VĂN NGHỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HUẾ
Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.
Trên fanpage, Viet Art Space tự giới thiệu “là một tổ chức nghệ thuật uy tín, hỗ trợ các nghệ sĩ phát triển các công việc sáng tạo”.
“Qua các hoạt động mang tính xã hội và phi lợi nhuận, Viet Art Space là ủng hộ cho cộng đồng nghệ sĩ, tạo ra một diễn đàn hữu hiệu và bền vững nhằm phổ biến hiệu quả các sáng tạo và các đàm luận liên quan đến nghệ thuật, khuyến khích sự nỗ lực của các nghệ sĩ, thúc đẩy và trao đổi nghệ thuật Việt Nam với thế giới”.
Lúc 14:00 hôm 29/4, BBC gọi cho ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc truyền thông Viet Art Space nhưng ông bảo không tiện trả lời do “đang phải làm việc với công an phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, về buổi trình diễn”.
‘Tương tác’
Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt
Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh
Sau đó, qua điện thoại, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC: “Đây là lần đầu tiên tôi có màn trình diễn nghệ thuật đường phố, chương trình mang tính ngẫu hứng, trong chuỗi hoạt động của nghệ sĩ ba miền đến tham dự Festival Huế nên chưa kịp xin phép cơ quan chức năng”.
“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”.
Viet Art Space
> Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay
Ông Mạnh cho hay: “Tất nhiên nếu xin phép được thì tốt hơn, vì nghệ sĩ cũng phải làm theo quy định pháp luật. Nhưng tôi cũng không chắc là nếu xin phép thì có được duyệt”.
Nghệ sĩ cũng cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay phim.
“Với tôi, điều quan trọng của một buổi trình diễn nghệ thuật đường phố là cảm xúc đem lại cho công chúng và ngẫu hứng của nghệ sĩ, chứ không nhất thiết chủ đề phải liên quan đến chính trị”, ông Mạnh nói thêm.
Ông cũng nói: “Tôi cũng như các nghệ sĩ khác trong nhóm làm nghệ thuật từ trái tim. Nếu chính quyền ban hành lệnh cấm chúng tôi biểu diễn sau vụ này thì rất chán!”.
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THI LAM
(Hà Tĩnh)
TRƯỚC THỀM FESTIVAL HUẾ - CÁC NGHỆ SĨ ĐÃ TỎ THÁI ĐỘ
Giới VĂN NGHỆ SĨ đã nhập cuộc phản đối CÁ CHẾT
Huế đã có thái độ với formosa sáng nay bằng hình thái cuả nghệ thuật đường phố. Rất thông minh và quyết liệt.
Lê Nguyễn Hương Trà:
Tại thành phố Huế, sáng nay 29.4 nhóm nghệ sĩ Viet Art Space gồm Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham đã tổ chức nghệ thuật trình diễn (Performance art) tại bờ Nam cầu Tràng Tiền.
Tuy nhiên, ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” mang tính thời sự này, trong không gian trình diễn quanh sông Hương – đã bị các bác Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế thổi còi…. mời vào Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival Huế làm việc. Lý do: không có giấy phép trình diễn.
Posted by sontrung at 5:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 414
HẢI BĂNG * NGƯ ĐIỂU ĐỒNG TẬN TRONG TAY TRUNG CỘNG
“Vương quốc” chim đã chết !!!
28/04/2016 12:33
Hải Băng
Trong lúc cá chết trắng bờ biển miền Trung chưa có dấu hiệu dừng lại, thì chim trời cũng dần thưa thớt và mất bóng hẳn dọc các làng chài ven biển trong mấy ngày qua.
Xác chim và lông chim vương vãi khắp đảo.
Ngay như đảo Chim, từng được xem là vương quốc của hơn 2 triệu hải âu xám (loài hải âu đặc hữu, quý hiếm) cách cảng Hòn La chừng 12 hải lí, thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), tuyệt không còn một bóng chim, nằm trơ trọi giữa bốn bề sóng nước.
Vắng bóng chim trời
Thông tin về việc ngư dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá dọc bờ biển Quảng Bình, nghi ăn cá nhiễm độc mà chết khiến tôi giật mình nhớ đến đảo Chim. “Thiên đường” của loài chim biển quý hiếm này nằm quá gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông – Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường trong gần 1 tháng qua.
Ngư dân các làng chài ven biển Quảng Bình chẳng ai chịu nhận chở chúng tôi ra đảo Chim dù trả giá cao gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Họ nói, không muốn nhìn thấy xác cá trôi bồng bềnh trên biển, nỗi đau này chỉ có những ngư dân như họ mới hiểu. Phải cậy hết các mối quan hệ, cuối cùng thì hai ngư dân trẻ, người xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch “đành phải” nhận chở chúng tôi ra đảo Chim, nhưng kèm theo cảnh báo: “Chim chết theo cá cả rồi, ra đó không thấy chim thì đừng trách bọn tui đó nha”.
Trời động giông, chiếc thuyền đánh cá trong lộng bé như chiếc lá tre, trồi lên trụt xuống theo từng con sóng, đôi lúc nghĩ dại, sợ không đến được nơi cần đến. Nhiều vô kể những xác cá dạt xô theo từng con sóng bạc đầu. Chủ thuyền Dương Quang Trung, chưa vợ, buồn rầu tâm sự: “Gần tháng nay giờ em mới ra lại biển. Dân làm nghề bãi ngang như bọn em, chỉ cần 2 ngày không ra biển là thiếu gạo, nhiều nhà đói lắm rồi”.
