Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 21 October 2016

CÁC BINH SĨ ĐÁNH NHAU TRÊN TRỜI -OBAMA

CÁC BINH SĨ ĐÁNH NHAU TRÊN TRỜI

Bí ẩn hiện tượng nhìn thấy các binh sĩ đánh nhau trên bầu trời


Một trận tử chiến đã diễn ra gần 400 năm trước tại một điểm gần Ethin (Anh) khiến 5.000 binh lính bỏ mạng. Về sau, thỉnh thoảng dân chúng quanh vùng vẫn thấy hình ảnh hai đạo quân ma đánh nhau trên bầu trời.


Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, là nơi vào năm 1643 hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến. Hơn 5.000 binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường.
Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “Honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng, tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “Honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước đã diễn ra những trận ác chiến thực sự.
Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, là nơi vào năm 1643 hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến. Hơn 5.000 binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường.
Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: “Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng… Từ đó trở đi, thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời chiều“.
đánh nhau, trên bầu trời, binh sĩ, Bí ần,

Năm 1888, trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó.
Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước.
Năm 1748, ở Đôphin gần thành Viên, 20 người đã tận mắt nhìn thấy một đạo binh đang đi trên bầu trời.
Năm 1888, trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó.
Những trường hợp quan sát thấy “các trận giao chiến trên không trung” tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại.
Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của quốc vương Alexandre Nhepxki đã nhìn thấy “một binh đoàn của thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời để đến chi viện cho quân Nga…
đánh nhau, trên bầu trời, binh sĩ, Bí ần,

Vào khoảng 3 giờ sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm, những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình
Vào tháng 11/1956, hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin. “Vào khoảng 3 giờ sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm, những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình”.
Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với viên quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745.
Lý giải của khoa học
Tiến sĩ toán lý A.Gurvich đã giải thích những ảo ảnh tương tự bằng hiện tượng quang học phức tạp trong khí quyển, do sự khúc xạ của ánh sáng trong hệ tầng khí quyển.
Hiện tượng này cũng được khảo sát kỹ lưỡng bởi các nhà vật lý Mỹ A. Phrayde và U.Makhơ. Các nhà bác học này cho rằng đặc tính kỳ lạ của “thấu kính khí quyển” là tạo ra những ảo ảnh khác nhau và thay hình đổi dạng các thông tin do ánh sáng chuyển tải theo mức độ truyền lan của nó qua khối không khí.
Ảo ảnh – quả là một cách giải thích thuận tiện. Nhưng vấn đề là ở chỗ một số biểu hiện của hiện tượng này không hoàn toàn nằm gọn trong kiến giải đó. Chẳng hạn dân chúng ở thị trấn Vecve (Bỉ) đã nhìn thấy trận giao chiến này xảy ra sau trận Oateclô đúng một tuần.
đánh nhau, trên bầu trời, binh sĩ, Bí ần,
Những trận chiến trong lịch sử xa xưa, bằng cách nào đó vẫn tái diễn trước mắt con người hậu thế 1 cách chân thật là lời nhắc nhỡ, chứng minh tồn tại thế giới tâm linh
Điều bí ẩn về “những ảo ảnh lầm lạc trong không gian” có lẽ sẽ được lý giải bởi các chuyên gia thuộc Ủy ban nghiên cứu các hiện tượng dị thường ở Voronegiơ (Nga). Họ đi cùng các cán bộ của xí nghiệp “Địa chất Voronegiơ” mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát trong đới đứt gãy kiến tạo ở Novokhopexcơ. Ở đó họ đã phát hiện và chụp ảnh được “những kênh thoát năng lượng của Trái Đất”. Trên ảnh thấy rõ những quả cầu và đám mây phát quang ở phía bên trên các khu đất dị thường.
Hơn nữa, theo sự khẳng định của một trong những người chỉ đạo cuộc khảo sát là ông Henrich Xilanop, đoàn đã chụp ảnh được những sự kiện xảy ra tại những địa điểm đó trong quá khứ xa xôi. Trên ảnh chụp được nhờ một thiết bị đặc biệt ở trên bờ sông Hopec, ta nhìn thấy rõ những cái lều, những hình người đội mũ sắt… Trong lúc chụp ảnh, ở đó không hề có những thứ ấy.
Các chuyên gia Voronegiơ về những hiện tượng dị thường đã giải thích như sau: “Có thể tấm phim đã ghi lại được một thông tin thị giác về thời xa xưa mà “trường ký ức” năng lượng thoát ra từ đới đứt gãy còn lưu giữ. Sự thể là ở chỗ trong những năm chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, tuyến phòng thủ đã chạy qua những địa phương ấy. Tham gia tuyến phòng thủ này có một Trung đoàn Tiệp Khắc do L.Xvvoboda chỉ huy. Và những người lính đội mũ sắt hiện hình trên các bức ảnh cũng như trang phục của họ hoàn toàn phù hợp với thời kỳ đó”.
Nhưng ngay cả khi nếu giả thuyết trên được xác nhận thì vẫn còn nhiều điều bí ẩn về những “trận giao chiến trên bầu trời”. Chẳng hạn, một số tài liệu đã thông báo về hiện tượng vật chất hóa lạ lùng của những đồ vật trong khi diễn ra những trận đánh trên trời. Ví dụ, năm 1686, tại Anh quốc, người ta quan sát thấy cuộc diễu hành trên trời của các binh lính có vũ trang. Và có rất nhiều khí giới, gươm súng, mũ giáp rơi lả tả xuống mặt đất.
Năm 1800, sau trận giao chiến trên bầu trời ở vùng Kinken, người ta phát hiện thấy trên mặt đất có những cành cây bị gãy và nhiều vết máu trên cỏ.

TỔNG THỐNG OBAMA TẠI VIỆT NAM

Tổng thống Obama đến Hà Nội

RFA
2016-05-22

000_B29DH.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama rời khỏi Air Force One sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội vào ngày 22 Tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO


Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến Hà Nội vào lúc 9:32 tối ngày 22 tháng 5 năm 2016 (giờ địa phương), khởi đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày.
Theo chương trình được các viên chức Nhà Trắng nói với báo chí, sáng nay Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ dự buổi lễ đón tiếp, trước khi hội đàm cùng Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang về nhiều đề tài khác nhau, trong đó có cả tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Sau hội đàm, 2 vị nguyên thủ sẽ có cuộc họp báo.
Cũng ngày hôm nay, Tổng Thống Obama sẽ gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, gặp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi 1975, ông Obama là vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 ghé thăm Việt Nam. Hai vị tổng thống Mỹ khác cũng đã đến Hà Nội là ông Bill Clinton hồi năm 2000, và ông George W. Bush hồi năm 2008.
Bên cạnh những hoạt động mang tính cách chính phủ và chính phủ, Tổng Thống Hoa Kỳ còn dự kiến gặp gỡ thành viên xã hội dân sự, tuy không rõ là có bao gồm các nhóm xã hội dân sự tự phát hay không.
Trong thời gian ở Hà Nội, Tổng thống Barack Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ, gặp mặt và nói chuyện với doanh nhân, sinh viên tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế.
Sau đó, Tổng thống Obama sẽ đến Thành Phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc với thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.
Những hoạt động này chứng tỏ nghị trình Việt Nam của Tổng thống Barack Obama chú trọng tới phương cách để tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, nhân dân với nhân dân, an ninh, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới.
Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, vùng biển đang tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ngay sau khi nhậm chức hồi đầu năm 2009, Tổng Thống Obama quyết định thực hiện chính sách chuyển trục về Châu Á, nhiều lần nói Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ, đồng thời ông cũng nhiều lần khẳng định sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại đây là điều cần thiết phải làm để bảo vệ ổn định và hòa bình cho vùng đất huyết mạch của nền kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu.
Đối với Trung Quốc, Tổng Thống Obama và các viên chức cao cấp trong chính phủ do ông lãnh đạo cũng thường xuyên lên tiếng phản đối chính sách quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang thực hiện. Bên cạnh những lời phản đối đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần đưa tàu chiến và máy bay thám thính bay sát những khu vực đảo Bắc Kinh tự nhận chủ quyền thuộc về họ.
Căng thẳng Biển Đông cộng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dẫn đến câu hỏi lớn được đưa ra tại Washington D.C. trước khi Tổng Thống Obama lên đường đi Hà Nội. Câu hỏi này là liệu ông Obama có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Việt Nam hay không.
Trước khi Air Force One cất cánh hồi trưa Thứ Bảy vừa rồi, có những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng Tổng Thống Obama sẽ loan báo quyết định bãi bỏ cấm vận, nhưng đến giờ vẫn chưa rõ ở mức độ nào, tức chỉ bãi bỏ một phần hay sẽ dỡ bỏ hoàn toàn.
Hai ngày trước đây, một nhà ngoại giao Châu Á yêu cầu không nêu tên nói với Đài Á Châu Tự Do chúng tôi rằng theo ông biết, Tổng Thống Obama sẽ loan báo dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí đối với Việt Nam, nhưng với một số điều kiện đi kèm.
Nhà ngoại giao Châu Á nói tiếp điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ từng phần, bãi bỏ tới đâu, ở mức độ nào thì tùy thuộc vào thiện chí của phía Việt Nam.
Trước ngày Tổng Thống Hoa Kỳ lên đường sang thăm Việt Nam, một số vị dân cử Dân Chủ lẫn Cộng Hòa cùng với các tổ chức tranh đấu, bảo vệ quyền làm người đã lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Obama đừng vội bãi bỏ cấm vận võ khí, cho tới khi Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền.
Những lá thư gửi cho Nhà Trắng đều nhắc đến sự kiện vẫn còn những nhà tranh đấu ôn hòa bị công an Việt Nam bắt giữ, bị bỏ tù, quản chế, kêu gọi Tổng Thống Obama nên đòi hỏi Hà Nội tức khắc trả tự do cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.
Thứ Sáu tuần trước, Hà Nội đã trả tự do cho một nhà tranh đấu nổi tiếng là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và điều này được nhiều người bình phẩm, gọi là món quà của Đảng Cộng Sản Việt Nam dành cho ông Obama trước khi ông đến Việt Nam.
Bên cạnh việc trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi cũng được biết là nhà nước Việt Nam cũng đề nghị thẳng với một số tù nhân lương tâm, nói sẽ cho họ ra khỏi trại giam nhưng với điều kiện phải đồng ý rời Việt Nam, sang Hoa Kỳ định cư.
Ít nhất 2 trường hợp được giới thạo tin ở Washington nói đến, là trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức và trường hợp của anh Nguyễn Văn Đài. Cả 2 nhân vật này đều từ chối đề nghị của phía công an, và anh Trần Huỳnh Duy Thức còn tuyên bố sẽ tuyệt thực để phản đối hành động mà công an đối xử với ông trong tù.
Trong thư đề ngày 19 tháng Năm năm 2016 gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Brad Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch nói rõ Tổng Thống Obama phải cương quyết đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động ôn hòa, cũng như đòi hỏi Việt Nam không được sách nhiễu những nhà tranh đấu và phải chấm dứt cách hành xử buộc tù nhân lương tâm phải sống lưu vong.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm tù với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Anh Nguyễn Văn Đài bị bắt từ giữa tháng Mười Hai năm ngoái, đến giờ thân nhân vẫn chưa biết anh đang bị giam giữ ở đâu.
Chuyên cơ Air Force One chở Tổng Thống Hoa Kỳ hạ cánh ở phi trường Nội Bài, Hà Nội, chỉ ít giờ đồng hồ sau khi cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp vừa mới kết thúc.
Tin chúng tôi ghi nhận được cho hay cuộc đếm phiếu đã bắt đầu từ lúc 7 giờ tối chủ nhật, ngày 22 tháng 5, tức ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa.
Kết quả chính thức sẽ được công bố trễ nhất là 20 ngày sau đó.
Được chú ý đến nhiều nhất là cuộc bầu chọn 500 đại biểu quốc hội trong số 870 ứng cử viên, tất cả đều được đảng đưa ra tranh cử hay chấp thuận cho ghi danh tranh cử. Số ứng cử viên độc lập chỉ có 11 người.
Như thường lệ, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin nói tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, tất cả các tình thành đều ở mức 90% trở lên.
Một số nhà hoạt động mà Ban Việt Ngữ chúng tôi tiếp xúc được nói rằng họ tẩy chay bầu cử, không chấp nhận lối “đảng cử dân bầu”.
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-obama-arrives-in-hanoi-05222016131108.html

