Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 24 October 2016

GIÁO SĨ ẤU DÂM - BIỂN ĐÔNG

Thursday, May 12, 2016

LÊ DUNG * TRUNG CỘNG

Bàn Về Trung Cộng
LedungHCM
ngày 26-Apr-2016
Gần đây tôi cũng thường theo dõi báo đài, các bản tin từ Vietnamnet, BBC, VOA đến tận mạng sina, mạng fenghuang, mạng renmin của Trung Quốc. Bản thân cũng đã thu lượm được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh với nhiều ý kiến khác nhau từ những bên khác nhau. Và dường như tôi càng đọc, tôi chỉ thấy được một điều rằng: mọi hành động của Trung Quốc là rất quá đáng, hung bạo, mang tính chất của một tên xâm lược còn mang nặng tư tưởng Đại Hán.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, bà Khương Du
bộ Ngoại giao Trung Quốc (ảnh ghép - RFI)
Nếu ai biết tiếng Trung đọc một số bài gần đây nhất của một số học giả Trung Quốc, chúng ta còn thấy họ chửi VN thậm tệ, không ra gì. Nhưng đã có ai trong số các bạn thử suy ngẫm xem đằng sau mọi hành động, mọi phát ngôn của Trung Quốc từ bà Khương Du đến các học giả được coi là “chính danh” của họ ẩn chứa mục đích gì? Đã bao giờ bạn liên hệ với thực tế trước đó với hành động & phát ngôn TQ hiện tại để phát hiện ra được điều gì chưa? Như trong một bài Note gần đây, tôi đã dịch một bài trên mạng “Quân sự thiên thiên” của Trung Quốc – một trong những trang mạng được coi như cứng rắn và “dân tộc chủ nghĩa” nhất tại TQ, bài viết có tên là “TQ sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên”
Trong bài viết này, dù là những đối tượng ôn hòa hay hiếu chiến nhất cũng đều công nhận “4 điểm bất lợi khi TQ tiến hành tấn công các đảo tại biển Đông của VN”, và những người này đều khẳng định rằng: cái lợi mà TQ thu về không bằng những thiệt hại mà TQ phải hứng chịu khi tiến hành cuộc tấn công. Và trên những trang mạng như sina hay fenghuang, người TQ (những quan chức quân sự) cũng đã thừa nhận mục đích của những hành động mà họ gây ra với Việt Nam hay Phillipines đều nhắm vào một thỏa thuận có lợi với Mĩ tại diễn đàn quân sự Shangri La.
Ngoài ra TQ còn có mục đích khác chính là muốn thử thái độ cuả Việt Nam chúng ta và còn để thỏa mãn một bộ phận tại TQ “muốn dùng vũ lực giải quyết tranh chấp” tại biển Đông. Chứ thực sự những nhà lãnh đạo cũng còn lâu mới dám phát động một cuộc chiến tranh tổng lực tại biển Đông trong điều kiện TQ chưa phải là số một của thế giới và nên nhớ thực lực của TQ còn thua xa Mĩ. Còn nếu những nhà lãnh đạo này mù quáng thực thi một chính sách diều hâu thì chắc chắn tự họ sẽ chôn vùi dưới đáy biển Đông không chỉ tính mạng của binh sĩ, tàu bè, đạn dược mà còn là thành tựu kinh tế của quá trình Cải cách mở cửa trong suốt hơn 30 năm qua.
Thực lực của TQ cũng không cho phép TQ quá tự tin tiến hành những hành động quân sự đơn phương như Mĩ, không phép cho TQ thoát khỏi tình trạng “thao quang dưỡng hối”. Bởi nếu họ từ bỏ những gì mà họ đã tuyên bố, họ từ bỏ lời răn dạy của Đặng Tiểu Bình, từ bỏ một nước “TQ phát triển cùng thế giới” để trở thành một “cường quốc xét lại” thì họ chỉ đi theo vết xe đổ của các nước phát xít trước kia. Mà nên nhớ ngày xưa Phát xít còn có cả 1 phe Trục, còn nay TQ chỉ có một mình! 
Các bạn à! Chúng ta đều là những con người yêu nước, đều là những con người có học, chúng ta cũng không thể phát ngôn hay hành động một cách thiếu suy nghĩ trước những vấn đề nhạy cảm như vậy. Bạn nên nhớ trong chính trị, trong quan hệ quốc tế, để giải quyết một vấn đề thì cái đầu luôn đi trước trái tim. Chúng ta phải nhìn cho thấu cho rõ sự việc rồi mới hành động. TQ thực sự vi phạm chủ quyền của VN và có những tuyên bố phi đạo lý. Đúng là như vậy! Nhưng những người làm những điều này là những kẻ mang nặng đầu óc Đại Hán của Trung Quốc – chỉ là một bộ phận nhỏ trong hơn 1 tỷ 3 dân TQ.
Chúng ta chống ở đây là chống tư tưởng cường quyền, Đại Hán, chống những hành động phi đạo lý chứ chúng ta không chống nhân dân TQ, không phỉ báng tiếng Trung, không phỉ báng những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã gian khổ lao động để cống hiến cho nhân loại.
Nhân dân TQ họ cũng giống như nhân dân VN vậy, họ cũng là những con người bình dị, cần cù, chịu khó và trọng lễ tín. Những con người TQ đó bạn phải tiếp xúc thực sự mới hiểu được họ! Trong xã hội nào cũng vậy thôi bạn ạ, cũng có người tốt kẻ xấu. Ngay cả ở VN ta cũng vậy. Vẫn còn tồn tại những kẻ miệng thì nói tôi chống “Tàu khựa”, tôi yêu đồng bào tôi lắm trên Facebook, nhưng còn ra bên ngoài sẵn sàng chửi bới, đánh những người đồng bào của mình sứt đầu mẻ trán chỉ vì những vụ việc nhỏ nhặt trên đường, vẫn còn những kẻ sống hoang tàn, phá hoại, là con sâu ăn bám của xã hội.. Và đó chỉ là những kẻ muốn mượn thời cuộc để đánh bóng bản thân, thực sự đó chỉ là những kẻ bỏ đi mà thôi. 
Vẫn có những kẻ ở hải ngoại muốn lợi dụng tinh thần chống Trung Quốc của người Việt Nam để chia rẽ dân tộc, muốn áp đặt lại cái tư tưởng “Nam- Bắc kỳ”. Hay chính những tay gián điệp của TQ muốn kích động, lợi dụng quần chúng tại VN, nhằm thực hiện những mục tiêu phá hoại.
Bạn ạ, thái độ nhẫn nhịn của ta với TQ là có nguồn gốc truyền thống rồi, từ thời Trần Hưng Đạo khi triều đình chịu cảnh sứ giả "uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ", rồi thời Lê Lợi, giết được Liễu Thăng, nhưng mà vẫn phải cống cho nhà Minh 1 tượng Liễu Thăng bằng vàng.. TQ rõ ràng chỉ thử chúng ta, TQ nếu mà đánh thì bản thân TQ cũng không được lợi gì đâu.. Nên ở đây nói là nhẫn nhịn chứ không phải là nhục! Chúng ta chỉ hành động khi nào TQ có những hành động thực sự xâm phạm. Làm ngoại giao hay chính trị cái quan trọng là giữ được bình tĩnh và đừng nôn nóng.  
Bạn à, hãy nhìn vào dân tộc Nhật Bản. Tại sao xuất phát điểm của họ từ một nước ngang hàng VN từ trước thế kỷ XIX mà họ đã vươn lên trở thành một cường quốc. Tôi cũng đã gặp gỡ nhiều người Nhật Bản và cái tôi nhận ra ở họ chính là sự điềm tĩnh, lòng can đảm.
Ở Nhật, trẻ em được dậy, trầm tĩnh là biểu hiện của can đảm, không để bị giao động vì những bất ngờ, không có gì có thể làm giao động, bình thản trong trận mạc, giữ bình tĩnh trước tai ương. Động đất không làm Samurai xao xuyến, Samurai cười trước bão tố, giữ được tự chủ làm thơ khi đợi cái chết đến.. Người Nhật Bản khiến tôi phải khâm phục, họ đã chỉ cho tôi những bài học về lòng can đảm, về sự bình tĩnh. Phải chăng chính lòng cam đảm, sự bình tĩnh đó đã giúp họ vượt qua được sự mặc cảm thấp kém, vượt qua được ảnh hưởng của những “ông thánh Trung Hoa” và trở thành một thực thể độc lập hòan toàn với Trung Quốc!
Bạn à! Hãy đừng có dễ dàng và vô tâm nói đến hai chữ “Chiến tranh”. Hãy đừng nói hai chữ đó, khi bản thân bạn chỉ là một kẻ suốt ngày ngồi trong phòng máy lạnh và giết thời gian một cách vô ích. Hãy đừng nói hai chữ đó khi bản thân bạn chưa hiểu việc binh đao là như thế nào! Cũng đừng nói hai chữ đó khi bạn chưa hiểu độ thảm khốc của “Chiến tranh”. Bạn nên giữ bình tĩnh, bạn nên tỉnh táo! Bạn hãy yêu nước một cách thiết thực nhất, hãy biến những gì bạn suy nghĩ thành những hành động cụ thể và lí trí hơn. Theo tôi, những hành động đó tùy theo suy nghĩ của mỗi người nhưng mà đều có chung một cái nền tảng đó là “lí trí” và “trí tuệ”!
Chiến tranh không phải là điều mà 87 triệu con ngườ VN mong muốn, cũng không phải là điều mà 1,3 tỷ người TQ mong muốn. Chiến tranh chỉ là sản phẩm bẩn thỉu của những kẻ bá quyền mà thôi! Bản thân tôi, tôi yêu những người thân quanh tôi, tôi yêu con phố nơi tôi sống, tôi yêu mái trường nơi tôi học, tôi yêu đất nước nơi tôi sinh ra, tôi cũng có thể sẵn sàng bình thản chấp nhận cái chết khi đánh đổi bản thân tôi với những gì mà tôi yêu quí. Bản thân tôi cũng rất coi trọng, quí mến những con người TQ bình dị, những người bạn TQ của tôi, gia đình bác Diệp Kiến Quân- giảng viên trường Bắc Đại, những người đã gắn bó với gia đình tôi trong suốt 15 năm qua.. Và với tôi, để thể hiện tình yêu đó, nhiệm vụ duy nhất của tôi vẫn chỉ là học tiếng Trung thật tốt, nghiên cứu TQ thật sâu và luôn mong muốn một nền hòa bình thực sự lâu bền.
LedungHCM

