới của ông Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhưng đọc Đèn Cù mới biết cách nói này đã xuất hiện từ 1971. Năm đó, trong một nghị quyết của đảng, người ta từng bêu tướng Giáp bằng tên X (trang 591).
Tàu rất ghét tướng Giáp. Họ từng trương biểu ngữ trước cửa Thiên An Môn để nói xấu tướng Giáp ngay trước mặt đoàn của Việt Nam do Lê Thanh Nghị dẫn đầu. Năm 1978, khi tướng Giáp sang Tàu cám ơn Tàu đã chi viện cho Bắc Việt Nam đánh Mĩ, thì phía Tàu cho ông ăn cơm với chén bị mẻ!
Trong Đèn Cù Tập II, tác giả cho biết rằng Mao Trạch Đông từng nói với ông Lê Duẩn rằng “Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cách mạng Việt Nam muốn lên thì phải hạ cánh hữu xuống” (trang 592).
Nạn nhân của thể chế
Trong một chương cuối của sách, tác giả Trần Đĩnh cho rằng ông Hồ chính là “nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính trị kiểu Lenin” (trang 619). Ngay từ đầu, Stalin đã cho đàn em huấn luyện cho các lãnh tụ cộng sản tương lai của VN như Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần chân lí: Việt Nam phải chịu sự kiểm soát của Liên Xô và răm rắp tuân lệnh Stalin.
Nhưng sau này thì chính ông lại là nạn nhân của thể chế ông xây dựng nên. Sử gia nổi tiếng người Pháp là Pierre Brocheux viết rằng “trong vụ án xét lại chống đảng, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960, chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách li khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy tự biến hành một biểu tượng.” (Trang 633).
Những câu hay
Tôi đọc thấy trong Đèn Cù Tập II có nhiều câu phát ngôn đáng được trích dẫn. Đáng trích dẫn vì những câu đó tóm tắt một cách đầy đủ những vấn đề mà chúng ta quan tâm.
“Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan liêu giết chết cá thể, đè bẹp mọi đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự sống. Vâng đất nước Tiệp đang có yên bình của các bãi tha ma” (trích phát biểu của Vaclav Havel, Trang 267).
“Buồn thay cho những nhân dân mà lòng yêu nước đã bị giam cầm vì mất tự do” (trang 396).
“Càng yêu nước càng phải tôn trọng sự thật” (trang 398).
“Ngày xưa, Việt Minh luôn xoáy vào cái ‘nhục mất nước’ để kêu gọi làm cách mạng. Nay không thể xoáy vào cái nhục nghèo nàn, lạc hậu” (trang 401).
“Cộng sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách. Cần có quyền lực thì lãng phí xương máu nhân dân, khi có quyền lực rồi thì tham nhũng tiền của nhân dân” (Trang 503).
“Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Hoa vào”, “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang” (trang 505).
“Vào đảng cộng sản là theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc sống, ăn cắp lòng tin” (trích Nhà văn Pháp Claude Roy, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, trang 507).
“Có thể khẳng định một điều: chiến tranh ‘chống đế quốc Pháp, Mĩ’ của Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản – chính quyền ra từ nòng súng, vừa ‘giải phóng dân tộc’ vừa ‘đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc’, góp phần quan trọng ‘giải phóng loài người’.” (Trang 634).
===
Thế là tôi đã đọc xong và ghi chép lại vài nội dung trong cuốn Đèn Cù Tập II. Đó là những chất liệu mà tôi nhặt được trong sách. Có thể nói tôi chỉ mới thu thập dữ liệu – data, chứ chưa phân tích và bàn luận. Tôi còn đang “tiêu hoá” nội dung cuốn sách, những chất liệu và thông tin trong sách trước khi viết ra những nhận xét của tôi.
Nhưng nói chung, cảm tưởng ban đầu là đây là một cuốn sách bổ sung rất tốt cho tập “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, “Những lời trăn trối” của Trần Đức Thảo, và “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên. Những cuốn sách này cung cấp cho chúng những phác hoạ về các nhân vật quyền lực ở miền Bắc trước đây cùng những việc làm của họ, và qua đó góp phần giải thích tại sao VN vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng tràn lan như hiện nay.
Nguồn: FB Que Diêm
Đèn Cù II: Sơ Lược Qua Vài Mẫu Chuyện Nóng
20/12/201400:00:00(Xem: 2359)
Quyển
sách thứ hai của Trần Đĩnh cũng có tựa là Đèn Cù và Đèn Củ II. Cũng đồ
sộ như quyển Đèn Cù I và do Người Việt ở Cali, Huê kỳ, xuất bản. Sách
phát hành hôm 21 tháng 11/2014 vừa qua.Khác hơn kỳ trước, kỳ này Đèn Cù II dường như cho tới nay chưa thấy được dư luận đón nhận ồn ào. Phải chăng độc giả đã biết Trần Đĩnh sẽ “nói gì” nên sự hâm hở của lần trước đã giảm đi? Hay sẽ từ từ rồi đọc, gấp gáp gì?
Cỏ May nhận được sách hơn tuần sau do nhà báo Đinh Quang Anh Thái có nhả ý gởi biếu. Cỏ May quen biết Anh Đinh Quang Anh Thái nhơn dịp anh ấy qua Paris chơi. Sau đó, gặp lại nhau ở Cơ sở truyền thông Ký Con ở Cali, rồi Đài Á châu Tự do, Đài Litle Sài gòn. Nhưng từ lúc anh làm việc ở báo Người Việt thì Cỏ May chưa có dịp gặp lại. Nhắc lại chút chuyện xưa để ghi lại sự cảm ơn đối với Anh Thái.
Nhận được sách, Cỏ May vội đọc lướt qua để thấy quyển II có gì khác hơn, đáng chú ý hơn quyền I hay không? Rồi sau đó sẽ có thì giờ đọc lại kỷ hơn.
Quả thật, ở quyển II, Trần Đĩnh có tiết lộ nhiều chuyện một cách mạnh dạn hơn, mang tính tố cáo chế độ mà ông từng hiến thân phục vụ từ năm 19 tuổi và những chuyện này đóng góp thêm rỏ ràng hơn để phơi bày bản chất “dỏm” và “đễu” của chế độ công sản hiện này còn tồn tại và cai trị đất nước Việt nam.
Thế Lữ
Ít ai biết nhà văn Thế Lữ là người kết nạp đảng cho Cựu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Nhưng từ trước 1945, Thế Lữ đã ly khai khỏi đảng cộng sản và gia nhập Vìệt nam Quốc Dân Đảng!
Lúc bấy giờ, Thế Lữ đã là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà soạn kịch, nhà đạo diễn, một trong số 29 Hội viên đầu tiên và cuối cùng của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tiền thân đảng cộng sản, nên ảnh hưởng của ông rất lớn. Thế Lữ kết nạp Nguyễn văn Linh mà không biết ông đã gieo một thứ mầm cực độc trên đất nước của ông. Đó là mầm cộng sản. Và cái mầm đó bám vào mảnh đất màu mở thực dân nên chỉ ít lâu sau đã hóa thành một thứ cây đại thọ chẳng cho được bóng mát mà còn tai hại cho đất nước …Trong lúc đó, Trần Huy Liệu lại từ bỏ Việt nam Quốc dân Đảng để đổi qua theo đảng cộng sản. Sự đóng góp cho văn học của Thế Lữ quan trọng hơn sự nghiệp sử học của Trần Huy Liệu nhưng Trần Huy Liệu được cộng sản trọng vọng. Vì sử gia đã có công ngụy tạo chuyện cây đuốc sống Lê văn Tám phá hủy kho xăng của Tây ở Thị Nghè!
Lúc Tổng Khởi nghĩa, đoàn kịch Anh Vũ của Thế Lữ đang diển ở Huế thì Việt Minh lùng bắt ông để thủ tiêu vì tội đi theo Việt Quốc Duy Dét, tức Quốc Dân Đảng. Theo Hoàng Yến phụ trách công an Huế thì Việt Minh, dưới sự huy động hết mình của Tố Hữu và Nguyễn Chí Thanh, xứ ủy Trung kỳ, đã lùng bắt hung bạo trí thức, nhơn sĩ suốt dải đất xứ Trung kỳ. Phạm Quỳnh, Khái Hưng bị giết trong chiến dịch này. Nhất Linh may mà chạy thoát.Và rất có thể Tạ Thu Thâu bị sát hại ở Quảng Ngãi cũng do chiến dịch khủng bố của hai tên Tố Hữu và Nguyễn Chí Thanh. Năm 1946, nhơn Hồ Chí Minh qua Pháp thương thảo với chánh phủ Pháp về tình hình Việt nam, Ông Daniel Guérin, ký giả người Pháp, bạn thân của Tạ Thu Thâu, gặp Hồ Chí Minh và hỏi tại sao giết người tranh đấu ái quốc Tạ Thu Thâu. Hồ chí Minh, với vẻ mặt “xúc động”, trả lời “Tạ Thu Thâu là người yêu nước thật, chúng tôi rất buồn về cái chết của ông...Nhưng, với nét mặt đanh lại, Hồ chí Minh xác định chủ trương, nhưng ai không đi theo đúng con đường do tôi đưa ra đều bị tiêu diệt”. Câu trả lời của Hồ Chí Minh cho thấy rỏ chiến dịch khủng bố những ái quốc không cộng sản trong kháng chiến chống thực dân Pháp không phải do sự hăng say quá trớn của cán bộ địa phương mà là phát xuất từ Hồ chí Minh.
Năm 1975 lần đầu vào thăm mẹ anh ở Sài gòn ra, Nguyễn Đình Nghi, bạn của Trần Đĩnh, kể lại một chuyện làm cho ông rất buồn. Khi gặp mẹ, bà quắc mắt hỏi ông: “Sao anh bỏ Chúa mà theo ma quỉ? Đứa nào nó xui anh?”. Nhưng ông đã nghĩ trước tới thái độ ứng xử của mẹ nên ông đã bỏ đảng khi sắp đi gặp mẹ. Tránh phải phân giải với mẹ (trg 429_436).
Võ Nguyên Giáp chạy theo Mao chuẩn bị chiến tranh với VNCH từ tháng 3/1955.-
Gần đây cố vấn quân sự Trung quốc tung ra hồi ký nói rỏ hồi tháng 3/1955, La Quý Ba, Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp đã vào tận Bến Hải nghiên cứu bờ biển để sớm đề phương án tác chiến tương lai. Tháng 9, Võ Nguyên Giáp lại sang họp với Bành Đức Hoài và tướng lãnh Trung quốc bàn thêm …
Một người bạn của Trần Đĩnh, sĩ quan Thiết giáp, năm 1983, vừa ra tù tận Lao Kai về nói chuyện về sự xâm lăng của Trung quốc với sự im lặng đồng tình của Hà nội, một cách mỉa may thắm thía vô cùng. Nhờ học tập chánh trị kỷ, ông hiểu câu nói chỉ đạo của Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”, đó là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Hoa vào”. Cũng như trước đây “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang” (504-505)!
