SƠN TRUNG * NHẠC HIỆN THỰC VIỆT NAM
NHẠC HIỆN THỰC VIỆT NAM
Sơn Trung
Sơn Trung
Trong tâm hồn người Việt Nam quốc nội và quốc ngoại trôi chảy ba dòng nhạc:
-Nhạc tình cảm hay nhạc vàng
-Nhạc hiện thực
-Nhạc chế
Nhạc hiện thực và nhạc chế cũng thuộc loại tranh đấu . Nhạc vàng thì ai cũng biết, chỉ xin trình bày tiêu biểu vài bản nhạc hiện thực và nhạc chế.
I. NHẠC HIỆN THỰC
1. NAM LỘC
Trước tiên là Nam Lộc với bản Sài Gòn ơi vĩnh biệt, diễn tả tâm trạng đất nước tang thương, lòng người ra đi chua xót thương nhớ quê hương.
Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng.
Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đường
Đưòng ngày xưa, mưa có ướt ngập lối đường về
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đã khóc thương cho người yêu
Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên em mãi thôi.
Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về
Người tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thề
Dù thời gian, có là một thoáng đam mê
Phố phường vạn ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.
https://youtu.be/I-Id4axCAbI
Nam Lộc cũng có bản Người Di tản buồn rất hay.
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gởi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những ngất say
Người yêu ơi giờ thương nhớ dâng đầy !
Này em có bao giờ em biết rằng
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng
Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau
Thời gian không còn những phút nhiệm màu...
Cho tôi xin lại nụ cười, nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu, khi vừa chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình, từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gởi lòng này, đến người yếu dấu ngày xưa
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù !
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vang tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn
Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ...
https://youtu.be/j1Ig5hjp3aM
2. VIỆT DŨNG
Việt Dũng với bài Một chút quà cho quê hương rất xuất sắc.
Một Chút Quà Cho Quê Hương
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha chôn cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành...
trong giấc ngủ.... da.... vàng....
https://youtu.be/msj-swjHp64
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình
Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha chôn cuộc đời trong trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành...
trong giấc ngủ.... da.... vàng....
https://youtu.be/msj-swjHp64
3. DUY KHÁNH
Duy Khánh là nhạc sĩ của xứ Huế với chất giọng miền Trung đặc sệt. Nhạc của ông có nhiều chủ đề quan trọng. Một số có chủ đề về Huế, về quê hương miền Trung như Ai ra xứ Huế , Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Xin anh giữ trọn tình quê... Anh lên rừng núi cao nguyên.Sầu cố đô...
Ngoài chất Huế và miền Trung, những bài ca của ông nồng thắm tình người như
- Anh về một chiều mưa (1964)
- Bao giờ em quên (1963)
- Biết trả lời sao (1965)
- Chuyện buồn ngày xưa (1962)
- Đâu bóng người xưa (1961)
- Đêm bơ vơ
- Đêm nao trăng sáng (1959)
- Điệu buồn chia xa
. Và một điểm đặc biệt nữa là nhạc của ông phản ảnh nỗi đau khổ của Việt Nam chiến tranh như các bản: Trên
4 vùng chiến thuật", Xuân này con không về, Đêm tiền đồn, Một Mai Giã
Từ Vũ Khí,Tôi Sẽ Về, Mấy Độ Thu Về, Lính nghĩ gì, Người Anh Giới Tuyến...
Lời bài hát: Huế Đẹp Huế Thơ - Duy Khánh
Phiên bản 1/1
Huế mộng Huế mơ
Hỏi rằng khi mô chớ chừ mần răng
mà có Huế đẹp Huế thơ ơi
Huế mộng Huế mơ (Nhạc...)
Trường Tiền nghiêng nghiêng
tiếng dép Trị Thiên nghe não nuột đêm trường,
Tiếng ai sầu thương ôi xót xa bên dòng Hương,
Chừ xa rồi Huế đẹp của mình ơi !
Đường lên Nam Giao chừ mới thiệt là cao
Bao năm ni dài khoai sắn
tấm thân còm cõi mần răng mà leo cho nổi
Ngự Bình với lại Nam Giao dốc chừ mới thiệt là cao
Đông Ba, Gia Hội quanh quanh đường vô Thành Nội
gió dập mưa vùi
Người về ăn nói ngược xuôi,
hỏi chừ ai biết tin ai (Nhạc...)
Ơ ... ơ ... O ơi o, Xưa lên Kim Long xưa về Vỹ Dạ
Nón lá nghiêng nghiêng o cười thong thả
Áo o thì trắng quá nhìn không ra
Tại răng chừ áo cụt lại là mầu đen?
Ơ ... ơ ... Tiếng cười răng đã im lìm
Đi mô (mà) tất tưởi mắt nhìn ngược xuôi
Bài thơ côi nón mô rồi
Mái tóc thề thốt gọi mời cũng đi mô !
Huế đẹp Huế thơ ơi !
Huế mộng Huế mơ ơi!
Hỏi rằng khi mô chớ chừ mần răng
mà có Huế đẹp Huế thơ ơi
Huế mộng Huế mơ (Nhạc...)
Trường Tiền nghiêng nghiêng
tiếng dép Trị Thiên nghe rờn rợn đêm trường
Tiếng ai sầu thương
ôi xót xa bên dòng Hương chừ xa rồi
Huế đẹp của mình ơi,
Chừ xa rồi Huế đẹp của mình ơi!
http://nhac.vui.vn/hue-dep-hue-tho-duy-khanh-m53137c56p208a2664.html
4. VIỆT KHANG
Việt Khang là một thanh niên trẻ ở Saigon đã bày tỏ lòng yêu nước qua hai bản nhạc Việt Nam tôi đâu và Anh là ai. Anh đã bị tù mấy năm nay được thả.
Anh Là Ai
Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào
Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
Việt Nam Ơi
Thời gian quá nữa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói
Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian
Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đắp lời sống núi
Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam.
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào
Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
Việt Nam Tôi Đâu
Việt Nam Ơi
Thời gian quá nữa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói
Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian
Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đắp lời sống núi
Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam.
5 . TRẦN CHÍ PHÚC
Trần Chí Phúc, người nhạc sĩ với những ca khúc viết cho Sài Gòn đã mất
tên và thảm cảnh vượt biển. Ca khúc Xác Em Nay Ở Phương Nào viết vào
thập niên 80 của anh, tả cảnh người thiếu nữ mất xác trong lòng đại
đương, được chọn là một trong những bài tiêu biểu trong chủ đề thuyền
nhân Việt Nam.Hai năm trước, bài hát Tìm Em Ghé
Chợ Mã Lai nói về một cô gái Việt bị đem bán đấu giá ở một chợ nước Mã Lai và
một người đàn ông đã mua cô gái này dẫn đi đâu không biết. Bài hát này đã gây
xúc động cho nhiều người từ trong nước đến hải ngọai, nói lên thân phận tủi hờn
của người con gái Việt Nam dưới chế độ cai trị của Việt Cộng.
Trong cảm xúc tương tự, anh vừa hòan
tất bài hát mới Cô Gái Việt Phố Đèn Đỏ Singapore, diễn tả hòan cảnh đau khổ của
những người con gái Việt bán thân trên đường phố ăn chơi của xứ Singapore.
Cô Gái Việt Phố Đèn Đỏ Singapore của Lỗ Trí Thâm Trần Chí Phúc
Người con gái Việt Nam khu đèn đỏ. Màn đêm xuống phố phường Singapore "Người con gái Việt Nam khu đèn đỏ. Màn đêm xuống phố phường Singapore. Đèn lấp lánh em đứng khoe da thịt. Tay vẫy tay chào mời đón khách làng chơi.
Lòng tôi bỗng buồn thương cho số phận. Những cô gái yêu kiều nét quê hương. Đời nổi trôi em đến đây đứng đường. Oi xót xa nào đem bán thân nơi xứ người.
https://youtu.be/VQPP8PIXpjE
6 . BÃO TỐ, SÁU LÈO
Lớp Ba Trường Làng
Hợp soạn
Bảo Tố & Sáu Lèo (quốc nội)
Đảng ta chống phá Quốc Gia,
Bởi vì đảng học Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta một lũ lang bang,
Cũng vì chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Đảng trị không hết cùm gà,
Vì đảng chưa tới Lớp 3 Trường Làng.
Đảng ta mất dạy ngang tàng,
Rõ ràng chưa hết Trường Làng Lớp 3.
Nước nhà lắm bệnh SIDA,
Cũng tại vì Đảng Lớp 3 Trường Làng.
Làm cho dân tộc lầm than,
Cũng do cái đảng Trường Làng Lớp 3.
Đảng đem đấu tố Mẹ Cha,
Tại vì trình độ Lớp 3 Trường Làng.
