Sunday, October 2, 2016
HÀ TĨNH BIỂU TÌNH Ở FORMOSA
Hàng ngàn người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh
BTV Mặc Lâm
2016-10-02
2016-10-02
Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính cho biết:
“Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này”
Trong khi đó tại cổng sau hơn hai người đã có mặt, một thanh niên nói với chúng tôi:
“Hôm nay toàn thể giáo dân tập trung đến Formosa để đòi quyền lợi và đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Đòi họ bồi thường thiệt hại nhữn gì đã xảy ra. Hiện tại bây giờ em đang đứng tại cổng hai của Formosa có khoảng hơn hai ngàn người còn ở cổng một có tới ba giáo xứ tầm khoảng 4 đến 5 ngàn người”
Một phụ nữ có mặt trong đoàn biểu tình tại cổng trước cho biết
“Tôi đang ở cổng Formosa đông lắm! công an cũng đông như dân luôn họ
đuổi đi họ tấn công họ không cho đứng. Họ giữ cổng cho Formosa. Tôi đang
ở cổng trước cổng chính của Formosa”
Qua phương tiện thông tin hiện nay chúng tôi ghi nhận hàng trăm cảnh sát
cơ động có mặt tại cổng trước và sau. Họ giăng hàng ngang không cho
người biểu tình tràn vào. Thật ra người biểu tình rất trật tự họ chỉ bao
chung quanh cổng và không hề có một hành động khiêu khích nào. KHẩu
hiệu mà người biểu tình đưa ra cũng giống như mọi lần, yêu cầu Formosa
cút khỏi Việt Nam.
Vào lúc hơn 9 giờ sáng tại cổng chính số người tập trung ngày một đông
hơn. Chúng tôi ghi nhận được đã có hàng trăm người dân địa phương không
phải là giáo dân đã tham gia vào đám đông.
Đoàn người biểu tình được hướng dẫn bằng loa phóng thanh rất mạnh và hầu
hết đều tỏ ra ôn hòa và kềm chế. Hướng dẫn của một tu sĩ có nội dung lý
do dẫn đển biểu tình hôm nay như sau:
“Yêu cầu những người đang cầm băng rôn hay giấy có ghi những nội dung
đòi hỏi Formosa trả lại tự do, trả lại đất, trả lại biển cho chúng ta
cho họ thấy rằng yêu cầu của chúng ta là chính đáng vì bấy lâu nay đã
hơn 6 tháng rồi từ tháng Tư chúng ta không có cá để ăn không có muối để
dùng và con em chúng ta không có tiển đến trường. Chúng ta đang sống
trong tình trạng rất khó khăn vì thế chúng ta đấu tranh để đòi hỏi họ
trả lời cho những hành vi của họ”
Tới hơn 10 giờ sáng, một số người dân trèo qua cổng phía sau. Một vài
xô xát nhỏ xảy ra khiến bảo vệ, công an cơ động rút vào sâu trong khu
vực của Formosa.
Tại cổng trước lực lượng bảo vệ cũng như công an cơ động đã rút vào bên
trong không còn chắn trước cổng khi số người biểu tình lên cao gần 8
ngàn người ở cổng chính. Một số người dân leo lên nóc nhà bảo vệ và phất
cờ đòi Formosa rút khỏi Việt Nam. Loa hướng dẫn liên tục nhắc nhở:“Chúng ta không vào, chúng ta chỉ nhắc lại những khẩu hiệu nội dung mà chúng ta yêu cầu, ví thế chúng ta không vào trong. Nếu vào trong chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và gặp khó khăn trong công cuộc đấu tranh bất bạo động”
Đây là lần đầu tiên trong nhiều chục năm một cuộc biểu tình có tổ chức lớn và kỷ luật không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám đông nhiều hơn.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật cho tới khi cuộc biểu tình chấm dứt.
Đài Loan lên tiếng vụ hàng nghìn người Việt chống Formosa
Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 2/10, lên tiếng xác nhận rằng công dân
Đài Loan làm việc tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ
vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân.
Hãng tin CNA dẫn lời Bộ này cho biết đã liên lạc với văn phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”.
Bộ này cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng không nhân viên nào của công ty “gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt hại về tài sản”.
Trước đó, tin từ Việt Nam cho hay, đám đông lên tới hàng nghìn người đã tập hợp bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Họ mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.
Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa.
Công ty của Đài Loan này từng thừa nhận chất xả thải từ nhfđã gây ra cá chết hàng loạt, gần như làm tê liệt hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Dù thừa nhận trách nhiệm và đồng ý đền bù hàng trăm triệu đôla, nhưng các ngư dân bị tác động từng nói với VOA Việt Ngữ rằng họ muốn Formosa “đóng cửa vĩnh viễn”.
Báo chí trong nước hầu như im tiếng trước vụ biểu tình của người dân hôm 2/10. Báo Hà Tĩnh điện tử chạy hàng tít: “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”.
Tờ báo địa phương này viết thêm rằng “trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ…”
Trong khi đó, tờ Thanh Niên cũng đăng bài viết về việc mà tờ này cho là “hàng nghìn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm”, nhưng bài báo này sau đó đã “biến mất” khỏi trang web của tờ này.
Hãng tin CNA dẫn lời Bộ này cho biết đã liên lạc với văn phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”.
Bộ này cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng không nhân viên nào của công ty “gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt hại về tài sản”.
Trước đó, tin từ Việt Nam cho hay, đám đông lên tới hàng nghìn người đã tập hợp bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Họ mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.
Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa.
Công ty của Đài Loan này từng thừa nhận chất xả thải từ nhfđã gây ra cá chết hàng loạt, gần như làm tê liệt hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Dù thừa nhận trách nhiệm và đồng ý đền bù hàng trăm triệu đôla, nhưng các ngư dân bị tác động từng nói với VOA Việt Ngữ rằng họ muốn Formosa “đóng cửa vĩnh viễn”.
Báo chí trong nước hầu như im tiếng trước vụ biểu tình của người dân hôm 2/10. Báo Hà Tĩnh điện tử chạy hàng tít: “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”.
Tờ báo địa phương này viết thêm rằng “trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ…”
Trong khi đó, tờ Thanh Niên cũng đăng bài viết về việc mà tờ này cho là “hàng nghìn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm”, nhưng bài báo này sau đó đã “biến mất” khỏi trang web của tờ này.
http://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-len-tieng-vu-hang-nghin-nguoi-viet-bieu-tinh-chong-formosa/3533708.html
TIN NÓNG: 10.000 NGƯỜI DÂN BIỂU TÌNH TRƯỚC CỬA FORMOSA
Tức nước vỡ bờ: Công an tháo chạy, Formosa thất thủ!
Lê Văn Sơn tường thuật từ hiện trường
CUỘC BIỂU TÌNH CỦA MỘT VẠN NGƯỜI DÂN TRƯỚC CỬA FORMOSA HÀ TĨNH
11h30: Nhân dân đang ra về trong trật tự và bình an. Trời có dấu hiệu sẽ đổ mưa. Cuộc biểu tình lớn sáng 02.10.2016 của nhân dân Hà Tĩnh là một lời nhắc nhở, cảnh báo cho nhà cầm quyền Việt Nam: "Chọn Formosa hay chọn nhân dân Việt Nam".
Nếu nhà cầm quyền cộng sản không tỉnh táo mà còn lún sâu vào tội ác của Formosa thì kết cục nhân dân Việt Nam cũng sẽ tống cổ cộng sản ra khỏi bờ cõi đất nước Việt Nam.
11h00: Chính Thức Formosa thất thủ.
Nhân dân đã vượt rào Formosa. Chiểm cổng thành. Công an quân đội tháo chạy. Cờ hoa, băng rôn của nhân dân Việt Nam đã phủ kín trên tường thành Formosa.
Người dân đã chiếm cửa Formosa công an quân đội đã tháo chạy. Hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa.
Người dân đã chiếm cổng Formosa. Trèo lên cổng, và hô to "Yêu Cầu Formosa Cút Cút".
Người dân đã chiếm cổng Formosa, công an quân đội đã tháo chạy. Những hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa diễn ra một cách nhanh chóng vánh.
Người dân đã chiếm cổng Formosa, công an quân đội đã tháo chạy. Những hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa diễn ra một cách nhanh chóng vánh.
10h:Tin cực vui
Công an và bồ đội đã chạy hết rồi. Lúc này Toàn giáo hạt hơn 10.000 người đang có mặt tại Fomorsa.
Cập nhật từng phút biểu tình tại bản doanh Formosa. Số người trong vùng biết đến biểu tình cũng đã nhập cuộc, bất kể tôn giáo. Hiện giờ số người tại hiện trường đã lên hơn 6.000 người.
Người dân các nơi còn đang tiếp tiếp ùn ùn kéo về Formosa hợp quần vào người dân đang có mặt tại bản doanh Formosa để biểu tình. Một trận đánh lớn của người dân Nghệ Tĩnh để cứu nước Việt Nam.
Đã có hiện tượng cơ động đánh đập người dân biểu tình ôn hòa, nhưng sau đó phải rút đi vì người dân bảo vệ nhau một cách chặt chẽ tuyệt đối.
Đặc biệt các giáo dân trong các giáo xứ Đông Yên, Dụ Yên, Quý Hoà, Dụ Thành có mặt đông đảo. Người dân đứng trước tất cả các cổng của Formosa.
Một hình ảnh tuyệt đẹp, Một Nữ Tu - một thiên thần đứng giữa những kẻ đang ra sức bảo vệ cho Formosa và kêu gọi họ : Đừng Sợ! Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Hủy Hoại Môi Trường là Tội Ác!
Các anh cơ động gân cốt, cơ bắp có nghe được trái tim và tâm trí của một người nữ tu bé nhỏ đang kêu mời các anh bảo vệ quê hương đất nước không?
09h00:
SOS: Người dân biểu tình cho biết, cơ động đã đánh đoàn biểu tình sáng nay tại Formosa. Chúng tôi sẽ cập nhật hình ảnh sau.
Tin cực nóng: Ngày 02.10.2016, Đại bản doanh Formosa thất thủ: Toàn giáo hạt Kỳ Anh và giáo xứ Đông Yên biểu tình ngay tại Formosa.
Giáo xứ Đông Yên đã biểu tình đòi biển sạch tại cổng tập đoàn Formosa. Cảnh sát cơ động bảo vệ tập đoàn Việt chủng này một cách nghiêm ngặt.
Cha quản hạt Phero Trần Đình Lai đã có mặt tại Formosa để cùng đồng hành với dân, cùng quý Sr và bà con toàn giáo hạt Kỳ Anh đã tập trung trước cổng Formosa.
Bên ngoài cổng công ty formosa. Vẫn là một sự bao bọc khổng lồ của công an Hà Tĩnh dành cho formosa.
TIN NÓNG: 10.000 NGƯỜI DÂN BIỂU TÌNH TRƯỚC CỬA FORMOSA
Tức nước vỡ bờ: Công an tháo chạy, Formosa thất thủ!
Lê Văn Sơn tường thuật từ hiện trường
CUỘC BIỂU TÌNH CỦA MỘT VẠN NGƯỜI DÂN TRƯỚC CỬA FORMOSA HÀ TĨNH
11h30: Nhân dân đang ra về trong trật tự và bình an. Trời có dấu hiệu sẽ đổ mưa. Cuộc biểu tình lớn sáng 02.10.2016 của nhân dân Hà Tĩnh là một lời nhắc nhở, cảnh báo cho nhà cầm quyền Việt Nam: "Chọn Formosa hay chọn nhân dân Việt Nam".
Nếu nhà cầm quyền cộng sản không tỉnh táo mà còn lún sâu vào tội ác của Formosa thì kết cục nhân dân Việt Nam cũng sẽ tống cổ cộng sản ra khỏi bờ cõi đất nước Việt Nam.
11h00: Chính Thức Formosa thất thủ.
Nhân dân đã vượt rào Formosa. Chiểm cổng thành. Công an quân đội tháo chạy. Cờ hoa, băng rôn của nhân dân Việt Nam đã phủ kín trên tường thành Formosa.
Người dân đã chiếm cửa Formosa công an quân đội đã tháo chạy. Hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa.
Người dân đã chiếm cổng Formosa. Trèo lên cổng, và hô to "Yêu Cầu Formosa Cút Cút".
Người dân đã chiếm cổng Formosa, công an quân đội đã tháo chạy. Những hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa diễn ra một cách nhanh chóng vánh.
Người dân đã chiếm cổng Formosa, công an quân đội đã tháo chạy. Những hình ảnh công an, quân đội thay đồ tháo chạy khỏi Formosa diễn ra một cách nhanh chóng vánh.
10h:Tin cực vui
Công an và bồ đội đã chạy hết rồi. Lúc này Toàn giáo hạt hơn 10.000 người đang có mặt tại Fomorsa.
Cập nhật từng phút biểu tình tại bản doanh Formosa. Số người trong vùng biết đến biểu tình cũng đã nhập cuộc, bất kể tôn giáo. Hiện giờ số người tại hiện trường đã lên hơn 6.000 người.
Người dân các nơi còn đang tiếp tiếp ùn ùn kéo về Formosa hợp quần vào người dân đang có mặt tại bản doanh Formosa để biểu tình. Một trận đánh lớn của người dân Nghệ Tĩnh để cứu nước Việt Nam.
Đã có hiện tượng cơ động đánh đập người dân biểu tình ôn hòa, nhưng sau đó phải rút đi vì người dân bảo vệ nhau một cách chặt chẽ tuyệt đối.
Đặc biệt các giáo dân trong các giáo xứ Đông Yên, Dụ Yên, Quý Hoà, Dụ Thành có mặt đông đảo. Người dân đứng trước tất cả các cổng của Formosa.
Một hình ảnh tuyệt đẹp, Một Nữ Tu - một thiên thần đứng giữa những kẻ đang ra sức bảo vệ cho Formosa và kêu gọi họ : Đừng Sợ! Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Hủy Hoại Môi Trường là Tội Ác!
Các anh cơ động gân cốt, cơ bắp có nghe được trái tim và tâm trí của một người nữ tu bé nhỏ đang kêu mời các anh bảo vệ quê hương đất nước không?
09h00:
SOS: Người dân biểu tình cho biết, cơ động đã đánh đoàn biểu tình sáng nay tại Formosa. Chúng tôi sẽ cập nhật hình ảnh sau.
Tin cực nóng: Ngày 02.10.2016, Đại bản doanh Formosa thất thủ: Toàn giáo hạt Kỳ Anh và giáo xứ Đông Yên biểu tình ngay tại Formosa.
Giáo xứ Đông Yên đã biểu tình đòi biển sạch tại cổng tập đoàn Formosa. Cảnh sát cơ động bảo vệ tập đoàn Việt chủng này một cách nghiêm ngặt.
Cha quản hạt Phero Trần Đình Lai đã có mặt tại Formosa để cùng đồng hành với dân, cùng quý Sr và bà con toàn giáo hạt Kỳ Anh đã tập trung trước cổng Formosa.
Bên ngoài cổng công ty formosa. Vẫn là một sự bao bọc khổng lồ của công an Hà Tĩnh dành cho formosa.
HẢI PHAN * CÁI GIỌNG SAI GÒN
Hải Phan Sinh
ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ
“thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc
một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he
XXX xuống dưới ấy…
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Hải Phan
CHUẨN TƯỚNG TRẦN QUANG KHÔI * CHIẾN TRANH VIỆT NAM
5 Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam
Chuẩn tướng Trần Quang Khôi
Tình hình vào hạ tuần tháng 4 - 75 biến chuyển dồn dập. Áp lực ðịch ở mặt trận phía Đông ngày càng nặng, tôi ðược Quân Đoàn tăng cường Trung Đoàn 8/SĐ5BB do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực lượng ðịch và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc – Ngã Ba Dầu Giây. Tôi buộc phải sử dụng hai quả bom CBU 55 của Không Quân Biên Hòa ðể chận ðứng ðịch và giải cứu Chiến Đoàn 52/SĐ18BB của Đại Tá Dũng khỏi bị tiêu diệt. Ở Sài Gòn có âm mưu lật ðổ Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu, tôi ðược móc nối ðảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. Phi trường Biên Hòa ðóng cửa.