Vụ tấn công bằng ngư lôi tàu Maddox của Huê kỳ ở vịnh Bắc việt
Theo Vũ Lăng kể thì tàu Maddox của Mỹ bị đánh vì theo dõi đường mòn trên biển của Hà nội. Vụ này, Vũ Lăng đã biết qua thông tin chánh thức nhưng khi nằm với Trần Quý Hai ở Khe Sanh thì mới hiểu đầy đủ. Trần Quí Hai lúc đó trực Quân ủy suốt cả hai đêm xảy ra trận chiến. Đêm đầu kỷ niệm thành lập Hải quân, Hà nội cho ba tàu phóng lôi từ Ngọc Vừng ra tấn công thình lình vào tàu Maddox. Có một ngư lôi phóng đi làm sạt boong tàu rồi hải quân trên tàu mới biết. Quốc Hội Mỹ xem lại màn hình không thấy gì, mới chửi Johnson bịa chuyện. Dân Mỹ và Âu châu chết vì đầu óc lệ thuộc bằng chứng màn hình. Đêm thứ hai, ta cho hai tàu ra nữa, nhưng Mỹ đã đề phòng nên phản ứng ngay. Trần Quý Hai trực ban xin chỉ thị và được lệnh đánh. Hai tàu của Hà nội đều bị tàu Mỹ tiêu diệt cả. Mỹ vớt được một số lính thủy của Hà nội. Rồi Mỹ tiến đánh tan ba căn cứ hải quân cộng sản ở Cát Bà, ở Lạch Trường Sông Gianh và dưới Vinh, Bến Thủy.
Được tiếng dũng cảm, anh hùng, đánh trước tàu chiến Mỹ, nhưng lại đem nướng sạch hải quân. Trung quốc bèn trang bị lại cho hoàn toàn” (trg 563).
Ba đại chiến công của Giải phóng quân Trung quốc
Trung quốc cũng kỷ niệm hoành tráng “Chiến thắng Điện Biên Phủ” làm cho không ít bộ đội Cụ Hồ ngạc nhiên. Họ chưa từng biết Trung quốc đã tung ra một cuốn sách kể trong 6 đại chiến công của Giải Phóng quân Nhân dân thì có 3 là ở Việt nam: giải phóng Đường số 4 mở thông biên giới Hoa-Việt, chiến dịch Điện Biên Phủ, và “cho một bài học” ở sáu tỉnh biên giới Bắc Việt nam.
Nhận định của Đặng Tiểu Bình về Việt nam bội bạc có vẻ vẫn còn in đậm trong tâm thức của giới lãnh đạo Trung quốc. Bà Hồ Mộ La, con gái của Hồ Học Lãm, làm ca sĩ, giảng viên nhạc, kể chuyện lại lúc bà về Vân Nam tìm mộ cha, gặp đám bạn học xưa, họ đều kêu rêu Việt nam bạc bẻo. Những người bạn này nói với Bà Hồ Mộ La “Chó nó không bao giờ cắn lại chủ”. Rất đúng. Đảng cộng sản Hà nội đang làm con chó không bao giờ cắn lại chủ!
Việt nam học cách mạng Trung quốc mà quay lại đánh Thầy của mình như thế. Họ cũng nhắc lại câu Chu Ân Lai từng nói “Ai tốt với Trung quốc một thì Trung quốc tốt lại mười. Ai xấu với Trung quốc một thì Trung quốc xấu trả lại một trăm” (trg 355). Nhân dân Việt nam đang chứng nghiệm ý nghĩa của câu nói này!
Như vậy rỏ ràng là Mỹ thua Mao ở Sàigòn, ở Nam Vang và ở Vạn Tượng mùa xuân 1975, chớ Mỹ không hề thua Lê Duẩn, Pol Pot và Kaysỏn Phạm Văn Hảng!
Cũng như trước kia, Pháp thua Mao, Vi Quốc Thanh và Trần Canh ở Điện Biên Phủ tháng 5/1954 chớ không phải Pháp thua Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp!
Đi làm cách mạng cộng sản
Năm 1964, Ngô Y Linh và Nguyễn Vũ chia tay nhau với Trần Đĩnh trước nhà Phú Gia để đi B. Mười năm sau, Y Linh và vợ con trở về lại Hà nội. Người mắc bịnh trông vô cùng thảm hại. Bụng cổ chướng to tướng, cổ teo nhỏ bằng cổ gà, người gầy nhẳng, da dẻ nhăng nheo...
Đứng giửa sân bệnh viện vắng tanh, Y Linh nắm tay Trần Đĩnh và giử lại: “Mầy nhớ hồi nào tao nói gì trước Phú Gia với mày chứ? Bây giờ ở đây chỉ có Trời Đất và tao với mày, tao nói cái này: mày đúng, đảng sai, theo Mao là bậy”.
Cũng bữa đó, Y Linh cho biết rỏ vợ anh không bị tù Phú Lợi và nhà tù không hề bị bỏ thuốc độc như dạo nào tuyên truyền của đảng tố rùm beng. Và Y Linh cũng không từng đến Trường múa Bắc Kinh lên khóc, tố các tội ác Diệm do ta hư cấu nên. Cũng như tuyên truyền xa lộ Sài Gòn mới xây lúc đó là vừa làm xa lộ, vừa làm sân bay cho máy bay quân sự Mỹ. Nhắc lại câu chuyện của vợ khi đi B, Y Linh thừa nhận bà ấy bị một cú kinh hoàng thật. Được điều ra R (Trung Ương Cục miền Nam), để đi khỏi nhà không lộ tung tích, bà ấy gom vàng bạc, kim cương vào một chiếc khăn “mù soa” rồi gửi một cô bạn cùng đi Rờ. Đến chỗ hẹn, cô bạn mất tăm”.
Thế mới biết “nghèo mới làm cách mạng chớ nay đều giàu cả rồi thì còn đi làm cách mạng gì nữa?” (trg 41-42).
Khi đọc Trần Đĩnh tới đây, người đọc nhớ lại đoạn đối thoại trong “Xe xuống, Xe lên” (Nguyễn Bình Phương, Diển Đàn Thế kỷ, Cali, Huê kỳ, 2011) giửa trùm thổ phỉ Chu Chồ -Sền nói với Tướng cộng sản Hà nội Chu văn Tấn “Chúng mày vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng cộng sản. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn cướp. Thế là giống nhau. Tướng Chu văn Tấn bảo khác nhau. Nhưng khác nhau thế nào thì lúc ấy Chu văn Tấn vá các đồng chí của ông không giải thích được”.
Nhưng ngày nay, cách mạng giải phóng Việt nam đã thành công. Đảng cộng sản Hà nội đã nắm trọn quyền một mình cai trị cả nước. Người dân học được bài học cách mạng:
“Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng,
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.”
(Thơ Nguyễn Duy, trg 354)
Nguyễn thị Cỏ May
VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM
Sinh viên kiếm cơm mùa Giáng Sinh
Sài Gòn mùa Đông, không còn cái lạnh đầy thi vị và lãng mạn của
một
hòn ngọc Viễn Đông xưa, một Sài Gòn mùa Đông ngập phố ngập phường, người
Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt, gián, chuột cống và cá rô phi… Một
Sài Gòn xưa phai dấu, một Sài Gòn khác đang hiện hồn, nhảy ốp đồng giữa
thành phố ba trăm năm tuổi này. Giáng Sinh Sài Gòn cũng không còn thi vị
như xưa, đây là mùa kiếm cơm của những sinh viên nghèo, những sinh viên
xa nhà, thậm chí cũng là mùa kiếm cơm của nhiều sinh viên không nghèo
về vật chất nhưng lại thích kiếm tiền bằng cách cho mướn thân. Đương
nhiên, chữ thuê mướn thời bây giờ ở Sài Gòn cũng đổi màu.
Sinh viên nghèo kiếm cơm mùa Giáng Sinh
Một sinh viên tên Nguyệt, đang học năm thứ ba ở trường đại học khoa
học xã hội và nhân văn Sài Gòn tại 12 – Đình Tiên Hoàng, chia sẻ: “Đa
số mấy người họ cần tiền thì phải tranh thủ những ngày lễ Tết, những
ngày người ta nghỉ thì họ lo họ làm để kiếm thêm tiền. Bởi vì những ngày
Tết thì người ta trả lương hậu hĩnh hơn và công việc cũng nhiều hơn. Đa
phần sinh viên ở quê thì chịu khó làm để gửi một phần về quê, hoặc là
trang trải một phần cho mình. Nhưng thường thì chỉ bám trụ được tới ngày
Mồng Một Tết. Có một số nơi thì họ ở lại bán hết Tết luôn, tại vì ngày
xưa kinh tế còn tốt thì bà con còn nghỉ sớm ăn Tết rồi mở cửa muộn,
nhưng giờ họ cả năm đã ế rồi nên họ bán qua Tết, không nghỉ luôn!”
Theo Nguyệt, kể từ đầu tháng 12 dương lịch, sinh viên các trường đại
học ở Sài Gòn bắt đầu tìm việc làm, đặc biệt là sinh viên xa nhà thường
tìm việc ráo riết trong dịp này để làm kiếm tiền mua vé xe về Tết. Hơn
nữa, phần đông sinh viên Sài Gòn gốc miền Trung làm thêm tất bật bởi sau
mùa mua gió, kinh tế gia đình của họ gặp nhiều khó khăn, khoản viện trợ
từ cha mẹ cũng eo hẹp đi phần nào. Chính vì vậy, họ phải tăng công suất
làm việc.
Có nhiều bạn sinh viên làm thêm đến ba bốn việc trong một ngày và bỏ
lớp trong suốt thời gian từ đầu tháng 12 cho đến lúc thi học kì, mọi mối
liên hệ với nhà trường chỉ thông qua lịch học, thông báo và những bài
vở của bạn bè được photocopy lại. Thường thì họ chọn lịch làm việc theo
kiểu từ 5h sáng bắt đầu đi dọn dẹp, bày biện bàn ghế quán cà phê, phụ
pha chế và phục vụ khách cho đến 9h sáng thì tiếp tục đến quán cơm để
dọn dẹp, lau chùi chén bát, sau đó ăn qua quýt một dĩa cơm và chuẩn bị
bưng cơm phục vụ khách đến ăn trưa. Buổi chiều lại sang quán nhậu để làm
việc tiếp cho đến 10h đêm, thậm chí có khi làm đến 12h đêm cho đến lúc
khách ra về.
Thường thì những ngày cuối tuần, các sinh viên này lại tiếp tục đi
làm cho các nhóm nấu ăn phục vụ đám cưới trong thành phố. Với công việc
bắt đầu từ 12h trưa, làm cho đến 10h, có khi 12h đêm, họ được trả công
mỗi người từ bảy chục ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. Đó là mức giá chung
của các nhóm tiệc cưới trả cho sinh viên. Công việc của họ ở đây chủ yếu
là bưng bê, khuân vác các nồi nước lẩu, bình gas, bếp gas, sắp xếp bàn
ghế, lau chùi chén bát, dĩa, ly và khi khách đến thì bưng bê thức ăn,
gắp đá bỏ cho khách. Tiệc tan thì các sinh viên lại lau dọn vệ sinh khu
tiệc cưới, sau đó lại khuân vác mọi thứ ban đầu trở về chỗ cũ.
