VĨNH LIÊM * MĂC ĐĂNG DUNG
Vĩnh Liêm –Văn Uyên
PHẦN I.
Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội -Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh
Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà Nội đã đề xuất HĐNDTP Hà Nội đặt hai con phố mang tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông thuộc quận Cầu Giấy. Trong đó, tên phố Mạc Thái Tổ (tức vua Mạc Đăng Dung) được đặt cho đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kinh, có chiều dài 900m, rộng 60m. Còn đoạn đường đặt tên phố Mạc Thái Tông (tức vua Mạc Đăng Doanh) từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (cạnh công ty cổ phần lắp máy xây dựng, đối diện cổng sau Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kinh, nối tiếp phố Vũ Phạm Hàm, có chiều dài 840m, rộng 17m. (trích “Tranh luận xung quanh việc đặt tên phố Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội”-Thanh Hằng)
Như vậy so với các con đường ở Hà Nội và trên toàn quốc thì đây là hai con đường rộng và bề thế nhất nước.
Việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa hai quan điểm ủng hộ và chống, nhưng xem ra quan điểm ủng hộ chiếm đa số với những nhà sử học tên tuổi như GS sử học Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học, giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học – Viện hàn lâm KHXH Việt Nam v.v…
Theo ý kiến của các nhà sử học này thì:
- Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều đình đổ nát, dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia cát cứ, lên ngôi tạo dựng được cơ nghiệp. Với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định trong lịch sử.
- Mạc Đăng Dung còn được đánh giá cao vì ông phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi nhưng đã không thi hành một cuộc tàn sát nào với con cháu những người trung thành với nhà Lê như đã từng xảy ra khi nhà Trần lên thay nhà Lý, nhà Hồ lên thay nhà Trần…
Phe phản đối tiêu biểu là PGS.TS Trần Thị Băng Thanh đã đưa ra các dẫn chứng từ sử sách của ta và cả triều Minh (TQ) để chứng minh đối sách ngoại giao sai lầm của nhà Mạc khi dâng đất, xin hàng, xin nội thuộc nhà Minh nên không thể coi là có công với đất nước…Riêng nhà sử học Lê Văn Lan từ chối cho biết ý kiến. (theo Thanh Hằng, bài đã dẫn).
Gần đây trên diễn đàn mạng có bài viết của Tôn Nữ Tịnh Tâm với tiêu đề Viết Tiếp “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” (trao đổi về bài tạp văn “Cấm phóng uế vào lịch sử” của Hoàng Thiếu Phủ -Hồn Việt số 90 trang 2&3- 2015) trong đó tác giả phản ứng gay gắt lập luận của Hoàng Thiếu Phủ khi HTP kể tội Mạc Đăng Dung (tội cướp ngôi, tội đầu hàng, tội cắt đất) và ngược lại tác giả đã kể nhiều công lao to lớn của Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc:
- Chấm dứt tình trạng loạn lạc nghiêm trọng của Đại Việt, mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị.
- Quan tâm đến giáo dục
- Kinh tế phát triển, đặc biệt nông nghiệp
- Lòng người hướng về nhà Mạc vẫn chưa hết khi vận trời đã về nhà Lê trung hưng
Tôn Nữ Tịnh Tâm đã trích dẫn từ các nguồn sử sách như Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim để chứng minh lập luận của mình, nhưng tiếc thay những lập luận này thiếu vũng chắc , trích dẫn không đầy đủ hoặc tác giả không hiểu hết ý của các sử gia.
Trong mong muốn làm sáng tỏ những nghi vấn lịch sử, đồng thời đánh giá đúng vai trò của Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc đối với lịch sử Việt Nam, dựa vào các nguồn sử liệu đáng tin cậy, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử tìm hiểu sự xuất hiện và vị trí của Mạc Đăng Dung cùng triều đại nhà Mạc trên chính trường Đại Việt vào những năm của thế kỷ XVI.
Nhà Hậu Lê từ Lê Thái Tổ (1428-1433) đến Lê Hiến Tông (1497-1504) rất thịnh trị, đặc biệt triều đại vua Lê Thánh Tông (1460-1497), đất nước ta phát triển về mọi mặt, dân cư no ấm, chính trị ổn định, lân bang nể phục.
Đến năm 1505 vua Lê Túc Tông (con của Hiến Tông) lên nối ngôi chỉ được 6 tháng thì mất, triều đình tôn người anh thứ hai của Túc Tông là Tuấn lên làm vua, tức vua Uy Mục (1505-1509).Kể từ khi Uy Mục lên ngôi, nhà Lê bước vào thời kỳ suy yếu. Uy Mục là vị vua hung ác, mới lên ngôi đã giết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu, quan Lễ bộ Thượng thư là ông Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là ông Nguyễn Quang Bật vì khi vua Hiến Tông chết, những người này không chịu lập Uy Mục làm vua.
Chính vì cần người có sức khỏe để bảo vệ ngai vàng, nên thời Uy Mục, Mạc Đăng Dung, cháu 7 đời của danh thần Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo làm nghề đánh cá, có sức khỏe, dự thi nghề Giao chật (đánh vật) trúng Đô lực sĩ xuất thân, được sung vào Túc vệ, giữ việc cầm dù theo vua, rồi thăng bổ chức Đô chỉ huy sứ vệ Thiên vũ. Năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) thời Tương Dực, được thăng làm Đô chỉ huy sứ Vũ Xuyên bá, (năm này Đăng Dung 29 tuổi). Thời Quang Thiệu (Chiêu Tông), triều đình sai trấn thủ Sơn Nam, gia phong chức phó Tướng Tả đô đốc. ( ĐVTS trang 34 và ĐVSKTT quyển XV trang 591 bản điện tử).
Như vậy Mạc Đĩnh Chi và Mạc Đăng Dung đều được nhà Trần và nhà Lê trọng dụng. Nhưng nếu Mạc Đĩnh Chi được nhà Trần trọng dụng vì học thức rộng và sự thanh liêm thì Mạc Đăng Dung được các vị vua cuối đời Lê tin dùng nhờ cơ bắp nhằm bảo vệ ngai vàng vì lúc này chính sự nhà Lê đã đổ nát (bên ngoài giặc giã nổi lên, trong triều thì quan lại chia phe đánh nhau).
Theo Đại Việt Thông sử (trang 35 bản điện tử) thì “Đăng Dung là người rất gian trá, nhưng bề ngoài làm ra vẻ thật thà ngay thẳng, để mua danh dự…”.. Việt Nam Sử Lược trang 274 ghi: “Mạc Đăng Dung bấy giờ quyền thế hống hách, ra vào cung cấm tiếm dụng nghi vệ thiên tử. Các quan ai có vì nhà vua mà can gián điều gì, thì Đăng Dung tìm cách giết đi. Các quan triều thần có nhiều người thấy quyền lớn về cả họ Mạc, cũng bỏ vua mà theo phò Mạc Đăng Dung.” Hể Đăng Dung dâng sớ xin giết ai thì các vua Lê đều nghe theo như trường hợp Cù Khắc Xương, Trần Công Vụ hay Lê Quảng Độ… bị giết thời Chiêu Tông (Toàn Thư trang 574-575 bản điện tử,Đại Việt Thông Sử trang 35 bản điện tử). Đây là điều kiện thuận lợi để Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
Năm Quang Thiệu thứ 3 (1518) thời Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung thăng tước Vũ Xuyên Hầu, ra trấn thủ Hải Dương, thu thập dân quân, chỉnh đốn đội ngũ, binh số ngày thêm nhiều. Lúc này Thiết Sơn Bá Trần Chân nắm quyền binh trong Kinh Sư, Đăng Dung bèn cưới con gái Chân cho con trai mình là Đăng Doanh để làm vây cánh.(ĐVTS trang 36)
Vua Chiêu Tông nghe lời gièm pha giết Trần Chân khiến đồ đệ của Trần Chân cử binh đánh vào kinh đô, nhà vua chạy sang huyện Gia Lâm, triệu Hoằng Dụ cứu nhưng Dụ không đến, nhà vua đành sai người đi triệu Mạc Đăng Dung. “Ý ngài muốn cậy binh lực của Đăng Dung để khôi phục lại Kinh Sư. Nhưng Đăng Dung thấy triều đình rối loạn, bèn nẩy ra mưu đồ khác”(ĐVTS trang 36 bản điện tử). Trang 37 ĐVTS ghi “Sau khi Đăng Dung một mình giữ binh quyền, từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, mà đạo quân nhà vua thì yếu ớt, lòng người ai cũng hướng về Đăng Dung, nên y càng lưu tâm mưu việc phản nghịch.”
Thế mà Tôn Nữ Tịnh Tâm cũng trích dẫn từ “Đại Việt Thông Sử” của Lê Quý Đôn nhưng lại cắt bỏ phần không lợi cho lập luận của mình để dựng lên hình tượng một Mạc Đăng Dung xứng đáng với ngôi thiên tử vì được dân tin yêu. TNTT ghi “Sau khi Mạc Đăng Dung một mình giữ binh quyền, từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, lòng người ai cũng hướng về ” (TNTT ghi chú trang 15). TNTT đã cắt bỏ phần sau (“nên y càng lưu tâm mưu việc phản nghịch”)
Chúng ta đều biết nhân dân chỉ muốn một cuộc sống thanh bình để làm ăn sinh sống nên việc hướng về Mạc Đăng Dung vì Dung đã dẹp được giặc giã là chuyện tất nhiên. Còn mưu đồ của Đăng Dung như thế nào, Dung có xứng đáng làm thiên tử hay không lại là vấn đề khác.
Kể từ đó Đăng Dung tự xem mình như thiên tử. “…Khi Đăng Dung đi đường bộ thì dùng lọng phượng bông vàng; khi đi đường thủy thì dùng thuyền rồng dây lụa. Tự do ra vào nơi cung cấm, không hề nể sợ. Lại giết hết những người tâm phúc của vua...” (ĐVTS trang 37). Điều này chứng tỏ Đăng Dung là kẻ hiếu sát, rắp tâm cướp ngôi nhà Lê. (Các sử gia Hà Nội cho rằng MĐD không giết những ai trung thành với vua Lê ).
Dĩ nhiên khi một triều đại quá thối nát thì việc thay thế một triều đại khác là vấn đề bức thiết, nhưng không thể là một triều đại mà thiên tử là kẻ hiếu sát với dân và hèn hạ với ngoại bang như Mạc Đăng Dung được.
Vua Chiêu Tông thấy tình thế bức bách bèn ngầm với Nguyễn Hiến và Phạm Thứ dời kinh đô ra ngoài hiệu triệu các tướng đến giúp. Ngày hôm sau Đăng Dung mới biết bèn sai quân ngăn chặn khắp nơi, lập Hoàng đệ Xuân lên ngôi tức vua Cung Hoàng.(1522-1527)
Vua Chiêu Tông chạy lên Sơn Tây, nhiều người hào kiệt về giúp ngày càng đông, nhưng vì vua nghe lời những kẻ hoạn quan không nghe lời các tướng, lòng người ly tán. Năm Giáp Thân (1524) Đăng Dung đánh Thanh Hóa, Trịnh Tuy thua trận chết, vua bị bắt đem về Đông Hà (huyện Thọ Xương), rồi bị giết. Vua Chiêu Tông làm vua được 11 năm, thọ 26 tuổi.
Tháng 6 Đinh Hợi (1527) Đăng Dung bắt các quan nhà Lê thảo bài chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc, dùng năm này làm niên hiệu Minh Đức thứ nhất, bỏ Cung Hoàng xuống tước Cung vương, giam cùng Thái Hậu ở cung Tây nội, rồi giết chết . Đăng Dung sai đem xác hai người để phơi ngoài quán Bắc sứ, sau đưa về chôn ở lăng Hoa Dương, huyện Ngự Thiên theo nghi lễ của thiên tử và hoàng hậu. (TT trang 591quyển XV bản điện tử). Lúc này thần dân thất vọng, thiên hạ nôn nao (ĐVTS trang 40).
Các quan trong triều không phục, nhiều người đã phản kháng: nhổ vào mặt Đăng Dung, lấy nghiên đập vào mặt Đăng Dung, chưởi mắng… tất cả những người này đều bị Đăng Dung giết, có người nhảy xuống sông mà chết, có người thì quay đầu về Lam Sơn mà lạy rồi tự tử (VNSL trang 275).
TNTT trích tờ chiếu nhường ngôi của Cung Hoàng để biện minh cho sự cướp ngôi của Mạc Đăng Dung. Thực tế chiếu nhường ngôi được các quan nhà Lê thảo ra dưới sức ép của Đăng Dung dĩ nhiên phải ca tụng Đăng Dung nhằm hợp thức hóa việc cướp ngôi này là chính đáng.TNTT còn trích một cách có chủ ý câu ”…Bấy giờ, thần dân trong kinh đều theo Mạc Đăng Dung và đều đón Mạc Đăng Dung vào kinh ” nhưng bỏ phần đầu. Câu đầy đủ đoạn này là “Tháng 6, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào Kinh, bắt vua (Cung Hoàng) nhường ngôi. Bấy giờ, thần dân trong kinh đều theo Mạc Đăng Dung và đều đón Đăng Dung vào kinh” (TT trang 590 bản điện tử). Việc “thần dân trong kinh đều theo Mạc Đăng Dung và đều đón Đăng Dung vào kinh” chẳng qua cũng là sự mong ước của thần dân cho một tương lai đất nước sáng sủa hơn , có ngờ đâu chỉ là sự lừa bịp.
Mùa đông tháng 12 Kỷ Sửu (1529), Mạc Đăng Dung cướp ngôi được 3 năm, tự thấy mình tuổi già (lúc này MĐD 47 tuổi) bèn truyền ngôi cho con trưởng là Đăng Doanh, tự xưng Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quang, coi nghề đánh cá là thú ngao du tự lạc. (TT trang 593 bản điện tử). ĐVTS ghi .”Tuy đã nhường ngôi nhưng thực tế mọi việc trong nước đều do Đăng Dung định đoạt..” (Đăng Doanh ở ngôi được 10 năm 1530-1540)
Đăng Dung về Cổ Trai ở để trấn vững nơi căn bản, và làm ngoại viện cho Đăng Doanh (ĐVTS trang 41).
Đăng Dung sai người sang Yên Kinh báo cho nhà Minh rằng con cháu nhà Lê không còn ai, xin tạm coi việc nước, cai trị dân chúng. Vua Minh không tin, sai người sang thăm dò, Dung đem vàng bạc đút lót để sứ giả tâu với vua Minh rằng con cháu họ Lê đã hết, không ai nối ngôi được nên ủy thác cho họ Mạc. Vua Minh mắng không nghe, Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn lập mưu cắt đất dâng hai châu Quy, Thuận, hai tượng người bằng vàng và bạc cùng châu báu, của lạ, vật lạ. Vua Minh thu nhận. Từ đấy Nam Bắc lại thông sứ đi lại.(TT trang 592 quyển XV bản điện tử).
Ở tội đút lót vàng bạc và cắt đất dâng cho nhà Minh của Mạc Đăng Dung, TNTT so sánh với việc Lê Lợi sau chiến thắng quân Minh cũng dâng biểu cầu phong, cũng nộp lễ cống, nộp tượng vàng thế thân v.v..để biện minh cho hành động hèn nhát của Mạc Đăng Dung trước ngoại bang mà không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) rằng Bình Định vương Lê Lợi đứng trên cương vị vua của nước nhỏ thắng trận muốn có một chính sách hòa bình lâu dài với nước lớn cận kề để tránh cho dân tộc khỏi chịu cảnh đao binh triền miên. Đây là sự nhún nhường ngoại giao cần thiết cho bất cứ nhà lãnh đạo các nước nhỏ nào. Còn với Mạc Đăng Dung lại khác, đó là tội cướp ngôi giết vua trắng trợn không có sự đồng thuận của toàn dân ngoại trừ những kẻ a dua “theo đóm ăn tàn”, và tội khiếp nhược hèn nhát trước ngoại bang.