Bản chất của đảng dã man,
Thì ra là đảng Trường Làng Lớp 3.
Nghị quyết 3 - 6 đảng ra,
Ê a chưa hết lớp 3 Trưòng Làng.
Đảng đi bợ đít Nga Tàu,
Tại vì đảng chỉ Trường Làng Lớp 3.
Đảng ta dâng bán San Hà,
Là vì cái thói Lớp 3 Trường Làng.
Cờ Đỏ với cái sao vàng,
Cũng là tác phẩm Trưòng Làng Lớp 3.
Đảng là một lũ bê tha,
Người dân chửi đảng Lớp 3 Trường Làng.
Xì ke, cướp giựt đầy đàng,
Đường lối chỉ đạo Trường Làng Lớp 3.
Đảng gồm một lũ tú bà,
Ma cô lãnh đạo Lớp 3 Trường Làng.
Cháu ngoan Bác quấn khăn quàng,
Cũng từ tác phẩm Trường Làng Lớp 3.
Thấy gái thì mắt sáng ra,
Một lũ dâm tặc Lớp 3 Trường Làng.
Ngu dốt mà lại làm quan,
Không cần học hết Trường Làng Lớp 3.
Người dân đói rách không nhà,
Cũng do cái đảng Lớp 3 Trường Làng.
Phái nữ đem bán ngoại bang,
Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3.
Bị kiện vụ cá ba sa, Bán buôn ma giáo Lớp 3 Trường Làng.
Đàn áp Tôn Giáo bạo tàn,Cái đảng sắt máu Trường Làng Lớp 3.
Cõng rắn về cắn gà nhà,
Đảng Lê chiêu Thống Lớp 3 Trưòng Làng.
Đi thờ chủ nghĩa hoang đàng,
Ngu đần là đảng Trường Làng Lớp 3.
Thờ Hồ hơn kính Ông Bà,
Đảng là súc vật Lớp 3 Trường Làng.
Gia đình dân phải ly tan,
Đảng vơ, đảng vét Trường Làng Lớp 3.
Đảng sợ Tôn Giáo thăng hoa,
Đảng vô tôn giáo Lớp 3 Trường Làng.
Ti vi nó chạy đầy đàng,
Cũng vì ngu dốt Trường Làng Lớp Ba.
Luật đảng là luật rừng già,
Sống chung với khỉ Lớp 3 Trường Làng.
Đảng cộng đang học làm sang,
Học đòi theo lối Trường Làng Lớp 3.
Việt Nam Văn Hoá trên đà,
Tụt hậu xuống dốc Lớp 3 Trường Làng.
Đốc tờ Việt Cộng giỏi giang,
Toàn là y tá Trường Làng Lớp 3.
Đuổi Mỹ rồi lạy Mỹ qua,
Rõ phường tráo trở Lớp 3 Trường Làng.
Ai ơi nên nhớ cho rằng,
“Việt Cộng một lũ Trường Làng Lớp 3!”
Ai ơi nên tránh cho xa...
II. NHẠC CHẾ
Về nhạc chế, ta có khá nhiều.
1-Nỗi buồn hoa phượng của Thanh Sơn
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương!
thành lời chế:
NS.TUẤN KHANH * DỐI TRÁ VÀ BẠO LỰC
Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực
Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng
văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở
thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống
của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.
Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.
“Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn
hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa,
vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều
kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông
ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.
Tài liệu trên thư viện điện tử AsianHistoryAbout cho biết vào thời Cách
mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, tư tưởng của Mao Trạch
Đông đã tập hợp được hàng chục triệu Hồng vệ binh trẻ tuổi, có người chỉ
mới 12 tuổi.
Nhiệm vụ khởi đầu của các đứa trẻ đó là nhận lấy những quyền lực mà thầy cô, bạn bè, nhà trường phải e dè.
Từ chuyện hạch sách những người bạn cùng lứa về kỷ luật học sinh, dần
dần chúng phát triển đến chuyện theo dõi quan điểm của thầy cô để tố
cáo, lập thành tích.
Không khác gì những câu chuyện điện ảnh kinh dị của Hollywood về các đứa
trẻ là hiện thân của quỷ, những Hồng vệ binh trẻ tuổi đó đã phấn khích
tràn ra đường, đánh đập thầy cô của mình, lục soát nhà bạn bè mình, đập
phá chùa chiền và các di tích cổ, cũng như góp phần vào đại nạn thảm sát
hàng chục triệu người trong giai đoạn đó.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đưa ý kiến của một giáo viên về chuyện nạn Cờ Đỏ trong các nhà trường.
Đây không phải là ý kiến đầu tiên được nói lên, mà lâu nay đã là những
điều băn khoăn của giới phụ huynh và các nhà xã hội học, rằng việc trao
cho những đứa trẻ trong cùng một môi trường công việc rình mò, theo dõi
bạn bè mình và quyền lực “báo cáo” để trừng phạt có phản lại giá trị
giáo dục chung hay không?
Hơn nữa, bệnh thành tích và quyền lực giả tạo đó tạo nên những ảo tưởng
và sự dối trá như một thói quen cho những đứa trẻ, sẽ tạo ra những nhân
cách và phẩm chất gì cho xã hội trong tương lai?
Nhưng không phải chỉ có những đứa trẻ bị trao quyền lực sớm bị tổn
thương tinh thần, mà cả những đứa trẻ khác trong môi trường đó cũng bị
ảnh hưởng.
Bằng cách làm thân, cầu cạnh, hoặc “lót tay” cho các thành viên đội Cờ
Đỏ để không bị ghi sổ khi đi học quên mang khăn quàng, cũng tạo nên một
môi trường phản giáo dục và lừa dối thầy cô.
“Không chỉ học sinh sợ thành viên trong đội Cờ Đỏ mà chính thầy cô giáo
cũng không muốn làm mất lòng các em đó, bởi chúng nắm trong tay quyền
sinh sát của lớp”, cô giáo Phạm Huyền, tác giả của bài viết đăng tải
trên báo Tuổi Trẻ ngày 3/4/2016, với tựa đề Đội Cờ Đỏ – “ngáo
ộp” trá hình ở trường học đã nói đủ hết hiện trạng của nhiều trường học
hiện nay, với chỉ vài dòng chữ.
Trong tài liệu về vệ sinh học đường Việt Nam do UNICEF tài trợ từ năm
2006, có tên “Formative Hygiene Research” với nhóm nghiên cứu hỗn hợp
nhiều quốc gia, cũng ghi nhận việc theo dõi các bạn học sinh có “đủ vệ
sinh” trong trường hay không, được giao cho các đội Cờ Đỏ (bản tiếng Anh
viết là Red Flag Team) ghi vào sổ báo cáo, và rất nhiều em học sinh rất
vui mừng khi trở thành người có quyền nhận xét ấy.
Trong sách nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam, có tên Vietnam’s Political Process: How Education Shapes Political Decision Making(2009)
của Casey Lucius, giáo sư của trường Naval War College – và từng là trợ
lý dự án cho toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà cũng giới thiệu về “mô
hình” khá đặc biệt về các đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam,
thường được giới thiệu với tư cách “trợ giúp” cho các học sinh bạn.
Mô hình đội Cờ Đỏ này từ khi xuất hiện xuyên suốt trong cả nước vào năm
1976, đã vô hình trung vô hiệu hoá các công việc của đội ngũ thầy cô
giám thị, giáo viên kỷ luật… cũng như các chức danh lớp phó kỷ luật, lớp
phó học tập, lớp phó thi đua…
Và hiển nhiên biến hình thái nhóm theo dõi và kiểm tra, thậm chí quyết
định giá trị của bạn cùng lứa, trở thành một cơ cấu chính trị trong một
môi trường giáo dục.
Cựu thành viên Hồng vệ binh Mo Bo nói rằng thời tuổi trẻ, ông tin rằng
những điều mình làm là tạo ra con người và xã hội tốt đẹp.
Cuộc gặp mặt những người bạn cùng thời, sau đó 50 năm, chỉ đem lại một
cảm giác chua chát và niềm ước muốn tuyệt vọng: phải chi họ có được một
cuộc sống học đường bình thường.
Điều họ mang nặng là tuổi thiếu niên của mình, họ là những kẻ bị gieo
mầm dối trá và bạo lực, khiến hôm nay họ ngại ngùng với cả con cháu.
Trong sự cuồng điên và nhiệt thành của mình, các thiếu niên được trao
quyền lực ấy luôn là ngọn lửa âm ỉ của nạn bùng phát bạo lực thiếu lý
trí.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ
quý giá của đất nước này bị tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh
đập chôn sống bởi chính các học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm
qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học
của mình.
Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri
thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành
động ấy.
Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần
tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em
đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường.
Có thật sự các ngôi trường Việt Nam cần phải giao việc và quyền, khác với tôn chỉ của mình, cho các học sinh?