Với lịch làm việc chật cứng và công suất làm việc cao, có nhiều sinh
viên xuống ký, mất sức phải nhập viện, đó là chuyện rất bình thường của
sinh viên Sài Gòn xa nhà và đặc biệt trong mùa Giáng Sinh này, nhiều bạn
sinh viên nữ không lựa chọn công việc nặng nhọc giống như sinh viên
nam, họ đã tham gia dịch vụ cho thuê mướn bản thân. Có rất nhiều người
chọn loại dịch vụ này.
Cho thuê mướn bản thân, khỏe và có nhiều tiền
Đó là lời nhận xét của một sinh viên tên Hương, đang học năm thứ hai trường đại học luật Sài Gòn. Hương cho biết thêm: “Nói
chung là có nhiều kiểu cho thuê, như đi chơi cho vui hoặc đi chơi với
bạn bè, nói chung là muôn kiểu trá hình nên cũng khó nói lắm. Chẳng hạn
là có hai ba ông sếp thuê bốn đến năm người rồi cùng đi chơi cho vui!”
Theo Hương, dịch vụ cho thuê bản thân trong giới sinh viên hiện nay
đang nở rộ trên đất Sài Gòn, nhất là trong dịp Giáng Sinh này và sẽ kéo
dài cho đến hết Tết âm lịch. Hình thức cho thuê bản thân cũng như phương
cách cho thuê rất đa dạng, phức tạp. Thường thì giới sinh viên nữ cho
thuê nhiều nhất, cũng có vài sinh viên nam điển trai tham gia loại dịch
vụ này. Nếu đối tượng cho thuê của sinh viên nữ là một số người nhà
giàu, giới có tiền, thậm chí nhà doanh nghiệp nước ngoài đang sống xa
nhà thì đối tượng thuê của sinh viên nam thường là những bà nhà giàu
chết chồng, li dị chồng hoặc cô đơn triền miên, sống đến năm mươi, sáu
mươi tuổi rồi vẫn chưa kiếm được chồng mặc dù tiền bạc rủng rĩnh túi.
Và loại hình cho thuê bản thân cũng lắm điều phức tạp, nhiều cô gái
làng chơi cũng trá hình sinh viên, lên các trang mạng rao cho thuê bản
thân. Đương nhiên là nhóm trá hình sinh viên này ít khi nào được thuê
bởi giới có tiền đánh mùi rất nhanh về đối tượng họ sắp thuê. Chính vì
vậy, các cô làng chơi trá hình chỉ được các cậu ấm tập tọ ăn chơi, thuê
đi du lịch để du hí với nhau trong vài ngày với mức chi phí từ 3 triệu
đồng đến 5 triệu đồng trên một tuần có bao ăn ở.
Trong khi đó, những sinh viên có nhan sắc và một số cô chiêu chấp
nhận cho thuê bản thân với giá tiền cao ngất ngưởng, chỉ riêng một đêm
Giáng Sinh, người thuê phải trả cô gái mình thuê từ 5 triệu đồng đến bảy
triệu đồng chỉ đển nắm tay đi chơi, tặng quà Giáng Sinh và có thể đi
xem phim, sau đó đưa về khách sạn.
Nhưng cũng theo Hương, cái giá phải trả cho việc để người khác thuê
bản thân cũng không phải nhỏ, vì không hiếm trường hợp khách yêu cầu
phải đi khách sạn với họ và đặt điều kiện nếu không đi thì chỉ nhận một
nửa số tiền đã thỏa thuận. Vì muốn cho thuê bản thân để kiếm nhiều tiền
và không phải chung chi cho ai nên đa phần các nữ sinh viên chấp nhận
điều kiện thứ hai của khách để kiếm đủ số tiền đã thỏa thuận và nhận
thêm tiền bồi dưỡng.
Ngược lại, nếu chấp nhận nộp thuế cho những đường dây cho thuê bản
thân có tổ chức hẳn hoi thì không bị khách quấy rối nhưng mức thuế đóng
cho chủ quản đường dây này có khi cao trên 50% số tiền kiếm được từ
khách. Chính vì vậy, có đường dây cũng mất tiền mà không có đường dây
nhưng xui xẻo cũng mất tiền, chỉ có một cách là mất phẩm hạnh thì tiền
còn nguyên trong túi.
Mùa Giáng Sinh lại về trên đất miền Nam, chắc Chúa sẽ buồn lắm khi
nhìn các con của Ngài càng lúc càng thay đổi theo chiều hướng thực dụng
và lạnh lùng với đồng loại, vạn vật!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nạn trộm cắp bùng phát ở miền Trung
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-12-26
2014-12-26
Miền Trung, miền của mưa chang và nắng cháy, bão lụt, thiên tai hoành
hành, con người phải đối diện với bốn bề khó khăn, nghèo khổ, thiên
nhiên đang dần kiệt quệ vì nạn khai thác bừa bãi… Gần đây, nạn trộm cắp
bộc phát, từ việc trộm cướp chó cho đến nạn trộm vào nhà giữa ban ngày
khoắn sạch đồ đạt, nhiều gia đình trắng tay giữa mùa mưa lụt, một cái
Tết ảm đạm đang chờ họ, có thể nói đây là tình trạng vô cùng xấu đối với
miền Trung nghèo khổ vốn chất phác, mộc mạc và thật thà!
Nạn đập chó tăng mạnh
Một người tên Nghĩa, ở Đông Hà, Quảng Trị, bức xúc: “Trộm cắp chó
giờ là tệ nạn xã hội rồi, vì do dư thừa lao động, trình độ, ý thức của
người dân chưa cao và nhu cầu ăn thịt chó ở ngoài Bắc rất cao, lễ hội,
tiệc tùng họ trưng bày, làm thịt chó để ăn. Xuất phát từ ý thức của họ
kém, họ đi ăn trộm chó để kiếm thêm thu nhập dẫn đến một số việc rất
đáng tiếc.”
Theo ông Nghĩa, nạn trộm chó bây giờ không còn đúng với cái tên gọi
“trộm chó” của nó nữa mà phải nói là nạn cướp chó, vì nhiều người dắt
chó đi dạo ở đoạn đường vắng, những kẻ cướp chó xông đến khống chế người
và ung dung cầm sợi xích, lôi con chó lại gần, nhấc bổng lên và bỏ bao
mang đi. Hành động của những kẻ này hoàn toàn không chút mảy may lo sợ
chủ sẽ hô hào kêu cứu, hành vi của chúng vừa chuyên nghiệp lại vừa lạnh
lùng không thể tả!
Và vì sao nạn trộm chó lại tiếp tục bùng phát? Vừa đặt câu hỏi, vừa
tự trả lời, ông Nghĩa cho rằng sở dĩ nạn trộm chó vẫn bùng phát là vì ba
nguyên nhân: Tầm văn hóa của con người nói chung và giới cán bộ nhà
nước nói riêng còn quá thấp; Tình hình kinh tế đất nước vẫn chưa có gì
tốt đẹp và; Một nền giáo dục thiếu nhân tính, thiếu tính tự trọng đã dẫn
đến một xã hội quen với trộm cắp.
Ở khía cạnh tầm văn hóa của người dân cũng như giới cán bộ, ông Nghĩa
cho rằng hiện tại, dù muốn hay không, đa phần người dân vẫn hành động
và làm việc theo kiểu noi gương cán bộ, thấy những gì cán bộ nhà nước
làm, người dân sẽ học hỏi và làm theo vì điều đó đảm bảo an toàn cho họ
trên góc độ chính trị cũng như an ninh bản thân. Chính vì vậy, việc các
cán bộ lai vãng, rề rà bù khú ở các quán thịt chó cũng làm kích thích
rất lớn tính thèm thịt chó trong nhân dân.
Và đáng buồn là cán bộ rất mê thịt chó, đa phần cán bộ đều mê thịt
chó, nếu không mê thịt chó thì sẽ rất cô đơn trong guồng máy nhà nước vì
thiếu bạn nhậu thân thiết. Chính vì vậy, nhu cầu về thịt chó trên thị
trường chưa bao giờ giảm và hơn hết là kẻ trộm chó, cướp chó thừa biết
là Việt Nam chưa hề có một biện pháp chế tài nào được pháp qui hóa về
tội trộm chó. Có giỏi lắm khi bị bắt cũng chỉ bị phạt hành chính là
cùng. Chính vì vậy, càng bị phạt càng phải bắt cho nhiều chó để bù vào
khoản tiền phạt.
Vả lại, cán bộ an ninh muốn cho nạn trộm cướp chó chấm dứt thì phải
không ăn thịt chó, bởi một khi anh ăn thịt chó thì anh cũng là đồng lõa
với kẻ trộm, bởi hơn 80% thịt chó trên thị trường có nguồn trộm cắp, anh
ăn thịt chó cũng có nghĩa là anh đồng lõa với trộm cắp. Chưa có một cán
bộ nào ý thức được việc này nếu không nói là họ rất khoái trá khi ăn
thịt chó. Miếng ăn khoái khẩu đã che mất lương tri của họ, xã hội sẽ còn
lũng đoạn vì chó!
Hơn nữa kinh tế đất nước chưa bao giờ có dấu hiệu khả quan, nạn thất
nghiệp xãy ra dài dài, lương công nhân không đủ sống và nhiều người làm
đủ thứ nghề vẫn không trả nổi tiền điện hằng tháng cũng là nguyên nhân
sâu xa dẫn đến nạn trộm cắp gia tăng, trong đó, bắt trộm chó là cánh cửa
thoáng nhất đối với kẻ trộm vì mức độ hình phạt rất mập mờ của nó.
Nạn trộm vào nhà khoắn giữa ban ngày
Một người vừa bị trộm khoắn sạch tài sản giữa ban ngày, ở Lao Bảo Quảng Trị, bức xúc: “Xưa
ăn trộm cũng có văn hóa, nó vô nó ăn trộm con gà con vịt thì sáng ra vợ
tôi đứng chửi đầu ngõ là ai cũng biết nhà tui vừa bị ăn trộm. Nhưng giờ
ăn trộm thì thôi, không còn gì để bàn, nếu lỡ mình thấy nó ăn trộm nhà
mình thì tốt nhất là để yên chứ la lên là nó đè dao vô cổ mình là chết.
Hôm rồi nó vô nhà tôi nó giả vờ là bạn của con tôi, khi nó ra là gần 100
triệu tiền dành dụm mua xe cho con của vợ chồng tui mất luôn, coi như
bao nhiêu tiền dành dụm của mình không cánh mà bay.”