GIÁO SĨ ẤU DÂM

 Vatican điều trần trước LHQ về ấu dâm

  • 16 tháng 1 2014



Các quan chức Vatican dự kiến sẽ đối mặt với các câu hỏi quyết liệt của Liên Hiệp Quốc về việc các giáo sỹ Thiên chúa giáo lạm dụng tình dục hàng ngàn trẻ em.
Một số quan chức Tòa Thánh sẽ bị một ủy ban của Liên Hiệp Quốc truy vấn ở Geneva.
Trước đó, Tòa Thánh đã từ chối yêu cầu cung cấp thông tin với lý do rằng những vụ việc này là trách nhiệm của tư pháp các nước nơi các vụ lạm dụng xảy ra.
Giáo hoàng đã lên tiến rằng giải quyết vụ bê bối này là hết sức quan trọng đối với uy tín của Giáo hội.
Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã đối mặt với hàng loạt cáo buộc về các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn thế giới cũng như bị lên án về phản ứng yếu ớt của các giám mục.

Nghĩa vụ Công ước

Hồi tháng trước, Giáo hoàng Francis loan báo rằng một ủy ban Vatican sẽ được thành lập để chống tình trạng lạm dụng trẻ em trong phạm vi Giáo hội cũng như giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng.
Ông cũng siết chặt luật pháp của Vatican về lạm dụng trẻ em, đưa lạm dụng tình dục trẻ em vào nội hàm khái niệm các tội ác nhằm vào trẻ vị thành niên.
Vatican là một bên ký kết Công ước về Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc, một văn bản có tính ràng buộc về pháp lý yêu cầu các nước ký kết có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.


Giáo hoàng Francis
Image caption Giáo hoàng Francis nói giải quyết vụ bê bối ấu dâm là rất quan trọng với uy tín Giáo hội
Cho đến nay, phúc trình đầu tiên và duy nhất của Vatican về vấn đề này được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc hồi năm 2012 sau khi họ bị lên án mạnh mẽ sau các vụ tiết lộ về lạm dụng tình dục trẻ em ở châu Âu và các nước khác.
Ủy ban Quyền trẻ em (UNCRC) dự kiến sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi. Đây là lần đầu tiên Vatican phải tự biện hộ trước công luận.
Họ sẽ phải đối diện với cáo buộc rằng họ đã tạo điều kiện cho hàng ngàn trẻ em bị lạm dụng bằng cách bảo vệ cho các linh mục ấu dâm.
Tháng Bảy năm ngoái, UNCRC đã yêu cầu cung cấp chi tiết về tất cả các vụ ấu dâm đã được báo cáo lên Vatican kể từ năm 1995.
Các câu hỏi chất vấn bao gồm có hay không việc các linh mục phạm tội ấu dâm vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, đã có hành động pháp lý nào với các linh mục phạm tội nào không và liệu những người tố cáo có bị buộc phải giữ im lặng hay không.
Tòa Thánh một mực nói rằng họ là một cơ quan riêng rẽ với Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã và việc cung cấp thông tin về việc kỷ luật các linh mục không phải là việc của họ trừ khi họ được giới chức các nước nơi các linh mục hoạt động yêu cầu.
Họ nhấn mạnh rằng họ đã thay đổi các tiêu chuẩn lựa chọn linh mục và sửa đổi các điều luật của Giáo hội để đảm bảo rằng các giáo sỹ phạm tội bị kỷ luật thích đáng.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2014/01/140116_vatican_un_hearing

Giáo hoàng Francis: "2% giáo sỹ ấu dâm”

  • 13 tháng 7 2014


Giáo hoàng Francis
 
Image caption Giáo hoàng thừa nhận ấu dâm tồn tại trong hàng ngũ giáo sỹ, nhưng nói sẽ tìm ra giải pháp.
Giáo hoàng Francis nói dữ liệu tin cậy cho thấy "khoảng 2%" trong hàng giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo là những người ấu dâm.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Repubblica của Ý, Đức Giáo Hoàng nói rằng lạm dụng trẻ em như một chứng bệnh "phong" lây nhiễm trong Giáo Hội.
Ngài tuyên bố sẽ "đối đầu với nó với sự nghiêm khắc mà việc này đòi hỏi".
Trong cùng cuộc phỏng vấn, Giáo hoàng nói Ngài tin rằng vấn đề có thể do việc các linh mục bị cấm kết hôn.
Giáo hoàng Francis nói con số ước tính 2% đến từ các cố vấn.
Điều này có nghĩa khoảng 8.000 linh mục gặp vấn đề trong tổng số 414.000 linh mục trên toàn cầu.
"Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y...
"Tôi thấy tình trạng này là không thể chấp nhận," Giáo hoàng Francis nói.

'Sẽ tìm ra giải pháp'

Trong cuộc phỏng vấn, tờ La Repubblica chạy tiêu đề:

"Giáo hoàng nói: Giống như Chúa Giêsu, tôi sẽ sử dụng một cây gậy chống lại các linh mục ấu dâm."
Năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã tăng cường luật lệ của Vatican chống lại lạm dụng đối với trẻ em.
Và hồi đầu tháng này Ngài đã cầu xin sự tha thứ từ các nạn nhân của lạm dụng tình dục do các linh mục gây ra, tại cuộc gặp đầu tiên của Ngài với các nạn nhân kể từ khi Ngài được bầu vào chức vụ lãnh đạo giáo hội.
Nhiều người còn sống sót là nạn nhân của lạm dụng tình dục bởi các linh mục đang tức giận với những gì mà họ cho là sự thất bại của Vatican trong việc trừng phạt các giáo sỹ cấp cao bị cáo buộc bao che cho các vụ bê bối.
Được hỏi về quy tắc sống độc thân đối với các linh mục, Giáo hoàng Francis nhắc lại rằng việc này đã được thông qua 900 năm sau cái chết của Chúa Giêsu Kitô và chỉ ra rằng Nhà thờ Công giáo Đông phương cho phép các linh mục của họ được kết hôn.
"Vấn đề chắc chắn tồn tại nhưng nó không phải là trên một quy mô lớn.
"Sẽ cần có thời gian nhưng các giải pháp là có và tôi sẽ tìm ra," Ngài nói.
Trong lúc tỷ lệ ấu dâm trong người dân nói chung còn chưa được biết chính xác, một số ước tính cho rằng con số nằm ở mức dưới năm phần trăm.

Catholic Church sex abuse scandals around the world

  • 14 September 2010
  • From the section Europe


Ettal Monastery, southern Germany
 
Image caption A series of scandals involving child sex abuse by priests has rocked the Catholic Church around the world.