Ở thế kỷ 21, việc mơ ước rằng các ngôi trường trên đất nước này chỉ có
giáo dục – và thuần tuý giáo dục mà thôi – có phải là một điều quá nhiêu
khê?
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Một Bà Mai Khác
Tôi đang lẽo đẽo theo chân Anh Vũ đi lòng vòng Phnom Penh để tìm
hiểu về sinh hoạt tôn giáo, và xã hội của một số người Việt
đang sống ở thủ đô Cambodia thì nhận được thư của anh Ngô Thế
Vinh. Tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng
biểu tôi chạy lên Nam Lào chụp vài tấm ảnh – nơi vừa khởi công
xây con đập Don Sahong – để dùng cho ấn bản tiếng Anh (The Nine Dragons Drained Dry The East Sea In Turmoil) cuốn sách sẽ do Giấy Vụn xuất bản nay mai.
Cùng lúc, anh Trịnh Ngọc Lân và bằng hữu cũng rủ tôi qua Hạ Lào. Qúi anh muốn cùng bà quả phụ Nguyễn Văn Đương đến tận chiến trường xưa, để thắp một nén nhang tưởng niệm người anh hùng đã hy sinh trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, hơn bốn mươi năm trước.
Dù rất ham đi, ham vui, và dễ dụ, tôi vẫn phải từ chối lời đề nghị thứ hai vì không thể đi hainơi trong cùng một lúc. Hơn nữa, tôi cũng thành thực tin rằng khi công luận đã biết đến tình cảnh khó khăn của bà Trần Thị Mai thì ước nguyện thắp một nén nhang – ở nơi xa xôi – cho người quá vãng sẽ không còn là một việc khó khăn.
Nhờ nán lại Cambodia vài hôm nên tôi và Anh Vũ đã gặp được thêm một bà Mai nữa. Chúng tôi tình cờ nhìn thấy bà đang dạo quanh những bàn ăn ở quán cơm Ba Số Bẩy – trong khu chợ Tô Sanh, ở Nam Vang – để chào mời thực khách mua vé số. Loại số sổ hàng ngày, phát hành từ những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam.
Bà nhận lời mời ngồi chơi, uống nước, nói chuyện “tâm tình” mươi/mười lăm phút. Nhờ thế, chúng tôi mới biết được những nỗi khó khăn trong cuộc đời của một bà Mai khác – bà Nguyễn Thị Mai. Cũng như bà Trần Thị Mai, bà Nguyễn Thị Mai cũng có chồng là một người lính miền Nam đã mất, và cả hai đều đang chia chung một cảnh đời cùng quẫn.
Một bà Mai khác ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016
Ảnh: Đất Việt
Cùng lúc, anh Trịnh Ngọc Lân và bằng hữu cũng rủ tôi qua Hạ Lào. Qúi anh muốn cùng bà quả phụ Nguyễn Văn Đương đến tận chiến trường xưa, để thắp một nén nhang tưởng niệm người anh hùng đã hy sinh trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, hơn bốn mươi năm trước.
Dù rất ham đi, ham vui, và dễ dụ, tôi vẫn phải từ chối lời đề nghị thứ hai vì không thể đi hainơi trong cùng một lúc. Hơn nữa, tôi cũng thành thực tin rằng khi công luận đã biết đến tình cảnh khó khăn của bà Trần Thị Mai thì ước nguyện thắp một nén nhang – ở nơi xa xôi – cho người quá vãng sẽ không còn là một việc khó khăn.
Nhờ nán lại Cambodia vài hôm nên tôi và Anh Vũ đã gặp được thêm một bà Mai nữa. Chúng tôi tình cờ nhìn thấy bà đang dạo quanh những bàn ăn ở quán cơm Ba Số Bẩy – trong khu chợ Tô Sanh, ở Nam Vang – để chào mời thực khách mua vé số. Loại số sổ hàng ngày, phát hành từ những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam.
Bà nhận lời mời ngồi chơi, uống nước, nói chuyện “tâm tình” mươi/mười lăm phút. Nhờ thế, chúng tôi mới biết được những nỗi khó khăn trong cuộc đời của một bà Mai khác – bà Nguyễn Thị Mai. Cũng như bà Trần Thị Mai, bà Nguyễn Thị Mai cũng có chồng là một người lính miền Nam đã mất, và cả hai đều đang chia chung một cảnh đời cùng quẫn.
Một bà Mai khác ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016
Bà Mai Nguyễn quê ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, nơi mà chỉ
cần vài giờ xe là đã bước sang xứ khác – xứ Chùa Tháp. Tuy
thế, đã lâu lắm rồi bà không trở lại chốn xưa vì không còn
thân bằng quyến thuộc gì nơi cố quốc.
Bà Mai đành nhận Cambodia làm mảnh đất dung thân. Quê hương thứ
hai – may thay – đủ lượng dung cho một người dân Việt Nam ở bước
đường cùng (không chồng, không con, không tiền, không nhà, và
không cả manh giấy tùy thân) vẫn sống được lây lất qua ngày.
Mặc dù không thể đi nhiều trên đôi chân đã bắt đầu run rẩy, bà
Mai còn có thể kiếm được mười lăm/hai mươi ngàn đồng riels mỗi
ngày, nghĩa là khoảng trăm hai đến trăm năm mươi Mỹ Kim hàng
tháng. Chỉ cần nửa số tiền này cũng đã đủ để thuê được một
chỗ tắm rửa, và ngủ nghỉ qua đêm.
- Ban ngày tôi đi suốt mà, đi mệt thì ngồi, được cái người Miên họ dễ lắm mấy chú à. Họ cho mình ngồi trong quán nghỉ, cho sài cầu tiêu cầu tiểu thoải mái, và có khi còn cho đồ ăn dư luôn nữa.
Ảnh: Đất Việt
Trong khi chuyện trò với chúng tôi, bà Mai hay nhắc đến Chúa và
khẳng định nhiều lần: “Chúa chỉ sao thì tui chịu vậy thôi.”
Bà khiến tôi tự hỏi ngoài bà Trần Thị Mai và Nguyễn Thị Mai,
hiện còn có bao nhiêu bà Mai khác nữa đang “chịu vậy” mà không
một lời than van – và cũng chả một ai đoái hoài tới họ – từ
nửa thế kỷ qua!
Phải đợi đến mãi thời gian gần đây, mới có những lời kêu gọi
“tri ân” và “giúp đỡ” những thương phế binh thuộc QLVNCH. Hai chữ
“tri ân” tuy nghe vô cùng trang trọng nhưng sự “giúp đỡ” – xem ra –
lại không được nhiều nhặn gì cho lắm, và chỉ có tính cách
tượng trưng. Đối với người sống sót (dù sống trong cảnh tàn
phế) còn thế thì nói chi đến những bà quả phụ mà chồng đã
chết trận tự lâu.
Cuộc chiến Bắc/Nam kết thúc vào năm 1975. Hơn bốn mươi năm đã
trôi qua nhưng công luận – dường như – mới chỉ được nghe nhắc đến
tên của năm ba
bà quả phụ: Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Nguyễn Văn Đương ...
Khi nghe hỏi về ước nguyện hiện tại của mình, bà Mai trả lời với ít nhiều bình thản:
- Tui không có mong ước gì ráo trọi. Bây giờ còn đi bán được ngày nào thì hay ngày đó thôi. Bữa nào cũng phải đi lòng vòng hơi mệt nhưng tui thấy khuây khoả, lúc nào cũng có xấp nhỏ bao quanh, và cả lũ đứa nào cũng sẵn sàng “bán dùm vé ế cho ngoại Mai kẻo tội.” Đêm về thì có sẵn chỗ để nằm, không ai đụng chạm phiền phức gì mình, vậy là được rồi. Chỉ sợ khi chết bỏ xác ở xứ này không ai chôn cất thôi.
Tôi buột miệng:
- Chết là hết chị ơi, hơi đâu mà lo mấy chuyện lùm xùm sau đó. Mình nằm xuống thì mấy người ở lại buộc phải chôn thôi. Nếu không, cái xác thúi rùm tụi nó chịu đời sao thấu.
Câu nói bạt mạng của tôi, không ngờ, lại được bà chị tán
thưởng bằng một nụ cười móm mém. Tuy thế, tận trong ánh mắt
của người phụ nữ “nhiều nỗi chuân truyên” này, tôi vẫn thấy
(thấp thoáng) một nỗi buồn – không kín.
Tôi không đùa (cũng không dám dở giọng khinh bạc) khi nói về
những chuyện liên qua đến thân xác của con người, sau khi đã
nhắm mắt kìa đời. Chết là hết, chớ còn khỉ gì nữa!
