Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 24 October 2016

TUẤN KHANH -VIETTUSAIGON - TƯỞNG NĂNG TIẾN -

NS. TUẤN KHANH * NHỮNG BIẾN ĐỘNG


tuankhanh's picture

   
Hình ảnh hàng chục ngàn người chạy xô đẩy tranh nhau vào được khu vực đền Thượng, Phú Thọ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay đã mang lại cho không ít người chứng kiến cảm giác sợ hãi.

Không phải sợ hãi vì sự hỗn loạn, đạp nhau có thể thiệt hại nhân mạng, mà kinh hoàng vì đó là hình ảnh của cơn biến động nhân gian, mà tín ngưỡng chỉ là một cái cớ.

Việc thờ cúng các đời huyền sử Hùng Vương như một cách ghi nhớ tổ tông, giống nòi không phải là chuyện lạ, mà đã có từ cả trăm năm nay.

Kể cả lúc chưa thống nhất đất nước, ngày giỗ tổ Hùng Vương ở miền Nam cũng là một ngày lễ trọng thị. Nhưng mãi đến năm 1995 thì ngày lễ này mới được chính thức nhìn nhận trên cả nước, vào ngày 10/3 âm lịch.

Bất ngờ vào ngày lễ năm nay, hình thức vọng bái mang hình thái tín ngưỡng dân gian này trở thành đại lễ quốc gia, tạo nên một cuộc biến động khó lường.

Nếu tĩnh tâm nhìn lại, người dân trên đất nước này đang bị dắt tay đi vào vô số những cuộc vui – biến động nhân gian như vậy.

Từ nhiều năm nay, từ các lễ hội “cấp quốc gia” cho đến các cuộc vui rầm rộ như bóng đá, con người bị hút theo. Khóc cười nghiêng ngả. Bùng phát các phong trào giành lộc, xin ấn, nhét tiền vào tay Phật, rồi gào thét theo đường bóng bất lực của đội tuyển quốc gia trong giấc mơ không tưởng như bánh vẽ, so với hiện thực.

Những người bình tĩnh lùi xa và nhìn ngó các dòng chảy biến động đó ắt hẳn luôn âu lo, không hiểu được trào lưu nào, điều gì đang xô đẩy người Việt dẫm đạp nhau, trở thành những hình dạng méo mó, kỳ lạ với cuộc sống ngày thường từng có.

Tên gọi của các loại lễ hội, giỗ cúng đâu xa lạ gì với người Việt. Tổ chức các lễ hội êm đềm và thành kính cũng không phải là một điều quá nhiêu khê với người Việt.

Hãy thử nhìn lại các lễ hội lớn ở miền Nam từ cả thế kỷ nay, như ở Bình Dương, Châu Đốc, An Giang… con số người tham dự lên đến cả trăm ngàn nhưng mọi thứ vẫn trật tự và khiêm cung.

Nhưng vài năm nay, việc cổ suý và phong trào thờ cúng lễ lạt dựng vội lên, ai ai cũng bất ngờ khi thấy thảm cảnh người người xông vào giật chậu hoa, cướp cây cảnh. Người người xông lên chùa rải tiền lẻ tranh mua Phật, chen nhau để móc tiền chấm máu heo, máu trâu bị chém sống để lấy hên. Lại chực chờ sẵn sàng đạp chết nhau để xin một cái ấn vô nghĩa, rồi lại có thể bán đi với giá cắt cổ. Rồi đập vào mặt nhau, đánh vỡ đầu để giật cho được cái phết may mắn…

Thật khó mà tìm một tên gọi khác cho loại cúng bái hay lễ hội như vậy, nếu không phải là những cơn biến động nhân gian có chủ đích và tràn lan.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội, thờ cúng tín ngưỡng dân gian, tức trung bình mỗi ngày có khoảng 20 lễ hội.

Trong đó có hàng ngàn lễ hội, cúng bái được dựng nên như những dự án kiếm tiền của chính quyền địa phương, bỏ túi riêng cho các cá nhân bí hiểm nào đó, dọc theo chiều dài đất nước.

Những lễ hội dài ngày làm lạc hậu, trì trệ đất nước và con người. Tín ngưỡng được dựng lên kéo dài làm dân tộc mê muội.

Lễ hội, thờ cúng nhộn nhịp cả nước khiến người ta quên đi những điều cần biết hơn là hưởng thụ niềm vui trên đất nước này.

Như rồi người ta quên nhanh vụ điều tra công an đánh chết dân ở Tuy Hoà, luật sư Nguyễn Văn Thắng tố cáo việc che đậy tội ác, đã tức giận đến mức tuyên bố “sẵn sàng chết chứ không thể hèn” mà chấp nhận công lý bị bẻ cong.

Nhân dân được mời vào các phong trào rộn rịp với thần linh xa xôi, tổ tiên huyền sử nhưng lãng quên đất nước đang ngồi trên lửa với nợ công quốc gia, thực phẩm nhập khẩu vào đầu độc từng gia đình và tham nhũng kinh tế.

Hàng chục ngàn người sẽ mê mải xô nhau vào nơi vái lạy trên đất liền, không nhớ rằng giờ đây là mùa ra biển của ngư dân, nhưng ít còn ai dám đi xa vì kinh hoàng khơi xa đầy kẻ ác, kể cả nơi chính quyền Trung Quốc tặng không hàng chục ngàn USD cho các tàu cá của họ áp sát Trường Sa, không cần đánh bắt.

Thế kỷ 19, khi người Pháp đang đô hộ Việt Nam, họ cũng tổ chức vô số các cuộc vui, các lễ hội như hội chợ, thi leo cột mỡ, đấu xảo, đua xe đạp vòng quanh Đông Dương… để thu hút người dân vào cuộc vui, vào hưởng thụ mà quên tình cảnh đất nước.

Để rồi những anh hùng ái quốc như Nguyễn Thái Học chết ngậm ngùi trong tiếng vỗ tay cho tình quê hương khốc hận.

Nếu có biến động nhân gian, sao không là cơ hội cho cả nước cùng rộn rã đứng lên vạch mặt bọn quan chức tham nhũng, tố cáo “bạn vàng” đang leo cao luồn sâu vào đất nước, bá quyền trên biển Việt.

Nếu là biến động nhân gian sao không dịp là thức tỉnh các trái tim để triệu triệu người cùng dõi theo đường đi nguy nan ra khơi của ngư dân, thức tỉnh lòng tự trọng của người Việt về chuyện vì sao trên quê hương mình, nay lại nhan nhản những nơi chỉ xài tiền nhân dân tệ, chỉ tiếp người Trung Quốc mà thôi?

Thế nhưng chúng ta chỉ còn thấy những cuộc diễn tập son phấn rẻ tiền và vô bổ – như chuyện làm những cái bánh chưng hàng tấn, những tô mì khổng lồ để dâng cho ngày giỗ tổ, cho lễ lạt trong khi những đứa trẻ đói khát vẫn còn đầy ở vùng cao nguyên, những vùng khô hạn và cứu đói ngày càng dài trong danh sách.

Những cuộc biến động nhân gian vui cười không ngớt ấy như đang dẫn dắt khiến người Việt vô tâm hơn, tham lam hơn, ích kỷ hơn, và người Việt không còn biết thương người Việt. Những cuộc biến động nhân gian trình tự đó, một ngày nào đó rồi sẽ dẫn đến một đổi thay khôn lường.

Con người rồi sẽ đứng ở những biên giới mơ hồ, vuốt mặt nhìn nhau và tự hỏi tại sao chúng ta phải trả giá cho những điều này?

VIETTUSAIGON * CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

Sự khốn nạn là kim chỉ nam của chế độ?


Vì sao phải nói rằng sự khốn nạn là kim chỉ nam của chế độ? Có lẽ phải quay trở lại câu chuyện của hai người đàn ông gặp xui xẻo trong tuần qua, mặc dù đây không hẳn là câu chuyện điển hình về tính khốn nạn nhưng nó mới nhất và cũng là ví dụ sinh động về điều nay.
Câu chuyện thứ nhất: Ông Nguyễn Văn Tấn phải nộp phạt 17 triệu đồng vì chưa kịp trình giấy phép kinh doanh của quán Xin Chào mà chỉ mới trình giấy hẹn cấp phép kinh doanh. Và sau khi có đầy đủ giấy tờ kinh doanh thì ông bị công an và viện kiểm sát huyện Bình Chánh, Sài Gòn truy tố hình sự về an toàn thực phẩm trong lúc quán Xin Chào chưa có khách hàng nào bị ngộ độc thực phẩm hay bị ảnh hưởng sức khỏe vì ăn uống ở đây.

Và vụ thứ hai: Ông Nguyễn Văn Bỉ, một nông dân nghèo, đang sống trong căn nhà cấp bốn xây theo diện nhà tình nghĩa cất chòi nuôi vịt và cũng bị công an, viện kiểm sát Bình Chánh khởi tố hình sự vì đã cất chòi nuôi vịt không có phép và ông có thể bị ghép tội xây dựng nhà trái phép. Mặc dù việc xây dựng nhà trái phép cũng không phải là tội hình sự.

Ở các hai câu chuyện của ông Tấn và ông Bỉ có những điểm chung: Quyết định khởi tố do ông Nguyễn Văn Quý – Trưởng công an Bình Chánh ký và hoàn tất hồ sơ khởi tố bởi Viện kiểm sát huyện Bình Chánh; Cả hai ông đều bị khởi tố hình sự trong lúc mọi tình tiết vi phạm (nếu có) của hai ông đều không thể đi đến khởi tố hình sự; Cả hai ông đều là người lao động chân chính và bị hại bởi công an, viện kiểm sát.
Thử đặt ngược vấn đề: Tại sao gần đây, bất kỳ vụ việc gì cũng có thể bị hình sự hóa? Và những vụ hình sự hóa trên đây nói lên điều gì?
Ở câu hỏi thứ nhất, hỏi mà cũng là trả lời, chắc chắn sắp tới đây, ngành công an sẽ bằng mọi giá hình sự hóa tất cả mọi chuyện. Vì hơn bao giờ hết, lòng dân đã hoàn toàn trống rỗng với chế độ Cộng sản. Và đây là mối nguy lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân đã thấy rõ ruột gan của nhà cầm quyền, thậm chí họ hiểu rõ tâm tính của kẻ cai trị họ.

Ông Tấn, chủ quán Xin Chào dù có mù mờ cũng thừa hiểu rằng ông đang sống trong chế độ mà công an có thể viện bất kì lý do nào đó để hù dọa ông, mục đích hù dọa là để kiếm phong bì, mè nheo, vòi vĩnh. Nhưng ông đã chơi quá cứng, đã làm đúng theo những gì pháp luật qui định nên bọn họ không xơ múi được gì, chuyển qua chơi bẩn với ông. Chuyện này không lạ!
Còn ông Bỉ, chuyện này chắc chắn là ông bị hình sự hóa rồi. Vì kinh nghiệm những vụ như Đoàn Văn Vươn đã cho thấy người dân sẵn sàng cho nổ tung bình gas để bày tỏ chính kiến trước những bất công do nhà cầm quyền mang lại. Người dân sẵn sàng để cho bình gas và bom xăng nói thay cho nỗi uất ức, bất công mà họ đã gánh chịu.