Giới trẻ nói về chuyến thăm của Tổng thống Obama

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-22

000_B15O3.jpg
Áp phích với bức chân dung của Tổng thống Mỹ Barack Obama được bán tại một phòng triển lãm tranh tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO


Lần đón Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội gần trùng với thời gian bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tại Việt Nam. Nhưng theo một số bạn trẻ thì có vẻ như người dân quan tâm đến sự kiện đón Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và gần như không để ý gì đến việc bầu cử cũng như ngày bầu cử đang được cổ động, kêu gọi rầm rộ bởi chính quyền từ trung ương tới địa phương. Vì sao lại có chuyện trái ngược như đang thấy?
Một sự kiện lớn của dân tộc?
Một bạn trẻ không muốn nêu tên, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chia sẻ:
Chuyến thăm của các vị nguyên thủ của các cường quốc thì mở ra các cơ hội lớn về thương mại, đặc biệt là các hiệp định về thương mại toàn cầu.
- Hùng, quận Hà Đông, HN
“Sự kiện ông Obama đến thăm Việt Nam là một sự kiện rất lớn đối với Việt Nam. Một người giỏi, giàu có đến thăm mình thì mình phải đặt vấn đề là tại sao người ta đến thăm mình mà không thăm nhà khác. Điều này đáng tự hào, đáng mừng và phải xem đây là cơ hội lớn. Đây cũng là cơ hội cân bằng trên biển Đông, nhìn chung đây là một cơ hội lớn.”
Theo bạn trẻ này, sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Việt Nam là một sự kiện lớn của dân tộc. Bởi lẽ hơn bao giờ hết, dân tộc Việt Nam đang đứng trước thảm họa mất nước bởi nhiều lý do, trong đó tương quan lực lượng cũng như vũ khí giữa Việt Nam và Trung Quốc chênh lệch quá lớn. Đa phần vũ khí trong kho khí tài của quân đội Việt Nam nếu là loại xịn một chút thì đều là do Mỹ để lại. Trong khi đó, chiến tranh trên biển Đông nếu xảy ra, vấn đề kĩ thuật sẽ là vấn đề then chốt. Bởi địa hình biển bao la và không có núi rừng ẩn nấp nên chiến tranh du kích theo bổn cũ của quân đội Cộng sản Việt Nam sẽ trở nên lạc hậu và không dùng được.
Hiện tại, nếu như Mỹ đưa ra quyết định giải trừ cấm vận vũ khí cho Việt Nam thì chắc chắn trong một thời gian gần thôi, tiếng nói của Việt Nam trên biển Đông sẽ chuyển theo chiều hướng tích cực. Vấn đề không dừng ở phản đối suông và lời phản đối của Việt Nam khi ngư dân Việt gặp sự đâm tàu, đánh phá trên biển Đông sẽ có sức nặng hơn so với bây giờ.
Bạn trẻ này nói rằng hơn bao giờ hết, những người quan tâm về vận mệnh quốc gia, dân tộc đều mong mỏi Việt Nam sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Vì hơn ai hết, là một người dân nước Việt, sống qua hai thời kỳ kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa và thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu tác động của khối Cộng sản anh em, các bạn trẻ có kinh nghiệm về hai thời kỳ này đều mong mỏi đất nước sớm đổi mới để được văn minh, tiến bộ và quật cường.
Một bạn trẻ khác tên Hùng, sống ở quận Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ thêm:

000_B15OQ.jpg
Poster có hình cuốn sách Lãnh đạo phong cách Barack Obama của Shel Leanne dịch sang tiếng Việt trước một cửa hàng sách ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
“Chuyến thăm của các vị nguyên thủ của các cường quốc thì mở ra các cơ hội lớn về thương mại, đặc biệt là các hiệp định về thương mại toàn cầu. Hi vọng nhà nước sẽ điều chỉnh kịp thời để không đánh mất cơ hội. Rất tiếc là các cái lộ trình để đuổi kịp thế giới ở Việt Nam đều diễn ra rất chậm, điều này dễ dẫn đến đánh mất cơ hội…”
Theo Hùng, chuyến thăm của Việt Nam của ông Tổng thống Mỹ được người dân quan tâm hơn là việc bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Hùng nói rằng hầu hết trong các cuộc trò chuyện, các buổi cà phê mà Hùng tham gia, câu chuyện người ta bàn tán vẫn là việc Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hơn 800 người và đề tài ông sẽ thảo luận với nhà nước Việt Nam sẽ là gì, ông sẽ mở ra trang mới gì cho vấn đề nhân quyền và sức mạnh quân đội Việt Nam trên biển Đông.
Bởi theo Hùng, vấn đề sức mạnh của quân đội Việt Nam trên biển Đông là vấn đề tối thiết hiện nay, nó liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Bởi theo như Hùng biết thì chuyến đi này cùa Tổng Thống Obama sang Việt Nam sẽ thảo luận với chính quyền trung ương Việt Nam xoay quanh ba vấn đề gồm kinh tế, giải trừ vũ khí và nhân quyền. Đặc biệt, vấn đề nhân quyền được Tổng thống đặt lên hàng đầu. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là vấn đề giải trừ cấm vận vũ khí hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ mở trói cho nhân quyền Việt Nam của nhà cầm quyền trung ương Việt Nam. Hơn nữa, theo chỗ Hùng quan sát thì thảo luận TPP cũng có liên quan đến nhân quyền, công đoàn độc lập do chính người lao động bầu lên và quyền của người lao động. Một khi TPP được kết nối với Việt Nam và lệnh giải trừ cấm vận vũ khí sát thương của Tổng thống Mỹ có hiệu lực cũng có nghĩa là người dân Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, chí ít là về tự do ngôn luận, tự do báo chí và đảm bảo nhân quyền.
Theo Hùng, có lẽ do nhu cầu bức thiết về nhân quyền trong nước và sức mạnh quân sự đối ngoại, đặc biệt là trên biển Đông của hầu hết người dân Việt Nam, nói chính xác hơn là nhu cầu được sống an toàn, đảm bảo an ninh và không lo sợ ngoại xâm. Chính những nhu cầu này đã làm động lực thúc đẩy người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức trẻ có quan tâm đến đất nước háo hức đón đợi Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam.
Các bạn trẻ mong điều gì?
Một bạn trẻ tên Hải, sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ:
Mỹ chuyển trục về phía Việt Nam là một cơ hội để Việt Nam vươn dậy. Nhìn chung đây là một chuyến đi có nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.
- Hải, quận Hoàng Mai, HN
“Thứ nhất là vấn đề biển Đông thì ông ấy sang đây sẽ gắn kết quan hệ Việt – Mỹ để xây dựng Việt Nam thành một đối trọng của Trung Quốc, bởi hiện nay Trung Quốc cũng vươn lên ngang tầm với Nga, cũng đứng vào diện ngang hàng với Mỹ. Trong khi đó vấn đề tự do hàng hải và kinh tế biển trong thập kỉ tới sẽ rất quan trọng đối với khu vực. Chính vì vậy, Mỹ chuyển trục về phía Việt Nam là một cơ hội để Việt Nam vươn dậy. Nhìn chung đây là một chuyến đi có nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.”
Theo Hải, vấn đề một bạn trẻ như Hải và nhiều bạn trẻ khác mà Hải từng trò chuyện mong mỏi là giữa Mỹ và Việt Nam sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp và gần gũi hơn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Bởi vì không có gì đáng quí hơn cho một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, nạn tham nhũng tràn lan như Việt Nam hiện tại bằng việc chơi thân với một quốc gia tiến bộ, dân chủ.
Bởi theo nhận định của Hải, việc một quốc gia này kết thân với một quốc gia khác có liên quan đến vận mệnh và tương lai của đất nước đó. Nó cũng giống như một con người trong xã hội chọn bạn bè, nếu chọn phải anh bạn cù nhầy và hung hãn thì hệ lụy của việc chơi với bạn sẽ xấu hơn là chọn được một người bạn tiến bộ, sống có đạo đức, văn hóa. Điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng lâu dài cũng như việc tự than của mối quan hệ kiến tạo nên những quan hệ khác với những người bạn văn minh, tiến bộ khác. http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/young-hanoians-on-obama-visits-gm-05222016092727.html

Người dân VN 'rộn ràng' đón chờ Obama

6 giờ trước
Người dân Việt Nam 'hài lòng' và 'rộn ràng' chờ đón chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, theo nhà báo Đỗ Dũng, phóng viên nhật báo Người Việt California, tường trình với BBC từ Hà Nội.
Trao đổi trực tiếp với BBC tại phi trường nơi chuyên cơ Air Force One của ông Obama sắp hạ cánh xuống Hà Nội chiều tối 22/5/2016 giờ địa phương, ông Đỗ Dũng nói:
"Nói chung là người dân người ta rất rộn ràng, trong mấy ngày qua cũng như ngày hôm nay mà chúng tôi gặp gỡ người dân phỏng vấn, thì tất cả, có thể nói đại đa số, họ đều rất hài lòng khi Tổng thống Obama đến Việt Nam.

