Ngày mai mi về thăm lại Huế
Nhớ gói dùm tau chút hương sen
Uống vài giọt sương trên tán lá
Đừng quên nhắn gởi một lời thương
Mai về thăm lại Huế vào thu
Nhớ kéo dùm tau sợi sa mù
Đủ đan chiếc nón bài thơ ấy
Hờ hững che nghiêng mái tóc thưa
Ngày mai mi về qua Đồng Khánh
Nhớ ngắt dùm tau nhánh phượng hồng
Dòm qua lớp mười hai A1
Coi có còn không ? Kỉ niệm xưa
Có về qua bến đò Thừa Phủ
Thấm dùm tau tí nước sông Hương
Và nhớ đừng quên câu Mái Đập
Từ thuở rất xa .... mãi đến chừ
Ngày mai mi về thăm lại Huế
Nhớ đạp xe qua cửa Đông Ba
Ăn dùm tau chén chè đậu đỏ
Quán Ông Thân ... có vẫn đậm đà ?
Ngày mai mi về thăm Huế xưa
Nhớ vớt dùm tau giọt nắng thừa
Của chiều Vĩ Dạ mờ trăng ấy
Đem về hong mái tóc điểm sương
Ngày mai mi về với Huế mơ
Con đường Lê Lợi rất nên thơ
Mà nì, Quốc Học, … mi đừng tới
Tau sợ rằng mi…. lạc lối về
Nhớ ngừng xe, ngó vô Thư Viện
Giữ dùm tau vài con mọt sách
Điểm dùm coi, ai còn, ai mất ?
Ai ra đi, chẳng có ngày về
Khoan đi vội, tau còn chút việc
Vòng ra sau, cách chẳng bao xa
Tau bên ni, nỗi nhớ khôn cùng
Về bên nớ, hỏi dùm tau, …còn đó ?
Có về qua lại phố Chi Lăng
Dành chút thời gian ghé “Học Trò” *
Quán chè thơ mộng bên sông ấy
Còn đó hay mờ theo khói sương !
Ngày mai mi về thăm lại Huế
Ghé Bãi Dâu đốt nén nhang hồng
Nhớ ! đừng nhỏ lệ yêu thương đó
Vì phải chăng còn vướng hận thù ?!
Trở lại Huế, nhớ qua Cồn Hến
Bốc dùm tau nắm đất bên sông
Về tìm lại mùi hương niên thiếu
Mùi quê hương, mùi đất Việt Nam ./
Viết riêng cho Nhớ Huế hải Ngoại-2012
Nguyễn Kim Thư (ĐK70)
San Jose, Fev. 22. 2012
Cái hồn của Huế tự khi nào đã luôn thổn thức trong tôi, từ tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến những cội cây già bao mùa rêu phủ, từ những đứa trẻ thơ ngây đến những cụ già chống gậy dạo những buổi chiều. Huế – xứ của hương trầm, Huế – nơi mang những nỗi buồn trầm mặc… Nay, tôi lại trở về với Huế sau bao ngày xa cách. Mùa này Huế buồn, mùa này Huế chẳng giống xưa. Chẳng biết Huế có thiếu chi không, chỉ biết lòng người còn nhớ nhung điều gì xa lắm…
Tôi Về Thăm Huế
Tôi về Huế giữa chiều thu tắt nắng
Một ngõ đời đôi kẻ ước mơ chung
Chuyện tình yêu như một đóa phù dung
Tôi về Huế giữa chiều thu tiếc nuối
Từng góc Huế mùa này mưa giăng lối
Bước chân gầy hiu hắt gió thu đưa
Hàng cây cũ rêu phong theo năm tháng
Buồn một người nhớ mãi chuyện ngày xưa
Và Huế nào là cái Huế mộng mơ?
Sao tôi sầu tôi khóc giữa trời thơ
Ai đi mất Huế giờ hanh hao quá
Tội Huế buồn, tội cho Huế bơ vơ!
Bước chân gầy hiu hắt gió thu đưa
Hàng cây cũ rêu phong theo năm tháng
Buồn một người nhớ mãi chuyện ngày xưa
Và Huế nào là cái Huế mộng mơ?
Sao tôi sầu tôi khóc giữa trời thơ
Ai đi mất Huế giờ hanh hao quá
Tội Huế buồn, tội cho Huế bơ vơ!
CÓ MỘT NGƯỜI CON GÁI CỐ ĐÔ
Nếu mưa là hạt nước mắt của trời thì hẳn Huế là nơi duy nhất biết sẻ chia và tâm sự, tôi nhớ mấy chiều đi với người con gái mình thương dưới những gốc cây già trong màn mưa bay tháng 8 hiếm hoi, ước thầm tàng lá lưa thưa của hàng phượng vỹ mỏng manh hơn nữa mặc cho mái tóc quá vai đã lấm tấm những hạt mưa rơi, những tiếng dạ thưa ngọt lịm, lâu lâu có tiếng thở dài dễ thương mà cũng dễ ghét đến lạ lùng: “Chao ôi! Mưa nhỏ xíu mà lạnh quá đi, anh hỉ!” (Mưa Huế, bỗng nhớ đến nao lòng!)
Có Một Người Con Gái Cố Đô
Huế giao mùa trời đâu vội vã
Đợi anh về gom nỗi nhớ nhau
Răng mấy đợt thu vương cành lá
Để thân em đơn lẻ rầu rầu?
Đợi anh về gom nỗi nhớ nhau
Răng mấy đợt thu vương cành lá
Để thân em đơn lẻ rầu rầu?
Huế mùa sương gió thổi ầm ào
Mưa rơi buồn lòng dạ xôn xao
Em sợ lắm phương xa ai biết
Có trót thương tà áo O nào
Chiều riêng đợi anh không trở lại
Anh bây chừ phiêu bạt nơi mô?
Rứa biền biệt có còn nhớ tới:
“Đây một người con gái cố đô…?”
Huế chiều ni vắng anh buồn lắm
Mưa nhạt nhòa con nước sông Hương
Anh mần chi phương trời bên nớ
Tội bên này em đứng… tơ vương!
Mưa rơi buồn lòng dạ xôn xao
Em sợ lắm phương xa ai biết
Có trót thương tà áo O nào
Chiều riêng đợi anh không trở lại
Anh bây chừ phiêu bạt nơi mô?
Rứa biền biệt có còn nhớ tới:
“Đây một người con gái cố đô…?”
Huế chiều ni vắng anh buồn lắm
Mưa nhạt nhòa con nước sông Hương
Anh mần chi phương trời bên nớ
Tội bên này em đứng… tơ vương!
SƠN TRUNG- CA SĨ DUY KHÁNH
http://son-trung.blogspot.ca/2015/07/son-trung-ca-si-duy-khanh.html
XIN NGHE BẢN " HUẾ ĐẸP HUẾ MƠ" QUA GIỌNG CA TÁC GIẢ DUY KHÁNH
http://nhacso.net/nghe-nhac/hue-dep-hue-tho.X1tRUUpabQ==.html
LS. LÊ TRỌNG QUÁT * NGUYỄN HỮU BÀI
Thân Thế Sự Nghiệp Phước Môn Quận Công Nguyễn Hữu Bài
do Lê Trọng Quát
Kính thưa quý Vị,
Kính thưa quý Bạn,
do Lê Trọng Quát
Kính thưa quý Vị,
Kính thưa quý Bạn,
Cùng với vinh dự được nói chuyện với quý Vị và các Bạn tại Giáo Xứ Việt Nam ở giữa lòng thủ đô Paris này, tôi còn được cái duyên thật là hiếm hoi sống lại dù chỉ trong một buổi chiều, những ngày mới lớn lên trong khung cảnh êm đềm, mộng và thơ, của thành phố Huế, thủ đô của nuớc ta duới thời Pháp thuộc.
Quả thật là một cái duyên hiếm hoi vì bẵng đi hơn nửa thế kỷ, lúc mới lên muời, tôi đã thấy trên bàn thờ của nhà tôi tấm hình đóng khung đặt trang trọng ở chính giữa, hình của Cụ Quận, Ba tôi bảo như vậy, Cụ Quận tức Quận Công Nguyễn Hữu Bài. Cụ đội chiếc mũ lông trắng hình uốn cong, bận Âu phục đen, mang huy chương, thắt lưng lớn, mang gươm, quần có nẹp thẳng dài, trông thật oai vệ dù nét mặt Cụ nghiêm trang mà hiền hòa. Đấy là lễ phục của Hiệp Sĩ Tòa Thánh, một danh dự mà Đức Giáo Hoàng đã ban cho Cụ. Cha tôi kính yêu đến mức tôn thờ Cụ vì những lý do mà còn bé, tôi không biết đến nhưng còn nhớ mãi một chuyện dễ hiểu, không thể quên : làm việc ở bộ Lại duới quyền của Cụ, có một lần Cha tôi đã không « phát lương » cho Cụ và « muợn » tạm luong của Cụ để thanh toán một món nợ riêng mà đã khất nhiều lần với chủ nợ, cha tôi không thể khất được nữa ! Cụ nhân từ bỏ qua và cố nhiên cha tôi đã xoay xở để « phát lương » rất trể cho Cụ.
