Saturday, October 1, 2016
MƯA SÀI GON
ĐỪNG IM LẶNG, PHẢI PHẠT THẬT NĂNG
THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ MƯA !
LĐO/ĐÀO TUẤN/3:15PM-27/9/2016
Bài báo đăng trên báo Lao Động, nhưng chỉ 3 giờ sau đã bị gỡ xuống
LĐO/ĐÀO TUẤN/3:15PM-27/9/2016
Bài báo đăng trên báo Lao Động, nhưng chỉ 3 giờ sau đã bị gỡ xuống
Một
bài viết cực hay, nhưng chỉ 3h sau khi đăng trên báo Lao Động đã bị gỡ
xuống một cách đầy bí ẩn. Mời mọi người xem bài viết mà tôi copy từ bản
cache trên Google.
------------
Cơn
mưa chiều rơi rơi thành phố không nhỏ đã khiến người ta bật khóc khi
nhớ lại khung cảnh lẫm liệt và bi tráng trong phim Titanic. Và trong cái
khung cảnh đậm mùi đại hồng thủy ấy, người ta chợt thấy trong mình, và
đồng bào đang co ro quanh mình đức tính nhẫn nại quý báu. Đức tính đã
khiến nhiều năm qua, chúng ta luôn luôn chiến thắng hết cơn mưa này đến
cơn mưa khác, mặc cho nó lịch sử đến đâu, cuốn theo bao nhiêu ngàn tỉ
chống ngập!
------------
Thưa các bạn, ngay cả Cảnh sát PCCC cũng được huy động, không phải bơm nước dập lửa mà để hút nước cứu ngập.
Hàng ngàn chiếc xe máy ở Nguyễn Siêu trở thành tàu ngầm.
Biệt thự triệu dollar của Mr Đàm ngập trong nước khiến anh, quần tới gối, khuôn mặt thẫn thờ như mặt bức tượng sáp 12 tỉ vnd.
Tòa “tháp”
Bitexco ngập từ trong ngập ra, ngập từ ngoài ngập vào. Một khung cảnh
dữ dội và lãng mạn như trong đại sảnh con tàu Titanic gãy đôi. Các nàng
Rose ống thấp ống cao tay xách nách mang trong tòa tháp cao nhất Sài
Thành.
Một clip quay cảnh anh soái ca lao mình giữa dòng nước “cứu” chiếc xe máy trôi như bao diêm, à như chiếc lá - thu hút đến ngót 100k like, 35k lượt bình luận và hàng vạn share.
Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bơi, bãi đáp của Thủy phi cơ. Bến xe Chợ Lớn biến thành bãi canoing.
À còn nữa, các nữ y tá hò dô ta bắt lươn trong hành lang bệnh viện.
Toàn dân sặc nước với những vận động viên bất đắc dĩ điện thoại dắt trên lưỡi trai nón bảo hiểm.
Toàn dân sặc nước với những vận động viên bất đắc dĩ điện thoại dắt trên lưỡi trai nón bảo hiểm.
Những chiếc bus thủy phi cơ “mất điện” giữa dòng thác. 20 chuyến bay trong nước và quốc tế phải bay vòng vòng.
Facebook tràn ngập 2 chữ thất thủ. Có người, trí tưởng tượng thật là phong phú, nhắc đến một cơn “đại hồng thủy”.
Đâu đó vang lên bản nhạc “Sài Gòn ngập quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”.
Một con chuột cố bám víu vào hàng rào B40 ở một nơi nào đó trong sự kiện “Sài Gòn thất thủ”
tối qua. Đúng là một khoảnh khắc lịch sử! Một chi tiết câm lặng nhưng
đầy biểu cảm mà bạn có thể chú thích với bất cứ caption nào.
GS Ngô Bảo Châu viết một status mấy chữ “Có thêm tàu điện ngầm có khi TPHCM thoát nước tốt hơn nhỉ?”.
24 ngàn tỉ, hoặc hơn đã được ném xuống nước. 75 ngàn tỉ chuẩn bị được nói đến. 1.200 tỉ được đề xuất cho “xe chống ngập”. Nhưng hôm qua, Sài Gòn "thất thủ" thật rồi với Chợ Nổi Bến Thành, con kinh Nguyễn Hữu Cảnh, bến cảng Tân Sơn Nhất.
Bạn sẽ hỏi giải pháp là gì?
Trước khi nói đến giải pháp, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân.
Tôi phải khẳng định, thủ phạm đã gây ra sự cố, scandal, hay thảm họa ngày hôm qua chính là ông giời. Và, không khó để đoán nguyên nhân sẽ lại là “mưa quá to”, mưa lịch sử... như tuần trước, như tháng trước, như sắp tới... khi mùa mưa mới chỉ bắt đầu.
Tôi phải khẳng định, thủ phạm đã gây ra sự cố, scandal, hay thảm họa ngày hôm qua chính là ông giời. Và, không khó để đoán nguyên nhân sẽ lại là “mưa quá to”, mưa lịch sử... như tuần trước, như tháng trước, như sắp tới... khi mùa mưa mới chỉ bắt đầu.
Nhưng
nếu đó là nguyên nhân, chỉ có một giải pháp duy nhất là phạt. Phạt thật
nặng, thậm chí đình chỉ mưa nếu lượng mưa vẫn đổ xuống TP to như ngày
hôm qua.
SƠN TRUNG * TIÊN TRI
NHỮNG LỜI TIÊN TRI BA TRỢN
SƠN TRUNG
Ở thời đại trước và nay, chúng ta có những nhà tiên tri. Trong đó có những nhà tiên tri lừng danh như Nostradamus (1502-1566), Vanga (1911-1990) , Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Nguyễn Văn Thới (1866-1927)...Tất nhiên bên cạnh đó có những nhà tiên tri cà chớn.
Những lời tiên tri phần lớn bí hiểm như tiên tri của Nostradamus , Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì bí hiểm nên người ta giải thích theo kiểu mấy ông mù sờ voi. Nhưng cũng có mấy thầy mu rùa ngang xương tuyên bố nọ kia, hoặc đem các nhà tiên tri lừng danh để hù dọa, tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt lời sấm , mục đích là vị lợi, vị danh, hay công cụ của ai đó.
Như tại Việt Nam, bản Sấm ký do Phạm Văn Giao sưu tập- Phạm Văn Tươi Saigon xuất bản 1956. Ông này là Việt Cộng nằm vùng, sau 1975 nhảy ra múa may- ông sửa văn Sấm ký mà viết:
Đầu Can võ tướng ra binh-
Trong thập can, Giáp đứng đầu, ý tuyên truyền Võ Nguyên Giáp đánh thắng
Điện Biên Phủ, nhưng than ôi, quốc tế lầm, mấy ông Việt Cộng con cũng
lầm, công sức đó là do năm sáu tướng và vài trăm ngàn quân Trung Cộng,
Võ Nguyên Giáp chỉ là cha hờ, cho nên Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ
rất khinh!Giáp là đầy tớ trung thành, là đội trưởng sát thủ đã có công
giết Việt Quốc, Việt Cách,mà được ông Hồ ban thưởng trong khi Việt Cộng
có nhiều tay tài giỏi như Lê Thiết Hùng (1908 – 1986), Phùng Chí Kiên (1901-1941), Nguyễn Sơn(1908–1956)
.... Việc phong hàm đại tướng cho Võ Nguyên Giáp khiến Nguyễn Sơn tức
giận không đếndự lễ phong quân hàm trung tướng cho ông,và sau đó ông
luôn chỉ trích Võ Nguyên Giáp khiến ông Hồ phải đuổi Sơn về với Mao. Các
tướng Lê, Phùng, Nguyễn cũng như các ông Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Hà
Văn Tập,Nguyễn Văn Cừ lần lượt rơi vào tay Pháp và được Bác phong liệt
sĩ! Chỉ riêng Bác và Giáp là trường thọ!
Một vị mục sư ( có lẽ dựa theo bà Vanga) lên tiếng báo động năm 2013, rồi 2014 tận thế, nhưng trái đất vẫn quay, các ông Tây ba lô vẫn sang Việt Nam du hí, không biết có mấy triệu con chiên chạy theo mục sư để được che chở, và mục sư thu được mấy triệu đô?
Tổng thống Vladimir Putin nước Nga nguyên là trùm mật vụ, cũng có nghề tay trái là nghề bốc phệ. Ông là tác giả cuốn “Ngôn từ thay đổi thế giới: Những phát ngôn tiêu biểu của Vladimir Putin”, là quyển sách tập hợp các lời phát biểu ấn tượng của Tổng thống Nga bắt đầu từ 2003. Quyền sách dày gần 400 trang, được Sách gồm những bài viết từ trước,sẽ được dịch sang tiếng Anh và được bán tại các quầy sách ở Nga vào cuối tháng 1/2016. Nội dụng tiên đoán năm 2013, nước Mỹ sẽ rơi vào hỗn loạn, xâu xé nhau, tiểu bang California sẽ chia thành năm, thành bảy tiểu bang nhỏ, nhưng từ mồ ma Marx đến nay, tư bản nhất là tư bản Mỹ vẫn sống nhăn!
Gần đây, căm hận Mỹ đã ngáng chân Trung Cộng về Biển Đông, các ông Mao ít, Mao nhiều rã họng dựa vào bà Vanga để chống Mỹ và châu Âu, nâng bi Trung Đông, Nga và Trung Cộng.
Họ bịa rằng bà Vanga phán rằng
(1).“Năm 2016: Châu Âu gần như sẽ không có người sinh sống”.Họ muốn nói Hồi giáo sẽ diệt châu Âu.
Các vụ khủng bố đẫm máu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, hay những rối loạn trong chính trường, xã hội bất ổn, mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa các tôn giáo, màu da,…tại châu Âu đã và đang khiến người ta ngày càng hoang mang.
Đám này còn bịa rằng Hồi giáo sẽ chiếm
châu Âu, châu Âu không còn người, Thiên chúa giáio bị xóa sổ, Giáo
hoàng nay là giáo hoàng cuối cùng!
Miền Nam ta bị Việt Cộng pháo kích, đặt bom, giật mìn mà vẫn trơ gan
cùng tuế nguyệt, kể chi mấy vụ nổ bom của IS. Còn hai tháng nữa thì hết
năm 2016, ta chờ xem. Thực tế nay tháng 10-2016, lực lượng Hồi giáo cực
đoan chỉ hoạt động tại Syria,Iraq, không ra khỏi Trung Đông, và đang bị
khốn đốn. Sự khủng bố của IS còn kém Việt Cộng xa! Is chỉ dùng bom tự
sát ở một vài nơi, còn Việt Cộng bắn sẻ, giật mìn, đặt bom, ném lựu
đạn, pháo kích khắp nơi đêm nào củng giết vài chục vài trăm, hasy vài
ngàn người. IS không sát hại hàng mấy chục ngàn người như Việt Cộng
trong mậu thân Huế (1968). Dân ta quen mùi súng đạn và khủng bố, vụ nổ
bom ở Paris thì đáng kể gì! Còn lâu, bọn đó hủy diệt được châu Âu và
Thiên Chúa giáo!
(2).Tổng thống Mỹ cuối cùng sẽ là một
người Mỹ gốc Phi: Cho đến thời điểm hiện tại, Barack Obama là Tổng thống
Mỹ, ông là một người Mỹ gốc Phi.
Vanga cho rằng khi vị Tổng thống này rời khỏi văn phòng của mình, quốc gia sẽ chìm trong đống đổ nát kinh tế, sự phân chia lớn giữa các bang miền Bắc và miền Nam.
Vanga cho rằng khi vị Tổng thống này rời khỏi văn phòng của mình, quốc gia sẽ chìm trong đống đổ nát kinh tế, sự phân chia lớn giữa các bang miền Bắc và miền Nam.
Dù phân hóa thì Mỹ sẽ có hàng chục tổng thống, chứ sao lại bảo Obama là tổng thống cuối cùng nghĩa là nước Mỹ bị tiêu diệt ư?