The Catholic Church has faced a raft of allegations of child sex abuse by priests and an inadequate response by bishops. Here is a round-up of some of those events:

BELGIUM

The bishop of Bruges, Roger Vangheluwe, resigned in April 2010 after admitting that he had sexually abused a boy for years when he was a priest and after being made a bishop.
The scandal drew in the former head of the Catholic Church in Belgium, Cardinal Godfried Danneels, who had advised the victim in April not to go public with his story until Vangheluwe had retired in 2011.
After the Vangheluwe case came to light, a commission set up to investigate the extent of abuse in the Belgian Church received a flood of calls.
Police controversially raided the commission and Church offices, suspecting some evidence was being covered up - but this move was ruled illegal by a Belgian court.
In September 2010 the head of the commission released harrowing details of some 300 cases of alleged sexual abuse by Belgian clergy.
The abuse was found in nearly every diocese, and 13 alleged victims had committed suicide, he said.
However, he found no indication that the Church had systematically sought to cover up cases.
The Church pledged to set up a victims' support centre in a first attempt to rebuild public trust, and to co-operate more with the police.

IRELAND

Two major reports into allegations of paedophilia among Irish clergy last year revealed the shocking extent of abuse, cover-ups and hierarchical failings involving thousands of victims, and stretching back decades.
In one, four Dublin archbishops were found to have effectively turned a blind eye to cases of abuse from 1975 to 2004.
The Dublin archdiocese, it said, operated in a culture of concealment, placing the integrity of its institutions above the welfare of the children in its care.
In the wake of the report, all Irish bishops were summoned to the Vatican to give an account of themselves in person before the Pope.
Four bishops, named in the report, handed in their resignations. The Pope accepted two but told the other two he wanted them to continue.
Six months earlier, another report - the result of a nine-year investigation - documented some six decades of physical, sexual and emotional abuse at residential institutions run by 18 religious orders.
With the Church still reeling from the reports' findings, a fresh scandal erupted in March 2010 when it emerged the head of the Irish Catholic Church, Cardinal Sean Brady, was present at meetings in 1975 where children signed vows of silence over complaints against a paedophile priest, Fr Brendan Smyth.
Cardinal Brady resisted calls to resign but issued an apology for mishandling the matter.
A few days later, on 20 March, Pope Benedict XVI apologised to victims of child sex abuse by Catholic priests in Ireland.
He then accepted the resignation of Bishop John Magee, an aide to three popes before being assigned to Ireland, who was found to have mishandled allegations of clerical sex abuse in his County Cork diocese.
Pope Benedict has now appointed a panel of nine prelates to investigate child abuse in Ireland's Catholic institutions.

UNITED STATES

Over the past two decades, the Roman Catholic Church in the US - with the archdiocese of Boston in particular - has been embroiled in a series of child sex scandals.
There was public outrage after abuses in the 1990s by two Boston priests, Paul Shanley and John Geoghan, came to light, with suspicions that Church leaders had sought to cover up their crimes by moving them from post to post.
In 2002 the then-Pope John Paul II called an emergency meeting with US cardinals, but allegations continued to emerge.
Despite an apology and pledge to take a tougher line, Archbishop Bernard Law resigned over the scandal at the end of the year.
A series of huge payouts has been made by US diocese to alleged victims of abuse - the largest being some $660m from the Los Angeles Archdiocese in 2007.
During a tour of the US in 2008, the Pope met privately with victims of abuse by priests and spoke of "the pain and the harm inflicted by the sexual abuse of minors".
In March 2010 documents emerged suggesting that Cardinal Joseph Ratzinger, before he became Pope, failed to respond to letters from US clergy about cases of alleged child sex abuse by a priest in Wisconsin.
Archbishops had complained about Fr Lawrence Murphy in 1996 to a Vatican office led by the future Pope, but apparently received no response.
Fr Murphy, who died in 1998, is suspected of having abused some 200 boys at St John's School for the Deaf in St Francis, Wisconsin, between 1950 and 1974.
One of his alleged victims told the BBC the Pope had known for years about the accusations yet failed to take action.

GERMANY

Since the start of 2010, at least 300 people have made allegations of sexual or physical abuse by priests across the Pope's home country.
Claims are being investigated in 18 of Germany's 27 Roman Catholic dioceses.
Accusations include the abuse of more than 170 children by priests at Jesuit schools, three Catholic schools in Bavaria, and within the Regensburg Domspatzen school boys' choir that was directed for 30 years by Monsignor Georg Ratzinger, the Pope's brother.
In June, prosecutors said they were investigating the head of Germany's Roman Catholic bishops. Archbishop Robert Zollitsch of Freiburg is suspected of allowing the re-appointment of a priest accused of child abuse in 1987. The archdiocese rejected the charge.
In March, Father Peter Hullermann, who was convicted of molesting boys during his time in the archdiocese of Munich and Freising, was suspended from his duties after breaching a ban on working with children.
Days earlier, the Pope's former diocese said Benedict had unwittingly approved housing for Fr Hullermann when serving as archbishop of Munich; the Vatican denounced what it called "aggressive" efforts to link the Pope to the scandal.
The Regensburg diocese confirmed on 22 March new allegations of child sexual abuse against four priests and two nuns, saying most of the incidents occurred in the 1970s.
Two days later the German government announced it was forming a committee of experts to investigate all the abuse claims.

ITALY

In June 2010 a high-profile former priest was charged with sexual abuse.
Pierino Gelmini, 85, is alleged to have abused 12 young people at a drug rehabilitation centre he founded.
Meanwhile, a number of deaf men have come forward to say they were abused as children at the Antonio Provolo Institute for the Deaf in the northern city of Verona between the 1950s and the 1980s.
The allegations were first reported in the Italian press in January 2009.
Later last year the Associated Press news agency obtained a written statement from 67 of the school's former pupils naming 24 priests, brothers and lay religious men who they accused of sexual abuse, paedophilia and corporal punishment.
The diocese of Verona said it intended to interview the victims following a request from the Vatican to do so.

NETHERLANDS

In March 2010, Dutch bishops ordered an independent inquiry into more than 200 allegations of sexual abuse of children by priests, in addition to three cases dating from 1950 to 1970.
Allegations first centred on Don Rua monastery school in the eastern Netherlands, with people saying they were abused by Catholic priests in the 1960s and 70s.
This prompted dozens more alleged victims from other institutions to come forward.

AUSTRIA

A series of claims of sexual abuse by priests has emerged in the Vorarlberg region.
Some 16 people have reported 27 alleged incidents there, spanning half a century.
Ten children are also alleged to have been abused at a monastery in Mehrerau in the 1970s and early 80s.
Meanwhile five priests at a monastery in Kremsmuenster in Upper Austria have been suspended after complaints of sexual and physical abuse of boys there.
Separately, the head of a Salzburg monastery, Bruno Becker, resigned after confessing to having abused a boy 40 years ago, when he was a monk.

SWITZERLAND

A commission set up by the Swiss Bishops Conference in 2002 has been investigating allegations of abuse involving the Catholic Church there.
A member of the commission, Abbot Martin Werlen, said in a newspaper interview this month that about 60 people have said they were abused by Catholic priests. The alleged incidents are reported to have occurred over the past 15 years.
A priest in the canton of Thurgau was arrested on 19 March on suspicion of sexual abuse of minors, police said.

MALTA

Three priests have been accused of sexually abusing 10 orphan children in Malta during the 1980s and 1990s.
Pope Benedict visited the island in April and held an emotional meeting with victims, pledging to bring those responsible to justice and to protect young people in the future.

SPAIN

Police have launched an investigation into three members of staff at a care home run by a Catholic order.
There have also been formal accusations against a Carmelite monk in eastern Spain and Franciscan brothers in the south. 

Ấu dâm không phải tội riêng Công giáo’

  • 25 tháng 9 2013


Hai vị tân và cựu giáo hoàng
 
Image caption Benedict XVI không muốn nói hay xuất hiện trước công chúng để tránh làm lu mờ Giáo hoàng Francis
Cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã bác bỏ cáo buộc rằng Ngài có vai trò trong việc che giấu hành vi ấu dâm của các linh mục.
Đây là phát biểu công khai đầu tiên của Ngài kể từ khi lui về ở ẩn.
Nhiều người cho rằng đây là lần đầu tiên cựu giáo hoàng công khai bác bỏ trách nhiệm cá nhân trong việc bao che các hành động không đàng hoàng trong nhà thờ.
Một số người cho rằng khi còn làm giáo hoàng, Benedict XVI chắc hẳn đã biết những hành động nhằm bao che cho các linh mục làm sai.

