Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 24 October 2016

ẤU DÂM - TRUNG CỘNG - VIỆT CỘNG

NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN * ẤU DÂM

17/04/2016


Ấu dâm và cái giá 24 cuốn lịch

Nguyễn Đình Nguyên
Bất kỳ ở một quốc gia nào, trẻ em là những thiên thần ngây thơ vô tội và các cháu còn chưa phát triển và chưa có đủ khả năng bảo vệ mình. Việc xâm hại các em về các mặt bạo lực thể xác, xâm hại tình dục, bạo lực về tinh thần, ruồng bỏ đều được coi là tội ác tày đình. Ngay cả ở những nước tân tiến, những tội phạm đặc biệt nguy hiểm như giết người hàng loạt, giết người man rợ thọ án dài hạn cũng không chấp nhận các tội phạm ấu dâm...
Mới hôm nay, Chánh án tòa án Kate Traill đã phán quyết cho ông thầy giáo già người gốc Việt, Peter Quy Huy Hoang 68 tuổi mức án cao nhất, 24 năm tù trong đó phải thực hiện ít nhất 18 năm tại giam mới được xin án treo hay giảm án vì tội xâm hại tình dục nhiều trẻ em trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014.

Lợi dụng hoàn cảnh ngặt nghèo và lòng tin của một bà mẹ đơn chiếc, thầy giáo dạy kèm toán, Peter Quy Huy Hoang đã xâm hại tình dục hai đứa con nhỏ của bà, rồi sau đó là cả những đứa trẻ của gia đình khác mà ông được giới thiệu để đến dạy kèm cho các cháu. Có tất cả 5 cháu, gái có trai có tuổi chỉ từ 3 đến 7 đã bị ông xâm hại tình dục trong khoảng thời gian từ 2007 cho đến 2014 khi bị bại lộ.
Là một giáo viên, có uy tín trong cộng đồng người Việt, không ai nghĩ thầy giáo già Quy Huy lại ẩn trong mình một con người thứ hai - một kẻ phạm tội ấu dâm (child sexual abuse) cực độ. Ông đã được một gia đình mời về dạy kèm toán cho ba đứa con nhỏ của mình.
Cho rằng để có thể cải thiện khả năng học hành của các cháu, thầy giáo Quy Huy đã yêu cầu bố mẹ phải sửa lại phòng học cho các cháu là phải lắp rèm, che kín cửa cũng như phải lắp ổ khóa trái, để tránh làm phiền các cháu và giúp các cháu đỡ mất tập trung khi học. Ngoài ra còn thiết kế lại bàn ghế (che cho kín đáo). Vì được coi như là một “ông nội” trong gia đình, bố mẹ cháu không có mảy may gì nghi ngờ, nên đã tạo ra một thiên đường cho lão già ấu dâm hành sự.
Ông đã xâm hại tình dục các bé bằng cách kích thích bộ phận sinh dục các cháu bằng tay có bôi dầu nhờn, hôn vào miệng các cháu, ngoài ra ông còn bắt các cháu kích thích bộ phận sinh dục của ông. Ông còn xâm hại cả một cháu gái bạn thân với cháu trong nhà. Ông bị cáo buộc có quan hệ tình dục xâm nhập (intercourse) với bé gái 7 tuổi. Sự kiện đổ bể khi người nhà nghe cháu bé khóc thét, khi họ xông vào, thấy cháu bé ngồi trên đùi của ông. Họ hỏi ông đã làm gì con họ thì ông bảo nó hư quá, chẳng chịu làm bài tập ở nhà gì hết.
Một gia đình khác, bà mẹ góa bụa. Chồng của bà vừa qua đời trước đó, cộng với sự ra đi của đứa con gái đầu lòng cũng mới 1 năm trước đó khi cháu vừa lên sáu tuổi, cháu mất vì tai nạn giao thông. Vì không có tiền cho con học thêm, thầy Quy Huy nhận dạy miễn phí cho hai cháu, và hai cháu cũng là nạn nhân của thầy. Mỗi tuần ông đến nhà một lần, ông đã mân mê bộ phận kín của cháu, và bắt cháu kích thích ông suốt thời gian từ khi cháu mới có 3 tuổi cho đến khi cháu lên 5.
Lão ấu dâm Quy Huy đã bắt các cháu phải thề độc (“pinkie promise” - thành ngữ để chỉ những loại thề độc như phản bội bị xe cán chết, hay bị chặt ngón tay út (pinkie) vì thế mà có từ “pinkie promise”), không được thổ lộ ra với cha mẹ.
Điều đáng nói hơn, khi sự việc bị bại lộ vào năm 2014, thầy Quy Huy không bao giờ nhận tội của mình. Do đó, tòa đã bắt buộc sử dụng đến nhân chứng - chính là các cháu. Một điều gần như vạn bất đắt dĩ là phải đem các cháu nhỏ để lấy bằng chứng, bởi vì đối với các cháu bé, sự tổn thương về tinh thần có thể nghiêm trọng và kéo dài, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách các cháu về sau, nên chỉ sử dụng bằng chứng khai báo của các cháu trong những điều kiện bắt buộc. Từng cháu phải đến cảnh sát để cung cấp lời khai. Và như thế là vô hình trung đã khơi lại vết thương tâm lý nghiêm trọng vốn các cháu đã mong manh.
Một trong những bằng chứng quan trọng nhất mà các thanh tra cảnh sát dựa vào để truy tố lão ấu dâm Quy Huy là sự nhất quán trong lời khai của các cháu là “ông nội” Quy Huy luôn dùng một thứ gel lấy ra từ ống Blixter - một loại ống kem chống nẻ. Lời khai của các cháu hoàn toàn trùng khớp với việc các thám tử khi thu thập bằng chứng có ống kem chống nẻ Blixter trong cặp của thầy Quy Huy, nhưng bên trong không phải là kem chống nẻ mà đã được thay thế bằng chất dầu nhờn bôi trơ K-Y gel, một loại hay dùng để bôi trơn đường sinh dục.
Ở một vị trí “trồng nguời” được xã hội đặt niềm tin ông giáo già lại lợi dụng sự non nớt của con trẻ để thỏa mãn dục tính kỳ quặc của mình. Thầy Quy Huy đã để lại một hệ lụy thương tổn tinh thần khủng khiếp cho các cháu và các gia đình nạn nhân. Đặc biệt đối với các cháu, nhân cách chưa được hoàn thiện thì di chứng sang thương tâm lý ở các cháu có thể kéo dài suốt đời, làm thay đổi tính cách và hành vi của các cháu vĩnh viễn. Các bệnh lý tâm thần có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử sang chấn tâm lý nặng.
Gia đình có ba cháu nhỏ bị xâm hại, hiện nay căn phòng đó hoàn toàn bỏ trống vì các cháu và không ai dám và muốn ở trong đó nữa. Các cháu thì sợ hãi, trốn tránh người ngoài. Cháu thì trở nên cáu gắt, cộc cằn. Cháu gái thì suốt ngày xịt nước hoa vào người vì sợ bẩn. Cả nhà vẫn không có cách nào để thoát ra khỏi nơi này vì họ không có khả năng để đổi nhà. Bố mẹ thì tự dằn vặt và xỉ vả mình, chính mình đã rước quỷ dâm dục về hại con mình.
Bà mẹ góa bụa thì cũng không khác gì hơn, bà luôn có ám ảnh muốn chết, bà thấy bà đã gây lỗi lầm quá lớn cho con mình.
Bất kỳ ở một quốc gia nào, trẻ em là những thiên thần ngây thơ vô tội và các cháu còn chưa phát triển và chưa có đủ khả năng bảo vệ mình. Việc xâm hại các em về các mặt bạo lực thể xác, xâm hại tình dục, bạo lực về tinh thần, ruồng bỏ đều được coi là tội ác tày đình. Ngay cả ở những nước tân tiến, những tội phạm đặc biệt nguy hiểm như giết người hàng loạt, giết người man rợ thọ án dài hạn cũng không chấp nhận các tội phạm ấu dâm. Tất cả các trại giam ở các nước này đều hiểu như thế, nên những phạm nhân phạm tội ấu dâm cần phải được cách ly, nếu không thì cũng bị các phạm nhân khác trừng trị không thương tiếc.
Nhắc nhớ lại mới gần đây thôi, một nghệ sĩ có tên tuổi ở Việt Nam, trong chuyến lưu diễn tại Mỹ cũng đã bị bắt không cho tại ngoại hầu tra (hay nếu muốn thì đóng thế chân 1 triệu đô la Mỹ), đang chờ ra tòa vì truy tố phạm tội ấu dâm. Và nên biết rằng một khi đã bị truy tố với tội danh này thì việc phản cung để thắng kiện không dễ dàng gì, bởi vì nếu tránh được luật thì cũng đụng phải lệ - bồi thẩm đoàn, xét xử và kết tội không theo pháp luật mà theo lương năng bình dân. Và dĩ nhiên, không ai trong số họ muốn dung túng loại tội phạm đó trong xã hội.
Không lấy làm ngạc nhiên tại sao Chánh án Kate Traill cho ông giáo già Peter Quy Huy Hoang thọ án khung hình phạt cao nhất. Để được xin án treo hay giảm án, ông phải ngồi tù cho tới năm 2033, khi đó ông đã 85 xuân xanh!
Hết vui một chiều cuối tuần.
=====
Bài có sửa lại. Bỏ chữ paedophelia thay lại bằng từ child sexual abuse cho chính xác.
N.Đ.N

VŨ ĐỨC KHÁNH * OBAMA

17/04/2016


Vì sao Tổng thống Obama không nên đến Hà Nội?