Họ cũng nói Trump hủy diệt nhân loại. Điều này mâu thuẫn với điều trước. Nếu Trump diệt nhân loại nghĩa là ông nắm quyền Tổng Thống, nghĩa là sau Obama nước Mỹ vẫn có tổng thống.Nếu Trump hủy diệt thế giới thì Nga, Trung Cộng và Trung Đông có tồn tại không?
Nhưng tại sao kết tội Trump? Kết tội Mỹ? Từ đầu, Marx cho đến Lenin, Stalin, Mao, Tập Cận Bình, đeèu muốn diệt Mỹ để độc chiếm toàn cầu, bằng cách xuất khẩu"cách mạng" và gây chiến tranh khắp nơi. Ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ tính hơn thiệt của bọn cố cùng liều mạng. Marx bảo "Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới. Mao thì tính gây chiến tranh diệt tư bản, nhất là tư bản Mỹ, Mao tính đem dân Trung Quốc liều mạng, dù thiệt hại một tỷ người, Mao vẫn còn 500 ngàn người tiến chiếm thế giới.
Cuộc diện trước mặt, Trung Cộng là kẻ háo chiến, là quân xâm lược, Trung Cộng cậy có tàu sân bay, vũ khí hạt nhân, đòi chiếm biển Đông, hăm dọa Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản...Sao không kết tội Trung Cộng?Và Nga, đã chiếm Crimée, đang dòm ngó Ukraina, và nhúng tay vào Seria. Tại sao ca tụng Nga?
Bọn họ cũng nói nhà tiên tri mù dự đoán, Trung Quốc sẽ chính thức trở thành một siêu cường mới vào năm 2018, chấm dứt sự thống trị của Hoa Kỳ.
Không chỉ có mình Vanga nói về điều này. Trong năm 2011, Qũy Tiền tệ Thế giới IMF cũng từng nhận định năm 2016, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Ngoài Vanga, nhà triết học người Pháp Nostradamus (1503 – 1566) cũng từng có những lời tiên tri vô cùng chuẩn xác.
Nhưng thực tế từ năm 2000, Trung Cộng đã suy thoái, giỏi lắm chỉ là
cường quốc số hai, sau Mỹ. Nếu Mỹ cấm vận, Trung Cộng sẽ ra sao?
(3). Họ cũng ca tụng Nga, một đồng minh của Trung Cộng và Hồi giáo cực đoan.
Nga sẽ là nước thiết lập hòa bình trên toàn thế giới: Theo đó, nước Nga không liên mình với châu Âu và phương Tây trong thời kỳ đầu chiến trang, nước này sẽ giúp thiết lập lại hòa bình cho nhân loại. (Theo Soha)
(3). Họ cũng ca tụng Nga, một đồng minh của Trung Cộng và Hồi giáo cực đoan.
Nga sẽ là nước thiết lập hòa bình trên toàn thế giới: Theo đó, nước Nga không liên mình với châu Âu và phương Tây trong thời kỳ đầu chiến trang, nước này sẽ giúp thiết lập lại hòa bình cho nhân loại. (Theo Soha)
Nga và Trung Cộng là hai tên đế quốc đầu sõ, đe dọa hòa bình nhân loại . Cái truyền thống xâm lược đã ăn sâu hòa bình trong tiềm thức Nga và Trung Cộng dù quân chủ , cộng sản, hay tư bản. Dân đảo Crimé , Chechnya , Ukraina, và Đông Âu rất sợ hãi khi thấy những chiếc xe tăng xâm lược của đế quốc Nga tiến vào lãnh thổ họ. Cũng vậy, dân Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ rất ghét những anh ba Tàu đói khổ và hung bạo.
http://www.terraclicks.com/watch?key=43727e846580314da67601d74a320a01&psid=charlie-dig-fWBVtJAo
http://soha.vn/kinh-hai-voi-nhung-tien-tri-ron-toc-gay-cua-ba-vanga-nam-2016-20151230170104684.htm
Tuy nhiên, có những lời tiên đoán sai 100%.
Năm 2010 - Năm bắt đầu cuộc chiến tranh
thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010 và
kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra bình
thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là
vũ khí hóa học.
Năm 2011 - Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu.
Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.
Năm 2011 - Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu.
Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.
https://vi-vn.facebook.com/notes/3-th%C3%ADch-y%C3%AAu-v%C3%A0-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-y%C3%AAu-3/nh%E1%BB%AFng-ti%C3%AAn-%C4%91o%C3%A1n-kinh-ho%C3%A0ng-v%E1%BB%81-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-c%E1%BB%A7a-nh%C3%A0-ti%C3%AAn-tri-v%C4%A9-%C4%91%E1%BA%A1i-vanga/147252111987599/
Tháng 12/2012 cả thế giới xôn xao về Ngày tận thế - ngày nhân loại diệt vong. Lúc bấy giờ, có rất nhiều những luận điểm được đưa ra bởi chính lời tiên đoán này của Vanga. Nhiều người cho rằng, chiến tranh hạt nhân và hóa học trong lời tiên tri của bà lão mù kết hợp với rất nhiều giải thích, lý do, lời tiên đoán của các nhà tiên tri khác sẽ là nguyên nhân khiến thế giới thật sự "tận thế" vào tháng 12/2012.
Song, cả năm 2010, ngày tận thế tháng 12/2012 và năm 2014 đều đã qua đi. Mặc dù một số nơi vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh bạo loạn, nhưng chưa có bóng dáng của một cuộc chiến tranh thế giới III nào và càng không có ngày tận thế.
Đó là những lời nói ba trợn, xuyên tạc các nhà tiên tri , là Trung Cộng hay tay sai Trung Cộng, để phục vụ cho trục ma quỷ!
Sơn Trung
VIETTUSAIGON * DẠY HỌC
Dạy gì? Học gì?
Chủ Nhật, 09/25/2016 - 11:58 — VietTuSaiGon
Mà nói đến vấn đề này, lại phát sinh hai vấn đề: Văn học cổ có giá trị phổ quát trong thế giới hiện tại hay không và? Nếu dạy tiếng Trung thì có đi vào được kho tàng văn học cổ hay không?
Hỏi thì hỏi xuôi nhưng trả lời thì phải đi ngược chiều. Nếu dạy tiếng Trung, sẽ không có bất kì chiếc chìa khóa nào để đi vào kho tàng văn học cổ. Bởi hầu hết văn học cổ, có giá trị của Việt Nam đều dùng chữ Hán, Hán Nôm và Nôm. Tiếng Trung hiện tại với sự đổi mới hầu như toàn diện so với Hán tự thì học nó không giải quyết được thắc mắc về kho tàng văn học cổ. Chẳng khác nào người ta khát nước lại múc nước biển cho uống. Vô nghĩa! Và nếu dạy chữ Hán, thì câu hỏi tiếp theo là kho tàng văn học cổ có giá trị phổ quát trong hiện tại hay không?
http://www.rfavietnam.com/node/3463
Chuyện dạy và học là chuyện xưa như trái đất, vậy mà ở xứ Việt, chuyện
này bao giờ cũng mới. Sự mới này không phải do tri thức mới mẽ, triết lý
giáo dục mới mẽ hay phương pháp dạy mới mẽ mà cái mới của sự kì cục,
khó hiểu, thậm chí quái dị, hay nói đúng chữ nghĩa thì đây là nền giáo
dục quái thai. Vì sao?
Vì lẽ, suốt nhiều năm giáo dục miền Bắc trước 30 tháng 4 năm 1975, người
ta đã thay vì dạy cho con người trở nên có tính người hơn thì chính cái
nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đào nặn ra những cổ máy giết
người thông qua thơ Tố Hữu và thơ thép, thơ máu của những nhà thơ Cộng
sản. Và cái vệt thép, máu ấy kéo dài mãi cho đến bây giờ. Hiếm thấy nền
văn học nào mà máu me tẩm đầy trang văn như văn học Việt Nam, từ Rừng Xà
Nu cho đến Đất Nước Đứng Lên và hàng trăm bài thơ trong chương trình
giảng văn. Đó là chưa muốn nói đến những giờ giáo dục công dân, lịch sử,
thay vì dạy đạo đức, dạy kiến thức sử học, người ta dạy con người lòng
thù hận.
Và, với bất kì nền giáo dục nào cũng cần có cánh cửa, một cánh cửa,
nhiều cánh cửa mở ra để cho con người nhìn ra thế giới và định dạng,
định vị chính mình. Cái cánh cửa ấy trong một thời gian dài là tiếng
Nga. Hầu như tiếng Nga chiếm toàn bộ các giờ học sinh ngữ trong giáo dục
Việt Nam. Ttrong khi đó, tiếng Nga không cùng hệ ngôn ngữ với tiếng
Việt nên việc nuốt nó một cách đơn thuần cũng đã quá đắng. Lại thêm phần
tính hấp dẫn của nó hoàn toàn không có. Có thể ví tiếng Nga là ngôn ngữ
của sữa. Mà một người đủ trưởng thành thì không thể dùng sữa để thay
thế thức ăn của người lớn!
Vì sao lại nói tiếng Nga là ngôn ngữ sữa? Vì lẽ, nền kinh tế Cộng sản xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn bú mớm, tồn tại nhờ vào bầu sữa bà mẹ
Nga. Chính vì vậy, muốn có sữa để uống, đứa trẻ buộc lòng phải khóc oe
oe để bà mẹ cho bú! Nhưng rất tiếc, sữa chỉ có giá trị đối với hệ thống
Cộng sản lúc đó chưa đầy ba triệu đảng viện, với nhân dân, một nguồn
dinh dưỡng khả thể, phù hợp với người trưởng thành mới là quan trọng.
Nhân dân cần một nền kinh tế tự lực tự cường, mỗi người dân cần cơ hội
để làm kiếm sống và làm giàu. Muốn như vậy, người ta cần phải học ngôn
ngữ của thế giới người lớn, của thế giới công nghiệp và thương mại. Đáp
ứng yêu cầu này, chỉ có tiếng Anh – Mỹ và tiếng Pháp.
Và không thể khác đi được, chương trình dạy tiếng Anh và tiếng Pháp đã
thực hiện gần ba mươi năm nay, kể từ khi Việt Nam mở cửa, chọn nền kinh
tế thị trường (tuy vẫn giữ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa!) đến
nay. Và có thể nói rằng đây là giai đoạn mà nền giáo dục Việt Nam kể từ
sau 1975 đến nay có những đột biến, đột phá. Yếu tố đột biến, đột phá
này không nằm trong chủ trương của nhà cầm quyền mà năm trong nhu cầu tự
thân của người học thông qua cánh cửa sinh ngữ, cụ thể là Anh ngữ và
Pháp ngữ.
Bởi lẽ, một ngôn ngữ hấp dẫn phải hàm chứa bên trong nó một thứ năng
lượng đặc biệt. Cái thứ năng lượng đặc biệt bên trong ngôn ngữ mà tôi
muốn nói đến ở đây chính là nền văn minh mà ngôn ngữ đó chuyển tải, nền
dân chủ, thể chế chính trị và cơ chế kinh tế cũng như nội lực kinh tế ẩn
mình đằng sau ngôn ngữ đó. Trong đó, vấn đề văn chương, triết học và
khoa học kĩ thuật đằng sau ngôn ngữ đó cũng đóng vai trò cực kỳ quan
trọng. Thử hỏi, có quốc gia nào hấp dẫn và giàu có hơn Mỹ , Anh và các
nước châu Âu? Có quốc gia nào dân chủ hơn Mỹ? Có quốc gia nào được gọi
là siêu cường quốc và đầy đủ tính nhân đạo như Mỹ?
