NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG * LITTLE SAGON
Little SàiGòn
Nguyễn Thị Thanh Dương
Phòng locker của hãng cũng là phòng break, phòng này rộng, những chiếc ghế dài kê giữa hai dãy locker toàn là người Việt Nam. Chỉ nghỉ có 15 phút mà sôi động đủ thứ chuyện vặt, về chồng con, hàng xóm và nói xấu lẫn nhau.
Tôi đang ngồi say sưa hóng hớt chuyện nói xấu kẻ khác, thỉnh thoảng không quên đóng góp thêm mắm thêm muối vào vài câu cho thêm phần hấp dẫn thì có người khều vai:
– Ê, nhờ chút coi!
Chị Lộc xà đến, mặt nhăn nhó:
– Ðau mình đau mẩy quá, cạo gió giùm tao để còn lấy sức vô làm tiếp.
Dù đang bận tham gia vào câu chuyện đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng, tôi vẫn xăng xái:
– Có ngay, để em lấy đồ nghề.
Locker của tôi ngay cạnh đó, bên trong luôn có sẵn một giỏ đựng đủ thứ đồ nghề cấp cứu: mấy viên thuốc nhức đầu, thuốc giảm đau, và chai dầu gió. Dần dần bà con coi tôi như bác sĩ gia đình hồi nào không hay. Ai có đau nhức gì đều hỏi xin thuốc hay nhờ cạo gió.
Công việc trong hãng khá vất vả nên đau tay, mỏi vai là chuyện mỗi ngày, tụi Mỹ đen, Mỹ trắng vào làm và nghỉ làm thường xuyên như đi chợ, vì chán, không chịu nổi, nhưng hầu như chẳng người Việt Nam nào có ý định bỏ việc cả, mà ngược lại, càng ngày càng đông, họ cần cù, chịu khó, biết người biết ta, để kiếm tiền, để cuộc sống ổn định. Cho nên cứ thấy hãng xưởng nào đông người Việt Nam thì biết ngay công việc nơi đó hoặc vất vả hoặc đồng lương rẻ mạt, họ đỡ phải cạnh tranh với dân bản xứ. Ai chán thì cứ đi, Việt Nam ta vẫn ở lại, với những người tiếng Anh tiếng u nửa vời cỡ như tôi, tài cán gì mà bon chen cho mệt.
Chị Lộc đã tốc áo lên, phơi cả tấm lưng ra, sẵn sàng cho tôi cạo gió.
Tôi bôi dầu một cách điệu nghệ và cạo tới đâu “gió” nổi lên tới đó, mấy bà ngồi bên xuýt xoa:
– Bà Lộc trúng gió rồi!
– Ráng chịu đau một chút là khỏe liền.
Tôi đang “hành nghề” thì một cô Mỹ đi tới, nó ngồi tuốt đằng xa, chắc thấy bọn tôi chụm lại ồn ào nên tò mò đến xem và ngạc nhiên hỏi một tràng.Tôi đoán chừng và trả lời ngay bằng tiếng Anh ESL ba chớp ba nháng của mình:
– She is sick, me “cạo gió”, she no more sick.
Và tôi chỉ vào tấm lưng đỏ ửng của Lộc diễn giải thêm:
– This is “cạo gió”.
Thấy vẻ mặt cô Mỹ vẫn còn ngơ ngác, một chị tên Linh nói khá tiếng Anh bèn trình bày là Lộc bị cảm và tôi đang làm công việc gọi là cạo gió, sẽ làm cho Lộc thấy tốt hơn, thì cô Mỹ mới bỏ đi. Thì ra cô Mỹ tưởng tôi đang làm đau Lộc. Chắc cô Mỹ này mới vô làm, chứ những người Mỹ làm ở đây lâu, họ cũng rành chuyện người Việt Nam cạo gió cho nhau rồi.
Chị Linh quay ra nói với tôi:
– Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cạo gió trong hãng kín đáo hơn một chút, tuy là thói quen của người Việt Nam, nhưng người Mỹ nhìn vào bằng cách khác, có vẻ như không tốt cho chúng ta, khi mà ở ngay nơi chốn công cộng đông người lại tốc áo hở lưng thế kia.
Tôi lẩm bẩm với vẻ bực mình:
– Quyền tự do dân chủ của mỗi người, tôi chỉ giúp đỡ người khác chứ có hại ai đâu.
Chị Linh bỏ đi, tôi tức điên cả ruột mà không làm gì được. Hôm nay là ngày gì mà xui thế? Lúc nãy ăn lunch xong, tôi đang rửa bát trong bồn rửa tay, đã bị một bà Việt Nam phê bình rồi, bà ta bảo:
– Ðây đâu phải chỗ nhà bếp của chị mà rửa bát với đũa?
Nói xong bà ta ngoe nguẩy bỏ đi, không thèm đứng lại cho tôi cãi cố lấy một câu.
Sao lại có người lắm chuyện đến thế? Tôi rửa bát trong hãng là để tiết kiệm thời gian, lát về nhà khỏi phải rửa, và nhân thể tiết kiệm nước. Thật sung sướng khi nước nóng, nước lạnh mở thoải mái để rửa bát, tráng bát năm lần bảy lượt mà không lo đến cái bill nước như ở nhà mình, nhưng tôi xài nước trong hãng, hao tốn nước trong hãng chứ có hao tốn nước của nhà bà ấy đâu mà bà xót ruột, xía vào? Ai bảo “sĩ diện” không chịu bắt chước bọn tôi, rồi ghen tức lên? Mà nhiều người Việt Nam khác cũng làm thế, chứ có một mình tôi đâu? Các bà rửa bát, đũa, thìa, xong còn lấy một đống giấy napkin của hãng, lau khô từng món một trước khi cất vào giỏ.
Thỉnh thoảng có bà sơ xuất để sót lại vài hột cơm trong sink, là đám rửa bát chúng tôi lại bị những người Việt Nam khác nhìn bằng ánh mắt nửa lên án, nửa trách móc, có người còn nói xa nói gần là làm mất thẩm mỹ nơi công cộng, làm họ xấu hổ lây vì cùng là người Việt Nam. Tôi không thèm chấp với những người nhỏ nhặt, ích kỷ đó, cứ để ý từng cử chỉ, hành động của đồng hương mà phê bình, lên mặt dạy đời.
Sang Mỹ được 3 năm, nơi nào có người Việt Nam đông là nơi ấy tôi thấy thoải mái quá chừng, thí dụ như đi chợ Việt Nam, bãi đậu xe hay trước cửa chợ lúc nào chả có rác và những mảnh báo cũ bay phất phơ trong gió đến là vui mắt, nên tôi cũng cho quyền mình được thoải mái xả rác theo, chứ không như những nơi công cộng của Mỹ, cái miếng giấy nhỏ xíu bọc miếng gum, tôi cũng phải ráng giữ trong tay cho đến khi tìm được thùng rác.
Ði bác sĩ Mỹ cũng vậy, phải đúng hẹn, bác sĩ Việt Nam thì có hẹn cũng như không, ai đến ghi tên trước thì được gọi vào trước, vậy mà cũng bày đặt bắt người ta phải lấy hẹn. Hẹn một đằng làm một nẻo, hình như người Việt Nam mình quen với những chuyện bất bình thường từ đời kiếp nào rồi, nên chẳng ai buồn thắc mắc.
Rút kinh nghiệm, tôi luôn đi sớm hơn giờ đã hẹn và qua mặt luôn mấy ông già bà cả đến đúng hẹn đang lù khù ngồi chờ đợi dài cả cổ. Mấy ông bà gìa đó có thẻ bảo hiểm miễn phí, nên chỉ hơi thấy mình mẩy đau nhức, hay sổ mũi nhức đầu là thoải mái lấy hẹn đi bác sĩ cho khỏi uổng phí cái thẻ mà xã hội ban cho, thuốc uống không hết thì để dành cho con cháu dùng ké hay gom lại gởi về Việt Nam làm quà vô cùng quý hóa. Tuy đợi, nhưng họ không để hoang phí thì giờ, họ bắt chuyện để nói với nhau rổn rảng trong phòng đợi, ông ngồi ở một góc đầu phòng nói vọng tới bà đang ngồi tận cuối phòng, nên cả phòng đợi coi như đang hội họp, đề tài thường là than thở ốm đau, bệnh tật, về con cháu, về những kỷ niệm quê nhà ngày xưa.
Dù bất cứ đề tài nào, bất kể tuổi tác, bất kể trình độ, tôi cũng hăng hái xía vào câu chuyện cho đến khi được gọi vào khám bệnh trước họ.
***
Tôi lấy vacation đi California chơi một tuần theo lời mời của người chị họ. Vừa bước xuống phi trường John Wayne, tôi đã cảm nhận ngay bầu không khí trong lành, mát mẻ, những cây cọ, cây dừa dọc theo đường phố đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của thành phố có biển.
Cuối tháng Mười, chanh, cam chín đầy cành, lấp ló sau những bức tường thấp hay qua hàng rào thưa làm cho tôi thích thú, và càng thích thú hơn khi được chị tôi dẫn đến khu Little Sài Gòn vào buổi sáng thứ Bảy.
Chúng tôi vào một cửa hàng food to go để mua chè và bánh trái, để tôi biết mùi quà Calif. như những tin đồn. Hàng chè đông nghẹt người, đang bu quanh quầy chè và chỉ trỏ những món cần mua, ai cũng muốn mua trước, ai cũng muốn mua nhanh, chẳng xếp hàng thứ tự gì cả, cứ chen lấn mạnh được yếu thua, kẻ bán, người mua ồn ào như ong vỡ tổ, làm như sau một đêm ngủ dậy điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là ra chợ mua chè, hay như họ phải ăn vì chiều nay tận thế.
Chị tôi ngao ngán lắc đầu định đi ra, nhưng tôi hăng hái giữ chị lại:
– Ðể em. Hồi ở Việt Nam, em từng chen lấn, giành giựt mua vé xe đò, xe lửa nên quen cảnh này rồi.
Nói là làm ngay, tôi xông vào đám đông, cũng xô, cũng đẩy, cũng hò hét và chẳng mấy chốc đã xách ra được một túi những hộp chè và bánh, làm chị tôi, dân Calif. chánh gốc bấy lâu cũng phải ngẩn ngơ:
– Ði ăn mấy nhà hàng nổi tiếng vào ngày cuối tuần cũng đông như thế, nhưng còn xếp hàng thứ tự, còn cửa hàng này họ chen lấn ghê quá, thường thì chị đợi thưa người mới vào mua. Chẳng hiểu sao đi mua chè mua bánh mà họ cũng tranh giành, chẳng biết văn minh, lịch sự là gì cả. Nếu em để ý sẽ thấy mấy nhân viên của tiệm phải đứng cả vòng ngoài để canh chừng kẻ xấu thừa lúc đám đông ra tay ăn cắp vặt những món bánh trái bày la liệt trên quầy đấy. Những người này, có thể họ cũng biết xếp hàng chờ đợi ở chợ Mỹ, lịch sự lắm, nhưng đến chợ Việt Nam, lại hiện nguyên hình người Việt Nam khi xưa còn ở quê nhà.
– Gặp đồng hương với nhau nên tha hồ thoải mái mà chị. Em cũng thế.
Buổi chiều hai chị em vào một chợ Việt Nam to lớn khang trang, mua đầy một xe chợ, nhãn tươi ở đây rẻ quá, chỉ có $1.99 một pound, vừa đẩy xe ra bãi đậu, tôi vừa ăn nhãn và thoải mái vứt vỏ và hột xuống đất, làm chị tôi giẫy nẩy lên:
– Kìa em, sao em lại xả rác ra đường thế?
Tôi ngạc nhiên:
– Chị xem, trước cửa chợ và bãi đậu xe của họ cũng toàn là rác, thì cần gì phải giữ gìn? Ðã thế rác ở đây còn nhiều hơn chợ Việt Nam chỗ em, chắc tại càng đông người thì càng lắm rác, hay Việt Nam mình có truyền thống ở dơ hả chị?
Chị tôi có vẻ không hài lòng:
– Ai bảo em là người Việt Nam mình ở dơ? Vô trách nhiệm thì có. Của mình thì giữ gìn, của công thì mặc xác. Em thử để ý đến những ngôi nhà của người Việt Nam xem, họ chăm sóc sân vườn trước sau, sạch sẽ, đẹp đẽ, lịch sự biết bao, họ khoe đẹp, khoe sang của chính họ, vậy mà đến nơi công cộng thì chẳng thèm ý tứ gì cả.
– Nhưng mà thêm một tí rác của em vừa xả ra cũng chẳng làm trầm trọng thêm, đằng nào cũng dơ sẵn rồi. Tôi cố bào chữa cho mình nhẹ tội.
– Ai cũng nghĩ như em thì đường phố sẽ biến thành núi rác mất.
Chị tôi qua Mỹ đã lâu, chắc sống theo kiểu Mỹ quen rồi. Khi vừa lái xe tới một ngã tư, trong lúc đợi đèn xanh, tôi ngó quanh bốn phía chỉ toàn thấy “đầu đen” Việt Nam ta, hiếm khi thấy người Mỹ trắng .Quả đúng như lời đồn, từ ngày người Việt Nam về đây mua nhà, mua đất, lập ra khu Little Sài Gòn, dần dần Mỹ trắng thấy bơ vơ, lạc lõng, nên bán xới nhà cửa đi nơi khác hết.
Vào khu Little Sài Gòn, đúng như tên gọi của nó là một Sài Gòn thu nhỏ lại, sự sinh hoạt, mua bán, ăn chơi cứ như bên quê nhà thuở nào, khối bà, khối cô còn mặc đồ bộ đi chợ hay ra quán trong khu Phước Lộc Thọ ngồi vắt vẻo ăn tô mì, tô phở, vừa ăn vừa sụt sùi vì nước lèo nóng và ớt cay.
Chị tôi chỉ một bà đội nón lá đang đứng chờ xe bus ở phía xa:
– Khỏi cần đến gần chị cũng biết đó là một bà Việt Nam chính gốc, chắc bà mới đi Việt Nam chơi, mang về Mỹ cái nón lá. Cũng may là bây giờ không còn mấy bà già nhai trầu bỏm bẻm, thỉnh thoảng lại nhổ toẹt một bãi đỏ lòm xuống đất làm tụi Mỹ hết hồn.