Người dân trong vùng còn gọi đảo Chim là Hòn Gió. Còn vì sao gọi Hòn Gió, theo anh Trung kể thì có vẻ rất ma mị. Anh Trung nói, bình thường đảo Chim có hình ê líp, rộng chừng 1km, nằm theo hướng Tây – Đông, nhưng khi gió thổi theo hướng nào, nhìn từ xa, đảo Chim như xoay theo hướng đó, nên có tên Hòn Gió là vậy. Anh Trung cũng khẳng định, mặc dù trên đảo toàn đá nhưng đảo Chim ngày một lớn ra, vì đá trên đảo là đá sống, nở ra theo thời gian.
Đến với Đảo Chim.
Gần 3 giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, đảo Chim cũng xuất hiện trước mặt, nhưng ai cũng cảm nhận được điều gì đó bất thường. Không một bóng chim bay lượn, không một tiếng chim kêu cảnh báo có người lạ xuất hiện, như trước đây cách vài hải lý đã râm ran tiếng chim rộn vang cả vùng sông nước. Đảo Chim nằm đó trơ trọi, vô hồn giữa bốn bề gầm gào sóng bạc đầu.
Xác chim, lông chim vương vãi trên đảo
Mới đây ra đảo Chim, khi cách đảo chừng vài hải lý đã nghe tiếng chim râm ran cả một vùng trời nước, những cánh chim hải âu rợp trời che mờ cả một góc đảo. Cứ mỗi bước chân đi trên đảo cũng phải hết sức cẩn trọng để tránh giẫm phải trứng chim và chim non trong tổ trải khắp bề mặt đảo.
Nhiều chú chim non nghe tiếng động, tưởng bố mẹ về há cái miệng đỏ hỏn đòi ăn. Chim mẹ đang ấp trứng, dạn người đến mức không thèm rời tổ khi thấy bóng người, chỉ cần đưa tay ra là có thể bắt được. Nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện đưa tour du lịch ra đây nhưng vẫn chưa được chính quyền chấp thuận, vì sợ ảnh hưởng môi trường nguyên sơ trên đảo.
Vô số cua đá chết bất thường trong những hốc đá.
Thuyền cập bờ, mặc dù rất thất vọng nhưng chúng tôi vẫn quyết định lên đảo tìm nguyên nhân. Một cảnh tượng thật hãi hùng đầu tiên đập vào mắt là vô số cua đá chết trơ xác bên trong những hốc đá.
“Những mồ chôn tập thể” này có nơi chứa cả trăm con cua chết đỏ au xếp chồng lên nhau. Theo như anh Trung nói, thì đây là hiện tượng bất thường chưa bao giờ thấy. Nhìn xác cua có thể biết chúng chết cách đây khoảng mươi ngày. “Chẳng lẽ độc chất trong nước biển đã lan ra đến tận đây?” – anh Trung tự hỏi.
Bám theo những vách đá dựng đứng, chúng tôi tìm đường lên đỉnh đảo. Đã có rất nhiều người đến đảo, bằng chứng là hai bên lối mòn lên đảo, vương vãi rất nhiều vỏ chai nước giải khát. Anh Trung cho biết, có nhiều người dân đi thuyền ra đảo Chim dưới dạng du lịch khám phá tự phát, nhưng cũng không ít người thường xuyên ra đây để bắt chim và nhặt trứng chim về ăn hoặc bán lấy tiền. Có người xem đây như một nghề và cứ vài ngày họ lại ra đảo một lần.
Chim chết bên xác cá
“Trứng chim hải âu xám luộc ăn không ngon vì lòng đỏ không bao giờ chín, nhưng họ dùng để ngâm rượu, nghe nói là “chồng uống vợ khen”. Vì vậy trứng chim hải âu xám được xem là hàng hiếm nên giá bán rất cao. Riêng ngư dân bọn em thì không bao giờ làm vậy, vì chim hải âu như là bạn của những người đi biển. Dù lênh đênh trên biển, nhưng chỉ cần nhìn thấy cánh chim hải âu là có cảm giác như ở nhà mình vậy” -Anh Trung tâm sự.
Trên đỉnh đảo, vẫn thảm thực vật từ những cây dại đan xen nhau xanh mướt, nhưng tuyệt không tìm thấy một tổ chim còn trứng, hay chim non nào trong đó. Nhiều chiếc tổ trống không, xơ xác. Tiếp tục luồn rừng đến đồi chim phía Tây của đảo, chúng tôi bắt gặp không ít xác chim và lông chim vương vãi khắp nơi. Trên nền đất, hay trong các lùm cây, một số xác chim đang phân hủy, số còn lại đã rục xương chỉ còn lại những đám lông. Một cảm giác hoang vắng đến lạnh người.
Lông chim vương vãi khắp đảo
Theo anh Trung thì chim hải âu xám có đặc tính bắt mồi trên mặt biển. Chúng thường bay lượn để quan sát, khi thấy cá nổi trên mặt biển là chúng lao xuống thật nhanh và dùng chiếc mỏ dài kẹp lấy con mồi. Chúng ăn tất cả các loài cá nhỏ, đủ vừa để nuốt hoặc mang về tổ.
“Đợt cá chết vừa rồi, cá to cũng chết mà cá nhỏ cũng chết trôi nổi đầy mặt biển, kiểu gì chim hải âu cũng ăn phải cá chết nhiễm độc. Ngày cá mới chết được một hai ngày, chưa hiểu chuyện gì nên bọn em vẫn ra biển, thi thoảng có thấy xác chim hải âu trôi nổi trên mặt nước, nhưng vẫn không nghĩ là chim chết do ăn phải cá nhiễm độc” – anh Trung nói.
