THẾ GIỚI QUANH TA
Văn Hùng Đốc (Sưu Tập/Chuyển tiếp)
Mời quý bạn thư giãn với những cảnh vật đẹp lạ lùng trên thế giới...
(NLĐO) - Đó là cảm giác chung của nhiều người khi có cơ hội đứng trước hồ "sữa dâu", 9 địa ngục suối nước nóng và "lâu đài bông"... Nếu bạn là người thích rày đây mai đó thì đây là những nơi xứng đáng nằm danh sách phiêu lưu.
· Hòn đảo ở tận cùng thế giới
· Ghé thăm là lạnh sống lưng!
· Tìm thấy sinh vật trong suốt kỳ lạ ở biển New Zealand
· Những phong tục đón năm mới độc, lạ trên thế giới
Bạn có thể không tin vào mắt mình nhưng chúng thật sự tồn tại. Chúng sẽ khiến bạn khó cầm được nước mắt, khiến bạn dựng tóc gáy hoặc tăng tốc nhịp tim.
Hồ Retba ở Senegal
Hồ Retba (còn gọi là Lac Rose) nằm ở phía Bắc bán đảo Cap-Vert ở Senegal. Cái tên này xuất phát từ nước hồ có màu hồng, trông như sữa dâu. Nguyên nhân, theo các nhà khoa học, là do loại tảo Dunaliella salina có nhiều trong nước hồ.
Hồ còn nổi tiếng vì hàm lượng muối cao, cho phép con người nổi trên mặt nước như biển Chết. Cũng nhờ vậy mà xung quanh hồ phát triển ngành làm muối.
Hồ Retba đang được Ủy ban Di sản thế giới cân nhắc đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.
Hồ Retba ở Senegal. Ảnh: Abduzeedo
Bậc thang tự nhiên Badab-e Surt ở Iran
Với cấu tạo đá vôi, bậc thang tự nhiên Badab-e Surt ở tỉnh Mazandaran - Iran khiến du khách choáng váng vì nét đẹp hùng vĩ của nó. Thắng cảnh này được hình thành bởi 2 con suối nước khoáng chảy từ trên núi xuống. Qua hàng ngàn năm, nơi này trông như một bậc thang khổng lồ với các hồ nước màu cam, đỏ và vàng.
Hai con suối nằm ở độ cao 1.840 m so với mực nước biển và có những đặc tính tự nhiên khác biệt. Nước của con suối đầu tiên chứa nhiều muối, được cho là chữa được chứng thấp khớp và các bệnh về da. Con suối thứ 2 có vị chua và chủ yếu có màu cam do ảnh hưởng của ôxit sắt có trong nước.
Bậc thang tự nhiên Badab-e Surt ở Iran. Ảnh: Abduzeedo
Hồ Nguyệt Nha Tuyền ở Trung Quốc
Nguyệt Nha Tuyền là hồ nước ngọt có dạng bán nguyệt nằm ở một ốc đảo 2.000 năm tuổi trong sa mạc Gobi, cách thành phố Đôn Hoàng 6 km về phía Nam. Tên Yueyaquan có từ thời nhà Minh.
Theo lần đo đạc năm 1960, độ sâu trung bình của hồ vào khoảng 4-5 m, tối đa là 7,5 m. Trong 40 năm sau đó, hồ ngày càng cạn. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hồ chỉ còn diện tích 5.500 m vuông với độ sâu bình quân là 0,9 m (tối đa 1,3 m). Đến năm 2006, chính quyền địa phương bắt đầu nỗ lực cứu hồ khỏi nguy cơ bị sa mạc nuốt chửng. Kể từ đó, độ sâu và kích thước của hồ tăng dần.
Hồ Nguyệt Nha Tuyền ở Trung Quốc. Ảnh: Abduzeedo
Hồ Natron ở Tanzania
Hồ Natron ở Tanzania nổi tiếng với màu đỏ đặc trưng và tốc độ bốc hơi cao. Vào mùa khô, khi nước bốc hơi, hàm lượng muối tăng lên mức tối đa, trở thành nơi sinh sôi nảy nở của những vi sinh vật ưa muối. Một số loài trong đó sản sinh ra những sắc tố khiến nước có màu đỏ. Nhìn từ trên cao, trông hồ không khác gì bề mặt sao Hỏa.
Ông Nick Brandt, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của khu vực Đông Phi, gần đây đã đến hồ Natron và chứng kiến cảnh tượng đáng sợ: các sinh vật “hóa đá” nếu chẳng may sa chân xuống hồ. Theo các nhà khoa học, sự kết hợp của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đông cứng các sinh vật như chim, dơi...
Hồ Natron ở Tanzania. Ảnh: Abduzeedo
Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales ở Colombia
Nằm ở Công viên quốc gia Sierra de la Macarena tại Meta - Colombia, Cano Cristales là kỳ quan độc nhất vô nhị của thế giới. Nhiều người gọi nó là “dòng sông ngũ sắc”, “dòng sông bắt nguồn từ thiên đường” hoặc “dòng sông đẹp nhất thế giới”.
Dòng sông này trông không khác bất kỳ dòng sông bình thường nào khác trong phần lớn thời gian của năm. Nhưng vào khoảng ngắn giữa mùa khô (thường là từ tháng 9 đến tháng 11), dòng sông sẽ bùng nổ màu sắc nhờ một loại thực vật độc đáo có tên Macarenia clavigera tạo ra những dòng nước màu đỏ, hòa quyện với sắc vàng và xanh lá cây của cát, sắc xanh dương của nước… Một điểm lạ khác là không có loài cá nào sống tại dòng sông này.
Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales ở Colombia. Ảnh: Abduzeedo
“9 địa ngục Beppu” ở Nhật Bản
Tọa lạc trên đảo Kyushu, thành phố Beppu là quê hương của 2.800 suối nước nóng. Trong số này có 9 con suối được gọi là “9 địa ngục của Beppu”. Địa ngục số 1 có tên Umi Jigoku (địa ngục biển) với nước suối màu ngọc lam và đủ nóng để luộc được trứng. Địa ngục số 2 là Oniishibou (địa ngục sư đầu trọc), xuất phát từ lớp đất bùn xám sôi sùng sục trên bề mặt suối, trông như đầu của các thầy tu.
Địa ngục số 1 Umi Jigoku. Ảnh: Globeimages
Địa ngục số 3 mang tên Shiraike Jigoku (địa ngục hồ trắng) do hàm lượng canxi cao làm nước suối có màu trắng sữa. Địa ngục số 4 là Yama Jigoku (địa ngục núi), được hình thành bởi một núi lửa bùn. Nó phun trào nhiều đến nỗi tạo ra một ngọn núi nhỏ được bao quanh bởi các hồ nhỏ.
Địa ngục số 2 Oniishibou. Ảnh: protravelclub
Địa ngục số 5 có tên Kamada Jigoku (địa ngục nồi nấu ăn) do nó nằm cạnh bức tượng con quỷ màu đỏ đang nấu ăn. Oniyama Jigoku (địa ngục núi quỷ) là tên gọi của địa ngục số 6 với dòng nước mạnh đến mức cuốn trôi cả chiếc xe. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của khoảng 100 cá sấu hung dữ.
Địa ngục số 3 Shiraike Jigoku. Ảnh: Protravelclub
Địa ngục số 7 được gọi là Kinryu Jigoku (địa ngục rồng vàng) bởi nơi này có một bức tượng rồng và dòng suối chảy ra từ mũi nó. Địa ngục số 8 là Chinoike Jigoku (địa ngục ao máu) do khoáng chất có chứa sắt trong hồ làm nên màu đỏ tươi của nước suối. Địa ngục số 9 là Tatsumaki Jigoku (vòi địa ngục). Mạch nước nóng ở đây cứ 30 phút phun một lần và có nhiệt độ vào khoảng 105 độ C.
“Lâu đài bông” Pamukkale ở Thổ Nhĩ Kỳ
Pamukkale được xem là “viên ngọc” thật sự của Thổ Nhĩ Kỳ và là một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Nằm ở thung lũng sông Menderes ở tỉnh Denizli, danh lam này ẩn chứa không ít bí ẩn. Theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Panukkale có nghĩa là “lâu đài bông”.
Nơi này nổi tiếng với những suối nước nóng chứa nhiều muối khoáng cacbonat, tích tụ thành những "ruộng bậc thang" đá vôi vô cùng ấn tượng. Vùng rộng lớn trắng xóa này dài 2.700 m, cao 160 m, rộng 600 m và có thể được nhìn thấy từ cách xa 20 km.
“Lâu đài bông” Pamukkale ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Unusualplaces Điều cần chú ý là du khách không được phép mang giày khi đi trên lớp đá vôi để tránh làm hư hại. Tại khu vực này có khoảng 17 suối nước nóng nhiệt độ từ 35 độ C đến 100 độ C. Nguồn nước này có thể dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Pamukkale đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Theo Abduzeedo)
NĂM NGÀY Ở PARIS
NGÀY 1
Đi dạo quanh Paris qua những chỗ đẹp Champs-Élysées ,Arc de Triomph, Notre Dame, Bell Tower, khu Latin,
vườn Luxembourg,
NGÀY 2
Bảo tàng Louvre
Bảo tàng Orsay
Bảo tàng Orangerie
NGÀY 3
Cung địện VersaillesNGÀY 4
Tháp EiffelĐường Cler
Paris Sewer Tour
NGÀY 5
Paris CatacombsĐương Montmartre
Moulin Rouge, Père Lachaise Cemetery
The-best-places-of-Paris1
10 loại đồ ăn đắt nhất trên thế giới
Nghệ tây, nấm Densuke, trứng cá muối Almas... là những món ăn quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới.
1. Vàng
Vàng ăn được không có vị gì ngoài vẻ sáng bóng. Tuy nhiên, người ta ăn vàng như một biểu tượng của đẳng cấp. Loại vàng này thường được dùng dưới dạng lá mảnh để trang trí vào đồ ăn, thức uống. Một kg vàng ăn được có giá từ 33.000 tới 110.000 USD.
2. Súp tổ yến
Súp tổ yến của Trung Quốc là một trong những món ăn quý hiếm nhất thế giới. Được biết đến là “Trứng cá muối của phương Đông”, món ăn này này có mặt ở Trung Quốc hơn 400 năm trước. Loại súp này được làm từ dãi yến, làm tổ trong các hang động. Giá mỗi pound tổ yến từ 910 đến 4.535 USD.
3. Nấm Truffle trắng
Cùng họ với nấm truffle đen, nấm Truffle trắng, chỉ được trồng tại một số vùng nhất định ở Italy, Pháp, Croatia, là loại thực phẩm siêu hiếm. Việc canh tác loại nấm này rất khó khăn và phần lớn phải trồng tự nhiên trong môi trường hoang dã. Một pound nấm truffle trắng có giá từ 1.360 đến 4.200 USD, nhưng những cây nấm to có thể được bán với giá đắt hơn nhiều. Một cây nấm truffle trắng nặng 3,3 pound (khoảng 1.497 gram) từng được bán đấu giá 330.000 USD.
4. Trứng cá muối Almas
Là loại tốt nhất với tiêu chuẩn vàng, trứng cá muối Almas được lấy từ những con cá tầm Beluga – loài cá cổ đại có từ thời khủng long. Một pound trứng cá muối Almas có giá từ 8.400đến 15.500 USD, tùy vào chất lượng. Mức giá đắt đỏ của món ăn nói trên có được, một phần vì cá tầm Beluga thường mất tới 20 năm để trưởng thành và sản sinh trứng. Trứng cá muối Almas được làm tại Iran và chỉ bán tại một cửa hàng duy nhất tại London - The Caviar House & Punier. Để mua loại trứng cá muối này, bạn phải đặt hàng và chờ trong 4 năm.
5. Thịt bò Kobe
Tại vùng Hyogo Prefecture, Nhật Bản, những con bò được nuôi hết sức đặc biệt để cho ra chất lượng thịt tốt nhất. Chúng được ăn loại cỏ tốt nhất, thậm chí được uống bia và rượu để xả stress. Hàng ngày, những con bò tại đây được massage để đảm bảo độ mềm của thịt. Giá thị bò Kobe lên tới 770 USD/kg.
6. Chocolate viên Chocopologie của Knipschildt
Đây là loại chocolate được làm thủ công với chocolate đen và nấm đen quý hiếm nhất thế giới. Mỗi viên chocolate có nấm đen ở giữa và phủ chocolate xung quanh, được bán với giá 2.600 USD/pound. Hãng Knipschildt bắt đầu sản xuất loại chocolate này vào năm 1996 tại Mỹ.
7. Nấm Matsutake
Loại nấm này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Canada, Phần Lan, Mỹ, và Thụy Điển nhưng được dùng trong ẩm thực lần đầu tiên là tại Nhật Bản. Nấm Matsutake có vị cay, giống như thịt và bề mặt gần giống nấm Portobello. Loại trồng tại nước ngoài có giá bán lẻ 90 USD/kg nhưng loại được trồng tại Nhật có thể được bán tới 2.000 USD/kg. Tuy nhiên, việc trồng loại nấm này khá khó khăn.
8. Dưa Yubari
Loại dưa với bề ngoài giống với dưa ruột vàng bình thường nhưng vị hoàn toàn khác này cũng có xuất xứ từ Nhật bản. Dưa được trồng tại Yubari, cũng thuộc đảo Hokkaido, có hình tròn hoàn hảo và vị siêu ngọt, hơn nhiều so với những giống dưa ruột vàng thông thường. Vị ngọt của giống dưa này là nhờ tro núi lửa trong đất tại khu vực Yubari. Giá bán lẻ dưa Yubari khoảng 150 USD/kg.
9. Dưa hấu Densuke
Loại dưa từng được bán với giá hơn 6.000 USD này được nhận viết nhờ vỏ ngoài màu đen, không có đường vằn như những loại dưa bình thường. Dưa này được trồng tại đảo Hokkaido của Nhật Bản và mỗi năm chỉ thu hoạch được 65 quả.
10. Nghệ tây
Thực chất, nghệ tây - loại gia vị tốt và đắt nhất thế giới - là một loài ớt Ấn Độ. Được trồng tại nhiều nơi trên thế giới nhưng nghệ tây quý hiếm bởi vì việc canh tác vô cùng vất vả. Để có được một pound (453,6 gr) gia vị nghệ tây, bạn cần phải trồng và thu hoạch tỉ mỉ từ 50.000 - 70.000 bông nghệ tây. Số lượng này cần tới khu đất rộng bằng kích cỡ sân bóng đá. Một pound nghệ tây có giá từ 500 tới 5.000 USD, tùy vào chất lượng.
(The Richest/Zing)
1. Vàng
Vàng ăn được không có vị gì ngoài vẻ sáng bóng. Tuy nhiên, người ta ăn vàng như một biểu tượng của đẳng cấp. Loại vàng này thường được dùng dưới dạng lá mảnh để trang trí vào đồ ăn, thức uống. Một kg vàng ăn được có giá từ 33.000 tới 110.000 USD.
2. Súp tổ yến
Súp tổ yến của Trung Quốc là một trong những món ăn quý hiếm nhất thế giới. Được biết đến là “Trứng cá muối của phương Đông”, món ăn này này có mặt ở Trung Quốc hơn 400 năm trước. Loại súp này được làm từ dãi yến, làm tổ trong các hang động. Giá mỗi pound tổ yến từ 910 đến 4.535 USD.
3. Nấm Truffle trắng
Cùng họ với nấm truffle đen, nấm Truffle trắng, chỉ được trồng tại một số vùng nhất định ở Italy, Pháp, Croatia, là loại thực phẩm siêu hiếm. Việc canh tác loại nấm này rất khó khăn và phần lớn phải trồng tự nhiên trong môi trường hoang dã. Một pound nấm truffle trắng có giá từ 1.360 đến 4.200 USD, nhưng những cây nấm to có thể được bán với giá đắt hơn nhiều. Một cây nấm truffle trắng nặng 3,3 pound (khoảng 1.497 gram) từng được bán đấu giá 330.000 USD.
4. Trứng cá muối Almas
Là loại tốt nhất với tiêu chuẩn vàng, trứng cá muối Almas được lấy từ những con cá tầm Beluga – loài cá cổ đại có từ thời khủng long. Một pound trứng cá muối Almas có giá từ 8.400đến 15.500 USD, tùy vào chất lượng. Mức giá đắt đỏ của món ăn nói trên có được, một phần vì cá tầm Beluga thường mất tới 20 năm để trưởng thành và sản sinh trứng. Trứng cá muối Almas được làm tại Iran và chỉ bán tại một cửa hàng duy nhất tại London - The Caviar House & Punier. Để mua loại trứng cá muối này, bạn phải đặt hàng và chờ trong 4 năm.
5. Thịt bò Kobe
Tại vùng Hyogo Prefecture, Nhật Bản, những con bò được nuôi hết sức đặc biệt để cho ra chất lượng thịt tốt nhất. Chúng được ăn loại cỏ tốt nhất, thậm chí được uống bia và rượu để xả stress. Hàng ngày, những con bò tại đây được massage để đảm bảo độ mềm của thịt. Giá thị bò Kobe lên tới 770 USD/kg.
6. Chocolate viên Chocopologie của Knipschildt
Đây là loại chocolate được làm thủ công với chocolate đen và nấm đen quý hiếm nhất thế giới. Mỗi viên chocolate có nấm đen ở giữa và phủ chocolate xung quanh, được bán với giá 2.600 USD/pound. Hãng Knipschildt bắt đầu sản xuất loại chocolate này vào năm 1996 tại Mỹ.
7. Nấm Matsutake
Loại nấm này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Canada, Phần Lan, Mỹ, và Thụy Điển nhưng được dùng trong ẩm thực lần đầu tiên là tại Nhật Bản. Nấm Matsutake có vị cay, giống như thịt và bề mặt gần giống nấm Portobello. Loại trồng tại nước ngoài có giá bán lẻ 90 USD/kg nhưng loại được trồng tại Nhật có thể được bán tới 2.000 USD/kg. Tuy nhiên, việc trồng loại nấm này khá khó khăn.
8. Dưa Yubari
Loại dưa với bề ngoài giống với dưa ruột vàng bình thường nhưng vị hoàn toàn khác này cũng có xuất xứ từ Nhật bản. Dưa được trồng tại Yubari, cũng thuộc đảo Hokkaido, có hình tròn hoàn hảo và vị siêu ngọt, hơn nhiều so với những giống dưa ruột vàng thông thường. Vị ngọt của giống dưa này là nhờ tro núi lửa trong đất tại khu vực Yubari. Giá bán lẻ dưa Yubari khoảng 150 USD/kg.
9. Dưa hấu Densuke
Loại dưa từng được bán với giá hơn 6.000 USD này được nhận viết nhờ vỏ ngoài màu đen, không có đường vằn như những loại dưa bình thường. Dưa này được trồng tại đảo Hokkaido của Nhật Bản và mỗi năm chỉ thu hoạch được 65 quả.
10. Nghệ tây
Thực chất, nghệ tây - loại gia vị tốt và đắt nhất thế giới - là một loài ớt Ấn Độ. Được trồng tại nhiều nơi trên thế giới nhưng nghệ tây quý hiếm bởi vì việc canh tác vô cùng vất vả. Để có được một pound (453,6 gr) gia vị nghệ tây, bạn cần phải trồng và thu hoạch tỉ mỉ từ 50.000 - 70.000 bông nghệ tây. Số lượng này cần tới khu đất rộng bằng kích cỡ sân bóng đá. Một pound nghệ tây có giá từ 500 tới 5.000 USD, tùy vào chất lượng.
Top 10 món ăn đắt đỏ nhất thế giới
Guu.vn - Bạn sẽ phải bỏ ra hàng chục triệu, thậm chí là tiền tỉ để được thưởng thức những món ăn đắt đỏ dưới đây.
10. Nấm Matsutake – 1.000 $/kg (~ 21 triệu VND)
Nấm Matsutake hay mattaje là loại nấm đắt nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Loại nấm này được tìm thấy ở châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu tập trung tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Phần Lan, Canada, Thụy Điển nhưng nhiều nhất là tại Nhật Bản. Việc thu hoạch rất đơn giản nhưng để tìm được chúng lại rất khó khăn bởi chúng húng bị lấp ở dưới lớp lá rụng ở nền rừng. Mỗi năm nước Nhật thu được khoảng một nghìn tấn nấm này.
9. Bánh mì tròn khách sạn Westin – $1.000/ chiếc (~21 triệu VND)
Thoạt nhìn, những chiếc bánh mì này không có gì khác biệt so với bánh mì thông thường nhưng phần nhân bánh lại được làm từ nấm trắng Alba Ý - một trong những thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới, hạt kì tử cũng những viên thạch dát vàng lá.
8. Trứng tráng ngàn đô - Khách sạn Le Parker Meridien- 1.000 $/ suất (~21 triệu VND)
Trứng tráng là một món ăn thông thường, nhưng một nhà hàng mang tên Norma, khách sạn Le Parker Meridien ở New York đã sáng tạo ra món trứng tráng vô cùng đắt đỏ bằng cách thêm tôm hùm và 285g trứng cá muối Sevruga vào sáu quả trứng. Kết quả, món trứng tráng ngàn đô ra đời. Để đáp ứng được nhu cầu của thực khách, khà hàng cũng phục vụ các phiên bản thu nhỏ chỉ bằng 1/10 với giá $100.
7. Bít tết bò Wagyu ở nhà hàng Crarftsteak - $2.800/ suất (~ 60 triệu VND)
Thịt bò Wagyu là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới với thành phần thịt chứa tỉ lệ cao các axit béo omega-6 và omega-3. Loại bò này được nuôi ở Kobe, Nhật Bản bằng các phương pháp đặc biệt như uống bia, nghe nhạc, được mát xa thường xuyên để đảm bảo sự ôn hòa. Một phần bít tết bò Wagyu ở nhà hàng Crarftsteak, New York đã từng được bán với mức giá $2.800. Thật đáng tiếc, hiện nay nhà hàng này đã đóng cửa.
6. Cà ri Samundari Khazana - Nhà hàng Bombay Brassiere - $3.200/ suất (~68 triệu VND)
Giống như một cách ăn mừng cho chiến thắng của bộ phim "Triệu phú khu ổ chuột", nhà hàng Bombay Brassiere đã tạo ra một món cà ri đặc biệt như chỉ để dành cho người chiến thắng chương trình "Ai là triệu phú" bao gồm cua Devon, nấm trắng, trứng cá muối Beluga dát vàng lá. Ngoài ra còn có tôm hùm Scotland phủ vàng, bào ngư cùng rất nhiều trứng cá.
5. Pizza Royale 007 của đầu bếp Domenico Crolla - $4.200/ chiếc (~89,5 triệu VND)
Domenico Crolla là một đầu bếp người Scotland nổi tiếng trong việc sáng tạo các nguyên liệu cho món bánh Pizza. Ông quyết định tạo ra chiếc bánh Pizza Royale 007 theo bộ phim về chàng điệp viên lừng danh với tôm hùm ướp rượu cô nhắc, trắng cá muối ngâm rượu sâm banh, cá hồi hun khói Scotland... Trên hết, bề mặt còn được rắc vàng lá 24 carat. Tuy nhiên, chiếc bánh chỉ dùng để trưng bày.
4. Dưa hấu đen Densuke - $6.100/7,5 kg (~130 triệu VND)
Dưa hấu đen Densuke là vật phẩm quý hiếm chỉ được trồng ở đảo Hokkaido, Nhật Bản. Mỗi lần thu hoạch chỉ thu được vài chục quả. Điều làm nên sự đặc biệt và mức giá "trên trời" của loại dưa này nằm ở lớp vỏ cứng và sắc nét một cách hoàn hảo cùng độ ngọt tuyệt mĩ có một không hai. Một quả dưa trọng lượng 7,5kg - 8kg có giá khoảng $6.100.
3. Dưa lưới Yabari – $22.872 (~486,5 triệu VND)
Tuy hình thức có vẻ tương tự nhưng đây không phải loại dưa lưới thông thường mà bạn có thể tìm thấy ở các siêu thị. Dưa lưới Yabari nhiều khi chỉ được bán bằng hình thức đấu giá bởi những khách hàng quá mê mẩn độ ngọt lý tưởng của loại dưa này. Một doanh nhân giàu có sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng đã trở nên nổi tiếng khi từng đấu giá thành công một quả dưa Yabari với giá $22.872.
2. Trứng cá muối Almas – $25.000/ hộp (~532 triệu VND)
Trứng cá muối Almas là một mặt hàng cực kì quý hiếm từ Iran. Trứng cá muối đã là một món đắt đỏ, trứng cá muối Almas lại càng đắt hơn bởi độ khan hiếm của nó. Chỉ có một cửa hàng hiện nay bán loại thực phẩm này là Caviar House & Prunier ở Picadilly, London. Mỗi kilogam trứng cá muối được đặt trong một hộp làm bằng vàng 24 karat với giá bán là $25.000 $. Nếu bạn chỉ muốn thưởng thức cho biết hương vị của chúng, có thể chọn mua hộp nhỏ với giá bán $1.250.
1. Nấm trắng Alba của Ý - 160.406 $ / 1,5 kg(~3,4 tỉ VND)
Những cây nấm đắt đỏ này nổi tiếng với vị cay nồng tự nhiên. Nó rất khó trồng vì vậy được coi là thứ gia vị tinh tế hiếm có trong những món ăn cần vị cay. Một nhà đầu tư Hồng Kông đã từng mua một cây nấm Alba 1,51 kg với mức giá hơn $160.000 và đây đã trở thành cây nấm đắt nhất thế giới cũng như thực phẩm đứng đầu về mức độ xa xỉ.
Theo: Trí Thức Trẻ
Loài cua nhuộm đỏ hòn đảo ở Australia
Mùa di cư của loài cua đỏ thường bắt đầu vào cuối năm (tháng 10-12), khi
thời tiết mùa mưa giúp chúng di chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn.
Năm nay, khoảng 120 triệu con cua đỏ di cư từ các khu rừng ở đảo Christmas, Australia, đến bờ biển Ấn Độ Dương để bắt đầu mùa sinh sản mới.
Những đàn cua đầu tiên xuất hiện giữa tháng 11 và bắt đầu đông dần trong tuần qua, khiến các con đường ở đảo Christmas như biến thành tấm thảm đỏ.
Sau khi ra biển, cua đực sẽ tìm và đào hang để ẩn nấp, cua cái sẽ đến
những hang này để giao phối với cua đực rồi bò ra biển đẻ trứng.
Các cuộc di cư thường niên của cua đỏ đã trở nên quen thuộc với người dân ở đây và đây cũng là đặc điểm thu hút đối với khách du lịch.
Vì số lượng đàn cua đỏ di cư rất đông, nên chính quyền địa phương thường phải đặt biển báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ.
Loài cua đỏ này có nguồn gốc từ đảo Christmas và quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Chúng có thể có màu vàng cam hoặc đỏ tía nhưng thường hiếm.
Năm nay, khoảng 120 triệu con cua đỏ di cư từ các khu rừng ở đảo Christmas, Australia, đến bờ biển Ấn Độ Dương để bắt đầu mùa sinh sản mới.
Những đàn cua đầu tiên xuất hiện giữa tháng 11 và bắt đầu đông dần trong tuần qua, khiến các con đường ở đảo Christmas như biến thành tấm thảm đỏ.
Các cuộc di cư thường niên của cua đỏ đã trở nên quen thuộc với người dân ở đây và đây cũng là đặc điểm thu hút đối với khách du lịch.
Vì số lượng đàn cua đỏ di cư rất đông, nên chính quyền địa phương thường phải đặt biển báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ.
Loài cua đỏ này có nguồn gốc từ đảo Christmas và quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Chúng có thể có màu vàng cam hoặc đỏ tía nhưng thường hiếm.
TIN TRUNG CỘNG
Phát hiện đường dây bán thịt lợn nhiễm trùng ở Trung Quốc
Thành phố Cao An, nơi tập trung các lò mổ thịt của Trung Quốc, bị chỉ trích vì thiếu an toàn thực phẩm - DR
Từ
nhiều năm nay, người dân Trung Quốc tiêu dùng thịt lợn nhiễm trùng cực
độc mà không hay biết. Mọi cố gắng tìm hiểu điều tra của phóng viên
bị một đường dây tham ô móc ngoặc giữa gian thương và cán bộ nhà nước
chận lại cho đến hôm qua 28/12/2014.
Chính
quyền Trung Quốc cách chức 8 cán bộ thương mại và thú y ở Cao An, một
thành phố lớn thuộc tỉnh Giang Tây trong vụ tai tiếng mới nhất về
tình trạng thực phẩm Trung Quốc thiếu vệ sinh và an toàn.
Theo truyền thông nhà nướcTrung Quốc, mạng lưới bán thịt heo nhiễm « siêu vi lây bệnh rất cao » bắt nguồn từ các nhà máy mổ lợn ở Cao An và từ đó cung cấp thịt nhiễm trùng cho Giang Tây và ít nhất 7 tỉnh khác ở Trung Quốc.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc không nói rõ là « siêu vi có mức lây nhiễm cao » là loại virus nào, gây bệnh gì có lẽ để tránh gây hoảng loạn trong dân chúng đang bị ám ảnh bởi hàng loạt vụ thực phẩm, sữa cho trẻ em, thuốc men, dầu ăn Trung Quốc thiếu an toàn và thiếu vệ sinh.
Tân Hoa xã cho biết 8 cán bộ địa phương đặc trách vệ sinh, thú y và cấp giấy phép chứng nhận thực phẩm an toàn đã bị cách chức. Trước đó đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho biết là ngày hôm qua khoảng một chục nghi can bị bắt , một « lò thịt bất hợp pháp » bị đóng cửa và một lò bị phá hủy.
Theo AFP, với hơn 2 triệu con lợn cung cấp cho thị trường, thành phố Cao An là một trong những cơ sở mổ thịt quan trọng của Trung Quốc nhưng thường xuyên bị chỉ trích về chất lượng. Gần đây nhất, Trung Quốc bị chấn động vì thịt heo có hóa chất clenbuterol, một loại thuốc giúp tăng thịt giảm mở.
Năm 2013, hàng chục ngàn xác lợn trôi ngập con sông chảy qua Thượng Hải mà chính quyền Trung Quốc không giải thích được lý do. Không rõ có phải nhà chăn nuôi ném heo xuống sông để tránh thanh tra hay heo chết vì hóa chất.
Tình trạng bê bối ở Cao An đã được một số phóng viên chú ý điều tra nhưng các bài báo của họ không gây được tiếng vang. Giới con buôn cho biết họ không sợ pháp luật vì đã có công an bảo kê, báo trước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-phat-hien-duong-day-ban-thit-lon-nhiem-trung-o-trung-quoc/
Theo truyền thông nhà nướcTrung Quốc, mạng lưới bán thịt heo nhiễm « siêu vi lây bệnh rất cao » bắt nguồn từ các nhà máy mổ lợn ở Cao An và từ đó cung cấp thịt nhiễm trùng cho Giang Tây và ít nhất 7 tỉnh khác ở Trung Quốc.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc không nói rõ là « siêu vi có mức lây nhiễm cao » là loại virus nào, gây bệnh gì có lẽ để tránh gây hoảng loạn trong dân chúng đang bị ám ảnh bởi hàng loạt vụ thực phẩm, sữa cho trẻ em, thuốc men, dầu ăn Trung Quốc thiếu an toàn và thiếu vệ sinh.
Tân Hoa xã cho biết 8 cán bộ địa phương đặc trách vệ sinh, thú y và cấp giấy phép chứng nhận thực phẩm an toàn đã bị cách chức. Trước đó đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho biết là ngày hôm qua khoảng một chục nghi can bị bắt , một « lò thịt bất hợp pháp » bị đóng cửa và một lò bị phá hủy.
Theo AFP, với hơn 2 triệu con lợn cung cấp cho thị trường, thành phố Cao An là một trong những cơ sở mổ thịt quan trọng của Trung Quốc nhưng thường xuyên bị chỉ trích về chất lượng. Gần đây nhất, Trung Quốc bị chấn động vì thịt heo có hóa chất clenbuterol, một loại thuốc giúp tăng thịt giảm mở.
Năm 2013, hàng chục ngàn xác lợn trôi ngập con sông chảy qua Thượng Hải mà chính quyền Trung Quốc không giải thích được lý do. Không rõ có phải nhà chăn nuôi ném heo xuống sông để tránh thanh tra hay heo chết vì hóa chất.
Tình trạng bê bối ở Cao An đã được một số phóng viên chú ý điều tra nhưng các bài báo của họ không gây được tiếng vang. Giới con buôn cho biết họ không sợ pháp luật vì đã có công an bảo kê, báo trước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-phat-hien-duong-day-ban-thit-lon-nhiem-trung-o-trung-quoc/
Cúm gia cầm đe dọa Trung Quốc, Nhật Bản
Từ năm 2013, siêu vi H7N9 đã giết chết 170 người tại Hoa lục. Hồng Kông có 3 ca tử vong - Reuters
Một
người Trung Quốc tử vong, một phụ nữ Hồng Kông đang ở trong tình trạng
nguy kịch vì H7N9, Nhật Bản phát hiện trại chăn nuôi gà thứ hai bị siêu
vi H5. Phải chăng mùa dịch gia cầm đang tái xuất hiện ở châu Á ?
Theo
AFP, chính quyền Hồng Kông nâng cấp báo động sau khi một phụ nữ 68
tuổi, đi đi thăm Thẩm Quyến trở về cách nay hai tuần phải nhập viện
trong tình trạng nguy ngập. Được biết nạn nhân có ăn thịt gà khi đi sang
Hoa lục.
Từ khi xuất hiện năm 2013, siêu vi mới H7N9 đã giết chết 170 người, đa số là tại Hoa lục. Chỉ riêng tại Hồng Kông, 10 người đã bị lây nhiễm, trong số này 3 người đã qua đời.
Tại Trung Quốc, báo chí nhà nước báo động nguy cơ cúm gia cầm gia tăng hoành hành trong mùa đông. Tỉnh Chiết Giang có thêm một bệnh nhân cúm H7N9 tử vong theo bản tin hôm nay 29/12/2014.
Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc lên Tổ chức Y tế thế giới, từ đầu tháng 12 đến nay đã có 11 trường hợp lây nhiễm H7N9 trong số này 5 người đã chết. Trường hợp thứ sáu mà báo chí loan tin chưa được đưa vào danh sách chính thức.
Ít nguy hiểm hơn H7N9, siêu vi H5 cũng tái xuất hiện ở đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản. Hơn 42.000 con gà thuộc nông trại này đã bị tiêu hủy tức khắc sau khi xét nghiệm xác nhận có virus loại H5. Đây là ổ dịch thứ hai tại Kyushu. Ổ dịch thứ nhất xuất hiện cách nay hai tuần cách đó 100 cây số.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-cum-gia-cam-de-doa-trung-quoc-nhat-ban/
Từ khi xuất hiện năm 2013, siêu vi mới H7N9 đã giết chết 170 người, đa số là tại Hoa lục. Chỉ riêng tại Hồng Kông, 10 người đã bị lây nhiễm, trong số này 3 người đã qua đời.
Tại Trung Quốc, báo chí nhà nước báo động nguy cơ cúm gia cầm gia tăng hoành hành trong mùa đông. Tỉnh Chiết Giang có thêm một bệnh nhân cúm H7N9 tử vong theo bản tin hôm nay 29/12/2014.
Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc lên Tổ chức Y tế thế giới, từ đầu tháng 12 đến nay đã có 11 trường hợp lây nhiễm H7N9 trong số này 5 người đã chết. Trường hợp thứ sáu mà báo chí loan tin chưa được đưa vào danh sách chính thức.
Ít nguy hiểm hơn H7N9, siêu vi H5 cũng tái xuất hiện ở đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản. Hơn 42.000 con gà thuộc nông trại này đã bị tiêu hủy tức khắc sau khi xét nghiệm xác nhận có virus loại H5. Đây là ổ dịch thứ hai tại Kyushu. Ổ dịch thứ nhất xuất hiện cách nay hai tuần cách đó 100 cây số.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-cum-gia-cam-de-doa-trung-quoc-nhat-ban/
Tham nhũng : Trung Quốc bãi miễn thêm ba đại biểu Quốc hội
Tính từ đầu 2014, đã có 26 trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội tại Trung Quốc
Quốc
hội Trung Quốc bãi miễn chức vụ của ba đại biểu nhân dân trong một
bản thông báo công bố ngày chủ nhật 28/12/2014. Theo thuật ngữ của đảng
Cộng sản Trung Quốc thì các đại biểu này đã “vi phạm kỷ luật đảng” tức là tội tham nhũng, hối lộ.
Nhân
vật đầu tiên trong danh sách bị mất ghế đại biểu quốc hội là ông Tùy
Phong Phú, nguyên là phó chủ tịch thường trực nghị viện tỉnh Hắc Long
Giang. Một cuộc điều tra về tội “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đã được tiến hành. Ông Tùy Phong Phú bị ngưng chức vụ đại biểu quốc hội kể từ tháng 12 này.
Cán bộ thứ hai là Tần Ngọc Hải , nguyên là trợ lý bí thư ban thường trực nghị viện Hà Nam, bị mất ghế đại biểu cũng kể từ tháng 12. Người thứ ba là đại biểu Trần Vệ Dân, nguyên là bí thư thành ủy một thành phố lớn ở Giang Tây.
Tất cả đều bị tố cáo tội tham ô. Tin trên đây do chính Tân Hoa xã loan tải. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây không phải lần đầu tiên đại biểu quốc hội Trung Quốc bị ngưng chức. Từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 26 vụ tương tự.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-tham-nhung-trung-quoc-bai-mien-them-ba-dai-bieu-quoc-hoi/
Cán bộ thứ hai là Tần Ngọc Hải , nguyên là trợ lý bí thư ban thường trực nghị viện Hà Nam, bị mất ghế đại biểu cũng kể từ tháng 12. Người thứ ba là đại biểu Trần Vệ Dân, nguyên là bí thư thành ủy một thành phố lớn ở Giang Tây.
Tất cả đều bị tố cáo tội tham ô. Tin trên đây do chính Tân Hoa xã loan tải. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây không phải lần đầu tiên đại biểu quốc hội Trung Quốc bị ngưng chức. Từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 26 vụ tương tự.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-tham-nhung-trung-quoc-bai-mien-them-ba-dai-bieu-quoc-hoi/
Công an Trung Quốc đánh chết người vô tội
Công an Trung Quốc thường bị tố cáo có những hành vi hung bạo - REUTERS
Một
nữ công nhân Trung Quốc đòi lương bị công an đánh chết. Câu chuyện
được một nhật báo địa phương đưa tin và hình ảnh được tung lên mạng gây
ra một làn sóng phẫn nộ tại Trung Quốc.
Theo
AFP, số lượng người truy cập vào mạng Sina Weibo của Trung Quốc lên đến
mức kỷ lục trong ngày hôm nay 29/12/2014, yêu cầu phải nghiêm trị kể cả
tử hình những công an ở Sơn Tây đã đánh chết bà Châu Thiếu Vân, gây
thương tích nặng cho chồng và con trai của nạn nhân trong một vụ trấn áp
ở ngoài và trong đồn công an.
Châu Thiếu Vân, một nữ công nhân 47 tuổi cùng chồng đi đòi tiền lương cho con trai mà công ty xây dựng còn nợ khoảng 20 ngàn nhân dân tệ (3.000 đôla). Cả ba người bị công an chận đánh thê thảm. Bà Châu Thiếu Vân bị một công an nắm cổ đè xuống đất, bứt tóc trước khi chở bà về cơ quan trong tình trạng bất tỉnh. Nạn nhân từ trần sau đó. Chồng bà bị đánh gẫy 4 xương sườn và con trai cũng bị đánh tả tơi.
Vụ việc được một nhật báo địa phương loan tải. Một đoạn phim ngắn do một nhân chứng ghi lại được đưa lên mạng internet và sau đó lên đài truyền hình nhà nước CCTV. Cơ quan công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây buộc phải lên tiếng thông báo đình chỉ công tác nhóm công an nói trên và điều tra vụ việc.
Sự kiện công an bức tử thường dân thường xảy ra tại Trung Quốc nhưng vụ việc lần này được cả báo chí chính thức loan tải. Công dân mạng tại Trung Quốc lập tức phản ứng mạnh đòi phải tử hình những kẻ ỷ quyền thế giết dân.
Theo hãng tin AFP, vụ nữ công nhân bị đánh chết là chủ đề được dân mạng Trung Quốc quan tâm hàng đầu, vượt qua cả tin máy bay Malaysia Air Asia mất tích.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-cong-an-trung-quoc-danh-chet-nguoi-vo-toi/
Châu Thiếu Vân, một nữ công nhân 47 tuổi cùng chồng đi đòi tiền lương cho con trai mà công ty xây dựng còn nợ khoảng 20 ngàn nhân dân tệ (3.000 đôla). Cả ba người bị công an chận đánh thê thảm. Bà Châu Thiếu Vân bị một công an nắm cổ đè xuống đất, bứt tóc trước khi chở bà về cơ quan trong tình trạng bất tỉnh. Nạn nhân từ trần sau đó. Chồng bà bị đánh gẫy 4 xương sườn và con trai cũng bị đánh tả tơi.
Vụ việc được một nhật báo địa phương loan tải. Một đoạn phim ngắn do một nhân chứng ghi lại được đưa lên mạng internet và sau đó lên đài truyền hình nhà nước CCTV. Cơ quan công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây buộc phải lên tiếng thông báo đình chỉ công tác nhóm công an nói trên và điều tra vụ việc.
Sự kiện công an bức tử thường dân thường xảy ra tại Trung Quốc nhưng vụ việc lần này được cả báo chí chính thức loan tải. Công dân mạng tại Trung Quốc lập tức phản ứng mạnh đòi phải tử hình những kẻ ỷ quyền thế giết dân.
Theo hãng tin AFP, vụ nữ công nhân bị đánh chết là chủ đề được dân mạng Trung Quốc quan tâm hàng đầu, vượt qua cả tin máy bay Malaysia Air Asia mất tích.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141229-cong-an-trung-quoc-danh-chet-nguoi-vo-toi/
Trợ lý ông Hồ Cẩm Đào bị điều tra
- 22 tháng 12 2014
Trung Quốc mở cuộc điều tra cựu chánh văn phòng trung ương Đảng thời Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào.
Truyền thông nhà nước nói ông Lệnh Kế Hoạch “vi phạm kỷ luật”.Ông bị giáng chức năm 2012 sau tin tức nói con trai ông thiệt mạng khi lái chiếc xe sang Ferrari ở Bắc Kinh.
Các phóng viên nói cuộc điều tra chứng tỏ lãnh đạo hiện nay, Tập Cận Bình, cảm thấy đủ tự tin để bắt giữ người thân tín của ông Hồ Cẩm Đào.
Ông Tập nhận quyền lãnh đạo Đảng và đất nước từ ông Hồ vào cuối năm 2012.
Kể từ đó, ông Tập tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trong Đảng.
Trước khi xảy ra bê bối liên quan con trai, ông Lệnh được cho là có thể vào được Bộ Chính trị.
Nhưng ông đã mất chức chánh văn phòng trung ương Đảng vì cái chết tai tiếng của con trai trong tai nạn xe.
Tên tuổi những người ngồi trong xe Ferrari không được tiết lộ.
Tuy vậy, tin tức nói con trai của ông Lệnh đã ngồi lái xe và có hai cô gái được mô tả là ăn mặc hở hang.
Ông Lệnh cũng bị cáo buộc tìm cách che dấu bê bối.
Trung Hoa: chống tham-nhũng hay thanh-trừng nội bộ?
Tân Hoa Xã, cơ-quan thông-tin chánh-thức của chế-độ cộng-sản Trung-Hoa,
vào lúc nửa đêm 05.12.2014 đã đưa tin Zhou Yonkang (Chu Vĩnh Khang),
cựu viên chức trách-nhiệm ngành an-ninh của Trung Hoa đã bị trục-xuất
khỏi đảng .
Một giờ sau đó, toà án nhân dân tối-cao của Trung-Hoa xác-nhận tin Zhou Yongkang bị bắt giữ.
Theo Tân Hoa Xã, Zhou Yongkang đã ' vi-phạm nghiêm-trọng kỷ-luật
chánh-sách Đảng', một cách nói để chỉ các tội hình-sự cũng như cách
hành-vi vô đạo-đức Danh sách các tội lỗi của Zhou Yongkang do Tân Hoa Xã
đưa ra gồm có việc l'ạm-dụng quyền-lực để dành lợi-ích cho những người
khác; tẩu tán, một đôi khi do các thành-viên trong gia-đình, những ngân
khoản lớn, lạm dụng quyền hạn để giúp đỡ thân nhân, tình nhân và bạn bè
để thu đoạt các lợi nhuận khổng lồ, cùng lúc gây tổn hại lớn cho Nhà
Nước; nhận hối lộ cho mình và cho gia đình, vi-phạm nghiêm-trọng kỷ-luật
chánh-quyền và kỷ-luật tự-giác, có quan-hệ luyến-ái bất-chính với phụ
nữ...'
.Và việc điều tra cho thấy các bằng chứng là Zhou Yongkang phạm những tội ác đối với những viên-chức hữu-trách khác! Nhưng có một chi-tiết đáng lưu ý là việc Zhou Yongkang bị cáo buộc 'đã tiết-lộ bí-mật của Nhà Nước và của Đảng' Nhưng không thấy nói là cho ai hay nưốc nào, trong thời gian nào. Đương nhiên là với những trọng trách mà Zhou Yongkang đảm-nhiệm, đương-sự nắm giữ hay biết nhiều bí-mật quốc-gia!
.Và việc điều tra cho thấy các bằng chứng là Zhou Yongkang phạm những tội ác đối với những viên-chức hữu-trách khác! Nhưng có một chi-tiết đáng lưu ý là việc Zhou Yongkang bị cáo buộc 'đã tiết-lộ bí-mật của Nhà Nước và của Đảng' Nhưng không thấy nói là cho ai hay nưốc nào, trong thời gian nào. Đương nhiên là với những trọng trách mà Zhou Yongkang đảm-nhiệm, đương-sự nắm giữ hay biết nhiều bí-mật quốc-gia!
Chỉ một giờ sau khi bản tin của Tân Hoa Xã được đưa ra, toà-án nhân-dân
tối-cao của Trung-Hoa đã xác-nhận việc Zhou Yongkang bị bắt giữ!
Việc bắt giữ Zhou Yongkang là điều phải xảy ra vì ông này đã bị
chánh-thức đặt dưới sự điều-tra từ ngày 29.07.2014 và việc điều tra này
chỉ được đưa ra hai năm sau ngày Bo Xilai bị bắt giữ. Zhou Yongkang là
người đã tích-cực hỗ-trợ cho Bo Xilai tranh chức Tổng Bí Thư với Xi
Jinping và có tin Zhou Yongkang đã âm-mưu với Bo Xilai để lật đổ Xi
Jinping trong việc chuyển-quyền vào năm 2012. (Trước khi được bàn giao
chức-vụ, Xi Jinping đã có lúc biến mất trên chính-trường Trung-Hoa trong
khoảng hai tuần, không tiếp cả các quốc-khách dưới cớ bị bịnh). Nhưng
việc lật đổ một tổng-bí-thư đã được Đảng chỉ-định là một điều không thể
xảy ra trừ phi ông này bị chết thình lình!
Wednesday, December 24, 2014
PHAN CHÂU THÀNH * CUBA
Cu Ba không chịu thức canh nữa rồi...
Nỗi niềm thế sự cuối năm…
Cận kề lễ Giáng sinh rồi, Sài Gòn về đêm và sáng đã se lạnh như Đà Lạt,
nhưng người dân thì không háo hức vì thế nữa, mà lòng người dường như
cũng se se...
Có lẽ, “phá hỏng” mùa Giáng sinh của người Việt năm nay công đầu thuộc
về lực lượng “còn đảng còn mình” vì đã hung hăng vung hai cái còng của
thể chế đỏ số 258 và 88 cho những người yêu nước là hai bogger Hồng Lê
Thọ và Nguyễn Quang Lập, để đóng sập hai blog Người Lót Gạch và Quê Choa
hay Bọ Lập Quê Choa...
Chỉ đọc hai cái tên blog vô cùng bình dị và trong sáng, khiêm nhường và
vô tư, nhưng được hàng triệu người Việt yêu mến - Người Lót Gạch và Quê
Choa - không hề hò hét và bịp bợm như “nhân dân” hay “giải phóng”..., và
nhìn cái cách đảng ta phải dùng bạo lực của cùm gông và song sắt đỏ với
lấp ló sau đó là hàng triệu kẻ súng đạn đỏ đầy mình chỉ để dập tắt đi
tình yêu sự bình dị trong sáng đó của dân, cũng đủ thấy đảng ta đang bấn
loạn, hoảng sợ đến mức nào...
Trong cái không khí loảng xoảng gông cùm đó ở VN, giá dầu thế giới giảm
mạnh do công đầu của nước Mỹ và người Mỹ, làm cả thế giới được nhờ to,
thì CSVN phải miễn cưỡng đến hơn 12 lần giảm giá xăng dầu liên tiếp mà
giá vẫn cao gấp đôi Malaysia và Singapore, và người dân Việt thì vẫn
chẳng mừng vui gì - chúng ta đã không tin có “thiện chí” nào của Chính
phủ CS ở đó cả! Chỉ tội nghiệp các phóng viên các kênh đỏ (đít) từ VTV1
đến VTV 9 hay VTV13, cứ phải ra các cây xăng chọc micro ép hỏi người dân
có vui mừng không (để họ có thể nói câu kết theo nhiệm vụ là: “giá xăng
dầu giảm do công của đảng ta quan tâm” gì đó...), mà dân ta đa số vẫn
chỉ nói giảm thế vẫn chưa đúng mức giá dầu thấp trên thế giới (tức bọn
mày chỉ giảm miễn cưỡng và vẫn cố bòn rút dân mà thôi!)… (Hoan hô dân
Việt và hoan hô Internet! - phần “hô” này tôi không cưỡng lại được...)
Tôi thì biết, một phần qua các bạn học cũ đang tham gia cầm quyền của
mình, xăng dầu giảm sâu thế này, họ rất lo cho chế độ mà họ bám vào, và
lo cả cho nước Nga của Putin mà họ vẫn ngưỡng mộ tôn sùng như điên - họ
chả có lòng nào mà mừng hay lo cho dân cả. Cũng như Putin, họ chỉ biết
dùng tiền (nuôi bạo lực đỏ) để giữ chế độ mà thôi.
Ở miền Bắc, trong cái rét tê tái đầu đông, chín mẹ con người phụ nữ trẻ
phải mang xăng tử thủ với bọn “còn đảng còn mình” để giữ căn lều nhỏ -
mái nhà của họ ở Hải Phòng, đón Tết. Và hai vợ chồng già ngồi tọa kháng
trong giá buốt đòi công lý cho con trai bị xử tử oan ở công viên Lý
Thái Tổ, Hà Nội... (tôi muốn mang thêm chăn áo bông và trà nóng cho họ
quá, cả ở HN và HP)
Trong cái lạnh giá từ Bắc chí Nam mấy tuần nay đó, chi có một tin vui từ
nơi “bạn bè xa”, thì tin đó lại cũng làm người Việt thêm “tâm tư” về
mình. Đó là tin: Cu Ba bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Và “tâm tư” đó
là: Việt Nam “đi” trước “về” sau?
Cu Ba không chịu thức canh nữa rồi...
Tôi nhớ thời sinh viên ngu dại, cùng học với các bạn Cu Ba ở Đông Âu,
“khái niệm” hay hình tượng “ngủ-thức” của Việt Nam và Cu Ba đã được đảng
ta “tuyên truyền sâu rộng” (tức là nhồi sọ) rồi, vì chính Phiden đã nói
ý đó đầu tiên vào những năm 60s, đại ý: “Chúng tôi canh gác (Mỹ) ở Tây
Bán cầu, cho các bạn Việt Nam đánh Mỹ ở Đông Bán cầu...). Giá mà Phiden
chỉ (làm chó) “canh gác nước Mỹ cho phe XHCN” thôi như ông ta tuyên bố,
thì dân Cu Ba chắc cũng đỡ khổ hơn nhiều. Đằng này, ông ta còn hung hăng
mang quân sang Nam Mỹ (Bolivia), Trung Mỹ (Nicaragua) và Châu Phi
(Ăngôla) để “mở rộng thành trì CS” nên đất nước Cu Ba giàu đẹp trời phú
đã gục hẳn, chỉ còn biết hát gào lên: “Oantamela!” như mấy cậu bạn Cu Ba
của tôi ngày nào và chắc nay vẫn thế.
Có lần tôi trêu cậu bạn Cu Ba (khá thân, tên hắn là Peres hay Perez mà
tôi gọi “lái” là Pesus Pegasus - con ngựa bay trong thần thoại Hy Lạp và
hắn rất khoái), rằng: “Nước mày ở ngay cạnh nước Mỹ thế thì chạy sang
Mỹ mà ở có sướng hơn làm cách mạng không?” Không hiểu hay lờ đi ý trêu
chọc của tôi, hắn nói: “Nước mày chỉ đánh Mỹ từ xa đến thôi, còn chúng
tao phải chống Mỹ hàng ngày, từ phía Bắc và phía Tây chỉ chưa đầy trăm
Hải lý biển đã là nước Mỹ rồi, nên nguy cơ bị Đế quốc Mỹ xâm chiếm là
thường trực hàng ngày, chúng tao luôn luôn phải sẵn sàng chiến đấu như
đồng chí ‘Thiếu tá thân yêu’ thường nhắc nhở...” Tôi nhìn kỹ lại bản đồ
Cu Ba, và nhảy đến ôm chầm lấy hắn và reo lên: “Ừ nhỉ! Nước Mỹ có hai
bán đảo như hai vòng tay chìa ra muốn ôm Cu Ba vào lòng thế này mà Cu Ba
không chịu để cho ôm, kiêu thế?...” Hắn ôm lại tôi và nói: “Cu Ba chỉ
muốn ôm người anh em Việt Nam thôi...” Tôi đẩy nó ra, mắng: “Mày ngu, ôm
tao thì được cái gì?!”...
Thế là với tôi hôm nay, cô gái già Cu Ba đã chịu để chú Sam ôm rồi!
Pegasus ơi, cậu đang ở phương trời nào, cậu có mừng không? Hay cậu là
bác sĩ nên đang chống dịch Ebola ở trời Phi?... Cậu có còn gào lên rớt
nước mắt vì “Oantamela!...” hay cậu đã phải khóc vì hiểu ra Oantamela
lại chính là tiền đồn canh giữ Hòa bình cho đất nước Cu Ba của cậu suốt
nửa thế kỷ qua?...
Dù sao tôi cũng rất mừng cho Cu Ba đã tỉnh dậy, không ngu muội tự khoác
lên cổ mình khẩu AK để đứng canh giữ ở cửa biển Tây nam nước Mỹ nữa!
Bắt tay với nước Mỹ là Cu Ba trở về với cả thế giới, và điều đó phù hợp
hoàn toàn với bản chất của người CuBa mà tôi đã cảm nhận qua cậu bạn
“Pegasus” ngày xưa: người Cu Ba rất cởi mở và ưa thích giao tiếp xã hội,
và người Cu Ba rất thật thà trung thực. Chỉ với hai điều đó thôi,
Pegasus ơi, hãy bay đi đến các chân trời Tự do của các bạn! Và tôi tin,
nhất định Cu Ba sẽ cất cành cùng những Pegasus yêu người, yêu mình,
trong sáng như bạn, dù bạn cũng có thời lầm lạc từng tin vào cộng sản
như tôi...
Cu Ba “không cầm AK thức canh gác” nữa sẽ đi về đâu?
Mỉa mai thay, “người tình cộng sản” bên kia Bán cầu của CSVN còn “chung
thủy” với ý thức hệ hơn cả VN, đến hôm nay họ mới “chịu để Mỹ ôm”, trong
khi CSVN “bắt tay với Mỹ” đã 20 năm rồi! Thế nhưng cái khác nhau của
hai cái bát tay với Mỹ đó sẽ là một trời một vực, bởi nó thuộc về bản
chất con người: một là gian trá, một là chân thành.
Vì gian trá, đã 20 năm “bắt tay với Mỹ” nhưng vẫn càng chắc tay súng
chĩa vào dân mà CSVN khiến nước VN vẫn nghèo hèn và ngày càng nghèo hèn
hơn, thu nhập đầu người PPP năm 2012 vẫn chưa bằng phân nửa Cu Ba (4,000
USD và 9,000 USD) là nước chưa bắt tay với Mỹ. Chỉ có PPP của quan CSVN
và đám “còn đảng còn mình” của chúng là chắc chắn hơn Cu Ba nhiều lần.
Các chuyên gia đã ước tính, 10% người Việt là quan chức và gia đình “tư
bản đỏ” các loại đã chiếm hết 90% tài sản và thu nhập của VN, tức 90%
người Việt chỉ có 10% tài sản và thu nhập của Quốc gia, tức PPP của họ
(khoảng gẩn 4,000 USD) chỉ bằng 1/9 PPP của đám 10% “tư bản đỏ” thôi,
tức tư bản đỏ VN có thu nhập PPP khoảng 9x4,000USSD = 36,000
USD/người/năm - ‘Không quá tệ!”! (Và trên 90% thu nhập của CSVN và các
loại nhóm “tư bản đỏ” không có trong thống kê quốc gia, tất nhiên…)
Với 36,000 USD PPP thì CSVN ở Đông Nam Á chỉ đứng sau Singapore. Như vậy
là CSVN đã “thành công mỹ mãn” trong thực hiện chính sách của Đặng ở
VN: “Hãy để cho một số người (chúng tao!) giàu trước!”, vì Thịnh vượng
là một cánh cửa hẹp, còn 90% dân Việt ráng đợi, có thể là khoảng 100 năm
nữa (không đảm báo), nhé!
Tôi tin, khi cánh cửa Thinh vượng bắt đầu hé mở, với bản chất trung thực
và thân ái nhưng không kém phần mãnh liệt, người Cu Ba hôm nay sẽ không
bị CS Cu Ba lừa như CS ở Tàu và Việt đã và đang lừa người Tàu và Việt
nữa, họ sẽ dẹp được CS Cu Ba đi và cùng nhau, cả dân tộc Cu Ba, đi lên
Thịnh vượng!
Tại sao tôi tin thế? Bởi vì không chỉ tôi tin bản chất Con người tốt đẹp
của người Cu Ba trong tinh thần của những người Mỹ Lalin, không chỉ tôi
tin vào giá trị và sức mạnh của Dân chủ, đặc biệt là dân chủ Mỹ sẽ
thuyết phục và thu hút dân tộc Cu Ba, mà tôi còn tin vì bên trong sức
mạnh đổi mới của dân tộc Cu Ba hôm nay có một sức mạnh lớn và vô cùng
đặc biệt đã hiện diện, đó là Niềm tin vào ngày mai tươi sang của nhân
dân Cu Ba đang được hỗ trợ toàn diện bởi Đức Giáo Hoàng Phrancixco
(người Nam Mỹ) hay Tòa Thành Vatican.
Vâng, nếu chính Đức Giáo Hoàng John Paul II người Ba Lan đã nhóm những
ngọn lửa Tự do Bình đẳng Bác ái đầu tiên cho dân tộc Ba Lan và hỗ trợ
tinh thần cho dân tộc Ba Lan đứng lên lật đổ chế độ CS từ những năm
1980s và đưa đảng CS ra ngoài vòng pháp luật ở Balan từ sau 1990, dẫn
đến sụp đổ bức tường Berlin và cả hệ thống các nước CS Đông Âu năm 1990,
thì tôi tin Đức Giáo Hoàng Francixco hôm nay cũng sẽ làm điều tương tự
với Cu Ba và các nước Châu Mỹ Latin, Nam Mỹ.
Việt Nam sẽ canh giữ phe CS một mình? Đến bao giờ?
Tôi không định viết phần này khi bắt đầu, nhưng có thể nào nói về chuyện
mừng ở Cu Ba mà không quay về nói chuyện buồn đau ngược lại ở Việt Nam?
Thế cho nên tôi xin có vài câu (ba ý) để kết.
Thứ nhất, 20 năm nữa chúng ta sẽ thấy Cu Ba như Poland hôm
nay, vững vàng tự tin đóng góp trong thế giới dân chủ mà nước Mỹ xứng
đáng dẫn đầu hiện nay. Còn Việt nam? Nếu người Việt chúng ta không đứng
dậy như người Balan đã làm và Cu Ba sẽ làm, 20 năm nữa sẽ vẫn như... bây
giờ! Mấy tháng trước, trong dịp gặp Đại sứ Balan tại VN và Thứ tưởng
Thương mại Balan ở HN về các vấn đề đẩy mạnh thương mại song phương
Việt-Ba, tôi đã nói với cả bà Đại sứ và bà Thứ trưởng và mấy ông Vụ
trưởng Thương mại Balan rằng Việt Nam cần nhất hiện nay là nhập khầu từ
Balan... Solidarnosc! (Công đoàn Đoàn kết).
Thứ hai, dù đánh giá rất cao vài trò quan trọng có tính
quyết định của các phong trào đấu tranh vì Tự do Tôn giáo trong phong
trào Dân chủ cho VN hôm nay, cụ thể là vai trò của giáo dân Thiên Chúa
giáo, tôi cũng không dám hy vọng phong trào Dân chủ cho Việt Nam một
ngày nào đó sẽ được Vatican và một Đức Giáo Hoàng người Châu Á ủng hộ
làm chỗ dựa tinh thần và niềm tin vững chắc dẫn dắt đi đến tháng lợi như
ở Balan trước kia và Cu Ba hôm nay. Mà Phật giáo ở VN hiện nay thì đã
bị CSVN “quốc doanh hóa” hầu như hoàn toàn rồi (tất nhiên trừ các giáo
hội như GHPGVNTT), nên chúng ta chỉ có thể khai thác và dựa vào sức mạnh
của chính mình, của dân tộc Việt mình. Đó là gì? Đó là đoàn kết chống
thù trong (trước) và giặc ngoài (sau). Chính vì người Việt phải chống
thù trong trước (giặc ngoài chỉ là chuyện nhỏ!) nên vai trò của sức mạnh
tôn giáo và tâm linh dân tộc Việt mới vô cùng quan trọng và quyết định.
Thứ ba, khác với Cu Ba, con đường “bắt tay với Mỹ” của VN -
tức là đến với thế giới dân chủ, đã “mở” từ 20 năm nay, nhưng đảng “ta”
không “đi”, chỉ giả vờ “đi” để bịp dân, và hãm hại những người muốn cầm
tay nhau cùng đi thật lòng trên đó (như các bloggers dân chủ mà chúng
ta nói đến ở đầu bài) - tức là con đường đó thực chất vẫn đóng. Thế cho
nên, CSVN có đi trước trên con đường Dân chủ đâu, mà đã nói sẽ về sau?
Thực tế, đảng “ta” công khai hàng ngày trên mọi lĩnh vự kinh tế xã hội,
chỉ đi con đường 4 cấp 16 bậc về chỉ một phương bắc của Tàu. Con đường
đó đảng “ta” chỉ có thể đi bằng đầu gối và đội xương máu dân tộc Việt
trên đầu mà “lết đi” thôi, nhưng CSVN vẫn quyết làm.
Vì vậy, tôi nói, mỗi người dân muốn đấu tranh dân chủ cho chính mình ở
Việt Nam hôm nay đều phải tự mở đường đi cho mình, như ông Hồng Lê Thọ
và Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh.... CSVN chưa bao giờ và sẽ không
bao giờ mở những con đường dân chủ đó. Tất cả những gì họ cố gắng làm là
bịt, phá, cắt, hay bỏ tù những con đường đó, như họ đang bỏ tù con
đường Lót Gạch ảo (của Người Lót Gạch), con đường về Quê Choa (tìm sự
thật, cũng ảo nốt, của Bọ Lập), hay con đường Vỉa Hè dùng để truyền tin
(gọi là Thông Tấn Xã Vỉa Hè của Anh Ba Sàm, lại càng ảo nữa)
Chín mẹ con người phụ nữ đấu tranh bên can xăng để bảo vệ căn lều của
mình ở Hải Phòng hôm nay là đang mở một con đường mới - con đường sẵn
sàng khốc liệt theo đúng tính cách của người Hải Phòng mà tôi quí trọng
như quí trọng đại gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
Hai vợ chống già tọa kháng trong giá rét đòi công lý cho con trai ở vườn
hoa Lý Thái Tổ Hà Nội là đang tự mở một con đường cho mình như thế.
Cũng như ở HP, họ chịu lạnh rét nhưng CS lại run.
Và khắp đất nước Việt Nam hôm nay đâu đâu cũng có hàng ngàn hàng vạn
người dân oan - tức dân bị chế độ đàn áp cướp bóc đến đường cùng rồi,
đang phải tự mở những con đường đấu tranh cho mình như thế, hoặc là sống
nhục, chết hèn.
Bạn và tôi, nếu chúng ta chưa tự mở ra được những con đường đấu tranh
dân chủ cho mình như thế thì cũng đừng bước lên “con đường dân chủ” lừa
bịp của CSVN vẽ ra khắp nơi, mà có lẽ hãy tin tưởng bước chân lên theo
những con đường đấu tranh của những người dân oan bình dị đó.
Khi mỗi người dân phải tự mở ra con đường đấu tranh của mình, thì gần 90
triệu dân Việt (hãy loại bọn CS ra khỏi tên “dân Việt”, vì chúng là tay
sai Tàu rồi) đã bị dồn đến bước đường cùng, thì đó là gần 90 triệu Chị
Dậu hay Chí Phèo đã bị dồn vào đêm đen CS phải thét lên: Ai cho tôi được
sống làm người?!
Nhưng cùng tất biến! Đó chính là sức mạnh vô địch của gần 90 triệu dân
Việt đang bị CSVN dồn đến những bước đường cùng hôm nay! Cái biến cố sức
mạnh của nước Việt đó sẽ là khi gần 90 triệu dân Việt, từng người, đều
cùng quyết tự mở con đường đấu tranh với CSVN cho mình, và những con
đường đó tự hội tụ về một hướng Dân chủ, lật nhào chế độ CS trên đất
nước Việt Nam! Và đó là biến cố tất yếu của lịch sử nước Việt hôm nay,
trong tương lai gần.
ĐẠI NGHĨA * HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh và sự dối trá ở Việt Nam ngày nay
Bài viết này dành tặng cho giới trẻ Việt Nam.
Đại Nghĩa (Danlambao)
- Trước tiên tôi xin giới thiệu với các Bạn sự nhận định về ông HCM của
ba nhà trí thức Việt Nam mà tuổi trẻ cần suy nghiệm và nghiên cứu:
1- Triết gia Trần Đức Thảo: Một nhà trí thức đã từ bỏ cuộc đời
vàng son ở Pháp để trở về Việt Nam theo ông HCM để phục vụ đất nước,
nhưng ông đã thất vọng vì ông HCM không phải là mẫu người để cho ông hợp
tác.
“Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu! ... (NLTT-trang 82)
“Phải ghi nhận rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một nhà chính trị ‘mưu thần chước quỉ’, chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” (TĐT Những lời trăng trối -trang 356)
2- Cựu Đại tá Bùi Tín: nguyên Tổng Biên Tập báo QĐND và báo ND, người từng có dịp tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh nhận xét như sau:
“Về việc ca ngợi ông HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ nên biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên Trần Dân Tiên… trong đó còn có ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ”. (RFA online ngày 19-5-2007)
3- Luật sư Nguyễn Văn Đài: một nhà tranh đấu trẻ, nguyên là người tù lương tâm của chế độ cộng sản trả lời phóng viên Đỗ Hiếu đài RFA:
“Lời nói lịch sử từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các lãnh đạo về sau,
nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, mà theo tôi, tất cả đều là
nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản thôi, tức là dối trá, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mang về Việt Nam,
rồi những người thực hiện cũng lợi dụng đó mà cướp đất của dân, làm
những điều gây bao nhiêu tình trạng lộn xộn ở đất nước này”. (RFA online ngày 16-2-2012)
Qua ba nhân vật nêu trên, chúng ta thấy được một phần nào về sự giả dối
của xã hội Việt Nam ngày nay là do ông HCM du nhập từ chính sách lừa dối
của chủ nghĩa Mác-Lê. Ngay chính ông HCM cũng là một con người có bản
chất lừa dối cho nên ông tiếp thu chủ nghĩa lừa dối một cách hoàn hảo và
thi hành nó một cách nhuần nhuyễn. Thế rồi từ sự nghiệp ông “trồng
người” theo Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục địa phận Sài Gòn trong bức thư gửi cho Linh mục Nguyễn Thái Hợp có đoạn viết:
"Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra
xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50%
học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong
một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa
ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế còn hơn thế. Vậy
trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng giả, thuốc giả,
học giả, là bao nhiêu?” (ĐoiThoai online ngày 24-7-2007)
Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh, trong lần trò chuyện với Mạc Việt
Hồng báo mạng Đàn Chim Việt ngày 19-5-2010, nói về sự giả dối trong lịch
sử Việt Nam thời cộng sản. Và cũng chính vì lịch sử giả dối cho nên khi
đảng và nhà nước cộng sản bỏ tiền tỷ ra để dựng phim “Sống cùng lịch
sử” chẳng có con ma nào coi, đành phải “tình cho không biếu không”.
“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà không thua trận nào là không thể chấp nhận được…
Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích học sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi viết trên báo Lao Động năm 2005 “Lịch sử theo trang giấy học trò”, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. (ĐanChimViet online ngày 19-5-2010)
Môn sử của CSVN Việt Nam đã không dám dạy cho học sinh biết nỗi ô nhục
của dân tộc Việt Nam một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ mà chỉ lợi dụng lòng
yêu nước đưa dân tộc vào cuộc chiến tranh “giải phóng” làm tay sai cho
Nga-Tàu. Ngay cả đài truyền hình “Kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND” cũng
không dám đá động gì đến cuộc chiến tranh Biên giới Việt-Trung tháng 2
năm 1979 hay cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma năm 1988 khiến cho giáo sư Tương Lai phải chạnh lòng.
“Chao ôi, nói một phần sự thật còn tệ hơn nói dối, sự lường gạt lịch sử là một tội ác. Làm sao mà đạo diễn tài ba Lại Văn Sâm lại có thể quên hẳn một cuộc chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược!...
Máu của các chiến sĩ ta thấm đẫm suốt dãi biên cương của Tổ Quốc, hàng chục nghìn dân thường bị quân xâm lược giết hại dã man”. (Boxitvn online ngày 22-12-2014)
Cố Trung tướng Trần Độ, người trọn đời theo đảng cộng sản nhưng
vì nhận thấy đảng toàn là gian dối cho nên ông đã nói thẳng, nói thật và
ông đã phải chịu thân bại danh liệt lúc cuối đời. Ông đã đem hết tâm
huyết viết lại những điều trăn trở vào tập “Nhật ký Rồng-Rắn” để lại cho hậu thế.
“Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò.
Đặc điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối…(NKRR-trang 42-43)
“…một hệ thống trường học hùng hậu để nhồi sọ chính trị, hàng nghìn báo cáo viên với những ‘lưỡi gỗ’, ‘nói lấy được’, để ngu hóa và mê hoặc nhân dân. Bộ máy này được trang bị hiện đại và đầy đủ, có quyền lực và tha hồ nói láo”. (NKRR-trang 80)
Qua sự trải nghiệm suốt thời gian “nằm trong chăn” của độc tài cộng sản, Triết gia Trần Đức Thảo đã nhận ra rằng “chăn có rận”, điều mà khi còn ở bên Pháp ông chưa bao giờ nghĩ tới.
“Một đời sống cảnh giác bệnh hoạn, đầy các biện pháp khủng bố, đe dọa
tùy tiện, khiến không ai dám thành thật để lộ suy nghĩ của mình! Ai cũng phải đóng kịch:
‘nói và làm theo cách mạng!’ Từ đó thái độ giả dối, che giấu trở thành
một phương thức tự vệ. Phải hết sức ngụy biện mới chứng minh được rằng thiên đường XHCN có thể xây dựng bằng phương pháp giả dối… (NLTT- trang 137)
“Rõ ràng là chế độ ta đã tạo ra một lớp người ngu tín, vừa quá khích, vừa giả dối.
Xấu nói tốt, gian nói ngay, làm thì láo, báo cáo thì hay. Khắp nơi cán
bộ thì ươn hèn, ỉ lại vào tập thể, gian lận của công để mà sống no đủ
trên đầu trên cổ nhân dân”. (TĐT NLTT-trang 315)
Nguyễn Lân Thắng một nhà tranh đấu tích cực cho Nhân quyền, trong một bức “Thư gửi bé Đậu”
có đoạn mô tả sự băng hoại hằn sâu trong xã hội Việt Nam ngày nay và
tuổi trẻ là lớp người phải gánh chịu qua tri thức bị nhồi sọ với sự hiểu
biết hẹp hòi và nông cạn.
“Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho
quần thần, cho gia tộc họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài
nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ
quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.
Tất cả những điều đó là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối
để có nhiều người ủng hộ cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để
dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn”. (DanLuan online ngày 29-7-2014)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, người đã nêu lên thắc mắc “Vì sao dối trá”? Nhưng rồi cũng chính Bà đã tự trả lời một mình.
“…Cách mạng cộng sản luôn luôn là một sự tình cờ có tính lịch sử và một sự lừa dối vĩ dại…
…chính những người cộng sản đã nhìn ra rằng Chủ nghĩa cộng sản và
sự dối trá là một; và để chúng ta thấy rằng dối trá là hiện tượng thuộc
về bản chất của các xã hội cộng sản trên toàn thế giới. Sự dối trá
ấy hoàn toàn không liên quan gì đến truyền thống dân tộc của chúng ta.
Trái lại sự dối trá nhập khẩu này đang làm biến dạng tính cách dân tộc
của chúng ta”. (Boxitvn online ngày 26-11-2014)
Do đâu mà ngày xưa dân tộc ta hiền hòa, chân chất mà ngày nay lại xảo trá gian manh? “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng dân tộc”
“Giáo sư Trần Kinh Nghị không khỏi lưu ý rằng: ‘Ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng’. Những ‘đặc thù riêng’ ấy như thế nào? Tác giả giải thích:
‘Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải
qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải
cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẫm v.v… khiến xã
hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ
khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống
và tư duy phức tạp, thường mang tính chất hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau”. (RFA online ngày 24-6-2012)
Hồ Bất Khuất, một người Pháp theo Việt cộng lấy tên theo họ “Hồ”
là đủ biết ông ta đã từng ái mộ HCM như thế nào. Nhưng thời gian gần đây
ông trở thành người “phản biện” có tiếng vì ông đã nhận ra “bộ mặt thật
của CSVN”.
“Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn luôn
cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác
này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống.
Hầu như ngày nào chúng ta cũng ‘chạm trán’ với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không dơn giản chút nào. Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại - cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia”. (Boxitvn online ngày 4-3-2012)
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, trả lời phóng viên Mặc Lâm nói lên hoàn cảnh của những người đã từng là đảng viên cộng sản…
“Ông Phó thủ tướng Trần Phương là một người cũng tận tụy đi
theo cách mạng. Làm đến Phó thủ tướng nhưng các ông ấy ngồi lại để góp ý
cho đảng thì ông ấy nói rằng cuộc đời trong mỗi cá nhân chúng ta để
vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần thì khi về già đã thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm.
Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối
mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không
biết sám hối. Đấy là một cán bộ cấp cao khi về hưu đã nói như thế…
Trong đám tang của Nguyễn Khải thì người ta mới biết bài viết của ảnh, được gửi cho những người trong đám tang và họ đưa lên mạng. Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút”. (RFA online ngày 7-1-2012)
Sự dối trá của “xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày nay đã thành một hệ
thống từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Sống trong chế độ CSVN không
ai được quyền nói thật, dù kẻ đó là đảng viên cao cấp, là quan chức của
cộng sản; chức tước càng cao thì nói dối càng nhiều.
Ông Hạ Đình Nguyên, người sinh viên “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” ngày nay mới biết và nói rõ:
“Đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao,
tinh thần có thể bị dày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển
hình! Vì thế mà không thể nói thật.
Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…” (Boxitvn online ngày 27-9-2013)
Luật sư Lê Quốc Quân, nhà tranh đấu cho Nhân quyền đang ngồi tù vì đòi tự do dân chủ cho Việt Nam đã can đảm nói động đến gương nói dóc của bác cụ.
