Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 26 October 2016

PHAN VĂN SONG - TRUNG CỘNG -TRUYỆN THẠCH LAM

TS. PHAN VĂN SONG * KHỦNG BỐ

2016-04-01 :
Sống Với Khủng Bố.

 Âu Châu và Họa Daesh! Việt Nam với Họa Tàu và Bắc Cộng !

La Gloire suit la Vertu, Comme l’Ombre suit le Corps

Danh Vọng theo Đạo Đức, như Bóng với Hình

 Cicéron (-106 TTC / -13 TTC)

Phan Văn Song 
8 giờ sáng ngày 22 tháng 3 năm 2016, hai tiếng nổ lớn, Phi trường Quốc tế Zaventem  của
Thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ bị hai cảm tử quân Hồi Giáo quá khích đánh bon tự tử.
Một giờ sau tại trạm xe điện ngầm Maelbeek, cũng của thủ đô Bruxelles, khu phố quốc tế gần
nhiều trụ sở cơ quan Liên Âu, lại một tiếng nổ thứ hai cũng do một khủng bố đánh bom tự
sát : con số thương vong tạm thời khi chúng tôi viết bài nầy là 32 người chết, trên 300 người
bị thương…
A - Âu Châu:
Bruxelles 22 tháng 3 đầy thương vong. Cũng như Paris đầy thương vong, ngày 13 tháng  11
năm ngoái. Cũng như Boston thương vong vào tháng 4, 2013. Cũng như New York thương
vong ngày 11 tháng 9, 2001 hay Madrid 2004, hay London ngày 7/7/2005 - nhớ mãi ngày ấy,
  sanh nhựt tôi, cũng ngày hôm ấy, chúng tôi đến London tham dự một họp mặt với các anh
em cùng đấu tranh  dân chủ và tự do cho Việt Nam tại tư gia anh Long ở ngoại ô nam London.
Từ nay, dân chúng, công dân của các thành phố lớn của thế giới, đặc biệt của Âu Châu, của
các quốc gia tiên tiến, quen với đời sống trật tự, yên lành, văn minh phải tập sống, cố gắng
sống với khủng bố !
1/ Sài gòn Và Khủng Bố      :
Cũng giống như Sài gòn năm xưa của chúng ta. Cái thời Sài gòn còn văn minh. Cái thời Sài
gòn còn tự do, nhơn bản, hào phóng. Cái thời của Việt Nam Tự Do của chúng ta. Thuở ấy,
chúng ta cũng đã phải sống, đã phải làm quen với khủng bố, với đặc công Việt Cộng từ trong
nội thành, làm quen với pháo kích từ bên bờ Thủ thiêm rót qua - một đêm năm 1974, một quả
22 ly rớt đúng vào nắp cống trước cửa Hảng Nước Đá, cạnh văn phòng chúng tôi Hảng BGI,
đường Hai Bà Trưng. Bề đường có hư hại, nhưng sáng 5 gìờ Hảng Nước Đá vẫn mở cửa,
khách vẫn đầy cả một góc đường Hai Bà Trưng. Sài gòn vẫn sống, vẫn sanh hoạt, bình
thường, tấp nập. Quên sao những hình ảnh các anh cảnh sát dã chiến ứng chiến 24 trên 24, để
giữ an ninh, trên những đường phố của Sài gòn hoa lệ của chúng ta ? Quên sao Sài gòn với
những bao cát chống miển, với những lưới chống lựu đạn che chở những cổng ra vào của
những cửa hiệu, nhà hàng, những vũ trường, những ba, những rạp hát, những quán rượu ? Sài
gòn, thuở ấy sống trong lo âu, sống trong cảnh giác, trong trạng thái thế thủ, tự vệ…Nhưng
Sài gòn vẫn tiếp tục sống, sống mạnh, sống hùng, sống ồn ào, sống náo nhiệt, đầy nhiệt tình,
nhiệt huyết, tấp nập, bình thường đầy nhựa sống, đầy tình người ! Sài gòn không run sợ,
đường phố lúc nào cũng đầy ngập xe cộ. Quên sao những buổi kẹt xe tràn ngập khói ? Quên
2
sao những tiệm ăn, khách sắp hàng chen chúc ? Nhớ mãi hình ảnh người khách thong thả vắt
miếng chanh, tà tà vừa thổi vừa húp, trịnh trọng nếm muổng phở đầu môi, mặc cho thế sự
xoay vần, vẫn tà tà thưởng thức vè sụn gầu nạm tái sách và hương vị tô phở. Quên sao các nhà
hàng Chợ Cũ vẫn tấp nập đầy khách ăn trưa ? Nào cơm thố, cải làn xào tỏi, trư dục hầm vĩ
tản. Nào dỉa vịt quay. Nào quán cơm Bà Cả Đọi…Và các hộp đêm đầy ánh đèn mầu xập xình
tiếng nhạc. Và các em ca ve, xong việc, khuya về trên những chiếc xích lô. Và các nhà hàng
tây đường Nguyễn Huệ, đường Nguyễn Văn Thinh…Và những buổi tối về khuya, đi nhanh,
chạy vội, kịp trước giờ thiết quân luật… Và những quán cóc bên lề, những xe mỳ, xe cháo
nửa khuya vẫn đầy khách ăn đêm. Khủng bố, đánh trúng ai nấy chịu, sống, vui, thoải mái,
chịu chơi. Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi ! Pháo 22 ly địch dù có rót vào Sài gòn, đại bác Việt
Cộng dù đêm đêm đì đùng có nổ, nhưng « người phu quét đường vẫn…tỉnh bơ, không
ngừng tay chổi » !
Mong Paris, Bruxelles, London, Madrid học bài học kiêu hùng của dân Sài gòn ta năm xưa !
Của cả Miền Nam Việt Nam, quê hương yêu dấu của ta, những người thua trận, nhưng không
khuất phục ! Dân Sài gòn ta thua trận ! Nhưng ta vẫn hãnh diệ là dân Sài gòn ! Thua đó !
Nhưng nét Văn minh, nét Hào hùng của Sài gòn, của dân Sài gòn mãi mãi, muôn thuở.
Ngày nay, Sài gòn đã mất tên. Mất tên. Mất tất cả. Sài gòn mất hẳn, không còn !   
Vì vậy cá nhơn chúng tôi, cùng với nhiều anh em, thân hữu, chiến hữu, chúng tôi KHÔNG
đòi lại tên Sài gòn ! Tên Sài gòn không thể cho cái thành phố nầy, ngày nay đã lai căng mất
gốc, không còn một nét gì của Sài gòn của chúng ta nữa, từ phong cách, dáng điệu, giọng nói,
tiếng cười của người dân…đến cả nhà cửa, đường xá, cây xanh, xe cộ, món ăn, thức uống. Tất
cả đều xa lạ, khác lạ, không còn cái gì của ta nữa ! «Danh Vọng và Đạo Đức, như Bóng với
Hình».
2/ Khủng Bố, Võ Khí Của Kẻ Hèn, Của Kẻ Vô Đạo Đức      ! :
Càng hèn hơn, Càng vô đạo đức hơn, khi dùng những lý thuyết giả tạo nguỵ biện nhơn danh
Tôn Giáo để biến những con người thất chí, bất tài, thiếu tự tin, yếu tâm thần, yếu tâm thức,
những con người đầy thất bại, hận đời, hận xã hội, tự ty, tự cảm thấy bị ruồng bỏ, nên phải trả
