BÙI BẢO TRÚC * THƯ KHẨN
Thư khẩn gửi các anh chị em cá của tôi
Bùi Bảo Trúc
Các anh chị em cá của tôi ơi:
Tôi vừa từ Vũng Áng trở về, chưa hoàn hồn, nhưng vẫn cố viết lá thư này gửi các anh chị em. Tôi vừa dại dột lại vừa liều lĩnh một mình làm một chuyến bơi vào vùng biển mà báo chí nói là cả mấy triệu anh chị em cá của chúng ta từ đầu Tháng Tư đã bỏ mạng một cách bi thảm ở các vùng biển thuộc bốn tỉnh miền trung Việt Nam. Lúc đầu khi nghe tin này, tôi không tin, tưởng đó là chuyện đùa hơi độc ác, trò cá Tháng Tư (poisson d'Avril) của loài người nên muốn tìm hiểu hư thực thế nào.
Tôi tách đàn bơi về Vũng Áng nơi tin tức nói là anh chị em cá chúng ta chết nhiều nhất xem sao. Dọc đường tôi gặp một đoàn các anh chị cá heo bơi trở ra. Các anh chị ra hiệu cho tôi quay đầu lại, bơi ra biển nhưng tôi không nghe vì cái tính ương ngạnh vốn dĩ của tôi. Tôi bơi tiếp mặc dù các anh chị cá heo la lớn rằng đã có mấy anh chị bỏ mạng, xác tấp lên bờ được dân chúng chôn cất trên bãi biển. Không những chỉ các anh chị cá heo bảo tôi quay đầu bơi trở lại ra biển, mà cả các anh chị cá khác, như mú, tuna, cá thu, cá hồng, cá đuôi vàng... cũng nói với tôi như thế.
Gần đến Vũng Áng, tôi bắt đầu thấy vài ba dấu hiệu bất ổn. Nhiều đàn anh chị em thuộc các giống cá khác hình như đều có vẻ lừ đừ, uể oải khác thường, tuy vẫn bơi, nhưng không còn tung tăng như thường ngày mà có vẻ mỏi mệt thấy rõ. Tôi chặn hỏi một vài anh chị thì chỉ được đáp lại bằng những cái lắc đầu, không nói một lời nào. Tôi đoán chừng họ không muốn tôi bơi tiếp vào khu mà họ vừa rời bỏ. Điều đó càng làm tôi muốn đi tiếp để tới Vũng Áng.
Rồi tôi bỗng cảm thấy choáng váng, hơi khó thở. Tôi trồi lên mặt nước, hớp lấy không khí thì thấy đỡ ngay. Tôi lại bơi tiếp, nhưng không thở bằng go nữa. Tôi cứ làm như thế, chỉ hớp không khí khi ngoi lên trên mặt biển chứ không thở dưới nước nữa. Gần tới Vũng Áng, tôi thấy anh chị em chúng ta chết, lúc đầu ít rồi càng lúc càng nhiều. Không phải là vài ba, không phải mấy chục, mấy trăm mà phải là hàng ngàn, hàng nhiều ngàn, rồi hàng trăm ngàn. Mà đó chỉ mới là các anh chị em chết dưới biển. Số bị thủy triều tấp lên bờ còn nhiều hơn thế nữa. Tôi bơi tiếp, dưới xác cả ngàn anh chị em cá đã chết nổi lều bều ở trên, thỉnh thoảng ngoi lên để thở. Càng vào gần bờ, số anh chị em cá chết càng nhiều. Tôi nghĩ riêng khu gần Vũng Áng cũng phải vài trăm ngàn hay cả triệu anh chị em cá chết.
Tôi thấy khó thở hơn. Tôi phải ngoi lên khỏi mặt nước để thở nhiều hơn. Tôi cũng cảm thấy ngứa ngáy sau làn vẩy, có lúc thấy như vẩy tróc hết ra đến nơi. Quanh tôi, trước sau, trên đầu toàn là xác anh chị em nhà cá chúng ta. Một sự im lặng rợn mình. Không còn tiếng quẫy quen thuộc nữa. Chỉ còn hàng ngàn anh chị em cá nằm nghiêng hay ngửa bụng lên trời, một số rất ít mang còn ngáp ngáp. Tôi bắt đầu thấy sợ. Số lần tôi phải ngoi lên hớp không khí gia tăng nhiều hơn nhưng tôi vẫn bơi tiếp xem thế nào.
Và bỗng tôi hiểu. Tôi thấy một đường ống phun xối xả một chất lỏng có mầu vàng hòa vào nước biển của chúng ta. Cái đường ống ấy khá lớn, đường kính phải khoảng một mét rưỡi, chôn ngầm dưới đáy biển chạy từ bờ ra tới chừng gần 2 kilômét. Ở đó, đường ống có 3 lỗ thoát cho các chất thải chẩy thẳng vào nước biển. Mắt tôi không nhìn thấy gì nữa, lượng không khí tôi vừa hớp được trước đó vài giây không còn trong phổi nữa. Tôi vùng vẫy cố ngoi lên mặt biển hớp vội lấy chút không khí và lặn xuống thêm một lần nữa để xem kỹ lại cái đường ống rất lớn mà các anh chị em cá khác nói là chạy từ cái nhà máy thép trên bờ thẳng ra biển. Như vậy là đúng như lời trối trăn của cả ngàn anh chị em đủ mọi loại cá để lại cho chúng ta trước khi chết lềnh bềnh rồi giạt vào bờ đang phân hủy thối rữa trên các bãi biển từ Nghệ Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị vào tới tận Thừa Thiên.
Tôi ngoi lên hớp thêm một chút không khí rồi lặn xuống, bơi tới sát cái đường ống thêm một lần nữa. Tôi thấy trên một đoạn đường ống có những chữ mà tôi đọc không được. Nhưng may quá, khi bơi sát một khúc đường ống khác, tôi thấy hàng chữ Made in China. Thôi thế là đúng rồi. Bọn khốn nạn từng đánh bắt chúng ta ở quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa lại vào tận đất liền để đầu độc chúng ta, không cho ngư dân Việt Nam mà chúng ta đã nuôi họ từ bao nhiêu năm nay được chúng ta giúp đỡ nữa.
Tôi bơi thêm một vòng cuối rồi quay đầu bơi ra biển. Vừa bơi vừa nín thở, ngoi lên hớp không khí cho đến khi ra khỏi được vùng biển chết đó thì lại phải tránh những đoàn tàu “lạ” khốn nạn phục kích chờ đánh bắt chúng ta ở những vùng hải phận chính ra là của Việt Nam. Tôi bơi một mạch suốt hai ngày mới tới được Nha Trang và cố gắng viết lá thư này cho các bạn để cảnh cáo các bạn tạm tránh xa vùng biển thuộc bốn tỉnh của Việt Nam nếu chúng ta còn muốn giúp các ngư dân Việt Nam, những người anh em của chúng ta chia tay nhau từ thuở Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ một nửa lên non một nửa xuống biển.
Các bạn cá của tôi ơi!
Tình cảnh của chúng ta bi đát như thế, mà bọn lãnh đạo ở Hà Nội vẫn chưa một lần lên tiếng để tìm cách cứu lấy anh chị em nhà cá chúng ta. Chúng nó biến thành hến hết. Chúng nó câm mồm nín khe ở Hà Nội trong khi các anh chị em nghêu sò ở miền Trung cũng đang chết tức tưởi. Riêng ở Hà Tĩnh (Kỳ Phương, Kỳ Anh) đã có hơn 60 tấn ngao trắng chết đầy biển. Trong khi đó, bọn lãnh đạo vẫn làm hến cho mãi đến tận ngày hôm nay, sau khi anh chị em cá chúng ta chết hàng triệu tấn.
Nhà cầm quyền không lên tiếng một lần nhưng lại để mặc cho một tên cắc ké Chu Xuân Phàm làm việc cho công ty Formosa, công ty đang diều hành và khai thác một nhà máy ở Vũng Áng nói với người dân đang đối đầu với thảm họa là phải lựa chọn hoặc có nhà máy hoặc có cá mà ăn!
Chao ôi sao lại có một câu phát ngôn hỗn hào coi thường đất nước và con người Việt Nam nặng nề đến như thế. Rốt cuộc chỉ nghe thấy những tiếng gào thét, nguyền rủa phẫn nộ của người dân trong khi bọn hến vẫn thủ khẩu như bình.
Thằng cắc ké Chu Xuân Phàm của Formosa còn đưa ra một giải thích ngu xuẩn khác, theo đó, anh chị em cá chúng ta chết ở các vùng biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên là vì người dân Việt Nam tắm biển không chịu chạy lên bờ đái mà đái ngay dưới biển nên họ hàng nhà cá chúng ta mới chết như thế.
Đúng là ăn nói tào lao xịt bộp. Thằng này liền bị Formosa cho nghỉ việc để tìm cách làm dịu bớt sự bực bội của người Việt. Bọn Formosa lên tiếng xin lỗi một cách bâng quơ (về câu nói của Chu Xuân Phàm) nhưng không đả động gì tới việc thải chất độc xuống biển ở Vũng Áng.
Mãi mấy hôm sau, bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Sinh mới tổ chức họp báo về vấn đề này để đọc một bản phát biểu ngắn vỏn vẹn 10 phút, không trả lời một câu hỏi nào của nhà báo và bỏ chạy như một thằng ăn cắp.
Trong khi đó, anh chị em nhà cá chúng ta vẫn tiếp tục chết, xác thối rữa trên bờ biển. Ngư dân Việt Nam bỗng nhiên mất hẳn cách kiếm ăn: Cái ... cân câu cá không câu được cá nữa. Có câu được mang ra chợ cũng không ai dám mua. Khoảng mấy chục ngàn gia đình ngư dân làm sao sống đây.