Chuẩn tướng Khôi thuyết trình tình hình quân sự
Thiết giáp binh VNCH
Ngày 20-4-75 SĐ18BB của Tướng Lê Minh Đảo rút bỏ Xuân Lộc về Long Bình. Ngày 21-4-75, Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu tuyên bố từ chức. Ngay ngày hôm sau, tại mặt trận, tôi viết thư cho Trung Tướng Charles Timmes, Phụ Tá Đại Sứ Martin ở Sài Gòn, ðại ý nói: “Thưa Trung Tướng, trong khi tôi ðang ngăn chận các Sư Đoàn Cộng Sản ở ðây thì cũng là lúc Quốc Hội Hoa Kỳ ðang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ kim cho Quân Lực VNCH không. Tình hình gần như tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng cho dù ngay bây giờ Quốc Hội Hoa Kỳ có chấp thuận viện trợ cho Quân Lực chúng tôi ði nữa thì cũng ðã quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến ðấu ðến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung Tướng giúp cho gia ðình tôi ðược di tản ðến một nơi an toàn…”
Sau khi SĐ18BB được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25-4-75 Bộ Tổng Lệnh Quân Đoàn III ðiều ðộng ðõn vị này lên mặt trận Trảng Bom-Hưng Lộc-Ngã Ba Dầu Giây ðể thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ðược rút về Biên Hòa dưỡng quân. Trung Đoàn 9/SĐ5BB ðược hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III trở thành lực lượng trừ bị Quân Đoàn.
"Quế tướng công" Nguyễn Văn Toàn
Về tới Biên Hòa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25-4-75, có tin lực lượng ðịch chiếm trường Thiết Giáp và tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân Đoàn, tôi liền phái Chiến Đoàn 322 tãng cường 1 Tiểu Đoàn TQLC do Trung Tá Nguyễn Vãn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngã Ba Long Thành - Trường Thiết Giáp. Chiến Đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, thì chạm ðịch nặng và giao tranh dữ dội với chúng, ðến khuya bắn cháy 12 chiến xa T-54, buộc chúng phải rút vào bên trong. Chiến thắng này làm nức lòng toàn dân ở Biên Hòa. Sau khi kiểm soát kết quả trận ðánh, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III hứa sẽ thưởng 1.200.000 ðồng cho các chiến sĩ có công diệt chiến xa ðịch, mỗi chiếc hạ ðược 100.000 ðồng
Ngày 29-4-75 có lệnh mới của Quân Đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ngoài Liên Đoàn 33 BĐQ, ðược tăng phái thêm: Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (- Tiểu Đoàn) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, yểm trợ hỏa lực trực tiếp có: Tiểu Đoàn 46 PB 155 và Tiểu Đoàn 61 PB 106 Quân Đoàn.
12 giờ trưa ngày 29-4-75, Trung Tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Tư Lệnh SĐ18BB ở Long Bình. Chỉ có Toàn, Đảo và tôi. Ông chỉ tay lên bản ðồ ra lệnh cho SĐ18BB của Đảo phòng thủ khu vực Long Bình và kiểm soát xa lộ Biên Hòa, kế ðó ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa và ðặt lực lượng ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Biên Hòa dưới quyền kiểm soát của tôi. (Sau này ði tù, tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực SĐ25BB ở Củ Chi ðã bị ðịch chiếm, SĐ25BB ðã bị ðánh tan và Tướng Lý Tòng Bá ðã bị ðịch bắt. Nguyễn Vãn Toàn giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này). Ông chuẩn bị sắp xếp ðể bỏ trốn.
Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất hiện Đại Tá Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43/SĐ18BB với giọng rưng rưng xúc ðộng, Hiếu báo cáo: Quân địch ðang tấn công Trảng Bôm và Trung Đoàn 43 BB ðang rút quân về hướng Long Bình, mặt Đảo cau lại, Toàn nổi giận la hét Hiếu bắt Hiếu phải ðem quân trở lại vị trí cũ, Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Hòa ở Trảng Bôm của SĐ18BB khó có thể cầm cự nổi, vì SĐ18BB ðã bị kiệt sức sau trận ðánh lớn ở Xuân Lộc không ðược bổ sung. Sự sụp ðổ chỉ là vấn ðề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn ðứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh.” Xoay qua tôi, anh nói tiếp: Còn số tiền thưởng 1.200.000, tôi sẽ cho người mang ðến Lữ Đoàn.” Đấy là những lời nói cuối cùng của Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Về Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đơn Vị Yểm Trợ. Tiểu Khu Trưởng và Tiểu Khu Phó Biên Hòa ðã bỏ trốn từ nấy ngày trước. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Hòa kể từ 15 giờ 00 ngày 29-4-75, chỉ thị cho các ðơn vị Địa Phưõng Quân và Nghĩa Quân chung quanh thị xã Biên Hòa bố trí tại chỗ, ở ðâu ở ðó, không ðược rời vị trí, không ðược di chuyển. Cảnh sát Biên Hòa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt ðể thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa, tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III như sau :
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù : Bố trí trong khu phi trường Biên Hòa, giữ mặt Bắc BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến: 1 Tiểu Đoàn bảo vệ BTL/Quân Đoàn III, Lữ Đoàn (-1 Tiểu Đoàn) bố trí phòng thủ mặt Nam BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn): Tổ chức phân tán thành nhiều Tiểu Đội chiến ðấu nhỏ, giữ Cầu Mới Biên Hòa, giữ Cầu Sắt Biên Hòa và ðặt các nút chận trên ðường xâm nhập vào thành phố Biên Hòa.
- Chiến Đoàn 315: Bố trí án ngữ từ Ngã Tý Lò Than ðến ngã Tư Lò Than (gần trại Ngô Vãn Sáng).
- Chiến Đoàn 322: Bố trí án ngữ từ Ngã Tư Lò Than ðến cổng phi trường Biên Hòa (trừ bị 1).
- Chiến Đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Hòa ðến Cầu Mới Biên Hòa (trừ bị 2).
- Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.
- BTLLĐ3KB/Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III: Đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi ðang ãn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn, thì thình lình chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn ðáp xuống bãi ðáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thãng chỉ huy của tôi. Thiếu Tá Cơ Pilot, vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long Bình, Cơ ðưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu, nơi ðó anh thấy có các Tướng Lãm và Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả 3 người cùng ði bằng tàu ðánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cơ xin ðược ở lại làm việc với tôi. Tôi ðồng ý vì ðơn vị trực thăng của anh giờ này không còn ở Biên Hòa nữa.
Lúc 17 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi dùng xe Jeep có hộ tống ði một vòng quan sát tình hình trong và chung quanh thành phố Biên Hòa. Tình hình chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra ðường, phố xá ðóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt ðầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường ðụng với quân Biệt Cách Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Giao tranh bắt ðầu, 1 cánh quân Biệt Động Quân của Chiến Đoàn 315 cũng ðụng ðịch ở gần trại Ngô Vãn Sang. Địch bám sát vào tuyến phòng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám trận ðịa nằm cách nhau 10-15 mét. Cho ðến giờ phút này, quân ta chiến ðấu vững vàng tự tin. Không có tình trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta ðẩy ðịch ra xa tuyến phòng thủ.
Lúc 20 giờ 00 tôi gọi trại Phù Đổng ở Sài Gòn. Nơi ðây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh và là nõi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III vừa ðặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền ðể nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không có cách gì liên lạc ðược. Tôi nóng lòng chờ lệnh của Sài Gòn. Tôi tự hỏi Đại Tướng Dương Vãn Minh, tân Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp gì không? Có lệnh gì mới cho chúng tôi không?
Đến 22 giờ 10 có chuông ðiện thoại reo, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở ðầu giây: “Tôi là Trung Tướng Có ðây, tôi ðang ở bên cạnh Đại Tướng, anh cho chúng tôi biết tình hình ở Biên Hòa như thế nào? ” ”Thưa Trung Tướng, tôi giữ thị xã Biên Hòa, Lê Minh Đảo giữ Long Bình, Toàn ðã bỏ chạy, phi trường Biên Hòa ðịch chiếm, áp lực ðịch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Hòa.” 1, 2, 3 phút trôi qua, ở ðầu giây, Tướng Có nói tiếp” “Đại Tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai, ðể Đại Tướng nói chuyện với bên kia ðược không?” Tôi trả lời không do dự: ”Được, tôi có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai.” Trong máy ðiện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại Tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: “Lệnh của Đại Tướng cho anh: Chỉ huy phòng thủ bảo vệ Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75. Chúc anh thành công.” Tôi ðáp nhận.
Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, ðịch bắt ðầu pháo dữ dội vào thị xã Biên Hòa, chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp bộ binh, chiến xa, cấp Trung Đoàn từ Ngã Ba Hố Nai – Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận ðịch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp ðảo ðịch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa ðịch bị bắn cháy. Địch rút lui.
Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở ðầu máy PC-25: “Báo anh hay tôi bị quân ðịch tràn ngập, Long Bình ðã bị chúng chiếm.” Tôi liền hỏi: “Anh hiện giờ ở ðâu? Có cần gì tôi không?” Đảo ðáp: “Tôi hiện ở gần nghĩa trang Quân Đội, ðang rút ði về hướng Thủ Đức.” Tôi cảm thấy ðau buồn và tội nghiệp Lê Minh Đảo vô hạn. Những nãm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, vì Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi là lực lượng cơ ðộng số 1, và SĐ18BB của Đảo là lực lượng cơ ðộng số 2 của Quân Đoàn. (Trong tù, bọn cán bộ cộng sản rất ðể ý ðến hai chúng tôi vì ðã gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống cộng “ðiên cuồng” nhất.)
Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, ðịch lại pháo vào Biên Hòa, lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi ðoán chúng ðịnh tấn công dứt ðiểm Biên Hoà sau khi ðã chiếm ðược Long Bình. Tôi chuẩn bị sẽ tung cả 3 Chiến Đoàn Thiết Giáp vào trận ðánh quyết ðịnh, nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện 1 ðoàn chiến xa dẫn ðầu, bộ binh theo sau, liền bị Chiến Đoàn 315 ðánh chận ðầu và bọc sườn, chúng bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ ðó, thị xã Biên Hòa trở nên yên tĩnh.
Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu ðể liên lạc với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không ðược. Tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đõn Vị Trưởng Yểm Trợ. Chúng tôi trao ðổi tin tức và thảo luận tình hình ở mặt trận, tình hình trong thành phố Biên Hòa. Áp lực ðịch bên ngoài không còn nữa. Chung quanh bên ngoài thị xã, chỉ có hoạt ðộng lẻ tẻ của du kích, bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt ðêm qua, tôi có cho tãng cường canh giữ nhà giam Biên Hòa. Không có tình trạng dân chúng xuống ðường hô hào ủng hộ cộng sản. Tôi sung sướng nhất là thấy tinh thần của chiến sĩ ta rất tốt, không có tình trạng ðào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có tình trạng hãm hiếp cướp bóc trong thành phố, các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh. Trong ðêm qua có nhiều tốp lính bạn thuộc SĐ18BB rã ngũ ðịnh chạy qua thành phố, tôi ra lệnh chận lại, ðuổi họ trở ra, cưõng quyết không cho vào thành phố ðang giới nghiêm vì sợ có tình trạng gây mất tinh thần rã ngũ giây truyền như ðã xảy ra ở miền Trung trước ðây.
Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30-4-75, tôi kết luận buổi họp: “Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của ðịch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV ðang tập trung tấn công Sài Gòn. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng ðánh vào Thủ Đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết ðịnh kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III về tiếp cứu Sài Gòn.” Tất cả các Đơn Vị Trưởng ủng hộ quyết ðịnh này của tôi.
Tôi liền ban hành Lệnh Hành Quân và ðiều ðộng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III tiến về Sài Gòn theo kế hoạch sau ðây: Lấy ðường xe lửa Biên Hòa-Sài Gòn và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.
a) Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù + Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn) do Đại Tá Phan Vãn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên phải ðường sắt, chờ lệnh.
b) Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Liên (TQLC) chỉ huy: Tiến bên trái ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên trái ðường sắt, chờ lệnh.
c) Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh + Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân: Bố trí yểm trợ quân BCD, ND và TQLC rời vị trí phòng thủ, rút an toàn qua Câu Mới Biên Hòa trước. Sau ðó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Sài Gòn theo thứ tự như sau:
- Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy: Đi trước, ðến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí bên này cầu Bình Triệu, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Vãn Liên (TG) chỉ huy: Đi sau CĐ 315, ðến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí sau CĐ 315, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Nguyễn Đức Dưỡng chỉ huy: Đi sau cùng, ðến Sài Gòn, bố trí sau BTL và Đơn Vị Yểm Trợ, chờ lệnh.
Trước khi lên trực thăng Chỉ Huy, tôi duyệt ðoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Hòa trong vòng trật tự, trang phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước ðây khi còn Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Campuchia. Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30-4-75.
Tôi lên trực thăng Chỉ Huy của Tướng Toàn do Thiếu Tá Cơ lái, chiếc trực thãng Chỉ Huy thư hai bay theo sau. Tôi cho trực thăng bay lượn trên thành phố Biên Hòa, quan sát thấy tình hình bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến ðều ðặn về hướng Sài Gòn. Những ổ kháng cự, những chốt của ðịch dọc trên trục tiến quân của ta bị ðè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi ðang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo vì không liên lạc ðược với Sài Gòn, khi quân ta về ðến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi ðang miên man suy nghĩ cách ðối phó thì ðột nhiên Thiếu Tá Cơ hỏi tôi : “Thiếu Tướng có muốn ra ði không? Tôi sẽ ðưa Thiếu Tướng ði.” Tôi liền hỏi lại: “Còn anh thì sao?” “Khi ðưa Thiếu Tướng ði xong, tôi sẽ trở về, tôi sẽ ở lại với vợ con còn ở Biên Hòa” “Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi ðã quyết ðịnh việc này từ lâu rồi.”
Chúng tôi bay về hướng Gò Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao ðộ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những ðoàn quân xa chở ðầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân cộng sản BV như những con rắn dài trên xa lộ Biên Hòa và trên Quốc Lộ 13 bò vô Sài Gòn. Hai trực thãng của chúng tôi ðáp xuống trại Phủ Đổng nơi ðặt BCH TGB và BTL/Quân Đoàn III. Tôi vội ði vào văn phòng tìm sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn phòng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có 1 Trung Úy mang huy hiệu Quân Đoàn III, tôi nói tôi muốn sử dụng ðiện thoại ðể liên lạc với BTL Biệt Khu Thủ Đô báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngõ Bắc Sài Gòn ðể tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở ðầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc ðược. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt ðạn pháo binh ðịch nổ ở hướng sân bay TSN. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa ðến Bình Triệu gần khu nhà thờ Fatima.
Trong khi tôi ðang lúng túng trong việc liên lạc với BKTĐ và Bộ Tổng Tham Mưu, thì thình lình tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến ðấu của Tổng Thống Dương Vãn Minh phát ra từ một máy thu thanh ðâu ðấy. Tôi nhìn ðồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.
Thế là hết . Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của mình và xem nhiệm vụ của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ðến ðây là kết thúc. Tôi ðể cho các ðơn vị tự ðộng buông vũ khí ðầu hàng theo lệnh của Tổng Thống. Tôi không có gì ðể nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu ðã cùng tôi chiến ðấu ðến phút cuối cùng của cuộc chiến và cùng tôi giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ ðối với Quân Đội và Tổ Quốc.
3. Quan Điểm và Kết Luận
Sau khi ngưng chiến theo lệnh của Tổng Thống Dương Vãn Minh, tôi bị ðịch bắt, truy vấn, tù ðầy 17 nãm và sang Mỹ nãm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Mỗi năm cứ ðến ngày 30-4, tôi ðọc ði ðọc lại nhiều bài viết của bên Cộng Sản cũng như của bên ta về cuộc chiến tranh Việt Nam. Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biết khi viết về Biên Hòa thì không có bên nào nói ðúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược số 1 của MNVN, phi trường Biên Hòa còn là nõi ðặt bản doanh BTL/Quân Đoàn III và V3CT, ðầu não của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Hòa là cửa ngõ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ ðô Sài Gòn. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam Việt Nam.
