Thursday, September 22, 2016
THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG
Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông?
Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc bay trên bãi cạn Scarborough, ngày 14/07, hai ngày sau phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye.@weibo.com
Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của
Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi
cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công
luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary
Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016.
RFI tóm lược bài phân tích « Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở biển Nam Trung Hoa » (Beijing
may be waiting for the perfect timing to strike in South China Sea,
trên Asia Times.online) của chuyên gia Harry Kazzianis, tân giám đốc
Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở
Washington (Nixon Center cũ)
Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu địa chính trị ở châu Á và chiến
lược của Trung Quốc tại Biển Đông cho rằng mọi phân tích thời sự đều
suy đoán Trung Quốc sẽ công khai chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough trong
những tuần lễ sau cùng trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11.
Ván bài lật ngửa của Tập Cận Bình
Trung Quốc của Tập Cận Bình đang đi vào một quỹ đạo nguy kịch. Vì những
yếu tố lịch sử phức tạp, sau một thế kỷ biến động do bàn tay của Tây
phương và Nhật Bản, cộng với tinh thần chủ nghĩa dân tộc đại Hán,
Trung Quốc không còn bằng lòng với danh hiệu cường quốc kinh tế thứ
hai và đại cường quân sự thứ hai trên thế giới với những vũ khí tối tân
như « tên lửa diệt hàng không mẫu hạm », như « máy bay oanh tạc siêu thanh » còn trong giai đoạn dự án.
Trung Quốc cũng không thỏa mãn với chiến lược « một vành đai, một con đường », với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á, dấu hiệu của một nước sắp trở thành siêu cường.
Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận : Trung Quốc muốn nhiều
hơn thế nữa và sẵn sàng thu tóm iển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội
bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống.
Các nhà phân tích Á châu tin rằng Trung Quốc sẽ hành động liều lĩnh sau
khi bị thua Philippines ở Toà Trọng Tài La Haye. Hoàn Cầu Thời Báo,
trong một số tháng 7, gọi Úc là « mèo giấy » và đe dọa « sẽ đánh phủ đầu » nếu hải quân Úc tiến vào Biển Đông.Tuy nhiên, ngoài một vài tuyên bố bất cẩn, vài bài báo khiêu khích, kể cả hình « tự sướng-máy bay quân sự mới »
Bắc Kinh biết ẩn nhẫn chờ qua Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, đầu tháng
9. Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc biết rõ leo thang không đúng
lúc là một sai lầm chiến lược.
Thời cơ đã đến : giai đoạn thích hợp nhất là từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, Hoa Kỳ bị « việt vị »
ở Biển Đông vì cuộc bầu cử tổng thống. Vào thời điểm này, công luận Mỹ
tập trung vào cuộc bầu cử được xem là sôi động chưa từng thấy.
Một viên chức trong bộ Quốc Phòng Mỹ xin ẩn danh cho là « nếu Trung Quốc ra tay thì thời điểm từ giữa tháng 9 đến tháng 11 không phải là tốt nhất ».
Thế nhưng, một đồng nghiệp cùng bộ lại phân tích khác : « Giới lãnh
đạo Trung Quốc tin rằng ở giữa cuộc bầu cử tổng thống, không một nhật
báo Mỹ nào đưa thời sự Trung Quốc lên trang nhất trừ phi có súng nổ đạn
bay. Và họ không ngu dại đâu. Cơ hội tốt đã đến »
Tham nhưng không ngu
Giới ngoại giao Đông Nam Á cũng cùng nhận định : « Trung Quốc của
Tập Cận Bình sẵn sàng chơi ván bài lật ngửa. Họ không cần vỏ bọc « trổi
dậy hoà bình ». Họ không cần che dấu tham vọng nữa, lòng tham thống trị
Biển Đông ».
Cho dù tổng thống Mỹ đã cảnh cáo, nhưng Trung Quốc đâu có sợ mang tai tiếng « đe dọa hoà bình, ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay không » khi chiếm lấy Scarborough.
Một nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN xin dấu tên giải thích bằng câu
hỏi : Tại sao Trung Quốc không lợi dụng thời cơ củng cố thế mạnh tại
Biển Đông ? Mỹ thì lo bầu cử. Tổng thống Obama không phản ứng khi Bachar
al Assad dùng bom hóa học, vi phạm « làn ranh đỏ » ở Syria. Các quốc gia ASEAN biết rõ ông Obama sẽ không cứu chúng tôi vì một bãi đá ở Biển Đông, nhất là nhiệm kỳ đã hết.
Sáng ngày 03/09, truyền thông quốc tế đã « tiếp vận » thông tin
của New York Times theo đó Bắc Kinh đã bố trí nhiều hải thuyền chung
quanh bãi cạn Scarborough mà Philippines, Đài Loan và Trung Quốc tranh
giành. Sự kiện này chỉ là một bước mới trong tiến trình xâm lấn của
Trung Quốc từ nhiều thập niên qua. Thông tin của New York Times
cho biết Trung Quốc huy động tàu công binh để nạo cát, giai đoạn đầu để
xây đảo nhân tạo và lập căn cứ quân sự như đã tiến hành tại nhiều nơi
khác ở Biển Đông. Cùng lúc đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong
khu vực đang được tăng cường một cách nhanh chóng trong những năm tháng
tới đây qua các tiền đồn mới trên các đảo nhân tạo.
Scarborough chỉ cách đảo Luzon, nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân có 200 km.
Điều tệ hại, là chính vào thời điểm này, quan hệ giữa Mỹ và Philippines rơi vào cảnh « cơm không lành canh không ngọt » vì tổng thống Duterte có những lời tuyên bố xúc phạm tổng thống Obama, tạo cơ hội tốt cho Bắc kinh « rấn tới ».
Gọng kềm Cam Ranh và Subic Bay bảo vệ « di sản thế giới »
Theo chuyên gia Harry Kazzianis, để tránh chuyện đã rồi, trước hết, tổng
thống Obama phải dứt khóat cảnh cáo Trung Quốc bằng những biện pháp
trừng phạt cụ thể như là xem xét lại quan hệ với Bắc kinh, không cho
Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hay
đình chỉ đàm phán những thỏa thuận đầu tư.
Manila, cho dù có bất đồng với Washington về nhân quyền, cũng phải hợp
tác chặt chẽ với Mỹ, không cho Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ ở
Scarborough.
Mỹ phải xây dựng một chiến lược dài hạn không để Trung Quốc triển khai
lực lượng. Cụ thể là hải quân Mỹ phải năng động hơn, tuần tra thường
trực tại Biển Đông với tàu ngầm tấn công ở vịnh Cam Ranh, Việt Nam,
huy động hạm đội với Hàng Không Mẫu Hạm trấn đóng quân cảng Subic Bay,
Philippines ở phía đông Scarborough.
Bất kỳ một kế hoạch kế đối phó nào, theo tác giả, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là «
củng cố liên minh chiến lược với các đối tác chiến lược để bảo vệ Biển
Đông như là một phần di sản của thế giới, một vùng biển mà tất cả các
quốc gia đều có quyền thiên liêng sử dụng ».
Tổng thống Philippines tuyên bố cần có Mỹ ở Biển Đông
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (áo trắng) và các sĩ quan
quân đội theo dõi một cuộc luyện tập giải cứu các con tin, ngày
15/09/2016.TED ALJIBE / AFP
Theo Bloomberg hôm nay 21/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte nhìn nhận Manila cần có quân đội Mỹ tại Biển Đông, và sau đó lại
phản đối những chỉ trích từ Hoa Kỳ và châu Âu về cuộc chiến chống ma
túy của ông.
Một tuần sau khi kêu gọi chấm dứt tuần tra chung với Hải quân Hoa Kỳ tại
Biển Đông và rút lực lượng Mỹ ra khỏi Mindanao, ông Duterte hôm qua
biện minh rằng mục đích của ông chỉ nhằm thương lượng thành công với phe
Hồi giáo nổi dậy.
Nói chuyện trước các quân nhân ở Davao, ông tuyên bố : « Tôi nói rằng
có thể trong tương lai lực lượng đặc biệt Mỹ sẽ phải rời đi. Tôi chưa
bao giờ nói họ phải ra khỏi Philippines. Dù sao đi nữa, chúng ta cần có
họ tại Biển Đông ».
Cũng theo ông Duterte, Philippines « không có đủ vũ khí để có thể chiến đấu », và « cũng không sẵn sàng tham chiến với Trung Quốc » « vì đó sẽ là một cuộc thảm sát ».
Ông than phiền là các chiến đấu cơ được Không quân Philippines mua
trước đây có hỏa lực không đủ mạnh. Tờ Philippines Star dẫn lời ông
Duterte : « Vấn đề là họ không muốn giao cho chúng ta hỏa tiễn. Chúng
ta có thể mua từ Hàn Quốc, nhưng Seoul không thể bán nếu Mỹ không đồng ý
».
Từ nhiều thập kỷ qua, liên minh quân sự với Philippines vẫn là nền tảng
cho ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc yêu sách
đến trên 80% diện tích Biển Đông. Ông Duterte nói sẽ tôn trọng liên
minh, nhưng vẫn nhấn mạnh « một chính sách đối ngoại độc lập » và từng đặt ra câu hỏi, liệu Mỹ có can thiệp nếu Trung Quốc xâm lăng lãnh thổ của Philippines tại Biển Đông.
Trong một động thái khác, tối qua khi nói chuyện với các quan chức địa
phương ở Davao, ông Duterte bác bỏ những chỉ trích về nạn giết người bừa
bãi, trong chiến dịch chống ma túy đã làm hơn 3.000 người chết trong
không đầy ba tháng qua.
Trước lời kêu gọi của Nghị Viện Châu Âu chấm dứt tình trạng giết người
không qua xét xử, và nghị quyết chỉ thị cho đại diện 28 nước thành viên
tại Manila giám sát các vụ vi phạm nhân quyền ở Philippines, ông Rodrigo
Duterte dùng những từ ngữ thóa mạ và cử chỉ tục tĩu để phản bác, khẳng
định những người bị giết toàn là tội phạm.
Tổng thống Philippines cũng cáo buộc Hoa Kỳ là đạo đức giả, nói rằng người Mỹ đã « vi phạm nhân quyền trầm trọng» trong những vụ đụng độ với thổ dân Moro vào năm 1906.Về quan hệ với các láng giềng Đông Nam Á, tổng thống Rodrigo Duterte sẽ đi thăm Việt Nam và Thái Lan trong tuần lễ cuối của tháng Chín. Tờ Philippines Star cho biết ông Duterte hy vọng tiếp xúc với cộng đồng người Philippines tại hai nước này. Ông cũng nhận được lời mời đến thăm Nhật Bản. http://vi.rfi.fr/chau-a/20160921-tong-thong-philippines-tuyen-bo-can-co-my-o-bien-dong
Mỹ-Nhật khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác về Biển Đông
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (T) và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo chung tại Tokyo, ngày 03/12/2013.REUTERS/Toru Hanai
Biển Đông tiếp tục nổi bật trong hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản. Trong cuộc
tiếp xúc song phương ngày hôm qua, 21/09/2016 bên lề Đại Hội Đồng Liên
Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), phó tổng thống Mỹ Joe Biden và thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai
nước, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông
Trong một bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng xác nhận rằng trong cuộc gặp, hai lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản đã « tái khẳng định sức mạnh không gì lay chuyển được của liên minh Mỹ - Nhật ».
Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý « tăng cường hợp tác trên các vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông », đồng thời xác nhận rằng hai nước Mỹ và Nhật Bản cùng chia sẻ lập trường về tầm quan trọng của việc « kiến tạo và duy trì một trật tự mới, dựa trên các quy tắc pháp luật ở vùng Châu Á -Thái Bình Dương ».
Phó tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật Bản như vậy là đã xác nhận trở lại
những gì được bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada nhấn mạnh ngày
15/09 trong bài phát biểu ở Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược
CSIS tại Washington, theo đó Tokyo ủng hộ mạnh mẽ các chiến dịch bảo vệ
quyền tự do hàng không, hàng hải của Hải quân Mỹ nhằm duy trì trật tự
hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp tại Biển Đông, và sẽ tăng cường hoạt
động tại Biển Đông thông qua nhiều hình thức trong đó có việc cho Hải
Quân Nhật tham gia các hoạt động tuần tra tập huấn chung với Hải Quân
Mỹ.
Giới quan sát cũng ghi nhận là thái độ quan tâm đến Biển Đông và Biển
Hoa Đông được phó tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật nêu bật một hôm sau
khi chính tổng thống Mỹ Barack Obama, trong diễn văn trước Đại Hội Đồng
Liên Hiệp Quốc, đã đề cập đến Biển Đông và cho rằng « một giải pháp
hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp sẽ mang lại ổn định lâu
bền hơn rất nhiều so với việc quân sự hóa một vài mỏm đá và rạn san hô », ám chỉ rõ ràng đến các hành động hung hăng của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa.
Tổng thống Philippines sẽ thăm Việt Nam
- 2 giờ trước
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thăm Việt Nam từ ngày 28 đến 29/9.
Năm ngoái, dưới thời người tiền nhiệm, Philippines và Việt Nam ký thoả
thuận đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác trong một số lĩnh vực,
bao gồm cả quốc phòng và an ninh hàng hải.
Ông Duterte mới nhậm chức tháng Sáu nhưng đã gây tranh cãi vì các phát biểu về lãnh đạo các nước.
Ông cũng bị chỉ trích vì cuộc chiến chống ma túy làm chết gần 2,000 người.
Những phát biểu của ông Duterte về Trung Quốc và Biển Đông cũng đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại của Philippines.
Hôm 23/9, Tổng thống Philippines tuyên bố: “Quý vị sẽ thấy tôi thường xuyên hơn ở Trung Quốc.”
Việt Nam và Philippines cùng có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague hồi tháng Bảy đã bác các
yêu sách của Trung Quốc trong vụ kiện do Philippines đệ đơn, nhưng Bắc
Kinh không chấp nhận phán quyết của PCA.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/09/160923_duterte_visit_vietnam
TQ lo 'trúng kế' tổng thống Philippines ở Biển Đông
- Ngày đăng 22-09-2016
- ..
Không thể tin tưởng vào hành động tỏ ra thân thiết với Trung Quốc
của ông Rodrigo Duterte, đây chỉ là chiêu trò để Philippines thu được
lợi ích lớn hơn trong ván cờ Mỹ - Trung tại Biển Đông.
Không biết Mỹ và Philippines có còn duy trì các cuộc tập trận chung kiểu này sau khi ông Duterte điều chỉnh chính sách đối ngoại
Sóng gió mới tại Biển Đông
Trong bài “Rodrigo Duterte ngả về Trung Quốc có thể lật đổ chiến lược
của Mỹ tại châu Á” đăng ngày 15/9 trên trang Bloomberg chỉ ra: Lên cầm
quyền chưa tới 3 tháng, ông Rodrigo Duterte đã lăng mạ Tổng thống Obama,
thề xử lý khủng bố, ngừng hợp tác tuần tra với Mỹ tại Biển Đông, thậm
chí còn tuyên bố tăng cường hợp tác kinh tế và quốc phòng với Trung Quốc
và Nga.
Cho dù ông Rodrigo Duterte từng nói tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng
tài La Haye, nhưng cũng cho biết muốn đàm phán với Trung Quốc và không
muốn vấn đề này được nhắc đến trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trước
khi nhậm chức, ông Rodrigo Duterte cũng từng đề cập sẽ tạm gác lại
chuyện mâu thuẫn chia rẽ về chủ quyền lãnh thổ vì Trung Quốc đang giúp
Philippines xây dựng tuyến đường sắt.
Theo bài viết, cho dù ông Rodrigo Duterte tỏ ra khó lường (hôm nay gọi
Trung Quốc là “phóng khoáng hào hiệp”, ngày mai lại hùng hồn đe dọa sẽ
quyết chiến nếu Trung Quốc phát động tấn công), nhưng thái độ này ảnh
hưởng không nhỏ đến niềm tin của Mỹ trong hợp tác với các nước (Nhật
Bản, Ấn Độ, Úc…) nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Bàn về thái độ của ông Rodrigo Duterte qua việc nhấn mạnh “chính sách
ngoại giao độc lập” của Philippines, nghi ngờ việc Mỹ can dự vào bành
trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Trương Bạc Hối, Chủ nhiệm Trung
tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Lĩnh Nam – Hồng
Kông nói: “Trong cục diện Biển Đông nói chung, cạnh tranh Mỹ - Trung nói
riêng, hành động của ông Rodrigo Duterte có thể khiến cục diện thay
đổi, gây rối bàn cờ địa chính trị khu vực, góp phần làm cho Trung Quốc
có thêm lợi thế trước Mỹ”.
Có thể gây phản ứng dây chuyền
Ngày 14/9, trang Stars and Stripes (Mỹ) đăng bài viết “Thái độ của
Philippines có thể làm rối loạn chiến lược của Mỹ”, theo đó bài viết cho
rằng, chiến lược của Mỹ chống Trung Quốc tại Biển Đông có thể phá sản
vì lãnh đạo mới của Philippines muốn từ bỏ hợp tác quân sự với Mỹ, bao
gồm hợp tác tuần tra hải quân.
Về tuyên bố của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn lính đặc
nhiệm Mỹ rời khỏi đảo phía nam Philippines, không cho hải quân
Philippines tuần tra chung với hải quân nước ngoài tại Biển Đông...,
Giáo sư Richard Javad Heydarian thuộc Khoa Chính trị Đại học De La Salle
của Philippines cho biết, hành động của ông Rodrigo Duterte làm chiến
lược kiềm chế Trung Quốc của chính quyền ông Obama đang gặp thử thách
nghiêm trọng. Ông nói: “Chính giới Mỹ muốn tạo áp lực ngoại giao đủ mạnh
đối với Trung Quốc để Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong
vấn đề này Mỹ rất cần Philippines và các nước láng giềng khác, thái độ
của ông Rodrigo Duterte có thể khiến các nước như Việt Nam, Singapore,
Indonexia cảm thấy cũng bị áp lực không nhỏ trong ứng xử với Trung Quốc…
Nếu Mỹ không muốn hành động nữa thì các nước nhỏ khác làm sao có thể
mạo hiểm đứng lên đối đầu với Trung Quốc?”.
Kế hiểm của ông Rodrigo Duterte?
Có phân tích chỉ ra, có thể việc ông Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte tuyên bố muốn mua sắm vũ khí của Trung Quốc, chẳng qua là khiêu
trò để Philippines đắc lợi trong cuộc đấu Trung - Mỹ, không phải là kế
hoạch hành động thực tế.
Ông Hồ Dật Sơn, chuyên viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Quốc tế
Rajaratnam của Singapore cho biết, việc ông Rodrigo Duterte nói muốn mua
vũ khí Trung Quốc là không đáng tin. Rodrigo Duterte muốn quan hệ Trung
– Mỹ thêm căng thẳng, từ đó Philippines sẽ giành được nhiều lợi ích
hơn. Ông nói: “Tôi cho rằng mục đích thực sự của ông Rodrigo Duterte là
tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho Philippines trong mua bán vũ khí
với Mỹ”.
Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc thì cho
biết, ông Rodrigo Duterte đang muốn thử thách Mỹ, đồng thời hy vọng
giành được nhiều lợi ích hơn từ Trung Quốc, đặc biệt là về thiết bị quân
sự, nhưng kế sách của ông Rodrigo Duterte khó thành hiện thực. Ông nói:
“Do thiếu niềm tin vào nhau, Trung Quốc sẽ không dễ dàng bán vũ khí cho
Philippines như ông Rodrigo Duterte kỳ vọng”.
Đa Chiều dẫn lời một nhà quan sát quân sự khác cho biết, Philippines
không đủ mạnh để có thể chia rẽ với Mỹ, vì thế tuyên bố của ông Rodrigo
Duterte về việc mua vũ khí Trung Quốc chẳng qua là một kiểu mặc cả làm
dáng, hành động lấy lòng Trung Quốc của Rodrigo Duterte không phải thực
tế. Việc ông Rodrigo Duterte nói không phải fan của Mỹ… không muốn đối
đầu với Trung Quốc, thậm chí phải cảm ơn Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc
mới giúp được Philippines… chỉ là những “lời đường mật” và Trung Quốc
không dễ dàng hành động thiếu lý trí vì vài câu nói của ông Rodrigo
Duterte”.
http://www.biendong.net/bi-n-nong/9296-tq-lo-trung-ke-tong-thong-philippines-o-bien-dong.htmlDấu hiệu cảnh báo âm mưu đảo chính Philippines
- Ngày đăng 22-09-2016
- ...
Thư ký truyền thông Văn phòng chính phủ Philippines Martin Andanar
ngày 20/9 xác nhận chính phủ Philippines đã nhận được những thông tin
“đáng tin cậy” về một âm mưu nhằm hạ bệ Tổng thống Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Rappler)
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Andanar cho biết, “các nguồn tin
đáng tin cậy ở Mỹ” đã cung cấp cho phía Philippines những thông tin về
âm mưu này. Trong một cuộc phỏng vấn trên radio trước đó, ông Andanar
nói rằng, một thành viên nội các Philippines hiện ở New York đã nghe
ngóng được kế hoạch nhằm lật đổ Tổng thống Duterte trước tháng 1/2017.
Ông Andanar cho biết, Văn phòng Tổng thống Philippines đang điều tra
nghiêm túc thông tin về âm mưu đảo chính nói trên, song từ chối tiết lộ
danh tính của những người bị nghi có liên quan đến âm mưu này với lý do
vẫn cần thêm thời gian để xác minh.
“Chúng tôi biết họ là ai, chúng tôi đang nắm danh sách tên tuổi của họ,
nhưng chúng tôi sẽ chưa công bố vì đang điều tra thêm”, ông Andanar nói.
Viên thư ký này cũng cảnh báo những người có liên quan đến âm mưu đảo
chính nên suy nghĩ kỹ trước khi có ý định lật đổ Tổng thống Duterte.
“Chúng tôi bảo vệ tổng thống bằng mọi giá”, ông Andanar nói.