Một thằng ngu khác, Đặng Ngọc Sơn, phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Tĩnh thì kêu gọi mọi người cứ yên tâm ăn cá ở Vũng Áng và tắm biển như thường. Nhưng khi bị báo chí hỏi là bao giờ đi tắm biển thì nó nói là chưa có lịch. Tôi muốn nói thẳng với nó rằng tắm biển đâu có gì là khó: cởi quần áo ra, chạy xuống nước, đứng xớ rớ ở đó, một phút thôi là đủ, rồi lên bờ, ăn một em cá rô biển chiên dòn coi... Vậy mà không dám làm. Đúng là ác với dân, hèn với... cá.
Đáng lẽ chúng nó phải đóng cửa cái nhà máy, kiểm nghiệm nước biển, xác định nguyên do làm chết anh chị em cá chúng ta, nếu thấy Formosa có lỗi thì truy tố cả lũ nhà chúng nó, trừng phạt nặng, bắt chúng nó bồi thường thiệt hại cho các ngư dân, làm sạch vùng biển bị ô nhiễm và cấm các công ty từng tạo nguy cơ cho môi trường hoạt động tại Việt Nam.
Nhưng rồi ai sẽ đớp tiền hối lộ cho bọn đầu sỏ ở nước Việt Nam khốn khổ này đây?
Chuyện Vũng Áng đau lòng lắm anh chị em cá ơi. Các anh chị em cẩn thận giữ mình nhé, để còn giúp cho người dân Việt tội nghiệp.
Chắc chúng ta lại phải ca bài... con cá mất thôi!
CHIẾN TRANH TRUNG MỸ
Kỳ 1: Những kịch bản có thể xảy ra xung đột quân sự Mỹ – Trung tại Biển Đông
Mối căng thẳng càng ngày càng cao, khi Bắc Kinh cố ý tăng cường lực lượng quân sự trong vùng. Trung Cộng còn hiện đại hóa rất nhiều các lực lượng tàu bè bán quân sự đồng lúc với sức mạnh hải quân hòng khẳng định chủ quyền cùng quyền tài phán bằng sức mạnh .
Nguy cơ về cuộc chiến trong vùng Biển Đông hiện nay càng lúc càng rõ
ràng . Trung Cộng, Đài Loan, Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai, Brunei, và Phi
luật Tân - những nước từng tranh chấp lãnh hải cùng tuyên bố pháp lý
về quyền khai thác các nguồn năng lượng dầu cùng khí đốt tại đây. Quyền
tư do hải hành cũng là vấn đề đáng chú ý khác, đặc biệt giữa Mỹ và Trung
Cộng về quyền hải hành của các chiến hạm Mỹ trong vùng Đặc Quyền Kinh
Tế (EEZ) hai trăm hải lý mà Trung Cộng tự vạch ra. Mối căng thẳng càng
ngày càng cao, khi Bắc Kinh cố ý tăng cường lực lượng quân sự trong
vùng. Trung Cộng còn hiện đại hóa rất nhiều các lực lượng tàu bè bán
quân sự đồng lúc với sức mạnh hải quân hòng khẳng định chủ quyền cùng
quyền tài phán bằng sức mạnh . Do vậy trong thời gian này, chính sự tăng
cường sức mạnh của họ đã đặt lực lượng Mỹ trong vùng vào các trường hợp
đụng độ do Trung Cộng không bao giờ chấp nhận sự hoạt động của Hải quân
Mỹ ở Tây Thái bình Dương.
Tầm quan trọng gia tăng tương quan Trung - Mỹ cho toàn vùng Á Châu Thái bình Dương trong kinh tế toàn cầu khi Mỹ có quyền lợi to lớn ở đây. Vậy Mỹ phải có bổn phận ngăn ngừa mọi sự leo thang quân sự đối đầu nhau trong vùng biển Biển Đông .
Có vài tình huống dự phòng về khả năng đụng độ võ trang tại Biển Đông trong đó có ba trường hợp đe dọa đến quyền lợi Mỹ khiến Mỹ phải phản ứng tức khắc:
khiến Trung Cộng phải đáp ứng lại bằng quân sự. Mỹ cho rằng không có điều khoản tài phán trong Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) cho phép nước trong vùng đặc quyền chống lại các lực lượng quân sự nước khác hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) . Trung Cộng vẫn cho rằng khi không thông báo trước và chưa được phép nước ven bờ, là vi phạm luật pháp nước đó cùng luật quốc tế. Trung Cộng hay cho phi cơ nghênh cản các phi cơ do thám của Mỹ đưa đến các rủi ro mà bằng chứng vụ chiếc F 8 của Trung hoa đã va chạm và rơi khi va vào chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư 2001. Trung Hoa có thể gây nên tai nạn hàng hải ví dụ khi cho tàu gây rối chiếc tàu Mỹ USNS Impeccable, chiếc USNS Victorious vào năm 2009 . Sự phát triển to lớn về tàu ngầm của Trung Cộng cũng gia tăng mối đe dọa từ những tai nạn hải hành , thí dụ vụ chiếc tàu ngầm Trung Hoa đã va chạm vào đuôi dàn kéo phía sau của 1 chiến hạm Mỹ vào tháng Sáu 2009. Do phi cơ trinh thám Mỹ các tàu trinh thám Mỹ không có trang bị vũ khí, đó là lý do Mỹ phải cho các tàu trang bị hộ tống theo sau. Bất cứ môt tính toán hay hiểu lầm nào cũng đưa đến hậu quả tấn công hỏa lực qua lại , sẽ dẫn đến leo thang quân sự cùng kết tạo ra các khủng hoảng chính trị lớn hơn. Sự đụng độ bất ngờ như thế càng gia tăng căng thẳng, thêm sự đối chọi chiến lược, đem cuộc khủng hoảng thêm.Điều dự phòng thứ hai liên quan đến việc đụng độ giữa Trung Cộng và Phi luật Tân về các mỏ khí thiên nhiên nhất là các mỏ thuộc rìa mỏ Reed Bank, cách Plawan 80 dặm. Các tàu thăm dò dầu ở đây hoạt động theo hợp đồng tại Reed Bank luôn luôn bị sách nhiễu bởi tàu Trung Cộng . Theo báo cáo của Diễn Đàn Năng Lượng , Vương Quốc Anh từng ra kế hoạch khoan dò vùng này. Việc này làm gia tăng hành động gây hấn từ phía Bắc Kinh. Diễn Đàn Năng Lượng cho là một trong 15 hợp đồng thăm dò mà Manila đã công bố về việc thăm dò ngoài khơi của Phi gần đảo Palawan. Reed Bank là lằn chỉ đỏ của Phi, việc này dự đoán sự gia tăng đối đầu của Trung - Phi. Hoa kỳ có khả năng bị kéo vào trận chiến Trung - Phi do Hiệp Ước Bảo Vệ lẫn nhau ký vào năm 1951. Theo hiệp ước này thì, "mỗi bên thừa nhận rằng bất cứ cuộc tấn công võ trang nào trong vùng Thái bình dương vào bất cứ bên nào đều gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh, cùng tuyên bố rằng hiệp ước này sẽ hành động đáp ứng theo tình hình nguy biến phù hợp với hiến pháp ," Tuy vậy, vẫn còn một khoảng cách khá rõ tồn tại giữa quan điểm của Hoa kỳ và sự mong đợi về phía Phi. Vào giữa tháng Sáu năm 2011, theo phát ngôn viên của TT Phi cho rằng nếu xảy ra đụng độ võ trang Trung – Phi thì Manila tin rằng Hoa kỳ sẽ giúp Phi. Những giải thích từ những giới chức cao cấp Hoa kỳ vừa qua vô tình làm Manila kết luận ngay rằng Hoa kỳ sẽ mang quân tới giúp Phi trong trường hợp Trung Cộng tấn công Phi ở vùng tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Với mối thắt chặt càng lúc càng nhiều về chính trị và quân sự giữa Hoa thịnh Đốn cùng Manila, bao gồm gia hạn sự thỏa thuận gia tăng sự hiện diện quân sự tại các cảng và phi trường của Phi gồm tiếp nhiên liệu cùng dịch vụ bảo trì tàu chiến , phi cơ , Hoa kỳ đạt được lợi điểm lớn trong vấn đề Trung - Phi. Thất bại trong việc đáp ứng việc tương trợ của Hoa kỳ đối với Phi không những làm giảm đi mối liên hệ với Phi mà còn làm mất đi niềm tin của những đồng minh khác trong vùng trên diện rộng. Tuy nhiên, mỗi khi Hoa kỳ quyết định phái các tàu chiến tới trong vùng đều mang theo rủi ro việc đối đầu quân sự giữa hải quân Trung - Mỹ. >Những vụ tranh chấp giữa Trung - Việt dù thăm dò địa chấn hay thăm dò dầu và khí đốt đều châm ngòi cho đụng độ võ trang đôi bên đây là điều dự tính thứ ba. Trung Cộng bao lâu nay thuờng sách nhiễu các tàu thăm dò của hảng dầu Petro Vietnam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm EEZ của VN. Hà Nội từng cáo buộc Trung Cộng cố tình cắt phá day cáp thăm dò dầu và khí trong hai trường hợp riêng biệt. Dẩu vậy người Việt Nam tuy không dùng võ lực đáp trả , họ vẫn không thối lui và vẫn quyết tâm thăm dò các vùng dầu mới bất chấp các cảnh báo tù phía Bắc Kinh. Cùng lúc sự gia tăng quan hệ giữa Hoa kỳ và VN đã làm cho VN bạo dạn thêm trong việc đối đầu vói Trung hoa về sự kiện Biển Đông. Hoa kỳ có khả năng bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Trung Hoa và VN , dầu rằng khả năng này ít hơn đối với Phi luật Tân. Tuy nhiên với kịch bản khi Trung Cộng cứ mãi khiêu khích , thì Hoa kỳ phải đi đến sự lựa chọn phải phái các chiến hạm tới vùng này với lý do bảo đảm sự bình ổn vùng và nhất là bảo vệ quyền lợi Mỹ. - Việt Nam, ngay cả các nước khác đều yêu cầu sự giúp đỡ của Hoa kỳ trong trường hợp như vậy. Trong trường hợp Hoa kỳ dính líu đến, có khả năng các diển biến tiếp theo do phía Trung Cộng hay do tính toán sai lạc giữa lực lượng các bên cũng sẽ dẫn đến đối đầu về hỏa lực. Có thêm một kịch bản khác nữa, nếu Trung Cộng tấn công vào các tàu hay dàn khoan của Mỹ đang thăm dò hay khoan dầu tại đây cũng dẫn đến sự can dư của Mỹ , nhất là có sự tổn thất nhân mạng về phía Mỹ. ExonMobil đã từng lên kế hoạch khoan dầu ngoài khơi VN, làm khả năng nguy hiểm này hiện diện. Trong một thời gian ngắn khả năng đụng độ theo dự tính thứ ba trên có thể ít do sự ký kết Trung- Việt vào tháng 10 năm 2011 nhằm thỏa thuận giải pháp về các nguyên tắc hàng hải. Ký kết này còn hiệu quả cho đến bây giờ vì căng thẳng gia tăng nên có phần mai một đi nhiều...
