Thursday, April 28, 2016
BÙI BẢO TRÚC * BẮT TAY
CÁI BẮT TAY
Bùi Bảo Trúc
Tính tới nay, tôi đã sống hơn nửa thế kỷ ở ngoài Việt Nam. Hết Tân Tây Lan, Anh, Canada rồi Mỹ. Nên muốn gọi tôi là (người) gì thì cũng được. Thời gian sống ở Việt Nam tính ra cũng không được bao nhiêu nhưng ở nhiều khía cạnh, tôi vẫn là một anh nhà quê. Tôi vẫn không tên Tây, tên Mỹ, mà vẫn giữ cái tên ông bà cụ đặt cho, giữ hoài đến tận ngày hôm nay, cái tên lúc thì nghe như tiếng gọi gà (chuck chuck), lúc thì nghe như một kiểu xe... vận tải (truck). Ấy là chỉ vì tôi sợ mai mốt xuống dưới ấy (?) hai ông bà đi kiếm trong cái danh sách mới nhập cư (?) cứ tìm (bằng cái tên cũ) hoài không ra thì tội cho hai người.
Còn một chuyện rất nhà quê khác của tôi là tôi vẫn chưa cảm thấy thoải mái với những cái bắt tay của phụ nữ dành cho tôi. Với mấy cô đầm thì... sao cũng được. Thực ra thì phải nói là càng... bắt tay, càng vui. Có ôm một cái... cho biết thật giả (?) lại càng vui hơn. Ôm rồi hôn hai hai... ba cái trên má lại càng tốt. Nhưng với các phụ nữ Việt Nam thì khác. Tôi vẫn đối xử với các nàng như nữ hoàng Anh và theo đúng nghi lễ (protocol) của hoàng gia, nghĩa là nữ hoàng đưa tay ra trước, thì thường dân (như tôi) mới bắt lấy tay của (các) nàng. Rồi để cho (các) nàng lắc như ... bò lúc lắc, khi nào chán thì buông ra cũng được.
Đối với tôi, chuyện bắt tay chẳng có gì quan trọng. Bắt cũng được, không cũng chẳng sao. Tôi không biết là đối với một số người, chuyện bắt tay lạ có thể quan trọng đến thế.
Hồi xưa, thời của ông già Khổng tử, con trai con gái bắt đầu từ một tuổi nào đó, mọi tiếp xúc phải hạn chế ở mức tối thiểu. Cần đưa cho nhau cài gì cũng phải tránh không đụng chạm vào tay của nhau. Phải đặt vật đó xuống bàn để cho người kia cầm lên. Nam nữ thụ thụ bất thân là như thế. Thời ấy thì nhất định không có trò bắt tay.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu thì Vân Tiên vừa thấy Nguyệt Nga định bước xuống kiệu để cám ơn chàng vì nhờ chàng ra tay nghĩa hiệp cứu thoát nàng khỏi tay bọn cướp thì chàng liền tung ra hai câu đúng theo tinh thần cụ Khổng:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai...
Thế thì có chán không cơ chứ ! Tôi tin là thời Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn nhiều người hành xử như anh chàng cù lần Lục Vân Tiên chứ không phải là không.
Nhưng thực ra, thì ngay trong thế giới ngày nay, nói đúng ra là mới cách đây vài ba ngày, đầu Tháng Tư năm 2016, ở Thụy Sĩ đã xẩy ra một chuyện không khác gì chuyện Vân Tiên với Nguyệt Nga hay câu dậy dỗ (nam nữ thụ thụ bất thân) của cụ Khổng.
Ở thị trấn Therwil, có hai thiếu niên thuộc một gia đình Syria được cho tuyên thệ để trở thành công dân Thụy Sĩ sau khi đã cùng gia đình sống tại Thụy Sĩ từ năm 2001 đến nay. Người cha trong gia đình là một giáo sĩ Hồi Giáo được chính phủ Thụy Sĩ cho tị nạn năm 2001. Hai thiếu niên này, tuổi 14 và 15, tức là đã được sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ, đi học trường Thụy Sĩ. Chuyện nhập tịch Thụy Sĩ chỉ là vấn đề thủ tục, hình thức, để có cuốn sổ thông hành của một quốc gia văn minh được nể vì ở mọi nơi trên thế giới. Thụy Sĩ đối xử với gia đình này hết sức tốt đẹp. Đất nước này đã mở rộng vòng tay ra đón lấy gia đình Syrie này trong lúc họ gặp phải những cảnh quẫn bách nhất. Trong ngày tuyên thệ nhập tịch của hai thiếu niên này, các thầy giáo, cô giáo của cả hai thiếu niên cũng đến dự.
Khi cả hai được gọi lên tuyên thệ, các cô giáo và thầy giáo muốn bắt tay hai cậu để chúc mừng họ trở thành công dân mới nhất của Thụy Sĩ thì cả hai từ chối những cái bắt tay thân hữu đó. Cả hai nói rằng việc bắt tay những phụ nữ không có liên hệ gia đình hay họ tộc đều bị tôn giáo (Hồi giáo) của họ nghiêm cấm.
Ngay sau khi hai thiếu niên này nói rõ lý do họ không bắt tay các cô giáo của họ tại buổi lễ tuyên thệ, giới chức chính phủ có trách nhiệm tổ chức buổi lễ đã ngưng ngay lễ tuyên thệ. Cả hai không được cho nhập tịch để trở thành công dân Thụy Sĩ.
Chuyện này sau đó đã được đưa lên báo. Bộ Trưởng Tư Pháp Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga lập tức tuyên bố bà đồng ý với quyết định ngưng lễ tuyên thệ cho hai thiếu niên này. Bà nói rằng bắt tay là một truyền thống, là nét văn minh, văn hóa của Thụy Sĩ. Từ chối cái bắt tay là từ chối hội nhập vào, và chấp nhận hòa mình vào đời sống của đất nước đã đón nhận họ, cho họ cơ hội để có một đời sống tốt đẹp hơn.
Tử tế không muốn. Muốn những chuyên khốn nạn thì có ngay lập tức. Được cho sống ở một xứ sở bình yên, văn minh, hạnh phúc nhất thế giới thì đạp đi chỉ vì sự ngu muội, cuồng tín trung cổ mọi rợ thì được ngay.
Nhưng vài năm nữa, nếu nổi điên muốn vác xác đi theo bọn chó dại làm khủng bố thì làm sao có cái passport Thụy Sĩ mà mua vé máy bay?
Muốn sống đời khốn nạn thì dễ quá, không có “bông rua” là được ngay.
__._,_.___
Bùi Bảo Trúc
Tính tới nay, tôi đã sống hơn nửa thế kỷ ở ngoài Việt Nam. Hết Tân Tây Lan, Anh, Canada rồi Mỹ. Nên muốn gọi tôi là (người) gì thì cũng được. Thời gian sống ở Việt Nam tính ra cũng không được bao nhiêu nhưng ở nhiều khía cạnh, tôi vẫn là một anh nhà quê. Tôi vẫn không tên Tây, tên Mỹ, mà vẫn giữ cái tên ông bà cụ đặt cho, giữ hoài đến tận ngày hôm nay, cái tên lúc thì nghe như tiếng gọi gà (chuck chuck), lúc thì nghe như một kiểu xe... vận tải (truck). Ấy là chỉ vì tôi sợ mai mốt xuống dưới ấy (?) hai ông bà đi kiếm trong cái danh sách mới nhập cư (?) cứ tìm (bằng cái tên cũ) hoài không ra thì tội cho hai người.
Còn một chuyện rất nhà quê khác của tôi là tôi vẫn chưa cảm thấy thoải mái với những cái bắt tay của phụ nữ dành cho tôi. Với mấy cô đầm thì... sao cũng được. Thực ra thì phải nói là càng... bắt tay, càng vui. Có ôm một cái... cho biết thật giả (?) lại càng vui hơn. Ôm rồi hôn hai hai... ba cái trên má lại càng tốt. Nhưng với các phụ nữ Việt Nam thì khác. Tôi vẫn đối xử với các nàng như nữ hoàng Anh và theo đúng nghi lễ (protocol) của hoàng gia, nghĩa là nữ hoàng đưa tay ra trước, thì thường dân (như tôi) mới bắt lấy tay của (các) nàng. Rồi để cho (các) nàng lắc như ... bò lúc lắc, khi nào chán thì buông ra cũng được.
Đối với tôi, chuyện bắt tay chẳng có gì quan trọng. Bắt cũng được, không cũng chẳng sao. Tôi không biết là đối với một số người, chuyện bắt tay lạ có thể quan trọng đến thế.
Hồi xưa, thời của ông già Khổng tử, con trai con gái bắt đầu từ một tuổi nào đó, mọi tiếp xúc phải hạn chế ở mức tối thiểu. Cần đưa cho nhau cài gì cũng phải tránh không đụng chạm vào tay của nhau. Phải đặt vật đó xuống bàn để cho người kia cầm lên. Nam nữ thụ thụ bất thân là như thế. Thời ấy thì nhất định không có trò bắt tay.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu thì Vân Tiên vừa thấy Nguyệt Nga định bước xuống kiệu để cám ơn chàng vì nhờ chàng ra tay nghĩa hiệp cứu thoát nàng khỏi tay bọn cướp thì chàng liền tung ra hai câu đúng theo tinh thần cụ Khổng:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai...
Thế thì có chán không cơ chứ ! Tôi tin là thời Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn nhiều người hành xử như anh chàng cù lần Lục Vân Tiên chứ không phải là không.
Nhưng thực ra, thì ngay trong thế giới ngày nay, nói đúng ra là mới cách đây vài ba ngày, đầu Tháng Tư năm 2016, ở Thụy Sĩ đã xẩy ra một chuyện không khác gì chuyện Vân Tiên với Nguyệt Nga hay câu dậy dỗ (nam nữ thụ thụ bất thân) của cụ Khổng.
Ở thị trấn Therwil, có hai thiếu niên thuộc một gia đình Syria được cho tuyên thệ để trở thành công dân Thụy Sĩ sau khi đã cùng gia đình sống tại Thụy Sĩ từ năm 2001 đến nay. Người cha trong gia đình là một giáo sĩ Hồi Giáo được chính phủ Thụy Sĩ cho tị nạn năm 2001. Hai thiếu niên này, tuổi 14 và 15, tức là đã được sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ, đi học trường Thụy Sĩ. Chuyện nhập tịch Thụy Sĩ chỉ là vấn đề thủ tục, hình thức, để có cuốn sổ thông hành của một quốc gia văn minh được nể vì ở mọi nơi trên thế giới. Thụy Sĩ đối xử với gia đình này hết sức tốt đẹp. Đất nước này đã mở rộng vòng tay ra đón lấy gia đình Syrie này trong lúc họ gặp phải những cảnh quẫn bách nhất. Trong ngày tuyên thệ nhập tịch của hai thiếu niên này, các thầy giáo, cô giáo của cả hai thiếu niên cũng đến dự.
Khi cả hai được gọi lên tuyên thệ, các cô giáo và thầy giáo muốn bắt tay hai cậu để chúc mừng họ trở thành công dân mới nhất của Thụy Sĩ thì cả hai từ chối những cái bắt tay thân hữu đó. Cả hai nói rằng việc bắt tay những phụ nữ không có liên hệ gia đình hay họ tộc đều bị tôn giáo (Hồi giáo) của họ nghiêm cấm.
Ngay sau khi hai thiếu niên này nói rõ lý do họ không bắt tay các cô giáo của họ tại buổi lễ tuyên thệ, giới chức chính phủ có trách nhiệm tổ chức buổi lễ đã ngưng ngay lễ tuyên thệ. Cả hai không được cho nhập tịch để trở thành công dân Thụy Sĩ.
Chuyện này sau đó đã được đưa lên báo. Bộ Trưởng Tư Pháp Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga lập tức tuyên bố bà đồng ý với quyết định ngưng lễ tuyên thệ cho hai thiếu niên này. Bà nói rằng bắt tay là một truyền thống, là nét văn minh, văn hóa của Thụy Sĩ. Từ chối cái bắt tay là từ chối hội nhập vào, và chấp nhận hòa mình vào đời sống của đất nước đã đón nhận họ, cho họ cơ hội để có một đời sống tốt đẹp hơn.
Tử tế không muốn. Muốn những chuyên khốn nạn thì có ngay lập tức. Được cho sống ở một xứ sở bình yên, văn minh, hạnh phúc nhất thế giới thì đạp đi chỉ vì sự ngu muội, cuồng tín trung cổ mọi rợ thì được ngay.
Nhưng vài năm nữa, nếu nổi điên muốn vác xác đi theo bọn chó dại làm khủng bố thì làm sao có cái passport Thụy Sĩ mà mua vé máy bay?
Muốn sống đời khốn nạn thì dễ quá, không có “bông rua” là được ngay.
__._,_.___
TSPHẠM CAO DƯƠNG * NAM HẢI
Gs Phạm Cao Dương đính chính một sai lầm: "Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được"
Ý chính của người viết trong bài này là về quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?
Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đông, miền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải. Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời. Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp. Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng. Sau này khi tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea, mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra. Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea? Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa? Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa? Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi. Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn tinh thông chữ Hán lại dùng hai chữ Nam Hải như vậy? Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao? Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại. Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó?
Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị. Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này. Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng. Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác. Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại. Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta. Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?
Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi
Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy . Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt. Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc. Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác. Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:
Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.
Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.
Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu, một chuyện dân gian truyền khẩu mà trước đây ai cũng biết. Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc. Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người. Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:
“Sấm (hay Lôi) động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.
Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:
“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.
Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:
“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” hiểu theo đúng chữ nghĩa của các nhà Nho là một tấc đất An Nam không biết có bao nhiêu người cầy còn hiểu chệch đi theo lối của không ít người bình dân là không có lấy một người cầy tri kỷ, tùy theo người kể lựa chọn, nhưng ẩn ý của viên sứ Tầu vẫn là chê người đàn bà Việt Nam nhẹ nhất là lẳng lơ, thiếu trung thành. Có điều vì đây là một truyện truyền khẩu, bịa đặt, nghe qua rồi bỏ, không có văn bản, nguồn gốc rõ ràng như văn chương viết nên khó mà nói chuyện đúng, sai. Nói cách khác, người ta không thể áp dụng phương pháp nghiên cứu văn chương bác học hay văn chưong viết vào việc nghiên cứu văn chương bình dân hay văn chương truyền khẩu được. Dân gian ai hiểu sao, kể sao cũng được. Giải nghĩa theo chữ của nhà Nho thì đúng chữ nghĩa nhưng vô tình người ta đã xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm và tiết hạnh của người phụ nữ Việt Nam, và cũng vô tình, do chính miệng mình nói ra, tay mình viết nên những chuyện thô tục, bẩn thỉu, đểu giả… từ đó miệt thị chính mình. Còn nói theo người nông dân ít học – nhưng không phải là không sâu sắc – dịch chệch đi là “không có người cầy tri kỷ” nhẹ nhàng hơn, lãng mạn hơn, quen thuộc hơn…để không mắc mưu vô cùng thâm độc của sứ Tầu, nhục mạ chính mình và những người phu nữ mình kính yêu nhất đời, là tự vận vào mình mà thôi, không có anh sứ Tầu nào ở đây hết. Tưởng ta cũng nên để ý là trong việc giáo dục con em của các cụ ngày xưa, nói tục hay chửi thề là một điều tối cấm kỵ. Nói chệch đi khi bất đắc dĩ phải nói là cách hay nhất. Chưa nói tới chuyện ở đây người kể còn phải giải thích nghĩa bóng của ngôn từ: “một tấc đất ám chỉ cái gì?”, “ cầy ám chỉ hành động gì?” nhất là khi người nghe là trẻ em và phụ nữ. Việc làm không phải là dễ dàng gì.
Trở lại với Đoàn Thị Điểm, Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra. Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc. Người viết nhắc lại truyện này ở đây là vì mấy chữ Bắc Quốc, Nam Quốc đó. Chữ nghĩa trong trường hợp này không quan trọng mà chỉ là phương tiện. Ý chính của câu chuyện và cũng là ý chính của bài viết này nằm ở mấy chữ đó: Nam Quốc đối nghịch với Bắc Quốc.
Nhân đây người viết lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta. Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam.
Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và con cháu họ, và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả.
Nếu lên án các cụ thì cũng tội.
Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam. Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến; còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước. Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh. Phân bắc là phân người. Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất. Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy. Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”. Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật. Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê. Người đọc không hiểu nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.
Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc
Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả. Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.” Tại sao vậy? Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Trước đó người ta dùng tên của triều đại, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước. Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam. Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có.
Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:
“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ, xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi. Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam.
“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”
Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra là từ thời Lý Thường Kiệt và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng. Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng. Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale. Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn. Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình, Cử Nhân Hán Học, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.
Tóm lại đối với nguời Việt Nam, điển hình là Phan Kế Bính, Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi. Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết. Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá và tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?
Phạm Cao Dương
Những ngày đầu Thu, 2014
Ý chính của người viết trong bài này là về quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?
Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đông, miền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải. Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời. Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp. Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng. Sau này khi tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea, mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra. Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea? Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa? Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa? Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi. Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn tinh thông chữ Hán lại dùng hai chữ Nam Hải như vậy? Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao? Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại. Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó?
Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị. Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này. Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng. Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác. Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại. Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta. Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?
Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi
Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy . Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt. Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc. Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác. Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:
Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.
Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.
Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu, một chuyện dân gian truyền khẩu mà trước đây ai cũng biết. Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc. Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người. Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:
“Sấm (hay Lôi) động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.
Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:
“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.
Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:
“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” hiểu theo đúng chữ nghĩa của các nhà Nho là một tấc đất An Nam không biết có bao nhiêu người cầy còn hiểu chệch đi theo lối của không ít người bình dân là không có lấy một người cầy tri kỷ, tùy theo người kể lựa chọn, nhưng ẩn ý của viên sứ Tầu vẫn là chê người đàn bà Việt Nam nhẹ nhất là lẳng lơ, thiếu trung thành. Có điều vì đây là một truyện truyền khẩu, bịa đặt, nghe qua rồi bỏ, không có văn bản, nguồn gốc rõ ràng như văn chương viết nên khó mà nói chuyện đúng, sai. Nói cách khác, người ta không thể áp dụng phương pháp nghiên cứu văn chương bác học hay văn chưong viết vào việc nghiên cứu văn chương bình dân hay văn chương truyền khẩu được. Dân gian ai hiểu sao, kể sao cũng được. Giải nghĩa theo chữ của nhà Nho thì đúng chữ nghĩa nhưng vô tình người ta đã xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm và tiết hạnh của người phụ nữ Việt Nam, và cũng vô tình, do chính miệng mình nói ra, tay mình viết nên những chuyện thô tục, bẩn thỉu, đểu giả… từ đó miệt thị chính mình. Còn nói theo người nông dân ít học – nhưng không phải là không sâu sắc – dịch chệch đi là “không có người cầy tri kỷ” nhẹ nhàng hơn, lãng mạn hơn, quen thuộc hơn…để không mắc mưu vô cùng thâm độc của sứ Tầu, nhục mạ chính mình và những người phu nữ mình kính yêu nhất đời, là tự vận vào mình mà thôi, không có anh sứ Tầu nào ở đây hết. Tưởng ta cũng nên để ý là trong việc giáo dục con em của các cụ ngày xưa, nói tục hay chửi thề là một điều tối cấm kỵ. Nói chệch đi khi bất đắc dĩ phải nói là cách hay nhất. Chưa nói tới chuyện ở đây người kể còn phải giải thích nghĩa bóng của ngôn từ: “một tấc đất ám chỉ cái gì?”, “ cầy ám chỉ hành động gì?” nhất là khi người nghe là trẻ em và phụ nữ. Việc làm không phải là dễ dàng gì.
Trở lại với Đoàn Thị Điểm, Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra. Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc. Người viết nhắc lại truyện này ở đây là vì mấy chữ Bắc Quốc, Nam Quốc đó. Chữ nghĩa trong trường hợp này không quan trọng mà chỉ là phương tiện. Ý chính của câu chuyện và cũng là ý chính của bài viết này nằm ở mấy chữ đó: Nam Quốc đối nghịch với Bắc Quốc.
Nhân đây người viết lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta. Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam.
Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và con cháu họ, và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả.
Nếu lên án các cụ thì cũng tội.
Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam. Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến; còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước. Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh. Phân bắc là phân người. Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất. Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy. Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”. Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật. Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê. Người đọc không hiểu nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.
Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc
Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả. Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.” Tại sao vậy? Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Trước đó người ta dùng tên của triều đại, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước. Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam. Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có.
Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:
“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ, xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi. Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam.
“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”
Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm, ít ra là từ thời Lý Thường Kiệt và được khẳng định bởi Trần Bình Trọng. Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng. Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale. Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn. Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình, Cử Nhân Hán Học, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.
Tóm lại đối với nguời Việt Nam, điển hình là Phan Kế Bính, Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi. Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết. Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá và tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?
Phạm Cao Dương
Những ngày đầu Thu, 2014
Tuesday, April 26, 2016
HÀN SĨ TIẾN SĨ VẬT LÝ* CHUYỆN CỨT
Chuyện cứt
Theo wikipedia dictionary thì cứt là phân của người hay động- vật thải
ra khi ỉa! Còn tự- điển tiếng Việt thì cứt là phân của người hay
động- vật .Thật là những định -nghĩa vì muốn tránh những danh từ cho là
thô- tục mà thành ra tối nghĩa vì phân đã là cứt rồi. Định- nghĩa
chính xác phải như sau : Cứt là cặn bã ở trong bụng người hay động vật
được thải ra (ỉa) qua lỗ đít.
Con người hay động- vật muốn sống thì phải ăn ,khi thức ăn vào bụng thì
những chất bổ sẽ nuôi cơ thể và những cặn bã còn lại sẽ được tống ra
.Quá trình này được xảy ra nhịp nhàng giữa đầu vào và đầu ra. Mọi sự
rối loạn ở hai đầu này sẽ phát sinh ra hệ- lụy có thể làm người hay sinh
vật bị hoại- vong!
Để dễ nói chuyện chúng ta sẽ khảo sát riêng về cứt người cho tiện.
Đặc- tính chung của cứt là thối (miền Bắc) thúi (miền nam). Con người dù
giàu có,ăn cao- lương mỹ- vị hay nghèo khó ăn mắm mút dòi, là ông vua
hay thằng ăn mày,là hoa hậu hay thị Nở ,anh- hùng hay tiểu- nhân thì cứt
cũng đều thúi .Cái đó là cái bình- đẳng nhất của ông trời .Bởi vậy khi
nói thúi như cứt thì cứt này là chung cho mọi loại người trong xã hội.
Nhưng cái sự cho cứt ra (ỉa) bằng lỗ đít thì không phải mọi người, mọi
xứ đều giống nhau .Thoạt- kỳ- thủy thì có thể có biểu hiện giống nhau vì
chỉ đơn- giản là tống cứt ra ngoài ở đâu cũng được, cốt sao cho khỏe
cái bụng. Vả lại, ngày ấy đất rộng, người thưa ỉa đâu chẳng được miễn là
xa chỗ ở để khỏi bị cái thúi xông vào mũi là xong. Nhưng với thời gian
và sự tiến hóa của nhân loại.Người mỗi ngày một đông, đầu óc cũng nẩy nở
thêm thì cái sự ỉa đã được đặt thành vấn đề .Bởi vì cứt thì thúi, mà
thúi thì dơ dáy .Không ai muốn cho người khác thấy sự dơ dáy của mình
nên chỗ ỉa phải kín đáo và vì thế nên mới có sự ra đời của cái cầu tiêu!
Cầu tiêu là cái nơi kín đáo để người ta ỉa và dĩ nhiên là chỗ chứa
cứt.Chứ không phải như tự điển tiếng Việt đơn-giản cho rằng cầu tiêu là
nơi có chỗ ngồi để đại tiện. . Chưa có cuộc khảo sát nào chính- thức
cho biết cầu tiêu xuất hiện trên thế- giới từ bao giờ .Trong sử sách từ
Đông sang Tây cũng chưa bao giờ có đề cập đến việc ỉa đái của các ông
vua bà chúa ngày xưa và trong cung vua phủ chúa ấy cũng không biết có
cầu tiêu hay không? Từ đó mà suy ra thì từ lúc có mặt trên trái đất đến
một thời gian rất dài tận sau này con người toàn ỉa bậy. từ vua chúa
đến thường dân .Hiện nay tại Ấn- Độ vẫn còn nhiều làng mạc người dân
không có cầu tiêu và cứ sáng sớm đàn bà con gái phải lũ lượt tay cầm
chai nước ,rủ nhau đến chỗ đồng không mông quạnh mà ỉa , sở dĩ phải như
thế vì trời tối không ai nhìn thấy với lại thời nào thì cũng có những kẻ
xấu cứ chờ phụ nữ sơ hở là làm những chuyện trời ơi ! Thật khổ cho đàn
bà con gái xứ này vì lỡ mắc ỉa khác giờ hay ỉa chảy thì sao?Không thấy
Đài BBC nói về trường- hợp đặc biệt này.
Sở dĩ phải nói dài dòng như vậy để mọi người thấy rằng quá trình tiến-
hóa từ ỉa bậy đến cái cầu tiêu tự- hoại bây giờ quả là khó khăn gian khổ
và lâu dài thế nào.
Thoạt đầu thì có thể là do ngai đi xa,lại có khi mưa gió nữa nên người
ta đã tìm cách thiết kế một chỗ gần nhà để ỉa cho tiện.Muốn cho thoải
mái và ít bị mùi thúi xông lên mũi ,người ta nghĩ cách làm cái chỗ ngồi
ỉa cao hơn chỗ cứt rơi và có lẽ vì thế nên mới có danh từ cầu tiêu nghĩa
là ngồi trên cao để tiêu hóa. Nhưng cách gì thì rồi ỉa nhiều cũng có
mùi nên thường thì người ta làm cầu tiêu để ở nơi xa nhà.
Thật ra cầu tiêu là tên gọi của miền Nam .Miền Nam sông nước nhiều nên
người ta hay bắc một cái cầu nhỏ ven sông để ngồi lên đó mà ỉa ,cứt sẽ
trôi theo con nước,lâu dần có người tận dụng lấy cứt nuôi cá nên họ đào
ao thả cá rồi làm cầu trên ao để ỉa. Thật là tiện : Cá có cứt để ăn
không cần cung cấp thực phẩm ,lại được ỉa gần ngay nhà mà không hôi thúi
.Đến lứa thì hốt cá đem bán. Để tượng- thanh có người gọi dây là “ cầu
tõm “mô tã âm- thanh khi cứt rơi xuống nước. Cầu tiêu thường được bắc từ
bờ ra sông hoặc ao khoảng 2, 3 m.Trên cầu có thiết kế chỗ ngồi được che
chắn bằng gỗ tạp hoặc lá dừa nước cao khoảng 6,tới 7 tấc,sao cho người
sử dụng chỉ cần dở cao chân là bước vào ỉa được và khi ngồi ỉa thì yên
tâm chỉ còn ló có phần ngực trở lên, không ai nhìn thấy cái hạ bộ của
mình. Ở những xóm làng đông dân có khi người ta làm cả một dãy 5, 7 cái
để bớt phải chờ chực.
Ngoài Bắc thì không gọi là cầu tiêu mà là chuồng xí hay hố xí. Tự điển
tiếng Việt ghi chuồng xí là nơi thường được che chắn sơ- sài để làm chỗ
đi đại tiện. Nhà quê thì thường người ta dùng lá hay bao bố , mành tre
quây lại trên một cái hố có bắc hai khúc cây để ngồi ỉa nên gọi là hố
xí . Ở thành phố thì người ta xây ở sau nhà một cái phòng khoảng hơn một
mét vuông,như cái chuồng, cao hơn mặt đất khoảng 1 mét nên gọi là nhà
xí hay chuồng xí .Phía dưới để một cái thùng đựng cứt ,để trống phía sau
cho người làm vệ sinh lấy phân khi đầy thùng.Phía trên là một tấm đan
có đục một cái lỗ diện tích khoảng hai tấc vuông. Người sử dụng phải vén
khéo sao cho cứt, đái rơi gọn vào cái lỗ đó rồi rơi xuống thùng. Trong
nhà xí còn có một thùng đựng tro để đổ lên những chổ rơi rớt cho bớt
thối,một thùng đựng giấy chùi đít và một miếng ván có chỗ cầm để đi xong
thì đậy cái lỗ lại , ngăn chặn bớt ruồi bọ hoặc mùi cứt bay lên. Loại
nhà xí này đến đầu thập niên 80 Hà Nội vẫn còn.