Theo người này, chưa bao giờ nạn trộm cắp lại dữ dội như hiện nay.
Những năm từ 1970 đến 1980, do tình hình kinh tế khó khăn, mọi thứ đều
thiếu thốn, nạn trộm cắp ở miền Trung cũng rất dữ dội nhưng lúc đó chủ
yếu là trộm gà, trộm vịt. Cứ nhà nào sáng mai ra, thấy nhà nào có một bà
già hoặc bà sòn sòn đứng chửi bâng quơ mấy thằng ăn trộm thì đích thị
nhà đó vừa mất trộm đêm qua.
Nhưng trộm cắp thời đó, theo ông là có văn hóa hơn trộm cắp thời bây
giờ, ít nhất cũng biết ăn trộm và nếu bị chủ nhà phát hiện, trộm không
được thì dọt chạy chứ không chuyển hẳn sang cướp khi bị chủ nhà phát
giác như bây giờ.
Hơn nữa, thời đó không có chuyện trộm vàng, trộm bạc, xông thuốc mê,
thậm chí khi bị chủ nhà phát giác thì giết luôn, chuyển thành cướp. Đó
là chưa nói đến những trường hợp trẻ em bỏ học sớm, lao vào cờ bạc, rượu
chè, hút chích, trộm cắp tiền của gia đình, sau đó tập làm quen với
nghề trộm, rồi nghề cướp, ra đường chặn xe trấn lột, vào nhà trộm của
người khác. Nói chung là nạn trộm cướp bây giờ thiên hình vạn trạng. Rất
tiếc là chuyện này lại xãy ra ngay trên đất miền Trung, mảnh đất vốn
cần cù, ham học, ham làm.
Như chuyện gia đình ông bị trộm, buổi chiều, nhà chỉ còn mình vợ ông ở
nhà, có hai cô gái chừng 18, 19 tuổi gì đó vào, giới thiệu với vợ ông
là bạn của con trai ông, sau đó một đứa ngồi nói chuyện với vợ ông, một
đứa giả vờ đi toilet, sau đó lại than đau bụng, lại đi toilet lần nữa,
lần này đi lâu hơn nhưng vợ ông nghĩ là chuyện tế nhị nên không hỏi. Khi
hai cô gái này đi ra, bà xuống bếp thì phát hiện cánh cửa phòng riêng
của hai vợ chồng bà bị cạy và khi kiểm tra thì hỡi ôi, cửa tủ bị cạy,
tiền vàng ông bà dành dụm gần 100 triệu đồng đã bị lấy sạch.
Hiện nay, trộm cướp đã tràn lan ở khu vực miền Trung. Đời sống của
dân nghèo vốn bất an về kinh tế càng trở nên bất an hơn nhiều lần.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/theft-in-central-vn-12262014112714.html
Tiếng lóng mới cho các quán nhậu
Quán nhậu “sung sướng lên tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” là câu
cửa miệng để tiếp thị của các cô gái bán hoa ở các quán nhậu này và cũng
là câu mà các mà cò dắt gái dùng để tiếp thị với các mày râu khi mời họ
đến các tụ điểm ăn chơi này. Không ở đâu xa, ngay tại thành phố Đà
Nẵng, nơi mà người ta có thể yên tâm khi để xe ngoài cổng, ít lo lắng về
chuyện trộm cướp. Nhưng bù vào đó, các bà vợ nếu không biết quán xuyến
chuyện gia đình khéo léo, các ông chồng sẽ dễ dàng sa vào bẫy “sung
sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” và nhận kết cục tán gia bại
sản vì cái thiên đường này.
Mua dâm thay thế cho “miếng trầu là đầu câu chuyện”
Một bà vợ có chồng mê “thiên đường sung sướng” này, yêu cầu giấu tên, chia sẻ nỗi bức xúc của bà: “Có
đồng nào là cho gái ăn hết đồng đó, không mang về nhà, nhà nghèo đói
cũng chịu, có bao nhiêu cho đĩ bấy nhiêu. Mà mấy con đó đâu có vừa, cho
chừng nào nó ăn hết chừng đó, ăn hết rồi nó móc ruột ra nó ăn, nó đâu
nghĩ cho gia đình của mình, ăn được là nó ăn thôi.”
Theo người phụ nữ này, hiện nay, tình trạng các quán nhậu ven biển,
dọc theo đường Phạm Văn Đồng, Trường Sa và Võ Nguyên Giáp (tức là đường
Hoàng Sa cũ) và đường Nguyễn Tất Thành, đặc biệt là các quán nhậu có
biển hiệu ghi bằng chữ Trung Quốc, các cô chân dài làm nghề bán dâm đã
trú ẩn và hoạt động hết công năng ở các quán này. Hình thức bán dâm của
họ khá phức tạp và lộ liễu. Thỉnh thoảng vẫn có vài ổ mại dâm bị công an
đến làm việc nhưng con số bị bắt có thể nói là chưa đạt đến 10% so với
thực tế.
Đặc biệt là các quán nhậu có biển hiệu ghi bằng chữ Trung Quốc, các cô chân dài làm nghề bán dâm đã trú ẩn và hoạt động hết công năng ở các quán này...Hình thức bán dâm của họ khá phức tạp và lộ liễu. Thỉnh thoảng vẫn có vài ổ mại dâm bị công an đến làm việc nhưng con số bị bắt có thể nói là chưa đạt đến 10% so với thực tế
Thường thì các ông chồng hẹn với các đối tác làm ăn và đãi khách bằng
cách dẫn nhau đi mua dâm ở các quán này. Kiểu đãi khách bằng mua dâm
hiện tại giống như là một hành vi giao tiếp đơn thuần theo kiểu “miếng
trầu là đầu câu chuyện” của ông bà ngày xưa. Nếu ngày xưa không có miếng
trầu cay sẽ khó nói chuyện với nhau thì hiện tại, những đối tác làm ăn
với nhau hoặc quan hệ bạn bè, bà con đều đãi nhau theo kiểu này.
Một khi các ông rủ nhau đi nhậu, các bà vợ ở nhà chỉ nghĩ rằng đây là
một việc rất bình thường bởi chuyện ăn nhậu là chuyện giao lưu bạn bè,
thân hữu đã được qui chuẩn hoá bằng câu nói của cựu chủ tịch thành phố
Nguyễn Bá Thanh “Đà Nẵng có nhiều quán nhậu nhất Việt Nam… Nếu không
giàu thì lấy tiền đâu mà đi nhậu!”. Và đa phần các bà vợ không hề hay
biết rằng phía sau các quán nhậu này là một thứ dịch vụ khác đang âm
thầm rỉa rói hạnh phúc gia đình của họ.
Cũng theo người phụ nữ này, chồng bà là một cán bộ nhà nước, và đa
phần khách đến các quán nhậu có gái mại dâm đều là cán bộ nhà nước,
những người không phải là cán bộ nhà nước thì phải có nhiều tiền, hoặc
là mới nhận tiền đền bù giải toả đất ở hoặc là dân áp phe làm ăn. Những
thành phần không phải cán bộ nhà nước ít có cơ hội đến quán nhậu “sung
sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” hơn so với giới cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước.
Bởi giới cán bộ nhà nước mới có nhiều phi vụ chồng chéo để áp phe, có
nhiều khoản tiền mờ ám nào đó để mánh khoé mà đi nhậu, chính những đồng
tiền không phải đổ mồ hôi mà vẫn có này là cái cớ, là động lực tốt nhất
để dắt nhau đến quán nhậu mà vợ con không biết và có thể tung tẩy, gọi
gái bán dâm để hành lạc. Tất cả đều có thể diễn ra một cách vô tư, vô
tội vạ bởi khi người ta không tốn mồ hôi, nước mắt mà vẫn có tiền đầy
túi thì việc tiêu tiền cũng chẳng khác gì việc dọn vệ sinh định kỳ cho
não trạng vốn dĩ bám đầy ám muội.
Bởi giới cán bộ nhà nước mới có nhiều phi vụ chồng chéo để áp phe, có nhiều khoản tiền mờ ám nào đó để mánh khoé mà đi nhậu, chính những đồng tiền không phải đổ mồ hôi mà vẫn có này là cái cớ, là động lực tốt nhất để dắt nhau đến quán nhậu
Đương nhiên, trong cơn giận chồng, người phụ nữ này đã không tiếc lời
mắng nhiếc những kẻ giống như chồng của bà nhưng không phải là sai.
Hoạt động mại dâm trong các quán nhậu sung sướng đến tận thiên đường xã
hội chủ nghĩa tại Đà Nẵng đã vượt đến tầm cao mới, nói theo cách của
giới cán bộ ưa chơi bời.
Khách cán bộ thường chơi theo mùa thi đua của cơ quan
Một chủ quán chuyên cung cấp gái chân dài cho khách nhậu, tên Tuấn,
là bảo kê của khu vực bờ biển đường Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Giá
hữu nghị cho một em là bảy xị (bảy trăm ngàn), chưa tính khách sạn,
nghiêm túc đàng hoàng, không có vấn đề gì, đó là đi chơi, uống rồi nó
về. Còn qua đêm với nó thì thỏa thuận, thường thì khoảng một triệu đến
một triệu hai. Mấy đứa đó khoảng 24 – 25 tuổi. Nó không phải dân Đà Nẵng
mình mà là dân Tuy Hòa. Muốn miền Tây thì có miền Tây, miền Tây thì
không ngon hàng bằng Tuy Hòa, Tuy Hòa chiều khách lắm, đảm bảo an toàn,
không có vấn đề gì hết.”
Theo anh này, việc kiếm một cô gái để lên thiên đường trong một đêm
hay nhiều đêm tại Đà Nẵng có khi còn dễ hơn kiếm một hộp cơm gà để mua.
Vấn đề là có chịu chơi và có đủ tiền để chơi hay không mà thôi. Gần đây,
kể từ ngày các sòng bài của người Trung Quốc đi vào hoạt động cũng như
các quán nhậu chuyên phục vụ người Hoa ở khu vực đường Trường Sa, Hoàng
Sa trở nên đắt đỏ thì các cô gái từ miền Tây phải dạt lên khu vực Hoà
Khánh để nhường chỗ cho các cô gái trẻ từ Phú Yên, Bình Định, Quảng
Ngãi, Huế, Quảng Trị đến bán dâm.
Việc kiếm một cô gái để lên thiên đường trong một đêm hay nhiều đêm tại Đà Nẵng có khi còn dễ hơn kiếm một hộp cơm gà để mua. Vấn đề là có chịu chơi và có đủ tiền để chơi hay không mà thôi
Số gái bán dâm chiếm áp đảo và có giá đi khách tương đối đắt phải nói
đến các cô gái Phú Yên, Bình Định và Thừa Thiên Huế. Các cô này thường
có độ tuổi từ 15 đến 25, qua khỏi tuổi này, thường thì các cô đã rút về
quê để lấy chồng, sống một cuộc đời khác hoặc lên chức má mì. Ngược lại,
các cô miền Tây thì chơi tẹt ga, không cần nghĩ đến tương lai nên đến
độ tuổi 30 hoặc trên 30 vẫn còn bôn tẩu xứ người kiếm khách qua đêm
trong bối cảnh ế ẩm cuối mùa.
