Nguyễn Đình Phùng - Phạm Hữu Phước / Chuyện tù cải tạo
Tôi vừa ra phi trường đón Phước về. Chúng tôi không gặp nhau đã hơn ba mươi mấy năm. Tôi chỉ nghe nói Phước vượt biên nhiều lần nhưng không thoát, bị giam cầm nhiều năm. Cứ mỗi lần được thả ra, Phước lại tìm đường trốn, đến lần thứ bảy hay thứ tám gì đó, Phước mới sang được Úc, định cư tại đây và trở lại được hành nghề bác sĩ tại Melbourne. Tôi không tưởng tượng được có ngày nghe lại giọng nói của Phước qua đầu dây điện thoại, hẹn sẽ sang chơi và đến thăm nhà. Tiếng cuời vẫn vui, tiếng nói vẫn sang sảng, như ngày nào chúng tôi cùng ở chung nhà, học thi để lên lớp cuối năm, đã ba mươi mấy năm trước.
(Câu Chuyện Tù Cải Tạo Của Một BS Quân Y)
Phước nhìn tôi mỉm cười:
- Cậu đói lắm hay sao mà thúc vợ cậu làm cơm dữ vậy?
Tôi vừa ra phi trường đón Phước về. Chúng tôi không gặp nhau đã hơn ba mươi mấy năm. Tôi chỉ nghe nói Phước vượt biên nhiều lần nhưng không thoát, bị giam cầm nhiều năm. Cứ mỗi lần được thả ra, Phước lại tìm đường trốn, đến lần thứ bảy hay thứ tám gì đó, Phước mới sang được Úc, định cư tại đây và trở lại được hành nghề bác sĩ tại Melbourne. Tôi không tưởng tượng được có ngày nghe lại giọng nói của Phước qua đầu dây điện thoại, hẹn sẽ sang chơi và đến thăm nhà. Tiếng cuời vẫn vui, tiếng nói vẫn sang sảng, như ngày nào chúng tôi cùng ở chung nhà, học thi để lên lớp cuối năm, đã ba mươi mấy năm trước.
Phước nhấp ngụm nước:
- Trong khi đợi vợ cậu làm cơm, để tôi kể cho cậu nghe chuyện tôi ở tù sau ngày Phước Long thất thủ.
- Ừ! Nghe cậu kêu đói, tôi sẽ tả cho cậu biết cái đói thực sự nó ra thế nào.
Phước có tài kể chuyện. Tôi nhớ đến những ngày xưa cũ, khi ở chung, Phước kể chuyện rất có duyên. Những câu chuyện được xếp đặt thứ tự, mạch lạc đầu đuôi, có mở đầu, dẫn nhập, rồi vào chuyện, chi tiết lớp lang như theo một dàn bài. Tôi nhìn Phước, hít một hơi dài, mắt lim dim như muốn tìm đầy đủ những kỷ niệm, những cảm xúc của năm xưa. Phước như người cẩn thận, ngăn nắp tôi từng biết, không muốn mất đi một ký ức nào đã ghim sâu vào tâm khảm, như người hằng ba mươi mấy năm nay đã chờ đợi để ngày hôm nay gặp lại, kể cho tôi nghe những câu chuyện của đời mình đã trải qua.
Phước cất tiếng:
- Cậu biết không? Cuộc đời có những ngã rẽ không thể ngờ được. Ai cũng có định mệnh của mình. Không thể nào tránh khỏi được.
Nhiều đêm sau này trong tù tôi vẫn nghĩ đến điều đó. Là nếu tôi không nhất định giữ đúng ngày phép hạn định của mình, ở lại Sài Gòn, không trở lại Phước Long, tôi đâu có bị những hoạn nạn kinh khủng đến như vậy. Cậu còn nhớ hồi ra trường, cậu đi Tây Ninh còn tôi đi bệnh viện Phước Long. Tôi được đi phép một tuần về Sài Gòn trước ngày Việt Cộng đánh Phước Long. Vợ tôi khóc quá mức khi thấy tôi nhất định giữ đúng ngày phép, ra trình diện lại ở Cục Quân Y. Bố vợ tôi cũng ngăn, nói tình hình nguy kịch quá rồi, ở nhà luôn đi, đừng lên Phước Long nữa.
Phước thở dài:
- Cậu biết, tính mình hồi đó còn tuổi trẻ, bồng bột, đâu biết tính toán gì. Tôi không thích làm điều gì sai quấy, hạn phép nghỉ chỉ một tuần, hết hạn là mình ra trình diện, không muốn trốn ở lại.
Tôi đến Cục Quân Y lúc đó là buổi chiều. Chiếc trực thăng đậu trong bãi đáp đang sửa soạn để cất cánh bay chuyến chót, bổ xung người cho bệnh viện tiểu khu Phước Long. Toán sĩ quan trợ y, y tá đã ngồi đầy không còn một chỗ trống trên đó. Trung tá y sĩ Liễn đích thân đưa tôi ra và hạ lệnh cho trực thăng khoan cất cánh. Ông chỉ tay vào người sĩ quan trợ y ngồi sát bìa:
- Em đi xuống để chỗ cho bác sĩ Phước lên.
Người thiếu úy trợ y khuôn mặt trẻ măng chắc mới ra trường vội vàng đi xuống, không dấu được vẻ mừng rỡ. Tôi sửa soạn để trèo lên trực thăng và ánh mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi nhìn được sự sung sướng của người trợ y, như một kẻ sắp bước chân vào địa ngục được trở lại trần thế. Ai cũng biết Phước Long sắp mất trong nay mai và bị gọi để đi lên Phước Long được coi như lãnh án tử hình. Vận mệnh của chúng tôi đã trao đổi cho nhau trong giây phút đó, trong luồng ánh mắt gặp nhau buổi chiều hôm đó!
Tôi không hiểu người thiếu úy trợ y được thoát chuyến bay cuối cùng đi lên bệnh viện tiểu khu sau này ra sao? Anh có thoát được những hiểm nghèo khác không trong những ngày sau chót của cuộc chiến? Anh đã chết trong một trận đánh nào khác? Hay anh đã bình yên và an lành sống một cuộc đời hiền hòa ở Hoa Kỳ, ở Úc hay một chỗ nào đó trên khắp quả địa cầu? Nhưng tôi biết, tôi đã lấy chỗ của anh để bước chân vào địa ngục. Vì vận mệnh của tôi đã sắp đặt để sự việc xảy ra như thế, để tôi phải bị đọa đầy trong mấy năm trời đằng đẵng, dài như cả một đời người!
Phước ngồi thừ một lúc, không nói gì. Một lúc sau Phước bật cười:
- Ừ! Cậu biết không? Tôi lâu lâu vẫn nghĩ có ngày nào mình đi đâu đó, rồi gặp lại anh chàng trợ y mình đã hoán đổi định mệnh ba mươi mấy năm trước. Mình muốn biết anh chàng sau này ra sao? Cuộc đời hắn thế nào? Cũng hay đấy chứ nhỉ?
Phước lắc lắc đầu mấy cái, như muốn đánh đuổi ý nghĩ đó ra khỏi đầu:
- Để tôi kể tiếp cho cậu nghe. Cậu còn nhớ Trần Kim Phẫn không? Nó ra trường về cùng bệnh viện tiểu khu với tôi. Chắc cậu không biết điều này vì nó dấu kín với tất cả mọi người. Chỉ tôi ở với nó trên Phước Long mới được biết. Cậu không thể ngờ được là nhà nó nghèo đến thế nào. Ba nó đạp xích lô nuôi nó ăn học. Phẫn vào được trường y khoa, nó học rất giỏi vì chỉ ở trong nhà thương không bao giờ về nhà. Lý do là nhà nó kinh khủng quá, ở trong nhà thương ăn ở đầy đủ, lại có cơ hội thực hành nhiều, nên nó không về nhà nữa. Tôi đã nghĩ chỉ mình mới gặp nhiều hoạn nạn, nhưng Phẫn, định mệnh của nó còn thê thảm hơn nhiều. Cậu còn nhớ tuy nó là người bạn tốt, nhưng lại có biệt danh kỳ quái là Phano vì lúc nào cũng dễ phẫn nộ. Nhưng trong sự giận dữ của Phẫn tôi thấy một niềm đau đớn nào đó. Có lẽ Phẫn đã linh cảm được cái chết sắp đến của mình.
Chiều hôm đó, chiếc trực thăng vừa đáp xuống bệnh viện tiểu khu, tôi đã thấy Phẫn vội chạy ra. Thấy tôi bước xuống, Phẫn nhào lại nắm lấy vai tôi lắc mạnh:
-Trời ơi! Mày sao ngu quá vậy Phước! Tao đã mừng tưởng mày được đi phép là thoát rồi. Sao không ở lại luôn lên làm gì?
Phẫn la hét chửi tôi, cơn tức giận không dấu được như bừng bừng bốc lửa. Phẫn đánh mạnh vào tay tôi làm tôi đau điếng. Phẫn như người cuồng điên, sự phẫn nộ tràn ra ào ạt. Nhưng trong ánh mắt giận dữ của Phẫn, tôi thấy được những lo âu, sợ hãi. Những xúc cảm mãnh liệt của Phẫn không dấu được sự kinh hoàng của người biết trước được định mệnh của mình, nhưng hầu như còn được chút an ủi là người bạn thân đồng khóa đã may mắn được về phép trước khi Việt Cộng tấn công Phước Long, tưởng là thoát khỏi hiểm nghèo. Nay thấy tôi đột nhiên xuất hiện trên chuyến trực thăng chót đưa người lên bệnh viện tiểu khu, đưa đầu vào chỗ chết, bảo sao Phẫn không nổi điên lên được!
Phước không nói nữa. Một lúc sau, Phước nghẹn ngào, nói ngắn gọn:
- Đêm đó, Việt Cộng tấn công, Phẫn chết ngay trong đợt pháo kích đầu tiên.
Phước nhìn tôi, lắc đầu:
- Tôi định kể cho cậu câu chuyện về đói cơ mà! Vợ cậu chắc làm cơm sắp xong. Những chuyện khác trong trận đánh Phước Long, tôi sẽ lần lượt kể sau cho cậu nghe, nhưng trong đêm Phẫn chết đó, tôi cũng bị thương nặng ở đùi. Và trở thành tù binh, cùng với bao nhiêu người lính khác bị Việt Cộng bắt sau trận đánh. Chúng tôi bị giam, bị bỏ đói, tôi không biết bao nhiêu ngày nữa. Vết thương đùi của tôi làm độc, tôi không còn hơi sức, nằm một chỗ, nhức nhối đau đớn đến cùng cực. Đàn ruồi bay vo ve theo tôi hàng mấy ngày rồi vì mùi thịt thối xông lên nồng nặc. Những người tù binh khác đều dạt ra xa vì không muốn phải ngửi mùi kinh khủng này. Chính tôi lúc nào cũng buồn nôn muốn ói vì cái mùi ghê tởm ngày đêm bao phủ lấy mình. Tôi không đi được, phải dùng hai cùi chỏ để lết. Nhưng sau cùng lết cũng không được vì mấy ngày không ăn đã kiệt lực không còn hơi sức. Tôi chỉ còn cách nằm yên, nhắm mắt lại, cố gắng để quên cái đau và cơn đói đang hành hạ.
Bỗng dưng một mùi thơm lạ lùng thoảng vào mũi tôi. Chừng như mùi hôi thối từ vết thương đùi cũng không đánh át được mùi thơm này. Tôi mở mắt ra và thấy một anh lính địa phương quân tù binh đang được người mẹ cho ăn cháo. Bà mẹ nấu ít cháo đem đến cho con ăn. Tôi không hiểu sao bà được Việt Cộng cho phép vào và đến thăm đứa con. Nhưng tôi không muốn tìm hiểu gì thêm. Vì cơn đói như được mùi cháo thơm làm bùng dậy mạnh mẽ. Cái đói cồn cào, thôi thúc, còn hơn cả cơn đau vết thương đang hành hạ. Tôi không thể nhịn được và như trong cơn mơ, tôi thấy tôi lết lại dần chỗ có mùi thơm kỳ diệu kia. Mắt tôi không thể rời ra khỏi tô cháo anh lính đang đưa vào miệng húp. Cơn đói càng lúc càng tăng lên làm tôi run bần bật. Mắt tôi hoa lên, mồ hôi ra ướt đẫm trán nhưng tôi cố gắng để chặn mình không mở miệng ra xin ăn cháo. Cả đời tôi chưa bao giờ bị đói. Và tôi chưa hề một lần mở miệng xin xỏ ai, dù là bất cứ điều gì. Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi, đến tổ tiên dòng họ, ngay thẳng chân chính, không hề quỵ luỵ ai, lúc nào cũng giữ lưng cho thẳng, có bao giờ mở miệng van xin dù có chết đi chăng nữa. Và tôi đang nằm đây, mắt không chớp nhìn vào tô cháo, đánh nhau với chính mình, cố gắng bậm môi đến gần bật máu để không mở miệng xin ăn cháo.