Có thể hơi quá đáng để mường tượng so sánh cho dễ hiểu khi nói :Cầu tiêu
giống như cái giàn khoan HD 861 ở Biền- Đông còn nhà xí thì như Tử Cấm
Thành ở Bắc- Kinh vậy!
Vào đầu những năm 60. Khi ở Trung Quốc chủ trương đèn đỏ là đi, đèn
xanh là ngừng vì màu đỏ là màu cách mạng, mà cách mạng chỉ có tiến chứ
không có ngừng,. Khi ở miền Bắc lập thành tích cấy lúa dầy đến nỗi trẻ
con có thể đứng trên bụi lúa được thì miền Bắc cũng đã có được một phát
minh khoa học mà Nhật- Bản phải cho rằng đây là một trong bảy công-
trình của khoa học trong thế kỷ 20: Đó là Hố Xí 2 ngăn.
Hố xí 2 ngăn được thiết kế theo kiểu cái hố chứa cứt được chia làm 2
ngăn . Ngăn này để ỉa còn ngăn kia ủ phân. Nghe nói loại hố xí này vệ
sinh cực- kỳ và dân nông thôn đa- số nhà nào cũng có để lấy phân làm
nông- nghiệp. Tiếng là vệ sinh cực- kỳ nhưng cũng vẫn còn hôi thối nhưng
người ta vẫn phải làm ở gần nhà vì sợ bị xúc trộm cứt.
Nhà nước cũng có những nhà xí tập- thể .Để khai thác cứt cho có hiệu quả
, gọn ghẽ, vệ sinh hơn nên có qui- định rõ ràng .Qui- định này được
ghi trên một cái bảng màu hồng khổ 40 x 60 như sau :
QUI ĐỊNH VỀ ĐI ỈA.
-Tất cả nam ,nữ đi ỉa phải đến nơi qui đinh.
-Phải ỉa đúng lỗ.
-Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã qui định.Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi.
-Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ.
Thời- kỳ chiến- tranh vấn đề phân, giống rất gay go vì thế, có được một
nguồn cứt người dồi- dào để làm phân bắc thì quả là trời đã ban cho
miền Bắc một món quà vô giá. Người người làm phân , nhà nhà làm phân
,nông nghiệp đã tiến- triển rõ nét và người dân đã phấn- khởi ghi ơn
người có công phát- động chiến- dịch này bằng câu :
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh.
Anh về phân bắc , phân xanh đầy đồng.
Đúng ra thì việc sử dụng cứt người làm phân để trồng- trọt đã có từ lâu
lắm rồi.Từ những ngày xa xưa người dân làng Cổ- Nhuế thuộc Huyện Từ-
Liêm Hà- nội đã có nghề truyền- thống làm phân bón bằng cứt người để
thâm- canh lúa và hoa mầu nổi tiếng.
Có câu : Đào Nhật -Tân , phân Cổ- Nhuế.
Người dân làng này sống bằng nghề hốt cứt, có đền thờ Thành -Hoàng hẳn
hoi,ông này sống bằng nghề hốt cứt, trong đền thờ người ta để một đôi
quang gánh cùng 2 mảnh xương trâu cầm tay . Người làng Cổ- Nhuế đời này
sang đời khác thay phiên nhau làm sạch cho Thủ- Đô Hà- Nội và đã từng
được vua Lê –Thánh- Tôn ban cho 2 câu thơ ;
Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác thiên- hạ.
Vung hai thước kiếm tận- thu lòng dạ thế- gian.
Đến cuối thập niên 50 thì nghề hốt cứt bị nghiêm cấm, chính quyền xem
những người hành nghề này là trốn lao- động , bỏ công việc tăng- gia đi
buôn cứt.Thời gian này những bãi cứt vô chủ thi nhau xuất hiện khắp Hà-
Nội.
Phải đợi đến năm 1986 ,sau Đại- Hội đổi mới của Đảng , đất đai được trao
lại cho nông dân canh tác thì nghề trồng rau ở ngoại thành Hà- Nội sống
lại và người làng Cổ- Nhuế mới lại được tự do đi hốt cứt và bán cứt .
Với quan niệm rau xanh dứt khoát phải được bón bằng phân bắc thì ăn mới
ngon ,thơm , ngọt chứ bón bằng phân hóa học ăn nhạt thếch chẳng có mùi
vị gì nên người ta tranh nhau trồng rau Xanh bằng phân bắc. Hậu quả là
cứt có giá và người ta tranh nhau đi hốt cứt . Trước tình hình lộn xộn
này Ủy- Ban Nhân- Dân Thành- Phố Hà- Nội phải ra qui- định dân ngoại
thành không được phép tự do vào thành- phố hốt cứt và bán cứt nữa.
Thế là từ đây chỉ có dân Hà- Nội mới được khai- thác nguồn cứt dồi- dào
của dân nội thành nhưng ở nội thành thì làm gì có nhiều đất để canh- tác
.?Kết quả là cứt tiêu thụ trong nội thành dư thừa phải chuyển ra bán
cho ngoại thành mà ngoại thành thì không làng nào có kinh- nghiệm trồng
trọt và buôn bán cứt bằng Cổ- Nhuế!
Thế là nguồn cứt lại trở về với Cổ- Nhuế.
Thời- kỳ kinh- tế thị- trường làm ăn cũng phải đổi mới nên người Cổ-
Nhuế đã lập ra một cái chợ chỉ mua bán duy nhất một mặt hàng là cứt
người ,cái chợ mà chỉ ta mới có. Chợ có hẳn một Ban Quản- Lý chợ để điều
hành công việc mua bán. Người tham- gia phiên chợ phải có mặt vào
khoảng 3 giờ sáng và tan chợ trước khi trời sáng.Trong sinh- hoạt không
được lớn tiếng, càng im lặng càng tốt. Nếu có tranh chấp về chất lượng
cứt hay giá cả thì phải tuyệt- đối nghe theo sự phân- xử của ông chủ
chợ. Khi ông phán cứt nạc thì dứt khoát là tốt ,còn nếu nói cứt lỏng
phải bớt một giá thì cứ thế mà làm ,cấm cãi vì ông là người lớn tuổi, đã
có thâm- niên trong ngành cứt nên không nói sai bao giờ. Tất cả các
thùng cứt ông chỉ cần thọc cái que tre tới đáy ,kéo lên ngửi rồi dùng 2
ngón tay bóp thử xem độ dính là ông biết ngay cứt có nạc hay không ngay.
Ông chủ chợ cũng đồng thời ở trong ban quản- lý và ban thẩm- định cứt
để chống lại bọn làm cứt giả .Đã có những bọn dùng thân cây chuối băm
nhỏ ,giã dập trộn với đất sét cho vào ống nứa thụt ,rồi trộn chung với
cứt . Trường hợp này thì chỉ cần thọc hai tay vào thùng cứt bóp cái là
biết ngay .Chỉ sau vài lần là những đứa làm cứt giả bị lật tẩy và bị cấm
cửa, không cho vào chợ.
Ngoài việc thẩm- định người ta cũng chia cứt ra làm 4 loại.
Thứ nhất là cứt lấy ở khu Ba- Đình .Ở đây
toàn là quan- chức ,ăn đồ ăn ngon nên cứt nạc.( danh từ chỉ cục cứt rắn,
chất- lượng cao)
Thứ hai là khu Hoàn- Kiếm. Nơi đây toàn dân buôn bán và nhà hàng.
Thứ ba là khu Hai Bà Trưng, Đống- Đa .Dân lao- động nhiều ăn toàn rau nên cứt mờ,lõng bõng nước.
Thứ tư là khu ngoại thành . Dân nhà quê nghèo ăn toàn là rau muống nên cứt xanh lè.
Cứt đặc biệt lâu lâu mới có là cứt ngoại
.Cứt này được lấy từ hầm phốt của đại sứ quán của các nước.!Nhà nước
không chủ-trương nhập cứt.
Ngày nay thời thế đổi thay ,quan- chức , người giầu không dám ăn nhiều
thịt cá , chuyển qua ăn rau mà phải là rau sạch. Rau trồng bón phân bắc
có nhiều vi- khuẩn độc- hại không ai dám dùng . Cầu- tiêu, chuồng- xí
được thay bằng cầu- tiêu tự- hoại .Ngành cứt vì thế cũng bị lụi tàn
.Chợ cứt Cổ- Nhuế theo thời- đại đã biến chuyển thành chợ tình. Không
bán cứt nữa thì bán trôn vậy!
Thôi thì dù sao cũng an ủi rằng chợ vẫn buôn bán những thứ ở dưới hạ bộ
Việt-Nam với dân số 90 triệu , trung bình mỗi người một ngày ỉa ra ½ kí
cứt thì mỗi ngày ta thu hoạch được 45.000 tấn cứt . Trời ơi ! với số
cứt này mà làm phân bón thì sản phẩm lương- thực do nó tạo ra ít nhất
cũng nuôi nổi 1 tỷ 300 triệu người!
Phụ lục :
Cái hố xí hai ngăn ở Miền Bắc những năm 60 TK trước là sáng kiến của
Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch , hồi đó là Bộ trưởng Bộ Y tế. Báo chí ngày đó ca
ngợi cho đây là một sáng kiến vĩ đại của nền y hoc VN. Chỉ riêng Bác sỹ
Đặng Văn Ngữ là phản đối. Vốn là môt chuyên gia về nghành ký sinh trùng
, ông cho cái hố xí hai ngăn đó là nơi nuôi dưỡng ký sinh trùng rất có
hại cho con người . Để chứng minh cho sáng kiến của mình là vô hại, ông
Thạch đã bầy một cục phân khô lên bàn làm việc của mình tai Bộ Y tế như
một vật trang trí. Nhưng ông Ngữ vẫn khăng khăng giữ quan điểm : chỉ có
hố xí có bể phốt tự hoại mới đảm bảo vệ sinh. Chỉ vì quan điểm khác
nhau về cái hố xí hai ngăn mà hai ông bác sỹ bằng mặt chứ không bằng
lòng. Sau khi ông Ngữ hy sinh tại Trị Thiên năm 1967 trong khi nghiên
cứu vacxin chống sốt rét , ông Thạch đã nói với các con ông Ngữ : "Đến
bây giờ Bác mới hiểu hết Ba các cháu". Hố xí hai ngăn nhanh chóng đi vào
quên lãng, không còn ai nhắc tới sáng kiến vĩ đại này nữa !
http://saigonecho.info/main//vanhoc/tuybut/24112-lang-c-nhu-hay-lang-ngoc-cuc.html
PHẠM THẾ VIỆT * NỢ CỨT
Nợ cứt
Phạm Thế Việt
Phạm Thế Việt
Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN Xã hội Chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân Bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.
Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị Tào Tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ny lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái cà mèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.
Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."
Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.
Phạm Thế Việt
THƯ LENIN * TRÍ THỨC LÀ CỨT
Toàn văn bức thư trong đó Lenin gọi trí thức là cứt
Nguyễn Đình Đăng dịch từ nguyên văn tiếng Nga:
В.И. Ленин, А.М. Горькому от 15 сентября 1919 года,
Полное собрание сочинений, т. 51, стр. 48-49
Lời giới thiệu của người dịch:Trong cuộc nội chiến Nga sau cách mạng tháng 10, chính quyền bolshevik, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lenin, đã tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ (1918 – 1923). Vào mùa thu năm 1919 hàng loạt trí thức tại Petrograd (tên của Saint Petersburg thời đó) đã bị cáo buộc âm mưu phản loạn và đã bị bắt. Nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị Lenin ngừng khủng bố trí thức. Lenin đã viết bức thư trả lời dưới đây, trong đó ông gọi các trí thức thân Hiến Dân là cứt (Xem chú giải [1] về Đảng Hiến Dân).
Vậy những trí thức bị Lenin liệt vào loại “thân Hiến Dân” và bị Lenin gọi là cứt là những ai? Theo nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (1918 – 2001) thì đó là 80% giới trí thức Nga. A. Solzhenitsyn từng bị giam 11 năm (1945 – 1956) trong các nhà tù và trại tập trung Xô-Viết. Được trao giải Nobel văn chương năm 1970 nhưng không thể đi nhận, ông nhận giải thưởng này năm 1974 tại Thụy Điển sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm đó. Ông quay trở lại tổ quốc năm 1994 sau khi Liên Xô sụp đổ.
Trong tác phẩm «Quần đảo GULAG», A. Solzhenitsyn viết: “Thân Hiến Dân có nghĩa là gì? Đó không phải là những người về phe chủ nghĩa quân chủ cũng chẳng phải những người của phe chủ nghĩa xã hội, mà đó là toàn bộ giới khoa học, đại học, văn nghệ sĩ, và tất nhiên là toàn bộ giới kỹ nghệ. Ngoài các nhà văn cực đoan, những nhà thần học và các lý thuyết gia chủ nghĩa xã hội, toàn bộ giới trí thức còn lại, 80% của giới này, là những người thân Hiến Dân,” (Xem A. Solzhennitsyn, Quần đảo GULAG, Tập 1, trang 44, khổ thứ 3, từ dòng thứ 6).
Trong thư, Lenin lấy Korolenko làm mẫu người của trí thức tư sản. Chú giải [4] giải thích Korolenko là ai.
N.Đ.Đ.
Thư V.I. Lenin gửi A.M. Gorky
15/IX [1]Alexei Maximưch thân mến,
Tôi đã tiếp Tonkov, và ngay cả trước khi tiếp ông ta và trước khi nhận được thư của Ông chúng tôi trong Trung Ương đã quyết định bổ nhiệm Kamenhev và Bukharin kiểm tra việc bắt các trí thức tư sản loại thân Hiến Dân [2] và để thả những ai có thể thả được. Bởi đối với chúng tôi rõ ràng là đã có những sai lầm trong việc này.
Và cũng rõ ràng rằng, việc bắt đám Hiến Dân (và thân Hiến Dân) là cần thiết và đúng đắn.
Khi tôi đọc quan điểm thẳng thắn của Ông về việc này, tôi đặc biệt nhớ lại câu nói của Ông đã in sâu vào đầu tôi trong những cuộc trò chuyện giữa chúng ta (tại London, ở Capri và sau đó):
“Giới nghệ sĩ chúng tôi là những người vô trách nhiệm.”