Luật sư Vũ Đức Khánh
“Quân bất hý ngôn” nhưng Tổng thống Obama cũng không thể tưởng thưởng cho những người của chế độ Hà Nội đã không biết tự tôn trọng mình.
Tổng thống Obama không thể vì lời hứa với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2 vừa qua mà tự chối bỏ danh dự và trách nhiệm của một lãnh đạo cộng đồng thế giới tự do.
Nếu nhân quyền thực sự là những giá trị thiêng liêng, cao quý mà Hoa Kỳ và nhân dân Mỹ tôn vinh thì việc Tổng thống Obama đến Hà Nội vào thời điểm này là đồng nghĩa với việc phủ nhận những chỉ trích của chính phủ Mỹ về “thành tích nhân quyền” tồi tệ của chế độ Hà Nội. Đó là điều không thể chấp nhận được!
clip_image001

So sánh luôn là một việc làm rất khó nhất là so sánh chính sách của một quốc gia đối với hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau cùng lúc. Nhưng tôi nghĩ nếu có ai đó muốn làm so sánh chính sách của Hoa Kỳ đối với Miến Điện và Việt Nam từ đầu những năm 1990 thì đây là những trường hợp nghiên cứu rất thú vị, ít nhất về mặt học thuật.
Trong phạm vi của lời chia sẻ ở đây, tôi không có ý định so sánh gì cả mà chỉ nêu lên một vài ý để các bạn cùng suy nghĩ.
Hoa Kỳ luôn luôn dùng chính sách cứng rắn với Miến Điện và kết quả là Miến Điện đi đến được ngưỡng cửa của dân chủ và Tổng thống Obama chỉ đến nơi đây khi đất nước này đã thực sự chuyển mình đi vào thế giới tự do.
Trong khi đó thì Việt Nam đã được Hoa Kỳ tưởng thưởng xứng đáng từ thời Bill Clinton cho đến nay. Tổng thống Obama, nếu ông đến Việt Nam vào cuối tháng 5 này như dự kiến thì ông sẽ là vị Tổng thống Mỹ thứ ba đương nhiệm đến Hà Nội, một chế độ không những đã từng là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ mà hiện giờ, chế độ chính trị của nước này cũng hoàn toàn xa lạ với nhiều giá trị cơ bản của người dân Mỹ.
Chính phủ Mỹ không phải lần đầu chỉ trích “thành tích nhân quyền” tồi tệ của Việt Nam. Và sự thật thì trên 20 năm qua, dù đã dùng hết lời với Hà Nội nhưng dường như Hoa Kỳ đang nói chuyện với những “khúc gỗ” biết đi, biết nghe, biết nói như người nhưng vẫn chưa hiểu và hành động như những người “bạn” mà Hoa Kỳ hằng mong đợi.
Mới đây, hôm 13/4, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết “tình trạng nhân quyền của Việt Nam” vẫn không khả quan khi ông chính thức công bố “Báo cáo Nhân quyền thường niên 2015” của chính phủ Mỹ giữa lúc hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.
Ông John Kerry nêu rằng Hà Nội “hạn chế nghiêm trọng các quyền chính trị của công dân, nhất là quyền thay đổi chính phủ thông qua bầu cử tự do, công bằng; giới hạn các quyền tự do, kể cả tự do lập hội, hội họp và biểu đạt; và không bảo vệ đúng mức các quyền về trình tự pháp lý, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi sự giam giữ tùy tiện.”
Quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ dường như đã không tiến triển gì hơn so với 5 năm trước đây vì tình trạng nhân quyền của Việt Nam không khá, nếu không muốn nói là thụt lùi.
Từ hành pháp đến lập pháp Hoa Kỳ, không biết đã có bao nhiêu đoàn cấp cao đã từng đến Việt Nam và đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo Hà Nội rằng họ muốn nhìn thấy một Việt Nam tự do hơn, dân chủ hơn và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn nữa.
Hai quốc gia Việt Nam, Hoa Kỳ ngày nay chia sẻ nhiều quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích chung. Nhưng trong quan hệ ngoại giao hay bất cứ một mối quan hệ nào khác, chúng ta không thể chỉ dựa vào các quyền lợi của nhau mà hợp tác. Không thể lành mạnh và lâu bền khi chỉ là quan hệ đổi chác. Một mối quan hệ bền vững nhất thiết phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị chung mà các bên tham gia có cùng chia sẻ.
Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm 13/4, thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Antony Blinken sẽ ghé thăm Hà Nội từ ngày 20-21/4. Thông báo trên cho biết một trong những hoạt động của ông Blinken tại đây là ông sẽ đọc một bài diễn văn về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước sinh viên và đội ngũ giáo viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cũng xin nhắc lại rằng cách đây gần một năm vào giữa tháng 5/2015, ông Blinken đã đến Việt Nam với một chương trình nghị sự tương tự như chuyến viếng thăm lần này.
Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn có những cuộc “Đối thoại Nhân quyền” thường niên từ nhiều năm qua nhưng tại sao phía Mỹ cứ liên tục lên tiếng phàn nàn?
Liệu mối quan hệ Mỹ-Việt có là một quan hệ “đồng sàng dị mộng”?
Liệu chính sách Việt Nam của Tổng thống Obama đã thất bại? Tại sao một nhân vật số 2 của Bộ Ngoại giao Mỹ lại đến Việt Nam trong thời điểm này để trao đổi với giới học thuật Việt Nam về chính sách của Hoa Kỳ đối với quốc gia này? Liệu đối thoại cấp nhà nước giữa hai quốc gia đã thất bại?
Nếu ông Blinken đến Hà Nội để đi tiền trạm cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Obama thì đây là một món quà mà Washington không nên tặng cho Hà Nội vì như thế các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ cho rằng những giá trị truyền thống cao đẹp của Mỹ chẳng qua chỉ là những áp lực để nhằm đổi chác quyền lợi. Và như thế thì liệu Miến Điện, Philippines hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới có còn đặt niềm tin vào lãnh đạo Mỹ?
Nhưng nếu ông Blinken đến Hà Nội để cố gắng hết sức giải thích cho Hà Nội hiểu rằng “nhân quyền là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách Hoa Kỳ” thì dường như Hà Nội đã sắp gần hết giờ để có thể tiếp đón Tổng thống Obama vào cuối tháng 5 này như dự kiến.
“Quân bất hý ngôn” nhưng Tổng thống Obama cũng không thể tưởng thưởng cho những người của chế độ Hà Nội đã không biết tự tôn trọng mình.
Tổng thống Obama không thể vì lời hứa với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2 vừa qua mà tự chối bỏ danh dự và trách nhiệm của một lãnh đạo cộng đồng thế giới tự do.
Nếu nhân quyền thực sự là những giá trị thiêng liêng, cao quý mà Hoa Kỳ và nhân dân Mỹ tôn vinh thì việc Tổng thống Obama đến Hà Nội vào thời điểm này là đồng nghĩa với việc phủ nhận những chỉ trích của chính phủ Mỹ về “thành tích nhân quyền” tồi tệ của chế độ Hà Nội. Đó là điều không thể chấp nhận được!
V.Đ.K
Nguồn: FB Khanh Vu Duc

KINH TẾ TRUNG QUỐC

Thế giới đại dương

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm qua

Theo báo cáo từ chính phủ, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6,7%, mức tăng trưởng chậm nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2009.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ suy thoái tài chính toàn cầu năm 2009 (ảnh: Getty)
Bản báo cáo cho thấy mức tăng trưởng thường nên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm xuống 0,1% so với quý trước đó
Sau ba thập niên tăng trưởng ở mức hai con số, kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và gây tác động mạnh tới phần còn lại của thế giới. Sự suy giảm này đã được dự báo từ nhiều năm trước. Các chuyên gia cho rằng, mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư của nước này không có tính bền vững và cần phải chuyển sang mô hình dựa trên tiêu thụ và dịch vụ nội địa, cho dù mức tăng GDP sẽ bị giảm trong trung và ngắn hạn. 
Tuy nhiên những con số thống kê mới nhất này phù hợp với tính toán của hầu hết các nhà kinh tế. Trước đó, các chuyên gia đã dự đoán mục tiêu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 rơi ở mức 6,5-7%.
Cũng trong bản báo cáo, nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, giá trị xuất khẩu tăng lần đầu tiên kể từ tháng Ba năm ngoái, trong khi doanh số kinh doanh ô tô đã tăng 10%.
Mặc dù đang phải “vật lộn” với suy thoái song Trung Quốc vẫn giữ vai trò động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vào ngày thứ Ba 12/4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới từ 3,4% xuống 3,2% chỉ trong vòng ba tháng. Mặt khác, IMF lại đánh giá Trung Quốc là một điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của kinh tế toàn cầu nhờ sức mua mạnh cùng dịch vụ phát triển.

Saturday, April 16, 2016

AUSTRALIA VÀ TRUNG CỘNG

Australia là "chìa khóa" kiềm chế TQ trên Biển Đông

Tạp chí The Diplomat nhận định, Australia có thể là chiếc chìa khóa giúp kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi Mỹ đang “mải mê” với vấn đề Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố IS, mặc dù chính quyền Tổng thống Obama tràn trề hi vọng vào chính sách “trục châu Á”, Trung Quốc vẫn đang hành xử ngày một… hung hăng trên biển Đông, tuyên bố rằng hầu như toàn bộ vùng biển này thuộc về mình.
Bắc Kinh liên tiếp xây dựng và có các hoạt động bồi đắp trái phép, triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa trên vùng biển tranh chấp với các nước Đông Nam Á khác, như Philippines và Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải ở vùng Biển Đông – nơi có giá trị thương mại lên tới 5.000 tỷ USD mỗi năm.
Không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia khác tại châu Á và các khu vực khác của thế giới đều tỏ ra bất bình trước các hành động “hung hăng” này.
Trong đó, Mỹ đã nỗ lực hợp tác quân sự với các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và cả Australia nhằm đối phó với những thách thức xuất phát từ tham vọng của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông.
Ấn Độ - quốc gia vốn có mối quan hệ chẳng mấy tốt đẹp với Trung Quốc, gần đây đã tăng cường hợp tác với Indonesia trong các hoạt động trên biển, nhằm chống lại những mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Song, theo giới quan sát, chìa khóa để “kìm hãm” kẻ hung hăng Trung Quốc trên Biển Đông chính là Australia, quốc gia 24 triệu dân ở lục địa Australia – vốn có cái nhìn đa chiều về Bắc Kinh.
Là một quốc đảo, Australia phụ thuộc và có vai trò rất lớn trong việc duy trì tự do hàng hải Biển Đông. Mặc khác, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của nước này, là “người tiêu dùng” tiềm năng nhất tài nguyên quặng sắt của Australia.
Áp lực từ mối quan hệ Australia – Trung Quốc có thể tạo ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế thứ 2 thế giới, theo tạp chí The Diplomat.
Sách Trắng Quốc phòng Australia mới được công bố, ủng hộ việc mua 12 tàu ngầm hiện đại cùng với các máy bay hải quân. Những khí tài quân sự này hoàn toàn có thể được sử dụng để chống lại Trung Quốc.
Tài liệu cũng khẳng định quan điểm của Australia, về việc phản đối bất kỳ hành động cưỡng chế hoặc đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Cho đến nay, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull vẫn khá kín tiếng về quan điểm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, bằng cách đưa tàu hải quân đi qua khu vực này.
Trong chuyến thăm sắp tới đến Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thể gây áp lực để ông Turnbull không làm điều này. Song, điều này có thể thay đổi bởi 2 lý do sau:
Đầu tiên, ông Turnbull có thể sẽ kêu gọi một cuộc bầu cử sớm ngay trong tháng 7 tới.
Thủ tướng Australia sẽ cần đưa ra chính sách quyết liệt hơn về vấn đề Biển Đông trước sự chỉ trích của đảng đối lập. (Phát ngôn viên Đảng Lao Động Australia, Stepehn Conroy từng chỉ trích ông Turnbull vì thiếu những hành động và lời nói "mơ hồ' về vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông).
Thứ hai, Australia sẽ phải đưa ra quyết định sẽ mua tàu ngầm từ Nhật Bản, Pháp hay Đức ngay trong giữa năm nay. Nhật Bản đã hứa với ông Turnbull về việc chế tạo một số vật liệu cho tàu ngầm ngay tại Australia.
Đây là yếu tố cần thiết đối với ngành công nghiệp quốc phòng Australia, đóng góp thêm việc làm trước sự sụt giảm của ngành công nghiệp chế tạo ô tô.
Nếu như Canberra chọn Tokyo là đối tác chế tạo tàu ngầm, điều này sẽ tăng cường quan hệ Australia-Nhật Bản, trước những căng thẳng Trung-Nhật đang có chiều hướng gia tăng. Đây cũng là lý do Trung Quốc kịch liệt phản đối kế hoạch mua tàu ngầm của Australia.
Trong mọi trường hợp, cuộc bầu cử ở Australia và các quyết sách về việc mua sắm tàu ngầm của quốc gia này sẽ đóng vai trò định hướng các chính sách của Canberra đối với Bắc Kinh.
http://www.biendong.net/bi-n-nong/6029-australia-la-chia-khoa-kiem-che-tq-tren-bien-dong.html

SAO BỎ TẬP CẬN BÌNH MỘT MÌNH?

