Thursday, May 5, 2016
VƯƠNG TRÍ NHÀN * GHI CHÉP
Ghi chép hàng ngày (10)
VƯƠNG TRÍ NHÀN
16-8
PHÓ NGHIỆP DƯ
Những ngày Hà Nội chỉnh trang đường xá. Đám thợ làm đường thường đổ nguyên vật liệu tung toé. Kỹ thuật thì cổ lỗ, đập dập bóp bẹp cho xong. Rất nhiều đoạn có lẽ do xi măng hay nhựa trộn không kỹ, vừa xong đường trông đã vênh váo, chưa mưa đã đọng nước …
Không cần hỏi cũng biết đây là đám thợ từ nông thôn lên, loại đa - di - năng nghĩa là không có nghề nghiệp rõ ràng, mới được gọi đi làm thay cho đám công nhân chính cống. Loại “phu lục lộ “ biên chế của nhà nước bây giờ chỉ giữ chỗ lấy tiền hưu, chứ thực ra nhiều người bỏ việc chạy mánh cả.
Ta hay nói chất nghiệp dư của mọi người làm nghề thời nay. Với đám thợ làm đường đón nghìn năm Thăng Long này, tôi nghĩ phải gọi là phó nghiệp dư mới đúng!
23-8
GỢI Ý TỪ MỘT NHÀ KINH TẾ
Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế VN 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc.
Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.
Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn.
Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng ?
Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận …
Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.
Đặng Phong đã được mời đi giảng bài tại một số Đại học lớn bên Anh Mỹ. Các bộ sách về lịch sử kinh tế của ông đã xuất bản đáng quý ở chỗ có nhiều tài liệu ghi chép được từ các cuộc trò chuyện với các nhà chỉ đạo kinh tế quốc dân. Ông có lối làm việc khách quan khoa học, chỗ nào ý của người khác ghi rõ, chỗ nào ý của mình để riêng. Khi biết những chi tiết này, tôi thêm tin ở ông để nghĩ tiếp những điều ông đã nghĩ.
29-8
THÚ XEM TIVI … CÂM
Xem những bản tin thể thao Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp , điều làm tôi thú vị nhất lại là phong cảnh những miền quê.
Quay về bản tin thời sự ở ta, nhìn cảnh người ta chuẩn bị đón một trận bão, không nhớ hình ảnh mấy ông chính quyền địa phương khoe là đang đi sâu đi sát chỉ đạo, mà chỉ nhớ một rọ đá với mấy sợi dây thừng đơn sơ, bụng nghĩ thế thì chống chọi sao nổi với những cơn bão hung bạo!
Còn một lần xem tin hình kể chuyện một kho vận hoàn thành kế hoạch, hình ảnh tôi nhớ nhất là sân ga, cỏ mọc um tùm.
Có lẽ cũng vì thế mà tôi thích xem ti vi câm, tức là mở TV ra, nhưng tắt tiếng đi, mà chỉ nhìn hình. Làm thế để nhân hình ảnh mà có thể ngẫm nghĩ ít chút, thú hơn là bị một người cứ léo nhéo bên cạnh.
Vả chăng nhiều khi, không cần nghe cũng đoán được là người ta nói gì rồi.
Trong truyện ngắn Phiên chợ Tết, Nguyễn Minh Châu cho một nhân vật về quê, chỗ nào cũng ghé mắt vào quan sát, nghe ngóng, chỉ riêng có cửa hàng sách có bán mấy đôi câu đối thì không, vì với anh ta, ” câu đối tết năm nào chẳng giống năm nào” .
Cái câu này của NMC nhiều lần trở lại trong đầu óc tôi, không cứ là tết.
3-9
MỘT BÀI THƠ
CỦA NHÀ THƠ MỸ FELIK POLLAK (1909-1987)
Tôi thường mang tiếng là chỉ nhìn ra trong đời sống những cái thô lậu xấu xí, chắc là trong suy nghĩ thiếu chất thơ, có người đã nhận xét. Sự thực , tôi vẫn đến với thơ theo cách riêng.
Trong sổ tay của tôi còn ghi được nhiều bài thơ tôi từng thích (và có một số bây giờ đọc lại vẫn thích), tôi định dần dần sẽ chép ra trên blog để chia sẻ với bạn đọc.
Sau đây là một trong những bài đó, tôi chép từ những năm trước 1975, không nhớ bài đã in ở báo nào năm nào.
Tôi đau quá khóc lên
Đọc đến đây có thể có bạn đọc thắc mắc thơ lục cục lào cào quá, không hay. Tôi xin cãi lại bằng cách lưu ý rằng chính Xuân Diệu dịch bài này. Sinh thời , trong sáng tác ông là người không thích thơ không vần và trong kháng chiến chống Pháp, đứng ra chê thơ Nguyễn Đình Thi lúc ấy là đầu Ngô mình Sở. Nhưng ông lại dịch N. Hikmet, B Dmitrova bằng thứ thơ không vần hết sức hàm súc. Có lần ông còn thú nhận là dịch cho được loại thơ không vần này còn tướt mồ hôi, so với khi cần bẻ vần cho dễ đọc để đưa đẩy trong một số bản dịch loàng xoàng khác://vuongtrinhan.blogspot.ca/2010/09/ghi-chep-hang-ngay-10.html
PHÓ NGHIỆP DƯ
Những ngày Hà Nội chỉnh trang đường xá. Đám thợ làm đường thường đổ nguyên vật liệu tung toé. Kỹ thuật thì cổ lỗ, đập dập bóp bẹp cho xong. Rất nhiều đoạn có lẽ do xi măng hay nhựa trộn không kỹ, vừa xong đường trông đã vênh váo, chưa mưa đã đọng nước …
Không cần hỏi cũng biết đây là đám thợ từ nông thôn lên, loại đa - di - năng nghĩa là không có nghề nghiệp rõ ràng, mới được gọi đi làm thay cho đám công nhân chính cống. Loại “phu lục lộ “ biên chế của nhà nước bây giờ chỉ giữ chỗ lấy tiền hưu, chứ thực ra nhiều người bỏ việc chạy mánh cả.
Ta hay nói chất nghiệp dư của mọi người làm nghề thời nay. Với đám thợ làm đường đón nghìn năm Thăng Long này, tôi nghĩ phải gọi là phó nghiệp dư mới đúng!
23-8
GỢI Ý TỪ MỘT NHÀ KINH TẾ
Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế VN 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc.
Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.
Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn.
Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng ?
Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận …
Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.
Đặng Phong đã được mời đi giảng bài tại một số Đại học lớn bên Anh Mỹ. Các bộ sách về lịch sử kinh tế của ông đã xuất bản đáng quý ở chỗ có nhiều tài liệu ghi chép được từ các cuộc trò chuyện với các nhà chỉ đạo kinh tế quốc dân. Ông có lối làm việc khách quan khoa học, chỗ nào ý của người khác ghi rõ, chỗ nào ý của mình để riêng. Khi biết những chi tiết này, tôi thêm tin ở ông để nghĩ tiếp những điều ông đã nghĩ.
29-8
THÚ XEM TIVI … CÂM
Xem những bản tin thể thao Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp , điều làm tôi thú vị nhất lại là phong cảnh những miền quê.
Quay về bản tin thời sự ở ta, nhìn cảnh người ta chuẩn bị đón một trận bão, không nhớ hình ảnh mấy ông chính quyền địa phương khoe là đang đi sâu đi sát chỉ đạo, mà chỉ nhớ một rọ đá với mấy sợi dây thừng đơn sơ, bụng nghĩ thế thì chống chọi sao nổi với những cơn bão hung bạo!
Còn một lần xem tin hình kể chuyện một kho vận hoàn thành kế hoạch, hình ảnh tôi nhớ nhất là sân ga, cỏ mọc um tùm.
Có lẽ cũng vì thế mà tôi thích xem ti vi câm, tức là mở TV ra, nhưng tắt tiếng đi, mà chỉ nhìn hình. Làm thế để nhân hình ảnh mà có thể ngẫm nghĩ ít chút, thú hơn là bị một người cứ léo nhéo bên cạnh.
Vả chăng nhiều khi, không cần nghe cũng đoán được là người ta nói gì rồi.
Trong truyện ngắn Phiên chợ Tết, Nguyễn Minh Châu cho một nhân vật về quê, chỗ nào cũng ghé mắt vào quan sát, nghe ngóng, chỉ riêng có cửa hàng sách có bán mấy đôi câu đối thì không, vì với anh ta, ” câu đối tết năm nào chẳng giống năm nào” .
Cái câu này của NMC nhiều lần trở lại trong đầu óc tôi, không cứ là tết.
3-9
MỘT BÀI THƠ
CỦA NHÀ THƠ MỸ FELIK POLLAK (1909-1987)
Tôi thường mang tiếng là chỉ nhìn ra trong đời sống những cái thô lậu xấu xí, chắc là trong suy nghĩ thiếu chất thơ, có người đã nhận xét. Sự thực , tôi vẫn đến với thơ theo cách riêng.
Trong sổ tay của tôi còn ghi được nhiều bài thơ tôi từng thích (và có một số bây giờ đọc lại vẫn thích), tôi định dần dần sẽ chép ra trên blog để chia sẻ với bạn đọc.
Sau đây là một trong những bài đó, tôi chép từ những năm trước 1975, không nhớ bài đã in ở báo nào năm nào.
Người anh hùng nói
Tôi đã không chịu đi
Chúng bắt tôi vào quân dịch
Tôi đã không muốn chết
Chúng gọi tôi là nhát hèn
Tôi đã tìm cách trốn
Chúng mang tôi ra tòa án binh
Tôi đã không nổ súng
Chúng bảo tôi là không có thớ
Chúng mở cuộc xuất kích
Một viên đạn ngấu nát ruột tôi
Tôi đau quá khóc lên
Chúng đưa tôi vào hầm trú ẩn
Trong hầm tôi đã chết
Chúng lặng lẽ chào tôi
Chúng đã gạch tên tôi
Và chôn tôi dưới một cây thánh giá
Chúng đọc điếu văn trong thành phố tôi sinh
Tôi không thể kêu lên là chúng nói dối
Chúng nói tôi đã cống hiến đời mình
Tôi thì cố mà giữ lại
Chúng nói chúng tự hào về tôi
Tôi thì đã xấu xa đi vì chúng
Tôi đã muốn sống còn
Chúng gọi tôi hèn nhát
Tôi đã chết hèn nhát
Chúng gọi tôi anh hùng
Đọc đến đây có thể có bạn đọc thắc mắc thơ lục cục lào cào quá, không hay. Tôi xin cãi lại bằng cách lưu ý rằng chính Xuân Diệu dịch bài này. Sinh thời , trong sáng tác ông là người không thích thơ không vần và trong kháng chiến chống Pháp, đứng ra chê thơ Nguyễn Đình Thi lúc ấy là đầu Ngô mình Sở. Nhưng ông lại dịch N. Hikmet, B Dmitrova bằng thứ thơ không vần hết sức hàm súc. Có lần ông còn thú nhận là dịch cho được loại thơ không vần này còn tướt mồ hôi, so với khi cần bẻ vần cho dễ đọc để đưa đẩy trong một số bản dịch loàng xoàng khác://vuongtrinhan.blogspot.ca/2010/09/ghi-chep-hang-ngay-10.html
VƯƠNG TRÍ NHÀN * GIÁO DỤC BẮC NAM
Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
VƯƠNG TRÍ NHÀN
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài.
Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.
Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.
Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài Gòn.
KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH
Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới phục vụ.
Ngay từ những năm 1948 - 50, nền giáo dục tự phát trước tiên đã hình thành ở các vùng hồi trước gọi là vùng tự do; không chỉ Việt Bắc, những vùng tự do này tồn tại ở cả Nam bộ, rồi nam và trung Trung bộ, rồi tập trung và có ý nghĩa nhất với tương lai giáo dục là những quan niệm, những cách hình thành, các trường sở… về sau.
Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh.
Nhờ có tinh thần yêu nước và những bài bản đã học được trong các nhà trường Pháp thuộc, nên ban đầu, nền giáo dục này có tạo được một số hiệu quả nào đó.
Việc kéo nhau lên Việt Bắc lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ một hai năm. Sống tạm bợ ít ngày cần gì. Nhưng rồi đường lối trường kỳ kháng chiến tiếp thu được từ Trung quốc được quán triệt khiến mọi mặt hoạt động được đặt lại trong đó có công tác giáo dục. Làm theo ý chí hơn khả năng thực tế. Quan niệm giáo dục chưa hình thành cũng phải làm.
Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng .
Trong khi ở khu vực kháng chiến hình thành nền giáo dục như trên thì, ngay từ trước 1954, một nền giáo dục do người Pháp mở từ trước cũng đã tồn tại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, và rõ nhất là ở Sài Gòn, và sau này chuyển giao, phát triển trở thành giáo dục miền Nam.
Đối tượng của những so sánh đối chiếu dưới đây là hai thực thể quá khác nhau, còn phải nghiên cứu công phu, ý kiến của chúng tôi chỉ mới là những phác thảo sơ bộ.
CHUẨN VÀ PHI CHUẨN
Đáng lẽ khi hòa bình lập lại những người kháng chiến đã trở về Hà Nội cái tinh thần giáo dục phi tiêu chuẩn hôm qua cần phải vượt qua, thì -- như một thói quen và kết quả của một hiểu biết thiển cận -- nó lại ăn sâu vào mọi mặt, chi phối cách hình thành và những định hướng lớn của GDMB
Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng.
Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm -- rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng.
Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận nòng cốt là những giáo sư đã học tập ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở về.
Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. GDMN cũng theo, GDMB thì không.
Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế “một cái đầu”.
Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học.
Rồi rộng hơn câu chuyện của riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.
Tính phi chuẩn bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.
Sau mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền Bắc buộc miền Nam phải theo.
Tạm ví một cách thô thiển: như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi, chứ đâu có đứng yên.
KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM
Về bộ máy giáo dục
Có dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn trước 75, tôi nhận ra một sự thật -- hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực. Nó có nguyên tắc tổ chức riêng và những con người riêng của nó.
Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng.
Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện -- là người do triều đình cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.
Tôi cảm thấy điều này được GDMN tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định.
Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.
Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen.
Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do Ủy ban cử sang.
Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua.
Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.
Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được – người ta hiểu vậy.
Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở thời Việt Nam dân chủ cộng hòa kể với tôi là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai.
Nhưng về sau, do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.
Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không phải à uôm hoặc phe cánh chạy chọt, như hiện nay.
Vả chăng vấn đề không phải chỉ riêng ông bộ trưởng, mà là mọi cấp quan chức của giáo dục.
Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ gíáo dục khoảng cuối 2013 cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.
Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào.
Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.
Một kỷ niệm nữa có liên quan tới việc giáo dục phụ thuộc chính trị một cách thô thiển. Những năm 55 – 58, tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng đường để hoan nghênh các vị khách quý.
Ở các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến.
Người ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. Còn những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, thì không ai cần biết.
Những nguyên tắc căn bản của giáo dục
Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng.
Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.
Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đã nói, quan chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh Liêm, đã nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản khai phóng dân tộc những nguyên tắc này đã ghi trong Hiến pháp VNCH 1967.
Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba thì hoàn toàn người làm GDMB không có một ý niệm gì hết.
Về tính dân tộc
Ta hãy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn thì khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc trước tiên là việc dân mình tự làm lấy giáo dục của mình. Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ý làm ngược với những bài bản thời thuộc địa.
Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và được coi là tư tưởng chỉ đạo. Thì cũng là cách hiểu trong giáo dục.
Một khía cạnh khác trong cách hiểu về tính dân tộc của miền Bắc. Không phải là những người làm giáo dục không biết chỗ yếu kém vốn có. Để tự trấn an, người ta biện hộ rằng trong cái vẻ luộm thuộm nhếch nhác, hình như GDMB đang trở lại với nền giáo dục của ông cha ta ngày xưa thời trung đại, chỉ cốt phát huy tinh thần hiếu học của con người.
Dân tộc trong trường hợp này, dân tộc đồng nghĩa với “ta về ta tắm ao ta”, từ chối những đổi mới hiện đại.
Cũng chính là những lý do được viện dẫn khi, trong đời sống văn hóa, người ta kéo nhau trở lại với các phong tục cổ hủ và khuếch trương mê tín đến một mức độ người xưa không thể tưởng tượng.
Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.
Về tính nhân bản
Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.
Phần thì xã hội ở đây đã xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển; phần nữa thì đang trong thời chiến tranh, không thể nói nhiều đến tình người, nó xâm hại ý chí chiến đấu.
Khi cần phải nói chuyện với thế giới, các nhà tư tưởng miền Bắc cũng công nhận nhân đạo chủ nghĩa là lý tưởng tốt đẹp và giáo dục phải có nhiệm vụ hướng tới.
Nhưng trong thực tế, cách lý giải nghĩa về chủ nghĩa nhân đạo thường giản đơn và cổ lỗ. Lại thường giải nghĩa rất mới: “chủ nghĩa nhân đạo cao nhất là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công”.
Trong bài Đế quốc Mỹ phải là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta của Chế Lan Viên, người ta còn thấy những câu thơ mà có lẽ con người ở các xã hội khác không sao hiểu nổi:
--Miền Nam ta ơi
Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất
– Ngọn súng trường ta ơi ngọn súng rất nhân tình
Giới giáo dục miền Bắc cũng theo sự chỉ đạo đó.
Cách giải thích về nhân bản của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu , nó gần với cách hiểu của phạm trù này ở các xã hội hiện đại.
Hãy thử đọc một số sách thuộc tủ sách giáo dục của nhà xuất bản cũng tên là Trẻ, in ra ở Sài Gòn khoảng mấy năm sau 1970.
Lúc này, một nhóm các nhà giáo dục, có lẽ mới đi học Anh Mỹ về, lập nhóm và đã công bố nhiều tài liệu mới viết có, vừa được dịch có.
Khi bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc viết:
Mục đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt được nhân cách, các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể sống trọn kiếp nhân sinh […] nghĩa là giúp họ thể hiện được con người của mình trong ý nghĩa “con người là một hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.
Lê Thanh Hoàng Dân- Trần Hữu Đức..Các vấn đề giáo dục nxb Trẻ,1970 tr 209
Cách hiểu như thế này cố nhiên không bao giờ được đề lên như mục đích của GDMB. Với các nhà giáo Hà Nội, nhất là vào thời kỳ sau khi Hà Nội được tiếp quản từ tay người Pháp (10-1954), không làm gì có những con người chung chung. Mỗi con người đều thuộc về một giai cấp do đó họ phải sự chỉ đạo của các đảng phái đại diện giai cấp của họ. Cách hiểu của GDMN:
chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
dù có được coi là đúng đi nữa, cũng không bao giờ được ứng dụng. Mà trong thực tế, lại làm ngược.
Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa thì hoàn cảnh hiện thời không cho phép người ta tuân thủ.
Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân.
Thế thì làm sao có thể tính chuyện nghiên cứu về con người cá nhân, và giúp lớp trẻ thực hiện bản thể cá nhân vốn có trong họ được!
Cái luận điểm từng được thống nhất nêu ra trong các văn bản miền Nam
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Giáo dục Việt Nam cộng hòa http://vi.wikipedia.org/wiki/
phải được coi là xa lạ và nếu có ai nghĩ vậy thì cần phê phán.
Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ý một điểm, đó không phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà còn là nguyên lý chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga xô viết.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đã nói, có một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:
--Xét chung thì nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhăm biến con người thành một công cụ sản xuất [và ở VN là chiến đấu - VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đã trở thành công cụ của guồng máy cộng sản thì mất hết nhân tính. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)
Có thể mượn để nói về GDMB.
Về tính khai phóng
Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.
Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.
Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.
Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.
Trong cuốn Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX.
Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu.(sđ d tr138 )
Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội phát triển trí lực và hoàn thiện tính cách cá nhân, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Bởi vậy giáo dục không hể trở thành công cụ đặc biệt giúp cho những kẻ muốn thao túng xã hội theo đuổi những mục đích xấu xa. Việc dạy dỗ tại nhà trường phải hoàn tòan trao cho các nhà giáo độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất cứ đảng phái chính trị hay tôn giáo nào (sđ d tr 143).
Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói.
Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận.
Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
là theo tinh thần khai phóng vừa nói.
Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là cần khai phóng thì mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.
Nhìn theo cách nào thì khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nói cũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đã làm ngược lại.
Hẳn là không xa sự thật lắm nếu kết luận trong khi giáo dục thế giới và GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín. Trong khi GDMB chỉ hướng tới các mục đích trước mắt – một tinh thần thiển cận sát mặt đất--, thì tinh thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp cho người ta hướng tới tương lai.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục đã nói, ở tr 204 tập I, tôi còn thấy các tác giả dẫn lại một câu của Kant:
Mục đích của giáo dục là huấn luyện trẻ không phải chỉ nhằm vào sự thành công của chúng trong tình trạng xã hội hiện tại mà nhằm một tình trạng có thể tốt đẹp hơn, hợp với một quan niệm lý tưởng của nhân loại (sđ d tr 204).
GD MN nhằm vào những mục đích như thế mà GDMB thì không.
ĐOẠN KẾT
Giống như xã hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không bình thường.
Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 thì GDMB, xét theo cả chặng đường dài năm sáu chục năm, trong khi cố tìm cốt cách riêng của mình, hóa ra lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.
Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện đại thì GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.
Cần nói thêm là trong khi phải làm giáo dục một cách mò mẫm, những người làm giáo dục ở miền Bắc trước 1975 đã luôn luôn tự nhủ rằng chúng ta đang làm một cuộc cách mạng trong giáo dục và giáo dục ta đang là một nền giáo dục tiên tiến.
Đó là một ý nguyện chính đáng.
Trong chiến tranh, Hà Nội hoàn toàn khép kín. Muốn thì cũng muốn lắm, nhưng trong hoàn cảnh đóng cửa cách ly với thế giới, làm gì có chuyện hội nhập theo đúng nghĩa của nó.
Cuộc sống trì trệ kéo dài.
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.
Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng.
Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.
Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đã nói, quan chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh Liêm, đã nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản khai phóng dân tộc những nguyên tắc này đã ghi trong Hiến pháp VNCH 1967.
Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba thì hoàn toàn người làm GDMB không có một ý niệm gì hết.
Về tính dân tộc
Ta hãy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn thì khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc trước tiên là việc dân mình tự làm lấy giáo dục của mình. Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ý làm ngược với những bài bản thời thuộc địa.
Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và được coi là tư tưởng chỉ đạo. Thì cũng là cách hiểu trong giáo dục.
Một khía cạnh khác trong cách hiểu về tính dân tộc của miền Bắc. Không phải là những người làm giáo dục không biết chỗ yếu kém vốn có. Để tự trấn an, người ta biện hộ rằng trong cái vẻ luộm thuộm nhếch nhác, hình như GDMB đang trở lại với nền giáo dục của ông cha ta ngày xưa thời trung đại, chỉ cốt phát huy tinh thần hiếu học của con người.
Dân tộc trong trường hợp này, dân tộc đồng nghĩa với “ta về ta tắm ao ta”, từ chối những đổi mới hiện đại.
Cũng chính là những lý do được viện dẫn khi, trong đời sống văn hóa, người ta kéo nhau trở lại với các phong tục cổ hủ và khuếch trương mê tín đến một mức độ người xưa không thể tưởng tượng.
Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.
Về tính nhân bản
Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.
Phần thì xã hội ở đây đã xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển; phần nữa thì đang trong thời chiến tranh, không thể nói nhiều đến tình người, nó xâm hại ý chí chiến đấu.
Khi cần phải nói chuyện với thế giới, các nhà tư tưởng miền Bắc cũng công nhận nhân đạo chủ nghĩa là lý tưởng tốt đẹp và giáo dục phải có nhiệm vụ hướng tới.
Nhưng trong thực tế, cách lý giải nghĩa về chủ nghĩa nhân đạo thường giản đơn và cổ lỗ. Lại thường giải nghĩa rất mới: “chủ nghĩa nhân đạo cao nhất là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công”.
Trong bài Đế quốc Mỹ phải là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta của Chế Lan Viên, người ta còn thấy những câu thơ mà có lẽ con người ở các xã hội khác không sao hiểu nổi:
--Miền Nam ta ơi
Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất
– Ngọn súng trường ta ơi ngọn súng rất nhân tình
Giới giáo dục miền Bắc cũng theo sự chỉ đạo đó.
Cách giải thích về nhân bản của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu , nó gần với cách hiểu của phạm trù này ở các xã hội hiện đại.
Hãy thử đọc một số sách thuộc tủ sách giáo dục của nhà xuất bản cũng tên là Trẻ, in ra ở Sài Gòn khoảng mấy năm sau 1970.
Lúc này, một nhóm các nhà giáo dục, có lẽ mới đi học Anh Mỹ về, lập nhóm và đã công bố nhiều tài liệu mới viết có, vừa được dịch có.
Khi bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc viết:
Mục đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt được nhân cách, các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể sống trọn kiếp nhân sinh […] nghĩa là giúp họ thể hiện được con người của mình trong ý nghĩa “con người là một hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.
Lê Thanh Hoàng Dân- Trần Hữu Đức..Các vấn đề giáo dục nxb Trẻ,1970 tr 209
Cách hiểu như thế này cố nhiên không bao giờ được đề lên như mục đích của GDMB. Với các nhà giáo Hà Nội, nhất là vào thời kỳ sau khi Hà Nội được tiếp quản từ tay người Pháp (10-1954), không làm gì có những con người chung chung. Mỗi con người đều thuộc về một giai cấp do đó họ phải sự chỉ đạo của các đảng phái đại diện giai cấp của họ. Cách hiểu của GDMN:
chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
dù có được coi là đúng đi nữa, cũng không bao giờ được ứng dụng. Mà trong thực tế, lại làm ngược.
Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa thì hoàn cảnh hiện thời không cho phép người ta tuân thủ.
Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân.
Thế thì làm sao có thể tính chuyện nghiên cứu về con người cá nhân, và giúp lớp trẻ thực hiện bản thể cá nhân vốn có trong họ được!
Cái luận điểm từng được thống nhất nêu ra trong các văn bản miền Nam
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Giáo dục Việt Nam cộng hòa http://vi.wikipedia.org/wiki/
phải được coi là xa lạ và nếu có ai nghĩ vậy thì cần phê phán.
Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ý một điểm, đó không phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà còn là nguyên lý chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga xô viết.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đã nói, có một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:
--Xét chung thì nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhăm biến con người thành một công cụ sản xuất [và ở VN là chiến đấu - VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đã trở thành công cụ của guồng máy cộng sản thì mất hết nhân tính. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)
Có thể mượn để nói về GDMB.
Về tính khai phóng
Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.
Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.
Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.
Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.
Trong cuốn Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX.
Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu.(sđ d tr138 )
Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội phát triển trí lực và hoàn thiện tính cách cá nhân, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Bởi vậy giáo dục không hể trở thành công cụ đặc biệt giúp cho những kẻ muốn thao túng xã hội theo đuổi những mục đích xấu xa. Việc dạy dỗ tại nhà trường phải hoàn tòan trao cho các nhà giáo độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất cứ đảng phái chính trị hay tôn giáo nào (sđ d tr 143).
Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói.
Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận.
Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
là theo tinh thần khai phóng vừa nói.
Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là cần khai phóng thì mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.
Nhìn theo cách nào thì khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nói cũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đã làm ngược lại.
Hẳn là không xa sự thật lắm nếu kết luận trong khi giáo dục thế giới và GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín. Trong khi GDMB chỉ hướng tới các mục đích trước mắt – một tinh thần thiển cận sát mặt đất--, thì tinh thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp cho người ta hướng tới tương lai.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục đã nói, ở tr 204 tập I, tôi còn thấy các tác giả dẫn lại một câu của Kant:
Mục đích của giáo dục là huấn luyện trẻ không phải chỉ nhằm vào sự thành công của chúng trong tình trạng xã hội hiện tại mà nhằm một tình trạng có thể tốt đẹp hơn, hợp với một quan niệm lý tưởng của nhân loại (sđ d tr 204).
GD MN nhằm vào những mục đích như thế mà GDMB thì không.
ĐOẠN KẾT
Giống như xã hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không bình thường.
Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 thì GDMB, xét theo cả chặng đường dài năm sáu chục năm, trong khi cố tìm cốt cách riêng của mình, hóa ra lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.
Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện đại thì GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.
Cần nói thêm là trong khi phải làm giáo dục một cách mò mẫm, những người làm giáo dục ở miền Bắc trước 1975 đã luôn luôn tự nhủ rằng chúng ta đang làm một cuộc cách mạng trong giáo dục và giáo dục ta đang là một nền giáo dục tiên tiến.
Đó là một ý nguyện chính đáng.
Trong chiến tranh, Hà Nội hoàn toàn khép kín. Muốn thì cũng muốn lắm, nhưng trong hoàn cảnh đóng cửa cách ly với thế giới, làm gì có chuyện hội nhập theo đúng nghĩa của nó.
Cuộc sống trì trệ kéo dài.
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.
PHƯƠNG PHƯƠNG * BAO CẤP
Đời sống kinh tế thời bao cấp ở miền Nam – Nhìn về miền Nam sau ngày giải phóng (Kỳ 7)
Miền Nam Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ
Chí Minh sau ngày giải phóng, không phải là không có nhiều thay đổi. Có
những cái thay đổi sâu xa không thể nhìn thấy được, nhưng cũng có những
cái thay đổi hiện ra rõ ràng trước mắt như cách ăn mặc chẳng hạn. Đó là
lí do vì sao khi được hỏi những thay đổi của Sài Gòn sau ngày giải
phóng, chú T đã nhớ ngay đến cái thay đổi trong cách ăn mặc của người
dân thành phố. Chú nói thời bao cấp thật là một thời đáng để người ta
nhớ. Biết rằng đây là thời kì có bao nhiêu cái trì trệ, nhưng có cần
chăng để dân Việt nhìn lại mình và có một chút cái gì gọi là chấn chỉnh
lại? Chú T nhớ lại thời trước, thời của Nguyễn Văn Thiệu, mọi thứ khác
xưa rất nhiều. Người ta kể rằng con gái ra đường không còn biết ý tứ,
giữ gìn nết na thuần phong mỹ tục. Thời đó, các me Mỹ, gái điếm lên làm
bà, trật tự xã hội, giá trị đạo đức bị đảo lộn. Đến ngày miền Nam được
giải phóng, nhà nước tiếp quản Sài Gòn, mọi cái lại khắt khe một cách
quá đáng. Chú T nói hai thời đó chỉ xảy ra trước và sau năm 1975, vậy mà
nó thay đổi và khác nhau như hai thái cực; một bên thì phóng khoáng,
lai căng, một bên thì kín đáo, khắt khe. Thời bao cấp, chỉ cần mặc quần
hơi loe một tí là người ta rạch luôn, còn ai mặc áo màu này màu kia là
lập tức bị kiểm điểm liền. Một người nào đi ra đường mà đeo cái kính
ngược lên tóc cũng có người gọi lại để chỉnh. Còn bao nhiêu cái khác như
mặc áo không được hở cổ, hở nách,… Có khi mấy anh Tỉnh Uỷ ngồi nói
chuyện với nhau, trong số đó có mấy người đi ra nước ngoài, thấy người
ta mặc đồ màu này màu kia trông cũng đẹp mắt. Mình ở đây cứ cấm đoán,
đâm ra nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn màu đen, trông cái gì cũng đen đen,
quần đen, áo đen, trông nó quê một cục. Chú vừa cười vừa kể cho tôi
chuyện ăn mặc thời bao cấp, chẳng ai nghĩ có một thời kì như thế. Cái
đập vào mắt người ta hằng ngày ai cũng biết, biết là nó xấu, biết là nó
quê mùa và có lẽ người ta cũng biết nó cần phải thay đổi.
Nhớ đến miền Nam ngày giải phóng, chú T cũng
không quên hình ảnh những đồng chí cán bộ từ Bắc vào lúc nào cũng sự
ngỡ ngàng trước sự phát triển của miền Nam, đặc biệt là những người dân ở
miền Bắc. Ngày trước, khi một người miền Nam vào miền Bắc, người miền
Bắc xem người miền Nam như thể Việt kiều về nước bây giờ. Tôi không thể
ngờ rằng, người dân trên cùng một đất nước Việt Nam sau những năm xa
cách lại có thể khác nhau đến như vậy. Chú T còn kể ngày xưa khi còn ở
bưng, chú được mấy bà mẹ anh hùng liệt sĩ nhận làm con. Sau ngày giải
phóng, chú theo các cán bộ trở về Sài Gòn. Được các bà mẹ gửi gắm, chú
được các anh trong Thành Uỷ nhận làm em. Với mối quan hệ này, họ giúp
chú cũng nhiều mà họ nhờ chú cũng nhiều, từ việc lớn lao như giúp nghĩ
cách phát triển lại kinh tế miền Nam cho đến những việc cỏn con như nối
điện, sửa ti vi,… Lúc bấy giờ, chú hay bị nhờ là vì cái gì chú cũng rành
rọt hơn, từ đường đi nước bước ở Sài Gòn cho đến lắp sửa điện hay các
loại máy móc. Dù sao, chú là sinh viên Sài Gòn được học biết nhiều, lại
là con nhà công nghiệp nên biết nhiều về các thiết bị máy móc này kia.
Chú kể, ngày đó khi mới trở lại Sài Gòn, đi đâu mấy cán bộ cũng nhờ chú
bắt điện. Mấy bộ đội ở miền Bắc vào không biết gì về điện, nhìn thấy
điện rất sợ. Có mấy ông nhìn cái lavabo của mình, tưởng là cái chỗ để vo
gạo nên lấy gạo vo rồi bấm nút xả làm gạo trôi hết, rồi bực mình mới
nói cái này Mỹ nó chơi, nó gài mình. Mấy cái bình biến thế điện treo ở
cột điện thì mấy ông kêu là bom, cứ thế bắn, nguy hiểm vô cùng. Hồi đó ở
ngoài Bắc, mấy ông đó có thấy mấy cái này bao giờ. Chú T còn kể khi chú
hỏi có biết cái tủ lạnh là cái gì không? Mấy ông đâu có biết cái tủ
lạnh là gì nên trả lời với chú là tủ lạnh chạy đầy đường. Vì lúc đó họ
nghĩ cái tủ lạnh là mấy cái thùng xe công-ten-nơ. Theo nhận xét của chú
T, cán bộ thiếu trình độ nhiều lắm. Hồi chú còn sống trong bưng, chú đã
thấy hiếm có ai có được trình độ cao, toàn mấy ông i, t. Chú nói, cán bộ
nào cao nhất là lớp ba, lớp bốn. Người biết đọc, biết viết đã kể như là
giỏi lắm rồi, còn về tiếng Tây (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…) thì
kể như mù tịt.
Tôi nghe lại những câu chuyện này, mới nghe
qua đúng là cảm thấy thật buồn cười. Có ai không nghĩ, trời cái đó mà
cũng không biết. Tôi cho rằng chuyện không biết cái này cái kia cũng là
chuyện không lạ. Tôi chẳng trách chuyện người ta không biết rồi sinh ra
những câu chuyện ngây ngô như vậy. Cái gì không biết rồi từ từ sẽ biết,
chỉ cần muốn biết cái gì cũng sẽ biết. Tôi chỉ sợ có những lúc con người
biết mà cứ như thể là không biết hoặc không còn muốn biết nữa mà
thôi.
NGUYỄN VĂN TUẤN * GIẢI PHÓNG
Nhân đọc từ “giải phóng”, nhớ chuyện xưa
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn – 25 April 2015
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn – 25 April 2015
Đó là chuyện gần 40 năm về trước, khi “phe thắng cuộc” mới vào tiếp nhận
và quản lí miền Nam. Có rất nhiều chuyện cười ra nước mắt thời đó, và
những chuyện đó tự nó chất vấn hai chữ “giải phóng”, và đặt câu hỏi
chính đáng “ai giải phóng ai”. Câu chuyện của tôi liên quan đến một anh
bạn bên phía “thắng cuộc”.
Anh tên là Tr., người Bắc Ninh, chỉ mới học xong lớp 8 là đi bộ đội,
nhưng anh rất trọng người có học. Sau 1975 anh không về Bắc, trở về đời
sống dân sự, và được tuyển vào làm nghề lái xe cho cơ quan. Bọn thanh
niên miền Nam chúng tôi quen anh trong vai trò đó. Cá nhân tôi rất mến
anh, vì anh rất thành thật, có cái tính ngang tàng của dân Nam kì, khác
hẳn mấy người miền Bắc thời đó. Anh không nói dóc hay nổ về miền Bắc.
Vài năm trước, bẵng đi mấy mươi năm tôi gặp lại anh, ui chao hai người
mừng quá. Sau mấy chục năm định cư trong Nam, anh không còn Bắc kì chút
nào (nếu còn thì chỉ cái giọng thôi), chứ từ cách giao thiệp đến ăn
nhậu, anh là dân Nam kì thứ thiệt. Ngày nay, anh là một doanh nhân loại
nhỏ, đã thành ông nội, và quan trọng là có con đi học bên Singapore.