Vụ này sẽ khó hiểu vì một chức quan nhỏ làm sao dám có hành vi như vậy đối với một vị Tể Tuớng đầu Triều nếu tôi không nhắc thêm rằng ông Nội tôi là một lương y đã săn sóc cho Cụ cũng như cho Cụ Ngô Đinh Khả và các vị khác trong Triều. Mối tương quan này bẵng đi ba, bốn thập niên cho đến một buổi chiều tháng 9 năm 1959, tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn, khi các Dân Biểu Quốc Hội mới đắc cử của pháp nhiệm 2 đến chào Tổng Thống Ngô Đinh Diệm thì tôi là nguời đầu tiên được tiếp và Tổng Thống nhắc lại ngay chuyện xua, ông nội tôi làm thầy thuốc cho các vị vừa kể và hỏi thăm quê quán của tôi. Thân phụ tôi tiếp tục làm việc ở bộ Lại duới quyền của Thuợng Thư Ngô Đinh Diệm và các vị Thuợng Thư khác cho đến ngày tàn của chế độ Nam Triều và tiếp theo, cho đến ngày Việt Minh nắm chính quyền. Ở Cố Đô Huế, Thần Kinh của nuớc Việt Nam duới triều đại Nhà Nguyễn, ít ai không biết đến danh tiếng của hai nhân vật lịch sử Ngô Đinh Khả, Nguyễn Hữu Bài và dân chúng đã truyền tụng như một ca dao : Đày Vua không Khả, Đào mả không Bài Hai gia đinh lại là thông gia, Tổng Đốc Ngô Đinh Khôi, truởng nam của cụ Ngô Đinh Khả là con rể của cụ Nguyễn Hữu Bài chưa kể, theo « lời đồn trong dân chúng », hai gia đinh lại suýt thành thông gia thêm một lần nữa, suýt thôi vì hai nguời trẻ đã chọn hai con đuờng đặc biệt : chàng, Ngô Đinh Diệm, hy sinh cả cuộc đời cho quốc gia dân tộc ; nàng, Nguyễn thị Tài, khấn trọn đời cho Thiên Chúa trong Tu viện kín Carmel bên bờ sông Huong… Hôm nay, chúng ta nói đến một trong hai vị, Cụ Nguyễn Hữu Bài. Cụ là ai vậy ? Thân thế, sự nghiệp và phong cách Thân thế - Cụ Bài thuộc một dòng họ nổi danh trong lịch sử : NGUYỄN TRÃI (1380-1442), đại công thần của Vua Lê Thái Tổ mà các thế hệ Nguyễn Hữu là hậu duệ, nguyên quán ở Thanh Hóa : - đời thứ 9, Nguyễn Triều Văn (Triều Văn Hầu-Triều Lê) theo Chúa Nguyễn vào Thuận Hóa năm 1609 và định cư tại Kim Sen, tỉnh Quảng Bình, - đời thứ 14, Nguyễn Hữu Hiệp (Hiệp Tài Hầu, 1806) định cư tại Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, theo đạo Công Giáo, - đời thứ 15, Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840) tử đạo, Hiển Thánh năm 1988, - đời thứ 16, Nguyễn Hữu Đai, nội tổ của cụ Nguyễn hữu Bài, lập nghiệp tại làng Cao Xá, phủ Vinh Linh, tỉnh Quảng Trị, - đời thứ 17, Nguyễn Hữu Các, thân phụ, - đời thứ 18, Nguyễn Hữu Bài, thành hôn với Anna Nguyễn thị Diệm sinh hạ được sáu con, trong số có Nguyễn thị Giang, hiền nội của Tổng Đốc Ngô Đinh Khôi và Nguyễn Hữu thị Tài, Mẹ Dòng Kín Carmel Huế (1907-1995). Sự nghiệp và phong cách - Phêrô-Giuse Nguyễn Hữu Bài sinh ngày 28-9-1863 tại Vĩnh linh, Quảng trị, thân sinh mất sớm, lên 10 tuổi đã được mẹ xin linh muc Gioan Châu bảo trợ vào Tiểu chủng viện An Ninh. Chủng sinh xuất sắc và đạo đức, được Đức Giám Mục Caspar (Lộc) gửi sang học Chủng viện Pénang ở Mã Lai. Sau 10 năm học, Cụ về quê hương tham gia việc nuớc. Khởi sự, năm 1884, Cụ được bổ dụng làm Thừa phái (Thư Ký bây giờ, chức vụ thấp nhất, cửu phẩm trong một hệ thống phẩm hàm đến cao nhất là nhất phẩm, mỗi phẩm gồm hai bậc, chánh và tùng, ví dụ : tùng cửu, chánh cửu, tùng nhất, chánh nhất) tùng sự tại Nha Thương Bạc ở kinh đô Huế, nằm ngay trên bờ sông Hương, nơi tiếp đón các nhân vật và phái đoàn ngoại quốc, bên kia bờ là các cơ sở của Pháp hành chánh, quân sự… Sau này, Thương bạc trở thành một nhà hóng mát công cộng, lúc nhỏ, tôi hay đến chơi và từ đấy xuống bơi ở sông Hương. Đầu năm 1946, tôi chứng kiến Võ nguyên Giáp té xỉu ở nhà này trong lúc nói chuyện với dân chúng. Qua năm 1947, Ty Thông Tin của chính quyền quốc gia đến đây chiếu phim chống Cộng và đọc tin tức cho đồng bào. - Nhờ giỏi tiếng Pháp, một giá trị dặc biệt hiếm hoi vào buổi giao thời ấy (ngày 6-6-1884 Hiệp uớc bảo hộ được ký kết giữa Nguyễn văn Tuờng và Patenôtre duới thời vua Kiến Phuớc, 12 tuổi), Cụ được trọng dụng. - Năm 1886, Cụ được Triều đinh cử đi cùng với các nhà chức trách Pháp phân định biên giới Việt Nam - Trung Hoa ở Bắc Kỳ. - Năm 1887, Cụ đi quân thứ đánh giặc thổ phỉ ở miền Thượng Du Bắc Kỳ (Đường Cảnh Tùng, quan nhà Thanh đóng ở Sơn Tây, Từ Diên Húc đóng ở Bắc ninh, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc) được Lại Bộ Thuợng Thư Nguyễn Trọng Hợp Khâm Sai Đại Thần ở Bắc kỳ lúc bấy giờ đặc biệt khen ngợi «tài đức, thâm trầm nhung khí khái, sâu sắc, hoà nhã… ». - Năm 1897, Vua Thành Thái công du Sài Gòn, Cụ được tháp tùng làm Ngự Tiền Thông Sự. - Năm 1898, Cụ được bổ làm Bố Chánh (tam phẩm, coi việc tài chánh thuế khóa) tỉnh Thanh Hóa. - Năm 1899, Thị Lang Bộ Lại (tức bộ Nội Vụ - Ministère de l’ Intérieur bây giờ nhưng rất ít quyền, chỉ coi việc bổ báo các quan chức chính phủ Nam triều mà thôi…) và Thương Tá Viện Cơ Mật ở Huế (tam phẩm). - Thiết tuởng cần nhấn mạnh rằng theo hiệp uớc bảo hộ 1884, Pháp chỉ bảo vệ nuớc ta chống lại ngoại xâm, đảm nhận việc ngoại giao thay cho ta còn việc nội trị thuộc thẩm quyền của chính phủ nuớc ta nghĩa là của Triều Đình và tất cả hệ thống chính quyền của nuớc ta ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm làm thuộc địa (Colonie cochinchinoise) do hai hiệp uớc cuỡng bức nhượng ba tỉnh, rồi sáu tỉnh Nam Kỳ năm 1862 và 1874. (Truờng Chasseloup-Laubat thành lập năm này và truờng Taberd năm sau, 1875). Thế nhưng, Pháp đã không tôn trọng hiệp uớc bảo hộ 1884 và lần lần xen lấn vào việc nội trị, chiếm đoạt thêm quyền hạn của chính phủ Nam triều ta như chúng ta sẽ thấy trong sự chống đối và phản kháng của ba danh nhân Ngô Đinh Khả, Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đinh Diệm. - Năm 1902, Cụ lên chức Tham tri Bộ Hình (tức bộ Tư Pháp—Ministère de la Justice nhung thẩm quyền thu hẹp trong việc xét xử nguời Việt mà thôi và đối với quan chức tư pháp của Nam Triều), nhị phẩm, và đi sứ qua Pháp. Các chức vụ Tham Tri, Thị Lang, Tá Lý là « đường quan » trên «thuộc quan » và « thuộc viên »… - Năm 1908, Cụ được vinh thăng Thuợng Thư (tùng nhất phẩm) Bộ Công (tức bộ Công Chánh bây giờ – Ministère des Travaux Publics et de l’Équipement, hạn chế trong việc coi sóc, tu bổ, xây cất các cơ sở thuộc chính phủ Nam triều…) duới triều Vua Duy Tân (1907-1916). - Một sự cố quan trọng xảy ra trong năm 1908 này : Khâm Sứ Mahé hành động như một thổ phỉ, lấy tuợng vàng trên tháp Pháp Duyên chùa Thiên Mụ, đòi khai quật mộ Vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Cụ Nguyễn Hữu Bài đã chống đối quyết liệt hành động thô bạo này và thái độ của Cụ đã được dân chúng ca ngợi và truyền tụng : « Đày Vua không Khả, Đào mả không Bài » - Truớc đấy một năm, 1907, Thuợng Thư Ngô Đinh Khả, thân phụ của Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, đã phản đối việc lưu đày Vua Thành Thái, 28 tuổi, sang đảo La Réunion. Năm 1916, Vua Duy Tân, mới 16 tuổi, con Vua Thành Thái, cũng bị thực dân Pháp đày sang đảo La Réunion, cùng ở với cha. Phản đối lan rộng ở các đô thị và truờng Đại Học Hà Nội phải tạm đóng cửa. - Ba vua, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, cùng bị lưu đày vì đã có hành động chống chính sách thực dân của Pháp, hai vị Thuợng Thư đã bất kể hậu quả, chống đối công khai các hành vi bất xứng của Pháp. Sự đề kháng này đã được dân chúng trong nuớc từ Bắc chí Nam thán phục và ca ngợi qua nhiều thế hệ. Nhà cách mạng lớn Phan Bội Châu bị an trí ở Huế cũng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà ái quốc nổi danh đồng thời, đã không tiếc lời bày tỏ lòng kính phục hai vị Thuợng Thư này. - Dù phải khuất phục truớc bạo lực cuờng quyền của guồng máy thống trị, cũng có những vua, quan của nuớc ta, bằng cách này hay cách khác và cách nào cũng kèm theo những hiểm nguy cho chính mình, chống đối những hành vi hay những mưu toan thắt chặc thêm cái vòng xiết cổ Triều Đinh nuớc ta. - Hoàng thân Bửu Đảo, con Vua Đồng Khánh, lên ngôi lấy đế hiệu Khải Định, thay thế Vua Duy Tân. - Năm 1917, tân Vương cảm phục tài đức của Cụ Nguyễn Hữu Bài, phong cho Cụ tuớc vị Phuớc Môn Bá (Bá tuớc). - Năm 1920, Cụ được phong Thái Tử Thiếu Bảo Đông Các Điện Đại Học Sĩ, Thượng Thư bộ Lại kiêm bộ Hộ (Tài chánh) sung Cơ Mật Viện Đại Thần. Với tuớc vị Đông Các, Cụ đã trở thành một của (bốn) tứ trụ của Triều Đình : Cần Chánh, Văn Minh, Võ Hiển, Đông Các. Xin lưu ý rằng các tuớc vị này không phải là những chức vụ (fonctions) như Thuợng Thư, Tham Tri… - Duới thời Pháp thuộc, Triều Đình ta không phân chia Hội Đồng Bộ Truởng (Conseil des Ministres) và Hội Đồng Nội Các (Conseil de Cabinet) như bây giờ nên Cơ Mật Viện tổ chức các buổi họp của các vị