‘Nỗi đau đớn’

Lá thư của Benedict XVI là thư riêng gửi đến Giáo sư Toán học Piergiorgio Odifreddi. Nó được đăng tải trên tờ Republica sau khi vị giáo sư này được Benedict XVI cho phép.
Đây là những lời phát biểu đầu tiên của vị cựu giáo hoàng kể từ khi Ngài thoái vị để lui về ẩn tu. Rõ ràng cựu giáo hoàng không muốn xuất hiện để làm lu mờ người kế nhiệm là Giáo hoàng Francis.
Về những cáo buộc liên tiếp về các hành vi ấu dâm của linh mục dưới thời Ngài chưởng quản Vatican, Benedict XVI nói rằng Ngài không hề làm gì để ngăn chặn các cuộc điều tra.
Mặc dầu thừa nhận hành vi ấu dâm là nỗi kinh hoàng, Ngài cũng nhấn mạnh rằng hành vi ấu dâm của các linh mục không xảy ra thường xuyên hơn so với thế giới đời thường.


“Tôi chưa bao giờ tìm cách che giấu những việc như thế này cả. Việc quỷ dữ đã thâm nhập đến mức độ đó vào thế giới của đức tin, đối với chúng tôi, là một nỗi đau đớn,” Ngài viết trong thư.
“Một mặt chúng tôi phải thừa nhận nỗi đau đớn đó, mặt khác chúng tôi phải làm mọi thứ có thể để những chuyện như thế không xảy ra nữa.”
Ngài cũng dẫn các nghiên cứu xã hội học để chỉ ra rằng tỷ lệ các linh mục ấu dâm không hề cao hơn tỷ lệ ấu dâm trong các ngành nghề khác của xã hội.
“Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không thể khăng khăng xem hành vi tội lỗi này như là một tội của chỉ riêng Công giáo,” Ngài viết.
Lá thư của Ngài là câu trả lời trực tiếp đối với những điểm được đưa ra trong cuốn sách của Giáo sư Odifreddi có tựa đề ‘Thưa Giáo hoàng, tôi viết gửi cho Ngài’ được xuất bản hồi năm 2011. Cuốn sách này được viết để đáp lại một cuốn sách trước đó của Benedict XVI là ‘Dẫn nhập về Thiên chúa giáo’.
Benedict XVI cũng đã phản hồi một số chỉ trích khác của các học giả Ý, trong đó có việc liệu có thể xem Thần học là khoa học hay không và lịch sử biết gì về Chúa Giê-su.
Giáo sư Odifreddi nói ông đánh giá cao giọng điệu trong cuộc tranh luận của ông với cựu giáo hoàng và rằng mặc dù ông không đồng ý với Benedict XVI trên hầu hết các điểm thì cả hai ít nhất cũng có chung một mục đích: tìm kiếm chân lý.

ĐỨC HÒANG * CHÍNH KIẾN BẤT ĐỒNG

12/05/2016


Chính kiến bất đồng

Đức Hoàng
Ở một góc đường Ratchaprarop, Bangkok chúng tôi gặp một người lái xe taxi. Anh ở độ tuổi ngoài 40 và nói được tiếng Anh. Chúng tôi bảo muốn đi ăn cơm. Anh lái xe đi vòng vèo rồi rẽ vào một ngõ nhỏ, nơi có một quán cơm “bình dân”.
Chúng tôi mời anh vào ngồi ăn cùng. Trên bàn, tôi hỏi anh một câu bâng quơ như với tất cả những người Thái nói được tiếng Anh khác: “Anh là áo vàng hay áo đỏ?”. Đó là đầu năm 2015, bà Yingluck Shinawatra vừa bị buộc phải từ chức thủ tướng ít lâu và cuộc đấu tranh giữa những người áo đỏ (ủng hộ nhà Shinawatra) và những người áo vàng vẫn còn đang rất căng thẳng.
Anh lái taxi cười trừ im lặng một lúc rồi gõ tay lên bàn. Chiếc bàn ăn màu đỏ. Anh nói rất nhỏ: “Tôi màu này, nhưng đừng nói to ở đây. Madame chủ quán là màu vàng. Tôi không muốn tranh cãi. Tôi quý madame chủ quán lắm. Bà ấy cũng quý tôi”. Sau anh tâm sự thêm, rằng anh là con nhà nông dân. Người nông dân Thái thì ủng hộ anh em nhà Shinawatra như một lẽ tất nhiên.

Cuộc đối đầu của những người áo vàng và áo đỏ Thái Lan đã dai dẳng suốt cả thập kỷ qua. Họ không dễ chịu với nhau: những cuộc biểu tình của hai phe luôn có dáng dấp của những cuộc nổi dậy; có gạch đá, có tiếng súng và thậm chí là cả những vụ ám sát bằng súng bắn tỉa. Bangkok đã nhiều phen chìm trong bạo lực, với những chiến lũy dựng trên phố.
Nhưng ở đó, trong một quán cơm nhỏ của khu Ratchaprarop, tôi vẫn thấy hai con người bình thường yêu mến nhau theo một lẽ rất thông thường của cuộc sống. Một vị khách quen và một “madame chủ quán”. Anh lái xe có lý tưởng chứ: anh là con nhà nông dân - là một người áo đỏ, những người luôn cảm thấy phải chịu bất công trước phe áo vàng, những nhà tư sản Bangkok. Nhưng anh thậm chí không muốn nói to trong quán của bà. Anh đã đi vòng vèo mấy con phố để đưa khách đến đây, nơi madame áo vàng chủ quán.
Cứ mỗi lần chứng kiến một cuộc tranh luận trên mạng là tôi lại nhớ đến người lái taxi hiền hiền ấy. Ở anh, có một sự phân biệt rất rõ ràng giữa “quan điểm” và “nhân cách”. Anh có thể mặc bất kỳ màu áo nào, nhưng đó chỉ là quan điểm chính trị của anh. Và madame chủ quán, tôi tin, cũng biết anh là áo đỏ. Họ đã cư xử với nhau không dựa trên sự đồng nhất hay khác biệt về quan điểm chính trị. Những người mang quan điểm đối lập không cần phải coi là kẻ thù.
Tất nhiên, không phải ai cũng mang được tinh thần ấy. Nhiều người vẫn sẵn sàng đánh đồng “quan điểm” và “nhân cách”; sẵn sàng lăng mạ cá nhân những người nêu quan điểm khác biệt.
Tôi biết những cây viết đã chìm trong cơn trầm cảm trước cuộc “ném đá” của dư luận sau bài của họ. Một vị tiến sĩ tôi quen được gọi là “thần kinh lảm nhảm” sau khi nêu quan điểm về sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam. Tôi nhìn thấy cả những bản “bêu tên” ai ủng hộ một cô ca sĩ đang bị nhiều người ghét như là một danh sách kẻ thù...
Và tất nhiên, nhân thân của tôi cũng thường xuyên trở thành đề tài sỉ vả trên mạng sau các bài viết không phù hợp quan điểm của nhiều người.
Nếu “mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là tiền đề của phát triển” - như Marx nói - thì chúng ta đang làm ngược lại, là tạo ra thêm mâu thuẫn (về cá nhân) bên cạnh mâu thuẫn quan điểm. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cách đây không lâu có một người bị giết sau một cuộc tranh cãi rằng con bò trên lon nước bò húc là đực hay cái. Có thể ma men đã làm việc đó, hoặc có thể đó là biểu hiện đỉnh điểm của một văn hoá coi chính kiến đối lập là kẻ thù.
Người ta có thể thù ghét nhau vì quan điểm. Nhưng người ta cũng có thể chọn sống như người lái xe tôi đã gặp ở Bangkok, phân biệt rõ quan điểm và con người.
Đ.H.

Wednesday, May 11, 2016

BIỂN ĐÔNG




Căn cứ Cam Ranh sẽ quyết định số phận Biển Đông

media 

\Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 03/06/ 2012.REUTERS/Jim Watson/Pool
Sự kiện ngày càng có nhiều chiến hạm quốc tế trở lại thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu hút sự chú ý của giới quan sát. Trong một bài phân tích mới công bố hôm 08/05/2016, chuyên san Mỹ The National Interest đã không ngần ngại cho rằng hải cảng này của Việt Nam có giá trị quyết định cho việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Việt Nam hiện đang thận trọng trong việc ưu tiên mở cửa cảng cho một cường quốc cụ thể, nhưng vấn đề có thể khác đi nếu tình hình Biển Đông xấu đi vì Trung Quốc làm quá !
Theo tác giả bài báo Yevgen Sautin, từng nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan và trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie Endowment for International Peace, vào lúc Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động lấn chiếm Biển Đông, vấn đề cần biết là nước nào trong khu vực sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh.
Câu trả lời của chuyên gia này rất rõ : « Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Đối với chuyên gia này, với một lực lượng đã từng nhiều lần xung trận chống Trung Quốc và đang tìm cách phối hợp với các nước khác để cùng hoạt động gần các đảo tranh chấp, Hải Quân Việt Nam cũng đã quen với những hành động táo bạo.