Hàng loạt cấp dưới của Tập Cận Bình xin từ chức vì "quá khó sống"

Tập Cận Bình đang "loay hoay" xử lý những hành vi tiêu cực của quan chức Trung Quốc do quyền lợi của họ bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". 


Ảnh minh họa: Epochtimes)
Truyền thông Trung Quốc hôm 11/4 vừa tiết lộ, một huyện phía Tây Trung Quốc đã có liên tiếp 10 cục trưởng và phó cục trưởng xin đề xuất chuyển từ vị trí lãnh đạo sang làm.. nhân viên hành chính trong năm 2015.
Trong đó có thể kể đến Cục trưởng Cục Tư pháp, An ninh và Nông nghiệp. Đặc biệt hơn, những lãnh đạo này đều đề xuất xin từ chức bằng lời với hàm ý thăm dò thái độ của cấp trên.
Có bình luận cho rằng, chính trường Trung Quốc xảy ra sự việc trên do những quan chức này cảm thấy "hiện tại quá khó sống". Dư luận nước này đã đưa ra ba lí do để giải thích cho hiện tượng này.
Thứ nhất, ngay sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) kết thúc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã mạnh tay thực thi chiến dịch "đả hổ diệt ruồi ", xóa bỏ hàng loạt lợi ích cá nhân của quan chức nước này.
Thứ hai, do những cán bộ này đã "quen tay" tiêu tiền ngân sách nên khi chính sách chống tham nhũng của ông Tập được thông qua, họ khó thích ứng với "môi trường liêm khiết".
Thứ ba, để tránh việc bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc "sờ gáy" do công tác tắc trách nên họ chấp nhận xin từ chức để "bảo toàn tính mạng".

Ông Tập Cận Bình trong buổi nói chuyện với các cán bộ đảng viên tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhhua)
Ông Tập Cận Bình trong buổi nói chuyện với các cán bộ đảng viên tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhhua)
Chính thái độ tiêu cực của quan chức nước này đã ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của cả Trung Nam Hải.
Đơn cử như ngày 7/4 vừa qua, một nguồn tin cho biết, từ 21/8/2015, không một doanh nghiệp Trung Quốc nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với lý do "hết giấy" từ Cục thương hiệu Trung Quốc, thuộc Tổng cục Công thương Trung Quốc.
Cục này đã không cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp trong 7 tháng liên tiếp.
Vì chưa nhận được giấy chứng nhận nên các công ty Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt khó khăn như: Bị gỡ bỏ thương hiệu trên các trang bán hàng trực tuyến nổi tiếng, lùi thời hạn bán ra thị trường hay quyền bảo hộ thương hiệu bị xóa bỏ.
Sự việc này khiến dư luận Trung Quốc liên tưởng đến việc hơn 10 quan chức tham nhũng số tiền thuế cá nhân trong vòng 7 tháng khiến bộ máy chính phủ Trung Quốc gần như tê liệt.
Đây là minh chứng cho việc các quan chức nước này công khai chống đối chính sách của ông Tập.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đã từng chỉ trích chính sách chống tham nhũng của ông Tập sẽ dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế nước này, bởi chính những cán bộ quản lý kinh tế do không còn được "kiếm chác" nên sẽ xảy ra tình trạng "làm việc biếng nhác".
Dư luận Trung Quốc cho rằng, dù Tập Cận Bình vây bắt được vô số "hổ lớn" nhưng tư tưởng tham ô đã ăn vào máu của cán bộ nước này thì không phải một sớm một chiều có thể thay đổi được.
Để đáp trả lại ảnh hưởng nặng nề từ chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", những quan chức này đã dùng "vũ khí hiệu quả nhất" của bản thân là "không làm việc", khiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị sụt giảm, mục đích gây áp lực buộc trung ương ngừng "đả hổ".
"Bầu không khí tiêu cực trong nội bộ Trung Quốc đang tạo thành 'làn khói mù' vây quanh Tập Cận Bình", Đa chiều nhận xét.

NGỌC ẨN * HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay TQ

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Trung Quốc công bố hình ảnh tài liệu Hồ Chí Minh (HCM) là Hồ Quang đã từng mang cấp bậc Thiếu Tá cục tình báo của quân đội TQ. Từ tài liệu này thì Hồ Chí Minh là gián điệp có huấn luyện kỹ năng gián điệp của TQ. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Quang là người Việt Nam hay người TQ? Hồ Quang có phải là Nguyễn Sinh Cung?
Chúng ta tiếp tục phân tích những đoạn đường đời của Hồ Chí Minh tức là Hồ Quang để chứng minh những tài liệu do TQ giải mật có thể đưa đến kết luận HCM có phải là người TQ? Tên thật của HCM là Nguyễn Sinh Cung sau lấy tên giả là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Tống Văn Sơ v.v... Khó biết chắc là Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1890 ở tỉnh Nghệ An và chết 1969? Nguyễn Sinh Cung có người chị ruột tên Nguyễn Thị Thanh (1884-1954 và anh ruột là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950). Tôi chưa được biết có tài liệu nào nói đến sự gặp gỡ giữa hai anh em HCM kể từ sau 1932. Ông Khiêm chết 1950 và HCM đã chiếm trọn miền Bắc 1945 mà vẫn không nghe thấy việc hai anh em ruột hội ngộ.
Từ VN, năm 1911 HCM xin làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville. Sau một tháng trên biển, tàu cập bến cảng Marseille, HCM xin nhập học trường thuộc địa (École Coloniale). Trường École Coloniale là trường đào tạo nhân viên hành chánh để phục vụ trong vùng thuộc địa của nước Pháp. Trường đã từ chối đơn xin nhập học của HCM. Trong lúc thất nghiệp, lang thang trên nước Pháp khoảng 1 năm thì HCM qua Mỹ (1912-1913) tìm không ra công ăn việc làm, sau đó HCM qua Anh Quốc làm các nghề lặt vặt như phụ bếp, cào tuyết. nhờ có việc làm nên HCM ở Anh Quốc 5 năm đến năm 1917 đã trở về Pháp. Sau đó gia nhập đảng Xã Hội Pháp năm 1919. Từ 1920 thì Nguyễn Tất Thành đã theo chủ thuyết giải phóng thuộc địa của Lenin và hoàn toàn theo cộng sản chỉ vì Lenin đài thọ chi phí và trả lương hậu cho HCM. Nhìn qua tiểu sử của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn bỏ nước ra đi 1911-1920 thì ông ta sẵn sàng theo Pháp để phục vụ thực dân Pháp nếu Pháp đã nhận ông vào học trường thuộc địa. Nhận xét về Nguyễn Tất Thành là tiền thân của ông Hồ lúc bấy giờ có thể tóm gọn là người nào hay tổ chức nào nuôi ông sung sướng là ông phục vụ bất kể đó là thực dân Pháp, đế quốc phong kiến Anh Quốc hoặc cộng sản Nga.
Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành (NTT) sang nước Nga 1922-1924 để được huấn luyện chủ thuyết Marx-Lenin và phương pháp sách động quần chúng phá hoại. NTT đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc (NAQ). Nguyễn Ái Quốc vào năm 1920 là tên gọi chung của tổ chức người Việt quốc gia bao gồm Phan Châu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn Tất Thành. Sau khi được huấn luyện thì Lenin gửi NAQ sang TQ 1924-1927 để tuyên truyền, kết bè phái kêu gọi người TQ và người Việt ở TQ theo chủ thuyết Marx-Lenin. Năm 1925 ông dụ dỗ Việt kiều và thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Quảng Châu, TQ. Trong thời gian thành lập VNCMĐCH thì NAQ dấu biệt cái đuôi CS mà chỉ kêu gọi lòng yêu nước của chủ nghĩa dân tộc. Phương pháp này của cộng sản vẫn được đảng CSVN sử dụng đến hôm nay để gạt gẫm người dân qua câu nói “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Trong thời gian từ 1924-1930 thì nhiệm vụ của NAQ là đi khắp các nước trong vùng Đông Dương để tuyên truyền chủ thuyết Marx-Lenin và thành lập các hội tiền thân cộng sản nhưng được NAQ che đậy dưới vỏ bọc chủ nghĩa dân tộc. Thái Lan là đất nước trọng Sư đạo Phật. Vào những năm 1928-1929 thì HCM giả dạng làm thầy tu và ở Thái Lan để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi Việt kiều Thái Lan tham gia. HCM thành lập đảng cộng sản VN tại Kowloon, Hong Kong vào ngày 3 tháng 2, 1930. Sau khi lộ mặc cộng sản thì chính quyền Hong Kong đã bắt HCM, lúc đó mang tên Tống Văn Sơ, từ 1930-1932 với ý định giao cho chính phủ Pháp. Theo tố cáo của tờ báo L’Humanité số ra ngày 9 tháng 8, 1932 thì HCM đã chết vì bệnh lao phổi trong bệnh xá nhà tù, theo tờ L’Humanité là do thực dân Pháp cấu kết với Anh Quốc đã giết lãnh tụ đảng CS Đông Đương Tống Văn Sơ tức HCM. Sau đó lại có tin Luật Sư Frank Loseby biện hộ và Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12, 1932. Sau khi được thả, Tống Văn Sơ bí mật trở lại TQ một hời gian ngắn sau đó qua Liên Xô và xuất hiện trở lại vào năm 1938. 1933-1938 là một giai đoạn đầy nghi vấn. Có lẽ HCM đã chết vì bệnh lao ở Hong Kong hay đã bị thực dân Pháp giết trong nhà tù như tờ báo L'Humanité tố cáo. Do bị tố cáo của tờ báo lớn của Pháp là L’Humanité nên Hong Kong đã dàn cảnh luật sư biện hộ để thả một người khác cho êm chuyện. Sau khi được thả thì Tống Văn Sơ đã không tiếp xúc với bất cứ ai để được phỏng vấn kể cả liên lạc với báo L’Humanité để có dịp tuyên truyền, tố cáo thực dân Pháp như HCM đã từng làm trước đây khi còn ở Paris. Hành động lặng lẽ biến mất sau khi ra tù nhất định không thể là hành động của một lãnh tụ đảng Cộng Sản Đông Dương. Bản chất của cộng sản là tuyên truyền, bịp bợm và không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội tuyên truyền. Thời gian 5 năm từ 1933-1938 có thể là giai đoạn huấn luyện một điệp viên người Tàu là Hồ Quang để thay thế Hồ Chí Minh đã chết. Theo tài liệu nghiên cứu của sử gia Sophie Quinn Judge thì Hồ Chí Minh đã có vợ là Tăng Tuyết Minh vào năm 1926, bà là người TQ, trú ngụ TQ. Sau khi được thả ra khỏi nhà tù Hong Kong vào tháng 12, 1932 thì Tống Văn Sơ tức HCM đã trở lại TQ một thời gian ngắn trước khi đi Liên Xô. Tại sao Tống Văn Sơ tức HCM không trở về nhà gặp người vợ TQ sau khi ra khỏi nhà tù Hong Kong? Có phải vì HCM giả sợ bà Tăng Tuyết Minh nhận diện? Có ai ra khỏi tù mà không về nhà thăm vợ mà phải vội vã bỏ đi? 
Tên Hồ Chí Minh bắt đầu được sử dụng ngày 13 tháng 8, 1942 tức là sau khi Tống Văn Sơ tức Hồ Quang tức Hồ Chí Minh được CS Liên Xô huấn luyện 5 năm. Có giả thiết cho rằng Stalin đã không tin tưởng HCM nên giam lỏng HCM tại Moskova 5 năm. Giả thiết này không thuyết phục vì cả Lenin và Stalin là hai tên bạo chúa đã giết 20 triệu dân Nga thì không có lý do gì để giữ mạng HCM khi bạo chúa nghi ngờ lòng trung thành. Giai đoạn trước 1942, HCM đã đổi tên nhiều lần để lẫn tránh bố ráp của thực dân Pháp. Thế thì tại sao sau khi chiếm trọn miền Bắc và nắm toàn quyền sinh sát từ 1945-1969 thì HCM sợ ai mà không lấy lại tên, họ do cha mẹ đặt là Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Tất Thành? Cho dù có đổi tên thì tại sao HCM là người VN mà không đổi tên là Nguyễn Chí Minh hay Lê Chí Minh mà phải là họ “Hồ”? Theo suy đoán của tôi, Hồ Quang là người TQ đóng giả vai trò Nguyễn Sinh Cung nhưng người Tàu rất nặng truyền thống nối dõi tông đường, vì lý do đó, Hồ Quang nhất định giữ họ “Hồ.” Chữ “Quang” và chữ “Minh” đều có nghĩa là ánh sáng thế thì Hồ Quang và Hồ Chí Minh đồng nghĩa.
Tại sao Lê Duẫn và Lê Đức Thọ là đàn em mà có thể khống chế một kẻ được cả Liên Xô và TQ huấn luyện gian manh và tàn ác như Hồ Chí Minh? Có phải vì Ô. Duẫn và Ô. Thọ biết rõ HCM là người Tàu giả dạng HCM?
Tại sao HCM có một người chị ruột là bà Thanh mà HCM chỉ gặp một lần vào lúc chiều tối để khó nhận diện. HCM viện cớ không gặp chị ruột là do bận việc nước thế thì tại sao HCM có nhiều thời giờ với Nông Thị Xuân và nhiều phụ nữ khác? Có lẽ các phụ nữ trẻ không biết mặt HCM trước đây thì HCM không sợ bị lộ diện giả mạo.
Tại sao trước khi chết HCM yêu cầu được nghe nhạc Tàu? Có phải HCM muốn về nguồn trước khi chết?
Nhìn cách cầm cây viết của HCM thì đích thị là cách cầm viết của người Tàu để viết chữ Hán. 
Gần đây đảng CSVN cho đăng tải một bức thư do HCM viết cho bà Mộ Lan. Theo đảng CSVN thì bức thư đó đã được gửi khoảng 80 năm trước. Nội dung bức thư đó và lời bình luận của báo chí CSVN chỉ xoáy vào gốc gác HCM là người Nghệ An với mục đích chống lại dư luận HCM là người Tàu Hồ Quang. Theo quan sát của tôi thì tại sao một lá thư ngắn như thế mà HCM đã không viết tay mà lại đánh máy? Có phải vì đảng CSVN sợ xét nghiệm nét chữ? Lá thư đã 80 năm dưới nhiệt độ ẩm ướt ở VN mà giấy không mục và nét mực nhìn còn mới như mới vừa đánh máy.
Có quá nhiều nghi vấn để nghi ngờ HCM là gián điệp Hồ Quang người TQ được gài vào để chiếm nước VN. Khi những nghi vấn đó chưa được đảng CSVN làm sáng tỏ thì có nên xây lăng, tạc tượng để thờ một người Tàu và gọi người Tàu là “Cha già dân tộc” của dân VN và bắt dân tộc VN học tập đạo đức của người Tàu Hồ Quang? Hay là đảng CSVN đã biết HCM là người Tàu nhưng Đảng CSVN đang muốn xát nhập VN vào TQ cho nên BCT CSVN hồ hỡi, nhất trí chọn người Tàu là “Cha già dân tộc” của người VN? Đảng CSVN cần hóa giải những thắc mắc nghiêm trọng về nguồn gốc HCM bằng phương pháp khoa học như thử nhiệm DNA. Cái xác HCM còn đó thì không có lý do gì để từ chối việc xác minh nguồn gốc HCM. Xác minh nguồn gốc HCM thì tạo nên tính chính danh cho những đảng viên CSVN đặt niềm tin vào HCM thế thì tại sao đảng CSVN không làm? Thử nghiệm DNA xác minh Nông Đức Mạnh không phải là con của HCM sẽ làm sáng tỏ Bác Hồ không có con vì bận việc nước như đảng CSVN đã ghi vào lịch sử. Nếu đảng CVN không làm những thử nghiệm có thể làm thì lịch sử do CSVN bào chế chỉ là sự lường gạt.
Người dân VN và kể cả các đảng viên CS đọc những nghi vấn kể trên và hãy tự phán xét và kết luận.
Ngày 8 tháng 4, 2-16
Tài Liệu từ Wikipidia "Hồ Chí Minh"