DÂN SAIGON ANH DŨNG VÙNG LÊN
Dù bị bắt, dân Sài Gòn vẫn tung hô và cổ vũ cho những người biểu tình
CTV Danlambao - Chứng kiến cảnh đàn áp biểu tình sáng 8/5/2016, người dân Sài Gòn đã bày tỏ một thái độ chính trị rõ rệt khiến cho chế độ cộng sản phải sợ hãi.
Sau khi những người biểu tình bị bắt lên xe bus, nhiều người dân tập
trung trước nhà thờ Đức Bà liền đồng loạt giơ cao cánh tay và hô vang
dội. Hành động này nhằm thể hiện thái độ ủng hộ và cổ vũ cho những những
người vừa bị bắt.
Đây cũng là một bằng chứng rõ rệt cho thấy sự thảm bại của đảng CSVN
trong việc vu khống, bôi nhọ những người biểu tình là “phản động”, “nhận
tiền từ thế lực thù địch”…
Một khi người dân không còn vô cảm thì ngày cáo chung của chế độ độc tài ác ôn càng đến gần hơn bao giờ hết.
Video do bạn đọc Danlambao gửi đến.
CTV Danlambaodanlambaovn.blogspot.com
SAIGON BIỂU TÌNH 8-5
Tường thuật các cuộc xuống đường vì môi trường 08.05.2016
Danlambao -
Trước thảm hoạ về môi trường, nhiều công dân Việt Nam khắp 3 miền đất
nước đã cùng nhau kêu gọi mọi người xuống đường để đòi hỏi đảng CSVN và
nhà cầm quyền của đảng phải chấm dứt những hành động đàn áp người dân
lên tiếng bảo vệ môi trường; công bố nguyên nhân, thủ phạm đầu độc biển
miền Trung và khởi tố ngay lập tức vụ án xâm hại gây ô nhiễm môi trường.
Cuộc xuống đường lần thứ 2 dự trù xảy ra vào 9 giờ sáng, Chủ Nhật, 8/5/2016 tại Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.
Danlambao sẽ cập
nhật cùng các bạn đọc diễn tiến của các cuộc xuống đường bảo vệ môi
trường này. Ngoài việc tham gia xuống đường, các bạn có thể hỗ trợ thêm
về mặt thông tin bằng cách gửi tin tức, hình ảnh, clip về lienlacdanlambao@gmail.com hay ở trang Facebook của Danlambao: https://www.facebook.com/danlambaovn/
Hàng loạt những người đấu tranh dân chủ bị bao vây tại nhà
Ba ngày trước cuộc biểu tình, công an, mật vụ đã tung lực lượng đông đảo chốt chặn, canh gác nhà riêng, nơi ở của hầu hết những người đấu tranh dân chủ, tham gia xuống đường lần I hoặc bày tỏ quan điểm bảo vệ môi trường trên mạng xã hội.
Tại Sài Gòn, những gương mặt quen thuộc như Trần Bang, Sương Quỳnh, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Đức Long, Nguyễn Hoàng Vi, Dương Thị Tân, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú, Hoàng Dũng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Trang Nhung... đều bị canh gác rất chặt.
Đêm thứ Bảy 7/5, rất đông công an đã xông vào nhà vợ chồng ca sĩ Diên An & Việt Bách và đòi “kiểm tra hành chính”. Côn an gây khó khăn cho khách của anh Diên An là anh Hành Nhân. Sau khi bị chủ nhà mời ra ngoài, côn an, mật vụ và dân phòng đã tập trung ngay ngoài ngõ và gây ồn ào. Ngay lúc đó, nhà anh Diên An cũng bị cúp điện. Anh Diên An đã phải dùng quạt tay để quạt cho cậu con trai anh mới mười tháng tuổi. Hiện cả nhà anh và người bạn là Hành Nhân đều đang bị công an giam lỏng.
Kỹ sư Trần Bang, một trong những người hoạt động rất tích cực đã loan tin trên FB cá nhân rằng: “Tôi là một công dân của TP Sài Gòn, tại sao từ tối qua (18h tối ngày 6-5-16) nhà tôi bị một lũ người không sắc phục canh cửa nhà ngày đêm 24/24, không cho tôi đi ra ngoài đường? Tôi mở cửa định đi ra ngoài để làm việc riêng thì bị bọn họ tới đe dọa -"không được ra ngoài", một tên áo đen còn nói: nếu cố tình đi sẽ cho giang hồ xử"...?”.
Tại Hà Nội, blogger Nguyễn Lân Thắng thông báo tối qua, thứ Bảy, nhà anh đã bị hắt đầy sơn và mắm tôm. Truyền đơn tung trắng ngõ với nội dung đe doạ... Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định sẽ hẹn gặp bạn bè tại nhà hát lớn để tham gia xuống đường bảo vệ môi trường. Cùng lúc anh Trịnh Bá Phương ở Hà Nội từ lúc 12h đêm qua đã bị CA vào nhà ngăn cản cấm không cho biểu tình bày tỏ thái độ trước hiểm hoạ môi sinh.
Riêng luật sư Lê Thị Công Nhân đã nhắn tin cho Blogger Phạm Thanh Nghiên rằng “Lúc 1 giờ sáng ngày 8/5, công an đã mang xe thùng (loại hay dùng để đi càn chợ, bắt người bán hàng rong) và một tiểu đội canh gác ở cầu thang”.
Nhiều nơi, barie, hàng rào kẽm gai cũng được dựng lên tại nhiều ngả đường từ ngày hôm trước. Đặc biệt các ngã tư Minh Khai, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Cao Vân, Điện Biên Phủ, Pasteur, Nhà hát Lớn và khắp các con phố đi bộ, công an chìm nổi dày đặc.
Tại Trung tâm Sài Gòn, nhiều quán coffee phải đóng cửa, các ngã đường dày đặc côn an, mật vụ. Đường Sách Nguyễn Văn Bình cũng bị đóng. Các bãi giữ xe đều không làm việc... Mọi cử chỉ của người qua đường đều được công an, mật vụ chú ý. Sài Gòn ngày 8/5/2016 khiến nhiều người liên tưởng đến thời chiến.
Những người yêu biển...
Tại Nha Trang, xuất phát từ đại lộ Phạm Văn Đồng, một số bạn đã bắt đầu khởi hành biểu tình đi bộ dọc theo đường ven biển.
Các biểu ngữ được mang theo với nội dung: "Save Our Sea", "Minh bạch thông tin Formosa", "Hãy giữ biển trong lành", "Save the fish"...
Sau khi đi vượt qua cầu Trần Phú, đoàn biểu tình rẽ vào lối xuống Chợ Đầm.
Photo: Nguyễn Lai
Tin từ CTV Danlambao tại Nha Trang cho biết vào lúc 8:45 sáng mọi người
đang bị chặn ở đường Tôn Thất Tùng. Hiện tại công an đang kéo đến rất
đông. Một số người xuống đường trong đó có blogger Mẹ Nấm bị an ninh cướp điện thoại và đưa về đồn công an phường Xương Huân.
Tại Sài Gòn, một trong những hình ảnh xúc động nhất tại Sài Gòn trước giờ biểu tình, là hình ảnh Nhạc sĩ Tô Hải ( 90 tuổi) ngồi xe lăn, giơ biểu ngữ:
Tại Hà Nội, theo thông báo của FB Bùi Tiến Hưng, Blogger Nguyễn Hữu Vinh JB đang đi đường thì bị 1 số công an ép buộc về số 7 Nguyễn đình Chiểu.
Hàng ngàn người đã xuống đường tại Sài Gòn
Đúng 9 giờ sáng, cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại Sài Gòn. Bất chấp sự kềm toả và bao vây của lực lượng CA, hàng ngàn người dân đã tập trung về công viên 30/4 để biểu tình và giơ cao các khẩu hiệu phản đối ô nhiễm môi trường.
CA đàn áp, bắt bớ hàng trăm người biểu tình bảo vệ môi trường tại Sài Gòn.
Theo ghi nhận, số lượng người biểu tình mỗi lúc một đông hơn.
Photo - FB Sương Quỳnh
Bé Simpa sáng nay tiếp tục xuống đường biểu tình cùng mẹ.
Photo: Facebook Nguyễn Thiên Kim
Tại Hà Nội, vào lúc 9 giờ sáng, quanh khu vực nhà hát lớn, bờ hồ công an
đã huy động xe phá sóng điện thoại, lực lượng an ninh dày đặc.
Các ngả đường dẫn đến Nhà hát lớn đều bị phong tỏa.