Chính thế đấy! Vì chuyện gì mà Ông lại nói những lời lẽ cực kỳ giận dữ như vậy? Vì chuyện vài chục (hoặc ngay cả vài trăm) ông kễnh Hiến Dân và thân Hiến Dân ngồi tù vài ngày để tránh âm mưu kiểu vụ đầu hàng Đồi Đỏ [3], những âm mưu đe dọa cái chết của hàng chục ngàn công nhân và nông dân.
Thật là thảm hoạ, cứ thử nghĩ mà xem! Thật là bất công! Cho bọn trí thức ngồi tù vài ngày hoặc thậm chí cả vài tuần đi nữa để tránh cho hàng chục ngàn công nhân và nông dân bị giết hại!
“Giới nghệ sĩ là những người vô trách nhiệm.”
Trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản là sai. Tôi lấy Korolenko [4] làm mẫu người của bọn trí thức tư sản: Gần đây tôi có đọc cuốn sách mỏng hắn viết vào tháng 8 năm 1917 nhan đề “Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại.” Korolenko trên thực tế là một kẻ thân Hiến Dân nhất, gần như là một tên menshevik. Thật là một kiểu chủ chiến đê tiện, xấu xa, kinh tởm, được che đậy bằng những lời lẽ đường mật! Một con buôn bị cầm tù bởi những thành kiến tư sản. Đối với các ông kễnh này thì 10 triệu người bị giết trong cuộc chiến tranh đế quốc là việc đáng ủng hộ (bằng những việc trong các câu chữ đường mật “chống” chiến tranh), còn sự hy sinh của vài trăm ngàn người trong cuộc nội chiến chân chính chống bọn địa chủ và lũ tư bản thì lại gây nên những “ối”, “oái”, những tiếng hổn hển, và những cơn động kinh.
Không. Chẳng có gì là tội lỗi khi cho những “tài năng” như thế ngồi tù vài tuần, nếu đó là việc phải làm để tránh các âm mưu (kiểu vụ Đồi Đỏ) và cái chết của hàng chục ngàn người. Chính chúng tôi đã lật tẩy các âm mưu này của bọn Hiến Dân và thân Hiến Dân. Và chúng tôi biết bọn giáo sư thân Hiến Dân luôn luôn giúp đỡ bọn âm mưu phản loạn. Đó là sự thật.
Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.
Đối với “các lực lượng trí tuệ” mong muốn đem khoa học cho nhân dân, chứ không phải làm tôi tớ cho tư bản, chúng tôi trả tiền công trên mức trung bình. Đó là sự thật. Chúng tôi giữ gìn họ. Đó là sự thật. Chúng ta có hàng chục ngàn sĩ quan phục vụ Hồng quân và chiến thắng cho dù có hàng trăm tên phản bội. Đó là sự thật.
Còn về tâm trạng của Ông, “hiểu” thì tôi có hiểu (một khi Ông đã bắt đầu nói không biết liệu tôi có hiểu Ông không). Khi ở Capri và sau đó tôi đã nhiều lần nói với Ông: Ông quây quần với các phần tử xấu nhất của giới trí thức tư sản và nghe theo tiếng rên rỉ của chúng.
Ông nghe thấy và nghe theo tiếng kêu la của vài trăm trí thức nhân vụ bắt bớ “khủng khiếp” trong vài tuần lễ, còn tiếng nói của quần chúng, của hàng triệu công nông, đang bị bọn Denikin, Kolchak, Liazonov, Rodzianko, bọn Đồi Đỏ âm mưu phản loạn, (và những tên Hiến Dân khác) đe doạ – tiếng nói đó thì Ông không nghe thấy và không nghe theo. Tôi hiểu lắm chứ, hiểu lắm chứ, rằng có thể sa đà không chỉ tới mức, kiểu như “Hồng quân cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn Bạch Vệ” (các chiến sĩ đấu tranh lật đổ bọn tư bản và địa chủ cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn địa chủ với bọn tư bản), mà còn tới mức tin vào Chúa Trời và bố già Sa Hoàng. Tôi hiểu lắm chứ.
Này, này, Ông sẽ chết đấy *) nếu không tự rứt ra khỏi bọn trí thức tư sản đó. Tôi chân thành mong Ông thoát ra mau mau.
Gửi Ông những lời chào tốt đẹp nhất!
Lenin của Ông
*) Bởi vì đúng là Ông không viết gì! Đối với một nghệ sĩ, phung phí bản
thân mình cho tiếng rên rỉ của bọn trí thức thối nát và lại không viết
thì thật chẳng phải là cái chết, là một sự nhục nhã hay sao?Viết ngày 15/9/1919
Gửi đi Petrograd Công bố lần đầu tiên, theo bản thảo
Chú giải của người dịch:
[1] Vào năm 1919, Lenin 49 tuổi, Gorky 51 tuổi.
[2] Hiến Dân: кадет (đọc là “ka-điet”), tên viết tắt của Đảng Hiến pháp Dân chủ (Конституционно-демократическая партия), còn được gọi là Đảng Tự Do Nhân Dân (Партия Народной Свободы), thành lập năm 1905, chủ trương cải cách triệt để Nhà nước Nga thành nhà nước quân chủ lập hiến. Vào năm 1906, lúc đầu Đảng Hiến Dân chiếm đa số ghế trong Nghị viện Nga (Дума). Sau khi Sa Hoàng thoái vị sau cách mạng tháng 2/1917, Nghị viện Nga và Xô-Viết Petrograd (do Đảng Bolshevik – tức đảng cộng sản do Lenin đứng đầu – lãnh đạo) tranh giành quyền lực. Sau cách mạng tháng 10 Nga, những người bolshevik tuyên bố Đảng Hiến Pháp Dân chủ là “kẻ thù của nhân dân”, Lenin đã ra lệnh bắt và thủ tiêu các lãnh tụ Đảng Hiến Dân.
[1] Vào năm 1919, Lenin 49 tuổi, Gorky 51 tuổi.
[2] Hiến Dân: кадет (đọc là “ka-điet”), tên viết tắt của Đảng Hiến pháp Dân chủ (Конституционно-демократическая партия), còn được gọi là Đảng Tự Do Nhân Dân (Партия Народной Свободы), thành lập năm 1905, chủ trương cải cách triệt để Nhà nước Nga thành nhà nước quân chủ lập hiến. Vào năm 1906, lúc đầu Đảng Hiến Dân chiếm đa số ghế trong Nghị viện Nga (Дума). Sau khi Sa Hoàng thoái vị sau cách mạng tháng 2/1917, Nghị viện Nga và Xô-Viết Petrograd (do Đảng Bolshevik – tức đảng cộng sản do Lenin đứng đầu – lãnh đạo) tranh giành quyền lực. Sau cách mạng tháng 10 Nga, những người bolshevik tuyên bố Đảng Hiến Pháp Dân chủ là “kẻ thù của nhân dân”, Lenin đã ra lệnh bắt và thủ tiêu các lãnh tụ Đảng Hiến Dân.
[3]
Ngày 13/6/1919, khi cánh quân Bạch Vệ phía bắc của tướng A.P. Rodzyanko
tấn công Petrograd, đội quân bảo vệ pháo đài Đồi Đỏ (Красная Горка) đã
nổi dậy chống lại những người bolshevik. Nhưng 3 ngày sau, cuộc nổi dậy
đã bị những người bolshevik dập tắt. Quân Bạch Vệ không kịp ứng cứu vì
khi được tin về cuộc nổi dậy thì đã quá muộn.
[4] Vladimir
Galaktionovich Korolenko (Влaдимир Галактионович Короленко) (1853-1921)
– nhà văn, nhà báo, nhà tranh đấu cho nhân quyền, người theo chủ nghĩa
nhân đạo. Ông là người phê phán mạnh mẽ chế độ Sa Hoàng và chế độ
bolshevik (cộng sản). Ông sinh tại Zhitomir, Ukraina, là con của một
quan tòa địa phương. Do tham gia phong trào Dân Tuý, ông bị đuổi học
khỏi cả hai trường đại học công nghệ Saint Petersburg (1871) và viện
nông lâm Petrov tại Moscow (1874). Năm 1876 ông bị bắt đi đày tại
Kronstadt. Ông còn bị chế độ Sa Hoàng đày ải thêm 2 lần nữa (1879, 1881 –
1884). Ông nổi tiếng về các truyện ngắn viết trong những năm 1879,
1885, 1892 – 1900. Từng là viện sĩ viện Hàn Lâm Văn học Nga, nhưng ông
đã ly khai năm 1902 sau khi Maxim Gorky bị khai trừ khỏi viện Hàn Lâm vì
tham gia cách mạng. Nhà văn Anton Chekhov cũng ly khai vì lý do này.
Korolenko lúc đầu hoan nghênh cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, nhưng
chẳng bao lâu sau khi những người bolshevik lộ rõ bản chất chuyên quyền
bạo ngược, Korolenko đã lên tiếng chống lại họ. Trong cuộc nội chiến ông
đã phê phán cả Khủng bố Đỏ (do chính quyền bolshevik tiến hành) và
Khủng bố Trắng (của phe Bạch Vệ). Ông cổ vũ cho nhân quyền và chống lại
những bất công và khủng bố của đấu tranh giai cấp. Ông mất tại Ukraina
ngày 25/12/1921.
_______________
Bài liên quan:
Trí thức
_______________
Bài liên quan:
Trí thức
Monday, April 25, 2016
LỮ GIANG * MỘT NHÀ SƯ BI ẨN
THICH MINH CHÂU, MÔT NHÀ SƯ BÍ ẨN
LỮ GIANG
Thích Minh-Châu: Khi chính trị xâm nhập vào tôn giáo: Hành tung bí ẩn của một nhà sư
Bài 1: (Ngày 06/09/2012)
Hòa Thượng Thích Minh Châu, một nhà tu có hành tung bí ẩn và gây nhiều
tranh luận, đã qua đời ngày 01/09/2012 tại Sài-Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.
Mặc dầu ông là người nổi tiếng, năm 1964 đã được GHPGVNTN (Giáo Hội Phật
Giáo Việt-Nam Thống Nhất) can thiệp bằng mọi giá để buộc Tướng
Nguyễn-Khánh phải cho ông từ Ấn-Độ về Sài-Gòn làm Viện Trưởng Viện Đại
Học Vạn Hạnh và ông đã từng giữ chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục
trong GHPGAQ (Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang) cho đến sau năm 1975, các cơ
quan truyền thông Việt ngữ ở hãi ngoại chỉ loan tin việc ông qua đời dựa
theo các bản tin của báo nhà nước ở trong nước, còn các tổ chức thuộc
GHPGAQ ở hải ngoại gần như im lặng.
Trong khi đó, hầu hết các cơ quan truyền thông nhà nước, kể cả Thông Tấn
Xã Việt-Nam, đã loan tin rộng rãi và viết khá nhiều về ông.
Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay ở Sài-Gòn đã sưu tầm và viết về tiểu sử của
ông khá đầy đủ, nhưng không nói đến những bí ẩn đã gây nhiều tranh luận
về chính bản thân ông cũng như những tổ chức đã xử dụng ông.
Dưạ trên tài liệu của tình báo Pháp và VNCH (Việt-Nam Cộng-Hòa) mà chúng
tôi đã đọc được trước năm 1975, khi xuất bản cuốn “Những bí ẩn đàng sau
những cuộc thánh chiến tại Việt-Nam” vào năm 1994, chúng tôi đã tiết lộ
nhiều chi tiết bí ẩn về cuộc đời và những hoạt động của ông, khiến
nhiều người ngạc nhiên.
Người ta thường nói “Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng Thích Minh Châu vừa
là một nhân vật tôn giáo vừa là một nhân vật chính trị, những gì ông đã
làm hay để lại, đã và đang gây khá nhiều hậu quả tang thương cho Phật
Giáo và cho đất nước, nên chúng tôi thấy cần phải đưa ra ánh sáng những
sự thật lịch sử để rút kinh nghiệm và tránh đi vào vết xe cũ.
Vài nét về quê quán:
Ở Việt-Nam, ít ai biết đến hành tung của Hòa Thượng Thích Minh Châu,
Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện trưởng Học Viện PGVN (Phật giáo
Việt-Nam)…. vì ông giấu rất kỹ. Một người ở cùng làng với ông và rất
thân với gia đình ông khi còn nhỏ, đã nhận ra ông khi ông về làm Viện
Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã tìm đến thăm ông và hỏi han về gia đình
của ông ở miền Bắc, nhưng ông chối dài và nói anh ta đã nhận lầm. Đến
khi anh ta nhắc tới tên đứa con trai của ông và cho biết chính anh là
người đã dạy đứa con đó, ông mới chịu xuống giọng.
Hòa Thượng Thích Minh Châu có tên thật là Đinh-Văn-Nam, sinh ngày 20/10/1918.
Tài liệu VNCH ghi ông sinh ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An. Nhưng các cơ quan truyền thông trong nước nói ông sinh ở
Quảng Nam. Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay nói rõ hơn ông sinh tại làng Kim
Thành ở Quảng Nam, nguyên quán ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi biết ở Quảng Nam có làng Kim Thành thuộc
huyện Điện Bàn. Như vậy, có thể cụ Đinh-Văn-Chấp đã sinh ra Đinh-Văn-Nam
khi đến làm quan ở Điện Bàn.
Gia đình Hòa Thượng Thích Minh Châu thuộc dòng dõi khoa bảng. Thân phụ
ông là cụ Đinh-Văn-Chấp, Tiến sĩ Hán học của nhà Nguyễn, thân mẫu là bà
Lê-Thị-Đạt.
Ông là con thứ ba của gia đình có 8 con, theo thứ tự như sau:
Đinh-Văn-Kinh là con trưởng, đến Đinh-Văn-Quang, Đinh-Văn-Nam (tức Hòa
Thượng Minh Châu), Đinh-Văn-Linh, Đinh-Văn-Phong, Đinh-Thị-Kim-Hoài,
Đinh-Thị-Kim-Thai và Đinh-Thị-Khang.