“Có lẽ họ thấy vô khối kẻ đang ăn cắp, ăn trộm hàng ngàn tiền tỷ của nhân dân vẫn lên TV nói về ‘đạo đức tư tưởng’ cho nên họ cũng ‘học tập và làm theo’ trộm cắp, gian dối để bớt lại chút tiền xăng, tiền phí đổ bãi để đưa về cho vợ con?... Tôi mà gặp nó chắc sẽ khuyên nó
không nên học tập theo lời dạy của Hồ Chí Minh nữa mà phải ‘trực tiếp
làm theo’ luôn đúng chính cuộc đời của ông Hồ - Đó là đi làm cách mạng!” (DanLamBao online ngày 28-3-2012)
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, tác giả bản nhạc “Sơn nữ ca” nổi tiếng từ thời Tiền chiến đã nằm trong guồng máy cộng sản phải “ăn gian nói dối theo đảng” đến khi tuổi hạt đã cao, cụ thấy không còn gì nữa để sợ nên cụ đã viết “Hồi ký của một thằng hèn” để tố cáo “Đảng cộng sản Việt Nam lấy gian dối làm phương châm” cho mọi chủ trương đường lối của chế độ.
“Nếu thấy cần, phải ‘bịa’ những ‘sự thật’ không hề có, mà điển hình là các vụ Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé…hoặc phóng đại những chiến thắng tưởng tượng bằng
cách dấu nhẹm đi con số tử vong của ‘Ta’ để đổi lấy việc ‘chiếm đóng,
san bằng một đồn, bốt và sau này một căn cứ, một thành phố, một chiến
dịch chỉ có vài giờ, vài ngày rồi rút lui an toàn kiểu ‘Ba ngàn người
xuống núi, họ trở về chỉ có 50…’ mà Chế Lan Viên lúc cuối đời đã viết
trong bài thơ ‘Ai? Tôi!’…
Với phương châm: ‘Nói dối bắt dầu từ những điều lớn sau đó đến
những điều nhỏ!’ hoặc ‘nói dối! nói dối nữa! Bao giờ cũng nói dối… Sẽ
còn lại một cái gì đó!” (DanLamBao online ngày 10-7-2011)
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, người cựu tù lương tâm vì tranh đấu cho Tự do Dân chủ cuối bài viết “Sự lừa dối tiếp diễn” đã khẳng định như sau:
“…căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả vẫn luôn tồn tại và ngày
càng tinh vi hơn, bởi một lẽ đơn giản: quyền lãnh đạo đất nước và quản
trị quốc gia vẫn bị người cộng sản độc chiếm và như một vòng xoắn bệnh
lý, sự dối lừa vẫn tiếp diễn. Sự dối lừa đã tiếp diễn suốt 61 năm qua. 61 năm dối lừa của chính quyền cộng sản Việt Nam tính tới ngày 2-9-2006”. (tudodanchu online ngày 1-9-2006)
KINH TẾ VIỆT NAM
Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 – Triển vọng năm 2015
Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện
Nhìn lại năm 2014 để chuẩn bị bước vào năm 2015, từ những hứa hẹn cải tổ trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tình hình nợ xấu ngày càng trầm trọng, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, tình trạng kinh tế vẫn chưa ra khỏi sự đình đốn, v.v… giới quan sát và ngay cả giới lãnh đạo VN đã có những nhận xét không đồng nhất, đôi khi là trái chiều với nhau.
Cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh được gửi đến quý vị sau đây sẽ giúp chúng ta thấy được một bức tranh khá toàn diện về các vấn đề vừa kể.
Mời quý vị cùng nghe.
Nhà báo Trần Quang Thành thực hiện
Nhìn lại năm 2014 để chuẩn bị bước vào năm 2015, từ những hứa hẹn cải tổ trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tình hình nợ xấu ngày càng trầm trọng, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, tình trạng kinh tế vẫn chưa ra khỏi sự đình đốn, v.v… giới quan sát và ngay cả giới lãnh đạo VN đã có những nhận xét không đồng nhất, đôi khi là trái chiều với nhau.
Cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh được gửi đến quý vị sau đây sẽ giúp chúng ta thấy được một bức tranh khá toàn diện về các vấn đề vừa kể.
Mời quý vị cùng nghe.
Nhãn:
Kinh Tế
http://www.4shared.com/mp3/zUSoOvPlce/LLD_D_mp3.html
VŨ THƯ HIÊN * BÙI NGỌC TẤN
25/12/2014
Nhớ Tấn
Vũ Thư Hiên
Từ Hà Nội, Dương Tường gọi tôi: “Tấn đi rồi, Hiên ơi, sáng nay, lúc 6 giờ 15. Buồn quá!”
Buồn, chứ lại không ư? Còn hơn thế, Tấn đi. để lại cho mấy thằng bạn còn lại biết bao hụt hẫng, biết bao nuối tiếc.
Tôi muốn khóc, mà không còn nước mắt.
Bấm
tay tính lại số bạn bè ngày ấy, thấy chỉ còn vài đốt nữa là hết. Mà
tưởng chừng mới đây thôi, lũ chúng tôi, những đứa con của cách mạng, và
cũng là những nghịch tử mà muốn thịt bằng hết, không có đủ đốt tay để mà
đếm.
Có
trời biết vì sao lại rơi vào trong lũ đầu bò đầu bướu chúng tôi ngày ấy
một anh chàng củ mỉ cù mì, hiền lành rất mực, là Bùi Ngọc Tấn. Chỉ có
thể giải thích theo lý lịch: lũ chúng tôi hầu hết xuất thân tiểu tư sản,
nếu không tệ hơn, còn Tấn lại thuộc thành phần nông dân, là thứ được
Cộng sản coi là quân chủ lực (của , tất nhiên). Phải nói thêm một chút
cho khỏi có sự hiểu nhầm về ngữ nghĩa: cái lối gọi lái “tạch tạch sè”
(tiểu tư sản) ở đây hoàn toàn không có nghĩa người có tư sản nhỏ, xí
nghiệp hay là tiệm buôn, mà là cái biển tên khinh bỉ được cách mạng gắn
cho những kẻ trót dại sinh ra ở thành phố, nhất là những tên có nước da
trắng trẻo, lại còn đeo kính trắng.
Đời Bùi Ngọc
Tấn nhiều nghịch lý. Điều tôi vừa kể là chỉ là nghịch lý lớn nhất.
Tưởng chừng cái nghiệp cầm bút của anh tự nhiên phải gắn liền với thành
phần xuất thân của anh. Đi với cách mạng, được cách mạng đào tạo, anh ắt
phải trở thành một nhà văn cung đình như những người cùng gốc gác, hoặc
những người kiên quyết từ bỏ gốc gác để một lòng theo cách mạng. Những
người này hợp thành đội ngũ văn nô chuyên viết tụng ca rổn rảng hoặc
tiểu sử hoành tráng đầy chiến công thấn xuất quỷ nhập của các “lãnh tụ”
cách mạng… Giống anh về thành phần, cũng trong lũ chúng tôi, chỉ có Phù
Thăng, tác giả cuốn Phá vây nổi tiếng với những dòng văn bộc
trực chống chiến tranh giữa thời thịnh trị của đường lối cách mạng bạo
lực, làm cho tướng Nguyễn Chí Thanh, người mưu toan chỉ huy cả đội quân
văn chương vô sản, phải nổi điên để ra lệnh cấm.
Người
bạn thân nhất của Bùi Ngọc Tấn là Hứa Văn Định. Cũng lại là một tình
bạn tréo cẳng ngỗng, một nghịch lý nữa, có thể nói như thế. Hứa Văn Định
là một nhà văn tài ba và ngang tàng, tiếc rằng được rất ít người biết
đến. Trong khi Bùi Ngọc Tấn chăm chỉ viết những bài báo đầu tay theo văn
trào người tốt việc tốt thì Hứa Văn Định đã có những truyện ngắn ngang
ngược, bút pháp sỗ sàng, may mà không ai dám in, vì thế mới không bị
đánh. Những tác phẩm được xuất bản Định gọi là “thứ văn chương vằn vện ấy mà”,
còn những gì không thể in được anh xếp xó, chỉ để cho bè bạn thân thiết
đọc. Hơn bè bạn ở chỗ có phòng riêng để ở, khi Tấn mới có tình yêu
trong cái thời tình yêu bị dính liền với tội “hủ hoá”, Định nhường chỗ ở
của mình cho Tấn và Bích gặp nhau để lang thang nhà này nhà khác, bạ
đâu nằm đó.
Tôi quen Tấn là qua Hứa Văn Định,
trong ngôi nhà khang trang đường Điện Biên Phủ, được bọn thanh kiếm và
lá chắn của tuyên xưng là “câu lạc bộ Pê tô phi” Hà Nội. Oan cho chúng
tôi, vì trong những người thường xuyên lui tới nhà Định không phải chỉ
có lũ đầu bò, mà có cả những người về sau này trở thành vai vế trong
làng văn chính thống. Đến khi Liên Xô Trung Quốc chửi nhau như mổ bò,
thậm chí còn giã nhau ở biên giới, thế giới cộng sản tan thành hai mảnh,
mùi binh đao vừa mới phảng phất là những người này biến ngay lập tức,
cứ như thể họ chưa từng có mặt. Còn lại là những kẻ không biết sợ: Kỳ
Vân, Mạc Lân, Vũ Huy Cương, Từ Chi, Dương Tường, Phù Thăng, Tuân Nguyễn,
Châu Diên… Mà cả những tên được gọi là đầu bò này cũng chả có gì đáng
được coi là chính trị đúng nghĩa. Chẳng qua vì bực mình trước những
ngang tai chướng mắt bề bề mà bật ra những lời nói ngược với xã luận
báo mà thôi. Gọi là chính trị là cái đó, chứ không phải cái nào khác.
Bùi
Ngọc Tấn tránh xa cả cái chính trị vô hại ấy. Anh là người biết sợ. Và
biết né. Trong anh không bao giờ có nhu cầu làm người dũng cảm, hoặc ít
hơn, ngang ngạnh. Anh rón rén từng bước trên đường sáng tác để không
chạm vào những cấm kỵ, anh lẩn tránh những thứ “có vấn đề” bằng nụ cười
hiền hậu, bằng giọng nói rụt rè, dành say mê cho những “con chữ” (nói
theo cách Dương Tường). Chẳng bao giờ Tấn khoe với chúng tôi những gì
anh đang viết. Chúng tôi chỉ được biết anh viết gì khi sách đã in ra.
Văn anh hiền lành như người anh vậy. Thứ văn ấy chúng tôi không đánh giá
cao, chỉ mỉm cười khích lệ. Mà Bùi Ngọc Tấn cũng nhút nhát lắm khi nào
không thể tránh phải nói về mình trước những ông bạn bặm trợn một khi đã
bốc lên rồi thì trời cũng bằng vung.
Cộng sản đã biến con người hiền lành ấy thành cái gì thì ai cũng đã biết. Bỏ Bùi Ngọc Tấn vào tù, được Chuyện kể năm 2.000
để phải cấm, phải tiêu huỷ. Rồi khi Bùi Ngọc Tấn nằm xuống thì phải sai
lâu la đi giật băng tang trên vòng hoa của những người ái mộ. Những nhà
văn được tống vào tù như Bùi Ngọc Tấn rồi cũng sẽ lại quả cho những
món quà đắng. Xem ra thành công lớn hơn cả của Cộng sản là xây dựng rất tốt nền công nghiệp chế tạo kẻ thù.
Bùi
Ngọc Tấn vào hồi ấy hiền lành là thế, cho nên khi tôi rơi vào tù rồi,
ngồi ngẫm xem ai trong bạn bè có thể cùng chung số phận với mình, thì
Bùi Ngọc Tấn là người bị tôi loại ra đầu nước. Thế mà rồi người ta cũng
bắt anh đi tù, mới lạ. Mà chẳng nói chắc được anh bị bắt vì cái gì. Biết
đâu, trong lúc nào đó, ở nơi nào đó, Tấn đã trót dại nghĩ to một điều
gì đó. Và thế là một hồ sơ được lập. Hồ sơ của công an có một đặc điểm,
nó chỉ dày lên chứ không khi nào mỏng đi. Tin Bùi Ngọc Tấn vào tù đến
với tôi rất chậm, mãi bốn năm sau tôi mới biết.
Trong
việc chọn đối tượng cho sự trấn áp, nhà cầm quyền cộng sản nào cũng
thế, cũng rất khó hiểu. Nhất là ở bên Tàu. Trong cuộc Đại Cách mạng văn
hoá vô sản, các Hồng vệ binh đã lùng ra cả đống kẻ thù, từ những nhân
vật hoạt động cách mạng trước “người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông cho
tới chị nông dân sợ cả việc giết một con gà. Có thể nghĩ lẩn thẩn rằng
khi thấy trung ương bắt bọn xét lại cấp trung ương thì nhà cầm quyền cấp
tỉnh hay cấp thành phố cũng thấy mình phải hối hả xách còng số 8 đi bắt
vài tên xét lại địa phương. Cho nó oách. Mà cũng có thể đoán già đoán
non rằng người ta có cách tính khác, vượt xa cái đầu óc thiển cận của
người bình thường như tôi. Nếu anh đoán được họ sẽ bắt ai theo một số
tiêu chuẩn nào đó về kẻ thù là đúng, thì chỉ có một số nhỏ những ai tự
xét thấy mình nằm trong tiêu chuẩn đó phát rét, chứ nếu người ta tóm cả
những kẻ không ai nghĩ tới có thể bị bắt, thì cả xã hội sẽ sợ. Cả một xã
hội sợ mới là cái nhà cầm quyền muốn có.
Vào
cái thời có cuộc trấn áp “bọn xét lại chống Đảng” dân chúng không nhiều
thì ít đều bực bội với cách cai trị của trong nhiều mặt đời sống. Đến
cả Nguyên Hồng, nhà văn được coi là cốt cán của Đảng, cũng rơi vào tâm
trạng ấy. Tôi có ghi lại câu chuyện sau: Một hôm, Nguyên Hồng bắt gặp
Bùi Ngọc Tấn đang đứng dưới tấm bảng lớn bằng cả bức tường để so vé xổ
số. Nguyên Hồng thụi cho Bùi Ngọc Tấn một quả: “Cái thằng rõ ngu. Ở đời
đã chán vạn cái thất vọng mà mày còn bỏ ra hai hào mua thêm một cái, đắt
quá! Ngu!” Ít ngày sau, đến lượt Bùi Ngọc Tấn bắt được quả tang Nguyên
Hồng cũng đang so vé số, cũng trước chính bức tường ấy. Tấn khoái lắm,
đem câu nói của Nguyên Hồng hôm trước ra đay. Nguyên Hồng làm bộ sửng
sốt: “Tao có nói thế à? Không có lẽ. Ở đời toàn là thất vọng, bỏ ra có
hai hào mua được cả một cái hi vọng, rẻ ơi là rẻ!”.
Trong
một lần ngồi cùng bè bạn, Bùi Ngọc Tấn chỉ tôi: “Tại sao tôi bị bắt á?
Tại cái ông này này. Vi tôi chơi với ông ấy. Có vậy thôi. Vía ông ấy
nặng lắm!”. Tấn nói không phải không có lý. Sau này tôi mới biết từng có
những lời đồn đoán rằng Hồng Sĩ bị bắt là do chơi thân với Kỳ Vân. Kỳ
Vân bị bắt vì chơi thân với Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính bị bắt vì
kết bè với Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang… Nếu đúng là thế thì tôi nợ
Tấn nhiều lắm.
Không hiểu sao, nhưng từ khi đi
tù về, Bùi Ngọc Tấn bỏ hẳn cách mày tao mi tớ với bạn. Chừng anh sợ cả
sự quen mui để lỡ lời trong xưng hô có thể mang lại hậu quả xấu. Từ
trước Tấn đã không giao du tràn lan, nay lại còn kén chọn riết róng hơn
nữa. Tấn không có bạn tào lao. Đến ngay bà vợ bé của “hoàng thượng”, tức
tổng bí thư , cùng làm việc với Tấn trong toà soạn tờ Hải Phòng kiến
thiết, cũng không được Tấn coi là bạn, cho dù sự kết thân ấy chỉ có lợi
trở lên.
Bùi Ngọc Tấn cùng bà Hồng Ngọc (vợ ông Hoàng Minh Chính) và nhà văn Vũ Thư Hiên tại Paris
Nguồn ảnh: blog Bùi Ngọc Tấn
Tôi
không ngờ rồi lại có cuộc gặp mặt Bùi Ngọc Tấn bên trời Tây sau một
thời gian xa cách đằng đẵng. Ngồi trên giường, trong căn phòng áp mái
rộng 14 thước vuông của tôi tại Paris, Tấn ứa nước mắt “Hề hề, đây là
cái mình không ngờ. Cứ tưởng ông sang đây thì…”, Tấn bỏ lửng.
Tấn
tới Paris lần này đúng vào dịp chị Hồng Ngọc, vợ anh Hoàng Minh Chính
cũng từ Roma tới thăm tôi. Hai thằng cựu tù, một vợ tù, rủ nhau đi một
chuyến ngao du châu Âu cho bõ những ngày khổ ải. Đó là một chuyến đi rất
thú vị, ở đâu chúng tôi cũng được bạn bè đón tiếp nồng hậu. Đó là món
quà có thể hình dung được nhưng luôn luôn bất ngờ của những người dân
Việt xa xứ dành cho những kẻ ít nhiều dính dáng tới cuộc đấu tranh cho
dân chủ hoá đất nước. Bùi Ngọc Tấn cảm động lắm. Khi cảm động, mắt anh
chớp liên tục. Ấy là cách anh ngăn cho những giọt nước mắt khỏi trào ra.
Trên đường từ Munchen đi Vienna, tôi phát hiện thêm một Bùi Ngọc Tấn khác.
Đến
Salzburg, thành phố địa đầu của Áo với Đức, sau khi mới đi thăm được
vài thắng cảnh, viếng nấm mộ giả tưởng của Mozart, chị Hồng Ngọc bỗng
lên cơn đau gì đó, mặt tái nhợt, mồ hôi vã ra. Đã định đưa chị vào bệnh
viện, nhưng chị không chịu. Đành quay xe về Munchen. Thế là kế hoạch cho
Tấn nghe nhạc giao hưởng ở giữa thủ đô âm nhạc thế giới không thành.
Trên
đường, chúng tôi đi ven con hồ Chiemsee mênh mông đúng vào lúc hoàng
hôn sắp tắt. Trên mặt hồ tràn trề ánh nắng bạc màu hồng của mặt trời
đang lặn là một đàn thiên nga cả ngàn con bồng bềnh. Tấn hét lên: dừng
lại! Xe vừa dừng là anh bật cửa lao ra, đứng sững trước cảnh tượng hùng
vĩ của con hồ. Rồi anh hấp tấp chạy lại xe, lục giỏ bánh mì dự trữ khi
đi đường, lấy ra một cái rồi chạy ào xuống mớn nước. Ở đó, Tấn bẻ vụn
bánh mì, tung lên trời trong tiếng gọi tha thiết: “Thiên nga ơi, thiên
nga! Lại đây, thiên nga ơi!”. Lập tức những con con thiên nga ở gần bay
lại, ồn ào nhặt những mẩu bánh mì vừa chạm nước. Mặt Tấn rạng rỡ niềm
vui kỳ lạ khi những con thiên nga dạn dĩ bơi lại gần anh, tưởng chừng có
thể đưa tay vuốt ve bộ lông trắng mượt của chúng.
Bỗng
tôi thấy mặt Bùi Ngọc Tấn buồn hẳn, nó xịu đi, đôi mắt lại chớp chớp.
Anh lẩm bẩm nói với đàn chim trời: “Thiên nga ơi, thiên nga! Các em mới
may mắn làm sao! Các em sinh ra ở phương trời này. Chứ các em ở quê anh
ấy à… Thì các em vào nồi từ lâu rồi!”.
Quay trở
lại xe, suốt đường về, anh ngả người trên ghế, mũ úp lên mặt, không nói
câu nào. Tôi chợt hiểu ra: với một tình yêu xót xa với thiên nhiên như
thế, thì với con người anh còn xót xa biết bao nhiêu.
Và chỉ với một tình yêu người đau đớn đến rỉ máu, Bùi Ngọc Tấn mới có thể để lại cho chúng ta những tác phẩm đầy lòng nhân ái.
V.T.H
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CỘNG SẢN TÀN ÁC
Bạc Ác & Xuẩn Động
Tue, 12/23/2014 - 18:04 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Đối nghịch với Nhân dân, khác nào con thuyền, ngược dòng trong bão tố. Đợi đến khi: “Lật thuyền, mới biết sức Dân như nước” thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn mằn.
Nguyễn Tiến Dân
Bữa rồi, Giáo Sư Ngô Vĩnh Long có than phiền (đôi chút) về ông Nguyễn Phú Trọng:
Đối nghịch với Nhân dân, khác nào con thuyền, ngược dòng trong bão tố. Đợi đến khi: “Lật thuyền, mới biết sức Dân như nước” thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn mằn.
Nguyễn Tiến Dân
Bữa rồi, Giáo Sư Ngô Vĩnh Long có than phiền (đôi chút) về ông Nguyễn Phú Trọng:
“Tôi nghĩ rằng người ta cũng không nên khinh rẻ dân chúng. Khi mà dân
chúng, người cử tri hỏi những câu hỏi đàng hoàng, thì người ta cũng nên
trả lời một cách đàng hoàng mà không nên thái quá.”
Tưởng gì chớ nói năng không được “đàng hoàng” hay “bạ đâu nói
đó” (vốn) là đặc tính chung của giới lãnh đạo Hà Nội, chớ
không phải chỉ mình ên ông Tổng Bí Thư. Về vụ này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng đã đưa ra một nhận xét tuy khái quát nhưng hoàn toàn chính xác:
“Họ không nói được cái gì cụ thể, mà chỉ xoay quanh các khẩu hiệu
quen thuộc, kiểu như ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh…’ những bài nói chuyện của lãnh đạo VN rất khó gần với người dân
do ngôn ngữ cứng đơ và kém thân thiện, và cách họ triển khai bài nói
chuyện quá xa rời công chúng.”
Nói nào ngay thì giới lãnh đạo có không muốn “xa rời công
chúng” e cũng không được, bởi thiên hạ đâu có ai thích “gần”
với họ. Dân ngán mấy chả thấy mụ nội luôn. Nhà văn Phạm Đình
Trọng xem đây là “Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày” của riêng ông:
"Là nhà lãnh đạo cấp cao đương chức nên ông thường xuất hiện trên
truyền hình trong các chương trình thời sự. Vì thế, hầu như ngày nào tôi
cũng phải thấy ông! Đang chăm chú theo dõi thông tin về những sự việc
dồn dập của cuộc sống sôi động, thấy ông xuất hiện, tôi ngán ngẩm quá
phải nhìn đi chỗ khác hoặc bấm remote chuyển sang kênh thể thao, giải
trí nước ngoài.”
Chỉ sau vài tuần sống ở Việt Nam, một nhà văn khác – Hoàng Mai Đạt – cũng đã cảm thấy (“ngán ngẩm”) y như vậy:
“Như tránh người ăn mày, tôi cũng dần dần làm ngơ tin tức trên đài
truyền hình. Trong vài ngày đầu tiên ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy
mọi người vội tắt máy truyền hình đúng giờ có tin tức…nhiều người ở đây
thản nhiên rời máy truyền hình, để làm những công việc khác trong giờ
tin tức buổi chiều. Họ có thể ăn uống, vào nhà vệ sinh, ra ngoài hiên
hút thuốc lá, hoặc ngồi chơi với chó.”
Nói tóm lại (và nói cách khác) thì các đồng chí lãnh đạo muốn nói gì, và nói sao, cũng được. Ăn cũng thế. Miệng người sang có gang có thép mà. Ăn bi nhiêu thì ăn. Cứ ăn tất tần tật. "Ăn của dân không từ một cái gì" mà có ai (dám) ho he hay hó hé gì đâu.
Người dân chỉ phiền hà về những việc làm vô cùng bạc ác, rất thất nhân tâm (và cũng rất ngu xuẩn) của qúi vị thôi. Xin đơn cử vài thí dụ.
Trong cuốn Đèn Cù II, vừa xuất bản, Trần Đĩnh kể lại chuyện sau:
“Vấn có bạn là Bác sĩ Mai Thế Trạch, con bà Lợi Quyền tư sản lớn từng
lẫy lừng chuyên quyên góp rất nhiều vàng cùng nhà cửa trong Tuần lễ
Vàng. Còn lại một ngôi nhà, sau được Ban tuyên huấn trung ương đến hỏi.
Chê đắt. Đùng một hôm, xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt
cũng được. Ba ngày sau đổi tiền. Tố Hữu, nguyên trưởng ban tuyên huấn,
đã hạ thời cơ tuyệt hảo chấm dứt cơ nghiệp đại gia tư sản Lợi Quyền có
tiếng ở Hà Nội. Bằng giấy lộn.”
Còn trong cuốn Hậu Chuyện Kể Năm 2000, sắp xuất bản, lại có câu chuyện khác:
“Hơn mười năm sau, khi cháu Bùi Quang Dũng học đại học Hàng Hải, nhà
trường có chủ trương tất cả sinh viên đều làm hộ chiếu. Tôi biết điều
gì sẽ đến với cháu, nhưng chẳng lẽ bảo con đừng khai, đừng nộp hồ sơ lên
công an. Quả nhiên hồ sơ cháu được Công An Phường ghi: 'Bố đi tù 5 năm về tội phản tuyên truyền.'
... Tôi cơ hồ tuyệt vọng. Hoàn toàn không nghĩ là con mình được vào đại
học, bởi con em nông dân lao động không vào hợp tác xã cũng không được
học đại học huống hồ con một tên phản động! (Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương. Fallchurch, Virginia: 2014).
Bùi Ngọc Tấn đã về cõi vĩnh hằng. Cái mô hình kinh tế hợp
tác xã cũng không còn nữa. Chuyện cũ (thôi) nhắm mắt cho qua
luôn đi nhưng những câu chuyện tiếp nối (vẫn còn nguyên tính
cách thời sự) thì thiệt là ... không biết phải nhét vào đâu
đây, cho nó đỡ kỳ. Coi:
- Ngày 15 tháng 5 năm 2014, trên trang F.B của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, người ta đọc được những dòng chữ sau của tác giả Dương Thị Tân: "Tiếng chuông điện thoại đổ liên hồi. Tôi nhấc máy, đầu dây bên kia một giọng nói nghẹn ngào: ‘Chị ơi, mẹ con em khổ quá.’ Định thần mãi tôi mới nhận ra giọng của cô Dinh, vợ thầy Đinh Đăng Định. Nhắc cô bình tĩnh, nói từ từ thì tôi mới nghe được. Cô kể rằng con cô, cháu Đinh Phương Thảo đang dọn nhà trong mưa mà không biết phải đi đâu vì trong hơn một tháng qua đã phải đi thuê nhà ba lần, nhưng chỉ ở được ít ngày thì lại phải dọn đi vì bị chủ nhà đuổi...
Sau đó tôi gọi cho cháu Thảo. Cháu kể: ‘Con vừa mang món đồ
cuối cùng lên gác thì cô chủ nhà đến nói: xin lỗi con có phải
là Đinh Phương Thảo không, nếu là Đinh Phương Thảo thì cô chủ không cho
con thuê được đâu. Vì lúc nẫy có người gọi điện cho cô chủ yêu
cầu cô ấy hoặc là không cho người có tên Đinh Phương Thảo thuê
nhà hoặc là tất cả những khách đang thuê phải dọn đi hết.
Vì vậy, cô ấy chỉ còn cách năn nỉ xin con hãy chuyển đi nơi khác
giùm mà thôi. Con nói tối rồi, mà trời lại đang mưa, cô hãy cho con ở
tạm qua đêm, sáng mai con tính. Cô chủ đồng ý nhưng ít phút sau cô lại
lên nói con phải đi ngay trong đêm, không được ở lại đâu. Nếu không đêm
nay người ta sẽ đến khám xét nhà trọ. ‘Kể đến đây, cháu khóc: ‘Cô ơi,
con biết đi đâu bây giờ..."
Đám tang nhà giáo Đinh Đăng Định. Ảnh: boxitvn
Không ai, kể cả nhà văn Bùi Ngọc Tấn, biết nguyên do ông phải
vào tù nhưng mọi người Việt Nam đều biết tại sao nhà giáo
Đinh Đăng Định bị bắt giam: Ông công khai và cương quyết chống
lại “chủ trương nhất quán của Đảng” về việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Chủ trương lớn này gây lỗ lã và tác hại ra sao (đến nay)
mọi người đều đã rõ: càng làm càng rõ! Nhà giáo Đinh Đăng
Định cũng đã từ trần. Thân nhân của người quá cố không hề
nhận được một lời tạ lỗi (đã đành) mà còn bị tiếp tục săn
đuổi, và áp bức cho đến nỗi không còn chỗ dung thân!
Tại sao qúi vị lãnh đạo lại “quyết tâm” đến thế? Và ác tâm như thế để làm gì? What’s the point ?
Sao không dành sự “quyết tâm” tương tự cho hàng trăm thứ tệ đoan
đầy rẫy khắp xã hội, hay cho việc việc bảo vệ lãnh thổ và
lãnh hải đang bị ngoại bang uy hiếp?
Đinh Phương Thảo. Ảnh: http://cachmanghoalai
Ngày 12 tháng 10 năm 2014, phóng viên Hoà Ái (RFA)
phỏng vấn một thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam, về việc nhân
vật này vừa bị bạo hành. Sau đây là câu trả lời của nạn
nhân, cô Nguyễn Hoàng Vi:
“Việc xảy ra vào khoảng 3:30 giờ chiều hôm qua lúc đi bộ ra ngoài.
Khi đi thì thấy có nhiều người an ninh mặc thường phục đi theo. Bắt đầu
khi đi về nhà thì có 3 phụ nữ đi trên 2 xe máy, tông vào em trong khi
xung quanh có rất nhiều dân phòng lẫn an ninh mặc đồ bình thường.
Em nghĩ là họ đang muốn kiếm chuyện cho nên khi bị họ tông như vậy
thì em chỉ né qua một bên, nhảy lên lề chứ không có động thái nào nói
lại họ hay gây hấn gì với họ hết. Nhưng 3 người phụ nữ này vẫn đuổi theo
em. Họ chạy lên trước em và quay đầu xe lại để tiếp tục tông vào người
em.
Lúc đó em quay lại phía sau, thấy có nhiều thanh niên mặc thường phục
lẫn dân phòng và có nhiều phụ nữ rất đông. Em cố chạy về nhà nhưng
không kịp. Họ từ tứ phía vây lại, đánh em rất nhanh, rất dã man. Người
phụ nữ tông xe vào em thì dàn cảnh hô lên là em giựt chồng này kia.”
Nguyễn HoàngVi. Ảnh: Dân Làm Báo
Tôi nghe xong mà mặt cứ đỏ mãi vì xấu hổ. Không hiểu kể
từ lúc chở cả xe tiền đi mua nhà của một vị ân nhân cách mạng
(rồi ba ngày sau có lệnh đổi tiền) đến màn “dàn cảnh” đánh
ghen (tuần qua) thì cái chủ trương (gian xảo, đểu cáng, bẩn
thỉu, đê tiện) nhất quán và xuyên suốt của Đảng đã đã kéo
dài được bao năm rồi?
Liệu cái phương cách “trị an” (đốn mạt, bạc ác, ngu xuẩn và
ti tiện) như vậy thêm được bao lâu nữa? Và sau khi vở kịch
cách mạng hạ màn thì các đồng chí lãnh đạo sẽ trốn vào cái
xó nào?
Tôi không có ý dọa ai mà chỉ muốn bầy tỏ nỗi lo âu (trong
tương lai gần) khi chính qúi vị – cũng như thân nhân – đều biến
thành đích nhắm cho sự oán hận, và phẫn uất đã chất chứa
trong lòng người từ hơn nửa thế kỷ qua! Dân Việt vốn bao dung,
nhân ái, và độ lượng nhưng nếu qúi vị vẫn tiếp tục những
hành vi bạc ác và gian ác (cho đến ngày tàn) thì chung cuộc e
rất khó lường!
Xin ngưng ném mắm thối, ném phân, đổ nước tiểu
vào nhà người dân hay nhất định dồn họ đến bước đường cùng
để (mai hậu) những chuyện tương tự sẽ không xẩy ra cho chính gia
đình và con cái của qúi vị!
NGUYỄN BÁ THANH
Thông tin từ Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương:
Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!
Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng để có thông tin cụ thể hơn.
Tràn lan trên mạng hiện nay là các thông tin đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính TW, có tin cho rằng ông đã từ Mỹ trở về và hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, có tin ông đã chết, đã đưa về Việt Nam cho gia đình trong một quan tài kẽm, lại có tin đồn ông đã bị hạ độc bằng phóng xạ, ngay tại trung tâm y tế lớn nhất của Mỹ cũng vô phương chữa trị. Thực hư về nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?
Ông Nguyễn Bá Thanh, ứng cử viên Ủy viên Bộ Chính trị đã bị loại ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Hội nghị TW7
Theo nguồn tin đã được chứng thực từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW, khoảng giữa tháng 05/2014, sau khi đóng sổ vụ án Dương Chí Dũng và hoàn tất hồ sơ vụ án Bầu Kiên, bàn giao cho Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Bá Thanh đột nhiên bị choáng phải đưa đi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán ông có triệu chứng rối loạn sinh tủy.
Trước đó, khi rời Đà Nẵng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Nội chính TW,
sức khỏe ông hoàn toàn bình thường và được đánh giá là sức khỏe tốt, đủ
đảm đương công việc. Ông Thanh không tin vào kết quả chẩn đoán căn bệnh
rối loạn sinh tủy từ Ban Bảo vệ Sức khỏe TW và tiếp tục làm việc bình
thường, ai cũng thấy sắc mặt ông ngày một xám, nhìn gần thấy ẩn những
mụn thâm đỏ dưới da.
Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh ngày một yếu và tiếp tục bị ngất xỉu trong
chuyến công tác Thụy Điển đầu tháng 6/2014, khi đó ông mới đồng ý để Ban
Bảo vệ Sức khỏe TW đưa đi Singapore chữa trị 02 lần vào trung tuần các
tháng 6 và 7/2014. Tuy nhiên, dù Singapore có nền y tế hàng đầu khu vực
vẫn không tìm ra nguyên nhân đích thực của căn bệnh, chỉ chẩn đoán là
“Nhiễm độc xương, tủy” và đề xuất đưa ông Bá Thanh qua Trung tâm nghiên
cứu ung thư Fred Hutchinson, Mỹ (nơi có kinh nghiệm hàng đầu về điều trị
bệnh ung thư).
Được sự phê chuẩn của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ, ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” và lập tức được chuyển đến Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Sau ca phẫu thuật ghép tủy, ông có dấu hiệu phục hồi và được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Washington (Washington University Medical Center) tiếp tục theo dõi và điều trị. Tính đến cuối tháng 10/2014, ông vẫn thường xuyên liên lạc về để báo cáo tình trạng sức khỏe với Ban Bí thư và chỉ đạo công việc của Ban Nội chính TW.
Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, United States)
Tuy nhiên, từ đầu tháng 11/2014 đến nay ông không còn báo cáo về Trung ương cũng như chỉ đạo công việc của Ban Nội chính. Khi Ban Bảo vệ Sức khỏe TW liên lạc được với ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Thanh, ông Tâm cho biết bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu trở nặng do biến chứng của ca phẫu thuật ghép tủy, người bắt đầu khô quắt, xám xịt toàn thân, ngoài ra ông Tâm cũng không biết gì hơn, nhất là vấn đề chuyên môn. Đầu tháng 12/2014, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban bảo vệ Sức khỏe TW đã thành lập đoàn qua Mỹ gồm lãnh đạo Ban Tổ chức TW và Ban Bảo vệ Sức khỏe TW, đến thẳng Trung tâm Y tế Đại học Washington làm việc trực tiếp với các bác sĩ điều trị để tìm hiểu về bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh và tìm giải pháp.
Trung tâm Y tế Đại học Washington (1959 Northeast Pacific Street, Seattle, WA 98195, United States, Phone: +1 206-598-3300), nơi ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị
Sau khi thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại bệnh viện, đoàn công tác đã làm việc với Trung tâm Y tế Đại học Washington, theo các bác sĩ tại đây, dù đã cố gắng điều trị nhưng bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh ngày một trở nặng, lý do bệnh nhân được chuyển đến quá trễ, độc tố nhiễm trong xương không thể giải trừ hết. Dù ca phẫu thuật ghép tủy trước đó thành công nhưng các tế bào nhiễm độc phóng xạ ARS đã chuyển thành ung thư và đang lây lan rất nhanh, hiện không có liệu pháp ngăn chặn.
Được sự phê chuẩn của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ, ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” và lập tức được chuyển đến Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Sau ca phẫu thuật ghép tủy, ông có dấu hiệu phục hồi và được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Washington (Washington University Medical Center) tiếp tục theo dõi và điều trị. Tính đến cuối tháng 10/2014, ông vẫn thường xuyên liên lạc về để báo cáo tình trạng sức khỏe với Ban Bí thư và chỉ đạo công việc của Ban Nội chính TW.
Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, United States)
Tuy nhiên, từ đầu tháng 11/2014 đến nay ông không còn báo cáo về Trung ương cũng như chỉ đạo công việc của Ban Nội chính. Khi Ban Bảo vệ Sức khỏe TW liên lạc được với ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Thanh, ông Tâm cho biết bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu trở nặng do biến chứng của ca phẫu thuật ghép tủy, người bắt đầu khô quắt, xám xịt toàn thân, ngoài ra ông Tâm cũng không biết gì hơn, nhất là vấn đề chuyên môn. Đầu tháng 12/2014, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban bảo vệ Sức khỏe TW đã thành lập đoàn qua Mỹ gồm lãnh đạo Ban Tổ chức TW và Ban Bảo vệ Sức khỏe TW, đến thẳng Trung tâm Y tế Đại học Washington làm việc trực tiếp với các bác sĩ điều trị để tìm hiểu về bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh và tìm giải pháp.
Trung tâm Y tế Đại học Washington (1959 Northeast Pacific Street, Seattle, WA 98195, United States, Phone: +1 206-598-3300), nơi ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị
Sau khi thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại bệnh viện, đoàn công tác đã làm việc với Trung tâm Y tế Đại học Washington, theo các bác sĩ tại đây, dù đã cố gắng điều trị nhưng bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh ngày một trở nặng, lý do bệnh nhân được chuyển đến quá trễ, độc tố nhiễm trong xương không thể giải trừ hết. Dù ca phẫu thuật ghép tủy trước đó thành công nhưng các tế bào nhiễm độc phóng xạ ARS đã chuyển thành ung thư và đang lây lan rất nhanh, hiện không có liệu pháp ngăn chặn.
Bác sĩ F. Marc Stewart, người trực tiếp điều trị ông Nguyễn Bá Thanh
cho biết, ông Thanh vừa được hóa trị lần 3 nhưng chỉ có thể duy trì thêm
một thời gian ngắn. Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle
(Seattle Cancer Care Alliance Clinic) do giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey
làm bác sĩ chính cũng đã vào cuộc, nhưng hi vọng rất mong manh, có thể
nói, sự sống của ông Nguyễn Bá Thanh chỉ còn được tính bằng ngày…
Bác sĩ F. Marc Stewart (điện thoại +1 206-351-4514), người trực tiếp điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh tại Trung tâm Y tế Đại học Washington
Như vậy, việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ là sự thật minh xác, số phận ông dường như đã bị định đoạt bởi hành vi thấp hèn của đối thủ chính trị khi ông đang chuẩn bị ghi điểm quyết định nhằm tiến vào Bộ Chính trị khóa tới và khẳng định vai trò thủ lĩnh miền trung bằng cách âm thầm tiến hành điều tra tài sản tham nhũng của gia đình một Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, cũng là người miền Trung theo chỉ thị trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bỗng nhiên ngã quỵ… Ai là kẻ đứng trong bóng tối giật dây cho hành vi tội ác này?
Xuất hiện nhiều tin đồn đoán cho rằng nhóm lợi ích đứng sau ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện, nhưng thực tế hoàn toàn khác và khác rất xa, việc ông Nguyễn Bá Thanh rớt khỏi Bộ Chính trị tại Hội nghị TW 7 do thiếu sự ủng hộ của ông Dũng là đúng một phần nhưng thực tế lí do chính mà ai cũng biết là ông Dũng không đồng tình với quyết định sai qui trình và độc đoán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hơn nữa bản thân ông Dũng ủng hộ ông Bá Thanh vì ông Thanh là người làm được việc và ông Thanh đã biết rõ và rất vui vì được sự ủng hộ của cả tứ trụ triều đình, mở rộng cửa vào Bộ Chính trị trong Hội nghị TW 10 sắp tới. Còn việc ông Thanh bị triệt hạ uy tín, chặn đường vào Bộ Chính trị qua vụ Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra đất đai Đà Nẵng thì mọi người cần tham khảo bài Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng để có thông tin cụ thể hơn.
Vậy ai mới là thủ phạm đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh? Có câu tiền nhân hậu quả, hãy xem ai là người bị đe dọa nhất trong việc nếu ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị? Chúng tôi sẽ vạch mặt tên thủ phạm bỉ ổi này trong bài phóng sự tới.
Cầu mong trời phật phù hộ cho ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua được kiếp nạn lần này.
Nguồn: Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương
Chân Dung Quyền Lực - Tràn lan trên mạng hiện nay là các thông tin đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính TW, có tin cho rằng ông đã từ Mỹ trở về và hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, có tin ông đã chết, đã đưa về Việt Nam cho gia đình trong một quan tài kẽm, lại có tin đồn ông đã bị hạ độc bằng phóng xạ, ngay tại trung tâm y tế lớn nhất của Mỹ cũng vô phương chữa trị. Thực hư về nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?
Bác sĩ F. Marc Stewart (điện thoại +1 206-351-4514), người trực tiếp điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh tại Trung tâm Y tế Đại học Washington
Như vậy, việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ là sự thật minh xác, số phận ông dường như đã bị định đoạt bởi hành vi thấp hèn của đối thủ chính trị khi ông đang chuẩn bị ghi điểm quyết định nhằm tiến vào Bộ Chính trị khóa tới và khẳng định vai trò thủ lĩnh miền trung bằng cách âm thầm tiến hành điều tra tài sản tham nhũng của gia đình một Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, cũng là người miền Trung theo chỉ thị trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bỗng nhiên ngã quỵ… Ai là kẻ đứng trong bóng tối giật dây cho hành vi tội ác này?
Xuất hiện nhiều tin đồn đoán cho rằng nhóm lợi ích đứng sau ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện, nhưng thực tế hoàn toàn khác và khác rất xa, việc ông Nguyễn Bá Thanh rớt khỏi Bộ Chính trị tại Hội nghị TW 7 do thiếu sự ủng hộ của ông Dũng là đúng một phần nhưng thực tế lí do chính mà ai cũng biết là ông Dũng không đồng tình với quyết định sai qui trình và độc đoán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hơn nữa bản thân ông Dũng ủng hộ ông Bá Thanh vì ông Thanh là người làm được việc và ông Thanh đã biết rõ và rất vui vì được sự ủng hộ của cả tứ trụ triều đình, mở rộng cửa vào Bộ Chính trị trong Hội nghị TW 10 sắp tới. Còn việc ông Thanh bị triệt hạ uy tín, chặn đường vào Bộ Chính trị qua vụ Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra đất đai Đà Nẵng thì mọi người cần tham khảo bài Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng để có thông tin cụ thể hơn.
Vậy ai mới là thủ phạm đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh? Có câu tiền nhân hậu quả, hãy xem ai là người bị đe dọa nhất trong việc nếu ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị? Chúng tôi sẽ vạch mặt tên thủ phạm bỉ ổi này trong bài phóng sự tới.
Cầu mong trời phật phù hộ cho ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua được kiếp nạn lần này.
Nguồn: Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương
Chân Dung Quyền Lực - Tràn lan trên mạng hiện nay là các thông tin đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính TW, có tin cho rằng ông đã từ Mỹ trở về và hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, có tin ông đã chết, đã đưa về Việt Nam cho gia đình trong một quan tài kẽm, lại có tin đồn ông đã bị hạ độc bằng phóng xạ, ngay tại trung tâm y tế lớn nhất của Mỹ cũng vô phương chữa trị. Thực hư về nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?
Từ cuối năm 2011, Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra ở Đà Nẵng về
vụ đất đai và công bố kết quả trên công luận đúng lúc Bí thư Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh lại kinh nhận chức Trưởng ban nội chính. Sự thể như thế
nào? nguyên nhân từ đâu? có phải anh Ba Thủ tướng đánh không? vân vân và
vân vân. Tác giả phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, gặp cả những vị
đương chức của các bên, gặp các lão thành cán bộ, nhân dân Đà Nẵng để
tìm hiểu về cơ nguyên của sự thật về vụ này.
Chân dung Phó thủ tướng "thứ nhất" Nguyễn Xuân Phúc
1- Bắt nguồn mọi sự từ Nguyễn Xuân Phúc:
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng, vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bỗng dưng BCT có chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị.
Thế là mất thế độc tôn, vì nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao? Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng.
Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo.
Đánh hơi thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh
2- Nguyễn Xuân Phúc khai thác mâu thuẫn giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang để đưa vụ Đà Nẵng thành lớn chuyện.
Trương Tấn Sang hỏi Phúc: Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chương trình chính trị tại cơ sở?
Nguyễn Xuân Phúc liền đề xuất Đà Nẵng “vì ở đó sôi động”.
Trương Tấn Sang cũng đang muốn đi Đà Nẵng bởi vì Trương Tấn Sang biết Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng sẽ vô dự lễ khánh thành bệnh viện ung thư xây trên 1.000 tỉ đồng bằng sự đóng góp của các nhà hảo tâm (Chính phủ cho 200 tỉ huy động được 1.000 tỉ) là bệnh viện lớn nhất, đẹp nhất nước hiện nay. Trương Tấn Sang mỉm cười, một thâm ý thoáng đến. “Được, ta sẽ đi trước, sẽ tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Nguyễn Tấn Dũng và sẽ dùng Nguyễn Bá Thanh”. Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang là cặp bài trùng để tiền hô hậu ứng đánh Nguyễn Tấn Dũng.
Người ta nói: “Nguyễn Xuân Phúc phản Phúc là như vậy đấy”. Phúc tâm đắc, vun xới các thâm ý của Trương Tấn Sang và gợi ý để Trương Tấn Sang thân mật với Nguyễn Bá Thanh và dù chưa khánh thành dứt khoát phải đi thăm Bệnh viên ung thư. Sang đã làm như vậy, dù chưa kéo được Nguyễn Bá Thanh về mình như ý muốn nhưng Trương Tấn Sang đã tạo cho Nguyễn Tấn Dũng mắc vào quỉ kế của mình. Nguyễn Xuân Phúc lại kích Nguyễn Tấn Dũng, “ông Tư đi thăm Bệnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, anh đừng dự khánh thành, mất uy”. Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không đi Đà Nẵng và sụp vào cái quỉ kế của Tư Sang.
Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm, Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.
3- Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin truyền thông thống nhất.
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là những phút cuối của ngày làm việc.
Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính (Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn Xuân Phúc là từ cái ý này).
Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật. Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho chắc ăn.
Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.
Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn bộ nội dung thanh tra được công bố và được gửi tới Bộ chính trị. Tổng thanh tra còn nói: “Đà Nẵng không được có ý kiến”(?). Một điều không bình thường vì trước đó thanh tra có kết luận thanh tra 6 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thất thu 2.800 tỉ.
Thanh tra ở Thành phố Hà Nội thất thu là 9.500 tỉ, nhưng cũng chỉ công bố rất ngắn và không đưa lên VTV1. Rõ ràng là một việc làm cố đấm ăn xôi sai qui định mất tính người của Nguyễn Xuân Phúc nhằm ngăn chặn bước tiến Nguyễn Bá Thanh, tạo thế độc tôn cho mình. Liệu rằng còn ai sẽ mắc mưu Nguyễn Xuân phúc nữa không? Nguyễn Xuân Phúc còn khai thác gì nữa từ vụ thanh tra đất đai ở Đà Nẵng? Xin mọi người hãy cảnh giác.
Người viết bài này mong sự thật sẽ là sự thật và đừng ai mắc mưu Nguyễn Xuân Phúc nữa.
© Trần Nhân Văn
Nguồn: Internet
Chân dung Phó thủ tướng "thứ nhất" Nguyễn Xuân Phúc
1- Bắt nguồn mọi sự từ Nguyễn Xuân Phúc:
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng, vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bỗng dưng BCT có chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị.
Thế là mất thế độc tôn, vì nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao? Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng.
Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo.
Đánh hơi thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh
2- Nguyễn Xuân Phúc khai thác mâu thuẫn giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang để đưa vụ Đà Nẵng thành lớn chuyện.
Trương Tấn Sang hỏi Phúc: Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chương trình chính trị tại cơ sở?
Nguyễn Xuân Phúc liền đề xuất Đà Nẵng “vì ở đó sôi động”.
Trương Tấn Sang cũng đang muốn đi Đà Nẵng bởi vì Trương Tấn Sang biết Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng sẽ vô dự lễ khánh thành bệnh viện ung thư xây trên 1.000 tỉ đồng bằng sự đóng góp của các nhà hảo tâm (Chính phủ cho 200 tỉ huy động được 1.000 tỉ) là bệnh viện lớn nhất, đẹp nhất nước hiện nay. Trương Tấn Sang mỉm cười, một thâm ý thoáng đến. “Được, ta sẽ đi trước, sẽ tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Nguyễn Tấn Dũng và sẽ dùng Nguyễn Bá Thanh”. Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang là cặp bài trùng để tiền hô hậu ứng đánh Nguyễn Tấn Dũng.
Người ta nói: “Nguyễn Xuân Phúc phản Phúc là như vậy đấy”. Phúc tâm đắc, vun xới các thâm ý của Trương Tấn Sang và gợi ý để Trương Tấn Sang thân mật với Nguyễn Bá Thanh và dù chưa khánh thành dứt khoát phải đi thăm Bệnh viên ung thư. Sang đã làm như vậy, dù chưa kéo được Nguyễn Bá Thanh về mình như ý muốn nhưng Trương Tấn Sang đã tạo cho Nguyễn Tấn Dũng mắc vào quỉ kế của mình. Nguyễn Xuân Phúc lại kích Nguyễn Tấn Dũng, “ông Tư đi thăm Bệnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, anh đừng dự khánh thành, mất uy”. Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không đi Đà Nẵng và sụp vào cái quỉ kế của Tư Sang.
Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm, Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.
3- Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin truyền thông thống nhất.
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là những phút cuối của ngày làm việc.
Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính (Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn Xuân Phúc là từ cái ý này).
Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật. Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho chắc ăn.
Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.
Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn bộ nội dung thanh tra được công bố và được gửi tới Bộ chính trị. Tổng thanh tra còn nói: “Đà Nẵng không được có ý kiến”(?). Một điều không bình thường vì trước đó thanh tra có kết luận thanh tra 6 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thất thu 2.800 tỉ.
Thanh tra ở Thành phố Hà Nội thất thu là 9.500 tỉ, nhưng cũng chỉ công bố rất ngắn và không đưa lên VTV1. Rõ ràng là một việc làm cố đấm ăn xôi sai qui định mất tính người của Nguyễn Xuân Phúc nhằm ngăn chặn bước tiến Nguyễn Bá Thanh, tạo thế độc tôn cho mình. Liệu rằng còn ai sẽ mắc mưu Nguyễn Xuân phúc nữa không? Nguyễn Xuân Phúc còn khai thác gì nữa từ vụ thanh tra đất đai ở Đà Nẵng? Xin mọi người hãy cảnh giác.
Người viết bài này mong sự thật sẽ là sự thật và đừng ai mắc mưu Nguyễn Xuân Phúc nữa.
© Trần Nhân Văn
Nguồn: Internet
Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc và hai căn biệt thự tại Mỹ
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng bầu
đoàn thê tử trong chuyến công cán bằng tiền nhà nước đến xứ sở tự do
kết hợp thăm hai căn biệt thự của gia đình.
Chân Dung Quyền Lực -
Đến giờ này, ai cũng đã biết Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia đình
đang trực tiếp sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam, chưa
tính những tài sản bằng cổ phiếu, kim cương và những bất động sản ở Mỹ,
Singapore mà gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ “anh chị em
kết nghĩa” đứng tên hộ, điển hình là 2 căn biệt thự tại thành phố
Anaheim(quận Cam, tiểu bang California, thành phố nổi tiếng với công
viên giải trí Theme Park) mà chúng tôi đang thông tin đến bạn đọc. Qua
đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Ông Phúc sở hữu những tài sản gì tại Mỹ
và từ bao giờ? Ai quản lý giúp ông những khối tài sản này? Và quan trọng
nhất, mục đích của ông khi chuẩn bị sẵn các cơ ngơi tại Mỹ?
Việc chuẩn bị cơ ngơi tại Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc được bắt đầu từ
năm 2005, khi ông còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Ủy
viên Ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội Khóa 12 và đang chạy về Trung ương
với chức danh Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Nhiệm vụ đứng tên này được
giao cho gia đình người em kết nghĩa, đại gia Đặng Văn Thành mà trực
tiếp cô công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My, ái nữ của Đặng Văn Thành,
người được Nguyễn Xuân Hiếu (quý tử nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc)
gọi thân mật là “chị ba”.
Vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vợ chồng Đặng Văn Thành cùng
công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My tại tiệc hấp hôn đình đám của vợ
chồng Đặng Văn Thành
Căn biệt thự thứ nhất tại Mỹ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được
mua ngày 3/6/2005 với giá 790 nghìn USD (khoảng 17 tỷ đồng, giá 2014 đã
trên 1 triệu đô la Mỹ), tọa lạc tại số 636 South Halliday street,
Anaheim, CA 92804.
Căn biệt thự tại số 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804 được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mua từ năm 2005
Đối diện căn biệt thự của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ là công viên, thảm cỏ xanh mướt
Căn biệt thự thứ 2 được ông Nguyễn Xuân Phúc mua ngay trước thềm Đại hội Đảng 11 nằm cùng thành phố Anaheim, tọa lạc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808 cũng do nhà Đặng Văn Thành đứng tên ký hợp đồng ngày 18/10/2010 với giá 575 nghìn USD (khoảng 12,3 tỷ đồng).
Căn biệt thự thứ 2 của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị cả hồ bơi gia đình phía sau căn biệt thự sang trọng này
Thực ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tính toán việc xây dựng căn
cứ tại Mỹ từ hàng chục năm trước khi đưa quý tử Nguyễn Xuân Hiếu vào
TPHCM học trường Quốc tế (2005) đến khi đi du học Mỹ (2009). Từ đó đến
nay, cậu quý tử Nguyễn Xuân Hiếu được bố nuôi Đặng Văn Thành bảo bọc từ
A-Z, thậm chí tại Tập đoàn Thành Thành Công thành lập ra một tổ công tác
do Ức My trực tiếp điều hành phụ trách cung phụng cho “cu Bin” (tên
thân mật của Nguyễn Xuân Hiếu), thời gian ở Mỹ của Hiếu chủ yếu là chơi
game, tiệc tùng và cua gái, ngay cả bài tập ở trường cũng được tổ công
tác làm giúp.
Bằng lái xe tại Mỹ của Nguyễn Xuân
Hiếu, quý tử của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi rõ địa chỉ căn biệt
thự 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804
Thời gian du học tại Mỹ của quý tử Nguyễn Xuân Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và cua gái cùng các quý tử nhà đại gia Đặng Văn Thành
Vậy là đã rõ, ngay trước Đại hội Đảng 11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống cho mình và gia đình tại Mỹ dưới sự
giúp đỡ của Đặng Văn Thành. Câu hỏi cuối cùng dành cho Ban Nội chính TW,
Ủy ban Kiểm tra TW là: Mục đích của ông Phó Thủ tướng khi mua 2 căn
biệt thự tại Mỹ?, và một câu hỏi ngỏ, tại sao Đặng Văn Thành, Đặng Hồng
Anh thoát khỏi vụ bê bối tại Sacombank, Sacomreal? Ngoài ra, không biết
lương ông Phó Thủ tướng thường xuyên hô hào quyết liệt chống tham nhũng
có đủ trả cho tiền thuế hàng năm tại Mỹ cho các căn biệt thự trên không?
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 343
VƯỜN THƠ
CUỐI NĂM
SƠN TRUNG
Cuối năm gọi phôn thăm bạn cũ
Một vài người không trả lời.
Phải chăng bạn già đang nằm trong bệnh viện?
Hay bạn đã đổi nhà mới?
Hay bạn đi du lịch nơi xa xôi?
Biết hỏi thăm ai?
Lòng riêng ngậm ngùì!
Giáng sinh 2014
TỪ TA DIỆN BÍCH BÊN NGƯỜI
NGHIÊU MINH
Giờ tôi diện-bích-hư-không
Nghe hươu nai chạy bên giòng cuồng lưu
Xung quanh là những bụi mù
Lang thang con bướm hồi cư tìm đường
Chợt nghe gió thoảng mù sương
Bao nhiêu không sắc cũng phường lao xao
Tôi ngồi diện-bích-chiêm-bao
Bao nhiêu cánh cửa ba đào mở toang
Trăm năm vừa thấy hân hoan
Cuối cùng nhắm lại hàng hàng vô vi
Chợt nghe ngoài bến gọi đi
Cánh cửa khép lại còn gì nghìn xưa
Từ ta diện-bích-bên-người
Ôi thôi mưa nắng ướt tờ lịch xanh
Chừ ta ngộ chữ ba sinh
Hoàng hôn chưa tới, bình minh chưa về
Thôi thì hai đứa bến mê
Bên cầu nghe gió thổi về. Hồn bay!
NGHIÊU MINH
LỄ TẠ ƠN
Tạ ơn trời Phật đoái thương con
Dâu bể bao phen vẫn sống còn
Ngước mặt nhìn đời không hổ thẹn
Hiếu trung giữ vẹn tấm lòng son
Tạ ơn Tổ Quốc Việt Nam yêu
Ân huệ cho con đã quá nhiều
Hơn bốn ngàn năm trang sử Việt
Hào hùng bất khuất biết bao nhiêu
Tạ ơn Cha Mẹ hạ sinh con
Nuôi dưỡng dạy răn được vẹn tròn
Điều phải biết theo, sai biết tránh
Công ơn Cha Mẹ lớn tày non
Tạ ơn tất cả khắp xa gần
Dòng họ, gia đình, bạn hữu thân
Đã mến thương tôi trong cuộc sống
Cho đời đẹp mãi tựa mùa Xuân
Tạ ơn nước Mỹ, nhân dân Mỹ
Mở rộng vòng tay đón thế nhân
Cứu giúp bao người trên Thế giới
Mầu da chủng tộc chẳng hề phân
Tạ ơn Sư Trưởng, quý Cô, Thầy
Trí tuệ cho con tự bấy nay
Ân đức khai tâm trân quý ấy
Đã đủ hành trang cuộc sống này.
TỪ PHONG
THANKSGIVING
Thank you, the Buddha who's had pity on me
So that from so many vicissitudes of life I am free;
Raising my eyes to look at anyone without shame,
Filial piety and loyalty kept, I've attained my aim.
Thank you, my beloved Vietnam fatherland
For lavishing your favor on me, I understand,
Over four thousand years our
history inheritable
How many examples magnanimous, indomitable!
Thank you my kind parents who gave me birth
Brought me up, educated; proud to be on earth,
I know the evil to avoid, with the good to comply:
The credit is due to them, the merit mountain-high.
Thank you everybody everywhere far and near,
My lineage, my family precious, my friends dear
Who have been fond of me in this life in chime,
Our existence is always beautiful like springtime.
Thank you, America, the Americans humane
For receiving with wide arms people mundane
Rescuing, relieving on the globe so many a soul
Not distinguishing race, color, just those in dole.
Thank you, Abbot, my Master, each bonze, nun
For giving me Wisdom long since well done.
Your rich graces to develop my mind wakerife
Have provided me with enough luggage in life.
TS.PHAN VĂN SONG * PHI CHÂU -TRUNG QUỐC
Phi Lạc Sang Tàu :
Hiện Tượng Toàn Cầu Hóa :
Tiểu Thương Du Mục Phi (Châu) Lạc
Sang Tàu.
Phan Văn Song
Thường nhựt, chúng ta đọc báo, được biết dân Tàu có truyền thống là di dân để sanh tồn. Ngày xưa, xứ Tàu nghèo, bỏ quê hương tha phương cầu thực đã đành. Ngày nay, Tàu đang là đệ nhứt kinh tế hoàn cầu, vẫn tiếp tục để dân mình di dân kiếm sống. Di dân vào các xứ tiền tiến Âu Mỹ Nhựt hay Nam Hàn Singapore đã đành, nhưng di dân cả vào những nước nghèo Phi Châu, Nam Mỹ, hay cả Đông Á châu là chuyện đáng nói !
Nhưng hiện nay trên đất Tàu cũng có một hiện tượng mới. Áy là những doanh thương ngoại quốc gốc quốc gia nghèo đến làm ăn. Khác với các kỹ nghệ gia hay doanh nhơn các quốc gia tiên tiến, họ đến đầu tư mở nhà máy để tìm công nhơn giá rẽ. Đằng nầy các doanh nhơn, con buôn, phần đông du mục, nay đây mai đó lục lạo đi tìm hàng hóa rẽ tiền, ăn vừa đủ no, trọ nhà ngủ rẽ, gồm dân các quốc gia nghèo, phần đông gốc Phi Châu, ngày nay đến Tàu để tìm thu mua hàng hóa để gởi về Phi Châu quê hương họ làm ăn kiếm sống, tạo thành một con Đường Tơ Lụa mới.
Hằng năm, hàng ngàn người di cư gốc Phi Châu nầy nhập vào cảng Quảng Đông-Canton mua hàng hóa và gởi về quê quán họ làm ăn kiếm sống.
Đúng là « Ngàn năm một thuở, Phi Lạc Sang Tàu », như lời tựa sách của đại văn hào Hồ Hữu Tường (1910-1980) của thời Việt Nam vàng son trước 1975.
Và đây xin gởi đến quý vị một bài phóng sự tả hoạt động hàng ngày của họ :
Mỗi buổi sáng, khoảng 5 giờ, trước khách sạn Don Franc, trong xóm Xiaobei Lu của thành phố Quảng Đông-Canton, tỉnh Quảng Đông-Guangdong, Nam Trung Hoa), tôi bị đánh thức giậy, không làm sao ráng ngủ được vì những tiếng nói chuyện ồn ào của một nhóm người. Sáng thin sương đã có một nhóm khoảng 20 người, gốc Tây Bắc xứ Tàu, áo thun, quần tây tụ tập trước cửa khách sạn, làm ăn, mặc cả, đôi co, thương thuyết trao đổi buôn bán hối suất tiền tệ. Đây là chợ đổi tiến. ! Từng xấp giấy bạc, hiện kim, được lần lượt chuyền tay nhau qua lại – có lẽ đến khoảng cả trăm ngàn dollars mỹ kim hay nguyên tệ trung hoa.
Cách đó không xa, khoảng 10 người khác, gốc Duy Ngô Nghĩ- Ouïgours Hồi
giáo của vùng Tân Cương – Xinjiang, đặc biệt dễ nhận dạng với cặp râu
rậm, cũng đang náo nhiệt rao hàng mời khách trước những xe ba gác-tắc
xi, đầy hàng hóa. Trên mỗi xe họ gắn những chiếc dù sực sở để làm mui
che mưa nắng. Gần đấy, từng nhóm dân gốc gác khác nhau, đây là Ấn Độ, nọ
là Pakistan, kia là Bangladesh, hay dân Ma Rốc, hay người Li Băng
…cũng tranh nhau, trả giá mua hàng các con buôn người Hoa, dân bản xứ.
Hàng hóa ? tất cả những gì bán buôn được, bất kể.
Có thể là những cánh cửa nhà bếp, hay là những con vịt bằng nhựa, hay là
quần áo, bím tóc giả, hoặc soon chảo, dụng cụ nhà bếp. Xa xa tí nữa,
hàng hóa có thể là ghế ngồi nhà xí, hoặc giầy đá banh, áo thun … tất cả
do các anh bán hàng người Hoa. Trong tiếng ồn ào hổn loạn ấy của cái chợ
trời khổng lồ ấy, người ta vẫn có thể theo dõi biết được tin tức thời
sự hàng ngày, có khi hằng giờ nếu là thời sự nóng hổi, … những gì đang
xảy ra ở Lagos-Nigeria, hay ở Luanda, hay ngay cả Lesotho, … do dân tứ
xứ gốc Phi Châu đến từ Cairo hay đến Cap, hoặc từ Sênêgal, Somalie…
Ngày nay người Phi Châu lan tràn có mặt khắp trên các chợ, các thành
phố lớn của lục địa Trung Hoa. Ở đây, hằng ngày, mọi chuyện, mọi vật,
mọi người, đều chuyển động nhanh chóng. Từ tiền của chuyền tay thay
đổi, đến hàng hóa lên xuống, đều nhanh chóng, qua những chiếc xe Nissan
vận tải nhỏ liên tục, các con buôn không ngớt, kẻ lên người xuống sử
dụng các tắc xi, xe ôm, xe thồ gắn máy, vừa đi vừa trả lời máy điện
thoại di động ; có người dùng cả hai tay, hai tai, hai máy…
Khu vực nầy, ngày nay, nếu vì có nhiều thương gia gốc Phi Châu, không phải nhứt thiết vì vậy mà đã có người đã miệt thị đặt tên khu vực là « Xóm Chô Cô La » hay « Tiểu Phi Châu », mà vì, thực sự là một khu vực thương mãi sầm uất, sống với một nhịp độ cao của ngành xuất nhập, tiền tài của cải của các doanh nhơn bản địa và ngoại quốc gốc Phi Châu.
Lịch sử của khu Xiaobei Lu là một huyền thoại. Nhà báo và cũng là một nghiên cứu sử Trung Hoa, Roberto Castillo nhắc lại lời kể của một cựu dân của khu vực rằng khoảng 30 năm trước dây cả vùng nầy chỉ là một đồng ruộng. « Những người di dân đầu tiên đến từ một vùng nội địa xa xăm của Trung Hoa, tỉnh Hồ Nam. Chính họ đã xây cất những cơ sở và căn nhà đầu tiên, hiện nay vẫn còn tồn tại. Và cũng ngay từ những năm sau đó, những đợt di dân gốc Trung Đông hay Phi Châu, ngoại quốc, cũng vừa đổ đến ».
Thoạt đầu, các dân ngoại quốc sống nghề xuất cảng, ghé đến mua hàng Tàu, chuyển về bán ở Phi Châu. Nhưng bắt đầu 1985 trờ đi, họ bắt đầu vượt qua các trung gian người Hoa, thương thuyết thẳng đến gốc và họ đến Canton, và họ bắt đầu lưu ngụ hẳn ở đây. « Khoảng đầu 2004, Castillo nói tiếp, dân gốc Phi Châu đen bắt đầu chiếm thượng phong. Từ 2007 qua 2008, hầu như tất cả dân gốc Ả rập đều bỏ cuộc ra đi ». Cũng theo lời Castillo, không thể nói hẳn là đã có những « vủng đặc biệt toàn Phi Châu ». « Ngày nay, người Phi Châu sống rất rãi rác. Trước kia, thật vậy, họ tập họp thành một cộng đồng co cụm, quay quần, hạn chế trong một khu vực. Ngày nay họ rãi dài thành một chuổi ốc đảo kéo dài suốt cả một vùng lớn phía Tây Bắc của thành phố Canton ». Một đặc điểm khác nữa là khó biết rõ dân số họ là bao nhiêu ; Vì họ di chuyển không ngừng. Những con buôn thường chỉ lưu trú tại một địa điểm, từ một đến hai tuần là tối đa. Họ không ngừng di chuyển để lục lạo, đi tìm hàng hóa.
Chúng tôi, Sam Piranty đặc phái viên của Tuần báo Lá thư Quốc tế-Courrier International, đến ngụ tại khách sạn nầy. Vì khách sạn nổi tiếng là có nhiều khách gốc Phi Châu. Khách sạn cũng nổi tiếng là vừa nơi dùng làm nhà trọ mà cũng vừa là nơi dùng làm nhà kho chứa hàng hóa. Các chiếc giường trong các phòng ngủ, đều đầy các bọc sặc sở đủ mầu đầy những quần áo, giầy dép và vật dụng nội trợ bếp núc. Phần đông các con buôn, tối đến, trèo lên trên các bao đầy hàng hóa ấy để tìm một nơi nghỉ lưng, tìm một giấc ngủ, khuôn mặt dán sát trần nhà.
Sau buổi điểm tâm, tôi trở về phòng, và trên hành lang, một khuôn mặt hiện ra khỏi cửa phòng bên cạnh « Vì vậy mà Phi Châu ngày nay đang trên đà tiến, và các bạn Âu Châu các anh đang càng ngày càng tụt hậu ! Dân Da Trắng lúc nầy đi quá chậm ! » Đó là anh chàng David, đến từ Naïrobi, Kenya. Anh vừa mới đến Canton ba ngày thôi, nhưng phòng anh đã đầy những bao hàng hóa, chứa đầy các điện thoại di động và máy nghe mang tai « Vốn liếng gần 20 ngàn dollars mua hàng đấy, sau khi gởi về Phi Chầu, tôi sẽ nhơn đôi tiền vốn. Dân Phi Châu cần điện thoại di động lắm ! Nhưng họ lười cầm tay nên họ cần máy nghe để mang vào tai. Gởi lô hàng nầy xong, mai nầy tôi sẽ đi qua Việt Nam. Ở đấy hàng rẽ hơn nữa ! ».
David cũng như những con buôn Phi Châu khác nhận định : Trung Hoa, và nhứt là Canton còn là nơi nổi tiếng thế giới về hàng hoá rẽ. Nhưng ngày nay, với giá nhơn công đang thời kỳ tăng vọt, và giá các visas càng ngày càng mắc mỏ và công an thủ tục nhập cảng càng ngày càng khó khăn, rất nhiều con buôn Phi Châu đang từ từ tìm những địa chỉ sản xuất mới. Tất cả đều nghĩ đến Việt Nam, Thái Lan hay Thổ Nhỉ Kỳ.
Tôi rủ David đi nhậu. David dắt tôi đi vào một con đường quanh co sau lưng khách sạn dẫn đến chơn một cầu thang đi lên lầu dưới một bảng hiệu bằng đèn sáng « Ở đây, quán Phi Châu – Restaurant africain. Par ici ». Chúng tôi vào quán nhậu trên lầu, mở cửa vào trong, gặp một bầu không khí căng thẳng. Không một tiếng động, ngoài tiếng ồn ào bằng Hoa ngữ, phát ra từ những máy Truyền hình, của anh nhà báo tường thuật trận đá banh của Hội Chelsea (của Luân Đôn Anh Quốc) đang đấu giao hữu trên sân nhà. Chúng tôi ngồi vào một bàn cuối phòng và gọi ladze nhâu. « Tôi mê và nhà ái mộ Hội Chelsea, tôi theo dõi và đã từng coi các trận đấu của Chelsea trong tất cả 11 nước khác nhau » David bình luận, tuy nói chuyện với tôi, nhưng cặp mắt vẫn chăm chú dán bám sát vào 6 máy truyền hình khác nhau nhưng vẫn chiếu một trận cầu. « Tôi đã xem Chelsea ở Ấn Độ, ở Tàu, ở Việt Nam, ở Nhựt, ở Nam Hàn, ở Kenya, ở Tanzanie, ở Anh và ở Tô Cách Lan ». David ngừng nói một giây, và với một giọng Tô Các Anh quốc sẽ không bao giờ thắng giải Túc Cầu Thế Giới nữa. Anh nhìn tôi, chờ phản ứng, lắc đầu, chán nãn, vì thấy tôi không phải là dân « sành điệu đá banh », nói tiếp, ngao ngán : « và cũng ở Bangla Desh và Ouganda nữa » !
David đi lại như « đi chợ » giữa Phi Châu và nhiều quốc gia khác nhau ở Á Châu để tìm hàng mua gởi về quê nhà buôn bán. Loại hàng gì ? « Tất cả, không phân biệt, Anh cần cái gì, anh nói tôi, tôi sẽ kiếm ra. Tôi đến chổ nào hàng rẽ nhứt. Tôi lúc nào cũng, đôi mắt và căp giò sẳn sàng. Nếu không, làm sao kiếm ăn được ? ». Chúng tôi ngưng nói chuyện vì Chelsea vừa sút một trái bật vào xà ngang gôn. Cả phòng ôm đầu than thở. « Gần 30 năm nay, tôi không ngừng du lịch. David nói tiếp. Vé nmáy bay ngày nay rẽ như bèo. Tôi không ngừng di chuyển ».
David chỉ sống 6 tuần trong năm ở quê nhà, Kenya. Vậy quê anh ở đâu ? « Quê tôi ? Quê tôi là gì ? Là nơi tôi có một căn nhà ? Là nơi chúng sống yên bình ? Nơi chúng ta có một tổ ấm, có trang trí ? Tôi tôi sống nhiều hơn trên tàu hay trên máy bay. Quê tôi ? Trên chuyến bay Beijing-Tokyo, hay trên chuyến xe lửa Beijing-Canton. Như anh thấy, quê tôi ? Là trên hành trình, di chuyển, nay đây mai đó » Cuối cùng, Chelsea thắng trận đấu. David vui vẽ rủ tôi tiếp tục đi nhậu với hắn. Chúng tôi gặp các bạn Phi Châu khác. Tất cả, đều sống xa nhà hằng tháng nay. Tất cả đều kể cho tôi nghe những cuộc hành trình tìm hàng, trong các chợ á đông, hoặc có lúc mua hàng chổ nầy, đem hàng bán lại cho các lái buôn á châu ở chổ khác. Họ nay là những con buôn du mục mới của con đường Tơ Lụa tân thời.
Suốt thời gian nói chuyện, chúng tôi luôn luôn bị ngưng bởi tiếng điện thoại. Mỗi anh Phi Châu có ít lắm là ba cái điện thoại, mỗi cái cho một quốc gia, hay nhưng một anh nói « Mỗi cái cho mỗi cô tình nhơn ». Nhưng những tin tức nhận được không chỉ đến từ các cô tình nhơn hay các áp phe làm ăn. Những tin tức cũng là những thông tin, những tin tức, báo cáo, báo nguy, về thủ tục nhập cảng, di dân, để cảnh giác, báo những hành vi của công an, cảnh sát biên giới với những người di cư nhập cảng lậu. Trong một xứ rất cảnh sát công an, độc tài như xứ Tàu, với mà tình cảnh luật lệ giấy tờ rất khó khăn, kỳ thị đối với dân Phi Châu nhứt là đối với dân xứ Nigêria, tất cả phải phản ứng nhanh chóng.
Tuy vây, tôi vẫn gặp những con buôn Phi Châu sống trên cả chục năm ở Canton với cả, người vợ Tàu, với cả con cái, nhưng vẫn với một visa du lịch. Robert, chẳng hạn, một người dân Nigêrian chủ một cửa hiệu bán quần áo hạng sang, sống ở đây gần 13 năm với cô vợ Tàu và ba đứa trẻ, trong một biệt thự sang trọng ở một khu rất an toàn trung tâm thành phố.
Khu vực nầy, ngày nay, nếu vì có nhiều thương gia gốc Phi Châu, không phải nhứt thiết vì vậy mà đã có người đã miệt thị đặt tên khu vực là « Xóm Chô Cô La » hay « Tiểu Phi Châu », mà vì, thực sự là một khu vực thương mãi sầm uất, sống với một nhịp độ cao của ngành xuất nhập, tiền tài của cải của các doanh nhơn bản địa và ngoại quốc gốc Phi Châu.
Lịch sử của khu Xiaobei Lu là một huyền thoại. Nhà báo và cũng là một nghiên cứu sử Trung Hoa, Roberto Castillo nhắc lại lời kể của một cựu dân của khu vực rằng khoảng 30 năm trước dây cả vùng nầy chỉ là một đồng ruộng. « Những người di dân đầu tiên đến từ một vùng nội địa xa xăm của Trung Hoa, tỉnh Hồ Nam. Chính họ đã xây cất những cơ sở và căn nhà đầu tiên, hiện nay vẫn còn tồn tại. Và cũng ngay từ những năm sau đó, những đợt di dân gốc Trung Đông hay Phi Châu, ngoại quốc, cũng vừa đổ đến ».