Năm Đinh Dậu (1537) vua nhà Minh (nhân cơ hội này) sai Cừu Loan làm Đô đốc, Mao Bá Ôn làm Tán lý quân vụ, đem quân đem quân sang đóng gần cửa Nam Quan rồi truyền hịch đi mọi nơi, thưởng quan tước và hai vạn bạc cho ai bắt được cha con Mạc Đăng Dung. Lại sai người mang thư sang cho Mạc Đăng Dung bảo phải đưa sổ ruộng đất nhân dân sang nộp và chịu tội, thì được tha cho khỏi chết. Đăng Dung sai bọn Nguyễn Văn Thái sang sứ nhà Minh xin hàng (VNSL trang 294).
Đến tháng 11 Canh Tý (1540) Đăng Dung vận áo trắng, tự quấn dây sợi vào cổ, dẫn cháu họ là Văn Minh cùng bầy tôi (9 người), mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ (biểu thị sự tự trói mình và chịu nhận hình phạt – ghi chú của Toàn Thư trang 599 quyển XVI bản điện tử) đến chực ở cửa Nam Quan, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh, quỳ gối, cúi đầu dâng biểu đầu hàng và bạ ghi chép thổ địa quân dân trong nước, tình nguyện nộp các động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm và Liễu Cát trong châu Yên Quảng và châu Vĩnh Yên để lệ thuộc vào Khâm Châu; xin ban cho niên lịch và ấn tín. Sau khi tướng nhà Minh nhận hàng, bèn sai Văn Minh, Nguyễn Giản Thanh và Hứa Tam Tỉnh mang tờ hàng biểu đầu hàng tới Yên Kinh dâng vua Minh.( ĐVTS trang 42-43,TT trang 599 quyển XVI bản điện tử). Hành động đầu hàng nhục nhã này của Đăng Dung chưa thấy ở một vị vua nào của nước ta nhưng đáng tiếc TNTT lại dùng những luận điệu ngụy biện để gỡ tội cho Đăng Dung: “MĐD không “phản quốc” “nhục nhã” “hèn hạ” như ai đó đã kết tội (ám chỉ Hoàng Thiếu Phủ), mà ngược lại là một người đáng kính trọng vì đã dám hy sinh danh dự cá nhân cho đại cục của dân tộc, nhờ đó tránh được nguy cơ chiến tranh xâm lược từ nước láng giềng khổng lồ”.
Hành động “đi chân không, quỳ gối, cúi đầu dâng biểu đầu hàng” của Mạc Đăng Dung là hành động khiếp nhược, làm nhục quốc thể chứ không thể là hành động đáng kính trọng.
Bình Định Vương Lê Lợi sau khi đánh tan quân nhà Minh cũng chỉ sai sứ sang nhà Minh mang lễ vật hậu hỷ (có hai tượng người bằng vàng) để cầu hòa chứ ngài không đích thân đi; Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi đánh tan 10 vạn quân Thanh xâm lược thì cử Phạm Công Trị đóng giả vua đem đồ cống phẩm và dâng biểu cầu phong vua Thanh. “Vua Càn Long tưởng là Quang Trung thật, vời đến chầu ở Nhiệt Hà, cho vào làm lễ ôm gối như tình cha con một nhà. Đến lúc về nước lại sai thợ vẽ một bức ảnh truyền thần để ban cho… “. (VNSL trang 403). Những vị vua như vậy mới xứng đáng được dân tộc tôn thờ, còn Mạc Đăng Dung thì ngược lại, đáng bị nguyền rủa (22 tháng 8 Tân Sửu (1541) Mạc Đăng Dung chết thọ 59 tuổi)
TNTT cho rằng thời nhà Mạc, đặc biệt thời Mạc Thái Tổ (MĐDung) và Mạc Thái Tông (MĐDoanh) là thời thái bình thịnh trị là không chính xác vì khi MĐD cướp ngôi nhà Lê thì cựu thần nhà Lê hoặc bị thanh trừng, hoặc tuẩn tiết hoặc trốn ra nước ngoài (Ai Lao) để mưu việc phục quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa của con cháu nhà Lê và các cựu thần nhà Lê đã diễn ra khắp nơi:
Kỷ Sửu (1529) (Mạc Minh Đức năm thứ 3) bề tôi cũ của nhà Lê là hai anh em Trịnh Ngung, Trịnh Ngang chạy sang tố cáo với nhà Minh. Do họ Mạc đem nhiều lễ đút lót cho nhà Minh, việc không thành, hai anh em đều chết ở bên Minh (TT trang 593 bản điện tử).
Năm Canh Dần (1530) con công chúa An Thái là Lê Ý khởi binh chống lại ở Châu Gia xưng niên hiệu là Quang Thiệu, nhân dân đều hưởng ứng (ĐVTS trang 41 bản điện tử), Đăng Dung bị thua nhiều trận, nhưng do Lê Ý chủ quan bị đánh úp nên bị bắt đem về Đông Kinh và bị giết.
An Thanh hầu Nguyễn Kim (con của Nguyễn Hoằng Dụ) bề tôi cũ của nhà Lê dẫn con em chạy sang Ai Lao nương nhờ chúa Sạ Đẩu, Sạ Đẩu đem nhân dân và đất Sầm Châu cấp cho Kim. Từ đó Nguyễn Kim nuôi dưỡng sĩ tốt, chiêu nạp những kẻ chạy trốn, làm phản, ngầm tìm con cháu nhà Lê lập nên để mưu khôi phục.
Xuân Tân Mão (1531) An Thanh Hầu Nguyễn Kim dẫn quân từ Ai Lao về Thanh Hoá, Đăng Dung sai binh đánh, bị thua to.
Xuân Quý Tỵ (1533) (ở TT trang 595 ghi tháng 12 Nhâm Thìn) các cựu thần nhà Lê dựng Lê Duy Ninh (con của Chiêu Tông) lên ngôi ở Ai Lao tức Lê Trang Tông, cho người sang nhà Minh kể tội Đăng Dung, xin nhà Minh đánh dẹp. Sợ nhà Minh sang hỏi tội, Đăng Dung mật sai người hối lộ, xin cắt đất nộp nhà Minh và từ bỏ đế hiệu.(như phần trên đã ghi)
Năm Canh Tý (1540) Nguyễn Kim đem quân về đánh Nghệ An. Năm Nhâm Dần (1542) Trang Tông cất quân đánh Thanh Hóa và Nghệ An, qua năm sau (1543) thì thu phục được đất Tây Đô, quan tổng trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất ra hàng.
Lúc này đất nước chia đôi, gọi là thời Nam Bắc Triều: từ Thanh Hoa trở vào thuộc nhà Lê, làm Nam Triều, từ Sơn Nam trở ra thuộc họ Mạc, làm Bắc triều. Hai bên đem quân đánh lẫn nhau kéo dài nửa thế kỷ.
Còn việc “cấm người các xứ trong, ngoài không được cầm giáo mác và dao nhọn, can qua cùng những binh khí khác hoành hành trên đường đi. Ai vi phạm thì cho pháp ty bắt giữ ” đưa đến kết quả: “…Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên” (TT trang 595 bản điện tử).
Đây không phải là biện pháp giáo dục mà là biện pháp nghiêm cấm, răn đe vì sợ bạo loạn. Vì vậy tuy “trong cõi tạm yên” nhưng chỉtrong khoảng vài năm và bao trùm bầu không khí bất an khi người đi đường không thể tự vệ nếu bị tấn công hoặc khi gia súc sinh đẻ cũng không biết có phải là gia súc nhà mình, không ai dám mang về. Người được lợi ở đây là ai thiết nghĩ chúng ta đều biết...
Nhà Mạc có quan tâm đến việc thi cử và chọn nhân tài, nhưng những người có nghĩa khí như Nguyễn Bỉnh Khiêm dù đỗ trạng nguyên có ra làm quan nhưng cũng sớm cáo quan về trí sĩ ở làng Trung An tỉnh Hải Dương.
(Hết phần I)
Vĩnh Liêm –Văn Uyên
1/2016
Vĩnh Liêm –Văn Uyên
PHẦN II.
Sự suy tàn của Triều đại nhà Mạc
Triều đại Mạc Phúc Hải (1541-1546): niên hiệu Quảng Hòa
Mạc Đăng Doanh làm vua được 10 năm thì mất (1530-1540), truyền ngôi lại cho con là Mạc Phúc Hải. Đến tháng 8 năm Tân Sửu (1541) Đăng Dung chết ở Cổ Trai,thọ 59 tuổi.Kể từ thời Mạc Phúc Hải trở đi nhà Mạc ngày một suy yếu, nhà Lê bắt đầu trung hưng. Năm 1543 vua Trang Tông thân chinh đánh Phúc Hải , thu phục được Tây Đô, đất nước chia đôi gọi là thời Nam Bắc Triều.
Phúc Hải không chăm lo việc nước nên Bắc triều ngày càng suy yếu, trong khi Nam triều được Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm (rể của Nguyễn Kim) gíup đỡ và rất nhiều hào kiệt hưởng ứng ngày càng mạnh lên.
Năm Ất Tỵ (1545) Nguyễn Kim đem quân đánh Sơn Nam, đi đến huyện Yên Mộ bị Dương Chấp Nhất là hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, binh quyền giao lại cho Trịnh Kiểm. Nguyễn Uông, con trưởng của Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm giết, em là Nguyễn Hoàng sợ liên lụy, xin vào trấn ở Thuận Hóa.
Trịnh Kiểm rút về Thanh Hoa (Thanh Hóa), chiêu mộ những người hào kiệt, luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thảo để lo việc đánh nhà Mạc. Nhiều danh sĩ của Bắc triều đã vào giúp nhà Lê như Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng), Lương Hữu Khánh…(VNSL trang 296).
Năm Bính Ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất (làm vua được 6 năm), truyền ngôi lại cho con trưởng là Mạc Phúc Nguyên .
Triều đại Mạc Phúc Nguyên (1546-1561): niên hiệu Vĩnh Định
Phúc Nguyên còn nhỏ tuổi, bao nhiêu công việc lớn đều do chú ruột là Khiêm Vương Kính Điển quyết định. Tình hình Bắc Triều không mấy sáng sủa:
Nội bộ chia rẽ:
- Khi Phúc Hải chết, tướng Phạm Tử Nghi bàn nên lập vua lớn tuổi là Hoằng Vương Chính Trung (con trai thứ của Mạc Đăng Dung) nhưng các tôn vương nhà Mạc và Kính Điển không theo. Do đó Tử Nghi khởi loạn, chiếm cứ Ngự Thiên ở Hoa Dương, tiếm xưng tôn hiệu, ngụy lập triều đình. Phúc Nguyên cử Kính Điển và Nguyễn Kính phát binh đánh Tử Nghi, có Phụng quốc công Lê Bá Ly giúp sức mới đẩy lùi được. Tử Nghi rút về chiếm cứ An Quảng. Mạc Chánh Trung chạy sang Khâm Châu vào Lưỡng Quảng tố cáo tội trạng Nguyễn Kính chuyên quyền và xin cứu trợ. Vua Minh ra lệnh thu xếp cho Chánh Trung vào xứ Thanh Viễn và hàng năm phát gạo cho.
- Phụng quốc công Lê Bá Ly là vị tướng giỏi của Bắc triều đã dẹp tan được giặc Phạm Tử Nghi, uy thế lẫy lừng, con trai là Phổ quận công Khắc Thận, con rể là Văn Phái hầu Nguyễn Quyện, binh hùng tướng lực đều nằm trong tay. Giữa Lê Bá Ly và cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao có mâu thuẩn (vợ Phạm Quỳnh là vú sữa nuôi Kính Điển nên hai cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao được ân sủng chức quyền- theo ĐVTS trang 57). Phạm Quỳnh và Phạm Dao gièm pha với Kính Điển rằng con trai của Lê Bá Ly có ý phản nghịch, Kính Điển không tin thì hai người này đem ý trên gièm pha với Phúc Nguyên. Phúc Nguyên cho quân vây đánh Bá Ly. Bá Ly dẫn quân chiếm cửa quan Châu Tắc, yêu cầu xử tội Phạm Quỳnh, Phạm Dao. Phúc Nguyên không nghe lại bức bách Bá Ly. Bá Ly không còn lựa chọn nào khác, tháng 2 Tân Hợi (1551) cùng con là Phổ quận công Lê Khắc Thận đem quân về hàng vua Lê kèm theo bức họa địa hình tiến dâng (ĐVTS trang 59 bản điện tử), nhiều người tài giỏi cũng ùa theo như Đô quận công Nguyễn Thiến và con là Nguyễn Quyện, Nguyễn Phủ ... Từ đó hào kiệt các nơi kéo đến hưởng ứng rất đông. (theo TT q.XVI trang 602)
Nhiều điềm xấu xuất hiện:
- XứHải Dương luôn bị nạn binh hỏa , rất nhiều người phải lưu vong. (ĐVTS trang 56)
- Mùa hạ 1547 tháp Báo Thiên không vì cớ gì tự nhiên đổ lở.
- Mùa hạ 1548 ở các phủ Nam Sách, Thượng hạ tầng,Lý Nhân, Khoái Châu, Trường An đương lúc ban ngày trời bỗng tối sầm, không gian liền nổi tiếng ầm ầm, mưa đá đổ xuống sầm sập, làm hư hại lúa ngoài đồng …người và súc vật bị thương rất nhiều…(ĐVTS trang 57).
Ở Nam Triều vua Trang Tông thăng hà, thái tử Huyên lên ngôi ở Thanh Hoa tức vua Trung Tông lấy niên hiệu Thuận Bình (1549). Vua Trung Tông chỉ ở ngôi được 8 năm thì mất, không có con, dòng dõi họ Lê cũng không còn ai, binh quyền đều ở trong tay Trịnh Kiểm. Tục truyền Trịnh Kiểm muốn xưng làm vua nhưng còn lưỡng lự nên cho người lẻn ra Hải Dương hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm tức trạng Trình xem như thế nào. Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói gì cả, chỉ ngoảnh lại bảo đầy tớ rằng “Năm nay mất mùa thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ”. Nói rồi lại sai đầy tớ ra bảo tiểu quét dọn chùa và đốt hương để ông ra chơi chùa, rồi bảo tiểu rằng “Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”.
Sứ giả về kể lại, Trịnh Kiểm hiểu ý, cho người tìm con cháu nhà Lê và tìm được người cháu huyền tôn ông Lê Trừ (anh vua Thái Tổ) tên là Duy Bang, rước về lập lên làm vua tức vua Anh Tông. (VNSL trang297).
Lê Bá Ly sau khi đem con em họ hàng về Thanh Hoa quy thuận vua Lê, thăng đến chức “Khai phủ bình chương quân quốc trọng sự,chưởng triều đường chánh”, đến ngày 1 tháng 4 năm Đinh Tỵ (1557) qua đời, thọ 82 tuổi, được triều đình nhà Lê ban tờ chiếu tặng tước Nghĩa huân công, ban tên thụy là Trung Hựu.(ĐVTS trang 63)
Mùa thu tháng 7 năm Đinh Tỵ (1557) nhà Mạc sai Mạc Kính Điển (chú Mạc Phúc Nguyên) cầm quân đi đánh cướp ở Thanh Hoa, Phạm Quỳnh Phạm Dao đánh cướp ở Nghệ An nhưng thua nặng phải trở về.
