Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 26 October 2016

NHẬT KÝ NGƯỜI YÊU - XE SOLEX - HÀ NỘI SAIGON

Sunday, March 20, 2016

NHẬT KÝ NGƯỜI YÊU



Tìm Được Nhật Ký Của Người Yêu Sau 70 Năm


Ngày 24 tháng 4 năm 2014, người phụ nữ tên Laura Mae Davis Burlingame ( 90 tuổi) sống tại Indiana – Hoa kỳ nghe nói một bảo tàng ở New Orleans đang trưng bày những di vật của các binh sỹ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ II đã tức tốc yêu cầu người nhà dẫn bà đến tham quan để tìm kỷ vật tưởng nhớ người yêu thưở trung học, một chàng lính lục quân. Đây là một câu chuyện có thật được bảo tàng ghi chép lại.


Khi bà Burlingame còn trẻ, mối tình đầu của bà, anh ThomasJones (22 tuổi) đã hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ II, và không bao giờ trở về bên cạnh bà được nữa. Burlingame muốn đến bảo tàng xem xem, dù cho là một bộ quần áo thậm chí là một bức ảnh, chỉ cần có thể biết được cuộc sống của anh ThomasJones trong quân ngũ là như thế nào bà đã cảm thấy mãn nguyện rồi.

Kết quả, khi Burlingame bước vào bảo tàng, một sự việc không thể nào tin nổi đã xảy ra ngay trước mắt bà. Burlingame nhìn thấy một cuốn nhật ký trong tủ kính, chủ nhân cuốn nhật ký chính là anh Thomas Jones năm đó mới 22 tuổi- tình yêu đầu tiên của bà !


Thomas Jones



Trên những tờ giấy đã ố vàng theo thời gian di ngôn cuối cùng của anh được viết ra :
” Bất cứ người nào tìm ra cuốn nhật ký này, hãy giao nó cho tình yêu đầu tiên của tôi, tên của cô ấy là Laura Mae Davis Burlingame.”
Sau khoảng thời gian 70 năm, khi Burlingame nhìn thấy bút tích của mối tình đầu, bà đã bật khóc trong niềm xúc động.
 

Cuốn nhật ký chứa đựng hình ảnh bà Burlingame lúc trẻ.



Cuốn nhật ký này là món quà bà tặng anh trước khi Jones ra trận. Trên chiến trường bom đạn đẫm máu, Jones vẫn dành ra thời gian mỗi ngày để ghi lại cảm xúc của mình, tình yêu với người bạn gái và nỗi nhớ gia đình, quê hương đều được gửi gắm vào cuốn nhật ký này. Thật không may, trong một cuộc chiến trên chiến trường Châu Á- Thái Bình Dương, Jones hy sinh dưới tay súng bắn tỉa của Nhật Bản. Trước khi qua đời Jones đã kịp ghi lại những lời cuối cùng vào cuốn nhật ký anh luôn mang theo bên mình: ” ” Bất cứ người nào tìm ra cuốn nhật ký này, làm ơn hãy giao nó cho tình yêu đầu tiên của tôi, tên của cô ấy là Laura Mae Davis Burlingame”.


Sau đó, thi thể và di vật của Jones được đưa về quê hương nước Mỹ. Bởi vì gia đình quá đau buồn trước cái chết của anh đã không phát hiện ra nguyện vọng cuối cùng được cất giấu trong cuốn nhật ký, nên đã không giao lại cuốn nhật ký người bạn gái đầu tiên của anh. Và sau đó, đã tặng lại những di vật quý báu này cho bảo tàng Quốc gia Thế chiến II, bang Louisiana, Mỹ.

70 năm sau đó, một lần nữa được tin về mối tình đầu, bà Burlingame đã khóc và thỉnh cầu nhân viên quản lý bảo tàng cho phép bà được đọc cuốn nhật ký. Người quản lý đưa cho bà đeo một chiếc găng tay trắng, cẩn thận mang cuốn nhật ký ra đưa cho bà đọc. Người quản lý trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông : ” Tôi thực sự không thể tin nổi, tôi đã làm việc tại bảo tàng trong hơn thập kỷ qua,lần đầu tiên tận mắt thấy một con người được nhắc đến trong nhật ký bằng xương bằng thịt. ”

Jones và Burlingame gặp nhau trong lớp niên khóa 1941 ở trường trung học phổ thông Winslow. Jones là một cầu thủ bóng rổ trong đội tuyển của trường còn Burlingame là thành viên xinh đẹp của đội cổ vũ. Chiến tranh vô tình đã chia cắt hai người, cuối cùng Jones đã hy sinh trên chiến trường. Sau khi anh qua đời, Burlingame đã kết hôn với người bạn thân nhất lúc còn sống của Jones – một sĩ quan không quân Mỹ năm 1945.


Bà cho biết : Jones đã tặng bà chiếc nhẫn tốt nghiệp nhưng họ không đính hôn. Họ hẹn hò trong suốt quãng đời học sinh trung học và còn đi dự tiệc tốt nghiệp cùng nhau.

Anh viết dòng nhật ký đầu tiên khi là một binh nhất tại trại Elliott ở San Diego, chưa đầy một năm trước khi bị bắn chết. Anh gọi nó là ” Lịch sử cuộc đời tôi những ngày trong thủy quân lục chiến Mỹ… Và hơn tất cả, tình yêu của tôi dành cho Laura Mae, người chiếm trọn trái tim tôi. Vì vậy, nếu bất cứ người nào tìm thấy cuốn nhật ký này hãy giao nó cho cô ấy. Tôi đang viết điều này như là lời ước nguyện cuối cùng của cuộc đời tôi “.




Bảo tàng đã chụp lại quyển nhật ký và gửi bà một bản làm kỷ niệm. Cuốn nhật ký với bìa cỡ 10 x 17 cm có dán bức ảnh của bà Burlingame. Trên ảnh là chữ ký của bà Burlingame: “Yêu anh, Laurie”. Dù muộn nhưng cuối cùng cuốn nhật ký sau 70 năm đã trở lại với chủ nhân của nó.

Nguồn Blogtamsu

BÀ GIÀ NỔI TIẾNG

Cuộc sống thay đổi của cụ bà 'bất ngờ nổi tiếng' 


Khách du lịch tới Hội An đều tìm tới chỗ 'Bà cụ đẹp nhất thế giới' để gặp và chụp ảnh cùng.
 Lần đầu lên máy bay ra Hà Nội, bà Bùi Thị Xong, 78 tuổi, người phụ nữ Việt Nam trong bức ảnh được báo chí Mỹ bình chọn "Bà cụ đẹp nhất thế giới" rất vui. Khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn vất vả, mái đầu hai thứ tóc, bà Xong móm mém cười hồn hậu giữa xung quanh là máy quay, máy ảnh của phóng viên. Đôi bàn tay già nua, đầy vết chai sạn thâm đen của bà thỉnh thoảng đưa lên vuốt những sợi tóc xòa xuống mặt.
Hôm 8/3, bà Xong cùng chồng tới dự lễ trao tặng bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười ẩn giấu" của nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn cho bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. "Bà cụ đẹp nhất thế giới" mặc chiếc áo dài cũ, cười tít mắt lúc nghe Rehahn thốt lên "bà đẹp quá".
cuoc-song-thay-doi-cua-cu-ba-bat-ngo-noi-tieng
Nhiếp ảnh gia Rehahn (thứ hai từ phải sang) và vợ chồng bà Xong đứng cạnh bức ảnh "Nụ cười ẩn giấu" trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
"Nụ cười ẩn giấu" ghi lại khoảnh khắc bà Xong, người chèo thuyền ở Hội An, xấu hổ lấy tay che mặt để lộ ánh mắt biết cười. Đôi bàn tay gầy guộc trở thành khung ảnh tự nhiên khiến người xem tập trung vào đôi mắt. Bức ảnh chụp bà Xong sau đó được các tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng nhất thế giới đăng tải và trở thành trang bìa cho cuốn sách ảnh best seller (bán chạy nhất) của tác giả.
Ra Hà Nội đúng những ngày mưa phùn gió rét, vợ chồng bà Xong phải mang thêm áo ấm. Ông bà được Rehahn đưa đi chơi bằng xích lô, dạo quanh bờ hồ và ăn phở. Với đôi vợ chồng già, như thế cũng đủ mãn nguyện. Cả đời nghèo khó sống bằng nghề chèo thuyền trên sông Hoài ở phố cổ Hội An, bà Xong chưa từng nghĩ có ngày mình nổi tiếng và được ra Hà Nội thế này.
Trước khi gặp Rehahn, vợ chồng bà Xong chở hàng thuê ra chợ bán trên chiếc thuyền cũ nát kiếm mỗi ngày vài chục nghìn đồng. Bà Xong và chồng, ông Đỗ Tới (76 tuổi), sinh được ba người con, trong đó có hai trai, một gái. Ông bà hiện sống cùng con cả trong căn nhà xây nhỏ ở phường Cẩm Nam, sau khi hai người con còn lại lập gia đình. Người con đầu của bà Xong năm nay hơn 40 tuổi nhưng hay ốm đau, lại bị tật ở lưng nên nhờ cậy cả vào bố mẹ.
Bà Xong cười đùa, nhà có hai vợ chồng và một đứa con nhưng giống như ba người già. Ở tuổi thất thập, ông bà vẫn ngày ngày chung nhau chiếc thuyền bươn chải trên khúc sông kiếm sống. Nếu không đi làm, họ chẳng biết lấy gì nuôi ba miệng ăn. Gia đình các con cũng khó khăn nên không giúp được gì cho bố mẹ.
Khi tuổi cao, sức yếu, vợ chồng bà Xong chuyển sang chở khách du lịch tham quan phố cổ bằng thuyền. Một ngày mùa hè năm 2011, trong lúc đợi khách ở bến sông, bà Xong gặp Rehahn. Với ánh mắt nhà nghề của một nhiếp ảnh gia, anh nhanh chóng phát hiện ra bà Xong có thể trở thành nhân vật tuyệt đẹp nếu đặt trong khuôn hình.
Sau đó, suốt 30 phút bơi thuyền dọc sông, bà Xong và Rehahn trò chuyện vui vẻ. Rehahn biết một chút tiếng Việt nên có thể giao tiếp với bà. Ấn tượng đầu tiên của bà Xong với người khách nước ngoài là sự thân thiện. Rehahn chụp rất nhiều ảnh về người phụ nữ này và buột miệng trêu "ô bà không có răng". Một cách tự nhiên, bà Xong ngượng ngùng lấy tay che miệng. 
cuoc-song-thay-doi-cua-cu-ba-bat-ngo-noi-tieng-1
Nụ cười hiền hậu luôn rạng ngời trên môi bà Xong.
Rehahn từng hứa khi cuốn sách ảnh xuất bản và bán được, anh sẽ tặng bà một món quà. Giữ lời hứa, nhiếp ảnh gia người Pháp tặng bà Xong chiếc thuyền mới. "Rehahn hỏi 'bây giờ bà có ước nguyện gì' khi thấy thuyền của tôi cũ nát. Tôi bảo không muốn gì cả, chỉ mong có chiếc ghe mới", bà Xong nhớ lại.
Bức ảnh "Nụ cười ẩn giấu" sau đó xuất hiện trên báo chí và truyền hình quốc tế khiến bà Xong ngày càng được nhiều người biết tới. Khách du lịch trong cũng như ngoài nước mỗi khi tới Hội An đều tìm tới chỗ bà Xong chèo thuyền để gặp và chụp ảnh cùng. Họ không quên biếu bà chút tiền.
Từ lúc xuất hiện trong ảnh của Rehahn, bà được nhiều nơi tới quay phim, chụp ảnh. Khách đi thuyền tìm đến có cả người Hà Nội, TP HCM và nước ngoài. "Họ bảo thấy bà trên tivi, bà nổi tiếng rồi này khiến tôi cũng mừng và tự hào. Tôi chưa từng nghĩ sẽ được biết đến và không ngờ lọt vào ống kính của Rehahn. Ngày trẻ, tôi chưa bao giờ được khen đẹp. Trước khi gặp Rehahn, cuộc sống của tôi cũng bình thường như bao người, đi làm về là nấu ăn cho chồng con", bà Xong chia sẻ.
Theo bà Xong, nhờ chở khách du lịch, cuộc sống gia đình bà đã đỡ cơ cực hơn trước với mức thu nhập một ngày từ 50.000 đồng  đến 200.000 đồng nhưng cũng có hôm về không. "Bà cụ đẹp nhất thế giới" cho hay số tiền đó đủ trang trải cuộc sống. Ngày nào được nhiều, bà để dành một nửa, bù cho những hôm không kiếm được đồng nào.
Không biết tiếng Anh, bà Xong được khách dạy cho vài câu bồi để nói chuyện với người nước ngoài. "Tôi biết vài từ như one hundred, one dollar, two dollars. Khách đưa tiền, tôi nói thank you tức là cảm ơn với họ. Tôi chở được 6 người Việt, còn khách nước ngoài chỉ 4 thôi", bà Xong nói.
Khi được hỏi bà sẽ chèo thuyền tới lúc nào, bà Xong đáp cuộc sống còn nhiều khó khăn nên sẽ làm tới khi nào không còn sức lực thì thôi.