Thuợng Thư tại cơ cấu tối cao này. - Năm 1922, Cụ tháp tùng Vua Khải Ðịnh công du nuớc Pháp với tư cách Hộ giá đại thần, được dịp đi La Mã và được Đức Giáo Hoàng Piô XI tiếp kiến. Năm truớc, 1921, Cụ đã được Đức Giáo Hoàng tặng thưởng bội tinh Pie XI với áo mũ, gươm, theo hàng Hiệp sĩ của Toà Thánh như đã kể. - Năm 1923, Cụ được thăng Thái Phó Võ Hiển Điện Đại Học sĩ, Cơ Mật Viện truởng, xem như cầm đầu chính phủ Nam triều. Cụ thôi giữ chức Thuợng Thư bộ Hộ và chỉ giữ chức vụ Thuợng Thư bộ Lại. - Thừa dịp Vua Khải Định băng hà ngày 6 tháng 11, 1925, huởng thọ 41 tuổi, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy đang còn học ở Pháp, Toàn quyền Đông Pháp đòi Phụ Chánh Viện ký thỏa uớc ngày 25 tháng 11, 1925 chuyển giao cho Khâm Sứ Pháp (Résident supérieur de l’Annam) các quyền hạn còn lại của Vua như lựa chọn các vị Thuợng Thư và bổ nhiệm các quan chức từ Tri Huyện trở lên. Cụ Bài và Thuợng Thư Trần Đình Bá phản đối nhiều lần. - Khâm sứ Aristide Le Fol còn đòi chủ tọa luôn Hội Đồng Thuợng Thư và bị Cụ bác khuớc với những lời lẽ lịch sự mà nghiêm chỉnh, vững chắc. Pháp lại đòi đặt một viên chức Pháp làm Hội lý Cơ Mật Viện Truởng nhưng cũng bị Cụ lịch sự từ chối. Cần biết mổi bộ đã có một Hội lý (Conseiller) từ truớc. - Những vinh dự cuối cùng : Tháng 9 năm 1932, vua Bảo Đại về nuớc. Cụ xin từ chức về hưu trí nhưng nhà Vua giữ lại và phong cho Cụ tuớc hiệu Phuớc Môn Quận Công (Duc). Đến ngày 2 tháng 5, 1933 thì Cụ được hồi hưu và được phong làm Cố Vấn Nguyên Lão. Truớc khi rời Triều Đinh, Cụ giới thiệu với nhà Vua ông Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận (Phan Thiết) Ngô Đình Diệm, 31 tuổi, vào chức vụ Thưọng Thư bộ Lại. Vua Bảo Đại chấp thuận. Một nhân vật lịch sử xuất hiện nhưng đấy là một chuyện khác mà chúng ta không có dịp nói đến hôm nay và chỉ nhắc qua rằng Thuợng Thư Ngô Đinh Diệm đã rủ áo từ quan không đến sáu tháng sau khi nhậm chức vì Pháp đã không chấp nhận trả lại quyền nội trị hoàn toàn của Triều Đinh nuớc ta như ông Diệm đã đòi hỏi. Cựu Hoàng Bảo Đại đã kể rõ sự cố này trong cuốn «Rồng An Nam» (Le Dragon d’Annam, xuất bản tại Paris). Một Nguyễn Công Trứ của thời đại mới… - Không chịu nghỉ ngơi, Cụ Quận đã dành thì giờ của cảnh vui thú điền viên vào việc khẩn hoang lập ấp cho đồng bào trong vùng, một công cuộc mà Quận Công đã khởi sự lúc đương còn tại chức ở Triều đình. Từ năm 1909, nhận thấy đất đai bị bỏ hoang, Cụ huớng dẫn giúp đỡ dân chúng làm thủ tục xin khai khẩn đất hoang lập thành làng Phuớc Môn, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng trị với diện tích trồng trọt non 1000 mẫu ruộng và 1200 mẫu rừng. Cụ còn huớng dẫn dân khai khẩn thêm ruộng đất ở các làng Phuớc Sa, Phuớc Sơn, Phuớc Tuyền, Phuớc Nguyên được gọi chung là vùng Ngũ Phuớc. Cụ cũng lập một đồn điền mới trên muời dặm vuông ở vùng đất đỏ gần sông Thạch Hãn gọi là làng Cùa, lập Hưng Nông Sở, mở đuờng cho xe hơi chạy đến nơi. - Nguyễn Quận Công rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, văn hóa và giáo dục. Một mối quan tâm luôn luôn được cụ thể hóa bằng hành động và thực hiện tích cực và hiệu quả. Cụ lập cơ sở Dục Anh, nuôi trẻ mồ côi tại Phuớc Môn. Cụ xuất tiền riêng cho nguời vào Nam mua gạo chở ra cứu đói cho dân ở tỉnh Quảng Trị năm Bính Thìn 1916 bị thiên tai mất mùa. Vừa thấm nhuần Nho học, vừa hấp thụ tân học, thông thạo tiếng Pháp và La tinh, Cụ lại còn muốn phát triển văn hóa Việt Nam và tự mình làm guong cho những nguời cùng thế hệ bằng những sáng tác thơ nôm bất hủ của Cụ. Những vần thơ của Cụ vừa trong sáng bình dị, thuộc nhiều thể loại, vừa thoát ly được những gánh nặng điển tích, vừa rung cảm và thiết tha khi diễn tả những nỗi niềm tâm sự của một sĩ phu đã đạt được mức danh vọng cao nhất của một đời người nhưng không toại nguyện vì đã hết lòng hết sức tranh đấu cho quyền lợi của quốc gia dân tộc mà không thu hoạch được kết quả mong muốn. Cụ đặc biệt huởng ứng cuộc vận động của Cụ Ngô Đinh Khả thành lập truờng Quốc Học Huế năm 1896 và đã làm một bài thơ ghi trên bức bình phong ở cổng truờng : Quốc Học mở mang nền nếp củ Ấy ai tạc đá dựng bình phong - Quận Công Nguyễn Hữu Bài còn là sáng lập viên hội «Như Tây du học bảo trợ» năm 1926, giúp được 25 sinh viên sang Pháp du học trong số có các ông Phạm đinh Ái, Lê Trung Chánh… một con số đáng kể vào thời ấy. - Ngày 10 tháng 7, 1935, Cụ đặt tiệc tại tư dinh mừng linh mục Hồ Ngọc Cẩn được tấn phong Giám Mục. Ngày hôm sau, Cụ thọ bệnh phải đưa vào bệnh viện Huế. Bệnh trở nặng không chửa được, Cụ từ trần ngày 28 tháng 7 tại tư đệ ở Phủ Cam, Huế, thọ 73 tuổi. - Để bày tỏ lòng biết ơn đối với một vị đại công thần, Vua Bảo Đại truy tặng Cụ tuớc vị lớn nhất của Triều đình : Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ. Nguyễn Hữu Bài và thời đại Một nhận định đứng đắn phải đặt đối tượng vào trong thời đại của đối tuợng ấy. 1. Sự nghiệp bắt đầu vào lúc Pháp đặt nền thống trị (domination, gần như administration directe) trên hai miền Trung Bắc Kỳ duới nhãn hiệu «bảo hộ» (protectorat), Nam Kỳ thì đã trở thành thuộc địa (colonie) từ 20 năm truớc. 2. Nuớc ta đang ở trong chế độ quân chủ chuyên chế (monarchie absolue), lòng trung thành với Vua (trung quân) được coi như đồng hoá với lòng yêu nuớc (ái quốc). Vua là « Thiên tử » (fils du Ciel), con của Trời mà ai cũng tôn thờ Trời, đấng Thuợng Đế tối cao, toàn năng. 3. Tinh thần Nho học của Khổng giáo còn bao trùm giới sĩ phu, mà cái khí tiết là cái thuớc đo nhân cách phải luôn luôn gìn giữ. 4. Theo đạo Thiên Chúa, tiếp xúc với các linh mục nguời Pháp, được theo học muời năm ở Pénang trong chủng viện, cụ Bài được ảnh huởng của đức tin, của văn hóa phuong Tây, và đương nhiên được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả những yếu tố kể trên cùng với bẩm tính thông minh năng động thiên phú và lòng nhân ái bao la, đã tạo nên một con nguời mà những thành tố cấu tạo, khác biệt nhau đến độ bề ngoài tuởng như tương phản, đã được phối hợp một cách kỳ diệu và tạo nên một nhân cách đặc biệt : - Trung quân, ái quốc, một lòng thờ Vua, yêu Nuớc, Cụ đã để nợ nuớc trên tình nhà, tận tụy phục vụ bốn đời Vua mà tiên đế, Vua Minh Mạng, đã ra lệnh cấm đạo Thiên Chúa, bắt bớ giam cầm, có lúc giết hại lương dân vô tội chỉ vì trung thành với tín nguỡng của họ. Một vị tiền bối, em ruột của Cụ Cố của Nguyễn Quận Công, ông Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), là nạn nhân của chính sách tàn bạo này, bị xử thắt cổ chết. Vị tử đạo này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị phong Hiển Thánh ngày 19-6-1988. Giữa lúc Vua Gia Long mở cửa đón nhận sự hợp tác giúp đỡ của ngoại quốc, đặc biệt của Pháp, để xây dựng và phát triển một quốc gia cực kỳ chậm tiến vừa được thống nhất - một chính sách đối ngoại hoàn toàn hợp lý và thức thời - thì Vua Minh Mạng kế vị đã hành động nguợc lại, bế môn tỏa cảng, kỳ thị tôn giáo, bức bách tín hữu Công Giáo phải bỏ đạo duới sự đe dọa thực sự của những hình phạt nặng nề đến tử hình, tạo nên một hình ảnh xấu xa của nuớc ta và ngăn chận sự khai hóa và tiến bộ mà nuớc ta cần thiết hơn bao giờ cả. Trong cùng một thời kỳ, Xiêm La (tức Thái Lan bây giờ) và nhất là Nhật Bản đã mở rộng cửa bang giao với các nuớc, hoàn toàn không đặt vấn đề truyền đạo bất cứ từ đâu đến, lợi dụng được nền văn minh tiến bộ của Tây phương, duy trì được độc lập tự chủ. - Tín đồ Công Giáo đã năm đời, từ Cụ Sơ Nguyễn Hữu Hiệp (Hiệp Tài Hầu, 1806) thánh hiệu An Tôn, Nguyễn Quận Công đã dung hợp một cách tự nhiên đức tin của mình với những truyền thống dân tộc thuần túy, nghĩa là Cụ đã đi truớc cả nửa thế kỷ, chủ trương được minh thị của Giáo Hội Công Giáo tôn trọng và thích ứng với những đặc tính của các dân tộc Đông Phương. - Nguyễn Hữu Bài không phải là một nhà cách mạng chủ trương chống Pháp bằng một cuộc tranh đấu bạo động nhưng ông là một nhà ái quốc, ruờng cột của Triều Đình ta, một cơ chế phải đương nhiên tồn tại để thể hiện chủ quyền của quốc gia dù quốc gia đang bị chiếm cứ và chủ quyền bị thu hẹp. Với khả năng và tư cách khả kính mà Pháp phải kiên dè, Cụ Bài đã kiên trì tranh đấu mổi ngày với đối tác kềm kẹp bên hông để bảo vệ cái chủ quyền của quốc gia mổi lúc bị Thực dân Pháp dành dựt cắt xén. - Cũng nhu Cụ Ngô Đinh Khả đã hy sinh chức vị Thuợng Thư của mình để chống lại việc đày Vua, cũng như chí sĩ Ngô Đình Diệm, 30 năm sau, đã vì nuớc bỏ mình, Cụ Nguyễn Hữu Bài đã đi vào lịch sử của Dân Tộc Việt Nam bằng con đuờng rực rỡ hào quang dành cho những nguời công chính, lương tâm thanh thản, chỉ với một niềm luyến tiếc đã không làm được hết những điều mình muốn làm để phục vụ tối đa cho non sông, Đất Nuớc. Là một nhân vật Công Giáo như dòng họ Ngô Đinh, Phuớc Môn Quận Công Nguyễn Hữu Bài đã thu phục được nhân tâm, không những của đồng bào Công Giáo mà của đồng bào Việt Nam cả nuớc, không phải chỉ một thế hệ lúc đương quyền mà nhiều thế hệ mai hậu như đang thể hiện chiều nay, một ngày Xuân đầm ấm của năm 2005 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris này. Xin kính chào quý Vị và các Bạn. Ls. Lê Trọng Quát (Nguồn : http://giaoxuvnparis.org/bai-viet/205-than-the-su-nghiep-phuoc-mon-Qu%E1%BA%ADn-cong-nguyen-huu-bai.html) |