Tôi dặn con nhiều lần: “Không cần mang tro cốt ra biển làm chi,
cứ đổ cha nó hết vào cầu tiểu rồi giựt nước là xong. Nếu
làm vậy tụi bay thấy hơi khó coi (hay sợ tiếng đời dị nghị)
thì bỏ nhúm tro tàn vào bồn rửa chén, mở nước chẩy ri rỉ qua
đêm, là bố cũng tà tà ra tới ... biển thôi.”
Khi tao chết chớ mang tao ra biển
Đừng mất công làm chuyện tào lao!
Thế hệ chúng tôi (Ngô Thế Vinh, Trịnh Ngọc Lân, Trần Thị Mai,
Nguyễn Thị Mai, Tưởng Năng Tiến ...) rồi sẽ qua, và cũng sắp
qua rồi. Điều băn khoăn không phải là chúng tôi sẽ chôn cất ở
đâu, hay thiêu đốt ra sao mà là kiếp sống bấp bênh và nhếch
nhác của những người còn ở lại – những thanh niên thiếu nữ
Việt Nam đang “đồng nghiệp” của ngoại Mai, ở Cambodia. Tôi nhìn
họ đang tò mò vây quanh thiết bị thu thanh của Anh Vũ, lắng nghe
chúng tôi trò chuyện, mà thấy nặng lòng.
Một đồng hương và “đồng nghiệp” trẻ của “ngoại Mai” ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016.
Họ đều còn rất trẻ, đều rất hồn nhiên, và (tất nhiên) đều
thất học - dù tuổi chỉ khoảng từ 15 đến 20. Các em từ đâu
đến, và tại sao lại quanh quẩn trong hàng quán nơi đây thay vì
đang ngồi dưới mái trường? Câu trả lời có thể tìm được trong
một bài viết ngắn của nhà báo Hữu Danh:
“Ở vùng ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp xổ số nộp ngân sách cả ngàn tỉ
đồng/năm. Với nhiều địa phương, thu từ xổ số là nguồn thu chính. Để có
nguồn thu này, các công xổ số đều dựa vào lực lượng bán vé số dạo. Họ là
ai? Là trẻ em, thay vì được đến trường thì áo quần rách rưới, tay cầm
xấp vé số đi ‘bán cái rủi may’; là những ông bà lão bảy - tám mươi tuổi,
lẽ ra phải được an hưởng tuổi già, vui vầy cùng con cháu thì phải còng
lưng mời từng tờ vé số; là những người tật nguyền, khi mà hệ thống an
sinh xã hội còn quá kém, phải vừa bò vừa lết ngoài đường, bò lết dưới
chân trai thanh gái lịch trong những quán cà phê, nhà hàng để bán từng
tờ vé số bằng cách kêu gọi lòng thương...”
Những đồng hương và “đồng nghiệp” trẻ của “ngoại Mai” ở Phnom Penh. Ảnh chụp tháng 3 năm 2016.
Lòng thương (ngó bộ) đã cạn kiệt ở quê hương, nơi mà người bán
nhiều hơn người mua, và “bán vé số không được vào nhà vệ
sinh” nên không ít kẻ phải lần dò qua đến tận xứ người. Dù
không phải là thầy bói, tôi vẫn có thể đoán được là trong
lòng bàn tay của tất cả các em đều có đường xuất ngoại nhưng
lại thiếu đường may mắn. Số mệnh của cả một thế hệ (e) đã
được an bài.
Sẽ còn có thêm vài ba thế hệ kế tiếp đi chào mời vé số (hay
thân xác) nơi xứ lạ, nếu dân Việt vẫn giữ thái độ thản nhiên
trước những mảnh đời rách nát và vẫn đồng lòng nhắm mắt để
cho chế độ hiện hành tiếp tục hoành hành trên đất nước này.
NGUYỄN THIÊN-THỤ * LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ DU LỊCH
Lao động ra đi
NGUYỄN THIÊN-THỤ
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ DU LỊCH
I. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Khoảng 1985, trong Nam ít nghe nói đến mấy chữ' lao động nước ngoài' hay 'hợp tác lao động'. Trái lại, khi tôi ra Hà Nội, khắp nơi lao xao, rộn rịp, người ta ăn không ngon, ngủ không yên vì mấy chữ này. Có thể nói rằng cả nước loạn lên về việc đi Liên Xô, Tiệp hay Hung.. .Có thể nói rằng cả nước ai cũng muốn bỏ cái nước này để mà đi, ngoại trừ mấy ông giám đốc, tổng trưởng, thứ trưởng, vì quyền lợi, vì thể diện không thể từ chức mà ra đi. Các văn phòng các bộ đầy nghẹt người nạp đơn, xin hồ sơ để đi. Với con mắt của tôi, việc này có gì là vinh dự, lợi lộc mà chen chúc như thế! Đối với dân trong Nam, việc này cũng giống như khoảng 1930, thực dân Pháp mộ phu đi tân thế giới, những nông dân, công nhân nghèo bán mình được đuợc vài ba đồng để lại cho cha mẹ hay vợ con để rồi ra đi biệt tích, bỏ xác nơi đất lạ xứ người! Ngày xưa đế quốc, thực dân, tư bản mộ phu nhưng nay thì chính đảng ta đem nhân dân đi bán, đem đảng viên đi làm nô lệ xứ người ! Đối với nhân dân ngoài bắc, đi lao động
Lao động trở về
hợp tác là một ân huệ, không hối lộ, không phe cánh thì không dễ gì mà đi! Đi lao động là con đường cứu rỗi, là con đường thoát của những con người XHCN. Nếu cứ ở lại cái nước CHXHCNVN , thì cuộc đời mãi mãi sáng đạp xe đi, chiều đạp xe về, ghé chợ mua bó rau muống, để rồi ngày lại ngày tiếp tục sự nghiệp như thế! Nhiều người đi Liên Xô, Tiệp hai ba năm đã gủi tiền về xây nhà,ít nhất khi về cũng được cái đài(radio), cái đổng ( đồng hồ), cái TV, cái tủ lạnh và vài chỉ vàng! Giấc mộng của dân ta đơn giản là thế! Nhiều người khôn hơn, có thế hơn thì xin đi lao động tại các nước tư bản như Pháp, Iran, Irac hay Phi châu. Đi các nước tư bản thì ngon hơn đi các nước cộng sản anh em! Vì vậy mà trước đây, mấy cán bộ cao cấp thành phố đã xin học Pháp văn tại trường Đại học Văn khoa Sai gòn, làm đệ tử các thầy Nghiêm Hồng, Nguyễn Kỉnh Đốc vì giấc mộng tây du vàng son mỹ miều đó! Tôi nói như vậy vì hồi đó chưa có vấn đề bang giao Việt Mỹ, mà chỉ có bang giao Pháp Mỹ cho nên người ta chỉ ngó vào nước Pháp anh em mà thôi, nay thì đương nhiên nước Mỹ và đô la Mỹ là nhất, Pháp không là cái giãi gì!
Có những tay vận động các cơ quan công quyền hay tư nhân ở Pháp gủi giấy mời sang diễn thuyết, sang cộng tác để rồi có cớ hợp lý xin phép xuất cảnh ra ngoài làm ăn! Chính vì điều này chúng ta mới hiểu tại sao dân cán bộ cộng sản lại thích học tiếng Anh mà không chịu học tiếng Nga . Tại sao đảng lại chủ trương xuất cảng lao động? Đã đến lúc Việt Nam phải trả nợ cho Liên Xô. Làm sao có tiền trả nợ? Việt Nam đã xuất cảng gaọ, cá,thịt, gỗ, giày, áo, qua Liên Xô nhưng hàng hóa Việt Nam phẩm chất quá kém và không bao giờ giao đúng hẹn, nếu đúng hẹn lại không đủ số. Bán hàng không đủ thì đảng lại bán người. Xüa và nay khác nhau. Thời thực dân, chỉ người nghèo mới đi mộ phu , còn nay cả nước đi mộ phu, ngay cả người có thế lực.
Thời trước thực dân mộ phu nay thì đảng đứng ra mộ phu. Ngày xưa phu lĩnh tiền đầy đủ nay công nhân bị bóc lột tận xương tủy. Còn nhiều cảnh bóc lột khác nữa cho dù đảng ta đã chửi bới rất nhiều vể tội phong kiến, tư bản, thực dân bóc lột nhân dân ta! Khi làm việc cho ngoại quốc là nhà nước đã ăn chia công khai theo tứ lục( nhà nước 6 phần, lao động 4 phần). Người lao động phải trả tiền ăn, tiền phòng, và tiền cho tổ chức đảng, một tổ chức ăn bám, ngồi không hưởng lợi của đảng mang theo để kìm kẹp công nhân ở nước ngoài! Một số người khi ra nước ngoài phải làm thêm mới có tiền, cho nên họ phải buôn lậu, làm gái giang hồ. Nhiều chuyện đau đớn không thể nói ra xiết. Khi chưa ra nước ngoài, khi còn ở trên tàu, người ta đã công khai ăn ở chung chạ, dù gái đã có chồng, dù trai đã có vợ. Khi ra ngoại quốc, người ta lại càng tự do hơn. Bởi vậy, ca dao xã hội chủ nghĩa có câu:
Lãy vợ mà cho đi tây,
Xe đạp không khóa để ngay bờ hồ!
Trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Liên Xô là một nuớc lớn, quả đã mang lại nhiều lợi lộc cho Việt Nam nhưng họ cũng đã đem lại nhiều đau khổ cho người Việt Nam. Liên Xô là một nước xã hội chủ nghĩa nhưng họ không như Việt Nam. Liên Xô truyền cho Việt Nam chủ nghĩa cộng sản nhưng Việt nam lại truyền cho Liên Xô tham nhũng, hối lộ. Trong quyển Thiên Đường Mù, Dương Thu Hương đã cho ta biết người Liên Xô thù ghét Viêt Nam, thấy mặt người Việt là họ đánh đập nếu không tàn sát. Tại sao vậy? Tuy Liên Xô cũng nghèo khổ, thiếu thốn nhưng họ có một đời sống kỷ luật, khác với Việt Nam. Khi sang Liên Xô, người Việt Nam đã đi thật sớm để tới trước xếp hàng. Khi người Liên Xô tới, mọi thứ hàng đã hết. Người Việt nam còn hối lộ các cô bán hàng , các trưởng cửa hàng, các thủ kho để họ tuôn hàng cho mình. Với chừng ấy thủ đoạn, người Việt Nam đã gây xáo trộn cho xã hội Liên Xô, thành thử người Liên Xô thù ghét Việt Nam.
Như đã nói ở trên, những người lao động nào đi sang các nước tư bản thì lợi hơn nhiều.Một số người Việt Nam đã sang Iran, Irac làm việc nhưng họ không hưởng được bao tiền bạc vì chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Irac. Các công nhân bèn hỏi tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Irac: tình hình ra sao ? Phải đối phó như thế nào? Nên ở hay nên đi? Các cán bộ cộng sản bảo Mỹ đã thất bại ở Việt Nam, Mỹ không dám đánh Irac. Các công nhân tin đảng nên đã ở lại. Rốt cuộc Mỹ đánh dữ quá, họ phải bỏ Irac chạy về Việt Nam, không đuợc đồng nào!
Nay thì một số lao động chạy qua Đức, Mỹ, Canada và Pháp. Một số lớn là người yêu tự do, dân chủ, hoặc yêu đời sống kinh tế tư bản nên không muốn về Việt Nam, một đất nước nghèo đói, lạc hậu và độc tài, tàn bạo. Một số là cộng sản nằm vùng, họ âm thầm hoạt động. Chúng ta hy vọng sau một thời gian sống ở xứ tự do, những người lao động, kể cả người cộng sản đã hiểu tự do, dân chủ sẽ góp phần tranh đãu cho tự do dân chủ tại Việt Nam.
Dẫu sao, việc xuất cảng lao động đã đem lại nhiều lợi ích cho đảng. Ngày nay, đảng và tư nhân đã lợi dụng việc xuất cảng lao động để lừa dối đồng bào và bóc lột nhân dân. Nhiều cơ sở lập ra thu tiền rồi bỏ trốn. Một số dân lao động nhận được vé máy bay qua Hồng Kông, Nhật Bản rồi bị bỏ rơi, không có tiền trở về. Ngày nay, danh từ lao động được biến hóa. Ngày nay, người ta dùng việc đưa học sinh du học, và người đi du lịch để đem người đi lao động. Không riêng Việt Nam, bọn đầu nậu ở Trung quốc, Đại Hàn và Phi Luật Tân cũng đã tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp vào Canada và Mỹ. Công an, hay thành đoàn thường đứng ra tổ chức, móc nối với các tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại địa phương. Tin gần đây 29 người Việt Nam đi lao động tại Brasil bằng Visa du lịch, rồi bị bỏ rơi tại xứ người. Sáng ngày 26 tháng 9 nămn 2001, chị Nguyễn Thị Thêm gửi đơn đến các báo chí trong nước kêu cứu việc chồng chị là Nguyễn Đình Quốc cùng 28 người khác đã bị công ty TNHH Phú Nhuận, là công ty xuất khẩu lao động của thành đoàn CS địa chỉ tại 32 đường Lê Lai, quận Gò Vấp lừa đưa người sang Bresil rồi bỏ mặc.
Bà Nguyễn Thị Thức, mẹ của Nguyễn Đình Quốc kể rằng tháng 2-1999, qua trung gian của bà Trần Thị Dung ở Hà Nội, con trai bà đã ký hợp đồng lao động với ông Lê Đình Nhân là giám đốc công ty TNHH Chế biến lương thực thực phẩm Phú Nhuận ở Sài gòn để sang làm mì ăn liền tại Brasil. Con bà đã nộp cho ông Nhân 7.5000 USD, cộng với 300USD làm hộ chiếu. Theo hợp đồng ký với công ty Lương Thực Thực Phẩm Phú Nhuận, thời hạn làm việc là năm năm, lương mỗi tháng là 500 USD. Nhưng sau 18 tháng làm việc,tại Bresil, gia đình anh chỉ nhận được 1,200USD tiền lương. Bà cho biết hoàn cảnh của bà và đa số gia đình người đi lao động rất khó khăn. Vợ của anh Quốc phải đi buôn bán xa để lấy tiền nuôi gia đình và chữa bệnh cho đứa con trai duy nhất 9 tuổi bị bệnh não, ba năm không học xong lớp I.
Bà hy vọng con trai bà đi lao động tại Bresil để có tiền chữa bệnh cho cháu trai nhưng nay tiền mất tật mang.Vừa rồi con bà gọi điện thoại về cho biết đã bốn tháng nay bị bỏ rơi, không có tiền ăn, và có thể bị bỏ tù vì cư trú bất hợp pháp. Bà cho các ký giả xem đơn đề ngày 20-8-2000 của 15 lao động tại Bresil ,trong đó có đoạn: 'Công ty Phú Nhuận đã đưa chúng tôi đi bằng visa du lịch trong ba tháng. Trong năm qua chỉ có một số được đi làm, còn hầu hết thất nghiệp, bị cắt điện nước, không cơm ăn, hoặc không nơi cư trú. Chúng tôi phải sống nhờ vào sự hảo tâm của công đồng người Việt tại Bresil.'
Mới đây đại diện các gia đình đã đến nhà bà Trần Thị Dung đòi lại tiền và chịu trách nhiệm về việc này thì bà Dung chối bỏ trách nhiệm. Các phóng viên báo chí đã hỏi các cơ quan hữu trách nhưng cơ quan này quy trách cho cơ quan nọ, không một ai chịu trách nhiệm về việc này. Ông Trần Văn Hằng, Cục trưởng cục quản lý lao động với nước ngoài nói rằng ông cũng nhận được thông báo của bộ ngoại giao cùng đơn của các lao động tại Bresil, song trách nhiệm là của UBND Saigon, là nơi đã cấp giấy phép cho công ty Phú Nhuận liên doanh tại Bresil. Việc đưa lao động ra nước ngoài theo hợp đồng liên doanh không thuộc sự quản lý của cục này.Ông cũng thông báo cho công an Hà Nội về việc bà Dung thu tiền nhưng chưa có trả lời. Trong 29 người sang lao động tại Bresil đã có 5 người trở về vì gia đình đã mua vé máy bay cho họ, còn một số đang chờ đợi. Vừa qua cảnh sát Bresil đã thông báo cho họ là trong 20 ngày họ phải trở về nước nếu không thì sẽ bị giam giữ trong 80 ngày để chờ phán quyết của tòa án Bresil.
Trong khoàng 2000, người cộng sản tiến nhanh tiến mạnh, từ việc đưa người đi lao động xã hội chủ nghĩa tiến lên việc buôn người khắp thế giới, Ngày nay gái Việt Nam đã đi làm vợ Đài Loan, Đại Hàn và gái mãi dâm khắp nơi. Ai chịu trách nhiệm về những vấn đề này?
Ngày nay, cộng sản đưa dân ra nước ngoài lao động cũng có mà trộm cắp, đĩ điếm cũng có, chính cộng sản tổ chức và cướp tài sản nhân dân. Gần đây, cộng sản nghĩ ra một chiêu thức mới là bắt những người Việt đi "lao động nước ngoài" đóng tiền bảo hiểm Xã Hội 22%
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài (trường hợp đã tham gia BHXH bắt buộc); bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở (trường hợp chưa tham gia BHXH bắt buộc). NLĐ có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng/lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng.