Saturday, March 19, 2016

TS. PHAN VĂN SONG * THÚ SƯU TẬP


Sưu Tập- Thú chơi ngông hay trưởng giả? Vélo Solex: Lý tưởng để đèo em dạo phố – 

Phan Văn Song


Cac Bai Khac

No sub-categories
Sưu Tập- Thú chơi ngông hay trưởng giả? Vélo Solex: Lý tưởng để đèo em dạo phố – Phan Văn Song

Cuối tuần vừa qua, trong hai ngày 12/13 tháng 3 nầy, Hội Lions nhà của chúng tôi được Hội Lions của thành phố Saint Dié des Vosges, cách nhà 700 cây số mời dạ tiệc thứ bảy kỷ niệm 50 năm ngày lập Hội. Phái đoàn 8 gia đình 16 người, vừa đủ xe thuê 20 chổ ngồi. Chúng tôi thay phiên nhau lái đi. Chiều thứ sáu khởi hành, nửa đêm đến khách sạn. Ngày thứ bảy được Hội bạn cho đi du hí danh lam thắng cảnh xứ bạn và … đi xem Bảo tàng Viện Xe Vélo Solex do bạn Lion-Sư tử Claude Barlier đam mê sưu tập và chưng bày chia sẻ với bá tánh.
Lion – Sư tử Claude Barlier, là một tay đam mê, sưu tập, xe đạp gắn máy hiệu Vélo Solex. Anh thừa cơ hội về hưu năm 1995, để thực hiện sự đam mê của mình. Trong một trong những căn phòng rộng rãi của  Cựu Chủng Viện Nguyện – Abbaye de Senones (cách thị xã Saint Dié 22 cây số), anh trưng bày tất cả những chiếc xe hiệu Solex, đủ kiểu, đủ đời, được tìm tòi, lục lạo, mua lại, sửa chữa xong, trưng bày để chia sẻ với bá tánh ngưỡng mộ hay cùng một thú đam mê.
1/ Sưu tập: Thú Đam Mê Nhà Giàu của Thị Trường Tiêu Thụ?
Một Trò Tiêu Khiển, Chơi Ngông?
Thú sưu tập, là môt hiện tượng, một đề tài, được các  nhà tâm lý học, các bác sĩ tâm thần ưa chuộng nghiên cứu để tâm đến. Các đề tài nghiên cứu thường cho thấy những người mê thích sưu tập thường do bị uất ức, bị ngăn chận, bị nghẹn, bị quá kiểm soát, bị quá gò bó, bị chèn ép thời thơ ấu. Có thể sống trong nhung lụa, có thể sống trong sự thiếu thốn, nhưng tất cả đều bị bó chặt, cấm đoán, hoặc trong một kỷ luật gia đình hay trong sự thiếu thốn nào đó nên chuyển, cái mê, cái giấc mơ làm sở hữu của thế giới bên ngoài vào Đồ Vật.
Freud, nhà tâm lý học nổi tiếng, cũng là một nhà sưu tập, mỗi buổi sáng ông chào những tượng nhỏ hôm sưu tập (Ông có gần cả trăm tượng nhỏ như vậy). Sự thích thú sưu tập cũng do «tánh muốn được làm sở hữu » trời cho của con người. Theo Freud, đó do thời kỳ «hậu môn » của con người. Để tả sự trưởng thành của sự thức dậy của sự  nhận thức cá nhơn là mình – la perception de l’individulisation - của con người, các nhà tâm lý học chia thời gian trưởng thành con người bằng nhiều giai đoạn: giai đoạn mồm miệng, giai đoạn hậu môn, giai đoạn dương tánh (phallique) của hiện tượng Œdipe. Đại khái theo sơ đồ của các nhà tâm lý học, trẻ sơ sanh bắt đầu biết dùng cái thú của mồm miệng khi bú vú mẹ. Xong, qua giai đoạn sau là nhận thức mình có hậu môn và hệ thống bài tiết. Kiểm soát hậu môn, vòng thắc nơi đi đái. Nín, giữ là một lý thú, là hiện hữu. Sưu tập tương đương với cái thú nín giữ. Cũng như những gò bó của mồm miệng (frustrations orales) đi đến  rượu chè, hút xách….
Nhà tâm lý học Odile Jourdain, Pháp định nghĩa Sưu Tập là sự chia đôi hành động nhịp nhàng của cặp bài trùng. »Thiếu Thốn và Thèm Muốn». Vì «Tôi Thiếu Thốn nên Tôi Thèm Muốn». Thiếu Thốn tạo ra khoảng trống? Thèm muốn chất đầy khoảng trống. « Tôi Thèm, Tôi Thích, Tôi Sưu Tập, Tôi Sưu Giữ ».
Văn hào Mieke Bal, giáo sư Văn chương Đại học Ansterdam, người Hòa Lan phân tách những động cơ khác nhau đã đưa con người sưu tập đến thú đam mê ấy: lý thú, dục vọng, mê cái đẹp, đọ sức, chạy đua – hãnh diện, tranh đua hơn người, thú muốn mình khác người, chơi ngông, chơi ngon, chơi trội, cần sân khấu, cần biểu diễn…Không có người sưu tập thầm lặng. Sưu tập là phải chưng hình, phải biểu diễn, phải có khán giả, phải có sân khấu, phải cho, phải có chia sẻ, cổ võ, vỗ tay.
Sưu tập là nối dài cái ý chí của mình, là nối dài cái con người của mình, cái cá tánh của mình. Sưu tập là đưa cái thú đam mê của mình ra quần chúng, báo cho mọi người biết rằng Tôi Thích cái đó, tôi mê cái đó, tôi tìm ý trung nhơn, Tử Kỳ tìm Bá Nha. Nhà văn tìm độc giả. Có khi sưu tập cũng bắt đầu bằng những kỷ niệm, một cuộc du lịch đầy dấu ấn buộc người sưu tập đi mãi vào thời gian ấy, để nhớ, để tìm sâu, để lưu niệm. Sưu tập để giữ mãi những giấc mơ không toại, của một thời yên bình, ngây thơ, sống vô tình… tuổi học trò, những ngày bắt đầu biết yêu, biết nhớ…những ngày « chả dám», những ngày chỉ biết ngó, mong, những ngày « tim còn biết đập loạn xạ, biết run… » những ngày, nay chỉ còn là hoài niệm, nhớ nhung.
Sưu tập, là đi tìm thỏa mãn cái ego, tìm lời khen, tiếng vỗ tay…tìm cái chánh thống của đam mê mình. Chẳng chốc nhà sưu tập đi tìm người sưu tập cùng một đam mê để lập hội sưu tập. Cùng nghề, cùng phái, họp đàn, họp đảng, họp đoàn để cùng ca một bài ca « quên sự thật bên ngoài». Trốn chạy? Né tránh bụi đời – ồn ào, hỗn loạn (loin des bruits et des fureurs của Shakespear)? Hay cũng là một cách Tu thân, cách Thiền? Sưu Tập để nhìn Đồ Vật và quên Thế sự?
2/ Vélo Solex Hay Nỗi Nhớ Không Nguôi:
Gọi là Vélo Solex, nhưng cái hiệu thật chỉ là Solex thôi, nhưng người đời vẫn gọi là Vélo Solex. Vélo là chiếc xe đạp, có thể viết Vê-Lô cho người Việt Nam dễ đọc. Nhưng Vélo Solex đã vào ký ức của giới Việt Nam bình dân thuở những năm 1960, nên giữ nguyên từ ngữ Pháp nầy !
46_velosolex
Viết về Vélo Solex, chúng tôi chỉ hướng đến một số thân hữu gốc hoàn toàn miền Nam, đa phần dân thành thị. Solex thường là xe của các thầy, các cô và dân học trò, sanh viên. Dân miệt vuờn, cần phải chuyên chở nhiều thường dùng xe hiệu Mobylette. Vélo Solex đến với tôi trong những trường hợp đặc biệt :
Thưở nhỏ, suốt trong những năm trung học, hai anh em  chúng tôi nội trú ở Trường Trung Học Yersin Đàlạt. Năm 1958, ba tôi đi chữa  bệnh mù ở Pháp với mẹ. Lễ Nghỉ Tết, vì nhà cậu tôi quá xa, tận Đà Nẳng, chúng tôi, hai học trò duy nhứt ở lại Trường. Các lễ dài hạn khác như Noël-Tết Tây, hay lễ Phục Sanh chúng tôi cũng ở lại Trường, nhưng thường cùng với khá đông các bạn gốc nhà xa hay nhà nghèo, các bạn người Thượng cùng dân học bổng nhà nghèo đã đành, nhưng cả các bạn nhà ở xa, Huế, Đà Nẳng, Lào, Thái Lan – Thời ấy, hình như vài Trường Tây ở tỉnh như  Nha Trang hay Đà Nẳng… không có Trung Học nên phải vào Trung Học Yersin Đà lạt, vì chỉ có Yersin mới có nội trú thôi ! Nhưng với Tết, thiên hạ về nhà hết, kể cả các bạn Thượng hay ngoại quốc như Lào và Thái Lan – dân Miên khoái Sài Gòn hơn ! Và Trường đóng cửa.
Tết 1958, tôi lớp 3è– tương đương Đệ tứ, và Toàn em tôi lớp 6è – Đệ thất, được các ông Ban Giám Đốc Trường thay phiên lãnh nuôi cơm và giữ chúng tôi. Ông Surveillent Général-Giám Thị Trưởng, Ông Censeur, Ông Proviseur, cả Bà Intendant, Bà Infirmière, và cả ông Xếp Gác Dan-Giữ Trườn-Gardien Trưởng. Tối về ngủ ở hai cái phòng nghỉ của Infirmerie – Phòng Y Tế  do Bà Infirmière – Y Tá Bà Loupy, canh đêm tụi nầy luôn thể !  (Lúc bấy giờ, năm 1958, Surveillant Général – Giám Thị Trưởng là Ông Frénoir, Censeur – Đốc học là Ông Gex, cũng là Giáo sư về Vạn Vật – Sciences Naturelles, Xếp Gác Dan là Ông Nandeuil, người lai Ấn Độ – Bà là người Việt Nam, với ông bà Nandeuil được ăn cơm Việt Nam, Proviseur- Hiệu Trưởng là Ông Meunier, Bà Meunier dạy Lý Hoá – Physique et Chimie. Intendant-Kế toán Tài Chánh là Bà Horvatte – Bà Horvatte cũng là Thầy Tiểu học lớp 8è – Lớp Nhì, bà Thầy người Pháp đầu tiên  khi tôi mới nhập cư Đà lạt và  Trường Tây năm 1951, và vì tôi ở lại lớp, nên Bà Horvatte là bà Thầy vỡ lòng français lâu nhứt của đời học sanh của tôi –  Bà Horvatte và bà Loupy là hai bà có kích thước quá khổ, bị bọn học trò chúng tôi gọi là Bà Mập hay Bà Ù. Con trai bà Loupy học dưới tôi hai lớp. Cũng Bà Loupy cho tôi mượn xe Solex của thằng con bả cho tôi chở thằng em ra chợ Đà Lạt chơi. Đường đi xuống dốc ngon lành, đường về thằng em phải rời bọtbaga để đi bộ lên dốc Nha Địa Dư quá dài. Đó là kỷ niệm đầu tiên về xe Solex