'70% dân VN thích Mỹ'

"Họ nói rằng trước đây cũng có hai lần, khi mà ông Bill Clinton đến và ông George W. Bush đến cũng vậy, mặc dù có một số người họ cũng thấy là bị cấm đường, nhưng mà không ai tỏ vẻ khó chịu cả..."
Thuật lại ý kiến của dư luận quan sát được trong mấy ngày vừa qua, nhà báo Đỗ Dũng nói:
"Nếu mà Việt Nam gần gũi với Mỹ thì tốt hơn là gần với Trung Quốc, tôi hỏi những người ở Hà Nội, thì họ đều nói như vậy, thậm chí có ông tài xế taxi, ông ấy bảo, theo ông ấy nghĩ, bây giờ nếu chọn chơi giữa Mỹ hay Trung Quốc, thì đến 70% dân Việt Nam thích chơi với Mỹ hơn là thích chơi với Trung Quốc.
"Đó là những người Việt Nam mà chúng tôi hỏi, và bất kỳ ai họ cũng đều mê ông Obama hết, nói chung là họ mê Mỹ," nhà báo Đỗ Dũng nói với BBC.

Saturday, May 21, 2016


TRỊNH KHẢ NGUYÊN * KHEN MỸ, CHÊ MỸ

22/05/2016


Chê Mỹ, khen Mỹ

Trịnh Khả Nguyên
Các chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Mỹ là một đề tài cho báo chí, các nhà bình luận đưa tin, tiên đoán, chê khen.
Ngày 22. 5 này ông Obama sẽ sang thăm Việt Nam, nhưng cả tháng nay báo chí trong nước đã viết khá nhiều điều về chuyến đi, kể cả chuyện như chuyên cơ, chuyên xa, đội bác sĩ, cận vệ, mật vụ, an ninh, nơi ăn chốn ở… của ông ấy như thế nào. Dĩ nhiên là rất hoành tráng, chu đáo, tuyệt đối an toàn và tốn nhiều tiền (theo vài báo sau). Biết thêm các điều trên cũng vui vui. Mỹ là anh nhà giàu số một thế giới thì xài sang như… Mỹ là chuyện không ngạc nhiên. Xài sang vì phương diện quốc gia, xài minh bạch thì cũng không uổng tiền thuế của dân, chỉ sợ tiêu vào các việc trời ơi đất hỡi thì phí của dân quá.

Về hình thức, dù không rõ lắm, nhưng người ta cũng biết chắc rằng các chuyến công du của Tổng thống Mỹ, đến Việt Nam hay đến các nước khác đều hoành tráng, an toàn và tiện nghi loại “number one”. Không biết sau Việt Nam, ông Obama đến Okinawa, Nhật Bản có gặp biểu tình phản đối, hoan hô gì không. Nếu có, thì cũng bình thường, bởi tại “bổn quốc” các ông ấy cũng từng chứng kiến những cảnh này: biểu tình phản đối chiến tranh (Việt Nam, Iraq…), biểu tình đòi bình đẳng, biểu tình chiếm phố Wall, đòi “quyền sống”, biểu tình khiến chính phủ phải “đóng cửa”, biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường, biểu tình phản đối cảnh sát da trắng bắn chết người da màu. Nhiều vụ, ông Obama phải lên tiếng. Nhớ lại các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, người ta gọi đó là phản ứng của loài người tiến bộ (chứ không phải do ai giật dây, kích động, thuê tiền).
Còn về nội dung, Tổng thống Obama sẽ đề cập những vấn đề gì, chắc ít người biết hết được. Mong cũng “hoành tráng”.
Có người cho rằng mấy anh Tây ba lô đi du lịch, các anh đó lùng sục khắp hang cùng ngỏ hẻm, ăn cơm tay cầm, ngủ nhà trọ nên biết nhiều. Còn các ông chính khách đến nước nào cũng chỉ loanh quanh trong mấy phòng tiếp VIP, đi đâu, gặp ai là vấn đề nên khó biết mọi chuyện.
Đến thăm một nước, ngoài việc bàn bạc với nguyên thủ nước sở tại, các Tổng thống Mỹ hay nói chuyện với sinh viên tại các trường đại học. Như thế, họ vừa trọng giáo dục vừa đánh giá cao các trí thức trẻ.
Chính phủ của dân, do dân và vì dân”, câu này được dạy trong môn “công dân giáo dục” ở trung học, nhiều người đã học rồi, ai cũng biết. Có người không cần nhớ câu đó là của Tổng thống Thomas Jefferson. Nhớ được tác giả thì tốt, quên cũng không sao, song tốt hơn là xây dựng một nhà nước chuẩn như thế. Nhưng đến bây giờ, nhiều nước vẫn còn dưới chuẩn, dù vẫn thuộc lòng câu trên bằng cả tiếng Anh.
Làm lớn, đầy quyền lực như Obama nhưng chả “sướng” tí nào, 24/24 có người canh giữ từ cái ăn, cái ngủ. Đúng thế, mấy vị lãnh đạo dễ gì đi phố, xem văn nghệ, uống cà phê thoải mái một mình, dù có hóa trang để vi hành. Nhưng như thế tại sao rất nhiều người muốn làm lớn, làm vua. Đấu đá nội bộ (như Brazil, Venezuela…) hoặc vận động tranh cử như ở Mỹ hiện tại cũng vì ưa làm “vua”. Thích làm vua vì mê quyền lực, mê danh vọng… Có nhiều hạng vua, có vua dân mến, có vua dân kinh; có vua vì nước vì dân, có vua vì… vua; có vua làm cho đất nước phồn vinh, tiến bộ, có vua làm nghèo đất nước.
Ông Lê Văn Bàng cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ trong một bài trả lời về quan hệ Việt Mỹ đã nói về việc chê Mỹ, khen Mỹ, “hội chứng Việt Nam”, “hội chứng Mỹ”… Theo ông, người Mỹ đã vượt qua “hội chứng Việt Nam”. Nhưng, “Ngược lại, Việt Nam đã vượt qua hội chứng Mỹ chưa? Vẫn còn có người chưa vượt qua được. Sự hận thù của không ít người Việt sau chiến tranh còn nặng nề lắm.
Vì lẽ đó, cũng có một bộ phận người Việt cho rằng quan hệ với Mỹ phải hết sức cảnh giác vì Mỹ luôn tìm mọi cách lật đỗ chế độ. Rồi thì có chuyện phê phán Mỹ thì dễ, nhưng khen ngợi Mỹ thì coi chừng. Những người làm việc với Mỹ, tiếp xúc nhiều với Mỹ thường bị tổ chức dè chừng…
Đấy, tất cả những cái đó là “hội chứng Mỹ”. Chúng ta phải từng bước vượt qua nó để quan hệ hai nước trở nên thực chất hơn. ”
Trên là mấy câu trích từ bài phỏng vấn cựu đại sứ, bài dài, đề cập đến nhiều vấn đề, và dĩ nhiên một đoạn trích thì còn thiếu, để đầy đủ hơn xin theo đường link sau
Là người làm công tác ngoại giao, ông Bàng có nhiều cơ hội, biết nhiều thông tin (thật). Theo ông “Nga chỉ bán vũ khí, Mỹ có thể giúp Việt Nam”. Nga không muốn mất lòng Trung Quốc trong chuyện Biển Đông, vì hai “tư tưởng lớn” gặp nhau, Nga chiếm Crime của Ucraine, thì lờ cho Trung Quốc hoành hành tại Biển Đông. Nga muốn lấy lòng Trung Quốc để làm ăn, đồng thời cũng gây khó cho Mỹ nên không “tích cực” về vấn đề Biển Đông. Nhưng “ta” luôn ca ngợi “bạn” về mọi chuyện. Việt Nam đang có nỗi đau mất đảo (nước), song (một số) lại không thông cảm cho Ucraine mất Crime mà gần như hân hoan khi Nga chiếm phần lãnh thổ này. Báo chí thường có những cái tít rất cảm tình với Putin từ đời tư đến đời công, nào Putin là võ sĩ, là này là nọ. Putin xuất hiện (trên TV) với dáng đi hùng dũng, kênh kiệu. Putin được tín nhiệm >85%. Putin là nhà lãnh đạo có ‘quyền lực nhất thế giới”. Về vấn đề Syria, Putin trên cơ Obama, Nga đã bồi thêm cú tát vào mặt phương Tây…
Vừa qua, VTV chiếu cảnh một số người Mỹ gặp nhau “ôn lại” 41 năm ngày phản đối chiến tranh Việt Nam (5.5.1965), sau lưng họ có câu “Chiến tranh đã qua rồi” (The war is over).
Phê phán Mỹ thì dễ, nhưng khen ngợi Mỹ thì coi chừng” (lời ông Bàng). Mỹ cũng có nhiều cái để chê, nhiều cái để khen, tùy theo mỗi người. Nhưng có điều, dù khen chê, ai cũng muốn Tổng thống Obama thăm Việt Nam. Và ai cũng muốn cho chuyến thăm thành công tốt đẹp về hình thức cũng như nội dung.
T. K. N.
Tác giả gửi BVN.

ĐỖ MINH TUẤN * TRUNG QUÔC

Chuyện gì cũng có thể xảy ra đối với Trung Quốc

Đỗ Minh Tuấn
Rất cần những cái đầu quyền lực tỉnh ngộ ngay cơn u mê quá dài để đứng ở tầm nhìn cả nước, tìm mọi cách chặn đứng chiến lược sâu hiểm của bè lũ họ Tập hiện đang bày đủ trò độc ác trên khắp các địa hạt kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh... Ngay trên địa bàn đất nước chúng ta mà thương lái, doanh nhân và tay sai của chúng tự do ngang dọc lộng hành, nhằm tiêu diệt từ từ nhưng bằng được giống nòi người Việt, như tằm ngốn lá dâu.
Không cần phải kèo nài đến cùng việc ký kết bỏ cấm vận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ mà thực chất chỉ cốt có một bằng chứng trấn an dân chúng rằng Siêu cường số một thế giới rõ ràng tin tưởng ở tư cách độc lập của Đảng Cộng sản đây, chứ làm gì đào đâu ra tiền để mua, hoặc chỉ mua vài cái làm cảnh là cùng, trong khi đó thì lại vẫn cứ thì thọt "hảo hảo" với kẻ thù truyền kiếp, để cho chúng tiếp tục thắng những món thầu béo bở khiến nhà máy, công trình nào xây dựng lên cũng chỉ có lỗ và hỏng, tài nguyên tan nát, môi trường bị xâm hại từ biển lên đến rừng, kinh tế càng suy kiệt; để cho chúng vẫn ngang nhiên tuồn hàng độc vào quốc nội như nước, phá hoại nông nghiệp, thực phẩm, sinh kế của người Việt tận gốc... Đó mới chính là những vũ khí sát thương lợi hại bắn vào đầu cả nước, làm cho dân chúng rã rời, bệnh tật và chết dần mòn, giúp chúng tha hồ nhảy vào lập làng Tàu như vào chỗ không người.
Còn các vị thì dù không muốn cũng nghiễm nhiên trở thành một thứ hàng thần lơ láo, bị lịch sử nghìn đời nguyền rủa là những kẻ bán nước cầu vinh.
Bauxite Việt Nam

