Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 October 2016

NGUYỄN BÁ CHỔI - TƯỞNG NĂNG TIẾN - SƠN TRUNG

Saturday, July 23, 2016

NGUYỄN BÁ CHỔI * BÁC HỒ CÁ CHẾT

Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp cá chết

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Mặc cho bọn phản động nói xấu tổ quốc gì thì nói, không ai có thể phủ nhận được sự cố cá chết mà cả nước đang quan tâm là một trong những sự nghiệp vĩ đại của bác Hồ để lại cho dân Việt.
Quả vậy, kể từ ngày lập quốc đến nay, qua hàng bốn ngàn năm văn hiến, Việt Nam chưa bao giờ có chuyện cá chết đồng loạt trắng xóa bờ biển mấy tỉnh miền Trung. Phải đợi cho đến sau khi bác Hồ xuống bến Nhà Rồng “tìm chốn đoạn trường mà đi”, gặp được cái Luận cương Lê-Nin bác đọc trào nước mắt, rồi mang về nước lập băng dựng đảng, cướp chính quyền, làm dân trào máu họng; cá ngoài biển khơi cũng trào máu họng. 
Nếu không có bác Hồ, đã không có đồ Cộng Sản đang làm tan hoang đất nước về mọi phương diện, mà ai cũng đã thấy, đến cả không ít các “nhà cách mạng lão thành” cũng đã “thấm” nỗi bi đát của con đường “bác” đi.
Cá chết là do chất độc thải ra từ Formosa; Formosa nổi tiếng phá hoại môi trường, hủy diệt sinh thái, bị thế giới tẩy chay, tống khứ. Thế nhưng nó - Formosa - hiện diện nơi đất Hà Tĩnh trên sự đau khổ của người dân Vũng Áng, huyện Kỳ Anh vì mất nhà cửa, mất nghề nghiệp, mất học hành; nó hiện diện một cách ngão nghễ, ngang ngược, thách thức, xấc xược khi trả lời người dân nơi đây về thảm họa Formosa gây ra, “Muốn cá hay muốn thép”. 
Bất chấp sự chống đối của đồng bào Vũng Áng bị cưỡng chế phải rời khỏi nơi sinh sống và nghề nghiệp gắn bó bao đời; bất chấp sự can ngăn của các nhà khoa học trước những hiểm họa sẽ do công nghệ luyện thép, lãnh đạo CS đã “có công với cách mạng” rước Formosa vào nhà, hưởng quy chế “tô giới”, người Việt không được phép bén mảng tới, ngoại trừ người đứng đầu đảng CS là Cả Lú đến để chúc mừng mà không đả động gì đến cá chết đã đang trắng biển Miền Trung vi chất độc Foromosa thải ra ngoài kia.
Cải cách ruộng đất; Đấu tố; Nhân văn và Giai phẩm; Xét lại chống đảng; Thảm sát Mậu Thân; Đại lộ kinh hoàng; Mùa Hè đỏ lửa; Tập trung cải tạo;
Đánh Tư sản; Triệu người làm mồi cho cá và hải tặc, lưu lạc quê người… 
Trên đây toàn là những sự nghiệp vĩ đại của bác và đảng. Nay lại thêm “sự nghiệp” cá chết mà tầm ảnh hưởng và di hại của nó “hoành tráng” gấp bội; không chỉ lên một số người, cho một vùng miền, nhưng lên cả nước, cho cả dân tộc, có thể qua nhiều thế hệ..
Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp cá chết”, là vậy.
23.7.2016

HANS S. NICGHOLS * CON HỒ CHÍ MINH

Con rơi của Hồ Chí Minh

28/5/2001 - Tin đồn đã đưa Nông Đức Mạnh lên làm người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhiều người nói tài năng chính trị của ông không phải là điều duy nhất mà giống Bác Hồ kỳ lạ.
Vào năm 1931 trong khi đang lùng bắt các gián điệp cộng sản ở các hải cảng Châu Á trong đế quốc của mình, người Anh đã xông vào căn hộ của Hồ Chí Minh ở Hồng Kông và bắt ông đang ở trên giường với một phụ nữ Trung Quốc. Đối với những người Xô Viết ủng hộ tài chánh cho ông, những người mà đã bác bỏ yêu cầu được kết hôn của ông vào mấy tháng trước đấy, điều này chẳng có gì lạ.
Nhưng hiện nay đối với những kẻ thần thánh hóa ông, những người đang bảo vệ huyền thoại Hồ Chí Minh, điều này đồng nghĩa với xúc phạm. Đối với những kẻ thêu dệt huyền thoại về ông ở trung ương đảng Bác Hồ là vị thánh cộng sản, đã thoát ra khỏi những ham muốn trần tục, và suốt đời chỉ gắn bó với cách mạng. Điều này và những bằng chứng khác từ hồ sơ cảnh sát Pháp và hồ sơ lưu trữ Liên Xô cho thấy Bác Hồ còn có những quan tâm khác. Hồ sơ hé lộ trong một chuyến đi ngang qua Liên Xô cũ ông bắt đầu quan hệ tình dục với một phụ nữ Nga có chồng. Trước khi mối quan hệ tình dục qua đường ở Nga này, nhà ái quốc người Việt đáng ngờ này còn say đắm trước sắc đẹp Pháp. Từ cuộc ái tình vụng trộm ấy loan ra những tin đồn về đứa con người Pháp.
Trong khi phải dồn hết mọi suy nghĩ và sức lực vào sự nghiệp cách mạng quốc tế, Hồ đã nhờ một người bạn phiến loạn cộng sản tìm cho ông một người vợ trong thời gian ông lưu lại miền duyên hải Trung Quốc vào cuối thập niên 1920. Hồ không biết người đồng chí của mình là gián điệp nhị trùng làm việc cho mật vụ Pháp. Trong lúc gián điệp này dành ra thời gian để tìm bạn gái cho Hồ y cũng báo cáo hết mọi chuyện về Paris.
Còn bây giờ đến bằng chứng chắc chắn nhất về lối sống phóng túng của Hồ: người con trai, Nông Đức Mạnh, trở thành tổng bí thư mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam một cách mờ ám.
Từ lâu trước khi ông có tên là Bác Hồ, ông có thể là Cha Minh. Hồ sơ tình báo cho thấy vào thời điểm người ta nghĩ ông trở thành cha Nông Đức Mạnh ông thậm chí chẳng phải là Hồ Chí Minh. Vào thời đó, ông vẫn còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc và thật ra chỉ là một gián điệp cộng sản mờ nhạt - người thích mô tả về mình như là “người yêu nước đã phục vụ tổ quốc từ bao lâu nay.”
Frederick Brown ở trường đại học John Hopkins nói với Insight rằng “Việt Nam là xứ sở tin đồn và huyền thoại.” Sự thật về người lãnh đạo mới của Việt Nam vẫn ở đâu đó đằng sau lớp sương mù ban mai dâng lên trên mặt nước đầm lầy nông cạn tù đọng của vùng châu thổ sông Mekong. Dù theo như họ nói, “ Tất cả chúng tôi đều là con Bác Hồ,” nhưng các nguồn tin Việt Nam và các học giả Mỹ tin Mạnh chính là con ruột: một trong vài đứa con rơi của Hồ Chí Minh.
Hầu hết các bài báo đăng tin Mạnh trở thành người đứng đầu ĐCSVN đều viết ông là người dân tộc Tày, mặc dù không có tài liệu về cha mẹ ông, những người mà Mạnh nói đã chết khi ông còn rất bé. Tại hội nghị của các chuyên gia về Việt Nam vào cuối tháng Tư ở Houston, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ chín chính thức bầu Mạnh vào chức vụ tổng bí thư đảng, mọi người đều hỏi nhau về nhân thân cha mẹ ông. Ngay ở Hà Nội, người ta cũng bàn tán râm ran bóng gió rằng một trong những đứa con rơi của Hồ Chí Minh đã trở thành người lãnh đạo mới của Việt Nam.
William Duiker, tác giả sách tiểu sử đáng tin cậy nhất về Hồ Chí Minh có thể là người đầu tiên tính toán. Nếu Mạnh sinh vào tháng Chín 1940 thì như vậy vào lúc thọ thai Minh phải ở miền nam Trung Quốc. Duiker kiểm tra lại những ghi chép của mình: ông không thể nào không nghĩ đến khả năng người lãnh đạo mới của Việt Nam có thể mang nửa dòng máu Tàu.
Nếu Hồ là cha thì hoặc là Mạnh mang nửa dòng máu Tàu hay ngày sinh của ông bị khai man. Vì gốc gác và lý lịch mờ ám của Mạnh mà do ĐCSVN đưa ra không được minh bạch cho nên hoặc là một hay cả hai khả năng này đều có thể đúng.
Huyền thoại hiếm khi tự nhiên mà sinh ra. Khi hồ sơ Liên Xô được bạch hóa thì càng có nhiều bằng chứng rằng hình ảnh được xây dựng cẩn thận về Bác Hồ là nhà cách mạng khổ hạnh, chỉ gắn bó với sự nghiệp nước Việt Nam độc lập luôn luôn chỉ là nhiều huyền thoại hơn sự thực. Hilaire Du Berrier, một người Mỹ hoạt động bí mật cho cả Pháp và Mỹ chống lại người Nhật trong vùng này, chế giễu: “Hình ảnh ấy luôn luôn dối trá.” Nhưng như Zachary Abuza, giáo sư tại trường đại học Simmons ở Boston và là chuyên gia nổi tiếng về Việt Nam, nhận xét: “Đảng Cộng Sản Việt Nam làm hết sức mình để phổ biến huyền thoại này.” Chắc chắn như thế.
Ước gì thói trăng hoa của Bác Hồ chỉ là thú vui tao nhã; ước gì Việt Nam có thể tồn tại chỉ bằng huyền thoại thôi.
Có nhiều rủi ro mất mát ở đây hơn thanh danh của nhà cách mạng và thanh danh của những phụ nữ Trung Quốc, Pháp và Nga mà ông đã tằng tịu: “Đến hôm nay đảng vẫn còn sử dụng Hồ để làm cho chế độ chính danh vì họ chắc chắn không đạt được sự chính danh nào về hoạt động kinh tế,” Abuza gợi ý.
“Dù các tin đồn này đúng hay không,” Carl Thayer ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu nói, “rõ ràng chúng vẫn có lợi cho Mạnh.” Tuy nhiên tổng bí thư đảng mới phải cẩn thận không khai thác quá xa gốc gác bí ẩn của mình vì, nếu ông ta là con của lãnh tụ cộng sản thì Bác Hồ không phải là người đẹp đẽ gì như đảng từ lâu đã khẳng định. Còn nếu bản thân Hồ đã hủ hóa với phụ nữ thì phải chăng về những phương diện khác ông đã phản bội lại niềm tin được đặt trọn vào ông?
Nếu khó lần theo nguồn gốc của huyền thoại thì nguồn gốc của tin đồn lại càng khó lần hơn. Câu chuyện Mạnh là con của Bác Hồ lần đầu tiên lan rộng ra khoảng độ cách đây tám hay chín năm. “Mọi người, đặc biệt là người Việt Nam, nói ông ta là con của Hồ Chí Minh” Duiker nói. Duiker từng công tác với sở ngoại vụ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào thập niên 60 và trở lại Việt Nam vài lần để tìm tài liệu cho cuốn sách của mình.
“Chính Mạnh chẳng làm gì để dập tắt tin đồn, mà còn láu lỉnh trả lời một cách lảng tránh, “Tất cả mọi người Việt Nam đều là con của Bác Hồ.” Tuy nhiên một khi đã chắc chắn lên làm lãnh đạo đảng ông cố gắng tuyên bố ông không quan hệ gì với tin đồn. Không đưa ra lời phủ nhận hoàn toàn, ông tuyên bố ông mới đây đã về thăm mộ cha mẹ mình ở quê ông thuộc tỉnh Bắc Cạn. Và mọi người biết, như tùy viên báo chí ở tòa đại sứ Việt Nam ở Washington giải thích, nơi an nghỉ cuối cùng của Bác Hồ là ở Hà Nội.
Nhưng nếu Mạnh là đứa bé mồ côi ở bộ tộc thiểu số người Tày miền núi thì làm thế nào ông thăng tiến nhanh đến như thế? “ Người này vô danh tiểu tốt, “ William Turley, học giả nghiên cứu về Việt Nam ở đại học Southern Illinois nhận xét. “ Vậy ai là người đỡ đầu ông?”
Mặc dù vấn đề thân nhân cha mẹ của Mạnh không thể được giải quyết trong tương lai gần, nhưng các chuyên gia ở Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang cố gắng điền vào những chỗ trống trong tiểu sử của ông. Lý lịch khác biệt về việc ông ở đâu trong suốt thời gian từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70. Tiểu sử chính thức của đảng nói ông học lâm nghiệp ở Liên Xô từ năm 1966 đến 1971, rồi trở về một tỉnh miền bắc để áp dụng học vấn của mình. Nhưng nguồn Quốc Hội Hoa Kỳ chứng tỏ Mạnh vẫn còn học ở Hà Nội từ năm 1966 đến 1971 và chỉ dành một năm ở rừng Nga. Trong một lý lịch khác, Mạnh ở Liên Xô hầu như trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, đến năm 1975 mới trở về nước. Khi bị thúc ép phải giải thích những sự khác biệt này, các nhà ngoại giao Phương Tây ở Hà Nội và Washington đều quy cho bản lý lịch chính thức của đảng.
Đối với một số người ở Quốc Hội Mỹ, vấn đề về tiểu sử của Mạnh chỉ là kết quả khác của sự cả tin của Bộ Ngoại Giao và tình báo kém cỏi. Họ cho rằng các nhà ngoại giao đã bị lừa gạt rất lâu và cộng đồng thương mại thiện cảm đang đánh giá thấp vai trò của Mạnh trong chiến tranh. “Họ không biết người này là ai,” Al Santoli, trợ lý trưởng về ngoại vụ cho dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc Đảng Cộng Hòa- bang California, nói.
Bây giờ 60 tuổi, lúc chiến tranh kết thúc Mạnh 34 tuổi. Cho dù ông tham gia vào chiến tranh như thế nào chăng nữa, điều quan trọng là ĐCSVN không nhắc đến vai trò của người lãnh đạo mới trong “cuộc chiến tranh chống Mỹ”. Phải chăng Việt Nam muốn mở ra chương mới trong mối quan hệ với Hoa Kỳ? Santoli, chẳng hạn, không tin: “Ông ấy là cộng sản, và đấy mới chính là điều quan trọng.”
Vào năm 1986 khi Mạnh bất ngờ được nổi tiếng và được bầu vào Ủy ban Trung ương, đại hội lần thứ sáu quyết định đã đến lúc mở cửa kinh tế Việt Nam và phát động chương trình canh tân kinh tế gọi là đổi mới. Ngày nay, thu nhập trung bình của người Việt khoảng độ 370 đô la Mỹ- trong khu vực chỉ có Lào là nghèo hơn-đổi mới không thể nào được coi là thành công lớn. Trong khi Việt Nam nhìn thấy các nước châu Á khác hưởng tiến bộ kinh tế thì nền kinh tế của họ lại đầy rẫy yếu kém và tham nhũng. Đảng cộng sản từ lâu đã tìm kiếm một nhà lãnh đạo có thể vực dậy nền kinh tế trì tệ, giống như Bác Hồ giải phóng Việt Nam ra khỏi sự thống trị của thực dân.
Dân biểu Earl Blumenauer, thuộc Đảng Dân Chủ-bang Oregon, từng đến Việt Nam với Bill Clinton vào tháng Mười Một năm 2000. Blumenauer nhận xét, “Giới trẻ rất náo nức muốn có cơ hội tham gia vào kinh tế... Tất cả họ đang đòi hỏi điện thoại di động.” Tuy cái ấy có vẻ tầm thường, nhưng niềm hy vọng bây giờ của họ về kinh tế phát triển đặt vào Mạnh, một người lãnh đạo được đặt đủ tên từ “ứng cử viên thỏa hiệp” đến “nhà cải cách kín đáo”.
Điều này không có nghĩa rằng Mạnh tin vào dân chủ hay thị trường tự do. Nếu những người theo dõi tình hình Việt Nam đồng ý về một điều. Đó là ông là người cộng sản kiên định. Về những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, họ nghĩ chính sách Việt Nam chỉ có vài thay đổi.
Dù sao đi nữa, Mạnh đã nhận được điểm cao trong tư cách chủ tịch Quốc Hội, đã lèo lái đảng ông hiện lãnh đạo. Quả thật, tài năng chính trị của Mạnh giống kỳ lạ tài năng chính trị của Bác Hồ, bậc thầy về nghệ thuật làm cho phái này chống phái kia và rồi mình ở giữa lãnh đạo. Ta có thể nói như thế về chuyện Mạnh trở thành người đứng đầu của ĐCSVN.
À đúng rồi, còn một điều giống nhau nữa- chẳng có báo cáo nào trên truyền thông Phương Tây về vợ con của ông. Phải chăng cha con cộng sản giống hệt nhau?
Nguồn:
Dịch từ tạp chí Insight on the News số ra ngày 28/5/2001, trang 14-15. Tựa đề nguyên tác tiếng Anh “Ho Chi Minh’s Love Child”
Bản tiếng Việt:

VIETTUSAIGON * MIỀN TRUNG

 

Thân phận miền Trung!

Dù nói theo cách nào, miền Trung cũng là miền đất thân phận nhất trên cả nước. Cái eo tựa như chiếc đòn gánh oằn mình chịu đựng cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, rồi cuộc phân chia Nam – Bắc để một bên Nam vĩ tuyến 17 cho dù có cố gắng cách gì cũng không thể trở thành miền Nam được bởi nề nếp xôi đậu, bởi những ông nằm vùng… Và để rồi thời gian ngắn ngủi ấy trôi qua, miền Trung xóa đi ranh giới Nam - Bắc, dấu vết của tự do cũng phai mờ, thay vào đó là một miền Trung mưa chang, nắng cháy và khốc liệt trên mọi nghĩa.
Chỉ riêng hai cuộc chiến Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã ngốn của miền Trung gần ba triệu sinh mạng, không nơi nào nhiều mộ hoang và am thờ cô bác chết đường chết chợ như miền Trung. Đáng sợ hơn là dấu mốc 30 tháng 4 năm 1975, miền Trung chính thức bước vào thời kì chó ăn đá gà ăn muối. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, địa lý đã cộng hưởng với sự khắc nghiệt của chính trị khiến cho người miền Trung trở nên bi thảm từ đó.


Suốt hơn mười năm trải qua thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, người miền Trung thấu hiểu thế nào là ba hạt cơm dính trên một lát sắn (khoai mì) khô và thế nào là ba bữa đói một bữa thèm no. Thậm chí bảy bữa đói một bữa lưng bụng. Những thức quà trở thành đắt đỏ, mang hồn cốt ẩm thực của người miền Trung bây giờ như bánh trôi nước sắn, bánh canh, cơm hến, bắp rang nóng nhúng canh rau muống, ốc xào lá gừng… Tất cả đều là thành tựu, là kết tinh của thời mò cua bắt ốc. Người ta nghèo quá, đói quá phải nghĩ đến việc đi bắt từng con ốc, đi hái từng cọng rau muống để nấu canh với muối và rang bắp đang nóng đổ vào canh ăn cho khỏi ngấy, bởi không có cơm, hay là xúc hến về luộc rồi rang bắp bỏ vào, bữa nào có cơm sắn độn thì bỏ vào đó để tăng dưỡng chất.
Đó chỉ mới là chuyện miếng ăn, chuyện tự do ư? Đó là câu chuyện hết sức viễn vông đối với người miền Trung nói riêng và người dân cả nước nói chung, nhưng dù sao thì với người miền Trung, kinh nghiệm nói một tiếng “phản động” thì bị gọi lên hội đồng xã, bị đánh đến không còn một cái răng thì nhiều vô kể, có những nhân chứng sống, từng bị gọi lên trụ sở xã, (thời đó gọi là hội đồng xã) để đánh gãy gần hết hai hàm răng chỉ vì khi chứng kiến đoàn xe của Phạm Văn Đồng hụ còi đi qua thì nói “mấy thằng cha này làm gì mà ồn ào quá!”.
Thời đó chưa kịp qua, con người cũng chưa kịp hồi tỉnh sau những chấn động kinh hoàng thì tiếp đó, miền Trung là cái rốn của sự xâm lăng, từ biển đảo cho đến đất liền, núi cao, không đâu là không có sự xuất hiện của kẻ xâm lăng. Từ việc tận thu tài nguyên thiên nhiên biển đảo như rong biển, san hô, nhử yến sào, tận thu tài nguyên rừng… cho đến việc người Trung Quốc được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho sự ưu ái quá mức cho phép. Hay nói khác đi là hầu như nhà cầm quyền đã bán đứng, bán một cách rẻ rúng từ tài nguyên cho đến con người, lãnh thổ, lãnh hải của đất nước mà mức thu về chẳng có gì khác ngoài một cái gái rẻ mạt chưa từng thấy cũng như sự khinh khi, coi thường.


Và điều này dẫn đến hệ lụy cả một miền Trung đau đớn dây chuyền, hậu quả đầu tiên là hèn nhát dây chuyền. Bởi có muốn dũng cảm cũng không được dũng cảm. Biết người Trung Quốc xúc phạm bà mẹ quê lên thành phố Đà Nẵng bán chuối qua ngày đoạn tháng, biết rằng họ xúc phạm người Việt đó, và bẩn thỉu đó nhưng chẳng thể làm gì được hơn ngoài sự can thiệp vừa phải, gần như năn kỉ kẻ xấu tha cho người mẹ quê kia. Bởi vì nếu chúng đụng vào người Việt thì không sao, cùng lắm thì bị trả về nước, nhưng người Việt đụng vào chúng thì hậu quả khôn lường bởi đã húc đầu vào bức tường “bốn tốt mười sáu vàng” của đảng Cộng sản Việt Nam.