Tháng 8 Thượng thư bộ Lại Thư quận công Nguyễn Thiến chết ở Thanh Hoa, con trai là Quyện và Miễn (TT ghi là Phủ) trốn về hàng Phúc Nguyên, được Phúc Nguyên phục chức và gả con gái tôn thất cho. (ĐVTS trang 63)
Tháng 9 Trịnh Kiểm đem 5 vạn quân thủy bộ ra miền giữa Sơn Nam đánh quân Mạc.
Năm Kỷ Mùi (1559) Trịnh Kiểm đem 6 vạn quân ra đánh mặt Bắc, lấy được những tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Thái Nguyên,Kinh Bắc, Lạng Sơn và các huyện ở mặt Hải Dương, tưởng sắp thành công, nhưng lại bị Mạc Kính Điển đem một đạo quân đi đường bộ vào đánh Thanh Hoa nguy cấp lắm, Trịnh Kiểm phải bỏ miền Bắc về giữ Tây Đô.
Hai bên cứ giữ nhau mãi: nhà Lê tuy đã trung hưng, nhưng giang sơn chưa thu lại được như cũ, nhà Mạc có làm vua thì cũng chỉ làm vua ở miền Bắc mà thôi. (VNSL trang 298)
Triều đại Mạc Mậu Hợp (1562-1592): niên hiệu Thuần Phúc
Năm Tân Dậu (1561) Mạc Phúc Nguyên mất, con là Mạc Mậu Hợp lên nối ngôi khi còn nhỏ (2 tuổi-Theo ĐVTS trang 68 bản điện tử), có thể xem đây là vị vua cuối đời Mạc.Lúc này chính trị nhà Mạc đã mục nát vì Mạc Mậu Hợp là vị vua trẻ tuổi, bất tài, ham mê tửu sắc và bạc đãi công thần.
Chiến tranh hai miền Nam Bắc vẫn tiếp diễn, khi thì Trịnh kiểm ra đánh Sơn Nam, khi thì Mạc Kính Điển vào đánh Thanh Hoa, không bên nào được hẳn.
Năm Canh Ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, giao binh quyền cho con là Trịnh Cối. Trịnh Cối bất tài, lại ham mê tửu sắc, tướng sĩ không mấy ai phục nên bị em là Trịnh Tùng đoạt quyền.
Khi hai anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh nhau thì Mạc Kính Điển đem hơn 10 vạn quân vào đánh Thanh Hoa, Trịnh Cối liệu thế chống không nổi bèn đem quân đầu hàng họ Mạc, được giữ quan tước như cũ.
Quân Mạc thừa thế tiến lên đến sông Mã, tràn qua Hà Trung rồi vây đánh An Trường (thuộc huyện Thụy Nguyên) là chỗ vua Lê đóng.Vua Anh Tông về Đông Sơn, phong Trịnh Tùng làm tả thừa tướng, tiết chế chư quân để chống giữ với quân Mạc. Trịnh Tùng sai các tướng giữ mọi nơi, Mạc Kính Điển đánh mãi không được, lâu ngày hết lương thực đành phải rút về Bắc. Vua phong cho Trịnh Tùng làm Thái úy Trưởng quốc công (TT ghi là Trưởng quận công) và thăng thưởng cho các tướng sĩ. Lại sai ông Phùng Khắc Khoan đi chiêu tập các hoang dân ở Thanh Hoa về yên nghiệp làm ăn, chỉnh đốn việc chính trị. (VNSL trang 299)
Vua Anh Tông thấy Trịnh Tùng chuyên quyền rất lo. Lê Cập Đệ bàn với vua trừ họ Trịnh, nhưng Trịnh Tùng biết ý dùng mưu giết Lê Cập Đệ. Vua Anh Tông lo sợ, bèn cùng bốn hoàng tử chạy vào Nghệ An. Trịnh Tùng thấy vua xuất ngoại, cho người rước hoàng tử thứ năm là Duy Đàm ở làng Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên về lập lên làm vua tức vua Thế Tông, rồi sai người đem binh đuổi theo vua Anh Tông, bắt được đưa về giết đi, nói rằng vua tự thắt cổ chết.
Trịnh Tùng thăng thưởng cho những người đồng đảng, rồi chia quân phòng giữ các nơi để chống nhau với quân Mạc. Từ năm Quý Dậu (1573) đến năm Quý Mùi (1583) Trịnh Tùng cứ giữ đất Thanh Hoa, Nghệ An, nhà Mạc nhiều lần đem quân đánh đều thất bại (VNSL trang 299-300).
Tháng 10 Canh Thìn (1580), Mạc Kính Điển mất (Kính Điển là ông chú của Mậu Hợp), đây là một tổn thất lớn cho Bắc triều vì Kính Điển là vị tướng có tài và đức độ, rất được quân sĩ kính trọng. Mậu Hợp đưa ông chú là Mạc Đôn Nhượng lên thay, đem quân vào đánh họ Lê, nhưng không được trận nào.
Dù nhà Mạc ngày càng suy yếu, Mạc Mậu Hợp vẫn tiếp tục con đường hoang dâm vô độ, bạc đãi công thần.
Đến năm Quý Mùi (1583) Trịnh Tùng thấy thế mình đã mạnh bèn cử binh mã ra đánh Sơn Nam lấy được thóc gạo đem về. Từ đó năm nào cũng ra đánh, bắt quân Mạc từ thế công chuyển sang thế thủ. Năm Tân Mão (1591) Trịnh Tùng quyết định cử đại binh (5 vạn quân) ra đánh Thăng Long.
Mạc Mậu Hợp cũng điều động hơn 10 vạn quân, sai Mạc Ngọc Liễn và Nguyễn Quyện lĩnh hai đạo đi làm tả hữu dực, Mậu Hợp dẫn trung quân đến đối trận với quân Trịnh Tùng. Quân Trịnh đánh rất hăng, quân Mạc chống không nổi, chết đến hàng vạn người, Mạc Mậu Hợp bỏ chạy. Quân Trịnh thừa thế đuổi tràn gần đến thành Thăng Long. Nhưng vì sắp đến tết Nguyên Đán Trịnh Tùng đình chiến cho quân sĩ nghỉ ngơi ăn tết.
Tháng giêng Nhâm Thìn (1592) Trịnh Tùng lập đàn tế trời đất, đặt ra ba điều cấm quân sĩ không được làm điều phi pháp với dân rồi mang đại binh ra Bắc tấn công Thăng Long lần thứ hai. Áp lực quân Trịnh quá mạnh, các mặt trận đều tan vỡ, quân Mạc chết như rạ, Mạc Mậu Hợp phải bỏ Thăng Long, vượt sông Hồng chạy đến Thổ Khôi (thuộc huyện Gia Lâm-Hà Nội), các tướng như Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê…bỏ thành mà chạy, tướng Nguyễn Quyện bị bắt sống (về sau phải chết trong ngục cùng con là Nguyễn Tín).”Trong kinh thành xác chất chồng lên nhau. Tướng tá chết chừng vài chục, sĩ tốt chết đến hơn nghìn người, khí giới bỏ ngổn ngang cao như quả núi, lâu đài cung điện nhà cửa sạch không.” (ĐVTS bản điện tử trang 88).
Tuy thắng trận nhưng Trịnh Tùng cho kéo quân về nghỉ ngơi, chờ thời cơ vì biết quân Mạc vẫn còn viện binh các nơi khác.
Về phía Mạc Mậu Hợp, tuy thua trận nhưng vẫn không bỏ được thói háo sắc. Nguyễn Thị Niên là con gái của tướng Nguyễn Quyện, vợ của tướng Bùi Văn Khuê, chị của Thị Niên là hậu của Mậu Hợp. Thế mà Mậu Hợp lại muốn chiếm đoạt Thị Niên nên ngầm tính mưu kế giết Văn Khuê. Văn Khuê biết ý, dẫn quân về giữ hạt Gia Viễn, không theo mệnh lệnh của triều đình. Mậu Hợp mấy lần vời cũng không tới, bèn sai tướng đem quân đến hỏi tội Văn Khuê.
Tháng 10, Văn Khuê trưng binh chống giữ, sai con trai chạy đến yết kiến phủ Tiết chế tố cáo sự tình, xin đầu hàng và xin cứu viện. Tiết chế Trịnh Tùng rất vui mừng, lập tức tâu hoàng đế để xin khởi binh, sai Hoàng Đình Ái dẫn một đạo quân đi trước để cứu Văn Khuê.
Tướng của Mậu Hợp là Định quận công Trần Bách Niên cũng về hàng Nam triều, tiếp đến có hơn 10 tướng Nam đạo sang hàng nhà Lê.
Áp lực Nam quân quá mạnh, quân Mạc không chống cự nổi, các mặt trận đều tan vỡ. Mạc Mậu Hợp bỏ kinh thành chạy trốn về huyện Kim Thành (Hải Dương), tông thất và quân sĩ nhà Mạc lũ lượt kéo nhau ra hàng. Thái hậu họ Mạc bị bắt, buồn rầu mà chết.
Mậu Hợp dựng con trai là Toàn làm vua, rồi trốn về ẩn ở chùa Mô Khuê hạt Phượng Nhởn, cuối cùng cũng bị bắt đem về Thăng Long, bêu sống 3 ngày rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, gửi đầu về Thanh Hoa, đóng đinh vào hai mắt bêu ở chợ.
Con của Mạc Kính Điển là Mạc Kính Chỉ nghe tin Mạc Mậu Hợp đã bị bắt, bèn tự lập làm vua đóng ở huyện Thanh Lâm chiêu mộ quân sĩ được sáu bảy vạn người, Mạc Toàn là con Mạc Mậu Hợp cũng theo về với Mạc Kính Chỉ (VNSL trang 303).
Trịnh Tùng thấy Kính Chỉ nổi lên, thanh thế to lắm, quan quân đánh mãi không được, bèn đem quân sang đánh ở huyện Cẩm Giang và huyện Thanh Lâm, bắt được Kính Chỉ và con cháu họ Mạc cả thảy hơn 60 người.
Trịnh Tùng về Thăng Long, sai quan vào rước vua Thế Tông ra Đông Đô, mở triều và thăng thưởng cho các tướng sĩ.
Năm sau tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn tìm được con của Mạc Kính Điển là Mạc Kính Cung lập nên làm vua, chiếm giữ châu Yên Bác ở Lạng Sơn, nhưng một thời gian ngắn thì bị quân của Hoàng Đình Ái đánh dẹp phải chạy sang Long Châu cầu cứu nhà Minh.
Tuy nhờ nhà Minh bênh vực, Mạc Kính Cung chỉ giữ được mảnh đất nhỏ bé ở Cao Bằng.
Triều đại nhà Mạc tồn tại 65 năm (1527-1592) và bị xem là ngụy triều trong lịch sử Việt Nam.
Vĩnh Liêm –Văn Uyên
2/2016
BS NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH * CƠM NHÀ BÀN VÀ MÌ GÓI CANTINE
CƠM NHÀ BÀN VÀ MÌ GÓI CANTINE
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Dù ở trong nước hay dù ở ngoài nước, mì gói cũng đã chiếm một chổ đứng khiêm nhường trong tập tục ăn uống của đa số chúng ta.
Tiện một cái, là giữa đêm, lỡ có đói bụng bất tử thì xuống bếp lôi ra một gói mì, chế nước, bỏ vô thêm vài con tép, tôm khô, môt chút rau cải nếu có, xong đút vô lò vi ba microwave, nhấn 5 phút là sẽ có một tô mì nóng thơm phức. Cam đoan ngon hơn cái BigMac giá 5$.
Nếu có đầy đủ gia vị và nguyên liệu, như thịt xá xíu, tôm, tép, cua, hành ngò chúng ta có thể biến mì gói thành một món cao lương mỹ vị không bằng.
Mì gói là một món ăn quá bình dân và phổ thông của người mình từ hơn 50 năm nay.
Tại Canada, năm 2012 một thùng mì giá lối 14$. Gói nhỏ xíu, ăn không ngon bằng mì hành 20 năm về trước.
Không phải thưong hiệu nào mình cũng ăn được. Có loại ăn không ra hồn, nhưng cũng có loại thì “ăn được” (huề vốn!)
Giữa cái big Mac và tô mì gói, thì người gõ xin chọn mì gói, vì cái gu Á châu và nhứt là nó lúc nào cũng gần gũi với mình theo vận nước nổi trôi.
Nhớ lại ngày xa xưa, lúc đi thụ huấn quân sự khóa đặc biệt giáo chức 9 tuần tại Trung tâm huấn luyện Chi Lăng (Thất Sơn) năm1968 và Quang Trung (Hóc Môn) 1969, đôi khi người gõ cũng hay lết xuống cantine làm bậy một tô mì ăn liền nóng hổi, ngon ơi là ngon, hơn cả cơm nhà bàn nhiều… nhiều lắm.
Trong 3 năm (70-73) học thú y tại Chula Univ Bangkok, tối tối mình cũng thường hay ăn mì gói, hoặc hủ tiếu gói trước khi đi ngủ.
Trong 4 năm (81-85) lúc đi học lại thú y tại Université de Montréal, tác giả phải ở xa gia đình những ngày trong tuần. Mì gói hầu như là món ăn chánh của mình vào buổi ăn trưa.Tụi bạn bè da trắng có vẻ rất ngạc nhiên vì nó không thấy mình ăn gì khác hơn là “cơm hộp” (đựng trong hộp plactic) và mì Ramen- Encore du riz, toujours le riz et le Ramen.
Tối, thức khuya gạo bài, mình thường hay đói bụng bất tử nên không gì hơn là làm bậy một tô mì hành trước khi đi ngủ.
Thời gian còn đi làm việc, trong giờ nghỉ ăn trưa, tác giả cũng đã từng ăn mì gói liên tục và dễ dàng trong nhiều tuần lễ cho nó tiện, nhưng chịu thua nếu bị bắt buộc phải ăn McDo, pizza hoặc bánh mì sandwich mỗi ngày trong vòng một tuần. Trong tủ locker của tác giả tại cơ quan, lúc nào cũng thủ sẵn mì gói và bánh cracker Premium plus v,v…để cầm cự.
Ngày nay đi du lịch, không ít bà con mình cũng thường mang theo năm ba gói mì phòng khi “hữu sự”, khi “kiến cắn bụng giữa khuya” tại những nơi xa lạ. Có nhiều loại mì, như Ricey và Mama có thể xé gói ra ăn liền như ăn chip, khỏi cần phải nấu. Trong xe của mình, lúc nào cũng phải có chai nước lạnh mì gói, bánh cracker và chocolat để phòng hờ vì mình hay bị thiếu dường làm mệt mỏi và quạu quọ bất tử lắm.
Có người còn mách nếu ăn phở (ở nhà nấu) hay ăn mì gói mà bỏ thêm một chút cơm nguội vào tô lúc ăn thì nó ngon hơn?
Thậm chí trên chuyến bay của Cathay Pacific, giữa khuya, cô tiếp viên duyên dáng hỏi hành khách có muốn ăn một cái snack không thì mình xin cô em cho mình instant noodle please.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Mì gói hay mì ăn liền du nhập vào Việt Nam từ những năm 60 và đã trở nên khá phổ biến trong mọi tầng lớp của xã hội miền Nam.