Trả lời những câu hỏi này chính là giải mã cho tính hấp dẫn của tiếng
Anh và tiếng Pháp. Và khi nắm bắt được sinh ngữ Anh, Pháp, xem như người
ta đã có chiếc chìa khóa trên tay để bước vào thế giới văn minh, tiến
bộ. Ngược lại, nắm chiếc chìa khóa tiếng Nga, người ta chẳng làm được gì
ngoài việc lâu lâu mang nó ra tra nhớt cho khỏi hoen gỉ. Thực tế thất
nghiệp và nền kinh tế rệu rã của Nga đã chứng minh điều này. Không cần
bàn luận thêm.
Ở một chừng mực nào đó, việc học tiếng Nga trong định hướng Cộng sản xã
hội chủ nghĩa nhằm quốc tế hóa nó chẳng khác nào tham vọng tạo ra một
thứ ngôn ngữ Esperanto mà Ludwik Lejzer Zamenhof đã cố gắng nhắm thâu
tóm ngôn ngữ châu Âu về một mối! Rất tiếc, đây là thứ ngôn ngữ chưa kịp
già mà đã chết và đã chết mà chưa được chôn. Cái khó nằm ở chỗ người ta
vẫn chưa thôi tham vọng thống nhất ngôn ngữ. Trong khi đó, tự thân ngôn
ngữ có tính hấp dẫn và sự thống nhất riêng của nó. Bởi nó chỉ là lớp vỏ
chứa hàng triệu thứ khác bên trong.
Bây giờ, đùng một cái, giáo dục Việt Nam lại lao xao chuyện dạy tiếng
Trung Quốc. Xin nhấn mạnh là khả năng dạy tiếng Trung rất cao chứ không
phải tiếng Hán, mặc dù người ta vẫn dùng chữ “tiếng Hán” để ngụy biện
cho việc dạy tiếng Trung và lấp liếm rằng đây là thứ tiếng mở được những
kho tàng văn học cổ!Mà nói đến vấn đề này, lại phát sinh hai vấn đề: Văn học cổ có giá trị phổ quát trong thế giới hiện tại hay không và? Nếu dạy tiếng Trung thì có đi vào được kho tàng văn học cổ hay không?
Hỏi thì hỏi xuôi nhưng trả lời thì phải đi ngược chiều. Nếu dạy tiếng Trung, sẽ không có bất kì chiếc chìa khóa nào để đi vào kho tàng văn học cổ. Bởi hầu hết văn học cổ, có giá trị của Việt Nam đều dùng chữ Hán, Hán Nôm và Nôm. Tiếng Trung hiện tại với sự đổi mới hầu như toàn diện so với Hán tự thì học nó không giải quyết được thắc mắc về kho tàng văn học cổ. Chẳng khác nào người ta khát nước lại múc nước biển cho uống. Vô nghĩa! Và nếu dạy chữ Hán, thì câu hỏi tiếp theo là kho tàng văn học cổ có giá trị phổ quát trong hiện tại hay không?
Câu trả lời là Không! Thực ra, kho tàng văn học cổ chỉ có giá trị tham
khảo và nghiên cứu chứ không có giá trị và hiệu dụng làm thay đổi đất
nước, làm cho đất nước tiến bộ hơn, văn minh hơn. Bởi muốn tiến bộ và
văn minh, người ta buộc phải học và theo đuổi những thành tựu, những
sáng tạo mà thế giới phương Tây đã đi rất xa, đất nước Việt Nam muốn
tiến bộ thì phải học tập thói quen văn minh và thái độ làm việc chỉn
chu, yêu sáng tạo chứ không phải là thái độ bảo thủ Nho học cũng như tập
tính ăn cắp của người Trung Quốc. Bởi hiện tại, Trung Quốc chẳng có khả
năng nào giỏi hơn khả năng ăn cắp. Từ chiếc điện thoại thông minh cho
đến vũ khí, máy bay quân sự, tàu khu trục, giàn khoan, chiếc xe hơi, cái
máy tính… Mọi thứ đều không phải do họ phát minh hay sáng chế mà là
thành quả ăn cắp. Họ ăn cắp từ những phát minh cho đến các sáng chế. Như
vậy, suy cho cùng, học chữ Hán chẳng khác nào kéo con người Việt Nam
quay trở về thời tầm chương trích cú, thời của tam cương ngũ thường,
thời của Nho giáo và những điển cố sáo rỗng, vô nghĩa (xét trên khía
cạnh tự do và nhân phẩm).
Chỉ có một mục đích duy nhất nếu dạy chữ Nho, chữ Hán hay chữ Trung Quốc
cho học sinh Việt Nam thời bây giờ, đó là: Nô bộc hóa cả dân tộc này để
nhanh chóng thu về một mối Trung Hoa! Tôi không tin rằng cả hệ thống
cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ toàn là đầu đất. Chắc chắn phải có người
nhận ra điều này bởi nó lộ quá rõ. Còn họ vẫn cố chấp thì ôi thôi, hoặc
là họ tồn tại, hoặc là dân tộc Việt Nam tồn tại! Bởi nói cho cùng, việc
dạy và học cũng giống như trồng và thưởng thức một vườn hoa, hoa hồng
tuy nhiều gai nhưng nó nở hoa thơm nên người ta sẽ thích, hoa cứt lợn
tuy dễ trồng, gieo đâu mọc đó, không cần gieo cũng mọc nhưng nó thối,
chẳng ai muốn đến gần! Mà nói gì thì nói, tiếng Hoa đối với người Việt
là hoa cứt lợn, không thể khác đi được!
VietTuSaiGon's bloghttp://www.rfavietnam.com/node/3463
CÁNH CÒ * MỘT BẢN ÁN
Tôi đã thấy từ một bản án
Thứ Năm, 09/22/2016 - 21:43 — canhco
" Một lần nữa, tôi tuyên bố là tôi vô tội.
Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua, 7 năm làm báo và 2 năm đi tù .
Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua, 7 năm làm báo và 2 năm đi tù .
Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người, của những độc giả trong nước và quốc
tế. Tôi thực sự bất ngờ với những bài báo, cuốn sách đã viết về tôi.
Tôi cảm kích với Minh Thuý vì sự chia sẻ và những gì mà cô ấy đã gánh
chịu. Đề nghị Toà án giảm án và hãy trả tự do ngay cho cô ấy.
Tôi cũng cảm ơn các Luật sư của tôi.
Tất cả những gì đang diễn ra ngày hôm nay trên đất nước chúng ta đã
chứng minh rằng, những việc tôi đã làm và những người đi trước đã làm là
đúng đắn.
Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận"
. . . . .
Tôi tin bà Minh Hà, vợ của người tù nổi tiếng Basam Nguyễn Hữu Vinh đã
viết lại lời tuyên bố của chồng bà không sai một chữ nào, bởi Vinh đã
ngẫm nghĩ nó hơn hai năm trong nhà giam còn bà Hà không thu nó bằng máy
ghi âm mà thu nó bằng trái tim của một người vợ đập bởi sự thao thức của
chồng mình.
Những thao thức của Basam không đến từ bản án rừng rú ngày 22 tháng 9
năm 2016 mà là tiếng chuông đêm vọng lên từ những rạn nứt của đất đai
dưới chân người nông dân. Những tài nguyên quý giá của đất nước bị đào
xới, ăn cắp lạnh lùng. Những bản án oan khuất của hàng ngàn người dân vô
tội trên khắp đất nước giống như anh đang nhận lãnh. Những sâu dân mọt
nước ngày một lộng hành hơn trên tấm lưng đen đúa của người nông dân,
công nhân ngay cả công chức lương thiện. Những hạt gạo trắng tinh bị bọn
đầu nậu sang nhượng rồi lấy hết phần lời trên từng gốc lúa được tưới
bằng nước mắt. Những con người của thế kỷ 20 gục xuống trong các nhà máy
hiện đại được bảo kê bởi cụm từ “nhân công giá rẻ” thời nay. Những bức
tranh bẩn thỉu không giới hạn của hậu cung cộng sản, nơi mà rác và tiền
nằm lẫn lộn trong các kho bạc cá nhân.
Và hơn hết tất cả, những bằng chứng mới nhất về hiểm họa Trung Quốc.
Basam Nguyễn Hữu Vinh là người không mệt mỏi cùng với đồng sự đưa những
cái “những” ấy lên AnhBasam, Dân Quyền và Chép Sử Việt những trang
Internet vượt ngưỡng người xem trong nhiều năm, đánh động cho người dân
Việt đang mê ngủ hãy bừng tỉnh cơn say ngàn năm Bắc thuộc cũng như vực
thẳm mất nước gần kề.
Anh bị tống giam vì đã dám thức tỉnh người dân, phạm trù mà cộng sản xem
là tối kỵ. Với họ, chừng nào dân chúng còn u mê, quấn mình trong chiếc
chăn ấm mang tên no say thì chừng đó chế độ sẽ tồn tại chung với cảm
giác no say tự mãn của dân chúng.
No: bằng những thực phẩm giá rẻ đầy độc chất. Say: những huấn từ êm ái,
những show diễn kích dục, những bài báo kích động lòng tự hào không có
thật, những tấm gương giàu có đầy máu và lừa đảo, những bay bổng lâng
lâng từ thứ rượu hảo hạng được pha chế bằng các chủ thuyết bốc mùi.
Basam Nguyễn Hữu Vinh là người chọn lựa, vận động, làm ấm, kích thích
những bài viết soi rọi sự thật để người dân tỉnh thức. Đó là tội của
anh. Và có lẽ cộng sản không bắt giữ anh lâu đến thế nếu anh đừng phạm
cái tội lớn nhất trong thiên hạ: Phanh phui các thủ đoạn đen tối của Bắc
kinh.
Basam Nguyễn Hữu Vinh đã chọn những bài viết bén ngọt đâm sâu vào sự
thâm hiểm của Bắc kinh khiến không ít lần đại sứ Tàu tại Hà nội giận
điên vì bất lực.
Anh biết trước việc mình làm sẽ dẫn đến ngày hôm nay, trước phiên tòa
mang tên “cung hỉ” và chấp nhận nó như chấp nhận một kết quả không thể
nào đảo khác khi tìm cho mình con đường khó khăn nhất để đi.
Hãy cố ngủ đi anh dù nhà giam có chật, có hôi hám nhưng đó là nơi duy
nhất anh cảm nhận được máu của những người nằm trước anh, “những người
đi trước” trong tuyên bố của anh ngày hôm qua. Họ là tiền nhân, cũng như
anh sẽ xứng đáng là tiền nhân mở con đường hoan lạc cho dân tộc. Chúng
tôi biết đường còn xa lắm, nhưng chúng tôi cũng biết rằng không có con
đường nào bền vững được xây dựng trên vật liệu bán nước và ăn cắp niềm
tin của dân chúng.
Con đường của anh ngược chiều với Nguyễn Phú Trọng bởi anh càng đi xa thì quan lộ của ông ta càng ngắn lại.
Chúc mừng anh, bởi điều thú vị là: cái quan lộ ấy càng thênh thang thì cái tên Basam Nguyễn Hữu Vinh lại càng sáng chói.
NS.TUẤN KHANH * QUYỀN LỰC
Trái tim của Quyền lực Thứ Tư
Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu
tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng
đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay
tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi
loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi
thành đô trong kỷ niệm.
Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.
Thế nhưng thật lạ. Chỉ có một vài tờ báo điện tử xé rào viết về đêm diễn
này, ít ỏi và nhạt nhẽo. Tôi cố công tìm hiểu, mới hay rằng ai đó trong
Ban Tuyên giáo đã ra lệnh miệng, buộc các báo không được nói, bình
luận, mô tả… nói chung là không được viết gì có lợi cho ca sĩ Khánh Ly
trong đêm diễn này .
Nhưng điều đáng ngạc nhiên, là gần hết giới báo chí Việt Nam cũng đã
ngoan ngoãn tuân lệnh. Thói quen chấp nhận sự kiểm duyệt gần nửa thế kỷ -
tính từ sau tháng 4-1975 - khiến cái gọi là quyền lực thứ tư của một
quốc gia đã biến thành một đám học trò nhỏ, chỉ còn biết giương mắt vô
thanh nhìn đời. Cũng ngay trong thời gian đó, báo giới Việt Nam rầm rộ
ra vẻ phẫn nộ, viết về chuyện những người bán vé số bị phạt tiền vì lỡ
bán vé số ngoại tỉnh. Thế nhưng họ không nhận ra, hay không dám nhận ra
rằng, cấm nói về một buổi diễn được phép, cũng không khác gì cấm bán vé
số hợp pháp trên quê hương mình.
