Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 24 October 2016

THƠ CÔ GIÁO LAM - HÀ TĨNH - BIỂU TÌNH

Sunday, May 15, 2016



LÊ QUẾ LÂM * BÀI THƠ CỦA CÔ GIÁO HÀ TĨNH

Bài thơ Đất nước mình ngộ quá: Tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, của lương tri

Lê Quế Lâm (Danlambao) - Bài thơ 20 câu, vỏn vẹn 176 chữ mộc mạc, chân thành của cô giáo Trần Thị Lam đã gây xúc động mạnh đối với những người luôn ưu tư đến tiền đồ dân tộc. Đầu tiên cô giáo đặt câu hỏi với người anh, có thể là người yêu hay giới thanh niên mà cô đặt lòng tin tưởng, cũng có thể là những cán bộ, anh công an, anh bộ đội... về sự ngộ nghĩnh tức cười của một dân tộc 4000 tuổi mà còn như một đứa bé sơ sinh. Vì non nớt, vô cảm nên có những việc làm kỳ lạ, khác thường. Từ cảm nghĩ vui, lạ của dân tộc, cô giáo bày tỏ nổi đau buồn về thảm trạng đất nước hiện nay và niềm cảm thương về tương lai đen tối của giới trẻ hậu sinh, trong số đó có các học trò thân yêu của cô... Nhưng cái sâu sắc nhất của bài thơ đối với người đọc, đặc biệt là giới Nam nhi là bốn câu cuối cùng:

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh.
Anh không biết em làm sao biết được.
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước.
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu.


Mười sáu câu đầu, cô giáo Lam đặt câu hỏi với người anh về những cảm nghĩ “ngộ, lạ, buồn thương” đối với dân tộc, đất nước, đồng bào... Rồi cô em gái kết luận “Anh không biết thì sao em biết được”. Câu nói vừa thân thương vừa trách móc vừa đau lòng. Em không biết là nhi nữ thường tình. Còn anh và các anh, chúng em luôn tin tưởng là những anh hùng hào kiệt. Cụ Nguyễn Công Trứ đã đề cao cái Chí của người trai: “Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông. Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ... Nhưng ngày nay, các anh là hậu duệ của cụ, là rường cột của nước nhà, là những chàng trai thế hệ, các anh lại thụ động, vô cảm không biết gì về thảm họa của dân tộc thì đất nước này còn trông cậy vào ai?

Với 43 tuổi đời, cô Trần Thị Lam đứng trên bục giảng ít nhất cũng hơn 20 năm. Thời gian đó tương đương một thế hệ, có lẽ cô cũng thường tâm sự với đám học trò thân yêu về thảm họa của đất nước: “Các em là tương lai của dân tộc, các em không biết thì làm sao một cô giáo môn văn như cô biết được. Chỉ còn trời xanh, người sau, người trước, may ra mới giải quyết được vấn nạn của đất nước”.

Cá nhân người viết cũng là nhà giáo, ra đời trước cô 32 năm, xin mạn phép được góp ý với người đồng nghiệp đi sau nặng lòng với quốc gia dân tộc, về các “Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, ngưòi trước. Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu”.
Gửi người trước, người sau tức hỏi những người đã tạo nên lịch sử và đang gánh chịu hậu quả của lịch sử. Một lịch sử đau thương!!! Đó là những người thắng cuộc đang lãnh đạo đất nước. Thảm họa của đất nước xuất phát từ chủ nghĩa Cộng sản. Nhà báo Lê Phú Khải tự nhận: “Mỗi khi họ Lê Phú nhà tôi giỗ tết, tập hợp đông đủ nội ngoại, dâu rể thì nhìn đâu cũng thấy Đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là không phải Đảng viên mà thôi”. Người duy nhất trong một gia đình “cộng sản nòi” này, nhưng không phải là đảng viên, nên có nhận xét trung thực về cộng sản: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.

Nhận xét trên được trích trong sách hồi ký Lời Ai Điếu (một chế độ) của nhà báo Lê Phú Khải sẽ được xuất bản tại California Hoa Kỳ trong tháng 5 này. Cuối hồi ký, nhà báo viết: “Sáng sớm ngày 14/09/1985 tôi đang ở bến đò Cà mau chờ đi Năm Căn thì nghe tin đổi tiền. Mới tối hôm trước Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan tôi làm việc, còn nói “không có chuyện đổi tiền, đồng bào đừng nghe kẻ xấu tung tin đổi tiền’, vậy mà sang hôm sau 14/09/1985 chính cái đài ấy lại hô hào nhân dân đến các trạm đổi tiền để đổi tiển. Một bà già lớn tuổi ngồi cùng ghe đã chỉ tay lên cái loa đang loan tin đổi tiền ở trên bờ chửi, “cái đài này nó nói dóc còn hơn con điếm”. Ông Lê Phú Khải chấm dứt cuốn sách bằng câu: “Tôi đã phải sống với “con điếm” ấy cả đời người”. Năm nay ông LPK đã 72 tuổi.

Trong hồi ký Lời Ai Điếu, tác giả có đề cập đến bà Nguyễn Thị Bình, một thời lãnh đạo tổ chức bù nhìn của Hà Nội là MTGPMN. Sau 1975 có thời làm Phó chủ tịch nước. Một hôm bà Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người, đặt câu hỏi, chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói, sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng Lê Phú Khải nói: “Sai từ đại hội Tour” (1920) Bà Bình không đồng ý. Vậy mà sáng ngày hôm sau bà nói: “chị đã suy nghĩ suốt đêm qua. Khải nói đúng đấy”.

Ngoài bản chất của chế độ “nói dóc còn hơn con điếm”, nhà báo LPK còn nói đến sự cuồng tín của những người thực hiện chủ nghĩa cộng sản và sự lưu manh của bọn thừa kế lãnh đạo đất nước. Người viết vốn là nhà giáo, chỉ phục vụ 3 năm rồi gia nhập quân ngũ, được giao phó công việc nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam. Người viết ghi nhận thảm họa của đất nước vì sự cuồng tín và lưu manh của giới lãnh đạo bắt đầu từ khi người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành ít học nhưng nhiều tham vọng, xuất ngoại để tìm đường cứu nước.

Trong đại hội Tour năm 1920 ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tán thành Đệ Tam Quốc tế và có dịp nghiên cứu bản Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đọc xong tác phẩm này ông mừng rỡ thét lên “Đây là cái cần thiết cho ta! Đây là con đường của ta”. Ông gia nhập Quốc tế 3 vì tổ chức này coi phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới mà giai cấp vô sản quốc tế có nhiệm vụ phải giúp đỡ và ủng hộ để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Từ đó lãnh tụ cách mạng VN cố áp đặt lòng yêu nước của nhân dân gắn liền với chủ nghĩa cộng sản của ông. Còn các tên trùm đỏ khát máu Lenin, Stalin đã chiêu dụ được một đệ tử nhiệt tình để bành trướng thế giới cộng sản. bằng chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, hận thù trong lòng dân tộc Việt.

Sau Thế chiến II, các cường quốc thắng trận đã có kế hoạch giải trừ chế độ thực dân bằng con đường thương thảo hòa bình. Anh Quốc trở lại Ấn Độ, Miến Điện. Hà Lan trở lại Nam Dương. Pháp trở lại Đông Dương ký với Hồ Chí Minh Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946, thừa nhận VNDCCH là một nước Cộng hòa tự do trong Liên bang Động Dương thuộc khối Liên Hiệp Pháp. Trong thời gian tối đa 5 năm hai bên sẽ thương thảo để hoàn thiện nền độc lập của VN. Ấn và Miến độc lập cuối năm 1947. Nam Dương độc lập năm 1949. Trong khi đó, ông HCM chỉ thương thảo với Pháp vỏn vẹn chưa đầy 6 tháng thì phát động Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), chủ trương giành độc lập bằng con đường chiến tranh do Lenin và Stalin đề ra từ 25 năm trước, khi Quốc tế 3 ra đời.

Ông HCM không hành xử phương châm khôn khéo của tiền nhân “Gặp thời thế thế thời phải thế”. Vì tham vọng quyền lực, ông phải dựa vào ngoại bang, tôn sùng những tên đồ tể khát máu, những tên này cũng chỉ vì tham vọng muốn thống trị toàn thế giới. Từ đó HCM trở nên cuồng tín, khiến đất nước lâm vào cảnh chiến tranh triền miên.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có nguy cơ bùng nổ lớn, các cường quốc họp nhau tại Genève năm 1954 để chia cắt ảnh hưởng 3 nước Đông Dương để duy trì hòa bình thế giới. Sau chiến tranh, mối bang giao giữa các cường quốc bước vào giai đoạn hòa hoãn. Đất nước đã độc lập. Trong khi chờ đợi cơ hội thuận tiện để thống nhất đất nước theo tinh thần HĐ Genève 1954, hai miền Nam Bắc sẽ xây dựng lại đất nước sau chiến tranh theo hai mô hình đều được tuyên truyền là toàn hảo. Trong khi MN xây dựng thể chế dân chủ tự do, còn MB xây dựng XHCN để tranh thủ các nước CS ủng hộ họ phát động chiến tranh giải phóng miền Nam. Để o bế, lấy lòng Trung Cộng ủng hộ cuộc chiến mới này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gởi Công hàm năm 1958 thừa nhận bản Tuyên cáo Lãnh hải 12 hải lý của TC, trong đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

Năm 1954 các cường quốc đã thỏa thuận ở hội nghị Genève: miền Bắc VN theo khuynh hướng XHCN, miền Nam đứng về phía Thế giới Tự do. Nay ông HCM dựa vào Liên Sô phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam, lấn chiếm phần đất của Thế giới Tự do, bắt buộc Hoa Kỳ phải trực tiếp can thiệp. Họ áp lực ông HCM đến bàn đàm phán để giải quyết chiến tranh VN lần thứ hai bằng con đường thương thảo hòa bình dựa trên cơ sở: công việc miền Nam VN do nhân dân ở đây quyết định, không có sự can thiệp từ bên ngoài. HK đã giúp kết thúc chiến tranh VN và rút lui khỏi Đông Nam Á. HK chủ trương miền Nam VN sẽ theo thể chế trung lập tương tự như Cam Bốt và Lào đã được các cường quốc thỏa thuận trong hội nghị Genève 1954 và 1962.

HK đã thiết lập mối bang giao tốt đẹp với hai cường quốc CS Nga Hoa và chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự cho tất cả các bên tham chiến. Sau 30/4/1975 đất nước đã thống nhất, mở ra một thời kỳ vô cùng thuận lợi để VN hàn gắn vết thương chiến tranh. Ngoài số tiền đóng góp của HK gần 5 tỷ đô la giúp BV xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, VN còn đón nhận viện trợ của LX, TQ và nhiều nước khác để phát triển đất nước thời hậu chiến.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba kéo dài 10 năm từ 1979 đến 1989. Cuộc chiến này sắp kết thúc thì các nước XHCN Đông Âu lần lượt tan rả, cuối cùng Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991, kết thúc chiến tranh lạnh. Khi hệ thống XHCN tan rả, các nước Đông Âu kể cả một số nước trong Liên bang Sô Viết đều tuyên bố độc lập, xây dựng thể chế dân chủ tự do. Chỉ trừ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quay về hợp tác với Bắc Kinh. TBT Lê Duẩn đã tuyên bố: “VN đánh Mỹ là đánh cho LX, TQ và các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Nay LX không còn thì còn TQ lãnh đạo XHCN, CSVN phải đứng về phía TQ, tiếp tục chống Mỹ và xây dựng XHCN. Đó là quyết định của TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười, sau đó trở thành tổng bí thư. Cuồng tín đến thế là cùng! Nhận xét về thỏa ước Thành Đô tháng 9/1990, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Cộng hòa XHCN Việt Nam nói rằng: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. 

Ngày trước thần phục TQ để được Bắc Kinh viện trợ, giúp CSVN thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ để tăng cường phe xã hội chủ nghĩa. Còn ngày nay CSVN thần phục TQ, Bắc Kinh sẽ thu lại cả vốn lẫn lời, và tiến tới mục tiêu cuối cùng: thu hồi đất An Nam trở về Đại Hán. Biển Đông thì CSVN đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ. Giờ đây đất nước chỉ còn một dãy đất khô cằn, kéo dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, hợp tác toàn diện và lâu dài với TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần “bốn tốt”. VN tên vẫn còn nhưng chủ quyền đã mất. Do lãnh đạo cuồng tín, lưu manh khiến vận mạng dân tộc ngày nay tùy thuộc vào TQ. Muốn sống van xin TQ mở đập xả nước ở thượng nguồn giúp đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước khỏi khô cằn và nhiễm mặn. Muốn VN chết thì thải chất độc, hủy hoại môi trường sinh thái ở vùng duyên hải. Cá chết trước, người chết sau.

Người viết xin mượn câu nói “Dân chủ đến thế là cùng” của TBT Nguyễn Phú Trọng để nói rằng: người trước (những người tiền nhiệm của ông) “cuồng tín đến thế là cùng”. Sách xưa có câu “Cùng tắc biến-Biến tắc thông” đến chỗ cùng quẩn sẽ có biến đổi để vượt qua bế tắc. Còn người sau, dù lưu manh đến đâu, trước thảm trạng của đất nước cũng phải thức tỉnh, “cố gắng làm người tử tế” (lời của nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng) hòa mình với dân tộc, sống chết với đất nước.

Nhân vụ Formosa, người ta nghe câu trịch thượng: “Việt Nam cần thép hay cần cá?” Vấn đề trọng đại hơn khi HK chuyển trục về Châu Á, bang giao của VN với TQ sẽ ra sao? Bắc Kinh sẽ hỏi: VN cần nhân quyền hay cần xã hội chủ nghĩa, cần Trung Quốc? Với bản chất cuồng tín và lưu manh, người trước sẽ ngoan ngoản trả lời: cần TQ, cần xã hội chủ nghĩa. Người sau đã thức tỉnh, bình thản trả lời: Chúng tôi cần cuộc sống tự do, “Thà làm quỷ nước nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc”.

Câu nói khẳng khái của dũng tướng anh hùng Trần Bình Trọng và bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của lão tướng anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã giúp đất nước sống còn và sẽ lưu truyền muôn đời với sự trường tồn của dân tộc Việt.