Mì gói còn được gọi là mì ăn liền, mì ramen, mì hành, mì cua, mì hai tôm, Kung Fu, Vifon, v,v…có thể được xem như fast food kiểu VN ăn ở nhà.
Mì có nhiều dạng: gói, hộp, ly, tô.
Nó là vị cứu tinh của những kẻ độc thân, của sinh viên, học sinh nghèo, của người quá bận rộn, của kẻ làm biếng nấu nướng mất công…và trong trường hợp vợ chồng bận gây lộn.
Trong thực tế, mì gói thường dùng như một món ăn chơi cho đỡ dạ (snack)
Video:
How Instant Noodles Are Made: Pilot Line At The Wheat Marketing Center
https://www.youtube.com/watch?v=iPRy7w6yarQ
Ăn thường xuyên mì gói phải coi chừng
Có điểm hơi bất lợi là mì gói chứa quá nhiều bột ngọt,chất béo bão hòa (xấu), chất béo trans. Nên coi chừng gói dầu, mỡ và gói muối trong bao. Gần đây có tin mì gói có chứa hóa chất độc nữa.
Trong quá trình sản xuất, mì được chiên trong những loại dầu bão hòa rẻ tiền chẳng hạn như dầu cọ (palm oil) và chất béo trans. Gói gia vị và gói muối chứa nhiều loại hóa chất, trong dó phải kể đến bột ngọt monosodium glutamate chứa nhiều sodium.
Những ai đang có vấn đề cao máu hypertension hoặc bạn nào đang uống thuốc trị trầm cảm antidepressant medication(MAO inhibitors), hay đang bị chứng suy tim ứ huyết congestive heart failure cần tránh thức ăn có nhiều muối sodium và bột ngọt vì nguy cơ huyết áp sẽ tăng.
Mì gói còn được gọi là mì ăn liền, mì ramen, mì hành, mì cua, mì hai tôm, Kung Fu, Vifon, v,v…có thể được xem như fast food kiểu VN ăn ở nhà.
Mì có nhiều dạng: gói, hộp, ly, tô.
Nó là vị cứu tinh của những kẻ độc thân, của sinh viên, học sinh nghèo, của người quá bận rộn, của kẻ làm biếng nấu nướng mất công…và trong trường hợp vợ chồng bận gây lộn.
Trong thực tế, mì gói thường dùng như một món ăn chơi cho đỡ dạ (snack)
Video:
How Instant Noodles Are Made: Pilot Line At The Wheat Marketing Center
https://www.youtube.com/watch?v=iPRy7w6yarQ
Ăn thường xuyên mì gói phải coi chừng
Có điểm hơi bất lợi là mì gói chứa quá nhiều bột ngọt,chất béo bão hòa (xấu), chất béo trans. Nên coi chừng gói dầu, mỡ và gói muối trong bao. Gần đây có tin mì gói có chứa hóa chất độc nữa.
Trong quá trình sản xuất, mì được chiên trong những loại dầu bão hòa rẻ tiền chẳng hạn như dầu cọ (palm oil) và chất béo trans. Gói gia vị và gói muối chứa nhiều loại hóa chất, trong dó phải kể đến bột ngọt monosodium glutamate chứa nhiều sodium.
Những ai đang có vấn đề cao máu hypertension hoặc bạn nào đang uống thuốc trị trầm cảm antidepressant medication(MAO inhibitors), hay đang bị chứng suy tim ứ huyết congestive heart failure cần tránh thức ăn có nhiều muối sodium và bột ngọt vì nguy cơ huyết áp sẽ tăng.
Chỉ nên sử dụng 1 tí xíu bột gia vị và 1/3 dầu trong bao mà thôi (photo NTC 2013)
The Dark Side of Instant Noodles: What Makes Them Harmful?
http://food.ndtv.com/food-drinks/the-dark-side-of-instant-noodles-what-makes-them-harmful-766902
Ai cũng biết rồi, nhưng ăn vẫn ăn: vấn đề hóa chất cấm
Tin sốc: Hầu hết mì ăn liền ở VN chứa chất độc phá hủy AND
http://phunutoday.vn/bao-ve-nguoi-tieu-dung/rat-nhieu-mi-goi-o-vn-chua-chat-doc-pha-huy-adn-4209.html
“Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm…
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v…”(ngưng trích Duyên Duyên Phunutoday.vn)
The Dark Side of Instant Noodles: What Makes Them Harmful?
http://food.ndtv.com/food-drinks/the-dark-side-of-instant-noodles-what-makes-them-harmful-766902
Ai cũng biết rồi, nhưng ăn vẫn ăn: vấn đề hóa chất cấm
Tin sốc: Hầu hết mì ăn liền ở VN chứa chất độc phá hủy AND
http://phunutoday.vn/bao-ve-nguoi-tieu-dung/rat-nhieu-mi-goi-o-vn-chua-chat-doc-pha-huy-adn-4209.html
“Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm…
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v…”(ngưng trích Duyên Duyên Phunutoday.vn)
Mì “Gấu Đỏ”, nhãn mì quảng cáo rầm rộ nhất trên TV và thường khuyến mãi, rút số…(Photo VB.com)
SAIGON (Tổng hợp) -- Cơn sốc vì thực phẩm có chứa hóa chất DEHP còn chưa
qua thì gần đây người tiêu dùng ở Việt Nam lại thêm hoang mang vì phát
hiện mì ăn liền (gọi tắt là mì gói) có chứa phẩm màu tartrazine (ký
hiệu: E102) là nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.
Theo bài “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” (ngưng trích - Báo nguy: Nhiều Mì Gói Ở VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại-Vietbao.com 31/7/2011)
Mì gói và tôi
Theo bài “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” (ngưng trích - Báo nguy: Nhiều Mì Gói Ở VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại-Vietbao.com 31/7/2011)
Mì gói và tôi
Mì gói đặc biệt ở nhà, vốn 1$ bảo đảm ngon hơn cái Bigmac 6$ (photoNTC 20/8/2014)
Dù ở trong nước hay dù ở ngoài nước, mì gói cũng đã chiếm một chổ đứng khiêm nhường trong tập tục ăn uống của đa số chúng ta.
Tiện một cái, là giữa đêm, lỡ có đói bụng bất tử thì xuống bếp lôi ra một gói mì, chế nước, bỏ vô thêm vài con tép, tôm khô, môt chút rau cải nếu có, xong đút vô lò vi ba microwave, nhấn 5 phút là sẽ có một tô mì nóng thơm phức. Cam đoan ngon hơn cái BigMac giá 5$.
Nếu có đầy đủ gia vị và nguyên liệu, như thịt xá xíu, tôm, tép, cua, hành ngò chúng ta có thể biến mì gói thành một món cao lương mỹ vị không bằng.
Mì gói là một món ăn quá bình dân và phổ thông của người mình từ hơn 50 năm nay.
Tại Canada, năm 2012 một thùng mì giá lối 14$. Gói nhỏ xíu, ăn không ngon bằng mì hành 20 năm về trước.
Không phải thưong hiệu nào mình cũng ăn được. Có loại ăn không ra hồn, nhưng cũng có loại thì “ăn được” (huề vốn!)
Giữa cái big Mac và tô mì gói, thì người gõ xin chọn mì gói, vì cái gu Á châu và nhứt là nó lúc nào cũng gần gũi với mình theo vận nước nổi trôi.
Nhớ lại ngày xa xưa, lúc đi thụ huấn quân sự khóa đặc biệt giáo chức 9 tuần tại Trung tâm huấn luyện Chi Lăng (Thất Sơn) năm1968 và Quang Trung (Hóc Môn) 1969, đôi khi người gõ cũng hay lết xuống cantine làm bậy một tô mì ăn liền nóng hổi, ngon ơi là ngon, hơn cả cơm nhà bàn nhiều… nhiều lắm.
Khóa giáo chức 9 tuần- TTHL Chi Lăng (Thất Sơn) và Quang Trung (Hóc Môn) 1968 và 69
Cơm nhà bàn làm chuẩn và mì gói cantine cho dỡ thèm
Trong 3 năm (70-73) học thú y tại Chula Univ Bangkok, tối tối mình cũng thường hay ăn mì gói, hoặc hủ tiếu gói trước khi đi ngủ.
Trong 4 năm (81-85) lúc đi học lại thú y tại Université de Montréal, tác giả phải ở xa gia đình những ngày trong tuần. Mì gói hầu như là món ăn chánh của mình vào buổi ăn trưa.Tụi bạn bè da trắng có vẻ rất ngạc nhiên vì nó không thấy mình ăn gì khác hơn là “cơm hộp” (đựng trong hộp plactic) và mì Ramen- Encore du riz, toujours le riz et le Ramen.
Tối, thức khuya gạo bài, mình thường hay đói bụng bất tử nên không gì hơn là làm bậy một tô mì hành trước khi đi ngủ.
Thời gian còn đi làm việc, trong giờ nghỉ ăn trưa, tác giả cũng đã từng ăn mì gói liên tục và dễ dàng trong nhiều tuần lễ cho nó tiện, nhưng chịu thua nếu bị bắt buộc phải ăn McDo, pizza hoặc bánh mì sandwich mỗi ngày trong vòng một tuần. Trong tủ locker của tác giả tại cơ quan, lúc nào cũng thủ sẵn mì gói và bánh cracker Premium plus v,v…để cầm cự.
Ngày nay đi du lịch, không ít bà con mình cũng thường mang theo năm ba gói mì phòng khi “hữu sự”, khi “kiến cắn bụng giữa khuya” tại những nơi xa lạ. Có nhiều loại mì, như Ricey và Mama có thể xé gói ra ăn liền như ăn chip, khỏi cần phải nấu. Trong xe của mình, lúc nào cũng phải có chai nước lạnh mì gói, bánh cracker và chocolat để phòng hờ vì mình hay bị thiếu dường làm mệt mỏi và quạu quọ bất tử lắm.
Có người còn mách nếu ăn phở (ở nhà nấu) hay ăn mì gói mà bỏ thêm một chút cơm nguội vào tô lúc ăn thì nó ngon hơn?
Thậm chí trên chuyến bay của Cathay Pacific, giữa khuya, cô tiếp viên duyên dáng hỏi hành khách có muốn ăn một cái snack không thì mình xin cô em cho mình instant noodle please.
Mì gói trên máy bay Cathay Pacific
Momofuku Ando, cha đẻ của mì gói
Xin tri ân cha đẻ của mì gói Momofuku Ando, ân nhân của người nghèo, người độc thân, người đói bụng và người làm biếng…
Ông ta đã qua đời vì bệnh tim năm 2007 tại Nhật Bản và thọ được 96 tuổi./.
Ông ta đã qua đời vì bệnh tim năm 2007 tại Nhật Bản và thọ được 96 tuổi./.
__._,_.___
THÁI CÔNG TỤNG * KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu và con người
Thái Công Tụng
Đầu tháng 12 năm 2015 có cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh tại Paris (Pháp) , với hàng trăm nguyên thủ các nước để cùng bàn thảo kế hoạch chung, hầu đối phó với hiện tượng khí hậu biến đổi . Như vậy, biến đổi khí hậu phải có một tầm quan trọng đặc biệt lắm thì Liên Hiệp Quốc mới tổ chức hội nghị nói trên . Cần biết không phải đây là lần đầu tiên mà là hội nghị thứ 21 về Biến Đôi Khí Hậu, còn các hội nghị trước diễn ra tại nhiều nơi khác trên thế giới chỉ là những cuộc tọa đàm giữa các chuyên gia.
Các nhà lãnh đạo quốc tế dự hội nghị biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters
1. Khí hậu khác với thời tiết.
Khi ta xem truyền hình để xem nhiệt độ hôm nay, nhiệt độ ngày mai, tuyết sẽ rơi bao nhiều centimét, đó là thời tiết . Còn khí hậu là nói đến diễn biến của thời tiết như mưa, nắng, nóng lạnh v.v. trên một thời gian lâu dài như hàng chục năm . Ta nói đến khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu xích đới v.v.
2. Tại sao khí hậu lại quan trọng?
2.1.Vì khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sức khoẻ con người . Vùng nhiệt đới, nóng và ẩm là những tác nhân khiến muỗi mòng sinh sôi nẩy nở nhiều, gây ra bệnh sốt rét. Tại Quebec, mùa hè nhiều người bị dị ứng với phấn hoa còn mùa đông dễ bị cảm cúm nên chính phủ phải cho chích ngừa . Mùa đông dài và lạnh ở Canada nên phần đông ít đi ra ngoài, không có mặt trời, thiếu ánh sáng nên dễ bị trầm cảm. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện cho muỗi gây bệnh phát triển mạnh, đời sống và tuổi thọ của muỗi có xu hướng kéo dài hơn, nghĩa là có điều kiện hoàn thành chu kỳ để gây bệnh hơn. Năm 2003, trời quá nóng bên Âu Châu vào mùa hè đã làm cho 70 000 người chết trong đó 30 000 người già bên Pháp
2.2. Vì khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp. Khí hậu tác động sâu xa đến nông nghiệp vì khí hậu là mưa, là nắng, là ngày dài, ngày ngắn, là gió bão v.v. tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến cơ cấu trồng, thời vụ trồng, năng xuất cây trồng. Chẳng thế mà nông dân ta thường cầu khẩn:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy rơm đun bếp
Nông dân Việt Nam cũng như Đông Nam Á đều trồng lúa mà lúa là cây cần nhiều nước:phải 3.000 lít nước mới sản xuất được 1kg gạo nên trong những đợt hạn hán, người nông dân và người lao động ở các nông trại không chỉ có ít thứ để ăn hơn và thu nhập bị giảm, mà còn rơi vào cảnh nợ nần. Cây lúa có nhiều giống : có giống chỉ thích nghi với các vùng có ngày ngắn như các giống lúa nhóm indica nhưng cũng có giống hợp với ngày dài như các giống lúa nhóm japonica.
Vào mùa hè ngày dài, như tại Montreal, đến 8 giờ, 9 giờ đêm, trời vẫn sáng; càng lên vĩ tuyến cao như Edmonton, Chicoutimi thì đến 10 giờ đêm, 11 giờ đêm vẫn còn mặt trời
Vào mùa đông, trời mau tối, ngày ngắn lại . Tục ngữ ta cũng có câu:
Tháng năm chưa nằm đã dậy
Tháng mười chưa cười đã tối
Mùa hè, nhiều xứ bị ảnh hưởng gió mùa như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam nên mưa vào mùa hè như trong bài nhạc:
Em đứng lên, gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa thì thầm gót chân ngà
hoặc:
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt
Trời không mưa, anh vẫn gọi trời mưa
nhưng cũng có những vùng khác lại có gió Lào rất nóng thổi khô đất, khô cây. Giải Trường Sơn có Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên này nắng (Viet Nam), bên kia mưa (phía Ai Lao)
2.3. Vì khí hậu ảnh hưởng đến giao thông vận tải ( tuyết, bão..)
Những khi tuyết rơi dày đặc, đường trơn thì xe cộ di chuyển không được, phải có xe ủi tuyết xúc đi đổ; bão tuyết gây khó khăn cho vận tải hàng không; các trận bão ngoài biển làm tàu bè lưu thông khó khăn, dễ bị đắm. Tại Quebec, vào mùa Đông, luật pháp buộc chủ xe phải thay lốp xe dùng riêng cho mùa Đông để tránh xe bị trượt trên chỗ tuyết nhiều.