 

Vùng nhận dạng phòng khôngTrung Quốc ở Biển Đông : Lợi bất cập hại


media 

Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.Nguồn : US defense department

Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành « dân quân » trên biển.
Nhà nghiên cứu Felix K.Chang của Foreign Policy Research Institut nhận định trên Eurasia Review, từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công khai cảnh cáo Trung Quốc, sẽ không chấp nhận, nếu Bắc Kinh tự tiện lập ADIZ trên Biển Đông. Lời cảnh báo của Washington có vẻ như nhằm lường trước phản ứng của Bắc Kinh, vào thời điểm phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện có thể được tuyên trong tháng Năm.
Tuyên bố của Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông trước đây đã gây ra nhiều bất ngờ. Theo ông Felix Chang, có lẽ để tránh tái diễn sự việc này, phía Mỹ đã chọn cách cảnh báo trước. Đương nhiên bộ Quốc Phòng Trung Quốc đáp trả, là có quyền lập ADIZ trên Biển Đông - nơi Bắc Kinh vẫn coi là « ao nhà » của mình với đường lưỡi bò tự vạch. Tuy vậy phát ngôn viên của bộ này nhanh nhẩu nói thêm là Trung Quốc không có ý định đó.
Nhà nghiên cứu trên cho rằng, ngoài mục đích xoa dịu Mỹ, còn có các lý do khác khiến Trung Quốc không muốn lập ADIZ tại Biển Đông. Đó là vì việc này còn liên quan đến hai thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối ASEAN : Malaysia và Indonesia.
Nếu ADIZ Trung Quốc tại Biển Hoa Đông chỉ nhắm vào Nhật Bản, thì một ADIZ Trung Quốc khác trên Biển Đông sẽ tác động không chỉ vào hai đối thủ Việt Nam và Philippines, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực, trong đó có Malaysia và Indonesia.
Từ nhiều thập kỷ qua, Malaysia đã gượng nhẹ trong tranh chấp quần đảo Trường Sa với Trung Quốc. Thay vì đối đầu với Bắc Kinh như Philippines và Việt Nam, nước này cố gắng âm thầm dùng biện pháp ngoại giao để thuyết phục về lợi ích của một giải pháp đa phương cho tranh chấp trong khu vực.
Chiến lược này đạt đến đỉnh điểm vào năm 2002, khi Trung Quốc chịu ký Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông với ASEAN, không mang tính ràng buộc. Mặc dù sau đó Bắc Kinh đã vi phạm, Malaysia vẫn trung thành với chủ trương trên. Thậm chí hai lần Trung Quốc tập trận hải lục quân gần bãi cạn James mà Malaysia đòi hỏi chủ quyền (James Shoal, Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu) chỉ cách bờ biển Malaysia có 80 km, Kuala Lumpur vẫn chọn lựa không gây căng thẳng.
Tương tự, Indonesia cũng giảm thiểu các tranh cãi với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao nước này luôn nhắc đi nhắc lại rằng Jakarta không tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Dù đúng là không tranh chấp chủ quyền, nhưng tranh chấp trên biển thì có. Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra bao trùm lên cả một số mỏ dầu khí lớn nhất ngoài khơi Indonesia. Hơn nữa, Bắc Kinh còn gia tăng sự hiện diện trong khu vực. Chỉ mới tháng trước, hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã dùng vũ lực xông vào giải thoát cho một tàu cá xâm nhập vùng biển Indonesia khỏi bị cơ quan chức năng bắt giữ. Sự cố này khiến giới quân sự Indonesia phải cảnh giác, nhưng Jakarta vẫn do dự chưa muốn tăng cường phương tiện cho quân đội để bảo vệ khu vực quần đảo Natuna.
Một vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả Malaysia lẫn Indonesia. Sẽ rất khó cho Bắc Kinh để biện minh, và điều này cũng đi ngược lại chiến lược dài hơi của Trung Quốc về Biển Đông.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ các đối thủ Đông Nam Á, khuyến dụ từng nước nên giải quyết tranh chấp riêng rẽ với Bắc Kinh. Một ADIZ được tuyên bố trên toàn Biển Đông sẽ khó giúp đạt được mục đích này, thậm chí còn ngược lại !
Quyết định này có thể đẩy Malaysia và Indonesia vào tình thế « cùng hội cùng thuyền » với Việt Nam và Philippines, khiến các nước liên quan phải đoàn kết lại. Hơn nữa, vùng nhận dạng phòng không trên toàn Biển Đông sẽ làm những ai tin rằng thái độ dịu nhẹ sẽ làm Trung Quốc bớt hung hăng với mình, phải suy nghĩ lại.
Mặt khác, nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên nửa phía bắc Biển Đông mà thôi – có nghĩa là phía trên các khu vực tranh chấp với Philippines và Việt Nam – Bắc Kinh có thể lý sự là chỉ nhằm bảo vệ khỏi bị phi cơ hai nước này xâm nhập mà thôi. Cả Việt Nam và Philippines đều đang tăng cường Không quân để đối phó với Trung Quốc, và Malaysia, Indonesia có thể theo chân. Hơn nữa, một ADIZ bán phần của Trung Quốc có thể khiến các nước khác chạnh lòng, nghĩ đến việc vùng nhận dạng phòng không này có thể bị mở rộng ra trong tương lai.
Tác giả Felix K.Chang kết luận, như vậy trước khả năng ADIZ, dù toàn phần hay bán phần, có thể khiến cho các nước chủ chốt của ASEAN liên kết với nhau để chống lại mình, Trung Quốc có lý do để tỏ ra thận trọng.
Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông có thể tạo ra nhiều vấn đề cho Bắc Kinh hơn là giải quyết. ADIZ có thể đẩy Malaysia ra khỏi giới hạn tự đặt lâu nay, và khiến Indonesia chính thức lao vào cuộc tranh chấp. Các nước xung quanh như Úc và Nhật Bản cũng ngờ vực hơn, và làm thế nào có thể tin vào thiện chí của sáng kiến « Một vành đai, một con đường (tức Con đường tơ lụa trên biển) » do Bắc Kinh đưa ra ?
Nhìn rộng hơn, một ADIZ bao trùm lên Biển Đông có thể đánh dấu một bước ngoặt thực sự, trong chủ trương của Trung Quốc không chỉ về tranh chấp chủ quyền trên biển, mà cả đối với khu vực Đông Á. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh đã trở nên quá tự tin để hành động, bất chấp các hậu quả trên trường quốc tế.
Trong trường hợp này, dù Trung Quốc vẫn đối phó được, nhưng theo Felix Chang, Bắc Kinh cần phải học được một điều là vùng lên thì có nguy cơ bị những làn gió ngược mãnh liệt quật lại.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160505-lieu-trung-quoc-se-lap-vung-nhan-dang-phong-khong-tai-bien-dong