Hỏi người sau, người trước, sự tình đà tỏ rõ. Nay xin hỏi cao xanh. Cao xanh là ai? Đó có phải là Trời? Nếu vấn ý Trời, sẽ có câu trả lời ngắn gọn: “Thuận thiên dã tồn. Nghịch thiên dã vong”. Trời ở cỏi cao xanh xa quá, vậy có ai “Thế thiên hành đạo” hay không? Xin thưa Có. Đó là nơi mà nhân vật cực kỳ cuồng tín đã mượn những ý tưởng cao đẹp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945:

“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Cũng trong thời điểm lịch sử này “Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ có nền công nghiệp không bị tổn hại duy nhất trên thế giới. Sức mạnh quân sự đạt tới đỉnh cao và riêng mình chúng tôi có thứ vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải bàn cãi là có thể đưa nó tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo một con đường khác - con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại những nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả những nước đã từng là kẻ thù của chúng tôi…”

Trên đây là một đoạn trong lá thư của TT Reagan gởi TBT Brezhnev năm 1982. HK can thiệp trực tiếp vào chiến tranh VN năm 1965 cũng để thực hiện các mục tiêu trên. Kết thúc chiến tranh VN, TS Kissinger Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Nixon đã vạch ra mối quan hệ Việt Mỹ sẽ trải qua ba giai đoạn: chấm dứt thù địch, bình thường hóa bang giao và hợp tác. Năm 1975 HK đã chấm dứt thù địch. Năm 1995 bình thường hóa bang giao và năm 2015 bước vào giai đoạn hợp tác. Vào thời điểm này, VN đã có chuyển hướng rõ rệt, khi nghe những phát biểu công kích đế quốc Mỹ nặng nề của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4/2015 và những tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng tại HK hai tháng sau đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bang giao HK và CSVN, một lãnh tụ tối cao của CSVN đến gặp tổng thống Mỹ, bày tỏ mối quan hệ bền vững lâu dài với HK và sẽ đi đến đối tác chiến lược.
Trong cuộc hội đàm tại phòng Bầu Dục/Tòa Bạch Ốc ngày 7/7/2015, TT Obama nói rằng HK hết sức coi trọng mối quan hệ với VN và đề cao vai trò của VN ở khu vực Châu Á/Thái bình Dương. Đáp lại TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra “Tuyên bố tầm nhìn chung” khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền và thực chất” dựa trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, VN cam kết “thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết” để đạt tiêu chụẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP đối với sự phát triển của khu vực, góp phần tăng trưởng và ổn định toàn cầu. Từ đó tạo xung lực mới, quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa HK với khu vực Á châu/Thái Bình Dương. Về quan hệ HK/ASEAN, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết VN ủng hộ việc nâng cấp quan hệ HK-ASEAN lên đối tác chiến lược. 
Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, HK và VN đều cho rằng những hành động của TQ nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Đông, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa “đã gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe dọa phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định”. Hai nước công nhận “sự cấp bách” của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu mọi hành động trên biển Đông phải được tiến hành “tuân thủ luật pháp quốc tế”. Cả hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông DOC cũng như các nổ lực hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông COC. 
Sau cuộc hội đàm với TT Obama, TBT Nguyễn Phú Trọng đã dự tiệc do Phó TT Biden khoản đãi tại Bộ Ngoại giao. Ông Biden đã đọc hai câu trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du: “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” để bày tỏ niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ song phương Việt Mỹ sau một giai đoạn lịch sử khó khan. 
Giới phân tích chính trị nhận xét Hiệp ước TPP ví như HĐ Paris 1973 sẽ giúp HK thực hiện các cam kết khi kết thúc cuộc chiến VN như Điều 1: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam”. Và điều khoản áp chót 22: “Thiết lập quan hệ mới, bình đẳng... sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo đồng bào khi TT Obama viếng thăm VN vào cuối tháng Năm này sẽ góp phần đắc lực đưa mối quan hệ đối tác giữa VN và HK lên tầm chiến lược, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 

Cuối cùng người viết xin có đôi lời với cô giáo Trần Thị Lam. Sau khi thay cô tìm hiểu, hỏi trời xanh, người sau, người trước, “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh”. Anh xin trả lời: “Đất mình sẽ tiến tới bờ bến vinh quang. Không còn bị cộng sản đè nén bưng bít, dân tộc mình sẽ không còn bú mớm nữa, mà thay da đổi thịt, chỉ trong khoảnh khắc, ý thức được trách nhiệm, vươn vai thành thiên thần đi phá giặc cứu nước như Phù Đổng trong truyền thuyết của dân tộc”.

Bài thơ của Cô là lời tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, tiếng gọi của lương tri sẽ có tác động mạnh làm thay đổi lịch sử dân tộc, đã vang dội khắp bốn phương trời. Nay xin đề nghị Cô Lam đổi tựa bài thơ bằng câu chót “Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu”. Sẽ có triệu triệu trái tim, triệu triệu khối óc, triệu triệu người yêu nước như Cô sẽ trả lời: “Không còn Cộng sản, Đất nước mình sẽ hồi sinh, độc lập phú cường, dân tộc tự do


HOA KỲ -VIỆT NAM

 


Thứ Tư, 18/05/2016

Tư lệnh TQLC: Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence chờ tiếp nhiên liệu từ một tàu chở dầu (phía trên) ngoài khơi Coronado, California, ngày 20/1/2016. Bộ Quốc phòng Mỹ phái chiến hạm này thực hiện một cuộc hành quân vì tự do hàng hải ở Biển Đông hôm 10/5/2016.

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence chờ tiếp nhiên liệu từ một tàu chở dầu (phía trên) ngoài khơi Coronado, California, ngày 20/1/2016. Bộ Quốc phòng Mỹ phái chiến hạm này thực hiện một cuộc hành quân vì tự do hàng hải ở Biển Đông hôm 10/5/2016.
Tướng Robert Neller, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ, hôm 16/5 nói Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở Biển Đông có nhiều tranh chấp, kể cả tuần tra vì tự do hàng hải, là những cuộc hành quân liên tục bị Trung Quốc chỉ trích.
Phát biểu của ông Nellers xuất hiện sau khi Ngũ Giác Đài hôm 13/5 công bố phúc trình nêu chi tiết về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc ở vùng tranh chấp.
Tướng Neller nói: “Về ngắn hạn, chúng ta phải có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của chúng ta theo hiệp ước và thực thi các quyền chủ quyền của chúng ta theo luật quốc tế để đi qua các vùng biển. Và chúng ta sẽ thấy những điều đó đưa chúng ta đến đâu. Hy vọng điều đó tạo ra ổn định, không phải là bất ổn”.
Tờ Thời báo Hải quân tường thuật rằng ông Neller cũng cho hay Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ luật pháp quốc tế và xây dựng lòng tin với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông lưu ý rằng “một số nước” đang thúc đẩy các lợi ích của họ ở Biển Đông bằng cách cố dịch chuyển các ranh giới song vẫn tránh xung đột.
Tin cho hay ông Neller phát biểu rằng: “Một số nước tìm cách lợi dụng hoặc làm những việc chưa đến mức gây xung đột. Họ rất khéo léo, tính toán kỹ, nhưng họ không giúp cho ổn định của khu vực”.
Biển Đông có nhiều tranh chấp lâu nay. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền về phần lớn hoặc từng phần của vùng biển.
Ngũ Giác Đài mới đây cho hay Bắc Kinh trong 2 năm qua đã bồi đắp hơn 3.200 mẫu đất tại 7 thực thể họ chiếm đóng ở Biển Đông. Mỹ đã điều một số tàu hải quân đi vào Biển Đông, thực hiện hành quân tự do hàng hải, làm Trung Quốc tức giận.
Theo Ibtimes, Foreignpolikcy.com
 http://www.voatiengviet.com/content/tu-lenh-tqlc-my-tiep-tuc-hoat-dong-o-bien-dong/3333713.html


Người Việt Nam 'tin tưởng' Hoa Kỳ hơn TQ

12 tháng 5 2016 Cập nhật lúc 15:30 ICT
Một người Mỹ làm tư vấn kinh doanh ở Hà Nội bình luận với BBC Tiếng Việt về kế hoạch thăm Việt Nam vào ngày 22/05 của Tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Benjamin Reich nói bằng tiếng Việt qua Google Hangout hôm 11/05, rằng chuyến thăm này vẫn có ý nghĩa 'bước ngoặt' tuy chỉ còn tám tháng nữa là ông Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ cuối cùng.
Và để làm được những việc lớn hơn, "cần phải có bước này [chuyến thăm] của chính phủ Mỹ ở Việt Nam," ông Reich nói.
Trả lời câu hỏi về tình cảm, thái độ của người Việt Nam trong mối tương quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc theo quan sát riêng của một người Mỹ sống ở Hà Nội đã gần 20 năm, ông nói:
"Người Việt Nam, đến thời điểm này, có thể nói là độ tin tưởng với chính phủ Mỹ và mục đích của chính phủ Mỹ so với cường quốc Trung Quốc có thể lớn hơn."
Benjamin Reich cũng bình luận và suy đoán về quyết tâm của Hà Nội trong việc thực hiện các cam kết về nhân quyền với Hoa Kỳ.
 

Cá chết, Obama, và lời nguyền láng giềng

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Tổng thống Mỹ Obama sẽ tới thăm Việt Nam từ ngày 22/05/2016 tới ngày 25/05/2016. Trong chuyến thăm lịch sử này, một loạt Hiệp định quan trọng có thể sẽ được ký kết. Tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm, ủng hộ. Nhưng có một nước, vừa tức giận vừa lo sợ. Đó là Trung Quốc.

Phá bằng được liên kết Việt Mỹ
Cá chết dọc bờ biển miền Trung, nguồn sống và môi trường sinh thái bị huỷ hoại sẽ làm dân phẫn nộ. Biểu tình dứt khoát nổ ra. Lo sợ chế độ sụp đổ, chính quyền dứt khoát đàn áp. Đàn áp người dân bộc lộ ôn hoà vì bảo vệ môi trường là vi phạm nhân quyền. Nhân quyền là điều kiện bắt buộc để Quốc hội Mỹ phê chuẩn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. 
Huỷ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, thực chất là bước cuối cùng để tới một Hiệp định Đối tác chiến lược giữa hai quốc gia cựu thù Việt Mỹ. 
Nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được hủy bỏ, Hiệp định Đối tác chiến lược được ký kết thì Hợp tác quốc phòng và an ninh chung sẽ không còn bị Ý thức hệ hay Thể chế chính trị ngăn cản. Nỗi lo sợ mất chế độ được dỡ bỏ. Hàng loạt những hiệp định hợp tác quy mô lớn sẽ đi vào thực chất. Hiệp định hỗ trợ hạt nhân cho nền Quốc phòng, cho nền Kinh tế và Khoa học kỹ thuật có khả năng hiện thực. Siêu cảng Cam Ranh có thể sẽ trở thành siêu căn cứ hải quân của Mỹ. Biển Đông sẽ không không còn khả năng lọt vào tay Trung Quốc. Giấc mơ Lưỡi Bò của Mao tan vỡ. Kế hoạch "đưa 500 triệu người Trung Quốc xuống Đông Nam Á" thất bại (xem Lời nguyền láng giềng cuả cùng người viết). Kế hoạch vũ trang Hoàng Sa, Trường Sa phá sản, công sức và thiết bị vũ khí đã đầu tư hết sức tốn kém, sẽ trở thành vô dụng. Trước sức mạnh hơn hẳn cuả Mỹ, trong tình huống chiến tranh, những hàng không mẫu hạm không di chuyển được này sẽ dễ dàng bị xoá sổ chỉ trong một vài giây. Chúng sẽ không còn dùng được vào việc gì, nhưng duy trì thì tốn kém, chảy máu đôla suốt ngày đêm.
Cứ theo trình tự lôgíc này, thì rõ ràng Trung Quốc sẽ phải phá liên kết Việt Mỹ bằng mọi giá. Chuyến đi cuả Obama phải bị thất bại. Việc dỡ bỏ lệng cấm vận vũ khí sát thương phải không được phê chuẩn.
Cá phải chết vào tháng tư. Biểu tình và đàn áp biểu tình sẽ phải xảy ra vào đầu tháng năm. Quốc Hội Mỹ sẽ phải xét lại quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận trước khi Obama sang Việt Nam vào cuối tháng 5/2016.
Formosa nhận được lệnh xả thải ồ ạt với hàm lượng hoá chất độc đủ để gây cá chết.
Cùng một lúc, phối hợp với Formosa, tàu đánh cá trá hình được lệnh thả hoá chất độc xuống vùng biển ngoài khơi khu vực Vũng Áng.
Và những gì phải xảy ra, đã xảy ra.
Ngày 2/04, Tuần duyên Hải phòng bắt một tàu chở dầu đến Trung Quốc tại phía đông đảo Bạch Long Vĩ cách hải Phòng 70 km, sâu trong hải phận biển Việt Nam. Thuyền trưởng tàu khai nhận "chuyển dầu cung cấp cho các tàu đánh cá". Ngoài 100 tấn dầu công khai cho khám xét, ai có thể biết chiếc tàu này còn chở cái gì và cung cấp cái gì nữa!?. Và tại sao lại "cấp dầu cho tàu đánh cá" trong hải phận Việt Nam?
Ngày 5/04/2016, Biên phòng Quang Bình phát hiện nhiều tàu Trinh sát Trung Quốc giả dạng tàu cá vào sâu trong hải phận Việt Nam.
Ngày 05/04/2016, ngư dân Hà Tĩnh phát hiện 5 tàu đánh cá Trung Quốc thả cái gì đó xuống biển rồi bỏ đi.
Từ ngày 06/04 cá bắt đầu chết nổi trên biển, sát khu vực Vũng Áng. Tới ngày 21/04/2016 thì cá đã chết trắng một dải 250 km bờ biển miền Trung, từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế.
Ngày 07/04/2016, Biên phòng Quảng Bình bắt 6 chiếc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vùng biển cách bờ 20 hải lý.
Trang Elitereaders tố cáo đầu tháng 5/2016, Trung Quốc cho tàu đánh cá thả hoá chất độc giết chết cá và xua đuổi ngư dân quanh vùng đảo Thị Tứ (Pagsa) đang do Philipinnes kiểm soát.
Như vậy, thủ phạm đứng phía sau vụ cá chết ở Vũng Áng và ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể khẳng định không ai khác là Trung Quốc, là Trung Nam Hải và Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc.
Có một mối liên hệ giữa ban lãnh đạo Tập đoàn Formosa và nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng bản chất mối liên hệ này là như thế nào? Nếu ban lãnh đạo này dù là người Đài Loan, nhưng chịu sự chỉ đạo cuả nhà cầm quyền Trung Quốc, nói cách khác, hoặc bị mua, hoặc là gián điệp Trung Quốc trá hình thì sao, điều gì có thể xảy ra? Tất cả các dự án đứng tên nhà đầu tư Đài Loan trên cả nước sẽ là cùng một khuôn mẫu như vậy không? Và nếu đây là một âm mưu, một thủ đoạn, thì sẽ thấy rằng, tất cả các dự án trồng rừng trên suốt 10 tỉnh biên giới, đứng tên nhà đầu tư Hồng Kông, cũng chỉ là chuyện "đầu dê thịt chó". 
Việc chuyển nhượng cổ phần nhà máy, cổ phần toàn bộ Dự án Vũng Áng từ Tập đoàn Formosa cho các Tập đoàn Thép Trung Quốc, theo như tin đồn đoán, thực chất là một thủ đoạn qua mắt công đoạn kiểm duyệt Dự án. Bằng thủ đoạn này, các dự án có quy mô và vị trí địa lý quan trọng, do Singgapore, Nam Hàn, Thái Lan, hay bất cứ nhà đầu tư nào, đều có thể bị Trung Quốc mua lại, bằng rất nhiều tiền. 
Đúng là có biểu tình, và cũng đúng là có đàn áp biểu tình. Nhưng hai lần biểu tình, chỉ lần thứ hai bị đàn áp, và đàn áp dã man, có máu đổ và có phụ nữ, trẻ em bị đánh. Cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng Phạm Thanh Nghiên bị bắt cùng với chồng và bị đánh "không hiểu sao cứ nhè đầu mà đánh".
Như vậy, có chủ trương không đàn áp ở lần biểu tình lần thứ nhất, ngày 1/05/2016, và có chỉ đạo đàn áp, cố tình gây thương tích tại cuộc biểu tình lần thứ hai, ngày 8/05/2016. Tại sao? Có hai phe trong đảng? Phe đàn áp là ai? Phe này nhận lệnh từ Trung Nam Hải phá quan hệ Việt Mỹ?
Ở Hà Nội, mặc dù công an gây khó khăn, phá bằng được biểu tình, nhưng không có đàn áp bằng vũ lực. Ở Sài Gòn, đã có đổ máu, nhưng đàn áp dân là công an hay côn đồ đội lốt? Ai là người thuê côn đồ, cảnh sát hay Vạn Thịnh Phát-một Tập đoàn Bất động sản người Việt gốc Hoa lớn nhất Việt Nam, đóng tại Sài Gòn? Có mưu đồ một viên đạn bắn hai chim, phá Hiệp định Việt Mỹ và lợi dụng để hạ bệ uy tín bí thư Đinh La Thăng?
Rất khó trả lời được hết các câu hỏi này. Nếu có hai phe trong đảng thì phe bán nước thân Tàu đã nhận lệnh phải phá hỏng chuyến công du của tổng thống Mỹ Obama. Và chắc chắn chưa thể dừng ở vụ cá chết này. Trước, trong và sau chuyến đi này sẽ còn nhiều trò diễn khác nữa.
Xa hơn là gì 
Nhưng những suy đoán trên kia dù có thể không quá sai, thì cũng chỉ đúng với sự kiện sắp xảy ra là chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama, một sự kiện được dự kiến từ tháng 7/2015, đã bị hoãn một lần vào cuối tháng 11/2015, và chỉ mới được khẳng định lại vào tháng 3/2016.
Trong khi đó, 90% các dự án tổng thầu EPC lọt vào tay Trung Quốc từ hơn 10 năm nay, gần 400,000 ha rừng đầu nguồn thuộc 10 tỉnh biên giới rơi vào tay nhà đầu tư Hồng Kông và nhà đầu tư Trung Quốc, từ những năm 2010 và thuê trong 50 năm. Khu Công nghiệp Vũng Áng được Đài Loan đầu tư từ 2008. Bôxít Tây Nguyên được đầu tư từ 2007. Nửa phía đông đảo Trường Sa bị chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hoà năm 1974. Đảo đá Gạc Ma bị đánh chiếm năm 1988. Bảy đập nước khổng lồ đã được xây trên sông Lan Thương, dòng chính của thượng nguồn sông Mêkông từ 2005, đang thi công hai đập phía thượng nguồn, và chuẩn bị xây tiếp ba đập nữa dưới hạ nguồn sông Lan Thương, giáp ngã ba biên giới.
Tất cả những hành động này đương nhiên có một mục tiêu lớn hơn, xa hơn.
Tới 15/04/2016 đã có 13/13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền tây Nam bộ công bố tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
"Hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến 338.849 hộ dân, 20 triệu người tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước sinh hoạt; 240.215 ha lúa, 18.335 ha hoa màu, 104.106 ha cây công nghiệp; 4.641 ha thủy sản bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại lên đến 5.600 tỷ đồng. Dân phải mua 200,000đ một m3 nước sông. Chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn.