Báo Đạo Phật Ngày Nay cho biết gia đình ông có đến 11 anh em và ông là
con thứ tư. Như chúng ta đã biết, những người giàu có thời đó thường có
nhiều vợ. Cụ Đinh-Văn-Chấp cũng có nhiều vợ thứ. Trước khi cưới vợ chánh
là bà Lê-Thị-Đạt (mẹ của Thích Minh Châu), ông đã cưới một người vợ thứ
rồi, vì thế anh chị em nhà này rất đông. Nếu tính cả con vợ thứ, con số
11 có lẽ cũng đúng.Đại đăng khoa và tiểu đăng khoa:
Anh chị em gia đình Thích Minh Châu rất thông minh, được học cả Hán học
lẫn Tây học. Năm 1940, khi 22 tuổi, Đinh-Văn-Nam đậu bằng Tú tài toàn
phần, tại trường Khải Định, Huế (nay là trường Quốc Học).
Người Việt ngày xưa theo tục lệ của Trung-Hoa, Đại đăng khoa rồi Tiểu
đăng khoa. Đại đăng khoa là tiệc mừng tân khoa thi đỗ về làng, còn Tiểu
đăng khoa là tiệc cưới mừng tân khoa thành lập gia thất. Cũng trong năm
1940, Đinh-Văn-Nam đã lập gia đình với cô Lê-Thị-Bé, con của một gia
đình khoa bảng khác ở cùng làng là cụ Lê-Văn-Miến. Cụ Miến là một người
vừa đậu Tây học vừa thông Hán học nên làm giáo sư Hán văn và Pháp văn,
sau vào dạy ở Quốc Tử Giám (đại học của triều đình) ở Huế.
Đinh-Văn-Nam ở với vợ là Lê-Thị-Bé được 3 năm, sinh được hai người con,
một trai và một gái. Người con trai đầu lòng tên là Đinh-Văn-Sương.
Người con gái tên là Đinh-Thị-Phương (chúng tôi không nhớ tên lót chính
xác).
Năm 1943, Đinh-Văn-Nam trở lại Huế và xin làm thừa phái (Thư ký) cho tòa
Khâm Sứ của Pháp ở Huế. Từ đó, ông rất ít khi về Nghệ An thăm vợ con.
Vợ ông phải làm việc rất vất vả để nuôi con.
Khi thời thế đổi thay:
Theo hồ sơ của mật thám Pháp để lại, Hoà Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc
trường An Nam Phật Học ở Huế gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1941, còn
Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cường năm 1943. Như vậy Đinh-Văn-Nam đã vào Đảng
Cộng Sản sau khi bỏ Nghệ An trở lại Huế.
Sau khi Việt Minh cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945, cụ
Đinh-Văn-Chấp, thân phụ của Đinh-Văn-Nam, đã tản cư từ Huế về Nghệ An và
được Việt Minh mời làm Chủ Tịch Ban Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lê. Sau
khi cụ Đặng-Hướng, Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt tỉnh Nghệ An lên làm Chủ
Tịch Mặt Trận Liên Việt Liên Khu IV, cụ Đinh-Văn-Chấp thay cụ Đặng-Hướng
làm Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt tỉnh Nghệ An. Còn cụ Lê-Văn-Miến, nhạc
phụ của Đinh-Văn-Nam, là người liêm khiết nên rất nghèo. Khi cụ trở về
quê ở Kim Khê thì không có nơi cư ngụ. Các học trò của cụ phải góp mỗi
người 5$ làm cho cụ một căn nhà lá nhỏ ở tạm. Vốn là thầy giáo, không
quen các nghề bằng tay chân và nhất là với sĩ diện của một nhà Nho, cụ
không có kế gì để sinh nhai. Nghe nói về sau cụ bị chết đói.
Hai huyện Nam Đàn và Nghi Lộc là nơi Đảng Cộng Sản Đông Dương lập các cơ
sở đầu tiên của họ. Gia đình cụ Nguyễn-Sinh-Sắc (cha của
Nguyễn-Sinh-Cung, tức Hồ-Chí-Minh) ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, nên
Hồ-Chí-Minh quen biết rất nhiều trong vùng này. Ông cho người đi móc nối
các sĩ phu, thuyết phục họ tham gia Cách Mạng. Trong hai huyện Nghi Lộc
và Nam Đàn, không ai lạ gì gia đình của Hồ-Chí-Minh. Anh của
Hồ-Chí-Minh là Nguyễn-Sinh-Khiêm, một người mắc bệnh tâm thần, không có
nghề nghiệp, thường lui tới các gia đình của những người quen biết ở hai
huyện Nam Đàn và Nghi Lộc để xin ăn. Chị của Hồ-Chí-Minh là
Nguyễn-Thị-Thanh, trước có làm liên lạc cho cụ Phan-Bội-Châu, sau bị mật
thám Pháp theo dõi, phải trở về làng sống trong một túp lều tranh nhỏ
bé và xiêu vẹo, rất cơ cực. Sĩ phu trong hai huyện Nam Đàn và Nghi Lộc
gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương khá nhiều. Đinh-Văn-Nam cũng ở trong
trường hợp đó.
Trần-Điền, người ở cùng làng với Thích Minh Châu, một đảng viên cao cấp
của Việt Cộng, đã xin cuới cô Đinh-Thị-Kim-Hoài, em của Thích Minh Châu,
nhưng bị từ chối. Tuy không được làm rể nhà họ Đinh, Trần-Điền vẫn giữ
liên lạc tốt đẹp với gia đình Thích Minh Châu. Trần-Điền đã làm Đại Sứ
của Hà-Nội tại Nam-Vang, Cao-Miên, trong thời kỳ Sihanouk chấp chánh.
Đây là một đường dây liên lạc tốt của Thích Minh Châu.
Sau này, cô Đinh-Thị-Kim-Hoài làm vợ bé của Thiếu Tướng Nguyễn-Sơn khi
Tướng này về làm Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Liên Khu IV, một Liên Khu
vững vàng nhất của Việt Cộng thời đó.
Nguyễn-Sơn là một Tướng tài, đẹp trai và lịch thiệp, nên đi đến đâu đều
được các cô các bà bám chặt. Ông ở nơi nào ít lâu là có vợ ở nơi đó.
Cuộc đời của ông có khoảng 15 bà vợ. Khi ông vào Nghệ An, cô
Đinh-Thị-Kim-Hoài rất thích ông. Ít lâu sau, hai người lấy nhau, mặc dầu
lúc đó ông đã có khoảng 13 hay 14 bà vợ rồi.
Đinh-Văn-Linh, em của Thích Minh Châu, là một Đại Tá trong bộ đội Việt
Cộng, từng làm Đại Sứ của Hà-Nội ở Bắc Kinh và sau về làm Chủ nhiệm nhật
báo Quân Đội Nhân Dân của Việt Cộng. Khi Dương-Văn-Minh tuyên bố đầu
hàng, Đinh-Văn-Linh là người đầu tiên được Việt Cộng đưa vào Sài-Gòn để
tiếp thu.
Một người ở làng Kim Khê cho biết Thích Minh Châu đã gia nhập Mặt Trận
Việt Minh vào đầu thập niên 1940, khi Mặt Trận này mới thành lập. Nhóm
của ông thường họp tại chùa Cẩm Linh, Diệc Cổ Tự hay trụ sở của Hội
Nghiên Cứu Phật Học Trung Kỳ ở trong nội thành của thành phố Vinh.
Một tăng sĩ Phật Giáo đã công khai phản đối việc dùng chùa để làm nơi
hội họp bí mật của nhóm nói trên là Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu. Hòa
Thượng Thích Tuệ Chiếu tên thật là Trương-Thế-Giám, trụ trì ở chùa Phước
Hòa, Sầm Sơn, Thanh Hóa, là người thông thạo cả Hán học lẫn Tây học.
Ông biết chuyện một số người đã dùng chùa và trụ sở của Phật Giáo hội
họp làm chính trị, nên lên tiếng phản đối. Năm 1954, khi Hiệp Định
Genève ký kết, ông đã liên lạc với các làng công giáo chung quanh để tìm
cách di cư vào Nam nhưng đi không lọt. Trong cuộc đấu tố năm 1957, ông
bị chôn sống.
Chúng tôi ghi lại những chi tiết này để giúp đọc giả hiểu được tại sao
Đinh-Văn-Nam đã gia nhập Đảng Cộng Sản và trở thành một đảng viên trung
kiên của đảng này.
Trong số tới, chúng tôi sẽ nói về những gay cấn trong việc đưa Thượng
Tọa Thích Minh Châu về làm Viện Trưởng Viện Đại Học và chuyện gặp gỡ vợ
con của Thích Minh Châu sau 30/04/1975.
Bài 2: (Ngày 13/09/2012)
Trong bài trước, chúng tôi đã trình bày qua lý lịch của Hoà Thượng Thích
Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, với nhiều bí ẩn về gia
tộc, vợ con và con đường hoạt động chính trị của ông. Chúng tôi sẽ nói
rõ hơn con đường dẫn ông đến với Đảng Cộng Sản, chuyện ông xuất gia để
phục vụ Đảng, áp lực đưa ông về ngồi chổm chệ giữa Sài-Gòn “Tiền đồn
chống cộng ở Đông-Nam-Á”, hoạt động của Việt Cộng trong Viện Đại Học Vạn
Hạnh, sự lộ diện của ông ngày 30/04/1975, chuyện ông gặp lại vợ con,
chuyện ông đưa GHPGVNTN vào cửa tử và “Những ngày vinh quang” của ông.
Đây là những chuyện rất ly kỳ.
Câu hỏi thứ nhất:
Một câu hỏi được đặt ra là Pháp biết Hoà Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc
trường An Nam Phật Học, đã vào Đảng Cộng Sản năm 1941, Đinh-Văn-Nam (tức
Thích Minh Châu) và Võ-Đình-Cường năm 1943, tại sao họ không bắt?
Như chúng tôi đã chứng minh trong cuốn “Những bí ẩn đàng sau những cuộc
thánh chiến tại Việt-Nam” xuất bản năm 1994, vào thập niên 1930, Toàn
Quyền Pasquier đã đưa ra chủ trương thành lập các phong trào thể thao và
“Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo” để vô hiệu hóa các cuộc nổi dậy chống
Pháp. Nhiều viên chức cao cấp đã được Pháp giao cho thực hiện công tác
này như Trần-Nguyên-Chấn ở miền Nam, Lê-Đình-Thám ở miền Trung và Lê-Dư ở
miền Bắc. Ngoài ba nhân vật chính này, còn rất nhiều viên chức khác
tham gia như Trần-Trọng-Kim, Bùi-Kỷ, Nguyễn-Đỗ-Mục, Dương-Bá-Trạc.... và
nhiều nhân vật Phật Giáo đã công nhận đây là thời kỳ cực thịnh của Phật
Giáo Việt-Nam. Biết rõ chủ trương của Pháp, Đảng Cộng Sản Đông Dương
cũng dựa vào Phật Giáo để xây dựng các cơ sở Đảng.
Sở dĩ mật thám Pháp biết Hòa Thượng Trí Độ, Đinh-Văn-Nam và
Võ-Đình-Cường vào Đảng Cộng Sản nhưng không bắt vì lúc đó Pháp muốn dùng
lực lượng của Cộng Sản để chống Nhật. Nhiều đảng viên cao cấp của Cộng
Sản bị bắt đã được thả ra.
Chúng tôi xin nhắc lại rằng năm 1944, Hoa-Kỳ đã phối hợp với Pháp và
chính phủ Tưởng-Giới-Thạch, thành lập một toán do Hồ-Chí-Minh lãnh đạo,
đưa từ Liễu Châu về Pác Bó. Toán này được huấn luyện và trang bị vũ khí
để chống Nhật. Nhờ vậy, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Việt Minh đã cướp
được chính quyền ở Hà-Nội vào tháng 08 năm 1945.
Câu hỏi thứ hai:
Bác sĩ Lê-Đình-Thám, Hội Trưởng Hội An Nam Phật Học, người dẫn dắt
Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cường, đã vào Đảng năm nào mà sau khi Việt Minh
cướp chính quyền, ông được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến
Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V từ 1946 đến 1949?
Quả thật, Bác sĩ Lê-Đình-Thám đã giấu tông tích của ông rất kỷ, ông lại
là người được Pháp giao nhiệm vụ “Phật giáo hóa” tại miền Trung, nên mật
thám Pháp không nghi ngờ gì về ông. Dĩ nhiên, ông phải là đảng viên cao
cấp mới được Đảng Cộng Sản cho giữ một chức vụ quan trọng như vậy. Lần
theo những bước chân của ông, chúng ta có thể tìm ra con đường Thích
Minh Châu đã gia nhập vào Đảng Cộng Sản.
Con đường Thích Minh Châu đi:
Bác sĩ Lê-Đình-Thám sinh năm 1897 tại Quảng-Nam, tốt nghiệp Trường Cao
Đẳng Y Khoa Đông Dương Hà-Nội năm 1916. Năm 1932, ông thành lập Hội An
Nam Phật Học tại Huế, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm. Bên ngoài ông thuyết
giảng và truyền bá Phật Giáo, nhưng bên trong hoạt động cho Cộng Sản.
Đinh-Văn-Nam (tức Thích Minh Châu) và Võ-Đình-Cường là hai “đệ tử ruột”
của Bác sĩ Lê-Đình-Thám, nên thầy đi đâu, trò theo đó. Trang nhà Đạo
Phật Ngày Nay của báo trong nước đã nói rất rõ:
Phong trào học Phật do Bác sĩ Lê-Đình-Thám tổ chức có "Nhiều trí thức
yêu nước" tham gia như: Ngô-Điền, Phạm-Hữu-Bình, Võ-Đình-Cường….
Đinh-Văn-Nam và em là Đinh-Văn-Linh đến với phong trào học Phật từ năm
1936. Đinh-Văn-Nam đã đảm nhận chức vụ Chánh Thư Ký của Hội An Nam Phật
Học. Kể từ đó, ông "Gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động
phong trào yêu nước chống Pháp".
Năm 1940, Bác sĩ Thám cho thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục do
Phạm-Hữu-Bình làm Trưởng Đoàn, Đinh-Văn-Nam (tức Thích Minh Châu) làm
Phó Đoàn, Ngô-Điền làm thư ký. Trong các nhân viên của Đoàn, người ta
thấy có Đinh-Văn-Linh và Võ-Đình-Cường.
Năm 1944, tại đồi Quảng Tế ở Huế, Bác sĩ Lê-Đình-Thám thành lập Gia Đình
Phật Hóa Phổ. Người ta thấy Đinh-Văn-Nam và Võ-Đình-Cường trong đại hội
này. Tổ chức này sau được biến thành Gia Đình Phật Tử do Võ-Đình-Cường
lèo lái.