Nhưng cho ðến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rõ về Biên Hòa trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho ðến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng ðược phõi bày. Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà mình là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều rất nhiều về mình, cái mà tôi không hề thích vì như Pascal nói: “Cái tôi là ðáng ghét” (Le moi est haissable). Nhưng anh Nguyễn Minh Tánh ðã viết sai sự thật về LĐ3KB do tôi chỉ huy, ðã xúc phạm ðến DANH DỰ của chúng tôi nên tôi có bổn phận với những ngưỡi ðã hy sinh và những người còn sống, phải cải chính và nói lại cho rõ ðể không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng ðã cùng tôi chấp nhận ở lại chiến ðấu ðến cùng.
Những nãm ðầu trong ngục tù, cán bộ Cộng Sản luôn truy vấn tôi kịch liệt. Chúng làm tổng kết chiến trang ðể rút kinh nghiệm chiến trường, chúng ngạc nhiên trước sức chiến ðấu của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, ðặc biết chúng bắt tôi viết ðề tài "Những nguyên nhân nào mà LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III do tôi chỉ huy không bị tan rã trước sức tấn công của Quân Đội Cách Mạng".
Chính miệng chúng nói với tôi: “Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III là ðại ðơn vị duy nhất của Quân Đội Sài Gòn chiến ðấu tới cùng cho ðến khi có lệnh ngưng bắn.” Chúng kể ra những thành tích chiến ðấu của Chiến Đoàn 318 trên chiến trường Campuchia thời Tướng Đỗ Cao Trí của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III mà chúng gọi là những tội ác “Trời không dung Đất không tha” và kết tội tôi ðã kéo dài chiến tranh nhiều năm.
Chúng ðã chọn và ðịnh ðưa một số chúng tôi ra Tòa Án Chiến Tranh của chúng xét xử như những tội phạm chiến tranh nếu không có áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Cộng Đồng thế giới tự do cũng như của dư luận Quốc Tế lúc bấy giờ.
Tôi không hề ân hận việc mình ðã làm, không hề hối tiếc hay than van về những hậu quả mà mình phải gánh chịu sau khi bị bắt. Nếu phải làm lại từ ðầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Chuẩn tướng Trần Quang Khôi
Tình hình vào hạ tuần tháng 4 - 75 biến chuyển dồn dập. Áp lực ðịch ở mặt trận phía Đông ngày càng nặng, tôi ðược Quân Đoàn tăng cường Trung Đoàn 8/SĐ5BB do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực lượng ðịch và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc – Ngã Ba Dầu Giây. Tôi buộc phải sử dụng hai quả bom CBU 55 của Không Quân Biên Hòa ðể chận ðứng ðịch và giải cứu Chiến Đoàn 52/SĐ18BB của Đại Tá Dũng khỏi bị tiêu diệt. Ở Sài Gòn có âm mưu lật ðổ Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu, tôi ðược móc nối ðảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. Phi trường Biên Hòa ðóng cửa.
Chuẩn tướng Khôi thuyết trình tình hình quân sự
Thiết giáp binh VNCH
Ngày 20-4-75 SĐ18BB của Tướng Lê Minh Đảo rút bỏ Xuân Lộc về Long Bình. Ngày 21-4-75, Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu tuyên bố từ chức. Ngay ngày hôm sau, tại mặt trận, tôi viết thư cho Trung Tướng Charles Timmes, Phụ Tá Đại Sứ Martin ở Sài Gòn, ðại ý nói: “Thưa Trung Tướng, trong khi tôi ðang ngăn chận các Sư Đoàn Cộng Sản ở ðây thì cũng là lúc Quốc Hội Hoa Kỳ ðang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ kim cho Quân Lực VNCH không. Tình hình gần như tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng cho dù ngay bây giờ Quốc Hội Hoa Kỳ có chấp thuận viện trợ cho Quân Lực chúng tôi ði nữa thì cũng ðã quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến ðấu ðến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung Tướng giúp cho gia ðình tôi ðược di tản ðến một nơi an toàn…”
Sau khi SĐ18BB được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25-4-75 Bộ Tổng Lệnh Quân Đoàn III ðiều ðộng ðõn vị này lên mặt trận Trảng Bom-Hưng Lộc-Ngã Ba Dầu Giây ðể thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ðược rút về Biên Hòa dưỡng quân. Trung Đoàn 9/SĐ5BB ðược hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III trở thành lực lượng trừ bị Quân Đoàn.
"Quế tướng công" Nguyễn Văn Toàn
Về tới Biên Hòa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25-4-75, có tin lực lượng ðịch chiếm trường Thiết Giáp và tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân Đoàn, tôi liền phái Chiến Đoàn 322 tãng cường 1 Tiểu Đoàn TQLC do Trung Tá Nguyễn Vãn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngã Ba Long Thành - Trường Thiết Giáp. Chiến Đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, thì chạm ðịch nặng và giao tranh dữ dội với chúng, ðến khuya bắn cháy 12 chiến xa T-54, buộc chúng phải rút vào bên trong. Chiến thắng này làm nức lòng toàn dân ở Biên Hòa. Sau khi kiểm soát kết quả trận ðánh, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III hứa sẽ thưởng 1.200.000 ðồng cho các chiến sĩ có công diệt chiến xa ðịch, mỗi chiếc hạ ðược 100.000 ðồng
Ngày 29-4-75 có lệnh mới của Quân Đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ngoài Liên Đoàn 33 BĐQ, ðược tăng phái thêm: Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (- Tiểu Đoàn) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, yểm trợ hỏa lực trực tiếp có: Tiểu Đoàn 46 PB 155 và Tiểu Đoàn 61 PB 106 Quân Đoàn.
12 giờ trưa ngày 29-4-75, Trung Tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Tư Lệnh SĐ18BB ở Long Bình. Chỉ có Toàn, Đảo và tôi. Ông chỉ tay lên bản ðồ ra lệnh cho SĐ18BB của Đảo phòng thủ khu vực Long Bình và kiểm soát xa lộ Biên Hòa, kế ðó ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa và ðặt lực lượng ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Biên Hòa dưới quyền kiểm soát của tôi. (Sau này ði tù, tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực SĐ25BB ở Củ Chi ðã bị ðịch chiếm, SĐ25BB ðã bị ðánh tan và Tướng Lý Tòng Bá ðã bị ðịch bắt. Nguyễn Vãn Toàn giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này). Ông chuẩn bị sắp xếp ðể bỏ trốn.
Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất hiện Đại Tá Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43/SĐ18BB với giọng rưng rưng xúc ðộng, Hiếu báo cáo: Quân địch ðang tấn công Trảng Bôm và Trung Đoàn 43 BB ðang rút quân về hướng Long Bình, mặt Đảo cau lại, Toàn nổi giận la hét Hiếu bắt Hiếu phải ðem quân trở lại vị trí cũ, Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Hòa ở Trảng Bôm của SĐ18BB khó có thể cầm cự nổi, vì SĐ18BB ðã bị kiệt sức sau trận ðánh lớn ở Xuân Lộc không ðược bổ sung. Sự sụp ðổ chỉ là vấn ðề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn ðứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh.” Xoay qua tôi, anh nói tiếp: Còn số tiền thưởng 1.200.000, tôi sẽ cho người mang ðến Lữ Đoàn.” Đấy là những lời nói cuối cùng của Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Về Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đơn Vị Yểm Trợ. Tiểu Khu Trưởng và Tiểu Khu Phó Biên Hòa ðã bỏ trốn từ nấy ngày trước. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Hòa kể từ 15 giờ 00 ngày 29-4-75, chỉ thị cho các ðơn vị Địa Phưõng Quân và Nghĩa Quân chung quanh thị xã Biên Hòa bố trí tại chỗ, ở ðâu ở ðó, không ðược rời vị trí, không ðược di chuyển. Cảnh sát Biên Hòa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt ðể thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa, tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III như sau :
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù : Bố trí trong khu phi trường Biên Hòa, giữ mặt Bắc BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến: 1 Tiểu Đoàn bảo vệ BTL/Quân Đoàn III, Lữ Đoàn (-1 Tiểu Đoàn) bố trí phòng thủ mặt Nam BTL/Quân Đoàn III.
- Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn): Tổ chức phân tán thành nhiều Tiểu Đội chiến ðấu nhỏ, giữ Cầu Mới Biên Hòa, giữ Cầu Sắt Biên Hòa và ðặt các nút chận trên ðường xâm nhập vào thành phố Biên Hòa.
- Chiến Đoàn 315: Bố trí án ngữ từ Ngã Tý Lò Than ðến ngã Tư Lò Than (gần trại Ngô Vãn Sáng).
- Chiến Đoàn 322: Bố trí án ngữ từ Ngã Tư Lò Than ðến cổng phi trường Biên Hòa (trừ bị 1).
- Chiến Đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Hòa ðến Cầu Mới Biên Hòa (trừ bị 2).
- Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.
- BTLLĐ3KB/Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III: Đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi ðang ãn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn, thì thình lình chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn ðáp xuống bãi ðáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thãng chỉ huy của tôi. Thiếu Tá Cơ Pilot, vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long Bình, Cơ ðưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu, nơi ðó anh thấy có các Tướng Lãm và Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả 3 người cùng ði bằng tàu ðánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cơ xin ðược ở lại làm việc với tôi. Tôi ðồng ý vì ðơn vị trực thăng của anh giờ này không còn ở Biên Hòa nữa.
Lúc 17 giờ 00 ngày 29-4-75, tôi dùng xe Jeep có hộ tống ði một vòng quan sát tình hình trong và chung quanh thành phố Biên Hòa. Tình hình chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra ðường, phố xá ðóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt ðầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường ðụng với quân Biệt Cách Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Giao tranh bắt ðầu, 1 cánh quân Biệt Động Quân của Chiến Đoàn 315 cũng ðụng ðịch ở gần trại Ngô Vãn Sang. Địch bám sát vào tuyến phòng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám trận ðịa nằm cách nhau 10-15 mét. Cho ðến giờ phút này, quân ta chiến ðấu vững vàng tự tin. Không có tình trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta ðẩy ðịch ra xa tuyến phòng thủ.
Lúc 20 giờ 00 tôi gọi trại Phù Đổng ở Sài Gòn. Nơi ðây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh và là nõi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III vừa ðặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền ðể nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không có cách gì liên lạc ðược. Tôi nóng lòng chờ lệnh của Sài Gòn. Tôi tự hỏi Đại Tướng Dương Vãn Minh, tân Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp gì không? Có lệnh gì mới cho chúng tôi không?
Đến 22 giờ 10 có chuông ðiện thoại reo, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở ðầu giây: “Tôi là Trung Tướng Có ðây, tôi ðang ở bên cạnh Đại Tướng, anh cho chúng tôi biết tình hình ở Biên Hòa như thế nào? ” ”Thưa Trung Tướng, tôi giữ thị xã Biên Hòa, Lê Minh Đảo giữ Long Bình, Toàn ðã bỏ chạy, phi trường Biên Hòa ðịch chiếm, áp lực ðịch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Hòa.” 1, 2, 3 phút trôi qua, ở ðầu giây, Tướng Có nói tiếp” “Đại Tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai, ðể Đại Tướng nói chuyện với bên kia ðược không?” Tôi trả lời không do dự: ”Được, tôi có thể giữ vững Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng mai.” Trong máy ðiện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại Tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: “Lệnh của Đại Tướng cho anh: Chỉ huy phòng thủ bảo vệ Biên Hòa ðến 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75. Chúc anh thành công.” Tôi ðáp nhận.
Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, ðịch bắt ðầu pháo dữ dội vào thị xã Biên Hòa, chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp bộ binh, chiến xa, cấp Trung Đoàn từ Ngã Ba Hố Nai – Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận ðịch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp ðảo ðịch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa ðịch bị bắn cháy. Địch rút lui.
Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở ðầu máy PC-25: “Báo anh hay tôi bị quân ðịch tràn ngập, Long Bình ðã bị chúng chiếm.” Tôi liền hỏi: “Anh hiện giờ ở ðâu? Có cần gì tôi không?” Đảo ðáp: “Tôi hiện ở gần nghĩa trang Quân Đội, ðang rút ði về hướng Thủ Đức.” Tôi cảm thấy ðau buồn và tội nghiệp Lê Minh Đảo vô hạn. Những nãm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, vì Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của tôi là lực lượng cơ ðộng số 1, và SĐ18BB của Đảo là lực lượng cơ ðộng số 2 của Quân Đoàn. (Trong tù, bọn cán bộ cộng sản rất ðể ý ðến hai chúng tôi vì ðã gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống cộng “ðiên cuồng” nhất.)
Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, ðịch lại pháo vào Biên Hòa, lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi ðoán chúng ðịnh tấn công dứt ðiểm Biên Hoà sau khi ðã chiếm ðược Long Bình. Tôi chuẩn bị sẽ tung cả 3 Chiến Đoàn Thiết Giáp vào trận ðánh quyết ðịnh, nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện 1 ðoàn chiến xa dẫn ðầu, bộ binh theo sau, liền bị Chiến Đoàn 315 ðánh chận ðầu và bọc sườn, chúng bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ ðó, thị xã Biên Hòa trở nên yên tĩnh.
Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30-4-75, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu ðể liên lạc với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không ðược. Tôi liền họp các Lữ Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Chiến Đoàn Trưởng và các Đõn Vị Trưởng Yểm Trợ. Chúng tôi trao ðổi tin tức và thảo luận tình hình ở mặt trận, tình hình trong thành phố Biên Hòa. Áp lực ðịch bên ngoài không còn nữa. Chung quanh bên ngoài thị xã, chỉ có hoạt ðộng lẻ tẻ của du kích, bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt ðêm qua, tôi có cho tãng cường canh giữ nhà giam Biên Hòa. Không có tình trạng dân chúng xuống ðường hô hào ủng hộ cộng sản. Tôi sung sướng nhất là thấy tinh thần của chiến sĩ ta rất tốt, không có tình trạng ðào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có tình trạng hãm hiếp cướp bóc trong thành phố, các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh. Trong ðêm qua có nhiều tốp lính bạn thuộc SĐ18BB rã ngũ ðịnh chạy qua thành phố, tôi ra lệnh chận lại, ðuổi họ trở ra, cưõng quyết không cho vào thành phố ðang giới nghiêm vì sợ có tình trạng gây mất tinh thần rã ngũ giây truyền như ðã xảy ra ở miền Trung trước ðây.
Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30-4-75, tôi kết luận buổi họp: “Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của ðịch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV ðang tập trung tấn công Sài Gòn. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng ðánh vào Thủ Đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết ðịnh kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III về tiếp cứu Sài Gòn.” Tất cả các Đơn Vị Trưởng ủng hộ quyết ðịnh này của tôi.
Tôi liền ban hành Lệnh Hành Quân và ðiều ðộng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III tiến về Sài Gòn theo kế hoạch sau ðây: Lấy ðường xe lửa Biên Hòa-Sài Gòn và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.
a) Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù + Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù (-1 Tiểu Đoàn) do Đại Tá Phan Vãn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên phải ðường sắt, chờ lệnh.
b) Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Liên (TQLC) chỉ huy: Tiến bên trái ðường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên trái ðường sắt, chờ lệnh.
c) Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh + Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân: Bố trí yểm trợ quân BCD, ND và TQLC rời vị trí phòng thủ, rút an toàn qua Câu Mới Biên Hòa trước. Sau ðó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Sài Gòn theo thứ tự như sau:
- Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy: Đi trước, ðến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí bên này cầu Bình Triệu, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Vãn Liên (TG) chỉ huy: Đi sau CĐ 315, ðến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí sau CĐ 315, chờ lệnh.
- Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Nguyễn Đức Dưỡng chỉ huy: Đi sau cùng, ðến Sài Gòn, bố trí sau BTL và Đơn Vị Yểm Trợ, chờ lệnh.
Trước khi lên trực thăng Chỉ Huy, tôi duyệt ðoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Hòa trong vòng trật tự, trang phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước ðây khi còn Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Campuchia. Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30-4-75.
Tôi lên trực thăng Chỉ Huy của Tướng Toàn do Thiếu Tá Cơ lái, chiếc trực thãng Chỉ Huy thư hai bay theo sau. Tôi cho trực thăng bay lượn trên thành phố Biên Hòa, quan sát thấy tình hình bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến ðều ðặn về hướng Sài Gòn. Những ổ kháng cự, những chốt của ðịch dọc trên trục tiến quân của ta bị ðè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi ðang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo vì không liên lạc ðược với Sài Gòn, khi quân ta về ðến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi ðang miên man suy nghĩ cách ðối phó thì ðột nhiên Thiếu Tá Cơ hỏi tôi : “Thiếu Tướng có muốn ra ði không? Tôi sẽ ðưa Thiếu Tướng ði.” Tôi liền hỏi lại: “Còn anh thì sao?” “Khi ðưa Thiếu Tướng ði xong, tôi sẽ trở về, tôi sẽ ở lại với vợ con còn ở Biên Hòa” “Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi ðã quyết ðịnh việc này từ lâu rồi.”
Chúng tôi bay về hướng Gò Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao ðộ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những ðoàn quân xa chở ðầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân cộng sản BV như những con rắn dài trên xa lộ Biên Hòa và trên Quốc Lộ 13 bò vô Sài Gòn. Hai trực thãng của chúng tôi ðáp xuống trại Phủ Đổng nơi ðặt BCH TGB và BTL/Quân Đoàn III. Tôi vội ði vào văn phòng tìm sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn phòng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có 1 Trung Úy mang huy hiệu Quân Đoàn III, tôi nói tôi muốn sử dụng ðiện thoại ðể liên lạc với BTL Biệt Khu Thủ Đô báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngõ Bắc Sài Gòn ðể tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở ðầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc ðược. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt ðạn pháo binh ðịch nổ ở hướng sân bay TSN. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa ðến Bình Triệu gần khu nhà thờ Fatima.
Trong khi tôi ðang lúng túng trong việc liên lạc với BKTĐ và Bộ Tổng Tham Mưu, thì thình lình tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến ðấu của Tổng Thống Dương Vãn Minh phát ra từ một máy thu thanh ðâu ðấy. Tôi nhìn ðồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.
Thế là hết . Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của mình và xem nhiệm vụ của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III ðến ðây là kết thúc. Tôi ðể cho các ðơn vị tự ðộng buông vũ khí ðầu hàng theo lệnh của Tổng Thống. Tôi không có gì ðể nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu ðã cùng tôi chiến ðấu ðến phút cuối cùng của cuộc chiến và cùng tôi giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ ðối với Quân Đội và Tổ Quốc.
3. Quan Điểm và Kết Luận
Sau khi ngưng chiến theo lệnh của Tổng Thống Dương Vãn Minh, tôi bị ðịch bắt, truy vấn, tù ðầy 17 nãm và sang Mỹ nãm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Mỗi năm cứ ðến ngày 30-4, tôi ðọc ði ðọc lại nhiều bài viết của bên Cộng Sản cũng như của bên ta về cuộc chiến tranh Việt Nam. Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biết khi viết về Biên Hòa thì không có bên nào nói ðúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược số 1 của MNVN, phi trường Biên Hòa còn là nõi ðặt bản doanh BTL/Quân Đoàn III và V3CT, ðầu não của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Hòa là cửa ngõ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ ðô Sài Gòn. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam Việt Nam.
Nhưng cho ðến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rõ về Biên Hòa trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho ðến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng ðược phõi bày. Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà mình là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều rất nhiều về mình, cái mà tôi không hề thích vì như Pascal nói: “Cái tôi là ðáng ghét” (Le moi est haissable). Nhưng anh Nguyễn Minh Tánh ðã viết sai sự thật về LĐ3KB do tôi chỉ huy, ðã xúc phạm ðến DANH DỰ của chúng tôi nên tôi có bổn phận với những ngưỡi ðã hy sinh và những người còn sống, phải cải chính và nói lại cho rõ ðể không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng ðã cùng tôi chấp nhận ở lại chiến ðấu ðến cùng.
Những nãm ðầu trong ngục tù, cán bộ Cộng Sản luôn truy vấn tôi kịch liệt. Chúng làm tổng kết chiến trang ðể rút kinh nghiệm chiến trường, chúng ngạc nhiên trước sức chiến ðấu của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, ðặc biết chúng bắt tôi viết ðề tài "Những nguyên nhân nào mà LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III do tôi chỉ huy không bị tan rã trước sức tấn công của Quân Đội Cách Mạng".
Chính miệng chúng nói với tôi: “Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III là ðại ðơn vị duy nhất của Quân Đội Sài Gòn chiến ðấu tới cùng cho ðến khi có lệnh ngưng bắn.” Chúng kể ra những thành tích chiến ðấu của Chiến Đoàn 318 trên chiến trường Campuchia thời Tướng Đỗ Cao Trí của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III mà chúng gọi là những tội ác “Trời không dung Đất không tha” và kết tội tôi ðã kéo dài chiến tranh nhiều năm.
Chúng ðã chọn và ðịnh ðưa một số chúng tôi ra Tòa Án Chiến Tranh của chúng xét xử như những tội phạm chiến tranh nếu không có áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Cộng Đồng thế giới tự do cũng như của dư luận Quốc Tế lúc bấy giờ.
Tôi không hề ân hận việc mình ðã làm, không hề hối tiếc hay than van về những hậu quả mà mình phải gánh chịu sau khi bị bắt. Nếu phải làm lại từ ðầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
TS.PHAM CAO DƯƠNG * BIÊN GIỚI VIỆT NAM
Phạm Cao Dương
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?
Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ
không nghe, còn có thể sai sứ sang phương bắc trình bày cho rõ
điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của
Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”.
Vua Lê Thánh Tông (1473)
”
Do thực tại địa lý, do hoàn cảnh nhân văn và lịch sử và do những quan niệm về chính trị, vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề vô cùng phức tạp và tế nhị. Vấn đề này đã được đặt ra ngay từ những ngày đầu của lịch sử dân tộc Việt Nam và tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong bài này người viết trình bày một cách tổng quát vấn đề biên giới Việt - Trung qua các triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, với nội dung gồm có ba phần: phần thứ nhất nói về tính cách phức tạp của biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc phần thứ hai nói về chủ trương và sách lược bảo vệ lãnh thổ của các triều đại Việt Nam ở miền biên giới này và phần thứ ba dành cho một số những cuộc tranh chấp điển hình.
Bài này được viết nhằm cung cấp cho độc giả một vài sự kiện quan trọng và những nhận định liên hệ tới nỗ lực của tổ tiên người Việt trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ đất nước, một nỗ lực không ngừng nghỉ kể từ ngày lập quốc cho đến những ngày hiện tại.
Tính cách phức tạp của vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Khi tìm hiểu vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhận xét đầu tiên người ta có thể đưa ra là cho đến thời kỳ Pháp thuộc, giữa hai nước không có đường biên giới như người ta quan niệm ngày nay mà chỉ có những vùng biên giới mà thôi. Đặc tính này bắt nguồn không những từ thực tại địa lý ở nơi tiếp giáp giữa hai quốc gia mà còn do những yếu tố nhân văn, lịch sử và quan niệm về chính trị của các triều đại trị vì nữa.
Trước hết là về địa lý. Giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc không có núi cao hay sông lớn có thể dùng làm ranh giới thiên nhiên.
- Những sông hay những núi được viện dẫn như những đường phân thủy chỉ là những đồi hay sông nhỏ, có khi chỉ được biết tới một cách mơ hồ và đã trở thành đầu mối của những tranh chấp.
Điển hình là sự lẫn lộn hay cố tình lẫn lộn giữa sông Đổ Chú và một sông nhỏ khác ở thượng nguồn của sông Chảy trong vụ tranh chấp về biên dưới giữa hai châu Vị Xuyên và Thủy Vĩ thuộc trấn Tuyên Quang của Việt Nam và phủ Khai Hóa thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào năm 1728.
Cũng vậy, với các núi Xưởng Chì hay Diên Xưởng, núi Tụ Long mà người viết dám chắc là các giáo sư sử địa hiếm người biết đến ngay cả nghe đến các địa danh này.
Các rặng núi lớn có hình cánh cung ở phía đông của sông Hồng thay vì nằm ngang theo hướng tây - đông để làm ranh giới giữa hai nước lại xòe ra theo hình nan quạt và mở rộng về phía bắc khiến cho sự xâm nhập từ phương bắc xuống trở thành dễ dàng.
Nhiều sông của Trung Quốc lại có nguồn từ trên đất Việt Nam hay ngược lại. Tính cách núi liền núi, sông liền sông của địa lý chính trị ở biên giới Hoa Việt này không những đã làm cho việc ngăn chặn các cuộc xâm lăng qui mô của người Tàu từ phương bắc xuống trở thành vô cùng khó khăn cho người Việt, mà còn làm cho ranh giới giữa hai nước không bao giờ ổn định.
Về phương diện nhân văn, miền biên giới Việt - Trung không phải là nơi cư trú của người Việt hay người Tàu mà là của nhiều sắc dân thiểu số của các miền núi như Tày, Nùng, Thổ, Mán...
- Những dân này đã ở cả hai phía, ranh giới cư trú thường không rõ ràng. Nhiều nhóm đã từ Trung Quốc di cư xuốngViệt Nam qua nhiều giai đoan lịch sử khác nhau.
Những con số được ghi trong tác phẩm Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ của các soạn giả Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn và Phạm Văn Thư, xuất bản năm 1930 ở Hà Nội, dưới thời Pháp thuộc, có thể cho ta một khái niệm về tính cách thiểu số của người Việt cư ngụ ở miền này so với các dân miền thượng.
Trước hết là ở tỉnh Lạng Sơn. Trong số 85.300 cư dân của tỉnh này, người Kinh hay người Việt chỉ có 3.120 người tức 4%, trong khi con số người Thổ là 38.900 người hay 36%, người Nùng là 37.500 người hay 44%, và người Hoa là 3.800 hay 4%.[i]
Ở Cao Bằng, trên tổng số dân là 87.000 người, số người Kinh chỉ có 1.200 người hay 1,4%, còn người Thổ là 39.930 người hay 46%, người Nùng 38. 750 người hay 44%, còn lại là người Tàu.
Còn ở Hà Giang thì trong tổng số dân là 69.600 người, người Kinh chỉ có 1.000 người, tức 1,4%, so với 20.600 người Thổ hay 31%, còn lại là người Lô Lô, 30%, người Mán, 14%... Các miền giáp ranh giữa các tỉnh này và các tỉnh miền Nam Trung Quốc do đó đã trở thành những vùng biên giới giữa hai nước.
Sự tùy thuộc vào nước này hay nước kia một phần nằm trong tay các thổ tù trưởng tức các lãnh tụ của các dân địa phương và sự trung thành của họ từ đó tùy theo chính sách của chính quyền trung ương đối với họ.
Về quan niệm chính trị của các triều đình liên hệ, vì là những miền đất ở xa kinh đô của cả hai nước Hoa, Việt, các vùng biên giới này được coi như những miền đất cơ mi hay ky mi là những miền đất làm phên giậu cho triều đình trung ương.
- Đây là một hình thức cai trị lỏng lẻo nhằm liên kết những miền đất xa xôi thay vì cai trị trực tiếp trong chế độ hành chánh thời cổ, ít nhất từ thời nhà Đường của Trung Quốc mà Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã tả rõ trong câu “Cơ mi các bộ man hoang ở ngoài.”
Các thổ tù trưởng do đó được cha truyền con nối cai trị lãnh thổ riêng của mình với điều kiện tuân phục triều đình trung ương.
Vượt lên trên các địa phương, quan hệ giữa các triều đình Trung Quốc và các triều đình Việt Nam cũng mang phần nào tính cách phong kiến của Á Đông theo đó Việt Nam chỉ là một chư hầu của Trung Quốc, lãnh thổ Việt Nam cũng là lãnh thổ Trung Quốc.
Điều này thường được thể hiện qua lời nói hay các thơ văn của các sứ giả Trung Quốc khi được các vua Việt Nam hỏi thăm về sức khỏe sau những cuộc hành trình tới kinh đô Việt Nam.
Việt Nam thường được người Tàu gọi là Giao Chỉ, hiểu ngầm là Giao Chỉ Quận, là một quận của nước Tàu qua tước phong các vua Tàu phong cho các vua Việt Nam là Giao Chỉ Quận Vương kể từ thời Vương Liễn nhà Đinh, kèm theo với danh vị Tiết Độ Sứ là một chức quan của người Tàu, kể cả sau khi tước vị An Nam quốc vương đã được phong cho vua Lý vào năm 1174 và Việt Nam chính thức trở thành An Nam Quốc và kéo dài rất lâu về sau này.
Thái độ phong kiến luôn luôn coi Việt Nam là Giao Chỉ quận này đã giúp cho các hoàng đế Trung Quốc giữ được thể diện mỗi khi phải nhượng bộ và trao trả lại những đất mà họ đã chiếm của Việt Nam, vì theo họ, trong thiên hạ đất nào chẳng là đất của thiên tử.
Rõ rệt nhất và gần với ta nhất là trong sắc văn của vua nhà Thanh viết vào năm Ung Chính thứ sáu, năm Bảo Thái thời Vua Dụ Tông nhà Lê (1728), gửi cho vua Việt Nam về việc trả lại vùng mỏ đồng Tụ Long cho Việt Nam, đoạn chính có viết: “Mới đây Ngạc Nhĩ Thái (Tổng Đốc Vân Nam và Quý Châu thời đó) đem bản tâu của quốc vương (vua Việt Nam thời đó) tiến trình, lời lẽ ý tứ trong bản tâu tỏ lòng cung kính, trẫm (vua Thanh) rất vui lòng khen ngợi. Vả lại, 40 dặm ấy nếu thuộc vào Vân Nam thì là nội địa của trẫm, nếu thuộc vào An Nam thì vẫn là ngoại vi của trẫm, không có chút gì phân biệt cả. Vậy chuẩn cho đem đất ấy ban thưởng cho quốc vương (vua Việt Nam) được đời đời giữ lấy.”[ii] Nói cách khác sự phân chia biên giới giữa hai nước Hoa, Việt mang nặng tính cách lịch sử và quan niệm chính trrị cổ thời. Đó là những giới hạn có tính cách hành chánh nhiều hơn là phân ranh quốc tế.
Chủ trương và sách lược bảo vệ lãnh thổ ở các miền biên giới của các triều đại quân chủ Việt Nam
Chủ trương này được xác định rất rõ ngay từ thời nhà Lý qua bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được truyền tụng là của Lý Thường Kiệt và được khẳng định bởi các triều đại kế tiếp.
- Trong bài Nam Quốc Sơn Hà tác giả đã khẳng định sự cương quyết của triều đình nhà Lý là sẽ không dung tha bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào lãnh thổ nước mình. Nhưng đó là một thứ tuyên ngôn nói với người ngoài, với kẻ địch, một kẻ địch lớn hơn và mạnh hơn gấp bội nước Việt Nam thời đó.
Lê Thánh Tông, bốn thế kỷ sau, năm Hồng Đức thứ tư (1473), khi dụ Thái Bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy là người ở trong nước đã nghiêm khắc khẳng định: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương bắc trình bày cho rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di.”[iii]” Lời dụ này vừa là một nghiêm lệnh, vừa là một sách lược.
Đền thờ Vua Lê Thánh Tông ở Thị xã Sơn La.