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90 km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn), độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu trung bình nhiều năm từ 10-25 km". (báo Đại Kỷ nguyên)
Ngày 16/03/2016 Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đề nghị Chính phủ Trung Quốc xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Chính phủ Trung Quốc đồng ý xả nước thượng nguồn sông Mekong từ 15 tháng 3 năm 2016 đến 10 tháng 4 năm 2016 với lưu lượng xả 2.190 m3/giây.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ nhận định: "Lượng nước xả như vậy khi đến Đồng bằng Sông Cửu Long không còn bao nhiêu nữa.Vì thế, khi nước đến Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không đủ để đẩy mặn được. Tính toán của chúng tôi cho rằng nếu cần đẩy mặn, thì nước tới Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ít nhất phải từ 10.000m3/giây mới có thể đẩy mặn hiệu quả trong hoàn cảnh này". 
Như vậy, số phận 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 47% diện tích lúa , 56% sản lượng lúa cả nước, và 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thuỷ hải sản xuất khẩu, trong năm nay sẽ mất trắng, và từ nay về sau sẽ hoàn toàn phụ thuộc lòng tốt cuả Trung Quốc. Việt Nam sẽ không phải là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khó vượt qua ngưỡng đói và khát.
Trung Quốc xả nước, nhưng không nhằm cứu đồng bằng sông Cửu Long, mà nhằm nhắc lãnh đạo Việt Nam về "lời nguyền láng giềng". Núi liền núi, sông liền sông.
Có một cuộc chiến tranh đang được chuẩn bị một cách khẩn trương.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cảnh báo: “Vấn đề xa hơn mà tôi muốn đề cập là an ninh quốc gia chứ không đơn thuần chỉ là chuyện cá chết, không phải chỉ là một chất thải nào đó vượt quá quy chuẩn cho phép."
Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam, nói:

“Tôi nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam."
Đường nào thì cũng mất
Trước một người chơi cờ cao tay như những người cầm quyền Trung Quốc, khó ai có thể đương đầu được. Không có một việc gì mà Trung quốc hành động không có tính toán trước, trước rất xa. Người ta có thể dễ dàng thừa nhận, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc là những hậu duệ xuất sắc cuả Tôn Tử, ông tổ cuả nghệ thuật chiến tranh, nhưng nhiều người còn chưa biết rằng tinh hoa Trung Quốc không chỉ là hậu duệ Tôn Tử, mà còn là hậu duệ cuả Nghiêu Vương, vị tổ sư cuả môn cờ vây. Có lẽ hiểu cờ vây mới hiểu được phẩm chất người Trung Quốc, nhất là giới tinh hoa.
Cờ vây là môn cờ cổ, sản phẩm của riêng trí tuệ Trung Hoa, được người Trung Quốc chơi từ hơn 4000 năm. Tương truyền rằng, một lần ngủ mơ, Vua Nghiêu thấy mình đang xem Hoàng Đế (một vị trong Ngũ đế đầu tiên cuả lịch sử Trung Hoa) chơi cờ với vị tiên Dung Thành. Đó là một bàn cờ được kẻ thành ô, và các quân cờ trắng đen. Nhà vua thỉnh cầu Tiên ông dạy cho mình. Đang thích thú chơi thì giật mình tỉnh dậy, lòng luyến tiếc. Bèn cố nhớ lại, rồi dần dà bổ khuyết luật lệ và sáng tạo ra môn cờ. Nhà vua gọi nó là môn cờ vây, vì mục đích cuả trò chơi là vây chiếm lãnh thổ, và đoạt người của đối phương bị nhốt trong vòng vây. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu truyền bá khắp thiên hạ.
Cờ vây phát triển dần từ bàn cờ 13x13 ô, đời nhà Liêu, tăng dần lên 15x15, nhà Đường, nhưng 17x17 từ thời Đông hán , bàn cờ chuẩn cho đến hiện nay 19x19 ô, tìm thấy từ đời nhà Tuỳ. Số nước biến hoá cuả môn cờ này được coi là vô hạn, gấp hàng triệu lần so với cờ vua của châu Âu. Nhà vô địch cờ vua thế giới Emanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên Trái Đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật có lý trí thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây."
Cờ vây có mục đích là chiếm càng nhiều đất càng tốt, bắt được càng nhiều quân cuả đối phương càng tốt. Người thắng cuộc là người buộc được đối phương không còn lối đi và mất hết quân để giải vây. Đây là một môn cờ phát triển tư duy chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh xâm lược và bành trướng lãnh thổ.
Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ.Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà còn là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Người thắng cuộc luôn là người có khả năng tính trước được nhiều nước nhất. Nhưng yếu tố dẫn đến chuyển bại thành thắng lại là yếu tố bất ngờ và mạo hiểm.
Mao Trạch Đông là người đọc rất nhiều, nhưng ông ta đọc không phải để học mà là để phê phán. Những tài liệu hay tác phẩm của bất cứ ai, chỉ thấy ông ta ghi chú những lời phê chỉ chích, ít có lời khen. Không thấy ai nói gì về chuyện Mao có yêu thích chơi cờ vây không, nhưng những cuốn sách mà người ta thấy luôn ở đầu giường ngủ cuả ông là những cuốn viết về lịch sử các triều đại Trung Hoa, những cuốn duy nhất không có ghi chú bên lề. Mà cờ vây trong giới các nhà tư tưởng cổ đại, được coi là tiêu chuẩn trí tuệ.
Mao từng nói từ năm 1939 “Sau khi đánh bại triều đình nhà Thanh, các nước đế quốc đã chiếm các lãnh địa phiên thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận - Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hồng kông- Pháp chiếm An Nam…”.
Rồi năm 1963, Mao nhắc lại quyết tâm của ông ta: "Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tràn xuống Đông nam châu Á".
Nếu không thể tin được rằng người Trung Quốc là những người thích đuà, và rằng người Trung Quốc là những người "ruột để ngoài da", thì phải hiểu rằng phiá sau những lời nói này là hàng trăm nước đi cuả môn cờ vây, một kế hoạch được vạch ra từng bước bởi một bộ tham mưu uyên bác nhất cuả trí tuệ Trung Hoa.
Và chuyện cá chết hôm nay, chuyện đồng bằng sông Cửu Long không còn nước v.v... chỉ là chuyện phần nổi cuả tảng băng chìm. 
Và nếu biết như vậy, tin như vậy thì người bi quan sẽ tự nhủ, đường nào cũng mất, tình thế đã không thể đảo ngược. Không có cách nào giữ được nước nữa rồi. Một thời kỳ Bắc thuộc nữa sắp đến rồi.
Đây là tâm trạng của vị tiến sỹ già Hà Sĩ Phu: 
"Nhưng ác ở chỗ nước ta bị cái sức nén ngoại lai. Nếu nền CS ở Việt Nam thua, có đa nguyên đa đảng thì kế hoạch xâm lược của Trung quốc hỏng ăn, lập tức nó đưa quân sang ngay, tình huống mất nước có thể đến ngay lập tức. Vậy trớ trêu là đừng chống đảng, cứ để đảng từng bước nhượng bộ Tàu thì sẽ mất nước từ từ, nếu dân chủ thắng lợi biết đâu nguy cơ mất nước sẽ đến ngay lập tức. Với tư duy lạnh lùng cứ đặt ra những tình huống như thế." 
Liên minh với Mỹ
Để đất nước đến tình trạng hôm nay, trước hết là Hội nghị Thành đô, là sự quỳ gối cuả bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, mà người chịu trách nhiệm cao nhất là Lê Đức Anh, sau đó là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười. Sự quỳ gối cầu xin đã buộc phải nhượng bộ, phải buộc chịu thua thiệt bất bình đẳng. Hậu quả là mất đất, mất biển, mất người.
Tiếp đến là một tư duy bệnh tật "làm bạn với tất cả", nhốt tất cả tốt xấu, trắng đen, bạn thù vào một giỏ. Kết quả là không còn ai thực là bạn. Vì khi thế giới còn tốt, xấu, còn bạn, thù, thì bạn cuả kẻ thù không thể là bạn. Nếu anh tin lời kẻ thù cuả tôi, thì ít nhất, tôi không thể nói thật với anh. Nếu với loại người nào cũng tiếp, thì cái này gọi là "điếm trăm nhà".
Chủ trương "ba không" là một chủ trương ngu xuẩn. "Không liên minh với bất cứ nước nào, không để nước nào đặt căn cứ quân sự, không liên kết với này chống lại nước khác". Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo tài nguyên và lạc hậu về trình độ phát triển. Việt Nam tự thân không đủ năng lực để tự bảo vệ độc lập trước một siêu cường, có sức mạnh hơn hẳn hàng trăm nghìn lần, như Trung Quốc. Một thực tế khách quan là Việt Nam ngoài tập hợp cao nhất sức mạnh nội lực, phải tranh thủ và kết hợp được các sức mạnh bên ngoài. Trong quan hệ quốc tế, quyền lựa chọn liên minh không phải là quyền của nước nhỏ. Chỉ có nước lớn mới là người có quyền lựa chọn đồng minh.
Một nước nhỏ, đặc biệt là một nước nhỏ bên cạnh và chịu áp đe dọa chủ quyền thường xuyên cuả một nước lớn như Việt Nam với Trung quốc, cố gắng tự bảo vệ bằng các chi phí không thể có giới hạn và điểm dừng, sẽ làm quốc gia chảy máu và bị tiêu diệt khi kiệt quệ. Cần phải được giải thoát khỏi đe doạ chủ quyền để tập trung năng lực vào phát triển. Các quốc gia nhỏ như Nam Hàn, Nhật Bản đã đi như vậy để trở thành siêu cường hoặc được cư xử như một siêu cường.
Tự trói và tự cô lập mình trong khi tự thân không thể chống đỡ trước hiểm hoạ mất nước là một lựa chọn mà chính những người đang cầm quyền ở Trung Quốc mong muốn. Những kẻ đang hô hào ba không tại Việt Nam, như thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cần phải được điều tra động cơ bán nước.
Nếu Trung Quốc có mưu đồ "thân xa đánh gần", thì chống lại nó phải là "thân xa lánh gần". Trung quốc muôn đời thèm khát lãnh thổ, chiếm đất thiên hạ để nhập vào Trung quốc, mở rộng và bành trướng cương giới. Càng thân cận với Trung Quốc chỉ càng bị nuốt dần từng tí cho đến hết. Vì vậy, một chính sách cần và đủ cho Việt Nam là lánh xa và cách ly hoàn toàn với một Trung Quốc cộng sản, một Trung Quốc độc tài. Chỉ có thể thay đổi khi Trung Quốc trở thành một nền dân chủ thực sự.
Người Mỹ, nước Mỹ không có thèm khát lãnh thổ. Người Mỹ, nước Mỹ không có nhu cầu chiếm đọạt đất đai. Nước Mỹ là quốc gia toàn cầu, trong quốc gia này không có biên giới lãnh thổ. Tư duy Mỹ là tư duy toàn cầu, không tham lam ích kỷ và nhỏ mọn như Trung Quốc. Sức mạnh Mỹ là sức mạnh toàn cầu, cả về khoa học kỹ thuật, tính sáng tạo và khả năng đổi mới, lẫn sức mạnh quân sự, vĩnh viễn không bao giờ có đối thủ. Tiếng Mỹ (tiếng Anh), là ngôn ngữ toàn cầu, tiền Mỹ, đồng đôla là đồng tiền toàn cầu. Google, Facebook là ngôi nhà toàn cầu. 
Ghép làm một với Mỹ là con đường hợp quy luật khách quan, là xu thế tất yếu, là con đường dẫn đến tiến bộ và thịnh vượng. Trước hết và trên hết là ngay lập tức chặn bàn tay nham hiểm, tham lam cuả Đảng cộng sản Trung Quốc.
Nỗi lo của những trí thức Việt Nam chân chính như tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ được giải. Nếu làm cho chế độ độc đảng cộng sản Việt Nam sụp đổ, thì ngay lập tức Trung Quốc sẽ tràn sang, hiểm hoạ mất nước ập đến ngay lập tức, nhưng để cho chế độ độc đảng cộng sản này tồn tại, thì nước sẽ mất từ từ, từng tí một, trước sau, sớm hay muộn cũng mất.
Lời giải bài toán này là liên minh với Mỹ, nếu có thể thì liên minh cả với Nhật, với Ấn Độ, với Liên hiệp châu Âu, với Úc... trừ Trung Quốc cộng sản, và chỉ nhằm để chống Trung Quốc cộng sản.
11/05/2016


NHỮNG BẢN HÙNG CA VIỆT NAM

Những bài hùng ca triệu người hát

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-05-15

000_A4697.jpg
Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội hôm 1/5/2016.
AFP photo


Trong âm nhạc, mỗi một ca khúc là một câu chuyện. Mỗi một người sẽ chọn cho mình một ca khúc để hát, để yêu, chỉ vì họ nhìn thấy câu chuyện của chính họ trong ca khúc đó.
Thế nhưng, có những nhạc phẩm mà triệu triệu người cùng hát, cho cùng một mục đích. Và khi hát lên, thì cả triệu triệu người ấy đều có chung một nhịp đập từ trái tim. Đó là những bản hùng ca, những tác phẩm mà người sáng tác, người hát, và người nghe đều là một.
“Một cánh tay đưa lên
Hàng ngàn cánh tay đưa lên
Hàng vạn cánh tay đưa lên
Quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính
Cách đây hơn 40 năm, người nhạc sĩ đầu đàn của phong trào du ca Việt Nam, Nguyễn Đức Quang đã viết ca khúc Cho đồng bào tôi để nói lên thân phận của người Việt Nam lúc bấy giờ.
Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng
Hoà bình phải trong vinh quang
Đền công lao bao máu xương hùng anh…” (Thề không phản bội quê hương)
Khi âm nhạc không còn là ngôn ngữ của riêng những bản tình ca, không còn là giai điệu dành riêng để ca ngợi những cuộc tình lộng lẫy hoặc khóc thương cho sự chia lìa đôi lứa, thì lúc đó, âm nhạc sẽ là một vũ khí sắc bén thay cho vạn lời nói. Vũ khí đó có thể làm bừng lên hào khí của cả một thế hệ.
Vũ khí đó có thể được lưu truyền và tiếp nối đến những đời sau, để những trái tim rực lửa với quê hương luôn sẵn sàng hát vang câu thề “thà chết chứ không hề lui, quyết không hề phản bội quê hương.”
Thưa quí vị, có phải chúng ta đang cảm thấy từng mạch máu trong cơ thể chúng ta đang nóng bừng lên cùng với những giai điệu hào hùng và rực lửa này không?
Có phải những ai nghe được lời ca mạnh mẽ, hùng hồn đầy nhiệt huyết của nhạc khúc này, thì chỉ cần nhắm mắt lại là có thể trở về ngay một thời trai trẻ của thế hệ hùng ca sử Việt?
Đó là thế hệ của Nguyễn Đức Quang, của Trầm Tử Thiêng, của Việt Thu, Nguyễn Tấn Lộc… những nhạc sĩ miền Nam Việt Nam thập niên 60.
Họ viết cho ai?
Họ viết cho điều gì?
“Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi
Nghe nhau khóc thầm suốt đêm qua
Nghe bao nhiêu bạn khóc bên kia
Hoang mang cúi đầu chờ mong thượng đế
Cho đồng bào tôi thở nốt những hơi tàn
Buông thỏng bàn tay thua thiệt trước lầm than 

000_A4666.jpg
Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016.