Chính vì người dân không còn tin tưởng vào nhà cầm quyền, vào đảng lãnh đạo nên nỗi sợ hãi của đảng Cộng sản đang ngày càng lớn dần. Dùng thủ đoạn hay dùng những đòn bẩn để hại dân nếu nói đơn giản thì đó là biểu hiện của tính tiểu nhân, của kẻ hèn hạ nhưng nếu nói rộng ra trên một đất nước thì đó là nỗi sợ hãi và mặc cảm đã thành hình. Càng sợ hãi mất chế độ thì đảng cầm quyền càng trở nên hung tợn và càng mặc cảm nhân dân hết tin vào mình thì đảng Cộng sản càng trở nên đê hèn trong các thủ đoạn.

Và người ta càng dùng thủ đoạn bao nhiêu, càng dữ tợn bao nhiêu càng cho thấy có quá nhiều thứ lỗi tương đương đang được che giấu, bọc kín bấy nhiêu. Ví dụ như khi so sánh câu chuyện giữa quán Xin Chào và tập đoàn Tân Hiệp Phát, mặc dù khác nhau về cấp độ và nhiều vấn đề khác nhưng có chung một vấn đề là cung cấp thực phẩm và nước uống, đều liên quan đến chuyện ăn uống.
Chủ quán Xin Chào bị đẩy vào tình tiết hình sự mặc dù chưa có bất kì thức ăn hay thức uống nào của ông Tấn cung cấp cho khách hàng bị hỏng. Trong khi đó, Tân Hiệp Phát đăng ký kinh doanh hàng sản xuất từ nguyên liệu thuần Việt nhưng lại dùng hương liệu và nguyên liệu của Trung Quốc, tung ra thị trường hàng trăm sản phẩm lỗi, có nguy cơ xấu cho sức khỏe. Nhưng những ai tố Tân Hiệp Phát đều phải vào tù. Ở đây, chỉ có một vấn đề duy nhất là ông Tấn của quán Xin Chào không có cái dù che chở, còn Tân Hiệp Phát thì khác!

Kế đến, vụ ông Bỉ, giả sử ông Bỉ cố tình làm nhà ở trên diện tích đất che chòi vịt, thì tương đương vụ ông Bỉ có đến cả trăm vụ xây dựng nhà, biệt thự trong rừng cấm, trong khu bảo tồn quốc gia, trong khu quân sự từ Ba Vì cho đến Hải Vân. Và chắc chắn những biệt thự xây dựng trong Ba Vì hay Hải Vân không có giấy phép xây dựng.

Nhưng chủ của những căn nhà ở Ba Vì hay Hải Vân có bị gì đâu?! Thậm chí bắt họ dở nhà chưa chắc họ đã dở. Trong khi đó, một người nghèo đang sống trong căn nhà tình nghĩa, muốn che một cái chòi trên mảnh đất hoang, không phải là rừng cấm, cũng không phải là khu vực quân sự để nuôi vịt thì bị ghép tội hình sự để mang ra tố tụng.

Giả sử ông Bỉ đang là chủ tịch huyện Bình Chánh mà che một cái chòi nuôi vịt thì không chừng ông đã thành anh hùng lao động, thành tấm gương thanh liêm và cao quí của một đảng viên Cộng sản và được ca ngợi không hết lời. Rất tiếc ông Bỉ là một người nghèo, đến đất nuôi vịt cũng không thuê nổi nên mới sinh sự ra vậy. Giả sử nếu ông có một cái phong bì dày cộm bỏ vào túi những kẻ nhũng nhiễu ông thì cớ sự không đến nỗi như vậy!
 
Hay ví dụ như ông Bỉ là ông Bríu Liếc, ông đang làm Bí thư huyện ủy giống ông Liếc thì ông có đào hầm miên mang dưới cái trại vịt cũng chẳng đến nỗi gì, nếu báo chí phát hiện thì ông Bỉ sẽ nói rằng ông thật là buồn cười cho xã hội, ông đào hầm để chưng cất rượu và Viện kiểm sát Bình Chánh hay Chủ tịch huyện, Trưởng Công an huyện sẽ nói rằng chưa bao giờ nghe nói đến cái hầm nào dưới chuồng vịt và hình như cái chuồng vịt dã chiến đó mới mọc cách nay mấy ngày thôi, không có vấn đề gì!
Vì sao lại có chuyện tréo ngoe như vậy? Bởi vì sự khốn nạn đã thấm vào từng chân tơ kẽ tóc, đã luân chuyển trong huyết quản của chế độ. Những kẻ tuy ngồi ghế quyền lực, tuy làm nhiệm vụ phục vụ xã hội thông qua bộ máy nhà nước và làm cho xã hội tốt đẹp hơn lại chính là những kẻ tội lỗi, thậm chí là những kẻ khốn nạn, lưu manh ra mặt và sẵn sàng đạp dân đen xuống hố để vừa lòng cấp trên hoặc để trả thù vì người ta đã không biết điều với y, đã không cho y thứ y muốn, không đút lót, hối lộ với y.
Và vì sao lại có quá nhiều lẻ khốn nạn trong chế độ Cộng sản? Bởi đơn giản, chế độ Cộng sản hình thành và phát triển trên nền tảng của sự khốn nạn. Sự khốn nạn vốn dĩ là kim chỉ nam của chế độ. Khi cả một hệ thống trưởng thành nhờ vào sự khốn nạn thì sự khốn nạn càng phát triển, chế độ càng tồn tại lâu dài. Ngược lại, giả sử đất nước Việt Nam bỗng dưng trở nên tử tế trong vòng mười ngày, nửa tháng, điều đó sẽ kéo theo hệ quả là chế độ Cộng sản không còn dấu vết nào trên đất nước này!

                                         

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Lại Chuyện Tháng Tư

tuongnangtien's picture

Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.
Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:
Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…
Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người!
Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều:
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao…
Nói theo ngôn ngữ của binh pháp thì tác giả câu thơ vừa dẫn, ông Hồ Chí Minh, là một người cư an tư nguy . Ông Trần Văn Hương thì ngược lại. Ổng cư nguy tư an. Nói cách khác, và nói theo kiểu miền Nam, là thằng chả lè phè hết biết luôn!
Nghiêm túc, khẩn trương, hiếu chiến và hiếu thắng…không phải là quan niệm sống riêng của ông Hồ. Thi
đua lập chiến công dâng Đảng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, một người làm việc bằng hai, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài… là chỉ thị của “trên” đưa xuống và nửa nước bắt buộc phải (triệt để) tuânhành.
Lè phè cũng không phải là thái độ sống chỉ có nơi ông Trần Văn Hương. Ðó là cung cách chung của hầu hết người dân miền Nam. Sự khác biệt giữa ông Trần Văn Hương và dân chúng, có chăng, chỉ là mức độ.
Không mấy người dân miền Nam, lúc buồn, chịu ngồi gãi háng (suông) như ông Tổng Thống. Họ thường vừa gãi háng vừa nhậu lai rai (vài xị) cho vui – nếu là đàn ông. Họ đánh tứ sắc, đi coi cải luơng, hoặc đi cầm đồ để mua sầu riêng ăn chơi cho đỡ ghiền – nếu là đàn bà, ở đô thị. Và họ đi Hồng Kông hay Nhựt Bổn để mua đồ lót và son phấn, nếu là bà lớn. Họ đi buôn lậu (không chừng) nếu là ông lớn. Và cả đám
đều hân hoan chơi tạt lon, thả diều, đá banh, đá bóng, đá dế, đá cầu, đá kiện, đá cá lia thia hay lắc bầu cua cá cọp – nếu là con nít nhỏ, ở thành phố.

Chuyện đánh đấm là “chuyện riêng” của môt giới người, tụi lính. Hứng chịu bom đạn, tai ương của chiến tranh là nỗi bất hạnh riêng của một số người khác nữa – đám nông dân.
Những chiến dịch hay phong trào hoàn thành kế hoạch nhỏ, nhi đồng cứu quốc, thay trời làm mưa, quyết tâm thu hoạch vượt chỉ tiêu vụ này vụ nọ… nếu phát động ở miền Nam (e) sẽ không có người tham gia, và tác giả của chúng – chắc chắn – sẽ bị dân chúng cũng như báo chí chửi cho… tắt bếp!
Chuyện Nam – Bắc đánh nhau kết thúc ra sao, vào ngày 30 tháng tư năm 1975, mọi người đều rõ. Viết thêm nửa chữ cũng thừa.

Cuộc chiến tàn. Theo sự hứa hẹn của quí vị lãnh tụ (của phe thắng trận) thì từ đây ta sẽ xây dựng đất nước gấp muời lần hơn, ta cũng sẽ đi tắt đón đầu nhân loại, và ta sẽ chuyển đổi từ ăn no mặc ấm qua ăn sang mặc đẹp…
Chuyện dân Việt ăn mặc (sang trọng và đẹp đẽ) ra sao để từ từ rồi tính tới nhưng riêng về cách họ dùng lon, thay gáo, uống nước thì ngó bộ quá tốn công và rất…cầu kỳ – theo như ghi nhận của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:
“Lần về phép này Bá có thêm một thứ quà đặc biệt văn minh khác: Những vỏ đồ hộp nước giải khát các loại. Các mầu xanh, đỏ, hồng, da cam, vàng, lon Heineken, lon Coca Cola, Pepsi Cola, những lon Tiger, San-Miguel, những lon nước ngọt đã uống cạn mà trong những lần xuống tầu đi nước ngoài anh lượm được cho vào túi ni lông mang về…
Anh Vận chọn ra những vỏ đẹp nhất, mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng súc rửa sạch rồi bầy vào tủ. Và nhặt bốn vỏ lon khác, mỗi chiếc một mầu bảo lũ trẻ con mài trên nền xi măng trong nhà. Mấy đứa trẻ lao vào mài theo đúng hướng dẫn của anh. Tiếng sào sạo sạo sạo ghê người. Chẳng mấy chốc, cái nắp hộp rời ra. Anh xếp bốn chiếc vỏ hộp lên bàn, nở nụ cười mãn nguyện:
– Làm cốc uống nước…
Những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết ấy của văn minh làm nhà anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà chung quanh. Nhà anh đã có hơi hướm của một thế giới khác, một thời đại khác khi các nhà chung quanh vẫn còn đang triền miên thời làm nương, thời lúa nước.
Và đến khi lũ trẻ được thoải mái chơi nghịch những vỏ lon còn lại mới thật tưng bừng. Đúng là một ngày hội…” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 436 – 437).