2.4. Vì khí hậu ảnh hưởng đến an ninh thế giới .
Thay đổi khí hậu với bão lụt, hạn hán sẽ gây ra nạn đói kém với sa mạc hoá đất đai, với mùa màng hư hại, gây ra đói kém khiến chiều hướng di dân môi trường sẽ gia tăng. Hạn hán và dân số quá đông so với các tài nguyên khan hiếm đã thúc đẩy những cuộc xung đột đẫm máu ở Soudan, ở Rwanda . Những người bị thiếu thực phẩm, những người bị thiếu nước, những người không thể di chuyển tới những nước khác sẽ là những người sẵn sàng có những biện pháp tuyệt vọng để nói lên quan điểm của họ. Và những kẻ khủng bố có thể sẽ tìm cách khai thác những căng thẳng đó.
Bangladesh, với một miền duyên hải dài 580 km (360 dặm) nằm trên vịnh Bengal, hiện bị đe dọa vì nước biển dâng cao, gió lốc và hạn hán. Vùng Ðịa Trung Hải và Trung Ðông có thể sẽ nhận được ít mưa hơn do hậu quả của sự thay đổi khí hậu, làm tăng thêm những căng thẳng hiện nay về vấn đề nước.
Khi ta xem truyền hình để xem nhiệt độ hôm nay, nhiệt độ ngày mai, tuyết sẽ rơi bao nhiều centimét, đó là thời tiết . Còn khí hậu là nói đến diễn biến của thời tiết như mưa, nắng, nóng lạnh v.v. trên một thời gian lâu dài như hàng chục năm . Ta nói đến khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu xích đới v.v.
2. Tại sao khí hậu lại quan trọng?
2.1.Vì khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sức khoẻ con người . Vùng nhiệt đới, nóng và ẩm là những tác nhân khiến muỗi mòng sinh sôi nẩy nở nhiều, gây ra bệnh sốt rét. Tại Quebec, mùa hè nhiều người bị dị ứng với phấn hoa còn mùa đông dễ bị cảm cúm nên chính phủ phải cho chích ngừa . Mùa đông dài và lạnh ở Canada nên phần đông ít đi ra ngoài, không có mặt trời, thiếu ánh sáng nên dễ bị trầm cảm. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện cho muỗi gây bệnh phát triển mạnh, đời sống và tuổi thọ của muỗi có xu hướng kéo dài hơn, nghĩa là có điều kiện hoàn thành chu kỳ để gây bệnh hơn. Năm 2003, trời quá nóng bên Âu Châu vào mùa hè đã làm cho 70 000 người chết trong đó 30 000 người già bên Pháp
2.2. Vì khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp. Khí hậu tác động sâu xa đến nông nghiệp vì khí hậu là mưa, là nắng, là ngày dài, ngày ngắn, là gió bão v.v. tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến cơ cấu trồng, thời vụ trồng, năng xuất cây trồng. Chẳng thế mà nông dân ta thường cầu khẩn:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy rơm đun bếp
Nông dân Việt Nam cũng như Đông Nam Á đều trồng lúa mà lúa là cây cần nhiều nước:phải 3.000 lít nước mới sản xuất được 1kg gạo nên trong những đợt hạn hán, người nông dân và người lao động ở các nông trại không chỉ có ít thứ để ăn hơn và thu nhập bị giảm, mà còn rơi vào cảnh nợ nần. Cây lúa có nhiều giống : có giống chỉ thích nghi với các vùng có ngày ngắn như các giống lúa nhóm indica nhưng cũng có giống hợp với ngày dài như các giống lúa nhóm japonica.
Vào mùa hè ngày dài, như tại Montreal, đến 8 giờ, 9 giờ đêm, trời vẫn sáng; càng lên vĩ tuyến cao như Edmonton, Chicoutimi thì đến 10 giờ đêm, 11 giờ đêm vẫn còn mặt trời
Vào mùa đông, trời mau tối, ngày ngắn lại . Tục ngữ ta cũng có câu:
Tháng năm chưa nằm đã dậy
Tháng mười chưa cười đã tối
Mùa hè, nhiều xứ bị ảnh hưởng gió mùa như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam nên mưa vào mùa hè như trong bài nhạc:
Em đứng lên, gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa thì thầm gót chân ngà
hoặc:
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt
Trời không mưa, anh vẫn gọi trời mưa
nhưng cũng có những vùng khác lại có gió Lào rất nóng thổi khô đất, khô cây. Giải Trường Sơn có Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên này nắng (Viet Nam), bên kia mưa (phía Ai Lao)
2.3. Vì khí hậu ảnh hưởng đến giao thông vận tải ( tuyết, bão..)
Những khi tuyết rơi dày đặc, đường trơn thì xe cộ di chuyển không được, phải có xe ủi tuyết xúc đi đổ; bão tuyết gây khó khăn cho vận tải hàng không; các trận bão ngoài biển làm tàu bè lưu thông khó khăn, dễ bị đắm. Tại Quebec, vào mùa Đông, luật pháp buộc chủ xe phải thay lốp xe dùng riêng cho mùa Đông để tránh xe bị trượt trên chỗ tuyết nhiều.
2.4. Vì khí hậu ảnh hưởng đến an ninh thế giới .
Thay đổi khí hậu với bão lụt, hạn hán sẽ gây ra nạn đói kém với sa mạc hoá đất đai, với mùa màng hư hại, gây ra đói kém khiến chiều hướng di dân môi trường sẽ gia tăng. Hạn hán và dân số quá đông so với các tài nguyên khan hiếm đã thúc đẩy những cuộc xung đột đẫm máu ở Soudan, ở Rwanda . Những người bị thiếu thực phẩm, những người bị thiếu nước, những người không thể di chuyển tới những nước khác sẽ là những người sẵn sàng có những biện pháp tuyệt vọng để nói lên quan điểm của họ. Và những kẻ khủng bố có thể sẽ tìm cách khai thác những căng thẳng đó.
Bangladesh, với một miền duyên hải dài 580 km (360 dặm) nằm trên vịnh Bengal, hiện bị đe dọa vì nước biển dâng cao, gió lốc và hạn hán. Vùng Ðịa Trung Hải và Trung Ðông có thể sẽ nhận được ít mưa hơn do hậu quả của sự thay đổi khí hậu, làm tăng thêm những căng thẳng hiện nay về vấn đề nước.
3. Khí hậu với khí nhà kính làm nhiệt độ tăng lên
3.1. Thế nào là khí nhà kính ?
Bức xạ mặt trời một phần do mây trời hấp thụ, một phần đến được mặt đất, giúp cho đời sống thực vật và động vật. Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất gồm tia sóng ngắn (tia cực tím[1][1]), tia sáng nhìn thấy[2][2] và thường bị lớp khí quyển độ cao 25-30 km hấp thụ . Bức xạ mặt trời từ mặt đất phát xạ vào khí quyển gồm những tia sóng dài (tia ngoài đỏ, còn gọi là tia hồng ngoại[3][3] ) và bị lớp khí cacbon điôxít (CO2) cũng như hơi nước ngăn lại và bị hấp thụ trong không khí nên nhiệt độ Trái Đất ta ở nóng dần. Nhờ tầng khí cacbon điôxit mà trái đất ấm nhưng hiện nay lớp khí này càng ngày càng nhiều nên gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Gọi là khí nhà kính làm trái đất nóng lên vì cũng tương tự trong nhà kính trồng cây vào mùa đông, lớp kính (thủy tinh) giữ không cho sức nóng ra ngoài, giúp cho rau hoa sinh trưởng được.
Thật ra, không phải chỉ có khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hoá thạch, do phá rừng mà còn có các loại khí khác như :CH4 (methane), SO2(anhydric sunphurơ), N2O v.v.
Trung bình, Trái đất hấp thụ khoảng 60% năng lượng mặt trời, 40% còn lại sẽ phản xạ ngược trở lại vũ trụ. Nhưng do hiệu ứng nhà kính (effet de serre, tiếng Anh là greenhouse effect ), lượng nhiệt mà Trái đất hấp thụ sẽ ngày một tăng. Các phép đo gần đây đã chỉ ra rằng hàm lượng CO2 đã vượt quá 380 ppm và như vậy, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng từ 1,4-5,8o C vào 2100. Tóm tắt, khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất ta ở.
Trước ngày diễn ra hội nghị khí hậu tại Paris tháng 12/2015 và để hội nghị này thành công, Tổng Thống Pháp Holland đã đi Bắc Kinh để họp riêng với Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó Trung Quốc cam kết sẽ ban hành những quy định gắt gao hơn về khí thải, để đạt mục tiêu từ giờ đến cuối thế kỷ phải giữ mức thay đổi khí hậu toàn cầu dưới 2 độ C.
-------------
[1][1] Có độ dài sóng từ 10 đến 380 nm (nanomet)
[1][1] có độ dài sóng từ 380 đến 780 nm
[1][1] có độ dài sóng từ 780 đến 340 000 nm, mắt thường không nhìn thấy được
3.1. Thế nào là khí nhà kính ?
Bức xạ mặt trời một phần do mây trời hấp thụ, một phần đến được mặt đất, giúp cho đời sống thực vật và động vật. Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất gồm tia sóng ngắn (tia cực tím[1][1]), tia sáng nhìn thấy[2][2] và thường bị lớp khí quyển độ cao 25-30 km hấp thụ . Bức xạ mặt trời từ mặt đất phát xạ vào khí quyển gồm những tia sóng dài (tia ngoài đỏ, còn gọi là tia hồng ngoại[3][3] ) và bị lớp khí cacbon điôxít (CO2) cũng như hơi nước ngăn lại và bị hấp thụ trong không khí nên nhiệt độ Trái Đất ta ở nóng dần. Nhờ tầng khí cacbon điôxit mà trái đất ấm nhưng hiện nay lớp khí này càng ngày càng nhiều nên gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Gọi là khí nhà kính làm trái đất nóng lên vì cũng tương tự trong nhà kính trồng cây vào mùa đông, lớp kính (thủy tinh) giữ không cho sức nóng ra ngoài, giúp cho rau hoa sinh trưởng được.
Thật ra, không phải chỉ có khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hoá thạch, do phá rừng mà còn có các loại khí khác như :CH4 (methane), SO2(anhydric sunphurơ), N2O v.v.
Trung bình, Trái đất hấp thụ khoảng 60% năng lượng mặt trời, 40% còn lại sẽ phản xạ ngược trở lại vũ trụ. Nhưng do hiệu ứng nhà kính (effet de serre, tiếng Anh là greenhouse effect ), lượng nhiệt mà Trái đất hấp thụ sẽ ngày một tăng. Các phép đo gần đây đã chỉ ra rằng hàm lượng CO2 đã vượt quá 380 ppm và như vậy, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng từ 1,4-5,8o C vào 2100. Tóm tắt, khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất ta ở.
Trước ngày diễn ra hội nghị khí hậu tại Paris tháng 12/2015 và để hội nghị này thành công, Tổng Thống Pháp Holland đã đi Bắc Kinh để họp riêng với Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó Trung Quốc cam kết sẽ ban hành những quy định gắt gao hơn về khí thải, để đạt mục tiêu từ giờ đến cuối thế kỷ phải giữ mức thay đổi khí hậu toàn cầu dưới 2 độ C.
-------------
[1][1] Có độ dài sóng từ 10 đến 380 nm (nanomet)
[1][1] có độ dài sóng từ 380 đến 780 nm
[1][1] có độ dài sóng từ 780 đến 340 000 nm, mắt thường không nhìn thấy được
3.2. Những nguyên nhân làm khí nhà kính tăng lên.
Trước kia dân số thế giới còn ít nhưng ngày nay với tiến bộ y tế nên dân số đông hơn và sống lâu hơn. Sức ép dân số kéo theo sức ép lên tài nguyên, dù là tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước v.v: xói mòn đất, xúc cát để xây dựng nhà cửa, phân hoá học để tăng gia lương thực, thuốc bảo vệ thực vật để chống sâu bệnh v. Trước kia vào những thế kỷ 18, 19 hầu như chưa có kỷ nghệ, chưa có xe cộ nhiều như ngày nay, chưa có máy bay nên khí thải không nhiều. Ngày nay với nhiều nhà máy sản xuất điện, sản xuất ciment, sản xuất alumin, sử dụng than đá hay dầu cặn làm nhiên liệu, với hàng trăm ngàn xe hơi di chuyển suốt ngày đêm, nên khí thải càng ngày càng nhiều, tạo ra khí nhà kính.
4. Hậu quả của nhiệt độ tăng
Nhiệt độ tăng giúp côn trùng sinh đẻ nhanh hơn nên dễ gây hại cho mùa màng. Nhiều vùng ở Canada và Nga có đất Pergélisols, tức là đất băng vĩnh viễn sẽ bị thu hẹp diện tích vi quá trình tan băng diễn ra nhanh hơn. Lại có vùng bị nước biển dâng cao vì băng hà tan do đó cư dân ven biển sẽ phải di dời lên vùng cao, chưa kể đất duyên hải bị mất, gây tiêu cực cho an ninh lương thực. Hạn hán, lụt lội, nước biển dâng ngập các vùng thấp sẽ làm giá lương thực tăng cao khiến các nước nghèo vốn đã nghèo sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống với vật giá leo thang. Người phụ nữ các nước chậm tiến nhất là ở Phi Châu và nhiều xứ đông dân ở Nam Á, Đông Nam Á sẽ chật vật hơn vì họ phải lo cho gia đình thường đông con. Biến đổi khí hậu sẽ làm giảm số lượng loài gấu Bắc Cực vào giữa thế kỷ này.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu kéo theo nhiệt độ tăng cao khiến băng tan nhanh, đe dọa nghiêm trọng môi trường cư trú và sự sống của chúng
Nhiều thành phố ven biển sẽ có diện tích đất bị thu hẹp lại. Nhiệt độ tăng trên mặt biển khiến bão tố nhiều hơn và mạnh hơn. Nhiều trận bão lớn gây thiệt hại nhiều tại các vùng Louisiana, Texas và gần đây hơn xảy đến ngay tại New York.
5. Các biện pháp giảm khí nhà kính
5.1. Giảm sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu hỏa mà dùng các năng lượng tái tạo như năng lượng từ mặt trời, từ gió, từ nước, từ thủy triều, từ địa nhiệt..Càng ngày chi phí sản xuất tế bào quang điện cũng như tuabin gió càng rẽ hơn xưa nên dễ cạnh tranh với các nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu hoả. Ngoài ra, các công nghệ ít cacbon này không làm không khí bị ô nhiễm, giúp bớt bệnh, bớt đau . Dùng khí sinh học (biogas) từ các hầm biogas nhằm sử dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong nông nghiệp (phân heo, vỏ hạt cà phê, tro trấu v.v.) Nông dân không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Thiết kế và chế tạo máy bón phân chôn dưới sâu vào tầng khử, đặc biệt là phân đạm để hạn chế khí nhà kính N2O trong quá trình phản ứng nitrate hóa..
5.2. Trồng rừng. Một giải pháp khác là trồng thêm rừng vì cây cối qua hiện tượng quang hợp có khả năng hút bớt khí CO2 trong khí quyển, và chuyển vào không khí nhiều oxy hơn, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kiếng.Rừng ngập mặn ngoài khả năng hút khí nhà kính lại có chức năng cản sóng, giữ phù sa trầm tích..
Việt Nam thì đồi trọc không cây cối càng ngày càng nhiều do nạn phá rừng, lấy củi với hậu qủa là lụt lội càng ngày càng nhiều. Rừng ngập mặn thì phá nuôi tôm.