Chúng tôi cố ngồi đợi đến cuối chiều, với hy vọng nhìn thấy một cánh chim hải âu nào đó còn sót lại về trú đêm. Nhưng tuyệt nhiên không, thi thoảng chỉ thấy thưa thớt vài cánh chim én chao liệng bắt muỗi hoàng hôn.
Một câu hỏi cứ mãi đeo đẳng chúng tôi sau khi rời đảo. Chẳng lẽ người ta bắt chim, lấy trứng mà làm cho một vương quốc hải âu xám đến độ tuyệt diệt, hay do chính những con cá nhiễm độc thời gian qua gây nên? Ai đã làm cho đảo Chim hoang lạnh như hôm nay?
Những câu hỏi đó đối với những người làm báo chúng tôi thật khó để cắt nghĩa, nhưng sự thật thì đảo Chim đã “chết”!.
Posted by sontrung at 11:05 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 414
THƠ NHẠC VỀ BÁC CÁO VÀ CỘNG ĐẢNG
ĐÊM QUA EM MƠ
đêm qua em mơ em gặp bác Hồ, cẳng bác
dài bác đạp xích lô, em thấy bác em kêu xe khác,
bác chửi thề: cải tạo nghe con'
Bài nối vòng tay lớn của Trịnh công Sơn bị đổi lời thành:
'từ bắc dzô đây
tay cầm cái cây, tay kia cầm sợi dây, đi bắt
cái con cầy, thịt nó ophay ra, ta đem ta sào...
Bài Tình đất đỏ của Trần Long Ẩn trở thành
'cây cuốc cong về Bình Long cây cuốc gẫy, cây cuốc
thẳng mình làm rẫy thấy bà, từ giặc bắc dzô
đây đày mình đi kinh tế mới, lao động suốt
ngày mà không có gạo ăn..Tổ quốc ơi, ăn khoai
mì ngán lắm, tổ quốc ơi, ta ăn độn dài dài,
từ giặc bắc dzô đây, ta thay gạo bằngkhoai'
ngay bài hát hùng ca của cs bv 'bác kính yêu
đang cùng chúng cháu hành quân' cũng bị sử
thành 'bác kinh yêu đang cùng chúng cháu hành dâm'
Đêm qua em mơ gặp bác Hồ
Râu bác dài tóc bác bạc phơ
Em âu yếm hôn lên má bác
Bác mỉm cười bác khen em ngoan.
Người ta mong như thế nên dạy đám nhi đồng trong Vườn trẻ như thế nhưng thực tế... thì không như thế!
Đêm qua em mơ gặp túi tiền
Trong túi tiền có bốn ngàn hai
Em vui sướng đem khoe với bác
Bác mỉm cười bác nói... chia đôi.
;
Cũng bài "Tình đất đỏ miền Đông" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.
Cây luá non chờ từng cơn mưa nhỏ
Cây lúa trổ chờ nước đổ trên nguồn
Cả quê hương rạo rực thêm đất mới
Đang chờ sức người
Vun xới những mầm xanh
Tổ quốc ơi! Ta yêu người mãi mãi...
Từ trận thắng hôm nay ta xây dựng bằng mười
Từ trận thắng hôm nay ta xây lại đẹp hơn.
Có đúng như thế không?
Nếu đem so sánh với lời cải biên của chính những dòng nhạc mà nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã viết, ta thấy đúng hơn nhiều.
Đi đá banh mặc quần xanh áo đỏ
Đi đánh võ mặc quần đỏ áo vàng
Đến cơ quan mặc quần đen áo trắng
Đi dạo với đào
Mặc áo pun quần jean
Còn đám ma hay là đám cưới
Thì mặc líp-ba-ga. Đến khi trở về nhà
Vội vàng cởi ngay ra đem đi trả người ta.
Cũng trong bài nhạc này,
Ai đã qua rừng miền Đông đất đỏ
Nghe máu đổ nhuộm hồng đã bao lần,
Tổ quốc ơi! Ta yêu người mãi mãi...
Lời nhạc thiết tha về quê hương nhưng không đi vào lòng người được vì quê hương không phản bội con người mà chính người hô hào quê hương, tinh thần dân tộc lại bội phản làm cho cuộc sống điêu linh ngay trên quê hương-sau hoà bình. Thì nhạc chế bắt buộc phải làm nhiệm vụ của nó như giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Ai đã ăn mì và khoai giá rẻ
Ba bốn bữa là ghẻ nổi tưng bừng
Ghẻ ngang lưng rồi lan tới nách
Ra đường xắp hàng - mua thuốc đem về thoa..
Tổ quốc ơi! Ăn khoai mì chán quá!
Từ giải phóng vô đây - ta ăn độn dài dài
Từ giải phóng vô đây - ta ăn độn toàn khoai...
Quê em miền trung du
Đồng xanh lúa xanh đồng
Giặc tràn lên đốt phá...
Nhưng người dân có tin không? Sao cải biên thành.
Sao tôi trồng khoai lang
Đào lên thấy khoai mì...
Thật là điều vô lý!
(Quê em miền trung du - Hoàng Việt)
Ca khúc của Trịnh Công Sơn - Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười tựa lá bay
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Nhưng sau lưng nhạc sĩ Trịnh Côn Sơn thì giới trí thức nghĩ gì?
Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi
Từ sáng tinh mơ cho tới chiều mờ
Tôi nhậu với ai? Làm sao nhớ
Nhậu đến bao giờ mệt mới thôi
Và như thế tôi cứ say từng ngày,
Và như thế tôi cứ say dài dài
Đến khi lìa đời người còn thấy tôi say.....
Mỗi ngày tôi chọn một người yêu
Mười mấy năm qua - ít cũng thành nhiều
Tôi chọn tóc dài, chọn luôn tóc ngắn
Chọn đến bao giờ liệt mới thôi
Và như thế tôi cứ yêu từng ngày
Và như thế tôi cứ yêu dài dài
Đến khi lìa đời người còn thấy tôi yêu.
Đêm Nay Bác Không Ngủ
Anh đội viên thức dậy
thấy pa-lô mất rồi
mà sao Pác vẫn ngồi
anh nghi ngờ Pác lấy
-Pác ơi, Pác có "thấy"
pa-lô của cháu không ???
-Chú làm mất của công
phải trình lên Đảng ủy
nhưng nể tình đồng chí
Tôi bày cho cách này
nội ngay trong đêm nay
....chôm palô thằng khác
Anh đội viên thức dậy
Thấy quần Jean mất rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Chòm râu im phăng phắc
Bác ngồi không lúc lắc
Dưới đít có vật gì
Độn lên đến mấy li
Phủ bởi cái áo khoác.
Anh đội viên nhìn bác
Càng nhìn lại càng nghi
Bỗng bác cười khì khì
- Làm gì mà nhìn bác ?
Anh liếc mắt nơi khác
Nhưng nghe mát dưới mông
Và tê tái trong lòng
Bèn quay lại nhìn bác.
Anh vội vàng nằng nặc
- Cháu nghèo lắm bác ơi !
Quần của cháu mất rồi
Bác ơi thương lấy cháu !
Cái quần, tiền xương máu
Cháu dành dụm cả năm
Tiền Mỹ, gần một trăm
Mất quần … như mất máu !
Bác Hồ liền nổ cáu :
- Quần mày mất thì thôi,
Việc của tau, tau ngồi
Quần mày ? Tau đâu biết !
Mầy là thằng chết tiệt
Chỉ có mỗi cái quần
Mà giữ cũng chẳng xong
Thiệt đúng … đồ gà chết !
Anh đội viên điên tiết
Đá một cú song phi
Bác phẩy tay cười khì :
- Thằng ni cao thủ thật.
Bác bèn đưa tay phất
Một cục gì bay ra
Có mùi thúi thấy bà
Như mùi thây ma chết !
Anh đội viên cười ngất :
- Khen cháu, khen cả ngày …
Bác vội vàng ra tay
Một đòn lưu vân cước.
Đòn bác ra thật mướt
Từ những ngón chân chai
Kình lực tỏa hơi khai
Nín hơi … mới sống được !
Anh đội viên trợn ngược
Lăn ra đất mấy vòng
Bác bảo : - Thế là xong !
Quần mày, tau đem bán.
Để có tiền ăn sáng
Cho bọn Duẫn, Chinh, Đồng
Ăn rồi đi long nhong
Thăm các em trong láng.
Anh đội viên hết choáng
Chụp cổ bác la làng :
- Tôi bắt được quả tang
Cái thằng ăn cắp vặt !
- Ăn cắp cái con c .. !
- Tau cướp có lai-xần
- Tau giết người triệu lần …
Bác lỡ lời … nín bặt.
Bác hố … liền đỏ mặt :
- Tại mày … quá ngây thơ
Hồi xưa … đến bây giờ
Có ai mà không biết !!!
Tau chuyên nghề chọc tiết
Bọn ác bá cường hào
Vợ chúng thì tau xào
Xào xong thì tau giết !
Anh đội viên điên tiết
Dở hết ngón gia truyền
Tung ra mấy chưởng liền
Bác liền văng khỏi ghế.
Nghề bác cũng đáng nể
Chỉ lăn có mấy vòng
Trầy sơ sài cái mông
Chim bầm, không đáng kể.
- Ah … Thằng này giỏi thế !
Dám đá trúng chim ông
Bác gọi Duẫn, Chinh, Đồng
Hãy mau mau cứu bác.
Duẫn, Chinh, Đồng hốt hoảng
Tay bụm dái chạy vô
Mặt tái như gà cồ
Đá thua vì chết nhát.
Anh đội viên liền quát :
- Thằng nào ngon vô đây !
Cho chúng mày biết tay
Đồ cái bọn ngu dốt !
Anh đội viên quơ, chộp
Duẫn, Chinh, Đồng quăng ra
Chúng vừa chạy, vừa la
Như khỉ già bị đốt.
Thấy vậy bác hoảng hốt
Chạy thẳng vô Ba Đình
Mang theo cái quần gin :
- Chuyến này tau không trả !
Anh đội viên giận quá
Tung theo một trái na
Thân xác bác ra ma
Ba Đình thành gạch vụn !