Giáo sư TQ: Không dùng quân sự, không chiếm được Biển Đông

Chúng tôi nhận ra rằng, nếu không có sức mạnh quân sự chúng tôi sẽ không giành được chiến thắng trận này ở Biển Đông.
Thời Ân Hoằng, giáo sư Đại học Nhân Dân Trung Quốc, ảnh: udn.com.
South China Morning Post ngày 12/5 bình luận, căng thẳng đang bùng phát trên Biển Đông chỉ một vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông.
Bắc Kinh tuyên bố có hơn một chục quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi ít nhất đã hỗ trợ một phần lập luận của Trung Quốc rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết bởi đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp mà không nên có sự can thiệp từ bên thứ 3. Đứng đầu nhóm này là Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Sudan, Pakistan, Belarus và Brunei.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thì ra sức tuyên truyền, vụ kiện của Philippines là "mưu mô của Mỹ nhằm kích động chống Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào các vấn đề khu vực, khuấy động căng thẳng để cô lập Trung Quốc", xã luận tờ Nhân Dân nhật báo hôm Thứ Sáu 11/5 viết.
Mặc dù vẫn chưa chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao với phán quyết của PCA, nhưng một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giáng một đòn mạnh vào yêu sách của Trung Quốc, thiết lập tiền lệ cho các bên tranh chấp khác, South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho biết.
Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho hay, những nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao về vụ kiện đã không thành công, ngay cả khi Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn cây gậy và củ cà rốt. Quyền lợi của Trung Quốc không thể quan trọng hơn lợi ích của các nước khác và bạn bè không thể có được bằng đe dọa.
Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố đạt được cái gọi là "đồng thuận 4 điểm" với Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lập tức bác bỏ tuyên bố này.
Pang Zhongyig, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh chớ đánh giá quá cao những ủng hộ này. Ông nói: "Ảnh hưởng của họ khá hạn chế và đòi hỏi của họ khá rõ ràng về lợi ích kinh tế."
Tiến sĩ Daniel Wei Boon Chua từ Đại học Công nghệ Nam Dương Singapore cảnh báo hậu quả nếu ASEAN bị Trung Quốc chia rẽ trong vấn đề Biển Đông sẽ chỉ làm các bên yêu sách liên minh lại với nhau.
Ngay cả truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cảnh báo Bắc Kinh chớ lạc quan thái quá, bởi hầu hết đồng minh của Trung Quốc không nhất thiết ủng hộ yêu sách chủ quyền và hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông một cách hoàn toàn.
Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân nói rằng, lập luận cho yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên (cái gọi là) lịch sử, không phải là phổ biến với các nước láng giềng nên chưa chắc Bắc Kinh đã giành được ủng hộ lớn hơn.
Ông Thời Ân Hoằng nói: "Không thể phủ nhận rằng, về cơ bản chúng ta đơn thương độc mã trong cuộc chiến này ở Biển Đông. Quan hệ với các nước láng giềng của chúng tôi là quan trọng, nhưng chúng tôi nhận ra rằng, nếu không có sức mạnh quân sự chúng tôi sẽ không giành được chiến thắng trận này ở Biển Đông.
Đó là lý do tại sao có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng, các nhà lãnh đạo hiện nay rõ ràng ưu tiên đề cao tăng cường sức mạnh cứng trong 30 năm qua và dường như không lùi bước trước sức ép quốc tế".
Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, những lời lẽ hiếu chiến sắp tới của Bắc Kinh chủ yếu diễn cho dân Trung Quốc xem. Bắc Kinh thường tìm cách kích động tinh thần dân tộc để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi những quan tâm về các vấn đề chính trị, kinh tế trong nước.
Tiến sĩ Jay Batongbacal từ Đại học Philippines cho biết: "Trung Quốc đang thua trong trận chiến tại Tòa án và dư luận quốc tế, nhưng đây là một tình huống phần lớn do họ tự tạo ra".
Giáo sư Jerome Cohen từ Đại học Luật New York có chung đánh giá như Tiến sĩ Glaser, việc Trung Quốc từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế chỉ làm cho nước này giống như một kẻ bắt nạt trong mắt phần còn lại của thế giới này. Những nỗ lực chống lại phán quyết của PCA chỉ tiếp tục làm hại sự theo đuổi của Trung Quốc xây dựng quyền lực mềm.
Thời Ân Hoằng cho hay, va chạm Trung - Mỹ trên Biển Đông nhiều khả năng sẽ trở thành trạng thái bình thường mới: "Căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang bởi vì, đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mục tiêu cuối cùng của họ là làm cho quân đội đủ mạnh để chống lại hoạt động tự do hàng hải của quân đội Hoa Kỳ, dần dần tiến tới xiết chặt tất cả các bên tranh chấp đối thủ trên Biển Đông".

Mỹ và vấn đề Biển Đông

Thiếu tá Mỹ nói tiếng Hoa trôi chảy, bị tình nghi tuồn các bí mật quốc gia có thể khiến Hải quân Mỹ thất thế trước Trung Quốc trên Biển Đông.
Thiếu tá hải quân Mỹ Edward Lin
Điểm yếu chết người
Như tin đã đưa hồi đầu tháng 4 vừa qua, một sĩ quan Hải quân Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp vì đã tuồn các bí mật quốc gia có thể là cho Trung Quốc hoặc Đài Loan. Bí mật này liên quan tới cách thức Mỹ giám sát Biển Đông.
Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, nghi can là Thiếu tá Hải quân Edward Lin. Lin được sinh ra tại Đài Loan, sau đó nhập quốc tịch Mỹ và từng có cơ hội được tiếp cận với thông tin tình báo nhạy cảm của Mỹ.
Một cáo trạng của Hải quân Mỹ chỉ rõ Lin đã được phân tới trụ sở của Nhóm Tuần tra và Trinh sát - đơn vị có nhiệm vụ giám sát các hoạt động thu thập thông tin tình báo. Lin đã 2 lần truyền thông tin mật ra ngoài và 3 lần tìm cách truyền tin mật cho một đại diện của chính phủ nước ngoài.
Mặc dù cáo trạng không chỉ đích danh quốc gia có liên quan tới vụ này, nhưng quan chức trên tiết lộ cả Trung Quốc và Đài Loan đều có khả năng, đồng thời cho biết công tác điều tra vẫn đang được tiến hành.
Trong khi đó, Hãng tin USNI cho biết Lin nói tiếng Hoa trôi chảy và từng quản lý công tác thu thập các tín hiệu điện tử từ máy bay trinh sát EP3-E Aries II.
Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Trung Quốc không phản ứng với yêu cầu phát biểu về vụ trên. Trong khi Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ không có thông tin về vụ việc, còn Bộ Ngoại giao Đài Loan từ chối phát biểu.
Theo giới phân tích, với nghề nghiệp và kiến ​​thức của Thiếu tá Lin về phương pháp thu thập thông tin tình báo nhạy cảm của Mỹ, Mỹ có rất nhiều lý do để lo ngại.
Lin từng là nhân viên của Thư ký phụ tá bộ phận quản lý tài chính và Trưởng ban tài chính. Lin có thể tiếp cận các kế hoạch vũ khí chiến lược có độ mật cao, trước khi được bổ nhiệm vào phi đội máy bay tuần tra đặc biệt của Marine Corps Air Station ở Kaneohe Bay như một nhân viên chuyến bay vào năm 2014.
Kinh nghiệm của Lin trong phi đội tuần tra là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. Là một thành viên phi đội bay, Lin đã có kinh nghiệm quản lý việc thu thập tín hiệu điện tử từ máy bay EP-3E Aries II thu thập tín hiệu tình báo, đồng thời có nhiệm vụ tác chiến chống tàu mặt nước, tác chiến chống tàu ngầm, trinh sát và giám sát.
My lo mat van de Bien Dong?
Máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ

Các máy bay Aries đã được nâng cấp đáng kể trong những năm gần đây và hiện cung cấp khả năng tình báo tín hiệu và video chuyển động, cho phép Hải quân xác định các mối đe dọa và nghe trộm các quân đội nước ngoài.
Ngoài ra, Lin có thể có quyền truy cập vào các máy bay do thám P-8A Poseidon.
Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng của vụ gián điệp này là hết sức sâu rộng, nhất là ở khu vực Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng do các hoạt động của quân đội Mỹ.
Hiện nay, cả P-8A và EP-3E đều đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi hoạt động Hải quân Trung Quốc trong khu vực. Như vậy, việc xác định khả năng chính xác và điểm yếu của mỗi loại máy bay này có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh.
Mỹ đã tăng các chuyến bay giám sát ở khu vực này trong những tháng trước. Trong tháng 12/2015, Mỹ đã lần đầu tiên triển khai P-8A tới Singapore, động thái mà Trung Quốc mô tả là "quân sự hóa khu vực".
Trước khi đưa tới Singapore, Mỹ đã triển khai luân phiên P-8A ở Philippines để thực hiện chuyến bay giám sát trên Biển Đông.
Trong tình hình Biển Đông hiện nay, việc nắm các thông tin tình báo liên quan là một lợi thế chiến lược, giảm phán đoán không chắc chắn về hành động của các nước khác và mang lại thông tin rõ ràng về ý định của những nước này.
Đổi bí mật lấy tình?
Báo chí Mỹ đang đặt ra khả năng Edward Lin có thể đã bị “gạ tình” để đánh đổi bí mật tình báo.
Tờ The Daily Beast của Mỹ viết rằng hồi năm 2008, Lin từng nói rằng anh ta “luôn mơ được tới Mỹ, một miền đất hứa”. Lin nói: “Tôi lớn lên với niềm tin rằng mọi con đường ở Mỹ đều dẫn tới Disneyland”.
Thế nhưng giờ đây Lin bị cáo buộc làm gián điệp và có thể là để đánh đổi lấy sex, - The Daily Beast viết.
Thiếu tá này bắt đầu bị nghi ngờ khi tự ý rời vị trí và nói dối về điểm đến. Giới chức Hải quân Mỹ đã tình nghi trong một chuyến đi cá nhân như vậy, Lin đã gặp một người có quốc tịch Đài Loan và chuyển giao thông tin cho người này. Rất nhiều đồng nghiệp cũng tỏ ý nghi ngờ về hành vi của Lin khi được hỏi.
Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ thiếu tá Lin còn bị buộc tội mua dâm và rất có thể đã đổi tin tình báo lấy tình.
My co the lo bai tren Bien Dong
Edward Lin bị tình nghi đổi bí mật tình báo lấy tình