Cũng theo anh chủ quán này cho biết, khách hàng mua dâm ở Đà Nẵng khá
ổn định, theo mùa thi đua của cơ quan. Hễ cơ quan nào đang thi đua
chống tham nhũng thì nhất định các quan chức, công chức trong cơ quan đó
chơi gái bạo nhất, chiếm số lượng đông nhất. Giải thích về vấn đề này,
anh này lấy ví dụ, như ngành y tế Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung
đang có phong trào thi đua đối xử tốt với bệnh nhân, chống phong bì thì
đa phần cán bộ y bác sĩ không dám nhận phong bì của người nhà bệnh nhân
nhưng có thể nhận lời đi nhậu và ngủ qua đêm với một cô chân dài trẻ
tuổi nếu người nhà bệnh nhân hiểu ý. Mà có ai hiểu ý bác sĩ hơn người
nhà bệnh nhân. Chính vì vậy, trong mùa thi đua của ngành y tế, giới mại
dâm Đà Nẵng bội thu nhờ vào đội ngũ y bác sĩ này.
Và các ngành khác cũng vậy, càng thi đua chống tham nhũng, chống tiêu
cực bao nhiêu thì các ổ mại dâm cao cấp càng ăn nên làm ra bấy nhiêu
nhờ vào cuộc chạy đua thành tích trong sạch, liêm khiết này bấy nhiêu.
Câu chuyện mại dâm “sung sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” là một câu chuyện dài và âm ỉ, khó nói!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
TPHCM: Không cho tiền người hành khất
Bắt đầu từ ngày 28/12, những người ăn xin, những đối tượng vô gia cư sinh sống trên đường phố Sài Gòn sẽ được đưa vào các trung tâm hỗ trợ xã hội nếu cơ quan hữu trách không xác minh được gia cảnh và nơi cư trú của họ.
25.12.2014
Chính quyền TPHCM kêu gọi dân chúng không cho tiền những người ăn
xin trong nỗ lực đưa tất cả những người vô gia cư và hành khất vào các
cơ sở xã hội.
Bản tin trên Asia News Network hôm nay cho biết bắt đầu từ ngày
28/12, những người ăn xin, những đối tượng vô gia cư sinh sống trên
đường phố Sài Gòn sẽ được đưa vào các trung tâm hỗ trợ xã hội nếu cơ
quan hữu trách không xác minh được gia cảnh và nơi cư trú của họ. Còn
những người vô gia cư mang quốc tịch nước ngoài sẽ bị trả về nước.
Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo vận động
tín hữu thực hiện chủ trương không cho tiền những người hành khất.
Giới hữu trách nói đây là một chiến dịch xã hội thiết yếu vì những người ăn xin làm xấu mỹ quan và hình ảnh của thành phố.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hứa Ngọc Thuận được báo trong
nước dẫn lời cho hay số người hành khất trong thành phố đang gia tăng vì
nhiều người giả dạng tàn phế hay bệnh tật để lừa gạt lòng tốt của người
khác và thành phố đã chỉ thị điều tra các cá nhân-tổ chức cầm đầu.
Theo chính quyền thành phố, khi về các trung tâm xã hội, những người
lang thang sẽ được học văn hóa, học nghề, và được giới thiệu việc làm.
Bên cạnh đó, thành phố cũng lập ra các đường dây nóng để người dân
thông báo khi phát hiện có người ăn xin và yêu cầu những ai hảo tâm đóng
góp qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội hay các tổ chức từ thiện
xã hội.
Chưa rõ liệu đây có là một giải pháp bền vững Việc giải quyết tình
trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản,
thiết thực và bền vững này.Nguồn: ANN, Tuoitre
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 343
hursday, December 25, 2014
SƠN TRUNG * BỮA TIỆC TẤT NIÊN
BỮA TIỆC TẤT NIÊN
SƠN TRUNG
Khoảng 1985, tôi giao thiệp khá rộng rãi với bạn bè. Trước 1975, tôi chỉ
giao du với các đồng nghiệp trong trường. Việc trường, việc nhà, và
việc nghiên cứu đã chiếm nhiều thời giờ của tôi, không cho phép tôi mở
rộng vòng tay lớn. Sau khi thất nghiệp, tôi hưởng ngày Trời, tháng Phật
ung dung vô ngại. Ai rủ đi đâu tôi cũng đi. Ai mời ăn nhậu thì tôi cũng
hăng hái tham gia.Người này giới thiệu người kia, người kia giới thiệu
người nọ, thành thử mỗi ngày mối quan hệ bạn bè càng rộng rãi. Niềm vui
của chúng tôi là kéo nhau vào một quán nhỏ bên lề đường dưới gốc me uống
cà phê hoặc nhậu nhẹt và bàn chuyện trời đất. Bà vợ của anh bạn tôi gọi
chúng tôi là '' người Việt gốc Me''! Tôi vui vẻ cười và cho đó là một ý
kiến khá ngộ nghĩnh!
Bây giờ nghĩ lại những ngày đó thật vui. Trong địa ngục, chúng ta vẫn thấy những ngôi sao ở phường trời xa! Và tình bạn trong gian khổ vẫn thiết tha, nồng đượm nhất! Uống cà phê như thế gọi là uống ''cà phê vẫy''! Một sáng nào hay chiều nào đó , ta đạp xe đạp đi lang thang trên đường phố. Bỗng nghe sau lưng như có ai gọi mình. Dừng xe quay lại thì thấy có hai ba bàn tay vẫy rối rít. Không rõ là ai vẫy mình hay vẫy người khác. Tiến lại gần hơn thì thấy rõ trong đám bảy, tám người ngồi dưới gốc me, có vài người mình quen. Thế là xuống yên, dựng xe vào gốc cây, ngồi xuống bàn, rồi giới thiệu nhau, hỏi uống gì, rồi cầm đũa, và nâng chén, không cần biết trong túi còn bao nhiêu tiền, vì tuy nghèo, nhưng trong đám, lúc nào cũng có một hai Mạnh Thường Quân hay Tín Lăng Quân sẵn sàng bao cả bọn! Đó là phong thái của bọn '' ngụy quân, ngụy quyền Sài gòn'' chúng tôi lúc bấy giờ, không biết nay nay còn giữ như thế hay đã biến mất theo ''cơ chế mở cửa''?
Bạn bè chúng tôi đủ loại, là giáo sư, kỹ sư, luật sư, thẩm phán, nhà báo, nhà văn, sĩ quan,binh sĩ và sĩ quan, có kẻ ngồi tù chế độ một hai lần. Một ông bạn già tôi ngồi tù về nên khi ra tù có một nhóm bạn hữu vốn là bạn tù thường đến chơi nhà. Tôi thường gặp họ nên trở thành quen thân, cùng đi ăn nhậu và lui tới nhà. Trong đó có Lê Hiền, làm Tổng thư ký cho tờ Đại Dân Tộc (?) của Tôn Thất Đính, và ông hình như cũng là chủ bút của tờ Bút Thép cho nên Lê Hiền cũng được gọi là Bút Thép. Được giới thiệu là ông cũng đi ngồi tù về.( Hồi ký của Nhã Ca mấy trang đầu cũng nói đến 26 văn nghệ sĩ bị giam tại Phan Đăng Lưu có Lê Hiền).
Bây giờ nghĩ lại những ngày đó thật vui. Trong địa ngục, chúng ta vẫn thấy những ngôi sao ở phường trời xa! Và tình bạn trong gian khổ vẫn thiết tha, nồng đượm nhất! Uống cà phê như thế gọi là uống ''cà phê vẫy''! Một sáng nào hay chiều nào đó , ta đạp xe đạp đi lang thang trên đường phố. Bỗng nghe sau lưng như có ai gọi mình. Dừng xe quay lại thì thấy có hai ba bàn tay vẫy rối rít. Không rõ là ai vẫy mình hay vẫy người khác. Tiến lại gần hơn thì thấy rõ trong đám bảy, tám người ngồi dưới gốc me, có vài người mình quen. Thế là xuống yên, dựng xe vào gốc cây, ngồi xuống bàn, rồi giới thiệu nhau, hỏi uống gì, rồi cầm đũa, và nâng chén, không cần biết trong túi còn bao nhiêu tiền, vì tuy nghèo, nhưng trong đám, lúc nào cũng có một hai Mạnh Thường Quân hay Tín Lăng Quân sẵn sàng bao cả bọn! Đó là phong thái của bọn '' ngụy quân, ngụy quyền Sài gòn'' chúng tôi lúc bấy giờ, không biết nay nay còn giữ như thế hay đã biến mất theo ''cơ chế mở cửa''?
Bạn bè chúng tôi đủ loại, là giáo sư, kỹ sư, luật sư, thẩm phán, nhà báo, nhà văn, sĩ quan,binh sĩ và sĩ quan, có kẻ ngồi tù chế độ một hai lần. Một ông bạn già tôi ngồi tù về nên khi ra tù có một nhóm bạn hữu vốn là bạn tù thường đến chơi nhà. Tôi thường gặp họ nên trở thành quen thân, cùng đi ăn nhậu và lui tới nhà. Trong đó có Lê Hiền, làm Tổng thư ký cho tờ Đại Dân Tộc (?) của Tôn Thất Đính, và ông hình như cũng là chủ bút của tờ Bút Thép cho nên Lê Hiền cũng được gọi là Bút Thép. Được giới thiệu là ông cũng đi ngồi tù về.( Hồi ký của Nhã Ca mấy trang đầu cũng nói đến 26 văn nghệ sĩ bị giam tại Phan Đăng Lưu có Lê Hiền).
Tôi đã đến
nhà Lê Hiền chơi. Đây là một dãy nhà khang trang , hai ba tầng lầu, có
hàng chục phòng ở đường Lê Lai, gần nhà ga Sài gòn. Tôi ngạc nhiên hết
sức. Vì lúc này, phong trào đánh tư sản đã qua. Anh chị tôi là tư sản,
nhà nhỏ hơn mà bị tịch thu, sao ngôi nhà to lớn của Lê Hiền thì không?
Tôi nghi ngờ căn nhà này là cơ quan của cộng sản mà Lê Hiền là một tay
hoạt động bí mật. Tôi hỏi dò một ông bạn họ Nguyễn vốn là thiếu tá an
ninh tổng thống phủ, ông trả lời:
- Lê Hiền tên thật là Cao Minh Hựu, là bà con với Cao Minh Chiếm!
- Lê Hiền tên thật là Cao Minh Hựu, là bà con với Cao Minh Chiếm!