Version 2 :kg25: :kg26: :kg27: :kg28: :kg29:
Đêm nay bác không ngủ
ngày mai bác ngủ bù
anh đội viên gật gù
đúng là bác vĩ đại...
anh đội viên thức dậy
thấy trời khuya lắm rồi
mà sao bác vẫn ngồi
tay phím, tay cua chuột
anh đội viên sốt ruột
lén xem bác làm gì
rón rén lại gần thì
thấy bác đang đánh chế
anh đội viên thấy thế
gạ bác đánh sô lô
bác chợt cười hô hô...!
chú đánh sao lại bác!
anh đội viên khoác lác
bác chấp cháu chọn Shang
còn bác Palmyrian
cháu sẽ cho bác ...chết
bác cười :"Bác chấp hết
chú mau lập mạng đi
bác cháu ta cùng thi
xem chú hay bác giỏi"
anh đội viên hồ hởi
"rồi bác sẽ biết tay
nội trong đêm hôm nay
bác sẽ thua tan nát"
vào trận mới 9 fút
anh đã bấm lên đời
môi anh nở nụ cười
trận này lên đời sớm
nào ngờ gặp phải cớm
bác đâu phải con gà
10 rưỡi có lạc đà
chạy tung tăng tìm địch
anh đội viên rục rịch
đang chặt gỗ đào vàng
chợt thấy tiếng kiếm vang
bác đưa lạc đà tới
anh đội viên không vội
vác dân đập lạc đà
anh biết đâu rằng là
bác đã nâng cấp giáp
anh đội viên hoảng hốt
chạy dân, khắp bản đồ
nhưng anh lại hồ đồ
bánh xe chưa nâng cấp
lạc đà chém tới tấp
dân chẳng biết chạy đâu
anh đội viên thua đau
F10….đòi chơi lại
bác cười rất khoan khoái
"chú đã sợ chưa nào?"
anh đội thì thào :
"bác cháu mình đánh lại "
anh đội viên lập mạng
lần này chuyển Assyrian
bác chẳng hề so bì
chọn Palmy lần nữa
vào trận fút thứ 8
anh đội viên bo thành :
"lạc đà bác chém thành
có mà đến mùa quýt"
anh yên tâm làm thịt
nhẩn nha bấm lên đời
ngoài trời hãy còn trời
bác thật là cao thủ
thì ra bác tự nhủ
kiểu gì nó bo thành
thôi thế ta lên nhanh
chuyển sang ta đánh pháo
thế là thành tan nát
lạc đà bác xông vào
dân biết chạy làm sao
anh ngậm ngùi đành QUIT
2 trận thua tan nát
lòng phục bác biết bao
quân sự, bác tài cao
mình thua thì cũng đúng
anh đội viên lúng túng
bác chơi giỏi quá đi
cháu chẳng dám so bì
thua tâm phục khẩu phục
Xem Thêm Tại : http://www.4rkinggame.com/t142265-topic#ixzz480vrdDtA
Nguồn : http://www.4rkinggame.com
Có phải nhạc chế (cải biên) đã phản ảnh thực trạng đời sống xã hội trung thực hơn những lời sáo rỗng được cho phép
Posted by sontrung at 10:54 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 414
QUẢNG BÌNH VÙNG LÊN
QUẢNG BÌNH (NV) - Trong lúc này, không còn riêng gì Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có hiện tượng xác cá trôi nổi. Có một tình trạng chung ở miền Trung là nhân dân bắt đầu bất mãn, phản ứng dữ dội, các cuộc biểu tình phản đối nhà nước dung túng Trung Quốc đã diễn ra ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh, Quảng Trạch-Quảng Bình, trên các trang mạng xã hội đang kêu gọi biểu tình ở Đồng Hới-Quảng Bình, Đông Hà, Quảng Trị, Kỳ Anh-Hà Tĩnh và nhiều nơi khác...
Những người phụ nữ đang đào hố để chôn cá chết. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Không khí đầy bất an
Điều mà chúng tôi chứng kiến và cảm nhận rõ nhất là không khí bất an bao trùm từ Huế ra đến Hà Tĩnh. Trên đường đi, thỉnh thoảng xe công an xuất hiện, hụ còi, xe nhà binh chở bộ đội di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác...
Ra đến Quảng Trạch, Quảng Bình vào đúng chiều 29 tháng 4, chừng 4 giờ chiều, chúng tôi thấy rất nhiều xe công an hụ còi, và đến ngã tư Ba Đồn (đây cũng là một trong những nơi có cá chết dọc bờ biển nhiều nhất và người dân nơi đây đã bắt giữ một số ngư dân ở Kỳ Anh đưa thuyền con vào vớt cá chết mang về Hà Tĩnh để bán) thì xe chúng tôi bị công an chặn, yêu cầu rẽ hướng khác và không giải thích lý do.
Mọi xe lưu thông trên quốc lộ 1A đều bị chặn, yêu cầu chuyển hướng đi, công an giao thông và cảnh sát cơ động đứng dàn đầy mặt đường, xe cảnh sát giao thông chắn ngang đường và barie rào kín ngã tư này. Chúng tôi bị hỏi một cách gay gắt “đi đâu?” bởi một cảnh sát giao thông trẻ. Anh tài xế taxi trả lời “dạ tụi em đi ra biển thăm đứa bạn” và quẹo xe xuống hướng biển Quảng Phú-Ba Đồn.
Trên đường xuống biển, các đường dân sinh song song với quốc lộ đều có công an giao thông chốt ở mỗi ngã tư. Người đi cùng chúng tôi dự đoán chắc có duyệt binh hoặc biểu tình. Nhưng khả năng biểu tình cao hơn vì không ai duyệt binh mà chặn quốc lộ rồi bẻ hướng đi cả.
