Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 21 October 2016

TỔNG THỐNG OBAMA

TỔNG THỐNG OBAMA DU VIỆT

  Thứ năm, 19/05/2016

Nhà Trắng ‘theo dõi kỹ’ vụ cá chết ở Việt Nam

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.
Một phụ tá thân cận của Tổng thống Barack Obama đã nói như vậy với một nhóm các tổ chức của người Mỹ gốc Việt, ít ngày trước chuyến công du của nguyên thủ Hoa Kỳ.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, cùng quan chức ngoại giao Mỹ chiều 17/5 đã lắng nghe ý kiến của các nhà hoạt động cùng những tổ chức của người Việt ở hải ngoại tại văn phòng sát Nhà Trắng.
Sau cuộc gặp, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân, cho VOA Việt Ngữ biết rằng các đại diện tổ chức người Việt đã “đi sâu vào một số vấn đề nhân quyền như vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, công an tra tấn hay vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.
Ông Duy nói thêm rằng một chủ đề nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay cũng đã được đề cập.
Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ.
Ông nói thêm: “Vấn đề cá chết đã được nêu. Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ. Họ đã nhận kiến nghị có hơn 100 nghìn chữ ký của đồng bào Việt Nam ở khắp mọi nơi. Họ nói họ đang chuẩn bị trả lời chính thức về cái này".
Ông nói thêm: "Họ nói rằng, về lâu dài, đây là vấn đề cần sự trao đổi của hai quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự hai bên để làm sao tìm hiểu thêm các biện pháp khoa học để giải quyết vấn đề này, và đồng thời, đây cũng là vấn đề nền tảng về nhân quyền, khả năng bày tỏ chính kiến của người Việt Nam”.
Tận mắt chứng kiến
Theo ông Duy, những người Việt Nam tham dự cho biết, có thể xảy ra các cuộc biểu tình vì môi trường đúng ngày ông Obama đặt chân tới Hà Nội, và Tổng thống Mỹ “có thể chứng kiến những vấn đề mà mọi người đã nêu lên”.
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Obama rời thủ đô Washington DC đi Việt Nam vào ngày 21/5 và sẽ bay đi Tokyo từ TP HCM vào ngày 25/5.
Phát ngôn viên của Đảng Việt Tân cho biết ông tin rằng Tổng thống Obama sẽ nói về vụ cá chết cũng như các cuộc biểu tình khi ông có mặt ở Việt Nam.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.
Lý giải về niềm tin này, ông Duy cho biết rằng “những người phụ tá của ông ấy cho biết đây là mối quan tâm của phía Hoa Kỳ, và có sức ép của cử tri qua kiến nghị hơn 100 nghìn người” trên trang web “We the People”.
Ông Duy cũng lên tiếng “phản bác” cáo buộc mà ông cho là “sai sự thật” của quan chức Việt Nam, cho rằng tổ chức Việt Tân kích động các cuộc biểu tình.
“Người ta biểu tình vì tương lai của con em họ. Không cần tổ chức nào kích động cả. Mỗi người đều nhận thấy cái thảm họa đó,” ông nói.
"Thử thách lớn lao"
Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều vấn đề sẽ được ông Obama mang ra thảo luận tại Việt Nam như mối quan hệ chiến lược, TPP hay biển Đông.
Nhà nghiên cứu này cũng nói thêm rằng các cuộc biểu tình của người dân về vụ cá chết “có tác động” tới chuyến thăm của ông Obama, và nó giống như một cuộc trắc nghiệm xử lý tình thế của tân chính phủ Việt Nam.
Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện.
Ông Hùng nói thêm: “Phép thử thì đúng. Nó rất khó khăn vì xảy ra trong thời điểm không thuận lợi. Năm 2006, trước khi ông Bush sang Việt Nam, những tiến triển về nhân quyền đã có đến nỗi Bộ Ngoại giao đề nghị bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần phải quan tâm về tự do tôn giáo. Đó là thời điểm thuận lợi".
Ông nói tiếp: "Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện”.
Một cuộc thăm dò ý kiến do VOA Việt Ngữ thực hiện về những vấn đề bạn đọc mong chờ Tổng thống Obama sẽ mang ra bàn thảo ở Việt Nam cho thấy nhân quyền đứng đầu, sau đó tới biển Đông và thứ ba là vụ cá chết.
Các cuộc biểu tình bùng phát suốt từ đầu tháng Năm cho tới nay, và theo giới quan sát, sau khi “thả lỏng” ở đợt đầu, chính quyền đã siết chặt kiểm soát các cuộc xuống đường hôm 15/5.
Trên mạng xã hội hiện vẫn xuất hiện những lời kêu gọi xuống đường vì môi trường mà quan chức trong nước lo ngại sẽ biến thành “cuộc cách mạng cá” vào ngày 22/5 tới.

http://www.voatiengviet.com/content/nha-trang-theo-doi-ky-vu-ca-chet-o-vietnam/3335087.html

 

Tổng thống Obama sẽ tạo dấu ấn nào ở Việt Nam?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-05-20

000_AQ7TW-622.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Washington DC ngày 15-5-2016.
AFP PHOTO/Olivier Douliery

Truyền thông báo chí đưa nhiều tin bài về chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam từ 23 tới 25/5/2016 của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Những nhận định sớm, trước chuyến công du của nhà lãnh đạo cường quốc số 1 thế giới, qua báo chí Việt Nam được cho là khá lạc quan.

Thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ

Trang mạng Một Thế Giới ngày 19/5 trích lời chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định là, mối quan hệ Việt Mỹ hiện nay nửa ấm nửa lạnh, Việt Nam cần sự hỗ trợ quốc tế cho những vấn đề nan giải của mình, từ kinh tế cho đến an ninh quốc phòng. Việt Nam muốn có quan hệ tốt với cả thế giới chứ không riêng gì Mỹ nhưng Mỹ là quốc gia siêu cường, có quan hệ ngoại giao với Mỹ thì Việt Nam tiến vào thế giới thuận lợi hơn.
Trả lời câu hỏi nghị trình Việt Nam của Tổng thống Obama liệu sẽ mang lại những điều gì phấn khởi cho người dân nước này. TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright từ Saigon nhận định:
Tôi nghĩ đây là bước tích cực tốt để mà thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là giữa những  người mong muốn Việt Nam có tương lai phát triển hơn.
-TS Huỳnh Thế Du
“Chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Obama mang lại hiệu ứng rất tích cực cho mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Chúng ta biết rằng quan hệ giữa hai nước, sự khác biệt sự bất đồng vẫn còn. Nhưng nhìn từ 1995 tới bây giờ thì những khoảng cách, những bất đồng đã thu hẹp rất nhiều, đặc biệt là chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đặc biệt là Hoa Kỳ đưa ra cam kết tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều này đã xóa những bước cản, nghi ngại rất lớn của Việt Nam. Tôi hy vọng chuyến viếng thăm của ông Obama lần này, đặc biệt đặt trong bối cảnh TPP và mối quan hệ Biển Đông rất phức tạp. Tôi nghĩ đây là bước tích cực tốt để mà thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là giữa những  người mong muốn Việt Nam có tương lai phát triển hơn.”
Trả lời Đài Á châu Tự do, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu:
“Bản thân tôi cũng như dư luận Việt Nam rất hoan nghênh, trước hết là thấy quan hệ hữu nghị Hoa Kỳ-Việt Nam đã nâng lên một bước mới. Dự kiến Tổng thống Obama trong chuyến thăm cấp chính phủ, ngoài ra có việc nói chuyện tại các trường đại học. Tôi cho đó là một bước rất tốt trong giao tiếp với thế hệ trẻ. Tôi nghe dư luận bên ngoài cũng như báo chí, nhìn chung tuyệt đại bộ phận chờ đợi một quan hệ Việt Mỹ sẽ mở ra trong giai đoạn tiếp theo. Đây là lần một tổng thống đương nhiệm đến Việt Nam, hai quốc gia này trước kia là thù địch bây giờ trở thành nước có quan hệ nhiều mặt trong sự phát triển chung của thế giới, cũng như là quan hệ song phương giữa hai quốc gia.”
Trở lại bài viết trên trang mạng Một Thế Giới, tòa báo đã đặt tựa “Dù ai làm Tổng thống, Mỹ vẫn sẽ tăng cường ngoại giao với Việt Nam”. Nhà báo trích lời cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh nhận định rằng, hiện nay Trung Quốc đang có những động thái hết sức mạnh mẽ trong việc chiếm Biển Đông vấn đề biển Đông chắc chắn được đưa lên bàn nghị sự và Mỹ cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông ngăn chặn bớt sự hung hăng, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
000_AE4L5-622.jpg
Ông Daniel Russel trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương tại Hà Nội hôm 10-05-2016.


Cùng về vấn đề này, ông Lê Công Phụng cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ phát biểu trên báo mạng Một Thế Giới nhận định một cách thẳng thắn, theo đó Hoa Kỳ sẽ can thiệp để đảm bảo an ninh, tự do hàng hải vì lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, việc chủ quyền thì phải tự Việt Nam, chứ Mỹ không bao giờ hy sinh lợi ích của mình để giành chủ quyền cho Việt Nam.
Lịch trình của Tổng thống Obama tại Việt Nam được các báo điện tử trong nước nhanh chóng đưa lên mạng hôm 19/5/2016, ngay sau khi các giới chức Hoa Kỳ ở Washington họp báo công bố. Theo báo mạng Đất Việt, phía Hoa Kỳ dự kiến Tổng thống Barack Obama sẽ gặp gỡ cả 4 lãnh đạo cao nhất, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam?

VnExpress đưa tin về cuộc họp báo hôm 18/5 ở Washington của ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia về các vấn đề Châu Á và ông Daniel Russel Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, làm rõ hơn về nội dung thảo luận của Tổng thống Barack Obama với giới lãnh đạo Việt Nam, cũng như các hoạt động khác của Tổng thống.
Một chi tiết được đề cập tới là Tổng thống Obama dự kiến gặp gỡ thành viên xã hội dân sự, tuy không rõ là có bao gồm các nhóm xã hội dân sự tự phát hay không. Trong thời gian ở Hà Nội, Tổng thống Barack Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ, gặp mặt và nói chuyện với doanh nhân, sinh viên tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế. Sau đó, Tổng thống Obama sẽ đến TP.HCM, tiếp xúc với thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin cho biết, nghị trình Việt Nam của Tổng thống Barack Obama chú trọng tới phương cách để tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, nhân dân với nhân dân, an ninh, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới.
Đối với người dân Việt Nam, vấn đề lớn nhất hiện nay được đặt lên bàn đàm phán là vấn đề nhân quyền. Chúng ta biết là rất nhiều dân biểu nghị sĩ Mỹ đang yêu cầu Tổng thống là phải đặt nhân quyền lên hàng đầu trong nghị trình làm việc của Tổng thống Mỹ đối với Việt Nam.
-TS Phạm Chí Dũng
Trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập một tổ chức xã hội dân sự tự phát từ Saigon nhận định rằng, Tổng thống Obama sẽ không can thiệp trực tiếp đối với thỉnh nguyện thư đạt 150.000 chữ ký liên quan tới vấn đề cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung. TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Đối với người dân Việt Nam, vấn đề lớn nhất hiện nay được đặt lên bàn đàm phán là vấn đề nhân quyền. Chúng ta biết là rất nhiều dân biểu nghị sĩ Mỹ đang yêu cầu Tổng thống là phải đặt nhân quyền lên hàng đầu trong nghị trình làm việc của Tổng thống Mỹ đối với Việt Nam. Nếu Việt Nam không đáp ứng các điều kiện về nhân quyền, không cải thiện một chút nào về nhân quyền thì không thể nói tới chuyện Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam… thậm chí một số chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Chiến lược của Hoa Kỳ cũng xác định là, ngay cả khi Việt Nam chấp thuận vấn đề nhân quyền và được mua vũ khí sát thương, thì việc này cũng phải có một cơ chế theo dõi quá trình Việt Nam thực hiện tiến trình cải thiện nhân quyền như thế nào…thì mới có thể nói tới việc Việt Nam được mua mặt hang vũ khí cụ thể như thế nào…”
5 ngày trước khi Tổng thống Barack Obama đến Hà Nội, báo chí Việt Nam gắn kết chuyến công du với vấn đề Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. VnExpress ngày 18/5 có bài Thời điểm vàng Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Tờ báo dẫn nhập, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam có thể là một di sản quan trọng mà Tổng thống Obama để lại cho chính quyền kế tiếp. VnExpress trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Việt nam hoan nghênh các bước đi của Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, cho rằng đây là bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. Năm 2014, Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam bằng cách dỡ bỏ các hạn chế về những loại vũ khí, trang bị phục vụ tuần tra, phòng thủ trên biển.
Cùng về vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Theo VnExpress trong cuộc họp báo ở Washington hôm 18/5, khi trả lời câu hỏi về khả năng Tổng thống Obama sẽ thong báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink giới chức Hội đống an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết đây là vấn đề đưa ra định kỳ. Năm 2014 Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí liên quan tới an ninh trên biển. Theo lời ông Kritenbrink, lúc đó Hoa Kỳ đã thông báo các hợp đồng mua bán vũ khí với Việt Nam sẽ được xem xét tùy từng trường hợp và nhân quyền là một vấn đề cần cân nhắc.
Mặt khác, kênh truyền thông chính thức VOV ngày 16/5 trích lời ông Phạm Quang Vinh Đại sứ Việt Nam tại Washington nói rằng “sẽ có thỏa thuận lớn” trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Tuy nhiên Đại sứ Phạm Quang Vinh không đưa ra vấn đề nào cụ thể, mà chỉ diễn giải là, hai bên đang rà soát tất cả các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Đối tác toàn diện cũng như những định hướng đã được đề ra trong Tuyên bố tầm nhìn 2015, để có thể thúc đẩy thêm nữa các thỏa thuận hợp tác.http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/big-hope-ahead-obama-s-trip-to-vn-nn-05202016115049.html

BS Nguyễn Đan Quế nhận định trước chuyến đi Việt Nam của Tổng thống Obama

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-05-19

nguyen-dan-que--622
Đại sứ Mỹ Ted Osius gặp BS Nguyễn Đan Quế ngày 16-10-2015.
File photo

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào khuya chủ nhật 22 tháng 5 tới đây sẽ đáp xuống sân bay Nội Bài bắt đầu chuyến công du chính thức Việt Nam trong 3 ngày.