An ninh yêu cầu người dân không được tập trung quanh khu vực Nhà Hát Lớn.
Theo FB Nguyễn Lân Thắng thì một số người đã bị bắt trong đó có chị Tuyết Anh (Facebook Tuyet Anh Jethwa), anh Hùng giáo viên cùng 2 người nữa.
Chị Nguyễn Thị Nga, Fb là Nga Nguyễn, bị bắt lên xe bus số 10, biển số 30K-1291.
Theo FB Trịnh Bá Tư, 2 người dân từ Hải Phòng là cô Vân và cô Hằng đã bị an ninh bắt đi khi vừa xuống tàu tại ga Long Biên. Hai cô đi từ Hải Phòng lên Hà Nội để tham gia tuần hành vì môi trường.
Tính tới thời điểm này, tại Hà Nội có khoảng 40 người dân đã bị đưa về
công an quận Long Biên. Trong đó có Thúy Nguyễn (dân oan Hải Phòng),
Phan Cẩm Hường, Ngô Duy Quyền, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Nga, Tuyết
Anh...
Tại Sài Gòn, blogger Vũ Huy Hoàng cũng đã bị an ninh chặn bắt.
10h00, tin từ CTV Dân Làm Báo báo về, hiện hàng trăm công an đang dồn người biểu tình bên hông nhà thờ, đối diện Bưu điện để cà khịa, tất cả ngã đường đến nhà thờ Đức Bà đã bị rào chắn lại. Một số người đang bị đánh.
10h30, tại Sài Gòn, rất nhiều người bị đánh, bị bắt lên xe Bus đưa lên đâu không rõ.
Cùng thời điểm, tại Hà Nội, theo facebook anh Trần Xuân Bách, nhóm người
gần đây nhất bị bắt đưa đi đâu không rõ (khả năng là cũng đưa về CA
phường Long Biên) gồn có:
Các ngả đường dẫn đến Nhà hát lớn đều bị phong tỏa.
An ninh yêu cầu người dân không được tập trung quanh khu vực Nhà Hát Lớn.
Photo: Facebook Mai Dũng
Theo FB Nguyễn Lân Thắng thì một số người đã bị bắt trong đó có chị Tuyết Anh (Facebook Tuyet Anh Jethwa), anh Hùng giáo viên cùng 2 người nữa.
Chị Nguyễn Thị Nga, Fb là Nga Nguyễn, bị bắt lên xe bus số 10, biển số 30K-1291.
Theo FB Trịnh Bá Tư, 2 người dân từ Hải Phòng là cô Vân và cô Hằng đã bị an ninh bắt đi khi vừa xuống tàu tại ga Long Biên. Hai cô đi từ Hải Phòng lên Hà Nội để tham gia tuần hành vì môi trường.
9h30: mọi người đang đi quanh khu vực bờ Hồ sau đó ngồi toạ kháng trước UBND TP Hà Nội.
Photo: Nguyễn Tấn Thành
Photo: Lã Việt Dũng
Mọi người ngồi toạ kháng trước UBND TP Hà Nội.
Photo Facebook Hoàng Bình
Photo Facebook Hoàng Bình
Khoảng 40 người đã bị bắt lên xe bus và đưa về đồn Long Biên - Hà Nội.
Photo: Facebook Ngô Duy Quyền
Những người biểu tình tại Hà Nội bị bắt đưa về
trụ sở công an phường Long Biên.
Photo: Ngô Duy Quyền
Tại Sài Gòn, blogger Vũ Huy Hoàng cũng đã bị an ninh chặn bắt.
10h00, tin từ CTV Dân Làm Báo báo về, hiện hàng trăm công an đang dồn người biểu tình bên hông nhà thờ, đối diện Bưu điện để cà khịa, tất cả ngã đường đến nhà thờ Đức Bà đã bị rào chắn lại. Một số người đang bị đánh.
Một số người đã bị bắt. Photo: Bạn đọc Danlambao
Cảnh hỗn loạn trước nhà thờ Đức Bà. Photo: Bạn đọc Danlambao
Quang cảnh buổi biểu tình ôn hoà tại Sài Gòn. Photo Bạn đọc Danlambao
Tại Sài Gòn, lực lượng cơ động đã sử dụng hơi cay để sịt trực tiếp vào người dân biểu tình ôn hoà. Cùng lúc, có rất nhiều người bị bắt đem đi đâu chưa rõ.
Một bạn trẻ bị sịt hơi cay vào mắt. Photo Nguyễn Quang
10h30, tại Sài Gòn, rất nhiều người bị đánh, bị bắt lên xe Bus đưa lên đâu không rõ.
Chị Hoàng Mỹ Uyên mặc dù bị đánh rất đâu
nhưng vẫn ôm chặp con gái của mình. Photo: Nickie Tran
Trong hình là chị Hoàng Mỹ Uyên cùng con gái Saphia.
Vi Trần
- Bé Saphia dũng cảm và đầy ý thức. Saphia tự biết đọc tin tức và
thương xót các bạn Tôm, Cá nên xin phép mẹ tham gia biểu tình bảo vệ môi
trường.
Sáng nay bé đã bị đánh vì lẽ phải. Mẹ em cũng bị đánh, nhưng với bản năng làm mẹ, chị vẫn ôm chặt con vào lòng.
Facebooker Xéng Phan, Facebooker Uong Thanh Ngoc, Nguyễn Trung (Người Hà Nội), Facebooker Viethung Hienlinh Trịnh Văn Tuấn, em vợ anh Thinh Nguyen, facebooker Trịnh Hoàng Thanh, Nguyễn Thúy Hạnh, Lã Việt Dũng, Nguyễn Văn Phương, Thao Teresa.
Hình ảnh đẹp 2 cha con lặng lẽ cầm biểu ngữ đi ở Hà Nội
sau khi mọi người bị hốt hết lên xe buýt. Photo Thuỳ Linh
Mặc dù bị đàn áp, bắt bớ nhưng cuộc biểu tình tại Hà Nội vẫn tiếp diễn.
DS những người bị bắt (đang tiếp tục cập nhật):
Photo: Facebook Mai Dũng
DS những người bị bắt (đang tiếp tục cập nhật):
Tại Sài Gòn:
1. Vũ Huy Hoàng
2. Huỳnh Chí Trung
3. Dương Thị Tân
4. Huỳnh Thành Phát
5. Trần Tử Long
6. Hiếu Trung Lê
7. Diễm Võ
8. Lý Nguyễn (mất tích)
9. Nguyễn Công Hoa
10. Nguyễn Duy Quang
11. Nguyễn Hoàng Nam
12. Nguyễn Hoàng Việt
....
6. Hiếu Trung Lê
7. Diễm Võ
8. Lý Nguyễn (mất tích)
9. Nguyễn Công Hoa
10. Nguyễn Duy Quang
11. Nguyễn Hoàng Nam
12. Nguyễn Hoàng Việt
....
Tại Hà Nội:
1. Nguyễn Thị Kim Chi
2. Nguyễn Thúy Hạnh
3. Lê Dũng
4. Lê Hồng Phong
5. JB Nguyễn Hữu Vinh
6. Ngô Duy Quyền
7. Lê Thị Phương Anh
8. Facebooker Xéng Phan
9. Facebooker Uong Thanh Ngoc
10. Nguyễn Trung (Người Hà Nội)
11. Facebooker Viethung Hienlinh
12. Trịnh Văn Tuấn, em vợ anh Thinh Nguyen
13. Facebooker Trịnh Hoàng Thanh
14. Lã Việt Dũng
16. Thao Teresa.
....
Tại Nha Trang:
1. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
2. Phạm Văn Hải
3. Đan Thanh
4. Nguyễn Lai
5. Khiêm Cung
6. Kim Thoa
7. Trương Hải Lương
8. Nguyễn Văn Đức
9. Bá Vinh
10. Tiến Luật
11. Dương Văn Hải
Tại Sài Gòn: Khoảng hơn 100 người biểu tình ôn hòa đã bị công an
bắt và giam giữ tại sân vận động Hoa Lư (Số 2 Đinh Tiên Hoàng), Đa Kao,
quận 1.
Tiếp tục cập nhật...
Bạn Nguyễn Phương, người kêu gọi tuổi trẻ thức tỉnh đã bị bắt. Phương bị bắt giữ ở đối diện nhà hát Thành phố (sân vận động Hoa Lư).
Cận cảnh đàn áp, bắt bớ người biểu tình bảo vệ môi trường tại Sài Gòn:
Tiếp tục cập nhật...
VIỆT NAM VÙNG LÊN
Lại nổ ra biểu tình ở Việt Nam vì cá chết
Hàng trăm người dân ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang, Khánh Hòa, hôm nay, 8/5, tiếp tục xuống đường để phản đối sự thiếu minh bạch của chính quyền trong thảm họa cá chết ở nhiều tỉnh miền Trung và công ty Formosa của Đài Loan.
Các hình ảnh và video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình cầm các biểu ngữ như “Yêu cầu minh bạch thông tin Formosa”, “Biển sạch, chính quyền sạch!”, "Vì cá, vì nước, cả nước xuống đường" hay "Trả cho tôi cá và biển sạch".
Có tin nói rằng một số nhà hoạt động xã hội ở trong nước đã bị ngăn cản, không được phép rời khỏi nhà, và một số người đã bị bắt. VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập các tin tức này.
Một số bức ảnh được cho là chụp trong đồn công an quận Long Biên ở Hà Nội cho thấy khoảng hơn 30 người biểu tình đã được đưa về đây.
Trong khi đó ở Sài Gòn, có một số chiếc xe buýt lớn cũng đã được đưa tới gần nơi người phản đối tập hợp, và một số người đã bị giải lên đó rồi bị đưa đi.
Lực lượng công an được huy động để đối phó với người biểu tình ở Sài Gòn, ngày 8/5/2016.