Những đồn đoán về âm mưu lật đổ Tổng thống Duterte đưa ra trong bối cảnh
ông Duterte tiếp tục đối mặt với những chỉ trích gay gắt vì chiến dịch
chống tội phạm ma túy đẫm máu của mình. Chiến dịch mới triển khai chưa
đầy 3 tháng kể từ khi ông Duterte nhậm chức song đến nay đã có hơn 3.000
người liên quan đến ma túy thiệt mạng.
Mặc dù vậy, ông Duterte mới đây tuyên bố ông cần kéo dài chiến dịch này
thêm 6 tháng để truy quét tận gốc tội phạm ma túy, đồng thời để ngỏ khả
năng kêu gọi quân đội tham gia vào chiến dịch.
Kinh tế Philippines tuột dốc dưới thời Tổng thống mới
- Ngày đăng 22-09-2016
- ...
Chiến dịch chống ma túy cùng với những phát ngôn gây sốc của Tổng
thống Duterte đang khiến giới kinh doanh nghi ngại đầu tư vào
Philippines, đẩy nền kinh tế nước này vào nguy cơ tuột dốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Sau 3 tháng ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, mọi
thứ ở quốc gia này dường như đang vượt ngoài tầm kiểm soát. Đầu tiên
phải nhắc tới chiến dịch chống ma túy tiêu diệt hơn 3.000 nghi phạm mà
không qua xét xử. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng quan ngại về
chiến dịch chống ma túy của người đồng cấp Philippines, ông Duterte đã
có lời lẽ xúc phạm nặng nề với ông Obama. Chưa dừng lại, hồi tuần trước
ông Duterte lại có tuyên bố gây sốc khi yêu cầu lực lượng đặc nhiệm Mỹ
rút quân khỏi khu vực phía nam hòn đảo Mindanao, nơi quân đội Mỹ đào tạo
cho các binh sĩ Philippines chiến đấu chống lại phiến quân.
"Lâu nay chúng tôi đã ở cùng người Mỹ. Chúng tôi sẽ không có hòa bình", tờ The Economist dẫn lời Tổng thống Duterte.
Hôm 13/9, Tổng thống Philippines còn yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng nước
này lên kế hoạch mua vũ khí của Nga và Trung Quốc thay vì Mỹ. Trong khi
Washington vốn là đồng minh thân thiết nhất của Manila và là nguồn cung
cấp hàng trăm triệu USD hỗ trợ quân sự mỗi năm. Thậm chí, Tổng thống
Duterte nhấn mạnh Philippines sẽ không tham gia các cuộc tuần tra chung
trên Biển Đông với Hải quân Mỹ. Những phán ngôn gây sốc của ông Duterte
đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệp ước quốc phòng song phương được
ký kết hồi năm 1951 giữa Mỹ - Philippines.
Trên thực tế, ông Duterte là người có rất ít kinh nghiệm chính trị trong
nước chứ không nói là chính trị quốc tế ngoại trừ việc ông này nắm giữ
chức Thị trưởng thành phố Davao, nơi sinh sống của 1,5 triệu người kể từ
năm 1988. Đây là lý do ông Duterte đã có lời lẽ đe dọa rút khỏi Liên
Hợp Quốc và tuyên bố áp đặt thiết quân luật như nhà độc tài tai tiếng
Ferdinand Marcos, người mà Tổng thống Philippines đương nhiệm vô cùng
ngưỡng mộ.
Kinh tế xếp sau tội phạm
Những tuyên bố gây sốc của ông Duterte đang gây hoang mang cho các nhà
đầu tư trong nước và quốc tế cũng như đe dọa vị thế "ngôi sao kinh tế
mới nổi ở khu vực Đông Nam Á" mà nước này mới giành được. Nền kinh tế
Philippines tăng trưởng 7% trong quý II năm nay. Thậm chí, mức tăng
trưởng này còn nhanh hơn cả Trung Quốc và phần lớn các nước trong khu
vực. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,4% và tiếp tục xu hướng giảm dần.
Song với nguồn dân số trẻ và khả năng nói tiếng Anh tốt cùng sự bùng nổ
của ngành dịch vụ, lực lượng lao động tri thức Philippines đang tìm kiếm
cơ hội ra nước ngoài làm việc nhiều hơn. Sự bùng nổ của tầng lớp trung
lưu cùng với hoạt động gửi tiền từ nước ngoài về nước tăng mạnh, cũng đã
tạo lên cơn sóng tiêu dùng trong nước ở Philippines. Điển hình, trong
nhiệm kỳ 6 năm của cựu Tổng thống Benigno Aquino, thị trường cổ phiếu
Philippines đã phát triển rất mạnh. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tăng gấp 3 lần trong giai đoạn từ năm 2009 – 2015.
Trái lại, ngay từ trong chiến dịch tranh cử, ông Duterte lại không tập
trung vào việc thúc đẩy nguồn đầu tư nước ngoài hay cân bằng mối quan hệ
chiến lược với Mỹ và Trung Quốc mà thay vào đó là tội phạm, giao thông
và tham nhũng.
Sau khi thừa nhận chính sách kinh tế không phải là điểm mạnh của mình,
các cố vấn của ông Duterte đã cho công bố kế hoạch kinh tế gồm 10 điểm
nhạy cảm như ổn định nền kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm sự
quan liêu và minh bạch quyền sở hữu đất. Ông Duterte còn hứa tập trung
phát triển khu vực nông thôn và ngành du lịch. Đáng nói, mạng internet
tại Philippines hiện vẫn còn chậm và giá thành đắt đỏ, khiến ông Duterte
đưa ra cảnh báo các công ty viễn thông trong nước cần cải thiện dịch vụ
hoặc đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên, chính những lời lẽ gây sốc của ông Duterte đã khiến giới đầu
tư nước ngoài quan ngại. Cụ thể trong tháng Chín, Phòng Thương mại Mỹ
cảnh báo chiến dịch chống ma túy ở Philippines đang đặt ra câu hỏi về
cam kết thực thi pháp luật của chính phủ nước này. Theo ông Guenter
Taus, người đứng đầu Phòng Thương mại châu Âu tại Philippines, kể từ khi
ông Duterte lên nắm quyền, các nhà đầu tư đã yêu cầu tăng mức bồi
thường rủi ro khi nắm giữ các tài sản của Philippines. "Nhiều người đang
do dự đầu tư tiền vào Philippines vào thời điểm hiện tại", ông Taus
nói.
Theo The Economist, chính sách mà ông Duterte đang thi hành chỉ giúp
hoạt động mua bán ma túy ở Philippines tạm thời lắng dịu nhưng sự tổn
hại về thể chế dân chủ sẽ còn kéo dài. Ngay cả lực lượng cảnh sát
Philippines cũng thừa nhận rằng các băng nhóm buôn bán ma túy đang tận
dụng chiến dịch của Tổng thống Duterte để thanh trừng lẫn nhau và tiêu
diệt luôn cả những người cung cấp tin. Ngoài ra, việc cảnh sát được miễn
đi tù cũng khiến nhiều người lo sợ. "Chuyện này không xảy ra dưới thời
lãnh đạo của ông Aquino trong khi hiện nay lại tồn tại một nhóm người có
thể sát hại người khác mà không bị ra tòa", một cư dân sinh sống lâu
năm ở Manila nói.
Về phần mình giới kinh doanh tại Philippines lo ngại một ngày nào đó,
Tổng thống Duterte sẽ thông báo công ty của họ làm ăn bất hợp pháp mà
không cần đưa ra bằng chứng. Điều này tương tự như việc ông Duterte cho
công bố một danh sách các quan chức bị khép vào tội buôn bán ma túy.
"Không một công ty lớn nào dám đối đầu với Tổng thống bởi họ lo sợ một
ngày nào đó, công ty sẽ bị đóng cửa", một doanh nhân giấu tên cho biết.
Ngay cả chính sách ngoại giao của ông Duterte cũng đang thay đổi chóng
mặt như việc đưa Philippines xích lại gần Trung Quốc trong khi vốn có
mối quan hệ liên minh thân thiết với Mỹ. Cụ thể trong chiến dịch tranh
cử, ông Duterte đã chỉ trích người tiền nhiệm Aquino làm đóng băng mối
quan hệ với Trung Quốc. Thậm chí, ông Duterte cho hay chính phủ
Philippines và Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành đối thoại song phương,
việc chưa từng xảy ra kể từ năm 2013, thời điểm chính quyền của Tổng
thống Aquino gửi đơn kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế liên quan
tới tuyên bố phi lý "đường chín đoạn" của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Cũng trong chiến dịch tranh cử, ông Duterte không nhắc tới tranh chấp
chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, một
ngư trường giàu tài nguyên cá ở Biển Đông. "Xây cho tôi một con tàu chạy
quanh Mindanao, cho tôi một con tàu chạy từ Manila tới Bicol, tôi sẽ
câm miệng", ông Duterte ám chỉ Trung Quốc.
Ông Duterte cũng từng thừa nhận một nhà hảo tâm giấu tên người Trung
Quốc đã tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông này. Song hiện vẫn không
rõ ông Duterte sẽ làm thế nào để đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.
Đối với những người theo tư tưởng lạc quan, nếu ông Duterte thực thi lời
cam kết cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như phát triển khu vực
nông thôn, chất lượng sống của người dân Philippines sẽ được cải thiện.
Nhưng đối với những người theo chủ nghĩa bi quan, hành động của ông
Duterte sẽ khiến Philippines mất đi những người bạn và đồng minh. Cụ
thể, ông Duterte đang đối đầu với Mỹ, với giới doanh nghiệp và nhiều bộ
phận khác trong bộ máy chính phủ. Trong khi đó, Trung Quốc đang tận dụng
điểm yếu của ông Duterte để tăng cường sự hiện diện quân sự tại bãi cạn
Scarborough mà không cần tính tới chuyện giúp Manila xây hệ thống đường
sắt ở Mindanao. Ngoài ra, việc giới đầu tư né tránh cũng sẽ đẩy nền
kinh tế Philippines tuột dốc.
Wednesday, September 21, 2016
TRẦN NHẬT PHONG * TRỊNH XUÂN THANH
Thuyết âm mưu: kịch bản bắt Trịnh Xuân Thanh
Trần Nhật Phong (Danlambao)
- Kể từ khi lá thư “xin” ra khỏi đảng của Trịnh Xuân Thanh được công
bố, thì cả phe “ta” lẫn phe “địch” đều có những bài viết, phát biểu liên
quan đến số phận của “con ruồi” này, đủ kiểu, đủ cách, khiến cộng đồng
mạng gần như “bị” đưa vào “mê hồn trận”, chứng kiến “cuốn phim” đang đến
hồi gay cấn.
Phe “địch” thì ra văn thư công bố “lệnh truy nã quốc tế”, rồi báo “lề
đảng” thì nói đến nhiều về khía cạnh pháp lý, luật dẫn độ, có vẻ mục
tiêu nhấn mạnh đến 2 vấn đề.
Thứ nhất là phe Công An dường như “miễn cưởng” ra lệnh bắt Trịnh Xuân
Thanh theo “lệnh” của cụ tổng, nên “giải trình” việc khó khăn trong việc
đuổi bắt “con ruồi lọt sổ”.