CÀ PHÊ VÀ TRÀ

Văn hóa café và trà xu bình dân

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-04-16

000_Hkg10241906-622.jpg
Một quán trà ở khu phố cổ Hà Nội hôm 4/1/2016.
AFP

Khác lạ so với nhiều nơi

Việt Nam có lẽ là nơi có cách uống cà phê khác lạ nhất so với nhiều nước trên thế giới. Khác lạ ngay với những quốc gia lân cận như Lào, Campuchia hay Thái Lan. Cà phê được người Việt uống hàng ngày như một nhu cầu cần thiết. Họ uống từ tờ mờ sáng và sau cử cà phê mới yên tâm lăn lóc vào kiếm sống giữa cuộc đời bộn bề.

Cà phê đầu những ngõ hẻm của người Sài Gòn trước đây lại có hình thức khác lạ một cách độc đáo nữa đó là cà phê vợt. Hình ảnh một cái ấm cao chứa cà phê pha bằng chiếc vợt tương tự như chiếc vớ đặt trên nồi nước sôi riu riu bên dưới là nét văn hóa cà phê vợt của người Sài Gòn cho tới bây giờ đã dần mất hút sau gần 100 năm phục vụ bà con lao động.
Cà phê vợt đi chung với những quán nước người Hoa xuất hiện khắp nơi. Những chiếc bánh giò cháo quẩy, bánh tiêu cũng đi kèm làm cho ly cà phê vợt có bạn đồng hành tạo thành những bữa điểm tâm “nhanh” của người lao động hay công chức khắp thành phố. 
Cách uống một ly cà phê sữa nóng bốc khói cũng rất khác với mọi nơi: cái đĩa lót tách cà phê cũng chính là chỗ được người Sài Gòn dùng để làm nguội ly cà phê bằng cách rót cà phê ra đĩa rồi mới uống. Cách uống này có người cho là do vội vã trước cuộc sống nên người lao động sáng tạo cách uống độc đáo rút ngắn thời gian này. Cho dù uống cách nào thì cà phê vợt vẫn là hình ảnh thân quen của hàng triệu người Sài Gòn và tuy mất đi, nó vẫn như chiếc lá buổi chiều chao lượn trước sân nhà trước khi hoàng hôn dần tắt, nhắc lại quá khứ ẩm thực hồn nhiên của người Sài Gòn cũng như ly cà phê vợt đã lan rộng ra gần như khắp cả miền Nam lúc ấy.
Cái phong cách thức sớm của người Sài Gòn xưa nó gần gũi với đời sống của nông dân hơn là người Sài Gòn lúc này. Họ bước ra đầu hẻm với quán cà phê cóc, với ly cà phê pha bằng vợt họ tạo ra được cái không gian mà có lẽ trên thế giới này rất khó có.
-Trần Tiến Dũng
Trong khi đó Hà Nội lại có quán trà xu dính liền với đời sống người dân Thủ đô từ hàng chục năm qua, nó là hình ảnh không thể thiếu của người Hà Nội vào những ngày trời trở rét hay những trưa hè oi ả. Những chiếc quán có diện tích không quá hai mét vuông nhưng đời sống của nó kéo dài gần thế kỷ đã là kỷ niệm ăn sâu vào ký ức người Hà Nội cũng như cà phê vợt đối với dân Sài Gòn.
Nói về uống cà phê vợt chúng tôi liên tưởng đến tác phẩm “Món ngon và gia vị cảm xúc” của nhà văn Trần Tiến Dũng. Ông là người quan sát những thói quen, văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn một cách tường tận và trong những câu chuyện về món ăn trong tập sách mỏng này có nhắc tới thói quen ăn uống dễ thương của người Sài Gòn cũng như nhiều địa phương khác.

Phong cách pha cà phê vợt

Chúng tôi có cuộc trao đổi với nhà văn Trần Tiến Dũng về ly cà phê vợt Sài Gòn cũng như tách trà bán trên vỉa hè Hà Nội mà giờ đây không còn như xưa nữa. Về cà phê, nhà văn Trần Tiến Dũng cho biết kinh nghiệm của mình:
Trần Tiến Dũng: Thật ra cà phê vợt ở Sài Gòn nó đã chết từ lâu rồi, chỉ còn một hai điểm thôi nói chính xác thì khoảng 3 điểm còn có mặt tiếp tục pha cà phê trong những cái vợt từ hồi ông bà mình biết cà phê du nhập vào Việt Nam. Đó là điểm ở chợ Thiết và ở một cái hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu và một quán nào đó nghe nói ở trước chợ Phú Nhuận. Cái phong cách pha cà phê vợt nó gắn liền với ký ức của người Sài Gòn sau nhiều năm tháng có thể nói hàng trăm năm, có lịch sử hàng trăm năm. Nó hình thành một cái văn hóa cà phê mà ở đó người ta tới tìm thông tin bình dân trong các quán cà phê cóc ngay đầu hẻm hoặc trong khu phố, hay tại các tiệm nước người Hoa hay ở một góc phố Tây nào đó.


000_Hkg7408999-400.jpg
Một quán cà phê ở lề đường Sài Gòn, ảnh minh họa chụp năm 2012. AFP PHOTO.