Ðược dịp gặp cô em mới qua Mỹ chưa bao lâu, nên chị tôi kể thêm vài kinh nghiệm sống trên xứ Mỹ cho tôi học hỏi:
– Nhiều người Việt Nam vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, chị có một bà bạn cũng sống ở Cali gia đình khá giả, nhưng lòng tham con người vẫn vô đáy, bà ấy chẳng bệnh tật gì cả, nhưng “hợp tác” với một bác sĩ vô lương tâm, giải phẫu nhỏ ở nách, để được chia 5,000 đồng, bác sĩ ăn bao nhiêu của hãng bảo hiểm không biết, nhưng chắc chắn không phải là ít. Sau đó hãng bảo hiểm sức khỏe tại hãng của bà ta phải tăng giá đồng loạt mọi công nhân, chỉ vì bà đã làm tổn thất cho họ. Bà bạn chị đã ân hận, kể cho chị nghe như một lời thú tội cho nhẹ lòng. Dĩ nhiên dân tộc nào cũng có kẻ tốt người xấu, nhưng người Mỹ thường thì vẫn thẳng thắn và trung thực, không biết những mánh lới, láu cá vặt như một số nhỏ người mình.
Tôi nhớ đến chuyện thằng con trai 8 tuổi của mình, một hôm nó mang về nhà tờ giấy của trường gởi cho cha mẹ học sinh, đọc xong và ký vào. Nhìn lá thư tiếng Anh tôi hoa cả mắt, chẳng hiểu gì, bèn làm bộ quát con:
– Mẹ bận lắm, con đọc rồi ký giùm mẹ luôn đi.
Cu Tí từ chối:
– Cô giáo nói cha mẹ đọc thư và ký vào, chứ không phải con.
– Mẹ đâu có thì giờ mà đọc cái lá thư tiếng Anh đấy. Con cứ ký vào, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí vẫn cương quyết:
– Nếu bây giờ mẹ bận thì lát nữa mẹ đọc và ký vào. Mà nếu mẹ không hiểu được tiếng Anh thì con sẽ nói cho mẹ hiểu.
Thằng con sao mà đoán đúng tim đen của mẹ nó đến thế. Tôi đành chịu thua con mình, nó được giáo dục sự trung thực, không biết nói dối, dù sự nói dối vô hại.
Và có lần vợ chồng tôi và Cu Tí đi chợ, lúc về qua một bệnh viện, chồng tôi tiện thể ghé vào thăm một người bạn cùng hãng đang nằm trong đó. Mẹ con tôi ngồi ngoài xe đợi thì Cu Tí buồn đi tiểu, nằng nặc đòi về nhà. Tôi có thể dẫn con vào bệnh viện tìm một cái restroom không khó khăn gì, nhưng lười biếng ra lệnh cho nó:
– Chỗ này vắng, con ra gốc cây kia tiểu đi. Mẹ canh chừng cho.
Sợ thằng con chưa hiểu hết ý tiếng Việt Nam của mình, tôi lặp lại lần nữa:
– Con cứ ra chỗ gốc cây đi tiểu, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí kinh hãi nhìn tôi:
– Không, Con không thể làm điều đó
Con tôi đâu hiểu rằng chuyện này thường tình ở Việt Nam. Nếu một ngày nào đó tôi dẫn Cu Tí về Việt Nam chơi, đi trên những đường phố Sài Gòn, giữa ban ngày ban mặt, người ta đi tiểu vào bờ tường, vào gốc cây. Không biết nó sẽ kinh hãi đến cỡ nào?
Cũng may, chồng tôi ra tới và thằng Cu Tí được về nhà đi tiểu cho đúng nơi, đúng chốn..
Chị tôi lại kể tiếp:
– Hôm nọ chợ Wal-mart on sale giấy vệ sinh, mỗi người được mua 2 bịch, chị thấy nhiều người Việt Nam hớn hở cả nhà cùng đi chợ để thay phiên nhau vào mua giấy, thậm chí họ còn quay vào đợt hai nữa chứ. Trong khi người Mỹ, họ chỉ thản nhiên lấy đúng 2 bịch, và nếu không có nhu cầu người ta cũng chẳng cần mua dù đang giá rẻ.
Câu chuyện này làm tôi nhột thật sự. Không lẽ người Việt Nam có nhiều điểm giống nhau đến thế? Tôi đã từng mua đồ on sale kiểu đó, mỗi lần chợ Mỹ bán hạ giá đường 99 cents một bịch 4 pounds là tôi có mặt ngay, đường để lâu chẳng hư, chẳng cũ, giá rẻ tội gì không mua để dành? Họ hạn chế mặc kệ họ, chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, vì tôi đã có cách, đi ra đi vào chợ mấy lượt để mua đường, dĩ nhiên mỗi lần ra tính tiền ở một quầy khác nhau.Vậy mà hấp ta hấp tấp, tôi đã vô lộn quầy lúc nãy, thằng tính tiền nhận ra tôi và không chịu bán, thế là tôi đành ấm ức bỏ lại bịch đường và lườm nguýt nó mấy cái trước khi rời khỏi chợ với lời thề không bao giờ thèm đến chỗ nó tính tiền cho bõ ghét.
Một tuần lễ sống ở Calif. với gia đình người chị, tôi đã thấy nhiều cảnh đẹp, cảnh xấu, nhiều món ngon và không ngon. Người Việt Nam ở Calif và đất Calif. không phải là thần thánh, là thiên đường mà đôi khi ở những tiểu bang khác người ta bắt gặp trong những lời quảng cáo đầy tự hào và khoe khoang như… Tại đây có bán chè Cali, giò lụa Cali, và đầu bếp từ Cali mới về v.v…?
Ở bất cứ nơi đâu, tiểu bang nào, thành phố nào cũng có người những Việt Nam tài giỏi, món ăn Việt Nam ngon, cứ gì phải ở Calif.?
Và tôi đã học được ở chị tôi một điều quan trọng hơn, đó là cách sống và xử thế, dù với người bản xứ hay với chính đồng hương của mình.
Cũng giống như bà bạn thân của chị tôi đã hối hận kể cho chị nghe vụ gian lận tiền bảo hiểm sức khoẻ, tôi cũng huỵch toẹt luôn những chuyện đời tôi, chuyện thi nhau rửa bát trong hãng, chuyện tụ tập trong phòng nghỉ đè nhau ra cạo gió như cơm bữa, chuyện tôi tranh giành vào khám bác sĩ sớm hơn người khác dù họ là ông già bà cả và chuyện xả rác nơi chợ búa…
Chị tôi vừa buồn cười vừa trách:
– Em mới qua Mỹ mấy năm nên chưa quen hết cách sống ở Mỹ, từ giờ trở đi đừng làm thế nữa, mình hãy tôn trọng mình trước, đừng để kẻ khác bất chợt nhìn vào mà coi thường mình và cộng đồng Việt Nam của mình.
Tôi tạm biệt Calif. và chị tôi, trong lòng còn mang theo cả một khu Little Sài Gòn của người Việt Nam ở California.
Và dù ở nơi đâu trên đất Mỹ này, có cộng đồng người Việt Nam đều có một Little Sài Gòn như thế, có những khu thương mại, chợ búa luộm thuộm, dơ bẩn hơn của Mỹ, có một số người Việt Nam láu cá, tham lam vặt vãnh, và sống thiếu văn minh lịch sự ngay tại một nước văn minh hàng đầu thế giới.
Trở về hãng làm việc lại, tôi vẫn làm bác sĩ gia đình cho các bà các cô khi cần viên thuốc, lúc cần cạo gió nhưng tôi không tụ tập nói xấu kẻ khác hay thi đua rửa bát đũa nơi bồn rửa tay làm ngứa mắt những đồng hương nghiêm chỉnh của tôi và của người bản xứ.
Có vài bà cùng phe với tôi trước kia lắc đầu và bĩu môi bĩu mỏ, chắc là cho tôi dở hơi sau một chuyến đi chơi xa về. Nhưng tôi chẳng cần để ý, khi nghĩ rằng rồi đây trong số những người Việt Nam sống thiếu văn minh, thiếu lịch sự sẽ bớt đi một người, và những cửa chợ hay bãi đậu xe sẽ bớt đi một tí rác nhờ tôi, là đủ vui rồi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
NGUYỄN NHẬT ÁNH * CON RUỒI
Con ruồi nhỏ xíu
Con Ruồi
Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu. Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình.
Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!
Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng!
Thế là mọi chuyện bắt đầu.
Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không thì cứ gọi là thức trắng đêm.
Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.
Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
- Sao vậy anh?
Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
- Có người chết trôi kia kìa!
Vợ tôi cầm ly sữa lên:
- Chết rồi! Ở đâu vậy cà?
- Còn ở đâu ra nữa! - Tôi nhấm nhẳng - Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!
Vợ tôi nhăn mặt:
- Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
- Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!
Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:
- Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.
Tôi vẫn chưa nguôi giận:
- Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi!
Vợ tôi trố mắt:
- Nó còn trong ly kia mà!
- Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi.
- Anh thấy sao anh còn uống?
- Ai mà thấy!
- Không thấy sao anh biết có hai con?
Tôi tặc lưỡi:
- Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
Vợ tôi bán tính bán nghi. Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
- Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...
Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?
Vợ tôi giật mình:
- Anh bảo sao? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời?
- Chứ không phải sao?
- Không phải!
À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
- Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
- Thì có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!
- Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả? Cô nói với người ốm như thế hả? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà...
Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
- Em đâu có nói vậy!
- Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!
Vợ tôi nhún vai:
- Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?
Tôi khoát tay:
- Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy triệu cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra?
- Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi đá gà bị mất xe? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị giật mất điện thoại?
Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt tv đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v..., chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.
Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:
- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
Vợ tôi lạnh lùng:
- Tùy anh!
Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:
- Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!
Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ.
Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.
Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!
Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.
- Cô định làm gì đấy?
- Đem đổ đi chứ làm gì!
- Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ!
Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi hì hục lấy muỗng vớt con ruồi ra.
Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.
CÁNH CÒ * HÒA GIẢI
Hòa giải, những bàn tay gỗ
CanhCo
02-05-2015
Ba
mươi ngày trong tháng Tư của năm 2015 âm thầm theo dõi những bài viết,
hình ảnh trong và ngoài nước là dịp may nhận chân gần như toàn bộ quá
khứ, một quá khứ rất gần bởi chỉ 40 năm, thời gian chưa đủ hình thành
được một chu kỳ mà lịch sử cần, nhưng lại quá đủ để thấy được diện mạo
của hai phía trong ngày kỷ niệm 40 năm này.
Bên thắng cuộc, chữ của Huy Đức,
định hình đảng cộng sản Việt Nam một cách cay đắng, vẫn cười rất tươi
và hát rất vui về cái ngày mà phía ngược lại chưa lau khô hết được nước
mắt.
Hình
ảnh của VNCH từ cách ăn mặc, cho tới sinh hoạt trong học đường, chợ
búa, ngay cả những lần đồng bào đi bỏ phiếu được khoe đầy trên Facebook
khiến lứa trẻ sinh sau 30 tháng 4 có thể hình dung ra một thời kỳ mà Sài
Gòn hãnh diện là hòn ngọc viễn đông. Những tấm ảnh ấy đa số do phóng
viên nước ngoài chụp trước khi miền Nam sụp đổ. Càng về sau năm 75 càng hiếm dần những hình ảnh sống động tiếp tục miêu tả những gì mà người dân Sài Gòn sống cùng.
Gần
5 tháng sau ngày giải phóng, ngày 22/ 9/1975, Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên toàn miền
nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là “Tiền Ngân hàng Việt Nam”, còn gọi
là tiền giải phóng, với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500 đồng tiền của chế độ
cũ.
Không một phóng viên nào chụp được vẻ mặt thẫn thờ tuyệt vọng của dân chúng trong ba lần đổi tiền. Gia tài dành dụm bao nhiêu năm không cánh mà bay. Người
cha trở về nhà với một nhúm giấy bạc xấu xí mà giá trị chỉ sống được
một tháng. Toàn bộ số tiền có thể mua vài căn nhà nay đã ra tro. Không
giải thích, không trả lời người dân, các ông bà chủ mới của “Ngân hàng không tiền gửi Việt Nam” lạnh lùng phát cho dân một số tiền như nhau và phấn khởi báo cáo với Chủ tịch nước đã làm tròn bổn phận.
Ba
năm sau, ngày 2/5/1978 Nhà nước tiếp tục công bố đổi tiền lần thứ 2
trên phạm vi toàn quốc, với tỷ lệ 1đồng tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8
đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đồng NHNN mới.
7
năm sau đó, vào ngày 14/9/1985 Nhà nước lại công bố đổi tiền theo tỷ lệ
10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới để phục vụ cuộc cách mạng
về giá và lương. Lần đổi tiền thứ ba này đã thật sự lột sạch tới những đồng bạc ki cóp cuối cùng trong
những gia đình miền Nam, trong khi đó miền Bắc không bị ảnh hưởng bao
nhiêu vì đã quen với chế độ tem phiếu và thắt lưng buộc bụng từ những
ngày chiến tranh chống Mỹ.
Đổi tiền là cách trưng thu tài sản đồng đều cho mọi người dân miền Nam vì thực tế dân miền Bắc không có bao nhiêu tiền để mà mất.
Chính quyền “cách mạng” còn tiến thêm một bước qua việc đánh “tư sản
mại bản” một cách khốc liệt trên toàn miền Nam. Hình thức cướp cạn có
văn bản, có nghị quyết này đã giết bao nhiêu gia đình lúc ấy và chẳng
những thế còn bao nhiêu gia đình phải sống mòn trong suốt 38 năm sau đó?
Năm
1977 chính quyền cách mạng đã phát động cuộc tố cáo và truy nã các
thành phần mà họ gọi là tư sản mại bản tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam.
Hình ảnh cải cách ruộng đất tại miền Bắc được lập lại, hàng chục ngàn
gia đình bị đuổi ra khỏi nhà, tài sản bị tịch thu và số phận của những
con người bị chụp cho cái mũ tư sản mại bản ấy không khác gì những con
thú hoang không còn nơi ẩn núp.
Theo
Huy Đức trong Bên Thắng cuộc thì ngày đánh tư sản mại bản xảy ra các
nhân vật gốc Hoa như Lý Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên, Lý Long Thân,
Trần Thành cùng lúc trước sau bị bắt giam để trả lời tại sao họ lại giàu
có như vậy. Có tội hay không có tội là chuyện của họ và bên thắng cuộc
nhưng hàng chục ngàn gia đình khác bị đám 30 tháng tư chỉ điểm cũng cùng
một số phận trắng tay thì ai sẽ là người trách nhiệm đây?
Sau
cuộc đánh tư sản mại bản chính quyền cách mạng tiếp tục đánh dân miền
Nam bằng một chính sách rất ác độc mang một tên gọi mỹ miều là Xây dựng
vùng kinh tế mới.
Kinh
tế mới là những khu đất hoang hóa, hay rừng sâu nước độc khó canh tác
thành công nếu không có một kế hoạch tổng lực và dồi dào phương tiện.
Hàng trăm ngàn người dân đang sống đạm bạc nhưng an lành trong thành phố
bị cưỡng ép bằng những ngôn từ đầy hăm dọa lên xe về nơi mà con người
khó có khả năng thích hợp. Những chuyến xe chất đầy quang gánh, quần áo
tả tơi hướng về Lộc Ninh, Phước Long, Buôn Mê Thuột, Bù Gia Mập cùng
hàng trăm địa diêm nổi tiếng khác của miền Nam, ghé vào và vất họ xuống
với vài căn nhà mới vội vã dựng lên xiêu vẹo và chắp vá. Họ đi không nỡ ở
không xong, cuộc hành trình về vùng kinh tế mới đã khép lại với hàng
chục ngàn người bỏ thây vì muỗi mòng rắn rít.