Thứ hai là tung “hỏa mù” để người dân chú ý nhiều hơn, làm dịu đi các
thông tin khác về vụ cưỡng chế đất đai chùa Liên Trì, vụ nhà máy thép Cà
Ná và nhất là gần đây vụ “bột” Bauxite nhập cảng vào Formosa vì... lỗi
tại “đánh máy”, “dịch thuật”.
Còn phe “Ta” thì ý kiến trái chiều um sùm, kẻ bênh người chống về hàng
loạt bài viết của Người Buôn Gió, kẻ bênh thì mong muốn Trịnh Xuân Thanh
sẽ tiếp tục khui ra những “bí mật quốc phòng” của trò đấm đá nội bộ,
qua bút pháp “kể chuyện” của Người Buôn Gió, còn kẻ chống thì cho rằng
không nên giúp cho kẻ “tham nhũng hại dân” như Trịnh Xuân Thanh, và kết
luận rằng “thằng CS” nào cũng giống nhau, không nên để cho “con ruồi”
mang chất độc hại, bay đến “ảnh hưởng” môi trường của cuộc đấu tranh dân
chủ.
Tóm lại khía cạnh nào cũng được bàn tới, nhưng vẫn còn một khía cạnh
chưa ai nhắc tới, mà bộ Công An càng không muốn ai nhắc tới, chính là
kịch bản truy bắt Trịnh Xuân Thanh của Công An.
Năm ngoái, khi báo chí Mỹ đăng tải lời cảnh cáo của Tổng Thống Hoa Kỳ
ông Obama đối với Trung Quốc, là Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh nếu ông Tập Cận
Bình tiếp tục “dung dưỡng” cho thám tử “xâm nhập” Hoa Kỳ để truy tìm
những kẻ tham nhũng đã “hạ cánh an toàn’ trên đất Mỹ. Tờ New York Times
đã kể lại kịch bản của Tập Cận Bình.
Theo đó Công An Trung Quốc một mặt đã tiếp cận người thân của gia đình
các “quan tham nhũng” còn sống ở Trung Quốc, để thuyết phục, đe dọa nhằm
buộc “đương sự” tình nguyện trở về nước để chịu xét xử. Mặt khác là
tung thám tử sang tận Hoa Kỳ, tìm đến tận nơi sinh sống của các “quan
tham nhũng”, “mềm” thì thuyết phục, hứa hẹn, còn cứng thì bắt cóc rồi
tìm cách đưa về Trung Quốc.
Riêng Việt Nam, sự kiện trước đó khi Công An tuyên bố thành công bắt
được Dương Chí Dũng ở Cam Bốt, thì kịch bản hơi khác biệt, Dương Chí
Dũng thông qua người thân làm Công An, rồi nhờ một số “giang hồ” giúp đỡ
trốn sang Cam Bốt, và kết quả lại bị bắt giữ sau vài ngày.
Cái “ngu” của Dương Chí Dũng khi bị bắt lại chính là hai nguyên nhân,
thứ nhất là Dương Chí Dũng quá tin tưởng vào các “ông anh” ở BCT có thể
giúp hắn thoát tội, do đó thay vì trốn hẳn đến một quốc gia Tây Phương
để được bảo đảm hơn, thì Dương Chí Dũng chỉ “tạm lánh” đến Cam Bốt, để
chờ các “ông anh” dàn xếp. Thứ hai là khi Dương Chí Dũng nhờ đến các
“anh em giang hồ” giúp đỡ để bỏ trốn, thì Công An còn “sang” hơn nhiều,
sẽ không khó khi các “anh em giang hồ” khui ra chổ trốn của họ Dương, để
đổi lại các “mối làm ăn” được các “anh em Công An” che chở, bảo kê.
Còn kịch bản bắt “con ruồi Trịnh Xuân Thanh” thì như thế nào? Nếu thật sự Trịnh Xuân Thanh đang trốn ở tại Đức?
Đương nhiên Công An của “nhà sản” Việt Nam làm sao có đủ trình độ,
chuyên môn và khả năng như tình báo Hoa Nam và cơ quan mật vụ của Trung
Quốc, qua tận nước Đức để truy tìm, và nước Đức cũng không phải là Cam
Bốt, có thể để cho Công An Việt Nam thao túng dễ dàng.
Nhưng nếu có thể xác định “con ruồi Trịnh Xuân Thanh” đang trốn ở nước
Đức, thì thật không khó khăn lắm đối với “cụ tổng” để truy bắt.
Trước tiên Bộ Công An chỉ cần gởi văn thư của “cụ tổng” đến cho các tòa
đại sứ, lãnh sự quán của nhà nước CSVN ở các quốc gia Đông Âu như Nga
Sô, Ukraine, Cộng Hòa Czech, yêu cầu “giúp đỡ”.
Văn thư trên sẽ được hiểu đó là “lệnh” của “cụ tổng”, thế là các tòa đại
sứ, lãnh sự quán, sẽ thông báo cho các “trùm mafia” gốc Việt tại những
quốc gia này, các ông “trùm” nói trên đều là những tay buôn lậu khét
tiếng từ thuốc lá lậu, thuốc tây lậu, máy móc, cho đến ma túy, buôn
người lẫn vũ khí, họ buôn lậu từ Đông Âu sang Tây Âu, Nam Âu và Bắc Âu,
nên mạng lưới của các tay “trùm” này khá rộng lớn.
Họ đều có quan hệ “mật thiết” với các tòa đại sứ, lãnh sự quán, nếu
không nói đôi bên đều là “đối tác làm ăn” có “quan hệ bền vững” từ nhiều
năm nay. Các ‘tham tán đại sứ”, “giới chức lãnh sự” thuộc bộ ngoại giao
Việt Nam, ai không biết rằng “đi sứ” ở các quốc gia như Đông Âu, Dubai,
Ả Rập hay Nam Phi, chỉ trong nhiệm kỳ 3 năm là đủ cho họ kiếm sơ sơ vài
trăm ngàn Euro, thậm chí có người còn kiếm vài triệu dể như chơi.
Chỉ cần một hồ sơ “xuất khẩu lao động” có visa nhập cảnh ở các quốc gia
khu vực này, thì mỗi “quan” tham tán hay lãnh sự đều “bỏ túi” vài trăm
đến cả ngàn Euro, và mỗi ngày các quan “xử lý” vài trăm hồ sơ là chuyện
bình thường. Đó là chưa kể chuyện các “quan” còn hợp tác với các mafia
gốc Việt lẫn gốc Đông Âu chuyển người lậu sang Anh, Pháp. Đức hay Na Uy,
vì những người đi “xuất khẩu lao động” đến khu vực này chỉ là “trạm”
đầu tiên, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là các quốc gia thuộc Tây Âu,
Nam Âu và Bắc Âu, trừ phi các “đương sự” muốn “làm giàu” nhanh và trở
thành những “cữu vạn” cho các mafia gốc Việt.
Khi đưa “đương sự” đi lậu sang các quốc gia tân tiến thành công, mỗi hồ
sơ đều có giá giao động từ 35,000 Euro cho đến 60,000 Euro, tùy theo
trường hợp, tùy theo “đối tượng” và tùy theo “đương sự” muốn đến quốc
gia nào.
Do đó mối quan hệ giữa các tòa đại sứ, lãnh sự quán với giới mafia có
thể nói là rất “bền vững” từ nhiều năm nay, chưa kể các mối làm ăn khác
mà chỉ có... các ngài đại sứ mới biết rõ.
Khi nhận được yêu cầu “giúp đỡ” từ các quan của tòa đại sứ, lãnh sự
quán, đương nhiên sẽ không khó khăn cho các tay trùm mafia này truy tìm
ra chổ “ẩn náo” của Trịnh Xuân Thanh (nếu quả thật Thanh đang ở Đức).
Và kịch bản kế tiếp sẽ là “áp lực” Trịnh Xuân Thanh “tình nguyện” về
nước chịu xét xử, còn nếu “đương sự” tỏ ra cứng đầu, thì việc “áp giải”
Thanh từ nước Đức về một quốc gia ở Đông Âu có hiệp ước dẫn độ với Việt
Nam, sẽ không mấy khó khăn đối với các ông trùm mafia đang có sẳn đường
giây đưa người lậu hàng tuần ở Âu Châu.
Và thế là Bộ Công An sẽ “tung hê” rằng bắt giữ Trịnh Xuân Thanh ở
Ukraine, Nga Sô hay Cộng Hòa Czech, còn vụ Trịnh Xuân Thanh trốn đến Đức
chỉ là ‘tin giả” lúc ban đầu.
Kết quả sẽ thật hoàn mỹ, vì phe nào cũng “thắng lợi”, “cụ tổng” gỡ được
mặt mũi vì “con ruồi” đã trở về “lồng”, phe Công An lại khẳng định là
những “trinh sát giỏi nhất thế giới”, không phụ lòng “cụ tổng”, phe bộ
ngoại giao, thông qua các tòa đại sứ, lãnh sự quán, thì lại “chém gió”
rằng Việt Nam có quan hệ tốt với Interpol và các nước, nên thành công
trong việc “hợp tác bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia”, và cuối cùng thì
các trùm mafia lại có thêm nhiều mối “làm ăn” mới.
Nhưng... Nếu Trịnh Xuân Thanh không phải trốn ở Đức mà lại ở Hoa Kỳ hay
Canada, thì hơi... căng. Vì Các “quan” của tòa đại sứ, lãnh sự quán, đi
“gặp dân” còn trốn chui trốn nhủi, xuống phố Việt ăn cơm cũng phải đổi
“bản số xe” (vì bản số xe của các quan đều mang số và chữ của bộ ngoại
giao), thì làm sao “giúp đỡ” cho “cụ tổng” được.
Ngoài ra, xưa nay các quan chức ngoại giao đều “kháo” với nhau rằng,
việc “đi sứ” ở Hoa Kỳ và Canada đều “lỗ lã”, vì mục đích mua “ghế” để
“đi sứ” ở Hoa Kỳ chỉ để vợ được sanh con ở Mỹ, cho con cái được đi học ở
Mỹ bằng tiền của chính phủ, hoặc móc nối với các thương gia, tìm cách
chuyển tài sản qua Mỹ, làm đẹp cho cái “sân sau” thôi, chứ “đi sứ” ở Hoa
Kỳ thật khó “kiếm ăn” như Đông Âu, Dubai, Ả Rập hay Nam Phi.
Và xứ Hoa Kỳ hay Canada cũng không dễ dàng cho an ninh CSVN hoạt động,
thứ nhất là an ninh CSVN chưa đủ bản lãnh, khả năng, chuyên môn, để
tránh sự theo dõi của NSA, CIA hay FBI, cứ nhìn chuyện “đài lạ” phát
sóng ở Đà Nẵng, Hội An, hay “hacker” ở Tân Sơn Nhất, đã đủ hiểu khả năng
của anh ninh CSVN đến trình độ nào, cùng lắm chỉ là “chầu chực” trước
cửa nhà của các “phần tử phản động” thôi.