thù « giai cấp », sẳn sàng làm « dê tế thần », « thánh tử đạo », đập phá cuộc sống yên lành của
gia đình, của cộng đồng, của xã hôi nơi mình xuất thân, xem đó là kẻ thù, chỉ vì không cung
ứng, đáp ứng được giấc mơ không tưởng của họ !
Càng hèn hơn nữa, càng vô đạo hơn nữa, khi bọn xúi dục dùng cái dữ, dùng cái xấu, cái giận,
cái hờn, cái oán, cái thù  của con người, để tạo những con người máy, đầy tuyệt vọng, thành
cây pháo sống, để được « huy hoàng trong một chốc » !. Biến cái bất mãn của cá nhơn thành
một « thành tích để đời »,  những cây « pháo sống » : « …Càng kêu lắm lại càng tan xác
lắm !», biến các cảm tử quân cũng như Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1788) tác giả của bài Vịnh
Cây Pháo đã kết luận đời mình bởi : « Vì trước sau chỉ một tiếng trên đời » !
Những El Baraoui, những Coulibaly … của thế kỷ 21, tại Âu Châu Cơ Đốc Giáo hào phóng,
tử tế đầy tình thương, nhưng bất lực trước những lý thuyết man rợ với những vũ khí điêu ngoa
đầy hận thù để thỏa mãn lòng tự kiêu của con người. Giống như những Nguyễn Văn Trổi hay
Lê Văn Tám của thế kỷ thứ 20 tại một Miền Nam Việt Nam đầy Nhơn bản, Nhơn ái, nhưng
nạn nhơn của một lý thuyết man rợ bệnh hoạn  nhứt của loài người, lý thuyết Cộng Sản - lý
thuyết duy nhứt, đã dám tự tiêu diệt chủng tộc mình, dân tộc mình - trên vài chục triệu người
3
- do những đổ tể đội lốt, kẻ nhà hiền triết, người lý thuyết gia cha già dân tộc, lãnh đạo cách
mạng giải phóng quần chúng từ Âu đến Á... ! Và ngay cả ngày hôm nay, lý thuyết đẩm máu
nầy vẫn tiếp tục hoành hành với những tài tử mới ở Á châu như Kim Ủn Ỉn, Tập Bành
Trướng, Nguyễn Trọng Lú, ở Mỹ châu với Raoul Castro, Hugo Chavez và đàn em Maduro
hay Ậu châu với tên độc tài Poutine…
Càng hèn hạ hơn, càng vô đạo đức hơn nữa, vì man rợ, đểu cán và khốn nạn hơn nữa, là các
chế độ mỵ dân ấy, như Daesh Trung Đông hay Cộng sản thế giới, là chúng đã miệt thị công
luận thế giới bằng chiến thuật « anh hùng hóa », « thần tượng hóa », những cảm tử quân đi
vào chổ chết, vừa tự sát và vừa sát nhơn. Chúng biến họ thành « biểu tượng », làm gương cho
cả một thế hệ. Cộng Sản Việt Nam tạo nhơn vật «   Lê Văn Tám »…hoàn toàn chỉ là một
nhơn vật giả tưởng, được biến chế thành một huyền thoại   bởi tuyên truyền Cộng Sản :
quốc tế ? Hay lô-can, Việt Cộng ? Chỉ để dụ khị !  (Lê Văn Tám ngày nay, đã được giải mật,
thú thiệt bởi tác giả. Nhưng Lê Văn Tám vẫn tiếp tục « được, hay bị » khai thác một cách trơ
trẻn, bất chấp, miệt thị công luận Việt Nam ! – Đó là  Lê Văn Tám, còn các nhơn vật anh hùng
khác ?)
3/ Khủng Bố Được Khai Thác Như Một Tuyên Truyền    :
Daesh, đưa lên truyền hình những hình ảnh cắt đầu, xử tử các giáo sư, các nhà báo chẳng may
bị Daesh bắt, tạo một sức mạnh ảo tưởng cho một người Hồi giáo tầm thường. Daesh đã biến
bọn người tầm thường thành những tên đao phủ bất thường. Động lực trả thù, được mơn trớn,
vuốt ve ! Hãnh diện làm điên đầu cảnh sát,  hồi xưa đã xét hỏi mình. Trả thủ dân tộc, trả thù
cá nhơn. Câu nói của Lê Duẩn bày cách cho quân Việt Cộng chiến thắng dân Miền Nam, đối
xử  với bên thua trận : «  … Hãy hảm hiếp con nó, hãy lấy vợ nó, đấy đọa nó… ! ». Nhớ  câu
đối : « Ai phong hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai ? » của Đặng Trần Thường
kẻ thắng trận, nhưng tiểu nhơn, nhỏ mọn, phách lối, ra câu đối ngạo báng Ngô Thì Nhậm tuy
là người thua trận nhưng vẫn giữ nét hào hùng.
Daesh đưa lên truyền hình những hình ảnh đập phá các đền đài lịch sử cổ xưa. Để làm cho thế
giới sợ  quyền uy của mình. Văn hóa Hồi có những thước đo đạo đức khác hẳn với văn hóa
Tư Do tây phương, nên xem xã hội tây phương vô đạo đức, vô luân trụy lạc ? Xưa, Việt Nam
ta cũng vậy, khủng bố Việt Cộng, với cái gọi là là đạo đức Cách mạng Cộng Sản gì gì đó …
tuyên truyền, tiếp thị-marketing, kêu gọi, dụ khị  những đầu óc non trẻ háo hức, háo danh của
tuổi trẻ thất học lúc bấy giờ, đầy thất bại, lắm hận đời, lẫn lộn tình yêu nước, tánh anh hùng cá
nhơn, hiếu thắng, tự kiêu…. Daesh đập phá Palmyre, cũng như Việt Cộng đập phá Chùa Hòa
Hảo, Nhà nguyện Tin Lành vân vân…
Cộng Sản Việt Nam còn vô đạo đức vì đểu cán, mất dạy hơn bọn Daesh Hồi giáo quá khích.
Daesh chỉ hứa thưởng những tên cảm tử quân rằng khi chết sẽ thành thánh tử đạo – martyrs,
cho lên thiên đàng sống với 72 trinh nữ thôi !  Còn Việt Cộng, đến cả  ngày nay, 40 năm sau,
vẫn một cách đểu giả, « bất diệt hóa », « thần thánh hóa » những con thiêu thân ngu si ấy.
Lấy những tên ấy đặt tên đường, tên thành phố ! Khi « bất diệt hóa » tên tuổi đám cảm tử
quân ngu đần nầy, Cộng Sản Việt Nam trước đã  miệt thị, khinh bỉ lịch sử Việt Nam, miệt thị
công luận quần chúng Việt Nam cùng « ngu dân hóa » dân chúng bị trị của mình bởi những
« huyền thoại oai hùng » không tưởng ! « Đỉnh cao trí tuệ loài người », « anh hùng diệt Mỹ
cứu nước » đều có dụng ý cả ! Thằng nói, thằng viết chưa chắc đã ngu. Thằng nghe chưa ngu
hẳn. Nhưng thằng chép lại, học lại, lặp lại là chắc chắn vạn lần ngu ! Còn nếu không ngu, chỉ
vì Sợ thôi ? Thì tội nghiệp quá ! Cả một dân tộc bị khinh khi, nhục mạ ! Người khôn sống