Thoạt đầu, các dân ngoại quốc sống nghề xuất cảng, ghé đến mua hàng Tàu, chuyển về bán ở Phi Châu. Nhưng bắt đầu 1985 trờ đi, họ bắt đầu vượt qua các trung gian người Hoa, thương thuyết thẳng đến gốc và họ đến Canton, và họ bắt đầu lưu ngụ hẳn ở đây. « Khoảng đầu 2004, Castillo nói tiếp, dân gốc Phi Châu đen bắt đầu chiếm thượng phong. Từ 2007 qua 2008, hầu như tất cả dân gốc Ả rập đều bỏ cuộc ra đi ». Cũng theo lời Castillo, không thể nói hẳn là đã có những « vủng đặc biệt toàn Phi Châu ». « Ngày nay, người Phi Châu sống rất rãi rác. Trước kia, thật vậy, họ tập họp thành một cộng đồng co cụm, quay quần, hạn chế trong một khu vực. Ngày nay họ rãi dài thành một chuổi ốc đảo kéo dài suốt cả một vùng lớn phía Tây Bắc của thành phố Canton ». Một đặc điểm khác nữa là khó biết rõ dân số họ là bao nhiêu ; Vì họ di chuyển không ngừng. Những con buôn thường chỉ lưu trú tại một địa điểm, từ một đến hai tuần là tối đa. Họ không ngừng di chuyển để lục lạo, đi tìm hàng hóa.
Chúng tôi, Sam Piranty đặc phái viên của Tuần báo Lá thư Quốc tế-Courrier International, đến ngụ tại khách sạn nầy. Vì khách sạn nổi tiếng là có nhiều khách gốc Phi Châu. Khách sạn cũng nổi tiếng là vừa nơi dùng làm nhà trọ mà cũng vừa là nơi dùng làm nhà kho chứa hàng hóa. Các chiếc giường trong các phòng ngủ, đều đầy các bọc sặc sở đủ mầu đầy những quần áo, giầy dép và vật dụng nội trợ bếp núc. Phần đông các con buôn, tối đến, trèo lên trên các bao đầy hàng hóa ấy để tìm một nơi nghỉ lưng, tìm một giấc ngủ, khuôn mặt dán sát trần nhà.
Sau buổi điểm tâm, tôi trở về phòng, và trên hành lang, một khuôn mặt hiện ra khỏi cửa phòng bên cạnh « Vì vậy mà Phi Châu ngày nay đang trên đà tiến, và các bạn Âu Châu các anh đang càng ngày càng tụt hậu ! Dân Da Trắng lúc nầy đi quá chậm ! » Đó là anh chàng David, đến từ Naïrobi, Kenya. Anh vừa mới đến Canton ba ngày thôi, nhưng phòng anh đã đầy những bao hàng hóa, chứa đầy các điện thoại di động và máy nghe mang tai « Vốn liếng gần 20 ngàn dollars mua hàng đấy, sau khi gởi về Phi Chầu, tôi sẽ nhơn đôi tiền vốn. Dân Phi Châu cần điện thoại di động lắm ! Nhưng họ lười cầm tay nên họ cần máy nghe để mang vào tai. Gởi lô hàng nầy xong, mai nầy tôi sẽ đi qua Việt Nam. Ở đấy hàng rẽ hơn nữa ! ».
David cũng như những con buôn Phi Châu khác nhận định : Trung Hoa, và nhứt là Canton còn là nơi nổi tiếng thế giới về hàng hoá rẽ. Nhưng ngày nay, với giá nhơn công đang thời kỳ tăng vọt, và giá các visas càng ngày càng mắc mỏ và công an thủ tục nhập cảng càng ngày càng khó khăn, rất nhiều con buôn Phi Châu đang từ từ tìm những địa chỉ sản xuất mới. Tất cả đều nghĩ đến Việt Nam, Thái Lan hay Thổ Nhỉ Kỳ.
Tôi rủ David đi nhậu. David dắt tôi đi vào một con đường quanh co sau lưng khách sạn dẫn đến chơn một cầu thang đi lên lầu dưới một bảng hiệu bằng đèn sáng « Ở đây, quán Phi Châu – Restaurant africain. Par ici ». Chúng tôi vào quán nhậu trên lầu, mở cửa vào trong, gặp một bầu không khí căng thẳng. Không một tiếng động, ngoài tiếng ồn ào bằng Hoa ngữ, phát ra từ những máy Truyền hình, của anh nhà báo tường thuật trận đá banh của Hội Chelsea (của Luân Đôn Anh Quốc) đang đấu giao hữu trên sân nhà. Chúng tôi ngồi vào một bàn cuối phòng và gọi ladze nhâu. « Tôi mê và nhà ái mộ Hội Chelsea, tôi theo dõi và đã từng coi các trận đấu của Chelsea trong tất cả 11 nước khác nhau » David bình luận, tuy nói chuyện với tôi, nhưng cặp mắt vẫn chăm chú dán bám sát vào 6 máy truyền hình khác nhau nhưng vẫn chiếu một trận cầu. « Tôi đã xem Chelsea ở Ấn Độ, ở Tàu, ở Việt Nam, ở Nhựt, ở Nam Hàn, ở Kenya, ở Tanzanie, ở Anh và ở Tô Cách Lan ». David ngừng nói một giây, và với một giọng Tô Các Anh quốc sẽ không bao giờ thắng giải Túc Cầu Thế Giới nữa. Anh nhìn tôi, chờ phản ứng, lắc đầu, chán nãn, vì thấy tôi không phải là dân « sành điệu đá banh », nói tiếp, ngao ngán : « và cũng ở Bangla Desh và Ouganda nữa » !
David đi lại như « đi chợ » giữa Phi Châu và nhiều quốc gia khác nhau ở Á Châu để tìm hàng mua gởi về quê nhà buôn bán. Loại hàng gì ? « Tất cả, không phân biệt, Anh cần cái gì, anh nói tôi, tôi sẽ kiếm ra. Tôi đến chổ nào hàng rẽ nhứt. Tôi lúc nào cũng, đôi mắt và căp giò sẳn sàng. Nếu không, làm sao kiếm ăn được ? ». Chúng tôi ngưng nói chuyện vì Chelsea vừa sút một trái bật vào xà ngang gôn. Cả phòng ôm đầu than thở. « Gần 30 năm nay, tôi không ngừng du lịch. David nói tiếp. Vé nmáy bay ngày nay rẽ như bèo. Tôi không ngừng di chuyển ».
David chỉ sống 6 tuần trong năm ở quê nhà, Kenya. Vậy quê anh ở đâu ? « Quê tôi ? Quê tôi là gì ? Là nơi tôi có một căn nhà ? Là nơi chúng sống yên bình ? Nơi chúng ta có một tổ ấm, có trang trí ? Tôi tôi sống nhiều hơn trên tàu hay trên máy bay. Quê tôi ? Trên chuyến bay Beijing-Tokyo, hay trên chuyến xe lửa Beijing-Canton. Như anh thấy, quê tôi ? Là trên hành trình, di chuyển, nay đây mai đó » Cuối cùng, Chelsea thắng trận đấu. David vui vẽ rủ tôi tiếp tục đi nhậu với hắn. Chúng tôi gặp các bạn Phi Châu khác. Tất cả, đều sống xa nhà hằng tháng nay. Tất cả đều kể cho tôi nghe những cuộc hành trình tìm hàng, trong các chợ á đông, hoặc có lúc mua hàng chổ nầy, đem hàng bán lại cho các lái buôn á châu ở chổ khác. Họ nay là những con buôn du mục mới của con đường Tơ Lụa tân thời.
Suốt thời gian nói chuyện, chúng tôi luôn luôn bị ngưng bởi tiếng điện thoại. Mỗi anh Phi Châu có ít lắm là ba cái điện thoại, mỗi cái cho một quốc gia, hay nhưng một anh nói « Mỗi cái cho mỗi cô tình nhơn ». Nhưng những tin tức nhận được không chỉ đến từ các cô tình nhơn hay các áp phe làm ăn. Những tin tức cũng là những thông tin, những tin tức, báo cáo, báo nguy, về thủ tục nhập cảng, di dân, để cảnh giác, báo những hành vi của công an, cảnh sát biên giới với những người di cư nhập cảng lậu. Trong một xứ rất cảnh sát công an, độc tài như xứ Tàu, với mà tình cảnh luật lệ giấy tờ rất khó khăn, kỳ thị đối với dân Phi Châu nhứt là đối với dân xứ Nigêria, tất cả phải phản ứng nhanh chóng.
Tuy vây, tôi vẫn gặp những con buôn Phi Châu sống trên cả chục năm ở Canton với cả, người vợ Tàu, với cả con cái, nhưng vẫn với một visa du lịch. Robert, chẳng hạn, một người dân Nigêrian chủ một cửa hiệu bán quần áo hạng sang, sống ở đây gần 13 năm với cô vợ Tàu và ba đứa trẻ, trong một biệt thự sang trọng ở một khu rất an toàn trung tâm thành phố.
Robert đến Canton với một visa du khách 6 tháng, và không được quyền
buôn bán, và dỉ nhiên Robert thản nhiên làm tất cả những việc cấm kỵ. «
Tôi lúc nào cũng là một du khách, Robert cắt nghĩa. Mặc kệ passeport
hay visa thuộc loại gì ! Dỉ nhiên, với một visa trú khách, công việc làm
ăn của tôi dễ dàng hơn. Nhưng Trung Hoa Công sản là một quốc gia không
thích người ngoại quốc. Và người ta phải biết điều ấy.
Vì vậy chớ có than phiền khi nhà cầm quyền Trung Cộng không cấp chiếu khán hợp lệ. Mình đến Canton để làm ăn, mình đến Việt Nam để làm ăn, Không phải nhà cửa quốc gia mẹ gì ở đây cả ! Khi hết công việc làm ăn, là mình đi !». Robert mời tôi đi dạo một vòng trên chiếc Mercedes cũ của anh. Anh rất hãnh diện mời tôi ngồi bên cạnh anh, và hãng diện công khai lái xe đi dạo phố. Chúng tôi đi dạo một vòng ở vùng ngoại ô, cửa kiến kéo xuống, xe chạy chậm. Chúng tôi ngắm hàng ngàn các cơ đồ đang xây cất.
Vì vậy chớ có than phiền khi nhà cầm quyền Trung Cộng không cấp chiếu khán hợp lệ. Mình đến Canton để làm ăn, mình đến Việt Nam để làm ăn, Không phải nhà cửa quốc gia mẹ gì ở đây cả ! Khi hết công việc làm ăn, là mình đi !». Robert mời tôi đi dạo một vòng trên chiếc Mercedes cũ của anh. Anh rất hãnh diện mời tôi ngồi bên cạnh anh, và hãng diện công khai lái xe đi dạo phố. Chúng tôi đi dạo một vòng ở vùng ngoại ô, cửa kiến kéo xuống, xe chạy chậm. Chúng tôi ngắm hàng ngàn các cơ đồ đang xây cất.
Những xe cần cẩu, những giàn dựng, những cột trụ choáng ngập, đầy đường,
che kín cả chơn trời. « Nhà nước Tàu đang thành thị hóa nông thôn.
Robert cắt nghĩa. Nhiều tay nông dân vừa nhận được những số tiền khổng
lồ, số tiền lần đầu trong đời họ cầm trong tay – dù đây là tiền của họ,
dù đây là tiền bồi hoàn đất nông nghiệp của họ. Họ sẽ về đây, sẽ ở
thành phố, sẽ ngụ trong những căn phố trong các chung cư ở ngoại ô. Tôi
biết rõ vì họ đến tiệm tôi để sắp đồ một bộ âu phục. Đó là bộ đồ âu phục
đầu tiên trong đời họ ».
Robert kể cho tôi biết về chánh sách thành thị hóa nông thôn ( của nhà
nước Tàu). Các nông dân nhận được tiền bồi hoàn đất nông nghiệp của họ
để ra đi, về sống và sanh hoạt ở ven thành phố. « Khi buớc vào cửa hàng
của tôi, anh cựu nông dân không yên tâm, Robert kể. Hắn nói với vợ tôi
là hắn chưa bao giờ thấy heigui-hắc quỷ đông như vậy ! Khi hắn nhìn
thấy bầy con tôi, hắn tưởng mấy đứa bị bịnh, hắn chưa bao giờ thấy con
nít lai đen ». Chúng tôi rú lên cười, nhưng sự thật là nhiều người Tàu
còn nhà quê như vậy. «
Ngày nay ở Canton bắt đầu có thay đổi, trước kia,Robert nói tiếp người
Hoa bảo rằng chúng tôi hôi thối, khi chúng tôi lên xe buýt, và họ chế
nhạo chúng tôi khi chúng tôi ra đường phố. Ngày nay bớt rồi… Tôi nghĩ
rằng ngày nay họ bắt đầu quen dần với người Phi Châu chúng tôi ». Robert
dắt tôi đi xem nhiều cao ốc, và nhiều tòa nhà chứa văn phòng còn bỏ
hoang mọc dài theo xa lộ. « Trong cao óc nầy có 5 cái nhà thờ (Cơ Đốc
Giáo – Tin Lành hay La Mã), một nhà thờ cho người Công gô, và nhiều họ
đạo gốc Bồ Đào Nha cho dân Angola. Phần đông các nhà thờ ở Canton (ở cả
xứ Tàu) không được phép hành nghề. Các giáo dân phải hành lễ lén lút
trong những văn phòng hay những nhà kho bỏ hoang ».
Tạm thời : Từ tạm thời được dùng đến nhiều lần trong nhiều buổi nói chuyện, trong nhiều ngày. Đây là tâm trạng một cuộc sống tạm thời được diễn tả ẩn ý trong tất cả cuộc nói chuyện. Một tình trạng nửa do tự ý, nửa do bắt buộc bởi nhà cầm quyền Trung Hoa. Tạm thời cũng có thể do kinh tế xã hội Trung Hoa chưa hoàn toàn trưởng thành. « Anh nhìn xem những kho xưởng văn phòng bỏ hoang nầy.
Tạm thời : Từ tạm thời được dùng đến nhiều lần trong nhiều buổi nói chuyện, trong nhiều ngày. Đây là tâm trạng một cuộc sống tạm thời được diễn tả ẩn ý trong tất cả cuộc nói chuyện. Một tình trạng nửa do tự ý, nửa do bắt buộc bởi nhà cầm quyền Trung Hoa. Tạm thời cũng có thể do kinh tế xã hội Trung Hoa chưa hoàn toàn trưởng thành. « Anh nhìn xem những kho xưởng văn phòng bỏ hoang nầy.
Cách đây không bao lâu, đây là những nhà sản xuất dược phẩm giả, hay dù
là thuốc thiệt, nhưng làm lậu không giấy phép, nhái, bắt chước. Thuốc
mensản xuất ở đây bán cho thị trường Phi Châu, Đông Nam Á, và internet.
Nay anh nhìn xem tiêu tùng cả, vì sợ ngoại quốc kiện. Đến những xưởng,
nhà cũng tình trạng tạm thời sống với visa du lịch. Không gì lâu dài
cả. Hôm nay những địa ốc nầy nay làm nhà thờ, hồi xưa làm xưởng. Nếu
đuổi nhà thờ, có thể là xưởng trở lại. Không có gì là bền vững cả. Nước
Tàu quá lớn, không kiểm soát nỗi. Dân Phi Châu di chuyễn quá nhanh. Công
An Tàu theo không kịp đâu ! ».
« Trung Hoa ngày nay còn làm ăn được. Có khó khăn đó, nhưng khó khăn
cũng có thể giải quyết bằng mua bán – đút lót, chạy chọt, tham nhũng.
Khi nào giá thành, giá mua quá cao, không lời nữa, chúng tôi đi tìm địa
chỉ mới. Và tôi sẽ dời gia đình tôi theo. Tôi chỉ là một du khách ! ».
Cám ơn Robert, tôi trở về khách sạn. Dịp cuối tuần tôi gặp lại David, hắn vừa đi Việt Nam, trong 4 ngày hắn đã giải quyết xong công việc. David rủ tôi đi thưởng thức « Đêm Phi Châu » ở một hộp đêm. Lo-D một ca sĩ nhạc Rap, người Nigêrian biểu diễn, cạnh một nhạc sĩ người Cameroun từ Mocba-Nga ghé qua, và một anh MC người Ghana. M-One, anh nghệ sĩ người Cameroun, với cái nón kết thêu tên anh trên đầu, với cái đồng hồ vàng nạm hột xoàn, và quần áo rực rở, xem coi mòi rất đắc khách.
Cám ơn Robert, tôi trở về khách sạn. Dịp cuối tuần tôi gặp lại David, hắn vừa đi Việt Nam, trong 4 ngày hắn đã giải quyết xong công việc. David rủ tôi đi thưởng thức « Đêm Phi Châu » ở một hộp đêm. Lo-D một ca sĩ nhạc Rap, người Nigêrian biểu diễn, cạnh một nhạc sĩ người Cameroun từ Mocba-Nga ghé qua, và một anh MC người Ghana. M-One, anh nghệ sĩ người Cameroun, với cái nón kết thêu tên anh trên đầu, với cái đồng hồ vàng nạm hột xoàn, và quần áo rực rở, xem coi mòi rất đắc khách.
« Tôi chuyên biểu diễn ở Mocba, Beijing, Canton và vài tỉnh lớn Á châu.
Âu Châu hiện không thuê tôi, có thể chưa thôi, nhưng tôi rất ăn khách ở
Nga, Tàu và Á châu » Anh kể tôi nghe những buổi diễn ở các tỉnh lớn Á
Châu, anh khoe hình cô vợ một người mẫu Nga. « Nầy nhé, nếu anh ăn khách
ở Anh quốc anh có cao lắm 50 triệu người biết anh. Ở Á châu, anh nỗi
tiếng, sẽ có một tỷ người ái mộ anh ».
Một anh nhạc sĩ, người Angola, xen vào bàn tiếp lời : « Các anh có biết
tại sao nhạc chúng tôi thịnh hành ở đây không ? Đối với tuổi trẻ Tàu,
Nhạc Rap, nhạc Rock, …nhạc Kích Động là Đời sống, là Tình Yêu, là Yêu
đời, là Tự do. Chỉ có người già Tàu kỳ thị người Phi châu thôi. Chúng
tôi cóc cần, vì chính tuổi trẻ Tàu là người tiêu thụ, chính tuổi trẻ Tàu
mua nhạc, thích nhạc và hát nhạc của chúng tôi ! »
Tờ mờ sáng, cùng David, hai đứa khất khưởng về khách sạn. Đám đổi tiền đã làm việc rồi. Đám Hồi giáo bán hàng đã rao hàng rồi…Chợ đã nhóm họp, nháo nhiệt, ồn ào… Tôi lết về phòng ráng ngủ. Khi thức dậy vào khoảng 2 giờ chiều, nhìn thấy mãnh giấy nhét dưới cửa.
« Chào mầy, tao đã vọt đi Bangkok rồi, David ».
Đoàn lạc đà lữ hành, du mục, tiếp tục con đường thương mại tơ lụa, mặc bầy chó sủa, mặc ai vương vấn khúc mắc kinh tế chánh trị. The show must go on.
Bài học hôm nay, từ nay không còn quê cha đất tổ. Nơi sanh quán con người là do sự tình cờ. Tất cả là tạm thời, không còn quê hương đất tổ. Sống trăm nghề, quê hương trăm xứ, con người sẽ sanh hoạt làm ăn du mục … Như chúng ta, người Việt Hải ngoại, đất lành, chim đậu…
Hồi Nhơn Sơn Cuối Năm 2014
Phỏng theo phóng sự của Sam Piranty,
đặc phái viên tuần báo Courrier International
số 1202, tuần 14 đến 20 /11/2014
Phan Văn Song
Tờ mờ sáng, cùng David, hai đứa khất khưởng về khách sạn. Đám đổi tiền đã làm việc rồi. Đám Hồi giáo bán hàng đã rao hàng rồi…Chợ đã nhóm họp, nháo nhiệt, ồn ào… Tôi lết về phòng ráng ngủ. Khi thức dậy vào khoảng 2 giờ chiều, nhìn thấy mãnh giấy nhét dưới cửa.
« Chào mầy, tao đã vọt đi Bangkok rồi, David ».
Đoàn lạc đà lữ hành, du mục, tiếp tục con đường thương mại tơ lụa, mặc bầy chó sủa, mặc ai vương vấn khúc mắc kinh tế chánh trị. The show must go on.
Bài học hôm nay, từ nay không còn quê cha đất tổ. Nơi sanh quán con người là do sự tình cờ. Tất cả là tạm thời, không còn quê hương đất tổ. Sống trăm nghề, quê hương trăm xứ, con người sẽ sanh hoạt làm ăn du mục … Như chúng ta, người Việt Hải ngoại, đất lành, chim đậu…
Hồi Nhơn Sơn Cuối Năm 2014
Phỏng theo phóng sự của Sam Piranty,
đặc phái viên tuần báo Courrier International
số 1202, tuần 14 đến 20 /11/2014
Phan Văn Song
TIN THẾ GIỚI
Toà Bạch Ốc trả lời người Việt về kiến nghị trừng phạt Trung Quốc
Hơn 139 nghìn người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư, tức là hơn nhiều so với con số người cần ký để Toà Bạch Ốc lên tiếng.
24.12.2014
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã hồi đáp trước một thỉnh
nguyện thư của người Việt trên một trang web của Toà Bạch Ốc về việc
trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc vì đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương
vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình hồi tháng Năm
vừa qua.
Câu trả lời nói rằng Mỹ đã “bày tỏ các quan ngại lên lãnh đạo Trung
Quốc ở cấp cao nhất về các hành động của Trung Quốc, trong đó có cả việc
triển khai giàn khoan HD 981”.
Một lần nữa Toà Bạch Ốc nhấn mạnh tới “quyền lợi quốc gia” của Mỹ ở
biển Nam Trung Hoa (biển Đông), nhất là về khía cạnh tự do hàng hải,
giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và
không cản trở thông thương.
“Chúng tôi không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền đối với các
hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, nhưng chúng tôi giữ quan điểm liên quan
tới cách thức xử lý tranh chấp cũng như liệu các tuyên bố chủ quyền lãnh
hải của một nước có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không”, hồi đáp
có đoạn.
Toà Bạch Ốc kêu gọi Trung Quốc và tất cả các nước tuyên bố chủ quyền
phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế.
Hơn 139 nghìn người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư, tức là hơn nhiều so với con số người cần ký để Toà Bạch Ốc lên tiếng.
Mỹ vẫn là cường quốc số một của thế
giới, ít nhất là cho tới thời điểm này, và là một trong năm ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nên tiếng nói của Mỹ
rất có trọng lượng trên trường quốc tế, và phản ứng của Mỹ rõ ràng rất
đáng hoan nghênh và là một tin tốt lành cho người Việt Nam.\
Blogger Lê Anh Hùng nói.
Trả lời VOA Việt Ngữ, blogger Lê Anh Hùng, một trong những người ký
vào bản kiến nghị, cho biết ông “rất vui mừng” vì phản ứng từ chính
quyền của Tổng thống Barack Obama.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Mỹ vẫn là cường quốc số một của thế
giới, ít nhất là cho tới thời điểm này, và là một trong năm ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nên tiếng nói của Mỹ
rất có trọng lượng trên trường quốc tế, và phản ứng của Mỹ rõ ràng rất
đáng hoan nghênh và là một tin tốt lành cho người Việt Nam”.
Ông Hùng cho biết thêm rằng ông ký vào bản kiến nghị vì lo lắng “sự
an nguy của Việt Nam” trong bối cảnh Trung Quốc “không che giấu tham
vọng bá quyền và nhòm ngó chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.
Trong bản kiến nghị, “người Việt trên toàn thế giới” kêu gọi Hoa Kỳ
“áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã xâm chiếm lãnh
thổ Việt Nam qua việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981”.
Thỉnh nguyện thư viết rằng Trung Quốc đã “bất chấp luật pháp quốc tế
cũng như lãnh hải được quốc tế công nhận khi đưa giàn khoan dầu Hải
Dương 981 khổng lồ và gây hại cho hệ sinh thái vào lãnh hải của Việt
Nam”.
“Lời nói và sự lên án sẽ không đủ. Chúng tôi cần Toà Bạch Ốc xem xét
các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, vì đây sẽ là cách
hiệu quả duy nhất”, người Việt lên tiếng kêu gọi Mỹ.
Lời nói và sự lên án sẽ không đủ. Chúng
tôi cần Toà Bạch Ốc xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với
Trung Quốc, vì đây sẽ là cách hiệu quả duy nhất.
Thỉnh nguyện thư của người Việt viết.
Hồi giữa năm nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rơi xuống
mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, sau khi Bắc Kinh quyết định đưa giàn
khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển tranh chấp.
Giới lãnh đạo Việt Nam khi ấy còn tuyên bố sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý để chống lại Trung Quốc.
Mới đây, Hà Nội thông báo đã ‘bày tỏ lập trường, quan điểm’ về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết Hà Nội làm
vậy để “bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông” mà
theo ông “có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện”.
Việt Nam đã đề nghị Tòa này “quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từ Australia, nhận định
rằng quyết định của Việt Nam ít nhiều cũng có tác động tới vụ kiện của
Philippines, và giúp Việt Nam “có cơ hội trình bày lý lẽ của mình” tại
tòa.
Hạ viện Mỹ đòi Washington xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh
Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ yêu cầu Lầu năm góc xét lại chính sách "giao lưu" với quân đội Trung Quốc (Wikimedia)
Chiều
hướng cứng rắn của Mỹ đối với các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh tại
các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương càng lúc càng rõ nét. Dấu hiệu mới
nhất là yêu cầu hôm 10/12/2014 của một dân biểu đầy thế lực, đòi Lầu Năm
Góc xét lại chính sách đối thoại quân sự với Trung Quốc.
Theo
dân biểu này, lý do là vì chính sách của Washington mang lại cho Bắc
Kinh quá nhiều lợi ích, nhưng không thuyết phục được quân đội Trung Quốc
chấm dứt các hành động hiếu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong
một bức thư dài ba trang gởi đến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và
Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work, Dân biểu Đảng Cộng hòa Randy Forbes,
Chủ tịch Tiểu ban Hải lực thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ đã yêu cầu « xem xét lại chính sách "giao lưu" hiện hành với quân đội Trung Quốc… trong khuôn khổ một chủ trương rộng lớn hơn (của Lầu Năm Góc) nhằm rà soát lại các mục tiêu an ninh của Mỹ trong khu vực. »
Đối
với ông Randy Forbes, chủ trương giao lưu để khuyến khích quân đội
Trung Quốc hòa hoãn hơn đã mang lại kết quả ngược lại với mong đợi của
Mỹ. Ông viết : « Vào lúc chúng ta tăng cường việc phát triển quan hệ
giữa hai quân đội trong hai năm qua, các hành động của quân đội Trung
Quốc lại chỉ trở nên hung hãn hơn. (…) Các sự cố liều lĩnh trên biển và
trên không đã liên tục xẩy ra và Trung Quốc đã sử dụng nhiều hình thức
cưỡng bức mới nhắm vào các láng giềng của họ ở Biển Hoa Đông và Biển
Đông ».
Trang mạng tờ báo Mỹ
Washington Free Beacon vào hôm qua đã nêu bật nhiều sự cố đã khiến cho
vị chủ tịch Tiểu ban Hải lực của Hạ viện Mỹ phải lên tiếng. Tờ báo đã
nhắc lại các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong việc đòi
hỏi chủ quyền lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xây dựng cơ sở
trên các đảo đá đang tranh chấp, cho máy bay và tàu quân sự cản mũi phi
cơ hay chiến hạm Mỹ trong vùng, những hành vi đã từng bị Lầu Năm Góc mô
tả là « nguy hiểm » và « khiêu khích ».
Một
cách kín đáo hơn, Bắc Kinh cũng lợi dụng giao lưu quân sự để « học lóm »
công nghệ hay kỹ thuật của Mỹ. Tờ Washington Free Beacon đã nêu lên vụ
Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) được mời lên tham quan
tàu sân bay USS Ronald Reagan ở San Diego vào tháng năm vừa qua. Ít lâu
sau, một đô đốc hải quân Trung Quốc đã về hưu đã xác nhận với thông tấn
nhà nước Trung Quốc là Tướng Phòng Phong Huy đã thu thập được các thông
tin có giá trị về năng lực của chiếc USS Reagan.
Ngoài
ra, vào tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã cho chiến đấu cơ tàng hình đời
mới nhất của họ bay thử. Chiếc J-31 của Trung Quốc tuy nhiên đã được cho
là sử dụng công nghệ của loại phi cơ Mỹ F-35 mà Quân đội Trung Quốc bị
tình nghi là đã đánh cắp được thông qua các cuộc tấn công tin học nhắm
vào một nhà thầu phụ của tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin của
Mỹ.
Theo
giới quan sát, thái độ nghi ngại Trung Quốc của Dân Biểu Mỹ Randy
Forbes không phải là cá biệt, mà phản ánh một phản ứng chung của dư luận
Mỹ trước những hành vi thái quá của Trung Quốc, không chỉ đối với Hoa
Kỳ, mà cả đối với các láng giềng của Trung Quốc.
Mới
đây, trong một động thái hiếm hoi, Hạ viện Mỹ ngày 03/12 vừa qua, đã
thông qua Nghị quyết H. Res-714 lên án các hành vi cưỡng chế hoặc sử
dụng vũ lực để ngăn cản việc thực thi quyền tự do sử dụng vùng biển hay
không phận quốc tế trên các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà tác giả
là Trung Quốc.
Không quân Mỹ mạnh nhất thế giới, Trung Quốc hạng tư trên Nhật
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của lực lượng không quân Mỹ - U.S. Air Force
Cuối
năm thường là dịp để các phương tiện truyền thông lập ra những bản tổng
kết. Báo mạng Đài Loan Want China Times vào hôm nay 20/12/2014 đã nêu
lại một bảng xếp hạng của tạp chí Mỹ National Interest (ngày 09/12) về
các lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới hiện nay. Hoa Kỳ dĩ
nhiên chiếm thứ hạng đầu, nhưng Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ tư,
trong lúc Nhật Bản chỉ xếp hạng 5.
Điểm
độc đáo trong bảng xếp hạng do chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami thực
hiện, là không lực Mỹ chiếm hai thứ hạng đầu, với Lực lượng Không quân
Mỹ USAir Force đứng nhất, theo sau là Lực lượng không quân của hai binh
chủng Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại. Đứng thứ ba là Nga,
theo sau là Trung Quốc, và ở vị trí cuối trong Top 5 là Nhật Bản.
Đối với tác giả bài viết, với 5.600 phi cơ trong tay, Lực lượng Không quân Mỹ xứng đáng với vị trí số một trên thế giới, đã đưa hai loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 và F-35 vào hoạt động. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ còn dự định mua thêm 1.763 máy bay chiến đấu F-35 và có khả năng mua đến 100 oanh tạc cơ Long-Range Strike Bomber.
Ngay sau Lực lượng Không quân Mỹ USAF, Mizokami đã xếp không lực của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại thành lực lượng không quân hùng hậu thứ hai trên thế giới, theo sau là Nga với khoảng 1.500 chiến đấu cơ, và 400 trực thăng quân sự. Vấn đề tuy nhiên là đội máy bay của Nga đa phần là loại phi cơ đời cũ như Mig 29, Mig 31, Su 27, sản xuất từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng trên tờ National Interest là vị trí thứ tư của Trung Quốc, gộp chung lực lượng không quân của cả hai binh chủng Không quân và Hải quân, với tổng cộng 1321 chiến đấu cơ các loại, 134 oanh tạc cơ hạng nặng, 700 trực thăng chiến đấu ...
Trung Quốc cũng là nước hiếm hoi, tương tự như Hoa Kỳ, sở hữu và chế tạo ra hai kiểu phi cơ tàng hình, J-20 và J-31. Loại J-31 được cho là bản copy của F-35 của Mỹ, được thiết kế dựa theo một số tài liệu mà tin tặc đánh cắp được từ một số nhà thầu cung cấp cho Không quân Mỹ.
Sự mô phỏng Mỹ sẽ còn đi xa hơn nữa vì loại chiến đấu cơ tàng hình J-31, từng được cho bay thử nhân Triển lãm Hàng không Châu Hải ở Trung Quốc tháng 11 vừa qua, sẽ được cải tiến để dùng trên tàu sân bay Trung Quốc tương tự như loại F-35C của Hải quân Mỹ hiện nay.
Đứng thứ năm trong danh sách là Nhật Bản, đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trên vùng Biển Hoa Đông. Không quân Nhật có hơn 300 máy bay chiến đấu tối tân và đa chức năng. Vị trí khiêm tốn của Nhật Bản so với Mỹ, Nga hay Trung Quốc có thể được giải thích bằng sự kiện là cho đến nay, vai trò chủ yếu của không quân Nhật là phòng thủ chứ không phải là tấn công.
Đối với tác giả bài viết, với 5.600 phi cơ trong tay, Lực lượng Không quân Mỹ xứng đáng với vị trí số một trên thế giới, đã đưa hai loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 và F-35 vào hoạt động. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ còn dự định mua thêm 1.763 máy bay chiến đấu F-35 và có khả năng mua đến 100 oanh tạc cơ Long-Range Strike Bomber.
Ngay sau Lực lượng Không quân Mỹ USAF, Mizokami đã xếp không lực của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại thành lực lượng không quân hùng hậu thứ hai trên thế giới, theo sau là Nga với khoảng 1.500 chiến đấu cơ, và 400 trực thăng quân sự. Vấn đề tuy nhiên là đội máy bay của Nga đa phần là loại phi cơ đời cũ như Mig 29, Mig 31, Su 27, sản xuất từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng trên tờ National Interest là vị trí thứ tư của Trung Quốc, gộp chung lực lượng không quân của cả hai binh chủng Không quân và Hải quân, với tổng cộng 1321 chiến đấu cơ các loại, 134 oanh tạc cơ hạng nặng, 700 trực thăng chiến đấu ...
Trung Quốc cũng là nước hiếm hoi, tương tự như Hoa Kỳ, sở hữu và chế tạo ra hai kiểu phi cơ tàng hình, J-20 và J-31. Loại J-31 được cho là bản copy của F-35 của Mỹ, được thiết kế dựa theo một số tài liệu mà tin tặc đánh cắp được từ một số nhà thầu cung cấp cho Không quân Mỹ.
Sự mô phỏng Mỹ sẽ còn đi xa hơn nữa vì loại chiến đấu cơ tàng hình J-31, từng được cho bay thử nhân Triển lãm Hàng không Châu Hải ở Trung Quốc tháng 11 vừa qua, sẽ được cải tiến để dùng trên tàu sân bay Trung Quốc tương tự như loại F-35C của Hải quân Mỹ hiện nay.
Đứng thứ năm trong danh sách là Nhật Bản, đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trên vùng Biển Hoa Đông. Không quân Nhật có hơn 300 máy bay chiến đấu tối tân và đa chức năng. Vị trí khiêm tốn của Nhật Bản so với Mỹ, Nga hay Trung Quốc có thể được giải thích bằng sự kiện là cho đến nay, vai trò chủ yếu của không quân Nhật là phòng thủ chứ không phải là tấn công.
Putin đặt Liên Hiệp Châu Âu vào thế phải đoàn kết
Lập trường của ông Putin càng khiến các nước Liên hiệp châu Âu đoàn kết hơn.rnw.nl
Đe
dọa và áp lực của Vladimir Putin ở Ukraina đã tạo ra một hệ quả không
ngờ : Thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu hợp lực với nhau trong một chiến lược
chung đương đầu với Nga.
Trong
cuộc họp báo hàng năm tại Matxcơva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã
dành phần lớn thời gian của ba giờ đồng hồ để lên án các thế lực bên
ngoài làm suy sụp nền kinh tế Nga. Thủ phạm chính là Tây phương, là Mỹ,
là Liên Hiệp Châu Âu, là Nato cư xử với Nga như « một đế quốc đối với một chư hầu ».
Cũng vào thời điểm đó, tại Bruxelles, diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu đầu tiên do tân Chủ tịch Hội Đồng Châu, Donald Tusk, chủ tọa. Trong cuộc họp này, ông Donald Tusk, nguyên là thủ tướng Ba Lan suốt 7 năm, kêu gọi thiết lập một « chiến lược lâu dài » để đối phó với tham vọng của Nga tại Ukraina.
Một chiến lược chung cần phải có một sự đồng thuận rộng rãi và vượt lên những quyền lợi cá biệt và chiến thuật chia để trị của Putin. Thế mà 28 nước thành viên không phải nước nào cũng mặn mà hy sinh quyền lợi riêng cho Ukraina. Theo như nhận định của nhà báo Mỹ John Peet của tuần báo The Economist, để vô hiệu hóa tinh thần cảnh giác của Ba Lan và ba nước Baltic, Putin dùng lá bài hữu nghị với Đức và Ý. Trong khi đó thì Hungari và Bulgari đã có truyền thống thân Nga.
Tuy nhiên, thời thế thuận lợi cũ đã hết mà nguyên nhân nguồn cội là do chính Putin gây ra tại Ukraina. Hành động xáp nhập Crimée và xâm phạm chủ quyền Ukraina không những làm nước Nga bị trừng phạt là bản than Putin bị mất hầu hết thân hữu tại Châu Âu.
Một trong những bằng chứng cụ thể là Pháp đã không giao chiến hạm đa năng Mistral cho quân đội Nga. Vào lúc chủ nhân điện Kremli họp báo, thì từ hải cảng Saint Nazaire của Pháp, đoàn hải quân Nga, tay không, lên đường về nước sau thời gian tập huấn để tiếp thu quân vận hạm tối tân nhất thế giới hiện nay.
Nhưng sự kiện quan trọng hơn nữa là thái độ của Đức, bạn hàng số một và nguồn đầu tư hàng đầu vào Nga, cũng thay đổi. Trong nhiều năm, giới doanh nhân Đức nhắm mắt làm ngơ đối với bản chất độc đoán và tham nhũng toàn diện của nhóm tài phiệt, chính trị gia lãnh đạo Nga để có thể yên ổn kinh doanh.
Thế nhưng khủng hoảng Ukraina đã xé tan « thỏa hiệp » này. Thủ tướng Merkel đã trở thành « phát ngôn viên » của phe cứng rắn nhất ở phương tây, buộc Nga phải tôn trọng « toàn vẹn lãnh thổ » của Ukraina như là « tiêu chí » để bỏ cấm vận.
Ngay một nhân vật lãnh đạo khác của Ý có tiếng thân Nga mà nay là Trưởng Ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu bà Federica Mogherini, ngày hôm qua, kêu gọi Putin phải « thay đổi chính sách tận gốc ». Trong khi Tổng thống Pháp François Hollande mở hé cánh cửa « triển vọng xuống thang xung khắc với Nga ».
Hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu chỉ ban hành lệnh cấm đầu tư và du lịch vào vùng Crimée, đã được quyết định từ lâu chứ không phải mới, để hạn chế thêm nguồn ngoại tệ mà Nga đang thiếu một cách thê thảm.
Bruxelles phối hợp nhịp nhàng lời nói cứng rắn với biện pháp có hiệu năng vừa đủ tránh khiêu khích Tổng thống Nga một cách vô ích. Từ Washington, Tổng thống Obama cũng thông báo vừa ban hành luật mới cho phép hành pháp tăng cường trừng phạt Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraina nhưng ông chưa áp dụng.
Không rõ Matxcơva diễn dịch ra sao thái độ của Tây phương. Nhưng trong những tuần lễ vừa qua, qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Serguei Lavrov và thứ trưởng Serguei Ryabkov thì tây phương không đòi Nga thay đổi chính sách mà thật sự là muốn chế độ chính trị hiện nay phải sụp đổ.
Theo nhận định của sử gia Galia Ackerman, một chuyên gia về Nga, thì từ lâu nay, tổng thống Putin dùng chiến thuật quy trách nhiệm cho Tây phương gây khó khăn để kích động tinh thân dân tộc của người dân Nga ủng hộ ông . Nhưng tình hình thuận lợi này sẽ không kéo dài.Một khi đồng rub mất giá tác động đến túi tiền thì ngôi sao của Putin khó tránh được lu mờ.
Có lẽ thấy rõ điều này, tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk kêu gọi Châu Âu cần một chiến lược chung khoảng đôi ba năm. Nhà báo Mỹ John Peet, đã trích dẫn bên trên, tin rằng chính nhờ vào thái độ đe dọa của Putin, mà châu Âu sẽ đoàn kết để chống Putin.
Cũng vào thời điểm đó, tại Bruxelles, diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu đầu tiên do tân Chủ tịch Hội Đồng Châu, Donald Tusk, chủ tọa. Trong cuộc họp này, ông Donald Tusk, nguyên là thủ tướng Ba Lan suốt 7 năm, kêu gọi thiết lập một « chiến lược lâu dài » để đối phó với tham vọng của Nga tại Ukraina.
Một chiến lược chung cần phải có một sự đồng thuận rộng rãi và vượt lên những quyền lợi cá biệt và chiến thuật chia để trị của Putin. Thế mà 28 nước thành viên không phải nước nào cũng mặn mà hy sinh quyền lợi riêng cho Ukraina. Theo như nhận định của nhà báo Mỹ John Peet của tuần báo The Economist, để vô hiệu hóa tinh thần cảnh giác của Ba Lan và ba nước Baltic, Putin dùng lá bài hữu nghị với Đức và Ý. Trong khi đó thì Hungari và Bulgari đã có truyền thống thân Nga.
Tuy nhiên, thời thế thuận lợi cũ đã hết mà nguyên nhân nguồn cội là do chính Putin gây ra tại Ukraina. Hành động xáp nhập Crimée và xâm phạm chủ quyền Ukraina không những làm nước Nga bị trừng phạt là bản than Putin bị mất hầu hết thân hữu tại Châu Âu.
Một trong những bằng chứng cụ thể là Pháp đã không giao chiến hạm đa năng Mistral cho quân đội Nga. Vào lúc chủ nhân điện Kremli họp báo, thì từ hải cảng Saint Nazaire của Pháp, đoàn hải quân Nga, tay không, lên đường về nước sau thời gian tập huấn để tiếp thu quân vận hạm tối tân nhất thế giới hiện nay.
Nhưng sự kiện quan trọng hơn nữa là thái độ của Đức, bạn hàng số một và nguồn đầu tư hàng đầu vào Nga, cũng thay đổi. Trong nhiều năm, giới doanh nhân Đức nhắm mắt làm ngơ đối với bản chất độc đoán và tham nhũng toàn diện của nhóm tài phiệt, chính trị gia lãnh đạo Nga để có thể yên ổn kinh doanh.
Thế nhưng khủng hoảng Ukraina đã xé tan « thỏa hiệp » này. Thủ tướng Merkel đã trở thành « phát ngôn viên » của phe cứng rắn nhất ở phương tây, buộc Nga phải tôn trọng « toàn vẹn lãnh thổ » của Ukraina như là « tiêu chí » để bỏ cấm vận.
Ngay một nhân vật lãnh đạo khác của Ý có tiếng thân Nga mà nay là Trưởng Ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu bà Federica Mogherini, ngày hôm qua, kêu gọi Putin phải « thay đổi chính sách tận gốc ». Trong khi Tổng thống Pháp François Hollande mở hé cánh cửa « triển vọng xuống thang xung khắc với Nga ».
Hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu chỉ ban hành lệnh cấm đầu tư và du lịch vào vùng Crimée, đã được quyết định từ lâu chứ không phải mới, để hạn chế thêm nguồn ngoại tệ mà Nga đang thiếu một cách thê thảm.
Bruxelles phối hợp nhịp nhàng lời nói cứng rắn với biện pháp có hiệu năng vừa đủ tránh khiêu khích Tổng thống Nga một cách vô ích. Từ Washington, Tổng thống Obama cũng thông báo vừa ban hành luật mới cho phép hành pháp tăng cường trừng phạt Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraina nhưng ông chưa áp dụng.
Không rõ Matxcơva diễn dịch ra sao thái độ của Tây phương. Nhưng trong những tuần lễ vừa qua, qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Serguei Lavrov và thứ trưởng Serguei Ryabkov thì tây phương không đòi Nga thay đổi chính sách mà thật sự là muốn chế độ chính trị hiện nay phải sụp đổ.
Theo nhận định của sử gia Galia Ackerman, một chuyên gia về Nga, thì từ lâu nay, tổng thống Putin dùng chiến thuật quy trách nhiệm cho Tây phương gây khó khăn để kích động tinh thân dân tộc của người dân Nga ủng hộ ông . Nhưng tình hình thuận lợi này sẽ không kéo dài.Một khi đồng rub mất giá tác động đến túi tiền thì ngôi sao của Putin khó tránh được lu mờ.
Có lẽ thấy rõ điều này, tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk kêu gọi Châu Âu cần một chiến lược chung khoảng đôi ba năm. Nhà báo Mỹ John Peet, đã trích dẫn bên trên, tin rằng chính nhờ vào thái độ đe dọa của Putin, mà châu Âu sẽ đoàn kết để chống Putin.
Thủ tướng Nga cảnh báo đất nước có thể ‘suy thoái sâu’
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
24.12.2014
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết nước này sẽ lao vào một cuộc
"suy thoái sâu '' nếu chính phủ từ bỏ kế hoạch chi tiêu của mình.
Phát biểu trong một cuộc họp đảng tại Moscow, ông Dmitry Medvedev cho biết chính phủ sẽ tiếp tục tập trung vào những mục tiêu chiến lược và chi tiêu xã hội của mình để tránh khả năng trượt vào suy thoái.
Ông Medvedev đổ lỗi cho những biện pháp trừng phạt của nước ngoài, nói rằng tình hình của đất nước tệ hơn lúc khủng hoảng năm 2008 bởi vì "một số nước đang thực sự cản trở sự phát triển của Nga."
Nền kinh tế Nga đang chịu ảnh hưởng lớn vì giá dầu sụt giảm và được nhiều người dự báo là sẽ rơi vào suy thoái vào năm sau.
Một dấu hiệu cảnh báo là đồng rúp của Nga đã mất giá mạnh. Đồng rúp của Nga là chỉ tệ bị mất giá nhiều nhất trong năm nay, cùng với đồng hryvnia Ukraine.
Công ty tài chính Standard and Poor’s hôm thứ Ba xếp Nga vào diện theo dõi tín dụng tiêu cực vì sự suy thoái nhanh chóng của Nga ở "tính linh hoạt tiền tệ và tác động của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính."
Bộ phận đánh giá của S&P cho biết họ sẽ đưa ra quyết định về vị trí của Nga khi xem xét xong vào giữa tháng 1. Cơ quan này cũng nói thêm rằng có "ít nhất năm mươi phần trăm đánh giá tiêu cực sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày."
Để ngăn chặn việc bán tháo đồng rúp, Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất lên đến 17 phần trăm. Động thái này làm chậm sự suy giảm của đồng rúp nhưng có phần chắc sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp Nga và các hộ gia đình.
Trong một nỗ lực nhằm vực dậy đồng rúp, chính phủ Nga trên website của mình hôm thứ Ba đã chỉ thị tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, công ty dầu mỏ Rosneft và Zarubezhneft ,và các công ty sản xuất kim cương Alrosa và Kristall giảm tài sản ngoại tệ xuống bằng mức tháng 10 và không tăng lên cho đến tháng 3.
Hai trong số những công ty này 100% do nhà nước sở hữu, các công ty còn lại do nhà nước kiểm soát.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt một loạt những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga về hành động của nước này tại Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm nay
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-nga-canh-bao-dat-nuoc-co-the-suy-thoai-sau/2571174.html
Phát biểu trong một cuộc họp đảng tại Moscow, ông Dmitry Medvedev cho biết chính phủ sẽ tiếp tục tập trung vào những mục tiêu chiến lược và chi tiêu xã hội của mình để tránh khả năng trượt vào suy thoái.
Ông Medvedev đổ lỗi cho những biện pháp trừng phạt của nước ngoài, nói rằng tình hình của đất nước tệ hơn lúc khủng hoảng năm 2008 bởi vì "một số nước đang thực sự cản trở sự phát triển của Nga."
Nền kinh tế Nga đang chịu ảnh hưởng lớn vì giá dầu sụt giảm và được nhiều người dự báo là sẽ rơi vào suy thoái vào năm sau.
Một dấu hiệu cảnh báo là đồng rúp của Nga đã mất giá mạnh. Đồng rúp của Nga là chỉ tệ bị mất giá nhiều nhất trong năm nay, cùng với đồng hryvnia Ukraine.
Công ty tài chính Standard and Poor’s hôm thứ Ba xếp Nga vào diện theo dõi tín dụng tiêu cực vì sự suy thoái nhanh chóng của Nga ở "tính linh hoạt tiền tệ và tác động của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính."
Bộ phận đánh giá của S&P cho biết họ sẽ đưa ra quyết định về vị trí của Nga khi xem xét xong vào giữa tháng 1. Cơ quan này cũng nói thêm rằng có "ít nhất năm mươi phần trăm đánh giá tiêu cực sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày."
Để ngăn chặn việc bán tháo đồng rúp, Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất lên đến 17 phần trăm. Động thái này làm chậm sự suy giảm của đồng rúp nhưng có phần chắc sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp Nga và các hộ gia đình.
Trong một nỗ lực nhằm vực dậy đồng rúp, chính phủ Nga trên website của mình hôm thứ Ba đã chỉ thị tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, công ty dầu mỏ Rosneft và Zarubezhneft ,và các công ty sản xuất kim cương Alrosa và Kristall giảm tài sản ngoại tệ xuống bằng mức tháng 10 và không tăng lên cho đến tháng 3.
Hai trong số những công ty này 100% do nhà nước sở hữu, các công ty còn lại do nhà nước kiểm soát.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt một loạt những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga về hành động của nước này tại Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm nay
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-nga-canh-bao-dat-nuoc-co-the-suy-thoai-sau/2571174.html
Khủng hoảng tài chính Nga tác động đến người dân
Lý
do chính khiến cho đồng rúp của Nga sụt giảm là giá dầu giảm. Xuất khẩu
dầu lửa và khí đốt của Nga chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Nga.
23.12.2014
Sự sụp đổ của đồng tiền Nga làm cho một số những người dân bình
thường ở đây phải trả nhiều tiền hơn cho ngân hàng cho các khoản vay
bằng ngoại tệ. Các nhà phân tích tiên đoán Nga sẽ lâm vào tình trạng suy
thoái vào một thời điểm nào đó trong năm 2015 vì giá năng lượng tuộc
dốc và những chế tài của Tây phương chống lại việc Moscow can thiệp vào
miền đông Ukraine. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật.
Hai vợ chồng Yevgenia Syomina và Alexei Krasnov sống với hai đứa con
trong một căn hộ nhỏ tại một chung cư mà họ mua cách đây 6 năm qua với
khoản tiền cho vay của một ngân hàng nước ngoài. Giá trị đồng rúp của
Nga đã sụt giảm khiến cho gia đình này phải xét lại việc chi tiêu trước
mùa nghỉ lễ cuối năm.
“Chỉ mới hôm qua thôi, tôi ngồi bàn với vợ mua quà năm mới như thế
nào? Có lẽ chúng tôi không nên tiêu xài gì cả. Sau khi lập kế hoạch tài
chánh gia đình, chúng tôi hiểu ra là việc trả tiền vay mua nhà của chúng
tôi đã gia tăng ít nhất là hai lần hay hơn nữa. Việc này ảnh hưởng rất
lớn tới túi tiền của chúng tôi.”
Gia đình ông Alexei lo ngại là tình hình có thể tệ hại hơn nữa. Ông
Alexei làm việc tại một ngân hàng và sợ sẽ bị mất việc, giữa lúc có cuộc
khủng hoảng về ngân hàng tại Nga.
“Chúng tôi đã có một vài đợt sa thải, và họ đã cảnh báo là tháng tới
hay trong vài tháng nữa, sẽ có thêm những vụ cắt giảm nhân viên. Do đó,
dĩ nhiên là chúng tôi cảm nhận được sự bất ổn. Và hiện không rõ việc này
ảnh hưởng đến gia đình tôi như thế nào.”
Một điều gia đình này biết rõ là họ không thể bán căn hộ vì giá nhà trên thị trường đã sụt giảm. Về việc này, bà Yevgenia Syomina cho biết như sau.
Một điều gia đình này biết rõ là họ không thể bán căn hộ vì giá nhà trên thị trường đã sụt giảm. Về việc này, bà Yevgenia Syomina cho biết như sau.
“Chúng tôi rất muốn có thêm đứa thứ ba. Nhưng chúng tôi không đủ khả
năng có thêm một đứa nữa trong căn hộ này. Và chúng tôi không thể chuyển
đi nơi khác vì việc trả tiền vay mua nhà không cho phép chúng tôi làm
việc này.”
Cựu Bộ trưởng Tài chánh Nga Alexei Kudrin ngày hôm qua đưa ra thêm nhiều tin xấu.
“Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2000 dưới sự cai trị của Tổng thống
Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitri Medvedev, lợi tức gia đình của người
dân bình thường sẽ giảm sút. Việc này sẽ xảy ra vào năm tới.”
Ông Kurdin nói nhập khẩu của Nga sang năm sẽ giảm 40%, ảnh hưởng nặng
nề đến một số dự án xây dựng và đầu tư. Ông nói thêm là cuộc xung đột
âm ỉ tại Ukraine có thể đưa đến những chế tài nghiêm nhặt hơn, gây
phương hại cho những biện pháp của Moscow nhằm ngăn ngừa suy thoái.
Các giới chức Nga đổ lỗi cho Tây phương về những khó khăn tài chánh của nước này.
Tuy nhiên một số người nói 3 năm tới sẽ khó khăn hơn đối với nền kinh
tế Nga, cho dù các chế tài được gỡ bỏ. Ông Uri Dadush, một chuyên gia
của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, phát biểu như sau.
“Lý do chính khiến cho đồng rúp sụt giảm là giá dầu giảm sút. Xuất
khẩu dầu lửa và khí đốt của Nga chiếm một phần rất lớn trong nền kinh tế
Nga. Hai loại năng lượng này là nền tảng của cán cân thanh toán của
Nga, của khả năng nhập khẩu của Nga.”
Các giới chức quản lý của Nga đã tiếp thu một ngân hàng lớn của Nga
ngày hôm qua và đang bỏ ra 540 triệu đô la để giúp ngân hàng khỏi bị phá
sản.
Các ngân hàng trên toàn nước Nga báo cáo có sự gia tăng mạnh mẽ việc
rút tiền của những người ký thác ra khỏi ngân hàng trong tuần qua, và
một số người cho biết họ gặp khó khăn khi rút tiền. Ngân hàng Trung ương
đã tăng lãi suất từ 10% lên 17% để tìm cách ổn định thị trường tiền tệ.
Đồng rúp rớt giá, doanh nhân Việt ở Nga ‘lao đao’
Giấy bạc 1.000 rúp và đồng kim loại 10 và 50 kopeck của Nga
17.12.2014
Một số các doanh nhân Việt hiện đang kinh doanh ở Nga cho biết rằng
việc làm ăn, buôn bán hiện “rất ảm đạm”, trong bối cảnh kinh tế nước
sở tại lâm vào tình thế khó khăn.
Giá trị đồng rúp của Nga đầu tuần này lại sụt xuống mức thấp mới so với đồng đôla và đồng euro.
Đồng nội tệ của Nga đã giảm hơn 86 phần trăm kể từ tháng Giêng năm
nay, mặc dù ngân hàng trung ương đã tung hàng tỉ đôla can thiệp thị
trường nhằm kiềm chế sự trượt giá của đồng rúp.
Anh Hồng Thanh, một doanh nhân sinh sống và làm việc ở Nga hơn 20 năm
qua, cho biết chưa khi nào việc kinh doanh lại chậm như hiện nay:
“Kinh doanh bây giờ thì kém lắm. Tất cả mọi người đều lỗ hết. Ai cũng
lỗ, nhất là những người liên quan tới đồng đôla. Lỗ rất là nặng luôn
chứ không phải là lỗ ít. Cuộc khủng hoảng này không như cuộc khủng hoảng
năm 1998. Đồng tiền bây giờ mất giá rất là nhiều. Năm 1998, dù nó
khủng hoảng, nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay thì không bán được. Lúc
như này chỉ mong nó qua được giai đoạn này thôi. Mọi người hy vọng là nó
sẽ tốt đẹp lên. Chẳng biết thế nào. Nhưng mà từ xưa tới nay, ở bên này,
tôi cũng đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như thế rồi thì cũng hy
vọng nước Nga nó sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng như thế này”.
Hiện có hàng chục nghìn người gốc Việt sinh sống và làm ăn tại Nga, và phần lớn là các tiểu thương bán lẻ.
Một người kinh doanh thiết bị điện máy, không muốn nêu tên, cũng đồng ý kiến với anh Thanh.
“Nhìn chung là khó khăn, rất khó khăn. Làm bên này thì mục đích cuối
cùng là gửi tiền về nhà, giúp gia đình. Một số những trường hợp làm theo
vụ thì bị lỗ. Một năm bán hết hàng, rút tiền ra và lúc đó mới đổi ra đô
để gửi tiền về thì những trượng hợp như thế bị mất rất nhiều”.
Đồng rúp mất giá trong bối cảnh giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Nga, giảm mạnh. Thêm nữa, đồng tiền của Nga còn bị tác động vì các
biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây vì sự can thiệp vào Ukraine
của Tổng thống Vladimir Putin.
Ngân hàng trung ương Nga cho biết lạm phát có thể chạm mức hơn 11%
trong ba tháng đầu năm 2015, và cho biết thêm rằng kinh tế Nga sẽ suy
thoái vào năm sau.
Đồng rúp sụt giá, khách du lịch Nga ít đến Việt Nam
23.12.2014
Một quan chức của tỉnh Khánh Hòa, một điểm đến ưa thích của nhiều
du khách Nga, cho biết việc đồng rúp của Nga sụt giá so với đồng đôla
đang tác động không nhỏ tới địa phương này.
Tin cho hay, tình trạng hủy chuyến của khách Nga xảy ra ngày càng nhiều do họ không thể mua tour với mức giá cũ.
Các chuyến bay chở khách du lịch từ Nga sang nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa cũng giảm tần suất.
Ông Trần Ngọc Quyền, chuyên viên phòng nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn
hóa, Thông tin và Du lịch Khánh Hòa, cho VOA Việt Ngữ biết rằng các nhà
hàng, khách sạn ở tỉnh này đang gặp nhiều khó khăn.
“Mùa này là mùa cao điểm của khách Nga. Từ nay cho tới tháng Tư
năm sau là mùa cao điểm, nhưng do tình hình bất ổn, lệnh bao vây và
trừng phạt của Mỹ và Châu Âu nên làm cho đồng rúp của Nga mất giá, cho
nên là lượng khách đến rất là hạn chế. Trước đây, bình quân những tháng
cao điểm cuối năm như thế này thì Khánh Hòa đón phải từ 25 đến 30 nghìn
lượt khách. Giờ một số hãng báo giảm rất nhiều. Các đơn vị lữ hành đưa
khách Nga cũng như các cơ quan quản lý du lịch đang tổ chức các buổi họp
để mà tháo gỡ khó khăn thị trường này”.
Tin cho hay, việc lượng khách Nga giảm cũng tác động đến chính đời
sống, thu nhập của người lao động, và một số công ty kinh doanh du lịch
đã cắt giảm nhân sự, giảm lương, thưởng.
Không chỉ người Việt ở trong nước mà kiều bào ở Nga cũng bị tác động nhiều bởi sự trượt giá của đồng rúp.
Một số các doanh nhân Việt hiện đang kinh doanh ở Nga cho VOA Việt
Ngữ biết rằng việc làm ăn, buôn bán hiện “rất ảm đạm”, trong bối cảnh
kinh tế nước sở tại lâm vào tình thế khó khăn.
Đồng nội tệ của Nga đã giảm hơn 86 phần trăm kể từ tháng Giêng năm
nay, mặc dù ngân hàng trung ương đã tung hàng tỉ đôla can thiệp thị
trường nhằm kiềm chế sự trượt giá của đồng rúp.
Ngân sách Việt Nam ‘bốc hơi’ mạnh vì dầu tụt giá
23.12.2014
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được truyền hình nhà nước trích lời cho biết rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm từ 0,8 - 1,2% vì biến động của giá dầu.
Ông Vinh nói rằng dù thế, người tiêu dùng và các ngành sản xuất trong nước sẽ được hưởng lợi.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh tán đồng quan điểm này. Ông nhận định với VOA
Việt Ngữ rằng giá dầu giảm “có hai tác dụng trái ngược nhau đối với nền
kinh tế Việt Nam”. Ông nói:
“Một mặt thì chính phủ Việt Nam rất quan ngại đối với việc giá
dầu giảm thì sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô. Theo
tính toán của Bộ Tài chính, nếu mà giá dầu giảm thì nguồn thu ngân sách
có thể giảm tới 20 nghìn tỷ đồng Việt Nam, tương đương độ một tỷ hoặc
hơn một tỷ đôla. Cái mặt ngược lại là giá dầu giảm thì đóng góp cho việc
làm giảm lạm phát, làm giảm chỉ số giá cả và làm cho người tiêu dùng
được lợi, cụ thể là những người sử dụng ôtô, xe máy, cước phí vận tải sẽ
giảm”.
Theo báo chí trong nước, xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam đóng góp từ 10 –
30% cho ngân sách nên giá dầu giảm sẽ tạo áp lực cho nguồn thu này vào
năm sau.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2014 Việt Nam đã khai thác hơn 15
triệu tấn dầu thô, và tính từ đầu năm cho tới nay, đã xuất khẩu được hơn
8 triệu tấn với tổng giá trị gần 7 tỷ đôla.
Tin cho hay, chi phí khai thác dầu thô ở Việt Nam hiện ở mức từ 30
tới 70 đôla một thùng nên với giá dầu thô trêm thế giới dưới 60 đôla một
thùng hiện nay thì theo giới quan sát, việc khai thác dầu có thể đang
bị lỗ.
Tuy nhiên, tiến sỹ Doanh cho rằng “không nên nói rằng dầu giảm thì toàn bộ dầu khai thác của Việt Nam thua lỗ”.
Kinh tế gia này cho rằng ngoài vấn đề giá dầu, Việt Nam hiện đang
phải đối mặt với một vấn đề khó khăn nổi trội là cải cách thể chế. Ông
Doanh nói với VOA Việt Ngữ:
“Hiện nay tòa án chưa được độc lập, và chưa hoạt động theo đúng
luật pháp, mà theo kết luận, theo chỉ thị của ai đó. Điều này ảnh hưởng
rất lớn tới môi trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là hai vụ án
Bầu Kiên và Huyền Như. Nếu như không có một nền tư pháp độc lập, và hoạt
động theo đúng tinh thần của một nhà nước pháp quyền thì cũng không có
tự do kinh doanh và điều đó làm nản lòng rất nhiều nhà kinh doanh đã
thành đạt của Việt Nam. Gần đây có hiện tượng rất nhiều nhà kinh doanh
thành đạt của Việt Nam đã bán doanh nghiệp của mình cho doanh nghiệp
nước ngoài, và họ dùng tiền đó làm cái gì đó thì chưa rõ. Đấy là một tín
hiệu rất không hay cho nền kinh tế Việt Nam”.
Mới đây, các Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Công thương cùng
Ngân hàng Nhà nước đã lần đầu tiên họp bàn với nhau để bàn về quy chế
phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô.
Báo chí trong nước đưa tin, các bộ này đã đặc biệt lưu ý tới vấn đề theo dõi tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu dầu.
Giáo
hoàng Francis đã phê phán gay gắt tình trạng quan liêu ở Vatican trong
một thông điệp tiền Giáng sinh gửi đến các vị hồng y.
Ngài than
phiền về ‘bệnh Alzheimer tinh thần’, ‘sự khủng bố bằng lời đồn đại’,
‘suy nghĩ ngày một cứng rắn’, và ‘cảm giác mình là mãi mãi và không ai
đụng được đến mình’.
Ngài nói Giáo triều Roma – cơ quản điều hành
tối cao của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã – đang mắc ‘15 căn bệnh’ mà
Ngài muốn chữa trị trong năm mới.
Giáo hoàng Francis, vị lãnh đạo
Giáo hội đầu tiên đến từ châu Mỹ-Latin, cũng phê phán ‘những ai bị ám
ảnh bởi hình ảnh của mình’.
Ngài yêu cầu cải cách Giáo triều.
Cử tọa ngồi im
Khi Giáo hoàng Francis kết thúc bài diễn văn của mình, cử tọa ngồi im lặng.
Trong
bài diễn văn hôm thứ Hai ngày 22/12, Giáo hoàng Francis nói một số
giáo sỹ ham muốn quyền lực đã phạm tội ‘thản nhiên giết chết thanh danh
của các vị đồng sự và huynh đệ của họ’.
Ngài so sánh công việc
của đội ngũ chức việc trong Giáo hội giống như một dàn nhạc ‘lỗi
nhịp’ bởi vì họ không hợp tác được với nhau và không có tinh thần làm
việc nhóm.
Trước khi được bầu lên hồi tháng 3/2013, Giáo hoàng
Francis đã gặp phải chống đối nội bộ đối với một số cải cách mà Ngài
muốn thực hiện.
Ngài đã thành lập một loạt các cơ quan chuyên
trách để chống tham nhũng và quản lý yếu kém đồng thời cũng chỉ định
một đội ngũ cố vấn.
Giáo hoàng cũng phát động việc làm sạch Ngân hàng Vatican vốn bị nhiều tai tiếng sau hàng loạt vụ bê bối.
Người ngoài?
Ngài cũng đề nghị tản quyền của
Vatican – vốn tập trung vào tay Giáo triều trong hàng trăm năm qua –
để cho phép các giám mục trên khắp thế giới có tiếng nói lớn hơn trong
các vấn đề về giáo lý của Giáo hội.
Bản thân Giáo hoàng Francis chưa từng làm việc trong Giáo triều trước khi bước lên ngôi vị giáo hoàng.
Từ Rome, phóng viên BBC David Willey bình luận:
“Rõ ràng Giáo hoàng Francis đã gặp phải sự chống đối trong số gần 3.000 thành viên của Giáo triều mà đa số là người Ý.
Ngài
chưa từng làm việc ở Rome trước khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng hồi
năm ngoái. Ở Vatican, Ngài là người ngoài đến từ một nơi khác. Ngài rõ
ràng rất bất mãn với tác phong làm việc trì trệ và yếu kém ở Vatican.
Ngài
đang cố gắng cải cách Vatican với sự giúp đỡ của một nhóm cố vấn bao
gồm các hồng y mà Ngài triệu tập từ khắp các châu lục để soạn thảo
một bản Hiến pháp mới của Vatican.”
Lãnh đạo cấp cao TQ sắp thăm VN
- 22 tháng 12 2014
Ông
Du Chính Thanh, nhân vật lãnh đạo hàng thứ tư của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, sắp sửa có chuyến thăm Việt Nam trong những ngày cuối năm 2014,
hãng tin nhà nước Trung Quốc vừa loan tin.
Chuyến thăm này diễn ra
vào lúc Đảng Cộng sản Việt Nam sắp có hội nghị trung ương quan trọng
để bàn về nhân sự cho nhiệm kỳ tới.
Một nhà quan sát chính trị
từ trong nước nói với BBC rằng Trung Quốc thường xuyên muốn gây tác
động đến các quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng được hay
không còn tùy vào các lãnh đạo của Việt Nam.
‘Việt Nam mời’
Ông
Du Chính Thanh, chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân
Trung Quốc, tức Chính hiệp, sẽ thăm Việt Nam vào cuối tháng này, Tân
Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn của Ban đối ngoại Đảng Cộng sản Trung
Quốc cho biết hôm thứ Hai ngày 22/12.
Ông Du là nhân vật số bốn
trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm bảy
người, đứng sau Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ
tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trương Đức Giang.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không nói rõ ngày của chuyến thăm này.
Người
phát ngôn này cho biết ông Du sang Việt Nam là theo lời mời chính thức
từ phía Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, cơ quan tương đương với Chính hiệp ở Việt Nam.
Kể
từ khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội dâng cao xung quanh việc
Trung Quốc đưa một giàn khoan ra Biển Đông mà Việt Nam nói xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế của họ, hai nước đã có những động thái giảng
hòa.
Tuy nhiên, mới đây Hà Nội lại bày tỏ sự
ủng hộ đối tòa án trọng tài quốc tế trong việc phân xử các vấn đề trên
Biển Đông do Philippines đưa ra. Động thái này đã làm Bắc Kinh tức
giận.
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết chuyến thăm
của ông Du ‘trước đây chưa có trong lịch’.
“Có lẽ chuyến đi này
đã xuất hiện theo yêu cầu nào đó của Bắc Kinh muốn có ý kiến, tham
khảo, trao đổi với lãnh đạo Việt Nam,” ông Doanh nói.
“Trong mối
quan hệ giữa hai bên nhất là phía Trung Quốc luôn nhấn mạnh mối quan
hệ chặt chẽ giữa hai Đảng thì việc ông Du Chính Thanh đi thăm cũng là
một điều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai bên,” ông nói thêm.
Về
việc chuyến đi này của ông Du có liên hệ gì đến hội nghị trung ương
Đảng sắp họp hay không, Tiến sỹ Doanh nói rằng qua kinh nghiệm từ thời
ông còn công tác trong Đảng thì ‘Trung Quốc vẫn thường xuyên muốn có các
ý kiến có thể gây tác động và ảnh hưởng đến quyết định của Đảng Cộng
sản Việt Nam’.
“Tuy nhiên, ý kiến đó tác động được đến đâu là
việc của Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào ý
muốn của Trung Quốc,” ông nói thêm.
‘Cần chuẩn bị kỹ’
Khi được hỏi về việc hội nghị 10 bị trì hoãn, ông Doanh giải thích rằng đây là ‘một kỳ họp quan trọng nên cần chuẩn bị kỹ’.
Các
hội nghị trung ương của Đảng thường diễn ra trước kỳ họp Quốc hội để
thảo luận và cho ý kiến về các vấn đề Quốc hội sắp đem ra bàn, ông
Doanh nói, nhưng tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội vừa qua, Đảng chỉ ‘cho ý
kiến bằng văn bản chứ không họp’.
“Cuộc họp này (Hội nghị trung
ương 10) quan trọng để thảo luận các văn kiện trình ra Đại hội 12 và
thông qua để qua năm 2015 các cấp đảng bộ bắt đầu thảo luận và đóng
góp ý kiến,” ông nói.
“Theo lịch trình như Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã thông báo, kỳ họp này sẽ có lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên
đối với nhân sự lãnh đạo của Đảng,” ông Doanh cho biết.
Về việc
hội nghị 10 bị trì hoãn như vậy có làm cho các công việc chuẩn bị Đại
hội 12 của Đảng bị cập rập hay không, ông Doanh nói các bộ phận
giúp việc của Đảng sẽ ‘làm việc không quản ngày đêm với cường độ và
trách nhiệm rất cao’.
Vấn đề nhân sự lãnh đạo của Đảng cho khóa
mới cũng sẽ ‘là một nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận và được
Trung ương góp ý kiến’ tại hội nghị 10, ông Doanh cho biết.
“Sẽ
có các nguyên tắc, phương hướng chỉ đạo và cũng có thể có ý kiến thăm dò
ban đầu về cơ cấu lãnh đạo Đại hội 12 sắp tới đây,” ông nói thêm nhưng
từ chối bình luận về việc có phải đấu đá nội bộ là nguyên nhân Đảng
trì hoãn hội nghị trung ương 10 hay không.
Monday, December 22, 2014
JASON G. GOLDMAN
Bốn bí mật bất ngờ về cá cảnh
Jason G. Goldman
- 19 tháng 12 2014
Bạn tưởng mình đã biết khá nhiều về cá cảnh, nhưng thực ra chúng có những thứ rất lạ mà có lẽ bạn không thể đoán ra.
Cá cảnh không phổ biến như chó, mèo nuôi trong nhà, có lẽ bởi người ta không thể ôm ấp nựng nịu cá được.
Thực
sự thì chúng chỉ bơi qua bơi lại, há miệng ngậm miệng, tra tấn chú
mèo cưng của bạn với viễn cảnh được chén bữa ngon. Chỉ có vậy!
Thế
nhưng chú cá cảnh của bạn ẩn chứa nhiều điều hơn nhiều so với những gì
ta nhìn thấy. Dưới đây là bốn điều có lẽ bạn chưa biết về cá cảnh:
Cá cảnh trước kia là để làm thức ăn
Thuở ban đầu, cá cảnh không phải là sinh vật cảnh, mà là để ta ăn.
Cá cảnh hiện đại (Carassius auratus auratus) là biến thể đã được thuần hóa của loài cá chép sống trong hoang dã ở Đông Á.
Tổ tiên cá chép thiên nhiên của cá cảnh có màu xám bạc.
Được gọi là “chi”, nó từng có thời là loại cá được ăn phổ biến ở Trung Quốc.
Dần dần, sự biến đổi gene khiến nó chuyển dần sang có màu đỏ sáng, vàng, hoặc cam.
Trong tự nhiên, những màu sắc như vậy sẽ khiến con cá dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và bắt ăn thịt.
Nhưng
hồi thế kỷ thứ chín, người Trung Quốc, mà chủ yếu là các nhà sư Phật
giáo, bắt đầu nuôi ‘chi’ trong các ao hồ, nơi chúng không bị những loài
động vật khác bắt ăn thịt.
Theo truyền thuyết, tuần phủ Đình
Diêm Tán phát hiện thấy có cá chi vàng trong hồ bên ngoài trấn Gia
Hưng. Hồ đó sau trở thành “hồ gia ân”.
Theo truyền thống nhà Phật, người ta thường làm lễ phóng sinh để cầu may, nhất là với những loài động vật hiếm.
Cho
nên việc không ăn những con cá chi có màu khác thường ngày càng trở
nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Thay vào đó, người ta thả chúng vào
ao hồ.
Các ghi chép chính thức nói việc thả cá chi có màu vào ao hồ được thực hiện từ khoảng năm 975.
Thế nhưng trong ít nhất 100 năm sau đó, giữa cá sặc sỡ và cá chi trong tự nhiên không có gì khác biệt.
Không
giống như các loài động vật được nuôi trong nhà, cá cảnh luôn lẩn
tránh con người và không ăn những thức ăn được thả xuống.
“Chúng
là những đối tượng bị bắt lên nhằm phục vụ các mục đích tôn giáo,” theo
E. K. Balon từ Đại học Guelph tại Ontario, Canada.
Bình coóng nuôi cá là công nghệ dang dở
Tới khoảng năm 1240, cá cảnh được nuôi trong nhà và trở nên khác biệt so với cá chi.
Chúng được thuần hóa và chịu ăn thức ăn được con người thả xuống.
Tại các hồ gia ân công cộng, cá cảnh sống cùng cá chi, rùa và các loài cá khác.
Nhưng với những ai có điều kiện xây hồ cá riêng thì thường chỉ thả những con cá cảnh có màu sắc sặc sỡ, đẹp đẽ.
Khi đã có đủ một lượng cá nhất định, người nuôi bắt đầu lai tạo để cho ra những chú cá có màu sắc mong muốn.
Theo Balon, việc lai tạo được khởi đầu hồi năm 1163, tại hồ cá cảnh của Đặc Thủ Cung ở thành phố Hàng Châu.
Từ đó tới thế kỷ thứ 16, việc nuôi cá cảnh trong bình coóng trở nên phổ biến, bởi nó ít tốn kém hơn.
Việc
nuôi cá nhân tạo khiến chúng ta ngày nay có tới chừng 250 biến thể khác
nhau, được mô tả là “kỳ quặc” và “quái dị” trong bộ bách khoa toàn
thư về đời sống động vật của Purnell, Encyclopedia of Animal Life,
xuất bản năm 1969.
“Liệt kê ra thì cả một danh sách dài: cá đuôi voan, cá hình trứng, cá thiên văn, cá trúc bâu, cá thiên đàng, cá đầu sư tử, cá sao chổi, rồi cá mắt lồi, cá xanh, cá nâu, cá lấp lánh, cá đuôi giẻ quạt, và nhiều loại khác nữa.”
Rõ ràng là những biến đổi này không đem lại lợi ích gì nếu chúng sống trong tự nhiên.