Tôi tự hỏi, không biết bà Khánh Ly có biết chuyện này hay không. Và nếu
biết, bà sẽ nghĩ gì? Năm 2015, khi được hỏi rằng nếu không được hát ở
Sài Gòn, bà có buồn không – Khánh Ly từng cười, lắc đầu, nói rằng “khán
giả ở mọi nơi, em à”. Quả đúng là con người ở đâu cũng vậy, văn hóa ở
đâu cũng vậy. Nhưng với người cộng sản với sự thù ghét tự do thâm căn cố
đế trong tim họ, thì không phải ở đâu cũng vậy.
Kiểm duyệt Khánh Ly chỉ là câu chuyện nhỏ của những điều ngang trái vẫn
hiện ra trên đất nước này, tựa lời nguyền Bloody Mary trong gương – như
lời nhắc rằng cuộc sống bình yên chỉ là ảo tưởng, bởi địa ngục là một
điều có thật.
Ít có ai nhận ra rằng kiểm duyệt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã quen
thuộc, đã trở thành như máu thịt. Mỗi một người làm báo đều có sẳn một
mạch máu hình thắt cổ chai từ trái tim đến não. Khó mà đếm được có bao
nhiêu người sống bằng nghề viết đã bật ra một ý tưởng thơ mộng hay tự do
từ trái tim, nhưng đã tự bóp chết nó khi được dẫn lên đến não. Và rồi
con chữ hay ý nghĩa viết ra đã bị cắt mất, tật nguyền và nhạt nhẽo như
chính cuộc đời của họ.
Mới đây, trong chuyện ngư dân bị Formosa xả độc tố làm biển chết, bà Cục
trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Thị Hải Vân nói rằng không có
gì phải ầm ĩ, vì ngư dân mất biển, nhưng “đi làm phu khuân vác thì tức
là đã có việc làm”. Tự kiểm duyệt hiện thực, chỉ chừa lại phần tật
nguyền trong suy nghĩ của mình, cũng là một nỗi đau không bờ bến đang ăn
sâu trong lòng dân tộc này. Giống như ban Tuyên giáo, người đàn bà này
cố che mắt mình, cố che mắt cả những người nghe bà nói, và chứng minh
rằng thiếu nhân cách thì không sao, cũng vẫn có thể làm người.Có lần, khi còn được ngồi cùng với nhạc sĩ Thanh Sơn, ông than thở rằng một bài hát của ông bị kiểm duyệt ở Sở văn hóa thông tin thành phố, chữ “phu quân” trong vần điệu một người nữ hát về chồng mình, bị bắt phải thay bằng chữ khác. “Họ nói ‘phu quân’ có thể ám chỉ đến lính VNCH”, nhạc sĩ Thanh Sơn kể. Tôi không biết về sau thì ông có phải cam lòng thay chữ ấy hay không, nhưng lúc đó, tôi chỉ có thể nói với ông rằng khi những người cộng sản kiểm duyệt, giống như họ tự đọc lời nguyền Bloody Mary, tự mở cửa địa ngục và chỉ còn nhìn thấy thế gian này bằng sự tăm tối trong trái tim họ, chứ không bằng ánh mắt con người.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có lần kể rằng ông có bài hát về mẹ. Người mẹ đó ngồi trước biển nhớ con, mong con về. Ấy vậy mà ông từng bị chất vấn rằng có phải viết bài hát ấy có ý dành cho những người đi vượt biên hay không.
Kiểm duyệt như một con quái vật. Sự chịu đựng và cố vặn vẹo mình để có thể sống được trong thế giới kiểm duyệt, đã nuôi lớn con quái vật ấy. Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.
Chẳng lẽ tất cả những người cầm bút, tất cả những con người được học tiếng Việt, tiếng Anh và sắp tới và tiếng Hán… không ai nhận ra rằng con quái vật kiểm duyệt suy nghĩ và hành động trong xã hội này đã lớn đến mức nào? Khó mà đong đo được, nhưng có thể nhìn thấy rõ nhất là con quái vật đó ăn tươi nuốt sống nhân cách và linh hồn của không ít người, khiến khi họ thể hiện đã có thể thấy ngay đó là những người Việt xã hội chủ nghĩa hèn hạ và vô liêm sỉ.
Khi một tay công an mặc thường phục, không xuất trình thẻ ngành, hành động như một tên đầu gấu ngõ chợ tấn công các phóng viên ở huyện Đông Anh, điều thấy được là toàn bộ hệ thống quyền lực thứ tư ở Việt Nam đã như hú lên những tiếng kêu đau thương cho số phận của mình, chứ không giống như sự phản ứng của một nền báo chí có đủ ý chí lẽ thường . Ngay cả khi Công an quận Tây Hồ nói ngược nói xuôi, bẻ cong cả không gian và thời gian mà không cần bất kỳ một chứng minh vật lý nào, báo chí Việt Nam cũng chỉ yếu ớt phản ứng và dè chừng. Chấp nhận kiểm duyệt thái độ sống bình thường và quen sợ hãi trong bầu không khí kiểm duyệt, đã làm nhu nhược trí thức Việt Nam và báo chí Việt Nam một cách quặn đau.
Ngày 27 tháng 9/2016, có hơn 500 người dân đi nộp đơn đòi công lý từ thiệt hại bởi nhà máy Formosa – một câu chuyện của công lý và sự thật rất đỗi bình thường trên đất nước này nhưng trong nhiều ngày liền, sự kiện lịch sử đó vẫn là một khoảng trống bao la trên các trang báo. Bạn hãy tự hỏi xem, một vài phóng viên bị đánh mà giới báo chí còn đau yếu như vậy, thì làm sao cái gọi là quyền lực thứ tư của Việt Nam có đủ sức mạnh và lòng tự trọng để nói về 500 đồng bào mình đang khắc khoải với tương lai?
Những điều bình thường và đúng với Hiến pháp Việt Nam, mà con người Việt Nam hôm nay vẫn không dám gọi đúng tên, mô tả đúng việc thì mai sau, tinh thần và nguyên khí của dân tộc trong chế độ này sẽ tật nguyền đến mức nào? Bao nhiêu con chữ của câu hỏi này, xin được đánh từng ấy tiếng vào tiếng trống Đăng Vân để kêu oan cho số phận của dân tộc này vậy.
Ngày 5/3/1969, để đòi chính quyền miền Nam Việt Nam phải bãi bỏ chính
sách với kiểm duyệt xuất bản, đã có hơn 100 nhà văn, dịch thuật, biên
khảo, phê bình… cùng ký tên, trong đó có phần ghi rằng “kinh nghiệm từ
nhà nước Cộng sản Tiệp Khắc đã cho thấy rằng sự cấm đoán, bưng bít,
không bao giờ giải quyết được một vấn đề, mà chỉ làm cho vấn để ấy trầm
trọng thêm đến một mức độ tai hại nhất…” Bản đồng ký tên này, có Sơn
Nam, Du Tử Lê, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Duyên
Anh, Cung Tiến...
Tôi đang tự hỏi – hay tự mình mơ - về một 100 nhà báo ăn lương nhà nước
cùng ký tên để phản đối công an nói riêng, và chính quyền nói chung hành
xử tàn bạo với nghề làm báo. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ để nhớ
về quá khứ, nơi nhân dân bị xét là phải sống trong một chế độ đồi trụy
và tay sai, nhưng chứng cứ cho thấy họ vẫn rất lành lặn về tinh thần và
nhân cách.
Mọi thứ không đơn giản như bạn thấy. Hãy nhìn lại cách kiểm duyệt Khánh
Ly, cách cấm bán vé số ngoại tỉnh, cách thay đổi và mài giũa chữ nghĩa
để phục vụ… và cả những cách mà chúng ta quen dần giả lơ, từ chối sự
thật, quen tự cắt gọt mình để nằm vừa trong sự chiếc quan tài kiểm duyệt
mỗi ngày. Hãy nghĩ, cho bạn và chính con cái của bạn.
Chắc rồi có lúc bạn sẽ nhận ra, tôi hy vọng vậy. Chúng ta hay truyền
thông trên đất nước này, cũng giống như những người bán vé số sợ hãi,
chỉ còn quẩn quanh với niềm hy vọng nhỏ nhoi ở nơi mình đang sống, chứ
không dám chạm vào hay cầm giữ một niềm hy vọng nào xa hơn lằn ranh mà
người ta đã vạch sẳn cho mình. Trái tim cùa quyền lực thứ Tư thoi thóp
đập trong một thân thể cường tráng. Trái tim đau bệnh, mòn mỏi bởi những
lằn ranh.
tuankhanh's bloghttp://www.rfavietnam.com/node/3473
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN * HỮU NGHỊ
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cũng Góp Đôi Lời Về Tình Hữu Nghị
Tới bây giờ tôi mới biết là đã có thời mà người Hà Nội được nghe Liên Xô và Trung Cộng chửi nhau bữa một:
“Lúc bấy giờ ta cho hai ông anh trong phe tiếp âm, Bờ Hồ có thể nói là tổng phát hành của hai đài. Dân có thú giải trí duy nhất rẻ và mát là ra ngồi nghe hai ông anh tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tôi cũng có “cái thú giải trí” tương tự vào những ngày hè (năm 1987) ở thành phố Sisophone, Cambodia. Từ đây, tôi nghe được rất rõ cả hai đài Hà Nội và Khmer Đỏ phát thanh bằng tiếng Việt.
Cả hai cũng “tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau” ra rả suốt ngày là “bọn phản động.” Theo đài phát thanh thứ nhất thì thủ phạm gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn diệt chủng cho dân tộc Cao Miên chính là bọn phản động khát máu Pol Pot và Ieng Sari, tay sai của bọn giặc bá quyền Bắc Kinh. Còn theo đài phát thanh thứ hai thì tập đoàn lãnh đạo phản động Hà Nội, tay sai của quan thầy Liên Xô, mới là thủ phạm gây ra một nước Kampuchea đau thương và tang tóc.
Lịch sử rồi cũng sang trang. Khmer Đỏ đã tan hàng. Nhà đương cuộc Hà Nội thì hết hung hãn từ lâu, và hiện đang mỗi lúc một thêm nhũn nhặn trong vòng tay anh bạn Trung Quốc vỹ đại. Hai nước Trung/Xô cũng không còn hục hặc.
BBC lại vừa loan báo một tin vui: “Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.”
Tình cảm giữa các nước anh em XHCN (xa xưa) bỗng trở nên mặn mà, và nồng ấm thấy rõ. Thế giới vô sản lại trở nên đoàn kết như chưa thể hề có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.
Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm nhưng chỉ riêng nhà văn Nguyễn Đình Bổn thì không. Ổng buồn lòng thấy rõ, và phàn nàn quá xá:
Tuyên bố này quả đã xát muối vào lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.
Với những người sinh ra và lớn lên tại phía Bắc, từ người bình dân cho đến người có học, gần như suốt một thời gian dài, họ chỉ được dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu…
Bẽ bàng! Đúng là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác giàu có hơn!
Kể thì cũng có hơi bẽ bàng (chút đỉnh) và chỉ “hơi” thôi, chớ nói là “quá bẽ bàng” thì tui e là không hoàn toàn đúng. Tui cũng vô cùng lấy làm tiếc là đã không thể chia sẻ với nhà văn Nguyễn Đình Bổn về cách so sánh (“như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa”) của ông:
Theo tôi thì đây là một cái tát của một thằng ma cô dành cho một con mụ thập thành, chứ chả phải là cô gái nhà nhà lành (vừa) bị người tình vũ phu phụ bạc. Có phải lúc nào người dân miền Bắc cũng được Đảng Nhà Nước “dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu” đâu?