Đêm đêm hết sạch vá vay thêm
Hay mang xe đèo kiếm cơm ăn
Thân trâu kéo cày bên lũ hưởng nhàn…” (Cho đồng bào tôi)
Cho một nhà sư bị nhốt giữa sân chùa, vì phân phát tình thương mà thành mang trọng tội; cho linh mục bớt thềm oan khiên vì đấu tranh cho niềm tin và tình yêu tôn giáo; cho những người dân tộc thiểu số, những người Tây Nguyên không còn bị cầm chân nơi núi rừng; cho tiếng nói người dân được lắng nghe; cho tự do; cho quyền được nói…
Cho người Việt Nam!
Cho đồng bào tôi!
Cách đây hơn 40 năm, người nhạc sĩ đầu đàn của phong trào du ca Việt Nam, Nguyễn Đức Quang đã viết ca khúc Cho đồng bào tôi để nói lên thân phận của người Việt Nam lúc bấy giờ. 40 năm sau đó, cố nhạc sĩ Việt Dzũng đã mượn giai điệu của ca khúc này để viết lời thứ hai, cho thân phận và cuộc sống của người Việt Nam bây giờ.
Họ là ai?
Bước ra từ ca khúc đó, họ có thể là một vị luật sư, một đức cha, một nhạc sĩ, một nhà doanh nghiệp, một thanh niên trẻ trở về từ xứ sở tự do, một cô gái mang học vị tiến sĩ…
Họ là những người đấu tranh cho tiếng nói của một dân tộc.
Họ là những người luôn ấp ủ một hoài bão chung cho cái đẹp vì hoà bình, vì tình yêu dành cho hai tiếng Việt Nam.
“Việt Nam ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian…”(Việt Nam tôi đâu)
Tình yêu quê hương đất nước là gì mà từ lâu rồi, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch ví von đơn giản chỉ là chùm khế ngọt, là tuổi thơ thả chơi trên đồng? Với Phạm Minh Tuấn là giọt đàn bầu thon thả? Với cố nhạc sĩ Phạm Duy là lời ru dịu dàng của mẹ?
Cũng tình yêu ấy, nhưng nhạc sĩ Việt Khang, thế hệ nhạc sĩ yêu nước tiếp nối, thì lại kêu lên xót xa như đứa trẻ ngơ ngác, thảng thốt hỏi tìm Mẹ, ngày Mẹ không còn nữa: “Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?”
Câu hỏi được chính Việt Khang xót xa kêu lên khi đến quá nửa đời người, đã tỏ tường nhận ra “sau những ngày tàn lửa khói”, Mẹ Việt Nam của anh, của triệu người Việt Nam khác đang “đau từng cơn xót dạ nhìn đời, nhìn “người lầm than đói khổ nghèo nàn”, nhìn “kẻ quyền uy giàu sang dối gian”.
Triệu người Việt khác, ở khắp nơi trên thế giới ngày nay mỗi ngày nhìn về quê hương và tự hỏi:
Họ hát say sưa như dàn đồng ca đang trình diễn trên sân khấu. Chỉ có khác rằng, sân khấu của họ là những nơi họ tuần hành đòi quyền sống, là thánh đường, là những buổi tiệc chúc phúc cho tân lang, tân nương.
Không kèn, không trống, không dàn nhạc với những nhạc cụ chuyên nghiệp, chỉ là những tiếng vỗ tay thay cho tiếng nhạc đệm, những gương mặt trẻ và ánh mắt sáng ngời vẫn hát vang những ca khúc của Nguyễn Đức Quang, của Việt Dzũng, của Trúc Hồ, của Việt Khang.
“Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!” (Anh là ai)
Họ hát say sưa như dàn đồng ca đang trình diễn trên sân khấu. Chỉ có khác rằng, sân khấu của họ là những nơi họ tuần hành đòi quyền sống, là thánh đường, là những buổi tiệc chúc phúc cho tân lang, tân nương. Đó là nơi mà những bài tình ca truyền thống phải nhường chỗ cho các nhạc phẩm mưu cầu tự do dân tộc và quyền cho người dân Việt.
Đó là những bản hùng ca triệu người hát.
“Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do quyền con người
Quyền được nhìn được nghe được nói…”  (Trả lại cho dân)
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/powerful-songs-sung-by-million-ppl-cl-05152016090243.html

TS. PHAN VĂN SONG * TẢN MẠN



TẢN MẠN THÁNG TƯ ĐEN thứ 39 – KỲ 2 : TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI ? hay NHỮNG LỊCH SỬ CÁC DÂN TỘC ĐANG ĐƯỢC VIẾT LẠI 
(TS Phan Văn Song)

Tản Mạn Tháng Tư Đen Thứ 39 – Kỳ 2:
Trật Tự Thế Giới Mới ? Hay Những Lịch Sử Các Dân Tộc Đang Được Viết Lại
Phan Văn Song, TS
April 29, 2014 | Bình Luận
http://www.vietthuc.org/tan-man-thang-tu-den-thu-39-ky-2-trat-tu-the-gioi-moi-hay-nhung-lich-su-cac-dan-toc-dang-duoc-viet-lai/