bằng vật chất, Người ngu sống bằng lý tưởng dỏm, bằng khẩu hiệu láo ! Một Đảng cầm
quyền đầy quyền lực của chiến thắng, đầy tài chánh, đầy của cải vừa cướp được, đầy viện trợ
của các quan thầy ; thế mà dám dùng « thức ăn súc vật », là bo bo, để nuôi dân mình, thì
người viết chúng tôi (đã từng ăn bo bo rồi) xin miễn có ý kiến !
Cả chế độ, cả cơ chế không sợ dư luận, chỉ trích chê bai. Tất cả là dàn dựng, tất cả là dỏm, tất
cả là « giả vở ».  Khủng bố để tạo cái Sợ. Huyền thoại để tạo cái Mê.
Đỉnh cao của chiến thuật Mê Sợ của Cộng Sản Việt Nam là huyền thoại của nhơn vật đầu
đàn, Hồ Chí Minh ! Đây chỉ là lập lại chiến thuật ngu dân của Tàu : khi Tàu tạo ra nhơn vật
Khổng Tử và những lời dạy của Khổng Tử. (Vì không ai thấy sách của Khổng Tử cả, chỉ có
« Tử viết » là Khổng Tử nói rồi học trò chép lại ?)
Nhơn vật Hồ Chí Minh là một huyền thoại  dựng trên giả tạo, bóp méo, nói láo, trên sự ăn
cắp, chôm chỉa, lấy của người làm của mình, vay mượn, « bắt địa », mánh mun, đạo văn…
xào nấu thành 36 món vừa ăn chơi, vừa ăn thiệt, ăn lót dạ, ăn điểm tâm, dessert, bát bửu, giả
cầy đủ cả. Nầy nhé ! Một thành phố Sài gòn bị chiếm đoạt « bị trị », biến thành Thành phố Hồ
Chí Minh để bịt miệng dư luận thế giới. Nhơn vật Hồ Chí Minh nhiều vai trò, nhiều khuôn
mặt, khi thì đạo diễn, thầy tuồng, nhà tư tưởng, rồi thì nhà thơ, nhà văn, khi thì đóng vai tài tử
chánh… hắn biết nói trăm thứ tiếng, Tây Tàu Đức Nga Anh Mỹ Nhật …Nhưng rủi có dịp
nghe hắn nói tiếng Việt, thì  hắn « trọ trẹ » khó nghe, chẳng ai hiểu hắn nói gì ! Còn cả gan
hơn nữa dám, hắn còn tự độc diễn, tự tạo, tự vẽ một chân dung tuyệt vời, hắn ta là một nhà
đạo đức, sống độc thân, cam khổ…Khi được giải mật, hóa ra hắn ta chẳng độc thân, cũng
chẳng đạo đức, mà là một ông Vua dâm đảng, gặp gái tơ là ôm hôn,  gặp con nít, hắn cũng
không chừa, hắn là một pédophile- ấu dâm. Xuất ngoại, « ai bao năm từng lê gót nơi quê
người »…như Cụ Diệm trong Miền Nam ta, nhưng với hắn thì khác. Hắn ghé bến nào là hắn
« cắm cái dùi », « đóng cái cọc » ở bến đó !  Ở Pháp, Nga thì vợ Pháp vợ Nga, Tàu thì vợ tàu-
Tuyết Minh ! Còn khi về  Việt Nam, vì ở lâu hơn, nên  lu bù, có cả con rơi, con rớt… nếu Vua
Henry thứ Tám giòng Tudor Anh Quốc nổi tiếng dã man « chặt đầu vợ »,  thì Hồ Chí Minh
cũng chẳng kém, ra lệnh cho công an mình « đập đầu vợ mình » …Sống cam khổ ? Dân Bắc
ta, hút thuốc lào, thuốc rê nôi hóa, Cụ Hồ nhà ta hút Philippe Morris, Virginia thượng hạng
100% tư bản Mỹ.
Hồ cũng như Mao, Lê Nin, Mác chỉ là  những chiêu bài để cắt nghĩa mọi hành động, mọi
đường lối chánh trị kinh tế để mỵ dân ! Tất cả là dỏm !
4/ Khủng Bố Một Chánh Sách, Đường Lối Chánh Trị, Một Đề
Án    :
Nếu Daesh dùng khủng bố để đánh phá Âu Châu, tạo thành một cuộc thánh chiến. Nếu Daesh
mơ lập lại những Khalifat thời xa xưa, với những luật lệ lấy tôn giáo, lấy kinh thánh làm
chuẩn  thước do để dễ trị dân.
Thì Cộng sản Tàu Việt ngày nay cũng lấy lý thuyết Mác-Xít Mao-Hồ  như một Tôn giáo để
Khủng Bố dân, nắm đầu dân. Tôn Giáo - mọi Tôn Giáo - đều có thần có thánh, có Chúa, có
Phật, có Allah, có Thiên Đàng, có Địa Ngục. Cộng Sản cũng có những lý thuyết gia, những
huyền thoại, anh hùng liệt sĩ…
5
Tất cả đều khẩu hiệu, tất cả là những bài kinh, lời nguyện. « Nhờ Ơn Bác Đảng » ngày nào
như ngày nay. Nhưng ngày nay thực tế hơn, nhờ « Xoay xở », nhờ « Tham Nhũng », « Ăn
Chia », « Xin Cho ».
Ở Âu Châu, khủng bố bước vào đời sống hằng ngày. Quân Khủng Bố đánh Âu Châu. Các
Nhà Nước, Chánh Phủ Âu Châu, dùng Khủng Bổ giải quyết nhiều vấn đề Xã hộI. Ngày nay,
« Nhơn danh Khủng Bố » sẽ là câu mở đầu cho nhiều biện pháp cứng rắn, có thể thiếu Dân