Một đất nước dám làm tất cả mọi chuyện mà người khác không dám làm, dám cho quân đội bắn, xe tăng cán chết cả vạn sinh viên biểu tình, dám tổ chức mổ cướp nội tạng hai triệu người mà báo mạng phanh phui, xúi giục tay sai Pôn Pốt đập đầu diệt chủng chính dân tộc mình giết chết hàng triệu người…
Hơn nữa, thực tế đã, đang ở mức độ báo động quá nghiêm trọng khi Trung Quốc đã, đang có kế hoạch dùng vũ khí sinh học để thầm lén giết người Việt Nam hàng loạt với những sách lược rất rõ ràng, lúc thầm lặng, lúc ồn ào, lúc từ từ, lúc khẩn trương, nhộn nhịp như vơ vét tận thu nông sản, nhu yếu phẩm như thủy sản, gạo, đường, heo, gà vịt, trứng, cao su... Tận thu xong đến tận diệt như thu mua cau non, cam non, lá mãng cầu, nụ thanh long, dừa non, gỗ sưa, rễ sim, xơ dừa, hoa ngâu, móng trâu, đuôi bò… Tận thu, tận diệt rồi chờ khan hiếm mà tuồn “hàng độc” gạo nhựa, trứng gà vịt giả hoặc sử dụng bỏ hoá chất vào thực phẩm như sữa nhiễm chất độc melamine sẽ làm trẻ em sạn thận, các ngũ tạng động vật ngâm formol, trái cây tẩm hoá chất, đặc biệt là giá cực rẻ nên bà con nghèo quá phải ăn…
Chưa kể những vụ giả vờ đẩy giá thu mua đỉa, ốc bươu vàng, khoai lang, dưa hấu… rồi bỏ mặc làm kiệt quệ người nông dân mà mức độ đã quá nghiêm trọng khi bệnh ung thư hiện ngày càng tăng bất thường…
Để trả lời tại sao? Có lẽ ở góc độ của mỗi người sẽ nhìn nhận, đánh giá mỗi khác nhưng chắc không ai phủ nhận rằng: Cốt lõi tốt đẹp thành đạo lý mà hiện thực đã từng với 4.000 năm văn hiến của tổ tiên, ông cha chúng ta và cũng là mong ước của mọi người hôm nay là làm sao được hạnh phúc, vui sống cùng nhau trong một môi trường cộng đồng nhân ái, an lành, bất chấp vùng miền, gia cảnh, giai cấp xuất thân… có còn không khi sự giả dối đã, đang lên ngôi, sự lưu manh hoá ngày càng lộng hành nhan nhản với chửi bới những người tiến bộ, trung trực bất đồng chính kiến bất chấp họ là ai, quá trình cống hiến?
Cứ khác quan điểm là quy chụp suy thoái, phản động, thế lực thù địch thì còn đâu là đoàn kết, chung sức chung lòng? Nhà nước không thể lo nổi cái gì nếu không tập hợp được trí lực, vật lực, nhân lực của toàn dân.
Yêu nước thương nòi đã là đạo lý ngàn đời gắn liền với nhau không thể tách rời. Đã yêu nước là bắt buộc phải biết thương nòi, thương núm ruột đồng bào mình cùng dòng máu da vàng, cùng Con Hồng Cháu Lạc, cùng sinh ra và lớn lên và đương nhiên phải có bổn phận với quê hương, Tổ quốc. Tổ quốc không của riêng ai như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”. Chứ không phải bắt buộc có yêu chủ nghĩa xã hội mới là yêu nước bởi trên thế giới đa phần không theo chủ nghĩa xã hội nhưng lòng yêu nước thương nòi của họ thì chắc chắn không vô can, vô cảm, như nhân dân Israel, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Na Uy, Thuỵ Sĩ, Hà Lan.
Ai đã phá hủy nền văn hoá truyền thống, đã làm băng hoại đạo lý dân tộc từ đùm bọc sát cánh bên nhau trở thành nghi kỵ, hằn thù, tiêu diệt lẫn nhau chỉ vì giai cấp xuất thân, chỉ vì bất đồng chính kiến mà lẽ đương nhiên con người tự do thì ai cũng phải có và cần được tôn trọng mà cớ tại sao phải quyết liệt một mất một còn để thắng làm vua thua làm giặc? Ít hơn thì phê và tự phê làm cho con người luôn phải cảnh giác, nghi kỵ, hiềm khích lẫn nhau, không ai dám tin ai. Vừa yêu thương, vừa cảnh giác thì những đứa trẻ mới lớn, tuổi hồn nhiên sao biết tách bạch mà giáo dục quá nặng nề chính trị hoá, biến các môn văn, sử… thành các môn tuyên truyền là chính mà xao nhãng giáo dục nhân cách nên người bởi văn tức là người, sử là gốc… Cái tốt học thì khó nhưng cái ác, cái xấu mà cổ xúy thì nảy nở như nấm gặp mưa qua các lễ hội “cướp có văn hoá” hay đâm trâu chém lợn dã man…
Tự khi nào người Việt Nam đã quên đi truyền thống văn hóa, đời sống tinh thần “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” để trở nên vô cảm? Bản sắc dân tộc ở đâu khi người làm cán bộ miệng thì hô to đầu môi chót lưỡi nhưng bỏ mặc đời sống cần lao của nhân dân mà xây dựng đền miễu đầy khắp rồi bỏ hoang? Trụ sở hành chính thì hoành tráng nhưng tiếp dân giải quyết việc cho dân thì ì ạch, chưa nói là hành dân là chính.
Phải chăng cái ý thức hệ đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản mà Trung Quốc đã thành công khi Việt Nam thành một vùng đệm cho chúng lợi dụng trong cuộc chiến tranh lạnh xưa kia và ngay cả mấy chục năm hoà bình rồi sự độc hại vẫn còn gặm nhấm, xâm lấn linh hồn, văn hoá Việt Nam phải chạm đáy vẫn chưa thôi? Vẫn đang bất động hoá đá trước mọi hiểm họa lồ lộ của kẻ thù truyền kiếp bao vây, xiết chặt, tiêu diệt dần dần bằng vũ khí sinh học, bằng tuồn chất độc vào thực phẩm, thức uống, đồ chơi trẻ em, quần áo lót phụ nữ, xả thải ra biển... để suy kiệt giống nòi một dân tộc, một đất nước mà chúng muốn thôn tính trên con đường thực hiện bá chủ “Giấc mơ Trung Hoa” mà cụ thể đã ngang nhiên cưỡng chiếm Biển Đông, đã ngạo mạn tuyên bố với toàn thế giới rằng là của tổ tiên chúng, ngang ngược chặn nước đầu nguồn sông Mekong để tiêu diệt đồng bằng sông Cửu Long nơi sinh sống gần hai mươi triệu con người Việt Nam...
Một dải đất hình chữ S sạch bóng người Việt thì còn gì bằng đối với chúng, mà thích thú hơn nữa là tự người Việt giết hại lẫn nhau, chuyên chính vô sản với nhau giống như chúng đã từng thành công đối với việc điều khiển tập đoàn phản động Khmer đỏ tổ chức diệt chủng chính dân tộc mình hoặc nếu được thì đổ thừa cho đối thủ là Mỹ thì thượng sách…
Đ. M. T.

CÁC VỊ TỔNG THỐNG MỸ ĐẾN VIỆT NAM

Những chuyến thăm Việt Nam của các tổng thống Mỹ

  • 21 tháng 5 2016

Image copyright Getty

Với chuyến thăm Việt Nam vào tuần tới, ông Barack Obama là tổng thống thứ năm của Mỹ đến Việt Nam. Trước ông, bốn tổng thống khác đã từng tới nước này.
Sang vào những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, những chuyến đi đó cũng có những mục đích, tác động khác nhau.

Lyndon B. Johnson

Ông Johnson đến (miền Nam) Việt Nam lần đầu tiên ngày 12/05/1961, lúc ông còn là Phó Tổng thống. Ông đã gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm và coi ông Diệm như là một Winston Churchill của châu Á lúc ấy.
Ông hứa Mỹ sẽ có thêm hỗ trợ quân sự để giúp chính quyền ông Diệm chống cộng. Về lại Mỹ, ông nhắc lại thuyết domino và cho rằng nếu không giữ được miền Nam Việt Nam có thể Mỹ phải chiến đấu với những người cộng sản ngay tại cửa ngõ của mình.
Cũng vì quá lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, sau khi lên làm tổng thống, ông đã cho đưa nhiều quân vào miền Nam.
Trong cuốn ‘Vietnam: A History’, Stanley Karnow cho rằng trong cuộc gặp với ông Johnson, ông Diệm đã không mặn mà với ý tưởng đưa lính Mỹ vào miền Nam vì là người nặng chủ nghĩa dân tộc, ông không muốn sự hiện diện quá đông của quân Mỹ trên đất nước mình.
Sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ngày 22/11/1963, ông Johnson lên làm tổng thống. Trước đó ba tuần, Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng bị giết hại. Sau vụ ám sát này, tình hình ở miền Nam càng trở nên phức tạp, tồi tệ, cuộc chiến càng trở nên khốc liệt. Số lượng lính Mỹ ở Việt Nam cũng tăng nhanh.
Vào ngày 25/10/1966, ông Johnson đã bất ngờ tới căn cứ quân sự Cam Ranh chỉ trong vòng hai tiếng rưỡi để thăm hỏi, cảm ơn và động viên lính Mỹ.
Ông đến Việt Nam từ Manila, nơi ông có hội nghị với lãnh đạo nước đồng minh (Úc, Phililippines, Thái Lan, New Zealand, Hàn Quốc và Nam Việt Nam). Tại đó Mỹ và những nước này hứa sẽ rút quân khỏi miền Nam trong sáu tháng nếu Bắc Việt cũng hoàn toàn rút lực lượng của mình khỏi Miền Nam.
Ông Johnson sang Việt Nam lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trên cương vị tổng thống khi ông tới Cam Ranh ngày 23/12/1967.
Khi ông Johnson lên làm tổng thống năm 1963, số lính Mỹ ở Việt Nam chỉ có 16 ngàn. Nhưng bốn năm sau con số ấy đã lên hơn 500 ngàn. Tuy vậy, vào giữa mùa thu năm 1967, ông đã biết cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam rất khó thành công. Và chuyến đi này cũng không làm ông thay đổi suy nghĩ đó.
Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, phong trào phản chiến ở Mỹ lan rộng, uy tín của ông Johnson sụt giảm.
Dù ông vẫn được quyền tái cử, ông Johnson đã quyết định không tranh cử chức tổng thống năm 1968.
Ứng viên Dân chủ tranh chức tổng thống năm đó là Phó Tổng thống Hubert Humphrey, Phó Tổng thống dưới thời ông Johnson. Nhưng Humphrey đã thất cử trước ứng viên Cộng hòa Richard Nixon.