Thứ hai, là mối quan hệ rất “tệ hại” giữa các tòa đại sứ, lãnh sự quán ở
Hoa Kỳ hay Canada với cộng đồng gốc Việt, thì làm sao “giúp đỡ” được gì
cho an ninh CSVN, các quan chức này cứ vài tháng lại “viết báo cáo” tô
hồng, và lúc nào bản báo cáo cũng có câu “một bộ phận kiều bào chưa hiểu
rõ chính sách hòa giải của đảng và nhà nước Việt Nam”. Cứ nhìn chuyến
đi vừa rồi của ông thứ trưởng ngoại giao Vũ Hồng Nam, còn kiêm cái gọi
là “Chủ Nhiệm Ủy Ban Về Người Việt Nam ở Nước Ngoài” là thấy rõ, bao
nhiêu người trong gần 2 triệu người ở Hoa Kỳ biết được Vũ Hồng Nam đến
Hoa Kỳ?
Kịch bản bắt giữ Trịnh Xuân Thanh thuộc thuyết âm mưu này, có vẻ chỉ khả
thi khi Trịnh Xuân Thanh đang trốn ở Âu Châu, còn nếu ở Hoa Kỳ hay
Canada thì sẽ hoàn toàn... botay chấm com. Trò chơi “triệt buộc” của nhà
sản sẽ còn nhiều cuộc vui cho dân chúng “xả xú bắp” để “quên đi cái
nghèo” và “sung sướng” làm công dân của “nhà nước CHXHCNVN”.
19.09.2016
PHẠM THỊ HOÀI * MA TRẬN
Vòng ma trận đỏ
Phạm Thị Hoài (Trẻ)
- Nếu không có câu chuyện ngôn ngữ, suýt nữa tôi đã bỏ sót show diễn
“Trịnh-Nguyễn phân tranh”. Một ông Trịnh Xuân Thanh nào đó ném thẻ Đảng -
bảo bối vô giá của cuộc đời ông cho đến khi nó thành vô giá trị – vào
mặt một ông Nguyễn Phú Trọng nào đó, người cai quản tối cao 4,5 triệu
bảo bối như thế. Vụ so găng này được coi là chưa có tiền lệ. Giật gân
như vậy thì trước hết nó là một quả bom giải trí trong thời đại sống để
giải trí và chết vì giải trí của chúng ta. Từ nhiều năm nay, nguồn giải
trí dồi dào nhất cho công chúng Việt Nam là hậu cung của giới quý tộc
đỏ. Sau đó, nó hứa hẹn một sức công phá chính trị nhất định. Nhiều người
cho rằng nó phơi bày những tử huyệt của hệ thống. Nhiều hơn nữa tin
rằng nếu không làm thành lũy Ba Đình rung chuyển thì nó cũng là quân cờ
domino đầu tiên kéo theo sinh mệnh chính trị của một số nhân vật ở
thượng tầng quyền lực và sắp xếp lại bàn cờ quốc gia. Như thể những hứa
hẹn của Quan Làm Báo hay Chân Dung Quyền Lực chưa đủ hão.
Tôi chưa bao giờ mê chuyện đồng chí nào đeo đuổi đi đêm đâm đinh đấu đá
đỡ đít đánh đĩ đạp đổ đồng chí nào. Họ nhiều quá và giống nhau quá, mà
tính tôi thì chóng chán. Nếu họ lại đi xe Lexus nữa thì không còn gì
chán hơn. Vì sao tôi phải chú ý đến ông Thanh-gì-nhỉ?
Vì chuyện biển xanh biển trắng ư? Đủ lấy được ở tôi một cái ngáp ngắn. Tất nhiên là nó tởm lợm và lời biện bạch của đương sự
thì đáng buồn nôn ở cả hai khía cạnh: ngu dốt và trơ trẽn, song trong
môi trường mà ông ta chỉ là một sản phẩm tất yếu, nơi đen trắng đổi kiếp
xoành xoạch và hợp pháp thì trắng thành xanh rồi xanh lại thành trong
trắng chẳng qua là áp dụng linh động sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
“cần kiệm liêm chính chí công vô tư”.
Vì chuyện 3000 tỉ ở PVC ư? Hai cái ngáp ngắn: thua lỗ, thất thoát, sai phạm là tên cúng cơm của khối doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn xã hội đen tư bản đỏ. Hơn bốn năm trước, báo chí Việt Nam rộ lên vài ngày tin 18.000 tỉ sai phạm tài chính ở PVN, công ty mẹ của PVC, dưới thời ông Đinh La Thăng. Ừ, thì sao?
Vì chuyện trốn thoát ra nước ngoài ư? Ngáp dài. Chuyện anh em nhà họ Dương hay hơn hẳn. Tôi thường ghétrang của Interpol
thăm người Việt. Từ nhiều năm nay, chưa bao giờ Việt Nam không chiếm
trọn suất cao nhất được hiển thị, thường xuyên là 160 nhân vật bị truy
nã đỏ, cùng đẳng cấp với những quốc gia khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga, Mỹ, Brazil, vài nước Đông Âu như Bạch Nga, Rumani, Ukraine và vài
nước Nam Mỹ như Argentina, Honduras. Để so sánh: hiện Nhật truy nã 2,
Thái Lan 0, Đài Loan 0, Lào 0, Campuchia 42, Đức 6, Nam Phi 53, Úc 3.
Đào tẩu là chương trình cài sẵn trong cuộc đời của quan chức và đại gia
Việt Nam ở thời tranh chấp giữa “mọi thứ đều được phép vì chẳng có gì là
đúng” và “chẳng có gì được phép vì mọi thứ đều sai”. Lính cũ của ông
Thanh, một cựu giám đốc cũng họ Trịnh, đã tháo chạy sang quốc gia cựu
thù. Hơn 4 năm nay, nhân vật bị cáo buộc là từng chỉ đạo rút tiền công
chi nửa tỉ mừng sinh nhật bố sếp Thanh
này vẫn an toàn. Trên trang của Interpol, tên Trịnh Văn Thảo không và
chưa bao giờ xuất hiện ở tất cả các thời điểm khác nhau từ giữa năm 2012
mà tôi ghé thăm.
Vì chuyện công khai tố cáo vì bị oan sai gì đó ư? Hai cái ngáp dài. Dương Chí Dũng cũng kêu oan, cũng gửiđơn tố cáo. Đại án Nguyễn Đức Kiên: kêu oan. Đại án Huyền Như: kêu oan. Đại án Vifon: kêu oan. Đại ánALCII: kêu oan. Đại án VDB Đắk Nông: kêu oan. Đại án Agribank CN 6: kêu oan. Gần đây nhất, đại án Phạm Công Danh: kêu oan.
Và “bố sếp Thanh”, qua ngòi bút biết bày tỏ cảm thông pha chút ái ngại
với giới quyền lực của nhà báo kỳ cựu Xuân Ba, dường như cũng bắt đầu ngỏ lời kêu oan
cho vụ nửa tỉ mừng sinh nhật vừa nhắc. Tiếng oan dậy đất Việt, chỉ có
điều chúng ta không còn hoảng hốt ngẩn ngơ. Hệ thống ấy đẻ ra nền tư
pháp ấy, và những quan oan ấy đều đã thủ lợi không tài nào tả xiết từ
chính hệ thống ấy. Bồi dưỡng ông Trịnh-quan-oan thành hạt giống chống hệ
thống, theo tôi, là chuyện nhảm nhí. Kẻ cắp cũng có quyền đòi công lý,
song không thể là cái công lý mà kẻ cướp đang nhân danh. Ông Thanh vẫn
lẫn lộn giữa pháp trị và đảng trị.
Vì chuyện bổ nhiệm ư? Bây giờ thì tôi ngáp sái quai hàm. Vẫn quá nhạt so
với Dương Chí Dũng hay thậm chí với Nguyễn Xuân Sơn, người thì chờ thi
hành án tử, người thì triển vọng một án tù 30 năm đang đợi, cả hai đều được bổ nhiệm “đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục“, “đúng quy trình, quy định của pháp luật”, “chặt chẽ, công khai minh bạch, dân chủ”.
Hay tốt nhất, hãy nhìn vào vòng chuyển động của ngôi sao Đinh La Thăng
trên bầu trời chính trị Việt Nam: mỗi lần để lại một vùng đen, nó chỉ
thêm phần sáng.
Song nhờ chuyện bổ nhiệm này tôi mới biết một chi tiết tuy nhỏ nhưng thú vị về ngôn ngữ. Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết “ông Thanh không nằm trong danh sách cán bộ luân chuyển”, còn đường từ Bộ Công Thương đến Hậu Giang của ông Thanh được lót bằng quyết định thuyên chuyển công tác. Luân chuyển và thuyên chuyển khác nhau thế nào?
Phần lớn người Việt hiểu thuyên chuyển như chuyển, được dùng chủ yếu trong kết hợp thuyên chuyển công tác, cùng nghĩa với thuyên chuyển cán bộ từ công tác hay địa điểm A sang công tác hay địa điểm B. Thuyên chuyển
không phải là một sự bổ nhiệm mang tính tuyển chọn tích cực. Nó chỉ
mang tính trung lập hoặc thậm chí tiêu cực, người ta bị thuyên chuyển
ngoài ý muốn. Song nếu được học (hay phải học?) chữ Hán - tức Hán tự cổ
chứ không phải tiếng Trung hiện đại -, chúng ta sẽ khá bối rối: nghĩa
của chữ thuyên (銓) trong thuyên chuyển (銓 轉) là tuyển chọn kẻ hiền bổ vào làm quan. Trong ngôn ngữ của bộ máy hành chính-chính trị hiện nay, thuyên chuyển đã đánh mất vai trò “chọn mặt gửi vàng” này, nhường nó cho một khái niệm khác đảm nhiệm: luân chuyển.
Luật Cán bộ, Công chức (2008), chương 1, điều 7, mục 11, định nghĩa: “Luân
chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ
nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất
định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm
vụ.” Với Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị năm 2002, luân chuyển cán bộ trở thành “một trong những kênh quan trọng để tạo nguồn cho cán bộ cấp chiến lược”.
Nói cách khác, luân chuyển đi liền với quy hoạch, cơ cấu nhân sự lãnh
đạo. Đến đây, sự khác biệt tinh tế giữa việc ông Thanh chỉ được thuyên chuyển chứ không được luân chuyển
về Hậu Giang đã từ từ hiện ra trong mắt thịt của chúng ta, ông đã nằm
ngoài quy hoạch, dù chúng ta vẫn không biết trước đó, từ PVC sang Bộ
Công Thương ông đã được cơ cấu hay hư cấu (viết riêng cho các tín đồ thanh giáo Hán tự: chữ hư ở đây là một kết hợp 51% Việt và 49% Hán).
Chữ luân (輪) trong luân chuyển (輪轉) là cái bánh xe, cái
vòng tròn. Chính sách vòng tròn của Đảng sau 14 năm thực hiện đã cống
hiến cho tiếng Việt một từ thú vị: chạy luân chuyển (chạy là một trong những động từ đặc trưng nhất cho sự tồn tại của người Việt) và tạo ra một ma trận chằng chịt
những bài binh bố trận mù mịt, những mưu toan tiến thoái, những nhập
nhằng đổi chác, những bước đệm và những cú chui háng, những cam kết
trước khi trời sáng và những vụ thanh trừng nửa đêm, những chiếc ghế cần
sang tên, những sự nghiệp cần tráng men và trước hết: những vết nhơ
cần xóa, những bê bối cần hóa giải. Trong ngân hàng nhân sự của Đảng,
các đồng chí nợ xấu sau vài vòng luân chuyển lại sạch sẽ như người cộng
sản vừa bước ra từ giáo trình Mác-Lê. Hệ thống tự xây cho mình cung mê,
để rốt cuộc không tìm ra cửa thoát. Luân chuyển thành luân vong, lại một chữ luân (淪) định mệnh.