Nhưng cái đói không để yên, sự hành hạ đã quá mức, tôi không thể chịu nổi nữa. Tôi nghe tiếng mình nói, thều thào: "Cho... xin... chút... cháo!" Anh lính địa phương quân tù binh không quay đầu lại, tiếp tục húp cháo. Nhưng bà mẹ quay sang tôi, hung dữ:
- Cháo này tôi cho con tôi, thừa đâu cho anh!
Bà bĩu môi, hất tay như muốn xua tôi đi chỗ khác. Tôi thấy quay cuồng, cơn đói, cơn đau vết thương và nỗi nhục nhã uất ức như cùng nhau hợp vào, ùa đến như làn sóng thần phủ chụp. Nước mắt tôi chảy ra dàn dụa. Anh lính lúc đó mới quay đầu lại, chừng như bất nhẫn, nhìn bà mẹ một hồi rồi ngập ngừng đưa tôi tô cháo đang húp dở. Tôi giơ tay cầm tô cháo. Mùi thơm ùa vào mũi và như một phản xạ không kiềm chế được, tôi há miệng để dòng cháo chảy vào. Nhưng nước mắt tôi càng lúc càng chảy ra nhiều hơn. Cái đau tinh thần đã thay thế cho tất cả những nỗi đau thân thể và cơn đói hành hạ. Tôi thấy tôi. Một bác sĩ vừa ra trường, cả đời chỉ lo học hành, đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc đời, muốn giúp người, cứu người.
Và chỉ trong mấy tháng vừa qua sau khi ra trường làm việc tại bệnh viện
tiểu khu này, tôi đã cứu được nhiều thương bệnh binh và cũng được nhiều
người kính phục. Tại sao tôi lại ở đây, khổ sở, đau đớn, điên cuồng vì
đói để bị sỉ nhục, khinh khi chỉ vì cái đói kinh khủng đã làm tôi phải
mở miệng để xin ăn cháo! Dòng cháo thơm tho, nuôi sống, đã vào miệng rồi
nhưng cơn nghẹn ngào và nước mắt tuôn rơi làm tôi không thể nuốt nổi.
Cổ họng tôi như thắt lại và dù cơn đói thôi thúc, tôi nhả ra và trao lại
tô cháo cho anh lính. Tôi cố gắng dùng tàn hơi để bắt mình lết dần sang
một chỗ khác, để không thấy, không nghe tiếng húp cháo nữa, dù mùi cháo
thơm tiếp tục bay đến hành hạ như không bao giờ ngơi nghỉ.
Phước nhìn tôi. Phước hỏi nhưng mắt mơ màng như vẫn còn đang sống trong kỷ niệm của ba mươi mấy năm về trước:
- Cậu nghe đã sợ cái đói thực sự như thế nào chưa? Nhưng khoan! Trước khi vào ăn cơm, để tôi kể nốt cho cậu nghe câu chuyện đói khác. Chuyện này có hậu hơn. Tôi biết cậu thích chuyện gì cũng phải có hậu mà phải không? Tôi sẽ kể thêm những chuyện trong trại tù binh ở miền Nam cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi nhảy sang chỗ tôi bị chuyển ra Bắc, bị đưa ra trại Yên Báy, chỗ giam cầm bao nhiêu người bên mình bị bắt từ bao nhiêu năm, những biệt kích, phi công bị bắt, đều bị giam ở đây.
Sau trận Phước Long, tôi cùng nhiều sĩ quan khác bị đưa ra Bắc, đoàn xe của chúng tôi chạy suốt quãng đưòng dài, dân chúng miền Bắc như được lệnh, thấy mặt chúng tôi là sỉ vả, nguyền rủa. Tôi có nhiều chuyện lắm cho cuộc hành trình này, tôi sẽ lần lượt kể cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi kể chuyện này khi gần đến Yên Báy.
Lúc đó trời đã về chiều, đoàn xe dừng lại. Những tên bộ đội đi xuống kiếm chỗ đi tiểu hay ăn uống. Chỗ này đã gần đến Yên Báy và đã có ít căn nhà thưa thớt của dân dọc hai bên đường. Một người đàn bà dáng đã già tiến lại hỏi mấy tên bộ đội về đoàn xe. Được nghe giải thích đây là những tù binh từ miền Nam bị bắt đưa ra trại giam Yên Báy, bà ta tiến lại chỗ chúng tôi. Bà hoa chân múa tay bắt đầu chửi:
- Tiên sư bố chúng mày! Cho chúng mày chết hết đi! Đáng đời chúng mày!
Bà càng chửi càng hăng hơn. Bộ đội thích thú cười. Chúng tản mát ra kiếm chỗ để lấy đồ ngồi ăn và uống nước. Một lúc không thấy tên bộ đội nào lảng vảng gần đó nữa, bà cụ già tiến lại gần hơn chiếc xe tôi đang nằm trên cáng. Mặt bà dịu lại, vẻ dữ tợn biến đâu mất. Trên khuôn mặt nhăn nheo, sạm nắng và cặp mắt trũng sâu, chỉ còn lòng trắc ẩn. Bà lại gần tôi, nhìn vào vết thương đùi không lành đã mấy tháng nay, lúc nào cũng đầy mủ và bắt đầu có dòi. Bà nói nho nhỏ:
- Tội nghiệp con! Làm sao để ra nông nỗi này. Chúng nó khốn nạn quá!
Rồi bà rút trong ngực áo ra một củ khoai, dúi vào tay tôi:
- Con ăn đi cho đỡ đói!
Bà vừa nói vừa láo liên nhìn về phía bọn bộ đội. Thấy một tên đi xăm xăm lại, bà quay người đi ngay. Tôi ngẩn người nhìn theo bà lão. Dù đang đói lả, cơn đói như cào xé lấy ruột gan, tôi không ăn ngay được. Cho đến khi bóng bà lão khuất sau hàng dậu thưa của căn nhà bên đường và tên bộ đội trở lại chỗ ngồi cũ, tôi mới ngoạm vào củ khoai còn nóng. Miếng khoai ngọt ngào trôi vào trong cổ họng, thơm ngon và ấm áp. Nuớc mắt tôi ứa ra, nhớ lại bát cháo ngày nào ở Phước Long. Miếng cháo cũng thơm ngọt, nhưng dù có sắp chết tôi không thể nào nuốt trôi. Còn miếng khoai này, đầy ắp tình người, đã nuôi sống tôi buổi chiều hôm đó, cũng như giúp tôi trải qua những đọa đày cùng cực của ba năm giam cầm ở trại giam Yên Báy.
Vì cậu thấy không? Trong chốn địa ngục của trần gian đó, chỉ còn hy vọng là điều ngăn cách giữa cái sống và cái chết, giữa lương tri và ác độc, giữa chịu đựng và buông xuôi. Và tình người của bà lão Yên Báy đã giúp cho tôi còn chút hy vọng, khi đã tuyệt vọng không cùng, khi chỉ còn muốn nhắm mắt để vĩnh viễn ra đi. Củ khoai của bà đã nuôi sống tôi đến tận bây giờ đó cậu ạ!
Phước nhìn tôi. Phước hỏi nhưng mắt mơ màng như vẫn còn đang sống trong kỷ niệm của ba mươi mấy năm về trước:
- Cậu nghe đã sợ cái đói thực sự như thế nào chưa? Nhưng khoan! Trước khi vào ăn cơm, để tôi kể nốt cho cậu nghe câu chuyện đói khác. Chuyện này có hậu hơn. Tôi biết cậu thích chuyện gì cũng phải có hậu mà phải không? Tôi sẽ kể thêm những chuyện trong trại tù binh ở miền Nam cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi nhảy sang chỗ tôi bị chuyển ra Bắc, bị đưa ra trại Yên Báy, chỗ giam cầm bao nhiêu người bên mình bị bắt từ bao nhiêu năm, những biệt kích, phi công bị bắt, đều bị giam ở đây.
Sau trận Phước Long, tôi cùng nhiều sĩ quan khác bị đưa ra Bắc, đoàn xe của chúng tôi chạy suốt quãng đưòng dài, dân chúng miền Bắc như được lệnh, thấy mặt chúng tôi là sỉ vả, nguyền rủa. Tôi có nhiều chuyện lắm cho cuộc hành trình này, tôi sẽ lần lượt kể cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi kể chuyện này khi gần đến Yên Báy.
Lúc đó trời đã về chiều, đoàn xe dừng lại. Những tên bộ đội đi xuống kiếm chỗ đi tiểu hay ăn uống. Chỗ này đã gần đến Yên Báy và đã có ít căn nhà thưa thớt của dân dọc hai bên đường. Một người đàn bà dáng đã già tiến lại hỏi mấy tên bộ đội về đoàn xe. Được nghe giải thích đây là những tù binh từ miền Nam bị bắt đưa ra trại giam Yên Báy, bà ta tiến lại chỗ chúng tôi. Bà hoa chân múa tay bắt đầu chửi:
- Tiên sư bố chúng mày! Cho chúng mày chết hết đi! Đáng đời chúng mày!
Bà càng chửi càng hăng hơn. Bộ đội thích thú cười. Chúng tản mát ra kiếm chỗ để lấy đồ ngồi ăn và uống nước. Một lúc không thấy tên bộ đội nào lảng vảng gần đó nữa, bà cụ già tiến lại gần hơn chiếc xe tôi đang nằm trên cáng. Mặt bà dịu lại, vẻ dữ tợn biến đâu mất. Trên khuôn mặt nhăn nheo, sạm nắng và cặp mắt trũng sâu, chỉ còn lòng trắc ẩn. Bà lại gần tôi, nhìn vào vết thương đùi không lành đã mấy tháng nay, lúc nào cũng đầy mủ và bắt đầu có dòi. Bà nói nho nhỏ:
- Tội nghiệp con! Làm sao để ra nông nỗi này. Chúng nó khốn nạn quá!
Rồi bà rút trong ngực áo ra một củ khoai, dúi vào tay tôi:
- Con ăn đi cho đỡ đói!
Bà vừa nói vừa láo liên nhìn về phía bọn bộ đội. Thấy một tên đi xăm xăm lại, bà quay người đi ngay. Tôi ngẩn người nhìn theo bà lão. Dù đang đói lả, cơn đói như cào xé lấy ruột gan, tôi không ăn ngay được. Cho đến khi bóng bà lão khuất sau hàng dậu thưa của căn nhà bên đường và tên bộ đội trở lại chỗ ngồi cũ, tôi mới ngoạm vào củ khoai còn nóng. Miếng khoai ngọt ngào trôi vào trong cổ họng, thơm ngon và ấm áp. Nuớc mắt tôi ứa ra, nhớ lại bát cháo ngày nào ở Phước Long. Miếng cháo cũng thơm ngọt, nhưng dù có sắp chết tôi không thể nào nuốt trôi. Còn miếng khoai này, đầy ắp tình người, đã nuôi sống tôi buổi chiều hôm đó, cũng như giúp tôi trải qua những đọa đày cùng cực của ba năm giam cầm ở trại giam Yên Báy.
Vì cậu thấy không? Trong chốn địa ngục của trần gian đó, chỉ còn hy vọng là điều ngăn cách giữa cái sống và cái chết, giữa lương tri và ác độc, giữa chịu đựng và buông xuôi. Và tình người của bà lão Yên Báy đã giúp cho tôi còn chút hy vọng, khi đã tuyệt vọng không cùng, khi chỉ còn muốn nhắm mắt để vĩnh viễn ra đi. Củ khoai của bà đã nuôi sống tôi đến tận bây giờ đó cậu ạ!
NGUYỄN THỊ NGỌC NHU8NG * CHUYẾN VƯỢT BIÊN
Rùng rợn của chuyến vượt biên
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Nhung
***
Dưới đây là một truyện ngắn giá trị của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nhung,
mô tả những diễn biến rùng rợn của một chuyến vượt biên, trong đó tác
giả là nạn nhân. Truyện được viết dưới dạng tự thuật, nên lôi cuốn từ
đầu đến cuối, khiến người đọc vô cùng hồi hộp, như được sống lại những
kỷ niệm hãi hùng của ngày xưa vượt biên.
***
Ghe chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt
láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi
dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ
trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi
chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
"Bây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra
để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện
lớn tiếng."
Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn
nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào
ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong
đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co đụng
cằm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi
lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên
trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị
uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân
trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời
chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà,
mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.
Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình
như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập
bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo.
Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong "Hơn hai giờ sáng rồi anh."
Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi
khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài
mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với
hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo
bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.
Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở
lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào
khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng
lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật
gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo
đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.
Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống
nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối
trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá
nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẽ
răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của
hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người
xa lạ với giọng nói trầm và chậm.
Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng
tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến
Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người
trung gian này. Hơn nữa, chuyến đi có cả gia đình người thân gì đó của
người trung gian cùng đi, như vậy thì không có gì để chúng tôi lo ngại.
Thường là chắc ăn, người trung gian mới dẫn gia đình đi sau khi đã mối
lái nhiều lần có vàng có tiền làm của hoặc manh mối bắt đầu bị lộ. Ba mẹ
Phong và tôi phải xuống Cần Thơ, giả đi thăm bà con. Tôi mặc hai bộ đồ
trên người, giấu theo ít vàng và nữ trang. Phong mặc quần áo nhăn nhíu
không ủi. Mẹ Phong thì mặc bà ba quần thâm. Ba Phong thì vận đồ rách, vá
chùm vá đụp mấy chỗ, chân mang dép rách quai cột nối bằng cọng kẽm. Tất
nhiên là không dễ gì qua mắt người miệt quê đó nhưng hình như họ cảm
thông (hay tội nghiệp) trước sự trá hình không mấy chỉnh nên tôi thường
bắt gặp ánh mắt ái ngại nhìn mà không dám hỏi vài lần suốt đường đi.
Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới
xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà
có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo
ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn.
Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa
đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành
ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.
Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người
và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt
chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên,
mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi
người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm
và kéo dài như không bao giờ đến nơi.
Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi.
Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người
khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi
thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn.
Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với
Phong sau khi hắn đã đi.
"Anh có nghe mùi gì không?"
"Không. Mùi gì?"
"Có mùi tanh tanh kỳ lắm... "
Phong bâng quơ qua chuyện.
Mùi bùn đó mà."
Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không
lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ
còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ.
Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm
ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói,
giọng khoan thai.
"Bây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai
người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng
đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ. "
Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm
tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười,
hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má,
rồi hắn quay lui bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi
theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường
lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.
Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi
tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi nghe
thấy... không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh
nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng
tìm tay Phong. Chàng đứng sát tôi, chợt tôi cảm thấy cả người mệt mỏi
và thỏng dài. Người đàn ông dẫn đường quay nhìn hai đứa tôi. Bóng tối mờ
nhưng tôi vẫn thấy được ánh mắt kỳ lạ của hắn. Bỗng nhiên nỗi sợ hãi ùa
tới tràn ngập người tôi với sự im lặng kỳ lạ của người dẫn đường không
thúc hối khi thấy chúng tôi khựng lại. Hắn không hề kêu chúng tôi nhanh
bước. Thời gian đứng khựng và cả ba đứng im như chờ đợi phản ứng của
nhau. Chợt Phong kéo ngược tay tôi chạy trở lại hướng vừa rời đi lúc
nãy. Tôi chạy cuống cuồng theo tay kéo mù loà. Rừng cây như mê hồn trận,
chúng tôi chạy bất kể mọi thứ.
Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên
Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng
sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn.
Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp,
mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và
Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng. Trong
khoảnh khắc chúng tôi nhìn hắn, nhìn cái búa bửa củi vất bên chân. Tôi
không thấy máu vì bóng đêm làm nhoè bẩn mọi thứ. Nỗi sợ hãi dâng lấp trí
óc. Ý nghĩ lướt thật nhanh trong đầu. Tôi đã hiểu tại sao chúng muốn
dẫn từng hai người một. Tôi sực nhớ đến người dẫn đường. Đầu óc hoảng sợ
nhưng vẫn còn sáng suốt để nghe rõ tiếng chân chạy đuổi và tiếng la của
hắn đâu đó "Ê Ban, coi chừng tụi nó chạy. Ban! Ban! Tụi nó chạy rồi!"
Phong vụt chạy về chỗ neo ghe. Tôi chạy theo tay níu của Phong đến sát
mé nước, chân vấp vật gì. Tôi ré lên như đạp phải giòi. Nhìn xuống, ba
Phong nằm nửa người vùi dưới nước. Phong khựng lại vì tiếng la của tôi
rồi đẩy tôi ra sông. Tôi sặc sục, nước mới ngang ngực. Phong hét vào tai
tôi.
"Lội mau lên, lội ra giữa sông."
Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi
quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người
la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi
quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi
ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát
mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã
mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh
chừng nấy. Tôi lặn hụp lên xuống như người sắp chết đuối. Có lẽ nhờ vậy
mà tôi tránh được đạn bắn xối xả chung quanh. Phong khi lặn kéo tôi hụp
xuống, khi nổi đẩy tôi trùi tới. Tôi bơi tới tấp với cảm tưởng mình nổi ì
một chỗ. Đầu óc tôi rối loạn nhưng hình như vẫn tỉnh táo, rất tỉnh táo
để thấy ánh trăng mờ trên cao, cây cối đứng im nơi bờ, bóng nước lấp
lánh quanh mình, hơi thở hào hễn, cơn mệt muốn đứt hơi và mấy bóng đen
trên bờ với loạt đạn dữ dội. Tôi bơi như máy, hơi thở dần ngắn với nước
tuôn vào mũi mồm sặc sục. Biết mình không đủ sức, tôi thả ngửa để Phong
vịn vai đẩy đi. Hình như chúng tôi đã ra được giữa sông. Tôi nhìn vào
bờ, chỉ thấy dạng cái ghe, hai bóng đen tàn ác nhoè lẫn trong bóng đêm
nhưng ánh lửa nháng với tiếng nổ vẫn hiện hữu. Tôi đạp chân phụ sức với
Phong, mắt nhìn thẳng lên lòng đêm có trăng sao đầy đủ. Trời đất có đó
nhưng hình như bịt tai im lặng trước hành động dã man. Tôi nhẩm cầu
những đấng tối cao mà tôi có thể nghĩ đến trong nhịp tim hỗn loạn.
Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước
vùng vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một
trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa
thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi
trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.
"Tụi nó chèo theo... bơi lẹ... lên em... May ra mình... thoát."
Câu nói của Phong lại được đệm bằng tiếng súng nhưng rời rạc hơn lúc
nãy. Tôi muốn bịt tai để đừng nghe thứ âm thanh dữ dằn chở đầy gai nhọn
đâm thẳng tim óc. Tôi nhìn lui, không hiểu sao trong lúc bấn loạn, trí
óc vẫn tiếp tục có lúc minh mẫn để thấu suốt những thứ không dính dáng
gì hết, quanh mình. Chiếc ghe trôi lừ lừ ra giữa sông thật nhanh. Lửa đỏ
loé quanh. Tôi nghe được tiếng giầm quậy nước lẫn với tiếng súng mỗi
lúc thưa hơn. Tiếng lủm chủm của đạn rơi không còn nghe gần đâu đây nữa
mà vạt xa xa về phía bờ bên phải. Phong kề tai thì thào.
"Tụi nó không thấy mình. Em bơi nhẹ dưới nước trôi lần vào bờ, đừng gây
tiếng động mạnh. Khi tụi nó bắn thì mình bơi nhanh hơn một chút."
Đám lục bình nhẩn nha trôi đâu đó làm hai tên đàn ông lầm lẫn. Chúng la hét lẫn nhau.
"Mày bắn lục bình không hà, Ban! Ê. Đ.m. tụi nó trôi hướng này sao mày
cứ bắn hướng đó hoài vậy? Đ.m. giết có hai đứa mà cũng không xong, biết
làm gì ăn đây mậy?"
"Câm cái miệng của mày lại. Đứa nào để xẩy? Hả? Mẹ cha nó, tao bắn đúng
chỗ, chắc tụi nó chìm rồi. Không tin thì thôi. Đ.m, bỏ cho rồi. Sống
chết kệ mẹ tụi nó. Về cho xong, trời gần sáng rồi, làm cả đêm, mệt chết
mẹ!"
Mọi thứ vụt im. Không có tiếng chèo lẫn tiếng chửi thề. Tay Phong nắm
cứng vai tôi trong khoảnh khắc rồi buông. Tôi chúi đầu sát mặt nước, tay
chân cố khuẫy thật nhẹ nhưng vẫn mang cảm tưởng nặng chịt lào xào
khuyấy nước. Im lặng nặng như tấm màn sũng nước phủ đè lên tâm trí. Tim
tôi đập rối rít, mạch máu nhảy theo nhịp tim hào hễn, tai tôi nghe được
tiếng bình bịch của tim mình tưởng như ai cũng đều nghe ra. Chợt có
người dúi chân tôi xuống. Tôi hơi giật mình khi chân đạp phải lớp sình
mềm. Phong đứng, mặt ngửa chừa mũi thở, cả đầu dìm gần hết dưới nước.
Tôi bắt chước Phong, đỡ mệt vì chân chạm đáy sông nhưng phải đổi chân
chống vì lớp sình mềm khiến chân chuồi nghiêng không vững. Được một lát,
tôi ngẩng nhìn vừa lúc bóng đen nơi ghe lên tiếng.
"Đằng kia kìa. Đó. Đ...đ... tụi nó vừa hụp xuống. Chỗ này nè. Mày bắn chỗ đó coi."
Phong nắm tay tôi kéo hụp xuống nước. Nghe được câu nói của người trên
ghe nên tôi kịp chuẩn bị để hít một hơi không đến nỗi chịu ngộp lâu. Đạn
bắn tung toé sát nơi tôi đứng. Phong dò dẫm bước đi dưới nước. Tôi bước
theo mò mẫm, chân đạp sình loạng choạng nhằm nơi trũng sâu làm tôi hốt
hoảng bíu chặt tay Phong. Miệng há ra bất ngờ khiến nước ùa vào mồm, tôi
ngột ngạt trồi đầu lên thở. Trước mặt, đám lục bình kẹt nhánh cây chết
dồn đống bên bờ. Tôi truồi sâu vào đám lá, chỗ nước cạn ngang bụng nên
ngồi chồm hỗm dưới nước. Bóng ghe đi ngang thật rõ. Tiếng nói chuyện
vang vang.
"Kệ mẹ tụi nó, về cho rồi. Mày cất đồ chưa?"
Giọng trầm khoan thai trả lời như không bị ảnh hưởng chi hết với hỗn loạn máu me vừa rồi.
Rồi, hỏi hoài! Xét hết mấy cái thây rồi. Trừ khi nào họ nuốt vô bụng thì
tao chịu chớ... Ờ, hay là mình quay lại mổ mấy cái thây đàn bà. Tụi nó
có khi nuốt hột xoàn..."
Giọng kia bẳn gắt hơn. "Sao hồi nãy hổng nói? Mẹ nó. Xì. Đ.m, gì cũng
mày. Đợi xong rồi mới nói. Xẩy hết hai đứa... Gần sáng rồi, mổ miết gì
nữa. Đ. m.."
Tiếng nói nhỏ dần theo dạng ghe loãng dần trong đêm tối. Phong đứng dậy,
lần mò trượt lên trượt xuống với lớp sình nơi bờ rồi mò lên bờ đất. Tôi
đạp sình nhão nhoẹt len chảy qua mấy kẽ chân, theo Phong lên chỗ có đất
cứng. Bờ đất đầy rễ chằng chịt của thân cây chết, không rõ cây gì. Tôi
lại vấp chân đau điếng nhưng cơn đau không đủ nồng độ để tôi nhận biết
lâu hơn. Ngồi bệt xuống, tôi lần mò ngực áo tìm đồng hồ. Ánh lân tinh mờ
ảo. 4g20 sáng. Tôi nói với Phong, hơi khựng lại khi nhận ra mình lạc
giọng.
"Gần bốn rưỡi rồi anh. Giờ tính sao đây?"
Phong cởi áo vắt nước không trả lời. Tôi cởi bớt một bộ đồ bên ngoài cố
vắt cho ráo rồi phơi đại trên mấy nhánh cây gần đó. Hơi lạnh thấm qua
lần áo ướt còn lại trên người khiến tôi nổi ốc. Cả người tôi run từng
cơn theo phản xạ cơ thể. Tôi ngồi bó gối, hai tay ôm chân co ro. Phong
choàng tay qua vai tôi cho ấm. Hai đứa chúi vào nhau. Trí óc tôi dần dần
tỉnh và tôi cố tránh không nghĩ đến những gì vừa xảy ra.
Rừng cây thưa thớt không một bóng nhà hay bóng đèn. Sao thật sáng và
thật nhiều. Tiếng ếch nhái ễnh ương đâu đó nổi lên thật bình yên như
không có chuyện gì xảy ra. Nước mắt tôi rơi chầm chậm nhiểu trên tay mới
hay. Cơn sợ hãi lắng xuống, giờ chỉ còn lạc lõng khốn cùng sau cơn bão
tàn khốc. Tôi mang cảm tưởng vừa rỗng không vừa đầy ắp đến độ muốn nôn.
Không biết tôi nên nói gì, làm gì. Sau con giông tàn bạo, sực thấy mình
không là gì cả, tay chân dư thừa, đầu óc đầy rẫy những hình ảnh chết
chóc và cảm tưởng mình rất mỏng manh dễ bị xúc phạm thì lấp đầy cả
người.
Giọt nước mắt đầu rơi xuống, khơi dậy trùng dương trong tôi. Tôi khóc
ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Trí óc lần mò trở lại xác người
vấp phải nơi mé nước, sợi dây chuyền vàng đong đưa nơi tay gã đàn ông
cúi mình trên cái xác trần. Hoá ra, tim tôi hụt nhịp, những người chung
ghe đã chết. Tôi nhớ đứa bé trai ngủ mê vì thuốc. Cô gái trẻ thì thầm
với tôi "Bồ em ở Texas. Ảnh hứa sẽ đón khi em tới đảo. Mấy năm rồi em
chỉ đợi có dịp này. Tưởng sẽ không bao giờ gặp rồi chứ. " Giọng cười khẽ
vui sướng đầy hy vọng của cô. Giờ thì thật là không bao giờ gặp. Tôi
gục đầu ủ rũ với nước mắt. Phong ngồi im lặng lẽ. Chúng tôi đã gặp phải
lũ cướp cạn tàn ác. Lũ cướp cùng màu da cùng tiếng nói với mình. Tôi
thường nghe nói đến hải tặc Thái lan nhưng chưa nghe nói đến lũ cướp
cùng màu da tiếng nói với mình. Giờ thì tôi hiểu, nạn nhân chết cả, lấy
ai kể lại câu chuyện thương tâm nơi bờ sông vắng. Biết bao bờ sông vắng
đã chứng kiến những cảnh tượng tương tự? Tôi lau nước mắt trên tay áo
còn ẩm ướt, nằm lăn ra đất. Phong nằm theo, gối đầu tôi lên tay chàng.