Cũng có bữa đực, bữa cái; lúc này, lúc khác đấy chứ:
Khi Việt Nam kịch liệt lên án Liên Xô, chị Nona người Nga, giáo sư đại học ở ta, vợ Nguyễn Tài Cẩn, mấy lần mếu máo bảo tôi là đi đường chị vẫn bị người lớn trẻ con ném đá, và chửi “đ. mẹ con xét lại!” Dân Việt Nam say mê chính trị lắm, mà thể hiện chủ yếu bằng gạch đá và chửi tục, chị nói.
Nhân Nona nói đến gạch đá tham gia chống xét lại, tôi hỏi chị có biết quân đội 12 nước xã hội chủ nghĩa đá bóng với nhau ở Hà Nội hồi sắp ra Nghị quyết 9 không. Nona nói có, có nghe. Bảo kinh hoàng lắm.
Tôi nói chính tôi chứng kiến. Tôi cùng ngồi xem với Trần Đức Hinh cục trưởng điện ảnh và Khánh Căn, báo Nhân Dân, sau này thông gia với Tố Hữu. Hôm ấy quân đội Liên Xô đấu với ai đó, tôi không nhớ – hình như Anbani ...
Dần lại thấy có những bị cói và sọt đan kín phủ báo ở chân mấy người xem gần chỗ chúng tôi. Thì ra đựng đầy đá củ đậu. Trận đấu bắt đầu được chừng mười lăm phút, người xem ở khắp bốn phía sân vân động thình lình nhất tề nhè vào cầu thủ Liên Xô ném đá tới tấp. Ba chúng tôi kinh ngạc. Khánh Căn nói phong trào quăng đá này nhất định là phải có tổ chức từ trên rồi. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Ôi, tưởng đâu và tưởng ai? Chớ từ trên thì còn có nhiều vụ ngu xuẩn hơn nhiều. Sau khi ném đá củ đậu vào “bọn xét lại Liên Xô,” trên lại có sáng kiến độc đáo là ghi đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” vào hiến pháp cho nó khỏi quên. Đã thế, rồi còn giận cá chém thớt một cách rất tiểu nhân và bất nhân nữa:
“Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1979, phòng tổ chức mời vợ tôi lên. Cuộc gặp mặt gồm Bùi Đình Phảng, bí thư đảng ủy, Nguyễn Đình Mão, phó bí thư kiêm bệnh viện phó, Nguyễn Gia Hòa, đảng ủy viên, trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính cùng một số nhân viên …
Sau vài lời rào đón, Nguyễn Đình Mão bảo vợ tôi:
– Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra chiến sự, Chúng ta đang chống quân bá quyền, bành trướng Trung Quốc. Chị là người Việt, nhưng chồng chị là người Hoa. Chúng tôi đang giải quyết anh ấy nghỉ chế độ mất sức. Còn chị muốn tiếp tục công tác, chị phải làm đơn ly dị và trả lại 3 cháu cho anh ấy, nộp cho chúng tôi.
Vợ tôi bàng hoàng … Thấy vợ tôi im lặng, trưởng phòng tổ chức Nguyễn Gia Hòa an ủi:
– Chúng tôi muốn giúp đỡ, cho chị lối thoát chứ không có ý gì khác. (Lâm Hoàng Mạnh. Vui Buồn Đời Thuyền Nhân, Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia: 2011).
Cũng theo cung cách “giúp đỡ” này mà trên đã đứng ra tổ chức những chuyến vượt biên để cho những gia đình người Hoa có “lối thoát” thân:
Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi.
Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết. (Trần Vũ. Biển San Hô, Tuần Báo Trẻ, Dallas, Texas: 2015).
Đó là chưa kể “những chuyện độc ác đếu giả như lấy vàng bạc của người ta xong lại cho tàu đuối theo xả súng giết chết hết hay đục thuyền cho đắm. Chính con rể tôi nói đơn vị anh đã đi vớt thuyền nhân bị đắm tàu ở ngay tại bên kia cầu Sài Gòn, thường chờ cho qua phao zê-rô mới rút nút, vâng, đục thuyền ra cắm nút vào rồi đến lúc sẽ rút nút ra, nhưng lần ấy đem rút sớm quá, xác người nằm san sát nhau trên sông như củi rều vậy.” ( Đèn Cù II, sđd, trang 92).
Ấy thế mà không bao lâu sau trên lại mặt dầy, mày dạn lục tục kéo nhau sang Tứ Xuyên để dự Hội Nghị Thành Đô, rồi chữa hiến pháp để đổi lấy một liều thuốc an thần có tên là Bốn Tốt & Mười Sáu Chữ Vàng.
Ảnh: RFA
Chả ai được biết nội dung và những thoả thuận (hay thoả hiệp) của hội nghị này nhưng ai cũng rõ là Hà Nội đã không nhận được vàng (thật) như mong muốn. Thế nên trên lại quay ra ve vãn “những thế lực thù địch phương Tây” để có thể được vay vốn ODA, được dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế, và cấm vận vũ khí sát thương ... nhưng mồm vẫn cứ lu loa: Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông.Văn hóa tương đồng.Vận mệnh tương quan.
Với cái tính bữa đực/bữa cái, và cái thói lá mặt/lá trái như thế thì bị chúng “giáng cho những bạt tai nẩy lửa” là phải (giá) chứ có oan ức có oan ức gì đâu mà kêu than là “quá bẽ bàng!”
“Lúc bấy giờ ta cho hai ông anh trong phe tiếp âm, Bờ Hồ có thể nói là tổng phát hành của hai đài. Dân có thú giải trí duy nhất rẻ và mát là ra ngồi nghe hai ông anh tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tôi cũng có “cái thú giải trí” tương tự vào những ngày hè (năm 1987) ở thành phố Sisophone, Cambodia. Từ đây, tôi nghe được rất rõ cả hai đài Hà Nội và Khmer Đỏ phát thanh bằng tiếng Việt.
Cả hai cũng “tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau” ra rả suốt ngày là “bọn phản động.” Theo đài phát thanh thứ nhất thì thủ phạm gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn diệt chủng cho dân tộc Cao Miên chính là bọn phản động khát máu Pol Pot và Ieng Sari, tay sai của bọn giặc bá quyền Bắc Kinh. Còn theo đài phát thanh thứ hai thì tập đoàn lãnh đạo phản động Hà Nội, tay sai của quan thầy Liên Xô, mới là thủ phạm gây ra một nước Kampuchea đau thương và tang tóc.
Lịch sử rồi cũng sang trang. Khmer Đỏ đã tan hàng. Nhà đương cuộc Hà Nội thì hết hung hãn từ lâu, và hiện đang mỗi lúc một thêm nhũn nhặn trong vòng tay anh bạn Trung Quốc vỹ đại. Hai nước Trung/Xô cũng không còn hục hặc.
BBC lại vừa loan báo một tin vui: “Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.”
Tình cảm giữa các nước anh em XHCN (xa xưa) bỗng trở nên mặn mà, và nồng ấm thấy rõ. Thế giới vô sản lại trở nên đoàn kết như chưa thể hề có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.
Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm nhưng chỉ riêng nhà văn Nguyễn Đình Bổn thì không. Ổng buồn lòng thấy rõ, và phàn nàn quá xá:
Tuyên bố này quả đã xát muối vào lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.
Với những người sinh ra và lớn lên tại phía Bắc, từ người bình dân cho đến người có học, gần như suốt một thời gian dài, họ chỉ được dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu…
Bẽ bàng! Đúng là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác giàu có hơn!
Kể thì cũng có hơi bẽ bàng (chút đỉnh) và chỉ “hơi” thôi, chớ nói là “quá bẽ bàng” thì tui e là không hoàn toàn đúng. Tui cũng vô cùng lấy làm tiếc là đã không thể chia sẻ với nhà văn Nguyễn Đình Bổn về cách so sánh (“như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa”) của ông:
Theo tôi thì đây là một cái tát của một thằng ma cô dành cho một con mụ thập thành, chứ chả phải là cô gái nhà nhà lành (vừa) bị người tình vũ phu phụ bạc. Có phải lúc nào người dân miền Bắc cũng được Đảng Nhà Nước “dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu” đâu?
Cũng có bữa đực, bữa cái; lúc này, lúc khác đấy chứ:
Khi Việt Nam kịch liệt lên án Liên Xô, chị Nona người Nga, giáo sư đại học ở ta, vợ Nguyễn Tài Cẩn, mấy lần mếu máo bảo tôi là đi đường chị vẫn bị người lớn trẻ con ném đá, và chửi “đ. mẹ con xét lại!” Dân Việt Nam say mê chính trị lắm, mà thể hiện chủ yếu bằng gạch đá và chửi tục, chị nói.
Nhân Nona nói đến gạch đá tham gia chống xét lại, tôi hỏi chị có biết quân đội 12 nước xã hội chủ nghĩa đá bóng với nhau ở Hà Nội hồi sắp ra Nghị quyết 9 không. Nona nói có, có nghe. Bảo kinh hoàng lắm.
Tôi nói chính tôi chứng kiến. Tôi cùng ngồi xem với Trần Đức Hinh cục trưởng điện ảnh và Khánh Căn, báo Nhân Dân, sau này thông gia với Tố Hữu. Hôm ấy quân đội Liên Xô đấu với ai đó, tôi không nhớ – hình như Anbani ...
Dần lại thấy có những bị cói và sọt đan kín phủ báo ở chân mấy người xem gần chỗ chúng tôi. Thì ra đựng đầy đá củ đậu. Trận đấu bắt đầu được chừng mười lăm phút, người xem ở khắp bốn phía sân vân động thình lình nhất tề nhè vào cầu thủ Liên Xô ném đá tới tấp. Ba chúng tôi kinh ngạc. Khánh Căn nói phong trào quăng đá này nhất định là phải có tổ chức từ trên rồi. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Ôi, tưởng đâu và tưởng ai? Chớ từ trên thì còn có nhiều vụ ngu xuẩn hơn nhiều. Sau khi ném đá củ đậu vào “bọn xét lại Liên Xô,” trên lại có sáng kiến độc đáo là ghi đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” vào hiến pháp cho nó khỏi quên. Đã thế, rồi còn giận cá chém thớt một cách rất tiểu nhân và bất nhân nữa:
“Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1979, phòng tổ chức mời vợ tôi lên. Cuộc gặp mặt gồm Bùi Đình Phảng, bí thư đảng ủy, Nguyễn Đình Mão, phó bí thư kiêm bệnh viện phó, Nguyễn Gia Hòa, đảng ủy viên, trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính cùng một số nhân viên …
Sau vài lời rào đón, Nguyễn Đình Mão bảo vợ tôi:
– Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra chiến sự, Chúng ta đang chống quân bá quyền, bành trướng Trung Quốc. Chị là người Việt, nhưng chồng chị là người Hoa. Chúng tôi đang giải quyết anh ấy nghỉ chế độ mất sức. Còn chị muốn tiếp tục công tác, chị phải làm đơn ly dị và trả lại 3 cháu cho anh ấy, nộp cho chúng tôi.
Vợ tôi bàng hoàng … Thấy vợ tôi im lặng, trưởng phòng tổ chức Nguyễn Gia Hòa an ủi:
– Chúng tôi muốn giúp đỡ, cho chị lối thoát chứ không có ý gì khác. (Lâm Hoàng Mạnh. Vui Buồn Đời Thuyền Nhân, Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia: 2011).
Cũng theo cung cách “giúp đỡ” này mà trên đã đứng ra tổ chức những chuyến vượt biên để cho những gia đình người Hoa có “lối thoát” thân:
Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi.
Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết. (Trần Vũ. Biển San Hô, Tuần Báo Trẻ, Dallas, Texas: 2015).