Richard Nixon

Ông Richard Nixon là người có khá nhiều liên hệ với (cuộc chiến) Việt Nam.
Image copyright Getty
Image caption Tổng thống Richard Nixon, ngày 30/4/1970, loan báo quân Mỹ sẽ vào Campuchia

Theo một số tài liệu ông Nixon đã đến Việt Nam bảy lần trước khi lên làm tổng thống. Một trong những lần đó là vào tháng 10 năm 1953, khi ông sang thăm ba nước Đông Dương và ghé Sài Gòn và Hà Nội. Đây cũng là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông với tư cách là Phó Tổng thống.
Ông cũng sang Sài Gòn vào tháng Bảy năm 1956 và gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo David F. Schmitz, tác giả của cuốn ‘Richard Nixon and the Vietnam War: The End of the American Century’, trong chuyến đi ấy, ông Nixon cho rằng việc thành lập một nhà nước cộng hòa, phi cộng sản ở miền Nam đã giúp ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.
Lần đầu tiên và cũng là duy nhất ông Nixon sang miền Nam trên cương vị tổng thống là vào tháng Bảy năm 1969 khi ông công du tới một số nước, lãnh thổ châu Á, trong đó có đảo Guam.
Trong chuyến thăm kéo dài chỉ 5 giờ rưỡi không được sắp đặt trước vào ngày 30/07, ông đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để bàn việc rút thêm lính Mỹ khỏi miền Nam. Ông cũng gặp các chỉ huy quân sự của Mỹ để trao đổi những thay đổi về chiến thuật của Mỹ.
Trước đó, vào ngày 25/07, khi thăm đảo Guam, ông đã công bố Học thuyết Nixon (hay còn được gọi Học thuyết Guam). Điểm chính yếu của học thuyết này là Mỹ chỉ giúp bảo vệ và phát triển các nước đồng minh. Nhưng các quốc gia này phải có trách nhiệm tự quyết định, bảo đảm an ninh của mình.
‘Việt Nam hóa’ chiến tranh – theo đó lính Mỹ sẽ dần dần rút khỏi miền Nam và được thay thế bằng quân đội miền Nam – cũng xuất phát từ học thuyết này.
Theo Stephen E. Ambrose, tác giả cuốn ‘Nixon: The triumph of a politician, 1962-1972’, xuất bản năm 1989, tuy Mỹ chịu nhiều thương vong, trong chuyến đi này ông vẫn cho rằng cuộc chiến là chính đáng vì nó giúp ‘người dân miền Nam tự quyết định con đường của mình’ và cũng ‘giới hạn nguy cơ có thêm nhiều cuộc chiến trong tương lai’.
Nhưng biết sẽ khó thắng và một phần vì muốn tìm một lối thoát cho cuộc chiến đẫm máu, ông Richard Nixon và Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của ông, đã ký Hiệp định Paris năm 1973.
Hiện giờ vẫn còn có nhiều tranh cải về ý nghĩa, tác động – hay ai được ai thua – từ Hiệp định này. Nhưng khá nhiều người cho rằng Hiệp định này đã góp phần dẫn đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sau 1975, dù Washington và Hà Nội có những động thái muốn nối lại quan hệ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những cố gắng đó không thành. Việt Nam bị Mỹ cấm vận thương mại và mãi tới năm 1994, khi Tổng thống Bill Clinton quyết định bỏ lệnh cấm vận, quan hệ Việt-Mỹ mới từ từ được nối lại.

Bill Clinton

Image copyright AP
Image caption Tổng thống Mỹ Bill Clinton bắt tay với người dân tại Hà Nội ngày 17/11/2000

Một năm sau đó, chính Tổng thống Clinton cũng là người quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Và năm 2000, ông Clinton đã sang thăm Việt Nam (từ 16-19/11). Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tới Việt Nam kể từ năm 1969.
Chuyến đi lịch sử này vừa giúp hai cựu thù hàn gắn những vết thương, nghi ngờ chiến tranh để lại. Nó vừa giúp hai bên phát triển, đẩy mạnh quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.
Chẳng hạn, theo số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 1995, thương mại giữa hai nước chỉ 200 triệu USD. Năm 2015, con số ấy lên tới 43.5 tỷ USD.
Quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ không phát triển, gần gũi, thân thiện như hôm nay nếu như ông Clinton không dám mạnh dạn bỏ lệnh cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam hơn 20 năm trước.
Phát biểu dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt tại Hà Nội, ông đã nói việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một trong những thành công quan trọng nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Sau chuyến thăm lịch sử năm 2000, cựu Tổng thống Clinton cũng đã nhiều lần sang Việt Nam.

George W. Bush

Image copyright Getty
Image caption Tổng thống Bush tại TP. HCM ngày 20/11/2006

Tổng thống Bush thăm Việt Nam từ ngày 17-20/11/2006. So với chuyến thăm của ông Clinton năm 2000, chuyến đi này ít quan trọng, ý nghĩa hơn. Ông Bush đến Việt Nam năm đó cũng để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Ông không được nhiều người dân đón tiếp hay có cảm tình như khi ông Clinton đến đây.
Nhưng ông Bush cũng rất ngạc nhiên, vui mừng về sự cởi mở, thân thiện, trẻ trung, năng động mà ông chứng kiến trong những ngày ở Việt Nam.
Trả lời báo chí, ông cho biết một điều làm ông ‘thấy thật thú vị là khi biết các con của Thủ tướng Việt Nam được học ở Mỹ. Thủ tướng Việt Nam, như tôi hiểu, thì ngày xưa thuộc lực lượng Việt Cộng, nay gửi các con ông sang nước chúng tôi học tập, và một trong các cháu đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt’.
Có thể so với Tổng thống Clinton, ông Bush không có tác động nhiều lên quan hệ Mỹ-Việt. Nhưng ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm đó.

Barack Obama

Chuyến thăm Việt Nam sắp tới (22-25/05) của Tổng thống Barack Obama có thể là chuyến thăm được bàn và chờ đợi nhiều nhất.
Dưới thời ông, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện trên tất cả mọi lĩnh vực – từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, giáo dục.
Ông cũng chính là người khởi xướng chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. Trong hơn bảy năm qua, ông Obama đã đến thăm hầu hết các nước trong vùng – trong đó có nhiều nước đến hai lần, như Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015) và Philippines (2014, 2015).
Nhưng đến giờ ông mới sang thăm Việt Nam. Chuyện ông chậm thăm Việt Nam ít hay nhiều cho thấy giữa Washington và Hà Nội vẫn còn có những bất đồng. Một trong những bất đồng ấy là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Cũng vì điều này vẫn chưa rõ trong chuyến thăm này ông Obama có quyết định bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam hay không.
Nếu muốn quan hệ Mỹ-Việt hoàn toàn bình thường hóa và Việt Nam phát triển, giàu mạnh, dân chủ – đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc càng hung hăng ở Biển Đông – chắc ai cũng hy vọng, trông mong Washington và Hà Nội tìm được đồng thuận về hai vấn đề này.

GIỚI THIỆU THI TẬP MỚI

Hân-hạnh giới-thiệu
Tuyển tập thơ tiếng Anh
 
TRUMPETS TO HEAVEN
TIẾNG KÈN VANG VÚT TRỜI CAO
 
THƠ CỦA CÁC NGÔI SAO
SÁNG NHẤT TRONG LÀNG THƠ CHÚNG TÔI
 
Sách gồm 80 bài thơ chọn-lọc của 58 tác-giả
trong đó có Thanh-Thanh
do nữ-sĩ Betty Cummins Starr-Joyal chủ-biên
nhà xuất-bản Poetryfest ấn-hành năm 2016
 
Địa-chỉ:
PO Box 3561
Ashland, OR 97520
 


 

VƯỜN THƠ


         TÔI CÒN NỢ 

Tôi còn nợ tổ tiên, đất nước
Việt Nam ơi, không lúc nào khuây
Nhiệt huyết sôi tình yêu tổ quốc
Súng gươm chưa thỏa chí rồng mây.

Tôi còn nợ công cha nghĩa mẹ
Biển
Ðông kia không thể sánh cùng
Thái sơn cao và dày nào kể
Cuộc đời con trót nợ tang bồng.

Tôi còn nợ cuộc đời nhân thế
Góp phần lo bảo vệ sơn hà
Trách nhiệm nặng thân trai thế hệ
Phải lưu vong xa cách nước nhà !

Tôi còn nợ vợ con, bè bạn
Ðời người sao giới hạn thời gian !
Hạnh phúc chưa tròn, vui chưa vẹn
Ðể vợ con bằng hữu trách than.

Tôi vẫn nợ và tôi còn nợ
Nợ đồng lân, nợ đến mai sau
Từng thế hệ tiếp theo thế hệ
Nhìn Việt Nam đổi sắc thay màu.

Hoài bão trong tôi chưa toại nguyện
Việt Nam còn khốn khổ gian nan
Tự do, dân chủ bao giờ đến
Dân tộc Việt hết cảnh lầm than.

Ngày đó cờ vàng bay phấp phới
Lòng dân thơ thới nỗi hân hoan
Sống lại một thời xưa sáng chói
Dìu nhau về với Mẹ Việt Nam !

                                ÐỨC HỒ
           I AM STILL INDEBTED
 
I am still indebted to my ancestors and nation.
Oh Vietnam! why I can never soothe my frustration?
My love of our fatherland fervently boils in my blood
The military service had not satisfied my aspiration.

I still owe my dad and my mom for their kindness
So deep that the Pacific Ocean’s depth is a dubiety.
The high and big Mt. Everest isn’t worth mentioning;
My life is burdened with duties towards society.

I am still indebted to the world,
Having to contribute to the defense of my land.
A he-man of the times with heavy responsibilities,
I have had to live in exile to maintain my sand.

I am still indebted to my family and friends,
But how time limits human life.
Happiness isn’t yet complete, joy neither perfect,
So I am reproached by buddies, kids and wife.

I am in debt and still in debt,
Owed to neighbors, even to future peers.
Generation succeeds generation
To witness Vietnam change its colors and spheres.

Innate ambitions haven’t been fulfilled;
My country has still been pushed into malposition.
When will Liberty and Democracy come true
For my compatriots to end their wretched condition?

On that day our national yellow flag will proudly fly,
Our people’s heart and soul rejoice at its height;
And reveling in reviving the old bright times
We expatriates return to our Motherland in delight.