Kỷ niệm thứ hai về Solex là những ngày hẻ của những năm 59 và 60 ở Sài gòn, được bạn Nguyễn Văn Chương (Chương nay đã mất rồi) nhà từ Chợ Lớn, trước Sân Cộng Hòa chạy qua Khánh Hôi, nơi nhà chú tôi để đèo tôi đi chơi ban ngày…Hai thằng đèo nhau suốt ngày khi quán kem, khi ciné, …thụt bida,… tối đèo nhau đến quán Anh Vũ, nghe Bích Chiêu diễn tả Nỗi lòng bằng hơi thở, sau đó vào Chợ lớn ăn cháo cá !
Kỷ niệm thứ ba là năm 61, tôi sắm được chiếc Solex S 3000, chiếc Solex cáu cạnh-tân thời, khi ngừng đèn đỏ, không cần kéo máy lên, chỉ bóp cái ga tay nhỏ, tiếng máy dịu lại, và bánh trớn ngừng hẳn, giống một loại embrayage-…Khi cần chạy, chỉ nhả cần ga, máy nổ mạnh bánh trớn tuôn xe chạy. Tiếc quá xe bị ăn cắp ở Trường Luật chỉ vì chở em đi học và hầu em thôi.
Kỷ niệm thứ tư là hè 1962, Toulouse cùng với bạn Trần Minh Quốc Thiều, hai thằng hai chiếc Solex. Lưng đeo ba lô, Solex vừa đạp vừa cho máy chạy, 30 cây số một giờ, chạy một giờ nghỉ 15 phút vừa duỡng máy, vừa dưỡng bàn toạ, đi xuống bãi biển Narbonne Plage, cách Toulouse trên 200 cây số, cắm trại, tắm biển. Chúng tôi đi từ sáng sớm. Đến Bãi biển vào khoảng xế chiều. Các bạn cùng đi, ba đứa, thằng thì Mobylette, đứa Vespa, đứa Moto Puch, đến trước, chọn chổ dựng lều. Thuở ấy camping sauvage – cắm lều tự do, nghĩa là cắm lều đâu cũng được không cần vào trại có tổ chức. Vệ sinh thì có nhà vệ sinh công cộng, nước ngọt thì có phông tên công cộng. Tắm thì có biển. Quần áo, thì suốt ngày ở trần quấn khăn tắm đâu có dơ bẩn gì đâu ? Nấu ăn thì những bình ga nhỏ. Lúc ấy chưa có mỳ gói nên sáng nào cũng cà phê, trứng gà ớp la bánh mì. Món ăn hằng ngày khi spaghetti xào thịt cà chua và maggi, khi cá mòi hộp bánh mì, hay khi jambon, trứng chiên bánh mì, Dùng dầu Ô Liu. Không dùng bơ vì trời nóng bơ chảy hết. Sữa cũng vậy, khui ra là phải uống hết, hộp dùng để đựng rác. Lần ấy tụi nầy nghỉ hè ở đấy 2 tuần, đầy kỷ niệm… Tối nào Solex, Mobylette, Vespa, Moto cũng dạo phố thênh thang, gặp đám khiêu vũ, nhập bọn nhảy đầm, gặp băng gái, nhào vào tán gẩu với các em, mặc kệ dân bản xứ hoặc dân đi hè. Đó là thuở tuổi sanh viên hồn nhiên, nghèo tiển nhưng vẫn hưởng thụ đầy đủ. Qua các năm sau 63, 64 trở đi, chúng tôi kiếm ra việc làm, có tiền đi du lịch, chu du ta bà nhưng sống ích kỷ, hết hồn nhiên, bớt kỷ niệm.
Kể chuyên kỷ niệm chúng tôi với chiếc xế Solex để nói cùng quý vị cái gắn bó của cá nhơn tôi với Vélo Solex. Vì vậy khi nghe trong chương trình Hội Lions bạn nói có đi xem Bộ Sưu Tập Solex của Lions bạn, tôi bèn năn nỉ bà xã đi ngay! Tôi hỏi bà xã bả có biết tại sao thiếu nữ Việt Nam thuở ấy, thích, mê, thích được cởi, được đèo bằng xe Vélo Solex không ? Chỉ vì chiếc áo dài! Thật vậy, thời ấy các nữ sanh đều đồng phục áo dài. Bây giờ, còn không ? Hay giống hồi VC mới vào Sài gòn, việc đầu tiên là dẹp áo dài, cũng như dẹp quần loa vậy ! Cho là phản động ! Thật là cà chớn, lẫn lộn văn hóa hippy với văn hóa truyền thồng!
Có lúc tôi tự hỏi ngoài Bắc, lúc ấy có biết áo dài không? Khi cả nước (Bắc Việt) không biết – hay không có vải để may? Cái quần lót không biết là cái gì thì làm sao biết áo dài! Tôi thường ví miền Nam thua trận năm 75, giống như năm 400 khi quân rợ Vandales dẹp phá nền Văn Minh La mã vậy! Hay Rợ Hung Nô hay Mông Cổ tàn phá văn minh Hán hay văn minh Âu Tây. Vì vậy, mong và  xin quý bạn hãy bỏ cái đuôi «Hà nội Văn Hiến » đi ! Văn Hiến gi khi tạo một cái Mả khổng lồ làm cái điển hình của Thủ Đô
 3/ Bộ Sưu Tập Vélo Solex của Bạn Lion:
Thoạt đầu bạn Claude cũng như tui, nhìn cái Solex, mua chiếc Solex cũ là dư tiền dư bạc, mua lại một kỷ niệm thời thiếu niên, Chiếc đầu tiên mua về, cần tân trang, cần sửa sang. Claude bèn mua sách đọc, tìm hiểu từng bộ phận, đi sâu vào từng đời một. Và với thời gian hưu trí, với tiền bạc dư dả, con cái không cần giúp đở, chàng bắt đầu vào nghề sưu tập, mua lại và sửa sang lại, từng chiếc một đúng đời, đúng bộ phận không biến chế. Đâu phải vào đó hoàn hảo!
Bộ sưu tập của Claude kể lại toàn bộ cuộc đời của gia đình Vélo Solex với một bộ gia phả rõ ràng của chiếc xe bình dân được đặt tên là « chiếc xe đạp tự động – la bicyclette qui roule toute seule». Vélo Solex là cả một biểu tượng của nước Pháp, của thời gian của 30 năm Ngon lành – les trente glorieuses. Giặc giã đã xong, thanh bình trở lại, xây dựng, ai cũng có công ăn việc làm cả, tậu xe, tậu nhà, tất cả là sở hữu, nhà, xe, mảnh vườn, cơm áo đầy đủ, nghỉ hè – tắm biển, nghỉ đông trợt tuyết!
Chiếc đầu tiên Claude mua ở một tiệm  sắt vụn. Đem về, sách vỡ, bạn bè, học lóm, tân trang. Ngày nay 40 đứa em Solex theo sau, đủ đời đủ loại. Hôm ấy, biểu diễn với Paul Marie (PVS). «Anh lựa bất cứ chiếc nào, đổ xăng, lên yên là sử dụng ngay!» Thật vậy! Tôi nhắm mắt chỉ ba chiếc, ba chiếc đều chạy ngon, các bạn khác cũng ào ào xin thử, cũng thế cả. Có lẽ, không ! Chắc chắn là như vậy!  41 chiếc đều nổ máy, chạy được cả. Bộ sưu tập nầy không có chổ để trưng bày ở nhà riêng, phải nhờ thành phố mở cửa Cựu Chủng Viện Abbaye de Senones để trưng bày và làm nhà triển lãm xe Solex.
«Tất cả đều đồ thật cả!» Lục lạo, mua lại tân trang, tân trang lại cả phụ tùng để mọi cái đều phải thật. Công trình, tháo, rửa chùi, dủa, ráp, sơn, sửa …Dầu cùi chỏ «l’huile de coude» (tức là đổ mồ hôi) nhiều hơn dầu máy. Claude còn mua lại những dụng cụ đặc biệt của Hảng Solex để sửa xe.
Phải ! Vélo Solex là điển hình của tuổi trẻ thời hậu chiến Pháp. «Một xe đạp, một cái máy với một bắnh trớn cọ vào bánh trước. Đơn sơ, nhưng hữu hiệu, rẻ tiền- Un vélo, un petit moteur à explosion entrainé ou pas par la roue avant, c’était rudimentaire, pas rapide, pour deux sous mais…représentait tellement de choses.»
Vélo Solex ra đời năm 1946, sau thế chiến 2, và ngưng hẳn năm 1970. Nhiều kiểu nhiều đời khác nhau, nhưng cùng một quan niệm : máy nhỏ, 45 cc máy đầu, đến 49 cc máy cuối. Tất cả nằm trước với cái bánh trớn cọ vào bành trước. Máy nổ, bánh trớn lăn, cọ vào bánh trước kéo xe đi.
Kết Luận : Bài Học  Vélo Solex và Việt Nam:
Trước khi đi vào chế xe hơi, tàu lặn, xe lửa. Kỹ nghệ Việt Nam thử chế một chiếc xe đạp với máy bằng điện hay với máy nổ kiểu đơn sơ như Solex được không? Chế được một chiếc xe đơn sơ để  khỏi phải nhập cảng xe gắn máy đầy tiếng nổ đầy khói đầy ô nhiểm như những thành phố Việt Nam ngày nay đầy ô nhiểm.
Kể chuyện người, nhớ chuyện xưa, càng buồn, càng tủi cho VIệt Nam ngày nay.
Hồi Nhơn Sơn, tháng Ba,
nhìn lại Solex, buồn tủi, nhớ quê hương.
Phan Văn Song

HA NỘI, SAIGON KHÁC NHAU



Sự khác nhau giữa người bán hàng ở chợ Bến Thành (Sài Gòn)
và chợ Đồng Xuân (Hà Nội)


Vân Phong



alt


Không phải ngẫu nhiên mà đến chợ Bến Thành (Sài Gòn), người ta sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều du khách nước ngoài đến đây “tham quan”, mua sắm. Tất cả đều có lý do, và lý do ấy có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Lớn lên ở phố cổ, quá thân thuộc với văn hoá chợ Đồng Xuân (Hà Nội), thấy mọi người cứ hay so sánh Hà Nội có chợ Đồng Xuân, thì Sài Gòn có chợ Bến Thành, tôi đã không mặn mà gì lắm với việc thăm thú ngôi chợ này một lần cho biết, bởi nghĩ "nó cũng có khác gì chợ Đồng Xuân" đâu? Vậy mà lần đầu tiên đặt chân vào chợ Bến Thành, ở một thành phố nhộn nhịp như Sài Gòn, tôi cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Những người bán hàng "kỳ lạ"
Cũng như chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành cũng có lịch sử rất lâu đời, trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành. Khu chợ ngay đó cũng có một cái tên tương tự. Nhìn từ bên ngoài, chợ Bến Thành cũng có nhiều nét tuơng đồng so với chợ Đồng Xuân bởi cả hai ngôi chợ đều có ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc của Pháp.
http://www.nghiaphat.vn/uploads/article/cho-ben-thanh-gia-tri-van-hoa_1407319290.jpg 
http://www.hueflavor.com/wp-content/uploads/2014/10/hanoi-chodongxuan3.jpg 
Chợ Đồng Xuân

Ngay từ khi bước vào cổng chợ, tôi quan sát thấy có rất nhiều khách du lịch nước ngoài ghé thăm, nhiều hơn hẳn chợ Đồng Xuân và đặc biệt hơn, những lời chào mời của những người bán hàng tại đây đã khiến tôi cảm thấy vô cùng thú vị.