(http://nld.com.vn/cong-doan/bhxh-bat-buoc-doi-voi-lao-dong-xuat-khau-chua-thu-da-be-tac-20160102221815771.htm
Nghị định 115/2015/NĐ-CP “hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa được nhà nước CSVN ban hành. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016 cho tất cả người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Người đi lao động nước ngoài sẽ phải nộp mỗi tháng 22% tiền lương cùng các khoản trợ cấp cho nhà cầm quyền CSVN gọi là “phí bảo hiểm xã hội”. Nhưng những quyền lợi về bảo hiểm họ chỉ được hưởng khi về hưu hoặc chết. Vì đây là phí bảo hiểm xã hội bắt buộc nên người đi lao động nào cũng bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ này.
So sánh với lao động trong nước người đi lao động nước ngoài phải đóng BHXH với một tỷ lệ rất lớn, lên tới 22% lương cùng các khoản phụ cấp. Trong khi người trong nước chỉ đóng 10,5% với sự hỗ trợ của công ty.
( Vét cạn túi người tha hương cầu thực. https://chantroimoimedia.com/2015/12/27/vet-can-tui-nguoi-tha-huong-cau-thuc/
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lao-dong-lam-viec-o-nuoc-ngoai-phai-dong-bao-hiem-xa-hoi-3321928.html)
Xuất khẩu lao động, đưa di dân lậu, tổ chức trộm cắp, dĩ điếm đếu là chuyên môn kinh doanh của cộng sản. Thật ra đó cũng là một hình thức buôn bán nô lệ của đảng cộng sản Việt Nam
Mặc Lâm trong bài phóng sự "Đâu là thực tế của vấn đề Lao động Xuất khẩu?" trên RFA cho biết theo những số liệu chính thức của Sở Lao Động và Thương Binh Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh thì hiện nay trên địa bàn thành phố có 52 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó có 8 công ty thuộc quyền quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh số còn lại thuộc quyền quản lý của các bộ ngành đoàn thể thuộc trung ương và các UBND các tỉnh thành phố. Tuy nhiên rất nhiều công ty tư nhân không thuộc sự quản lý của nhà nước kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu lao động vì đây là một dịch vụ không tốn kém tiền đầu tư nhưng nguồn lợi thu vào rất đáng kể.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.html.)
Tờ Thông Tin Pháp Luật ngày 11-12- 2009 cho biết cả nước hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/12/11/4210/
Vì nghèo khổ không việc làm, và vì nghe theo những tuyên truyền xảo trá của cộng sản, dân chúng đã đua nhau đi lao động, lấy chồng Đài, chồng Hàn làm gái ở khắp nơi và nhập cư bất hợp pháp.
Cũng theo RFA trong bài trên, trung bình mỗi lao động nộp đơn xin đi lao động nước ngoài phải nộp cho công ty 1200 đôla và nhiều phí phụ thu khác như phí huấn luyện ngoại ngữ, phí huấn luyện chức năng làm việc, khám sức khỏe...
Nhân viên Công ty Hướng Dương cho đài RFA biết :Trong số tiền họ nộp trước khi đi là khỏang hơn 5000 đôla, đã bao gồm hai năm phí quản lý của Việt Nam theo quy định của Bộ cho những người đi lao động nước ngoài dù nước nào chăng nữa thì phải nộp phí này một năm là một tháng lương cơ bản. Sang bên kia thì các bạn sẽ phải chịu khấu trừ những khoảng theo quy định của Đài Loan chẳng hạn như tiền khám sức khỏe định kỳ cứ mỗi ba năm thì khám 4 lần, tiền bảo hiểm y tế, tiền phí dịch vụ Đài Loan.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Labour_export_and_its_seriuos_confront_MLam-20070403.htmlhttp://
Báo TTLC cho biết tổng các khoản phí thu của người lao động trước khi đi là 6.500-7.000 USD/người, gồm phí làm thủ tục tại Mỹ, phí môi giới, dịch vụ, vé máy bay khứ hồi theo qui định hiện hành. Ngoài ra, nhằm hạn chế lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp sẽ đặt thêm mức thu tiền đặt cọc "chống trốn" khoảng 15.000 USD/người.
http://www.ttlc.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=782&mcid=323&sub=&menuid=
Tờ Vật giá.com ngày 22/08/2008 cho biết như sau:
Khi được trúng tuyển, người lao động sẽ phải đóng các khoản chi phí theo quy định khoảng 12.000 đô la Úc (phía đối tác hỗ trợ 1.000 đô la Úc trau dồi kỹ năng và ngoại ngữ)
http://http//www.vatgia.com/hoidap/4502/39117/dieu-kien-de-duoc-di-lao-dong-xuat-khau-o-my-va-uc.html
Như vậy, người vô sản muốn đi lao động kiếm tiền hay tư sản đỏ muốn di dân chuyển tiền sang Mỹ it nhất phải nộp mỗi người cho giai cấp thống trị hay bọn buôn người trên 20 ngàn đô.Đó là một số tiền mà người bình thường ở Canada và Mỹ khó lòng dành dụm được trong một kiếp người! Tội nghiệp quá, bọn lưu manh ở Việt Nam đã trấn lột người vô sản Việt Nam!
Xuất khẩu Lao động là món hàng béo bỡ nhất. Báo Người Lao Động viết:
So với lao động các nước cùng khu vực Đông Nam Á, lao động VN đi làm việc ở nước ngoài đang phải gánh chịu chi phí cao nhất. Tình trạng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) thu phí tràn lan, lạm thu, trục lợi đã đẩy chi phí lên cao. Không phải ngẫu nhiên mà giám đốc một trung tâm đào tạo lao động XKLĐ đã ví von rằng: “Làm XKLĐ lời như..buôn súng...
http://www.nld.com.vn/20091026104216853P0C1051/nguoi-lao-dong-bi-bop-co.htm
II .TRỘM CẮP QUỐC TẾ
Lao động nước ngoài cũng là một hình thức của xuất khẩu kỹ nghệ kinh doanh thân xác hay đạo tặc. Đây là một hệ thống tổ chức vì nay Việt Cộng chính là một tổ chức Mafia.
Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.
Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác
Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Phi công Việt nam bị bắt tại Nhật
Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.
Poster vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện này rồi đưa lên Internet.
Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!” người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”
Những cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt đổ đến Nhật làm thuê, du học. Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành trong năm 2013.
Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật.Cờ đỏ sao vàng tung bay trên phố Nhật
So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.
Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong cáccửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.
Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp ận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2013.
Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.
Cục trưởng Hàng Không Quốc Doanh Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.
Đó là lần đầu tiên một viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.
Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,... vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.
Cũng trong tháng 4, tờ Người Lao Động lập lại nội dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải hối lộ 50,000 Mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ 25,000 Mỹ kim,... nên những nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn và khi trò chuyện với ông Lại Xuân Thành, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam có hỏi ông ta nghĩ sao về dư luận này.
Viên cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng là chuyện của doanh nghiệp. Ông ta bảo rằng “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp.
Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam.
Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.
Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).
Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. "Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này.
Cảnh báo ở Đài Loan
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.
"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.
Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.
Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng. Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở Saigon vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ. Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
III. THAM ĂN, XẢ RÁC
Hết Thái, Hàn đến Nhật rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác . Không những trộm cắp mà dân lao động nước ngoài đều biểu diễn nghê thuật du kích chiến trên bàn ăn trước mắt quốc tế. . Không những trộm cắp mà dân lao động nước ngoài đều biểu diễn nghê thuật du kích chiến trên bàn ăn trước mắt quốc tế.
Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này. Bức ảnh này tại Thái Lan, ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan. Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
Người Việt tranh ăn, đại sứ quán VN cúi đầu xin lỗi
21/03/2016 18:52 GMT+7
Vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quan tại Malaysia phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị lấy hết đồ ăn.
Tiệc đứng tổ chức ngoài trời, lễ kỷ niệm tổ chức trong hội trường. Buổi lễ sẽ rất hoàn hảo nếu người Việt có lòng tự trọng và có ý thức cao hơn. Khi buổi lễ chưa kết thúc, trước bao nhiêu quan khách đã ào vào lấy thức ăn. Tạo ra một khung cảnh hỗn loạn vô cùng xấu hổ. Đến mức khách tham dự không còn gì ăn.
Lúc đó, vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị cướp hết đồ ăn".