See Also
9/13/2016 | | Nguyên Hương N.C |
9/12/2016 | | VietCatholic Network |
9/11/2016 | | William Nguyễn |
9/11/2016 | | William Nguyễn |
9/10/2016 | | Lm Nguyễn Hữu An |
9/9/2016 | | Tu sĩ Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh, CSC. |
9/8/2016 | | Nguyễn Ký |
9/4/2016 | | Fx. Đinh Nguyễn |
9/3/2016 | | Trần Văn Minh |
9/1/2016 | | Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du |
8/31/2016 | | Nguyễn An Qúy |
9/1/2016 | | Lm Nguyễn Văn Thành |
8/31/2016 | | Jos. Trọng Tấn |
8/30/2016 | | Nguyễn Ký |
8/30/2016 | | Vũ Đình Bình |
8/30/2016 | | Triết Giang |
8/29/2016 | | Phêrô Nguyễn Đình Luyện |
8/29/2016 | | Nữ Tu Maria Minh Du |
8/29/2016 | | Thanh Nguyên |
8/29/2016 |
Hình ảnh Liên hội các bà mẹ Công Giáo TGP Galveston, Texas mừng bổn mạng
HUẾ 12.09.2016 - Chỉ sau ba tiếng đồng hồ, quan sản Huế đã san bằng và nuốt ngon ơ miếng đất 2.200 mét vuông mà không tốn một cắc đền bù nào ngoại trừ tiền thuê các lực lượng hỗ trợ cưỡng chế và dự là trưa nay họ sẽ tốn bộn tiền cho việc nhậu ăn >mừng trọng vụ thành công. Bạo quyền Thừa Thiên vừa tấn công cưỡng chiếm khu đất dùng làm từ đường của dòng họ Nguyễn Hữu Bài tại Huế. Cụ Nguyễn Hữu Bài là thượng thư bộ Lại dưới thời hai vua Đồng Khánh và Duy Tân. Khi cụ qua đời thì khu đất này được con cháu trông coi và được xem là khu từ đường của dòng họ Nguyễn Hữu Bài. Sau khi chiếm được miền Nam, tập đoàn cộng sản trưng thu, giao cho các cơ quan làm trụ sở và kinh doanh. Từ năm 1993 đến nay, ông Nguyễn Hữu Sinh, con trai cụ Bài, liên tục làm đơn đòi lại mảnh đất nhưng không được giải quyết. Cho đến hôm qua thì bạo quyền VN chính thức phong tỏa khu đất này. Thông tin kín cho hay, trước đó, nhà sản Huế đang có thương lượng bố thí cho cả đại hậu duệ Nguyễn Hữu gần 15 nhân khẩu một miếng đất 150 mét tại khu tái định cư Bàu Vá, xã Thủy Xuân, Huế. Sau đó, kiểu thương tình, quan sản Huế du di thêm 85 mét nữa. Ô hô hô, 2.200m đổi lại 235m tận xa tít mù khơi cho từng ấy con người, quan sản Huế vô cùng nhân đạo. Tôi xin nhắc lại, mảnh đất 2.200 mét vuông đất, gồm hai mặt tiền đẹp nhất nhì ở trên cái xứ địa linh bé tý này thì chỉ có là "bậc thượng thừa" mới sở hữu được nó, và điều này là điều mà quan sản Huế đã nghía từ lâu. Không xé xác nó ra mới lạ. Khổ, gia tộc Nguyễn Hữu cũng không phải dạng vừa nên gần 40 năm qua, hết mấy đời chủ tịch tỉnh, vẫn chưa cướp được. Tôi vẫn chưa liên lạc được với chị Trang - cháu nội gái của Thượng thư bộ lại. Máy khóa. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, khống chế các phuơng tiện liên lạc và cấm không cho bất cứ hình ảnh, video nào trong quá trình cướp lọt ra ngoài... "Những đứa con nít trong nhà, lực lượng dân phòng được lệnh vào nhà áp tải bồng hết ra xe và không có bất cứ ai bị thương", tôi nhận được chừng đó tin từ một tay trật tự đô thị đang làm nhiệm vụ mà tôi cho là vẫn còn chút nhân đạo. Anh xe ôm hay đứng ngay ngã tư, đèn đỏ phía trước Từ đường bao với tôi: "Tội ghê chị ơi, tui lái xe thồ mấy chục năm ở đây, nhà ni tui rõ lắm, tụi nớ hắn cướp của người ta lâu ni không được mà không hiểu răng lần ni mạnh tay cướp được rứa không biết, gia đình nớ không được một cắc về đò chị ơi..." Nhìn thấy hai bảng hiệu bự chảng: Phối Cảnh Trường Mầm Non Vĩnh Ninh đặt ngang ngược ở hai mặt tiền ngôi nhà (đã chỉ còn là đống đất vụn), tự dưng hai anh em tôi buồn thiu. Ô hay, cướp đất thiêng hàng trăm năm tuổi của dâ đẩy dân vào ngõ cụt, dân cầu bơ cầu bất để xây trường học? Tôi tự hỏi, các người dạy gì cho trẻ khi các người chỉ là lũ cướp trắng trợn, man rợ, bất chấp và giết người không gươm dao? Nguyễn Ký |
HOANG THUỴ VĂN * ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA HỘI NGỘ 2015
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÀ ĐẠI HỌC VĂN KHOA TỔ CHỨC HỌP MẶT 40 NĂM VIỄN XỨ NGÀY 30-8-2015 TẠI LITTLE SAIGON, MIỀN NAM CALIFORNIA
Hoàng Thuỵ Văn
Little Saigon - 1/tháng 9/2015 - Cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa tổ chức thành công ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, Chủ Nhật 30 tháng 8 vừa qua tại Little Saigon, miền Nam California. Đây là lần đầu tiên cựu sinh viên hai trường đại học lớn và danh tiếng này ở Sàigòn cùng phối hợp thực hiện chương trình như thế. Tại đây không phải tụ điểm duy nhất ở cuối tuần vừa qua, tuy nhiên đồng hương, các vị giáo sư trọng tuổi và cựu sinh viên hai trường Đại học Sư Phạm và Đại học Văn Khoa cùng với thân hữu trong cộng đồng người Việt tị nạn đã họp mặt đông đủ đã là một điều khích lệ cho Ban Tổ chức và nhóm chủ trương.
Hai vị Đồng Trưởng Ban Tổ chức (BTC) thuộc hai bộ môn Sư phạm và Văn khoa đều là những nhà hoạt động cộng đồng tại miền Nam California: Gs. Lê Tinh Thông, ĐHSP; và Nhà văn Hoàng Nguyên Linh (tức Hoàng Văn Thịnh), ĐHVK. Đặc biệt Văn Nghệ sĩ Trần Năng Phùng lúc nào cũng bận rộn trong vai trò điều hành tổng quát của BTC.
Ngoài ra các phần hành còn lại theo BTC cho biết danh sách như sau:
Tổng Thư Ký: Nguyễn Ngọc Hà
Thủ Qũy: Trần Công Tiến
Phó Thủ Qũy: Đặng Huệ Hoa
Khánh Tiết: Nguyễn Đăng Nam
Tiếp Tân: Trần Minh Ngọc, Cao Hoàng Hoa, Đặng Huệ Hoa
Văn Nghệ: Nguyễn Văn Minh, Phạm Thanh Mai
Liên Lạc Ban Giáo Sư Sư Phạm & Văn Khoa: Phạm Ngọc Thạch
Liên Lạc Sinh Viên Các Bộ Môn Sư Phạm & Văn Khoa: Nguyễn Đăng Nam
Liên Lạc Các Phân Khoa Đại Học Bạn: Ks. Nguyễn Mai
Phần điều khiển chương trình Văn nghệ gồm MC Thanh Mai, MC Hồng Vân, và MC Minh Hiền.
Một số bài hát đã được trình bày nhằm hâm nóng bầu không khí buổi tiệc trước khi bước vào phần chương trình chính thức chiếm thời lượng suốt 3 giờ mà mở đầu là lễ Chào cờ Việt-Mỹ và Phút mặc niệm. Sau đó đến phần trình diện BTC với khách tham dự và liền ngay đó Nghị viên Phát Bùi, cũng là Chủ tịch Bùi Thế Phát của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California được mời lên phát biểu. Nhân dịp này Chủ tịch Bùi Thế Phát trao bằng Tưởng lục cho hai vị đại diện cho hai bộ môn trong BTC gồm Gs. Lê Tinh Thông và Nhà văn Hoàng Nguyên Linh (tức Hoàng Văn Thịnh).
Trong phần kế tiếp của chương trình, BTC trân trọng mời khách quý của buổi tiệc Hội Ngộ hôm nay là các giáo sư đã có công phục vụ người dân Miền Nam tự do qua nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam với tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà. Người ta nhận thấy sự có mặt của các vị theo danh sách của BTC như sau:
GS. Doãn Quốc Sĩ, ĐHVK & ĐHSP
GS. Phạm Cao Dương, ĐHVK & ĐHSP
GS. Trần Khánh Vân, ĐHSP
GS. Đàm Trung Pháp, ĐHSP
GS. Dương Ngọc Sum, Thanh Tra Bộ Giáo Dục
GS. Nguyễn Thanh Liêm, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục
GS. Nguyễn Văn Sâm, ĐHVK
GS. Trần Đình Tuấn, ĐHSP
GS. Nguyễn Hoàng Duyên, ĐHSP
GS. Mai Thanh Truyết, ĐHSP
GS. Lê Quang Tiếng, ĐHSP Toán
GS. Nguyễn Hữu Phước, ĐHSP
GS. Võ Thị Cẩm Vân, ĐHSP AV
GS. Võ Thị Kim Sơn, ĐHSP, VVGD
GS. Võ Thị Minh Vân, ĐHSP
GsTs. Cao Văn Hở, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
Chương trình Văn nghệ thật đặc sắc, gợi nhớ hình ảnh quê hương Việt Nam trải rộng khắp 4 vùng chiến thuật của ngày xưa ấy. Nay hơn thế nữa dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản độc tài trên toàn đất nước, lấy chủ trương "Hồng hơn chuyên" để củng cố ngôi vị lãnh đạo cha truyền con nối của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) trên đầu người dân Việt. Trong khi CSVN huỷ hoại nền văn hoá cổ truyền của dân tộc ở trong nước, cấy người vào các bộ phận của văn hoá, nhất là tạo tình trạng ung thối trong sinh hoạt tôn giáo. Tình trạng của xã hội XHCN trong nước, con người đã bị đảng CSVN đánh mất nhân tính của người Việt Nam thì ở hải ngoại người dân Việt tị nạn ngăn chận được công tác thi hành nghị quyết 36 của CSVN nhằm lôi cuốn khối người Việt tị nạn, biến văn hoá nhân bản của họ thành văn hoá xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều nhắm vào quyền lợi và quyền lực cho đảng CSVN.