Rất tốt cho quan hệ Việt - Mỹ

Nhà đấu tranh lâu nay tại Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản và là người vừa được trạo giải thường nhân quyền Gwangjiu năm 2016, có một số nhận định trước chuyến công du của Tổng thống Barack Obama. Trước hết ông cho biết:
BS Nguyễn Đan Quế: Tổng quát tôi thấy rất tốt cho hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Sau một thời kỳ chiến tranh thì đây có lẽ đã đến lúc sự giao thương, trao đổi giữa hai dân tộc khởi sắc.
Gia Minh: Trước chuyến đi thì trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương có nói trong chuyến công du Việt Nam của tổng thống Obama chú trọng đến 5 vấn đề; ngoài vấn đề giao thương như bác sĩ vừa nói còn có vấn đề vũ khí, nhân quyền, công nhân- TPP. Bác sĩ thấy sao về những vấn đề này?
Tổng quát tôi thấy rất tốt cho hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Sau một thời kỳ chiến tranh thì đây có lẽ đã đến lúc sự giao thương, trao đổi giữa hai dân tộc khởi sắc.
-BS Nguyễn Đan Quế
BS Nguyễn Đan Quế: Vấn đề dở bỏ vũ khí sát thương, tôi thấy có thể làm được, nên làm nhưng phải kèm theo những điều kiện cải thiện rõ rệt, có thể kiểm chứng được trên thực tế về vấn đề cải thiện nhân quyền.
Còn các vấn đề khác ngoài nhân quyền, khi Việt Nam đã hội nhập với thế giới, khi Việt Nam trở thành một hội viên của TPP, tôi thấy bắt buộc tự bản thân chế độ Hà Nội phải có những cải biến về luật pháp, về nhiều mặt chứ không thể như hiện tại được. Đó là một điều bắt buộc.
Gia Minh: Trong thời gian qua, bác sĩ cũng có một số lần gặp đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam, những điểm chính mà bác sĩ nói với họ và được chuyển tải đến cho chính quyền Mỹ được thực thỉ/thể hiện ra sao?
BS Nguyễn Đan Quế: Tôi là một người tranh đấu, vị thế của tôi là đứng trên lập trường của dân tộc Việt Nam, hai chân tôi đứng trên sức mạnh của quần chúng Việt Nam để chiến đấu cho một nước Việt Nam mới - tự do, dân chủ. Đó là chuyện của chúng tôi đang làm.
Trên bước đường tranh đấu của chúng tôi thì bất cứ sự hỗ trợ nào, một sự hoan nghênh nào, một sự  ủng hộ nào; từ bất cứ nơi nào_ từ Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật… chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh. Lập trường tranh đấu của chúng tôi rất rõ ràng: chúng tôi đòi hỏi chế độ này phải tôn trọng tự do thông tin, tôn trọng tự do phát biểu- phải để cho người dân phát biểu, phải tôn trọng tự do tôn giáo, phải bỏ điều 4 Hiến pháp. Đó là những điều chúng tôi đang vận động, những điều chúng tôi đang làm. Tất cả những ai ủng hộ chúng tôi theo chiều hướng này thì chúng tôi hoan nghênh.

Kết quả của phong trào dân chủ

Gia Minh: Đó là những quan điểm rõ ràng, nhưng khi được chuyển đến các đất nước dân chủ thì tiếng nói của bác sĩ và sự hỗ trợ của họ được thể hiện qua những thay đổi trong cách hành xử của chính quyền Việt Nam lâu nay có không, theo bác sĩ?
BS Nguyễn Đan Quế: Tôi nói có; nhưng phải nói ngay không phải tiếng nói của tôi mà là do kết quả của phong trào tranh đấu cho dân chủ trong nước Việt Nam.
Tổng quát từ năm 1975 cho đến bây giờ, rõ ràng chúng ta thấy Việt Nam đã phải cởi mở, đã phải giao thương về kinh tế, giao thương về văn hóa, giao thương giữa nhân dân… Về mặt nhân quyền có những thay đổi nhưng không đủ và kém rất xa, rất tồi tệ so với những sự mà quốc tế đã giao thương, đã giúp đỡ Việt Nam để hội nhập với thế giới.
Đây cũng là dịp tốt thôi để tổng thống Obama và tất cả những người trên thế giới quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam  thấy rõ bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam đang đi ngược lại dòng lịch sử.
-BS Nguyễn Đan Quế
Điểm này theo tôi nghĩ là Việt Nam đang rất kém, định lợi dụng những sự giao thương về kinh tế với thế giới bên ngoài để hòng duy trì chế độ độc tài. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm và rất chủ quan.
Gần đây và gần đây nhất là vào ngày 1 tháng 5, 8 tháng 5 và 15 tháng 5; chính quyền Hà Nội đã trở lại một bước đường rất tồi tệ về nhân quyền, rất kém mà cả thế giới lên án. Khi vụ Vũng Áng ở miền Trung xảy ra, người ta phản ứng là rất đúng, người ta đòi hỏi sự minh bạch thì đáng lẽ phải lắng nghe để giải quyết những vấn đề của xã hội; thì đây là một điểm rất đáng phàn nàn, rất đáng chê trách của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, của chính quyền mới ông Nguyễn Xuân Phúc, của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi ngược lại quyền lợi của người dân. Chúng tôi kết án sai lầm này về vấn đề nhân quyền.
Dĩ nhiên, nhân chuyến thăm của ông Obama, dân tộc Việt Nam cũng như sức mạnh quần chúng, cũng như bản thân chúng tôi nêu rất rõ cho cả thế giới, cả loài người, cả những vị khách trong đó có ông Obama thấy rõ sự tồi tệ về nhân quyền của đảng cộng sản, của bộ chính trị mà người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, và của chính quyền Nguyễn Xuân Phúc rất dở, và của một quốc hội sắp sửa bầu là một quốc hội ‘ma giáo’ do bộ chính trị sắp xếp, do Mặt trận Tổ quốc đứng đầu là Nguyễn Thiện Nhân.
Chúng tôi tẩy chay cuộc bầu cử này, không nên đi bầu; còn nếu đi bầu thì xóa bỏ cả danh sách hay bỏ trắng không chọn ai.
Đó là lập trường rất rõ của chúng tôi: có biến chuyển nhưng không đạt yêu cầu của quốc tế và gần đây có bước thụt lùi. Đặc biệt trước chuyến thăm của Obama, chính quyền Hà Nội tỏ ra kém cỏi hơn bao giờ hết.
Đây cũng là dịp tốt thôi để tổng thống Obama và tất cả những người trên thế giới quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam  thấy rõ bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam đang đi ngược lại dòng lịch sử.
Gia Minh: Bác sĩ có nghĩ rằng chính quyền Hà Nội sẽ bưng bít và rất khó để ông tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể thấy được tất cả những thực tế như bác sĩ vừa trình bày?
BS Nguyễn Đan Quế: Đương nhiên, mấy chục năm nay tất cả đều biết chuyện bưng bít của cộng sản rồi; thế còn tổng thống Obama thì ông ta có nhiều kênh để biết: về tình báo, nhiều kênh chính xác lắm! Tôi thấy không nên cần lo về vấn đề đó mà đương nhiên cộng sản bưng bít bằng những biện pháp cổ điển rồi; và bây giờ Internet, facebook đã vạch trần bộ mặt đó.
Gia Minh: Xin thay mặt quí độc giả của Đài Á Châu Tự Do cám ơn bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã dành cho cuộc phỏng vấn này. 

 Ba vấn đề trong chuyến thăm của Obama 

  

Image copyright Getty Images Image caption  

Ông Obama sẽ thăm Việt Nam từ 23-25/5

Báo USA Today có bài viết nói về ba vấn đề chính trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam.
Các vấn đề này là sức ép của Việt Nam đòi Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí, lo ngại về các vi phạm nhân quyền và thương mại song phương.
Tác giả của bài viết, Thomas Maresca, nói Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ cần bỏ cấm vận vũ khí để đối trọng với chuyện Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ là đề tài của Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ, được phát từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi, mời quý vị đón theo dõi tại đây.
Ông cũng dẫn lời nhà quan sát Việt Nam Carl Thayer từ Úc nói có thể đây là thời điểm chính trị thích hợp để ông Obama bỏ cấm vận vì nhiệm kỳ của ông gần hết và ông tập trung vào di sản mà ông sẽ để lại.
Nhưng, theo tác giả bài viết, vấn đề trở ngại đối với việc bỏ cấm vận chính là tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam dù có quan chức Mỹ nói Hà Nội đã có "một số tiến bộ" khi ký các công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và về quyền của người khuyết tật trong mấy năm qua.
Về thương mại, Việt Nam là một trong 12 nước thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Lợi ích gần nhau
Chuyến thăm sắp tới của Obama tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được nhiều báo Hoa Kỳ đề cập tới.
Hôm 14/5, Washington Post có bài "Ông Obama phải nói gì ở Việt Nam" trong đó nói lợi ích của Hoa Kỳ và Việt Nam về thương mại và an ninh đang ngày càng gần nhau hơn.
Đảng Cộng sản giữ độc quyền quyền lực và hạn chế các quyền văn bản như tự do ngôn luận, ý kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, thường là qua trấn áp và hành hạ thể xác.
Bài xã luận viết: "... Ông Obama phải để ý tới tình trạng nhân quyền ảm đạm của Việt Nam. Dù Việt Nam phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây, họ vẫn là nhà nước độc đảng vốn tước đoạt tự do của người dân và cai quản bằng sức mạnh.
Ban Biên tập của tờ báo cũng viết: "Việc bỏ cấm vận vũ khí xem ra có thể chấp nhận được nhưng Obama cần cương quyết đòi có cải thiện nhân quyền thực sự trước khi làm [như vậy].
"Đảng Cộng sản giữ độc quyền quyền lực và hạn chế các quyền văn bản như tự do ngôn luận, ý kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, thường là qua trấn áp và hành hạ thể xác.
"Bộ luật hình sự của đất nước này cũng hình sự hóa việc thực hiện nhiều quyền căn bản."

'Hy vọng' bỏ cấm vận vũ khí

Trong khi đó Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông Phạm Quang Vinh, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nói ông "tin rằng sẽ có những thỏa thuận lớn trong những vấn đề này, từ hợp tác kinh tế cho đến những lĩnh vực hợp tác khác."
Ông Vinh cũng nói thêm:
Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ chứng tỏ rằng sau 20 năm, trở ngại cuối cùng được dỡ bỏ để quan hệ hai nước được bình thường hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới.
"Chính vì vậy chúng ta cũng phải chờ xem quyết định này có được đưa ra hay không trong chuyến thăm lần này của ông Obama. Theo ý kiến cá nhân của tôi thì Mỹ có thể chưa tiến hành ngay trong chuyến thăm lần này của ông Obama," nhà nghiên cứu nói với BBC.

'Có đi, có lại'

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp giải thích thêm quan điểm của mình:
"Bởi vì như đã nói, cũng có những ý kiến tương đối e ngại hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, Việt Nam muốn được Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm này, Việt Nam cũng sẽ phải có những hành động gọi là 'có đi, có lại' để Mỹ cảm thấy thoải mái trong việc gỡ bỏ lệnh cấm này.
"Ngoài ra còn có một số vấn đề khác, chẳng hạn Mỹ muốn Việt Nam cho Đội Hòa Bình vào hoạt động ở Việt Nam, hay là muốn Việt Nam có những nhượng bộ trong vấn đề chương trình đào tạo của Đại học Fulbright.
"Chúng ta vừa biết là Đại học Fulbright đã được cấp giấy phép, nhưng không biết hoạt động của Đội Hòa Bình có được Việt Nam chấp nhận hay không v.v... đấy cũng là điều mà Mỹ sẽ cân nhắc, ngoài ra cũng có những quan ngại khác, chẳng hạn tính hiệu quả của việc gỡ bỏ lệnh cấm này tới đâu?
Nhà báo Đỗ Thông Minh cho rằng nhân quyền sẽ chỉ chiếm một liều lượng nhỏ so với 'thế chiến lược' Việt - Mỹ mà hai bên sẽ bàn thảo trong chuyến thăm của ông Obama. "Liệu nó có cần thiết, cần phải thực hiện ngay bây giờ hay không? Tại vì từ tháng 10/2014, khi lệnh cấm gỡ bỏ một phần, đến nay hai bên vẫn chưa có những hoạt động chuyển giao vũ khí nào, mặc dù lệnh cấm ấy mới bỏ một phần, nhưng đã tạo ra rất nhiều không gian để cho hai bên tiến hành hợp tác rồi.
"Chính vì vậy người ta cũng đặt câu hỏi về tính hiệu quả.
"Đương nhiên, Việt Nam rất mong chờ sự kiện này vì nó mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn, thể hiện bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương và gỡ bỏ một trong những tàn dư cuối cùng của sự thù địch giữa hai bên trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
"Tuy nhiên như đề cập của một số tờ báo, tôi cũng đồng tình là có thể Mỹ sẽ đề cập vấn đề này và sẽ hứa hẹn một điều gì đó, nhưng có thể chưa tiến hành gỡ bỏ ngay lệnh cấm trong chuyến thăm này của ông Obama," Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC.
Nhân quyền 'thứ yếu' Hôm thứ Bảy, tờ New York Times trong bài xã luận, có đoạn viết:
h quyền độc đoán của Việt Nam điều mà họ muốn - sự gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận về buôn bán vận chuyển vũ khí được áp đặt trong thời gian chiến tranh, trừ khi chính quyền này có những bước đi đáng tin cậy tiến tới giải quyết những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng

NewYork Times
"Tổng thống Obama không nên cảm thấy có nghĩa vụ trao cho chính quyền độc đoán của Việt Nam điều mà họ muốn - sự gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận về buôn bán vận chuyển vũ khí được áp đặt trong thời gian chiến tranh, trừ khi chính quyền này có những bước đi đáng tin cậy tiến tới giải quyết những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng," tờ báo Mỹ nêu quan điểm.
Từ Nhật Bản, sẽ là điểm dừng tiếp theo sau Việt Nam của Tổng thống Obama trong chuyến đi châu Á tháng Năm này, nhà báo Đỗ Thông Minh đưa ra bình luận.
Ông nói:
"Trước đây, Thượng nghị sỹ John McCain cũng nói danh sách đặt vũ khí rất dài, nhưng trở ngại chính là vấn đề nhân quyền.
"Nhưng vấn đề nhân quyền cũng chỉ là chính sách 'cây gậy và củ cà rốt' thôi, thành ra tùy tình hình, chiến lược.
"Vấn đề nhân quyền đối với Mỹ có lẽ cũng chỉ chiếm 3-5% thôi, chứ không phải là yếu tố quá quyết định.
"Yếu tố đó được nhắc tới thôi, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định cuối cùng, quan trọng nhất là thế chiến lược giữa hai bên."
Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ về chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ.