Tháng 10 năm 1945, Pháp trở lại Đông Dương, Việt Minh hô hào tiêu thổ
kháng chiến và tản cư. Các tăng sĩ và cư sĩ Phật Giáo ở Huế cũng đi tản
cư. Ngày 07/02/1947, Pháp chiếm lại Huế, đa số dân chúng, kể cả các tăng
sĩ và cư sĩ Phật Giáo đều hồi cư. Một số tiếp tục hoạt động cho Việt
Minh bị Pháp bắt, nhưng nhờ bà Từ-Cung, mẹ của Hoàng Đế Bảo-Đại, can
thiệp Pháp đã thả ra, trong đó có Thượng Tọa Thích Đôn Hậu.
Xuất gia năm nào?
Tài liệu của báo nhà nước cho biết Đinh-Văn-Nam xuất gia năm 1946. Nhưng
chúng tôi không tin. Lúc đó Huế đang có lệnh tản cư và tiêu thổ kháng
chiến, mọi người đều lo tản cư. Bác sĩ Lê-Đình-Thám đi vào Quảng-Nam và
được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở
Liên Khu V. Không lẽ trong tình trạng hổn loạn đó, Đinh-Văn-Nam lại đi
vào chùa?
Cuối năm 1947, Hội An Nam Phật Học hoạt động trở lại và đặt trụ sở tại
số 1b đường Nguyễn-Hoàng, Huế. Việt Minh đã giao cho Võ-Đình-Cường và
Phan-Cảnh-Tú vận động tái lập Gia Đình Phật Hóa Phổ để làm cơ sở hoạt
động của Việt Minh. Tổ chức này đã mượn trụ sở Hội An Nam Phật Học làm
nơi sinh hoạt tạm thời. Ngày Chúa Nhật 18/01/1948, Võ-Đình-Cường chính
thức làm lễ ra mắt tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ mới tại chùa Từ Đàm,
người ta thấy có mặt của Đinh-Văn-Nam, Tống-Hồ-Cầm, Hoàng-Thị-Kim-Cúc,
Cao-Chánh-Hựu, Văn-Đình-Hy,..v.v...
Một tài liệu khác cho biết Đinh-Văn-Nam xuất gia năm 1948. Tin này có vẽ
hợp lý hơn, vì năm 1948 các chùa ở Huế mới hoạt động trở lại. Có lẽ Bác
sĩ Lê-Đình-Thám đã phân công cho Võ-Đình-Cường hoạt động trong giới
Phật tử, còn Đinh-Văn-Nam hoạt động trong giới tăng sĩ.
Lúc đó Đinh-Văn-Nam đã 30 tuổi, xin đầu sư với Hoà Thượng Thích Tịnh
Khiết ở chùa Tường Vân. Năm 1949, Hoà Thượng Tịnh Khiết cho ông thụ giới
“Cụ túc” tại giới đàn Hộ Quốc, chùa Bảo Quốc với pháp danh là Minh
Châu. Giới “Cụ túc” là những giới luật mà hàng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni
phải thọ trì. Tỳ kheo là tên gọi những người xuất gia đã thụ giới Cụ
túc.
Năm 1952, ông được cho đi Sri-Lanka học tiếng Pali rồi qua Ấn-Độ học tại
đại học Bihar và năm 1961 ông đậu Tiến sĩ Phật Học. Cùng đi với ông có
Nguyễn-Đình-Kỳ. Nguyễn-Đình-Kỳ chỉ lo tu học về Phật Giáo và đã chết ở
Ấn-Độ.
Nếu chuyện chỉ như thế, chẳng ai để ý làm gì!
Đưa Cộng Sản vào Sài-Gòn:
Câu chuyện đã đổ bể khi Viện Hoá Đạo của GHPGVNTN đề nghị với chính phủ
Nguyễn-Khánh cho ông về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh của Phật
Giáo.
Kinh Phổ Diệu của Đạo Phật nói “Xuất gia tứ nguyện”. Xuất gia là rời bỏ
gia đình, rời bỏ cảnh giới thế tục để tu tịnh hạnh. Tứ nguyện là bốn
nguyện của người xuất gia: (1) Nguyện tế độ chúng sinh khỏi nguy khốn
tai ách. (2) Nguyện trừ hoặc chướng cho chúng sinh. (3) Nguyện đoạn trừ
tà kiến giúp chúng sinh. (4) Nguyện độ chúng sinh khỏi vòng khổ ải.
Nhưng Hòa Thượng Minh Châu xuất gia không phải để thực hiện những điều kinh Phật dạy, mà thực hiện những điều Đảng dạy!
Năm 1964, khi GHPGVNTN mới được thành lập, Viện Hoá Đạo của Giáo Hội này
đã viết văn thư xin chính phủ Nguyễn-Khánh cho Thượng Tọa Thích Minh
Châu ở Ấn-Độ được về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh sắp được
thành lập. Tướng Nguyễn-Khánh yêu cầu cơ quan an ninh sưu tra lý lịch.
Cơ quan an ninh đã sưu tra hồ sơ và tìm thấy Đinh-Văn-Nam và
Võ-Đình-Cường đã vào Đảng Cộng Sản năm 1943. Đinh-Văn-Nam có vợ và hai
con đang ở miền Bắc.
Cơ quan an ninh liền liên lạc với Tòa Đại Diện VNCH ở Ấn-Độ và xin cho
biết trong thời gian ở Ấn-Độ, Thích Minh Châu đã sinh hoạt như thế nào.
Toà Đại Diện cho biết trong thời gian ở Ấn-Độ, Thích Minh Châu đã hoạt
động cho Hà-Nội. Tòa Đại Diện đã cung cấp nhiều bằng chứng về sự kiện
này. Chúng tôi chỉ nhớ hai bằng chứng chính:
- Bằng chứng thứ nhất: Năm 1952, Trung Cộng đã mở Hội Nghị Hòa Bình Châu
Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Đảng Cộng Sản Việt-Nam đã gởi một phái
đoàn tới tham dự. Phái đoàn do Luật sư Nguyễn-Mạnh-Tường làm Trưởng
đoàn. Thích Minh Châu từ Ấn-Độ đã lén qua Bắc Kinh tham gia phái đoàn.
Sau hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn như
sau: “Nhân dân thế giới đều đồng tình, đòi quân đội ngoại quốc xâm lược
phải rút ra khỏi ba nước Việt-Nam, Cao-Miên, Lào. Ba nước Việt-Nam,
Cao-Miên, Lào độc lập hoàn toàn và thực sự”.
- Bằng chứng thứ hai: Ngày 10/02/1958 Hồ-Chính-Minh qua Ấn-Độ vận động
thống nhất Việt-Nam, đòi tổng tuyển cử. Công việc tiếp đón đều do Thích
Minh Châu phụ trách. Hà-Nội có cho ông Nguyễn-Di-Niên đi theo làm thông
dịch. Nhưng khi đến Ấn-Độ, Thích Minh Châu là thông dịch viên chính của
Hồ-Chí-Minh. Toà Đại Diện có gởi về một tấm hình Thích Minh Châu chụp
chung với Hồ-Chí-Minh tại Red Fort ở thủ đô Delhi, trong một phiên họp
do Thích Minh Châu tổ chức....
Tướng Nguyễn-Khánh đã thông báo các tài liệu này cho Viện Hóa Đạo biết
và nói rằng chính phủ rất tiếc không thể cho Thích Minh Châu trở về
Việt-Nam được, vì ông đang hoạt động cho Việt Cộng ở Ấn-Độ.
Vốn tự coi mình là một tổ chức quyền lực tối cao, sống trên và ngoài
luật pháp quốc gia, GHPGVNTN liền gởi cho Tướng Nguyễn-Khánh một văn thư
nói rằng ngoài Thích Minh Châu ra, hiện tại không tăng sĩ Phật Giáo nào
có đủ khả năng làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, vậy xin cứ để cho
Thích Minh Châu về, Giáo Hội bảo đảm sẽ không cho Thích Minh Châu hoạt
động cho Việt Cộng nữa.
Thượng Tọa Thích Trí Quang còn đe doạ rằng nếu Tướng Nguyễn-Khánh không
đáp ứng nhu cầu chính đáng của Phật Giáo, Phật Giáo bị bắt buộc phải
hành động. Trong thông báo gởi cho các viên chức Hoa-Kỳ ở Hoa-Thịnh-Đốn
(Washington) ngày 11/05/1964, Đại Sứ Cabot Lodge đã có nhận xét như sau:
“Đã lật đổ được một chính phủ, ông ta (Thượng Tọa Thích Trí Quang) nghĩ rằng có thể làm như thế để chống lại Khánh.”
(Having overthown one government, he may feel like trying again against Khanh.)
[FRUSS 1964 – 1968, Volum I, Vietnam 1964, tr. 304 – 305, Document 147].
Sợ Phật Giáo gây khó khăn, Tướng Khánh đã phê lên hồ sơ: “Cho về và theo
dõi”. Ngày 13/11/1964 Viện Hoá Đạo của GHPGVNTN đã ban hành Quyết Định
số 156-VT/QĐ cử Thượng Tọa Thích Minh Châu làm Viện Trưởng Viện Đại Học
Vạn Hạnh!
Bài 3: (Ngày 20/09/2012)
Ngày
13/03/1964, GHPGVNTN quyết định dùng chùa Pháp Hội ở số 702/105 đường
Phan-Thanh-Giản, Quận 10, Sài-Gòn, làm Viện Cao Đẳng Phật Học và cử
Thượng Tọa Thích Trí Thủ làm Viện Trưởng. Đây là cơ sở dự bị để tiến tới
thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Chuyện rắc rối nội bộ:
Lúc đó có ba tăng sĩ có thể được chọn làm
Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đó là Thượng Tọa Thích Thiên Ân,
Thiền sư Nhất Hạnh và Thượng Toạ Thích Minh Châu. Như vậy không phải
Phật Giáo Việt-Nam lúc đó không có ai có thể làm Viện Trưởng Viện Đại
Học Vạn Hạnh ngoài Thích Minh Châu như Viện Hóa Đạo đã nói với Tướng
Nguyễn-Khánh.
Chúng tôi đã nói về Thượng Tọa Thích Minh
Châu, ở đây chúng tôi cũng xin nói qua về Thượng Tọa Thiên Ân và Thiền
Sư Thích Nhất Hạnh để đọc giả có thể hiểu tại sao Thích Minh Châu đã
được chọn.
1) Vài nét về Thượng Tọa Thiên Ân:
Thích Thiên Ân, thế danh là Đoàn-Văn-An, sinh năm 1925 tại làng An
Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ông đi tu từ lúc 10 tuổi (1935)
và cùng thụ giới Cụ túc năm 1948 cùng một lượt với Thích Minh Châu ở tổ
đình Bảo Quốc do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Đường đầu truyền giới. Ông
đi du học Nhật-Bản năm 1954 và đậu Tiến sĩ Văn Chương năm 1960 rồi trở
về nước.
Để chuẩn bị cho ông làm Viện Trưởng một
Viện đại học Phật giáo sắp được thành lập, các cao tăng đã khuyến khích
ông “Cần phải trau giồi thêm kinh nghiệm, phương pháp quản lý một đại
học Phật giáo có tầm cỡ quốc tế”, vì thế năm 1961 ông lại xuất dương để
tu nghiệp ở Nhật-Bản và lần này ông tìm học pháp môn Thiền Rinzai (Lâm
Tế) chính thống của các thiền sư Nhật-Bản. Ông đã đạt được sở nguyện.
Năm 1963 ông trở lại Việt-Nam.
2) Tung tích Thiền sư Nhất Hạnh:
Tung tích của Thiền sư Nhất Hạnh cũng bí ẩn như tung tích của Thượng
Tọa Minh Châu, nhưng qua nhiều cuộc sưu tra, chúng tôi biết được Thiền
sư Nhất Hạnh có tên thật là Nguyễn-Đình-Bảo, sinh ngày 11/10/1926 tại
làng Thành Trung, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Thân
phụ là người gốc Thanh Hóa, mẹ người làng Lệ Lộc, quận Gio Linh, tỉnh
Quảng Trị.
Ông là con thứ trong một gia đình 5 con. Ông có người em là Nguyễn-Đình-An dạy học ở Nha Trang trước năm 1975.
Ông là con thứ trong một gia đình 5 con. Ông có người em là Nguyễn-Đình-An dạy học ở Nha Trang trước năm 1975.
Ông xuất gia năm 1942 lúc 16 tuổi, và thụ
giới Cụ túc tại tổ đình Từ Hiếu với Hòa Thượng Thích Nhất Định. Khi đặt
pháp danh cho các tăng sĩ tu học tại đây, các vị chủ trì thường dùng chữ
“Nhất” để làm chữ đệm. Có lẽ cũng vì thế, Nguyễn-Đình- Bảo đã được ban
cho pháp danh là Thích Nhất Hạnh.
Thích Nhất Hạnh theo học trung học ở Huế
và năm 1956 đã vào Sài-Gòn theo học ở Đại Học Văn Khoa. Ông tốt nghiệp
Cử Nhân Văn Khoa ở Sài-Gòn vào khoảng năm 1959. Năm 1961, ông được
chính phủ Ngô-Đình-Diệm cho đi học về môn Tôn Giáo Đối Chiếu
(Comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey, Hoa-Kỳ.
Sau khi chính phủ Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ,
tình hình bắt đầu rối loạn, có nhiều sự tranh chấp đã xẩy ra trong nội
bộ Phật Giáo về việc thiết lập và lãnh đạo GHPGVNTN (xem Bạch Thư của
Hòa Thượng Thích Tâm Châu). Để tạo thanh thế cho mình, chống lại phe Bắc
và phe Nam, năm 1964 Thượng Tọa Thích Trí Quang đã đích thân viết cho
Thiền sư Nhất Hạnh một lá thư yêu Thiền sư trở về Việt-Nam gấp để giúp
ông trong việc thống nhất Phật Giáo và vạch một hướng đi cho Phật Giáo
Việt-Nam trong giai đoạn tới.
3) Tranh chấp trong nội bộ:
Một câu hỏi được đặt ra là tại miền Nam lúc đó có hai người đã được
huấn luyện để làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đó là Thượng Tọa
Thích Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh, tại sao Viện Hóa Đạo không chọn
một trong hai người này mà phải đòi cho được Thượng Tọa Minh Châu, mặc
dầu biết rõ ông đang hoạt động cho Cộng Sản ở Ấn Độ?