Tôi sờ soạng mặt Phong trong đêm tối mờ, ngón tay tôi ướt khi lướt ngang
mắt. Tôi vùi mình trong lòng Phong, cảm kích và đau đớn vô vàn.
o O o
Bà ngoại Phong mất khoảng sau hai giờ sáng cùng ngày hôm ấy. Dì Sáu cho
chúng tôi hay mấy ngày sau, khi hai đứa mò về đến nhà. Bà mất cùng ngày
chúng tôi bị nạn. Lúc hai giờ, bà còn đòi dì Sáu rót cho tách trà. Sau
đó, dì Sáu về giường của mình. Đến sáng thì bà đã chết cứng, hai chân
thò ra ngoài như sửa soạn xuống giường, tay phải níu chặt thành giường,
mắt mở hé.
Phong ngồi ôm đầu nghĩ ngợi. Chập sau Phong hỏi.
"Dì có chắc là sau hai giờ không?"
"Chắc. Dì cho ngoại uống nửa tách trà. Lúc để tách xuống bàn sực thấy đồng hồ gần hai giờ chớ dì có tính coi giờ đâu mà nhớ."
Dì Sáu là em út của mẹ Phong. Dì lớn tuổi nhưng không con. Chồng dì còn ở
trại học tập nên dì không đi với chúng tôi, vả lại không ai trông nom
bà ngoại, đã hơn bảy mươi lăm già yếu nhiều bệnh tật. Dì giống mẹ Phong
nhiều nét nhưng khô khan cằn cỗi hơn. Mặt dì sưng húp vì khóc nhiều.
Lúc mở cửa thấy hai đứa tôi, dì oà khóc như trẻ nhỏ. Thấy trở về, hiểu
ngay là không thoát, phần mới chôn mẹ một mình nên dì tủi thân. Đến khi
biết cha mẹ Phong tử nạn, dì khóc thảm thiết hơn. Phong chỉ ngồi yên
nhìn tôi và dì Sáu, mặt chàng chai cứng với giận dữ và oán hờn.
Tối hôm đó, Phong ngồi nơi giường ngoại, vụt nói một câu lạ.
"Mình thoát được là nhờ ngoại!"
Tôi nhìn Phong không hiểu. Dì Sáu hỏi.
"Sao? Con nói sao?"
Phong chậm rãi kể, mắt nhìn mông lung.
"Lúc Ngà giật tay con đứng lại, tự nhiên con thấy bà ngoại. Thấy như thế
nào thì con không biết, chỉ biết là thấy mà trong người không hề thắc
mắc tại sao. Bà ngoại xua xua tay nói. Chạy đi con, lội qua bên kia
sông. Lẹ lên. Chạy đi con! Con nghe rõ ràng giọng thúc hối nóng lòng của
Ngoại. Con đang hoang mang chưa biết làm gì thì lại nghe bà nói. Mẹ mày
chết rồi. Chạy mau lên con ơi. Rồi như có gì ám, con lôi tay Ngà chạy
về phía bờ sông theo lời Ngoại. "
Tôi nghe lạnh nơi sống lưng. Tôi đã không kéo tay Phong đứng lại vô cớ,
rõ ràng có nhánh cây đập nơi mặt đau như trời giáng nên tôi đứng lại
không suy nghĩ. Khi mặt trời lên, Phong nhìn và không thấy vết bầm hay
trầy trụa nào trên mặt tôi cả. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì cái đau
xé da thịt kia không thể nào không để lại dấu vết trên mặt. Còn tiếng
gào, thứ tiếng đau đớn của một con thú bị nạn. Thứ âm thanh chỉ có thể
tạo được bởi cơn đau tận cùng xương tuỷ. Phong đã không nghe tiếng gào
nào hết khi giật tay tôi quay lui chạy ngược về hướng cũ. Không dám suy
tưởng nhiều hơn, tôi chỉ giản dị cho rằng mẹ Phong đã tìm cách cứu chúng
tôi bằng tiếng gào mà bà đã không kịp thoát thành tiếng. Tôi đã nghe
được thứ âm thanh xé rách màn đêm chọc thẳng óc mình, đã ngửi được mùi
máu trên áo kẻ giết người. Nếu không có nhánh cây quật mặt, tôi đã không
dừng lại và đã tiếp tục ngoan ngoãn đi theo tên dẫn đường gian ác. Nếu
không có tiếng gào, có lẽ tôi vẫn tiếp tục đi không chút ngờ vực. Tiếng
gào và cái đau của nhánh cây quật mặt, cả hai đều thật, thật như nỗi hãi
hùng của cuộc thảm sát ghê rợn nơi bờ sông vắng. Tôi đã cảm thấy được
tất cả mọi thứ bằng mọi giác quan trên người. Có thể, nhánh cây làm tôi
đau nhưng không để lại dấu vết, nhưng còn tiếng gào, tôi phải giải thích
làm sao khi Phong không hề nghe có tiếng gào nào hết. Hai đứa tôi đã
được báo động cùng một lúc bằng hai hình thức khác nhau. Và nhờ hành
động vụt chạy bất thần khiến tên dẫn đường không kịp trở tay. Nếu không,
nếu không... tôi vẫn thường tự hỏi, nếu không, nếu không, chuyện gì sẽ
xảy ra và tôi sẽ làm gì nếu gã đàn ông không gờm tay với mình giả như
tôi và Phong cùng rơi vào tình trạng sống chết dưới tay hắn? Đây là nỗi
ám ảnh không biết đến khi nào tôi mới được quên dù đã yên ổn xứ người
nhiều năm sau đó.
Hết
QUAN ĐIỂM NHÂN DÂN
Chống Mỹ cứu nước!
Bảo Giang (Danlambao) - Khi nhìn lại ngày 30-4-1975 cách đây 41 năm, ngày Cộng sản Bắc Việt phùng mang lên gọi là ngày “Giải Phóng Miền Nam”, ngày “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Hoặc giả, là ngày hoàn tất nhiệm vụ của tên đầy tớ: “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc”
(Lê Duẩn), tất cả mọi người đều phải buồn cười. Buồn cho chữ nghĩa và
cười vì kẻ tự gọi là “chiến thắng” là “giải phóng”, nhưng chỉ sau ít
ngày bị đói ăn trong cảnh làm nô lệ cho Tàu và phản bội xương máu của
đồng bào, tiền nhân, Việt cộng rủ nhau cúi đầu xuống mà lạy “đế quốc Mỹ
và tay sai” để kiếm “cơm thừa canh cặn”.
Trước tiên, Võ Văn Kiệt đã giang tay vỗ thẳng vào mặt Phạm Văn Đồng khi
uốn lưỡi, chỉ bảo báo chí, tập thể CS phải tập ăn tập nói, tập cách chào
đón những người tỵ nạn, những người vượt biên, vượt biển khi Cộng sản
tràn vào miền Nam là “khúc ruột ngàn dặm”. Thay vì xử dụng ngôn từ của
loại đầu đường xó chợ “ma cô và đĩ điếm” của Phạm Văn Đồng trước kia, để
mong họ trở về Việt Nam, nhờ đó mà hưởng ké những đồng Dollars Mỹ. Kết
quả, sau khi nâng khăn sửa túi cho người tỵ nạn về thăm quê, CS bắt đầu
đánh răng, xúc miệng rồi chùi trơn, đánh bóng từ ngữ để mời chào trọng
thị Tổng Thống của đế quốc Mỹ "xâm lược" đến thăm Việt Nam vào các năm
2006 và 2010. Được ăn, nay 2016, nhớn bé lại bảo nhau xếp hàng, cúi đầu
đón tiếp một TT khác. Nhìn cảnh CS chạy ngược chạy xuôi, quét đường trải
thảm đón đế quốc Mỹ, người dân Việt Nam phải bấm bụng, lắc đầu trước
cảnh “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” của nhà nước CSVN.
Có người hỏi rằng: Theo truyền thống đánh thuê của ta, liệu nhà nước có
cho nhân viên đóng vai nhân dân tràn ra đường phố, giơ cao biểu ngữ, rồi
đồng loạt vung tay hô lớn “Đả đảo đế quốc Mỹ xâm lược”, “Obama hãy cút
về nước” không? Hay phải cho người trà trộn vào dân chúng, mở căng mắt
ra xem có một loại biểu ngữ nào ngu dốt như đảng ta đã làm trước đây hay
không. Nếu có thì phải hạ cánh tay, thượng cẳng chân chủ nhân của nó
ngay lập tức! Không thể để những tên phá hoại này sống sót!
Đến khi đường phố sửa soạn giăng cao hàng loạt biểu ngữ “Kính chào Ngài
TT Obama”, nhà nước CS lại phải họp bàn bỏ tiền ra để in hàng trăm nghìn
lá cờ Mỹ đem phát cho trẻ, cho cán bộ giả thường dân đứng dọc hai bên
đường mà hoan hô, chào đón Ngài. Đã vất vả thế, hàng cán gộc còn mất ăn
mất ngủ, họp lớn họp bé, viết, sửa và tập đọc các bản văn cho trôi chảy
nữa!
Trước cảnh dở khóc dở cười này, xem ra chẳng còn ai thắc mắc là tại sao
nhà nước ta lại phải dùng những khẩu hiệu của miền Nam trước kia để đi
đón TT Mỹ? Bởi lẽ, tất cả đều biết rõ sự nghiệp của CSV chỉ là câu
chuyện của một băng đảng gây ra tội ác với con người như lời của Mikhail
Gorbachev, cựu tổng thống Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Sô Viết,
kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Sô, đồng thời cũng là lãnh tụ của
phong trào cộng sản quốc tế mà Việt cộng là hội viên. Ông đã công khai
công bố với thế giới cái bản chất thực của cộng sản là: “Chế độ CS mà
tôi đã mang cả đời ra phục vụ, chỉ toàn là sự tuyên truyền và các cán
bộ đảng trong đó có tôi chỉ điều hành quốc gia bằng sự gian dối, độc ác”. Rồi người lãnh đạo sau ông, một cựu đại tá trong đội quân tình báo Liên Sô, Tổng Thống Putin xác minh: “Kẻ nào tin những gì Cộng sản nói là người không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản là kẻ không có trái tim”. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, một cựu công dân của CS Đông Đức thì rõ ràng hơn trong kết luận "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”.
Ai có thể bao biện được những lời công bố này? Chắc chắn là chẳng có ai!
Thực tế hơn, hỏi xem CSVN đã làm được những gì cho đất nước này sau khi
mở chiến tranh vào nam và tạo nên cái chết oan khiên cho ba, bốn triệu
nhân mạng trong chiến tranh, rồi đẩy cả nước vào cảnh nghèo đói lạc hậu
hôm nay? Chẳng lẽ, cái chủ đích “giải phóng miền Nam” chỉ là để vùi dập
cả nước vào cuộc sống thê lương hơn, và rồi sẽ trao tay cho Trung cộng
vào năm 2020 theo thỏa ước Thành Đô chăng?
Hay hỏi xem, tại sao những người có sẵn quyền uy tuyệt đỉnh trong tay
kia lại không hô hào tiến lên XHCN mà lại tự tay xóa bỏ chế độ cộng sản?
Khi tự xóa bỏ chế độ CS, họ đã vì mình hay vì công ích toàn dân? Có
phải các quốc gia theo chế độ Tự Do là thiên đường là hạnh phúc đáng mơ
ước của người dân là lý do để họ xóa bỏ chế độc cộng sản không? Nếu
phải, tại sao tập đoàn Việt cộng lại tiêu diệt ước mơ tốt đẹp của con
người rồi đeo gông XHCN vào cổ dân tộc Việt Nam? Chẳng lẽ chế độ Cộng
Hòa tại miền nam Việt Nam là một thảm họa cho cộng sản ư?
Với tôi, miền Nam trước kia là một xã hội nhân bản của con người. Ở đó
chưa là nơi đạt đến lý tưởng và ước mong của mọi người. Nhưng là nơi có
tự tình dân tộc. Là nơi mà mọi người đều có cơ hội chen vai, chung sống
và xây dựng đời sống mới. Là nơi mà tiếng trẻ reo vui theo từng bước
chân từ mái nhà tranh đến trường. Là nơi mà niềm tin của con người đặt
cả vào trong tờ giấy trị giá một đồng, nhưng đã được xé ra làm hai với
giá trị là 50 xu cho mỗi nửa để buôn bán! Đã thế, hầu như chẳng có một
người nào phải chập chờn trong giấc ngủ vì lo nạn trộm cắp. Dĩ nhiên,
cuộc sống như mơ với kỷ cương ấy, dẫu có sút giảm sau ngày TT Ngô Đình
Diệm bị bọn tà ma Việt cộng giả vai tăng ni xuống đường phá rối và gặp
bọn phản tướng hèn hạ nuốt tiền sát hại. Tuy thế, những năm sau đó 1963-
1975, dù phải cuốn mình đỡ đạn pháo của Nga Tàu do Việt cộng bắn phá
đêm ngày, cuộc sống của người dân dẫu là trong cảnh lo âu cùng khổ nhất
vẫn còn khá hơn mức sống, và sự sinh hoạt của người được đánh giá là khá
giả trong thời cộng sản sau 1975 nhiều lần.