Nhiều
loại cá cảnh khác nhau được lai tạo nhằm “đáp ứng sự hài lòng và hiếu
kỳ của con người”, nhưng những cái vây đuôi đẹp đẽ của chúng “trông hay
ho nhưng không thể điều khiển được” và cơ thể chúng “đầy chất mỡ không
tốt”, theo nghiên cứu của Tomoyoshi Komiyama và các đồng nghiệp từ Đại
học Dược Tokai University tại Isehara, Nhật Bản hồi 2009.
Cá cảnh là loài xâm thực
Một số loài cá cảnh có sức sống mãnh liệt hơn những loài khác và chúng thực ra là loài gây hại.
Một
nghiên cứu từ Anh cho thấy ít nhất có năm giống cá cảnh khác nhau thích
nghi rất tốt trong các ao hồ là cá màu vàng đồng, màu vàng, màu nâu, cá
màu loang (lẫn trắng, đỏ, đen hoặc vàng) và cá đầu sư tử.
Trong
lúc “chi” có gốc từ sông hồ ở miền đông và trung Á, cá cảnh nay có thể
thấy ở trên khắp châu Âu, Nam Phi, Madagascar, America cùng các đảo
thuộc Oceania và Caribbe.
Hầu hết chúng khởi đầu sinh sôi từ
việc con người thả đi những sinh vật cảnh không còn ưa chuộng nữa,
hoặc do chúng thoát khỏi môi trường nuôi dưỡng hoặc các cơ sở phân
phối.
Tại Âu châu, chúng đang là mối đe dọa nếu được lai với giống
cá chép Crucia địa phương, còn tại Nevada, chúng qua mặt loài cá hồ
Pahrump.
Chúng có thể chén sạch các loại thực vật dưới nước do thói phàm ăn.
Một nghiên cứu cho thấy chúng quẫy quá nhiều khiến cho bùn đục ngầu, làm các loại sinh vật khác không tìm kiếm được thức ăn.
Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy cá cảnh ăn trứng và ấu trùng của kỳ giông chân dài.
Bình thường chúng không ăn trứng, nhưng cá cảnh rất nhanh chóng nhận biết, học hỏi.
Nếu
phát hiện thấy có loài cá khác ăn trứng, chúng sẽ bắt đầu học theo, và
một khi có một con cá cảnh phát hiện ra chuyện này thì cả cộng
đồng cá cảnh ở đó sẽ nhanh chóng bắt chước.
Cá cảnh ăn trứng và ấu
trùng kỳ giông ngón dài một cách háo hức tới mức “chỉ riêng chúng thôi
đã có thể xóa sổ loài bò sát vùng bắc Idaho này khỏi một số nơi,” các
nhà nghiên cứu nói.
Cá cảnh giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng nhìn và về chất có cồn
Cá cảnh đã trở nên quen thuộc tại các phòng thí nghiệm, có lẽ bởi chúng dễ luyện và cũng dễ mua.
Cá cảnh là một trong những loài động vật được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực nhận biết bằng thị giác.
Chúng
có thể cảm nhận được màu sắc giống như con người, điều mà thậm chí
không phải loài linh trưởng nào cũng có được. Cho nên chúng trở thành
loài động vật lý tưởng để con người nghiên cứu.
Loại cá cảnh mini, cỡ bằng ngón tay, thậm chí còn không phân biệt rõ được màu xanh dương, nhưng càng sống lâu chúng càng có khả năng nhận biết, một quy trình khá giống như ở con người khi còn bé thơ.
Có một
điểm chúng ta con người, đó là chúng ta có ba loại tế bào nhận biết màu
sắc trong mắt, còn cá cảnh lại có thêm cảm ứng màu thứ tư, cho phép
chúng phân biệt được ánh siêu cực tím.
Cá cảnh đặc biệt hữu hiệu trong việc hiểu được ảnh hưởng của rượu đối với não và cơ thể.
Đó
là bởi “sự tập trung chất cồn trong máu rất giống với sự tập trung
chất cồn trong khu vực nước mà chúng đang bơi,” theo Donald Goodwin của
Đại học Washington tại St Louis, Missouri và các đồng nghiệp hồi 1971.
Điều
đó có nghĩa là bạn có thể đo được độ say của một chú cá cảnh bằng
cách kiểm tra độ cồn trong bình nước mà nó đang bơi trong đó, thay vì
phải đụng chạm thực sự vào nó.
Hồi 1969, Ralph Ryback từ bệnh
viện Boston City tại Massachusetts đã dùng cách này để nghiên cứu xem
những loại rượu khác nhau thì gây tác động ra sao tới khả năng học hỏi
của những chú cá cảnh.
Kết quả là những chú cá bơi trong dung dịch
có chứa rượu bourbon thì ảnh hưởng nhiều hơn so với những chú bơi trong
bồn cá có pha vodka.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên
BBC Earth.
TUỆ CHƯƠNG * THẰNG ĐẾ QUỐC
THẰNG ĐẾ QUỐC
(Hồi ký tỵ nạn - hoànglonghải/ tuệchương viết)
Thằng “Ê-Rích” lo việc nước nôi thật chăm chỉ, đàng hoàng. Không ai chê nó vào đâu được.
Khi mọi việc xong xả rồi, bấy giờ nó mới quay vào bếp làm cho nó một tô mì gói để ăn sáng. Có khi nó làm thêm một tô cho bạn, cũng có khi bạn nó làm mì sẵn cho nó rồi.
- “Ê-Rích” mày chuẩn bị lý lịch để thanh lọc kỹ chưa?”
Sáng sáng, từ thứ Hai đến thứ Sáu, - ngoại trừ những ngày nghỉ lễ bất
thường,- bữa nào nó cũng dậy thật sớm, xuống bếp nổi lửa bắt một nồi
nước sôi to. Khi ngọn lửa đã cháy bùng, nó trở lên lầu, đánh thức mấy
đứa bạn nó trong “Tổ Trật Tự”, theo phiên trực đã phổ biến tối hôm
trước, xuống trại kêu gọi nhắc nhở đồng bào các tàu ở đảo Bidong chở qua
thanh lọc hãy chuẩn bị, hoặc các tàu đã thanh lọc xong thì sẵn sàng để
chuyển qua trại tỵ nạn Sungei Besi ở gần thủ đô Kuala Lumpur, hoặc làm
vệ sinh trong trại.
Sân trước, sân sau, khu nhà có các phòng “phỏng vấn thanh lọc” quét dọn
sạch sẽ, bàn ghế lau chùi sạch sẽ, không còn một chút bụi.
Nó vừa canh củi lửa ở nồi nước sôi, vừa nhắc chừng mấy đứa bạn lo làm cho xong công việc.
Rồi nó bưng mâm ly tách, muỗng dĩa xuống bếp, lau rửa sạch - không còn
một chút quặng trà hay caphê dính trên dĩa hay đáy tách. Lau khô ly tách
xong, nó sắp ngay ngắn trên mâm rồi bưng ra dãy “nhà phỏng vấn thanh
lọc”. Ở đó, giữa hai bậc cấp ximăng cao ngang ngực, nó kê một cánh cửa
sổ sơn trắng, nước sơn còn tốt. Tấm cửa đó, trở thành một cái bàn đựng
các thứ giải khát cho luật sư Cao Ủy, sĩ quan thanh lọc Mã Lai và các
thông dịch viên đến phỏng vấn đồng bào tỵ nạn.
Bên cạnh bộ ly, dĩa, muỗng, nó đặt một bình thủy to - nước đổ vào bình
là nước đang sôi sùng sục trong nồi - và “một bộ” gồm trà, caphê, đường.
Gọi là “một bộ” vì mỗi ngày, nó phải bày ra ba thứ: Một bình caphê nhỏ,
một hộp sữa đặc có đường, một hộp trà “caphê giựt” - tức là trà Lipton.
Khi nói chữ “caphê giựt”, nó toác miệng ra cười vì hồi mới “giải
phóng”, bộ đội Cộng Sản gọi trà Lipton là “caphê giựt” - và một hộp
đường miếng. Mấy thứ nầy phải là “nguyên xi”, chưa khui mở gì cả. Cái
nào hôm trước khui ra xài rồi mà còn thừa thì coi như bỏ.
Thường thì thằng “Ê-Rích” và các bạn nó thừa hưởng của dư đó. Tiền mua
các thứ giải khát nầy là do các tàu đến thanh lọc đóng góp. Tàu nào ít
“kê” (case) thì chịu tiền giải khát một hai hôm. Tàu nào đông thì bốn
năm ngày. Mỗi bộ giải khát như vậy dùng cho một ngày - khoảng 9 đồng Mã
Lai -, chẳng bao nhiêu. Vả người Việt Nam cũng hiếu khách, biết ơn nghĩa
nên chẳng ai thắc mắc khi phải đóng góp tiền giải khát. Một người, đại
diện cho cả tàu, gom tiền người tỵ nạn, trung bình mỗi đầu người lớn là
một đồng rưởi tiền Mã. Tiền thu được nộp cho ông Nguyên, làm “Thông dịch
người bệnh”.
Ngày nào có tranh lọc, thằng “Ê-Rích” lên phòng ông Nguyên nhận một bộ
đem xuống đặt nơi bàn giải khát. Tính nó cẩn thận, lo xong việc giải
khát, nó cầm cái khăn lau lại các bàn ghế trong phòng phỏng vấn một lần
nữa, dù bàn ghế bạn nó đã lau sạch, nó vẫn làm lại một lần nữa. Nó có
cái tật chỉ tin ở mình. Xong rồi, nó sắp bàn ghế lại thật ngay ngắn. Cái
quạt máy có chân cao, nó đẩy vào góc phòng, cầm giây điện quạt máy quấn
lại, không cho vướng lòng thòng.
Khi mọi việc xong xả rồi, bấy giờ nó mới quay vào bếp làm cho nó một tô mì gói để ăn sáng. Có khi nó làm thêm một tô cho bạn, cũng có khi bạn nó làm mì sẵn cho nó rồi.
Ăn xong, nó chờ cô Mai - Cô thông dịch của Cao Ủy - vào. Thường khi cô
ấy vào thì có việc sai bảo nó. Chẳng hạn như biểu nó cầm trả lại giấy tờ
cho những người đã được phỏng vấn ngày hôm trước. Giấy tờ đó cô cần giữ
lại đem về văn phòng chính photocopy để lưu trong hồ sơ. Theo lời cô ấy
dặn, giấy tờ ấy nó trao lại tận tay người chủ để khỏi thất lạc, yêu cầu
kiểm soát lại có dư thiếu gì không. Giấy tờ của ai nấy coi, không cho
người nầy coi giấy tờ của người kia bao giờ. Nếu có gì trắc trở, nó phải
báo cáo lại với cô Mai.
Cũng từ chỗ coi việc nước nôi đó, các luật sư Cao Ủy, viên chức Mã Lai,
thông dịch viên làm việc ở các phòng thanh lọc, ai cũng biết nó, có thể
là có cảm tình với nó nữa - Nó cũng nghĩ và hy vọng như thế - . Có khi
các người ấy sai bảo nó một việc gì khác, như tìm lại một người vừa
thanh lọc xong nhưng luật sư hay viên chức Mã Lai muốn gặp lại, hoặc
bưng đồ ăn lên cho các viên chức trong ban thanh lọc như bữa cô Thu làm
món chã giò mời phái đoàn ăn lấy thảo, v.v…
Và khi đồng bào rời trại đi Sungei Bési, ai cũng có bao bị, vali, xách,
túi tùm lum. Người thì ngồi xe “ca”, hành lý thì chất lên xe tải. Muốn
đồ đạc khỏi bị hư bể, chất lên phía trên hay để phía dưới - Dấu những
con dao cắt thịt, làm cá bị chính quyền Mã Lai cấm xử dụng - để sát
trong hay mé ngoài xe, ai nấy đều dặn nó, nhờ nó sắp xếp giúp. Nó làm y
tăm tắp như mọi người yêu cầu.
Về phía nhân viên Lực Lượng Đặc Nhiệm Mã Lai (Task Force), mỗi chiều khi
điểm danh người tỵ nạn, thường có “Ê-Rích” làm “phụ tá”. Nhân viên Mã
Lai thì cầm cuốn sổ và cây viết, hô to từng số tàu. Tàu nào sắp hàng
theo tàu đó -. Tàu nào được hô thì đi ngang trước mặt nhân viên Mã Lai
để “Ê-Rích” đếm số – Nó đếm bằng tiếng Anh, gọi to từng số - . Nhờ vậy
nên việc điểm danh mỗi chiều được nhanh gọn, đồng bào khỏi chờ đợi lâu.
Nhân viên Mã Lai cũng nhẹ việc. “Ê-Rích” lanh lợi mà làm việc đàng hoàng
nên viên chức Mã Lai tin nó lắm.
Từ những việc như thế, nó trở thành “nhân vật quan trọng” ở trại Ma
Răng, trại thanh lọc người tỵ nạn. Từ việc người thanh lọc nào muốn gặp
cô Mai nhờ cậy gì đó để trình báo lại với phái đoàn thanh lọc, cũng nhờ
“Ê-Rích” giới thiệu giúp, việc đến trại, chuyển trại, việc xin xỏ gì đó
với nhân viên Task Force hay Hội Hồng Nguyệt (MRCS - Malaysia Red
Crescent Society) nhờ nó giúp đỡ nên được mau lẹ và đỡ ngại ngùng.
Người ta gọi tên nó là “Ê-Rích” nhưng đó không phải là tên thật của nó.
Từ khi còn ở đảo Bidong, đồng bào đã gọi tên nó là “Ê-Rích”. Ban đầu,
khi nghe người ta gọi mình bằng một cái tên “nước ngoài”, nó toét miệng
ra cười để làm vui với mọi người. Dần dà, tên ấy biến thành tên thật của
nó. Ai ai cũng gọi nó là “Ê-Rích” hay “Thằng Ê-Rích” mà quên mất cái
tên Việt Nam của nó. Đầu tiên, vì nó là thằng Mỹ lai, người đã gầy, lại
cao, có râu quai nón.
Việc gì nó cũng chăm chỉ làm, nhiệt tình, thường giúp đỡ ngưòi khác
giống như ông “Cao Ủy Erik” làm việc tại Văn Phòng Cao Ủy trại tỵ nạn
Bidong vậy. Hình dạng và khuôn mặt thằng “Ê-Rích” cũng gần giống như ông
“Cao Ủy Erik”, có thể nhỏ con một chút vì khi còn ở Việt Nam nó bị
thiếu ăn. Hai người cùng đều có râu quai nón cả. Ông Cao Ủy thì làm
biếng cạo râu hay ông ta ưa chừa râu, còn “Thằng Ê-Rích” thì thiếu tiền
mua dao cạo râu nên hay để râu dài. Vậy là người ta lấy tên ông Cao Ủy
tốt bụng mà đặt tên cho một thằng Mỹ lai tỵ nạn cũng tốt bụng như ông
Cao Ủy. Ban đầu chỉ là đùa, sau thành tật. Có khi người ta còn gọi nó là
“Cao Ủy Ê-Rích” rồi dần dần bỏ mất chữ Cao Ủy chỉ còn “Ê-Rích” hoặc
“Thằng Ê-Rích” vì nó cũng còn trẻ.
Có khi tôi nghe bạn nó gọi: “Ê-Rích”. Cái mày lảnh đâu rồi?” Hay: “Cô Mai kêu thằng “Ê-Rích” kìa. Nó đâu rồi?”
Gọi tên nó như thế cũng hơi kỳ cục đấy! Nhưng chính tôi cũng quen và
cũng muốn gọi nó là “Ê-Rích” thay vì tìm cho ra tên thật nó mà gọi. Suy
nghĩ, tìm tòi cho trúng tên vừa chậm mà vừa lười biếng, mất công. Thôi
cứ gọi nó là “Ê-Rích” như mọi người cho xong.
Vui nhất là những đêm thằng “Mócta” lên phiên trực. “Mócta” là anh lính
trẻ của Task Force Mã Lai.Nó vui tính, ưa trêu ghẹo mọi người và chơi
thân với “Ê-Rích” cùng mấy đứa “Cô-Nhi”, là những đứa bé vượt biên một
mình, không có cha mẹ hay thân nhân đi theo. Ngay cả tôi, lớn tuổi,
không mấy khi giao thiệp với thằng lính Mã Lai, cũng bị nó trêu ghẹo.
Một buổi chiều, tôi ngồi chơi ở bực thềm sau phòng thanh lọc, đi ngang
qua tôi, nó chào hỏi đàng hoàng. Vừa xong thì nó giả bộ giáng đi của một
ông già, tay chân run rẩy, lụm cụm. Tôi hỏi to: “Mócta”, mầy giởn với
tau đó hả?” Nó quay lại nhìn tôi nhoẻn miệng cười, nói (Bằng tiếng
Việt): “Đâu dám papa!”
Tối nào tới phiên trực, thế nào thằng “Mócta” cũng dẫn bọn trẻ phá phách
suốt đêm. Trại Ma-Răng có một vườn dừa lớn. Cây nào cũng sây trái,
nhưng lệnh Task Force cấm hái dừa. Dừa có buồng đã già, nhiều trái đã
khô, nhưng người ta cứ để vậy, không ai được phép hái.
Có thằng “Mócta” bao che, bọn trẻ mặc sức trèo hái suốt đêm. Chúng nó
hái xuống lấy nước dừa uống, đập lấy cơm dừa, mặc sức! Tới gần sáng trò
nghịch phá ấy mới chấm dứt. Tới lúc đó, thằng “Mócta” biểu “Ê-Rích” cùng
mấy đứa trong Tổ Trật Tự đào lỗ chôn hết các cùi dừa, không chừa lại
một dấu tích gì hết. Thằng “Ê-Rích” cũng như bạn nó được “Mócta” dành
cho mấy trái dừa.
Có lần tôi đang ngủ, “Mócta” đến đập vào chân tôi đánh thức tôi dậy. Nó
nói: “Có hai trái dừa dấu trong cái xô ở dưới gầm cho papa. Đừng quên đó
nhé. Đừng cho mấy ông kia thấy.”
Một hôm tôi thấy thằng “Ê-Rích” nói chuyện với nhân viên Mã Lai. Miệng
nó nói thì ít mà dùng “động từ to quơ” (đua tay ra dấu) thì nhiều. Tôi
nói đùa:
- “Tao tưởng mày nói tiếng Anh hay lắm.”
Nó cười:
- “Đâu có bố! (Bọn trẻ thường gọi tôi bằng bố). Con qua đảo mới học tiếng Anh.”
Tôi đùa:
- “Mắt xanh, mũi lỏ, râu quai nón mà lại nói tiếng Anh không được. Nhưng
con cá “gô” bỏ trong “gỗ” nhảy “gôộc” “gôộc” thì rất ngon lành.”
Nó cười, thật thà:
- “Con ở dưới “guộng” không. Qua tới đảo mới thấy bánh mì, đèn điện đó bố.”
Ở trại, nhiều người rất quê mùa nhưng cứ làm ra vẻ ta đây văn minh, sang
trọng. Trong mặc cảm quê mùa đó, họ ăn mặc nhiều cách dị kỳ nhưng lại
tưởng thế là đúng “mốt”, thành ra nhiều khi nhìn họ rất lố lăng, giống
như mặc cảm của các cô Mít, cô Xoài ngày xưa biến thành Trâm hay Điệp
khi lên Saigon bán “Bar” cho Mỹ vậy. Ngày nay, người ta cũng thấy cái
mặc cảm đó trong cách ăn mặc của mấy cô cán bộ miền Bắc “chi viện” cho
miền Nam sau ngày “giải phóng”.
Hôm tôi thanh lọc xong rồi, thằng “Ê-Rích”, theo lời dặn của cô Mai, đem
giấy tờ xuống trả lại cho tôi. Nhân tiện, nó mời tôi lên phòng nó uống
caphê chơi.
Tôi nói đùa:
- “Chà! Ông Tây nầy sang dữ, sáng chiều caphê đều đều.”
Nó cười cải chính:
- “Mấy ông uống không hết, còn thì mình uống, bỏ uổng!”
Thấy nó vừa cạo hàm râu quai nón xong, tôi hỏi:
- “Sao không chừa râu để thanh lọc mà lại cạo đi? Thấy hàm râu, luật sư
Cao Ủy cũng như Mã Lai biết mình là con lai dễ đậu thanh lọc hơn.”
“Ê-Rích” trả lời:
- “Gần “lên bàn” (phỏng vấn), con mới chừa. Chừa bây giờ ngứa lắm. Con
muốn cạo hằng ngày mà tốn tiền dao cạo quá! Cực chẳng đã mới để vầy.”
Tôi nói:
- “Tôi tưởng anh cạo râu cho trẻ, để kiếm “xe”. (Bồ bịch, bạn gái. Tiếng lóng ở trại tỵ nạn).
Nó cải chính ngay:
- “Không có đâu bố! Con biết con là người tỵ nạn thì phải sống cho ra
cái người tỵ nạn, không có “xe cộ” chi hết! Bao giờ được định cư, có
công ăn việc làm đàng hoàng con mới tính chuyện bồ bịch, vợ con.”
Tôi nói:
- “Tao thấy ở đây tụi nó xe cộ tùm lum. Vượt biên chưa tới đâu hết, còn
phải thanh lọc nữa mà đã lo vợ chồng, ghép “Blue-Card”, sinh con đẻ cái
thật là phiền phức. Cao Ủy, Mã Lai nuôi mình như vầy đã là khó khăn lắm
rồi, còn đẻ đái ra nữa, thêm gánh nặng cho người ta là điều không nên.
Mình phải biết tự trọng chớ!”
Có đứa phản đối:
- “Bố nói vậy chớ có nhiều người già rồi, vợ con còn ở Việt Nam, qua tới
đây quên mất vợ, quên mất con, xe cộ tùm lum. Ông nào làm chức to chừng
nào thì xe cộ nhiều chừng đó.”
Tôi trả lời:
- “Cái đó khó nói vì là đời tư của người ta. Cũng có kẻ đi tìm “thời hoàng kim” của họ ngày xưa chớ không phải là đi tỵ nạn.”
Thằng An, bạn của “Ê-Rích”, nói chen vào:
- “Có mấy con nhỏ thấy thằng “Ê-Rích” dễ đậu nên đòi ghép “lu-ca” (blue card) với nó nhưng nó không chịu đó bố.”
Tôi lại hỏi đùa thằng “Ê-Rích”:
- “Có không mày. Chắc không có con nào đẹp nên mày không chịu chớ gì? Có vợ đẹp là “nguy hiểm” lắm!”
“Ê-Rích” trả lời:
- “Đẹp hay không con chẳng thiết. Nó đòi ghép “lu-ca” là hễ mình đậu rồi
thì nó cũng đi theo mình luôn. Qua tới bển là nó đá mình đi theo thằng
khác. Tụi nó mơ kỹ sư, bác sĩ không, còn mình mới qua, tiền bạc không
có, công việc chưa ổn, nó bỏ mình là chắc.”
Tôi cười:
- “Ông Tây lai nầy khôn lắm, sợ bỏ công bắt tép nuôi cò.” Rồi tôi đọc tiếp câu ca dao:
“Tiếc công bắt tép nuôi cò
Đến khi cò lớn co giò cò bay.”
“Với lại Cao Ủy bây giờ họ cũng rút kinh nghiệp, chưa chắc họ đã cho đi theo mà cũng buộc phỏng vấn thanh lọc như thường.”
Thằng Định, ở trong đám nầy, nói:
- “Có người họ nói làm như vậy là Cao Ủy vi phạm nhân quyền. Quyền tự do
hôn nhơn. Không cho ghép “lu-ca” là vi phạm hôn nhơn tự do.”
Tôi nói:
- “Cao Ủy muốn xác minh là người ta có yêu nhau thực sự để kết hôn
không. Nếu chuyện yêu nhau là chuyện thật thì họ cũng không cấm đâu.
Người ta sợ đó là việc lợi dụng sự dễ giải của luật pháp. Luật pháp nào
cũng có kẻ hở.”
Tôi ngồi giữa, ngay mặt tôi là thằng “Ê-Rích”, chung quanh nó là đám bạn
nó trong “Tổ Trật Tự”. Hớp xong một ngụm caphê sữa, tôi hỏi chuyện vượt
biên của bọn chúng. Nhiều câu chuyện rất hãi hùng, cũng nhiều chuyện
vui.
Một lúc, tôi hỏi “Ê-Rích”:
- “Dạ, xong rồi bố. Lý lịch con dễ nói lắm.”
- “Coi chừng. Đừng chủ quan.” Tôi nói. Rồi tôi hỏi nó một câu mà luật sư
Cao Ủy trước nay vẫn thường hỏi mọi người. “Xin cho biết lý do rời Việt
Nam?”
“Ê-Rích” ngồi thẳng người lên, nghiêm mặt quan trọng, nghiêm chỉnh trả lời:
- “Dạ thưa phái “đàng”. Tôi là con lai. Đời tôi có nhiều đau khổ lắm.
Tôi không có cha mẹ, bị người ta khinh khi, chế độ kỳ thị không sống nổi
nên tôi phải trốn khỏi quê hương tôi.”
Nó nói “đàng” thay vì “đoàn” như cách nói ngọng của người miền quê trong Nam khiến mấy đứa ngồi quanh nó nhìn nó cười.
- “Anh nói anh không có cha mẹ là thế nào? Phải nói cho rõ chỗ nầy.”
Thái độ và nét mặt của nó cũng làm ra vẻ quan trọng như lúc nẫy. Nó từ tốn trả lời:
- “Dạ thưa phái “đàng” tôi không có cha mẹ là do…”
Thấy điệu bộ và cách trả lời trịnh trọng của nó, cả bọn cười ồ lên, cắt ngang lời nó. Thằng Định nói:
- “Mày làm như bố là Cao Ủy với Mã Lai, còn mày thì đang lên bàn thiệt sự.”
Nó trả lời ngay, vẫn vẻ mặt quan trọng:
- “Tụi bây ngu! Bố nghĩ coi. Con phải “Dạ thưa phái “đàng” cho họ thấy
mình lễ phép, lịch sự, họ mới có cảm tình. Với lại, bố còn ở đây, bố dợt
thử con. Có gì sai bố sửa giùm. Mai mốt bố đi Sengei, ai giúp con?”
Thấy nó nói có vẻ gay gắt vì không vừa lòng mấy đứa, tôi vừa an ủi vừa dàn hòa:
-“Thôi! Thằng “Ê-Rích” trả lời tiếp đi. Có gì không
ổn, tao coi lại coi.”
Nó trở lại điệu bộ quan trọng như cũ, coi như không có chuyện gì xảy ra:
- “Dạ thưa phái “đàng”. Tôi không biết cha mẹ sanh đẻ ra tôi là ai. Năm
1972, khi cha nuôi tôi nằm bệnh viện ở Cần Thơ. Người ta thấy một đứa bé
mới đẻ, ai đem bỏ kề đống rác ngoài bệnh viện. Mẹ nuôi tôi đi thăm
chồng, thấy tội nghiệp, đem về nuôi. Đó là cha mẹ nuôi của tôi. Không ai
biết ai là cha mẹ ruột tôi.”
Tôi cũng làm ra vẻ quan trọng:
- “Vậy rồi cha mẹ nuôi của anh nuôi anh đến khi anh khôn lớn”?
- “Dạ không! Cuối năm 1974, cha mẹ tôi bị Việt Cộng phục kích bắn chết
cả hai ông bà vì cha nuôi tôi làm trưởng ấp. Chỉ còn lại một người chị
gái do mẹ nuôi tôi đẻ ra với tôi mà thôi.”
Tôi hỏi:
- “Vậy rồi ai nuôi chị anh và anh?”
- “Dạ thưa phái “đàng”. Ông bà “goại” đem hai chị em chúng tôi về nuôi.”
- “Tôi muốn xác minh cho rõ ràng. Cha nuôi anh làm trưởng ấp ở đâu?”
Tôi giải thích:
- “Nên nói theo cách gọi của chế độ cũ, rồi giải thích thêm theo tên gọi
của chế đội mới. Ví dụ anh nói ấp Mò Ó, xã Đại Ngãi, huyện Long Phú,
nhưng tỉnh thì phải nói là tỉnh Ba Xuyên, nay gọi là tỉnh Hậu Giang.
Mình phải nói làm sao để gợi ý cho họ hỏi câu tiếp, vừa dễ cho mình mà
cũng dễ cho họ. Chẳng hạn như nói phải về ở với ông bà ngoại già cả thì
họ sẽ hỏi tiếp cuộc sống của mình với ông bà ngoại như thế nào!?”
“Ê-Rích” tiếp tục nói, vẫn với vẻ quan trọng:
- “Dạ thưa phái “đàng”. Khi cha mẹ nuôi tôi bị Việt Cộng giết chết rồi,
ông bà “goại” tôi già cả và nghèo khó cũng đem chị em chúng tôi về
nuôi.”
Tôi khuyến khích:
- “Vậy đó! Nói tiếp cảnh sống với ông bà ngoại, ăn uống, học hành, làm lụng vất cả tuy còn nhỏ tuổi…”
- “Dạ thưa phái “đàng”. Trước 1975, tôi chưa được ba tuổi. Ông bà “goại”
cho chị em tôi vào một cái nhà trẻ của mấy bà “xơ” ở nhà thờ xã. “Giải
phóng” rồi, nhà trẻ bị dẹp bỏ. Tới năm 1977, tôi mới học lớp một thì
phải bỏ học vì ông bà “goại” tôi bây giờ nghèo “gồi”. “Guộng” bị tịch
thu hết.”
- “Trả lời như vậy là hay đấy! Nói tiếp chuyện ruộng vườn bị tịch thu.”
- “Dạ thưa phái “đàng”. Ông bà “goại” tôi bị tịch thu năm mươi chín công
“guộng”, gần sáu mẫu. Một cái vườn năm công với một nhà máy xay lúa.
Tất cả bắt giao cho “Hợp Tác Xã” hết. Ông bà “goại” tôi sống là nhờ có
của cải đó. Bị tịch thu, mà ông bà già lắm, không đi làm thuê làm mướn
cho ai được nên không có gì sinh nhai. Đời sống rất đói khổ.”
- “Không cần nói mẫu. Cứ nói bao nhiêu công là được rồi.” Tôi lại hỏi
tiếp. “Bị tịch thu hết tài sản thì ông bà ngoại anh lấy gì nuôi chị em
anh?”
“Ê-Rích” trả lời, giọng xúc động thật sự:
- “Dạ thưa phái “đàng”, ông bà “goại” tôi vẫn phải đi làm thuê cho người
ta, việc gì nhẹ thì làm, việc hơi nặng nặng thì “gán” làm, kiếm ăn qua
ngày. Tôi bỏ học theo phụ với “goại”. Tới năm 1980 thì khổ lắm, tôi đi ở
đợ cho người ta, lâu lâu có tiền gởi về cho “goại.”
- “Bây giờ đi ở đợ là thuộc giai cấp số một của “Cách Mạng” rồi. Giai cấp tiên tiến số một, vậy còn vượt biên làm chi?”
- “Ai kia! Chớ còn con! Cán bộ, Công An thấy mặt là tụi nó ghét, khinh bỉ.”
- “Thôi tiếp đi! Từ khi đi ở đợ, có những khó khăn gì?”
“Ê-Rích” cũng trở lại điệu bộ như lúc ban đầu:
- “Dạ thưa phái “đàng”. Đi ở đợ, tôi không gặp khó khăn gì bởi vì ông bà
chủ nhà cũng là người tu hiền. Khi ông bà “goại” tôi không chịu nhận
tiền tôi đem về cho nữa, thì ông bà chủ cất giùm. Nói là để lo cho tôi
vượt biên.”
“Ê-Rích” trả lời:
- “Dạ thưa phái “đàn”. Ông bà chủ rất thương tôi. Ông bà chủ có cái sạp
bán cá khô, nước mắm, thuốc lá lẻ, trà ở chợ xã. Họ có con cái ở nước
“goài” gởi tiền về cho. Vì vậy, họ nói tôi nên đi vượt biên để kiếm tiền
về giúp đỡ ông bà “goại” tôi.
Họ nói ông bà “goại” tôi và cha mẹ nuôi tôi ngày xưa tốt bụng lắm. Ai
cũng thương. Vậy mà cha mẹ nuôi tôi chết sớm thật là tội nghiệp! Công
việc của tôi là gánh hàng ra chợ cho bà chủ. Bán xong, tôi gánh về. Ở
nhà thì quét dọn nhà cửa, gánh nước tưới “gau” và nấu cơm. Đồ ăn thì bà
chủ tự nấu lấy…”
- “Sống như thế, anh có gặp gì khó khăn nữa không?”
- “Dạ không! Khó khăn là khi nào tới cơ quan hay đi lao động, đi thủy lợi.”
- “Anh đi lao động năm nào, làm những công việc gì?”
- “Năm 1987 mày mới 15 tuổi, chưa tới tuổi lao động mà?”
- “Dạ thưa phái “đàn”. Năm 1987, chính quyền xã gọi tôi trình diện để đi
lao động. Tôi khiếu nại tôi mới 15 tuổi thì họ nói “Mày Đế Quốc Mỹ” nên
được “ưu tiên”.
Tôi hỏi “Đế Quốc Mỹ” là sao?
“Ê-Rích” trả lời, vẫn nghiêm nghị nhưng hai con mắt có vẻ đau khổ.”
- “Dạ thưa phái “đàng”! Chính quyền, cán bộ, Công An xã ấp, họ không gọi
tôi bằng tên thật - tên Thắng - Ở đây đồng bào gọi tôi là “Ê-Rích” là
gọi cho vui. Còn chính quyền bên nước gọi tôi là “Thằng Đế Quốc Mỹ” là
họ gọi mỉa mai vì tôi là con lai Mỹ. Họ nói cha đẻ tôi có tội “xâm lược
Việt Nam” nên tôi cũng phải chịu tội chung với cha đẻ tôi.
Nay tôi dù chưa tới tuổi cũng được ưu tiên lao động để chuộc tội cho cha tôi. Đi lao động, đi thủy lợi, việc gì nặng, họ kêu tôi làm. Họ gọi: “Ê! “Thằng Đế Quốc Mỹ” đến đây làm việc nầy!” Vác đá, khiêng cây, đào đất, việc chi tôi cũng được “ưu tiên” hết mà tôi thì mới mười lăm tuổi.”
Nay tôi dù chưa tới tuổi cũng được ưu tiên lao động để chuộc tội cho cha tôi. Đi lao động, đi thủy lợi, việc gì nặng, họ kêu tôi làm. Họ gọi: “Ê! “Thằng Đế Quốc Mỹ” đến đây làm việc nầy!” Vác đá, khiêng cây, đào đất, việc chi tôi cũng được “ưu tiên” hết mà tôi thì mới mười lăm tuổi.”
-“Khai như vậy là đậu thanh lọc đó! Mới mười lăm tuổi mà lao động như
người lớn là ngược đãi. Đó là nói về vật chất. Còn gọi mày là “Thằng Đế
Quốc Mỹ”, mai mỉa, khinh thị là ngược đãi về tinh thần. Có muốn đánh
hỏng thanh lọc, cũng không đánh hỏng được.”
“Ê-Rích” cũng cười:
- “Bố nghĩ coi, nhiều khi con tức chết đi được. Tủi thân con khóc
“goài”. Ông bà “goại” con thường an ủi. Dù gì thì máu mẹ con cũng là máu
Việt Nam. Con sinh đẻ ở Việt Nam thì con cũng là người Việt Nam! Vậy mà
một chút họ gọi con là “Thằng Đế Quốc Mỹ”. Họ còn nói “Thằng Đế Quốc
Mỹ” làm biếng,
“Thằng Đế Quốc Mỹ trốn tránh lao động.” Con sinh đẻ ở Việt Nam, lớn lên ở Việt Nam, ăn cơm Việt Nam, con có dòng máu Việt Nam mà con cứ bị kỳ thị “goài”, bị mai mỉa “goài”, bắt lao động nặng nhọc, con tủi thân, con buồn lắm. Con “gời” Việt Nam nhưng con buồn lắm. Con “gất” thương ông bà “goại.”
“Thằng Đế Quốc Mỹ trốn tránh lao động.” Con sinh đẻ ở Việt Nam, lớn lên ở Việt Nam, ăn cơm Việt Nam, con có dòng máu Việt Nam mà con cứ bị kỳ thị “goài”, bị mai mỉa “goài”, bắt lao động nặng nhọc, con tủi thân, con buồn lắm. Con “gời” Việt Nam nhưng con buồn lắm. Con “gất” thương ông bà “goại.”
- “Nếu trả anh về Việt Nam thì anh nghĩ sao?”
“Ê-Rích” trở lại thái độ nghiêm chỉnh như ban đầu:
- “Dạ thưa phái “đàng”. Tôi là người Việt Nam. Tôi ở Việt Nam là đúng.
Nhưng tôi không muốn bị người ta khinh khi, mỉa mai gọi tôi là “Thằng Đế
Quốc Mỹ”. Ai cũng phải làm việc mới có cơm ăn, nhưng đừng đối xử ác với
con như Cộng Sản.”
- “Hay! Trả lời hay đó. Bị đối xử ác, bị bạc đãi, bị khinh thị thì lam
sao trở về được. Nhưng giả thử như phái đoàn hỏi mày qua tới Mỹ rồi thì
có đi tìm cha không thì mày trả lời làm sao?”
“Ê-Rích” trả lời, giọng nói xúc động:
- “Dạ thưa phái “đàng”. Con thì phải tìm cha. Nhưng tôi thấy hơi khó. Mẹ
đẻ tôi bỏ tôi bên đống “gác” bên ngoài bệnh viện Cần Thơ, không một
miếng giấy, không một tấm hình, biết căn cứ vào cái chi mà tìm cha. Nếu
như tôi tìm được cha, chắc tôi sung sướng lắm”.
- “Tao sợ mấy ông chờ họp nhau, coi thử “con anh hay con tui”. Ông nào
cũng mắt xanh mũi lỏ. Biết bao nhiêu ông tới Việt Nam: Ông Mỹ, ông Úc,
ông Tân Tây Lan, ông Canada, không chừng lại có ông Ba-Lan, Hungary
trong Ủy Hội Quốc Tế. Ông nào nhận là con mình thì cho đi định cư nước
ấy.”
Cả bọn cười ồ. Thấy mặt nó có vẻ tiu nghĩu, buồn buồn, tôi thấy hối hận,
thấy mình đùa một cách vô ý thức, lại tàn nhẫn nên tôi vội nói:
- “Nói chơi vậy thôi. Người Mỹ họ nhận trách nhiệm về vấn đề nầy nên
chắc chắn đậu rồi thì đi Mỹ. Chỉ sợ qua tới đó, có tiền có bạc rồi quên
ông bà ngoại, quên mất chị thì tội cho họ lắm.”
(Trich Bèo Dạt của Tuệ Chương)
(Trich Bèo Dạt của Tuệ Chương)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 343
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CUBA-HANOI
Đêm Havana & Ngày Hà Nội
Sun, 12/21/2014 - 18:12 — tuongnangtien
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Phùng Quán
Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!
Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”
“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).
Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội ? Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:
“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”
“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).
Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta.”. Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:
“Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”
Ý, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!
Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:
“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt nhoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).
Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ! Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng!
Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước Việt Nam:
“Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”
Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:
“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”
Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.
Cho nó khoẻ!
Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.
Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”
Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng.”
Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?
Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng” được tới nó.
Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị Sợi bán hàng không đủ thunhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.
“Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.
Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.
Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.
Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…
Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.
Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.
- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.\
Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
……
Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:
- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.
Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!
Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.
- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?
- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”
Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.
Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.
Sau khi đọc xong “Truyện không tên,” tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự – thế thôi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và đoàn đại biểu Diễn đàn XHDS viếng cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ảnh và chú thích: http://danquyenvn.blogspot.
Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận biết thôi.
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Phùng Quán
Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!
Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”
“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).
Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội ? Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:
“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”
“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).
Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta.”. Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:
“Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”
Ý, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!
Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:
“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt nhoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).
Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ! Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng!
Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước Việt Nam:
“Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”
Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:
“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”
Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.
Cho nó khoẻ!
Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.
Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”
Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng.”
Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?
Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng” được tới nó.
Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị Sợi bán hàng không đủ thunhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.
“Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.
Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.
Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.
Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…
Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.
Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.
- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.\
Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
……
Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:
- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.
Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!
Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.
- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?
- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”
Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.
Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.
Sau khi đọc xong “Truyện không tên,” tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự – thế thôi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và đoàn đại biểu Diễn đàn XHDS viếng cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ảnh và chú thích: http://danquyenvn.blogspot.
Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận biết thôi.
BÙI NGỌC TẤN
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
18 tháng 12 2014
Tác giả 'Chuyện kể năm 2000', nhà văn Bùi Ngọc Tấn, người được ví như
Solzhenitsyn của Việt Nam, vừa qua đời vì ung thư phổi ở tuổi 81.
Thân hữu xác nhận ông đã qua đời sáng thứ Năm 18/12 tại nhà con trai mình ở TP Hải Phòng sau một thời gian bệnh nặng.
Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1954.
Ông từng làm báo trong vai trò phóng viên báo Tiền Phong và biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết.
Tuy nhiên ông được biết nhiều trong vai trò một nhà văn.
Năm 2012, ông được trao giải thưởng Henri Queffélec tại liên hoan 'Sách và Biển' ở Pháp cho tác phẩm "Biển và chim bói cá".
Tác phẩm này, do nhà xuất bản Hội nhà văn ở trong nước và công ty Nhã
Nam ấn hành lần đầu năm 2009, tái bản năm 2010, viết dựa trên những gì
ông trải nghiệm trong khi làm việc tại một xí nghiệp thủy sản.
Ông còn nhiều tác phẩm được biết đến như tập truyện Những người rách
việc, Rừng xưa xanh lá, Mùa cưới, Đêm tháng 10, Nhằm thẳng quân thù mà
bắn, Nguyên Hồng thời đã mất, Một thời để mất, Một ngày dài đằng đẵng...Solzhenitsyn của Việt Nam
Tuy nhiên tác phẩm gây chấn động nhất của Bùi Ngọc Tấn là 'Chuyện kể
năm 2000' viết về hệ thống lao tù XHCN ở trong nước. Các báo ở Việt
Nam khi đưa tin về cái chết của ông đều không đề cập tới tác phẩm này.
Nhà văn bị tù từ 11/1968 đến 3/1973 với tội danh “Tuyên truyền phản cách
mạng” trong vụ án "Xét lại chống Ðảng, làm tay sai cho nước ngoài”.
Cùng tội danh này có các thân hữu của ông như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà
điện ảnh Huy Vân, nhà báo Vũ Huy Cương, nhà báo Kỳ Vân...
Sau khi ra tù, ông phải làm nhiều công việc để nuôi sống bản thân và gia đình.
'Chuyện kể năm 2000' được Bùi Ngọc Tấn khởi viết từ cuối năm 1990 và
tiếp tục hoàn chỉnh gần 10 năm cho tới khi có cơ hội ấn hành vào đầu năm
2000 nhưng vừa in xong đã bị thu gom để hủy.
Cuốn sách một thời gian bị cấm đoán ở trong nước dù chỉ ghi lại thực tế chốn lao tù qua con mắt của một tù nhân.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (DR)
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa qua đời sáng nay, 18/12/2014, tại nhà riêng của
ông Hải Phòng, hưởng thọ 81 tuổi, sau một thời gian bệnh nặng.
Sinh năm 1934 tại Hải Phòng, nhà văn Bùi Ngọc Tuấn, nguyên là một nhà báo, đã được độc giả biết nhiều qua những tác phẩm, như “Biển và chim bói cá” (2009) và nhất là cuốn “ Chuyện kể năm 2000”
, xuất bản vào năm 2000, gây nhiều tiếng vang trong cũng như ngoài nước
(được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Đức). Tác phẩm do Nhà xuất bản Thanh
Niên ấn hành, nhưng sau đó bộ Văn hóa-Thông tin đã ra quyết định đình
chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này.
Nội dung “Chuyện kể năm 2000” nói về một người tù cải tạo, dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân ông, từng bị cải tạo 5 năm (1968-1973) về tội "xét lại, chống Đảng",
mà không hề được xét xử. Trong suốt thời gian 20 năm sau khi ra tù, Bùi
Ngọc Tấn ngừng viết và mãi đến năm 1994, mới trở lại với độc giả bằng
những trang hồi ký về nhà văn Nguyên Hồng.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã được trao nhiều giải thưởng văn học trong nước
và cũng đã được tặng Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm “Biển và chim bói cá”. Đây là giải thưởng của Liên hoan Sách và Biển, được tổ chức hàng năm tại Pháp.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141218-nha-van-bui-ngoc-tan-qua-doi/Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời ở Hải Phòng
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Nhà tôi bị bệnh khối u ở phổi bây giờ nó di căn sang xương, nó đau xương lắm. Nhà tôi mất vào lúc 6 giờ 15 sáng ngày hôm nay 18 tháng 12. Ông ấy đau đớn làm ạ, nằm không yên không ngồi được. 10 giờ sáng mai thì liệm rồi 10 giờ sáng ngày kia sẽ đưa chôn, không hỏa táng”.
“Nhà tôi bị bệnh khối u ở phổi bây giờ nó di căn sang xương, nó đau xương lắm. Nhà tôi mất vào lúc 6 giờ 15 sáng ngày hôm nay 18 tháng 12. Ông ấy đau đớn làm ạ, nằm không yên không ngồi được. 10 giờ sáng mai thì liệm rồi 10 giờ sáng ngày kia sẽ đưa chôn, không hỏa táng”.
Nạn nhân “Xét Lại Chống Đảng”
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn là một trong những nạn nhân của vụ án “Xét Lại Chống Đảng” và phải ngồi tù 5 năm trời.
Sau khi ra tù ông đã được “tẩy oan” và sau đó xuất bản tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000.
Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo
từ 1954. Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội,
viết với bút danh Tân Sắc.
Chuyện Kể Năm 2000
“Chuyện Kể Năm 2000” là một quyển sách nổi tiếng của Bùi Ngọc Tấn đã được dịch ra các ngôn ngữ Anh, Đức và Pháp.
Trong 600 trang sách của tác phẩm này Bùi Ngọc Tấn đã mô tả một trí thức
bị chính quyền trấn áp và bắt giam cho thấy bộ mặt thật của guồng máy
cai trị.
Chính vì vậy Hà Nội đã lập tức ngăn chặn, tịch thu toàn bộ cuốn sách ngay sau khi nó ra mắt vài ngày tại Việt Nam.
Bùi Ngọc Tấn đã nhận được nhiều giải thưởng của các tờ báo trong nước.
Bên cạnh sự nổi tiếng của “Chuyện Kể Năm 2000”, ông cũng nhận được Giải
Henri Queffenlec của Pháp vào năm 2012 cho tác phẩm “Biển Và Chim Bói
Cá”.
Anh Tấn ơi
Phạm Đình Trọng (Danlambao)
- Mới ngày nào anh và chị Bích vào Sài Gòn, em đi với anh chị đến nhà
con gái anh Vũ Thư Hiên để anh và anh Vũ Thư Hiên đang sống ở Paris nói
chuyện và nhìn thấy nhau trên màn hình laptop.
Tác phẩm quan trọng nhất của anh, Chuyện Kể Năm 2000, dù bị tuyên giáo
của đảng nhân danh nhà nước cấm xuất bản vẫn được những người dân Việt
Nam trọng sự thật, yêu tự do dân chủ in đi in lại hàng chục ngàn bản.
Tác phẩm của anh nói sự thật, nói nỗi đau của con người, của đạo lí, của
văn hóa bị chà đạp, đày đọa, nhà nước cộng sản không xuất bản thì người
Dân cần sự thật, cần đạo lí, cần văn hóa, xuất bản. Mới đầu năm nay anh
vào Sài Gòn nhận sách của lần xuất bản mới nhất để tặng bầu bạn và tham
dự buổi họp mặt thân tình mà trang trọng khai sinh ra Văn Đoàn Độc Lập,
một tổ chức văn chương mang khát vọng của nhân dân, khát vọng tư do dân
chủ, tiếp nối dòng văn chương Tự Lực Văn Đoàn mang khát vọng của cái
Tôi nhỏ bé nhưng vô cùng vĩ đại trong lịch sử.
Mới cách đây hai mươi ngày, khi em đến thăm, anh vừa qua lúc cơn đau dội
lên. Trên mặt anh còn lấm chấm những chấm trắng là những mẩu giấy tẩm
thuốc do thầy thuốc dán vào huyệt để giảm cơn đau. Nằm một lúc cho dịu
cơn đau rồi anh gượng dậy ngồi nói chuyện với em. Vì thế em có cả ảnh
chụp khi anh nằm âm thầm chống chọi với cơn đau và khi anh đã vượt qua
cơn đau ngồi ngay ngắn trên giường. Cũng lúc đó có người mang đến cho
anh hộp thuốc đặc trị từ nước ngoài gửi về.
Nhìn sắc mặt hồng hào, vẻ mặt tươi tỉnh, nhìn hộp thuốc quí từ nước có
nền y học tiên tiến nhất thế giới đến với anh và chứng kiến sự chăm sóc
dịu dàng chu đáo của chị Bích, cháu Hiến dành cho anh, em cứ khấp khởi
nghĩ rằng em sẽ còn được gặp anh. Ở nhà con trai, phòng anh nằm thoáng
rộng, đầy đủ tiện nghi hơn cả bệnh viện cấp cao. Anh ngồi ghế lăn, con
trai đẩy ghế đưa anh vào toilet, khi trở lại anh không cần sự nâng đỡ
của con trai, tự leo lên giường. Cạnh đầu giường anh là chiếc bàn có máy
tính nối mạng, có bức ảnh phóng to chụp khi anh tặng sách Chuyện Kể Năm
2000 cho đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh chỉ bức ảnh, hóm hỉnh nói: Bùa
đấy! Rồi anh thông báo tập tự sự 500 trang của anh được một nhà xuất bản
của người Việt ở nước ngoài in, khoảng tháng sau là có sách.
Không ngờ em vừa trở lại Sài Gòn thì nghe tin anh đã ra đi mãi mãi.
Anh Bùi Ngọc Tấn cũng như anh Vũ Thư Hiên là những trí thức chân chính,
lương thiện, những nhà văn, nhà báo xông xáo viết về cuộc sống lam lũ,
vất vả của người dân vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh chín năm khốc liệt
lại phải bước vào cuộc chiến tranh bội phần khốc liệt hơn và không biết
kéo dài gấp bao nhiêu lần cuộc chiến tranh chín năm trước. Đang miệt
mài, hăm hở viết thì cả hai anh bị gán cho bản án chính trị vu vơ: xét
lại chống đảng.
Đảng phái chỉ là tổ chức của một số người theo đuổi một lí tưởng chính
trị. Trong đời sống xã hội có vô vàn lí tưởng chính trị. Có người theo
đuổi lí tưởng chính trị này thì cũng có người theo đuổi lí tưởng chính
trị khác là bình thường, đương nhiên, là quyền cơ bản của công dân, đâu
phải tội. Hơn nữa, nhà báo Bùi Ngọc Tấn, nhà văn Vũ Thư Hiên đã mang cả
năm tháng tuổi trẻ chiến đấu xây dựng, bảo vệ thể chế cộng sản này. Thể
chế này là các anh. Các anh là một phần máu thịt của thể chế này. Các
anh đâu có chống lại chính mình. Nhưng quyền lực độc tài cần ra uy, gieo
rắc nỗi khiếp sợ cho người dân. Để độc tài cứ nghênh ngang tồn tại trên
nỗi sợ hãi, run rảy, khiếp đảm của trăm họ. Cần có những tội phạm vu vơ
để giáng những án tù thật khủng khiếp răn đe muôn dân. Vì vu vơ, không
có căn cứ pháp luật, không bằng chứng phạm tội nên không thể xét xử,
không có bản án. Quyền lực độc tài cứ tùy tiện vu tội. Nhà tù của nhà
nước độc tài cứ lạnh lùng giam cầm, đày đọa người dân lương thiện. Nhà
văn Vũ Thư Hiên 9 năm tù đày. Nhà báo Bùi Ngọc Tấn 5 năm ngục tối.
Những bản án giả tạo, áp đặt, oan khiên của thể chế độc tài giáng xuống
số phận người dân mang nỗi bất hạnh đến cho cuộc đời người dân lương
thiên nhằm vùi dập trong âm thầm khuất lấp những con người tử tế, triệt
hạ vô tăm tích những nhân cách trung thực, để chỉ còn những con người
dúm dó, khúm núm, quì gối, bò bốn chân như loài vật, không còn một chút
phẩm chất người trong một xã hội tàn bạo, giả dối, lừa lọc. Nhưng “Người ta đến lúc hiểm nghèo / Hoặc vằng vặc sáng, hoặc leo lét tàn”.
(Trần Đăng Khoa. Trường ca Mạc Thị Bưởi) Bị đẩy đến tận cùng sự khốn
cùng của kiếp người, phẩm chất tiềm ẩn trong mỗi con người, hèn hạ hay
bất khuất, vô tích sự hay tài năng, sẽ bộc lộ ra đầy đủ nhất, rõ ràng
nhất. Tài năng và phẩm giá Người sẽ bừng sáng lên chói lọi nhất.
Là nhà báo đang hăm hở viết về đời sống xã hội, viết về những sự việc
hàng ngày bỗng trở thành người tù không tội danh, không bản án, mịt mù
vô tận. 5 Năm ngục tối là một hiện thực điển hình khái quát cả bản chất
của một thể chế. Viết về thân phận con người trong hoàn cảnh điển hình
đó để ghi vào lịch sử, khắc vào thời gian rằng trong thể chế độc tài,
bất kì người dân lương thiện nào cũng có thể trở thành người tù mịt mù
vô tận, nhà báo Bùi Ngọc Tấn đã trở thành người hùng bất khuất, lẫm liệt
của lịch sử, trở thành nhà văn của nhân dân, của một nền văn học nhân
bản, đích thực. Chuyện Kể Năm 2000 ghi lại 5 năm ngục tối của nhà văn
Bùi Ngọc Tấn, Đêm Giữa Ban Ngày ghi lại 9 năm tù đày của nhà văn Vũ Thư
Hiên là những bản luận tội chân thực, xác đáng, đanh thép đối với thể
chế độc tài chà đạp lên phẩm giá con người, coi con người chỉ là công
cụ.
Những con người trung thực, khảng khái đều là nỗi đe dọa đối với thể chế
độ tài tàn bạo, giả dối. Tưởng rằng những bản án giả tạo, áp đặt, oan
khiên giáng xuống những người trung thực, khảng khái sẽ loại bỏ được sự
đe dọa đó. Nhưng chính những bản án giả tạo, áp đặt lại là bằng chứng
tội phạm của thể chế độc tài để dẫn đến bản án Chuyện Kể Năm 2000, Đêm
Giữa Ban Ngày dành cho thể chế độc tài.
Thế giới đã thay đổi, Chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Đất nước đã thanh
bình trở về cuộc sống đời thường của xã hội dân sự. Từ chỗ tự cô lập, tự
khép kín trong thế giới cộng sản sắt máu, đến nay Việt Nam đã hội nhập
với thế giới văn minh. Từ chỗ không có luật pháp, đến nay Việt Nam đã có
cả một rừng luật. Nhưng bản chất thể chế không thay đổi nên trong rừng
luật lại có những điều luật mơ hồ, mênh mông để có thể buộc tội bất kì
người dân lương thiện nào dám nói sự thật, dám bộc lộ chính kiến trái
với quyền lực như điều 79, 88, 258 luật tố tụng hình sự. Và những nhà
văn, nhà báo trung thực khảng khái lại đang nối nhau vào tù để rồi sẽ
lại có những Đêm Giữa Ban Ngày, Chuyện Kể Năm X, Năm Y...
Anh Tấn ơi! Tưởng như Chuyện Kể Năm 2000 của anh chỉ có trong quá khứ
đau buồn của dân tộc Việt Nam nhưng vẫn đang có những nhà văn, nhà báo
trung thực, dũng cảm đang phải viết tiếp Chuyện Kể Năm 2000 của anh.
danlambaovn.blogspot.com
Nhiều năm sau, khi những câu chữ và nhân vật đã mờ đi trong ký ức, tôi tự hỏi: Điều lớn nhất tôi nhận được từ cuốn sách ấy là gì?
Phải chăng là một niềm tin vững chắc để dấn bước vào những vùng u tối nhất của đời sống, rằng nếu hấp lực của việc viết có đẩy mình tới đâu, thì vẫn có cách đi xuyên qua nghịch cảnh mà không đánh mất phẩm giá, dẫu có phải đối diện và trở thành nạn nhân của sự u tối và tàn bạo đến thế nào, thì nhất quyết không để sự ngu dốt vô minh nuốt chửng để trở nên cay nghiệt, hằn thù.
Sau 5 năm "thực tế sáng tác' trong tù, ông đã đem đến cho tôi và những nhà văn đi sau một kinh nghiệm tuyệt vời như thế.
2001, khi cuốn sách được in và bị thu hồi ngay sau đó, tôi lại bay ra gặp ông để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Có lẽ đó là một trong những bài phỏng vấn dài nhất mà tôi thực hiện trong đời làm báo của mình.
Đó cũng là lần đầu ông trả lời phỏng vấn. Trong căn gác nhỏ số 10 Điện Biên Phủ Hải Phòng, không gian cũ với mớ hồi ức ngồn ngộn, tất cả đống dữ liệu ấy khiến tôi bối rối, và hơn một lần cả tôi và ông đều nhầm, gọi tên ông và vợ ông theo nhân vật trong cuốn sách.
Khi ấy, tôi chợt nhận ra (một cách cay đắng) rằng dù ở phương diện nhà văn - một chứng nhân, ông cố gắng đem đến cho bạn đọc một cách kể khách quan trong vẻ diễm lệ của sự thứ tha, sự hòa giải với nghịch cảnh, nhưng trong khía cạnh nạn nhân, 5 năm "thực tế bất đắc dĩ" ấy sẽ mãi ở lại trong ông, và không bao giờ ông ra khỏi nó.
Hơn một lần tôi định hỏi ông: "Con người chào đời với đôi bàn tay nắm chặt, như thể đang quyết tâm thực hiện một nguyện ước trong đời này nhưng khi ra đi thì ai cũng duỗi thẳng đôi tay, đó là viên thành nguyện ước hay buông xuôi bỏ cuộc?". Tôi biết ông sẽ chỉ trả lời bằng một nụ cười hiền, với những nếp nhăn như bị vò nhàu trên gương mặt dường như chưa bao giờ nếm trải hạnh phúc trọn vẹn.
Có lẽ Bùi Ngọc Tấn sinh ra với một cam kết bí mật: trải
nghiệm, thấu cảm để viết về nỗi đau, cho nên hạnh phúc với ông vô cùng
hiếm hoi. Ngay cả những ngày tháng cuối đời, khi cánh cửa nhà tù đã ở
lại đằng sau hàng chục năm, ông cũng không ra khỏi lời cam kết đó.
Sau hai cuốn tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn và bút ký, một cú địa chấn trong làng văn chương Việt đầu thế kỷ 21, một giải văn chương Pháp (Henri Queffenlec 2012), ông vẫn tự giam mình vào sứ mệnh của một nhà văn thay vì hưởng thụ thành quả.
Thời Biến Đổi Gien, một tiểu thuyết - hồi ký có thể được xem là hậu "Chuyện kể năm 2000" sau nhiều lần viết đi viết lại đã ra mắt độc giả tại Đài Loan và Mỹ trong những ngày ông chiến đấu với bệnh tật.
Căn bệnh ung thư từ phổi di căn vào xương nhốt ông trong những cơn đau triền miên.
Nó đã mang ông đi lúc 6:15 sáng nay.
Hơn một lần tôi thầm ước: Ước gì ông chưa từng trải qua ngần ấy cay đắng, để văn chương ông không chỉ tích tụ thứ ánh sáng hiếm hoi của tình yêu, niềm hy vọng, sự thứ tha và lòng từ ái sau bao nhiêu nghịch cảnh cay đắng mà là thứ ánh sáng kỳ vĩ của niềm hạnh phúc tối thượng, nỗi kiêu hãnh làm người và ngùn ngụt năng lượng của một sinh linh tuyệt đối tự do.
Hè năm ngoái, gặp luật sư Lê Công Định tại Sài Gòn, ông ôm vai anh nói đùa: “Chúng ta là người của bộ tộc tà-ru.”
Có lẽ già làng của “bộ tộc tà – ru” đang đi về vùng đất tuyệt đối tự do, với sự thảnh thơi của người đã hoàn thành nhiệm vụ.
Vĩnh biệt ông, người hiền của văn chương Việt.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/12/141218_buingoctan_dies
“Người bộ tộc tà-ru” đi về vùng đất tự do...
Phạm Tường Vân gửi cho BBC từ Sài Gòn
- 18 tháng 12 2014
15 năm trước, Tết Canh Thìn, ra Hà Nội, tôi được nhà thơ Dương Tường
- "nhà phát hành bí mật" của những tác phẩm ngoài luồng thời bấy giờ,
dúi cho cuốn Mộng Du (tên cũ của Chuyện kể năm 2000), khi ấy còn là
một bản đánh máy.
Những Tuấn, Ngọc, Già Đô, vẻ diễm lệ của nỗi cay đắng phận người ấy đã
cùng tôi đi xuyên qua đêm giao thừa tưng bừng nhất, để bước vào thiên
niên kỷ mới.Nhiều năm sau, khi những câu chữ và nhân vật đã mờ đi trong ký ức, tôi tự hỏi: Điều lớn nhất tôi nhận được từ cuốn sách ấy là gì?
Phải chăng là một niềm tin vững chắc để dấn bước vào những vùng u tối nhất của đời sống, rằng nếu hấp lực của việc viết có đẩy mình tới đâu, thì vẫn có cách đi xuyên qua nghịch cảnh mà không đánh mất phẩm giá, dẫu có phải đối diện và trở thành nạn nhân của sự u tối và tàn bạo đến thế nào, thì nhất quyết không để sự ngu dốt vô minh nuốt chửng để trở nên cay nghiệt, hằn thù.
Sau 5 năm "thực tế sáng tác' trong tù, ông đã đem đến cho tôi và những nhà văn đi sau một kinh nghiệm tuyệt vời như thế.
2001, khi cuốn sách được in và bị thu hồi ngay sau đó, tôi lại bay ra gặp ông để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Có lẽ đó là một trong những bài phỏng vấn dài nhất mà tôi thực hiện trong đời làm báo của mình.
Đó cũng là lần đầu ông trả lời phỏng vấn. Trong căn gác nhỏ số 10 Điện Biên Phủ Hải Phòng, không gian cũ với mớ hồi ức ngồn ngộn, tất cả đống dữ liệu ấy khiến tôi bối rối, và hơn một lần cả tôi và ông đều nhầm, gọi tên ông và vợ ông theo nhân vật trong cuốn sách.
Khi ấy, tôi chợt nhận ra (một cách cay đắng) rằng dù ở phương diện nhà văn - một chứng nhân, ông cố gắng đem đến cho bạn đọc một cách kể khách quan trong vẻ diễm lệ của sự thứ tha, sự hòa giải với nghịch cảnh, nhưng trong khía cạnh nạn nhân, 5 năm "thực tế bất đắc dĩ" ấy sẽ mãi ở lại trong ông, và không bao giờ ông ra khỏi nó.
Hơn một lần tôi định hỏi ông: "Con người chào đời với đôi bàn tay nắm chặt, như thể đang quyết tâm thực hiện một nguyện ước trong đời này nhưng khi ra đi thì ai cũng duỗi thẳng đôi tay, đó là viên thành nguyện ước hay buông xuôi bỏ cuộc?". Tôi biết ông sẽ chỉ trả lời bằng một nụ cười hiền, với những nếp nhăn như bị vò nhàu trên gương mặt dường như chưa bao giờ nếm trải hạnh phúc trọn vẹn.
Có lẽ Bùi Ngọc Tấn sinh ra với một cam kết bí mật: trải nghiệm, thấu cảm để viết về nỗi đau, cho nên hạnh phúc với ông vô cùng hiếm hoi.
Sau hai cuốn tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn và bút ký, một cú địa chấn trong làng văn chương Việt đầu thế kỷ 21, một giải văn chương Pháp (Henri Queffenlec 2012), ông vẫn tự giam mình vào sứ mệnh của một nhà văn thay vì hưởng thụ thành quả.
Thời Biến Đổi Gien, một tiểu thuyết - hồi ký có thể được xem là hậu "Chuyện kể năm 2000" sau nhiều lần viết đi viết lại đã ra mắt độc giả tại Đài Loan và Mỹ trong những ngày ông chiến đấu với bệnh tật.
Căn bệnh ung thư từ phổi di căn vào xương nhốt ông trong những cơn đau triền miên.
Nó đã mang ông đi lúc 6:15 sáng nay.
Hơn một lần tôi thầm ước: Ước gì ông chưa từng trải qua ngần ấy cay đắng, để văn chương ông không chỉ tích tụ thứ ánh sáng hiếm hoi của tình yêu, niềm hy vọng, sự thứ tha và lòng từ ái sau bao nhiêu nghịch cảnh cay đắng mà là thứ ánh sáng kỳ vĩ của niềm hạnh phúc tối thượng, nỗi kiêu hãnh làm người và ngùn ngụt năng lượng của một sinh linh tuyệt đối tự do.
Hè năm ngoái, gặp luật sư Lê Công Định tại Sài Gòn, ông ôm vai anh nói đùa: “Chúng ta là người của bộ tộc tà-ru.”
Có lẽ già làng của “bộ tộc tà – ru” đang đi về vùng đất tuyệt đối tự do, với sự thảnh thơi của người đã hoàn thành nhiệm vụ.
Vĩnh biệt ông, người hiền của văn chương Việt.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/12/141218_buingoctan_dies
Saturday, December 20, 2014
NGUYỄN THIÊN THỤ * THỦ ĐOẠN VÀ TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH
THỦ
ĐOẠN VÀ TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THIÊN THỤ
Người Cộng sản Việt Nam nay đề cao đạo đức Hồ
Chí Minh, vậy thì Hồ Chí Minh dù là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương
có phải là người đạo đức hay không? Xét về đạo đức thì dù người bình
thường hay người cộng sản đều có những điểm chung cho dù người cộng sản
chống văn hóa cổ truyền. Ví dụ giết người, trộm cắp, dối trá, phản dân,
hại nước đều là có tội về luân lý cũng như pháp luật.
Chúng ta không đòi hỏi ông Hồ phải là bực
thánh, chúng ta chỉ xem ông là một con người bình thường trước đạo lý và
pháp luật. Sau đây chúng ta thử xem xét những điều mà Việt Cộng tuyên
truyền về ông Hồ. Các tài liệu viết về đạo đức Hồ Chí Minh đều nói giống
nhau. Đạo đức mà ông khuyên đệ tử của ông gồm những điều mà ông đã viết
trong Đường Kách Mệnh (1927) và trong Di chúc (1969) của Ông: Người coi
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất
của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới
của dân tộc ta. (1)
Tư tưởng
trên cũng là tư tưởng của Nho giáo, nhưng Nho Lão Phật và Thiên Chúa
giáo còn dạy nhiều hơn như từ bi, bác ái, nhân, nghĩa lễ trí tín, cấm
sát sanh, cấm nói dối, cấm trộm cắp.. Ông không đề cập đến từ bi, bác
aí, nhân nghĩa lễ trí tín vì những điều này trái với thuyết đấu tranh
giai cấp và sự căm thù, phân biệt bạn thù, giết lầm hơn bỏ sót của cộng
sản. Tội ác của HCM thì nhiều vô số, chúng tôi chỉ nêu lên một số quan
trọng
A.THỦ ĐOẠN HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là con người nhiều thủ đoạn, và tất cả thủ đoạn của ông đều mang hai tình chất là dối trá và tàn ác. Và dối trá là bản chất của ông. Ngay trong cuộc sống bình thường, ông cũng là một tay diễn xuất khéo léo.
I. MAN TRÁ, TIẾM DANH
Ông Hồ đã phạm tội trộm cắp, lừa dối, khi ông cướp tên tuổi và công
trình của các nhà cách mạng tiền bối như Phan Chu Trinh, Phan Văn
Trường, Nguyễn Thế Truyền, ông Hồ đã cướp bí danh và tổ chức của Hồ Học
Lãm, đã mạo nhận Ngục Trung Nhật Ký là của ông, ông đã dối trá khi
khai man rằng đã học Quốc Học Huế, đã đỗ bằng tiểu học, đã học trường
Đại Học Phương Đông của Liên Xô, đã phụ trách Phòng Phương Nam của đệ
tam quốc tế..
II. MẶT NẠ KHIÊM TỐN
Ông mượn lời và tên Trần Dân Tiên
để quảng cáo mình thế mà gọi là khiêm tốn , thành thật ư? Chính ông Hồ
đã tự khoe một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta,với đức khiêm tốn
nhường ấy...
Ông muốn viết tiểu sử để quảng cáo mình mà lại nói "Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”( 10 * TRẦN DÂN TIÊN I , tr.4 )
Ông Hồ không khiêm tốn mà trái lại rất láo.
Năm 1945, ông xưng bác với toàn dân, và ông mới 55 tuổi thế mà ông đã
tự xưng là cụ. (10 * TRẦN DÂN TIÊN I. 56), là "Cha Hồ của dân tộc Việt
Nam".(10 * TRẦN DÂN TIÊN I, 71)
Ông đã dám coi Trần Hưng Đạo là bác, ngang hàng với ông khi ông xưng tôi:
Bác tôi, tôi bác cũng anh hùng,
Tôi, Bác cùng chung nợ kiếm cung.
Bác dẹp quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi giắt năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công”.
Việc HCM xưng bác nhiều người cho là bác bình
dân, nhưng bác sâu xa lắm, bác không khiêm cung đâu mặc dầu thân phụ
bác dạy bác khiêm cung. Theo Lữ Phương, trong tiếng Việt, chữ bác chỉ
vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi thì thích
hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi theo.
Theo nhiều người gần gũi ông cho biết thì điều đó cũng do ông chỉ đạo:
ai mới gặp ông mà gọi ông bằng là anh hoặc đồng chí thì bị ông chỉnh lại
ngay (tôi nghe nói trong những người bị ông chỉnh có Trần Văn Giàu và
nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) (99 * LỮ PHƯƠNG * HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH )
Trong xã hội cộng sản, già trẻ, lớn
bé gọi nhau bằng anh, riêng ông thì ngay cả Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp...đều phải gọi ông bằng bác. Trần Đức Thảo kể rằng nãm 1952 triết
gia ðược dẫn ði chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn ðiều cần nhớ: phải
ðứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không ðược nói
leo, chỉ trả lời câu hỏi; không ðược chào trước; không được nói, khi nào
Bác hỏi mới được nói. Phải xưng hô bác, bác, cháu cháu. Lê Duẩn có thể
còn hơn tuổi Hồ Chí Minh cũng không ra ngoại lệ nói chi đến những Trường
Chinh, Võ Nguyên Giáp. ( Tri Vũ. sđd)
III. LỐT ĐƠN SƠ, GIẢN DỊ, KHẮC KHỔ
Mượn lời Trần Dân Tiên, " bác" tự khoe "bác" là người ăn uống đạm bạc, ăn mặc giản dị. "Bác" là vị tăng sĩ khổ tu, và cũng là con người " vô sản chính cống vì suốt đời "bác " chỉ có "đôi dép râu" và bộ "kaki" bạc màu. Trần Dân Tiên viết:
Bữa ăn rất đạm bạc thường là dưa cà, đôi khi có thịt. Ăn xong mọi người nghỉ ngơi cười đùa. Hồ Chủ tịch cũng vui vẻ tham gia. Buổi chiều là giờ tiếp khách. Người tiếp khách ngoại quốc, các đoàn thể, hoặc từng người riêng. Có nhiều cụ già đi bộ hàng mấy ngày đường đến Hà Nội với mục đích gặp Hồ Chủ tịch. Đối với ai, Người cũng thân mật… 7 giờ tối.
Người về nhà riêng.Cơm tối xong, Người đọc
sách, xem báo đến 11 giờ hoặc nửa đêm. Người ăn mặc cũng rất giản dị,
chỉ có hai bộ quần áo ka ki, một cái khăn tay vải, to và hai đôi bít
tất. Khi ở Pa–ri về, người ta thấy Hồ Chủ tịch mặc bộ ka ki đã vá. Có
người yêu cầu Chủ tịch thay bộ quần áo khác. Chủ tịch đáp: “Nhiều đồng
bào ta, nếu được bộ quần áo như thế này cũng là tốt lắm. Thế thì việc gì
tôi phải thay”11 * TRAN DAN TIEN II * tr.89)
Hoàng Nhật Minh trong tác phẩm"
Truyện Kể về Bác Hồ" 155. * HOÀNG NHẬT MINH * NGÔ THỊ VÂN* HCM ĐỜI
SỐN...cũng đã ca tụng cuộc sống đạm bạc, giản dị của "bác". Ngô Thị Vân
viết:
Trong tư
tưởng tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự giản dị đơn sơ trong cuộc
sống là sự chí công vô tư, vượt lên hết thảy mọi sự ham muốn vật chất
đời thường và đó cũng là sự cần, kiệm trong cuộc sống – một đức tính tốt
đẹp của người dân xứ Nghệ".155. * HOÀNG NHẬT MINH * NGÔ THỊ VÂN* HCM
ĐỜI SỐN...
Cộng sản
tuyên truyền gian dối nên đã thành công đến nỗi Hoàng Văn Chí cũng ca
tụng ông Hồ theo huyền thoại của bậc chân tu đơn sơ giản dị:
Ông Hồ sống rất thanh đạm, những gì là xa xỉ
không cần thiết không bao giờ ông dùng đến. Ông chỉ có mỗi tật là nghiện
thuốc lá Mỹ và ông hút luôn mồm. Trong nhiều năm trời, ông ăn mặc in
hệt một nông dân, bên ngoài khoác một chiếc “Blouson” Gia-nã-đại và đi
dép cao su lốp ô tô. Nhìn cách ăn mặc của ông, ai cũng biết ông đã hiến
cuộc đời của ông để phục vụ nhân dân. Ông Hồ đã bỏ nhà ra đi từ ngày trẻ
tuổi, và không có vợ con, cho nên không ai có thể gán cho ông chủ
trương gia đình trị hoặc tệ tham nhũng được. (HOÀNG VĂN CHI * TỪ THỰC
DÂN ĐẾN CỘNG SẢN I)
Ôi đó
chỉ là cái mặt nạ khắc khổ giả tạo để lừa quân chúng. Ông Hồ thích thuốc
ngoại, rượu ngoại. Trong túi ông luôn có hai loại thuốc lá. Thuốc lá
nội để biểu diễn trước quan khách, trước quần chúng nhân dân, thuốc lá
ngoại để thưởng thức khi " một mình ta với ta".
Nguyễn Tường Bách viết như sau về các mẹo vặt của Hồ Chí Minh: Các ký giả ngoại quốc nhận xét Hồ Chí Minh hút thuốc thơm ngoại quốc chứ không phải thứ nội hóa nhãn Điện Biên Phủ xanh đỏ. Nhưng thời gian trước 1945 Hồ Chí Minh vẫn hút thuốc thơm (Philips Moris) nhưng để trong bao Melia vàng nội hóa. Giáo sư khả kính Vũ Khắc Khoan kể lại đã được Hồ Chí Minh khoái chí cười cho một điếu thuốc Philis Moris lại để trong bao Melia nội hóa, trong một chuyến du hành rõ ràng láu cá ranh vặt.
Các cán bộ Quốc Dân Đảng ngay từ năm 1945 đã báo cáo BắcBộ Phủ Việt Minh hằng ngày lấy thức ăn từ khách sạn Métropole ở bên kia đường, thức ăn Pháp “cao cấp” nhất Đông Dương. Suốt thời gian 1954-1975 phần hàng ăn của Métropole vẫn sống mạnh trong khi phần khách sạn bỏ hoang phế, Hồ chí Minh và các thân cận nghiền cơm Pháp (.64 * NGUYỄN TƯỜNG BÁCH * TỐ CÁO )
Vua Bảo Đại đã thuật lại đồi điều về Hồ Chí Minh: Mỗi khi xuất hiện trước quần chúng, ông ta trở thành một con người khác hẳn. Ông hoá thành một nhà tu khổ hạnh, sống đạm bạc, và hoàn toàn xả thân cho lý tưởng. Trong đời sống tư, ông ta làm tình, chơi gái, hút thuốc và thích uống rượu mạnh nguyên chất. Ông ta tự thú đã bị nghiện rượu từ khi mới bắt đầu làm nghề bồi tàu. Hút thuốc, ông ta chỉ thích độc nhất loại Philip Morris cuả Mỹ. Bởi thế, trong túi ông lúc nào cũng có hai gói thuốc Bastos. Một gói chứa những điếu thuốc lá nâu, loại vô sản, dành để công khai mời khách. Một gói Bastos khác, bên trong chứa toàn thuốc lá Mỹ Philip Morris, dành riêng cho ông ta hút...” (2)
Huỳnh Tâm cũng nói đến Mao đã thay Hồ Tập Chương bằng một người Hoa khác đóng vai Hồ Chí Minh. Người Hoa này đến Việt Nam nhậm chức năm 1956, cũng bắt chước mọi hành vi, cử chỉ của HCM như túi có hai bao thuốc lá ( GH, I) Nguyễn Đăng Mạnh viết: Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).