VIETTUSAIGON * TƯƠNG LAI VIỆT NAM

Tương lai là gì và tương lai về đâu?


Tương lai người Việt Nam là gì? Và tương lai đất nước Việt Nam sẽ về đâu? Đây là những câu hỏi quá lớn nhưng cũng quá nhỏ trong lúc này. Lớn bởi khi nói về một luận đề có tính mông lung từ chủ thể đến khách thể, từ khái niệm dân tộc Việt Nam cho đến ý niệm tương lai. Nhưng nó cũng quá nhỏ hẹp khi hỏi về tương lai của dân tộc Việt Nam khi mà cả dân tộc gồm hàng trăm triệu người này đang nằm trong vòng kiền tỏa của chết độ Cộng sản, đặc biệt là Cộng sản Trung Quốc.
Vì sao phải nói rằng khái niệm tương lai Việt Nam quá hẹp khi đặt nó trong bối cảnh bị kiềm tỏa bởi Cộng sản và đặc biệt là Cộng sản Trung Quốc?
Bởi lẽ, hơn bao giờ hết, đã đến lúc phải nhận rõ thân phận Việt Nam qua hai thời kỳ Cộng sản. Sở dĩ nói hai thời kỳ Cộng sản là vì thời kỳ Cộng sản đầu tiên trên cả hai miền Nam và Bắc đất nước là thời kỳ Cộng sản Liên Xô. Mọi sinh hoạt, chén cơm manh áo, thậm chí thời gian của Liên Xô cũng có tính chân lý hơn so với thời gian châu Mỹ hay Châu Âu, châu Úc… Bởi mọi thứ, mọi giá trị của dân tộc đều phụ thuộc, dựa dẫm, thậm chí bấu vai Liên Xô để mà sống. Nhưng dẫu sao thì thời kỳ Cộng sản Liên Xô cũng tốt đẹp hơn thời kỳ Cộng sản Trung Quốc.
Bởi lẽ, mặc dù vẫn có mọi thứ từ độc tài, độc đoán và khép kín trong hệ thống Cộng sản cũ kĩ, lạc hậu nhưng dẫu sao, thời kỳ lịch sử đó cũng không đến nỗi bị bán đứng như hiện tại. Bất quá thì Liên Xô “mượn” cảng Cam Ranh, thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhưng bù vào đó, mặc dù phía Việt Nam xuất khẩu (để trả nợ) toàn là những buồng chuối non, không đảm bảo chất lượng nhưng bà mẹ Cộng sản Liên Xô vẫn không ngừng tha thứ cho đứa con Cộng sản Việt Nam và bầu sữa của bà vẫn liên tục cung cấp sữa cho đứa con Cộng sản Việt Nam.
Ngược lại, thời kì Cộng sản Trung Quốc (bắt đầu từ hội nghị Thành Đô 1990 đến nay) là thời kỳ man rợ và đáng sợ nhất trong lịch sử loài người nói chung chứ không riêng gì lịch sử Việt Nam. Một thời kỳ mà cả dân tộc Việt Nam đang tiến dần về phía bờ vực của diệt vong và vong nô. Chính người Việt giết người Việt, chính nhà cầm quyền tự xưng là đầy tớ nhân dân phản bội lại nhân dân, bán rẻ dân tộc, bán đứng lãnh hải, lãnh thổ quốc gia. Và có một thực tế rõ ràng nhất là Liên Xô chưa bao giờ đầu độc Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã đầu độc Việt Nam từ những gì vô hình cho đến hữu hình.
Về mặt đầu độc hữu hình, hầu hết các loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trên đường chính ngạch và tiểu ngạch đều có vấn đề về chất lượng. Trong đó, vấn đề tính độc hại tiềm ẩn bên trong các loại thực phẩm Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Và không riêng gì thực phẩm mà thuốc men, các loại mặt hàng khác cũng tiềm ẩn rủi ro cho người Việt Nam một khi nó là hàng Trung Quốc. Bởi hàng Trung Quốc nhập sang Việt Nam không chỉ đúng với tính năng phục vụ mà nó ghi trên nhãn, mà nó còn có một chức năng khác lớn hơn, nằm trong chủ trương chung của đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về mặt đầu độc vô hình, từ sản phẩm văn hóa đến giáo dục cũng như đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đều có tính chất đầu độc người Việt Nam bằng mũi tiêm Vong Nô để rồi cả một dân tộc đi từ chỗ sợ hãi bạo lực của nhà cầm quyền đến chỗ mặc kệ người Trung Quốc sang tác oai tác quái trên quê hương và việc những người yêu nước đứng lên biểu tình để đánh thức lòng yêu nước, thức tỉnh dân tộc trước cơn nguy biến, trước họa xâm lăng đều bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bẻ hướng, chuyển họ vào quĩ đạo phản động và lấy đó làm “bài học răn đe” đối với quốc dân.
Chưa bao giờ giáo dục, kinh tế, văn hóa và xã hội Việt Nam lại bệ rạc như hiện tại. Sở dĩ có chuyện đau lòng như vậy là vì nói cho cùng, từ trước tới nay, trong lịch sử loài người nói chung, tất cả các nhà độc tài, bảo thủ đều muốn dân tộc của họ phải ngu dốt. Khi toàn thể quốc dân là một đám ngu dốt, sợ sệt và hám ăn thì nhà độc tài mới có cơ hội giữ quyền lực lâu dài. Họ đã cố tình biến con người thành con vật.
Và cách hành xử của nhà độc tài đối với nhân dân của họ bao giờ cũng giống cách của ông chủ đối với con vật nuôi. Khi nào nhân dân nổi giận, họ sẽ tìm cách vứt miếng ăn cho những con liều lĩnh, man rợ và cuồng loạn nhất. Chính những con đó sẽ ngoe nguẩy đuôi sau khi ăn no và có thể quay lại cắn đồng loại nếu như những con khác làm ồn giấc ngủ của nó sau khi nó ăn no.
Câu chuyện hàng loạt thành niên xung phong (lực lượng mà những năm chiến tranh, họ là những thần đồng của chế độ trên mọi nghĩa, họ sẵn sàng hi sinh tuổi xuân và tính mạng để phục vụ cho lý tưởng mà cấp trên đã gieo rắc cho họ) đã xông vào đánh đập những người biểu tình một cách dã man và sau đó họ được thưởng tiền, dắt nhau đi ăn nhậu và khoe thành tích đánh dân một cách hí hửng. Nói cho cùng, các thanh niên xung phong này cũng là nạn nhân của chế độ Cộng sản. Họ được vỗ béo và tẩy não một cách tuyệt đối để thấy rằng trong nhân dân, những ai phản đối chế độ Cộng sản có nghĩa là đang úp nồi gạo của họ, đang đe dọa an ninh lương thực của gia đình họ và mọi bổng lộc họ có được là nhờ ơn đảng Cộng sản. Một khi mọi góc nhìn đều qui về một mối của miếng ăn, bổng lộc và sự hưởng thụ, người ta sẽ nhanh chóng quên mọi thứ chung quanh và sẵn sàng ném đòn thù vào đồng loại nếu đồng loại có biểu hiện đụng chạm đến những thứ ấy của họ.
Và, một khi nhân dân, hoặc là trở thành đám đông sợ sệt, hoặc là trở thành nhóm trung thành và cúc cung tận tụy với đảng để được hưởng lộc, số ít ỏi còn lại tỉnh thức trong cô đơn và lẻ loi. Có lẽ chuyện gì sẽ xảy ra cho đất nước cũng không cần bàn thêm. Điều đáng bàn ở đây là đảng Cộng sản đã quá thành công trong sách lược ngu dân của họ. Và cũng lạ là cho đến thời điểm bây giờ, đảng vẫn không nhìn thấy được là sự ngu dân của họ đã hoàn toàn thất bại, nếu dân ngu một thì họ ngu đến mười.
Vì một khi số đông nhân dân trở nên sợ hãi mọi thứ, bị chìm trong đời sống nghiện ngập và tham lam, cái giá của nhà lãnh đạo trả không phải là nhỏ cho dù nhà lãnh đạo đó có lương tâm với dân tộc hay không. Bởi lẽ, cái giá phải trả của nhà lãnh đạo có lương tri một khi nhân dân bị yếu hèn là tương lai dân tộc tuột dốc và kéo theo uy tín chính trị của nhà lãnh đạo đó xuống hố. Ngược lại, cái giá phải trả của một nhà lãnh đạo vô luân, bán nước khi nhân dân yếu hèn là bề trên của họ cũng sẽ xem họ là những con vật nuôi giống như họ đã đối đãi với nhân dân nước họ. Và một khi lợi dụng họ vừa đủ, bề trên của họ sẽ lột da họ giống như lột da một con vật lấy thịt không hơn không kém.
Hiện tại, khi nhân dân không còn tin tưởng vào đảng Cộng sản, uy tín của đảng cũng không còn gì trước quốc tế. Liệu đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hành xử ra sao nếu một ngày nào đó, đảng Cộng sản Trung Quốc vứt họ ra đường như vứt một đôi dép đứt? Hoặc đảng Cộng sản Trung Quốc muốn lột da đảng Cộng sản Việt Nam như một kẻ nuôi ngựa vô tình vô nghĩa lột da con ngựa thồ của họ sau khi nhận ra con ngựa này không còn đủ khả năng cất vó kéo xe?
Và tương lai dân tộc Việt Nam sẽ ra sao khi đảng Cộng sản tiếp tục dối trá và bán đứng dân tộc?! Nếu nhân dân không kịp trả lời câu hỏi này, sẽ có một huyệt mộ đào sẵn cho cả dân tộc này. Chắc chắn là vậy!

Tuesday, May 17, 2016


HÀ SĨ PHU * DÂN VIỆT VÀ ĐÀN CÁ VŨNG ÁNG

Cứ êm ái chết đúng quy trình như đàn cá?



(Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành)
Suốt một tháng qua, người dân cả nước bức xúc, dư luận quốc tế quan ngại trước tin tức về ô nhiễm Biển Đông, cá chết hàng loạt từ ven biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế và đang còn lan rộng. Vụ cá chết dọc ven biển lại thêm 1 chỉ dấu cho thấy nước Việt Nam sẽ chết đúng quy trình và êm ái, chết từ từ và chết toàn thân! trước tốc độ cướp nước và bán nước của 2 đảng CS Trung Quốc và Việt Nam đang phối hợp rất ăn ý với nhau, và phía CSVN có vẻ sẽ ngụy trang khéo hơn, sẽ làm vài việc um xùm gây ảo vọng cứu nước để làm cho triệt tiêu sự cảnh giác và phẫn nộ của dân nếu nét dân trí đáng quý ấy vẫn còn thoi thóp trong dân.