ặc Lâm: Hình như trong các hẻm hóc của người Sài Gòn trước đây người lao động có thói quen thức dậy rất sớm để ra đấu ngõ uống cà phê, khác với ngày nay công chức tại Sài Gòn không thức khuya dậy sớm như hồi xưa phải không anh?
Trần Tiến Dũng: Cái phong cách thức sớm của người Sài Gòn xưa nó gần gũi với đời sống của nông dân hơn là người Sài Gòn lúc này. Họ bước ra đầu hẻm với quán cà phê cóc, với ly cà phê pha bằng vợt họ tạo ra được cái không gian mà có lẽ trên thế giới này rất khó có một không gian chia sẻ từ công việc tới thông tin thời sự, chính trị, văn hóa cũng giống như là chia sẻ về quan hôn tang tế trong một cái xóm, hoặc rộng hơn là một thành phố của một quốc gia.
Mặc Lâm: Ngoài chuyện thức dậy sớm đi uống cà phê người Sài Gòn bây giờ uống cà phê ra sao?
Trần Tiến Dũng: Người Sài Gòn bây giờ thay đổi rất là nhiều không còn giống như xưa nữa. Giống như cà phê bây giờ nó thời thượng hơn nó mode hơn chứ không phải nó là một thức uống tạo ra tình trạng tâm thức của một vùng dân cư, đặc biệt tiếp xúc với một loại thức uống của phương Tây du nhập vào Việt Nam, biến nó thành một khẩu vị đặc biệt của một người đô thị xứ nhiệt đới.
Mặc Lâm: Văn hóa ẩm thực luôn luôn đồng hành cùng với sự phát triển của từng quốc gia, cách người trẻ hôm nay uống cà phê khác với thời của chúng ta ra sao?
Thật ra cà phê vợt ở Sài Gòn nó đã chết từ lâu rồi, chỉ còn một hai điểm thôi nói chính xác thì khoảng 3 điểm còn có mặt tiếp tục pha cà phê trong những cái vợt từ hồi ông bà mình biết cà phê du nhập vào Việt Nam.
-Trần Tiến Dũng
Trần Tiến Dũng: Bây giờ anh có thể thấy ở Sài Gòn hầu như tràn ngập quán cà phê và nguời Sài gòn uống cà phê nhiều cử trong một ngày, nhất là tuổi trẻ họ có thể ngồi quán hằng tiếng đồng hồ trên máy tính hoặc là lên mạng theo cá nhân riêng của họ. Nhưng có một cái là họ không thể tạo ra cái văn hóa chia sẻ. Chia sẻ trực tiếp qua chuyện kể, qua những thông tin, qua những cảm xúc đời sống bằng ngôn ngữ trực tiếp mà họ cố thủ trong riêng tư qua các phương tiện cá nhân đem lại. Hoặc là họ ra vẻ thời thượng hơn khi bước vào những quan cà phê đắt tiền có phong cảnh, có hồ nước, có hoa có cỏ nhưng thật ra nó càng lúc càng tách biệt hơn.
Tách biệt hơn và co rút hơn, ích kỷ hơn trong không gian của cà phê đó tạo ra. Thành ra không có gì đặc sắc lắm nó chỉ là chỗ để giết thời giờ hoặc là khoe phong cách thời thượng hiện đại, nó khác với ngày xưa rất nhiều.
Mặc Lâm: Sự thay đổi của cà phê vỉa hè hay cà phê vợt Sài Gòn là điều phải chấp nhận, tôi cũng thấy sự thay đổi theo văn hóa mới có vẻ đã lan ra tận Hà Nội đối với các quán bán trà xu ở lề đường. Tuy nhiên nhiều anh em cho biết là các quán trà vỉa hè ở Phố Cổ hình như vẫn còn hoạt động, anh có kinh nghiệm gì về các quán này hay không?
Trần Tiến Dũng: Anh vừa nói rất đúng. Ở khu phố cổ Hà Nội vẫn còn những quán trà xu đó. Lúc tôi ra Hà Nội lần đầu mấy thập niên trước thì cái ấn tượng về cái quán trà nhỏ bé nằm nép mình ở một góc phố trong những đợt gió lạnh. Đa số là cụ bà ngồi bán mà nếu có dịp hỏi thăm thì ai cũng đã bán mấy chục năm, ai cũng là người bán chè hàng chục năm trời có khi còn quá tuổi đời cũa họ nữa. Những biến thiên xã hội xảy ra về thế sự, về thiên tai trong lòng Hà Nội dường như đều đi qua trước mặt họ. Một chén trà nhỏ bé ăn một vài miếng đậu phộng hay vài viên kẹo hút vài hơi thuốc lào nó trở thành một cái gì đó rất riêng của Hà Nội.
000_Hkg4294740-400.jpg
 
Một quán trà ở lề đường Hà Nội, ảnh chụp năm 2010. AFP PHOTO.
 
Mặc Lâm: Cà phê vợt bị Trung Nguyên, Starbucks tấn công còn trà xu thì ai tấn công? Có lẽ do thói quen mà chúng ta cứ nghĩ sự đào thải đều do một sự việc nào đó tấn công chúng, chẳng hạn như Coca Cola đối với trà xu Hà Nội, anh có đồng ý với lập luận này hay không?
Trần Tiến Dũng: Bây giờ những quán chè của những người già vẫn tiếp tục bán nhưng có một cái khác là bên bàn, cái quầy bán chè nhỏ bé của họ có Coca Cola có Pepsi hay là một vài thức uống mới du nhập vào để kế bên. Chính màu sắc của những thức uống mới này nó làm cho người ta có cảm giác rằng cái quầy chè ở Phố Cổ đó đã đi ra khỏi cái không gian của Phố Cổ không còn giữ cái hình thức như xưa nữa rồi. Những người bán chè bây giờ họ bán ly lớn hơn chứ không phải trong những cái cốc đặc trưng của người Bắc xưa, thậm chí bây giờ khi mình ngồi xuống thì được hỏi là uống trà đá chứ không phải mặc nhiên rót một cốc trà nóng như ngày xưa nữa.
Mặc Lâm: Có lẽ anh nói giọng Nam nên bà cụ tưởng người miền Nam luôn ưu tiên cho trà đá chăng?
Trần Tiến Dũng: Không cần anh nói giọng Nam người ta mới hỏi anh uống trà đá hay không mà bây giờ chỉ thấy người trẻ ngồi xuống thì người ta sẽ biết rằng người đó sẽ uống trà đá mà trá đá là một phong cách hoàn toàn không có ở Hà Nội trước đây mà bây giờ nó lại thịnh hành ở Hà Nội như vậy. Tôi nhớ những hình ảnh vài năm trước có những quán chè ở Hà Nội có công chức chế độ này họ ra họ uống chè váo buồi sáng hoặc giữa buổi hoặc buổi trưa rồi sua khi mặc áo vest trở lại thì những người mạc 8 áo vest ở các công ty tư nhân vẫn ngồi trên những ghế súp đặt theo lề đường để uống chè nhưng không ai uống trà đá cả nhưng bây giờ trà đá bắt đầu trở thành món chính cho thấy bắt đầu có sự thay đổi giao lưu văn hóa trong thức uống cũng như thay đổi về thời tiết cũng như môi trường thay đồi thị hiếu của người Hà Nội, của gánh chè Hà Nội.
Theo những người bạn văn nghệ của tôi ở ngoài đó họ nói dần dần mất đi thôi. Hồi đó có thể tìm thấy ở mọi nơi chớ không riêng gì ở Phố Cổ. Bây giờ thỉnh thoảng mới có một vài hàng chè như vậy trên Phố Cổ nhưng có những người già, những người thất nghiệp, những người lao động họ tiếp tục uống chè bằng phong cách cũ còn dường như thế hệ mới bây giờ họ có ngồi xuống hàng chè thì họ cũng chọn những viên kẹo ngoại nhập hay là những món ngọt ăn dậm trong miệng hoặc là những thức uống mới.
Mặc Lâm: Cám ơn nhà văn Trần Tiến Dũng về những chia sẻ của anh.

THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ triển khai chiến đấu cơ ở Philippines giữa những căng thẳng về Biển Đông

Phi cơ tấn công mặt đất A-10 của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ  cho biết 5 phi cơ tấn công mặt đất A-10, 3 trực thăng H-60G và một phi cơ phục vụ biệt kích MC-130H sẽ được để lại ở Căn cứ Không quân Clark ở phía bắc Manila, Philippines.
Phi cơ tấn công mặt đất A-10 của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết 5 phi cơ tấn công mặt đất A-10, 3 trực thăng H-60G và một phi cơ phục vụ biệt kích MC-130H sẽ được để lại ở Căn cứ Không quân Clark ở phía bắc Manila, Philippines.
Sau cuộc thao dượt quân sự Mỹ-Philippines kéo dài 10 ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter hôm 14/4 cho biết 5 phi cơ tấn công mặt đất A-10, 3 trực thăng H-60G và một phi cơ phục vụ biệt kích MC-130H sẽ được để lại ở Căn cứ Không quân Clark ở phía bắc Manila, cùng 300 người của phi hành đoàn.
Động thái này được xem là để đối trọng lại vụ Trung Quốc chiếm giữ bãi Scarborough gây nhiều tranh cãi, mà nước này gọi là Hoàng Nham, từ tay của Philippines vào năm 2012. Nhiều nước cho rằng Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Bãi Scarborough chỉ cách Philippines khoảng 233 kilomet về phía tây.
Phi cơ A-10 là vũ khí hoàn hảo để Ngũ Giác Đài triển khai ở miền bắc Philippines, gần với bãi Scarborough. Loại A-10C đã được nâng cấp với công nghệ và vũ khí mới sẽ là mối đe dọa to lớn với bất cứ hành động khiêu khích nào mới của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có nhiều tranh chấp chủ yếu với Việt Nam và Philippines. Ngoài ra, loại phi cơ này còn có năng lực tấn công mà Mỹ và Philippines cần trong trường hợp có chiến sự ở khu vực cũng như cho việc lấy lại Scarborough.
Tuyên bố của Bộ trưởng Carter được đưa ra sau khi ông hủy bỏ chuyến thăm Bắc Kinh đã có trong kế hoạch giữa lúc Mỹ ngày càng quan ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông. Các quan chức bộ quốc phòng Mỹ nói nguyên nhân chính thức của việc hủy chuyến thăm là có những khó khăn về lịch trình.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói ông hy vọng động thái triển khai các phi cơ quân sự của Mỹ sẽ “ngăn ngừa các hành động không mong muốn của Trung Quốc”.
Tháng trước, Philippines nói họ sẽ dành cho Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự theo các điều khoản của một thỏa thuận quốc phòng mới được ký năm 2014.
Kể từ khi bắt đầu chiến lược xoay trục sang châu Á vào đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Ngũ Giác Đài đã tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực để đối trọng sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Theo WSJ, Forbes.

 http://www.voatiengviet.com/content/my-trien-khai-chien-dau-co-giua-nhung-cang-thang-ve-bien-dong/3287155.html

 

Việt Nam sẽ mua các chiến đấu cơ Su-35 trị giá 1 tỷ đôla của Nga?