Năm nay năm tuổi người viết, nên, từ đầu năm, thân thể tôi bất ổn. « Je souffre, donc je suis-thân thể tôi đau là tôi hiện hữu ». Từ lâu nay, không bị đau ốm, không bị rêm mình nhức mỏi,  nên tôi quên hẳn rằng ngoài cái đầu, cái óc con tim, suy nghĩ, đọc sách, ngoài cặp giò, cặp cẳng đi chơi, du lịch, thăm bà con bạn bè, … ngoài con tim yêu thương tình cảm rung động trước các vẽ đẹp thiên nhiên hay tình nghĩa con người… con người ta ai cũng có thêm một thân thể, biết rêm mình, biết đau, biết nhức biết mỏi… Chúa cho mình có hai cái tay, tuy mình vẫn cho mình thuận tay phải, nhưng khi đau tay trái mới biết rằng một tay « làm chẳng nên non »  dù có thuận  tay phải đi nữa, với một tay, mình cũng « cùi ». Viết tay phải, nhưng cũng phải nhờ tay trái giữ tờ giấy, gạch hàng tay phải nhưng cũng nhờ tay trái giữ cây thước…Đây là một bài học cho những ai cứ tự phụ cho mình độc lập «chỉ ta thôi », trung lập, không nhờ vả ai cả. Sau một thời gian dài (từ đầu năm tây nay) hết đi khám bệnh, hết tests, hết thử, chiếu điện, hết quang tuyến, đến échographie qua scanner, IRM… Với thời gian, sau những ngày chờ giấy gọi, sau những ngày chờ kết quả, rồi khám, rồi tái khám, rồi tái tái khám, rồi khám để nghe bác sĩ … bàn, nghe bác sĩ … khuyên… cuối cùng tuy không có thuốc chửa, nhưng dần dần … tôi cũng bớt đau – hay tôi « quen » đau và lần lần tôi  « quên » đau đi. Và cũng nhờ bớt đau nên  tôi ngủ .. « nằm »… vào đêm được, và nay tôi đã bớt và  không còn ngủ gục … ngồi tại bàn giấy hay salon nữa !  Tôi nhứt định không dùng thuốc trị đau (pain killer) và thuốc ngủ, chỉ dùng « thiền » … theo phái « mackênodo », nghĩa là …theo chủ nghĩa « kệ chó nó, khinh nó » …  và dùng thế võ «  ngủ gục » lúc nào hay lúc đó, bất kể giờ ngày hay đêm, bạ đâu ngủ đó. Ang lái xe buồn ngủ là ghé vào lề đậu xe làm một giấc, để trị đau và trị mất ngủ. Nhờ ngủ được, thằng tôi từ từ  lấy lại tý đầu óc, tý suy nghĩ.
Từ đầu năm Con Ngựa, suốt mấy tháng qua, ngoài xem TV thể thao mủa Đông ở Sotchi, xem giải Rugby 6 quốc gia, tôi chỉ liếc mắt sơ qua tình hình thế giới, tình hình nước Pháp và tình hình quê hương. Thế giới thì bị chấn động bởi tình hình ở Ukraine. Nước Pháp thì sôi nỗi về bầu cử Hội đồng Xã và các Thành phố. Sanh hoạt chánh trị địa phương nầy – và đây mới chính là một sanh hoạt chánhtrị thật sự của một công dân của một xứ tiên tiến – cũng chiếm khá nhiều thì giờ của gia đình thằng tui, vì thằng tui tuy không có mặt trong hội đồng xã địa phương nhưng lại tham dự những hội đoàn dân sự xã hôi, tôn giáo và y tế (của địa phương). Theo dõi tình hình Ukraine, chúng tôi lo cho Ukraine, lo cho dân chúng Ukraine, và lo tai vạ ấy sẽ đến với quê hương ta. Càng thấy Nga Hoàng thời đại mới Poutine du côn, càng thấy cái hèn của Tây Âu, của NATO, củả Huê kỳ, tôi càng đau cho cái đạo đức con người trong xã hôi mới từ nay bị bỏ quên ; thương cho nhơn loại, thương cho thân phận công dân các nước nhược tiểu ; các nước chậm tiến vẫn trong tình trạng thiếu dân chủ ; đau cho tiếng nói dân chủ càng ngày càng bị bẻ cong, càng ngày càng bị đè bẹp, đàn áp, và càng ngày càng bị lợi dụng. Và tôi bi quan cho vận mệnh đất nước Việt Nam chúng ta ! Rất bi quan !
1. Việt Nam: Sau cuộc Nam Bắc phân tranh, Cộng sản viết lại lịch sử 
Năm nay là năm thứ 39, Nam Việt Nam chúng ta mất vào tay Cộng sản Quốc tế.  Thật sự mà nói, cả nước Việt Nam chúng ta, cả Quốc gia Việt Nam chúng ta đã lọt vào tay Cộng sản Quốc tế từ lâu rồi ! Đã mất từ mãi cái thời hòa bình vừa mới vãn hồi sau bao năm máu lữa của Đệ nhị Thế chiến. Đã mất từ mãi cái thời tranh tối tranh sáng, cái thời Nhựt bổn vừa mới thua trận, phải tạm giữ trật tự tại Việt Nam, để chờ  các lực lượng đồng minh nhảy dù vào bán đảo Đông dương tước khí giới. Đất nước chúng ta đã lọt vào tay Cộng sản từ ngay lúc ấy.  Công sản Quốc tế qua các tay sai người bản xứ đã lợi dụng lỗ hổng của các cường quốc Pháp Nhựt vừa mất quyền lực !  Hồ Chí Minh theo đúng bài bản Cộng sản Quốc tế cướp ngay chánh quyền của một chánh phủ Trần Trọng Kim đang lúng túng, bất lực thiếu tự tin, chỉ vì thiếu hậu thuẩn một cường quốc. Một chánh thể Quân chủ Việt Nam còn phôi thai, yếu ớt, chưa trưởng thành, một  Quốc Trưởng thiếu tự tin, không dám tự mình tạo Chánh Thống, không dám vổ ngực tự nhận Nhiệm Vụ và bảo toàn Quyền Lực Quốc Dân,  vì chỉ  vừa được  Nhựt trao lại độc lập từ ngày 10 tháng 3 năm 1945, (nghĩa là chưa đầy 6 tháng, tính đến ngày 2 tháng 9 là ngày bị cướp chánh quyền). Và cũng từ đấy chúng ta tiếp tục đi vào ngỏ hẹp của những chuổi ngày đen tối của một đất nước mắc nạn Cộng sản ! Và thế hệ chúng ta và nhứt là thế hệ đàn cha đàn chú chúng ta bắt đầu sống những ngày, những tháng không quên được, của những cuộc tản cư, của những cuộc chạy nạn, ngay sau khi đệ nhị thế chiến vừa chấm dứt ! Thế chiến đã chấm dứt, hòa bình trên thế giới đã vãn hồi, dân chúng trên toàn thế giới hồi cư, xây dựng, làm lại cuộc đời, xếp đặt cuộc sống mới, xóa bỏ đổ vỡ, hàn gắn đau thương, nhưng dân chúng Việt Nam ta lại vẫn tiếp tục tản cư, chạy giặc, về quê, lang thang làng nầy sang làng khác, quê mẹ, quê cha, quê ông, quê bà tránh giặc Tây …sau đó dinh tê, về thành… tránh giặc Ta.  Và cứ thế, loạn lạc tiếp diễn trên khắp các nẻo đường trên mãnh đất Việt Nam thân yêu suốt mấy năm trời. Rồi Hòa Bình (với hai chữ H và B hoa) trở lại, đúng hơn ngưng bắn, với Hiệp định Genève. Và một lần nữa dân Việt ta lại tản cư, và lần nầy di cư !  Đông lắm, cả nửả nước ! Gần một triệu người miền Bắc Việt di cư vào Nam Việt. Việt Nam chia đôi, đau thương, nước mắt, Hà nôi xa rồi ! Nhiều người vẫn hỏi sao chúng ta sao không nói ngày Đại Quốc hận phải là ngày 20/7/ năm 1954 ? Quốc gia Việt Nam chúng ta bị chia làm hai, miền Bắc về tay Cộng sản !
Và một lần nữa sau thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Bắc và Nam Việt Nam lại chia làm hai mảnh đất nước, Quốc gia và  Cộng sản đánh nhau. Thời Trịnh Nguyễn có khác thời Quốc Cộng sau nầy là, lúc ấy phe phía Nam có đem quân ra phạt Bắc  và  có chiêm giữ đất trong vòng 5 năm (từ  năm 1655, chiếm 7 huyện phía bờ nam Sông Lam giữ đến năm 1660). Trịnh Nguyễn sau 7 lần giao tranh, chia hẳn thành hai xứ rõ ràng Đàng Trong, Đàng Ngoài, tuyệt giao, ai ở đâu ở đó với dòng sông Gianh làm giới tuyến trong vòng trên 100 năm từ 1672 đến 1774, phe xứ nào xây dựng mở mang xứ sở đất nước xứ ấy. Và cũng nhờ vậy mà các Chúa Nguyễn đã xây dựng được xứ Đàng Trong thành một vùng miền Nam trù phú, tạo một dân tộc hiền hòa, tử tế biết ăn, biết ở, phải đạo làm người. Cũng nhờ những đức tánh nầy mà 200 năm sau, 1954 đã biết chia xẻ, nhịn ăn, nhịn mặc đón nhận, cưu mang giúp đở những người anh em miền Bắc di cư vào Nam chạy giặc Cộng sản.
Nhưng trong lần Nam Bắc phân tranh nầy phía Bắc Việt Cộng sản với khí giới, quân trang, quân cụ và người của khối Cộng sản quốc tế đổ vào viện trợ, xua quân xâm lược quyết nhuộm đỏ miền Nam nước Việt ta. Mặc dù được khối đồng minh phe thế giới tự do giúp đở, nhưng phe Nam Việt ta chỉ làm một cuộc chiến tự vệ. Cả đồng minh quốc tế giúp đở Nam Việt ta, đứng đầu là Mỹ cũng chỉ biết giúp ta tự vệ, be bờ chống Cộng thôi ! Công dã tràng, muối bỏ bể, be bờ, chắn đê bằng bùn, cũng như quân Anh Pháp của Thế chiến thứ Nhứt chống Đức chỉ biết be bờ bằng hào lủy Maginot thôi ! Đàng Trong thời các Chúa Nguyễn cũng vậy chỉ biết be bờ với Lủy Thầy thôi, nhưng thời ấy quân Bắc Việt của Chúa Trịnh không có vũ khí Liên Sô và khối Varsovie, không có quân đội Trung Cộng cuổng tín dám thí quân với chiến thuật biển người. Đối lại với quyết tâm ấy, quân đồng minh với phe Nam Việt lại thuộc văn hóa Tin Lành Thiên Chúa Giáo Mỹ Anh Úc Tân Tây Lan coi mạng người trên tất cả, chỉ cần vài nhơn mạng thiệt hại, vài hình ảnh tù nhơn gầy gò ốm yếu,  đủ làm yếu lòng hậu phương. Và nước Mỹ đã  bại trận, chỉ vì vài hình tù nhơn, vài ảnh chiến sĩ bị thương, vài thương binh trở về trên cây nạng gỗ, vài chiếc hòm cài hoa, vài cô nhi, vài quả phụ…Còn phía dân Nam Việt Nam ?  tự vệ mãi thì chỉ làm kiệt sức, chỉ làm gia đình xào xáo, vi hao tài tốn của mà chẳng thấy yên…rồi dịch phản chiến, rồi phản biện, rồi tôn giáo bất đồng, rồi dân chủ hổn loạn, được có tự do lắm đâm nhiều chuyện, được voi đòi tiên, cho tranh luận lại thích xuống đường, …Cuộc  chiến quá dài khi có tự do, khi có tương lai, khi có học thức, vì Nam Việt trong suốt thời chiến gần 20 năm ấy vẫn tiếp tục xây dựng, một chế độ dân chủ, một hệ thống văn hóa nhơn bản hài hòa khoa học… Cuối cùng Nam Việt bị đồng minh bỏ rơi, vì Bắc Việt và Cộng sản quyết tâm nhuộm đỏ Đông Nam Á ! Phe ta, đánh nhau trên đất mình, trên ruộng vườn mình, đánh địch như  xịt thuốc trừ sâu bọ, diệt rầy mãi không hết. Địch cũng vậy,  giết mãi, địch vẫn còn, đuổi mãi nó vẫn bám, cuối cùng dân Mỹ nãn chí, dân ta cũng nãn lóng vì chẳng đi vào đâu cả. Chiến tranh gì mà lạ lùng vậy ?  Chiến tranh gì mà không muồn thắng, không có ý chí thắng, không có ý chí hạ, giết địch thủ ? Không được Bắc tiến, chỉ chờ hắn Nam tiến để đánh ! Tránh không đánh bom vào những đê điều miền Bắc khi mùa nước lớn ?  Sợ trôi và giết thường dân ư ? hay để nuôi dưởng thường dân miền Bắc để họ vào Nam giết ta, vì cả miền Bắc với chủ thuyết Cộng sản không có « thường dân », tất cả là « dân quân ». Mỹ đánh bom tránh những khu « không quân sự ». Khổ một nổi là cả Bắc Việt đều là khu quân sự. Tất cả dân chúng Bắc Việt là dân quân không có quân phục. Vậy ta phải chờ « dân » thay quần áo nhà binh bắn ta trước rồi ta hãy đánh để tự vệ ? Miền Bắc sử dụng trẻ con đánh giặc – tuyển quân 16 tuổi – mình hãy chờ thằng bé mọc râu rồi hãy giết !  Tránh không được dùng bom to, CBU chẳng hạn, tránh không đổ quân xâm nhập miền Bắc. Thua trận là phải !
Với cuộc chiến Triều Tiên, liên quân Mỹ Liên Hiệp Quốc còn dám đổ quân sau lưng quân Trung Công và Bắc Hàn. Nhưng kể cả Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Truman cũng vì đạo đức (giả) đã cách chức Tướng Mac Arthur-vì Mac Arthuir đòi đổ bộ vào Trung Công- Truman chấp nhận ngưng chiến hòa đàm với Trung Cộng và Bắc Hàn – Bàn Môn Điếm, tiếp tục nuôi dưởng chế độ Trung Cộng, và tái dựng chế độ cha con họ Kim, tạo ra thảm trạng Bắc Hàn hiện nay. Tất cả chỉ vì Mỹ sợ bị tội tổ tông, mang mặc cảm đã đánh bon nguyên tử vào Nhựt bổn, từ nay tránh tai tiếng là mình ác độc ! Thật là đạo đức giả !  Mỹ đã dám bỏ hai quả bom nguyên tử – đặc biệt  là quả bom « dư thừa » thứ hai tại Nagasaki – đã dám cho đánh bom phá nát thành phố Dresden, sẳn sàng giết trên 100 ngàn thường dân Đức, khi quân Đức đã kiệt quệ và đang trên đường thương thuyết đầu hàng. Tất cả chỉ để hù dọa và chận đứng sức tiến công của Hồng quân Nga. Nhưng trong khi ấy, Truman ra lệnh Eisenhower buộc quân Kỵ binh của Tướng Patton phải dừng lại để chờ Hồng quân vào chiếm Berlin, giữ đúng lời hứa chia đôi sơn hà giữa Mỹ và Nga. Thật là mâu thuẩn ! Thật là ngĩa khí ngu xuẩn của Hiệp sĩ đạo thời Trung cổ !  Roosevelt với tinh thần Tin lành Mục sư con nhà lành, bị ám ảnh bởi quá khứ nôi chiến Bắc Nam Huê kỳ giài phóng nô lệ nên sẳn sàng « thí » hai « anh cựu thuộc địa bóc lột dân da mầu Anh Pháp » nên nâng đở anh « moujik nông dân ngu đần thất học Staline giải phóng nông dân » : kết quả gần phân nửa thế giới âu châu bị nhuộm đỏ. Thế giới ngày nay với Trung Hoa, với nửa bán đảo Triều tiên, và trên nửa thế kỷ (1945-1989) toàn cỏi Đông dương, phân nửa Phi Châu, Nam Mỹ bị nạn Cộng sản, và con virus Cộng sản hoành hành. Nhưng, Mỹ vẫn cứ thế, và ngày nay cũng vậy, vẫn cứ sợ mất tai tiếng, « em chả » thẹn thùng, làm bộ, đạo đức giả. Những kết quả chánh trị, kinh tế, những sự mất thăng bằng ngày nay của thế giới đều do kết quả của những quyết định « nửa chứng xuân, nửa vời, dở dở ương ương » của Mỹ, dỉ nhiên « miễn sao không làm thiệt hại Huê kỳ » thôi, của nền chánh trị quốc tế Huê Kỳ. Từ Franlin D. Roosevelt, Truman của ngày xưa qua đến Kennedy, Nixon, Ford hay ngay cả Bush cha – dừng tiến công Irak khi cần đánh dẹp bỏ Saddam Hussein – hay ngay cả Bush con hay ngay cả Obama ngày nay ! Nato mạnh như vậy, tiêu xài tốn kém như vây, chỉ biết ngồi nhìn Poutine chiếm Georgie năm xưa, đã chiếm Crimée và sẽ chiếm Ukraine năm nay.
Với biến cố năm 1954 và từ sau 1954, vận mệnh một Quốc Gia Việt Nam mới bắt đầu, với đất đai miền Nam, với lòng dân miền Nam, toàn thể người dân sống ở miền Nam Việt Nam đã lập lại truyền thống Đàng Trong với các Chúa Tiên xây dựng một quê hương hiền hòa, mở mang một xứ sở đầy tình thương, tình con người. Từ năm 1954, toàn thể người dân của toàn giải đất của đất nước Việt Nam đã thật sự hòa nhập với nhau, trong một không gian chỉ bằng nửa nước, miền Nam Việt Nam đã tạo một khung trời Việt Nam mới. Cô động lại trong không gian ấy, những điển hình đẹp nhứt của hai nền văn hóa Nam và Bắc, của hai tập tục, nhơn sanh quan,và một con người Việt Nam mới thành hình. Miền Nam chẳng những trân quý những sản phẩm nghệ thuật, văn hóa của miền Nam đã đành, lại trân trọng gìn giữ những thành tích văn hóa phát xuất tại miền Bắc, những sản phẩm, sáng tác của các nhơn vật, nhơn tài Việt Nam từ văn học, mỹ thuật, các nghệ sĩ miền Bắc trước năm 1954 được miền Nam cất giữ trân quý ca tụng phổ biến. Còn tại miền Bắc, bị Đảng Cộng sản tuy là người Việt Nam cầm quyền, văn hóa Việt Nam lần lần bị lai căn, nhạc bị âm hưởng Tàu, âm hưởng Nga, Sol Mì Sôn Là Sol Lá Mì, vũ điệu Hoà Bình, ca tụng dân Liên Sô, dân Tầu Cộng, nào Xìtakinôvích, nào anh hùng lao động, nào con Sông Đông êm đếm, khi thì ca tụng CácMác LêNin, khi thì khóc XìTaLin hơn khóc Cha khóc Mẹ. Những thiên tài văn học nghệ sĩ trước thời chiến tranh, khi ở lại phục vụ miền Bắc hoàn toàn khô kiệt không còn phát huy thi thố tài năng gì nữa. Việc ấy chứng tỏ đại họaCộng sản nó đã tàn phá thân thể nền văn minh văn hóa của con người Việt Nam thế nào ! và Lịch sử và Văn hóa Việt Nam đã được Cộng sản Việt Nam viết lại, và ngày nay…
Hôm nay sau 38 năm thống nhứt, thử kiểm điểm, nước Việt Nam tuy đã lấy lại toàn thể giài đất từ Bắc với Ải Nam quan, đến tận Nam với Mủi Cà Mau, nhưng người Việt Nam trái lại không đồng nhứt. Một quốc gia, nhưng hai loại quốc dân… .với những cái cấm, với những cái quyền, với những cái hành, nào lề phải, nào lề trái, với những từ ngữ của thời nội chiến như  ngụy, ta, địch, với những tâm trạng đấu tranh  như hận, như thù, với những sợ hãi như diễn biến hòa bình, với những hoài nghi, lo âu như  điều 4 Hiến Pháp giữ Đảng, chỉ tin vào Đoàn Viên, Đảng viên, gia đình lý lịch…  Người miền Bắc, người miền Nam sanh hoạt …với hai loại văn hóa… hai loại tập tục khác nhau (Đó là nhận xét của người ngoại quốc đến du lịch Việt Nam chứ chẳng phải do người viết vốn gốc ngụy như thằng tui).
2. Lịch sử thế giới đang được viết lại
Ukraine đang bị Nga viết lại lịch sử. Cũng như lịch sử bán đảo Crimée và Ukraine ngày nay, khu tự trị, oblast (enclave) Kalininegrad-Thành phố Kalinine đã bị Nga hóa từ lâu rồi. Một thành phố thuộc nước Đức, Köenigberg, sau Đệ nhị Thế chiến bị quân Liên Sô chiếm đóng. Staline buộc toàn bộ dân Đức phải ra đi thay thế bởi dân Slaves thuộc Nga và nói ngôn ngữ Nga. Do những người dân di cư ấy, tạo ra Oblast Kalininegrad, Khu Tự Trị Kaliningrad – mặc dù ngày nay không có biên giới với Nga  hoàn toàn nằm kẹt giữa Ba lan và Lithuanie – nhưng lại thuộc Nga. Dân chúng Đức ngữ hoàn toàn đã được di tản, Kalininegrad ngày nay là một nước Nga nằm ngoài biên giới Nga. Ngày mai cũng vậy, những Crimée, những vùng Tây Ukraine  sẽ bị Nga hoá. Cũng như những vùng tự trị ảnh hưởng Nga thuộc Georgie trong cuộc tranh chấp nay xưa với Nga, sẽ còn nhiều vùng tự trị  ảnh hưởng Nga sẽ được lập ra chung quang đất nước Nga để làm trái độn bảo vệ Nga tránh đụng chạm với Tây Âu.
Trung Cộng cũng vậy. Trung Cộng cũng đang viết lại lịch sử dân tộc Hán. Nước Tàu ngày nay phát triển kinh tế mạnh nhờ Thế giới Tư bản giúp đở cho làm công xưởng của thế giới. Nhu cầu đại chúng hóa hàng hóa và tiêu thụ đại chúng hòa cầu cần nhơn công rẽ đã giúp Tàu và dân tàu có một nguồn kinh tế dồi dào và nhờ vậy từ nay sẽ là một thị trường tiêu thụ vì dân tàu đã một mãi lực .., Nhờ tài chịu khó, nhờ sức tháo vát, nhờ mẹo vặt và tài nghệ lượm bạc cắt, ngày nay đất nước Tàu giàu có. Nước Tàu đỏ đả thành Đệ nhứt cường quốc kinh tế thế giới, nhưng thực sự người Tàu chưa giàu.  Thật sự mà nói, vì thiếu đất và thiếu nguyên nhiên liệu, vì vậy dân Tàu, tuy công dân một nước giàu nhưng phải di cư, phải ra đi kiếm sống xa quê hương, xa nhà. Lịch sử Hán tộc là một lịch sử di dân. Sức bành trướng Tàu là do di dân, người Tàu có mặt cùng khắp thế giới. Các chinatowns mọc đầy như nấm. Tại những quốc gia tiến tiến những Chinatowns là những cửa hàng làm ăn hiệu buôn, quán ăn, chưng bày mặt hàng trung hoa. Nhưng ở những nước chậm tiến đó là những đầu tàu khác thác tài nguyên, tận dụng đất đai để trồng trọt nuôi dân Hán. Còn đối với những quốc gia lân bang, láng giềng Tàu sẽ Hán hóa để làm nhửng vùng tự trị hoặc những vủng đất Hán thuộc để làm trái độn: Tân Cương, Tây tạng, Mãn Châu phía Bắc và phíaTây nay đã xong rồi. Nay chỉ còn phía Nam thôi !  Trên hai ngàn năm nay, đất Nam Việt là một cục xương khó nuốt. Từ thời Tam quốc đất Giang Đông của Tôn Quyền  đã là đất khó nuốt với dân du mục cởi ngựa của miền Bắc Tào Ngụy rồi. Sau nầy suốt bảy lần đánh Nam Việt Tàu bảy lần đều thất bại, vì thủy thổ, vì cái lỳ lợm, cứng đầu và dân tộc tánh của dân Nam Việt. Mãi sau nầy, sau khi nhà Minh mất vào tay Mãn Châu, người Hoa thật sự mới được các Chúa Nguyễn cưu mang cho di dân đến miền Nam Nam Việt. Nhưng những dân cư tỵ nạn nầy  phần đông đều là dân gốc Hoa Nam, thường Quảng Đông, Tiều Châu hay Hakka, xa lắm là Phúc Kiến quen chịu được khí hậu  miền Nam Việt Nam và đồng bằng Sông Cửu.
Nói như vậy để chúng ta biết rằng ngày nay vì vấn đề sanh tồn và không gian sanh tồn, Trung Hoa Cộng sản PHẢI bành trướng, bành trướng để mà Sống Còn. Và chúng ta phải cảnh giác !
Một cuộc xung đột Hoa Việt, môt cuộc chiến tranh Việt Trung chắc chắn sẽ xảy ra trong những năm tháng tương lai. Hoàng Sa, Trường Sa là những tranh chấp đất đai rõ rệt, chúng ta đã thấy rõ, phòng thủ, lo lắng, la ó đấu tranh, kiện tụng, quốc tế hóa …nhưng những phong trào di dân người Tàu ? xâm nhập qua ngã các  công trường, các cơ sở, những vật chất thương mại, những đầu tư..cửa hàng buôn bán, tiệm ăn, những cơ sở vệ tinh của những công trường dùng công nhơn  người Tàu. Dân Tàu có mặt mọi nơi, lập gia đình với người Việt, – nhứt là bên Tàu hiện nay trai thừa – thiếu gái do chế độ hạn chế sanh sản từ thời Mao –  làm ăn sanh hoạt, ăn dằm nằm dề…lẫn lộn Việt-Hoa, Hoa-Việt…Rồi sẽ có những Khu Tự Trị, rồi sẽ có những Trưng cầu Dân Ý sát nhập vào đất Tàu, hay do Hành Chánh Tàu quản trị, kiểu Tam Sa, vì dân khu vực nói tiếng Hoa đòi hỏi. Một kiểu làm như Crimée Ukraine, như Kalininegrad với Nga Vậy !.  Nga mở đường cho Tàu đó ! Nga Tàu một Thầy, Nga vì dân tộc Slaves, Tàu dân tộc Hán. Nga với mẫu tự cyrillique, Đạo Thiên Chúa Chánh Thống. Tàu xài Khổng tử, xài Hoa ngữ. Việt Nam vì quan hệ lịch sử, vì một ngàn năm đô hộ, vì có họ có hàng với Hoa Nam dễ lẫn lộn dễ bị đồng hóa. Một số lớn sản phẩm văn hóa lịch sử, một số lớn các mộ cổ, thành xưa, chùa chiền, đền miếu đều dùng chử Nho, nghĩa là chữ Hoa. người Việt một lần nữa bị chia đôi : một bên dân biết tiếng Nho, đọc chữ Hoa, chữ Tàu, và một bên dân không biết chữ Tàu. Tàu đến một số lớn người dân sẽ biến thành Uất Trì Cung, không biết chữ Tàu, mù chữ Hoa. Biết chữ Hoa trở thành quyền lực. Hiểu biết, quyền thê trong tay dân nói và đọc chữ Nho. Lại sẽ đổi đời làn nữa ! Sau 30 tháng tư năm 1975, chúng ta một lần đổi đời với ngôn ngữ Cộng sản Bắc Việt : nào Tốt, nào Khẩn trương, nào Đăng ký, Ùn tắc Thuyết minh, Chất lưông, Xưởng đẻ… Ngày maisẽ đổi đời với những  Wà, Nì,  Í , Ẻ, Xán Xứ … Hảo má,  Mao Xù Xì,  Hồ  Xù Xì !
Và Xin Kết Luận:
Lần nầy không phải Bắc thuộc nữa mà là Nô lệ!
Hết kỳ 2
Hồi Nhơn Sơn, những ngày buồn cuối tháng tư
TS Phan Văn Song 