Như đã nói trên, Thượng Tọa Thiên Ân và
Thiền sư Nhất Hạnh đều là người Thừa Thiên. Hai tăng sĩ này chịu ảnh
hưởng nặng của Thích Trí Quang. Thân phụ của Thích Thiện Ân là Thích
Tiêu Diêu đã tự thiêu tại chùa Từ Đàm đêm 16/08/1963. Ông vùng chạy khi
ngọn lửa đang bóc cháy. Còn Thiền sư Nhất Hạnh là đàn em của Thích Trí
Quang, được đi du học Hoa-Kỳ là nhờ Thích Trí Quang xin ông Ngô-Đình-Cẩn
can thiệp giúp.
Mặc dầu được tu học ở Huế, Thích Minh Châu
không chịu ảnh hưởng của Thích Trí Quang nên các tăng sĩ trong Viện Hoá
Đạo muốn đưa Thích Minh Châu về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh,
chứ không muốn chọn một trong hai tăng sĩ chịu ảnh hưởng của Thích Trí
Quang. Điều đáng ngạc nhiên là không hiểu vì lý do gì hoặc có sự can
thiệp bí mật từ đâu, Thích Trí Quang cũng đã đồng ý chọn Thích Minh
Châu.
Khi Thượng Tọa Thích Minh Châu từ Ấn-Độ về
nước, ông được cử làm Phó Viện Trưởng Điều Hành của Viện Cao Đẳng Phật
Học, còn Thích Thiên Ân làm Giáo Thọ Trưởng.
Có lẽ buồn lòng về quyết định của Viện Hóa Đạo, Thích Thiên Ân và Thiền sư Nhất Hạnh đã chọn con đường bỏ nước ra đi.
Năm 1966, Thích Thiên Ân đi du học Hoa-Kỳ rồi ở lại Hoa-Kỳ, lập Trung
tâm Thiền học Quốc tế và chùa Phật Giáo Việt-Nam ở Los Angeles, Hoa-Kỳ,
và qua đời năm 1980 tại đây, thọ 75 tuổi.
Cũng trong năm 1966, Thiền sư Nhất Hạnh ra
ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đòi quyền tự quyết và thành
lập một chính phủ hòa giải hòa hợp. Ông làm phát ngôn viên cho GHPGAQ,
đứng về phía Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và phe phản chiến ở Hoa-Kỳ.
Ông đem cả cô Fleurette Cao-Ngọc-Phượng, “Pháp danh” là Sư cô Chân
Không, và đứa con trai qua ở luôn tại Pháp, lập Làng Hồng sau đổi thành
Làng Mai. Lúc đầu Làng Mai do bà Elizabeth Bùi-Kim-Tiền, mẹ của cô
Phượng, đứng tên. Khi bà này qua đời, cô Phượng lên thay.
Viện đại học Vạn Hạnh:
Dược sĩ Nguyễn-Cao-Thăng, Chủ Tịch Hội
Đồng Quản Trị hãng OPV (Office Pharmaceutique du Vietnam), một hãng sản
xuất và nhập cảng duợc phẩm, đã thoát nạn nhờ biết chạy chọt qua ngã nhà
chùa. OPV là một công ty dược phẩm của người Pháp tại Sài-Gòn, được ông
Ngô-Đình-Cẩn giao cho Dược sĩ Nguyễn-Cao-Thăng đứng tên sang lại vào
khoảng năm 1956, khi Pháp rút ra khỏi Việt-Nam, nên được dư luận coi là
tổ chức kinh tài của Đảng Cần Lao.
Giới thạo tin tại Sài-Gòn lúc đó đều biết
người đứng ra làm trung gian thu xếp giữa OPV với các nhà lãnh đạo Phật
Giáo và các tướng lãnh cầm quyền để Dược Sĩ Nguyễn-Cao-Thăng khỏi bị bắt
và OPV khỏi bị tịch thu là bà Đào-Thị-Xuân-Yến, nguyên Hiệu Trưởng
trường trung học Đồng Khánh ở Huế. Bà là vợ ông Nguyễn-Đình-Chi, Tuần
Phủ Hà Tĩnh, nên thường được gọi là bà Tuần Chi. Ông Nguyễn-Đình-Chi có
họ hàng với Nguyễn-Cao-Thăng. Bà Tuần Chi cũng là đệ tử ruột của Hoà
Thượng Thích Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ. Trong vị thế đó, bà đã đứng ra
“Vận động” (lo lót) để chính quyền và Phật Giáo không đụng đến OPV. Sau
vụ Tết Mậu Thân 1968, bà Tuần Chi đã theo Hòa Thượng Đôn Hậu đi ra
Hà-Nội.
Qua sự thu xếp của bà Tuần Chi,
Nguyễn-Cao-Thăng đã tặng cho Phật Giáo một khu đất rộng khoảng 4000 m2 ở
số 222 đường Trương-Minh-Giảng, Quận 3, Sài-Gòn. Sở đất này lúc đó do
bà Trương-Ngọc-Diệp, vợ của Nguyễn-Cao-Thăng đứng tên. Số tiền mặt “Cúng
dường” bao nhiêu không biết được. Viện Hóa Đạo quyết định dùng khu này
để xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Trong cuốn Bạch Thư đề ngày 31/12/1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu còn cho biết Tướng Nguyễn-Khánh đã cho GHPGVNTN thuê tượng trưng một khu đất gần 5 mẫu ở đường Trần-Quốc-Toản để làm trụ sở chính của Giáo Hội và cúng 10 triệu đồng để làm chùa. Sau đó, Hòa Thượng có mượn thêm của chính phủ Nguyễn-Cao-Kỳ 50 triệu nữa và giao cho các Hoà Thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa, Trí Thủ và Từ Nhơn để xây Việt-Nam Quốc Tự, nhưng họ giữ tiền và không xây (tr. 22 và 23). Thật ra họ chỉ xây cái tháp!
Trong cuốn Bạch Thư đề ngày 31/12/1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu còn cho biết Tướng Nguyễn-Khánh đã cho GHPGVNTN thuê tượng trưng một khu đất gần 5 mẫu ở đường Trần-Quốc-Toản để làm trụ sở chính của Giáo Hội và cúng 10 triệu đồng để làm chùa. Sau đó, Hòa Thượng có mượn thêm của chính phủ Nguyễn-Cao-Kỳ 50 triệu nữa và giao cho các Hoà Thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa, Trí Thủ và Từ Nhơn để xây Việt-Nam Quốc Tự, nhưng họ giữ tiền và không xây (tr. 22 và 23). Thật ra họ chỉ xây cái tháp!
Theo yêu cầu của Viện Hóa Đạo, ngày
17/10/1964, Bộ Quốc Gia Giáo Dục đã ban hành Nghị Định số 1805-NĐ/PG/NĐ
hợp thức hóa Viện Cao Đẳng Phật Học. Viện này tạm đặt trụ sở tại Chùa
Pháp Hội và Chùa Xá Lợi ở Sài-Gòn. Ngày 13/11/1964, Viện Hóa Đạo ban
hành Quyết Định số 156-VT/QĐ cử Thượng Tọa Thích Minh Châu làm Viện
Trưởng thay thế Thượng Tọa Thích Trí Thủ.
Ngày 09/06/1965, là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh ở số 222 đường Trương-Minh-Giảng (nay là Lê-Văn-Sĩ). Cuối năm 1965, Viện Hóa Đạo xin phép đổi tên Viện Cao Đẳng Phật Học thành Viện Đại Học Vạn Hạnh và cử Thượng Tọa Thích Minh Châu làm Viện Trưởng, Thượng Tọa Thích Mãn Giác làm Viện Phó.
Ngày 09/06/1965, là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất Viện Đại Học Vạn Hạnh ở số 222 đường Trương-Minh-Giảng (nay là Lê-Văn-Sĩ). Cuối năm 1965, Viện Hóa Đạo xin phép đổi tên Viện Cao Đẳng Phật Học thành Viện Đại Học Vạn Hạnh và cử Thượng Tọa Thích Minh Châu làm Viện Trưởng, Thượng Tọa Thích Mãn Giác làm Viện Phó.
Năm 1966, việc xây cất Viện Đại Học Vạn
Hạnh hoàn tất, gồm tòa nhà chính với bốn tầng lầu. Đây là nơi đặt văn
phòng làm việc của Viện Trưởng, văn phòng các Phân Khoa, văn phòng các
nha sở, thư viện, câu lạc bộ, các giảng đường, phòng học của sinh
viên.... Năm 1970, Viện xây thêm Toà nhà B làm cơ sở cho Phân Khoa Giáo
Dục. Năm 1972, Viện mua thêm bất động sản số 716 đường Võ-Di-Nguy (nay
là Nguyễn-Kiệm), Phú Nhuận, để làm cơ sở II.
Thầy sao trò vậy:
Khi Viện Đại Học Vạn Hạnh được khánh
thành, các cơ quan tình báo của VNCH và CIA đã cài người vào để theo dõi
các hành động của Thích Minh Châu. Họ có thể là sinh viên, nhân viên,
giảng viên,..v.v... Khi còn ở Việt-Nam, tôi có đọc một tài liệu của một
tổ chức phản chiến Hoa-Kỳ, tố cáo CIA đã huấn luyện và cài
Đoàn-Viết-Hoạt và người anh của Thích Minh Châu là Đinh-Văn-Kinh vào Đại
Học Vạn Hạnh để theo dõi. Khi qua Hoa-Kỳ, tôi có viết thư cho tổ chức
này xin tài liệu, nhưng họ không trả lời.
Quả thật Thích Minh Châu đã đi đúng con
đường mà thầy của ông đã đi. Bác sĩ Lê-Đình-Thám khi được Pháp giao cho
thành lập phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Huế để trấn an các cuộc nổi
dậy, ông đã đi học về đạo Phật, rồi rước Hòa Thượng Thích Trí Độ, một
đảng viên Cộng Sản, từ Bình Định ra Huế lập trường An Nam Phật Học để
huấn luyện các tăng sĩ, còn ông lập Hội An Nam Phật Học. Bên ngoài,
Thích Trí Độ và Bác sĩ Lê-Đình-Thám giảng về Phật pháp rất nhiệt tình,
nhưng bên trong lập các cơ sở đảng. Thích Minh Châu, Võ-Đình-Cường,
Ngô-Điền.… đều được Lê-Đình-Thám chiêu dụ vào đảng. Mãi cho đến khi Việt
Minh cướp chính quyền, người ta mới khám phá ra Thích Trí Độ và
Lê-Đình-Thám là hai đảng viên cao cấp của Đảng Cộng Sản!
Biết mình bị theo dõi, trong thời gian làm
Viện Trưởng, Thích Minh Châu không hề có một hành động hay lời tuyên bố
nào liên quan đến chính trị, kể cả việc ủng hộ các cuộc tranh đấu của
GHPGAQ, mặc dầu ông là Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục của Giáo Hội
này. Tuy nhiên, cơ quan an ninh đã khám phá ra một đảng viên của Thành
Ủy Huế được Thích Trí Quang gởi vào nằm vùng ở đây, đó là Nguyễn-Trực.
Các cuộc xách động sinh viên Vạn Hạnh chống chính quyền đều do
Nguyễn-Trực thực hiện.
Hồ sơ của Nguyễn-Trực có đầy đủ tại Ty
Cảnh Sát Huế, nhưng có lệnh không được bắt, đợi đến khi Nguyễn-Trực về
Huế họp với Thành Ủy xong mới bắt. Cơ quan an ninh đã tra khảo và định
đưa Nguyễn-Trực đi giam ở Phú Quốc, nhưng Thích Trí Quang can thiệp,
chính quyền lại ra lệnh thả ra. Nguyễn-Trực và Võ-Đình-Cường là hai đảng
viên được Thích Trí Quang bảo vệ rất chặt chẽ.
Đến ngày 30/04/1975, Thích Minh Châu và Nguyễn-Trực mới công khai xuất đầu lộ diện. Câu chuyện này chúng tôi sẽ nói sau.
Bài 4: (Ngày 27/09/2012)
Trong cuốn Bạch Thư đề ngày 31/12/1993, Hoà Thượng Thích Tâm Châu đã viết:
“Khi quân Cộng Sản từ rừng về Sài-Gòn, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào”.
Chắc đa số quý vị đã biết người dẫn gần 500 Tăng, Ni đi đón “quân giải phóng” đó là ai rồi.
Ngoài công tác khởi đầu nói trên, sau ngày
30/04/1975, Thượng Tọa Thích Minh Châu đã được Đảng CSVN (Cộng sản
Việt-Nam) giao cho hai nhiệm vụ rất quan trọng, đó là phá sập Giáo Hội
Ấn Quang và huấn luyện hệ thống sư quốc doanh.
Đón quân giải phóng:
Báo Sài-Gòn Giải Phóng điện tử ngày 06/05/2009, có đăng bài “Buổi bình minh ở khu căn cứ lõm” của Phạm-Thục kể lại chuyện quân Việt Cộng tiến vào Sài-Gòn qua ngã tư Bảy Hiền, trong đó có đoạn ghi như sau:
“Khoảng 15 giờ ngày
30 tháng 04, lực lượng của anh Hai Nhựt, anh Tư Vũ (Nguyễn-Thế-Thông)
và các đồng chí khác đã về đến Bảy Hiền. Nơi đây bà con đã tập trung
rất đông để chào đón những đứa con giải phóng”.
Số “Bà con đã tập trung rất đông” nói ở
đây là khoảng 500 người, bao gồm một số tăng ni, sinh viên Đại Học Vạn
Hạnh và một số phật tử thuộc Giáo Hội Ấn Quang. Nhóm này được Thích Minh
Châu và Nguyễn-Trực điều động và dẫn đi.
Khi có lệnh các công chức và quân nhân chế
độ cũ phải ra trình diện, Viện Đại Học Vạn Hạnh đã tự động biến thành
một địa điểm trình diện do Nguyễn-Trực điều hành. Sau đó, Nguyễn-Trực
trở thành một thành viên của Ủy Ban Quân Quản Quận Ba. Các công chức cao
cấp và sĩ quan trong vùng, ít ai dám đến trình diện ở Viện Đại Học Vạn
Hạnh, vì kinh nghiệm của vụ Phật giáo đấu tranh chiếm Đà Nẵng năm 1966,
họ biết rằng đến một nơi do nhóm “Cách mạng giờ thứ 25” chiếm đóng, có thể bị mất mạng như chơi.