Hình ảnh nhiều người Việt Nam tranh cướp nhau khi ăn buffet
Cứ tưởng cảnh tượng trên chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nó lặp lại y như cũ và năm nào cũng vậy, ông nói."Đến năm sau, rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức một nửa tiệc ngoài trời, một nửa trong hội trường. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được bao nhiêu. Họ ăn hết ngoài trời lại xông vào hội trường, leo lên cả tầng hai cướp đồ ăn luôn. Không biết xấu hổ là gì. Ăn xong còn vứt rác bừa bãi, chỗ nào cũng vứt.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/295314/nguoi-viet-tranh-an-dai-su-quan-vn-cui-dau-xin-loi.html
- Vừa bị chỉ trích tham ăn hồi đầu tuần vì tranh cướp tôm ở nhà hàng buffet, khách Trung Quốc lại Tại Việt Nam, du khách Trung Quốc cũng mắc bệnh tham ăn, lấy quá nhiều, vứt bừa bãi, và xả rác khắp nơi.
Khách Trung Quốc tranh cướp hoa quả: "6 giây sau, trên đĩa trống trơn"
25/03/2016 09:57 GMT+7
Lúc đầu, nữ nhân viên phục vụ cố giữ lấy hoa quả và chia cho từng khách. Nhưng sau đó các du khách chen lấn, xô đẩy, tranh dành nhau nên nữ nhân viên đành đặt cả khay hoa quả lên bàn. Chiếc đĩa chưa kịp đặt xuống các du khách đã chen nhau dùng tay bốc hoa quả về đĩa của mình. “Chưa đầy 6 giây sau, trên đĩa đã không còn gì”, tờ Shanghaiist mô tả....và cái đĩa trống trơn sau vài giây
Du khách Trung Quốc tại Việt Nam
Trước đó, một đoạn video khác quay tại một bữa buffet ở Thái Lan, cho thấy du khách Trung Quốc xô đẩy nhau lấy tôm. Các cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra rất xấu hổ trước những hành vi khó coi này.
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/296005/khach-trung-quoc-tranh-cuop-hoa-qua-6-giay-sau-tren-dia-trong-tron.html
Dân Việt Nam đói nghèo nên tham ăn, còn dân Trung Cộng mà đi du lịch thì thuộc hạng tư sản đỏ, tại sao cũng tham ăn? Vì ở trong nước sợ hàng độc không dám ăn uống nay ra ngoại quốc tang bồng cho thỏa chí! Dẫu sao mẫu số chung cho Hoa Việt là vô sản chuyên chính, là cộng sản trên dưới toàn là một lũ tham nhũng, cướp bóc quen thân!
IV. KINH DOANH THÂN XÁC, BUÔN NGƯỜI
Quốc tế có lòng tốt, muốn giúp nhân dân Việt Nam có công ăn việc làm và học hỏi kỹ thuật nhưng các đấng trí tuệ đỉnh cao con cháu bác Cáo lợi dụng việc này đưa di dân lậu, bóc lột nhân công, thậm chí làm nghề buôn người.
Cộng sản từ xưa chỉ cần tiền, ai nộp tiền thì được tuyển vào hàbng ngũ lao động nước ngoài, trong đó thực sự là buôn lậu, đĩ điếm trộn cắp do cộng sản làm chủ, có hệ thống tổ chức, từ trung ương đến công an, ngoại giao, hãng máy bay quốc tế chứ không phải riêng cá nhân.
Gái Việt ở Singapore
Gái Việt khu đèn đỏ Singapore
Singapore là điểm đến lý tưởng cho một bộ phận gái mại dâm Việt Nam. Những con phố đèn đỏ Việt Nam ở Joo Chiat, ở Geylang… đã trở nên khét tiếng khắp đảo quốc nhỏ bé này, sánh ngang với những khu China, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Banglades…
Chuyến bay của Hãng Tiger Airways từ thành phố b Saigon tới Singapore chật cứng khách. Không khó để nhận ra vài “gà móng đỏ” người Việt, từ phục trang, cách trang điểm cho tới cách nói chuyện qua điện thoại
Singapore là điểm đến lý tưởng
cho một bộ phận gái
mại dâm Việt Nam. Những con phố đèn đỏ Việt Nam ở Joo Chiat, ở Geylang…
đã trở nên khét tiếng khắp đảo quốc nhỏ bé này, sánh ngang với những khu China,
Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Banglades…
Chuyến bay của
Hãng Tiger Airways từ thành phố Saigon tới Singapore chật cứng khách. Không khó
để nhận ra vài “gà móng đỏ” người Việt, từ phục trang, cách trang điểm cho tới
cách nói chuyện qua điện thoại.
Đến
Singapore với thị thực dài hạn để chăm con gái đang du học, Nguyen Thi
Pho Chau đã bị tòa án Singapore tuyên phạt 12 tháng tù giam vì điều hành
đường dây bán dâm.
Bản án được tòa án Singapore tuyên hồi tháng 3, sau khi đường dây mại dâm bất hợp pháp của Chau và 29 người khác bị cơ quan chức năng phát giác.
Cùng trong
tháng 3/2015, một đường dây mại dâm trực tuyến có sự tham gia của người Việt đã
bị cơ quan chức năng Singapore bắt giữ.
Luong Thi Thu
Ngan, 20 tuổi, bị khởi tố cùng 3 nam giới Singapore khác, tuổi từ 27 đến 51, về
tội chăn dắt một gái mại dâm người Việt 22 tuổi. Theo tờ Straits times, Luong
Thi Thu Ngan đã cố ý đón cô gái trên vào Singapore dù biết người này đến để
hoạt động mại dâm phi pháp.
Tờ Straits times cho biết hoạt động của
gái mại dâm người Việt tại Singapore đã trở nên rầm rộ và tai tiếng ngay từ
những năm 2003-2004, khi nhiều cô gái tìm tới các quán rượu tại khu vực Joo
Chiat chào mời khách.
Gái Việt tại Thái Lan
Gái Việt tại Thái Lan bị bắt
. Hiện giờ các cô có nhiều cách đối phó. Họ chỉ cần ăn mặc kín đáo và lịch sự một chút khi nhập cảnh, mở một tài khoản ATM ở ngân hàng Việt Nam rồi yêu cầu mở thêm thẻ tín dụng dạng ghi nợ (debit), khi nhân viên nhập cảnh yêu cầu chứng minh tài chính cho chuyến du lịch thì chìa thẻ ra là có khả năng nhập cảnh.
Còn nhỡ nếu bị trục xuất thì các cô lại tìm cách sang bằng chuyến sau. Hiện giờ các hãng hàng không giá rẻ liên tục có chuyến sang Singapore nên chi phí cũng không thành vấn đề lớn. Thứ nữa, việc kiểm tra tại cửa nhập cảnh không phải ngày nào cũng nghiêm khắc nên cơ hội trót lọt đi qua cửa vẫn có. Mới tháng 6 năm ngoái, giới truyền thông Singapore xôn xao về vụ cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng 1 tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, địa bàn chính của gái mại dâm gốc Việt, 52 gái mại dâm đã bị bắt giữ. Trong vụ đột kích vào một quán bar tại khu vực này, qua lời kể của nhân chứng, gái mại dâm gốc Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng.
Nhưng khi màn đêm buông xuống thì mới là lúc gái mại dâm đứng đường ở Geylang tràn xuống phố. Khách qua đường bất kể là ai đều được các cô gái nhiệt tình chào mời bằng đủ thứ ngôn ngữ. Người bắt được khách thì nhanh chóng dắt tay đi về phòng thuê hoặc khách sạn.
Phía sau nền công nghiệp mại dâm sạch ở Bangkok còn có những cô gái mại dâm bất hợp pháp, trong đó có nhiều người từ Việt Nam. Được bán dâm có đóng thuế là ước mơ lớn của họ.
Tại đây, xe mô-bi-lết (mobylette) -đó là loại xe dành riêng cho những gã ma cô dẫn khách đến với các "động" mại dâm “lậu”, bất hợp pháp. Chiếc xe như một biển hiệu đỗ đâu đó quanh các khách sạn có đông khách du lịch
V. DI DÂN LẬU VÀ LÀM HÀNG GIẢ
Du lịch , thăm thân nhân cũng là một cách di dân lậu. Họ xin phép thăm anh chi em, con cái rồi trốn ở lại. Ở lại, họ phải làm chui như trồng cỏ, buôn lâu, làm hang giả và nhiều nghề khác bất hợp pháp do Việt Cộng lãnh đạo và tổ chức. Bởi vậy, không biết ai có muốn một đêm trở thành người Việt Nam hay không chứ cả thế giới , bao gồm dân Nga và các nước đồng chí anh em với Việt Cộng đều ghét Việt Nam khiến cho dám “nguỵ quân, ngụy quyền “ cũng bị vạ lây!