Lướt qua chương trình văn nghệ của buổi Hội Ngộ chiều nay, mở đầu toàn Ban hợp ca với "Việt Nam Muôn Năm" của Lê Quốc Tân và "Khúc Ca Mùa Hè" của Canh Thân. Tiếp theo Trần Văn Đắc với "Người Em Văn Khoa" của Châu Kỳ; Ca sĩ Từ Dung trình bày liên khúc Trở Về: "Về Mái Nhà Xưa", "Trở Về" của Châu Kỳ, Trở Về Mái Nhà Xưa"; Phương Thuận với "Thương Hoài Ngàn Năm" của Phạm Mạnh Cương; Anh Phát với "Áo Lụa Hà Đông", nhạc Ngô Thuỵ Miên; Hồ Ngọc Lan với "Quê Hương Tuổi Thơ Tôi" của Từ Huy; Quang Minh với "Serenata" (Chiều Tà), Minh Ngọc đệm piano; Ca sĩ Connie Kim với "Đêm Đô Thị" của Y Vân; Nguyễn Đình Sơn với "Hương Xưa" của Cung Tiến; Mai Khanh với "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng; Thanh Nguyên với "Giấc Mơ Hồi Hương" của Vũ Thành, Minh Ngọc đệm piano; Tam ca: Thanh Mai, Thu Đào và Bích Thuỷ với "Tiếng Hát với Cung Đàn" của Văn Phụng; Vũ Bội Minh Giao với "Cô Láng Giềng" của Hoàng Quý; Kalang với "Tiếng Dương Cầm" của Văn Phụng, Minh Ngọc đệm piano.
BHC Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình diễn đặc sắc "áo dài" với nhạc nền "Tà Áo Dài" của Cao Minh Hưng. Điểm son của CLB Tình Nghệ Sĩ là thường xuyên phô diễn được nét văn hoá của dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam, trao truyền những hình ảnh mang giá trị của văn hoá dân tộc tưởng như đã mai một sau những cơn bão tố Cộng sản từ Miền Bắc ập vào Miền Nam năm 1975. Vun xới cho khu vườn văn hoá nhân bản, mang theo bên mình tình tự dân tộc và những giá trị văn học nghệ thuật để lưu lại cho thế hệ kế thừa là công việc có thể làm được và nên làm của mọi người Việt Nam hiện nay.
Hồng Vân với "C'est Toi" (Cho Em Quên Tuổi Ngọc) của Lam Phương, Minh Ngọc đệm piana; Phạm Đức Thạnh với "Mộng Dưới Hoa" của Phạm Đình Chương, Minh Ngọc đệm piano; Ca sĩ
Thanh Lan trình bày đặc sắc bài "Tuổi Học Trò" của Minh Kỳ và Dạ Cầm. Điệu nhạc và giọng hát gợi nhớ những hình ảnh thân yêu ngày vui hay buồn tại khuôn viên Đại Học Văn Khoa Sàigòn nơi chốn cũ của nhà lao thời xa xưa ở thủ đô Sàigòn không thiếu bóng dáng những ca sĩ tài tử mà sau này thành danh. Khu Quartier Latin của Đại học Paris những năm '60 không lúc nào thiếu vắng những giọng hát tài tử, có những cặp guitar, violon, họ đắm đuối nhau chuyển tải từng nốt nhạc, từng tiếng thở nhẹ nhàng đi vào mê cung. Nhưng rất tiếc những hạnh phúc như thế không thể kéo dài ở thời chiến của xã hội Miền Nam!
Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May diễn ngâm đặc sắc bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" của thi sĩ Hữu Loan hoà quyện với tiếng sáo điệu nghệ của nghệ sĩ Ngọc Nôi. "Diễn ngâm đặc sắc": Đó là ý kiến chọn lọc của những người hâm mộ bộ môn thi ca đầy tình tự dân tộc khi họ bước đến tặng hoa cho người nghệ sĩ diễn ngâm. Bài thơ đã đi vào lòng người qua mọi miền đất nước. Là một dạng "tình khúc của lính chiến" yêu quê hương đất nước và con người, "Màu Tím Hoa Sim" đã mang vết tích của chiến tranh mà hàng triệu người Việt Nam đã dấn thân tranh đấu cho nền tự chủ của đất nước bị đánh tráo danh nghĩa chính trị "Cách mạng giải phóng dân tộc!". Nhân vật thơ của Thi sĩ Hữu Loan cũng như hàng triệu thanh niên yêu nước do sự lừa dối và cướp công của đảng Cộng sản đưa ngang tầm quốc sách đi theo tiếng gọi của non sông và rồi có một ngày anh lính bộ đội không bao giờ còn thấy lại người yêu dấu:
[Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng 'màu tím hoa sim'
Hữu Loan,"Màu Tím Hoa Sim"]
Hoặc người lính (NL) nhớ người yêu của yêu của lình năm xưa ấy:
[May sầu ơi!
Ta muốn tháp cánh bằng về tận Buôn hạ
Ừ bên nớ với mảnh tình của dòng máu đôi tim
Quê hương 'đất đỏ' bây chừ xa lạ?
Một dáng mơ xưa ta nhớ em...!]
NLTS
Khác xa với những văn nô của chế độ, thi sĩ Hữu Loan tác giả bài thơ tình nồng thời chiến "Màu Tím Hoa Sim" ấy sau này cũng nhận thấy rằng sau ngày "giải phóng" có những người yêu của lính VNCH hy sinh tuổi thanh xuân của mình, gạt nước mắt khi chàng bị nhốt vào tù ở tận rừng sâu, nàng phải ra vỉa hè buôn đầu chợ bán cuối chợ vẫn không đủ tiền dành dụm để "thăm nuôi" NL của nàng trong tù cải tạo, còn đâu của dư để nuôi thân gầy "một nắng hai sương"! Cướp đoạt nguồn sống là thủ đoạn thâm độc của chế độ tàn ác này không ngoài sự trả thù người dân Miền Nam. Những giọt sầu không tên của người trong cuộc trong "Nỗi nhớ tháng Ba", của người dân thua cuộc trong "Nỗi đau tháng Tư" đuộm màu thương đau của chiến tranh không do dân tộc Việt Nam gây ra, nhưng đầy nét văn hoá nhân bản, những giá trị đáng trân quý của người dân Miền Nam tự do mà CSVN cố huỷ diệt!
[Thi sĩ Hữu Loan đã uất nghẹn nửa chừng của cuộc đời theo "Kách mệnh":
“Ở đời này có hai việc tôi không thể làm được. Một là đi ăn cắp, hai là đi làm cán bộ. Nay, tôi lao động, kiếm sống nuôi con, mà các ông cũng cấm. Từ cổ chí kim, tôi không thấy một nhà nước nào cấm người ta lao động cả. Còn các ông cấm, không cho tôi lao động, thì tôi chỉ còn một cách là đi ăn xin. Ngày mai tôi sẽ khoác bị chống gậy đi ăn xin, đề một tấm biển trước ngực: “Tú Loan, người ăn xin”. Các ông đừng bảo là tôi bôi xấu chế độ nhé.“]
Con dân đất Việt tha thiết với quê hương cho dù xa xôi vạn dậm, cho dù trôi lạc vào chân trời góc biển, pensonné dưới chân núi Pyrénées, hay cũng biết say mê cảnh chiều tà tại vườn Luxembourg ở Paris 6è, vẫn không hề phai mờ hình ảnh miền quê ngoại, nơi chốn ấy có còn "Nhỏ, Phượng Hồng và Nỗi Nhớ"? Nơi đầy bụi mù đất đỏ bên hàng cà fê có o đứng ngắm chiều nắng vàng... vắng anh. Đó là tình yêu quê hương đất nước, tính nhân bản và tinh thần hướng thượng, và đặc biệt tình yêu giữa người và người không thể thiếu trong mưu cầu hạnh phúc cho cuộc sống tự do của con người.
[... Bốn mươi năm, người lính buồn xa xứ
Tủi nhục nào vẫn uất nghẹn từng đêm
Ngày gãy súng là trời long đất lở ...
Đi miệt mài ... chẳng trở lại quê xưa
Người lính chờ một ngày về chốn cũ
Trong thanh bình trong hạnh phúc ấm no
Anh ôm em mừng 2 chữ TỰ DO
Ôi ! Hạnh phúc ... chờ một ngày đổi mới ...]
PL HTCM, "Chờ Một Ngày Mới"
Trở lại chương trình văn nghệ, Chế Tùng và Minh Hiền song ca "Mưa Chiều Kỷ Niệm" của Vy Yên và Quốc Kỳ; Bích Thuỷ với "Suối Mơ" của Văn Cao, Minh Ngọc đệm piana; Kim Hạnh với "Bến Xuân" của Văn Cao, Minh Ngọc đệm piano; Chu Tất Tiến với "If You Go Away", Minh Ngọc đệm piano; Ca sĩ Mạnh Quân với "Về Đây Nghe Em" của Trần Quang Lộc; Tưởng Dung với Những Ngày Thơ Mộng" của Hoàng Thi Thơ; Chế Tùng với bài "Cô Đơn" của Nguyễn Ánh Chín, Minh Ngọc đệm piano; Thanh Mai với "Thu Vàng" của Cung Tiến, Minh Ngọc đệm piano; Nghiêm Bảo Thiện với "Gợi Giấc Mơ Xưa" của Lê Hoàng Long; Hồng Trần với "Bambino"; Tám Nguyễn với "Tôi Muốn Hỏi Tại Sao" của Diệu Hương.
Tất cả thật là tuyệt vời!
VNS Trần Năng Phùng, người điều hành tổng quát chương trình Hội Ngộ chiều ấy.
Không đến như một Nghị Viên HĐTP Garden Grove, Chủ Tịch Bùi Thế Phát, CĐNVQGNC đến với đồng hương Nam Cali. Sau phát biểu ông sẽ trao bằng Tưởng lục cho BTC qua đại diện hai Phân khoa Sư Phạm và Văn Khoa thuộc Viện Đại Học Sàigòn.
CT Bùi Thế Phát đọc lời tuyên dương BTC, NV Hoàng Nguyên Linh (Hoàng Văn Thịnh) bộ môn Văn Khoa.