Anh trở nên “phản động” rất nhanh. Chỉ độ 2 năm sau ngày “giải phóng” là
anh đã định bỏ đảng. Cứ mỗi lần rượu vào hay trên bàn cà phê, anh tâm
sự là anh bị lừa. Anh nói lúc đi bộ đội, vì bị tuyên truyền, anh cứ
tưởng người dân trong Nam nghèo lắm. Anh nghĩ họ bị bọn Mĩ Nguỵ bóc lột
nghèo đến nỗi không có chén để ăn cơm, mà phải dùng đến gáo dừa làm
chén. Anh phải tòng quân để cứu giúp đồng bào ruột thịt mình. Nhưng đến
khi vào tiếp quản thì anh mới sáng ra là mình bị lừa gạt. Dân miền Nam
giàu hơn nhiều và sống đầy đủ hơn nhiều so với dân miền Bắc. Anh chẳng
thấy ai ăn cơm bằng gáo dừa cả. Chỉ thấy xe Honda và xe hơi chạy đầy
đường ở trong Nam là anh đã biết mình bị gạt.
Một hôm, tôi rủ anh về thăm nhà tôi dưới quê. Hai anh em đi xe đò về tới
CK, rồi từ đó đi bộ về nhà (độ 5 km). Khi mới ghé qua nhà, từ cái chợ
làng, con sông đến đồng ruộng vàng ươm bao la, anh đi từ kinh ngạc này
đến kinh ngạc khác. Anh hỏi tôi: Này! Nguyên khu đất này là đất của bố
mày à? Tôi thản nhiên nói: Ừ, ba tôi lập nghiệp ở đây lâu rồi. Đây là
đất vườn để ở, còn đất làm ruộng phải đi 10 cây số nữa. Tôi dẫn anh ra
sau vườn, anh thấy nào là xoài, ổi, mận, chuối, dừa, v.v. quá nhiều và
mắt cứ mở ra ngạc nhiên.
Anh cứ suýt xoa nói đất và nhà rộng quá, mà nhà thì chỉ có ba má tôi và 3
đứa em gái. Tôi nói không rộng đâu, bên dượng tôi còn rộng hơn nữa. Nói
là làm, tôi rủ anh chèo xuồng qua thăm dượng Út tôi. Dượng tôi người
Quảng Ngãi thoạt đầu thấy dân Bắc kì nên có vẻ không hạp mấy, nhưng thấy
anh Tr ăn nói rất Nam kì nên dượng khoái liền. Dượng Út tôi nói: thằng
này coi bộ được à. Dượng Út hét mấy đứa em bắt hai con gà để đãi khách.
Chỉ vài chục phút sau là có gà luộc ăn, rau thơm và bắp chuối đầy đủ
(tất cả chỉ từ sau vườn), kèm theo nồi cháo thơm phức. Anh Tr cảm kích
lắm. Anh nói ở ngoài Bắc rất khó có được một bữa ăn như thế. Ăn uống
xong, dượng Út tôi hỏi cuộc sống ngoài Rạch Giá ra sao, và khi biết anh
Tr thiếu gạo (mà thiếu thật), dượng Út tôi liền kêu mấy đứa nhỏ chuẩn bị
một bịt gạo cả chục kí-lô cho anh đem về nhà. Các bạn thử tưởng tượng,
anh và tôi phải luân phiên vác cái bịt gạo đó 5 km ra Chắc Kha (để đón
xe đò về Rạch Giá)! (Thời đó, còn là thanh niên trai trẻ nên tôi mới vác
nổi, chứ bây giờ thì sao vác nổi).
Trên đường về cơ quan, anh nói rất nhiều về sự khác biệt giữa hai miền
Nam Bắc, và tôi chỉ biết nghe chứ không bình luận gì (do tôi có biết
cuộc sống ngoài kia ra sao đâu). Càng ngày anh càng tỏ thái độ chống
đối. Bất cứ câu gì của lãnh đạo, anh cũng bỉu môi, nói ngược lại. Anh
không còn tin vào hai chữ “giải phóng” nữa, vì anh nghĩ anh mới là người
được giải phóng, chứ anh có giải phóng ai đâu. Chính miền Nam đã cho
anh biết thế nào là một cuộc sống sung túc, sống chan hoà với nhau
(chẳng ai làm chó săn theo dõi ai). Tôi để ý cứ mỗi sáng đọc báo Nhân
Dân, anh ngồi tít đằng sau chỉ thẩn thờ hút thuốc. Tôi phải nói thêm
rằng thời đó, mỗi sáng đều có người đọc báo Nhân Dân cho cả cơ quan
nghe. Chuyện hài hước, nhưng hoàn toàn có thật. (Bây giờ ai mà đọc báo
Nhân Dân thì bị xem là tra tấn tinh thần).
Như nói nói trên, anh Tr tuy học không bao nhiêu, nhưng rất quí anh em
miền Nam có học. Thời đó, sinh viên mới tốt nghiệp ở Sài Gòn về công
tác, các cô cậu vẫn còn phong cách rất “tư sản”. Các nàng thì mang guốc
cao gót, ăn mặc tươm tất, rất tiểu thư đài các, khác hẳn các cán bộ gốc
du kích hay ngoài Bắc chi viện vốn chỉ mặc áo bà ba (hay các cô ngoài
Bắc thì mặc theo kiểu Tàu, áo chemise và quần đen cũn cỡn, trông buồn
cười lắm) . Các chàng thì lúc nào áo cũng trong quần trông rất văn minh,
khác hẳn với mấy ông “răng đen mã tấu”. Nhưng với nhiều cán bộ cơ quan
thì đó là những cái gai trong mắt họ. Cứ mỗi lần họp cơ quan là có người
nói xa nói gần chỉ trích “lối sống tư sản” (dĩ nhiên trong đó có tôi),
có khi họ nói rất nặng nề. Vậy mà đám thanh niên “tư sản” đó vẫn ne-pas.
Riêng anh Tr thì không bao giờ nói gì; ngược lại anh thích đi theo tụi
tôi bù khú, cà phê, cà pháo. Cứ mỗi lần đọc báo có tiếng nước ngoài, anh
nhờ tụi tôi giải thích. Anh ham học thật. Anh có nghề xem tướng số, nên
cứ mỗi lần xỉn xỉn, anh nhận xét từng cô “tư sản” trong cơ quan. Nào là
PP là chân dài (mà dài thật); NB có khuôn mặt sáng, nhưng tướng đi làm
hại cô ấy; D ngực bự, nhưng khó nuôi con, v.v. nói chung toàn chuyện đàn
ông bù khú vớ vẩn đó mà. Lúc đó, L (là một bác sĩ trí thức nhất) nói
với tôi: Tao nghi thằng cha này là đảng cài vào để theo dõi tụi mình,
nên coi chừng. Nhưng L nghi oan cho anh ấy, vì anh không còn thiết tha
gì với đảng nữa. Có vài lần anh đòi ra khỏi đảng nhưng bị chú Ba N lúc
đó là giám đốc chửi cho vài trận nên thôi.
Bác ba N cũng là một người khá đặc biệt. Bác ngày xưa có bằng Premiere
rồi theo cách mạng, và sau này đi tập kết ra Bắc. Sau 1975, bác N về lại
miền Nam. Bác là người cộng sản đàng hoàng, và vì là người có học, nên
bác hay bênh vực đám thanh niên “tư sản” bọn tôi. Bác không ưa người
miền Bắc, ngoại trừ anh Tr là tài xế cho bác ấy. Có lần tôi bị kiểm điểm
vì đeo cái đồng hồ Seiko, tôi nổi nóng đòi nghỉ việc, bác ba N kêu vào
office vừa nói vừa chửi: “Đồ ngu, chỉ có một sự việc nhỏ là đòi nghỉ,
con nít. Tụi nó nói gì thì kệ cha nội tụi nói, mày cứ im lặng cho tao.
Tụi nó cả đời có biết đồng hồ là gì, nên tụi nó ganh đó thôi.” Bác N nói
thêm như cảnh cáo: “Tao mà nghe mày nói nghỉ việc nữa là coi chừng
tao.” Có vài lần bác N biết trước là cơ quan họp để dằn mặt ai đó trong
đám tư sản, bác chủ động có mặt như để dằn mặt lại các cán bộ miền Bắc
và cán bộ du kích (hai nhóm này cũng không ưa nhau). Bác làm như thế rất
âm thầm, chứ không hề nói gì ra ngoài.
Anh Tr có một cái khiếu rất lợi hại là giả chữ kí. Chữ kí của lãnh đạo
nào anh cũng giả được rất hay. Thời đó, khi đi công tác thì phải có giấy
giới thiệu của cơ quan mới mua được vé xe đò (loại xe đò ghế toàn làm
bằng cây, và phải dùng cái thanh sắt để quay nó mới chạy, chứ không phải
đề tự động như bây giờ). Có lần bác ba N và ông trưởng phòng hành chính
đi công tác, mà tụi tôi cần vé đi Sài Gòn. May phước là anh Tr không
lái xe cho họ lúc đó. Bí quá, nên tôi phải cầu cứu anh Tr giả chữ kí bác
Ba N, và hứa sẽ mua quà Sài Gòn về cho anh. Anh nhìn mặt tụi tôi (lúc
đó chắc thảm hại lắm) rồi nói: ĐM, giả thì được rồi, nhưng nếu mai mốt
tụi mày vui miệng nói ra thì ông già ổng đuổi tao thì sao. (Anh Tr hay
gọi bác Ba N là “ông già”). Năn nỉ mãi, anh chịu kí vào giấy giới thiệu,
và thế là chúng tôi có chuyến đi Sài Gòn. Sau này, anh còn kí giả để
anh em mua xăng dầu đi vượt biên! Do đó, công anh Tr cũng lớn đối với
nhiều người.
Anh Tr mê gái miền Nam, và hỏi chúng tôi có cách nào làm mai cho anh một
cô. Một vài năm sau (khi tôi đã đi) thì anh cũng thành hôn với một em
miền Nam. Nhưng câu chuyện lần đó mới là đổi đời anh. Em này có người
trong nhà đi vượt biên. Do đó, đảng khuyên anh không nên cưới em ấy, còn
nếu cưới thì phải ra đảng. Sau này, anh nói với tôi: ĐM, tao muốn bỏ
lâu rồi, nên nhân dịp này là tao bỏ luôn, tới đâu thì tới. Nhưng trong
thực tế, đảng lờ cho anh cưới M. Thế là anh cưới M, và hai người sống
bên nhau cho đến nay. Sau khi cưới, anh bỏ nghề tài xế cơ quan, ra bươn
chãi làm ăn linh tinh, nhưng hai vợ chồng cũng kì cóp mua được nhà. Thêm
viện trợ từ nước ngoài bên vợ, nên hai vợ chồng làm được một doanh
nghiệp mua bán trái cây và nông sản rất khá. Anh có một cậu con trai học
rất giỏi, nó được học bổng đi học bên Singapore. Anh rất tự hào về cậu
con trai đó. Sau này, anh còn “bảo lãnh” cả nhà ngoài Bắc Ninh vào định
cư trong Nam.
Bây giờ, mỗi lần gặp anh, lại bù khú với nhau, hỏi chuyện ai còn ai mất,
anh hồi tưởng chuyện “mấy thằng thanh niên tư sản” và cười ngất. Anh
nói một cách thành thật là cả nhà anh phải cám ơn miền Nam và “mấy thằng
mày” cho tao biết thế nào là ăn ở tử tế. Có hôm, anh, tôi và vài người
bạn doanh nghiệp của anh đi quán karaoke, trong lúc ngà ngà tôi giả bộ
hỏi anh “lúc này anh còn sinh hoạt đảng không”, anh nhìn tôi vừa chửi
thề, vừa nói giọng rặt Nam Bộ: “Ở chỗ vui vẻ này câu hỏi của mày làm tao
mất vui.”
Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Văn Tuấn)
Tuesday, May 3, 2016
KHOA HỌC GIA NHẬN ĐỊNH VỤ CÁ CHẾT
Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài
27-04-2016
12:51:12
Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .
Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.
Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.
Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.
Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng.
Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)
Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như KLN và kể cả chất phóng xạ.
Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1,5 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.
Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá).
KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy.
Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt.
Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột.
Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”
So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite
Nước thải từ Formosa
Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.
Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43-
Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.
Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L).
Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide
Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.
Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:
4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH
NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.
Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.
Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.
Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.
Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp
(Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)
Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng
Khi cống thải được đặt ở 1,5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm mét.
Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.
Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc
Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.
Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.
Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:
Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata
Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.
Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.
Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.
Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể.
Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ.
Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể.
Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.
Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc.
Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.
Nếu là NaCN thì sao?
Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.
Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.
Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn nhiều.
Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy.
Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.
Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%.
Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.
Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).
Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?
Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.
Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.
Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.
Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.
Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.
Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.
Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”.
Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.
Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:
1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam),
2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh);
3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.
Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.
Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.
Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?
Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.
Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Kết luận
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.
Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.
Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.
Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.
Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi.
Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.
Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi.
Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Việt Nam (Vietnam Journal of Science)
ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản) Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ) GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ) |
GS. PHẠM ĐỨC LIÊN * GIÁO CHỨC QUỐC GIA
Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập (9 tháng 3 năm 1945)
và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)
GS Phạm Đức Liên
Tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ!. Trong khi Đức và Ý làm chủ tình hình ở Châu Âu và Bắc Phi thì ngược lại người Nhật kiểm soát Á Châu - nhất là Việt Nam, yết hầu vùng Đông Nam Á. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương (Nhật đã vào Việt Nam từ năm 1939 và áp đảo người Pháp), chấm dứt gần 100 năm - thực dân Pháp "bớp tai/đá đít" dân Việt!. Chỉ hai ngày sau đó - thừa lệnh Nhật Hoàng, Đại Sứ Nhật tại Việt Nam, Yokoyama - xin yết kiến vua Bảo Đại và : "Muôn tâu Hoàng Đế, chúng tôi xin dâng nền độc lập lên Ngài và dân tộc Việt Nam" - " Xin Việt Nam ở trong khối thịnh vượng Châu Á - do Nhật Hoàng lãnh đạo". Bản tuyên ngôn Việt Nam Độc Lập được vua Bảo Đại và Viện Cơ Mật ký ngày 12/3/1945.
Biết bao xương máu của nhân dân Lạc Hồng - tranh đấu cho nền độc lập - từ phong trào Cần Vương/Văn Thân - Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh ... đến Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa năm 1930, và ngay cả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Việt Nam Cộng Sản Đảng ... đã được đãi ngộ xứng đáng: Lãnh thổ và nền độc lập Việt Nam bất khả phân.
Hoàng đế Bảo Đại chỉ định GS Trần Trọng Kim lập chánh phủ Việt Nam Độc Lập. Nội các trí thức gồm các kỹ sư, luật sư, thạc sĩ, bác sĩ ... đã trình diện Hoàng Đế và quốc dân (giữa tháng 4/1945). Bộ Trưởng Giáo Dục đầu tiên của Việt Nam độc lập là Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn (Thạc Sĩ Toán Học). Bình minh cho lịch sử dân tộc Rồng Tiên (cận và hiện đại) Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu xa của Pháp - cho dầu đã độc lập (ngày 9/3/1945) - trên mọi lãnh vực: hành chánh (1) , tài chánh, kinh tế, và nhất là giáo dục. Mà giáo dục Pháp - cũng như Trung Hoa - rất kính trọng thầy cô (Quân, Sư, Phụ). Đó cũng là truyền thống Vạn Xuân.
I. Thầy cô dạy bậc tiểu học (lớp năm đến lớp nhất - sau năm 1963 đổi thành lớp 1 đến lớp 5): - Là giáo sinh, tốt nghiệp trường Sư Phạm (École Normale), được gọi là giáo viên (instituteur, institutrice) tiểu học. Điều kiện để vào học trường Sư Phạm là có bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp và qua kỳ thi tuyển.
- Từ niên khóa 1961/1962, phòng ốc của những trường trung học không đủ cung cấp cho sự gia tăng lũy tiến của số học sinh (đệ thất, đệ lục). Bộ Giáo Dục đào tạo thêm giáo sinh. Thí sinh phải có Tú Tài Phần Nhất được thi vào học trường Sư Phạm trong hai năm. Khi tốt nghiệp được gọi là Giáo Học Bổ Túc (ngạch trật lương bổng tương đương cấp Trung Úy trong quân đội với chỉ số lương 350). Quí vị được bổ nhiệm về dạy các lớp đệ thất, đệ lục ... ở các trường trung tiểu học (là những trường tiểu học lớn - mở thêm nhiều lớp tiếp liên, đệ thất, đệ lục). Trường Sư Phạm đào tạo Giáo Học Bổ Túc có ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Quy Nhơ, Cần Thơ ...
II. Thầy cô dạy ở trung học(đệ thất đến đệ nhất - sau 1963 đổi là lớp 6 đến lớp 12): - Được gọi là giáo sư (professeur) dù là phụ trách những lớp bậc Trung Học Đệ Nhứt Cấp (đệ thất, lục, ngũ tứ). Những danh xưng đều từ tiếng Pháp mà dịch ra, rất chính xác, trí thức.
- là sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng hay Đại Học Sư Phạm (École Normale Superieure = Faculté de Pédagogie). Cao Đẳng thường học 2 năm và Đại Học Sư Phạm thường học 4 năm:
- Họ phải có Tú Tài toàn phần, đậu kỳ thi tuyển, và được huấn luyện sau 2 năm học (Cử Nhân Bán Phần), được bổ nhiệm là Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp (Professeur de L'enseignement Secondaire du Premier Cycle). Ngạch trật lương bổng : chỉ số 370, ngang Đại Úy thực thụ bậc 1.
- Hoặc phải có Tú Tài phần hai, đậu kỳ thi tuyển, và được đào tạo sau 4 niên khóa (Cử Nhân Giáo Khoa) là Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (2) . (Professeur de l'Énseignement Secondaire du Deuxième Cycle), dạy đệ tam, nhị, nhất, tức là lớp 10, 11, 12). Ngạch trật và lương bổng : chỉ số 470 ngang Thiếu Tá. Đó là những Giáo Sư Cử Nhân (Professeur Licencié) - ngang hàng với kỹ sư tốt nghiệp từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (chỉ số 470). Xin lưu ý, sinh viên tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Phó Đốc Sự) - kỹ sư Nông Lâm Súc có chỉ số lương là 430 mà thôi (đó là Cử Nhân tự do như Cử Nhân Luật - coi như BA ở Mỹ ngày nay - trong khi ĐHSP và KS Phú Thọ là BS).
Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khai giảng khóa 1 vào tháng 9 năm 1958 (đó là trường Sư Phạm Hà Nội chuyển vào Sài Gòn sau Hiệp Định Geneve 1954 và được nâng cấp). Vì nhu cầu - mấy khóa đầu - trường phải đào tạo cấp tốc (1 năm cho GS Trung Học Đệ Nhứt Cấp và 3 năm cho GS Trung Học Đệ Nhị Cấp). Rồi Đại Học Sư Phạm Huế, Cần Thơ ra đời. Đó là những đại học công lập. Người viết vinh hạnh được học trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn hai lần. Lần đầu cho bậc cử nhân và lần sau từ tháng 9/1970 cho Cao Học Thống Kê Giáo Dục (Master Education in Statistics).
Sinh viên ĐHSP Saigon trong một chuyến du khảo tại Đà Lạt (Giáng Sinh năm 1964),
Đề tài bài học Địa Lý: Thế Đất Vùng Cao Nguyên Mầu Mỡ của Việt Nam
Các trường ĐHSP bậc cử nhân thường chia ra hai ban: Văn Chương (Triết, Việt Hán, Anh Văn, Pháp Văn, Sử Địa - và Luật để dạy Công Dân Giáo Dục,) và Khoa Học (Toán, Lý Hóa, Vạn Vật).
Lớp Việt Hán thường tuyển mỗi khóa 40 sinh viên - đông nhất. Lớp Vạn Vật ít nhất - chỉ có 15 (có khóa không tuyển). Sinh viên trường ĐHSP Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960 được lãnh học bổng 1.500 đồng/tháng. Giá sinh hoạt lúc đó là 2-3 đồng một tô phở hay lít xăng. Lúc đó mỗi chỉ số lương bổng là khoảng 15 đồng. Ai bảo thầy cô nghèo!.
Viện Đại Học Đà Lạt (trực thuộc Giáo Hội Thiên Chúa do Linh Mục Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng) vì mới được thành lập, ít sinh viên đã vận động với Bộ Giáo Dục để Đại Học Sư Phạm gởi lên huấn luyện (có ký túc xá) hai ban Triết và Pháp Văn (ít nhất là 4 khóa đầu). Quý vị GS Triết Học như Lê Tấn Lộc, Nguyễn văn Phúc ... (Trịnh Hoài Đức - Bình Dương) , Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn văn Lục (Ngô Quyền - Biên Hòa) ... là cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ là niềm kiêu hãnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi giới thiệu với ngoại giao đoàn là Harvard of Việt Nam và MIT of South Vietnam.
Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn chỉ khai giảng khóa Cao Học Giáo Dục đầu tiên vào tháng 9/1970 sau khi đã mời được những Giáo Sư Tiến Sĩ uy tín, tốt nghiệp từ các Đại Học Âu Mỹ. Đó là quý vị: Dương Thiệu Tống, Huỳnh Văn Quảng, Huỳnh Huynh, Đoàn Viết Hoạt ... Vào thời điểm nầy, Đại Học Luật Khoa và Khoa Học đã cấp phát văn bằng Tiến Sĩ, Đại Học Văn Khoa đã khai giảng những học trình cho sinh viên ban Tiến Sĩ. Từ những năm đầu của thập niên 1970, miền Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo dục Mỹ. Sinh viên Cao Học hay Tiến Sĩ chỉ viết Luận Văn (Memoir) hay Luận Án (Thesis) sau khi đã hoàn tất khoảng 45 tín chỉ cho năm đầu. Đậu xong 45 tín chỉ (15 lớp) thì cũng nhẹ nhõm lắm, sinh viên coi như đã nắm được nửa văn bằng Cao Học hay Tiến Sĩ. Năm sau, ứng viên làm việc trực tiếp với Giáo Sư Bảo Trợ cho luận văn, luận án.
Đại Học Sư Phạm không cung cấp đủ Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp cho bậc Tú Tài II. Bộ Giáo Dục đã tuyển những Cử Nhân từ Đại Học Khoa Học, Văn Khoa và Luật. Đó là quý vị GS dạy giờ hay khế ước. Thù lao dạy giờ của Cử Nhân Giáo Khoa là 199 đồng/giờ (những năm đầu của thập niên 1960). Đôi khi thu nhập hàng tháng của GS dạy giờ còn cao hơn giáo sư chánh ngạch.
Miền Nam cưỡng bách giáo dục bậc tiểu học. Sau khi đậu tiểu học, học sinh phải thi tuyển vào đệ thất trường công. Thế nhưng phòng ốc bậc trung học chỉ đủ cho khoảng 15% số thí sinh (85% còn lại phải học nơi tư thục hay đành thất học!). Trường công lập còn thiếu giáo sư (3) - làm gì mà hệ thống tư thục - chẳng thiếu thầy cô trầm trọng (nhiều thầy cô chỉ có Tú Tài, chủ trường xếp dạy lớp đệ nhị, đệ nhất! - danh từ giáo sư bị lạm dụng là thế !. Giáo sư ít nhất phải có 2 năm đại học).
-Số giờ dạy học hàng tuần được ấn định như sau:
Giáo Viên Tiểu Học 24 giờ (4 giờ x 6 buổi sáng hay chiều - thứ hai đến thứ bảy),
Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp: 18 giờ.
Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp: 15 giờ.
Giáo Sư Tiến Sĩ (Professeur Docteur): 6 giờ.
Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Agrégé, Prof. Postdoctor): 4 giờ.
III. Thầy cô dạy đại học được gọi là Giáo Sư (Professeur), và chắc chắn - theo cấp số: - Quý vị có học vị cao hơn Cử Nhân (ít nhất là đỗ Cao Học) gọi là Giáo Sư Cao Học (Professeur Maitrise). Lý tưởng là Professeur Docteur (Giáo Sư Tiến Sĩ) rồi lên Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Agrégé). Bên trường Luật chỉ có mấy vị Thạc Sĩ là: Nguyễn Cao Hách, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc. Đại học Y Khoa Sài Gòn cho tới 1975 cũng chỉ có 5 vị Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Postdoctor) là: Trần Quang Đệ, Nguyễn Hữu, Ngô Gia Hy, Trần Ngọc Ninh và Phạm Biểu Tâm.
Học trình của Giáo Sư Thạc Sĩ lúc đó là 8 năm đại học: 3+2+2+1 cho Luật Khoa, và 1+6+1 cho Y Khoa. (học trình giáo sư đại học ở Mỹ hiện nay dài lê thê: 4+2+2+2=10 cho các ngành, 4+$+3+2=13 cho Y Khoa, đặc biệt, Giáo Sư Thạc Sĩ chuyên giải phẫu lồng ngực (Cardiothoracic Surgeon) là 18 năm=4+4+5+2+3.
Đại Học Luật Khoa Sài Gòn
Thạc Sĩ được dịch từ chữ Agrégé là học vị cao hơn Tiến Sĩ và cao nhất của khoa cử - là kỳ thi Đình ngày xưa để lấy Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và Hoàng Giáp. Đó là Postdoctorate Degree của Mỹ, chớ không phải Thạc sĩ là những sinh viên chỉ học xong 5, 6 năm đại học như cách gọi trong nước từ năm 2000. Đó chỉ là Cao Học (Master) mà thôi. Thí dụ MBA: Master of Business Administration là Cao Học Kinh Thương chứ không phải là Thạc Sĩ Kinh Doanh!. Ngẩn ngơ như thế - nên năm 2013 - không một đại học nào của Việt Nam ở trong The TOP 100 của Châu Á!. Theo Nhà Bác Học Ngô Bảo Châu và Tiến Sĩ Chu Hảo thì: "Đại học nước ta đang đi vào ngõ cụt!". "Không khéo thì bị xếp hạng sau cả Miến Điện, Ai Lao, Cao Miên!", trong khi Việt Nam là dòng giống thông minh, chăm chỉ và kỷ luật. Đại học phải tự trị để tự do phát triển, khảo cứu ...
Đại Học Văn Khoa Saigon
đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tào những Giáo Sư Cử Nhân cho nền giáo dục
- Dạy Đại Học, quý vị phải có bằng Tiến Sĩ (Doctorat) và cao hơn là Thạc Sĩ (Agrégé). Thế nhưng ngay đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1976-1975) chúng ta không đủ giáo sư. Thầy cô đa số chỉ là Cao Học. Điển hình là Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, có nhiều ngành, giáo sư chỉ có Cử Nhân và học giả (quý vị không có học vị đại học - dù chỉ là Cử Nhân - nhưng có tác phẩm nghiên cứu giá trị như: Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Duy Cần, Bửu Cầm ...) Trong khi ban Triết lại dư thừa: có đến 6, 7 vị Tiến Sĩ, đa số là linh mục. Trong trường hợp nầy, nhân viên giảng huấn được xếp bậc như sau: (trường hợp học giả, cử nhân, cao học):
- Giảng Viên (Charge d'Enseignement) là quý vị dạy giờ/học giả/cử nhân.
- Giảng Sư (Charge de Cours) quý vị dạy theo khế ước. Đó là những Cao Học (ngạch trật và lương bổng: chỉ số 550, tương đương Trung Tá). Sau 5, 7 năm quý vị khế ước cũng vào chánh ngạch.
- Giáo Sư Tiến Sĩ: (ngạch trật và lương bổng: chỉ số lương 690 - ngang Đại Tá thực thụ bậc 1, Y Khoa Bác Sĩ). Đó là Tiến Sĩ Quốc Gia (Docteur d'Etat) là ngạch Tiến Sĩ Cao Nhất (Tiến Sĩ Đại Học - Docteur de l'Université), thấp nhất là Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Docteur 3ème Cycle mà trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn (4) tới tháng 4/75 chỉ cấp phát chưa tới 10 bằng Tiến Sĩ đó).
Có đến 95% Giáo Sư Tiến Sĩ tốt nghiệp từ ngoại quốc. Giáo Sư Tiến Sĩ có 3 bậc:
- Giáo Sư Ủy Nhiệm (Assistant Professor).
- Giáo Sư Diễn Giảng (Associate Professor).
- Giáo Sư Thực thụ (Professeur Titulaire).
Từ bậc thấp lên bậc trên, quý vị giáo sư phải có nhiều công trình khảo cứu (research for teaching - teaching to research) nhất là khoa học kỹ thuật (STEM= Science, Technology, Engineering, Math) cụ thể bằng những phát minh, sáng tạo là những bằng sáng chế, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế quốc gia, cho văn minh nhân loại. Đó là Tiến Sĩ Kỹ Sư, Khoa Học Gia ...
- Giáo Sư Thạc Sĩ thì hiếm lắm. Ngạch trật và lương bổng tương đương tướng lãnh. Mà quả thật, quý vị ấy là tướng lãnh trong khoa bảng và 1 sao, 2 sao là tùy thâm niên công vụ. Cả miền Nam Việt Nam chỉ đếm được 8 vị (3 cho Luật và 5 cho Y Khoa) như đã nói ở trên. Học vị Thạc Sĩ quả là quý, thật là cao.
Lời kết: Hoa Kỳ là nước mà ai ai cũng là businessmen - khách hàng là Thượng Đế - role model cho giới trẻ là những cô biểu diễn thời trang phô mông hở tí, là những anh đầu đặc, tung bóng đập banh. Họ có lợi tức hàng chục triệu mỗi năm nên thầy cô không được nể vì thù lao rẻ như bèo:
- Dạy Tiểu, Trung Học - có Cử Nhân, Cao Học .. thầy cô được gọi là Teacher (giáo viên). Giáo viên có Master's Degree với 10 năm nghề lương chỉ có khoảng 50.000 đô/năm!.
- Dạy Cao Đẳng, Đại Học mà chỉ có Cao Học thầy cô được gọi là Instructor (Giảng Sư) , nếu có Tiến Sĩ thì gọi là Professor (Giáo Sư). Lương khoảng 80.000 đô/năm.
Thực tế lắm, vật chất quá !. Trong khi giáo dục là chìa khóa của tiến bộ (Education is Power) mà tiến bộ là Technology. Technology is built on Science, Engineering, Math. Nước Mỹ hiện nay thiếu trầm trọng những nhà STEM. Tháng 5/2013 trong số 70.000 Tiến Sĩ (PhD.) tốt nghiệp, chỉ có 12.000 là Khoa Học Kỹ Thuật (1/7).
Chú Thích:
(1): Cũng thế, về hành chánh - chánh phủ Trần Trọng Kim- mô phỏng theo hệ thống thời Pháp thuộc. Đó cũng chính là cơ cấu tổ chức từ Paris mang qua Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ 19- từ trung ương tới địa phương (dĩ nhiên có cải tổ cho phù hợp với một nước Việt Nam độc lập sau 9/3/1945).
- Đơn vị nhỏ nhất là Phòng (Bureau). Mỗi phòng có 5, 6 đến 9, 10 nhân viên mà Trưởng Phòng hay Chủ Sự là công chức lâu năm, có bằng Tiểu Học, về sau là Trung Học Đệ Nhứt Cấp, thời VNCH là Tú Tài.
- Nhiều Phòng hợp lại thành Sở (Service): Sở Y Tế, Tài Chánh ... Đó là ở trung ương hay những thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ ... Các tỉnh hay đại phương gọi là Ty: Ty Công Chánh, Ty Cảnh Sát ... Đứng đầu là Chánh Sở (Chánh Sự Vụ) hay Trưởng Ty.. Đây là những công chức có nhiều kinh nghiệm. Thời Cộng Hòa, là quý vị tốt nghiệp từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh hay Cử Nhân các ngành (chỉ số lương 430 trở lên).
- Nhiều Sở thành Nha: Nha Kế Toán, Nha Cải Cách Điền Địa ... Đứng đầu là Giám Đốc (Directeur), đó là những Chánh Sở có thâm niêm công vụ, đạo dức ... được cấp trên chọn lựa. Địa phương là Tỉnh Trưởng (Bình Dương, Biên Hòa...), vào thời bình, là quý vị Quốc Gia Hành Chánh đầy kinh nghiệm hay Cao Học Hành Chánh. Tỉnh Trưởng ngang hàng với Giám Đốc (ở trung ương), thế nhưng khi Giám Đốc Trung Học đến chủ tọa một buổi lễ ở địa phương thì Tỉnh Trưởng ở vị thế thứ hai (ghế ngồi ở bên trái vị Giám Đốc).
- Nhiều Nha họp lại thành Tổng Nha: Tổng Nha Quan Thuế ... đứng đầu là Tổng Giám Đốc (Directeur Génénal). Directeur là to, Directeur Génénal là to lắm (và trách nhiệm cũng to lớn lắm), tương đương Tư Lệnh Quân Khu.
- Nhiều Tổng Nha là một Bộ: Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục ... đứng đầu là Bộ Trưởng (Ministre). Bộ hay Tổng Trưởng là quý vị phải giỏi về chuyên môn (Giáo dục, Công chánh ...), cụ thể là bằng cấp chuyên ngành. Thế nhưng chánh trị (đảng phái) nhiều lắm. Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục thời VNCH đa số (90%) lại là quý vị Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ ( Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Văn Thơ, Ngô Khắc Tĩnh...) . Họ tương đương tướng ba sao.
(2): Cho tới biến cố Mậu Thân (tháng 2/1968), Miền Nam có khoảng 2.500 giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (cử nhân, tốt nghiệp 4 năm từ các trường Đại Học Sư Phạm Công Lập như Sài Gòn , Huế ...). Trong đó có khoảng 2.200 nam GS và 300 nữ GS. Quý vị nữ GS vẫn ở trường dạy học. Quý vị nam GS đi học quân sự 8 tuần rồi trở về nhiệm sở (động viên tại chỗ - tương đương 4 tiểu đòan giáo chức trên 4 vùng chiến thuật) . Trong khi đó quý vị Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp bị động viên đi học quân sự tại Thủ Đức, ra chuẩn úy, đi tác chiến như nhân viên các Bộ khác, rồi có được biệt phái hay không thì tính sau. Quý vị Giáo Học Bổ Túc cũng thế.
(3): Từ niên khóa 1970/1971 số học sinh trung học đệ nhứt cấp gia tăng mau quá, phần vì dân số gia tăng, phần vì áp lực của Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục Hạ Viện vận động để có thêm kinh phí 220 triệu đồng) trong nổ lực tăng số học sinh được nhận vào lớp đệ thất trường công lên gấp đôi: so với năm trước - sẽ là 44.000 thay vì 22.000 trong tổng số 147.000 thí sinh toàn quốc. Đó là thời gian Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên là Phó thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Giáo Dục và GS Dương Minh Kính, Dân Biểu. Bộ Giáo Dục trực tiếp mở những khóa huấn luyện cấp tốc (dạy bán thời gian và từ 3 đến 6 tháng) để đào tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Học viên là quý vị giáo viên tiểu học, giáo học bổ túc (đã được huấn luyện những môn học như : tâm lý, triết lý giáo dục, vệ sinh, quản trị học đường ... từ những trường Sư Phạm trước đó), nhưng họ phải có Tú Tài Toàn Phần. Thầy cô dạy là những Thanh Tra Trung Học (vốn là Hiệu Trưởng, Giám Học những trường Trung Học Đệ Nhị Cấp), và những Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp uy tín.
Phẩm chất của học sinh trung học trường công - thời VNCH đáng tin cậy, nhất là ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (Tú Tài). Cụ thể là sau khi đậu Tú Tài II, du học sinh Việt Nam tại các cường quốc kinh tế bắt kịp sinh viên sở tại. Trong nhiều trường hợp, du sinh Sài Gòn, đã xong Cử Nhân chỉ sau 3 niên khóa (cho dẫu đã mất 6 tháng đến 1 năm do trở ngại sinh ngữ) . Học xong chưa đủ mà còn đậu cao ở các thứ hạng Bình, Ưu .. để được chọn lựa học lên Cao Học. Những du sinh được biết nhiều ở Mỹ là Nguyễn duy Dũng (Võ trường Toản), Đỗ ý Ngọc (Gia Long), Nguyễn xuân Hương (Nguyễn Trãi) ... Các du sinh nầy thật đáng khen ngợi vì đã nâng cao ngọn cờ xứ sở làm thơm quê mẹ Việt Nam.
(4): Tiến Sĩ Cao Xuân An ... Bên trường Luật có Tiến Sĩ Lê Kim Ngân, Phan Thiện Giới.. Đại Học Văn Khoa Sài Gòn: Tiến Sĩ Lưu Kim Sanh. Ông là vị Tiến Sĩ đầu tiên và duy nhứt (sau đó là biến cố 30/4/75). Khóa Tiến Sĩ đầu tiên ở Đại Học Văn Khoa: thi xong năm thứ nhất phần học chung cho các ban năm 1974. Quý vị sẵn sàng trình luận án Tiến Sĩ mỗi ngành chuyên môn vào hè 1975 thì VNCH tan rã. Riêng sinh viên Lưu Kim Sanh, ngay sau kỳ thi chung năm 1974 đã có luận án (Thèse Doctorat) viết sẵn . Ông trình Hội Đồng Khoa và Hội Đồng Giám Khảo làm việc gấp rút. Ông thật may mắn.