VIỆT NAM BIỂU TÌNH CHỐNG CỘNG SẢN

 




Xem biểu tình là "phản động", chính quyền Việt Nam bị phản đối


mediaTiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc tuần hành phản đối công ty Formosa tại Hà Nội, ngày 01/05/2016.REUTERS/Kham
Truyền hình và báo chí chính thức tại Việt Nam quy buộc cho đảng Việt Tân và các « thế lực phản động » trong và ngoài nước « xúi giục » dân chúng xuống đuờng biểu tình trong ba ngày Chủ nhật liên tiếp của tháng 5. Một số nhà hoạt  động đã phản ứng tức khắc, lên án chính quyền vu khống.
Trong bản tin 11 phút ngày 15/05, đài truyền hình VTV1 cảnh báo dân chúng Việt Nam đừng nghe theo lời kêu gọi biểu tình của các « lực lượng phản động » lợi dụng thảm nạn môi trường để làm một cuộc « cách mạng Cá ».
Truyền hình nhà nước lên án đích danh một số blogger, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi « kích động » dân chúng lật đổ chế độ. Trong số các nhân vật bị nêu tên có tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng là nhóm khởi xướng « Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam ». Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện cùng một số bogger và cả giám mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cũng bị quy chụp « kích động » dân chúng.
Công luận trong nước qua mạng xã hội đã phản ứng mạnh. Nhóm Bauxite Việt Nam ra tuyên cáo lên án « hành vi vu khống của đài truyền hình VTV1 và cơ quan an ninh Việt Nam ». Bauxite dọa kiện những kẻ vu khống ra trước pháp luật. Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam ra thông cáo yêu cầu kênh truyền hình rút lại đoạn phim « xúc phạm danh dự » giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà thơ Hoàng Hưng, « xin lỗi hai thành viên của tổ chức » và tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo độc lập nhiều lần bị câu lưu và bị hành hung, viết một bài phân tích dài « Bỗng nhiên Việt Nam đa đảng » cho rằng chính quyền đang « loay hoay và lúng túng » và vì thế « một lần nữa, Việt Tân được chọn làm vật tế thần. Nhờ vậy, cả nước biết đảng Việt Tân hùng mạnh tài giỏi… biết quan tâm đến người dân ». Một số blogger trẻ « cám ơn nhà nước quảng cáo » cho.
Theo Reuters, chính quyền cộng sản Việt Nam từ lâu nay vẫn bịt miệng và bôi nhọ những nhà đối kháng nhưng bản tin hôm Chủ nhật 15/05, trình bày những hoạt động bị xem là nguy hiểm, có thời lượng dài một cách khá bất thường. Lời cảnh báo được đưa ra đúng vào thời điểm ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh, phong trào vì môi trường tìm cách xuống đường lần thứ ba để nói lên sự tức giận đối với chính quyền và công ty Formosa, bị xem là thủ phạm thải chất độc gây thảm họa môi trường và làm chết cá ở bốn tỉnh miền trung.
Mặc dù an ninh được siết chặt ngăn không cho quần chúng tập hợp đông đảo, nhưng các trang mạng xã hội cho thấy từng nhóm nhỏ  đã thành công giương biểu ngữ đòi « biển sạch, chính quyền minh bạch ».
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160516-chinh-quyen-viet-nam-bi-phan-doi-vi-gan-nhan-phan-dong-cho-phong-trao-moi-truong
Thứ Tư, 18/05/2016

Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc ở Sài Gòn 


Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 17/5/2016. (Ảnh chụp từ trang Dantri).
Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ngày 17/5/2016. (Ảnh chụp từ trang Dantri).
17.05.2016 
Cá chết với số lượng nhiều bất thường hôm 17/5 trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ở Sài Gòn trong khi Bí thư Đinh La Thăng tuyên bố “không chấp nhận lợi dụng cá chết để kích động, gây rối”.
Báo chí trong nước đưa tin, nhiều loại cá nổi xếp lớp trên mặt kênh sau cơn mưa lớn hôm qua.
Tin cho hay, cơ quan phụ trách môi trường đô thị đã cử người xuống để vớt cá mang đi, nhưng đến trưa nay vẫn không gom hết.
Người dân cho biết các nhân viên này sau đó đã “rải hóa chất được cho là nhằm làm sạch nguồn nước”.
Truyền thông nhà nước dẫn lời ông Trần Đình Hà, Chi cục trưởng Quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết, nguyên nhân cá chết “có thể do mưa lớn đẩy nước bẩn từ trong cống, khu dân cư ra kênh khiến nguồn nước bị ô nhiễm”.
Cơ quan của ông Hà cũng đã khuyến cáo người dân không “nên vớt cá chết để ăn vì có thể chúng nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ”.
Đây không phải lần đầu tiên kênh Nhiêu Lộc xuất hiện tình trạng cá chết. Năm ngoái, cũng xảy ra một vụ việc tương tự.
Trong khi đó, vụ cá chết hàng loạt ở miền trung vẫn tiếp tục gây chia rẽ dư luận.
Trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri mới đây, Bí thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho rằng “cần phải có thời gian công bố nguyên nhân cá chết và không chấp nhận việc lợi dụng điều này để kích động, gây rối”.
Ông Thăng được báo chí trích lời nói rằng một số người lợi dụng vụ cá chết ở miền Trung để thực hiện cuộc “Cách mạng cá”.

Đài Truyền hình Việt Nam cùng nhiều cơ quan truyền thông do nhà nước quản lý mới đây cũng đã đồng loạt đổ lỗi cho tổ chức Việt Tân “xúi giục” người dân xuống đường.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.
Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.

Một số cuộc tuần hành ở nhiều nơi tại Việt Nam hôm 15/5 không thể diễn ra như dự kiến.


Biểu tình vụ cá chết lan ra khắp nước ngày 15/5:


Một nhóm bạn trẻ đeo khẩu trang cá, mặc trang phục có hình cá, tuần hành sáng 15/5 ở Hồ Gươm. Ảnh: Tran Quang Nam. FB Trang Doan Pham.

Người dân Hà Nội biểu tình tại cầu Chương Dương Hà Nội. Ảnh Facebook Phạm Thanh Sơn



Biểu tình ôn hoà tại bãi Sau Vũng Tàu với các thông điệp bảo vệ môi trường. Ảnh: Facebook Hoàng Huy Vũ
Hàng ngàn giáo dân xuống đường ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ảnh: Facebook Paul Trần Minh Nhật


Toạ kháng bên tỉnh lộ 53. Ảnh: Facebook Hằng Lê Mỹ


Cuộc biểu tình đã bắt đầu bùng nổ sớm tại Nghệ An. Ảnh: Facebook Hồ Huy Khang


Biểu tình tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 15/5/2016.


Biểu tình vì ở Nghệ An hôm 15/5.


Một nhóm các bạn trẻ tuần hành ở chợ An Đông ngày 15/5/2016. Facebook: Nguyễn Phương


Lực lượng thanh niên xung phong dày đặc. Ảnh: Facebook Anh Mai Phuong

Một nhóm bạn trẻ đeo khẩu trang cá, mặc trang phục có hình cá, tuần hành sáng nay ở Hồ Gươm. Tất cả nhanh chóng bị bắt, bị đẩy lên xe buýt. Ảnh: Tran Quang Nam. FB Trang Doan Pham.

 Tắt chú thíchMở chú thích Theo VnExpress, Tuổi Trẻ, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/ca-chet-trang-kenh-nhieu-loc-o-saigon/3333666.html
 http://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2016/05/6/6d/6d00eeb4-cf99-4ecd-894a-6e0dfeb22224.mp4

 










Thứ hai, 16/05/2016

 

 Biểu tình vì cá ở Việt Nam lan xuống các tỉnh, thành

VOA Tiếng Việt
Người dân một số khu vực ở Nghệ An và thành phố Vũng Tàu sáng 15/5 tuần hành đòi “trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam”, trong khi nhiều người ở Hà Nội bị chặn, không cho tham gia cuộc xuống đường như dự kiến nên buộc phải tọa kháng tại gia.
Hàng trăm bà con giáo dân xứ Song Ngọc và ở xã Hợp Thành tại tỉnh Nghệ An đã tuần hành, mang theo các biểu ngữ như “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Vì sao cá chết” hay “Tôi không muốn chết như cá”.
Còn tại TP Vũng Tàu, tin cho hay, một nhóm người mang theo biểu ngữ “Hãy trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam” di dọc theo một bãi biển, thu hút sự chú ý của nhiều người khác.
Trong khi đó, tại Hà Nội, một số nhà hoạt động xã hội và blogger cho VOA Việt Ngữ biết rằng họ bị chặn không được ra khỏi nhà nên buộc phải tọa kháng tại gia.
Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy công an “chìm” và “nổi” xuất hiện dày đặc tại một số địa điểm mà người biểu tình dự định tập hợp, nhất là quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Tin cho hay, một số người thậm chí còn bị kiểm tra chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân.
Tuy nhiên, một nhóm bạn trẻ khoảng vài chục người, trong đó có nhiều người đeo khẩu trang, đã tuần hành chớp nhoáng, và theo đoạn video đăng trên mạng xã hội, dường như có xô đẩy với lực lượng an ninh.
Các nhân chứng cho hay, những người biểu tình sau đó đã bị "đẩy lên xe buýt, và không rõ bị đưa đi đâu".
"Cuộc tuần hành ngắn ngủi tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, hôm 15/5.">
Đó là trên đường phố, còn trên mạng, nhiều người cho hay khó truy cập vào Facebook tại Việt Nam trong nhiều giờ qua, và trên mạng xã hội này, dân mạng Việt Nam đang truyền nhau cách “vượt rào”.
Sau hai cuộc xuống đường rầm rộ hồi đầu tháng, các nhà quan sát cho hay, Việt Nam dường như đang ngăn chặn các cuộc xuống đường của người dân, một tuần trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một nhóm bạn trẻ đeo khẩu trang cá, mặc trang phục có hình cá, tuần hành sáng 15/5 ở Hồ Gươm. Ảnh: Tran Quang Nam. FB Trang Doan Pham.
Người dân Hà Nội biểu tình tại cầu Chương Dương Hà Nội. Ảnh Facebook Phạm Thanh Sơn
Biểu tình ôn hoà tại bãi Sau Vũng Tàu với các thông điệp bảo vệ môi trường. Ảnh: Facebook Hoàng Huy Vũ Hàng ngàn giáo dân xuống đường ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ảnh: Facebook Paul Trần Minh Nhật
Toạ kháng bên tỉnh lộ 53. Ảnh: Facebook Hằng Lê Mỹ
Cuộc biểu tình đã bắt đầu bùng nổ sớm tại Nghệ An. Ảnh: Facebook Hồ Huy Khang
Một nhóm các bạn trẻ tuần hành ở chợ An Đông ngày 15/5/2016. Facebook: Nguyễn Phương
Lực lượng thanh niên xung phong dày đặc. Ảnh: Facebook Anh Mai Phuong
Một nhóm bạn trẻ đeo khẩu trang cá, mặc trang phục có hình cá, tuần hành sáng nay ở Hồ Gươm. Tất cả nhanh chóng bị bắt, bị đẩy lên xe buýt. Ảnh: Tran Quang Nam. FB Trang Doan Pham.
 Một cuộc tuần hành ở TP HCM dự kiến sẽ diễn ra vào chiều ngày 15/5, nhưng một số nguồn tin tại trung tâm tài chính của Việt Nam này cho biết rằng cảnh sát và an ninh hiện diện ở khắp nơi.
Hôm qua, Việt Nam một lần nữa đổ lỗi cho tổ chức Việt Tân đứng sau giật dây các cuộc biểu tình.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.
Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.
Cùng ngày, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã tiếp tục lên tiếng bày tỏ “quan ngại về tình trạng bạo lực gia tăng nhắm vào những người biểu tình Việt Nam bày tỏ sự bất bình về việc cá chết bí hiểm hàng loạt ở miền Trung”.
Cơ quan nhân quyền này cũng kêu gọi “chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do hội họp của theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế”.
Báo chí trong nước hôm 14/5 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng đã có đủ căn cứ khoa học thuyết phục về nguyên nhân cá chết và kết luận cuối cùng sẽ sớm được công bố. Tuy nhiên, ông Tạc không cho biết cụ thể thời gian. >Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
 Mặc dù bị đàn áp, đánh đập, nhiều người vẫn tiếp tục tham gia biểu tình bảo vệ biển và môi trường sống.