Và khi mà thế giới đã lên đường với đầy đủ hành trang văn minh, công kĩ nghệ tiến bộ, tự do, dân chủ, hòa bình, người thương yêu người trong thế giới phẵng của thời đại số thì Việt Nam ra sao? Miền Trung ra sao? Miền Trung, phía Đông vẫn có nhiều gia đình đói khổ mò cua bắt ốc, phía Tây vẫn có nhiều gia đình thiếu ăn đào củ mài qua ngày đoạn tháng, đồng bằng có nhiều gia đình mất đất, mất ruộng vì công trình của Trung Quốc mọc lên. Đặc biệt là công trình của Trung Quốc thuê tại miền Trung Việt Nam, tuy họ đã tiến hành dự án từ rất lâu nhưng vấn đề ký hợp đồng chỉ mới diễn ra nhiều nhất từ năm 2015 đến nay. Vì sao?
Vì trên tất cả mọi cuốn bìa đỏ, bìa hồng nhà đất của cư dân Việt Nam đều ghi thời hạn sử dụng đất ruộng và đất vườn chấm dứt vào năm 2014. Từ năm 2015 đến nay, nhà nước bỏ ngỏ quyền sử dụng đất ruộng và đất vườn của người dân. Người dân, đặc biệt là nông dân vốn kham khổ làm ăn, ít ai để ý cái bìa đỏ, bìa hồng nên cũng không mang nó đi gia hạn, mà có gia hạn thì chưa chắc đã được. Hệ quả của vấn đề này là khi có một công trình hay một khu công nghiệp mọc lên trên đất nông nghiệp, người nông dân chỉ được nhận một số tiền ít ỏi gọi là đền bù cho mùa màng chưa thu hoạch chứ chưa chắc đã được nhận tiền đền bù diện tích đất đã mất. Bởi diện tích này không được gia hạn và đã thuộc về quản lý nhà nước trên danh nghĩa quản lý toàn dân.
Và những mẫu hợp đồng thuê đất mà Trung Quốc đã ký thuê của Việt Nam thời hạn 49 hoặc 67 năm đều xuất hiện rất nhiều kể từ đầu năm 2015 đến nay không phải là không có lý do của nó. Dân oan ngày càng nhiều cũng không phải không có lý do. Và đáng sợ nhất khi điều này đến với người miền Trung, bởi cái nghèo, nỗi đau đã quá đủ với người dân miền Trung.
Thử nghĩ, khi mà cả một bờ biển dài làm sinh kế cho hàng chục triệu gia đình trong đó gồm ngư dân, người buôn bán, nông dân và những người kinh doanh du lịch trở thành một bờ biển chết, vùng biển chết, kinh tế trì trệ, đời sống cơ cực, nhà cầm quyền không những không thương dân, thương đồng bào của họ mà còn bán rẻ nỗi đau của đồng bào, bán rẻ sự cơ cực của đồng bào cho kẻ thủ ác, kẻ đã xả độc vào lòng biển quê hương với cái giá 500 triệu Mỹ kim (có thể là cái giá thực cao hơn nhiều!) để rồi nhân dân tự gồng mình chống chọi với đau khổ, với con bệnh đang ủ trong cơ thể và trong môi trường.
Có thể nói rằng khúc ruột miền Trung đã quá đau khổ, đã quá lầm than, đã trả giá cho đau khổ và lầm than của mình bằng máu và nước mắt. Nhưng, dường như nỗi đau này chưa bao giờ chạm tới lòng trắc ẩn của những “đày tớ nhân dân”, nếu không muốn nói đó là một loại cơ hội của họ. Như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Thời gian qua, hiện tượng hải sản chết đột ngột ở các tỉnh miền Trung đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bầu cử…”. Thật là tội nghiệp cho miền Trung!
Bởi hơn ai hết, miền Trung đã nhường cơm xẻ áo, miền Trung đã mang cả sinh mệnh của mình để giao phó cho chế độ (có nơi nào có nhiều liệt sĩ Cộng sản hơn miền Trung?!) để rồi đến ngày hôm nay, người miền Trung té ngửa nhận ra nơi quê hương, bản quán của mình được chọn làm hố rác cho kẻ cướp nước, đời sống, sinh mệnh của người miền Trung không đáng giá bằng đống rác thải đầy độc tố của ngoại bang! Còn thân phận nào đau hơn thân phận miền Trung?!

NS.TUẤN KHANH * LẮNG NGHE CON TIM

Lắng nghe con tim mình thức tỉnh

tuankhanh's picture

Thư cho người bạn trẻ,
Có thể bạn sẽ thất vọng sau khi đọc những gì tôi sẽ viết dưới đây, nhưng nếu trong phút giây nào đó, tôi may mắn được bạn nhận ra những điều tôi gửi gắm vào, hy vọng, bạn và tôi sẽ còn có thể chia sẻ với nhau trên suốt con đường dài dầy những biến cố của đất nước mình.
Trước việc các ngôi sao giải trí của Trung Quốc rầm rộ giương cao biểu ngữ đường chín đoạn trên biển Đông để bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài La Haye, Hà Lan về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc, bạn đã hỏi rằng người Việt cần phải làm một cái gì đó mạnh hơn nữa để đáp trả. Vài ngày trước, nhiều ngôi sao giải trí Việt Nam cũng đã làm hành động đáp trả bằng cách giơ cao biểu ngữ Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí, rất nhiều người không cần là nghệ sĩ cũng có những hoạt động như vậy.
Làm gì? Chúng ta sẽ làm thêm những gì, để gọi là yêu nước?
Kết quả của tòa trọng tài quốc tế, phủ quyết sự điên cuồng của Bắc Kinh đòi sở hữu 80% biển Đông, là một cơ hội thú vị cho người Việt được giương cao suy nghĩ của mình, được biểu lộ công khai lòng yêu nước. Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ, rằng nhiều năm trước đây, rất nhiều người giương biểu ngữ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam đã luôn bị đánh đập, đã bị gọi là “phản động”. Có những con người vô danh đã mỗi ngày lặng lẽ viết lên tường, bỏ lại một mảnh giấy trên đường như mật mã để nhận ra nhau, với những dòng chữ yêu nước như vậy. Nhạc sĩ Việt Khang chỉ với câu hỏi “Việt Nam còn hay đã mất, mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta” đã nhận 4 năm tù giam. Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cũng nhận 6 năm tù với “Hoàng Sa nay đâu - sao biển máu dâng trào, Trường Sa nay đâu - nhuộm thắm giọt máu đào”. Tất cả những lời yêu nước xé lòng ấy, có quá xa lạ và bất thường với hiện thực hôm nay không?
Tôi nhớ vô cùng những ngày tháng mà tôi và các người bạn chuyền tay nhau những chiếc áo có in gạch chéo trên đường chín đoạn của Trung Quốc, phản đối âm mưu xâm lược của Bắc Kinh. Những chiếc áo phải đưa thầm cho nhau dưới gầm bàn. Có những người rơi vào khó khăn vì giữ những khẩu hiệu như vậy. Có những người đang mặc áo, cũng bị xé rách. Bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình, những người ấy hôm nay ở đâu, trong phong trào yêu nước hợp pháp lúc này?
Hãy cùng tôi nhận ra rằng, lòng yêu nước có cơ hội của riêng mình để bùng phát, nhưng sự tồn tại của lòng yêu nước không phải là hoạt động vô giác chỉ khởi động theo điều kiện. Có thể lòng yêu nước được biểu hiện rầm rộ, nhưng cũng có lúc lòng yêu nước rất cô đơn. Lòng yêu nước, đơn giản bắt đầu từ sự nhìn ngó chung quanh mình mỗi ngày. Nếu bạn biết cau mày trước những điều vô pháp, biết tức giận trước các vấn nạn của xã hội chung quanh mình và không ngại bày tỏ về lẽ phải và sự thật, thì lòng yêu nước đã rọi những tia sáng đầu tiên lấp lánh trong trái tim bạn. Clarence Darrow (1857-1938), luật sư và nhà cải cách lỗi lạc của Hoa Kỳ có nói rằng “Tinh thần yêu nước thật sự được bắt đầu từ việc căm ghét sự bất công ngay trên mảnh đất quê hương của mình, hơn bất cứ nơi nào khác”.
Vậy, hãy bắt đầu sống như một người yêu nước ngay khi bạn nhận thức được về hơi thở của mình, con đường đi dưới chân mình. Khi bạn vượt lên cao, nhìn thấy được những điều chung quanh mình và khao khát lên tiếng, đó là sự thức tỉnh lớn lao mà chỉ có duy lòng yêu nước cao quý mới có thể thúc đẩy bạn – vào bất kỳ thời điểm nào, và đôi khi, tự thân chứ không màng đến một người đồng hành.
Bạn hỏi tôi vì sao không cùng đưa hình phản đối đường chín đoạn của Bắc Kinh như nhiều người khác. Hãy hứa với tôi nhé, nếu hôm nay chúng ta không giương biểu ngữ để mừng cùng Philippines về kết quả tòa án La Haye, Hà Lan, thì chúng ta nhớ phải luôn luôn nuôi trong tim mình một ngọn lửa yêu nước không đợi bất kỳ một điều kiện nào, và cũng cần không cần sự cho phép của bất cứ ai. Đừng nghĩ Việt Nam chỉ có kẻ thù là Bắc Kinh với nụ cười nham hiểm trên môi họ, mà kẻ thù của chúng ta, đôi khi nằm ngay trên đất nước mình với những thỏa hiệp, hám danh lợi, phản bội và sẳn sàng bán rẻ tổ quốc với những lời ngụy biện ngu xuẩn.
Tôi biết bạn rất vui vì hiện có nhiều ngôi sao Việt đang cùng bộc lộ lòng yêu nước qua biểu ngữ. Tôi cũng như bạn, đã vui như trẻ dại khi đọc được những dòng tâm huyết của nghệ sĩ Thành lộc, nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng… Họ đúng là những người ấp ủ trong tim lòng yêu nước và chỉ luôn muốn cất cao giọng nói. Nhưng trong việc hưởng ứng luôn dễ bị đẩy thành phong trào, cũng có những kẻ muốn đóng vai yêu nước để được bằng vai phải lứa với các ngôi sao Trung Quốc, họ chọn đối chọi chỉ vì muốn mình cũng được nhìn nhận và cảm thấy khoái trá vì được nâng tầm như là một ngôi sao.
Bạn và tôi, chúng ta cần sống như những người yêu nước thức tỉnh trước thời cuộc. Và xin hãy nhận rõ đâu là kẻ thù và đâu là những kẻ dựa dẫm kẻ thù, hãm hại quê hương mình. Kẻ thù có thể mặc quân phục nhưng cũng có thể mặc những bộ veste sang trọng đắt tiền. Thậm chí, kẻ thù cũng có thể là những kẻ cùng tiếng nói, màu da và luôn lên giọng ái quốc. Ngọn lửa thức tỉnh về lòng yêu nước trong tim bạn chính là điều cao quý nhất – sẽ giúp bạn nhận ra mọi thứ - mà không cần phải khoác lên mình bất kỳ chiếc áo lộng lẫy nào của danh hiệu nhà ái quốc được phong tặng. Nhà ái quốc được tung hô, đôi khi chính là người có thể hò la to nhất mà không biết mình đang hò la vì cái gì – nhà văn Mark Twain (1835-1910) đã từng viết như vậy.
Và vì sao chúng ta phải yêu nước trong thức tỉnh? Nếu không thức tỉnh trước những lời ngụy trá, những hứa hẹn mật ngọt… chúng ta sẽ trở thành những kẻ ái quốc u mê: những kẻ ái quốc vui vì được đập cánh, rộ lên theo mùa của lễ hội.
Có rất nhiều bài học về lòng yêu nước trên thế giới này. Tôi không thể kể hết cho bạn. Nhưng yêu nước, bản chất của nó là khi bạn nhận ra mình mang danh dự, trách nhiệm với tổ quốc mình chứ không vì một ai, hay vì một đảng phái nào. Tôi thích ông già nhà văn Mark Twain lắm, vì ông rất tàn nhẫn trong ngôn ngữ, nhưng ít có gì có thể diễn đạt hay như ông. Chẳng hạn với câu nói nổi tiếng của ông “Hãy luôn trung thành với Tổ quốc. Và chỉ trung thành với chính quyền, một khi nó xứng đáng với điều đó”.
Bạn hỏi tôi phải nên hành động như thế nào. Tôi khó có thể trả lời toàn ý cho bạn về điều này. Tôi cũng không muốn khuyên bạn xuống đường biểu tình, vì bạn có thể là một người bồng bột. Nhưng nếu bạn bắt gặp một ai đó trên đường phố đang giương khẩu hiệu chống Bắc Kinh xâm lược, hay phản đối sự tồn tại phi nhân và phi lý của Formosa chẳng hạn, hãy chào và dành cho người yêu nước ấy một nụ cười. Đó là một nụ cười thật sự ấm áp để bạn, tôi, và người ấy cùng hiểu với nhau trong niềm hy vọng, rằng, dân tộc chúng ta, quê hương chúng ta đang thức tỉnh.
 tuankhanh's blog
http://www.rfavietnam.com/node/3353

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chúng Ta/ Chúng Nó & Tiếng Nước Mình

tuongnangtien's picture
Có lần, tôi (trộm) nghe giáo sư Đỗ Mạnh Tri nói rằng: "Rồi chế độ toàn trị sẽ chấm dứt tại Việt Nam. Nhưng người Việt Nam không thể xây dựng đất nước bằng cách phủ định thực tại Việt Nam. Trong thực tại ấy, có Mác."
Thế còn Mao? Học thuyết Marx - Lénine, tư tưởng Mao Trạch Đông và tác phong Hồ Chí Minh mà. Chính Mao (chứ không phải là Hồ) mới là soạn giả của thảm kịch Cải Cách Ruộng Đất, và là tác giả của của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với sản phẩm phụ là vô số những từ ngữ thô bạo phát sinh ngay sau khi ĐCSVN phóng tay phát động quần chúng:
"Cán bộ:'Tại sao thằng hào Thức nó lại sướng cao độ thế?'
Chị cốt cán: 'Nó sướng cao độ thế là vì nhà nó đi bóc lột nhân dân.'
Cán bộ: 'Thế tại sao chị lại khổ cao độ thế?'
Chị cốt cán:'Em khổ cao độ thế là vì em bị nó bóc lột em trên một cái vấn đề đi ở cho nó mười mấy năm.' 'Hôm nay em không đi họp được vì nhà em nó cứ khống chế em.'
Chúng ta không được phóng tay lỏng lẻo, mà phải phóng tay chặt chẽ.
Bần cố nông là con đẻ Cụ Hồ, dân nghèo là con nuôi thôi, nên mới đề ra chiếu cố.
Vì giai cấp địa chủ bóc lột mấy nghìn năm nay nên chị Phước mới bị toét mắt." (Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956. Phạm Thị Hoài biên soạn).
Ở thời điểm này, có lẽ, vì ngôn ngữ cách mạng chưa kịp đi sâu vào lòng quần chúng nên mẫu đối thoại thượng dẫn (nghe) vẫn còn hơi ngọng nghịu. Với thời gian, cùng với cuộc chiến giải phóng miền Nam, ngôn từ chiến tranh mới trở nên phổ cập và mỗi lúc một thêm... nhuần nhuyễn:
"Có một lần từ mặt trận đường 9 ghé về thăm nhà, tôi gặp đúng đêm máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Còi báo động từ Nhà hát Lớn rú vang. Quầng sáng ánh đèn điện phía nội thành bỗng như dụi tắt bớt. Rồi những chùm đạn phòng không đỏ lừ thun thút lao lên vòm trời. Rồi bom nổ phía Yên Viên, Cầu Giát…
Còi báo yên, đàn chó trong làng vẫn sủa râm ran, đường làng ngõ xóm vẫn rậm rịch bước chân người, không một ai ngủ lại cả. Các cô các chị thức thẳng từ lúc đó cho tới lúc quẩy gánh rau húng, rau thơm tới các phiên chợ sớm. Người làng Láng chia sẻ âu lo với người nội thành như thế đấy!
Giữa phút tĩnh lặng, nghiêm trang ấy tôi bỗng nghe có tiếng gì động mạnh như tiếng ai đập chiếu trên mặt ao, tiếng đổ vỡ  loảng xoảng, ngay sau đó là tiếng kêu la của một người đàn bà:
Ối bà con xã viên đội một, đội hai, đội ba, đội bốn ơi! Lão chồng tôi tàn ác, thâm độc như đế quốc thực dân. Nó đánh tôi trường kỳ, gian khổ như thế này làm sao tôi chịu nổi?”
...
Đêm sau máy bay Mỹ tiếp tục đánh phá Hà Nội. Đúng vào giây phút không ai chợp mắt nổi ấy, bà Hin lại chạy bổ ra đường la hét váng động cả xóm:
Ới bà con xã viên ơi! Chiều nay lão chồng tôi không nấu cơm cho tôi ăn. Nó còn giấu biệt hòm gạo đi. Nó rắp tâm triệt hạ kinh tế tôi đấy mà!” (Tô Hoàng - "Nỗi Buồn Lâu Qua." Talawas blog).

Chiến lược, cũng như chiến thuật, trong trận chiến giữa bần nông và phú nông Việt Nam được chỉ đạo sát sao từ nước XHCN anh em Trung Quốc. Cuộc chiến Bắc/Nam cũng vậy. Không ít lương thực, vũ khí, đạn dược, cùng vô số những từ ngữ (mới) cũng đều được chi viện từ nước bạn láng giềng: bảo quản, bồi dưỡng, cải thiện, đại trà, đăng ký, đề xuất, đột xuất, động viên, kiểm điểm, kiểm thảo, hộ khẩu, hộ chiếu, hộ lý, khẩn trương, nhất trí, quản lý, sư trưởng, sự cố, tham quan, thiết kế, tranh thủ, trợ lý, xuất khẩu, xử lý ...

Nguồn ảnh: nhabe.hochiminhcity.gov.vn
Nhà phê bình văn học & văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: “Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh... Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng...”
Đôi lúc, tôi còn nghĩ thêm là tiếng nói của miền Bắc (trong nhiều thập niên qua) cũng thế, cũng là thứ ngôn từ của thời chiến chinh, cũng “chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao ... cách mạng.”
Chiến cuộc rồi tàn. Bắc/Nam thống nhất. Nam/Bắc hoà lời ca. Nhiều triệu người dân (ở vùng địch tạm chiếm) ca không nổi nên đã liều mạng đâm xầm ra biển, hoặc ù té bỏ chạy thục mạng qua biên giới xứ người.
Họ chết bờ, chết bụi, chết dấm, chết dúi, chết đói, chết khát, chết đâm, chết chém, chết đạn, chết mìn, chết chìm, chết nổi, chết trôi, chết đuối (ôi thôi) nhiều vô số kể! Đám này chết “cũng tốt thôi” vì toàn là những kẻ thuộc thành phần bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” - theo như nguyên văn lời giải thích của Chính Quyền Cách Mạng với dư luận thế giới bên ngoài, và với lũ cột đèn (còn) kẹt lại.
Không hiểu những người vượt biên đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao - nơi đất lạ quê người - nhưng số lượng "bơ thừa sữa cặn" mà họ gửi về cố hương đã (lắm phen) cứu được toàn dân, cũng như toàn Đảng thoát chết ... vì đói khát!
Từ đó, Đảng mới “dũng cảm” đổi mới tư duy và – đồng thời – đổi giọng. Những kẻ phản bội tổ quốc (qua đêm) bỗng  trở thành “khúc ruột xa ngàn dặm,” và là “thành phần không thể thiếu trong đại gia đình dân tộc."  Nghị Quyết số 36-NQ/TƯ - về “Công Tác Ðối Với Người VN Ở Nuớc Ngoài”- đã ra đời (hơi muộn) vào ngày 26 tháng 3 năm 2004, dựa trên cơ sở đó.

N.Q này, tiếc thay, không phát huy được chút hiệu quả nào ráo nạo. Những khúc ruột xa ngàn dặm vẫn nhất định giữ nguyên thái độ xa cách, và coi mọi thứ "ma zê in" Việt Nam (Bộ chính Trị, Chính Phủ, Nhà nước, Quốc Hội... ) đều không khác gì những nùi giẻ rách - kể cả những hạn từ trong tiếng nói hằng ngày mà họ gọi một cách miệt thị là chữ Vẹm hay chữ Việt Cộng:
Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”
Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”
Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”
Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”
Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”
Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”
Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”
Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”
Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”.
Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.
Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.
Chúng ta nói là“dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.

      Nguồn ảnh: tếu.blogspot.com
Tôi vốn tính hơi ba phải nên rất sợ chuyện chia phe; đã thế, khi nhìn thấy một đường ranh rạch ròi, phân chia bạn/thù (quyết liệt) giữa "chúng ta/chúng nó" thì không khỏi sinh lòng ái ngại, cùng với đôi chút băn khoăn.
Uả, chớ "chúng" là ai vậy – hả Trời?
Chúng có phải là vài chục triệu đồng bào miền Bắc, những nạn nhân đầu tiên của chế độ hiện hành, những kẻ đã bị tra tấn không ngừng - từ hai phần ba thế kỷ qua - bởi cả một cái hệ thống truyền thông (loa/ đài/ sách/ báo) của ĐCSVN không?
Chúng - không chừng - cũng dám là ông hay bà hàng xóm, những người cùng đi chung chuyến vượt biên với chúng ta (hai ba mươi năm trước) chớ ai? Chúng ta nhờ may nên đến được Bangkok, còn họ vì xui  nên phải vào ngồi (bóc lịch) ở Băng Ki.
Và chúng có phải là những người trẻ cỡ tuổi con cháu của chúng ta, sinh ra và lớn lên "trong lòng cách mạng," chưa bao giờ có dịp tiếp xúc với một thứ ngôn từ nào khác ngoài tiếng Vẹm (hay tiếng Việt Cộng) không?
Ngôn ngữ có đời sống và tuổi thọ riêng của nó. Sinh mệnh của cái được gọi là tiếng Vẹm; tuy thế, tuỳ thuộc không ít vào sự tồn vong của chế độ hiện hành.
Tiếng Việt Cộng chỉ thôi phổ cập, và dần bị đào thải, sau khi chế độ này không còn có thể tiếp tục hoành hành nữa. Và việc dứt điểm nó sẽ không thể xẩy ra nếu mọi người vẫn cứ giữ khư khư cái lằn ranh phân chia bạn/thù ("chúng ta/chúng nó") giữa lòng dân tộc.
 tuongnangtien's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3359

SƠN TRUNG * NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ĐẠI NGỘ


NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ĐẠI NGỘ

SƠN TRUNG


Có hai hạng cộng sản tiến bộ. Một loại đã đứng lên tranh đấu công khai chống chế độ bất công, độc tài, phi dân chủ như nhóm Nhân Văn ,Giai phẩm, Trần Độ, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang, Trần Xuân Bách.. để rồi bị tù, bị rút phép thông công. Một hạng sau một thời gian nhiệt tình theo Cộng sản và thấy rõ tâm địa cộng sản thì công khai  phủ định Cộng sản và âm thầm phủ định đời mình. Loại này thì rất hiếm. Ở đây, tôi muốn nói về trường hợp thứ hai này ,và tôi dùng chữ "đại ngộ" để tán thán tinh thần bất khuất của họ.

 Các nhân vật này ở trong xã hội cộng sản, có danh lớn trong văn học, nghệ thuật cộng sản rồi tự tử vì bất bình với chủ nghĩa cộng sản và vì mình tội lỗi đã đi theo cộng sản tàn bạo, phi dân chủ. Cũng có thể họ bị cộng sản sát hại. Cái chết của họ bị Cộng sản giấu kín hay đưa ra những lý do như bệnh tâm thần, thất tình, hay bị ai đó thù riêng mà ám hại. Chắc chắn cộng sản xóa hết dấu tich và ngụy tạo những nhân chứng, vật chứng có lợi cho Cộng sản.  Báo chí Cộng sản tất nhiên phải tuân theo chỉ đạo của cộng sản, phải phục tùng thuyết "hiện thực xã hội chủ nghĩa" của Nga!Nhưng cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra. Dân chúng biết ngay tự đầu cái nguyên nhân bi thảm là chế độ cộng sản. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra vài vụ cụ thể.


I. SERGEI ALEKDANDROVICH YESENIN (1895-1925)


Sinh ra ở làng của Konstantinovo (ngày nay là Yesenino, vùng Ryazan, Nga) trong một gia đình nông dân, Sergei Yesenin sớm được gửi tới sống với ông bà của anh. Ông bắt đầu làm thơ khi lên 9. Một thần đồng văn học, vào năm 1912, ông chuyển tới làm ở Moskva nơi mà ông được hỗ trợ bởi chính sở trường của mình đó là một chân kiểm tra lỗi chính tả trong một nhà máy in. Năm sau ông ghi danh vào học trường đại học quốc gia Moskva như một sinh viên không chính thức và học trong một năm rưỡi. Nghệ thuật làm thơ sớm của ông lấy cảm hứng từ văn hoá dân gian của Nga. Vào năm 1915, ông chuyển tới Sankt-Peterburg nơi anh làm quen với những bạn thơ như – nhà thơ Aleksandr Aleksandrovich Blok, Sergei Mitrofanovich Gorodetsky, Nikolai Alekseevich Klyuev và Andrei Bely. Chính ở Sankt-Peterburg này, ông đã trở thành nổi tiếng trong lĩnh vực văn học.