Nhân sự kiện này, từ thành phố Đà Lạt, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã có cuộc trao đổi với nhà báo Tràn Quang Thành với nội dung như sau:
Trần Quang Thành : Xin chào Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Hà Sĩ Phu : Xin chào nhà báo Trần Quang Thành
TQT : Suốt tháng nay, cả nước ta vô cùng bứt rứt vì biển Đông đang bị ngộ độc, cá chết hàng loạt, cuộc sống nhân dân bị đe dọa, an toàn của đất nước ta đang bị xâm phạm. Nhiều người nói rằng đây là một chỉ dấu nước Việt Nam sẽ chết đúng quy trình một cách êm ái, chết từ từ, chết toàn thân, theo đúng như âm mưu thâm độc, nhà cầm quyền Việt Nam đã cấu kết, làm tay sai cho nhà cầm quyền Cộng sản Trung quốc. Ông bình luận sao về vấn đề này ạ?
HSP : Trước cảnh cá chết hàng loạt ven biển Đông các tổ chức XHDS có thảo một bản Tuyên bố vả gửi cho anh em, tôi ký ngay nhưng với một lời nói thêm rằng: Vụ này cũng là một vụ lớn, ảnh hưởng trên một diện tích rất to, từ 4 tỉnh sẽ lan ra Bắc vào Nam, đời sống ngư dân sẽ chết dở, vì ven biển thì ngộ độc rồi, nếu đánh cá ngoài khơi xa sẽ gặp đội quân tàu cá Trung quốc đã được vũ trang, nó tiêu diệt, thế thì dân sống bẳng nghề cá sẽ chết. Người tiêu dùng trên cả nước sẽ sợ không dám ăn tôm cá, hải sản, mà đó là những thức ăn “đầu vị” thì nguy hiểm quá. Về y tế, chất độc sẽ tàn hại sức khỏe người dân thế nào? Nếu chỉ là một cơ sở công nghiệp của Đài Loan thôi mà gây tác hại lớn và toàn diện đến môi trường cả nước như thế thì vấn đề cũng đã lớn quá rồi.
Nhưng tác hại to lớn ấy cũng chỉ là vấn đề rất nhỏ so với mối nguy hiểm lớn hơn nhiều là cái vận mệnh của đất nước. Hãy liên hệ đến vị trí Vũng Áng là nơi rất hẹp, rộng có 50km, và hiểm yếu có thể cắt đôi đất nước, và Formosa ngày càng có nhiều liên quan đến Trung quốc là kẻ muốn nô dịch nước ta, thì vấn đề ở đây là chuyện mất nước! Nó làm tiêu diệt cái nòi giống mình, gây khó khăn toàn diện cho dân tộc mình để triển khai kế hoạch Bắc thuộc mới. Vấn đề quá lớn! Tôi đã nêu ý kiến này và chắc nhiều anh em cũng đồng ý: Đây không phải chỉ là chuyện cá chết mà báo hiệu cả Dân tộc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam sẽ chết dần chết mòn, hết việc nọ đến việc kia, chết một cách êm ái, cứ lẳng lặng như thế mà chết, chết  một cách rất đúng quy trình, cái quy trình Bắc thuộc đã được thiết kế ngay từ khi cái chiến khu Việt Bắc được nối liền với Trung quốc Cộng sản năm 1950. Một quá trình chết rất Cộng sản, trong ảo vọng, cứ từ từ mà chết, có kêu la lằng nhằng vài tiếng cũng chẳng làm gì.
Trước một vụ việc gây động lương tâm như thế thì khi có một bản Tuyên bố, lương tâm bắt ta phải ký ngay. Nhưng ở tôi có mâu thuẫn giữa một bên là trái tim nóng, một bên là cái đầu lạnh. Trước đại họa của Dân tộc, trái tim tôi bắt tôi phải tham gia lên tiếng, nhưng cái đầu lạnh của tôi lại thầm mách bảo: phải lên tiếng thôi, nhưng khó thoát lắm, khó thoát lắm, đã rúc vào bẫy sâu thế này thì khó thoát lắm. Ký hàng chục hàng trăm cái có khi cũng chẳng ăn thua gì, Cùng lắm là đánh thức được một số đảng viên, một số nhân dân, so với số 0 (số không) trước đây thì tưởng là nhiều nhưng so với con số 4 triệu đảng viên và 90 triệu dân thì chẳng thấm tháp gì trước tốc độ cướp nước và bán nước quá nhanh và quá vững chắc của 2 đảng CS cứ thỏa thuận tay đôi với nhau trên đầu nhân dân. Phải thẳng thắn hiểu rằng trước mắt thì hiệu quả của một thiểu lên tiếng như thế cũng chưa được bao nhiêu đâu.
TQT: Thưa ông HSP, ván cờ cướp nước và bán nước đang gây cho nước ta nguy cơ rất nguy ngập. ĐCS Trung quốc thì quyết chiếm nước ta, ĐCSVN thì quyết làm tay sai bán nước cho Trung quốc. Vậy chúng ta làm, sao để gạt bỏ được nguy cơ đó thưa ông?
HSP: Thưa ông, muốn loại bỏ một nguy cơ thì phải biết rõ nguyên nhân của tai họa và thực trạng tương quan lực lượng để biết địch biết ta. Không nhận thức rành mạch được hai điều đó thì không thể giài bài toán.
Về nguồn gốc thì phải biết toàn bộ kế hoạch Bắc thuộc mới, Tàu muốn cai trị nước ta một lần nữa, được thiết kế một cách bài bản, sâu xa và toàn diện trên cái nền Cộng sản, cho nên vẫn đứng trên cái nền tảng này thì bài toán cứu nước không có lời giải! Quốc gia CS có đặc điểm là quyền lực tập trung tuyệt đối, ai chẳng biết sự “lãnh đạo” của đảng là trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối, dân chỉ là con số không về quyền lực, chỉ là công cụ thực hiện điều đảng muốn, Đã là hai nước CS thì hai ĐCS cầm đầu hai nước cứ ngồi làm việc với nhau, nhưng hai đảng có bình đẳng đâu, một đảng vừa nhỏ lại vừa chịu ơn, luôn phải nhờ vả, ông Hồ đứng đầu ĐCSVN cũng từ CS Trung quốc, từ quân đội Trung quốc mà ra, còn một đảng thì vừa lớn, vừa là chủ nợ lại vẫn rắp tâm xâm lược một cách tuyền kiếp, thì thử hỏi điều gì sẽ xảy ra trong các cuộc “hội đàm cấp cao” giữa “chủ và tớ” ấy? Hai đảng rất chênh lệch về tư thế ấy cứ làm việc song phương với nhau, đảng nhỏ và chịu ơn đương nhiên là bị lép vế, dân có được biết gì đâu?Chuyện ở Thành Đô là rất rõ, đó là chuyện mất nước.
Một nước muốn xâm lược một nước khác mà dùng vũ lực thì vướng nhân dân, rất khó khăn và tốn kém.Trung quốc rất khôn, biết thừa muốn chiếm một nước thì tốt nhất là chiếm cái đầu não của nước ấy.Ở một nước dân chủ thì cái đầu não cũng chưa là gì vì còn nhân dân.Ở một nước CS thì chiếm được cái đầu não là chiếm tất cả. Quyền lực của cả cái nước VN đã tập trung trong tay ĐCS, toàn đảng lại tập trung hết quanh cái điểm tựa là Hồ Chí Minh. Tất cả sức mạnh hút vào một điểm thì chỉ cần chiếm lĩnh cái điểm đó là xong thôi.Cho nên điểm tựa cho cả kế hoạch Bắc thuộc mới là tựa trên ông Hồ Chí Minh, từ đó chi phối cả ĐCSVN, còn nhân dân VN bị đứng ngoài cuộc.
Nay một số người muốn chống Bắc thuộc nhưng lại vẫn muốn đứng trên cái nền CS để Thoát Trung, lại dùng đúng cái điểm tựa Hồ Chí Minh làm sức mạnh tạo một ĐCSVN tiến bộ để lãnh đạo cả nước làm cuộc Thoát Trung! Tôi đã đặt câu hỏi thế này: Nó xâm lược nó tựa trên ông cụ Hồ ( phải giữ vốn quý là những gì bác Hồ đã cùng bác Mao đã dày công xây đắp!),nay chống xâm lược cũng tựa vào đúng cái điểm tựa ấy thì phải xét xem thực chất điểm tựa ấy thuộc về ai, ai sử dụng được?
Rất nhiều dẫn chứng đã cho thấy cái điểm tựa HCM đã hoàn toàn nằm trong  mưu đồ khuynh loát sâu kín của Trung quốc rồi, điểm tựa ấy Trung quốc dùng được chứ mình không dùng được đâu. Ông ấy xuất thân từ Giải phóng quân Trung quốc (với tên Hồ Quang), từ Trung quốc mới về Pắc-bó, gần chục năm cuối cùng ở bên Tàu là chính, lấy 2 người vợ Tàu, và mỗi lần cần Trung quốc viện trợ thì ông ấy phải ký những hiệp ước gì đó chứ không thể tự nhiên cho không? Trong mối quan hệ như thế Trung quốc chỉ cần “trói” một điểm nút HCM thôi là đủ trói cả ĐCSVN và dùng ĐCSVN trói cả dân tộc này rồi…
Còn nhớ có lần ông Trần Quang Thành phỏng vấn tôi về khu tượng đài HCM 1400 tỷ ở Sơn La, nhiều người bảo làm như vậy là lãng phí tiền của trong khi nước còn nghèo, tôi bảo vấn đề không phải sợ lãng phí nhiều tiền mà vì hình tượng ấy đang bị Trung quốc sử dụng để trói tay dân Việt Nam trước nạn Bành trướng, vì hình tượng có hại nên không thể xây dựng dù chỉ tốn một đồng.
Tóm lại, về câu hỏi ông đặt ra, làm thế nào để Thoát Trung, tôi kết luận thế này: Thoát Trung là một công cuộc không đơn giản, rất khó khăn và lâu dài. Nhưng rút gọn lại như một triết lý, như cái cốt lõi của vấn đề thì “Muốn Thoát Trung phải Thoát Cộng, mà muốn Thoát Cộng thì phải Thoát được Hồ”. Nếu bảo Việt Nam không thể Thoát Hồ, không thể Thoát Cộng được đâu thì điều đó cũng có nghĩa là xin thua luôn, cứ chịu Bắc thuộc thôi, Việt Nam không thể Thoát Trung được! Nạn Bắc thuộc mới sẽ diễn ra đúng như quy trình và bất khả kháng!?
Như tôi đã bộc lộ với ông, khi nói vấn đề này tôi luôn gặp xung đột giữa trái tim nóng và cái đầu lạnh. Về tình cảm tôi không bao giờ muốn, không bao giờ tin rằng nạn Bắc thuộc mới do trào lưu CS hai nước thiết kế ra cho đất nước mình đã là định mệnh đau đớn, cứ từng bước đi vào cõi chết một cách êm ả như thế, không còn lối thoát, những yếu tố tốt không thể biến hết được, nên tôi vẫn hăng hái ký vào bản này bản kia, phân tích điều này điều khác. Nhưng cái đầu quen tư duy khoa học của tôi, căn cứ vào quá trình thực tiễn lại bảo tôi rằng con mồi đã rúc sâu vào bẫy đến thế, ván cờ đã đi nhầm nhiều nước ngớ ngẩn như thế thì kết quả đã được định hình, thoát ra được là cực kỳ khó, cực kỳ khó như không tưởng vậy. Muốn Thoát Trung thì phải Thoát Cộng,muốn Thoát Cộng thì phải Thoát Hồ, xã hội như thế này làm sao làm được như thế?
TQT:  Thưa ông, cứu nước là nhiệm vụ chung của toàn dân, của cả dân tộc. Chúng ta đã từng có truyền thống thắng quân Tàu xâm lược. Qua bao nhiêu thế kỷ, bao nhiêu triều đại, vậy đất nước chúng ta hiện nay, với 90 triệu dân với tinh thần bảo vệ Tổ quốc, dù kẻ xâm lược nào cũng không ngần ngại, vậy bây giờ muốn cứu nước thì phải dựa vào ai, và trách nhiệm của Trí thức trong cuộc cứu nước này là thế nào thưa ông?
HSP: Ta đang đề cập đến sự tương quan giữa các sức mạnh, sức mạnh nhân dân trước hai đối trọng là sức mạnh của chế độ đảng trị của CS Việt Nam và sức mạnh chi phối của CS Trung quốc.
Có lần ngồi nói chuyện vui với bạn bè tôi có tưởng tượng ra tình huống thế này: Việt Nam đã đi những nước cờ hết sức sai lầm nên lọt vào cái bẫy của Trung quốc và trở thành bó tay đến mức thế này. Tàu muốn xâm lược Việt nó phải duy trì hai nước ở chế độ Cộng sản để cho hai đảng CS cứ làm việc riêng với nhau. Ỷ thế mạnh Trung quốc chẳng những chi phối nhân sự của CS Việt Nam qua các đại hội, mà giả sử xuất hiện một nhân vật cao cấp muốn chống Tàu thì nó mua ngay, nó thừa tiền để mua ngay, nếu mua không được thì, nói xin lỗi chứ, nó giết ngay, nó thừa khả năng làm việc này nếu thấy cần thiết. Tương quan hiện nay cho phép nó làm như thế, trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam khó có thể xuất hiện một nhân vật yêu nước chống Tàu.
Nhưng giả thử chỉ cần có một cuộc mít tinh biểu tình có khả năng làm mất cái nền tảng chính trị Cộng sản ở Việt Nam thì hoặc là sẽ có những tên Lê Chiêu Thống kêu gọi quân Tàu cứu viện. Thậm chí chẳng cần CS Việt Nam cầu viện, xe tăng Trung quốc vẫn cứ kéo sang, đàn áp dân VN, đàn áp dân chủ Việt Nam, biến Hà Nội thành Thiên An môn cũng khó lòng mà cản được nó. Tàu phải đàn áp dân chủ VN, phải giữ CS ở Việt Nam không phải vì ĐCSVN mà vì mục đích tự thân của Tàu.Muốn xâm lược được VN thì buộc VN phải còn chế độ CS.
Đấy tuy mới chỉ là chuyện vui như một giả định, nhưng đã có anh em phản đối: ông đừng nghĩ thế, Tàu nó chẳng mạnh thế đâu, nó cũng bị nhiều mâu thuẫn có thể dẫn đến sụp đổ tan vỡ, sao ông lại sợ nó thế? Tôi bảo trong lịch sử Tàu mạnh đến đâu cuối cùng dân ta cũng chống được, nhưng đấy là vua tôi cùng nhân dân một lòng chống giặc, cuối cùng nó chẳng cướp được của mình một tấc đất nào.Nhưng ngày nay tình hình thế giới thuận lợi hơn trước nhiều mà ta cứ mất hết biể đảo này đến cứ điểm khác, nó có thể buộc mình phải chấp nhận nhiều điều như thế, chính phủ Việt Nam chỉ dùng miệng để nói vuốt đuôi.
Việt Nam thua không phải vì Trung quốc mạnh mà vì Việt Nam tự khử hết sức mạnh của mình. Một kẻ ốm sắp chết cũng thừa sức bóp cổ mình nếu mình đã đầu hàng, tự trói tay và cấm con cái không được làm mất lòng nó. Nhà cầm quyền thì đã bị những cam kết trói tay rồi, dân chúng muốn biểu tình chống Tàu thì bị ngay chính quyền Việt Nam cấm đoán và trừng trị. Tôi còn nhớ những năm trước đây muốn viết khẩu hiệu Hoàng Sa-Trường sa là của VN thì tên đảo phải viết tắt HS-TS và thừa lúc nửa đêm không có Công an mới đem dán lên cột điện.Tướng Nguyễn Chí Vịnh hứa với Tàu là sẽ trừng trị ai biểu tình chống Tàu xâm lược. Yêu nước mà phải sợ đảng như thế, Việt Nam thua là vì thế, “người ta lớn bởi vì ta quì xuống” chứ đâu phải vì Trung quốc mạnh? Tàu chỉ mạnh trước một nhà nước đã đầu hàng và trước một nhân dân đã bị chính nhà nước của mình trói tay!
TQT : Vậy nhân dân ta làm thế nào để thôi bị trói tay, phá bỏ xiềng xích đó để mà vùng lên để tống giặc Tàu ra khỏi đất nước ta?
HSP : Khi nói đến những việc này tôi luôn bị mâu thuẫn giữa cái đầu lạnh và trái tim nóng. ở trên tôi vừa phân tích bằng cái đầu lạnh trước những hiện tượng thực tế, tương quan thực tế để thấy hết những khó khăn. Yêu cầu dân chủ của dân trước một chế độ chuyên chính độc quyền để có một chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng  đã là một khó khăn rất lớn, nhưng sự dân chủ hóa vẫn có cơ thành công vì cùng người Việt với nhau, giữa chính nghĩa và không chính nghĩa trước sau nhân dân vẫn có thể thắng.
Nhưng ác ở chỗ nước ta bị cái sức nén ngoại lai. Nếu nền CS ở Việt Nam thua, có đa nguyên đa đảng thì kế hoạch xâm lược của Trung quốc hỏng ăn, lập tức nó đưa quân sang ngay, tình huống mất nước có thể đến ngay lập tức. Vậy trớ trêu là đừng chống đảng, cứ để đảng từng bước nhượng bộ Tàu thì sẽ mất nước từ từ, nếu dân chủ thắng lợi biết đâu nguy cơ mất nước sẽ đến ngay lập tức.Với tư duy lạnh lùng cứ đặt ra những tình huống như thế.
Nhưng trái tim nóng, tấm lòng ta không chịu nổi sự chấp nhận như vậy. Người Việt có lương tâm vẫn cứ phải bộc lộ chính kiến, làm mọi việc có thể để chống lại nguy cơ.Sách đã có câu “Có tận nhân lực mới tri thiên mệnh” tức là hãy cố hết sức mình mới biết định mệnh nằm ở đâu.Tất cả những điều mà lý trí đã phân tích như trên là dựa trên thực tế mà thực tế vẫn luôn biến động. Thực tiễn biến động sẽ xuất hiện những thời cơ, những nhân vật, như những ẩn số vượt khỏi mọi dự đoán , mọi bàn tay quyền lực, và lịch sử sẽ làm chức năng của nó. Người có lương tâm hãy cứ làm hết khả năng của mình, hướng vào nhân dân, ẩn số vẫn tiềm tàng ở đấy! Điều quan trọng là nếu cứ im lặng, êm ái, chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời thì tất cả sẽ chết đúng quy trình như đàn cá xấu số vậy! Đấy là điều có thể biết trước.
Xin bàn thêm về thời sự.sự biểu tình của dân chúng trước nạn biển Đông bị đầu độc có số lượng và chất lượng cao hơn trước, sự cản trở của chính quyền cũng có biểu hiện biết nghĩ lại. Nguyên nhân có nhiều, nhưng có yếu tố là khẩu hiệu xoay quanh trọng tâm bảo vệ môi trường , bảo vệ cuộc sống dân sinh và lãnh thổ của Tổ quốc, tạm tránh những đòi hỏi chính trị khác. Nhận thức phải đến tận cùng, nhận thức tới cùng là nguồn sức mạnh, nhưng từ đây đến cái đích cuối cùng phải dần từng bước, tiệm tiến, khôn khéo, tạo thời cơ, không thể vội vàng đốt cháy giai đoạn. Vận động xã hội là một khoa học nhưng đáp số cuối cùng của lịch sử không ai có thể quyết đoán trước được.
TQT: Xin cảm ơn TS Hà Sĩ Phu
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
alt