Đó là không được nhượng bộ dù là nhượng một thước núi, một tấc sông, vì đó là của cha ông để lại, phải cương quyết tranh biện bảo vệ đến cùng không cho kẻ địch lấn dần ngay tự bước đầu ở mức độ địa phương. Nếu kẻ địch không nghe thì triều đình sẽ sai sứ sang biện bạch phải trái theo phương thức ngoại giao. Còn kẻ nào dám đem dù là một tấc đất dâng cho giặc thì không phải chỉ là bị tử hình mà thôi, mà còn bị tru di nghĩa là giết ba họ nữa. Đây là hình phạt nặng nhất của thời quân chủ, một tội dành cho những kẻ khi quân, phản quốc.
Thực thi chủ trương và đường lối kể trên, các nhà cầm quyền quân chủ Việt Nam đã phải đương đầu vừa với các thổ châu mục của mình, vừa với các quan lại địa phương Trung Quốc ở miền giáp ranh với những địa điểm tranh chấp và với triều đình Trung Quốc. - Đối với các thổ mục địa phương, các chính sách được dùng là vừa uyển chuyển, vừa khoan dung, phủ dụ, vừa kết thân, vừa cứng dắn, nghiêm khắc trừng phạt với mục tiêu trước sau không đổi là giữ vững biên cương. Đối với các quan lại và triều đình Trung Quốc thì nhún nhường, khéo léo, lựa những danh sĩ thông minh, lanh lẹ, có tài biện luận, đồng thời kiên trì tranh đấu, không bỏ cuộc, cố gắng duy trì sự tranh chấp, không nhượng bộ để thiệt thòi cho nước mình hầu có thể đặt vấn đề lại sau này.
Để bảo đảm sự trung thành của các thổ mục địa phương, ngoài chính sách cai trị lỏng lẻo, để cho các châu mục cha truyền, con nối như các họ Hoàng, họ Vi, họ Nùng , họ Chu, họ Giáp, họ Thân, họ Hà, họ Đèo... tự trị trong các lãnh thổ của họ, các vua nhà Lý còn dùng hôn nhân để ràng buộc họ chặt chẽ hơn với triều đình trung ương, không phân biệt kinh thượng.
Việc các vua nhà Lý gả các công chúa cho các châu mục miền núi đã được ghi nhận trong chính sử Việt Nam khá nhiều như năm 1029 Lý Thái Tông gả Công Chúa Bình Dương cho châu mục Lạng châu là Thân Thiện Thái, năm 1082, dưới thời Lý Nhân Tông, Công Chúa Khâm Thánh được gả cho châu mục Vị Long là Hà Di Khánh, năm 1142, dưới thời Lý Anh Tông, Công Chúa Thiều Dung được gả cho Dương Tự Minh là thủ lãnh châu Phú Lương, năm 1167, cũng dưới triều Lý Anh Tông, Công Chúa Thiên Cực được gả cho châu mục Lạng Châu là Hoài Trung Hầu... Trước đó Tống Sử hay một sách khác thời nhà Tống cũng chép là tổ tiên của họ Thân, trước mang họ Giáp, là Giáp Thừa Quí lấy con gái của Lý Công Uẩn, tức Lý Thái Tổ, con Thừa Quí là Thiệu Thái, lại lấy con gái của Đức Chính, tức Lý Thái Tông, rồi con Thiệu Thái là Cảnh Long, lại lấy con Nhật Tôn, tức Lý Thánh Tông... Ngược lại, Lý Thái Tông lại chọn con gái Đào Đại Di ở châu Chân Đăng đưa về làm hoàng phi.
Vũ Quán có từ đời vua Lý Thái Tổ 1010 - 1028
Đối với những lãnh tụ đã làm phản như trường hợp cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao, các vua cũng tỏ ra rất khoan dung.
Mở đầu, năm 1038, khi Nùng Tồn Phúc xưng đế chống lại triều đình , Lý Thái Tông thân chinh đi đánh bắt được Tồn Phúc đem về kinh xử trảm, con là Trí Cao và vợ là A Nùng chạy thoát được và trở về lập ra nước Đại Lịch, tiếp tục chống lại vào năm 1041. Lý Thái Tông lại thân chinh đi đánh, bắt được Trí Cao nhưng thương tình cha và anh đã bị giết nên không những tha cho về lại còn sai sứ đến tận nơi phong hàm thái bảo.
Sau đó mẹ con Trí Cao lại xưng đế, làm phản, chống lại cả hai triều Tống ,Việt nhưng cuối cùng bị đánh thua phải bỏ chạy sang nước Đại Lý rồi chết ở đó. Hai lần làm đại nghịch nhưng các triều đình Việt Nam đương thời và sau này vẫn tỏ ra rất khoan nhượng với họ Nùng và những người liên hệ, bằng cớ là ở Cao Bằng các vua Việt Nam vẫn để cho người địa phương lập đền thờ cả hai mẹ con Nùng Trí Cao.
Hai đền này nằm trên hai ngọn núi trong số bốn ngọn bao bọc chung quanh tỉnh Cao Bằng là núi Kỳ Cầm ở phía bắc (đền thờ Nùng Trí Cao), và núi Kim Phả ở phía đông (đền thờ A Nùng, gọi là đền Bà Hoàng), cho đến năm 1930 hãy còn.
Nhà Tổ, nhà Tăng, và đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao.
Chính sách được goi là hòa thân này cộng thêm với vị trí gần gũi với kinh đô Thăng Long của người Việt hơn là kinh đô của người Tàu và chắc chắn các đường tiếp tế các sản phẩm của miền đồng bằng và miền biển, nhất là muối từ châu thổ Sông Hồng chắc chắn đã là những tác tố vô cùng trọng yếu của sự trung thành của các châu mục với các triều đình Việt Nam hơn là với triều đình Trung Quốc.
Trong cách tranh biện để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, người ta thấy công tác đã được thực hiện ở hai cấp địa phương và trung ương. Ở địa phương các thổ mục đóng vai trò chính yếu . Vì là người địa phương, họ nắm vững tình hình từ địa lý thiên nhiên qua từng con sông, từng ngọn suối, từng trái đồi, từng cột mốc... đến tình hình dân cư với những ruộng nương, nhà cửa, đền thờ của họ, biết rành rẽ hơn những quan lại được cử từ miền xuôi lên. Không những thế, vì được tự trị, những lãnh thổ được trao cho họ được họ coi là phải cẩn trọng giữ gìn. Chỉ đến khi cần phải tranh luận phải trái giữa hai triều đình trung ương, vai trò của các nhà trí thức, các sứ thần mới được đặt ra.
Một số những cuộc tranh chấp điển hình
Với chủ trương bảo vệ từng thước núi, từng tấc sông, các triều đại quân chủ Việt Nam một mặt đã cương quyết đấu tranh để bảo vệ những phần đất đã có, mặt khác đã kiên trì đòi lại những lãnh thổ đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm, ngoại trừ hai trường hợp nhượng đất quá nhiều dưới thời Hồ Quí Ly hay dâng đất dưới thời Mạc Đăng Dung.
Cả hai trường hợp này, đặc biệt là trường hợp Mạc Đăng Dung, những người chủ trương đã bị hậu thế lên án nặng nề. Cả hai triều đại này đều bị gọi là ngụy, không phải chỉ vì có nguồn gốc là do sự thoán nghịch mà ra mà còn là vì những hành động bị coi như là phản quốc nữa. Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược, đã viết về Mạc Đăng Dung như sau:
”Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quí cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ.... Cho nên dẫu có lấy được giang sơn nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh vực mặc lòng, một cái cơ nghiệp dựng bởi sự gian ác hèn hạ như thế thì không bao giờ bền chặt được. Cũng vì cớ ấy cho nên con cháu họ Lê lại trung hưng lên được.”[iv]”
Trên bình diện tích cực, trong phần cuối của bài này, ta nhìn lại ba trường hợp điển hình trong đó các vua quan Việt Nam nói riêng, và người Việt Nam nói chung, đã tỏ ra hết sức kiên nhẫn và cương quyết trong công cuộc bảo vệ biên cương của nước mình. Đó là là các cộc đấu tranh để đòi lại châu Quảng Nguyên, các châu Vật Dương, Vật Ác thời nhà Lý và vùng mỏ đồng Tụ Long trong những giai đoạn sau này.
Quảng Nguyên là tên cũ của một châu thuộc tỉnh Cao Bằng, từ thời nhà Lê được đổi thành Quảng Uyên. Dưới nhà Lý, để trả đũa việc Lý Thường Kiệt và Tôn Đản sang đánh các châu Khâm, châu Liêm và châu Ung thuộc các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc vào năm 1075, năm 1076 nhà Tống sai Quách Quì sang đánh Đại Việt . Bị quân Đại Việt chống trả kịch liệt lại không hợp thủy thổ, quân Tống bị thiệt hại nặng nề phải rút lui, nhưng vẫn giữ các châu Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô, Mậu và huyện Quang Lang. Trong số các châu huyện này Quang Lang và Quảng Nguyên là quan trọng hơn cả vì Quang Lang, sau này được nhà Lê đổi là Ôn Châu là cổ họng của châu Ung, còn Quảng Nguyên là nơi có nhiều mỏ vàng và mỏ bạc. Để thu hồi lại hai châu này, nhà Lý đã dùng cả quân sự lẫn ngoại giao.
Huyện Quan Lang đã được Lý Thường Kiệt chiếm lại không lâu sau đó, có lẽ cùng lúc với các châu Tô Mậu và Môn. Riêng châu Quảng Nguyên, việc đòi lại phức tạp hơn vì khả năng sản xuất vàng bạc của địa phương này. Ở đây đường lối ngoại giao đã được sử dụng.
Hai lần nhà Lý đã sai sứ bộ sang thương nghị. Lần thứ nhất không thành công vì các quan địa phương nhà Tống viện cớ lời biểu của vua Lý có dùng có dùng chữ húy của triều Tống không nhận. Lần thứ hai, sứ bộ do Đào Tông Nguyên cầm đầu, đem theo năm con voi làm đồ cốngvới lời yêu cầu nhà Tống trả lại các đất quân Tống đã chiếm. Nhà Tống ưng thuận với điều kiện nhà Lý trả lại tất cả những dân các châu Khiêm, Liêm và Ung đã bị quân của Lý Thường Kiệt và Tôn Đản bắt về Đại Việt trước đó. Nhà Lý ưng thuận và Quảng Nguyên đã trở về với Đại Việt. Sự hoàn trả Quảng Nguyên cho Đại Việt đã làm cho nhiều người bên nhà Tống bất mãn. Hai câu thơ châm biếm: “Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim” có nghĩa là vì tham voi Giao Chỉ nên mất vàn Quảng Nguyên mà các tác giả Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca dịch sang thơ là “Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng Nguyên” đã được họ làm trong trường hợp này. Thắng lợi này xảy ra vào năm 1079 dưới thời Lý Nhân Tông.
Chùa Một Cột
Tháng 5, 2014; chùa Một Cột đang được tu sửa lớn. Không biết kiến trúc nguyên thủy của chùa có được duy trì như xưa không? Ảnh VH
Thành công trong việc đòi lại châu Quảng Nguyên và một số đất khác ít năm sau, Việt nam đã không thành công trong việc đòi lại các động Vật Dương, Vật Ác từ trước đã bị các thổ mục họ Nùng dâng cho nhà Tống, mặc dầu sứ bộ nhà Lý do Lê Văn Thịnh, vị thủ khoa của khoa thi đầu tiên của người Việt cầm đầu đã tranh luận gay gắt. Phản bác lại chủ trương của các quan nhà Tống cho rằng các đất nà là của Tống vì do các thổ mục địa phương dâng cho nhà Tống vì họ qui phục nhà Tống., Lê văn Thịnh lý luận rằng “Đất thì có chủ; bọn thuộc lại giữ đất đem dâng nộp và trốn đi, thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Coi giữ đất cho chủ lại tự ý lấy trộm tất không tha thứ được, mà ăn hối lộ và tàng trữ của ăn trộm pháp luật cũng không dung. Huống chi, bọn chúng lại có thể làm nhơ bẩn cả sổ sách của quí vị hay sao?”
Không những quyết tâm bảo vệ lập trường, các vua quan Đại Việt còn tỏ ra rất kiên trì. Các cuộc thương nghị đã diễn ra cả thảy sáu lần những đều bị nhà Tống khước từ, cuối cùng đã bị bỏ dở.
Thắng lợi trong việc đòi lại được mỏ đồng Tụ Long xảy ra vào năm 1728, năm Bảo Thái thứ 9, thời Vua Trần Dụ Tông. Thắng lợi này có thể coi là điển hình nhất trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ của các triều đại quân chủ Việt Nam.
Mỏ đồng ở tống Tụ Long
Để kết luận ta có thể nói là trong suốt mười thế kỷ tồn tại, các triều đại gọi là quân chủ Việt Nam đã luôn luôn quan tâm đến sứ mạng vô cùng thiêng liêng là bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn, trường kỳ và tế nhị, đôi khi nguy hiểm, trong đó từ vua quan, nho sĩ trí thức, hoàng phi, công chúa… đến các dân thiểu số ở các vùng biên giới xa xăm đều đã cùng nhau đóng góp cho nỗ lực chung.
Điều đáng chú ý ở đây là trong chính sách hoà thân của các triều đình thời đó, các vua đã hy sinh luôn cả hạnh phúc cá nhân và gia đình của chính mình, đem các công chúa gả cho các thổ tù trưởng ở những vùng biên cương hẻo lánh, xa xôi vào lúc giao thông liên lạc còn vô cùng khó khăn, hiểm trở. Nỗi nhớ thương, đau đớn, xót xa khó có thể tưởng tượng là lớn lao đến chừng nào.
Nói như vậy nhưng ta cũng không nên quên tình cảm và sự can đảm của các thổ tù trưởng miền biên giới dành cho Triều Đình Việt Nam. Giữa triều đình Trung Quốc, mạnh hơn, các thổ tù trưởng này đã lựa chọn triều đình Việt Nam và từ đó họ đã gặp phải không ít khó khăn.
Cuối cùng là các nhà trí thức. Vai trò của những nho sĩ được trao cho trách nhiệm đi sứ để biện minh cho chủ quyền của nước mình cũng không phải là một việc làm đơn giản, dễ dàng, không vất vả và không nguy hiểm. Lời dặn dò gần như là cảnh cáo của Lê Thánh Tông dành cho Thái Bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy năm Hồng Đức thứ tư (1473) được dẫn trên đây, đã nói lên điều đó. Nhưng cuối cùng thì, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi, họ đã thành công trong sứ mạng thiêng liêng, cao cả của mình khiến người sau khi đọc đến những đoạn này không chỉ kính phục mà thôi mà còn ngậm ngùi, thương xót nữa.
Phạm Cao Dương
California - Những ngày cuối năm 2015
[i] Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn và Phạm Văn Thư, Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ. Hà Nội, Lê Văn Tân, 1930, in lần thứ tư, tr 61.
[ii] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tập hai. Hà Nội: Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1998, tr. 468-469.
[iii] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập II, Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã hội, 1993, tr. 462.
[iv] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, quyển II. Saigon: Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu, 1971, tr. 17.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Hậu Lê & Mạc
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Hậu Lê phản ánh những hoạt động quân sự – ngoại giao giữa nhà Hậu Lê ở Việt Nam với các triều đại nhà Minh, nhà Thanh của Trung Quốc xung quanh vấn đề biên giới phía bắc Đại Việt. Mặc dù từ sau khởi nghĩa Lam Sơn (1427) đến trước trận Ngọc Hồi-Đống Đa (1789), Việt Nam và Trung Quốc không có cuộc chiến tranh lớn nào nhưng biên giới phía bắc thường có tranh chấp. Trong một số trường hợp, việc tranh chấp bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của các thổ quan địa phương hai bên tự ý cướp phá bên kia. Một số trường hợp khác còn do sự tác động chủ ý của chính quyền trung ương cả hai bên.
Thời Lê sơ
Phía Đông bắc
Vùng thường xảy ra tranh chấp là địa phận Khâm châu cũ, tức phía tây Quảng Đông giáp huyện Hải Ninh của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam hiện nay. Trên dọc tuyến biên giới đông bắc, địa điểm quan trọng nhất về quân sự là Như Tích, các triều đại Trung Quốc từ nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh đều đặt doanh luỹ phòng thủ.