Vào năm 1915, Sergei Yesenin xuất bản quyển thơ đầu tiên cuả ông có tiêu đề "Radunitsa" ngay sau đó là "Ritual for the Dead" (Lễ nghi cho cái chết, 1916). Xuyên suốt trong những vần thơ của ông là nghệ thuật thơ thể hiện sự cay đắng trong tình yêu và cuộc sống đơn giản. Mùa xuân năm 1925, kết hôn với người vợ thứ năm của ông, Sophia Andreyevna Tolstaya, cháu gái của Lev Nikolayevich Tolstoy. Hai ngày sau lễ Giáng sinh anh cắt cổ tay và viết một bài thơ tạm biệt bằng máu chính anh, ngày sau anh treo cổ ở cái ống trên trần nhà tại phòng anh trong khách sạn Anglettere ở tuổi 30. Có giả thuyết cũng cho rằng anh tự tử nhưng thực tế anh bị giết bởi những mật-vụ Nga (NKVD agents) (Wikipedia)


Tin tưởng rằng cách mạng mang tới một cuộc sống tốt hơn, anh phục vụ cách mạng trong một thời gian ngắn, nhưng sớm vỡ mộng và thậm chí phê phán cách cai trị của những người Bolshevik trong những bài thơ như "The Stern October has Deceived me" (Tháng mười lạnh lùng đã lừa dối tôi).Từ tác phẩm này ta thấy ông đã thất vọng với Marx và bọn Lenin, Stalin. Và đưa đến kết cuộc bi thảm vào đêm 27 rạng ngày 28/12/1925, nhà thơ Nga nổi tiếng Sergei Esenin đã thắt cổ tự tử tại khách sạn Angleter ở Leningrad. Mùa xuân năm 1925, kết hôn với người vợ thứ năm của ông, Sophia Andreyevna Tolstaya, cháu gái của Lev Nikolayevich Tolstoy. Hai ngày sau lễ Giáng sinh anh cắt cổ tay và viết một bài thơ tạm biệt bằng máu chính anh, ngày sau anh treo cổ ở cái ống trên trần nhà tại phòng anh trong khách sạn Anglettere ở tuổi 30. Có giả thuyết cũng cho rằng anh tự tử nhưng thực tế anh bị giết bởi những mật-vụ Nga (NKVD agents) (Wikipedia)



Sergei Esenin cùng nàng vũ công Hoa Kỳ nổi tiếng Duncan Isadora


II. VLADIMIR VLADIMIROVICH MAYAKOVSKY (1893 - 1930)


Ông là một nhà thơ người Nga, một đại diện tiêu biểu nhất của trường phái thơ vị lai của thế kỉ 20.
Mayakovsky sinh tại làng Baghdati, tỉnh Kutaisy, Gruzia trong một gia đình kiểm lâm. Vì sinh vào ngày sinh của bố nên được đặt tên trùng với tên bố. Cả bố và mẹ đều là những người có dòng dõi quý tộc. Lên 6 tuổi đã ham mê sách vở và thích đọc nhiều loại sách. Năm 1906, sau cái chết đột ngột của người cha, cả gia đình chuyển về Moskva. Năm 1908 ông vào Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga và tham gia hoạt động bí mật nên bỏ học từ lớp 5. Ông đã ba lần bị bắt giam, 11 tháng ngồi tù vì tội hoạt động g bí mật.(Wikipedia)


Ông và Sergei Esenin là hai ngọn cờ đầu trong văn học vô sản Nga. Đặc biệt,Mayakovsky được coi như Tố Hữu của Nga! Từng có một thời trong các sách giáo khoa ở Liên Xô người ta gọi Mayakovsky là "lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười". Đánh giá về vai trò lớn lao của nhà thơ Mayakovsky, lãnh tụ Xô Viết Stalin đã từng nói: “Mayakovsky là nhà thơ ưu tú nhất của chủ nghĩa xã hội”.

Cách mạng Tháng Mười giành thắng lợi năm 1917, Mayakovsky đã công khai, dứt khoát đi với chính quyền Xô Viết, nguyện mang toàn tâm, toàn lực phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Thời kỳ này, ông viết những bài thơ phản ánh kịp thời, sinh động khí thế tiến công cách mạng của hàng trăm triệu nhân dân Xô Viết.


Mayakovsky là ca sĩ của cách mạng. Hai câu thơ nổi tiếng của Mayakovsky được lan truyền trong quân đội và trong dân chúng như những bài ca cửa miệng :

Ngốn nốt đi những quả dứa, nhai nốt đi những miếng thịt chim
Ngày tận thế của mi đã đến rồi, hỡi tên tư sản !


Nhà thơ hân hoan đón chào cách mạng Tháng Mười, không một chút băn khoăn, nghi ngại : “Đón nhận hay không đón nhận ? Với tôi không có câu hỏi đó. Cách mạng là của tôi”, nhà thơ đã viết như thế trong tự truyện của mình. Nhà thơ làm việc trong Bộ Giáo dục của chính quyền Xô viết, xuất bản “Cửa sổ ROSTA” (Cửa sổ Thông tấn xã Nga) với những bức biếm hoạ phê phán Bạch vệ, ca ngợi chiến thắng của Hồng quân. “Hành khúc của chúng ta”, “Tụng ca cách mạng”, “Mệnh lệnh cho đạo quân nghệ thuật”, “Hành khúc bên trái”... là những tiếng ca Mayakovsky góp vào với dàn "đồng ca cách mạng".


Đủ lắm rồi những chân lý rẻ tiền.
Cái cũ xưa trong trái tim nay hãy vứt.
Đường phố giờ là ngọn bút.
Quảng trường là bảng pha màu.
Cuốn sách thời đại
hàng ngàn trang
những ngày cách mạng ngợi ca chưa hết.
Hãy xuống đường, hỡi những nhà vị lai
Những chàng đánh trống và những thi nhân !

(1918)


Không còn là chủ nghĩa vị lai của những năm trước cách mạng. Năm 1918, nhà thơ lập ra nhóm “Komfut” (Vị lai cộng sản), ba năm sau là nhà xuất bản MAF (Hội vị lai Moskva), năm 1923 tổ chức Mặt trận nghệ thuật cánh tả (LEF) với tờ tạp chí cùng tên ra được bảy kỳ.

Mayakovsky chân thành ngợi ca "cách mạng" và chế độ Xô viết. Những tác phẩm của nhà thơ mang đầy tính tuyên truyền, cổ động. Trường ca “150,000,000” (1915) mang âm hưởng của những sử thi dân gian Nga, với nhân vật chàng tráng sĩ Nga chiến đấu với kẻ thù tư bản chủ nghĩa. Trường ca “Vladimir Ilich Lenin” (1924) là câu chuyện cuộc đời lãnh tụ cách mạng được kể như một huyền thoại về một vị thánh được Lịch Sử phái đến khi nước Nga cần. Đặc biệt, nhân kỷ niệm mười năm Cách mạng Tháng Mười, Mayakovsky viết “Tốt lắm!” – bản trường ca hoàn chỉnh cuối cùng, đồng thời cũng là một trong những tác phẩm kiệt xuất của nhà thơ. Với trường ca này, chủ đề trung tâm trong thơ Mayakovsky “cách mạng của tôi” đã được chuyển sang một phương diện mới “tổ quốc của tôi”. Mười chín chương trường ca gắn với nhiều sự kiện lịch sử của thời đại: từ việc công nhân và binh lính chiếm Cung điện Mùa Đông, bắt Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản đêm tháng Mười năm 1917 trao quyền cho Xôviết, sự can thiệp của nước ngoài, cuộc nội chiến,... Nhà thơ cất tiếng nói từ nhân dân với đại từ “chúng ta” :


Giữa
       súng trường
            và vũ khí ngôn từ
Moskva –
          thành đảo nhỏ,
                    còn chúng ta trên đảo đó.
Chúng ta –
         đói khát,
                chúng ta –
                         cùng khổ,
Với Lenin trong đầu
                         và súng lục (1)

Nhưng đồng thời, đó cũng là tiếng nói từ cái tôi cá nhân. Những chi tiết tự truyện, những dòng thơ về cuộc sống đời thường của nhà thơ trong trường ca đã cụ thể hoá bức tranh toàn cảnh cuộc đấu tranh, đồng thời thể hiện tình yêu nước, lòng trung thành vô điều kiện đối với lý tưởng cách mạng, sự nghiệp của nhân dân cũng là sự nghiệp của cá nhân nhà thơ “đất nước của tôi”, “Xô viết Moskva của tôi”, “những nhà máy của tôi”, “những đại biểu của tôi”.


Đặc biệt, Mayakovsky còn sáng tác cả một bản trường ca để ca ngợi vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Liên Xô - Trường ca “Vladimir Ilich Lenin”. Người ta đánh giá, đến nay, trong văn học Nga và thế giới, chưa có bản trường ca nào lại có tầm vóc về Lênin như bản trường ca Vladimir Ilich Lenin” của Mayakovsky.


Có thể nói, hình thức thơ của Mayakovsky rất độc đáo, sắp xếp theo bậc thang, tiết tấu rõ ràng mà khỏe khoắn, từ ngữ nghiêm trang mà chặt chẽ. Tác phẩm của Mayakovsky. được dịch ra năm mươi tám thứ tiếng của các dân tộc ở Liên Xô cũ và ba mươi chín tiếng nước ngoài, nhất là trong phe xã hội chủ nghĩa. Mayakovsky được giảng dạy ở các trường phổ thông và trường đại học Việt Nam. "Bác" cũng trích thơ của "đồng chí" Mayakovsky nhân dịp nói chuyện tại Ðại hội lần thứ ba của Ðoàn Thanh niên Lao động Việt nam năm 1961.

 Sáng tác văn học của Mayakovsky. như vừa trình bầy được các tài liệu trong nước phổ biến. Nhưng tôi chưa được đọc tài liệu tiếng Việt nào nói chi tiết về cái chết của  ông . Thật ra, Mayakovsky tự tử bằng cách bắn một phát súng lục vào tim vì các lý do: không thấy những điều kỳ vọng được thực hiện mà chỉ thấy cách mạng tiến bước ì ạch, thở dốc; tính cách bấp bênh của tương lai; rắc rối hành chánh nhất là từ Bộ Văn hoá; thất vọng tình cảm. Như thế, Mayakovsky tìm cái chết để tự xử trước toà án lương tri của người trí thức sau khi hoàn tất tác phẩm cuối đời - tất nhiên không được người cộng sản nhắc đến - là (bản dịch tiếng Pháp) Les bains (Tắm gội), bản văn phúng thích chỉa thẳng mũi dùi vào chế độ quan liêu stalinit. Ngày Mayakovsky lìa bỏ thiên đường cộng sản là ngày 14 tháng tư năm 1930, lúc đó Mayakovsky. mới ba mươi sáu tuổi.


Có người suy nghĩ rằng Tố Hữu say mê cộng sản nhưng e rồi cũng thất vọng mà tự tử như Mayakosky. Người tự tử phải có nghị lực, có tâm sám hối như Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thấy Pháp lừa mà mình ngu dại nên hủy thân. Mayakosky cũng vậy. Còn Tố Hữu là một tay gian nịnh, lúc theo ông Hồ, lúc theo Lê Duẩn, Lê Đức Thọ khống chế ông Hồ. Đây là một tay tráo trở có hạng. Bởi vậy thi ca hiện đại có câu về Tố Hữu (tục danh là Lành):

Tên Lành mà dạ chẳng lành,
Đã vin cành táo lại giành cành nho.
Táo Tầu của bác Mao cho,
Còn nho Brezhnev thưởng thơ anh tài.
Xưa anh nhắm rượu Mao Đài,
Giờ đây đổi gió, anh xài Vodka.
Ngày mai anh nhắm Xăm pa,
Biết đâu sau nữa chẳng là Sa kê.
Khen anh đánh đĩ lành nghề,
Bao giờ anh sẽ nằm kề chú Sam?

Tố Hữu khoác áo cộng sản nhưng vị lợi là chính. Ông không bao giờ chống cộng dù là âm thầm. Ông bực tức tỏ ra bất mãn vì mộng vàng của ông tan vỡ. Ông có chí cao lắm. Ông nịnh Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh , tàn sát Nhân Văn, Giai phẩm để lập công mà leo lên Thủ Tướng, Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Không ngờ các đồng chí của ông lấy việc " giá lương tiền" mà đá văng ông!


Người ta so sánh Trần Dần với Mayakovsky. Trần Dần tham gia nhóm Dạ Đài, cùng ý hướng với nhóm Xuân Thu Nhã Tập.Dạ đài, viết Tuyên ngôn tượng trưng và khi kết thúc chiến tranh cũng đã mang cả một bầu máu nóng đến với cuộc sống mới. Vậy mà, về con người, trong thời gian nhà thơ còn bị hiểu nhầm, ngộ nhận, ông Huy Vân, trên báo Nhân Dân số ra ngày 25/4/1958 gọi Trần Dần là “một tâm hồn đồi trụy”, về thơ ca, cũng chính người viết nói trên, phán rằng ông là kẻ mang “những quan điểm nghệ thuật sa đọa”. Với một gia tài thơ gần ba mươi năm bị niêm phong, Trần Dần khó đến được với công chúng và thực ra, thơ Trần Dần, công chúng nói chung không dễ tiếp nhận. Công chúng, trừ một số ít, phần lớn, không biết về ông, hoặc biết đến ông quá muộn.


Trần Dần từng bị mang tiếng là kẻ coppy Mai a. Hễ nhắc đến Trần Dần là người ta nghĩ ngay đến thơ bậc thang và liên hệ ông với Mayakovsky. Hoàng Cầm, một thi hữu có những năm tháng trải qua hoạn nạn như ông đã có lần trách Trần Dần về chuyện ảnh hưởng Mai a. Và Dương Tường, một văn hữu thân thiết của các nhà thơ trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm cũng cho rằng từ Mùa sạch (1964-1965) trở đi, Trần Dần mới thực sự và “dứt khoát rũ bỏ ảnh hưởng của thơ bậc thang và khẩu khí Mayakovsky”. Chính Trần Dần cũng từng thừa nhận mình chịu ảnh hưởng Mai a, nhưng ông khẳng định rằng “tâm hồn có giống nhau thì mới ảnh hưởng nhau sâu sắc được” và, điều ông muốn nhấn mạnh là ông chịu ảnh hưởng thực tế Cách mạng Việt Nam. Dù sao, trong một bầu khí quyển mà ở đó người ta cho rằng “ảnh hưởng” là hai từ chẳng vinh dự gì thì những nhận xét nói trên, trong cách nhìn nào đấy có thể là một khổ lụy đối với người cầm bút, dẫu cho, với Trần Dần, vinh quang hay khổ lụy, thực ra chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Điều chúng tôi quan tâm là ở vấn đề thơ bậc thang này, Trần Dần có thể bị thu hút bởi Mai a tới đâu, ông đã có những cố gắng nào đó thoát khỏi từ trường của Mai a và, trong tư cách là những nghệ sĩ có nhiều điểm chung về khí chất, hai cây bút này đã có những ứng xử như thế nào trước những hằng số nghệ thuật của thời đại họ?


Mai a đến với công chúng Việt Nam theo như ấn tượng của Hoàng Ngọc Hiến ghi trong cuốn Mayakopxki con người, cuộc đời và thơ là qua những vần thơ nóng bỏng những câu thơ nảy lửa và với một giọng thơ rất khác thường, hồn nhiên, sôi nổi và mãnh liệt.(2)

Sao những nhà văn Việt Cộng trí óc nhỏ như trôn kim. Trong thơ, người ta bắt chước về hình thức bài thơ, về nghệ thuật là thường, sao lại trách Trần Dần? Tổ tiên là làm thơ theo Đường luật. Khi văn chương Pháp vào nước ta, các thi sĩ trẻ đua nhau làm thơ mới là cũng theo nghệ thuật Pháp, Anh, Mỹ. Nguyễn Vỹ là nhà thơ hăng hái trong việc đổi mới hình thức bài thơ. Trần Dần đi sau những phong trào trên. Phải chẳng các ngài khỉ đỏ đít ghét Trần Dần chống cộng sản  độc tài? Rất nhiều nhà thơ miền Bắc làm thơ bậc thang chứ không phải Trần Dần.Thơ bậc thang đã có từ lâu trong thơ  Âu Mỹ trước Mayakosky. Người ta còn tạo ra những bài thơ hình trái tim, con chim bay, ngôi sao ,cái đuôi.. .

Pháp: Appollinaire (1880 -1918) , Stéphane Mallarmé (1842-1898)
Mỹ: Whitman (1819 – 1892)

Những người này đã chế ra lối thơ bực thang, nghĩa là một câu thơ được ngắt thành hai ba đoạn và xuống dòng
Tại Pháp, Stéphane Mallarmé (1842-1898) đã làm thơ bực thang từ lâu. Trong thi tập A Tomb for Anatole , ông viết:
malade au
printemps
mort en automne
----- c’est le soleil
____
la vague
idée la toux
Feuillet 3, p. 101.)
la mort --- chuchotte bas
---- je ne suis personne ----
je m’ignore même
(car morts ne savent
pas qu’ils sont
morts ----, ni même qu’ils
meurent
(Feuillet 61, p. 159.)

The Fragments

1.

Child emerged from
          us both – showing us
                  our ideal, the way
                         – for us! A father
mother surviving him
                 in sad existence
                     like two extremes –
                           ill fused in him
that are parted
         –hence his death –
                cancelling this small
                                  child’s ‘self’

2.

Ill in
         spring time
          Dead in autumn
– the sun

3.

Son
     re-absorbed
             not gone
                     it is he
– or his brother
I
myself said it
         to him
              two brothers

4.

– image of I
            other than I
                     taken in
                          death!

5.

what takes refuge
               in me your future
                                  becomes a
purity for life,
              which I shall
                        not touch –
 
 Éventails 14
 Palpite,
_______Aile,
____________mais n'arrête
Sa voix que pour brillamment
La ramener sur la tête
Et le sein
__________en diamant

Guillaume Apollinaire cũng làm thơ bực thang:

Et tout
         A tant changé
                     En moi
                                Tout

( Case d' Armon) 

Nhiều bài thơ của William Carlos Williams (1883-1963) có nhiều đoạn làm theo lối bực thang như bài thơ sau đây:

Outside
        outside myself
            there is a world,
                he rumbled, subject to my incursions
- a world       
(to me) at rest,
         which I approach
                          concretely

        ( Sunday in the Park, Book II)

Trong bài The Ivy Crown , ông viết:
          The whole process is a lie,
                                unless,
                                         crowned by excess,
                           it break forcefully,
         one way or another,
               from its confinement-
                          . . . . No doubts
are permitted -
        though they will come
                and may
                           before our time
overwhelm us.
      We are only mortal
                 but being mortal
                               can define our fate.


  Vả lại, bắt chước tinh thần giác ngộ của Mayakosky là tốt chứ, sao lại trách ông? Nhân dân ta và nhân dân thế giới rất hoan hô tinh thần giác ngộ của những người cộng sản mà khinh miệt bọn dối trá, nịnh bợ, làm tay sai cho quỷ Satan!


III. VŨ ANH KHANH (19 26-1956)

Ông tên thật là Vũ Văn Khanh sinh tại Mũi Né (trước thuộc quận Hải Long, nay thuộc thành phố Phan Thiết), tỉnh Bình Thuận.

Không rõ thân thế, chỉ biết trước năm 1945, ông vào ở Sài Gòn và làm báo, viết văn. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19 tháng 12 năm 1946), ông cùng hoạt động với Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà...trong nhóm cộng sản ở Sài Gòn.



 Vũ Anh Khanh

Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông phần lớn được in trong năm 1949 tại Sài Gòn, với "số lượng phát hành chiếm kỷ lục trong số ấn phẩm thời đó" gồm:
Truyện dài
Cây ná trắc (Nhà xuất bản. Tân Việt, Sài Gòn, 1947)
Nửa bồ xương khô (2 tập, Nhà xuất bản. Tân Việt Nam, Sài Gòn, 1949)
Bạc xỉu lìn (Nhà xuất bản. Tiếng chuông, Sài Gòn, 1949)

Tập truyện ngắn
Sông máu (Nhà xuất bản. Tiếng chuông, Sài Gòn, 1949)
Đầm Ô Rô (Nhà xuất bản. Tiếng chuông, Sài Gòn, 1949)
Bên kia sông (Nhà xuất bản. Tân Việt Nam, Sài Gòn, 1949, 1949)
Ngũ Tử Tư (Nhà xuất bản. Tân Việt Nam, Sài Gòn, 1949)

Ngoài ra, ông còn sáng tác thơ, nổi bật có bài "Chiến sĩ hành", "Tha La xóm đạo",...

 Vũ Anh Khanh
Nhìn chung, các tác phẩm trên đều là những "bức tranh bi thiết nhưng hào hùng của người dân Nam Bộ, trên những chặn đường lịch sử chống Pháp gay go". Vì vậy, chúng có giá trị tiêu biểu cho dòng văn chương thời kỳ kháng Pháp ở Nam Bộ. Nhưng, dường như nhiều người chỉ nhớ đến Vũ Anh Khanh với bài thơ "Tha La xóm đạo"

Năm 1950, bị nhà cầm quyền Sài Gòn lùng bắt, ông và một bạn bè trốn thoát ra chiến khu. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, nhưng rồi đổi ý, tìm cách vượt biên vào Nam có lẽ ông thấy chán cờ đỏ sao vàng và hình ảnh Bác Cáo dài đuôi!. Khi vượt sông Bến Hải năm 1956, ông bị bộ đội biên phòng bắn chết giữa dòng.

Nhà văn Xuân Vũ trong bài viết "Người chết không mồ", đăng trên Văn Hóa Việt Nam số 14 năm 2001, cho biết Vũ Anh Khanh nhân kỳ nghỉ phép, đã sửa thông hành từ Vĩnh Phúc thành Vĩnh Linh, để vào Quảng Trị vượt biên vào Nam. Ông bơi qua đoạn sông Bến Hải, phía trên thượng nguồn cầu Hiền Lương chừng vài cây số, thì bị bộ đội biên phòng bờ Bắc bắn chết bằng tên tẩm thuốc độc để không bị ai phát giác. Xác của người bạc mệnh được kéo lên vùi dập đâu đó trong khu phi quân sự . Ông Võ Hồng Cương, Cục phó Cục Tuyên Huấn quân đội nhân dân Việt Nam, cũng kể tương tự (Mặc Lâm . (Wikipedia; 3).


IV.TAM ICH 1915-1972)

Tam Ích tên thật là Lê Nguyên Tiệp, là nhà văn Việt Nam trước năm 1975. Ngoài bút danh Tam Ích, ông còn ký XXX và Trúc Lâm. Ông là người xã Ngọc Đường, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là cử nhân Lê Nguyên Phong. Ông dạy học, viết báo, soạn nhiều tiểu luận, phê bình văn và triết học theo xu hướng cộng sản..