                      Translation by THANH-THANH



GIỌT NẮNG QUÊ HƯƠNG


Mùa hè ở Mỹ nắng chang chang
Ngọn cỏ cành cây cũng héo vàng
Xơ xác bên đàng hoa rũ cánh
Chán chường đàn bướm chẳng bay sang

Mùa hè lý tưởng chút nào đâu
Nóng nực như điên nhức cả đầu
Nóng nực bực mình hay nổi cáu
Tại trời nào phải tại em đâu

Anh về bên ấy cho em nhắn
Em nhớ em thương giọt nắng vàng
Trải giữa làng quê hương mộc mạc
Ấm tình cô lữ ấm xuân sang

Anh về bên ấy cho em gửi
Ðôi cánh tay em với nụ cười
Rực rỡ bên trời hồng sức sống
Vòng tay ôm trọn bóng quê hương

Anh về bên ấy cho em nhớ
Những lũy tre xanh vạt lúa vàng
Vi vút thông reo chiều gió lộng
Nhớ mùa phượng vĩ lúc hè sang

Anh về bên ấy nhớ dùm em
Ðón gió quê hương với nắng vàng
Ôm cả bầu trời trong ánh mắt
Mang về đất khách tặng cho em...

nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com

TRONG HỒI ỨC SA MÙ

Công cha mẹ sánh dày hơn non biển
Phận làm con phải báo đáp cho tròn
Lời thầy dạy con luôn luôn ghi nhớ
Tạc trong tâm lời giáo huấn sắt son

Nhớ năm xưa thời gian còn thơ ấu
Làng quê con tắm mát khói lam chiều
Một nhà sư bỗng từ đâu xuất hiện
Nét uy nghi như Hạng Võ đương triều

Ðường bôn ba thầy truyền kinh giảng đạo
Ðem phép màu mong cảm hóa chúng sinh
Nhìn thế sự lòng thầy đau quặn thắt
Biết làm sao hóa giải kiếp linh đinh

Con đã thấy hằn trong đôi mắt ấy
Vẻ đăm chiêu lộng giữa những lời kinh
Nhìn một lượt tín đồ đang vọng ngưỡng
Thầy mĩm cười, tim rạng ánh bình minh

Theo kiếp sống lăn mình trong gió bão
Dối trá, lọc lừa vận nước nổi trôi
Vẫn còn đây bao tấm lòng hướng thiện
Thì lo gì … bờ giác chẳng xa xôi

Thuyền bát nhã cặp bến sông tế độ
Mau lên con, kẻo trể bước nhàn du
Tu là tâm thoát xa vùng khổ lụy
Nắng rạng ngời trên mỗi bước con đi

Kiếp nhân sinh trầm mình trong bể ái
Lặn hụp trong vùng nước đục sông mê
Hãy nghe thầy các con ơi chớ ngại
Gắng công tu, thầy dẫn dắt đường về


Rồi từ đó con theo thầy học đạo
Mỗi lời kinh sen nở ngát hồn con
Chắp đôi tay con âm thầm cầu nguyện
Thầy giúp con đường tu được vuông tròn

Con ngờ đâu đèn hoa giăng lối nhỏ
Xác pháo hồng đưa tiễn bước con đi
Con xa thầy lòng con buồn vô hạn
Lời thầy khuyên tâm con mãi khắc ghi

Thầy nơi đâu trên bước đường luân lạc
Chiến tranh dài trên khắp nẻo quê hương
Vì gian nan vì chén cơm manh áo
Và kiếp tằm con vướng nỗi đau thương

Lời kinh cầu con lãng quên từ đấy
Ðời con buồn như những giọt sương mù
Rồi một sớm tim con dường vỡ vụn
Mẹ thân yêu đã vĩnh biệt nghìn thu

Tâm hồn con rã rời như xác lá
Từ bây giờ bóng mẹ có còn đâu
Và lãng đãng mây trời không định hướng
Biết về đâu …con biết phải về đâu

Tránh một kiếp để dồn bao nhiêu kiếp
Thân con đây thêm tội nghiệp dẫy đầy
Ðường tình ái con vương nhiều khổ lụy
Bể trần ai tan tác những hao gầy

Mừng lắm thay – hôm nay con gặp lại
Người thầy xưa hằng tôn kính biết bao
Da thay sắc với tháng năm dầu dãi
Dáng gầy nhiều, lòng đệ tử xót đau

Thời gian là bóng câu qua cửa sổ
Biết làm sao che dấu được hư hao
Cũng như con, mới hôm nào nhỏ dại
Ôi cuộc đời như một giấc chiêm bao

Công cha mẹ con khắc trong tâm não
Và ơn thầy con tạc dạ ghi sâu
Lời thầy dạy muôn đời con vẫn nhớ
Mong thầy con tuổi thọ được dài lâu …

nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com



Thuở trời vào hạ ....

Em có biết thuở đất trời vào hạ
Tháng năm này bao biến cố dập dồn
Mùa bầu cử một trò hề dai dẳng
Nấp quan tài bị đóng tại ba nơi
Ở phía Bắc bao mẫu rừng cho mướn
Ở miền Trung quặng Bauxit dâng Tàu
Kề Sài gòn là Bình Dương phố mới
Phố của Tàu riêng biệt một giang sơn

Thuở xưa kia vua Hùng Vương dựng nước
Con cháu bao đời anh dũng chống xâm lăng
Trận Bạch Đằng quân địch phơi thây trên sóng nước
"Sát thác" gầm vang quân Mông Cổ tan hàng
Trận Đống Đa làm rạng danh Nguyễn Huệ
Chực thời cơ lấy lại Quảng Châu, Đông
Rồi vùng dậy thời trăm năm Pháp thuộc
Cớ làm sao giờ chịu nhục với Tàu...??

Em bên ấy chắc tận tường sự việc
Cái trò hề dân cử chẳng gạt ai
Kêu đoàn kết chuyện nằm mơ không thực
Lãnh địa kia lùi hằng trăm cây số
Hải phận ta nằm trong cái ”Lưỡi bò”
Dân đánh cá bị giặc Tàu giết chết
Bởi chính quyền tụi bán nước cầu vinh
Sống phè phỡn trên xác người dân Việt


Em bên ấy chắc nghe lòng phẫn nộ
Sự căm hờn lan khắp đến mọi người
Bao ”blogger” bị công an câu thúc
Cấm biểu tình thông báo của nhà trường
Hàng rào cản dựng khắp nơi trong phố
Người chụp hình máy ảnh bị tịch thâu
Có phải đây long người dân tự giác
Hay dương oai dàn cảnh bọn cầm quyền..??


Nhưng em ạ..dù ra sao cũng thế
Đất nước ta cần một sự đổi thay
Bọn Thái thú sẽ chạy về đất chủ
Nhóm tay sai sẽ nhận thấy đường ngay
Cùng dân tộc dương cao cờ chính nghĩa
Giấc mộng Trung hoa cũng sẽ rụi tàn
Khu tự trị Việt Nam không thành sự thật
Nước Việt ta bền vững mãi từ nay.
 
Đặng Quang Chính
 

GIỚI THIỆU THI TẬP MỚI

Hân-hạnh giới-thiệu
Tuyển tập thơ tiếng Anh
 
TRUMPETS TO HEAVEN
TIẾNG KÈN VANG VÚT TRỜI CAO
 
THƠ CỦA CÁC NGÔI SAO
SÁNG NHẤT TRONG LÀNG THƠ CHÚNG TÔI
 
Sách gồm 80 bài thơ chọn-lọc của 58 tác-giả
trong đó có Thanh-Thanh
do nữ-sĩ Betty Cummins Starr-Joyal chủ-biên
nhà xuất-bản Poetryfest ấn-hành năm 2016
 
Địa-chỉ:
PO Box 3561
Ashland, OR 97520
 
 


TƯỚNG LƯU Á CHÂU * NHẬN ĐỊNH VỀ NƯỚC MỸ

Đọc lại bài viết tuyệt vời của Lưu Á Châu

0
750

Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác.”