GS Phạm Đức Liên
Former Instructor, Central Piedmont Community College, NC
Ngày đầu mùa thu (22 tháng 9 năm 2013)
*******
Rẻ Như Bèo
Mây Ngàn
1. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Đến như Tiến sĩ cũng chèo queo
Kỹ sư, Khoa học còn nhúc nhích,
Nhân văn, tài chánh (1) - quả là teo !
2. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Đại học nơi nơi - gọi, mời, reo.
Cử nhân (2) rút lại - còn ba khóa,
Cao học kinh doanh - thẳng một lèo !
3. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Tiến sĩ lăng nhăng - cũng dễ leo
Ôn lại (3), hàm thụ - mười tám tháng
Hai, ba chục xếp - có bằng treo !
4. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Thế nhưng - ta vẫn cố mà leo
Để cho có chút - hương cao đẳng,
Muốn nói năng gì - có kẻ theo !
(1) Tháng 5 năm 2013, trên dưới 1.500 viện đại học ở Mỹ cung cấp cho thị trường nhân dụng: 1.719.000 Cử Nhân (BA/BS), 684.000 Cao Học (MA/MS) ... thế nhưng chỉ 55% có việc làm!.
(2) Cử Nhân (BA/BS) = Hương Cống : Bình thường là 4 năm đầu đại học (khoảng 120 tín chỉ). Kiến thức nhân loại ngày nay (2013) là nhiều lắm và nhiều quá - nhất là khoa học kỹ thuật (STEM: Science, Technoloy, Engineering, Math). Kỹ sư phải học 5 năm trở lên. Thế nhưng các ngành văn chương, chánh trị, kinh tài ... nhiều đại học co lại dạy trong 3 niên khóa!. Cao học (MA/MS) sinh viên phải học ít nhất 2 năm (Master in Engineering là 3, 4 năm) - thế mà quý vị dạy gấp rút chỉ 12 tháng!.
(3) Online University, Correspondence School ... Học Tiến sĩ (Doctor's Degree) trong 18 tháng (Tiến sĩ - tối thiểu là 2 năm/ học bổng thường cấp cho 2 năm học, riêng STEM phải 3, 4 năm nghiên cứu, nhiều trường hợp không ra đáp số!: không phát minh, không bằng sáng chế/patents ...)
và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)
GS Phạm Đức Liên
Tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ!. Trong khi Đức và Ý làm chủ tình hình ở Châu Âu và Bắc Phi thì ngược lại người Nhật kiểm soát Á Châu - nhất là Việt Nam, yết hầu vùng Đông Nam Á. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương (Nhật đã vào Việt Nam từ năm 1939 và áp đảo người Pháp), chấm dứt gần 100 năm - thực dân Pháp "bớp tai/đá đít" dân Việt!. Chỉ hai ngày sau đó - thừa lệnh Nhật Hoàng, Đại Sứ Nhật tại Việt Nam, Yokoyama - xin yết kiến vua Bảo Đại và : "Muôn tâu Hoàng Đế, chúng tôi xin dâng nền độc lập lên Ngài và dân tộc Việt Nam" - " Xin Việt Nam ở trong khối thịnh vượng Châu Á - do Nhật Hoàng lãnh đạo". Bản tuyên ngôn Việt Nam Độc Lập được vua Bảo Đại và Viện Cơ Mật ký ngày 12/3/1945.
Biết bao xương máu của nhân dân Lạc Hồng - tranh đấu cho nền độc lập - từ phong trào Cần Vương/Văn Thân - Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh ... đến Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa năm 1930, và ngay cả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Việt Nam Cộng Sản Đảng ... đã được đãi ngộ xứng đáng: Lãnh thổ và nền độc lập Việt Nam bất khả phân.
Hoàng đế Bảo Đại chỉ định GS Trần Trọng Kim lập chánh phủ Việt Nam Độc Lập. Nội các trí thức gồm các kỹ sư, luật sư, thạc sĩ, bác sĩ ... đã trình diện Hoàng Đế và quốc dân (giữa tháng 4/1945). Bộ Trưởng Giáo Dục đầu tiên của Việt Nam độc lập là Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn (Thạc Sĩ Toán Học). Bình minh cho lịch sử dân tộc Rồng Tiên (cận và hiện đại) Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu xa của Pháp - cho dầu đã độc lập (ngày 9/3/1945) - trên mọi lãnh vực: hành chánh (1) , tài chánh, kinh tế, và nhất là giáo dục. Mà giáo dục Pháp - cũng như Trung Hoa - rất kính trọng thầy cô (Quân, Sư, Phụ). Đó cũng là truyền thống Vạn Xuân.
I. Thầy cô dạy bậc tiểu học (lớp năm đến lớp nhất - sau năm 1963 đổi thành lớp 1 đến lớp 5): - Là giáo sinh, tốt nghiệp trường Sư Phạm (École Normale), được gọi là giáo viên (instituteur, institutrice) tiểu học. Điều kiện để vào học trường Sư Phạm là có bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp và qua kỳ thi tuyển.
- Từ niên khóa 1961/1962, phòng ốc của những trường trung học không đủ cung cấp cho sự gia tăng lũy tiến của số học sinh (đệ thất, đệ lục). Bộ Giáo Dục đào tạo thêm giáo sinh. Thí sinh phải có Tú Tài Phần Nhất được thi vào học trường Sư Phạm trong hai năm. Khi tốt nghiệp được gọi là Giáo Học Bổ Túc (ngạch trật lương bổng tương đương cấp Trung Úy trong quân đội với chỉ số lương 350). Quí vị được bổ nhiệm về dạy các lớp đệ thất, đệ lục ... ở các trường trung tiểu học (là những trường tiểu học lớn - mở thêm nhiều lớp tiếp liên, đệ thất, đệ lục). Trường Sư Phạm đào tạo Giáo Học Bổ Túc có ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Quy Nhơ, Cần Thơ ...
II. Thầy cô dạy ở trung học(đệ thất đến đệ nhất - sau 1963 đổi là lớp 6 đến lớp 12): - Được gọi là giáo sư (professeur) dù là phụ trách những lớp bậc Trung Học Đệ Nhứt Cấp (đệ thất, lục, ngũ tứ). Những danh xưng đều từ tiếng Pháp mà dịch ra, rất chính xác, trí thức.
- là sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng hay Đại Học Sư Phạm (École Normale Superieure = Faculté de Pédagogie). Cao Đẳng thường học 2 năm và Đại Học Sư Phạm thường học 4 năm:
- Họ phải có Tú Tài toàn phần, đậu kỳ thi tuyển, và được huấn luyện sau 2 năm học (Cử Nhân Bán Phần), được bổ nhiệm là Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp (Professeur de L'enseignement Secondaire du Premier Cycle). Ngạch trật lương bổng : chỉ số 370, ngang Đại Úy thực thụ bậc 1.
- Hoặc phải có Tú Tài phần hai, đậu kỳ thi tuyển, và được đào tạo sau 4 niên khóa (Cử Nhân Giáo Khoa) là Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (2) . (Professeur de l'Énseignement Secondaire du Deuxième Cycle), dạy đệ tam, nhị, nhất, tức là lớp 10, 11, 12). Ngạch trật và lương bổng : chỉ số 470 ngang Thiếu Tá. Đó là những Giáo Sư Cử Nhân (Professeur Licencié) - ngang hàng với kỹ sư tốt nghiệp từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (chỉ số 470). Xin lưu ý, sinh viên tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Phó Đốc Sự) - kỹ sư Nông Lâm Súc có chỉ số lương là 430 mà thôi (đó là Cử Nhân tự do như Cử Nhân Luật - coi như BA ở Mỹ ngày nay - trong khi ĐHSP và KS Phú Thọ là BS).
Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khai giảng khóa 1 vào tháng 9 năm 1958 (đó là trường Sư Phạm Hà Nội chuyển vào Sài Gòn sau Hiệp Định Geneve 1954 và được nâng cấp). Vì nhu cầu - mấy khóa đầu - trường phải đào tạo cấp tốc (1 năm cho GS Trung Học Đệ Nhứt Cấp và 3 năm cho GS Trung Học Đệ Nhị Cấp). Rồi Đại Học Sư Phạm Huế, Cần Thơ ra đời. Đó là những đại học công lập. Người viết vinh hạnh được học trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn hai lần. Lần đầu cho bậc cử nhân và lần sau từ tháng 9/1970 cho Cao Học Thống Kê Giáo Dục (Master Education in Statistics).
Sinh viên ĐHSP Saigon trong một chuyến du khảo tại Đà Lạt (Giáng Sinh năm 1964),
Đề tài bài học Địa Lý: Thế Đất Vùng Cao Nguyên Mầu Mỡ của Việt Nam
Các trường ĐHSP bậc cử nhân thường chia ra hai ban: Văn Chương (Triết, Việt Hán, Anh Văn, Pháp Văn, Sử Địa - và Luật để dạy Công Dân Giáo Dục,) và Khoa Học (Toán, Lý Hóa, Vạn Vật).
Lớp Việt Hán thường tuyển mỗi khóa 40 sinh viên - đông nhất. Lớp Vạn Vật ít nhất - chỉ có 15 (có khóa không tuyển). Sinh viên trường ĐHSP Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960 được lãnh học bổng 1.500 đồng/tháng. Giá sinh hoạt lúc đó là 2-3 đồng một tô phở hay lít xăng. Lúc đó mỗi chỉ số lương bổng là khoảng 15 đồng. Ai bảo thầy cô nghèo!.
Viện Đại Học Đà Lạt (trực thuộc Giáo Hội Thiên Chúa do Linh Mục Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng) vì mới được thành lập, ít sinh viên đã vận động với Bộ Giáo Dục để Đại Học Sư Phạm gởi lên huấn luyện (có ký túc xá) hai ban Triết và Pháp Văn (ít nhất là 4 khóa đầu). Quý vị GS Triết Học như Lê Tấn Lộc, Nguyễn văn Phúc ... (Trịnh Hoài Đức - Bình Dương) , Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn văn Lục (Ngô Quyền - Biên Hòa) ... là cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ là niềm kiêu hãnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi giới thiệu với ngoại giao đoàn là Harvard of Việt Nam và MIT of South Vietnam.
Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn chỉ khai giảng khóa Cao Học Giáo Dục đầu tiên vào tháng 9/1970 sau khi đã mời được những Giáo Sư Tiến Sĩ uy tín, tốt nghiệp từ các Đại Học Âu Mỹ. Đó là quý vị: Dương Thiệu Tống, Huỳnh Văn Quảng, Huỳnh Huynh, Đoàn Viết Hoạt ... Vào thời điểm nầy, Đại Học Luật Khoa và Khoa Học đã cấp phát văn bằng Tiến Sĩ, Đại Học Văn Khoa đã khai giảng những học trình cho sinh viên ban Tiến Sĩ. Từ những năm đầu của thập niên 1970, miền Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo dục Mỹ. Sinh viên Cao Học hay Tiến Sĩ chỉ viết Luận Văn (Memoir) hay Luận Án (Thesis) sau khi đã hoàn tất khoảng 45 tín chỉ cho năm đầu. Đậu xong 45 tín chỉ (15 lớp) thì cũng nhẹ nhõm lắm, sinh viên coi như đã nắm được nửa văn bằng Cao Học hay Tiến Sĩ. Năm sau, ứng viên làm việc trực tiếp với Giáo Sư Bảo Trợ cho luận văn, luận án.
Đại Học Sư Phạm không cung cấp đủ Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp cho bậc Tú Tài II. Bộ Giáo Dục đã tuyển những Cử Nhân từ Đại Học Khoa Học, Văn Khoa và Luật. Đó là quý vị GS dạy giờ hay khế ước. Thù lao dạy giờ của Cử Nhân Giáo Khoa là 199 đồng/giờ (những năm đầu của thập niên 1960). Đôi khi thu nhập hàng tháng của GS dạy giờ còn cao hơn giáo sư chánh ngạch.
Miền Nam cưỡng bách giáo dục bậc tiểu học. Sau khi đậu tiểu học, học sinh phải thi tuyển vào đệ thất trường công. Thế nhưng phòng ốc bậc trung học chỉ đủ cho khoảng 15% số thí sinh (85% còn lại phải học nơi tư thục hay đành thất học!). Trường công lập còn thiếu giáo sư (3) - làm gì mà hệ thống tư thục - chẳng thiếu thầy cô trầm trọng (nhiều thầy cô chỉ có Tú Tài, chủ trường xếp dạy lớp đệ nhị, đệ nhất! - danh từ giáo sư bị lạm dụng là thế !. Giáo sư ít nhất phải có 2 năm đại học).
-Số giờ dạy học hàng tuần được ấn định như sau:
Giáo Viên Tiểu Học 24 giờ (4 giờ x 6 buổi sáng hay chiều - thứ hai đến thứ bảy),
Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp: 18 giờ.
Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp: 15 giờ.
Giáo Sư Tiến Sĩ (Professeur Docteur): 6 giờ.
Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Agrégé, Prof. Postdoctor): 4 giờ.
III. Thầy cô dạy đại học được gọi là Giáo Sư (Professeur), và chắc chắn - theo cấp số: - Quý vị có học vị cao hơn Cử Nhân (ít nhất là đỗ Cao Học) gọi là Giáo Sư Cao Học (Professeur Maitrise). Lý tưởng là Professeur Docteur (Giáo Sư Tiến Sĩ) rồi lên Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Agrégé). Bên trường Luật chỉ có mấy vị Thạc Sĩ là: Nguyễn Cao Hách, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc. Đại học Y Khoa Sài Gòn cho tới 1975 cũng chỉ có 5 vị Giáo Sư Thạc Sĩ (Professeur Postdoctor) là: Trần Quang Đệ, Nguyễn Hữu, Ngô Gia Hy, Trần Ngọc Ninh và Phạm Biểu Tâm.
Học trình của Giáo Sư Thạc Sĩ lúc đó là 8 năm đại học: 3+2+2+1 cho Luật Khoa, và 1+6+1 cho Y Khoa. (học trình giáo sư đại học ở Mỹ hiện nay dài lê thê: 4+2+2+2=10 cho các ngành, 4+$+3+2=13 cho Y Khoa, đặc biệt, Giáo Sư Thạc Sĩ chuyên giải phẫu lồng ngực (Cardiothoracic Surgeon) là 18 năm=4+4+5+2+3.
Đại Học Luật Khoa Sài Gòn
Thạc Sĩ được dịch từ chữ Agrégé là học vị cao hơn Tiến Sĩ và cao nhất của khoa cử - là kỳ thi Đình ngày xưa để lấy Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và Hoàng Giáp. Đó là Postdoctorate Degree của Mỹ, chớ không phải Thạc sĩ là những sinh viên chỉ học xong 5, 6 năm đại học như cách gọi trong nước từ năm 2000. Đó chỉ là Cao Học (Master) mà thôi. Thí dụ MBA: Master of Business Administration là Cao Học Kinh Thương chứ không phải là Thạc Sĩ Kinh Doanh!. Ngẩn ngơ như thế - nên năm 2013 - không một đại học nào của Việt Nam ở trong The TOP 100 của Châu Á!. Theo Nhà Bác Học Ngô Bảo Châu và Tiến Sĩ Chu Hảo thì: "Đại học nước ta đang đi vào ngõ cụt!". "Không khéo thì bị xếp hạng sau cả Miến Điện, Ai Lao, Cao Miên!", trong khi Việt Nam là dòng giống thông minh, chăm chỉ và kỷ luật. Đại học phải tự trị để tự do phát triển, khảo cứu ...
Đại Học Văn Khoa Saigon
đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tào những Giáo Sư Cử Nhân cho nền giáo dục
- Dạy Đại Học, quý vị phải có bằng Tiến Sĩ (Doctorat) và cao hơn là Thạc Sĩ (Agrégé). Thế nhưng ngay đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1976-1975) chúng ta không đủ giáo sư. Thầy cô đa số chỉ là Cao Học. Điển hình là Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, có nhiều ngành, giáo sư chỉ có Cử Nhân và học giả (quý vị không có học vị đại học - dù chỉ là Cử Nhân - nhưng có tác phẩm nghiên cứu giá trị như: Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Duy Cần, Bửu Cầm ...) Trong khi ban Triết lại dư thừa: có đến 6, 7 vị Tiến Sĩ, đa số là linh mục. Trong trường hợp nầy, nhân viên giảng huấn được xếp bậc như sau: (trường hợp học giả, cử nhân, cao học):
- Giảng Viên (Charge d'Enseignement) là quý vị dạy giờ/học giả/cử nhân.
- Giảng Sư (Charge de Cours) quý vị dạy theo khế ước. Đó là những Cao Học (ngạch trật và lương bổng: chỉ số 550, tương đương Trung Tá). Sau 5, 7 năm quý vị khế ước cũng vào chánh ngạch.
- Giáo Sư Tiến Sĩ: (ngạch trật và lương bổng: chỉ số lương 690 - ngang Đại Tá thực thụ bậc 1, Y Khoa Bác Sĩ). Đó là Tiến Sĩ Quốc Gia (Docteur d'Etat) là ngạch Tiến Sĩ Cao Nhất (Tiến Sĩ Đại Học - Docteur de l'Université), thấp nhất là Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Docteur 3ème Cycle mà trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn (4) tới tháng 4/75 chỉ cấp phát chưa tới 10 bằng Tiến Sĩ đó).
Có đến 95% Giáo Sư Tiến Sĩ tốt nghiệp từ ngoại quốc. Giáo Sư Tiến Sĩ có 3 bậc:
- Giáo Sư Ủy Nhiệm (Assistant Professor).
- Giáo Sư Diễn Giảng (Associate Professor).
- Giáo Sư Thực thụ (Professeur Titulaire).
Từ bậc thấp lên bậc trên, quý vị giáo sư phải có nhiều công trình khảo cứu (research for teaching - teaching to research) nhất là khoa học kỹ thuật (STEM= Science, Technology, Engineering, Math) cụ thể bằng những phát minh, sáng tạo là những bằng sáng chế, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế quốc gia, cho văn minh nhân loại. Đó là Tiến Sĩ Kỹ Sư, Khoa Học Gia ...
- Giáo Sư Thạc Sĩ thì hiếm lắm. Ngạch trật và lương bổng tương đương tướng lãnh. Mà quả thật, quý vị ấy là tướng lãnh trong khoa bảng và 1 sao, 2 sao là tùy thâm niên công vụ. Cả miền Nam Việt Nam chỉ đếm được 8 vị (3 cho Luật và 5 cho Y Khoa) như đã nói ở trên. Học vị Thạc Sĩ quả là quý, thật là cao.