Những người đàn bà biển
Chúng tôi tiếp tục rẽ xuống bờ biển Ba Đồn, cũng giống như một số bờ biển du lịch khác ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Ba Đồn-Quảng Bình cũng vậy. Chỉ có gió, sóng cuồn cuộn, xác cá chết hôi thối và những người dân từng tốp kéo nhau đi tìm xác cá để chôn. Gió biển bốc mùi hôi thối nồng nặc, cách 5km nữa mới vào đến biển thì đã nghe mùi nồng và thối, buộc phải kéo gương xe kín mít mà chạy.
Gặp một nhóm cựu thanh niên xung phong thời chiến tranh, hiện nay là các mẹ, các chị trong hội phụ nữ xã đang tay cuốc tay xẻng, kéo thùng xốp đi dọc bờ biển để tìm xác cá chết. Chúng tôi đưa máy lên chụp hình. Và hiếm khi chúng tôi đưa máy chụp hình một cách hớ hênh như vậy nếu không xin phép trước hoặc chụp lén. Lần này hầu như các o, các mệ để chúng tôi chụp thoải mái, sau đó chủ động đến bắt chuyện với chúng tôi.
Một o tự giới thiệu tên Hằng, bắt chuyện: “Anh là nhà báo à? Anh cố gắng đưa hình ảnh cá chết lên báo và nói thêm là chịu hết nổi rồi nhé. Bà con chịu hết nổi rồi, kiểu này thì chỉ có mà chết!”
Cá chết trôi dạt vào biển Quảng Bình. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Khi nghe tôi hỏi là mức độ trầm trọng đến nỗi nào thì một mệ tên Cúc nói luôn một lèo: “Chết đói, chết vì không có tiền để xài, chết vì nhiều thứ, tương lai nữa. Vì cho đến lúc này, riêng nhóm các mệ đã chôn hàng chục tấn cá, mà toàn là cá nước sâu, có con nặng đến cả tạ, hầu hết các loài cá quí ở đây đều chết. Biển không còn cá sống đâu. Con nào không may bơi vào đây là chết!”
“Người ta nói là do thủy triều đỏ. Nhưng mệ thấy hoàn toàn sai. Vì thủy triều đỏ chỉ ở lớp mặt, từ mặt nước xuống đáy chừng ba mét trở lại, hiếm có thủy triều đỏ nào lại ở sâu dưới nước hàng chục, thậm chí vài chục mét. Bởi thủy triều đỏ là do tảo đỏ gây ra, loại này nhẹ, chỉ nằm trên mặt nước, xuống thấp lắm thì ba mét là cùng!”
“Đằng này những con cá chết đều là các ở độ sâu hàng chục mét, thậm chí vài chục mét dưới đáy biển. Không thể tin là thủy triều đỏ được. Nhiều con còn ngắc ngoải thở bị tấp lên bờ thì thịt của nó đỏ ứng lên, da tái xám, mắt lờ đờ. Rõ ràng là độc tố trong nước quá cao!”
Đói kém tràn lan
Dừng một lúc, mệ Cúc cho biết thêm: “Đời sống ở đây bế tắc thực sự. Vì hầu hết bà con nơi đây làm nông, làm biển, nuôi tôm và kinh doanh quán ngoài bờ biển. Làm nông thì lúa thua tê tái vì nắng hạn và sương muối, còn làm biển thì ngưng trệ hai mươi ngày rồi, quán xá thì không có khách, vắng ngắt người.”
Cùng lúc mệ Cúc nói chuyện thì ông Chuyên và ông Trung, chủ hai quán hải sản lớn nhất trên bờ biển này ghé đến bắt chuyện: “Quán của anh em tụi tôi gần một tháng nay nằm bẹp dí. Nguyên gần mười ký mực, hai chục ký cá thu, cá ngừ, rồi ốc biển các loại, tôm, cua, ba ba... chẳng ai đụng tới. Chỉ riêng chuyện đông lạnh giữ nó lại không thôi cũng đủ chết!”
“Toàn là hàng đánh bắt xa bờ nhưng không ai thèm đụng tới. Tụi tôi mới mang đi chôn sáng nay. Mỗi quán chôn gần hai chục triệu đồng. Trong một ngày mà hai chục quán đi chôn hải sản, mất hết gần nửa tỷ bạc. Đau lắm!”
Thuyền ghe nằm bờ vì không ra biển được. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Nói chung là ở đây có khả năng bị đói rất cao. Chiều nay nghe đâu gạo cứu tế đang được đưa về. Nhưng làm sao chúng tôi đang yên đang lành, làm ăn bình thường thì lại phải nhận cứu tế? Lẽ ra phải điều tra rõ nguyên nhân cá chết và làm thật sớm để mà xử lý chứ? Giờ thứ chúng tôi cần cứu tế nhiều nhất là nước mắm và muối. Vì gạo còn có thể mua được!”
“Vì biển như vậy thì mai mốt ăn muối, ăn nước mắm ai dám bảo đảm không chết. Đó là chưa kể đến một số cá không được mang đi chôn mà lại mang vào miền Nam để làm nước mắm. Chuyện này chúng tôi nói có cơ sở. Vì ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh không có nhà máy chế biến hải sản mà ngư dân ngoài đó lại chạy vào đây vớt cá bỏ đầy ghe chở về tiêu thụ. Tôi chính là người phát hiện họ đầu tiên và kêu gọi bà con, báo động chính quyền can thiệp mà!”
“Khi chúng tôi hỏi họ vớt về làm gì thì họ nói thật là vớt về để đưa lên xe đông lạnh, đưa vào Nam làm nước mắm. Hèn chi mấy bữa trước xe đông lạnh đi đường vào ban đêm, nghe xả ra toàn mùi hôi thối... Kiểu này thì còn chết dài dài...”