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG * NHỮNG ĐIỂM HỚ CỦA LÃNH ĐẠO BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

NHỮNG ĐIỂM HỚ CỦA LÃNH ĐẠO BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường gặp báo chí chiều 27.4.2016.


NHỮNG ĐIỂM HỚ
CỦA LÃNH ĐẠO BỘ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG



Nguyễn Đình Thắng

Ngày 4/5/2016 báo chí đồng loạt đưa tin, thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao (sáng 28/4) truy tìm nguyên nhân làm cá chết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Hội đồng khoa học quốc gia gồm hơn 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước do viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch. Như vậy lả Bộ KH&CN phải chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân chứ không phải Bộ TNMT nữa (từ 27/4 trở về trước).



Thế mà Bộ Tài Nguyên, Môi trường đã chủ động đầu tiên, làm việc trước với các chuyên gia Đức, Mỹ và Israel, nhờ giúp đỡ truy tìm nguyên nhân, thăm quan, lấy mẫu phân tích xác định các độc tố cũng đã được tiến hành.

Dưới đây là một số tuyên bố với báo chí của các lãnh đạo Bộ Tài Nguyên, Môi trường cho thấy họ bị “hở hoặc hớ” về chuyên môn:


1) 8:00 tối 27/4 ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TNMT chủ trì họp báo công bố kết quả điều tra sau gần 3 tuần. Ông nêu ra 2 nguyên nhân làm cá chết. Một là độc tố do con người thải ra. Hai là do hiện tượng tự nhiên tảo nở hoa còn gọi là thủy triều đỏ. Ông nói chưa thấy mối liên quan giữa cá chết và hoạt động xả thải của công ty Formosa . Tức là ông đã loại trừ nguyên nhân đầu và để ngỏ nguyên nhân hai (tảo nở hoa, thủy triều đỏ).


Hớ thứ nhất ở đây là công luận và nhiều thường dân nghĩ ngay đến do con người xả thải gây ra thảm họa cá chết, lặn xuống biển truy tìm đường ống xả thải của Formosa thì ông lại loại trừ yếu tố Formosa .


Hở thứ hai là ông nói có thể do tảo nở hoa – hiện tượng thủy triều đỏ: Tôi không thích dùng từ “tảo nở hoa”. Vì làm gì có hoa hoét gì ở đây. Chẳng có gì vui vẻ cả, chỉ có thiệt hại và đau buồn mà thôi. Từ tiếng Anh đầy đủ của nó là “Harmfull Algal Bloom, HAB”, phải nói chính xác là “sự bùng nổ của tảo gây hại”. Trên Trái đất có cả trăm loài tảo (algae) độc hại (harmfull, toxic). Về chuyên môn không biết loài tảo có nở hoa như các loài thực vật khác không mà lại dịch là nở hoa? Những loài tảo gây hại thường có mầu đỏ tạo nên một vùng nước biển mầu đỏ - RED TIDE – Thủy triều đỏ. Cá ăn những loại tảo này vào có thể bị độc và chết. Tất nhiên là thủy triều đỏ là không có lợi cho hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, tắm biển. Vì vậy, thay vì nói tảo nở hoa nên nói là sự bùng nổ của tảo gây hại - HAB.


Hở thứ ba là coi tảo nở hoa, thủy triều đỏ là nguyên nhân tự nhiên (tự nhiên có, tự hình thành trong thiên nhiên, không phải do con người gây ra). Nhầm to! Cách đây khoảng 25 năm, trong khóa học 9 tháng tại Hà Lan về Môi trường, tôi đã có khái niệm về EUTROPHICATION. Từ này không có trong từ điển Anh – Việt thông dụng. Tôi tạm dịch là hiện tượng PHÚ hay PHÌ DƯỠNG của nước. Đó là hiện tượng do con người xả thải quá nhiều “dưỡng chất” – “nutrients” có chứa Nitơ và Phốt-pho vào nước, thông qua các hoạt động nông nghiệp ví dụ như: bón rất nhiều phân N-P-K mà cây trồng không hấp thụ hết, lãng phí, bị rửa trôi vào sông, hồ, ao, biển. Hay những trang trại chăn nuôi lớn thải loại nước thải phân chuồng v.v.. vào các nguồn nước. Hay các khu dân cư tập trung ven biển/hồ thải loại phân rác của mình vào biển/hồ. Tất cả những thải loại này đều DO CON NGƯỜI GÂY RA tạo nên hiện tượng PHÚ DƯỠNG trong nước. Do quá nhiều dưỡng chất, đặc biệt cao về N và P nên các loài algae (tảo) bùng nổ, phát triển cực mạnh. Do vậy, sự bủng nổ của tảo, trong đó có các loài tảo đỏ độc hại – red tide, chỉ là hệ quả/kết quả của EUTROPHICATION và ĐỀU DO CON NGƯỜI GÂY RA.


Hở thứ tư: Trong mấy ngày trước đó ông đã phát biểu (có ý bảo vệ Formosa )“nước thải từ trong các nhà máy sẽ đi qua đường ống này, khi tới trạm quan trắc tự động sẽ được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam rồi được đưa tới bể và thải ra ngoài”!!!. Trạm quan trắc chỉ gồm các thiết bị đo đạc các thông số môi trường. Còn xử lý nước thải là cả một ngành công nghiệp với nhiều các biện pháp hóa, lý, sinh khác nhau để loại bỏ các pollutants về nồng độ cho phép. Monitoring là monitoring, hoàn toàn khác với wastewater treatment plant. Không có chuyện monitoring station lại tự động xử lý nước thải cả. Chưa ở đâu có như vậy trên thế giới này.


2) Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Các bộ trưởng nói chung là “khôn”, trước bức xúc của dư luận về lĩnh vực mình phụ trách, hoặc chất vấn gay gắt của các đại biểu Quốc hội, đều “xin lỗi” nhận trách nhiệm, thiếu sót v.v.. làm êm dịu dư luận. Có vẻ để làm dân yên lòng, Bộ trưởng đã yêu cầu Formosa phải làm ống xả thải nổi, thay vì để “ngầm” dưới đáy biển như hiện nay. Đây là yêu cầu hớ của Bộ trưởng, đã bị chuyên gia kỳ cựu về môi trường là TS. Tô Văn Trường phản bác trong một thư ngỏ gửi chính Bộ trưởng. Mặc dù chính đường ống xả thải ngầm đó được Bộ TNMT đồng ý, cấp phép năm 2014. Việc đi đường ống xả thải nổi hay chìm/ngầm chẳng có liên quan đến việc công khai, minh bạch hay gian lận cả. Trong Luật môi trường cũng không có qui định làm ống xả thải phải xin phép cả. Ống xả thải chỉ là 1 bộ phận/đường ống của hệ thống xử lý nước thải mà thôi, thế mà khi làm nó cũng phải xin phép? Mỗi một “xin phép” là kèm một phong bì, nên càng nhiều phép càng hay. Chủ đầu tư tùy theo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và kinh tế có thể làm chìm, hoặc nổi. Chất lượng nước thải sau xử lý hoàn toàn có thể kiểm tra được ngay tại bể chứa, tại đầu vào của đường ống “ngầm” dài này, chẳng cần phải lấy mẫu tại đầu ra đặt tại đáy biển cách bờ 1,5km làm gì. Một ống xả thải dài như vậy, đường kính khoảng 1m bắt làm nổi thì sẽ là đường ống xả thải đắt nhất hành tinh! Sóng gió thủy triều có thể hất tung, và cản trở tầu bè đi lại nữa. Trên thế giới có rất nhiều ống xả ra biển. Nếu ai nhìn thấy ống xả nước thải ra biển mà đi nổi như vậy mới là điều kỳ lạ đấy! Yêu cầu này là bất khả thi và Formosa sẽ không thể thực hiện được.


3) Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: “cá chết do nhiều nguồn gây ô nhiễm như vi khuẩn, các yếu tố độc trong nước”: nhầm lẫn giữa nguồn gây ô nhiễm (pollution sources); ví dụ: các nhà máy xả thải khí qua các ống khói; các doanh nghiệp, nhà máy, khu dân cư xả thải nước qua các cống vào sông ngòi hồ ao v.v.. với các yếu tố độc hại trong nước (pollutants) ví dụ các vi khuẩn độc hại, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng v.v.. vượt nồng độ cho phép.
NDThan

NĂM XICH LÔ * HÀI CỘNG SẢN

Sân khấu hài cộng sản

Năm xích lô (Danlambao) - Người viết có thể khẳng định một điều là trình độ và khả năng lý luận của lãnh đạo nhà nước CSVN quá kém; thua nông dân chân lấm tay bùn hoặc lao động phu phen như chúng tôi cả cây số khi không thể trả lời trực tiếp những câu hỏi của chính chim mồi đảng nếu đi ngoài kịch bản nên rất ngại họp báo. Họ chỉ mạnh miệng nói về chủ trương lòe dân, đường lối nhảm nhí, tầm nhìn của thầy bói xem voi... được nhồi nhét trong những đầu óc tham nhũng và bệnh hoạn, ngoài ra... ngọng hoặc cà lăm. Lỡ trong thế kẹt bị bắt họp báo thì chỉ báo cáo láo, sau đó tắt đài và thậm chí "yêu cầu" không thu âm ghi hình dưới bất cứ hình thức nào hoặc xóa ngay nếu đi vào "vùng nhạy cảm" của đảng rồi biến. Sở dĩ có tình trạng này là vì họ sợ trách nhiệm chớ không phải họ ngu. Diệt bao nhiêu đồng chí đồng đội, hối lộ bao nhiêu đồng tiền đồng bạc và sức phấn đấu trên đội dưới đạp thì không thể ngu. Nếu có danh hiệu xấu xí nào đưa ra thì họ đoạt ngay giải... gian tham nhất nước.