Từ đó ba chữ Kinh tế mới ám ảnh họ như ma quỷ, như ác thú.
Bốn mươi năm sau khi nhớ lại đoạn đường này nhiều gia đình vẫn còn ngơ
ngác tự hỏi tại sao chính quyền cách mạng lại thúc ép dân vào nơi hang
hùm nọc rắn như vậy? Ý đồ đích thực của họ là gì? Tận
diệt một thế hệ miền Nam không thích nghi được với chủ nghĩa cộng sản
hay tư duy kinh tế kiểu cộng sản đã khiến họ mù quàng chơi những canh
bạc mà vốn liếng duy nhất họ có chỉ là mạng sống của người dân?
Bốn
mươi năm, các bài viết nói về hòa hợp hòa giải giữa chính quyền hiện
tại và hàng triệu người bị bắt, bị cải tạo cũng như hàng triệu đồng bào
vượt biển tìm tự do đã bỏ mình hay suốt đời mang hận vì cướp biển Thái
Lan rộ lên khắp các trang mạng. Chính quyền, họ, những khuôn mặt bóng nhẫy, láng bóng nói lời hòa giải như đào kép trong một gánh hát đình. Họ
thể hiện sự ban ơn một lần nữa như họ đã giải phóng miền Nam là đã ban
ơn cho đám lưu dân mất gốc này. Cách nói, cách thể hiện qua các nghị quyết hòa giải dân tộc khẳng định một thái độ: ban phát, xin cho.
Hãy nói về tù nhân cải tạo.
Ừ
thì chiến tranh, người thắng kẻ thua. Thắng được phép giam giữ và cho
ra khỏi trại giam lúc nào thuộc về kẻ giữ chìa khóa. Quốc tế cũng phải
đứng ngoài vì quốc tế đối với cộng sản cũng chỉ là chiếc phao trong lúc
túng cùng bị gậy. Bây giờ hòa giải là hòa giải thế nào? Chìa
tay ra nói với anh: thôi mình bỏ qua nhé, anh đánh tôi không chết thì
tôi nhốt anh cho vui, nếu lỡ tay có người chết thì cũng đâu bằng bom thả
chùm chùm lên miền Bắc? thế nhé, ta cùng ngồi nâng chén giải oan hát
bài hòa giải có vui hơn không?
Nếu thái độ ấy diễn ra như kịch bản này phác thảo không biết có mấy người đưa tay hòa giải? Huống chi bàn tay mà phe thắng cuộc đưa ra là bàn tay giả, chúng có thể rớt bất cứ lúc nào nếu người được hòa giải xiết nó quá mạnh.
Gia
đình tôi không có liên quan tới VNCH nên chúng tôi không cần sự hòa
giải của bên thắng cuộc. Nhưng gia đình tôi là nạn nhân của cả ba vụ, từ
đổi tiền đến đánh tư sản mại bản và cuối cùng là chết dần chết mòn trên
vùng kinh tế mới.
Tôi không cần chính quyền này nói lời hòa giải với tôi.
Điều tôi cần là chính quyền phải kéo nhau tới nhà của từng thành viên trong gia đình tôi, bây giờ còn lại 30 người, cúi đầu thật thấp và xin lỗi với thái độ chân thành.
Tài sản bị mất tôi kể như xung vào công quỹ quốc gia mặc dù tôi biết
chắc cán bộ thành phố là những kẻ tận thu và tư túi những tài sản ấy.
Phải sòng phẳng với lịch sử và nhận trách nhiệm trước nạn nhân. Hòa giải chỉ là chiêu bài không thể thực hiện từ một phía. Chúng tôi không chấp nhận hòa giải vì mình là nạn nhân trực tiếp cũng như hàng chục triệu người miền Nam khác.
Các ông là thủ phạm làm cho bao người sống trong nước mắt thì phải xin
lỗi thật tâm nếu lương tâm con người trong các ông cắn rứt. Chỉ có lời xin lỗi mới đúng với các ông, đúng với tinh thần dành cho kẻ phạm tội với nhân dân, với lịch sử.
TRUNG QUỐC VĂN MINH
Dân Thái phát hoảng với cách khách du lịch Trung Quốc ăn tôm
Khách du lịch Trung Quốc hốt tôm khi ăn ở Thái Lan.
Những năm gần đây, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan ngày một tăng mạnh, gây không ít phiền hà, bực dọc cho người dân địa phương. Mới đây, hình ảnh chen lấn lấy tôm để ăn trong một buổi buffet đã làm rúng động cộng đồng mạng.
Trên trang Shanghaiist
vừa cập nhật một đoạn video đang gây sốt trên mạng xã hội. Cụ thể, đoạn
video này đã quay lại một cảnh tượng khủng khiếp khi những du khách
Trung Quốc chen lấn, xô đẩy lẫn nhau chỉ để tranh giành xúc tôm.
Sự việc này xảy ra tại bữa tiệc buffet
được tổ chức trong một khách sạn ở TP Chiang Mai, Thái Lan. Những du
khách này không chỉ lấy những đĩa tôm và thức ăn đầy ắp, lãng phí, mà
còn có hành vi tranh đồ ăn với nhau.
Bàn ăn đầy ắp tôm vừa "tranh được" |
Ngay sau khi đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội, nó đã được lan truyền một cách nhanh chóng.
Hầu hết cư dân mạng đều tỏ thái độ bất bình, lên tiếng phê phán hành động thiếu văn hóa của nhóm du khách này.
"Bãi chiến trường" còn lại với hàng tá thức ăn thừa |
Một "bãi chiến trường" khác mà khách Trung Quốc bỏ lại |
Đây không phải là lần đầu tiên bắt gặp những hành vi xấu xí của các du khách Trung Quốc khi ra nước ngoài tham quan, du lịch.
Truyền thông tại nhiều nước cũng từng nhiều lần đưa tin về những hành động thiếu lịch sự của nhiều nhóm khách đến từ Trung Quốc.
QUÝ THỂ * CON CHUỘT VẢI
Con Chuột Vải
Quý Thể
Một trong các thú vui của thời kỳ mới yêu nhau là buổi sáng đưa người
yêu đi chợ. Tôi còn nhớ thời đó Hương thường nhờ tôi lấy xe máy chở nàng
đi chợ. Về sau, khi đã thành vợ chồng, mấy năm đầu chúng tôi vẫn giữ
được thói quen đáng yêu này. Mỗi khi đến chợ tôi thường tìm chỗ vắng chờ
Hương. Khi mái tóc cắt ngắn trẻ trung, cổ cao như cổ thiên nga, tà áo
hoa của nàng khuất vào đám đông, tôi mới quay ra nhìn thiên hạ. Một vài
bóng hồng lướt qua cũng chỉ để cho tôi so sánh với vợ mình. Người xưa
nói thực đúng "Trai khôn tìm vợ chợ đông" trong chợ không thiếu gì người
đẹp, người đảm đang.
Tôi còn nhớ hôm đó chúng tôi đi chợ sớm hơn thường lệ, chợ còn thưa người. Hương vào chợ rồi, tôi tìm chỗ dựng xe đợi nàng. Tôi để ý tới một người đàn ông trạc tuổi tôi, trên dưới ba mươi. Hắn gầy, đen, áo quần tuy cũ nhưng được giặt ủi tươm tất. Vì sao tôi để ý đến hắn ta, tôi cũng không biết, hắn nhanh nhẹn và còn có cái gì khác thường . Hắn tìm một khỏang đất trống gần chợ, ngồi xuống, đặt cái thùng các-tông trước mặt. Hắn móc túi lấy cái khăn tay trải trên mặt thùng, tôi chẳng biết hắn làm gì ? Hắn chậm chạp và rất cẩn thận xếp cái khăn thành hình một con chuột. Con chuột có cái đầu nhỏ, hai tai nhọn, mình cuộn tròn. không có chân nhưng lại có cái đuôi dài là chéo khăn nhỏ ló ra. Hình như hắn ta cố ý xếp con chuột càng lâu càng tốt. Hắn chẳng nhìn chung quanh, nhưng tôi đã biết dụng ý của hắn. Một vài thằng bé đi ngang qua, tò mò nhìn, đứng lại xem. Nhiều thằng bé khác làm theo, chúng tự động xếp thành một vòng tròn. Rồi tới lượt những người lớn cũng làm như thế. Họ ngồi thành vòng tròn chung quanh hắn.
Khi đám đông đã nhiều, con chuột vải bắt đầu chuyển động, nó từ tay này nhảy sang tay kia, bò lên người hắn. Con chuột vải trông rất linh họat , nhanh nhẹn không thua chuột thực. Sau khi con chuột vải tung tăng đủ kiểu, hắn bắt đầu quảng cáo cho thứ thuốc gói trong giấy kính xanh đỏ như kẹo mà hắn gọi là thuốc giun thần kỳ.
Hôm đó nhà Hương có khách, nàng vào chợ rất lâu. May quá, nếu không nhờ con chuột vải chắc tôi phải khổ sở về chờ đợi nàng . Có lẽ trong số khán giả, tôi là người đứng xa nhưng chăm chú nhất. Đoạn sau tôi sẽ nói vì sao tôi chú ý đến cái trò chơi trẻ con nầy. Trong đầu tôi vừa nẩy nở một sự so sánh, giữa hắn và tôi .
Số người vây quanh hắn ngày càng đông. Miệng hắn nói, tay trao thuốc, tay điều khiển con chuột, thế mà chú chuột vải vẫn linh họat nhảy nhót và không lần nào rơi xuống đất. Con chuột vải nhảy nhót liên miên chỉ khi con chuột nhảy gọn vào tay áo hắn mới là lúc nó được nghỉ ngơi và người chủ của nó cầm ly nước mía giải khát trong cái nóng nung người. Lũ trẻ con chăm chú nhìn, không hẹn mà có lúc cùng cười ồ lên. Còn người lớn phần nhiều là người nhà quê đã bắt đầu bị mê hoặc bởi những lời nói khoa trương của hắn và sự linh họat của con chuột vải. Họ móc tiền ra mua những viên thuốc ghẻ, thuốc ho, thuốc nhức mỏi, thuốc điều kinh, bổ thận ...Hắn nói không ngừng, lưu loát như nước chảy. Lúc này tôi trông thấy hắn mất đi cái vẻ trầm ngâm câm lặng lúc sáng . Nghề nghiệp có thể giúp con người thóat khỏi cái vỏ ốc thường ngày.
Hắn quảng cáo liên miên từ lọai thuốc này sang lọai thuốc khác, từ bệnh này chuyển sang bệnh kia. Hắn dạy người ta cách ăn ở hợp vệ sinh tránh bệnh tật. Hắn bày cách thở để được trường sinh bất lão, hắn làm như từ trước đến nay người ta chưa từng thở. Hắn dạy người ta cách đi đứng ăn uống, làm như người ta chưa biết ăn uống đi đứng. Rồi hắn nói về cái gọi là "tà khí" mà hắn nói đó là quan niệm về vi trùng của nền y học đông phương. Y học cổ truyền ngày xưa không có kính hiển vi, không thấy vi trùng nhưng người ta cũng đã quan niệm có những tác nhân gây bệnh, ấy là những con vật rất nhỏ, gọi là tà khí. Hắn nói về căn nguyên của mọi thứ bệnh trên đời là mất quân bình âm dương. Cuối cùng hắn nói phong thấp là bệnh của mọi thứ bệnh. Theo hắn thì phong thấp là thứ bệnh chạy lung tung. Nó chạy vào xương sống sinh ra chứng đau lưng và thế là con chuột vải đang từ bàn tay, nhảy lên cái lưng cong như lưng tôm của hắn. Bệnh phong thấp theo tà khí chui vô mũi làm cho sổ mũi, hắt hơi. Bệnh phong thấp chạy lên đầu sinh đau đầu như búa bổ. Con chuột vải từ lưng nhảy lên đỉnh đầu hắn. Bệnh phong thấp theo gió độc bay vào phổi sinh ho, ho lâu không chữa thành lao. Hắn giả vờ đấm ngực ho lên mấy tiếng, con chuột từ từ bò lên ngực. Con chuột vải bò xuống bụng theo dấu chân của bệnh no hơi, ợ chua. Con chuột vải nhảy lên vai theo chân bệnh nhức mỏi hai vai. Con chuột thực là một trợ thủ đắc lực cho chủ nó. Cặp nghệ sĩ người chuột ngày diễn với nhau thực ăn ý tài tình. Tôi nghĩ hắn cũng đang có cuộc sống sung túc dễ chịu.
Tôi bắt đầu chiêm nghiệm về cuộc đời. Cuộc sống đâu có khó khăn như người ta tưởng. Chỉ với một con chuột vải người ta vẫn sống được cuộc sống ung dung. Đứng với hắn một lúc tôi thấy số tiền hắn làm ra không ít. Không cần biết thuốc hắn bán ra có công hiệu như hắn quảng cáo hay không? Nội việc hắn gây được những nụ cười của mấy đứa bé con, và niềm tin nơi những người nhà quê là những đóng góp của hắn cho đời cũng đủ rồi.
Còn tôi được chuẩn bị để vào đời thật kỹ lưỡng tốn kém. Cha mẹ tôi đã bán hơn hai mươi mẫu ruộng cho tôi ăn học trong hai mươi năm ở trong nuớc và ngòai nước để lấy cái bằng bác sĩ. Tôi còn thừa hưởng được bao nhiêu thuận lợi từ gia đình tôi, một gia đình nổi tiếng trong giới thượng lưu trí thức, quen thân nhiều người có vai vế trong xã hội. Còn gia đình vợ tôi, một gia đình giàu có mà phần hồi môn cho nàng là cả một ngôi biệt thự. Thế mà khi vào đời tôi còn phân vân không biết mình có thành công hay không ? Hôm nay thấy người kia vào đời chỉ với một con chuột vải mà anh ta vẫn tự tin, sống được và sống rất ung dung, thực là tấm gương sáng cho tôi. Tôi kết luận, cuộc đời này dễ dàng hào phóng biết bao ! Cuộc đời dang rộng cánh tay chào đón tất cả mọi người đến với nó.