Qua một số bức ảnh, có thể thấy lực lượng công an và an ninh mặc
thường phục xuất hiện dày đặc trên một số con đường gần Nhà Hát Lớn ở Hà
Nội, một trong các địa điểm tập hợp của người biểu tình, cũng như ở
trung tâm TP HCM.Hai ngày trước, hôm 6/5, tờ Quân đội Nhân dân, tiếng nói của Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã đăng tải một bài xã luận với tựa đề “không được lợi dụng sự cố môi trường để xuyên tạc, kích động, gây rối”.
Trong khi đó, trên Facebook cá nhân, nhà báo tự do Đoan Trang viết: “Ta hãy nhớ: Nhà nước công an trị mang tên CHXHCN Việt Nam có thể đặc biệt lúng túng trong việc xử lý các sự kiện có tính chất thảm họa, đe dọa cuộc sống của người dân. Nhưng họ là bậc thầy trong việc trấn áp đối lập, tiêu diệt “phản động”. Suy cho cùng, đàn áp dân chúng dễ hơn nhiều và có thừa nguồn lực so với điều hành, quản trị đất nước”.
Trong khi đó, hôm 7/5, tại California, Mỹ, và Sydney, Australia, nhiều người gốc Việt cũng đã xuống đường tuần hành để “đồng hành với người biểu tình ở trong nước vì Một môi trường xanh”.
Chưa có kết luận cuối cùng
Sau nhiều tuần xảy ra cá chết hàng loạt, Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho thảm họa ảnh hưởng tới nhiều ngư dân ở miền Trung.
Hôm 7/5, một trong các chuyên gia nước ngoài đang điều tra vụ cá chết ở Việt Nam, Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản, được kênh truyền hình nhà nước, VTV1, dẫn lời nói rằng có thể sẽ phải cần tới một năm để đưa ra kết luận cuối cùng về thảm họa môi trường này.
Hình ảnh biểu tình ngày 8/5
Mọi người ngồi toạ kháng trước UBND TP Hà Nội.
Ông cho rằng Việt Nam "phải tìm cho ra nguyên nhân vì sao lại để xảy ra hậu quả quá lớn như vậy".
Trước đó, Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.
Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, nói với VOA Việt Ngữ trong tuần rằng việc hai người bị bắt tham gia tuần hành là “thể hiện quyền và nguyện vọng của họ”.
Dân quân địa phương đứng gác trước Nhà hát lớn, nơi người biểu tình lên kế hoạch một cuộc biểu tình chống Formosa, nhưng bị cảnh sát Hà Nội phá vỡ bằng cách bắt giữ hàng chục người. Ảnh chụp ngày 8 tháng 5 năm 2016.
Biểu tình vào ngày chủ nhật hôm nay 8 tháng 5 tiếp tục diễn ra tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn sau cuộc biểu tình hôm 1 tháng 5. Mục đích nhằm lên tiếng cho môi trường trong lúc vùng biển một số tỉnh miền Trung bị nhiễm độc khiến hải sinh vật chết trên diện rộng.
Tuy nhiên vào ngày chủ nhật 8 tháng 5, cơ quan chức năng chủ động ngăn chặn những người biểu tình.
Biểu tình trong ngăn trở
Những cuộc biểu tình vì môi trường sinh thái vào sáng 8 tháng 5 tại thủ
đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn không suông sẻ như vào chủ nhật 1 tháng
5.
Tôi bị bắt gần chỗ Nhà hát lớn khi tôi đang cùng tuần hành cùng bà con từ Bờ Hồ lên Nhà hát lớn.
- Ông Nguyễn Trường Chinh
Tuy nhiên theo ghi nhận, tại Hà Nội, một số người biểu tình đã tiến hành
được việc lên tiếng của họ quanh Bờ Hồ, rồi tọa kháng trước trụ sở Ủy
ban Nhân dân thành phố.
Tại Sài Gòn, những người biểu tình bị ngăn không được vào Công viên
30/4; tuy nhiên họ cũng tập trung được tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà và đến
khoảng 10 giờ phá được vòng vây của lực lượng chức năng rồi đi tuần
hành một đoạn.
Hoạt động biểu tình kết thúc khi cơ quan chức năng đưa xe buýt đến đưa những người tham gia lên xe.
Bắt bớ - ngăn chặn
Blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội vào hơn 10:30 sáng cho biết từ nơi bị đưa đến sau khi bị chặn bắt giữa đường:
“Tôi đang ở Công an Quận Hoàng Mai. Sáng nay tôi đang đi bộ trên
đường thì một nhóm người không có danh tính, chả có sắc phục nhảy xuống
tự nhiên bắt tôi rồi đưa về số 7 Thuyền Quang, rồi lục soát.
Công an quận đưa tôi về làm việc mà tôi chưa biết làm việc gì. Tôi đang đề nghị họ cấp cho căn cứ, cơ sở luật pháp để làm việc.”
Anh Cao Hà Trực ở Sài Gòn cho biết từ ngày 7 sang đến sáng ngày 8 tháng 5
anh không thể nào ra khỏi nhà vì bị một lực lượng cả chục người canh
gác quanh nhà anh:“Hiện nay mười mấy người đang gác cửa nhà tôi không cho chúng tôi đi.”
Nhiều nhà hoạt động xã hội khác ở Hà Nội và Sài Gòn cũng chịu cảnh tương tự như anh Cao Hà Trực, mà theo như lời cô Nguyễn Trang Nhung là ở trong tình trạng mất tự do.
Thanh niên Nguyễn Hữu Tình cho biết tình hình tại nơi anh có mặt gần địa điểm Công viên 30/4 vào lúc 9:15 phút sáng như sau:
“Hiện tại quanh khu vực công viên lực lượng an ninh rất nhiều, có cả rào gai, thép gai để chốt chặn tại đó. Ngày hôm nay rõ ràng làm căng, quanh đó người dân rất nhiều.”
Một số người khác có thể tham gia biểu tình nhưng nhanh chóng bị bắt như trường hợp của ông Nguyễn Trường Chinh tại Hà Nội. Ông kể lại việc bị bắt đi như sau:
“Tôi bị bắt gần chỗ Nhà hát lớn khi tôi đang cùng tuần hành cùng bà con từ Bờ Hồ lên Nhà hát lớn. Tôi bị bắt cùng hai người là bà Ngân và bà Hương và họ đang chở chúng tôi về số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông.
Họ bắt tôi lúc khoảng độ 9 giờ. Từ 8:30 phút là chúng tôi từ Bờ Hồ đi
lên, vừa đi được hai ngõ thì bị bắt ngay, chúng tôi đi đầu nên bị bắt
bởi bọn côn đồ và công an. Hiện đang bắt về phường Quang Trung, đường
Ngô Thời Nhiệm. Tôi đang bị quản thúc ở số 9 Ngô Thời Nhiệm, Hà Đông.”
Vượt qua sợ hãi
Số lượng vài ngàn người tham gia cuộc biểu tình hôm ngày 1 tháng 5 vừa
qua được cho là con số người tự giác xuống đường đông đảo nhất trong
vòng hơn 40 năm qua tại Việt Nam để bày tỏ nguyện vọng của họ với chính
quyền.
Trong lần đó có một số trường hợp bị đánh đập, bắt đưa về trụ sở chính
quyền, công an; tuy nhiên vào sáng 8 tháng 5 nhiều người vẫn xuống đường
đến nơi biểu tình. Anh Cao Hà Trực nhận định về thái độ đó như sau:
“Nhà cầm quyền nếu không dùng bạo lực thì chắc chắn họ không nắm
quyền được. Thói quen đối với dân của họ từ xưa đến nay là dùng bạo lực
để cai trị. Như bản thân tôi là một dân oan vườn rau phường 6, Tân Bình
chỉ đi khiếu kiện oan thôi nhưng họ thường xuyên dùng bạo lực để đánh
chúng tôi.
Nhưng tôi nghĩ đến lúc này người ta không có chùn bước trước bạo lực
nữa đâu. Đến hôm nay gọi là ‘tức nước, vỡ bờ’ rồi. Vào ngày 1 tháng 5
vừa rồi người dân đổ ra đường với số lượng mà chúng tôi không thể tưởng
tượng được. Trước kia mình cứ nghĩ người dân mình vô cảm, người dân mình
sợ bạo lực. Nhưng vào ngày 1 tháng 5 vừa rồi chính tôi thấy người dân
không hề biết đến chính trị, không muốn dính dáng đến Nhà nước, đã đứng
lên đòi thông báo chính thức của nhà cầm quyền về chuyện ảnh hưởng môi
trường như vậy.
Hiện tại những anh em bị bắt đưa về đồn công an, nhưng được biết trên xe buýt vẫn bình tĩnh, vẫn hát, giơ khẩu hiệu để phản đối việc bắt giữ vô cớ của nhà cầm quyền.
- Hà Vân
Anh coi nhiều đoạn video clip trên mạng mấy ngày hôm nay, những người
bị đánh cương quyết đến đồn công an để hỏi tại sao đánh tôi, tại sao
lấy chứng minh nhân dân của tôi. Theo quan điểm của tôi, người dân Việt
Nam không còn sợ và thoát ra sự sợ hãi.”
Bạn nữ Hà Vân từ Hà Nội vào sáng ngày 8 tháng 5 cũng bị chặn không thể
hòa chung vào đoàn người biểu tình đi quanh Bờ Hồ và tọa kháng trước Ủy
ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nhưng cô cho biết sẽ vẫn phải lên tiếng:
“Chắc chắn vẫn lên tiếng. Hiện tại những anh em bị bắt đưa về đồn
công an, nhưng được biết trên xe buýt vẫn bình tĩnh, vẫn hát, giơ khẩu
hiệu để phản đối việc bắt giữ vô cớ của nhà cầm quyền.”