Tại sao ư? Xin độc giả bình tĩnh đọc tiếp.
Câu hỏi "tại sao cá chết" làm người dân lo lắng mãi không có lời đáp từ phía nhà cầm quyền. Họ quay ra quẩn lại đưa ra là... cần phải có quy trình, đôi khi phải cả vài chục năm mới tìm ra nguyên nhân (!?).
Người dân có bao giờ thắc mắc thực phẩm độc hại tràn lan đang giết dần dân tộc, tại sao không kiểm soát được như hiện nay trong khi họ như cào cào châu chấu đàn áp nhân dân? Nếu nhà cầm quyền bất lực trong chuyện bảo vệ nhân dân thay vì đàn áp thì sao phải độc quyền đòi phải lãnh đạo đất nước? Từ đó đủ và dư cho thấy nhà nước này ra sao.
Những câu hỏi dẫu đơn giản đến trẻ em tiểu học cũng có thể trả lời nhưng luôn là bài toán khó giải với những người "lãnh đạo đất nước". Chẳng lẽ họ dốt đến vậy sao? Chắc chắn là không như đã nói ở trên, vấn đề là từ miệng đến bao tử của họ nuốt quá nhiều thứ như biệt thự, xe sang, US dollar... nên biết nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. La to chỉ được cái miệng, bản thân ông có trong sạch? Người viết thách ông và đám đồng rận của ông đối chất công khai và công bằng trên truyền hình trực tiếp với thằng chủ nhân dân này? Các ông chỉ giỏi miệng lưỡi với đàn em và đàn áp quần chúng. Người viết thách La làng nói gì với Tàu cộng về biển Đông trong khi cho tay sai trấn áp người dân hiền lành xuống đường chỉ với đòi hỏi "cá cần nước sạch, NƯỚC cần minh bạch". Nếu nhà cầm quyền các ông minh bạch thì người dân không hỏi. Nhân dân sẽ xuống đường cho đến ngày có đáp án từ phía các ông. Người viết cũng nhắn ông một điều "quan nhất thời, dân vạn đại" ông nhé.
Người dân thắc mắc, tại sao trưởng không xuất hiện mà luôn đẩy phó ra cho người ta phát hiện? Hỏi là thắc mắc theo quán tính vì nhà cầm quyền chưa manh động hay khủng bố là may, hỏi là đã tự trả lời. Nhân dân thừa hiểu nó ra sao khi phó bị trảm cho trưởng tồn tại, đó là quy trình an toàn. Sai là phó, công là trưởng. Chủ trương là đúng, thừa hành làm sai, vấn đề nổi cộm thì nhận sai sót kiểm điểm bla bla để phương trình lập lại. Không thể giải phương trình cs được sao? Dư sức qua cầu, quyết định nằm ở thái độ nhan dân chúng ta. Bài toán khó với vài ẩn số nhưng sẽ và phải giải nếu chúng ta quyết tâm, chứng minh là Đông Âu và Liên xô đó. Phương Nam có từ "phó thường dân". Tại sao dân chẳng có chức quyền lại có phó? Câu hỏi này xin bạn đọc trả lời, đó cũng là một yếu tố để giải phương trình nếu biết ẩn số.
Chuyện nhỏ nhặt như có cho phép xe điện bốn bánh được phép chạy hay không cũng phải chờ chỉ thị của Thủ tướng thì xã hội này nó không bình thường. Tôi yêu ai cũng chờ chỉ thị của Thủ tướng? Ông bà "Thủ" này có triệu tay? Nếu vậy thì những cơ quan, tổ chức của đảng chỉ ăn không ngồi rồi, chờ chỉ thị Thủ tướng. Tất cả là do hệ thống và với hệ thống này thì đem gì tốt đẹp cho đất nước dân tộc?
Đối với dân thì họ chẳng chờ chỉ thị nào ráo trọi. Họ đập thẳng, đánh mạnh mới thấy họ được lập ra cho nhiệm vụ gì? Phục vụ nhân dân hay đàn áp nhân dân khi đòi hỏi ôn hòa chính đáng của nhân dân vẫn chưa và không được nhà nước công khai trả lời? Hiến hay luật bị chính nhà cầm quyền vứt vào sọt rác thì nhân dân có phải tôn trọng?
Chưa thấy một đất nước nào mà có nhiều "thứ" (phó) như VN. Thứ nào cũng một phường như nhau vì chỉ là con vẹt, khạc những gì từ đít đưa lên hoặc từ trên phọt xuống. Đất nước không mạt cũng lạ vì những con vẹt. Tại sao xã hội tự do họ chẳng có nhiều "thứ" như lạm phát của loài cộng sản nhưng hoạt động hiệu quả? Vì họ sẽ bị đào thải nếu không đáp ứng nhu cầu đất nước và trong phạm vi của họ. Họ thực sự do dân bầu ra và nếu không đáp ứng nguyện vọng nhân dân sẽ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Xã hội cộng sản, ngay ông được phong danh tướng côn an Minh của thành Hồ nói về quán Xin Chào là "có đủ yếu tố truy tố hình sự" (!?). Tướng cộng sản phát biểu như vậy đủ chứng minh chế độ này ra sao làm người viết nhớ về nhà Trịnh với loạn kiêu binh.
Chúng ta từng biết con vẹt Võ Tuấn Nhân bên TN-MT (bạn đọc thông cảm qua vụ cá chết biết mấy bộ ăn hại này nên viết tắt cũng biết.
18.05.2016


QUAN HỆ VIỆT MỸ

 
LỊCH TRÌNH CHUYẾN THĂM NƯỚC VIỆT NAM CỘNG SẢN CỦA TT BARACK OBAMA CÓ NHIỀU THAY ĐỔI VÀO PHÚT CHÓT


Hạnh Dương
Source: Vietpress USA
Posted on: 2016-05-17


TT Barack Obama đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc vào tháng 7-2015




VietPress USA (16-5-2016): Một nguồn tin cao cấp từ Thủ đô Washington D.C. sáng nay Thứ Hai 16/5/2016 cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vừa thông báo đến Bộ Ngoại giao csVN tại Hà Nội rằng chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã được thay đổi không như lịch trình được công bố trong những ngày vừa qua.
Sự thay đổi nầy theo tin tiết lộ vì tình hình bất an tại Việt Nam đang trong giai đoạn tranh chấp quyền lực với sự nhúng tay của Trung Quốc.
Trước đây có dự tính TT Barack Obama sẽ rời phi trường quân sự Andrews Air Force Base gần Washington D.C. vào chiều ngày 21/5/2016 và đến Hà Nội vào giữa ngày 22/5. Chiều lại sẽ gặp gỡ các viên chức Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. TT Barack Obama, Đệ I Phu nhân, 2 tiểu thư và phái đoàn sẽ ngủ lại Hà Nội đêm 22/5 để sáng 23/5 sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc tiếp đón quốc khách tại Phủ Chủ Tịch.
Vào trưa ngày 23/5/2016, TT Barack Obama sẽ thăm xã giao Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng và buổi chiều cùng ngày sẽ thăm tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở trụ sở văn phòng Chính phủ.
Thế nhưng nay nguồn tin từ Washington D.C. cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, vì tình hình bất ổn tại Việt Nam nên lịch trình chuyến viếng thăm Việt Nam dự trù bắt đầu ngày Chủ Nhật 22/5/2016 đến Hà Nội và sẽ rời Hà Nội vào trưa 24/5 để bay vào Saigon và sau đó sẽ rời Saigon bay di Tokyo Nhật Bản vào chiều ngày 25/5/2016.. Nay vì tình hình bất ổn tại Việt Nam nên lịch thăm Việt Nam đã được thay đổi như sau:


1- Máy bay Air Force One của TT Barack Obama sẽ đáp xuống phi trường Nội Bài vào nửa khuya ngày Chủ Nhật 22/5 đến rạng sáng 23/5/2016 giữa lúc phi trường Nội Bài sẽ không có ai ngoài nhân viên an ninh Hoa Kỳ và nhân viên không lưu thuộc Cụm Cảng Hàng Không phía Bắc của CsVN.
Việc máy bay đáp vào nửa đêm đã từng thực hiện trong chuyến TT Bill Clinton đến Hà Nội vào năm 2000; nhưng nay các vấn đề bố phòng nghiêm ngặt hơn.
2- Đệ I Phu Nhân Michelle Obama và 2 ái nữ là Malia Ann Obama, Natasha Obama đều không đi theo TT Barack Obama đến thăm Việt Nam vì lý do an ninh không bảo đảm.
3- Phái đoàn của TT Barack Obama được giảm bớt số lượng nhân viên chính phủ và các thành viên khác tháp tùng.
4- Hoa Kỳ đã đưa đến Hà Nội 5 chiếc máy bay vận tải lớn loại C5A với các xe chống đạn, xe cho đoàn tùy tùng an ninh, các trang thiết bị đặc biệt cho viễn thông, thông tin, an ninh tình báo, chống gián điệp, chống khủng bố.
5- Chiếc máy bay trực thăng đặc biệt của TT Barack Obama là chiếc Marine One cũng đã được tháo cánh quạt để chở đến phi trường quân sự của Hà Nội và đang được lắp ráp lại cánh quạt và bay thử. TT Barack Obama khi di chuyển trên đường phố thì có thể chiếc Marine One sẽ bay bên trên đoàn xe cùng với bán tiểu đội lính Siêu Đặc nhiệm SEALs.

SEALs là lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy’s SEALs) viết tắt của “Sea, Air and Land Teams” thường gọi tắt và biết đến là SEALs.
Chuyến đi của TT Barack Obama đến Việt Nam lần nầy có 2 Tiểu đội SEALs, bao gồm 6 người ngồi trên Trực thăng Marine One, 12 người ngồi trong 2 xe Chevrolet chạy theo sau xe của TT Barack Obama và 6 người giữ nhiệm vụ đặc biệt. Trong số nầy có những thiện xạ chuyên bắn nhanh và bắn sẻ.
6- Số lượng Quân khuyển (Chó nghiệp vụ) với cấp bậc cao trong chiến công và quân vụ đã được đưa đến Việt Nam tăng gấp 3 lần so với chuyến viếng thăm trước đây của TT Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000.
7- Hoa Kỳ đưa đến Việt Nam mọi thực phẩm, nước uống cho TT Barack Obama và phái đoàn tùy tùng; kể cả bục của Tổng thống đứng đọc diễn văn và bục lên xuống máy bay. Các thức ăn của Việt Nam mời TT Barack Obama trong yến tiệc sẽ được an ninh Hoa Kỳ dùng kỹ thuật Scan chớp nhoáng để biết được có hay không thuốc độc hoặc chất phóng xạ chứa trong thức ăn, nước uống và rượu mời.


8- Về lịch trình làm việc, theo tin tiết lộ cho hay đúng 9:05AM sáng Thứ Hai 23/5/2016 thì xe của TT Barack Obama sẽ đến ngay cỗng của Phủ Chủ tịch nước để thăm tân Chủ tịch Trần Đại Quang. Cuộc chào đón theo nghi lễ quốc khách diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước với hàng quân danh dự.



Phía Bắc kinh can thiệp cấm csVN bắn 21 phát súng đại bác đón chào TT Barack Obama như đã từng bắn đại bác chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hà Nội vào ngày 05-11-2015 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón.
11:00am TT Barack Obama sẽ đến văn phòng Trung ương đảng csVN để thăm xã giao Tân Tổng bí thư nối ngôi Nguyễn Phú Trọng.
Buổi chiều Thứ Hai 23/5/2016 TT Barack Obama sẽ thăm tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hội đàm về 3 vấn đề quan trọng.
Buổi tối Thứ Hai 23/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ tổ chức quốc yến khoản đãi TT Barack Obama và phái đoàn Hoa Kỳ tại Phủ Chủ tịch nước.
Sáng Thứ Ba 24/5/2016, TT Barack Obama sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề TPP và Biển Đông và có thể sẽ có một diễn văn trước khi rời Hà Nội để vào Saigon vào buổi trưa 24/5.
Tại Saigon, TT Obama sẽ có cuộc họp với các doanh nghiệp Việt Nam và có đọc một diễn văn với Tổ chức Thanh Niên Trẻ Á Châu. TT Obama và phái đoàn sẽ ngủ đêm 24/5 tại Saigon và trưa hôm sau 25/5/2015 sẽ bay đi Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 trong hai ngày 26 và 27/5/2016. Ngày 28/5 TT Barack Obama sẽ thăm thành phố bị Mỹ dội bom Nguyên tử Hiroshima.
Trong thời gian đến Hà Nội, TT Barack Obama sẽ đề cập tới 3 vấn đề trọng yếu:
a/. TT Barack Obama sẽ hỏi thẳng và muốn Thủ tướng csVN Nguyễn Xuân Phúc trả lời dứt khoát là chế độ csVN còn giam giữ người chiến binh Hoa Kỳ nào từng tham gia chiến tranh Việt Nam trước khi Cộng sản Bắc Việt chiếm Saigon vào 30-4-1975 hay không? Hoa Kỳ muốn câu trả lời dứt khoát Có (Yes) hay Không (No) để Hoa Kỳ sẽ có chính sách tiếp theo về vấn đề tù binh Hoa Kỳ và chương trình MIA thu hồi hài cốt quân nhân Mỹ hy sinh tại chiến trường Việt Nam.
Hiệp hội các cựu tù binh và cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam cho hay csVN hiện còn giam giữ một số tù binh Hoa Kỳ và chuyển qua cho Trung Quốc giam giữ rất tàn ác. Trung quốc đang muốn dùng số tù binh nầy do csVN gởi giam để làm điều kiện ép buộc Hoa Kỳ nhượng bộ trên Biển Đông. Hiện có tin Trung Quốc đã chuyển số tù binh Hoa Kỳ do csVN gởi giam nay đưa ra các khu đảo do Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự trên Biển Đông để làm bình phong đỡ đạn vì sợ Hoa Kỳ có thể tấn công!
b/. Vấn đề nhân quyền cho Việt Nam là trọng tâm chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Việt Nam Cộng sản. Qua các thương thuyết với đại diện Bộ Ngoại giao trong thời gian gần đây, Hà Nội đồng ý trả tự do cho một số nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, tranh đấu cho tự do báo chí hay tự do tôn giáo đã bị csVN bắt bớ, xử án. Hà Nội đề nghị trả tự do cho vài nhân vật như Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, thôi quản chế đối với Lê Thị Công Nhân; trả tự do cho Blogger Người Buôn Gió tức ông Bùi Thanh Hiếu.. Danh sách lối 7 người. Nhưng quan điểm của Hoa Kỳ không phải chỉ đòi hỏi tự do cho một vài tù nhân, mà đòi buộc CsVN phải thay đổi chính sách tôn trọng nhân quyền theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà nước CHXHCNVN đã ký tên tôn trọng.
Về vấn đề nầy, tin tiết lộ cho hay rằng tình hình nội bộ của csVN nay chia thành 2 phe rất rõ rệt. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang theo Trung Quốc và dùng lực lượng Công an đàn áp, bắt bớ dân chúng biểu tình đòi môi trường sạch và đòi minh bạch vụ cá biển chết hằng loạt ở các tỉnh miền Trung. Trong khi phía Quân đội Nhân dân, sau khi đã loại trừ Đại tướng thân Trung Quốc Phùng Quang Thanh ra khỏi hàng ngũ, nay muốn độc lập với Trung Quốc để bảo vệ đất nước và nhân dân Việt Nam mặc dầu ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quân Ủy Trung ương scVN.
Vì lập trường của Quân đội Nhân dân Việt Nam như thế nên Hoa Kỳ đồng ý sẽ tháo bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương và công nghệ cao cấp cho Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chương trình nầy đã bị Trung Quốc tìm cách ngăn cản trong tháng vừa qua.
Tin tiết lộ cho hay rằng với sự tiếp tay của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Công an nay là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đã thỏa thuận cho Trung Quốc thả chất độc vào Biển Đông qua ống xả ngầm nước thải của Nhà máy Formosa trong khu Công nghiệp nhượng quyền tô giới 70 năm của csVN giao cho Trung Quốc toàn quyền quản lý ở Vũng Áng.
Vụ xả chất độc vào Biển Đông giết chết mọi mầm sống và sẽ theo nước biển ngập tràn vào Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ làm cho Ngư dân lẫn Nông dân Việt Nam chết thảm.. Điều nầy sẽ tạo nên cơn phẩn nộ của dân chúng đứng lên biểu tình.. Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng khi thấy dân biểu tình, đã đến Vũng Áng thăm như một hành động xác minh sự đồng lõa với Trung Quốc; trong khi cả Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Công an Chủ tịch nước cho lệnh đàn áp dân chúng tối đa theo chỉ thị của Bắc Kinh.
Trung Quốc nghĩ rằng khi đàn áp như thế sẽ gây chấn động khắp thế giới và làm cho Quốc hội Hoa Kỳ ngăn cản TT Barack Obama không giải tỏa cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thế nhưng điều mà Trung Quốc và phe của Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang đang chủ trương sẽ không đạt kết quả vì TT Barack Obama sẽ quyết định tháo gỡ lệnh cấm vận và sẽ bán vũ khí sát thương và công nghệ cao cấp cho Bộ Quốc phòng csVN trong dịp TT Obama viếng thăm Hà Nội.
c/. Vấn đề Biển Đông và TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – Trans-Pacific Partnership).
Về vấn đế Biển Đông, tin cho hay rằng lập trường của Hoa Kỳ không can thiệp vào tranh chấp; nhưng Hoa Kỳ khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên toàn thể Biển Đông và trên các đảo tranh chấp là bất hợp pháp và Hoa Kỳ không công nhận. Hoa Kỳ khẳng định quyền lợi của Hoa Kỳ trên Biển Đông qua các thăm dò dầu khí trước năm 1975 và Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không quốc tế đi qua Biển Đông.