Chủ.Và cũng vì khủng bố ở Âu Châu, cũng vì Daesh, nên Huê Kỳ  và Liên Âu cũng lơ là Á
Châu.  Tàu Cộng gần như được dịp múa gậy vườn hoang ở Biển Đông Việt Nam ta !
B - Á Châu và Việt Nam :
Tàu Cộng cũng đang dùng chiến thuật khủng bố trên Biển Đông Việt Nam để bành
trướng, tạo sự mất an ninh cho những ai muốn sống yên lành làm ăn trên Vùng Biển của
mình. Ngư phủ Việt Nam, ngư phủ Mã lai, Phi Luật Tân, Nam Dương bị « tàu lạ uy hiếp »,
thậm chí đâm chìm, bắt bớ…Các tàu đánh cá Tàu Cộng dàn hàng ngang hàng dọc như một hải
đội, có tàu chiến  quân đội Tàu hộ tống, xâm nhập hải phận đánh cá các quốc gia Đông Nam
Á, ở cách xa bờ biển của Tàu Cộng cả vạn hải lý, ngang ngược tuyên bố đây là hải phận mình.
Hải phận Tàu cái gì khi cách bờ biển Tàu cả Vạn hải lý ? Và, dù chỉ cách bờ biển quốc gia
địa phương trên dưới vài mươi cây số, nhưng các quốc gia địa phương không có hải phận
và cũng không được có chủ quyền. Ngang ngược, và khủng bố ! Tất cả các quốc gia có bờ
biển trên Biển Đông đều có hiềm khích với Tàu cả. Làm sao đây ! Vì sợ sức mạnh Tàu, nên bị
Tàu khủng bố !
Việt Nam cũng vậy. Cả nước Việt Nam đang sống trong Khủng Bố. Ngoài Biên cương, hải
phận bị Khủng Bố Tàu với các « Tàu lạ » chiếm Biển Đông và các Hải Đảo. Các Quốc gia
bạn bè có la ó thì Việt Nam ta cũng hụ hợ « ăn có » vài hơi « gọi là »
Trong nước, thì Đảng Cộng sản Bắc Việt dùng Khủng Bố Tàu chiếm Biển Đông để làm vũ
khí Khủng Bố lại dân Việt Nam.
Tuồng Hát Bội, « Chỉnh lý Nội chiến Cung đình » của Đại Hội Đảng vừa qua cũng cố vai trò
Trọng Lú vâng lệnh  Đảng Tàu cầm quyền Đảng Việt đã xong ! Đầu tháng Tư nầy, với tuồng
Cải lương Hò Quảng « Chỉnh lý hạ bệ chánh phủ cũ thay cơ quan đầu não mới của nước »,
nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam  sẽ nhơn danh an ninh, khủng bố, năng cấp Chiến dịch
Khủng bố quần chúng lên một bậc ! Những nhiều vụ bắt bớ, nhiều vụ đàn áp các bloggers,
diễn đàn điện tử hơn ! Vụ anh Ba Sàm là những bước đầu tiên để Việt Nam đi vào một chế độ
Khủng Bố. Đấu tháng Tư Đen nấy, hai tên lãnh đạo Nam kỳ bị « chỉnh lý hạ bệ » sẽ ngậm
miệng ăn tiến, ngồi chơi, xơi nước ? Để nhóm mới Bắc Phương từ nay tung hoành bán
nước kỹ hơn.
Thay Lời Kết:
Chỉ hy vọng : Dân Việt ta sẽ không biến thành dân Tàu đâu ? Sức mấy ! Các bạn hữu chớ
lo, dân Việt Nam ta chỉ là nô lệ Tàu thôi. Chất Đại Việt ta rất mạnh. Đạo Việt ta, Người Đại
Việt mãi mãi trường tồn !
Tiếng Việt ta vẫn được giữ, tiếp tục được nói ! Nhưng quấn áo ta, cơm gạo ta Tàu sẽ được Tàu
ban phát, đổi lấy công ăn việc làm rẻ tiền doTàu phân phối cho thôi ! Công An của Đảng
Trưởng Trọng Lú sẽ  là những « đám cặp rằng » kiểm soát kỹ người Việt Nam. Sẽ không còn
6
thất nghiệp ! Mọi người sẽ có công việc làm giá rẻ, vừa đủ ăn, khôi chết đói. Tất cả Tàu sẽ
lo. Ơn Đảng, Ơn Tàu sẽ trùm cả xứ Việt !
Khủng Bố sẽ được Tàu và Việt Nam sử dụng như một chiến thuật ! Vừa ăn cướp vứa la
làng.
Mong rằng sống 41 năm với Khủng bố Cộng Sản Việt, dân Việt ta đủ kinh nghiệm chai lỳ và
cuối cùng cũng sẽ sống với Khủng bố  Cộng Sản Tàu!
Còn Việt Nam      ? Còn dân Đại Việt ta      ? : 
Một ngàn năm đô hộ Tàu, người Việt vẫn mãi mãi người Việt. Và con ngon hơn nữa !
Sức mạnh Sanh Tồn Dân tộc chúng ta đã chứng mình : Trong cả  thế giới Tàu Khổng, trong cả
các quốc gia ảnh hưởng văn hóaTàu Khổng, trong tất cả Trăm dân tộc Việt (Bách Việt)
Chất Nam Việt, chất Lạc Việt,  Đại Việt rõ ràng hơn cả vì nhứt quyết « Hổng phải Tàu !
Không bao giờ biến thành Tàu cả ! »  Việt Nam ! Đại Việt mãi mãi ! Muôn năm ! 
Hồi Nhơn Sơn, Tháng Tư Đen thứ 41, năm thứ 36 nơi đất người.
Người con đất nước Đại Việt
Phan Văn Song