Ngay từ cuối năm 1427 khi khởi nghĩa Lam Sơn sắp kết thúc, thổ quan Hoàng Kim Quảng đã mang 19 thôn và 4 động Tư Lẫm, La Phù, Cổ Sâm, Cát Nguyên thuộc Khâm châu theo Lê Lợi. Lê Lợi cho nhập 4 động đó vào châu Vạn Ninh và phong Hoàng Kim Quảng làm Kinh lược sứ.
Năm 1428, Hoàng Lộc Thụ ở đô Như Tích mang quân về theo Đại Việt. Năm 1434, Hoàng Khoan ở phương bắc liên lạc với Đại Việt, đánh cướp biên giới Trung Quốc ở đô Chiêm Lãng.
Các quan lại ở Quảng Đông cùng kiến nghị vua Minh sai sứ mang sắc dụ sang đề nghị nhà Lê trả lại các thôn, động. Năm 1442, nhà Minh sai sứ sang, đúng lúc Lê Thái Tông vừa mất, tân quân Lê Nhân Tông lên thay. Nhà Lê không đáp ứng việc này. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, nhà Lê cử các đoàn sứ bộ sang nhà Minh các năm 1442, 1444 và 1447 bàn “việc địa phương châu Khâm”. Năm 1447, khi đoàn sứ Đại Việt của Hà Phủ về nước, nhà Minh trao cho sắc dụ hẹn sẽ cử sứ đến điều tra để thương lượng phân định lại biên giới.
Năm 1448, nghe tin nhà Minh cử tổng binh Quảng Đông mang quân đến hội khám ở biên giới, Lê Nhân Tông cử Lê Khắc Phục, Bùi Cầm Hổ, Đào Công Soạn và Lê Thiệt mang 12000 quân lên biên giới, hợp với quân ở trấn An Bang dàn trận phòng thủ, chuẩn bị giao tranh. Nhưng cuối cùng quân nhà Minh không tới. Sau năm 1448, tình hình dịu xuống nhưng cả hai bên đều tăng cường phòng thủ.
Châu An Bình, Tư Lang
Vụ tranh lấn biên giới đầu tiên xảy ra năm 1438 tại châu An Bình, Tư Lang và châu Tư Lang Hạ. Theo Minh sử và Minh thực lục, vùng châu An Bình, huyện Long Châu, phủ Thái Bình (Quảng Tây) và châu Tư Lăng bị thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt là Nông Nguyên Hồng xâm lấn, chiếm 2 động và 21 thôn. Nhà Minh cử Cao Dần và Thang Đỉnh sang Đại Việt. Sách Bang giao chí của Phan Huy Chú có ghi lại nội dung thư của Lê Thái Tông gửi Tu Bố chính Quảng Tây cho rằng do chính thổ quan châu An Bình và châu Tư Lăng bên Trung Quốc đánh lấn châu Tư Lang của Đại Việt trước.
Minh Anh Tông yêu cầu Tổng binh Quảng Tây điều tra việc tranh chấp và đề nghị Đại Việt hội khám vào năm 1442. Phía Đại Việt cử Đào Công Soạn dẫn đầu đoàn tham gia hội khám, nhưng không kết quả. Thổ quan hai bên tiếp tục có những hành động lấn chiếm. Trong công văn gửi nhà Minh năm 1444, nhà Lê tiếp tục tố cáo việc này. Năm 1447 hội khám diễn ra, thống nhất 11 thôn thuộc về Long châu của nhà Minh và 6 thôn thuộc về Hạ Tư Lang của Đại Việt.
Sang thời Lê Thánh Tông, nước Đại Việt cường thịnh. Vua Thánh Tông đổi gọi châu Hạ Tư Lang là Hạ Lang.
Năm 1467, thổ quan Trấn Yên thuộc Quảng Tây là Sầm Tổ Đức mang 1000 quân đóng ở Am Động, tung tin đuổi bắt “giặc Sầm Vọng” thừa cơ tràn sâu vào châu Thông Nông của Đại Việt, sau đó lại tấn công Bảo Lạc. Theo Minh Thực lục, sau một thời gian vượt biên giới, Tổ Đức bị quân Đại Việt đánh lui.
Tháng 4 năm 1467, Sầm Tổ Đức lại sai Tống Thiệu mang quân lấn ải Toả Thoát. Lê Thánh Tông bèn cử sứ bộ sang Bắc Kinh năm 1468 tố cáo việc này với Minh Hiến Tông. Hiến Tông sai Bộ Binh lệnh cho các quan chức ở Quảng Tây điều tra vụ việc. Sau đó không thấy sử sách nhắc tới kết quả vụ việc này. Đến tháng 10, viên quan châu An Bình của Trung Quốc là Lý Lân lại mang 8000 quân đánh lấn châu Hạ Lang, bị quân Đại Việt đánh chặn, thua chạy về. Trấn thủ Thái Nguyên theo lệnh của triều đình bèn gửi thư chất vấn việc xâm lấn. Việc giằng co ở vùng biên của đôi bên kéo dài tới năm 1470 mới tạm ngừng.
Năm 1480, Tổng binh Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán mang 600 quân tới Cảm Quả, mở cửa ải thông sang Ôn châu, tiếp giáp châu Tư Lăng của Trung Quốc, lấn đất và dựng gióng chắn rào ngang. Đầu mục nhà Minh là La Truyền mang quân đến phá rào. Cùng năm đó, dân châu Tư Lăng của Trung Quốc tràn sang châu Lộc Bình của Đại Việt. Nhà Lê làm công
văn trách châu Tư Lăng và đòi lại của cải, đồng thời lại làm công văn chất vấn Tổng đốc Lưỡng Quảng về việc này.
Phía Tây bắc
Ngoài các vị trí quân sự, ở đây còn những mỏ vàng, bạc, thiếc, đồng, sắt… Tranh chấp vùng này xảy ra chủ yếu thời Lê Thánh Tông.
Năm 1464, đầu mục ở Mạnh Thích thuộc châu Ninh Viễn của Đại Việt chỉ huy người Thái sang xâm nhập các thôn thuộc phủ Lâm An, Vân Nam. Tri phủ Lâm An giấu không dám tâu lên triều đình, sau nhà Minh mới phát hiện ra.
Tháng chạp năm 1473, một số người Trung Quốc ở Long châu lẻn vào châu Văn Uyên. Năm 1475, trấn thủ Vân Nam là Tiền Năng sai Quách Cảnh mang thư sang Đại Việt và nhận quà biếu của nhà Lê. Lê Thánh Tông sai Lê Hoằng Dục đi sứ, Quách Cảnh về nước, giải bọn Quang Ngọc qua đường Vân Nam tới Bắc Kinh. Theo Minh sử, việc đi sứ lẽ ra theo đường Quảng Tây, nhưng Quách Cảnh nhận hối lộ của Đại Việt, cho đoàn sứ đi đường Vân Nam. Đại Việt cho hơn 600 phu đi trước, quân Đại Việt theo sau, gây rối loạn cho Vân Nam. Vân Nam mấy lần cáo cấp, nhà Minh mấy lần ra sức dụ, “lời lẽ mềm dịu” nhưng Lê Thánh Tông “vẫn ngang ngạnh không sợ”.
Năm 1474, quân Đại Việt đi dẹp loạn của Hoàng Chương Mã tại châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang, trong lúc đánh đuổi lại vượt biên giới vào sâu lãnh thổ Vân Nam. Nhà Minh lại gửi thư trách, Lê Thánh Tông bèn gửi thư xin lỗi. Để giữ yên mặt nam, trấn thủ Vân Nam của nhà Minh là Vương Thứ đề nghị tạm ngừng thu thuế cho dân phủ Lâm An (Vân Nam) và điều 4000 quân thay nhau canh phòng. Vua Minh Hiến Tông cho rằng nếu tăng quân sẽ khiến Đại Việt “nảy sinh hiềm khích” nên chỉ hạ lệnh tạm ngừng thu thuế cho dân vùng biên.
Năm 1479, lại xảy ra vụ việc Lê Thánh Tông sai 800 quân lấy cớ đuổi giặc cướp rồi lấn sang huyện Mông Tự (Vân Nam) dựng doanh trại ở đó. Sau một thời gian bị quân Minh địa phương ráng sức ngăn cản, quân Đại Việt mới rút về. Đây chính là thời điểm Lê Thánh Tông tiến đánh Ai Lao, gần biên giới Vân Nam. Chiến tranh ở Ai Lao khiến nhà Minh lo ngại, tăng cường thêm quân bố phòng. Năm 1480, khi Đại Việt đánh Lão Qua, nhà Minh ra lệnh cho các quan trấn thủ phải tăng cường phòng bị và quân lính ở biên giới Vân Nam “không được giao thiệp với người Di”.
Không lâu sau, người Thái đen ở châu Ninh Viễn của Đại Việt lại xâm lấn sang thôn Xạ Lý thuộc Vân Nam. Trấn thủ Ngô Thành tâu báo về, nhà Minh theo đề nghị bèn gửi sắc dụ trách Lê Thánh Tông và lập Ty tuần kiểm ở nút địa giới giữa châu Ninh Viễn của Đại Việt và châu Kiến Thuỷ của Trung Quốc để phòng quân cướp. Nhà Lê sai Nguyễn Văn Chất đi sứ gửi thư phân trần việc này.
Kể từ năm 1480 trở về sau, vùng biên giới Tây bắc yên ổn.
Thời Lê trung hưng
Quan hệ Mạc – Minh
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Trang Tông lên ngôi, tái lập nhà Lê. Lê Trang Tông cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc. Trước việc bị bức bách, năm 1541, Mạc Đăng Dung phải tự trói mình lên biên giới xin hàng nhà Minh, cắt hai châu Như Tích, Chiêm Lãng (vốn được Hoàng Kim Quảng mang về theo nhà Lê năm 1427) thuộc An Bang cho nhà Minh. Kết quả nhà Mạc được nhà Minh công nhận cai trị Đại Việt, nhưng hạ từ An Nam quốc xuống An Nam Đô thống sứ ty. Từ đó tình hình biên giới phía bắc khá yên ổn, nhà Mạc không còn gặp phải sự uy hiếp của nhà Minh.
Khi Mạc Mậu Hợp lên ngôi, nhà Mạc đã suy yếu, thường thất thế trước quân Nam triều nhà Lê. Nhà Mạc dùng chính sách tăng cường ngoại giao, cống nạp cho nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ khi bị thất thế.
Năm 1592, quân Nam triều do Trịnh Tùng chỉ huy chiếm được Thăng Long, bắt giết Mạc Mậu Hợp. Họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng. Nhà Lê trở lại Thăng Long, quyền cai trị thực tế trong tay các chúa Trịnh.
Vấn đề biên giới phía bắc giữa nhà Lê với phương bắc trong thời kỳ suy tàn của nhà Minh và sau đó là nhà Thanh có những thay đổi lớn so với thời Lê Sơ.
Vấn đề Cao Bằng của họ Mạc
Sau khi chiếm được Thăng Long, nhà Hậu Lê xin cầu phong của nhà Minh. Sau lần hội khám năm 1597, nhà Minh vẫn chỉ phong cho Lê Thế Tông làm An Nam đô thống sứ ty như phong cho nhà Mạc trước đây. Đồng thời, nhà Minh dùng uy thế “thiên triều” ép họ Trịnh cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc cát cứ.
Vì bị người Nữ Chân ở phương bắc do Nỗ Nhĩ Cáp Xích đứng đầu uy hiếp, nhà Minh suy yếu không thể gây chiến với phương nam, vấn đề biên giới Việt-Trung yên ổn trong khá nhiều năm. Phía nhà Lê, nhiều lần điều quân chống họ Mạc nhưng chiến tranh cũng kéo dài, khi yếu thế họ Mạc thường chạy sang Trung Quốc và khi quân Lê-Trịnh rút về thì họ Mạc lại trở về Cao Bằng.
Năm 1644, nhà Minh bị nhà Thanh tiêu diệt. Các vua Nam Minh nổi dậy cố khôi phục nhà Minh. Trong hoàn cảnh đó phía Lê – Trịnh vẫn thần phục nhà Minh. Năm 1647, tranh thủ sự ủng hộ của nhà Lê, Quế vương Chu Do Lang phong vua Lê làm An Nam Quốc vương và năm 1651 phong chúa Trịnh làm An Nam phó vương.
Năm 1662, nhà Nam Minh bị nhà Thanh diệt. Do nhà Thanh tiếp tục ủng hộ họ Mạc, vấn đề Cao Bằng vẫn không được giải quyết. Tới năm 1673, Mạc Kính Vũ ủng hộ Ngô Tam Quế phản nhà Thanh, vì vậy không được sự hậu thuẫn từ phương bắc nữa. Năm 1677, Trịnh Tạc sai Đinh Văn Tả đánh chiếm Cao Bằng, Mạc Kính Vũ bỏ chạy sang Long châu không trở về được nữa.
Sau khi lấy lại Cao Bằng, họ Trịnh vẫn phải đối phó với các dư đảng họ Mạc câu kết với chúa Bầu. Vũ Công Tuấn khiến các thổ ty nhà Thanh lợi dụng chiếm giữ vùng biên rộng lớn ở phía tây Cao Bằng. Theo các sử gia, do áp dụng chính sách ngoại giao bạc nhược, chính quyền vua Lê chúa Trịnh đã để cho các quan lại vùng biên nhà Minh sang cướp phá và một số đất đai phía bắc lọt vào tay các thổ ty nhà Thanh.
Vấn đề Tuyên Quang của họ Vũ và trấn Hưng Hoá
Các chúa Bầu họ Vũ trấn giữ Tuyên Quang từ thời nhà Mạc. Khi nhà Mạc cai trị Thăng Long thì theo Lê chống Mạc; khi nhà Lê trung hưng lại cùng Mạc chống Lê.
Sau khi Vũ Công Đức bị giết, nhà Lê phong cho con Đức là Vũ Công Tuấn làm Khoa quận công. Năm 1672, nhân lúc triều đình sơ hở, chúa Trịnh mang đại quân đi đánh chúa Nguyễn phía nam, Vũ Công Tuấn trốn về Tuyên Quang. Tuấn câu kết với dòng dõi họ Mạc là Mạc Kính Vũ, tự xưng Tiểu Giao Cương Vương và chạy sang Vân Nam nhờ nhà Thanh giúp sức. Thổ ty phủ Khai Hóa (Vân Nam) nhà Thanh nhân dịp này chiếm đất hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thuỷ vĩ thuộc Hưng Hoá, cướp dân của Đại Việt, cho đặt Tuần ty ở các động ven biên giới để thu thuế.
Theo tờ tấu của sứ thần Đại Việt năm 1691, trong các năm 1688 và 1690, Thổ ty nhà Thanh đã chiếm của Đại Việt các châu động sau:
1. Thổ ty Khai Hoá (Vân Nam) chiếm các xã thôn: Bách Đích, Mỹ Phong, Túc Lẫm, Hữu Sào, Ngọc Tỷ ở châu Bảo Lạc (Tuyên Quang); các động Đông Mông, Vô Cửu, Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và 28 thôn ở các động ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá).
2. Thổ ty Mông Tự (Vân Nam) xâm chiếm 25 thôn của động Trình Hàm ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá).
3. Thổ tù họ Nùng ở xâm lấn 4 động ở châu Quỳnh Nhai, 3 động châu Chiêu Tấn và các châu Quang Lang, Hoàng Nham, Hợp Phi (Hưng Hoá).
Trong những vùng bị lấn chiếm, nhiều nơi có khoáng sản quý (chì, đồng). Tuy nhiên, bản tấu trình này của nhà Lê không được vua Khang Hy nhà Thanh trả lời.
Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình nhà Lê bắt giết. Cùng năm, Sầm Trì Phượng ở châu Tiểu Trấn Yên bên Trung Quốc lại sang quấy rối vùng biên thuộc châu Bảo Lạc (Tuyên Quang). Năm 1701, Thổ ty phủ Tư Lăng nhà Thanh là Vi Vinh Diệu kéo sang lấn ruộng lúa của dân châu Lộc Bình.