 Tam Ích

Ngày 5 tháng 1 năm 1972, Tam Ích tự tử (thắt cổ chết bằng cách dùng sách làm bệ để treo dây) tại nhà riêng số 563/74 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, hưởng dương 57 tuổi.


Để tưởng niệm Tam Ích, ngày 15 tháng 05 năm 1972, tạp chí Văn (Sài Gòn) có ra số đặc biệt, giới thiệu mười tiểu luận đặc sắc của ông.

Tác phẩm Tam Ích đã xuất bản:
Nghệ thuật và nhân sinh (Chân trời mới, 1951)
Văn nghệ và phê bình (Nam Việt, 1950)
Diologue (Pháp ngữ, 1965)
Văn chương và xã hội (Nam Việt, 1948)
Kêu thương (dịch, Chứng ngôn, 1967)
Trẻ Guernica (truyện dịch)
Sartre và Heidegger trên thảm xanh (1968)
Ý văn I (khảo luận, 1969)

Di cảo chưa in:
Triết học Đông Tây chung quanh bàn tròn
Lần lữa (kịch dài)
Ý văn II
Hồ sơ văn hóa
Phê bình tiểu luận: 10 văn sĩ tiền chiến và hiện đại, cùng nhiều tiểu luận đăng trên các tạp chí ở Sài Gòn.


Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam:

Tam Ích trong những năm đầu cuộc sống có tư tưởng tiến bộ, nhất là trong những năm 40 và những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ ông sống tại Sài Gòn, tư tưởng ngày càng bế tắc. Cuối cùng đâm ra bi quan, đưa đến cái chết bi đát...

Trong Hồi ký Sơn Nam:

...Hồi trước Cách mạng tháng Tám, tôi được may mắn học Trường Trung học Cần Thơ, bấy giờ Cần Thơ có hai trường trung học tư thục là Nam Hưng và Bassac...Bên trường Nam Hưng, giáo sư nổi danh nhất là Lê Nguyên Tiệp (tức Tam Ích) thích chống đối thực dân...Hồi khoảng 1946-1947, trong chiến khu,...Tôi giựt mình vì trên số báo tương đối cũ "Ngày mai" có bài của Tam Ích tựa bài là "Bác sĩ Thinh[2] cút ngay!"...Dám viết báo trong vùng địch để chống công khai quả là táo bạo!

Sau Hiệp định Genève 1954, (tôi) về Sài Gòn, tình hình biến đổi quá nhanh...Bác sĩ Thinh đã thắt cổ tự tử đâu vài ngày sau khi nhậm chức. Giáo sư Tam Ích đã luống tuổi. Hỏi thăm thì ông đang dạy Pháp văn, gần như bị lãng quên. Tôi đã viết truyện ngắn, tạo được chút ít danh vọng trên tờ tuần báo "Nhân loại". Lần hồi, tôi dò dẫm, nhờ bạn giới thiệu, đến thăm.

Hồi (Ngô Đình) Diệm và về sau, thỉnh thoảng tôi gặp anh đạp xe đạp mini đi dạy các khóa học tư thục như Les Lauriers, Vương Gia Cần, thỉnh thoảng anh ngoắt, tôi ngừng chuyến đi bộ, cùng uống cà phê lề đường...Thỉnh thoảng anh mời tôi về nhà, nướng khô mực, cùng uống tí rượu, bảo rằng con mực ở Nha Trang ngon nhất. Vài người bạn lớn tuổi rỉ tai với tôi là anh buồn đời, chán đời rồi sinh tật nghiện ngập.

...Một buổi chiều, đi đường, gặp người bạn già báo tin anh đã mất: tự tử theo dạng thắt cổ, quần áo sạch sẽ, đứng trên một chồng sách cao nghệu rồi đạp chân cho đống sách ngã xuống!...

Hồi anh em ta ra tuần báo "Nhân loại", Tam Tam Ích có viết vài bài khó hiểu về triết học. Bấy giờ bên Pháp, .P. Sartre được hâm mộ. Chủ nghĩa hiện sinh thịnh hành. Tam Ích kết hợp từng đoạn với Phật, Lão Tử. Khó hiểu quá, buổi ấy, J.P. Sartre chống đế quốc Mỹ...Nỗi cô đơn của Tam Ích. Ngày 5-1-1972 ông tự tử tại tư thất số 563/74 đường Phan Đình Phùng Sài Gòn, hưởng dương 57 tuổi.

Anh có để lại di chúc, căn dặn đám tang phải cử hành đơn giản và sạch...(Wikipedia)


Cái chết của Tam Ich nhiều người cho là bí ẩn vì không hiểu sự thật. Có tài liệu viết rằng Tư tưởng ngày càng bế tắc. Cuối cùng đâm ra bi quan, đưa đến cái chết bi đát . Ông theo Marx sao lại bế tắc? Ông hết tin tưởng vào Marx , nghĩa là ông chán Marx, chống Marx? Viết như Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam là sai, là mơ hồ !GS. Nguyễn Hữu Lương và Tam Ich là người Thanh Hóa. Ở Sai gon, Tam Ich tự do tuyên truyên truyên chủ nghĩa Marx lập nhóm Chân trời mới gồm có bộ ba Tam Ích (Lê Nguyên Tiệp), Thê Húc (Phạm Văn Hạnh), Thiên Giang (Trần Kim Bảng), và đám cộng sản nằm vùng Thiếu Sơn, Hợp Phố, Bách Việt…nhưng không bị dòm ngó hoặc gây khó khăn.

GS Nguyễn Hữu Lương là bạn của tôi. Ông cho biết ông là người Thanh Hóa nên thân với Tam Ich. Hồng Liên Lê Xuân Giáo (4) cũng người Thanh Hóa. GS Nguyễn Hữu Lương cho biết năm 1958 , ông Lê Xuân Giáo vượt Trường Sơn vào Nam, kể chuyện cụ cử nhân Lê Nguyên Phong, thân phụ Tam Ich bị đấu tố mà chết. Cái chết của cha làm cho ông tỉnh ngộ, ông quyết tâm phủ định chủ nghĩa Marx và phủ định ông. Té ra bao nhiêu năm ông ăn cơm quốc gia, lại đem thân phục vụ bọn đồ tể đã sát hại phụ thân ông và gây ra bao cảnh tang tóc cho dân tyiộc Việt Nam!~ Dẫu theo Cộng sản, nhiệt tình phá hoại chủ nghĩa quốc gia dân tộc, ông cũng là người có khí tiết, khác xa PhạmTuyên và Nguyễn Khắc Viện là những kẻ bất trung, bất hiếu, nhận kẻ thù đã giết cha mình bằng cha!


V. GIÁO SƯ PHẠM THIỀU(1904-1986)
 
Phạm Thiều là một giáo sư, nhà nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, nhà ngoại giao và chính trị Việt Nam. Ông còn có bút danh Triệu Lực, Miễn Trai.

Giáo sư Phạm Thiều sinh ngày 4 tháng 4 năm 1904, quê ở xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cha của ông là cụ Phạm Thâm, đậu Cử nhân năm 1909, từng là Huấn đạo ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Từ nhỏ, ông theo học chữ Hán và được cha kèm cặp. Năm 1918, ông tham gia kỳ thi Hương cuối cùng tại Huế nhưng không đậu vì bị coi là phạm trường quy. Trở về quê, ông theo học trường College Vinh, sau đó đậu Primaire và vào học Quốc học Huế. Tốt nghiệp Tú tài, ông thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Hà Nội, ngành Văn học.


Trong những năm học ở Hà Nội, ông đã kết bạn và cộng tác với nhiều bạn hữu tại Đông Dương học xá, mở rộng quan hệ với những người có cùng chí hướng yêu nước hoạt động chính trị, lập hội kín Hương Nam, truyền bá Quốc ngữ trong giới học sinh, sinh viên.

Năm 1927, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, ông được chính quyền thuộc địa phân công vào Nam dạy các trường ở Cai Lậy, Hà Tiên, Gò Công, Rạch Giá, Gia Định. Ở đây, ông tiếp tục truyền bá Quốc ngữ và đào tạo thanh niên nêu cao tinh thần yêu nước.

Năm 1938, ông được mời về trường Petrus Ký Sài Gòn, dạy các môn Hán văn, Pháp văn và Văn chương Việt Nam. Năng lực chuyên môn và đức độ của ông gây được nhiều cảm tình với giới trí thức Nam Bộ.

Trong thời gian giảng dạy tại trường, ông vừa dạy học vừa hoạt động xã hội, viết văn, viết báo cho tổ chức cách mạng. Xu hướng chính trị của ông thiên dần về hướng Việt Minh.

Đầu tháng 8 năm 1945, ông được Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cử làm chủ bút của báo Thanh niên Tiền phong, cơ quan ngôn luận chính của Tổng hội Thanh niên Tiền phong. Để tăng ảnh hưởng chính trị cho mặt trận Việt Minh, ông được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch giao nhiệm vụ đi diễn thuyết, tuyên truyền 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh ở Bà Chiểu, Phú Nhuận, Thủ Thừa. Với uy tín và tài hùng biện của mình, ông đã có tác động rất lớn trong việc vận động quần chúng tham gia Việt Minh, tiến tới làm cuộc cách mạng thành công ở Sài Gòn, Chợ Lớn và toàn Nam Bộ.

Khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, ông theo bộ đội về miền Đông Nam Bộ và được phân công nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Khu 7, Giám đốc Trường quân chính Biên Hòa, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin - Tuyên truyền Nam Bộ, Trưởng phòng Hoa kiều vụ Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Phân liên khu miền Đông rồi Giám đốc Nha giáo dục phổ thông Nam Bộ. Trong thời gian kháng chiến, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.


Tháng 8 năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được cử làm Trưởng phòng thông tin - báo chí Bộ Ngoại giao, Phó giám đốc Nha giáo dục rồi Vụ trưởng Vụ Sư phạm Bộ Giáo dục.

Năm 1956, ông được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Tiệp Khắc. Năm 1961, ông được phân công kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hunggari.

Ngày 10 tháng 8 năm 1964, ông trở về nước sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ.

Sau khi về nước, ông không tiếp tục làm việc trong ngành ngoại giao mà trở thành Chuyên viên nghiên cứu Viện Văn học, giảng dạy trong các khóa Đại học Hán học. Từ năm 1970-1975, ông được cử làm Trưởng ban Hán Nôm (tiền thân của Viện nghiên cứu Hán Nôm) thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.

Sau năm 1975, ông lại vào thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám đốc Thư viện khoa học - Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1976, trong kỳ học quốc hội thống nhất, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Những năm cuối đời, ông tham gia chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu khoa học xã hội, và dự định cùng Ca Văn Thỉnh thực hiện công trình nghiên cứu về Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ trước thời thuộc Pháp, tuy nhiên khi hai ông mất, dự định vẫn chưa làm được

Ông có nhiều luận văn, bài báo nghiên cứu về Văn học, Hán Nôm, đăng trên tạp chí Văn học và một số tạp chí khác. Hai đề tài lớn ông quan tâm là thi hào Nguyễn Trãi và chủ nghĩa anh hùng trong văn học cách mạng miền Nam. Ngoài ra, ông còn góp phần đào tạo nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm học ở Việt Nam[.

Ông mất vào ngày 1 tháng 12 năm 1986, thọ 82 tuổi

Ông đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất. Hiện nay, tên ông đã được đặt cho các con đường ở quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, và tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.


Sách
Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới (nhiều tác giả), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979;
Thơ đi sứ (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.

Tạp chí
Vài suy nghĩ thêm về thơ văn Nguyễn Trãi. Tạp chí Văn học, số 2 -1969;
Ba nhân vật, một tâm hồn. Tạp chí Văn học, số 5-1976;
Nguyễn Thông, con người ưu tú của đất Gia Định. Tạp chí Văn học, số 2 - 1985.

Và nhiều bài trên các tạp chí và báo khác  (Wikipedia)


Khoảng 1980, tôi thất nghiệp, tháng ngày đạp xe lang thang phường phố. Lúc đó vào tháng chạp, Noel đã qua, phố phường rộn rã đón Tết. Tôi đi qua viện Khoa Học xã hội Miền Nam, thấy trong viện vắng vẻ, trong phòng giám đốc có một cán bộ ngồi.

Đạp xe vào sân, thấy trên bàn giám đốc có bảng tên Phạm Thiều. Xưa nay, ở Saigon, người ta nhắc nhở đến Phạm Thiều, coi như một ngôi sao sáng của cộng sản miền Nam. Nhìn khuôn mặt ông, dáng khắc khổ, tôi nghĩ ông là người Quảng Nam, Quảng Ngãi nhưng sau này xem tiểu sử ông mới biết ông là người Nghệ An, đồng hương với bác.

Thấy ông, nghe danh ông, tôi cứ tưởng ông là vô sản chính tông như bao lãnh đạo đảng. Nhưng xem tiểu sử, mới biết ông cũng là một trí thức.

Ông đỗ trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội. Trong Nam, tôi biết GS Nghiêm Toản, và GS Ngô Đốc Khánh cũng xuất thân trường Cao Đảng Sư Phạm. Lúc bấy giờ đỗ Cao đẳng là danh giá lắm, là đối tượng của nhiều tiểu thơ khuê các, vì tục ngữ thời đó có câu: " Phi cao đẳng bất thành phu phụ".Ông là giáo sư trường Petrus Ký, ôi thật là quý hiếm trong hàng ngũ vô sản mà lại có ông là một trí thức.



Giáo sư Phạm Thiều


Tôi khóa xe và bước vào thăm ông. Ông vui vẻ tiếp tôi. Tôi không còn nhớ tôi và ông trao đổi chuyện gì nhưng tôi còn nhớ ông bảo tôi: "Bác Hồ quý trọng hiền tài. Lênin nói con người là vốn quý. Nhưng tình trạng nước ta, ăn cháo ăn rau mà chưa đủ thì đâu cần đầu bếp Paris hay New York."

Ông nói như thế là ông hé lộ cho biết Cộng sản không xài trí thức, không có chỗ cho trí thức. Thật vậy, chiếm miền Nam thì họ đuổi dân đi kinh tế mới, đưa hàng triệu dân Bắc vào Nam chiếm nhà cửa, đất đai, hãng xưởng. Dân Nam phải đói, phải thất nghiệp. Chỉ những tên nịnh hót mới có cơm thừa canh cặn.

Tôi chào ông ra về và trong lòng tôi khen ông là người ngay thẳng, khác với những tên cộng sản miệng chính ủy, huyênh hoang tuyên truyền nói tốt cho chế độ.Sau này ra ngoại quốc, tôi cứ nghĩ rằng danh giá như Phạm Thiều tất cũng nhà cao cửa rộng như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng.
Về cái chết của ông, Phong Lê miêu tả là "một cuộc ra đi không bình thường, mà lý do không mấy ai muốn dò hỏi".(5)
Tại sao Phong Lê không nói rõ lý do ông mất, và tại sao những đồng chí của ông nghe ông chết mà im lặng không muốn dò hỏi? Thế giới cộng sản thật bí mật!
Ông không được đảng dùng trong chính trường, ông chỉ được cho vào Viện Khoa Học Xã Hội như cho đồ cũ vào nhà kho đồng loại với Đào Duy Anh, Trương Tửu, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo...

Ông sao mà công danh lận đận như Đặng Thai Mai, như Trần Huy Liệu. Có lẽ vì lưng ông thẳng, ông thiếu chất nịnh, ông mang chất cứng cõi, chính trực của dân Nghệ an, khác với ông Hồ Ly lưu manh đệ nhất. Bất chợt đọc Trần Độ có đoạn viết về Phạm Thiều như sau: Tôi được nghe một lão thành thuật lại Giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vận có trối trăn lại một câu cho đời là: "những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". Ba "D" ấy đi liền với nhau: Dốt - Dại - Dối. TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI

Ông đã già, gần 90, địa vị không cao, không thấp, có việc gì đau khổ mà phải quyên sinh? Chúng tôi là kẻ bại trận, phải ngậm đắng nuốt cay, GS  là kẻ chiến thắng, là bậc cố cựu lương thần, đệ nhất huân công sao lại khổ như thế? Chúng tôi thật sự không hiểu!
Tôi có bài thơ ai điếu ông.

TƯỞNG NIỆM GS. PHẠM THIỀU

Ngậm ngùi tưởng nhớ đến tiên sinh
Theo đảng từ ngày khởi chiến chinh.
Ra Bắc thanh danh rất rực rỡ,
Về Nam sự nghiệp cũng linh đình.
Khi ngàn đồng chí say mê lạc,
Sao một tôn ông hủy hoại mình?
Có phải giận quân "dốt, dại, dối",
Mà ông đoạn tuyệt đảng quang vinh?

Canada tháng 12, 2012, ngày giỗ Phạm Tiên sinh.

Bác sĩ Lê Ngươn Phiêu viết trong tập Hồi Ký "Gió Mùa Đông Bắc" cho biết Giáo sư Phạm Thiều, gốc Nghệ - Tĩnh vừa dạy chữ Nho, nhưng cũng lại dạy toán rất giỏi, là một nhân vật có phong cách nhà Nho, ăn mặc chững chạc, vào lớp lúc nào trước tiên cũng móc trong túi áo chiếc đồng hồ quả quýt, đặt lên góc bàn bên phải và xoay cho dây đeo cuốn tròn chung quanh tươm tất, xong mới bắt đầu dạy. Triệu đã gặp lại Thầy sau này trong thời gian kháng chiến. Lần đầu tiên gặp lại Thầy ở chiến khu Rừng Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Triệu mới chợt nhận chân được cái vui tánh hồn nhiên của Thầy. Sau khi hỏi Triệu: “"Cậu đi đâu đây?"”. Thầy lại vui đùa nhại lời ca “"Nhớ chiến khu"” của Ðỗ Nhuận và hát: “ Chiều nay lên chiến khu đi gò mèo!”. Thầy đã một thời làm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn-Chợ Lớn, Ủy viên Tuyên huấn Ủy ban Hành chánh Nam bộ với biệt hiệu Trường Phong và đã tập kết ra Bắc. Sau 1975, giáo sư được bầu dân biểu thành phố Sài Gòn, nhưng đã thất vọng vì lối cai trị và tham nhũng của cán bộ Cộng sản. Ông đã tự vận chết, sau khi gởi cho Ðại hội Ðảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh một tuyệt thư:

“Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại.
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối
Dốt, Dại, Dối, đó là ba điều làm cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác”.(6).

Trong bài Nỗi lòng Huỳnh Tấn Phát, BS. Trần Nguơn Phiêu cho biết rõ hơn một vài chi tiết:

Phạm Thiều, một giáo sư khả kính, người gốc Nghệ Tỉnh, dạy chữ Nho và Toán tại Trường Trung học Pétrus Ký đã ra khu kháng chiến từ 9-1945, tập kết ra Bắc, trở về Nam sau 30-4-1975. Ông được bầu làm Đại biểu Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn. Không hiểu có phải vì ông đã chán ngán cái cảnh thoái hóa, tham nhũng của cán bộ Cộng sản sau 1975 hay vì ông đã nhận thức được các sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản của Stalin khiến làm sụp đổ các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và treo cổ tự tử! Trước khi tự kết liễu đời mình, ông đã nhờ Đại tá hồi hưu Xuân Diệu (không phải thi sĩ Xuân Diệu) nhắn giùm ông trước Đại hội Đảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh:
“Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại, Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối, Dốt, Dại, Dối,

Đó là ba điều làm cho các nước Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác”(Trích thư của đảng viên kỳ cựu La Văn Lâm, tức cựu trùm Công an La Văn Liếm gởi Tổng Bí thư Đổ Mười ngày 30-4-1994).(7)


VI. TRẦN ĐỨC THẢO (1917- 1992)


Trần Đức Thảo là con một viên chức bưu điện, sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là học sinh xuất sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội): giải nhì cuộc thi triết học các trường trung học toàn quốc Pháp, đỗ tú tài Pháp năm 1935.

Năm 1936, ông nhận học bổng của Phủ toàn quyền Đông Dương sang Paris, Pháp, và thi đậu vào trường École normale supérieure (Paris) năm 1939. Ông đậu thủ khoa đồng hạng bằng Thạc sĩ triết học, ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942), thành người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học.Trong khoảng 1944-1945, ông viết báo chống thực dân Pháp, ủng hộ Hồ Chí Minh và liên lạc với cộng sản Pháp. Trong bản "Tiểu sử tự thuật", ông Trần cho biết

Trong hành trình của tôi, tôi đã được đưa đến Chủ nghĩa Mác qua 2 con đường:
Thứ nhất, đó là cuộc đấu tranh đòi tự do cho dân tộc dẫn đến chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, việc nghiên cứu triết học và lịch sử triết học đã cho tôi thấy rằng chỉ có duy nhất Chủ nghĩa Mác-Lênin mới vạch ra con đường đúng đắn để giải quyết những vấn đề cơ bản về phần lý luận khoa học. ( http://www.viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_TieuSuTuThuat.htm )

Trong tài liệu của ông và nhiều tài liệu khác, không ai cho biết ông có theo đảng Cộng sản Pháp hay không, còn Hà Nội coi ông như người ngoại đạo! Ông là số một về Marx mà Hà Nội không cho ông dạy về chủ nghĩa Marx. Ông chỉ được dạy những cái râu ria của triết học là Lịch sử triết học mà thôi!.

Tuổi trẻ Trần Đức Thảo tràn đầy tự hào. Ông tự hào về sự học giỏi và nổi tiếng của ông mà Paris chính là môi trường phát triển tài năng và sự tự hào của ông.

Nguồn gốc tự hào đã có tự thời Trung Học, ông theo ban Triết học ( sau này là ban C, Văn Chương Cổ điển) ông làm bài luận triết học mà ông còn nhớ rõ, đề thi là bình giải một câu của Léon Bourgeois: “Danh dự cũng có thể là một nền tảng của đạo đức” được Giáo sư Ner cho 16/20 điểm với lời phê “Có nhiều ý triết lý!” Bài của Thảo được đọc cho cả lớp nghe. Sự khen ngợi đó đã vĩnh viễn in sâu vào trí óc non nớt của Thảo. Chính GS Ner giới thiệu ông xin học bổng du học. ( Những Lời Trăn Trối. Ch.3)

Trường Cao đẳng Sư Phạm phố Ulm là môi trường phát triển khối tự hào vĩ đại trong lòng ông. Quả thật trường Cao Đẳng Sư Phạm phố Ulm được nổi tiếng vì nơi đây toàn sinh viên ưu tú! Ông tự hào về trường Cao Đẳng Sư Phạm của ông: "Nhưng khi sang tới Paris, tôi nhất định chọn học triết, mà phải là ban triết của trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm, là ngôi trường danh tiếng bậc nhất của nước Pháp. Tôi đã phải theo học hai lớp dự bị rất vất vả mới thi được vào trường ấy. Sự chọn lựa học triết lúc đó chỉ là do tính kiêu ngạo, bồng bột của tuổi trẻ, muốn được mọi người nể phục, muốn chứng tỏ mình là người có đủ sức mạnh trí óc để học triết.(Ch.3)
Ông không học đại học, chỉ là Cao đẳng, chưa là tiến sĩ, chỉ là thạc sĩ, cái bằng cấp để dạy trung học nhưng cái danh thơm triết gia về một vài tác phẩm triết học cũng đủ làm cho ông bay lên chín tầng mây.