LTS: Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc – quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua – vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố “tăng cường hợp tác với quốc tế”.
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần “cân, đo, đong, đếm” nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu – Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc – phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là “chấn động”.
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.
Tín niệm và đạo đức
Tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, cũng là người phê phán văn hóa Trung Quốc. Trong quá khứ, trước hết tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, sau đó mới là người phê phán. Hiện tại, tôi là người phê phán, sau mới là người kế thừa văn hóa Trung Quốc.
Lịch sử phương Tây là quá trình “bỏ ác theo thiện”. Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình “bỏ thiện theo ác”.
Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.
Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám “khoe” bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết “mặc quần áo”. “Mặc quần áo” cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.
Hegel nói: “Trung Quốc không có triết học.” Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato…
Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn “Đạo đức kinh” 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới “Đạo đức kinh” có vấn đề.
Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?
Hậu nhân chúng ta “kiểm duyệt” ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là “tất cả xoay vòng quanh quyền lực”.
Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là “ngụy tôn giáo”; nếu là tín ngưỡng, thì đó là “ngụy tín ngưỡng”; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị “quan trường hóa”.
Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.
Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.
Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.
Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:
1. Ngụy biện
Con trai tôi năm nay (2010-PV) thi đỗ vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí xuất sắc nhất ở Trung Quốc. Tôi bèn bảo con trai đưa giáo trình để tôi xem. Xem xong tôi nói, thứ này không đáng để đọc.
Trong giáo trình có một khẳng định: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Sau khi thuốc súng truyền tới châu Âu đã “phá vỡ những thành trì phong kiến thời Trung cổ” ở châu Âu.
Thật là nực cười, anh phát minh ra thuốc súng đi phá vỡ “thành trì phong kiến” của người ta, vậy thành trì của chính anh tại sao không bị phá? Ngược lại còn kiên cố hơn?
Khi thảo luận vấn đề Đài Loan tại ĐH Quốc phòng, có một quan điểm khá “ăn khách”: Đài Loan là một “chiếc khóa”. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì “chiếc khóa” sẽ chặn “cửa lớn” của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không có đường ra biển lớn.
Quan điểm này là ngụy biện. Tôi có thể phản bác lại trong một câu.
Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc trên biển đã không hề chặn nước láng giềng Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc đại dương.
Eo biển Dover (Calais), Pháp chỉ cách lãnh thổ nước Anh 28 hải lý, Anh có ngăn cản Pháp trở thành cường quốc trên biển hay không?
Mấu chốt khiến Trung Quốc mất đi đại dương chính là các thế hệ thống trị trong lịch sử không có quan niệm “hải quyền”.
2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc gần như cất bước cùng nhau, nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, trong khi Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất.
Nói tới điều này, chúng ta thường cảm thấy vui mừng. Kỳ thực, việc châu Âu hình thành nhiều quốc gia chính là một cách thể hiện lục địa này có tự do tư tưởng.
Mặc dù bọn họ chia thành nhiều nước nhỏ, nhưng, ít nhiều những gì có liên quan tới văn minh nhân loại đã được sinh ra từ chính những quốc gia tách rời này.
Còn chúng ta làm được gì cho văn minh thế giới?
Thống nhất giang sơn chắc chắn có liên hệ tất yếu với thống nhất tư tưởng. Xã hội chiến lược là xã hội mang tính hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ lưỡng những khác biệt giữa Mỹ-Trung: Trung Quốc ở các sự vụ quốc tế về cơ bản là mềm mỏng, đối với sự vụ trong nước thì cứng rắn.
Nước Mỹ ngược lại, cứng rắn trong lĩnh vực sự vụ quốc tế, mềm mỏng ở các vấn đề quốc nội.
Tôi không nhớ tôi đọc được vấn đề này trong cuốn sách nào, nhưng có một kết luận: Đó là do bất đồng văn hóa quyết định. Văn hóa Trung Quốc là khép kín, hướng nội; văn hóa Mỹ là cởi mở, hướng ngoại.
Quan niệm “nhất thống” cũng là một tư tưởng theo kiểu hướng nội. Điều này giải thích vì sao chúng ta là “cừu” trước các thế lực ngoại xâm, nhưng lại là “sói” trước chính đồng bào của mình.
[…]
Người Trung Quốc muốn dân mình đánh mình, đó mới gọi là dũng mãnh!
3. Thấp hèn, thô tục
Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.
Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa “tình mới” về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.
Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: “Nhảy đi! Nhảy đi!” Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.
Tôi thở dài trở về nhà, bật tivi xem. Truyền hình đang phát một câu chuyện ở châu Âu. Tại nước nào đó, tôi nhớ mang máng là Hungary, 70 năm trước có một thợ mỏ trẻ tuổi chuẩn bị làm đám cưới.
Lần cuối cùng người này xuống mỏ trước hôn lễ, tai nạn sập hầm xảy ra khiến anh ra đi mãi mãi. Cô dâu không tin người mình yêu đã ra đi nên mỏi mòn chờ đợi suốt 70 năm.
Gần đây người ta tu sửa lại hầm mỏ đã phát hiện ra một thi thể chính là chú rể khi trước. Do trong hầm không có không khí, thi thể chú rể lại ngâm trong nước chứa khoáng chất nên vẫn giữa được sự trẻ trung như 70 năm trước. Còn cô dâu khi ấy đã trở thành một bà lão tóc bạc trắng.
Bà ôm thi thể người yêu khóc thảm thiết và đưa ra quyết định tiếp tục hoàn thành hôn lễ.
Đó là một cảnh tượng chấn động lòng người: Tân nương 80 tuổi trong bộ váy cưới trang trọng màu trắng, tóc bà cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà, vẫn trẻ trung như vậy, được đặt nằm trong cỗ xe ngựa.
Hôn lễ và tang lễ cử hành đồng thời, khiến bao người phải rơi nước mắt.
Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. Vụ 11/9 dù không thay đổi thế giới, nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới cũng rất khó quay trở về thời điểm “trước 11/9”.
Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí “kém lành mạnh” lan tỏa khắp nơi.
Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang “khua chiêng gõ trống”.
Tôi nói đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày 7/10 mới thi đấu. Đó là trận cuối cùng gặp Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE), nếu thắng sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup.
Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.
Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô.
Đây là một dạng thẩm thấu văn hóa. Không thể chỉ trích bọn họ vì hành động như vậy, bởi bản thân họ đã không thể tự kiểm soát được bản thân nữa. Kết quả nhóm này bị Mỹ tuyên bố “vĩnh viễn không hoan nghênh”.
Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: “Nổ rất hay”.
Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo.
Năm 1997, công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Bạn không cần biết Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh ra sao, nhưng chí ít nhân vật này có “giá trị thời sự”. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng thông tin đó trên trang nhất, chỉ có báo Trung Quốc không đăng.
Ngày hôm đó, dòng tít lớn nhất trên báo chí Trung Quốc là “Các trường trung học, tiểu học ở Bắc Kinh khai giảng”. Bài báo này chẳng khác đưa tin “Ngày hôm nay người dân Bắc Kinh ăn cơm” là mấy, giá trị chỉ có vậy.
Tối ngày thứ hai sau vụ 11/9, tôi xem chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm” trên truyền hình với hy vọng được nghe một số bình luận về sự kiện này. Kết cục, chương trình tối hôm đó nói về… tăng cường tự thân xây dựng chi bộ đảng ở nông thôn như thế nào.
Anh muốn xem gì? Đều không có. Cái anh không muốn nghe thì nhất định nói cho anh nghe. “Những cái miệng quốc gia” (các MC nổi tiếng-PV) đương nhiên không có tội tình gì.
Bao người thiệt mạng trong vụ 11/9 đều là vô tội. Thứ mất đi là sinh mạng, điều tôn nghiêm nhất trên thế giới. Bản thân những sinh mạng này không liên quan gì tới chính phủ Mỹ.
Chúng ta đối đãi với người khác bằng thái độ như vậy, nhưng người ta không dùng thái độ đó đối xử với chúng ta. Đối chiếu rõ ràng nhất chính là vụ thảm án Dover.
Năm đó, một nhóm người Phúc Kiến trốn trong xe chở động vật từ eo biển Dover vượt biên vào Anh. Do bị thiếu không khí vì phải ở trong xe kín vài chục giờ đồng hồ, đa số đều bị ngạt chết, chỉ còn 2 người sống sót.
Sau khi vụ việc bung bét, Đại sứ quán Trung Quốc không có lấy một người ra mặt. Cuối cùng, người dân Anh ở Dover phải đứng ra cử hành đám tang và truy điệu những người thiệt mạng.
Rất nhiều trẻ em đã tới tham gia, trong tay chúng cầm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Nhân tiện nhắc tới, trên thế giới hiện nay có tới 90% đồ chơi là “Made in China”.
Phóng viên hỏi các em nhỏ: “Vì sao tới tham gia lễ truy điệu?”, đám trẻ trả lời rằng: “Vì bọn họ cũng là người, đồ chơi mà chúng cháu cầm trong tay có thể do một trong số họ góp phần làm ra”. Trong cả lễ truy điệu ấy không có một người Trung Quốc nào.
Thế nào gọi là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi vẫn đang suy nghĩ.
 Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Khen ngợi khủng bố mới thực sự là khủng bố
Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có.
Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được “luyện” thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.
Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác “hưng phấn” của nhà thống trị trong đám đông.
Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông “như rừng như biển” suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán.
Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen “xét xử giữa công chúng” vẫn còn.
Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898-PV) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?
Còn hậu duệ của bọn họ thì thế nào? […]
Anh thực hiện được “4 hiện đại hóa” thì có tác dụng gì? Buổi sáng tôi thường xem tivi trong khi tập thể dục. Sản phẩm “chạy” nhất trong tiết mục quảng cáo của Thời sự Buổi sáng là gì? Cửa chống trộm.
Đó là bi kịch của một dân tộc. Chúng ta sống như ở trong lồng. Khi tôi sống tại Thành Đô thì ở trong căn hộ của mấy đời Chính ủy Không quân trước đó.
Vừa vào nhà nhìn qua thì, trời ơi, như ở trong ngục vậy! Cửa sổ và ban công đều được lắp các tấm lưới chống trộm. Tôi cho bỏ hết.
Gần đây có một cuốn sách tiêu đề “Trung Quốc có thể nói ‘Không'”. Tôi nói, đúng là anh có thể nói “không”, nhưng anh nói khi đứng sau cánh cửa chống trộm. Đó không phải là dũng cảm, mà là yếu hèn.
Kiều Lương (Thiếu tướng, tác giả quân đội nổi tiếng Trung Quốc-PV) nói rất hay: “Những người ái quốc mà đến trông thấy phường trộm cắp chó gà còn phải tránh đường để đi, lại có hào khí can đảm nói ‘không’ với các cường quốc phương xa!”
Cần nhìn nhận nước Mỹ khách quan, toàn diện
Mỹ là quốc gia như thế nào?
Trước đây tôi từng nghe một câu mô tả: Những gì tốt nhất và tồi tệ nhất trên thế giới cộng lại chính là New York. Dùng câu này để nói về nước Mỹ ngày nay phải chăng cũng phù hợp?
Thế hệ quân nhân chúng ta là những quân nhân gánh vác hy vọng tương lai của đất nước. Không thể làm “phái thân Mỹ”, nhưng cũng không thể đơn giản là “phái chống Mỹ”, mà phải là “phái hiểu Mỹ” thành thục.
Biết đối thủ mới chiến thắng được đối thủ. Hạ thấp đối thủ chính là hạ thấp bản thân. Thác Bạt Hoành (Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy-PV) đổi tên nước Nhu Nhiên thành Nhu Nhu, ý là “sâu bọ”, rồi ông bị chính Nhu Nhiên đánh bại, khác nào “không bằng cả sâu bọ”.
Mỹ không mong Trung Quốc hùng mạnh, cũng giống như Trung Quốc không hy vọng Mỹ “xưng bá”. Quan hệ Mỹ-Trung có xung đột, nhưng cũng có lợi ích chung nhất định.
Làm thế nào để hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung mới là điều mà các nhà ngoại giao Trung Quốc cần phải nỗ lực thực hiện.
Trung Quốc muốn phát triển thì không được đoạn tuyệt giao lưu với thế giới. Thế giới hiện tại vẫn là đơn cực. Chỉ có Mỹ suy yếu mới xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với Mỹ, cũng không thể ôm kỳ vọng lớn vào Mỹ.
Hiện tại không phải là thời cơ thích hợp nhất để đối đầu với Mỹ. Lợi ích quốc gia phải là chuẩn mực cao nhất cho hành động của chúng ta.