TRUNG CỘNG RỐI LOẠN

Trung Cộng – Cả một đất nước đang nổi loạn
Tác giả: James Griffiths
Nguyễn Trọng Dân lược dịch

Tầng lớp lao động công nhân thợ thuyền đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế tại Trung Cộng. Thế mà nay, nhà cầm quyền Cộng sản rêu rao là do giai cấp công nhân lãnh đạo đang lo lắng coi họ như là một lực lượng đang đe dọa đến an ninh chính trị – và dĩ nhiên, sự lo lắng này không phải là vô cớ hay thiếu cơ sở.
Bản án dành cho tám công nhân biểu tình đã được tòa án Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố.
Các công nhân, mỗi người bị kềm kẹp bởi hai người lính cùng với lực lượng cảnh sát dày đặt đằng sau lưng, lẳng lặng đứng nghe bản án của chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo kết án họ, mỗi người từ sáu đến tám tháng tù.
Tội của họ là gì? – Biểu tình phản đối đi làm không được trả lương!
Cảnh tượng tại tòa án đúng là trò hề vạch mặt bản chất Cộng sản giả dối của cái gọi là chính quyền của giai cấp công nhân.
Hàng trăm người đổ tràn ra các quảng trường bùng binh kêu gọi “đả đảo bọn tham quan tư bản đỏ” và kêu gọi mọi người ủng hộ đòi lại công bằng cho những công nhân đã phải đi làm không được trả lương này trong lúc bọn công tố viên của đảng Cộng sản đang tuyên án một cách bất công phi lý với lý do tuyên truyền hết sức hổn xược bố láo được loan tải trên truyền thông báo chí do đảng Cộng sản độc quyền kiểm soát là các phạm nhân này cần phải được quản chế để “giáo dục về luật pháp”.
Và đây chỉ là một vụ điển hình xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên vào tháng Ba năm nay mà thôi nhưng đã cho thấy một thực trạng đen tối không lối thoát của giai cấp công nhân sống trong một chế độ Cộng sản – vốn được mang tiếng là do giai cấp công nhân lãnh đạo, trước tình hình kinh tế ngày một sa sút của xứ sở này.
Sau đây là tổng số vụ đình công của công nhân tại Trung Cộng năm 2015- tài liệu do tổ chức China Labor Bullertin cung cấp:
images
Trung Quốc – Cả một đất nước đang nổi loạn
Cũng theo tổ chức China Labor Bulletin (CLB) có trụ sở tại Hồng Kông chuyên lo về đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân Trung Quốc, từ năm 2011 đến năm 2013, chỉ có 1200 cuộc đình công thế nhưng chỉ năm 2014 mà thôi, tổng số cuộc đình công đã vọt lên 1300 vụ!
Bước vào năm 2015, con số các vụ đình công vọt lên gấp đôi với 2700 vụ – mỗi ngày có hơn một vụ đình công tại Quảng Đông. Chiều hướng bùng phát gia tăng này đã không dừng lại mà còn tiếp diễn qua đến năm nay – 2016.
Bản đồ các cuộc đình công trình bày ở trên cho thấy gần như không có một quận hạt nào của Trung Quốc mà không có xảy ra biểu tình bởi các công nhân, một thực tế trái ngược với hình ảnh một Trung Hoa ổn định và phát triển mà Trung Cộng tuyên truyền trên truyền thông trước thế giới.
CLB loan báo như sau: “Vấn đề cốt lõi của tình trạng đen tối nêu trên là do các hãng xưởng đã không tuân thủ đúng các nguyên tắc căn bản của luật lao động, trong đó có việc trả lương đúng kỳ và thực thi bảo đảm quyền lợi của công nhân theo đòi hỏi của luật pháp; ngoài ra, giới chức tại địa phương đã hoàn toàn nhắm mắt làm ngơ trước những sai phạm này càng làm cho tình hình thêm tồi tệ.
Cũng theo CLB, trước tình trạng bùng phát đình công khắp nơi, Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó bằng cách thu hẹp các đại công ty quốc doanh của mình, bắt đầu bằng việc sa thải một triệu tám công nhân viên từ ngành luyện kim sắt thép và ngành khai thác than.
tmp-danlambao (1)
Bắc Kinh đã loan báo trên truyền thông sẽ ráng dành ra 15,4 tỷ Mỹ kim cho trợ cấp thất nghiệp trong hai năm tới đây.
Trong lúc đình công tại các hãng xưởng do ngoại quốc làm chủ được tường trình rõ ràng, chẳng hạn như cuộc đình công tại hãng Apple với hơn 10 ngàn công nhân tham gia tại Dongguan vào tháng Chín năm 2014, hầu hết tất cả các cuộc đình công khác (tại các xưởng quốc doanh) điều bị giấu nhẹm bưng bít mà chỉ được tiết lộ bởi các tổ chức không chính phủ liên quan đến nhân quyền.
Bất mãn về việc thiếu chi trả lương bổng cũng như tình trạng bóc lột nhân công thậm tệ đã dẫn đến bạo loạn.
Vào tháng Giêng năm nay, theo loan báo từ các viên chức tỉnh Ningxia, một công nhân đã đốt một chiếc xe buýt làm 17 người thiệt mạng để đòi lương.
Thời điểm chín mùi:
Vào năm 2010, cuộc đình công của công nhân tại phân xưởng lắp ráp của hãng Honda ở Nanhai đã báo hiệu cho thời điểm chín mùi của cao trào đấu tranh đòi bình đẳng lao động cho giới công nhân thợ thuyền Trung Quốc – lần đầu tiên các công nhân trẻ đã thành công khi vùng lên đòi hỏi công bằng cho quyền lợi của lao động tại Trung Quốc, theo nhận định của Eli Friedman, tác giả của cuốn sách “Insurgency Trap: Labor Politics in Postsocialist China.
tmp-danlambao (3)
Toàn bộ hệ thống lắp ráp dây chuyền của hãng đột nhiên bị đình trệ khi người công nhân 23 tuổi tên là Tan Guocheng đã bấm vào nút “khẩn cấp” dùng để báo có tai nạn hay có sự cố để các công nhân rời khỏi phân xưởng trong an toàn và đồng thời liên tục hô to trong hệ thống điện đàm nội bộ phân xưởng: “Đả đảo tiền lương bóc lột! Đã đảo tiền lương bóc lột!”
Bận đồ đồng phục dành cho nhân công với cái nón hiệu Honda, vài chục công nhân rồi đến cả trăm công nhân bỏ đi ra sân bên ngoài công xưởng, vừa la khẩu hiệu phản đối bóc lột vừa hát những bài hát kêu gọi lòng tự hào dân tộc.
Cuộc biểu tình kéo dài được 19 ngày và được hầu hết các công nhân làm việc tại nơi này tham gia khiến nhân viên chính phủ hết đường đàn áp buộc phải áp lực lên hãng Honda làm theo yêu cầu của giới thợ thuyền để xoa dịu tình thế – thật là một chiến thắng hiếm thấy nhưng quan trọng cho giới thợ thuyền lao động Trung Quốc đang sống trong lòng xã hội độc tài cộng sản tàn bạo sẵn sàng đàn áp biểu tình đình công bằng vũ lực.
Mọi người điều thấy rõ mức thiệt hại về sản xuất gây ra bởi cuộc đình công đối với hãng Honda nhưng chưa ai được rõ mức độ cải thiện lương bổng mà Honda thỏa thuận để đi đến chấm dứt cuộc đình công.
Đình công tiếp tục tăng tại Trung Cộng:
Friedman còn cho biết thêm: “Đã có biết bao nhiêu cuộc biểu tình vào mùa hè năm ngoái đòi tăng lương, và trong một vài cuộc biểu tình, công đoàn tự lập đã được hình thành.
Giới phân tích cho rằng công đoàn tự lấp đã được hình thành bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ của Liên Hội Thương Mại Trung Quốc, có tên là All-China Federation of Trade Unions hay AFCTU, kiểm soát toàn bộ lực lượng công nhân tại Trung Cộng, một lực lượng công nhân lớn nhất thế giới.
Thành lập vào năm 1925 bởi Cộng đảng Trung Quốc, AFCTU nhanh chóng trở thành công đoàn quốc doanh đại diện và kiểm soát mọi hoạt động của toàn bộ lực lượng công nhân Trung Cộng cũng như là cơ quan quyết định đề ra tiều chuẩn quyền lợi cho công nhân Trung Quốc.
Mọi công đoàn tự lập chính đáng của công nhân ngoài sự kiểm soát của AFCTU điều coi là phạm pháp và có ý định chống lại Nhà nước
Giám đốc thông tin của CLB, ông Geoff Crothall cho rằng: “Công đoàn quốc doanh AFCTU chẳng thể nào là công đoàn thật sự của công nhân!”
Ngoại trừ một vài trường hợp hy hữu, công nhân hoàn toàn không được bầu chọn người đại diện của mình trong Công đoàn quốc doanh AFCTU và tệ nạn hối lộ, lợi dụng quyền chức xảy ra như cơm bữa trong công đoàn quốc doanh này.
Ông Crothall còn cho biết là “hầu hết các công chức Nhà nước trong công đoàn quốc doanh AFCTU chẳng biết gì về cách thức tổ chức công đoàn cũng như hoàn cảnh bóc lột thực tế đang diễn ra tại các hãng xưởng.”
Crothall khẳng định như sau: “Các công chức công đoàn quốc doanh AFCTU chỉ ngắm nghía đến đặc quyền đặc lợi có được từ chức vụ của họ mà thôi!”
ACFTU cũng giữ thái độ im lặng không phản ứng trước bài viết này!
Lần đầu tiên, công đoàn quốc doanh ACFTU gần đây đã chỉ định một công nhân không đảng tịch làm phó chủ tịch như cố gắng sơn phết nỗ lực đại diện cho người lao động từ Nhà nước.
Đình công sẽ gia tăng mạnh hơn nữa trong thời gian sắp tới:
Nếu năm 2015 được cho là năm kinh tế suy thoái và bộc phát đình công thì những năm tới đây, tình trạng đình công còn bộc phát mạnh hơn nữa, khi mà Bắc Kinh thực hiện quyết định sa thải cả triệu nhân công.
Hãng tin Reuter thừa nhận  là cả triệu công nhân sẽ bị nhà nước sa thải nhằm cắt giảm nợ công sẽ là một cuộc điều chỉnh quy mô nhất kể từ thập niên 1990, mà trong đó, chính phủ sẽ phải chi trả 11, 2 tỷ Mỹ kim trợ cấp cho gần 28 triệu công nhân thất nghiệp.
Tổn phí của sự sa thải hàng loạt cũng là lý do khiến các viên chức bóp méo luật lệ luật lao động đang hiện hành tại Trung Cộng.
Trong kỳ họp Quốc Hội hàng năm vào tháng Ba, Bộ Trưởng Tài chính Trung Cộng là Lou Jiwei, một nhân vật chủ trương cứng rắn thu hẹp quyền lợi lao động, đã (láo lếu) tuyên bố đạo luật lao động hiện nay của Trung Cộng không công bằng, có quá nhiều điều khoản thiên vị cho người lao động gây khó khăn cho các nhà đầu tư ngoại quốc mở công xưởng để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Tên bộ trưởng này (ngụy biện) tuyên bố như sau và được đăng lại trên hãng thông tấn quốc doanh Xinhua của Trung Cộng: “Luật lệ lao động hiện nay khiến ban quản trị công ty rất khó khăn khi sa thải một công nhân lười biếng” (!)
Cũng vào tháng Hai năm nay, Bộ Trưởng Lao động và An-sinh Xã-hội, Yin Weimin cũng (láo lếu) cho rằng “đạo luật lao động hiện nay quá cứng ngắt về quy định lương bổng và tạo ra chi phí quá cao về lao động cho những nhà đầu tư” (!) Ông Bộ Trưởng này đã không cho bàn luận hỏi han gì thêm sau khi tuyên bố như vậy.
(Ghi chú: Tại sao đảng viên Cộng sản lại đi bênh vực cho bóc lột thế!)
Tại Benxi, trung tâm kỹ nghệ của tỉnh Lao Ninh, mọi người đã cảm nhận được sự u ám của sa thải và thất nghiệp. Công ty sắt thép quốc doanh tại nơi này đã cắt giảm lương bổng một cách tàn nhẫn để đối phó trước sự suy thoái nhu cầu sắt thép trên thị trường thế giới (link http://money.cnn.com/2016/03/11/news/economy/china-rust-belt-benxi-beijing/)
Một công nhân thừa nhận anh đã bị sa thải khỏi biên chế và được mướn lại đi làm trả lương theo ngày tức là làm ngày nào trả lương ngày đó nên mất hết mọi phúc lợi lao động từ y tế đến giờ nghĩ phép.
Người công nhân giấu tên này thừa nhận “Tôi không còn lựa chọn nào khác mà phải cắn răng đi làm chịu đựng bất công để có tiền mà nuôi con cái.”
Tại sao các Tổ Chức Không Chính Phủ viết tắt là NGOs (Non- Government Organizations) lại bị mang vạ?
Chính phủ Cộng sản đổ lỗi “sự nổi dậy của công nhân thợ thuyền là do các tổ chức dân sự thỉnh nguyện nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng đảng – gọi tắt là NGOs xúi giục mặc dù tổng số các nhóm này rât ít ỏi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc!”- Theo lời kể của ông Manfred Elfstrom, nhà nghiên thuộc viện nghiên cứu Cornell, đang quan sát nghiên cứu về cao trào phản kháng của công nhân Trung Quốc hiện nay.
Các nhóm công đoàn tự phát hiếm hoi ở Trung Cộng đã bị chủ tịch Tập Cận Bình dẹp tan khi ông bố ráp các nhóm NGOs. Theo như loan báo Ủy Ban Giám Sát của Quốc Hội Hoa Kỳ tại Trung Cộng với tên tiếng Anh là “the U.S. Congressional-Executive Commission on China” hay còn gọi tắt là CECC, thì vào tháng 12 năm ngoái, hơn 18 tổ chức công đoàn độc lập ở tỉnh Quảng Đông đã bị bắt giữ cũng như tra tấn để gây sợ hãi trong giới công nhân.
Elfstrom nói thêm: “các nhóm NGOs đang bị bắt bớ gắt gao trong thời gian gần đây. Vào thập niên trước, ít ra cũng có một vài nhóm gởi người đi học các lớp về cách thức tổ chức các hội nhóm phi chính phủ – nay thì không có nhóm nào cả.”
Nhiều nhóm NGO bị tê liệt không thể hoạt động, phải thường xuyên co cụm để sẵn sàng lánh nạn khi có bắt bớ. Wu Guijun, nguyên là một công nhân và nay đang hoạt đông tranh đấu cho sự bình đẳng của công nhân ở Shenzhen hiểu rõ những hiểm nguy mà minh phải đối diện.
Vào tháng Năm năm 2013, Wu, vì đã giúp đỡ cho 200 công nhân biểu tình phản đối xí nghiệp di dời đi nơi khác, người đàn ông 43 tuổi tốt bụng với mái tóc ngắn sáng sủa này đã bị giam giữ hơn cả năm với tội danh là “kêu gọi tụ tập “quần chúng” làm tắt nghẻn giao thông” cho đến ngày ông được thả.