Từ anh bán đồng hồ, cô bán vải, hay em gái bán chè, bánh, mứt... đều có thể nói rành rẽ đến mấy thứ tiếng. Chỉ cần thấy một vị khách nước nào đi qua, họ sẽ gọi và chào mời bằng đúng thứ tiếng nước đó (Anh, Pháp, Nhật, Trung, Thái...). Hẳn nhiên họ không thể đọc thông viết thạo tất cả những ngôn ngữ này một cách chuyên môn, bài bản, nhưng chỉ riêng việc họ có thể chào mời, trả giá và thậm chí là nói chuyện xã giao với khách hàng bằng đúng thứ tiếng của khách thôi cũng đủ để tôi kinh ngạc và thầm thán phục.

http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/f3l5D7bbQhzJDYSKg4rfpQuLCMUpTF/Image/2013/07/BT1-1cc6c/ghe-ben-thanh-chot-nho-dong-xuan.JPG 

Chợ Bến Thành thu hút một lượng du khách nước ngoài rất lớn
Để kiểm chứng "trình độ ngoại ngữ" của họ, tôi vội ghé vào một tiệm bán giày dép, nơi có một anh chủ tiệm đang có vẻ rất bận rộn vì đông khách. Vốn cũng biết đôi chút tiếng Trung, tôi vờ làm một người khách Trung Hoa muốn hỏi mua giày. Thật thú vị, anh chủ tiệm đang liến thoắng chào mời các vị khách người Thái bằng tiếng Thái, vội quay sang hỏi tôi không chút ngập ngừng: "Anh muốn mua loại nào?" (bằng tiếng Trung). Quả thực lúc đó tôi không còn nhịn được cười nữa, đành hỏi chuyện anh ta bằng tiếng Việt. Anh còn rất trẻ, và những câu chuyện được nói bằng nhiều thứ tiếng của anh còn cho thấy anh là một người trẻ rất năng động nữa.
Tôi vừa chọn một đôi giầy ưng ý, vừa hỏi thăm: "Những người bán hàng ở đây đều có khả năng nói nhiều ngoại ngữ như anh à?". Anh cười: "Chuyện bình thường ở chợ mà, ngày nào cũng phải bán hàng cho hết Tây, đến Tàu, rồi cả Nhật, Hàn, thỉnh thoảng có một hai ông Thái Lan nữa... Dân bán hàng, không cố mà học tiếng người ta thì bán cho ai?"... Và anh tiếp: "Hỏi tui nói giỏi tiếng gì hả? Tiếng 'tùm lum', 'tá lả', tiếng gì cũng biết hà...". (anh cười lớn).
Trong lúc đang đi ngắm các gian hàng, tôi chợt giật mình bởi tiếng chào hàng bằng tiếng Pháp khá chuẩn của cậu bán hàng trẻ này với du khách
Đa phần những người bán hàng tại chợ Bến Thành đều biết ngoại ngữ giao tiếp cơ bản với du khách
...Chợt nhớ chợ Đồng Xuân
Ngày còn ở Hà Nội, nhớ mỗi khi có việc phải đi chợ Đồng Xuân, tôi rất lấy làm ái ngại. Bởi chỉ cần đặt chân đến cổng chợ thôi, tôi đã bị cả đội quân đánh giày, kẹo cao su và thậm chí cả trà nóng thuốc lào ùa vào "thăm hỏi". Cũng may về sau này, tình hình an ninh, trật tự ở chợ cũng đã khá hơn nhiều. Nhưng những hình ảnh buôn bán không đẹp ở chợ Đồng Xuân thì vẫn xuất hiện mỗi ngày khiến khách hàng như tôi phải ít nhiều ái ngại.
Thật dễ dàng nhận thấy một điểm khác biệt rất rõ ràng giữa những người bán hàng tại chợ Đồng Xuân với chợ Bến Thành. Đó là cung cách phục vụ khách hàng. Nếu như những người bán hàng ở chợ Bến Thành luôn vui vẻ chào mời, cố gắng học thêm nhiều ngôn ngữ để dễ dàng giao tiếp mọi đối tượng khách hàng, vẫn giữ thái độ thân thiện, hòa nhã dù khách hàng chỉ ghé vào hàng của mình xem, rồi đi... Thì tại chợ Đồng Xuân hoàn toàn ngược lại.
Nếu bạn vào bất kỳ một gian hàng nào trong chợ Đồng Xuân, người bán hàng ban đầu cũng vui vẻ chào đón, thậm chí là đon đả đến thái quá. Tuy nhiên khi thấy bạn có vẻ không muốn mua, hay chê bai những món hàng của họ, thì ngay lập tức thái độ vui vẻ vừa nãy đã vội nhường chỗ cho sự chanh chua, cáu gắt, thậm chí chửi bới. Và sẽ là tệ hại hơn nữa nếu bạn ghé đúng vào gian hàng nào chưa mở hàng, họ sẽ dùng đủ mọi ngôn ngữ để rủa xả bạn, sau đó sẽ là màn xé báo đốt vía không chút thiện cảm gì.
Việc một người bán hàng có thể thông thạo nhiều ngoại ngữ để giao tiếp với khách nước ngoài tại chợ Đồng Xuân dường như là vô cùng hiếm gặp. Tôi đã từng chứng kiến không ít cảnh các bạn Tây phải dùng đến "tiếng tay" (body language) để diễn đạt sản phẩm mình cần, và tất nhiên là hiện tượng "ông nói gà, bà hiểu vịt" sẽ dễ dàng xảy ra trong hoàn cảnh đó.
Không cần biết văn hoá chợ nào hay ho hơn chợ nào, chỉ riêng việc so sánh lưu lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm 2 khu chợ sẽ biết đâu lợi, đâu thiệt? Việc người bán biết lắng nghe, giao lưu với khách hàng bằng chính ngôn ngữ của họ, sẽ khiến khách hàng thấy họ được coi trọng. Và tất nhiên, họ sẽ biết ngôi chợ nào mới là nơi họ muốn quay lại ghé thăm một lần nữa...
...Ghé Bến Thành, chợt nhớ Đồng Xuân mà...chạnh lòng!
Vân Phong

CƠM THỐ


SAIGON CƠM THỐ

Sài Gòn ngày xưa có chợ Cũ và món Cơm Thố.

Nó khác cơm được nấu từ nồi cơm điện thế nào?

Ai đã thưởng thức món cơm này thì chắc chắn phải nhớ ăn cơm thố thì phải ăn với món gì, có khi món ăn đó cũng được nấu trong thố.

Hương vị đó có lẽ mãi mãi còn ghi lại trong lòng người xa xứ mỗi khi nhớ về.

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm và hình cảnh cũ, cho những ngaỳ cận Xuân về.

Caroline Thanh Hương

Afficher l'image d'origine

Kể về cơm thố Chợ Cũ năm xưa


Cơm là thực phẩm chánh của người Việt mình từ xưa đến nay. Có nhiều loại cơm quen thuộc như cơm trắng, cơm tẻ, cơm nếp, cơm chiên, cơm vắt, cơm nguội, cơm tấm, cơm tay cầm, v.v.. Nhưng cái tên “cơm thố” nghe lạ tai với không ít người Việt mình ở hải ngoại.


Afficher l'image d'origine


Cơm thố là cơm gì? Chợ Cũ ở đâu?


Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng cách chưng cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương độ một chén cơm nhỏ. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của một số dân tộc người Hoa. Theo như kể lại, cơm thố có mặt ở Sài Gòn-Chợ Lớn vào thập niên 30-40 của thế kỷ trước. Đến thập niên 70, do khăn gói gió đưa từ Gò Công lên Sài Gòn, tôi mới có cơ hội làm quen với vài “món ngon vật lạ” ở đô thành hoa lệ trong đó món cơm thố Chợ Cũ.


Chợ Cũ Sài Gòn nguyên là chợ Bến Thành, đã có trước khi Pháp chiếm Gia Định. Chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định, bến nầy dân gian gọi là Bến Thành và chợ có tên là chợ Bến Thành. (xem thêm Lịch sử chợ Bến Thành)

Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình Huế dùng chiến thuật hỏa công, thành phố và chợ Bến Thành bị thiêu hủy. Năm 1860, sau khi “bình định” xong Gia Định, Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, cột bằng gạch, sườn gỗ và lợp lá.Vào năm 1887, Pháp cho lấp con kinh, sát nhập hai con đường lại làm một, thành đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Khu chợ càng trở nên đông đúc mà phần nhiều là của người Tàu, người Ấn và người Pháp.

Năm 1912, vì chợ cũ kỹ nên Pháp lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới lớn hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (sau nầy là bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Khu chợ Bến Thành cũ được gọi là Chợ Cũ tới nay. Nên có câu ca dao:
Chợ Bến Thành dời đổi,
Người sao khỏi hợp tan.
Xa gần giữ nghĩa tào khang,
Chớ ham nơi qườn quới, (mà) phụ phàng bạn xư
a!



Afficher l'image d'origine


Chợ Cũ xưa có nhiều tiệm cơm thố.

Ngon mà giá bình dân là những tiệm cơm thố nằm góc đường Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi. Đa số người đến tiệm là người Việt gồm đủ thành phần xã hội. Người ra vào tiệm tấp nập chủ yếu vì món cơm thố ngon thơm, dẻo và luôn luôn nóng mà giá cả rất “bèo” như tiếng Sài Gòn bây giờ.
Phần tôi lần đầu tiên được ông bạn vong niên mời ăn cơm thố Chợ Cũ. Vào tiệm thấy người ta kêu những món mà từ nhỏ tôi chưa được ăn bao giờ như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay, canh cải bẹ xanh nấu với cá thác lác v.v..

Thấy có người vào ăn một hơi cả chục thố cơm, mà đồ ăn chỉ với một dĩa cá mặn rất ư là khiêm nhường. Cơm thố Chợ Cũ từ đó đã gây cho tôi nhiều ấn tượng về thế giới ẩm thực của người Hoa. Sau này trở thành dân Sài Gòn, có nhiều dịp ăn cơm thố, tôi mới khám ra nhiều điều thú vị và bí mật về thế giới cơm thố từ lối nấu, cách ăn của Tàu đã du nhập vào người Việt.
Như ở tiệm cơm thố Bac-Ca-Ra sau rạp chiếu bóng Nam Quang (?) thực khách hầu như chỉ có người Việt. Tiệm nổi tiếng nhờ chiêu “khách gọi món gì tiệm nấu món nấy,” bất kể món gì, từ món “cá hàm dỉ,” canh cải bẹ xanh nấu gừng, đến món cá chưng, cá hấp v.v.. Thế mà thực khách ai nấy đều vui vẻ chờ đợi!