Đó là nói đến cái ăn, cái mặc và phong thái trong cuộc sống. Về an sinh
xã hội, ở đó, tuy không phải là thiên đàng nhưng cũng chẳng phải là mảnh
đất hoang của những trộm cắp đầu đường xó chợ hoạt động như sau
30-4-1975. Đi đâu, ở đâu, làm gì, không ai hỏi đến. Thậm chí đi biểu
tình nêu đích danh, đòi lật đổ chính quyền cũng chẳng một viên cảnh sát
công an nào dám đụng đến, ngoại trừ kẻ có hành vi phạm pháp hay là cán
cộng giả dạng trà trộn vào trong các cuộc lên tiếng với mưu đồ phá hoại,
ném đá dấu tay! Từ đó cho thấy, đây là lý do để người dân Việt luôn
muốn sống với thời Cộng Hòa.
Chớp mắt, sau ngày 30-4-1975, cuộc sống xem ra là đổi đời. Đổi một cách
đúng nghĩa. Từ an bình ra lo lắng, từ Tự Do xuống nô lệ. Giấy tờ có hàng
trăm thứ, con người vẫn không có giấc ngủ yên. Chẳng nói đến cuộc sống
lầm than của người dân nữa, vì ai cũng biết. Chẳng nên nói đến cảnh trộm
cắp đầu đường xó chợ hay giữa ban ngày nữa. Bởi lẽ mọi người là chứng
nhân. Sau ngày 30-4-1975 nó đã hành nghề giữa ban ngày, và chất ngập
trên những chuyến xe của mọi tầng lớp cán bộ, bộ đội, công an, từ trung
ương tới địa phương chạy ngược chiều từ Nam ra Bắc rồi. Nhưng hãy thử
nhìn vào phong cách sống, tư tưởng độc lập, tinh thần chủ quyền, và cái
đạo đức làm người trong cách ăn cách ở, cách xử thế của giới gọi là lãnh
đạo từ nhớn đến nhỏ trong hàng ngũ này xem như thế nào?
Có phải từ khi đi theo và là đầy tớ của Trung cộng, Hồ chí Minh (Hồ
Quang) và tập đoàn CSVN đã noi gương Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống, đưa
đất nước và dân tộc này vào con đường cùng khốn không? Rồi sau khi gây
ra chiến tranh mà CS gọi là “giải phóng” người dân Việt Nam được những
gì? Có phải ngoài chuyện dân tình nhận lấy khốn khố là hàng ngàn ngàn
km2 bờ biển, vùng đất đai màu mỡ, hay nơi hiểm địa để bảo toàn và phát
triển đất nước đều nằm trong tay Trung cộng không? Có phải hàng hàng lớp
lớp người được gọi là chuyên viên, cố vấn, nhà đầu tư, các thợ thuyền,
nhân viên và hành khách du lịch từ Trung cộng tràn sang mua nhà, chiếm
đất, rồi ở lại, nhưng nhà nước này không được phép kiểm toán những con
số không?
Rồi cùng nhìn lại xem cái tình “đồng chí” bền chặt trong từ XHCN với
láng giềng ra sao? Có phải cái giá đầu tiên mà CSBV đã phải trả vì làm
kẻ đánh thuê, nhận súng đạn Tàu giết dân Việt mà hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam phải rời đất mẹ, nhập địa chính Tàu theo cái
công hàm của Phạm văn Đồng ký ngày 15-9-1958 không? Rồi khi cơn đói kém
vào những năm 1977-78 chưa qua, cuộc xé cờ cộng sản tại Liên Sô và Đông
Âu (1988-89) đã đưa CSBV về đâu? Có phải tập đoàn CS Đồng, Linh, Mười,
Anh, Phiêu, Khải, Cầm, Kiệt… đã dìm đất nước vào vòng nô lệ của Hán bang
theo hiệp ước Thành Đô 1989 không?
Chuyện Thành Đô ra sao? Cho đến nay CS không công bố nửa lời. Nhưng theo wikileaks, nó được ghi chép như sau: “…Vì
sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà
nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa
hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu
đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông
và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bày
tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để
Việt Nam được hưởng quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương
tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng
Tây… Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời
hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải
quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các
dân tộc Trung Quốc”. Chuyện khốn khổ cho dân nước Việt là thế, nhưng
kẻ đứng đầu cuộc ký nhận xin dâng đất làm nô lệ cho Trung cộng là VC
Nguyễn văn Linh lại vênh vang tự đắc: “Ta hợp tác toàn diện với Trung Quốc, bảo vệ XHCN, chống đế quốc!”. Hỏi xem, Việt Nam còn lại gì?
Đến nay, nhìn vào bản đồ Việt Nam ai ai cũng phải lo lắng. Suốt từ Bắc
chí Nam, không một nơi nào thiếu dấu chân của tập đoàn Trung cộng dày
xéo. Không còn một vị trí nào, cơ sở nào mà không nằm trong “khế ước”
xây dựng của Tàu cộng. Nói cách khác, tất cả những điểm được coi là
chiến lược, cơ bản ở Việt Nam cũng như hệ thống hạ tầng cơ sở đã nằm gọn
trong tay Trung cộng. Ấy là chưa kể đến hàng ngũ cao cấp trong công
quyền, trong quốc hội là người Tàu. Như thế, Việt Nam sẽ đi về đâu? Sẽ
bị Việt cộng cuốn chiếu đưa vào quan tài mà người đóng đinh là Trung
cộng chăng?
Câu hỏi chẳng một người trả lời, trong khi đó giới thạo tin cho rằng:
Hiện nay tập đoàn Việt cộng đang làm đủ mọi phương cách để Hoa Kỳ quên
đi cái dĩ vãng của cuộc chiến, và bằng lòng coi họ hoặc chấp nhận họ như
là một thực thể trong giới lãnh đạo tại miền Nam trước kia mà bảo vệ
chúng. Rõ ràng, điều ước mong này không phải tới bây giờ Hoa kỳ mới
biết. Tuy nhiên, phía Hoa kỳ dường như cho thấy rằng, dù có ngoại giao
với Trung cộng, nhưng TC không thể là một đồng minh của HK. Việt cộng
cũng bị Hoa Kỳ đánh giá như thế. Nên chuyện mua bán vũ khí tối tân của
Mỹ để giao nộp cho BK chỉ là chuyện nằm mơ! Tại sao? Về điểm này, chẳng
nói ra thì tập đoàn VC cũng biết rất rõ bản thân mình. Một bọn dối trá,
bất lương. Một bọn Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo rất khó có thể
gần gũi với con người trong xã hội nhân bản, văn minh và có tín ngưỡng.
Như thế, câu hỏi được đặt ra là: Việt cộng mong cầu gì ở Hoa Kỳ nhân
chuyến đến Việt Nam của TT Obama? Để lừa đảo người dân, để tiếp tục trục
lợi trong con đường bán nước, hay muốn đưa đất nước thoát ra ngoài vòng
kiểm soát của Trung cộng?
a. Lối đi của nhà cầm quyền cộng sản:
Xem ra, phần đầu của câu hỏi trên là chủ đích của nhà nước này. Bởi vì
cho đến nay, người ta không thấy một chỉ dẫn nào từ phía nhà cầm quyền
CS cho thấy là họ muốn hòa giải với chính người dân ở trong nước để đưa
đất nước vào một tiến trình thay đổi có lợi cho đất nước. Trái lại, nó
chẳng qua chỉ là cuộc chơi bóng bẩy, mang tích ngoại giao bùa chú với
Hoa Kỳ hơn là một thực tế có khả năng xây dựng một tiến trình mới. Ở đó,
một bên vẫn cố gắng thăm dò và nhử mồi để xem phong cách chư hầu lệ
thuộc ra sao vào đối phương. Một bên thì nhờ chuyến viếng thăm này mà
thổi phồng tin tức hoạt cảnh, cũng như đánh bóng mình thành một đối tác
được Mỹ coi trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Á để tiếp tục cuộc lừa
đảo.
b. Cá sống vì nước, Dân sống vì Tự Do.
Ở một chiều khác, xem ra nhà cầm quyền cộng sản ở đây biết rất rõ ý định
của người dân, nên cũng không dám nhờ đến sức mạnh của nhân dân để tạo
nên một tiếng nói có trọng lực cho chủ quyền của đất nước trong những
hoạt cảnh ngoại giao này. Bởi lẽ, khi người dân được thể hiện ý chí của
mình một cách tự do thì chế độ cộng sản dù có được TC hỗ trợ, cũng sẽ
không thể tồn tại ở nơi đây. Đó là lý do, những cuộc biểu tình dù để bảo
vệ môi trường, bảo vệ mạng sống của cá, cũng là để bảo vệ con người đã
bị cộng sản tấn công một cách tàn bạo và thô bỉ trong những ngày qua.
Tuy nhiên, nó không có nhiều cơ hội đồng diễn hoặc lên tiếng trước mặt
những người được coi là bảo vệ hai chữ Tự Do trên thế giới để mở ra tiến
trình mới. Mặc dù, ngọn lửa đã sẵn sàng bùng cháy từ mọi nơi mọi chốn.
Như thế, xem ra không có chuyện CS muốn thoát Trung và quay về với chính
nghĩa dân tộc. Nói cách khác, VC sẽ không bao giờ có khả năng đưa Việt
Nam thoát ra ngoài tầm tay với của Trung cộng. Trái lại, càng lúc càng
lún sâu vào đường nô lệ với TC. Khi cái mốc của ngày 2020 càng lúc càng
gần. Chúng càng gia tăng cấp số chữ vơ vét và tìm cách hòa hoãn với Hoa
Kỳ và các nước phương tây để tìm lối thoát thân trong đoạn cuối đường
theo hiệp ước Thành Đô mà thôi. Sẽ chẳng có một con đường mới nào do
Việt cộng mở ra cho dân tộc Việt Nam từ trước hay sau chuyến đi của
Obama.
Nói như thế, không có nghĩa là ngày TT Hoa Kỳ đến Việt Nam sẽ không có
cờ hoa không có tiếng nói thật sự của người Việt Nam. Trái lại, có thể
còn nhiều hơn người ta ước tính. Bởi lẽ ngày nay, mọi người Việt Nam đều
ý thức rằng: Con đường của Việt Nam đi sẽ do chính dân tộc Việt Nam tự
quyết, nó không phải là con dường do Việt cộng tự xếp đặt. Bởi lẽ, từ
mấy chục năm qua, không ai xa lạ gì những trò đa ngôn xảo trá của chúng.
Hơn thế, ai cũng biết và chính CS chứng minh rằng: Ở đâu có cộng sản, ở
đó có hận thù. Ở đâu có cộng sản là ở đó có bạo tàn và đói rách. Ở đâu
còn cộng sản, ở nơi đó là một cuộc sống không có niềm vui, nói chi đến
Hạnh Phúc, Tự Do, Công Bình. Hơn thế, chẳng một người Việt Nam nào mà
không thuộc nằm lòng: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những điều chúng làm”
(TT Nguyễn văn Thiệu). Đặc biệt mọi người đều biết: Chẳng ai ban cho ta
chữ Tự Do, nhưng phải đổi lấy nó bằng máu và nước mắt của mình!
Điều này là hiển nhiên. Hãy nhìn về Nam Phi để thấy nhà cầm quyển độc
tài đã bắt giam Mandela là những người đem đến cho Nam Phi một sức sống,
an bình hay chính người tù của chế độ mang tên Mandela đã làm cho đất
nước ấy hồi sinh. Gần hơn, Miến Điện cần đến tù nhân Aung San Suu Kyi để
hồi sinh hay nhờ vào hàng ngũ độc tài quân phiệt thờ Trung cộng? Việt
Nam thế nào đây?
Phải nhờ những Hồ Quang, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Đỗ Mười, Nguyễn
văn Linh… và những kẻ tiếp bước bán nước cầu vinh Nguyễn phú Trọng,
Nguyễn xuân Phúc, Nguyễn đại Quang, Uông Chung Lưu, Hoàng Trung Hải… để
người dân tìm được nguồn sống của dân tộc chăng?
- Không. Tôi tin rằng không bao giờ Việt Nam cần đến thành phần này.
Như thế, có phải Việt Nam ngày mai cần đến những bàn tay, những trí tuệ,
nhân bản của những người tù như Nguyễn văn Lý, Nguyễn văn Đài, Lê Công
Định, Lê thị công Nhân… cần đến những trí năng vì dân vì nước Dương
Nguyệt Ánh, Lương xuân Việt, Đỗ bá Hùng, MyeLene Trần Huỳnh, anh em nhà
Võ bá Ngữ, Võ bá Tường, Ngô bảo Châu… và những người trẻ tài năng, tận
tụy ở khắp nơi, đủ khả năng nối chí lớn theo bước chân của tiền nhân bảo
vệ quê hương và đưa một Việt Nam tiến lên trường quốc tế chăng?