Bằng Tưởng lục được trao tiếp theo cho Gs. Lê Tinh Thông, bộ môn Sư Phạm.
Các vị Giáo sư đã có công phục vụ dân chúng Miền Nam tự do qua nền Giáo Dục Quốc Gia với tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc, Khai Phóng dưới chính thể VNCH. (Danh sách các vị đăng trong bài)
Cài bông lên ngực là một cử chỉ để thay một lời cảm ơn trân trọng đến các vị Giáo sư.
Toàn Ban hợp ca "Việt Nam Muôn Năm" của Lê Quốc Tân và "Khúc Ca Mùa Hè" của Canh Thân.
Điều khiển chương trình Văn nghệ thật phong phú, từ bên trái có MC Thanh Mai, MC Minh Hi
Ca sĩ Thanh Lan với nhạc khúc "Tuổi Học Trò" của Minh Kỳ và Dạ Cầm.
BTC tặng hoa Ca sĩ Thanh Lan. Mọi người đều chia sẻ niềm vui cùng Thanh Lan. Chúc bình an trong tâm hồn!
CLB T ình Nghệ Sĩ với màn Trình diễn Áo dài, nhạc nền "Tà Áo Dài" của Cao Minh Hưng. (Mời xem thêm CLBTNS trong bài)
Hồng Vân với "C'est Toi" (Cho Em Quên Tuổi Ngọc) của Lam Phương, Minh Ngọc đệm piano.
Dương cầm thủ Minh Ngọc đệm piano với những người hâm mộ nhất đang vây sau lưng. Hạnh phúc nào bằng!
Người thơ Phi Loan trong chiếc áo dài 'màu tím hoa sim' đang thả hồn mình khi ngâm những vần thơ "Màu Tím Hoa Sim" của thi sĩ Hữu Loan hoà quyện với tiếng sáo Ngọc Nôi.
Âm vực biến đổi theo một hình 'sine' và ở một đoạn khác trở thành một 'parabole' mà người thơ đã lắng tâm tư để nghe hồn mình quay về với một chút quá khứ trong diễn khúc rơi xuống ở trị số ngất ngây...
[Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh chưa có mẹ già chưa khâu]
Link to Google post:
https://plus.google.com/100800 038531505182033/posts/AweNSM7M sRF
Bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" được đăng một lần ở Miền Bắc vào năm 1949 và sau đó Nhà thơ tài danh Hữu Loan cùng số phận với Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc có dính đến phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" đều trở thành những "Excommuniés" của chế độ. Bài thơ được lén chuyển vào Miền Nam và... từ U.S. Seventh Fleet tại Bộ Tư Lệnh USPACOM người ta nghe rất rõ: "Đây Tao Đàn, Tiếng Nói Thơ Văn Miền Tự Do Do Đinh Hùng Phụ Trách" phát đi từ SGN City, giọng rất trong của Thanh Nam, và bài thơ đó đã được phổ biến rộng rãi ở Miền Nam tự do (1962). "Người lính không chết đâu em" ở vào tháng 3/75 còn bi thảm hơn nhiều..., lúc đó không biết tác giả nói cái gì trong bài thơ ấy!
Phi Loan thường được nhiều khách thưởng lãm hâm mộ tặng hoa sau những lần trình diễn. Tuy không sống trên nghệ thuật trình diễn sân khấu nhưng người ta vẫn muốn gọi Phi Loan là nghệ sĩ vì đã có trên hai mươi năm cống hiến tài năng trước công chúng ở hải ngoại. Phi Loan cũng được người đời gọi là thi nhân hay nhà thơ theo nghĩa poétesse là những người làm thơ và ngâm thơ giỏi.
Một cử chỉ vỗ tay (standing clap), tặng hoa luôn là phần thưỏng khích lệ cho người trình diễn nghệ thuật như thế này.
...
Toutes, toutes, toutes les femmes sont belles
Toutes, toutes au coeur ont une rose
Une douceur dans les yeux
Une chaleur qui ne peut
Que nous rendre amoureux
...]
Jean Paul Égide Martini
Tập 1/2 Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ - ĐHSP và ĐHVK 30-8-2015
https://plus.google.com/photos /100800038531505182033/albums/ 6190486787680253073?banner=pwa
Photo link: Tập 2/2 Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ - ĐHSP và ĐHVK 30-8-2015
https://plus.google.com/photos /100800038531505182033/albums/ 6190494960471016465?banner=pwa
Xem Video qua Youtubes:
Video clip 1/6
ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA SAIGON HỘI NGỘ 40 NĂM VIỄN XỨ Clip 1/6
Video clip 2/6:
ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA SAIGON HỘI NGỘ 40 NĂM VIỄN XỨ Clip 2/6
Video clip 3/6:
ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA SAIGON HỘI NGỘ 40 NĂM VIỄN XỨ Clip 3/6
Video clip 4/6
ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA SAIGON HỘI NGỘ 40 NĂM VIỄN XỨ Clip 4/6
Video clip 5/6
ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA SAIGON HỘI NGỘ 40 NĂM VIỄN XỨ Clip 5/6
Video clip 6/6
ĐH SƯ PHẠM VÀ ĐH VĂN KHOA SAIGON HỘI NGỘ 40 NĂM VIỄN XỨ Clip 6/6
Xin cám ơn quý vị, quý bạn đã theo dõi ảnh từ HVuong Albums và bài viết của Hoàng Thuỵ Văn, mong cuộc đời sẽ ít đi phiền muộn... Đa tạ.
van.hoangthuy@yahoo.com>
Sunday, September 18, 2016
SƠN TRUNG * GIẶC PHÁ, TA SẼ XÂY
GIẶC PHÁ, TA SẼ XÂY
SƠN TRUNG
Em ơi, đừng khóc,
Buồn làm chi,
Dù chúng san bằng chùa Liên Trì
Những tượng Phật chúng xếp xó
Và những bình tro chúng vất bỏ
Không sao , không sao,
Có nghĩa gì đâu một chùa Liên Trì,
Cuộc thành hoại sắc không
là luật nhân sinh vũ trụ,
Em ơi, chớ có sầu bi!
Đức Phật sáng mãi trong trái tim ta
Và những ngôi chùa nguy nga
Vẫn tồn tại ngàn năm trong vũ trụ
Những tro cốt cũng về cùng cát bụi.
Nào có nghĩa gì đâu,
mà em phải buồn đau,
Ngày nào ta chẳng thấy
trong đời ta
và trong thế giới
cảnh bãi biển, nương dâu!
Em ơi,
Chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt,
Ta nên giữ tâm
vô quái ngại, vô hữu khủng bố,
Hãy đi cho qua hết những chặng luân hồi.
Xuân qua lâu rồi,
Nhưng vườn sau còn nở thắm mấy cành mai.
Quân giặc tàn phá,
Ta sẽ ra tay xây dựng tương lai...
Vì Tổ quốc,
Vì đạo pháp
Vì tế độ chúng sinh
Buồn làm chi,
Em hãy lau giòng nước mắt đi.
Hãy nguyện cầu Đấng Từ Bi
Gia hộ độ trì
Em hãy lau giòng nước mắt đi.
Hãy nguyện cầu Đấng Từ Bi
Gia hộ độ trì
Cho chúng ta có sức mạnh
Đuổi quân xâm lược
Diệt bầy bán nước
Xây dựng Tổ quốc và
Thế giới hòa bình!
Sẽ có ngày bình minh
Dân ta vùng lên
tiêu diệt cộng nô,
Xây dựng Việt Nam độc lập tự do,
Chúng ta sẽ xây hàng ngàn ngôi chùa,
Đuổi bọn công an mặc áo thầy tu,
Áo rách lại lành,
Chùa tan nát sẽ thành Phật viện nguy nga,
Chúng ta sẽ tự do lễ Phật,
Chúng ta sẽ hát những khúc hoan ca
Mừng đất nước thái hòa..
Mặt trời hồng,
Rực sáng khắp trời Đông
tiêu diệt cộng nô,
Xây dựng Việt Nam độc lập tự do,
Chúng ta sẽ xây hàng ngàn ngôi chùa,
Đuổi bọn công an mặc áo thầy tu,
Áo rách lại lành,
Chùa tan nát sẽ thành Phật viện nguy nga,
Chúng ta sẽ tự do lễ Phật,
Chúng ta sẽ hát những khúc hoan ca
Mừng đất nước thái hòa..
Mặt trời hồng,
Rực sáng khắp trời Đông
Posted by sontrung No comments:
NGUYỄN TRỌNG DÂN * THANH Ở ĐÂU?
“Muốn an toàn, Thanh nên trốn đâu?”
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Bạn tôi gọi điện thoại hỏi tôi như thế. Tôi trả lời "Seattle." Người bạn tôi hơi sững sờ im lặng trong giây lát rồi hỏi tiếp, "sao ông lại nghĩ như vậy?" Tôi đáp: "Đơn giản lắm, nếu Vân Nam là nơi an toàn để vây cánh đảng ủy phe TBT Trọng trốn nếu bị khốn đốn đảo chánh thì Seattle cũng là "safe house" của vây cánh bên phe ông Dũng."
Anh bạn tôi bảo muốn gặp riêng tôi để bàn bạc thêm chuyện này. Hai chúng tôi gặp nhau tại tư gia, với hai ly cà phê nóng. Tôi trình bày bản nháp nhiều bài viết còn đang dang dở, tính viết xong bài nào thì sẽ gửi bài viết đó cho Dân Làm Báo. Anh bạn tôi đọc qua nhiều bài xong rồi bỗng nói, “ông nên có thêm lối viết tự thuật, hỏi trả lời cho đa dạng phong phú.” Tôi bảo "OK." Và đó là lý do tại sao tôi bài viết này với lối viết khác trước giờ.
"Bây giờ chúng ta "vào vấn đề"" - Anh bạn tôi nói. "Trước hết, vụ Trịnh Xuân Thanh có phải là dàn dựng để cho vấn đề Formosa hay vụ rối loạn quân khu II bớt nóng hay không? Vì tôi biết rõ Trọng mà đã muốn bắt thì làm sao Thanh có thể thoát được?"
Tôi ngồi trầm ngâm suy nghĩ, vụ Trịnh Xuân Thanh quả thật nổi lên như cồn nhưng vụ rối loạn tại QK II lẫn vụ Formosa vẫn không hề chìm xuồng từ mặt thông tin bình luận đến những căng thẳng thật sự bên trong đảng do hai vụ này gây ra. Thanh chỉ là con tép riu, tiền tài tổn thất do Thanh gây ra tuy là lớn nhưng di hại không nặng nề bằng vụ Formosa hay vụ rối loạn QK II; cũng như không cách gì gây xáo trộn chính trị hay đe dọa đến chiến lược chính trị của Cộng đảng như vụ Formosa hay vụ rối loạn QKII. Nhưng nay, vụ Trịnh Xuân Thanh lại trở thành vụ lớn vì những thế lực chính trị từ nội bộ vây cánh bên trong đảng đang muốn lợi dụng vụ Trịnh Xuân Thanh để đấu đá giành thêm quyền lực.