Tàu ngầm không người lái của Hoa Kỳ


Lập trường của Hoa Kỳ là nếu Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền đúng theo luật pháp quốc tế thì Hoa Kỳ sẽ giúp; nhưng nếu csVN theo Trung Quốc hay Nga để đối chọi lại quyền lợi Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực thì Hoa Kỳ sẽ có biện pháp để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ.


Về TPP, TT Barack Obama vừa phát biểu tại buổi nói chuyện ở Hoa Kỳ rằng "Không đáp ứng các điều kiện về công đoàn, Việt Nam sẽ bị loại khỏi TPP". Hoa Kỳ cảnh báo csVN về các tệ nạn vệ sinh thực phẩm, gian xảo trong cách chế biến, sản xuất và dùng lao động trẻ em. Bên cạnh đó, vấn đề nhân quyền cũng sẽ là điều kiện TT Barack Obama đặt ra các tiêu chuẩn mà csVN cần phải thực thi để được tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.


Tin tiết lộ nói rằng việc TT Barack Obama quyết định thay đổi vào phút chót lịch trình đến thăm Việt Nam là hoàn toàn vì lý do an ninh. Hạm Đội Thứ 7 đang bố phòng sẵn sàng, trong khi 4 Chiến Hạm với hệ thống Hỏa tiển hành trình tầm xa sẵn sàng ứng phó nếu có những manh động nào từ phía Trung Quốc hay phe thân Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo csVN gây ra bất trắc cho chuyến công du Việt Nam của TT Barack Obama.
Hải Quân Hoa Kỳ cũng dùng số lượng lớn các loại Tàu ngầm không người lái “Robotic Submarine” để sẵn sàng đối phó với các Tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động dưới lòng Biển Đông. Trong khi rất cao trên không phận Việt Nam, vùng Biển Đông và trên bầu trời các nước ASEAN, rất nhiều máy bay không người lái “Drones” sẽ bay quan sát và sẵn sàng chiến đấu. Những máy Không người lái nầy được điều khiển từ một căn cứ ở sa mạc Nevada Hoa Kỳ.
TT Barack Obama sẽ ở một đêm và một ngày rưởi tại Hà Nội từ sáng 23/5 đến trưa 24/5 sẽ đến Saigon và cũng sẽ ở lại một đêm và một ngày rười làm việc tại Saigon cho đến khi ông rời Tân Sơn Nhất vào chiều 25/5/2016. Tại mỗi nơi, có 3 khách sạn được dự kiến TT Obama ngủ đêm nhưng chưa xác định nơi nào cụ thể. Tuy nhiên khách sạn nơi TT Barack Obama ngủ đêm phải có chỗ đậu trực thăng trên nóc và có chỗ cho các trực thăng từ các chiến hạm Hoa Kỳ bay vào giải cứu can thiệp nếu có bất trắc xảy ra.
Có dự kiến các nhân vật đối kháng và tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam muốn gặp TT Barack Obama nhưng chưa có tin tức cuộc gặp gỡ cụ thể.
Trong một chương trình công nghệ cao, có tin cho hay Hoa Kỳ đã cho phép dân sự hóa một số các công nghệ kỹ thuật cao lâu nay sử dụng trong quốc phòng nay được dùng cho ngành viễn thông (Telecom) hoàn toàn không qua Cáp Quang học (Optic Cable) như đang sử dụng trên thế giới. Hiện nay khả năng truyền dẫn số liệu Data dùng cho viễn thông chỉ ở mức 100 Mb cho các điện thoại Smart Phones để chuyển cuộc gọi hay tải xuống các hình ảnh. Ngành viễn thông đang cố gắng mức truyền tải lên đến G5 tức khoảng đến 3 Gb.
Các loại hỏa tiễn tự hành và định vị mục tiêu trong Không quân Hoa Kỳ sử dụng mức chuyển tải tín hiệu tối 250 Gb trong 1 giây đồng hồ. Nay Không lực Hoa Kỳ cho phép nhà phát minh lâu nay làm việc độc quyền cho US Air Force được quyền bán ra một phần của Patent truyền dẫn số liệu data lên tới 50 Gb trong 1 Giây đồng hồ (50.000 Mbs/Second) có nghĩa là khả năng vừa chuyển lên và tải xuống 25 cuốn phim truyện trong 1 Giây đồng hồ.
Hiện nay Việt Nam phải dùng Cáp Quang từ HongKong kéo về đến Hải phòng để qua cỗng chuyển vào đất liền rồi theo cáp dây đồng chôn dọc quốc lộ chuyển các cuộc gọi đến mỗi tỉnh thành khắp Việt Nam. Mức chuyển tải chỉ lối 50 Mb/1 Phút. Cáp Quang thường bị Trung Quốc dùng tàu cắt phá. Nếu khi có chiến tranh, Cáp Quang bị cắt sẽ không thể nào liên lạc được.
Một Công ty Hoa Kỳ có tên là “Pea Talk, Inc.” đã đấu thầu được công nghệ cao về Viễn thông nầy và đang bắt đầu chuyển công nghệ nầy hướng đến Châu Á mà Việt Nam sẽ có thể là nước đầu tiên được hỗ trợ để thoát ách Trung Quốc cắt Cáp Quang! Theo công nghệ mới, chỉ cần đặt những hộp nhỏ chứa con “chip điện tử” phát tín hiệu lên và xuống thẳng từ vệ tinh quốc phòng cao nhất của Hoa Kỳ, sau đó các “chip điện tử” nầy đặt cách nhau khoảng 26 Km thì toàn vùng được phủ sóng Wireless. Ví dụ ở Thủ Đức đặt 1 con “Chip”, trung tâm Chợ Bến Thành đặt 1 con “Chip” và Phú Lâm xa cảng Miền Tây đặt 1 con “chip” viễn thông thì toàn bộ thành phố Saigon được phủ sóng Wireless. Các Quốc gia nhiều đảo nhỏ cách nhau như Philippines, Indonesia đang thương thuyết với Công ty Pea Talk để ký kết nối mạng Wireless cho tất cả các đảo thuộc quốc gia của họ. Việt Nam có thể sẽ được hưởng nhiều chương trình công nghệ cao sau khi TT Barack Obama hủy bỏ lệnh cấm vận và cho phép bán vũ khí sát thương và công nghệ kỹ thuật cao cho csVN.
Hạnh Dương
http://www.vietpressusa.com/


Trên 1.000 người tháp tùng ông Obama


TTO – Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam đã được chuẩn bị với mức độ bảo mật tối đa và tính chuyên nghiệp cao độ.





Tổng thống Obama (bìa trái) được các mật vụ bảo vệ trong một lần đáp xuống sân bay Tampa (Mỹ) – Ảnh: AFP


Ngày 16-5, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận với Tuổi Trẻ lịch trình thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama có thay đổi. Theo đó, chuyên cơ Air Force One sẽ đến sân bay Nội Bài rạng sáng 23-5 và rời Việt Nam chiều 25-5.

Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết có trên 1.000 người sẽ tháp tùng Tổng thống Obama bao gồm quan chức chính phủ, nhân viên, tùy tùng của tổng thống, doanh nghiệp, lực lượng an ninh và cả mật vụ.


Bao trọn gói 
hơn 6 khách sạn

Do số người khá đông nên phía Mỹ dự định thuê khoảng 6 khách sạn trở lên để lưu trú.

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 16-5, bà Lisa Wishman, tùy viên báo chí của Đại sứ quán Mỹ, cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến thăm lần này, nhưng đệ nhất phu nhân Michelle Obama và các con không có kế hoạch thăm Việt Nam.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, trong số các quan chức cấp cao tháp tùng Tổng thống Obama chắc chắn có bà Susan Rice – cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Ông Michael Froman, đại diện thương mại Mỹ, nhiều khả năng sẽ tham gia cùng các quan chức cấp cao ở nhiều bộ ngành khác.
Bà Lisa Wishman cho biết thêm hiện lịch trình của ông Obama chưa được hoàn tất, hai bên vẫn còn đang họp bàn để quyết định lịch trình chính thức cuối cùng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, lãnh đạo hai bên sẽ thảo luận các phương thức thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, quyền con người, tôn giáo, các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo hai nước dự kiến cũng trao đổi về lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ, chẳng hạn như năng lượng hạt nhân dân sự. Ngoài ra, Mỹ mong muốn có một tuyên bố với Việt Nam về hợp tác chống các tác động của biến đổi khí hậu.
Trước đó theo thông báo của Nhà Trắng, trong các cuộc gặp và sự kiện ở Hà Nội vàTP.HCM, Tổng thống Obama sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay.
Ngoài ra, Tổng thống Obama sẽ gặp các thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), doanh nghiệp và cộng đồng kinh tế.


Đưa đến vài trăm tấn thiết bị


Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, từ nhiều ngày qua các đoàn phụ trách an ninh và phục vụ hậu cần trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama đã qua lại làm việc rất nhiều lần với phía Việt Nam để bàn các vấn đề liên quan đến phương thức đón tiễn, đến chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama.


Theo nguồn tin này, đã có ba chuyến bay bằng máy bay vận tải C-17 Globemaster III (có khả năng chở đến hơn 77 tấn hàng hóa), mỗi chuyến chở vài chục tấn hàng hóa, trang thiết bị hậu cần phục vụ hoạt động của đoàn Tổng thống Obama đến sân bay Nội Bài (Hà Nội).


Nguồn tin tiết lộ các máy bay C-17 sẽ chở trực thăng, xe của tổng thống, xe cho một số thành viên chủ chốt trong đoàn, xe đặc chủng bảo vệ đoàn, xe cứu thương, trang thiết bị, vũ khí phục vụ an ninh, bảo vệ và thông tin.

Ngoài ra, phía Mỹ cũng sẽ đưa đầu bếp và thực phẩm riêng đến Việt Nam để phục vụ chuyến thăm lần này.