Ngày nay, không phải con hổ nhớ rừng như trong bài thơ của Thế Lữ :
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
mà chính con người ngày nay nhớ rừng hơn bao giờ hết ! Chính vi rừng giúp hút bớt được CO2 nên Liên Hiệp Quốc có chương trinh REDD tức Reduced Emissions from Deforestation and Degradation theo đó họ trả tiền cho các làng ven rừng để họ không vào rừng khai thác củi gỗ . Ngoài ra sang giai đoạn tiến hành mua bán quyền phát thải khí nhà kính thì các nước còn nhiều rừng có thể nhận tiền mỗi năm từ việc bán quyền phát thải khí nhà kính cho các nước công nghiệp.
5.3. Thải nhiều thì phạt nhiều và thải ít thì được thưởng: đó là mục tiêu của thị trường các-bon (bourse du carbone).Mục đích chính là giảm thiểu khí thải từng năm một và cho mỗi xí nghiệp một mức trần; nếu quá mức trần thì phải mua lại quota của các xí nghiệp khác
Ví dụ: Năm đầu tiên:
20 tấn khí thải trên thị trường phát thải: công ty A phát thải 10 tấn CO2 với quota là 10 Tấn
Công ty B phát thải 10 tấn CO2 với quota là 10 Tấn
Năm 1:
18 tấn khí thải trên thị trường phát thải: công ty A phát thải 8 tấn CO2 với một quota là 9 tấn
Công ty B phát thải 10 tấn cho một quota là 9 tấn
Vậy công ty B phải mua lại từ công ty A 1 tấn để tôn trọng quota của mình và như vậy công ty A nhờ có giảm thiểu nên được thưởng. Vào năm 2006, giấy phép phát thải cho mỗi tấn CO2 ở Canada là quãng 25 dollar.
5.4. trên các xa lộ hay ngay cả trên các đại lộ trong thành phố xe lưu thông quá nhiều nên bị n ạn kẹt xe thì xe hơi phải đóng lệ phí môi trường.
6. Kết luận.
Thiên nhiên đã vận hành tuần hoàn, có chu kỳ thời tiết mưa, nắng, bão, lụt...; nhưng hôm nay, con người đã làm dảo lộn các chu kỳ trên một cách không kiểm soát nổi! Khí hậu nóng lên từ từ nhưng con người không nhận thức ra. Đó là hội chứng con ếch (syndrome de la grenouille) theo đó thì khi cho con ếch vào thùng nước nóng thì con ếch nhảy xổm ngay lập tức ra ngoài trong khi cho ếch vào thùng nước lã và đun sôi chầm chậm thì con ếch vẫn không biết. Bài ngụ ngôn này được Cựu Phó Tổng Thống Mỹ Al Gore trong cuốn phim Une vérité qui dérange để nói lên rằng loài người sẽ nguy vong nếu không phản ứng chống lại sự nóng ấm dần dà của Trái Đất.
Với dân số đông, mọi nước đều phải phát triển kinh tế để tăng công ăn việc làm, tăng lợi tức nhưng ngược lại, nhiều dòng sông bị ô nhiễm, những núi đồi bị đốn cây trồng, gây ra nạn lụt, những rừng ngập mặn bị đốn khiến nước mặn vào sâu hơn. Chính vì tầm quan trọng của sự biến đổi khí hậu nên hàng trăm nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bà Thủ Tướng Đức Merkel, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau v.v.…có tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Paris vào tháng 12 năm 2015 .Mục tiêu của hội nghị là đạt một thỏa thuận khí hậu toàn cầu nhằm hạn chế khí thải nhà kính để đảm bảo nhiệt độ trái đất tăng ở mức 2 độ C hoặc thấp hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp.Các nhà khoa học cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không hành động nhanh, khí hậu trái đất sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt với các trận siêu bão, hạn hán nghiêm trọng và mực nước biển tăng nhấn chìm nhiều thành phố ven biển.Trước thềm hội nghị Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo: “Kẻ thù lớn nhất của loài người chính là bản thân chúng ta. Con người đang hủy hoại tự nhiên, đe dọa môi trường. Do đó con người phải đối mặt với trách nhiệm này vì thế hệ tương lai”.
Tóm lại, con người càng thách thức thiên nhiên càng phải gánh thêm nhiều hậu quả không thể lường trước đựơc! Do đó cần sự phát triển bền vững trong khung cảnh dân số thế giới bùng nổ: tái chế biến giấy giúp bớt phá rừng để làm nguyên liệu giấy, tái sử dụng, ổn định dân số, trồng rừng chống sa mạc hoá, sử dụng vận tải công cọng để bớt ùn tắc giao thông đồng thời giúp giảm bớt khí nhà kính .Nhưng vấn đê chính yếu lại là một vấn đê văn hoá: thay đổi từ một văn hoá tiêu thụ sang văn hoá tri túc, thiểu dục, vì lòng tham con người là vô tận; chẳng thế mà trong tam độc của nhà Phật, chữ Tham đứng trước hai chữ kia là Sân và Si. Phải xây dựng một văn hoá yêu tạo vật, chuộng thiên nhiên vì tài nguyên Trái Đất này là hữu hạn.
Thái Công Tụng
VIỆT NAM ! VIỆT CỘNG!
TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG (nhìn tận mắt những sự thực đau lòng)
(Võ Tam Anh là Bác Sĩ. y Khoa)
Phương-Vũ Võ Tam-Anh
Được tin chị tôi đau nặng, tôi vội vã bay về Việt Nam mà lòng áy náy tưởng chừng như đang đi vào lòng địch.
Trước ngày lên máy bay, ông sui tôi đến cho hay là có người trong toà đại sứ VC báo rằng họ đã đọc hết những bài viết của tôi,
kể cả cuốn sách mới in xong chỉ phổ biến trong vòng thân mật. Người này
còn thêm rằng những hình chụp các cuộc biểu tình ở Paris không thấy có
mặt tôi (chỉ vì đơn giản là tôi không ở Paris) nên kết luận rằng tôi không có hành động chống đối cụ thể do đó được cấp visa về Việt Nam trong ba tháng.
Trở ngại ban đầu được trót lọt. Ngồi trên máy bay mà tôi cứ hình dung
đến một Hà Nội diễm kiều trước năm 54, khi tôi vào học Y Khoa Hà Nội.
Phố Hàng Ngang, Hàng Đào ngày xưa với những cô gái kiêu sa lịch thiệp
đang lờ mờ hiện ra trong trí nhớ. Con đường Cổ Ngư mộng mơ với những
hàng cây sà mình xuống mặt hồ Trúc Bạch như để in dấu gót chân thướt
tha của trai thanh gái lịch Hà thành vào những buổi chiều cuối tuần ấm
áp…
Qua cái ải kiểm soát Nội Bài dù sao tôi cũng không khỏi hồi hộp khi nhìn những cặp mắt lầm lừ của đám công an súng sính trong bộ áo màu cứt ngựa, nhất là sau khi lật qua lật lại tấm hộ chiếu rồi trao lại cho tôi như còn tiếc rẻ một cái gì.
Qua cái ải kiểm soát Nội Bài dù sao tôi cũng không khỏi hồi hộp khi nhìn những cặp mắt lầm lừ của đám công an súng sính trong bộ áo màu cứt ngựa, nhất là sau khi lật qua lật lại tấm hộ chiếu rồi trao lại cho tôi như còn tiếc rẻ một cái gì.
Có lẽ tôi cũng chỉ tưởng tượng và tự nổ một mình thôi, chứ hạng cắc ké
như tôi thì phiền hà chi cho đáng, vì hình như lúc này nhà nước đang còn
bận lo đấu đá nhau coi bộ hấp dẫn hơn. Tuy vậy tôi vẫn cứ lo nơm nớp
vì biết đâu mấy ông cao hứng đuổi tôi trở lại Pháp như nhiều vị đi
trước hù dọa thì hóa ra mất toi tiền máy bay mà vừa không được gặp bà
chị gần chín chục tuổi như mục đích và ước nguyện tha thiết của tôi.
Không lẽ nhà nước lại để đánh rơi mấy ngàn đô la “kiều hối” mà tôi mang
về để lo cho bà chị?
Khi ra khỏi sân bay Nội Bài thì tôi mới hoàn hồn. Như vừa qua được một trở ngại (dù chỉ trong tưởng tượng), tôi vui vẻ khen với thằng em ra đón tôi:
– Sân bay này khá đấy, có tầm vóc quốc tế, ai xây vậy?
Thằng em nhanh nhẩu:
– Ta đấy.
Tôi như bị dị ứng với chữ “ta”, nhưng cũng khen:
– Bốn mươi năm hoà bình có khác, nhưng ai thiết kế?
Thấy tôi có vẻ hoài nghi, thằng em xuống giọng:
– Đúng ra thiết kế và công trình là do kỷ sư Nhật, ta chỉ phụ thôi.
Tôi buộc miệng:
– Ta làm thợ vịn mà được như vậy là giỏi lắm rồi…
Để cho không khí nhẹ hơn, tôi bèn đổi sang chuyện hỏi thăm gia đình. Thằng em cho biết chị tôi vừa mới “nhập viện”.
Tôi nghĩ bụng: quái, ở cái xứ Việt Nam này có biết bao là Viện, nào là Viện Dưỡng Lão, Viện Bào Chế, Viện Uốn Tóc, Viện Thẩm Mỹ, Viện Ung Bướu, Viện Mồ Côi, Viện Kiểm Sát Nhân Dân và gần đây lại có thêm Viện Khổng Tử v.v… thì không biết chị tôi đã nhập viện nào?
Khi ra khỏi sân bay Nội Bài thì tôi mới hoàn hồn. Như vừa qua được một trở ngại (dù chỉ trong tưởng tượng), tôi vui vẻ khen với thằng em ra đón tôi:
– Sân bay này khá đấy, có tầm vóc quốc tế, ai xây vậy?
Thằng em nhanh nhẩu:
– Ta đấy.
Tôi như bị dị ứng với chữ “ta”, nhưng cũng khen:
– Bốn mươi năm hoà bình có khác, nhưng ai thiết kế?
Thấy tôi có vẻ hoài nghi, thằng em xuống giọng:
– Đúng ra thiết kế và công trình là do kỷ sư Nhật, ta chỉ phụ thôi.
Tôi buộc miệng:
– Ta làm thợ vịn mà được như vậy là giỏi lắm rồi…
Để cho không khí nhẹ hơn, tôi bèn đổi sang chuyện hỏi thăm gia đình. Thằng em cho biết chị tôi vừa mới “nhập viện”.
Tôi nghĩ bụng: quái, ở cái xứ Việt Nam này có biết bao là Viện, nào là Viện Dưỡng Lão, Viện Bào Chế, Viện Uốn Tóc, Viện Thẩm Mỹ, Viện Ung Bướu, Viện Mồ Côi, Viện Kiểm Sát Nhân Dân và gần đây lại có thêm Viện Khổng Tử v.v… thì không biết chị tôi đã nhập viện nào?
Hoá ra chỉ có đơn giản là chị tôi mới vào nằm nhà thương. Sau đó tôi
biết thêm nhiều chi tiết: lúc đầu chị tôi được đưa vào “trạm trung
chuyển” (tức trạm chuyển tiếp) ở bệnh viện Hoàn Mỹ, nhưng ở đây không
đúng “tuyến” nên phải “điều” qua bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng, hiện đang nằm ở “khu yêu cầu” của “khoa Nội Tổng Hợp”.
Sau cái chuổi văn chương tân tiến đó thì tôi có được một khái niệm lờ mờ về con đường bệnh hoạn của chị tôi, nhưng tôi lại thấy rất rõ ràng về triệu chứng hiện tại của tôi, xây xẩm mặt mày, choáng váng, nhức đầu… Tôi nhờ thằng em đưa đến một nhà thuốc tây, nhưng nửa đường tôi lại đổi ý vì nghĩ rằng bệnh của tôi chắc không chửa bằng thuốc được, nên vào một hiệu sách lớn nhất Thủ Đô ở phố Trường Tiền để kiếm một cuốn tự điển may ra giải cứu được chứng nhức đầu của tôi.
Tôi hí hửng tìm được cuốn Tự Điển của cụ Đào Duy Anh và may mắn không phải sốt ruột xếp hàng chờ đợi để trả tiền như mỗi lần mua sách ở mấy tiệm sách Fnac hay Vỉrgin.
Sau cái chuổi văn chương tân tiến đó thì tôi có được một khái niệm lờ mờ về con đường bệnh hoạn của chị tôi, nhưng tôi lại thấy rất rõ ràng về triệu chứng hiện tại của tôi, xây xẩm mặt mày, choáng váng, nhức đầu… Tôi nhờ thằng em đưa đến một nhà thuốc tây, nhưng nửa đường tôi lại đổi ý vì nghĩ rằng bệnh của tôi chắc không chửa bằng thuốc được, nên vào một hiệu sách lớn nhất Thủ Đô ở phố Trường Tiền để kiếm một cuốn tự điển may ra giải cứu được chứng nhức đầu của tôi.
Tôi hí hửng tìm được cuốn Tự Điển của cụ Đào Duy Anh và may mắn không phải sốt ruột xếp hàng chờ đợi để trả tiền như mỗi lần mua sách ở mấy tiệm sách Fnac hay Vỉrgin.
Ở đây thì vắng như chùa Bà Đanh. Ở chốn ngàn năm văn vật này, người dân thích chen chúc ở mấy tiệm phở tiệm cà phê hơn là ở mấy tiệm sách (những biển ngữ “Hà Nội Ngàn Năm Văn Vật” được treo đầy khắp phố phường trong dịp Tết sắp đến).
Nhưng tôi lại thất vọng thêm một lần nữa vì sách của cụ Đào Duy Anh đã
viết trước năm 1975 nên không có những danh từ huyền bí mà tôi cần phải
tra cứu trong mấy ngày ở Việt Nam.
Trên đường tới sứ quán Pháp để thông báo sự có mặt của tôi tại Việt Nam theo đề nghị của bộ Ngoại Giao, tôi có dịp đi ngang qua Hàng Ngang Hàng Đào, những âm thanh rất gần gủi với Hà Nội, như dội lại trong tôi lòng rạo rực của sáu mươi năm về trước.
Tôi cố tìm lại cái hình ảnh bẽn lẽn của mấy cô gái Trưng Vương năm xưa
dưới những mái tóc hình dấu phết dịu dàng, thì nay chỉ thấy lại những
khuôn mặt cứng đơ, dấu kín trong chiếc khẩu trang bí ẩn, mái tóc mượt
mà thì như đang vùng vẫy trong chiếc nón bảo hộ nặng nề láng bóng, đang
chen nhau lòn lách trên những chiếc Honda như mắc cưỡi. Không hiểu vì
mãi mê cái hoạt cảnh đó hay vì nhát gan mà tôi không dám qua đường.
Ảnh của Llewelling King
Đi qua đường là một khổ nạn.
Không như con dâu tôi (người Pháp) phải mướn một chiếc taxi để qua đường, còn
tôi thì theo triết lý của thằng em là muốn qua đường thì phải nhắm mắt
lại mà bước tới, còn hể mở mắt thì cả ngày cũng không qua được, ở đây xe tránh mình chứ không phải mình tránh xe.
Tôi đem triết lý đó ra áp dụng, tuy hơi rợn người nhưng lại hiệu
nghiệm. Đến Đà Nẵng, tôi vọt ngay vào bệnh viện. Trước kia tôi cũng có
làm việc ở bệnh viện, nhưng cái “khu yêu cầu” làm tôi điên đầu tôi không
biết là khu gì vì chưa hề nghe tới.