Nên biết Cao Minh Chiếm là giám đốc công an Sài gòn lúc này. Dòng họ Cao Minh của Cao Minh Chiếm cũng như dòng họ Hà Huy của Hà Huy Giáp ở miền Nam vốn là cộng sản gộc! Tôi đem việc đó nói với các bạn. Một ông bạn thẩm phán cự tôi bảo rằng tôi chia rẽ bạn bè, nói xấu người tốt. Anh còn bảo rằng bà Lê Hiền là người quốc gia vì khi anh đến nhà, nghe bà Lê Hiền thường chế nhạo nhà nước bây giờ nhiều cục quá nào là cục đường bộ, cục đường thủy, cục đường phèn và cục. . .
Tôi nói với ông bạn già việc này thì sau đó ông cũng cho biết theo tin tức của ông Lê Hiền là một trung tá cộng sản ở Bến Tre. Sau đó, có người cho biết đã nhìn thấy một văn bản do trung tá Lê Hiền ký. Sau việc này, chúng tôi vẫn giữ thái độ như cũ với Lê Hiền. Nhiều khi Lê Hiền rủ chúng tôi đến nhà người nọ người kia. Ông cho biết ông là bạn cũ hoặc có liên hệ bà con với những người này. Chính việc lui tới này là dịp mà Lê Hiền điều tra thăm dò một số tổ chức chống cộng.
Ông thường hỏi dò tôi:
- Trung cộng có khả năng tấn công Việt Nam lần thứ hai không?
Đã biết rõ Lê Hiền nên tôi luôn luôn giữ thế thủ:
- Trung cộng không dám tấn công Việt Nam lần thứ hai
vì lần thứ nhất đã bị quân đội Việt Nam đánh cho đại bại . Hơn nữa, nếu Trung quốc tấn công lần thứ hai sẽ bị Liên Xô đánh thẳng vào Bắc Kinh!
- Cộng sản Việt Nam có tồn tại lâu dài không?
- Không.
- Tại sao? Có chứng cớ gì không?
- Kinh Dịch nói cực âm sinh dương, cực dương sinh
âm. Trên thế gian này không thế lực nào tồn tại lâu dài!
Ông cười mà bảo:
- Đó là lý luận cổ hủ, và chung chung, không có tài liệu cụ thể.
Tôi bảo:
- Đúng! Tôi chỉ lý thuyết suông, làm gì có tin tức chính xác!
Ông thường tỏ cho tôi biết lực lượng của ông đã bắt liên lạc với mấy người Mỹ. Tôi nghe với thái độ dửng dưng cũng như không hỏi han gì về việc này. Tôi cố ý tỏ cho ông biết tôi không thích cộng sản nhưng không chống cộng sản vì tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, không có mộng tưởng lấp biển vá trời!
Nhà của ông bạn già tôi sáng tối trưa chiều đều đông văn hữu đến uống rượu ngâm thơ và bàn thiên văn địa lý. Tâm hồn ông bạn cởi mở nhưng vị trí ngôi nhà lại bất tiện cho việc tâm sự trong một giai đoạn nghiêm ngặt của nền công an trị. Nhà ông ở tại một góc đường mà hai bên nhà đều nằm sát đường đi, phòng khách nằm dưới mắt quan sát của khách vãng lai. . .
Một người khách mới gặp tôi buổi đầu tại
đây nói:
- Mọi việc đều phải qua ngõ Vinh Sơn!
(Ý nói phải chiến đãu như vụ nhà thờ Vinh Sơn). Nghe y nói thế, tôi vội vàng đứng dậy ra về. Một lần khác, một người được giới thiệu là Sao Trên Trời, Sao Trên Rừng hay Sao Dưới Biển gì đó, gặp tôi lần đầu tại nhà ông bạn già, dã bộc lộ tâm sự:
- Các anh có sinh viên đông đảo, các anh phải đứng lên lãnh đạo. . .!
Mới gặp nhau, chưa rõ thân thế mà đã bàn chuyện quan trọng như thế, thì không phải là người tốt. Một là cò mồi, hay là nông nổi, mà nông nổi, dại dột thì không thể làm việc lớn!
Chính ông bạn già của tôi vốn là người từng trải, lại đã nhiều lần vào tù ra khám mà cũng vụng suy. Ông nghe một vài ông nhà báo, và một vài ông bán trời không văn tự, tin rằng quốc tế đã sắp đặt cho vua Bảo Đại về Sài gòn.
- Mọi việc đều phải qua ngõ Vinh Sơn!
(Ý nói phải chiến đãu như vụ nhà thờ Vinh Sơn). Nghe y nói thế, tôi vội vàng đứng dậy ra về. Một lần khác, một người được giới thiệu là Sao Trên Trời, Sao Trên Rừng hay Sao Dưới Biển gì đó, gặp tôi lần đầu tại nhà ông bạn già, dã bộc lộ tâm sự:
- Các anh có sinh viên đông đảo, các anh phải đứng lên lãnh đạo. . .!
Mới gặp nhau, chưa rõ thân thế mà đã bàn chuyện quan trọng như thế, thì không phải là người tốt. Một là cò mồi, hay là nông nổi, mà nông nổi, dại dột thì không thể làm việc lớn!
Chính ông bạn già của tôi vốn là người từng trải, lại đã nhiều lần vào tù ra khám mà cũng vụng suy. Ông nghe một vài ông nhà báo, và một vài ông bán trời không văn tự, tin rằng quốc tế đã sắp đặt cho vua Bảo Đại về Sài gòn.
Tôi nói rằng:
- Bảo Đại đã làm vua cả nước, nay còn tham gì làm vua một mảnh Sài gòn bốn bề là cộng sản! Giả sử ông là Bảo Đại, ông có dại gì chui vào lưới không? Trong trường hợp này, dân chúng có dám ủng hộ không? Và phe quốc gia có lợi gì không? Sau 1945, rồi 1954, 1968, và 1975, người ta đã bỏ ra khỏi nước, ai dại gì mà đun đầu trở lại cái tròng cộng sản! Giả sử Bảo Đại về Sài gòn, ông được bao nhiêu quân? Bao nhiêu lương thực để chống nhau với cộng sản? Ai giúp ông vũ khí, tiền bạc để chống cộng? Và quốc tế là ai? Pháp chăng? Mỹ chăng? Mỹ đã tìm cớ rút lui thì trở lại làm gì? Pháp quá yếu, có đủ sức chống Nga, Tàu không?
Cộng sản nay chiếm cả nước, dại gì mà chừa một chỗ nhỏ cho Bảo Đại! Giả sử đó là đề nghị của cộng sản, tất có mưu kế, ông tin vào lời hứa của cộng sản chăng?
Ông tức giận ra về. Tôi biết trong tâm, ông cho tôi là một kẻ hèn nhát, nhưng tôi không để tâm, vẫn lui tới chuyện trò với ông. Ít lâu sau, tổ chức này gồm một ông cựu chủ bút , mấy cựu ký giả và ông bạn già bị cộng sản bắt giam về tội tôn phò Bảo Đại. Chính cộng sản đã tung các tin vịt, đã tổ chức, kêu gọi tham gia mà trong tổ chức đã có một số là công an nằm vùng, cùng đốc thúc hành động để rồi chúng vây bắt lập công và tiêu diệt lực lượng đối kháng. Đó là kế hoạch ''dẫn xà xuất động'' của cộng sản.
Như thường lệ, cuối năm chúng tôi thưòng tổ chức ăn tất niên. Lần này, Lê Hiền đứng mời các bạn ăn tất niên tại tư gia của ông. Khi chúng tôi đến đông đủ, trong phòng khách đã sắp sẵn bàn ghế, chén đũa. Trong phòng khách, một người thân thể to lớn, mặt mũi đen đúa hung dữ như là công an trong phòng tra tấn đứng lo phục vụ. Lê Hiền giới thiệu : ''Đây là chú Sáu, người nhà''!
Chủ nhân mời chúng tôi ngồi xuống, và chú Sáu rót rượu. Nhưng buồn cười và lạ lùng nhất, ly rượu khai vị lại toàn là xăng! Các bạn tôi nói đùa: "Năm nay chắc cháy dữ"! Riêng tôi nghĩ rằng đó là một báo hiệu xấu.
Chúng tôi nâng ly rượu chúc mừng năm mới. Trong khi chờ dợi các món ăn bưng lên, chủ nhà đặt câu hỏi và yêu cầu mọi người lần lượt trả lời.
Lê Hiền hỏi:
- Giả sử nay mai công việc xảy ra, chúng ta nên làm khán giả hay diễn viên?
Các bạn tôi, người thì đáp làm diễn viên, người thì đáp làm khán giả. Đến lượt tôi, tôi đáp lời:
- Tôi không thể trả lời ngay được. Tùy tình hình thực tế mà làm diễn viên hay khán giả. Thí dụ như tôi thích tân nhạc mà người ta yêu cầu tôi ca cải lương, tất nhiên tôi không ca cải lương được! Tôi làm thầy giáo mà yêu cầu tôi thủ vai hát bội, dù tôi muốn làm diễn viên cũng không thể làm được. Mọi việc trong tương lai còn tùy khả năng và lòng yêu thích của tôi, chưa quyết là làm diễn viên hay khán giả.
Sau bữa tiệc tất niên, ngày tháng trôi qua trong yên lặng. Xuân qua, hạ tới và đông lại về. Nhóm chúng tôi lại chuẩn bị tất niên. Các bạn tôi muốn lần này tổ chức tại nhà hàng Nguyễn Tấn Đời ở cuối đường Nguyễn Văn Học mà sau này họ đổi tên là Nơ Trang Long, Bình Thạnh. Tôi khuyên các bạn nên tổ chức tại nhà như mọi năm, không nên tổ chức tại nhà hàng vì trước đây họ cũng lợi dụng ăn tất niên tại các nhà hàng để ra mắt tổ chức này, tổ chức nọ, hoặc họp báo để tuyên bố hoặc ra tuyên ngôn. . . Các bạn tôi không nghe lời. Kết cuộc, tháng chạp năm đó, công an bắt hết những ai có mặt. Riêng tôi và một bạn, cũng là nhà giáo, từ chối không dự nên tai qua nạn khỏi.
- Giả sử nay mai công việc xảy ra, chúng ta nên làm khán giả hay diễn viên?
Các bạn tôi, người thì đáp làm diễn viên, người thì đáp làm khán giả. Đến lượt tôi, tôi đáp lời:
- Tôi không thể trả lời ngay được. Tùy tình hình thực tế mà làm diễn viên hay khán giả. Thí dụ như tôi thích tân nhạc mà người ta yêu cầu tôi ca cải lương, tất nhiên tôi không ca cải lương được! Tôi làm thầy giáo mà yêu cầu tôi thủ vai hát bội, dù tôi muốn làm diễn viên cũng không thể làm được. Mọi việc trong tương lai còn tùy khả năng và lòng yêu thích của tôi, chưa quyết là làm diễn viên hay khán giả.