Điều kiện sống, cũng như niềm vui “tưng bừng” trong “ngày hội” của dân Việt, như vừa được mô tả – dường như – có làm cho một số người cảm thấy bất an, hoặc không được hài lòng cho lắm. Tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá (trong một buổi hội thảo, do công ty Nhã Nam tổ chức, vào ngày 20 tháng 3 năm 2009) đã được “bình” và “phê” như sau:
“… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”
Có lẽ, người ta chỉ cảm thấy bớt mệt (và thở phào nhẹ nhõm) khi Hà Linh – người viết bài tường thuật thượng dẫn – cho biết thêm rằng “Biển và chim bói cá lấy bối cảnh thời bao cấp.” Thiệt là mừng hết lớn.                                          
Đó là một thời đã qua rồi!
Lịch sử đã sang trang. Chuyện cầu cạnh, bon chen, cậy cục, vay muợn, chạy chọt cho có cơ hội được bước xuống tầu viễn dương – làm một chuyến viễn du, hay nói một cách lịch sự và lịch sử là Đông Du – đi đến những chân trời xa lạ (để mang về những cái chai và lon.. rỗng) không còn phải là đặc quyền của riêng một giới người nào nữa.
Hai muơi năm sau, kể từ lúc “Đảng dũng cảm và quyết tâm đổi mới,” vào năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lớn tiếng hô hào toàn dân “hãy bước ra biển lớn.” Mệnh lệnh của ông đã khiến cho dư luận (hết sức) xôn xao và (vô cùng) phấn khích – trong một thời gian rất dài – qua diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, trên Tuổi Trẻ Online.
Nhiều năm sau nữa, sau khi thuyền (đã) ra cửa biển, cuộc sống – xem chừng – cũng không khác trước là bao. Hãy thử đọc một đoạn văn khác, của một ngòi viết khác, về sinh hoạt của một vùng đất khác – ở Việt Nam – bây giờ:
“Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn.
Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó. Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm…
Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng. Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa
ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn!
(“Thương Lắm Những Búp Non Ở Trên Cành”) Mạnh Hà, phóng viên TTXVN tại Lai Châu).

Ảnh: Báo Lai Châu
Thôi chết mẹ! Vậy là khi tầu hạ thủy – vì lu bu nhiều chuyện quá – Đảng và Nhà Nuớc đã quên (hú) những người dân ở miền sâu, miền xa, miền rừng núi rồi. Đúng
không?
– Thưa không! Cả đống còn đang đứng (lóng ngóng) trên bờ, chớ đâu có riêng chi mấy đám dân bản địa.                           
Trong một cuộc chất vấn dành cho những đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Đức Phát cho biết ở thôn quê “vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm!”
Như vậy là đám nông dân, ở miền xuôi, cũng bị bỏ lại luôn sao?
– Chắc bi họ đông quá nên mang theo (e) quá tải chăng?
– Thế còn đám công nhân?
Xin đọc qua đôi dòng tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:
Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng...
Gần một năm nay, các "chiếu" giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân... Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’... Tiền công 10.000 - 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công... làm thợ.
Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM:
Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được.
Nói tóm lại – và vẫn nói theo kiểu miền Nam – là thuyền đã ra cửa biển … mình ên! Nhắc đến miền Nam, tôi lại chợt nhớ đến những chuyến tầu (bay) vội vã rời khỏi Sài Gòn – vào tháng Tư, bốn muơi năm trước – năm 1975. Trên một số những con tầu này chỉ có qúi ông qúi bà tai to mặt lớn (cùng với của cải, thân nhân và gia nhân của họ) mà thôi.
 
Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy duới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn.
Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì (đ… mẹ) không chửi thề sao được chớ.

TS. PHAM CAO DƯƠNG * CHIÊN TRANH VIỆT NAM

Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ?
image006
Phạm Cao Dương

 Trước khi vô đề:
            Đây không phải là một bài khảo cứu theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là những ghi chú liên hệ tới nguồn gốc của cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai hay là Chiến Tranh Việt Nam gọi theo người Mỹ.  Người viết xin gửi tới các bạn đọc nhân ngày Quốc Hận 30/4/2016.  Những ghi chú này được trích từ tập tài liệu nhan đề Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước 1954-1975, Những Sự Kiện Quân Sự, do Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Ban Tổng kết Kinh Nghiệm Chiến Tranh, ấn hành ở Hà Nội năm 1980.
            Năm 1980 là năm cuộc chiến Trung - Việt hay cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em vừa mới bùng nổ năm trước.  Mục đích của  những ghi chú này là để cung cấp cho các bạn đọc một số những tài liệu do chính nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đương thời phổ biến, liên hệ đến chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phần nào sự mâu thuẫn giữa chủ trương này và chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tiến trình xâm lăng miền Nam ngay từ ngày 18/7/1954, hai ngày trước khi Hiệp Định Genève được ký kết cho đến ngày 20/12/1960, ngày Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được thành lập “với cương lĩnh và đường lối” do đảng này đề ra.  
image008
Hội nghi Geneve 1954
Để tiện cho người đọc theo dõi, người viết xin ghi theo thứ tự thời gian từng năm. Tất nhiên vì những tài liệu này được phổ biến vào thời điểm chiến tranh Trung-Việt, do nhu cầu của cuộc chiến nên tất cả cần phải được phối kiểm với những nguồn tài liệu được ấn hành và phổ biến bởi phía những người Cộng Sản sau này, đặc biệt là các văn kiện đảng.  Nhằm giúp cho bạn đọc dễ theo dõi, các tài liệu này được ghi theo thứ tự thời gian.  Người viết cũng chỉ làm công việc ghi chú để gửi tới bạn đọc và dành quyền nhận định hay phê phán cho từng bạn đọc.  Có điều lá bài đã được chính người chơi ngạo mạn lật ngửa và một nửa dân tộc cũng như một phần không nhỏ của cả thế giới đương thời một lần nữa bị lừa.  Trước đó, lần thứ nhất, vào giữa thập niên 1940 của thế kỷ trước đúng như Vua Bảo Đại đã nói với Học Giả kiêm Thủ Tướng Trần Trọng Kim là “Chúng ta già trẻ đều bị lừa”.
            Về cách ghi chú, người viết gần như giữ nguyên những gì được ghi trong tài liệu kể trên để độc giả dễ có nhận xét hơn thay vì đổi lại lời văn.
           
Năm 1954:  Từ nhiều ngày trước Hiệp Định Genève, “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp”
             1. Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 6 nhóm họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7/1954. Hồ Chí Minh báo cáo chính trị về tình hình mới và nhiệm vụ mới với chủ trương “Đế Quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương” từ đó  Hội nghị đưa ra phương châm:  “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp…” tr. 7.  Xin lưu ý:  ngày 18 tháng 7 tức 2 ngày trước ngày Hiệp Định Đình Chiến Genève được các  bên và chính Cộng Sản Việt Nam chấp nhận.  Cũng nên để ý thêm là lúc này người Mỹ chưa vào và người Pháp đang tìm cách rút khỏi Việt Nam.
            2. Trước đó, ngày 5 tháng 7,  Bộ Chính Trị của đảng này đã ra “Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”.  Bốn đặc điểm mới đã được nêu lên với đặc điểm thứ tư, từ phân tán sang tập trung: “Trước kia mang nặng tính chất chiến tranh du kích nay tình hình đã biến đổi, yêu cầu ta phải tập trung thống nhất lãnh đạo xây dựng kiến thiết miền Bắc, chỉ đạo công tác miền Nam.” tr.11.  “Cho nên tăng cường quân đội nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Chính phủ và của toàn thể nhân dân ta”.  Đó là “phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến quân của địch, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở vùng căn cứ địa và du kích cũ của ta…”, tr. 12
Năm 1955: Miền Bắc có vai trò quyết định và là cái gốc – Thành lập Mặt Trận Tổ Quốc
            Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, 3-12/3/55, nghị quyết: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân”.   Hồ Chí Minh: “Miền Bắc là cái gốc”.  tr.17.
Tháng 10, 1955, Trung Ương Đảng chỉ thị cho miền Nam: “ Đối với bọn đương chống Diệm hiện nay như Hòa Hảo, Bình Xuyên, Cao Đài ở Nam Bộ, Đại Việt ở Quảng Trị, QDĐ ở Quảng Nam, chúng ta cần nhận định rõ tính chất của chúng chống Diệm là vì quyền lợi, địa vị bản thân của chúng, nhưng chúng cũng đều chống ta và bọn nào cũng có nhiều hành động tàn ác đối với nhân dân.  Nhưng hiện nay chúng đều chống Diệm, nên chúng ta phải triệt để lợi dụng mâu thuẫn mà lôi kéo chúng…”,  tr. 19
10/09/55,  Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất họp tại Hà Nội thành lập Mặt Trận Tổ Quốc để “tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân của Mặt Trận Liên Việt với Tôn Đức Thắng làm CT và 98 ủy viên, HCM làm CT danh Dự.
Năm 1956:  Phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ Diệm bằng con đường cách mạng
Nghị quyết của Bộ Chính Trị: “Vấn đề hết sức quan trọng là phải tranh thủ xây dựng lực lượng cách mạng”, lần này đã đặt vấn đề “đấu tranh vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa”,  tr.28-29
Tháng 8 năm 1956, ĐC Lê Duẩn viết tài liệu về đường lối cách mạng miền Nam (Ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng đang công tác ở miền Nam) nhan đề “Đường Lối Cách Mạng Miền Nam” với mục đích “phải đánh đ chính quyền độc tài phát xít Mỹ-Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng”.  tr. 30-31.

image009
Ông Lê Duẩn và gia đình, các con, cháu. Ảnh Gia Đình cung cấp.

12/56, Xứ Ủy Nam Bộ họp để chấp hành Nghị Quyết của Hội Nghị Chính Trị Bộ, tháng 6, 1956: “Con đưòng tiến lên của cách mạng miền Nam phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa giành chính quyền”, tr. 33, bằng cách:  “Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ ở rừng núi, tranh thủ vận động, cải tạo tập hợp các lực lượng giáo phái bị Mỹ-Diệm đánh tan”…

1956: Những người cầm quyền Trung Quốc khuyên ta “trường kỳ mai phục”.
Đặng Tiểu Bình, TBT Đảng CSTQ, tháng 7, 55: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”.
Mao Trạch Đông, tháng 11, 56: “Việc chia cắt nước Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…  Nếu mười năm chưa được thì phải trăm năm.”

Năm 1957:  Xứ ủy Nam Bộ lập 37 đại đội vũ trang và đơn vị 250 cấp tiểu đoàn

            Tháng 10,  “Chấp hành Nghị quyết tháng 6/56, Nghị quyết tháng 12/56 của Xứ Ủy Nam Bộ lập 37 đại đội vũ trang và đơn vị 250, cấp tiểu đoàn ở Miền Đông Nam Bộ.

Năm 1958: Đặc công tấn công trụ sở MAAG ở Biên Hòa, 19 Mỹ chết

            Thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông Nam Bộ sau đổi làm Ban Quân Sự Miền.

            Ngày 20/10/58, Đại Đội Đặc Công tấn công trụ sở phái đoàn MAAG ở Biên Hoà, 19 Mỹ bị chết hay bị thương.