Đó là chưa kể “những chuyện độc ác đếu giả như lấy vàng bạc của người ta xong lại cho tàu đuối theo xả súng giết chết hết hay đục thuyền cho đắm. Chính con rể tôi nói đơn vị anh đã đi vớt thuyền nhân bị đắm tàu ở ngay tại bên kia cầu Sài Gòn, thường chờ cho qua phao zê-rô mới rút nút, vâng, đục thuyền ra cắm nút vào rồi đến lúc sẽ rút nút ra, nhưng lần ấy đem rút sớm quá, xác người nằm san sát nhau trên sông như củi rều vậy.” ( Đèn Cù II, sđd, trang 92).
Ấy thế mà không bao lâu sau trên lại mặt dầy, mày dạn lục tục kéo nhau sang Tứ Xuyên để dự Hội Nghị Thành Đô, rồi chữa hiến pháp để đổi lấy một liều thuốc an thần có tên là Bốn Tốt & Mười Sáu Chữ Vàng.
Ảnh: RFA
Chả ai được biết nội dung và những thoả thuận (hay thoả hiệp) của hội nghị này nhưng ai cũng rõ là Hà Nội đã không nhận được vàng (thật) như mong muốn. Thế nên trên lại quay ra ve vãn “những thế lực thù địch phương Tây” để có thể được vay vốn ODA, được dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế, và cấm vận vũ khí sát thương ... nhưng mồm vẫn cứ lu loa: Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông.Văn hóa tương đồng.Vận mệnh tương quan.
Với cái tính bữa đực/bữa cái, và cái thói lá mặt/lá trái như thế thì bị chúng “giáng cho những bạt tai nẩy lửa” là phải (giá) chứ có oan ức có oan ức gì đâu mà kêu than là “quá bẽ bàng!”
SƠN TRUNG * TRỊNH CÔNG SƠN
TRỊNH CÔNG SƠN (1939- 2001) GIỮA HAI LẰN ĐẠN
SƠN TRUNG
Trịnh Công Sơn đã viết nhiều bản tình ca và nhạc phản chiến. Người ta
thích những bản tình ca của ông nhưng không thích nhạc phản chiến của
ông. Việt cộng chắc cũng khuyến khich ông viết nhạc phản chiến vì đó là
tiếng sáo Trương Lương làm ủ dột tinh thần chiến đấu của binh sĩ Cộng
Hòa. Lẽ tất nhiên, trong chế độ cộng sản, người văn nghệ sĩ phải suy tôn
lãnh tụ và ca tụng đảng, nhưng không có chỗ cho những tác phẩm kêu gọi
hòa bình! Trịnh Công Sơn và Khánh Ly và đám cộng cộng sản nằm vùng đã
thổi lên tinh thần phản chiến. Ảnh hưởng của nó lan rộng đến các nhà tu
như Ngọc Lan, Chân Tín , Thích Nhất Hạnh. Nó cũng lan đến giới văn nghệ
sĩ như nhómThái Độ, Lập Trường, Hành Trình, Đối Diện, ... với những nhà văn như Ngô Thế Vinh, Thế Uyên, Kinh Dương Vương, Nguỵ Ngữ, Trần Hữu Lục, Thái Luân, Thế Vũ...
Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng.
Việt Cộng hoan hô việc làm suy yếu tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt
Nam. Thực tế, phản chiến là kêu đừng đánh Việt Cộng, hãy đầu hàng Cộng
sản, để cho Việt cộng theo lệnh Trung Cộng xâm lăng miền Nam, dọn
đường cho việc Nam tiến của Trung Cộng, và biến Việt Nam thành đội quân
lê dương của Trung Quốc, mà Lê Duẩn gọi là làm nô lệ cho Nga
và Trung Cộng! Trịnh Công Sơn, Khánh Ly chỉ
được ca tụng trước 1975, sau 1975 thì bị cấm tuyệt. Đời Trịnh Công Sơn
tàn theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm
quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Nhưng ông vẫn được
chu du Nhật Bản chứ không như Lộc vàng chỉ hát nhạc vàng mà bị kết án
tù. Ngay cả Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng không tán thành
việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
cũng không tán thành cách nhìn phản chiến của ông về chiến tranh, vốn
mang tính "chủ hòa, ủy mị", vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc
"chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước". Trong cuốn "Trịnh
Công Sơn - vết chân dã tràng", Việt Cộng coi ông như rơm rác, tàn dư Mỹ
ngụy và văn hóa đồi trụy coi ông là "thiếu lập trường chính trị" có
những người cực đoan đòi sau khi tiến về Sài Gòn sẽ "xử tử" ông.[1]
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ
. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần
rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính
phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam.
Chính ông đã ngây ngất trong danh vọng với chiếc tàu bay giấy do Việt
Cộng tặng ông. Và ông đã quyết tâm chọn cộng sản mà ở lại với cộng sản
trong khi gia đình ông đi sang Mỹ [2] và chịu bốn năm ngục tù cộng sản
dưới
danh hiệu mỹ miều là "học tập cải tạo".Ông đã lựa chọn chứ đâu có bị
kẹt như bao sĩ quan, tướng tá và nhân viên chính phủ miền Nam. Ông bỏ
gia đình, bỏ người mẹ già, bỏ em gái thế mà ông vẫn nhắc đến Mẹ mà không
ngượng ngùng (Gia tài của Mẹ/ Tiếng mẹ ru)
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn,
bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ
năm 1968. Nhưng oan trái cho ông khi ông hí hửng đến đài phát thanh thì
bị Tôn Thất Lập đuổi ra khỏi đài phát Saigòn ngày
30/04/1975. Tội nghiệp quá, Trịnh Công Sơn điếu đóm, ca tụng Tôn Thất
Lập mà bị đàn anh đạp ra khỏi cửa ! [3]
Nhưng kéo níu
làm sao, Trịnh vẫn được lên đài phỉ nguyền .
Chọn cộng sản, tất nhiên phải theo cộng sản. "Ăm cơm chú phải ca múa suốt ngày". Trong khi nhân dân khốn khổ vì vị giam, bị giết, phải bỏ nhà cửa vượt bien, ruộng đồng, nhà cửa vào tay cộng sản, trẻ già lớn bé phải đi làn thủy lợi, Trịnh Công Sơn " hồ hởi" ca hát:
Chọn cộng sản, tất nhiên phải theo cộng sản. "Ăm cơm chú phải ca múa suốt ngày". Trong khi nhân dân khốn khổ vì vị giam, bị giết, phải bỏ nhà cửa vượt bien, ruộng đồng, nhà cửa vào tay cộng sản, trẻ già lớn bé phải đi làn thủy lợi, Trịnh Công Sơn " hồ hởi" ca hát:
Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
Vườn xưa vẫn có tiếng Me ru
Có tiếng em thơ
Có chút nắng trong, tiếng gà trưa
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người tẩy chay ở hải ngoại.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ . Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Theo Nguyễn Đắc Xuân, thời gian đầu sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, “Đối với lãnh đạo thì không có vấn đề gì, nhưng có nhiều "anh em phong trào" ở Sài Gòn không thích quan điểm lập trường chung chung của Trịnh Công Sơn trước đây", ông trở về Huế và "thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào "Vệ Binh Ðỏ" của Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đã kích động sinh viên treo một tấm banderole to tướng mang dòng chữ xanh rờn: "Hạ bệ Phạm Duy - Hoàng Thi Thơ và Trịnh Công Sơn" trước trường Đại học Sư phạm Huế" và "tiếp theo là cuộc tọa đàm luận tội "Trịnh Công Sơn có công hay có tội" tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế. Hôm ấy có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc và vài người nữa. Có người lên án, nhưng cũng có người bảo vệ. “Tội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc trong bài “Gia tài của mẹ” với câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài “Cho một người nằm” xuống thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương tử trận – người đã từng cưu mang ông. Nhiều người phát biểu biện hộ cho Trịnh Công Sơn: “Đúng là Trịnh Công Sơn đã làm nhiều bản nhạc phản chiến, anh được mệnh danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan Baez ở bên Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, anh theo đuổi chủ nghĩa nhân bản chung chung khác chúng ta. Nhưng anh làm nhạc trong vùng tạm chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của anh. Chẳng có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của Trịnh Công Sơn cả. Cũng như ngày xưa bên Trung Quốc, Trương Lương thổi sáo đâu phải để cho quân mình buông kiếm! Đâu phải tự dưng chính quyền Thiệu ra lệnh tịch thu những bài hát của Sơn”. Và chính xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống Thiệu cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33 ngày 8.2.1969, đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham dự tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, Trịnh Công Sơn phải viết kiểm điểm. Hồi ấy, những bản kiểm điểm nói không đúng vấn đề thường bị viết lại. Trịnh Công Sơn chưa quen lối sinh hoạt này nên rất đau khổ và tuyệt vọng, chán chường..." [4].
Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt
khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động sản xuất, khi thì trồng
khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ.
Ấy đấy, người ta muốn nhờ mìn, bom giết Trịnh Công Sơn, nhưng lúc ấy, họ
Trịnh chưa tới số, vẫn ca tụng, sau 1975, Việt Nam vaãn đệp như
trước;"Em ra đi đi nơi này vẫn thế!.[5].
Sao vẫn thế được nhĩ? Bao trăm ngàn người ngồi tù, bao triệu người thất nghiêệp, mất nhà ,mất cửa mà ông vẫn ca tụng, sau 1975, Việt Nam vẫn đẹp như trước;"Em ra đi đi nơi này vẫn thế". Ông đã bi Việt cộng nhiếp hồn , quên cả những đau khổ, tủi nhục của ông sau 1975! Ở Saigòn cũng chết, ông
Sao vẫn thế được nhĩ? Bao trăm ngàn người ngồi tù, bao triệu người thất nghiêệp, mất nhà ,mất cửa mà ông vẫn ca tụng, sau 1975, Việt Nam vẫn đẹp như trước;"Em ra đi đi nơi này vẫn thế". Ông đã bi Việt cộng nhiếp hồn , quên cả những đau khổ, tủi nhục của ông sau 1975! Ở Saigòn cũng chết, ông
Ttrốn về Huế, và đã được nhìn tận mặt và nghe rõ ràng các ông đồng chí anh em Huế chửi bới và hành hung ông!
Khi cuộc đấu tố đã do quan tòa Trần Hoàn, Nguyễn Khoa Điềm xử, có ai dám bênh vực
Trịnh Công Sơn? Bênh Trịnh Sơn là bênh vực ngụy quân ngụy quyền là bảo
vệ CIA. Nguyễn Đắc Xuân cũng "nhân đạo hóa" cuộc xử án Trịnh Công Sơn,
không chừng ông cũng là một công tố viên hăng hái nhất trong cuộc xử
las8ng trì Trịnh Công Sơn.
Tưởng rằng Võ Văn Kiệt cứu Trịnh Công Sơn kịp thời nhưng sự đời "lính cứu hỏa chỉ đến khi nhà đã cháy"!
Từ khi được Võ Văn Kiệt cứu về Saigon, Trịnh Ciông Sơn đau khổ và tỉnh mộng. Ông đau khổ nhưng có làm ra vẻ vui vẻ, yêu đời: Vui thật. Saigon thiếu gì niềm vui. Việc trốn lính lúc bấy giờ có những
đọa đày thân thể [6]. Lúc này nỗi tủi hận làm cho Trịnh Công Sơn tự giết
hại mình.[7]
Ôi. Ca sĩ Hồng Nhung trẻ đẹp nhí nhảnh nhưng đã giã từ Trịnh mà di. Đời
ông còn gì? Người tình nào cũng bỏ mà đi vì ông không được hưởng hạnh
phúc trần gian giản dị với vợ con và một mái nhà. Các đồng chí cộng sản
của ông cũng tố cáo, nguyền rủa ông, đảng "yêu quái " của ông cũng trợn
mắt, giuơng nanh " với ông! Ông chỉ còn lại mấy bản tình ca và nỗi lòng
thương ghét của nhân thế! Phải chăng Nguyễn Du có lý khi viết:" Chữ tài liền với chữ tai một vần"!