Nắng lên cao, đám đông đã tản đi. Tôi thấy hắn tỏ vẻ mệt nhọc . Chỉ còn vài đứa bé bụng ỏng ngồi lại xem hắn đếm tiền. Con chuột vải đang ngon giấc giữa đám chai lọ ngổn ngang. Từ xa, một cô gái trẻ đẹp đi lại. Thấy cô gái mắt hắn sáng lên, vẻ mệt nhọc của cả một buổi mai hò hét trong nắng biến đi. Cô gái đi tới, cô đứng nhìn hắn với cái vẻ lạnh lùng đợi chờ. Hắn trao cho cô gái tất cả số tiền kiếm được. Cô gái đưa cái ví nhỏ thêu kim tuyến, hắn cho tiền vào, mấy đồng lẻ cô đưa trả lại hắn. Nàng nhìn chung quanh, làm như người bàng quan, trông cho nhanh rời khỏi nơi đây. Hắn nhìn cô, nói một câu, cô gái nhíu mày, bỏ đi vào chợ. Hắn nhìn theo với ánh mắt vô cùng trìu mến. Tôi chắc cô gái là vợ, cái vẻ của cô giống vợ, hơn là người tình, còn hắn rất giống anh chồng chiều cô vợ trẻ cưng của mình .
Nhờ chở Hương đi chợ mà tôi gặp hắn quanh năm. Lần nào cũng thế, sau buổi diễn có cô gái đến, hắn trao tiền, nàng bỏ đi. Cặp vợ chồng này hình như chưa có con. Tôi thấy cô gái không có cái vẻ gì là đã làm mẹ.
Quả thực cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng với hắn. Như tôi tưởng. Tôi chứng kiến có lần hắn mới đặt cái thùng xuống, trải chiếc khăn tay toan thắt con chuột thì có tên cảnh sát bụng to đến . Hắn năn nỉ, tên cảnh sát tung chân đá cái thùng . Bao nhiêu chai lọ thuốc men tung tóe. Hắn lồm cồm lượm lên, nhẫn nhục chịu đựng. Ngày hôm đó quả là một ngày xấu đối với hắn. Cô gái đến, hắn phân trần, cô không nghe , vùng vằng bỏ đi. Hắn đứng yên nhìn theo cái lưng của người yêu biểu lộ sự bất bình. Hắn ngồi trầm ngâm một lúc rồi thu dọn về.
Tiếp theo là những ngày mưa. Hắn co ro ngồi dưới mái hiên, ôm khư khư cái thùng trước ngực. Con chuột vải chắc cũng ngủ vùi giữa đống thuốc men. Ngày mưa thì làm sao diễn trò, làm sao có tiền để bỏ vào cái ví của cô gái? Năm đó mùa mưa kéo dài lê thê, cả khu chợ hóa thành vũng bùn lầy. Hết mưa lại rét, thực là một năm khó khăn cho người làm nghề như hắn. Gần tết trời mới chịu sáng ra, khô và ấm, người đi chợ nhiều dần lên. Con chuột vải được dịp tung tăng sau một mùa đông khắc nghiệt. Hắn tiều tụy hơn trước, mùa xuân đến hắn có tươi ra phần nào. Hắn lại ngồi giữa cái vòng tròn trẻ con và những người nhà quê vây quanh, miệng không ngớt :" Ông Hai bên này mua một chai. Chị Ba bên kía hai gói..." Sự thật vào đúng giây phút đó chẳng có ông Hai bà Ba nào. Cuối buổi cô gái đẹp lại xuất hiện, hắn trao tất cả, nhìn theo, tận hưởng niềm vui không để sót giọt nào.
Ngày vui chóng qua. Một hôm có gánh hát Sơn Đông mãi võ đến biểu diễn, bán thuốc. Đây là một gánh hát lớn với nhiều trò hấp dẫn. Chúng chiếm một khỏang đất rộng để thi số tài năng. Chúng biểu diễn võ thuật, đập gạch lên đầu, đâm giáo vào cổ, rồi dùng thuốc của họ bôi lên. Lối quảng cáo đầy ấn tượng, hơn hẳn con chuột vải. Hắn ngồi một mình, không có ai đến xem, trẻ con cũng đã bị bọn kia thu hút cả rồi. Lần đó cô gái đến, cô đứng xa nhìn dáng thiểu não của hắn rồi bỏ đi.
Tôi chứng kiến từ đầu vở bi kịch này. Tôi thầm lo sợ điều khác tệ hại hơn cho hắn. Quả không sai, mấy ngày sau không thấy hắn ra chợ, nghe nói cô gái đẹp đã bỏ hắn đi theo một thằng trong bọn mãi võ kia rồi. Một tuần sau hắn mới trở lại, lần này cặp người và chuột đều ủ rũ nặng nề. Cuối buổi diễn, như thói quen hắn lượm lặt những đồng bạc cũ vuốt ve cho thẳng lại, xếp lại một chồng, dáo dát nhìn quanh, đợi chờ...Cuối cùng hắn đứng lên thất thểu như kẻ không hồn , cô đơn giữa chốn đông người.
Mấy năm sau tôi không còn sống ở Nha Trang nữa. Câu chuyện người và chuột này không còn làm bận tâm tôi nữa.Trong thời gian đó đời tôi biến chuyển cũng nhiều. Mặc dù tôi được trang bị đủ thứ để vào đời mà còn gặp nhiều khó khăn. Tôi thấy hắn thực tội nghiệp, chỉ với một con chuột thắt bằng cái khăn mù-soa mà hắn vẫn phấn đấu để tồn tại với đời thực là tài.
Gần tết năm đó tôi có dịp trở lại Nha Trang. Lúc này vợ chồng tôi đã có bốn con. Chúng tôi được dịp sống lại với kỷ niệm xưa thời kỳ mới yêu nhau. Tôi rủ Hương đi chợ. Chúng tôi thấy lại hắn, tôi vô cùng kinh ngạc và xót xa, hắn đã già đi rất nhiều . Tóc bạc ra, những ngón tay không còn lanh lẹ nữa . Cái thùng các-tông năm xưa mòn vẹt đi, con chuột vải bẩn thỉu, chậm chạp. Cảnh cũ tái diễn nhưng buồn bã hơn xưa nhiều lắm, cũng chỉ mấy đứa trẻ với những người nhà quê. Tôi không hiểu vì sao hắn chẳng chịu đổi nghề? Chỉ với con chuột vải và những trò thô sơ làm sao cạnh tranh nổi với cuộc đời thay đổi từng ngày này. Cái gì khiến hắn không bỏ nghề ? nghiệp chướng hay tình yêu? Cuộc hội ngộ khiến cho lần trở lại Nha Trang không vui.
Mấy năm sau tôi đổi về làm việc tại bệnh viện Ban mê thuột. Thành phố này vào thời kỳ đó còn rất hoang sơ. Quanh đi quẩn lại chỉ có mấy con đường. Còn rừng bạt ngàn chực tràn vào thành phố. Buổi sáng sương như mây bay vào tận phòng ngủ. Trong làn sương trắng đục như nước vò gạo đó từng đòan người Thượng nối đuôi nhau xuống phố. Những người phụ nữ ngực trần gùi rau quả, những đứa bé và những con chó chạy theo. Gia đình tôi sống trong ngôi biệt thự rất đẹp nằm trên đồi cao, chung quanh hoa không trồng mà vẫn nở rộ. Mấy củ thược dược mùa trước nằm trong đất chờ mưa xuống đội đất trồi lên nở ra những hoa đại đóa đủ màu. Hoa bướm, hoa phấn thi nhau khoe sắc . Vườn nhà tôi là cả một rừng hoa. Con đường vào nhà phải vạch hoa ra mà đi. Gia đình tôi trong thời kì này là hạnh phúc hơn cả.
Mùa giáng sinh năm đó rét như cắt. Chiều lại cả nhà đi dự lễ ở nhà thờ lớn. Vợ chồng con cái ai cũng mặc hai ba lớp áo ấm, ngồi trong ô tô quay kính lên mà vẫn còn rét. Khi trở về phải đốt lò sưởi. Vợ tôi và Bội Hòan lo bữa ăn nửa đêm. Phước Hải, Phước Cường lo trang hòang nhà cửa. Duệ Hài ngồi trước dương cầm đánh bài " Đêm thánh vô cùng". Chuông điện thọai reo, con tôi nghe, quay lại nói :
- Bệnh viện mời ba đến gấp, có người bị nạn.
Tôi tới nơi thì nạn nhân đã được đưa vào phòng cấp cứu. Hắn bị cóng . Tôi rọi ngọn đèn sáng cho hắn ấm lên. Mạch nơi cổ tay hắn mong manh như tiếng gõ cửa của tử thần. Tôi truyền dịch cho hắn nhưng không làm sao tìm được mạch máu. Tôi lấy dao mổ rạch một đường dài nơi cổ chân. Lưỡi dao tới đâu hai thớ thịt nhợt nhạt tách ra tới đó, không một giọt máu. Tĩnh mạch hắn chạy ngoằn ngòeo như sợi chỉ màu tím . Tôi châm kim vào cũng chẳng rút ra được tí máu nào. Như thế nửa thân hình bên dưới của hắn máu đã đông, nghĩa là đã chết, thế mà miệng vẫn mê sảng không ngớt la lên"Ông Hai bên nầy một chai. Bà Ba bên kia hai gói..." Tôi nhớ đã nghe câu nầy ở đâu...
Lúc này tôi mới quan sát nạn nhân . Đó là người đàn ông trạc năm mươi, tồi tàn rách rưới như đồ ăn xin.. Tôi không còn cách gì cứu hắn. Trước khi chết bọt từ miệng hắn trào ra. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cho tôi biết, không cần giải phẫu tử thi cũng biết cái dạ dày hắn trống trơn. Hắn chết đói ! Cái đói và cái rét kinh khủng đã giết chết hắn. Tôi nhớ lại buổi chiều hôm đó rét như thế nào. Cả nhà tôi áo quần ấm ngồi trong xe còn chịu không nổi, còn hắn thì với mớ giẻ rách trên người và cái bụng không một hột cơm. Tôi thở dài, buông dao mổ, rửa tay trở về cho kịp đón lễ nửa đêm .
Hôm sau và hôm sau nữa tôi quên mất con người bất hạnh kia. Tới ngày thứ ba tôi đi một vòng chung quanh bệnh viện thấy người lao công ngồi trước nhà xác. Tôi dừng lại, anh ta đứng lên kính cẩn chào. Tôi hỏi :
- Canh gác gì nơi đây ?
- Thưa có cái xác của người chết trong đêm giáng sinh.
Tôi bảo mở cửa nhà xác. Khi hai cánh cửa lớn mới hé ra thì chuột túa ra chạy tứ tung. Cái xác nằm co quắp trên nền xi măng. Mùa này trời rét lắm nên ba ngày qua xác người vẫn không hư.
Người lao công than :
- Bệnh viện mình lúc này chuột nhiều quá. Hôm trước có người đàn bà Thượng sinh khó chết, mới cho vào nhà xác, quay đi quay lại chuột đã khóet hai con mắt. Mà cũng lạ thực .
- Cái gì lạ ?
- Người đàn ông chết đêm giáng sinh . Lũ chuột dữ như tinh ở đây lại không dám đả động tới cái xác. Tôi ngồi nhìn qua khe cửa thấy chuột kéo tới từng bầy, chúng bò lên xác, bò qua lại, quấn qúit một hồi mới chịu bỏ đi. Chắc lão ta là "vua chuột" !
Tôi hỏi :
- Thân nhân của lão ta đâu ?
- Thưa ba ngày rồi không thấy ai
- Lão ta có giấy tờ gì không ?
- Không
- Trong người hắn có cất dấu cái gì không ?
- Thưa không, à mà quên , dạ có ...
- Cái gì ?
- Một con chuột thắt bằng cái khăn tay !
Tôi lạnh cả người. Phải rồi hèn gì lại có câu:" Ông Hai bà Ba..." Tôi lật lão lên nhìn kỹ , đúng là hắn. Người lao công khép cửa . Tôi dặn anh ta:
- Thôi, không chờ đợi thân nhân nữa, lấy vải với hòm của bệnh viện khâm liệm cho tử tế rồi đem chôn .
Tôi tính bỏ đi, chợt nhớ , quay lại nói :
- Nhớ bỏ con chuột vải vào áo quan cho lão ./.
Quý Thể
Quý Thể
Tôi còn nhớ hôm đó chúng tôi đi chợ sớm hơn thường lệ, chợ còn thưa người. Hương vào chợ rồi, tôi tìm chỗ dựng xe đợi nàng. Tôi để ý tới một người đàn ông trạc tuổi tôi, trên dưới ba mươi. Hắn gầy, đen, áo quần tuy cũ nhưng được giặt ủi tươm tất. Vì sao tôi để ý đến hắn ta, tôi cũng không biết, hắn nhanh nhẹn và còn có cái gì khác thường . Hắn tìm một khỏang đất trống gần chợ, ngồi xuống, đặt cái thùng các-tông trước mặt. Hắn móc túi lấy cái khăn tay trải trên mặt thùng, tôi chẳng biết hắn làm gì ? Hắn chậm chạp và rất cẩn thận xếp cái khăn thành hình một con chuột. Con chuột có cái đầu nhỏ, hai tai nhọn, mình cuộn tròn. không có chân nhưng lại có cái đuôi dài là chéo khăn nhỏ ló ra. Hình như hắn ta cố ý xếp con chuột càng lâu càng tốt. Hắn chẳng nhìn chung quanh, nhưng tôi đã biết dụng ý của hắn. Một vài thằng bé đi ngang qua, tò mò nhìn, đứng lại xem. Nhiều thằng bé khác làm theo, chúng tự động xếp thành một vòng tròn. Rồi tới lượt những người lớn cũng làm như thế. Họ ngồi thành vòng tròn chung quanh hắn.
Khi đám đông đã nhiều, con chuột vải bắt đầu chuyển động, nó từ tay này nhảy sang tay kia, bò lên người hắn. Con chuột vải trông rất linh họat , nhanh nhẹn không thua chuột thực. Sau khi con chuột vải tung tăng đủ kiểu, hắn bắt đầu quảng cáo cho thứ thuốc gói trong giấy kính xanh đỏ như kẹo mà hắn gọi là thuốc giun thần kỳ.
Hôm đó nhà Hương có khách, nàng vào chợ rất lâu. May quá, nếu không nhờ con chuột vải chắc tôi phải khổ sở về chờ đợi nàng . Có lẽ trong số khán giả, tôi là người đứng xa nhưng chăm chú nhất. Đoạn sau tôi sẽ nói vì sao tôi chú ý đến cái trò chơi trẻ con nầy. Trong đầu tôi vừa nẩy nở một sự so sánh, giữa hắn và tôi .