Trần Dân Tiên luôn nhấn mạnh về bộ kaki của ông Hồ. Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ - hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris. (45 * NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒ CHÍ MINH * ĐÀN BÀ )
Ông mang bộ kaki cũ lúc trình diễn trước công chúng ngây thơ khờ dại nhưng lòng ông mong ước mang những bộ đồ Âu phục sang trọng, với giày tây, cà vạt....Một mình với bộ đồ vía ông đi dưới trăng! Ôi ông cô đơn biết bao! Một mình ông độc diễn bi hài kịch dưới trăng lạnh lẽo mà hồi tưởng hay mộng tưởng về thủ đô Paris ánh sáng hoặc Luân Đôn huy hoàng của thực dân, đế quốc. Xem đoạn này, chợt nhớ đến " Về R" của Kim Nhật, tác giả cho biết trong mật khu , các kho chất đầy hàng ngoại cao cấp, nào thuốc tây, rượu Mỹ, bào ngư Trung Quốc.. Thế ra các đồng chí của ông đã tam cùng với ông. Ai bảo Cộng sản là nghèo? Cộng sản là khổ? Hy sinh, nghèo khổ, và gian khổ là bọn tép riu, còn lãnh tụ, hy sinh gian khổ đã được đền bù xứng đáng!
Bác sống giản dị mà bác ở nhà sàn ư? Nghe nói nhà sàn, người ta tưởng đến những ngôi nhà sàn của đồng bào thượng du. Trên người ở, dưới nuôi gà vịt. Nhà có cầu thang nhưng ban đêm thì rút thang lên. HCM thích nhà sàn vì thích sống núi rừng miền Bắc cũng như ông thích các cô sơn nữ Thái, Tày, Nùng...Nhưng ba bảy nhà sàn. Cái nhà sàn của HCM là một xa xỉ phẩm, phải là "đại đại gia" mới có một kiến trúc độc đáo như thế. Gỗ làm nhà là gỗ quý, bên trong có đủ mọi thứ cần dùng cho cuộc sống văn minh hiện đại.
Ta hãy đọc Trần Nhu, một nhân chứng rất có giá trị lịch sử:Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch có một ngôi nhà sàn mới của ông vua vô sản. Nghe chữ “nhà sàn”, người ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà sàn của các dân tộc thiểu số ở miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng trên 1m, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc. Những ngôi nhà sàn này rất đơn sơ, mộc mạc, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến người ta lầm tưởng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế.
Thật là một sự giản dị “mẫu mực” tuyệt đẹp, rất đáng triển lãm để dân chúng ngưỡng mộ. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Những du khách đã từng viếng thăm ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh, sẽ có cảm nghĩ khác hẳn... Và tôi cũng muốn mời các bạn đọc cùng tôi làm một cuộc du ngoạn. Từ phòng lớn khánh tiết dinh Chủ tịch, theo hành lang ra phía sân sau. Có một con đường đẹp rải sỏi trắng phau, hai bên trồng xoài, dẫn tới một ngôi nhà sàn, giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà. Cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau mang phong vị dân giã. Hai cây dừa giống quí mua từ Thái Lan đem về trồng tỏa bóng mát xanh rờn. Cảnh những khóm nhài, tầm xuân từ mảnh vườn trước cửa thoang thoảng hương thơm.
Sau nhà sàn là vườn quả. Cây vú sữa đem từ miền Nam ra cành lá sum xuê đứng giữa những hàng cam Hải Hưng trĩu quả vàng tươi và hàng trăm loại cây quí thuộc trên bốn mươi họ thực vật do các Bộ Nông Nghiệp, Bộ Lâm Nghiệp và các địa phương trong nước đưa về trồng. Có nhiều cây đặc sản nổi tiếng như Bưởi Phúc Trạch, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mê Linh; Cam Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài, Sông Con; Quít Hương Cầm, Lý Nhân; Táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, Sông Mai, Đông Mỹ; Hồng Tiên Điều chiết từ cây hồng của quê hương thi hào Nguyễn Du...Ngoài ra còn có cả những loại cây hiếm quí mua từ nước ngoài như 11 cây ngâu hoa, trồng cạnh nhà sàn, 5 cây bụt mọc quanh ao, 36 loài cau khác nhau, cây tre bụng Phật v.v...
Tầng dưới nhà sàn được lát bằng loại gỗ quí đánh bóng sáng như gương, trong phòng lớn 12 chiếc ghế tựa xếp quanh chiếc bàn rộng, góc nhà có 4 máy điện thoại đặt trên bàn nhỏ. Cạnh đó còn úp chiếc mũ sắt bộ đội thời kỳ Mỹ bắn phá miền Bắc, dưới lòng đất có một hầm xây kiên cố (cũng tại phòng này năm 1958, Hồ Chí Minh triệu các ủy viên Bộ Chính trị đến họp để quyết định dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng, thời kỳ này họ Hồ kiêm luôn 3 chức vụ quan trọng: Chủ tịch Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí Thư sau Cải Cách Ruộng Đất đến ngày 10/9/1960 đại hội Đảng Lao Động Việt Nam (tức Đảng CS) mới bầu Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư Thứ Nhất).
Trở lại câu chuyện nhà sàn, từ tầng dưới có cầu thang lên gác có chiếc chuông nhỏ để báo cho Hồ Chí Minh biết có khách đến thăm, tầng trên lầu có hai phòng chính làm bằng gỗ trắc, ướp xạ hương, đánh bóng nhẵn như ngà. Nơi ông thường hành lạc với các cô gái miền núi, và các con cháu liệt sĩ Miền Nam tập kết ra Bắc. Chọn những cháu xinh đẹp vào múa hát. Thật là vinh dự cho các linh hồn tử sĩ!
Từ nhà sàn nhìn ra ao cá, nghe tiếng vỗ tay là cá kéo lên đớp mồi, xôn xao cả một góc ao. Hàng mấy chục loài hoa phong lan đẹp, như quế lan hương, phi diệp, da báo, tai trâu, vây rồng được ghép lên những cây bàng nở hoa quanh năm bên bờ ao. Nhà sàn, nơi hành lạc của ông vua vô sản là một sáng kiến lạ lùng, không giống ai nhưng nếu được kinh doanh trong thời kỳ kinh tế đổi mới thì lợi nhuận rất cao, nên làm thí điểm ở Hà Nội và Sài Gòn. Hồi ấy Trần Đăng Ninh, một công thần trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở vùng rừng núi Bắc Bộ, đã có công săn tìm được nhiều cô gái Thái xinh đẹp mê hồn bên dòng suối Nạn Cỏ, hay bên con thác Cà Nàng ở Quỳnh Nhai (Sơn La) để cho Hồ Chí Minh hành lạc ở nhà sàn. Đến khi về tiếp quản Hà Nội, ông có sáng kiến làm ngôi nhà sàn và ra lệnh cho các cận thần tìm gái miền núi để ông hành lạc cho đúng hương vị. (39 * TRẦN NHU * NHÀ SÀN )
Về chuyện làm nhà sàn cũng có nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn. Ông làm nhà sàn mà không sống trong chủ tịch phủ vì sợ bị nghe lén và chụp hình do Pháp, Mỹ cài sẵn. Và cũng là một cách chứng tỏ ông thích sống giản dị , bình dân, không thích lâu đài nguy nga, tráng lệ. Nhưng thật ra đó là những sở thích hành lạc của Hồ Chí Minh với các cô gái miền núi. Có thể đây là một chứng tích nguồn gốc người Hẹ của ông và ông đã sống nơi sơn cước vùng Việt Bắc.
Nguyễn Tường Bách nêu lên tài liệu của Oliver viết về nhà sàn của ông Hồ:
Ký giả Oliver Todd gọi nhà sàn nầy là của người gác vườn (vì xây dựng lên trong khuôn viên dinh thự thực dân Pháp xưa), nhưng dân Hà Nội oái ăm gọi là nhà sống không ở được. Không làm việc và chỉ chết mới đem xác về vì nhà sàn thiếu chỗ đi vệ sinh, công sản cũng nghĩ đến điều đơn giản này nhưng thực hiện lại khó vì dung cầu giật thì quá văn minh (thời gian 1969 tại Bắc Việt) và dùng cầu đổ thùng thì quá buồn cười với khách ngoại quốc, dù sao “nhà sàn” nầy thiếu tiện nghi truyền thông cho một nguyên thủ bề bộn trong thời chiến.
Điều quan trọng không phải Hồ Chí Minh được ở dinh thự hay ở nhà sàn. Bác sĩ Lý, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông đã tả rỏ rệt cảnh Hồ Chí Minh thèm thuồng (khiến ông Lý nầy phải thương hại) trước những tiện nghi mỹ lệ của các dinh thự tại Bắc Kinh. (.64 * NGUYỄN TƯỜNG BÁCH * TỐ CÁO ) Lúc sống ông khoác mặt nạ khắc khổ, giản đơn nhưng khi ông chết, cuộc sống âm ty của ông là một đại xa xỉ phẩm, mà trong hai cõi âm dương it vua chúa sánh kịp. Đó không phải lỗi của ông vì trong di chúc ông dặn phải hỏa thiêu xác ông và đem tro tàn rải trên biển Đông nhưng bọn thủ hạ của ông trái lời. Sự thật, bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã hiểu " mật chỉ" của ông. Bởi vì ông đã xây dựng lên một xã hội gian giảo, xảo trá, và những con người cộng sản sống trên xương máu đồng bào.
Chủ nghĩa Marx là một sự lường gạt, nay trở thành một tôn giáo với tệ nạn sùng bái cá nhân thì việc lập lăng mộ, cúng tế ông là lẽ đương nhiên mặc dầu các ông luôn to miệng chống phong kiến quan liêu, chống mê tín dị đoan, phá chùa chiền, cấm lễ bái. Hơn nữa, Lenin, Stalin có mộ thì lãnh tụ của họ cũng phải có lăng mộ để nâng cao uy thế lãnh tụ và đảng, mặc dầu chí phí cho bảo tồn xác ướp đòi hỏi một ngân sách cao nhưng đối với " giai cấp mới" thì chỉ là chuyện nhỏ! Nay thì có tài liệu cho biết cái khiêm tốn bỏ tro xuống biển là trò đùa vì trước đó năm 1967, khi ông Hồ còn sống đảng cộng sản đã cho người sang Liên Xô học về kỹ thuật ướp xác.( 125 * TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG * XÁC ƯỚP HCM)
IV. MẶT NẠ THÁNH KHỔ TU
Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao việc Hồ Chí Minh sống độc thân theo mô hình của một vị thánh khổ tu.. ..Tài liệu của Việt cộng về đời sống thánh thiện độc thân thì nhiều vô kể. Như một đoạn trong bài GIA ĐÌNH CỦA TÔI LÀ ĐẠI GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM dưới đây:
Ngày 7-2-1948, trong đêm lửa trại đón năm mới tại Việt Bắc, Bác cùng Hội đồng Chính phủ họp và liên hoan văn nghệ tự biên tự diễn. Đ/c Phan Mỹ- Chánh văn phòng Chính phủ đã xin liều đọc bài thơ do anh em sáng tác để tặng Bác:
Năm mươi tám tuổi vẫn chưa già
Răng rụng rồi răng lại mọc ra*
Dân đã có cha, chưa có mẹ
Bao giờ cậu cụ lấy cô bà?Mọi người hò reo ầm ĩ tán thưởng, Bác liền đứng dậy trả lời: "Các chú hỏi bao giờ Bác lấy vợ phải không? Có hỏi thì có trả lời nhé. Không lâu nữa đâu! Bao giờ dân ta toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà" (*ý nói về việc Bác vừa được nha sỹ thay cho 2 chiếc răng cửa đã gãy từ lâu).Ngày 24-5-1948, sau giờ làm việc, buổi tối Bác mời cơm một số thành viên Hội đồng Chính phủ. Trong lúc vui vẻ, một đồng chí Bộ trưởng mạnh dạn nhắc khéo Bác về chuyện gia đình riêng, Bác trả lời: "Mình chẳng phải thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì còn điều kiện nào mà nghĩ đén gia đình", rồi Bác cười vui: "Thôi, gia đình nhỏ không thể được thì ta cứ lo xây dựng gia đình lớn vậy!".
Đầu năm 1950, trong lúc chờ các thành viên đến họp Chính phủ bên bếp lửa hồng, Bác bỗng buột miệng nói: "Thật là ấm cúng!", đồng chí Phan Anh thưa với Bác: "Đúng vậy ạ, ấm lửa hồng nhưng trước hết ấm tình người" Bác nói vui với đồng chí: "Nếu có thím ở đây hay chú về với thím thì còn ấm hơn nhiều!". Nhân dịp nói về đề tài chuyện gia đình, đồng chí Phan Anh đã hỏi Bác: "Thưa, sao Bác không lập gia đình?", Bác cười: "Chú tưởng tôi là ông thánh sao? Như mọi người, tôi cũng quý cuộc sống gia đình lắm chứ!".
Tháng 4-1950, khi Bác đến tham dự Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ I, chị em phụ nữ đã hỏi Bác về việc tại sao Người chưa lập gia đình và tiêu chuẩn người vợ của Bác như thế nào, Bác vui vẻ trả lời rất thoải mái: “Người đó phải đẹp và là người có thể giúp Bác trong công việc”.
Sau chiến dịch Trung du tháng 1-1951, Bác đến thăm và nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Sông Lô. Trước lúc chia tay, Bác hỏi xem ai có muốn thêm ý kiến gì không, lúc ấy bỗng một chiến sĩ buột miệng: "Thưa Bác, sao Bác không có vợ ạ?". Nghe thấy vậy, các cán bộ Đại đoàn lo lắng, anh em xôn xao, nhưng Bác vui vẻ trả lời: "Bác chưa lấy vợ đấy chứ! Có phải là Bác không có vợ đâu? Tuy vậy, Bác đã có cả một gia đình rất đầm ấm, đó là nhân dân cả nước, trong đó có Đại đoàn của các chú!". Anh em chiến sĩ vỗ tay hoan hô ầm vang.
Trong thời gian tập kết ra Bắc, luật sư người Nam bộ Nguyễn Thành Vĩnh được gặp Bác Hồ nhiều lần. Một buổi tối, anh mạnh dạn: "Bác cho con hỏi một việc riêng tư của Bác?", Bác trả lời: "Trí thức rào đón ghê quá! Muốn hỏi gì thì chú cứ hỏi đi, Bác sẽ trả lời". Luật sư nói rõ ý: "Thưa, Bác bôn ba nhiều nơi, chắc không phải không gặp một người phụ nữ nào vừa ý Bác. Tại sao Bác không lấy vợ?". Bác Hồ nhìn luật sư hồi lâu rồi hỏi lại: "Tôi biết chú có vợ và ba con. Hàng ngày chú có phải lo cho vợ con chú không?", luật sư đáp có, Bác cười rồi nhỏ nhẹ nói: "Bác cũng chỉ là con người bình thường. Có vợ sẽ phải lo cho vợ, có con sẽ phải lo cho con. Mà như vậy thì còn ngày giờ đâu lo cho dân được nữa, chú hiểu không?". Câu trả lời ấy làm luật sư Vĩnh nghẹn ngào trào nước mắt….
….Tháng 7-1957, Vụ lễ tân CHDC Đức tổ chức chiêu đãi Bác. Trong bữa tiệc, Bác gặp lại đồng chí Mac Phrideman từng quen biết Bác từ năm 1922 ở Pháp, lúc bấy giờ là Quốc vụ khanh ngành khai thác luyện kim. Hai người bèn xưng hô cậu, mình một cách thân mật. Đồng chí Phrideman hỏi: "Sao cậu không lấy vợ?". Bác cười đáp: "Chưa lấy chứ không phải không lấy. Bây giờ mình dành tình yêu cho nhân dân. Khi nào thống nhất đất nước, mình sẽ cưới người vợ cùng là bạn chiến đấu như cậu!".
Tháng 1-1959, Thủ tướng Đức Ôttô Grôttơvôn và phu nhân sang thăm Việt Nam. Chiều ngày 19-1, phu nhân Thủ tướng vào thăm nơi ở và làm việc của Bác và được câu cá tại ao cá Bác Hồ. Trong lúc vui câu chuyện, bà hỏi Bác: "Thưa Chủ tịch, sao Chủ tịch không lập gia đình?". Bác trả lời: "Cô ạ, tôi không còn thì giờ để nghĩ đến chuyện riêng nữa. Tôi phải sống vì dân tộc. Cả đất nước Việt Nam này là gia đình tôi".
Nhân dịp ngày 8-3-1960, chị Êkatêrina Iznôpva người Nga (lúc đó là Liên Xô) đã gửi cho vợ của Chủ tịch Hồ Chí Minh một bức thư thăm hỏi và chúc mừng vì chị nghĩ rằng Người đã có gia đình riêng. Bác đã viết thư cảm ơn chị, trong thư có đoạn: "Tôi chưa có gia đình riêng, gia đình của tôi là đại gia đình các dân tộc Việt Nam". Trong thời gian sang thăm Việt Nam năm 1959, Tổng thống Indônêsia Xucacno đã cùng Bác Hồ kết nghĩa anh em. Xucacno gọi Bác là Paman Ho, còn Bác gọi Xucacno là Bung Hactô. Năm 1963, đoàn thể thao Việt Nam do trưởng đoàn Ngô Luân dẫn đầu đi dự Hội nghị thể thao quân đội tại Giakarta đến gặp TT Xucacnô để chuyển thư thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xucacnô hỏi ông Luân xem Paman Hô đã cưới vợ chưa, ông Luân trả lời rằng chưa thì Xucacnô đã nói theo kiểu Bác Hồ: "Nếu các chú không lo được vợ cho Paman Hô thì vợ chồng chúng tôi sẽ đứng ra lo vậy!".
Phu nhân tổng thống cũng tiếp lời chồng: "Chúng tôi sẽ tìm một cô gái Indônesia thật đẹp, thật dịu dàng!". Về nước, ông Luân báo cáo lại với Bác đề nghị của vợ chồng Bung Hactô và cũng xin nói luôn ý của mình: "Thưa Bác, nhà Bác neo người, trống vắng quá, cháu xin tán thành ý kiến của ông Xucacno ạ!". Bác gật đầu bảo: "Xucacno quan tâm tới Bác cháu ta như vậy là họ quý trọng mình lắm. Nhưng nay Bác đã già rồi, nhân dân miền Nam lại đang phải kháng chiến chống Mỹ, Bác không lấy vợ thì cách mạng sẽ có lợi nhiều hơn".
( 53* DI TICH * HÔN NHÂN HCM ) ;(142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T... )
Thiệt là xạo quá trời!Hồ Tuấn Hùng viết như sau: Đại sứ Trung Quốc (TQ) Lý Gia Trung đã viết trên tờ “Thế Giới Tân Văn” ngày 11 tháng 7 năm 2005 như sau: “HCM vì sự nghiệp cách mạng chấp nhận sống độc thân, không xây dựng gia đình, không vợ không con”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào những năm 50, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng có ý sắp đặt một nữ thanh niên ưu tú bên cạnh Bác để giúp đỡ Người trong công tác cũng như sinh hoạt. Thế nhưng, khi người phụ nữ ấy được đưa đến, HCM lại bảo: “Bác ở đây không có việc gì, cháu hãy về cơ quan công tác cho tốt”.
Có lần HCM tâm sự với các nhân viên phục vụ về nguyên nhân mình không xây dựng gia đình: “Thời trẻ, Bác bôn ba nước ngoài, đi đến đâu cũng được phụ nữ để ý, chỉ hiềm lúc ấy Bác đang hoạt động bí mật, sẽ có ngày trở về nước làm cách mạng, một khi thành gia thất thì rất khó bảo vệ được bí mật”. Lý Đại sứ viết tiếp: “HCM vì tự do độc lập của nhân dân mà chấp nhận cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, không màng đến sự sống chết và hạnh phúc cá nhân, cho nên chấp nhận suốt đời sống độc thân”.
Việc không có vợ con của HCM có đúng như Lý Gia Trung nhận định là chỉ vì nền độc lập dân tộc hay là còn có lý do khác quan trọng hơn mà họ cố ý giấu nhẹm sự thật, tạo ra chung quanh một vòng hào quang để biến ông thành vị thánh sống? ...Lý Đại sứ viết tiếp: “HCM vì tự do độc lập của nhân dân mà chấp nhận cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, không màng đến sự sống chết và hạnh phúc cá nhân, cho nên chấp nhận suốt đời sống độc thân”.(Hồ Tuấn Hùng. Thiên V, Ch.1)
Những người cộng sản sau này bị cái huyền thoại của Hồ Chí Minh, hoặc vì nịnh bợ mà ca tụng cái thần tượng đất sét của họ Hồ. Năm 1990, Hémery tìm thấy các bức thư của Hồ Chí Minh gửi Tăng Tuyết Minh trong văn thư lưu trữ của mật thám Pháp . Tháng 5 năm 1991, sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về việc Hồ Chí Minh đã có vợ, tổng biên tập là bà Vũ Kim Hạnh đã bị đình chỉ chức vụ.
Năm 2002, William
J. Duiker sau viết quyển Ho Chi Minh: A Life đã nói về mối tình Hồ Chí
Minh - Tăng Tuyết Minh. Theo phóng viên Mark Baker của tờ Sydney Morning
Herald, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, cơ quan xuất bản chính trị của
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã gửi thư đến Hyperion Books, nhà xuất bản
gốc của quyển này, để xin phép loại bỏ trong bản dịch tiếng Việt một số
thông tin "không nhất quán với thông tin trong hồ sơ tài liệu" về Hồ Chí
Minh mà Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện đang lưu trữ. Tuy NXB Chính trị
Quốc gia không nói rõ muốn dời thông tin nào nhưng Duiker cho rằng một
số quan chức cấp cao đã không hài lòng khi có nhắc đến đời sống tình cảm
riêng tư của Hồ Chí Minh.
Ông cũng cho rằng
chính quyền Việt Nam muốn tạo ấn tượng rằng Hồ Chí Minh suốt đời sống
độc thân và phủ nhận bất cứ mối quan hệ chính thức và nghiêm túc nào của
ông với phụ nữ sau khi ông đã trở thành nhà cách mạng. Một ấn bản của
tạp chí Far Eastern Economic Review nói về tranh cãi này cũng bị cấm
phát hành tại Việt Nam. Nhiều tài liệu của phía Việt Nam cũng phủ nhận
việc Hồ Chí Minh đã kết hôn.
Hồ Chí Minh cũng
như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề cao rằng ông ta
suốt đời sống độc thân, không lập gia đình, để có thể toàn tâm toàn ý
phục vụ nhân dân. Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có
bóng dáng của người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông. Trong
tác phẩm sấm sét này, Hoàng Tranh đã nói về mối tình Hồ Chí Minh-Tăng
Tuyết Minh như sau:
Sinh thời Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn
không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một
giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Đó là vào thời kì những năm
20 đầu thế kỉ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu,
Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô
gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới
đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời
Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp
lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người
không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc
thân cho đến khi từ biệt cõi đời này.”(46 * HOÀNG TRANH * TĂNG TUYET
MINH)
Trong tác phẩm "Hồ
Chí Minh Sinh Bình Khảo" 胡志明生平考) Đài Loan xuất bản năm 2008, Hồ Tuấn
Hùng đã nói đến những người đàn bà đi qua trong đời Hồ Chí Minh gồm có
Bố Lạc Nhĩ, Bố Nhĩ Đông, Đỗ Lệ Hoa, Nguyễn Thanh Linh,Tăng Tuyết Minh,
Lâm Y Lan, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân,Ngoài ra nhiều tài liệu cũng đề
cập đời sống ái tình của vị thánh Việt Nam. Sophie cho biết Hồ Chí Minh
đã yêu Đặng Dĩnh Siêu. Nguyễn Thanh Linh, Lý Huệ Khanh, Lý Sâm... .Tăng
Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh
Quảng Đông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của
Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Đàn Hương Sơn
(Honolulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn
liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ.
Người vợ đầu của
ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan
bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Đức sinh
được 7 cô con gái nữa. Tăng Tuyết Mai là con út, bởi vậy những người
quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là “ cô Mười ”. Khi cô 10 tuổi
thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng
Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như
trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng
Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Đầu năm 1923,
người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học.
Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi
nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu
học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản,
được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh.
Chính thời gian này
Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác
cách mạng ở Quảng Châu.” (...) Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư
Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch
của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại
nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Đông Hiệu. Sau những giờ làm công
tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc
liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức
cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công
tác.
Trong thời gian ấy,
những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng
Mậu, Lâm Đức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Đức Thụ
cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà
mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh.”
Trong tác
phẩm này, Hồ Tuấn Hùng cũng như William Duiker, Sophie Quinn Judge đã
nói đến hôn nhân giữa Nguyễn Thị Minh Khai với Hồ Chí Minh. Hai người
này yêu nhau từ 1931. Sau Nguyễn Thị Minh Khai lấy Lê Hồng Phong.
Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại Vinh
(Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình là nhân viên hỏa xa, và là chị của
Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường
tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng
Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động
năm 1930.
Trong Ho
Chi Minh, The Missing Years, Sophie Quinn đã dành chương gần chót cho
Nguyễn Thị Minh Khai. Sophie Quinn Judge trong viết rằng năm 1930, ở
Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị Minh Khai tại trụ sở chi
nhánh Bộ Đông phương của Quốc tế cộng sản. Sau một thời gian, hai người
trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự đại hội cộng sản quốc tế
ngày 25-7-1935, hai người công khai sống chung. Theo Bà Sophia
Quinn-Judge, những nguồn tài liệu của Pháp liên quan đến Minh Khai khiến
người ta có thể tin rằng cô này đã có nhiều mối tình với các đồng chí
trong thập niên 1930-1940.
Ví dụ, năm 1932 sở
cảnh sát tin chắc cô ta là người tình của Trần Ngọc Danh, em (tổng bí
thư) Trần Phú. Năm 1933 họ lại chặn bắt được một lá thư viết từ Hồng
Kông, hình như (seemingly) để cự tuyệt một kẻ theo đuổi mình, trong thư
đó nàng tuyên bố “tôi không còn bị ám ảnh bởi ý tưởng lấy chồng hay làm
mẹ... Người chồng duy nhất của tôi là Cách Mạng Cộng Sản.” Nhưng khoảng
cuối năm 1934, khi đã ở Mạc Tư Khoa, nàng viết mình đã lấy chồng là Lin,
bí danh của Hồ lúc ấy. Những tiểu sử gia Việt Nam nói Minh Khai kết hôn
với Lê Hồng Phong tại Mạc Tư Khoa vào năm 1935, nhưng không có tài liệu
nào thời đó chứng minh.) ( SOPHIE QUINN JUDGE * NHỮNG NĂM THÁNG V.155.
Diên Vỹ và Hoài An,Diễn đàn www.x‐cafevn.org)
Vào năm 1934, Hồ
chí Minh ăn mặc rất sang trọng theo thời trang Âu châu. Lúc trở lại nhà
Neiya Zorkaya --một cán bộ nữ-- có dắt theo người đàn bà Việt Nam rất
đẹp, ăn mặc sang trọng, dùng loại nước hoa đắc tiền. Hồ chí Minh giới
thiệu với mẹ của Neiya Zorkaya, người đàn bà đó là vợ, tên là Phan Lan.
Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn thị Minh Khai có lẽ
là người đàn bà để lại trong tâm hồn của Hồ chí Minh nhiều dấu ấn tình
cảm nhất.
Nguyễn thị Minh
Khai là người cùng quê với Hồ chí Minh và hai người gặp nhau ở Mạc tư
Khoa để công tác chính trị. Nguyễn thị Minh Khai ở chung với một cô gái
khác tên là Lý Phương, vào tuổi độ 16. Hàng ngày Hồ chí Minh lui tới để
chỉ dẫn cho Minh Khai về chính trị.
Theo sử gia Tàu,
ông King Chen, Hồ chí Minh có giai đoạn hoạt động với tư cách là đảng
viên Trung cộng mang tên là Hồ Quang, cho đến năm 1940. Cũng năm 1940,
vụ bạo động ở Việt Nam thất bại, Pháp bắt được Nguyễn thị Minh Khai và
đem xử bắn vào tháng 8 năm 1941. Một năm sau, tức năm 1942, Hồ chí Minh
đến Trung Quốc để giúp Phong trào Giải phóng. Hồ chí Minh, muốn tìm một
tên mới để tránh sự theo dõi của mật thám Pháp. Hồ chí Minh nghĩ đến
người vợ yêu mến Nguyễn thị Minh Khai. Ông ta muốn gắn liền Minh Khai
với ông đến suốt đời nên lấy tên là Minh, vì Minh với Quang có ý nhĩa
gần nhau (minh là sáng, quang là ánh sáng); lại thêm chữ Chí vào để nói
lên sự chí tình, trọn vẹn.
Trong hồ sơ tại
Liên Xô, bà Minh Khai ghi rõ chồng là "Lin", bí danh của Nguyễn Ái Quốc
hồi ấy; cả những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tại
nhà ở tập thể của cán bộ thuộc Quốc Tế Cộng Sản ghi rõ: hai vợ chồng
Minh Khai và "Lin", chung phòng, chung giường, chung đồ dùng... Có tài
liệu ghi rõ hai vợ chồng nầy cũng chung sống ở Hồng Kông một thời
gian... Sau, Nguyễn Thị Minh Khai thành vợ bé của Lê Hồng Phong. Đây
không thể nào là tài liệu giả..." Nguyễn Thị Minh Khai là chị ruột của
Nguyễn Thị Quang Thái. Bà Thái là vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. (SOPHIE
QUINN JUDGE * NHỮNG NĂM THÁNG VI , tr.196-197)
Các sơn
nữ miền Bắc rất đẹp, Hồ Chí Minh lúc đầu hoạt động ở núi rừng Việt Bắc,
cho nên Hồ Chí Minh đã kết nạp nhiều cô gái Nùng, người Tày tuổi khoảng
15. .Ngoài những giai nhân đã kể còn có Nông Thị Ngát .
Wikipedia viết về Nông Thị Trưng ( Nông Thị Ngát) như sau:
Bà có tên thật là
Nông Thị Bày, có tài liệu ghi Nông Thị Ngát, quê ở huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng. Theo hồi ký của thiếu tướng Lê Quảng Ba, Nông Thị Trưng là đội
viên du kích trẻ tuổi nhất trong đội du kích đầu tiên của tỉnh Cao
Bằng, do Lê Thiết Hùng chỉ huy. Trong vòng tám tháng vào năm 1941-1942,
bà đã làm giao liên cho "Già Thu", bí danh của Hồ Chí Minh lúc đó. Tên
Trưng của bà do "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng
Nhị. Cùng với các đảng viên và nhân dân Hà Quảng có điều kiện ở gần Hồ
Chí Minh, bà đã được ông trực tiếp dạy văn hóa. Bà được Hồ Chí Minh kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 25 tháng 12 năm 1941. Bà là một
trong những phụ nữ đầu tiên của Cao Bằng sớm tham gia cách mạng, và trở
thành một trong những cán bộ, đảng viên cốt cán của Đảng Cộng sản Việt
Nam
Tờ báo Xuân Phụ Nữ
năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề "Cô Học Trò
Nhỏ của Bác Hồ" được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính Nông
Thị Trưng có đoạn:
"Tháng 7 năm 1941,
được tin (chính quyền) châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy
tôi trốn ra rừng, rồi được Châu uỷ đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh
nạn tại nhà một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê
Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác.
Về Pắc Bó đã nửa
đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp "ông
Ké". Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại
Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy
một cái lán dựng ngay trên bờ suốị. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách.
Tôi chắp tay "Cháu chào cụ ạ".
Ông cụ nhìn lên hai
mắt rất sáng, ân cần bảo: "Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói
chuyện. " Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai
lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: "Từ nay
cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia
đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu.
Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai
hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng". Bác đặt tên ấy là
muốn tôi noi theo gương bà Trưng."
Nông Thị
Trưng đã "học tập lý luận cách mạng" cùng "Già Thu" trong khoảng 8
tháng. "Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một
giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện cộng sản chủ
nghĩa đến cả những cách ứng xử thường ngày như "Đừng làm một việc gì có
thể khiến dân mất lòng tin. Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là
phải đem trả. Trong ba lô nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ
nhà có bằng lòng mới đem vàọ. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường để
các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi...". Tám tháng được Bác chỉ dạy
tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận tập trung sau này".
Đoạn hồi
ký trên còn được đăng tại Tạp chí Công nghiệp.Khi biết Nông Thị Trưng là
người ham học, hàng ngày lấy than và que để viết chữ và vẽ hình, Hồ Chí
Minh đã gửi cho bà một số vở, bút viết, với bài thơ mà sau này được đưa
vào sách giáo khoa Việt Nam:
Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà " (Wikipedia)
Trước năm
1940 Hồ Chí Minh hoạt động ở rừng Việt Bắc, ttrong rừng sâu ở gần biên
giới Việt-Hoa và ẩn trốn trong hang Pắc Pó. Hồ Chi Minh được sự chăm lo
của một nữ hộ lý người dân tộc Tày tên Nông Thị Ngát (Hồ Chí Minh sửa
tên cho bà ta là Nông thị Trưng). Hồ Chí Minh quan hệ tình dục với Nông
Thị Ngát thường xuyên vì Ngát ở chung với Hồ trong hang Pắc Pó. Năm 1940
Nông Thị Ngát sanh được đứa con trai là đặt tên là Nông Đức Mạnh cựu
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Lý do câu
chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng
vấn của tờ báo Xuân trong nước vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng
vấn bà Nông Thị Ngát, một chứng nhân sống nói về “Bác Hồ”. Bà Ngát đã
không dấu diếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian HCM tại hang
Pac Bo vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến “học tập” với HCM
ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngát không nên gọi Hồ bằng “Bác” mà hãy gọi
là “Chú Thu” và xưng “Cháu”.
Thế thì sau đó chú
cháu tiêp tục học tập…Được biết sau thời gian rời Pac Bo, HCM cướp chính
quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngát,
lại được cất nhắc làm Chánh Án Toà Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng…Ông Hồ yêu
quý Ngát đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị
Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Nông Thị Ngát là ai cũng
đã được người dân trong nước bàn tán. “Chú Thu” và “Cháu Trưng” cũng đã
được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác
giả Trần Khuê, Thép Mới…
Thép Mới
kể lại trong “Năng Động Hồ Chí Minh” rằng sau 20 năm ngày rời Pac Bo,
ông HCM trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có
thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà
Ngát, HCM tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây HCM đã gởi
gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh
HCM thân mật. Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành
“thanh niên tuấn tú” góp phần xây dựng đất nước.
Cùng sách trên, Thép Mới ghi : “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.”…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.
Cùng sách trên, Thép Mới ghi : “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.”…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.
Vào tháng 4, 2001, Nông Đức Mạnh từ một người chưa thâm niên về chính trị lại được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Tin cho rằng Nông Đức Mạnh là con của HCM lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại. May mắn thay cho những ai muốn tìm hiểu Nông Đức Mạnh là ai, vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Nông Đức Mạnh tiết lộ với báo chí hay bất cứ ai biết về tên họ cha mẹ của Mạnh một cách rõ ràng, qua tài liệu sau đây.
Trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker, trang 575, viết: “In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″ Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: “Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…”
Dịch: Vào tháng 4,
2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan
chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai
rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Bí Thư Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại
công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là
người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên
1940.(4)
Sau ngày sách của
Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, trang web “Đảng
CSVN” sửa tiểu sử Nông Đức Mạnh lung tung…
Rõ ràng câu trả lời
của Nông Đức Mạnh trong sách của giáo sư Duiker và báo Time đã phần nào
cho người đọc một kết luận về thân thế của ông ta. Tạp chí Thế Giới
Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30
tháng 4 năm 2001, có đăng bài Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của
một người thầy, trong đó có ghi chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị
Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh".
vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Nông_Đức_Mạnh
Tác giả Thép Mới trong tác phẩm trên cũng viết rằng "Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác:
- Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào !"
Về bà Đỗ Thị Lạc,
Trần Trọng Kim cho biết: "Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh
Đồng Minh Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây, và cho ông Hồ Chí Minh về Bách
Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó, Hội cho ông Minh cùng 22
đảng viên, phần nhiều là người đảng Phục Quốc, về nước để khởi sự hành
động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là
người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi
đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì
không chịu theo cộng sản." (5)
Theo Nguyễn Y Vân,
gần đây, trên hệ thống mạng, có luân lưu một vài tài liệu mà ta chưa thể
kiểm chứng một cách chắc chắn, dù chính chúng tôi đã được tiếp chuyện
nhiều lần với một Tata đã lớn tuổi (trên 70), khi nghe kể về bài viết
này thì Tata này chỉ nói : "Chuyện ấy đúng đấy ! Ngày xưa Tata cũng thế
!"
Trước đây mấy năm,
vị Tata này có lần đã kể với chúng tôi và một vài người nữa là hồi
1947-1950, khi Tata này khoảng 14, 15 tuổi đã được "tuyển" vào toán
thiếu nhi luôn "quấn quýt" bên "Bác". Toán này có hai nhiệm vụ : ban
ngày, mỗi khi "Bác" muốn đi ngang hay vào một làng nào thì các cháu phải
vào trước nghe ngóng tình hình ; còn nhiệm vụ buổi tối thì vị Tata này
chỉ vừa cười vừa nói : "Còn phải hỏi". (42 * NGUYỄN Y VÂN * ĐÀN BÀ )
Ngày nay có bài
viết của Huỳnh Thị Thanh Xuân nhan đề : "Lần gặp Bác Hồ tôi bị mất
trinh" với mấy tấm ảnh rất đặc biệt, ký tên Huỳnh Thị Thanh Xuân. được
đăng trên các mạng, nội dung kể lại câu chuyện năm 1964, một nhóm thiếu
nhi thuộc những "gia đình cách mạng" ở miền Nam được "tuyển" ra Bắc
"tham quan" và gặp Bác Hồ. Huỳnh Thị Thanh Xuân, 15 tuổi, là giao liên
cho biệt động thành Đà Nẵng và huyện uỷ Điện Bàn, Đại Lộc. Sau khi gặp
Bác, các cháu gái lần lượt đều được Bác ưu ái tiếp riêng từng đứa trong
"căn nhà sàn" và đều bị Bác… phá trinh "gây giống" ngay trong đêm.
Chúng ta không biết
thực hư thế nào nhưng cơ bản câu chuyện có phần xây dựng trên hiện thực
xã hội chủ nghĩa. Từ "Về R" của Kim Nhật, qua Thép Mới (Năng động Hồ
ChíMinh) đến Nguyễn Thế Anh ( Liên Xô cung cấp gái cho HCM), chúng ta
thấy cộng sản chuyện việc cung cấp gái cho các lãnh tụ.
Hoàng Văn Chí cũng
cho biết đảng cộng sản có cái "mốt" săn sóc tình dục của các lãnh tụ, và
cung cấp "gái" cho các lãnh tụ. Trong"Từ Thực Dân Đến Cộng Sản", Hoàng
Văn Chí viết: về Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn đa thê, đa thiếp như sau:
Nhưng xét cho cùng thì câu chuyện của Toàn cũng không phải hoàn toàn vô
lý, vì chính ngay Toàn, đã có vợ Nga và có con ở Mosocou, mà khi ghé
qua Diên An cũng “có” ngay một cô vợ Tàu, đẻ luôn hai con. Rồi khi về
Việt Nam năm 1946, lại về một mình, và hai năm sau “chính thức” lấy một
con gái điền chủ mới 17 tuổi (hồi ấy Toàn đã 50).
Hình như Đệ tam
Quốc tế có lệ cung cấp “vợ giai đoạn” cho những cán bộ quốc tế vì thường
xuyên phải lưu động và giữ tông tích bí mật nên không mang gia đình
theo được. Những “vợ” của các cán bộ đi, lại được “gán” cho các cán bộ
đến, thành một thứ “vợ luân chuyển”. Việc thiếu tướng Nguyễn Sơn sau khi
bỏ vợ ở Diên An về nước được Hội Phụ nữ Cứu quốc gán hết nữ cán bộ này
đến nữ cán bộ khác cho phép chúng ta ngờ rằng những việc “kiếm vợ” cho
các cán bộ lưu động thuộc trách nhiệm các đoàn thể phụ nữ địa phương.
(HOÀNG VĂN CHI * TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN I. Ch.II)
Theo
Nguyễn Y Vân, bài viết vào tháng 10/2006 của tác giả Hoàng Dũng, cán bộ
VP trung ương (thời Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư) thì sẽ thấy dưới
chế đô CS, nhất là CSVN, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Theo Hoàng Dũng
(do lời kể lại của Nguyễn Văn Linh), "Bác Hồ" rất "ưa thích" gái Nam Bộ.
Do vậy, Bộ Chính trị thời ấy do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư, đã yêu cầu Xứ
bộ miền Nam tuyển một số cháu gái trẻ đẹp để đưa ra Bắc "phục vụ" Bác.
Sau khi "tuyển" xong, chính Võ Văn Kiệt là người sẽ hộ tống "các cháu"
ra Bắc... Nhưng vì chiến tranh trở nên ác liệt, đường đi bị nghẽn nên
chưa thể đưa ra ngay được. Và trong lúc chờ đợi, chính Kiệt đã "qua mặt
Bác" làm cho một "cháu" đẹp nhất trong bọn có họ Phan mang bầu .(42 *
NGUYỄN Y VÂN * ĐÀN BÀ )
Sau cuộc sống chung
tạm bợ với Đỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn hút vào những biến chuyển
lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội. Theo tài liệu của Vũ Thư
Hiên và Nguyễn Minh Cần, bộ chính trị đảng Lao Động đã đưa một cô gái
thuộc sắc tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết Nguyễn Thị
Xuân) về phục vụ Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và
bà Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp.
Trong
thời gian Hồ chung sống với Nông Thị Xuân, đảng Lao Động còn có ý định
đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để
làm vợ Hồ Chí Minh. Cô Phương Mai đòi công khai hóa cuộc hôn nhân giữa
hai người, thì bị từ chối. Rốt cuộc đảng, HCM,và Phương Mai đi đến giải
pháp dung hòa: bác được lấy Phương Mai ngoài giá thú và Phương Mai
đươc bù lỗ bằng chức Thứ Trưởng bộ Cựu Chiến binh (5I * NGUYỄN MINH CẦN *
PHƯƠNG MAI & NÔNG THỊ XUÂN; 72 * TRẦN GIA PHỤNG * HUYỀN THOẠI I );
Huỳnh Tâm, GĐ, X)
Trên kia đã nói
đến những người tình, người vợ Á Đông của Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông cũng
có những người tình mắt xanh tóc nâu hay bạch kim. Năm 1990, trong tác
phẩm "Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp ", giáo sư Nguyễn
Thế Anh cho biết khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí
Minh) đã gởi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày 10-5-1923, nhưng cô
Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 từ chối mối tình của Nguyễn Ái Quốc.
Giáo sư Nguyễn Thế Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi qua
Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một "người
vợ".(6)
Cựu hoàng Bảo Đại
cũng viết rằng Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con
gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến . Sở dĩ Cựu hoàng biết chuyện
này là khi làm Cố vấn cho chính phủ Liên Hiệp, trong những dịp đi « công
tác » với Võ Nguyên Giáp vào năm 1945 và Giáp đã kể lại.(7)
Nguyễn Đăng Mạnh,
Dương Thu Hương, Trần Đĩnh cũng đề cập đến " nữ danh nhân" Nguyễn Thị
Hằng, chiến sĩ thi đua và là giai nhân được " chúa dấu vua yêu" rất đặc
sắc. Cô là người đã giao du thân mật với nhiều vua quan triều Hồ từ Hồ
Chí Minh, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Thọ và đã một bước thành đại thần.Trần
Đĩnh giới thiệu sơ lược về bà lớn:
" Nguyễn Thị Hằng,
cô gái bắn máy bay nổi tiếng đẹp ở cầu Hàm Rồng. Cô này quá trẻ và lại
sợ người ta dị nghị... Hằng thì đường mây thăng thiên vào Trung ương
đảng và nội các ( ĐC, 298). Dương Thu Hương thì chiếu cố kỹ càng lý lịch
và thành tích vĩ đại của chiến sĩ Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng,
nhưng với Nguyễn Thị Hằng , Dương Thu Hương đã dùng hết màu sắc ngôn ngữ
bình dân như sau:
Lúc đó, để biểu
diễn những màn “chiến thắng” nhằm tuyên truyền với báo chí trong và
ngoài nước đã sẵn có cô Nguyễn Thị Hằng, người nhờ nhan sắc, nhờ ôm ấp
kỹ ông Quang, chỉ huy quân khu tả ngạn, được đưa lên thủ đô. Ở thủ đô,
sau khi trở thành bồ non của ông Lê Đức Thọ, cô lại được ông Lê khả
Phiêu tổng bí thư đảng bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng bộ thương binh xã
hội. Dân Thanh hoá có câu: “Cô Tuyển vác đạn, con đĩ Hằng lên ngôi.”
Nguyễn Đăng Mạnh
viết về kỷ niệm ngày xưa, khi Mỹ bắn phá miền Băc, giới thiệu Nguyễn Thị
Hằng như một thiếu nữ ngây thơ , và ông đã gặp Nguyễn Thị Hằng rồi kể
truyện Nguyễn Thị Hằng vào phủ chủ tịch gặp bác.
Một lát ông Hồ
tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi
đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho
mà đi”! Sao lạ thế? Phủ chủ tịch rộng lớn, phải cán bộ phục dịch, khách
đến phải tiếp rước.
Việc hướng dẫn
khách nữ vào phòng vệ sinh là việc của đồng chí gái, sao chủ tịch lại
phải đem khách vào washroom? Không lẽ các nhân viên được lệnh rút lui để
mặc riêng bác tự do ? Việc này làm Nguyễn Đăng Mạnh suy nghĩ gần xa:
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ
nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ
Chí Minh.
(NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ. Chương V, 127 )
Con người Hồ Chí Minh thế nào? Nguyễn Đăng Mạnh gặp Vũ Kỳ, ông cho biết: ”Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ân tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từcách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặclại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy...Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.(Sđd)
Tại sao Vũ Kỳ hỏi có bao người nữ? Vũ Kỳ cũng là hình bóng của HCM tham dâm. Sophie Quinn Judge đã nói đến Vera Vasilieva cô gái Nga có con riêng, đã là tình nhân của già Hồ trong khoảng 1934. (8)
Sau này nhiều tin tức xì ra, Mạch Quang Thắng biện hộ: Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì Hồ Chí Minh không thể giấu được trong ngần ấy năm. Giấu làm sao được trong con mắt của hàng triệu, hàng triệu con người giữa thế gian, ở đất nước Việt Nam và cả ở trên thế giới. Người bình thường đã khó giấu, huống chi Hồ Chí Minh lại là một người nổi tiếng, là con người của công chúng, thì lại càng khó giấu hơn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lòi ra”. Đã rất lâu ngày, nhưng cái bọc không thấy lòi ra một cái kim nào cả. Làm gì có cái kim nào. Còn miệng thế gian thì càng không thể nào che được. (142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T...)
Nhân dân ta không quá khắt khe nhưng cũng không phóng túng. Không ai chê trách vua Bảo Đại dù ông năm thể bảy thiếp. Nhưng dân chúng cười cợt các ông cộng sản như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Phạm Văn Trà .Tại sao người ta cười Phạm Văn Trà mà không chế riễu Bảo Đại, là vì các ông cộng sản luôn luôn nói đạo đức cách mạng, chống tham ô, hủ hóa...nhưng lại tham nhũng, dâm ô! Qua bao cơn giông bão, ta mới thấy các giáo sĩ Tin Lành là khôn. Đã là con người thì ai cũng có tham dục. Muốn lấy vợ, lấy chồng thì ra khỏi nhà chùa, nhà thờ sao lại đòi mang áo tu mà còn muốn làm tình? Buồn cười thay, trong lúc các sư và các linh mục, giám mục thực hiện dâm dục và đòi lấy vợ thì Hồ Chí Minh lại oang oang muốn theo đuổi con đường khổ tu diệt dục?
Cái khôi hài là ở chỗ đó! Và cái khôi hài hơn nữa là Hồ Chí Minh nói muốn hy sinh hạnh phúc gia đình mà thực tế có ít nhất cũng năm sáu bà vợ! Tại sao Hồ Chí Minh lại dối trá? Tại sao ông muốn đeo mặt nạ thánh thần để lừa dối nhân dân? Trong khi Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông sống đời bình thường, không lẽ trò lại muốn tỏ ra đạo đức hơn thầy? Sao thế kỷ này chúng ta lại gặp nhiều ông vua bệnh hoạn như thế?
V. CÁC THỦ ĐOẠN KHÁC Ông Hồ có nhiều thù đoạn lắm lắm, sau đây là những thủ đoạn được sách báo phanh phui, còn những cái ẩn tàng khác, nay mai cũng sẽ được phát hiện. Ông không được Quốc Tế giao việc ở Thái Lan, ông tự ý đi mà phao tin là được lệnh Quốc tế .
-Ông bị Stalin, Mao khinh bỉ nhưng lại bịa đặt là ông được Quốc tế kính trọng.
-Ông gây là vụ biến loạn ở Nghệ An để thổi phồng sự kiện Sô Viết Nghệ Tĩnh để lập công và tuyên truyền.
-Tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Nguyễn Tất Thành nhưng bọn Việt Cộng đã sửa chữa và nói là của Nguyễn Ái Quốc. Nếu là của Hồ Tập Chương thì sao lại sửa chữa, phải chăng là muốn giấu diếm dấu tích người Trung Quốc? Dẫu sao đây cũng là một vụ gian lận. Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Nguyễn Tất Thành.
-Hồ Chí Minh luôn dùng kế sách chia rẽ, nói xấu để hại người quốc gia. Trước 1945, bọn ông Hồ ở chung nhà với Hồ Học Lãm thì bọn này tìm cách chia rẽ lực lượng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Được VNDLDM hội cứu ra khỏi tù và cho gia nhập lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh lại nịnh hót Trương Phát Khuê để ông này bắt giam các nhà cách mạng quốc gia. Khi Việt Cộng cộng tác với lực lượng OSS, thì Hồ Chí Minh cũng kiếm cách nói xấu phe Quốc gia. Ông cũng tung tin Đại Việt sắp tấn công Pháp nên Pháp đã giúp vũ khí cho Việt cộng sát hại Đại Việt và Quốc Dân đảng. Pháp đã trở thành tay sai của Việt Cộng.
-Mặc dầu đã có phái đoàn sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, ông Hồ cũng đi dự. Mục đích đi Pháp là để tránh mặt. Trước khi đi, ông giao nhiệm vụ tàn sát Đại Việt và Quốc dân đảng cho Võ Nguyên Giáp. Ông còn đưa Huỳnh Thúc Kháng làm bù nhìn bộ nội vụ, Huỳnh Thúc Kháng mắc mưu ký giấy ra lệnh tấn công trụ sở Ôn Như Hầu của Đại Việt và Việt Quốc. Sang Pháp, ông ký giấy mời Pháp trở lại Việt Nam mục đích là nhờ Pháp đuổi quân Tưởng Giới Thạch mà ông không ngại là Việt gian bán nước -Ông tổ chức đón tiếp Pháp đến Hà Nội ngày 19-5 mà lại nói là mừng sinh nhật của ông.
-Ông hứa hẹn sẽ chia ruộng đất cho dân nghèo, nhưng chia ruộng được vài tháng thì ông thu lại, bắt dân vào HTX, nghĩa là bắt toàn dân làm nô lệ. khi dân vào HTX , ông đưa một số máy cày và tuyên bố từ đây nông dân thoát kiếp trâu cày, nhưng được it lâu, ông thu hồi máy cày...
-Trong CCRD, gặp lúc bên Liên Xô có vụ xét lại, ông lo sợ dân chúng sẽ theo Liên Xô kết án ông và lật đổ ông, và ông sợ Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh sẽ thay ông cho nên ông tìm cách tiêu diệt hai ông này. Trước tiên, ông đã đổ tội cho Trường Chinh, cách chức Trường Chinh và bọn thủ hạ của Trường Chinh. Tiếp theo, ông kêu Võ Nguyên Giáp vào giúp ông việc đảng và thay ông xin lỗi đồng bào. Võ Nguyên Giáp mứng húm vì tưởng ông ta sẽ được ông Hồ yêu quý giao chức Tổng bí thư, nhưng trong CCRD và Chỉnh Đốn đảng, một số chân tay của Võ Nguyên Giáp bị đốn, Võ Nguyên Giáp trở thành tướng không quân. Màn chót, ông kêu Lê Duẩn trong Nam ra làm Tổng Bí thư, Lê Duẩn thay ông đạp Võ Nguyên Giáp xuống đất đen!
-Ông tuyên bố độc lập tự do, nhưng thực tế ông đưa Việt Nam vào quỷ đạo Nga Tàu, và bán Việt Nam cho Trung Quốc. Ông không tự tay ký giấy, ông truyền khẩu lệnh cho Phạm Văn Đồng ký văn tự bán nước. Ông nói tự do nhưng ông cướp hết mọi thứ tự do của nhân dân ấy thế mà bọn Việt Cộng luôn miệng nói " Không gì quý hơn độc lập tự do".
-Ông đem quân xâm nhập miền Nam nhưng lại bảo đó là lực lượng GPMN, không liên quan đến Hà Nội. Sau 1975, đảng cộng sản thủ tiêu MTGPMN.
Bàn về con người HCM, Trần Đức Thảo đã nhận định vô cùng chính xác: Tự viết Hồi ký khen tặng chính mình là một thứ cao ngạo, giả dối cao độ. Khát vọng quyền lực, khát vọng một lãnh tụ được tôn sùng tuyệt đối là có thật noi con người Hồ Chí Minh. Và ông dùng mọi thủ đoạn, nếu cần, để đạt được. Di chúc viết ra thì như thể Bác không muốn bày vẽ tốn kém, xuềnh soàng cho xong. Nhưng trong bụng Bác thì biết rằng chúng nó sẽ làm cho long trọng, ướp xác để đời đời nhân dân nhớ ơn Bác… Ông cụ’ đã lần lượt ăn ở với nhiều phụ nữ một cách nghiêm túc, từng đã chính thức lập gia đình, từ đã có con ở Âu, ở Á. Nhưng ‘ông cụ’ vì đã cuồng vọng chính trị, mà phải chứng tỏ mình là người thanh khiết, thanh cao, có đức độ ‘cách mạng’ (cách mạng có cấm ai lấy vợ đâu!...) nên ‘ông cụ’ đã phải từ bỏ tất cả vợ con!” (Tri Vũ. TĐT... trang 348) “Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu!...Cụ Hồ còn nêu gương sống thanh đạm, bắt làm nhà gỗ để cụ ở, nhưng chung quanh và những người thừa kế cụ, có ai theo gương sống thanh đạm như thế đâu. Bởi chung quanh đều biết tấm gương ấy chỉ là thứ đạo đức hình thức, bề ngoài, nhưng trong thực tế thì lại khác, ‘ông cụ’ vẫn sống rất là đầy đủ về mọi mặt, kể cả về vấn đề sinh lý”. (Tri Vũ. TĐT, 82-83)
“Cứ theo thực tại mà xét, thì ‘ông cụ’ là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đơn sơ, thủng vài lỗ bên trong, từ cách không cài hết khuy áo sơ-mi, tới cách khoác hờ cái tấm nhựa bên ngoài... đó là những cách thức phô diễn đã được chọn lựa, cân nhắc rất kỹ...Lối ăn mặc cố ý tỏ vẻ ‘bình dân’ trong đám người chính trị, hoặc giữa dân chúng như vậy là một cách tự tôn rất cao siêu!” (Tri Vũ. TĐT... trang 264)
B. TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH
I. PHẢN QUỐC
Ông đã bán Phan Bội Châu, bán các thành phần quốc gia ngay cả những người cộng sản để lấy tiền của Pháp hioặc giết hại đối thủ như việc giết các đảng viên đệ tứ cộng sản, các chiến sĩ quốc gia và các lãnh tụ và tín đồ các tôn giáo trong khoảng 1946. Hồ Chí Minh bắt tay với Pháp giết hàng trăm lãnh đạo và hàng ngàn các đảng viên Quốc gia.Tháng 7-1946, lực lượng cộng sản tấn công phe quốc gia trong khi Pháp cung cấp vũ khí cho Việt cộng để tàn sát và bắt bớ các đảng phái quốc gia. (No More Vietnam, Richard Nixon, page 34, 35). .
Ông đã bán Việt Nam cho Trung Cộng, và đã phạm tội " diệt chủng",vì đã gây ra chiến tranh Việt Nam trong nửa thế kỷ theo lệnh Nga Hoa, làm hao mòn lực lương dân tộc , dọn đường cho Trung Cộng xâm lăng Việt Nam. Ông đã giết mấy triệu nhân dân, tàn sát nông dân và đảng viên cộng sản trong CCRD. Về CCRĐ, ông Hồ đã chứng tỏ ông là tay sai của Stalin và Mao Trạch Đông, ông theo lệnh họ để giết hại dân lành và đảng viên mà ông dán nhãn hiệu cho họ là địa chủ, phó nông, Quốc dân đảng, phản động.
Tại kì họp thứ ba của Quốc hội, để phát động chiến dịch, Hồ Chí Minh quảng cáo: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ (Wikipedia) Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng: “Nhục hình là lối dã man” và “ tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Ông quảng cáo luật CCRD là ban hành luật về CCRD rất nhân đạo gồm các điểm sau:
Điều 4. - Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, thì:
Trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ.
Không đụng đến tài sản khác.
Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất trưng mua.
Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương.
Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng.
Công phiếu ấy được trả lãi 1,5 phần trăm mỗi năm.
Sau thời hạn mười năm sẽ hoàn vốn.
Điều 11. - Để khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế quốc dân, công thương nghiệp được bảo hộ.
Không đụng đến công thương nghiệp của địa chủ.
Không đụng đến đất đại trực tiếp dùng vào việc kinh doanh công thương nghiệp.
Những ruộng đất khác của địa chủ kiêm nhà công thương nghiệp và của nhà công thương nghiệp kiêm địa chủ thì trưng mua.
Ruộng đất và tài sản của những người có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm.
Điều 12. - Những người có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
Không đụng đến ruộng đất và tài sản của họ.
Ruộng đất và tài sản của phú nông.
Điều 13. - Kinh tế phú nông được bảo tồn.
Không đụng đến ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của phú nông.
Ruộng đất và tài sản của trung nông
Điều 14. - Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
Trung nông thiếu ruộng đất được chia thêm ruộng đất.
Điều 36-Nghiêm cấm bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác.
Cộng sản nói và làm khác nhau cho nên những điều luật trên là lừa bịp vì cộng sản làm trái lại như đôn bần nông, trung nông lên địa chủ, cướp sạch nhà cửa ruộng đất bất chấp loại gì và tra tấn, chém giết mặc tình. Vì thấy nhân dân sục sôi căm thù làng xã nào cũng bất mãn, chống đối và căm thù những vụ tố điêu, nhất là ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, năm 1956 có 20.000 nông dân mang gậy gộc chống lại quân đội khi chính quyền dùng vũ lực để tái lập trật tự. HCM phải bày ra trò sửa sai là để rút lửa dưới nồi nhưng phần lớn ruộng đất của nhân dân vẫn bị cướp và nhân dân phải đói khổ, tù đày, các nhân sĩ yêu nước, các đảng viên cộng sản cũng bị chung số phận.
Các gia đình được sửa sai nhưng vẫn bị khủng bố, truy bức, trong giấy tờ do xã thôn chứng nhận vẫn có câu " đã bị quy sai là địa chủ...". HCM cách chức Trường Chinh nhưng y vẫn ở trong bộ Chính tri. Nguyễn Văn Lương, Hồ Viết Thắng bị kỷ luật nhưng rồi vẫn ngồi vào vị trí quan trọng trong đảng. HCM sai Võ Nguyên Giáp xin lỗi còn ông lánh mặt. Những truyện HCM khóc, xin lỗi là bịa đặt. HCM, Trương Chinh không bao giờ nhận tội.
Nguyễn Minh Cần nói rõ việc này: Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=619 .
CCRD là để khủng bố nhân dân để họ cúi đầu tuân lệnh. CCRD được một năm, ruộng đất bị thu về làm HTX. Từ đây nhân dân phải làm nô lệ cho Cộng sản. Cái mồi chia ruộng đất cho dân nghèo là một trò lường gạt có chết chóc, tù đày theo Hoàng Văn Chí là nửa triệu người!
Trong CCRĐ, ông Hồ vẫn dùng thủ đoạn gian trá. Ông viết báo ký tên C.B, kết tội địa chủ, ông che mặt tham dự cuộc đấu tố bà Cát Hanh Long nhưng với Hoàng Tùng và vài tay chân thân cận, ông giả cách than thở rằng ông không muốn CCRD, ông không muốn lấy hoa hồng đánh phụ nữ, ..ông không muốn giết bà Cát Hanh Long..
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường khi trả lời báo Quê Mẹ nhân chuyến đi sang Pháp sau năm 1975 nói về cái cảnh đầu rơi máu chảy suốt 3 năm trời này như sau:
“Trong lịch sử từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”. (Người Việt ngày 7-9-2004)
II. THAM DÂM, TÀN BẠO
HCM dối trá, hàng ngàn lần tuyên bố ông hy sinh hạnh phúc gia đình cho độc lập của Việt Nam. Đó là những lời dối trá không cần thiết vì nhân dân ta và thế giới đâu cần những nhà khổ tu, và việc dối trá này không che mắt được nhân dân ta và thế giới. Stalin, Mao Trạch Đông có vợ nhưng có mất giá trị đâu mà ông Hồ phải rêu rao như vậy.
Huỳnh Tâm trong Hồ Chi Minh một gián điệp hoàn hảo , kỳ X , theo tài liệu người Hoa tố cáo ông Hồ phạm nhiều tội như nhi dâm, cưỡng hiếp trẻ và giết người ( Ông đã hãm hiếp bé Tuyền 4 tuổi, bé Ngân Hà 8 tuổi rồi giết bé Ngân Hà, bị bắt quả tang, dùng kim tiêm thuốc độc, ám sát tình nhân!
Tàn ác hơn nữa, tại sao ông lại để cho Trần Quốc Hoàn hãm hiếp cô Xuân rồi ném xác ra ngoài đường cho xe cán. Đứng về đạo đức và pháp luật, ông Hồ phải chịu án nặng. Cộng tất cả tội kể trên, ông Hồ phải bị xử tử. Một người như thế thì làm sao mà gọi là có đạo đức? Ông quả thật là con yêu râu xanh. Người như thế mà đạo đức ư? Những tội gian dối, tàn ác của Ông Hồ cũng được đảng cộng sản phụ họa thêm, cho nên bọn Việt Cộng cũng phạm tội đồng lõa với ông Hồ. Tại sao ông Hồ không sống như người thường lại muốn làm thánh để rồi gây nên tội ác như thế? Nói tóm lại, ông Hồ dù là Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương hay ai đó đều là con người vô đạo đức, lưu manh, là tội đồ của dân tộc.
Ác ôn hơn nữa, tại sao ông Hồ và đảng Cộng sản lại giết Nông thị Xuân? Yêu hoa sao lại bẻ cành? Không lẽ Hồ Chí Minh là con yêu râu xanh? Thần tượng đất sét sau cơn ngập lụt nay đã rã rời áo mão, râu ria rơi tả tả xuống bùn. Qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy rất nhiều lời của Hồ Chí Minh dối trá về đời độc thân thánh thiện khổ hạnh của ông, và cũng rất nhiều tài liệu về sự dâm dục của ông. Người ta không cho ông Hồ là trang phong lưu mà là tội ác không thể chấp nhận.
Có nhiều lý do:
-Ông Hồ có vợ là chuyện bình thường, không ai bắt ông tu khổ hạnh. Không có ai cũng như không có sách vở nào nói người yêu nước phải sống độc thân và tuyệt dục.
-Ông Hồ dối trá, ông vợ con, tình nhân cả đống sao lại cứ nói láo cả trăm lần là ông hy sinh bản thân, hy sinh hạnh phúc gia đình? Ông Mao gian ác nhưng đâu có dối trá như ông?
-Ông phạm tội ấu dâm, nhi dâm vì các nạn nhân của ông phần lớn là từ 15 tuổi trở xuống.
-Ông lợi dụng chức vụ để hãm hiếp phụ nữ.
-Ông đã giết Nông Thị Vân và chị em của cô để bịt miệng. Ông là một con yêu râu xanh. Cuộc dâm dục của ông có liên can đến đảng cộng sản. Đảng cộng sản với Trần Quốc Hoàn, Lê Duẩn cho thấy đảng này cũng là đồng lõa. Tại sao Trần Quốc Hoàn có quyền sinh sát và xâm phạm người yêu của ông Hồ? Có ai cho rằng việc này là dĩ nhiên?
Cái xấu xa,tàn ác này là do bản chất gian manh, tàn ác của ông Hồ tạo ra. Huỳnh Tâm cho biết "Bác" thủ tiêu những nữ ca nhạc sĩ phục vụ trong đêm không vừa lòng "Bác", tức khắc bị vùi xuống ao cá tại nhà sàn của Hồ, tội ác của "Bác" gia tăng từng giờ.(GĐ.VI)
Sự kiện xảy ra như thế mà đảng cộng sản không lấy làm xấu hổ mà còn cố tình bưng bít, và còn hành hung bà Kim Hạnh và W. Duiker. Sự kiện đã như thế mà có những tên văn nô còn cố bênh vực, khi thấy không bênh vực nữa thì nói nước đôi.
Mạch Quang Thắng cho rằng Hoàng Tranh sai lầm, rồi các người khác cũng theo Hoàng Tranh mà vu oan gia họa cho ông Hồ.Ông cũng cho rằng các tài liệu của Liên bang Nga cũng sai lầm.
Nhưng, tôi đã đọc
rất kỹ bài viết của Hoàng Tranh thì thấy rằng, lập luận và những chứng
cớ mà ông nêu ra không có sức thuyết phục. Mấy cuốn sách, bài báo của
một số người ngoài nước chẳng rõ thật hư ra sao về vấn đề này, lại viết
theo Hoàng Tranh...Hồ Chí Minh là người hoạt động bí mật nhiều năm trời,
cho nên không không phải những gì mà tài liệu viết về Hồ Chí Minh đều
là đúng sự thật, mặc dù đó là những tài liệu báo cáo chính thức, tài
liệu lưu trữ trong kho lưu trữ của Liên bang Nga từ năm 1992 (tiếp nối
Lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên Xô, tại phông Lịch sử Chính trị-xã hội.(
142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T... )
Tuy hào hùng, kiên
quyết tin tưởng là thế nhưng ông cãi sao với Vũ Thư Hiên, Vũ Đình Huỳnh,
Trần Độ, Nguyễn Đăng Mạnh,Nguyễn Minh Cần là những người còn yêu bác,
trọng bác ngàn lần hơn ông?
Qua các tài liệu trên, chúng ta thấy những điểm sau:
+ 1. Những lãnh tụ
cộng sản là những tên đa dâm. Hồ Chí Minh thay vợ như thay áo. Ông lấy
người ta có con rồi bỏ mặc. Không lẽ ông không nhớ đến người xưa. Ông là
đảng trưởng, là chủ tịch, thiếu gì chân tay để sai đi tìm kiếm và tiền
bạc để cung cấp. Nguyễn Y Vân gọi ông là kẻ " chơi chạy" thì rất đúng.
+2. Tên cộng sản
nào cũng tham dâm, thế mà lúc nào cũng la hét " đạo đức cách mạng". Để
phục vụ lòng tham dâm của lãnh tụ, bọn cộng sản đàn em đã làm công tác "
ma cô" rất tích cực".
+3. Hồ Chí Minh mắc
bệnh nhi dâm, ông thích các thiếu nữ tuổi 15. Các nước đều kết án những
kẻ xâm phạm trẻ dưới 18. Hồ Chí Minh còn thích một đám thiếu nữ vây
quanh, như là cung nữ, cung phi trong cung cấm vua chúa trong khi ông và
đảng cộng sản kết tội vua chúa. Ông coi phụ nữ là trò chơi trong khi
ông oang oang tuyên bố giải phóng phụ nữ!
+4. Bệnh tham dâm,
gian ác đã truyền sâu trong tập thể cộng sản. Đó là bản chất chứ không
phải hiện tượng. Nguyễn Đăng Mạnh trong Hồi Ký của ông đã nhận xét: Cuộc
gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ấn tượng để lại
chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ
cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không
mặclại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng
chí có bao nhiêu nữ?”
Sau này, XHCN phát
triển thành cà phê ôm, gái bao của các đại gia là do từ "đạo đức bác Hồ"
xây dựng một cách " hoành tráng" mà thành, còn trước 1975 tại miền Nam,
và trước 1945 trên toàn quốc không có được một phần trăm nét phồn thịnh
như vậy!Huỳnh Tâm cho biết "Bác" thủ tiêu những nữ ca nhạc sĩ phục vụ
trong đêm không vừa lòng "Bác", tức khắc bị vùi xuống ao cá tại nhà sàn
của Hồ, tộc ác của "Bác" gia tăng từng giờ.(GĐ.VI)
+5. Chủ nghĩa cộng
sản xây dựng trên dối trá và thủ đoạn tàn ác, và họ đã xây lên một chế
độ xấu xa, tàn bạo, vô tổ chức, bất nhân, bất nghĩa cụ thể là vụ Nông
Thị Xuân và cuộc đời tình ái của Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
Nguyên Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev nói rằng đảng cộng sản chuyên môn tuyên truyền và dối trá. Quả thật đúng. Hơn ai hết, chúng ta đã sống với cộng sản thì càng hiểu thấu đáo chủ nghĩa cộng sản hơn những ai ở bên ngoài.
Cộng sản là một hệ thống dối trá mà cơ quan đầu não là trung ương đảng. Đệ nhất lãnh tụ đảng là kẻ dối trá và tàn ác đệ nhất nước. Hồ Chí Minh quả là một kẻ đệ nhất dối trá và đệ nhất tàn ác. Những văn công nịnh hót như Nguyễn Khải, Chế Lan Viên, Tô Hải biết rõ sự dối trá và tàn ác của cộng sản nhưng vị lẽ sinh tồn mà cam phận làm thằng hèn. Còn nhân dân thì rất rõ bộ mặt dối trá và tàn ác của cộng sản.
Những nhà văn, luật
gia, nhà tu hành, cán bộ đảng viên, thanh niên, sinh viên, học sinh đã
đứng về phía nhân dân mà lên tiếng chỉ trích chế độ như Phan Khôi, Trần
Dần, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phùng Quán, Phùng Cung, Nguyễn
Chí Thiện, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Minh Cần,
Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Thiện Minh, Lê Quang Liêm,
Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ, Lê Quốc Quân, Việt Khang, Huỳnh Thục Vy...
chứng tỏ tinh thần yêu nước và bất khuất kiên cường trước sự đản áp và
khủng bố dã man của cộng sản.
Nay mai,
chế độ cộng sản sụp đổ thì thân xác của Hồ Chí Minh sẽ bị ném ra biển
cả, tượng đồng bia đá của ông sẽ bị đập phá và quăng bỏ như người ta đã
giựt tượng Lenin, Stalin và nguyền rủa chúng. Lúc đó cái mặt nạ cộng sản
gian dối sẽ bị lột bỏ, và thế giới sẽ hiểu rõ lịch sử gian dối và tàn
ác của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam.
_______
CHÚ THÍCH (1).Tùng Khánh.Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức cách mạng.157. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC * PHẠM HẢO, HỮU THỌ, KHUẤT
(2). Pierre Darcourt. BayVien, Le Maître de Cholon; Grasset, 1997 ;Bảo Đại. Con Rồng V(iệt Nam – Hồi ký chính trị 1913-1987, Nguyễn Phước tộc xuất bản. 1990, tr. 205.
(3). Thép Mới. "Năng động Hồ Chí Minh ". Bút ký, Chính trị Quốc gia. 1990, tr.143.(92 * BÚT SỬ* NHÀ SÀN * GÁI ); (71 * ĐẶNG CHÍ HÙNG * NGƯỜI CHỒNG NGƯỜI CHA)(4). Tài liệu của Đặng Chí Hùng và Bút Sử có ghi: Trong "Ho Chi Minh", tác giả William Duiker, trang 575, viết: "In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″. Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: "Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…"Tôi xem quyển sách của W. Duiker, xuất bản 2000 có chú 14 nhưng không có hàng này. Những hàng trên chỉ có ở lần tái bản 2002.
(5). Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Vinh Sơn, Sài Gòn, 1969, tr. 75.
(6). Nguyễn Thế Anh, "Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh", đăng trong Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, một nhóm tác giả, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 25.
(7).Bảo Đại, Con rồng Việt Nam – Hồi ký chính trị 1913-1987, Nguyễn Phước tộc xuất bản. 1990, tr. 205.
(8). Sophie Quinn Judge. The Missing Years, 199.
THƠ CHÂM BIẾM
CHƯA ĐI...CHƯA BIẾT
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... đồ thật, không là đồ “sơn”
Chưa đi chưa biết Đồ sơn
Đi rồi mới biết to hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng chiếc là đa
Đồ sơn bằng chiếc bàn là Liên-xô
Chưa đi chưa biết Hải Dương.
Đi rồi mới biết cũng thường như ai
Chỉ có là cái hưởng dai
Ông già biết hưởng, cậu trai biết sài
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới biết cửa (khẩu) mình mở ra
Cửa mình trong những năm qua
Biết bao đồng chí đi qua cửa mình
Việt Nam đất nước đẹp xinh
Bang giao quốc tế cửa mình mở ra
Hàng tây cho chí hàng ta
Muốn xuất nhập cảng phải qua cửa mình
Hàng Tây phải báo phải trình
Hàng ta thì cứ cửa mình mà chui
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ nhưng mà của em.
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết nó to thế này
Ta to một, nó to hai
Mở ra một nửa, bằng hai vại cà
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình.
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Tối có hồ nhỏ cho mình tắm chim.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đâm Lồng (Đôn Lầm) như chơi
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta.
Sáng tắm biển, chiều mát xa
Có gà móng đỏ thả ra... đá liền.
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vai may (vải may)
Hai mảnh bé xíu làm vày (váy), làm ao (áo) !
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần
Mát xa rồi lại mát gần
Âm dương cách biệt một lần cao su
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu
Hỏi ra mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít, thằng cu ăn nhiều
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
Nghe đồn nức tiếng Cà Mau
Đi rồi mới biết không đâu bằng nhà,
Cà-nhà tuy có hơi già
Nhưng là ...cà chậm, không là cà mau
Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết đĩ nhiều hơn dân
Chưa đi chưa biết Tây Ninh
Đi rồi mới thấy cửa (khẩu) mình mở ra
Mở ra để đón hàng qua
Hàng nội hàng ngoại đều qua cửa mình
Chưa ăn chưa biết (kẹo) cu đơ
Ăn rồi mới biết cu đờ ra cu
Chưa đi chưa biết Cali
Đi về mới biết cái gì cũng mê
Cali đi dễ khó về
Em đi sửa ngực chị về sửa mông .
Chưa đi chưa biết Hòn Khoai
Đi rồi mới biết cũng hai cái hòn
cũng méo méo cũng tròn
mình mà không giữ không còn Hòn Khoai
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới thấy chẳng còn như mơ
Những tưởng đẹp ngẩn đẹp ngơ
Ai ngờ khiếp hãi vật vờ nghẽn xe.