Afficher l'image d'origine


Nay nói về cái thố hấp cơm.

Thố là dụng cụ để đựng bằng sành sứ, là đồ dùng trong gia đình như chén, dĩa, tô, tộ. Thố có nhiều cỡ kiểu, có loại có quai/ không quai, có loại có nắp/ không nắp. Ngày xưa, nhà giàu ở miền Tây thường hay chưng một cặp thố kiểu loại lớn, trên bàn thờ trông cho sang.

Thố kiểu nhỏ được dùng đựng nước cúng, đơm cơm, đựng cơm rượu xôi vò v.v.. dọn trên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày Tết. Thố bằng sành thì được dùng để hấp cơm, tiềm thuốc bắc. Thố kiểu làm bên Trung Hoa, còn thố sành được làm ở Bình Dương.

Afficher l'image d'origine


Nồi và xửng hấp cơm thố cũng rất đặc biệt.
Nồi to, trong nồi đặt cái xửng lớn có hai, ba từng hấp, xửng đan bằng tre có nhiều lỗ thoát hơi lớn bằng ngón tay cái. Phần chứa nước sôi của nồi hấp có chỗ tiếp thêm nước nóng mà không cần dời các từng chứa cơm, tránh không làm cho cơm bị “hót hơi.” Các thố cơm sắp thưa và đều trong mỗi từng hấp để còn chỗ cho hơi nước bốc lên từng trên cùng.

Afficher l'image d'origine



Gạo dùng nấu cơm thố

Là loại gạo ngon đặc biệt như gạo Sóc Nâu, gạo hột dài, gao nàng hương Chợ Đào.

Cho ít gạo, đã được gúc sạch để ráo nước, vào từng cái thố sành. Tùy theo loại gạo mà gia giảm nước. Nước chỉ được châm vào thố một lần mà thôi, không được châm thêm. Tất cả đều do kinh nghiệm của người bếp làm sao cho cơm vừa ăn, không khô, không nhão.

Người bếp phải biết chắc từng cơm nào đã chín để chuyển qua từng khác, bằng cách chồng nhiều từng cơm đã chín lên nhau để chỉ giữ cơm luôn được nóng.

Hấp cơm thố quả là cầu kỳ và công phu! Cơm thố như vậy là “cơm trắng đặc biệt,” không giống như cơm trắng thường nấu bằng nồi đất mà chúng ta ăn hằng ngáy ở nhà. Hột gạo trong thố được làm chín bằng cách hấp nên mùi thơm của gạo len ẩn vào trong ruột hột cơm, làm cho cơm thố thơm hơn cơm nấu. Cơm thố còn có đặc tánh nữa là giữ nóng lâu, để nguội hấp lại mà không bị khô. Đặc tính nầy cơm nấu thường không có.
Vào tiệm cơm thố, “phổ ky” bưng lên, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Bạn không cảm thấy ăn cơm thừa của người khác. Thố cơm bé xíu, trông hấp dẫn, và hai đũa là hết. Bạn thấy ngon hơn ăn cơm bới trong nồi.

Được biết tới nay vẫn còn một tiệm cơm thố kỳ cựu ở số 45, đường Tản Đà, quận 5, Chợ Lớn, mang bảng hiệu tiếng Việt là Giang Nam, nổi tiếng nhờ bán độc nhứt món cơm thố, không bán thêm mì hủ tiếu như tiệm khác. Bảng hiệu cơm thố Giang Nam có mặt vào khoảng 1942, nhờ được đạo diễn phim Người Tình (quay năm 1992) chọn để tái hiện cảnh sanh hoạt hàng ngày của Chợ Lớn thời thập niên 30-40 thế kỷ trước, làm cho cơm thố Giang Nam thêm tiếng tăm.


Afficher l'image d'origine


Cũng nên phân biệt cơm thố với cơm tay cầm.

Cơm tay cầm là loại phục vụ cho nhiều người, dọn chung cho cả bàn cùng ăn. Cơm tay cầm là cơm nấu chung với thức ăn, là cơm tổng hợp, người ăn không phải ăn kèm với thức ăn nào khác. Thức ăn như hải sản, gan heo, gà quay... hấp chung với cơm trắng trong cái nồi nhỏ có một một quai, gọi là tay cầm. Cơm tay cầm cũng được làm chín bằng cách hấp cách thủy, sau khi chín có tiệm còn bắc xoong cơm tay cầm lên bếp lửa cho cơm khét phần dưới.

Tại Little Saigon đó đây còn có tiệm còn bán món cơm tay cầm. Riêng món cơm thố Chợ Cũ của tôi chỉ còn là “vang bóng một thời.” Khoa học tiến bộ, nấu cơm bằng nồi điện, làm cho cơm thố Chợ Cũ đã bị lùi vào trong ký ức! Đúng là đời sống văn minh làm cho “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” như lời Chân Quê của Nguyễn Bính!


Kể cũng tiếc...
Nguồn: GS Trần Văn Chi (Vietmediaagency.com)
Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 10

Quán có từ những năm 1950s, đến nay đã hơn 60 năm tồn tại, là điểm hẹn quen
thuộc của nhiều thực khách Sài Gòn


Một trong những món ngon vang bóng một thời của Sài Gòn là cơm thố, có mặt ở Sài Gòn - Chợ Lớn từ hàng trăm năm trước. Trôi theo dòng chảy thời gian, món cơm này tưởng đã đi vào dĩ vãng. Nhưng thật may mắn khi một vài quán ăn lâu đời vẫn còn lưu giữ cách nấu cơm độc đáo này.

Nhắc đến cơm thố Sài Gòn, nhiều người thường liên tưởng đến khu chợ Cũ lừng lẫy một thời. Rất nhiều món ngon ở khu vực chợ trên đường Tôn Thất Đạm (quận 01) đã hằn sâu trong ký ức của người Sài Gòn như hủ tiếu cá, cháo cá (mà học giả Vương Hồng Sển từng nhắc đến trong đoạn mở đầu của tác phẩm "Sài Gòn Năm Xưa", 1960, mà nay đã không còn nữa), cơm thố, hủ tiếu, bánh mì xíu mại… Xin nói thêm một chút về lịch sử của chợ Cũ. Theo nhiều tài liệu thì từ đầu thế kỷ thứ 17, khi người Việt đến lập cư ở vùng đất phương Nam, thì Sài Gòn cũng trở thành nơi phố chợ đông đúc, náo nhiệt nhất Nam kỳ. Ở khu vực dọc bờ sông Bến Nghé, cạnh thành Quy đã hình thành một khu chợ nhỏ, nhưng buôn bán rất sầm uất. 
Theo sử cũ, khu chợ này ngày xưa là một "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông.

Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa Ngư, có gác cầu ván bắc ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền".




Có lẽ do nằm cạnh bến sông và thành cổ nên ngay từ đầu, chợ đã được gọi là Bến Thành.

Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến Thành đầy hàng hóa như: gạo, cá khô, tôm khô, cau, đường... bán ra để mua tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo... từ nước ngoài mang đến. Khu vực chợ Bến Thành càng trở nên đông đúc và phồn thịnh hơn. Giữa năm 1911, ngôi chợ xuống cấp nặng nề.

Người Pháp phải cho dỡ bỏ, dời về địa điểm gần ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, nay là bến xe buýt Sài Gòn. Khu chợ xưa kia vì đã mang tên "chợ Cũ", như để nhắc nhớ về một thời hưng thịnh.

Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 1

Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng đất nung theo lối chưng cách thủy
Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 4
Khu chợ ngày xưa nằm bên bờ phía Nam của một con kênh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố, được gọi là Kinh Lớn. Dọc bờ kênh là một con đường, người Pháp đặt tên là Charner, người Việt gọi là Quảng Đông, bởi có nhiều người Quảng Đông làm ăn buôn bán ờ đây. Người Pháp về sau lấp con kênh này (năm 1887) và đổi tên thành đại lộ Charner, rồi sau đổi thành đại lộ Nguyễn Huệ như ngày nay.
Cũng vì thế mà trong chợ Cũ tập trung rất nhiều quán ăn ngon của người Hoa. Trong ký ức của nhiều người Sài Gòn xưa, cơm thố chợ Cũ nổi tiếng vì đa số người Việt thuộc đủ mọi thành phần xã hội thường lui tới. Chủ yếu là nhờ gạo ngon, món ăn ta, Tàu lẫn lộn, giá cả bình dân. Ít tiền thì vào ăn một hơi cả chục thố cơm chỉ với dĩa thịt kho, dưa cải cũng chỉ vài trăm đồng tiền cũ. Rủng rẻng hơn thì ngồi nhấm nháp một hai thố cơm với những món cao cấp như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay…


Sai Gon xua, my nhan Sai Gon xua, cho xua Sai Gon

Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 5
Dãy nhà phố trên đường Charner. Hai con đường dọc theo Kinh Lớn: một chạy xuống
phía bờ sông Sài Gòn, qua phía trước chợ Cũ là Rue Rigault de Genouilly, đường từ
phía sông chạy lên là Rue Charner. Khi Kinh Lớn bị lấp vào năm 1887 thì hai con
đường được nhập lại thành Boulevard Charner tức là đường Nguyễn Huệ ngày nay.



Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 6



Xe điện chạy qua phía đầu đường Charner (đường Nguyễn Huệ, quận 01 này nay) Bây giờ, chỉ còn duy nhất một tiệm cơm thố ở chợ Cũ là Chuyên Ký nằm ở số nhà 67 Tôn Thất Đạm, ẩn sau những dãy kiosk nên đi ngang qua rất khó nhận biết. Chị Chừng Thúy Thúy, chủ tiệm bây giờ cho biết mình kế nghiệp bà ngoại là Lý Chuyên, người gốc Quảng Đông, bán cơm thố nổi tiếng một thời. Tiệm có từ những năm 1950s, đến nay đã hơn 60 năm tồn tại, là điểm hẹn quen thuộc của nhiều thực khách Sài Gòn.
Món cơm thố ở Sài Gòn là do người Hoa gốc Quảng Đông đem đến, phát âm là “chung phàn” (chung là cái thố, phàn là cơm). Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng đất nung theo lối chưng cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương gần một chén cơm nhỏ. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của người Hoa.
Thố cơm ở Chuyên Ký được đặt ở lò gốm từ những ngày xa xưa, rất xinh xắn và bền, không như những thố ở hầu hết các hàng quán bây giờ. Chị Thúy Thúy tiếc nuối: nếu những cái thố này bị vỡ đành phải dùng loại bán sẵn trên thị trường, vừa không đẹp bằng mà lại mau vỡ. Trước đây nhà chị đã đặt vài ngàn thố cơm, nhưng giờ đây kỹ thuật làm gốm này đã thất truyền.


Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 7

Hầm vĩ chưng hột vịt ăn kèm với dĩa rau sống, dưa leo thì tuyệt vời



Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 8

Gà ác tiềm thuốc Bắc Thật vậy, thố cơm ở đây rất xinh xắn, có màu trắng ngà, mang lại ít nhiều vẻ xù xì của đất nung. Gạo bỏ vào từng thố rồi cho nước vào, đặt trong nồi hấp lớn nhiều tầng. Cơm trong thố sẽ chín bằng hơi nước. Độc đáo và cầu kỳ như vậy nên cơm rất dẻo và ngon hơn cơm nấu trong nồi, cũng như giữ ấm cơm rất dễ.
Mặc dù đã ít món hơn trước kia nhưng thực đơn ở tiệm cơm thố Chuyên Ký cũng rất phong phú: bò xào các loại, dồi trường, cật heo chiên, xào, các món từ thịt gà, cá, tôm, heo, cua, mực, các món tiềm, canh...
Theo hồi ức của một người Sài Gòn xưa về Chuyên Ký thì “một người vô tiệm mà "kiu" món "gà ác tiềm" với món "hầm vĩ”, cộng với 4 thố cơm thì tay này là... Hạ Hầu Đôn trong Tam Quốc diễn nghĩa. Cơm thố ở đây tuyệt chiêu giống như cơm gà thời phải vô Siu Siu trong Chợ An Đông vậy”.
Món gà ác tiềm thuốc Bắc ở đây có hương vị thơm ngon khác hẳn so với các quán người Hoa cũng bán món này. Bí quyết chính là cân bằng tỉ lệ các món thuốc Bắc cho vào chứ không dùng loại thuốc tiềm bán sẵn như thường thấy.
Sườn xào chua ngọt cũng là một món ngon phải thử. Theo chủ quán, phải luộc sườn cho mềm rồi mới lăn bột năng và chiên, sau đó mới là sốt chua ngọt. Vị chua, ngọt, mặn của món này rất cân đối nên ăn với cơm thố trắng quả là tuyệt đỉnh.
Nhưng độc đáo nhất phải nói đến món "hầm vĩ chưng hột vịt" hoặc "hầm vĩ chưng dấm đường". Tên nghe rất lạ, nhưng thực ra đây chính là món cá lù đù (hầm vĩ) trộn chung hột vịt rồi hấp hoặc chưng. Món này bắt cơm số một, ăn kèm với dĩa rau sống, dưa leo là nhất.

Có rất nhiều món mới du nhập vào Sài Gòn sau này như cơm niêu, cơm tay cầm, cơm bình dân đủ loại dễ nấu, nên người ta không còn ăn cơm thố thường xuyên như trước nữa. Nhưng với nhiều người, thưởng thức cơm thố chợ Cũ cũng là để tìm về những ký ức đẹp của Sài Gòn. Là những hồi ức về Kinh Lớn, về đường Charner, là nhớ đất Gia Định trù phú một thời.
Cơm thố 60 năm của Sài Gòn 9  Cơm thố Chuyên Ký
67 Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, quận 01
Mở cửa: 11h trưa đến 10h tối
Giá: Cơm thố (3.000đ/thố), gà ác tiềm thuốc Bắc (50.000đ/phần), sườn xào chua ngọt (80.000đ/dĩa), hầm vĩ chưng hột vịt (60.000đ/phần)
Afficher l'image d'origine

LINH HỒN TỒN TẠI

Bằng Chứng Kỳ Lạ Về Đời Sống Sau Khi Mãn Kiếp!!



Các đại sưu-tầm gia trên toàn-quốc Huê-Kỳ đã tiết-lộ những bằng-chứng hiển-nhiên mới mẽ về đời-sống sau khi từ trần là một thực-tế lạ-lùng!!!


Sự-kiện thích-thú nhất là sự tìm thấy những hồn-linh của những người quá-vãng đã xâm- nhập vào xác thân người còn sống!!!


Các nhà sưu tầm đã quá ngạc nhiên khi tìm gặp một số người mù từ thuở sơ sanh, trong lúc bị thôi miên, đã nhớ lại những tiền kiếp mà họ không bị mù loà và tả lại rõ ràng những màu sắc và những chi tiết lịch sữ rất chính xác mà họ không thể nào biết được trừ ra họ đã mục kích!


Bác sĩ Edith Flore, nhà tâm lý học ở Saratoga/California và là một sưu tầm gia hàng đầu có nhiều kinh nghiệm về tiền kiếp, đã tuyên bố rằng: "Bằng-chứng cuộc-sống sau khi mãn-kiếp rất dễ-dàng chấp-nhận! - Đời-sống tiếp-tục mãi mãi... - Chúng ta đã tái-sanh từ kiếp nầy qua kiếp nọ! Và kiếp trước của chúng ta, có ảnh-hưởng đến kiếp hiện-tại!!! ".


Bà Ruth Montgomery, một trong những vị sưu tầm hàng đầu trong nước và là tác giả hai tác phẩm về tâm lý bán chạy nhất, đã quả quyết những bằng chứng về các hồn linh người chết đã nhập vào kẻ còn sống!


Bà gọi đó là "Hồn Nhập" (Walk-Ins). Bà đã tả trường hợp ly kỳ của ông David Paladin, người Mỹ da đỏ, trong thế chiến thứ 2, đã bị Đức Quốc Xã bắt giữ, hành hạ và bỏ đói gần chết và bị hôn mê trong hai năm rưởi!


Bà cho biết thêm: Sau khi hết hôn mê, ông ta bắt đầu nói tiếng Nga lưu loát và rồi như thức tĩnh ông tự xưng là Vasili Kandinski, một hoạ sĩ lừng danh mở đường trong môn phái trừu tượng! Kandinski từ trần tại Pháp năm 1944, thọ 78 tuổi. Bà Montgomery tiếp: "Thật là khó tin, khi thấy Paladin biểu-diễn tài-nghệ xuất-sắc về môn hoạ trừu-tượng; mà ông chưa bao giời biết vẻ từ trước!!! Các tác phẩm của ông đã được nhiều thu hút và các giới phê bình nghệ thuật vô cùng thán phục! Hoạ-thể của ông giống hệt của Kandinski một cách lạ-lùng!!! Và, mặc dù Paladin sống và lớn lên trong vùng thổ-dân da đỏ chưa bao giờ học nhạc! Thế mà ông biết dạo dương-cầm... Ông Kandinski đã học dương-cầm hồi còn thơ-ấu và sau trở thành nhà soạn nhạc!!!"



Hồn ma nhập xác người sống!Bác sĩ Albert Hugh Doss, nhà tâm linh học ở Raleigh-North Carolina, đã phỏng vấn Paladin và biên thư cho bà Montgomery như sau: "Sau khi cân nhắc các sự kiện, tôi phải xác nhận rằng: David Paladin là một trường-hợp kỳ-lạ của 'Hồn Nhập'. Bà Montgomery đã tin-tưởng thuyết 'Hồn Nhập' đã được giải-thích: Tại sao những người cận-tử hồi-sanh như những người sắp chết trên bàn mổ, thường tỏ ra khác lạ sau khi bình-phục! Bà cho biết: Hồn Ma đã chiếm xác-thân họ... Nhiều người sau khi hồi-sanh là những Hồn Nhập!!!".


Trong 12 người được phỏng vấn, tôi đã đối diện với "Hồn Nhập"! Tôi đã chú-ý họ có nhiều điểm giống nhau!!! Tất cả đều tin có Đấng Tối-Cao! Tất cả đều khiêm tốn, nhã nhặn và hay giúp đỡ!!! Tất cả đều thương yêu đồng-loại với tình yêu vô vị-lợi! Yếu tố nào giúp cho các sưu tầm gia nhận định được điều đó chính là một sự thay đổi toàn diện về nhân cách sau khi "Hồn Nhập" đã xâm nhập xác trần! "Hồn Nhập" đi vào xác thân người gần chết hay đã chết trong bệnh viện có khả năng làm hồi sanh thân xác và bình phục!!!


Chúng ta, tất cả đều đã sống trước đây trong các tiền-kiếp!

Việc nầy xem như khó tin được! Nhưng đây là một lãnh-vực khác của luân-hồi!!! Chúng ta đều là những người đã sống qua nhiều tiền kiếp! Bác sĩ Doss cho rằng nhiều người cận tử hồi sanh, có thể là những "Hồn Nhập"!!!


Bác sĩ James Parejko, giáo sư triết học tại Đại Học Chicago State và cũng là nhà phân tâm học đã tồn trử nhiều hồ sơ về những linh hồn bên kia nấm mộ! Ông đã nghiên cứu trường hợp 20 người mù từ thuở sơ sanh và đã được thôi mien! Họ cho biết những khung cảnh trong các tiền kiếp mà họ đã trải qua. Khi họ hồi tưởng lại những kinh nghiệm trong kiếp trước, họ thường dùng một loại ngôn ngữ về nhãn quan, để diễn tả hình ảnh tận mắt rõ ràng mà rất xa lạ đối với người mù!! Thật là một sự kỳ lạ! Họ thuật lại những biến cố và địa điểm với bao nhiêu chi tiết hổn tạp, màu sắc và rõ rệt cùng những hành động, di chuyển mà không thể nào có được! Nếu họ không ở trong biến cố và địa điểm đó thực sự!!! Một thiếu nữ mù, 20 tuổi, đã thuật lại trong tiền kiếp ở miền nam Huê Kỳ, thời nội chiến. Cô đã thấy những người lính Liên Minh trong bộ quân phục màu xám vừa vặn và tóc dài như vải gai. Bác sĩ Parejko nhấn mạnh: Một người mù không thể nói được như vậy. Họ làm sao thấy được sự tương tợ giữa tóc và vải gai và làm sao biết vải gai giống thứ gì? Cô ta cũng mô tả nhà của cô cũng đã một lần sơn màu nâu, những lớp sơn tróc đi để lại những gổ trần. Cô cũng tả con chó của mình màu trắng và đen có những chấm ở mũi và quanh mắt!!!


Một thiếu phụ khác đã nói vế kiếp trước, thời Cổ La-Mã. Bà đã tả rõ ràng khi đi ngang qua các hang toại đạo, có những nấm mồ dưới đất, các hang ấy xám và nhơ-nhớp vì ánh sáng ít lọt vào, nền lát bằng những tảng đá lớn không đều. Bà ta cũng diễn tả một vài điều khác thường như một máng xối màu nâu đỏ rĩ-sét, dài chừng bốn năm phân đang giỏ nước! Đây thật là những chi tiết chân thực của những người đã thấy!!!


Bằng chứng gần đây của đời sống sau khi mãn kiếp và thuyết luân hồi! Dĩ nhiên dễ dàng chấp nhận!!! Thật khó mà chối-cãi những kinh nghiệm của những người nhớ lại từ tiền kiếp, với những khúc-chiết lịch-sữ lạ thường!!!


Bác sĩ Fiore người đã dựa trên 10 nghìn trường hợp của những người hồi tưởng tiền kiếp bằng cách thôi miên đã tường thuật như có có một anh chàng bán hàng thường bị đau ngực. Trong lúc thôi miên, anh ta nhớ lại hồi anh còn sống dưới thời Cổ La Mã, anh đã bị quăng vào đấu trường và bị sư tử xé banh ngực trong kiếp ấy!



Có ít nhất 10 nữ bệnh nhân có triệu chứng tương tợ! Tất cả đều lo âu, sợ hãi đàn ông, thường bị phong ngứa, và lên cân quá theo định kỳ, bắt nguồn từ kiếp trước như vậy. Bác sĩ Fiore tiếp: "Hầu như luôn luôn khi tôi thôi-miên họ, tôi đã thấy họ trở về từ cái kiếp họ là người Do-Thái ở Âu-Châu đã bị đẩy vào trong phòng hơi ngạt của Đức-Quốc Xã trong Thế- Chiến 2. Họ đều bị bỏ đói, đau-đớn, và bị hãm-hiếp trước khi chết!!!".


Những vết thương tình-cảm từ tiền-kiếp!