Ở đời đa số tự hào, tự đắc. Không phải người tài cao học rộng, địa vị cao quý mới tự hào, tự tôn. Án tử làm Tể tướng nhưng luôn khiêm cung còn anh đánh xe cho Án Anh lại tự hào ta là người đánh xe cho tể tướng! Trên thế gian, người cộng sản tự hào , tự cao, tự đại nhất! Anh cần vụ, chú lính trơn, bà thư ký mà tự hào ngất trời là mình thuộc giaicấp vô sản, giai cấp lãnh đạo! Kim Nhật trong Về R cho biết bọn thuộc cấp khinh bỉ Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát là giai cấp tư sản, không đáng cho họ bưng cơm rót nước.


Còn tôi, sau 1975, khi tôi vào thư viện Quốc gia đường Gia Long xin đọc Lương Khê Thi Thảo của Phan Thanh Giản thì bị từ chối. Tôi xin gặp giám đốc Thanh Nghị nhưng bà thư ký người Bắc Kỳ 75 ở bàn ngoài cho tôi nghe một bài "tụng mất gà" về Thanh Nghị, coi như Thanh Nghị là kẻ thù truyền kiếp của bà, một kẻ vô cùng đáng khinh bỉ dưới hàng trâu chó! Có lẽ chị ta bực tức vì chị là giai cấp vô sản lãnh đạo  mà phải ở dưới trướng của một tên tư sản!


Cao hơn nữa, Engels, Lenin tự hào về Duy vật lịch sử của Marx!Tại Việt Nam, trước 1945, Trương Tửu, một trí thức có bằng tiểu học tự học đã tự hào về Duy vật sử quan! Sau 1954, Lê Duẩn tự hào giỏi hơn Hồ Chí Minh, khinh miệt Võ Nguyên Giáp hèn nhát, sợ Mỹ, chỉ biết sờ mu rùa nên chuyển ngành cho ông sang làm xếp xòng bên khoa học thuộc bộ phận công nghệ Từ Dũ. Còn Trần Văn Trà trong Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (gồm nhiều tập) thì khinh Lê Duẩn ,Lê Đức Thọ hèn nhát, kém cỏi, chiến tháng 1975 là hoàn toàn là công lao của ông. Họ tự hào lắm. Cho dân Nam ta là đĩ điếm, trộm cắp, lưu manh, các bác sĩ kỹ sư, giáo sư là ngu dốt cho nên họ xếp tiến sĩ trời Âu chỉ bằng sinh viên tốt nghiệp đại học của XHCN! Cho nên hồi đó tôi có câu thơ nhại Nguyễn Khuyến:


"Tiến sĩ còn chẳng ra gì,
Cử nhân, Cao học khác chi thằng hề!"

Họ khinh dân miền Nam ta ngu lắm, không biết triết lý Mac Lê, không hy sinh chiến đấu chống Mỹ. Các giáo viên Văn, Sử lại càng kém cỏi vì giảng dạy theo kiểu tư sản, không biết cách ca tụng đảng, bác, không biết biến bài văn, sử thành bài giảng chính trị, không rành nghề ca tụng cộng sản mọi thứ dù nó ác và giả dối!

Các bác sĩ, kỹ sư chỉ biết chuyên môn, không biết tí gì về các bậc thánh cộng sản, không thấy cái hào quang của Lenin, Stalin, Mao, Hồ đã sát hại hàng trăm triệu sinh linh!

Họ tự cao lắm cho nên Lê Duẩn tự hào Việt Nam đánh thắng bốn cường quốc là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung Cộng! Ông còn tự hào quân đội Việt Nam bách chiến bách thắng, là lính đánh thuê cho Liên Xô và Trung Cộng! Lê Duẩn còn đòi Mỹ phải trả 3tỷ 7 mỹ kim mới chịu bang giao.! Họ vui cười với Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, và các thượng tọa, hòa thượng, linh mục, giám mục lưu manh nhưng trong bụng họ vô cùng khinh bỉ bọn bất nhân bất nghĩa và hèn hạ!


Trần Đức Thảo cũng có cái tự cao, tự đại đó, cái tự hào đã nắm hết chủ nghĩa Marx, nghĩa là sẽ làm cho thế giới đi đến đại đồng, xóa sạch bất công, chấm dứt bóc lột và chiến tranh! Ông tin ở Pháp ông đã học hết tài nghệ của Marx, ông sẽ xuống núi phất cao cờ hồng đại thắng!


Ông nghĩ rằng ông phải về Việt Nam để thực hành chủ nghĩa Marx. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam làm sai vì họ không đọc Marx, không hiểu Marx, còn ông đọc Marx cả triệu lần, đã thuộc lòng Marx từng câu, từng chữ. Khi đã hiểu đúng tất làm đúng! Ông thấy người ta nói Lenin, Stalin, Mao làm sai, ông phải trở về để "trải nghiệm".


Tôi nghĩ rẳng ông ngụy biện, đề cao cái can đảm của ông  để che đậy cái ngu của ông. Trong phòng thí nghiệm, chúng ta có quyền thử nhiều lần. Nhưng trong chính trị,quân sự, kinh tế, chúng ta e không có quyền thí nghiệm. Muốn thí nghiệm phải dùng chuột bạch. Không ai đưa tay mình ra để trải nghiệm với thanh kiếm mới đúc! Không ai đứng ra giữa đường chận xe ô tô để trải nghiệm thân thể mình với xe ô tô cái nào cứng hơn! Trí tuệ là đủ. Nhiều bộ môn không thuộc khoa học thực nghiệm. Môn toán học đâu cần trải nghiệm! Lão tử nói: Bất xuất hộ, tri thiên hạ. Bất khuy dũ kiến thiên đạo
( Chẳng ra khỏi cửa mà biết thiên hạ. Chẳng dòm qua cửa sổ, mà biết đạo Trời" 不 出 戶, 知 天 下. 不 闚 牖, 見 天 道.Đạo Đức kinh.ch.47 ).Triết gia mà nói trải nghiệm thì thật là tài! Nói câu này nếu không ngụy biện thì cũng tỏ ra kiêu căng.


Ông không tin những kết quả xấu về việc xây dựng cộng sản chủ nghĩa ở Liên Xô, Trung Cộng. Ông cho rằng người ta có ác ý xuyên tạc. Như nhiều người theo cộng sản cho rằng họ đã đọc Aleksandr Solzhenitsyn và quần đảo Gulak nhưng họ không tin. Cũng như đồng bào miền Nam thấy dân di cư vào Saigon đã nói: "Ngòai Bắc tự do còn vào đây làm gì? Và khi nghe việc đấu tố chém giết, họ bảo bọn di cư ăn tiền Mỹ nói vu cho cách mạng. Người ta cả đời đi làm cách mạng để chém giết và bỏ tù nhân dân sao? ( Võ Kỳ Điền- Kẻ Đưa Đường). Tại Pháp cũng vậy, sau 1975, dân Việt Nam chạy qua Pháp, Việt kiều bên đó nói" Việt Nam độc lập, hòa bình còn chạy qua chi đây?" Một bà trung tá cảnh sát miền Nam, nghe nói ngoài bắc xếp hàng mua rau muống. Bà cười ngất mà nói rằng làm sao có chuyện đó. Đây rau muống cả đống, cần gì phải xếp hàng! Bọn di cư nói láo! Trần Đức Thảo cũng cho rằng tất cả là do bọn tay sai Mỹ, bọn phản động "nói xấu đảng ta". Ông phải về để "trải nghiệm". Người ta dùng chuột bạch để trải nghiệm, ông dùng thân ông để trải nghiệm, vô rồi khó rút ra, về Việt Nam là đã trở thành cá chậu chim lồng còn than thở với ai!

Ông đã hơn 20 lần nhắc đi nhắc lại từ "trải nghiệm".

Điều quan trọng là sự trở về xứ sở đã giúp tôi trải nghiệm một thực tại...(Ch2). Sống và tư duy như thế là biết trải nghiệm… Trải nghiệm là biết quan sát cái đang biến hoá, cái đang trở thành cái đã cũ, xuất phát từ những di sản mang tính cổ hủ của dĩ vãng…(Ch.4).


Nói "trải nghiệm" là nói không thật. Sự thực ông về Việt Nam là do tham sân si và vụng tính. Chính ông thú nhận:" Hồi ấy, tôi đã trở về xứ sở với một đầu óc hăng hái, đầy lạc quan tin tưởng của tuổi trẻ. Cứ nghĩ thể nào cụ Hồ cũng phải ngạc nhiên về những hiểu biết của tôi. Bởi tôi đã có những nghiên cứu sâu rộng về cuộc cách mạng tháng mười ở Nga, mặt khác, tới đã có một vốn hiểu biết vững chắc về tư tưởng của Karl Marx. Với lòng hiếu thắng bồng bột, ngông cuồng đến mức cuồng tín, tôi tin rằng với những nghiên cứu và kiến thức mà tôi đã đạt được, tôi tự thấy mình như là hiện thân của ý thức hệ mác-xít, để có thể trở về làm nhiệm vụ như một trong những lý thuyết gia bên cạnh ông cụ. Để tôi góp sức xây dựng ở quê hương một mô hình cách mạng mà loài người mong đợi!

(Ch.II)

Ông không hiểu tâm lý người đời. Ông Hồ học chưa xong tiểu học làm sao có thể dùng một trí thức nổi danh như ông. Ông nổi danh là một triết gia Marxist sắc sảo, tài ba, lại là " đại biểu Việt kiều", còn ông Hồ lúc đó vô danh, ông Hồ rước ông về cho ông ngồi trên đầu ông ta ư? Khoảng 1930, ông Hồ khốn đốn vì bọn Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn văn Cừ tố cáo ông mang đầu óc dân tộc và bắt tay với thực dân Pháp bán các đồng chí cộng sản. Ông bị Stalin triệu về giam cầm điều tra... Sau đó ông là Hồ Tập Chương đóng vai Hồ Chí Minh, ông lại càng kị bọn xoi mói lai lịch và hành tung của ông. Trần Đức Thảo nhảy về Việt Nam là một hành động khờ dại và nguy hiểm.

Khờ dại vì ở đời người ta mời ăn cỗ thì mình mới xách ô đến, không mời mà vác mặt đến thì người ta đuổi ra tổ cho xấu hổ cái mặt lỳ! Cô gái nào cũng nên làm cao một chút, đừng quá dễ dãi. Dễ dãi là mất giá ngay. Ông Hồ không mời mà ông Trần chạy đến bắt tay làm quen, rồi lại ăn nói ngông nghênh:"
Tôi nhớ rất rõ hôm ấy là ngày mùng 5 tháng sáu, năm 1946. Lúc đó, trùng buổi chiêu đãi “phái bộ cụ Hồ” vừa tới Paris để lo việc điều đình với Pháp, vì sự bồng bột của tuổi trẻ, nên tôi hồn nhiên vui mừng, thân mật, vồn vã chạy tới nắm chặt tay “ông cụ” một cách nồng nhiệt và nói: “Tôi rất hân hạnh được gặp cụ chủ tịch!” Cụ Hồ cũng vui vẻ đáp: “Chào chủ Thảo!” Nghe vậy, tôi rất cảm động, nghĩ rằng Hồ chủ tịch đã thân mật coi mình như đứa em trong gia đình…

Cuối bữa ăn, Hồ chủ tịch kêu gọi anh em Việt kiều về nước tham gia kháng chiến, thì tôi hăng hái, xin được trở về ngay để được phục vụ cách mạng và quê hương.> Tôi còn tỏ ra là mình hơn hẳn các anh em Việt kiều khác khi khoe rằng “tôi cũng đã bỏ công nghiên cứu về tư tưởng Karl Marx và về cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga… Tôi rất mong ước được về nước cùng cụ xây dụng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp… tại quê hương ta”! Ông cụ lúc ấy chỉ mỉm cười nhạt, nhưng nét mặt thì vẫn lạnh lùng khi nhìn tôi. Tới lúc Hồ chủ tịch lần lượt bắt tay từ biệt mọi người. Khi bắt tay tôi thì “ông cụ” nói với tôi một cách nghiêm nghị:

- Còn chú Thảo này thì cách mạng chưa cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở lại Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn. (Ch.12)

Trần Đức Thảo học giỏi nhưng kém thông minh  nhưng dưới con mắt côộng sản ông là người ngu và láo xược. Ông là cái thá gì mà đòi bắt tay với bác vĩ đại? Ông Hồ cười nhạt nghĩa là ông khinh bỉ và chửi vào mặt ông Thảo:" Cút đi!Tao không cần mày", thế mà ông Thảo không hiểu, vẫn cố đấm ăn xôi! Khổng Minh phải đợi tam cố thảo lư mới theo Lưu Bị, ông Thảo chẳng ai cầu mà ngữa tay xin việc mà chẳng nên cơm cháo gì! Trong khi đó, ông Hồ mời bốn khoa học gia về nước.
Người thường dân trung bình nghe ông chủ nói như vậy là tự động rút lui vì họ  hiểu biết tâm lý con người và biết tự trọng. Còn ông, trí thúc bậc cao sao chậm hiểu thế? Đừng cho ta học giỏi, đậu cao mà khinh người vì trí thức nhiều khi chỉ là anh Mán trong rừng mới ra, thua xa người bình dân khôn ngoan, nhiều mưu mẹo!


Tri Vũ thuật lời Trần Đức Thảo:
Bác Thảo cho biết bốn Việt kiều cùng về với Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay chuyến ấy là ba kỹ sư: Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân, Võ Đình Quỳnh, và bác sĩ Trần Hữu Tước. Phạm Quang Lễ là kỹ sư cơ khí hàng không, nhưng có nhiều kiến thức về vũ khí nên đã được tin dùng đặc biệt. Và đã được “cụ Hồ” đặt cho một tên mới là Trần Đại Nghĩa, rồi sau được phong quân hàm thiếu tướng, trông nom quân xưởng đầu tiên của chiến khu, rồi sau được ca ngợi như là người đã sáng chế ra loại súng chống tăng, mang tên SKZ (Súng Không Zật). Nhưng bác Thảo cũng chế giễu khéo:

- Thứ súng ấy sau chỉ thấy trong ảnh, chứ không thường thấy trên các trận địa. Vinh quang là như thế. Sự thật là như thế (Ch.12)


Ông Hồ mời các ông này dù là trí thức nhưng cũng thuộc loại trí ngủ, chẳng biết gì về chính trị, đem về làm tay sai thì được. Hơn nữa cũng cần khoa học gia, còn cái thứ triết gia ưa lý luận ngốc nghếch, không xài được. Việc này làm cho ông Trần nổi tự ái.Ông càng tức giận cố vật vã mà về cho được! Sao ông háo thắng kiêu căng và khờ dại như thế! Như vậy là ông Hồ " kị" ông rồi. Nếu lúc đó ông Trần nói


" Trăm ngàn lạy cụ, xin cụ cho con về xách dép cho cụ" may ra ông Hồ chấp thuận. Thế nhưng ông lại đòi về lãnh đạo chung với ông Hồ! Tôi nghĩ rằng nghe nói vậy, trong bụng ông Hồ giận lắm. Ông chửi thầm:" Thằng nhóc! Mày là cái thá gì mà đòi làm vua với tao! Ăn mày mà đòi ăn xôi gấc!" Ông Hồ có chân tay tại Pháp, họ đã báo cáo cho ông đầy đủ về Trần Đức Thảo. Hạng người như ông Trần, ông Hồ không thể xài và cho ở gần. Thế mà ông Trần lại chạy chọt cho được về Việt Nam. Quả là lì lợm, đáng ghét, đáng tởm!

Ông Thảo nói ra sự thật về ông: Sự thật là việc tôi về là do sự vận động của tôi với sự trợ giúp của đảng cộng sản Pháp. Và qua đảng cộng sản Pháp thì có cả sự giúp đỡ của phía lãnh đạo Liên Xô nữa. Bởi lúc ấy, cả đảng cộng sản Pháp, cũng như phía Liên Xô, đều muốn đưa tôi về với hi vọng có thể có cơ hội góp ý với cách mạng Việt Nam.(Ch.12)


Hành động này làm cho ông Hồ ghét ông và nghi ngờ ông là tay sai của cộng sản Pháp và cộng sản Liên Xô đặt ông bên cạnh ông Hồ để theo dõi, báo cáo và có thể chuẩn bị thay thế ông! Ai cũng thấy thế huống hồ ông Hồ và bọn Trường Chinh. Nếu ông Thảo lên lãnh đạo thì bọn họ phải cuốn gói. "Tôi đã kể lại lần gặp gỡ này cho một người bạn mới quen ở ATK, tên là Đa, một trí thức có vẻ cởi mở hiếm thấy. Nghe kể xong, Đa lè lưỡi, lắc đầu, khoát tay tỏ vè lo sợ đến lớn tiếng:


- Thế thì chết! Chết thật đấy! Tôi không doạ anh đâu. Anh khôn hồn thì tìm cách lặn cho sâu, tránh cho xa lãnh tụ đi! Không nên nán lại ở ATK này nữa. Phải xin đổi công tác đi. Nói câu ấy ra là “Người” đã khai trừ anh rồi đấy. Tỏ thái độ ngang hàng như thế là anh đã tự tuyên án tử hình cho chính mình rồi đấy!(Ch.12)

Sau này Trần Đức Thảo mới thấy mình ngu' . Ông tâm sự:"


Nay nghĩ lại lúc gặp “Người” lần đầu tiên, mà tôi thấy lúc ấy mình ngốc quá. Bạch diện thư sinh mà dám tỏ ra là tay ngang với lãnh tụ! Vì trong đầu “ông cụ” đầy ắp cuồng vọng quyền lực tối cao. Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người”, từng tỏ ra ngang hàng với “Người”, thì sau đều đã vinh viễn bị loại trừ ra khỏi tầm mắt của “Người”. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy.
- Tôi không hiểu nổi tại sao lại có thể tàn nhẫn khủng khiếp đến thế?
- Vì vậy mà phải biết giải mã lãnh tụ. Phải hiểu rằng “ông cụ” có tâm thức mình là bên trên tất cả, là một bậc kỳ lão gia trưởng, luôn luôn toả sùng bái một thứ hào quang thần thoại đúng với truyền thuyết lịch sử “con rồng, cháu tiên”… Và đám quần thần chung quanh “ông cụ” không tha thứ cho một ai dám tỏ mình là ngạng hàng với “Người”. Từ những tay trí thức nổi tiếng tâm huyết như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm… cho tới kẻ được đào tạo chính quy như Trần Văn Giàu, và biết bao nhiêu trí thức có uy tín khác nữa… đều là những nạn nhân của thái độ ngang hàng như thế (Ch.12).

Ông biết thân ông đã lọt hang hùm, ổ rắn khi vừa về Việt Bắc.

Bởi ngay từ khi vừa đặt chân trở lại quê hương, tôi đã bị nghi ngờ là một “kẻ có vấn đề”(Ch11). Cho tới khi bị coi như là một kẻ phản động, bị nghi là “kẻ do địch cài vào hàng ngũ cách mạng” thì từ đó tôi mới nhận ra sự bế tắc ấy là do ý thức, do thái độ cảnh giác, do chính sách thù hận mù quáng của quyền lực chuyên chính.(Ch.12).


Ông cho rằng ông là Marxist chân chính thì làm đúng còn bọn kia chẳng hiểu gì Marx nên làm sai.
Tôi tin rằng với những nghiên cứu và kiến thức mà tôi đã đạt được, tôi tự thấy mình như là hiện thân của ý thức hệ mác-xít, để có thể trở về làm nhiệm vụ như một trong những lý thuyết gia bên cạnh ông cụ. Để tôi góp sức xây dựng ở quê hương một mô hình cách mạng mà loài người mong đợi!.. để nghiên cứu thực tại, với hoài bão đóng góp xây dựng ở nước ta một mô hình cách mạng trong sáng, mà chẳng những dân ta mà là cả nhân loại mong đợi...để hoàn thành sứ mệnh cao cả của cách mạng, là giải phóng con người (Ch.2)


Ông lớn lối quá, kiêu ngạo quá, chính người cộng sản và dân chúng cũng ghét ông. Ta hãy nghe những đoạn đối thoại giữa cha con ông:

"Mày nói thế là mày là người cộng sản thật à?
- Vâng chính vì con là người có lý tưởng cộng sản nên con mới về với cách mạng! Nhưng có nhiều thứ cộng sản: thứ cộng sản của con là muốn thực hiện một cuộc cách mạng công bằng bằng luật pháp, bằng lý tưởng, không gây thù gây oán, một cuộc cách mạng nhân đạo, sạch sẽ, mà toàn thể nhân loại mơ ước! Các bạn trí thức tiến bộ của con ở Pháp đã thúc giục con phải trở về tìm cách góp ý, góp sức, để thực hiện ở Việt Nam ta một thứ cộng sản tiến bộ khác, tốt hơn, sạch hon so với những gì đã thấy trong cách mạng ở Nga, ở Tàu. Cũng như con, họ muốn thấy xây dựng ở nước ta một mẫu mực cộng sản không tận dụng bạo lực và hận thù, mà bằng một sự kết hợp luật lệ nhân đạo tiến bộ, với một nền giáo dục theo đúng lý tưởng công bằng xã hội… chứ không phải lấy cái bất công mới thay thể cho cái bất công cũ, cái tàn bạo mới thay cho tàn bạo cũ…


- Mày bênh vực cho thứ cách mạng của mày, nhưng cái thứ cách mạng đang diễn ra ở đây thì sao? Nó không phải là thứ cách mạng của mày mà mày về hợp tác với nó à?


- Con về hợp tác với thứ cách mạng này là với hoài bão sẽ có ngày thay đổi, cải thiện được nó, sẽ có ngày tìm ra cách uốn nắn lại được nó, để nó trở thành thứ cách mạng của con, tức là thứ cách mạng mà mọi người mong đợi!

- Máy giỏi thế cơ à? Một mình mày, mà sẽ có ngày thay đổi được cả một bộ máy, cả một hệ thống quốc tế cộng sản, cả một ý thức hệ cộng sản cơ à?

- Cái gì cũng có thể thay đổi, và nó sẽ phải thay đổi, vì nó chưa hoàn chính. Khi mà, với thời gian, nó đã tỏ ra có sai trái, bất lực, không tiến bộ, không thật sự giải phóng còn người, và bị mọi người oán ghét, thì lúc đó không cần phải có một đoàn quân hùng mạnh để thay đổi nó. Chi cần một người lãnh đạo, một tư tưởng trong sáng, dũng cám nói lên chân lý, y như mặt trời mọc lên… để mang ánh sáng tới dẹp tan bóng tối, để ánh sáng soi lối cho thấy con đường tốt đẹp mà đi… để tránh cái sai, cái ác, để sụ sống sinh sôi, nảy nở, trong hoà bình, ấm no, tự do, hạnh phúc!