Chuyến bay C-17 gần nhất đến Nội Bài cách đây vài ngày mang theo 53 tấn hàng hóa, trang thiết bị. Nguồn tin này cũng cho biết toàn bộ ba chuyến bay C-17 đến Việt Nam chỉ mang thiết bị hậu cần, chưa chở xe hay máy bay trực thăng Marine One chuyên chở Tổng thống Obama đến Việt Nam.
“Từ nay đến khi đoàn Tổng thống Obama sang ít nhất sẽ có 4 máy bay C-17 nữa mang thêm nhiều thiết bị chuẩn bị cho chuyến viếng thăm. Trực thăng và các xe chở tổng thống cùng các xe của đoàn hộ tống sẽ sang cuối cùng” – nguồn tin này khẳng định.
Công tác kiểm tra và giám sát an ninh tại khu vực nhà khách VIP A và vị trí dự kiến đậu của máy bay Air Force One đã được Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp cùng các bên liên quan kiểm tra, giám sát cực kỳ nghiêm ngặt.
--
 
Thứ Tư, 18/05/2016

Quốc hội Mỹ yêu cầu TT Obama đặt vấn đề nhân quyền khi thăm Việt Nam

Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam vào Chủ nhật này.
Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam vào Chủ nhật này.
Hàng chục dân biểu ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Tổng thống Barack Obama yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền với Hà Nội nhân chuyến công du Việt Nam vào tuần tới.
Thư ngỏ của 20 nhà lập pháp Mỹ đề ngày 17/5 đề nghị ông Obama nêu quan ngại về các vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam và thúc đẩy phóng thích tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.
Lá thư được khởi xướng bởi dân biểu Loretta Sanchez, thành viên cao cấp trong Ủy ban An ninh Nội địa và Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đồng chủ tịch và cũng là sáng lập viên Nhóm Làm việc về Việt Nam tại Hạ viện Mỹ (Vietnam Caucus).
Giới lập pháp Mỹ bày tỏ hy vọng Tổng thống Obama sẽ biến chuyến thăm sắp tới thành cơ hội giao lưu trực tiếp với người dân Việt Nam để gửi ra thông điệp rõ ràng rằng người Mỹ sát cánh với những người Việt yêu chuộng và tranh đấu cho tự do.
Quốc hội yêu cầu TT Obama nêu vấn đề nhân quyền khi thăm VN
Anh Thức không chấp nhận sự bất công hoặc không bình đẳng. Anh sẵn sàng tranh đấu tới cùng để chỉ ra sự sai trái, bất công, lạm quyền...Gia đình rất mong muốn chính quyền lắng nghe, hiểu anh Thức, trả tự do cho anh và cho tất cả tù nhân lương tâm đấu tranh giống như anh. Chúng tôi cũng mong thế giới và những người dân trong và ngoài nước cùng lên tiếng áp lực chính quyền Việt Nam để họ hiểu điều đó và trả tự do cho những tù nhân lương tâm như anh Thức.”
Ông Trần Duy Tân, em của nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, nói.
Thư đính kèm danh sách hơn 100 nhà hoạt động, ký giả, blogger đang bị Hà Nội giam cầm chỉ vì thực thi ôn hòa các nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng trong các Công ước quốc tế, đồng thời yêu cầu Tổng thống áp lực Hà Nội trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm.
Thư có đoạn viết ‘Chúng tôi đặc biệt hối thúc Tổng thống ưu tiên kêu gọi phóng thích những người bảo vệ nhân quyền can đảm đang gánh chịu các bản án dài hạn và bất công như linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm tù) cùng các nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn (8 năm tù), Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Đặng Xuân Diệu (13 năm tù), và Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù).
Trao đổi với VOA Việt ngữ, em của nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức nói gia đình ông kỳ vọng Mỹ và cộng đồng thế giới, trong các hoạt động tăng cường giao tiếp với Việt Nam như chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama, sẽ giúp đẩy mạnh nhân quyền để Việt Nam có thể theo chân Miến Điện phóng thích vô điều kiện hàng loạt tù nhân lương tâm bị giam cầm phi pháp và phi nhân quyền. Ông Trần Huỳnh Duy Tân nói:
“Anh Thức không chấp nhận sự bất công hoặc không bình đẳng. Anh sẵn sàng tranh đấu tới cùng để chỉ ra sự sai trái, bất công, lạm quyền. Anh vận dụng luật pháp, các điều luật của Việt Nam và quốc tế để tranh đấu cho lẽ phải. Anh không lật đổ chính quyền, mà anh chỉ chống cường quyền. Gia đình rất mong muốn chính quyền lắng nghe, hiểu anh Thức, trả tự do cho anh và cho tất cả tù nhân lương tâm đấu tranh giống như anh. Chúng tôi cũng mong thế giới và những người dân trong và ngoài nước cùng lên tiếng áp lực chính quyền Việt Nam để họ hiểu điều đó và trả tự do cho những tù nhân lương tâm như anh Thức.”
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức nói 'sẽ tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 sắp tới'.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức nói 'sẽ tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 sắp tới'. Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức nói 'sẽ tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 sắp tới'. ​Trong thư ngỏ gửi Tổng thống Obama hôm qua, các dân biểu Mỹ cũng đề nghị ông Obama khi tới Việt Nam dành thời gian thăm gặp trực tiếp giới bảo vệ nhân quyền và gia đình các nhà hoạt động đang bị giam cầm để gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Hoa Kỳ trong việc cổ súy cho các quyền tự do của con người.
Ngoài ra, thư của các nhà lập pháp trong Hạ viện Mỹ còn lưu ý Tổng thống đảm bảo rằng Việt Nam phải chứng tỏ nghiêm túc cải thiện nhân quyền trước khi được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí sát thương.
Áp lực dỡ bỏ lệnh cấm vận này và những chỉ trích về vi phạm nhân quyền Việt Nam được xem là hai gúc mắt lớn nhất đối với ông Obama trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam tuần sau.
Chính phủ Hà Nội kỳ vọng ông Obama sang thăm với món quà tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí áp dụng từ thập niên 80. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bị quốc tế lên án lâu nay.
Trong mấy tuần qua, Hoa Kỳ liên tục phái các đặc sứ tới Việt Nam để đánh giá tình hình.
Lá thư do dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng.
x
Lá thư do dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng.
Lá thư do dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng.

Cuối thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ, giới lập pháp thuộc cả hai đảng ở Hạ viện nhấn mạnh yêu cầu Tổng thống Obama phải công khai rõ ràng điều kiện cần thiết cho mối quan hệ đối tác toàn diện thực thụ giữa hai nước Việt-Mỹ: một đất nước Việt Nam dựa trên các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Thư nói làm được điều đó không những đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam mà còn là yếu tố để lịch sử phán xét sự thành công của chính quyền Tổng thống Obama trong bang giao với Hà Nội.
Cùng với giới lập pháp Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng đang thúc giục nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề nhân quyền khi đặt chân tới Hà Nội.
Bên cạnh lệnh cấm vận võ khí và vấn đề nhân quyền Việt Nam, thương mại Việt-Mỹ cũng là một đề tài quan trọng trong chuyến công du của Tổng thống Obama tới thăm nền kinh tế đang lên tại khu vực, một trong số 12 thành viên tham gia đàm phán thỏa thuận tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu.
Tại Việt Nam, theo dự kiến, Tổng thống Obama sẽ ghé thăm Hà Nội và Sài Gòn trước khi lên đường dự thượng đỉnh kinh tế ở Nhật vào ngày 25/5.
Tòa Bạch Ốc nói chuyến công du Việt Nam của ông Obama nhằm ‘thăng tiến hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, giao tiếp giữa nhân dân hai nước, an ninh, nhân quyền, cùng các vấn đề khu vực và toàn cầu.’
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của chủ nhân Tòa Bạch Ốc kể từ chuyến công du năm 2006 của cựu Tổng thống George W. Bush. 


Nhà Trắng gặp người Mỹ gốc Việt trước chuyến thăm VN của Tổng thống Obama

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-18

maxresdefault.jpg
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình.
Captured from video

Vào lúc 5 giờ chiều ngày 17 tháng 5 một nhóm đại diện tổ chức cũng như cá nhân người Việt tại hải ngoại đã gặp gỡ ông Phó cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia Ben Rhodes và quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tại Nhà trắng để chuyển thông điệp tới Tổng thống Obama trước khi ông sang Việt Nam vào ngày 21 tháng này. Mặc Lâm phỏng vấn một trong những người tham dự, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình đại diện tổ chức Vietnam for Progress để biết thêm chi tiết.
Thành phần tham dự
Mặc Lâm: Thưa BS trong cuộc gặp gỡ hôm nay tại Nhà Trắng, nhân vật nào phía Mỹ đại diện để gặp phái đoàn và bên người Việt gồm những ai?
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: Phía bên Hoa Kỳ là ông Ben Rhodes là Phó ban cố vấn an ninh của Tổng thống Obama là người chủ tọa cuộc gặp này. Cũng có rất nhiều nhân viên của Ban cố vấn an ninh quốc gia và Bộ Ngoại giao.
Phía Việt Nam thì những tổ chức về Nhân quyền được mời gồm có một số những nhân vật quen biết trong cộng đồng Việt Nam cũng như một số những tổ chức lớn rất nổi tiếng của giới đấu tranh cho Việt Nam như tổ chức Voice thì anh Trịnh Hội không có ở đây nên cô Amy đại diện, tổ chức Việt Tân là anh Hoàng Tứ Duy, tổ chức Boat People SOS là ông Nguyễn Đình Thắng, tổ chức Tập hợp dân chủ của BS Nguyễn Quốc Quân, tổ chức Vietnam for Progress và Human Rights for Vietnam là cá nhân chúng tôi là BS Nguyễn Thể Bình, anh Điếu Cày cũng là người có mặt. . . đó là những khuôn mặt Việt Nam, còn những tổ chức Nhân quyền ngoại quốc thì có đại diện của Amnesty International, Human Rights Watch và một vài tổ chức khác. Bên Phật giáo cũng có đại diện cho ông Thích Nhất Hạnh, vì lúc giới thiệu tôi nghe không rõ lắm có phải là đại diện cho Thích Nhất Hạnh hay là ai khác.
Phía bên Hoa Kỳ là ông Ben Rhodes là Phó ban cố vấn an ninh của Tổng thống Obama là người chủ tọa cuộc gặp này. Cũng có rất nhiều nhân viên của Ban cố vấn an ninh quốc gia và Bộ Ngoại giao.
- Bác sĩ Nguyễn Thể Bình
Sau đó thì ông Ben Rhodes mở đầu chương trình cho biết buổi họp ngày hôm nay rất quan trọng bởi vì ông muốn được nghe những ý kiến của các tổ chức nhân quyền người Mỹ gốc Việt cũng như của các tổ chức khác trên thế giới trong chuyến đi này của Tổng thống Obama. Sau đó từng cá nhân phát biểu những ý kiến của mình cũng như nhận những thỉnh nguyện thư gửi lên cho Tổng thống Obama.
Mặc Lâm: Thưa BS, riêng bà có cơ hội nào để đưa ra ý kiến cho ông Ben Rhodes không?
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: Tất cả mọi người đều có thời gian để nói.
Mặc Lâm: Vâng, BS thấy ý kiến nào theo bà nổi trội và cùng được mọi người chia sẻ?
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: Nói chung có rất nhiều sự chia sẻ chồng chéo lên nhau có nghĩa là mỗi người đẩy mạnh một vài vấn đề nhưng nói chung đều chia sẻ cùng quan niệm đó là Việt Nam cần phải có sự thay đổi về phương diện xã hội dân sự. Xã hội dân sự mà cá nhân chúng tôi phát biểu thì đó là cái nền tảng của một quốc gia, của một xã hội mà người dân trong đó được làm những công việc để phục vụ lợi ích của người dân và có thể đóng góp vào phương cách làm việc của chính quyền, cũng như những gì có lợi cho xã hội nói chung. Chúng tôi đẩy mạnh tới vấn đề xã hội dân sự, nhất là nhấn mạnh Việt Nam hiện nay xã hội dân sự đúng theo ý nghĩa của quốc tế hay các quốc gia dân chủ thì ở Việt Nam hoàn toàn không có.
Có lẽ đó là điều được quan tâm nhiều nhất rồi sau đó là những điều thường nói tới, được nhấn mạnh và lập đi lập lại nhiều lần qua các phát biểu là vấn đề TPP, Biển Đông và nhất là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Những điều này được nhấn mạnh và ai cũng quan ngại nếu Việt Nam được buôn bán vũ khí sát thương giữa Mỹ và Việt Nam. Vì vậy cho nên mọi người có sự đồng ý rằng thứ nhất có thể đây chưa thể là lúc để nói về vấn đề đó trong bối cảnh TPP vẫn chưa ngã ngũ và thứ hai nếu mà có việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thì phải là sự rất rõ ràng là Việt Nam không phải tự nhiên mà có được kết quả này cũng như việc trao đổi thương mại nếu Việt Nam không cải thiện vấn đề nhân quyền cũng như một số những vấn đề khác mà trong đó nhân quyền bao gồm cả ý nghĩa và phương diện khác nhau.
Các tù nhân lương tâm
Mặc Lâm: Trong cuộc họp có ai quan tâm tới trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mà tin tức cho biết anh quyết định tuyệt thực tới chết, cũng như việc nhà cầm quyền cô lập, giam giữ người dân không cho ra khỏi nhà để đi biểu tình  hay muốn gặp tổng thống Obama. Hai vấn đề này có được chú ý trong cuộc họp hay không?
Trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, anh Ba Sàm cũng như rất nhiều tù nhân lương tâm khác đều được nhắc tới.
- Bác sĩ Nguyễn Thể Bình
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: Vâng, rất nhiều cá nhân, ngay cả chúng tôi cũng đều nhắc tới anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng như các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác yêu cầu Tổng thống Obama phải đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam. Quý vị đó phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện. Trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, anh Ba Sàm cũng như rất nhiều tù nhân lương tâm khác đều được nhắc tới.
Ngoài ra tôi nói thêm chúng tôi yêu cầu Tổng thống Obama tới gặp cá nhân, hội đoàn hay các nhóm đấu tranh, sinh hoạt cũng như các nhóm tôn giáo cũng như lao động để Tổng thống có thể giúp đỡ, soi sáng thêm nguồn dư luận những khó khăn mà họ đang gặp. Trong những người đó phải cộng thêm dân oan, nhà báo, blogger ngay cả ca sĩ như Việt Khang cũng được nhắc tới. Chúng tôi rất mong muốn Tổng thống Obama có thể tới thăm viếng cá nhân hay thân nhân những người tù và có thể đẩy mạnh những vấn đề mà chúng tôi đã trao đổi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Bác sĩ.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-report-their-country-situation-wh-house-ahead-obama-trip-ml-05182016083104.html

 

'Hoan nghênh TT Obama thăm Việt Nam'

  • 15 tháng 5 2016






Tổng thống Mỹ Barack Obama








Image copyright EPA
Image caption Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào hạ tuần tháng Năm.

Người Việt Nam có thể có chút bất mãn khi ông Barack Obama chọn thăm nước mình vào những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống cuối cùng.
Nhưng Tổng thống Hoa Kỳ cũng có cái lý của ông: việc đến thăm Việt Nam đã sớm nằm trong kế hoạch; nó chậm là bởi trong những thời điểm nhất định tính trội của những vấn đề khác đã “đánh chiếm” (occupy) sự quan tâm và quỹ thời gian của ông.
Và sự rình rang cũng có lợi chứ, nó khiến người ta mong mỏi hơn và sự chuẩn bị cũng kỹ lưỡng hơn. Tôi đánh giá cao việc nhiều lượt quan chức ngoại giao cao cấp Hòa Kỳ đã sang Việt Nam gần đây với nhiều cuộc tiếp xúc để chuẩn bị cho chuyến đi.









No comments:

Post a Comment