Người ta yêu
Trịnh Công Sơn cũng nhiều. Ông là người có tài. Nhạc ông mang ý vị Thi
Ca và Triết lý. Người ta ghét ông vì ông theo Cộng sản.
Nguyyễn Đắc Xuân bảo Trịnh Cung mâu thuẫn khi nói TCS theo MTGP, lúc thì nói không biết rõ.
Lúc bấy giờ, ở Huế và Saigon thiếu gì kẻ hai mang. Các ông hòa thượng,thượng tọa, giám mục ,linh mục, giáo sư, nhất là các trí thức Thiên Chúa giáo lúc trước cúc cung tận tụy với Ngô Tổng Thống, nhờ ơn Tổng Giám mục Ngô Đình Thục và linh mục Cao Văn Luận đỡ đầu, thế mà quay 180 độ! Trong tình trạng đó, mấy ai biết ai là cộng sản , ai là quốc gia chân chính. Hơn nữa vây xung quanh là những tên cộng sản và thân cộng như Nguyễn Hữu Đống, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường... thì không ai nghĩ TCS là người quốc gia!
Nguyyễn Đắc Xuân bảo Trịnh Cung mâu thuẫn khi nói TCS theo MTGP, lúc thì nói không biết rõ.
Lúc bấy giờ, ở Huế và Saigon thiếu gì kẻ hai mang. Các ông hòa thượng,thượng tọa, giám mục ,linh mục, giáo sư, nhất là các trí thức Thiên Chúa giáo lúc trước cúc cung tận tụy với Ngô Tổng Thống, nhờ ơn Tổng Giám mục Ngô Đình Thục và linh mục Cao Văn Luận đỡ đầu, thế mà quay 180 độ! Trong tình trạng đó, mấy ai biết ai là cộng sản , ai là quốc gia chân chính. Hơn nữa vây xung quanh là những tên cộng sản và thân cộng như Nguyễn Hữu Đống, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường... thì không ai nghĩ TCS là người quốc gia!
Có nhiều bài viết
về Trịnh Công Sơn nhưng sâu đậm nhất và bị phản đối nhiều nhất là bài
của Trinh Cung. Phần đông cho là Trịnh Cung mạ lỵ thần tượng của họ khi
ông tô đậm bài viết Tham vọng chính trị của Trịnh Công Sơn. Ôi
hàng ngàn, hàng vạn người bị cộng sản đưa danh lợi dụ dỗ cuối cùng ngậm
đắng nuốt cay, chết hoặc bỏ XHCN và bác Hồ mà đi như Trương Như Tảng,
Lê Văn Hảo, Thanh Nghị, Lý Chánh Trung, Châu Tâm Luân...Trịnh Công Sơn
có danh và đã có đóng góp với nhạc phản chiến nên được cộng sản dụ dỗ là
chuyện đương nhiên.
Nhiều người tức tối vì Trịnh Cung viết Trịnh Công Sơn tham danh! Hòa thượng, giám mục còn bị phanh phui tội âu dâm, cướp chùa thì TCS tham vọng là chuyện quá nhỏ làm gì mà thiên hạ phải la hoảng? Ông Hồ có tá vợ và nhân tình, ông hiếp dâm, giết trẻ con, và vợ ông mà vẫn có hàng triệu người coi ông như bậc thánh khổ tu! Hơn nữa, bạn ông, Nguyễn Đắc Xuân cũng nói đến một TCS bộ trưởng Văn hóa [8].
Dân ta có cái nhìn thiên lệch. Dù bạn ta, hòa thượng của ta, linh mục của ta là quỷ đỏ vẫn bênh vực . Dân ta cũng chịu ảnh hưởng Nho, Phật nên ghét chữ tham. Có hai cái tham. Một cái tham nhân nghĩa và một cái tham trái luân lý và pháp luật chứ không phải cái tham nào cũng đáng ghét. Sự thực thì ai cũng tham. Người đi buôn là muốn nhiều tiền, người làm ruộng là muốn nhiều lúa khoai, học trò khổ học là mong thi đậu, làm quan. Đó là hạng dân dã. Các vị tu hành thì đức độ cao. Các ông thòa thượng, thượng tọa, các ông linh mục, muc sư lạy suốt ngày cũng chỉ để mong lên Thiên Đàng hay Nát Bàn. Đi tu làm linh mục thì muốn thăng lên giám mục, tổng giám mục, rồi Hồng y,rồi giáo hoàng. Đứa trè ban đầu làm sa di, rồi lên sư cụ, , kêu gọi quyên góp, phá chùa nhỏ làm chùa lớn rồi bán chùa,. Có những nhà tu giết người cướp của. Nếu tu hành mà sau khi chết cũng bình đẳng như ông Sáu, bà Tám thì không có chùa chiền, thánh thất và nhà thờ họ đạo!
Tại Âu Mỹ người ta quan niệm người có tham vọng là người tích cực. Nếu trong résumé hay lúc phỏng vấn mà bạn nói:"Tôi không có tham vọng" thì chắc chắn người ta mời bạn về nhà nghỉ cho khoẻ!
Nhiều người tức tối vì Trịnh Cung viết Trịnh Công Sơn tham danh! Hòa thượng, giám mục còn bị phanh phui tội âu dâm, cướp chùa thì TCS tham vọng là chuyện quá nhỏ làm gì mà thiên hạ phải la hoảng? Ông Hồ có tá vợ và nhân tình, ông hiếp dâm, giết trẻ con, và vợ ông mà vẫn có hàng triệu người coi ông như bậc thánh khổ tu! Hơn nữa, bạn ông, Nguyễn Đắc Xuân cũng nói đến một TCS bộ trưởng Văn hóa [8].
Dân ta có cái nhìn thiên lệch. Dù bạn ta, hòa thượng của ta, linh mục của ta là quỷ đỏ vẫn bênh vực . Dân ta cũng chịu ảnh hưởng Nho, Phật nên ghét chữ tham. Có hai cái tham. Một cái tham nhân nghĩa và một cái tham trái luân lý và pháp luật chứ không phải cái tham nào cũng đáng ghét. Sự thực thì ai cũng tham. Người đi buôn là muốn nhiều tiền, người làm ruộng là muốn nhiều lúa khoai, học trò khổ học là mong thi đậu, làm quan. Đó là hạng dân dã. Các vị tu hành thì đức độ cao. Các ông thòa thượng, thượng tọa, các ông linh mục, muc sư lạy suốt ngày cũng chỉ để mong lên Thiên Đàng hay Nát Bàn. Đi tu làm linh mục thì muốn thăng lên giám mục, tổng giám mục, rồi Hồng y,rồi giáo hoàng. Đứa trè ban đầu làm sa di, rồi lên sư cụ, , kêu gọi quyên góp, phá chùa nhỏ làm chùa lớn rồi bán chùa,. Có những nhà tu giết người cướp của. Nếu tu hành mà sau khi chết cũng bình đẳng như ông Sáu, bà Tám thì không có chùa chiền, thánh thất và nhà thờ họ đạo!
Tại Âu Mỹ người ta quan niệm người có tham vọng là người tích cực. Nếu trong résumé hay lúc phỏng vấn mà bạn nói:"Tôi không có tham vọng" thì chắc chắn người ta mời bạn về nhà nghỉ cho khoẻ!
Nguyễn Dắc Xuân
cho rằng Trịnh Cung nói không cán cứ về việc Tôn Thất Lập đuổi TCS ở đài
Phát Thanh. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Trước đó, Trần Bạch Đằng kết án
Trịnh Công Sơn , tất nhiên kẻ tôi tớ phải theo lệnh thầy, đuổi TCS cũng
là theo đúng "quy trình". Họ còn đấu tố, bắt đi cải tạo và đòi xử tử TCS
nữa kia, thì việc đuổi TCS là việc khoẻ re như bò kéo xe,, cải vã làm
chi!.
_____
CHÚ THÍCH
[1].Trịnh Cung viết: Thật ra, tai nạn chính trị này đã có nguồn gốc từ
quan điểm chính về tính hai mặt trong âm nhạc và con người TCS của Ban
Văn Hoá Tư Tưởng-Trung Ương Cục Miền Nam do Ông Trần Bạch Đằng phụ
trách. Chính nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã kể lại rằng đã có một cuộc họp kiểm
điểm TCS trong Cứ trước 1975 với thành phần tham dự gồm có hầu hết các
văn nghệ sĩ thoát ly theo MTGPMN như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… dưới
sự chủ trì của ông Trần Bạch Đằng.
[2].TCS từ chối ra đi và cho biết sắp nhận chức Quốc Vụ Khanh đặc trách
văn hoá trong chính phủ Dương Văn Minh lên thay Thiệu-Kỳ, em trai TCS
là đại uý Trịnh Quang Hà sẽ được giao làm Cảnh sát Trưởng quận 2 (nay là
quận 1). Thế là xong, TCS sẽ tham gia chính quyền được chuyển từ tay
Nguyễn Văn Thiệu để thương lượng hoà bình với quân GP đang bao vây Sài
Gòn và doạ sẽ tắm máu Sài Gòn nếu VNCH không buông súng.Thế nhưng, TCS
và người em không có tên trong thành phần chính phủ Dương Văn Minh khi
các hệ thống thông tin quốc gia công bố ngày 27-4-75 và cũng không có
tên kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống trong vai đệ nhất Phó Thủ Tướng – người
bạn chính trị không lộ diện của TCS từ trước sự kiện Tết Mậu Thân 1968,
một cố vấn chính trị, một công trình sư cho sự nghiệp chính trị của
TCS, đã vận động cho TCS vào chính phủ này như là đại diện của phe Phật
giáo. Và với kết quả này, nhà hoạt đầu chính trị trẻ tuổi Nguyễn Hữu
Đống đã phải rời khỏi nhà TCS ngay sau đó, sau khi đã ăn ở trong nhà TCS
nhiều tháng trước như một người em rể.
Sau này, trong thời Lý Quí Chung còn sống, tôi có hỏi về sự việc này. Với tư cách là một Bộ trưởng Thông Tin và người rất thân cận với tướng Dương Văn Minh, Lý Quí Chung đã xác nhận: không hề có một đề cử nào cho TCS và Nguyễn Hữu Đống vào chính phủ Dương Văn Minh cả. TCS và gia đình đã bị Nguyễn Hữu Đống lừa rồi! Và từ đó TCS đã coi Nguyễn Hữu Đống là kẻ ghê tởm.(Nguyễn Hữu Đống sau được bố trí sang Canada công tác mật nhưng rồi được rút về Việt Nam)
[Trịnh Cung-Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị. http://damau.org/archives/5055 ]
[5].Sự sợ hãi càng tăng cao khi TCS nhận được tin mình sẽ bị thanh toán. Chỉ vài ngày sau, TCS đã âm thầm cùng mẹ rời khỏi Sài Gòn bằng xe đò, trực chỉ ra Huế, nơi anh cũng đang có những "người anh em” thân thiết cũ vừa chiến thắng trở về như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Ngọc San,… hy vọng chắc được yên thân.
Trở lại sống trong căn hộ cũ 11 Nguyễn Trường Tộ – Huế, TCS quây quần với bạn bè cũ và mới không được bao lâu thì cả thành phố Huế lên cơn sốt đả đảo TCS và Phạm Duy. Các biểu ngữ được giăng ở các trường đại học và TCS phải lên Đài truyền hình Huế đọc bài tự kiểm điểm. Sự cố lần này cũng lại do một nhạc sĩ tổ chức, nhạc sĩ Trần Hoàn, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Trị Thiên. Thế là TCS đã tránh được vỏ dưa SG nay lại găp vỏ dừa Huế! Sự bé cái lầm lần này, có lẽ do TCS đã kỳ vọng ở bạn mình quá nhiều nhưng thực tế vai trò trong lực lượng tiếp quản Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân rất khiêm tốn, chính họ cũng đang phải cố gắng phấn đấu để được kết nạp vào đảng thì làm sao bao che cho tác giả của 2 ca khúc từng bị người CSVN kết án (Ca khúc Gia Tài Của Mẹ với câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã xúc phạm đến đại cuộc chống Mỹ cứu nước của người CSVN và ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống để thương tiếc Lưu Kim Cương – đại tá không lực VNCH chết bởi đạn của quân GPMN – người bạn một thời đã từng dùng máy bay không quân đưa TCS lên Đà Lạt thăm Khánh Ly hoặc ngược lại, đón Khánh Ly về hát với TCS) tại Sài Gòn?