Sau bữa tiệc tất niên, ngày tháng trôi qua trong yên lặng. Xuân qua, hạ tới và đông lại về. Nhóm chúng tôi lại chuẩn bị tất niên. Các bạn tôi muốn lần này tổ chức tại nhà hàng Nguyễn Tấn Đời ở cuối đường Nguyễn Văn Học mà sau này họ đổi tên là Nơ Trang Long, Bình Thạnh. Tôi khuyên các bạn nên tổ chức tại nhà như mọi năm, không nên tổ chức tại nhà hàng vì trước đây họ cũng lợi dụng ăn tất niên tại các nhà hàng để ra mắt tổ chức này, tổ chức nọ, hoặc họp báo để tuyên bố hoặc ra tuyên ngôn. . . Các bạn tôi không nghe lời. Kết cuộc, tháng chạp năm đó, công an bắt hết những ai có mặt. Riêng tôi và một bạn, cũng là nhà giáo, từ chối không dự nên tai qua nạn khỏi.
Cũng nên nói thêm rằng ngày các bạn tôi bị bắt, tôi và
nhà tôi sang bên nhà nhạc gia ăn giỗ. Khi về, khoảng 5 giờ chiều, tôi
định ghé ông ông bạn già trao cho ông bạn một ít giấy trắng để ông bạn
sáng tác, dịch thuật ( Lúc này giấy đắt, khó mua). Chẳng may xe hỏng,
tôi phải đem thợ sửa mất gần hai tiếng đồng hồ. Xe sửa xong trời đã tối
gần bảy giờ. Tôi sợ các con tôi ở nhà chờ đợi, lo lắng nên về thẳng,
không ghé thăm bạn già. Hôm sau, nghe tin công an vây bắt nhà bạn, họ
chờ mãi cho đến tám giờ tối mới lui binh. May thay, ngày đó không ai ghé
nhà ông bạn! Tôi rất mừng vì Trời Phật đã che chở tôi khỏi cảnh ngục
tù. Cũng nói thêm nữa, là ngày sau, một ông bạn kỹ sư ( nay tôi quên mất
tên) ở Phú Nhuận, đến cho tôi hay các bạn bị bắt. Tôi thản nhiên đón
nhận tin trên. Ông bạn tỏ vẻ run sợ.
Tôi bảo:
- Có gì mà phải sợ! Mình không làm gì thì họ bắt mình làm gì!
Một thời gian sau, ông bạn kỹ sư xuất cảnh . Sau mấy năm, các bạn tôi được trả tự do, tôi mới biết trong tù, ngày nào công an cũng tra hỏi về tôi. Các bạn tôi đều trả lời là tôi không tham gia tổ chức. Có người thuật lại rằng ông kỹ sư đến nhà tôi hôm đó là do công an phái tới thăm dò thái độ của tôi ra sao. Đó là kết quả của các vụ án Mười Vân (Đồng Nai) và nhóm Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Mai Văn Hạnh mà hàng ngàn dân Sài gòn bị tai bay vạ gió!
QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Xe đạp gấp dáng lạ giá nghìn đô ở Sài Gòn
Một loại xe đạp hình tam giác, được quảng cáo
làm từ hợp kim chế tạo máy bay có giá bán hơn 1.000 USD xuất hiện trên
đường phố TP.HCM gần đây thu hút sự chú ý của người đi đường.
Chiếc xe đạp lạ này thu hút sự
chú ý của nhiều người khi xuất hiện trên đường phố Sài Gòn. Xe được
thiết kế hình tam giác khá lạ mắt, màu sắc nổi bật.Tuy có kiểu dáng khác
lạ nhưng việc điều khiển chiếc xe này trông rất nhẹ nhàng.
Chị Hân chủ sở hữu chiếc xe cho biết, chọn xe đạp gấp làm
phương tiện đi làm hàng ngày vì phù hợp với giao thông phức tạp như ở
Sài Gòn. Đây là dòng xe nhập ngoại nên có giá hơi đắt, khoảng 1.300
USD.
|
Điều lý thú là xe có thể gấp lại làm đôi và người dùng có thể đẩy, kéo đi như kéo một vali cá nhân. |
Dòng xe này được sản xuất tại Anh, được nhập về Việt Nam và bán tại những cửa hàng chuyên dụng. Trong ảnh là chiếc xe nguyên hộp mới được nhập về tại cửa hàng trên đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1. |
Chủ cửa hàng cho biết thêm,
khung xe được chế tạo từ Aliminum 7000 series. Đây là loại hợp kim dùng
chế tạo vỏ máy bay. Điều này giúp xe có trọng lượng nhẹ hơn hẳn các dòng
xe đạp khác nhưng độ bền thì rất cao. Những dòng xe đạp cao cấp này có
giá bán từ 1.300 - 1.700 USD. Mức giá này tương đương lại một chiếc xe
máy tầm trung.
|
Khung xe đặc biệt hình tam
giác. Thiết kế khung đỡ bánh xe một bên giúp bạn dễ dàng thay lốp và săm
xe. Chiều dài cơ sở của xe ngắn. Trong các dòng xe đạp, nó chiếm không
gian ít hơn nhiều so với hầu hết các loại xe đạp khác. Tổng trọng lượng
chỉ 10 kg, với kích thước 114 x 51 x 23 cm, xe có thể chở trọng tải lên
đến 100 kg. Với thiết kế độc đáo, việc gấp và mở xe chỉ cần chưa đến 10
giây.
|
Hệ thống truyền động bằng dây cua roa êm ái, sạch sẽ thay cho dây sên truyền thống. Dây cua roa này có tuổi thọ lên đến 80.000 km. |
Đây cũng là loại xe đạp đầu tiên ở Việt Nam có hộp số với 3 mức độ khác nhau, người chạy chỉ cần quay ngược bàn đạp về sau để trả số, xe có tốc độ tối đa đến 45 km/h. |
Yên xe cũng được thiết kế bằng da đi cùng với chiếc túi thời trang.Yên có thể thay đổi chiều cao để phù hợp với từng người. |
Khi dùng xong, xe có thể được gập lại tương đối đơn giản. Thậm chí, chủ xe không cần phải cúi người xuống bởi các nam châm được gắn trên khung và bánh sẽ làm tất cả các công việc cần thiết. |
Sau khi gấp gọn, chủ xe có thể cho vào túi, đeo lên vai như thế này. |
KHAI MẠC FESTIVAL HUẾ 2014.
|
CHUYỆN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHUYỆN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kẻ không cần quảng cáo
Phạm Lưu Vũ
Nói riết cũng quen miệng, nghe riết cũng quen tai, chứ một thời, tôi không sao chịu nổi một số từ như: “quảng cáo”; “cạnh tranh”; “thất nghiệp”... Nghe nó sặc mùi... tư bản chủ nghĩa thế nào ấy!
Sở dĩ vào đề như thế là vì tôi làm nghề ngồi thu tiền lệ phí cho cái
bảng quảng cáo (trước kia gọi là “Bảng thông tin kinh tế, kỹ thuật”)
dựng trước cổng trụ sở UBND phường.
Lại sở dĩ có cái bảng đó là vì phường tôi là một phường lớn, có đủ các
ngành nghề, y như một nước thu nhỏ vậy. Này nhé: Công Nghiệp thì có sửa
chữa xe máy, rửa xe, vô dầu mỡ... Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thì có xay cà phê, nấu rượu lậu, làm bia hơi dỏm... Thương Mại thì có
buôn lậu, chợ chồm hổm, nhà hàng, vé số dạo... Giáo dục và Đào tạo thì
có mẫu giáo, dạy ngoại ngữ, dạy kèm, dạy thêm... Y tế thì có phòng mạch
tư, chữa lang ben, hắc lào, hút điều hòa kinh nguyệt (thực chất là nạo
thai chui)... Văn hóa và Thông tin thì có bán báo, bán sách vỉa hè,
karaoke ôm... vân vân và... vân vân...
Thế là ông chủ tịch phường có sáng kiến dựng cái bảng đó để ai cần quảng
cáo gì cho nghề ngỗng của mình thì cứ việc đóng tiền cho phường là lên
“bảng“ ngay tắp lự.
Một hôm tôi tiếp một ông khách. Tất nhiên ông ta đến với mục đích muốn
quảng cáo cái gì đó cho mình. Ông ta đưa cho tôi một mảnh giấy ghi nội
dung: “Kể từ ngày..., lệ phí đổ rác trong phường sẽ tăng thêm 150% so
với trước. Các nhà phải để sẵn thùng rác trước cổng từ 16 giờ đến 18 giờ
30. Thùng phải đúng tiêu chuẩn, có dán tem. Nhà nào chưa có phải đăng
kí với chủ xe rác để mua theo giá quy định. Cấm mua thùng lậu ngoài chợ.
Đổ đến nhà nào thu tiền ngay nhà đó, không nhận tiền xu. Ai không thực
hiện đúng, để rác hôi ráng chịu. Đổ rác là vinh quang! Đổ rác muôn năm!
Ký tên...”
Tôi hiểu là ông ta làm nghề đổ rác.
Theo thường lệ, tôi tính tiền rồi bảo ông ta:
- Mời bác đóng tiền rồi mai cháu sẽ dán ngay lên mục quảng cáo. Lập tức, ông ta trợn mắt bảo tôi:
- Tôi không đăng lên mục “quảng cáo”!
- Vậy bác muốn đăng ở đâu?
- Anh phải đăng lên mục “Thông báo”, hiểu chưa?
- Sao lại thông báo - tôi thắc mắc - chẳng phải bác muốn quảng cáo cho công việc của mình là gì?
- Nhưng ở phường chỉ có mình tôi làm nghề đó - ông ta quát tướng lên giải thích.
- Thế thì làm sao cơ ạ? - Tôi lễ phép
- Có nghĩa là tôi độc quyền, tôi không cần phải cạnh tranh với ai, hiểu chưa? - Ông ta càng gay gắt.
- Cháu vẫn chưa hiểu - Tôi nói.
Không giữ được bình tĩnh nữa, ông ta đỏ mặt, gào lên:
- Một mình tôi làm nghề đó có nghĩa là tôi độc quyền. Tôi độc quyền có nghĩa là ý muốn của tôi là luật, là chân lý. Hiểu chưa? Tôi vừa đá bóng vừa thổi còi. Vì thế tôi không phải cạnh tranh với ai, vì thế tôi không cần quảng cáo. Tôi chỉ việc “THÔNG BÁO”, và mọi người buộc phải tuân theo, thế thôi.
Đến đây, tôi mới lờ mờ hiểu ra. Chợt nghĩ tới cái thùng rác tội nghiệp của nhà mình. Nói dại, lỡ để ông ta phật ý mà “phớt lờ” đi thì nguy to. Thế là tôi vội vàng dán ngay tờ giấy của ông ta lên mục ...”THÔNG BÁO” như cái “chân lý” ấy của ông ta./.
Phạm Lưu Vũ
Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sôngTs Đặng Huy Văn
Ngày 20/11/2014, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày vào trường đại học, anh chị em cùng lớp đại học của chúng tôi đã tổ chức một chuyến du ngoạn tới Làng Cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để viếng Lăng Vua Ngô Quyền, thăm Đền Thờ Phùng Hưng, viếng Mộ nhà ngoại giao cương nghị Giang Văn Minh và “dãy duối ngàn năm tuổi” nơi ngày xưa quân sĩ của Ngô Quyền đã dùng để buộc ngựa.