Ông Trịnh-gì-nhỉ có thể lấy cảm hứng hậu duệ, rủ tất cả các quan Trịnh
đang trốn nã ở nước ngoài (Đàng Ngoài) lập chính phủ lưu vong chống các
quan Nguyễn đang ngồi lên pháp luật ở trong nước (Đàng Trong). Song cá
nhân tôi tin rằng show Trịnh-Nguyễn đang diễn này chỉ đủ bi hài nhí nhố
cho một vụ chém gió (chém cũng là một động từ đặc trưng) không
đáng một ghi chú của lịch sử. Lịch sử đã dành một chương lớn cho nhà Tây
Sơn, những lãnh tụ của dân, đứng ra dẹp cả Nguyễn lẫn Trịnh.
18/9/2016
KÍNH HÒA * TRỊNH XUÂN THANH
Một vụ mất tích trong cuộc chiến chống tham nhũng
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-09-19
2016-09-19
Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên cán bộ quản lý cao cấp của công ty dầu khí Việt Nam, là người dường như được cơ quan báo chí của nhà nước và cả giới blogger truy tìm tông tích rất sôi nổi trong thời gian gần đây.
Ông mất tích. Một sự mất tích khó hiểu mà theo nhà báo Đoan Trang viết một cách trào lộng rằng các cơ quan chủ quản của ông Thanh đã không chịu nhờ đến một lực lượng từng tự hào là đứng hàng đầu thế giới về công tác điều tra tội phạm, đó là lực lượng công an Việt Nam.
Bản tin của báo chí Việt Nam vào ngày 13 tháng chín, nói rằng đến hẹn ông phải trình diện với cơ quan đảng của ông là tỉnh ủy Hậu Giang, nhưng ông vẫn mất tích.
Sự thật hay tưởng tượng?
Trong thời gian giới truyền thông cả hai nhóm chính thống và blogger truy tìm ông Thanh, một loạt bài đăng nhiều kỳ mang tựa đề Trịnh Xuân Thanh, dê tế thần, của blogger Người Buôn Gió xuất hiện.
Suốt 14 kỳ, tác giả kể lại câu chuyện những người được cho là trong phe của ông Thanh tiếp cận tác giả ở Mỹ và Đức với lời đề nghị đưa những lá thư chống đối của ông Thanh chống ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên trang của mình.
Người Buôn Gió viết rằng cuối cùng ông đã chấp nhận lời đề nghị của những người đó.
Dĩ nhiên trong hệ thống cầm quyền mà “đập chuột sợ làm bể bình vì bình chứa toàn chuột” thì Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ là một con chuột trong bình nuôi toàn chuột mà thôi.Câu chuyện bắt đầu bằng lá đơn xin ra khỏi đảng của ông Thanh được công bố, và kết thúc bằng chuyện vợ con ông đến một quốc gia châu Âu một cách an toàn, và ông Thanh vẫn đứng trong bóng tối.
- Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Câu chuyện đã thu hút hàng triệu độc giả tiếng Việt trong suốt tuần qua. Ngoài ra nó còn dẫn đến hàng loạt bài bình luận của giới blogger, khen có, chê có.
Blogger Kami cho rằng tác giả Người Buôn Gió vốn có sở trường viết trộn lẫn sự tưởng tượng, tuy nhiên theo ông thì cách viết như thế cũng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay:
Tuy vậy, tôi luôn ủng hộ cách làm cũng như cách viết văn hiện nay của blogger Người Buôn Gió trong giai đoạn trước mắt, vì việc sử dụng thuyết âm mưu để chống một chế độ độc tài đang bóp nghẹt quyền tự do báo chí của dân chúng, thì đây là điều bắt buộc phải làm, cái đó nó có lợi nhiều hơn có hại.
Còn chính tác giả của câu chuyện dài 14 kỳ này thì nói rằng những thông tin quan trọng trong loạt bài là sự thật, chỉ có những chi tiết về nguồn tin bị giấu đi để giữ an toàn cho người cung cấp.
Những góc nhìn khác
Tác giả Châu Đoan lại cho rằng câu chuyện Trịnh Xuân Thanh chẳng có gì đáng quan tâm
Những bê bối Thanh đã dính vào vẫn còn nguyên đấy. Việc từ bỏ đảng không hề thay đổi hình ảnh của cậu ta dưới mắt người dân, những người đã mất lòng tin vào một hệ thống tai tiếng bởi nạn tham nhũng. Mà có lẽ việc ấy chỉ khẳng định thêm nghi ngờ chính cậu ta là tội đồ làm thất thoát mấy nghìn tỉ.
Có bạn nghĩ vụ này là một tín hiệu cho thấy đảng cộng sản có nhiều vấn đề bên trong. Tôi thì thấy rằng nó chẳng thể hiện cái gì sâu sắc cả. Mâu thuẫn thì lúc nào chẳng có và đấy chỉ là một mâu thuẫn tầm thường của phe nhóm và chẳng mang một ý nghĩa chính trị hay lý tưởng cao cả gì. Bất luận điều gì xảy ra thì cũng chỉ ảnh hưởng tới các đồng chí, người dân chẳng liên quan.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một mặt viết rằng ông theo dõi câu chuyện Trịnh Xuân Thanh một cách hào hứng, tuy vậy theo ông bất cứ đảng viên cán bộ nào lâm vào tình trạng ông Thanh cũng phải hành động như ông Thanh mà thôi,
Dĩ nhiên trong hệ thống cầm quyền mà “đập chuột sợ làm bể bình vì bình chứa toàn chuột” thì Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ là một con chuột trong bình nuôi toàn chuột mà thôi. Thỉnh thoảng để cho bình khỏi vỡ, đảng bắt vài con chuột ra hy sinh, làm vật tế thần để che giấu cho những sai trái tày đình khác. Ví dụ như sai trái của dự án Bô xít Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh…gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhưng đảng chưa hề lôi những kẻ có trách nhiệm ra nghiêm trị.
Theo tôi, tất cả những gì Trịnh Xuân Thanh làm là vì mạng sống của mình, vì quyền lợi bản thân mình mà thôi. Và tôi nghĩ, bất cứ đảng viên cán bộ nào bị sa vào hoàn cảnh của Trịnh Xuân Thanh đều khôn ngoan làm vậy, không ngu dại gì đưa đầu mình ra cho những đứa tham ô, tội lỗi gấp bội mình xét xử mình.
Đập chuột sợ bị vỡ bình là một câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Phú Trọng trước đây nói về chuyện chống tham nhũng của đảng cộng sản.
Một nhà báo khác là ông Trương Duy Nhất viết trên trang Góc nhìn khác của ông rằng ông nhìn câu chuyện Trịnh Xuân Thanh theo một hướng tích cực. Một trong nhiều điểm tích cực mà ông đưa ra là sẽ hình thành những phe cánh đối lập công khai của đảng cộng sản Việt Nam.
Cuộc chiến phe nhóm
Ý kiến nhiều blogger đưa ra nhất xung quanh câu chuyện Trịnh Xuân Thanh là cuộc đối đầu phe phái của nội bộ đảng cộng sản. Tác giả Thanh Huyền viết trên trang Dân Luận rằng việc mất tích của ông Trịnh Xuân Thanh đang làm nhiều người lo ngại:
Lý do? Có nhiều lý do. Bởi leo lên đến cương vị tỉnh uỷ viên kiêm Phó chủ tịch Hậu Giang, cộng với nhiều năm làm Chánh văn phòng ban cán sự đảng tại Bộ Công Thương (hàm Vụ Trưởng) thì ông Thanh nắm giữ trong tay rất nhiều bí mật. Trong đó bí mật các thương vụ mua quan bán chức mới là điều “bạn bè” ông quan tâm sâu sắc. Nói cách khác, ông Thanh đang nắm trong tay sinh mạng chính trị của không ít người từ trung ương đến địa phương có liên quan.
Mặt khác nhiều blogger cho rằng trong cuộc đấu tranh nội bộ đó phe của đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không hoàn toàn thắng thế, dù có vẻ như ông đã loại các đối thủ chính trị của ông ở đại hội 12 vừa qua và ở lại vị trí đứng đầu đảng. Nhà báo độc lập, blogger Phạm Chí Dũng cho rằng:
Hãy thử tưởng tượng, nếu ông Trịnh Xuân Thanh không thèm trốn ra nước ngoài mà vẫn ung dung ẩn mặt tại một nơi nào đó trong nước và còn ngang nhiên thách thức quyền lực của đảng bằng việc gọi điện thoại và viết thư gửi qua bưu điện lẫn tung lên mạng xã hội, hẳn phải có một thế lực đủ mạnh “bảo kê” cho ông. Và nếu giả thiết này có lý thì Tổng Bí Thư Trọng đang phải đối mặt với một hiểm họa ghê gớm ngay trong lòng đảng.
Blogger Kami thì cho rằng những diễn biến xung quanh vụ ông Trịnh Xuân Thanh chứng tỏ là ông không đơn độc, và những dự định của Tổng Bí Thư Trọng khó lòng thành hiện thực.
Blogger JP Nguyễn Hữu Vinh nhận xét rằng vụ Trịnh Xuân Thanh không giống những vụ trước đây, khi mà kẻ thất thế thường chấp nhận đầu hàng,
Thứ nhất, là cuộc chiến phe nhóm lợi ích và quyền lực ngày càng gay gắt và đến hồi quyết liệt. Đã có những thanh toán nhau bằng súng, bằng nhiều cách và giờ đây là thanh toán trực tiếp bằng Chỉ thị.
Thứ hai, là vị thế của Nguyễn Phú Trọng nói riêng, Đảng Cộng Sản nói chung đã không đủ để làm người ta khiếp sợ và cung cúc chấp nhận những sự bất minh mà điều này vốn đã thành lệ xưa nay.
Vẫn mất tích và sự bất lực của hệ thống
Theo những tin tức chính thống của báo chí nhà nước Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã viết đơn xin ra khỏi đảng, và sau đó ông lại bị khai trừ ra khỏi đảng. Blogger Trần Hồng Phong của trang Bình Luận Án tự hỏi mình rằng ông Thanh “bị” hay là “được” khai trừ ra khỏi đảng, và tác giả cũng thắc mắc rằng:
Qua chuyện này tôi cứ lan man suy nghĩ: Đảng lâu nay vốn quy định rất nghiêm, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thế mà sao vẫn có rất nhiều đảng viên "biến chất", trở thành người xấu, tham ô, tham nhũng ... làm mất niềm tin của nhân dân?
Thật khó tin, một tay lý luận Marxist trụ cột như ông Đinh Thế Huynh mà chỉ kêu gọi "xây dựng văn hóa khinh bỉ tham nhũng". Khinh bỉ thì làm được gì với tham nhũng? Kẻ đã tham nhũng biết hổ thẹn?Ông còn trào lộng câu nói mới đây của Ông Tổng Bí Thư là trong chiến dịch chống tham nhũng của ông không nên làm lớn tiếng vì như thế những kẻ tham nhũng sẽ bỏ chạy.