Sử dụng số tiền dành dụm khoảng 11,350 đô la, ông Wu thành lập một tổ chức gọi là “Xin Gong Yi” mà chỉ có mỗi ông là thành viên chuyên đi cứu giúp các công nhân về luật pháp để quyền lợi của họ không bị chà đạp.
Không màn bị bắt bớ tù đày, ông Wu nói khó khăn lớn nhất của ông là tìm sự hỗ trợ về tài chánh để tổ chức ông có thể hoạt động ở phạm vi rộng lớn hơn. Ông Wu cho biết: “Tổ chức của tôi chỉ có một mình tôi và các người tình nguyện tốt bụng, không có tài chánh, chúng tôi không thể mướn thêm người để hoạt động.”
Các tổ chức phi chính phủ tại Trung Cộng muốn yên ổn hoạt động và vận động hậu thuẫn tài chánh từ thế giới phải “ăn công ký” hay thông đồng hối lộ các viên chức chính phủ- theo nhận định của một tổ chức thỉnh nguyện phi chính phủ có tên là “The International Center for Not-for-profit Law”. Tổ chức này chuyên giúp đỡ hổ trợ về luật pháp cho các hoạt động cải thiện xã hội dân-sự.
Mặc dù đạo luật “Phúc Lợi Xã Hội ” được ban hành và có hiệu lực vào tháng Chín, có ghi rõ bãi bỏ mọi cấm đoán các hoạt động gây quỹ cho từ thiện, thế nhưng vẫn chưa ai rõ là các công đoàn tự lập để giúp đỡ công nhân sẽ được phép hoạt động và sự hỗ trợ về tài chánh của thế giới cho những tổ chức công đoàn công đoàn công nhân tự lập vẫn còn hiệu lực cho đến bây giờ.
Bộ Trưởng Bộ Xã Hội không đưa ra câu trả lời rõ rệt khi được hỏi đạo luật mới này ảnh hưởng đến hoạt động của các công đoàn công nhân tự lập như thế nào.
Nỗi lo lắng về bạo loạn đình công sẽ dẫn đến cách mạng tại Trung Quốc:
Maya Wang, một người gốc Hoa nghiên cứu làm việc cho Human Rights Watch khẳng định: “Nhờ vào sự kiểm soát thông tin chặt chẽ của Cộng đảng cầm quyền mà giai cấp công nhân bần cùng không nhận ra họ không phải là những người duy nhất chịu bất công trong xã hội”
Bà Wang cho biết tiếp: “Giai cấp công nhân Trung Cộng hiện chưa nhận ra sự bất công mà họ chịu đựng là hiện trạng suy thoái của cả một hệ thống chính trị chứ không phải chỉ là bất công sai trái cục bộ riêng rẽ.”
Theo bà Wang, cũng là vì vậy mà những cuộc đình công của công nhân hiện nay – Xin trích: “chưa đủ sức lôi cuốn các tầng lớp nhân dân nghèo khó khác huởng ứng tham gia để tạo nên một sự đổi thay chính trị thật sự.”
“Mấu chốt căn bản nhất để né tránh khả năng cách mạng thay đổi chính trị xảy ra là làm thế nào để các cuộc biểu tình của công nhân không thể liên kết với nhau“- ông Friedman thừa nhận.
Trong lúc phản kháng chính trị trổi lên rầm rộ ở Tây Tạng, Hồng Kông hay ở Xiniang được cả thế giới biết đến thì theo ông Friedman, “phản kháng của công nhân trong lòng xã hội Trung Quốc mới thật sự đáng lo ngại đến an ninh chính trị.”
Friedman còn khẳng định: “Trung Cộng thật sự lo lắng giai cấp công nhân sẽ vùng lên làm cách mạng.”
Nỗi lo sợ này của Trung Cộng không phải là vô lý khi mà vào tháng Ba, công nhân làm việc ở mỏ than thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã xuống đường để phản đối kế hoạch của nhà nước sa thải hơn một trăm ngàn công nhân viên chức thuộc công ty quốc doanh khai thác quặng mỏ có tên là Longmay Mining Group buộc Bí thư Lu Hao phải hủy bỏ kế hoạch sa thải này.
Quyết định bãi bỏ kế hoạch sa thải của Lu Hao làm xấu hổ cho nhà cầm quyền vì Lu Hao trước đó đã định đem kế họach sa thải một trăm ngàn công nhân tại Longmay Mining Group này như là thí điểm để nâng bi chính sách tái cấu trúc kinh tế quốc doanh của chủ tịch Tập Cận Bình để rồi sẽ dẫn đến sa thải hàng triệu công nhân trong tương lai gần.
Trước áp lực của công nhân biểu tình, Lu Hao buộc phải hứa hẹn hỗ trợ tài chánh, thanh toán tiền lương chưa trả còn thiếu của công nhân Và đồng thời, Lu Hao buộc phải chỉ trích giới quản lý của công ty Longmay Mining Group đã che giấu sự thật để nhằm xoa dịu tình thế trước mắt.
Lu Hao lúng túng biện minh ấm ớ cho qua phà rằng: “Tôi biết là công ty có mắc nợ lương đối với những người công nhân làm việc bên ngoài hầm mỏ nhưng tôi đã không biết là những thợ mõ cũng bị công ty thiếu lương. Tôi hoàn toàn sai về điều này.”
Longmay Mining Group đã im lặng như hến.
Bà Wang nói: “Bắc Kinh lo sốt vó vì sự nhận thức sức mạnh chính trị của giai cấp công nhân nếu có sẽ tạo ra một lực lượng đối kháng kinh khiếp cho sự an ninh chính trị của Bắc Kinh”. Bà Wang nhận xét thêm: “nếu chúng ta nhìn vào đối tượng đàn áp của Trung Cộng thì sẽ thấy ngay sự đàn áp được ưu tiên đặt lên nhưng lực lượng xã hội có đủ khả năng làm nguy hại đến sự cầm quyền của Cộng đảng và buộc chính quyền phải thay đổi để thích ứng.”
Friedman thì cho rằng nổi ám ảnh có chính biến cách mạng từ công nhân của Bắc Kinh là do bởi nhìn về quá khứ với kinh nghiệm thương đau từ các chế độ Cộng Sản khác.
Quyết định của Cộng Sản Ba Lan cho phép người lao động có tự do hơn để làm dịu tình hình sau khi hàng loạt các cuộc đình công lớn xảy ra năm 1980 đã dẫn đến vai trò và ảnh huởng chính trị ngày mỗi mạnh lên của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan – một tổ chức đầu tiên không nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản trong khối Hiệp ước Warsaw – để rồi dẫn đến đổ vỡ tan tành sự độc quyền của Cộng đảng không những ở Ba Lan mà còn lan ra nhiều nước Cộng Sản khác.”
Friedman thừa nhận: “Công Đoàn Đoàn Kết đã đóng một vai trò then chốt trong việc chấm dứt sự độc quyền của Cộng Sản tại Ba Lan.”
Ông Wu cảnh báo cho biết: “Mặc dù có thể xoa dịu được sự bực tức của công nhân mới thất nghiệp trong những năm 2000 bằng cách đưa ra chính sách tái định cư và hứa hẹn hổ trợ tìm kiếm việc làm trong khu vực tư nhân đang bùng nổ, thế nhưng nay chính quyền phải đối mặt với nhiều bất ổn căm phẩn từ công nhân ngày một mạnh hơn ở khắp mọi nơi.”
Ông Wu nói: “Công nhân (ở Trung Quốc) rất ít hiểu biết về những quyền lợi mà họ có, nhưng mà ngày hôm nay, trước bóc lột và bất công chịu đựng bấy lâu, công nhân (ở Trung Quốc) chỉ có một ý nghĩ quyết tâm duy nhất là tìm đủ cách đấu tranh để đòi lại cho bằng được quyền lợi mà họ đã bị tước đoạt.”
Nguồn: http://edition.cnn.com/2016/03/28/asia/china-strike-worker-protest-trade-union/index.html
Bản tiếng Việt: Nguyễn Trọng Dân