Số người vây quanh hắn ngày càng đông. Miệng hắn nói, tay trao thuốc, tay điều khiển con chuột, thế mà chú chuột vải vẫn linh họat nhảy nhót và không lần nào rơi xuống đất. Con chuột vải nhảy nhót liên miên chỉ khi con chuột nhảy gọn vào tay áo hắn mới là lúc nó được nghỉ ngơi và người chủ của nó cầm ly nước mía giải khát trong cái nóng nung người. Lũ trẻ con chăm chú nhìn, không hẹn mà có lúc cùng cười ồ lên. Còn người lớn phần nhiều là người nhà quê đã bắt đầu bị mê hoặc bởi những lời nói khoa trương của hắn và sự linh họat của con chuột vải. Họ móc tiền ra mua những viên thuốc ghẻ, thuốc ho, thuốc nhức mỏi, thuốc điều kinh, bổ thận ...Hắn nói không ngừng, lưu loát như nước chảy. Lúc này tôi trông thấy hắn mất đi cái vẻ trầm ngâm câm lặng lúc sáng . Nghề nghiệp có thể giúp con người thóat khỏi cái vỏ ốc thường ngày.
Hắn quảng cáo liên miên từ lọai thuốc này sang lọai thuốc khác, từ bệnh này chuyển sang bệnh kia. Hắn dạy người ta cách ăn ở hợp vệ sinh tránh bệnh tật. Hắn bày cách thở để được trường sinh bất lão, hắn làm như từ trước đến nay người ta chưa từng thở. Hắn dạy người ta cách đi đứng ăn uống, làm như người ta chưa biết ăn uống đi đứng. Rồi hắn nói về cái gọi là "tà khí" mà hắn nói đó là quan niệm về vi trùng của nền y học đông phương. Y học cổ truyền ngày xưa không có kính hiển vi, không thấy vi trùng nhưng người ta cũng đã quan niệm có những tác nhân gây bệnh, ấy là những con vật rất nhỏ, gọi là tà khí. Hắn nói về căn nguyên của mọi thứ bệnh trên đời là mất quân bình âm dương. Cuối cùng hắn nói phong thấp là bệnh của mọi thứ bệnh. Theo hắn thì phong thấp là thứ bệnh chạy lung tung. Nó chạy vào xương sống sinh ra chứng đau lưng và thế là con chuột vải đang từ bàn tay, nhảy lên cái lưng cong như lưng tôm của hắn. Bệnh phong thấp theo tà khí chui vô mũi làm cho sổ mũi, hắt hơi. Bệnh phong thấp chạy lên đầu sinh đau đầu như búa bổ. Con chuột vải từ lưng nhảy lên đỉnh đầu hắn. Bệnh phong thấp theo gió độc bay vào phổi sinh ho, ho lâu không chữa thành lao. Hắn giả vờ đấm ngực ho lên mấy tiếng, con chuột từ từ bò lên ngực. Con chuột vải bò xuống bụng theo dấu chân của bệnh no hơi, ợ chua. Con chuột vải nhảy lên vai theo chân bệnh nhức mỏi hai vai. Con chuột thực là một trợ thủ đắc lực cho chủ nó. Cặp nghệ sĩ người chuột ngày diễn với nhau thực ăn ý tài tình. Tôi nghĩ hắn cũng đang có cuộc sống sung túc dễ chịu.
Tôi bắt đầu chiêm nghiệm về cuộc đời. Cuộc sống đâu có khó khăn như người ta tưởng. Chỉ với một con chuột vải người ta vẫn sống được cuộc sống ung dung. Đứng với hắn một lúc tôi thấy số tiền hắn làm ra không ít. Không cần biết thuốc hắn bán ra có công hiệu như hắn quảng cáo hay không? Nội việc hắn gây được những nụ cười của mấy đứa bé con, và niềm tin nơi những người nhà quê là những đóng góp của hắn cho đời cũng đủ rồi.
Còn tôi được chuẩn bị để vào đời thật kỹ lưỡng tốn kém. Cha mẹ tôi đã bán hơn hai mươi mẫu ruộng cho tôi ăn học trong hai mươi năm ở trong nuớc và ngòai nước để lấy cái bằng bác sĩ. Tôi còn thừa hưởng được bao nhiêu thuận lợi từ gia đình tôi, một gia đình nổi tiếng trong giới thượng lưu trí thức, quen thân nhiều người có vai vế trong xã hội. Còn gia đình vợ tôi, một gia đình giàu có mà phần hồi môn cho nàng là cả một ngôi biệt thự. Thế mà khi vào đời tôi còn phân vân không biết mình có thành công hay không ? Hôm nay thấy người kia vào đời chỉ với một con chuột vải mà anh ta vẫn tự tin, sống được và sống rất ung dung, thực là tấm gương sáng cho tôi. Tôi kết luận, cuộc đời này dễ dàng hào phóng biết bao ! Cuộc đời dang rộng cánh tay chào đón tất cả mọi người đến với nó.
Nắng lên cao, đám đông đã tản đi. Tôi thấy hắn tỏ vẻ mệt nhọc . Chỉ còn vài đứa bé bụng ỏng ngồi lại xem hắn đếm tiền. Con chuột vải đang ngon giấc giữa đám chai lọ ngổn ngang. Từ xa, một cô gái trẻ đẹp đi lại. Thấy cô gái mắt hắn sáng lên, vẻ mệt nhọc của cả một buổi mai hò hét trong nắng biến đi. Cô gái đi tới, cô đứng nhìn hắn với cái vẻ lạnh lùng đợi chờ. Hắn trao cho cô gái tất cả số tiền kiếm được. Cô gái đưa cái ví nhỏ thêu kim tuyến, hắn cho tiền vào, mấy đồng lẻ cô đưa trả lại hắn. Nàng nhìn chung quanh, làm như người bàng quan, trông cho nhanh rời khỏi nơi đây. Hắn nhìn cô, nói một câu, cô gái nhíu mày, bỏ đi vào chợ. Hắn nhìn theo với ánh mắt vô cùng trìu mến. Tôi chắc cô gái là vợ, cái vẻ của cô giống vợ, hơn là người tình, còn hắn rất giống anh chồng chiều cô vợ trẻ cưng của mình .
Nhờ chở Hương đi chợ mà tôi gặp hắn quanh năm. Lần nào cũng thế, sau buổi diễn có cô gái đến, hắn trao tiền, nàng bỏ đi. Cặp vợ chồng này hình như chưa có con. Tôi thấy cô gái không có cái vẻ gì là đã làm mẹ.
Quả thực cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng với hắn. Như tôi tưởng. Tôi chứng kiến có lần hắn mới đặt cái thùng xuống, trải chiếc khăn tay toan thắt con chuột thì có tên cảnh sát bụng to đến . Hắn năn nỉ, tên cảnh sát tung chân đá cái thùng . Bao nhiêu chai lọ thuốc men tung tóe. Hắn lồm cồm lượm lên, nhẫn nhục chịu đựng. Ngày hôm đó quả là một ngày xấu đối với hắn. Cô gái đến, hắn phân trần, cô không nghe , vùng vằng bỏ đi. Hắn đứng yên nhìn theo cái lưng của người yêu biểu lộ sự bất bình. Hắn ngồi trầm ngâm một lúc rồi thu dọn về.
Tiếp theo là những ngày mưa. Hắn co ro ngồi dưới mái hiên, ôm khư khư cái thùng trước ngực. Con chuột vải chắc cũng ngủ vùi giữa đống thuốc men. Ngày mưa thì làm sao diễn trò, làm sao có tiền để bỏ vào cái ví của cô gái? Năm đó mùa mưa kéo dài lê thê, cả khu chợ hóa thành vũng bùn lầy. Hết mưa lại rét, thực là một năm khó khăn cho người làm nghề như hắn. Gần tết trời mới chịu sáng ra, khô và ấm, người đi chợ nhiều dần lên. Con chuột vải được dịp tung tăng sau một mùa đông khắc nghiệt. Hắn tiều tụy hơn trước, mùa xuân đến hắn có tươi ra phần nào. Hắn lại ngồi giữa cái vòng tròn trẻ con và những người nhà quê vây quanh, miệng không ngớt :" Ông Hai bên này mua một chai. Chị Ba bên kía hai gói..." Sự thật vào đúng giây phút đó chẳng có ông Hai bà Ba nào. Cuối buổi cô gái đẹp lại xuất hiện, hắn trao tất cả, nhìn theo, tận hưởng niềm vui không để sót giọt nào.
Ngày vui chóng qua. Một hôm có gánh hát Sơn Đông mãi võ đến biểu diễn, bán thuốc. Đây là một gánh hát lớn với nhiều trò hấp dẫn. Chúng chiếm một khỏang đất rộng để thi số tài năng. Chúng biểu diễn võ thuật, đập gạch lên đầu, đâm giáo vào cổ, rồi dùng thuốc của họ bôi lên. Lối quảng cáo đầy ấn tượng, hơn hẳn con chuột vải. Hắn ngồi một mình, không có ai đến xem, trẻ con cũng đã bị bọn kia thu hút cả rồi. Lần đó cô gái đến, cô đứng xa nhìn dáng thiểu não của hắn rồi bỏ đi.
Tôi chứng kiến từ đầu vở bi kịch này. Tôi thầm lo sợ điều khác tệ hại hơn cho hắn. Quả không sai, mấy ngày sau không thấy hắn ra chợ, nghe nói cô gái đẹp đã bỏ hắn đi theo một thằng trong bọn mãi võ kia rồi. Một tuần sau hắn mới trở lại, lần này cặp người và chuột đều ủ rũ nặng nề. Cuối buổi diễn, như thói quen hắn lượm lặt những đồng bạc cũ vuốt ve cho thẳng lại, xếp lại một chồng, dáo dát nhìn quanh, đợi chờ...Cuối cùng hắn đứng lên thất thểu như kẻ không hồn , cô đơn giữa chốn đông người.
Mấy năm sau tôi không còn sống ở Nha Trang nữa. Câu chuyện người và chuột này không còn làm bận tâm tôi nữa.Trong thời gian đó đời tôi biến chuyển cũng nhiều. Mặc dù tôi được trang bị đủ thứ để vào đời mà còn gặp nhiều khó khăn. Tôi thấy hắn thực tội nghiệp, chỉ với một con chuột thắt bằng cái khăn mù-soa mà hắn vẫn phấn đấu để tồn tại với đời thực là tài.
Gần tết năm đó tôi có dịp trở lại Nha Trang. Lúc này vợ chồng tôi đã có bốn con. Chúng tôi được dịp sống lại với kỷ niệm xưa thời kỳ mới yêu nhau. Tôi rủ Hương đi chợ. Chúng tôi thấy lại hắn, tôi vô cùng kinh ngạc và xót xa, hắn đã già đi rất nhiều . Tóc bạc ra, những ngón tay không còn lanh lẹ nữa . Cái thùng các-tông năm xưa mòn vẹt đi, con chuột vải bẩn thỉu, chậm chạp. Cảnh cũ tái diễn nhưng buồn bã hơn xưa nhiều lắm, cũng chỉ mấy đứa trẻ với những người nhà quê. Tôi không hiểu vì sao hắn chẳng chịu đổi nghề? Chỉ với con chuột vải và những trò thô sơ làm sao cạnh tranh nổi với cuộc đời thay đổi từng ngày này. Cái gì khiến hắn không bỏ nghề ? nghiệp chướng hay tình yêu? Cuộc hội ngộ khiến cho lần trở lại Nha Trang không vui.
Mấy năm sau tôi đổi về làm việc tại bệnh viện Ban mê thuột. Thành phố này vào thời kỳ đó còn rất hoang sơ. Quanh đi quẩn lại chỉ có mấy con đường. Còn rừng bạt ngàn chực tràn vào thành phố. Buổi sáng sương như mây bay vào tận phòng ngủ. Trong làn sương trắng đục như nước vò gạo đó từng đòan người Thượng nối đuôi nhau xuống phố. Những người phụ nữ ngực trần gùi rau quả, những đứa bé và những con chó chạy theo. Gia đình tôi sống trong ngôi biệt thự rất đẹp nằm trên đồi cao, chung quanh hoa không trồng mà vẫn nở rộ. Mấy củ thược dược mùa trước nằm trong đất chờ mưa xuống đội đất trồi lên nở ra những hoa đại đóa đủ màu. Hoa bướm, hoa phấn thi nhau khoe sắc . Vườn nhà tôi là cả một rừng hoa. Con đường vào nhà phải vạch hoa ra mà đi. Gia đình tôi trong thời kì này là hạnh phúc hơn cả.
Mùa giáng sinh năm đó rét như cắt. Chiều lại cả nhà đi dự lễ ở nhà thờ lớn. Vợ chồng con cái ai cũng mặc hai ba lớp áo ấm, ngồi trong ô tô quay kính lên mà vẫn còn rét. Khi trở về phải đốt lò sưởi. Vợ tôi và Bội Hòan lo bữa ăn nửa đêm. Phước Hải, Phước Cường lo trang hòang nhà cửa. Duệ Hài ngồi trước dương cầm đánh bài " Đêm thánh vô cùng". Chuông điện thọai reo, con tôi nghe, quay lại nói :
- Bệnh viện mời ba đến gấp, có người bị nạn.
Tôi tới nơi thì nạn nhân đã được đưa vào phòng cấp cứu. Hắn bị cóng . Tôi rọi ngọn đèn sáng cho hắn ấm lên. Mạch nơi cổ tay hắn mong manh như tiếng gõ cửa của tử thần. Tôi truyền dịch cho hắn nhưng không làm sao tìm được mạch máu. Tôi lấy dao mổ rạch một đường dài nơi cổ chân. Lưỡi dao tới đâu hai thớ thịt nhợt nhạt tách ra tới đó, không một giọt máu. Tĩnh mạch hắn chạy ngoằn ngòeo như sợi chỉ màu tím . Tôi châm kim vào cũng chẳng rút ra được tí máu nào. Như thế nửa thân hình bên dưới của hắn máu đã đông, nghĩa là đã chết, thế mà miệng vẫn mê sảng không ngớt la lên"Ông Hai bên nầy một chai. Bà Ba bên kia hai gói..." Tôi nhớ đã nghe câu nầy ở đâu...
Lúc này tôi mới quan sát nạn nhân . Đó là người đàn ông trạc năm mươi, tồi tàn rách rưới như đồ ăn xin.. Tôi không còn cách gì cứu hắn. Trước khi chết bọt từ miệng hắn trào ra. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cho tôi biết, không cần giải phẫu tử thi cũng biết cái dạ dày hắn trống trơn. Hắn chết đói ! Cái đói và cái rét kinh khủng đã giết chết hắn. Tôi nhớ lại buổi chiều hôm đó rét như thế nào. Cả nhà tôi áo quần ấm ngồi trong xe còn chịu không nổi, còn hắn thì với mớ giẻ rách trên người và cái bụng không một hột cơm. Tôi thở dài, buông dao mổ, rửa tay trở về cho kịp đón lễ nửa đêm .
Hôm sau và hôm sau nữa tôi quên mất con người bất hạnh kia. Tới ngày thứ ba tôi đi một vòng chung quanh bệnh viện thấy người lao công ngồi trước nhà xác. Tôi dừng lại, anh ta đứng lên kính cẩn chào. Tôi hỏi :
- Canh gác gì nơi đây ?
- Thưa có cái xác của người chết trong đêm giáng sinh.