Sáng cuối thu nắng đẹp và mát mẻ đã làm cho chúng tôi cảm thấy như được hòa hồn mình vào hồn non nước Đường Lâm linh thiêng. Đặc biệt, tôi đã trào nước mắt trước Ngôi Lăng nhỏ thó xưa cũ của vị Anh Hùng Dân Tộc Ngô Quyền, người con vĩ đại của núi sông với chiến thắng Bạch Đằng Giang đã kết thúc một ngàn năm Bắc Thuộc của các chế độ phong kiến Phương Bắc đối với Dân Tộc Việt Nam ta.
Ra về, tôi cứ băn khoăn không hiểu vì sao tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội tới hơn 50 năm rồi mà chưa một lần nào được trường đại học hay phường quận nơi tôi ở tổ chức cho thầy trò đi viếng Lăng Vua Ngô Quyền mà chỉ tổ chức vào viếng lăng Hồ chủ tịch? Tại sao Lăng của vị Anh Hùng Dân Tộc vĩ đại Ngô Quyền, người đã giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ một ngàn năm Bắc Thuộc của các triều đại phong kiến Phương Bắc lại không được tu bổ tôn tạo cho tương xứng với công lao của Người để đồng bào cả nước vào viếng thăm, mà lăng của Hồ chủ tịch, người đã có công đuổi Phương Tây đi và rước Phương Bắc vào nước ta thêm một lần nữa lại được xây dựng đồ sộ và tốn kém hàng tỷ đô la như thế?
Đầu năm 2012, lần đầu tiên được mời lên thăm Đường Lâm, tôi đã viết bài “Đầu Xuân Vãn Cảnh Đường Lâm” trong đó đã nói đến Lăng Ngô Vương và một số di tích lịch sử của Làng Cổ Đường Lâm.
Lần này, tôi xin được trân trọng gửi tới quý vị độc giả đôi điều trăn trở về hiện tình đất nước khi tôi quỳ khấn lạy trước Lăng Ngô Vương và những điều tôi cảm nhận được từ hồn thiêng của Đức Vua, như những lời nhắn nhủ cùng con cháu mai sau của Vua Ngô Quyền, một “Người Con vĩ đại của Dân Tộc Việt Nam”.
Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sông!
(Lời khấn và cảm nhận trước Lăng Ngô Vương vĩ đại)
Ngàn năm Bệ Hạ nằm đây
Thưa Ngô Vương, hỏi thời này lạ chưa?
Người đần thì được làm vua
Học hàm học vị bán mua dễ dàng
Cúi luồn hơn hẳn tài năng
Bạc vàng trên cả họ hàng người thân
Kẻ gian rao giảng nghĩa nhân
Những người chính trực thì gần nhà giam
Lọc lừa chễm chệ cửa quan
Dân lành khiếu kiện kêu oan nối đời
Ngai vàng chót vót thích ngồi
Giặc Tàu giày xéo giống nòi mặc ai!
Ngô Vương có nhớ những ngày
Ngàn năm Bắc Thuộc đọa đày cần lao
Núi xương, sông máu đồng bào
Ghi danh tên tuổi biết bao anh hùng
Mà giờ chúng đổ xuống sông
Để xây nên vị “anh hùng thân Mao”
Thờ điện lớn, viếng lăng cao
Ngày ngày rước đón đồng bào ghé thăm
Mà quên Lăng Mộ ngàn năm
Thờ Ngô Vương chốn Đường Lâm xứ Đoài!!!
Tàu kéo vào giúp những ai?
Phải chăng để giúp giống loài sói lang
Tham lam cố giữ ngai vàng
Cho bầy bán nước Việt gian lụy Tàu
Mà quên Bắc Thuộc khổ đau
Ngàn năm giày xéo đồng bào trời Nam
Khiến Ngô Quyền uất hờn căm
Làm nên trận Bạch Đằng Giang lẫy lừng
Trước Lăng kính lạy anh hùng
Chỉ cho dân Việt chặng đường tương lai!
Vua rằng, còn đất còn trời
Còn dân tộc Việt còn người đồng tâm
Chống Tàu truyền kiếp ngoại xâm
Đập tan bè lũ buôn dân hại người
Trăm năm chỉ một lần thôi
Khi vận nước đến nhất thời đứng lên
Phá cùm gông đập xích xiềng
Quyểt giành quyền sống thiêng liêng mỗi người
Đuổi về rừng lũ đười ươi
Bao năm giày xéo giống nòi Việt ta!
Và thêm, hỡi giặc Hán Hoa!
Chúng bay hãy xéo về nhà làm ăn
Để cho dân Việt kết đoàn
Đứng lên xây lại giang sơn đẹp giàu
Trường-Hoàng Sa trả ta mau
Nếu không muốn bị dìm vào Biển Đông
Diên Hồng khai hội non sông
Năm Châu con Lạc cháu Hồng về đây
Cùng nhau đoàn tụ sum vầy
Tự Do, Dân Chủ…tương lai rạng ngời!
Ngô Vương ơi cám ơn Người
Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sông!
(Ts Đặng Huy Văn - Hà Nội, 29/11/2014)
Ngày 20/11/2014, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày vào trường đại học, anh chị em cùng lớp đại học của chúng tôi đã tổ chức một chuyến du ngoạn tới Làng Cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để viếng Lăng Vua Ngô Quyền, thăm Đền Thờ Phùng Hưng, viếng Mộ nhà ngoại giao cương nghị Giang Văn Minh và “dãy duối ngàn năm tuổi” nơi ngày xưa quân sĩ của Ngô Quyền đã dùng để buộc ngựa.
Sáng cuối thu nắng đẹp và mát mẻ đã làm cho chúng tôi cảm thấy như được hòa hồn mình vào hồn non nước Đường Lâm linh thiêng. Đặc biệt, tôi đã trào nước mắt trước Ngôi Lăng nhỏ thó xưa cũ của vị Anh Hùng Dân Tộc Ngô Quyền, người con vĩ đại của núi sông với chiến thắng Bạch Đằng Giang đã kết thúc một ngàn năm Bắc Thuộc của các chế độ phong kiến Phương Bắc đối với Dân Tộc Việt Nam ta.
Ra về, tôi cứ băn khoăn không hiểu vì sao tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội tới hơn 50 năm rồi mà chưa một lần nào được trường đại học hay phường quận nơi tôi ở tổ chức cho thầy trò đi viếng Lăng Vua Ngô Quyền mà chỉ tổ chức vào viếng lăng Hồ chủ tịch? Tại sao Lăng của vị Anh Hùng Dân Tộc vĩ đại Ngô Quyền, người đã giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ một ngàn năm Bắc Thuộc của các triều đại phong kiến Phương Bắc lại không được tu bổ tôn tạo cho tương xứng với công lao của Người để đồng bào cả nước vào viếng thăm, mà lăng của Hồ chủ tịch, người đã có công đuổi Phương Tây đi và rước Phương Bắc vào nước ta thêm một lần nữa lại được xây dựng đồ sộ và tốn kém hàng tỷ đô la như thế?
Đầu năm 2012, lần đầu tiên được mời lên thăm Đường Lâm, tôi đã viết bài “Đầu Xuân Vãn Cảnh Đường Lâm” trong đó đã nói đến Lăng Ngô Vương và một số di tích lịch sử của Làng Cổ Đường Lâm.
Lần này, tôi xin được trân trọng gửi tới quý vị độc giả đôi điều trăn trở về hiện tình đất nước khi tôi quỳ khấn lạy trước Lăng Ngô Vương và những điều tôi cảm nhận được từ hồn thiêng của Đức Vua, như những lời nhắn nhủ cùng con cháu mai sau của Vua Ngô Quyền, một “Người Con vĩ đại của Dân Tộc Việt Nam”.
Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sông!
(Lời khấn và cảm nhận trước Lăng Ngô Vương vĩ đại)
Ngàn năm Bệ Hạ nằm đây
Thưa Ngô Vương, hỏi thời này lạ chưa?
Người đần thì được làm vua
Học hàm học vị bán mua dễ dàng
Cúi luồn hơn hẳn tài năng
Bạc vàng trên cả họ hàng người thân
Kẻ gian rao giảng nghĩa nhân
Những người chính trực thì gần nhà giam
Lọc lừa chễm chệ cửa quan
Dân lành khiếu kiện kêu oan nối đời
Ngai vàng chót vót thích ngồi
Giặc Tàu giày xéo giống nòi mặc ai!
Ngô Vương có nhớ những ngày
Ngàn năm Bắc Thuộc đọa đày cần lao
Núi xương, sông máu đồng bào
Ghi danh tên tuổi biết bao anh hùng
Mà giờ chúng đổ xuống sông
Để xây nên vị “anh hùng thân Mao”
Thờ điện lớn, viếng lăng cao
Ngày ngày rước đón đồng bào ghé thăm
Mà quên Lăng Mộ ngàn năm
Thờ Ngô Vương chốn Đường Lâm xứ Đoài!!!
Tàu kéo vào giúp những ai?
Phải chăng để giúp giống loài sói lang
Tham lam cố giữ ngai vàng
Cho bầy bán nước Việt gian lụy Tàu
Mà quên Bắc Thuộc khổ đau
Ngàn năm giày xéo đồng bào trời Nam
Khiến Ngô Quyền uất hờn căm
Làm nên trận Bạch Đằng Giang lẫy lừng
Trước Lăng kính lạy anh hùng
Chỉ cho dân Việt chặng đường tương lai!
Vua rằng, còn đất còn trời
Còn dân tộc Việt còn người đồng tâm
Chống Tàu truyền kiếp ngoại xâm
Đập tan bè lũ buôn dân hại người
Trăm năm chỉ một lần thôi
Khi vận nước đến nhất thời đứng lên
Phá cùm gông đập xích xiềng
Quyểt giành quyền sống thiêng liêng mỗi người
Đuổi về rừng lũ đười ươi
Bao năm giày xéo giống nòi Việt ta!
Và thêm, hỡi giặc Hán Hoa!
Chúng bay hãy xéo về nhà làm ăn
Để cho dân Việt kết đoàn
Đứng lên xây lại giang sơn đẹp giàu
Trường-Hoàng Sa trả ta mau
Nếu không muốn bị dìm vào Biển Đông
Diên Hồng khai hội non sông
Năm Châu con Lạc cháu Hồng về đây
Cùng nhau đoàn tụ sum vầy
Tự Do, Dân Chủ…tương lai rạng ngời!
Ngô Vương ơi cám ơn Người
Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sông!
(Ts Đặng Huy Văn - Hà Nội, 29/11/2014)
PHIÊN ÂM TIẾNG ANH CỦA CHXHCNVIET NAM
No comments:
Post a Comment