Hầu như tất cả những nhà hoạt động tại Việt Nam trong ngày 15 tháng 5 đều bị lực lượng chức năng dùng mọi biện pháp buộc không cho ra khỏi nhà. Mục đích biểu tình được công khai là xuống đường bày tỏ quan điểm về thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt ở miền bắc miền Trung cách đây hơn một tháng mà đến nay chính quyền chưa công bố nguyên nhân.
Tuy nhiên họ tọa kháng ngay tại nhà. Trong khi đó ở một số nơi biểu tình cũng đã diễn ra.
Biện pháp ngăn chặn
Chốt chặn được dựng lên tại khu vực tư gia của những nhà hoạt động từ cuối tuần và được tăng cường vào ngày chủ nhật 15 tháng 5. Những nhà họat động khi ra khỏi nhà đều bị cưỡng bức trở vào như trường hợp của hai vợ chồng nữ nghệ sĩ Kim Chi từ Hà Nội. Vào lúc 9:30 sáng bà cho biết như sau:
Chúng tôi đã ra cửa để đi nhưng họ vây đến hàng chục người. Có một an ninh quận, một an ninh khu vực, hai người phụ nữ và quanh đó 3-4 người đàn ông lạ mặt nữa.
- Nghệ sĩ Kim Chi
“Chúng tôi đã ra cửa để đi nhưng họ vây đến hàng chục người. Có một an ninh quận, một an ninh khu vực, hai người phụ nữ và quanh đó 3-4 người đàn ông lạ mặt nữa. Chúng tôi cương quyết đi thì người phụ nữ già nói rằng thương tôi lắm, muốn bảo vệ tôi; thế nhưng tôi hất tay bà ta ra và nói tôi không cần bà ta thương tôi mà hãy thương dân, thương nước, lo có trách nhiệm.  Còn cô trẻ, đẹp gái thì nói ‘cô ơi, mọi người yêu quí cô, muốn bảo vệ cô, cô ra ngoài đó làm gì để bị đánh’. Tôi nói hóa ra ngoài đó toàn lũ du côn à! Họ đánh hay giết tôi cũng được, và ông xã tôi bảo cứ đi. Nhưng thêm 4-5 tên nữa tràn từ ngoài ngách vào. Tôi đếm tất cả là mười mấy người và họ ấn tôi vào. Vì nhà tôi chỉ là độc đạo, có một cửa đi vào thôi. Tôi làm sao có đủ sức mạnh để chống lại họ?”
Trường hợp tương tự xảy ra với bác sĩ Đinh Đức Long tại Sài Gòn, dù rằng hôm nay là ngày trực bệnh viện của ông:
“Hôm nay có 5 người trên 4 chiếc xe máy họ chặn ngay đầu hẻm. Khi tôi ra đi làm bình thường thì họ chặn bắt tôi về. Hôm nay theo lệnh của bệnh viện, tôi trực cả ngày cả đêm tại bệnh viện; nhưng họ chặn như thế tôi không đi làm bình thường được. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật của Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Họ đã chà đạp lên quyền tự do đi lại, quyền bày tỏ chính kiến của người dân.
Hôm nay là ngày bình thường tôi đi trực tại bệnh viện mà tôi không đến được thì không biết bệnh nhân có ảnh hưởng gì không?”
Có một số nhà hoạt động biết trước về tình hình ngăn chặn nên đã ra khỏi nhà từ vài ngày trước; thế nhưng tại nơi tạm trú họ cũng bị lực lượng chức năng vây ráp. Bà Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội trình bày tình hình của bà và một số người khác cùng cảnh ngộ:
“Để có được cuộc tuần hành vào ngày chủ nhật 15/5 chúng tôi đã phải đi ra khỏi nhà. Chúng tôi gồm mấy người, có người ở rất xa nhưng chúng tôi cũng đến ở được một chỗ. Thế nhưng khi chúng tôi mới đến được một lúc thì thấy họ đã phát hiện ra chỗ của chúng tôi. Họ canh gác ‘vòng trong, vòng ngoài’ suốt từ lúc ấy cho đến bây giờ. Họ liên tục gõ cửa (gần như đập cửa) nhưng chúng tôi không mở.
Thứ nhất hành động của họ đã trắng trợn vi phạm quyền con người cũng như vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền. Vì sao họ có sự vi phạm như thế? Tôi cho rằng thứ nhất họ khinh thường người dân, khinh thường dư luận thế giới.
Và thứ hai chắc chắn phải có sự thật nào rất kinh khủng cho nên họ phải quyết liệt đàn áp dân, dẫm đạp lên tất cả dư luận để che giấu đi sự thật đó, sự thật về môi trường đang bị đầu độc và những sự thật khác nữa!”
Những cáo buộc ‘cũ’
Trong ngày 15 tháng 5, nhiều báo trong nước loan tin về kết luận của công an thành phố Hồ Chí Minh đưa ra vào chiều ngày 14 tháng 5 khẳng định đảng Việt Tân có trụ sở chính tại Hoa Kỳ tổ chức gây rối tại thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày chủ nhật 1 và 8 tháng 5 vừa qua.

cover.jpg
Hình ảnh biểu tình vì môi trường vào ngày 8 tháng 5 vừa qua.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh bình luận về những cáo buộc được truyền thông Nhà nước đưa ra đối với những người biểu tình:
“Đó là một sự bôi nhọ, sự vu khống trắng trợn và bẩn thỉu! Tôi thấy hoàn toàn không mới, từ xưa nay họ vẫn làm điều đó rồi. Bởi vì việc làm đó của họ quá cũ và sự vu khống đó không ai tin; tôi không nghĩ mọi người tin điều đó. Còn đối với chúng tôi thì tôi khẳng định đó là sự vu khống bẩn thỉu, và hành động của họ chỉ làm cho nhiều người biết đến tổ chức Việt Tân, tô điểm thêm cho tổ chức Việt Tân mà thôi. Tôi nghĩ họ làm thế là phản tác dụng, người dân sẽ càng coi thường họ. Cả một bộ máy chính quyền cũ kỹ mà luôn dựng nên một hình ảnh không có thật, đem ra để vu khống cho những người đấu tranh và đe dọa nhân dân. Chúng tôi cực lực phản đối.”
Nghệ sĩ Kim Chi cũng có ý kiến:
“Tôi chỉ buồn cười, buồn cười đến sặc luôn vì họ đánh tráo khái niệm. Những kẻ bán nước lên án những người đang giữ gìn đất nước. Họ làm được việc đó vì truyền thông, quân đội, công an, chính quyền, vũ khí, tiền bạc trong tay họ. Còn chúng tôi chỉ có chính nghĩa thôi!”
Và quan điểm của bác sĩ Đinh Đức Long:
“Từ trước đến nay mọi thành quả cách mạng đảng nhận do đảng lãnh đạo mà có, sao nay ‘thành tích’ cá chết, biển chết, dân biểu tình đảng không nhận mà lại đổ cho Việt Tân!
Về mặt pháp luật, khi kết tội phải có tòa; chứ báo chí không thể thay tòa kết tội bất cứ một cá nhân, tổ chức nào. Thứ hai nếu như đảng Việt Tân (có tồn tại) có thể kiện báo chí Việt Nam ra tòa về tội vu khống.
Trên thực tế bản thân tôi là một sĩ quan, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, một đảng viên từng sinh hoạt 32 năm; chúng tôi vì sự hiểu biết, vì tấm lòng của mình. Chính tôi nói trong đồn công an rằng chất độc thải ra môi trường cá ăn, rồi chúng ta ăn vào và bị ung thư. Con cái các anh và con cái chúng tôi có thể sinh ra là những người bệnh hoạn, quái thai, dị dạng thì các anh nghĩ sao. Và các anh nên nhớ rằng tôi và các anh trước sau gì cũng sẽ ra đi khỏi thế giới này; nhưng mai mốt con cháu các anh nhìn lên bàn thờ, ông tổ đời thứ bao nhiêu đó, đứng trong hàng ngũ bán nước, hại dân thì các anh nghĩ sao?!”
Tọa kháng & Biểu tình
Họ phải quyết liệt đàn áp dân, dẫm đạp lên tất cả dư luận để che giấu đi sự thật đó, sự thật về môi trường đang bị đầu độc và những sự thật khác nữa!
- Bà Nguyễn Thúy Hạnh
Dù không được ra khỏi nhà hoặc nơi trú để có thể xuống đường biểu tình trong ngày 15 tháng 5; nhưng những người bị quản thúc tại gia như thế đã tọa kháng tại chỗ với những khẩu hiệu như ‘cá cần nước sạch, dân cần chính quyền minh bạch’. Hình ảnh tọa kháng với khẩu hiệu được đưa lên mạng xã hội.
Trong khi đó tại một số nơi vào sáng ngày 15 tháng 5 biểu tình đã được diễn ra. Tại giáo xứ Song Ngọc chừng 1 ngàn giáo dân và hai linh mục Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Tề cùng tuần hành từ Nhà thờ đến Ủy ban Nhân dân xã với biểu ngữ như ‘chúng tôi cần tôm cá để sống’…
Thông tin còn cho biết tại Hợp Thành, Nghệ An cả trăm người tập trung tọa kháng về thảm họa cá chết. Một nhóm nhỏ tại Vũng Tàu cũng tập hợp và giăng biểu ngữ trên bãi biển tỉnh này yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tại Hà Nội một nhóm người trẻ biểu tình ở Bờ Hồ nhưng nhanh chóng bị bắt đưa về đồn công an Long Biên.
Tại Sài Gòn một số người dự định biểu tình tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Quách Thị Trang và Phố Tây Bùi Viện từ lúc  3 giờ chiều. Tuy nhiên lực lượng chức năng phong tỏa hết các khu vực vừa nói từ sáng. Một nhóm chừng chục người vào lúc 4 giờ tuần hành trước Chợ An Đông. Một số khác tọa kháng tại những nơi khác nhau hay tại nhà. Tin cho biết có một số người bị câu lưu như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh…

Biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn kêu gọi bảo vệ biển

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2016-05-01
000_A4698.jpg
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Tham gia đông đảo
Hàng ngàn người dân tại thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn hôm nay xuống đường biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường biển của Việt Nam mà vừa qua bị nhiễm độc khiến cá chết hằng loạt tấp vào bờ của các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, sang Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và đến cả Đà Nẵng.
Tiếng đàn violon của nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải kéo bài ‘Dậy Mà Đi’ khi cùng tham gia biểu tình ở Hà Nội lúc khoảng hơn 10h30 sáng nay khi đoàn về lại tại khu vực trước Nhà hát Lớn.
Từ lúc 9 giờ bà con đã tuần hành 1 vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm, sau đó mọi người đến tượng đài Lý Thái Tổ và bà con vừa tuần hành đến sảnh của Nhà Hát lớn...
- anh Trịnh Bá Phương
Anh Trịnh Bá Phương, một người tham gia trong đoàn biểu tình sáng hôm nay, ngày 1 tháng 5 năm 2016, tại Hà Nội cho biết vào lúc 10h30 sáng như sau:
“Từ lúc 9 giờ bà con đã tuần hành 1 vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm, sau đó mọi người đến tượng đài Lý Thái Tổ và bà con vừa tuần hành đến sảnh của Nhà Hát lớn.
Lực lượng an ninh chìm/mật có tham gia đàn áp những cuộc biểu tình trước thì ngày hôm nay họ đều có mặt; tuy nhiên lượng người tham gia ngày biểu tình hôm nay rất đông nên họ không thể đàn áp được người dân.
Ước lượng khoảng hơn 1 ngàn người.”
Một người tham gia khác trong đoàn biểu tình sáng nay ở Hà Nội là chị Thảo Teresa mô tả hoạt động đó vào lúc 10h45:
“Hôm nay không chỉ những anh em đấu tranh mà cả những người dân trước đây thờ ơ cũng xuống đường. Hàng ngàn người xuống đường và bản thân tôi rất bất ngờ về tính thể hiện của họ. Những biểu ngữ hôm nay là ‘đả đảo Formosa’, ‘yêu cầu chính phủ phải minh bạch, không để chìm xuồng’… Đó là những phản biện rất rõ ràng đối với nhà cầm quyền.”
Tại Sài Gòn, sáng nay cũng diễn ra cuộc biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường sinh thái như ở Hà Nội. Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc, một trong những người biểu tình kể lại sau khi từ cuộc biểu tình trở về:
“Sáng nay đúng hẹn theo lịch sẽ có biểu tình tại Công viên 30/4; trước 9 giờ tôi cùng một nhóm các bạn trẻ đến tập trung tại Nhà thờ Đức Bà. Còn các nhóm khác cũng tập trung gần đó. Sau đó 9 giờ, chúng tôi tiến ra ngay trước Công viên 30/4. Cuộc biểu tình mau chóng thu hút được vài ngàn người biểu tình kéo đến và hô vang các khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường cũng như đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam
000_A4697.jpg
Biểu tình ở Công viên 30/4 được khoảng chừng 10 phút, rồi đoàn biểu tình đi quanh Nhà thờ Đức Bà, xuống đường Đồng Khởi, qua trước nhà hát Sài Gòn, đi qua phố đi bộ Nguyễn Huệ, kéo về đường Lê Lợi, sau đó đến công viên Quách Thị Trang và tập trung ở đó khoảng 15 phút; sau đó tiếp tục lên đường xuống Hàm Nghi. Rất đông công an được điều động đến đó để chặn đoàn biểu tình. Sau đó đoàn biểu tình tọa kháng ngay đường Hàm Nghi. Và có một vài trường hợp bị đánh đập, bị bắt bớ như một bạn quen của chúng tôi đang bị bắt ở ngoài đó và hiện tại chưa biết đang bị giữ ở đâu. Sáng nay ở Dòng Chúa Cứu Thế cũng có bắt bớ khoảng 4- 5 người. Khi anh Thú, chị Nghiên, cô Tân, và 1 bạn nữa mà tôi không rõ tên đến hầm xe thì khoảng 20 anh ninh đã ập vào hầm xe bắt 4 người đó đi và hiện tại chúng tôi không biết họ đang bị giam giữ ở đâu.
Một số người đang tập trung tại Phòng Công lý ở đây chuẩn bị đi ‘tìm’ người!”
Ý thức cộng đồng
Theo đánh giá của nhiều người thì đợt biểu tình sáng hôm nay tại Hà Nội và Sài Gòn thu hút được đông đảo người dân tham gia hơn vì họ ý thức được vấn đề bức bách hiện nay đối với chính cuộc sống của họ.
Chị Thảo Teresa có nhận định:
“Những người dân bình thường xuống đường ủng hộ để đòi hỏi những quyền lợi sát sườn của nhân dân. Tình hình rất nặng nề vì nay đã lan đến Đà Nẵng…”
Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc đưa ra một số nhận xét của ông về cuộc biểu tình sáng nay mà ông tham gia tại Sài Gòn:
“Lần này liên quan đến môi trường, đến sự sống, đến sự tồn vong của dân tộc nên tôi xuống đường. Có rất nhiều người trước đây họ chưa tham gia và hôm nay họ sẵn sàng tham gia. Hôm nay tôi gặp trực tiếp rất nhiều người, nhiều giáo dân. Biết tôi là linh mục họ đến chào thăm và tôi biết họ lần đầu tiên tham gia.
... người dân rất phẫn uất trước những hành vi cố tình ngăn trở cũng như tìm cách giật những biểu ngữ của người biểu tình.
- Linh mục Phê-rô Lê Xuân Lộc
Số lượng lần này đông hơn lần trước và thấy tinh thần của người dân bớt sợ, không còn sợ hãi nhất là khi thấy một lực lượng an ninh được huy động rất đông đến các góc, các ngã đường, và dân phòng; nhưng người dân vẫn túa ra đường.
Tôi thấy một sự đối lập giữa người dân và lực lượng công an khi người dân đi biểu tình và lực lượng công an đi hai bên dù là giữ gìn an ninh trật tự nhưng thấy người dân rất phẫn uất trước những hành vi cố tình ngăn trở cũng như tìm cách giật những biểu ngữ của người biểu tình.”
Ngăn chặn, câu lưu
Trong đoàn hàng ngàn người biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn trong sáng hôm nay thiếu vắng một số nhà hoạt động công khai vì quyền con người lâu nay. Lý do họ bị ngăn chặn không thể ra khỏi nhà như trường hợp hai vợ chồng ông Huỳnh Công Thuận và cô giáo Thanh Mai ở Sài Gòn. Ông Thuận trình bày:
“Hai đứa tôi vừa đi ra khỏi cửa thì họ chặn lại; giờ ở cửa cả chục người chặn. Đó là an ninh côn đồ, còn ngoài đường có một số bị bắt.”
Tại thành phố Đà Nẵng, có một nhóm nhỏ cố gắng tiến hành biểu tình nhưng đã bị ngăn chặn, có người tham gia bị đánh và có người bị mời về đồn công an làm việc.
Tại một số nơi khác như Cửa Lò hay ở Vinh hoạt động biểu tình bị lực lượng chức năng ngăn chặn ngay từ đầu.