Bác sĩ Fiore giải thích: "Trong tất cả mọi trường-hợp, những vết thương lòng thường đeo theo kiếp hiện-tại với kết-quả hữu-hiệu. Họ thường mập và không hấp-dẫn để tránh đàn ông đụng chạm tới và có cảm-tưởng như là để tránh đói khát!". Ông cũng kể lại trường- hợp một bà nột-trợ, 52 tuổi, bị bệnh khó thở nặng! Nhưng bà ta không thể nào bỏ thuốc lá được! Khi thôi-miên, bà nhớ lại hồi thế-kỷ 17, ở Anh Quốc, Bà ta bị tố-cáo là phù-thủy và bị hoả thiêu trên giàn hoả! Ngay trước khi thọ hình, một nhân viên trong Giáo Hội đã thì thầm bên tai là: Nếu hít khói lửa vô thật sâu và nhiều! Bà sẽ tránh được đau-đớn khi ngọn lửa bừng cháy!!!



Ký-ức trong tiền-kiếp rất chính-xác!


Một nhà sưu tầm về tiền kiếp khác, bà Helen Wambach ở San Francisco/California đã nghiên cứu 1000 người đã được thôi-miên đưa về những kiếp trước và cho biết những ký- ức của họ rất chính-xác lạ thường! Họ đã tường-thuật rất đúng những chi-tiết nhỏ-nhặt mà chỉ có thể tìm gặp được trong các cuộc trắc-nghiệm hay sách sữ! Họ chỉ có thể biết được! Nếu họ sống thực-sự trong không-gian và thời-gian ấy!!!



Dick Sutphen, một vị sưu tầm về tiền kiếp tại Los Angeles, đã thu thập những dữ kiện trên 30000 (ba mươi ngàn) trường hợp thôi miên đưa về các kiếp trước trên 11 năm! Ông thuật lại có một trường hợp khó tin của một người đàn bà đã luôn luôn bị ám-ảnh lo-âu cho những đứa con của bà, mặc dù chúng đã lớn! Ông Stutphen nói: "Bà ta thường gặp trở- ngại khi để chúng một mình! Bà không ở xa chúng được dù một ngày, mà không băn- khoăn những gì có thể xảy ra gây thương-tích hay chết chóc cho chúng! Trong lúc thôi- miên, bà ta tiết-lộ, tiền kiếp của bà ở New Orleans vào Thế-Kỷ 19. Ngày kia, bà đã giao đứa con trai của bà cho người nô-lệ canh-chừng đang lúc bà đi thăm viếng! Khi bà trở về, con trai bà bị chết đưối! Vì người nô-lệ lơ-đểnh!!! Ông Sutphen giải-thích hành-động tội-phạm nầy, đã ngấm sâu trong tiềm-thức của bà trong kiếp hiện-tại!!!".


Bà Sarah Wilson Estep, nhà tâm linh học ở Severna Park, đã cho biết bà đã thâu băng trên hai mươi ngàn tìếng nói của người chết! Bà nói những thông điệp thâu lại của những ngưòi quá vãng là một sự cố gắng của các linh hồn trong cõi âm muốn liên lạc với chúng ta!!! Tuy nhiên, các tìếng nói của các linh hồn khó nghe được bằng tai trần! Trong các âm thanh thâu được, bang-chứng rõ-rệt có đời-sống sau khi mãn-kiếp là tiếng nói của thân-phụ của bà đã từ-trần cách đây 24 năm. Một sự liên-lạc kỳ-lạ là một sáng nọ, bà cho máy thu-âm chạy và nói: "Tôi có bạn nào ở đây không?", Bà lại nói tiếp: Đang lúc nghe lại cuộn băng, tôi rất sung-sờ ngạc-nhiên khi có một giọng nói rõ-ràng: "kipper! Cha rất lấy làm sung-sướng nói chuyện với con!". Bà cho biết tên Skipper là tên cưng thân-phụ bà đã đặt và thường gọi bà! Không ai kêu bà bằng tên nầy!!!

Sưu-tầm gia về luân-hồi Wambach đã kết-luận: "Đời-sống sau khi mãn-kiếp! Giờ đây, không còn là vấn-đề nữa! Đã quá nhiều bang-chứng để chap-nhận!!! Chúng ta đã tái-sanh đi tái-sanh lại! Và không có lý-do để sợ chết nữa!!!"./-


Tài-liệu Startling New Proof... Life after Death!

PT/Ngô-Quang-Huynh, chuyển-ngữ (Jun. 18, 2015)

ĐÀN ÔNG VIỆT NAM

Đàn Ông Việt "Lười, Ham Nhậu" Trong Mắt Người Nước Ngoài


"

Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia", Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét "đàn ông Việt Nam lười quá".



Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến TP HCM ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào.


Ông kể: "Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?".
Theo một nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và lạm dụng bia rượu tại Việt Nam do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành, 63% người sử dụng rượu bia là nam giới, trong đó trí thức lại là nhóm có tỷ lệ sử dụng cao nhất.
Người Việt tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu hằng năm, tức là bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể phí tổn điều trị các bệnh và tai nạn giao thông do lạm dụng rượu bia gây ra.
Sau gần một năm định cư ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Henry (người Pháp) kể, cho đến giờ anh vẫn chưa hiểu rõ lý do tại sao đàn ông Việt lại thích "ngồi đồng" nơi này nơi kia hơn là về tổ ấm. Hiện là giám đốc một resort có tiếng ở Long Hải, Henry cho biết, bản thân anh vì công việc nên cũng thường xuyên đi gặp đối tác ăn uống xã giao nhưng luôn ý thức vợ con đang chờ ở nhà nên cố gắng về sớm và phụ vợ một số việc lặt vặt trong nhà.

"Tôi thắc mắc thì nhiều người bảo ở Việt Nam đó là chuyện bình thường. Trong khi phụ nữ có nhiệm vụ lo cho gia đình, con cái thì người chồng chỉ lo kiếm tiền. Nhiều ông còn viện cớ đi nhậu để xã giao làm ăn đến đêm mới về, vợ mà hỏi thì bị chửi, thậm chí còn bị đánh", Henry (37 tuổi) tròn mắt nói.
Chàng giám đốc 37 tuổi cho biết, anh có một số bạn nữ là người Việt Nam hiện đã có chồng và con. Mặc dù các cô ấy lúc nào cũng hết mực chăm lo, hy sinh cho chồng con nhưng gia đình cũng vẫn không mấy hạnh phúc.
"Tôi thấy người đàn ông nào lấy được họ thì thật là có phước vậy mà cô bạn vẫn phàn nàn chồng chẳng mấy khi có mặt ở nhà, mà có về nhà cũng chỉ lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quét nhà hay rửa chén phụ vợ. Chẳng lẽ trong mắt họ, gia đình là của riêng phụ nữ?", anh băn khoăn.

Sài Gòn được mệnh danh là "thành phố không ngủ", ban ngày đường xá đông nghẹt người, nên đến đêm là lúc các quán nhậu làm ăn tấp nập nhất. "Ngồi đồng" ở quán nhậu đa phần là cánh mày râu. Chỉ cần vài con mực khô làm "mồi", các ông có thể tha hồ "chén chú chén anh" đến khuya lắc khuya lơ mới chịu về.
Trời đã khuya mà tiếng "dô dô... trăm phần trăm" và tiếng cụng ly keng keng vẫn không ngớt ở một quán ốc trên đường D2 (Quận Bình Thạnh, TP HCM).

Bà chủ quán cho biết, quán mở cửa từ 16h chiều đến 2h sáng hôm sau. Mỗi đêm ở đây đón tiếp khoảng 300 khách đến ăn uống. "Không chỉ riêng nhà tôi mà ở đây quán nào cũng như thế. Lâu mấy ông nhậu say ngà ngà còn bỏ ra đánh nhau, thậm chí chồng đi nhậu mà vợ đến gọi không về lại xảy ra ẩu đả", người phụ nữ kể.
Cảnh tượng đàn ông đầy ắp các quán nước, quán nhậu sau giờ tan tầm cũng quá quen thuộc tại Hà Nội. Khoảng 4h chiều 13/8, các quán bia, nhậu dọc đường Tây Sơn (Đống Đa) đã bắt đầu hút khách. Vài thanh niên choai choai đứng xuống lòng đường vẫy gọi. Trong các quán, bàn ghế đã bày la liệt. Bà chủ liên tục hối nhân viên dọn dẹp nhanh để chuẩn bị đón khách. Lúc này, dù chưa tới giờ tan tầm nhưng hơn hai chục người đàn ông sơ vin chỉnh tề đã ngồi chúc tụng nhau. Trên mỗi bàn, 5, 7 cốc bia, đĩa lạc rang, mực nướng đã vơi quá nửa.

Từ 5h chiều trở đi, đàn ông đến quán càng đông hơn. Bước vào quán trên tay mỗi người đều xách một chiếc cặp, nhiều người vẫn còn đeo thẻ nhân viên. Khi có chút hơi men câu chuyện của họ càng trở nên rôm rả, họ cởi mở cả những chuyện bồ bịch, giường chiếu.


Hơn 6h tối, không khí trong các quán nhậu dọc đường Lê Đức Thọ (Mỹ Đình) cũng trở nên cực kỳ sôi nổi. Đây là thời điểm khách hàng đổ bộ vào quán. Khu vực quảng trường Mỹ Đình cạnh đó cũng bước vào giờ làm ăn. Ngoài một số lớn là nam sinh viên thì dân công sở cũng chiếm lượng không nhỏ. Họ thường chọn một chiếc bàn, hay chiếu gọi vài cốc nước, đĩa hướng dương, hoa quả rồi tán chuyện đến tối mịt mới ra về.

Tại một chiếc chiếu trên bãi cỏ ở quãng trường Mỹ Đình, 5 người đàn ông ngoài 30 gọi một chai rượu, một con mực và cá bò nướng hàn huyên. Một anh mở đầu bằng việc công ty vừa ký được một hợp đồng cung cấp cửa kính với số lượng lớn, rằng anh sẽ được hưởng bao nhiêu hoa hồng từ dự án này. Ngay sau, anh khác lại tiếp lời bằng một nhóm thực tập sinh mới về công ty, trong đó anh nhận hướng dẫn một em khá xinh...

Câu chuyện tưởng như không có hồi kết thì đột nhiên, hai chiếc điện thoại cùng kêu. Giọng bốc đồng khi nãy tắt vụt, thay vào đó là tiếng nhỏ nhẹ "anh làm nốt việc nên về muộn", "anh bị tắc đường, gần về đến nhà rồi"... Nghe tiếng bà vợ, một anh giật nảy vì quên không đón con... Cả đám nháo nhác rời khỏi quán. 
Trên một số báo “Tuổi trẻ Chủ nhật”, tác giả Danh Gia đã đưa ra một vài nhận định nhỏ về đàn ông phương Tây, cũng là bức tranh đối lập với đàn ông Việt, như sau:
“Đàn ông các nước công nghiệp, tức các nước kinh tế thị trường nhất, đến giờ tan sở mệt nhoài vì công việc chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ba chân bốn cẳng leo lên tàu điện, đổi dăm ba tuyến đường mới về được đến nhà phụ vợ con dọn cơm, rửa chén rồi đi ngủ sớm, đến cuối tuần cần tranh thủ sửa sang nhà cửa, chở vợ đi chợ. Xu hào đủng đỉnh lắm thì tối thứ sáu đưa vợ, đưa con đi ăn tiệm hoặc đưa vợ con đi nghỉ mát cuối tuần, chứ không ai rỗi hơi nát rượu tối này sang tối khác với bạn bè.
Không tin, nếu có dịp đi Tây, chiều tối cứ xuống các trạm xe điện ngầm ở Paris chen chúc với bốn triệu người, ta sẽ thấy rõ thế nào là nếp sống kinh tế thị trường đích thực. Chớ tưởng dân đi chơi tối giữa Paris, Luân Đôn…là người bản xứ. Trừ một thiểu số nhung lụa hoặc của 'thế giới về đêm', người lao động lĩnh lương trong tháng, cho dù có là giám đốc, chẳng mấy khi đến quán xá vào những tối trong tuần.