Xem ra, đã có câu trả lời rõ ràng, chuẩn xác, dứt khoát có sẵn trong
lòng mọi người, chẳng trừ ai. Hẳn nhiên, Obama cũng biết rõ như có tờ
giấy ở trước mặt. Như thế, đến nay câu chuyện chỉ còn là một hướng đi.
Nếu nhà nước Việt cộng đưa ra những biểu ngữ chào mừng, hoan hô Obama.
Tại sao chúng ta không thể đồng lòng, cùng giơ cao những biểu ngữ chào
mừng Tự Do cho Việt Nam, hoan hô Hòa Bình, Độc Lập cho Tổ Quốc và đả đảo
bè lũ cộng sản bán nước?
Qua việc làm này chúng ta sẽ có câu trả lời. Nếu cái khẩu hiệu thứ nhất
vẫn được nhà nước đơn lẻ, lặng lẽ dúi vào tay trẻ, công an, cán bộ mang
ra đường phất phơ để lừa người bịp đời, và không ai nhìn thấy cái khẩu
hiệu thứ hai của triệu dân đưa lên, hoặc giả bị VC bạo hành thì điều ấy
cho thấy rằng: Trong lòng những kẻ bất nhân, giỏi lừa dối, không có cội
nguồn cũng như không có dân tộc. Chúng không phải là những người cùng
sống và chết với dân tộc này theo tinh thần của cha ông ta. Chúng không
đi theo bước chân của những Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nhị
Trưng… bảo vệ đất nước, bảo vệ nguồn cội dân tộc. Trái lại, chúng chỉ là
những tôi thần của Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống của Hồ Quang chờ dịp
gây họa cho nước mà thôi.
Đối mặt với thành phần này, chúng ta chỉ còn một cách duy nhất: Toàn thể
quốc dân Việt Nam cùng đứng dậy, chung tay thực hiện khát vọng trường
tồn của sông núi và lẽ sống của dân tộc. Khi ấy, có thể máu sẽ đổ. Đó là
đau thương và nước mắt. Nhưng đất nước chúng ta sẽ Hồi Sinh. Con cháu
chúng ta sẽ thoát ách cộng sản và bước ra ngoài vòng tay với của tập
đoàn đỏ Trung Quốc. Để từ đó, dưới mái nhà Việt Nam, chúng ta sẽ mãi mãi
cùng nhau ca vang khúc hát Tự Do của dân tộc và Độc Lập của tổ Quốc
Việt Nam.
Ý bạn thế nào?
20-5-2016
danlambaovn.blogspot.com
Giới tranh đấu nghĩ gì về chuyến thăm của Tổng thống Obama
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-05-20
2016-05-20
Chỉ còn một ngày nữa thì Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Việt
Nam. Những người bất đồng chính kiến trong nước mong đợi gì trong chuyến
viếng thăm này?
Từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 25 tháng 5 tới đây, Tổng thống Mỹ Barack
Obama sẽ tới viếng thăm Việt Nam, hiện nay mọi công tác chuẩn bị tiếp
đón đang được chính quyền cộng sản Việt Nam chuẩn bị.
Trong những năm qua, chính quyền cộng sản Việt Nam đang có những hành
động vi phạm nhân quyền trầm trọng, nhiều nhà đấu tranh bất đồng chính
kiến bị bắt bớ, đánh đập bỏ tù một cách bất công, nhiều nhà thờ của đạo
Tin Lành bị phá vỡ bởi những nguyên nhân không rõ ràng. Trong khi đó Mỹ
là một nước luôn tôn trọng tới nhân quyền và dân chủ và Tổng thống Mỹ
Barack Obama là một người mà lời nói của ông luôn có trọng lượng, vậy
ông có thể tác động để thay đổi nhân quyền ở Việt Nam.
Chỉ là ngoại giao?
Qua chia sẻ của một số người đấu tranh từ Bắc tới Nam, thì hầu hết mọi
người đều quan tâm đến sự kiện quan trọng này, dù họ biết rằng chuyến
viếng thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam chỉ là vấn đề ngoại
giao giữa 2 nước. Tuy nhiên, có một thực tế khi Tổng thống Barack Obama
đến các nước còn nền chính trị độc tài như Cuba, thì ông vẫn luôn dành
những thời gian để gặp gỡ trao đổi với những nhà đấu tranh tại nước đó,
để tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề vi phạm nhân quyền tại quốc gia đó.
Họ không chấp nhận đánh đổi chính trị để đổi lấy quyền lợi khác, vì đối với họ quyền lực chính trị là quyền lợi tuyệt đối nhất mà họ có được.
- Anh Khúc Thừa Sơn
Anh Lê Dũng, một Blogger tự do ở Hà Nội cho biết, trước đó mấy ngày anh
cùng một số người đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam đã đến đại sứ Mỹ tại
Việt Nam để hỏi thăm lịch trình của Tổng thống Barack Obama khi ông đến
thăm Việt Nam, và anh cho biết anh cùng một số người ngỏ ý muốn được gặp
ông, thì đại sứ quán Mỹ cho biết ông Obama sẽ dành thời gian để gặp gỡ
trao đổi với một số nhà đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam, anh Lê Dũng cho
biết là anh sẽ thu thập các thông tin chứng cứ về những trường hợp vi
phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam và sẽ đưa cho ông
Obama xem.
“Mình có hỏi trợ lý ngoại giao là nhờ ông chuyển lời tới Tổng
Thống Obama rằng trong lịch trình chuyến thăm tại Hà Nội thì có dành một
chút thời gian để cho gặp gỡ cho các nhà hoạt động xã hội có những nhà
báo độc lập không, có những blogger hay không, thì ông ấy trả lời thì
chắc chắn sẽ gặp những nhà báo hoạt động xã hội đương sự như Blogger gửi
chương trình của Obama đi khắp các nước đều gặp.”
Chị Trịnh Kim Tiến, một người đấu tranh ở thành phố Sài Gòn thì cho
biết, hiện nay, chị chỉ quan tâm đến những vẫn đề đang nổi lên trong
nước mà ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, còn những vấn đề khác như
vấn đề ông Obama sang thăm Việt Nam, cũng chỉ là vấn đề ngoại giao
thôi.
“Việc Obama đến chỉ là vấn đề ngoại giao giữa hai nước thôi,
còn vấn đề thực sự quan trọng là vấn đề ở trong nước nó đang diễn ra vào
cái tình hình là trước mắt dân cần yêu cầu chính phủ là minh bạch những
thông tin, những sự kiện mà đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cuộc
sống của nhân dân. Vấn đề mình quan tâm hiện tại trước mắt là cái vấn
đề đang nổi lên trong đất nước mình.”
Anh Khúc Thừa Sơn, một người đấu tranh ở Đà Nẵng anh cho biết, anh có
quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên đó là vấn đề bang giao, ngoại giao
giữa 2 nước.
“Có, anh có quan tâm đến vấn đề ông Obama sang Việt Nam, nhưng chuyện ông qua, là chuyện bang giao giữa 2 nước.”
Hy vọng gì
Hiện nay, tình hình trong nước rất bất ổn với nhiều vấn đề lớn, trong đó
vấn đề lớn nhất là trường hợp cá chết ở khu vực miền Trung hơn 1 tháng
nay, mà chính quyền vẫn chưa giải quyết một cách minh bạch cho người
dân. Trong 3 cuộc biểu tình ôn hòa của người dân để yêu cầu chính quyền
giải quyết vấn đề cá chết cho người và có câu trả lời thích đáng, thì
chính quyền lại huy động một lực lượng đông đảo công an, dân phòng đàn
áp thẳng thừng vào những người biểu tình một cách không thương tiếc, thì
nhiều người dân vẫn hy vọng ông Obama sẽ có tác động 1 phần nào đó vào
chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng đó là vấn đề
ngoại giao giữa 2 nước, và ông Obama sẽ đặt quyền lợi của ông lên trên
hết, mà không có can thiệp gì vấn đề chính trị trong nước.
Anh Khúc Thừa Sơn chia sẻ:
“Không có hy vọng gì bởi vì quyền lợi của họ rất là lớn, tất cả những
vấn đề kinh tế, y tế, giáo dục họ có thể thỏa hiệp còn liên quan đến
vấn đề chính trị, liên quan đến quyền lực lãnh đạo của họ thì họ khó
chấp nhận cho được. Họ không chấp nhận đánh đổi chính trị để đổi lấy
quyền lợi khác, vì đối với họ quyền lực chính trị là quyền lợi tuyệt đối
nhất mà họ có được.”
Việc Obama đến chỉ là vấn đề ngoại giao giữa hai nước thôi... Vấn đề mình quan tâm hiện tại trước mắt là cái vấn đề đang nổi lên trong đất nước mình.
- Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Thúy Nga, một người đấu tranh bất đồng chính kiến ở Hà Nam, chị là
nạn nhân liên tiếp của chế độ cộng sản trong những ngày qua, khi chị
liên tiếp bị gây khó dễ, chị cho biết việc Tổng thống Obama đến Việt Nam
đó là nhân tố ngoại lực còn căn bản vẫn là người Việt Nam mình phải tự
đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho mình. Chị chia sẻ:
“Nga vẫn tin tưởng vào sự lên tiếng của người dân vào cái sự đấu
tranh của người dân trong nước, bởi vì cái nội lực nó sẽ là quan trọng
nhất. Sự kiện ông Obama đến Việt Nam thì đó là ngoại lực mà Nga cũng có
niềm tin vào vấn đề ngoại giao. Ông Obama có một tiếng nói để bảo vệ
những người dân Việt Nam đang bị chính quyền bách hại, nhưng nội lực của
người dân Việt Nam sẽ làm thay đổi vận mệnh đất nước cũng như những vi
phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.”
Chị Trịnh Kim Tiến lại không hy vọng gì vì chị cho rằng đó là quan hệ ngoại giao giữa 2 nước:
“Thật ra thì mình không quá hy vọng vì khi viếng thăm thì việc quan trọng vẫn là ngoại giao giữa chính quyền hai nước với nhau.”
Blogger Lê Dũng cũng chia sẻ với chúng tôi, việc Tổng thống Obama sang
Việt Nam đúng vào thời điểm chính trị Việt Nam đang có nhiều bất ổn và
trước cuộc bầu cử vào quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp,
nên anh cũng mong sao ông Obama có thể làm một cái gì đó để thay đổi
tình hình chính trị ở Việt Nam
Tâm tư quan đỏ
Đồ Hiếm (Danlambao)
- Mới đi họp thành ủy về mệt thấy mệ nội. Hết chuyện gà ăn cá rồi
gà lăn quay ra chết đến gạo nhà nước phát cứu đói cho dân, không
biết có chất “lạ” gì ở trỏng mà gạo dưng không hôi tanh lên sau
khi ngâm qua đêm... Mẹ ơi, không biết ngày mai tới cái chi chi sẽ
giáng xuống cái xứ Quảng Nam của mình nữa đây?
Vẫn biết làm chính trị thiệt là gay go vì ghế thì ít mà đít
thì nhiều, vậy mà sau đại hội đảng 12, phe Đà Nẵng mình lên hưng,
như diều gặp gió vì có tới hai cái đít chà bá ngồi được vào
ngôi tiên chỉ, đó là đồng rận đầu niễng Xuân Phúc, ý lộn đồng chí
tân thủ tướng Xuân Phúc, và sau là đồng chí Võ Bất Nhân, lại lộn
nữa, Võ Tuấn Nhân, tân thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường (TN-MT),
công nhận Quảng Nam/Đà Nẵng mình oách quá cỡ thợ mộc.
Chung quy cũng tại cái bọn phản động. Cơ quan mình, cấp trên
chỉ thị cấp dưới ngày đêm phải vào rình đọc Dân Làm Báo, để xem
tụi nó tiết lộ bí mật gì của nhà nước, đọc riết mình cũng nhập
tâm, mở miệng ra toàn xài chữ phản động của tụi nó. Mà phải
công nhận nhen, tụi nó sao mà nói chi cũng trúng boong tim đen
của đẻng, hết đường chối cãi, trong khi cái đám dư luận viên
phe mình, nuôi tốn cơm thấy mẹ mà làm ăn dở như hạch, mở miệng
là lòi cái ngu ra liền. Cha chả, cứ quen miệng khen phe địch,
mai mốt mà lỡ lời trong các cuộc nhậu của thành ủy thì bị đánh giá
mất quan điểm, tiêu mẹ sự nghiệp đời con. Nghĩ mình ít lắm cũng
tốt nghiệp phổ thông bổ túc theo đúng chuẩn nhà nước chớ kít đái gì, dù
khi thi mình cũng xài phao như hàng khối thí sinh khác, chớ đâu có
mua bằng giả, như rứa cũng đủ hơn cả hai ngài cựu và tân thủ tướng
nước mình rồi.