Năm 1959: thành lập các Đoàn 559, 759, 959 xâm nhập miền Nam bằng đường bộ, đường biển và đường Lào

            Hội Nghị Ban CHTƯ lần 15, tháng 5/59: “Con đường phát triển cơ bản của Cách mạng miền Nam là dùng bạo lực”,  tr. 49
   
            5/1959: Quân Ủy TƯ ra nghị quyết thành lập Đoàn 559 còn gọi là Bộ Đội Trường Sơn tiếp tế người, vũ khí vô Nam bằng đường bộ, Đường Mòn HCM.
            7/59 : Đoàn 759, tiếp tế bằng đường biển
            9/59: Đoàn 959 cố vấn cho QUTƯ Lào

Năm 1960: Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
image011
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

image012
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989)

            Điều tra dân số miền Bắc (tháng 3) và công bố luật nghĩa vụ quân sự (tháng 4)
   
            20/12/60: Thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam với cương lĩnh theo đường lối Đảng ta đề ra.
   
            Cũng 1960, tháng 5, những người cầm quyền TQ: “Không nên nói đấu tranh quân sự hay đấu tranh chính trị là chính. Đấu tranh chính trị hay đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay mà cuộc đấu tranh trường kỳ…Dù Diệm có đổ cũng không thể thống nhất ngay được vì đế quốc Mỹ không chịu để như vậy đâu…
   
            “Miền bắc có thể ủng hộ chính trị cho miền Nam, giúp miền Nam đẻ ra các chính sách nhưng chủ yếu là bồi dưỡng tinh thần tự lực cánh sinh cho anh em miền Nam.  Khi chắc ăn, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi chắc chắn không xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà không cho ai biết.  Nhưng nói chung là không giúp”,  tr. 72-73.

Kết Luận:  Những ghi chú kể trên cho ta thấy cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam là do chủ trương của những người Cộng Sản, xuất phát từ Hà Nội, ngay từ trước khi Hiệp Định Genève được chính họ chấp nhận, chứ không phải mãi sau này khi quân đội Mỹ vào Việt Nam mới bắt đầu.  Nó không xuất phát từ Miền Nam, và nhất là bởi người Miền Nam hay người Mỹ, như được họ tuyên truyền nhằm đánh lừa dư luận. Rất tiếc là cuộc chiến này đã xảy ra và kéo dài, đưa đến không biết bao nhiêu là hậu quả vô cùng tai hại, về đủ mọi phương diện, từ tinh thần đến vật chất, mà không biết đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới hàn gắn lại được, trong khi những nước khác, cũng bị chia cắt như Việt Nam đã tránh được.  Riêng Nam Hàn đã trở thành một cường quốc kinh tế của thề giới trong Thế Kỷ 21. Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân.  Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiu Bình.  Hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc này đã tỏ ra không mặn mà gì với quyết định xâm lăng Miền Nam của Cộng Sản Việt Nam nên tuy không chính thức ngăn cản nhưng gần như đã bàn ra thay vì ủng hộ. 
Nguyên văn xin ghi lại một lần nữa  như sau:
  Đặng Tiểu Bình, TBT Đảng CSTQ, tháng 7, 55: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc.”
Mao Trạch Đông, tháng 11, 56: ”Việc chia cắt nước Việt Nam không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…Nếu mười năm chưa được thì phải trăm năm.”
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông lại có thái độ kể trên?  Câu trả lời:  Phải chăng là vì ở thời điểm năm 1956 này Trung Quốc còn quá yếu sau khi mới thống nhất được có bảy năm nên không muốn có sự hiện diện của người Mỹ ở sát biên giới phía nam của mình.  Lý do là vì cuộc xâm nhập miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt có thể tạo cớ cho quân Mỹ đổ bộ lên Việt Nam như người Mỹ sẽ làm về sau này?

Little Saigon, tháng Tư 2016

Phạm Cao Dương 
 https://youtu.be/Qagh8zcE9zg



SƠN TRUNG * DUY LÝ, DUY NGHIỆM VÀ DUY TÂM



DUY LÝ, DUY NGHIỆM VÀ DUY TÂM


SƠN TRUNG


Trí thức của ta có được là do học, đọc sách. Kiến thức của ta có được cũng do đời sống xung quanh ta. Người cộng sản chống duy tâm, song đa số chúng ta đều có tình cảm.Phật giáo chủ về tâm. Không cần đánh người, giết người nhưng nghĩ về đánh người, giết người đã là phạm tội!

Giết người trong mộng cũng là có tội! Người ta dùng trái tim, bụng, lòng để nói về tình cảm, cảm xức: tốt bụng, lòng lo lắng,tim rộn ràng...Tình cảm chính là động cơ để ta hoạt động. Vì thương con, cha mẹ phải tần tảo, khó nhọc, vì yêu tổ quốc và dân tộc mà Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học đã tranh đấu. Tâm có hai loại :tâm thiện và tâm ác. Tâm ác đã thúc đẩy con người phản quốc, trộm cướp, gian dối.


Đa số chúng ta sống nhờ có lý trí. Pascal nói :"Tôi suy nghĩ là tôi tồn tại"(Je pense donc je suis). Các nhà khoa học làm việc theo duy lý.. Theo Ariastotle, đức tính nổi bật nhất của loài người là khả năng suy luận, chính nhờ đức tính này mà loài người đứng trên tất cả loài vật khác. Chính vì vậy mà khả năng suy luận một khi được phát triển hoàn toàn đầy đủ sự đem đến hạnh phúc hoàn toàn cho con người.



Nhưng khoa học ngày nay chú trọng thực nghiệm. Tất cả kiến thức, lý thuyết phải được kiểm chứng trước khi đi đến đặt giả thuyết, Khoa học phả có thực nghiệm. Chủ nghĩa Marx không qua thực nghiệm mà đưa ra thì hành làm chết cả trăm triệu người, đó là duy lý, duy tâm,. là cuồng tín, không phải khoa học.

Duy lý, duy nghiệm, duy tâm đều cần thiết cho kiến thức của ta.Trong ba yếu tố đó, duy lý phổ biến nhất.

Tử Sản họ Công Tôn, người tộc Quốc, tên là Kiều, tên chữ là Tử Sản, còn có tên chữ khác là Tử Mỹ, là cháu của Trịnh Mục công, chấp chính nước Trịnh hơn 20 năm, tên thuỵ là Thành tử.

Thời Xuân Thu ( 774-2220, tử Sản nuôi một tên đầy tớ. Một hôm thua bạc hết sạch tiền chơ., bèn về nhà thưa với chủ: Con ra chợ thấy con cá chép to béo. Thấy thầy thich món gỏi cá chép nên dốc hết tiền mua cho bằng được. Trên đường về thấy cá hơi đuối sức, bèn đem nó xuống sông cho nó lại sức, nào ngờ nó quẫy đi mất. Tử Sản vỗ tay: " Đắc kỳ sở tai!"Đắc kỳ sở tai!"(gặp được chỗ tốt)

Thằng đầu bếp ta ngoải cười thầm, học cùng chúng bạn: ai bảo thầy Tử Sản là trí!Tiền chợ thầy đưa, tao thua hết, tao kiếm điều nói láo mà thầy ấy cũng tin ngay. Ai bảo thầy Tử Sản là trí!

Những kẻ nghe chuyên bàn rằng quan tể tướng thua trí thằng đầy tớ. Té ra làm Tể tướng chẳng có gì tài giỏi.

Khổng Tử nghe chuyện chép miệng mà rằng : " Người quân tử thì làm thành cái tốt cho người ta, không làm thành cái xấu cho người ta. Kẻ tiểu nhân làm ngược lại cái ấy (:「君子成人之美,不成人之惡小人反是;。」

PHIÊN ÂM

Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ố, tiểu nhân phản thị"Quân tử giúp người làm thiện, chẳng giúp người làm ác. Còn tiểu nhân thì ngược lại.

Thầy Mạnh Tử giải rằng quân tử khả khi dĩ lý trí sở hữu nhi bất khả khi dĩ lý chi sở vô. Nghĩa là việc có lý mà đối người quân tử cũng dược, chí như việc không có lý thì chẳng lẽ dối đặng.


1. DUY LÝ


Duy lý là là chú trọng về lý luận,  là nói năng, viết lách có lý lẽ.Phái này cho rằng lý luận là quan trọng. Muốn đạt chân lý hoặc thuyết phục lòng người thì phải dùng lý luận.
Có nhiều hạng lý luận: Lý luận thấp, lý luận cao.
Lý luận thấp là chối, nói dối,  là ngụy biện, hoặc lấy nhữngc sự việc bình thường để giải thích.
Như trong truyện người đầy tớ của Tử Sản, y có thể nói bị mất cáp, bị cướp. Cũng có thể y bỏ trốn,Cũng có tyhể y dùng lý luận cao của bậc thánh. Chẳng hạn y gặp người già yếu, bệnh tật, y đem cho cả số tiền...
(1). Hồ Chí Minh vàcơ quan gián điệp Hoa Nam làm một việc vô cùng ngu dại.
Bọn họ thiếu gì người, tại sao không chế ra một Ngục Trang Nhật ký, lại lấy Ngục Trung Nhật Ký của ai đó bìa đề
獄中日記 
29-8-1932
10-9-1933

Ông Hồ điên , hay bọn họ mù hay sao mà giải thích  đó là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 (Wikipedia)
 Việc gian trá rành rành như thế mà bọn họ cố thồi phồng cho là đại tác phẩm của Hồ Chí Minh!
GS. Lê Hữu Mục quả có mắt tinh đời, đã thấy rõ đó là tác phẩm của một ông Tàu, không phải của người Việt. Theo GS Lê Hữu Mục, khi Đặng Thái Mai hỏi tại sao có sự khác biệt như thế, ông Hồ lặng thinh. (1).  Hồ Đức Thành  hỏi bác , bác  trả lời:

 “Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu”.(2).

Ôi, gian trá cho nên ngôn bất thuận cho dù Cộng sản nổi danh :"Nói như VẸM"!
Môt cách lý luận có vẻ cao siêu là lý luận của kẻ mạnh, lấy  cả vú lấp miệng em, như chuyện con Sói và con lừa của La Fontaine. Và cũng là lối lý luận của Việt Cộng: Ăn quả trưng, thịt một con gà là phá hoại kinh tế XHCN . Cũng là cách thầy đời của bọn quản giáo trong nhà tù. Trong đời thường, Cộng sản cũng có thói nổ tạc đạn bất chấp sự thật như việc Lê Trí Viễn    vào Nam "lên lớp" các thầy Miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm Miền Nam nặng nề. Ông ta chê là Miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở Miền Nam).

 Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng). Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs Miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh Miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng. (3).
Và sau cùng là lối lý luận ba xu, nói thiên nói địa mà người ta gọi là nói trạng, nối dối mà đây là nghề chính của VẸM.


a. Nguyễn ty Nan, Hercule Việt Nam

Nguyễn Ty Nan, huyền thoại tay không "quật ngã" máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ
Báo Phụ Nữ Today, tác giả: nhà báo Hạ Nguyên. Thứ Năm, 08/03/2012, 06:23





Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, từ biệt quê hương Tân Dương (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng - Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay).

Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dải chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi "một mình hạ hơn 8 chiếc máy bay UH - 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy." ...Khi chiếc UH - 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống. Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất
Tài quá, khỏe quá. Ngày xưa có câu thơ trạng:
Chạy ngay ra biển dừng tàu lại,
Tốc thẳng lên non, cõng cọp về!
Nếu bàn tay không nắm tàu thủy , nắm xe lửa, xe hơi không cho chạy thì việc kéo trực thăng rớt xuống đất chỉ là chuyện nhỏ!(4).
b.  Máy bay Việt Cộng đậu trên mây
 Trước đây khi chúng nó mới cướp được miền Nam Việt Nam thì chúng đã rao rêu giảng bài chính trị rằng “anh du kích lái máy bay lên đậu trên mây, núp đó chờ sẵn đợi máy bay Mỹ bay ngang, anh du kích thò tay qua máy bay địch tóm cổ thằng không quân Mỹ xuống trói go lại”. Đấy thấy chưa. Máy bay của cộng sản Việt Nam thời đó đã dùng loại tân tiến đến nổi nhẹ hơn cả giấy nên mới có thể tắt máy đậu trong mây núp như du kích,..Sao giống việc trẻ con chơi đi trốn đi tìm, vui quá nhỉ? Máy bay phản lực mà đứng một chỗ như trực thăng, hay quá ta. Còn máy bay Mỹ không có radar  hay sao mà không thấy SU 30 ẩn nấp trong mây? (5).

c. Cô gái kéo xác máy bay Mỹ !



Bức ảnh nầy do tác giả nhiếp ảnh Quang Văn chụp, và hình cô dân quân du kích tên là Hà Thị Nhiên đang kéo cánh máy bay Mỹ F4. Hiện nay bà Hà Thị Nhiên vẫn còn sống và ở nhà số 7 ngõ Văn Nhân, phường Trần Hưng Đạo (TP Nam Định)...Hiện nay bà Hà Thị Nhiên vẫn còn sống và làm nghề bán sữa đậu nành ở nhà số 7 ngõ Văn Nhân, phường Trần Hưng Đạo (TP Nam Định). .(6).
Cánh quạt cho dù là nhỏ đi nữa cũng rất nặng, huống chi là cánh máy bay F4 thì phải biết nó nặng chứ không nhẹ, thế mà một cô gaí Việt Nam chỉ dùng 2 sợ dây lạt nhỏ có thể kéo lê trên bãi biển là điều không thể làm được. Chỉ có những kẻ cuồng tính mới có thể nghĩ ra được những điều láo như vậy để gạt những kẻ ngu si cuồng tín tin theo.
2. DUY LÝ + DUY NGHIỆM

Một phái khác tin rằng lý lyận không đủ, hoặc lý luận tào lao, chỉ những điều tai nghe, mắt thấy mới thật sự giá trị. Trong khi đó, bọn gian phi cũng nghĩ rằng dùng lý luận chưa đủ,phải dùng hiện thực. như bất công xã hội, đất nước bị đô hộ để kich động lòng người nhưng chính họ sau khi nắm đươc chính quyền tước bỏ tài sản và tự do của nhân dân. Cùng lúc đó họ lộ bộ mặt bán nước buôn dân.  Trong khi tố cáo hiện thực xã hội, bọn gian phi cũng vẽ ra một ảo giác   để lôi kéo thiên hạ đi vào giấc mơ thiên đường máu đỏ!
Ở nước ta tay làm hàm nhai, không đi làm là không có gì bỏ vào miệng. Lợi dụng sự khổ sở của nhân dân Việt Nam thời Pháp thuộc, cộng sản vẽ ra thiên đường cộng sản:
Có đâu như ở bên Nga,
Ngày làm ngày nghỉ đều là có lương.
(Vè Xô Viết Nghê Tĩnh)
Không đi làm mà vẫn có lương, sướng thật!

Tố Hữu bảo cô gái sông Hương:
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng...

 (Tiếng hát sông Hương)

Cộng sản đến mau đi để phụ nữ được giải phóng không còn vướng víu chút vải tí teo!

Và để đàn bà con gái Việt Cộng không  phải đứng ở khu đèn đỏ Singapore, Thái Lan! Bấy giờ thì thấy rồi: Cá chết, tôm chết, cua chết, con người đi làm nô lệ khắp thế gian và bị đảng vinh quang lừa dối, bóc lộc!

3. DUY LÝ +DUY TÂM 

Duy Lý một mình chưa đủ mạnh, bọn gian còn lợi dụng tâm lý ham danh lợi, , lòng yêu nước, lòng nhân dạo.
Hồ Chí Minh là cộng sản nhưng giả bộ theo chủ nghĩa dân tộc, kêu gọi toàn dân đoàn kết, chống xâm lược, mặc dầu bọn ông đã tàn sát phe quốc gia và các giáo phái. Vì thế mà đa số dân chúng đã hy sinh tánh mạng cho tư sản đỏ! Sau 1954, cộng sản thắng Pháp, cộng sản bèn để lộ bộ mắt "đấu tranh giai cấp " và chuyên chính vô sản!
Cộng sản lợi dụng tâm lý háo danh lợi của người dân. Ngay cả Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng chạy theo danh vọng phù vân đến già mới giác ngộ! Cái này là do ta. Ta còn tham, sân, si. Ta kiêu căng ta gìỏi, ta yêu nước, ta nhân đạo. Teần Đức Thảo, Trương Như Tảng coi các tác phẩm chống cộng của Nga  như Boris Pasternak,( Bác sĩ Zhivago ), Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (Quần đảo GulagNgày thứ nhất trong cuộc đời của Ivan Denisovich )   là do phản động, do  tư tưởng sai lầm. Trần Đức Thảo cho rằng Lenin, Stalin, không hiểu Marx nên làm sai. Ông là thủ khoa vế Marx học, tất nhiên sẽ làm đúng, se xây đưng thế giới thịnh vượng gấp mười tư bản, xóa tan biên cương giai cấp. Vì ông hách quá nên ông xâm mình  về Việt Nam để xẻ núi lấp sông không ngờ  âm binh của ông lại  đẩy ông vào ngục tù tối tăm!

Xem chuyện Tử Sản ta thấy giữa Khổng Tử và Mạnh Tử quan điểm khác nhau. Câu của Khổng Tử có thể giải rằng Người quân tử nói tốt, nghĩ tốt cho người còn tiểu nhân thì trái lại.  Giảng như thế là sai. Người quân tử phải nói thật chứ đâu có thể nói xấu thành tốt!

Mạnh Tử nói đúng. Con người thường duy lý cho nên đôi khi mắc mưu bọn gian manh. Bọn lưu manh thường đưa ra những lý lẽ xuôi tai cho nên nhiều người mắc mưu chúng.


Con người vừa duy lý duy nghiệm mà cũng sa vào bẫy đời.

Phan Thanh Giản đi Pháp về bảo bên Pháp nước từ thấp bắn lên cao, đèn chúc đầu xuống. Các cụ xưa lý luận" Nước chảy xuôi, lửa bốc cao"Tánh nước chảy xuống. Tánh lửa bốc lên. Thủy đại chảy xuống, hỏa đại bốc lên https://sites.google.com/site/nhapsobo1/nguon-goc-duyen-khoi-cua-hien-tuong-vat-chat

Kinh Thủ Lăng Nghiêem.

Lửa bốc lên, Nước sa xuống. http://www.thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/thulangnghiemtt/unicode/p5-18.html

Mạnh Tử : "Do thuỷ chi tựu hạ" (Li Lâu thượng

Lửa bốc lên cao. Nước chảy xuống thấp. Vậy mà lửa bao giờ cũng thua nước
- Vân Trung Tử
@ http://danhngon.info/lua-boc-len-cao-nuoc-chay-xuong.html


Các cụ ta ngày xưa suy nghĩ như thế là đúng với lý luận và thực tế. Nhưng lý luận nào , trình độ nào cũng có nhiều cấp bậc.

Bên Pháp nước từ dưới phọt lên như các vòi phun nước ở công viên, nhưng cái ấy cũng là nguyên lý nước từ trên chảy xuống theo nguyên tắc bình thông mà người ta xây các hồ nước trên cao để phân phối nước cho toàn thành phố.


Có bà trung tá cảnh sát quốc gia gần nhà tôi ở Xóm Gà Gia Định, bà nói rằng hồi trước 1975, nghe nói ngoài Bắc phải sắp hàng mua rau muống và củi phải cân ký bà cười ngất và bảo dân Bắc Kỳ di cư xạo vì trước mắt bà trước 1975 rau muống cả đống chỉ để cho heo ăn, và củi chứ phải vàng đâu mà cân lạng, cân ký!Cũng có ông già bảo rằng bọn Bắc Kỳ di cư theo Mỹ Ngụy xạo xự. Địa chủ phải là điền chủ ruộng cò bay thẳng cánh, ai đời có vài tấc đất và mái nhà tranh mà là địa chủ. Vô lý hết sức. Đó cũng là tinh thần duy lý duy nghiệm.

Và đó là tinh thần duy lý thấp kém, vì phải biết ở đời chân lý là cái bình hai quai, xách quai nào cũng được. Và chân lý thay đổi theo không gian và thời gian. Chân lý cộng sản khác chân lý quốc gia.
Vérité en deçà des Pyrénées, erreur au delà.
Không thể lấy cái hiện thựcc quốc gia để suy luận về cộng sản.


Bên cạnh cái duy lý và duy nghiệm còn cái duy tâm. Duy tâm đây là nói về tình cảm, sự tôn thờ, tin tưởng, lòng thiên vị, tính chủ quan....Trong suy luận và phán đoán, còn có tình cảm nó chi phối lý trí con người Nói về tôn giáo thì tín đồ nào cũng ca tụng tiôn giáo mình mà chỉ trích các tôn giáo khác.Trong tôn giáo và chính trị, con người thiên kiến. Chính trị cũng là môt thứ tôn giáo, nó say mê lý thuyết nên trở thành cuồng tín. Chính trị cũng có giáo điều như con ngựa bị bịt hai bên mắt, chỉ thấy đàng trước, không thấy hai bên. Tôi quen một cụ già nhân viên nhà nước, là tay học thức, tin rằng Nguyễn Hữu Thọ không phải là cộng sản và Mặt trận là người yêu nước chống Mỹ. Tôi có ông bạn gần nhà, kỷ sư ở Pháp về, nói rằng Mặt Trận laà người yêu nuóc chống Mỹ xâm lược, không phải Cộng sản. Sau 1975, anh đi tù, trở về thì chửi Cộng sản nát nước.