Khi người ta phải đóng thuế thu nhập giá chót cũng 30%, khi người ta ở nhà thuê hay mua trả góp mỗi tháng cũng phải đóng từ 1/3 đến 1/5 lương cho tiền nhà, khi người ta sắm cái xe hơi, cái máy giặt, cái máy sấy khô quần áo…sao cho cuộc sống gia đình tiện nghi hơn, để rồi cuối tháng bị ngân hàng tự động trừ nợ, người ta mới không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp".
* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Nguồn VnExpress

HỘ CHIẾU VIỆT NAM

Hộ chiếu Việt Nam thuộc loại ‘kém giá trị’ nhất thế giới

Hộ chiếu Việt Nam bị xếp thứ 90 trong số 94 quốc gia trong bảng xếp hạng Chỉ số Giới hạn Thị thực của Henley and Partners.

ộ chiếu Việt Nam bị xếp thứ 90 trong số 94 quốc gia trong bảng xếp hạng Chỉ số Giới hạn Thị thực của Henley and Partners.
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 90 trong danh sách 94 quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, đứng sau cả Campuchia.
Công ty tư vấn toàn cầu Henley and Partners mới công bố bảng xếp hạng có tên gọi Chỉ số Giới hạn Thị thực, theo đó xếp hạng 94 nước trên thế giới dựa trên mức độ tự do nhập cảnh vào các quốc gia trên thế giới.
Các quốc gia nằm trong nhóm đầu, không phải có visa mà vẫn tới được 174 nước bao gồm Phần Lan, Đức, Thụy Điển, Anh và Mỹ.
Chỉ có 2 quốc gia châu Á nằm trong top 20 nước có thị thực “quyền lực nhất thế giới” gồm Nhật Bản và Singapore.
Theo báo chí trong nước, với hộ chiếu phổ thông, công dân Việt Nam được tự do đi lại ở 44 quốc gia trên thế giới mà không cần visa.
Xếp cuối bảng xếp hạng, đứng ở vị trí thứ 94, là Afghanistan. Công dân nước này chỉ có thể tới 28 quốc gia mà không cần visa. Các quốc gia nằm trong nhóm chót bảng còn có Iraq, Pakistan, Somalia và lãnh thổ Palestine.
Đáng chú ý, Bắc Hàn và Cuba không thuộc số các nước đứng cuối bảng, mà đứng ở vị trí tương ứng là 86 và 69.
Theo công ty chuyên tư vấn về quốc tịch và cư trú Henley and Partners, số điểm của mỗi nước được tính toán dựa trên các luật lệ về visa của mọi quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, cũng như số quốc gia mà công dân mỗi nước có thể tới mà không cần phải xin thị thực.
Công ty Henley and Partners nhận xét rằng các yêu cầu về thị thực “phản ánh mối quan hệ giữa các nước, cũng như cho thấy vị thế của một nước nào đó trên trường quốc tế”.
Cuối năm ngoái, chính phủ Việt Nam đề xuất ý định cấp visa thời hạn một năm với nhiều lần nhập cảnh cho công dân Mỹ, thay vì thị thực ngắn hạn 3 tháng như hiện nay, sau khi quan hệ Hà Nội – Washington trở nên nồng ấm.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO), 3/4 số công dân trên thế giới tới châu Âu cần phải xin visa.
Chị Hoài Thu, một tư vấn viên du lịch châu Âu ở Hà Nội, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc xin thị thực vào châu Âu đang ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với các du khách người Việt.
Chị nói thêm:
“Hồ sơ cũng khá là nhiều và phức tạp, bởi vì phải chứng minh được tài chính, tức là có một sổ tiết kiệm tối thiểu là 200 triệu đồng đã gửi ở ngân hàng, rồi có hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép rồi tất cả các giấy giờ khác. Điều kiện của đại sứ quán họ đưa ra như vậy, là phải chứng minh được tài chính và chứng minh được công việc để chứng tỏ có mối ràng buộc ở Việt Nam và sẽ quay trở lại Việt Nam chứ không trốn đi. Xin visa châu Âu hiện nay khó bởi vì đợt vừa qua có nhiều người Việt Nam đi nước ngoài và trốn lại nên việc xét duyệt hồ sơ cũng khắt khe hơn”.
Xin visa châu Âu hiện nay khó bởi vì đợt vừa qua có nhiều người Việt Nam đi nước ngoài và trốn lại nên việc xét duyệt hồ sơ cũng khắt khe hơn.
Không chỉ châu Âu mà một số quốc gia châu Á cũng tính tới chuyện thắt chặt việc cấp visa cho người Việt sau tình trạng du khách từ Việt Nam bỏ trốn.
Hồi đầu năm nay, gần 50 người Việt tới thăm Hàn Quốc đã “biến mất” khỏi hòn đảo nghỉ mát Jeju. Theo một điều luật đặc biệt của địa phương, các du khách, trừ các công dân những nước có liên quan tới khủng bố, có thể tới thăm và ở lại hòn đảo nghỉ mát này mà không cần visa tối đa là 30 ngày.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin, nhiều người Việt bỏ trốn vì muốn ở lại quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á để “kiếm việc làm chui”.
Trong khi đó, lực lượng tuần duyên của Đài Loan và Nhật Bản thời gian qua đã bắt giữ nhiều ngư dân Việt nhảy khỏi các tàu cá nước ngoài khi tới gần lãnh hải của hòn đảo và quốc gia được cho là có nhiều người Việt sinh sống và làm việc.
Giới hữu trách Đài Bắc và Tokyo được báo chí dẫn lời nói rằng những người Việt nhảy xuống biển để bơi vào bờ vì muốn tìm đường nhập cư trái phép.
Tháng trước, ông Đào Việt Trung, Chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước, đã báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 – 2016 của ông Trương Tấn Sang.
Theo đó, trong 5 năm qua, ông Sang đã cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam đối với 3.157 người, và cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 32.638 người.
Tuy nhiên, chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước của Việt Nam không nói rõ lý do vì sao hàng chục nghìn người này lại bị cho thôi quốc tịch.

BÙI BẢO TRÚC * TIẾNG VIỆT

Lại tiếng Việt ở hải ngoại
Bùi Bảo Trúc

Tờ Herald Sun, một nhật báo ở Melbourne, trong số phát hành đề ngày 22 tháng 2 vừa qua cho biết trên các chuyến xe điện chạy giữa các trạm Victoria Gardens và St Kilda tức là trên tuyến 12, và tuyến 109 chạy giữa ga Box Hill và Port Melbourne, kể từ tuần trước, tiếng Việt đã được dùng trong các thông báo gắn trên các toa xe. Tuyến đường này chạy ngang qua khu Abbotsford, một khu có đông đảo người Việt sinh sống mà theo một tài liệu, thì cứ 10 người dân sinh sống ở đó thì có 1 người Việt. Đây là một tỉ số rất lớn.
Phải như bản tin này được đọc thấy trên báo trước năm 1975 khi chúng tôi còn đang du học ở Úc, Tân Tây Lan thèm nói, thèm đọc tiếng Việt, thèm nghe tiếng Việt, thèm gặp người Việt, thuở xa quê hương nhớ mẹ hiền... thì chúng tôi đã mừng vui biết là bao. Nhưng hôm nay, đọc bản tin này tôi giật bắn mình lên, vừa hoảng hốt, vừa lo sợ. Tôi nghĩ đến những tấm bảng viết bằng tiếng Việt ở Thái, ở Đài Loan, Hàn quốc, ở Nhật... với nội dung mang đầy nét nhục mạ người Việt. Nhẹ thì nhắc khi ăn buffet dừng lấy quá nhiều, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, đừng xả rác, khạc nhổ, nặng thì cảnh cáo máy thu hình chống trộm cắp đang hoạt động, tội ăn cắp sẽ bị nghiêm trị. Nặng hơn nữa thì nói thẳng người Việt hay ăn cắp trong siêu thị như tại một cửa tiệm ở Đài Loan. Tất cả đều được viết bằng tiếng Việt, bằng thứ chữ (quốc ngữ) do cố Alexandre de Rhodes góp công sáng chế và được các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,Tản Đà... nâng niu gìn giữ.
Chao ơi là thảm thương cho cái tiếng Việt, “chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà đều phải học, miệng thì đọc, tai thì nghe...” Cái tiếng Việt mà các cảnh sát viên Nhật ở thị trấn Yoshikawa và Saitama phải phái người sang tận Việt Nam để học, nhưng không phải là để đọc và thưởng thức văn chương của Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Vịnh, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... mà là để thông dịch trong những cuộc điều tra những vụ trộm cắp mà những người Việt chiếm đa số những vụ phạm pháp ở Nhật hiện nay. Theo báo chí, trong số 1197 vụ trộm cắp ở Nhật trong năm qua thì có 814 là do người Việt phạm phải, tức là 68%.
Hỡi ơi, hình ảnh tốt đẹp mà các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Cường Để... trong phong trào Đông Du trước đây, rồi mấy thế hệ du học sinh Việt Nam tạo được trong lòng người dân Nhật trong những năm 50, 60 và 70 đã trở nên tồi tệ như vậy rồi sao?
Tôi hốt hoảng và lo sợ, nghĩ là những tấm bảng trên những toa xe điện ở Melbourne nội dung cũng như những tấm bảng ở Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan... thì đau biết là bao nhiêu.
Tưởng tượng trên những toa xe điện, xe bus ấy xuất hiện những tấm bảng song ngữ Anh Việt nhắc nhở các hành khách một số chuyện mà người ta không thấy ở một ngôn ngữ nào khác thì chúng ta thấy thế nào? Không bằng tiếng Tây Ban Nha, không bằng tiếng Hàn, không bằng tiếng Nhật, không bằng tiếng Hoa... tất cả đều là những tiếng được rất nhiều người sử dụng.
Đó là những câu tiếng Việt như thế nào?
Những câu hỏi thăm đường tôi viết cho mẹ tôi hồi năm 1976 trong những tấm flashcards để mỗi khi ra đường ở Canada khỏi phải nói tiếng Anh bằng phương pháp... Trần Ra Hiệu?
Hay là những tấm bảng nội dung làm tởn hồn cả những người lăn lộn khắp ngang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn năm xưa ?
Thí dụ đừng xả rác, đừng khạc nhổ, đừng phóng uế, đừng nói to, đừng nói chuyện về Việt Nam kiếm mối đem bạch phiến trở lại Úc kiếm tí tiền du lịch, buôn bán ma túy để đầu độc thanh niên Úc trả ơn cho quốc gia này đã cưu mang những người đến Úc tị nạn... biết bao nhiêu điều có thể viết trên những tấm bảng gắn trên những tấm biển gắn trên những toa xe điện và xe bus ở Melbourne.
Ở khu town house tôi ở có một tấm bảng viết bằng tiếng Việt cảnh cáo đừng đem những chiếc shopping carts vào trong khu. Đọc những dòng chữ Việt đó là thấy máu sôi lên. Tại sao không là những dòng chữ viết bằng tiếng Tây Ban Nha mà phải bằng “tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi?”
Tôi chưa đọc được những tấm bảng trên những toa xe điện ở Melbourne nhưng vẫn mong nội dung của nó chỉ là để chỉ đường, lên xuống các ga, ấm ớ như mấy câu tôi viết cho mẹ tôi ở Toronto hồi mấy chục năm trước.
Chứ nếu không thì... đau lòng cò con lắm

No comments:

Post a Comment