Trong khi đó bà Cấn Thị Thêu, một người kiên trì đấu tranh vì đất đai,
đưa ra lý do tham gia và cách thức lên tiếng trong thời gian tới:
“Việc môi trường bị ô nhiễm gây ra cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền
Trung, thì chúng tôi cũng là công dân Việt Nam, chúng tôi vẫn phải chịu
những tác động từ ô nhiễm đó nên chúng tôi thấy trách nhiệm phải bảo vệ
môi trường biển.
Tôi thấy những điều họ đưa ra là thể hiện sự vô trách nhiệm đối với
môi trường biển của Việt Nam. Lúc thì họ nói do tác động hóa chất của
con người, lúc thì nói thủy triều đỏ, tảo nở hoa… Rất nhiều điều mà
chúng tôi thực sự không tin tưởng vào họ. Chúng tôi thấy họ đang thờ ơ
với thảm họa thiên tai ở miền Trung, chúng tôi rất bất bình trước những
việc làm của chính quyền nên bằng mọi giá thể hiện quyền công dân của
mình, tiếp tục lên tiếng để bảo vệ môi trường biển của chúng tôi.
Tôi nghĩ họ có thể ngăn cản, đàn áp chúng tôi ngày hôm nay nhưng họ
không thể ngăn cản chúng tôi được các ngày sau. Nên bằng mọi cách, bằng
mọi giá chúng tôi cũng sẽ thể hiện trách nhiệm đối với môi trường, đối
với cuộc sống của chúng tôi.”
Tin cho biết tại Nha Trang, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động cũng xuống đường và bị lực lượng chức năng chặn mời về làm việc.
Trong
khi đó từ phía chính quyền, loa vận động với công suất lớn yêu cầu,
nghe thấy rõ trong clip video, yêu cầu "đồng bào và các bạn không nên bị
kẻ xấu lợi dụng, lôi cuốn" xuống đường vì gây ra "mất an ninh trật tự
nghiêm trọng" cho cộng đồng.
Truyền thông mạng xã hội Việt Nam hôm
08/5 phản ánh đã có nhiều vụ bắt bớ, trấn áp của chính quyền các địa
phương nhắm vào người biểu tình, phản đối.
Một số hình ảnh, băng
video dường như đã cho thấy chính quyền sử dụng đông đảo các lực lượng
để ngăn chặn, vây bắt người dân, trong đó có cả các hình ảnh cho rằng
'hơi cay' đã được sử dụng bên cạnh nhiều hình thức chuyên chính, bạo lực
khác nhằm giải tán các đám đông.
Đây là cuộc biểu tình lớn thứ
hai với quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành lớn ở Việt Nam, trong đó có Hà
Nội và Sài Gòn của người dân và cộng đồng nhằm phản đối việc để môi
trường, sinh thái bị phá hoại, ô nhiễm, phản đối vụ thảm họa môi trường
gây cá chết hàng loạt, khiến cuộc sống của người dân ở nhiều tỉnh thành
bị đe dọa và đảo lộn trầm trọng.
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/05/160508_vn_environment_protestsBắt bớ' xảy ra trong biểu tình vì cá chết
-
Tại công viên 30/4
tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm người đã đến với những biểu ngữ
"Tôi cần biển sạch - Tôm cá", "Dân cần tôm cá", "Please protect our
environment" (Xin hãy bảo vệ môi trường của chúng ta).
Ảnh cho thấy người biểu tình bị bắt đưa lên xe bus đưa đi ngay tại khu vực này.
Các tuyến đường xung quanh như Nguyễn Du, Hai Bà Trưng đều bị phong tỏa. Một người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói họ không được phép đi xe máy vào khu vực này.
Nhiều rào chắn đã được đưa đến khu vực này từ sớm - ảnh của một người dân cho biết. Hình ảnh một bạn đọc cung cấp cho BBC nói "hơi cay" đã được sử dụng với người biểu tình.
Đây là đợt xuống đường thứ hai tại thành phố này, sau thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.
Tại Hà Nội, một số người tham gia xuống đường vì sự cố cá chết ở bốn tỉnh miền Trung đã bị "bắt bớ", "nhiều nhóm đã bị bắt và phá lẻ" - một nhà hoạt động nói.
Trong một clip được đưa lên mạng, những người tuần hành tại Hà Nội nói họ sẽ "đi quanh bờ hồ". Tuy nhiên, sau đó có tin khoảng 40 người ở khu vực Nhà Hát Lớn đã bị bắt "đưa lên xe"
Những người biểu tình ngồi xuống và ra dấu hiệu đặt chéo tay. Nhưng sau đó họ đã bị "đưa lên xe" và rời khỏi hiện trường.
Bạn đọc của BBC mô tả buổi biểu tình tại Hà Nội: “Một ông bố dắt con trai đội mũ hải quân cương quyết không rời chỗ đứng của mình vì anh ta cho rằng không làm gì sai pháp luật. Anh ta yêu cầu công an và dân phòng đừng làm mất đi hình ảnh một xã hội tốt đẹp trong mắt con anh ta.”
“Một em bé có mẹ tên là Lan bị bắt đã kêu gào thảm thiết khiến một số công an và dân phòng lúng túng, cuối cùng người nhà của em bé đã dỗ em nín và đưa em về nhà với một lời an ủi: "Mẹ con là người tốt, yên tâm đi, đến chiều họ sẽ thả mẹ về.”
Người tham gia này cũng nói buổi xuống đường đã bị giải tán lúc 10 giờ sáng.
Trên
trang blog cá nhân, nhà báo Phạm Đoan Trang viết trước hôm biểu tình
lần thứ hai: "Chỉ một, hai tháng như vậy là Đảng và Nhà nước sẽ dẹp yên
được dư luận và cho toàn bộ vụ Formosa - Vũng Áng chìm xuồng.""Không được tiếp lửa, biểu tình cũng nguội dần. Nếu số người tham gia mỗi tuần đều giảm đi thì biểu tình sẽ ngày càng nhạt, mất dần sự chú ý của dư luận. Tệ nhất là khi từ con số hàng trăm, sau vài chủ nhật, chỉ còn trơ lại một số gương mặt nổi nhất, như vậy công an rất dễ xử lý, đàn áp “hậu biểu tình”. Sẽ không có cuộc “cách mạng cá” nào cả, như nhiều người đang mong đợi."
Tuần qua, Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam đã mời các nhà khoa học Đức, Nhật, Israel đến để tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Hôm giữa tuần, một vệt nước màu đỏ xuất hiện ở biển Quảng Bình, và kênh VTV8 đưa tin là "thủy triều đỏ" - Tuy nhiên, ngay sau đó, các nhà khoa học nói với BBC "Màu đỏ đấy và qua chụp hình chưa nói lên cái gì" và "phải chờ để phân tích."
Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản, nói trên VTV: "có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân".
Hôm 1/5, tại nhiều tỉnh ở Việt Nam đã xảy ra các cuộc xuống đường phản đối việc không có thông tin về thảm họa cá chết gây thiệt hại cho ngư dân miền Trung.
Cuộc biểu tình hôm 1/5 có hàng ngàn người tham dự tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160508_protest_fish_death_environment
Biển đang chết và ngư dân đang khóc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-07
2016-05-07
Vậy là đã đúng một tháng từ ngày những con cá chết đầu tiên tại Vũng Án,
Hà Tĩnh xảy ra khiến cả nước như rơi vào vùng không khí rỗng, hụt hẫng
và đau xót trước những thân cá nằm phơi mình suốt hàng trăm cây số dọc
chiều dài của bờ biển miền Trung. Cả nước bàn tán xôn xao và nhà nước
thì lúng túng chưa đưa ra được một kết quả miễn cưỡng nào. Cá vẫn tiếp
tục chết và ngư dân tiếp tục ngồi trên bờ nhìn ra biển xa.
Có điều việc cá chết hàng loạt lần này không những được theo dõi một
cách triệt để mà người dân còn đưa ra khá nhiều ý kiến, phản hồi những
thông tin mà họ nhận được trên trang mạng xã hội, nơi mỗi người dân làm
chủ một tờ báo cho riêng mình. Trên những tờ báo xem chừng khá giống
nhau ấy thật ra chứa đựng rất nhiều thông tin và mỗi thông tin lại điển
hình cho sở thích, khuynh hướng hay quan điểm của chủ trang Facebook hay
Twitter.
Cá chết lần này ngoài những nhận định thực tế còn có những chia sẻ mang
tính nghệ thuật rất đáng ngạc nhiên. Có thể nói mạng xã hội đã chứng tỏ
quyền lực của nó bởi không còn một rào cản nào có thể ngăn được tâm tình
của một công dân đối với vấn đề trọng đại của đất nước. Cá chết trắng
bờ không những chạm tới nỗi đau về môi trường mà nó còn làm cho trái tim
của người yêu mến dòng chảy thủy triều cùng những con sóng hiền lành
lẫn dữ dội của biển thổn thức.
Ngay từ khi thông tin cá chết đầy trên biển, không ít người liên tưởng
đến sự hấp hối của Biển cũng như của ngư dân. Biển sẽ chết và biển có
thể không còn mang màu xanh ngọc như xưa. Cá không còn tung tăng dưới
đại dương nên khái niệm biển chết càng mạnh mẽ hơn trong lòng người yêu
mến biển.
Trên Facebook của Vũ Thị Phương Anh những dòng tự sự, hay nói một cách
khác; tâm trạng, viết về Biển chết mà như tiếng sóng dạt dào ở nơi nào
đó trên các bờ biển miền Trung khiến người đọc không khỏi bâng khuâng về
viễn ảnh của các con sóng đập vào bờ với một màu đỏ thê lương của cái
chết được báo trước.
Biển hôm nay đang oằn mình dưới chất độc của ngoại bang có lẽ sẽ vĩnh
viễn trở thành biển chết trong một ngày không xa, Vũ Thị Phương Anh gửi
đến chúng ta bài thơ thật hay, và trên hết thật sống động về mẩu đối
thoại giữa hai mẹ con và biển:
Đối thoại giữa hai mẹ con và biển
- Ăn nhanh lên đi con
Nghĩ ngợi gì, chén cơm sao đầy mãi?