Những tay đại trí thức như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng..đâu có ngu mà lầm cộng sản? Than ôi, duy lý, duy nghiệm, duy tâm đều sai lầm khi cộng sản đưa ra lý luận chống xâm lược, san bằng bất công xã hội. Đó cũng là chiêu tâm lý chiến, gợi lòng yêu nước, yêu nhân lại, yêu bình đẳng xã hôi.Cộng sản cũng như thằng đấy tớ của Tử Sản giỏi lý luận, thành thạo dối trá cho nên nhiều người tin! Ông bạn kỹ sư hàng xóm của tôi, Phan Khôi, Trần Dần, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang ...giác ngộ là do kinh nghiệm sống chung với cộng sản. DÂn Quảng Trị chạy trên quốc lộ I, các bà bán hàng ở chợ Đông Ba thấy cộng sản là chạy. Các ông bà Bắc Kỳ di cư, nông dân ở Hòa Hảo hiểu Cộng sản hơn Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường.Như vậy là kinh nghiệm kinh nghiệm đứng đầu, lý trí thứ hai và tâm thiện thứ ba. Không cần đọc kinh điển Marx, không cần học Đại học Sorbonne, những ngưòi dân Quảng Trị Huế, Đà Nẵng bỏ chạy chỉ vì họ đã sống với cộng sản.


Ba cái duy lý,  duy nghiệm và duy tâm  đã kết hợp nhau mà làm cho Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Trần Đức Thảo,Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Phùng Quán, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang... đã trở thành những anh hùng bất khuất. Giống các tiền bối kể trên, nhờ hiện thực cộng sản bán nước phản dân, hèn với giặc, ác với dân, và nhờ tâm thiện, tâm yêu nước và lòng can đảm, với hai bài ca Anh là ai, và Việt Nam tôi đâu, anh đã đi vào tù nghĩa là tên tuổi của anh đã đi vào lịch sử Việt Nam và lịch sử âm nhạc.

Những con người cao cả là những con người biết kết hợp duy lý, duy nghiệm và duy tâm. Cái tâm thiện, vô tham, vô sân, vô si mới làm cho thân tâm an tĩnh và nhận chân con đướng chính nghĩa!

Lúc trước dân Nam Kỳ yêu Bác đảng, ghét dân Bắc dân Trung, nhất là đám Nam Kỳ quốc. `Họ tưởng  rằng họ là Nam Kỳ quốc là đồng chí anh em với bọn Giải Phóng miền Nam, khi  "Mỹ cút Ngụy nhào " thì họ độc lập tự do, hạnh phúc, không ngờ cái bọn Bắc Kỳ hai nút  lại vô cùng ác ôn, dã man. Lúc đó họ thương những người Bác kỳ 9 nút thanh lịch, tài hoa!
Khoảng 1955, có người thắc mắc nhưng cũng có người mỉa mai: Ngoài Bắc độc lập, tự do ,sao lại vào đây?Nhưng khi công sản vào Nam, họ mới biết dân Bắc Kỳ 9 nút tốt hơn dân Bắc Ký 2 nút.Chỉ cần vài ngày vài tháng làm việc trong HTX là hiểu ngay chủ nghĩa cộng sản, không phải bôn ba chạy về Việt Nam để thử nghiệm như Trần Đức Thảo!Vũ Thư Hiên sáng mắt là do kinh nghiệm chứ lý luận Marx Lenin đầy mình đâu có non kém ! Chính vì tâm tin tưởng chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng, xã hội cộng sản văn minh, giàu mạnh gấp mười tư bản. Cũng vì tâm tự hào thông giỏi Mac Lê, về Việt Nam là thành lãnh tụ cộng sản, không hạng nhất cũng hạng nhì mà rơi vào thảm họa "cá tham mồi mẳc phải lưỡi câu "!
Khôn chết, dại chết, biết thì sống! Sao gọi là biết? Khó quá!

Như Mạnh Tử nhận xét: bọn lưu manh dùng lý luận hay và  lại dùng thuật nói dối  siêu cấp thì đa số bậc thầy cũng phải tin.  Nhưng không phải bọn lưu manh bao giờ cũng đại lợi.

 (1). Chúng sẽ thất bại khi lý luận và thực tế khác biệt nhau.
Mặc cho cộng sản tuyên truyền, khoác lác, dân chùng tháy rõ rệt giữa cộng cộng sản nói là làm khác nhau, và giác ngoo sinh ra từ đó.
-Marx bảo giai cấp vô sản chôn sống giai cấp tư bản nhưng nay tư bản vẫn sống nha78n rẳng còn cộng sản Liên Xô và Đông Âu tan rã.
-Marx tiên đoán cách mạng vộ sản sẽ thành công ở Đức nhưng không phải thế.
- Marx khoe khoang cách mạng vô sản thành công sẽ đưa đến hòa bình, ấm no, thịnh vương hơn mười tư bản. Trái lại cả thế giới đều thấy chỗ nào có cộng sản là có chiến tranh, nghèo đói và nấtb tự do. Đặng Tiểu Bình bỏ kinh tế chỉ huy, quaty sang kinh tế thị trường, và kêu gọi tư bản đầu tư  là ông đã chôn sống mác- Lê và Mao.
-Hồ Chí Minh và cộng đảng muốn dùng Ngục Trung Nhật ký nhưng chính mà tờ bìa lại ghi họ gây tai họa. Dù biện hộ cách nào đi nữa, họ không thể giải thích tông Hồ ngồi tù và viết thơ  này vào 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 trong khi tờ bìa ghi rành rành 28-9-1932 10-9-1933. Ông Hồ ngọng miệng, không trả lời Đặng Thai Mai, và nói liều lĩnh khi trả lời  Hồ Đức Thành  hỏi bác , bác  trả lời:

 “Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu”.(2).
Lenin nói chế độ cộng sản tự do, dân chủ gấp vạn, triệu lần tư bản! Ông bảo dân lao động Nga được tự do viết báo, và hội họp trong lâu đài của Nga hoàng, sau khi tịch thu báo chí Nga và Quốc hội Nga. Sự thật chỉ có người cộng sản có quyền này mà thôi, nhân dân làm sao mà đến các lâu đài này và viết báo bày tỏ tư tưởng của họ? Chính Lenin không cho tư nhân làm báo, không cho dân hội họp . Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày, Trường Chinh thì bảo báo chí: Các anh có tự do chửi tư bản, chửi đế quốc.

Đó là những lời nói lấy đươc, mang nhiều gian dối.Tự do, dân chủ không phải là lời nói suông. Nước Pháp và Liên Hiệp quốc đã có bản Tuyên ngôn nhân quyền quy định về quyền tự do của con người trong đó có tự do hội họp, tư do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do làm việc. Nhưng trong xã hội cộng sản, những thứ tự do này đều không có thì làm sao mà đến tự do, dân chủ?
Trần Độ đã nêu lên những mâu thuẫn trong ngôn từ của các văn kiện đảng:
Có mâu thuẫn lớn trong đường lối là: cần “đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước”, nhưng lại nêu “đấu tranh giai cấp”. Mà đấu tranh giai cấp thì trong dân tộc đấu tranh làm gì có đoàn kết.
• Hô hào dân chủ và phê phán tình trạng mất dân chủ nhưng lại kiên trì “Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”, đã kiên trì cái thứ ấy là phản dân chủ rồi. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV, 1)

(2). Nói dối có giới hạn nhất định
Bọn gian manh nói dối và đã thành công nhưng cây kim để lâu trong bọc cũng lòi ra. Chúng chỉ lừa được một lần, về sau thực tế và thời gian làm lộ rõ sự thật:
- Ban đấu nhiều người tin Cộng sản có tinh thần dân tộc nhưng sau CCRĐ, nguời i ta thấy rõ công sản đã lộ đuôi chồn.
-Sau 1975, người ta đã hiểu rõ MTGP chỉ là tôi tớ của Cộng sản Bắc Việt.
-Sau năm 2000, ai cũng biết Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười...đã nhương biên cương, biển đảo cho Trung Cộng, và họ cũng đã  bán nước Việt Nam. Cũng sau năm 2000, dân Việt đã thấy rõ hành động tàn ác và dối trá của Trung Cộng. Việt Cộng là nô lệ của Trung cộng chứ không phải đồng chí, anh em như Hồ Chí Minh phỉnh gạt.

(3). Lý luận  non nớt hoặc có vẻ cao siêu
Bọn lưu manh thường vẽ ra những thiên đường tại thế, những tuơng lai huy hoàng, làm cho những kẻ trẻ người non dạ tin tưởng phấn khởi. Nhưng với tâm vô sân, vô si, vô thàm, và với  trí đại giác, một số sẽ nhận tháy những vệt đen trong lý luận ngu si và không tưởng.
-Marx-Engels, Lenin ca tụng chế độ cộng thê.  Engels chủ trương trong chế độ cộng sản, khi mà tài sản là của chung, thì chế độ hôn nhân cũ không tồn tại:
Nhưng ở đây, mọi cơ sở của chế độ hôn nhân cá thể điển hình đều bị xóa sạch. Ở đây không có tài sản nào hết, mà hôn nhân cá thể và sự thống trị của đàn ông được lập ra để duy trì và thừa kế tài sản; vì thế không có động cơ gì để lập ra sự thống trị ấy. Hơn nữa, ở đây cũng không có phương tiện để làm điều đó.(Nguồn gốc của gia đình)
Chủ trương của Cộng sản sai lầm. Thời nguyên thủy con người sống với bầy đàn nhưng chưa chắc đã cộng thê. Hãy nhìn loài chim. chúng sống theo đàn bầy nhưng có tổ riêng, một chồng một vợ hay một chồng nhiều vợ mà không theo mẫu hệ và cộng thê! Lý luận cộng sản về thời nguyên thủy chỉ đúng một phần vì có loài vật sống bừa bãi, có loài chung tình sống mãi bên nhau. Và loài vật dù sống chung vẫn tư hữu ghê lắm. Con trâu, con bò, con gà mạnh nhất thì chiếm nhiều "vợ" cho riêng nó, con nào lại gần là bị đánh đuổi chứ không phải chúng theo chủ nghĩa cộng sản, cộng thê đâu! Espinas ( Về các xã hội động vật”5, 1877) cũng đã nói rằng loài vật tuy sống thành đàn nhưng vẫn có gia đình riêng:Bầy là tập đoàn xã hội cao nhất mà ta có thể thấy ở các động vật. Nó hình như là gồm nhiều gia đình; nhưng ngay từ đầu, gia đình và bầy đã đối kháng với nhau, và phát triển tỉ lệ nghịch với nhau” (Nguồn gốc của gia đình)