- Nghe mày nói tao thấy mày khừng, mày điên rồi! Rõ ràng là mày học nhiều quá nên trở đã thành kẻ không tưởng, kẻ sống trong mộng ảo! Mày tưởng một mình mày về đây là sẽ cải đổi, cải thiện được cái thứ cách mạng tàn nhẫn này, cái thứ cộng sản thô lỗ, trói buộc con người như thế này à? Tao nói thật cho mày biết sự thất vọng của tao khi tao nghe tin mày đã về với cách mạng, với cộng sản! Về như vậy là mày tự giết mày rồi! Mà cũng là giết cả mẹ mày và tao nữa! Thảo ơi! Phải chi mà mày học được cái nghề gì như thợ nề, thợ máy, thợ mộc gì… thì đỡ khổ cho tao biết mấy! Phải chi mày cứ ở bên Pháp làm việc, mỗi tháng gửi về cho tao vài chục đồng Francs thì cũng đủ cho tao vui sống cảnh già! Mày nói mấy cái thằng bạn tiến bộ của mày ở bên ấy hối thúc mày về trong khi đất nước này đang khổ sở vì chiến tranh, vì cộng sản, thì mấy cái thằng ấy cũng chỉ là một lũ điên thôi! Chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết. Có là điên mới nghe theo chúng nó! Mày về đây là mày giết mày, mày giết cả tao đấy Thảo ơi là Thảo ơi! (Ch.8)


Trần Đức Thảo là người ôm mộng lớn, thế mà ông đã dùng nhiều lần chữ "trải nghiệm". Điều này cho biết khi về Việt Nam, ông đã gặp nhiều thực trạng đắng cay.Trước khi về Việt Nam, ông phải đến Trung Quốc, rồi về An Toàn khu ( Việt Bắc), nơi đây ông đã trải nghiệm nhiều điều!


Thực tại thứ nhất là tại Trung Quốc, Việt Cộng bắt ông khai lý lịch, bắt ông tố cáo cha mẹ, ông bà của ông. Về Việt Bắc, ông trải nghiệm CCRĐ. Ông viết về tâm trạng của ông trong CCRĐ tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang:
Từ giờ phút ấy, Thảo ý thức rất rõ rằng, lúc này, ở nơi đây, mình sẽ không có một cơ hội nào để góp một chút gì tốt đẹp cho cách mạng! Có thể nào cản ngăn được thứ bạo lực thô bạo này, khi nó đang trong đà phát động với tất cả hăng say, cuồng nộ, cuồng tín như thế? Vậy thì những ngày còn lại của đời ta sẽ có thể làm gì ở đây? Cứ im lặng chịu đựng để được sống ngày nào hay ngày ấy? Để cái ác cứ tiếp tục phát triển như nó vẫn được khai triển trong suốt chiều dài lịch sử? Thế thì cái triết học của ta còn ý nghĩa gì khi chấp nhận khoanh tay đứng nhìn cái ác hoành hành? “Chính nghĩa vô sản”, “Hạnh phúc công nông trong một thế giới đại đồng” là như thế này sao? Dù thế nào cũng phải làm một cái gì chứ? Nhưng làm gì bây giờ? Làm gì? Mà từ bao giờ, từ đâu, do đâu, những người lãnh đạo đã thề một lòng vì nước vì dân nay lại chọn lựa con đường hành động nặng tính cuồng tín, dã man, tàn bạo, phản nhân đạo như vậy? Có thể nào coi đấy là hành động, là chính sách vì con người? Một ý thức hệ không bào vệ được người vô tội thì có còn lý do để tồn tại hay không? (Ch.6)


Đây là lúc ông Trần giác ngộ đồng thời ngã xuống hố sâu tuyệt vọng. Người ta cho ông ngồi vì. Ông nhận thức ông là con bù nhìn giữa ruộng dưa!

Thời gian sống ở ATK, tôi bị sai khiến làm mấy việc vơ vẩn như ngồi dịch những tài liệu cũ kỹ, mà rồi sau chẳng dùng được vào việc gì! Hoặc là theo chân mấy phái đoàn Trung ương đi thanh tra này nọ với vai trò của một cây cảnh: đi tới đâu cũng được giới thiệu là trí thức ở bên Tây mới về tham gia cách mạng! Rồi được vỗ tay, hoan hô. Chứ chẳng làm được một việc gì hữu ích cả! ...

Ngay cả khi người ta bảo tôi lãnh trách nhiệm phó giám đốc trường Đại học Văn khoa Sư phạm, sau khi kháng chiến về tiếp thu Hà Nội, thì tôi cũng chưa hề được tham dự bàn bạc gì vào công việc tổ chức hay điều khiển bất cứ một công tác gì của trường ấy, ngay cả đến tham khảo ý kiến giảng dạy cũng chưa hề có. Sự có mặt của tôi trong một số sinh hoạt của chế độ cũng chỉ là thứ “bù nhìn đứng giữa ruộng dưa”, cũng y như sự có mặt của mấy cựu quan lại hay của hai đảng Dân chủ và Xã hội do cụ Hồ bày đặt ra cho lấy có, để bên ngoài nhìn vào, tưởng là chế độ có nền tảng đoàn kết quốc gia và dân chủ rộng rãi!(Ch.4)

Ông Hồ bảo ông "phải học tập nhân dân" nghĩa là ông ngu đốt, đừng tưởng vớ được cái bằng cấp của tu bản mà cho là giỏi. Cái giỏi đó là lý thuyết suông. Chúng tao mới là Marxit chánh tông, học từ thánh địa Mạc Tư Khoa, trưởng thành trong chiến đấu, mày đừng coi ngang hàng với bọn tao"!

Ông Hồ bắt ông đi chăn trâu ở Thái Nguyên. Họ xui vợ ông bỏ ông. Đó là những đòn thù của cộng sản. Cộng sản chơi nhiều kiểu. Lý Chánh Trung về sau ở trong nhà it ra đường nên họ cán  con trai ông thay ông! Vinh quang hay tủi nhục cho những Judas thời đại? Nào Linh-Mục Phan Khắc Từ, Linh-Mục Nguyễn Viết Khai, Linh-Mục Trương Bá Cần,Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn Nguyễn Văn Bình,Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trần Hữu Thanh, Nguyễn Thị Thanh, Thanh Lãng..không kể xiết!

(Lê Xuân Nhuận. Phong-Trào Chống Tham-Nhũng - Tóm lược“Biến-Loạn Miền Trung” - http://sachhiem.net/LICHSU/LEXNHUAN/LeXNhuan11.php)


Sau 1975, nhiều vi chăn chiên bị tù, bị giết, trong đó những linh mục kêu gọi chống Thiệu tham nhũng, hô hào bắt tay với miền Bắc, công lao là thế mà đã bị trả ơn bằng tù đày và cái chết bi thảm.

Bị xử bắn có linh mục Trần Học Hiệu, linh mục Nguyễn Hữu Nghị, linh mục Hoàng Quỳnh, linh mục Nguyễn Quang Minh . . Bị đánh chết trong tù có linh mục Nguyễn Văn Vàng, Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục Nguyễn văn Ban, Dòng Đa Minh, linh mục Trần Công Chức, linh mục Vũ Khánh Tường, linh mục Đinh Bình Định v.v. Và còn nhiều linh mục khác thuộc khắp các giáo phận, các dòng tu. Máu của các ngài cũng sẽ là hạt giống làm đẹp vườn nho của Chúa. ( Hà Phượng Tân.Linh Mục Bị Tù Đầy.

http://www.luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=3457&categoryID=2&subcateID=7 )


Ở Pháp ông nổi danh. Về Việt Nam, ông cũng chỉ là con  phượng giữa đàn gà! .Ông viết bài đăng báo hay giảng dạy cũng giống như  các giáo sư cộng sản i tờ khác.  Bài nào cũng là phong kiến lạc hậu, tư bản bóc lột. Dù bị chà đạp, khinh miệt, Trần Đức Thảo vẫn cố làm thân và nịnh hót nhưng vô ich:


Mặc dù tôi đã thường xuyên, cố gắng tìm cách bắc cầu quan hệ với các cấp lãnh đạo, bằng cách gửi trực tiếp những báo cáo, đề nghị, viết những bức thư góp ý của tôi về nhiều vấn đề quan trọng, vào nhiều thời điểm quan trọng. Nhưng không một lần nào, không một lãnh đạo nào, từ Hồ chủ tịch trở xuống, đã thân chinh trả lời các bức thư của tôi.(Ch.11)


Nhưng rồi thực tại tàn nhẫn và những giao động mất lý tưởng của những người quanh tôi, tất cả đã hằng ngày như chất vấn tôi, khiến tôi phải từng bước đặt lại vấn đề, hằng ngày tìm cách giải đáp cho những chất vấn ấy. Những cái đó đã làm cho đầu óc dần dần sáng hơn, dần dần chuyển biến, dần dần thức tỉnh.
Nhưng không ngờ, với thời gian, tôi dần dần nhận ra là lãnh đạo và mình, cả hai đều lao mình vào cùng một cuộc cách mạng, nhưng với hai quan niệm khác nhau, với hai tâm thức khác nhau, đến độ đối nghịch nhau, xung đột nhau (Ch.2)


Nhưng khốn khổ cho tôi là khi về tới quê hương, thì tôi đã va chạm vào một thực tại hoàn toàn đóng kín, nó đã làm tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng. Thời gian ấy, tôi đã phải trải qua những giờ phút chao đảo lập trường. Đấy là giai đoạt tuyệt vọng nhất của đời tôi (ch.2)


Kinh qua công việc mà người ta giao cho ông và thái độ của bọn đầu nậu đối với ông, nhất là những hé lộ bí mật của những con người nhân đức, ông Thảo đã hiểu rõ thân phận ông, thân phận kẻ bị xếp loại là " có vấn đề". Ông Đa, ông Trần Lâm và Giáo sư Đặng Thai Mai là những kẻ báo động cho ông về sự nguy hiểm đang đến bên ông.

Giáo sư Đặng Thai Mai chỉ cho ông biết một phần sự thực. Ông nói về việc đảng toàn quyền quyết định mọi sự. Những ai không ở trong ban lãnh đạo nhà trường và không phải là đảng viên thì chỉ có việc dạy và chấm điểm thế là đủ, còn ai đỗ, ai rớt, chương trình thế nào là do Cộng đảng quyết định.


GS Đặng Thai Mai giải thích việc ông Trần được cộng đảng phân phối dạy các triết gia trước Marx mà không cho dạy Marx là vì ông không chuyên Lenin, Stalin (Ch.8). Sai. Bởi vì trong Cộng đảng chẳng ai biết gì về trước Marx hay sau Marx mà vẫn dạy triết học Marx như thường. Đặng Thai Mai không nói thẳng cho ông Trần biết là cộng đảng khinh khi ông chẳng biết gì về Marx. Cái học của ông Trần chỉ là sách vở, còn các ông cộng sản i tờ nhưng đã học Marx và thực hành chủ nghĩa Marx trong chiến đấu và thực tế. Qua tường thuật của Tri Vũ, ta thấy ông Trần khinh khi Đặng Thai Mai là hèn, nhưng tiếng cười của Đặng Thai Mai là tiếng cười của một triết gia, một ẩn sĩ đã hiểu rõ lưỡi mềm thì còn!Tiếng cười của ông cũng là chế nhạo cái ngây thơ, kiêu căng, cái cuồng phẫn của con cà cuống chết đến đít vẫn còn cay! Cái cười mỉm và cái nhìn của Đặng Thai Mai hàm ý: " Mày đừng khinh bọn tao luồn trôn! Ngựa non háu đá, coi chừng bị cọp nhai xương con ạ!"

Trong Trại Kiên Giam, Nguyễn Chí Thiệp cho ta nghe một câu chuyện giữa hai chú cháu:

Chú hỏi tôi: “Cháu có tưởng tượng một người lao công quyết định giáo án của giáo sư đại học không?”

Tôi lắc đầu không biết.

Chú nói: “Tụi nó (Đảng Cộng Sản) ngồi xổm trên đại học. Vấn đề là mỗi năm giáo chức phải soạn giáo án rồi trình cho Đảng Ủy duyệt xét. Khi duyệt xét giáo án, nếu người giáo viên không có đảng tịch thì phải đứng ngoài. Trong khi Đảng Ủy gồm nhiều thành phần đảng viên trong đại học, trong đó có cả những người lao công quét dọn và những chị bán căng-tin. Chương trình học kém chất lượng, học sinh được tuyển lựa trên lý lịch nhiều hơn trên trình độ học vấn. Do đó “Cái bằng cấp đại học không còn có giá trị”.(Ch.2)



Có lẽ ông Trần đã nghe người cộng sản nói rằng sau 1975, các ông cộng sản dù là i tờ cũng đã tốt nghiệp đại học thắng Mỹ! Với các ông Việt Cộng, trí thức như ông Trần là cục phân chứ không phải cục vàng. Ông Hồ đã nói bóng, nói gió cho ông Trần hay rằng mày đừng tự hào mày là triết gia chuyên trị Marx:" “Gắng mà học tập nhân dân!”. Phải mở mắt, mở tai ra mà “học tập nhân dân!”. Đấy không phải là một lời khuyên, đây là một lời xỉ vả kẻ ngu xuẩn cứ tưởng mình đã đọc nhiều sách vở bên Tây là hay, là giỏi! (Ch.4,12).

Họa sĩ Hiếu Đệ cũng là một tay triết lý cừ khôi. Ông mượn lời Tám Sạc Ne đưa ra thuyết "vị trí" rất hay:

" Sau đêm văn nghệ, Tám Sạc Ne lại đến. Như một triết gia, ông phân tích cho bọn tù nghe: Vì các anh không biết vị trí của mình. Làm việc gì cũng phải nhớ vị trí các anh đứng chỗ nào cái đã. Ví như anh Hiếu Đệ vẽ hình giỏi mà anh vẽ hình bác Hồ có đẹp cách mấy thì anh vẫn có tội. Ý gì mà anh học viên học tập cải tạo lại đi ca tụng lãnh tụ của tụi tui là người cách mạng chiến thắng? Anh đâu phải là đảng viên cũng như anh đâu phải là thứ con ruột mà ca ngợi bố tui. Anh chỉ cốt làm cho tôi nghi ngờ anh (Niềm Đau Bạc Tóc-34).


Cộng sản cần nắm quyền bính, cần cai trị, cần bóc lột nhân dân, ngoài ra họ không cần gì cả. Họ không cần người tài. Họ cần người vâng lệnh , sẵn sàng chém giết cho họ. Bởi vậy mà Marx coi các giai cấp trung đẳng là lưng chừng, nghĩa là có thể giết.Và cũng bởi vì Marx chủ trương "đấu tranh giai cấp" và " vô sản chuyên chính"! Lenin, Stalin đánh đuổi, giết hại, cầm tù tư sản, trí thức, nông dân. Mao đưa ra chủ trương "Hồng hơn chuyên" cũng là do đường lối "vô sản chuyên chính" và "giai cấp đấu tranh" không cần người tài, người chuyên môn! Và Xô Việt Nghệ An 1930 đã nêu cao khẩu hiệu trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ! Trần Đức Thảo dạy Marx hay không dạy Marx là điều không cần thiết. Cái quan trọng là ông Thảo không là cộng sản theo hệ phái Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông!Sau 1975, tôi gặp GS Phạm Thiều tại Saigon, ông nói :

" Nước ta không có rau mà ăn thì cần gì đầu bếp Paris hay đầu bếp Bắc Kinh.!" Ông nói như thế là thành thật, không tuyên truyền, quảng cáo, lời ngắn và gọn là đủ cho tôi.


Trần Đức Thảo đã biết thân phận ông, ông cúi rạp mình xuống, nửa giả đò tích cực, nửa giả bộ điên khùng.

Tôi cũng biết thân phận tôi chứ! Bởi thế tôi phải thường xuyên đề phòng. Lúc căng quá thì cũng phải biết làm ngơ, câm nín trước cái ác để giữ mạng sống trước đã. Tuy nhiều lúc tôi đinh ninh là phen này sẽ khó thoát khỏi cái chết. Bởi những ông cán bộ “i tờ” quanh tôi rất hung hăng, rất cuồng tín, sẵn sàng quy chụp, tội lỗi, sẵn sàng chờ lệnh để tiêu diệt tôi, để “loại bỏ con giòi trong tay áo cách mạng”(Ch.VII)


Tri Vũ hỏi ông Trần làm sao ông sống sót được. Ông trả lời:" Cái đó là do tôi đã sớm đề phòng; Vì thế mà tôi mới sống sót cho tới ngày nay. Thứ nhất là tôi giữ ý, cố tỏ ra là tuyệt đối không mưu tìm một vai về chính trị nào, tuyệt đối không mưu tìm gặp gỡ, kết thân với những trí thức, để tránh bị coi là có ý gây phe phái ở chung quanh. Bởi chung quanh ông cụ đã có quá nhiều phe phái rình rập nhau. Lúc nào tôi cũng cố tỏ ra kính phục “ông cụ”. Vì tôi biết quanh tôi toàn là những con mắt rất cuồng tín, rất nghi kỵ, rất cảnh giác… của các cục “bảo vệ A này, A nọ”. Sống trong một xã hội ngu tín, của thời cuồng tín như thế không phải là dễ, sơ hở một chút là dễ… chết như chơi!

- Lúc có dịp nêu những ý kiến mới mẻ, có nội dung phản biện, thì tôi luôn luôn phải nhấn mạnh phủ đầu rằng nói như thế là tôi muốn “xây dựng đảng”. Đã nhiều lần tôi nói công khai với mọi người chung quanh rằng tôi chỉ ước ao được học tập, theo gương “bác Hồ”. Đấy là để công khai chứng tỏ một sự đầu hàng “lãnh tụ” với điều kiện để tôi có thể sống sót… Nhưng cũng phải nhắc tới và biết ơn tới một thế lực đã bảo vệ tôi, đó là sự quan tâm, chăm sóc của mấy nhà trí thức Pháp, đứng đầu là Sartre. Họ đã tận tình tỏ ra chăm sóc, theo dõi hoàn cảnh và sức khỏe của tôi khi họ biết tôi đang bị kìm kẹp. Họ thường xuyên viết thư thăm hỏi và đôi khi gửi cả thuốc men cho tôi. Có lúc họ còn đòi qua tận Việt Nam để thăm tôi… Sartre và tôi tuy có vài mâu thuẫn trong tư duy triết học, nhưng ông và đám bạn bè của ông rất quý trọng tôi, muốn bảo vệ tôi. Vì thế, tuy bị cánh tuyên huấn ghét bỏ, nhưng tôi nghĩ nhờ sự quan tâm, kính nể của trí thức của thế giới bên ngoài, mà “ông cụ” đã có sự e nể đối với tôi. Lúc tôi lâm nguy tới tính mạng trước thái độ quá khích của đám cán bộ cải cách, khi tôi dám đối đầu với đám cố vấn Trung Quốc, nhóm cán bộ cực đoan đã chụp lên đầu tôi cái tội đáng tiêu diệt là “có đầu óc phản cách mạng của bọn đệ tứ”! Nhưng vì “bên trên” chưa ra lệnh, nên cấp dưới chưa dám ra tay đó thôi. Họ vẫn phải để cho tôi sống. Tuy là sống vất vưởng như một con thú dữ cần phải canh chừng, “để xem nó còn ra những trò gì”. Cứ như con mèo vờn con chuột, chưa muốn cắn cổ cho nó chết hẳn.(Ch.12)


Ông cũng cho biết Liên Xô, cũng là thế lực làm cho Việt Cộng ngần ngại thủ tiêu ông:

Thực ra chỉ là với lãnh đạo. Mà các anh cũng nên biết rằng trong vấn đề đối xử với tôi, chính “ông cụ” cũng luôn luôn chịu sức ép của một thế lực lớn lao, nên “ông cụ” cũng rất e ngại tay chân tai mắt của thế lực ấy. Đấy là cả một guồng máy thống trị của ý thức hệ mà trọng tâm của nó nằm ở Bắc Kinh hay ở Mátxcơva! (Ch.2)

Lúc bấy giờ trong tuyệt vọng bỗng nảy sinh ra ra sự đối kháng mạnh mẽ làm ông đứng lên được. Nhưng rồi thực tại tàn nhẫn và những giao động mất lý tưởng của những người quanh tôi, tất cả đã hằng ngày như chất vấn tôi, khiến tôi phải từng bước đặt lại vấn đề, hằng ngày tìm cách giải đáp cho những chất vấn ấy. Những cái đó đã làm cho đầu óc dần dần sáng hơn, dần dần chuyển biến, dần dần thức tỉnh… Trạng thái đó đã giúp tôi đứng dậy đươc. Bởi trong thời gian chao đảo, khủng hoảng ấy, trong đầu tôi luôn luôn có một cuộc tranh cãi bùng lên dữ dội ( Ch.2)

Từ đây, ông thay đổi tư duy, thay đổi tâm trạng và hành động.

Không thể được! Nếu ai cũng thoả hiệp với dối trá và tội ác, thì dân còn hi vọng vào đâu, vào ai? Không thoả hiệp với dối trá vả tội ác là nguyên tắc để giữ vững chính mình. Một hành động, thiện hay ác, dù là thật nhỏ, dù chỉ là nhất thời, cũng đều để lại dấu vết bền lâu trên sự nghiệp của mỗi con người. Dối trá, độc ác, bạo lực là độc tố âm thầm huỷ hoại con người đã sử dụng nó. Xã hội dung túng nó sẽ mất hết lương tri, mất hết trật tự kỷ cương. Nhân nhượng hay thoả hiệp với cái xấu là con đường tự diệt từ từ chính mình. Điều ấy, Thảo này không thể nào làm được.(Ch.11)


Vào Saigon, nhiều người ái mộ ông, tìm đến thăm ông. Số khách ngày càng đông. Người ta hỏi, ông trả lời thật tình. Bọn đầu nậu Saigon , bọn Công An lo lắng nên đã tìm cách tống ông sang Pháp cho rảnh nợ. Sang Pháp, ông diễn thuyết phê phán Stalin và hứa hẹn sẽ viết xong sách phê bình Marx. Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Việt Cộng tại Pháp cảnh cáo ông. Người ta cấm ông đến cơ sở Nhà Việt Nam, một cơ sở Việt kiều tại Paris. Vài ngày sau ông chết. Chắc chắn do cộng sản thủ tiêu ông và quyển sách của ông.


Không biết tương lai những giấu tich của ông sẽ xuất hiện, hay chỉ còn lại quyển Trần Đức Thảo, Những Lời Trăn Trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê?. Nếu thế cũng rất quý. Trong quyển sách này, ông cũng đã nói it nhiều về Marx, đã đặt nhiều vấn đề nền tảng về chủ nghĩa Marx:


Không có thứ lý luận biện chứng nào có thể chứng minh rằng một xã hội đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỷ quyệt, đầy hận thù, tranh chấp, đầy chia rẽ và tham nhũng, của hôm nay sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp trong tương lai! (Ch.IX)


Marx đã sử dụng những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử đương đại, trong xã hội đương thời, để đả kích xã hội tư bản. Cách phê phán này có tính biện chứng duy vật sử quan không thể bất bẻ. Nhưng bước qua phần lý luận căn bản để xây dựng xã hội mới bằng cách nêu mô hình thế giới đại đồng mà mọi người mơ ước, thì Marx bắt đầu lúng túng trong biện chứng. Vì cái mô hình thế giới đại đồng ấy là không có giai cấp, không có bóc lột. Nó được coi là nền tảng của khái niệm, của ý thức “đấu tranh giai cấp”. Cái mô hình ấy, thật ra là chưa hề thấy, chưa hề có ở đâu đó trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai! Làm như vậy trong lý luận, là Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó lên trước hiện tại để dùng nó như một kinh nghiệm đã có, đã thấy. Đấy là lối lý luận với một nền tảng siêu hình, đúng là thứ biện chứng của Hegel! Biện chứng đó không còn có chút gì là duy vật sử quan nữa.