Chưa đi chưa biết Ăng-co
Đi rồi thấy họ đẹp to hơn mình
Của mình nhếch nhác kém tình
Của họ lạ lẫm thực tình tính tang
Chưa đi chưa biết Bến Tre,
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.
Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay
.Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.
Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.
Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.
Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.
Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.
Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.
Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.
Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.
Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.
Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!
Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân
Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.
Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.
Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.
Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.
MƯỜI THƯƠNG
Một thương phá hại xóm làng,
Hai thương bác bảo gian nan trường kỳ.
Ba thương cơm độn củ mì,
Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm.
Năm thương chân cứng đá mềm,
Bắt đi đánh trận đông Miên, hạ Lào.
Sáu thương sản lượng bình cao,
Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng.
Bảy thương sản xuất siêng năng,
Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà.
Tám thương được hát quốc ca,
Của hai nước bạn là Nga với Tàu.
Chín thương nô lệ cúi đầu,
Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô.
Mười thương có một bác Hồ,
Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam!
VÌ AI
Ai sinh tên Duẫn tên Duân,
Em đã không quần, cái áo cũng không.
Ai sinh tên Sắt tên Đồng,
Em đã mất chồng, mất cả thằng Cu.
Ai sinh tên Khủ tên Khu,
Tố cha giết mẹ, bỏ tù toàn dân.
Ai sinh một lũ ngu đần
Thằng Minh , thằng Giáp, thằng Duân,
Thằng Thọ, thằng Kiệt, thằng Lành,
Tụi mày có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng,
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân!
CHƯA ĐI...CHƯA BIẾT
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... đồ thật, không là đồ “sơn”
Chưa đi chưa biết Đồ sơn
Đi rồi mới biết to hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng chiếc là đa
Đồ sơn bằng chiếc bàn là Liên-xô
Chưa đi chưa biết Hải Dương.
Đi rồi mới biết cũng thường như ai
Chỉ có là cái hưởng dai
Ông già biết hưởng, cậu trai biết sài
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới biết cửa (khẩu) mình mở ra
Cửa mình trong những năm qua
Biết bao đồng chí đi qua cửa mình
Việt Nam đất nước đẹp xinh
Bang giao quốc tế cửa mình mở ra
Hàng tây cho chí hàng ta
Muốn xuất nhập cảng phải qua cửa mình
Hàng Tây phải báo phải trình
Hàng ta thì cứ cửa mình mà chui
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ nhưng mà của em.
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết nó to thế này
Ta to một, nó to hai
Mở ra một nửa, bằng hai vại cà
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình.
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Tối có hồ nhỏ cho mình tắm chim.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đâm Lồng (Đôn Lầm) như chơi
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta.
Sáng tắm biển, chiều mát xa
Có gà móng đỏ thả ra... đá liền.
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vai may (vải may)
Hai mảnh bé xíu làm vày (váy), làm ao (áo) !
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần
Mát xa rồi lại mát gần
Âm dương cách biệt một lần cao su
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu
Hỏi ra mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít, thằng cu ăn nhiều
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
Nghe đồn nức tiếng Cà Mau
Đi rồi mới biết không đâu bằng nhà,
Cà-nhà tuy có hơi già
Nhưng là ...cà chậm, không là cà mau
Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết đĩ nhiều hơn dân
Chưa đi chưa biết Tây Ninh
Đi rồi mới thấy cửa (khẩu) mình mở ra
Mở ra để đón hàng qua
Hàng nội hàng ngoại đều qua cửa mình
Chưa ăn chưa biết (kẹo) cu đơ
Ăn rồi mới biết cu đờ ra cu
Chưa đi chưa biết Cali
Đi về mới biết cái gì cũng mê
Cali đi dễ khó về
Em đi sửa ngực chị về sửa mông .
Chưa đi chưa biết Hòn Khoai
Đi rồi mới biết cũng hai cái hòn
cũng méo méo cũng tròn
mình mà không giữ không còn Hòn Khoai
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới thấy chẳng còn như mơ
Những tưởng đẹp ngẩn đẹp ngơ
Ai ngờ khiếp hãi vật vờ nghẽn xe.
Chưa đi chưa biết Ăng-co
Đi rồi thấy họ đẹp to hơn mình
Của mình nhếch nhác kém tình
Của họ lạ lẫm thực tình tính tang
Chưa đi chưa biết Bến Tre,Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... đồ thật, không là đồ “sơn”
Chưa đi chưa biết Đồ sơn
Đi rồi mới biết to hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng chiếc là đa
Đồ sơn bằng chiếc bàn là Liên-xô
Chưa đi chưa biết Hải Dương.
Đi rồi mới biết cũng thường như ai
Chỉ có là cái hưởng dai
Ông già biết hưởng, cậu trai biết sài
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới biết cửa (khẩu) mình mở ra
Cửa mình trong những năm qua
Biết bao đồng chí đi qua cửa mình
Việt Nam đất nước đẹp xinh
Bang giao quốc tế cửa mình mở ra
Hàng tây cho chí hàng ta
Muốn xuất nhập cảng phải qua cửa mình
Hàng Tây phải báo phải trình
Hàng ta thì cứ cửa mình mà chui
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ nhưng mà của em.
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết nó to thế này
Ta to một, nó to hai
Mở ra một nửa, bằng hai vại cà
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình.
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Tối có hồ nhỏ cho mình tắm chim.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đâm Lồng (Đôn Lầm) như chơi
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta.
Sáng tắm biển, chiều mát xa
Có gà móng đỏ thả ra... đá liền.
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vai may (vải may)
Hai mảnh bé xíu làm vày (váy), làm ao (áo) !
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần
Mát xa rồi lại mát gần
Âm dương cách biệt một lần cao su
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu
Hỏi ra mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít, thằng cu ăn nhiều
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
Nghe đồn nức tiếng Cà Mau
Đi rồi mới biết không đâu bằng nhà,
Cà-nhà tuy có hơi già
Nhưng là ...cà chậm, không là cà mau
Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết đĩ nhiều hơn dân
Chưa đi chưa biết Tây Ninh
Đi rồi mới thấy cửa (khẩu) mình mở ra
Mở ra để đón hàng qua
Hàng nội hàng ngoại đều qua cửa mình
Chưa ăn chưa biết (kẹo) cu đơ
Ăn rồi mới biết cu đờ ra cu
Chưa đi chưa biết Cali
Đi về mới biết cái gì cũng mê
Cali đi dễ khó về
Em đi sửa ngực chị về sửa mông .
Chưa đi chưa biết Hòn Khoai
Đi rồi mới biết cũng hai cái hòn
cũng méo méo cũng tròn
mình mà không giữ không còn Hòn Khoai
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới thấy chẳng còn như mơ
Những tưởng đẹp ngẩn đẹp ngơ
Ai ngờ khiếp hãi vật vờ nghẽn xe.
Chưa đi chưa biết Ăng-co
Đi rồi thấy họ đẹp to hơn mình
Của mình nhếch nhác kém tình
Của họ lạ lẫm thực tình tính tang
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.
Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay
.Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.
Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.
Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.
Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.
Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.
Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.
Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.
Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.
Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.
Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!
Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân
Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.
Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.
Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.
Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.
MƯỜI THƯƠNG
Một thương phá hại xóm làng,
Hai thương bác bảo gian nan trường kỳ.
Ba thương cơm độn củ mì,
Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm.
Năm thương chân cứng đá mềm,
Bắt đi đánh trận đông Miên, hạ Lào.
Sáu thương sản lượng bình cao,
Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng.
Bảy thương sản xuất siêng năng,
Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà.
Tám thương được hát quốc ca,
Của hai nước bạn là Nga với Tàu.
Chín thương nô lệ cúi đầu,
Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô.
Mười thương có một bác Hồ,
Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam!
VÌ AI
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.
Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.
Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.
Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.
Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.
Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.
Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!
Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân
Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.
Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.
Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.
Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.
MƯỜI THƯƠNG
Một thương phá hại xóm làng,
Hai thương bác bảo gian nan trường kỳ.
Ba thương cơm độn củ mì,
Bốn thương hội họp bất kỳ ngày đêm.
Năm thương chân cứng đá mềm,
Bắt đi đánh trận đông Miên, hạ Lào.
Sáu thương sản lượng bình cao,
Để cho mức thuế ngày nào cũng tăng.
Bảy thương sản xuất siêng năng,
Thuế rồi nhịn đói nhăn răng cả nhà.
Tám thương được hát quốc ca,
Của hai nước bạn là Nga với Tàu.
Chín thương nô lệ cúi đầu,
Chùi giày Trung Cộng, quạt hầu Nga Sô.
Mười thương có một bác Hồ,
Làm cho điêu đứng cơ đồ Việt Nam!
VÌ AI
Ai sinh tên Duẫn tên Duân,
Em đã không quần, cái áo cũng không.
Ai sinh tên Sắt tên Đồng,
Em đã mất chồng, mất cả thằng Cu.
Ai sinh tên Khủ tên Khu,
Tố cha giết mẹ, bỏ tù toàn dân.
Ai sinh một lũ ngu đần
Thằng Minh , thằng Giáp, thằng Duân,
Thằng Thọ, thằng Kiệt, thằng Lành,
Tụi mày có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng,
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân!
Em đã không quần, cái áo cũng không.
Ai sinh tên Sắt tên Đồng,
Em đã mất chồng, mất cả thằng Cu.
Ai sinh tên Khủ tên Khu,
Tố cha giết mẹ, bỏ tù toàn dân.
Ai sinh một lũ ngu đần
Thằng Minh , thằng Giáp, thằng Duân,
Thằng Thọ, thằng Kiệt, thằng Lành,
Tụi mày có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng,
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân!
PEARL S.BUCK * CHTISTMAS DAY
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Christmas Day In The Morning
By Pearl S. Buck
He
woke suddenly and completely. It was four o'clock, the hour at which
his father had always called him to get up and help with the milking.
Strange how the habits of his youth clung to him still! Fifty years ago,
and his father had been dead for thirty years, and yet he waked at four
o'clock in the morning. He had trained himself to turn over and go to
sleep, but this morning it was Christmas, he did not try to sleep.
Why
did he feel so awake tonight? He slipped back in time, as he did so
easily nowadays. He was fifteen years old and still on his father's
farm. He loved his father. He had not known it until one day a few days
before Christmas, when he had overheard what his father was saying to
his mother.
"Mary,
I hate to call Rob in the mornings. He's growing so fast and he needs
his sleep. If you could see how he sleeps when I go in to wake him up! I
wish I could manage alone."
"Well, you can't, Adam." His mother's voice was brisk. "Besides, he isn't a child anymore. It's time he took his turn."
"Yes," his father said slowly. "But I sure do hate to wake him."
When
he heard these words, something in him spoke: his father loved him! He
had never thought of that before, taking for granted the tie of their
blood. Neither his father nor his mother talked about loving their
children--they had no time for such things. There was always so much to
do on the farm.
Now
that he knew his father loved him, there would be no loitering in the
mornings and having to be called again. He got up after that, stumbling
blindly in his sleep, and pulled on his clothes, his eyes shut, but he
got up.
And
then on the night before Christmas, that year when he was fifteen, he
lay for a few minutes thinking about the next day. They were poor, and
most of the excitement was in the turkey they had raised themselves and
mince pies his mother made. His sisters sewed presents and his mother
and father always bought him something he needed, not only a warm
jacket, maybe, but something more, such as a book. And he saved and
bought them each something, too.
He
wished, that Christmas when he was fifteen, he had a better present for
his father. As usual he had gone to the ten-cent store and bought a
tie. It had seemed nice enough until he lay thinking the night before
Christmas. He looked out of his attic window, the stars were bright.
"Dad," he had once asked when he was a little boy, "What is a stable?"
"It's just a barn," his father had replied, "like ours."
Then Jesus had been born in a barn, and to a barn the shepherds had come...
The
thought struck him like a silver dagger. Why should he not give his
father a special gift too, out there in the barn? He could get up early,
earlier than four o'clock, and he could creep into the barn and get all
the milking done. He'd do it alone, milk and clean up, and then when
his father went in to start the milking he'd see it all done. And he
would know who had done it. He laughed to himself as he gazed at the
stars. It was what he would do, and he musn't sleep too sound.
He
must have waked twenty times, scratching a match each time to look at
his old watch -- midnight, and half past one, and then two o'clock.
At
a quarter to three he got up and put on his clothes. He crept
downstairs, careful of the creaky boards, and let himself out. The cows
looked at him, sleepy and surprised. It was early for them, too.
He
had never milked all alone before, but it seemed almost easy. He kept
thinking about his father's surprise. His father would come in and get
him, saying that he would get things started while Rob was getting
dressed. He'd go to the barn, open the door, and then he'd go get the
two big empty milk cans. But they wouldn't be waiting or empty, they'd
be standing in the milk-house, filled.
"What the--," he could hear his father exclaiming.
He smiled and milked steadily, two strong streams rushing into the pail, frothing and fragrant.
The
task went more easily than he had ever known it to go before. Milking
for once was not a chore. It was something else, a gift to his father
who loved him. He finished, the two milk cans were full, and he covered
them and closed the milk-house door carefully, making sure of the latch.
Back
in his room he had only a minute to pull off his clothes in the
darkness and jump into bed, for he heard his father up. He put the
covers over his head to silence his quick breathing. The door opened.
"Rob!" His father called. "We have to get up, son, even if it is Christmas."
"Aw-right," he said sleepily.
The
door closed and he lay still, laughing to himself. In just a few
minutes his father would know. His dancing heart was ready to jump from
his body.
The minutes were endless -- ten, fifteen, he
did not know how many -- and he heard his father's footsteps again. The
door opened and he lay still.
"Rob!"
"Yes, Dad--"
His father was laughing, a queer sobbing sort of laugh.
"Thought you'd fool me, did you?" His father was standing by his bed, feeling for him, pulling away the cover.
"It's for Christmas, Dad!"
He
found his father and clutched him in a great hug. He felt his father's
arms go around him. It was dark and they could not see each other's
faces.
"Son, I thank you. Nobody ever did a nicer thing--"
"Oh,
Dad, I want you to know -- I do want to be good!" The words broke from
him of their own will. He did not know what to say. His heart was
bursting with love.
He
got up and pulled on his clothes again and they went down to the
Christmas tree. Oh what a Christmas, and how his heart had nearly burst
again with shyness and pride as his father told his mother and made the
younger children listen about how he, Rob, had got up all by himself.
"The best Christmas gift I ever had, and I'll remember it, son every year on Christmas morning, so long as I live."
They
had both remembered it, and now that his father was dead, he remembered
it alone: that blessed Christmas dawn when, alone with the cows in the
barn, he had made his first gift of true love.
This
Christmas he wanted to write a card to his wife and tell her how much
he loved her, it had been a long time since he had really told her,
although he loved her in a very special way, much more than he ever had
when they were young. He had been fortunate that she had loved him. Ah,
that was the true joy of life, the ability to love. Love was still alive
in him, it still was.
It
occurred to him suddenly that it was alive because long ago it had been
born in him when he knew his father loved him. That was it: Love alone
could awaken love. And he could give the gift again and again.This
morning, this blessed Christmas morning, he would give it to his beloved
wife. He could write it down in a letter for her to read and keep
forever. He went to his desk and began his love letter to his wife: My
dearest love...
Such a happy, happy Christmas!
THE END
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông... (NBH)
Truong Son Le Xuan Nhi
tslxnhi@aol.com
Buổi Sáng Giáng Sinh
Lời người dịch: Pear
Sydenstricker Buck sinh ngày 26/6/1892 tại Hillsboro, West Virginia,
U.S. Mất ngày 6/3/1973 (80 tuổi) vì bệnh ung thư phổi, tại Danby,
Vermont, U.S. Vừa nhà văn, vừa dạy học, bà là con của đôi vợ chồng nhà
truyền giáo làm việc tại Trung Hoa. Họ về Hoa Kỳ sanh bà và đưa bà sang
Trung Hoa lúc bà chỉ mới 3 tháng. Năm 19 tuổi bà trở về Hoa Kỳ học tại
Randolph-Macon Woman's College ở Lynchburg, Virginia.
Bà trở lại Trung
Hoa năm 1914 khi hay tin mẹ bệnh nặng. Năm 1924 bà về lại Hoa Kỳ lấy
bằng Master từ trường Cornell University. Hầu hết cuộc đời của bà là
sống ở Trung Hoa cho đến năm 1934 (42 tuổi). Tên Trung Hoa của bà là Sai
Zhenzhu. Thế cho nên bà rất rành tâm lý của người Á Đông, nhất là người
Trung Hoa. Trong những tác phẩm của bà, có những tác phẩm viết về cuộc
Cách Mạng Văn Hóa của Trung Hoa với cái nhìn đầy thông minh, hóm hĩnh
lẫn chua xót. Là một trong những nhà văn lớn của Hoa Kỳ, bà được giải
thưởng Pulitze về tiểu thuyết The Good Earth (Đất Lành), 1932; huân
chương William Dean Howells, 1935; và giải Nobel Văn chương năm 1938.
"Buổi Sáng Giáng Sinh" (Christmas Day in the Morning) là một trong những
truyện ngắn đặc sắc của bà. Câu chuyện để lại cho người đọc dư vị ấm
áp, ngọt ngào, khó quên.
Pear S. Buck
(Việt Phương dịch)
Ông thức giấc một cách nhanh chóng bất ngờ. Bây giờ là bốn giờ sáng,
khoảng thời gian mà bố ông thường gọi ông dậy để phụ một tay vắt sữa bò.
Lạ lùng quá, thói quen đó vẫn bám lấy ông từ trẻ đến giờ! Bố ông đã qua
đời 30 năm rồi, nhưng hễ cứ đúng bốn giờ sáng là ông lại thức giấc.
Ông
đã tập thay đổi thói quen đó để cố gắng đi vào giấc ngủ lần nữa, nhưng
sáng nay, bởi vì ngày Giáng Sinh, ông không muốn ngủ tiếp. Có điều gì đó
huyền diệu trong ngày Giáng Sinh? Những đứa con của ông nay đã lớn và
cũng dọn ra ở riêng.
Bỏ lại ông và người vợ sống âm thầm với nhau. Ngày
hôm qua, bà đã bảo: "Đừng tỉa những cành cây nghe anh, ngày mai hãy làm.
Em đang mệt Robert à." Ông nghe lời vợ, thế là cây thông vẫn còn nằm
yên ở lối đi sau nhà.
Không hiểu sao đêm nay ông thấy quá tỉnh táo? Bầu trời vẫn còn tối,
trong và đầy sao. Dĩ nhiên là không thể nào có ánh sáng của của mặt
trăng lúc này, nhưng những ngôi sao thì thật là kỳ diệu!
Ông suy nghĩ
rất lung về điều đó, những ngôi sao dường như lúc nào cũng lớn và sáng
hơn trước bình minh của ngày Giáng Sinh. Bấy giờ có một vì sao chắc chắn
lớn và sáng hơn bất kỳ những vì sao khác. Ông mường tượng vì sao đang
di động, như ông đã di động trong một đêm năm nào.
Dạo ấy, Robert chỉ là một cậu bé 15 tuổi sống cùng bố mẹ trong nông
trại. Robert rất yêu thương bố. Cậu không biết được điều đó, cho đến một
ngày kia, trước Giáng Sinh vài bữa, khi cậu tình cờ nghe được những lới
bố cậu nói với mẹ.
"Mary à, anh rất ghét khi gọi Rob dậy mỗi sáng. Con nó đang lớn như
thổi, nó cần ngủ nhiều em ạ. Nếu em có thể thấy nó thèm thuồng giấc ngủ
như thế nào khi anh lên đánh thức nó, em cũng như anh thôi! Ước gì anh
có thể tự làm việc một mình được."
"Đúng rồi, anh không thể làm một mình được đâu Adam à." Giọng mẹ cậu
nhanh nhẩu. "Vả lại, nó cũng không còn bé nữa. Đã đến lúc nó phải tập
làm việc cho quen rồi đó."
Bố cậu nói chậm rãi. "Ừ, nhưng thiệt tình anh rất ghét khi phải dựng đầu con dậy."
Khi nghe được những lời như thế, cậu bỗng phát giác ra rằng: bố rất yêu
thương cậu! Sẽ không còn những sáng ưỡn ẹo trên giường để rồi phải được
nhắc nhở thêm vài lần nữa mới chịu dậy. Cậu trỗi dậy sau đó, chuệnh
choạng mắc áo quần lại, mắt vẫn còn nhắm chặt, nhưng cậu đã quyết tâm
đứng dậy.
Đó là một đêm trước ngày Giáng Sinh, năm mà cậu bé Robert mới 15 tuổi, đã biết suy nghĩ về những ngày sắp tới.
Cậu ước sao có đuợc một món quà đặc biệt hơn mọi năm để tặng bố. Mỗi
năm, cậu thường đến đại một cửa tiệm rẻ tiền nào đó và mua tặng bố một
chiếc cà vạt, là xong. Đối với cậu, như vậy là đủ lắm rồi, chiếc cà vạt
cũng dễ thương chán, để rồi khi đem ra tặng bố, cậu lại mong bố mẹ rối
rít bảo rằng bày đặt làm chi cho tốn tiền, hãy để dành dùng vào việc
khác tốt hơn.
Cậu xoay nghiêng người, khuỳnh tay chống đầu, phóng tầm mắt ra ngoài cửa
sổ rầm thượng. Những ngôi sao lung linh sáng. Chưa bao giờ cậu thấy
được những vì sao sáng rực như bây giờ. Có một vì sao sáng bật hẳn lên,
lấp lánh dị thường khiến cậu nhủ thầm đó chính là ngôi sao của
Bethlehem.
Có một lần cậu đã hỏi bố khi còn là một chú bé con: "Bố ơi! Hang lừa là gì vậy bố?"
Bố cậu trả lời: "Đó là cái chuồng cho lừa ở, giống như cái chuồng bò của chúng ta vậy con à."
Và Chúa Giê-su đã được sinh ra trong hang lừa. Cũng trong hang lừa đó,
những chú cừu xinh xắn và những nhà thông thái đã đến chào đón Chúa
Hài-đồng với những món quà Giáng Sinh!
Cậu chợt nghĩ ra một sáng kiến. Tại sao cậu không tặng bố một món quà
đặc biệt, nơi chuồng bò ngoài kia? Cậu có thể thức dậy rất sớm, sớm hơn
bốn giờ sáng, cẩn trọng lén đến chuồng bò, làm tất cả những công việc
vắt sữa một mình.
Đúng vậy! Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa xong, rồi chùi
dọn sạch sẽ đâu vào đấy, cho đến khi bố cậu đến để bắt đầu công việc,
ông sẽ thấy mọi việc đều được hoàn tất. Lúc đó ông hẵng biết ai đã làm.
Cậu nhìn đăm đăm vào những ngôi sao rồi cười một mình. Đó là công việc mà cậu sẽ làm và cậu không được quyền ngủ say li-bì nữa.
Cậu phải thức giấc 20 lần, quẹt diêm mỗi lần để nhìn vào chiếc đồng hồ
cũ kỹ của mình - nửa đêm, và một giờ rưởi, rồi hai giờ sáng.
Đúng ba giờ thiếu mười lăm, cậu trỗi dậy mặc quần áo. Xong, cậu bò xuống
cầu thang, cẩn thận với từng miếng gỗ kêu lên kĩu-kịt, rồi cậu cũng ra
được khỏi nhà.
Ngôi sao lớn đang sà xuống, treo lơ lửng trên mái chuồng
bò, ngôi sao ánh lên màu hoàng hồng. Mấy con bò nhìn cậu bằng những đôi
mắt lờ đờ ngái ngủ và đầy ngạc nhiên. Trời cũng vẫn còn sớm đối với
chúng.
Cậu mang cỏ khô đến cho từng con bò. Sau đó cậu lấy những bình và thùng đựng sữa tới.
Cậu mỉm cười, nghĩ đến bố. Sữa vẫn chảy đều. Sữa tuôn ra, ào ào vào bình
chứa như hai giòng suối chảy mạnh. Sữa sủi lên từng lớp bọt trắng xóa,
bốc mùi thơm ngào ngạt.
Công việc nhẹ nhàng hơn cậu tưởng nhiều. Vắt sữa
lần này không phải là công việc vặt. Đó là một cái gì khác, một món quà
cho bố, người đã yêu thương cậu. Khi công việc chấm dứt, sữa đã đầy hai
thùng.
Cậu đậy hai thùng sữa lại và đóng cửa buồng chứa sữa một cách
cẩn thận. Kiểm soát then cài lần nữa. Đâu đó xong xuôi, cậu đặt chiếc
ghế đẩu lại chỗ cũ, cạnh cửa ra vào, máng những bình sữa được cậu chùi
rửa kỹ càng lên, rồi bước ra khỏi chuồng bò. Cậu lẻn nhanh vào nhà, để
lại cánh cửa chuồng bò đã được cài then nằm im lìm sau lưng.
Trở lại phòng, cậu chỉ còn một phút để cởi quần áo ra trong bóng đêm rồi
nhảy lên giường, vừa đúng lúc, câu nghe tiếng bước chân của bố cậu đang
tiến lên thang gác. Cậu trùm chăn kín cả đầu, cố dồn nén nhịp thở đang
dồn dập trong người. Cánh cửa phòng mở ra, cậu nằm im không nhúc nhích.
Giọng bố cậu gọi. "Rob ơi! Bố biết hôm nay là ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta phải dậy thôi con à."
"Ừm... Dạ!" Cậu nói bằng giọng ngái ngủ.
Bố cậu nói. "Bố ra ngoài lấy sẵn những dụng cụ trước để chúng ta bắt đầu công việc nhé."
Cánh cửa phòng đóng lại và cậu vẫn nằm yên, cười thầm trong bụng. Chỉ
cần vài phút nữa thôi là bố cậu sẽ biết được những công việc cậu đã làm.
Những giây phút chờ đợi dường như bất tận - mười, mười lăm, cậu không
biết bao nhiêu phút đã trôi qua sau đó - rồi cậu nghe tiếng bước chân
của bố một lần nữa. Cánh cửa mở ra, cậu vẫn vờ nằm im.
"Rob!"
"Dạ, Bố -"
"Con thiệt là lựu đạn." Bố cậu cười vang, giọng cười ẩn chứa sự xúc động
phát ra một chuỗi âm thanh kỳ dị. "Con gạt bố phải không con?" Bố cậu
đến bên giường, lòng thương con dạt dào, ông kéo tấm chăn ra.
"Đó là món quà Giáng Sinh, Bố à."
Cậu chồm về phía bố và ôm bố thật chặt. Rồi cậu nghe đôi cánh tay của bố
chạy vòng quanh thân thể cậu. Trời vẫn còn tối và họ không thể trông
thấy mặt nhau.
"Bố cảm ơn con, con trai của Bố. Không ai có thể làm một việc dễ thương hơn thế nữa con ạ."
"Ôi! Bố à, con muốn Bố biết..."
Cậu không biết nói gì hơn. Trái tim của cậu đã nở ra với đầy ắp yêu thương.
"Tốt, Bố nghĩ, Bố có thể trở về giường đánh thêm một giấc nữa rồi." Bố
cậu lại nói sau một chút suy nghĩ. "Không - con trai bé bỏng đã tỉnh
ngủ. Bố chợt nhớ ra, Bố chưa bao giờ để ý xem con ra sao ngày con còn
bé, khi lần đầu tiên con nhìn thấy cây Giáng Sinh. Bố lúc nào cũng bận
rộn trong cái chuồng bò. Nhanh lên con."
Cậu
đứng dậy mặc quần áo lại lần nữa và hai bố con cùng bước xuống gần cây
Giáng Sinh. Mặt trời rùng mình vươn vai rất vội, che lấp những vì sao
đêm qua. Ôi, ngày Giáng Sinh kỳ diệu, trái tim cậu hình như rộn lên lần
nữa với đầy thẹn thùng lẫn hãnh diện khi phải lắng nghe lời Bố kể cho Mẹ
cậu những thành tích mà cậu đã làm sáng nay. Rob đã tự mình thức dậy
rồi đó em à.
"Đây là món quà Giáng Sinh qúi giá nhất mà Bố chưa từng có. Bố sẽ nhớ
đến nó mỗi năm trong buổi sáng Giáng Sinh, cho đến hết cuộc đời bố con
ạ."
Bên ngoài khung cửa sổ, những ngôi sao lớn đã bắt đầu mờ dần. Ông tung
người dậy, xỏ dép và khoát áo choàng vào, bước nhẹ nhàng lên rầm thượng
và tìm hộp đựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng
khách. Tiếp đó, ông ra cửa sau mang cây Giáng Sinh vào.
Đó là một cây
Giáng Sinh nhỏ - từ lúc những đứa con của ông đi xa, gia đình ông không
còn chưng những cây Giáng Sinh lớn trong nhà nữa - ông đặt nó đứng trên
một cái đế chắc chắn. Rồi ông bắt đầu cắt tỉa một cách cẩn thận. Thoắt
một cái là cây Giáng Sinh đã tươm tất. Thời gian trôi qua nhanh chóng
như buổi sáng năm nào trong chuồng bò.
Ông đến phòng đọc sách và đem lại một hộp nhỏ xinh xắn, bên trong đựng
món quà cho vợ ông, một ngôi sao được đính những viên kim cương lấp
lánh, không lớn lắm nhưng kiểu cọ thanh nhã. Ông cột món quà lên cành
cây rồi bước lui ngắm nghía công trình của mình. Nó thật xinh, xinh lắm
và sẽ làm bà ngạc nhiên.
Nhưng ông vẫn chưa hài lòng. Ông muốn nói với vợ ông - nói với bà rằng
tình yêu ông dành cho bà bao la vô cùng. Đã có lần ông thật sự nói với
bà như vậy cách đây lâu lắm, mặc dù ông đã yêu bà bằng một cách riêng,
nhiều hơn ông đã từng yêu bà khi họ còn trẻ.
Tình yêu có năng lực mang
niềm vui thật sự đến cho cuộc sống! Ông hoàn toàn chắc rằng, cũng có kẻ
không thật lòng yêu thương bất cứ người nào. Nhưng tình yêu luôn sống
trong ông; nó vẫn còn hiện hữu.
Tình yêu đó đã bộc phát trong ông một cách bất ngờ, nó vẫn còn sống mãi,
bởi vì đã lâu lắm rồi nó được nảy sinh trong ông, khi ông biết rằng bố
ông yêu thương ông nhiều lắm. Đó cũng chính là triết lý sống của ông:
dùng tình yêu thương của mình có thể đánh động được lòng yêu thương của
kẻ khác.
Và ông có thể tặng quà từ lần này đến lần khác. Như sáng nay, buổi sáng
Giáng Sinh an bình, ông sẽ trao cho người vợ yêu dấu của ông món quà yêu
thương đó. Ông có thể viết cho vợ ông một lá thư để bà đọc và giữ gìn
suốt đời. Ông bước tới bàn giấy và bắt đầu bằng một lá thư tình cho vợ:
Em yêu qúi nhất đời của anh...
P.B.
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Christmas Day In The Morning
By Pearl S. Buck
By Pearl S. Buck
He
woke suddenly and completely. It was four o'clock, the hour at which
his father had always called him to get up and help with the milking.
Strange how the habits of his youth clung to him still! Fifty years ago,
and his father had been dead for thirty years, and yet he waked at four
o'clock in the morning. He had trained himself to turn over and go to
sleep, but this morning it was Christmas, he did not try to sleep.
Why
did he feel so awake tonight? He slipped back in time, as he did so
easily nowadays. He was fifteen years old and still on his father's
farm. He loved his father. He had not known it until one day a few days
before Christmas, when he had overheard what his father was saying to
his mother.
"Mary,
I hate to call Rob in the mornings. He's growing so fast and he needs
his sleep. If you could see how he sleeps when I go in to wake him up! I
wish I could manage alone."
"Well, you can't, Adam." His mother's voice was brisk. "Besides, he isn't a child anymore. It's time he took his turn."
"Yes," his father said slowly. "But I sure do hate to wake him."
When
he heard these words, something in him spoke: his father loved him! He
had never thought of that before, taking for granted the tie of their
blood. Neither his father nor his mother talked about loving their
children--they had no time for such things. There was always so much to
do on the farm.
Now
that he knew his father loved him, there would be no loitering in the
mornings and having to be called again. He got up after that, stumbling
blindly in his sleep, and pulled on his clothes, his eyes shut, but he
got up.
And
then on the night before Christmas, that year when he was fifteen, he
lay for a few minutes thinking about the next day. They were poor, and
most of the excitement was in the turkey they had raised themselves and
mince pies his mother made. His sisters sewed presents and his mother
and father always bought him something he needed, not only a warm
jacket, maybe, but something more, such as a book. And he saved and
bought them each something, too.
He
wished, that Christmas when he was fifteen, he had a better present for
his father. As usual he had gone to the ten-cent store and bought a
tie. It had seemed nice enough until he lay thinking the night before
Christmas. He looked out of his attic window, the stars were bright.
"Dad," he had once asked when he was a little boy, "What is a stable?"
"It's just a barn," his father had replied, "like ours."
Then Jesus had been born in a barn, and to a barn the shepherds had come...
The
thought struck him like a silver dagger. Why should he not give his
father a special gift too, out there in the barn? He could get up early,
earlier than four o'clock, and he could creep into the barn and get all
the milking done. He'd do it alone, milk and clean up, and then when
his father went in to start the milking he'd see it all done. And he
would know who had done it. He laughed to himself as he gazed at the
stars. It was what he would do, and he musn't sleep too sound.
He
must have waked twenty times, scratching a match each time to look at
his old watch -- midnight, and half past one, and then two o'clock.
At
a quarter to three he got up and put on his clothes. He crept
downstairs, careful of the creaky boards, and let himself out. The cows
looked at him, sleepy and surprised. It was early for them, too.
He
had never milked all alone before, but it seemed almost easy. He kept
thinking about his father's surprise. His father would come in and get
him, saying that he would get things started while Rob was getting
dressed. He'd go to the barn, open the door, and then he'd go get the
two big empty milk cans. But they wouldn't be waiting or empty, they'd
be standing in the milk-house, filled.
"What the--," he could hear his father exclaiming.
He smiled and milked steadily, two strong streams rushing into the pail, frothing and fragrant.
The
task went more easily than he had ever known it to go before. Milking
for once was not a chore. It was something else, a gift to his father
who loved him. He finished, the two milk cans were full, and he covered
them and closed the milk-house door carefully, making sure of the latch.
Back
in his room he had only a minute to pull off his clothes in the
darkness and jump into bed, for he heard his father up. He put the
covers over his head to silence his quick breathing. The door opened.
"Rob!" His father called. "We have to get up, son, even if it is Christmas."
"Aw-right," he said sleepily.
The
door closed and he lay still, laughing to himself. In just a few
minutes his father would know. His dancing heart was ready to jump from
his body.
The minutes were endless -- ten, fifteen, he
did not know how many -- and he heard his father's footsteps again. The
door opened and he lay still.
"Rob!"
"Yes, Dad--"
His father was laughing, a queer sobbing sort of laugh.
"Thought you'd fool me, did you?" His father was standing by his bed, feeling for him, pulling away the cover.
"It's for Christmas, Dad!"
He
found his father and clutched him in a great hug. He felt his father's
arms go around him. It was dark and they could not see each other's
faces.
"Son, I thank you. Nobody ever did a nicer thing--"
"Oh,
Dad, I want you to know -- I do want to be good!" The words broke from
him of their own will. He did not know what to say. His heart was
bursting with love.
He
got up and pulled on his clothes again and they went down to the
Christmas tree. Oh what a Christmas, and how his heart had nearly burst
again with shyness and pride as his father told his mother and made the
younger children listen about how he, Rob, had got up all by himself.
"The best Christmas gift I ever had, and I'll remember it, son every year on Christmas morning, so long as I live."
They
had both remembered it, and now that his father was dead, he remembered
it alone: that blessed Christmas dawn when, alone with the cows in the
barn, he had made his first gift of true love.
This
Christmas he wanted to write a card to his wife and tell her how much
he loved her, it had been a long time since he had really told her,
although he loved her in a very special way, much more than he ever had
when they were young. He had been fortunate that she had loved him. Ah,
that was the true joy of life, the ability to love. Love was still alive
in him, it still was.
It
occurred to him suddenly that it was alive because long ago it had been
born in him when he knew his father loved him. That was it: Love alone
could awaken love. And he could give the gift again and again.This
morning, this blessed Christmas morning, he would give it to his beloved
wife. He could write it down in a letter for her to read and keep
forever. He went to his desk and began his love letter to his wife: My
dearest love...
Such a happy, happy Christmas!
THE END
THE END
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông... (NBH)
Truong Son Le Xuan Nhi
tslxnhi@aol.com
Truong Son Le Xuan Nhi
tslxnhi@aol.com
Buổi Sáng Giáng Sinh
Lời người dịch: Pear Sydenstricker Buck sinh ngày 26/6/1892 tại Hillsboro, West Virginia, U.S. Mất ngày 6/3/1973 (80 tuổi) vì bệnh ung thư phổi, tại Danby, Vermont, U.S. Vừa nhà văn, vừa dạy học, bà là con của đôi vợ chồng nhà truyền giáo làm việc tại Trung Hoa. Họ về Hoa Kỳ sanh bà và đưa bà sang Trung Hoa lúc bà chỉ mới 3 tháng. Năm 19 tuổi bà trở về Hoa Kỳ học tại Randolph-Macon Woman's College ở Lynchburg, Virginia.
Bà trở lại Trung Hoa năm 1914 khi hay tin mẹ bệnh nặng. Năm 1924 bà về lại Hoa Kỳ lấy bằng Master từ trường Cornell University. Hầu hết cuộc đời của bà là sống ở Trung Hoa cho đến năm 1934 (42 tuổi). Tên Trung Hoa của bà là Sai Zhenzhu. Thế cho nên bà rất rành tâm lý của người Á Đông, nhất là người Trung Hoa. Trong những tác phẩm của bà, có những tác phẩm viết về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Hoa với cái nhìn đầy thông minh, hóm hĩnh lẫn chua xót. Là một trong những nhà văn lớn của Hoa Kỳ, bà được giải thưởng Pulitze về tiểu thuyết The Good Earth (Đất Lành), 1932; huân chương William Dean Howells, 1935; và giải Nobel Văn chương năm 1938.
"Buổi Sáng Giáng Sinh" (Christmas Day in the Morning) là một trong những truyện ngắn đặc sắc của bà. Câu chuyện để lại cho người đọc dư vị ấm áp, ngọt ngào, khó quên.
Pear S. Buck
(Việt Phương dịch)
Ông thức giấc một cách nhanh chóng bất ngờ. Bây giờ là bốn giờ sáng, khoảng thời gian mà bố ông thường gọi ông dậy để phụ một tay vắt sữa bò. Lạ lùng quá, thói quen đó vẫn bám lấy ông từ trẻ đến giờ! Bố ông đã qua đời 30 năm rồi, nhưng hễ cứ đúng bốn giờ sáng là ông lại thức giấc.
Ông đã tập thay đổi thói quen đó để cố gắng đi vào giấc ngủ lần nữa, nhưng sáng nay, bởi vì ngày Giáng Sinh, ông không muốn ngủ tiếp. Có điều gì đó huyền diệu trong ngày Giáng Sinh? Những đứa con của ông nay đã lớn và cũng dọn ra ở riêng.
Bỏ lại ông và người vợ sống âm thầm với nhau. Ngày hôm qua, bà đã bảo: "Đừng tỉa những cành cây nghe anh, ngày mai hãy làm. Em đang mệt Robert à." Ông nghe lời vợ, thế là cây thông vẫn còn nằm yên ở lối đi sau nhà.
Không hiểu sao đêm nay ông thấy quá tỉnh táo? Bầu trời vẫn còn tối, trong và đầy sao. Dĩ nhiên là không thể nào có ánh sáng của của mặt trăng lúc này, nhưng những ngôi sao thì thật là kỳ diệu!
Ông suy nghĩ rất lung về điều đó, những ngôi sao dường như lúc nào cũng lớn và sáng hơn trước bình minh của ngày Giáng Sinh. Bấy giờ có một vì sao chắc chắn lớn và sáng hơn bất kỳ những vì sao khác. Ông mường tượng vì sao đang di động, như ông đã di động trong một đêm năm nào.
Dạo ấy, Robert chỉ là một cậu bé 15 tuổi sống cùng bố mẹ trong nông trại. Robert rất yêu thương bố. Cậu không biết được điều đó, cho đến một ngày kia, trước Giáng Sinh vài bữa, khi cậu tình cờ nghe được những lới bố cậu nói với mẹ.
"Mary à, anh rất ghét khi gọi Rob dậy mỗi sáng. Con nó đang lớn như thổi, nó cần ngủ nhiều em ạ. Nếu em có thể thấy nó thèm thuồng giấc ngủ như thế nào khi anh lên đánh thức nó, em cũng như anh thôi! Ước gì anh có thể tự làm việc một mình được."
"Đúng rồi, anh không thể làm một mình được đâu Adam à." Giọng mẹ cậu nhanh nhẩu. "Vả lại, nó cũng không còn bé nữa. Đã đến lúc nó phải tập làm việc cho quen rồi đó."
Bố cậu nói chậm rãi. "Ừ, nhưng thiệt tình anh rất ghét khi phải dựng đầu con dậy."
Khi nghe được những lời như thế, cậu bỗng phát giác ra rằng: bố rất yêu thương cậu! Sẽ không còn những sáng ưỡn ẹo trên giường để rồi phải được nhắc nhở thêm vài lần nữa mới chịu dậy. Cậu trỗi dậy sau đó, chuệnh choạng mắc áo quần lại, mắt vẫn còn nhắm chặt, nhưng cậu đã quyết tâm đứng dậy.
Đó là một đêm trước ngày Giáng Sinh, năm mà cậu bé Robert mới 15 tuổi, đã biết suy nghĩ về những ngày sắp tới.
Cậu ước sao có đuợc một món quà đặc biệt hơn mọi năm để tặng bố. Mỗi năm, cậu thường đến đại một cửa tiệm rẻ tiền nào đó và mua tặng bố một chiếc cà vạt, là xong. Đối với cậu, như vậy là đủ lắm rồi, chiếc cà vạt cũng dễ thương chán, để rồi khi đem ra tặng bố, cậu lại mong bố mẹ rối rít bảo rằng bày đặt làm chi cho tốn tiền, hãy để dành dùng vào việc khác tốt hơn.
Cậu xoay nghiêng người, khuỳnh tay chống đầu, phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ rầm thượng. Những ngôi sao lung linh sáng. Chưa bao giờ cậu thấy được những vì sao sáng rực như bây giờ. Có một vì sao sáng bật hẳn lên, lấp lánh dị thường khiến cậu nhủ thầm đó chính là ngôi sao của Bethlehem.
Có một lần cậu đã hỏi bố khi còn là một chú bé con: "Bố ơi! Hang lừa là gì vậy bố?"
Bố cậu trả lời: "Đó là cái chuồng cho lừa ở, giống như cái chuồng bò của chúng ta vậy con à."
Và Chúa Giê-su đã được sinh ra trong hang lừa. Cũng trong hang lừa đó, những chú cừu xinh xắn và những nhà thông thái đã đến chào đón Chúa Hài-đồng với những món quà Giáng Sinh!
Cậu chợt nghĩ ra một sáng kiến. Tại sao cậu không tặng bố một món quà đặc biệt, nơi chuồng bò ngoài kia? Cậu có thể thức dậy rất sớm, sớm hơn bốn giờ sáng, cẩn trọng lén đến chuồng bò, làm tất cả những công việc vắt sữa một mình.
Đúng vậy! Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa xong, rồi chùi dọn sạch sẽ đâu vào đấy, cho đến khi bố cậu đến để bắt đầu công việc, ông sẽ thấy mọi việc đều được hoàn tất. Lúc đó ông hẵng biết ai đã làm.
Cậu nhìn đăm đăm vào những ngôi sao rồi cười một mình. Đó là công việc mà cậu sẽ làm và cậu không được quyền ngủ say li-bì nữa.
Cậu phải thức giấc 20 lần, quẹt diêm mỗi lần để nhìn vào chiếc đồng hồ cũ kỹ của mình - nửa đêm, và một giờ rưởi, rồi hai giờ sáng.
Đúng ba giờ thiếu mười lăm, cậu trỗi dậy mặc quần áo. Xong, cậu bò xuống cầu thang, cẩn thận với từng miếng gỗ kêu lên kĩu-kịt, rồi cậu cũng ra được khỏi nhà.
Ngôi sao lớn đang sà xuống, treo lơ lửng trên mái chuồng bò, ngôi sao ánh lên màu hoàng hồng. Mấy con bò nhìn cậu bằng những đôi mắt lờ đờ ngái ngủ và đầy ngạc nhiên. Trời cũng vẫn còn sớm đối với chúng.
Cậu mang cỏ khô đến cho từng con bò. Sau đó cậu lấy những bình và thùng đựng sữa tới.
Cậu mỉm cười, nghĩ đến bố. Sữa vẫn chảy đều. Sữa tuôn ra, ào ào vào bình chứa như hai giòng suối chảy mạnh. Sữa sủi lên từng lớp bọt trắng xóa, bốc mùi thơm ngào ngạt.
Công việc nhẹ nhàng hơn cậu tưởng nhiều. Vắt sữa lần này không phải là công việc vặt. Đó là một cái gì khác, một món quà cho bố, người đã yêu thương cậu. Khi công việc chấm dứt, sữa đã đầy hai thùng.
Cậu đậy hai thùng sữa lại và đóng cửa buồng chứa sữa một cách cẩn thận. Kiểm soát then cài lần nữa. Đâu đó xong xuôi, cậu đặt chiếc ghế đẩu lại chỗ cũ, cạnh cửa ra vào, máng những bình sữa được cậu chùi rửa kỹ càng lên, rồi bước ra khỏi chuồng bò. Cậu lẻn nhanh vào nhà, để lại cánh cửa chuồng bò đã được cài then nằm im lìm sau lưng.
Trở lại phòng, cậu chỉ còn một phút để cởi quần áo ra trong bóng đêm rồi nhảy lên giường, vừa đúng lúc, câu nghe tiếng bước chân của bố cậu đang tiến lên thang gác. Cậu trùm chăn kín cả đầu, cố dồn nén nhịp thở đang dồn dập trong người. Cánh cửa phòng mở ra, cậu nằm im không nhúc nhích.
Giọng bố cậu gọi. "Rob ơi! Bố biết hôm nay là ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta phải dậy thôi con à."
"Ừm... Dạ!" Cậu nói bằng giọng ngái ngủ.
Bố cậu nói. "Bố ra ngoài lấy sẵn những dụng cụ trước để chúng ta bắt đầu công việc nhé."
Cánh cửa phòng đóng lại và cậu vẫn nằm yên, cười thầm trong bụng. Chỉ cần vài phút nữa thôi là bố cậu sẽ biết được những công việc cậu đã làm.
Những giây phút chờ đợi dường như bất tận - mười, mười lăm, cậu không biết bao nhiêu phút đã trôi qua sau đó - rồi cậu nghe tiếng bước chân của bố một lần nữa. Cánh cửa mở ra, cậu vẫn vờ nằm im.
"Rob!"
"Dạ, Bố -"
"Con thiệt là lựu đạn." Bố cậu cười vang, giọng cười ẩn chứa sự xúc động phát ra một chuỗi âm thanh kỳ dị. "Con gạt bố phải không con?" Bố cậu đến bên giường, lòng thương con dạt dào, ông kéo tấm chăn ra.
"Đó là món quà Giáng Sinh, Bố à."
Cậu chồm về phía bố và ôm bố thật chặt. Rồi cậu nghe đôi cánh tay của bố chạy vòng quanh thân thể cậu. Trời vẫn còn tối và họ không thể trông thấy mặt nhau.
"Bố cảm ơn con, con trai của Bố. Không ai có thể làm một việc dễ thương hơn thế nữa con ạ."
"Ôi! Bố à, con muốn Bố biết..."
Cậu không biết nói gì hơn. Trái tim của cậu đã nở ra với đầy ắp yêu thương.
"Tốt, Bố nghĩ, Bố có thể trở về giường đánh thêm một giấc nữa rồi." Bố cậu lại nói sau một chút suy nghĩ. "Không - con trai bé bỏng đã tỉnh ngủ. Bố chợt nhớ ra, Bố chưa bao giờ để ý xem con ra sao ngày con còn bé, khi lần đầu tiên con nhìn thấy cây Giáng Sinh. Bố lúc nào cũng bận rộn trong cái chuồng bò. Nhanh lên con."
Cậu đứng dậy mặc quần áo lại lần nữa và hai bố con cùng bước xuống gần cây Giáng Sinh. Mặt trời rùng mình vươn vai rất vội, che lấp những vì sao đêm qua. Ôi, ngày Giáng Sinh kỳ diệu, trái tim cậu hình như rộn lên lần nữa với đầy thẹn thùng lẫn hãnh diện khi phải lắng nghe lời Bố kể cho Mẹ cậu những thành tích mà cậu đã làm sáng nay. Rob đã tự mình thức dậy rồi đó em à.
"Đây là món quà Giáng Sinh qúi giá nhất mà Bố chưa từng có. Bố sẽ nhớ đến nó mỗi năm trong buổi sáng Giáng Sinh, cho đến hết cuộc đời bố con ạ."
Bên ngoài khung cửa sổ, những ngôi sao lớn đã bắt đầu mờ dần. Ông tung người dậy, xỏ dép và khoát áo choàng vào, bước nhẹ nhàng lên rầm thượng và tìm hộp đựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng khách. Tiếp đó, ông ra cửa sau mang cây Giáng Sinh vào.
Đó là một cây Giáng Sinh nhỏ - từ lúc những đứa con của ông đi xa, gia đình ông không còn chưng những cây Giáng Sinh lớn trong nhà nữa - ông đặt nó đứng trên một cái đế chắc chắn. Rồi ông bắt đầu cắt tỉa một cách cẩn thận. Thoắt một cái là cây Giáng Sinh đã tươm tất. Thời gian trôi qua nhanh chóng như buổi sáng năm nào trong chuồng bò.
Ông đến phòng đọc sách và đem lại một hộp nhỏ xinh xắn, bên trong đựng món quà cho vợ ông, một ngôi sao được đính những viên kim cương lấp lánh, không lớn lắm nhưng kiểu cọ thanh nhã. Ông cột món quà lên cành cây rồi bước lui ngắm nghía công trình của mình. Nó thật xinh, xinh lắm và sẽ làm bà ngạc nhiên.
Nhưng ông vẫn chưa hài lòng. Ông muốn nói với vợ ông - nói với bà rằng tình yêu ông dành cho bà bao la vô cùng. Đã có lần ông thật sự nói với bà như vậy cách đây lâu lắm, mặc dù ông đã yêu bà bằng một cách riêng, nhiều hơn ông đã từng yêu bà khi họ còn trẻ.
Tình yêu có năng lực mang niềm vui thật sự đến cho cuộc sống! Ông hoàn toàn chắc rằng, cũng có kẻ không thật lòng yêu thương bất cứ người nào. Nhưng tình yêu luôn sống trong ông; nó vẫn còn hiện hữu.
Tình yêu đó đã bộc phát trong ông một cách bất ngờ, nó vẫn còn sống mãi, bởi vì đã lâu lắm rồi nó được nảy sinh trong ông, khi ông biết rằng bố ông yêu thương ông nhiều lắm. Đó cũng chính là triết lý sống của ông: dùng tình yêu thương của mình có thể đánh động được lòng yêu thương của kẻ khác.
Và ông có thể tặng quà từ lần này đến lần khác. Như sáng nay, buổi sáng Giáng Sinh an bình, ông sẽ trao cho người vợ yêu dấu của ông món quà yêu thương đó. Ông có thể viết cho vợ ông một lá thư để bà đọc và giữ gìn suốt đời. Ông bước tới bàn giấy và bắt đầu bằng một lá thư tình cho vợ: Em yêu qúi nhất đời của anh...
P.B.
NGUYỄN SỸ THÙY NGÂN * NẾU CÓ MỘT NGÀY
Nếu có một ngày
Nhìn
cô cháu gái đều tay thoa bóp, đôi chân đang sưng như thấy hết đau, bà
thấy trong lòng dào dạt thương yêu, tận trong lòng bà thấy biết ơn, nên
tỏ bày cùng cô cháu gái: "Cám ơn con, đã cho cô những ngày vui vẻ, bỏ
hết bên kia cô về đây sống, muốn gần mồ mả ông bà, cũng muốn được gần
con."
Cô
cháu cười tươi, khoe hàm răng trắng: "Có gì đâu, cô như người mẹ, mà
con lo cho mẹ là chuyện phải làm. Cô đừng bận tâm chỉ nên lo cho sức
khỏe. Lần trước cô xuống lầu, không kêu con nên trợt té, cái chân đau
tới bây giờ còn chưa hết, sau lần nầy cô phải cẩn thận hơn, đi tới đi
lui phải có cây gậy cho an toàn. Con không có việc làm, chỉ quanh quẩn
trong nhà nấu cơm rồi rửa chén, nếu cô cần sai bảo điều chi, thì cứ lớn
tiếng kêu, con sẽ chạy lên ngay lập tức."
Nghe những lời chân tình từ cô cháu gái, bà cười hiền, nheo nheo đôi mắt ướt:
-
Cô muốn khóc khi nghe con nói. Tuổi trẻ bây giờ có mấy đứa được như
con? Gia đình ta bao nhiêu đời nhân nghĩa, nên sanh ra được cây lành
giống tốt là con. Cái chân đau cô ngồi hoài một chỗ, cứ lẩn quẩn trong
phòng, thấy cuống cả chân tay. Sau lần nầy con nên thu xếp lại, để cho
cô ở dưới lầu đi đứng được dễ hơn.
Cô ở bên kia sạch sẽ quen rồi, nên con dành phòng trên lầu cho cô yên
tịnh, vừa ngăn nắp, lại vừa có không gian riêng cho cô thoải mái, chứ ở
dưới kia tụi con bày bừa bộn, nấu nướng cả ngày, cô khó nghỉ ngơi.
Nghe
cô cháu giải thích bà thấy ấm lòng, vì trong từng lời nói, từng cử chỉ
săn sóc nó làm bà hài lòng hơn cả ước mong. Cứ thế sáng chiều ba bữa nó
nấu ăn, chăm chút từng món ngon cho bà vừa miệng. Biết bà thích cá lóc,
nó lựa ngay con thật bự, để dành riêng đùm trứng rất ngon, còn cho thêm
nhiều hành, tiêu để bà ăn vào cho ấm bụng. Ăn uống xong bao giờ nó cũng
nhắc, cô phải uống thuốc ngay, đừng chần chờ, vì nếu lỡ quên, chân hành
đau sẽ làm cô nhức nhối. Hay có bữa nó bưng mâm cơm lên mà tiếng nói reo
vui:
- Con nấu canh chua cá bông lau mà cô ưa thích, cô ăn nhanh còn nóng mới ngon.
Nhìn mâm cơm canh tươm tất, bà thấy rất thương, vì cảm được cái tình của cháu dành cho mình rất đậm. Bà dịu dàng căn dặn:
-
Con nấu món gì cô cũng thích ăn, nhưng nhớ đừng nấu món riêng đặc biệt,
cô già rồi ăn không còn nhiều được nữa, tụi con muốn ăn món nào, cô
cũng thích ăn theo. Cô về đây ở luôn chứ phải đâu là khách, cứ nấu nướng
bình thường đừng để cực cho con.
-
Dạ, con biết rồi, cô đừng có ngại, chăm sóc người già, là phải lo cho
kỹ, ăn uống sao cho bổ dưỡng mới kiện thân, tụi con còn trẻ ăn gì cũng
được, chỉ cần ăn sơ sơ cũng qua xong một bữa.
Vừa
ăn bà vừa thầm nghĩ: già như mình thì cũng nên... già, ở với cháu mà
được nó thương, lo cho từng chút, thấy sao ấm lòng. Đã mấy mươi năm làm
thân viễn xứ, nặng gánh đôi vai thay chồng đã khuất, ông đã làm tròn bổn
phận với quê hương, còn tôi cũng lo xong một đời làm mẹ, dang rộng đôi
tay bao bọc đàn con, nay các con đã khôn lớn nên người, thì cũng là lúc
tôi muốn quay về sống lại với làng xưa, để sau nầy khi tới lúc phải ra
đi, thân xác tôi sẽ được nằm kề bên ông.
Nay
tôi đã được thỏa lòng, ôm mơ ước về quê dù ngơ ngác, cũng nơi đây chiếc
cầu ngày xưa tôi và ông hò hẹn, nhưng bây giờ là cầu gạch bắc qua sông.
Cũng không sao, đời vật đổi sao dời, huống chi chỉ có cây cầu năm xưa.
Cầu có đổi thay nhưng lòng tôi không thay đổi, cũng vẫn như ngày nào
thích nằm nghe tiếng gà gáy, thích nghe tiếng rao hàng thanh thoát trong
sớm mai, thích nghe tiếng người cười nói lao xao bắt đầu cho một ngày
mới. Chỉ ngần ấy đó thôi, những thứ rất bình thường nhưng sao thấy đậm
đà sao tha thiết tình quê.
Nghĩ
thế nên bà mới chọn con đường về Việt Nam sống luôn với cô cháu gái,
tụi nó không có việc làm chỉ săn sóc bà thôi, thì như thế cũng rất công
bằng cho cả đôi bên, bà có tiền, cô cháu có công, nên cũng vẹn toàn cho
cả cô lẫn cháu. Quà cho cô cháu là xây lại căn nhà, trên nền nhà cũ của
hai vợ chồng ngày họ mới cưới được vài năm. Chi phí việc chăm lo cho bà
là 300 đô mỗi tháng, do các con ở bên Mỹ gởi về.
Quyết
định về Việt Nam sống luôn làm mấy đứa con bà lo lắng không yên, nhưng
chúng vẫn phải để mẹ đi theo con đường mẹ chọn. Riêng bản thân bà lại
thấy mình... sáng suốt, tuy có nhớ con nhớ cháu, nhưng lòng thấy nhẹ
nhàng vì mình không làm gánh nặng cho các con, mà lại được sống những
năm cuối đời như mình mơ ước.
Ngày
tiễn bà về Việt Nam ở luôn không qua nữa, đứa nào cũng bịn rịn khóc
thương không muốn rời. Giấu nước mắt bà dặn dò: đừng về thăm mẹ vì đường
xa con nhỏ, hãy coi như mẹ đi chơi xa một chuyến, nếu còn khỏe thì cứ
vài năm mẹ sẽ về thăm...
Chỉ
có cô em Út, lúc đầu là ồn ào phản đối không vui, rồi còn khuyên giải
chị đừng về nơi chốn cũ, nơi mà chị em mình từng đánh đổi mạng sống để
ra đi. Và đến khi thấy không còn lay chuyển được bà chị già bướng bỉnh,
nó làm mặt giận hờn rồi không thèm nói nữa. Tưởng là con em Út giận
luôn, ai dè giờ chót nó cũng ra tiễn bà. Nhét gói thuốc bổ cho bà, nó
dặn dò đủ thứ rồi còn thì thầm: “lần nào đi đâu cũng có chị có em, chỉ
có lần nầy chị muốn một mình ra đi không định ngày trở lại, chị có thể
quên tất cả, nhưng phải nhớ đừng quên lời em dặn”. Nghe nói bà gật đầu
cho nó được yên tâm, chứ thật ra thì bà đang nghĩ: con Út nầy lúc nào
cũng lo xa, nhưng đôi khi cũng... không cần thiết lắm. Từ ngày đó đến
nay con Út cũng an tâm khi nghe chị mình sống vui là có thật, nên đã bớt
lo, còn hẹn năm sau nó sẽ về thăm.
Như
thường lệ, sáng nay cô cháu bưng cho bà mâm cơm nóng. Hăm hở ăn bà xuýt
xoa khen, rồi cao hứng vừa ăn vừa kể chuyện, cô cháu ngồi nghe cũng góp
lời cho bà thêm hứng khởi, được một lúc, bà chợt thấy câu chuyện mình
đang kể, cô cháu nghe hưởng ứng chỉ cầm chừng chứ không còn sôi động
nữa, nên ngừng đũa bà dò hỏi:
- Có gì không con? Sao mà ngồi thừ ra đó?
Cô cháu nhìn bà, rồi nhìn xuống bàn tay, săm soi mấy cái móng, nó ngập ngừng: "Cô à, con cần... 5 ngàn."
Hơi ngạc nhiên bà hỏi lại cho rõ: "5 ngàn Việt hay 5 ngàn đô?"
Cô cháu cười phì: "5 ngàn đô, chứ 5 ngàn Việt thì con có rồi."
Bà nhìn cô cháu gái, ngần ngừ một chút rồi nói:
-
Con có nhớ, cô đưa con 3 ngàn đô lần trước, là số tiền cuối cùng cô giữ
để hộ thân, đưa hết cho con, vì con cần khẩn cấp, nên bây giờ cô chỉ
còn có mấy trăm.
Cô cháu gái có vẻ không vui, ngồi yên không nói, một lúc sau nó ngập ngừng đề nghị:
-
Hay là cô phone về bên đó, kêu gởi tiền qua để... cô xài. Con kẹt tiền
nên mới nhờ cô lần nữa, chứ hỏi tiền hoài con thấy quá ngại ngùng. Cô
cũng biết vật giá leo thang, cái gì cũng mắc, nếu đủ tiền rồi thì con
đâu dám hỏi cô.
Thấy nó đổi giọng buồn buồn thì bà cũng thương, nhưng nó xúi xin thêm tiền thì bà thấy không vui, nhưng vẫn ôn tồn:
-
Từ đầu con nói với cô, 25 ngàn đô là quá dư để cất một căn nhà, nên cô
bằng lòng vì số tiền đó cô lo được, nhưng từ đó đến nay, tiền đã tăng
lên gấp đôi, mà nhà cất vẫn chưa xong làm cô lo lắng, vì thật sự cô
không còn tiền nữa.
Nghe tới đây, nó xụ mặt, lầm bầm trong miệng:
- Mỗi lần kêu cô đưa tiền, là mỗi lần cô nhắc chuyện... đời xưa. Cất một tầng, với cất ba tầng lầu thì giá tiền phải khác chứ!
Thấy
đứa cháu mới mấy phút trước còn ngọt ngào vui vẻ, mấy phút sau đã trở
giọng khi nghe không có tiền, bà thấy bực mình, nhưng vẫn giảng giải:
-
Cô đã nói với con, phải “liệu cơm gắp mắm”, phải gói gọn trong số tiền
mình có. Cô về đây là để dưỡng già, cốt chỉ gần mồ mả ông cha, chứ không
cần nhà cao cửa rộng. Nhà cũ của con tuy đơn sơ nhưng ấm cúng gọn gàng.
Cô thay nhà tranh, thành nhà tường như con mơ ước, vì muốn nhân đây làm
quà tặng cho con. Dự định ban đầu là cất nhà tường, nay đã trở thành
nhà lầu ba tầng, có cổng rào riêng biệt, cô cũng vui nếu con biết ngừng ở
đó, còn nếu như con tiếp tục dài dài, hết đập bỏ nhà bếp xi măng vừa
mới làm xong, thay vào đó là đá hoa cương cho giống nhà hàng xóm, rồi
nhà tắm, giường nằm, bộ bàn ăn, con cũng muốn thay... Cô thật sự cạn
kiệt không còn tiền cho con nữa.
Biết lần nầy khó lấy được tiền, nó hạ giọng, nhưng chầm dầm cái mặt:
-
Thì cũng muốn cô ở cho sang, mang tiếng Việt kiều mà cất nhà tường lèo
tèo dưới... nách nhà bên cạnh, nên con cũng... ráng cất cao thêm một
chút, để cho thiên hạ khỏi chê cười.
Nghe con cháu có cái tánh đua đòi, bà thấy ngán ngẩm nên nói:
- Con đừng so sánh với người ta. Nhà ai nấy ở, mình nhìn người ta làm gì!?
Nghe bà nói cái kiểu... an phận đó, nó phát bực:
-
Con... khổ với cô hết biết! Nói cách nào thì cô cũng không... thèm
hiểu. Người ta Việt kiều, mình cũng Việt kiều, Việt kiều mình... bèo quá
sẽ bị người ta khinh! Cái cổng nhà bên nó xây chồm ra phía trước, làm
cho cái nhà mình coi lép vế kề bên, nên dễ gì con để nó... chơi ngông,
nên tiền đợt trước con đã xây liền cái cổng. Con chỉ cần thêm 5 ngàn nầy
nữa, là coi như xong hoàn tất được căn nhà.
Bà buông đũa, ngồi thừ ra, một lúc sau bà nói:
-
Nói thật, cô không dám phone về xin tiền thêm lần nữa, anh chị bên kia
còn nợ nhà, còn con nhỏ phải lo. Cũng đã nhiều lần cô kêu tụi nó gởi
thêm tiền lần cuối, để cất cho xong căn nhà còn dang dở, nhưng bây giờ
nhà đã xây xong, thì mỗi tháng con chỉ nên nhận 300 đô là đủ.
Vẻ cương quyết không đưa tiền thêm nữa lần nầy của bà làm cô cháu bất mãn. Nó thẳng thừng:
- Nhà đẹp thì cô cũng... nở mày nở mặt, chứ phải đâu chỉ một mình con? Nếu lòng cô không muốn giúp, thì thôi cứ để mặc con!
Nói
xong cô cháu vùng vằng đứng dậy, tiện tay bưng luôn cái mâm, dù thấy rõ
bà chưa ăn hết phần cơm trong chén. Bước ra khỏi phòng, tiện tay nó
đóng ầm cánh cửa lại. Thái độ của nó làm bà chới với, bà lắc đầu ngao
ngán rồi nghĩ thầm: con nhỏ nầy bình thường ngọt ngào hiếu thảo, hôm nay
hỏi tiền không có, thì nó lộ ra là đứa chẳng ra gì! Bực mình quá bà
cũng hết muốn ăn, nhưng thái độ đòi tiền của cô cháu gái, làm bà như
nghẹt thở.
Sáng
nay thức dậy sau giấc ngủ mệt nhoài. Bà ngồi yên nhìn cánh cửa, mà hôm
qua cô cháu đã mạnh tay đóng ầm, bà thấy cuộc sống yên vui từ nay chắc
không còn nữa... Suy nghĩ miên man cho tới khi thấy đói, bà mở cửa phòng
nhìn quanh, rồi cất tiếng kêu to. Nhà không có tiếng động, im lặng như
tờ. Ngồi chờ cho tới quá trưa, tay chân bắt đầu run vì đói, bà kéo mấy
cái hộc tủ ở ngay đầu giường, kiếm xem có bánh kẹo gì để ăn, nhưng rồi
lại nhớ ra ngày thường vì sợ kiến bu, nên đồ ăn vặt không để trong phòng
bà.
Muốn
từng bước xuống mấy bậc cầu thang tới nhà bếp để kiếm gì ăn, nhưng loay
hoay một lúc, bà lại sợ sẽ nhào đầu xuống thang, nên đứng dựa lưng vào
tường mà thở. Bụng đói cồn cào buồn nôn muốn ói... bà chợt nhớ ra trong
hộp thuốc bổ có mấy cây kẹo ho, mà con em út đã nhét vội cho bà lúc tiễn
đưa. Mừng quá, bà lần bước trở về phòng tìm cây kẹo. Chất kẹo the ngọt
làm cho bà không còn muốn ói nữa.
Quá
3 giờ chiều, cô cháu về đem cho bà ổ bánh mì thịt, nó hấp tấp nói: "Con
đi... chạy tiền, nên về không kịp, cô ăn đỡ bánh mì, khi nào trả được
nợ con mới có... sức nấu nướng cho cô." Nói xong, nó bước nhanh ra cửa.
Bà kêu vói theo, nó đi luôn không quay lại. Nhìn theo nó, bà muốn quăng
trả lại ổ bánh mì cho đỡ tức, nhưng cùng lúc cũng dằn được cơn nóng
giận. Nhìn ổ bánh mì rồi nhớ lời nó nói trước khi đi, bà thấy bất an. Bà
thầm nghĩ: chẳng lẽ từ đây mỗi lần nó cần tiền là mỗi lần nó chơi cái
trò bỏ đói mình?
Lần
đầu tiên sau 6 tháng về đây, bà mới biết thế nào là lo lắng, vì cảm
thấy cô cháu mà bà hết dạ tin yêu đã bắt đầu... trở mặt. Mà quả đúng như
bà lo sợ, đêm đó nó đi đâu mất biệt không về. Nhà cửa tối đen, mình bà
ngồi im trông ngóng... Đêm đó bà tiếp tục ngậm kẹo ho cho đở đói, rồi
ngủ thiếp đi cho tới khi bà giựt mình thức dậy, trời chưa sáng lắm, bà
chống gậy bước ra khỏi cửa phòng rồi cất tiếng kêu vang, không có tiếng
trả lời, chỉ có âm thanh dội lại trong cái không khí thanh vắng của buổi
sáng không người...
Ngoài
kia có tiếng người qua lại, có tiếng rao hàng của chị bán xôi, bà mở
tung cửa sổ định thẩy tiền xuống mua, nhưng bà chợt nghĩ: tiền thì xuống
được chứ xôi thì... Nghĩ đến đây bà hốt hoảng kêu trời, vì chợt nhớ ra,
khi đi thì chắc chắn nó đã khóa cửa trước, cửa sau, khóa luôn cổng rào.
Đêm qua bà ở một mình, nếu nhà bị cháy, thì coi như đã xong đời bà. Ý
nghĩ nầy làm bà hoảng hốt... Nước mắt tuôn dài, lần đâu tiên bà biết sợ,
và biết thế nào là thế cô một mình. Bà bắt đầu hối hận. Cả đời bà
không biết tận hưởng những giây phút an vui với con cháu bên kia, mà
luôn hoài niệm về quá khứ, rồi tưởng tượng ra cái tương lai mơ hồ không
có thật để mong an dưỡng tuổi già, nên bà đã hân hoan ôm tiền về đây xây
nhà... tù nhốt mình.
Càng
nghĩ bà càng thấy sợ, tự dưng người phát lạnh, tay chân run rẩy, bà
choáng váng muốn té nhào, nhưng cố gượng lại, ráng quay về giường. Muốn
phone cho con Út để khóc than với nó, nhưng ngày thường con cháu của bà
nó chỉ xài điện thoại di động mà thôi, cho nên nếu như nó bỏ đi luôn cả
tháng không về, thì cũng sẽ không ai biết có một bà già đang... chết
khô. Tới trưa cô cháu về mang cho bà gói xôi, nó nói:
- Hôm qua con biết cô ở nhà một mình, con muốn về sớm hơn nhưng kẹt đò, đành phải ngủ lại đó qua đêm.
Thấy
mặt nó, bà bừng bừng nổi giận, bà nhìn nó trân trân, muốn chửi cho nó
một trận mới hả lòng, nhưng bà ở trong cái thế phải ráng dằn lòng, nên
nhè nhẹ hít vào rồi lại thở ra trước khi trách nhẹ nhàng:
-
Con làm gì, thì cũng phải nghĩ tới cô ở nhà một mình đói khát, cách đối
xử của con mấy ngày nay rất tệ. Nên dành ra một chút thời gian suy nghĩ
lại đi con!
Nghe cái giọng trách hờn đó, cô cháu bực mình trả đũa ngay:
- Con chạy đôn chạy đáo kiếm tiền làm gì mà có thời gian suy nghĩ. Tại cô không muốn giúp, thì con phải tự lo thôi!
Tưởng
là nó còn... nể mặt nên bà mới lên tiếng trách, nào ngờ vừa mới dứt lời
thì nó... đốp lại ngay, bà không sao nín được, nên lên giọng:
-
Con nói vậy mà nghe được sao? Tiền đưa cho con bao nhiêu cũng hết, lần
nào cần tiền, con cũng nói là đưa thêm lần cuối, nhưng con đã lấy bao
nhiêu lần cuối rồi con có nhớ không?
Cô
cháu cũng không vừa: "Tiền cô đưa ra, cũng đổ vô cái nhà cho cô ở, chứ
mất đi đâu mà cô kể lể!" Nói xong nó dùng dằng bỏ đi. Bà lớn tiếng kêu
to, nó vẫn không thèm nhìn lại. Còn lại một mình, bà ôm đầu nhìn lên
trần nhà, bà nghĩ: thương nó như con, có bao nhiêu tiền thủ thân bà đã
lần hồi... nhét hết cho nó, vậy mà khi hỏi tiền không có, nó dám bỏ bà
đói để bà... lòi tiền ra. Nhìn gói xôi tự dưng bà... khóc ngất. Bà chợt
nhớ con, nhớ cháu, nhớ những lời con em Út dặn dò trước khi đi... Đêm
đó, nó cũng khóa cửa nhà, rồi đi đâu mất biệt. Bà biết muốn lấy tiền thì
nó phải làm vậy thôi, nên lần nầy bà nằm im, ngậm kẹo ho chịu trận!
Sáng
hôm sau, chưa tới 9 giờ, cô cháu mở cửa phòng bước vào, nó tươi vui như
không có chuyện gì. Nhìn thấy mặt nó, bà giận dữ, muốn thét lên cho hả
giận, nhưng kịp ngừng. Bà nín thinh dây mặt ra hướng khác. Cô cháu vừa
cười vừa đưa cái điện thoại cho bà, nó nói:
-
Cô phone về bển, nói mấy anh chị cho con mượn 5 ngàn đô, rồi từ từ con
trả lại. Con đang nấu cháo gà. Nói chuyện xong là có cháo nóng ăn liền.
Nghe
nó trắng trợn lấy tô cháo gà đổi lấy 5 ngàn đô, bà tức ứa gan, mặt bà
đanh lại, ánh mắt long lên tia giận dữ. Cô cháu nhìn bà, thấy hết những
căm hờn từ trong ánh mắt ấy, nó cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối phó
nếu cần, và tô cháo gà chỉ là phương tiện để điều khiển bà cô... cứng
đầu nầy. Nó nghĩ: cháo gà thì có thể cô không ăn, nhưng 5 ngàn đô thì
nhứt định nó phải lấy. Nghĩ thế, nó nghiêm sắc mặt tiến tới ấn cái điện
thoại trong tay bà mà nói:
-
Cô nên phone liền bây giờ, 9 giờ sáng bên nầy, khoảng 9 giờ tối bên
kia, đừng để trễ quá 10 giờ, mấy anh chị bên kia còn phải ngủ. Cô nhớ:
chỉ nói những chuyện cần nói, và chỉ trả lời trong phạm vi sức khỏe mà
thôi.
Nhìn
cái cách nó sấn tới ấn cái điện thoại vào tay bà, và nó đứng ở thế sẵn
sàng đối phó nếu bà la lên cầu cứu bên kia. Thì bà biết con nhỏ nầy đã
táng tận lắm rồi. Suy nghĩ thật nhanh, thay vì giận dữ, bà chuyển qua vẻ
mặt chịu đựng, cho nó có cái cảm giác đã khuất phục được bà, để bà được
an thân. Cầm cái điện thoại trên tay, trái tim bà đập mạnh, vì biết sau
lần nầy, sẽ ít khi nào bà có dịp cầm tới. Bà bắt đầu bấm số. Phía bên
kia đầu dây cô Út reo vui khi nhận ra tiếng bà, chỉ hỏi thăm sơ vài câu
ngắn ngủi bà vô đề ngay, vì thấy con cháu nó đang nghiêm mặt nhìn bà
không nháy mắt:
- Út à, em gởi ngay cho chị 5 ngàn.
- Ủa, sao cần nhiều tiền vậy chị?
Nghe hỏi như thế, bà bực mình nên hơi lên giọng: "A Di Đà Phật, kêu gởi thì gởi liền đi, gởi càng sớm càng tốt. A Di Đà Phật!"
Bên
kia đầu dây, một thoáng yên lặng, rồi tiếng cô Út trả lời: "Hiểu rồi,
chị yên tâm, em sẽ gởi ngay cho chị trong tuần nầy. Thôi chị nghỉ ngơi
đi. Bye chị!"
Lấy lại cái phone, nó hỏi: "Ủa! Cô Hai vô đạo Phật hồi nào mà nói A Di Đà Phật liền miệng vậy?"
Bà nhếch môi nói: "Ừ, thì bên đó, nghe mấy người bạn nói hoài nên cũng quen miệng nói theo."