Việc đầu tiên là các tư sản đỏ Việt Cộng, nguồn gốc từ Lê Duẩn và bộ hạ đã đầu tư nhiều ngành lén lút trong đó có ngành may mặc. Dân Nga khoái quần bò, áo phong với nhãn hiệu Mỹ nhưng mang vài bữa là rách, là phai màu. Về nhãn hiệu Mỹ như Lee, Levi’s, Guess.. thì đâu có khó, về Việt Nam khắc vài con dấu đóng lên là xong “Giả mà như thật khó chi mô”, câu thơ của Tố Hữu là một khích lệ lớn lao cho các đồng chí Việt Cộng con tại Nga! Trước đây, Việt Nam mưu mánh hốt hết hàng hóa tại Nga khiến cho dân Nga căm giận và kinh bỉ Việt Nam. Họ hối lộ các cô bán hàng và sắp hàng thiệt sớm khi cửa hàng chưa mở, đến giờ mở cửa, họ vào mua hết. Trời lạnh, dân Nga quen thói ngủ dậy trễ, chín, mười giờ như thường lệ ra phố thì hỡi ôi cửa hàng trống trơn. Hàng đương trên con đường về Việt Nam! Thế mà gần mười năm, dân Bắc “ vội vàng vào vơ vét” hàng Sài gòn thì biết là bao nhiêu của nả mà chẳng ai nổi giận. Không lẽ miền Nam giàu hơn Nga, thành trì của XHCN?
Những Thiên Đường Mù còn cho ta biết về những người Việt Nam tại Liên Xô. Họ bị khinh bỉ, bị hành hung, chửi bới vì buôn bán hàng giả, một thứ hàng mau rách mau hư (172-173) và họ phải sống một cuộc đời rất khổ. Một nghiên cứu sinh Việt Nam đã kêu lên:-i giời ôi, thế này mà ở bên nhà mọi người cứ nghĩ mình đi học nước ngoài là sung sướng lắm đây!. . Thật là thân trâu cày ngựa cưỡi.. . Oam ..oăm .,tr.234)
Dương Thu Hương đã tả những khuôn mặt Việt Nam tại Liên Xô như sau:
Những khuôn mặt bị nỗi âu lo làm cho cằn cỗi tiều tụy, cau có, bụi bặm. . . Những gương mặt nhớn nhác vì sợ hãi. Biết bao nỗi sợ hãi có thể xảy ra.. . Nỗi sợ không mua đựợc hàng hóa, nỗi sợ không gửi hàng hóa về, nỗi sợ một ông bố già hay một bà mẹ già có thể lao lực hoặc ốm nặng trong thời gian chờ đợi mỏi mòn tiền viện trợ còm cõi của đứa con. .. . Trên đường phố, những gương mặt ấy không thể nào hòa trộn với những gương mặt khác, những gương mặt của một nhân loại an hưởng hòa bình, hạnh phúc và tự do. . .(251)
Bà Tâm nhìn Hằng, từ Liên Xô về với con mắt thương xót: Khổ thân cháu tôi, đem thân làm cu ly tận nước người! (266)
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 1/8/2013 02.08.2013
Hơn 1.000 người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp đã bị bắt trong một cuộc càn quét rộng lớn của cảnh sát Moscow.
Bộ Nội vụ Nga hôm 31/7 loan báo nhân viên cảnh sát đã bắt giữ 1.200 công dân Việt Nam đang ở Nga trái phép tại một địa điểm chứa hàng ở phía đông Moscow.
Bộ này nói thêm, cảnh sát phát hiện 20 xưởng may mặc có thể chứa trên 800 trạm may mặc tại địa điểm chứa hàng này.
Hãng tin RIA Novosti còn cho hay, cuộc càn quét này còn bắt 8 người được cho là những nhà tổ chức các xưởng may bất hợp pháp. 8 người này mang quốc tịch Iraq, Syria, Azerbaijan, và Việt Nam.
Khoảng 900 cảnh sát viên đã tham gia cuộc càn quét.
Trong thời gian vừa qua, cảnh sát Nga đã tung ra nhiều đợt càn quét sau khi một cảnh sát viên bị thương nặng tấn công. (RIA Novosti, http://thepeninsulaqatar.com/)
Hàng trăm công trong một khu chợ trời vì bị thành viên các băng đảng dân Việt Nam đang sinh sống tạm bợ trong những căn lều dã chiến ở phía đông Moscow. Họ là những người nhập cư trái phép bị cảnh sát bắt giữ và sẽ sớm bị trục xuất khỏi Nga.
Chiến dịch truy quét người nhập cư bất hợp pháp bắt đầu vào ngày 31/7, xuất phát từ vụ việc một cảnh sát bị thương nặng lúc đang truy bắt một tội phạm tình dục tại chợ Matveyevsky ở thủ đô. Cảnh sát Moscow sau đó đã tiến hành kiểm tra hơn 4.500 người nước ngoài, bắt giữ hơn 1.000 người cư trú bất hợp pháp.
Những người này đến từ nhiều nước như Việt nam, Ai Cập, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Uzbekistan…
Nga bố ráp người Việt bất hợp pháp, bắt 1200 người
Cập nhật lúc 01-08-2013 05:00:09 (GMT+1)
Cảnh sát Nga cho hay, họ vừa mở một cuộc lùng ráp tại một xưởng làm việc nhỏ và bắt giữ 1,200 người Việt, bị cáo buộc tội cư trú trên đất Nga bất hợp pháp.
Bộ Nội Vụ Nga cho biết các công nhân người Việt và gia đình của họ sống chen chúc chật chội trong
các điều kiện không có vệ sinh, nhưng lại không chịu cho biết rõ liệu những người Việt mới bị bắt này có sẽ phải bị trục xuất về quê quán hay không.
Chiều thứ tư 31/7 cảnh sát Nga cho hay họ đã bắt giữ đến 1,200 dân nhập cư gốc Việt, vốn là những người di dân bất hợp pháp vào đất Nga, trong một vụ bố ráp tại một khu vực có nhiều cửa tiệm nhỏ.
Vụ này xảy ra trong một khu ngoại ô thành phố Moscow. Trong một tuyên bố, cảnh sát thủ đô Nga cho biết cuộc ‘hành quân lục soát’ diễn ra bắt đầu vào sáng sớm.
Thân phân người Việt đi lao động nước ngoài một phần bị Việt cộng bóc lột, một phần bị ngoại quốc bóc lột. Các tin tức cho biết những lao động nước ngioài bị bóc lột như trả lương thấp, bắt làm từ 10 giờ đến 16 giờ / ngày, bị đánh đp, cho ăn đói khiến một số phải trốn về, không sung sướng như Việt Cộng vẽ vời để cướp nhà, cướp đất và tiền của nhân dân nghèo! (1)
Nói chung, Việt Cộng là lũ Mafia có giấy phép , chúng giở muôn ngàn thủ đoạn để lừa đảo và bóc lột người Việt. Chỉ khổ là đám vô sản Việt Nam vì nghèo, vì tin Việt Cộng nên ra thân điêu tàn.
______
CHÚ THÍCH
(1). Theo Nghị định này, người lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ đối mặt với khoản tiền phạt tối đa lên đến 80 - 100 triệu đồng nếu họ từ bỏ hợp đồng lao động. Hiện một số lượng lớn người lao động bỏ trốn khỏi sự bóc lột của môi giới lao động khi hợp đồng lao động của họ kết thúc.
http://laodong.com.vn/nguoi-viet-xa-xu/phat-nguoi-lao-dong-viet-nam-o-nuoc-ngoai-den-100-trieu-dong-neu-tu-bo-hop-dong-171712.bld
-Người Việt bị BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG tại Séc ...-https://www.facebook.com/v.sangueu/photos/a.680241175414265.1073741828.680168578754858/803463979758650/?type=3&theater
- Giải cứu 8 cô gái Việt ở Malaysia
25/10/2010 10:16
Liên minh bài trừ nô lệ mới ở châu Á (CAMSA) cho biết cảnh sát Malaysia
vừa giải cứu tám nữ công nhân VN bị chủ giam giữ và bóc lột lao động ở
ngay thủ đô Kuala Lumpur. Theo trang web của CAMSA, tháng 9-2010 CAMSA (có trụ sở tại Mỹ) đã nhận được một cuộc điện thoại cầu cứu của người nhà một nữ công nhân VN đang làm việc ở Malaysia.
CAMSA đã liên lạc với văn phòng liên minh ở Malaysia để liên lạc trực tiếp với các nạn nhân. Sự phối hợp hành động sau đó giữa CAMSA với cảnh sát địa phương đã cứu được các nạn nhân này.
Thủ phạm là một phụ nữ VN lấy chồng Malaysia. Hai vợ chồng này mở một phòng trà và tiệm đấm bóp rồi tuyển dụng các cô gái trẻ từ VN sang với nhiều hứa hẹn về lương bổng và điều kiện làm việc.
Nhưng khi vừa đến Malaysia, các cô gái này đã bị họ tịch thu giấy tờ và buộc phải làm từ 21g đến 5g sáng mà không hề được hưởng lương.
No comments:
Post a Comment