Nghĩ ngợi gì, chén cơm sao đầy mãi?
- Biển chết ở đâu, mẹ ơi?
- Biển Chết ở xa, xa lắm
- Xa là đâu, mẹ ơi?
- Nằm giữa vùng Bờ Tây, Jordan, và Do Thái
- Biển chết như thế nào, mẹ ơi?
- Qua nhiều ngàn năm, muối tích dần, biển mặn
Cá tôm không còn, dù nước vẫn xanh...
Cá tôm không còn, dù nước vẫn xanh...
- Biển chết, người có chết không, mẹ ơi?
- Ồ không đâu, người không chết
Không cá tôm, nhưng biển vẫn trong xanh
Muối mặn kinh nhưng làm vết thương lành
Gọi Biển Chết nhưng thật nhiều du khách ...
Không cá tôm, nhưng biển vẫn trong xanh
Muối mặn kinh nhưng làm vết thương lành
Gọi Biển Chết nhưng thật nhiều du khách ...
- Mẹ nói dối con, mẹ ơi!
Biển chết không xa, biển của nước Việt mình
Người đã chết vì lặn trong biển chết
Cá chết đầy bờ, nổi trắng xóa ngoài khơi
Dân nghèo ăn, ngộ độc mấy trăm người
Cá thối kia, người ta làm nước mắm
Hạt muối kia, chất độc rồi sẽ ngấm
Sẽ theo con vào tận mỗi bữa ăn
Con sợ rồi, mùi muối mặn cá tanh,
Con chẳng muốn chết theo vùng biển chết
....
Biển chết không xa, biển của nước Việt mình
Người đã chết vì lặn trong biển chết
Cá chết đầy bờ, nổi trắng xóa ngoài khơi
Dân nghèo ăn, ngộ độc mấy trăm người
Cá thối kia, người ta làm nước mắm
Hạt muối kia, chất độc rồi sẽ ngấm
Sẽ theo con vào tận mỗi bữa ăn
Con sợ rồi, mùi muối mặn cá tanh,
Con chẳng muốn chết theo vùng biển chết
....
- Nhưng ơ kìa, mẹ ơi sao mẹ khóc?
Giữa đám đông hàng triệu người của Facebook trong những ngày này không
hiếm những bài thơ hay viết về Biển, về cá chết hàng loạt và về tâm tư
của người dân trước môi trường bị tiêu diệt.
Trên trang Facebook của Nguyễn Lân Thắng xuất hiện bài thơ không có tên
tác giả nhưng với cái tựa thật cô đọng: Với biển Miền Trung. Bài thơ đầy
thương tích và người đọc khó thể yên tâm vì những câu hỏi đặt ra quá
thực. Chung quanh chúng ta, những con gười Việt Nam đang bị bao vây tứ
bề và cái kết quả của việc bao vây ấy là sự hấp hối của biển, của người
dân bám biển từ bao đời nay đang vô vọng, chới với, ngụp lặn trong những
núi chất độc thải ra giết biển. Câu hỏi lập đi lập lại: ai, ai ai… đã
làm cho bài thơ có sức công phá của một trái tim đang bùng vỡ và tan
nát.
Với biển Miền Trung
Ai khóc dùm cho biển một lời không
Ai trả lời đi ! Biển mình sao vậy ???
Ai thấy gì không? Biển đang chết đấy !
Biển oằn mình, vọng mãi tiếng cầu van!
Miền Trung ơi, nắng cháy mưa ngàn
Biển bạc thân thương cho vàn thứ cá
Đánh bắt gần xa, cá về ấm dạ
Giờ chết bạt ngàn. Cá chết bởi vì đâu ???
Dân chết trong lòng, đỏ mắt nhìn nhau
Thuyền đậu, tàu neo, lưới chài đem cất
Cá gom về chôn đầy trong lòng đất
Bến cá thuyền về không í ới chào mua
Biển Miền Trung cá nằm chết, đau chưa!
Oan ức lắm, dân làm chi nên tội
Ai? Ai? Ai?... gây ra bao tội lỗi
Không lẽ trời???… gây nông nỗi… trời ơi!!!
Cõng rắn vô nhà, rước giặc về chơi
Đất đổi, bán mua cho vừa lòng giặc
Ích Tắc làm vua, dân tôi chết chắc
Nhục nhã trăm đường, trăm thứ đều lo
Ai lập đàn trời kêu cúng để cho
Nước sạch lại như thời vua từng lập
Ai sẽ kêu oan, nói lên điều đau nhất
Hay dân mình nói mãi để mình nghe!
Một tác giả khác, Phan Quang Phóng cũng từ facebook với bài thơ viết về
cá chết miền trung nhưng chỉ thẳng nguyên nhân gây ra cái chết trắng này
là từ Trung Quốc. Có thể tác giả đã sai nhưng cái sai ấy suy ra cho
cùng phát suất từ cách giải thích sự việc không minh bạch của người
trách nhiệm. Dù sao thì nhân dân có quyền được biết, nhất là vụ việc quá
lớn, quá nguy nan cho dân tộc Việt Nam:
Tổ Quốc tôi ơi! Hãy tỉnh dậy đi thôi
Dậy để nghe tiếng kêu cứu, vọng về từ biển cả
Để thấy Miền Trung quê tôi, trắng màu xác cá
"Quà hữu nghị bao năm qua, của lũ bạn Tàu".
Dậy để nghe tiếng kêu cứu, vọng về từ biển cả
Để thấy Miền Trung quê tôi, trắng màu xác cá
"Quà hữu nghị bao năm qua, của lũ bạn Tàu".
Dậy để thấy nổi đau của hàng triệu đồng bào
Với cảm giác, của niềm tin đánh mất
Sống trong bất an của những điều giả, thật
Gánh nặng giang sơn biết gửi gắm về ai?
Với cảm giác, của niềm tin đánh mất
Sống trong bất an của những điều giả, thật
Gánh nặng giang sơn biết gửi gắm về ai?
Người dân nghèo quê tôi, kiên cường trước thiên tai
Nhưng chống chịu làm sao trước âm mưu tàn độc
Khi cái chết dần mòn đang ngày đêm thường trực
Thì bình an tìm thấy ở nơi đâu?!
Nhưng chống chịu làm sao trước âm mưu tàn độc
Khi cái chết dần mòn đang ngày đêm thường trực
Thì bình an tìm thấy ở nơi đâu?!
Dậy mà xem, con cháu người, đang giẫm đạp lên nhau
Lợi ích, đồng tiền che khuất tình đồng loại
Dậy để thấy những cơn đau quằn quại
Của người dân vô tội, chịu lầm than.
Lợi ích, đồng tiền che khuất tình đồng loại
Dậy để thấy những cơn đau quằn quại
Của người dân vô tội, chịu lầm than.
Khi nỗi lo đến trong từng giấc ngủ, bữa ăn
Thì còn tâm trí hay không, để dựng xây đất nước
Khi chút an nhiên chưa một ngày có được
Thì sức lực đâu đánh đuổi bọn xâm lăng.
Thì còn tâm trí hay không, để dựng xây đất nước
Khi chút an nhiên chưa một ngày có được
Thì sức lực đâu đánh đuổi bọn xâm lăng.
Dậy để thấy, một đất nước Việt Nam
Lịch sử bốn nghìn năm, ngoan cường là thế
Đang để lũ giặc Trung ngang nhiên chễm chệ
Cùng nỗi lo mất nước đến cận kề.
Lịch sử bốn nghìn năm, ngoan cường là thế
Đang để lũ giặc Trung ngang nhiên chễm chệ
Cùng nỗi lo mất nước đến cận kề.
Làm lãnh đạo, được mấy ai, xứng đáng lời thề
Sống hết lòng vì quê hương đất nước
Những con người đủ tài và đủ đức
Đang hiếm dần trong bộ máy hôm nay.
Sống hết lòng vì quê hương đất nước
Những con người đủ tài và đủ đức
Đang hiếm dần trong bộ máy hôm nay.
Hướng về Miền Trung những đôi mắt xè cay
Trong nỗi lo âu, cùng trái tim quặn thắt
Khi còn bóng lũ giả nhân phương bắc
Thì nguy cơ mất nước vẫn còn nguyên.
Trong nỗi lo âu, cùng trái tim quặn thắt
Khi còn bóng lũ giả nhân phương bắc
Thì nguy cơ mất nước vẫn còn nguyên.
Inrasara, một cây bút phê bình văn học thì lại có cái nhìn “chịu đựng”
hơn. Có thể ông đã quen với những tin buồn từ miền Trung bao đời nay. Từ
thiếu đói triền miên do mất mùa, lũ lụt cho tới sỏi đá chất đầy trên
từng nẻo đường quê khiến miền Trung được nhìn như nơi chốn chịu đựng cái
khắc nghiệt của trời đất và cá chết chẳng qua lại là một tai ương nữa
với người dân khốn khó của vùng đất bạc màu này. Inrasara có những giòng
thơ tuy trầm tĩnh nhưng không kém héo hắt bởi cái nhìn lạnh lùng nhưng
lại tràn đầy trắc ẩn.
Miền Trung đau khổ… quen rồi
Hôm qua…
mây độc Vĩnh Tân mù góc trời Bình Thuận
bùn bô-xit Nhân Cơ nhuộm đỏ Đắc Nông
ồn ào vậy thôi
đâu ai chết
Hôm nay…
nước thải Vũng Áng
biển Hà Tĩnh Quảng Bình trắng bờ cá chết
to chuyện mà chi
người chưa chết
Ngày mai…
bụi phóng xạ Ninh Thuận không vị không hình
người cũng không vội chết
lo gì
Sáng nay tivi vừa phát đoạn phim quan đầu tỉnh cười tươi dưới biển
lên bờ ung dung nhấm nháp món cá biển
trong lúc các con quan nghịch cát biển
vô tư
Ai thay đổi được quá khứ?
ai sắp xếp lại tương lai?(*)
khúc ruột miền Trung oằn mình chịu trận
quen rồi…
Vâng, khúc ruột miền Trung chịu trận quen rồi nên có ai kêu thương thì
cũng như thêm một tiếng vạc kêu sương trong đêm tối, nào ảnh hưởng gì
tới xã hội hôm nay đâu?