Lời kết: Hoa Kỳ là nước mà ai ai cũng là businessmen - khách hàng là Thượng Đế - role model cho giới trẻ là những cô biểu diễn thời trang phô mông hở tí, là những anh đầu đặc, tung bóng đập banh. Họ có lợi tức hàng chục triệu mỗi năm nên thầy cô không được nể vì thù lao rẻ như bèo:
- Dạy Tiểu, Trung Học - có Cử Nhân, Cao Học .. thầy cô được gọi là Teacher (giáo viên). Giáo viên có Master's Degree với 10 năm nghề lương chỉ có khoảng 50.000 đô/năm!.
- Dạy Cao Đẳng, Đại Học mà chỉ có Cao Học thầy cô được gọi là Instructor (Giảng Sư) , nếu có Tiến Sĩ thì gọi là Professor (Giáo Sư). Lương khoảng 80.000 đô/năm.
Thực tế lắm, vật chất quá !. Trong khi giáo dục là chìa khóa của tiến bộ (Education is Power) mà tiến bộ là Technology. Technology is built on Science, Engineering, Math. Nước Mỹ hiện nay thiếu trầm trọng những nhà STEM. Tháng 5/2013 trong số 70.000 Tiến Sĩ (PhD.) tốt nghiệp, chỉ có 12.000 là Khoa Học Kỹ Thuật (1/7).
Chú Thích:
(1): Cũng thế, về hành chánh - chánh phủ Trần Trọng Kim- mô phỏng theo hệ thống thời Pháp thuộc. Đó cũng chính là cơ cấu tổ chức từ Paris mang qua Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ 19- từ trung ương tới địa phương (dĩ nhiên có cải tổ cho phù hợp với một nước Việt Nam độc lập sau 9/3/1945).
- Đơn vị nhỏ nhất là Phòng (Bureau). Mỗi phòng có 5, 6 đến 9, 10 nhân viên mà Trưởng Phòng hay Chủ Sự là công chức lâu năm, có bằng Tiểu Học, về sau là Trung Học Đệ Nhứt Cấp, thời VNCH là Tú Tài.
- Nhiều Phòng hợp lại thành Sở (Service): Sở Y Tế, Tài Chánh ... Đó là ở trung ương hay những thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ ... Các tỉnh hay đại phương gọi là Ty: Ty Công Chánh, Ty Cảnh Sát ... Đứng đầu là Chánh Sở (Chánh Sự Vụ) hay Trưởng Ty.. Đây là những công chức có nhiều kinh nghiệm. Thời Cộng Hòa, là quý vị tốt nghiệp từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh hay Cử Nhân các ngành (chỉ số lương 430 trở lên).
- Nhiều Sở thành Nha: Nha Kế Toán, Nha Cải Cách Điền Địa ... Đứng đầu là Giám Đốc (Directeur), đó là những Chánh Sở có thâm niêm công vụ, đạo dức ... được cấp trên chọn lựa. Địa phương là Tỉnh Trưởng (Bình Dương, Biên Hòa...), vào thời bình, là quý vị Quốc Gia Hành Chánh đầy kinh nghiệm hay Cao Học Hành Chánh. Tỉnh Trưởng ngang hàng với Giám Đốc (ở trung ương), thế nhưng khi Giám Đốc Trung Học đến chủ tọa một buổi lễ ở địa phương thì Tỉnh Trưởng ở vị thế thứ hai (ghế ngồi ở bên trái vị Giám Đốc).
- Nhiều Nha họp lại thành Tổng Nha: Tổng Nha Quan Thuế ... đứng đầu là Tổng Giám Đốc (Directeur Génénal). Directeur là to, Directeur Génénal là to lắm (và trách nhiệm cũng to lớn lắm), tương đương Tư Lệnh Quân Khu.
- Nhiều Tổng Nha là một Bộ: Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục ... đứng đầu là Bộ Trưởng (Ministre). Bộ hay Tổng Trưởng là quý vị phải giỏi về chuyên môn (Giáo dục, Công chánh ...), cụ thể là bằng cấp chuyên ngành. Thế nhưng chánh trị (đảng phái) nhiều lắm. Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục thời VNCH đa số (90%) lại là quý vị Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ ( Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Văn Thơ, Ngô Khắc Tĩnh...) . Họ tương đương tướng ba sao.
(2): Cho tới biến cố Mậu Thân (tháng 2/1968), Miền Nam có khoảng 2.500 giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp (cử nhân, tốt nghiệp 4 năm từ các trường Đại Học Sư Phạm Công Lập như Sài Gòn , Huế ...). Trong đó có khoảng 2.200 nam GS và 300 nữ GS. Quý vị nữ GS vẫn ở trường dạy học. Quý vị nam GS đi học quân sự 8 tuần rồi trở về nhiệm sở (động viên tại chỗ - tương đương 4 tiểu đòan giáo chức trên 4 vùng chiến thuật) . Trong khi đó quý vị Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp bị động viên đi học quân sự tại Thủ Đức, ra chuẩn úy, đi tác chiến như nhân viên các Bộ khác, rồi có được biệt phái hay không thì tính sau. Quý vị Giáo Học Bổ Túc cũng thế.
(3): Từ niên khóa 1970/1971 số học sinh trung học đệ nhứt cấp gia tăng mau quá, phần vì dân số gia tăng, phần vì áp lực của Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục Hạ Viện vận động để có thêm kinh phí 220 triệu đồng) trong nổ lực tăng số học sinh được nhận vào lớp đệ thất trường công lên gấp đôi: so với năm trước - sẽ là 44.000 thay vì 22.000 trong tổng số 147.000 thí sinh toàn quốc. Đó là thời gian Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên là Phó thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Giáo Dục và GS Dương Minh Kính, Dân Biểu. Bộ Giáo Dục trực tiếp mở những khóa huấn luyện cấp tốc (dạy bán thời gian và từ 3 đến 6 tháng) để đào tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Học viên là quý vị giáo viên tiểu học, giáo học bổ túc (đã được huấn luyện những môn học như : tâm lý, triết lý giáo dục, vệ sinh, quản trị học đường ... từ những trường Sư Phạm trước đó), nhưng họ phải có Tú Tài Toàn Phần. Thầy cô dạy là những Thanh Tra Trung Học (vốn là Hiệu Trưởng, Giám Học những trường Trung Học Đệ Nhị Cấp), và những Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp uy tín.
Phẩm chất của học sinh trung học trường công - thời VNCH đáng tin cậy, nhất là ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (Tú Tài). Cụ thể là sau khi đậu Tú Tài II, du học sinh Việt Nam tại các cường quốc kinh tế bắt kịp sinh viên sở tại. Trong nhiều trường hợp, du sinh Sài Gòn, đã xong Cử Nhân chỉ sau 3 niên khóa (cho dẫu đã mất 6 tháng đến 1 năm do trở ngại sinh ngữ) . Học xong chưa đủ mà còn đậu cao ở các thứ hạng Bình, Ưu .. để được chọn lựa học lên Cao Học. Những du sinh được biết nhiều ở Mỹ là Nguyễn duy Dũng (Võ trường Toản), Đỗ ý Ngọc (Gia Long), Nguyễn xuân Hương (Nguyễn Trãi) ... Các du sinh nầy thật đáng khen ngợi vì đã nâng cao ngọn cờ xứ sở làm thơm quê mẹ Việt Nam.
(4): Tiến Sĩ Cao Xuân An ... Bên trường Luật có Tiến Sĩ Lê Kim Ngân, Phan Thiện Giới.. Đại Học Văn Khoa Sài Gòn: Tiến Sĩ Lưu Kim Sanh. Ông là vị Tiến Sĩ đầu tiên và duy nhứt (sau đó là biến cố 30/4/75). Khóa Tiến Sĩ đầu tiên ở Đại Học Văn Khoa: thi xong năm thứ nhất phần học chung cho các ban năm 1974. Quý vị sẵn sàng trình luận án Tiến Sĩ mỗi ngành chuyên môn vào hè 1975 thì VNCH tan rã. Riêng sinh viên Lưu Kim Sanh, ngay sau kỳ thi chung năm 1974 đã có luận án (Thèse Doctorat) viết sẵn . Ông trình Hội Đồng Khoa và Hội Đồng Giám Khảo làm việc gấp rút. Ông thật may mắn.
GS Phạm Đức Liên
Former Instructor, Central Piedmont Community College, NC
Ngày đầu mùa thu (22 tháng 9 năm 2013)
*******
Rẻ Như Bèo
Mây Ngàn
1. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Đến như Tiến sĩ cũng chèo queo
Kỹ sư, Khoa học còn nhúc nhích,
Nhân văn, tài chánh (1) - quả là teo !
2. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Đại học nơi nơi - gọi, mời, reo.
Cử nhân (2) rút lại - còn ba khóa,
Cao học kinh doanh - thẳng một lèo !
3. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Tiến sĩ lăng nhăng - cũng dễ leo
Ôn lại (3), hàm thụ - mười tám tháng
Hai, ba chục xếp - có bằng treo !
4. Cử nhân, Cao học - rẻ như bèo,
Thế nhưng - ta vẫn cố mà leo
Để cho có chút - hương cao đẳng,
Muốn nói năng gì - có kẻ theo !
(1) Tháng 5 năm 2013, trên dưới 1.500 viện đại học ở Mỹ cung cấp cho thị trường nhân dụng: 1.719.000 Cử Nhân (BA/BS), 684.000 Cao Học (MA/MS) ... thế nhưng chỉ 55% có việc làm!.
(2) Cử Nhân (BA/BS) = Hương Cống : Bình thường là 4 năm đầu đại học (khoảng 120 tín chỉ). Kiến thức nhân loại ngày nay (2013) là nhiều lắm và nhiều quá - nhất là khoa học kỹ thuật (STEM: Science, Technoloy, Engineering, Math). Kỹ sư phải học 5 năm trở lên. Thế nhưng các ngành văn chương, chánh trị, kinh tài ... nhiều đại học co lại dạy trong 3 niên khóa!. Cao học (MA/MS) sinh viên phải học ít nhất 2 năm (Master in Engineering là 3, 4 năm) - thế mà quý vị dạy gấp rút chỉ 12 tháng!.
(3) Online University, Correspondence School ... Học Tiến sĩ (Doctor's Degree) trong 18 tháng (Tiến sĩ - tối thiểu là 2 năm/ học bổng thường cấp cho 2 năm học, riêng STEM phải 3, 4 năm nghiên cứu, nhiều trường hợp không ra đáp số!: không phát minh, không bằng sáng chế/patents ...)
Sunday, May 1, 2016
TAI HỌA VŨNG ÁNG
Câu chuyện Vũng Áng…Nguyên Nhân Nầy Cá Chết / Người Đi Theo ...
TS Mai Thanh Truyết
Chuyện
cá chết hàng loạt tại vùng Vũng Áng và lan rộng về phía Nam 250 Km đến
tận Đà Nẵng, xảy ra từ đầu tháng Tư ngay từ khi một số ngư dân phát
giác các đường ống thải dưới lòng biển chỉ cách bờ 1,5 Km mà thôi, cảnh
chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và nhìn thấy cảnh tất cả mọi sinh
vật, thực vật trong toàn vùng nằm chết ngổn ngang trên mặt nước cũng
như chìm dưới đáy. Thế mà, VC mới bắt đầu …nói về chuyện nầy sau gần ba tuần lễ.
Trước đó, CS Bắc Kỳ đưa ra các lý do lẩn thẩn trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về hiện tượng cá chết trắng bờ — nêu nguyên
nhân từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt
biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nay khi
không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1,5 cây số đó nữa, các quan
chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa
(vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà
nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.
Và quan trọng nhất lúc này là những loại phát biệu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân “Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng“.
Đặc khu Vũng Áng
Được xây dựng từ năm 2006. Đây là một vùng rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh
chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Nhiều nơi hiện nay được rào
chắn cao 3m. Tình trạng
Nội bất xuất, ngoại bất nhập được áp dụng ngay từ ngày xây dựng công trình.
Có một điều ít được biết đến là Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức
xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày
14/7/2014. Phó TT VC Hoàng Trung Hải đã ký với TGĐ Lee Chih – Tsuen,
Chủ tịch Cty Formosa, đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và xử dụng khu nầy trong vòng
70 năm.
Hiện tại, “tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Cộng, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người của Trung Cộng chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%).
Một lực lượng lao động Trung Cộng đã theo chân các nhà thầu Trung Cộng
& Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
“Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép và các công trình dự án cảng Sơn Dương.
Lịch sử Đặc khu Vũng Áng
KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số
72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha (227,8 km2)với mục
tiêu xây dựng, phát triển thành KKT đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm
là: (1) phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về
tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác
cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu, (2)
phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng – Sơn Dương bao gồm việc
đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ
cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những
cửa ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ, (3) xây dựng khu đô thị
mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du
lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến
du lịch ven biển Bắc Trung Bộ. (trích từ dự án Vũng Áng)
Tập đoàn Formosa là một đại cty có mặt nhiều nơi trên thế giới. Cty Formosa đã nhận giải “Hành
tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi
trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy
môi trường.
Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group
(FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ,
chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang
sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan,
tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính
Đài Loan cũng như một số nước khác.
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Nên nhớ 18 năm trước đây, tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến
một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất cảng” sang Campuchia
3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng
Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng
đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp
nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa
nhiễm độc Thủy ngân, Chì, Arsenic vào Cambodia làm chết nhiều người. Và
Chính phủ Nam Vang lúc bấy giờ kiện, và họ bắt buộc phải chở về Đài
Loan và bồi thường cho các nạn nhân bị nhiễm độc.
Còn nhớ nhà máy bột ngọt Vedan ở Biên Hòa làm ô nhiễm dòng sông Thị
Vải, đã được chúng tôi cảnh báo từ năm 1997, chì sau hai năm đi vào
khai thác,. Cũng câu chuyện đường ống ngầm câu chuyện nhà máy được giải
của UBND Tĩnh Biên Hòa…nhưng năm 2014, phế thải lõng đã chảy tới tận
khu Thanh Đa, khu Cầu Bình Lợi…và cá chết cũng nổi lên giống như tình
trạng hiện nay.
Trở về Đại Cty Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group
(FPG), là một tổ hợp công nghiệp nhiều ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ,
chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang
sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan,
tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính
Đài Loan cũng như một số nước khác.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các tiểu bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa
bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và
chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân
sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu
Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các tiểu bang
Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa xảy ra quá nhiều nơi họ đầu tư, cho nên
đã trở thành một thí dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa về Luật Môi
trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory
and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Và hiện tại, ở Việt Nam có tất cả 196 Khu công nghiệp, Khu chế
xuất…tương tự như thế mọc rải rác từ Bắc chí Nam làm ô nhiễm hầu hết các
sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% KCN nầy đều không có
hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải rắn, long, khì đều được
thải thẳng vào môi trường.
Tình trạng cá chết hàng loạt
Cá đã chết vì ô nhiễm độc hại thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh
từ ngày 1/4. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng
đã nhập cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa
cũng đã lên tiếng.
Bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu
vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng
loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới … (tỉnh
Quảng Bình), rối đến Gio Linh, Triệu Phong … (Quảng Trị); Thuận An,
Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Formosa nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng
40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và
cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn…Vào lúc người “thám tử nhân
dân” lặn xuống, khúc cuối của đường ống đang phun ra một thứ nước màu
vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh
mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.
Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát và lên tiếng nói của người con Việt.
Cho đến nay, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ
nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái
chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến
Đà Nẵng. Theo dòng hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài
Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận trong nay mai.
Nếu triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước
ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là
Vũng Áng mà khắp miền Trung và Miền Nam.
Rõ ràng, Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt
đầu nguồn sông Mekong, và xả độc từ Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam.
Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Cùng lúc đó, quan chức Formosa đã tuyên bố “chọn Thép hay chọn tôm cá”.
Nhưng đó là một tuyên bố láo khoét bởi họ biết chắc chắn rằng Vũng Áng
đã bị CSVN bán cho Trung Cộng, đó là khu tự trị của Tàu nên chúng muốn
nói gì, làm gì cũng được. Trước sức phản kháng của người dân thường,
lãnh đạo quản lý của Formosa đành phải đưa ra lời xin lỗi lấy lệ mà
không có ý định dừng xả thải hoặc cải thiện môi trường. Như vậy lời xin
lỗi chỉ là thứ bỏ đi mà thôi!
Lý luận của CS Bắc Việt về vấn nạn Vũng Áng
Chúng ta hãy nghe, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ
Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng
vấn tối 27/4, và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.
Vì sao?
Vì trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải
trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với ông. Sau cuộc họp báo để
thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các
tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi:
“Thưa
ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói
trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời
gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì
mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói “Tắt
máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng
hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu
đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.
Cuộc họp báo chóng vánh, chỉ khoảng 10 phút với một thông báo ngắn 27/4 đã khiến nhiều nhà báo bực tức nói họ ‘hụt hẫng’, ‘phẫn nộ’, ‘thất vọng’…, nhất là sau khi phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ vì các bộ, ngành phải họp kín.
Sau đó, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 lý do là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’, nhiều người đã phản ứng giận dữ qua các phát biểu trên mạng.
Đa số ý kiến tỏ ý nghi ngờ có sự khuất tất khi cả 7 Bộ và Viện
Nghiên cứu Khoa học Quốc gia với hàng chục ngàn tiến sĩ lại không thể
đưa ra kết luật rõ ràng về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường hiện
nay. Thậm chí một số người nói tuyên bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ‘vô lý’ và ‘xem thường’ người dân.
Ý kiến ‘phản biện’ về 2 lý do trên lập tức được đưa lên mạng rằng:
- Hóa chất do hoạt động con người thải ra không đủ lớn để chết nhiều trên một diện rộng như vậy. Để có số lượng nhiều như thế phải do máy móc thải ra mà thôi!
- Thủy triều đỏ và hóa chất do con người thải ra chỉ có thể ảnh hưởng tầng nước trên mặt, chứ không thể ảnh hưởng tới tầng đáy đại dương được. Trong khi cá chết là của tầng đáy”.
Phế thải độc hại từ Formosa là gì?
TS Nguyễn Thùy Trang, Tiến sĩ Sinh Vật/Hóa học đã lấy mẩu nước biển từ
Vũng Áng để đưa về Âu Châu thử nghiệm, cho thấy mức độc hại ở nước biển
miền Trung Việt Nam báo động đỏ. Các hóa chất nằm trong mẩu nước biển
tại Vũng Áng được lấy ngày 24/4/2016 và đưa về Âu Châu thử nghiệm ngày
26/4/2016 bao gồm 5 hóa chất độc hại chính và Cyanide:
- Lead, Chì: Ngộ độc có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.
- Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng, độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.
- Mercury, Thủy Ngân: Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.
- Arsenic, Polychlorinated biphenyls (PCBs): (PCB) là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen.PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc Da cam/Dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.
- Polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs): Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chuyển hóa PAH nhất định sẽ tương tác với DNA và trở thành genotoxic, gây ra khối u ác tính và tổn thương gen di truyền ở người. Ở người, tiếp xúc với các hỗn hợp của PAHs gây nguy cơ đáng kể của phổi, da, và nguyên nhân ung thư bàng quang.
Chúng tôi nghĩ đây là một sự thật vì căn cứ vào kết quả phân tích nước thải của những khu công nghệ tượng tự, ngoài 5 loại hóa chất độc hại trên còn có thêm Mangan, Sắt, Đồng v.v
Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, chúng sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các kim loại này thì chất độc sẽ được tích lũy và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn (food chain). Con người thường là điểm đến cuối cùng của chuỗi thức ăn trên và các kim loại này sẽ đi vào cơ thể qua việc ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua da.
Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, chúng sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các kim loại này thì chất độc sẽ được tích lũy và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn (food chain). Con người thường là điểm đến cuối cùng của chuỗi thức ăn trên và các kim loại này sẽ đi vào cơ thể qua việc ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua da.
Các kim loại nặng nầy sẽ theo dòng chảy sẽ chìm dần xuống đáy biển do tỷ
trọng cao từ đó có thể giải thích hiện tượng sò, ốc dưới đáy biển cũng
chết hàng loạt chạy dài cho đến Đà Nẵng hiện nay.
Trên lý thuyết, những kim loại nặng có tác hại khôn lường và rất khó
chẩn đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm
nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu
dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và
cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối
hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng
Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về
việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lý rất
phưc tạp, nhứt là khi CS Bắc Việt đã bán linh hồn cho TC.
Kết luận
Ngày 23/4/2016 vừa qua, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ sự phát triển công nghiệp.
Từ ba tháng qua, lần đầu tiên miền Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn
sâu đến hơn 95km vào đất liền, người dân ĐBSCL không có nước để uống,
thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì nước mặn và hạn hán, con người cũng
khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông
Mekong, hũy hoại rừng tràm rừng đước ở vùng Bạc Liệu Sóc Trăng, Cà Mau…
Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương
(TPP-TransPacific Partnership) của 12 quốc gia thành viên vừa ký kết,
và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất
kỳ quốc gia nào, mà là phải hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô
nhiễm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu.
Một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải cân bằng với việc bảo vệ
môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.
Trong lúc đó, Ông Chu Xuân Phàm, (Chou Chun Fan) Giám đốc đối ngoại của Formosa họp báo và tuyên bố một cách sống sượng rằng:”Hoặc anh chọn tôm cá, hoặc anh chọn nhà máy thép. Anh không thể đòi hỏi cả hai”.
Thế mà, trước sự kiện Vũng Áng, CS Bắc Việt tiếp tục bao che và bào chữa cho Trung Cộng (nên nhớ tuy Formosa dưới danh nghĩa là một tập đoàn của Taiwan, nhưng thực sự vốn đầu tư là của TC). Chúng ta hãy nghe:
- Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên bố: “Đường ống xả thải của Cty Formosa đi ra biển là được các Bộ Ngành cấp phép, chứ không phải là đường ống tự lắp đặt lén lút. Trước khi xả thải ra biển, phía Formsa đều phải tuân thủ các quy định xử lý chất thải một cách chặt chẽ”. (Formosa thải ra biển hàng ngày 12.000 m3 chất thải lõng không qua thanh lọc!)
- Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS Bắc Việt và phái đoàn công tác đi thăm công trình nhà máy thép Sơn Dương, Vũng Áng ngày 22/4/16 ngay khi … cá đã chết đầy biển suốt ba tuần qua, mà vẫn cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ trong chuyến thăm. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa ĐANG xảy ra, cách ông chỉ vài trăm mét, mà vẫn không có một tiếng nói nào về tình trạng ô nhiễm môi trường biển Đông vì đã ngậm…10,5 tỷ Mỹ kim cho công trình nầy rồi.
- Còn Tân TT CS Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Hôm (28/4), Văn phòng Chính phủ vừa thông cáo cho biết là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp hôm qua đã “chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng”.
Vì vậy, đã đến lúc toàn dân phải đứng lên đồng loạt xóa tan cơ chế
chuyên chính vô sản của tập đoàn cộng sản Bắc Việt, một tập hợp của
những thái thú biết nói tiếng Việt đang tiếp tay cho TC chuẩn bị Hán hóa
lần thứ năm tại Việt Nam.
Và những người con Việt đã có tiếng nói. Đó là, ngày 27/04, một nhóm các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam đã đưa lên mạng bản “Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung”, sau một ngày nhận được hơn 500 chữ ký.
Trước đó, trên mạng lan truyền “Lời kêu gọi xuống đường vì môi trường” tại Hà Nội, Sài Gòn… vào ngày Chủ nhật 01/05.
Thưa Bà con,
Để kết luận, xin lập lại lời nói của nhà cách mạng Phan Bội Châu là:
“NƯỚC DƠ PHẢI LẤY MÁU MÀ RỬA!”
Xin Cám ơn Bà con,
Mai Thanh Truyết
Vì sao cá chết hàng loạt dọc duyên hải Miền Trung
Sơ lược về tác giả
Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California. Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975. Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Ðại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989. Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles.
Phần tóm tắt
Từ hai tuần nay, hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung
được báo chí trong nước đặc biệt chú ý. Theo Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, cá chết bất thường là do nước biển bị ô nhiễm, có yếu
tố gây độc, ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi bị dòng hải lưu đẩy
về phía nam lan vào tận Thừa Thiên-Huế và các tỉnh phía Nam. Còn Bộ
Tài nguyên và Môi trường thì kết luận rằng: chưa có bằng chứng về sự
liên hệ giữa Formosa với hiện tượng cá chết, và hai yếu tố chính được
xác định có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt bao gồm độc tố hóa học do
con người thải ra từ đất liền và thủy triều đỏ tức tảo nở hoa.
Ngay sau khi hiện tượng cá chết hàng loạt được phổ biến, các cơ quan
chuyên môn ở trong nước và các chuyên viên Việt Nam ở nước ngoài đã đưa
ra những nhận xét sơ khởi để giải thích hiện tượng cá chết, chẳng hạn sự
phân hủy của nước thải từ bờ và từ Khu công nghệ Vũng Áng, chất cyanide
hay chất thải từ giàn khoan của Trung Quốc, độc tố hóa học do con người
thải ra từ đất liền và thủy triều đỏ tức tảo nở hoa, và nhiễm độc kim
loại nặng. Nhưng những nhận xét nầy, kể cả kết luận của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, thì rất mơ hồ hoặc không có dữ kiện minh chứng.
Có những bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy để kết luận rằng hiện
tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung là do chất ammonia ở
trong nước thải do nhà máy Formosa xả ra biển qua đường ống ngầm được
ngư dân phát hiện và ghi hình ảnh. Ammonium, được phát hiện ở nồng độ
vượt tiêu chuẩn cho phép ở Lăng Cô (khoảng 0,4 mg/L), phù hợp với dòng
hải lưu và với nồng độ ammonia có thể có trong nước thải từ tiến trình
luyện than coke của nhà máy luyện thép Formosa (có thể lên đến 668
mg/L). Cá rất nhạy cảm với ammonia; cá nước ngọt có thể chết ở nồng độ
0,2-0,5 mg/L và cá nước mặn có thể chết ở nồng độ thấp hơn. Trong quá
khứ, ammonia đã giết khoảng 110 tấn cá trong sông Fuhe ở Hubei, Trung
Hoa vào năm 2013 và khoảng 1.000 tấn cá trong nhánh phía tây của sông
Nile ở Rosetta, Egypt vào năm 2015.
Ngày 25 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các địa phương, nhưng hành động nầy dường như đã quá trễ. Công việc quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là ngưng hoàn toàn việc xả thải từ Khu kinh tế Vũng Áng và theo dõi phẩm chất của nước biển ở những độ sâu thích hợp trong những vùng bị ảnh hưởng trước đây và thông báo rộng rãi đến người dân cho đến khi trở lại bình thường như trước.
Việc tiếp theo là làm thế nào để “thảm họa” nầy sẽ không còn tái diễn
trong tương lai, bắt đầu từ Formosa. Trước hết, cần phải duyệt xét lại
tiến trình hoạt động, phẩm và lượng của nước thải từ nhà máy luyện thép,
và hiệu quả của nhà máy lọc nước thải hiện nay của Formosa. Giấy phép
xả thải hiện nay cần phải được thu hồi để thay thế bằng một giấy phép
mới để có thể kiểm soát những chất ô nhiểm độc hại phát xuất từ một nhà
máy luyện thép. Tiếp theo là duyệt xét xem nhà máy lọc nước thải hiện
hữu của Formosa có thể loại bỏ các chất ô nhiễm được liệt kê trong giấy
phép mới hay không. Nếu không, cần phải xây thêm một nhà máy lọc nước
thải mới để lọc sơ khởi nước thải từ nhà máy luyện than coke trước khi
cho vào nhà máy lọc nước thải hiện hữu. Lọc sơ khởi bằng phương pháp yếm
khí có thể cải thiện đáng kể khả năng phân hủy sinh học của nước thải
từ nhà máy luyện than coke, và tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn
tiếp theo bằng phương pháp hiếu khí. Trong trường hợp nhà máy lọc nước
thải hiện hửu không thể lọc nước thải từ nhà máy lọc sơ khởi, một nhà
máy lọc nước thải hoàn toàn mới cần được xây dựng.
Phần dẫn nhập
Từ hai tuần nay, các phương tiện truyền thông trong nước đã liên tục
loan tin về hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung. Theo
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Quảng Bình, “…từ
kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá chết, nguyên nhân bước đầu được xác
định là do nguồn nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc. Hiện tượng cá chết
bất thường là do nước biển bị ô nhiễm ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà
Tĩnh), theo dòng hải lưu Bắc cực-Xích đạo, nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh
bị đẩy về phía nam lan vào tận Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và
các tỉnh phía Nam.” Còn ở Thừa Thiên-Huế, “…nguyên nhân cá chết
hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO4)
tăng cao đột ngột khiến cá bị thiếu ô xy cục bộ.” [1]
Ngay sau khi được báo cáo, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã
họp khẩn với các đơn vị chức năng của Bộ, vào ngày 20 tháng 4, để gấp
rút làm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải
miền Trung. “Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng,
hiện tượng cá chết hàng loạt có nhiều nguyên nhân trong đó không loại
trừ nguyên nhân cá chết là do môi trường bị ô nhiễm. Bộ trưởng khẳng
định: ‘Trách nhiệm của Bộ TN&MT là phải khẩn trương đẩy nhanh tiến
độ làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung trong
những ngày vừa qua. Phải làm rõ việc có hay không cá chết là do ô nhiễm
môi trường’.” [2]
Vào ngày 27 tháng 4, Bộ TN&MT đã công bố kết quả điều tra. Thứ trưởng TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết “…
chưa có bằng chứng kết luận về sự liên hệ giữa Formosa và các nhà máy
hoạt động ở Vũng Áng đối với hiện tượng cá chết hàng loạt gần đây” và “…
sau các khảo sát và điều tra của các cơ quan chức năng Việt Nam và các
nhà khoa học, hai yếu tố chính được xác định có liên quan đến vụ cá chết
hàng loạt bao gồm độc tố hóa học do con người thải ra từ đất liền và
thủy triều đỏ tức tảo nở hoa.” [3] Nguyên nhân thứ nhất thì quá mơ hồ, còn nguyên nhân thứ hai thì đã bị Hội nghề cá Việt Nam bác bỏ [4].
Vì sao cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung? Bài viết nầy cố gắng
trả lời câu hỏi đó dựa trên những dữ kiện không đầy đủ được đăng tải
trên báo chí trong nước trong thời gian qua.
Diễn biến của hiện tượng cá chết
Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu vào đầu tháng 4, từ Kỳ Phương, Hà Tĩnh cho đến Lăng Cô, Đà Nẵng (Hình 1). “Ngày 6/4, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã, phường của thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), rồi tiếp diễn ở vùng biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Những ngày sau đó, các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP Đồng Hới)… cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản) ghi nhận các loài cá chết dạt vào bờ đều sống ở tầng đáy vùng biển gần bờ. Đến ngày 19/4, tình trạng xảy ra diện rộng hơn, ghi nhận ở vùng biển Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế... Theo ghi nhận từ các địa phương, đến ngày 22/4, tình trạng cá chết không còn xuất hiện.” [5]
Theo Ông Nguyễn Viết Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải Sản, thì “… khả năng nguyên nhân cá chết do độc chất là rất lớn.”
Ông Nghĩa đề nghị các địa phương khuyến cáo tàu cá dừng khai thác ven
bờ. Việc tác động của độc chất đối với cá nổi ít hơn so với loài sống ở
tầng đáy. Các địa phương nên khuyến cáo ngư dân khai thác cá ở tầng đáy
đánh bắt xa khu vực ảnh hưởng của độc tố. [5]
Những loại cá chết là loại sống ở độ sâu từ 30 m trở lên. Số cá chết dạt
vào bờ có độ lớn khác nhau, có khi cân nặng đến 35 kg (Hình 2) [6]. Có
khoảng 80 tấn cá chết bất thường dạt vào bờ biển miền Trung [7]. Trong
số đó, khoảng 10 đến 15 tấn ở Hà Tĩnh, 25 tấn ở Quảng Bình, 30 tấn ở
Quảng Trị, và khoảng 6.000 con ở Thừa Thiên-Huế (Hình 3).
Hình 3: Ước lượng số cá chết dọc duyên hải miền Trung [7]
Nhận xét sơ khởi về nguyên nhân cá chết
Tính đến hôm nay, một số nhận xét sơ khởi đã được đưa ra, từ các cơ quan
chuyên môn ở trong nước và các chuyên viên Việt Nam ở nước ngoài, để
giải thích lý do tại sao có hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải
miền Trung. Nhưng các nhận xét sơ khởi đó hoặc mơ hồ hoặc không có dữ
kiện minh chứng.
Trước tiên, Sở NN&PTNT Quảng Bình cho rằng hiện tượng cá chết bất
thường là do nước biển bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc, ở khu công nghiệp
Vũng Áng (Hà Tĩnh). Nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh, theo dòng hải lưu Bắc
cực-Xích đạo, bị đẩy về phía nam lan vào tận Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế và các tỉnh phía Nam [1]. Nhận xét nầy có vẻ phù hợp với thực
tế, nhưng mơ hồ về tình trạng ô nhiễm của nước biển và yếu tố gây độc
làm cá chết.
Tiến sĩ (TS) Vũ Thanh Ca, Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và hải đảo), thì cho rằng “…
lý do khiến cá biển chết hàng loạt có thể là do nước thải từ bờ đã phân
hủy mạnh, gây nên cạn kiệt ôxy trong các tầng nước dưới mặt.” TS Nguyễn Hữu Dũng, từng làm việc ở Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cũng có cùng nhận xét nhưng “…
chỉ rõ hơn nguồn chất thải khiến môi trường biển bị biến động đột ngột
khả năng cao có nguồn gốc từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh).” [8] Nhận xét nầy chỉ là suy đoán vì không có dữ kiện minh chứng.
Ngoài nước thải từ bờ, chất cyanide từng được Trung Quốc sử dụng trong
việc đánh bắt cá hoặc chất thải từ giàn khoan mà trước đây Trung Quốc
từng đặt ở cửa vịnh Bắc Bộ cũng được xem là những nguyên nhân có thể làm
chết cá hàng loạt ở ven biển miền Trung [8]. Cũng như nhận xét của TS
Vũ Thanh Ca và Nguyễn Hữu Dũng, hai nhận xét nầy cũng chỉ là suy đoán vì
không có dữ kiện minh chứng.
Kết quả điều tra do Bộ TN&MT thực hiện cũng không xác định được nguyên nhân trực tiếp ngoài “…
hai yếu tố chính được xác định có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt
bao gồm độc tố hóa học do con người thải ra từ đất liền và thủy triều đỏ
tức tảo nở hoa.” [1] Kết quả điều tra cũng không cho biết đặc tính
của độc tố hóa học (tên, nồng độ…) như thế nào và thải ra từ đâu. Nói
cách khác, Bộ TN&MT chưa xác định được nguyên nhân của hiện tượng cá
chết hàng loạt ở miền Trung.
Một nhận xét khác, từ các chuyên viên Việt Nam ở nước ngoài, cho rằng “… việc cá chết liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng và những tác hại lâu dài của nó.” Các
kim loại nặng nầy gồm có chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd),
arsenic (As), và bạc (Ag) [9]. Cũng như các nhận xét trước, nhận xét nầy
cũng chỉ là suy đoán vì không có dữ kiện minh chứng. Hơn thế nữa, kết
quả phân tích các mẫu nước thu thập ở khu vực đầm Lập An ở Lăng Cô đã
không phát hiện các kim loại nặng nêu trên, ngoại trừ chromium (Cr). Tuy
nhiên, kết quả phân tích cũng không phát hiện hexavalent chromium
(CrVI), một hợp chất cực độc của chromium [10].
Bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy nhất
Trước hết, nước thải từ Formosa đã được xả ra biển bằng một đường ống
ngầm dưới biển. Người đầu tiên phát giác ra việc xả thải là ngư dân
Nguyễn Xuân Thành ở Hà Tĩnh.