Tôi trả lời với bạn tôi như sau: "Vụ Trịnh Xuân Thanh phải là cái bẫy chính trị gài sẵn, chờ sẵn để TBT Trọng đang háo thắng sau ĐH đảng lần thứ 12, sơ ý lao vào rồi lọt hố."
“Theo ông thì cái hố bao sâu?” Bạn tôi hỏi.
“Sâu à!” Tôi khẳng định. “Để có thể biết được cái hố này bao sâu," tôi nói tiếp, "thì phải hiểu rõ tại sao cái hố Trịnh Xuân Thanh lại cần thiết!"
Tôi thấy bạn tôi im lặng nên tôi nói tiếp, "trong bài viết "Việt Nam thế sự" định gởi Dân Làm Báo, tôi nghĩ lý do cần thiết của cái hố chính trị kiểu Trịnh Xuân Thanh đã được đề cập." Bài viết này mở đầu như sau:
"A. Khái quát nội tình chính trị Việt Nam từ ĐH đảng lần thứ 12:
Nội bộ lãnh đạo của ĐCSVN tiếp tục chia rẽ và rối loạn từ ĐH đảng lần thứ 12 đến nay. Sự rối loạn này lây lan đến hàng ngũ sỹ quan tướng lãnh quân đội và dàn nhân sự tại mọi ban ngành, tại mọi địa phương. Hệ quả đấu đá chính trị từ ĐH đảng lần thứ 12 làm khả năng kiểm soát và lãnh đạo từ TƯ đã bắt đầu bị yếu hẳn đi dù bề ngoài, được che đậy bằng sự thắng cuộc vẻ vang của vây cánh TBT Trọng khi hất ngã thành công thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ Chính Trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rời bộ Chính Trị không có nghĩa là vây cánh của ông chịu rời khỏi quyền lực và chịu nhả lại những quyền lợi tiền tài kinh tế khổng lồ bấy lâu nay thụ hưởng cho đàn em vây cánh của TBT Trọng. Điều này dẫn đến nhiều xích mích, đấu đá, thanh trừng khiến cho ông Trịnh Xuân Thanh, phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, trước có liên hệ đến nhiều vụ thất thoát ngân sách tại bộ Công Thương khi ông Dũng còn là thủ tướng, quay lại chống đối và tạo phản. Ông Thanh chỉ là một phần bề nổi của cả một thế lực muốn bám lấy quyền lợi kinh tế nhóm và không muốn san sẻ quyền lợi này cho vây cánh của TBT Trọng.
Để duy trì và củng cố lại sự kiểm soát của mình tại QK II, TƯ đảng đã phải dùng đến cả hạ sách bắn chết bí thư Yên Bái là ông Phạm Duy Cường ngay tại trụ sở tỉnh do những dính líu của ông cán đầu tỉnh này trong vụ tranh chấp chức TLQK II. Dù dùng đến cả hạ sách như vậy, QK II vẫn không hề được ổn định. Bằng chứng là ông Phùng Sĩ Tấn vừa mới được lên lon thiếu tướng vào năm 2015 để đảm nhiệm chức Tham mưu trưởng QKII, đã vượt qua mặt phó Tư lệnh quân khu là thiếu tướng Ngô Văn Hùng, để tạm thời điều hành quân khu. Ông Hùng đã là thiếu tướng từ năm 2008, đã ở chức phó Tư lệnh quân khu này vào thời Đỗ Bá Tỵ còn làm tư lệnh quân khu, tức là vào năm mà ông Tấn chỉ mới là trung tá mà thôi.
Những hiện tượng rối loạn nội bộ ĐCSVN được báo chí đề cập như vụ rối loạn QK II dẫn đến thanh toán tại Yên Bái hay vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị thanh trừng tuy chỉ là phần nỗi của sự rạn nứt quá rộng quá sâu bên trong nội bộ ĐCSVN nhưng lại thể hiện đầy đầy đủ và rõ ràng hai nguyên nhân tại sao có sự rạn nứt bên trong nội bộ của ĐCSVN. Đó là tác động của các siêu cường lên nội bộ ĐCSVN và tham vọng tiền tài quyền lực của giới chóp bu trong TƯ đảng.
Năm nhân vật hàng đầu của ĐCSVN hiện nay gồm TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Bí thư thường trực TƯ Đảng Đinh Thế Huynh vẫn sẽ tiếp tục bị hai nguyên nhân này cuốn hút mạnh mẽ khiến sự rạn nứt bên trong nội bộ ĐCSVN không bao giờ có thể cứu vãn mà chỉ ngày một thêm banh nát.”
Bạn tôi nhìn lại bài viết rồi nói “như vậy là cái hố chính trị Nguyễn Xuân Thanh sâu hay cạn là do hai nguyên nhân này?”
Tôi nghĩ đúng là như vậy. Bởi vì phe TBT Trọng muốn đổi đối sách chiến lược chính trị của Việt Nam, ngả hẳn về phía Trung Cộng trong khi các phe phái còn lại trong đảng đang bị Hoa Kỳ chi phối thì không thể nào ngồi im mà không phá TBT Trọng thẳng tay. Trong vụ này, tiền tài đến sau nhưng điều chính vẫn là sự chọt gậy của Hoa Kỳ đối với vây cánh của ông Trọng.
Tôi bèn nói với bạn tôi: "Trịnh Xuân Thanh chỉ là một anh con nít cơ hội chết nhát, núp bóng bố lên lon thì làm gì mà dám chọi với bậc chú bác như TBT Trọng. Hắn tự tin như vậy để rồi làm ngọn cờ đầu phản Trọng lập công là vì biết có cả một thế lực tiền tài quân đội quá lớn đang đứng sau thản nhiên thách thức TBT Trọng. Chỉ có vây cánh thân Hoa Kỳ trong đảng mới dám nêu đích danh Trọng ra mà chọi đá."
Anh bạn tôi đọc đến phần B của bài viết "Việt Nam thế sự" Phần B như sau:
“B. Nguyên nhân 1: Ảnh hưởng của các siêu cường lên chính trường Việt Nam
I. Tác động của Hoa Kỳ và Ấn Độ trong tranh chấp nội bộ của ĐCSVN:
Chủ Tịch Tập Cận Bình tung một khoản tiền 200 triệu Mỹ kim cho TBT Trọng vay mượn vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 không phải là để TBT Trọng củng cố sức mạnh quốc phòng của Việt Nam mà là để củng cố quyền uy chính trị của vây cánh TBT Trọng trong đảng. Khoản tiền 500 triệu đô mà thủ tướng Ấn Độ là ông Modi tung ra cho Việt Nam vay mượn khi ông viếng thăm Việt Nam vào ngày 3 tháng Chín vừa qua là để tăng thêm khả năng tấn công của nền quốc phòng Việt Nam thông qua việc Ấn cung cấp các hỏa tiễn hiện đại cho quân đội Việt Nam.
TBT Trọng không thể nào yên ổn khi một mặt nhận 200 triệu đô của họ Tập để củng cố chính trị trong nội bộ rồi lại nhận số tiền hơn gấp đôi, lên đến 500 triệu đô từ phía Ấn để mua hỏa tiễn bắn vào quân đội của họ Tập khi cần thiết. Rõ ràng, thủ tướng Ấn, dưới sự bật đèn xanh của đồng minh là Hoa Kỳ, đã tung một chiêu thức ngoại giao vừa có thể tát vào mặt họ Tập, vừa có thể khiến vây cánh TBT Trọng lâm vào cảnh khó xử trước Tập Cận Bình.
TBT Trọng mà từ chối sự giúp đỡ này của Ấn thì các tướng lãnh QP sẽ làm loạn ngay lập tức mà nếu nhận số tiền này thì áp lực chính trị từ Bắc Kinh sẽ khiến vây cánh của Trọng bị chao đảo yếu thế. TBT Trọng trốn lì tại Hà Nội mà gửi con rối của mình là thủ tướng "mát-de" Phúc đi Bắc Kinh thay thế mình sau khi nhận tiền tài trợ quốc phòng từ Ấn thì lại càng làm cho Bắc Kinh sốt ruột và sẽ có những hành động can thiệp thúc ép TBT Trọng mạnh mẽ hơn nữa trong nay mai. Dù gì đi chăng nữa, tình báo của Trung Nam Hải cũng dày đặc ở TƯ khiến TBT Trọng không thể núp bóng được lâu. Cho nên có thể nói, năm trăm triệu đô viện trợ của thủ tướng Ấn, ngoài việc giúp hiện đại hóa cho nền quốc phòng Việt Nam ra, còn có công dụng bẻ nát mối liên hệ giữa họ Trọng và Bắc Kinh một cách nhẹ nhàng không tiếng động.
Đương nhiên hành động này của thủ tướng Ấn không nằm ngoài những bàn bạc riêng tư giữa Hoa Kỳ và Ấn. Hoa Kỳ đã có những bước đi rất nhịp nhàng với Ấn trong suốt 18 tháng qua trên chính trường Việt Nam nói riêng và tại Đông Dương nói chung. Cụ thể là gần đây nhất, Hoa Kỳ đã bãi bỏ việc ngăn cấm bán vũ khí có mức độ sát thương mạnh đối với Việt Nam trong chuyến đi quá cảnh sang Việt Nam của Tổng thống Obama vào ngày 22 tháng Năm vừa qua. Điều này mở đường cho những can dự sâu hơn của Ấn về mặt quốc phòng tại Việt Nam. Điều khá thú vị là TT Obama cũng nhanh chóng lôi kéo được Lào vào trong trục của mình vào đầu tháng Chín bằng cách hàn gắn quan hệ hai nước và viện trợ kỹ thuật, ngân sách lên đến gần 60 triệu Mỹ kim để giúp Lào tháo gỡ bom mìn. Từ đây, nhân viên kỹ thuật quân sự của Mỹ, lấy cớ giúp Lào để tháo gỡ bom mìn, sẽ hiện diện nhiều hơn tại vùng biên giới Việt Lào. Cũng xin lưu ý là QK II, QK IV, QK V của Việt Nam có một đường biên giới với Lào gần 2700 km. Nay thì viên chức quân sự Hoa Kỳ có thể dòm ngó thu thập tin tức quân sự động tĩnh của các quân khu này một cách dễ dàng, nhất là hổ trợ tiếp viện khi cần thiết nếu QK II bị Trung Cộng tấn công.
Vào ngày 20 tháng Ba năm 2015, trong bài: "Hé lộ chi tiêu văn phòng TƯ đảng,” hãng thông tấn BBC của Anh loan báo chỉ mỗi văn phòng TƯ đảng (VPTUĐ) không thôi, mỗi năm tiêu sài lên đến gần 100 triệu Mỹ kim chính thức, chưa kể những khoản chi tiêu khổng lồ ngấm ngầm khác giữ kín không loan báo. VPTƯĐ, mặc dù là cơ quan của đảng, không phải của chính phủ, nhưng có đến 2895 người hưởng biên chế công quỹ vào năm 2014.