Sau này, Nguyễn-Trực tổ chức vượt biên để
kiếm tiền đã bị bắt và bị khai trừ. Một nguồn tin cho biết gần đây
Nguyễn-Trực đã được đến định cư tại Orange County, tiểu bang California,
Hoa-Kỳ, do sự bảo lãnh của một người con vượt biên.
Vợ của Thích Minh Châu là Lê-Thị-Bé đã
hoạt động tích cực trong Hội Phụ Nữ Cứu Quốc khi Việt Minh cướp chính
quyền vào năm 1945 và sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Sau
30/04/1975, Lê-Thị-Bé và hai con đã được Đảng cấp giấy phép cho vào
Sài-Gòn thăm chồng là Thượng Tọa Thích Minh Châu, nhưng chỉ được phép ở
lại Sài-Gòn 10 ngày mà thôi. Trong dịp này, bà có đến thăm một vài gia
đình quen thân cũ đã di cư vào Nam năm 1954. Đảng không muốn dân chúng
biết lai lịch của Thích Minh Châu để bảo vệ uy tín của ông và xử dụng
ông vào công tác Phật Giáo vận quan trọng sau này.
Chúng tôi may mắn được gặp và nói chuyện
với một người thân đã đón tiếp bà Lê-Thị-Bé nên biết được nhiều chuyện
bí mật về cuộc đời của Thích Minh Châu và gia đình của ông.
Phá sập Giáo Hội Ấn Quang:
Cũng trong cuốn Bạch Thư nói trên, Hoà Thượng Tâm Châu đã viết:
“- Ngày 19/05/1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ-Chí-Minh tại chùa Ấn Quang.
- Hiệp
Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam, Bắc của Cộng Sản, một Thượng
Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh Cộng Sản, kể công
của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm
Châu”.
Nhiều người đã đặt câu hỏi: Cứ theo Bạch Thư của Hoà Thượng Tâm Châu, Giáo Hội Ấn Quang rất “Có công với Cách Mạng”, tại sao nhà cầm quyền VNCS (Việt-Nam Cộng sản) lại đánh sập giáo hội này? Thích Minh Châu đã đóng vai trò gì trong vụ đó?
Câu chuyện khá phức tạp. Khi Việt Cộng
chiếm miền Nam Việt-Nam, đa số các tăng sĩ trong Giáo Hội Ấn Quang tin
tưởng một cách đơn giản rằng họ là những người “Có công với Cách Mạng”
và Phật Giáo sẽ trở thành một thế lực lớn mạnh nhất khi thống nhất được
Phật Giáo Nam – Bắc. Công việc đầu tiên là phải thống nhất Phật Giáo
dưới sự lãnh đạo của Giáo Hội Ấn Quang, sau đó sẽ dùng Phật Giáo “hóa
giải” Cộng Sản và tiến tới nắm chính quyền.
Trong “Đơn xin cứu xét nhiều việc”
gởi nhà cầm quyền VNCS, Hoà Thượng Huyền Quang kể lại rằng sau ngày
thống nhất đất nước, Giáo Hội Ấn Quang đã viết thư cho Hội Phật Giáo ở
miền Bắc đề nghị thống nhất, nhưng Hội Phật Giáo này không đáp ứng. Giáo
Hội đã cử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu từ miền Bắc về, đại diện cho Giáo
Hội đến xin gặp ông Nguyễn-Văn-Hiếu, lúc bấy giờ là Bộ Trưởng Văn Hóa.
Hoà Thượng Huyền Quang cho biết về câu chuyện gặp gỡ giữa hai bên như
sau:
“Hòa Thượng chúng tôi xin phép cho Giáo
Hội chúng tôi vận động thống nhất Phật Giáo Việt-Nam, sau đó tiến đến
thống nhất Phật Giáo hai miền. Nhưng bị ông Bộ Trưởng Văn Hóa từ chối
với lý do: “Thống nhất Phật Giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật Giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật Giáo phản động!” Hòa Thượng chúng tôi hỏi: “Phật Giáo phản động là ai?” Ông Bộ Trưởng Hiếu không trả lời (Ông Hiếu ám chỉ Giáo Hội chúng tôi là phản động)”.
Bị coi là “Phật Giáo phản động”,
Giáo Hội Ấn Quang tưởng như đang ở dưới thời VNCH, mở chiến dịch chống
lại. Cộng Sản đã đàn áp thẳng tay và tìm biện pháp xóa sổ Giáo Hội Ấn
Quang.
Ngày
12/02/1980, Hà-Nội cho Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, Quyền Hội Trưởng Hội
Phật Giáo Thống Nhất (Quốc doanh miền Bắc) vào Nam vận động thống nhất
Phật Giáo. Ông họp với 20 đại biểu của các tổ chức và tông phái Phật
Giáo miền Nam do Mặt Trận Tổ Quốc lựa chọn. Kết quả, hội nghị đã quyết
định thành lập Ủy Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo và bầu Thượng Tọa
Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Ấn Quang làm Trưởng
Ban, còn Hòa Thượng Đôn Hậu, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, làm Cố
Vấn.
Thượng Tọa Minh Châu đã đóng vai trò gì trong cuộc “vận động” này?
Tài liệu cho biết Thượng Tọa Minh Châu đã
họp các Thượng Tọa Trí Thủ, Trí Tịnh, Thiện Hào, Thiện Châu, Từ Hạnh và
Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Đỗ-Trung-Hiếu, Võ-Đình-Cường,
Tống-Hồ-Cầm.... thành lập một nhóm chống lại sự phản kháng của nhóm
Thượng Tọa Huyền Quang và Quảng Độ. Ngày 17/08/1981, Thượng Tọa Minh
Châu đã làm một bản tường trình cho biết tại Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Ấn Quang “Đã diễn ra những sự kiện khác thường”, đó là việc “Thượng
Tọa Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, triệt hạ uy tín toàn Ban
Vận Động Thống Nhất Phật Giáo, ngang nhiên thách thức Chính phủ và Mặt
Trận Tổ Quốc Việt-Nam”.
Chúng
ta cần nhớ rằng kể từ khi GHPGVNTN bể làm hai vào năm 1966, Thượng Tọa
Minh Châu luôn ở trong Giáo Hội Ấn Quang với chức vụ Vụ Trưởng Tổng Vụ
Văn Hóa Giáo Dục cho đến sau năm 1975.
Trong đại hội ngày 04/11/1981, tại chùa
Quán Sứ ở Hà-Nội, có 164 đại biểu của các tổ chức, giáo hội và hệ phái
Phật Giáo tham dự, Thượng Tọa Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo
Hội Ấn Quang, đã đem Giáo Hội này sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo
Việt-Nam, tức Giáo Hội nhà nước, và được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị
Sự. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Phó Chủ Tịch, còn Thượng Tọa Minh Châu
giữ chức Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký liên tiếp ba nhiệm kỳ I, II và
III từ 1981 đến 1997. Sau đó, ông làm thành viên của Hội Đồng Chứng
Minh.
Các Thượng Tọa Thiện Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số vị khác không tán thành, đã bị bắt.
Trường huấn luyện các sư quốc doanh:
Năm
1976, Thượng Tọa Minh Châu đã bàn giao Viện Đại Học Vạn Hạnh cho Bộ
Giáo Dục, sau đó lên cơ sở II ở Phú Nhuận, thành lập Phật Học Viện Vạn
Hạnh. Công việc chính được Đảng Cộng Sản giao cho ông là huấn luyện các
sư quốc doanh.
Năm 1981, ông được đưa ra Hà-Nội mở Trường
Cao Cấp Phật Học Việt-Nam Cở Sở I ở chùa Quán Sứ và làm Hiệu Trưởng.
Nay trường này đã được đổi thành Học Viện PGVN (Phật Giáo Việt-Nam) và
năm 2006, được dời về một cơ sở rộng lớn mới được xây cất ở thôn Vệ
Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà-Nội.
Năm 1984, ông trở lại Sài-Gòn và biến Phật
Học Viện Vạn Hanh thành Trường Cao Cấp Phật Học Cơ Sở II do ông làm
Hiệu Trưởng. Nay, trường này cũng đã được biến thành Học Viện PGVN.
Hiện nay, tại Việt-Nam có 4 Học Viện Phật
Giáo trên toàn quốc trực thuộc Trung ương Giáo Hội Phật Giáo nhà nước
được dùng để huấn luyện các sư quốc doanh, đó là các Học Viện PGVN tại
Hà-Nội, Sài-Gòn, Huế và Học Viện Phật Giáo Nam Tông Khmer tại Cần Thơ.
Theo tài liệu, các tăng ni sinh khi trúng
tuyển vào học tại các Học viện này, được tu học nội trú 100% trong ký
túc xá. Tăng ni sinh được miễn 100% chi phí ăn ở và 90% chi phí huấn
luyện trong suốt thời gian tu học. Các báo trong nước viết: “Hòa thượng
(Minh Châu) đã mở trường trong Đạo và ngoài đời để huấn luyện hàng nghìn
Tăng Ni cấp Cử nhân Phật học cho Giáo hội, hàng chục nghìn sinh viên có
bằng cấp thành đạt cho xã hội.”
Thực chất của các “Sư quốc doanh” hay “Sư
công an” được Thích Minh Châu huấn luyện như thế nào, các bloggers đã mô
tả khá nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin trích lại một đoạn của một tác
giả trong nước phổ biến trên các diễn đàn:
“Nhân ngày làm lễ tốt nghiệp ra trường
“Đại Học Phật Giáo” cho 274 tăng ni tại thành phố Sài-Gòn hôm kia, làm
tôi nhớ lại chuyến đi thăm trường “Đại Học Phật Học” này, Khi tôi vào
thăm trường, cả 6 lớp đang học tiếng Phạn, khoảng 30 phút sau thì đến
giờ nghỉ giải trí. Nghe nói hôm đó Thầy Thích Thanh Tứ đến nói chuyện
với các tăng ni trong trường nên không khí rất vội vàng và nghiêm chỉnh.
Nhìn bãi để xe của nhà trường làm tôi suy nghĩ. Các nam nữ tăng ni đi
học đại học hầu hết là bằng xe gắn máy phân khối lớn và toàn loại sang.
Có nhiều tăng ni đi đến trường cả bằng xe hơi nữa.
“Trong giờ nghỉ giải trí, quanh các quày
bán sách, và sân trường, tiếng chuông điện thoại di động của các tăng ni
reo không ngừng. Hầu hết các “Hoà thượng trẻ” đều dùng điện thoại đời
mới và nhỏ xíu. Tôi ghé vào quán sách dưới bóng cây bồ đề ở góc sân
trường, để tìm mua một vài quyển sách, thì thấy ở đây sách rất nhiều in
và bìa đẹp, nhưng giá thì rất đắt, có quyển giá tới 540.000$. Thoạt đầu,
tôi tưởng với giá đắt như thế các bậc Hoà thượng tương lai, sẽ ít mua,
nhưng trái với dự đoán của tôi, bác bán sách cho tôi biết nhiều hôm
không có đủ sách để bán.
“Tôi đang đứng suy nghĩ điều gì đó dưới
bóng cây bồ đề, bỗng có một vật lạ bay vào đầu tôi và tôi ngạc nhiên
quay về phía sau thì thấy ba nữ Ni sinh Đại học Phật Giáo, xấu hổ quay
mặt đi vì các cô đó ném cái hạt ô-mai trật mục tiêu,... Lẽ ra nó phải
bay xa hơn nữa và trúng vào vị nam Tăng sinh đẹp trai, người đang đứng
phía trước tôi và đang say sưa trả lời điện thoại....”
Theo phúc trình mới nhất, hiện nay trong
nước có khoảng 17.000 cơ sở chùa chiền với khoảng 50.000 tăng ni. Dĩ
nhiên, trong số này cũng có rất nhiều vị chân tu, đi tu để tìm “Con
đường giải thoát”. Nhưng đa số Sư Công An đều thuộc loại “Chân tu mà tay
không tu”. Họ được phái đến “Trụ trì” tại các cơ sở Phật Giáo để bảo vệ
an ninh và kinh tài.
Một đảng viên đúng tiêu chuẩn:
Các chức vụ và huân chương mà Thích Minh
Châu được chính quyền ban cho kể từ sau ngày 30/04/1975, quá nhiều không
thể ghi lại hết được, trong đó có làm đại biểu quốc hội 4 khóa liền, từ
khoá VII đến khoá X.
Không như Thích Trí Quang, tâm đầy tham
vọng và ảo tưởng lúc nào cũng xưng hùng xưng bá khoác lác và hung
hăng..., Thượng Tọa Minh Châu là một con người hòa nhã không hiếu động
luôn hành động theo đường lối của Đảng, không để lộ tung tích. Ông đã
làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó trong công tác trí vận ở miền Nam trước
và sau năm 1975, đã góp công rất lớn trong việc dẹp tan “Phật Giáo phản
động” và huấn luyện cho Đảng một hệ thống sư quốc doanh hoạt động có
hiệu năng. Vì thế ông là một tăng sĩ có uy tính nhất đối với Đảng và nhà
cầm quyền VNCS. Người được chọn để thay ông là Hoà Thượng Thích Trí
Quảng, một đảng viên người gốc Củ Chi, cũng có kiến thức và những đặc
tính tương tự như Thích Minh Châu.
Sau
khi Thích Minh Châu qua đời, báo trong nước cho biết các phái đoàn như
Tổng Bí Thư BCH TW (Ban Chấp Hành Trung Ương) Đảng, Chủ Tịch nước, Quốc
Hội, Chính phủ, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt-Nam, Bộ Công
an.... đã đến dâng hương và đảnh lễ. Qua ông, chính sách tôn giáo vận
của Đảng Cộng Sản coi như đã thành công, nhưng ông ra đi không thấy Niết
Bàn mà "Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ"!
Điều
đáng ngạc nhiên là mặc dầu Thích Minh Châu đã góp công rất lớn trong
việc làm tan rã Giáo Hội Ấn Quang, làm biến thể Phật Giáo và biến Phật
Giáo thành công cụ của Đảng CSVN, ông vẫn được một số tăng ni và phật tử
của Giáo Hội này quý mến và tôn sùng. Thật đắng cay cho vận nước!
No comments:
Post a Comment