- Blogger Kinh Thư
Một thuộc cấp của ông Trọng là ông Đinh Thế Huynh cũng đưa ra một câu
nói rất nổi tiếng trong thời gian vừa qua, ông nói rằng phải xây dựng
được một nền văn hóa khinh bỉ bọn tham nhũng.
Blogger Kinh Thư giật mình:
Xây dựng "văn hóa khinh bỉ kẻ tham nhũng" ư? đó chính là văn hóa của
nền báo chí tự do hay rộng rải hơn đó là tự do ngôn luận được phát triển
trên nền chính trị đa nguyên. Chừng nào các ông vẫn thủ đắc quyền lực
một mình thì đừng nói chuyện chống tham nhũng, hay thậm chí đừng nói đến
văn hóa khinh bỉ tham nhũng, vì tham nhũng chính là một thuộc tính của
thể chế độc tài.
Thật khó tin, một tay lý luận Marxist trụ cột như ông Đinh Thế Huynh
mà chỉ kêu gọi "xây dựng văn hóa khinh bỉ tham nhũng". Khinh bỉ thì làm
được gì với tham nhũng? Kẻ đã tham nhũng biết hổ thẹn?
Tôi cứ nghĩ một nhà Marxist gạo cội phải có lý luận rất biện chứng là : Phải dứt khoát kê súng vào đầu tham nhũng mới diệt được tham nhũng, mới phải.
Những người Cộng Sản đâu rồi?
Tôi cứ nghĩ một nhà Marxist gạo cội phải có lý luận rất biện chứng là : Phải dứt khoát kê súng vào đầu tham nhũng mới diệt được tham nhũng, mới phải.
Những người Cộng Sản đâu rồi?
Trở lại câu chuyện 14 kỳ của blogger Người Buôn Gió, có nhiều người tin,
và cũng có nhiều người không tin. Ngày 17 tháng chín nhà nước Việt Nam
chính thức phát lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh, và cũng về mặt chính
thức mà nói thì ông Trịnh Xuân Thanh vẫn mất tích, điều có lẽ chưa từng
có tiền lệ trong lịch sử công khai của đảng cộng sản Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/dissapearence-of-a-corruption-suspect-kh-09192016103556.htmlTuesday, September 20, 2016
ĐOAN NGHI * HÀ THÀNH THANH LỊCH
HÀ THÀNH THANH LỊCH -
Đoan Nghi
Phải biết bao nhiêu năm, mới xây dựng được một nền văn hóa ?
“Vì lợi ích 10 năm,trồng cây. Vì
lợi ích 100 năm, trồng người” Và chỉ sau thời gian ngắn, với
chính sách trồng người này đã phá nát nền văn hóa Hà Thành
thanh lịch như thế nào ?
Nền văn hóa thanh lịch của Hà nội, được hình thành, phát triển, và củng
cố từ mấy trăm năm, qua bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhau, vẫn phát huy rực
rỡ dưới 80 năm đô hộ của thực dân Pháp , nhưng lại bị yểu tử dưới bàn
tay của những người Cộng Sản …
Hơn nửa thế kỷ trước, Hà nội được mệnh danh là đất “ngàn năm văn vật”,
nơi đã trải qua “4,000 năm văn hiến”. Hà nội được xưng tụng là “Hà Thành
thanh lịch”, đào tạo ra những “trai thanh, gái lịch”. Các“nam thanh, nữ
tú” đã làm Hà nội hãnh diện bằng 2 câu thơ:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An
Hà nội xa xưa, chỉ là một thành phố xinh xắn,hiền hòa, với 36 phố phường
và 5 cửa ô. Phố xá Hà nội ngắn, gọn, và sạch sẽ,nhà cửa khang trang.
Người Hà Nội hầu như quen biết nhau gần hết. Họ chung sống hài hòa, và
đối xử với nhau lịch sự tới độ khách sáo. Khoảng cách giữa giàu và nghèo
không chênh lệch là mấy.
Hà nội còn nổi tiếng về các vùng phụ cận như làng Nhật Tân ven Sông
Hồng, nhờ thổ nhưỡng đặc biết đã trồng được loại hoa đào đẹp nhất miền
Bắc. Hoa đào Nhật Tân, sắc hồng thắm rực rỡ, cánh kép lâu tàn, nụ hoa
chi chít trên cành. Ngày mùng một Tết, đào Nhật Tân nở rộ, những bông
hoa tươi thắm còn ngậm sương mai, xen lẫn với các nụ hoa chúm chím, và
lất phất những cánh lá non mươn mướt trên cành, trông đẹp vô tả. Theo
dòng lịch sử, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, khi vừa chiến thắng
trận Đống Đa, vua Quang Trung vào thành Thăng Long, và đã tới ngay làng
Nhật Tân để chọn một cành đào đẹp nhất, gửi về tặng Bắc Cung Hoàng Hậu,
là công chúa Ngọc Hân.
Hà Nội còn nổi danh với khu Khâm Thiên, nơi giải trí của các bậc thức
giả phong lưu. Họ đã ngẫu hứng sáng tác ra những bài ca trù, cho các ả
đào ngâm nga bên khay rượu. Giọng ngâm thơ, xen lẫn với tiếng trống chầu
thưởng, phạt, khen, chê đã nâng cao trình độ nghệ thuật của một thú ăn
chơi nửa thanh nửa tục. Nhiều bài hát ả đào đã nổi danh, được lưu
truyền trong văn học, và làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam.
Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử, trải qua nhiều triều đại. Năm 1010,
khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, ra thành Đại La, đột nhiên thấy
trên trời hiện ra đám mây mang hình dáng một con rồng đang bay lượn. Vua
cho đó là điềm lành, nên đổi tên ra Thăng Long thành. Rồi tới đời vua
Minh Mạng, năm 1831, lại đổi tên từ Thăng Long ra Hà Nội.
Hồ Hoàn Kiếm, một danh lam thắng cảnh ở trung tâm Hà nội, ghi lại huyền
thoại vua Lê Thái Tổ du ngoạn trên hồ, khi vừa đại thắng quân Minh, năm
1428. Một con rùa vàng trồi lên mặt nước, đòi lại thanh bảo kiếm, đã cho
nhà vua mượn diệt giặc. Nhận được thanh kiếm, rùa bèn ngậm vào miệng,
và lặn xuống đáy hồ. Vua Lê Thái Tổ bèn đặt tên cho hồ, là Hồ Hoàn Kiếm.
Thăng Long thành còn ghi lại chiến tích oai hùng của trận Đống Đa, khi
vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu, 1789,
khiến Thái Thú Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vận, và tướng giặc Tôn sĩ
Nghị phải bỏ cả ấn tín, tháo chạy về Tàu.
Đất Hà Thành là đất địa linh nhân kiệt. Người Hà Thành tao nhã, lịch sự từ lời ăn tiếng nói, tới cách phục sức, và giao tế.
Cái văn hóa của người Hà nội xa xưa, là hình ảnh của những người đàn ông
phong lưu, lịch lãm, tề chỉnh mỗi khi bước ra khỏi cửa, là các bà nội
trợ nề nếp, đảm đang, khăn nhung, áo lụa, khoe tài nữ công gia chánh qua
những mâm cỗ thịnh soạn vào các ngày giỗ, ngày Tết, là các cô thiếu nữ
duyên dáng, e ấp trong tà áo nhung, tấm khăn quàng, lên chùa lễ Phật
buổi đầu năm. Người Hà nội, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất bình,
giận dữ, biết kiềm chế lời ăn tiếng nói, để tránh xung đột.
Cái thanh lịch của người Hà Nội không phải chỉ tập tành trong một sớm
một chiều mà có được. Cái phong thái đó, phải có sẵn trong nếp nhà, từ
trước khi đứa trẻ sinh ra đời, để rồi khi lớn lên, đứa trẻ cứ rập khuôn
theo cái nếp có sẵn, mà học theo cách cư sử, phép giao tế, lời ăn tiếng
nói, nếp sinh hoạt của những bậc trưởng thượng. Thêm vào đó, là sự theo
dõi, uốn nắn, dạy dỗ của các bậc phụ huynh, để rồi khi tới tuổi trưởng
thành,người con trai trở nên một thanh niên phong lưu, lịch lãm, mạnh
dạn bước vào đời, và người con gái trở thành một thiếu nữ đức hạnh, đảm
đang, có khả năng quán xuyến một gia đình mới.
Có người nhận xét, người Hà nội khéo ăn khéo nói, nhưng không thực lòng,
xử sự mềm mỏng nhưng thiếu chân tình, lịch sự, nhã nhặn nhưng ngầm kiểu
cách. Có người còn nói, người Hà Nội coi trọng thể diện, giữ gìn mặt
mũi, và sợ dư luận, nên họ sống cho người ngoài, nhiều hơn cho chính họ.
Những nhận xét đó, không phải là sai. Ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường
nhắc nhở: “ Ở trong nhà thiếu thốn, thì cũng chỉ có mình biết, nhưng
bước ra ngoài, mà sử sự hẹp hòi, thì sẽ bị thiên hạ chê cười, làng nước
đàm tiếu.” Bởi vậy, các khoản chi tiêu về giao tế như hiếu, hỷ, hay mọi
đóng góp, mẹ tôi đều rất hào phóng. Để bù lại, bà thẳng tay cắt xén
những khoản chi tiêu trong gia đình, kể cả khoản tiền chợ mỗi ngày. Mẹ
tôi còn kể cho tôi nghe rằng ngày bà còn trẻ, trước khi đi ăn giỗ, ăn
cưới, bà đều bị bà ngoại tôi ép ăn cơm trưóc ở nhà, để khi tới nơi,
không vì đói mà ăn uống thô tục. Con gái của gia đình lễ giáo là phải
…khảnh ăn, thanh cao, và đài các.
Tôi đã từng theo mẹ tôi đi tham dự các buổi họp mặt với bạn bè của bà.
Vừa ăn xong, là các bà tranh nhau trả tiền, để chứng tỏ rằng mình là
người lịch sự, hào phóng, nhưng khi về nhà, thì lại ngồi tiếc tiền. Có
lần tôi nghe bà bạn hỏi ý kiến mẹ tôi về cái áo choàng của chồng bà vừa
mua tặng từ Hồng Kong. Mẹ tôi hết lời khen ngợi, nhưng khi bà khách vừa
ra về, thì mẹ tôi lại nói với ba tôi là cái áo màu mè, coi thiếu thẩm
mỹ. Tôi thắc mắc về thái độ này, thì mẹ tôi giải thích rằng: “chiếc áo
đã lỡ mua rồi, không thay đổi được, thì can chi làm buồn lòng người khác
!”
Ngày còn nhỏ, tôi cứ phân vân, không biết những thái độ này là đúng hay
sai, nhưng từ khi biết suy nghĩ, tôi lại thấy, có lẽ những cách xử thế
này, đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo cái xã hội thanh lịch của
người Hà thành. Vì họ luôn muốn vui lòng người khác, trọng “thể diện”,
và sợ tai tiếng, nên họ thận trọng từ lời ăn, tiếng nói, tới cách thức
giao tế, và dạy dỗ con cái. Thà là bản thân và gia đình chịu o ép, thiệt
thòi, chứ không để cho thiên hạ dị nghị, chê cười.