Vì nôn nóng, tôi cũng đếch cần tìm hiểu . nghĩa của cái khu đó là gì mà
chỉ nhờ người dẫn tới khu đó và vui mừng ôm chầm lấy chị tôi giữa đám
con cháu bao quanh. Đến đây tôi mới vỡ lẽ là “khu yêu cầu” chỉ có nghĩa đơn giản là “phòng riêng“, tôi như đang ở một nước lạ mà mình không biết tiếng.
Ở Việt Nam nằm bệnh viện có nghĩa gần như mướn một phòng khách sạn mà có được bác sĩ khám, còn mọi dịch vụ khác như cơm nước, vệ sinh, thuốc men… là mình phải lo lấy, vì vậy lúc nào cũng phải có người nhà bên cạnh, không những để lo săn sóc người bệnh mà còn để trả tiền trước cho mỗi dịch vụ y khoa như xét nghiệm, X quang, siêu âm v.v…, mà phần lớn không ăn nhập gì với bệnh tình lúc đó.
Chị tôi, một bà già gần chín chục tuổi đang hôn mê và bị chảy máu đường ruột ào ào thì được bs phán cho đi “siêu âm tim” và “nội soi”. Bác sĩ chuyên khoa nội soi chờ phải cầm chắc biên nhận đã thanh toán ba triệu VND rồi mới bắt tay vào việc.
Bệnh viện đã chấp hành nghiêm chỉnh câu phương châm “tiền bạc đi trước, thầy thuốc đi sau“, mặc dầu ở đầu trại có tấm bảng lớn sơn bốn chữ đỏ “Bệnh Viện Văn Hoá”!
Bệnh viện đã chấp hành nghiêm chỉnh câu phương châm “tiền bạc đi trước, thầy thuốc đi sau“, mặc dầu ở đầu trại có tấm bảng lớn sơn bốn chữ đỏ “Bệnh Viện Văn Hoá”!
Vào lúc nửa khuya, vì máu đường ruột ra nhiều quá nên phải đưa chị vào khu cấp cứu cách ly với bên ngoài. Tôi cũng theo đám người nhà để chen lấn nằm la liệt trước cửa phòng để nghe ngóng tin tức và nhất là để chờ gọi đến tên mà thanh toán khoảng tiền cho mỗi dịch vụ y khoa như truyền máu, thở oxy, xét nghiệm v.v. .. mà trong kia chị tôi đang chờ được thi hành nếu trả tiền xong.
Được hai hôm thì bác sĩ trưởng khu cấp cứu khuyên người nhà đưa chị tôi về để lo hậu sự vì
nhà thương đã “chạy”, tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng, hôn mê, sốt cao,
có triệu chứng viêm màn ruột và máu vẫn tiếp tục chảy trong đường ruột…
Vào lúc nửa khuya, chúng tôi đưa chị về nhà mà ruột gan tơi bời. Trong sự tuyệt vọng tột cùng, nhưng còn nước còn tát nên chúng tôi vẫn tiếp tục điều trị như ở bệnh viện (chị có một rể bác sĩ và một dâu y tá), chỉ khác một điều là dùng được những thuốc tôi đã mang từ Pháp về mà khi còn ở bệnh viện, chúng tôi có đề nghị nhưng bị từ chối.
Vào lúc nửa khuya, chúng tôi đưa chị về nhà mà ruột gan tơi bời. Trong sự tuyệt vọng tột cùng, nhưng còn nước còn tát nên chúng tôi vẫn tiếp tục điều trị như ở bệnh viện (chị có một rể bác sĩ và một dâu y tá), chỉ khác một điều là dùng được những thuốc tôi đã mang từ Pháp về mà khi còn ở bệnh viện, chúng tôi có đề nghị nhưng bị từ chối.
Ở VN bác sĩ của bệnh viện chỉ được phép điều trị với những thứ thuốc
trong một danh sách nhất định có bán ở bệnh viện mà thôi. Điều đáng
nghi ngờ là bệnh viện có dùng nhiều kháng sinh mà triệu chứng nhiểm
trùng càng ngày càng nặng, phải chờ đến sau khi dùng kháng sinh tôi đem
về từ Pháp mới thấy hiệu nghiệm.
Rồi từ đó, bệnh tình chị tôi thuyên giảm rõ rệt như một phép lạ. Nếu có phép lạ chăng là ở sự khác biệt giữa “thuốc nội” và “thuốc ngoại”, thứ mà người dân ráng tìm cho được không phải vì óc vọng ngoại mà chỉ để cứu mạng sống của người thân. Một tháng sau, tôi từ giả chị tôi với một nụ cười phấn khởi.
Nhớ lại khi mua giấy máy bay để về Việt Nam tôi vô cùng bối rối vì tôi phải làm trái với . định và sợ rằng khi trở lại Pháp sẽ vô cùng đau buồn vì e rằng chị tôi khó qua khỏi số mệnh. Thế nhưng không ngờ tôi lại được đi lang thang để có những nhận xét ngộ nghĩnh về cách sống của bà con nơi quê nhà.
Rồi từ đó, bệnh tình chị tôi thuyên giảm rõ rệt như một phép lạ. Nếu có phép lạ chăng là ở sự khác biệt giữa “thuốc nội” và “thuốc ngoại”, thứ mà người dân ráng tìm cho được không phải vì óc vọng ngoại mà chỉ để cứu mạng sống của người thân. Một tháng sau, tôi từ giả chị tôi với một nụ cười phấn khởi.
Nhớ lại khi mua giấy máy bay để về Việt Nam tôi vô cùng bối rối vì tôi phải làm trái với . định và sợ rằng khi trở lại Pháp sẽ vô cùng đau buồn vì e rằng chị tôi khó qua khỏi số mệnh. Thế nhưng không ngờ tôi lại được đi lang thang để có những nhận xét ngộ nghĩnh về cách sống của bà con nơi quê nhà.
Bức hình tôi chụp được bên ngoài hàng rào bệnh viện Đà Nẵng, nơi chị tôi (và cả ông vua Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh) nằm điều trị cho thấy còn có người vô tình mang bệnh tiểu đường hay lại cố coi thường hay thách thức cái “hoành tráng” của toà nhà hành chánh chọc trời đồ sộ ngay phía trước?
Cơn bệnh này còn lây nhiễm đến cả thủ đô Hà Nội, nơi có con đường Trần
Nhật Duật, hay còn gọi là đường Gốm Sứ, dài 4km dọc theo sông Hồng, gồm
những bức tranh khảm ghép công phu tốn kém, coi như một kỳ quan nghệ
thuật, một kiêu hảnh của chốn ngàn năm văn vật thì cũng được người dân thủ đô chiếu cố một cách “vô tư”.
Một sung sướng khác của dân mình là rất nhàn rỗi. Với 3 triệu công chức phục vụ cho 90 triệu dân thì lấy đâu ra việc mà làm, vì vậy ngày Tết được nghỉ những chín ngày tha hồ mà du hí.
Một anh taxi lái ngược đường vui vẻ khoe với tôi là sẽ không bị phạt vì giờ này mấy chú công an giao thông bận đi đón con ở trường thì lấy ai mà phạt. Anh taxi thoải mái ra mặt nhưng tôi thì lại lên ruột.
Vào giờ làm việc mà mấy tiệm cà phê vẫn đông nghẹt, toàn người trẻ, họ thích la cà ở đây hơn là ngồi trong thư viện. Một bà mẹ than phiền là đã cẩn thận đưa rước con đúng giờ giấc ở trường nhưng cuối cùng cũng phát giác ra là cậu quí tử vẫn trốn học… rất đúng giờ.
Nhà chị tôi có một đứa cháu 13 tuổi mà tôi chưa bao giờ gặp mặt trong bửa cơm tối vì vào giờ đó nó phải đi học, nó học 7 tiếng mỗi ngày, 4 tiếng với cô giáo ở trường, 3 tiếng học thêm với chính cô giáo đó. Như một thông lệ, trong giờ chính thức cô giáo chỉ dạy…chiếu lệ, còn giảng dạy đúng chương trình thì phải đợi vào giờ học thêm để cô kiếm chút tiền còm, nếu không cô sẽ…đói.
Nguyên tắc đó được một nhóm bạn trẻ mặc những chiếc áo có in mấy chữ “du học sinh.net” mà tôi gặp trong một chyến du lịch ở Campuchia xác nhận như vậy. Họ còn cho tôi biết thêm là phần lớn du học sinh đều nhắm mục đích chính là để… ở lại nước ngoài.
Trong số những tự do mà dân mình được hưởng phải kể đến tự do giao thông mà gần đây ký giả Mỹ Llewelling King gọi đó là một kỳ quan giao thông. Tất cả những quy luật trên thế giới đều vô hiệu với Việt Nam đưa đến cho người lái xe cái cảm giác… tứ khoái.
Khoái thứ nhất là được “U turn” bất cứ lúc nào ở đâu, ngay cả nơi có bảng cấm hay trên đường một chiều.
Khoái thứ hai là coi đèn xanh đèn đỏ như… “ne pas”.
Khoái thứ ba là đi ngược chiều, ngay cả trên xa lộ. Tôi bắt gặp được hai lần có xe chạy ngược chiều trên đoạn đường “cao tốc” từ Nội Bài về Hà Nội, được trang trí như là một tủ kính bày hàng nhằm loè du khách đến thăm Hà Nội.
Khoái thứ tư là được “vô tư” chen lấn, không có ưu tiên phải trái, mạnh ai nấy đi và được bóp còi thoải mái…Ngay cả con tàu “Thống Nhất” xuyên Việt cũng chen chúc qua các phố phường chật hẹp như chốn không người, giữa những chùm giây điện dọc ngang chằng chịt.
Trên đường đi Angkor Wat phải ghé qua Saigon, khi tôi bước xuống hôtel, mọi người la ó nhìn tôi như nhìn người từ hành tinh khác, không phải vì tôi ăn mặc kỳ dị mà chỉ vì tôi mang theo trên người cái máy chụp hình và cái điện thoại di động. Ở tuổi tôi đi trên đường phố Saigon mà mang những thứ đó là một cách tự sát.
Khi trở lại Saigon tôi muốn về ngay Đà Nẵng thì các bạn trẻ cùng đi tours khuyên tôi không nên đứng đón taxi một mình với hành lý trên tay vì
đó cũng là một hình thức tự sát khác (vì tôi còn yêu đời nên không
muốn tự sát trong mấy ngày liên tiếp) nên phải nhờ anh hướng dẫn theo
tôi lên taxi ra tận phi trường Tân Sơn Nhất. Trên taxi tôi thường nghe
chửi bới chế độ, không biết là thật tình hay cò mồi nên tôi không dại
gì mà hùa theo.
Dân mình hay có óc châm biếm, như để mô tả cái xã hội được rêu rao là
dân làm chủ thì người dân lại hí lộng về 3 thứ chợ ở Hà Nội đẳng cấp
khác nhau bằng mấy câu:
Tôn Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của bầy tôi nịnh thần,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng…
Tuy thích châm biếm nhưng con người sống dưới chế độ cộng sản lại mất đi cái tính khôi hài dí dỏm của người Việt, nếu có khôi hài thì lại rẻ tiền, kiểu Hoài Linh, mà có khi còn thô tục nữa. Ở Hà Nội, ngay bên cạnh Trung Tâm Văn Hoá Ca Múa Âu Cơ trên đường Huỳnh Thúc Khang (lớn thứ hai sau Nhà Hát Lớn) thì lại có nhà hàng ăn với bảng hiệu đồ sộ “Chim To Dần” để cho các bà đi ngang phải đỏ mặt.
Về Việt Nam mà không ăn phở là một thiếu sót, tuy nhiên tôi cũng chưa tìm được cái hương vị tuyệt vời như ở Berlin hay ở Sydney. Sau mấy ngày lục lạo, tôi may mắn được bước vào một tiệm phở lịch sử đã đứng vững từ nửa thế kỷ nay và còn in dấu vết trong lòng người Hà Nội để nhớ lại thời kỳ bao cấp kinh hoàng.
Tôn Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của bầy tôi nịnh thần,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng…
Tuy thích châm biếm nhưng con người sống dưới chế độ cộng sản lại mất đi cái tính khôi hài dí dỏm của người Việt, nếu có khôi hài thì lại rẻ tiền, kiểu Hoài Linh, mà có khi còn thô tục nữa. Ở Hà Nội, ngay bên cạnh Trung Tâm Văn Hoá Ca Múa Âu Cơ trên đường Huỳnh Thúc Khang (lớn thứ hai sau Nhà Hát Lớn) thì lại có nhà hàng ăn với bảng hiệu đồ sộ “Chim To Dần” để cho các bà đi ngang phải đỏ mặt.
Về Việt Nam mà không ăn phở là một thiếu sót, tuy nhiên tôi cũng chưa tìm được cái hương vị tuyệt vời như ở Berlin hay ở Sydney. Sau mấy ngày lục lạo, tôi may mắn được bước vào một tiệm phở lịch sử đã đứng vững từ nửa thế kỷ nay và còn in dấu vết trong lòng người Hà Nội để nhớ lại thời kỳ bao cấp kinh hoàng.
Trong thời đó, tiệm phở gà số 2 đường Nam Ngư này đã làm một cuộc cách
mạng và đã thách thức với chính quyền cách mạng vì đã phá rào để bán phở “có người lái” nghĩa
là có thịt trong tô phở, trong khi cả nước đều phải ăn phở không người
lái nghĩa là không có thịt. Ngay cả khách sạn Phú Gia lớn nhất Hà Nội
cũng chỉ được bán phở không thịt, ba chữ “không người lái” trở thành những chữ cấm kỵ châm biếm chế độ.
Một cựu biên tập viên báo Nhân Dân than thở với tôi rằng anh ta đã bị
công an bắt đứng nghiêm để đọc 100 lần chữ “phở không có thịt” vì anh ta
đã vào tiệm mà ngang nhiên gọi một “tô phở không người lái”.
Sở dĩ bà chủ tiệm phở Nam Ngư làm ăn được là vì đã lợi dụng sự sơ hở của chế độ. Lúc đó nhà nước quản lý ba loại súc vật: trâu (để đi cày), bò (nói là bị Mỹ dội bom chết), heo (thì để làm nghĩa vụ đóng thuế), chỉ có gà là thoát khỏi tầm tay nhà nước, nên bỏ một miếng thịt gà vào tô phở không thể coi là hành động chống đối.
Sở dĩ bà chủ tiệm phở Nam Ngư làm ăn được là vì đã lợi dụng sự sơ hở của chế độ. Lúc đó nhà nước quản lý ba loại súc vật: trâu (để đi cày), bò (nói là bị Mỹ dội bom chết), heo (thì để làm nghĩa vụ đóng thuế), chỉ có gà là thoát khỏi tầm tay nhà nước, nên bỏ một miếng thịt gà vào tô phở không thể coi là hành động chống đối.
Tuy làm ăn khắm khá nhưng bà chủ Nam Ngư vẫn giữ nguyên trạng tiệm phở từ hồi mới mở tới nay, với những cái bàn con và những chiếc ghế nhựa thấp lè tè, kể cả cái thau nước rửa bát bên lề đường, như để nhắc nhở người dân Hà nội rằng dấu vết của thời bao cấp đang còn đó.