Tôi bảo mở cửa nhà xác. Khi hai cánh cửa lớn mới hé ra thì chuột túa ra chạy tứ tung. Cái xác nằm co quắp trên nền xi măng. Mùa này trời rét lắm nên ba ngày qua xác người vẫn không hư.
Người lao công than :
- Bệnh viện mình lúc này chuột nhiều quá. Hôm trước có người đàn bà Thượng sinh khó chết, mới cho vào nhà xác, quay đi quay lại chuột đã khóet hai con mắt. Mà cũng lạ thực .
- Cái gì lạ ?
- Người đàn ông chết đêm giáng sinh . Lũ chuột dữ như tinh ở đây lại không dám đả động tới cái xác. Tôi ngồi nhìn qua khe cửa thấy chuột kéo tới từng bầy, chúng bò lên xác, bò qua lại, quấn qúit một hồi mới chịu bỏ đi. Chắc lão ta là "vua chuột" !
Tôi hỏi :
- Thân nhân của lão ta đâu ?
- Thưa ba ngày rồi không thấy ai
- Lão ta có giấy tờ gì không ?
- Không
- Trong người hắn có cất dấu cái gì không ?
- Thưa không, à mà quên , dạ có ...
- Cái gì ?
- Một con chuột thắt bằng cái khăn tay !
Tôi lạnh cả người. Phải rồi hèn gì lại có câu:" Ông Hai bà Ba..." Tôi lật lão lên nhìn kỹ , đúng là hắn. Người lao công khép cửa . Tôi dặn anh ta:
- Thôi, không chờ đợi thân nhân nữa, lấy vải với hòm của bệnh viện khâm liệm cho tử tế rồi đem chôn .
Tôi tính bỏ đi, chợt nhớ , quay lại nói :
- Nhớ bỏ con chuột vải vào áo quan cho lão ./.
Quý Thể
ĐẠI NGÀN * TƯ BẢN
Tư bản trong thế kỷ 21Capital in the 21st century
***
Capital in the 21st century là tựa đề quyển sách của Giáo sư kinh tế người Pháp Thomas Piketty vốn đang tạo tranh cãi gay gắt trong năm 2014: riêng tại Mỹ, các nhà trí thức cấp tiến ca tụng đây là môt trong những tác phẩm quan trọng nhất cho tương lai, còn cánh bảo thủ gọi ông là một nhà tư tưởng Mác Xít trá hình!
Quyển sách khá dài nhưng đề tài tương đối dễ hiểu. Piketty nhận xét rằng các quốc gia sau giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng rồi đều sẽ đến lúc phát triển chậm lại còn khoảng từ 1-1.5% mỗi năm. Trường hợp này đã xảy ra tại Âu Châu, Nhật Bản và ngay cả ở Hoa Kỳ nếu không có nguồn nhân lực mới do nhập cư; sau này sẽ tái diễn tại Trung Quốc và những nước tân hưng. Nguyên nhân chủ yếu vì một khi quốc gia đã công nghệ hóa thì không còn nhiều cơ hội mới để khai phá trong khi dân số bớt sanh đẻ nên đà tăng tốc phải chậm lại.
Lợi tức trong xã hội được tạo ra nhờ vào hai nguồn lao động và vốn đầu tư. Khi dân số và đà phát triển tăng nhanh thì lao động tạo ra nhiều của cải so với vốn; trái lại khi tăng trưởng chậm thì vốn có khuynh hướng tích lũy nên lâu dài sẽ thu hút nhiều lợi tức hơn so với lao động. Kết quả là của cải trong xã hội càng ngày càng tập trung vào thiểu số dẫn đến tình trạng bất cân đối khiến nền kinh tế đánh mất đi tính cạnh tranh.
Giải thích như thế này cho dễ hiểu: ở các nước lạc hậu trước đây như Việt Nam thì gia đình có đến 10 con, con cái phải dựa vào năng lực của mình thay vì trông cậy nơi gia tài của cha mẹ. Khi vừa mở cửa thị trường thì cơ hội còn nhiều nên lao động hay kinh doanh đều có mức thu nhập cao. Đến nay các gia đình ở thành phố thường chỉ có 1 hay 2 con nên sau này dù chỉ để lại 1 căn nhà trị giá trên dưới 500 ngàn USD thì gia tài vẫn rất lớn, trong khi đa số các thanh thiếu niên còn lại sanh ra trong gia đình nghèo dù trọn đời đi làm công cũng không thể nào mơ tưởng có được căn nhà ở thành phố. Hơn thế, con cái nhà khá giả được gởi đi du học nước ngoài trong lúc thanh niên trong nước hoặc phải bỏ học hay phẩm chất giáo dục kém nên mức độ chênh lệch ở ngay bước vào đời đã khác nhau rất nhiều.
Thí dụ trên cho người Việt thì không phù hợp với tinh thần của quyển sách vì Việt Nam là một nước đang phát triển, trong lúc chủ đề của tác phẩm nhằm vào khối các quốc gia công nghiệp. Tác giả dùng nhiều dữ liệu thống kê ở ba nước Anh, Pháp, Mỹ kể từ thế kỷ 18 đến nay để dẫn chứng cho quan điểm của mình và đề nghị biện pháp để các nước công nghiệp giải quyết mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
Tưởng cũng nên nhắc rằng tình trạng khác biệt giàu nghèo cũng vừa được Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Hoa Kỳ bà Janet Yellen nói đến, nhưng ưu tư của bà Yellen ở khía cạnh chính sách tiền tệ hiện thời của Hoa Kỳ tuy bơm lên giá địa ốc và chứng khoán còn lương bổng chưa theo đó tăng lên. Trong khi đó tác giả Piketty đứng trên tầm nhìn xa về tương quan giữa vốn và lao động trong phần còn lại của thế kỷ 21.
Dù gì thì quyển sách của Piketty cũng xuất hiện đúng thời điểm và đụng chạm đến điểm nhức nhối muôn đời nhưng nhất là kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 2007-09 tại Hoa Kỳ và còn dài dài ở Âu Châu, vì biện pháp do tác giả đề nghị là tăng thuế nhà giàu để san bằng chênh lệch ở mức lũy tiến rất cao dựa trên tài sản và lương bổng.
Có hai lối nhìn về kinh tế và chính trị: hoặc xem nhà nước là tác nhân chính để phân phối của cải và cơ hội đồng đều cho xã hội; hay nhà nước càng tập trung quyền hành thì càng làm bậy! Ở các xã hội Âu-Mỹ còn tranh luận, riêng Việt Nam thuế má tăng vọt thì không biết đánh vào ai, nhưng tư nhân và lao động chết sớm còn quan lại quyền chức và giai cấp đặc quyền… lại sướng. Đây có lẽ là lý do khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phép dịch nguyên văn tác phẩm của Piketty và tiếp đón ông như Karl Marx đầu thai.
Nhưng phân tích của Piketty không phải là thiếu hợp lý và có thể áp dụng ngay cả các nước đang phát triển. Thí dụ phần trên về Việt Nam cho thấy tình trạng chênh lệch giàu nghèo chẳng những tăng vọt mà còn được cơ chế hóa: giả sử con của quan lớn và con của dân có mức độ thông minh và chịu khó làm việc giống nhau, nhưng con của quan lớn đi du học Âu-Mỹ, trong lúc con dân học trường Việt, nếu sau này đặt trên cơ sở nhân tài (cộng thêm quan hệ tốt) thì con của quan lớn chắc chắn phải được trọng dụng hơn. Thế là “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, xã hội mất đi tính năng động trong lúc dòng dõi thế tục được hợp thức và hợp lý hóa theo kiểu “meritocracy” của Trung Quốc hiện nay. Cho nên phải chọn cha mẹ mà đầu thai.
Tác phẩm của Piketty tại Âu-Mỹ có môi trường để trình bày và tranh luận những quan điểm khác biệt và quan trọng, tuy dài và viết dễ hiểu nhưng quá nhiều phân tích nên đọc cũng hơi chán, nếu tìm được quyển rút ngắn (abridged version) chắc tạm đủ.
ĐẠI NGÀN
NGUYỄN TIẾN DÂN * CỘNG SẢN MAI DÂM
Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
Trước tiên phải bái phục sự can đảm của tác giả cho biết rõ dịa chỉ nhà ở, số điện thoại của tác giả một cách công khai.
Thứ hai khâm phục hiểu biết và lý luận thật vững chắc không có một sơ hở nào để bị đánh bại. Qua hai yếu tố trên, tôi đánh giá bài viết "HAY NHẤT TRONG NĂM"(vì không thấy đề năm nào) không những của VN mà của cả thế giới, nhất là THẾ GIỚI CỦA NGƯỜINGHÈO. Quí vị nghĩ sao?
Ðọc bài này nghe sướng cái lỗ tai quá. Xin bái phục sự can đảm của tác giả. “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”
Kính gửi: ông Trương Tấn Sang,
Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.
Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Ðịa chỉ: 208 Ðịnh Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Ðiện thoại: 0168-5d0-56-430
Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Ðề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.
1/ Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ. Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại.
Ðừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật.
2/ Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.
a/ Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại. Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn toàn". Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.
Cũng như nàng Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp, vô luân đã dồn họ đến bước đường cùng. Thúy Kiều tuy chỉ là gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt sát, khinh bỉ nàng. Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn lên mặt “Nghĩ mình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có, Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách nhìn đầy nhân văn, phải không ông?
b/ Trong truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng: “Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Ðó là kiếp luân hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn bị mọc lên thay thế. Ðời không thể thiếu vắng Chí Phèo”.
Với Tiếng hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu, hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”.
Riêng về mặt này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn đồi)
3/ Thưa ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người. Trên cơ thể mỗi con người, có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái. Một kẻ, dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó tất bị lú lẫn, u mê. Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh.
Ðổ băng keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại. Lúc đó, ta ăn nói giống như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ. “Ðè đầu cưỡi cổ” thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý. Ðâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi.
Trên con tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước. Trước sau, chúng cũng phải chết. Ðó là những sự thực hiển nhiên.
Tương tự, bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần suất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ xát”, dẫu có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u – xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó. Ðó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh.
4/ Chẳng cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật cung – cầu:
a/ Với người đi mua dâm:
Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng. Cũng không xét đến những bậc nam nhi, vợ con đề huề, thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây, chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ. Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa. Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Tôi có quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn, cáu gắt trong chừng ấy năm trời. Họ cũng chẳng ngó ngàng tới bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được như vậy. Ðặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông cảm không?
“Tốt mái, hại trống" câu này ai cũng biết. Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những bà hom hem, bệnh tật. Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện “tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có người, đêm đến nó đỡ đần cho. Nay, làm gì có chế độ đa thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không?
Những người nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có người thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có những chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn “nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Còn nhiều và rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhưng sợ phải làm mất thì giờ quý báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm.
b/ Với người đi bán dâm:
Thưa ông, tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Ðống đa – Hà nội. Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại dâm. Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện, khi phải làm cái nghề này. Phải đi làm, bởi không có con đường nào khác. Tôi kể ông nghe một trường hợp:
Cách đây hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó không đẹp, ăn mặc lại giản dị. Nhưng nhiều người thích nó. Ai rủ đi ngủ, cháu cũng đi. Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện.
Tò mò, tôi có hỏi cháu. Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Ðến nơi, tôi bàng hoàng. Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các em đã đông, lại còn nhỏ. Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều tranh xiêu vẹo. Ruộng đất không có. Là chị cả, cháu cam chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà. Cháu nghiến răng xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền. Bao nhiêu tiền kiếm được, cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học. Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4. Ðối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết. Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông. Họ luôn ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ. Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”. Tôi hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng.
Ông ơi, nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng? Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Ðứng trước cháu, tôi có cảm giác, mình bị lùn đi. Còn ông, ông thấy thế nào?
5/ Bây giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính bản thân mình. Nói chi đến gia đình. Không có tiền, đói các ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các ông cho đi học không? Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến bệnh viện không? Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp, các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?...
Tất cả các câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời. Ðó là “Không”. Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu này “Bụng đói, đầu gối phải bò”. Ðường cùng, các cháu đành mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn. Không sung sướng gì đâu, nhục nhã lắm, ông ạ.
Những người CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng. Làm lãnh đạo, mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái, chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động - thương binh & Xã hội ước tính năm 2013 có 33.000 gái mại dâm, đó là không thèm thống kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Ðồ Sơn). Lẽ ra, người phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS. Ðã không biết xấu hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Ðể mà đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng, các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm (chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi – Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu những người có tài, có đức lên làm thay – Họ sẽ lo cho chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào?
6/ Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa:
Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm, rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau...? Nhiều phụ nữ Việt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng Ðại Hàn, Trung Quốc, Ðài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”? Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Ðại Hàn? Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Ðài Loan đã bị đánh đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc.Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà… Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”.
Báo Dân trí ngày 18/01/2014 đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”.
Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng, bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai? Ðó không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không?
Ra ngoài đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he - thể hiện sự hèn hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi không thôi. Ðó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn nhà dại chợ”.
7/ Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay những thằng đàn ông. Xin hỏi ông:
Làm đồ chơi trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng Kiều. Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn?
Không thể cấm được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật cao, đằng nào nhân đạo hơn?
8/ Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng, tôi không hề thích. Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố - Trung ương câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND. Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông. Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều. Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ” nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày. Ông Chủ tịch có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không?
9/ Thưa ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì không?
Câu trả lời là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế. Lí do thật đơn giản. Ðơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi. Nhưng, chính quyền CS của các ông vẫn giả câm, giả điếc. Ðể tránh tiếp xúc, các ông học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang. Bị hun bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn chưa chịu chui ra. Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện trả tiền. Ðối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải trả lại những đồng tiền ăn cướp.
Ðây cũng là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt nam.
Tôi tin lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước. Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu được thì hãy bò ra. Ðừng cố thủ. Chết, uổng.
Lần sau, xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó”. Ðề tài này, cũng không đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài, nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”. Lo gì. Ông có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào tranh biện công khai và thẳng thắn không? Xin ông: Chớ có cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên. Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên. Ðừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.
Chào ông.
Nguyễn Tiến Dân
Monday, March 21, 2016
NHỮNG BÍ ẨN THẾ GIỚI
Minh Châu |
Hơn 6.000 năm trước tên lửa đã xuất hiện, kim tự tháp sản xuất ra điện năng hay hòn đá tự di chuyển là những bí ẩn khiến cả thế giới bàng hoàng.