Máy bay chiến đấu Su-35.
Máy bay chiến đấu Su-35.
Theo một nguồn tin trong Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho nhật báo Kommersant biết rằng không quân Việt Nam muốn mua một đội máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 của nước này.
Nguồn tin này tiết lộ, hợp đồng vũ khí có thể có giữa Nga và Việt Nam ước tính trị giá khoảng 1 tỉ đôla và có thể bao gồm việc chuyển nhượng tới 12 máy bay thế hệ 4++.
Quân đội Việt Nam đang từng bước ngưng sử dụng hơn 100 máy bay chiến đấu MiG-21 cũ kỹ do Nga chế tạo trong những năm tới và bắt tay vào một chương trình thay thế gây nhiều tốn kém.
Theo các phương tiện truyền thông Việt Nam, một số chuyên gia Nga cảnh báo rằng Việt Nam có thể không có đủ tài chính để mua máy bay chiến đấu bổ sung tại thời điểm quốc gia này đưa ra các cam kết cho các dự án khác.
Không quân Việt Nam hiện đang có 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2 đang hoạt động và dự kiến tiếp nhận thêm 4 máy bay chiến đấu vào cuối năm 2016.
Su-30 MK2 là một máy bay chiến đấu hoạt động trong mọi điều kiện  thời tiết, không kích tầm xa kết hợp công nghệ Su-35 và có thể sử dụng như một máy bay chiến đấu trên biển. Su-30MK2 có thể so sánh tương đương với máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ.
Lần đầu tiên Việt Nam ký hợp đồng mua 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2 vào năm 2003. Sau đó là các giao dịch quốc phòng khác vào năm 2009 và 2010 để mua thêm lần lượt 8 và 12 máy bay chiến đấu Sukhoi.
Hợp đồng mới nhất giữa Moscow và Hà Nội được ký kết năm 2013 gồm một nhóm 12 chiếc máy bay chiến đấu ước tính 600 triệu đôla.
Máy bay chiến đấu Nga, đặc biệt là Su-35, vẫn phổ biến ở Châu Á. Tháng 11 năm 2015, Trung Quốc và Nga đã ký một hợp đồng trị giá 2 tỉ đôla để mua 24 máy bay Su-35. Indonesia là một quốc gia châu Á khác có khả năng sẽ có được Su-35. Pakistan cũng bày tỏ quan tâm đến các máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.
Nguồn tin được Kommersant phỏng vấn cho biết rằng sự quan tâm ngày càng tăng đối với máy bay chiến đấu Su-35 xuất phát từ sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.
Nguồn tin này cho biết: “Ở Syria, chúng tôi đã đạt được hai mục tiêu. Một mặt, chúng tôi đã chứng minh khả năng chiến đấu của công nghệ quân sự của chúng tôi và thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặt khác, chúng tôi đã thử nghiệm hơn một nửa phi đội trong các điều kiện chiến đấu”.
Su-35 là một máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, động cơ đôi đã được nâng cấp siêu động cơ đa chức năng thế hệ thứ tư, trang bị 2 động cơ phản lực AL-117, và có tính năng công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Theo trang web của công ty Sukhoi, máy bay chiến đấu có thể được trang bị nhiều loại tên lửa dẫn đường không đối không và đất đối không (bao gồm cả tên lửa tầm xa) và tải trọng lên đến 8.000kg.
Điều thú vị là, Không quân Việt Nam được cho là cũng đang xem xét việc mua lại máy bay chiến đấu của phương Tây, trong đó có F-16, Gripen, Rafale và máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.
Một nhà thầu quốc phòng phương Tây nói trong buổi phỏng vấn với Reuters năm ngoái: “Có dấu hiệu cho thấy họ muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Nga. Quan hệ hữu nghị ngày càng tăng của họ với Hoa Kỳ và châu Âu sẽ giúp họ thực hiện điều đó”.
Theo The Diplomat, IHS Jane, Reuters 
 http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-se-mua-cac-chien-dau-co-su-35-tri-gia-1-ty-dola-cua-nga/3287932.html

Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của G7 về tranh chấp biển

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 14/4 nói “Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước công nghiệp G7 về vấn đề an ninh biển theo mục tiêu chung là bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, an ninh biển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Tuyên bố của Việt Nam được đưa ra 3 ngày sau khi các ngoại trưởng của nhóm G7 nói hôm 11/4 họ cực lực phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, những nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và một số nước khác.
Trong tuyên bố hôm 14/4, Việt Nam nêu đề nghị rằng "các bên có những đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
Trước đó hôm 12/4, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Philip Hammond cũng hoan nghênh tuyên bố của các ngoại trưởng G7.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền về cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông song thời gian gần đây đã phải chứng kiến thực tế là Trung Quốc ngày càng cải tạo và quân sự hóa các thực thể ở hai quân đảo này. Điều này lý giải vì sao phản ứng của Việt Nam ở thời điểm này rõ ràng hơn và hoàn toàn trái ngược với thái độ Trung Quốc thể hiện về tuyên bố của G7.
Hôm 13/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã triệu tập các đại diện ngoại giao của nhóm G7 đến để bày tỏ sự giận dữ của họ về tuyên bố của nhóm về khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. Tuyên bố này không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hôm 12/4 đã tố cáo nhóm G7 “thổi phồng các vấn đề hàng hải, đổ thêm dầu vào lửa làm gia tăng căng thẳng”.
Tuyên bố của các ngoại trưởng G7 được đưa ra hôm 11/4 ở Nhật Bản, nêu rõ: “Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng ép đe dọa hay khiêu khích đơn phương nào có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”.
Các ngoại trưởng cũng nói họ “quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”.
Theo Nhân Dân, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên.
 http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-hoan-nghenh-tuyen-bo-cua-g7-ve-tranh-chap-bien/3287265.html

Việt-Trung ‘khẩu chiến’ về chiến đấu cơ

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay ngang bầu trời đảo Hải Nam. Hình ảnh vệ tinh ImageSat ngày 7/4/2016 cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay ngang bầu trời đảo Hải Nam. Hình ảnh vệ tinh ImageSat ngày 7/4/2016 cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm.
Việt Nam “mạnh mẽ phản đối” Trung Quốc sau khi có tin Bắc Kinh điều 16 máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa, trong khi Trung Quốc nói Hà Nội cho chiến đấu cơ Nga bay ngang qua Trường Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay nói rằng việc Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa “là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định của khu vực”.
Ông Bình cũng kêu gọi Bắc Kinh “chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đưa các máy bay chiến đấu ra khỏi khu vực này, không tái diễn các hành động tương tự”.
Phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì trước tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trước đó, báo chí quốc tế dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã đưa 16 chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa hôm 7/4, và đây được coi là đợt triển khai lớn nhất của Bắc Kinh ra biển Đông.
Trong khi đó, cùng ngày, tờ Nhân dân Nhật báo điện tử của Trung Quốc đưa tin Hải quân Việt Nam vừa đưa ra một số hình ảnh cho thấy máy bay chiến đấu Su-30 sản xuất ở Nga bay trên khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Tờ báo do nhà nước quản lý này nói rằng từ các hình ảnh có thể nhìn thấy rõ ràng đường băng và những tòa nhà trên đảo. Nhân dân Nhật báo cũng lên tiếng cáo buộc Việt Nam chiếm giữ trái phép một số đảo ở Trường Sa.

Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội và Bắc Kinh “khẩu chiến”.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình năm ngoái, đôi bên đã nhiều lần lời qua tiếng lại, không còn kiêng nể như trước.
Cũng liên quan tới biển Đông, về thông tin Việt Nam và Philippines đang bàn bạc kế hoạch tuần tra chung trên Biển Đông, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết đến nay chưa có thông tin về vụ việc.
Ông Bình cho hay, hiện Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang có chuyến thăm Philippines.
Ông nói thêm: “Với chính sách đối ngoại cũng như chính sách quốc phòng vì hoà bình, độc lập tự chủ của mình, bất cứ hợp tác nào của Việt Nam với các bên đối tác cũng nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”.
 http://www.voatiengviet.com/content/viet-trung-khau-chien-ve-/3285388.html\


TQ triệu các nhà ngoại giao G7 để bày tỏ bất bình về Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Bắc Kinh đã triệu tập các đại diện ngoại giao của nhóm G7, tức các nước công nghiệp hoá hàng đầu, đến để bày tỏ sự giận dữ của họ về một thông cáo của nhóm các cường quốc về khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Trung Quốc hôm nay đã triệu tập các đặc sứ ngoại giao của các nước liên quan tới để nghiêm túc “xác định rõ” lập trường của họ về cuộc tranh chấp lãnh hải.
Thông cáo của G7 trong tuần này bày tỏ “lâp trường mạnh mẽ chống đối bất cứ hành động đơn phương nào đe doạ, cưỡng ép hoặc khiêu khích, nhằm thay đổi nguyên trạng và làm tăng căng thẳng”.
Thông cáo của G7 kêu gọi tất cả các nước liên quan hãy tự chế trong việc cải tạo đật, không xây thêm các chốt kiểm soát, và hãy tự chế trong việc sử dụng các cơ sở này vào các mục đích quân sự.
Thông cáo này không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hôm thứ Ba đã hồi đáp tuyên bố của G7, tố cáo nhóm này “thổi phồng các vấn đề hàng hải, đổ thêm dầu vào lửa làm gia tăng căng thẳng”.

Trung Quốc đồng thời bày tỏ “sự bất bình sâu sắc về những động thái liên quan của nhóm G7”.
 http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-trieu-cac-nha-ngoai-giao-g7-de-bay-to-bat-binh-ve-bien-dong/3284193.html
 

Các ngoại trưởng G7 phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông

Các vị ngoại trưởng khối G7 chụp hình lưu niệm tại Nhật Bản, ngày 10/4/2016.
Các vị ngoại trưởng khối G7 chụp hình lưu niệm tại Nhật Bản, ngày 10/4/2016.
Sau hội nghị ở Hiroshima, Nhật Bản, hôm 11/4, các ngoại trưởng của nhóm G7 tuyên bố họ phản đối mạnh mẽ sự khiêu khích ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, những nơi Trung Quốc đang lún sâu vào tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và một số nước khác.
Tuyên bố của các ngoại trưởng G7, nhóm gồm các nền kinh tế hàng đầu thế giới, nêu rõ: “Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng ép đe dọa hay khiêu khích đơn phương nào có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”.
Các ngoại trưởng cũng nói họ “quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”.
Tại hai vùng biển nêu trên, trong những năm gần đây Trung Quốc ngày càng hung hăng và mạnh bạo hơn trong việc khẳng định chủ quyền. Đặc biệt là ở Biển Đông, Trung Quốc đã cải tạo một số bãi đá, bãi san hô để củng cố cho tuyên bố của mình, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Philippines và một số nước khác cũng đòi chủ quyền về toàn phần hoặc một phần vùng biển.
Gián tiếp nhắc đến vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc, nhóm G7 cũng kêu gọi các nước tuân thủ luật hàng hải quốc tế và thực thi bất kỳ phán quyết có tính ràng buộc nào của các tòa án và tòa trọng tài. Manila đã đề nghị Tòa trọng tài Quốc tế ở La Haye phân xử tranh chấp với Bắc Kinh. Dự kiến sẽ có phán quyết vào tháng 6.
Chưa có tin tức về phản ứng của Việt Nam và Trung Quốc về tuyên bố của các ngoại trưởng G7.
Hội nghị G7 vừa qua bao gồm các ngoại trưởng của Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh và Mỹ, ngoài ra còn có một đại diện của Liên hiệp châu Âu. Hôm 9/4, ngoại trưởng Trung Quốc nói hội nghị G7 chớ nên “thổi phồng” vấn đề ở hai vùng biển có tranh chấp.
Ông Malcom Davis, nhà phân tích kỳ cựu tại Viện Chính sách Chiến lược Australia ở Canberra, cho rằng: “G7 đang có những cử chỉ để làm rõ với Trung Quốc rằng nếu họ làm gì hơn nữa, sẽ có cái giá phải trả. Tuyên bố của G7 mang lại cho Mỹ một cơ sở vững mạnh hơn nhiều để Mỹ đi đến với các đồng minh chủ chốt, gồm cả Australia, và làm cho họ hành động nhịp nhàng cùng với Mỹ”.
Ông Davis cho rằng Mỹ muốn vận động sự ủng hộ chính trị quốc tế trước khi tòa La Haye ra phán quyết về vụ khiếu nại của Philippines đối với Trung Quốc. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm đi đến một tuyên bố tương tự của Liên Hiệp Quốc sẽ bị chận đứng bởi Trung Quốc, là một hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Ông Davis nhận định: “Tuyên bố của G7 có lẽ là điều tốt nhất mà Mỹ có thể có được vào giai đoạn này”.
Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí khổng lồ, đồng thời là nơi lượng thương mại trị giá khoảng 5 nghìn tỷ đôla đi qua bằng vận tải biển hàng năm.
Theo SCMP, Bloomberg
 http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-g7-phan-doi-su-khieu-khich-o-bien-dong/3279362.html