Từ khái niệm thế giới đại đồng tốt đẹp theo dự báo, do mong ước ấy, Marx đã biến nó thành ý thức cách mạng đấu tranh giai cấp, để hành động, để đạt tới thắng lợi, để xoá bỏ giai cấp bóc lột, để hoàn thành một xã hội không còn giai cấp! Viễn ảnh quá đẹp ấy là một kinh nghiệm ảo, một ý niệm siêu hình của một thứ thiên đường ảo chưa hề có trên trải đất. Trong mô hình ảo ấy, giới công nông được giải phóng, được làm chủ chính mình. Từ kinh nghiệm ảo mơ ước ấy, Lenin khai triển một chủ nghĩa xã hội mới, bằng cách khơi dậy hận thù giai cấp để đem động lực đấu tranh của giai cấp vô sản, làm đòn bẩy để hoàn thành cuộc cách mạng tạo ra sự đổi đời với một hệ thống giá trị mới của giai cấp công nông! Với một đảng cầm quyền “là đại diện cho giai cấp công nông”, tức là “đảng cộng sản”. Vậy là cách mạng đạt tới một chế độ mới, một nhà nước mới theo một chủ nghĩa xã hội mới. Trong chế độ mới ấy, “sẽ” không còn cảnh người bóc lột người vì quyền tư hữu đã bị bãi bỏ, thay thế nó bằng quyền sở hữu tập thể. Đặc điểm là tập thể sở hữu tư liệu sản xuất! Nghe lý luận như công nông nào mà không mê.


Như vậy là khi cách mạng thành công, giai cấp công nông sẽ sống và làm việc một cách sung sướng: vì mình sẽ không còn bị bóc lột, mình sẽ làm chủ! Con người từ đây được giải phóng! Sung sướng thay! Phấn khởi thay cái xã hội không còn giai cấp “sẽ” thành hình trong tương lai! Lời hô hào “vô sản thế giới hãy đoàn kết lại!” đã vang dậy khắp trái đất rồi vang lên khúc ca: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian”, đã thôi thúc giai cấp bị bóc lột đúng dậy, quyết tâm vùng lên tiêu diệt giai cấp tư sản! Hoan hô con người mới xã hội chủ nghĩa, là con người vô sản chân chính. Lúc đó, các dân tộc đều là anh em một nhà. Và toàn thế giới sẽ là một tổ quốc vô sản duy nhất! Hoan hô tinh thần vô sản quốc tế! Hoan hô xã hội mới trong đó “mọi người sẽ làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu”! Sáng kiến của Marx lập tức bùng lên như một ngọn đuốc trong đầu mọi giới lao động. Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã náo nức ủng hộ; đã sùng bái Marx. Đây là bình minh của một kỷ nguyên quyền lực chuyên chính của giai cấp lao động! Đây chính là con đường vinh quang, con đường cứu rỗi của cả nhân loại.


Cả thế giới đã bị lung lạc vì luồng tư tưởng mới đầy hứa hẹn này, với niềm hi vọng tràn trề của nhân dân lao động, với lòng cằm thù “giai cấp bóc lột” sôi sục trong đầu. Người người đều muốn đứng lên phá tan xiềng xích của xã hội tư bản!(Ch.XIV)


Biến khái niệm, biến học thuyết “đấu tranh giai cấp” chống bóc lột thành ý thức cách mạng. Lấy hận thù giai cấp làm nền tảng phát động một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn cầu. Đấy là một phát minh ý thức hệ vô cùng sắc bén và tinh vi! Bởi nó có một sức bùng phát phi thường, nhờ đánh thức dậy trong con người bản năng bạo lực của thời còn là muông thú, khi khơi dậy tâm lý hận thù! Lý thuyết cách mạng hay hận thù giai cấp làm động lực, lấy ý chí tiêu, diệt giai cấp bóc lột làm vũ khí! Không cần lý luận sâu xa, chỉ nghe sơ qua lý thuyết ấy, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng tin như thế là đúng, như thế là sẽ thắng, sẽ là đại thắng!

Với niềm tin tất thắng, ai cũng có thể tưởng tượng ra đủ thứ kết quả tốt đẹp… Để rồi cuồng tín đến độ sùng bái ý thức hệ ấy như là một thứ thánh kinh, “đảng” trở thành linh hồn của cách mạng, là “hội thán”, lãnh tụ là vị giáo hoàng! Khát vọng phát triển cuộc cách mạng xã hội theo ý thức hệ ấy làm cho con người sẵn sàng hi sinh tất cả cho nó! Vì nó!


Thế nhưng cho tới nay, những ai đã từng sống cả cuộc đời trong sự vận hành cách mạng do Lenin phát động, do Stalin triệt để khai thác, do Mao hò hét vận động… đều đã thấy rõ kết quả tồi tệ của một tổ chức mang danh “đảng của giai cấp công nông”, là một nhà nước chuyên chính vô sản cầm quyền… Tất cả mọi người đã được thấy tận mắt, đã được tận tay tham dự vào công cuộc xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa” là như thế nào! Thực tế là tất cả đã nhận ra một cách khách quan và đau đớn rằng việc xay dựng xã hội mới ấy gây ra quá nhiều vấp váp, phạm quá nhiều tội ác, vì đã trắng trợn dẫm lên quyền sống của con người, đã trói buộc, giam hãm con người. Kết quả là con người trong công cuộc đấu tranh giai cấp, khi kết thúc, thì nó đã không hề được giải phóng! Đau đớn hơn hết là trong thực tại, con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Trong xã hội mới này, thành phần công nông vẫn chỉ là thành phần thiệt thời nhất!


Kết quả là “thế giới đại đồng” ấy đã không hiển hiện trong một chế độ xã hội chủ nghĩa nào cả. Sau này thì “cuộc cách mạng long trời lở đất ấy” đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín, vừa cuồng tín! Và bộ mặt thật của ý thức hệ ấy là đã dụng cụ hoá, đã nô lệ hoá con người bởi đủ thứ kim kẹp, giam hãm, tuyên truyền xảo trá, chứ chẳng phải là đã giải phóng con người! Con người lao động đã chẳng hề được làm chủ, kể ca làm chủ bản thân minh. Vì mình cũng là của… “đảng”!


Vì trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới, vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp chuyên chính, chuyên quyền của đáng cộng sản cầm quyền! Đó là giai cấp tư sản đỏ phát, sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp lại quyền lực trong tay giai cấp tư sản thống trị! Lớp người vô sản vùng lên cướp đoạt chính quyền, đồng thời nó cũng đã cướp đoạt tài sản của giai cấp tư sản để tự nó trở thành một nhà nước tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, vừa nặng tính chuyên quyền, vừa toàn quyền lũng đoạn kinh tế! Trước mắt giờ đây, là một nhà nước tư bản đỏ độc quyền bóc lột kiểu mới, mang danh hiệu là “chế độ dân chủ nhân dân”, được quảng bá là “dân chủ gấp ngàn lần dân chủ tư sản”! Mà rồi mãi sau này người ta đặt cho chế độ ấy, cho thời ấy một cái tên có tính khinh thị là “Chế độ bao cấp! Thời bao cấp”.


Đặc biệt là ngay ở trong chế độ “vô sản” mới này, con người vô sản ở khắp nơi, đều tỏ ra vẫn giữ nguyên bản năng hữu sản! Họ gậm nhấm, xâm chiếm của công, cướp đoạt tài sản của tập thể, của kẻ yếu, cướp đoạt đất đai của nông dân… làm của riêng. Tư hữu kiểu cũ đo làm ăn cần cù, do tích luỹ lâu dài mà có được, này đã bị xoá bỏ. Thay thế nó nay là tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký của quyền lực, hoặc do móc ngoặc với quyền lực. Con người vô sản cầm quyền nay tha hồ bòn mót của công, cướp đoạt của tư, để tạo cho minh một tài sản vừa nhiều, vừa nhanh! Vì cái gì cũng là của chung, đặc biệt là “đất đai là sở hữu của toàn dân”, nên ai cũng nghĩ rằng toàn dân có quyền nhúng tay vào cái sở hữu chung ấy! Bởi là của chung nên, trong thực tế, nó không được bảo vệ như của riêng. Rừng, núi, sông ngòi, ao hồ… bị con người mới trong xã hội vô sản mới ấy phá phách, lấn chiếm vô tội vạ! Con người vô sản đã tỏ ra là con người tham lam, phá phách, gậm nhấm, xâm chiếm những gì là của chung bất kể luật pháp! Vì là của chung nên ai cũng nghĩ là mình cũng có quyền xâm phạm, nhưng không thấy ai có nhiệm vụ phải bảo vệ, bảo trì! Trong thực tế trước mắt, con người, vô sản có quyền hành, luôn luôn phấn đấu để chiếm hữu một cách rất tự nhiên của cải của xã hội, đã trở thành nhà tư sản kiểu mới. Đấy là thứ tư sản đỏ, do tham nhũng, do hối mại quyền thế mà có: họ chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia định, họ hàng, cho đồng chí, đảng viên, bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ!


Khi thấy của công, của tập thể bị xâm phạm, người ta không có phản ứng quyết liệt và nghiêm chỉnh như khi thấy sự xâm phạm của tư! Thói thường của xã hội, và nay đã thành một thứ tư duy phổ biến, một suy nghĩ tự nhiên rằng “lấy của tập thể, lấy của nhà nước không phải là ăn cắp”! Vì đấy là của chung!


Marx đã không ngờ rằng một giai cấp tư bản đỏ sẽ ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế. Giai cấp tư bản độ ấy đã phát triển một cách lộng hành, nó xâm chiếm, do cướp đoạt vừa nhiều, vừa trắng trợn, gấp bội lần thứ tư bản tư sản cổ điển! Một điều khủng khiếp nữa mà Marx không thể ngờ là bởi tham lam quyền lực và quyền lợi, chính các lãnh đạo trong “đảng”, cũng đã trắng trợn triệt hạ nhau, quy chụp cho nhau những tội lỗi tày trời để diệt nhau, để tranh nhau địa vị, để được sống đế vương trên đầu nhân dân, để rồi tìm cách truyền ngôi, truyền gia tài cho con cái!


Thực tại cho thấy trong xã hội mới “xã hội chủ nghĩa”, các phe cánh vô sản kình chống nhau. Trong khi đó, giai cấp công nông vẫn còn bị bóc lột, thật là trái ngược với biện chứng và hứa hẹn của Marx! Và kẻ bóc lột đây lại là những người của “đảng”, của nhà nước, một nhà nước nắm toàn bộ vốn liếng, tư liệu sản xuất và mọi hình thức sinh hoạt khác trong xã hội, nhất là về mặt kinh tế! Trong thực tế, tất cả mọi thứ, từ đất đai cho đền con người, tất cả đều là “của đảng”! Các cá nhân, hội đoàn, các thành viên của nhà nước, các định chế như toà án, viện kiểm soát, các tổ chức tập thể… tất cả đều phải thề trung thành với “đảng”! Trong chế độ vô sản nay có một ông chủ toàn quyền, toàn năng! Bởi nay “đảng” là ông chủ lớn nhất, duy nhất, sở hữu tất cả, từ vật chất tới tinh thần! “Đảng” đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý! Và ”đảng” tự tuyên xưng “đảng” là nhân dân! Những ai chống lại “đảng” là

chống lại nhân dân! Cụm từ “nhân dân” từ đây là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản!


“Đàng” còn ngang nhiên tuyên bố: “Yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước”


Quan sát những hiện tượng đã xảy ra trước mắt, ngay tại Hà Nội sau nhất là tại Sài Gòn sau năm 1975, là nhũng nơi chế độ tư bản, tư hữu kiểu cũ đã bị đánh gục bằng bạo lực cách mạng, người dân bừng tỉnh, và kinh ngạc trước hiện tượng phát sinh và bành trướng một tư bản đỏ: chưa bao giờ thấy xuất hiện những đảng viên cao cấp, cùng phe cánh, đã trở thành những nhà giàu mới, vơ vét nhiều và nhanh đến thế. Những cơ ngơi bất động sản không lồ đã lọt vào tay “giai cấp tư sản đỏ”, nó thống trị một cách trắng trợn, như chưa từng thấy ở đất nước nghèo nàn, lạc hậu này. Mà những cơ ngơi và vốn liếng của giai cấp mới ấy đã được đánh giá hàng bao nhiêu tỉ đô-la Mỹ!


Đó là những hiện tượng kinh khủng mà Marx đã không hề tiên liệu.


Sai lầm cơ bản của lối lý luận ấy là đã mang cái mô hình ảo của tương lai, đặt nó lên trước hiện tại, coi nó như là kinh nghiệm lịch sử. Thế là từ một học thuyết mơ hồ, siêu hình ấy, Lenin muốn suy diễn ra sao cũng được, Stalin cũng mặc sức tuỳ tiện khai triển nó, rồi đến Pol Pot lại càng tuỳ tiện khùng khiếp hơn nữa!(Ch.XIV)



Trần Đức Thảo từ tôn thờ Marx cuối đời đã nhận thấy sai lầm của Marx. Từ tin tưởng chuyển qua thất vọng, rồi từ thất vọng, ông cố gắng đứng lên chống lại cộng sản. Ông kết tội Marx,Lenin, Stalin, Mao, Hồ với một câu nói đầy ấn tượng:

Marx đã xây dựng một lâu đài chỉ tiếc là có nhiều người từ trong lâu đài ấy của Marx, khí bước ra, thì họ đã trở thành ác quỷ (Ch.XIII)

Trần Đức Thảo cũng phê phán ông Hồ:"chính “ông cụ” đã phải cố ý sa vào sai lầm lớn khi tuyệt đối tuân theo sự thúc đẩy của Mao[...].Tham vọng của “bác Hồ” thì một phần do học thuyết sách vở chưa đọc kỹ, tư duy xổi thì chưa tiêu hoá được, một phần còn là do mưu trí chính trị cực kỳ cơ hội mà ra…{...].Bằng một cuốn sách. Và tôi đang hoàn thành cuốn sách ấy. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như thế, và cũng bằng một cuốn sách, chỉ tiếc là có nhiều người từ cuốn sách, từ trong lâu đài ấy của Marx, khí bước ra, thì họ đã trở thành ác quỷ. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại, chẳng những thế mà còn là món nợ mà tôi phải trả cho dân tộc, vì cái mộng về nước lúc đó của tôi của tôi là xây dựng một mẫu mực, một mô hình cách mạng mà dân ta mong đợị. Bởi thế mà lâu đài của tôi, tức là cuốn sách của tôi, trong đó, nhân dânh chân lý, tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ, bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực, với những cơ sở lý luận và pháp lý, để những ai từ đó đi ra sẽ không thể trở thành ác quý. Chính vì lâu đài tư tưởng của Marx, mà từ đó đi ra, những lãnh tụ đã đã thành những ác quỷ tuỳ tiện, lộng hành quyền lực, khiến hàng vạn chiến sĩ cộng sản đã bị hi sinh một cách oan uổng, vô ích… và ở nước ta đã có hàng triệu người bỏ làng mạc, bỏ mồ mả tổ tiên để di tản vào Nam năm 1954, và rồi cũng đã có hàng triệu người đã liều chết bỏ nhà bỏ của chạy ra biển gây thảm cảnh “thuyền nhân” sau năm 1975 … làm cả thế giới rơi lệ. Thành phần dân chúng khốn khổ ấy, vì đã hiểu, đã nếm mùi lâu đài “thế giới đại đồng” của Marx, nên họ đã liều chết bỏ chạy! Là vì họ muốn đi tìm nơi có công bằng, bác ái, có tự do và hạnh phúc thật sự!(Ch.XIII)

Tại Pháp, ông đã diễn thuyết về con người tàn bạo của Stalin. Ông còn hé lộ việc ông đang viết về chủ nghĩa cộng sản và gần xong.

Ông giới thiệu sơ lược quyển sách của ông có nội dung vạch trần sư sai lầm và u mê của chủ nghĩa Cộng sản:

Trong cuốn sách đó, tôi thẳng thắn đánh giá lại tư tưởng Marx khi soạn ra phương pháp cách mạng đấu tranh giai cấp, dùng hận thù giai cấp đánh gục giai cấp tư sản, để xây dựng thế giới đại đồng với một xã hội không cỏn giai cấp bóc lột. Lenin, Stalin, Mao, rồi Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castro cho tới Pol Pot… mỗi con người ấy, ở vị trí lãnh đạo, đã tuỳ tiện khai triển cách mạng theo lời dạy của Marx. Qua những kinh nghiệm lịch sử ấy, cùng những dì sản thảm khốc của nó, tôi đã giải mã Marx, Lẻnine, Mao, Hồ, Kim, Pol… để chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx. Đặc biệt là bác Thảo đã nhắc đi nhắc lại câu “Chính ông Marx sai”!


- Chính tôi, trong những bước đầu nghiên cứu, đã thấy giai đoạn mình tự nguyện làm môn đệ của Marx, sùng bái Marx với tất cả lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, là giai đoạn cuồng tín, cứ nghĩ mình phải một lòng đi theo Marx như một tín đồ tin theo vị chúa cứu thế trên con đường giải phóng con người khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản, tư bản. Bởi cuộc cách mạng này đã dựng lên cả một hệ thống chính trị chuyên quyển giam hãm, kim kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư sản, tư bản. Mà quyền lực chuyên chính lại không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy. Tạĩ sao kỳ lạ vậy?


- Nay già rồi tôi mới nhận ra là tất cả những sai trái ấy đều là do sự cuồng tín vào lý thuyết, vào ý thức hệ nên đã dẫn lối tới những bước quá trớn… Thế rồi các lãnh tụ, từ Lenin trở đi, đều đã tuỳ tiện theo cảm hứng mà suy diễn, mà đề ra nhưng chính sách, những phương pháp triệt để, những hành động tuyệt đối, để rồi gây ra những tội ác của cách mạng!


Khởi đầu, nhà tư tưởng đã tung ra một học thuyết thật hấp dẫn, thật là cuốn hút nhân loại, nhất là thành phần nhân loại lao động nghèo khổ… Nhưng rồi học thuyết ấy, ý thức hệ ấy đã làm khổ con người, đã nô dịch con người, đã phản bội con người và đã không hề giải phóng con người!


- Cuốn sách của tôi chứng minh rõ rằng chính cái phần xây dựng mô hình thế giới đại đồng của Marx đã làm hỏng học thuyết. Trừ ra khi phê phán chủ nghĩa tư bản, Marx đã sử dụng những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử đương đại, trong xã hội đương thời, để đả kích xã hội tư bản. Cách phê phán này có tính biện chứng duy vật sử quan không thể bất bẻ. Nhưng bước qua phần lý luận căn bản để xây dựng xã hội mới bằng cách nêu mô hình thế giới đại đồng mà mọi người mơ ước, thì Marx bắt đầu lúng túng trong biện chứng. Vì cái mô hình thế giới đại đồng ấy là không có giai cấp, không có bóc lột. Nó được coi là nền tảng của khái niệm, của ý thức “đấu tranh giai cấp”. Cái mô hình ấy, thật ra là chưa hề thấy, chưa hề có ở đâu đó trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai! Làm như vậy trong lý luận, là Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó lên trước hiện tại để dùng nó như một kinh nghiệm đã có, đã thấy. Đấy là lối lý luận với một nền tảng siêu hình, đúng là thứ biện chứng của Hegel! Biện chứng đó không còn có chút gì là duy vật sử quan nữa.


Từ khái niệm thế giới đại đồng tốt đẹp theo dự báo, do mong ước ấy, Marx đã biến nó thành ý thức cách mạng đấu tranh giai cấp, để hành động, để đạt tới thắng lợi, để xoá bỏ giai cấp bóc lột, để hoàn thành một xã hội không còn giai cấp! Viễn ảnh quá đẹp ấy là một kinh nghiệm ảo, một ý niệm siêu hình của một thứ thiên đường ảo chưa hề có trên trải đất. Trong mô hình ảo ấy, giới công nông được giải phóng, được làm chủ chính mình. Từ kinh nghiệm ảo mơ ước ấy, Lenin khai triển một chủ nghĩa xã hội mới, bằng cách khơi dậy hận thù giai cấp để đem động lực đấu tranh của giai cấp vô sản, làm đòn bẩy để hoàn thành cuộc cách mạng tạo ra sự đổi đời với một hệ thống giá trị mới của giai cấp công nông! Với một đảng cầm quyền “là đại diện cho giai cấp công nông”, tức là “đảng cộng sản”. Vậy là cách mạng đạt tới một chế độ mới, một nhà nước mới theo một chủ nghĩa xã hội mới. Trong chế độ mới ấy, “sẽ” không còn cảnh người bóc lột người vì quyền tư hữu đã bị bãi bỏ, thay thế nó bằng quyền sở hữu tập thể. Đặc điểm là tập thể sở hữu tư liệu sản xuất! Nghe lý luận như công nông nào mà không mê.


Như vậy là khi cách mạng thành công, giai cấp công nông sẽ sống và làm việc một cách sung sướng: vì mình sẽ không còn bị bóc lột, mình sẽ làm chủ! Con người từ đây được giải phóng! Sung sướng thay! Phấn khởi thay cái xã hội không còn giai cấp “sẽ” thành hình trong tương lai! Lời hô hào “vô sản thế giới hãy đoàn kết lại!” đã vang dậy khắp trái đất rồi vang lên khúc ca: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian”, đã thôi thúc giai cấp bị bóc lột đúng dậy, quyết tâm vùng lên tiêu diệt giai cấp tư sản! Hoan hô con người mới xã hội chủ nghĩa, là con người vô sản chân chính. Lúc đó, các dân tộc đều là anh em một nhà. Và toàn thế giới sẽ là một tổ quốc vô sản duy nhất! Hoan hô tinh thần vô sản quốc tế! Hoan hô xã hội mới trong đó “mọi người sẽ làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu”! Sáng kiến của Marx lập tức bùng lên như một ngọn đuốc trong đầu mọi giới lao động. Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã náo nức ủng hộ; đã sùng bái Marx. Đây là bình minh của một kỷ nguyên quyền lực chuyên chính của giai cấp lao động! Đây chính là con đường vinh quang, con đường cứu rỗi của cả nhân loại.


Cả thế giới đã bị lung lạc vì luồng tư tưởng mới đầy hứa hẹn này, với niềm hi vọng tràn trề của nhân dân lao động, với lòng cằm thù “giai cấp bóc lột” sôi sục trong đầu. Người người đều muốn đứng lên phá tan xiềng xích của xã hội tư bản!


- Biến khái niệm, biến học thuyết “đấu tranh giai cấp” chống bóc lột thành ý thức cách mạng. Lấy hận thù giai cấp làm nền tảng phát động một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn cầu. Đấy là một phát minh ý thức hệ vô cùng sắc bén và tinh vi! Bởi nó có một sức bùng phát phi thường, nhờ đánh thức dậy trong con người bản năng bạo lực của thời còn là muông thú, khi khơi dậy tâm lý hận thù! Lý thuyết cách mạng hay hận thù giai cấp làm động lực, lấy ý chí tiêu, diệt giai cấp bóc lột làm vũ khí! Không cần lý luận sâu xa, chỉ nghe sơ qua lý thuyết ấy, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng tin như thế là đúng, như thế là sẽ thắng, sẽ là đại thắng!