Tuesday, April 5, 2016

THẠCH LAM * HAI ĐỨA TRẺ

Hai đứa trẻ

THẠCH LAM

 

Tiếng trống thu không(1) trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi.
An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chỏng ngồi; chiếc chỏng nan lún xuống và kêu cót két.
- Cái chỏng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách...
Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hònđá nhỏ một bên sáng một bên tối.
Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đ̣n gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngơ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chỏng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
Chị Tí để chỏng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:
- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.
Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ (2) trong huyện hay người nhà thầy thừa (3) đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.
Chị kê xong chỏng ghế, dịch ngọn đèn Hoa Kì lại để ngồi têm trầu, còn thằng cu thì loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè. Lúc bấy giờ chị mới ngẩng lên nói chuyện với Liên:
- Còn cô chưa dọn hàng à?
Liên giật mình, kêu khẽ: Chết chửa! Rồi đứng dậy giục em:
- Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ mắng chết.
An đáp:
- Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chị ạ. Mẹ còn bận làm gạo cơ mà.
Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn hễ cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải ngồi nhìn phố quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả (4) sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi - là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình (5). Mẹ Liên giao cho Liên trông coi - bà còn bận làm hàng xáo (6) - và buổi tối thì hai chị em cùng ngủ đây để trông hàng.
Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào ḥm các bánh xà pḥng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì.
- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?
An ngẫm nghĩ rồi đáp:
- Vâng, bà ta mua hai bánh, còn cụ Chi lấy chịu nửa bánh nữa.
Liên với cái bàn tính để cộng số tiền. Nhưng trong hàng nóng và muỗi quá, chị ngần ngại rồi xếp hết cả tiền vào tráp không tính nữa:
- Thôi, để mai tính một thể.
An nhìn chị, chỉ đợi lúc ấy. Hai chị em cùng vội muốn đóng cửa hàng để lại ra ngoài kia, ngồi trên chỏng ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố. Liên khóa vội tráp tiền với
một chiếc chìa khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc (7) ở thắt lưng, chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang.
- A, cô bé làm gì thế?
Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng. Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti (8) đầy đưa cho cụ; chị không dám nhìn mặt cụ, và trong lòng hơi run sợ, chị mong cho cụ chóng đi. Cụ cầm cút rượu soi lên rồi cười gịn giã nói:
- A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.
Cụ ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch, rồi vừa chép miệng vừa lần ruột tượng trả tiền - Cụ để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái rồi lảo đảo bước ra ngoài. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.
o O o
Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm.
Ṿm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chỏng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra... An trỏ tay bảo chị:
- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.
Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rơ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống, nhóm lại lửa, thổi vào cái nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngơ. An là Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rơ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chỏng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh.
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngơ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục (9) là những khách hàng quen của chị. Bác Siêu đáp vẩn vơ.
- Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.
o O o
An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - Ðường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mí mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:
- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.
- Ừ, em cứ ngủ đi.
Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên không động đậy. Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
Trống cầm canh (10) ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:
- Đèn ghi đã ra kia rồi.
Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:
- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.
An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.
Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
- Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
- Thôi đi ngủ đi chị.
Liên vỗ vai em ngồi xuống chỏng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đêm lồng với bóng người đi về; chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ.
Liên quay lại nhìn em thấy An cũng đã ngủ say, tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai. Liên nhìn quanh đêm tối, gió đã thoáng lạnh và đom đóm không còn nữa. Chị cúi xuống vực em vào trong hàng, mắt cũng đã ríu lại. Chị gài cửa cẩn thận và vặn nhỏ đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen. Rồi Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
(Nắng trong vườn - Đời nay - Hà Nội, 1938)
Chú giải:
(1) Thu không: chiều tối, lính huyện đánh trống thu quân và đóng cổng thành (thành bảo vệ huyện đường) sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.
(2) Lính lệ: lính nhưng không có vũ trang chỉ làm các việc tạp dịch, hầu hạ quan lại, giữ trật tự trong dinh quan huyện.
(3) Thầy thừa: thừa phái. Một loại viên chức Nhà nước phụ trách công việc ở các pḥng khác nhau trong một huyện đường.
(4) Quả: một thứ dụng cụ dùng để đựng hàng khô, hình tròn có nắp, cốt trong bằng tre đan, bên ngoài thường sơn mầu đen hoặc mầu nâu, mầu đỏ.
(5) Nhật trình: báo hằng ngày.
(6) Làm hàng xáo: đong thóc, xay giã, giần sàng thành gạo rồi đem bán.
(7) Xà tích: một thứ đồ trang sức của phụ nữ ngày xưa thường là một sợi dây mạ bạc giắt ở thắt lưng có đeo chìa khóa, hộp vôi ăn trầu.
(8) Rượu ti: rượu do công ty rượu được Nhà nước (thời Pháp thuộc) bảo trợ sản xuất bán cho dân một cách hợp pháp.
(9) Cụ lục (lục sự): loại viên chức nhà nước ngành tòa án (ở đây là cấp huyện).
(10) Trống cầm canh: người xưa chia thời gian một đêm làm năm canh. Đầu mỗi canh có điểm trống.

No comments:

Post a Comment