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm hàng không mẫu hạm ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (mặc áo sơ-mi xanh, ở giữa) xem phi cơ cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (mặc áo sơ-mi xanh, ở giữa) xem phi cơ cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 15/4/2016.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã đi thăm một chiến hạm của Hoa Kỳ đang đi trong vùng Biển Đông hôm 15/4 để nhấn mạnh đến cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh trong khu vực đó.
Phát biểu với các phóng viên trên hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis, ông Carter nói Hoa Kỳ “có ý định tiếp tục đóng một vai trò trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực này”.
Hoa Kỳ từng tuyên bố đã gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông và khu vực châu Á Thái Bình Dương rộng lớn hơn để bày tỏ sự ủng hộ cho các đồng minh và không nhắm mục tiêu và một quốc gia nào cả. Theo ông Carter, mục tiêu là để gìn giữ hòa bình và ổn định cho tất cả mọi người.
“Đây chỉ là một phần của một mạng lưới rộng lớn hơn về an ninh mà Hoa Kỳ là một thành phần, và đó là chìa khóa để gìn giữ hòa bình và ổn định ở đây và trong suốt tương lai ở đây. Đó là điều chúng tôi mong muốn cho tất cả mọi người, kể cả Trung Quốc”.
Có khoảng 5.000 thủy thủ trên tàu Stennis và khoảng 75 máy bay trong đó có 50 phản lực cơ chiến đấu F-18.
Bình luận về một vụ phóng phi đạn bất thành của Bắc Triều Tiên có ý mừng sinh nhật của chủ tịch lập quốc nước này vào thứ Sáu, ông Carter nói trong khi Hoa Kỳ coi vụ phóng là không thành công, “nó vẫn là một hành động khiêu khích khác của Bắc Triều Tiên trong một khu vực không cần đến thái độ như thế”.
Vụ phóng diễn ra vào lúc hai nước Triều Tiên tăng cường tranh cãi trong khi Bình Nhưỡng nổi giận vì các cuộc thao diễn quân sự giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên mà Bắc Triều Tiên gọi là tập dượt để xâm lăng.
Trước đó trong ngày thứ Sáu ở Philippines, ông Carter tuyên bố tại một lễ bế mạc cuộc thao diễn tác chiến chung Balikan giữa Hoa Kỳ và Philippines rằng Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục đứng lên bênh vực an ninh và các quyền tự do của chúng ta và của bạn bè và đồng minh chúng ta”.
Ông nói những hoạt động như các cuộc thao diễn quân sự chung là rất quan trọng để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực.
Ông Carter hôm 14/4 tiết lộ rằng quân đội Hoa Kỳ đang gia tăng sự hiện diện trên bán đảo bằng các lực lượng và thiết bị luân phiên. Ông Carter nói cuộc tuần tra chung ở Biển Đông được tiến hành vào tháng 3. Các giới chức quốc phòng nói một cuộc tuần tra chung lần thứ hai đã hoàn tất vào đầu tháng 4.
Trung Quốc phản đối hôm thứ Sáu và nói rằng Hoa Kỳ đang có một “đường lối lệch lạc” thiên vị các đối thủ của Trung Quốc về lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc nói thêm rằng không có gì lay chuyển được quyết tâm của họ bảo vệ lãnh hải mà họ đòi chủ quyền.
Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, và đã ráo riết tiến hành việc xây dựng đảo và các cuộc tuần tra trong vùng nước mà các nước khác cũng đòi chủ quyền.
Chuyến thăm hôm thứ Sáu của ông Carter là chuyến thăm thứ nhì của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến một chiến hạm của Mỹ trong vùng biển có tranh chấp. Tháng 11 năm ngoái, ông đã thăm chiến hạm USS Theodore Roosevelt khi tàu đến phía tây bắc đảo Borneo. Trong chuyến thăm đó, ông Carter thừa nhận việc ghé thăm của ông đã được chú ý vì các căng thẳng trong khu vực về tranh chấp biển đảo.
 http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-quoc-phong-my-tham-hang-khong-mau-ham-o-bien-dong/3287241.html


Bảo tồn xác ướp Lenin hết bao nhiêu tiền?

  • 14 tháng 4 2016

Xác ướp của Lenin 
Image copyright Getty
Image caption Xác Lenin, chụp năm 1991, đã được trưng bày trong tủ kính tại Quảng trường Đỏ ở Moscow hơn 90 năm
Chính phủ Nga vừa tuyên bố năm nay họ sẽ chi tiêu tới 13 triệu rúp, tương đương 200.000 đôla, để bảo tồn xác ướp của Lenin.
Số tiền này, được công bố trên trang của Cơ quan Mua sắm Nhà nước, sẽ được dùng để bảo tồn xác ướp của cố lãnh tụ Nga trong tình trạng mà trang mạng của cơ quan này gọi là "giống như thật".
Thông báo nói công việc phải làm là có "tính chất y tế sinh học", và ngân sách liên bang sẽ chi trả cho việc này. Vẫn theo thông báo này thì đã tìm được người cung cấp dịch vụ, mặc dù chưa được nêu danh.
Một phòng thí nghiệm có tên Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Kỹ thuật Y tế Sinh học Nga đã tiến hành mọi sửa chữa với xác ướp của Lenin kể từ khi xác ướp này được trưng bày tại Quảng trưởng Đỏ ở thủ đô Moscow từ năm 1924.
Vào những năm hậu Liên Xô đã có nhiều kêu gọi đem xác Lenin đi chôn thay vì trưng bày trong một tủ kính cho công chúng vào thăm viếng.

Quảng trường ĐỏImage copyright EPA
Image caption Xác Lenin được đặt tại Quảng trường Đỏ từ năm 1924, trừ giai đoạn được tạm di tản tới Siberia trong chiến tranh
Một thăm dò dư luận trên mạng mới đây với hơn 8.000 người Nga cho thấy 62% ủng hộ việc chôn cất ông tử tế, mặc dù ý kiến này trước đó đã bị Điện Kremlin bác bỏ.
Tin về ngân sách chi tiêu cho việc bảo tồn xác Lenin đã không được chào đón vui vẻ trong số những người sử dụng mạng xã hội.
Trên trang web Komsomolskaya Pravda một số người đã tỏ thái độ xót xa vì chi phí cho việc giữ một "xác ướp" để trưng bày, trong khi những người khác thì phàn nàn là chính Lenin có lẽ đã phản đối việc đối xử với ông như một "thần tượng".
Một người mỉa mai gợi ý rằng những người cộng sản hy vọng nhân bản vị lãnh tụ Bolshevik nếu có khi nào đó họ trở lại cầm quyền và một người khác thì nói rằng nếu họ đem ông đi chôn thì trước hết nên đào xác lãnh tụ hậu Liên Xô, Tổng thống Boris Yeltsin, lên.

Cuộc đời Vladimir Lenin (1870-1924)


Image copyright
Image caption Hình các lãnh tụ cộng sản tại cuộc diễu binh ở Quảng trường Đỏ, Moscow thời Liên Xô
Lenin là một trong số các nhân vật chính trị và nhà tư tưởng cách mạng hàng đầu của Thế kỷ 20, người đã tạo ra cuộc chiếm quyền của phái Bolshevik tại Nga năm 1917 và trở thành nguyên thủ đầu tiên của Liên Xô.

Image copyright Ria Novosti
Image caption Thương nhớ Lenin
Vladimir Ilich Ulyanov ra đời ở Simbirsk bên dòng sông Volga ngày 22/04 năm 1870 trong một gia đình có học.
Ông học giỏi hồi nhỏ và vào trường luật để tiếp tục học lên. Nhưng tại đại học, ông tiếp thu tư tưởng cấp tiến, bị tác động và ảnh hưởng mạnh bởi vụ người anh trai (Alexander) bị xử tử do tham gia một nhóm cách mạng Nga (nhóm Ý Dân).
Bị đuổi học vì tư duy cực đoan, ông tốt nghiệp khoa luật với tư cách sinh viên ngoại khóa năm 1891.
Đến St Petersburg và trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp, ông bị bắt và đầy đi Siberia, nơi ông cưới Nadezhda Krupskaya.
Sau khi hết hạn đi đầy và lấy bí danh là Lenin (từ 1901), ông chủ yếu sống tại Tây Âu trong hơn một thập niên sau đó và trở thành một trong số nhân vật hàng đầu của phong trào cách mạng quốc tế, thủ lĩnh phái 'Bolshevik' trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga.
Năm 1917, nước Nga kiệt quệ vì Thế Chiến 1 là môi trường chín muồi cho thay đổi. Người Đức hỗ trợ Lenin với hy vọng ông sẽ làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của Nga và giúp ông về nước.
Sau khi trở về Nga trên chuyến tàu đêm do Đức tổ chức, ông đã hoạt động chống lại chính phủ lâm thời vừa mới lật đổ chế độ Nga hoàng.
Sau đó, ông dẫn dắt cuộc đảo chính mà sau được gọi là Cách mạng Tháng 10.