Nếu những cán sự đảng viên tại VPTUĐ lãnh lương gần 100 dollar Mỹ/ ngày, tức khoảng 36500 đô la Mỹ/năm, thì mỗi năm công quỹ đã phải tốn hao gần 106 triệu Mỹ kim cho những đảng viên làm việc tại văn phòng này. Đương nhiên, mức thu nhập của các các đảng viên tại VPTUĐ không thể nào vỏn vẹn chỉ 36500 đô la mỗi năm mà lên đến cả mấy trăm ngàn hoặc triệu dollar mỗi năm. Nếu thật sự như thế thì mọi người đều thấy, TƯ ĐCSVN là con bọ vòi hút máu công quỹ một cách kinh khiếp.
Các ban ngành, các cục trong các bộ của chính phủ tràn ngập đảng viên hối lộ và tham nhũng mà nền kinh tế èo uột của Việt Nam không cách gì cán đán cho nổi. Viện trợ kinh tế tức thời của Trung Cộng cho TƯ đảng dù lên đến cả trăm triệu đô la nghe có vẻ lớn lao nhưng chỉ đủ để phe phái có lập trường quy lụy Bắc Kinh thắng thế trong nội bộ lãnh đạo đảng nhưng không đủ để nuôi toàn bộ ba triệu đảng viên cả năm hay năm này qua năm nọ cũng như sẽ không đủ cho các kinh phí hoạt động cần thiết khác của đảng.
Cho nên, bất cứ phe nào thắng cuộc sau khi đấu đá xong cũng điều phải nhìn về Hoa Kỳ và cầu xin mở rộng kinh tế, tăng thêm tiền cho mượn thông qua Ngân Hàng Thế Giới WB hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF hoặc ngân hàng Phát Triển Á Châu ADB để có đủ kinh phí mà điều hành bộ máy chính trị độc tài đảng trị cồng kềnh tham nhũng của mình.
Xin được lưu ý là cả ba tổ chức tài chánh từ WB, IMF và cả ADB nêu trên đều nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Thịnh Đốn và đây là ba nguồn tài chánh chủ yếu đã giúp Việt Nam phục hưng kinh tế sau 10 năm Quá Độ nghèo đói tan nát theo đường lối kinh tế XHCN của Liên Xô. Hoa Thịnh Đốn không bật đèn xanh bãi bỏ cấm vận tài chánh để ba tổ chức này ứng cứu kinh tế và tài trợ ngân sách cho đảng thì Việt Nam vẫn sẽ là một Bắc Hàn không hơn không kém.
Chiến thắng trong việc đấu đá nội bộ đảng để dành quyền lãnh đạo đảng tưởng đã khó, thế nhưng sau khi ở vị trí lãnh đạo cần phải tiếp tục tìm nguồn tài chánh để toàn đảng, với một cơ chế nội bộ cồng kềnh tham nhũng đến kinh khiếp, có thể duy trì hoạt động mà không bị tê liệt thì lại càng khó khăn hơn. Cho nên có thể dễ dàng nhìn thấy, sức mạnh của đồng đô la bơm vào Việt Nam từ phía Hoa Kỳ không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm tính từ năm 1986 bởi WB, IMF, ADB và từ Việt Kiều tỵ nạn CS (tại Mỹ) đã giúp cho ĐCSVN tiếp tục duy trì trên quyền lực chứ không phải là họng súng mà đảng đang có.
Lúc trước khi còn khối XHCN ở Đông Âu, bị Hoa Kỳ cấm vận, ĐCSVN nhờ có Liên Xô nuôi dưỡng kinh tế nên mới có kinh phí hoạt động. Nếu nay Hoa Kỳ thật sự quay trở lại cấm vận Việt Nam thì ĐCSVN sẽ rã nát vì không còn ai nuôi dưỡng. Trung Cộng, tuy là một nước Cộng Sản nhưng nếu ĐCSVN bị rã nát, Trung Cộng có điều kiện sát nhập các chi bộ ĐCSVN ở miền Bắc Việt Nam vào chi bộ đảng của mình tại Vân Nam vẫn có lợi về mặt lãnh thổ và chính trị hơn là tài trợ tài chánh để ĐCSVN tiếp tục tồn tại.
Cho nên, bảo rằng Hoa Kỳ không hề có một ảnh hưởng chính trị nào bên trong nội bộ nhân sự của ĐCSVN hay cho rằng ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ bên trong nội bộ nhân sự ĐCSVN bị lép vế trước ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng là một điều sai lầm cho mọi suy xét phân tích về thực trạng chính trị của Việt Nam hiện nay.
Nói một cách ngắn gọn hơn, nếu suy xét cho thiệt kỹ, chính Hoa Thịnh Đốn là chủ nhân ông thật sự của ĐCSVN, Hoa Kỳ chỉ cần cắt mọi viện trợ tài chánh thì ĐCSVN sẽ bị suy kiệt dẫn đến tê liệt và phân rã trong chớp mắt vì không còn kinh phí để hoạt động.
Còn tại sao ông chủ Hoa Kỳ cứ mãi giả đò yếu thế, lép vế trước thanh thế của Trung Cộng trong nội bộ ĐCSVN hay thậm chí, giả đò chiều chuộng giới chóp bu dốt nát của ĐCSVN thì rõ ràng, ông chủ Mỹ đang có một âm mưu lớn hơn, lâu dài hơn tại Việt Nam và tại Trung Hoa mà ĐCSVN chính là khói màu có thể che đậy được âm mưu của Hoa Kỳ một cách kín đáo nhất trong lúc này!
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền uy của ông chủ, đương nhiên, Hoa Kỳ thật sự cũng có cài nhiều "răng nanh" bên trọng nội bộ nhân sự chóp bu của ĐCSVN mà cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay tướng Đỗ Bá Tỵ chỉ là phần nỗi, còn bao nhiêu đảng viên chóp bu khác sẵn sàng nghe theo lệnh của Hoa Thịnh Đốn khi cần thiết, điều này không phải dễ mà một sớm một chiều có thể mò ra được, dù rằng, nếu kiên nhẫn và chịu khó quan sát kỹ lưỡng, chúng ta vẫn có thể dự đoán được các đảng viên nào đang chờ lệnh của Tòa Bạch Ốc.
II. Nhật Bản quay trở lại chính trường Việt Nam:
Sau thất bại Đệ Nhị thế chiến vào năm 1945 thì mọi ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản lên Việt Nam không còn được ai nhắc đến. Thế nhưng chỉ hai năm gần đây, vai trò của Nhật Bản trong việc giúp đỡ Việt Nam tăng cường phong thủ hàng hải bỗng vang dội - nhất là khi Hải quân Nhật được phe cánh của thủ tướng Dũng cho phép sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp liệu từ năm 2016 trở đi. Vào ngày 6 tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Dũng đã tiếp bộ trưởng QP Nhật là ông Nakatani khẳng định quyết tâm hậu thuẫn Nhật hiện diện hải quân tại miền Trung Việt Nam, dẫn đến sự hiện diện của Hải quân Nhật lần đầu tiên tại Cam Ranh sau đệ nhị thế chiến. Hai tàu chiến Nhật đến cảng Cam Ranh vào ngày 15 tháng Tư năm nay với khoảng 500 quân nhân chính thức mở đầu cho một thời đại can dự của Nhật sâu hơn tại chính trường Việt Nam. Và tiến trình gia tăng ảnh hưởng chính trị của Nhật lên Việt Nam gần như sẽ còn tiếp tục bất luận mọi sự ngăn cản của các thành phần bảo thủ thân Trung Cộng xung quanh TBT Trọng.”
"Như vậy," bạn tôi nói, "cái hố chính trị Trịnh Xuân Thanh đang có "master mind" dàn dựng công phu sâu thẳm để chọi ông Trọng - "chơi" cho đến khi nào Trọng té mới thôi?!?"
"Quá rõ rồi!" Tôi uống một ngụm cà phê gật đầu.
“Bây giờ quay trở lại vấn đề Seattle, tại sao phải là Seattle?” Bạn tôi hỏi.
Tôi nói: "Lúc đầu, tôi nghi ngờ ông Thanh đang ở Singapore, hay ở Úc hoặc đang ở các nước Tây Âu hơn là ở Seattle nhưng nếu vụ này thật sự có tình báo Hoa Kỳ nhúng tay dàn cảnh thông qua tướng Hưởng thì chắc chắn ông Thanh sẽ được qua bên Mỹ để được bảo vệ vì người Mỹ làm việc trước giờ rất cẩn thận. Và gần như tình báo Hoa Kỳ tại Việt Nam không thể nào bỏ qua mà không điều nghiên vụ "chọi đá" công khai này. Ngoài ra, đã có nguồn tin của một vài người ở Seattle mà tôi quen biết thông báo qua email cho tôi biết thấy có người rất giống ông Thanh. Tôi hy vọng là họ lầm, và cả tôi cũng lầm vì tôi vẫn mong ông Thanh không ở Hoa Kỳ thì nội vụ Trịnh Xuân Thanh không sâu như ta tưởng, mà nếu đúng như vậy thì vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ nhanh chóng chìm xuồng không có gì lo lắng bàn đến nữa."
"Ông hiểu lầm câu hỏi của tôi rồi!"- Bạn tôi nói, "ở đây tôi không hỏi là việc thằng Thanh nó có thật sự ở Seattle hay không mà tôi muốn hỏi là nếu như Thanh trốn qua Mỹ theo kế hoạch, thì bao nhiêu nơi không lựa mà tại sao lựa thành phố Seattle? Có lý do gì không? Còn về thằng Thanh trốn đâu thì tôi lại không quan tâm lắm. Chúng ta đang bàn bạc để hiểu bản chất của sự việc, không phải đi kiểm chứng sự việc.”
""Nếu thật sự người Mỹ để Thanh ở Seattle thì tức là họ muốn Thanh ở gần ông Dũng, để ông Dũng sai bảo. Sau vụ thất bại ở ĐH đảng lần thứ 12, ông Dũng lùi qua Seattle một thời gian, theo như bạn bè của tôi ở Seattle khẳng định.” Tôi trả lời.
Bạn tôi nhìn đồng hồ rồi bỗng nói, "thôi chúng ta dừng lại đi ăn. Tôi cũng cần thì giờ để nghiệm lại vấn đề."
Tôi nói: "nhưng bài "Thế sự Việt Nam" còn đang bàn dở dang, chẳng lẽ nào lại dừng ngang tại đây?" Bạn tôi nói, "chúng ta còn đàm đạo tiếp, lo lắng gì"
Cả hai chúng tôi im lặng đi bộ ra quán ăn. Tôi không biết bạn tôi đang nghĩ gì. Ánh nắng chiều gay gắt dù sắp tàn. Chế độ Cộng Sản này cũng giống như nắng chiều, sắp tắt trên đất nước Việt Nam nên mọi nhơ nhuốc cứ càng ngày càng lộ ra thêm rõ ràng.
18.9.2016
danlambaovn.blogspot
No comments:
Post a Comment