Lần này ở Huế, tính tẩy chay TCS nghiêm trọng và công khai hơn hẳn vụ ở Đài Phát Thanh SG vừa qua. Tình bạn cũ trong trái tim TCS sụp đổ đã đành mà giấc mơ “Khi đất nước tôi thanh bình/Tôi sẽ đi thăm…” tưởng dễ thực hiện của anh cũng bị dập tắt. Những tháng ngày tiếp theo ở Huế, TCS sống như một con tin trong Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường xuyên được tổ chức bố trí đi lao động thực tế trên những cánh đồng vào mùa khô cũng như mùa lụt, không hơn gì một người phải chịu cải tạo.
Cuộc Chạy Trốn Lần Thứ 2
Tuy nhiên, đang kẹt trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan” này ở tại chính quê nhà, nơi mình từng tham gia hoạt động đấu tranh chống Diệm rồi chống Mỹ-Thiệu trong Phong Trào Đô Thị Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ng K, Nguyễn Đắc Xuân,… cũng không xong mà về lại Sài Gòn thì càng nguy hiểm thì một vị cứu tinh kịp xuất hiện, ông Võ Văn Kiệt – nhà lãnh đạo công sản cao cấp tiếp quản Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc vượt biên nội địa đưa TCS vào lại Sài Gòn sau khoảng 1 năm anh phải “đi thực tế” tại các vùng quê tỉnh Bình Trị Thiên được bí mật tổ chức do ông Kiệt uỷ thác cho nhà văn cộng sản Nguyễn Quang Sáng thực hiện thành công. Từ đây, dưới sự ưu ái của ông Kiệt và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được uỷ nhiệm của thượng cấp chăm sóc TCS, cái hạn bị hăm doạ hay trù dập với người nhạc sĩ lãng mạn cách mạng này đã kết thúc.(Trịnh Cung).
[6]. Trước khi sống qua một thời kỳ bất ổn định, tôi đã từng có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm (mỗi năm 30 ngày liên tiếp trước khi trình diện) để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn của một người lính. Nhưng muốn xuống kílô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm điamox là một thứ thuốc rút bớt nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba thì không ra trình diện nữa vì cảm thấy không đủ sức khoẻ để lặp lại cái chế độ ăn uống không có thực phẩm ấy nữa. Trốn lính gần như là một cái "nghề" đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc nhở đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.(Hồi ký của TCS do NDX thuật - http://hoiquantruyen.com/truyen-co-tich/trinh-cong-son-mot-loai-ky-sinh-trung/post-172164813718141ung
Sau này, trong thời Lý Quí Chung còn sống, tôi có hỏi về sự việc này. Với tư cách là một Bộ trưởng Thông Tin và người rất thân cận với tướng Dương Văn Minh, Lý Quí Chung đã xác nhận: không hề có một đề cử nào cho TCS và Nguyễn Hữu Đống vào chính phủ Dương Văn Minh cả. TCS và gia đình đã bị Nguyễn Hữu Đống lừa rồi! Và từ đó TCS đã coi Nguyễn Hữu Đống là kẻ ghê tởm.(Nguyễn Hữu Đống sau được bố trí sang Canada công tác mật nhưng rồi được rút về Việt Nam)
[Trịnh Cung-Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị. http://damau.org/archives/5055 ]
[3]. TCS vui mừng vì Sài Gòn của anh trong
ngày 30-4-75 đã xuất hiện: “Cờ bay trăm ngọn cờ bay” và“anh em ta về
mừng như bão cát quay cuồng…”. Từ sự kiện tại Đà Lạt mà Nguyễn Đắc Xuân
đã nhắc đến ở trên cho đến ngày 30-4-75 không có một chỉ dấu nào cho
thấy có mối liên lạc về mặt tổ chức giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và
Trịnh Công Sơn. Thậm chí khi anh được kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái đưa
đến Đài Phát Thanh Sài Gòn để hát bài Nối Vòng Tay Lớn mừng chiến
thắng lịch sử 30-4-75, TCS, tác giả của ca khúc có tính dự báo cho ngày
huy hoàng này của quân Giải phóng và bi thảm cho phía VNCH, cũng bị Tôn
Thất Lập, một nhạc sĩ chủ chốt trong phong trào Hát Cho Đồng Bào đã
thoát ly đi theo MTGPMN, đuổi ra khỏi phòng thu: "Mày có tư cách gì mà
hát ở đây!”….ibid.
[4]. (Ban Mai, Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng (Phần I) , 2009. .https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_C%C3%B4ng_S%C6%A1n[5].Sự sợ hãi càng tăng cao khi TCS nhận được tin mình sẽ bị thanh toán. Chỉ vài ngày sau, TCS đã âm thầm cùng mẹ rời khỏi Sài Gòn bằng xe đò, trực chỉ ra Huế, nơi anh cũng đang có những "người anh em” thân thiết cũ vừa chiến thắng trở về như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Ngọc San,… hy vọng chắc được yên thân.
Trở lại sống trong căn hộ cũ 11 Nguyễn Trường Tộ – Huế, TCS quây quần với bạn bè cũ và mới không được bao lâu thì cả thành phố Huế lên cơn sốt đả đảo TCS và Phạm Duy. Các biểu ngữ được giăng ở các trường đại học và TCS phải lên Đài truyền hình Huế đọc bài tự kiểm điểm. Sự cố lần này cũng lại do một nhạc sĩ tổ chức, nhạc sĩ Trần Hoàn, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Trị Thiên. Thế là TCS đã tránh được vỏ dưa SG nay lại găp vỏ dừa Huế! Sự bé cái lầm lần này, có lẽ do TCS đã kỳ vọng ở bạn mình quá nhiều nhưng thực tế vai trò trong lực lượng tiếp quản Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân rất khiêm tốn, chính họ cũng đang phải cố gắng phấn đấu để được kết nạp vào đảng thì làm sao bao che cho tác giả của 2 ca khúc từng bị người CSVN kết án (Ca khúc Gia Tài Của Mẹ với câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã xúc phạm đến đại cuộc chống Mỹ cứu nước của người CSVN và ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống để thương tiếc Lưu Kim Cương – đại tá không lực VNCH chết bởi đạn của quân GPMN – người bạn một thời đã từng dùng máy bay không quân đưa TCS lên Đà Lạt thăm Khánh Ly hoặc ngược lại, đón Khánh Ly về hát với TCS) tại Sài Gòn?
Lần này ở Huế, tính tẩy chay TCS nghiêm trọng và công khai hơn hẳn vụ ở Đài Phát Thanh SG vừa qua. Tình bạn cũ trong trái tim TCS sụp đổ đã đành mà giấc mơ “Khi đất nước tôi thanh bình/Tôi sẽ đi thăm…” tưởng dễ thực hiện của anh cũng bị dập tắt. Những tháng ngày tiếp theo ở Huế, TCS sống như một con tin trong Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường xuyên được tổ chức bố trí đi lao động thực tế trên những cánh đồng vào mùa khô cũng như mùa lụt, không hơn gì một người phải chịu cải tạo.
Cuộc Chạy Trốn Lần Thứ 2
Tuy nhiên, đang kẹt trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan” này ở tại chính quê nhà, nơi mình từng tham gia hoạt động đấu tranh chống Diệm rồi chống Mỹ-Thiệu trong Phong Trào Đô Thị Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ng K, Nguyễn Đắc Xuân,… cũng không xong mà về lại Sài Gòn thì càng nguy hiểm thì một vị cứu tinh kịp xuất hiện, ông Võ Văn Kiệt – nhà lãnh đạo công sản cao cấp tiếp quản Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc vượt biên nội địa đưa TCS vào lại Sài Gòn sau khoảng 1 năm anh phải “đi thực tế” tại các vùng quê tỉnh Bình Trị Thiên được bí mật tổ chức do ông Kiệt uỷ thác cho nhà văn cộng sản Nguyễn Quang Sáng thực hiện thành công. Từ đây, dưới sự ưu ái của ông Kiệt và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được uỷ nhiệm của thượng cấp chăm sóc TCS, cái hạn bị hăm doạ hay trù dập với người nhạc sĩ lãng mạn cách mạng này đã kết thúc.(Trịnh Cung).
[6]. Trước khi sống qua một thời kỳ bất ổn định, tôi đã từng có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm (mỗi năm 30 ngày liên tiếp trước khi trình diện) để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn của một người lính. Nhưng muốn xuống kílô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm điamox là một thứ thuốc rút bớt nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba thì không ra trình diện nữa vì cảm thấy không đủ sức khoẻ để lặp lại cái chế độ ăn uống không có thực phẩm ấy nữa. Trốn lính gần như là một cái "nghề" đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc nhở đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.(Hồi ký của TCS do NDX thuật - http://hoiquantruyen.com/truyen-co-tich/trinh-cong-son-mot-loai-ky-sinh-trung/post-172164813718141ung
[7]. Lần nào đến nhà anh ở 47c Phạm
Ngọc Thạch-Sài Gòn, sáng hay chiều, cũng thấy TCS ngồi nhậu rượu Ararat,
một loại cô-nhắc Nga (sau “đổi mới” chuyển qua rượu chát đỏ của Pháp,
và sau cùng là Whisky Chivas) với Nguyễn Quang Sáng và một số bạn
“mới...Trong thời buổi sống như một kẻ bên lề của một Sài Gòn đã
bị đổi tên và những người bạn thân một thời hồn nhiên như thế nay cũng
đã cúi mình, ngoan ngoãn làm những con rối của chế độ mới, quay lưng lại
với thân phận khốn đốn của đồng loại, tự huỷ tri thức, lương tâm, thứ
một thời nhờ nó đã làm nên những ca khúc tranh đấu cho thân phận và tự
do con người, nay chọn cho mình con đường sa lầy vào rượu, thuốc và phụ
nữ, tôi thấy mình thật sự cô độc và bất lực trước sự sụp đổ từng ngày
của một người bạn tài hoa nhất mà tôi từng yêu quí. Nhiều khi tôi muốn
nói với bạn mình: “Tại sao cậu lại sa đà vào những cuộc chơi phù phiếm?
Tại sao cậu không viết những ca khúc cho thân phận VN 2 đang bị một thứ
xiề9Trịnh Cung)ng xích vô hình nhưng vĩnh cửu, vì nó được khoá bởi chính
người VN chứ không phải ngoại bang? Trịnh Cung)
[8]. Đống lập kế
hoạch đảo chính Nguyễn Văn Thiệu, sẽ mời TS nguyễn Văn Hảo (người miền
Nam) sinh năm 1936 phụ trách kinh tế-xã hội, mời Bùi Thế Dung (sinh năm
1936, chồng của ca sĩ H.Th), đại tá Thiết Giáp, người miền Bắc, phụ
trách quân sự, ngoại giao. Và Nguyễn Hữu Đống (người Huế, sinh năm
1937), phụ trách an ninh, báo chí-phát thanh. Sẽ đặt Trịnh Công Sơn làm
Bộ trưởng Văn hóa.(NGUYỄN ĐẮC XUÂN.Tập nhạc Kinh Việt Nam (1970). Trịnh Công Sơn sáng tác cho một kế hoạch đảo chính vận động hòa bình.Tạp chí HỒN VIỆT Số 1 - Tháng 7/2007)
No comments:
Post a Comment