“…Vào ngày 21/4, một ngư dân tên Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi) trú thôn
Ba Đồng, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, trước đó
vào ngày 4/4, trong khi lặn xuống biển “săn” cá, anh bất ngờ phát hiện
một đường ống xả thải khổng lồ “cắm” xuống biển. Theo anh Thành, đường
ống này được chôn dưới đáy biển, phủ phía trên là một lớp đất cùng nhiều
đá hộc, bao tải cát; chiều dài của đường ống khoảng 1,5 km; đường kính
1,1m. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa (khu kinh tế
Vũng Áng, TX Kỳ Anh), đầu còn lại nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ (mỗi
đoạn dài khoảng 2m, đường kính khoảng 40 cm). ‘Vào thời điểm phát
hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống
ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi thì cảm thấy rất
ngạt thở’, anh Thành nói. Sau khi phát hiện đường ống trên, ngư dân này
đã tới Đồn biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh) trình
báo, đồng thời vẽ lại sơ đồ và vị trí của đường ống cho đơn vị này nắm
được.” [11]
Anh Hoàng Văn Đoán, người tự nguyện lặn xuống ghi hình các hình ảnh của cống ngầm (Hình 4), mô tả: "Họ
dùng đá đè lên những ống này để dân không thể nhìn thấy được. Trong đó
còn có 3 ống to và cao khoảng 2 mét phía trên đậy nắp cao su, mỗi lần xả
ra thì nắp cao su lại bung lên, còn khi không xả thải thì ống cao su
này đậy nắp ống lại. Mới hôm qua tôi mới lặn xuống thì không còn thấy họ
xả nữa, có lẽ là sau khi thông tin báo chí đăng thì họ đã cho ngừng xả
rồi". [12]
Thứ hai, nước thải từ đường ống ngầm có chứa ammonia (NH3)/ammomium
(NH4+) ở nồng độ cao. Có hai bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy để kết
luận như thế: (1) Formosa là một nhà máy luyện thép, nên phải luyện
than đá thành than coke. Nước thải trong tiến trình nầy chứa nhiều chất
ô nhiễm vô cơ, trong đó có ammonia (NH3) ở nồng độ cao. Theo một nghiên
cứu cho nhà máy lọc nước thải của Công ty luyện than Coke Taiyuan ở
Trung Hoa, nồng độ của ammonia (NH3-N) trong nước thải từ tiến trình
luyện than coke thay đổi từ 230 đến 668 milligrams per liter (mg/L)
[13]. (2)Kết quả phân tích các mẫu nước thu thập ở khu vực đầm Lập An,
Lăng Cô cho thấy nồng độ của ammomium (NH4+-N) trong nước biển vượt quá
tiêu chuẩn (khoảng 0,4 mg/L so với 0,1 mg/L). Trong thực tế, nồng độ của
ammonia (NH3) trong nước biển cao hơn rất nhiều vì chỉ có một phần rất
nhỏ ammonia biến thành ammonium (NH4+). Như vậy, sự hiện diện của
ammonia trong nước biển phù hợp với sự hiện diện của ammonia trong nước
thải từ Formosa.
Thứ ba, cá rất nhạy cảm với ammonia. Cá nước ngọt thì ít nhạy cảm hơn cá
nước mặn. Nồng độ ammonia từ 0,2 đến 0,5 mg/L có thể giết hết cá trong
bồn nuôi cá nước ngọt [14]. Trong các bồn nuôi cá nước mặn, nồng độ an
toàn của ammonia là zero [15]. Cá có thể chết hàng loạt nếu nước bị ô
nhiễm ammonia, và hiện tượng nầy đã xảy ra nhiều lần trên thế giới. Vào
năm 2013, 110 tấn cá trong sông Fuhe ở tỉnh Hubei, Trung Hoa chết hàng
loạt vì ô nhiễm nước thải có chứa 196 mg/L ammonia từ một nhà máy hóa
chất ở Yingcheng, ngoại ô của Wuhan [16]. Vào năm 2015, cá chết hàng
loạt trong nhánh tây của sông Nile ở Rosetta. Bộ Y tế phải tiêu hủy
khoảng 1.000 tấn cá chết trong một số chợ cá của đồng bằng sông Nile
[17].
Những việc cần phải làm
Theo các nguồn tin của báo chí trong nước, sau khi nghe Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng báo cáo tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị
“… các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Y
tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ động phối hợp, hỗ
trợ các Bộ Tài nguyên và Môi trường, NN và PTNT, khẩn trương làm rõ
nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các địa phương
này.” [18] Nhưng việc truy tìm nguyên nhân của hiện tượng cá chết
hàng loạt dường như đã quá trễ vì việc xả nước thải đã được ngưng từ lâu
và nước thải đã được nước biển làm loãng đến mức độ không còn phát hiện
được các chất ô nhiễm, nếu có.
Công việc quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là ngưng hoàn toàn việc
xả thải từ Khu kinh tế Vũng Áng và theo dõi phẩm chất của nước biển
trong những vùng bị ảnh hưởng trước đây và thông báo rộng rãi đến người
dân cho đến khi trở lại bình thường như trước. Các mẫu nước biển phải
được thu thập ở những độ sâu thích hợp, nhất là vùng chung quanh miệng
ống xả của Khu kinh tế Vũng Áng.
Việc tiếp theo là làm thế nào để “thảm họa” nầy sẽ không còn tái diễn
trong tương lai, bắt đầu từ Formosa. Công việc nầy cần nhiều thời gian,
quyết tâm, nỗ lực và khả năng kỹ thuật.
Trước hết, cần phải duyệt xét lại tiến trình hoạt động, phẩm và lượng
của nước thải từ nhà máy luyện thép, và hiệu quả của nhà máy lọc (xử lý)
nước thải hiện nay của Formosa. Theo giấy phép cấp cho Formosa ngày
11/12/2013 của Bộ TN&MT, tuy phẩm chất của nước thải trước khi vào
và sau khi ra khỏi nhà máy lọc nước thải được theo dõi, nhưng chỉ theo
dõi những chất ô nhiễm thông thường như nhiệt độ nước xả thải không quá
40 độ C; độ pH từ 5,5-9; chất rắn lơ lửng: 117 mg/L; tổng dầu mỡ khoảng
11,7 mg/L; tổng phenol: 0,585 mg/L tổng xyanua [cyanide]: 0,585 mg/L;
ni-tơ [nitrogen]: 70,2 mg/L; thủy ngân: 0,0117 mg/L [19]. Như vậy, giấy
phép nầy không thích hợp để kiểm soát những chất ô nhiểm độc hại phát
xuất từ một nhà máy luyện thép, chẳng hạn như nhà máy luyện thép
Formosa-Hà Tĩnh. Do đó, giấy phép nầy cần phải được thu hồi để thay thế
bằng một giấy phép mới; trong đó, bao gồm các chất ô nhiễm vô cơ như
ammonia, cyanogen, sulphocyanogen; các hợp chất hữu cơ đơn vòng
(heterocyclic compounds) như pyridine, furan và dioxane; và các hợp chất
có mùi thơm đa vòng (polycyclic aromatic compounds) như phenol,
napththalene, và quinoline. Những chất ô nhiễm nầy rất khó phân hủy
sinh học trong điều kiện hiếu khí (aerobic conditions) [13].
Tiếp theo là duyệt xét xem nhà máy lọc nước thải hiện hửu của Formosa có
thể loại bỏ các chất ô nhiễm được liệt kê trong giấy phép mới hay
không. Nếu không, cần phải xây thêm một nhà máy lọc nước thải mới để lọc
sơ khởi (pre-treatment) nước thải từ nhà máy luyện than coke trước khi
cho vào nhà máy lọc nước thải hiện hửu. Nhiều nghiên cứu cho thấy lọc sơ
khởi bằng phương pháp yếm khí (anaerobic treatment) có thể cải thiện
đáng kể khả năng phân hủy sinh học của nước thải từ nhà máy luyện than
coke, và tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo bằng phương
pháp hiếu khí [13]. Trong trường hợp nhà máy lọc nước thải hiện hửu
không thể lọc nước thải từ nhà máy lọc sơ khởi, một nhà máy lọc nước
thải hoàn toàn mới cần được xây dựng.
Kết luận
Từ hai tuần nay, hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung
được báo chí trong nước đặc biệt chú ý. Hiện tượng nầy bắt đầu vào đầu
tháng 4, từ Kỳ Phương, Hà Tĩnh rồi lan dần về phía nam đến Lăng Cô, Đà
Nẵng; đến ngày 22 tháng 4 thì tình trạng cá chết không còn xuất hiện
nữa. Có khoảng 80 tấn cá chết đã dạt vào bờ biển miền Trung. Những loại
cá chết là loại sống ở độ sâu từ 30 m trở lên và có độ lớn khác nhau, có
khi cân nặng đến 35 kg.
Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình, cá chết bất thường là do nước biển bị ô
nhiễm, có yếu tố gây độc, ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi bị
dòng hải lưu đẩy về phía nam lan vào tận Thừa Thiên-Huế và các tỉnh phía
Nam. Ngay sau khi được báo cáo, Bộ TN&MT đã làm việc gấp rút để làm
rõ nguyên nhân, và vào ngày 27 tháng 4, đã công bố kết quả điều tra là
chưa có bằng chứng kết luận về sự liên hệ giữa Formosa và các nhà máy
hoạt động ở Vũng Áng đối với hiện tượng cá chết, và hai yếu tố chính
được xác định có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt bao gồm độc tố hóa
học do con người thải ra từ đất liền và thủy triều đỏ tức tảo nở hoa.
Nguyên nhân thứ nhất thì quá mơ hồ, còn nguyên nhân thứ hai thì đã bị
Hội nghề cá Việt Nam bác bỏ.
Ngay sau khi hiện tượng cá chết hàng loạt được phổ biến, một số nhận xét
sơ khởi đã được đưa ra, từ các cơ quan chuyên môn ở trong nước và các
chuyên viên Việt Nam ở nước ngoài, để giải thích tại sao có hiện tượng
cá chết hàng loạt. Các nhận xét nầy bao gồm sự phân hủy mạnh mẽ của nước
thải từ bờ và từ Khu công nghệ Vũng Áng, chất cyanide từng được Trung
Quốc sử dụng trong việc đánh bắt cá hoặc chất thải từ giàn khoan mà
trước đây Trung Quốc từng đặt ở cửa vịnh Bắc Bộ, độc tố hóa học do con
người thải ra từ đất liền và thủy triều đỏ tức tảo nở hoa, và nhiễm độc
kim loại nặng. Nhưng những nhận xét sơ khởi nầy, kể cả kết luận của Bộ
TN&MT, thì rất mơ hồ hoặc không có dữ kiện minh chứng.
Điều đó không có nghĩa là không biết nguyên nhân! Có những bằng chứng
vững chắc và đáng tin cậy để kết luận rằng hiện tượng cá chết hàng loạt
dọc duyên hải miền Trung là do chất ammonia ở trong nước thải do nhà máy
Formosa xả ra biển qua đường ống ngầm được ngư dân Nguyễn Xuân Thành
phát hiện và thợ lặn Hoàng Văn Đoán ghi hình ảnh. Ammonium đã được phát
hiện ở nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép ở Lăng Cô (khoảng 0,4 mg/L),
cách Vũng Áng khoảng 250 km về phía nam. Sự kiện nầy phù hợp với dòng
hải lưu và với nồng độ ammonia có thể có trong nước thải từ tiến trình
luyện than coke của nhà máy luyện thép Formosa (có thể lên đến 668
mg/L). Hơn nữa, cá rất nhạy cảm với ammonia, chỉ cần nồng độ từ 0,2 đến
0,5 mg/L có thể giết chết cá nước ngọt và cá nước mặn có thể chết ở nồng
độ thấp hơn. Trong quá khứ, ammonia đã giết khoảng 110 tấn cá trong
sông Fuhe ở Hubei, Trung Hoa vào năm 2013 và khoảng 1.000 tấn cá trong
nhánh phía tây của sông Nile ở Rosetta, Egypt vào năm 2015.
Ngày 25 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn
trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại
các địa phương. Tuy nhiên, việc truy tầm nguyên nhân dường như đã quá
trễ vì việc xả nước thải đã được ngưng từ lâu và nước thải đã được nước
biển làm loãng đến mức độ không còn phát hiện được các chất ô nhiễm, nếu
có.
Công việc quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là ngưng hoàn toàn việc
xả thải từ Khu kinh tế Vũng Áng và theo dõi phẩm chất của nước biển
trong những vùng bị ảnh hưởng trước đây và thông báo rộng rãi đến người
dân cho đến khi trở lại bình thường như trước. Các mẫu nước biển phải
được thu thập ở những độ sâu thích hợp, nhất là vùng chung quanh miệng
ống xả của Khu kinh tế Vũng Áng.
Việc tiếp theo là làm thế nào để “thảm họa” nầy sẽ không còn tái diễn
trong tương lai, bắt đầu từ Formosa. Công việc nầy cần nhiều thời gian,
quyết tâm, nỗ lực và khả năng kỹ thuật.
Trước hết, cần phải duyệt xét lại tiến trình hoạt động, phẩm và lượng
của nước thải từ nhà máy luyện thép, và hiệu quả của nhà máy lọc nước
thải hiện nay của Formosa. Giấy phép xả thải hiện nay cần phải được thu
hồi để thay thế bằng một giấy phép mới để có thể kiểm soát những chất ô
nhiểm độc hại phát xuất từ một nhà máy luyện thép. Tiếp theo là duyệt
xét xem nhà máy lọc nước thải hiện hửu của Formosa có thể loại bỏ các
chất ô nhiễm được liệt kê trong giấy phép mới hay không. Nếu không, cần
phải xây thêm một nhà máy lọc nước thải mới để lọc sơ khởi nước thải từ
nhà máy luyện than coke trước khi cho vào nhà máy lọc nước thải hiện
hửu. Nhiều nghiên cứu cho thấy lọc sơ khởi bằng phương pháp yếm khí có
thể cải thiện đáng kể khả năng phân hủy sinh học của nước thải từ nhà
máy luyện than coke, và tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo
bằng phương pháp hiếu khí. Trong trường hợp nhà máy lọc nước thải hiện
hửu không thể lọc nước thải từ nhà máy lọc sơ khởi, một nhà máy lọc nước
thải hoàn toàn mới cần được xây dựng.
30 tháng 4 năm 2016
Tài liệu tham khảo
[1] Duy Tuấn, Hải Sâm, và Quang Thành. 20 tháng 4 năm 2016. “Cá chết
trắng biển miền Trung, nghi nhiễm độc từ Vũng Áng.” VietnamNet. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/300459/ca-chet-trang-bien-mien-trung-nghi-nhiem-doc-tu-vung-ang.html
[2] TH. 20 tháng 4 năm 2016. “Khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung.” Thanh Tra. http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/moi-truong/khan-truong-lam-ro-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-o-ven-bien-mien-trung_t114c1143n102609
[3] RFA. 27 tháng 4 năm 2016. “Việt Nam công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt.” RFA. http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-announce-result-of-investigation-of-mass-fish-deaths-04272016094546.html
[4] Mạnh Nguyễn. 28 tháng 4 năm 2016. ”Hội nghề cá: Cá chết do chất độc, không phải do thủy triều đỏ!” BizLive. http://bizlive.vn/chinh-tri-xa-hoi/hoi-nghe-ca-ca-chet-do-chat-doc-khong-phai-do-thuy-trieu-do-1698112.html
[5] Phạm Hòa và Thắng Quang. 24 tháng 4 năm 2016. “5 câu hỏi vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung.” Zing.vn. http://news.zing.vn/5-cau-hoi-vu-ca-chet-hang-loat-o-ven-bien-mien-trung-post644367.html
[6] Nhóm Phóng viên. 26 tháng 4 năm 2016. “Cá chết lan rộng ở miền Trung như thế nào.” VNExpress. http://vnexpress.net/infographics/thoi-su/ca-chet-lan-rong-o-mien-trung-nhu-the-nao-3393340.html?utm_source=home&utm_medium=box_infographics_home&utm_campaign=boxtracking
[7] Ngọc Diệp, Cấn Cường, Chiến Thắng, và Quang Phong. 28 tháng 4 năm
2016. “Toàn cảnh vụ cá chết hàng loạt tại biển miền Trung.” Dân Trí. http://dantri.com.vn/xa-hoi/toan-canh-vu-ca-chet-hang-loat-tai-bien-mien-trung-20160428081426098.htm
[8] Phạm Hương. 23 tháng 4 năm 2016. “Giả thiết về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.” PhapLuatSo. http://www.phapluatso.com/gia-thiet-ve-nguyen-nhan-khien-ca-chet-hang-loat-o-mien-trung.html
[9] Trần Thị Thanh Thỏa, Thiều Mai Lâm và Trương Nguyện Thành. 26 tháng 4
năm 2016. “Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc
kim loại nặng ở ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài.” Vietnam
Journal of Science. http://www.vjsonline.org/news/chuy%E1%BB%87n-b%C3%A9-nh%C6%B0-h%E1%BA%A1t-g%E1%BA%A1o-hay-th%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da-qu%E1%BB%91c-gia-nguy-c%C6%A1-ng%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%99c-kim-lo%E1%BA%A1i-n%E1%BA%B7ng-ven-bi%E1%BB%83n-mi%E1%BB%81n-trung
[10] Châu An. 27 tháng 4 năm 2016. “Cá chết hàng loạt ở miền Trung: Những điều còn che giấu.” Đất Việt. http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ca-chet-hang-loat-o-mien-trung-nhung-dieu-con-che-giau-3306926/
[11] Bảo Khánh. 28 tháng 4 năm 2016. “Nhìn lại toàn cảnh vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.” Đời sống Pháp luật. http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tam-diem-du-luan/nhin-lai-toan-canh-vu-ca-chet-hang-loat-o-mien-trung-a143359.html
[12] Cúc Phương. 25 tháng 4 năm 2016. “Cá chết không rõ nguyên nhân: Thuê chuyên gia nước ngoài.” Đất Việt. http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ca-chet-khong-ro-nguyen-nhan-thue-chuyen-gia-nuoc-ngoai-3306639/
[13] Bing Li, Ying-lan Sun, and Yu-ying Li. October 28, 2005.
“Pretreatment of coking wastewater using anaerobic sequencing batch
reactor (ASBR).” National Center for Biotechnology Information (NCBI). http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1390660/
[14] Sock Yee Khoo. Accessed April 29, 2016. “Aquarium Maintenance: Dealing with Ammonia, Nitrite, Nitrate Poisoning.” http://www.allabout-aquariumfish.com/2008/11/aquarium-maintenance-dealing-with.html
[15] Robert Boumis. Accessed April 29, 2016. “How does ammonia affect my saltwater aquarium?” Demand Media. http://pets.thenest.com/ammonia-affect-saltwater-aquarium-12090.html
[16] Jethro Mullen. September 5, 2013. “Tons of poisoned fish clog river in China’s Hubei province.” CNN. http://www.cnn.com/2013/09/05/world/asia/china-river-dead-fish/
[17] The Cairo Post. July 22, 2015. “’Ammonia poisoning’ blamed fro mass
fish die-off in Egypt’s Delta: official.” The Cairo Post. http://thecairopost.youm7.com/news/160486/news/ammonia-poisoning-blamed-for-mass-fish-die-off-in-egypts-delta-official
[18] Hoàng Đoan. 25 tháng 4 năm 2016. “Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt.” Soha. http://soha.vn/thu-tuong-chi-dao-khan-truong-tim-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-20160425184551776.htm
[19] Kiên Trung và Duy Tuấn. 26 tháng 4 năm 2016. “Giấy phép xả thải của Formosa có gì?” VietnamNet. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tam-diem/301418/giay-phep-xa-thai-cua-formosa-co-gi.html
No comments:
Post a Comment