Nghe
bà nói thế nó nín thinh, bỏ đi ra ngoài. Lát sau nó bưng lên cho bà tô
cháo trắng với dĩa củ cải kho. Nhìn thấy tô cháo trắng thay vì tô cháo
gà như lời nó nói, bà lặng im ăn không nói gì. Nhìn bà khoan thai ăn,
thần sắc thư thái, nó nghĩ: Vậy cũng tốt! Mới bỏ đói có hai ngày mà đã
biết... sợ rồi, ngoan ngoãn nghe lời như vậy thấy... dễ thương hơn! Sau
đó, mọi thứ trở lại bình thường, ngày ba bữa nó bưng lên đầy đủ, chỉ là
hai bên không có gì để nói với nhau.
Cuối
tuần đó, bỗng dưng nhà có khách. Cô Út về thăm bất ngờ nầy làm cho con
cháu ngỡ ngàng lo sợ, vì lát nữa đây cô Út sẽ gặp cô Hai trên lầu. Lần
nầy cô Út về quê không báo trước. Bấm chuông, cửa mở, cô xông thẳng vào
nhà như cơn gió lốc, mặt tươi vui cô nói cười luôn miệng, còn lăng xăng
khen nhà đẹp, nhà sang, khen qua con cháu gái có nước da quá mịn, khen
luôn thằng cháu rể có phước tướng, thế nào cũng phát tài, phát lộc, phát
giàu sang... làm cho không khí xôn xao vui nhộn. Và khi mọi người còn
chưa dứt tiếng cười vang, thì cô Út chủ động nắm tay con cháu, kéo nó
cùng đi ngay lên lầu, miệng kêu ơi ới: "Chị hai ơi! Chị hai. Ra coi ai
về thăm chị nè!"
Nhận
ra tiếng cô Út, bà dằn lòng không khóc. Thấy hai cô cháu cùng bước vào,
bà tươi cười hỏi: "Ủa, Út về mà sao không cho hay trước, để chị kêu em
mua thêm vài thứ thuốc."
Cô Út cười lớn tiếng nói: "Em phải chạy về gấp, vì có người hỏi mua căn nhà của chị, em cần thêm giấy tờ để bán cho xong."
Trong
lúc bà còn đang gật gù như hiểu chuyện, thì cô Út dây qua nói với cô
cháu gái: "Con đi lấy toàn bộ giấy tờ của cô Hai ra đây, để cô Út coi
cái nào cần xài."
Nghe
thế, cô cháu thoáng liếc bà, tần ngần một chút, rồi dây qua nhìn anh
chồng đang đứng xớ rớ ngoài cửa phòng, thấy thế cô Út cười lớn nói: "Bán
xong căn nhà, thì có tiền cho tụi bây."
Khi
cầm được cái passport trong tay, cô Út bỏ ngay vào bóp, rồi dây qua ân
cần nói với bà chị: "Ngồi đây chi một mình, để em kè chị xuống nhà có
đông người cho vui." Nói xong cô Út tự động ôm cánh tay chị mình, từng
bước dìu xuống mấy bậc cầu thang. Khi xuống được tới dưới nhà thì cô Út
dây qua nói với hai vợ chồng cô cháu gái:
- Hôm nay vui quá! Mình ra ngoài ăn mừng ngày đoàn tựu. Tài xế cô bao vẫn còn chờ ngoài kia.
Cô cháu gái nghe thế nên lên tiếng: "Cô về sao không cho hay, để tụi con đi đón đông người cho vui."
Cô Út nhìn nó cười giòn:
-
Tánh cô tự lập quen rồi. Khi muốn đi thì mua vé, bay cái vèo qua đây.
Bước ra một bước, thì có cả đoàn xe sắp hàng chờ, nên cô đâu muốn kêu
con, để cho bất ngờ con sẽ thấy vui hơn...
Và
khi xe ngừng lại trước cửa nhà hàng. Vỗ nhẹ vai chị, cô Út dịu dàng:
"Cái chân đau, chị đi đứng khó khăn không thoải mái, cứ ngồi yên chờ, em
sẽ mua đồ đem ra." Nói xong, cô Út dây qua nắm tay cô cháu gái kéo nhau
cùng xuống xe. Chọn đại một cái bàn, vừa kéo ghế ngồi xuống, cô Út bật
đứng lên, móc bóp lấy ra tờ 100 đô đưa cho cô cháu gái. "Nè, con cầm
tiền nầy, hai đứa muốn ăn gì tùy thích, cô nhớ ra là có chuyện cần làm,
cô đi trước, sẽ gặp tụi con sau."
Từ
lúc gặp cô Út cho đến giờ, cô nói cười luôn miệng, phản ứng nhanh nhẹn,
biến đổi không ngừng, làm cho hai vợ chồng cô cháu gái bị động theo
từng chuyển biến của cô. Giờ cầm tờ 100 đô trên tay hai vợ chồng nó bối
rối chưa biết phản ứng sao, thì cô Út đã đi nhanh ra xe, nói tài xế vọt
thẳng về hướng Sài Gòn.
Nắm
chặt tay cô Út, bà khóc ngất, cô Út nhẹ nhàng giải thích: "Sợ nó làm
khó không trả lại giấy tờ cho chị, nên em làm bộ nói chuyện bán nhà cho
nó ham mà đưa passport ra cho lẹ, rồi cũng phải tìm cách đưa chị ra khỏi
chỗ đó cho nhanh. Sợ ở qua đêm, hai chị em mình sẽ bị nó... làm càng vì
mưu đồ đã lộ. Nên rủ tụi nó đi ăn, để tiện bề kéo chị thoát thân."
- Chị sợ em không hiểu.
- Làm sao mà không hiểu! Cũng may là chị còn nhớ lời em căn dặn trước khi đi.
-
Không nhờ câu... mật khẩu của em, thì chị sẽ chết mòn trong tay nó, và
sẽ là món mồi ngon để tụi nó câu tiền... Em cũng khôn khi chọn câu: A Di
Đà Phật, vì khi nói lên câu nầy, nghe như mình đang niệm Phật, tụi nó
tinh ranh cỡ nào thì cũng khó mà đoán ra.
-
Khi thấy chị quyết định về Việt Nam an dưỡng tuổi già, lòng em không
yên, nên mới nghĩ ra câu mật khẩu nầy, để nếu có một ngày nhận được...
tín hiệu nầy, em sẽ bay về... cứu chị.
Em
à, chuyện như thế nầy chị có nghe nhiều người kể, nhưng không tin lắm
và luôn nghĩ người bất hạnh đó sẽ không phải là mình. Bây giờ lâm cảnh
nầy chị mới hiểu vì tiền thì chuyện gì cũng có thể xẩy ra, gặp những đứa
bất tài mà có lòng tham thì sẽ dùng mọi thủ đoạn để kiếm tiền, mà đi
lường gạt người ngoài thì không đủ sức còn lo tù tội, chi bằng kiếm tiền
vừa dễ vừa nhanh mà lại an toàn đó là lợi dụng vào cốt nhục tình thâm.
Người lường gạt, sang đoạt được, thì nhởn nhơ vui hưởng vì không phải lo
bị truy tố, còn người mất của thì lặng im trong nỗi đau không dứt vì
vừa mất tiền vừa mất cả lòng tin.
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Nhìn
cô cháu gái đều tay thoa bóp, đôi chân đang sưng như thấy hết đau, bà
thấy trong lòng dào dạt thương yêu, tận trong lòng bà thấy biết ơn, nên
tỏ bày cùng cô cháu gái: "Cám ơn con, đã cho cô những ngày vui vẻ, bỏ
hết bên kia cô về đây sống, muốn gần mồ mả ông bà, cũng muốn được gần
con."
Cô
cháu cười tươi, khoe hàm răng trắng: "Có gì đâu, cô như người mẹ, mà
con lo cho mẹ là chuyện phải làm. Cô đừng bận tâm chỉ nên lo cho sức
khỏe. Lần trước cô xuống lầu, không kêu con nên trợt té, cái chân đau
tới bây giờ còn chưa hết, sau lần nầy cô phải cẩn thận hơn, đi tới đi
lui phải có cây gậy cho an toàn. Con không có việc làm, chỉ quanh quẩn
trong nhà nấu cơm rồi rửa chén, nếu cô cần sai bảo điều chi, thì cứ lớn
tiếng kêu, con sẽ chạy lên ngay lập tức."
Nghe những lời chân tình từ cô cháu gái, bà cười hiền, nheo nheo đôi mắt ướt:
-
Cô muốn khóc khi nghe con nói. Tuổi trẻ bây giờ có mấy đứa được như
con? Gia đình ta bao nhiêu đời nhân nghĩa, nên sanh ra được cây lành
giống tốt là con. Cái chân đau cô ngồi hoài một chỗ, cứ lẩn quẩn trong
phòng, thấy cuống cả chân tay. Sau lần nầy con nên thu xếp lại, để cho
cô ở dưới lầu đi đứng được dễ hơn.
Cô ở bên kia sạch sẽ quen rồi, nên con dành phòng trên lầu cho cô yên
tịnh, vừa ngăn nắp, lại vừa có không gian riêng cho cô thoải mái, chứ ở
dưới kia tụi con bày bừa bộn, nấu nướng cả ngày, cô khó nghỉ ngơi.
Nghe
cô cháu giải thích bà thấy ấm lòng, vì trong từng lời nói, từng cử chỉ
săn sóc nó làm bà hài lòng hơn cả ước mong. Cứ thế sáng chiều ba bữa nó
nấu ăn, chăm chút từng món ngon cho bà vừa miệng. Biết bà thích cá lóc,
nó lựa ngay con thật bự, để dành riêng đùm trứng rất ngon, còn cho thêm
nhiều hành, tiêu để bà ăn vào cho ấm bụng. Ăn uống xong bao giờ nó cũng
nhắc, cô phải uống thuốc ngay, đừng chần chờ, vì nếu lỡ quên, chân hành
đau sẽ làm cô nhức nhối. Hay có bữa nó bưng mâm cơm lên mà tiếng nói reo
vui:
- Con nấu canh chua cá bông lau mà cô ưa thích, cô ăn nhanh còn nóng mới ngon.
Nhìn mâm cơm canh tươm tất, bà thấy rất thương, vì cảm được cái tình của cháu dành cho mình rất đậm. Bà dịu dàng căn dặn:
-
Con nấu món gì cô cũng thích ăn, nhưng nhớ đừng nấu món riêng đặc biệt,
cô già rồi ăn không còn nhiều được nữa, tụi con muốn ăn món nào, cô
cũng thích ăn theo. Cô về đây ở luôn chứ phải đâu là khách, cứ nấu nướng
bình thường đừng để cực cho con.
-
Dạ, con biết rồi, cô đừng có ngại, chăm sóc người già, là phải lo cho
kỹ, ăn uống sao cho bổ dưỡng mới kiện thân, tụi con còn trẻ ăn gì cũng
được, chỉ cần ăn sơ sơ cũng qua xong một bữa.
Vừa
ăn bà vừa thầm nghĩ: già như mình thì cũng nên... già, ở với cháu mà
được nó thương, lo cho từng chút, thấy sao ấm lòng. Đã mấy mươi năm làm
thân viễn xứ, nặng gánh đôi vai thay chồng đã khuất, ông đã làm tròn bổn
phận với quê hương, còn tôi cũng lo xong một đời làm mẹ, dang rộng đôi
tay bao bọc đàn con, nay các con đã khôn lớn nên người, thì cũng là lúc
tôi muốn quay về sống lại với làng xưa, để sau nầy khi tới lúc phải ra
đi, thân xác tôi sẽ được nằm kề bên ông.
Nay
tôi đã được thỏa lòng, ôm mơ ước về quê dù ngơ ngác, cũng nơi đây chiếc
cầu ngày xưa tôi và ông hò hẹn, nhưng bây giờ là cầu gạch bắc qua sông.
Cũng không sao, đời vật đổi sao dời, huống chi chỉ có cây cầu năm xưa.
Cầu có đổi thay nhưng lòng tôi không thay đổi, cũng vẫn như ngày nào
thích nằm nghe tiếng gà gáy, thích nghe tiếng rao hàng thanh thoát trong
sớm mai, thích nghe tiếng người cười nói lao xao bắt đầu cho một ngày
mới. Chỉ ngần ấy đó thôi, những thứ rất bình thường nhưng sao thấy đậm
đà sao tha thiết tình quê.
Nghĩ
thế nên bà mới chọn con đường về Việt Nam sống luôn với cô cháu gái,
tụi nó không có việc làm chỉ săn sóc bà thôi, thì như thế cũng rất công
bằng cho cả đôi bên, bà có tiền, cô cháu có công, nên cũng vẹn toàn cho
cả cô lẫn cháu. Quà cho cô cháu là xây lại căn nhà, trên nền nhà cũ của
hai vợ chồng ngày họ mới cưới được vài năm. Chi phí việc chăm lo cho bà
là 300 đô mỗi tháng, do các con ở bên Mỹ gởi về.
Quyết
định về Việt Nam sống luôn làm mấy đứa con bà lo lắng không yên, nhưng
chúng vẫn phải để mẹ đi theo con đường mẹ chọn. Riêng bản thân bà lại
thấy mình... sáng suốt, tuy có nhớ con nhớ cháu, nhưng lòng thấy nhẹ
nhàng vì mình không làm gánh nặng cho các con, mà lại được sống những
năm cuối đời như mình mơ ước.
Ngày
tiễn bà về Việt Nam ở luôn không qua nữa, đứa nào cũng bịn rịn khóc
thương không muốn rời. Giấu nước mắt bà dặn dò: đừng về thăm mẹ vì đường
xa con nhỏ, hãy coi như mẹ đi chơi xa một chuyến, nếu còn khỏe thì cứ
vài năm mẹ sẽ về thăm...
Chỉ
có cô em Út, lúc đầu là ồn ào phản đối không vui, rồi còn khuyên giải
chị đừng về nơi chốn cũ, nơi mà chị em mình từng đánh đổi mạng sống để
ra đi. Và đến khi thấy không còn lay chuyển được bà chị già bướng bỉnh,
nó làm mặt giận hờn rồi không thèm nói nữa. Tưởng là con em Út giận
luôn, ai dè giờ chót nó cũng ra tiễn bà. Nhét gói thuốc bổ cho bà, nó
dặn dò đủ thứ rồi còn thì thầm: “lần nào đi đâu cũng có chị có em, chỉ
có lần nầy chị muốn một mình ra đi không định ngày trở lại, chị có thể
quên tất cả, nhưng phải nhớ đừng quên lời em dặn”. Nghe nói bà gật đầu
cho nó được yên tâm, chứ thật ra thì bà đang nghĩ: con Út nầy lúc nào
cũng lo xa, nhưng đôi khi cũng... không cần thiết lắm. Từ ngày đó đến
nay con Út cũng an tâm khi nghe chị mình sống vui là có thật, nên đã bớt
lo, còn hẹn năm sau nó sẽ về thăm.
Như
thường lệ, sáng nay cô cháu bưng cho bà mâm cơm nóng. Hăm hở ăn bà xuýt
xoa khen, rồi cao hứng vừa ăn vừa kể chuyện, cô cháu ngồi nghe cũng góp
lời cho bà thêm hứng khởi, được một lúc, bà chợt thấy câu chuyện mình
đang kể, cô cháu nghe hưởng ứng chỉ cầm chừng chứ không còn sôi động
nữa, nên ngừng đũa bà dò hỏi:
- Có gì không con? Sao mà ngồi thừ ra đó?
Cô cháu nhìn bà, rồi nhìn xuống bàn tay, săm soi mấy cái móng, nó ngập ngừng: "Cô à, con cần... 5 ngàn."
Hơi ngạc nhiên bà hỏi lại cho rõ: "5 ngàn Việt hay 5 ngàn đô?"
Cô cháu cười phì: "5 ngàn đô, chứ 5 ngàn Việt thì con có rồi."
Bà nhìn cô cháu gái, ngần ngừ một chút rồi nói:
-
Con có nhớ, cô đưa con 3 ngàn đô lần trước, là số tiền cuối cùng cô giữ
để hộ thân, đưa hết cho con, vì con cần khẩn cấp, nên bây giờ cô chỉ
còn có mấy trăm.
Cô cháu gái có vẻ không vui, ngồi yên không nói, một lúc sau nó ngập ngừng đề nghị:
-
Hay là cô phone về bên đó, kêu gởi tiền qua để... cô xài. Con kẹt tiền
nên mới nhờ cô lần nữa, chứ hỏi tiền hoài con thấy quá ngại ngùng. Cô
cũng biết vật giá leo thang, cái gì cũng mắc, nếu đủ tiền rồi thì con
đâu dám hỏi cô.
Thấy nó đổi giọng buồn buồn thì bà cũng thương, nhưng nó xúi xin thêm tiền thì bà thấy không vui, nhưng vẫn ôn tồn:
-
Từ đầu con nói với cô, 25 ngàn đô là quá dư để cất một căn nhà, nên cô
bằng lòng vì số tiền đó cô lo được, nhưng từ đó đến nay, tiền đã tăng
lên gấp đôi, mà nhà cất vẫn chưa xong làm cô lo lắng, vì thật sự cô
không còn tiền nữa.
Nghe tới đây, nó xụ mặt, lầm bầm trong miệng:
- Mỗi lần kêu cô đưa tiền, là mỗi lần cô nhắc chuyện... đời xưa. Cất một tầng, với cất ba tầng lầu thì giá tiền phải khác chứ!
Thấy
đứa cháu mới mấy phút trước còn ngọt ngào vui vẻ, mấy phút sau đã trở
giọng khi nghe không có tiền, bà thấy bực mình, nhưng vẫn giảng giải:
-
Cô đã nói với con, phải “liệu cơm gắp mắm”, phải gói gọn trong số tiền
mình có. Cô về đây là để dưỡng già, cốt chỉ gần mồ mả ông cha, chứ không
cần nhà cao cửa rộng. Nhà cũ của con tuy đơn sơ nhưng ấm cúng gọn gàng.
Cô thay nhà tranh, thành nhà tường như con mơ ước, vì muốn nhân đây làm
quà tặng cho con. Dự định ban đầu là cất nhà tường, nay đã trở thành
nhà lầu ba tầng, có cổng rào riêng biệt, cô cũng vui nếu con biết ngừng ở
đó, còn nếu như con tiếp tục dài dài, hết đập bỏ nhà bếp xi măng vừa
mới làm xong, thay vào đó là đá hoa cương cho giống nhà hàng xóm, rồi
nhà tắm, giường nằm, bộ bàn ăn, con cũng muốn thay... Cô thật sự cạn
kiệt không còn tiền cho con nữa.
Biết lần nầy khó lấy được tiền, nó hạ giọng, nhưng chầm dầm cái mặt:
-
Thì cũng muốn cô ở cho sang, mang tiếng Việt kiều mà cất nhà tường lèo
tèo dưới... nách nhà bên cạnh, nên con cũng... ráng cất cao thêm một
chút, để cho thiên hạ khỏi chê cười.
Nghe con cháu có cái tánh đua đòi, bà thấy ngán ngẩm nên nói:
- Con đừng so sánh với người ta. Nhà ai nấy ở, mình nhìn người ta làm gì!?
Nghe bà nói cái kiểu... an phận đó, nó phát bực:
-
Con... khổ với cô hết biết! Nói cách nào thì cô cũng không... thèm
hiểu. Người ta Việt kiều, mình cũng Việt kiều, Việt kiều mình... bèo quá
sẽ bị người ta khinh! Cái cổng nhà bên nó xây chồm ra phía trước, làm
cho cái nhà mình coi lép vế kề bên, nên dễ gì con để nó... chơi ngông,
nên tiền đợt trước con đã xây liền cái cổng. Con chỉ cần thêm 5 ngàn nầy
nữa, là coi như xong hoàn tất được căn nhà.
Bà buông đũa, ngồi thừ ra, một lúc sau bà nói:
-
Nói thật, cô không dám phone về xin tiền thêm lần nữa, anh chị bên kia
còn nợ nhà, còn con nhỏ phải lo. Cũng đã nhiều lần cô kêu tụi nó gởi
thêm tiền lần cuối, để cất cho xong căn nhà còn dang dở, nhưng bây giờ
nhà đã xây xong, thì mỗi tháng con chỉ nên nhận 300 đô là đủ.
Vẻ cương quyết không đưa tiền thêm nữa lần nầy của bà làm cô cháu bất mãn. Nó thẳng thừng:
- Nhà đẹp thì cô cũng... nở mày nở mặt, chứ phải đâu chỉ một mình con? Nếu lòng cô không muốn giúp, thì thôi cứ để mặc con!
Nói
xong cô cháu vùng vằng đứng dậy, tiện tay bưng luôn cái mâm, dù thấy rõ
bà chưa ăn hết phần cơm trong chén. Bước ra khỏi phòng, tiện tay nó
đóng ầm cánh cửa lại. Thái độ của nó làm bà chới với, bà lắc đầu ngao
ngán rồi nghĩ thầm: con nhỏ nầy bình thường ngọt ngào hiếu thảo, hôm nay
hỏi tiền không có, thì nó lộ ra là đứa chẳng ra gì! Bực mình quá bà
cũng hết muốn ăn, nhưng thái độ đòi tiền của cô cháu gái, làm bà như
nghẹt thở.
Sáng
nay thức dậy sau giấc ngủ mệt nhoài. Bà ngồi yên nhìn cánh cửa, mà hôm
qua cô cháu đã mạnh tay đóng ầm, bà thấy cuộc sống yên vui từ nay chắc
không còn nữa... Suy nghĩ miên man cho tới khi thấy đói, bà mở cửa phòng
nhìn quanh, rồi cất tiếng kêu to. Nhà không có tiếng động, im lặng như
tờ. Ngồi chờ cho tới quá trưa, tay chân bắt đầu run vì đói, bà kéo mấy
cái hộc tủ ở ngay đầu giường, kiếm xem có bánh kẹo gì để ăn, nhưng rồi
lại nhớ ra ngày thường vì sợ kiến bu, nên đồ ăn vặt không để trong phòng
bà.
Muốn
từng bước xuống mấy bậc cầu thang tới nhà bếp để kiếm gì ăn, nhưng loay
hoay một lúc, bà lại sợ sẽ nhào đầu xuống thang, nên đứng dựa lưng vào
tường mà thở. Bụng đói cồn cào buồn nôn muốn ói... bà chợt nhớ ra trong
hộp thuốc bổ có mấy cây kẹo ho, mà con em út đã nhét vội cho bà lúc tiễn
đưa. Mừng quá, bà lần bước trở về phòng tìm cây kẹo. Chất kẹo the ngọt
làm cho bà không còn muốn ói nữa.
Quá
3 giờ chiều, cô cháu về đem cho bà ổ bánh mì thịt, nó hấp tấp nói: "Con
đi... chạy tiền, nên về không kịp, cô ăn đỡ bánh mì, khi nào trả được
nợ con mới có... sức nấu nướng cho cô." Nói xong, nó bước nhanh ra cửa.
Bà kêu vói theo, nó đi luôn không quay lại. Nhìn theo nó, bà muốn quăng
trả lại ổ bánh mì cho đỡ tức, nhưng cùng lúc cũng dằn được cơn nóng
giận. Nhìn ổ bánh mì rồi nhớ lời nó nói trước khi đi, bà thấy bất an. Bà
thầm nghĩ: chẳng lẽ từ đây mỗi lần nó cần tiền là mỗi lần nó chơi cái
trò bỏ đói mình?
Lần
đầu tiên sau 6 tháng về đây, bà mới biết thế nào là lo lắng, vì cảm
thấy cô cháu mà bà hết dạ tin yêu đã bắt đầu... trở mặt. Mà quả đúng như
bà lo sợ, đêm đó nó đi đâu mất biệt không về. Nhà cửa tối đen, mình bà
ngồi im trông ngóng... Đêm đó bà tiếp tục ngậm kẹo ho cho đở đói, rồi
ngủ thiếp đi cho tới khi bà giựt mình thức dậy, trời chưa sáng lắm, bà
chống gậy bước ra khỏi cửa phòng rồi cất tiếng kêu vang, không có tiếng
trả lời, chỉ có âm thanh dội lại trong cái không khí thanh vắng của buổi
sáng không người...
Ngoài
kia có tiếng người qua lại, có tiếng rao hàng của chị bán xôi, bà mở
tung cửa sổ định thẩy tiền xuống mua, nhưng bà chợt nghĩ: tiền thì xuống
được chứ xôi thì... Nghĩ đến đây bà hốt hoảng kêu trời, vì chợt nhớ ra,
khi đi thì chắc chắn nó đã khóa cửa trước, cửa sau, khóa luôn cổng rào.
Đêm qua bà ở một mình, nếu nhà bị cháy, thì coi như đã xong đời bà. Ý
nghĩ nầy làm bà hoảng hốt... Nước mắt tuôn dài, lần đâu tiên bà biết sợ,
và biết thế nào là thế cô một mình. Bà bắt đầu hối hận. Cả đời bà
không biết tận hưởng những giây phút an vui với con cháu bên kia, mà
luôn hoài niệm về quá khứ, rồi tưởng tượng ra cái tương lai mơ hồ không
có thật để mong an dưỡng tuổi già, nên bà đã hân hoan ôm tiền về đây xây
nhà... tù nhốt mình.
Càng
nghĩ bà càng thấy sợ, tự dưng người phát lạnh, tay chân run rẩy, bà
choáng váng muốn té nhào, nhưng cố gượng lại, ráng quay về giường. Muốn
phone cho con Út để khóc than với nó, nhưng ngày thường con cháu của bà
nó chỉ xài điện thoại di động mà thôi, cho nên nếu như nó bỏ đi luôn cả
tháng không về, thì cũng sẽ không ai biết có một bà già đang... chết
khô. Tới trưa cô cháu về mang cho bà gói xôi, nó nói:
- Hôm qua con biết cô ở nhà một mình, con muốn về sớm hơn nhưng kẹt đò, đành phải ngủ lại đó qua đêm.
Thấy
mặt nó, bà bừng bừng nổi giận, bà nhìn nó trân trân, muốn chửi cho nó
một trận mới hả lòng, nhưng bà ở trong cái thế phải ráng dằn lòng, nên
nhè nhẹ hít vào rồi lại thở ra trước khi trách nhẹ nhàng:
-
Con làm gì, thì cũng phải nghĩ tới cô ở nhà một mình đói khát, cách đối
xử của con mấy ngày nay rất tệ. Nên dành ra một chút thời gian suy nghĩ
lại đi con!
Nghe cái giọng trách hờn đó, cô cháu bực mình trả đũa ngay:
- Con chạy đôn chạy đáo kiếm tiền làm gì mà có thời gian suy nghĩ. Tại cô không muốn giúp, thì con phải tự lo thôi!
Tưởng
là nó còn... nể mặt nên bà mới lên tiếng trách, nào ngờ vừa mới dứt lời
thì nó... đốp lại ngay, bà không sao nín được, nên lên giọng:
-
Con nói vậy mà nghe được sao? Tiền đưa cho con bao nhiêu cũng hết, lần
nào cần tiền, con cũng nói là đưa thêm lần cuối, nhưng con đã lấy bao
nhiêu lần cuối rồi con có nhớ không?
Cô
cháu cũng không vừa: "Tiền cô đưa ra, cũng đổ vô cái nhà cho cô ở, chứ
mất đi đâu mà cô kể lể!" Nói xong nó dùng dằng bỏ đi. Bà lớn tiếng kêu
to, nó vẫn không thèm nhìn lại. Còn lại một mình, bà ôm đầu nhìn lên
trần nhà, bà nghĩ: thương nó như con, có bao nhiêu tiền thủ thân bà đã
lần hồi... nhét hết cho nó, vậy mà khi hỏi tiền không có, nó dám bỏ bà
đói để bà... lòi tiền ra. Nhìn gói xôi tự dưng bà... khóc ngất. Bà chợt
nhớ con, nhớ cháu, nhớ những lời con em Út dặn dò trước khi đi... Đêm
đó, nó cũng khóa cửa nhà, rồi đi đâu mất biệt. Bà biết muốn lấy tiền thì
nó phải làm vậy thôi, nên lần nầy bà nằm im, ngậm kẹo ho chịu trận!
Sáng
hôm sau, chưa tới 9 giờ, cô cháu mở cửa phòng bước vào, nó tươi vui như
không có chuyện gì. Nhìn thấy mặt nó, bà giận dữ, muốn thét lên cho hả
giận, nhưng kịp ngừng. Bà nín thinh dây mặt ra hướng khác. Cô cháu vừa
cười vừa đưa cái điện thoại cho bà, nó nói:
-
Cô phone về bển, nói mấy anh chị cho con mượn 5 ngàn đô, rồi từ từ con
trả lại. Con đang nấu cháo gà. Nói chuyện xong là có cháo nóng ăn liền.
Nghe
nó trắng trợn lấy tô cháo gà đổi lấy 5 ngàn đô, bà tức ứa gan, mặt bà
đanh lại, ánh mắt long lên tia giận dữ. Cô cháu nhìn bà, thấy hết những
căm hờn từ trong ánh mắt ấy, nó cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối phó
nếu cần, và tô cháo gà chỉ là phương tiện để điều khiển bà cô... cứng
đầu nầy. Nó nghĩ: cháo gà thì có thể cô không ăn, nhưng 5 ngàn đô thì
nhứt định nó phải lấy. Nghĩ thế, nó nghiêm sắc mặt tiến tới ấn cái điện
thoại trong tay bà mà nói:
-
Cô nên phone liền bây giờ, 9 giờ sáng bên nầy, khoảng 9 giờ tối bên
kia, đừng để trễ quá 10 giờ, mấy anh chị bên kia còn phải ngủ. Cô nhớ:
chỉ nói những chuyện cần nói, và chỉ trả lời trong phạm vi sức khỏe mà
thôi.
Nhìn
cái cách nó sấn tới ấn cái điện thoại vào tay bà, và nó đứng ở thế sẵn
sàng đối phó nếu bà la lên cầu cứu bên kia. Thì bà biết con nhỏ nầy đã
táng tận lắm rồi. Suy nghĩ thật nhanh, thay vì giận dữ, bà chuyển qua vẻ
mặt chịu đựng, cho nó có cái cảm giác đã khuất phục được bà, để bà được
an thân. Cầm cái điện thoại trên tay, trái tim bà đập mạnh, vì biết sau
lần nầy, sẽ ít khi nào bà có dịp cầm tới. Bà bắt đầu bấm số. Phía bên
kia đầu dây cô Út reo vui khi nhận ra tiếng bà, chỉ hỏi thăm sơ vài câu
ngắn ngủi bà vô đề ngay, vì thấy con cháu nó đang nghiêm mặt nhìn bà
không nháy mắt:
- Út à, em gởi ngay cho chị 5 ngàn.
- Ủa, sao cần nhiều tiền vậy chị?
Nghe hỏi như thế, bà bực mình nên hơi lên giọng: "A Di Đà Phật, kêu gởi thì gởi liền đi, gởi càng sớm càng tốt. A Di Đà Phật!"
Bên
kia đầu dây, một thoáng yên lặng, rồi tiếng cô Út trả lời: "Hiểu rồi,
chị yên tâm, em sẽ gởi ngay cho chị trong tuần nầy. Thôi chị nghỉ ngơi
đi. Bye chị!"
Lấy lại cái phone, nó hỏi: "Ủa! Cô Hai vô đạo Phật hồi nào mà nói A Di Đà Phật liền miệng vậy?"
Bà nhếch môi nói: "Ừ, thì bên đó, nghe mấy người bạn nói hoài nên cũng quen miệng nói theo."
Nghe
bà nói thế nó nín thinh, bỏ đi ra ngoài. Lát sau nó bưng lên cho bà tô
cháo trắng với dĩa củ cải kho. Nhìn thấy tô cháo trắng thay vì tô cháo
gà như lời nó nói, bà lặng im ăn không nói gì. Nhìn bà khoan thai ăn,
thần sắc thư thái, nó nghĩ: Vậy cũng tốt! Mới bỏ đói có hai ngày mà đã
biết... sợ rồi, ngoan ngoãn nghe lời như vậy thấy... dễ thương hơn! Sau
đó, mọi thứ trở lại bình thường, ngày ba bữa nó bưng lên đầy đủ, chỉ là
hai bên không có gì để nói với nhau.
Cuối
tuần đó, bỗng dưng nhà có khách. Cô Út về thăm bất ngờ nầy làm cho con
cháu ngỡ ngàng lo sợ, vì lát nữa đây cô Út sẽ gặp cô Hai trên lầu. Lần
nầy cô Út về quê không báo trước. Bấm chuông, cửa mở, cô xông thẳng vào
nhà như cơn gió lốc, mặt tươi vui cô nói cười luôn miệng, còn lăng xăng
khen nhà đẹp, nhà sang, khen qua con cháu gái có nước da quá mịn, khen
luôn thằng cháu rể có phước tướng, thế nào cũng phát tài, phát lộc, phát
giàu sang... làm cho không khí xôn xao vui nhộn. Và khi mọi người còn
chưa dứt tiếng cười vang, thì cô Út chủ động nắm tay con cháu, kéo nó
cùng đi ngay lên lầu, miệng kêu ơi ới: "Chị hai ơi! Chị hai. Ra coi ai
về thăm chị nè!"
Nhận
ra tiếng cô Út, bà dằn lòng không khóc. Thấy hai cô cháu cùng bước vào,
bà tươi cười hỏi: "Ủa, Út về mà sao không cho hay trước, để chị kêu em
mua thêm vài thứ thuốc."
Cô Út cười lớn tiếng nói: "Em phải chạy về gấp, vì có người hỏi mua căn nhà của chị, em cần thêm giấy tờ để bán cho xong."
Trong
lúc bà còn đang gật gù như hiểu chuyện, thì cô Út dây qua nói với cô
cháu gái: "Con đi lấy toàn bộ giấy tờ của cô Hai ra đây, để cô Út coi
cái nào cần xài."
Nghe
thế, cô cháu thoáng liếc bà, tần ngần một chút, rồi dây qua nhìn anh
chồng đang đứng xớ rớ ngoài cửa phòng, thấy thế cô Út cười lớn nói: "Bán
xong căn nhà, thì có tiền cho tụi bây."
Khi
cầm được cái passport trong tay, cô Út bỏ ngay vào bóp, rồi dây qua ân
cần nói với bà chị: "Ngồi đây chi một mình, để em kè chị xuống nhà có
đông người cho vui." Nói xong cô Út tự động ôm cánh tay chị mình, từng
bước dìu xuống mấy bậc cầu thang. Khi xuống được tới dưới nhà thì cô Út
dây qua nói với hai vợ chồng cô cháu gái:
- Hôm nay vui quá! Mình ra ngoài ăn mừng ngày đoàn tựu. Tài xế cô bao vẫn còn chờ ngoài kia.
Cô cháu gái nghe thế nên lên tiếng: "Cô về sao không cho hay, để tụi con đi đón đông người cho vui."
Cô Út nhìn nó cười giòn:
-
Tánh cô tự lập quen rồi. Khi muốn đi thì mua vé, bay cái vèo qua đây.
Bước ra một bước, thì có cả đoàn xe sắp hàng chờ, nên cô đâu muốn kêu
con, để cho bất ngờ con sẽ thấy vui hơn...
Và
khi xe ngừng lại trước cửa nhà hàng. Vỗ nhẹ vai chị, cô Út dịu dàng:
"Cái chân đau, chị đi đứng khó khăn không thoải mái, cứ ngồi yên chờ, em
sẽ mua đồ đem ra." Nói xong, cô Út dây qua nắm tay cô cháu gái kéo nhau
cùng xuống xe. Chọn đại một cái bàn, vừa kéo ghế ngồi xuống, cô Út bật
đứng lên, móc bóp lấy ra tờ 100 đô đưa cho cô cháu gái. "Nè, con cầm
tiền nầy, hai đứa muốn ăn gì tùy thích, cô nhớ ra là có chuyện cần làm,
cô đi trước, sẽ gặp tụi con sau."
Từ
lúc gặp cô Út cho đến giờ, cô nói cười luôn miệng, phản ứng nhanh nhẹn,
biến đổi không ngừng, làm cho hai vợ chồng cô cháu gái bị động theo
từng chuyển biến của cô. Giờ cầm tờ 100 đô trên tay hai vợ chồng nó bối
rối chưa biết phản ứng sao, thì cô Út đã đi nhanh ra xe, nói tài xế vọt
thẳng về hướng Sài Gòn.
Nắm
chặt tay cô Út, bà khóc ngất, cô Út nhẹ nhàng giải thích: "Sợ nó làm
khó không trả lại giấy tờ cho chị, nên em làm bộ nói chuyện bán nhà cho
nó ham mà đưa passport ra cho lẹ, rồi cũng phải tìm cách đưa chị ra khỏi
chỗ đó cho nhanh. Sợ ở qua đêm, hai chị em mình sẽ bị nó... làm càng vì
mưu đồ đã lộ. Nên rủ tụi nó đi ăn, để tiện bề kéo chị thoát thân."
- Chị sợ em không hiểu.
- Làm sao mà không hiểu! Cũng may là chị còn nhớ lời em căn dặn trước khi đi.
-
Không nhờ câu... mật khẩu của em, thì chị sẽ chết mòn trong tay nó, và
sẽ là món mồi ngon để tụi nó câu tiền... Em cũng khôn khi chọn câu: A Di
Đà Phật, vì khi nói lên câu nầy, nghe như mình đang niệm Phật, tụi nó
tinh ranh cỡ nào thì cũng khó mà đoán ra.
-
Khi thấy chị quyết định về Việt Nam an dưỡng tuổi già, lòng em không
yên, nên mới nghĩ ra câu mật khẩu nầy, để nếu có một ngày nhận được...
tín hiệu nầy, em sẽ bay về... cứu chị.
Em
à, chuyện như thế nầy chị có nghe nhiều người kể, nhưng không tin lắm
và luôn nghĩ người bất hạnh đó sẽ không phải là mình. Bây giờ lâm cảnh
nầy chị mới hiểu vì tiền thì chuyện gì cũng có thể xẩy ra, gặp những đứa
bất tài mà có lòng tham thì sẽ dùng mọi thủ đoạn để kiếm tiền, mà đi
lường gạt người ngoài thì không đủ sức còn lo tù tội, chi bằng kiếm tiền
vừa dễ vừa nhanh mà lại an toàn đó là lợi dụng vào cốt nhục tình thâm.
Người lường gạt, sang đoạt được, thì nhởn nhơ vui hưởng vì không phải lo
bị truy tố, còn người mất của thì lặng im trong nỗi đau không dứt vì
vừa mất tiền vừa mất cả lòng tin.
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
THU HẰNG * BÁN DÂM
Bán dâm có hồ sơ, có... đảng quản lý
Cả nước có hơn 11.000 người bán dâm có hồ sơ
Thu Hằng (TNO) - Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện số người bán dâm
có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số
khu vực như đồng bằng sông Hồng (3.673 người); đông Bắc 913 người; bắc
Trung bộ 887 người; đông Nam bộ 3.200 người; đồng bằng sông Cửu Long
1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người.
Số liệu trên được công bố tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp
lệnh phòng, chống mại dâm (2003 - 2013), diễn ra hôm nay 19.12, tại Hà
Nội. Hội nghị do Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội tổ
chức.
Môi giới mại dâm qua Facebook
Các cơ quan chức năng nhìn nhận, trên thực tế, số người bán dâm còn cao
hơn, do đây là hoạt động khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi, với
nhiều hình thức trá hình.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho
hay, thực tế gần đây đã xuất hiện những đối tượng và hình thức mại dâm
mới như du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm
đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng
internet, facebook... Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu
hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau.
Hội nghị tổng kết 10 năm Pháp lệnh phòng, chống mại dâm - Ảnh: T.Hằng
Tệ nạn mại dâm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như nguy cơ lây lan các dịch bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục
không an toàn...; hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích
mại dâm; tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm có chiều
hướng gia tăng.
Sẽ trình Quốc hội Luật phòng chống mại dâm
Tại hội nghị, các địa phương được coi là điểm nóng về hoạt động mại dâm
như TP.HCM, Hà Nội đã nêu một số bất cập trong công tác phòng, chống mại
dâm, đặc biệt là hệ thống pháp luật về phòng, chống tệ nạn này.
Chẳng hạn, việc không đưa người bán dâm vào các trung tâm chữa bệnh,
giáo dục lao động - xã hội, đã dẫn tới hoạt động mại dâm tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ở thành phố chuyển từ trá hình sang hoạt động công
khai, trên diện rộng, qua mạng internet; tình trạng mại dâm nam, đồng
giới, chuyển giới chưa có quy định cụ thể để xử lý.
Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi Pháp lệnh phòng chống mại dâm và cho rằng
Quốc hội cần sớm ban hành luật Phòng chống mại dâm; bổ sung các chế tài xử lý
đối với các hành vi vi phạm như bảo kê, khiêu dâm, kích dục, người đồng
giới bán dâm...; ban hành chính sách hỗ trợ người bán dâm hoàn lương.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Việc phòng chống mại
dâm không phải của riêng một cơ quan, một ngành, mà là của chung của xã
hội. Kiên quyết xử lý tội phạm lợi dụng mại dâm để trục lợi bất chính”.
Trước những quy định về phòng chống mại dâm còn bất cập, Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ sẽ bàn và trình Quốc hội luật Phòng,
chống mại dâm, để đồng bộ với các luật khác, đảm bảo tôn trọng quyền con
người.
Cả nước có hơn 11.000 người bán dâm có hồ sơ
Thu Hằng (TNO) - Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện số người bán dâm
có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số
khu vực như đồng bằng sông Hồng (3.673 người); đông Bắc 913 người; bắc
Trung bộ 887 người; đông Nam bộ 3.200 người; đồng bằng sông Cửu Long
1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người.
Số liệu trên được công bố tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp
lệnh phòng, chống mại dâm (2003 - 2013), diễn ra hôm nay 19.12, tại Hà
Nội. Hội nghị do Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội tổ
chức.
Môi giới mại dâm qua Facebook
Các cơ quan chức năng nhìn nhận, trên thực tế, số người bán dâm còn cao
hơn, do đây là hoạt động khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi, với
nhiều hình thức trá hình.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho
hay, thực tế gần đây đã xuất hiện những đối tượng và hình thức mại dâm
mới như du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm
đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng
internet, facebook... Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu
hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau.
Hội nghị tổng kết 10 năm Pháp lệnh phòng, chống mại dâm - Ảnh: T.Hằng
Tệ nạn mại dâm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như nguy cơ lây lan các dịch bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục
không an toàn...; hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích
mại dâm; tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm có chiều
hướng gia tăng.
Sẽ trình Quốc hội Luật phòng chống mại dâm
Tại hội nghị, các địa phương được coi là điểm nóng về hoạt động mại dâm
như TP.HCM, Hà Nội đã nêu một số bất cập trong công tác phòng, chống mại
dâm, đặc biệt là hệ thống pháp luật về phòng, chống tệ nạn này.
Chẳng hạn, việc không đưa người bán dâm vào các trung tâm chữa bệnh,
giáo dục lao động - xã hội, đã dẫn tới hoạt động mại dâm tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ở thành phố chuyển từ trá hình sang hoạt động công
khai, trên diện rộng, qua mạng internet; tình trạng mại dâm nam, đồng
giới, chuyển giới chưa có quy định cụ thể để xử lý.
Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi Pháp lệnh phòng chống mại dâm và cho rằng
Quốc hội cần sớm ban hành luật Phòng chống mại dâm; bổ sung các chế tài xử lý
đối với các hành vi vi phạm như bảo kê, khiêu dâm, kích dục, người đồng
giới bán dâm...; ban hành chính sách hỗ trợ người bán dâm hoàn lương.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Việc phòng chống mại
dâm không phải của riêng một cơ quan, một ngành, mà là của chung của xã
hội. Kiên quyết xử lý tội phạm lợi dụng mại dâm để trục lợi bất chính”.
Trước những quy định về phòng chống mại dâm còn bất cập, Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ sẽ bàn và trình Quốc hội luật Phòng,
chống mại dâm, để đồng bộ với các luật khác, đảm bảo tôn trọng quyền con
người.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CẦU HỐ LƯƠNG
Chiếc Cầu Qua Sông Hố Lương
Thu, 12/04/2014 - 00:55 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Lênh đênh muôn dặm
nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh
“Bèo” - Phùng Cung
Năm 2007 nhiếp ảnh gia Nghi Thanh đi qua một chuyến phà (ở Neak
Loeung, tên Việt: Hố Lương) và ống kính chuyên nghiệp của ông
đã ghi lại hình ảnh của một thiếu nữ bán soài vô cùng sống
động và sắc nét, cùng với đôi lời chú giải – bằng Anh Ngữ –
về địa phương này:
Ảnh: Nghi Thanh
“This is Neak Luong or Phumĭ Prêk Khsay, a little town belongs to Prey Veng ('long forest'
in Khmer), one of the poorest provinces in Cambodia, prone to both
floods and droughts. The province, situated near the Vietnamese border,
was one of the most heavily bombed during the Vietnam War.”
[Đây là Neak Luong hay còn gọi là Phumĭ Prêk Khsay, một
thành phố nhỏ thuộc Prey Veng (nghĩa là ‘rừng dài” theo tiếng
Khmer), nơi nghèo nhất Cambodia, thường bị cả lụt lội lẫn hạn
hán. Thị trấn này nằm gần biên giới Việt, là một trong những
nơi chịu bom đạn nặng nề nhất vào thời chiến tranh Việt nam.]
Sáu năm sau, phóng viên Thanh Trúc cũng đã dừng chân ở nơi đây, và ghi lại một bài phóng sự ngắn (“Những Mảnh Đời Trôi Nổi Của Người Việt Ở Hố Lương”) với hơi nhiều xúc cảm:
“Tại Hố Lương, nhiều người Việt Nam, bây giờ được gọi là người Khmer
gốc Việt, tuy đã sống ở chốn này gần bốn năm thế hệ nhưng mãi vẫn là
những người gạo chợ nước sông, không có giấy tờ cũng không có quốc tịch.
Nghèo và không có tương lai thì không thể tránh được chuyện đi khỏi
làng khỏi xóm để kiếm việc mà có khi lại rơi vào những cạm bẫy xã hội
vốn đầy dẫy bên ngoài, điển hình như những quán cà phê, sự thực là quán
gái, nơi rất chuộng các thiếu nữ Việt Nam...
Cuộc sống của người Việt ở Kampuchia, hoặc người Miên gốc Việt ở Xứ
Chùa Tháp, những người không có quốc tịch, không có giấy tờ, không có
đất đai, là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, chẳng có lối để thoát ra hay
vươn lên khỏi cảnh túng đói.”
Nhà của người Việt, tại ấp 6, Hố Lương. Ảnh: Sovanrith
Hố Lương nằm bên dòng Bassac, thượng nguồn của Tiền Giang, tuy
chỉ cách Nam Vang chừng hơn hơn một giờ xe nhưng lại rất xa khu
du lịch quen thuộc Đế Thiên – Đế Thích nên du khách không mấy ai
lui tới. Tôi lò dò đến đây vào cuối năm 2014, và nhận ra rằng
cuộc sống của đồng bào mình hoàn toàn không có gì thay đổi:
“... vẫn đơn điệu, tẻ nhạt, chẳng có lối để thoát ra hay vươn lên khỏi
cảnh túng đói.”
Ngoại trừ những thanh niên thiếu nữ có thể lên thủ đô Nam
Vang làm thuê, làm mướn, phụ hồ, phụ bàn, khuân vác, chạy xe
ôm, bán quán cà phê (và đôi khi cũng phải bán thân luôn) còn
người già và trẻ con ở Neak Loeung thì chỉ còn có cách mưu
sinh là đi ăn xin hay bán hàng rong trên những chuyến phà – qua
lại hàng ngày – ở khúc sông này.
Phà qua sông Hố Lương. Ảnh: NCB
Nhìn những cụm hoa lục bình tim tím, lơ lửng trên dòng nước đục
màu phù sa, dưới ánh nắng vàng rực, giữa hai bờ cỏ dại xanh um –
ngút xa tầm mắt – ở bến sông Hố Lương khiến tôi không dưng mà
chợt nhớ đến hình ảnh an vui nơi Bắc Mỹ Thuận, vào những
tháng ngày xa xưa cũ:
Trong lúc cả đoàn xe xếp hàng dài, chờ đến luợt xuống phà, hành khách
tấp nập ra vào những quán ăn nằm san sát bên đường. Không khí thơm lừng
mùi gà nuớng, tôm nướng, heo nướng, bò nướng, cá nướng, chuột nướng… Không gian tươi tắn màu sắc của đủ loại trái cây quen thuộc, của miền Nam: khóm, mận, ổi, nhãn, soài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, sa pô chê, cam, quýt …
Duới phà chen lẫn với hành khách là những em bé bán hàng rong: xôi vị, cốm dẹp, bánh bèo nước
dừa, bánh tằm bì, chuối nướng, chè đậu, gỏi gà, cháo vịt, nem nướng,
chả chiên, mía hấp, bì cuốn, bún mắm, chả giò, đậu phụng, cà rem, trà
đá, ốc gạo hấp lá gừng, ốc leng xào dừa, chim mía rô ti…
Ảnh:wordpress.com
Bến phà Hố Lương chiều nay tuy cũng an bình nhưng không nhộn
nhịp và không có được cái sắc thái, cũng như sắc màu, phong
phú và tươi vui như Mỹ Thuận năm nào. Anh bạn đồng hành, dân
bản xứ, chỉ vào đám đông đang lao nhao vây quanh những chiếc xe
chở khách:
- They’re all Vietnamese! Họ đều là người Việt!
Dù đã sống hơn nửa đời tha phương cầu thực, qua rất nhiều
nơi, tôi chưa bao giờ thấy đồng hương của mình trong tình cảnh
nhếch nhác, khốn cùng, và thảm thương đến thế. Tháng trước,
nơi khu Phố Đèn Đỏ Geyleng
(ở Singapore) tôi cũng có gặp năm bẩy phụ nữ Việt Nam đi xin
tiền – với phương cách vô cùng lịch sự: họ đi lanh quanh bên
những bàn ăn chào mời thực khách mua giấy chùi miệng.
Thực khách ở Singapore không ai cần đến dịch vụ thừa thãi
này nhưng họ vẫn vui vẻ (và tế nhị) chia sẻ vài đồng tiền lẻ
với những kẻ không may ở nước láng giềng, qua hình thức
bán/mua.
Singapore là một đảo quốc giầu có, với lợi tức bình quân
đầu người hàng năm cao nhất nhì thế giới. Người dân bản xứ
không ai phải đi bán hàng rong hoặc đi xin ăn nên họ “nhường” công
việc này cho những người Việt tha hương, ở bước đường cùng.
Lợi tức bình quân hàng năm của người dân Cambodia thì ngược
lại: thấp nhất nhì thế giới. Có thể vì cái khó nó bó cái
khôn nên chính phủ của đất nước này không được bao dung gì cho
lắm.
Theo tường trình của Minority Rights Organization (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”)
đọc được vào hôm 19 tháng 3 năm 2014 thì có khoảng năm phần
trăm, hay 750.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Cambodia (sắc
dân thiểu số đông nhất ở đất nước này) và phần lớn bị coi là
những kẻ vô tổ quốc nên họ bị tước đoạt tất cả những quyền
lợi căn bản.
Không quốc tịch, không khai sinh, không căn cước ... nghĩa là
không có quyền sở hữu đất đai, tài sản, không được quyền tiếp
cận với bất cứ dịch vụ căn bản nào về xã hội, giáo dục, hay
y tế.
Bị kỳ thị là chuyện phổ biến xẩy ra cho tất cả những nhóm
dân bản địa hay thiểu số, ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, tình
trạng này thường chỉ xẩy ra ở bình diện cá nhân – at personal level.
Không luật pháp của xứ sở nào có thể ngăn cấm hay xử phạt
sự thù ghét, khinh miệt giữa kẻ này và người nọ nếu những
tình cảm tiêu cực này chưa được bầy tỏ qua ngôn ngữ hay hành
động.
Còn ở bình diện thể chế, institutional level, Công
Ước Quốc Tế về “xoá bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc”
được hầu hết mọi quốc gia ký kết. Cambodia cũng “ký” nhưng chỉ
“ký” chơi thôi!
Bởi vậy, dân Việt ở xứ Chùa Tháp bị đẩy vào cảnh khốn
cùng là chuyện ... tất nhiên. Tôi cũng đã bưng xề đi bán hàng
bánh tiêu trong một thời gian không ngắn (ở chợ Nhà Lồng và
bến xe Rạch Giá, hồi năm 1979) và cũng suýt trở thành ăn mày –
đôi bận – nên khó giữ được cho lòng bình thản trước cảnh
thương tâm mà nhìn thấy chiều nay, nơi bến sông này.
Giữ im lặng hay lắc đầu trước một lời van xin của một người
ngoại quốc – nói tình ngay, và nói với ít nhiều xấu hổ –
vẫn dễ hơn là nói “không” với những đồng bào cùng khổ, nhất
là giữa cảnh sông nước bao la, nơi đất khách quê người.
Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng mình chỉ cần hỏi nhỏ một đứa
bé ăn xin một câu thôi (“Con là người Việt phải không?”) và nó
gật đầu là tôi sẽ ôm cháu bé vào lòng rồi vỡ òa lên khóc.
Tôi sẽ móc hết đồng bạc cuối cùng cho nó, rồi sẽ bị bao vây
bởi hàng trăm người đồng hương khác, và chưa chắc đã rời khỏi
được bến phà này.
Nhìn nét mặt bỗng khác thường khiến cho người đồng hành ái ngại:
- Don’t do stupid thing, man. Đừng có làm cái gì lố
bịch nha, cha nội. Không có mày họ vẫn sống đấy thôi, và họ
đã sống như vậy từ bao lâu nay rồi mà.
Có điều là anh bạn, cũng như chính tôi (ngay lúc đó) không
hề biết rằng những chuyến phà qua sông Hố Lương đang sắp sửa đi
vào ... lịch sử. Rồi ra, chúng sẽ cũng cùng chung số phận –
hẩm hiu – y như những chiếc phà ở sông Tiền Giang năm nào, theo
như thông tin mà tôi vừa tiếp cận sáng nay:
Amount: $131 million
Grant from: Japan
Start: late 2010
Finish: February 2015
Length: 2210 m
Width: 13.5 m
High: 37.5 m
Cầu Neak Loeung sắp hoàn thành. Ảnh: Sovanrith
Khi công trình kiến trúc trị giá 131 triệu Mỹ Kim này hoàn
tất (vào tháng hai năm 2015) chắc chắc lưu thông sẽ dễ dàng và
thông thoáng hơn nhiều. Điều chắc chắn không kém là giá thành
của nhiều sản phẩm trong vùng sẽ hạ, và hành khách sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian vì khỏi phải chờ phà. Chỉ duy
có điều không ai dám chắc là cuộc đời vốn đã bấp bênh của
không ít người dân Việt (ở Hố Lương) rồi sẽ ra sao – trong những
ngày tháng tới?
Lênh đênh muôn dặm
nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh
Thu, 12/04/2014 - 00:55 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Lênh đênh muôn dặm
nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh
“Bèo” - Phùng Cung
Lênh đênh muôn dặm
nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh
“Bèo” - Phùng Cung
Năm 2007 nhiếp ảnh gia Nghi Thanh đi qua một chuyến phà (ở Neak
Loeung, tên Việt: Hố Lương) và ống kính chuyên nghiệp của ông
đã ghi lại hình ảnh của một thiếu nữ bán soài vô cùng sống
động và sắc nét, cùng với đôi lời chú giải – bằng Anh Ngữ –
về địa phương này:
Ảnh: Nghi Thanh
“This is Neak Luong or Phumĭ Prêk Khsay, a little town belongs to Prey Veng ('long forest'
in Khmer), one of the poorest provinces in Cambodia, prone to both
floods and droughts. The province, situated near the Vietnamese border,
was one of the most heavily bombed during the Vietnam War.”
[Đây là Neak Luong hay còn gọi là Phumĭ Prêk Khsay, một
thành phố nhỏ thuộc Prey Veng (nghĩa là ‘rừng dài” theo tiếng
Khmer), nơi nghèo nhất Cambodia, thường bị cả lụt lội lẫn hạn
hán. Thị trấn này nằm gần biên giới Việt, là một trong những
nơi chịu bom đạn nặng nề nhất vào thời chiến tranh Việt nam.]
Sáu năm sau, phóng viên Thanh Trúc cũng đã dừng chân ở nơi đây, và ghi lại một bài phóng sự ngắn (“Những Mảnh Đời Trôi Nổi Của Người Việt Ở Hố Lương”) với hơi nhiều xúc cảm:
“Tại Hố Lương, nhiều người Việt Nam, bây giờ được gọi là người Khmer
gốc Việt, tuy đã sống ở chốn này gần bốn năm thế hệ nhưng mãi vẫn là
những người gạo chợ nước sông, không có giấy tờ cũng không có quốc tịch.
Nghèo và không có tương lai thì không thể tránh được chuyện đi khỏi
làng khỏi xóm để kiếm việc mà có khi lại rơi vào những cạm bẫy xã hội
vốn đầy dẫy bên ngoài, điển hình như những quán cà phê, sự thực là quán
gái, nơi rất chuộng các thiếu nữ Việt Nam...
Cuộc sống của người Việt ở Kampuchia, hoặc người Miên gốc Việt ở Xứ
Chùa Tháp, những người không có quốc tịch, không có giấy tờ, không có
đất đai, là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, chẳng có lối để thoát ra hay
vươn lên khỏi cảnh túng đói.”
Nhà của người Việt, tại ấp 6, Hố Lương. Ảnh: Sovanrith
Hố Lương nằm bên dòng Bassac, thượng nguồn của Tiền Giang, tuy
chỉ cách Nam Vang chừng hơn hơn một giờ xe nhưng lại rất xa khu
du lịch quen thuộc Đế Thiên – Đế Thích nên du khách không mấy ai
lui tới. Tôi lò dò đến đây vào cuối năm 2014, và nhận ra rằng
cuộc sống của đồng bào mình hoàn toàn không có gì thay đổi:
“... vẫn đơn điệu, tẻ nhạt, chẳng có lối để thoát ra hay vươn lên khỏi
cảnh túng đói.”
Ngoại trừ những thanh niên thiếu nữ có thể lên thủ đô Nam
Vang làm thuê, làm mướn, phụ hồ, phụ bàn, khuân vác, chạy xe
ôm, bán quán cà phê (và đôi khi cũng phải bán thân luôn) còn
người già và trẻ con ở Neak Loeung thì chỉ còn có cách mưu
sinh là đi ăn xin hay bán hàng rong trên những chuyến phà – qua
lại hàng ngày – ở khúc sông này.
Phà qua sông Hố Lương. Ảnh: NCB
Nhìn những cụm hoa lục bình tim tím, lơ lửng trên dòng nước đục
màu phù sa, dưới ánh nắng vàng rực, giữa hai bờ cỏ dại xanh um –
ngút xa tầm mắt – ở bến sông Hố Lương khiến tôi không dưng mà
chợt nhớ đến hình ảnh an vui nơi Bắc Mỹ Thuận, vào những
tháng ngày xa xưa cũ:
Trong lúc cả đoàn xe xếp hàng dài, chờ đến luợt xuống phà, hành khách
tấp nập ra vào những quán ăn nằm san sát bên đường. Không khí thơm lừng
mùi gà nuớng, tôm nướng, heo nướng, bò nướng, cá nướng, chuột nướng… Không gian tươi tắn màu sắc của đủ loại trái cây quen thuộc, của miền Nam: khóm, mận, ổi, nhãn, soài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, sa pô chê, cam, quýt …
Duới phà chen lẫn với hành khách là những em bé bán hàng rong: xôi vị, cốm dẹp, bánh bèo nước
dừa, bánh tằm bì, chuối nướng, chè đậu, gỏi gà, cháo vịt, nem nướng,
chả chiên, mía hấp, bì cuốn, bún mắm, chả giò, đậu phụng, cà rem, trà
đá, ốc gạo hấp lá gừng, ốc leng xào dừa, chim mía rô ti…
Ảnh:wordpress.com
Bến phà Hố Lương chiều nay tuy cũng an bình nhưng không nhộn
nhịp và không có được cái sắc thái, cũng như sắc màu, phong
phú và tươi vui như Mỹ Thuận năm nào. Anh bạn đồng hành, dân
bản xứ, chỉ vào đám đông đang lao nhao vây quanh những chiếc xe
chở khách:
- They’re all Vietnamese! Họ đều là người Việt!
Dù đã sống hơn nửa đời tha phương cầu thực, qua rất nhiều
nơi, tôi chưa bao giờ thấy đồng hương của mình trong tình cảnh
nhếch nhác, khốn cùng, và thảm thương đến thế. Tháng trước,
nơi khu Phố Đèn Đỏ Geyleng
(ở Singapore) tôi cũng có gặp năm bẩy phụ nữ Việt Nam đi xin
tiền – với phương cách vô cùng lịch sự: họ đi lanh quanh bên
những bàn ăn chào mời thực khách mua giấy chùi miệng.
Thực khách ở Singapore không ai cần đến dịch vụ thừa thãi
này nhưng họ vẫn vui vẻ (và tế nhị) chia sẻ vài đồng tiền lẻ
với những kẻ không may ở nước láng giềng, qua hình thức
bán/mua.
Singapore là một đảo quốc giầu có, với lợi tức bình quân
đầu người hàng năm cao nhất nhì thế giới. Người dân bản xứ
không ai phải đi bán hàng rong hoặc đi xin ăn nên họ “nhường” công
việc này cho những người Việt tha hương, ở bước đường cùng.
Lợi tức bình quân hàng năm của người dân Cambodia thì ngược
lại: thấp nhất nhì thế giới. Có thể vì cái khó nó bó cái
khôn nên chính phủ của đất nước này không được bao dung gì cho
lắm.
Theo tường trình của Minority Rights Organization (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”)
đọc được vào hôm 19 tháng 3 năm 2014 thì có khoảng năm phần
trăm, hay 750.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Cambodia (sắc
dân thiểu số đông nhất ở đất nước này) và phần lớn bị coi là
những kẻ vô tổ quốc nên họ bị tước đoạt tất cả những quyền
lợi căn bản.
Không quốc tịch, không khai sinh, không căn cước ... nghĩa là
không có quyền sở hữu đất đai, tài sản, không được quyền tiếp
cận với bất cứ dịch vụ căn bản nào về xã hội, giáo dục, hay
y tế.
Bị kỳ thị là chuyện phổ biến xẩy ra cho tất cả những nhóm
dân bản địa hay thiểu số, ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, tình
trạng này thường chỉ xẩy ra ở bình diện cá nhân – at personal level.
Không luật pháp của xứ sở nào có thể ngăn cấm hay xử phạt
sự thù ghét, khinh miệt giữa kẻ này và người nọ nếu những
tình cảm tiêu cực này chưa được bầy tỏ qua ngôn ngữ hay hành
động.
Còn ở bình diện thể chế, institutional level, Công
Ước Quốc Tế về “xoá bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc”
được hầu hết mọi quốc gia ký kết. Cambodia cũng “ký” nhưng chỉ
“ký” chơi thôi!
Bởi vậy, dân Việt ở xứ Chùa Tháp bị đẩy vào cảnh khốn
cùng là chuyện ... tất nhiên. Tôi cũng đã bưng xề đi bán hàng
bánh tiêu trong một thời gian không ngắn (ở chợ Nhà Lồng và
bến xe Rạch Giá, hồi năm 1979) và cũng suýt trở thành ăn mày –
đôi bận – nên khó giữ được cho lòng bình thản trước cảnh
thương tâm mà nhìn thấy chiều nay, nơi bến sông này.
Giữ im lặng hay lắc đầu trước một lời van xin của một người
ngoại quốc – nói tình ngay, và nói với ít nhiều xấu hổ –
vẫn dễ hơn là nói “không” với những đồng bào cùng khổ, nhất
là giữa cảnh sông nước bao la, nơi đất khách quê người.
Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng mình chỉ cần hỏi nhỏ một đứa
bé ăn xin một câu thôi (“Con là người Việt phải không?”) và nó
gật đầu là tôi sẽ ôm cháu bé vào lòng rồi vỡ òa lên khóc.
Tôi sẽ móc hết đồng bạc cuối cùng cho nó, rồi sẽ bị bao vây
bởi hàng trăm người đồng hương khác, và chưa chắc đã rời khỏi
được bến phà này.
Nhìn nét mặt bỗng khác thường khiến cho người đồng hành ái ngại:
- Don’t do stupid thing, man. Đừng có làm cái gì lố bịch nha, cha nội. Không có mày họ vẫn sống đấy thôi, và họ đã sống như vậy từ bao lâu nay rồi mà.
Có điều là anh bạn, cũng như chính tôi (ngay lúc đó) không
hề biết rằng những chuyến phà qua sông Hố Lương đang sắp sửa đi
vào ... lịch sử. Rồi ra, chúng sẽ cũng cùng chung số phận –
hẩm hiu – y như những chiếc phà ở sông Tiền Giang năm nào, theo
như thông tin mà tôi vừa tiếp cận sáng nay:
Amount: $131 million
Grant from: Japan
Start: late 2010
Finish: February 2015
Length: 2210 m
Width: 13.5 m
High: 37.5 m
Cầu Neak Loeung sắp hoàn thành. Ảnh: Sovanrith
Khi công trình kiến trúc trị giá 131 triệu Mỹ Kim này hoàn
tất (vào tháng hai năm 2015) chắc chắc lưu thông sẽ dễ dàng và
thông thoáng hơn nhiều. Điều chắc chắn không kém là giá thành
của nhiều sản phẩm trong vùng sẽ hạ, và hành khách sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian vì khỏi phải chờ phà. Chỉ duy
có điều không ai dám chắc là cuộc đời vốn đã bấp bênh của
không ít người dân Việt (ở Hố Lương) rồi sẽ ra sao – trong những
ngày tháng tới?
Lênh đênh muôn dặm
nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh
nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh
VIỆT LONG * CHIẾN TRANH DẦU HỎA
Chiến tranh dầu hoả"? Ai thắng ai bại?
Trong khi cả thế giới trông đợi và tin chắc Tổ chức Các quốc gia
Xuất khẩu Dầu hỏa, OPEC, sẽ ghìm đà xuất khẩu dầu khí để vực giá dầu lên
giữa thời kỳ xuống giá mạnh, thì tại hội nghị Vienna hôm 27 tháng 11,
ngày Thanksgiving của Mỹ, Á Rập Saudi bất ngờ bác bỏ đề nghị của các
nước trong OPEC và không giảm mức xuất khẩu, cố tình dìm giá dầu xuống
thêm nữa.
Nhìn qua báo chí quốc tế ta thấy những tít như :"Chiến tranh
dầu hỏa giữa Á Rập Saudi với Iran và Nga", "Liệu Á Rập Saudi có làm kỹ
nghệ dầu hỏa của Mỹ mất ngôi hoàng đế không?", rồi thì "Nga đã thua trận
chiến kinh tế với phương Tây", và lại còn "Giá dầu lao xuống vực có
phải là hình thức chiến tranh bí mật của Mỹ đánh Nga không?". Ý kiến nào
là đúng?
Thực ra lối chạy tít của báo chí ngày nay thường làm nổi bật những
điều được khán thính giả quan tâm để thu hút sự chú ý. Điều đáng lưu ý
trong vấn đề này là không phải chỉ một mình nước Nga bị đẩy tới bờ vực
khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, mà cả những nước OPEC cũng
lao đao chực ngã nhào khi giá dầu xuống mất hơn một nửa. Iran,
Venezuela, Libya, Algeria đều hoảng hốt vội vã tìm đường thoát. Thêm vào
danh sách vừa kể còn có cả Hoa Kỳ, khi một số công ty khai thác dầu hỏa
đá phiến nội địa đã phải hoạt động cầm chừng, công nhân bị nghỉ việc
tạm, sau một thời gian đã thật năng động để sản xuất ồ ạt, được coi là
qua mặt cả Á Rập Saudi về sản lượng. Trong tháng 11 khi dầu bắt đầu
xuống giá giới chuyên môn và báo chí Mỹ đã kêu oai oái, đòi Tổng thống
Obama phải gọi là "có biện pháp" với Á Rập Saudi. Như vậy có thể nói
chiến dịch dìm giá dầu xuống vực là "cuộc chiến tranh bí mật" của Mỹ để
đưa Nga vào khủng hoảng tiền tệ và kinh tế được chăng?
Cái được cái mất của Mỹ
“Chiến tranh bí mật” thì chỉ là cách nói thậm xưng cho giật gân,
nhưng điều thú vị là khi người Mỹ đòi ông Obama có biện pháp với Á Rập
Saudi thì Tổng thống Mỹ dường như chỉ cười cười và hành động cầm chừng,
gần như chẳng làm gì đáng kể với Á Rập Saudi. Trong khi đó thì nhiều báo
đài ở Mỹ giải thích rằng nếu Mỹ có bị “trúng đạn” thì chỉ có ngành khai
thác và sản xuất dầu khí đá phiến là bị thương tạm thời, trong khi nền
sản xuất hùng mạnh của Hoa Kỳ rất đa dạng, các ngành sản xuất khác bên
cạnh sản xuất dầu đá phiến đều hưởng lợi không ít khi giá dầu thô trên
thế giới giảm đến một nửa như vậy. Người ta còn dự kiến nền sản xuất của
Mỹ sẽ bùng lên mạnh mẽ thêm nữa nhờ “dịp may” giá dầu giảm này. Bên
cạnh đó, đô la là đơn vị tiền tệ dùng để tính giá dầu, nên dầu xuống có
nghĩa là đô la lên giá.
Chỉ đơn cử một ví dụ: sáng nay, thứ tư, một chuyên viên kinh tế Mỹ
trả lời phỏng vấn truyền thanh của đài WTOP nói rằng qua sang năm mỗi
người Mỹ sẽ tiết kiệm được từ 1 ngàn đô la trở lên tiền xăng chạy xe, để
tiêu xài vào các việc khác. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Mỹ dựa vào
sức tiêu thụ sẽ có thể bùng phát trong tình trạng thị trường dầu khí như
hiện nay.
Thêm vào đó khi gía xăng xuống mạnh, mọi ngành sản xuất kỹ
nghệ và tiểu công nghiệp cũng như kinh doanh đều có lợi không ít. Tính
chung, tuy ngành dầu đá phiến có tổn thất nhưng chịu đựng được, nền
tieền tệ và kinh tế Mỹ vẫn hưởng lợi đậm trong khi kinh tế, tiền tệ của
Nga bắt đầu bước vào khủng hoảng. Bên cạnh đó những nước gọi là sống nhờ
sản xuất dầu hỏa đều rơi vào tình trạng kinh tế bi đát nếu chưa phải là
trên bờ vực khủng hoảng.
Và những nước đó như Nga, Iran, Venezuela đều là những nước chống Mỹ.
Nặng nhất là nước Nga,vì Nga dự toán ngân sách 2015 dựa trên căn bản
hạch toán giá dầu 107 đô la một thùng, đến hôm qua 16 tháng 12,2014,
nó chỉ còn 56 đô la và còn xuống nữa (giá cuối ngày 18/12 là 54,11 đô
la/ thùng). Rõ ràng Nga đã mất trắng gần 50% ngân sách trong vài tuần
lễ. Ngân hàng Trung ương Nga họp qua đêm và quyết định tăng lãi suất
căn bản thêm 6, 5% lên thành 17% hầu vực giá đồng rúp đang rơi tự do.
Sáng hôm sau người ta thấy dân Nga xếp hàng rút tiền ra khỏi các máy
ATM. Đó là dấu hiệu khủng hoảng tiền tệ thường thấy xưa nay ở nhiều nước
trên thế giới.
Tại sao không giảm lãi suất mà lại tăng lãi suất trong một hành động
giống như chống đỡ trong tuyệt vọng? Phó thống đốc ngân hàng Trung ương
Nga Sergei Shvetsov có tâm tình ở chỗ riêng tư với phóng viên báo The
Guardian rằng ngân hàng đáng lẽ không nên đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy
thoái sâu xa hơn bằng cách tăng lãi suất, nhưng trong lúc đồng rúp
khủng hoảng như vậy giới ngân hàng không thể ngồi yên mà phải làm một
điều gì đó. Nhưng qua hôm sau, thứ năm 18 tháng 12, tiền rúp lại xuống
giá thêm nữa.
Vì thế, khi đô la lên giá, rúp xuống giá, dầu khí xuống giá, kẻ được
là Mỹ, người thua là Nga, nên mới có cái tít giựt gân “chiến tranh bí
mật” của Mỹ hại Nga. Gọi là “chiến tranh bí mật” có lẽ vì trận tấn công
tiền tệ và kinh tế không phải do Mỹ phát động, mà là do Á Rập Saudi
tung ra nói là để đánh Mỹ! Á Rập Saudi công khai tuyên bố trong hội nghị
OPEC là không thể để Hoa Kỳ chiếm ngôi vị vua dầu hoả nhờ dầu đá phiến!
Rõ là công khai chống Mỹ.
Mục tiêu chính
Nhưng đằng sau lời tuyên bố công khai đó, Hoàng gia Á Rập Saudi không
thể không tính tới hậu quả, hay thành quả, của chính sách ghìm giá dầu
đối với Nga, Iran, Syria, cùng một số quốc gia Hồi giáo khác “sống bằng
dầu hỏa”, nhưng đều là những đối thủ chính trị và tôn giáo của Á Rập
Saudi, trong khi Venezuela là nước giương cao lá cờ đầu chống Mỹ ở châu
Mỹ La tinh, nếu không kể Cuba lâu nay đã im tiếng (và vừa nối lại bang
giao với Mỹ vào hôm thứ tư ngay trong lúc bài này lên màn ảnh RFA).
Vì thế khó nói rằng Á Rập Saudi chỉ nhắm Hoa Kỳ, như nhiều người Mỹ
và người chống Mỹ kêu gào. Đó là một một đòn chiến lược rất cao cường để
dập các đối thủ ấy, phần đông cũng là đối thủ của Hoa Kỳ. Còn chuyện Mỹ
bị thiệt hại, thì điều đó người Mỹ gọi là collateral damage, tổn thất
liên đới, chịu “vạ lây” nhưng được mối lớn gấp bội.
Và quả thật Mỹ đã đạt mối lớn đó, và đẩy Nga xuống vực. Mỹ có thể mất
ngôi vua dầu hỏa thế giới, nhưng đã nổi danh là một dân tộc thực dụng,
ngôi vua chẳng có nghĩa gì với người Mỹ nếu người ta chiếm được mối lợi
ích chiến lược nào lớn hơn, chẳng cần ngôi vị vua quan nào cả. Chỉ có
một điều làm cân bằng bớt cái thắng lợi chiến lược đó ít nhiều, là trong
số những khối kinh tế lớn tiêu thụ dầu khí và hưởng lợi lớn, có châu
Âu, Nhật Bản và cả Trung Quốc.
Không thể chứng minh được sự xác thực, nhưng giả thuyết cho rằng Mỹ-Á
Rập Saudi ngầm bắt tay đóng kịch trong màn diễn “chiến tranh bí mật”
nhưng lộ liễu này không phải là không có cơ sở.
Tin, bài liên quan
-
Mối nguy Mỹ kim lên giá
-
Thương mại Việt Nga trong bối cảnh đồng Rúp suy sụp
-
Giá dầu trên thế giới lại tiếp tục giảm
-
Nợ công sẽ vượt trần vì giá dầu giảm sâu
-
Giá dầu giảm mạnh, Việt Nam ảnh hưởng gì?
-
Việt Nam mất 20 ngàn tỷ đồng nếu giá dầu ở mức 80 đô la/thùng
-
Giá dầu tại châu Á tiếp tục sụt giảm
-
Giá dầu có thể giảm mạnh trong năm tới
-
Kuwait kêu gọi các nước vùng Vịnh cải cách kinh tế
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/oil-war--winner-and-loser-12192014000515.html
SƠN TRUNG * GS. VŨ QUỐC THÚC
VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁC CUỘC
PHỎNG VẤN GS VŨ QUỐC THUC
SƠN TRUNG
Ngày 15-12 năm 2014, GS. Vũ Quốc Thúc được đài RFI phỏng vấn (1). Cuộc
phỏng vấn có thể chia ra hai phần chính. Phần đầu GS. Vũ Quốc Thúc nói
về tập hồi ký của ông. Phần thứ hai ông nói về tình hình Việt Nam.
Về tình hình Việt Nam, GS cho rằng các phe nên nghĩ
đến dân tộc Việt Nam. RFI đã đặt một tiêu đề lớn ở hàng đầu là Phải chọn con đường vì dân tộc".
Không một chính quyền nào, dù thiên tả hay thiên hữu, lại quên các
vấn đề của dân tộc. Dù không công khai nói là bảo vệ quyền lợi dân tộc,
nhưng trong thâm tâm, bất cứ chính quyền nào cũng phải nghĩ đến quyền
lợi dân tộc.