Trong khi bao cấp kinh tế chỉ liên quan tới thể xác, thì ngày nay bao
cấp chính trị nguy hiểm hơn, lại bao gồm luôn cả tinh thần. Khốn nạn
thay cho người dân Việt, không biết còn phải chịu đựng cho tới bao giờ
Chỉ còn là CỐ HƯƠNG
Tác giả bài này là BS Đổ Hồng Ngọc, ông viết về y khoa cũng tốt mà viết
về Phật pháp cũng hay. Nguyệt san Văn Hóa Phật Giáo thường có các bài
viết của BS ĐHN.
Sài Gòn bây giờ
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người
ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái
nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm
sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !
Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn
cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ
như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện
mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang
cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở
đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối.
Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao
thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó
mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu sàn diễn thời trang và trường
trung học. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt
nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà
cũng khó tìm thấy một tà áo dài.
Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý
do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng
biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng
xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!
Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không
phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia
dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho
mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới
đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật
càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng
cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương
liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản.
Cứ xem TV quảng cáo thì biết : người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt
mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, bia bọt . . .nhảy
nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!
Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo
tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có.
“Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV…
các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con
sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu
lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả
thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ
là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông
minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho
con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa
thông minh nên có vẻ kém… thông minh!
Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố
nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì
sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi
qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng
mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.
Marketing mà
Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải
học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén,
anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào. Ai
cũng muốn thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khắp nơi khiến
các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!
Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng!
Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo…
các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá
thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng
nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo
của thầy bói. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm
thần cũng bộn! Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều
điều đáng suy gẫm.
BS Đỗ Hồng Ngọc
Những điều trông thấy tại bệnh viện quá tải nhất nước
"Nghe nói ông Đinh La Thăng sẽ cho xây liền một bệnh viện ung bướu cơ sở 2 ở quận 9, TP.HCM đó, có cả 1.000 giường. Sắp hết quá tải rồi", bác sĩ Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vui mừng nói.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi vừa đi tìm hiểu thực trạng tại khoa nội 4, Bệnh viện Ung bướu
TP.HCM. Đây là bệnh viện đang bị quá tải nhất nước, theo như nhận xét
của bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện.
Chen chân với những người bệnh, người nhà bệnh nhân đang ngồi chật kín
dãy hành lang, cầu thang, chúng tôi đã ghi nhận về tình hình quá tải ở
đây.
Mỗi căn phòng chừng vài 20m2, chật ních bệnh nhân và người
nuôi. Xộc lên là mùi cồn, mùi hơi người.... Một giường có 3 bệnh nhân
nằm chen nhau là chuyện rất... bình thường ở bệnh viện này.
Đau lòng nhất là nơi những bệnh nhi đang điều trị nội trú. Có phòng phải
nhét hơn 20 bệnh nhân. Các cháu phải nằm ngồi dưới sàn nhà, thậm chí
dưới cả gầm giường, đang ngủ vô tư hay chơi mải mê chơi game bằng điện
thoại, Ipad để quên đau đớn. Lẽ ra, đây là những bệnh nhân phải được ưu
tiên nhất, thế nhưng lãnh đạo bệnh viện cũng đành bó tay, không cách nào
bố trí đủ giường cho các cháu nằm.
Bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh
viện cho biết: "Hiện tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chỉ có 800 giường
bệnh, nhưng đang điều trị nội trú cho 1.400 bệnh nhân. Vì vậy chuyện 1
giường bệnh có 3 bệnh nhân nằm chen nhau là điều không thể tránh khỏi.
Chúng tôi rất đau lòng".
Các bệnh nhi không có giường nằm, phải chơi đùa, ngủ dưới gầm giường. Ảnh: Dương Cầm |
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả tâm tư, hy vọng, vui mừng
của lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM về giải pháp cho vấn đề giảm tải
khi nghe tin ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM có sự quan tâm cụ
thể đến thực trạng của bệnh viện này.
Trước ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2, người đứng đầu TP.HCM đã gửi đến
ngành y tế và người dân TP.HCM món quà rất ý nghĩa: Đang chỉ đạo tìm mọi
cách để các bệnh viện ở TP.HCM không còn tình trạng quá tải!
Hai bệnh nhân nhí đang chơi đùa dưới gầm giường. Hình ảnh này đã trở thành quá quen thuộc tại khoa nội 4 bệnh viện Ung Bướu TP.HCM.
Lê Ngọc Dương Cầm
RIÊNG Ở VIỆT NAM ANH HÙNG & TRÍ TUỆ
Quan chức cao cấp của chế độ CSVN gởi tiền ở ngoại quốc
CSVN ra luật chống rửa tiền nhưng ...
GENEVA - Một số cán bộ được tin cậy của đám quan chức cao cấp của chế độ Hà Nội đã được
giao cho nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị các tài sản khổng lồ của họ có được nhờ tham nhũng hối lộ gửi tại các ngân hàng ngoại quốc. Một nhân vật (yêu cầu dấu tên) từng giao tiếp với một số người này ở một số ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ như vậy trong một cuộc tiếp xúc với báo Người Việt mới đây.
“Chưa kể tại ngân hàng các nước khác ở Âu Châu và Á Châu, riêng tại Thụy Sĩ, tôi biết có
hai người ở các ngân hàng thành phố Lausane và hai người ở thành phố Geneva, làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản do xếp của họ gửi.” Nhân vật trên tiết lộ.
Lương bổng của đám quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, theo sự mô tả của một
viên chức ngoại giao Tây Phương thì “không đủ để họ sống 10 ngày”, nhưng họ có tiền phải gửi, hay nói đúng hơn, giấu đút, ở các ngân hàng ngoại quốc là một điều hiển nhiên bất bình thường. Cho tới nay, lương căn bản của cán bộ đảng viên CSVN chỉ có 290,000 (tương đương khoảng $18 đô la) rồi nhân theo chỉ số cao thấp tùy chức vụ, cấp bậc. Nhưng có lần Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN, khi thăm một xí nghiệp quốc doanh đã so sánh và thấy một viên chức nhà nước chức vụ rất cao như ông còn kém lương của một người thợ chuyên môn. Ðiều này cho thấy lương bổng cán bộ công chức CSVN, dù là quan chức cao cấp, cũng không là bao nhiêu và không đủ sống.
Theo lời nhân vật trên tiết lộ, mỗi một số viên chức cao cấp của chế độ đều sử dụng một số
thuộc cấp tín cẩn vào công việc chuyển ra ngoại quốc số tài sản khổng lồ mà họ vơ vét được qua các “phi vụ” tham nhũng hối lộ.
Số tiền họ gửi mỗi lần khoảng bao nhiêu, cách bao lâu gửi một lần, các cán bộ có trách nhiệm
chuyển đô la và vàng dưới nhiều hình thức khác nhau đến các ngân hàng ngoại quốc, không tiết lộ. Nhưng nếu đó không phải là các số tiền lớn bạc triệu đô la thì người ta không cần đến người chuyên trách “chuyển khoản” cũng như quản trị xuất nhập các số tiền này, ông nói.
“Họ luôn luôn có trách nhiệm đi đi về về”, ông tiết lộ tiếp. “Giữa không những Việt Nam và Châu
Âu mà còn cả từ Việt Nam đến một số ngân hàng ở Á Châu cũng như cả Nga và Ðông Âu.”
Tại sao đám quan chức CSVN lại đem tiền gửi cả tại nước Nga là nước có hệ thống ngân hàng
thuộc loại bấp bênh nhất trên thế giới?
“Họ gửi tiền cả ở ngân hàng Nga vì tin tưởng nguyên tắc khôn ngoan này: Không bao giờ bỏ
tất cả các quả trứng vào chung một giỏ.” Ông giải thích rằng nếu một quả trứng chẳng may bị vỡ, có thể những quả trứng khác vỡ theo. Ðây là sự khôn ngoan chung của đám quan chức cao cấp của chế độ khi họ rải số tiền kiếm chác được ra nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, có rất nhiều người khác nhau làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản của “xếp” ở ngoại quốc. Nhưng cũng có những người là vợ, con, hay thân quyến của đám cán bộ đảng viên tham nhũng đóng vai trò giấu đút tiền tham nhũng hối lộ khi họ đi ra ngoại quốc.
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết một bài có tính cách “mách bảo” cho cán bộ đảng viên tham
nhũng trong nước cách thức gửi tiền ở hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ với tựa đề “Gửi tiền ở nhà băng Thụy Sĩ”. Bài báo này được báo điện tử VNExpress lấy lại và phổ biến ngày Thứ Bảy 10-9-2005 mở đầu với câu hỏi “Có thể mở tài khoản ẩn danh - anonymous account - ở ngân hàng Thụy Sĩ không?” Bài báo này giải thích khá tỉ mỉ về thế nào là tài khoản ẩn danh dưới hình thức “tài khoản mang số nào đó thay vì mang tên khách hàng.” Và “tài khoản số hạn chế sự hiểu biết về chủ nhân của nó...” Bài báo phục vụ loại độc giả nào, khách hàng ngân hàng nào ở trong nước, người ta có thể hình dung ra ngay khi mà lợi tức trung bình đầu người chỉ có khoảng $500 đô la một năm.
Ngày 8-6-2005, CSVN theo áp lực của Hoa Kỳ khi lôi kéo Hà Nội hợp tác đối phó với khủng bố,
rửa tiền ma túy, buôn lậu trên thế giới, ra nghị định số 74/CP để chống rửa tiền. Nghị định này buộc “Các ngân hàng, các định chế tài chính phải báo cáo về các giao dịch trong một ngày của một cá nhân hay một tổ chức có tổng trị giá từ 200 triệu đồng (khoảng $12,400 đô la) trở lên.” Theo sự tường thuật trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-6-2005. Tờ báo này kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, các qui định có tác động lớn nhất là các ngân hàng buộc phải báo cáo về những khách hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ 500 triệu đồng (khoảng $31,000 đô la) trở lên tại một ngân hàng. Lượng tiền 500 triệu đồng là tổng các khoản tiền gửi của cá nhân đó chứ không phải là một lần gửi tiết kiệm có trị giá 500 triệu đồng."
Nhân vật trên kể cho hay, cách đây mấy năm, ông chánh văn phòng của Hội đồng Bộ Trưởng
Chính phủ CSVN có lần đã thua bạc tại một casino ở Geneva “mấy trăm ngàn đô la trong một đêm”. Ðiều này, số tiền tham nhũng hối lộ mà đám quan chức CSVN giấu đút ở ngoại quốc phải “vô cùng lớn.”
Khóa họp Quốc hội CSVN hồi tháng Tư vừa qua, một dự thảo luật chống tham nhũng được
bàn cãi nhưng rồi vẫn không có biểu quyết và được loan báo sẽ thảo luận trở lại vào khóa họp thứ hai của năm nay dự trù vào tháng 11 tới. Hàng năm, các khóa họp quốc hội Hà Nội đều có thảo luận chuyện chống tham nhũng và họ nhìn nhận tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”.
Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội và nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN nói với báo chí
trong nước rằng tham nhũng chỉ bị lộ diện khi “nội bộ tham nhũng” tố cáo lẫn nhau. Trong một cuộc điều trần trước quốc hội, Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nhìn nhận tham nhũng đã “xà xẻo” khoảng 30% các dự án xây dựng, phát triển. Phần lớn các dự án này được tài trợ từ các khoản tín dụng ngoại quốc. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ, tài trợ cho các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam năm 2005 là $3.4 tỉ đô la.
(NT)
Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sản có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim không biết từ đâu mà ra....\từ thành phố lớn đến lục tỉnh, quận nhỏ xa xôi hẻo lánh củng có tỷ phú !!! Không phải triệu phú mà là tỷ phú......Việt kiều chỉ là con số không mà thôi.
CSVN tham nhũng kinh khũng như vầy mà quý vị còn nói chuyện chống tham nhũng. Hãy xem
Phan Văn Khải và con trai trên 2 tỷ USDlại những số tiền khổng lố của những tên quan chức CSVN. Làm sao chống tham nhũng khi CSVN là những tên tham nhũng chưa từng thấy trong lịch sữ.
Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD
Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD
Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD
Trần Đức Lương : Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD
Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD
Nguyễn Tiến Dũng : Đệ nhất Phó Thủ Tướng 1 tỷ 780 triệu USD
Nguyễn Văn An : Chủ tịch Ban Chấp Hành Trương Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD
Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD
Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD
Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD
Nông Đức Mạnh : Chủ Tịch Quốc Hội 1 tỷ 143 triệu USD
Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USD
Trần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD
Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD
Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD
Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD
Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD
Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD
Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD
Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD
Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD
Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD
Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD
Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD
Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD
Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD
Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD
Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD
YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD
Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD
Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD
Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD
Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD
Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD
Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD
Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD
Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD
Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD
Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD
Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD
Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD
Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD
Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD
Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD
Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD
Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD
Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD
Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD
Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD
Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD
Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD
Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD
Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD
Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD
Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD
Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD
Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD
Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD Vưu Khải Thành :
Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD
Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD
Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD
Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD
Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD
Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD
Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD
Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD
Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD
Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD
Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD
Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD
Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD
Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD
Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD
Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD
Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD
Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Âu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD
Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD
Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD
Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD
Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD
Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD
Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD
Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD
Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD
Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD
Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD
Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD
Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD
Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD
Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD Mấu Thị Bích Phanh :
Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD
Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD
Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD
Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD
Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD
Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD
Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD
Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD
Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD
Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD
Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD
Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD
Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD
Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD
Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD
Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu
Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD
Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD
Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD
Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD
Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD
Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD
Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD
Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD
Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD
Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD
Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD
Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD
Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD
Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD
Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD
Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD
Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD
Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD
Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD
Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD
Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD
Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD
Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD
Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD
Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD
Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD
Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD
Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD
Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD
Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quãng Trị 15 triệu USD.
Một tài liệu cũ trong báo Quốc gia, Montreal, Canada từ tháng 2/1996 trích tin Nữu Ướccho biết : “ Một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt
“Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm
ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty. Theo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.
“Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la.
Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…
Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan
mậu dịch quốc tế. Số tài sản lớn lao trên do thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cũng nêu lên nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của tổng cục phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc tổng cục kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston.
Một tài liệu khác trong website mà tôi tạm dịch là mạng điểm ( cf. địa điểm, thời điểm) Hận Nam
Quan tháng 5/2002 tựa là “ Giai cấp mới trong các chế độ CS “ cho biết : “Theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà nội ngày 4 tháng 3 năm 2002 thì ĐCSVN sau khóa họp TƯ Đảng từ 18-2-đến 2-3-2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế rất táo bạo: Đảng viên CS được phép làm kinh doanh tư nhân.
Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và kỹ nghệ tuyên bố với phóng viên của hãng
thông tấn Reuter rằng:”…
Đại hội đã quyết định là các đảng viên đang quản trị các xí nghiệp tư nhân có quyền ở lại trong
Đảng”.
“Thật ra thì từ nhiều năm nay, các đảng viên cao cấp tuy không chính thức sở hữu một xí
nghiệp tư nào cả nhưng thân nhân bà con của họ đã là chủ nhân của những xí nghiệp tư lớn nhất trong nước.
“Cứ hỏi vợ con các ông Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Đỗ Mười, Phạm Thế Duyệt,
Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng…là sẽ biết ai là chủ nhân của các sân golf, các khách sạn hạng sang, hãng xe taxi, hãng hàng không, nhà máy chế biến hải sản, hãng xuất nhập cảng, siêu thị lớn nhất nước. “Ai mà không thấy sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo CS tại VN.
“Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp
của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước. – Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000) – Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK – Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK. – Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK – Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK
– Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK
– Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt
1 tỉ 360 triệu MK.
– Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK
Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của
bảng FYI này là hơn 20 người nữa. Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì: “Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là: Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng tấn vàng; Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD; Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng; Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD; Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD; Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD; Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD; Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD; Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD; Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD; Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD; Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD. Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”
Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước
nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng. |
No comments:
Post a Comment