 Dù có cộng thê, bọn cao câp vẫn tam cung lục viện. Ghét tư sản , bài trừ tư hữu nhưng thực dạ thích tư hữu thì làm sao cộng sản cộng thê? Cộng sản hay công thê chỉ là ngôn ngữ đầu môi chót lưỡi của cộng sản .Engels cho rằng vai trò đàn ông và đàn bà sẽ thay đổi , hôn nhân sẽ không còn nữa, nhất là nạn mãi dâm sẽ không còn, và cha mẹ sẽ không còn nỗi khổ sở vì phải nuôi con:
Vì với việc chuyển tư liệu sản xuất thành tài sản xã hội; thì lao động làm thuê, giai cấp vô sản sẽ mất đi, và việc một số phụ nữ phải bán mình vì tiền - con số này có thể thống kê được - cũng theo đó mà mất đi. Tệ mãi dâm biến mất; và hôn nhân cá thể không những không sụp đổ, mà còn trở thành hiện thực, kể cả với đàn ông. .... Chăm sóc, giáo dục trẻ em trở thành một công việc xã hội; chúng đều được nuôi dạy như nhau, bất kể là con hợp pháp hay không.(Nguồn gốc của gia đình)
Trung Cộng đã thực hiện chủ nghĩa cộng sản trong công xã nhân dân nhưng được it lâu phải bỏ, và nay trong khi các nước tư bản, quân chủ duy trì chính sách xã hội còn cộng sản thì tung hê,  theo chủ trương " sống chết mặc bay". Cộng sản bóc lột nhân dân với nhiều thứ thuế, bắt học sinh đóng học phí, bệnh nhân đóng viện phí. Chắc một số các ông yêu Marx còn nhờ điều khoản giáo dục cưỡng bách trong Tuyên Ngôn Cộng sản!
Các ông yêu Cộng sản cũng như Tố Hữu tin tưởng trong chế độ cộng sản sẽ không còn mãi dâm, mãi dâm chỉ là "tàn tich Mỹ Ngụy" nhưng nay các ông thấy gì? Các ông bà, cô cậu có thấy Việt Cộng xuất cảng giái đứng đường, nô tỳ, nô lệ, và trộm cắp khắp thế giới?  Đó là thành quả của chủn nghĩa Marx bách chiến, bách thắng phải không?

 Nguyễn Kiến Giang nhận định về việc này như sau:
Người ta tưởng rằng với chủ nghĩa xã hội, tất cả những tật bệnh xã hội phát sinh dưới chủ nghĩa tư bản sẽ được khắc phục, nhất là chế độ người bóc lột người. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản. (SUY TƯ 90 * III, 3).

-Marx ca tụng chế độ cộng sản nhưng Aristotle chỉ trích chủ nghĩa cộng sản. Aristote chỉ trích chế độ cộng sản của Platon, cho đó là một chế độ không tưởng. Ông không đồng ý với cuộc sống tập thể của giai cấp thống trị theo kiểu Platon; ông thích những đức tính cá nhân, sự tự do, sự hữu hiệu và trật tự xã hội. Ông không muốn xem tất cả người xung quanh là anh chị, xem tất cả người có tuổi là cha mẹ. Nếu tất cả đều là anh chị, lẽ tất nhiên không có người nào thực sự là anh chị. Thà rằng có một người bà con xa, song thật sự là bà con còn hơn có những người bà con theo kiểu Platon. Trong một xã hội mà tất cả phụ nữ và nhi đồng đều là của chung, tình yêu thương sẽ phai nhạt. Chỉ những cái gì thực sự của ta mới được chiều chuộng và gắn bó.

Rất có thể rằng trong quá khứ xa xôi có một xã hội sống theo chế độ cộng sản. Trong xã hội đó một gia đình được coi như một quốc gia và tất cả hoạt động kinh tế tập trung vào việc cày ruộng và nuôi súc vật. Đối với một xã hội phát triển hơn, cần có sự phân công phức tạp hơn, khả năng của con người không thể đồng nhất như xưa và do đó không thể áp dụng chế độ cộng sản được. Cần phải có sự thúc đẩy tâm lý con người mới chịu tự rèn luyện để đảm nhận những công việc chuyên môn, cần phải có phần thưởng của tư sản con người mới chịu hăng hái phát triển kỹ nghệ và chăn nuôi. Khi tất cả tài sản là của chung, thì không một ai chịu lo lắng giữ gìn tài sản ấy, người ta có khuynh hướng lo lắng cho cái gì thuộc riêng mình và hoàn toàn lơ là trước các vấn đề chung. Cuộc sống tập thể theo kiểu cộng sản tạo nhiều vấn đề nan giải, không chóng thì chầy các cá nhân sẽ tìm cách gây gổ nhau để phân chia của cải. (7).
Quan niệm này đã được dân Việt Nam suy nghĩ đến trước 1930:
Lắm thầy, thối ma
Lắm cha con khó lấy chồng
Lắm sãi không ai đớng cửa chùa"
-  Marx chủ trương vô sản chuyên chính, Lenin, Stalin, Mao,. Hồ,,Pol Pot ...đánh đuổi và giết hại trí thức trong khi Platon chủ trương cộng sản nhưng Platon  cho rằng những kẻ cầm quyền phải là những kẻ ưu tú nhất, ông còn thêm rằng những kẻ cầm quyền phải được huấn luyện chu đáo. (7).
 Quan điểm  phản khoa học và lý trí  của cộng sản đã được Thư Kinh nói đến mấy ngàn năm trước, "Quân tử tại dã, tiểu nhân tại vị" 君子在野, 小人在位 .(書經: Đại vũ mô )..

Ý tưởng của Platon đã được dân Việt Nam tán đồng với quan điểm chọn người theo khả năng chứ không theo giai cấp (tài đức). Người Việt Nam mai mỉa cộng sản thù ghét trí thức, thần thánh hóa vô sản:
"Nhiệt tình + ngu dốt  + phá hoại
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức!
Trời làm một trận mây mù,
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy!
Thằng ngụy mà được nói năng, 
Thì thằng cộng sản hàm răng không còn.

Bọn cộng sản dối trá, ngu dốt cho nên chúng bắt nhân dân im lặng, không được phản đối vì phản đối là vạch âm mưu xấu xa, chính sách sai lầm và tàn bạo của chúng,

-Marx quảng cáo chủ nghĩa cộng sản của ông:" Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu (Các tận sở năng, các thủ sở nhu". Một người đánh cá, mỗi ngày bắt được 10 lý cá, già mỗi ký cá lá 10 dollars. Như vậy làm việc hết sức, mỗi tháng ông sản xuất 3000 dollars, nhưng ông muốn công ty quốc doanh của ông trả mổi tháng 5000 dllars. Có công ty nào trà như vậy không? Rõ là giả dối, mê hoặc lòng người! Cũng như Mao, muốn dụ người vào công xã, ông cho ăn ngày 4, 5 bữa với sáu bảy món ngon. việc này có thực nhưng chỉ được vài tháng, cánh cửa công xã nhân dân khép lại, đã vào là không chạy đi đâu được, để rồi sau đó ăn cháo, ăn rau... chết hàng chực triệu dân!
-Marx  chủ trương vô sản chuyên chính  nghĩa là cai trị bẳng bạo lực. Trần Đức Thảo nhân định từ lý luận và thực tế:
-Cộng sản tuyện truyền chế độ cộng tuyệt đối tự do, dân tự làm chủ đi đến tình trạng vô chính phủ.  Engels viết:

 Một khi không còn giai cấp xã hội nào cần phải duy trì trong vòng áp bức nữa, một khi mà cùng với sự thống trị giai cấp và sự đấu tranh để sinh tồn xây dựng trên tình trạng vô chính phủ từ trước tới nay trong sản xuất, những xung đột và những sự quá làm nảy sinh từ tình hình đó cũng đều bị loại trừ, thì lúc đó sẽ không còn có gì để đàn áp nữa, lúc đó một lực lượng đặc biệt để đàn áp, tức là Nhà nước, cũng sẽ không còn cần thiết nữa (. . .). Sự can thiệp của chính quyền Nhà nước vào các quan hệ xã hội hóa sẽ hóa ra thừa trong hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác và sự đình chỉ. Việc cai quản người sẽ nhường chỗ cho việc quản lý vật và chỉ đạo quá trình sản xuất. Nhà nước không "bị xóa bỏ", nó tự tiêu vong.
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_27.htm

Trái lại, trong chế độ cộng sản, uy quyền ngày càng xiết chặt, người ta ngồi lỳ đến chết, và đem vợ con, anh em vào guồng máy lãnh đạo. Làm  sao có vô chính phủ? Chắc các ông có óc viết truyện khoa học giả tưởng chứ đời nào cộng sản giã từ quyền bính!
Milovan Djilas viết như sau về việc Marx tuyên bố nhà nước tự tiêu vong:
Điều đặc biệt là ngược lại với lí luận về sự “tiêu vong”, chức năng của nhà nước ngày càng mở rộng và phân nhánh cùng với số người tham gia vào bộ máy ngày một đông hơn. (GIAI CẤP MỚI 4 ,16)

Trần Độ đã viết về việc này như sau:Các lực lượng Công an lại có quy mô của một Chính phủ (nhiều lĩnh vực) nào là an ninh chính trị, công an kinh tế, an ninh văn hóa và an ninh đối ngoại... Thế mà bất cứ việc gì cũng phải nêu lên đó là nhiệm vụ của toàn dân, mỗi người dân đều phải gánh vác hoặc tham gia. Công an có công an khu vực, công an phường, xã. Ngày xưa còn bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy làng xã tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một cấp tá; bây giờ mình nhiều sĩ quan thật! Tôi thấy cái sự cồng kềnh và đông đảo quá thế không phải là một kinh nghiệm hay. Nó quá tốn kém vì nhiều cơ quan, tổ chức thì phải nhiều trụ sở, nhiều xe cộ, đồ dùng văn phòng, nhiều đại hội, hội nghị và học tập. Những chi phí về các việc đó đều lấy vào ngân sách, đều do dân phải đóng góp, mà trong khi ta lại quá thiếu thốn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI 2)

Marx, Lenin tuyên truyền cho đời sống tự do, hạnh phuc trong công xã. 
Trong quyển Hệ Tư Tưởng Đức (1845), Marx đã mơ mộng hay dối trá:
Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5,

George Lukacs cũng theo Marx mà đánh trống khua chiêng phụ họa
Vì vậy việc loại bỏ tư hữu chính là điều kiện cần thiết của tự do chân chính. Phải giải thoát khỏi sự phụ thuộc đó thì nhân loại mới đạt đến sự tự thể hiện hoàn toàn. Phân công lao động sẽ biến mất và người ta có thể tự do chuyển từ công việc này sang công việc khác.
Người như Lucacs không thể là mẩu người mơ mộng, phải nói ông là kẻ ninh hót và dối trá.


Những nhận định trên đây đã được thực tế kiểm chứng và xác nhận. Đó là việc nhân dân Đông Đức và Đông Âu bỏ chạy sang Tây Đức khi bức tường Bà Linh sụp đổ 1989 và việc dân Việt Nam vượt biên sau 1975 đã xác định dân chúng xa lánh cộng sản.Và quan trọng nhất là việc Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã và Trung Quốc, Việt Nam biến thái là những minh chứng cụ thể nhất cho sự sụp đổ tất yếu của cộng sản.