Chiếc bu lông sắt 200 triệu năm tuổi
Vật anh thấy có thể thay đổi nhận thức của nhân loại về trái đất và lịch sử không gian. Khi gạt đi bụi bẩn trên bề mặt nó, bên trong hiện ra… một chiếc chốt dài gần 1 centimet. Bulong và quả hạch ở trên cùng khớp chặt với nhau. Lịch đá Không có nhiều thông tin về tấm bản đồ “kỳ lạ” này, nhưng một vài ghi chép chỉ ra những đường kẻ này được phát hiện từ năm 2004, nhưng không có kết luận chính thức nào về giả thuyết này, dường như nó đã bị bỏ quên. Điểm đặc biệt là những đường kẻ này xuất hiện gần Mongao Cave là một di sản văn hóa thế giới. Các dòng kẻ được vẽ rất dài, và theo một tỷ lệ nhất định mặc cho độ cong của địa hình. Chó tự tử hàng loạt Đặc biệt là những loài chó mũi dài, như giống Cô li, nhảy rất nhanh và bất ngờ từ độ cao 50 feet, dẫn đến chết. Con búp bê đá kỳ lạ Các nhà khoa học dự đoán nó có niên đại từ trước khi có sự xuất hiện của con người trên trái đất. Nghi vấn này chưa bao giờ được giải mã, chỉ duy nhất một người nói rằng mọi nguyên tắc nghiên cứu đều vô hiệu. Chiếc nêm kỳ lạ Người ta tìm thấy nó ở độ sâu 11 mét, gần bộ xương của con voi khổng lồ Mastodon, loài động vật đã tuyệt chủng. Vật này giống như đầu chiếc búa khổng lồ. Viện khảo cổ học Cluj-Napoca cho biết chất tạo nên chiếc nêm này gồm một hợp kim nhôm phủ một lớp dày oxit. Hợp kim nhôm này chứa 12 thành phần khác nhau. Kỳ lạ là cho đến năm 1808 nhôm mới được phát hiện trong khi độ tuổi của cổ vật này xuất hiện cùng với hài cốt của con vật đã tuyệt chủng được xác định là từ 11.000 năm trước. Người khổng lồ ở Nevada Trong suốt cuộc khai quật vào năm 1911, người ta đã tìm thấy bộ hàm của con người. Bộ hàm này được đặt cạnh bộ hàm nhân tạo trong ảnh. Vào năm 1931, 2 bộ xương được tìm thấy ở đáy hồ. Một trong số chúng cao 8 foot (2,4 met), bộ kia cao hơn một chút, cao 10 feet (3met). Chiếc đầu lâu pha lê làm từ đá thạch anh nguyên chất Năm 1970, nó đã được phân tích trong phòng thí nghiệm và đem đến một kết quả tuyệt vời. Hộp sọ được tạo ra không bằng sử dụng các công cụ kim loại. Nó được hoàn thành trong khoảng 300 năm, là một ví dụ tuyệt vời về sự kiên nhẫn và một công nghệ cao chưa lý giải được. Kim tự tháp có điện năng từ xa xưa Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là tại sao những thợ xây lại đùng khoáng chất này trong những tòa nhà của thành phố. Kiến trúc xây xựng cổ đại tiết lộ một vài nguồn năng lượng bí ẩn dùng để sản xuất ra điện năng. Người khổng lồ hóa thạch Hình ảnh được chụp và đăng tải tạp chí Standard của Anh vào tháng 12/1985. Người này có 6 ngón chân trên bàn chân phải. Kim tự tháp của Atlantis Các nhà khảo cổ Mỹ đã phát hiện ra nơi này, và ngay lập tức thông báo rằng họ đã tìm thấy Atlantis (không phải là công trình khảo cổ dưới nước đầu tiên). Hiện tại, nơi đây thỉnh thoảng được các thợ lặn ghé thăm để chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc quyến rũ dưới nước. Những hòn đá chuyển động Đáy hồ Racetrack Playa trải khá rộng, kéo dài 2,5 km từ Bắc sang Nam và 1,25 km từ phía Đông sang Tây, và bị bao phủ bởi bùn nứt. Những hòn đã làm di chuyển chậm bùn dưới đáy hồ, để lại một vệt dài như bằng chứng. Chúng di chuyển độc lập, nhưng không một người nào nhìn thấy hay ghi lại cảnh chuyển động đó bằng camera. Những chuyển động tương tự ở các nơi khác thì đã được ghi hình lại. Tuy nhiên, số lượng và chiều dài của những hòn đá ở hồ khô Reystrek là duy nhất.
theo Ngaynay.vn
|
TS. MAI THANH TRUYẾT * NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI
Ngày Nước Thế Giới 2015_TS.Mai Thanh Truyết.
Hàng năm đến ngày 22 tháng 3, LHQ và các quốc gia trên thế giới tổ chức Ngày Nước Thế giới để duyệt xét lại tình trạng phân bổ và tình hình trong năm qua ở các quốc gia có nhu cầu được trợ giúp về nguồn nước sinh hoạt. Ngày Nước Thế giới đầu tiên đã được Đại hội đồng LHQ quyết định vào ngày 22/3/1993.
Cứ mỗi 3 năm, thế giới lại nhóm họp dưới danh nghĩa Diễn đàn Nước Thế giới, và Diễn đàn kỳ 8 sẽ diễn ra vào năm 2017.
Chủ đề của năm 2008 là “Năm quốc tế về vệ sinh cá nhân” (International Year of Sanitation) và cũng là năm thứ ba Thập kỷ Hành động Quốc tế 2005- 2015 về nước để đánh dấu quyết tâm của LHQ về việc cung cấp nguồn nước sạch cho mọi người trên thế giới vào năm 2015. Đặc biệt cho năm nay, Đại hội đồng LHQ sẽ tuyên bố Ngày Nước Thế Giới vào ngày thứ năm 20 tháng 3 tại New York. Những yêu cầu thảo luận cho Ngày Nước năm nay là: 1- Khởi xướng và kích thích vệ sinh cá nhân; 2- Thiết lập hệ thống vệ sinh cá nhân công cộng và tại tư gia; 3- Xử lý nước thải từ nguồn vệ sinh cá nhân nầy; 4- Hoàn chỉnh hệ thống cống rảnh; 5- Chính sách và thiết lập các khung giáo dục về vấn đề trên; 6- Quốc sách về an toàn vệ sinh cá nhân.
Trở lại ngày Nước Thế Giới cho năm 2008, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nhấn mạnh rằng vệ sinh cá nhân và hệ thống phóng uế là chìa khoá của sinh mạng trẻ em, của sự tăng trưởng cơ thể và sự lớn mạnh. Cải thiện hệ thống phóng uế cần phải thực hiện cho 2,6 tỷ con người ở các quốc gia đang phát triển trên thế giới, trong đó trẻ em dưới 18 tuổi chiếm 980 triệu. Hàng triệu trẻ em chết hàng năm vì những chứng bịnh liên quan đến vệ sinh cá nhân có thể ngừa trước được.
Năm 2008, vệ sinh an toàn hệ thống phóng uế được UNICEF cổ suý nhằm mục tiêu:
– Giảm thiểu tỷ lệ chết non trong dân số toàn cầu;
– Giảm thiểu tỷ lệ chết non vì bịnh tiêu chảy (diarrhea);
– Tạo điều kiện trẻ em có mức dinh dưỡng khá hơn;
– Làm sạch môi trường;
– Có nguồn thực phẩm an toàn và cải tiến nguồn nước sạch;
– Giáo dục an toàn vệ sinh cho học sinh tiểu học;
– Tăng niềm tự trọng và quyền riêng tư cho mọi người nhất là đàn bà và con gái;
– Tăng cường mức lưu tâm và quan trọng của vấn đề vệ sinh cá nhân và khai triển một chính sách hành động trường kỳ.
Sau cùng, LHQ đề ra mục tiêu phấn đấu để tất cả mọi người trên thế giới đều có nguồn nước sạch, và hệ thống phóng uế hợp vệ sinh vào năm 2015. Cơ quan nầy chỉ thị cho các quốc gia trong Ủy ban Phát triển Bền vững lần thứ 13 nhóm họp tại New York vào tháng 4, 2005 phải hoạch định chính sách và biện pháp cụ thể thích hợp để bảo đảm đều cam kết trên. Nghị trình cũng yêu cầu Ủy ban lưu ý việc bảo vệ nguồn nước trong tương lai cũng như hệ sinh thái toàn cầu, như bảo tồn đa dạng sinh học ở sông, núi, hồ, vùng ngập nước (wetlands), thềm lục địa biển v.v…Nhưng những lới kêu gọi nầy vẫn chưa thực hiện được. Và Ngày Nước năm 2015, LHQ lại phải kêu gọi một lần nữa!
Đó là:
– Hệ thống phóng uế là huyết mạch cho sức khoẻ: Có vào khoảng 120 triệu trẻ em được sinh ra hàng năm ở các quốc gia đang phát triển, trong đó hơn phân nửa sống trong điều kiện không có hệ thống phóng uế hợp vệ sinh, có nguy cơ ảnh hưởng lên sự phát triển và sự sống còn. Nguy cơ nầy đưa đến 88% trẻ em chết vì bịnh tiêu chảy. Theo một nghiên cứu của WHO, Cơ quan về Sức khoẻ LHQ, tại Phi Châu có thể tránh được hàng năm 173 triệu trường hợp bịnh tiêu chảy nếu hệ thống phóng uế đúng tiêu chuẩn được thiết lập. Hàng năm có 1,5 triệu trẻn em chết vì bịnh nầy;
– Hệ thống phóng uế mang lại phát triển xã hội: Trường học có hệ thống trên thúc đẩy sự liên tục đi học của học sinh nhất là nữ sinh. Một trong 4 nữ sinh bỏ học so với tỷ lệ một trên 7 so với nam sinh vì trường học không có hệ thống phóng uế. Nữ sinh phải đi xa nhà để lấy nước do đó không còn năng lực để đi đến trường, cộng thêm nhu cầu dùng nước cho nữ sinh nhiều hơn so với nam sinh vì điều kiện sinh lý của phái nữ;
– Hệ thống phóng uế là một nguồn đầu tư kinh tế quốc gia: Các cuộc nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi tăng trưởng 10% trong số phụ nữ biết đọc, lợi tức kinh tế quốc gia sẽ tăng 0,3%. Phụ nữ được giáo dục sẽ biết nuôi con lành mạnh hơn, có sức khoẻ hơn, và có khả năng giáo dục con cái để tránh các bịnh hiễm nghèo như AIDS và các chứng bịnh xã hội khác. Tại Bangladesh, số nữ sinh ghi danh học liên tục tăng 11% khi có chương trình chính phủ xây dựng hệ thống phóng uế ở các trường học nơi đây;
– Hệ thống phóng uế giúp cho môi trường sạch hơn: Hiện tại, hàng năm thế giới sản xuất trên 200 triệu tấn phân người, và một số lượng lớn vô số phế thải lỏng và rắn không được xử lý và đi thẳng vào môi trường thiên nhiên. Có được hệ thồng phóng uế hợp vệ sinh sẽ giảm thiểu được sự thoái hóa của môi trường, hạn chế sự hủy diệt hệ sinh thái và đa dạng sinh học cùng mang lại sự an toàn vệ sinh cho trẻ em cùng bảo đảm tương lai của chúng;
– Sau cùng hệ thống phóng uế có thể thực hiện được cho thế giới: Đã đến lúc thế giới cần phải hành động. Ước tính 10 tỷ Mỹ kim tiêu xài hàng năm trên thế giới cho đến 2015 để thiết lập hệ thống phóng uế hợp vệ sinh trên toàn thế giới có thể thực hiện được nếu chúng ta biết vận động hành lang các nguyên thủ quốc gia của các nước Tây Phương. Chi phí nầy chỉ chiếm dưới 1% của chi phí quốc phòng của các quốc gia trên thế giới.
Cũng cần nên nhắc lại là chủ đề của năm 2007 là Nạn khan hiến nước (Water Scarcity). Trong đó, LHQ luôn nhắc nhở đến vấn đề quyền lợi và sự bình đẳng trong việc sử dụng nguồn nước, sự bất cân đối giữa cung và cầu, sự thoái hoá của nguồn nước ngầm trên nhiều quốc gia trên thế giới. Để rồi sau cùng đối mặt với vấn đề khan hiếm nước toàn cầu.
Trước đó năm 2006, Ngày Nước thế giới lại đặt vấn đề Nước và Văn hoá (Water and Culture), trong đó nêu lên nhu cầu dùng nước của từng quốc gia cũng như kinh tế quốc dân tuỳ thuộc vào sức mạnh của việc chuyển vận nước cho nhu cầu dân dụng và phát triển.
Về Ngày Nước Thế Giới năm 2013, Đại Hội đồng LHQ đề xướng “Năm Quốc tế về Hợp tác Nước” (International Year of Water Cooperation) hầu lưu ý về “sức mạnh nội tại tự nhiên của Nước” (the intrinsic nature of Water) như là một thành tố xuyên suốt (transversal) và toàn diện (universal).
Còn Ngày Nước Thế Giới năm 2014 với chủ đề:”Nước và Năng lượng” (Water and Energy) tập trung vào sự tương tác hổ tương giữa hai yếu tố trên, như việc sử dụng nước trong nhiệt điện và thủy điện, điện hạt nhân, hay các nguồn năng lượng sử dụng nước khác như năng lượng thủy triều v.v…và những dịch vụ dùng nước để chuyển tải nguồn năng lượng sản xuất được đến người tiêu dùng.
Chủ đề Ngày Nước Thế Giới 2015
Nhân loại cần nước!
Và trong năm 2015 nầy, Ngày Nước Thế Giới, ngoài chủ đề trên, còn là ngày đúc kết thành quả những yêu cầu và chủ để của những năm trước, nhằm đánh giá lại mức tham gia của các quốc gia trên thế giới.
Nước là một nguồn phát triển bền vững. Nguồn nước và tất cả hệ thống dịch vụ có sử dụng nguồn nước đều nhắm vào việc:
• Giảm thiểu nghèo đói;
• Tăng trưởng kinh tế;
• Và bảo vệ môi trường bền vững.
Nước còn đóng góp vào việc thăng tiến cuộc sống trong xã hội trong việc tạo dựng nguồn thực phẩm và môi trường lành mạnh ảnh hưởng lên hang tỷ người. Một vài thí dụ về việc tiêu thự nguồn nước để sản xuất ra thực phẩm. Nếu dùng 1 acre-foot nước (bằng 43.560 cubic feet hay 325.851 Gallons hay 1.233,5 m3) để canh tác chỉ thu được 47.00$US nếu trồng cỏ, 223.00 $US nếu trồng lúa, 258.00 $US nếu trồng bắp, 287.00 $US nếu trồng alfalfa, và 551.00 $US nếu trồng bông vải; trong khi thu được 1.875.00 $US nếu trồng cây ăn trái hoặc các loại hạt.
Chủ đề cho Ngày Nước 2015 là “Nước và Sự Phát triển Bền vững” (Water and Sustainable Development). Chiến dịch cho năm nay là cảnh giác mọi người lưu tâm về nguồn nước và vệ sinh cá nhân tương tự như chủ đề của năm 2008.