Vì ba cái vụ cá chết hàng loạt từ Formosa Vũng Áng, mà kỳ rồi thành ủy
phát huy sáng kiến đi tắm biển và ăn cá. Không phải dễ để được đi tắm
biển có quay phim đâu à nghen, có tiêu chí hẳn hoi nì: Yêu cầu chính
trị và yêu cầu sức khỏe.
Về yêu cầu chính trị: Phải là thành phần chủ lực chánh phó phòng
các ban ngành, nhân thân phấn đấu tốt, hú hồn là không cần phải có
trình độ “ní nựng” như ngài tờ bí tịt của đẻng mình đòi hỏi,
vì nếu có tiêu chí này chắc mình đã lọt thùng rác từ vòng loại
rồi.
Về yêu cầu sức khỏe: Không có tiền án mắc bệnh xã hội như sida, bệnh lậu, giang mai, hột xoài... vì đảng ủy sợ lây lan qua nước biển??? Viết tới đây cười té ghế luôn, công nhận đẻng mình ngu thiệt, con cá to chần dần còn chịu hóa chất không thấu, thì con vi trùng lậu nhỏ xí sao mà sống nổi? Với lại mình kỹ lắm, đi nhảy dù toàn xài áo mưa ngoại, chớ áo mưa made in China thì mặc hai cái cũng còn nhà dột.
Chưa xong đâu, thêm điều khó nhất là phải có số đo vòng bụng dưới 99 cm mới được chọn lên quay vi-déo, chớ đưa cái bụng mỡ ra khác chi là lạy ông tui ở bụi ni rồi, vì có cái chi mà mấy quan đỏ không đớp? Đớp riết nên bụng chanh bành, đưa cái bụng ăn hạm ra là... bể mánh hết! Chính nhờ cái điều kiện thể lực này mà mình được chọn, mình được liệt vô hạng tóp ten, trong khi cả trăm thằng chức tước hơn mình lại rớt chách oách. Hay không bằng hên mà, mình bị sán lãi từ nhỏ nên nay ăn nhậu nhiều mà vòng eo không to lên mấy, chỉ hơn cái eo nhỏ híu 56 xi-mét của Ngọc Trinh khoảng… vài ba tấc hà, may ghê.
Về yêu cầu sức khỏe: Không có tiền án mắc bệnh xã hội như sida, bệnh lậu, giang mai, hột xoài... vì đảng ủy sợ lây lan qua nước biển??? Viết tới đây cười té ghế luôn, công nhận đẻng mình ngu thiệt, con cá to chần dần còn chịu hóa chất không thấu, thì con vi trùng lậu nhỏ xí sao mà sống nổi? Với lại mình kỹ lắm, đi nhảy dù toàn xài áo mưa ngoại, chớ áo mưa made in China thì mặc hai cái cũng còn nhà dột.
Chưa xong đâu, thêm điều khó nhất là phải có số đo vòng bụng dưới 99 cm mới được chọn lên quay vi-déo, chớ đưa cái bụng mỡ ra khác chi là lạy ông tui ở bụi ni rồi, vì có cái chi mà mấy quan đỏ không đớp? Đớp riết nên bụng chanh bành, đưa cái bụng ăn hạm ra là... bể mánh hết! Chính nhờ cái điều kiện thể lực này mà mình được chọn, mình được liệt vô hạng tóp ten, trong khi cả trăm thằng chức tước hơn mình lại rớt chách oách. Hay không bằng hên mà, mình bị sán lãi từ nhỏ nên nay ăn nhậu nhiều mà vòng eo không to lên mấy, chỉ hơn cái eo nhỏ híu 56 xi-mét của Ngọc Trinh khoảng… vài ba tấc hà, may ghê.
Quay phim có mấy phút mà chuẩn bị mệt thấy mệ nội, đêm trước
thì tụi đoàn viên cứ tay không mà bốc cá ươn dẹp sạch hiện
trường, tụi này muốn thăng tiến nên chất độc cách mấy cũng
phải nghiến răng nghiến lợi mà hốt sạch, y chang như mình trước
đây phải đi bưng bô cho thành ủy mướt mồ hôi, chừ mới được kết
nạp vô đảng chớ đâu có dễ nè. Tiếp đến là chuyện ẩm thực,
có tin hành lang rồi, toàn là cá nhập không hà. Thằng nào ngu mới
ăn cá Vũng Áng, ăn vô sùi bọt mép lên bàn thờ dòm gà khỏa
thân rồi bỏ mấy lu vàng lá cho ai xài, bỏ mấy em chân dài cho
ai hưởng???
Nói vậy chớ tắm xong về nhà ớn lạnh thấy cha, làm xiếc kiểu
này y chang như đi trên dây mà dưới hổng có giăng lưới, té một
cái lòi bản họng, vì nhiều khi “thằng lớn” không sao nhưng “thằng
nhỏ”... ngáp ngáp, chảy ghèn vì hóa chất thì phí cả một đời trai
của mình chớ bộ.
Chính miệng đồng chí Võ Tuấn Nhân thông báo rồi mừ, tảo đỏ còn
giết chết hàng tấn cá huống gì “con cá con con” của mình. Miệng Tuấn
Nhân cứ lu loa không phải do Formosa, vậy mừ đám tứ trụ và cả
Võ tuấn Nhân có ma điên nào dám nhúng chân, chứ đừng nói xuống tắm tại
Vũng Áng như bọn cán bộ địa phương mình không? Thôi, coi như hy sinh
đời bố, củng cố đời con, sau vụ tắm độc này, chắc chắn thế nào
mình cũng được đề bạt lên chức giám đốc sở về TN-MT. Chà chà, lên
chức rồi, mình sẽ hốt lại cho đã, từ du lịch, nhà hàng đến y tế, cấp
giấy phép kinh doanh… he he, lại nhân lúc bà con chộn rộn đi mua đồ
tích trữ, tha hồ mà bội thu. Mình định bụng chỉ hốt chừng vài
triệu đồng... đô thôi, không dại gì như cố bí thư Đà Nẵng Nguyễn bá
Thanh. En ni yếu mà ham ra gió, đòi “hốt” bạt mạng nên bị tụi Ba
Đình nó cắt mạng cái rụp, hết được sống để hưởng phước từ đất
đai tại Cồn Dầu, mà en đã vơ vét trước đây. Mình tính rồi, hốt một
thời gian thì về làm người... tử tế như thần tượng Ba Dũng.
Khổ, người tính sao qua khỏi Trời, chưa rồi việc này lại lồi
việc khác, cái vụ gà ăn cá lăn quay ra chết hàng loạt lại khiến dân
sôi lên sùng sục đòi minh bạch. Trung Ương sợ “lộ hàng” thì Đà
Nẵng cũng không dám cục cựa, thôi cứ ngậm miệng ăn tiền (Tàu)
rồi từ từ dân cũng xẹp xuống mừ. Sáng đi ăn phở hay mì Quảng tự
nhiên cũng ớn ớn, thịt heo thì có chật phì nộn gây ung thư, thịt bò
thì nói là Kô bê, nhưng ai biết là thịt trâu Quảng Bình cũng nên.
Trước giờ mình chỉ ăn thịt gà hay hải sản, nay nghe tin gà chết
thì dẹp mẹ cơm hàng cháo chợ, về bếp nhà ta nấu cho chắc ăn.
Vậy mà cũng chưa chắc, gạo thì không sao nhưng làm gì cũng phải vo
gạo nấu cơm với nước – nước lọc từ nhà máy thể nào cũng lẫn nước
biển, biển lại đang độc, chạy trời sao khỏi nắng hả trời? Mình
đang âm mưu với mụ vợ, nói là hai vợ chồng nhà bọ xin qua Mỹ lấy
bằng tiến sĩ trong vài tháng, qua đó trước là thăm con sau là để
ăn theo đồ ăn sạch của Mỹ. Thằng con mình là đệ tử ruột của con
trai ngài tân Thủ tướng nên mình xin giấy tờ xuất ngoại dễ như đi
chợ, một công hai việc, tránh ngộ độc cá chết lại có thêm bằng
tiến sĩ USA mới… mua, chỉ ngại là có cả chục thằng đảng viên đồng chí
đang canh me cái ghế của mình. Làm lãnh đạo phải biết mánh mung thủ
đoạn, nếu không “cạp đất mà ăn”!
Viết tới đây là nhớ đến nữ hoàng nội y Ngọc Trinh. Kỳ sau có đại
hội đảng mình sẽ đề nghị đưa Ngọc Trinh vào danh sách ứng viên đại
biểu Quốc hội vì các lý do sau:
Đầu tiên với câu nói “nghèo cạp đất mà ăn” tuy vô cùng dân giã nhưng
lại hàn lâm thâm thúy. Này nhen, dân đen cạp đất ăn chết ráng chiu,
chớ cán bộ lãnh đạo mình thì mong có đất mà cạp, từ trung ương đến địa
phương, quan to thì cạp rừng, quan nhỏ cạp ruộng, thủ đô cạp đất ruộng
Dương Nội, thành Hồ cạp đất ngập Thủ Thiêm, Quận 2, Thủ tướng cạp đất
Tây Nguyên, Vũng Áng, Bộ trưởng quốc phòng cạp đất quân đội, Bộ trưởng
giao thông cạp đất phi trường Tân Sơn Nhất (trong dự án Long Thành)…,
ngay cả câu này cũng đưa vào làm đề thi văn lúc mình thi bổ túc đó mừ.
Nếu đảng viên nào phản đối câu nói này, thì thử xem có tìm được câu nói
nào của ngài Trọng Lờ hay hơn không? Câu nói của Ngọc Trinh vừa có
tiếng mà đảng viên ta cũng có miếng. Chưa nói đến nhân thân của nàng
rất tốt, con nhà lao động không phải là con cháu các cụ như các lãnh đao
trước, chịu khó vươn lên từ bùn Trà Vinh mà chẳng hôi bùn, chỉ
khoe thân mà không bán thân…
Điều lợi thứ hai, nếu Ngọc Trinh vào quốc hội, thì lời nói “dân chủ
đến thế là cùng” của ngài Trọng Lờ được chứng minh bằng thực tiễn,
khóa miệng hết bọn phản động. Không những vậy, Ngọc Trinh còn
xứng đáng làm chủ tịch Quốc Hội, vì nước da trắng ngần, khi nhìn nàng
các đảng viên sẽ nhớ đến hàm râu trắng của... boác mình, do đó khỏi
phải dựng tượng boác, chỉ tổ tụi báo lề dân cứ thấy tượng, thấy
hình boác là chúng lại cự nự và châm chọc. Ngọc Trinh xứng đáng
làm chủ tịch Quốc hội vì ăn đứt Kim Ngân của Trọng Lờ về cả 3 vòng
và trí óc. Chà chà, tưởng tượng hôm nào Tập xếnh xáng qua phát
biểu lần nữa tại quốc hội thì Ngọc Trinh cứ viết trên hai gò
bồng đảo chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, coi như
Tập ta á khẩu, hồn vía lên mây. Và cũng nhờ sắc đẹp và cái eo 56
cm của nàng mà các đại biểu bộ phận nam sẽ không... gục nữa (cứ trô
trố khi chiêm ngưỡng nữ hoàng nội y), còn đại biểu bộ phận nữ thì
cũng luôn tỉnh táo để quan sát học hỏi nàng. Cái lợi cuối
cùng, ngài tân thủ tướng nên đứng hay ngồi bên phải Ngọc Trinh, khi đó
ngài “lo địa” nàng, biết đâu sẽ chữa hết cái tật niễng đầu của tân
Thủ tướng chăng? Vì cái tật ni mà VN mình rất khó thành công trong
mọi đàm phán với nước ngoài, cái đầu nghẹo qua nghẹo lại làm họ
cứ nghĩ là thủ tướng lắc đầu không đồng ý.
Nói vậy thôi, đồng hương tân Thủ tướng của mình dù cho đầu thẳng
băng đi nữa, nhưng đẻng và nhà nước sẽ không bao giờ thay đổi lập
trường: đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên quyền lợi của
đẻng, điều này chắc chắn như chuyện boác của mình không bao giờ là
người Việt (Trong đẻng mình không tên đảng viên trung ương nào mà
không biết boác người Tàu, nhưng ngu gì mà nói ra)!!!
TRẦN ĐỘ * KICH BẢN THẾ KỶ XXI
Kịch bản cho thế kỷ 21
Ta vừa trải qua thế kỷ 20 đầy biến động : nào chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nào chiến tranh thế giới lần thứ hai, nào bom nguyên tử, nào các cuộc cách mạng mạng ở Nga, ở Trung Quốc, nào thế giới xã hội chủ nghĩa hình thành, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở khắp thế giới, trong đó có cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam, nào cách mạng văn hóa Trung Quốc, diệt chủng ở Campuchia, nào sự chia rẽ và đánh nhau của thế giới cộng sản, nào sự tan rã của Liên Xô và thế giới xã hội chủ nghĩa, nào những thành tựu kỳ diệu của khoa học kỹ thuật, của vật lý, sinh học, sự tiến bộ phi thường của tin học, của điện tử, máy tính, rô bô, v.v...