Inrasara hình như hờn dỗi vì sự lạnh tanh của những ai còn vô cảm. Bài
thơ theo chân chúng ta cho tới khi khép lại, mất hút giữa bộn bề cuộc
sống.
Cá chết trong suốt tháng Tư, tháng của những ngày lễ lạt và chính quyền chưa năm nào bỏ qua.
Nhưng năm nay thay vì mừng vui đại thắng thì người dân lại lo lắng trăm
bề. Lương Lan tỉ mỉ sâu chuỗi các sự kiện đang xảy ra để có một cái nhìn
toàn cảnh về tháng Tư mà tác giả gọi là “ngửa mặt kêu trời”.
Tháng Tư ngửa mặt kêu trời
Tháng Tư
Cao nguyên khô cháy
Đồng bằng Cửu Long sông trơ cạn đáy
Biển miền Trung cá chết dạt trắng bờ
Cao nguyên khô cháy
Đồng bằng Cửu Long sông trơ cạn đáy
Biển miền Trung cá chết dạt trắng bờ
Chống cát tặc, người đàn bà nghèo Đồng Nai bị bắt
Chỉ cái móng tay Bình Chánh cũng nát đời ông chủ quán cà phê
Ngửa mặt kêu Trời mà ngỡ giữa cơn mê
Người nông dân bị truy tố bởi dựng chòi nuôi vịt
Chỉ cái móng tay Bình Chánh cũng nát đời ông chủ quán cà phê
Ngửa mặt kêu Trời mà ngỡ giữa cơn mê
Người nông dân bị truy tố bởi dựng chòi nuôi vịt
Hải Dương, sợ dây vô hình đang dần thít
Giữa thanh thiên hàng trăm hộ dân xóm Tử Lạc bị đập nhà
Nước có quốc pháp, mà sao như vô pháp
Công lý không lẽ chỉ là tên của một anh hề!
Giữa thanh thiên hàng trăm hộ dân xóm Tử Lạc bị đập nhà
Nước có quốc pháp, mà sao như vô pháp
Công lý không lẽ chỉ là tên của một anh hề!
Mùa xuân, hơn tám ngàn lễ hội lê thê
Khắp nơi nơi tưng bừng đàn ca sáo nhị
Ngày giỗ Tổ không một lòng trọng thị
Triệu cháu con tranh cướp lộc Vua Hùng
Khắp nơi nơi tưng bừng đàn ca sáo nhị
Ngày giỗ Tổ không một lòng trọng thị
Triệu cháu con tranh cướp lộc Vua Hùng
Chín mươi triệu dân
Toàn những cao nhân con Lạc cháu Hồng
Một mét vuông chen chúc cả bầy tiến sĩ
Mà sao đất nước mãi không bay lên hóa Phượng hóa Rồng
Toàn những cao nhân con Lạc cháu Hồng
Một mét vuông chen chúc cả bầy tiến sĩ
Mà sao đất nước mãi không bay lên hóa Phượng hóa Rồng
Ngoài kia Biển Đông
Sóng bạc đầu uất nghẹn
Hồn tử sĩ bay trên đảo Gạc Ma, Cô Lin
Hoàng Sa, Trường Sa
Tàu nước lạ đâm nát thềm lục địa
Sóng bạc đầu uất nghẹn
Hồn tử sĩ bay trên đảo Gạc Ma, Cô Lin
Hoàng Sa, Trường Sa
Tàu nước lạ đâm nát thềm lục địa
Điều gì đang diễn ra trên đất Việt tháng Tư này?
Tác giả hỏi câu hỏi chung của tất cả người dân Việt Nam muốn hỏi và câu trả lời rốt ráo thật không gì khó bằng.
Xếp lại chiếc laptop hay tắt trang Facebook, chắc gì chúng ta quên được
trạng thái của mình sau khi đọc những bài thơ thắt lòng kia. Chúng ta có
thể bất lực hay yếu đuối trước những gì đang xảy ra chung quanh nhưng
ít nhất chúng ta biết được rằng đâu đó trong thế giới ảo đang có những
đợt sóng chữ nghĩa cố gắng phơi ra sự thật mà người ở xa không thấy:
Biển đang chết và ngư dân đang khóc.
Rạn san hô khổng lồ dưới đáy biển Quảng Bình đã chết
RFA
2016-05-07
2016-05-07
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Hồ Văn Sơn, Bí thư chi bộ thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình cho biết theo tin tức được xác định từ các thợ lặn địa phương thì các rạn san hô khổng lồ dưới đáy biển Quảng Bình đã chết, cá chết nằm lớp lớp dưới đáy biển nơi thợ lặn khảo sát. Trên mặt các rạn san hô là một lớp bụi đen không rõ là loại gì phủ kín và san hô không còn hoạt động như trước nữa.
Các thợ lặn địa phương đã đem phóng viên ra biển chừng 200 mét, họ lặn xuống và mang lên hàng nắm san hô đã chết cũng như xác cá đủ loại dưới đáy biển.
Một thợ lặn cho biết cả vùng san hô rất rộng nhưng không thấy bóng dáng một loài sinh vật biển nào còn hoạt động. Rạn san hô này nằm cách bờ từ 1 tới 6 hải lý, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh.
Ngư dân khu vực này cho biết trước kia nước biển trong vắt còn bây giờ có màu rất lạ, mùi nước thối và tanh, bùn cũng khác trước.
Cũng theo bài báo cho biết các nhà khoa học và cơ quan chức năng cần lấy mẫu nước ở đó để xét nghiệm nhằm có câu trả lời rõ ràng.
Cá chết ở miền Trung nhiễm kim loại nặng
RFA
2016-05-06
2016-05-06
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám hôm 5/5 nói
với báo chí Hà Nội là, các mẫu cá chết ở Bắc Trung bộ mà Bộ phân tích
cho thấy cá bị nhiễm kim loại nặng.
Tuy vậy Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết ông không được phép công bố chi
tiết, về chủng loại, thành phần cũng như số lượng kim loại nặng mà cá bị
nhiễm từ nước biển.
Báo điện tử Tiền Phong trích lời Thứ trưởng Vũ Văn Tám giải thích là,
Thủ tướng chỉ đạo tất cả kết quả phải được chuyển cho Bộ Tài nguyên Môi
trường và chỉ có Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan được phép công bố
nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Được biết giới khoa học trong nước, cũng như Hội nghề cá Việt Nam thiên
về giả thiết Khu Công nghiệp Vũng Áng, trong đó có nhà máy thép Formosa
đã xả thải hóa chất độc hại qua đường ống ngầm chôn dưới đáy biển và làm
cá chết hàng loạt.
Theo thống kê tổng hợp, khoảng 100 tấn cá chết đã trôi dạt vào 4 tỉnh
ven biển là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Ngoài ra Đà Nẵng
cũng phát hiện cá lớn bị chết trôi vào bờ nhưng số lượng không nhiều.
Riêng số cá chết xếp lớp dưới đáy biển không thống kê được.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/heavy-metal-found-in-death-fish-sample-05062016075550.htmlCá chết xếp lớp dưới đáy biển Quảng Bình
RFA
2016-05-06
2016-05-06
Cá chết xếp lớp dưới đáy biển vùng ven biển tỉnh Quảng Bình, Báo điện tử
Tiền Phong đưa tin này sáng nay 6/5. Tờ báo mạng trích lời ngư dân xã
Nhân Trạch huyện Bố Trạch nói rằng, khi lặn xuống đáy biển, ở nơi có rạn
san hô để bắt cá, họ thấy cá chết xếp lớp. Những rạn san hô không còn
màu sắc mà chỉ thấy phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa.
Ngư dân còn mô tả mặt nước biển phía trên vẫn thấy màu xanh, nhưng lặn
phía dưới thấy màu vàng đục. Vẫn theo báo Tiền Phong, các nhân chứng là
ngư dân nói rằng, các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào
đến Lệ Thủy cũng phát hiện đáy biển có tình trạng tương tự. Theo đó các
vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lý, xác cua, xác cá, các loài giáp
xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá chết trôi dạt vào bờ.
Nhà chức trách địa phương đã báo cáo hiện tượng này lên Bộ Tài nguyên Môi trường.http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/the-sea-bed-qb-becomes-fish-cemetery-05062016074118.html
Quảng Bình cấp giấy chứng nhận cá sạch không cần kiểm nghiệm
RFA
2016-05-07
2016-05-07
Bất cứ tàu đánh cá xa bờ nào khi cập cảng đều được cấp giấy chứng nhận là cá sạch mà không qua bất cứ việc kiểm nghiệm nào từ cơ quan trách nhiệm.
Đó là lời kể lại của ngư dân và được nhiều tờ báo loan tải. Báo Lao động cho biết tàu cá của ngư dân khi vào bờ sẽ được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận “Sàn phẩm thủy sản được khai thác bởi tàu khai thác thủy sản xa bờ”.
Các chữ ký trong biên bản là của các ban ngành trách nhiệm thuộc tỉnh Quảng Bình và sau đó cá được thu mua bởi CoopMart, Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam, cùng một số thương lái khác.
Vấn đề đáng nói là hải sản hoàn toàn không được kiểm nghiệm bởi một cơ quan chuyên môn về sự an toàn của hải sản theo quy chuẩn cho phép.
No comments:
Post a Comment