Lin từng thể hiện thái độ “miệt thị” đối với Trung Quốc và đây có thể là dấu hiệu đáng ngờ. Từ năm 2008, Lin đi du lịch rất nhiều nơi như Dubai, Trung Quốc, Đài Loan, Jordan và Anh.
Đáng chú ý trong số này có chuyến đi tới Đài Loan năm 2011 cùng một nhóm bạn. Một người bạn tiết lộ rằng chuyến du lịch do chính quyền Đài Loan tài trợ với hình thức du lịch văn hóa. Tham gia chuyến đi kéo dài 6 ngày này có cả các chuyên gia và học giả Mỹ nghiên cứu Trung Quốc.
Chị gái của thiếu tá này là Jenny Lin đã bác bỏ mọi cáo buộc đối với em trai mình. Jenny Lin nói: “Chỉ một điều tôi có thể nói rằng cậu ấy là một người Mỹ yêu nước và đáng tự hào. Eddy sẽ không bao giờ làm hại đất nước của mình. Eddy không bao giờ làm những gì bị cáo buộc”.
Trong khi tờ The Daily Beast thiên về khả năng Edward Lin tiết lộ thông tin tình báo cho Đài Loan thì tờ The Washington Times lại cho rằng thiếu tá này nhiều khả năng đã cung cấp thông tin cho Trung Quốc.
My co the lo bai tren Bien Dong
Máy bay P-8A Poseidon của Mỹ

Tờ này dẫn lời một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ tên là Dakota Wood nói: “Một người như thiếu tá Lin có thể hiểu biết không chỉ về tính năng kỹ thuật của máy bay mà còn biết máy bay thực hiện nhiệm vụ như thế nào, cũng như người Mỹ đã biết gì về tín hiệu từ tàu ngầm và tàu nổi của các quốc gia khác”.
Theo chuyên gia này, một khi những thông tin như vậy được chuyển cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ thay đổi phương thức và trang thiết bị nhằm đánh bại khả năng và công nghệ giám sát của Mỹ, làm cho các chiến dịch của mình trở nên hiệu quả hơn và chiếm ưu thế trong thời chiến”.
Cũng theo The Washington Times, khi bị bắt thiếu tá Lin đã cố gắng lên một chuyến bay để tới Trung Quốc đại lục.
Những thông tin trên hiện vẫn chưa được xác thực, song có lý do để người Mỹ lo lắng khả năng bị Trung Quốc bắt bài, không chỉ ở Biển Đông mà còn trong một cuộc chiến tương lai.
http://www.biendong.net/bi-n-nong/6485-my-va-van-de-bien-dong.html

Mỹ bóp nghẹt TQ với “liên hoàn trận” tên lửa

Phát biểu về Học thuyết chiến lược quân sự mới của Mỹ tháng 2. 2012, tổng thống Obama tuyên bố, những lợi ích của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia liên quan chặt chẽ với những sự kiện đang diễn ra trên khu vực Hoa Đông, Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Tổ hợp tên lửa đối hạm Rubezh của Việt Nam


Tổng thống Mỹ cho biết, song song với việc thay đổi chiến lược sử dụng quân đội Mỹ và đồng minh trong trường hợp nổ ra cuộc xung đột vũ trang tại đây, nước Mỹ sẽ đặc biệt quan tâm đến tình hình và các mối quan hệ của khu vực này.
Những phân tích của các chuyện gia địa chính trị nước Mỹ cho thấy, Trung Quốc đang nhanh chóng thay đổi cán cân chiến lược trên biển đông về phía mình phương pháp bồi đắp các đảo nhân tạo, triển khai vũ khí trang bị ngăn chặn việc tiếp cận (anti-access/area-denial, A2/AD) những khu vực có lợi ích sống còn đối với Mỹ và các đồng minh.
Từ những động thái của Trung Quốc trên biển Đông, sự gia tăng về số lượng và chất lượng vũ khí trang bị,  cường quốc khu vực này có thể đe dọa nghiêm trọng vị thế duy nhất của người Mỹ trên bình diện toàn cầu.
Từ nguyên nhân trên, quân đội và hải quân Mỹ cần vận dụng những quan điểm mới, bảo đảm sự cân bằng chiến lược quân sự trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong lĩnh vực vũ khí thông thường, giảm thiểu tối đa nguy cơ từng bước bị đẩy ra khỏi vùng nước chiến lược quan trọng này.
Ý tưởng tối ưu trong việc gây sức ép và kiềm chế các hành động của Bắc Kinh là đe dọa phong tỏa các tuyến đường vận tải nhiên liệu và thương mại của Trung Quốc. Nền kinh tế sản xuất Trung Quốc là nền tảng của sức mạnh quân sự PLA, nếu bị bóp nghẹt, Bắc Kinh sẽ phải lùi bước.
\


Tuyến đường vận tải thương mại của Trung Quốc
Một trong những quan điểm như vậy chính là Air-Sea Battle Concept (Khái niệm tác chiến không-hải), nhất thể hóa sức mạnh của không quân hải quân nhằm bảo vệ những căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực trước các mối đe dọa tên lửa đạn đạo, thay đổi cán cân lực lượng trong lĩnh vực vũ khí tấn công thông thường, tăng cường hiệu quả các chiến dịch dưới biển, hoàn thiện hệ thống C4I2 (Chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, tình báo, liên kết thông tin), hoàn thiện khả năng tác chiến điện tử và khả năng tác chiến không gian ảo.
Giải pháp then chốt để triển khai một thế trận tiến công – phòng ngự không biển và hình thành khả năng phong tỏa khu vực là phương pháp hiệp đồng lực lượng Không quân – Hải quân Mỹ và lực lượng đồng minh để có thể phong tỏa các khu vực biển khi cần thiết và có khả năng chọc thủng thế trận A2/AD của đối phương.  
Nghiên cứu này dẫn đến việc quân đội Mỹ phải gia tăng các loại vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa, hệ thống tên lửa chống tàu trên các căn cứ, các đảo quan trọng, triển khai thêm các căn cứ hậu cần kỹ thuật và tăng cường lực lượng tàu sân bay, khu trục hạm Aegis trên biển Đông và biển Hoa Đông. Chưa có những tính toán cụ thể về binh lực, nhưng rõ ràng số lượng thực sự rất lớn.
Sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng hàng năm
Theo bản báo cáo do Ủy ban Mỹ- Trung về kinh tế và an ninh (US-China Economic and Security Review Commission), tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn JL-2 đã đạt cấp độ sẵn sàng chiến đấu cuối năm 2013. Tầm bắn 4.000 hải lý (7.408 km). Trang bị cho tàu ngầm nguyên tử Type 094 (định danh Jin), tên lửa JL-2 sẽ đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ. Hiện nay hải quân PLA có 3 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo loại này, 2 chiếc nữa dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2020.
Trung Quốc hiện đang đóng 2 nguyên mẫu tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa-ngư lôi mẫu Type 095 và tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo Type 096. Type 096 dự kiến sẽ trang bị tới 24 tên lửa SLBM JL-3, với tầm bắn 10.000km. Bất cứ chiếc tàu nào cũng có thể tấn công Mỹ từ các vị trí an toàn thuộc Trung Quốc. Như vậy, rõ ràng căn cứ quân sự trên đảo Guam cũng không an toàn.
Mặc dù hiện tại Trung Quốc không sử dụng tên lửa hành trình trên đất liền, nhưng hải quân PLA có khả năng tiến công các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa hành trình phóng đi từ các chiến hạm. Tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa-ngư lôi Type 095 và khu trục hạm Type 052D (mật danh Luyang III) sẽ được trang bị các tên lửa hành trình. Với các chiến hạm này, PLA có thể tiến công tất cả các mục tiêu bố trí ở phần Tây Thái Bình Dương, gồm cả đảo Guam.
Hiện nay, không quân hải quân PLA sở hữu 15 máy bay ném bom, đó là các máy bay H-6K mới mang tên lửa hành trình để tiêu diệt những mục tiêu mặt đất và có tầm hoạt động xa hơn so với phiên bản tên lửa hành trình trước đó.
PLA đưa vào biên chế phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo DF-21 là DF-21D. Tầm bay đạt khoảng 810 hải lý (1.500 km). Ngoài ra còn có tên lửa đạn đạo DF – 26 có tầm bắn 4000 km, có thể tiêu diệt những mục tiêu trên đảo Guam, nằm cách lãnh thổ Trung Quốc 1.600 hải lý (3.000 km). Tên lửa DF – 41 có tầm bắn đến 14.500 km, bao trùm toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Hải quân PLA vào năm 2012 đã biên chế thêm 2 lớp chiến hạm mới: khu trục hạm trang bị tên lửa có điều khiển Luyang III và khinh hạm Thanh Đảo (mẫu thiết kế 056). Trung Quốc cũng đang đóng khu trục hạm mang tên lửa điều khiển Luyang II. Tiếp tục đóng hàng loạt khinh hạm Jiangkai-2 (mẫu thiết kế 054A). Tới năm 2020, dù hải quân Mỹ có gia tăng tốc độ đóng tàu thì Trung Quốc vẫn sẽ là nước có nhiều tàu chiến nhất thế giới và con số hàng năm hoàn thiện các chiến hạm nổi và tàu ngầm nhiều nhất.
Việc gia tăng binh lực ở khu vực biển Đông, Hoa Đông làm gia tăng ngân sách quân sự, quân đội Mỹ sẽ phải giảm bớt sự hiện diện ở các khu vực chiến lược khác. Vấn đề kiềm chế Trung Quốc không thể có giới hạn thời gian, do đó sẽ gặp sự phản kháng dữ dội của Lưỡng viện và hoàn toàn không khả thi bằng lực lượng Hải quân Mỹ.
Một phương pháp khả thi khác là thúc đẩy sự hình thành các hệ thống vũ khí phong tỏa các khu vực chiến lược, không làm gia tăng ngân sách quân sự Mỹ nhưng làm gia tăng đáng kể chi phí quân sự của Bắc Kinh, đẩy Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang tương tự như Liên xô trước đây. Hơn thế nữa, ngay cả khi hệ thống kiềm chế và làm suy sụp Trung Quốc thất bại, cuộc xung đột chuyển sang giai đoạn công khai, Trung Quốc cũng không thể gây thiệt hại quá lớn cho đồng minh châu Á và biến xung đột trên biển thành chiến tranh hạt nhân.
Tính hiệu quả của việc sử dụng tên lửa đối hạm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tình thế địa chính trị trên khu vực biển Đông, Hoa Đông đã có những thay đổi rất lớn, Washington phải tính đến sự tham gia của các đồng minh khu vực nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc, xây dựng một hệ thống vành đai phong tỏa khu vực đồng thời không gia tăng binh lực Hải quân Mỹ, có nghĩa là không tăng ngân sách quốc phòng.
Từ khái niệm phong tỏa khu vực vận tải thương mại và năng lượng, vấn đề sử dụng tên lửa đối hạm trên đất liền càng trở nên cấp thiết. Nếu lực lượng quân đội Mỹ bố trí các tên lửa chống hạm trong khu vực chiến thuật, tên lửa có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích của các quốc gia đồng minh và đối minh, đồng thời có thể thực hiện nhiệm vụ phong tỏa đường biển của kẻ thù tiềm năng trong điều kiện căng thẳng gia tăng và xung đột có giới hạn.
Tuyến phòng thủ của Không quân - Hải quân Mỹ vùng Tây Thái Bình Dương
Điều này có thể được hiểu như một liên minh quân sự trong khái niệm tác chiến “Không – Biển” mở rộng.
Hiện nay trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông có đến 45 loại tên lửa chống tàu khác nhau, có trong trang bị của quân đội các nước như Indonesia, Malaisia, Việt Nam, Bruney và tất nhiên là cả Trung Quốc. Tính năng kỹ-chiến thuật của những loại phổ biến nhất trong số đó và dự kiến đưa vào trang bị được giới thiệu trong bảng dưới đây.
Các nhà phân tích của hãng RAND đã đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các tên lửa đối hạm dựa trên những khả năng về kỹ thuật của chúng và vị thế của tên lửa đối hạm trong chiến lược mà Mỹ đang tích cực tiến hành nhằm phong tỏa sự tiếp cận của hải quân PLA, trong trường hợp PLA tiến hành các hoạt động quân sự chống lại đồng minh và đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quan điểm tiếp cận là luận điểm phải kiềm chế tối đa lực lượng hải quân PLA trong lãnh hải Trung Quốc, không cho phép các phương tiện mang tên lửa đối hạm vượt ra ngoài vùng nước quốc tế để tiến hành các hoạt động tác chiến.