“Mấy anh chị thử lên chợ xem đi, bây giờ không khí cứ như sắp có chiến tranh vậy, đói kém tràn lan!”
Nghe theo chỉ dẫn của ông Chuyên, chúng tôi ngược vào chợ Bố Trạch nhưng không thấy gì cả. Mới 5 giờ chiều mà chợ không có bóng người, chợ Ba Đồn cũng vậy, mặc dù các chợ này hoạt động cả ngày. Lòng vòng một lúc, chúng tôi tiếp tục đi ra Hà Tĩnh bằng những con đường mà không tài nào nhớ nổi bởi anh tài xế taxi từng là tài xế xe tải nhỏ chở hàng bỏ mối nên anh hết lạng vào xóm này lại lách sang xóm nọ để đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đường A1, AH7 vẫn còn bị phong tỏa, chưa đi được.
Đến nơi, chúng tôi lại lòng vòng tìm phòng trọ, các phòng trọ đều báo là hết phòng. Cuối cùng, quyết định quay vào Quảng Bình rồi mai hẳn tính.
Lúc này đã hơn 10h đêm, không thấy công an chặn ở đầu phía Bắc, chúng tôi đường cứ theo quốc lộ 1A chạy thẳng. Hóa ra lúc chiều công an chặn đường vì bà con ngư dân đánh bắt xa bờ đang biểu tình, mang cá ra đổ đầy đường lộ, đoạn qua xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình để yêu cầu nhà nước trả lời thỏa đáng và giải quyết thảm họa biển bị nhiễm độc này.
Quảng Bình: Biểu tình dữ dội chống Formosa
Bạn đọc Danlambao - Phẫn nộ trước sự bất tài của đảng CSVN trong thảm hoạ cá chết, trưa ngày 29/4/2016, hàng trăm người dân Quảng Bình đã xuống đường biểu tình dữ phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường.
Theo ghi nhận, đây là cuộc biểu tình ngày thứ 2 liên tiếp của bà con ngư dân thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Video và hình ảnh ghi lại cho thấy, người dân căng lều bạt giữa đường khiến cho quốc lộ 1A – tuyến đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc bị tê liệt hoàn toàn.
Hơn một tấn cá chết đã bị đổ tràn ra mặt đường như một bằng chứng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN vì đã bao che cho Formosa tàn phá môi trường.
Nhiều biểu ngữ được giăng cao thể hiện thái độ dứt khoát của người dân:
“Chúng tôi chọn tôm cá, không chọn nhà máy”
“Đuổi Formosa ra khỏi đất Việt Nam”
“Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi”…
Sau nhiều tiếng biểu tình nhưng không được giới chức địa phương giải quyết, người dân quyết định phong toả quốc lộ 1A vô thời hạn. Đáp lại, chế độ CS đã huy động một lực lượng CA đông đảo nhằm ngăn chặn người dân.
Dự báo, tình hình sẽ tiếp tục trở nên căng thẳng trong những ngày tới.
Từ khi xảy ra thảm hoạ cá chết đến nay, đời sống của ngư dân các tỉnh miền Trung ngày càng trở nên cơ cực. Quảng Trị là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do nằm sát Hà Tĩnh – nơi tập đoàn Formosa trú đóng.
Trong một diễn biến khác, an ninh quanh khu vực nhà máy Formosa thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã được tăng cường nghiêm ngặt do lo ngại nguy cơ bạo loạn.
Ngày 28/4/2016, xuất hiện cả một trung đoàn cảnh sát cơ động đứng giàn trận thị uy trước cổng nhà máy. Sang đến trưa ngày 29/4/2016, có thêm xe vòi rồng cùng các phương tiện chống bạo động di chuyển theo hướng về Formosa.
Những động thái trên cho thấy, thay vì tập trung tìm giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ cá chết, nhà cầm quyền CSVN lại tiếp tục tiêu tốn tiền thuế dân để bảo vệ cho những kẻ đầu độc chính nhân dân mình.
https://youtu.be/7ipbHftSQGk
https://youtu.be/dYhyo4OQSBM
Posted by sontrung at 4:46 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 414
VIỆT NAM BIỂU TÌNH
Việt Nam xuống đường vì vụ cá chết
1 giờ trước
Chia sẻ
Hàng ngàn người đổ về các trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong cuộc xuống đường vì hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại miền Trung Việt Nam.
Quảng cáo
Tại Hà Nội, nhiều con phố ở trung tâm kín người biểu tình với băng rôn "Tôi yêu môi trường biển và tôm cá", "Toàn dân Việt Nam cứu biển"...
Image copyright Other
Ước tính có khoảng 1.000 người tham gia cuộc tuần hành tại Hà Nội. Có một số xe chặn ngang đường ngăn đoàn người và nhiều an ninh mặc thường phục.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn người đi qua các con đường Lê Duẩn, Chợ Bến Thành, mang theo các khẩu hiệu "phải trả lại môi trường cho nhân dân", "Biển chết, tôm cá nghêu chết... Dân Việt Nam rồi sẽ chết nếu không đứng lên đòi quyền sống", "Trả lại Việt Nam Biển trong xanh, ngừng xả thải ra biển".
Image copyright Other
Image copyright Other
Image copyright Other
'Trấn áp'
Một số clip quay lại cho thấy tại đây đã xảy ra việc trấn áp người biểu tình, khi các nhóm mặc áo xanh vây ráp và xô xát với người tuần hành.