Chúng ta cần nhẫn nại. Nhẫn nại không phải là mềm yếu. Chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Mỹ đương nhiên không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc đi lên. Nhưng chúng ta cần nhớ: Đấu tranh với đối thủ thì anh nhất định phải cho đối phương chứng kiến cục diện mà họ không muốn thấy nhất.
Người Mỹ hy vọng người Trung Quốc nội chiến thì chúng ta đã nội chiến thật. Mỹ không “cười lăn cười bò” mới lạ. Đương nhiên, nếu chỉ “nằm gai nếm mật, nhẫn nại chờ thời” thì cũng không được.
Trung Quốc trong vai trò nước lớn có thể giống như một võ hiệp thời cổ đại, giấu mình trong thâm sơn cùng cốc tu luyện võ công, đợi ngày “quyết chiến” với kẻ địch hay không?
Với nguồn tài nguyên và dân số, cùng với văn hóa của Trung Quốc, Trung Quốc không có khả năng hùng mạnh như Mỹ, chưa kể nước Mỹ vẫn đang tiến lên không ngừng.
Vẫn là Mao Trạch Đông nói đúng: “Đánh vẫn phải đánh, đàm vẫn phải đàm, hòa vẫn phải hòa.”
Con người cần phải mưu trí. Đấu tranh về ngoại giao càng cần mưu trí. Phải “dắt mũi” được người khác chứ không phải bị người ta “dắt mũi”.
Khrushchyov (cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô-PV) chính là một người mưu trí. Trong một lần đại hội, Khrushchyov “to gan” phê phán Stalin.
Có người đưa vụ việc lên báo chất vấn Khrushchyov rằng ông cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?
Đáp lại, Khrushchyov đọc to câu hỏi một lần, sau đó hô lên trước đám đông: “Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng ra đây!…” Ở phía dưới xao động một hồi nhưng không có ai bước ra.
Khrushchyov bèn nói: “Các anh xem, trong tình hình dân chủ, không cần e sợ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng ra, vậy trong bầu không khí thời kỳ Stalin, có ai dám đứng lên phê phán ông ấy?”
Cả hội trường liền vỗ tay.
Trong cuộc đấu với nước Mỹ, chúng ta cần có mưu trí như Khrushchyov. Khi cần ẩn nhẫn thì ẩn nhẫn. Giống như Đặng Tiểu Bình từng nói với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau:
“Taoguangyanghui (chiến lược ngoại giao ‘ẩn nhẫn’ của ông Đặng-PV) mà chúng tôi nói đến, bao gồm bất chấp thể diện cũng phải duy trì quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới.”
Đại ý của Đặng Tiểu Bình là, Trung Quốc nhất định phải “đồng bước” cùng văn minh thế giới, không được xa rời văn minh thế giới. Khi cần đấu tranh thì quyết không nhượng bộ.
Sùng bái Mỹ là không đúng, thân Mỹ không đúng và ghét Mỹ cũng không đúng.
Chính phủ Mỹ, các chính khách và người dân Mỹ có điểm tương đồng, cũng có khác biệt. Anh phải có trí tuệ cao độ để phân biệt điều đó.
Trong quá khứ, nhân dân Mỹ giúp Trung Quốc thoát ách thực dân, cống hiến to lớn đưa xã hội Trung Quốc tiến bộ. Giữa hai nước không có xung đột về lợi ích căn bản.
Ngày nay, lợi ích quốc gia của Mỹ trải khắp toàn cầu, giữa hai nước đã có xung đột nảy sinh. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tâm thế đạo đức để đánh giá sự vật, không được kích động.
[…]
 Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Điểm đáng sợ thực sự của nước Mỹ ở đâu?
Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại.
Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.
Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: “Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa ‘giãy chết’, giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt.”
Tôi – một sinh viên công-nông-binh trang bị “tận răng” – lập tức phản bác: “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.
Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc – là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa.”
Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: “Em dám nói những lời như vậy ư!”
Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ “dám”. Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.
Chính “quốc gia tư bản chủ nghĩa ‘giãy chết'” đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.
Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.
Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!
Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:
1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường
Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.
Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.
Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để “nâng” giới tinh hoa lên cao.
Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.
Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai.
[…]
Đối với một dân tộc hùng mạnh mà nói, tầm quan trọng của lãnh thổ đã giảm xuống, thay vào đó là theo đuổi “quốc thế” (vị thế quốc gia-PV).
Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.
Thế nào gọi là “tạo thế”? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức “ngưng tụ”, mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.
Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước.
Chính vì như vậy, mỗi một sự kiện trọng đại trên thế giới kể từ sau Thế chiến II đều làm gia tăng vị thế của nước Mỹ. Nếu chúng ta để họ “dắt mũi” thì rất có khả năng sẽ đánh mất tất cả “vốn liếng” chiến lược.
Trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển dịch sang châu Á, nhưng không có nghĩa là họ không bao vây Trung Quốc.
Rất nhiều người chỉ nhìn vào Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như chỉ nhìn thấy chênh lệch giữa Mỹ-Trung về công nghệ và vũ khí mà không thấy được ở tầm chiến lược, đặc biệt là sự mất cân bằng ở bình diện ngoại giao còn nghiêm trọng hơn cả tụt hậu về khí tài.
Việc ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, hoặc là có hình thức mà không có giới hạn, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ tấn công Afghanistan trong vòng 2 tháng, áp sát Trung Quốc từ phía Tây. Áp lực quân sự từ Nhật Bản,[…], Ấn Độ cũng không giảm.
Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc giành được một số lợi ích từ vụ 11/9, nhưng những lợi ích này có thể sẽ biến mất chỉ sau 1,2 năm nữa.
Tôi nhận định sự bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một dạng khác, không phải quân sự mà vượt qua quân sự.
Những năm gần đây, các quốc gia xung quanh chúng ta đều lần lượt cải cách chế độ xã hội, […]. Nga, Mông Cổ đã thay đổi; Kazakhstan cũng vậy, bên cạnh các quốc gia đi trước là Hàn Quốc, Philippines, Indonesia…
Mối đe dọa này đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa về quân sự chỉ là hiệu ứng trong thời gian ngắn, trong khi sự bao vây bởi các quốc gia “dân chủ” như trên mới là ảnh hưởng dài hạn.
2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng
Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.
Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần để mặc lên người. Tôi cũng mua một chiếc như vậy ở Mỹ và mặc thường xuyên.
Tôi mặc nó là để kỳ thị nó, để trút giận, giống như một dạng giải tỏa và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là một kiểu chế giễu, nhưng bản chất khác nhau.
Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ của họ giữa đường phố. Đới Húc (Đại tá không quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh hải dương Trung Quốc, bạn của tác giả-PV) nói: “Nếu một quốc gia ngay cả quốc kỳ của mình cũng tự đốt được, thì anh còn lý do gì để đốt quốc kỳ của họ?”
3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức
Đây là điều đáng sợ nhất.
Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.
Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.
Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.
Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.
Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.
Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.
Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc-PV) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-PV) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.
Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc.
Chuyện thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 rơi xuống Pennsylvania vốn dĩ có mục tiêu là Nhà Trắng, sau đó hành khách trên máy bay chống trả bọn khủng bố mới làm máy bay rơi xuống. Bởi thời điểm đó bọn họ đã biết tin tòa nhà WTC và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào.
Các hành khác đã nhanh chóng quyết định, không thể không làm gì mà phải quyết tử với khủng bố. Cho dù là trong tình thế như vậy, họ vẫn làm một việc: Bỏ phiếu thông qua việc “liều chết” với những tên khủng bố.
Vào thời khắc sinh tử cũng không áp đặt ý chí của mình lên người khác. Sau đó tập thể đồng tình, họ mới hành động. Thế nào gọi là dân chủ, đây chính là dân chủ.
Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới.
 Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Tôi thường suy tư rằng: Vũ khí tân tiến, công nghệ mới nhất, lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới nằm trong tay những người như thế rất phù hợp. […] Cho dù nằm trong tay Trung Quốc, Trung Quốc có thể làm được gì cũng không biết chắc được.
Nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm thành công đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập “Ủy ban 11/9”, cũng không thành lập bộ chỉ huy khẩn cấp gì đó.
Tôi rất phản đối những điều không thực tế. Sau khi tôi tới Không quân Thành Đô, hoặc là không họp, hoặc là ít họp. Những cuộc họp không thể tránh thì họp nhanh. Việc đầu tiên tôi làm là thay đổi “học tập Thường ủy” thành tự học. Cầm văn bản đọc thì gọi gì là học!
Tôi đấu tranh với thế lực thủ cựu. Sức lực cá nhân tôi có hạn nhưng không thể không đấu tranh, cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không nản.
Ví dụ, thường ở trong bộ đội tôi không ăn cơm. Ngày nào về nhà được thì tôi mang theo lương khô chứ không ăn trong quân. Tôi tới sư đoàn 33, ở Không quân Bắc Kinh cũng như vậy. Nếu không thể không ăn thì tôi ăn đơn giản.
Dù nói rằng uống nửa lít rượu không đổ được hồng kỳ, ăn một bữa cơm không sập được giang sơn. Nhưng cái gì nhiều quá, lãnh phí quá, để tích tiểu thành đại thì rất khó nói.
Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm chắc nội hàm của nó. Không được chỉ nhìn những cái nhỏ, mà phải xem cái lớn.
Có một câu nói hay: Thường nghị luận khuyết điểm của người khác thì bạn là kẻ dưới đáy chuẩn mực đạo đức; thường nghị luận khuyết điểm của nhân loại thì bạn chính là tư tưởng gia.
Lời kết
Qua bài diễn thuyết 3 tiếng đồng hồ ngày hôm nay, mục tiêu mà tôi theo đuổi là sự giải phóng con người. Nếu nói rằng tôi đến đây để gặp gỡ mọi người thì không bằng nói rằng mọi người tới để “nhận biết” tôi.
Tôi đã rất phóng khoáng trao gửi “toàn bộ bản thân” cho các bạn, tôi thể hiện tư tưởng cá nhân trước các bạn. Đặc biệt, những điều tôi nói về phương Tây, về nước Mỹ cũng không tách rời chủ đề cuộc thảo luận này.
Có 2 điều tôi muốn bổ sung. Thứ nhất, tôi là một người trung thành với chủ nghĩa dân tộc. Mọi điều tôi nói ra đều vì cái tốt cho quốc gia, dân tộc.
Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng xem lợi ích dân tộc là tối cao. Vì điều đó, tôi chấp nhận đổ máu, sứt đầu mẻ trán. Trong đầu tôi vẫn thường hiện lên cảnh tượng trong chiến tranh Triều Tiên:
Mùa đông năm 1951, đơn vị của cha tôi tấn công quân Mỹ. Do vũ khí thua kém Mỹ nên buộc phải mai phục trong đêm tại vị trí gần quân địch nhất. Một liên đội yên lặng chờ đợi cả một đêm.
Đêm đó trời đổ tuyết lớn, lạnh vô cùng. Lúc trời sáng, còi hiệu xung phong vang lên, nhưng hơn 100 chiến sĩ mai phục ở đó không có một ai đứng dậy. Tất cả bọn họ đã chết vì lạnh.
Cho đến chết họ vẫn giữ đội hình chiến đấu. Về sau Chủ tịch Mao khi nghe báo cáo, ông lập tức bỏ mũ, đứng dậy rất lâu không nói gì.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, máy bay Trung Quốc tiêu diệt một đơn vị của Ấn Độ. Đơn vị này ngày xưa từng thuộc biên chế quân đội Anh, tham gia cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, hỏa thiêu Viên Minh Viên.
Chủ tịch Mao nhận tin qua điện thoại, đập bàn đứng dậy, nói: “Quốc nhục trăm năm!”
Đồng thời, mọi người cũng nên nhận thấy, tình hình Trung Quốc so với phương Tây không giống nhau.
Có những việc mặc dù nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể dễ dàng đạt được. Cũng có những việc còn chưa nhìn thấy. Có những khác biệt về quan niệm chỉ có thời gian qua đi mới rút ngắn khoảng cách được.
Lần đâu tiên gặp gỡ các cán bộ cấp doanh trở lên ở căn cứ Côn Minh, tôi đã vô cùng thẳng thắn, mạnh dạn nói nhiều như vậy. Đó là những thành quả nghiên cứu của tôi. Tôi chịu trách nhiệm với phát biểu của mình.
Chỗ nào nói đúng, các vị hãy ghi nhớ lấy; còn chỗ nào nói sai, mọi người hãy “vào tai này lọt tai kia”, xem như chưa nghe thấy.
Mỗi con người là một cá thể, mỗi cá thể đều được tự do. Tôi không thể áp đặt tư tưởng của mình lên mọi người. Tôi cũng không thể yêu cầu tư tưởng của mọi người phải thống nhất đến một tư tưởng nào đó. Đó là điều không thể.
Thế nhưng chúng ta lúc nào cũng muốn theo đuổi mục tiêu này. Đó là điều hết sức mơ hồ, trên thực tế không thể thực hiện được.

No comments:

Post a Comment