Tường thuật cuộc tuần hành vì môi trường ngày 15/5/2016
Chúa Nhật, 15-05-2016 | 08:12:07
AddThis Sharing ButtonsShare to FacebookShare to TwitterShare to PrintShare to Email AppMore AddThis Share options
Hôm nay ngày 15/5/2016, người dân cả nước lại tiếp tục tuần hành bày tỏ lòng yêu nước thương nòi, vì một môi trường biển sạch và một nhà nước minh bạch.
Theo lời kêu gọi xuống đường tuần hành lần này, tại hai đầu đất nước, giờ tuần hành diễn ra vào hai thời điểm khác nhau. Tại Hà Nội, buổi tuần hành dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ 00 sáng, xuất phát tại Đài Phun nước bờ Hồ Hoàn Kiếm. Người dân Sài Gòn chọn tuần hành vào buổi chiều: lúc 15 giờ 00 – tọa kháng tại Đường Nguyễn Huệ, sau đó di chuyển về phố Bùi Viện và kết thúc lúc 20 giờ 00.
Sau những đàn áp khốc liệt của chính quyền nhắm vào người biểu tình trong cuộc tuần hành sáng 8/5/2016 tại Sài Gòn, cuộc biểu tình lần này được dự báo là một cuộc tuần hành đầy thử thách.

Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi – Huế. Ảnh: Phan Van Loi
Suốt ngày 14/5/2016, truyền thông nhà nước sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng về vụ cá chết, nhất là đã không có bất kỳ một thông tin nào về những cuộc tuần hành vì môi trường của người dân, thì đã đồng loạt đăng thông tin “Việt Tân kích động người dân biểu tình” trong hai cuộc biểu tình ngày 1/5 và 8/5 vừa qua.
Bên cạnh đó, theo chỉ thị từ ban tuyên giáo, các báo cũng bắt đầu đưa tin “đã rõ nguyên nhân gây nên cá chết tại Miền trung”, nhưng không ai rõ là cá chết thế nào. Thông tin đánh đố kiểu này là một thủ thuật truyền thông ẫm ờ, nhằm cho thấy chính quyền đang rất tích cực và đã biết nguyên nhân, người dân nên chờ đợi ít ngày, không nên xuống đường như thế sẽ dễ bị lợi dụng???
Mặc dù, bị đe dọa từ nhiều ngày nay, bên cạnh những thông tin gây hoang mang dễ tạo tâm lý lo sợ, người dân không những không sợ hãi, trái lại, nhiệt huyết xuống đường vì quê hương, vì môi trường sống lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


Một giáo viên tại Hà Nội tọa kháng biểu tình ôn hòa. Ảnh Internet.
Tại Hà Nội, nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ tẻ đã diễn ra mọi nơi, với những khẩu hiệu ấn tượng: “Cứ đánh vào mặt tôi, nhưng trả biển sạch và quyền làm người cho dân“.
Tại Sài gòn, bầu khí quyết tâm thể hiện rõ trong những bài viết, những kêu gọi và nhất là trong khâu chuẩn bị. Hàng ngàn chiếc áo đã được phát cho những ai muốn tham dự cuộc tuần hành. Hàng trăm bài viết trên các trang cá nhân bày tỏ lòng quyết tâm xuống đường vì một Việt Nam tươi đẹp.


Nhà thờ Đức Bà qua hàng rào thép gai. Ảnh Internet.
Viết trên Fb. bạn trẻ Nguyễn Ngọc Lụa, một tân tòng, đã bày tỏ niềm tin vào Chúa qua “Lời Nguyện Chiều Thứ Bảy Trước Lúc Xuống Đường”:
“Lạy Chúa, con muốn cùng Chúa mang lấy trong chốc lát những đau khổ của đồng bào miền Trung, mang lấy nỗi sợ của những anh em đang phải chịu sự thù ghét và hiếp đáp của đồng loại trong đất nước của chúng con
Ở Sài Gòn, ở Hà Nội, và các nơi khác, những người gọi là lực lương bảo vệ an ninh, bảo vệ dân lại đi xâu xé, đánh bắt người biểu tình ôn hòa. Làm muôn ngàn người bất an, thất thần không tin nổi trong khi hàng muôn ngàn người ngư dân, công nhân gần như tuyệt vọng vì không còn một đường mưu sinh.
Lạy Chúa chúng con biết rất rõ những điều ấy… Sự thinh lặng của chúng con đã tỏ ra ít nhiều, chúng con muốn để mặc như vậy. Nhưng lạy Chúa, suốt quảng đời nơi dương gian, Chúa không ngớt lặp lại cho chúng con tất cả là anh em với nhau, là một Chúa . Và lề luật cao trọng của Chúa: là anh em hãy yêu thương nhau.

Trong chiều ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này:
Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức được trách nhiệm của mình trong vấn đề hòa bình cần được thiết lập nơi chúng con và trên thế giới, trách nhiệm của việc đưa tay cứu môi trường đang bị bức tử, nguy hại cả một gống nòi và thế hệ con cháu về sau.
Chúng con biết không phải là vì sợ, vì hèn nhát mà chúng con vắng mặt trong các cuộc tranh đấu, các cuộc xuống đường, hoặc có mặt một cách e dè.
Song vì lẽ, sự hòa bình của con người và môi trường sống chân thật không thể có nếu không có tranh đấu, hy sinh, nỗ lực. Tranh đấu với các lực lượng bất công, láo xược và kiêu căng, tranh đấu với mọi hình thức ích kỷ, đàn áp, bạo lực…ở nơi chúng con trước hết.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ra khỏi sự thanh nhàn và biếng nhác, xin đuổi khỏi chúng con những thành kiến tập quán hẹp hòi, ích kỷ. Xin cho con vượt lên mọi ranh giới của tuyên truyền,và nỗi sợ hãi. Xin cho chúng con dù phải chết cũng hãy chiến đấu cho sự thật và Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ bênh vực chúng con.( Hc 5,28)

Xin cho chúng con biết được sự hiện diện của Chúa qua mọi cố gắng của anh em xuống đường để thiết lập nền hòa bình, công lý cho nhân loại, cho môi trường sống của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết phải góp phần thế nào vào công việc vĩ đại của loài người để tiến đến tình yêu thương. Xin cho chúng con hoàn toàn ưng thuận để Chúa hoạt động trong chúng con, để nhờ chúng con, mà Chúa sẽ được hiện diện khắp nơi, nhờ chúng con mà nền hòa bình, công chính sẽ được lặp lại trên quốc gia, dân tộc này”(Hết trích).

Tại Hà Nội
Suốt từ mấy ngày nay, lực lượng an ninh được bố trí khắp các ngả đường, nhất là tại các gia đình được cho là sẽ có người tham gia biểu tình. Nhiều gia đình đã không thể đưa con cái tới trường do bị ngăn chặn. Nhiều gia đình bị công an sách nhiễu bằng những cuộc thăm viếng đột ngột. Có gia đình bị lực lượng an ninh khóa trái cổng không cho ra ngoài.


Tọa kháng tại chỗ vì bị ngăn chặn. Ảnh Fb. Chú Tễu.
Sáng nay, lực lượng an ninh tiếp tục chặn cửa các gia đình. Nhiều người đã phải chọn giải pháp tọa kháng tại chỗ.


Lực lượng an ninh có mặt khắp nơi. Ảnh: Han Dang

 
Khắp nơi, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, lực lượng an ninh dầy đặc, ngăn chặn bất cứ ai dù chỉ là đi dạo quanh hồ như thói quen từ trước tới giờ. Có cả những gia đình bị bắt oan khi đi dạo quanh khu vực.

Nhóm các bạn trẻ tuần hành quanh hồ Hoàn Kiếm, sáng nay. Ảnh: Internet


Nhóm bạn trẻ tại Hà Nội sáng 15/5. Các bạn này đã bị bắt sau đó ít phút. Ảnh Han Dang
Mặc dù bị ngăn chặn, nhưng vẫn có một nhóm bạn trẻ, với khẩu trang in hình cá, tuần hành xung quanh bờ hồ, trong sự kiểm soát gắt gao của lực lượng chức năng.


Biểu tình tại Cầu Chương Dương. Ảnh: Phạm Thanh Sơn


Ảnh: Đỗ Vân Anh
Một số nhóm, vì không thể hết nối được với nhau, nên đã biểu tình tại chỗ hoặc chọn những nơi đông người qua lại, như tại cầu Chương Dương hoặc các công viên trong thành phố.
Tại Nghệ An
Sau Thư Chung của Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp gửi toàn thể các thành phần dân Chúa trong giáo phận về thảm họa môi trường Miền trung, nhiều giáo xứ trong giáo phận đã hưởng ứng bằng nhiều cách thức khác nhau.




Giáo dân gx. Nghĩa Thành cùng lần hạt Mân côi cầu nguyện cho môi trường. Ảnh: Fb. Hoang Trung Hoa



Tối 14/5 toàn thể giáo xứ Nghĩa Thành (hạt Phủ Quỳ, GP Vinh), cùng quỳ gối giơ cao tay trước Đức Mẹ, đọc 10 kinh Kính Mừng và kinh Hãy Nhớ để cầu nguyện cho ngư dân và môi trường.



Các em thiếu nhi Đông Kiều thắp nến cầu nguyện cho môi trường. Ảnh: Nguyễn Dũng Quân
Sáng nay (15/5), biểu tình đang nổ ra. Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, dưới sự hướng dẫn của các linh mục, đã tuần hành về ủy ban xã yêu cầu chính quyền phải có giải pháp cấp thiết về vấn đề cá chết hiện nay.


Giáo dân Song Ngọc trước UBND xã. Ảnh: Fb. Hồ Huy Khang

Giáo dân Song Ngọc trước UBND xã. Ảnh Thông Chương


Cha GB. Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc cùng giáo dân tham gia tuần hành.

Giáo xứ Song Ngọc. Ảnh Thông chương

Ảnh; Thông Chương
Hàng trăm người dân với những biểu ngữ thể hiện tinh thần người Kitô hữu, như: “Căn tính Kitô hữu: Có trách nhiệm với quê hương đất nước và các thế hệ tương lai”, “cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, được người dân mang theo xuống đường.
Giáo xứ Song Ngọc ở xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Giáo dân làm nghề biển, chế biến và mua bán hải sản. Hiện nay, người dân Song Ngọc không thể ra biển, vì hải sản không ai muốn mua.

Ảnh: Lê Mỹ Hằng
Tại Hợp Thành, huyện Yên Thành, giáo dân Vĩnh Hòa chọn cách thức tọa kháng tại chỗ để bày tỏ lập trường cũng như mong ước của mình.
Tại Huế
Sáng nay, một số bạn trẻ đã tới Đại Nội với những biểu ngữ hiền hòa đặc trưng Huế: “Cá cần nước sạch, nước cần minh bạch”, bày tỏ nỗi lòng của người dân Huế – một trong bốn tỉnh Miền Trung chịu thiệt hại nặng nề trong thảm họa môi trường lần này.
Ảnh: Trần Trung Nam
Sau vụ việc một số nghệ sĩ tổ chức buổi diễu hành với chủ đề “tang cá” trong dịp Festival Huế 2016, đây là lần đầu tiên người dân Huế tuần hành. Tuy không đông đảo, nhưng đây cũng là một tiếng chuông gióng lên nỗi lòng của cả đất nước trước tương lai của giống nòi.
Tại Vũng Tầu
Ngay tại Bãi Sau – một bãi biển đẹp của thành phố, một nhóm bạn trẻ đã tổ chức cuộc tuần hành dọc bờ biển, gây nhiều chú ý cho khách du lịch.


Hình ảnh sáng nay tại Vũng Tầu. Ảnh: Internet.
Mặc dù, Vũng Tầu chưa có dấu biệu biển bị nhiễm độc, nhưng lượng du khách không đông như vẫn thường thấy vào các ngày Chúa nhật tại đây.
Tại Sài Gòn
Ngay từ sớm, lực lượng an ninh đông đảo được rải đi khắp nơi, nhất là tại các địa điểm được thông báo sẽ có tuần hành.


Ảnh: BBC
Mặc dù, chưa tới giờ biểu tình, nhưng một số bạn trẻ đã bị bắt khi đi dạo tại Công viên 23/9.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Ảnh; Internet
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người đã tuyên bố sẽ tọa kháng tại phố Nguyễn Huệ lúc 15g00 với biểu ngữ: “Cứ đánh vào mặt tôi nếu muốn, nhưng phải trả biển và quyền làm người cho dân”, cũng đã bị bắt khi vừa bắt đầu tọa kháng được ít phút và hiện đang bị giữ tại Công an Bến Nghé.

Lm. An tôn Lê Ngọc Thanh, C.Ss.R
Trong số những người bị bắt khi tham gia tọa kháng tại đường Nguyễn Huệ, còn có linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh – tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài bị bắt khi đang trên đường tới địa điểm tọa kháng và hiện được đưa đi đâu không rõ.

Một số bạn trẻ bắt đầu tuần hành tại chợ An Đông
Lúc này (16g20), tại chợ An Đông, một số bạn trẻ đã bắt đầu tuần hành với biểu ngữ trên tay: “biển sạch, chính quyền sạch”, “Dân cần cá không cần Formosa”. Trong số những bạn trẻ này, có blogger nổi tiếng Cô Gái Đồ Long và bạn trẻ Lầu Nhật Phong (Alau) – người đã một mình tọa kháng vì môi trường tại phố Nguyễn Huệ tuần trước.

Alau giữa vòng vây an ninh và bị bắt đưa đi sau đó. Ảnh: Lê Nguyễn Hương Trà

Alau trước chợ An Đông
Hiện tại (5g00), theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà, sau một hồi tranh luận bất phân thắng bại về quyền được đứng trước chợ An Đông, A Lầu đã bị công an Phường 9, quận 5 đánh ngay ót và đẩy lên xe đưa đi.


An ninh ào ào như sôi đuổi bắt một bạn trẻ tại công viên 29/3, chiều 15/5.
Cuộc biểu tình hôm nay tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra không như dự kiến do quyết tâm trấn áp của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh bị ngăn chặn, sách nhiễu, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã lại nổ ra ở bất cứ nơi đâu, bằng bất cứ cách thức nào. Những cuộc tuần hành, tuy nhỏ lẻ, nhưng đó chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ đối với chính quyền.
Trong lúc chính quyền tiếp tục giấu giếm sự thật về thảm họa môi trường Miền Trung, hoặc ngay cả khi nguyên nhân cá chết được công bố, thì những bắt bớ, những đàn áp người dân ôn hòa bày tỏ mong ước một tương lai tươi đẹp cho dân tộc suốt thời gian qua đã xóa đi tất cả chút niềm tin còn lại của người dân đặt vào chính quyền.
Và, đây mới là thách đố chính quyền không dễ có thể vượt qua.
P.V.




No comments:

Post a Comment