Vành đai phong tỏa chống các hoạt động vận tải thương mai và triển khai lực lượng của PLA
Tất nhiên kiềm chế hải quân PLA bằng tên lửa đối hạm bố trí trên đất liền không là không thể, cần phải có sự phối hợp của không quân và hải quân Mỹ, vai trò của loại vũ khí này chỉ có thể có hiệu quả trong chiến lược kiềm chế tổng thể.
Ưu điểm của loại vũ khí chống hạm trên đất liền, theo hãng RAND nhận định, gây khó khăn đáng kể cho hoạt động của quân đội và hải quân PLA khi xuất hiện nguy cơ xung đột công khai với đồng minh và đối tác của Mỹ.
Tên lửa chống hạm – tên lửa phòng thủ bờ biển có tính cơ động cao và rất thuận tiện cho khai thác sử dụng. Nếu các tên lửa này được bố trí dọc theo hành lang vận tải và tuyến đường cơ động của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực rất lớn, buộc hải quân PLA phải sử dụng các nguồn dự trữ chiến tranh lớn hơn nhiều để chế tạo các phương tiện phát hiện và đánh chặn tên lửa đối hạm. Phối hợp với lực lượng khu trục hạm, tàu ngầm tấn công và không quân Mỹ, việc phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc sẽ có hiệu quả cao nhất.
Tính năng kỹ-chiến thuật của các loại tên lửa đối hạm bố trí trên đất liền phổ biến nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương
 Các chuyên gia RAND đã phân tích vai trò của các hệ thống tên lửa đối hạm của các nước trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Khi lực lượng của Mỹ bố trí tại khu vực này tương đối hạn chế tại các nước đồng minh và đối tác ở Đông Á, phát huy năng lực của lực lượng tên lửa đối hạm không đòi hỏi những chi phí quá tốn kém cho quân đội Mỹ.
Quân đội các nước sở tại đã đảm bảo các tổ hợp vũ khí này hoạt động bình thường, điều quan trọng cần thiết là các những quân nhân Mỹ có thể tham gia vào các hoạt động  của quân đội nước sở tại, đang những tên lửa đối hạm này trong quá trình diễn tập chung nhằm đưa tất cả các lực lượng tên lửa phục vụ cho mục đích kiềm chế hải quân Trung Quốc.
Hơn thế nữa, trong điều kiện thuận lợi, lực lượng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận hệ thống thông tin tình báo, xác định và định vị các mục tiêu quan trọng trong các vùng nước cần thiết, cũng cấp dịch vụ dẫn đường vệ tinh, định vị mục tiêu, đây là vấn đề quan trong và thực sự cần thiết. Những cơ sở dữ liệu này sẽ khiến lực lượng Hải quân Trung Quốc rơi vào tình trạng bị đe dọa tấn công trên mọi vùng nước biển Đông và Hoa Đông.
 http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/6475-my-bop-nghet-tq-voi-lien-hoan-tran-ten-lua.html


Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung Quốc khai chiến Biển Đông

VietTimes -- Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, Đô đốc Harry Harris trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay, lực lượng dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”.
Lê Việt Dũng - /
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển gần Philippines. 
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển gần Philippines.
Theo Worldjournal, phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.

Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông.

Dự kiến, Toà trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột.

 
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ "ra tay không thương tiếc" đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử.

Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, "tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời".

Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. "Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp".

Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ.

Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.

Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi.

 

Tàu khu trục USS William P. Lawrence Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rappler.com.
Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.

Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ).

Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough.

Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.

Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.

Lê Việt Dũng
 gioi/my-ra-tay-khong-thuong-tiec-neu-trung-quoc-khai-chien-bien-dong-55463.html

NS.TUẤN KHANH * QUÁI VẬT


Đối diện con quái vật

NS.TUẤN KHANH


Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người người hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.
Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.
Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.
Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Đọc những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho tổ quốc mình và giờ phút nguy nan, là niềm hãnh diện và cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn hoá nào cũng có thể may mắn có được.
Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã làm gì?
Thật kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.
Bối cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24 giờ từ báo chí chính thống Trung Quốc, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí. Trên các trang mạng xã hội, giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.
Quả là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự “khủng” hàng đầu thế giới vẫn được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho cho quân đội nước mình?
Đây là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho tổ quốc mình, chắc chắc nhân dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là ngu ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách ngu ngốc.
Ngày 26/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có lời cảnh cáo, bị bắn đến 2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
Người ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh đạo trên bờ vẫn khẳng định rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách “thực thi chủ quyền của tổ quốc”.
Những người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi tuần tra “khống”, báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để được vui vẻ an sinh trên bờ.
Người ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu cá này thật cô đơn vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn được lên giọng tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của chính quyền.
Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại mà cũng không thấy cần phải làm gì.
Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.
Cũng như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng chúng ta sẽ mất – mất rất nhiều – thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.
Và những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để làm gì?
 https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/12/02/doi-dien-con-quai-vat/

 

No comments:

Post a Comment