Tổng Tụ-Long
Trước tình hình đó, các chúa Trịnh kiên trì chính sách ngoại giao để đòi lại đất. Năm 1725, thời vua Ung Chính, sứ giả Đại Việt lại được Trịnh Cương cử sang thương thuyết về vấn đề biên giới, hai bên giằng co nhưng không có kết quả. Sang năm 1726, vua Ung Chính chấp nhận trả lại 80 dặm trong số 120 dặm chiếm ở hai châu Vị Xuyên và Thuỷ Vĩ, còn 40 dặm chỗ có xưởng đồng thì nhà Thanh không trả.
Tới năm 1728, Ung Chính mới đồng ý trả nốt 40 dặm có mỏ đồng Tụ Long. Trịnh Cương cho Nguyễn Huy Nhuận và Nguyễn Công Thái làm sứ lên nhận đất. Ban đầu thổ ty phủ Khai Hóa nhà Thanh muốn giữ lại các sách ở Bảo Sơn nên chỉ sai chỗ khác, bảo đó là sông Đổ Chú. Tuy nhiên Nguyễn Công Thái biết là gian trá, bèn tự mình xông pha lặn lội vào chỗ hiểm trở, đi qua các xưởng bạc, xưởng đồng, nhận ra đúng chỗ sông Đổ Chú. Thổ ty phủ Khai Hóa phải thừa nhận và Nguyễn Công Thái dựng bia làm nơi giáp ranh, lấy sông Đổ Chú làm ranh giới hai nước.
Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài nổ ra (1739), chúa Trịnh phải lo đối phó và không kiểm soát nổi toàn bộ biên giới, đất đai phía tây bắc phủ An Tây (Hưng Hoá) giáp Vân Nam cũng bị nhà Thanh dưới thời Càn Long lấn chiếm. Khi Hoàng Công Chất nổi dậy đã chiếm giữ vùng Hưng Hoá phía tây bắc. Năm 1769, Công Chất chết, con là Hoàng Công Toản bị dẹp, chạy sang Vân Nam. Nhà Thanh nhân lúc đó lấn chiếm 6 châu là Quảng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phi, Lễ Truyền, Khiêm Châu và Tuy Phụ.
Nhà Lê đã gửi văn thư sang Vân Nam đề nghị giải quyết, nhưng gặp lúc chúa Trịnh Sâm chết (1782) nên việc này không thực hiện được. Sáu châu Hưng Hoá của Đại Việt cho đến khi kết thúc nhà Lê vẫn không đòi lại được.
Khi nhà Lê chấm dứt, dải biên giới thuộc hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hoá đã mất vào tay nhà Thanh của Trung Quốc không được khôi phục.
PHÍA TRƯỚC biên tập
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc phản ánh những hoạt động quân sự – ngoại giao giữa nhà Mạc ở Việt Nam với nhà Minh của Trung Quốc xung quanh vấn đề biên giới phía bắc Đại Việt.
Bối cảnh
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Trang Tông lên ngôi, tái lập nhà Lê. Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liêu vượt biển sang Trung Quốc xin cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc. Chúa Bầu Vũ Văn Uyên ở Tuyên Quang cũng sai người sang tố cáo việc nhà Mạc cướp ngôi.
Sau một thời gian bàn bạc và trù tính, năm 1537, Minh Thế Tông giao quân cho Mao Bá Ôn chuẩn bị tiến xuống phía nam. Nhà Mạc ở vào tình thế “lưỡng đầu thọ địch”: nhà Minh uy hiếp ở phía bắc, nhà Hậu Lê uy hiếp ở phía nam.
Giải pháp của nhà Mạc
Sự uy hiếp của nhà Minh
Các nhà sử học đánh giá rằng: trên thực tế, Minh Thế Tông không hoàn toàn có ý định dụng binh đánh Đại Việt vì ở Trung Quốc khi đó cũng gặp những khó khăn. Năm 1538, nhà Minh dứt khoát đi đến chủ trương phô trương thanh thế bên ngoài, kích động cuộc nội chiến giữa nhà Hậu Lê và nhà Mạc và ép nhà Mạc hàng phục.
Nghe tin quân Minh sắp tiến vào cõi, thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung và Mạc Thái Tông rất lo lắng. Ý định chống cự quân Minh của nhà Mạc sớm tiêu tan vì không hề nắm bắt được những khó khăn mà nhà Minh đang phải đương đầu. Để tránh đổ máu, tháng 2 năm 1539, Mạc Đăng Dung chấp nhận đầu hàng.
Khi đó Mạc Thái Tông lại vừa mất, thượng hoàng Đăng Dung lập cháu là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông.
Đầu hàng, cắt đất
Đúng hẹn, ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị lên cửa ải. Ông tự trói mình đến dâng biểu xin hàng quân Minh.
Trong biểu xin hàng, Mạc Đăng Dung nhấn mạnh 3 vấn đề:
1. Thoái thác việc họ Mạc sang Yên Kinh (Bắc Kinh)
2. Giao nộp đất, gồm 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát
3. Xin ấn tín để được thừa nhận sự cai trị ở An Nam.
Mao Bá Ôn và Cừu Loan nhận biểu của Mạc Đăng Dung bèn lui binh, tâu lên Minh Thế Tông. Vua Minh hạ lệnh:
1. Lệnh cho Phiên ty Quảng Tây hằng năm cấp lịch Đại Thống cho nhà Mạc, quy định lệ 3 năm cống một lần.
2. Nhận và nhập 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát vào Khâm châu của Trung Quốc.
3. Hạ An Nam quốc xuống An Nam Đô thống sứ ty, đúc ấn và ban cho nhà Mạc.
Từ đó tình hình biên giới phía bắc Đại Việt khá yên ổn, nhà Mạc không còn gặp phải sự uy hiếp của nhà Minh. Sự kiện đầu hàng cắt đất của Mạc Đăng Dung cũng là sự kiện duy nhất xảy ra trong vấn đề biên giới phía bắc giữa nhà Mạc và nhà Minh trong suốt 65 năm tồn tại của nhà Mạc.
Hậu kỳ
Khi Mạc Mậu Hợp lên ngôi, nhà Mạc đã suy yếu, thường thất thế trước quân Nam triều nhà Lê. Nhà Mạc dùng chính sách tăng cường ngoại giao, cống nạp cho nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ khi bị thất thế. Năm 1592, quân Nam triều do Trịnh Tùng chỉ huy chiếm được Thăng Long, bắt giết Mạc Mậu Hợp. Họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng.
Sau khi chiếm được Thăng Long, nhà Hậu Lê xin cầu phong của nhà Minh. Sau lần hội khám năm 1597, nhà Minh vẫn chỉ phong cho Lê Thế Tông làm An Nam đô thống sứ ty như phong cho nhà Mạc trước đây. Đồng thời, nhà Minh dùng uy thế “thiên triều” ép họ Trịnh cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc cát cứ trong nhiều năm, tới năm 1677 mới chấm dứt.
Kết luận
Trong những nội dung đầu hàng của Mạc Đăng Dung, việc cắt đất bị nhiểu sử gia về sau lên án gay gắt. Các sử gia tại Viện Sử học thuộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho rằng: Qua các sử sách Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chủ quyền đầu tiên với cũng như sự thay đổi địa lý hành chính của vùng đất này là rất phức tạp, hiện tại rất khó xác định rõ ràng!
PHÍA TRƯỚC biên tập
Nguồn: Bách khoa toàn thư Wikipedia
++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Hậu Lê & Mạc
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Hậu Lê phản ánh những hoạt động quân sự – ngoại giao giữa nhà Hậu Lê ở Việt Nam với các triều đại nhà Minh, nhà Thanh của Trung Quốc xung quanh vấn đề biên giới phía bắc Đại Việt. Mặc dù từ sau khởi nghĩa Lam Sơn (1427) đến trước trận Ngọc Hồi-Đống Đa (1789), Việt Nam và Trung Quốc không có cuộc chiến tranh lớn nào nhưng biên giới phía bắc thường có tranh chấp. Trong một số trường hợp, việc tranh chấp bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của các thổ quan địa phương hai bên tự ý cướp phá bên kia. Một số trường hợp khác còn do sự tác động chủ ý của chính quyền trung ương cả hai bên.
Thời Lê sơ
Phía Đông bắc
Vùng thường xảy ra tranh chấp là địa phận Khâm châu cũ, tức phía tây Quảng Đông giáp huyện Hải Ninh của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam hiện nay. Trên dọc tuyến biên giới đông bắc, địa điểm quan trọng nhất về quân sự là Như Tích, các triều đại Trung Quốc từ nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh đều đặt doanh luỹ phòng thủ.
Ngay từ cuối năm 1427 khi khởi nghĩa Lam Sơn sắp kết thúc, thổ quan Hoàng Kim Quảng đã mang 19 thôn và 4 động Tư Lẫm, La Phù, Cổ Sâm, Cát Nguyên thuộc Khâm châu theo Lê Lợi. Lê Lợi cho nhập 4 động đó vào châu Vạn Ninh và phong Hoàng Kim Quảng làm Kinh lược sứ.
Năm 1428, Hoàng Lộc Thụ ở đô Như Tích mang quân về theo Đại Việt. Năm 1434, Hoàng Khoan ở phương bắc liên lạc với Đại Việt, đánh cướp biên giới Trung Quốc ở đô Chiêm Lãng.
Các quan lại ở Quảng Đông cùng kiến nghị vua Minh sai sứ mang sắc dụ sang đề nghị nhà Lê trả lại các thôn, động. Năm 1442, nhà Minh sai sứ sang, đúng lúc Lê Thái Tông vừa mất, tân quân Lê Nhân Tông lên thay. Nhà Lê không đáp ứng việc này. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, nhà Lê cử các đoàn sứ bộ sang nhà Minh các năm 1442, 1444 và 1447 bàn “việc địa phương châu Khâm”. Năm 1447, khi đoàn sứ Đại Việt của Hà Phủ về nước, nhà Minh trao cho sắc dụ hẹn sẽ cử sứ đến điều tra để thương lượng phân định lại biên giới.
Năm 1448, nghe tin nhà Minh cử tổng binh Quảng Đông mang quân đến hội khám ở biên giới, Lê Nhân Tông cử Lê Khắc Phục, Bùi Cầm Hổ, Đào Công Soạn và Lê Thiệt mang 12000 quân lên biên giới, hợp với quân ở trấn An Bang dàn trận phòng thủ, chuẩn bị giao tranh. Nhưng cuối cùng quân nhà Minh không tới. Sau năm 1448, tình hình dịu xuống nhưng cả hai bên đều tăng cường phòng thủ.
Châu An Bình, Tư Lang
Vụ tranh lấn biên giới đầu tiên xảy ra năm 1438 tại châu An Bình, Tư Lang và châu Tư Lang Hạ. Theo Minh sử và Minh thực lục, vùng châu An Bình, huyện Long Châu, phủ Thái Bình (Quảng Tây) và châu Tư Lăng bị thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt là Nông Nguyên Hồng xâm lấn, chiếm 2 động và 21 thôn. Nhà Minh cử Cao Dần và Thang Đỉnh sang Đại Việt. Sách Bang giao chí của Phan Huy Chú có ghi lại nội dung thư của Lê Thái Tông gửi Tu Bố chính Quảng Tây cho rằng do chính thổ quan châu An Bình và châu Tư Lăng bên Trung Quốc đánh lấn châu Tư Lang của Đại Việt trước.
Minh Anh Tông yêu cầu Tổng binh Quảng Tây điều tra việc tranh chấp và đề nghị Đại Việt hội khám vào năm 1442. Phía Đại Việt cử Đào Công Soạn dẫn đầu đoàn tham gia hội khám, nhưng không kết quả. Thổ quan hai bên tiếp tục có những hành động lấn chiếm. Trong công văn gửi nhà Minh năm 1444, nhà Lê tiếp tục tố cáo việc này. Năm 1447 hội khám diễn ra, thống nhất 11 thôn thuộc về Long châu của nhà Minh và 6 thôn thuộc về Hạ Tư Lang của Đại Việt.
Sang thời Lê Thánh Tông, nước Đại Việt cường thịnh. Vua Thánh Tông đổi gọi châu Hạ Tư Lang là Hạ Lang.
Năm 1467, thổ quan Trấn Yên thuộc Quảng Tây là Sầm Tổ Đức mang 1000 quân đóng ở Am Động, tung tin đuổi bắt “giặc Sầm Vọng” thừa cơ tràn sâu vào châu Thông Nông của Đại Việt, sau đó lại tấn công Bảo Lạc. Theo Minh Thực lục, sau một thời gian vượt biên giới, Tổ Đức bị quân Đại Việt đánh lui.
Tháng 4 năm 1467, Sầm Tổ Đức lại sai Tống Thiệu mang quân lấn ải Toả Thoát. Lê Thánh Tông bèn cử sứ bộ sang Bắc Kinh năm 1468 tố cáo việc này với Minh Hiến Tông. Hiến Tông sai Bộ Binh lệnh cho các quan chức ở Quảng Tây điều tra vụ việc. Sau đó không thấy sử sách nhắc tới kết quả vụ việc này. Đến tháng 10, viên quan châu An Bình của Trung Quốc là Lý Lân lại mang 8000 quân đánh lấn châu Hạ Lang, bị quân Đại Việt đánh chặn, thua chạy về. Trấn thủ Thái Nguyên theo lệnh của triều đình bèn gửi thư chất vấn việc xâm lấn. Việc giằng co ở vùng biên của đôi bên kéo dài tới năm 1470 mới tạm ngừng.
Năm 1480, Tổng binh Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán mang 600 quân tới Cảm Quả, mở cửa ải thông sang Ôn châu, tiếp giáp châu Tư Lăng của Trung Quốc, lấn đất và dựng gióng chắn rào ngang. Đầu mục nhà Minh là La Truyền mang quân đến phá rào. Cùng năm đó, dân châu Tư Lăng của Trung Quốc tràn sang châu Lộc Bình của Đại Việt. Nhà Lê làm công
văn trách châu Tư Lăng và đòi lại của cải, đồng thời lại làm công văn chất vấn Tổng đốc Lưỡng Quảng về việc này.
Phía Tây bắc
Ngoài các vị trí quân sự, ở đây còn những mỏ vàng, bạc, thiếc, đồng, sắt… Tranh chấp vùng này xảy ra chủ yếu thời Lê Thánh Tông.
Năm 1464, đầu mục ở Mạnh Thích thuộc châu Ninh Viễn của Đại Việt chỉ huy người Thái sang xâm nhập các thôn thuộc phủ Lâm An, Vân Nam. Tri phủ Lâm An giấu không dám tâu lên triều đình, sau nhà Minh mới phát hiện ra.
Tháng chạp năm 1473, một số người Trung Quốc ở Long châu lẻn vào châu Văn Uyên. Năm 1475, trấn thủ Vân Nam là Tiền Năng sai Quách Cảnh mang thư sang Đại Việt và nhận quà biếu của nhà Lê. Lê Thánh Tông sai Lê Hoằng Dục đi sứ, Quách Cảnh về nước, giải bọn Quang Ngọc qua đường Vân Nam tới Bắc Kinh. Theo Minh sử, việc đi sứ lẽ ra theo đường Quảng Tây, nhưng Quách Cảnh nhận hối lộ của Đại Việt, cho đoàn sứ đi đường Vân Nam. Đại Việt cho hơn 600 phu đi trước, quân Đại Việt theo sau, gây rối loạn cho Vân Nam. Vân Nam mấy lần cáo cấp, nhà Minh mấy lần ra sức dụ, “lời lẽ mềm dịu” nhưng Lê Thánh Tông “vẫn ngang ngạnh không sợ”.