Ngày nầy còn là thời điểm để các quốc gia tiến bộ trên thế giới cố gắng hơn nữa để cải thiện một phần nào tình trạng thiếu nước cho những quốc gia có nhu cầu về nước như Phi Châu và một số vùng ở Á Châu, và Nam Mỹ…
Đây cũng là ngày động não cho mọi người về phương cách quản lý nguồn nước cho hợp lý!
Khai triển Ngày Nước Thế Giới 2015
Access to Water and Sanitation in Developing Countries, Dhaka,
Bangladesh © UN Photo/Kibae Park
Với chủ đề “Nước và Sự Phát triển Bền vững”, thêm một lần nữa LHQ nhấn mạnh thêm vai trò quan trọng của nguồn nước ngọt trong việc phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới. Phát triển cần phải lưu tâm đến sự thiệt hại của môi trường, đến sự ảnh hưởng đè nặng lên xã hội như ô nhiễm nguồn không khí, đất, nguồn nước mặt và nước ngầm, làm tăng sự hâm nóng toàn cầu… Ngoài ra cũng cần kể đến ảnh hưởng đến việc phá rừng, làm đão lộn đa dạng sinh học (biodiversity).
Với đà sử dụng nước hiện tại, con người càng làm cho nước càng thêm cạn kiệt!
Chúng ta, tất cả nhân loại trên thế giới, cần phải có những bước vững chắc để đạt được mục tiêu “bền vững” trong việc sử dụng và quản lý nước. Hiện tại, những thảm nạn liên quan đến nước và sự hâm nóng toàn cầu làm cho thế giới càng ngày càng có thêm nhiều “thiên tai” làm thiệt hại tiến trình phát triển chung của thế giới.
Năm 2015 nầy, với khầu hiệu “Mục tiêu Phát triển Ngàn năm” (Millenium Development Goals), LHQ yêu cầu mỗi quốc gia cần phác họa chính sách phát triển mới với tham vọng thực hiện mục tiêu đề ra trên. Sự phát triển khoa học, công nghệ và sự đổi mới (innovation) những phương pháp sản xuất hầu tăng thêm năng xuất, giảm thiểu lượng nước dùng, và nhứt là giảm thiểu phế thải trong quá trình sản suất.
Nguồn nước trên thế giới
Để có thêm khái niệm về tình trạng nước trên thế giới, xin đan cử ra đây vài số liệu cần nên biết. Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nầy chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực.
Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, và phần còn lại gồm các vùng đất ngập nước (wetland). (dữ kiện từ National Geographic 9/02). Trử lượng nước ở địa cầu không nhiều như chúng ta tưởng.
Sự phân bổ nước trên thế giới hoàn toàn không đồng đều do:
• Điều kiện địa lý từng vùng,
• Do sự lạm dụng của những quốc gia kỹ nghệ,
• Và sự “nhắm mắt làm ngơ” không giúp đở các quốc gia nghèo của các “nước lớn”.
Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được xử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đình. Hàng ngày, trong nhiều vùng ở Phi Châu, phần đông cư dân không có hơn một lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân; trong lúc đó ở Hoa Kỳ, mức tiêu thụ nước cho mỗi người dân có thể lên đến 700 lít cho một ngày; và người dân Paris tiêu thụ 100L/ngày.
Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Theo tính toán, muốn sản xuất 1 kg gạo cần phải tiêu tốn 6.000 lít nước. Trước mắt, các quốc gia đang phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn chặn mức sinh sản của người dân, các nước nầy sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nạn khan hiếm nguồn nước trên thế giới.
Riêng tại Việt Nam, nguồn nước tương đối dồi dào. Tổng sản lượng nước mặt trung bình vào mùa mưa hàng năm là 800 tỷ m3, phần lớn do sông Hồng và sông Cửu Long cung cấp. Tuy nhiên, vào các tháng khô hạn, lượng nước chỉ còn lại khoảng 15 – 30% mà thôi. Về lượng nước ngầm, theo ước tính Việt Nam chứa khoảng 48 tỷ m3/năm và trung bình hàng năm, người dân xử dụng khoảng 1 tỷ m3. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ, nhu cầu tưới tiêu trong năm 2000 ở Việt Nam hàng năm là 76,6 tỷ m3 chỉ đủ cung ứng cho 80% đất trồng trọt trên toàn quốc (9,7 triệu hecta).
Do đó, vì sự phân bổ nguồn nước không đồng đều, cho nên nhiều nơi tình trạng thiếu nước cho nhu cầu nông nghiệp vẫn còn là một yếu tố cần phải giải quyết.
Tiêu chuẩn nước sạch
Nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Trung bình nước chiếm độ 75% trọng lượng của cả cơ thể. Nói về nước “sạch”, theo định nghĩa, nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ tuỳ theo độc chất của các chất kể trên. Và định mức nầy đã được LHQ cũng như các quốc gia trên thế giới chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của từng quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn cho nước uống ở các nơi cũng gần giống nhau.
Căn cứ theo Code of Federal Regulations thuộc EPA Hoa kỳ, các tiêu chuẩn cần có cho nước uống gồm:
• Ions: nồng độ của Fluor trong nước không được quá 2mg/L; Chlor, 250 mg/L; Sulfate, 250 mg/L; Nitrate, 45 mg/L…
• Kim loại: Aluminum, 0,2 mg/L; Antimony, 0,006 mg/L; Arsenic, 0,010 mg/L; Chromium, 0,050 mg/L; Thủy ngân, 0,002 mg/L; Nickel, 0,100 mg/L; Selenium, 0,050 mg/L; Đồng, 1,0 mg/L; Sắt, 0.3 mg/L; Manganese 0,050 mg/L; Bạc, 0,100 mg/L; Kẽm, 5.0 mg/L.
• Ngòai ra, tiêu chuẩn còn có ghi thêm trên 100 hợp chầt hữu cơ với hàm lượng cho phép hiện diện trong nước rất thấp tính từ phần tỷ đền phần ức (ppb và ppt).
• Về các yếu tố vật lý thì độ dẫn điện (specific conductance) không được vượt quá 900 microhmos. Lượng chất rắn hòa tan (TDS) cũng không được quá 550 mg/L.
• Cũng cần phải kể thêm tiêu chuẩn vi sinh, tức tổng lượng Coliforms không quá 23 MPN/100mL (most probable number-MPN).
Nói chung, nước được gọi là sạch và hợp vệ sinh khi đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu trên và có độ pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 (pH trung hòa trong nước là 7,0). Các tiêu chuẩn kể sau đây tuy không nằm trong định mức của tiêu chuẩn quy định cho nước sạch, nhưng là những chỉ dấu đầu tiên để xét nghiệm phẩm chất của nước. Đó là Độ oxy hòa tan (DO), và Nhu cầu oxy hóa học (COD); chỉ số sau cùng nầy để ước tính mức độ hợp chất hữu cơ có trong nước.
Nước và Việt Nam
Trong Ngày Nước Thế giới năm 2003, Việt Nam cũng công bố một báo cáo về tình hình Nước ở Việt Nam, Ban Chỉ Đạo Quốc Gia (BCĐQG) đã công bố một báo cáo tương đối đầy đủ, trong đó tình trạng về việc cung cấp nguồn nước sạch cũng như vệ sinh môi trường được diễn đạt bằng những số thống kê cùng một số dự phóng tương lai cho hai vấn nạn trên.
Nhìn chung, theo báo cáo, thì nguồn nước ở Việt Nam đang bị ô nhiễm. Trên cả nước, chỉ có 40% dân chúng sống ở nông thôn xử dụng nguồn nước sạch. Ngoài ra cần phải kể:
• 1) hàng ngày có 19.315 tấn chất thải đi thẳng vào nguồn nước, trong đó có 10.162 tấn chất thải công nghiệp, 211 tấn chất thải bịnh viện, và 8.941 tấn chất thải gia cư. Riêng tại Hà Nội có trên 20 bịnh viện thải hồi 11 tấn và hàng trăm m3 nước thải chứa vi khuẩn và hoạt chất độc hại;
• 2) Cả nước có 13 triệu người không có cầu tiêu tiểu, và 30 triệu không có điều kiện vệ sinh phóng uế;
• 3) 100% trẻ em miền Bắc từ 4 đến 14 tuổi bị sán lải, từ 50 đến 80% có sên, sán trong gan , ruột.. .;
• 4) Các hoạt chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất phế thải của bịnh viện và các viện bào chế… tạo ra ung thư (hàng năm ước tính có trên 200.000 người mắc bịnh ung thư và trên dưới 50.000 ngàn ngưới chết vì ung thư theo ước tính 2914).
Và đây là những khẩu hiệu thường thấy trong Ngày Nước Thế Giới của Việt Nam hiện tại.
1. Nước cần năng lượng và năng lượng cần nước!
2. Nguồn cung nước và năng lượng là hữu hạn trong khi nhu cầu nước ngày càng tăng!
3. Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm nước, tiết kiệm nước cũng là tiết kiệm năng lượng!
4. Nhu cầu tiếp cận với dịch vụ nước sạch, vệ sinh và điện của tầng lớp người nghèo là rất cần thiết!
5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước và năng lượng trong mọi ngành, lĩnh vực là mục tiêu bắt buộc của các chính sách điều phố, phối hợp và thống nhất!
6. Nước là máu của sự sống! Hãy bảo vệ nguồn nước!
7. Nước là tài nguyên quý giá! Cộng đồng hãy chung tay bảo vệ tài nguyên nước!
8. Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành đồng tái tạo nước!
9. Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn nước!
10. Vì tương lai quê hương đất nước, hãy tiết kiệm nước!
11. Giữ sạch nguồn nước vì sức khỏe của chính mình và của cả cộng đồng!
12. Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh!
13. Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu của cuộc sống!
14. Khai thác hợp lý tài nguyên nước để phát triển bền vững!
Khẩn hiệu càng nhiều, càng phong phú bao nhiêu, nhưng việc thi hành hay thực hiện khẩu hiệu chỉ có…trên đầu mơi chót lưỡi mà thôi!
Kết luận
Nguồn nhiễm bịnh mang lại từ phân của con người rất nhiều, từ các bịnh thiên thời (cholera) đến thương hàn (typhoid), từ các bịnh về gan như Viêm gan A,B, đến bịnh tê liệt (polio), và một số mầm bịnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, cầu trùng khác v.v…
Mặc dù mục tiêu của LHQ là luôn đặt trọng tâm vào việc cung cấp nước sạch và thanh lọc nguồn nước sinh hoạt của các quốc gia nghèo, nhưng trên thực tế, theo các thông tin trên rõ ràng là sự phân bổ viện trợ cho hai vấn đề nước và hệ thống phóng uế hợp vệ sinh không được trong sáng và còn nhiều chỉ dấu bất công trong việc điều hàng ngân khoản của LHQ trong việc trợ giúp nầy.
Cũng cần kể thêm là LHQ cũng đã vấp phải nhiều quyết định sai lầm trong việc cung cấp nước sạch cho Bangla Desh qua việc đào trên 4 triệu giếng vào thập niên 70, để rồi sau cùng kết quả hiện tại là hàng năm tại xứ nầy có trên hàng trăm ngàn người chết và hàng triệu người đang phải chịu đau đớn vì bị nhiễm độc arsenic do nước giếng gây nên. Điều nầy đã được tái lập ở Việt Nam hiện tại với trên 400.000 giếng đào và đã có chỉ dấu bịnh arsenicosis do bị nhiễm độc arsenic trên người dân Hà Nội và ĐBSCL.
Tháng 6 năm 2002, một phương án đã được UNICEF đề ra tại Hội nghị Thế giới về Arsenic ở San Diego (CA) nhằm giảu quyết nạn nhiễm độc arsenic tại Bangla Desh là thực hiện những hồ chứa nước vào mùa mưa mặc dù vũ lượng nơi đây chỉ có 250 mm nước mưa/năm mà thôi. Và chương trình đã hạn chế số lượng nạn nhân bị chết hàng năm vì bị nhiễm độc arsenic ở xứ nầy.
Cũng theo một tin tức mới vừa công bố ở Thụy Điển là một công ty Ấn Độ, Trung Tâm Khoa Học Mội Trường (Center of Science Environment) vừa đạt được giải thưởng Nước Sạch do tổ chức Nước Sạch Stockholm (Stockholm Clean Water) trao tặng qua công trình cải thiện nguồn nước dưới đề án:”Việc trữ nước mưa trong mùa khô”. Giải nầy có gía trị 150.000 Mỹ kim và sẽ được Quốc Vương Thụy Điển trao tặng trong một buổi lễ diễn ra vào tháng 8/2005 tại Thụy Điển.
Qua hai thông tin trên, một lần nữa, biện pháp thiết lập hồ chứa nước mưa ở ĐBSCL đã được Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) tại Hoa Kỳ cổ súy từ nhiều năm qua, với mục đích tránh nguy cơ nhiễm độc arsenic ở vùng nầy, càng có thêm căn bản vững chắc hơn nữa vì vũ lượng nơi đây là 2.000 mm nước mưa hàng năm.
Đây là một biện pháp an toàn, dễ dàng thực hiện, và rẽ tiền nhất để hạn chế việc đào giếng, nguyên do của nạn nhiễm độc arsenic trong tương lai.
Nhìn chung, tình trạng nước và môi trường nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được sáng sủa. Do đó hàng năm, nhân Ngày Thế Giới Về Nước, LHQ luôn luôn cảnh giác tất cả các quốc gia nhất là những nước đang phát triển cần phải chú trọng hơn nữa việc mang lại nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, cùng hệ thống vệ sinh phóng uế cũng như những phương hướng bảo vệ sức khỏe bằng cách gìn giữ vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa ô nhiễm.
Riêng tại Việt Nam, vì nhu cầu phát triển quốc gia cho nên một số biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết không được chú tâm đúng mức. Và chính tình trạng nầy ngày càng làm cho vấn đề môi sinh ở Việt Nam bị xuống cấp trầm trọng.
Hơn 40 năm qua, và nhứt là kể từ năm 1986 trở đi, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa để cứu đói. Từ đó, việc phát triển vô tội vạ, phát triển không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường, phát triển theo phương cách “ăn xổi ở thì” càng làm cho nguồn nước vốn dĩ đã quá dồi dào do thiên nhiên ưu đải; như hiện tại, năm 2015, nhiều chứng bịnh do arsenic như arsenicosis đã xuất hiện ở một số vùng phía Nam Hà Nội, nhiều chứng bịnh ung thư “lạ” xuất hiện, cũng như nhiều dòng sông từ Bắc chí Nam đều bị ô nhiệm nặng!
Chính vì sự phát triển nầy cộng thêm cơ chế chuyên chính vô sản của CS Bắc Việt càng làm cho Đất và Nước càng đi vào ngõ cụt của Sự ĐÓI NGHÈO!
Mai Thanh Truyết
Ngày Nước Thế Giới 2015
© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam
No comments:
Post a Comment