Những hình ảnh bạn đọc gửi cho BBC dường như cho thấy đã xảy ra tình trạng trấn áp người xuống đường tại đây.
Image copyright Other
Image copyright Other
Image copyright Other
Image copyright Other
Image copyright Other
Image copyright Other
Các lực lượng mặc trang phục màu xanh xiết chặt dần vòng vây, và xảy ra xô xát với người cầm khẩu hiệu.
Một số bạn trẻ phản kháng bằng cách ngồi xuống và giơ cao khẩu hiệu bảo vệ môi trường.
Có người dân đã tặng hoa cho lực lượng cảnh sát giao thông trên đường đoàn người đi qua.
Ở một số thành phố khác như Nha Trang, Vũng Tàu, cũng có những nhóm người dân mang theo biểu ngữ ra bờ biển, thể hiện quan điểm về vụ cá chết hàng loạt tại Việt Nam.
Trong khi đó, tại Đà Nẵng, một số nhà hoạt động và người dân xuống đường đã ngay lập tức bị trấn áp.
Một số người nói họ "bị đánh" bởi lực lượng an ninh tại thành phố miền Trung này.
Sau thảm họa môi trường cá chết tại miền Trung, nhiều lãnh đạo Đà Nẵng đã công bố công văn nói biển Đà Nẵng không bị ảnh hưởng, dù một số báo tại Việt Nam vẫn công bố hiện tượng một số cá chết dạt lên bờ tại đây.
Ngày 30/4, bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã cùng các lãnh đạo đi tắm biển cùng người dân và ăn cá để giải tỏa lo âu cho người dân.
Image copyright Other
Image copyright Other
Image copyright Other
Thảm họa môi trường này xảy ra hơn ba tuần tại tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng vào Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Trong hôm 29/4, người dân Cảnh Dương, một làng khác cũng thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã chăng lều bạt phản đối trên Quốc lộ 1A.
Nhiều người dân vứt cá ra giữa đường, căng lều bạt phản đối vì tàu đi đánh bắt về nhưng cá không ai mua vì lo sợ cá bị nhiễm độc.
Cho tới hiện tại, truyền thông tại Việt Nam không đưa tin về các cuộc biểu tình này, hãng tin Reuters cho biết.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160501_vietnam_protest_formosa
01/05/2016
Người dân biểu tình phản đối Formosa tàn phá môi trường, không phải là “một bọn ăn cắp bị bắt quả tang”!
Posted by adminbasam
FB Mạnh Kim
1-5-2016
Khí thế rất hừng hực. Từ 9am, các anh chị tham gia bắt đầu xếp hàng trước đường Lê Duẩn. Một trong những người đầu tiên tôi thấy là cô Chiêu Anh. Cô đã bật khóc.
Chỉ vài phút sau, đoàn người đông dần và tuần hành xuống Đồng Khởi. Công an và an ninh chìm dày đặc. Đến công trường Quách Thị Trang, mọi người dồn lại và hô to các khẩu hiệu bảo vệ môi trường. Nắng nóng càng khiến cuộc biểu tình tăng nhiệt.
Cho đến lúc này, đoàn biểu tình đã bị an ninh và cảnh sát vây kín. Thấy một cô gái xinh cầm cành hoa, tôi nói cô ấy đến hàng an ninh tặng hoa nhằm bày tỏ sự ôn hòa. Không ngờ, khi vừa bước đến gần, cô bị hai ba gã vận thường phục vật té và khiêng cô, định tống vào xe. Chúng tôi tràn đến, ào vào và giải cứu được cô gái.
Cuộc biểu tình dần dần bị chặn tất cả mọi ngả đường. Chiến thuật của an ninh là cô lập đoàn biểu tình để từ đó làm mệt mỏi và manh mún khiến từng nhóm nhỏ tách ra. Tại đoạn Hàm Nghi, tôi tình cờ phát hiện một an ninh mặc thường phục. Khi một người dân hỏi chuyện gì đang xảy ra, hắn trả lời rằng hôm nay là Quốc tế Lao động nên dân tuần hành. Khi được hỏi tiếp tại sao công an vây kín một nhóm đi đầu, hắn nói rằng đó là một bọn ăn cắp bị bắt quả tang!
Cứ thế, cuộc biểu tình bị chặn các hướng đi. Cho đến 10g thì nhiều người đã tách ra đi về. Tại các nút chặn, tôi tìm gặp những nhân vật mà tôi đoán là chỉ huy, nói với họ rằng bất kỳ hành động trấn áp nào cũng gây hậu quả cực xấu và phản tác dụng. Với những nhân vật nói giọng Nam, tôi được nghe câu trả lời nhẹ nhàng, nhưng với những người giọng Bắc, tôi thấy một sự phách lối và hung hăng.
Đến 11g thì xảy ra xô xát đổ máu. Một buổi sáng rất không yên ả. Tôi thấy nhiều bạn rất trẻ đã khóc. Tôi thấy một Sài Gòn nắng cháy da trong nỗi khao khát bùng nổ một xã hội nơi mà mọi người đều có quyền thể hiện tiếng nói tự do của mình.
https://www.youtube.com/watch?v=JbJTM17LMOk
Một số hình ảnh từ FB Mạnh Kim:
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
H1
http://hoiaihuunguoivietmientrungtncsac.blogspot.ca/2016/05/nguoi-dan-bieu-tinh-phan-oi-formosa-tan.html
Posted by sontrung at 4:36 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 414
No comments:
Post a Comment