Image copyright AFP
Image caption Người đóng vai Lenin ngày nay tại Nga
Ngay sau đó, Nga rơi vào nội chiến 3 năm liền và phái Bolshevik đã chiến thắng, kiểm soát toàn bộ đất nước.
Trong thời gian có cuộc cách mạng, chiến tranh và nạn đói, Lenin đã tỏ ra sự khinh thường tới lạnh người trước đau khổ của vô số đồng bào ông và đàn áp đối lập không nương tay.
Dù là người tàn nhẫn, Lenin cũng có đầu óc thực tiễn. Khi mô hình xã hội chủ nghĩa khiến kinh tế Nga ngưng trệ, ông đã áp dụng chính sách Kinh tế Mới và cho phép một phần hoạt động kinh doanh tư nhân.
Chính sách này được tiếp tục vài năm sau khi ông qua đời.
Năm 1918, Lenin thoát chết trong đường tơ kẽ tóc khi bị ám sát nhưng cũng bị thương nặng.
Sức khỏe ông suy yếu dần và năm 1922 ông bị một cú đột quỵ và không bao giờ phục hồi toàn bộ.
Trong những năm sắp qua đời, Lenin tỏ ra lo ngại về bộ máy ngày càng quan liêu hóa của chế độ và quyền lực ngày càng tăng của người sau đó sẽ kế nhiệm ông là Joseph Stalin.
Lenin chết ngày 24 tháng 1 năm 1924 và thi hài được ướp để cho vào lăng tại Hồng trường, Moscow.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160414_lenin_body_preserve_cost



Trở về Hòn Ngọc Viễn Đông hay xóa bỏ văn hóa?

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-04-16

thuvienhcm-622.jpg
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Courtesy thuvientphcm.gov.vn

Khi việc đề nghị đốn hạ 300 cây cổ thụ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng chưa kịp lắng xuống thì những ngày qua, thông tin về một phần của Thư viện Khoa học thành phố sẽ bị “xẻ đất” để giao cho một doanh nghiệp tư nhân nhằm mục đích xây cao ốc tiếp tục gây hoang mang cho người dân trong nước.
Đặc biệt, dư luận có sự liên kết giữa hai sự việc với câu phát biểu của ông Đinh La Thăng về việc “mong TP Hồ Chí Minh trở về vị trí số 1 Đông Nam Á” và nhiều người tự hỏi: phải chăng xóa bỏ những di tích văn hóa lịch sử là một trong những cách trở về với tên gọi Hòn Ngọc Viễn Đông?

Xóa bỏ văn hóa đọc?

Tuy chỉ mới là dự định, và chưa có quyết định chính thức từ Sở qui hoạch kiến trúc và UBND TP, nhưng thông tin việc xây cao ốc trong khuôn viên của Thư viện Khoa học Thành phố đã gây nhiều bức xúc cho những người quan tâm đến việc bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử của đất nước. Không những thế, các trang mạng xã hội đồng loạt lên tiếng cho rằng việc xẻ đất để xây cao ốc trong khuôn viên thư viện là một việc làm đi ngược lại với việc bảo tồn lịch sử dân tộc, và xem thường văn hóa của một đất nước.
Một tuyên ngôn trắng trợn, xóa bỏ văn hóa rồi còn gì. Chỉ có thể nói được thế thôi. Nếu quả thật bán đi để tiêu, mà sách vở thì cho, nhét vào chỗ khác thì là một việc xóa bỏ văn hóa. Ngạc nhiên và quá đau xót.
-GS Nguyễn Huệ Chi
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cổ, trung và cận đại, nguyên trưởng phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại khi nghe thông tin này đã thốt lên rằng:
“Thế thì đau đớn quá. Nghĩa là thời buổi này người ta không cần văn hóa và khoa học nữa rồi. Một tuyên ngôn trắng trợn, xóa bỏ văn hóa rồi còn gì. Chỉ có thể nói được thế thôi. Nếu quả thật bán đi để tiêu, mà sách vở thì cho, nhét vào chỗ khác thì là một việc xóa bỏ văn hóa. Ngạc nhiên và quá đau xót.”
Trong khi giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng đó là một xóa bỏ văn hóa, thì Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa VN bày tỏ sự lo ngại trước một văn hóa đọc đang ngày càng đi xuống của xã hội Việt Nam. Tuy chưa được nghe thông tin chính thức, nhưng giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết ông sẽ không đồng tình với kế hoạch này:
“Nếu việc này có thật thì tôi không đồng ý, tôi phản đối chủ trương đó. Thư viện Tổng hợp cũng không rộng rãi gì, mà bây giờ văn hóa đọc của Việt Nam đang đi xuống. Cho nên cái việc lấy thư viện để làm cao ốc, chỗ ở, hay kinh doanh thì tôi thấy không hợp lý.”
Nói thêm về điều mà ông gọi là văn hóa đọc, Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết rằng “phần đông sinh viên Việt Nam ngày nay rất lười đọc.”
“Tất nhiên là bây giờ thì có internet, có đủ thứ, nhưng nói gì thì nói, một cuốn sách khi mới ra, cầm nó trong tay, có cảm giác rất thích thú, nhất là mùi thơm của giấy. Không phải là bây giờ mọi người nói internet thì có thể thay được tất cả. Không thay được hết đâu. Thế thì có thể không chủ quan lắm, tôi cho rằng văn hóa đọc của Việt Nam đang đi xuống.”

Yếu tố làm nên Hòn Ngọc Viễn Đông

Tân bí thư thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh bên hành lang Quốc hội vào ngày 19 tháng 2 vừa qua, đó là ông mong muốn TPHCM phải giành lại vị trí số 1 Đông Nam Á.

cay-xanh-sg-622.jpg
 
Hơn 20 người dân tại Sài Gòn hôm 26/3 tập trung tại khu vực đường Tôn Đức Thắng để phản đối việc chặt một số cây cổ thụ tại đó để triển khai dự án giao thông.
Hơn một tháng sau đó, ngày 23 tháng 3, cơ quan quản lý đường sắt đô thị TPHCM ra thông báo sẽ đốn hạ 300 cây cổ thụ trên đường Tôn đức Thắng để phục vụ cho dự án giao thông gồm tuyến tàu điện ngầm, cầu Thủ Thiêm 2, nhà ga Ba Son.
Và như vừa nêu là thông tin về một dự án cao ốc 20 tầng, cao khoảng 80m sẽ được xây trong khuôn viên Thư viện KHTH TP với chức năng làm văn phòng, khách sạn.
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã nói rằng, khi người Pháp xây dựng Sài Gòn, thì đã đi trước tất cả, từ Hồng Kong cho đến Singapore còn thua kém nhiều. Để có được Hòn Ngọc Viễn Đông của Đông Nam Á là Việt Nam lúc bấy giờ, họ đã xây dựng những kiến trúc cũng như quy hoạch những con đường trong đó nhiều cây xanh:
“Tôi nghĩ là kiến trúc lớn như vậy thì không phải chỉ có toà nhà, mà là cả một khuôn viên. Bất cứ một công trình nào xây thì cũng sẽ phá tổng quan của kiến trúc đó. Tôi nghĩ là ý thức của vấn đề, về văn hóa cũng như lịch sử rất kém. Phải tôn trọng tất cả những kiến trúc có giá trị vừa văn hóa vừa lịch sử. Thư viện đó mà không tôn trọng thì vấn đề học tập sẽ rất kém, không phát triển được.”
Tôi nghĩ là kiến trúc lớn như vậy thì không phải chỉ có toà nhà, mà là cả một khuôn viên. Bất cứ một công trình nào xây thì cũng sẽ phá tổng quan của kiến trúc đó. Tôi nghĩ là ý thức của vấn đề, về văn hóa cũng như lịch sử rất kém.
-TS Nguyễn Nhã
Thế nhưng, giờ đây, theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nếu nói đến từ Hòn Ngọc Viễn Đông hay vị trí số 1 Đông Nam Á thì đó là cái thưở rất xưa rồi.
Nhắc đến câu nói của ông Đinh La Thăng, Giáo sư Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh rằng muốn Sài Gòn quay trở lại là Hòn Ngọc Viễn Đông, nhưng một trong những yếu tố làm nên Hòn Ngọc Viễn Đông chính là hàng cây xanh, là thư viện. Và ông đặt câu hỏi rằng: “như thế, có phải đi đang ngược lại với lời mình nói hay không?”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng chia sẻ rằng, những vết tích còn lại ở Sài Gòn và cả Hà Nội, như hàng cây xanh, thư viện chính là những hình ảnh làm nên bản sắc riêng của hai thành phố này. Theo ông, việc không gìn giữ được những yếu tố lịch sử văn hóa đã chứng tỏ một tầm nhìn rất thấp của những người lãnh đạo đất nước.
Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra. Một vị đại diện Hội đồng Nhân dân TP trả lời truyền thông trong nước rằng đang chờ báo cáo của UBND TP về dự tính quy hoạch xây cao ốc trên đất thư viện như vừa nêu.
Những người quan tâm đến việc bảo tồn văn hóa lịch sử của đất nước như Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và dư luận đều hy vọng rằng thế hệ sau này vẫn còn được biết đến Thư viện Khoa học Tổng hợp, một trong những biểu tượng văn hóa còn lại của Hòn Ngọc Viễn Đông trước đây.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/back-to-far-east-pearl-or-eradication-cl-04162016072446.html

Gia đình Tổng thống Obama thu nhập bao nhiêu?

Tổng thống Obama và phu nhân trong một sự kiện nhân Lễ Phục sinh ở Nhà Trắng hôm 28/3.
Tổng thống Obama và phu nhân trong một sự kiện nhân Lễ Phục sinh ở Nhà Trắng hôm 28/3.

Tổng thống Obama và phu nhân thu nhập hơn 436 nghìn đôla trong năm ngoái, và dành tới 64 nghìn đôla cho từ thiện.
Theo hồ sơ hoàn thuế năm 2015 của đệ nhất gia đình Hoa Kỳ, do Nhà Trắng công bố  hôm qua, phần lớn thu nhập trên là từ khoản lương gần 400 nghìn đôla của ông Obama.
Năm ngoái, gia đình ông Obama trả tiền thuế liên bang là hơn 81 nghìn đôla, đồng nghĩa với tỷ lệ đóng thuế là 18,7%.
Thu nhập của gia đình đương kim tổng thống Mỹ giảm dần kể từ năm 2012, và chủ yếu do sự sút giảm số sách bán ra của ông Obama.
Năm qua, “ông chủ” Nhà Trắng kiếm được khoảng 56 nghìn đôla từ việc bán sách.
Với khoản hơn 60 nghìn đôla, gia đình ông Obama đã dành gần 15% thu nhập để làm từ thiện.
Khoản tiền lớn nhất, 9 nghìn đôla, dành cho một quỹ hỗ trợ các quân nhân bị thương và gia đình họ.
Ngoài gia, ông bà Obama còn dành 5 nghìn đôla để tặng cho quỹ tưởng nhớ con trai của Phó Tổng thống Joe Biden, qua đời vì ung thư não năm ngoái.
Vợ chồng tổng thống Mỹ sẽ nhận lại khoảng 22 nghìn đôla tiền thuế liên bang trả quá.
Số tiền thu nhập của gia đình ông Obama giảm đi mỗi năm trong 4 năm qua.
Thu nhập năm 2012 là 608.611 đôla; 481.098 đôla năm 2013; 477.383 đôla năm 2014 và 436.065 đôla năm 2015.
Theo CNN, CBS
 http://www.voatiengviet.com/content/gia-dinh-tong-thong-obama-thu-nhap-bao-nhieu/3288727.html

No comments:

Post a Comment