Đâu phải một khi người ta nắm quyền được chính quyền là người ta quên
hẳn quyền lợi dân tộc. Việt Nam mình đâu phải lúc nào cũng nhắm mắt
theo các cường quốc ! Bao giờ mình cũng ý thức được quyền lợi trường tồn
của dân tộc. Tôi tin là như thế. Đã là người Việt thì không thể nào
phản bội quyền lợi dân tộc !Đây là lời khuyên đúng đắn.
Người ta bảo
Việt Cộng bây giờ đu giây giữa Trung Cộng và Mỹ, nhưng GS Vũ Quốc Thúc
lại cho rằng Việt Nam ở vào vị thế bản lề giữa Trung Cộng và Mỹ. GS. Vũ
Quốc Thúc nhận định:
Cho tới nay, cái bản lề ấy chỉ đóng vai trò thụ động, thì tại sao ta
không tìm cách điều khiển nó? Mình phải làm chủ cái bản lề ấy để mà ngăn
chận, không cho bên nào lấn sang bên kia cả.
Ý kiến này cũng hoàn toàn đúng vì ở đời ai cũng muốn độc lập, tự do, không bị người sai khiến, bị một thế lực nào khuynh đảo.
Từ
khoảng năm 2010, Gs Vũ Quốc Thúc và “Ủy Ban vận động quy chế Trung Lập Vĩnh Viễn
cho Việt Nam” do GS làm chủ tịch nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả gì.
RFI đã ghi hai buổi do Thanh Phương phỏng vấn GS Vũ Quốc Thúc, một bài ghi ngày 8-3-2012 (2), một bài ghi 19-3-2012 (3), nhưng hai bài này là một và cuộc phỏng vấn ngày Thứ hai 14 Tháng Năm 2012 (4) là nối tiếp bài trên.
GS cũng đưọc Hoài Hương Đài VOA phỏng vấn ngàyThứ Tư, 21 tháng 3 2012 (5)
Những lời đầu tiên của GS cho ta cảm tưởng là GS chống Trung Cộng xâm lược:
Nên nhớ rằng hồi đó trên trường quốc tế, chúng ta chỉ là một nước nhỏ
yếu, đâu biết trông cậy vào ai, mà phải luôn đối phó với một láng
giềng mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Đọc lại lịch sử, chúng tôi thấy tổ
tiên chúng ta đã khéo léo, biết lúc cương, lúc nhu, làm như là chịu
cái quyền của láng giềng phương Bắc về mặt lý thuyết, nhưng trên thực
tế không bao giờ để cho họ trực tiếp đô hộ chúng ta....
Tôi cũng đã nhìn thấy từ lâu hiểm hoạ Bắc thuộc. Họ không cần chiếm
đóng mình, mà họ lợi dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, bổ túc thêm tư tưởng
Mao Trạch Đông, họ viện lý do liên đới giữa các Đảng Cộng sản, để tự
coi họ là Cộng sản đàn anh và Việt Nam là Cộng sản đàn em.
Bất lợi
cho chúng ta là vào năm 1990, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, chế
độ Cộng sản Âu châu trên đường tan rã, những người cầm đầu Đảng Cộng
sản Việt Nam lúc đó đã sang Thành Đô, chấp nhận khuất phục Đảng CS
Trung Hoa. Tôi không rõ về chi tiết của những cam kết, nhưng tôi được
biết rằng Đảng CS Việt Nam đã chấp nhận theo đúng đường lối của Đảng
CS Trung Hoa. ( http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung)
Cũng trong bài trên ta có cảm tưởng là GS hoan nghênh Mỹ trở lại Thái Bình Dương
Tôi rất mừng là có sự trở lại ở Á châu, nhất là ở vùng Đông Nam Á,
của đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy là Hoa Kỳ đang có tham
vọng ( tham vọng đó là chính đáng, chứ không vô lý ), đó là thiết lập
một trật tự mới cho toàn cầu và trong trật tự mới đó, Hoa Kỳ sẽ chú
tâm đặc biệt hơn đến vùng Thái Bình Dương và cả Đông Nam Á, cho rằng
đó là vùng sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai.
Nhưng đi sâu
vào ta thấy có sự khác biệt giữa vỏ thuốc bọc đường và ruột thuốc đắng
nghét làm cho ta nôn mửa! Trtong bài trả lời phỏng vấn của Hoài Hương
đài VOA, GS lại tỏ ra chống Mỹ, không muốn Việt Nam theo Mỹ. Ông muốn
Việt Nam trung lập. Ông khuyên Việt Nam không nên theo Mỹ vì hai lý do:
- Lý do thứ nhất :Mỹ sẽ
lấy Việt Nam làm bàn đạp đánh Trung Quốc, Do đó Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và Việt Nam sẽ chia
hai phe, phe theo Mỹ và phe theo Trung Cộng đánh nhau như trước 1975
“Nước Việt Nam hiện nay đang đứng vào một
khúc quanh lịch sử. Nếu mà không khéo léo thì có thể dân tộc và đất
nước Việt Nam một lần nữa lại lâm vào cái cảnh bị hai thế lực ngoại
bang tranh giành trên đất mình và rồi bị lợi dụng người Việt Nam để
mà đánh nhau để bảo vệ các quyền lợi của họ. Việt Nam đã qua cái cảnh
ngộ đó trong bao nhiêu năm nay rồi, đất nước đã bị tàn phá nhiều rồi,
dân tộc đã bị tang tóc đau khổ nhiều lắm rồi.. Đất nước chúng ta là một cửa ngõ để xâm nhập vào nội địa Trung Hoa.
Cái quan trọng của Việt Nam chúng ta là ở chỗ đó.
Nếu Việt Nam đi với
một cường quốc Tây phương, như Hoa Kỳ, để trở thành một cứ điểm hầu
xâm nhập Trung Quốc thì tất nhiên sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại lắm,
nhưng nếu Trung Quốc xâm nhập Việt Nam thì các nước Tây phương sẵn
sàng giúp Việt Nam để lợi dụng địa thế chiến lược của Việt Nam.”....
“Vì thế tôi đã đề nghị nếu Việt Nam bảo vệ được quy chế trung lập
vĩnh viễn theo quốc tế công pháp, thì trước hết là cam kết của chúng
ta không thể để cho bất cứ một ngoại bang nào dùng đất nước chúng ta
làm bàn đạp để xâm lăng một nước khác.”
.( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
Lý do thứ hai là nếu Việt Nam liên minh với Mỹ sẽ làm Trung cộng "mất mặt" và sẽ đánh Việt Nam chúng ta cần cảnh giác, bởi vì ta không
nên quên rằng, nếu ta làm Trung Quốc mất thể diện, thì họ sẽ tìm cách
trả đũa. .
( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
Trong cuộc phỏng vấn của VOA, GS trả lời thẳng thắn với mục đich chống
Mỹ. Còn trong các cuộc phỏng vấn của RFI, GS. trả lời văn hoa,xa vời.
Riêng cuộc phỏng vấn ngày 15-12-2014 thì có khác nhưng nội dung tiềm ẩn
cũng giống cuộc phỏng vấn của đài VOA. Trong cuộc phỏng vấn này, GS vẫn
nhắm mục đich trung lập nhưng nhấn mạnh về tinh thần dân tộc.
Không một chính quyền nào, dù
thiên tả hay thiên hữu, lại quên các vấn đề của dân tộc. Dù không công
khai nói là bảo vệ quyền lợi dân tộc, nhưng trong thâm tâm, bất cứ chính
quyền nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi dân tộc.
Đâu phải một khi người ta nắm quyền được chính quyền là người ta quên
hẳn quyền lợi dân tộc. Việt Nam mình đâu phải lúc nào cũng nhắm mắt
theo các cường quốc ! Bao giờ mình cũng ý thức được quyền lợi trường tồn
của dân tộc. Tôi tin là như thế. Đã là người Việt thì không thể nào
phản bội quyền lợi dân tộc.
Rào trước đón sau, cuối cùng ở cuộc
phỏng vấn này, GS lên tiếng khuyên Việt Nam không nên liên minh với Mỹ,
mua vũ khí sát thương của Mỹ. Với lòng nhân đạo tuyệt vời và tinh thần
dân tộc cao ngất trời xanh, GS nói:
Mà vũ khí là để làm gì, để giết ai ? Tôi chỉ sợ là Việt Nam mình, nếu
không cẩn thận, sẽ lại rơi vào tình trạng như xưa, tức là có hai phe
trong nhân dân, một phe thì muốn dựa vào Trung Hoa, phe thì muốn dựa vào
Hoa Kỳ. Hai phe đó tất nhiên là xung đột nhau. Hoa Kỳ sẽ dùng hai phe
đó để sử dụng các vũ khí sát thương của họ. Chúng ta phải cẩn thận.
Có lẽ GS ca tụng chính sách đu giây của Việt Cộng cho đó là một chính sách khôn khéo
Trong thế yếu hiện
nay của Việt Nam, mình chỉ có thể len lõi giữa những xung đột của các
cường quốc, vì quyền lợi của họ có khi là mâu thuẫn nhau, phải tìm cách
lái cho họ đi đến chỗ phải bảo vệ chúng ta trên các diễn đàn ngoại giao.
Ông cũng nhắc nhở Việt Nam điều trước tiên là mình phải bồi dưỡng nội lực
của mình đã, để có thể tự vệ được.
Khi nói bồi dưỡng lực lượng của chính mình, thì không chỉ có lực
lượng quân sự mà thôi.
Sau khi đọc bài tường thuật các cuộc phỏng vấn, chúng tôi xin mạo muội đưa ra vài suy nghĩ của mình.
1. VẤN ĐỀ TRUNG LẬP
Ai cũng muốn sống thanh bình, ghét chiến tranh. Chỉ có các cường quốc
cậy thế mạnh xâm chiếm các nưóc nhỏ mà gây ra các cuộc chiến tranh. Từ
thế kỷ XX, dân ta bị thực dân và cộng sản gây cuộc binh đao khiến nhân
dân ta phải đau khổ. Tất nhiên nếu có chiến tranh mà ta được trung lập
thì thật là một may mắn. Nhưng không phải nước nào cũng có may mắn như
Thuỵ Sĩ. Chẳng qua là người ta muốn lập nơi này một khu trái độn cho
nên Thụy Sĩ mới bình an. Còn nước ta không được may mắn đó.
Chiến tranh ở
ngoài Thụy Sĩ, còn Việt Nam ở ngay trong chiến tranh. Cộng sản muốn
chiếm Việt Nam, Việt Nam trước 1975 chỉ có hai cách: một là đầu hàng
cộng sản, hai là chống cộng sản. Không lẽ yêu hòa bình là đầu hàng Cộng
sản? Đầu hàng cộng sản có được yên thân không? Tất nhiên là không? Nhân
dân ta phải chịu chết chóc, tù đầy và bị bóc lột thậm tệ như Việt Nam từ
1945 cho đến nay.
Trong khi Pháp rút đi, ai có thể bảo vệ Việt Nam.? Không ai cả. Lực
lượng quốc gia suy yếu vì bị hai bên thực dân và cộng sản tàn hại. Phạm
Công Tắc và Hồ Hữu Tường chủ trương trung lâp nhưng hai ông này lấy gì
chống Cộng trong khi Cộng sản muốn xich hóa thế giới? Trung Lập kiểu này
là nói suông là ngu dại dại vì lúc bấy giờ Ấn Độ, Cambodia và nhiều
nước lập khối Trung Lập nhưng đó là Trung lập Thân Cộng.
Các ông Hồ Hữu
Tường, Phạm Công Tắc sao mà nghĩ quẫn như thế? Hai ông làm sao chống
Cộng sản trong khi Pháp lui binh, lực lượng quốc gia non yếu? Hai ông
thân Pháp nhưng Pháp đâu còn cưu mang hai ông! Rốt cuộc hai ông bị cảnh
tứ phương thụ địch, chẳng lợi cho Cao Đài, chẳng ich gì cho Việt Nam!
Hai ông có quyền chống Ngô Đình Diệm vì ông Diệm không phải là người
quốc gia chân chính, nhưng chủ trương trung lập là sai. . Hai ông là
những đứa trẻ con mà lại làm thầy thiên hạ, rõ khổ!
Trung lập là không chống ai, theo ai nhưng nay Trung Cộng đã và đang
xâm chiếm Việt Nam, buộc Việt Nam phải đầu hàng, vậy thì làm sao không
chống Trung Cộng? Nếu chủ trương chống Trung Cộng thì sao gọi là Trung
Lập. Mà đầu hàng Trung Cộng , nô lệ Trung Cộng như Hồ Chí Minh, Nguyễn
Văn Linh thì sao gọi là Trung Lập? Là vì quyền lợi dân tộc?
Cái vấn đề ở đây không phải là khôn khéo, giữ sao cho hai bên là bạn
tốt, láng giềng tốt . Cái vấn đề ở đây giống như phim xã hội đen
Hồngkông, bọn côn đồ đến nhà, đánh đuổi chủ nhà và vợ con chủ nhà. Chúng
bảo cha ông mày mắc nợ tao, đã ký giấy bán nhà cho tao, nay tụi bây
phải cút xéo đi hoặc ở lại làm nô lệ cho bọn tao! Trong trường này, làm
sao nói trung lập và 16 chữ vàng! Một là đầu hàng, hai là phải nhờ công
lý hoặc tự mình chống lại bọn côn đồ! Nói tóm
lại, ta lâm vào cuộc chiến, không thể nói Trung Lập, không thể đứng
ngoài cuộc chiến. E rằng nói Trung Lập là nói dối để che đậy âm mưu kêu
gọi đừng chiến đấu, hãy đầu hàng Trung Cộng.
II. HOA KỲ
GS nói rằng ta không lo Trung Cộng xâm lược vì các nước Tây phương sẽ
giúp ta. Nói như vậy là GS khuyên ta ngủ yên, đừng lo Trung Cộng xâm
lược. Đây cũng là tâm ý của bọn Việt Cộng tay sai Trung Cộng như Nguyễn
Văn Linh, Đỗ Mười thực hiện 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân làm tôi
ngoan của Trung Cộng, đem Việt Nam dâng Trung Cộng theo mật nghị Thành
Đô! GS bảo ta hy vọng Tây phương nhưng Tây phương là ai?
Nước Pháp
ư?Nước Pháp xưa nay thỏa hiệp với cộng sản để chống Mỹ, và nước Pháp
không đủ sức chống Trung Cộng. Có lẽ GS muốn làm đại lý cho công ty
thực dân Pháp vì người Pháp luôn muốn trở lại Việt Nam. Pháp đã đứng
đàng sau vụ nổi dậy của Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Mai Văn Hạnh, Huỳnh
Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa trong năm 1985, nhưng trong vụ này, Pháp đã bắt
tay với Trung Cộng. Dù nhóm này thành công thì Việt Nam vẫn lệ thuộc
Trung Cộng và lâm cảnh một cổ hai tròng!
Khi đã đầu hàng Trung Cộng thì cần gì mua vũ khí Mỹ. Mục đich của GS là
chống việc Việt Nam liên minh với Mỹ và mua vũ khí Mỹ chống Trung Cộng!
Dường như GS mâu thuẫn trong lời nói vì GS nói Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh, việc mua vũ khí là chuẩn bị chiến tranh, sao GS lại phản đối?
Nhưng GS khéo lo xa, nghĩ vẩn vơ vô ích vì:
-Chưa chắc Mỹ đã tin cậy Việt Cộng, tất cả chỉ là ngoại giao khôn khéo và lịch sự của Mỹ
-Chưa chắc Việt Cộng đã thực tâm chống Trung Cộng, đó là trò giả vờ, chứng tỏ ta theo Mỹ để xin vào TPP và tiền Mỹ.
GS cũng nói rằng Mỹ giúp Việt Nam cũng chỉ vì quyền lợi Mỹ. GS nói đúng.
Trong khi bọn Việt Cộng tin tưởng Liên Xô, Trung Cộng và tinh thần quốc
tế cộng sản, viện trợ cho không, hy sinh vì lý tưởng công bình, thịnh
vượng nhưng người Việt Nam tự do nghĩ rằng nước Mỹ lâm chiến Việt Nam là
vì lợi ich của Mỹ, nhưng trong đó cũng có lợi cho Việt Nam tự do, vì
nhờ có Mỹ, miền Nam còn thở hít không khí tự do 20 năm nữa từ 1954-1975.
It nhất nhờ Mỹ mà GS được dạy đai học, làm bộ trưởng chứ với cái bằng
Tiến sĩ ở Pháp cũng chỉ làm "ông bưng phở" mà thôi! Ai cũng biết ở đời
chẳng ai hoàn toàn làm phúc thiện, nhưng cuộc thế bắt ta phải lựa chọn
một trong hai. Tất nhiên ta chọn kẻ tương đối khá!
Trước 1975, quyền lợi Mỹ tương đối nhỏ và không cụ thể như sự sụp đổ
của Domino nhưng nay quyền lợi Mỹ dính liền với các nước Á câu và thế
giới. Chúng ta, Việt Miên Lào, Phi Luật Tân, Nhất Bản, Ấn Độ, Miến
Điện và Mỹ cùng chung kẻ thù Trung Quốc xâm lược. Những ai muốn hòa
thuận với Trung Cộng, chống việc liên minh với Mỹ là kẻ có dã tâm làm
tay sai cho Trung Cộng.
Ai cũng biết thế, đứa trẻ lên mười cũng biết thế chứ không phải miền
Nam ta ngu dại, không phải riêng GS là khôn ngoan. Không biết GS
thức ngộ điều này từ bao giờ? Không lẽ GS biết Mỹ ich kỷ, xấu xa mà
vẫn làm bộ trưởng trong các chính phủ miền Nam và cộng tác với Mỹ trong
các kế hoạch như Stanley-Vũ Quốc
Thúc ( 1961 ) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc ( 1968 ) về tái
thiết thời hậu chiến ?
Cái lý thông thường là kẻ thù của kẻ thù là bạn ta.
Mỹ là kẻ thù của Trung Cộng cho nên đối với người Việt Quốc gia, Mỹ là
đồng minh trong mặt trận chống Trung Cộng xâm lược. Mỹ khác Trung Cộng
vì Mỹ không xâm lược, không dã man như Trung Cộng. Việc Trung Cộng
hăm dọa, ngang ngược ở Biển Đông bất chấp đạo lý và luật quốc tế cho
thấy Trung Cộng là kẻ thù của châu Á và thế giới. Trái lại những quốc
gia bị cộng cộng sản coi là nô lệ Mỹ thì đã vươn cao như Đài Loan, Nam
Hàn, Nhật Bản và Tây Đức. Dẫu sao thì Mỹ vẫn tốt hơn Trung Cộng dã man,
tàn ác. Những kẻ theo Trung Cộng là theo con đường tàn ác, và nô lệ.
IV. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GS nói rằng các lãnh đạo Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng vì nước, vì
dân tộc. Nói như vậy là GS Vũ cho rằng Hồ Chí Minh, Trường
Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn
Hoan, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh yêu nước hay sao? Và ngày
nay bọn Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang
Thanh, Nguyễn Chí Vịnh cũng có tinh thần dân tộc ư? Nếu quả như vậy thì
đại hạnh cho Việt Nam. Nhưng " xem trong bấy nhiêu ngày"
thái độ quỳ lạy, sợ hãi Trung Cộng của bè lũ Việt Cộng thì ta thấy
chúng muốn đầu hàng nên chúng không dám lên tiếng phản đối, trái lại
chúng đánh dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược và bắt bớ,
giam cầm có nhà văn, nhà báo yêu nước.
Chỉ riêng một thiểu số có lòng yêu nước, chống Trung Cộng xâm
lược. Nhưng lực lượng này còn yếu trong khi khắp nơi, từ chính phủ, bộ
chính trị, quốc hội và các địa phương tràn ngập người gốc Hoa và người
Việt tay sai Trung Cộng, và quân đội ẩn danh của Trung Cộng có mặt khắp
nơi. Phe tay sai Trung Cộng chiếm ưu thế, cúi mặt im lặng như Nguyễn Phú
Trọng, Trương Tấn Sang, hoặc nói năng nịnh bợ Trung Cộng như Nguyễn Chí
Vịnh, Phùng Quang Thanh. Như vậy là Việt Cộng yêu nước hay sao? Và GS
tin tưởng đường lối đu dây của Trung Cộng ư? Không lẽ GS Vũ cũng thuộc
hạng nô lệ Trung Cộng, nhắm mắt ca tụng mọi hành vi gian ác của cộng
sản?
Quốc nội, quốc ngoại nay thảy đều kết án chính trị lưu manh của Việt Nam,
giả đò thân mật với Mỹ nhưng trong tâm, chúng đã chọn Trung Cộng là chủ
nhân của họ, vì HCM, Nguyễn Văn Linh đã bán nước cho Trung Cộng. Họ
không chống Trung Cộng cũng là tiền bạc, địa vị của họ. Rời vú sữa Trung
Cộng, họ sẽ là những con số không. RFI muốn thử ý kiến GS về Việt Cộng
đu giây nhưng GS tránh né nhưng nói gần nói xa, chẳng qua nói thật, GS
đã khen ngợi ngoại giao lưu manh của Việt Cộng bằng những lời văn hoa:
Trong thế yếu hiện
nay của Việt Nam, mình chỉ có thể len lõi giữa những xung đột của các
cường quốc, vì quyền lợi của họ có khi là mâu thuẫn nhau, phải tìm cách
lái cho họ đi đến chỗ phải bảo vệ chúng ta trên các diễn đàn ngoại giao.
GS muốn tránh hai chữ đu giây đã bị các nhân sĩ kết án, mà đưa ra một
hình ảnh khác là cái bản lề. Cái bản lề thì nó vững chắc và tự do xoay
chuyển hợp lý, bảo đảm an ninh cho phòng ốc, cho gia đinh, nhưng đu giây
nhiều khi là nói dối vì đu giây và trung lập có nhiều loại khác nhau ,
và trong khoảng 1950, chúng ta đã thấy những nhóm trung lập thân cộng
như đã trình bày ở trên!
GS cũng khuyên ta tự cường, tự quyết định, làm chủ tình thế trên nguyên
tắc là đúng . Nhiều chính trị gia nói khoác lác nhưng thực tế họ là
con dun, con dế. Hồ Chí Minh tuyên bố tự do, độc lập, chửi Bảo Đại, Ngô
Đình Diệm nhưng ông lại là tay sai, là gián điệp cộng sản! Tôi nghe một
Luật sư giáo sư dại học nói về tự chủ, tự quyết nhưng ông ta lại về làm
tay sai cho Việt cộng thì tự quyết, tự chủ ở đâu?
E tất cả chỉ là khoa
trương và dối trá, che đậy một âm mưu bẩn thỉu, làm tay sai cho Trung
Cộng, Việt Cộng hoặc thực dân Pháp muốn ngăn cản việc liên minh với Mỹ.
Mục đich chống Mỹ của GS gần với luận điệu bọn tay sai cộng sản đã đầu
hàng Trung Cộng nhưng tỏ vẻ khôn ngoan giữ Trung lập (theo Trung Cộng),
không liên minh với Mỹ, cấm biểu tình chống Trung Cộng,, cấm các nhà
yêu nước viết các bài phê bình cộng sản vì sợ Trung Cộng tiến đánh . Sợ
Trung Cộng nên nhắm mắt chờ Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam theo thỏa ước
Thành Đô!
Trong tất cả những cuộc phỏng vấn của RFI và VOA, GS Vũ Quốc Thúc đã
đưa ra những ý kiến rất cao siêu, và chính đáng như Trung lập, dân
tộc, tự chủ, tự cường nhưng tất cả chỉ là lưu đan khói , tung hỏa mù.
Tất cả là diện mà điểm nằm gọn trong hàng chữ đừng theo Mỹ! Bây giờ ông muốn lập lại khẩu hiệu Chống Mỹ cứu nước.
Vậy ông là ai? Lực lượng của ông rất đông. Bùi Tín, Bùi Diễm,. Trịnh
Khải và mấy chục con bú dù ở Sở Thú là lực lương của ông. Như vậy,
ông và bọn ông có thể là tay sai của Trung Cộng, Việt Cộng hay thực
dân Pháp cho bàn cờ tương lai Việt Nam.
GS Vũ Quốc Thúc khéo lo xa, sợ Trung Cộng bị Mỹ xâm lược mà khộng sợ
Trung Cộng xâm lược Việt Nam. Ngày xưa, người ta dùng bộ binh, chú
trọng bộ binh. Như Mỹ muốn đánh Trung Cộng có lẽ sẽ dùng ải Nam quan tấn
công Trung Quốc. Ngày nay, khoa học, kỹ thuật tiến bộ, các nước đều
giảm bộ binh mà tăng cường hải và không quân.
Nếu có chiến tranh, chưa chắc Mỹ đã dùng Việt Nam làm bàn đạp mà tấn
công Trung Quốc. Chỉ vài trăm, vài ngàn hỏa tiên từ các tàu ngoài biển
và phi cơ loại B52 thì cũng đủ giải quyến chiến trường. Vậy xin GS Vũ
đừng lo Trung Cộng bị Mỹ tấn công bằng đường bộ từ Việt Nam! Nếu có tấn
công bằng đường bộ, Mỹ có thể tấn công từ Ấn Độ, Miến Điên, Nam Hàn ,
nhiều lắm, GS Vũ lo sao xuể! Lại nữa, chưa chắc Mỹ đã dùng quân sự. Mỹ
có trăm mưu ngàn kế, trong đó có đòn kinh tế. GS dạy về kinh tế, chắc đã
biết chiến tranh kinh tế cũng ác liệt lắm chớ chẳng phải chơi.
GS có nói GS viết sách để con cháu hiểu về cụ tổ của họ. Chắc họ sẽ có
nhiều câu hỏi, nhưng câu hỏi quan trọng nhất của họ sau này sẽ là:
"Cụ tổ ta trước 75 làm việc cho Mỹ mà sau sao lại chống Mỹ? Sao cụ tổ
ta lại phản phúc, tráo trở như thế ? Cụ tổ ta là người trung trinh ái
quốc, là bậc trí thức chân chính hay kẻ bán nước, làm tay sai cho cộng
sản?"
Dù Việt Cộng đầu hàng Trung Cộng, nhân dân Việt Nam vẫn kiên quyết chống
Trung Cộng xâm lược, Việt Cộng bán nước và phản dân chủ để xây dựng một
Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ và thịnh vượng. Để thực hiện mục đich
trên, chúng ta chủ trương đoàn kết dân tộc, liên minh với các nước tự
do trên thế giới trong mặt trận chống Trung Cộng xâm lược.
___
TÀI LIỆU:
1. Cuộc phỏng vấn của RFI ngày 15-12-2014 (
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141215-gs-vu-quoc-thuc-phai-chon-con-duong-vi-quyen-loi-dan-toc/ )
2. Cuộc phỏng vấn của Thanh Phương đài RFI ngày 8-3-2012, một bài ghi 19-3-2012, ( http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung
3. Cuộc phỏng vấn của Thanh Phương đài RFI ngày 19-3-2012.
( http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung/)
4. Cuộc phỏng vấn của RFI ngày Thứ hai 14 Tháng Năm 2012
(htp://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120514-vu-gs-vu-quoc-thuc-viet-nam-can-quy-che-trung-lap-de-bao-toan-lanh-tho )
5. Cuộc phỏng vấn của Hoài Hương Đài VOA ngàyThứ Tư, 21 tháng 3 2012 ( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁC CUỘC
PHỎNG VẤN GS VŨ QUỐC THUC
SƠN TRUNG
Về tình hình Việt Nam, GS cho rằng các phe nên nghĩ
đến dân tộc Việt Nam. RFI đã đặt một tiêu đề lớn ở hàng đầu là Phải chọn con đường vì dân tộc".
Không một chính quyền nào, dù thiên tả hay thiên hữu, lại quên các vấn đề của dân tộc. Dù không công khai nói là bảo vệ quyền lợi dân tộc, nhưng trong thâm tâm, bất cứ chính quyền nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi dân tộc. Đâu phải một khi người ta nắm quyền được chính quyền là người ta quên hẳn quyền lợi dân tộc. Việt Nam mình đâu phải lúc nào cũng nhắm mắt theo các cường quốc ! Bao giờ mình cũng ý thức được quyền lợi trường tồn của dân tộc. Tôi tin là như thế. Đã là người Việt thì không thể nào phản bội quyền lợi dân tộc !Đây là lời khuyên đúng đắn.
Người ta bảo Việt Cộng bây giờ đu giây giữa Trung Cộng và Mỹ, nhưng GS Vũ Quốc Thúc lại cho rằng Việt Nam ở vào vị thế bản lề giữa Trung Cộng và Mỹ. GS. Vũ Quốc Thúc nhận định:
Cho tới nay, cái bản lề ấy chỉ đóng vai trò thụ động, thì tại sao ta không tìm cách điều khiển nó? Mình phải làm chủ cái bản lề ấy để mà ngăn chận, không cho bên nào lấn sang bên kia cả.
Ý kiến này cũng hoàn toàn đúng vì ở đời ai cũng muốn độc lập, tự do, không bị người sai khiến, bị một thế lực nào khuynh đảo.
Từ khoảng năm 2010, Gs Vũ Quốc Thúc và “Ủy Ban vận động quy chế Trung Lập Vĩnh Viễn cho Việt Nam” do GS làm chủ tịch nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả gì.
RFI đã ghi hai buổi do Thanh Phương phỏng vấn GS Vũ Quốc Thúc, một bài ghi ngày 8-3-2012 (2), một bài ghi 19-3-2012 (3), nhưng hai bài này là một và cuộc phỏng vấn ngày Thứ hai 14 Tháng Năm 2012 (4) là nối tiếp bài trên.
GS cũng đưọc Hoài Hương Đài VOA phỏng vấn ngàyThứ Tư, 21 tháng 3 2012 (5)
Những lời đầu tiên của GS cho ta cảm tưởng là GS chống Trung Cộng xâm lược:
Nên nhớ rằng hồi đó trên trường quốc tế, chúng ta chỉ là một nước nhỏ yếu, đâu biết trông cậy vào ai, mà phải luôn đối phó với một láng giềng mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Đọc lại lịch sử, chúng tôi thấy tổ tiên chúng ta đã khéo léo, biết lúc cương, lúc nhu, làm như là chịu cái quyền của láng giềng phương Bắc về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế không bao giờ để cho họ trực tiếp đô hộ chúng ta....
Tôi cũng đã nhìn thấy từ lâu hiểm hoạ Bắc thuộc. Họ không cần chiếm đóng mình, mà họ lợi dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, bổ túc thêm tư tưởng Mao Trạch Đông, họ viện lý do liên đới giữa các Đảng Cộng sản, để tự coi họ là Cộng sản đàn anh và Việt Nam là Cộng sản đàn em.
Bất lợi cho chúng ta là vào năm 1990, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, chế độ Cộng sản Âu châu trên đường tan rã, những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó đã sang Thành Đô, chấp nhận khuất phục Đảng CS Trung Hoa. Tôi không rõ về chi tiết của những cam kết, nhưng tôi được biết rằng Đảng CS Việt Nam đã chấp nhận theo đúng đường lối của Đảng CS Trung Hoa. ( http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung)
Cũng trong bài trên ta có cảm tưởng là GS hoan nghênh Mỹ trở lại Thái Bình Dương
Tôi rất mừng là có sự trở lại ở Á châu, nhất là ở vùng Đông Nam Á, của đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy là Hoa Kỳ đang có tham vọng ( tham vọng đó là chính đáng, chứ không vô lý ), đó là thiết lập một trật tự mới cho toàn cầu và trong trật tự mới đó, Hoa Kỳ sẽ chú tâm đặc biệt hơn đến vùng Thái Bình Dương và cả Đông Nam Á, cho rằng đó là vùng sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai.
Nhưng đi sâu vào ta thấy có sự khác biệt giữa vỏ thuốc bọc đường và ruột thuốc đắng nghét làm cho ta nôn mửa! Trtong bài trả lời phỏng vấn của Hoài Hương đài VOA, GS lại tỏ ra chống Mỹ, không muốn Việt Nam theo Mỹ. Ông muốn Việt Nam trung lập. Ông khuyên Việt Nam không nên theo Mỹ vì hai lý do:
- Lý do thứ nhất :Mỹ sẽ lấy Việt Nam làm bàn đạp đánh Trung Quốc, Do đó Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và Việt Nam sẽ chia hai phe, phe theo Mỹ và phe theo Trung Cộng đánh nhau như trước 1975
“Nước Việt Nam hiện nay đang đứng vào một khúc quanh lịch sử. Nếu mà không khéo léo thì có thể dân tộc và đất nước Việt Nam một lần nữa lại lâm vào cái cảnh bị hai thế lực ngoại bang tranh giành trên đất mình và rồi bị lợi dụng người Việt Nam để mà đánh nhau để bảo vệ các quyền lợi của họ. Việt Nam đã qua cái cảnh ngộ đó trong bao nhiêu năm nay rồi, đất nước đã bị tàn phá nhiều rồi, dân tộc đã bị tang tóc đau khổ nhiều lắm rồi.. Đất nước chúng ta là một cửa ngõ để xâm nhập vào nội địa Trung Hoa. Cái quan trọng của Việt Nam chúng ta là ở chỗ đó.
Nếu Việt Nam đi với một cường quốc Tây phương, như Hoa Kỳ, để trở thành một cứ điểm hầu xâm nhập Trung Quốc thì tất nhiên sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại lắm, nhưng nếu Trung Quốc xâm nhập Việt Nam thì các nước Tây phương sẵn sàng giúp Việt Nam để lợi dụng địa thế chiến lược của Việt Nam.”.... “Vì thế tôi đã đề nghị nếu Việt Nam bảo vệ được quy chế trung lập vĩnh viễn theo quốc tế công pháp, thì trước hết là cam kết của chúng ta không thể để cho bất cứ một ngoại bang nào dùng đất nước chúng ta làm bàn đạp để xâm lăng một nước khác.”
.( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
Lý do thứ hai là nếu Việt Nam liên minh với Mỹ sẽ làm Trung cộng "mất mặt" và sẽ đánh Việt Nam chúng ta cần cảnh giác, bởi vì ta không nên quên rằng, nếu ta làm Trung Quốc mất thể diện, thì họ sẽ tìm cách trả đũa. .
( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
Trong cuộc phỏng vấn của VOA, GS trả lời thẳng thắn với mục đich chống Mỹ. Còn trong các cuộc phỏng vấn của RFI, GS. trả lời văn hoa,xa vời. Riêng cuộc phỏng vấn ngày 15-12-2014 thì có khác nhưng nội dung tiềm ẩn cũng giống cuộc phỏng vấn của đài VOA. Trong cuộc phỏng vấn này, GS vẫn nhắm mục đich trung lập nhưng nhấn mạnh về tinh thần dân tộc.
Không một chính quyền nào, dù thiên tả hay thiên hữu, lại quên các vấn đề của dân tộc. Dù không công khai nói là bảo vệ quyền lợi dân tộc, nhưng trong thâm tâm, bất cứ chính quyền nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi dân tộc. Đâu phải một khi người ta nắm quyền được chính quyền là người ta quên hẳn quyền lợi dân tộc. Việt Nam mình đâu phải lúc nào cũng nhắm mắt theo các cường quốc ! Bao giờ mình cũng ý thức được quyền lợi trường tồn của dân tộc. Tôi tin là như thế. Đã là người Việt thì không thể nào phản bội quyền lợi dân tộc.
Rào trước đón sau, cuối cùng ở cuộc phỏng vấn này, GS lên tiếng khuyên Việt Nam không nên liên minh với Mỹ, mua vũ khí sát thương của Mỹ. Với lòng nhân đạo tuyệt vời và tinh thần dân tộc cao ngất trời xanh, GS nói:
Mà vũ khí là để làm gì, để giết ai ? Tôi chỉ sợ là Việt Nam mình, nếu không cẩn thận, sẽ lại rơi vào tình trạng như xưa, tức là có hai phe trong nhân dân, một phe thì muốn dựa vào Trung Hoa, phe thì muốn dựa vào Hoa Kỳ. Hai phe đó tất nhiên là xung đột nhau. Hoa Kỳ sẽ dùng hai phe đó để sử dụng các vũ khí sát thương của họ. Chúng ta phải cẩn thận.
Có lẽ GS ca tụng chính sách đu giây của Việt Cộng cho đó là một chính sách khôn khéo
Trong thế yếu hiện nay của Việt Nam, mình chỉ có thể len lõi giữa những xung đột của các cường quốc, vì quyền lợi của họ có khi là mâu thuẫn nhau, phải tìm cách lái cho họ đi đến chỗ phải bảo vệ chúng ta trên các diễn đàn ngoại giao.
Ông cũng nhắc nhở Việt Nam điều trước tiên là mình phải bồi dưỡng nội lực của mình đã, để có thể tự vệ được.
Khi nói bồi dưỡng lực lượng của chính mình, thì không chỉ có lực
lượng quân sự mà thôi.
Sau khi đọc bài tường thuật các cuộc phỏng vấn, chúng tôi xin mạo muội đưa ra vài suy nghĩ của mình.
1. VẤN ĐỀ TRUNG LẬP
Ai cũng muốn sống thanh bình, ghét chiến tranh. Chỉ có các cường quốc cậy thế mạnh xâm chiếm các nưóc nhỏ mà gây ra các cuộc chiến tranh. Từ thế kỷ XX, dân ta bị thực dân và cộng sản gây cuộc binh đao khiến nhân dân ta phải đau khổ. Tất nhiên nếu có chiến tranh mà ta được trung lập thì thật là một may mắn. Nhưng không phải nước nào cũng có may mắn như Thuỵ Sĩ. Chẳng qua là người ta muốn lập nơi này một khu trái độn cho nên Thụy Sĩ mới bình an. Còn nước ta không được may mắn đó.
Chiến tranh ở ngoài Thụy Sĩ, còn Việt Nam ở ngay trong chiến tranh. Cộng sản muốn chiếm Việt Nam, Việt Nam trước 1975 chỉ có hai cách: một là đầu hàng cộng sản, hai là chống cộng sản. Không lẽ yêu hòa bình là đầu hàng Cộng sản? Đầu hàng cộng sản có được yên thân không? Tất nhiên là không? Nhân dân ta phải chịu chết chóc, tù đầy và bị bóc lột thậm tệ như Việt Nam từ 1945 cho đến nay.
Trong khi Pháp rút đi, ai có thể bảo vệ Việt Nam.? Không ai cả. Lực lượng quốc gia suy yếu vì bị hai bên thực dân và cộng sản tàn hại. Phạm Công Tắc và Hồ Hữu Tường chủ trương trung lâp nhưng hai ông này lấy gì chống Cộng trong khi Cộng sản muốn xich hóa thế giới? Trung Lập kiểu này là nói suông là ngu dại dại vì lúc bấy giờ Ấn Độ, Cambodia và nhiều nước lập khối Trung Lập nhưng đó là Trung lập Thân Cộng.
Các ông Hồ Hữu Tường, Phạm Công Tắc sao mà nghĩ quẫn như thế? Hai ông làm sao chống Cộng sản trong khi Pháp lui binh, lực lượng quốc gia non yếu? Hai ông thân Pháp nhưng Pháp đâu còn cưu mang hai ông! Rốt cuộc hai ông bị cảnh tứ phương thụ địch, chẳng lợi cho Cao Đài, chẳng ich gì cho Việt Nam! Hai ông có quyền chống Ngô Đình Diệm vì ông Diệm không phải là người quốc gia chân chính, nhưng chủ trương trung lập là sai. . Hai ông là những đứa trẻ con mà lại làm thầy thiên hạ, rõ khổ!
Trung lập là không chống ai, theo ai nhưng nay Trung Cộng đã và đang xâm chiếm Việt Nam, buộc Việt Nam phải đầu hàng, vậy thì làm sao không chống Trung Cộng? Nếu chủ trương chống Trung Cộng thì sao gọi là Trung Lập. Mà đầu hàng Trung Cộng , nô lệ Trung Cộng như Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh thì sao gọi là Trung Lập? Là vì quyền lợi dân tộc?
Cái vấn đề ở đây không phải là khôn khéo, giữ sao cho hai bên là bạn tốt, láng giềng tốt . Cái vấn đề ở đây giống như phim xã hội đen Hồngkông, bọn côn đồ đến nhà, đánh đuổi chủ nhà và vợ con chủ nhà. Chúng bảo cha ông mày mắc nợ tao, đã ký giấy bán nhà cho tao, nay tụi bây phải cút xéo đi hoặc ở lại làm nô lệ cho bọn tao! Trong trường này, làm sao nói trung lập và 16 chữ vàng! Một là đầu hàng, hai là phải nhờ công lý hoặc tự mình chống lại bọn côn đồ! Nói tóm lại, ta lâm vào cuộc chiến, không thể nói Trung Lập, không thể đứng ngoài cuộc chiến. E rằng nói Trung Lập là nói dối để che đậy âm mưu kêu gọi đừng chiến đấu, hãy đầu hàng Trung Cộng.
II. HOA KỲ
GS nói rằng ta không lo Trung Cộng xâm lược vì các nước Tây phương sẽ giúp ta. Nói như vậy là GS khuyên ta ngủ yên, đừng lo Trung Cộng xâm lược. Đây cũng là tâm ý của bọn Việt Cộng tay sai Trung Cộng như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười thực hiện 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân làm tôi ngoan của Trung Cộng, đem Việt Nam dâng Trung Cộng theo mật nghị Thành Đô! GS bảo ta hy vọng Tây phương nhưng Tây phương là ai?
Nước Pháp ư?Nước Pháp xưa nay thỏa hiệp với cộng sản để chống Mỹ, và nước Pháp không đủ sức chống Trung Cộng. Có lẽ GS muốn làm đại lý cho công ty thực dân Pháp vì người Pháp luôn muốn trở lại Việt Nam. Pháp đã đứng đàng sau vụ nổi dậy của Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa trong năm 1985, nhưng trong vụ này, Pháp đã bắt tay với Trung Cộng. Dù nhóm này thành công thì Việt Nam vẫn lệ thuộc Trung Cộng và lâm cảnh một cổ hai tròng!
Khi đã đầu hàng Trung Cộng thì cần gì mua vũ khí Mỹ. Mục đich của GS là chống việc Việt Nam liên minh với Mỹ và mua vũ khí Mỹ chống Trung Cộng! Dường như GS mâu thuẫn trong lời nói vì GS nói Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh, việc mua vũ khí là chuẩn bị chiến tranh, sao GS lại phản đối?
Nhưng GS khéo lo xa, nghĩ vẩn vơ vô ích vì:
-Chưa chắc Mỹ đã tin cậy Việt Cộng, tất cả chỉ là ngoại giao khôn khéo và lịch sự của Mỹ
-Chưa chắc Việt Cộng đã thực tâm chống Trung Cộng, đó là trò giả vờ, chứng tỏ ta theo Mỹ để xin vào TPP và tiền Mỹ.
GS cũng nói rằng Mỹ giúp Việt Nam cũng chỉ vì quyền lợi Mỹ. GS nói đúng. Trong khi bọn Việt Cộng tin tưởng Liên Xô, Trung Cộng và tinh thần quốc tế cộng sản, viện trợ cho không, hy sinh vì lý tưởng công bình, thịnh vượng nhưng người Việt Nam tự do nghĩ rằng nước Mỹ lâm chiến Việt Nam là vì lợi ich của Mỹ, nhưng trong đó cũng có lợi cho Việt Nam tự do, vì nhờ có Mỹ, miền Nam còn thở hít không khí tự do 20 năm nữa từ 1954-1975. It nhất nhờ Mỹ mà GS được dạy đai học, làm bộ trưởng chứ với cái bằng Tiến sĩ ở Pháp cũng chỉ làm "ông bưng phở" mà thôi! Ai cũng biết ở đời chẳng ai hoàn toàn làm phúc thiện, nhưng cuộc thế bắt ta phải lựa chọn một trong hai. Tất nhiên ta chọn kẻ tương đối khá!
Trước 1975, quyền lợi Mỹ tương đối nhỏ và không cụ thể như sự sụp đổ của Domino nhưng nay quyền lợi Mỹ dính liền với các nước Á câu và thế giới. Chúng ta, Việt Miên Lào, Phi Luật Tân, Nhất Bản, Ấn Độ, Miến Điện và Mỹ cùng chung kẻ thù Trung Quốc xâm lược. Những ai muốn hòa thuận với Trung Cộng, chống việc liên minh với Mỹ là kẻ có dã tâm làm tay sai cho Trung Cộng.
Ai cũng biết thế, đứa trẻ lên mười cũng biết thế chứ không phải miền Nam ta ngu dại, không phải riêng GS là khôn ngoan. Không biết GS thức ngộ điều này từ bao giờ? Không lẽ GS biết Mỹ ich kỷ, xấu xa mà vẫn làm bộ trưởng trong các chính phủ miền Nam và cộng tác với Mỹ trong các kế hoạch như Stanley-Vũ Quốc Thúc ( 1961 ) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc ( 1968 ) về tái thiết thời hậu chiến ?
Cái lý thông thường là kẻ thù của kẻ thù là bạn ta. Mỹ là kẻ thù của Trung Cộng cho nên đối với người Việt Quốc gia, Mỹ là đồng minh trong mặt trận chống Trung Cộng xâm lược. Mỹ khác Trung Cộng vì Mỹ không xâm lược, không dã man như Trung Cộng. Việc Trung Cộng hăm dọa, ngang ngược ở Biển Đông bất chấp đạo lý và luật quốc tế cho thấy Trung Cộng là kẻ thù của châu Á và thế giới. Trái lại những quốc gia bị cộng cộng sản coi là nô lệ Mỹ thì đã vươn cao như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và Tây Đức. Dẫu sao thì Mỹ vẫn tốt hơn Trung Cộng dã man, tàn ác. Những kẻ theo Trung Cộng là theo con đường tàn ác, và nô lệ.
IV. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GS nói rằng các lãnh đạo Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng vì nước, vì dân tộc. Nói như vậy là GS Vũ cho rằng Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh yêu nước hay sao? Và ngày nay bọn Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh cũng có tinh thần dân tộc ư? Nếu quả như vậy thì đại hạnh cho Việt Nam. Nhưng " xem trong bấy nhiêu ngày" thái độ quỳ lạy, sợ hãi Trung Cộng của bè lũ Việt Cộng thì ta thấy chúng muốn đầu hàng nên chúng không dám lên tiếng phản đối, trái lại chúng đánh dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược và bắt bớ, giam cầm có nhà văn, nhà báo yêu nước.
Chỉ riêng một thiểu số có lòng yêu nước, chống Trung Cộng xâm lược. Nhưng lực lượng này còn yếu trong khi khắp nơi, từ chính phủ, bộ chính trị, quốc hội và các địa phương tràn ngập người gốc Hoa và người Việt tay sai Trung Cộng, và quân đội ẩn danh của Trung Cộng có mặt khắp nơi. Phe tay sai Trung Cộng chiếm ưu thế, cúi mặt im lặng như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, hoặc nói năng nịnh bợ Trung Cộng như Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh. Như vậy là Việt Cộng yêu nước hay sao? Và GS tin tưởng đường lối đu dây của Trung Cộng ư? Không lẽ GS Vũ cũng thuộc hạng nô lệ Trung Cộng, nhắm mắt ca tụng mọi hành vi gian ác của cộng sản?
Quốc nội, quốc ngoại nay thảy đều kết án chính trị lưu manh của Việt Nam, giả đò thân mật với Mỹ nhưng trong tâm, chúng đã chọn Trung Cộng là chủ nhân của họ, vì HCM, Nguyễn Văn Linh đã bán nước cho Trung Cộng. Họ không chống Trung Cộng cũng là tiền bạc, địa vị của họ. Rời vú sữa Trung Cộng, họ sẽ là những con số không. RFI muốn thử ý kiến GS về Việt Cộng đu giây nhưng GS tránh né nhưng nói gần nói xa, chẳng qua nói thật, GS đã khen ngợi ngoại giao lưu manh của Việt Cộng bằng những lời văn hoa:
Trong thế yếu hiện nay của Việt Nam, mình chỉ có thể len lõi giữa những xung đột của các cường quốc, vì quyền lợi của họ có khi là mâu thuẫn nhau, phải tìm cách lái cho họ đi đến chỗ phải bảo vệ chúng ta trên các diễn đàn ngoại giao.
GS muốn tránh hai chữ đu giây đã bị các nhân sĩ kết án, mà đưa ra một hình ảnh khác là cái bản lề. Cái bản lề thì nó vững chắc và tự do xoay chuyển hợp lý, bảo đảm an ninh cho phòng ốc, cho gia đinh, nhưng đu giây nhiều khi là nói dối vì đu giây và trung lập có nhiều loại khác nhau , và trong khoảng 1950, chúng ta đã thấy những nhóm trung lập thân cộng như đã trình bày ở trên!
GS cũng khuyên ta tự cường, tự quyết định, làm chủ tình thế trên nguyên tắc là đúng . Nhiều chính trị gia nói khoác lác nhưng thực tế họ là con dun, con dế. Hồ Chí Minh tuyên bố tự do, độc lập, chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm nhưng ông lại là tay sai, là gián điệp cộng sản! Tôi nghe một Luật sư giáo sư dại học nói về tự chủ, tự quyết nhưng ông ta lại về làm tay sai cho Việt cộng thì tự quyết, tự chủ ở đâu?
E tất cả chỉ là khoa trương và dối trá, che đậy một âm mưu bẩn thỉu, làm tay sai cho Trung Cộng, Việt Cộng hoặc thực dân Pháp muốn ngăn cản việc liên minh với Mỹ. Mục đich chống Mỹ của GS gần với luận điệu bọn tay sai cộng sản đã đầu hàng Trung Cộng nhưng tỏ vẻ khôn ngoan giữ Trung lập (theo Trung Cộng), không liên minh với Mỹ, cấm biểu tình chống Trung Cộng,, cấm các nhà yêu nước viết các bài phê bình cộng sản vì sợ Trung Cộng tiến đánh . Sợ Trung Cộng nên nhắm mắt chờ Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam theo thỏa ước Thành Đô!
Không một chính quyền nào, dù thiên tả hay thiên hữu, lại quên các vấn đề của dân tộc. Dù không công khai nói là bảo vệ quyền lợi dân tộc, nhưng trong thâm tâm, bất cứ chính quyền nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi dân tộc. Đâu phải một khi người ta nắm quyền được chính quyền là người ta quên hẳn quyền lợi dân tộc. Việt Nam mình đâu phải lúc nào cũng nhắm mắt theo các cường quốc ! Bao giờ mình cũng ý thức được quyền lợi trường tồn của dân tộc. Tôi tin là như thế. Đã là người Việt thì không thể nào phản bội quyền lợi dân tộc !Đây là lời khuyên đúng đắn.
Người ta bảo Việt Cộng bây giờ đu giây giữa Trung Cộng và Mỹ, nhưng GS Vũ Quốc Thúc lại cho rằng Việt Nam ở vào vị thế bản lề giữa Trung Cộng và Mỹ. GS. Vũ Quốc Thúc nhận định:
Cho tới nay, cái bản lề ấy chỉ đóng vai trò thụ động, thì tại sao ta không tìm cách điều khiển nó? Mình phải làm chủ cái bản lề ấy để mà ngăn chận, không cho bên nào lấn sang bên kia cả.
Ý kiến này cũng hoàn toàn đúng vì ở đời ai cũng muốn độc lập, tự do, không bị người sai khiến, bị một thế lực nào khuynh đảo.
Từ khoảng năm 2010, Gs Vũ Quốc Thúc và “Ủy Ban vận động quy chế Trung Lập Vĩnh Viễn cho Việt Nam” do GS làm chủ tịch nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả gì.
RFI đã ghi hai buổi do Thanh Phương phỏng vấn GS Vũ Quốc Thúc, một bài ghi ngày 8-3-2012 (2), một bài ghi 19-3-2012 (3), nhưng hai bài này là một và cuộc phỏng vấn ngày Thứ hai 14 Tháng Năm 2012 (4) là nối tiếp bài trên.
GS cũng đưọc Hoài Hương Đài VOA phỏng vấn ngàyThứ Tư, 21 tháng 3 2012 (5)
Những lời đầu tiên của GS cho ta cảm tưởng là GS chống Trung Cộng xâm lược:
Nên nhớ rằng hồi đó trên trường quốc tế, chúng ta chỉ là một nước nhỏ yếu, đâu biết trông cậy vào ai, mà phải luôn đối phó với một láng giềng mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Đọc lại lịch sử, chúng tôi thấy tổ tiên chúng ta đã khéo léo, biết lúc cương, lúc nhu, làm như là chịu cái quyền của láng giềng phương Bắc về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế không bao giờ để cho họ trực tiếp đô hộ chúng ta....
Tôi cũng đã nhìn thấy từ lâu hiểm hoạ Bắc thuộc. Họ không cần chiếm đóng mình, mà họ lợi dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, bổ túc thêm tư tưởng Mao Trạch Đông, họ viện lý do liên đới giữa các Đảng Cộng sản, để tự coi họ là Cộng sản đàn anh và Việt Nam là Cộng sản đàn em.
Bất lợi cho chúng ta là vào năm 1990, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, chế độ Cộng sản Âu châu trên đường tan rã, những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó đã sang Thành Đô, chấp nhận khuất phục Đảng CS Trung Hoa. Tôi không rõ về chi tiết của những cam kết, nhưng tôi được biết rằng Đảng CS Việt Nam đã chấp nhận theo đúng đường lối của Đảng CS Trung Hoa. ( http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung)
Cũng trong bài trên ta có cảm tưởng là GS hoan nghênh Mỹ trở lại Thái Bình Dương
Tôi rất mừng là có sự trở lại ở Á châu, nhất là ở vùng Đông Nam Á, của đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Tôi cảm thấy là Hoa Kỳ đang có tham vọng ( tham vọng đó là chính đáng, chứ không vô lý ), đó là thiết lập một trật tự mới cho toàn cầu và trong trật tự mới đó, Hoa Kỳ sẽ chú tâm đặc biệt hơn đến vùng Thái Bình Dương và cả Đông Nam Á, cho rằng đó là vùng sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai.
Nhưng đi sâu vào ta thấy có sự khác biệt giữa vỏ thuốc bọc đường và ruột thuốc đắng nghét làm cho ta nôn mửa! Trtong bài trả lời phỏng vấn của Hoài Hương đài VOA, GS lại tỏ ra chống Mỹ, không muốn Việt Nam theo Mỹ. Ông muốn Việt Nam trung lập. Ông khuyên Việt Nam không nên theo Mỹ vì hai lý do:
- Lý do thứ nhất :Mỹ sẽ lấy Việt Nam làm bàn đạp đánh Trung Quốc, Do đó Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và Việt Nam sẽ chia hai phe, phe theo Mỹ và phe theo Trung Cộng đánh nhau như trước 1975
“Nước Việt Nam hiện nay đang đứng vào một khúc quanh lịch sử. Nếu mà không khéo léo thì có thể dân tộc và đất nước Việt Nam một lần nữa lại lâm vào cái cảnh bị hai thế lực ngoại bang tranh giành trên đất mình và rồi bị lợi dụng người Việt Nam để mà đánh nhau để bảo vệ các quyền lợi của họ. Việt Nam đã qua cái cảnh ngộ đó trong bao nhiêu năm nay rồi, đất nước đã bị tàn phá nhiều rồi, dân tộc đã bị tang tóc đau khổ nhiều lắm rồi.. Đất nước chúng ta là một cửa ngõ để xâm nhập vào nội địa Trung Hoa. Cái quan trọng của Việt Nam chúng ta là ở chỗ đó.
Nếu Việt Nam đi với một cường quốc Tây phương, như Hoa Kỳ, để trở thành một cứ điểm hầu xâm nhập Trung Quốc thì tất nhiên sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại lắm, nhưng nếu Trung Quốc xâm nhập Việt Nam thì các nước Tây phương sẵn sàng giúp Việt Nam để lợi dụng địa thế chiến lược của Việt Nam.”.... “Vì thế tôi đã đề nghị nếu Việt Nam bảo vệ được quy chế trung lập vĩnh viễn theo quốc tế công pháp, thì trước hết là cam kết của chúng ta không thể để cho bất cứ một ngoại bang nào dùng đất nước chúng ta làm bàn đạp để xâm lăng một nước khác.”
.( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
Lý do thứ hai là nếu Việt Nam liên minh với Mỹ sẽ làm Trung cộng "mất mặt" và sẽ đánh Việt Nam chúng ta cần cảnh giác, bởi vì ta không nên quên rằng, nếu ta làm Trung Quốc mất thể diện, thì họ sẽ tìm cách trả đũa. .
( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
Trong cuộc phỏng vấn của VOA, GS trả lời thẳng thắn với mục đich chống Mỹ. Còn trong các cuộc phỏng vấn của RFI, GS. trả lời văn hoa,xa vời. Riêng cuộc phỏng vấn ngày 15-12-2014 thì có khác nhưng nội dung tiềm ẩn cũng giống cuộc phỏng vấn của đài VOA. Trong cuộc phỏng vấn này, GS vẫn nhắm mục đich trung lập nhưng nhấn mạnh về tinh thần dân tộc.
Không một chính quyền nào, dù thiên tả hay thiên hữu, lại quên các vấn đề của dân tộc. Dù không công khai nói là bảo vệ quyền lợi dân tộc, nhưng trong thâm tâm, bất cứ chính quyền nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi dân tộc. Đâu phải một khi người ta nắm quyền được chính quyền là người ta quên hẳn quyền lợi dân tộc. Việt Nam mình đâu phải lúc nào cũng nhắm mắt theo các cường quốc ! Bao giờ mình cũng ý thức được quyền lợi trường tồn của dân tộc. Tôi tin là như thế. Đã là người Việt thì không thể nào phản bội quyền lợi dân tộc.
Rào trước đón sau, cuối cùng ở cuộc phỏng vấn này, GS lên tiếng khuyên Việt Nam không nên liên minh với Mỹ, mua vũ khí sát thương của Mỹ. Với lòng nhân đạo tuyệt vời và tinh thần dân tộc cao ngất trời xanh, GS nói:
Mà vũ khí là để làm gì, để giết ai ? Tôi chỉ sợ là Việt Nam mình, nếu không cẩn thận, sẽ lại rơi vào tình trạng như xưa, tức là có hai phe trong nhân dân, một phe thì muốn dựa vào Trung Hoa, phe thì muốn dựa vào Hoa Kỳ. Hai phe đó tất nhiên là xung đột nhau. Hoa Kỳ sẽ dùng hai phe đó để sử dụng các vũ khí sát thương của họ. Chúng ta phải cẩn thận.
Có lẽ GS ca tụng chính sách đu giây của Việt Cộng cho đó là một chính sách khôn khéo
Trong thế yếu hiện nay của Việt Nam, mình chỉ có thể len lõi giữa những xung đột của các cường quốc, vì quyền lợi của họ có khi là mâu thuẫn nhau, phải tìm cách lái cho họ đi đến chỗ phải bảo vệ chúng ta trên các diễn đàn ngoại giao.
Ông cũng nhắc nhở Việt Nam điều trước tiên là mình phải bồi dưỡng nội lực của mình đã, để có thể tự vệ được.
Sau khi đọc bài tường thuật các cuộc phỏng vấn, chúng tôi xin mạo muội đưa ra vài suy nghĩ của mình.
1. VẤN ĐỀ TRUNG LẬP
Ai cũng muốn sống thanh bình, ghét chiến tranh. Chỉ có các cường quốc cậy thế mạnh xâm chiếm các nưóc nhỏ mà gây ra các cuộc chiến tranh. Từ thế kỷ XX, dân ta bị thực dân và cộng sản gây cuộc binh đao khiến nhân dân ta phải đau khổ. Tất nhiên nếu có chiến tranh mà ta được trung lập thì thật là một may mắn. Nhưng không phải nước nào cũng có may mắn như Thuỵ Sĩ. Chẳng qua là người ta muốn lập nơi này một khu trái độn cho nên Thụy Sĩ mới bình an. Còn nước ta không được may mắn đó.
Chiến tranh ở ngoài Thụy Sĩ, còn Việt Nam ở ngay trong chiến tranh. Cộng sản muốn chiếm Việt Nam, Việt Nam trước 1975 chỉ có hai cách: một là đầu hàng cộng sản, hai là chống cộng sản. Không lẽ yêu hòa bình là đầu hàng Cộng sản? Đầu hàng cộng sản có được yên thân không? Tất nhiên là không? Nhân dân ta phải chịu chết chóc, tù đầy và bị bóc lột thậm tệ như Việt Nam từ 1945 cho đến nay.
Trong khi Pháp rút đi, ai có thể bảo vệ Việt Nam.? Không ai cả. Lực lượng quốc gia suy yếu vì bị hai bên thực dân và cộng sản tàn hại. Phạm Công Tắc và Hồ Hữu Tường chủ trương trung lâp nhưng hai ông này lấy gì chống Cộng trong khi Cộng sản muốn xich hóa thế giới? Trung Lập kiểu này là nói suông là ngu dại dại vì lúc bấy giờ Ấn Độ, Cambodia và nhiều nước lập khối Trung Lập nhưng đó là Trung lập Thân Cộng.
Các ông Hồ Hữu Tường, Phạm Công Tắc sao mà nghĩ quẫn như thế? Hai ông làm sao chống Cộng sản trong khi Pháp lui binh, lực lượng quốc gia non yếu? Hai ông thân Pháp nhưng Pháp đâu còn cưu mang hai ông! Rốt cuộc hai ông bị cảnh tứ phương thụ địch, chẳng lợi cho Cao Đài, chẳng ich gì cho Việt Nam! Hai ông có quyền chống Ngô Đình Diệm vì ông Diệm không phải là người quốc gia chân chính, nhưng chủ trương trung lập là sai. . Hai ông là những đứa trẻ con mà lại làm thầy thiên hạ, rõ khổ!
Trung lập là không chống ai, theo ai nhưng nay Trung Cộng đã và đang xâm chiếm Việt Nam, buộc Việt Nam phải đầu hàng, vậy thì làm sao không chống Trung Cộng? Nếu chủ trương chống Trung Cộng thì sao gọi là Trung Lập. Mà đầu hàng Trung Cộng , nô lệ Trung Cộng như Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh thì sao gọi là Trung Lập? Là vì quyền lợi dân tộc?
Cái vấn đề ở đây không phải là khôn khéo, giữ sao cho hai bên là bạn tốt, láng giềng tốt . Cái vấn đề ở đây giống như phim xã hội đen Hồngkông, bọn côn đồ đến nhà, đánh đuổi chủ nhà và vợ con chủ nhà. Chúng bảo cha ông mày mắc nợ tao, đã ký giấy bán nhà cho tao, nay tụi bây phải cút xéo đi hoặc ở lại làm nô lệ cho bọn tao! Trong trường này, làm sao nói trung lập và 16 chữ vàng! Một là đầu hàng, hai là phải nhờ công lý hoặc tự mình chống lại bọn côn đồ! Nói tóm lại, ta lâm vào cuộc chiến, không thể nói Trung Lập, không thể đứng ngoài cuộc chiến. E rằng nói Trung Lập là nói dối để che đậy âm mưu kêu gọi đừng chiến đấu, hãy đầu hàng Trung Cộng.
II. HOA KỲ
GS nói rằng ta không lo Trung Cộng xâm lược vì các nước Tây phương sẽ giúp ta. Nói như vậy là GS khuyên ta ngủ yên, đừng lo Trung Cộng xâm lược. Đây cũng là tâm ý của bọn Việt Cộng tay sai Trung Cộng như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười thực hiện 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân làm tôi ngoan của Trung Cộng, đem Việt Nam dâng Trung Cộng theo mật nghị Thành Đô! GS bảo ta hy vọng Tây phương nhưng Tây phương là ai?
Nước Pháp ư?Nước Pháp xưa nay thỏa hiệp với cộng sản để chống Mỹ, và nước Pháp không đủ sức chống Trung Cộng. Có lẽ GS muốn làm đại lý cho công ty thực dân Pháp vì người Pháp luôn muốn trở lại Việt Nam. Pháp đã đứng đàng sau vụ nổi dậy của Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa trong năm 1985, nhưng trong vụ này, Pháp đã bắt tay với Trung Cộng. Dù nhóm này thành công thì Việt Nam vẫn lệ thuộc Trung Cộng và lâm cảnh một cổ hai tròng!
Khi đã đầu hàng Trung Cộng thì cần gì mua vũ khí Mỹ. Mục đich của GS là chống việc Việt Nam liên minh với Mỹ và mua vũ khí Mỹ chống Trung Cộng! Dường như GS mâu thuẫn trong lời nói vì GS nói Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh, việc mua vũ khí là chuẩn bị chiến tranh, sao GS lại phản đối?
Nhưng GS khéo lo xa, nghĩ vẩn vơ vô ích vì:
-Chưa chắc Mỹ đã tin cậy Việt Cộng, tất cả chỉ là ngoại giao khôn khéo và lịch sự của Mỹ
-Chưa chắc Việt Cộng đã thực tâm chống Trung Cộng, đó là trò giả vờ, chứng tỏ ta theo Mỹ để xin vào TPP và tiền Mỹ.
GS cũng nói rằng Mỹ giúp Việt Nam cũng chỉ vì quyền lợi Mỹ. GS nói đúng. Trong khi bọn Việt Cộng tin tưởng Liên Xô, Trung Cộng và tinh thần quốc tế cộng sản, viện trợ cho không, hy sinh vì lý tưởng công bình, thịnh vượng nhưng người Việt Nam tự do nghĩ rằng nước Mỹ lâm chiến Việt Nam là vì lợi ich của Mỹ, nhưng trong đó cũng có lợi cho Việt Nam tự do, vì nhờ có Mỹ, miền Nam còn thở hít không khí tự do 20 năm nữa từ 1954-1975. It nhất nhờ Mỹ mà GS được dạy đai học, làm bộ trưởng chứ với cái bằng Tiến sĩ ở Pháp cũng chỉ làm "ông bưng phở" mà thôi! Ai cũng biết ở đời chẳng ai hoàn toàn làm phúc thiện, nhưng cuộc thế bắt ta phải lựa chọn một trong hai. Tất nhiên ta chọn kẻ tương đối khá!
Trước 1975, quyền lợi Mỹ tương đối nhỏ và không cụ thể như sự sụp đổ của Domino nhưng nay quyền lợi Mỹ dính liền với các nước Á câu và thế giới. Chúng ta, Việt Miên Lào, Phi Luật Tân, Nhất Bản, Ấn Độ, Miến Điện và Mỹ cùng chung kẻ thù Trung Quốc xâm lược. Những ai muốn hòa thuận với Trung Cộng, chống việc liên minh với Mỹ là kẻ có dã tâm làm tay sai cho Trung Cộng.
Ai cũng biết thế, đứa trẻ lên mười cũng biết thế chứ không phải miền Nam ta ngu dại, không phải riêng GS là khôn ngoan. Không biết GS thức ngộ điều này từ bao giờ? Không lẽ GS biết Mỹ ich kỷ, xấu xa mà vẫn làm bộ trưởng trong các chính phủ miền Nam và cộng tác với Mỹ trong các kế hoạch như Stanley-Vũ Quốc Thúc ( 1961 ) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc ( 1968 ) về tái thiết thời hậu chiến ?
Cái lý thông thường là kẻ thù của kẻ thù là bạn ta. Mỹ là kẻ thù của Trung Cộng cho nên đối với người Việt Quốc gia, Mỹ là đồng minh trong mặt trận chống Trung Cộng xâm lược. Mỹ khác Trung Cộng vì Mỹ không xâm lược, không dã man như Trung Cộng. Việc Trung Cộng hăm dọa, ngang ngược ở Biển Đông bất chấp đạo lý và luật quốc tế cho thấy Trung Cộng là kẻ thù của châu Á và thế giới. Trái lại những quốc gia bị cộng cộng sản coi là nô lệ Mỹ thì đã vươn cao như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và Tây Đức. Dẫu sao thì Mỹ vẫn tốt hơn Trung Cộng dã man, tàn ác. Những kẻ theo Trung Cộng là theo con đường tàn ác, và nô lệ.
GS nói rằng các lãnh đạo Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng vì nước, vì dân tộc. Nói như vậy là GS Vũ cho rằng Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh yêu nước hay sao? Và ngày nay bọn Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh cũng có tinh thần dân tộc ư? Nếu quả như vậy thì đại hạnh cho Việt Nam. Nhưng " xem trong bấy nhiêu ngày" thái độ quỳ lạy, sợ hãi Trung Cộng của bè lũ Việt Cộng thì ta thấy chúng muốn đầu hàng nên chúng không dám lên tiếng phản đối, trái lại chúng đánh dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược và bắt bớ, giam cầm có nhà văn, nhà báo yêu nước.
Chỉ riêng một thiểu số có lòng yêu nước, chống Trung Cộng xâm lược. Nhưng lực lượng này còn yếu trong khi khắp nơi, từ chính phủ, bộ chính trị, quốc hội và các địa phương tràn ngập người gốc Hoa và người Việt tay sai Trung Cộng, và quân đội ẩn danh của Trung Cộng có mặt khắp nơi. Phe tay sai Trung Cộng chiếm ưu thế, cúi mặt im lặng như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, hoặc nói năng nịnh bợ Trung Cộng như Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh. Như vậy là Việt Cộng yêu nước hay sao? Và GS tin tưởng đường lối đu dây của Trung Cộng ư? Không lẽ GS Vũ cũng thuộc hạng nô lệ Trung Cộng, nhắm mắt ca tụng mọi hành vi gian ác của cộng sản?
Quốc nội, quốc ngoại nay thảy đều kết án chính trị lưu manh của Việt Nam, giả đò thân mật với Mỹ nhưng trong tâm, chúng đã chọn Trung Cộng là chủ nhân của họ, vì HCM, Nguyễn Văn Linh đã bán nước cho Trung Cộng. Họ không chống Trung Cộng cũng là tiền bạc, địa vị của họ. Rời vú sữa Trung Cộng, họ sẽ là những con số không. RFI muốn thử ý kiến GS về Việt Cộng đu giây nhưng GS tránh né nhưng nói gần nói xa, chẳng qua nói thật, GS đã khen ngợi ngoại giao lưu manh của Việt Cộng bằng những lời văn hoa:
Trong thế yếu hiện nay của Việt Nam, mình chỉ có thể len lõi giữa những xung đột của các cường quốc, vì quyền lợi của họ có khi là mâu thuẫn nhau, phải tìm cách lái cho họ đi đến chỗ phải bảo vệ chúng ta trên các diễn đàn ngoại giao.
GS muốn tránh hai chữ đu giây đã bị các nhân sĩ kết án, mà đưa ra một hình ảnh khác là cái bản lề. Cái bản lề thì nó vững chắc và tự do xoay chuyển hợp lý, bảo đảm an ninh cho phòng ốc, cho gia đinh, nhưng đu giây nhiều khi là nói dối vì đu giây và trung lập có nhiều loại khác nhau , và trong khoảng 1950, chúng ta đã thấy những nhóm trung lập thân cộng như đã trình bày ở trên!
GS cũng khuyên ta tự cường, tự quyết định, làm chủ tình thế trên nguyên tắc là đúng . Nhiều chính trị gia nói khoác lác nhưng thực tế họ là con dun, con dế. Hồ Chí Minh tuyên bố tự do, độc lập, chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm nhưng ông lại là tay sai, là gián điệp cộng sản! Tôi nghe một Luật sư giáo sư dại học nói về tự chủ, tự quyết nhưng ông ta lại về làm tay sai cho Việt cộng thì tự quyết, tự chủ ở đâu?
E tất cả chỉ là khoa trương và dối trá, che đậy một âm mưu bẩn thỉu, làm tay sai cho Trung Cộng, Việt Cộng hoặc thực dân Pháp muốn ngăn cản việc liên minh với Mỹ. Mục đich chống Mỹ của GS gần với luận điệu bọn tay sai cộng sản đã đầu hàng Trung Cộng nhưng tỏ vẻ khôn ngoan giữ Trung lập (theo Trung Cộng), không liên minh với Mỹ, cấm biểu tình chống Trung Cộng,, cấm các nhà yêu nước viết các bài phê bình cộng sản vì sợ Trung Cộng tiến đánh . Sợ Trung Cộng nên nhắm mắt chờ Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam theo thỏa ước Thành Đô!
Trong tất cả những cuộc phỏng vấn của RFI và VOA, GS Vũ Quốc Thúc đã đưa ra những ý kiến rất cao siêu, và chính đáng như Trung lập, dân tộc, tự chủ, tự cường nhưng tất cả chỉ là lưu đan khói , tung hỏa mù. Tất cả là diện mà điểm nằm gọn trong hàng chữ đừng theo Mỹ! Bây giờ ông muốn lập lại khẩu hiệu Chống Mỹ cứu nước. Vậy ông là ai? Lực lượng của ông rất đông. Bùi Tín, Bùi Diễm,. Trịnh Khải và mấy chục con bú dù ở Sở Thú là lực lương của ông. Như vậy, ông và bọn ông có thể là tay sai của Trung Cộng, Việt Cộng hay thực dân Pháp cho bàn cờ tương lai Việt Nam.
GS Vũ Quốc Thúc khéo lo xa, sợ Trung Cộng bị Mỹ xâm lược mà khộng sợ Trung Cộng xâm lược Việt Nam. Ngày xưa, người ta dùng bộ binh, chú trọng bộ binh. Như Mỹ muốn đánh Trung Cộng có lẽ sẽ dùng ải Nam quan tấn công Trung Quốc. Ngày nay, khoa học, kỹ thuật tiến bộ, các nước đều giảm bộ binh mà tăng cường hải và không quân.
Nếu có chiến tranh, chưa chắc Mỹ đã dùng Việt Nam làm bàn đạp mà tấn công Trung Quốc. Chỉ vài trăm, vài ngàn hỏa tiên từ các tàu ngoài biển và phi cơ loại B52 thì cũng đủ giải quyến chiến trường. Vậy xin GS Vũ đừng lo Trung Cộng bị Mỹ tấn công bằng đường bộ từ Việt Nam! Nếu có tấn công bằng đường bộ, Mỹ có thể tấn công từ Ấn Độ, Miến Điên, Nam Hàn , nhiều lắm, GS Vũ lo sao xuể! Lại nữa, chưa chắc Mỹ đã dùng quân sự. Mỹ có trăm mưu ngàn kế, trong đó có đòn kinh tế. GS dạy về kinh tế, chắc đã biết chiến tranh kinh tế cũng ác liệt lắm chớ chẳng phải chơi.
GS có nói GS viết sách để con cháu hiểu về cụ tổ của họ. Chắc họ sẽ có nhiều câu hỏi, nhưng câu hỏi quan trọng nhất của họ sau này sẽ là: "Cụ tổ ta trước 75 làm việc cho Mỹ mà sau sao lại chống Mỹ? Sao cụ tổ ta lại phản phúc, tráo trở như thế ? Cụ tổ ta là người trung trinh ái quốc, là bậc trí thức chân chính hay kẻ bán nước, làm tay sai cho cộng sản?"
Dù Việt Cộng đầu hàng Trung Cộng, nhân dân Việt Nam vẫn kiên quyết chống Trung Cộng xâm lược, Việt Cộng bán nước và phản dân chủ để xây dựng một Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ và thịnh vượng. Để thực hiện mục đich trên, chúng ta chủ trương đoàn kết dân tộc, liên minh với các nước tự do trên thế giới trong mặt trận chống Trung Cộng xâm lược.
___
TÀI LIỆU:
1. Cuộc phỏng vấn của RFI ngày 15-12-2014 ( http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141215-gs-vu-quoc-thuc-phai-chon-con-duong-vi-quyen-loi-dan-toc/ )
2. Cuộc phỏng vấn của Thanh Phương đài RFI ngày 8-3-2012, một bài ghi 19-3-2012, ( http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung
3. Cuộc phỏng vấn của Thanh Phương đài RFI ngày 19-3-2012.
( http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120319-phong-van-giao-su-vu-quoc-thuc-ve-quan-he-viet-trung/)
4. Cuộc phỏng vấn của RFI ngày Thứ hai 14 Tháng Năm 2012
(htp://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120514-vu-gs-vu-quoc-thuc-viet-nam-can-quy-che-trung-lap-de-bao-toan-lanh-tho )
5. Cuộc phỏng vấn của Hoài Hương Đài VOA ngàyThứ Tư, 21 tháng 3 2012 ( http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536.html )
No comments:
Post a Comment