Vì thế, bước vào thế kỷ 21, ai nấy đều hồi hộp và lo âu, vừa lo âu vừa hy vọng nhìn về phía trước mà phán đoán. Đã có nhiều nhà tương lai học phán đoán ; nhiều triết gia, nhiều nhà chính trị, nhà lý luận, nhà xã hội học cũng phán đoán. Tôi cũng ngẫm nghĩ và phán đoán, nhưng tôi rất không đủ tri thức và thông tin để mà phán đoán. Tôi chỉ dựa vào sự hiểu biết hạn hẹp của mình về các phán đoán và ghi lại đôi điều. Tôi thấy hình như có thể có ba kịch bản cho thế kỷ 21 như sau :
Kịch bản thứ nhất. Căn cứ vào điều tôi biết về một số nhà lý luận. Các nhà lý luận này hầu như không quan tâm đến các biến động chính trị xã hội đã và đang diễn ra ở thế giới. Các vị ấy rất trung thành và kiên định với tư duy "hai phe, bốn mâu thuẫn" và tính chất thời đại hiện nay là "thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới". Từ đó suy ra có thể có một kịch bản cho thế giới như sau : Trong thế kỷ 21 sẽ lại có một nước nào đó vào loại to lớn, phát triển cao, nổ ra một cuộc cách mạng vô sản, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, phát triển ra toàn thế giới và hoàn thành tính chất quá độ của thời đại.
Kịch bản thứ hai. Cũng với tư duy như trên và có những nhận định : sự tan rã của phe xã hội chủ nghĩa chỉ là thất bại tạm thời. Chủ nghĩa xã hội gặp phải bước thoái trào tạm thời. Như vậy thì trong thế kỷ 21, sẽ có một sự phục hồi vĩ đại. Bốn nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba) sẽ là thành trì của sự phục hồi này. Phe xã hội chủ nghĩa sẽ hình thành trở lại và phát triển phồn thịnh, đánh bại phần còn lại của chủ nghĩa tư bản và hoàn thành thời đại quá độ, đưa toàn bộ thế giới và nhân loại lên thời đại xã hội chủ nghĩa.
Đấy là tôi suy từ các lập luận của một số "nhà lý luận" hiện nay vẫn kiên định, và trung thành một cách đáng kính với tư duy cũ, mà không biết đến tư duy của nhân loại, nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân thế giới. Tôi rất nghi ngờ rằng nhân dân ở một nước phát triển (tư bản) nào đó có nhu cầu đánh đổ chính quyền hiện tại và thay thế vào đó một chính quyền khác (xã hội chủ nghĩa). Tôi cũng nghi ngờ số người trong nhân dân Nga và các nước Đông Ấu có nguyện vọng và nhu cầu phục hồi lại thể chế cũ. Tuy rằng không phải không có những người luyến tiếc cuộc sống cũ. Nhưng số người này liệu có đủ để làm được việc phục hồi không ?
Kịch bản thứ ba. Thực ra, chưa thể phác họa kịch bản này. Hiện nay ta đang ở thời kỳ từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Thế giới và nhân loại đang biến chuyển. Tất cả mọi người đều quan tâm tới xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, về văn hóa, về chính trị. Có xu thế toàn cầu hóa phát triển nhiều mặt và ngày càng mạnh, nhưng cũng có xu thế chống lại. Càng ngày càng nhiều sự kiện từ trước chưa hề có.
- Các nguyên thủ quốc gia có tội ác đều không thoát khỏi sự truy nã của pháp luật. Đã có tòa án hình sự thế giới.
- Có những xung đột sắc tộc, tôn giáo mà không phân xử nổi ai là phải, ai là trái, ai là chính nghĩa, ai là phi nghĩa (ở Châu Phi, ở Nam Tư, ở Trung Đông).
- Có những sự thay đổi chính trị ở một nước mà các nước ở khu vực hoặc trên toàn thế giới lại có ý kiến và có thể tác động (nước Áo và Châu Ấu).
- Bất cứ cuộc bầu cử ở một nước nào, đều được dư luận thế giới quan tâm và dư luận thế giới đều tỏ ra ủng hộ những người dân chủ, tiến bộ trung cử, và số người này trúng cử ngày càng nhiều (Hàn Quốc, Indonesia, Chili, Equator, Croatia...).
- Chủ nghĩa xã hội tự hào với tính ưu việt của mình là quan tâm đến các vấn đề xã hội, bảo đảm lợi ích cho nhân dân lao động (Việt Nam được xếp vào loại khá về các chỉ số xã hội).
Nhưng những vấn đề xã hội lại được giải quyết tốt hơn ở các nước tư bản phát triển. Vì ở những nước nào có điều kiện kinh tế, tài chánh dồi dào hơn, và cũng ở các nước này giới cầm quyền buộc phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội mới ổn định được chính quyền và họ biết giải quyết tốt.
- Ở Việt Nam, đại đa số nhân dân chỉ mới có thu nhập cá nhân (thu nhập chứ không phải GDP) độ trên 10 đô la một tháng (150.000 đồng) thì dù có những cố gắng về mặt xã hội bao nhiêu cũng chưa thể coi là no đủ, hạnh phúc được. Vậy một xã hội tốt đẹp hơn, trước hết phải là một xã hội mà người đều được no đủ.
- Trào lưu dân chủ thế giới ngày càng phát triển, có tác giả nói từ năm 1970 trở về trước thế giới chỉ có 30 nước dân chủ. Nhưng từ năm 1970 sau 30 năm thì số nước dân chủ lên tới 75. Có tác giả nói hiện nay thế giới có gần 200 nước trong đó 65% là thuộc các nước dân chủ. Các nước xã hội chủ nghĩa (chính quyền cộng sản) không được xếp vào nước dân chủ, tuy các nước này vẫn tự nhận là dân chủ gấp triệu lần các nước tư bản, và tự nhận mình là nước có bản chất dân chủ cao nhất. Vấn đề dân chủ và nhân quyền là những vấn đề mà các nước phát triển cao đều nhấn mạnh.
Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa thì gọi là những âm mưu diễn biến hòa bình. Đồng thời các nước xã hội chủ nghĩa cũng phải nói đến dân chủ và nhân quyền, phải chứng tỏ mình có quan tâm đến dân chủ và nhân quyền, phải chống đỡ về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trước dư luận thế giới, càng ngày cách cầm quyền và cai trị kiểu toàn trị độc tồn càng tỏ ra lạc hậu, càng bị chê cười và phê phán. Nước nào muốn hòa nhập với thế giới phải chú ý điểm này, không theo trào lưu dân chủ chung của nhân loại, trước hết là làm hại ngay đến tiến trình phát triển của nước mình. Không thể cứ tự mình nói ngược đời, rồi lại tự khen mình là hay và đúng được.
- Ai cũng thấy là phải đưa xã hội loài người đến chỗ tốt đẹp hơn, đều mong muốn như thế. Nhưng xã hội tốt đẹp hơn ấy có phải nhất thiết là theo chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo hay không ? Có lẽ Mác đã dự đoán đúng là sau chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn và hiện nay xã hội loài người đang biến chuyển tiến lên theo chiều hướng đó, hướng tốt đẹp hơn. Đã có nhiều học giả dự đoán xã hội tương lai là xã hội "hậu tư bản chủ nghĩa" và "tân tư bản chủ nghĩa" là xã hội "văn minh thứ ba", xã hội "hậu công nghiệp", xã hội "văn minh tin học", "văn minh trí tuệ"...
Chưa ai thống nhất được quan niệm và cách gọi. Các xã hội tư bản chủ nghĩa đang biến hóa và tiến tới một xã hội không còn là tư bản chủ nghĩa, tức là tiến tới cái không phải là nó nữa. Hiện nay có nhiều nước về kinh tế và chính trị thì đúng là tư bản chủ nghĩa nhưng nhiều mặt xã hội có những nét tốt đẹp mà không một nước gọi là xã hội chủ nghĩa nào so sánh được (về giáo dục đào tạo, về y tế, về người già, người thất nghiệp). Vậy một xã hội tương lai tốt đẹp hơn là một xã hội thế nào ? Nếu có là một xã hội chủ nghĩa chăng thì nhất định không phải là xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô, không phải là xã hội chủ nghĩa kiểu trại lính được. Và để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn ấy có nhất thiết phải trải qua cách mạng bạo lực và đổ máu không ? Có nhất thiết phải có "lật đổ" không ? Nhân loại có chấp nhận sự đổ máu không ?
Nước Việt Nam hiện chưa phải là xã hội chủ nghĩa mà muốn tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn có nhất thiết phải "đổ máu" và "lật đổ" không ? Có thể tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn bằng tiến hóa hòa bình không ? Cái gọi là âm mưu "diễn biến hòa bình" có thật không ? Không chấp nhận thế lực ở ngoài dùng diễn biến hòa bình để lật đổ. Nhưng bản thân ta phải tiến hóa hòa bình để tiến lên. Ta cần tiến hóa, vậy ta có cần phải có nhiều kẻ thù để mà tiêu diệt và trấn áp không ? Thậm chí, cứ nhất thiết bắt cả nước và toàn dân phải tôn thờ một học thuyết, một trật tự khe khắt thì đất nước phát triển không ?
Ai cũng thấy kinh nghiệm hiển nhiên của các nước gần ta không phải như vậy, kinh nghiệm đó rõ rệt nhất là ở Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Việc quan trọng nhất bây giờ là phải hòa nhập để đưa xã hội tiến lên hay cứ phải "ổn định bằng bất cứ giá nào" ? Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào đất nước phát triển và nhân dân được tự do hạnh phúc. Vậy cái gì trở ngại cho điều đó thì phải khắc phục. "Bằng bất cứ giá nào" và "vô điều kiện" là những yếu tố của đấu tranh "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Ngày nay điều kiện tiên quyết để quyết định chính sách là làm thế nào cho dân tự do và đất nước phát triển. Chỉ có tự do cho dân thì đất nước mới phát triển được. Điều đó đúng cả về kinh tế, chính trị và văn hóa và cả đối ngoại nữa.
Trần Độ
Wednesday, May 18, 2016
PHẠM HỒNG THÚY * THẢM HỌA DIỆT CHỦNG
THẢM HỌA DIỆT CHỦNG ĐANG Ở NGAY TRƯỚC MẮT
Phạm Hồng Thúy
Từ lâu, Trung Quốc đã thực hiện cuôc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ
để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, 3,5
triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn
tay Khơ me đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của
Trung Quốc ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Trung Quốc đã thực hiên
chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán. Ở Việt
Nam cuộc diệt chủng đang bước vào giai đoạn khốc liệt.
Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi
sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn
nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc.
Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ cộng sản, trong tổng
số 1400 triệu người ở Trung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi,
Mông, Tạng?
Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3
thế kỷ (từ 1644 – 1912). Theo công bố của nhà nước Trung Quốc hiện nay
còn 10,68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như
không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa.
Chữ „Hồi“ dành cho 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung
Quốc với diện tích 1,6 triệu km², dân số 21,8 triệu người, trong đó một
nửa là người Hán. Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3
triệu người. (xem Tân Cương – Wikipedia)
Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, tùng lập ra triều đại
Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích
1,183 triệu km² và dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ
chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị (xem Nội Mông –
Wikipedia).
Người Tạng với nền văn hóa đồ sộ sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích
1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 3,18 triệu người, trong đó một
phần đáng kể đã là người Hán (xem Tây Tạng – Wikipedia).
Tại các khu tự trị, thành phần dân tộc chính lại là người Hán, hàng trăm
triệu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị hủy diệt bằng mọi cách!
Ở Việt Nam, thảm họa mất nước đã đến, thảm họa diệt chủng đang đến nhưng nhiều người chưa nhận ra.
Các thủ đoạn hủy diêt đã và đang diễn ra ở Việt Nam:
Hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của
cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện
ngăn sông Mê Kông gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng, đất nhiều nơi đã
bị lún sâu, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như thả hóa chất
độc, ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn
vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đổ chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng
nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt,
ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ!
Hủy diệt các sông trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy
điện, khai thác bâu xit, thương lái Trung Quốc bày trò mua chanh leo giá
cao để dân phá cà phê, hồ tiêu; mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh
thái của cá… sau đó không mua nữa vì đã phá xong.
Xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hông và sông Đà, làm suy kiệt sông
Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới,
hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái châu thổ sông Hồng.
Xây dưng rất nhiều nhà máy nhiệt điên, xi măng, sắt thép và hóa chất… để
đầu đôc khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt
Nam dùng thiết bị Trung Quốc, hàm lượng các khí thải độc hại như CO,
SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép.
Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La
Ngà, Bưởi… và hàng ngàn km bờ biển.
Tung thực phẩm và thuốc men độc hại cúng các hóa chất chế biến thực phẩm
độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc
mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ còn có thể tiêu thụ
thực phẩm độc hại, chết dần vì bệnh tật. Hiện nay số người mắc bệnh ung
thư, teo não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã tới mức cao nhất
thế giới.
Tất cả mới chỉ trong giai đoạn đầu. Sau khi sát nhập vào Trung Quốc năm
2020, dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, cuộc diệt chủng sẽ thảm
khốc hơn nhiều. Những gì sẽ xẩy ra sau 4 năm tới đây? Sau 20 năm nữa con
số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3
triệu như người Tạng không?
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân
tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần
nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển
tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện
thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa
diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo
vệ chúng ta.
No comments:
Post a Comment