Tại Việt Nam, dù cộng sản vừa khủng bố, vừa dụ diỗ và tuyên truyền xảo trá, một số văn nghệ sĩ, chính trị gia và các bậc tu hành  chân chính cùng nhân dân đã nhận thấy mọi sai lầm, dối trá và tàn ác của cộng sản. 

Giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vẫn đã viết:
Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại.
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối.

Dốt, Dại, Dối, đó là ba điều làm cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác”. (  Phan Lạc Tiếp. Gió Mùa Đông Bắc;tr. 37).
Sau 1955, các văn nghệ sĩ, giáo sư, nhà báo đã vủng lên dòi tự do dân chủ tạo thành phong trào Nhân Văn Giai Phẩm làm cho Cộng sản phải sợ hãi và ra tay đàn áp dã man.
  Sau năm 2000, Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các tướng lãnh, chính trị gia, cán bộ cộng sản như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Trần Thư... đã công khai chống lại đảng Cộng sản.

Đặc biệt là triết gia Trần Đức Thảo đã có những nhận định chính xác về triết lý cộng sản. Về Marx, ông nhận định: 

 Vì cái xã hội đại đồng ấy chỉ là một mô hình không tưởng của mong ước, chưa hê có, chưa hề thấy trong hiện thực! Nhưng cái hiện thực trước mắt Thảo, ở Hà Nội hôm nay, sao mà nó độc đoán, luộm thuộm, tàn nhẫn quá  [....]. Mà có thể nào xoá bỏ hẳn khát vọng tư sản trong con người hay không? Có một hiện tượng đáng chú ý là trong cuộc sống càng thiếu thốn, thì con người càng nghĩ tới quyền lợi cá nhân, tới tư sản nhiều hơn là tới vô sản và quyền lợi tập thể. Bởi quyền lợi tập thể đã hạn chế, ức chế quyền sống cá thể.. [....].Stalin đã chết, tội ác của Stalin lần đầu tiên bị vạch ra công khai. Và Đông Âu đang sôi động! Ba Lan bắt đầu nổi dậy! Budapest đã chuyển minh! Hồng quân Liên Xô đã phải nhảy vào can thiệp, đàn áp bằng vũ lực! Bây giờ phải dùng vũ lực, dùng bạo lực để bênh vực, chống đỡ cho lý thuyết, cho lý luận! Phải chăng đấy là một thú nhận rõ ràng sự sai trái, sự thất bại của lý thuyết và lý luận?. (Tri Vũ-Ch.IX)
Ta đã trồng cây tư tưởng của Marx, và cho tới nay thì cây đó vẫn cho toàn quả đắng- (Tri Vũ.69) Không có một thứ lý luận biện chứng nào có thể chứng minh rằng một xã hội  đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỷ quyệt, đầy hận thù , tranh chấp , đầy chia rẽ và tham nhũng của hôm nay sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp cho nhân loại …tung tích của thủ phạm đưa tới sai lầm cơ bản của cách mạng là : sự thiếu vắng của thực tế hiện tại trong lý luận- (Tri Vũ, Ch.IX, 207)…[...]. Tại sao phải chấp nhận để oán thù làm động lực của hành động cách mạng? Ai, học thuyết, lý thuyết nào đã gợi ý, ai đã dạy ta phải biến oán thù thành động lực như thế? Xét như thế, thì thấy tất cả đều phát xuất từ một học thuyết, từ một ý thức “đấu tranh giai cấp” mà ra… Và chính học thuyết ấy, giáo điều ấy đã tạo ra cái bóng ma quyền uy của Lenin của Stalin, của Mao và cả của Pol Pot nữa… Nhưng trên tất cả các lãnh tụ ấy, lại là tư tưởng Marx! Thủ phạm gốc chính là Marx! ( Tri vũ.ch,XII) [...]..Như vậy cái công lao, cái tài lãnh đạo thần thánh ấy, sự thật chúng là công hay là tội? Rốt cuộc nay thì đã phải trải thảm đỏ đón mời Mỹ trở lại! Trong khi đó Tàu đang ức hiếp ta, đang gậm nhấm vùng đất, vủng biển của ta, vẫn đang công khai tiếp tục trắng trợn lấn chiếm một số hải đảo ở vùng Trường Sa, Hoàng Sa của ta! Và ta vẫn cứ kiêu hãnh hát vang bài ca “đại thắng”! Đại thẳng gì mà giang sơn gấm vóc tổ tiên để lại nay đã bị tiêu hao vào tay mấy “đồng chí vĩ đại” như thế? Đau lòng lắm! Đau lòng lắm! (Tri Vũ..Ch.XIII)
Công cuộc phát triển cách mạng vô sản, với giấc mơ xây dựng thế giới đại đồng… như vậy là đã hoàn toàn tan vỡ, sau khi đã hi sinh tính mạng của hàng bao nhiêu vạn bộ đội! Bây giờ thì không còn phải chống Mỹ cứu nước nữa. Giờ đầy là phải tìm lối thoát ra khỏi chế độ bao cấp, dẹp bỏ mục tiêu tự tức tự cường, phải bám theo Mỹ để cứu nước. Cả một nền kinh tế toàn cầu dưới sự áp đảo của đồng đô-la Mỹ, cả một nền văn hoá sống cuồng, sống vội, hừng hực sinh lực thực dụng của văn hoá Mỹ, nay nó tự do tràn vào như thác đổ, nhậu một xứ sở đã bị kiệt quệ đến xương tuỷ vì chiến tranh và cách mạng. Một nền văn hoá nông nghiệp rệu rạo đã bị kiệt sức đến trống rỗng, sau bao năm chiến đấu “tự lực tự cường”, chỉ biết hỉ sinh và chịu đựng, nay làm sao cưỡng lại lối sống no nê, phè phỡn kiểu Mỹ như thế! Tương quan lực lượng giữa một nền kinh tế lạc hậu với nền văn hoá nghèo túng và kìm kẹp như vậy thì làm sao cưỡng lại trước sức tràn ngập của nền kinh tế dư thừa và của nền văn hoá tự do sống cuồng, sống vội của Mỹ! Tới đây ta, sẽ thấy tuổi trẻ nông thôn cũng thì đua “quần bò, áo phông”, cũng son, cũng phấn lòe loẹt như ở bên Mỹ thôi! (Tri Vũ. Ch.XIII)

Duy lý, duy nghiệm và duy tâm đếu cần thiết trong sinh hoạt trí thức và đời sống. Duy lý, duy nghieệm và duy tâm bổ túc cho nhau. Phải có tâm vô sân, vô si và vô tham mới vào được chánh đạo. Phải có tâm thiện, tâm chính trực, chúng ta mới giác ngộ. 

Trong thực tế và xét tổng quát, đa số con người phần lớn sống và hiểu biết nhờ kinh nghiệm. Kinh nghiệm đánh đổ duy lý và kiến thức. Kiến thức rộng bao la. Ông là tiến sĩ, là bác học cũng chỉ hiểu biết trong phạm vi chuyên môn của ông mà thội. Ra khỏi phạm vi chuyên môn, ông, bà, cô cậu cũng như người bình thường mà thôi, có thể nói là dại khờ ngu ngốc. Thành thử ta thá các ông luật sư, bác sĩ chạy theo cộng sản để cuối cùng thiệt thân. Ngay cái chuyên môn của ông bà, dù là trí tuệ đệ nhất vẫn là kiến thức rởm như Trần Đức. Ai giỏi Mác Lê hơn ông thế mà cuối cùng chỉ là con bù nhìn trên ruộng đưa và bị nhân dân, kinh bỉ, cha mẹ quay lưng!
Chẳng cần là luật sư, bác sĩ, tiến sĩ, người dân Quảng Trị, Đà Nẵng, Cai Lậy, Cái Bè, Hòa Hảo, Tây Ninh hiểu rõ cộng sản hơn Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng, Châu Tâm Luân!
Duy nghiệm là phương pháp khoa học hiện đại và cũng là vốn sống của nhân dân ta. Duy nghiệm đã dạy ta nhiều điều:
-Thất bại là mẹ thành công.
-Một lần thì tỡn đến già,
Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân.
-Thức lâu mới biết đêm dài,
Ở lâu mơới biết ai người có nhân!
-Những người ti hí mắt lươn,
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người...
-Con ơi, mẹ dặn câu này,
Sông sâu chớ lội, đó đầy chớ qua.
-Con ơi mẹ dặn câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan...

Alfred de Musset  có câu thơ tuyệt diệu:
- L'homme est un apprenti, la douleur est son maître,
 Et nul ne se connaît tant qu'il n'a pas souffert.  ( La Nuit )
Người đời là kẻ học nghề,
Mà thấy là nỗi ê chề đớn đau!
Không ai tự hiểu được đâu,
Nếu chưa từng trải đớn đau ê chề! 

Phải nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Phải sống với cộng sản mới hiểu chủ nghĩa Marx Lenin! 

 Ronald Reagan đã nói một câu hữu lý:

How do you tell a communist? Well, it's someone who reads Marx and Lenin. And how do you tell an anti-Communist? It's someone who understands Marx and Lenin

Làm sao biết ai là Cộng Sản? - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin.



Tôi muốn phụ họa và bổ túc lời  với Reagan:
How do you tell an anti-Communist? It's someone who understands Marx and Lenin and 
suffers great misery in the communist regimeLàm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin, và đã sống đau thương  trong chế độ cộng sản!



____  

CHÚ THICH

(1). Lê Hữu Mục- HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ ‘’NGỤC TRUNG NHẬT KÝ’’.
(2). Phạm Duy Trưởng. TỪ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ ĐẾN NHẬT KÝ TRONG TÙ
http://tranmygiong.blogtiengviet.net/2013/05/13/taro_ngarcc_trung_nhaont_ka_a_aofn_nhaon
(3). Tinh Vệ (Diệu Tần). Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký.http://nhanquyenchovn.blogspot.ca/2009/08/ho-chi-minh-khong-phai-la-tac-gia-nguc.html
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=15984
(4).  http://nguyentynan.blogspot.ca/2013/07/tay-khong-quat-nga-may-bay-truc-thang.html
UH-1F sử dụng động cơ mới General Electric T-58-GE-3 với công suất 1,325 hp. UH-1H sử dụng đông cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1400hp. Điều đó có nghĩa là động cơ của nó mạnh từ 1,325 đến 1,400 mã lực. Muốn kéo nó đứng lại phải cần một đối lực bằng ít nhất là 1,300 con ngựa. Bác Kiểm có đi học không nhỉ?
(5).  https://bahaidao.wordpress.com/2013/11/07/chuye%CC%A3n-buc-a%CC%89nh-co-gai-keo-xac-may-bay-my/
(6).  https://bahaidao.wordpress.com/2013/11/07/chuye%CC%A3n-buc-a%CC%89nh-co-gai-keo-xac-may-bay-my/
 (7). Câu truyện triết học (ARISTOTE, PLATON).https://sites.google.com/site/philosophiahv/ho-so-ca-nhan/heghen

No comments:

Post a Comment