Năm 1474, quân Đại Việt đi dẹp loạn của Hoàng Chương Mã tại châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang, trong lúc đánh đuổi lại vượt biên giới vào sâu lãnh thổ Vân Nam. Nhà Minh lại gửi thư trách, Lê Thánh Tông bèn gửi thư xin lỗi. Để giữ yên mặt nam, trấn thủ Vân Nam của nhà Minh là Vương Thứ đề nghị tạm ngừng thu thuế cho dân phủ Lâm An (Vân Nam) và điều 4000 quân thay nhau canh phòng. Vua Minh Hiến Tông cho rằng nếu tăng quân sẽ khiến Đại Việt “nảy sinh hiềm khích” nên chỉ hạ lệnh tạm ngừng thu thuế cho dân vùng biên.
Năm 1479, lại xảy ra vụ việc Lê Thánh Tông sai 800 quân lấy cớ đuổi giặc cướp rồi lấn sang huyện Mông Tự (Vân Nam) dựng doanh trại ở đó. Sau một thời gian bị quân Minh địa phương ráng sức ngăn cản, quân Đại Việt mới rút về. Đây chính là thời điểm Lê Thánh Tông tiến đánh Ai Lao, gần biên giới Vân Nam. Chiến tranh ở Ai Lao khiến nhà Minh lo ngại, tăng cường thêm quân bố phòng. Năm 1480, khi Đại Việt đánh Lão Qua, nhà Minh ra lệnh cho các quan trấn thủ phải tăng cường phòng bị và quân lính ở biên giới Vân Nam “không được giao thiệp với người Di”.
Không lâu sau, người Thái đen ở châu Ninh Viễn của Đại Việt lại xâm lấn sang thôn Xạ Lý thuộc Vân Nam. Trấn thủ Ngô Thành tâu báo về, nhà Minh theo đề nghị bèn gửi sắc dụ trách Lê Thánh Tông và lập Ty tuần kiểm ở nút địa giới giữa châu Ninh Viễn của Đại Việt và châu Kiến Thuỷ của Trung Quốc để phòng quân cướp. Nhà Lê sai Nguyễn Văn Chất đi sứ gửi thư phân trần việc này.
Kể từ năm 1480 trở về sau, vùng biên giới Tây bắc yên ổn.
Thời Lê trung hưng
Quan hệ Mạc – Minh
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Trang Tông lên ngôi, tái lập nhà Lê. Lê Trang Tông cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc. Trước việc bị bức bách, năm 1541, Mạc Đăng Dung phải tự trói mình lên biên giới xin hàng nhà Minh, cắt hai châu Như Tích, Chiêm Lãng (vốn được Hoàng Kim Quảng mang về theo nhà Lê năm 1427) thuộc An Bang cho nhà Minh. Kết quả nhà Mạc được nhà Minh công nhận cai trị Đại Việt, nhưng hạ từ An Nam quốc xuống An Nam Đô thống sứ ty. Từ đó tình hình biên giới phía bắc khá yên ổn, nhà Mạc không còn gặp phải sự uy hiếp của nhà Minh.
Khi Mạc Mậu Hợp lên ngôi, nhà Mạc đã suy yếu, thường thất thế trước quân Nam triều nhà Lê. Nhà Mạc dùng chính sách tăng cường ngoại giao, cống nạp cho nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ khi bị thất thế.
Năm 1592, quân Nam triều do Trịnh Tùng chỉ huy chiếm được Thăng Long, bắt giết Mạc Mậu Hợp. Họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng. Nhà Lê trở lại Thăng Long, quyền cai trị thực tế trong tay các chúa Trịnh.
Vấn đề biên giới phía bắc giữa nhà Lê với phương bắc trong thời kỳ suy tàn của nhà Minh và sau đó là nhà Thanh có những thay đổi lớn so với thời Lê Sơ.
Vấn đề Cao Bằng của họ Mạc
Sau khi chiếm được Thăng Long, nhà Hậu Lê xin cầu phong của nhà Minh. Sau lần hội khám năm 1597, nhà Minh vẫn chỉ phong cho Lê Thế Tông làm An Nam đô thống sứ ty như phong cho nhà Mạc trước đây. Đồng thời, nhà Minh dùng uy thế “thiên triều” ép họ Trịnh cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc cát cứ.
Vì bị người Nữ Chân ở phương bắc do Nỗ Nhĩ Cáp Xích đứng đầu uy hiếp, nhà Minh suy yếu không thể gây chiến với phương nam, vấn đề biên giới Việt-Trung yên ổn trong khá nhiều năm. Phía nhà Lê, nhiều lần điều quân chống họ Mạc nhưng chiến tranh cũng kéo dài, khi yếu thế họ Mạc thường chạy sang Trung Quốc và khi quân Lê-Trịnh rút về thì họ Mạc lại trở về Cao Bằng.
Năm 1644, nhà Minh bị nhà Thanh tiêu diệt. Các vua Nam Minh nổi dậy cố khôi phục nhà Minh. Trong hoàn cảnh đó phía Lê – Trịnh vẫn thần phục nhà Minh. Năm 1647, tranh thủ sự ủng hộ của nhà Lê, Quế vương Chu Do Lang phong vua Lê làm An Nam Quốc vương và năm 1651 phong chúa Trịnh làm An Nam phó vương.
Năm 1662, nhà Nam Minh bị nhà Thanh diệt. Do nhà Thanh tiếp tục ủng hộ họ Mạc, vấn đề Cao Bằng vẫn không được giải quyết. Tới năm 1673, Mạc Kính Vũ ủng hộ Ngô Tam Quế phản nhà Thanh, vì vậy không được sự hậu thuẫn từ phương bắc nữa. Năm 1677, Trịnh Tạc sai Đinh Văn Tả đánh chiếm Cao Bằng, Mạc Kính Vũ bỏ chạy sang Long châu không trở về được nữa.
Sau khi lấy lại Cao Bằng, họ Trịnh vẫn phải đối phó với các dư đảng họ Mạc câu kết với chúa Bầu. Vũ Công Tuấn khiến các thổ ty nhà Thanh lợi dụng chiếm giữ vùng biên rộng lớn ở phía tây Cao Bằng. Theo các sử gia, do áp dụng chính sách ngoại giao bạc nhược, chính quyền vua Lê chúa Trịnh đã để cho các quan lại vùng biên nhà Minh sang cướp phá và một số đất đai phía bắc lọt vào tay các thổ ty nhà Thanh.
Vấn đề Tuyên Quang của họ Vũ và trấn Hưng Hoá
Các chúa Bầu họ Vũ trấn giữ Tuyên Quang từ thời nhà Mạc. Khi nhà Mạc cai trị Thăng Long thì theo Lê chống Mạc; khi nhà Lê trung hưng lại cùng Mạc chống Lê.
Sau khi Vũ Công Đức bị giết, nhà Lê phong cho con Đức là Vũ Công Tuấn làm Khoa quận công. Năm 1672, nhân lúc triều đình sơ hở, chúa Trịnh mang đại quân đi đánh chúa Nguyễn phía nam, Vũ Công Tuấn trốn về Tuyên Quang. Tuấn câu kết với dòng dõi họ Mạc là Mạc Kính Vũ, tự xưng Tiểu Giao Cương Vương và chạy sang Vân Nam nhờ nhà Thanh giúp sức. Thổ ty phủ Khai Hóa (Vân Nam) nhà Thanh nhân dịp này chiếm đất hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thuỷ vĩ thuộc Hưng Hoá, cướp dân của Đại Việt, cho đặt Tuần ty ở các động ven biên giới để thu thuế.
Theo tờ tấu của sứ thần Đại Việt năm 1691, trong các năm 1688 và 1690, Thổ ty nhà Thanh đã chiếm của Đại Việt các châu động sau:
1. Thổ ty Khai Hoá (Vân Nam) chiếm các xã thôn: Bách Đích, Mỹ Phong, Túc Lẫm, Hữu Sào, Ngọc Tỷ ở châu Bảo Lạc (Tuyên Quang); các động Đông Mông, Vô Cửu, Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và 28 thôn ở các động ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá).
2. Thổ ty Mông Tự (Vân Nam) xâm chiếm 25 thôn của động Trình Hàm ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá).
3. Thổ tù họ Nùng ở xâm lấn 4 động ở châu Quỳnh Nhai, 3 động châu Chiêu Tấn và các châu Quang Lang, Hoàng Nham, Hợp Phi (Hưng Hoá).
Trong những vùng bị lấn chiếm, nhiều nơi có khoáng sản quý (chì, đồng). Tuy nhiên, bản tấu trình này của nhà Lê không được vua Khang Hy nhà Thanh trả lời.
Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình nhà Lê bắt giết. Cùng năm, Sầm Trì Phượng ở châu Tiểu Trấn Yên bên Trung Quốc lại sang quấy rối vùng biên thuộc châu Bảo Lạc (Tuyên Quang). Năm 1701, Thổ ty phủ Tư Lăng nhà Thanh là Vi Vinh Diệu kéo sang lấn ruộng lúa của dân châu Lộc Bình.
Tổng Tụ-Long
Trước tình hình đó, các chúa Trịnh kiên trì chính sách ngoại giao để đòi lại đất. Năm 1725, thời vua Ung Chính, sứ giả Đại Việt lại được Trịnh Cương cử sang thương thuyết về vấn đề biên giới, hai bên giằng co nhưng không có kết quả. Sang năm 1726, vua Ung Chính chấp nhận trả lại 80 dặm trong số 120 dặm chiếm ở hai châu Vị Xuyên và Thuỷ Vĩ, còn 40 dặm chỗ có xưởng đồng thì nhà Thanh không trả.
Tới năm 1728, Ung Chính mới đồng ý trả nốt 40 dặm có mỏ đồng Tụ Long. Trịnh Cương cho Nguyễn Huy Nhuận và Nguyễn Công Thái làm sứ lên nhận đất. Ban đầu thổ ty phủ Khai Hóa nhà Thanh muốn giữ lại các sách ở Bảo Sơn nên chỉ sai chỗ khác, bảo đó là sông Đổ Chú. Tuy nhiên Nguyễn Công Thái biết là gian trá, bèn tự mình xông pha lặn lội vào chỗ hiểm trở, đi qua các xưởng bạc, xưởng đồng, nhận ra đúng chỗ sông Đổ Chú. Thổ ty phủ Khai Hóa phải thừa nhận và Nguyễn Công Thái dựng bia làm nơi giáp ranh, lấy sông Đổ Chú làm ranh giới hai nước.
Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài nổ ra (1739), chúa Trịnh phải lo đối phó và không kiểm soát nổi toàn bộ biên giới, đất đai phía tây bắc phủ An Tây (Hưng Hoá) giáp Vân Nam cũng bị nhà Thanh dưới thời Càn Long lấn chiếm. Khi Hoàng Công Chất nổi dậy đã chiếm giữ vùng Hưng Hoá phía tây bắc. Năm 1769, Công Chất chết, con là Hoàng Công Toản bị dẹp, chạy sang Vân Nam. Nhà Thanh nhân lúc đó lấn chiếm 6 châu là Quảng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phi, Lễ Truyền, Khiêm Châu và Tuy Phụ.
Nhà Lê đã gửi văn thư sang Vân Nam đề nghị giải quyết, nhưng gặp lúc chúa Trịnh Sâm chết (1782) nên việc này không thực hiện được. Sáu châu Hưng Hoá của Đại Việt cho đến khi kết thúc nhà Lê vẫn không đòi lại được.
Khi nhà Lê chấm dứt, dải biên giới thuộc hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hoá đã mất vào tay nhà Thanh của Trung Quốc không được khôi phục.
PHÍA TRƯỚC biên tập
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc
Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc phản ánh những hoạt động quân sự – ngoại giao giữa nhà Mạc ở Việt Nam với nhà Minh của Trung Quốc xung quanh vấn đề biên giới phía bắc Đại Việt.
Bối cảnh
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Trang Tông lên ngôi, tái lập nhà Lê. Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liêu vượt biển sang Trung Quốc xin cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc. Chúa Bầu Vũ Văn Uyên ở Tuyên Quang cũng sai người sang tố cáo việc nhà Mạc cướp ngôi.
Sau một thời gian bàn bạc và trù tính, năm 1537, Minh Thế Tông giao quân cho Mao Bá Ôn chuẩn bị tiến xuống phía nam. Nhà Mạc ở vào tình thế “lưỡng đầu thọ địch”: nhà Minh uy hiếp ở phía bắc, nhà Hậu Lê uy hiếp ở phía nam.
Giải pháp của nhà Mạc
Sự uy hiếp của nhà Minh
Các nhà sử học đánh giá rằng: trên thực tế, Minh Thế Tông không hoàn toàn có ý định dụng binh đánh Đại Việt vì ở Trung Quốc khi đó cũng gặp những khó khăn. Năm 1538, nhà Minh dứt khoát đi đến chủ trương phô trương thanh thế bên ngoài, kích động cuộc nội chiến giữa nhà Hậu Lê và nhà Mạc và ép nhà Mạc hàng phục.
Nghe tin quân Minh sắp tiến vào cõi, thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung và Mạc Thái Tông rất lo lắng. Ý định chống cự quân Minh của nhà Mạc sớm tiêu tan vì không hề nắm bắt được những khó khăn mà nhà Minh đang phải đương đầu. Để tránh đổ máu, tháng 2 năm 1539, Mạc Đăng Dung chấp nhận đầu hàng.
Khi đó Mạc Thái Tông lại vừa mất, thượng hoàng Đăng Dung lập cháu là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông.
Đầu hàng, cắt đất
Đúng hẹn, ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị lên cửa ải. Ông tự trói mình đến dâng biểu xin hàng quân Minh.
Trong biểu xin hàng, Mạc Đăng Dung nhấn mạnh 3 vấn đề:
1. Thoái thác việc họ Mạc sang Yên Kinh (Bắc Kinh)
2. Giao nộp đất, gồm 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát
3. Xin ấn tín để được thừa nhận sự cai trị ở An Nam.
Mao Bá Ôn và Cừu Loan nhận biểu của Mạc Đăng Dung bèn lui binh, tâu lên Minh Thế Tông. Vua Minh hạ lệnh:
1. Lệnh cho Phiên ty Quảng Tây hằng năm cấp lịch Đại Thống cho nhà Mạc, quy định lệ 3 năm cống một lần.
2. Nhận và nhập 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát vào Khâm châu của Trung Quốc.
3. Hạ An Nam quốc xuống An Nam Đô thống sứ ty, đúc ấn và ban cho nhà Mạc.
Từ đó tình hình biên giới phía bắc Đại Việt khá yên ổn, nhà Mạc không còn gặp phải sự uy hiếp của nhà Minh. Sự kiện đầu hàng cắt đất của Mạc Đăng Dung cũng là sự kiện duy nhất xảy ra trong vấn đề biên giới phía bắc giữa nhà Mạc và nhà Minh trong suốt 65 năm tồn tại của nhà Mạc.
Hậu kỳ
Khi Mạc Mậu Hợp lên ngôi, nhà Mạc đã suy yếu, thường thất thế trước quân Nam triều nhà Lê. Nhà Mạc dùng chính sách tăng cường ngoại giao, cống nạp cho nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ khi bị thất thế. Năm 1592, quân Nam triều do Trịnh Tùng chỉ huy chiếm được Thăng Long, bắt giết Mạc Mậu Hợp. Họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng.
Sau khi chiếm được Thăng Long, nhà Hậu Lê xin cầu phong của nhà Minh. Sau lần hội khám năm 1597, nhà Minh vẫn chỉ phong cho Lê Thế Tông làm An Nam đô thống sứ ty như phong cho nhà Mạc trước đây. Đồng thời, nhà Minh dùng uy thế “thiên triều” ép họ Trịnh cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc cát cứ trong nhiều năm, tới năm 1677 mới chấm dứt.
Kết luận
Trong những nội dung đầu hàng của Mạc Đăng Dung, việc cắt đất bị nhiểu sử gia về sau lên án gay gắt. Các sử gia tại Viện Sử học thuộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho rằng: Qua các sử sách Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chủ quyền đầu tiên với cũng như sự thay đổi địa lý hành chính của vùng đất này là rất phức tạp, hiện tại rất khó xác định rõ ràng!
PHÍA TRƯỚC biên tập
Nguồn: Bách khoa toàn thư Wikipedia
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 436
No comments:
Post a Comment