Đó là những người Hà Nội của hơn nửa thế kỷ trước.
Người xưa nói, “cùng một giống quýt, trồng ở Giang Nam thì ngọt, trồng ở
Giang Bắc thì chua”. Như vậy, môi trường đã đóng góp không nhỏ vào việc
hình thành phẩm chất của cây trái.
Con người cũng vậy. Bản chất con người cũng thay đổi theo hoàn cảnh và
môi trường sống. Sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, miền Bắc được
giao cho CS, thì từ cảnh quang, tới con người Hà nội, đều mau chóng….bị
phá sản. Nếp sống lễ giáo, gia phong của người Hà nội, bị CS lên án là
“phong kiến”, “tiểu tư sản”, và hô hào từ bỏ, để học theo “nếp sống
mới”.
“Nếp sống mới” khai thác sức lao đông của con người. Nông trường và công
trường được thành lập để mọi người tham gia lao động tập thể. Tà áo dài
duyên dáng,thướt tha, được thay thế bằng quần đen, áo ngắn, vừa gọn
gàng, vừa đỡ tốn vải.Có lao động mới được nhà nước bán cho 15 kí gạo mỗi
tháng, đuợc mua nhu yếuphẩm theo giá quy định, và được phân phối 3 mét
vải may quần áo mỗi năm. Văn chương, thi phú, và âm nhạc bị kết tôi là
văn hóa nô dịch, văn chương tiểu tư sản, ủy mị, ru ngủ con người, nên bị
cấm lưu hành và trình diễn. Vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” năm 1957, đã tận
diệt các nhà trí thức, và các văn nghệ sĩ đòi hỏi quyền được tự do sáng
tác. Nhà nước nắm quyền chỉ đạo văn hóa, xử dụng cho mục đích tuyên
truyền và khích động đấu tranh. Bằng chính sách văn nghệ chỉ huy, CS đã
bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tước đi cái khả năng sáng tạo của người
làm văn nghệ. Tôn giáo cũng bị bài xích, vì cho là thuốc phiện, làm mê
muội trí óc.
Tiếp thu Hà nội, CS chào mừng dân chúng bằng “Tuần Lễ Vàng”, kêu gọi mọi
người đóng góp vàng và các quý kim, để nhà nước có tiền kiến thiết đất
nước. Ban đầu,là tự nguyện, nhưng sau khi “ tuần lễ vàng” kết thúc, cán
bộ ngầm tiếp xúc với những gia đình khá giả, rỉ tai hăm dọa và bắt buộc
họ đóng góp theo mức ấn định của nhà nước. “Tuần lễ vàng” là hình thức
cướp của, và bần cùng hóa nhân dân,giống như những đợt đánh tư sản tại
miền Nam, năm 75, sau khi CS cưỡng chiếm.
Ngay khi vừa ổn định, chính quyền CS đã có kế hoạch dồn những người Hà
nội ra các vùng phụ cận thành phố, để lấy chỗ cho những người có công
với cách mạng, từ các vùng nông thôn Hà Đông, Nam Định, và Ninh Bình vào
nhập cư. Những người Hà nội còn sót lại, như cá nằm trên thớt, cố uốn
mình để thích nghi theo nếp sống của những người mới nhập cư, mong được
yên thân.
Để củng cố thể chế, nhà nước đã đặt tai mắt khắp mọi nơi, mọi chỗ, ngấm
ngầm chỉ định những người láng giềng, bạn bè, thân tộc, nhòm ngó, theo
dõi lẫn nhau, để báo cáo cho chính quyền. Ngay cả các học sinh, cũng
được cán bộ chỉ dẫn về nhà nghe lén những lời trò chuyện trong gia đình,
để rồi báo cáo lại với thầy cô, tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, bất
an, nghi kỵ lẫn nhau trong gia đình và xã hội.
Đợt cải cách ruộng đất trời long đất lở, vào những năm 54-56, đảng CS đã
phá vỡ cái kỷ cương và lễ giáo của một xã hội đặt nặng đạo đức và nền
tảng gia đình,của người dân miền Bắc. Để đạt chỉ tiêu, cán bộ đã bắt
buộc, thúc đẩy, hăm dọa,để con cháu đứng lên đấu tố ông bà, cha mẹ, học
trò tố khổ thầy, những tay chân thân tín kể tội chủ bằng những câu
chuyện bịa đặt, các lời lẽ hỗn hào, thô lỗ, thậm chí “mày tao chi tớ”,
“thằng này, con kia” bất kể tới tuổi tác và tôn ty trật tự, ngay trước
mặt đám đông.
Nhà nước giữ độc quyền quyết định và phân phối những nhu cầu sống căn
bản của người dân như gạo, đường, muối, vải…. Trong thời kỳ kinh tế bao
cấp, người dân triền miên sống trong tình trạng thiếu thốn, và trở nên
thèm thuồng đủ thứ. Con người dần “biến chất”, trở thành ích kỷ, hẹp
hòi, và ty tiện. Đi chơi xa, phải xách theo khẩu phần gạo của mình, nếu
không,chỉ được ngồi nói chuyện xuông, nhìn gia đình chủ nhà ăn cơm, vì
mỗi người chỉ có đủ khẩu phần gạo cho mình. “Bần cùng sinh đạo tặc”, xã
hội nảy sinh ra nhiều tệ trang như tham nhũng, móc ngoặc, cắt xén, phe
phẩy. Người ta sẵn sàng bán rẻ bạn bè, thân tộc, vì những quyền lợi vật
chất nhỏ nhen. Con người mất hết nhân phẩm.
Trong các sinh hoạt công cộng, những buổi học tập chính trị, diễn giả đã
không ngần ngại dùng những từ ngữ … thiếu văn hóa “thằng này, con nọ”,
“mày, tao,chi, tớ”. để khích động lòng căm thù của người nghe. Thậm chí,
đến những câu vè, câu thơ, công cụ tuyên truyền, cũng mang đầy tính
chất bạo lực đến… rợn người:
“ Bún xào thịt giặc mới ngon.
“Cơm chan máu địch cho con no lòng…”
hoặc
Giết! Giết nữa,bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt“ (1)
Được trưởng thành trong một môi trường… vô văn hóa, thiếu nhân bản, và
tràn ngập hận thù như vậy, người dân dễ dàng trở nên hiếu động, hung
hăng, sẵn sàng đỏ mặt, xăn tay áo gây gổ, mở miệng ra là chửi thề, dùng
các danh từ thô lỗ “đéo…” “đếch…” để mở đầu câu chuyện. Xã hội cũng xuất
hiện những hàng quán loại“cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây,
khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở.
Nhiều người đã lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được
thì.. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải…”,
hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nhìn. Nước
mắm để ở góc bàn kia kìa…” Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng,
thì thực khách trong quán đã không tức giận, mà lại còn nháy mắt với
nhau, và…rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là vì các món
ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ vì tham ăn, tục uống mà người Hà Nội
bây giờ mất hết cả tư cách.
Ăn uống ở Hà nội, thực khách xả rác vô tư.Những xương xẩu, giấy chùi
tay, đàm rãi khạc nhổ đều dùng sàn nhà, ngay dưới chân. Cười nói, đùa
rỡn quang quác như ở chỗ không người. Ra đường, muốn đi tiểu thì quay đi
quay lại, thấy vắng người là vạch quần …xả xú bắp.
Về cảnh quang, Hà nội ngày nay, không còn là một thành phố hiền hòa và
sạch sẽ như nửa thế kỷ trước. Cho dù, Hà nội đã có những tòa cao ốc chọc
trời, những sân golf trưởng giả, những khách sạn nguy nga, nhưng sự
phát triển của Hà nội, là sự phát triển không đồng đều, và thiếu kế
hoạch. Khu giàu sang sát ngay bên khu nghèo khó, giống như một cái áo cũ
mang nhiều miếng vá khác nhau. Hệ thống thoát nước không được phát
triển song hành, nên sau mỗi trận mưa lớn, là thành phố ngập lụt, gây
trở ngại giao thông. Cảnh sống tập thể của 5, 7 gia đình trong một căn
nhà, đã thường xuyên xảy ra xung đột, xô xát, gấu ó lẫn nhau. Vì cảnh
“cha chung không ai khóc”, nên không ai quan tâm tới việc tu bổ hoặc bảo
trì nhà cửa. Vôi tường tróc lở, mái ngói rêu phong, cửa nẻo xộc xệch,
quần áo phơi kín ban công. Ngoài phố xá, thương buôn ngồi la liệt chật
kín vỉa hè, xả rác vô tội vạ, bất chấp khách bộ hành.Trên trời, đường
dây điện chằng chịt như bát quái trận đồ. Dưới lòng đường, xe cộ quá
tải, bụi bậm mờ mịt, khói xe đầy trời, tạo nên nạn ô nhiễm môi trường.
Người Hà nội ngày nay, giàu nghèo cách biệt như hai thái cực. Giai cấp
giàu có tụ tập trong những khu sang trọng, ở nhà cửa kiến trúc theo kiểu
Âu Mỹ, có bảo vệ giữ an ninh, có xe hơi sang trọng, có con cái ra ngoại
quốc du học, và khi đau ốm, thì bay sang các nước tân tiến điều trị.
Giai cấp nghèo thì buôn gánh bán bưng, ăn bữa sáng lo bữa tối, sống
trong những căn nhà lụp xụp, bên đống rác. Sư cách biệt vật chất, tạo
nên tình trạng phân hóa trong xã hội.
Thương buôn ở Hà nội ngày nay đã biết mánh mung, lừa lọc, làm hàng giả,
hàng nhái, pha trộn hóa chất vào thực phẩm để trục lợi. Du sinh sang
Nhật, móc nối với tiếp viên hàng không, ăn cắp mỹ phẩm trong siêu thị,
mang về VN bán kiếm lời. Nữ sinh đánh lộn, xé quần áo, lột trần nhau
giữa chốn thanh thiên bạch nhật. Thanh niên giựt bóp, cướp xe ngay giữa
ban ngày…
Bảy mươi năm trời, vận nước oan khiên đã đưa Hà nội vào vòng tay sắt máu
của chế độ CS, khiến Hà nội bị… phá sản, cả về hình thức, lẫn nội dung.
Nền văn hóa của Hà nội hiện nay, là loại “văn hóa chợ trời” do cuộc
sống sô bồ, chụp giựt.Các nam thanh nữ tú, cũng được thay thế bằng các
chị cán bộ cục mịch, dữ dằn,và các anh thanh niên vai u, thịt bắp, chửi
thề như …pháo nổ.
Trở về thăm cố hương, những người Hà nội năm xưa, không khỏi ngậm ngùi,
tiếc nuối cho một nền văn hóa đã từng vang bóng một thời, và dư âm còn
kéo dài cho tới ngày nay. Và rồi đây, nếu chế độ CS còn tồn tại, thì nền
văn hóa “Hà Thành thanh lịch” năm nào, sẽ dần đi vào quên lãng với thời
gian.
Đoan Nghi
No comments:
Post a Comment