Với niềm tin tất thắng, ai cũng có thể tưởng tượng ra đủ thứ kết quả tốt đẹp… Để rồi cuồng tín đến độ sùng bái ý thức hệ ấy như là một thứ thánh kinh, “đảng” trở thành linh hồn của cách mạng, là “hội thán”, lãnh tụ là vị giáo hoàng! Khát vọng phát triển cuộc cách mạng xã hội theo ý thức hệ ấy làm cho con người sẵn sàng hi sinh tất cả cho nó! Vì nó!

Thế nhưng cho tới nay, những ai đã từng sống cả cuộc đời trong sự vận hành cách mạng do Lenin phát động, do Stalin triệt để khai thác, do Mao hò hét vận động… đều đã thấy rõ kết quả tồi tệ của một tổ chức mang danh “đảng của giai cấp công nông”, là một nhà nước chuyên chính vô sản cầm quyền… Tất cả mọi người đã được thấy tận mắt, đã được tận tay tham dự vào công cuộc xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa” là như thế nào! Thực tế là tất cả đã nhận ra một cách khách quan và đau đớn rằng việc xay dựng xã hội mới ấy gây ra quá nhiều vấp váp, phạm quá nhiều tội ác, vì đã trắng trợn dẫm lên quyền sống của con người, đã trói buộc, giam hãm con người. Kết quả là con người trong công cuộc đấu tranh giai cấp, khi kết thúc, thì nó đã không hề được giải phóng! Đau đớn hơn hết là trong thực tại, con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Trong xã hội mới này, thành phần công nông vẫn chỉ là thành phần thiệt thời nhất!


Kết quả là “thế giới đại đồng” ấy đã không hiển hiện trong một chế độ xã hội chủ nghĩa nào cả. Sau này thì “cuộc cách mạng long trời lở đất ấy” đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín, vừa cuồng tín! Và bộ mặt thật của ý thức hệ ấy là đã dụng cụ hoá, đã nô lệ hoá con người bởi đủ thứ kim kẹp, giam hãm, tuyên truyền xảo trá, chứ chẳng phải là đã giải phóng con người! Con người lao động đã chẳng hề được làm chủ, kể ca làm chủ bản thân minh. Vì mình cũng là của… “đảng”!


Vì trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới, vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp chuyên chính, chuyên quyền của đáng cộng sản cầm quyền! Đó là giai cấp tư sản đỏ phát, sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp lại quyền lực trong tay giai cấp tư sản thống trị! Lớp người vô sản vùng lên cướp đoạt chính quyền, đồng thời nó cũng đã cướp đoạt tài sản của giai cấp tư sản để tự nó trở thành một nhà nước tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, vừa nặng tính chuyên quyền, vừa toàn quyền lũng đoạn kinh tế! Trước mắt giờ đây, là một nhà nước tư bản đỏ độc quyền bóc lột kiểu mới, mang danh hiệu là “chế độ dân chủ nhân dân”, được quảng bá là “dân chủ gấp ngàn lần dân chủ tư sản”! Mà rồi mãi sau này người ta đặt cho chế độ ấy, cho thời ấy một cái tên có tính khinh thị là “Chế độ bao cấp! Thời bao cấp”.


Đặc biệt là ngay ở trong chế độ “vô sản” mới này, con người vô sản ở khắp nơi, đều tỏ ra vẫn giữ nguyên bản năng hữu sản! Họ gậm nhấm, xâm chiếm của công, cướp đoạt tài sản của tập thể, của kẻ yếu, cướp đoạt đất đai của nông dân… làm của riêng. Tư hữu kiểu cũ đo làm ăn cần cù, do tích luỹ lâu dài mà có được, này đã bị xoá bỏ. Thay thế nó nay là tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký của quyền lực, hoặc do móc ngoặc với quyền lực. Con người vô sản cầm quyền nay tha hồ bòn mót của công, cướp đoạt của tư, để tạo cho minh một tài sản vừa nhiều, vừa nhanh! Vì cái gì cũng là của chung, đặc biệt là “đất đai là sở hữu của toàn dân”, nên ai cũng nghĩ rằng toàn dân có quyền nhúng tay vào cái sở hữu chung ấy! Bởi là của chung nên, trong thực tế, nó không được bảo vệ như của riêng. Rừng, núi, sông ngòi, ao hồ… bị con người mới trong xã hội vô sản mới ấy phá phách, lấn chiếm vô tội vạ! Con người vô sản đã tỏ ra là con người tham lam, phá phách, gậm nhấm, xâm chiếm những gì là của chung bất kể luật pháp! Vì là của chung nên ai cũng nghĩ là mình cũng có quyền xâm phạm, nhưng không thấy ai có nhiệm vụ phải bảo vệ, bảo trì! Trong thực tế trước mắt, con người, vô sản có quyền hành, luôn luôn phấn đấu để chiếm hữu một cách rất tự nhiên của cải của xã hội, đã trở thành nhà tư sản kiểu mới. Đấy là thứ tư sản đỏ, do tham nhũng, do hối mại quyền thế mà có: họ chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia định, họ hàng, cho đồng chí, đảng viên, bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ!


Khi thấy của công, của tập thể bị xâm phạm, người ta không có phản ứng quyết liệt và nghiêm chỉnh như khi thấy sự xâm phạm của tư! Thói thường của xã hội, và nay đã thành một thứ tư duy phổ biến, một suy nghĩ tự nhiên rằng “lấy của tập thể, lấy của nhà nước không phải là ăn cắp”! Vì đấy là của chung!


Marx đã không ngờ rằng một giai cấp tư bản đỏ sẽ ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế. Giai cấp tư bản độ ấy đã phát triển một cách lộng hành, nó xâm chiếm, do cướp đoạt vừa nhiều, vừa trắng trợn, gấp bội lần thứ tư bản tư sản cổ điển! Một điều khủng khiếp nữa mà Marx không thể ngờ là bởi tham lam quyền lực và quyền lợi, chính các lãnh đạo trong “đảng”, cũng đã trắng trợn triệt hạ nhau, quy chụp cho nhau những tội lỗi tày trời để diệt nhau, để tranh nhau địa vị, để được sống đế vương trên đầu nhân dân, để rồi tìm cách truyền ngôi, truyền gia tài cho con cái!


Thực tại cho thấy trong xã hội mới “xã hội chủ nghĩa”, các phe cánh vô sản kình chống nhau. Trong khi đó, giai cấp công nông vẫn còn bị bóc lột, thật là trái ngược với biện chứng và hứa hẹn của Marx! Và kẻ bóc lột đây lại là những người của “đảng”, của nhà nước, một nhà nước nắm toàn bộ vốn liếng, tư liệu sản xuất và mọi hình thức sinh hoạt khác trong xã hội, nhất là về mặt kinh tế! Trong thực tế, tất cả mọi thứ, từ đất đai cho đền con người, tất cả đều là “của đảng”! Các cá nhân, hội đoàn, các thành viên của nhà nước, các định chế như toà án, viện kiểm soát, các tổ chức tập thể… tất cả đều phải thề trung thành với “đảng”! Trong chế độ vô sản nay có một ông chủ toàn quyền, toàn năng! Bởi nay “đảng” là ông chủ lớn nhất, duy nhất, sở hữu tất cả, từ vật chất tới tinh thần! “Đảng” đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý! Và ”đảng” tự tuyên xưng “đảng” là nhân dân! Những ai chống lại “đảng” là chống lại nhân dân! Cụm từ “nhân dân” từ đây là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản!


“Đàng” còn ngang nhiên tuyên bố: “Yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước”


Quan sát những hiện tượng đã xảy ra trước mắt, ngay tại Hà Nội sau nhất là tại Sài Gòn sau năm 1975, là nhũng nơi chế độ tư bản, tư hữu kiểu cũ đã bị đánh gục bằng bạo lực cách mạng, người dân bừng tỉnh, và kinh ngạc trước hiện tượng phát sinh và bành trướng một tư bản đỏ: chưa bao giờ thấy xuất hiện những đảng viên cao cấp, cùng phe cánh, đã trở thành những nhà giàu mới, vơ vét nhiều và nhanh đến thế. Những cơ ngơi bất động sản không lồ đã lọt vào tay “giai cấp tư sản đỏ”, nó thống trị một cách trắng trợn, như chưa từng thấy ở đất nước nghèo nàn, lạc hậu này. Mà những cơ ngơi và vốn liếng của giai cấp mới ấy đã được đánh giá hàng bao nhiêu tỉ đô-la Mỹ!


Đó là những hiện tượng kinh khủng mà Marx đã không hề tiên liệu.


Sai lầm cơ bản của lối lý luận ấy là đã mang cái mô hình ảo của tương lai, đặt nó lên trước hiện tại, coi nó như là kinh nghiệm lịch sử. Thế là từ một học thuyết mơ hồ, siêu hình ấy, Lenin muốn suy diễn ra sao cũng được, Stalin cũng mặc sức tuỳ tiện khai triển nó, rồi đến Pol Pot lại càng tuỳ tiện khùng khiếp hơn nữa!



- Tôi ra đi kỳ này, là với dự tính qua Paris để công bố, trong cuốn sách, những lý luận chứng minh sự sai lầm bất đầu từ lý luận siêu hình của Mars, rồi từ đó bước tới sai lầm trong phương pháp hành động dùng hận thù làm đòn bẩy, để từ đó tuỳ tiện xúc phạm quyền sống của con người.(Ch.XIV)


Tri Vũ cho biết bi kịch cuối đời của Trần Đức Thảo:


Chiều hôm sau đó, tôi đang lái xe trên đường về nhà thì nghe đài “France Info”, mà tôi có thói quen mở nghe tin tức trong khi lái. Bỗng đài này loan tin giáo sư Trần Đức Thảo, nhà triết học Việt Nam vừa qua đời! Tin đột ngột ấy làm tôi lạnh người và buột miệng:


- Ôi! Thế là cuốn sách không còn cơ hội chào đời! Phải chăng tên đao phủ đã ra tay?

Việc đầu tiên là tôi tìm gặp ngay bà Bích Hồng để được nghe bà kể thật chi tiết.


Thật là quá bất ngờ! Bác Thảo hằng ngày vẫn có nếp ăn uống rất tinh khiết, không bao giờ ăn thức ăn cũ. Vậy mà ngay xẩm tối hôm thứ năm ấy, bỗng bác bị “thượng thổ, hạ tả” như bị trúng độc: vừa nôn mửa vừa đại tiện tràn lan đến mệt là đi. May là lúc đó bà Bích Hồng đang có mặt. Bà vội dìu bác vào nhả tắm, tắm rửa bằng nước nóng cho sạch sẽ, rồi lấy quần áo sạch thay cho. Sau đó đưa bác vào nằm tạm trong một căn phòng ở ngay tầng dưới ấy. Đấy là phòng của một cán bộ của sứ quán, lúc đó đi vắng xa. Bác Thảo dần dần tỉnh táo lại, nằm nghỉ và không hiếu tại sao, đã ăn phải thứ gì mà bị ngộ độc như thế. Bà Bích Hồng vào hỏi thăm. Bác cảm ơn sự săn sóc của bà, rồi bác tâm sự một cách rất lạc quan và tự tin:


- Này bà Bích Hồng này! Mai mốt, tôi thuê nhà ra ở riêng, bà về làm cho tôi. Mỗi tháng tôi biếu bà năm trăm. Như vậy chúng ta sẽ sống thoải mái, tự do hơn là sống ở đây.


Câu nói ấy chứng tỏ bác Thảo vẫn không có ý thức gì về tình hình giá cả trong dời sống: vì số tiến lương để nghị ấy là quá nhỏ, không đáng kể.

Bà Bích Hồng tới đặt tay lên trán bác, thấy vẫn có nhiệt độ cao, tức là vẫn còn đang bị sốt.

Đêm ấy, bác chỉ uống một ly sữa nóng rồi nằm nghỉ. Sau thấy nhức đầu quá nên được cho uống một viên Aspirine..Cả đêm bác rên rỉ vì cơn sốt vẫn cao. Đến gần trưa hôm sau, thứ sáu, cơn sốt tăng đến mê sảng, chốc chốc lại giật mình la hét lên. Bà Bích Hồng chạy vào lay gọi cho tỉnh lại để bớt rên la. Bỗng bác ngồi nhóm dậy, mặt đỏ gay vì mê sảng, hốt hoảng, tay nắm thật chặt lấy cánh tay phải bà Bích Hồng miệng la lớn:
- Nó kiểm điểm! Nó kiểm điểm!

Bà Bích Hồng lay gọi:

- Bác Thảo! Bác Thảo! Bác buông tay tôi ra! Bác làm tôi sợ quá! Buông tay tôi ra!

Bị lắc người thật mạnh, bác Thảo buông tay bà Bích Hồng ra, rồi nằm vật mình xuống; Nhưng yên được một lúc thì lại lên cơn mê sảng, rồi ngồi phắt dậy, mặt vẫn đỏ gay, hoảng hốt rồi thét lên như đang trong cơn ác mộng:

- Đông Âu đấy! Đông Âu đấy!

Nói rồi lại nằm xuống, xuội lơ, duỗi thẳng tay chân, không còn biết gì nữa… Bà Bích Hồng sợ quá vội kêu la cầu cứu ầm ĩ. Cán bộ Hào từ trên tầng lầu xuống, tới gần quan sát, rồi chạy ra gọi điện thoại cho sứ quán.


Một lát sau, đại sứ Trịnh Ngọc Thái tới, ông quyết định gọi xe cấp cứu của hệ thống cấp cứu công cộng SAMU.
Bác sĩ của toán cấp cứu hỏi:

- Trước đó bệnh nhân đã làm gì để rồi rơi vào hôn mê?

- Ông ta trước đó, đã bị ngất xỉu rồi bị té ở cầu thang!

- Bị ngất xỉu đến té ngã như vậy, sao không thấy thương tích gì trên người?

- Cái đó thì tôi không rõ, nhưng ông ta cũng đã cao tuổi rồi và rất yếu.

Bác sĩ cấp cứu quyết định cấp tốc đưa bệnh nhân vào nhà thương. Nơi gần nhất và thích hợp cho trường hợp này là bệnh viện đa khoa Les Broussais, cách đó chỉ vài phút xe hơi. Tới nơi, bác sĩ cấp cứu trực của bệnh viện chích cho bác Thảo một mũi thuốc an thần, và giữ lại tại phòng hồi sinh để theo dõi. Đêm ấy bác Thảo vẫn sốt, nằm bất tỉnh, ngủ li bì. Đến khoảng năm giờ rưỡi sáng ngày 24 tháng tư, năm 1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh ghi nhận bác Thảo đã trút hơi thở cuối cùng! Ngay sau đó, bệnh viện làm thủ tục đưa người quá cố xuống nhà xác.


Khi được tín, tôi tìm tới nhà xác của bệnh viện. Nhìn bác nằm đấy, vẻ mặt đăm chiêu như vẫn còn đang suy nghĩ, sắp xếp những chương mục cho cuốn sách, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho số phận nghiệt ngã của bác.

Than ôi! Thế là một cuộc đời khổ ải đi tìm chân lý, đi làm cách mạng… đã vụt tắt. Một cuồng vọng nói lẽn sự thật, bất chấp bao đe doạ, cuối cùng đã bị chặn lại bởi một cái chết đột biến, tức tưởi. Hành trình đầy triển vọng, với mộng ước thực hiện một cuộc cách mạng huy hoàng cho dân tộc, và cho cả nhân loại, với phát minh một “lý thuyết hiện tại sống động”, với một “lô-gích vừa biện chứng, vừa hình thức” tử nay bị dang dở. Cả một sự nghiệp triết học trải nghiệm công cuộc cách mạng Việt Nam rồi đầy sẽ chìm vào quên lặng…


Vả cuốn sách mang hi vọng “giải mã, giải tà quá khứ để giải thoát, giải phóng hiện tại và tương lai… để chuộc tội” mà bác nóng lòng hoàn thành, nay đã vĩnh viễn chìm vào im lặng!

Một cuộc đời thanh bạch, chân thật, không hạnh phúc, không danh vọng đã kết thúc thật oan nghiệt!

Nghĩ lại những giây phút vui mừng, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tưởng như cuối cùng, may mắn và hạnh phúc đã đến với bác Thảo. Nhưng chúng đã bị tan biến thật phi lý.

Nhìn bác khiêm tốn nằm đấy, ai câng nghẹn ngào. Không cầm được nước mắt, khóc thương cho một kiếp người tận tuỵ với lý tưởng, với chân lý, nhùng rồi giấc mộng đã không thành….
Chỉ còn biết nguyện cầu cho vòng linh bác dược an nghỉ từ đây!


Sáng hôm chủ nhật 25 tháng tư, Canh rủ tôi vào thăm lại bác lần cuối. Tới nơi thì thấy đã có mấy người thân với bác lúc cuối đời đang ngậm ngùi chung quanh bác. Tôi chỉ nhận ra bà Bích Hồng, bà Hồng Hạnh là hai người đang sụt sùi khóc, giáo sư Boudarel, và một nữ ký giả Pháp, và vài người nữa tôi không nhớ tên… Nhờ anh Lê Tiến lúc đó có mang theo máy chụp hình nên đã ghi lại được giây phút cảm động này.


Trong nhà xác của bệnh viện, lúc ấy, bác Thảo tạm nằm đó, trên một giường sắt cũ kỹ giản dị như cuộc đời bác: một tấm vải drap cũ trắng ngà của bệnh viện che phủ cao lên tới tận cổ, chỉ để hở phần mặt. Trên bụng bác, ai đó đã đặt một bó hoa cúc trắng. Bác nhắm mắt đăm chiêu, nhưng nét mặt vẫn cau có, tập trung, như trong đầu, tư tưởng, tinh thần, nghị lực vẫn đang sôi sục vận hành, như vẫn đang suy nghĩ về những vấn đề trọng đại của triết học, của con người… Vậy mà bộ óc cất giữ cả một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng ấy, nay đã tan vào… hư vô!


Nhìn bác cô đơn, khiêm tốn nằm đấy, tôi cảm thấy thật là hụt hẫng, như vừa mất một cái gì cần thiết cho cuộc sống tinh thần của chính tôi, như cuộc đời bỗng mất hết ý nghĩa. Cái chết của người đang nằm đây làm cho kẻ tầm thường như tôi phải băn khoăn tự hỏi: cuối cùng, sống lặng câm, vất vả, ngược xuôi, chịu đựng bao dẳn vặt, cặm cụi làm việc suốt cả đời như thế để làm gì? Để cho ai? Để còn lại gì? Tôi chỉ ghi nhận một điều này: lúc cuối đời, bác Thảo đã hăng say, hào hứng, hăm hở hoàn thành một cuốn sách “để đời”, “để trả nợ đời”… nhưng chưa viết xong phần mở đầu thì đã bị cái chết chặn lại. Cái chết đã tàn nhẫn chấm dứt sự bắt đầu của một công trình lớn! Thật là tiếc, vì bao người đang bồn chồn, nóng lòng chờ đón cuốn sách mang thông điệp “giải thoát, giải phóng” mà bác Thảo đã hứa: “Khi cuốn sách này được xuất bản thì các anh sẽ thấy mọi nút thắt, mọi trói buộc, mọi sức ép sẽ được tháo gỡ ra cho bằng hết… để minh bạch vấn đề công tội trong lịch sử… Công của ai, tội của ai? Đấy là cách chuộc tội của Trần Đức Thảo này!” Nay thì điều mong ước ấy đã tiêu tan. Đây không phải lần đầu tiên tôi thấy kẻ nhận trách nhiệm và tỏ hối hận khi đã quả trễ. Nhưng trường hợp hối hận và muốn chuộc tội bằng một công trình triết học mà bác Thảo đang làm, như tôi thấy, thì đây thật là một bi kịch lớn. Bởi đấy là một sám hối chân thành, căng thẳng, bồn chồn vội vã, sau gần cả một đời im lặng tư duy về mối tương quan giữa chân lý và cách mạng, chứ không phải chỉ là cách nói vớt vát đãi bôi lúc cuối đời của nhiều nhà chính trị…



Ông theo Nhân Văn Giai Phâẩm, diễn thuyết chống Stalin, lại  tỏ ý viết sách phê phán cộng sản.Thật là nguy cơ cho Cộng sản. Người ta phải ra tay thôi. Kế hoạch đã có từ trước. Người ta cho Trần Đức Thảo chết ở Pháp chứ không chết ở Việt Nam để tránh tai tiếng.

Tài liêu đó bây giờ ở đâu? May ra ông còn lưu lại " Những Lời Trối Trăn".

Trong các học giả, thi văn sĩ Nga và Việt Nam, Trần Đức Thảo là đại diện người đần trong cổ tích. Người ta theo cộng sản vì it hiểu biết, vì bị bắt buộc và ở trong gọng kìm cộng sản không thể thoát. Còn ông là cá ở đại dương sao lại mạo hiểm vào ao hồ, rồi tham ăn mắc phải lưỡi câu! Tâm trạng của các trí thức này khi đã "trải nghiệm" với cộng sản là tâm trạng con cá ngoài lờ và con cá trong lờ:

Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt,
Con cá ngoài lờ ngút ngoắt muốn vô"!

Thật là:

Ma đưa lối, quỷ đưa đường,
Lại tìm những lối đoạn trường mà đi!

Thương thay! Tiếc thay!


Chúng ta chỉ biết một vài người cộng sản giác ngộ chứ không nhiều vì Cộng sản bưng bít. Tướng Mỹ là Sheridannói rằng: The only good communist is a dead communist. (Chỉ có tên cộng sản tốt là tên cộng sản chết.)

Tôi nghĩ rằng những người cộng sản đại ngộ là những người đã tự đoạn tuyệt cộng sản và đoạn tuyệt đời mình. Còn những tên Cộng sản chết già hay chết trẻ như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương ) , Hải Triều, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... muôn đời là những kẻ gian ác không thể là cộng sản tốt!


______


CHÚ THÍCH


(1).Trần Thị Phương Phương .Mayakovsky - Nhà thơ của cách mạng. http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/mayakovsky-%E2%80%93-nha-tho-cach-mang

(2). Nguyễn Phượng.Mayakovsky và Trần Dần - từ những tương đồng đến những dị biệt.

http://www.webook.vn/mayakovsky-va-tran-dan---tu-nhung-tuong-dong-den-nhung-di-biet_0A1245.aspx

(3).Tha La xóm đạo” và “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/read-poems-on-xmas-eve-12242011131439.html

(4). Lê Xuân Giáo Bút hiệu Hồng Liên. sinh ngày 5-10-1909 tại Nghệ An. Vượt Trường Sơn thoát chế độ cộng sản tháng 2-1958. Trong khoảng 1970, ông làm việc dịch thuật của Phủ Quốc Vụ Khanh, dịch thuật nhiều tác phẩm có giá tri như Quốc Sử Di Biên của Phan Thúc Trực,Phủ-biên-tạp-lục của Quý Đôn , Lê Trung Dung Tập Chú. ..Sau 1975, ông vượt biên qua Mỹ.

(5).Phong Lê. Phong Lê, Nhớ bác Phạm Thiều, Viện Hán Nôm. Truy cập 2008-09-24.

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/nho-bac-pham-thieu

(6).BS. Trần Nguơn Phiêu. Gió mùa đông bắc. http://svqy.org/2013/10-2013/giomua3.html

(7). BS. Trần Nguơn Phiêu – NỖI LÒNG HUỲNH TẤN PHÁT.

https://vietcongonline.com/2014/12/07/bs-tran-nguon-phieu-noi-long-huynh-tan-phat/


No comments:

Post a Comment